04.06.2013 Views

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐƯA CƠ GIỚI HÓA - Sở Nông nghiệp & PTNT ...

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐƯA CƠ GIỚI HÓA - Sở Nông nghiệp & PTNT ...

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐƯA CƠ GIỚI HÓA - Sở Nông nghiệp & PTNT ...

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

<strong>MỘT</strong> <strong>SỐ</strong> THÔNG TIN VỀ BỆNH “CHỐI RỖNG”<br />

TRÊN NHÃN - ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CẦN QUAN TÂM.<br />

Thanh Hiền - Trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Long Hồ<br />

Bệnh chổi rồng (witches’broom) được xem là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây nhãn trên thế<br />

giới. Chúng còn được gọi là bệnh đọt chổi, tổ rồng, cùi nhãn, hoa tre, chổi xể, chổi ma…<br />

Trong những năm gần đây, bệnh chổi rồng trên nhãn đã xuất hiện rãi rác từ Miền Đông Nam Bộ đến<br />

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và giờ đây đã thật sự nghiêm trọng, có nguy cơ phát thành dịch bệnh<br />

trên cây nhãn, gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất người dân, trong khi cơ hội vàng về nhãn và chôm<br />

chôm vừa lóe lên ở thị trường Mỹ. Bệnh được được tìm thấy nhiều nơi như ở huyện Định Quán, Tân Phú<br />

thuộc tỉnh Đồng Nai có đến 78-93% vườn bị nhiễm, trong vườn tỷ lệ nhiễm từ 70 – 100%, năng suất giảm<br />

85-99%; ở huyện Tân Thành thuộc Bà Rịa -Vũng Tàu tỷ lệ vườn nhiễm chiếm 30%, có đến 75-95% số cây<br />

trên vườn bị nhiễm, năng suất bị thiệt hại từ 80-98%; huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào năm 2007 chỉ<br />

thấy xuất hiện bệnh chổi rồng rãi rác trên vài cây nhãn Tiêu Da Bò ở 4 xã cù lao nhưng đến nay đã có trên<br />

189 ha vườn nhãn Tiêu Da Bò nhiễm bệnh chổi rồng, có nhiều cây tỷ lệ bệnh lên đến 100% và bệnh ngày<br />

càng có chiều hướng phát mạnh, lây lan rộng.<br />

Triệu chứng: bệnh xuất hiện trên các chồi lá non và ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không<br />

phát triển được và mọc thành chùm, các lá này không lớn lên được và cụm lại như bó chổi, chính vì vậy mà<br />

nó có tên là chổi rồng. Trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu trái rất kém, trái kém<br />

phát triển.<br />

- Quan sát những cây bị nhiễm bệnh cho thấy triệu chứng xảy ra cả trên chồi hoa và chồi lá. Chồi lá và<br />

hoa bị bệnh sẽ không tiếp tục dài ra mà biến dạng, co cụm. Các phân đoạn trên chồi lá, chùm hoa đều<br />

ngắn và nhỏ lại. Nhìn từ xa như dạng một tổ chim, hoặc dạng hoa tre hay dạng cây chổi. Trên nhãn Tiêu<br />

Da Bò, màu của đọt chổi có màu nâu vàng sáng. Cành bị bệnh không tiếp tục phát triển và sẽ dần thoái<br />

hoá, khô và chết đi. Các chồi non mới xuất hiện sau đó ở chồi bị bệnh có hình dạng bình thường hoặc đôi<br />

khi hơi xoăn và biến dạng như bị ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ.<br />

Tác nhân: tác nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Theo báo cáo kết quả các nghiên cứu khác nhau của nhiều<br />

tác gỉa được thực hiện để xác định tác nhân gây hiện tượng chổi rồng cũng còn nhiều ý kiến khác nhau<br />

như: có tác gỉa cho là do virus, có tác gỉa cho là do phytoplasma và bệnh được lan truyền bởi côn trùng<br />

chích hút, một tác gỉa khác chứng minh bệnh do nhện Eriophyes dimocarpi gây ra. Theo kết quả nghiên<br />

cứu gần đây của Viện Cây Ăn Quả miền Nam thì bệnh có liên quan mật thiết với nhện lông nhung. Do đó<br />

việc quản lý tổng hợp nhện lông nhung là giải pháp chủ yếu để quản lý bệnh chổi rồng.<br />

Câu hỏi đặt ra nguyên nhân của hiện tượng chổi rồng là gì? Điều kiện phát triển của bệnh như thế<br />

nào? Biện pháp để quản lý bệnh chổi rồng đang có chiều hướng phát triển mạnh, lây lan rộng và làm thiệt<br />

hại năng suất các vườn trồng nhãn Tiêu Da Bò nhằm giúp các nhà vườn trồng nhãn quản lý dịch bệnh là<br />

một yêu cầu bức thiết.<br />

Biện pháp quản lý bệnh chổi rồng: như trên đã phân tích, do ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính<br />

thức xác định tác nhân gây hại, và dựa vào kết quả nghiên cứu ở nước ngoài kết hợp với một số nghiên<br />

cứu gần đây của Viện Cây Ăn Quả miền Nam, chúng tôi đề nghị những biện pháp quản lý bệnh chổi rồng<br />

trước mắt như sau: Cắt tỉa sâu (50 cm) cành, lá, hoa có triệu chứng bệnh đem tiêu hủy; Cắt tỉa bỏ cành<br />

bệnh và phun nước thường xuyên cũng làm giảm hiện tượng chổi rồng;<br />

Khi cây chuẩn bị ra đọt và trong giai đoạn ra đọt non cần phun ngừa và luân phiên để phòng trừ nhện<br />

bằng các loại thuốc như: Kumulus 80 DF, Ortus 5 SC, dầu SK-Enspray 99 EC...;Không nhân giống từ những<br />

cây đã bị bệnh, tránh vận chuyển cây từ vườn bệnh sang vườn khác; Ghép thay giống nhãn Xuồng trên<br />

giống nhãn Tiêu Da Bò.<br />

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÂY LÚA NĂM 2009<br />

P.KHTH<br />

Theo ước tính của ngành nông <strong>nghiệp</strong> Vĩnh Long, tổng sản lượng lúa trong năm 2009 vào khoảng<br />

918.000 tấn; sản lượng lúa hàng hóa (sau khi cân đối tiêu dùng) trên 555.000 tấn, trong đó lúa chất lượng<br />

thấp (IR 50404, OM 576, Móng chim) chiếm khoảng 30%. Trong vụ Đông Xuân vừa qua, nhờ sự quản lý,<br />

chỉ đạo chặt chẽ của các ngành, các cấp về lịch thời vụ, xuống giống tập trung để né rầy, khuyến cáo nông<br />

dân áp dụng phương pháp canh tác theo 3 giảm-3 tăng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, sử dụng thuốc<br />

bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng các giống lúa có khả năng kháng rầy, cho năng suất chất<br />

lượng cao và các nhóm lúa triển vọng nên năng suất lúa bình quân trên toàn tỉnh đạt 6,33 tấn/ha, tăng<br />

0,02% so vụ Đông Xuân trước. Các huyện đạt năng suất cao như: Bình Tân 6,58 tấn/ha, Tam Bình 6,39<br />

tấn/ha, Trà Ôn 6,38 tấn/ha.<br />

1


Điều đáng phấn khởi là giá lúa Đông Xuân đến thời điểm cuối tháng 4/2009 vẫn giữ ở mức cao (4.200 -<br />

4.500 đ/kg) nhờ nhiều doanh <strong>nghiệp</strong> kinh doanh lương thực đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo. Trong 4<br />

tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh đã xuất khẩu được khoảng 158.000 tấn gạo (với giá 400 USD/tấn), đạt kim<br />

ngạch xuất khẩu 63,2 triệu USD, so cùng kỳ tăng 190% về số lượng và tăng 180% về kim ngạch. Dự kiến<br />

từ đây đến cuối năm toàn tỉnh còn phải xuất khẩu khoảng 150.000-200.000 tấn gạo nhằm góp phần tiêu<br />

thụ lượng lúa hàng hoá.<br />

Với giá thành sản xuất lúa khoảng 2.000 đ/kg (do giá phân bón, thuốc trừ sâu đang ở mức thấp) thì<br />

người nông dân có thể đạt lợi nhuận bình quân 13-15 triệu đồng/ha. Do đó sau khi thu hoạch xong lúa Đông<br />

Xuân, một số nông dân ở Bình Tân, Tam Bình và Vũng Liêm đã tranh thủ rải rơm đốt đồng sạ chay lúa Hè<br />

Thu ngay để thu hoạch lúa sớm nhằm bán được giá cao. Phương pháp canh tác này tuy rút ngắn được thời<br />

gian canh tác giữa hai vụ lúa nhưng dễ làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, giảm độ màu mỡ, từ đó giảm<br />

năng suất và chất lượng, đặc biệt là không cắt đứt được mầm bệnh lưu tồn trong các vụ lúa trước.<br />

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, vụ lúa Hè Thu năm nay ở ĐBSCL phải đối mặt với 4<br />

đợt rầy nâu di trú vào các tháng 4, 5, 6 và 7, trong đó đợt rầy di trú tháng 6 và 7 có thể mật số rất cao,<br />

rầy nâu sẽ hình thành dạng cánh dài và nguồn bệnh luôn tiềm ẩn có thể lây sang những vụ sau. Ông<br />

Nguyễn Hữu Huân, Cục phó Cục BVTV yêu cầu các địa phương nắm chắc diễn biến của rầy nâu trên đồng<br />

để kịp thời tổ chức phun trừ đồng loạt, không để cho rầy có điều kiện tích lũy mật số gây hại và lây lan<br />

bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.<br />

Để đạt năng suất và chất lượng cao trong vụ lúa Hè Thu năm nay, ngành nông <strong>nghiệp</strong> Vĩnh Long tiếp<br />

tục khuyến cáo nông dân không nên đốt đồng sạ chay, thay vào đó là tăng cường áp dụng biện pháp cày<br />

ải, phơi đất trong khoảng thời gian nhất định, ít nhất 3 tuần đến 1 tháng mới gieo sạ lúa Hè Thu để bảo<br />

đảm cắt đứt cầu nối lây lan của dịch hại; bà con nông dân nên xuống giống tập trung theo lịch thời vụ<br />

nhằm né các đợt rầy di trú, sử dụng các giống lúa xác nhận có khả năng kháng sâu rầy và tiếp tục áp dụng<br />

các phương pháp canh tác thích hợp.<br />

Về cơ cấu giống lúa, toàn tỉnh phấn đấu có 80% diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao, trong đó<br />

có 75% diện tích sử dụng giống xác nhận theo hướng nâng cao chất lượng gạo và có khả năng kháng rầy,<br />

chống chịu sâu bệnh, chịu được hạn mặn, hạn chế đổ ngã,... Mỗi địa phương sử dụng 3-5 giống chủ lực<br />

(VND 95-20, OMCS 2000, TNĐB 100, OM 4900, OM 5930, OM 3536, OM 2517,...) và 4-6 giống triển vọng<br />

mới (OM 6073, OM 6162, OM 2395, MTL 392,...) để chuẩn bị thay thế dần; mỗi giống chiếm diện tích không<br />

quá 20% và giống nhiễm rầy nâu không quá 10% diện tích. Trung Tâm Khuyến <strong>Nông</strong> tổ chức hội thảo tuyên<br />

truyền nông dân hạn chế sử dụng giống lúa IR 50404, đảm bảo tỷ lệ IR 50404 không quá 20% trong cơ<br />

cấu giống nhằm giảm áp lực giải quyết đầu ra của lúa bởi theo dự báo là giống lúa IR 50404 rất khó tiêu<br />

thụ trong các vụ tới.<br />

Đến cuối tháng 4/2009, toàn tỉnh đã xuống giống được 63.273 ha lúa Hè Thu, đạt 98,9 % kế hoạch,<br />

nhanh hơn tiến độ gieo sạ của vụ Hè Thu năm trước. Với tiến độ gieo sạ như trên thì chỉ trong khoảng đầu<br />

tháng 5/2009 bà con nông dân sẽ xuống giống dứt điểm vụ Hè Thu năm 2009.<br />

Hiện Chi Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang tích cực triển khai ứng dụng mô hình “cộng đồng sản xuất lúa<br />

theo hướng bền vững”, mô hình “cánh đồng liên kết 4 nhà” ra diện rộng; khuyến cáo nông dân tích cực áp<br />

dụng các phương pháp canh tác: 3 giảm – 3 tăng, 1 phải-5 giảm, bón phân vừa đủ và cân đối giữa đạm,<br />

lân và kali; theo dõi kịp thời xử lý các trường hợp lúa bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ, sử dụng thuốc<br />

bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc).<br />

Để nâng cao chất lượng lúa theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu thì việc áp dụng phương<br />

pháp canh tác tiên tiến là hết sức cần thiết. Trong đó cần phải tính đến giải pháp giãn vụ nhằm từng bước<br />

điều chỉnh sản xuất theo hướng ổn định lâu dài, đảm bảo năng suất và sản lượng. Ngành nông <strong>nghiệp</strong> Vĩnh<br />

Long hiện đã và đang tích cực chuẩn bị các bước hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa Hè Thu 2009 đạt hiệu<br />

quả. Tuy nhiên cần phải làm gì để giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân<br />

là vấn đề thách thức lớn cần được “4 nhà” cùng tập trung tháo gỡ để cả 3 vụ lúa trong năm luôn là những<br />

mùa vụ bội thu.<br />

GHI NHẬN<br />

HỘI CHỢ NÔNG NGHIỆP ĐBSCL VÀ THƯƠNG MẠI<br />

NĂM 2009<br />

Hội chợ <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> ĐBSCL và Thương mại năm 2009 diễn ra từ ngày 18.04.2009 đến ngày 23.4.2009<br />

với chủ đề vì "Một nền nông <strong>nghiệp</strong> bền vững trong Hội nhập và Phát triển" tại khu du lịch Trường<br />

An tỉnh Vĩnh Long do Trung tâm Khuyến <strong>Nông</strong> Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ<br />

2


chức. Đây là hội chợ được tổ chức định kỳ hàng năm theo kế hoạch chỉ đạo của Bộ NN&<strong>PTNT</strong> và kế hoạch<br />

của UBND tỉnh Vĩnh Long. <strong>Sở</strong> <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> và <strong>PTNT</strong> tỉnh Vĩnh Long là đơn vị thường trực Ban tổ chức ( BTC<br />

) hội chợ.<br />

Lễ khai mạc hội chợ được tổ chức vào lúc 20h ngày 18/04/2009 và được Đài PTTH Vĩnh Long truyền<br />

hình trực tiếp trên Đài THVL2, phủ sóng khắp 13 tỉnh ĐBSCL. Ban Tổ chức đã trao 160 phần quà cho nông<br />

dân đến dự lễ khai mạc.<br />

Hội chợ được tổ chức khá qui mô. Có 79 đơn vị, Doanh <strong>nghiệp</strong> và tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia<br />

triển lãm với 200 gian hàng.<br />

Trong thời gian diễn ra hội chợ, Khu triễn lãm đã đón tiếp trên 50.000 lượt khách đến tham quan, mua<br />

sắm và tham dự các hoạt động diễn ra tại hội chợ. So với năm 2008 thì hội chợ lần này tăng hơn lượng<br />

khách khoảng 15-20%.<br />

Điểm qua hội chợ, các ngành hàng tham gia chủ yếu là: <strong>Nông</strong> sản thực phẩm chế biến; giống cây<br />

trồng, vật nuôi; thành tựu ứng dụng công nghệ trong sản xuất; vật tư nông <strong>nghiệp</strong>; hàng công <strong>nghiệp</strong><br />

phục vụ sản xuất nông <strong>nghiệp</strong>, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ nông <strong>nghiệp</strong> v.v…<br />

Ngoài triễn lãm, hội chợ còn có các hoạt động thiết thực như:<br />

Chương trình “Tư vấn kỹ thuật <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong>”, “BS cây trồng do Trung tâm Khuyến nông – khuyến<br />

ngư, BS Viện Nghiên cứu CAQ Miền Nam, cán bộ kỹ thuật ngành nông <strong>nghiệp</strong>.<br />

- Các hoạt động xúc tiến thương mại: trưng bày, mua bán sản phẩm giống cây trồng, vật tư thiết bị<br />

(30 loại giống cây ăn quả, 20 giống luá, nhiều giống rau, hoa kiểng và cá, rắn, máy xới, phân bón sinh<br />

học, thuốc thuỷ sản và thuốc BVTV..). Hàng ngày, số lượng cây giống bán ra rất nhiều (hàng trăm ngàn<br />

cây các loại), đặc biệt có nhiều giống được tiêu thụ rất mạnh như xoài xanh Đài Loan, xoài cát Hòa Lộc,<br />

xoài cát chu, mít nghệ và dừa giống.<br />

- Các hội thi diễn ra tại hội chợ:<br />

+ Hội thi “ Trái ngon – An toàn” với sự tham gia của 286 mẫu trái với 8 chủng loại (cam, bưởi, xoài,<br />

sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít và những trái ngon, đẹp lạ từ 8 tỉnh ĐBSCL<br />

+ Hội thi “Thanh niên giỏi nghề nông”. Tham dự hội thi có 7 đội từ lực lượng thanh niên và nông dân<br />

với thành phần nòng cốt tỉnh Vĩnh long. Kết quả đạt : 3 giải đồng đội (nhất, nhì, ba) và 3 giải tiểu phẩm<br />

(nhất, nhì, ba).<br />

* Các Hội thảo gồm có 4 cuộc (3 hội thảo và 1 hội nghị) do Cục HTX, Cục Trồng trọt, Trung tâm<br />

Khuyến nông – khuyến ngư Quốc gia phối hợp với sự tham gia của (555 đại biểu là nông dân, cán bộ kỹ<br />

thuật , Viện, Trường)<br />

+ Lễ hội: "Tuyên dương mô hình sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> tiên tiến ĐBSCL năm 2009"; Lễ Trao chứng<br />

nhận địa chỉ xanh và Địa chỉ vàng năm 2009"; Lễ trao Thúng lúa nghĩa tình và Giống cây trồng mới cho<br />

nông dân sản xuất giỏi ĐBSCL"<br />

- Hội nghị đã tuyên dương 27 Mô hình sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> tiên tiến ĐBSCL năm 2009 của 9 tỉnh<br />

(Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Hậu Giang) gồm<br />

09 tập thể và 18 cá nhân.<br />

- Lễ trao chứng nhận địa chỉ xanh năm 2009 cho 61 đơn vị, cá nhân vùng ĐBSCL sản xuất kinh doanh<br />

giống lúa và giống CAT đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm giới thiệu đến nông dân những địa chỉ tin cậy<br />

trong mua bán giống phục vụ sản xuất<br />

Đặc biệt trong hội chợ lần nầy, BTC đã trao tặng 19 địa chỉ vàng trên giống lúa và giống cây ăn qủa<br />

cho 5 tỉnh Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang và Vĩnh Long. Tổng số đơn vị, cá nhân được đề cử: 19,<br />

trong đó có 8 tập thể và 11 hộ sản xuất cá thể.<br />

Ban Tổ chức còn tiếp nhận 4.600 kg lúa giống chất lượng cao và hơn 2.000 giống CAQ từ Viện Nghiên<br />

cứu Phát triển ĐBSCL, DNTN Quốc Trinh ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, TPVL và nhiều cơ sở đạt địa chỉ<br />

xanh năm 2008 trao tặng. Qua đề nghị của 13 tỉnh ĐBSCL. Ban Tổ chức đã trao tặng 69 suất (6 tỉnh: Hậu<br />

Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre nhận thúng lúa giống nghĩa tình; 5 tỉnh: Hậu<br />

giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Long An, Vĩnh Long nhận giống cây trồng mới.<br />

Ngoài ra, còn có hội thảo Phát triển chăn nuôi trong hội nhập, Hội thảo mô hình tổ chức chợ nông<br />

thôn, Hội thảo chiến lược ngành hàng nông – lâm- thủy sản hướng đến xuất khẩu.<br />

Ngoài các hoạt động về chuyên môn nói trên, tại hội chợ còn diễn ra nhiều hoạt động: đốt pháo hoa<br />

nghệ thuật, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn nghệ diễn ra hàng đêm để tăng sôi động và hấp hấp<br />

dẫn cho hội chợ.<br />

Thanh Ngọc<br />

HỘI THI TRÁI CÂY NGON AN TOÀN<br />

3


ĐBSCL LẦN THỨ VI<br />

Hội thi trái ngon-an toàn ĐBSCL lần thứ 7 diễn ra từ ngày 18/4/2009-23/4/2009. Hội thi thu hút hàng<br />

trăm nhà vườn tham gia dự giải. Ban tổ chức đã tiếp nhận 286 mẫu trái cây của các chủng loại: xoài,<br />

chôm chôm, sầu riêng, cam, nhãn, bưởi, mít, mận) từ các tỉnh ĐBSCL. Sau khi phân tích, chấm điểm và<br />

kiểm tra vườn gốc, ban giám khảo đã chọn được 21 mẫu đạt giải gồm: 2 giải nhất, 13 giải nhì và hai giải<br />

trưng bày. Trong đó Vĩnh Long đạt 01 giải nhất về chủng loại Mít nghệ của nhà vườn Nguyễn Minh Thương<br />

ở Hoà Ninh, Long Hồ và 3 giải nhì. Đồng Tháp 01 giải nhất, và 5 giải nhì .Bến Tre 01 giải nhì. Tiền Giang<br />

03 giải nhì. Bên cạnh đó Ban giám khảo còn chọn ra 2 giải trưng bày sản phẩm ngon đẹp lạ, đó là giống<br />

mận Tam Hoa ở Tiền Giang và giống dứa Cayen ở Vĩnh Long. Tất cả các mẫu trái cây đạt giải đều đảm<br />

bảo an toàn thuốc bảo vệ thực vật và đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.<br />

Ngọc Yến<br />

HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC NGÀNH HÀNG<br />

NÔNG - LÂM - THỦY SẢN HƯỚNG ĐẾN XUẤT KHẨU<br />

VM<br />

Sáng ngày 22/4, <strong>Sở</strong> NN&<strong>PTNT</strong> tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược<br />

Phát triển <strong>Nông</strong> ngiệp <strong>Nông</strong> thôn và Dự án Thông tin Thị trường <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> Việt Nam, tổ<br />

chức cuộc Hội thảo Chiến lược Ngành hàng <strong>Nông</strong> - Lâm - Thủy sản hướng đến xuất khẩu.<br />

Đến dự Hội thảo có Ông Trương Văn Sáu Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Ông Mai Thành Phụng,<br />

Ông Vũ Viết Sơn (TT Khuyến <strong>Nông</strong> Khuyến Ngư Quốc Gia Phía Nam), các chuyên gia nghiên cứu thị trường<br />

của Viện Chính Sách Chiến Lượt phát triển <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> - <strong>Nông</strong> thôn cơ sở Phía nam, đại diện ban ngành,<br />

công ty doanh <strong>nghiệp</strong>, HTX sản xuất và nông dân trong và ngoài tỉnh. Tại Hội thảo, giới chuyên gia trình<br />

bày các tham luận xoay quanh các chủ đề nóng bỏng mà bà con nông dân cũng như các doanh <strong>nghiệp</strong> ở<br />

vùng ĐBSCL đang quan tâm. Cụ thể như thị trường rau quả Việt Nam; xu hướng phát triển thị trường lúa<br />

gạo; thủy sản Việt Nam - thách thức và triển vọng; Thương mại <strong>Nông</strong> - Lâm - Thủy sản Việt Nam năm<br />

2008 và triển vọng năm 2009.<br />

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> <strong>Nông</strong> thôn, lúa gạo hiện được xem là<br />

ngành hàng chiến lược của vùng ĐBSCL, chiếm đến 52% sản lượng lúa cả nước, sản lượng gạo xuất khẩu<br />

đạt trên 90%. Bên cạnh, diện tích gieo trồng giảm nhưng nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản<br />

xuất nên thời gian qua sản lượng lúa, gạo hàng năm vẫn tăng nhờ tăng năng suất và hệ số quay vòng.<br />

Bình quân mỗi năm năng suất lúa tăng đến 2,8%. Năm 2008, ngoài gạo ra, thủy sản Việt Nam cũng có<br />

triển vọng khá lớn về xuất khẩu ở các thị trường EU, Nhật, Mỹ và Châu Á. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu<br />

thủy sản ở ĐBSCL đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.<br />

Riêng về rau quả Việt Nam, giới chuyên gia cùng các nhà khoa học xác định đây là mặt hàng thiết yếu, tuy<br />

giá cả tăng nhưng mọi người vẫn phải mua dùng. Theo một số thông tin cho biết, hiện nay phần lớn người<br />

tiêu dùng ở các thành phố, thường chọn những sản phẩm tươi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy,<br />

người sản xuất muốn tiêu thụ dễ sản phẩm, trước hết cần phải quan tâm đến yếu tố chất lượng và an<br />

toàn.<br />

Tại hội thảo, Ông Phan Nhựt Ái giám đốc <strong>Sở</strong> NN& <strong>PTNT</strong> Vĩnh Long giới thiệu về vùng sản xuất rau, an<br />

toàn theo tiêu chuẩn GAP của tỉnh và có đề xuất với chuyên gia nghiên cứu thị trường Việt Nam hỗ trợ<br />

thông tin ngành hàng rau quả để phát triển bền vững vùng sản xuất tập trung có tiềm năng tiêu thụ. Các<br />

nhà khoa học, cán bộ quản lý, <strong>Sở</strong> NN&<strong>PTNT</strong> với các doanh <strong>nghiệp</strong> và bà con nông dân còn đưa ra nhiều<br />

vấn đề tranh luận xoay quanh các chủ đề về dự báo thị trường, xuất khẩu gạo, sản xuất, tiêu thụ hàng<br />

nông - lâm - thủy sản, tìm đầu ra xuất khẩu cho sản phẩm hàng rau quả ở khu vực ĐBSCL trong thời gian<br />

tới.<br />

Mục Lục<br />

4


DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA THÁNG 05 NĂM 2009<br />

Nguyễn Đức Thịnh – Chi Cục BVTV Vĩnh Long<br />

Tính đến đầu tháng 5/2009, trong tỉnh Vĩnh Long phần lớn diện tích lúa Hè Thu 2009 tập trung giai<br />

đoạn mạ, đẻ nhánh và một số ít diện tích đang giai đoạn đòng trổ.<br />

Về Sâu hại: gồm các loại đáng chú ý như sau: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié…đối tượng gây hại<br />

nguy hiểm nhất là rầy nâu.<br />

1. Rầy nâu: diện tích nhiễm rầy nâu trong kỳ là 2.168 ha (tăng 583 ha so với kỳ trước). Rầy nâu ngoài<br />

đồng phổ biến từ tuổi 3- 4-5, gây hại với mật số thấp, trung bình 200-420 con/m 2 , nơi cao 700 con/m 2 chủ<br />

yếu trên trà lúa đẻ nhánh đến đòng trổ tại hầu hết các huyện.<br />

Những ngày đầu của tháng 5 dl, lượng rầy nâu vào đèn với số lượng rất nhiều, cao điểm nhất vào đêm<br />

3/5/2009. Dự đoán khoảng trung tuần tháng 5 dl sẽ có lứa rầy cám xuất hiện trên đồng gây hại trên các<br />

trà lúa Hè Thu.<br />

- Biện pháp quản lý: cần theo dõi tình hình rầy nâu di trú trên các thông tin đại chúng để có những<br />

biện pháp xử lý kịp thời. Nhất là những vùng chuẩn bị xuống giống ở một số xã thuộc huyện Vũng Liêm...;<br />

Đối với các khu vực đã xuống giống nên có biện pháp che chắn thích hợp khi cây lúa còn non dưới 20 ngày<br />

sau khi sạ nhằm hạn chế rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; Biện pháp sử dụng giống lúa kháng<br />

rầy: khi trồng các giống lúa kháng rầy, cần phải xác định đặc tính giống, chất lượng lúa gạo có phù hợp với<br />

địa phương hay không ? nên ứng dụng tốt kỹ thuật canh tác lúa theo chương trình “3 giảm, 3 tăng”; Thăm<br />

đồng thường xuyên phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu;<br />

Các cán bộ KT, các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ mật số rầy nâu tại<br />

chổ trên các trà lúa, diễn biến rầy nâu di trú, lượng rầy vào đèn (bẫy đèn) cũng như mức độ rầy mang<br />

mầm bệnh nhằm có những khuyến cáo kịp thời giúp nông dân phòng trị đạt hiệu quả.<br />

- Đối với rầy nâu di trú: ngoài biện pháp dùng nước che chắn thân lúa, có thể phối hợp phun thuốc trừ<br />

rầy nâu khi thấy xuất hiện rầy di trú trên thửa ruộng của mình bằng các loại thuốc tiêu diệt nhanh như<br />

nhóm Fenobucarb (Bassa, Bascide…), nhóm Etofenprox (Trebon...)<br />

- Đối với rầy nâu tại chỗ: khi phát hiện rầy nâu nở rộ trên 3 con/tép có thể xử lý thuốc trừ rầy, rầy tuổi<br />

nhỏ nên sử dụng nhóm thuốc chống lột xác để phòng trị như: Butyl, Applaud,...có thể phối hợp vớc các loại<br />

thuốc tiêu diệt nhanh nêu trên.<br />

- Khi cần xử lý thuốc BVTV nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật, không nên xử lý thuốc tùy tiện, nhất<br />

là không phun ngừa, phun định kỳ.<br />

Phải đảm bảo đủ lượng nước pha thuốc, phun tập trung vào nơi rầy trú ẩn (tuân thủ nghiêm ngặt<br />

nguyên tắc 4 đúng).<br />

2. Sâu cuốn lá nhỏ (SCLN): trong kỳ diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 5.213 ha, tăng 2.700 ha so<br />

với kỳ trước. Sâu CLN gây hại với mật số trung bình 3-13 con/m 2 , nơi có mật số sâu CLN cao đến 25<br />

con/m 2 , gây hại phổ biến trên trà lúa đẻ nhánh-đòng trỗ.<br />

Dự đoán khoảng trung tuần đến cuối tháng 5dl sẽ có một lứa sâu non xuất hiện gây hại trên các trà lúa<br />

vụ Hè Thu (đáng chú ý là trà lúa đòng trỗ).<br />

Biện pháp quản lý: bón phân cân đối NPK (tránh bón thừa đạm). Có thể cung cấp các chất đa, trung<br />

vi lượng cần thiết giúp cho cây lúa tăng tính chống chịu với đối tượng này, như chất Silic...; Sử dụng thuốc<br />

BVTV khi thật cần thiết, quan trọng nhất đối với cây lúa ở giai đoạn làm đòng đến trỗ; Có thể sử dụng các<br />

loại thuốc trừ sâu sinh học như nhóm Abamectin (khi sử dụng nhóm này cần phối hợp thêm thuốc trừ sâu<br />

có tác dụng ức chế sinh trưởng), nhóm Emamectin...<br />

Về bệnh hại: điều kiện thời tiết trong thời gian qua khá thuận lợi cho nhiều loại bệnh hại xuất hiện và<br />

lây lan trên diện rộng. Phổ biến gồm các loại bệnh hại như bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh đốm<br />

vằn, ...<br />

3. Bệnh cháy lá (đạo ôn): trong kỳ diện tích nhiễm bệnh đạo ôn là 2.260 ha (chủ yếu là đạo ôn lá),<br />

tăng 1.857 ha so với kỳ trước. Bệnh gây hại với tỷ lệ nhẹ 5-9% trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ.<br />

Bệnh đạo ôn có khả năng gây hại trong suốt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đáng chú<br />

ý nhất là giai đoạn đòng trỗ (gây bệnh thối cổ bông) và bệnh có thể gây thất thu. Dự đoán trong tháng 5<br />

dl, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục gây hại gia tăng về diện tích cũng như tỷ lệ bệnh trên các trà lúa Hè Thu.<br />

Biện pháp quản lý: cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.<br />

Khi phát hiện bệnh nên giữ nước tránh để ruộng bị khô hạn, ngưng bón các loại phân chứa đạm cao<br />

(nhất là phân Urea), bón thêm phân kali… Có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như: Beam,<br />

Flash, Lúa Vàng, Filia, Tilred super… cần phun thuốc 2 lần khi áp lực bệnh cao.<br />

4. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL): ở thời điểm cuối tháng 4, không còn diện tích lúa bị nhiễm<br />

bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên đồng. Tuy nhiên, nguồn bệnh vẫn còn lưu tồn (chủ yếu trong cơ thể rầy<br />

5


nâu, nhất là rầy di trú). Do đó không được chủ quan, cần tập trung quản lý tốt nguồn rầy tại chổ, cảnh<br />

giác nguồn rầy di trú vì nguy cơ lan truyền vi rút vàng lùn-lùn xoắn lá vẫn có thể xảy ra cao.<br />

<strong>MỘT</strong> <strong>SỐ</strong> <strong>LƯU</strong> <strong>Ý</strong> <strong>KHI</strong> <strong>ĐƯA</strong> <strong>CƠ</strong> <strong>GIỚI</strong> <strong>HÓA</strong><br />

THU HOẠCH LÚA TRONG VỤ HÈ THU.<br />

Văn Trạng TTKN<br />

Thời gian gần đây, tỉnh Vĩnh Long đã có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho nông dân vay, để mua sắm<br />

máy phục vụ sản xuất nông <strong>nghiệp</strong>, trong đó có hỗ trợ vốn mua sắm máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên<br />

hợp…Nó đã góp phần giải quyết công lao động trong khâu thu hoạch lúa (cắt, bó, gom, suốt, sấy…)nhất là<br />

trong thời vụ thu hoạch tập trung hiện nay. Hơn nữa, công lao động trẻ hiện nay tập trung nhiều ở các khu<br />

công <strong>nghiệp</strong> nên lúc thu hoạch lúa gặp rất khó khăn, hoặc gặp thời tiết mưa bão kéo dài…Vì vậy trong<br />

khâu thu hoạch lúa vụ hè thu phải cần thực hiện đến cơ giới là điều tất yếu.<br />

Trong vụ Hè thu, khâu thu hoạch thường gặp mưa gió làm lúa bị đổ ngã, đất đai bị ngập nước, lầy lội,<br />

máy hoạt động trên đồng ruộng bị hạn chế. Khâu phơi lúa gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm ảnh hưởng đến<br />

phẩm chất hạt gạo sau này. Để khắc phục một số vấn đề nêu trên, tạo điều kiện cho thu hoạch bằng máy<br />

dễ hơn, người nông dân cần phải thực hiện các vấn đề sau đây:<br />

1. Cày ải phơi đất: sau khi thu hoạch lúa đông xuân, phải cày ải phơi đất cho rễ lúa phát triển sâu hơn,<br />

hạn chế một phần cây lúa đổ ngã. Có cày ải sẽ tạo lớp đế cày cứng từ đó máy móc có điều kiện hoạt<br />

động tốt nên hạn chế lầy lội.<br />

2. Chọn giống: nên chọn những giống cứng cây, hạn chế độ ngã tạo điều kiện thu hoạch bằng máy tốt<br />

hơn. Khi chọn giống nên biết được đặc tính giống mà mình định sản xuất là giống gì trong vụ hè thu: có<br />

thể hỏi nơi sản xuất; trạm, trại sản xuất; cơ quan chuyên môn để biết giống có đặt tính thích hợp trong vụ<br />

hè thu chọn để sản xuất đạt hiệu quả và có thể thu hoạch bằng cơ giới tốt.<br />

3. Về thủy lợi: phải tu chỉnh lại bờ vùng, bờ thửa, làm thủy lợi nội đồng…để chủ động được nguồn<br />

nước tưới cũng như thoát nước. Muốn thu hoạch bằng cơ giới trước tiên phải rút nước trước khi thu hoạch<br />

ít nhất là 10 ngày, để cho mặt được khô ráo và cứng, tạo điều kiện cho máy hoạt động dễ dàng mà khộng<br />

bị lầy lún ; có kênh mương thoát nước kịp thời khi có mưa lớn nếu không việc thu hoạch cơ giới gặp khó<br />

khăn do bị lầy lún máy hoạt động hạn chế .<br />

4. Bón phân cân đối: phải bón phân theo yêu cầu của cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật, sản xuất<br />

theo hướng 3 giảm, 3 tăng, bón phân theo bảng so màu lá, tránh bón quá thừa đạm làm cây lúa vươn dài,<br />

yếu, đổ ngã nhiều hơn.<br />

5. Thu hoạch và phơi sấy: phải thu hoạch lúa đúng độ chín, nếu quá chín thì khi thu hoạch hạt lúa sẽ<br />

bị rơi rụng nhiều làm tăng tỉ lệ hao hụt. Quan sát khi số hạt trên bông chín vàng khoảng 80% là thu hoạch<br />

được, hay theo thời gian sinh trưởng của giống lúa theo từng thời vụ mà có thể thu hoạch sớm hơn.<br />

Khuyến cáo: đối với hộ có đất từ 1 ha trở lên nên đem lúa đi sấy là tốt nhất, nếu không sau thu hoạch<br />

lượng lúa quá nhiều không phơi kịp thời, sẽ làm giảm chất lượng của hạt thóc khi gặp trời mưa bão kéo<br />

dài. Trên đây là một số vấn đề chính mà người nông dân cần chú ý để thu hoạch bằng máy đạt hiệu quả<br />

và giảm bớt đầu vào cho sản xuất.<br />

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO TỈ LỆ <strong>SỐ</strong>NG<br />

<strong>KHI</strong> NUÔI CÁ TRA<br />

Th.s Phạm Thị Thu Hồng – CCTS<br />

Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế đã được phát triển nuôi với tốc độ nhanh tại các<br />

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông <strong>nghiệp</strong>, nông thôn và<br />

ngày càng trở thành đối tượng chủ lực cho xuất khẩu. Tiềm năng phát triển loài cá này ở khu vục còn rất<br />

lớn, nhưng trong thời gian gần đây nghề nuôi đối tượng này đã bộc lộ nhiều yếu tố phát triển kém bền<br />

vững. Hầu hết người dân nuôi cá tự phát, nuôi với mật độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ<br />

tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm,<br />

dịch bệnh phát sinh, dẫn đến hiệu quả sản xuất ngày càng giảm. Nguy cơ rủi ro thua lỗ ngày càng cao đã<br />

khiến cho nghề nuôi đang có dấu hiệu phát triển “chựng” lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế- xã<br />

hội mà đối tượng này đã từng mang lại trong nhiều năm qua.<br />

Qua các đợt khảo sát trong vài năm gần đây về tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá tra ở các tỉnh thuộc<br />

khu vực ĐBSCL của Trung tâm Quan trắc Môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản – Viện Nghiên cứu<br />

NTTS II - cho thấy các bệnh thường xảy ra và gây thiệt hại cho nghề nuôi là bệnh gan, thận có mủ (đây là<br />

một trong các tác nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, đặc biệt giai đoạn cá giống và cá nuôi thương<br />

6


phẩm dưới 3 tháng tuổi) với tần suất xuất hiện cao (52,8%), kế đến là bệnh xuất huyết (42,5%), phù đầu,<br />

phù mắt (20,7%), vàng da và thân (21,6%). Riêng bệnh gan, thận có mủ (đốm trắng trên gan, thận) thì<br />

An Giang chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 66,7%, kế đến là Cần Thơ: 54,89%,Vĩnh Long 53,8%, Đồng Tháp 36%.<br />

Bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9 vào mùa nước xoay ở ĐBSCL, đỉnh điểm rơi vào tháng 9-10;<br />

đặc biệt bệnh xuất hiện không phụ thuộc vào mùa vụ thả giống hay lứa tuổi cá.<br />

Thực tế, qua theo dõi của cơ quan chuyên môn trong thời gian gần đây thì chất lượng con giống thả<br />

nuôi không ổn định làm tỉ lệ hao hụt cao, mức độ xảy ra bệnh gia tăng dẫn đến năng suất nuôi thấp và làm<br />

giảm hiệu quả nuôi nhiều hơn so với các năm trước đây, đã đẩy nguy cơ rủi ro thua lỗ lên cao, nhất là<br />

trong thời điểm giá cá không ổn định như hiện nay. Một số biện pháp kỹ thuật cần được áp dụng sau đây<br />

sẽ giúp người nuôi giảm chi phí sản xuất thông qua việc nâng cao tỉ lệ sống cá nuôi, hạn chế dịch bệnh<br />

(giảm chi phí thuốc và hóa chất) và cải thiện chất lượng sản phẩm.<br />

1. Chọn giống tốt: Chất lượng con giống nói chung và của cá tra nói riêng là một thành tố rất quan<br />

trong, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi. Những lúc nhu cầu cá giống tăng đột biến<br />

như hiện nay làm cho giá con giống lên cao, đã khiến cho người sản xuất giống chạy theo lợi nhuận, cho<br />

cá đẻ nhiều lần trong năm, sử dụng số lượng cá bố mẹ hạn chế, không bảo đảm yêu cầu chất luợng, thậm<br />

chí cùng một lứa trong cùng một trại để sản xuất giống dẫn đến hiện tượng cận huyết, chất lượng giống<br />

kém, sức đề kháng yếu. Hậu quả là tỉ lệ chết trong ương, nuôi khá cao so với trước đây: từ cá bột lên cá<br />

hương, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%, từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40-50%. Do đó, người nuôi<br />

nên chọn nơi cung cấp giống có uy tín, yêu cầu lô giống xuất bán phải có chứng nhận chất lượng và kiểm<br />

dịch của cơ quan chức năng.<br />

2. Nuôi mật độ vừa phải: Đây là biện pháp kỹ thuật rất cơ bản có ý nghĩa quyết định rất lớn đến<br />

hiệu quả nuôi nhưng không phải người nuôi nào cũng áp dụng. Trước nay người nuôi luôn cho rằng gia<br />

tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng sản lượng nuôi thông qua số lượng cá thả nên thường nuôi rất dày (50-<br />

70con/m 2 ) mà chưa hiểu hết được cơ chế dẫn đến hao hụt nhiều khi áp dụng kỹ thuật này.<br />

+ Trong không gian sống chật hẹp, cá nuôi luôn ở trong tình trạng stress liên tục mà đó là nhân tố tác<br />

động đến sự bộc phát bệnh và gây chết cá.<br />

+ Cạnh tranh không gian sống dẫn đến hiện tượng thiếu oxy làm cho cá phải trồi lên mặt nước đớp<br />

khí liên tục để lấy oxy và sự vận động liên tục làm tiêu hao năng lượng, sức khỏe giảm sút, đây là cơ hội<br />

thuận lợi cho ngoại ký sinh xâm nhập ở mang cá.<br />

+ Mật độ cá trong ao dày sẽ làm tăng lượng mùn bã hữu cơ do thức ăn dư thừa và chất thải của cá từ<br />

đó làm nước luôn trong tình trạng giàu dinh dưỡng. Khí NH3, tiêu hao oxy hóa học (COD), tiêu hao oxy sinh<br />

học (BOD) cao và oxy luôn thấp nên người nuôi phải thay nước liên tục để loại bớt độc chất, tăng oxy và<br />

qua đó góp phần đưa mầm bệnh và nguồn nước xấu từ ngoài vào ao nuôi. Trong khi đó, đa số cơ sở nuôi<br />

hiện nay đều lấy nước trực tiếp ngoài sông không qua xử lý nên nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi và nguy<br />

cơ lây lan dịch bệnh xảy ra rất cao là điều tất yếu! Lúc ấy hiệu quả điều trị bệnh cho cá trong ao nuôi mật<br />

độ cao thường rất thấp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm (màu sắc thịt cá và tồn lưu dư lượng<br />

hóa chất và kháng sinh) dẫn đến chi phí sản xuất cao mà giá bán lại thấp.<br />

Do đó việc quyết định nuôi mật độ vừa phải ( 25 – 35 con/m 2 ) sẽ là lựa chọn hợp lý mang tính khoa<br />

học nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nuôi mà người nuôi nên<br />

mạnh dạn áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất.<br />

3. Quản lý chất lượng nước môi trường nuôi tốt: Nguồn nước nuôi cá tra có dấu hiệu ô nhiễm<br />

cao có thể là do nước thải các khu công <strong>nghiệp</strong> chưa qua xử lý (chứa nhiều hóa chất độc và kim loại nặng)<br />

đã thải trực tiếp ra sông rạch; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ ruộng, vườn chảy ra sông rạch sau<br />

những trận mưa; nước thải, bùn đáy ao thải trực tiếp từ các ao nuôi thủy sản và nước sinh hoạt từ các khu<br />

dân cư không được xử lý ra môi trường chung cũng góp phần làm nước sông ô nhiễm hữu cơ tăng cao,<br />

dẫn đến hàm lượng oxy trong nước giảm, các khí CO2, H2S… tăng lên. Mọi biến động các yếu tố thủy, lý<br />

hóa đều có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cá, chất lượng nước môi trường nuôi ảnh<br />

hưởng rất lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi nên việc tăng cường tạo môi trường phù<br />

hợp với cá là hết sức cần thiết thông qua việc:<br />

+ Duy trì các yếu tố nhiệt độ từ 26 – 30 0 C ; pH 7,0 – 8,0; Oxy hoà tan ≥ 3 mg/lít.Vào mùa mưa cần<br />

rải vôi xung quanh bờ ao, đặc biệt là những vùng đất nhiều phèn để hạn chế sự biến động của pH. Trong<br />

trường hợp các chỉ tiêu môi trường nước vượt quá giới hạn cho phép thì sử dụng các hoá chất, chế phẩm<br />

sinh học phù hợp để điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu đó về ngưỡng phù hợp với cá<br />

+ Thường xuyên vớt thức ăn dư thừa ra khỏi ao và xử lý phù hợp tránh ô nhiễm nước + Từ tháng thứ<br />

3, hút bùn đáy định kỳ (1-2 tháng/lần). Kiểm soát mật độ tảo (thay nước, dùng hoá chất diệt bớt tảo, …);<br />

dùng chế phẩm sinh học xử lý để ổn định chất lượng nước và ức chế tác nhân gây bệnh trong ao.<br />

7


+ Kiểm soát nước thải, chất thải tốt sẽ hạn chế sự lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường (đất,<br />

nước, không khí) xung quanh nên người nuôi nên giảm thiểu thay nước thông qua việc duy trì tốt chất<br />

lượng nước nuôi (lắng, lọc và xử lý nước cấp; kiểm soát tảo; kiểm soát thức ăn dư; kiểm soát bùn đáy) và<br />

hạn chế việc thải các chất thải và bùn thải ra nguồn nước chung thông qua việc tập hợp bùn thải từ ao<br />

nuôi vào khu chứa (ao lắng, vườn cây, …) tập hợp chất thải sinh hoạt, chất thải của động vật gây hại để xử<br />

lý theo quy định của luật môi trường. Các hộ nuôi nên có kế hoạch xây dựng ao lắng và ao xử lý nước<br />

thải, từng bước áp dụng các quy trình kỹ thuật mới (SQF, GAP…).<br />

Trong quá trình nuôi cá tra, ngoài việc giảm giá thành sản xuất thông qua việc quản lý thức ăn tốt thì<br />

việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, mật độ thả nuôi vừa phải và<br />

quản lý môi trường nuôi tốt sẽ làm giảm chi phí hơn nữa thông qua việc tỉ lệ hao hụt cá nuôi được cải thiện<br />

đồng thời mang lại hiệu quả sản xuất cao (gia tăng lợi nhuận) cho người nuôi sẽ là điều tất yếu./.<br />

19 tháng năm, nhớ Bác Hồ<br />

Mừng sinh nhật Bác nguyện thi đua<br />

Gìn lòng yêu nước noi gương Bác<br />

Giữ dạ thương dân vững cõi bờ.<br />

Hổ báo sài lang, khôn bén mảng<br />

Thực dân phong kiến, khó thời cơ.<br />

Bang giao thế giới tình giao hảo<br />

Bốn biển năm châu rạng sáng cờ!<br />

119 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ<br />

Vũ Hải Bằng<br />

TRỒNG CÀ CHUA GHÉP KHÁNG BỆNH,<br />

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG<br />

Ks. Nguyễn Hữu Dùng–<br />

Trung tâm ứng dụng TBKH&CN Vĩ nh<br />

Long<br />

Cà chua Lycopesium Esculentum có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, là lọai rau ăn quả thuộc họ cà<br />

Solanaceae, sinh trưởng hữu hạn và vô hạn, có khả năng tự thụ phấn, khi chín màu vàng hoặc đỏ, trái<br />

nhiều dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi … Cà chua thường dùng để ăn tươi hoặc chế biến, có giá trị dinh<br />

dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C.<br />

Việc canh tác cà chua lâu nay của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn bởi các dịch bệnh gây hại như:<br />

Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng … Đặc biệt là bệnh héo rũ vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh<br />

khãm do rầy phấn trắng Bemisia tabaci truyền virus gây ra, đây là hai bệnh hại nguy hiểm gây thiệt hại rất<br />

lớn mà bà con trồng cà chua rất sợ.<br />

Phương pháp ghép cây để có sức sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh cao trên rau màu đã được<br />

ứng dụng ở một số nước tiên tiến trên thế giới như: Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc … Tại Việt Nam cũng<br />

đã ứng dụng kỹ thuật ghép để tăng khả năng kháng bệnh trên rau màu như: cà chua, dưa hấu, dưa leo ...<br />

Đặc biệt là cà chua ghép kháng bệnh héo rũ, bệnh khãm rất thành công và hiệu quả cao tại một số nơi<br />

như: Viện rau quả Hà Nội, Viện khoa học kỹ thuật nông <strong>nghiệp</strong> Miền Nam, Viện nghiên cứu cây ăn quả<br />

Miền Nam và Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long.<br />

* Ưu điểm: cây cà chua ghép có nhiều lợi thế do gốc và ngọn ghép là những giống kháng được chọn<br />

lọc, tiếp hợp tốt, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, cho năng suất cao hơn so với cây không ghép. Đặc<br />

biệt là khả năng kháng bệnh héo rũ, bệnh khảm khá cao đây là ưu điểm quyết định cho năng suất và sự<br />

tồn tại phát triển của cây cà chua ghép trong thời gian qua. Mặt khác, sử dụng cây cà chua ghép kháng<br />

bệnh đã hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật đáng kể đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi<br />

trường và cũng là hướng phát triển cho một nền nông <strong>nghiệp</strong> bền vững.<br />

8


* Một số lưu ý và kỹ thuật trồng: có thể trồng cà chua ghép trên nhiều lọai đất khác nhau như:<br />

đất sét, đất thịt, đất cát pha … độ PH từ 6 - 6.5, đất không bị ngập nước thường xuyên đều có thể trồng<br />

được.<br />

Thời vụ: có thể trồng được quanh năm, thuận lợi nhất trong năm có 2 vụ chính: vụ đông xuân trồng<br />

vào tháng 11-12; Vụ mùa mưa trồng tốt nhất là tháng 6-7 (vào đầu mùa mưa).<br />

Giống: giống sử dụng làm gốc ghép (giống cà kháng Đài Loan) có sức sống mạnh, khả năng kháng<br />

bệnh héo rũ vi khuẩn cao (>95%); Giống sử dụng làm ngọn ghép là giống lai F1 có khả năng kháng bệnh<br />

khãm do virus gây ra khá tốt (80 - 90%), cho năng suất cao hơn so với cà chua không ghép.<br />

Chuẩn bị đất: có điều kiện cấp, thoát nước tốt, chuẩn bị đất trước khi trồng từ 15-20 ngày, cuốc lên<br />

liếp phơi khô cho đất tơi xốp thoáng khí. Mùa mưa trồng liếp đơn, mùa nắng trồng liếp đôi, có sử dụng<br />

màng phủ nông <strong>nghiệp</strong> giúp giữ ẩm độ đất, phân bón, sạch cỏ dại và hạn chế côn trùng gây hại …<br />

Mật độ và khoảng cách trồng: cây x cây: 45-50cm, hàng x hàng: 0,7-1,1m, mật độ cây từ 15.000 -<br />

18.000cây/ha (1.500 - 1.800 cây/1.000m 2 ).<br />

Sử dụng phân bón: (diện tích 1.000m 2 )<br />

- Bón lót: phân chuồng (1.000-1.500kg), super lân 50kg, vôi bột 100kg, rãi Basudin hoặc Furadan 3-<br />

5kg, bón lót và xử lý thuốc trước khi trồng 3-5 ngày.<br />

- Bón thúc: chia theo 4 lần bón<br />

Lần 1: sau khi trồng (SKT) 7-10ngày bón urê 4kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 2kg, NPK (20.20.15) 15kg.<br />

Lần 2: SKT 20-25 ngày bón urea 6kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 4kg, NPK (20.20.15) 15kg. Lần 3: SKT 40<br />

ngày bón urea 6kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 4kg, NPK (20.20.15) 15kg. Lần 4: sau lần thu hoạch trái đầu tiên<br />

(khoảng 60-65 NSKT) bón urea 4kg, Kcl 5kg, nitrat calcium 2kg, NPK (20.20.15) 15kg.<br />

Chăm sóc cà chua ghép: tỉa bỏ các chồi dại, các chồi dưới bông đầu tiên, tỉa bớt trái chỉ để 4-5<br />

trái/chùm. Đảm bảo ẩm độ trong đất và thoát nước tốt, tránh bị ngập kéo dài. Giai đoạn cây ra bông (3<br />

tuần SKT) bắt đầu làm giàn, chiều cao 1,5-2m để cây phát triển và cho năng suất đạt tối đa.<br />

Phòng trừ sâu bệnh: xử lý vệ sinh đất thật tốt trước khi trồng bằng cách phơi đất, xử lý thuốc diệt<br />

các trứng, côn trùng gây hại và mầm bệnh trong đất.<br />

Một số sâu hại thường gặp: sâu xanh, sâu khoang, sâu đục trái…phun thuốc phòng trị như: Centari,<br />

Delfin, Vertimec, Sokubi … Nhóm chích hút có: bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh, rầy phấn trắng … sử dụng thuốc<br />

Admine, Trebon, Actara, Confidor, Regent …<br />

Bệnh hại thường gặp như: chết cây con, mốc sương, thán thư, thối đít trái…phun xịt các loại thuốc<br />

như: Validacin, Tilt, Folpan, Champion, Bavistin, Antracol, Scor, Topsin M ….<br />

CÁCH CẢI THIỆN TẦNG ĐẾ CÀY<br />

Thanh Hà<br />

Trong canh tác nông <strong>nghiệp</strong>, đất bị nén dẽ thành một lớp được dân gian gọi là tầng đế cày. Đây là hiện<br />

tượng suy thoái chất lượng môi trường, làm cho đất bị chai cứng, thể tích và chiều dày tầng đất canh tác<br />

(tầng đất mặt) bị giảm.<br />

Hiện tượng này xuất hiện trên vùng đất phù sa mới (ở khu vực ven sông và trong nội đồng) ở đồng<br />

bằng sông Cửu Long với độ sâu khác nhau ở mỗi nơi. Tầng đất này chứa nhiều sét, nén dẽ chặt hơn tầng<br />

canh tác và tầng đất dưới nó, đất có màu xám sáng đến xám nâu, thường xuất hiện ở những ruộng canh<br />

tác liên tục 3 vụ lúa với chế độ chỉ bón phân hóa học, cày xới cạn. Ảnh hưởng dễ thấy nhất ở vùng đất có<br />

xuất hiện tầng đế cày là đất thường được bón phân nhiều hơn nhưng năng suất thấp hơn vùng không có<br />

tầng này. Điều này do tính chất chứa nhiều sét của tầng đế cày, nôm na là do sét dễ “giữ” và khó “nhả”<br />

các dưỡng chất cho cây trồng.<br />

Theo <strong>Sở</strong> Tài nguyên &Môi trường, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 22.000 ha đất canh tác có xuất hiện<br />

tầng đế cày (chiếm khoảng 19% diện tích đất nông <strong>nghiệp</strong>), phân bố ở vùng đất có địa hình cao ven sông<br />

Hậu thuộc địa phân huyện Tam Bình, Bình Minh và Trà Ôn và vùng phụ cận ven đất giồng cát của huyện<br />

Vũng Liêm. Độ sâu xuất hiện tầng đế cày từ 40-55cm, chiều dày từ 15-40cm.<br />

Biện pháp để hạn chế xuất hiện tầng đế cày giúp cải thiện điều kiện dưỡng chất của đất canh tác được<br />

khuyến cáo là kết hợp tổng hợp các biện pháp canh tác. Tức là, khi làm đất phải cày sâu, xới khô, xới xáo<br />

kỷ đến tầng đế cày để hạn chế tầng đất này phát triển (biện pháp này dễ thực hiện trong khâu chuẩn bị<br />

đất cho vụ lúa Hè Thu vì khi đó đồng ruộng khô ráo), bón lót phân hữu cơ, bón phân hóa học cân đối và<br />

thực hiện luân canh lúa màu để cải thiện điều kiện canh tác của đất, không đốt đồng sạ chay, không để lúa<br />

chét. Ngoài ra, trong mùa lũ, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Thu Đông cần xả lũ lấy phù sa, ngâm đồng để<br />

bồi bổ cho đất ở vụ sau.<br />

9


Thư giản<br />

*Bí quyết<br />

Trận đấu sắp bắt đầu, một trọng tài hốt hoảng nói với đồng <strong>nghiệp</strong>:<br />

- Trời ơi, tôi để quên tất cả thẻ ở nhà rồi.<br />

- Không sao, khi cần giơ thẻ vàng ra, cậu chỉ việc nhe răng ra, còn khi cần thẻ đỏ, thè lưỡi ra là xong.<br />

*Thói quen nghề <strong>nghiệp</strong><br />

Bác sĩ A vừa chuyển công tác đến bệnh viện mới. Chỉ một thời gian sau, bệnh nhân đã xôn xao về phương<br />

pháp chữa bệnh của bác sĩ mới. Ông không bao giờ hỏi han bệnh nhân về triệu chứng, tiền sử bệnh án mà<br />

bắt tay vào chữa trị ngay. Một đồng <strong>nghiệp</strong> thắc mắc với vợ bác sĩ A:<br />

- Chồng chị có phong cách chữa bệnh tự tin hiếm thấy!<br />

- Ồ! Phong cách này hình thành từ mấy chục năm ông ấy làm bác sĩ thú y đấy!<br />

Từ<br />

Huy (st)<br />

KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI GIÀ ĐÀI LOAN CẤY MÔ<br />

Trương Th ị Thu Hương. TTGNN<br />

Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương có diện tích trồng chuối<br />

tập trung lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh thì trồng chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có<br />

khả năng làm tăng năng suất từ 15% - 20%. Ưu thế lớn nhất mang giá trị kinh tế cao là chuối ra hoa đồng<br />

nhất, buồng chuối đồng đều, chất lượng đồng hạng, thu hoạch đồng loạt, năng suất rất cao (khoảng 40<br />

tấn/ha). Chi phí cho 01ha chuối trồng bằng chồi tương đương với chi phí trồng bằng cây giống cấy mô<br />

(khoảng 32 triệu đồng/ha) nhưng lãi thu được thấp hơn rất nhiều (khoảng 18 triệu đồng/ha) so với trồng<br />

bằng cây giống cấy mô (khoảng 28 triệu đồng/ha) và cây giống ít bị chết.<br />

I. Chuẩn bị đất:<br />

- Đất trồng được lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát nước tốt, không quá chua hoặc mặn,<br />

dọn sạch cỏ, cày xới tạo cho đất tơi xốp.<br />

- Đào hố: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm, được bón lót với hỗn hợp: 2kg tro trấu + 1kg phân hữu cơ<br />

vi sinh Tiền Giang 3-2-1 + 0,5 kg phân lân Ninh Bình + 10g Vifuran 3G trước khi trồng 7 – 10 ngày.<br />

2. Khoảng cách và mật độ trồng: khoảng cách trồng 3m x 2m. Mật độ 1700 cây/ha.<br />

3. Cách trồng:<br />

- Cây chuối già Đài Loan cấy mô được ươm trong bầu PE, có chiều cao 30 – 40cm, đường kính thân<br />

2cm đạt từ 6 -8 lá. Khi đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt.<br />

- Khi đặt cây con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây,<br />

mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 5 – 10cm và đắp mô hơi cao lên để tránh hiện tượng trồi gốc sau nầy.<br />

Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị ảnh hưởng bởi gió.<br />

4. Chăm sóc:<br />

4. 1. Tưới nước: 3 tháng đầu khi cây còn nhỏ tưới 1lần/ngày, thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần.<br />

Nếu trồng vào mùa mưa ít tốn công tưới nhưng phải đậy gốc bằng rơm hay cỏ khô. Khi bón phân cần tưới<br />

nước để phân dễ tan.<br />

4. 2. Quản lý cỏ dại: khoảng 1 – 1,5 tháng/lần, làm sạch bằng tay xung quanh gốc bán kính từ 0,5 -<br />

1m, làm cỏ trước khi bón phân, phần cỏ ngoài mặt liếp có thể dùng máy cắt sát 2 tuần 1 lần, không sử<br />

dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.<br />

4. 3. Bón phân: công thức bón phân vô cơ 140g N + 80 g P2O5 + 175g K2O/cây/vụ (305g Urea +<br />

500g lân + 292g KCL).<br />

4. 3.1. Bón lót: bón toàn bộ lân và 50% phân hữu cơ trước khi trồng.<br />

4. 3.2. Bón thúc: chia làm 5 lần bón.<br />

- Lần 1: 1 tháng sau khi trồng bón 10%N + 10%K20.<br />

- Lần 2: 2 tháng sau khi trồng bón 15%N + 15%K20.<br />

- Lần 3: 3 tháng sau khi trồng bón 20%N + 20%K20 + 25% phân hữu cơ.<br />

- Lần 4: 4,5 tháng sau khi trồng bón 25%N + 25%K20.<br />

- Lần 5: 6 tháng sau khi trồng bón 30%N + 30%K20 + 25% phân hữu cơ.<br />

4.3.3 Cách bón: Ở giai đoạn cây còn nhỏ (lần 1 và 2) có thể hoà tan phân vào nước tưới vào gốc cây. Các<br />

lần bón sau, phân hữu cơ (nếu có) và phân vô cơ trộn chung rồi bón theo rãnh xung quanh tán cây và lấp đất<br />

lại.<br />

5. Tỉa và để chồi con:<br />

10


Định kỳ 01 tháng tỉa chồi 01 lần lúc nắng ráo, chỉ chừa 01 chồi lúc 6 tháng sau khi trồng. Chọn chồi<br />

mọc khoẻ, cách gốc 10 – 20cm, không trồi gốc. Sáu tháng sau để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc<br />

cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối, trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con.<br />

6. Chăm sóc buồng khi trổ:<br />

Sau khi trồng 5,5 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ<br />

bắp chỉ chừa 8 – 10 nải tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên tiến hành cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự<br />

mất nhựa, sau đó phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi PE màu xanh hoặc<br />

dùng bao giấy xi măng nhằm tăng màu sắc vỏ trái và hạn chế nám trái và côn trùng phá hại, 01 tháng sau<br />

khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã.<br />

KHÁI NIỆM VỀ THỊT SẠCH VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH<br />

THỰC PHẨM<br />

Nguyễn Thị Hồng Gấm - TTGNN<br />

Số vụ ngộ độc thực phẩm và số người bị ngộ độc thực phẩm ở nước có xu hướng gia tăng. Quan tâm<br />

và giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội và toàn dân, từ người sản xuất đến<br />

người tiêu dùng. Một trong những loại thực phẩm dễ làm cho người tiêu dùng bị ngộ độc là các loại thịt gia<br />

súc gia cầm. Bạn là người quan tâm đến vấn đề này, thì bạn cần biết miếng thịt thế nào là sạch và làm thế<br />

nào để có thịt sạch.<br />

Khái niệm về thịt sạch: Thịt sạch là thịt phải đảm bảo được ba tiêu chuẩn là sạch về mặt lý học,<br />

hoá học và sinh học.<br />

1.Về mặt lý học , trong thịt không được có lẫn những vật nào ngoài thành phần của thịt, ví dụ như có<br />

thể là mẩu kim gãy còn giắt vào trong thịt do con vật bị tiêm chích khi còn sống.<br />

2. Về mặt hoá học, thịt không được có các chất tồn dư của thuốc, hoặc những hoá chất mà con vật ăn<br />

vào.<br />

+ Chất tồn dư của thuốc phổ biến ở trong thịt là kháng sinh. Tác hại của tồn dư kháng sinh là tạo ra<br />

những vi khuẩn kháng kháng sinh, làm mất hiệu lực điều trị của kháng sinh, Kháng sinh tồn dư còn gây<br />

độc, ví dụ tetracyclin gây bệnh về xương và răng ở thai và trẻ nhỏ. Kháng sinh tồn dư trong thịt gia súc<br />

hiện nay hầu như phổ biến bởi do sử dụng thức ăn bổ sung chứa kháng sinh không được kiểm soát. Và<br />

thời gian ngưng dùng kháng sinh để giết mỗ không được đảm bảo an toàn. Nhiều tồn dư kháng sinh như<br />

ampicilin…cao hơn tiêu chuẩn cho phép của châu Âu hàng nghìn lần, hoặc có loại kháng sinh như<br />

chloramphenicol nhiều nước đã cấm dùng nhưng vẫn có trong nhiều mẫu thịt.<br />

+ Các loại hoá chất tồn dư khác có thể là các kim loại nặng như chì, asen, thuỷ ngân, cadimi... do<br />

nguồn nước uống bị ô nhiễm... Ví dụ, nước ô nhiễm thuỷ ngân do nước thải từ các ngành công <strong>nghiệp</strong> sản<br />

xuất Clo và sút bằng điện phân, do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm mốc rong rêu, do các chất phế<br />

thải từ bóng đèn huỳnh quang, bình điện; ô nhiễm chì do ô nhiễm khí thải của xe ôtô, xe máy...Hoặc có<br />

thể là do sử dụng các premix khoáng trong thức ăn bổ sung mà các kim loại có mặt vượt quá mức cho<br />

phép (như đồng, selen...);<br />

3. Về mặt sinh học, thịt sạch là thịt không có ký sinh trùng và vi trùn: hai loại ký sinh trùng nguy hiểm<br />

thường có trong thịt động vật là giun bao (Trichinella) và sán dây (Taenia solium). Nếu chúng ta ăn thịt bị<br />

nhiễm giun bao do không nấu kỹ, trứng giun bao không chết vào ruột nở thành giun rồi qua vách ruột<br />

theo máu đi đến cơ, nằm lại ở cơ gây đau nhức cơ, có thể dẩn đến chết. Trứng sán dây cũng nằm trong cơ<br />

thịt động vật (thịt gạo), khi chúng ta ăn phải thịt này, trứng vào ruột sẽ nở thành sán trưởng thành bám<br />

chắc vào thành ruột, tranh giành các chất dinh dưỡng và làm cho chúng ta gầy yếu, bệnh hoạn. Các loại vi<br />

khuẩn nguy hiểm có trong thịt thường là: Salmonella, Campylobacter, E.coli, Staphylococcus aureus,<br />

Listeria monocytogenes, Clostridiuum spp., virus đường ruột... .Chúng có khả năng gây ngộ độc cho con<br />

người.<br />

Với Salmonella : người ăn phải thịt nhiễm Salmonella sau 6-72 giờ có thể bị nhiễm bệnh với các biểu<br />

hiện như nôn, đau bụng, sốt, ỉa chảy và đau đầu. Có tới gần 70% các vụ ngộ độc thực phẩm là do nhiễm<br />

salmonella. Với Staphylococcus aureus: thấy có trong thịt, trứng, sữa, gây nôn và có thể gây ỉa chảy,<br />

đau bụng; Riêng với E.coli gây viêm dạ dày-ruột, nặng có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ em và người<br />

già.<br />

Vậy để đảm bảo được cả ba tiêu chuẩn trên cho thịt sạch ta phải quan tâm từ con giống, chuồng nuôi<br />

đến nhà bếp, trong đó có các khâu:<br />

Con giống, thức ăn: phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sạch và an toàn.<br />

11


Thuốc thú y và các hoá chất sử dụng trong quá trình nuôi: phải được kiểm soát để chắc rằng<br />

việc sử dụng đúng qui định. (không được sử dụng những kháng sinh, hoá chất cấm; không được dùng quá<br />

liều…, phải có thời gian ngưng sử dụng trước khi giết mỗ như khuyến cáo…)<br />

Quá trình giết mỗ: phải có sự kiểm tra của cơ quan thú y để kiểm soát và loại trừ ngay những quày<br />

thịt mang mầm bệnh (gia súc bị bệnh), và kiểm tra vệ sinh để loại trừ mầm bệnh có trên sàn mỗ.<br />

Quá trình vận chuyển, bày bán: phải được kiểm tra vệ sinh từ những cơ quan chức năng: bởi trong<br />

vận chuyển cũng vẫn có nguy cơ lây nhiễm nguồn vi sinh vật từ sàn xe, sạp bày bán; trong quá trình bày<br />

bán có thể sử dụng những hoá chất bảo quản để cho thịt tươi về mặt cảm quan, đánh lừa người tiêu dùng.<br />

Các loại hoá chất thường sử dụng: Hàn the (borax), ure..Đây là những hoá chất có hại cho sức khoẻ nếu<br />

sử dụng quá liều lượng.<br />

Trong nhà bếp: khi chế biến, tay chân, dụng cụ nhà bếp bẩn làm thịt dể bị nhiễm vi sinh vật (như đã<br />

kể trên). Chúng sản sinh độc tố, độc tố này rất khó bị phân hủy khi nấu chín (đun sôi 30 phút không phân<br />

hủy được độc tố). Như vậy người làm bếp phải sạch sẽ, đeo khẩu trang, tay chân không có vết thương<br />

hoặc vết thương phải được băng bó cẩn thận.<br />

Như vậy, để đảm bảo thịt sạch, ngoài những quy định có tính pháp luật thì hiểu biết của mọi người<br />

trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến đều phải được nâng cao. Riêng chúng ta muốn sử dụng được<br />

nguồn thịt sạch, an toàn thì hãy là một người tiêu dùng thông thái.<br />

KINH NGHIỆM NUÔI ẾCH CỦA ANH SAO<br />

Anh Lê Văn Sao, ở tổ 6, khu phố 7, thị trấn Củ Chi, TPHCM, đã lai tạo thành công giống ếch<br />

mới khoẻ mạnh, mau lớn, thịt ngon không kém ếch đồng.<br />

Anh cho biết: vào khoảng năm 2005 – thời hoàng kim của nghề nuôi ếch Thái, thấy người dân đổ xô rủ<br />

nhau đi mua con giống khiến anh cũng thấy ham liền vay mượn mua 200 con, tận dụng diện tích đất bỏ<br />

không dưới vườn bưởi da xanh gần 2.000 m 2 để nuôi. Lúc đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, ếch<br />

chết gần hết, chỉ còn 30 con. Anh chưa biết làm gì, thì Hội <strong>Nông</strong> dân huyện động viên, cử đi tập huấn kỹ<br />

thuật chăn nuôi ếch thương phẩm.<br />

Vậy là anh quyết tâm khôi phục đàn ếch của mình. Kiểm tra mới biết đàn ếch của nhà toàn con cái,<br />

anh lặn lội đi tìm các cơ sở bán giống thì họ bắt mua cả cặp bố mẹ, không bán lẻ, giá cả lại rất cao. Anh<br />

quyết định tự đi tìm những chú ếch từ thiên nhiên về cho cặp với các con ếch cái có sẳn ở nhà. Cùng lúc<br />

đó mùa mưa, nên anh ra đồng soi đèn bắt được rất nhiều ếch mang về rồi chọn một số con đực khoẻ<br />

mạnh, theo tỷ lệ 12 con đực, 10 con cái cho giao phối. Kết quả thật bất ngờ, một thời gian sau bể nào bể<br />

nấy đầy trứng. Khi ếch đẻ xong, anh bắt ếch bố mẹ ra và tiếp tục ương trứng. Năm 2007 lứa ếch lai đầu<br />

tiên được xuất xưởng.<br />

Cái hay của anh Sao là đã biết tận dụng diện tích đất trống dưới vườn bưởi để nhân giống ếch, tăng<br />

thêm thu nhập cho gia đình. Phía trên là vườn bưởi bưởi da xanh xum xuê trái, bên dưới vô vàn những<br />

chú ếch to bè, vàng rộm. Anh Sao cho biết: do đất có hạn nên vừa trồng bưởi vừa nuôi ếch, vừa tạo bóng<br />

mát vừa tăng thu nhập, tự mày mò nghiên cứu tìm ra cách làm chuồng hoàn toàn khác so với mẫu chuồng<br />

được tập huấn. Đặc biệt, cách làm của anh đã giảm thiểu chi phí, không cần làm bè bằng gỗ hay tre, ếch<br />

tự leo xung quanh bờ để sinh sống, tiện lợi hơn rất nhiều. Anh Sao chia sẻ một số kinh nghiệm:<br />

Cách xây chuồng: chọn thế đất cao, dễ thoát nước, làm hồ nổi trên mặt đất. Chiều rộng 2m, chiều<br />

dài tuỳ theo khổ đất. Nền đất làm trũng ở giữa (lòng chảo) để tiện cho việc tháo nước, hai bên cao dần<br />

lên. Xung quanh xây hai hàng gạch, bốn góc chôn 4 cọc, căng dây thép, sau đó thả bạt vào, giàn đều 4<br />

góc, quây cao 80 – 90cm. Đặt ống nước xả đáy, xả tràn.<br />

Kỹ thuật đặt ống xả: dùng ống nhựa Bình Minh cỡ 27m, dài khoảng 20cm nối với 1 cái cút (chữ L),<br />

đầu kia nối một đoạn dài 20cm (các đầu nối không dùng keo). Đặt một đầu cố định nằm sát nền trũng,<br />

đầu kia quay lên trên mặt nước, có thể chỉnh độ cao thấp. Khi nào mưa to nước tràn qua miệng ống chảy<br />

ra ngoài. Còn khi nào muốn xả hết thì rút ống đứng ra, nước sẽ chảy hết.<br />

Chuẩn bị hồ cho ếch đẻ: sau khi căng bạt xong, bơm nước vào ngâm 2-3 giờ, cho vào ít muối hạt rồi<br />

tháo hết ra. Bơm nước sạch vào ngâm 3 giờ nữa, lại tháo ra. Lần thứ ba bắt đầu thả con giống.<br />

Thả giống bố mẹ: chọn ếch giống to khoẻ, đồng đều, không bị bệnh tật, tỷ lệ 12 con đực cho 10 con<br />

cái, mực nước trong hồ thường từ 10 – 15cm. Sau đó dùng vòi phun nước làm giả mưa, thời gian khoảng<br />

30 phút. Khoảng 3-4 giờ sáng ếch cái đẻ trứng, ếch đực đi theo phóng tinh trùng vào để thụ tinh cho<br />

trứng. Khi ếch đẻ xong ta bắt ếch bố mẹ cho vào hồ khác, 1 ngày sau trứng nở ra nòng nọc. Tiếp tục<br />

ương.<br />

12


Thức ăn: sau khi ếch con nở ta cho thức ăn chủ yếu là con bo bo, lăng quăng. 10 ngày sau cho ăn<br />

cám (thức ăn cho cá), thức ăn không đáng kể. Lớn lên cho ăn thức ăn như ếch thịt. Cần cân đối hợp lý<br />

thức ăn không thừa không thiếu, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.<br />

Phòng trị bệnh: ếch lai rất khoẻ, ít bệnh tuy nhiên cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nếu thấy ếch bỏ<br />

ăn cần bắt ếch sang hồ khác, tháo cạn hồ, dùng vòi nước phun sạch rồi cho ếch trở về.<br />

Thu hoạch: ếch từ khi nở tới lúc trưởng thành khoảng 6 tháng, nếu tiếp tục nhân giống chọn giống bố<br />

mẹ để nuôi riêng. Nếu không thì chuyển qua ếch thịt. Ếch cho ăn tốt trọng lượng đạt từ 350 - 400g/con.<br />

Giá bán ếch thịt thời điểm này khoảng 35.000đ/kg, giá ếch giống 1.000đ/con.<br />

(Nguồn:<br />

QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH<br />

TRONG LĨNH VỰC THÚ Y<br />

Kể từ ngày 15/6/2009, Chính phủ sẽ áp dụng quy định mới xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong<br />

lĩnh vực thú y theo hướng tăng hình thức và mức xử phạt, đồng thời yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc<br />

phục hậu quả. Các hành vi bị xử phạt bao gồm: vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch<br />

bệnh cho động vật. Vi phạm quy định kiểm dịch động vật; vệ sinh thú y; vi phạm quy định quản lý thuốc<br />

thú y và hành nghề thú y.<br />

Theo đó, vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật trên cạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc<br />

phạt tiền tối thiểu 100.000 đồng đối với việc không thực hiện việc tiêm phòng vacine và không chấp nhận<br />

lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra và cao nhất 8 triệu đồng đối với hành vi vứt động vật bị mắc bệnh, bị chết<br />

vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được xác định qua chẩn đoán lâm sàng ra môi trường. Nếu là hành vi của<br />

cá nhân, tổ chức chăn nuôi động vật tập trung thì các mức phạt này có thể được tăng lên gấp 2 lần.<br />

Nếu vi phạm quy định về chống dịch bệnh cho động vật trên cạn, như giết mổ, lưu thông, mua bán<br />

động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn<br />

của cơ quan thú y có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền tối đa 4 triệu đồng. Mức phạt tăng lên tối đa 8 triệu đồng<br />

nếu như lưu thông động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng<br />

đệm.<br />

Đối với những vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ<br />

sinh thú y có mức phạt tối thiểu 500.000 đồng và cao nhất là 40 triệu đồng (áp dụng cho hành vi kinh<br />

doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan<br />

thú y có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được phép tiêu thụ).<br />

Nghị định cũng quy định rõ thời hiệu XPVPHC trong lĩnh vực thú y là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành<br />

chính được thực hiện. Cá nhân, tổ chức bị XPVPHC sau 1 năm mà không tái phạm thì coi như chưa bị<br />

XPVPHC trong lĩnh vực thú y.<br />

http://vinanet.com.vn/<br />

THỦ TƯỚNG BAN HÀNH<br />

"BỘ TIÊU CHÍ VỀ NÔNG THÔN" MỚI<br />

(Agroviet-20/4/2009): Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành "Bộ tiêu chí<br />

quốc gia về nông thôn" mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy<br />

hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về<br />

hệ thống chính trị.<br />

Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du<br />

miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông<br />

Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi<br />

vùng.<br />

19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao<br />

thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập<br />

bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn<br />

hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.<br />

Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để được công nhận đạt xã nông<br />

thôn mới. Cụ thể, về tiêu chí giao thông, 1 xã thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt<br />

100% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.<br />

Tiêu chí này đối với xã vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 70% còn đối<br />

với xã vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 50%.<br />

Về hộ nghèo, xã vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo<br />


Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng<br />

yêu cầu sản xuất và dân sinh; có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và<br />

Du lịch; có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn; có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt<br />

động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát...<br />

Để được công nhận là huyện nông thôn mới, phải có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới. Nếu<br />

tỉnh có 80% số huyện nông thôn mới thì sẽ đạt tỉnh nông thôn mới./.<br />

HỖ TRỢ LÃI SUẤT 3 NHÓM HÀNG CHO NÔNG THÔN<br />

Bộ Công Thương vừa ban hành danh mục chi tiết 3 nhóm hàng với gần 20 sản phẩm phục vụ thị trường<br />

nông <strong>nghiệp</strong> và nông thôn được hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay<br />

3 nhóm hàng này là: máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất, chế biến nông <strong>nghiệp</strong>; vật tư nông<br />

<strong>nghiệp</strong> và một số loại vật liệu xây dựng cơ bản làm nhà ở nông thôn. Yêu cầu để được vào danh mục là<br />

hàng hóa phải được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật<br />

Việt Nam và được phép lưu thông và sử dụng trong nước.<br />

Đây là bước triển khai cụ thể của Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ<br />

về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến nông <strong>nghiệp</strong> và<br />

vật liệu xây dựng nhà ở của khu vực nông thôn.Theo chương trình này, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất<br />

4% với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hóa không vượt quá 7 triệu đồng/ha và không quá 50 triệu đồng<br />

đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn.<br />

Nhóm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến công <strong>nghiệp</strong> được vay 100%<br />

giá trị hàng hóa. Riêng máy vi tính (giá trị không quá 5 triệu đồng/chiếc) sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vay.<br />

vietnamnet.vn<br />

CHÍNH SÁCH CHO VAY ƯU ĐÃI LÃI SUẤT<br />

THEO CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CÁC HUYỆN NGHÈO<br />

Cập nhật : 14/04/2009<br />

Thông tư số 06/2009/TT-NHNN ngày 09/04/2009 của Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết về chính<br />

sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP<br />

ngày 27/12/2008 của Chính phủ.<br />

Theo Thông tư này, các hộ nghèo; các hộ sản xuất kinh doanh; các doanh <strong>nghiệp</strong>, hợp tác xã, các chủ<br />

trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại 61 huyện nghèo trên cả nước sẽ được Nhà nước hỗ trợ<br />

50% lãi suất tiền vay (của các ngân hàng thương mại nhà nước) để trồng rừng sản xuất, phát triển sản<br />

xuất nông <strong>nghiệp</strong>, chế biến nông - lâm - thủy sản tại địa bàn.<br />

Chính sách cho vay ưu đãi ở các Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện như sau: Vay ưu đãi một<br />

lần, tối đa 5 triệu đồng/hộ, lãi suất 0%, trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc, gia cầm chăn nuôi tập<br />

trung hoặc giống thủy sản. Các hộ nghèo không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành<br />

nghề tiểu thủ công <strong>nghiệp</strong> tạo thu nhập cũng được hỗ trợ tương tự.<br />

Điều kiện được áp dụng chính sách hỗ trợ gồm: Hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú<br />

tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo và có trong danh sách hộ nghèo được Chủ tịch UBND cấp<br />

xã quyết định; được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, chấp thuận phương án sử dụng vốn; Hộ sản xuất,<br />

kinh doanh; doanh <strong>nghiệp</strong>; hợp tác xã; chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn<br />

61 huyện nghèo và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngành ngân hàng.<br />

Thông tư cũng quy định các ngân hàng cho vay hỗ trợ có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay,<br />

việc thực hiện các quy định về quy trình, thủ tục và định kỳ báo cáo việc thực hiện cho vay hỗ trợ với<br />

NHNN. Đặc biệt, các ngân hàng không được từ chối áp dụng chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, khách<br />

hàng đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thông tư này.<br />

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày ký.<br />

CÂY DƯA GANG TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở THANH ĐỨC<br />

Bài, ảnh : Thanh Hà<br />

Ngoài đậu nành, rau cải các loại, dưa gang là cây màu được trồng nhiều trên đất ruộng ở xã Thanh<br />

Đức (huyện Long Hồ) trong những năm gần đây. Năm nay là năm thứ bảy, loại cây này “bén rể” ở đây.<br />

14


+ Ổn định vùng sản xuất: vào cuối 4/2009, những ruộng dưa gang xanh rờn dọc hai bờ rạch ngọn<br />

Cái Sơn Lớn và rạch Bùng Binh đã được trên 2 tháng tuổi. Anh Phạm Văn Thuận ở ấp Thanh Hưng cho<br />

biết: “Năm nay là năm thứ 7 anh trồng 5 công dưa gang trên đất ruộng vụ Xuân Hè thay cho vụ lúa Hè<br />

Thu. Đây là loại dưa dùng làm dưa mắm chớ không để trái to, chín dùng ăn trái chín như dưa gang ở miệt<br />

Trà Vinh. Người đầu tiên chỉ cho anh trồng cây này là ông Hai Thu ở ấp Long Hưng (xã Thanh Đức) gần ấp<br />

của anh, rồi năm sau anh chỉ lại cho hai hộ kế bên trồng thêm 8 công nữa. Từ năm 2004, ở ấp Thanh<br />

Hưng có tổng cộng 10 hộ trồng khoảng 40 công dưa và ổn định luôn đến năm nay. Các ấp Long Hưng,<br />

Thanh Sơn và Cái Sơn Lớn cũng trồng nhiều dưa gang, khoảng 50 công. Dưa gang ở đây mỗi năm chỉ<br />

trồng một vụ, mỗi vụ cho năng suất từ 3-4,5 tấn/công, giá bán từ 900-950 đ/kg, đem lại cho người trồng<br />

từ 3-4 triệu đồng/công, trừ chi phí còn lợi nhuận từ 1,5-2 triệu đồng/công”.<br />

+ Dưa gang dễ trồng: Anh Thuận còn cho biết, Dưa gang dễ trồng, cách trồng, chăm sóc giống như<br />

dưa leo, ít bị sâu bệnh gây hại, lúc cây nhỏ thường bị dế ăn cây non, khi cây lớn thường bị sâu ăn lá, dùng<br />

thuốc hóa học thông thường có thể trị được. Dưa chịu phân chứa nhiều đạm, lân hơn là phân Kali. Ngược<br />

lại, dưa không chịu úng, líp dưa phải thoát nước tốt. Vụ dưa trúng thất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm<br />

nào có mưa trái mùa nhiều thì coi như thất (năng suất cao lắm chỉ đạt 3 tấn/công). <strong>Nông</strong> dân thường chọn<br />

trái dưa giống ở vụ trước để làm giống. Sau khi cắt lúa Đông Xuân, nông dân xới đất (hoặc trồng chay<br />

không xới), phơi khô phủ rơm, 2 ngày sau khoét lỗ vô hạt giống lấp tro trấu lên mặt lỗ, tưới nước và 2<br />

ngày sau đó là lên cây con. Mỗi lỗ vô từ 2-3 hạt giống. Khoảng cách trồng: lỗ cách lỗ từ 0,7-1m, hàng cách<br />

hàng từ 2,6-3m. Mỗi lỗ lên 1 bụi gồm 2-3 dây dưa, cứ 4 hàng xẻ một rãnh thoát nước. 35 ngày sau khi<br />

gieo hạt là thu hoạch trái lần lần (1 ngày hái, 1 ngày nghỉ) đến 40 ngày sau đó dưa mới tàn. Khi thu hoạch,<br />

người ta lựa trái dưa to cỡ cổ tay hoặc bắp tay, không quá già cũng không quá non.<br />

+…cũng dễ bán: Những hộ trồng dưa ở đây đều được chủ vựa dưa ở Phường 5, thị xã Vĩnh Long<br />

(nay là TP Vĩnh Long) ký hợp đồng mua trước, dưa hái bao nhiêu chở tới vựa là tiêu thụ bấy nhiêu, không<br />

kể kích cỡ (trừ trái dưa già, dưa chín không làm dưa mắm được), không phải bán lẻ ở các chợ như dưa<br />

hấu, dưa leo. Năm ngoái, chủ vựa ký hợp đồng mua 900 đ/kg, 5 công của anh bán được 15 triệu đồng, trừ<br />

chi phí còn lãi 10 triệu. Năm nay, giá hợp đồng tăng thêm 50 đ/kg. Mặc dù thu nhập không cao lắm nhưng<br />

trồng dưa gang trên đất ruộng đã giúp nông dân quê anh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất được 2 vụ<br />

lúa-1 vụ màu trong năm (có hộ trồng 2 vụ màu), giảm nhiều chi phí, nhân công thay vì canh tác lúa Hè<br />

Thu vì ruộng nơi đây là ruộng gò cao, khó sản xuất.<br />

BÌNH TÂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẶC SẢN<br />

KHOAI LANG<br />

VM<br />

Bình Tân là vùng đất đã có truyền thống lâu đời sản xuất cây màu trồng trên đất ruộng lúa. Với nhiều<br />

phương thức chuyên canh hay luân canh cây trồng “2 vụ lúa + 1 vụ màu” hoặc “ 2-3 vụ màu + 1 vụ lúa),<br />

cùng nhiều chủng loại màu đặc sản như: khoai lang, bắp, đậu nành, mè, bí…và nhiều loại rau, củ, quả<br />

khác. Toàn huyện có diện tích xuống giống màu trên 8600 ha (DT màu xuống giống năm 2008), riêng màu<br />

khoai lang chiếm diện tích khoảng 3400 ha. Đa số các diện tích xuống màu khoai lang đều đạt hiệu quả<br />

kinh tế cao.<br />

Từ việc phát triển vùng trồng màu ở địa phương đã tạo được nguồn sản phẩm có giá trị kinh tế cao.<br />

Đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã cũng được hình thành và phát triển mạnh.<br />

cụ thể như hợp tác Tân Thành huyện Bình Tân, HTX được thành lập vào tháng 11/2007 với cơ cấu tổ chức<br />

Ban quản trị gồm 1 chủ nhiệm, 2 kiểm soát, 1 trưởng, 1 phó và 2 kỹ thuật.Phương thức hoạt động chính<br />

của HTX Tân Thành là: đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm khoai lang tại địa phương. Hiện tại HTX có<br />

diện tích đất sản xuất khoai lang khoảng 935 ha. Với 7 loại khoai chủ lực ở địa phương như: khoai lang tím<br />

nhật, khoai lang sữa, khoai trắng, khoai Bí đường, Bí nghệ, Như Ngọc và khoai nghệ ruột vàng. Các chủng<br />

loại khoai đang đang được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh và xuất khẩu. Hiện nay HTX tiêu thụ sản lượng<br />

khoai lang trong dân sản xuất bình quân vào vụ khoảng 200 tấn/ngày, ngoài vụ 15-20 tấn/ngày. Giá cả<br />

HTX thu mua bao tiêu tùy thời điểm, thời vụ, tùy từng loại khoai thị trường ưng dùng. Bình quân giá khoai<br />

lang tím nhật chính vụ mức giá 5 đến 9 ngàn đồng/kg, các loại khoai khác thường ở mức giá 3 ngàn<br />

đồng/kg, cũng có lúc giá 4 - 5 ngàn đồng/kg. Anh Sơn Văn Luận chủ nhiệm HTX Tân Thành cho biết, thời<br />

điểm nông dân chuyển vụ trồng khoai hiệu quả rất cao, bình quân trồng, 1 vụ khoai sau thời gian 5 tháng<br />

gặp thời điểm khoai lang hút hàng khoai có giá nông hộ trồng thu lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha,<br />

thấy được hiệu quả trồng khoai lang luân canh trên đất ruộng cho thu nhập rất cao, nông hộ sản xuất ở<br />

huyện Bình Tân không ngừng phát triển ứng dụng tiến bộ KHKT chọn tạo lại các giống khoai đặc sản của<br />

địa phương và tập trung chuyển vụ sản xuất lúa Đông Xuân thay vụ khoai lang là vụ chính của địa phương.<br />

Anh Ngô Văn Hải phó chủ nhiệm chịu trách nhiệm về kinh doanh của HTX Tân Thành cho biết, Với đồng<br />

15


vốn tự có của HTX chỉ khoảng 200 triệu đồng, nguồn vốn huy động từ Ban quản trị và xã viên góp vào. Với<br />

đồng vốn trên so với diện tích sản xuất khoai của nông hộ tại địa phương đang cung ứng sản phẩm cho<br />

HTX vẫn chưa đáp ứng đủ vốn lưu động cho HTX phát triển mở rộng hoạt động. Được biết, hiện nay HTX<br />

có rất nhiều đơn đặt hàng tiêu thụ khoai rất ổn định, giá cả phù hợp cho người sản xuất. HTX luôn tạo sự<br />

liên kết với nông hộ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm từ hộ sản xuất. Nhằm xây dựng vùng<br />

nguyên liệu cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Phát triển Bình Tân trở thành<br />

vùng làng nghề sản xuất <strong>Nông</strong> Nghiệp trọng điểm của tỉnh nhà.<br />

THÂM CANH CỦ CẢI TRẮNG,<br />

MÔ HÌNH CHO THU NHẬP CAO<br />

Kim Huệ<br />

Là loại rau ăn củ được cung cấp cho người tiêu dùng dưới dạng tươi, hoặc qua sơ chế trở thành thức<br />

ăn có thể tồn trữ để dành sử dụng lâu dài, củ cải trắng không xa lạ gì với người dân nông thôn cũng như<br />

thành thị. Tại tỉnh ta, củ cải trắng được trồng ở nhiều địa phương, nhất là các vùng chuyên rẫy. Ở xã Long<br />

Mỹ, huyện Mang Thít, nhiều năm nay, củ cải trắng là cây trồng chính của nhiều gia đình và mô hình thâm<br />

canh cây màu này đã mang lại nguồn thu khá lớn cho nông dân.<br />

Anh Ngô Viết Sơn, Chủ tịch hội <strong>Nông</strong> dân kiêm cán bộ khuyến nông xã cho biết, loại cây màu này ở địa<br />

phương anh được trồng tại 3 ấp: Long Phước, Long Hoà 1, Long Hoà 2, trong đó Long Phước được trồng<br />

tập trung nhiều nhất. Bà con trồng với hình thức gần như là chuyên canh, một năm làm 3 – 4 vụ (một vụ<br />

chỉ mất 40 ngày), chỉ xen vào làm một vụ màu phụ khác như: dưa leo, bí đao, dưa hoàng kim bán tết,…Do<br />

trồng nhiều năm nên nông dân đã có kinh nghiệm. Vì thế năng suất củ cải đạt khá cao, bình quân khoảng<br />

2 - 2,5 tấn/công 1.000 m 2 . Có người có nhiều kinh nghiệm, ở vụ thuận, đạt tới 3,5 tấn. Vụ thuận cho năng<br />

suất cao là từ tháng chạp đến tháng 3 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, vụ trồng này giá bán thường không<br />

cao, nhất là vào thời điểm trước và sau Tết nguyên đán. Trong năm, vụ Thu Đông thường có giá cao nhất,<br />

như năm 2008 vừa qua, có lúc bà con bán với giá 4.600 đồng/kg. Các tháng khác cũng có giá từ 2.200 –<br />

3.500 đồng/kg. Củ cải trắng dễ trồng lại ít vốn. Với giá vật tư, công lao động như năm qua, tính tổng cộng<br />

một đợt trồng chỉ đầu tư khoảng 1.300.000 đồng. Do đó, tuỳ năng suất đạt được và giá bán lúc thu hoạch<br />

mà thu nhập và lợi nhuận chênh lệch nhau. Bình quân thu trên dưới 4 triệu đồng, lời trên dưới 3 triệu<br />

đồng. Lời thấp nhất cũng khoảng 2 triệu đồng. Nhiều nhà trồng 2 – 3 công, một công quay vòng trồng 3 –<br />

4 vụ thì khoảng thu được gấp 3 - lần. Như ông Ngô Văn A ở ấp Long Hoà 2, năm vừa rồi trồng 3 công, mỗi<br />

công trồng 3 vụ, sản lượng đạt tổng cộng gần 16 tấn, với giá bán đợt 1 là 2.200 đồng/kg, đợt 2: 2.500<br />

đồng, đợt 3: 3.500 đồng, ông thu về 43 triệu đồng, trừ chi phí còn lời gần 32 triệu. Nếu tính thêm vụ dưa<br />

gang hoàng kim bán vào dịp tết nguyên đán 2009 được lời khá cao: gần 14 triệu, thì mô hình màu 3 công<br />

củ cải trắng – dưa gang của ông thu lời gần 46 triệu đồng.<br />

Sản xuất củ cải nhiều năm, bà con ở Long Mỹ hiện tại có thể nói là đã điều tiết được sản lượng cung<br />

cấp cho người mua. Không trồng tập trung vào một thời điểm, mà các hộ trồng rãi vụ luân phiên nhau.<br />

Cách làm này vừa có củ cải thường xuyên để bán vừa hạn chế tình trạng giá bị giảm do dội hàng. Mặt khác<br />

bà con cũng hạn chế trồng vào thời điểm giá thường bị giảm xuống thấp (khoảng giữa tháng chạp đến<br />

tháng 1 âm lịch năm sau), chỉ 600 – 700 đồng/kg. Hiện ở địa phương đã có thương lái cũng là người địa<br />

phương đi thu gom sản phẩm khi bà con thu hoạch đem bán cho các lái lớn ở chợ Vĩnh Long, Long Hồ,…<br />

Hiện tại, mô hình củ cải trắng ở Long Hoà, Long Phước của Long Mỹ có khoảng 10 ha, tăng gần 2 ha<br />

so năm 2008. Mặc dù bị biến động theo vụ nhưng giá bán thấp nhất vẫn chấp nhận được, và đầu ra tương<br />

đối ổn định (có người mua) nên nhiều năm qua mô hình củ cải trắng ở nơi đây được nông dân thực hiện<br />

bền vững.<br />

MÔ HÌNH SẢN XUẤT<br />

1 VỤ LÚA – 1 VỤ TÔM CÀNG XANH<br />

Hiện nay có nhiều mô hình sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> đem lại cho người nông dân hiệu quả kinh tế cao,<br />

điển hình là mô hình sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ tôm cành xanh của anh Nguyễn Hiền Sĩ tại ấp Phú Thọ A, xã<br />

Phú Thọ, huyện Tam <strong>Nông</strong>, tỉnh Đồng Tháp. Xuất thân gia đình nhà nông, chỉ học hết 9/12 với diện tích<br />

đất là 14 ha theo tập quán sản xuất từ lâu đời gia đình anh là chuyên về trồng lúa và nuôi thuỷ sản, đối<br />

tượng chính là nuôi cá lóc. Tuy nhiên, với tập tính ăn của cá lóc là thức ăn tươi sống, khi mùa nước rút phải<br />

lệ thuộc vào lượng thức ăn là cá biển nên gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định.<br />

Năm 2005 được sự vận động của các cấp chính quyền thực hiện chú trương chuyển đổi cơ cấu cây<br />

trồng vật nuôi gia đình, anh mạnh dạn tham gia với diện tích 3,8 ha với mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm càng<br />

xanh, sau vụ nuôi đạt kết quả thắng lợi. Với mô hình này, gia đình anh làm nhiều năm và nhân rộng ra cho<br />

nhiều người cùng thực hiện. Theo anh thì mô hình này rất phù hợp cho bà con nông dân, tạo công ăn việc<br />

16


làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích như sau vụ nuôi tôm lượng phân tôm thải ra cùng với luống<br />

phù sa nên vụ lúa đông xuân anh sứ dụng phân theo phương pháp so màu lá lúa để điều chỉnh nhằm giúp<br />

lúa phát triển.<br />

Mô hình này có thuận lợi là vụ lúa đông xuân chi phí sản xuất thấp năng suất tăng và có lợi nhuận cao.<br />

Còn vụ hè thu, rủi ro về dịch bệnh rầy nâu vàng lùn lùn xoắn lá, ngoài yếu tố dịch bệnh trên, chi phí phân<br />

bón và thuốc bào vệ thực vật cao nên lợi nhuận vụ lúa hè thu thấp có khi bị lỗ. Riêng vụ tôm nuôi vào mùa<br />

hè thích hợp nhất do nhiệt độ ổn định, trùng vào mùa nước nổi, môi trường không bị ô nhiễm, thích hợp<br />

cho tôm phát triển và lớn nhanh, thời gian nuôi kéo dài 6 - 7 tháng nên cắt đi mầm bệnh do sản xuất nhiều<br />

vụ lúa liên tục, đây là mô hình làm ăn hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông <strong>nghiệp</strong>, nên ở huyện ít xảy<br />

ra dịch rầy nâu vàng lùn, lùn xoắn lá. Để áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào việc sản xuất vụ lúa<br />

đông xuân do cán bộ kỹ thuật - hướng dẫn đạt kết quả cao, sau khi thu hoạch tôm thì anh tiến hành cải<br />

tạo ruộng, chọn giống lúa chất lượng cao có khá năng kháng rầy theo khuyến cáo, sử dụng phương pháp<br />

sạ hàng, bón phân cân đối, sử dụng bảng so màu lá lúa. Sau khi thu hoạch lúa đông xuân xong, anh thuê<br />

máy cày xới lớp đất mặt chừng 3 - 4 phân rồi dùng máy ủi lên cho bờ bao được chắc chắn hơn, để báo vệ<br />

vuông tôm không bị thất thoát, sau đó bơm nước vào rồi xả ra, rồi dùng vôi cải tạo ruộng nuôi, lấy nước<br />

vào qua lưới lọc, thả giống đúng mật độ, chọn con giống đảm bảo chất lượng, Khi mua con giống, anh<br />

chọn những cơ sở sản xuất giống có uy tín trong tỉnh, được các cơ quan có chức năng kiểm dịch để tránh<br />

rủi ro xảy ra, thường xuyên kiểm tra bờ bao, lượng thức ăn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai<br />

đoạn phát triển. Hàng ngày, theo dõi tình trạng hoạt động của tôm nuôi, định kỳ kiểm tra môi trường nước<br />

để có hướng xử lý phù hợp.<br />

Đối với vụ lúa, chi phí được anh tiết kiệm từ việc bơm nước ra để sạ, phân urea giảm từ 100 - 150<br />

kg/ha, chỉ bón phân kali bón từ 150 - 200 kg/ha để cho lúa cứng cây không bị đỗ ngã, sử dụng phương<br />

pháp"sạ hàng giảm được 70 kg lúa giống/ha....Năng suất như làm bình thường nhưng lợi nhuận cao hơn<br />

do tiết kiệm được chi phí từ 500.000 - 1.000.000 đ/ha..<br />

Đối với nuôi tôm, anh nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật như thả con giống đứng mật độ theo<br />

khuyến cáo, tiết kiệm được tiền,con giống, cho ăn đầy đủ nên môi trường không bị ô nhiễm, tiết kiệm được<br />

tiền mua thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thuốc phòng trị bệnh từ 3.000.000 - 5.000.000 đ/ha. Với mô<br />

hình này, gia đình anh thu lợi nhuận từ vụ nuôi tôm càng xanh cao gấp 5 - 7 lần vụ lúa hè thu. Tổng lợi<br />

nhuận của mô hình từ 50 - 70 triệu đồng/ha/năm.<br />

Mô hình lúa tôm càng xanh hiện nay được coi là mô hình sản xuất bền vững bảo đảm an toàn vệ sinh<br />

thực phẩm cho người tiêu dùng do mô hình này được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng dẫn<br />

của cán bộ kỹ thuật nhằm giúp người nuôi giảm giá thành tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm chất lượng cao<br />

theo tiêu chuẩn xuất khẩu.<br />

Chinh Nhân (tổng hợp theo báo cáo mô hình sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> tiên tiến ĐBSCL năm 2009)<br />

CÁC NGUY <strong>CƠ</strong> TIỀM ẨN TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />

ĐẾN AN TOÀN THỰC PHẨM<br />

PGS.TS. Lã Văn Kính<br />

Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> Miền Nam<br />

1. Tầm quan trọng của các sản phẩm chăn nuôi trong cơ cấu bữa ăn của người Việt nam<br />

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta khá mạnh mẽ và luôn duy trì ổn định ở<br />

mức cao 7-8%/ năm. Đi đôi với sự phát triển kinh tế của đất nước, thu nhập của người dân cũng tăng lên<br />

rõ rệt và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Đã có rất nhiều cuộc điều tra nghiên cứu trên thế giới chỉ ra<br />

rằng khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu đối với các loại thực phẩm có giá<br />

trị dinh dưỡng cao ngày càng lớn. Điều đó thể hiện rõ rệt ở cơ cấu bữa ăn thay đổi. Cũng giống các nước<br />

đang phát triển khác, sản lượng tiêu thụ thịt, trứng, sữa ở Việt nam tăng rất nhanh. Tốc độ tăng trong<br />

vòng có 4 năm từ 2001 -2005 tiêu thụ thịt tăng 37% và tôm cá tăng 172%. Mặc dù tăng nhanh như vậy<br />

nhưng ở Việt nam sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn thấp so với bình<br />

quân của các nước đang phát triển và nếu so với trung bình của thế giới và của các nước đã phát triển thì<br />

thấp hơn nhiều.<br />

2. Các nguy cơ không an toàn thực phẩm của ngành chăn nuôi: ngành chăn nuôi gia súc, gia<br />

cầm đang phải đối mặt với nhiều thử thách mà trong đó thử thách về an toàn thực phẩm là gay go, khó<br />

khăn nhất. Các vi trùng, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm cũng dễ dàng gây bệnh cấp<br />

tính cho người như bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng hoặc có thể gây thành đại dịch chết người như<br />

bệnh cúm gia cầm hiện nay. Các chất tồn dư độc hại trong thịt, trứng sữa như hóc môn, thuốc kháng sinh,<br />

thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố vi sinh, nấm mốc, kim loại nặng và hoá chất khác lại gây bệnh<br />

mãn tính một cách âm thầm hơn, nhẹ nhàng hơn mà không dễ dàng bị phát hiện. Các bệnh mãn tính do<br />

17


tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi gây ra như ung thư, lờn thuốc kháng sinh sẽ gây hậu quả là khi con<br />

người bị bệnh phải dùng thuốc thì thuốc đó bị vô hiệu hoá, hoặc tồn dư hóc môn làm rối loạn trao đổi<br />

chất… Vụ xì căng đan về an toàn thực phẩm gần đây (vụ xì căng đan bột cam chứa dioxin ở Brazil 1998,<br />

vụ xì căng đan thức ăn chứa dioxin ở Bỉ năm 1999, thịt chứa hóc môn ở trung quốc năm 2001) đã là sự<br />

cảnh báo nghiêm túc đối với dư luận xã hội. Ở Việt nam, mỗi năm có hàng ngàn người bị ngộ độc thực<br />

phẩm và rất nhiều trong số đó là ngộ độc do thịt. Vì vậy, cần thiết phải có sự quan tâm của toàn xã hội với<br />

vấn đề này.<br />

Trên thế giới và ở Việt nam, hóc môn họ β-Agonist bị cấm sử dụng làm chất thích tăng trưởng nhưng ở<br />

nước ta hiện nay, tình trạng lén lút sử dụng hócmôn kích thích tăng trưởng họ β-Agonist trong chăn nuôi<br />

heo là khá phổ biến và thật sự đáng lo ngại. Việc sử dụng này sẽ gây tồn dư hóc môn trong thịt và ảnh<br />

hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng. Việc ngăn ngừa, phòng chống buôn bán, sử dụng hócmôn kích thích<br />

tăng trưởng họ β-Agonist trong chăn nuôi là một việc làm khó khăn giống như phòng chống ma tuý, và để<br />

thành công thì cần sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của toàn xã hội. Trong thời gian qua,<br />

việc thanh tra, kiểm tra hócmôn kích thích tăng trưởng họ β-Agonist trong thức ăn chăn nuôi của Bộ<br />

NN<strong>PTNT</strong> đã bước đầu đã có kết quả, song chương trình này cần được sự hưởng ứng của tất cả các tỉnh<br />

thành và cần được thực hiện một cách thường xuyên và quyết liệt.<br />

Vấn đề sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc, gia cầm trong chăn nuôi hiện nay là rất phổ biến và<br />

đôi khi không được kiểm soát trở thành tuỳ tiện sử dụng, chính vì vậy, khả năng tồn dư kháng sinh trong<br />

sản phẩm sẽ cao. Kết quả điều tra của nhiều tác giả cho thấy tồn dư kháng sinh trong thịt heo, gà của<br />

nước ta cao hơn hàng chục tới hàng trăm lần so với tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn của Úc, khối EU là<br />

0,01ppm, còn của Mỹ là 0,1ppm). Một trong những nguyên nhân gây ra sự đề kháng ngày càng mạnh của<br />

các vi khuẩn gây bệnh trên người chính là việc sử dụng kháng sinh một cách không khoa học trong việc<br />

phòng và trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn gia súc và những tồn dư của nó trong<br />

sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng các sản phẩm này. Xa<br />

hơn nữa là sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật và chúng cũng có khả<br />

năng lan truyền sang con người và kết quả là khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị<br />

khó, lâu dài và phức tap hơn.<br />

3. Các biện pháp ngăn ngừa – Khẩu hiệu an toàn từ trang trại đến bàn ăn<br />

3.1. Quy hoạch lại ngành chăn nuôi: mặc dù có nhiều nguy cơ không an toàn như vậy nhưng con<br />

người ta không thể không ăn thịt, không thể không uống sữa. Đặc biệt trong điều kiện của nước ta, thách<br />

thức này càng gay go hơn vì chăn nuôi nhỏ lẻ, cá thể mang tính đại trà, chăn nuôi đủ các con vật, khu vực<br />

chăn nuôi liền kề với khu dân cư. Việc lây nhiễm dịch bệnh trong cùng loài vật, giữa các loài vật với nhau,<br />

và giữa gia súc gia cầm với con người là vô cùng dễ dàng xảy ra. Tính an toàn sinh học cho chăn nuôi ở<br />

nước ta vô cùng thấp và nếu không giải quyết vấn đề này thì rủi ro luôn đe doạ chúng ta hàng ngày. Để<br />

giải quyết vấn đề này, việc trước tiên cần làm là quy hoạch lại ngành chăn nuôi trên phạm vi lãnh thổ cả<br />

nước rồi đến phạm vi từng tỉnh thành, huyện xã. Trên cơ sở điều tra khảo sát, phân tích lợi thế so sánh của<br />

từng vùng, từng con vật mà chỉ ra được vùng nào nuôi con gì, điều kiện như thế nào thì được chăn nuôi,<br />

quy mô bao nhiêu là phù hợp, chuồng trại cần xây dựng cách khu dân cư bao xa, kiểu cách như thế nào để<br />

hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh….Giải pháp tối ưu tất nhiên sẽ phải tính đến cả yếu tố kinh tế lẫn xã hội<br />

và cần được sự ủng hộ của chính quyền các cấp, của người dân và toàn xã hội và có các bước đi phù hợp.<br />

3.2. Bảo đảm an toàn sinh học trại chăn nuôi: trong khi chờ đợi quy hoạch tổng thể của nhà nước,<br />

các trại chăn nuôi và người chăn nuôi cần tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho đàn gia<br />

súc của mình như tách đàn gia súc càng xa khu dân cư bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, hạn chế tối đa<br />

người không chăn nuôi tiếp xúc với đàn gia súc, không để đàn gia súc gia cầm tiếp xúc với chim chóc<br />

hoang dại, chuột, chó mèo. Tăng cường vệ sinh tiêu độc toàn bộ khu vực chuồng trại, kho tàng, dụng cụ<br />

chăn nuôi, phương tiện chuyên chở thức ăn, con vật. Các chất thải phải được chôn hoặc đốt. Cách ly con<br />

vật bị bệnh, thường xuyên xét nghiệm huyết thanh, chẩn đoán, tiêm chích vaccin…Cần phải tôn trọng<br />

nguyên tắc dùng thuốc thú y và đảm bảo thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán con vật.<br />

3.3. An toàn thức ăn gia súc: nói đến an toàn thức ăn chăn nuôi, không phải nói đến giá trị dinh<br />

dưỡng của sản phẩm, không phải nói đến đặc tính kỹ thuật như kích thước và độ cứng của thức ăn viên,<br />

độ mịn của thức ăn bột, hương thơm, mà nói đến sự an toàn của nó cho động vật, cho môi trường và cho<br />

người tiêu dùng. Điều này nhấn mạnh rằng thức ăn gia súc là một phần trong chuỗi thực phẩm cho người,<br />

được thể hiện trong khẩu hiệu ‘từ thức ăn gia súc đến thức ăn cho người’ – nghĩa là muốn đảm bảo an<br />

toàn thực phẩm cho người thì phải đảm bảo an toàn thức ăn gia súc. Thức ăn gia súc không được dùng các<br />

chất cấm mà chỉ được sử dụng các loại nguyên liệu, các dược phẩm, các chất bổ sung được nhà nước cho<br />

phép để đảm bảo rằng không được tồn dư ở thịt, trứng, sữa.<br />

18


màu<br />

Sản xuất thức ăn gia súc ở Việt nam đã có từ lâu nhưng thực sự được coi là một ngành công <strong>nghiệp</strong> chỉ<br />

trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các công ty sản xuất thức ăn gia súc đã và đang đóng góp tích cực vào<br />

sự phát triển của ngành chăn nuôi, giúp ngành chăn nuôi chuyển mình từ sản xuất cá thể nhỏ lẻ mang tính<br />

tiết kiệm lên sản xuất hàng hoá, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay đa số các công ty chỉ chú ý tới<br />

việc đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô để giảm giá thành và nâng cao chất lượng dinh dưỡng của sản<br />

phẩm mà chưa chú ý nhiều tới tính an toàn của sản phẩm. Nhiều nhà máy đã đạt tiêu chuẩn ISO trong<br />

công tác quản lý và quản lý chất lượng sản phẩm nhưng chưa có nơi nào xây dựng hệ thống quản lý an<br />

toàn sản phẩm GMP+ hoặc HACCP. Trước nhu cầu của xã hội hiện nay về an toàn thực phẩm cho con<br />

người, các nhà máy thức ăn gia súc rất cần phải đảm bảo an toàn về thức ăn chăn nuôi - và để đạt được<br />

điều đó, GMP+ hoặc HACCP là sự lựa chọn đúng đắn nhất.<br />

3.4. An toàn khâu giết mổ, phân phố i:<br />

giết mổ gia súc gia cầm và phân phối sản phẩm chăn nuôi là<br />

các khâu cuối nhưng vô cùng quan trọng do khả năng lây nhiễm vi sinh của thịt, trứng, sữa lúc này cực kỳ<br />

cao. Cần áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn HACCP khi giết mổ, không được cho thịt tiếp xúc với nguồn vi<br />

sinh gây bệnh như phân, nước dơ, dụng cụ mất vệ sinh…<br />

3.5. Luật lệ và kiểm soát của nhà nước: Nhà nước cần rà soát lại các quy định đã cũ, lạc hậu và ban<br />

hành các luật lệ mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời cần củng cố, tăng cường và phân cấp sự kiểm<br />

soát của nhà nước đối với từng khâu, từ trại chăn nuôi, nhà máy thức ăn gia súc, nơi giết mổ, vận chuyển<br />

và buôn bán…<br />

Như vậy, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững phải đảm bảo an toàn thực phẩm cho<br />

con người và muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người phải đảm bảo an toàn từ trang trại đến bàn ăn.<br />

<strong>MỘT</strong> <strong>SỐ</strong> KẾT QUẢ ĐIỂN HÌNH<br />

TRONG 15 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG<br />

(Giai đoạn 1993-2008)<br />

A Đam-Trung Tâm Khuyến <strong>Nông</strong><br />

Khuyến nông Vĩnh Long được thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1990 theo quyết định số 178/QĐ/UB của<br />

UBND tỉnh. Qua 15 năm công tác (1993-2008), Trung Tâm Khuyến <strong>Nông</strong> (TTKN) Vĩnh Long đã thực hiện<br />

được 8.576 cuộc tập huấn, hội thảo và nông dân huấn luyện nông dân, với trên 269.000 lượt nông dân<br />

tham dự. Qua các lớp tập huấn, hội thảo, nông dân được nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, được<br />

tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các mô hình và áp dụng đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, TTKN<br />

còn kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức tập huấn, dạy nghề nông thôn được 226 lớp,<br />

có gần 6.800 lượt người tham dự, với các chuyên đề về VAC.<br />

Bên cạnh đó, Trung tâm tập trung đi sâu vào hỗ trợ cho bà con nông dân thực hiện các mô hình trình<br />

diễn:<br />

* Chương trình trồng trọt<br />

Khảo nghiệm và sản xuất giống của trại giống: khảo nghiệm 152 bộ giống với 1.841 giống/dòng<br />

lúa cao sản. Chọn ra được 44 loại giống đưa vào sản xuất 310,52 tấn lúa giống mới nguyên chủng chất<br />

lượng cao, có khả năng thích nghi rộng và cho năng suất cao trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của tỉnh<br />

Áp dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật: thực hiện được 2.962,5 ha theo qui trình thâm canh tổng<br />

hợp, sản xuất lúa chất lượng cao theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, năng suất cao hơn sản xuất lúa theo<br />

tập quán cũ ít nhất 0,5 tấn/ha, lợi nhuận thu được thêm khoảng 3.600.000 đồng.<br />

Dự án sản xuất lúa chất lượng cao: từ năm 2002-2008, dự án đã thực hiện được gần 430 ha lúa<br />

nguyên chủng và 9.619,7 ha lúa xác nhận, gồm các chủng loại giống: Jasmine 85, TN 100, OM 1490, OM<br />

2717, OM 3242, MTL 250, VND 95-20, OM 2514, OM 3378, OM 5637, OM 4875, OMCS 2000. với sản lượng<br />

47.100 tấn, trong đó, lúa nguyên chủng là 1.844,7 tấn, lúa xác nhận 45.255,5 tấn. Đồng thời, dự án còn<br />

đầu tư 1.193 máy sạ hàng, 741 máy sấy các loại, 91 máy gặt xếp dãy và 11 máy gặt đập liên hợp.<br />

Qua việc thực hiện dự án, mạng lưới sản xuất giống ở cơ sở được hình thành. Hiện toàn tỉnh có 02<br />

HTX, 18 CLBKN và 44 tổ sản xuất giống với hơn 16.500 lượt hộ tham gia sản xuất lúa giống ở các xã. Tỉ lệ<br />

nông hộ sử dụng lúa giống chất lượng cao để sản xuất lúa hàng hóa đến vụ Đông Xuân 2008-2009 đã đạt<br />

gần 80%.<br />

Mô hình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ 2 lúa-1 màu (đậu nành, khoai lang, bắp)<br />

Đã trình diễn với diện tích 502,5 ha ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, các giống trình diễn gồm MTĐ 176,<br />

PC19, A17 các giống này rất hợp với điều kiện sinh thái và canh tác ở địa phương. Năng suất đạt khá 1,5 -<br />

3 tấn/ha. lợi nhuận thu được dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/ha. Nhìn chung, mô hình dễ thực<br />

hiện, bền vững, có lợi nhiều mặt, nhất là hiệu quả kinh tế cao so lúa cùng vụ trên chân đất cao thiếu nước<br />

19


trong vụ hè thu sớm, nên đây là một trong những mô hình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được nông dân ứng<br />

dụng và nhân rộng.<br />

Khoai lang: giống được chọn trồng là giống khoai lang Tím Nhật, thời gian sinh trưởng 120-180 ngày, ít<br />

bị sâu ăn lá, ít sử dụng phân đạm. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 120.000.000 đồng/ha.<br />

Bắp nếp: năng suất đạt khá bình quân 16 tấn/ha, lợi nhuận đạt được sau khi trừ chi phí khoảng 37.000.000<br />

đ/ha, cao hơn tập quán sản xuất của nông dân 9.000.000 đ/ha.<br />

*Dự án Sản xuất nấm rơm: diện tích hỗ trợ 6.600 ha, năng suất đạt được từ 1,4 – 1,8 kg nấm tươi/<br />

mét mô. Với việc thực hiện mô hình này, nông dân đã thu về 11,41 tỷ đồng.<br />

Xã hội hoá, 143.667 ha rơm, năng suất đạt được bình quân 1 – 1,4 kg nấm tươi/mét mô, sản lượng nấm<br />

rơm ước đạt trên 34.470 tấn, tổng thu trên 251,55 tỉ đồng. Đồng thời, mang lại hiệu quả trong việc giải<br />

quyết việc làm cho người dân, nhất là đối với lực lượng thanh niên nông thôn, giải quyết cho hơn 284.000<br />

lượt lao động trong 01 tháng theo chu kỳ sản xuất nấm rơm.<br />

*Cây ăn trái: trên cơ sở qui hoạch vùng thích nghi phát triển cây ăn trái của tỉnh, TTKN Vĩnh Long đã<br />

khuyến khích phát triển xã hội hóa công tác giống và chuyển giao giống cây ăn trái đặc sản xuất khẩu đến<br />

người dân sản xuất như bưởi Năm Roi, Cam Sành, sâu riêng Ri 6, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt, chôm<br />

chôm,... gồm 126 ha vườn cây ăn trái kiểm mẫu, điều chỉnh ra hoa trái vụ.<br />

Cam Sành sạch bệnh ở huyện Tam Bình có thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập cao. Năm 1995 giá trị<br />

sản xuất bình quân 19,59 triệu đồng/ha/năm tăng lên (năm 2000) là 23,98 triệu đồng/năm/ha và 78 triệu<br />

đồng/ha đất canh tác, trong đó riêng nông <strong>nghiệp</strong> đạt giá trị sản xuất bình quân 50 triệu đồng/ha đất canh<br />

tác. Trong nông <strong>nghiệp</strong>, lãi của cây ăn trái chủ lực bình quân đạt từ 50-70 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt<br />

bưởi Năm Roi, cam Sành, sầu Riêng có giá trị kinh tế cao có nhiều hộ nhà vườn hàng năm thu nhập đạt từ<br />

100-130 triệu đồng/ha. Trong 3 năm gần đây, bệnh vàng lá xuất hiện gây hại khá nghiêm trọng trên cây có<br />

múi (nhất là cây cam Sành), theo điều tra có khoản 40% diện tích bị bệnh, được xác định 2 đối tượng gây<br />

bệnh chính vàng lá thối rễ do nấm và vàng lá Greening. Từ đó đã hạn chế lớn đến phát triển cây có múi<br />

trong tỉnh, giảm chất lượng và thu nhập cho các hộ nhà vườn.<br />

*Chương trình chăn nuôi: với mục tiêu nâng cao chất lượng đàn heo thịt của tỉnh, trong 15 năm<br />

qua, TTKN đã thực hiện 2.502 con, trong đó chuyển giao heo nái ngoại 4.304 con, đực giống 171 con, gieo<br />

tinh nhân tạo 1.124 con. Mô hình cai sữa sớm heo con được 90 bầy, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít tốn<br />

công, rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng lứa đẻ của nái từ 1,8 lứa/năm lên 2,2 lứa/năm, heo con phát triển<br />

đồng đều, nuôi nhanh lớn.. Hiện nay biện pháp cai sữa sớm cho heo con được các hộ chăn nuôi áp dụng<br />

rộng rãi.<br />

Chương trình nuôi heo hướng nạc kết hợp xử lý chất thải: đã xây dựng được 56 điểm biogas gồm 36<br />

túi ủ biogas và 20 hầm kiên cố đầu tư 173 con heo. Mô hình đã được nông dân nhiều nơi ủng hộ, đem lại<br />

hiệu quả thiết thực về góp phần giữ vệ sinh môi trường.<br />

Đồng thời, đầu tư được 122.375 con gà, 11.180 con vịt. Nhìn chung, mô hình nuôi gặp không ít khó<br />

khăn, đặc biệt trong những năm gần đây dịch cúm H5N1 bùng phát nên đó là vấn đề lo ngại lớn đối với<br />

người chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nuôi đúng qui trình kỹ thuật thì sau 2 tháng nuôi gà đạt trọng lượng bình<br />

quân 1,5 kg, người nuôi thu được lợi nhuận trên 1 triệu đồng/100 con gà (số liệu tổng kết năm 2007).<br />

Mô hình vỗ béo bò 2.630 con bò ở 8 huyện, thị trong tỉnh, thời gian vỗ béo từ 2 – 3 tháng thì bò tăng<br />

trọng bình quân là 60,5 kg/con.,…Với mức tăng trọng như vừa nêu, so với bò đối chứng thì tăng gấp 3 lần.<br />

*Chương trình thủy sản: thực hiện 1.391 điểm trình diễn về thủy sản, gồm các mô hình nuôi như:<br />

nuôi tôm, cá trong mương vườn, trên ruộng lúa, cá bống Tượng, cá Tra, Baba, nuôi cá trê Vàng, nuôi cá<br />

sặc rằn, nuôi cá rô đồng và nuôi lươn ở hộ gia đình,…,các mô hình đã đầu tư đúng theo qui hoạch và phát<br />

huy khả năng phát triển thủy sản của từng vùng trong tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất<br />

nông <strong>nghiệp</strong>; đồng thời tận dụng diện tích ao, mương và thức ăn tự nhiên sẳn có để phát triển thủy sản,<br />

tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.<br />

* Thông tin-quảng bá: hoạt động thông tin-quảng bá được triển khai thường xuyên, kịp thời, đúng<br />

lúc với tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông <strong>nghiệp</strong>. Tài liệu từng bước được cải tiến nội dung,<br />

hình thức; trợ huấn cụ phục vụ tập huấn ngày càng phong phú, đa dạng hơn; trong 15 năm đã thực hiện<br />

được 614 chuyên mục trên truyền hình, cộng tác gần 1.900 tin, bài trên báo đài; thực hiện 24 bản tin<br />

khuyến nông, tiếp dân trên 2.200 lượt, bandroll và pano các loại trên 4.520 cái, cấp phát cho nông dân<br />

trên 86.000 cuốn sách tài liệu kỹ thuật và 1.180.000 tờ bướm với các chuyên đề về nông <strong>nghiệp</strong> phục vụ<br />

nhu cầu của bà con nông dân.<br />

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI <strong>CƠ</strong> HỘI THAY ĐỔI BỘ MẶT NÔNG THÔN CỦA TỈNH NHÀ<br />

20


Long<br />

Lê Văn Dũng-CC Phát triển nông thôn<br />

Trong những năm qua được sự hổ trợ của TW và sự quan tâm đầu tư của tỉnh đến cuối năm 2008, các<br />

chỉ tiêu cơ bản về phát triển nông thôn của tỉnh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, cụ thể như sau :<br />

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Đầu tư phát triển giao thông nông thôn kết hợp thủy lợi, cơ bản nhựa hóa<br />

các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã và đường liên xã, có 88,3% số xã có đường ôtô<br />

đến trung tâm.<br />

- Về giáo dục có trên 95% trường lớp được kiên cố hóa, mạng lưới y tế được mở rộng đến tận xã, có<br />

100% số xã có trạm y tế được ngói hóa.<br />

- Có 82,1% số hộ sử dụng nước sạch phổ thông và 97,2% số hộ sử dụng điện.<br />

- Thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao,<br />

… từng bước được đầu tư. Chương trình xóa nhà tạm, dột nát cũng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho dân<br />

cư nông thôn.<br />

Tuy nhiên Vĩnh Long vẫn là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư cho nông thôn còn nhiều hạn chế, vì vậy<br />

rất cần sự hổ trợ đầu tư của Trung Ương. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 28 tháng 10 năm 2008 của BCH<br />

TW và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về nông <strong>nghiệp</strong>, nông dân, nông thôn là cơ hội để tỉnh<br />

nhà quy hoạch, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống của người dân, từng bước<br />

làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực.<br />

Bộ <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> & <strong>PTNT</strong> xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia “ Xây dựng nông thôn mới giai đoạn<br />

2010 – 2020” trình Chính phủ. Theo đó chương trình xác định các nhiệm vụ chủ yếu như sau:<br />

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nông thôn đến năm 2020.<br />

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn.<br />

Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.<br />

Phát triển kinh tế hợp tác trong nông <strong>nghiệp</strong>, nông thôn.<br />

Bảo tồn và phát triển làng nghề ở nông thôn.<br />

Bảo tồn và phát triển văn hóa thôn, bản.<br />

Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.<br />

Để có căn cứ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính<br />

phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 19/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về<br />

nông thôn mới, bộ tiêu chí bao gồm 19 tiêu chí mà cấp xã, huyện, tỉnh phải đạt được đến năm 2020.<br />

Đây là cơ hội tốt để tỉnh ta tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của TW, huy động các nguồn khác nhằm tăng<br />

cường đầu tư cho khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;<br />

cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông <strong>nghiệp</strong> với phát triển công <strong>nghiệp</strong>, dịch<br />

vụ; nâng cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này trong 6<br />

tháng cuối năm 2009, Chi cục Phát triển nông thôn với vai trò là thường trực, thư ký của Ban chỉ đạo sẽ<br />

tham mưu, đề xuất với Ban chỉ đạo cấp tỉnh, <strong>Sở</strong> lập Chương trình tổng thể xây dựng nông thôn mới trên<br />

địa bàn tỉnh đến năm 2020. Các huyện, xã căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mình lập<br />

quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở rà soát, đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới theo quyết định<br />

491/QĐ-TTg xem tiêu chí nào đạt, tiêu chí nào chưa đạt cần phải đầu tư, đồng thời phải tạo được sự đồng<br />

thuận trong nhân dân về việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các hạng mục công trình…chúng tôi nhận<br />

thức đây là nhiệm vụ rất khó khăn, thời gian thực hiện ngắn và phải chờ quyết định, hướng của TW, tuy<br />

nhiên bằng sự quyết tâm của tập thể Chi cục và sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các phòng nông <strong>nghiệp</strong> &<br />

<strong>PTNT</strong> các huyện rất hy vọng nhiệm vụ sẽ được hoàn thành.<br />

VĨNH LONG CHUYỂN ĐỔI <strong>CƠ</strong> CẤU SẢN XUẤT<br />

NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG<br />

Oanh Lê<br />

Định hướng chuyển đổi cơ cấu nông <strong>nghiệp</strong> theo hướng bền vững xuất phát từ quan điểm phát triển nông<br />

<strong>nghiệp</strong> phải đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia đồng thời đáp ứng nguyên liệu cho công <strong>nghiệp</strong> chế<br />

biến trong nước và hướng ra xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao thu nhập trên đơn vị<br />

diện tích và tạo thêm được nhiều công ăn việc làm ở nông thôn.<br />

Theo định hướng đó, trong giai đoạn 2009-2010 tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh<br />

tế (GDP) bình quân 14%/năm; nông <strong>nghiệp</strong> - thủy sản chiếm 44% trong cơ cấu GDP theo giá thực tế vào năm<br />

2010; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 920-930 USD; giá trị sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> tăng 6,3%/ năm,<br />

trong đó nông <strong>nghiệp</strong> tăng 4,4% góp phần đảm bảo các mục tiêu quốc gia về lương thực, thực phẩm (với mức<br />

trung bình cho 1 người dân/năm: 400 kg lương thực, 30-40 kg thịt, 120 kg rau quả và dinh dưỡng đạt 2.500 đến<br />

2.800 calo/người/ngày...); thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác đạt 80 triệu đồng/năm; giải quyết việc<br />

làm cho 27.000 lao động/ năm; lao động nông <strong>nghiệp</strong> chiếm ít hơn 58% tổng số lao động trong tỉnh; giảm tỷ lệ<br />

21


hộ nghèo đến năm 2010 còn 6%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch phổ thông đến năm 2010 đạt 98%, trong đó<br />

75% từ nguồn cấp nước tập trung; đến năm 2010 có 93% diện tích đất nông <strong>nghiệp</strong> được khép kín thủy lợi,<br />

trong đó có hơn 42% diện tích đất chủ động tưới tiêu;…<br />

Để đạt được mục tiêu trên, trước mắt Vĩnh Long cần tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất chuyển<br />

một phần diện tích đất canh tác lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang các mục đích khác có hiệu quả kinh tế<br />

cao hơn như nuôi trồng thủy sản, hoa màu, cây công <strong>nghiệp</strong> ngắn ngày để tăng giá trị và hiệu quả canh tác trên<br />

nột đơn vị diện tích; phấn đấu đến năm 2010 diện tích canh tác cây lâu năm ngang bằng với diện tích canh tác<br />

lúa. Về phát triển nuôi trồng thủy sản, tỉnh xây dựng những vùng hàng hoá tập trung theo quy hoạch được duyệt<br />

và những vùng nuôi thủy sản xen lúa ở những nơi có điều kiện. Phấn đấu đến 2010 diện tích nuôi công <strong>nghiệp</strong><br />

760 ha, nuôi lồng, bè 400 chiếc, tổng sản lượng thủy sản đạt 215.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt<br />

209.000 tấn.<br />

Hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> chủ yếu tập trung vào mục tiêu cơ bản là giảm giá thành,<br />

nâng cao chất lượng và giá trị các loại nông sản hiện có, kết hợp điều chỉnh quy mô sản xuất một số ngành hàng<br />

trên cơ sở thị trường và lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và nước. Vì vậy, cần giảm<br />

diện tích nhóm cây trồng kém lợi thế cạnh tranh, thị trường hạn chế và tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao<br />

năng xuất, chất lượng hạ giá thành nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.<br />

Giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh chuyển đổi là nhanh chóng tiến hành rà soát lại quy hoạch trên<br />

cơ sở bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhu cầu thị trường và lợi thế của tỉnh. Hình thành các vùng sản xuất<br />

hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,<br />

các trang trại chăn nuôi tập trung qui mô lớn.<br />

Trồng trọt tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, qui mô phù hợp, áp dụng các qui trình sản xuất mới,<br />

đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập<br />

trung, an toàn dịch bệnh; chú trọng phát triển chăn nuôi heo thịt, bò thịt, gà thịt và vịt đẻ trứng. Phát huy lợi thế<br />

mặt nước, sông rạch để nuôi thủy sản (nhất là cá tra xuất khẩu) theo hướng đa dạng, phù hợp quy hoạch được<br />

duyệt, đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />

Chương trình giống được tiếp tục triển khai nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu giống có năng suất, chất lượng<br />

cao, phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh để hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và được thị trường chấp<br />

nhận; trình diễn các mô hình ứng dụng công nghệ cao, cũng như quy họach các khu vực sản xuất ứng dụng công<br />

nghệ cao cho một số loại sản phẩm. Chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành,<br />

tăng sức cạnh tranh của nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đẩy mạnh xã hội hoá, thương mại hoá<br />

trong sản xuất giống đi đôi với tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng giống<br />

trong nông <strong>nghiệp</strong>.<br />

Tăng cường chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất nông <strong>nghiệp</strong>,<br />

trong đó chú trọng đến công tác khuyến nông nhằm tăng cường kỹ thuật sản xuất cho nông dân để gia tăng<br />

năng suất , nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của nông sản hàng<br />

hoá trong nước và thế giới như GAP, Viet GAP, Global GAP,... Nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới<br />

trong sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.<br />

Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện, kiên cố hoá hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu và<br />

nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo đảm sản xuất an toàn, hiệu quả và chủ động trong điều kiện mùa vụ, thời tiết<br />

khác nhau. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin, nước sạch cũng như các cụm công <strong>nghiệp</strong><br />

nông thôn, bố trí dân cư, và đảm bảo môi trường sinh thái.<br />

Để thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông <strong>nghiệp</strong> cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về xúc<br />

tiến thương mại, dự báo thị trường cho các sản phẩm chủ lực, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ<br />

tầng, thực hiện tốt chính sách để tạo điều kiện chuyển đổi và điều chỉnh lại quy hoạch.... Trước mắt, Nhà nước,<br />

Trung ương và địa phương cần có chương trình điều tra nghiên cứu về tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước<br />

đồng thời nghiên cứu dự báo thị trường thế giới cho các nông sản xuất khẩu chủ lực; phát triển hệ thống thông<br />

tin thị trường, cơ sở hạ tầng thương mại như trung tâm triển lãm, giới thiệu sản phẩm, khai thác và xây dựng<br />

thương hiệu nông sản; phát triển nhanh các doanh <strong>nghiệp</strong> vừa và nhỏ ở nông thôn. Nhất là giải quyết các vướng<br />

mắc để phát triển kinh tế trang trại, cũng như đẩy nhanh kinh tế hợp tác, nhất là hợp tác theo ngành hàng.<br />

HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO NGHỀ NUÔI CÁ TRA, BA SA<br />

Đất nông<br />

Cách thức nuôi hiện nay hầu hết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khiến chất lượng cá<br />

không cao. Nếu không khắc phục thì không thể cạnh tranh, dẫn đến nguy cơ đánh mất thị<br />

trường truyền thống.<br />

22


Giải pháp tình thế: việc tồn đọng hàng trăm ngàn tấn cá trong năm 2008 đã bộc lộ toàn bộ yếu kém<br />

trong quy hoạch, tổ chức quản lý nghề nuôi cá. Cụ thể là số liệu thống kê số hộ nuôi của các địa phương<br />

thiếu chính xác; thống kê sản lượng cá từng tỉnh cũng thấp hơn nhiều lần thực tế; các tỉnh chưa quản lý<br />

được hộ nuôi, phần lớn là nuôi tự phát, từ đó không nắm chính xác nguồn cung và khó khăn trong việc xử<br />

lý khi có biến động cung cầu…<br />

Trước tình hình hàng ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL có nguy cơ phá sản, Chính phủ đã chỉ<br />

đạo Bộ NN & <strong>PTNT</strong>, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước cùng 8 tỉnh, thành trong vùng tập trung tháo<br />

gỡ khó khăn cho nghề nuôi cá. Ngân hàng Nhà nước cung ứng thêm 1.000 tỷ đồng ngoài hạn mức cho<br />

vay, giúp các doanh <strong>nghiệp</strong> đẩy nhanh tiến độ thu mua hết lượng cá nguyên liệu; khoanh nợ, giãn nợ cho<br />

người nuôi cá, cho vay thêm vốn để mua thức ăn duy trì đàn cá và đầu tư tái sản xuất. Các bộ, ngành liên<br />

quan và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm những doanh <strong>nghiệp</strong> có biểu hiện gian lận thương mại, cố ý<br />

dìm giá, ép người nuôi cá. Sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, lượng cá tồn đọng đã<br />

được giải quyết, khắc phục được tình trạng khủng hoảng thừa cá nguyên liệu, người nuôi cá qua khỏi “cơn”<br />

nguy cơ bị phá sản. Các nhà quản lý ở các tỉnh có chung quan điểm và cho rằng, cung cầu quá bấp bênh<br />

là do ảnh hưởng từ việc quy hoạch. Vấn đề này, từng tỉnh không làm được mà phải ở tầm của Bộ, Ngành<br />

Trung ương. Có quy hoạch bền vững thì việc cung cầu mới ổn thỏa.”<br />

Hướng đi bền vững: tình trạng sản xuất theo “phong trào” ở nước ta từ trước tới nay đã dẫn đến<br />

những hậu quả khôn lường, mọi rủi ro nông dân đều gánh chịu. Chuyện con cá tra, ba sa cũng vậy. Năm<br />

vừa qua, khi vào vụ thu hoạch, bị tồn đọng hàng trăm ngàn tấn cá thì hàng loạt người nuôi bỏ nghề. Tại<br />

thời điểm ấy, Cục Thuỷ sản đã thống kê ở 8 tỉnh nuôi cá vùng ĐBSCL thì có 20% diện tích không thả giống<br />

cho vụ sau và có nguy cơ bỏ không. Vấn đề bức thiết mà ai cũng thấy, muốn cho sản xuất ổn định thì phải<br />

có hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra, ba sa. Muốn vậy, điều quan trọng hàng đầu là phải xác<br />

định rõ cá tra, cá ba sa là sản phẩm chiến lược của vùng ĐBSCL. Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các<br />

tỉnh trong khu vực rà soát, đánh giá lại việc nuôi, công suất chế biến của các nhà máy trong vùng và tổ<br />

chức sắp xếp lại sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng hoàn thiện quy hoạch, phát triển đồng bộ nghề nuôi và<br />

chế biến cá xuất khẩu. Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong mối liên kết: nhà quản lý,<br />

hiệp hội, doanh <strong>nghiệp</strong>, người nuôi cá. Mở rộng diện tích nuôi như thế nào, diện tích bao nhiêu? Phải tính<br />

đến yếu tố cân bằng sinh thái của sông Tiền và sông Hậu để phân vùng nguyên liệu, tránh gây suy kiệt<br />

nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. Cân đối và kiểm soát được các khâu từ sản xuất thức ăn, dịch vụ kỹ<br />

thuật, con giống đến việc nuôi cá, chế biến, tiêu thụ và thị trường xuất khẩu. Thiết lập mối quan hệ chặt<br />

chẽ giữa người nuôi cá, cung cấp giống và thức ăn cùng với các doanh <strong>nghiệp</strong> chế biến, xuất khẩu, nhằm<br />

ổn định “đầu vào, đầu ra”, giảm đến mức thấp nhất rủi ro về giá cả, thị trường. Phải có một đầu mối liên<br />

kết dựa trên sự hợp tác tự nguyện giữa chính quyền, ngành nông <strong>nghiệp</strong> các tỉnh trong vùng cung cấp và<br />

tiếp nhận thông tin để mỗi khi gặp khó khăn phát sinh, cùng hợp lực giải quyết.<br />

Tiềm năng phát triển cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL là rất lớn. Trước đây mỗi năm chỉ có khoảng vài trăm<br />

ngàn tấn cá. Còn hiện nay, khả năng có thể phát triển đến hàng triệu tấn mỗi năm. Khi đã xác định rõ<br />

hướng đi bền vững, chắc chắn nghề nuôi cá tra, cá ba sa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế nhiều mặt, góp phần<br />

cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho cả vùng ĐBSCL.<br />

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO HÀNG <strong>HÓA</strong> THEO HƯỚNG BỀN<br />

VỮNG<br />

Ngọc Mai:. TTKN<br />

Chăn nuôi có vai trò kinh tế quan trọng trong nông <strong>nghiệp</strong>, tốc độ phát triển bình quân chiếm 10-12%<br />

/năm và chiếm khoảng 20- 25% tổng giá trị nông <strong>nghiệp</strong> ở tỉnh Vĩnh Long, góp phần đưa thu nhập GDP<br />

của tỉnh lên bình quân 930USD- 950 USD/người/năm từ nay đến năm 2010. Sản lượng thịt bình quân đầu<br />

người khoảng 35-40kg / năm. Hiện nay, chăn nuôi đang trên đà phát triển theo hướng trang trại, thâm<br />

canh có quy mô vừa và lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa và xuất khẩu. Tính đến tháng 3/2008 Vĩnh<br />

Long có trên 22 trang trại chăn nuôi lớn và trên 500 mô hình chăn nuôi kết hợp đạt 50 triệu / năm. Theo<br />

số liệu Chi cục Thú y tính đến tháng 2 năm 2008 thì đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đạt tổng số như sau:<br />

Trâu: 192 con; Bò: 65.351 con; Heo: 390.000 con; Gia cầm: trên 28 triệu con.<br />

2. Định hướng phát triển chăn nuôi: do tình hình ngành chăn nuôi heo đang chiếm lợi thế cao, giá<br />

heo thịt từ 3.800.000 – 4.200.000 đồng /tạ, giá heo con từ 70.000đ - 90.000đ/kg. Với giá heo trên, người<br />

nuôi heo thịt có lãi từ 300.000- 500.000đ/tạ, heo nái lãi từ 3 triệu – 5 triệu đồng /lứa. Do người chăn nuôi<br />

có lời nên các hộ chăn nuôi đang dần mở rộng và phát triển trong thời gian tới với định hướng: Chuyển<br />

đổi mạnh cơ cấu kinh tế phát triển chăn nuôi trong nông <strong>nghiệp</strong>; Đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng<br />

trang trại, tập trung qui mô lớn sản xuất hàng hóa; Quy hoạch lại đất đai sử dụng cho phát triển chăn nuôi<br />

23


phù hợp với các vùng sinh thái; Phát triển chăn nuôi bền vững, tránh ô nhiểm môi trường và kiểm soát dịch<br />

bệnh; Chăn nuôi gắn liền với chế biến, giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu<br />

dùng ngày càng cao; Sản xuất chăn nuôi phải gắn liền với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng thị<br />

trường trong nước, xuất khẩu.<br />

3. Mục tiêu: phấn đấu tăng tỉ trọng giá trị của chăn nuôi trong nông <strong>nghiệp</strong> từ 20- 25% lên 30- 40%<br />

vào năm 2010. Tạo cơ hội tăng thêm việc làm, giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập và cải thiện đời<br />

sống cho nông dân.<br />

4. Chính sách phát triển chăn nuôi: khuyến kích các tổ chức và cá nhân mọi thành phần kinh tế<br />

phát triển trong và ngoài nước đầu tư phát triển chăn nuôi tại Việt Nam; Ưu tiên đầu tư sản xuất giống vật<br />

nuôi, khuyến khích phát triển hệ thống trang trại qui mô lớn có trang thiết bị và công nghệ hiện đại;<br />

Khuyết khích đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy giết mổ tập trung và chế biến sản phẩm chăn nuôi.<br />

5. Một số giải pháp cần quan tâm:<br />

a. Về vật nuôi: nhập các giống cao sản nhiệt đới để đa dạng hóa nguồn gien vật nuôi.<br />

b. Về kỹ thuật và công nghệ: phát triển chăn nuôi thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT mới trong<br />

chăn nuôi: chăm sóc - nuôi dưỡng để nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi; Sử dụng các công nghệ sinh<br />

học, công nghệ sinh sản trong chọn lọc và tạo giống mới.<br />

c. Về thức ăn - dinh dưỡng: tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tốt chất lượng thức ăn<br />

trong chăn nuôi công <strong>nghiệp</strong>; Sử dụng đúng thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của từng loại heo,<br />

tránh lãng phí thức ăn trong chăn nuôi.<br />

d. Về thú y - vệ sinh phòng bệnh: cải thiện hệ thống quản lý dịch vụ thú y; Kiểm soát dịch bệnh để<br />

phát triển chăn nuôi có hiệu quả kinh tế; Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn<br />

nuôi; Đảm bảo việc ô nhiểm môi trường và xử lý tốt chất thải trong chăn nuôi. Tiêm phòng đầy đủ các<br />

bệnh truyền nhiễm.<br />

g. Về thị trường: khuyến khích các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh, đặc sản, chất lượng cao có khả<br />

năng tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và Quốc tế<br />

*Tóm lại: phát triển chăn nuôi đa dạng, bền vững tiến tới kiểm soát và khống chế được dịch bệnh,<br />

nên phát triển chăn nuôi thân thiện với môi trường.<br />

- Đẩy mạnh đầu tư chế biến, giết mổ để tăng giá trị chăn nuôi, tăng cường xúc tiến thương mại sản<br />

phẩm chăn nuôi theo xu hướng hội nhập.<br />

- Định hướng phát triển chăn nuôi trong những năm tới phải theo hướng trang trại, tập trung, thâm<br />

canh, quy mô lớn và sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài<br />

nước.<br />

THÀNH PHỐ TRẺ<br />

Xin chào mừng thành phố mới Vĩnh Long<br />

Xứ sở linh thiêng - huyền thoại chín con rồng<br />

Kiêu hãnh vươn mình trên lộ trình hội nhập<br />

Thêm rạng ngời nét đẹp chín dòng sông…<br />

Chào những cô em với đôi má ửng hồng<br />

Đôi mắt sáng ngời bao tin yêu hy vọng<br />

Giang đôi tay và tấm lòng mở rộng<br />

Đón tiếp bạn bè thân hữu ghé về thăm.<br />

Trong niềm vui ngày lễ lớn tháng năm<br />

Cả nước hân hoan giở thêm trang sử mới<br />

Với những thành công trên chặng đường đi tới<br />

Mừng Vĩnh Long – thành phố mới khai sinh.<br />

Dân Vĩnh Long từng bước khẳng định mình<br />

Sống, làm việc theo gương Hồ Chủ tịch<br />

Mỗi nhà nông trở thành nhà vô địch<br />

Xoá đói giảm nghèo càng tiến bộ văn minh.<br />

Thành phố Vĩnh Long đầy ắp nghĩa tình<br />

24


Của những con người chân thành, hiếu khách<br />

Mà rất kiên cường trong gian nan, thử thách<br />

Vượt lên chính mình giành hạnh phúc, ấm no.<br />

Mời bạn một lần về xứ sở nên thơ<br />

Để lắng nghe tâm tình thành phố trẻ<br />

Nghe trái tim nồng nàn nhịp sống khỏe<br />

Hoà nhịp cùng cả nước trọn niềm vui…<br />

Oanh Lê<br />

(<strong>Sở</strong> <strong>Nông</strong> Nghiệp & <strong>PTNT</strong> Vĩnh Long, số 107/2 Phạm Hùng , phường 9, TXVL)<br />

THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VỤ HÈ THU<br />

SẼ ỔN ĐỊNH<br />

(Agroviet-05/05/2009) Theo Bộ Công thương thị trường phân bón vụ Hè Thu sẽ không có nhiều biến<br />

động do cung đáp ứng đủ cầu và giá thế giới không có dấu hiệu biến động tăng.<br />

Theo bộ Công thương, trong quý 1/2009, giá phân bón trong nước có xu hướng tăng do vào thời điểm<br />

nhu cầu vụ Đông Xuân tăng cao.<br />

Tuy nhiên nhờ nguồn cung trong nước dồi dào, nên tốc độ tăng giá chỉ ở mức độ nhẹ và ổn định, đặc<br />

biệt là trong tháng 3/2009.<br />

Một nguyên nhân khác khiến giá phân bón trong nước quý 1/2009 tăng nhẹ là do ảnh hưởng từ xu<br />

hướng tăng giá trên thế giới cùng giai đoạn. Từ tuần cuối tháng 4.2009 đến nay, giá phân bón có xu<br />

hướng giảm nhẹ. Thị trường phân bón vụ Hè Thu 2009 có nhiều yếu tố tác động đáng chú ý.<br />

Về nguồn cung cung phân bón đang khá dồi dào, đặc biệt đối với phân urea.<br />

Theo tính toán sơ bộ, tổng cung urê trên thị trường (bao gồm tồn kho và lượng hàng đang trên đường<br />

nhập khẩu về) trong quý 2/2009 sẽ vào khoảng 580.000 tấn.<br />

Còn về nhu cầu, theo bộ Công Thương, nhu cầu phân bón đầu vụ Hè Thu năm nay đạt khoảng 1,84<br />

triệu tấn các loại, trong đó urea 400.000 tấn, SA 170.000 tấn, kali 200.000 tấn, DAP 160.000 tấn, NPK<br />

910.000 tấn. Nguồn cung phân bón trong nước đủ đáp ứng nhu cầu trên.<br />

Nhà máy Đạm Phú Mỹ dự báo nhu cầu phân urea vụ Hè Thu ở mức cao hơn, khoảng 650 – 700.000<br />

tấn, tuy nhiên trường hợp nào, nguồn cung urea cũng sẽ đủ đáp ứng nhu cầu. Một điểm đáng chú ý là<br />

trong tháng 4/2009, giá phân bón tại hầu hết các khu vực thị trường lớn trên thế giới như Trung Đông, Mỹ,<br />

Ai Cập, v.v... đều có xu hướng giảm nhẹ so với những tháng đầu năm. Đến cuối tháng 4, tuy nhu cầu đã<br />

bắt đầu ổn định tại một số thị trường, song nhìn chung vẫn khá trầm lắng.<br />

Ngoài ra, giá dầu thô thế giới hiện nay ít biến động hơn rất nhiều so với năm 2008, nên nhiều khả<br />

năng giá phân bón thế giới những tháng tới, trước mắt là đến hết quý 2/2008 sẽ ổn định, không có yếu tố<br />

tác động làm tăng giá phân bón trong nước. Do đó, theo dự báo của một số chuyên gia phân tích thị<br />

trường của bộ Công thương và bộ Tài chính, thị trường phân bón trong nước tháng 5/2009 sẽ ổn định,<br />

thậm chí có thể giảm nhẹ do nguồn cung đảm bảo được nhu cầu.<br />

Tuy nhiên, bước sang quý 3/2009, thị trường có thể thay đổi, tùy thuộc vào tình hình kinh tế chung và<br />

biến động của giá dầu thô.<br />

CÁ TRA, BASA CỦA VIỆT NAM CÓ <strong>CƠ</strong> HỘI TIÊU THỤ NHIỀU HƠN<br />

Ở NHỮNG THỊ TRƯỜNG LỚN<br />

(Agroviet-06/05/2009) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): trong bối<br />

cảnh kinh tế thế giới suy thoái, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các loại thực phẩm giá rẻ hơn. Vì<br />

vậy, trong số các mặt hàng thủy sản chính, con cá tra, basa của Việt Nam có cơ hội tiêu thụ nhiều hơn ở<br />

những thị trường lớn.<br />

25


Theo VASEP, xuất khẩu cá tra, basa sang Mỹ trong tháng 3 tăng 31% và tính từ đầu năm đến tháng 3<br />

tăng 131%, mức tăng cao nhất trong tốp thị trường nhập khẩu cá tra, basa. Xuất khẩu sang Ai Cập cũng<br />

tăng mạnh với 54,5% trong tháng 3 và 48% so với cùng kỳ năm ngoái.<br />

Tuy nhiên, loại cá được coi là sự thay thế tốt nhất cho cá thịt trắng giá cao trên thị trường thế giới<br />

đang phải đối mặt với không ít rào cản và sự cạnh tranh ở chính những thị trường tiềm năng này. Ngày<br />

càng nhiều các thị trường tiêu thụ cá tra, basa Việt Nam như Pháp, Tây Ban Nha, Nauy, Italia, Ai Cập, Mỹ...<br />

đã và đang sử dụng các chương trình truyền thông “bôi xấu” sản phẩm cá tra để bảo vệ sản phẩm cá trong<br />

nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại xuất nhập khẩu sản phẩm cá tra.<br />

Các chuyên gia ngành Thủy sản nhận định: đây cũng là một tiếng chuông cảnh báo cho doanh <strong>nghiệp</strong>.<br />

Do vậy, các doanh <strong>nghiệp</strong> xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các qui định hiện hành và<br />

tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm để giữ ổn định thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cục Quản lý<br />

Chất lượng <strong>Nông</strong> lâm sản và Thủy sản cũng đang kiến nghị Bộ <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> và Phát triển nông thôn cần có<br />

ngay một chỉ thị tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng cá tra xuất khẩu, nhấn mạnh vào trách nhiệm<br />

của các doanh <strong>nghiệp</strong> để nhằm loại bỏ các doanh <strong>nghiệp</strong> có hành vi gian dối về chất lượng.<br />

ĐÃ GIẢI MÃ ĐƯỢC CÚM A/H1N1<br />

Lai lịch phát triển của dòng virus cúm A/H1N1 đang hoành hành được các nhà khoa học Nhật Bản<br />

và Mỹ giải mã. Các nhà khoa học hy vọng, phát hiện mới sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực tìm kiếm biện pháp<br />

hiệu quả phòng ngừa sự lây lan của virus cúm A/H1N1 từ người sang người và chữa trị bệnh nhân<br />

nhiễm cúm.<br />

Theo tờ Asahi (Nhật Bản) ngày 4/5, nhóm các nhà khoa học nước này đã phát hiện trong số 6<br />

phân tử RNA (ribonucleic acid) kế thừa từ các virus cúm heo Bắc Mỹ, có một RNA được tạo ra từ virus<br />

cúm ở người, hai từ virus cúm gia cầm và ba từ các virus cúm heo dòng khác tại Bắc Mỹ. Các kết quả<br />

trên được thực hiện từ các mẫu bệnh phẩm và bản đồ gene dòng virus mới của Trung tâm phòng<br />

chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và WHO.<br />

Trước đó, các chuyên gia Đại học Columbia (Mỹ) đã so sánh bản đồ gene của dòng virus mới này<br />

với những gene cúm heo thông thường. Kết quả so sánh cho thấy trong số 8 phân tử RNA của virus<br />

cúm mới, có 6 RNA được kế thừa từ các virus cúm heo Bắc Mỹ và hai RNA khác được thừa kế từ chủng<br />

virus cúm heo lục địa Âu - Á. Cũng theo nghiên cứu trên, nhiều khả năng protein trên bề mặt virus mới<br />

đã có đột biến cho phép virus này lây lan dễ dàng từ người sang người.<br />

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN BỔ SUNG<br />

TRONG CHĂN NUÔI<br />

(Agroviet-7/5/2009): Thức ăn bổ sung giúp thịt gà nuôi chắc hơn. Gà nói riêng và gia cầm nói chung<br />

thường bị ký sinh trùng Eimeria maxima tấn công, gây nên bệnh cầu trùng, một bệnh được đánh giá là gây<br />

thiệt hại cho ngành chăn nuôi toàn cầu trên 1,3 tỷ đôla mỗi năm. Nhà nghiên cứu miễn dịch Hyun Lillehoj<br />

đã đi nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu và phát hiện thấy: Chế độ nuôi dưỡng có sử dụng thức ăn bổ<br />

sung là biện pháp tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch ở gà.<br />

Lillehoj đã làm việc với các nhà khoa học tại trường Cao đằng Thuốc thú y, thuộc trường Đại học Quốc<br />

gia Gyeongsang (Hàn Quốc). Họ nhận thấy, gà được cho ăn bổ sung trà xanh trong 2 tuần liền sẽ có ít hợp<br />

tử E. maxima trong phân. Điều này có thể giúp làm giảm sự lây lan dịch bệnh trong các hộ chăn nuôi gia<br />

cầm. Cùng với Lillehoj, các nhà khoa học khác như Sung-Hyen Lee ở Frederick cũng thừa nhận việc sử<br />

dụng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.<br />

CÁC NHÀ KHOA HọC ANH PHÁT MINH RA CÁ RÔ - BỐT<br />

NHẰM TÌM RA VÙNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM<br />

(Agroviet-29/4/2009): Loài cá rô-bốt được phát minh bởi các nhà khoa học người Anh sẽ<br />

được sử dụng ở biển vào năm tới nhằm phát hiện ra vùng biển bị ô nhiễm.<br />

Nếu loại cá rô-bốt được thử nghiệm đầu tiên trong 5 loại cá tại miền đông Cảng Gijon, Tây Ban Nha<br />

đem lại thành công, nhóm nghiên cứu hi vọng loại cá rô-bốt này sẽ được sử dụng tại các sông, hồ và biển<br />

trên thế giới. Cá rô-bốt này có hình dáng giống cá chép, dài 1.5 m và được trang bị các thiết bị cảm ứng<br />

hoá học để phát hiện ra các chất gây ô nhiễm nguy hiểm ví dụ như các chất rò rỉ từ các con tàu lớn.<br />

Thông tin này sẽ được chuyển lên bờ bằng công nghệ Wi-Fi. Các con cá rô-bốt này có thể tự di chuyển<br />

mà không cần sự tương tác của con người.<br />

NGHIÊN CỨU GIÚP CÂY ĂN QUẢ KHÁNG BỆNH<br />

26


(Agroviet-4/5/2009): Các nghiên cứu của Viện <strong>Nông</strong> <strong>nghiệp</strong> Mỹ đã chỉ ra rằng, giữa táo và anh đào có<br />

một sự tương đồng về gien kháng bệnh. Điều này giúp các nhà trồng trọt nhân rộng nhiều hơn những<br />

giống cây ăn quả giá trị cao, có thể chống trọi lại bệnh tật.<br />

Nhà sinh vật điện toán Angela Baldo (New York)đã công bố bộ gien của táo và anh đào, chỉ rõ những<br />

gien giúp cây kháng bệnh và chống lại tình trạng bất lợi của điều kiện sống.<br />

Táo và anh đào cùng thuộc họ Rosaceae, chúng có những gien kháng bệnh giống với một số giống cây<br />

khác. Số gien kháng bệnh ở táo và anh đào được Baldo nghiên cứu và khẳng định là dao động trên dưới 75<br />

mã gien, và sự giống nhau giữa các giống cây cùng họ Rosaceae vào khoảng 50 đến 87%.<br />

Một trong những gien kháng bệnh phải kể đến gien chống lại bệnh thối rễ Phytophthora. Baldo cũng<br />

giới thiệu 90 gien kháng bệnh khác (có ở giống anh đào ngọt và chua) với những khả năng kháng bệnh<br />

khác nhau đối với bệnh đốm lá và bệnh mốc trắng.<br />

Kết quả nghiên cứu sơ bộ về đào và mận cho thấy giữa hai giống cây này cũng có sự tương đồng về<br />

gien kháng bệnh mụn rộp. Nếu như kết luận trên là đúng thì các nhà khoa học càng có cơ sở để xây dựng<br />

nên sơ đồ gien kháng bệnh của các giống cây thương mại.<br />

Hiện tại, Baldo đã tìm ra 3 nhóm gien kháng bệnh mới ở 300 giống táo dại, trong đó có gien chống lại<br />

bệnh thui đen, bệnh nấm vảy và bệnh mốc trắng.<br />

SỬ DỤNG KHÍ ÔZONE TRONG NUÔI THỦY SẢN TĂNG NĂNG SUẤT, SẠCH MÔI TRƯỜNG<br />

Để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình nuôi thuỷ sản, mới đây Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Phúc đã nghiên<br />

cứu ứng dụng thành công biện pháp sử dụng khí ôzone trong nuôi thủy sản, giúp cá nhanh lớn, làm trong<br />

sạch môi trường.<br />

Mô hình được áp dụng trên diện tích 1.600m2 ao nuôi tại trạm thực nghiệm của Chi cục, đối tượng<br />

nuôi trong ao là cá rô phi đơn tính đực, thức ăn cho cá là thức ăn công <strong>nghiệp</strong> viên nổi V123.3. Chi cục đã<br />

lắp thiết bị tạo Ôzone ở 2 đầu bờ ao, các đầu ống xả khí Ôzone để sâu cách mặt nước 15-20cm, mỗi ngày<br />

vận hành 6-8 lần, mỗi lần 2 giờ, tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm nước trong ao để vận hành máy. Cho cá ăn<br />

ngày 2 lần sáng và chiều mát, lượng thức ăn cho ăn bằng 5-7% trọng lượng cá trong ao. Kết quả sau 5<br />

tháng thực nghiệm, cá nuôi ở ao sử dụng máy Ôzone có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cá đạt 10<br />

tấn/ha, tăng 3 tấn so với ao đối chứng không sử dụng máy Ôzone, giá trị sản xuất đạt 120 triệu đồng/ha,<br />

tăng 30-40%<br />

VietLinh<br />

THANH LỌC <strong>CƠ</strong> THỂ BẰNG RAU QUẢ<br />

Tận dụng các loại rau quả tươi giàu các vitamin và khoáng chất, giúp kích thích tiêu hoá, tăng cường<br />

khả năng hấp thụ và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể là cách tốt nhất để “thanh lọc” và chăm sóc sức khoẻ<br />

cơ thể.<br />

1. Cà rốt: cà rốt xếp “đầu bảng” với thành phần chứa nhiều vitamin A, C, E, bêta-caroten và các<br />

nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng tăng cường thể lực, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, “làm sạch”<br />

gan và thận, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn<br />

2. Táo: Táo có hàm lượng calo thấp nhưng lại rất giàu chất sắt, là loại quả “lý tưởng” ngăn ngừa sỏi<br />

thận. Thành phần pectin có trong táo đóng vai trò như một chất kích thích quá trình hấp thụ, loại bỏ độc tố<br />

ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ngoài ra loại quả<br />

này còn chứa nhiều các axit béo thực vật, rất tốt cho hệ tim mạch cũng như ổn định huyết áp.<br />

3. Cần tây: Rau cần tây sẽ phát huy công dụng ở mức tối đa khi được sử dụng làm nước ép uống<br />

hàng ngày vì nhiệt độ cao khi chế biến có thể làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong loại<br />

rau này. Cần tây chứa nhiều natri, magiê và sắt. Đây là những khoáng chất thiết yếu cho quá trình tạo<br />

máu. Thành phần các vitamin A, C giúp nhuận tràng, lợi tiểu, ngừa rối loạn tiêu hoá và và “vũ khí” chống<br />

lại mệt mỏi.<br />

4. Bí ngô: Bí ngô được xem là thực phẩm vàng cho sức khoẻ vì loại quả này chứa nhiều loại vitamin,<br />

khoáng chất, các axit amin, chất xơ, xenluloza, rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá. Chất pectin còn giúp làm<br />

giảm hàm lượng colesterin trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.<br />

6. Bắp cải: Là thực phẩm “số 1” cho những ai đang lo lắng về cân nặng của mình. Bắp cải chứa nhiều<br />

nước, vitamin C, muối khoáng, không chứa các axit béo, có tác dụng chữa lành các vết loét tá tràng, nhuận<br />

tràng, đẩy lùi táo bón.<br />

7. Củ cải đường: Củ cải đường giúp kích thích và đẩy nhanh sự sản sinh của các tế bào hồng cầu và<br />

bạch huyết, lam giảm áp lực máu lên thành động mạch. Do vậy, loại thực phẩm này đặc biệt cần thiết cho<br />

chị em trong những ngày “đèn đỏ” cũng như phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.<br />

27


HỎI ĐÁP LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT<br />

(Tiếp theo)<br />

Ngô Long Bồi<br />

1. Hỏi: tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có những nghĩa vụ gì?<br />

Trả lời: các tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ sau:<br />

- Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn để<br />

chứng nhận hợp chuẩn;<br />

- Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trên sản phẩm;<br />

- Thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi; bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng<br />

nhận hợp chuẩn.<br />

- Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn.<br />

2. Hỏi: chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với những sản phẩm nào?<br />

Trả lời: chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình,<br />

môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương đương.<br />

3. Hỏi: những quy chuẩn kỹ thuật nào được thực hiện chứng nhận hợp quy?<br />

Trả lời: quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy<br />

chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ<br />

thuật<br />

4. Hỏi: đề nghị cho biết các căn cứ để công bố hợp quy?<br />

Trả lời: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có<br />

trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật<br />

có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, phù hợp với quy chuẩn kỹ<br />

thuật tương ứng phải dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ<br />

định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của luật này thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá<br />

nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận<br />

5. Hỏi: đề nghị cho biết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy?<br />

Trả lời: tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có trách nhiệm: phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ<br />

quan nhà nước có thẩm quyền.<br />

6. Hỏi: quyền của tổ chức cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy?<br />

Trả lời: tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền sau:<br />

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định;<br />

- Được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã<br />

chứng nhận hợp quy;<br />

- Sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu sản<br />

phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy<br />

- Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp<br />

đồng chứng nhận hợp quy.<br />

7. Hỏi: nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy?<br />

Trả lời: tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ sau đây:<br />

- Đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật<br />

tương ứng;<br />

- Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản<br />

phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá;<br />

- Cung cấp các tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá<br />

trình, môi trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />

- Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy<br />

8. Hỏi: những tổ chức nào chứng nhận sự phù hợp?<br />

Trả lời: các đơn vị sự <strong>nghiệp</strong> hoạt động dịch vụ kỹ thuật; các doanh <strong>nghiệp</strong>, các chi nhánh của tổ chức<br />

chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chứng nhận sự phù hợp<br />

28

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!