VIMC Magazine 26
Bản tin nội bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC số 26, tháng 01/2023
Bản tin nội bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC số 26, tháng 01/2023
Create successful ePaper yourself
Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.
VIMCMAGAZINEINSIDER26
WWW.VIMC.CO
BẢN TIN NỘI BỘ VIMC - SỐ 26 THÁNG 1/2023
1
SỐ 26
THÁNG 1/2023
MỤC LỤC
0.3
THƯ CHÚC TẾT
CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
17.
CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN
LỰC VÀ QUẢN
TRỊ NHÂN TÀI
VIMC
04.
04.
11.
VIMC VƯỢT
THÁCH THỨC,
TĂNG TRƯỞNG
MẠNH MẼ
CÁC CẢNG
BIỂN VIMC
ĐÓN NHỮNG
TẤN HÀNG ĐẦU
NĂM 2023
21.
KHƠI THÔNG
DÒNG CHẢY
HÀNG HÓA,
TĂNG SỨC
CẠNH TRANH
CHO DOANH
NGHIỆP ĐBSCL
14.
KHỐI VẬN TẢI
BIỂN, CẢNG
BIỂN VIMC
NĂM 2023:
TÌM CƠ HỘI
TRONG KHÓ
KHĂN
24.
KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO,
CHUYỂN ĐỔI
SỐ VIMC NĂM
2022
11.
Trụ sở: Tòa nhà Ocean Park • Số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai,
Đống Đa, Hà Nội • www.vimc.co Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: Nguyễn Cảnh Tĩnh • Tổng giám đốc TCT HHVN
• Phó Tổng biên tập: Trần Tuấn Hải • Trưởng Ban Tuyên giáo –
Truyền thông • Ban biên tập Trần Thị Phương Lan • Đỗ Huy Bằng •
Nguyễn Vũ Thủy Tiên Thiết kế : Iris Creative Co.,Ltd • Giấy phép
xuất bản số 4880/GP-XBBT-STTT, cấp ngày 5/10/2016 • Đơn vị
cấp phép Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
21.
2 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
THƯ CHÚC TẾT
Thân gửi toàn thể các cán bộ nhân viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Trong những ngày cuối cùng của năm Nhân Dần và chuẩn bị chào đón năm mới Quý
Mão, thay mặt Ban lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tôi trân trọng gửi đến
các đồng chí, cán bộ nhân viên, sỹ quan, thuyền viên đã và đang công tác dưới mái
nhà chung VIMC cùng gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất.
Các đồng chí và các bạn đồng nghiệp thân mến!
Năm 2022 là một năm đầy biến động, nhiều khó khăn, nhưng bằng định hướng, giải
pháp đúng đắn, cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống, VIMC đã đạt được
kết quả ấn tượng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đóng góp thiết thực vào sự
phát triển của ngành hàng hải cũng như phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để có
được những thành quả đó, không thể thiếu được sự nỗ lực, đóng góp của các đồng
chí.
Năm 2023, với điểm tựa từ những thành công và kết quả đạt được trong năm qua,
cùng sự đồng hành của mọi thành viên trong ngôi nhà chung VIMC, tôi tin tưởng rằng
Chúng ta sẽ tiếp tục gặp hái được nhiều thành công hơn nữa, hoàn thành xuất sắc
các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Các đồng chí và các bạn đồng nghiệp thân mến!
Đón chào Xuân mới, trong chúng ta cũng đều có điều ước mong, những dự định, khát
khao cho gia đình, cho người thân, bạn bè và cao hơn cả là mong ước cho Tổng công
ty và đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng.
Với tất cả tình cảm và sự trân trọng, một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam tôi xin chúc toàn thể các đồng chí, các bạn đồng nghiệp và gia
đình một năm mới Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành công!
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
LÊ ANH SƠN
3
VIMC
VƯỢT THÁCH THỨC,
TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ
Năm 2022, tình hình thế giới trở
nên bất ổn hơn bao giờ hết, trong
bối cảnh leo thang các biện pháp
trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột
Nga - Ukraina, giá dầu nhiên liệu tăng cao,
làn sóng tăng lãi suất mạnh mẽ, khiến tăng
trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lạm phát lan
ra toàn cầu. Đối với ngành hàng hải, tình
trạng tắc nghẽn các cảng trên thế giới vẫn
chưa được cải thiện, đặc biệt là tại các cảng
của Trung Quốc, khi thực hiện chính sách
Zero covid. Thị trường vận tải biển 6 tháng
đầu năm có khởi sắc, khi chỉ số BDI luôn
duy trì trên mức 2.000 điểm, và đạt mức
cao 3.357 điểm vào tháng 05/2022, nhưng
biến động mạnh, và bắt đầu giảm xâu kể
từ tháng 7/2022. Những quan ngại về khả
năng phục hồi của nền kinh tế thế giới,
cũng tác động không nhỏ đến chỉ số này, vì
90% sản lượng hàng hóa giao thương trên
toàn thế giới là thông qua đường hàng hải.
Với đặc thù tham gia sâu rộng vào các chuỗi
cung ứng vận tải quốc tế, hoạt động sản
4 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
xuất kinh doanh của VIMC bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi diễn biến địa chính trị, và thị
trường.
Trong bối cảnh đó, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ
trợ của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận
tải, và các Bộ, Ngành liên quan đã tạo động
lực cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
vững bước, chủ động thích ứng với tình
hình.
Với quyết tâm biến thách thức thành cơ
hội, VIMC đã xây dựng nhiều kịch bản thích
ứng với sự biến động không ngừng của
thị trường. Lan tỏa mạnh mẽ văn hóa “Lấy
khách hàng làm trung tâm”. Chủ động tìm
kiếm cơ hội cùng khách hàng để phát triển
dịch vụ chuỗi, trên nền tảng hệ sinh thái:
Cảng biển - Vận tải biển - Dịch vụ hàng hải.
Thực thi nguyên tắc: 1 Hệ thống; 2 trung
tâm; 3 Chiến lược, VIMC đã:
• Đẩy mạnh tái cơ cấu, thực hiện phân
cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các
doanh nghiệp thành viên.
• Chuẩn hóa các quy trình theo chuẩn
mực quốc tế, và ứng dụng công cụ OECD
vào quản trị, điều hành.
• Xây dựng khung năng lực cho từng vị
trí chức danh. Bổ nhiệm chức danh
lãnh đạo tại các doanh nghiệp thành
viên thông qua hình thức tổ chức thi
tuyển, để tạo bước đột phá trong công
tác cán bộ.
• Áp dụng văn hóa làm việc theo phương
pháp Kaizen, trở thành triết lý trong
mọi hoạt động quản lý, kinh doanh
của toàn Tổng công ty.
• Thực hiện ứng dụng CNTT, và chuyển
đổi số mạnh mẽ, toàn diện trong mọi
hoạt động.
Đầu tư nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn;
Xây dựng bến số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc
tế Hải Phòng, tại Lạch Huyện. Triển khai
các dự án đầu tư cảng nước sâu, cảng trung
chuyển quốc tế tại: Liên Chiểu; Cần Giờ… để
tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ trong
tương lai.
Nhờ phát huy tốt lợi thế và nắm bắt được
thời cơ của thị trường, VIMC đã khép lại
năm 2022, với nhiều thành công trong hoạt
động kinh doanh, khi hoàn thành vượt
kế hoạch cả về chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận. Tiếp tục khẳng định vị thế của một
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, trong
lĩnh vực hàng hải, và góp phần quan trọng
trong kết quả năm 2022, của Ủy ban Quản lý
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Với:
Sản lượng vận tải biển đạt: 21,8 triệu tấn.
Sản lượng hàng thông qua cảng đạt: 124
triệu tấn, chiếm: 14,45% tổng sản lượng
hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam.
Sản lượng vận
tải biển đạt: 21,8
triệu tấn.
Sản lượng hàng
thông qua cảng
đạt: 124 triệu
tấn, chiếm:
14,45% tổng sản
lượng hàng hóa
thông qua cảng
biển Việt Nam.
Doanh thu đạt:
15.041 tỷ đồng,
(bằng: 120% kế
hoạch).
Lợi nhuận đạt:
3.129,5 tỷ đồng,
(bằng: 124% kế
hoạch).
5
VIMCMAGAZINEINSIDER26
MỘT SỐ DẤU ẤN NỔI BẬT,
CỦA VIMC TRONG NĂM 2022.
KHỐI CẢNG BIỂN KHẲNG
ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM,
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU.
Trên hành trình hơn 11 năm đi vào vận
hành khai thác đến nay, Cảng CMIT luôn
là cánh chim đầu đàn, trong việc mở ra
chương mới cho khu cảng nước sâu Cái
Mép, khi tiên phong thử nghiệm thành
công tiếp nhận các tàu trọng tải lớn nhất
thế giới. một trong các dấu mốc quan trọng
nhất, phải kể đến là việc thử nghiệm tiếp
nhận tàu trọng tải: 194.000 DWT vào năm
2017, và tăng đến tàu kích cỡ: 214.000 DWT
vào năm 2020. Cảng CMIT trở thành một
trong số rất ít cảng trên thế giới có khả
năng tiếp nhận các tàu kích cỡ siêu lớn này.
Tất cả những yếu tố trên, là những chỉ số
chính quan trọng, giúp cụm cảng Cái Mép
lọt vào top 11 cảng container hiệu quả nhất
thế giới năm 2021, CMIT tự hào có đóng góp
lớn vào thành tích chung này.
Tại bảng xếp hạng 100 cảng container, có
lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất thế
giới năm 2022 của Tạp chí hàng hải, Lloyd’s
List. Việt Nam có 3 cụm cảng lọt vào top 50
là, Hải Phòng; TP HCM; và Cái Mép.
Đóng góp vào vị trí thứ 38, của cụm cảng
biển Hải Phòng là cảng Tân Vũ, thuộc Công
ty cổ phần Cảng Hải Phòng, khi đón hơn 1
triệu Teus container hàng hóa thông qua.
Trong năm 2022, lượng ô tô nhập khẩu
qua cảng chiếm tới hơn 40%, tổng lượng
ô tô nhập khẩu của cả nước. Khẳng định
thương hiệu, cảng biển hiện đại, lớn mạnh
nhất miền Bắc.
Thực hiện chiến lược phát triển cảng trung
chuyển quốc tế, trong năm 2022 VIMC
và Cảng Sài Gòn đã phối hợp chặt chẽ với
đối tác: MSC, TIL để thúc đẩy tiến trình
triển khai dự án: cảng trung chuyển quốc
tế Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Đây là dự án
7
Tại bảng xếp
hạng 100 cảng
container, có
lưu lượng hàng
hóa thông qua
lớn nhất thế giới
năm 2022 của
Tạp chí hàng
hải, Lloyd’s List.
Việt Nam có 3
cụm cảng lọt
vào top 50 là,
Hải Phòng; TP
HCM; và Cái
Mép.
cảng trung chuyển lớn nhất cả nước, và có
tác dụng giao thương đáng kể với các nước
trong khu vực. Khẳng định năng lực của
ngành hàng hải Việt Nam, và tạo sự gia tăng
vị trí của Việt Nam, trong chuỗi cung ứng
toàn cầu.
PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN
VẬN TẢI MỚI, HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM.
Trong kế hoạch phát triển 5 năm, giai
đoạn 2021-2025, VIMC tập trung nguồn
lực để phát triển đội tàu container chuyên
nghiệp, theo hướng hiện đại, hiệu quả, ứng
dụng công nghệ, để nâng cao chất lượng
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường, và
tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận
tải quốc tế. Để tìm thêm giải pháp cho hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam, VIMC
đã tích cực triển khai tìm kiếm, mở rộng
các tuyến đường biển mới, kết nối giữa Việt
Nam, tới các khu vực trên thế giới.
Tiếp nối thành công tuyến vận tải container,
kết nối trực tiếp: Việt Nam - Malaysia, và Ấn
Độ, tháng 5/2022, VIMC đã triển khai tuyến
vận tải container, kết nối trực tiếp cảng Cửa
Lò, với Ấn Độ, Bangladesh. Đây là lần đầu
tiên, tàu vận tải container chạy từ Cảng Cửa
Lò, qua Ấn Độ Dương để đưa hàng hóa đến
Malaysia, Ấn Độ, thị trường xuất nhập hàng
hóa, nguyên liệu lớn của các doanh nghiệp
Việt Nam.
VIMC đã hợp tác với Tổng công ty Tân Cảng
Sài Gòn, mở lại tuyến tàu container nội địa
vào cụm Cảng Cái Cui, Cần Thơ. Việc tái khởi
động tuyến dịch vụ này, nhằm kết nối hàng
hóa miền Tây Nam Bộ - Miền Trung - Miền
Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn gói,
cho các doanh nghiệp trong, và ngoài nước.
góp phần tạo động lực phát triển kinh tế,
tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cũng trong năm 2022, VIMC đã triển khai
các dịch vụ giá trị gia tăng mới như: dịch
vụ vận tải sà lan ven biển, kết nối khu vực:
Cái Mép Thị Vải - Campuchia; Quy Nhơn - Đà
Nẵng; Quy Nhơn - Cái Mép Thị Vải.
NĂM BỨT PHÁ, TRONG
“CHUYỂN ĐỔI SỐ”.
Mục tiêu Chuyển đổi số của VIMC là tập
trung đầu tư về công nghệ, để tạo nền tảng
chung, kết nối giữa các doanh nghiệp và
8 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
CÁC CẢNG BIỂN
VIMC ĐÓN NHỮNG
TẤN HÀNG ĐẦU
NĂM 2023
Trong những giờ phút đầu tiên
của năm mới 2023, các cảng
biển thuộc Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam (VIMC) vẫn hoạt
động nhộn nhịp để đón những
tấn hàng đầu tiên cùng những
kế hoạch và mục tiêu phát
triển mới của giai đoạn 2021 –
2025.
Tại Cảng Hải Phòng, cảng
biển lớn nhất khu vực miền
Bắc, Lễ đón tấn hàng đầu
năm 2023 được diễn ra đồng loạt
tại 3 bến cảng là Tân Vũ, Chùa Vẽ và
Hoàng Diệu.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Cảng Hải
Phòng cùng cán bộ, công nhân
Cảng đón mã hàng đầu tiên từ
tàu NORDMAAS của hãng MEARSK
(Mẹc lai) trong sự chào đón hân
hoan của tập thể cán bộ, người lao
động. Tàu NORDMAAS có trọng tải
23.417 tấn, mang theo 90 container
cập cảng Hải Phòng. Sau khi làm
thủ tục nhập khẩu lô hàng, tàu
sẽ mang theo 202 container hàng
xuất khẩu.
Với truyền thống Đoàn kết – Kiên
cường – Sáng tạo của cán bộ công
nhân Cảng Hải Phòng, sự đồng
tâm nhất trí cao của ban lãnh đạo,
sự ủng hộ giúp đỡ, tạo điều kiện
của lãnh đạo chính quyền các cấp,
các cơ quan quản lý nhà nước tại
địa phương, các khách hàng, năm
2022, Cảng Hải Phòng đã khắc
phục khó khăn, triển khai các giải
pháp trong công tác thị trường, tổ
chức điều hành sản xuất cơ bản
đảm bảo năng suất, an toàn lao
động và tập trung nâng cao chất
lượng dịch vụ, quản lý tốt các mặt
công tác. Đặc biệt tổ chức thực
hiện đảm bảo tiết kiệm, kiểm soát
chặt chẽ các hạng mục chi phí để
hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Năm 2022, sản lượng hàng thông
qua cảng Hải Phòng đạt gần 40
triệu tấn, trong đó container đạt
1.925.600 teu. Doanh thu đạt hơn
2.479 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế
khoảng 860 tỷ đồng, đạt 108,9% kế
hoạch năm; giữ vững vị trí thuộc
11
top cảng biển đứng đầu khu vực
phía Bắc, việc làm, thu nhập của
cán bộ công nhân viên đảm bảo và
ổn định.
Chi nhánh Cảng Tân Vũ – bến
cảng chủ lực của khu vực phía Bắc
trong khai thác hàng container
năm thứ 2 liên tiếp vượt 1 triệu
TEU container thông qua trong
năm, lượng hàng ô tô khai thác
trên tàu RORO tại Chi nhánh cán
mốc kỷ lục cao nhất từ trước đến
nay, đạt trên 60.000 xe. Chi nhánh
Cảng Chùa Vẽ nỗ lực và cố gắng
trong công tác thị trường, duy trì
ổn định sản xuất kinh doanh và
đạt mốc 100.000 TEU container của
hãng tàu Vinafco khai thác tại Chi
nhánh. Bên cạnh đó, Cảng Hoàng
Diệu – bến cảng hàng đầu khu vực
phía Bắc về khai thác các loại hàng
tổng hợp đã xuất sắc hoàn thành
tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh của năm từ ngay những
ngày đầu tiên của tháng 12. Trong
đó chỉ tiêu lợi nhuận hoàn thành
sớm trước 03 tháng.
Phát huy những thành công đã đạt
được trong năm 2022, tập thể lãnh
đạo, cán bộ công nhân viên Cảng
Hải Phòng quyết tâm phấn đấu
trong năm mới 2023 các chỉ tiêu
sản xuất kinh doanh của Công ty
sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc; đảm
bảo việc làm, thu nhập, nâng cao
đời sống cho người lao động toàn
công ty; hoàn thành toàn diện các
nhiệm vụ kinh tế, chính trị được
giao. Dự án đầu tư xây dựng 02 bến
container số 3 và số 4 tại khu vực
cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại
Lạch Huyện đã và đang được khẩn
khương triển khai, đẩy nhanh tiến
độ thi công sẽ là tiền để quan trọng
để Cảng Hải Phòng tiếp tục giữ
vững vị trí là Cảng biển lớn nhất,
hiện đại nhất và là cảng biển chủ
lực trong hệ thống cảng biển khu
vực phía Bắc Việt Nam.
Tại khu vực miền Trung, Cảng Đà
Nẵng đã đón những tấn hàng
đầu tiên cập cảng từ con tảu Ever
Optima, trọng tải 33.577 tấn quốc
tịch Panama của hãng tàu Ever
Green và tàu Hải An Phát trọng
tải 12.649 tấn. Đây là các con tàu
container trọng tải lớn thường
xuyên cập Cảng Đà Nẵng.
Với sự quyết liệt thực hiện nhiều
giải pháp để nâng cao chất lượng
dịch vụ, chuyển đổi số mạnh mẽ,
hoạt động khai thác cảng ngày
càng phát triển và đạt hiệu quả cao.
Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2022
cơ bản đều đạt kế hoạch, doanh
thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 13%
so với cùng kỳ năm 2021. Cảng Đà
Nẵng đã khẳng định vị thế, tầm
vóc là cảng biển lớn của Việt Nam.
Trong năm 2022, Cảng Đà Nẵng đã
được các tổ chức uy tín trao tặng
các giải thưởng danhh giá. Đó là :
Doanh nghiệp 6 năm liên tiếp đạt
được Giải thưởng Doanh nghiệp
bền vững và đặc biệt năm 2022
lọt vào Top 10 Doanh nghiệp tiêu
biểu lĩnh vực Thương mại- Dịch vụ
(CSI2022); Doanh nghiệp 5 năm liên
tiếp đạt danh hiệu Doanh nghiệp
vì Người lao động do Tổng Liên
Đoàn Lao động Việt Nam trao tặng;
Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất Việt Nam (Fast500),
Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận
tốt nhất (Frofit500); Danh hiệu
“Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu
cạnh tranh Việt Nam năm 2022”
do Hội sở hữu Trí tuệ Việt Nam
trao tặng; Xếp vị trí thứ 530/1.000
doanh nghiệp nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cao nhất Việt Nam.
Xếp vị trí thứ 7 trong Top các doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cao nhất Thành phố Đà
Nẵng. Đời sống, việc làm của người
lao động luôn được duy trì ổn định
tạo sự yên tâm, tin tưởng cho cán
bộ, đảng viên và công nhân viên tại
các đơn vị.
Sáng 1/1, Công ty CP Cảng Nghệ Tĩnh
đã tổ chức lễ ra quân sản xuất đầu
năm nhằm đón chào những tấn
hàng đầu tiên, đồng thời đây cũng
là dịp để tri ân các đối tác, bạn
hàng.
Năm 2022, dù gặp rất nhiều khó
khăn nhưng tập thể cán bộ, công
12 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
nhân viên Cảng Nghệ Tĩnh đã
nỗ lực không ngừng để tìm kiếm
nguồn hàng, bạn hàng, tạo việc
làm cho gần 500 lao động của đơn
vị và giải phóng hàng hoá trên địa
bàn, góp phần vào phát triển kinh
tế – xã hội địa phương.
Sản lượng hàng hóa năm 2022 dự
kiến đạt 4.359.648 tấn, đạt 106,3%
so với kế hoạch. Trong đó: hàng
xuất khẩu đạt 1.048.447 tấn, đạt
104,84% so với kế hoạch; hàng quá
cảnh đạt 449.629 tấn, đạt 160,58%
so với kế hoạch; hàng nhập khẩu
đạt 726.444 tấn, đạt 117,17% so
với kế hoạch; hàng nội địa đạt
2.135.128 tấn, đạt 97,05% so với kế
hoạch; hàng container đạt 555.365
tấn, đạt 73,73% so với kế hoạch.
Năm 2022, Cảng đã hoàn thành
đầy đủ các khoản nộp ngân sách
cho Nhà nước theo quy định. Lợi
nhuận trước thuế dự kiến đạt 19 tỷ
đồng, đạt 118,75% so với kế hoạch.
Hòa trong không khí vui tươi, phấn
khởi của ngày đầu năm mới 2023,
ngày 02/01 Cảng Cam Ranh đã long
trọng tổ chức Lễ ra quân đầu năm
mới và phát lệnh bốc xếp tấn hàng
đầu tiên của năm 2023. Đây là một
trong những hoạt động truyền
thống hàng năm của Cảng Cam
Ranh nhằm tạo khí thế thi đua sôi
nổi bước vào hoạt động sản xuất
kinh doanh ngay từ những ngày
đầu tiên của năm mới.
Vào 14h00 cùng ngày, tại bến số 2
– trọng tải 50.000 tấn (DWT), ông
Nguyễn Văn Thắng – Tổng Giám
đốc Cảng Cam Ranh đã phát lệnh
bốc xếp tấn hàng đầu tiên của năm
mới – năm 2023. Ngay sau lời phát
động, cán bộ, công nhân viên chức,
lao động Cảng Cam Ranh đã hăng
hái thực hiện bốc xếp những tấn
hàng dăm gỗ xuất khẩu lên tàu
CHUETSU SPIRIT, quốc tịch Japan,
khởi đầu cho một năm mới với
nhiều niềm tin về sự thành công
và thắng lợi mới.
Sáng 1/1/2023, Cảng VIMC Hậu
Giang tổ chức Lễ ra quân đón tàu
và phất cờ hiệu lệnh thực hiện đấu
nối đường ống bơm chuyên dụng
đánh dấu tấn hàng đầu tiên năm
2023.
Dịp này, VIMC Hậu Giang đã đón
chuyến tàu chuyên dụng mang tên
Fortune xuất phát từ Nhà máy xi
măng Nghi Sơn, Thanh Hoá và cập
cảng Hậu Giang vào ngày 1-1-2023.
Tàu có trọng tải 13.785DWT vận
chuyển xi măng công nghiệp cung
cấp cho Trạm phân phối Công ty
Xi măng Nghi Sơn tại Cảng Hậu
Giang. Cũng trong ngày 1-1, cảng
VIMC Hậu Giang tiếp nhận sà lan
GLS Mekong nhập 14 container 20
feet của Công ty TNHH Dịch vụ tiếp
vận Toàn Cầu (GLS).
Tại lễ ra quân, lãnh đạo VIMC Hậu
Giang đã nồng nhiệt tiếp đón
chủ hãng tàu, thuyền trưởng và
thuyền viên tàu Fortune, sà lan GLS
Mekong. Đồng thời bày tỏ niềm
vui mừng, phấn khởi khi cảng tiếp
đón chuyến tàu, chuyến hàng và sà
lan chở container trong ngày đầu
năm mới. VIMC Hậu Giang cam
kết sẽ đồng hành cùng các khách
hàng, hãng tàu không ngừng nâng
cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng
yêu cầu cung ứng vận chuyển hàng
hoá của các đối tác, khách hàng.
Bên cạnh đó, bày tỏ quyết tâm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chỉ tiêu
sản xuất kinh doanh được giao của
đơn vị trong năm 2023.
Năm 2022, tổng sản hàng hóa
thông qua cảng VIMC Hậu Giang
đạt 900.577 tấn tăng 81.373 tấn
tương đương 10% so với năm 2021,
tính riêng sản lượng container
năm 2022 đạt 105.546 tấn tương
đương 7.539 Teus. Dự kiến tốc độ
tăng trưởng sản lượng năm 2023
tăng 9,56%.
Cùng với cảng Hải Phòng, Đà Nẵng,
VIMC Hậu Giang, Cảng Nghệ Tĩnh,
Cảng Cam Ranh các doanh nghiệp
khai thác cảng biển của VIMC, trong
năm 2022, đã xếp dỡ 125 triệu tấn
hàng hóa, góp phần đưa tổng khối
lượng hàng hóa thông qua cảng
biển Việt Nam đạt 733 triệu tấn,
tăng 4% so với năm 2021. Trong đó
khối lượng hàng container thông
qua cảng biển năm 2022 ước đạt 25
triệu teu, tăng 5% so với năm 2021.
13
KHỐI VẬN TẢI BIỂN, CẢNG BIỂN VIMC NĂM 2023:
TÌM CƠ HỘI
TRONG KHÓ KHĂN
Ngành vận tải
biển và cảng
biển toàn cầu
sẽ gặp nhiều
khó khăn trong
năm 2023 do suy
thoái kinh tế gây
ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt
động thương
mại cũng như
sản lượng vận
tải biển. Trong
bối cảnh tương
đối phức tạp,
năm 2023, khối
Vận tải biển và
cảng biển VIMC
sẽ phải đối mặt
với nhiều thách
thức lớn.
Trên thị trường quốc tế, sau một thời
gian tăng trưởng chóng mặt, giá
cước vận tải đường biển bất ngờ lao
dốc mạnh, trong đó chỉ số container toàn
cầu, đại diện cho giá cước vận tải container,
sụt giảm gần 70% so với mức đỉnh vào thời
điểm tháng 9/2021.Đây là hệ quả của việc
nhu cầu vận tải biển toàn cầu suy yếu trong
khi thị trường lo ngại hiện tượng dư cung
sẽ gây áp lực lớn lên giá cước vận tải biển
thời gian tới.
Theo Alphaliner, số lượng đơn đóng tàu
mới mới tiếp tục tăng, nâng sản lượng đặt
hàng hiện tại đạt 27,9% tổng công suất thị
trường – mức cao nhất kể từ năm 2012.
Tình trạng dư cung sẽ gây áp lực lên giá
cước vận tải biển trong thời gian tới. KQKD
của hãng tàu có độ trễ nhất định với biến
động của giá cước vận tải biển do các hợp
đồng thuê tàu định hạn thường được ký từ
6-12 tháng. Như vậy, tác động của việc giảm
giá cước vận tải biển sẽ ảnh hưởng rõ rệt
đến KQKD của các hãng vận tải biển Việt
Nam trong giai đoạn 2023-24.
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm
do tàu gây ra (MARPOL) sẽ tiếp tục tác động
tới thị trường vận tải biển trong năm 2023
trong bối cảnh phần lớn đội tàu toàn cầu
hiện chưa đáp ứng được nhu cầu mới về
hàm lượng khí thải.
Tuy nhiên, vẫn có một vài yếu tố hỗ trợ tích
cực triển vọng ngành trong năm 2023. bao
gồm: (1) tình trạng thiếu container đã được
14 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
giải quyết nhờ nguồn cung container bổ
sung trong năm 2022, (2) Trung Quốc đang
mở cửa trở lại, điều này sẽ thúc đẩy hoạt
động thương mại và tiêu dùng toàn cầu,
(3) Trong khi đó, giá dầu Brent trung bình
được dự báo duy trì ở mức khoảng 90 USD/
thùng vào năm 2023, điều này sẽ giúp giảm
chi phí nhiên liệu cho các doanh nghiệp
vận tải biển và thúc đẩy thương mại toàn
cầu.
Trong bối cảnh tương đối phức tạp, khối
Vận tải biển VIMC sẽ duy trì mạng lưới các
khách hàng sẵn có, tìm kiếm và thiết lập
mối quan hệ với các khách hàng lớn tiềm
năng cũng như các nhà xuất nhập khẩu
hàng lớn trong nước.
Tăng cường gặp gỡ khách hàng nhằm đẩy
mạnh việc tìm kiếm các nguồn hàng, chủ
hàng cho đội tàu hàng rời của các DNTV.
Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu
container của VIMC bằng nhiều hình
thức. Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải
container, mở rộng hợp tác phát triển các
tuyến nội Á và quốc tế.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, các
yếu tố ảnh hưởng, biến động để xây dựng
phương án khai thác cho đội tàu hiệu quả
nhất cũng như tối ưu hóa danh mục đội
tàu trong từng thời điểm phù hợp; tiếp tục
đẩy mạnh việc đánh giá thị trường, tìm
kiếm các cơ hội thuê thêm tàu ngoài vào
khai thác; tích cực trao đổi vị trí các tàu để
tối ưu hóa việc chạy ballast, nâng cao hiệu
quả khai thác; linh hoạt các hình thức khai
thác (cho thuê chuyến, thuê định hạn, để
nâng cao hiệu quả khai thác; đối với tàu
container, tìm và nghiên cứu các thị trường
mới như Ấn Độ, Myanmar, Phillipine,
Malaysia, …, tạo ra các sản phẩm mới đa
dạng, đặc trưng và giảm thiểu rủi ro.
GIẢI PHÁP ĐỂ PHỤC HỒI
TĂNG TRƯỞNG CẢNG
BIỂNNĂM 2023
Hệ thống cảng biển của Việt Nam nói
chung và VIMC nói riêng sẽ gặp nhiều bất
lợi do nguồn hàng có nguy cơ suy giảm. Thị
trường sắt thép, dăm gỗ, viên gỗ nén, thức
ăn gia súc dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn
sau một năm bùng nổ do nhiều yếu tố (dịch
bệnh, thiên tai, chiến tranh, chính sách…).
Lạm phát cao dẫn đến giá cả hàng hóa leo
thang, sức tiêu dùng giảm mạnh tại các
nước, số lượng đơn hàng sụt giảm khiến
các nhà máy phải hoạt động cầm chừng,
đóng cửa. Xuất khẩu đã có dấu hiệu chững
lại bắt đầu từ quý 4 –2022. Các dự án điện
Đẩy mạnh công
tác quảng bá
thương hiệu
container của
VIMC bằng
nhiều hình
thức. Nâng cao
hiệu quả hoạt
động vận tải
container, mở
rộng hợp tác
phát triển các
tuyến nội Á và
quốc tế.
15
VIMCMAGAZINEINSIDER26
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
QUẢN TRỊ NHÂN TÀI VIMC
“Tổ chức là do con người quản lý và gây dựng lên. Không
có con người, tổ chức không tồn tại”, một lần nữa nhấn
mạnh vai trò quan trọng của con người trong sự phát
triển của tổ chức. Một doanh nghiệp thành công hay
thất bại trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào yếu
tố công nghệ, nguồn vốn, mà chính là nguồn lực con
người. Đặc biệt trong nền kinh tế trí thức toàn cầu hoá,
sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trở nên khốc liệt
hơn bao giờ hết. Thực tế sự thành công của nhiều doanh
nghiệp đã chứng minh cho nhận định trên. Chính vì
vậy để chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp cần
đầu tư vào nguồn lực con người - một nguồn nhân lực
mạnh và chất lượng. Nguồn nhân lực chất lượng là hội
tụ của những cá nhân xuất sắc- những nhân tài mang
đến thay đổi thần kỳ, tạo sự đột biến cho doanh nghiệp
hoặc những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn đối thủ. Để
có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, các doanh
nghiệp đều có xu hướng xây dựng cho mình chiến lược
để thu hút và phát triển những nhân tài đó.
Giai đoạn 2022-2025 là một dấu mốc Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới
với rất nhiều vận hội và thách thức đan xen, môi trường
cạnh tranh ngày càng gia tăng về chiến lược, thị trường,
công nghệ, nhân lực chất lượng cao và khó khăn đến
từ những yếu kém nội tại của các doanh nghiệp chưa
và chậm được khắc phục. Có thể nói, đây sẽ là giai đoạn
đầy thử thách để Tổng công ty chứng minh được khả
năng bứt phá và vươn lên vị thế đứng đầu của ngành
17
hàng hải Việt Nam. Việc quản trị nguồn nhân lực, tìm
kiếm nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán
bộ cấp cao, cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng
của toàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, phải được
tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học,
chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội
ngũ cán bộ, thu hút nhân tài là đầu tư cho
phát triển lâu dài, bền vững.
Nhân tài là những cá nhân có khả
năng tạo nên sự khác biệt đáng kể cho
tổ chức thông qua việc thể hiện thành
tích hiện tại và tiềm năng vượt trội để phát
triển trong tương lai. Nhân tài là những người
có tiềm năng để chuyển lên một vị trí có trách nhiệm/
độ phức tạp cao hơn trong vòng 03 năm tới.
Thu hút nhân tài là một hoạt động trong quản lý
nhân tài. Trong đó sử dụng các biện pháp phù hợp để
thu hút được những người có kinh nghiệm, kỹ năng
xuất sắc về làm việc ở một vị trí thích hợp trong doanh
nghiệp.
Chính sách thu hút nhân tài là việc xây dựng những
cơ chế, chính sách về lương bổng, đào tạo phát triển,
xây dựng một môi trường làm việc cũng như văn hoá
doanh nghiệp hấp dẫn đáp ứng được những kỳ vọng
của người lao động
MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC
Ngày 04/7/2022, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 294/NQ-HHVN
phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực cấp cao
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2022 – 2025,
định hướng đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu cụ thể
trong công tác quản trị nguồn nhân lực cấp cao của
VIMC:
- Đến năm 2025: (1) Tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hoá, đồng
bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ,
quản trị nhân sự trong toàn Tổng công ty; (2) Đảm bảo
thu nhập cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút và
giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) 100% các
DNTV có và vận hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh,
vị trí công việc và khung năng lực cho từng chức
danh, vị trí; (4) Rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán
bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ
máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; (5) Xây dựng được đội ngũ cán bộ
các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị
trí công việc và khung năng lực theo quy
định; (6) 100% cán bộ quản lý cấp trung
trở lên, người đại diện phần vốn tại doanh
nghiệp, cán bộ dự nguồn/cán bộ quy hoạch phải
kinh qua đào tạo, huấn luyện thực tế để thuần thục
các kỹ năng mềm về lãnh đạo quản lý và quản trị điều
hành doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
- Đến năm 2035: (1) Xây dựng được đội ngũ cán bộ các
cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ
cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách
vững vàng; (2) Xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp, nhất là cấp cao, cấp chiến lược ngang
tầm nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC, TÌM KIẾM
NHÂN TÀI CỦA VIMC TRONG THỜI
GIAN TỚI
Để hiện thực hoá các mục tiêu nói trên, Tổng công ty và
các doanh nghiệp thành viên cần thực hiện 11 nhiệm
vụ trong công tác quản trị nguồn nhân lực như sau:
1. Tuyển chọn, đào tạo và phát triển được đội ngũ
nhân sự kế cận có đức, có tài với số lượng và cơ cấu
hợp lý nhằm tạo nguồn cho các chức danh lãnh
đạo, quản lý các cấp, bảo đảm sự chuyển giao giữa
các thế hệ một cách vững vàng, sẵn sàng đáp ứng
yêu cầu về nhân sự trước mắt và lâu dài của Tổng
công ty.
18 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
2. Khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có. Phát triển lực
lượng cán bộ quản lý, chuyên gia theo tiêu chuẩn
đánh giá khoa học, tiên tiến nhằm nâng cao năng
lực quản lý điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ kế
cận điều hành các cấp.
3. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ,
thực hiện luân chuyển phù hợp.
4. Xây dựng và thực hiện chính sách phát huy tiềm
năng của cán bộ, cơ chế tạo động lực, thu hút, trọng
dụng nhân tài.
5. Phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những
cán bộ xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện, nhất là những cán bộ đã được thử thách,
kinh qua thực tiễn, có triển vọng phát triển. Hàng
năm rà soát và bổ sung vào quy hoạch những cán
bộ có năng lực, triển vọng phát triển.
6. Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh, vị trí công việc; ứng dụng tối
đa công nghệ thông tin, e-learning trong các hoạt
động đào tạo hướng đến văn hóa học tập liên tục,
không ngừng tiếp cận công nghệ và tri thức mới.
7. Cơ cấu, sắp xếp đội ngũ cán bộ theo vị trí công việc,
khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc,
giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ
cấu. Tiếp tục chuẩn hóa quy trình tuyển
dụng, đào tạo, luân chuyển, đánh giá,
bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo
nguyên tắc thị trường, trọng dụng
người tài; đảm bảo thu nhập cạnh
tranh trên thị trường nhằm thu hút
và giữ chân nguồn nhân lực chất
lượng cao.
8. Đẩy mạnh thực hiện luân chuyển, điều
động cán bộ giữ vị trí lãnh đạo ở địa bàn có thị
trường hàng hải cạnh tranh cao; ở lĩnh vực trọng
yếu, nơi triển khai mô hình mới để thử thách, rèn
luyện, nâng cao bản lĩnh, năng lực lãnh đạo toàn
diện cán bộ; đánh giá chính xác nhân sự được quy
hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh cấp chiến lược.
9. Xây dựng cơ chế, đẩy mạnh thu hút, tạo nguồn cán
bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ có
triển vọng và đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện lớp cán bộ kế cận. Chủ động nắm, tuyển
chọn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đối với sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở trong nước và
nước ngoài.
10. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng
cao chất lượng đội ngũ làm công tác cán bộ “trung
thành, trung thực, gương mẫu, trong sáng, tinh
thông” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
11. Xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh tạo
môi trường minh bạch, công bằng tại các đơn vị
thuộc Tổng công ty.
GIẢI PHÁP VÀ HÀNH ĐỘNG
Hiện nay, VIMC đã và đang triển khai các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm kiếm,
thu hút nhân tài:
Một là, chuẩn hóa các quy chế, quy trình quản trị nhân
sự theo hướng tạo động lực, thu hút và giữ chân nguồn
nhân lực chất lượng cao, xây dựng và triển khai theo
hướng “một hệ thống - one system” trong toàn Tổng
công ty.
Hai là, áp dụng hình thức tuyển dụng, thi
tuyển nhằm phát hiện, thu hút, trọng
dụng những người có đức, có tài, phát
huy được phẩm chất, trình độ, năng lực,
kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí
tuệ cho sự phát triển bền vững của Tổng
công ty.
Ba là, xây dựng chính sách quản trị nhân
tài chuẩn bị cho nguồn nhân sự cấp cao (Nguồn
nhân sự kế nhiệm). Các yếu tố xác định nhân tài ‘talent’
theo 3P gồm: (1) Vị trí (Position): Các vị trí trọng yếu/
chủ chốt đối với Tổng công ty, từng DNTV; (2) Hiệu suất
(Performance): nhân sự có thành tích nổi trội so với
các CBNV khác; (3) Tiềm năng (Potential): nhân sự được
đánh giá có tiềm năng phát triển để đảm nhiệm các vị
19
trí quan trọng. VIMC đã kí hợp đồng với đơn vị tư vấn
BC Profestional để triển khai dự án xây dựng hệ thống
quản trị nhân tài trong toàn Tổng công ty. Trong hơn 2
tháng cuối năm, Tổ dự án đã gấp rút thực triển khai các
công việc thuộc giai đoạn 1 của dự án.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Đối với dự án xây dựng hệ thống quản trị nhân tài
VIMC
Trong 02 tháng vừa qua, Tổ dự án xây dựng hệ thống
quản trị nhân tài đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn triển
khai các công việc thuộc giai đoạn 01 của dự án. Hiện
tại, Dự án đang ở module 2 (Xây dựng hệ thống lựa chọn
và đánh giá nhân tài). Tuy nhiên, để dự án thành công,
xây dựng được hệ thống quản trị nhân tài đảm bảo
hiệu quả, chất lượng, Ban Tổ chức nhân sự kính đề nghị
lãnh đạo các Ban chuyên môn, các Doanh nghiệp thuộc
Tổng công ty:
• Dành thời gian tham gia xây dựng hệ thống, đánh
giá nhân sự một các nghiêm túc, công tâm khi theo
yêu cầu chương trình, kế hoạch của dự án.
• Tạo điều kiện về thời gian, công việc để các cán bộ
là thành viên của Tổ dự án và Tổ giúp việc cho Tổ
dự án hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của
Tổ, đồng thời xem xét ghi nhận sự đóng góp của cá
nhân trong hoạt động phát triển chung của Tổng
công ty.
2. Song song với việc xây dựng chính sách phát triển
nguồn nhân lực, quản trị nhân tài, VIMC cần xây dựng
chính sách truyền thông để quảng bá những những yếu
tố hấp dẫn về môi trường làm việc chất lượng, những cơ
hội, lợi ích cạnh tranh, văn hoá doanh nghiệp, chính
sách nhân sự để thu hút nhân tố phù hợp có tài năng,
có tâm huyết gắn bó và cống hiến cho Tổng công ty.
20 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY
HÀNG HÓA, TĂNG SỨC
CẠNH TRANH
CHO DOANH NGHIỆP ĐBSCL
Ngày 29/12, tại Cụm cảng Cần Thơ
(Cảng Cái Cui và Tân Cảng Cái
Cui), Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam (VIMC) và Tổng công ty Tân Cảng Sài
Gòn (TCSG) đã tổ chức “Lễ đón chuyến tàu
Container Tan Cang Foundation vào cụm
cảng Cần Thơ”. Việc tái khởi động tuyến
dịch vụ này nhằm kết nối hàng hóa miền
Tây Nam Bộ – Miền Trung – Miền Bắc, mang
đến giải pháp logistics trọn khâu cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước sau khi
kênh Quan Chánh Bố được thông luồng,
góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sự kiện cũng nhận được sự quan tâm của
Lãnh đạo cơ quan Nhà nước, đến tham dự
có lãnh đạo Bộ GTVT, UBND TP Cần Thơ và
đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành
TP. Cần Thơ. Đại diện lãnh đạo hai nhà khai
thác tuyến dịch vụ là Tổng công ty Tân
Cảng Sài Gòn (TCSG); Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam (VIMC), cùng các phòng ban chức
năng của 2 đơn vị và đông đảo các khách
hàng nội địa, XNK, FWD và đại diện một số
Hãng tàu.
Sự kiện thể hiện sự quyết tâm, tiên phong,
trách nhiệm của VIMC cùng TCSG – 2
doanh nghiệp lớn của Nhà nước trong lĩnh
vực Khai thác cảng, Vận tải biển, dịch vụ
Logistics để đồng hành cùng với TP Cần Thơ
trong việc khơi thông luồng hàng, phát huy
các tiềm năng, lợi thế tự nhiên khi ĐBSCL là
21
Ông Lê Quang
Trung, Phó tổng
giám đốc Tổng
công ty Hàng
hải Việt Nam,
cho biết thay
vì khai thác 1-2
chuyến tàu/
tháng theo dự
kiến, các đơn vị
có liên quan sẽ
nỗ lực để tăng
lên 4 chuyến/
tháng. Điều này
tùy thuộc vào
nhu cầu vận
tải của doanh
nghiệp và nguồn
hàng thương
mại giữa ĐBSCL
và các tỉnh,
thành phố trong
nước.
vựa nông thủy sản lớn nhất cả nước, có hệ
thống đường thủy huyết mạch thông qua
kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn
ra, vào sông Hậu trở thành điểm thu hút
thêm các nhà đầu tư phát triển kinh tế cho
TP Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói
chung.
Cần Thơ được xác định vai trò, vị trí là đô
thị cửa ngõ, trung tâm kinh tế của vùng
ĐBSCL, đầu mối quan trọng về giao thông
vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; Vì vậy,
việc khai thác mở lại tuyến tàu container
nội địa vào cập cụm Cảng Cần Thơ sau khi
Kênh Quan Chánh Bố được thông luồng đã
tạo ra giải pháp dịch vụ logistics trọn gói,
tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí vận
chuyển cho các doanh nghiệp trên địa bàn,
phát huy tiềm năng vận tải xanh đi trực
tiếp từ cụm cảng Cần Thơ kết nối đến các
cảng khu vực miền Đông Nam Bộ, Miền
Trung và Miền Bắc, từ đó phát triển tiếp cận
nguồn hàng đi các tiểu vùng Sông Mê Kông
mở rộng.
Với sự kết hợp tất cả nguồn lực tin cậy sẵn
có giữa hệ sinh thái VIMC và TCSG cùng
những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng
kinh tế của vùng ĐBSCL, cụm cảng Cần Thơ
(Cảng Tân Cảng Cái Cui & Cảng Cái Cui) được
kỳ vọng phát triển thành “chợ” container
và trung tâm Logistics của vùng, qua đó
thu hút các đội tàu trong và ngoài nước
phát triển loại hình dịch vụ vận chuyển
container trực tiếp đi từ các cảng ĐBSCL,
mở ra triển vọng để TP Cần Thơ trở thành
địa điểm gom hàng, tạo ra giải pháp kết
nối chuỗi logistics từ cảng khu vực ĐBSCL
đi cụm cảng khu vực Hồ Chí Minh, Cái Mép
xuất tàu, hướng tới đi thẳng tuyến quốc tế
Nội Á; tiết kiệm được thời gian và đến 40%
chi phí vận chuyển cho khách hàng XNK
trong khu vực.
Tuyến vận tải container đường biển kết nối
với Cụm cảng Cần Thơ đã được khai thác
cùng sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Vận
Tải Biển Tân Cảng (Tan Cang Shipping) và
Công ty Vận tải biển VIMC (VIMC shipping).
Chuyến tàu khởi hành tại Cảng Tân Cảng
128 (Hải Phòng) vào ngày 24/12/2022 và đến
Cảng Cái Cui – VIMC vào ngày 28/12/2022 và
Cảng Tân Cảng Cái Cui vào ngày 29/12/2022.
Tần suất: 2 chuyến/tháng trong giai đoạn
đầu và có thể tăng dần để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Tuyến hành trình:
Hải Phòng – Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà
Tĩnh (Cảng Vũng Áng) – Hải Phòng hoặc
Hải Phòng – Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hải
Phòng. Với việc thiết kế tuyến hành trình
linh hoạt ghé Cảng Vũng Áng, hàng hoá tại
ĐBSCL có thể vận chuyển trực tiếp đi thị
trường Hà Tĩnh và Lào, giúp tối ưu chi phí
và thời gian cho khách hàng so với phương
thức hiện hữu.
Để góp phần duy trì tuyến dịch vụ và hiện
thực các mục tiêu đã đề ra cần có sự chung
tay của các cấp chính quyền, địa phương
và cơ quan hữu quan trong việc tạo điều
kiện và khuyến khích các doanh nghiệp
tại địa phương và khu vực lân cận sử dụng
dịch vụ tại Cảng Cái Cui, Cảng Tân Cảng Cái
Cui, cũng như cụm cảng Cần Thơ, các công
tác kiểm hóa, soi chiếu, chiếu xạ…Bộ Giao
thông vận tải và Cục Hàng Hải Việt Nam
duy trì thường xuyên và mớn nước ổn định
cho tàu biển container có trọng tải lớn vào
luồng hàng hải chính của khu vực.
Việc khai thác mở lại tuyến tàu container
nội địa Cần Thơ từ Hải Phòng/Hà Tĩnh vào
thẳng ĐBSCL/vào cụm cảng Cần Thơ là dấu
22 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
ấn nổi bật cho kết nối liên vùng, tạo tiền đề
cho việc kết nối thẳng ĐBSCL với cụm Cảng
nước sâu Cái Mép và các dịch vụ cho các tàu
Quốc tế tuyến Nội Á, kết nối hàng hóa từ sân
bay Quốc tế Cần Thơ trong tương lai, thúc
đẩy kinh tế ĐBSCL với cả nước và quốc tế,
phát triển trung tâm Logistics vùng ĐBSCL.
MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG
ĐBSCL
Việc khai thác mở lại tuyến tàu container
nội địa Cần Thơ từ Hải Phòng/Hà Tĩnh vào
thẳng ĐBSCL/vào cụm cảng Cần Thơ là dấu
ấn nổi bật cho kết nối liên vùng, tạo tiền đề
kết nối thẳng ĐBSCL với cụm Cảng nước sâu
Cái Mép và các dịch vụ các tàu quốc tế tuyến
Nội Á, kết nối hàng hóa từ sân bay Quốc tế
Cần Thơ trong tương lai, thúc đẩy kinh tế
ĐBSCL với cả nước và quốc tế, phát triển
trung tâm Logistics vùng ĐBSCL.
Nhận định về sự kiện thông luồng Kênh
Quan Chính Bố, ông Nguyễn Văn Thành
- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty
TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành
4 (Phước Thành 4) cho biết, hiện nay lượng
gạo nội địa tương đối lớn việc mở lại tuyến
tàu container nội địa sẽ giúp cho lượng gạo
này lưu thông được thuận lợi hơn, như gạo
đi miền Trung, miền Bắc ngược lại hàng
hóa ở miền Trung, miền Bắc như nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi, gốm sứ, vật liệu xây
dựng, than đá... vận chuyển vào miền Tây dễ
dàng hơn và có chi phí thấp.
Đối với xuất khẩu gạo trước đây khi chưa
thông luồng Kênh Quan Chính Bố chỉ có
tàu 5.000 tấn - 10.000 tấn đi vào nhưng
nay không chỉ tàu container mà cả tàu rời
15.000 tấn cũng vào được giúp giải quyết
chi phí vận chuyển. Hiện nay luồng Quan
Chính Bố vận chuyển hàng nội địa là chính,
còn vận chuyển hàng xuất khẩu sang cảng
trung chuyển Singapore thì vẫn qua cảng
Cát Lái ở TP.HCM.
Hiện nay chi phí logistics hàng xuất
khẩu tuy chưa trở về vị trí thời trước dịch
COVID-19 nhưng cũng đã giảm được 40% -
50% so với thời điểm chi phí logistics căng
thẳng.
Do vậy, khi Kênh Quan Chính Bố thông
luồng sẽ kéo giảm được từ 30% - 40% chi
phí bốc dỡ, giúp các doanh nghiệp kinh
doanh nội địa hưởng lợi nhiều hơn trong
đó có doanh nghiệp kinh doanh gạo nội
địa, vì nếu đưa hàng lên TP.HCM phải chịu
tiền bốc dỡ cao hơn từ hai đến ba lần so
với ĐBSCL, riêng gạo xuất khẩu vẫn phải về
cảng Cát Lái nhưng vẫn có tàu rời ăn hàng
ở cảng Cần Thơ và cảng Mỹ Thới.
Để giảm chi phí logistic cho ĐBSCL chính
phủ và chính quyền địa phương đã mất
nhiều năm tính toán và thời gian gần đây
chính phủ đã nhiều lần họp với Bộ Giao
Thông Vận Tải và các bên liên quan để giải
quyết vấn đề Kênh Quan Chính Bố.
Khi Kênh Quan Chính Bố thông luồng thì
chi phí vận chuyển hàng hóa đến và đi
trong khu vực, nhất là các loại hàng hóa
nặng, như phân bón, vật liệu xây dựng, chất
đốt, thức ăn gia súc, thủy sản... hoặc hàng
cồng kềnh doanh nghiệp sẽ sử dụng tàu
lớn và đi theo sông Hậu về cảng Cần Thơ
hoặc cảng Mỹ Thới những cảng này có khả
năng bốc dỡ hàng tương đối tốt, chi phí bốc
dỡ thấp, ước giảm được từ 20% - 30%.
“Chi phí đầu vào giảm thì chi phí sản xuất
cũng giảm theo giúp người nông dân,
người chăn nuôi được hưởng lợi, không chỉ
vậy mà doanh nghiệp, người tiêu dùng của
tất cả các ngành hàng đều được hưởng lợi.
Đây là tin vui đối với các bà con nông dân
người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất
tất cả đều được hưởng lợi”, Tổng giám đốc
Công ty Phước Thành 4 nói.
Việc khai thác
mở lại tuyến tàu
container nội
địa Cần Thơ từ
Hải Phòng/Hà
Tĩnh vào thẳng
ĐBSCL/vào cụm
cảng Cần Thơ là
dấu ấn nổi bật
cho kết nối liên
vùng, tạo tiền
đề kết nối thẳng
ĐBSCL
23
KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO, CHUYỂN ĐỔI
SỐ VIMC NĂM 2022
10
KHÓA ĐÀO TẠO
4.000
LƯỢT HỌC VIÊN
7
CÔNG CỤ CẢI TIẾN ĐƯỢC
ĐÀO TẠO VÀ TRIỂN KHAI
24 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
“HỆ THỐNG TRẠM
CÂN TỰ ĐỘNG
KHÔNG GIAO NHẬN”
263
CẢI TIẾN
800 TRIỆU
TRIỆU ĐỒNG LÀ SỐ TIỀN TIẾT
KIỆM CHO KHÁCH HÀNG
25
CẢI TIẾN ĐỊNH LƯỢNG
“TRUNG TÂM LẮNG
NGHE Ý KIẾN KHÁCH
HÀNG”
3
SÁNG TẠO
>90 %
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG
25
MỤC TIÊU
NĂM 2023
100 %
CÁC ĐƠN VỊ CÓ SÁNG TẠO
VÀ CẢI TIẾN.
10
SÁNG TẠO ĐƯỢC ÁP DỤNG
ĐẠI TRÀ.
30%
CẢI TIẾN ĐỊNH LƯỢNG
500
CẢI TIẾN ĐƯỢC TRIỂN KHAI.
26 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
SAU 2 NĂM TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ
5/7
CÁC CẢNG CÓ ÁP DỤNG HỆ
THỐNG EPORT.
100 %
CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
BIỂN ÁP DỤNG LỆNH GIAO
HÀNG ĐIỆN TỬ
97 %
DATA CENTER UPTIME VỚI 15
DOANH NGHIỆP DÙNG CHUNG,
500 GIAO DỊCH/NGÀY
70 %
CÁC DTNV DÙNG CHUNG 1 NỀN
TẢNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ
27
GIAI ĐOẠN
2023-2025
MỤC TIÊU CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ
TIẾP TỤC TẬP TRUNG VÀO CÁC
CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT, QUA
ĐÓ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO DOANH
NGHIỆP, CHUYỂN ĐỔI SỐ PHẢI
HIỆU QUẢ HƠN SO VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP KHÁC, CHUYỂN
ĐỔI SỐ PHẢI TẬP TRUNG VÀO
LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG,
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH
NGHIỆP.
Cho ra đời hệ thống Logs Hub, giúp các
DNTV có thể kinh doanh dịch vụ của mình
trên cùng 1 nền tảng số, phát triển nguồn
doanh thu từ môi trường số. Giúp khách
hàng có thể dễ dàng: đặt dịch vụ, tra cứu
trạng thái, lịch trình, hình ảnh hàng hóa
trên cùng một nền tảng được phát triển
bởi VIMC
Triển khai đồng bộ giải pháp quản lý khai
thác mặt hàng Container cho các Cảng,
đặc biệt là các dự án Cảng lớn đang
triển khai
Hoàn thành Bộ quy trình chung được
chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, làm
tiền đề để thực hiện tốt công tác số hóa
các thủ tục và nghiệp vụ tại các doanh
nghiệp.
Tiếp tục triển khai đồng bộ giải pháp
quản trị văn phòng bao gồm tài chính kế
toán, quản trị nhân sự, văn phòng điện tử,
ký số, ... đến toàn thể các doanh nghiệp
trực thuộc
28 WWW.VIMC.CO
VIMCMAGAZINEINSIDER26
Chuyển sang hoạt động theo mô hình
công ty cổ phẩn, Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam sẽ sử dụng nhận diện thương
hiệu mới.
KHÔNG CHỈ LÀ
SỰ THAY ĐỔI BIỂU TƯỢNG
- ĐÓ CÒN LÀ BIỂU TƯỢNG
CỦA SỰ THAY ĐỔI
Logo VIMC bao gồm ba thành phần:
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền
vững đã đặt ra, việc hình thành các chuỗi
cung ứng khép kín sẽ là một trong những
hướng đi cần thiết và tích cực thúc đẩy
đồng đều mọi công ty con trong Tổng
công ty phát triển theo hướng tận dụng
tối đa các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu
phát triển trong tương lai.
Hình biểu tượng
quả địa cầu với ý
nghĩa phát triển
Các đường ngang
và dọc thể hiện
mạng lưới rộng
Mũi tên từ trái
sang phải thể hiện
sự nhanh chóng,
để vươn tầm châu
khắp và một quy
an toàn là mục
lục và thế giới
trình vận chuyển
tiêu hướng đến.
khép kín
VIMC - Vietnam Maritime Corporation là tên thương hiệu mới của
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP. Kết cấu chữ tinh tế, gọn
gàng thể hiện sự hiện đại và sáng tạo mang đến cảm giác an toàn
và thân thiện đối với khách hàng.
29