14.02.2017 Views

The possibility of utilizing red mud from bauxite ore in production of bricks from red mud – clay system at low temperature_2011

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

TẬN DỤNG PHẾ THẢI BÙN ĐỎ TỪ QUẶNG BAUXITE ĐỂ SẢN<br />

XUẤT GẠCH ĐẤT SÉT NUNG Ở NHIỆT ĐỘ THẤP<br />

NGUYỄN THỊ THANH THẢO, VŨ HUYỂN TRÂN, NGUYỄN VĂN CHÁNH<br />

Bộ môn Vật liệu xây dựng, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí M<strong>in</strong>h, Việt Nam.<br />

1. GIỚI THIỆU<br />

Bùn đỏ là chất thải từ quá trình sản xuất nhôm theo công nghệ Bayer. Thành phần của bùn<br />

đỏ gồm hỗn hợp nhiều chất rắn với các oxit kim loại như Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , SiO 2 , Na 2 O…. Bùn có<br />

màu đỏ do có chứa nhiều oxit sắt. Bên cạnh đó, bùn đỏ chứa một hàm lượng khá lớn xút trong<br />

nó. Chính điều này làm cho bùn đỏ có độ pH lớn, thông thường từ 13 trở lên. Đây là những<br />

thành phần có hại và không dễ dàng phân hủy. Do đó, cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra<br />

được biện pháp triệt để nào để xử lý. Một trong những giải pháp xử lý vấn đề này là sử dụng<br />

bùn đỏ làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng. Cụ thể trong bài báo là tận dụng bùn đỏ<br />

để sản xuất gạch xây với hệ nguyên liệu chính là bùn đỏ và đất sét trên cơ sở nguyên lý chế tạo<br />

vật liệu Geopolymer.<br />

Geopolymer là từ được sử dụng để chỉ các loại vật liệu tổng hợp từ vật liệu có nguồn gốc<br />

alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e. Từ Geopolymer lần đầu tiên được sử dụng bởi giáo sư Joseph Davidovits từ<br />

những năm 1970. Nguyên lý chế tạo vật liệu Geopolymer dựa trên khả năng phản ứng của các<br />

vật liệu alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e trong môi trường kiềm để tạo ra sản phẩm bền và có cường độ. Hệ<br />

nguyên liệu để chế tạo vật liệu Geopolymer bao gồm hai thành phần chính là các nguyên liệu<br />

ban đầu và chất hoạt hóa kiềm. Nguyên liệu ban đầu thường ở dạng alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e nhằm cung<br />

cấp nguồn Si và Al cho quá trình Geopolymer hóa xảy ra. Chất hoạt hóa kiềm được sử dụng phổ<br />

biến nhất là các dung dịch NaOH, KOH và thủy t<strong>in</strong>h lỏng N<strong>at</strong>ri Silic<strong>at</strong> nhằm tạo môi trường<br />

kiềm và tham gia vào các phản ứng Geopolymer hóa.<br />

Vật liệu Geopolymer tổng hợp từ alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e được tạo thành từ mạng lưới<br />

Poly(Sial<strong>at</strong>e) trên cơ sở các các tứ diện SiO 4 và AlO 4 với công thức như sau:[1]<br />

M n [-(SiO 2 ) z <strong>–</strong> AlO 2 ] n .wH 2 O<br />

Trong đó:<br />

- M là các nguyên tử kiềm như K, Na hay Ca.<br />

- n là mức độ đa trùng ngưng.<br />

- z là 1, 2, 3 hay >3.<br />

Quá trình tổng hợp để tạo thành vật liệu Geopolymer được gọi là quá trình Geopolymer hóa<br />

các nguyên vật liệu ban đầu nhờ vào các chất hoạt hóa kiềm khác nhau. Quá trình hoạt hóa kiềm<br />

cho các vật liệu alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e là một quá trình phức tạp và đến nay vẫn chưa được mô tả một<br />

cách rõ ràng[2]. Các bước phản ứng không diễn ra tuần tự mà hầu như diễn ra cùng lúc và chồng<br />

lắp vào nhau. Do đó, rất khó phân biệt cũng như khảo sát các bước phản ứng một cách riêng<br />

biệt.<br />

Tuy nhiên, quá trình phản ứng hóa học tạo thành geopolymer có thể được phân ra thành các<br />

bước chính sau: [3][4]<br />

- Hòa tan các phân tử Si và Al trong nguyên liệu nhờ vào các ion hydroxide trong dung<br />

dịch.<br />

- Định hướng lại các ion trong dung dịch tạo thành các monomer.


- Đóng rắn các monomer thông qua các phản ứng trùng ngưng polymer để tạo thành các<br />

cấu trúc polymer vô cơ.<br />

Quá trình Geopolymer hóa bắt đầu bằng sự phá vỡ các mối liên kết giữa Si, O. Tiếp theo đó<br />

sẽ có sự hình thành các pha mới và quá trình này bao gồm quá trình tổng hợp bằng dung dịch<br />

kiềm. <strong>The</strong>o đó diễn ra sự xâm nhập của các nguyên tử Al vào cấu trúc Si-O-Si. Từ đó tạo thành<br />

các gel alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e [4]. Với gốc là các nhóm poly(sial<strong>at</strong>e), qua quá trình trùng ngưng<br />

polymer sẽ tạo thành những chuỗi polymer với phân tử lượng rất lớn. Mạng lưới các polymer vô<br />

cơ này nhìn chung bao gồm các gel alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e tồn tại ở dạng không gian 3 chiều. Trong đó,<br />

các điện cực âm trong các ion Al có dạng tứ diện sẽ liên kết với ion dương từ các kim loại kiềm<br />

như Na, K nhằm cân bằng được điện tích.<br />

2. THỰC NGHIỆM<br />

Nguyên liệu chính được sử dụng là đất sét Đồng Nai và bùn đỏ lấy từ nhà máy hóa chất<br />

Tân Bình tại thành phố Hồ Chí M<strong>in</strong>h. Đất sét có vai trò là nguyên liệu cung cấp nguồn Si và Al<br />

cho quá trình chế tạo sản phẩm theo công nghệ Geopolymer. Bùn đỏ do có chứa một lượng xút<br />

lớn nên đóng vai trò tạo ra môi trường kiềm cho quá trình Geopolymer hóa diễn ra. Đất sét và<br />

bùn đỏ lấy từ nguồn về được phơi khô trong điều kiện ngoài trời. Sau khi phơi khô, nguyên liệu<br />

được đập nhỏ bằng búa rồi sàng qua sàng có kích thước lỗ 1mm. Nguyên liệu đã sàng được đem<br />

sấy khô trong lò sấy ở 105-110 o C đến độ ẩm không lớn hơn 2%. Đất sét và bùn đỏ được trộn với<br />

nhau với tỉ lệ bùn đỏ tăng dần từ 40% đến 90% theo khối lượng. Chất phụ gia hoạt hóa có thành<br />

phần chính là kiềm và n<strong>at</strong>ri silic<strong>at</strong> được đưa vào hỗn hợp với tỉ lệ thay đổi từ 8ml đến<br />

16ml/100g tổng nguyên liệu gồm bùn đỏ và đất sét để thúc đẩy quá trình tạo thành sản phẩm.<br />

Một lượng nước được đưa vào với tỉ lệ thay đổi tăng giảm tùy theo lượng phụ gia sử dụng để<br />

đảm bảo hỗn hợp đạt độ ẩm tạo hình từ 22% đến 23%. Hỗn hợp sau khi trộn được tạo hình trong<br />

khuôn lập phương có cạnh là 50mm. Mẫu sau tạo hình được đưa đi sấy với nhiệt độ 110 o C. Sau<br />

khi sấy, mẫu được nung với nhiệt độ thay đổi ở 400 o C <strong>–</strong> 600 o C <strong>–</strong> 800 o C. Một số mẫu sau sấy<br />

được giữ nguyên không nung. Mẫu hoàn chỉnh được thử nghiệm cường độ chịu nén, độ bền<br />

nước, độ hút nước, phân tích phổ hồng ngoại FTIR và phân tích TEM.<br />

3.1 Đặc trưng kĩ thuật của đất sét và bùn đỏ<br />

3.1.1 Đặc trưng kĩ thuật của bùn đỏ<br />

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

Thành phần hóa học của bùn đỏ được xác định bằng phương pháp XRF (bảng 1). Kết quả<br />

cho thấy thành phần Fe 2 O 3 chiếm tỉ lệ lớn với 47,44% trong bùn đỏ giúp tạo màu đỏ cho gạch.<br />

Thành phần Al 2 O 3 cũng là nguồn cung cấp lượng Al cho quá trình Geopolymer hóa. Kết quả<br />

phân tích phổ hồng ngoại của bùn đỏ được thể hiện ở hình 1.<br />

Bảng 1: Thành phần hóa học của bùn đỏ<br />

Fe 2 O 3 Al 2 O 3 SiO 2 Na 2 O TiO 2 CaO SO 3 P 2 O 5 Cr 2 O 3<br />

47,44% 31,26% 6,17% 6,64% 6,73% 0,41% 0,44% 0,24% 0,22%


3.1.2 Đặc trưng kĩ thuật của đất sét<br />

Hình 1: Phân tích phổ hồng ngoại của bùn đỏ.<br />

Đất sét được thử nghiệm tính chất cơ lý theo tiêu chuẩn TCVN 4345:1985 (bảng 2) và<br />

thành phần hóa học theo tiêu chuẩn TCVN 7131:2002 (bảng 3). Kết quả cho thấy tỉ lệ thành<br />

phần SiO 2 và Al 2 O 3 trong đất sét lần lượt là 65,7% và 14,6%. Đây là thành phần cung cấp lượng<br />

Al và Si cho quá trình Geopolymer hóa. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại IR của đất sét được<br />

thể hiện ở hình 2.<br />

Bảng 2: Tính chất cơ lý của đất sét<br />

Kết quả<br />

Tính chất cơ lý<br />

thử nghiệm<br />

Bảng 3: Thành phần hóa học của đất sét<br />

Thành phần<br />

Tỉ lệ %<br />

hóa học<br />

Giới hạn chảy 32,8% SiO 2 65,7<br />

Giới hạn lăn 14,3% Al 2 O 3 14,6<br />

Chỉ số dẻo 18,5% Fe 2 O 3 6,4<br />

Độ ẩm tạo hình 22,6% MgO 0,6<br />

Độ co khi sấy ở 100 o C 4,9% CaO 0,2<br />

Độ co khi nung ở 1000 o C 2,5% SO 3 0,05


Hình 2: Phân tích phổ hồng ngoại của đất sét.<br />

3.2 Tính chất cơ lý của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ<br />

3.2.1 Cường độ chịu nén<br />

Khi tỉ lệ bùn đỏ tăng lên thì cường độ chịu nén của mẫu giảm dần (Hình 3). Nhiệt độ có ảnh<br />

hưởng lớn đến mức độ thay đổi cường độ của mẫu khi tỉ lệ bùn đỏ - đất sét thay đổi. Hình 3 cho<br />

thấy nhiệt độ tạo mẫu càng cao thì mức độ giảm cường độ càng lớn khi tỉ lệ bùn đỏ tăng dần.<br />

Khi lượng bùn đỏ tăng lên hay lượng đất sét giảm đi thì yếu tố nhiệt độ ít ảnh hưởng đến sự thay<br />

đổi cường độ của sản phẩm và ngược lại. Nguyên nhân vì đất sét là nguyên liệu chính cung cấp<br />

thành phần Al và Si cho quá trình Geopolymer hóa và sự giải phóng Al và Si cho quá trình này<br />

chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ.<br />

Hình 3: Quan hệ giữa tỉ lệ bùn đỏ và<br />

Hình 4: Quan hệ giữa tỉ lệ phụ gia và<br />

cường độ chịu nén của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ. cường độ chịu nén của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

Khi tỉ lệ phụ gia sử dụng tăng thì cường độ của mẫu tăng. Hình 4 cho thấy ít có sự chênh<br />

lệch về cường độ giữa các mẫu chỉ sấy ở 110 o C khi tỉ lệ phụ gia sử dụng tăng dần. Mức chênh<br />

lệch lớn nhất xảy ra ở những mẫu được tạo ở nhiệt độ 400 o C và 600 o C. Đến 800 o C thì mức<br />

chênh lệch cường độ giữa các mẫu lại giảm đi. Như vậy có thể kết luận rằng tỉ lệ phụ gia có ảnh<br />

hưởng nhiều nhất đến cường độ mẫu tại khoảng nhiệt độ từ 400 o C đến 600 o C.


3.2.2 Độ bền nước<br />

Trong cùng một nhiệt độ nung, độ bền nước giữa các mẫu có tỉ lệ bùn đỏ khác nhau gần<br />

như tương đương. Sự khác nhau về độ bền nước chỉ xảy ra giữa các mẫu có cùng tỉ lệ bùn đỏ<br />

nhưng nhiệt độ nung khác nhau. Hình 5 cho thấy khi nhiệt độ tăng dần từ 110 o C đến 600 o C, độ<br />

bền nước tăng đều từ 0,42 đến 0,85. Độ bền nước tăng ít ở khoảng nhiệt độ từ 600 o C đến 800 o C.<br />

Với tỉ lệ phụ gia sử dụng thay đổi từ 8 đến 16ml/100g nguyên liệu, độ bền nước tăng lên ở<br />

những mẫu được chế tạo ở nhiệt độ thấp như mẫu sấy ở 110 o C và 400 o C (Hình 6). Đối với<br />

những mẫu được chế tạo ở nhiệt độ cao như 600 o C và 800 o C, độ bền nước thay đổi không đáng<br />

kể khi tỉ lệ phụ gia sử dụng tăng lên.<br />

Như vậy có thể thấy yếu tố quyết định nhiều nhất đối với độ bền nước là nhiệt độ tạo mẫu.<br />

Để mẫu được xem như có khả năng bền nước, tức độ bền nước trên 0,75 thì nhiệt độ tạo mẫu<br />

phải từ 600 o C trở lên.<br />

Hình 5: Quan hệ giữa tỉ lệ bùn đỏ và độ bền nước<br />

của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

Hình 6: Quan hệ giữa tỉ lệ phụ gia và độ bền nước<br />

của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

3.2.3 Độ hút nước<br />

Hình 7: Quan hệ giữa tỉ lệ bùn đỏ và<br />

độ hút nước của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

Hình 8: Quan hệ giữa tỉ lệ phụ gia và<br />

độ hút nước của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

Hình 7 cho thấy khi tỉ lệ bùn đỏ tăng lên thì độ hút nước cũng tăng lên. Mức độ tăng tương<br />

đối đồng đều ở các nhiệt độ nung khác nhau. Khi tỉ lệ bùn đỏ tăng lên nghĩa là tỉ lệ đất sét giảm<br />

đi trong khi đất sét là nguồn cung chính thành phần Al và Si cho quá trình Geopolymer hóa. Khi<br />

nguồn cung cấp này giảm đi thì quá trình sản s<strong>in</strong>h sản phẩm Geopolymer cũng giảm đi và làm<br />

cho các lỗ rỗng giữa các hạt vẫn còn tồn tại. Từ đó làm cho độ hút nước tăng lên.


Kết quả (Hình 8) cho thấy ở tất cả các mẫu, khi tỉ lệ phụ gia tăng lên thì độ hút nước giảm<br />

đi. Điều này chứng tỏ, khi tỉ lệ phụ gia tăng lên, các phản ứng Geopolymer hóa xảy ra mạnh mẽ<br />

hơn và tỉ lệ các hạt ban đầu biến đổi thành vật liệu Geopolymer nhiều hơn. Điều này làm giảm lỗ<br />

rỗng giữa các hạt và làm giảm độ hút nước của mẫu.<br />

3.3 Cấu trúc của gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ<br />

3.3.1 Phân tích TEM<br />

Kết quả TEM với tỉ lệ phóng đại 30000 lần (Hình 9) cho thấy mạng lưới Geopolymer có<br />

cấu trúc là tập hợp của các mảnh thủy t<strong>in</strong>h vô định hình đã hình thành trong mẫu.<br />

Hình 9: Kết quả TEM cho thấy mạng lưới Geopolymer trong mẫu gạch từ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ được<br />

nung ở nhiệt độ 600 o C và tỉ lệ phụ gia là 16ml/100g nguyên liệu.<br />

3.3.2 Phân tích phổ hồng ngoại FTIR<br />

Kết quả phân tích FTIR (Hình 10) cho thấy các vạch phổ tại các vị trí 3620cm -1 và 3697cm -<br />

1 là do các nhóm hydroxyl O-H trong mẫu. Các vạch phổ tại các vị trí 1630cm -1 và 3450 cm -1<br />

hầu hết là do nước hấp thụ trong mẫu.Vùng có số sóng nhỏ hơn 1033 cm -1 là vùng hấp thụ đặc<br />

trưng của Geopolymer. Trong phạm vi vùng này, các mẫu gạch đều cho ra kết quả tương tự<br />

nhau.Vùng hấp thu mạnh nhất ở các vị trí trong vùng từ 1033cm -1 đến 997cm -1 cho thấy sự hình<br />

thành Geopolymer trong mẫu. Số sóng của các mẫu nung 400 o C, 600 o C, 800 o C lần lượt là<br />

1033cm -1 , 1011cm -1 , 1010cm -1 . Đó là dao động tương ứng với các tứ diện Si-O có trong mẫu [5].<br />

Có thể thấy số sóng của các mẫu giảm dần khi nhiệt độ nung tăng lên. Điều này chứng tỏ trong<br />

mẫu có sự thay thế dần nguyên tử Al trong các tứ diện Si-O để tạo thành mạng lưới Si-O-Al của<br />

Geopolymer [6]. Các vạch tại các vị trí 913 cm -1 và 795 cm -1 của đất sét yếu dần khi so sánh với<br />

các mẫu gạch. Đây là các vạch đặc trưng cho liên kết Al-OH và Al-O có trong đất sét [6]. Hiện<br />

tượng này có thể được giải thích là do thành phần Al trong đất sét đã chuyển sang một mạng<br />

lưới khác.


Hình 10: Phân tích phổ hồng ngoại FTIR của mẫu đất sét và mẫu gạch từ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.<br />

4. KẾT LUẬN<br />

Từ các kết quả nghiên cứu, những kết luận được đưa ra như sau:<br />

- Với tỉ lệ bùn đỏ từ 40% đến 90% tổng khối lượng nguyên liệu khô và nhiệt độ nung từ<br />

600 o C trở lên, mẫu gạch từ hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ có thể đạt được cường độ chịu nén trên 50<br />

kG/cm 2 và độ bền nước trên 0,75.<br />

- Ở cùng tỉ lệ nguyên liệu sử dụng, cường độ chịu nén tăng lên khi nhiệt độ nung tăng lên.<br />

Cường độ chịu nén của mẫu nung ở nhiệt độ 600 o C và 800 o C gần như tương đương nhau.<br />

Khi tỉ lệ bùn đỏ tăng từ 40% đến 90% thì cường độ mẫu giảm đi. Khi tỉ lệ phụ gia sử dụng<br />

tăng từ 8ml đến 16ml/100g nguyên liệu, thì cường độ chịu nén tăng lên.<br />

- Nhiệt độ nung có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền nước. Ở mẫu chỉ sấy ở 110 o C thì độ bền<br />

nước khoảng 0,4; mẫu nung ở 400 o C, 600 o C và 800 o C có độ bền nước lần lượt là 0,6; 0,8 và<br />

0,9. Độ bền nước của mẫu không thay đổi đáng kể khi tỉ lệ bùn đỏ và tỉ lệ phụ gia thay đổi.<br />

- Khi tỉ lệ phụ gia tăng thì độ hút nước giảm và khi tỉ lệ bùn đỏ tăng thì độ hút nước tăng.<br />

Khi nhiệt độ tạo mẫu dưới 600 o C thì độ hút nước tăng khi nhiệt độ tăng. Độ hút nước giảm<br />

trong khoảng nhiệt độ từ 600 o C đến 800 o C.<br />

- Các kết quả phân tích TEM và phổ hồng ngoại FTIR cho thấy sự hình thành sản phẩm<br />

Geopolymer với cấu trúc là tập hợp của các mảnh thủy t<strong>in</strong>h vô định hình trong mẫu gạch từ<br />

hệ đất sét <strong>–</strong> bùn đỏ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

1.Joseph Davidovits, Chemistry <strong>of</strong> Geopolymeric System Term<strong>in</strong>ology, Géopolymère '99:<br />

Second Intern<strong>at</strong>ional Conference, 1999, pp. 9-39.<br />

2.František škvára - Alkali activ<strong>at</strong>ed m<strong>at</strong>erials or geopolymers?, Ceramics − Silikáty<br />

51(2007), pp. 173-177.<br />

3.Nguyen Van Chanh, Bui Dang Trung, Dang Van Tuan, Recent research geopolymer<br />

concrete, <strong>The</strong> 3rd ACF Intern<strong>at</strong>ional Conference, ACF/VCA 2008, pp. 235-241.<br />

4.Muhd Fadhil Nuruddi, Construction <strong>of</strong> <strong>in</strong>frastructures for susta<strong>in</strong>able futures, Sem<strong>in</strong>ar<br />

Nasional Aplikasi Teknologi Prasarana Wilayah, 2010.<br />

5.S Perera, M G Blackford, E R Vance, J V Hanna, K S F<strong>in</strong>nie and C L Nicholson,<br />

Geopolymers for the Immobiliz<strong>at</strong>ion <strong>of</strong> Radioactive Waste, Scientific Basis for Nuclear Waste<br />

Management XXVIII, Vol. MRS 824 (2004), pp. 607-612.<br />

6.ZhangYunsheng,Sun Wei,Chen Qianli,Chen L<strong>in</strong>, Synthesis and heavy metal<br />

immobiliz<strong>at</strong>ion behaviors <strong>of</strong> slag based Geopolymer, Journal <strong>of</strong> hazardous m<strong>at</strong>erials, 143,<br />

(2007), pp. 206-213.<br />

Abstract<br />

THE POSSIBILITY OF UTILIZING RED MUD FROM BAUXITE ORE IN PRODUCTION<br />

OF BRICKS FROM RED MUD - CLAY SYSTEM AT LOW TEMPERATURE<br />

Red <strong>mud</strong> <strong>from</strong> <strong>bauxite</strong> <strong>ore</strong> is a by-product <strong>of</strong> the Bayer process for ref<strong>in</strong><strong>in</strong>g alum<strong>in</strong>ium.<br />

Millions <strong>of</strong> tons <strong>of</strong> <strong>red</strong> <strong>mud</strong> produce annually and these cause adverse affect on the environment.<br />

This paper aims to study the <strong>possibility</strong> <strong>of</strong> <strong>utiliz<strong>in</strong>g</strong> <strong>red</strong> <strong>mud</strong> <strong>in</strong> <strong>production</strong> <strong>of</strong> <strong>bricks</strong> <strong>from</strong> <strong>red</strong><br />

<strong>mud</strong> - <strong>clay</strong> <strong>system</strong> based on Geopolymer technology. Geopolymer technology is based on the<br />

reaction between an alkal<strong>in</strong>e solution and an alum<strong>in</strong>osilic<strong>at</strong>e source to form a product with<br />

durability and strength. An alkal<strong>in</strong>e activ<strong>at</strong>ion admixture is added to the <strong>red</strong> <strong>mud</strong> - <strong>clay</strong> <strong>system</strong> to<br />

acceler<strong>at</strong>e the form<strong>in</strong>g process. <strong>The</strong> effect <strong>of</strong> mix proportions and temper<strong>at</strong>ure tre<strong>at</strong>ment on the<br />

mechanical properties and the structure <strong>of</strong> the samples is experience by chang<strong>in</strong>g the <strong>red</strong> <strong>mud</strong><br />

r<strong>at</strong>e <strong>from</strong> 40% to 90% <strong>of</strong> the total weight <strong>of</strong> the dry m<strong>at</strong>erials, the alkal<strong>in</strong>e activ<strong>at</strong>ion admixture<br />

r<strong>at</strong>e vary <strong>from</strong> 8ml to 16ml for each 100g solid mixture. Also, the temper<strong>at</strong>ure tre<strong>at</strong>ment is<br />

gener<strong>at</strong>ed <strong>from</strong> the sample with dry<strong>in</strong>g process <strong>at</strong> 110 o C only and the sample with he<strong>at</strong><strong>in</strong>g<br />

temper<strong>at</strong>ure <strong>from</strong> 400 o C to 800 o C. <strong>The</strong> result shows th<strong>at</strong> with temper<strong>at</strong>ure tre<strong>at</strong>ment <strong>of</strong> 600 o C<br />

and the r<strong>at</strong>es <strong>of</strong> <strong>red</strong> <strong>mud</strong> <strong>from</strong> 40% to 90% <strong>of</strong> the total weight <strong>of</strong> the dry m<strong>at</strong>erials, the <strong>bricks</strong><br />

<strong>from</strong> <strong>red</strong> <strong>mud</strong> - <strong>clay</strong> <strong>system</strong> meet the qualific<strong>at</strong>ion <strong>of</strong> hav<strong>in</strong>g the compressive strength m<strong>ore</strong> than<br />

50kG/cm 2 and the w<strong>at</strong>er resistance factor m<strong>ore</strong> than 0,75.<br />

Keyword: <strong>red</strong> <strong>mud</strong>, <strong>clay</strong>, Geopolymer, <strong>bricks</strong>.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!