21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

trong thời chiến tranh mà còn cả trong thời kỳ phát triển kinh tế thế giới”. Tính chất tàn<br />

khốc đó thù địch với cá nhân con người và với quyền lợi của người lao động, tính chất của<br />

những mối quan hệ xã hội trong xã hội có giai cấp không thể không ảnh hưởng tới số phận<br />

của sự sáng tạo nghệ thuật trong thời kỳ “tiền lịch sử” của nhân loại.<br />

Trong “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” khi khái quát những quan điểm<br />

của L. Mócgan, Ăngghen phân tích: “Đối lập với thời đại dã man, nền văn minh coi như là<br />

thời kỳ của công nghiệp (với nghĩa vốn có của từ này) và của nghệ thuật”. Đến cả những<br />

phương tiện tàn khốc, thô bạo mà nền văn minh sử dụng, cũng đóng vai trò tiến bộ nhất<br />

định đối với sự phát triển văn hóa thời kỳ ấy. “Như vậy thì ta không nên phủ nhận sự thật<br />

là con người nguyên thủy vốn là thú, và họ cần đến những phương tiện dã man hầu như rất<br />

hoang dại để thoát ra khỏi tình trạng man rợ, để tự mình phát triển”. Xét từ quan điểm đó,<br />

sự xuất hiện chế độ nô lệ cổ xưa là một bước lớn đầu tiên. Chỉ trên cơ sở của chế độ nô lệ cổ<br />

đại, sự phân công lao động mới có thể được phát triển trong phạm vi đáng kể tạo nên điều<br />

kiện cần thiết cho sự nở rộ nghệ thuật thời cổ. “Nếu không có chế độ nô lệ thì không thể có<br />

nhà nước Hy Lạp, nghệ thuật Hy Lạp và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không<br />

có đế quốc Lamã. Và nếu như không có cái nền tảng của nhà nước Hy Lạp và Lamã dựa<br />

trên đó thì có thể không có cả châu Âu đương thời. Với ý nghĩa này, chúng ta thẳng thắn<br />

nói rằng không có chế độ nô lệ cổ đại thì cũng không thể có chủ nghĩa xã hội hiện nay”.<br />

Trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo, phân công lao động vẫn còn mâu thuẫn với phân<br />

công xã hội ở các giai cấp đối kháng. Sự phân công ấy là tất yếu. “...Chừng nào lao động<br />

loài người còn đạt hiệu suất thấp, chỉ nên tạo sự dư thừa rất ít ỏi bằng những phương tiện<br />

hạn chế, thì cho đến khi các lực lượng sản xuất phát triển, tầm trao đổi mở rộng, quốc gia<br />

và quyền lực rồi sự sáng tạo nghệ thuật và khoa học phát triển, tất cả những cái đó chỉ có<br />

được nhờ sự phân công lao động triệt để trong toàn bộ các lớp người, mà số đông thì làm<br />

lao động vật chất đơn giản, còn một số ít người lại có đặc quyền điều khiển các công việc,<br />

tiến hành buôn bán, tổ chức nhà nước và làm nghệ thuật”.<br />

Như vậy, sự xuất hiện giai cấp trong quá khứ là tất yếu, nó đóng vai trò tích cực trong<br />

lịch sử. Nhưng, sự tiến bộ này, theo quan điểm lịch sử chung cũng như theo quan điểm phát<br />

triển nghệ thuật, vẫn mang tính chất mâu thuẫn sâu sắc, mà khởi đầu, Ăngghen đã nhận<br />

xét: “...nền văn minh đã giải quyết được những việc mà xã hội thị tộc cổ đại chưa đạt được<br />

dù chỉ ở mức độ thấp nhất. Nhưng, khi đạt được những việc đó, ở con người, có sự nhảy vọt<br />

và phát triển cao về dục vọng thấp hèn và những thú đam mê, điều đó làm tổn hại đến cả<br />

những tư chất khác của con người”. Chính quyền lực của chế độ thị tộc “đã bị bẻ gãy bởi<br />

những ảnh hưởng đã trực tiếp làm nên sự sa sút so với trình độ đạo đức tinh thần của xã hội<br />

thị tộc cũ”. “Ngay từ ngày đầu xuất hiện, và cho đến ngày nay, lòng tham lam thấp hèn vẫn<br />

là lực lượng thúc đẩy nền văn minh. Nếu như, trong nền tảng của xã hội này, khi khoa học<br />

ngày càng phát triển, các giai đoạn phồn vinh của nghệ thuật ngày càng nhiều, mà không<br />

có điều đó thì không thể có toàn bộ những thành tựu của thời đại chúng ta trong lĩnh vực<br />

tích lũy của cải”.<br />

Sự tiến bộ của quá trình phát triển nghệ thuật trong xã hội có giai cấp đối kháng tất yếu<br />

phản ánh được những mâu thuẫn chung vốn có của xã hội ấy. Khi sự phân chia xã hội thành<br />

giai cấp áp bức và người bị áp bức là hậu quả tất yếu của sự phân công lao động trong lịch<br />

sử quá khứ, thì trình độ phân công lao động lại là tiền đề lịch sử cho sự phát triển tinh thần<br />

29

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!