24.01.2015 Views

Download - Đại học FPT

Download - Đại học FPT

Download - Đại học FPT

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

No.12<br />

October 2008<br />

Ao làng - Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc<br />

P13<br />

P11<br />

Chìa khóa thành công P20<br />

P08


03<br />

Cóc tin - Một vòng quanh FU<br />

Cóc tin - Cóc buôn<br />

06<br />

Cóc luận - Luận bàn chuyện làng Cóc<br />

Sáng tạo<br />

13<br />

Hot Cóc - Tiêu điểm trong tháng<br />

Mừng Sinh nhật Cóc Đọc một tuổi<br />

18<br />

Cóc biết - Hướng tới kỷ niệm <strong>FPT</strong> 20 năm<br />

Mềm mãi mà không cứng<br />

20<br />

Cóc đẹp - Tự phê<br />

Chìa khóa thành công<br />

22<br />

Cóc học - Chuyện học tập của sinh viên<br />

Code đẹp<br />

26<br />

Cóc sống - Chuyện đời sống sinh viên<br />

Tình bạn<br />

38<br />

Cóc gương - Những tấm gương về Cóc<br />

Cô thư ký xinh đẹp<br />

40<br />

Ếchlish - Ngôn ngữ của họ nhà Ếch<br />

Nắm cơm Kororin<br />

42<br />

Cóc mộng mơ - Góc vườn sáng tác<br />

Giàn Bầu nậm<br />

46<br />

Bờ lóc cóc - Góc tâm sự<br />

Con lật đật<br />

47<br />

Ếchnology - Cập nhật công nghệ<br />

Cài đặt các ứng dụng từ mã nguồn trên Linux<br />

50<br />

Cóc ăn chơi - Chơi mà học, học mà chơi<br />

Tây Bắc mùa lúa chín<br />

54<br />

Cóc lạc - Góc câu lạc bộ<br />

Rainbow - let us touch your soul!<br />

56<br />

Cóc thèm đọc - Mỗi kỳ một cuốn sách<br />

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ<br />

Một năm với Cóc Đọc trôi qua như một cơn<br />

Cóc mộng. Không rõ có bao nhiêu độc giả mong<br />

chờ đến ngày mỗi số báo ra đời, nhưng riêng với<br />

các Cóc biên tập vừa neo người vừa phải kiêm<br />

nhiệm vô số các chức danh khác như Cóc học, Cóc<br />

duyệt, Cóc quan hệ, Cóc dạy, … thì thời hạn ra<br />

báo dường như cứ luôn hiển hiện trước mắt. Vừa<br />

xong một số, chỉ kịp có vài ngày nghỉ ngơi và rút<br />

kinh nghiệm là lại đến ngày lên khung cho số sau,<br />

rồi lại đôn đả chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm Cóc<br />

tài cho đội ngũ cộng tác viên, dỗ dành và giục giã<br />

họ viết bài.<br />

Một năm nhìn lại mười hai số báo với các chủ<br />

đề đa dạng, đã lôi cuốn được 78 Cóc tham gia viết<br />

bài, 15 Cóc tham gia ban biên tập, 225 bài viết<br />

trên 444 trang và xuất bản trên 30.000 bản thực<br />

sự là một sự nỗ lực rất nhiều của cả làng Cóc. Xin<br />

được chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cóc<br />

cụ, Cóc cố vấn, Cóc dạy, Cóc học đã tham gia xây<br />

dựng Cóc Đọc và đặc biệt là hàng nghìn độc giả<br />

dù tự nguyện hay bị “cưỡng bức”.<br />

Có lẽ điều quan trọng nhất Cóc Đọc đã làm<br />

được trong năm qua là khởi động và duy trì đều<br />

đặn việc ra báo, bước đầu tạo được một “Cóc<br />

cách” (phong cách của loài Cóc) riêng biệt và thu<br />

hút một số lượng Cóc nhất định tham gia. Những<br />

điều chưa làm được có lẽ không thể kể xiết, tuy<br />

nhiên vấn đề lớn nhất là tỷ lệ các chú Cóc trong<br />

ao làng tham gia ộp oạp hãy còn ít. Mong rằng<br />

mỗi chú Cóc của chúng ta sẽ có ít nhất một lần để<br />

lại dấu vết của mình trên Cóc Đọc - Ao làng của<br />

họ nhà Cóc.<br />

Cóc cười - Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười<br />

58 Truyện cười


Cóc tin<br />

Một vòng quanh FU<br />

Cóc tin<br />

KỲ VỌNG VÀO TƯƠNG LAI<br />

Từ ngày 05-12/10, ngài Takeo Ogawa, nguyên Tổng<br />

Giám đốc Công ty Hitachi Software, Cố vấn cấp cao của<br />

trường Đại học <strong>FPT</strong> đã có chuyến thăm và làm việc với<br />

Trường tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đề của<br />

các buổi làm việc tập trung vào định hướng phát triển của<br />

trường Đại học <strong>FPT</strong> trong tương lai, nhất là khi Trường đã<br />

mở thêm cơ sở mới tại Thành phố Hồ Chí Minh; kiện toàn<br />

chương trình đào tạo tiếng Nhật và kế hoạch phát triển<br />

của <strong>FPT</strong> Software Japan.<br />

Ngài Ogawa Takeo-Cố vấn cấp cao của Trường Đại học <strong>FPT</strong><br />

nói chuyện với sinh viên Khóa 4<br />

Trong chuyến thăm, ngài Takeo đã dành thời gian nói<br />

chuyện với các tân sinh viên Khóa 4 đang trong chương trình<br />

rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa và khu công viên phần<br />

mềm Quang Trung. Với các thông tin về ngành công nghiệp<br />

IT Service hiện nay tại Nhật Bản và trên thế giới, ngài Cố vấn<br />

đã chia sẻ cùng sinh viên về tinh thần và tầm nhìn trường Đại<br />

học <strong>FPT</strong>, những kỳ vọng đối với Việt Nam và mong đợi đối với<br />

sinh viên khóa mới.<br />

Trước những đóng góp to lớn dành cho Tập đoàn <strong>FPT</strong><br />

nói chung và trường Đại học <strong>FPT</strong> nói riêng, Tập đoàn <strong>FPT</strong> đã<br />

quyết định trao huân chương Hữu nghị <strong>FPT</strong> cho ngài Takeo<br />

Ogawa.<br />

<strong>FPT</strong> LẬP CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI MỸ VÀ AUSTRALIA<br />

Ngày 13/10, Công ty Cổ phần <strong>FPT</strong> đã công bố việc<br />

thành lập Công ty phần mềm tại Mỹ (<strong>FPT</strong> USA Corp) và<br />

Australia (<strong>FPT</strong> Australasia Ltd). Đây là bước tiến quan<br />

trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của <strong>FPT</strong> nhằm đẩy<br />

mạnh việc cung cấp các dịch vụ phát triển và gia công<br />

phần mềm, đặc biệt là với thị trường Mỹ - thị trường lớn<br />

nhất thế giới về phần mềm và gia công phần mềm; và thị<br />

trường tiềm năng Châu Đại Dương, bao gồm Australia,<br />

New Zealand.<br />

Cóc buôn<br />

ĐỘI BÓNG THAM GIA GIẢI<br />

BÓNG ĐÁ SINH VIÊN TOÀN QUỐC:<br />

Do lịch thi đấu của giải được báo khá gấp gáp nên<br />

đội bóng của các Cóc <strong>FPT</strong> đã không có nhiều thời gian<br />

chuẩn bị cho giải đấu. Hơn nữa, với lực lượng sinh viên<br />

hiện tại (lứa sinh viên “già” nhất mới là năm thứ 2) nên<br />

Ban Huấn luyện (BHL) xác định luôn tinh thần là tham<br />

dự giải để lấy kinh nghiệm chứ không dám mơ mộng<br />

nhiều.<br />

Nằm cùng bảng đấu với ba “đại gia” của bóng đá<br />

sinh viên Hà Nội, đặc biệt hơn là có tới hai đội bóng mà<br />

BHL biết rất rõ là Đại học Sư phạm HN (đội cũ của HLV<br />

trưởng Miên kều) và Đại học Nông nghiệp HN (Đội cũ<br />

của HLV phó kiêm “bác sỹ” Dũng Đê Tê), một đội còn lại<br />

là Đại học Giao thông vận tải. Trưởng đoàn PhongNX<br />

đã cố nở nụ cười động viên các Cóc cầu thủ nhà ta:<br />

“Vẫn biết rằng các em sẽ là những lập trình viên tương<br />

lai, nhưng trước thế đối phương quá mạnh, nhiều khả<br />

năng tạm thời chúng ta phải là công nhân lót đường”.<br />

Do đã xác định tư tưởng nên đội bóng vào cuộc hết<br />

sức cởi mở, ngoài hàng công cởi mở đã đành, hàng thủ<br />

cũng vô cùng cởi mở và “hiếu khách”. Cụ thể là bàn thua<br />

đầu tiên của đội nhà được đến từ chân một Cóc trung<br />

vệ. Kết quả cụ thể như sau, trận đầu ta không thắng (tỷ<br />

số 0 – 2), trận thứ 2, đối thủ của chúng ta không thua<br />

(tỉ số 1 – 3), trận thứ ba, chúng ta đã cố gắng thủ hoà<br />

nhưng không được (tỉ số 0 – 5). Bàn thắng duy nhất của<br />

đội nhà được thực hiện bởi Cóc cầu thủ Cấp Đô la, tình<br />

huống diễn ra rất bất ngờ, khi Cấp mệt quá không chạy<br />

về, cứ đứng trên sân đối phương, thủ môn đội bạn nhìn<br />

thấy tức quá cầm bóng ném thẳng vào… Cấp, thế là<br />

anh dẫn bóng xuống và kết thúc rất điệu nghệ trước<br />

khung thành bỏ trống, thật may là bóng đã vào lưới.<br />

Sau giải đấu, các cầu thủ được nhận xét là thực hiện<br />

tốt mọi ý đồ chiến thuật, có tinh thần đồng đội cao,<br />

nếu tiếp tục duy trì và miệt mài tập luyện thêm 30 năm<br />

nữa thì hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tham gia giải “Vi<br />

lích”. Ngoài ra sau giải đấu này, toàn bộ BHL và các cầu<br />

thủ dự bị cũng được thừa hưởng một làn da cháy nắng<br />

đầy quyến rũ.<br />

<strong>FPT</strong> Software nơi thực tập và làm việc trong tương lai của sinh viên <strong>FPT</strong><br />

xem tiếp trang 5<br />

No.12 October 2008 I


Cóc tin<br />

Một vòng quanh FU<br />

Cóc tin<br />

Ông Nguyễn Thành Nam, Tổng<br />

giám đốc <strong>FPT</strong> Software cho biết dự<br />

kiến tổng doanh số tại 2 thị trường<br />

này năm 2009 sẽ đạt khoảng 13 triệu<br />

USD. <strong>FPT</strong> USA dự kiến tháng 11 tới sẽ<br />

mở văn phòng đại diện tại thành phố<br />

New York và trong năm 2009 sẽ mở hai<br />

văn phòng khác tại thành phố Seattle<br />

và Austin. <strong>FPT</strong> Australasia cũng sẽ mở<br />

thêm chi nhánh tại hai thành phố Melbourne<br />

và Brisbain trong năm 2009.<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC <strong>FPT</strong> HỖ TRỢ<br />

SINH VIÊN MUA MÁY TÍNH<br />

Kể từ tháng 10, Trường Đại học<br />

<strong>FPT</strong> chính thức triển khai chương<br />

trình hỗ trợ trang bị máy tính xách<br />

tay cho sinh viên tại các cơ sở của<br />

trường trên toàn quốc. Mỗi sinh<br />

viên sẽ được nhà trường hỗ trợ 400<br />

USD để mua máy, trừ diện được học<br />

bổng toàn phần. Từ năm 2009, toàn<br />

thể sinh viên <strong>FPT</strong> sẽ sử dụng máy<br />

tính xách tay.<br />

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường<br />

Đại học <strong>FPT</strong> và Công ty HP Việt Nam<br />

Dự kiến, nhà trường sẽ đầu tư hơn<br />

800.000 USD để triển khai chương<br />

trình trang bị máy tính xách tay cho<br />

sinh viên, cũng như hệ thống mạng<br />

Internet. Trường cũng đầu tư lắp đặt<br />

hệ thống mạng không dây Wireless.<br />

Sinh viên sẽ được yêu cầu sử dụng<br />

máy tính xách tay trong quá trình học<br />

tập như các giờ học lý thuyết, thực<br />

hành trong phòng Lap hay tra cứu<br />

và sử dụng các hệ thống chia sẻ tài<br />

nguyên trên mạng.<br />

Với mong muốn cung cấp cho<br />

sinh viên những dòng máy tốt, giá ưu<br />

đãi, Trường Đại học <strong>FPT</strong> và công ty HP<br />

Việt Nam đã ký bản ghi nhớ hợp tác<br />

trong việc trang bị máy tính xách tay<br />

cho sinh viên. Theo đó, HP Việt Nam<br />

phối hợp cùng Công ty bán lẻ <strong>FPT</strong><br />

cung cấp nhiều dòng máy phù hợp<br />

cho giáo dục có giá dao động từ 500<br />

USD đến 1.500 USD, tùy theo cấu hình.<br />

Được biết, tháng 8/2008, trường Đại<br />

học <strong>FPT</strong> cũng đã triển khai chương<br />

trình hỗ trợ trang bị máy tính cho cán<br />

bộ, giảng viên.<br />

HAI SINH VIÊN <strong>FPT</strong> ĐƯỢC CHỌN<br />

THAM DỰ DIỄN ĐÀN CẤP CAO GIO<br />

Từ ngày 16 đến 18/10/2008, tập<br />

đoàn IBM tổ chức diễn đàn cấp cao<br />

Tầm nhìn đổi mới toàn cầu (Global Innovation<br />

Outlook - GIO) tại Singapore<br />

với các đại diện chính phủ và doanh<br />

nghiệp của các nước thành viên trong<br />

khu vực ASEAN. Hai sinh viên Nguyễn<br />

Hoàng Bảo Như và Dương Hoàng Bảo<br />

Trân của Trường Đại học <strong>FPT</strong> được IBM<br />

chọn là đại diện duy nhất của giới học<br />

sinh, sinh viên trong toàn khu vực<br />

Châu Á Thái Bình Dương tham dự diễn<br />

đàn này.<br />

Đây là hai sinh viên có nhiều ý<br />

tưởng sáng tạo, đã giành chiến thắng<br />

trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh<br />

của Trường Đại học <strong>FPT</strong>. Chủ đề của<br />

cuộc thi là “Quản lý nguồn nước và<br />

nguồn biển”, cũng là chủ đề chính tại<br />

diễn đàn GIO năm nay. Bảo Như và<br />

Bảo Trân sẽ trình bày tham luận về vấn<br />

đề bảo vệ nguồn nước và nguồn biển<br />

theo cách nhìn của thế hệ trẻ.<br />

Các cuộc thảo luận về chủ đề quản<br />

lý nguồn nước và nguồn biển năm nay<br />

được IBM tiến hành tại 6 nơi trên thế<br />

Nguyễn Hoàng Bảo như và Dương Hoàng Bảo Trân<br />

chụp ảnh lưu niệm cùng các bạn.<br />

giới là San Diego, Atlanta (Mỹ), Singapore,<br />

Dubai, Amsterdam (Hà Lan) và<br />

Rio de Janerio (Brazil).<br />

GIO diễn đàn cấp cao do IBM tổ<br />

chức, thu hút nhiều lãnh đạo các quốc<br />

gia, doanh nghiệp đại diện cho nhiều<br />

vùng lãnh thổ tham dự, nhằm thảo<br />

luận và tìm ra các phương án sáng tạo<br />

cải thiện thế giới và các vấn đề môi<br />

trường (môi trường sống, môi trường<br />

làm việc, môi trường kinh doanh…).<br />

Năm nay là lần thứ tư GIO được tổ<br />

chức và là lần đầu tiên một quốc gia ở<br />

ASEAN (Singapore) được quyền đăng<br />

cai một phần của diễn dàn này cho các<br />

nước trong khu vực.<br />

SINH VIÊN <strong>FPT</strong> THAM GIA<br />

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ<br />

Sinh viên <strong>FPT</strong> chụp ảnh lưu niệm<br />

cùng đoàn AIESEC Nhật Bản<br />

Tháng 9 vừa qua, trường Đại học<br />

<strong>FPT</strong> đã đón tiếp các đoàn sinh viên<br />

đến thăm, trong đó có đoàn AIESEC<br />

Nhật Bản; đoàn sinh viên, Giáo sư<br />

từ trường Đại học ChuO – Nhật Bản,<br />

và đoàn Giáo sư và sinh viên từ Học<br />

viện Công nghệ Kyushu. Điểm đặc<br />

biệt trong những chuyến thăm lần<br />

này là người giới thiệu và giao lưu với<br />

các đoàn khách không chỉ có cán bộ,<br />

giảng viên mà còn có sự tham gia của<br />

các sinh viên <strong>FPT</strong>.<br />

Đây là lần đầu tiên các bạn trực<br />

tiếp tham gia dẫn đoàn tham quan,<br />

giới thiệu về Trường và trả lời các câu<br />

hỏi dưới góc độ của sinh viên. Sau<br />

chuyến thăm, các đoàn khách đều có<br />

thiện cảm về việc tiếp đón của các bạn<br />

sinh viên. Đại diện của AIESEC đã chia<br />

sẻ rằng sinh viên <strong>FPT</strong> đã để lại trong<br />

họ ấn tượng sâu sắc bởi sự nồng nhiệt,<br />

năng động và thông minh. Đồng thời<br />

mong muốn có được cơ hội hợp tác<br />

với trường Đại học <strong>FPT</strong> để xây dựng và<br />

phát triển lãnh đạo trẻ Việt Nam..<br />

<br />

I No.12 October 2008


Cóc buôn (tiếp theo trang 3)<br />

Cóc tin<br />

Một vòng quanh FU<br />

Sinh nhật Cóc đọc 1 tuổi<br />

Chào mừng Cóc đọc 1 tuổi, Ban<br />

biên tập đã “lặng lẽ” tổ chức một bữa<br />

tiệc để tri ân cùng các tác giả, các cố<br />

vấn đã có nhiều đóng góp cho báo từ<br />

những số đầu tiên đến giờ. Bữa tiệc<br />

được chia làm hai phần, phần lễ được<br />

diễn ra trang trọng tại Detech với phần<br />

phát biểu của Cóc Tổng, Cóc phó Tổng,<br />

Cóc Cố vấn… với mục đích là vừa tóm<br />

tắt chặng đường đã qua, vừa để khách<br />

tham dự đói hơn chút nữa, đỡ lo thừa<br />

thức ăn của tiệc sinh nhật.<br />

Phần lễ có điểm nhấn khá quan<br />

trọng, đó là tất cả khách mời dự tiệc<br />

đều được tặng một cái mõ hình con Cóc<br />

(Ban biên tập thì khăng khăng nói rằng<br />

đây là con Cóc làm giống cái mõ) kèm<br />

theo một cái dùi, gõ lóc cóc nghe rất<br />

vui tai. Không nói thì ai cũng biết đây<br />

là nhạc cụ ưa thích của Cóc Phó tổng<br />

Thích Xuân Phong, kể từ đó, sau mỗi<br />

lần phát biểu, mọi người lập tức gõ mõ<br />

tán thưởng thay vì kiểu vỗ tay thông<br />

thường.<br />

Phần tiệc tùng được diễn ra tại biệt<br />

thự Fsoft House, thật không may cho<br />

Ban biên tập khi đụng đầu phải Hội<br />

nghị Mì tôm bò của Hội Viện sỹ STCo,<br />

Bát Tiên và Thập tam Quỷ đang diễn ra<br />

rôm rả ở tầng 1 nhằm ổn định tinh thần<br />

sau “tai nạn” 13/9. Theo đúng phong<br />

cách <strong>FPT</strong>, không cần mời cũng đến, Hội<br />

nghị Mì tôm nhanh chóng chuyển lên<br />

“join” cùng Cóc Đọc và kể từ đó, bữa tiệc<br />

diễn ra với sự dẫn dắt của các thủ lĩnh<br />

hàng đầu của tinh thần <strong>FPT</strong> như Nam<br />

già, Tiến béo, Hải Tê ku… trở thành một<br />

đêm ca nhạc vô tiền khoáng hậu.<br />

Nửa cuối của bữa tiệc, Ban tổ chức<br />

còn có dịp diện kiến ông Bùi Tiến<br />

Dũng, hiện nay đang là lái xe cho chị<br />

NhuậnNT (nick: mèo con chạy lon ton).<br />

Ông giữ một thái độ từ tốn trong giao<br />

tiếp nhưng với mỗi thành viên Cóc Đọc,<br />

không ai lạ gì ông giảng viên Báo chí đã<br />

đào tạo đội ngũ phóng viên Cóc Đọc từ<br />

những ngày đầu.<br />

Bữa tiệc kết thúc, đôi bạn học ngày<br />

xưa (cóc Phó Tổng và cóc Cố vấn) đèo<br />

nhau về, giữa đường bị phạt 200K vì Cóc<br />

Cố vấn quên đội mũ bảo hiểm và không<br />

có tiền lẻ. Thôi thì của đi thay người,<br />

mất tiền nhưng cũng giữ lại được cái<br />

kỷ niệm về Cóc Đọc 1 tuổi để kể lại cho<br />

muôn đời sau.<br />

Liệu chúng ta<br />

có giống bọn Ếch không<br />

Đó là câu hỏi được đặt ra khi thái độ<br />

học tập của một số Cóc ngày một “đuội”.<br />

Theo những nghiên cứu khoa học, bọn<br />

Ếch có một đặc điểm rất buồn cười thế<br />

này: Nếu ta cầm chúng mà quăng vào<br />

nước nóng, ngay lập tức chúng sẽ nhẩy<br />

ra ngoài và không ngừng chửi bới. Thế<br />

nhưng, nếu ta cho chúng vào nước lạnh<br />

và cho lên bếp từ từ đun lên. Chúng sẽ ở<br />

yên trong đó mà không kêu ca chửi bới<br />

gì cho tới lúc… nhừ hẳn.<br />

Hiện tượng kể trên được khoa học<br />

nói là “Chết dần mà không biết”. Việc<br />

các Cóc của chúng ta hiện nay chỉ biết<br />

kêu ca khi đối mặt với khó khăn trong<br />

các kỳ thi nước sôi lửa bỏng trong khi<br />

hàng ngày cứ thờ ơ trước những cơ hội<br />

và những điều kiện nâng cao kiến thức<br />

của nhà trường thông qua các lớp đào<br />

tạo khiến nhà trường đang phải xem<br />

xét một cách nghiêm túc xem chúng ta<br />

đang là Cóc hay là Ếch<br />

Kết quả điều tra cho thấy, chúng ta<br />

vẫn là Cóc, chỉ có điều chúng ta đang tự<br />

mình biến thành Ếch mà thôi. Việc học<br />

tại Ao làng ta không giống như các ao<br />

khác, cơ hội được tạo ra đồng đều cho<br />

các Cóc, và các Cóc phải nỗ lực giành lấy<br />

cơ hội đó mà phát triển. Khi bước chân<br />

vào Ao làng cũng đồng nghĩa với việc<br />

bắt đầu một cuộc chạy đua mới có tính<br />

cạnh tranh và đào thải rất khắc nghiệt.<br />

Điều đó làm nên chất lượng và giá trị<br />

đích thực cho Cóc nhà ta. Tuy nhiên,<br />

việc các Cóc thờ ơ trước các cơ hội được<br />

mang đến từ các lớp học thêm, từ các<br />

cuộc giao lưu nói chuyện với những<br />

người đi trước thành công…, lúc nào<br />

cũng mong muốn an nhàn thì vô tình<br />

đang biến mình thành những con Ếch<br />

ngồi trên bếp lửa mà thôi.<br />

Có lẽ ngoài những Cóc Kỹ sư Kỹ<br />

nghệ phần mềm Ao làng ta sắp trình<br />

làng thì chúng ta sẽ mở rộng lĩnh vực<br />

hoạt động sang thêm món “Lẩu Ếch” để<br />

tận dụng những chú “ếch” này.<br />

Nhiệm vụ lớn lao<br />

Việc hai người mẫu của Trung tâm<br />

<strong>FPT</strong> Arena bất ngờ trình diễn mẫu thời<br />

trang “áo da” cho mùa hè tại Đại lễ kỷ<br />

niệm 20 <strong>FPT</strong> đã khiến cho tất cả họ hàng<br />

nhà F phải khổ sở suốt những ngày qua.<br />

Pha nghịch dại không lường trước hậu<br />

quả này của trung tâm Arena đã vấp<br />

phải sự phản đối và trừng phạt nghiêm<br />

khắc từ phía Tập đoàn mà cụ thể là sếp<br />

lớn Arena bị cách chức, “nhạc trưởng”<br />

của tiết mục này bị xoá sổ khỏi họ hàng<br />

nhà F còn hai chàng người mẫu do trẻ<br />

người non dạ nên chỉ bị phạt ở mức:<br />

“Ở nhà 1 năm để tập mặc quần áo cho<br />

quen”.<br />

Điều đáng tiếc đã xảy ra rồi, dù<br />

không mong muốn cũng không thể<br />

làm lại được, những phán quyết bất<br />

đắc dĩ đã đưa ra rồi, dẫu nghiêm khắc<br />

nhưng cũng không thể xoá hết được<br />

“dư chấn” của tiết mục phản cảm này.<br />

Biết bao Cóc phụ huynh phải phiền<br />

lòng gọi điện tới Ao làng hoặc “tra hỏi”<br />

các Cóc sau sự kiện này. Dù không phải<br />

trực tiếp gây ra, nhưng cùng là họ hàng<br />

nhà F, các Cóc nhà ta cũng ít nhiều bị<br />

ảnh hưởng.<br />

Với tinh thần “Một con ngựa “show”,<br />

cả tầu rút kinh nghiệm”, các Cóc nhà<br />

ta cùng với các anh chị em trong họ F<br />

đương nhiên không chỉ dừng lại ở việc<br />

chịu đựng dư luận hay nhắm mắt làm<br />

ngơ. Chúng ta có một nhiệm vụ lớn lao<br />

hơn đó là làm sao để cộng đồng hiểu<br />

đúng về chúng ta, hiểu được rằng ngoài<br />

tai nạn đáng tiếc trên, chúng ta còn có<br />

biết điều tốt đẹp. Và đây là việc của tất<br />

cả chứ không chỉ riêng một ai.<br />

xem tiếp trang 57<br />

No.12 October 2008 I


Cóc luận<br />

Luận bàn chuyện làng cóc<br />

SÁNG TẠO<br />

Một môi trường làm việc sáng tạo đòi hỏi<br />

sự khắt khe của tự do tư duy và kỉ luật tự<br />

giác. Thiếu một trong hai thành tố này, sẽ<br />

dẫn đến việc bóp chết sáng tạo hoặc tạo<br />

ra những “giả” sáng tạo.<br />

Tự do tư duy<br />

Muốn có sáng tạo phải có tự do tư<br />

duy. Sự áp đặt, giáo điều, khuôn mẫu<br />

sẽ bóp chết sự sáng tạo. Nếu người<br />

thầy cứ khư khư bắt trò phải làm theo<br />

ý mình, không chấp nhận các phương<br />

án khác, lời giải khác thì học trò sẽ<br />

sớm thui chột, mất hết tính chủ động<br />

và sẽ hoàn toàn không có khả năng<br />

giải quyết các vấn đề mới. Những bài<br />

văn mẫu sẽ làm cho học sinh kém văn,<br />

những “thực đơn” giải toán chi tiết<br />

đến từng dạng sẽ khiến học sinh kém<br />

toán.<br />

Để có được sự sáng tạo, chúng ta<br />

không những cho tự do tư duy mà còn<br />

phải khuyến khích, hướng dẫn cho sự<br />

tự do đó. Thông thường, những cái gì<br />

đi chệch ra khỏi khuôn mẫu thường sẽ<br />

Người<br />

<strong>FPT</strong> nổi tiếng vì<br />

sự sáng tạo của mình.<br />

Họ sáng tạo trong mọi lĩnh<br />

vực: trong kinh doanh, trong<br />

văn hoá văn nghệ, thể thao,<br />

trong báo cáo tổng kết, trong<br />

các lễ hội… Có được điều đó<br />

là vì người <strong>FPT</strong>, các lãnh đạo<br />

<strong>FPT</strong>, các quy định của<br />

<strong>FPT</strong> không quá cứng<br />

nhắc.<br />

gặp<br />

k h ó<br />

khăn, sẽ<br />

có những trục<br />

trặc, thậm chí sai lầm.<br />

Nhưng<br />

nếu chúng ta cứ xoáy vào những điều<br />

đó để đề cao khuôn mẫu, phủ nhận và<br />

vùi dập những ý tưởng mới thì chúng<br />

ta sẽ sớm dẫn suy nghĩ của mọi người<br />

chấp nhận sự rập khuôn “cứ làm như<br />

cũ cho chắc ăn, sáng tạo làm gì cho<br />

mệt óc”.<br />

Nhiều giáo viên khi thấy học sinh<br />

giải bài khác với đáp án thường tỏ ra<br />

khó chịu. Vì thế chỉ cần thấy học sinh<br />

này có sai sót là lập tức ngừng việc<br />

giải bài “Em giải sai rồi, về chỗ đi!”. Lẽ<br />

ra, người giáo viên phải biết trân trọng<br />

suy nghĩ độc lập của học sinh, biết<br />

“gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng”<br />

để tìm ra những ý hay trong lời giải,<br />

giúp học sinh điều chỉnh để tìm ra lời<br />

giải đúng.<br />

Người <strong>FPT</strong> nổi tiếng vì sự sáng<br />

tạo của mình. Họ sáng tạo trong mọi<br />

lĩnh vực: trong kinh doanh, trong văn<br />

hoá văn nghệ, thể thao, trong báo cáo<br />

tổng kết, trong các lễ hội… Có được<br />

điều đó là vì người <strong>FPT</strong>, các lãnh đạo<br />

<strong>FPT</strong>, các quy định của <strong>FPT</strong> không quá<br />

cứng nhắc. Thế mới có những giải<br />

bóng đá đấu theo hệ Thuỵ Sĩ vốn chỉ<br />

áp dụng trong môn cờ vua, có môn<br />

bóng sọt duy nhất trên thế giới, có cờ<br />

lau tập trận, có kéo co ngũ hành, có<br />

Trương Chi đi Bát-đa, có Bao Công hí<br />

Thuý Kiều. Thế mới có <strong>FPT</strong> Software,<br />

thế mới có <strong>FPT</strong> Telecom, thế mới<br />

có <strong>FPT</strong> University. Thế mới có<br />

bài báo cáo tổng kết bằng<br />

bản Giao hưởng Mộng du<br />

của anh Thành Nam…<br />

Nếu cứ khuôn phép<br />

quá, rập khuôn quá<br />

thì còn đâu đường<br />

nét của một <strong>FPT</strong> đầy<br />

cá tính<br />

Kỷ luật tự<br />

giác<br />

Nhưng tự do tư duy<br />

luôn cần đi với kỷ luật tự<br />

giác. Sáng tạo không có nghĩa<br />

đơn giản là làm khác đi mà có<br />

nghĩa là làm cho tốt hơn. Vì thế, không<br />

phải ý tưởng mới nào cũng là sáng<br />

tạo, không phải phá cách nào cũng là<br />

hay ho. Sáng tạo là hoạt động của con<br />

người tạo ra sản phẩm và sản phẩm<br />

này phải đáp ứng được hai yêu cầu<br />

sau: có tính mới (mới về chất) và có giá<br />

trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến<br />

bộ hơn).<br />

Dĩ nhiên, có thể đặt ngược câu hỏi:<br />

khi tôi đưa ra ý tưởng mới, cách làm<br />

mới, làm sao tôi biết được nó sẽ cho<br />

sản phẩm tốt hơn Xin trả lời, để sáng<br />

tạo, chúng ta sẽ phải mày mò, sẽ phải<br />

thử và sai. Và chỉ có những sản phẩm<br />

tốt hơn mới được chấp nhận. Để có<br />

được chiếc bóng đèn điện, nhà phát<br />

minh Thomas Alva Edison đã phải mày<br />

mò bao nhiêu năm, chịu thất bại bao<br />

nhiêu lần. Như thế, sáng tạo là cả một<br />

con đường chông gai, nhưng cái đích<br />

I No.12 October 2008


Cóc luận<br />

Luận bàn chuyện làng cóc<br />

của nó luôn phải là một cái gì đó tốt<br />

hơn, tiến bộ hơn.<br />

Ở phía trên ta vừa đả phá sự khuôn<br />

mẫu, giáo điều. Nhưng thực sự, sự sáng<br />

tạo cũng rất cần có những khuôn khổ,<br />

nguyên lý chung. Trong âm nhạc thì có<br />

nhạc lý, các tác phẩm văn học cần có<br />

những nguyên lý chung của nó về tính<br />

nhân văn, về tuyến nhân vật, các công<br />

trình khoa học cũng có những yêu cầu<br />

riêng, việc lập trình cũng có những<br />

quy định. Đó không phải là những quy<br />

định cứng nhắc đến từng chi tiết, mà<br />

là các nguyên lý chung.<br />

Ngày hôm nay, nhờ vào sự xuất<br />

hiện của Internet mà mọi sáng tạo<br />

đúng nghĩa hoặc không đúng nghĩa<br />

đều có thể đến được với độc giả của<br />

mình. Ai muốn cũng có thể xuất bản<br />

thơ của mình, truyện của mình, tranh<br />

của mình, các công trình khoa học của<br />

mình. Lúc này, ta phải sử dụng một<br />

nguyên lý đơn giản: độc giả sẽ là người<br />

phán xét cuối cùng. Thời gian sẽ lược<br />

bỏ đi tất cả những gì “giả” sáng tạo, chỉ<br />

để lại những gì tinh tuý nhất.<br />

Sự dễ dãi sẽ giết chết sáng tạo<br />

nhanh không kém gì sự áp đặt, giáo<br />

điều. Tôi còn nhớ có một giai đoạn<br />

người <strong>FPT</strong> đua nhau sáng tác những<br />

tác phẩm STC. Những tưởng điều đó<br />

sẽ làm cho kho tàng STC càng thêm<br />

phong phú, phong trào STC càng<br />

thêm vững mạnh, nhưng trái lại, chính<br />

những “tác phẩm” STC đẻ non, dễ dãi<br />

đã làm công chúng hiểu sai về STC.<br />

Vụ việc của 2 học viên Arena tại<br />

Hội diễn văn nghệ 13/9 cũng là một<br />

biểu hiện của một sự dễ dãi, một sự<br />

ngộ nhận về hai chữ tự do và sáng tạo<br />

và áp dụng nó trong hoàn cảnh không<br />

phù hợp. Tự do là sự bắt buộc mà ta<br />

nhận thức được.<br />

Sáng tạo không phải<br />

là đặc quyền<br />

của vĩ nhân<br />

Có nhiều người cho rằng, sáng tạo<br />

là một điều gì đó rất cao siêu, khủng<br />

khiếp và cho rằng người bình thường<br />

sẽ không thể sáng tạo. Đó là một quan<br />

niệm sai lầm. Theo Bộ Lao động Mỹ,<br />

người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13<br />

kỹ năng, mà theo họ, kỹ năng tư duy<br />

sáng tạo là quan trọng nhất. Như vậy,<br />

rõ ràng sáng tạo không phải là đặc<br />

quyền của các vĩ nhân, của các nhà<br />

khoa học, của những người làm văn<br />

hoá, nghệ thuật.<br />

Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật<br />

chất (như bóng đèn điện, bóng bán<br />

dẫn, tivi…) hay sản phẩm tinh thần<br />

(như tác phẩm hội họa, văn học…)<br />

nên có thể nói sáng tạo có mặt trong<br />

mọi họat động của con người. Trước<br />

hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng<br />

cho rằng sáng tạo chỉ có trong khoa<br />

học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người<br />

ta vẫn nghĩ sáng tạo phải thể hiện<br />

trong việc phát minh ra điện, ra vaccine<br />

phòng bệnh, hoặc viết một cuốn<br />

tiểu thuyết… Tất nhiên, những việc kể<br />

trên đúng là sáng tạo, mỗi bước tiến<br />

để chinh phục vũ trụ của loài người<br />

đều là kết quả của sự sáng tạo. Nhưng<br />

sáng tạo không chỉ tồn tại trong một<br />

số nghề nhất định hay trong bộ óc của<br />

những người thông minh tuyệt đỉnh.<br />

Một sinh viên biết sắp xếp thời gian<br />

để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn<br />

có thời gian đi làm để có tiền ăn học<br />

và còn giúp đỡ thêm cho gia đình. Bạn<br />

đó đã rất sáng tạo. Một nhân viên phải<br />

làm công việc tiếp thị sản phẩm trên<br />

đường phố. Anh ta đã cố gắng tránh<br />

sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày<br />

thay đổi một lộ trình, sau một tuần<br />

mới đi lặp lại. Anh ta đã biết sáng tạo<br />

trong công việc. Ngày trước, khi học<br />

cấp 2, tôi đã lấy nan hoa xe đạp, cho<br />

tàu lửa cán lên tạo thành một dụng<br />

cụ vẽ parabol rất đẹp. Đó cũng là một<br />

sáng tạo nhỏ của tôi. Và cái tên tờ báo<br />

Cóc Đọc của chúng ta, theo tôi nghĩ,<br />

cũng là một sự sáng tạo đầy thú vị.<br />

Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một<br />

cách mới để làm việc hoặc làm cho<br />

công việc đó trôi chảy hơn, làm nên<br />

thành công. Sáng tạo vì thế cứ nối sáng<br />

tạo như một cuộc đua tiếp sức để đời<br />

sống loài người ngày một văn minh,<br />

tiện lợi hơn. Khi đã hiểu sáng tạo là gì<br />

và sáng tạo có tầm quan trọng như thế<br />

nào thì rõ ràng, tư duy sáng tạo luôn là<br />

phẩm chất số một của người lao động<br />

trong bất cứ xã hội nào.<br />

Namdung<br />

(Bài viết có sử dụng một số ý và một số đoạn ở<br />

ng: saga.vn, kanishi.wordpress.com.)<br />

No.12 October 2008 I


Cóc luận<br />

Luận bàn chuyện làng cóc<br />

<strong>FPT</strong> từ lúc sơ khai với 13 sáng lập viên cho đến khi có cả chục<br />

ngàn người vẫn giữ được một giá trị quý báu, đó là sợi dây tình<br />

cảm như anh em một nhà. Trong tập thể lớn này, khó có thể tìm<br />

thấy ai mà không có cá tính nếu không muốn nói là dường như<br />

ai cũng có một cá tính rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, những cá tính<br />

mạnh mẽ đầy góc cạnh đó vẫn sống được bên nhau,<br />

vẫn chung tay xây dựng nên sự nghiệp bởi họ có<br />

một sợi dây tình cảm, quan tâm chăm lo cho nhau<br />

như người một nhà.<br />

Những cuộc họp ở <strong>FPT</strong><br />

thường là tranh luận to tiếng<br />

(nói trắng ra là cãi nhau), chắc nhiều<br />

người <strong>FPT</strong> đã nghe tới chuyện anh<br />

NgọcBQ (Phó Tổng GD <strong>FPT</strong>) “điên tiết”<br />

đập bàn quát: “Đuổi thằng Hùng Râu<br />

ra ngoài”, anh Râu mắt long lanh đi ra<br />

ngoài đóng sầm cửa lại về phòng viết<br />

e.mail tiếp tục… đóng<br />

góp ý kiến cho cuộc<br />

họp. Tưởng hai anh sẽ<br />

giận nhau lắm, ai dè<br />

chỉ mấy hôm sau, anh<br />

NgọcBQ làm thủ môn<br />

bắt gôn cho đội FHO,<br />

anh Râu thì đứng ở cột<br />

gôn “cố vấn” cách bắt<br />

bóng như mọi đôi bạn<br />

già chung một thú chơi.<br />

Trên Public của <strong>FPT</strong>,<br />

đôi khi đọc được những<br />

dòng chửi chua chát<br />

đầy sâu cay của người<br />

này dành cho người kia<br />

trong những cuộc tranh<br />

luận vô tiền khoáng<br />

hậu. Tới mức đôi khi<br />

“police” phải nhẩy vào<br />

can gián hoặc “treo nick” một số phần<br />

tử cực đoan để tránh “bạo loạn”. Cứ<br />

nghĩ chúng ta vô tâm với nhau lắm,<br />

chúng ta cay nghiệt với nhau lắm,<br />

nhưng chắc tất cả đều nhớ chuyện<br />

anh T công nhân ở FOX không may<br />

bị tai nạn nghiêm trọng, cả Tập đoàn<br />

xúm vào đóng góp giúp đỡ. Con chị C<br />

I No.12 October 2008<br />

ở văn phòng không<br />

may mắc bệnh hiểm<br />

nghèo, cả Tập đoàn lại<br />

xúm vào đóng góp giúp cháu qua cơn<br />

khó khăn… Tất cả vẫn toát lên một<br />

tình anh em gắn bó.<br />

Người đời hay chê <strong>FPT</strong> là “bọn” bậy<br />

bạ bởi thi thoảng chúng ta nghịch<br />

20 năm qua, thế hệ đàn anh đã cho chúng<br />

ta một môi trường tuyệt vời để phát triển<br />

sự nghiệp, để thành công bằng chính khả<br />

năng đích thực của mình. Riêng với FU,<br />

cán bộ và sinh viên các khoá cùng đang<br />

nỗ lực khẳng định tên tuổi của mình<br />

trước xã hội, thể hiện giá trị đích thực<br />

mà chúng ta đang vất vả từng ngày học<br />

tập và rèn luyện. Môi trường là điều kiện<br />

giúp chúng ta phát triển thuận lợi hơn<br />

chứ môi trường không thể tự làm cho<br />

chúng ta tốt lên nếu chúng ta không tự<br />

chủ động nghiêm khắc tu dưỡng chính<br />

mình.<br />

ngợm quá trớn, nhưng hãy nhìn<br />

những cách những đồng nghiệp nam<br />

lịch sự đứng giữ cửa thang máy cho<br />

những đồng nghiệp nữ không quen<br />

biết, hoặc đơn giản là bước nhanh hơn<br />

một bước để đẩy chiếc cửa kính nặng<br />

nề cho đồng nghiệp của mình đi. Anh<br />

BìnhTG có lúc vẫn bê giúp chị Hoà tạp<br />

vụ bình nước nặng, thầy TùngLT hiệu<br />

trưởng FU thì hân hoan… đánh giầy<br />

và bóp vai cho chị Sa tạp vụ nhân ngày<br />

Phụ nữ Việt Nam… Trong công việc,<br />

chúng ta làm việc như những chuyên<br />

gia, trong cuộc chơi, đôi khi chúng<br />

ta nghịch ngợm nhưng<br />

trong cách ứng xử hàng<br />

ngày, dường như sẽ chẳng<br />

đâu có một tình cảm anh<br />

em như vậy.<br />

Khoá 4 với hơn 1000<br />

sinh viên vào trường đã<br />

đem lại cho trường ta một<br />

sinh khí mới và số lượng<br />

sinh viên thì tăng vọt.<br />

Đồng tình là trong một<br />

tập thể lớn cũng có người<br />

thế này thế kia, nhưng<br />

xem ra hơn 1000 người<br />

<strong>FPT</strong> mới toanh này hoà<br />

nhập với “dòng sông tình<br />

cảm” một cách khá chậm<br />

chạp khiến đôi khi chúng<br />

ta phải tự hỏi: “Liệu chúng<br />

ta có quá vô tình”.<br />

Bốn khoá ở hai đầu đất nước giờ đã<br />

gần 2000 sinh viên, nhưng tôi xin phép<br />

dành riêng bài viết này cho 1000 em út<br />

Khoá 4 như những lời chia sẻ của một<br />

người đàn anh đi trước, đã có nhiều<br />

năm đắm mình trong “dòng sông tình<br />

cảm” này. Mong muốn những lời chia<br />

sẻ đó sẽ góp phần giúp các em nhanh


Cóc luận<br />

Luận bàn chuyện làng cóc<br />

chóng hoà nhập cùng môi trường mới,<br />

môi trường thật, sạch và bỏ xa những<br />

sự bon chen.<br />

Từ những ngày đầu năm khi đến<br />

từng trường cấp 3 làm công tác tuyển<br />

sinh, gặp gỡ các em khi còn là học<br />

sinh, chúng tôi thực sự vui mừng trước<br />

sự năng động trông thấy và những ưu<br />

thế của thế hệ 9X mà thế hệ chúng tôi<br />

không thể nào có được. Rồi đến ngày<br />

10 nghìn thí sinh thi vào <strong>FPT</strong>, gần một<br />

phần ba đủ điểm đỗ, và lại gần một<br />

phần ba trong số đỗ đó trở thành<br />

sinh viên K4 của Đại học <strong>FPT</strong>. Chúng<br />

tôi cảm thấy phấn khởi vô cùng bởi<br />

những người cùng chí hướng với mình<br />

ngày một đông lên.<br />

Một bài viết ngắn ngủi này, có viết<br />

giỏi mấy cũng không thể viết hết được<br />

những ấn tượng tốt mà các em đã thể<br />

hiện, đã mang lại cho chúng tôi. Những<br />

cô Cóc cậu Cóc mới toe tràn đầy khao<br />

khát và nhiệt huyết, sẵn sàng bước vào<br />

một chặng đường đầy khó khăn phía<br />

trước khiến chúng tôi dù có mệt mỏi<br />

mấy cũng như được tiếp thêm sinh<br />

khí đề tiếp tục “trường kỳ công tác”.<br />

Thế nên, trong những dòng ngắn ngủi<br />

này, tôi chỉ xin trao đổi cùng các em về<br />

những cái mà chúng tôi đang mong<br />

các em cùng suy nghĩ.<br />

-----------<br />

Tôi được giao nhiệm vụ làm “công<br />

tác tư tưởng” với các em ngay từ ngày<br />

đầu tiên. Ấn tượng của tôi là một hội<br />

trường ngoan đến… phát sợ. Các em<br />

ngồi lắng nghe khiến tôi khấp khởi<br />

mừng, tuy nhiên mỗi ngày Orientation<br />

tiếp theo đó, niềm vui mừng mới có<br />

đó cứ hao hụt dần, các em quen nhau,<br />

các em bắt đầu buôn chuyện. Những<br />

nội dung của tuần Orientation luôn là<br />

những thông tin rất quan trọng cho<br />

sự nghiệp học tập 4 năm tới, xong các<br />

em vẫn như những buổi tập trung ở<br />

trường cấp 3, cứ ồn ào, ai nói cứ nói,<br />

ai chơi cứ chơi, cuối buổi lại lên hỏi lại,<br />

thậm chí ngay trong phần trao đổi, có<br />

những bạn hồn nhiên đứng lên hỏi<br />

đúng câu hỏi của một bạn trước đó đã<br />

hỏi mà cứ như không. “Đỉnh cao” nhất<br />

có thể kể đến đêm nhạc “Hà Nội mùa<br />

thu”, cả một tập thể đông đảo vất vả<br />

mấy ngày trời chuẩn bị cho các em<br />

một đêm nhạc, kết quả là chưa đến<br />

một nửa các em tới dự, đáng buồn hơn<br />

là chưa bao giờ có một đêm nhạc mà<br />

khán giả ồn ào và mất trật tự như vậy<br />

ở <strong>FPT</strong>. Đêm đó quả là một dấu ấn buồn<br />

phải không các em<br />

Hôm lên đường đi rèn luyện,<br />

nhìn các em trong mầu áo xanh thật<br />

cứng cỏi và lớn hẳn lên, tuy nhiên con<br />

người bên trong thì dường như vẫn<br />

chưa lớn. Tôi đi cùng xe với một lớp,<br />

rất ngạc nhiên khi các bạn nam thể<br />

hiện sự nhanh nhẹn và mạnh mẽ của<br />

mình bằng cách ào lên xe tranh chỗ<br />

ngồi ngon lành mặc kệ các bạn nữ<br />

yếu đuối chậm chân hơn phải lên sau.<br />

Khi tôi hỏi, các bạn trả lời hồn nhiên:<br />

“Đi xe buýt quen rồi nên thế”. Có mấy<br />

bạn “xa cơ lỡ vận” không đi kịp xe của<br />

mình, chúng tôi phải bổ sung thêm<br />

vào các xe, ngay lập tức ở các xe xôn<br />

xao tiếng: “Không được đâu, xe đông<br />

rồi, xe đông lắm” khiến những đồng<br />

đội không may kia không khỏi chạnh<br />

lòng. Cùng về chung một mái nhà, chỉ<br />

vì một chỗ ngồi trên ô tô mà chúng ta<br />

bỏ qua đồng đội của mình vậy sao<br />

Tới Xuân Hoà, khi sắp phòng, điều<br />

kiện ở khá chật chội, không may có<br />

mấy bạn nữ không kịp sắp phòng và<br />

được sắp phòng hơi muộn. Thật buồn<br />

là tới phòng nữ nào cũng có tiếng<br />

nhao nhao: “Phòng chật rồi, phòng<br />

đông rồi”. Mấy bạn nữ tủi thân đứng<br />

khóc. Liệu có bao giờ những bạn gái<br />

nhao nhao ý kiến kia có nghĩ rằng sẽ<br />

có lúc nào mình không may rơi vào<br />

tình huống như ba bạn gái kia không<br />

Cùng đi rèn luyện vất vả như<br />

những khóa trước, nhưng K4 có tỷ lệ<br />

vi phạm nội quy cao hơn hẳn. Những<br />

khoá cửa, những chốt trực ban dù có<br />

dày đặc đến mấy thì cũng không ăn<br />

thua nếu như trong mỗi em không có<br />

tính tự giác. Tính ích kỷ chỉ nghĩ cho<br />

bản thân mình đã khiến các em rất<br />

hồn nhiên trốn ra ngoài chơi games,<br />

ăn tối (!!), cá biệt hơn còn có em tổ<br />

chức sinh nhật bên ngoài luôn. Như<br />

chúng ta đã biết, đáng buồn biết bao<br />

khi ngay trong tháng rèn luyện trong<br />

Nam có 5 bạn bị đuổi về và ngoài Bắc<br />

thì có 1 bạn bị đuổi về bởi vi phạm quy<br />

chế. Chưa kể đến danh sách dày đặc<br />

các bạn bị đánh dấu “1 sao”, “2 sao”…<br />

những dấu sao này sẽ ảnh hưởng trực<br />

tiếp tới tín dụng, học bổng và xét các<br />

loại khen thưởng, các chế độ ưu đãi<br />

của các em về sau. Các em đang tự<br />

đánh mất đi những lợi thế cạnh tranh<br />

của mình trong trường. Liệu trong số<br />

các em vi phạm đó có em nào nghĩ<br />

tới bố mẹ ở nhà đang chắt chiu từng<br />

đồng, cả nhà ăn một bữa cơm hơn<br />

chục nghìn để cho dành tiền cho em<br />

lên đây trốn ra ngoài chơi games, ăn<br />

tối (dù đã có suất ăn quy định)…<br />

Một trong những mục tiêu quan<br />

trọng của kỳ rèn luyện này đó là xây<br />

dựng tình đồng đội giữa các em thông<br />

qua một tháng gian khổ. Đã có những<br />

No.12 October 2008 I


Cóc luận<br />

Luận bàn chuyện làng cóc<br />

bạn nhặt được ví tiền mang trả lại<br />

nhưng cũng có những bạn sẵn sàng<br />

ăn cắp tiền của bạn mình để tiêu xài,<br />

mặc cho người bạn khốn khổ kia muốn<br />

sống ra sao thì sống. Lao động thì các<br />

bạn đứng dửng dưng, kệ bạn mình<br />

làm, tệ hơn có bạn còn trốn đi đánh bi<br />

a, làm xong thì vác cuốc đi về, đại đội<br />

khác mượn thì nhất quyết không cho<br />

khiến thầy QuangTV phải đứng ra “bảo<br />

lãnh” mới cho mượn. Cuối đợt, tiền hết<br />

dần, có bạn lấy trộm cả điện thoại của<br />

bạn mình đi bán… Chưa kể tình trạng<br />

bài bạc đã xảy ra. Rất tiếc là chưa bắt<br />

được tận tay để nghiêm trị, xong chắc<br />

chắn lương tâm của những bạn này<br />

(nếu có) cũng không tránh khỏi suy<br />

nghĩ. Có những em sẵn sàng nhận<br />

mình là sinh viên trường khác để tránh<br />

bị kỷ luật khi bị bắt, đáng buồn hơn<br />

khi có em bị bắt đã lấy tên người bạn<br />

của mình để khai làm tên mình. Cốt là<br />

mình vô sự còn bạn mình ra sao thì ra.<br />

Rất may việc này đã được xử lý thích<br />

đáng nhưng các em có bao giờ tự hỏi:<br />

“Đồng đội như thế có đáng không”<br />

hay không<br />

Một lần tôi nghe có tiếng ồn ào,<br />

bước vào nghe được những lời các em<br />

ném vào mặt nhau trong một cuộc<br />

tranh luận. Tôi không hiểu các em có<br />

suy nghĩ tới bậc sinh thành của nhau<br />

không khi ném vào mặt nhau những<br />

lời đó. Cá biệt có những pha các bạn<br />

sẵn sàng nhảy vào ăn thua đủ với nhau<br />

như những kẻ du côn đầu đường xó<br />

chợ. Rất may là được can thiệp ngăn<br />

chặn, nếu không sẽ bao nhiêu em sẽ<br />

phải hối hận khi nhận quyết định kỷ<br />

luật đây Anh em một nhà mà vậy ư<br />

Với nhiều em, đây là lần đầu<br />

xa nhà, biết bao nhiêu háo hức khi<br />

được… thức khuya, được lang thang<br />

đi dạo dưới sương khuya hoặc mưa<br />

cho lãng mạn. Rồi sau đó là ốm, sau<br />

đó là ngất… Nhiều em biết mình yếu,<br />

vẫn không chịu nghỉ mà quyết đi hành<br />

quân vì… thích. Niềm yêu thích đó<br />

được đáp lại bằng sự lo lắng của cả một<br />

tập thể, chưa nói gì đến sự nguy hiểm<br />

tính mạng khi em kiệt sức và ngất. Có<br />

những em đến giờ ngủ thì vẫn ngồi<br />

chơi games, “buôn chuyện” mặc kệ<br />

bạn bè mệt nhọc mong một giấc ngủ<br />

mà không yên. Nhìn thầy Phong lật<br />

đật chở các em đi trạm xá, thầy Quang,<br />

thầy Miên thầy Quân đã bao phen đưa<br />

các em đi cấp cứu, thầy Quang thì đêm<br />

hôm vẫn đi đi lại lại ngoài sảnh trạm<br />

xá đợi cho các em truyền nước. Liệu<br />

các em nhìn hình ảnh các thầy, các em<br />

có suy nghĩ gì khi một phút bốc đồng<br />

thích sống cho niềm yêu thích cá nhân<br />

không<br />

Chúng ta lớn dần lên không phải<br />

được đánh giá bằng thể xác ngày một<br />

lớn lên hay bởi tuổi ngày một nhiều.<br />

Chúng ta lớn lên bởi chính sự trách<br />

nhiệm với bản thân, bởi chính những<br />

suy nghĩ lo lắng cho người khác, cho<br />

tập thể. Thế nhưng một số em thì chỉ<br />

cố thu vén sao cho mình yên ấm là<br />

được. Cắm trại thì chọn chỗ râm đứng<br />

khoanh tay ngắm trời đất, mặc kệ cô<br />

bạn bé nhỏ cùng lớp hỳ hục bê viên<br />

gạch đóng cọc buộc dây trại. Khi các<br />

thầy huy động chiếu lên cho trại trung<br />

tâm, tôi đã nghe được những lời rất<br />

xấc xược: “Việc đ. gì phải mang lên<br />

cho chúng nó ngồi”. Lời nói đó ngoài<br />

việc thể hiện sự vô văn hoá, nó còn<br />

thể hiện sự vô ơn của những em nói<br />

ra câu đó. Nếu không nghiêm túc rút<br />

kinh nghiệm thì chắc sẽ chẳng bao<br />

giờ thành người và sớm muộn cũng bị<br />

môi trường <strong>FPT</strong> đào thải.<br />

Cá nhân tôi thì đang rất thắc mắc<br />

là có phải K4 năng động quá, ham mê<br />

công nghệ quá nên có vẻ không yêu<br />

thích nghệ thuật hay không Đêm<br />

nhạc Mùa thu Hà nội đã đành, đêm<br />

giao lưu với các trường thì chúng ta<br />

tự hát “<strong>FPT</strong> – Dòng sông lời thề” ở dưới<br />

mặc kệ sinh viên các trường bạn đang<br />

biểu diễn trên sân khấu để nhận được<br />

những lời không hay từ sinh viên các<br />

trường khác ném vào mặt mình. Đến<br />

đêm nhạc mà các anh chị nhân viên và<br />

sinh viên khoá trên lặn lội lên tận nơi<br />

để biểu diễn phục vụ các bạn, các bạn<br />

vẫn ồn ào mất trật tự, vẫn gọi nhau í<br />

ới khi anh HảiTQ đang chắt chiu từng<br />

tiếng hát để gửi chính các bạn một<br />

bài hát tình cảm. Các bạn hồn nhiên<br />

đứng lên đi về khi ca sỹ vẫn đang biểu<br />

diễn… Chương trình phải kết thúc<br />

sớm vì quá mất trật tự. Tôi nhìn anh Hải<br />

TQ ngồi buồn bã khi các bạn đang í ới<br />

gọi nhau lại điểm danh mà tôi vừa cảm<br />

thấy có lỗi với anh, vừa buồn, vừa giận<br />

một điều vu vơ nào đó. Chợt nhớ về<br />

những đêm “Đời lính”, “Sán lại, cùng đi<br />

tới thành công”, “Hội diễn STCo - Em”…<br />

với sự “máu lửa” tới mức các thầy quân<br />

sự phải yêu cầu các bạn ngồi xuống<br />

sau bài hát “685” sôi động của anh<br />

HảiTQ. Có lẽ tôi và các anh chị em nhân<br />

viên đang “yêu đơn phương” các bạn.<br />

20 năm qua, thế hệ đàn anh đã cho<br />

chúng ta một môi trường tuyệt vời để<br />

phát triển sự nghiệp, để thành công<br />

bằng chính khả năng đích thực của<br />

mình. Riêng với FU, cán bộ và sinh viên<br />

các khoá cùng đang nỗ lực khẳng định<br />

tên tuổi của mình trước xã hội, thể hiện<br />

giá trị đích thực mà chúng ta đang vất<br />

vả từng ngày học tập và rèn luyện. Môi<br />

trường là điều kiện giúp chúng ta phát<br />

triển thuận lợi hơn chứ môi trường<br />

không thể tự làm cho chúng ta tốt<br />

lên nếu chúng ta không tự chủ động<br />

nghiêm khắc tu dưỡng chính mình.<br />

Chúng ta hiểu rõ sự khắc nghiệt trong<br />

một môi trường cạnh tranh và có tính<br />

đào thải cao như FU. Chỉ cần một sự<br />

lơ là vô trách nhiệm, không những cá<br />

nhân các em mà cả một tập thể sẽ phải<br />

chịu đựng hậu quả, nặng có thể mất cả<br />

cơ hội thành công sau này.<br />

Chắc chắn những điều tôi vừa trao<br />

đổi chỉ rơi vào một số ít các em nào đó.<br />

Nhưng trong một tập thể, khi có người<br />

chưa tốt, cả tập thể chúng ta hãy coi<br />

như đó là những lỗi của chính bản thân<br />

mình. Cùng nhau ghi nhớ, cùng nhau<br />

sửa chữa. Tuổi trẻ không tránh khỏi đôi<br />

lúc sai lầm và đôi khi sai lầm dạy cho ta<br />

nhiều điều hơn cả những thành công.<br />

Có “bệnh” ta nên cùng phát hiện sớm<br />

và cùng nhau “chữa trị” trước khi nó trở<br />

nên nguy hiểm. Hy vọng những dòng<br />

chia sẻ thẳng thắn này sẽ giúp các em<br />

cùng nhìn lại mình trước khi bước vào<br />

con đường đầy chông gai phía trước.<br />

Chúc các em thành công!<br />

Dũng “Lương thiện” ()<br />

10 I No.12 October 2008


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Nhiều người mới vào FU đều không khỏi thắc mắc khi<br />

ở trường cái gì cũng gắn với Cóc. Chẳng hạn các thầy<br />

cô thì là Cóc dạy, sinh viên là Cóc học (đôi khi là Cóc hiểu), Ban<br />

Giám hiệu thì là Cóc duyệt, sinh viên giỏi thì là Cóc vàng… Khi<br />

thắc mắc, bạn sẽ nhận được câu trả lời: “Linh vật của Đại học<br />

<strong>FPT</strong> chính là con Cóc”. Câu trả lời này lại khiến bạn thắc mắc<br />

thêm: “Sao không là con khác mà lại là con Cóc”. Do đó, tôi<br />

xin kể cho các bạn nghe về Sự tích Họ nhà Cóc.<br />

Như bất kỳ một đơn vị thành viên<br />

nào của <strong>FPT</strong>, trường Đại học <strong>FPT</strong> cũng<br />

phải đầu tư một cách nghiêm túc<br />

trong việc lựa chọn linh vật cho đơn<br />

vị mình. Fsoft thì chọn con Chim, FIS<br />

thì chọn con Ong… và FU phải tổ chức<br />

hẳn một hội nghị với đầy đủ các lãnh<br />

đạo từ lớn đến nhỏ để quyết định xem<br />

mình nên chọn con vật gì.<br />

Hội nghị diễn ra vô cùng rôm rả với<br />

các ý kiến vô cùng phong phú, nếu ai<br />

vô tình đến dự hội nghị chắc sẽ tưởng<br />

là hội nghị bàn về Thế giới động vật.<br />

Cứ một ý kiến đưa ra, lại biết bao nhiêu<br />

ý kiến phản bác. Người thì bảo lấy con<br />

Sư tử, chúa sơn lâm oai phong lẫm liệt,<br />

dũng mãnh và kiên cường, thật xứng<br />

đáng đại diện cho trường Đại học <strong>FPT</strong>,<br />

tuy nhiên lập tức có ý kiến rằng sư tử<br />

là con “hữu dũng vô mưu”, có chữ “tử”<br />

nghe nó rợn rợn, với cả FU mong muốn<br />

làm bạn với tất cả chứ không muốn ăn<br />

thịt tất cả…<br />

Có ý kiến là nên chọn con Voi vì nó<br />

khoẻ, nó hiền… thế nhưng lại có người<br />

cho rằng Việt Nam có voi dữ rừng Tánh<br />

Linh gây bao kinh hoàng, chưa kể là<br />

nếu chọn Voi làm linh vật, sau này trao<br />

giải Voi vàng thì trường lấy đâu ra tiền<br />

mà đúc.<br />

Cứ thế cứ thế, người chọn Hải âu<br />

thì bị chê là con Hải âu theo sự tích là<br />

một đứa con bất hiếu, chọn Hổ thì bị<br />

chê là độc ác, không phải môi trường<br />

giáo dục, chưa nói là còn dễ bị nấu cao,<br />

chọn Khỉ thì bảo là bắt chước, chọn Dơi<br />

thì lo giống Dracula, chọn Rồng thì bảo<br />

là khi trao giải Rồng vàng họ sẽ nhầm<br />

là bánh đậu xanh, chọn Trâu thì bảo là<br />

vất vả, chọn Bò thì bảo là ngu, chọn<br />

Chó thì nghe giống chuyện lão Hạc có<br />

cậu Vàng… rồi nào là Chuồn chuồn,<br />

Cào cào, Cá voi, Cá mập, thậm chí có<br />

người bi quan về nhan sắc trường nhà<br />

còn đề xuất phương án chọn con Cá<br />

sấu làm linh vật…<br />

Bực mình quá, thầy Hiệu trưởng<br />

đập bàn đứng dậy quát: “Thôi, cóc<br />

chọn nữa”. Dân tình ở dưới vốn cũng<br />

cãi nhau chán nên cũng nản và bực<br />

mình thế nên cũng đồng thanh: “Cóc<br />

chọn nữa, cóc chọn nữa…” Do nhao<br />

nhao nên những từ cóc và chọn cứ<br />

lẫn vào nhau thành ra “Chọn Cóc nữa,<br />

chọn Cóc nữa”… Cả phòng họp chợt<br />

không ai bảo ai mà đột nhiên im lặng,<br />

rồi những ánh mắt cứ sáng dần lên<br />

như chợt ngộ ra một chân lý giản đơn<br />

gần gũi. Thầy Hiệu trưởng xúc động<br />

run run rồi ngửa mặt lên trời cười lớn<br />

nói: “Đúng là ý trời, chúng ta sẽ chọn<br />

Cóc làm linh vật”.<br />

Tuy nhiên ở <strong>FPT</strong>, mọi ý kiến để<br />

thành chân lý luôn vấp phải vô vàn<br />

sóng gió, ngay lập tức hội nghị chia<br />

làm hai phe, phe thân Cóc và phe<br />

chống Cóc. Phe chống Cóc nói rằng,<br />

con Cóc là một con vật cục mịch xấu<br />

xí, toàn ở những chỗ ẩm mốc bẩn thỉu,<br />

sao mà xứng làm đại diện cho một<br />

ngôi trường hiện đại và trẻ trung năng<br />

động như <strong>FPT</strong>. Cóc lại có vô vàn tiếng<br />

xấu, nào là bọn bắt người tống tiền<br />

thì gọi là bắt cóc, mụn mọc trên mặt<br />

đen xì thì gọi là mụn cóc, quả vừa xanh<br />

vừa chua thì gọi là quả cóc, quán xá<br />

lụp xụp tồi tàn thì gọi là quán cóc, chợ<br />

mà lèo tèo nghèo nàn gọi là chợ cóc…<br />

Hoàn toàn không có lý gì để chọn Cóc<br />

làm linh vật cả.<br />

Tuy nhiên, phe thân Cóc cũng<br />

không chịu kém cạnh, họ đưa ra 10 lý<br />

do vô cùng thuyết phục như sau:<br />

- Thứ nhất, về Giáo dục học mà nói,<br />

con Cóc là con vật duy nhất gắn với<br />

giáo dục, bằng chứng là tranh Đông<br />

Hồ có tranh thầy đồ Cóc, thể hiện sự<br />

uyên thâm, thông tuệ. Chứ làm gì có<br />

thầy đồ Hải âu hay thầy đồ Voi…<br />

- Thứ hai, về Xã hội học mà nói,<br />

con Cóc là con vật được dân gian đánh<br />

giá rất cao về độ ngang bướng, bằng<br />

chứng là có câu “Cóc kiện trời”, đến trời<br />

mà còn dám kiện thì quả là bản lĩnh và<br />

vô cùng ngang bướng, rất giống với<br />

trường Đại học <strong>FPT</strong> ngay từ khi vừa<br />

được thành lập. Bên cạnh đó, dân gian<br />

còn nói “Con Cóc là cậu ông trời”, rõ<br />

ràng Cóc còn là chỗ con ông cháu cha,<br />

gia đình có người làm to, thuận tiện<br />

chỗ nhờ cậy.<br />

- Thứ ba, về Sáng tạo học mà nói,<br />

con Cóc là con vật vô cùng năng động<br />

và không bao giờ chịu ngồi yên, chẳng<br />

hạn như dân gian có câu “Bắt Cóc bỏ<br />

No.12 October 2008 I<br />

11


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

đĩa” để nói lên rằng khó mà bắt<br />

chúng ta vào một khuôn khổ<br />

nào đó. Quả là đúng với tinh<br />

thần sáng tạo không ngừng.<br />

- Thứ tư, về Khí tượng học<br />

mà nói, con Cóc có khả năng “hô<br />

mưa gọi gió” không kém gì Gia<br />

Cát Lượng của Tam Quốc, bằng<br />

chứng là “Cóc cầu mưa” bằng<br />

cách nghiến răng. Mưa về tốt<br />

cho mùa màng, no ấm nơi nơi.<br />

Thật có phúc biết bao.<br />

- Thứ năm, về Võ học mà nói,<br />

Cóc là con vật rất gan lỳ, chắc ai<br />

cũng biết tới Cóc tía, dù nhỏ bé<br />

nhưng sẵn sàng nhảy vào đánh<br />

nhau với rắn Hổ mang, chấp nhận<br />

“cả hai cùng ra đi” chứ không<br />

chịu bị bắt nạt. Gan dạ như thế,<br />

thật hợp với FU quá còn gì.<br />

- Thứ sáu, về Nông nghiệp<br />

học mà nói, Cóc là thiên địch của<br />

sâu bọn, có Cóc thì mùa màng<br />

đỡ bị tàn phá, nhờ đó mà nhân<br />

dân ấm no ca hát muôn nơi. Ở<br />

một môi trường luôn đấu tranh<br />

với các loại “sâu bọ” như chúng<br />

ta, chọn một con thiên địch của<br />

sâu bọ còn gì chí lý hơn.<br />

- Thứ bảy, về Ngôn ngữ học<br />

mà nói, trong dân gian, người ta<br />

hay gắn từ Cóc vào trước mỗi câu<br />

phủ định, chẳng hạn, cóc nghe,<br />

cóc học, cóc chơi… để ý nói rằng<br />

không nghe, không học, không<br />

chơi… Trong một môi trường đề<br />

cao sáng tạo, việc biết phủ định<br />

chính là tiền đề để phát sinh<br />

những cái mới. Do đó, chọn Cóc<br />

là hợp cả mọi đàng.<br />

- Thứ tám, về Dinh dưỡng<br />

học mà nói, thịt Cóc được đánh<br />

giá là có hàm lượng chất bổ<br />

dưỡng rất cao. Trẻ nhỏ bị suy<br />

dinh dưỡng thì một vị thuốc hữu<br />

hiệu đó là ăn thịt Cóc (có chế<br />

biến cẩn thận). Do đó, chọn Cóc<br />

đồng nghĩa là nói “không” với…<br />

suy dinh dưỡng.<br />

- Thứ chín, về Động vật học<br />

mà nói, Cóc là loài lưỡng cư, vừa<br />

sống trên cạn, vừa sống dưới<br />

nước, vừa thở bằng phổi, vừa<br />

thở bằng da, có một sức sống và<br />

khả năng thích nghi ngoại cảnh<br />

rất rộng. Bên cạnh đó lại tiềm ẩn<br />

một lượng chất độc lớn trên da,<br />

hạn chế rất nhiều kẻ thù. Sinh<br />

viên <strong>FPT</strong> ra trường với tinh thần<br />

“chấp tất cả các loại gió mùa”<br />

nên việc chọn một con vật có sức<br />

sống và độ thích nghi cao là điều<br />

khỏi phải bàn cãi.<br />

- Thứ mười, về Kinh tế học<br />

mà nói, mỗi kỳ nhà trường sẽ<br />

chọn người xuất sắc nhất để trao<br />

giải Vàng, chẳng hạn như Ong<br />

vàng, Chim vàng, Kiến vàng…<br />

Chọn con Cóc là vô cùng hợp lý<br />

vì nó không quá to gây lãng phí<br />

như Gấu vàng, Voi vàng hoặc tệ<br />

hơn là Cá voi vàng, tuy nhiên<br />

lại không quá bé nhỏ bủn xỉn<br />

như Ong vàng, Kiến vàng, Muỗi<br />

vàng… Giả sử sau này có phải<br />

đúc nguyên một con Cóc bằng<br />

vàng thì cũng không phải là điều<br />

quá bất khả thi.<br />

Nghe xong, thầy Hiệu trưởng<br />

gật gù tâm đắc, nhưng để đảm<br />

bảo dân chủ, thầy yêu cầu hội<br />

nghị tiến hành “vote”. Lập tức phe<br />

thân Cóc đồng thanh hô: “Chọn<br />

Cóc, chọn Cóc, chọn Cóc”… Phe<br />

chống Cóc cũng không kém<br />

cạnh, lập tức đồng thanh: “Cóc<br />

chọn, cóc chọn, cóc chọn…”…<br />

Âm thanh lại hoà vào nhau…<br />

Và tựa như lời sấm truyền của<br />

định mệnh, tiếng hô: “…chọn<br />

Cóc chọn Cóc chọn Cóc…” cứ<br />

vang lên “n” lần và thầy Hiệu<br />

trưởng đứng lên giang rộng hai<br />

tay để hội trường yên lặng, mặt<br />

thầy tươi sáng với nụ cười mãn<br />

nguyện nở trên môi, tất cả hội<br />

nghị im lặng lắng nghe “thánh<br />

chỉ”, và giọng nói trầm ấm vang<br />

lên: “Chọn Cóc”.<br />

Và con Cóc đã gắn với FU từ<br />

đó.<br />

Cóc Sử học<br />

Mười hai số Cóc Đọc,<br />

mười hai tháng trôi<br />

qua, vậy là Cóc Đọc đã tròn 1<br />

tuổi. Mới một tuổi thôi nhưng<br />

“bé” Cóc Đọc cũng đã tỏ ra khá<br />

chững chạc và cứng cáp bởi<br />

được trải qua rất nhiều cảm xúc<br />

và thăng trầm. Từ chuyện sinh<br />

viên không thích cái tên “Cóc<br />

Đọc” vì cho rằng không nghiêm<br />

túc trong những ngày đầu ra<br />

báo, đến những “sóng gió” khi<br />

bị “thiếu đồ ăn”. Nhìn lại một<br />

chặng đường đã qua, thành quả<br />

lớn nhất mà Cóc Đọc đạt được<br />

có lẽ là đã tạo được một “chỗ<br />

đứng” trong lòng sinh viên FU,<br />

một món ăn tinh thần tuy chưa<br />

được thường xuyên nhưng chắc<br />

chắn sẽ cảm thấy hẫng hụt nếu<br />

không có. Chặng đường ấy cũng<br />

ghi dấu biết bao kỷ niệm của<br />

những người đã gắn bó với Cóc<br />

Đọc, những người coi Cóc Đọc<br />

như “một phần của cuộc sống”.<br />

Nhuận NT<br />

(Thư ký tòa<br />

soạn đầu tiên<br />

của nội san Cóc<br />

Đọc)<br />

Tôi rất vui<br />

khi tham dự lễ<br />

sinh nhật Cóc<br />

Đọc tròn một<br />

tuổi. Hôm nay ngồi tại đây tôi nhớ ngày<br />

đầu tiên của Cóc Đọc cách đây hơn một<br />

năm, khi tôi “bỏ báo đi lấy chồng” để lại<br />

cho Hoài Anh một mình với rất nhiều<br />

công việc bận rộn chuẩn bị cho số báo<br />

đầu tiên. Giờ đây Cóc Đọc đã có bước<br />

trưởng thành nhất định, tờ báo có độ<br />

sâu, có cái hài hước đúng với tính chất<br />

sinh viên. Chúc cho tờ Cóc Đọc của FU<br />

sẽ được các anh chị và các bạn trong Tập<br />

đoàn <strong>FPT</strong> mong đợi ra hàng tháng hơn cả<br />

tờ “Chúng ta”.<br />

12 I No.12 October 2008


Cóc Tổng<br />

Càng ngày thấy Cóc<br />

Đọc càng dày, càng hay,<br />

càng tăng số lượng phát<br />

hành (tự khen mình có sao<br />

không nhỉ). Được vậy là<br />

nhờ công lao của họ nhà<br />

Cóc, theo tinh thần “ta viết cho ta đọc”. Theo số liệu<br />

thống kê cho biết 80% các tờ báo “không chính<br />

thống” như Cóc Đọc chết trong năm đầu tiên, bởi<br />

thế sinh nhật 1 năm<br />

của Cóc Đọc cũng<br />

đồng nghĩa là làm<br />

lễ cho Cóc Đọc vào<br />

“chiếu trên 20%”.<br />

Cũng rất nhiều tờ<br />

báo, tạp chí có số<br />

lượng phát hành<br />

hàng kỳ không quá<br />

2000 bản. Kỷ niệm<br />

1 năm của Cóc Đọc<br />

cũng đưa tờ Cóc và<br />

danh mục các “tạp<br />

chí” có số lượng<br />

phát hành trên<br />

2000 bản mỗi kỳ.<br />

Nhân dịp 1<br />

tuổi, tặng cho Cóc<br />

Đọc bằng khen để<br />

treo, cùng một ít<br />

hiện kim để làm<br />

“team building”.<br />

Bước sang tuổi<br />

thứ 2, dặn Cóc Đọc<br />

mấy lời:<br />

1. Tăng lực<br />

lượng “phóng<br />

viên”, đặc biệt là phát triển Cóc Sài Gòn (triển khai<br />

tại FU HCM)<br />

2. Xây dựng Cóc Đọc Online.<br />

3. Tăng nhuận bút/nhuận<br />

ảnh - đảm bảo cao hơn so với<br />

các tờ khác của Tập đoàn.<br />

MỪNG<br />

SINH NHẬT<br />

CÓC ĐỌC<br />

1 TUỔI<br />

Họa sĩ TuấnBAT<br />

NHỮNG NGƯỜI BẠN LỚN<br />

CỦA CÓC ĐỌC<br />

01.10.2008<br />

Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Anh Phan Phương Đạt<br />

(Trưởng Ban nhân sự Tập đoàn <strong>FPT</strong>)<br />

Cóc Đọc là một trong những hình thức đầu tiên để<br />

mình khẳng định nét văn hóa riêng của trường Đại<br />

học <strong>FPT</strong> cũng như Tập đoàn <strong>FPT</strong> có văn hóa của<br />

mình. Chúc cho báo<br />

Cóc Đọc sẽ tiếp tục<br />

phát triển như là báo<br />

Chúng ta, thậm chí còn<br />

hơn nữa đối với cả <strong>FPT</strong>.<br />

Trở thành một biểu<br />

tượng văn hóa, một<br />

công cụ văn hóa mạnh<br />

của Đại học.<br />

Cách đây một năm mình nhận được điện thoại của<br />

anh Phong nhờ mình tư vấn cho style của tờ Cóc Đọc.<br />

Nhận lời anh, mình đã phác thảo ra một số cái<br />

và nói với<br />

anh cứ chạy hai đến năm số rồi sẽ “ngon”, sẽ ra<br />

form. Đến<br />

hôm nay sau một năm, mình rất vui khi thấy tờ<br />

báo đã ổn<br />

định. Nó đã có định hình về hình dáng và cách làm việc trên mỗi trang đã có sự khác<br />

biệt. Nội dung đảm bảo đúng tuổi, phù hợp với tuổi trẻ. Mình mong tờ báo tiếp tục duy<br />

trì, giữ được cả hình dáng bên ngoài và nội dung bên trong sao cho phù hợp với đúng<br />

lứa tuổi. Chúc báo thời gian tới sẽ hoàn thiện hơn nữa và dần chuyển theo hướng báo<br />

online, với một format tương tự có thể đọc như báo in thông thường được định hình<br />

theo số trang, số dòng. Mục lục chính là trang chủ, chỉ cần click chuột là sẽ đến trang<br />

nội dung. Hướng đi như thế sẽ rất tiện từ việc lưu trữ đến tra cứu thông tin.<br />

No.12 October 2008 I<br />

13


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Hãy tham gia Cóc Đọc với tôi<br />

Ngày Cóc Đọc còn trong ý tưởng, tôi đã được chị Nhuận NT động<br />

viên rất nhiều để có đủ tự tin tham gia viết bài. Tôi nghĩ rằng cảm nhận<br />

của mình sẽ được chia sẻ với nhiều người hơn, mặc dù lúc đó tôi có đôi<br />

chút lo âu. Bài viết đầu tiên của tôi được đăng trên báo là bài “Bạn có<br />

ngọn hải đăng của mình không” được chị Nhuận và anh Long BM (một<br />

cây bút cốt cán của Cóc Đọc lúc bấy giờ) khen rất nhiều.<br />

Có động lực, tôi viết nhiều và hăng say, liên tục gửi bài về báo. Nhưng<br />

tôi không biết rằng chính như vậy tôi đã làm khác đi với những điều tôi<br />

theo đuổi trước đây, đó là những rung cảm thật sự, những tâm sự rất<br />

chân thành, giản dị, những điều tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng<br />

lại khiến người ta yêu quý. Số báo sau, rồi số báo sau nữa, bài viết của tôi<br />

chẳng thấy đâu. Lúc ấy tôi rất thất vọng, tôi nghĩ rằng mình chẳng thể<br />

viết báo được.<br />

Khoảng 1, 2 số báo sau, tôi nhận được email của chị Nhuận, chị động<br />

viên và hỏi tôi sao dạo này không gửi bài nữa, chị cũng muốn tôi tham<br />

gia khoá học viết báo của anh Bùi Tiến Dũng (người sau này tôi mới biết<br />

là chồng chị) để tôi tiếp tục đóng góp cho Cóc Đọc, tôi nhận lời. Thế rồi<br />

các bài viết của tôi lại xuất hiện đều trên báo. Tuy rằng đó chỉ là những<br />

bài ngắn, nhưng chúng đã cho tôi thêm tự tin, ngòi bút của tôi dần trở<br />

nên cứng cáp hơn.<br />

Có lúc viết báo ảnh hưởng đến học tập hay tờ báo bị nhiều người<br />

chê nội dung chưa hay, hình thức chưa đẹp, tôi chán nản và định từ bỏ.<br />

Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu đã yêu thích một điều gì thì hãy chung tay xây<br />

dựng nó trở nên tốt đẹp hơn, chứ đừng vì nó có nhiều cái chưa tốt mà<br />

bỏ nó đi, như vậy chẳng những bỏ đi đam mê của mình, mà còn gây khó<br />

khăn cho những người tâm huyết ở lại. Vì thế, tôi càng cố gắng hơn và<br />

gắn bó thân thiết với Cóc Đọc đến tận bây giờ. Rồi sẽ có một ngày nào<br />

đó tôi không còn tham gia Cóc Đọc nữa, nhưng tôi sẽ không phải hối tiếc<br />

bởi đã sống hết mình cho Cóc Đọc hôm nay.<br />

Hoàng Thịnh<br />

Sinh viên IT làm báo<br />

Cóc Đọc đến với tôi thật tình cờ. Một<br />

buổi trưa cắm trại trên Xuân Hòa, tôi đang<br />

ngủ, có một chị vào hỏi xem ai thích viết và<br />

muốn tham gia làm báo hay không, tôi hăng<br />

hái giơ tay. Bài đầu tiên tôi viết gửi báo dài<br />

bốn trang viết tay, được chị Hoài Anh khen<br />

hay nhưng không được đăng. Rồi sau đó,<br />

tôi rút kinh nghiệm, các bài viết sau tốt dần<br />

lên và được đăng. Một hôm tôi trốn trại ra<br />

quán Net, nhận được email của chị Hoài Anh<br />

“Chị ghi tên em vào Ban biên tập rồi đó”. Tôi<br />

quá bất ngờ, sung sướng tột độ nên đồng<br />

ý ngay. Về Hà Nội, tôi được làm quen với<br />

những người bạn khác trong Ban biên tập.<br />

Lúc đó cán bộ ngoài chị Hoài Anh, còn có chị<br />

Nhuận và anh Tiên, sinh viên thì có anh Long<br />

bụng mỡ, Long đen và bốn nhân vật mới của<br />

khóa 2: tôi, Tùng, Quang, và anh Hiếu.<br />

Đến cuối tháng 1, Câu lạc bộ phóng viên<br />

ra đời với sự đóng góp của những cộng tác<br />

viên mới. Chúng tôi được anh Dũng, chồng<br />

chị Nhuận đến hướng dẫn viết báo. Mọi<br />

chuyện đang khá tốt đẹp thì ngay sau đó là<br />

cả một chuỗi sóng gió. Mở đầu là sự ra đi của<br />

chị Nhuận, trụ cột của Cóc Đọc, làm cho tờ<br />

báo điêu đứng. Câu lạc bộ phóng viên cũng<br />

không thể tiếp tục hoạt động do chúng tôi<br />

không đủ khả năng duy trì. Những người cũ<br />

dần dần ra đi. Ban biên tập hồi đầu có sáu<br />

sinh viên thì năm người đã lần lượt rời bỏ.<br />

Biết bao khó khăn, thử thách, tôi phải cố tìm<br />

thêm người viết bài và bản thân mình cũng viết nhiều hơn để đảm bảo đủ “thức ăn” cho báo<br />

hàng tháng, bất chấp bận thi cử hay việc gì đi nữa.<br />

Nhưng may mắn thay, sự tham gia đúng lúc của Hoàng và anh Thịnh như thổi một làn gió<br />

mới vào tờ báo. Chúng tôi hay có những buổi offline giải tỏa stress và đóng góp ý tưởng cho<br />

việc phát triển Cóc Đọc. Nhờ đó mà mấy số báo gần đây nhận được nhiều lời comment, lời<br />

khen và góp ý chân thành để sửa chữa đã làm chúng tôi cảm thấy Cóc Đọc đang đi rất đúng<br />

hướng. Cóc Đọc đã cho tôi nếm đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng của niềm đam mê khi<br />

tôi biết mình rất yêu nó. Nó dạy tôi cách làm việc, cách sống. Ngày mai, có thể tôi không gắn<br />

bó tiếp với tờ báo nhưng những kỷ niệm tươi đẹp về Cóc Đọc và một thời sinh viên IT đi làm<br />

báo có lẽ sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời.<br />

VânĐTH<br />

14 I No.12 October 2008


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Tớ cầm tờ Cóc Đọc cũng được 1 năm rồi…<br />

Lần đầu tiên tớ tiếp xúc với báo là ở Xuân Hòa. Thú thực hồi ấy cầm tớ báo trên<br />

tay, những ý nghĩ đầu tiên của tớ chỉ là: “A, thế là phòng mình lại có thêm giấy” và<br />

“có cái đọc thay mấy quyển hồi ký”. Ấn tượng để lại trong tớ là cái bìa ngộ ngộ với<br />

mấy con Cóc toét miệng cười. Tối đến, thỉnh thoảng tớ thấy thằng Hoàng với thằng<br />

Khương dắt tay nhau lén lút ra khỏi phòng. Hỏi đi đâu, chúng nó bảo đi học viết báo.<br />

Mới đầu tớ không tin nhưng hóa ra tớ đã nhầm to, chúng nó thích học, thích làm báo<br />

thật. Một thằng bây giờ chễm chệ ngồi<br />

trong Ban biên tập, thằng kia còn xin bảo<br />

lưu để về Sài Gòn học Báo chí.<br />

Về trường, tớ tiếp tục đóng góp cho<br />

báo với vai trò độc giả và nhận ra rằng báo<br />

mình tiếp thu ý kiến rất nhanh. Số đầu<br />

tiên bị chê là nhìn giống như báo Họa Mi,<br />

số sau thấy có ngay bìa cứng. Số trước bị<br />

chê là mỏng hơn tờ giấy, số sau ngay lập<br />

tức tăng trang. Một hôm tớ tình cờ “ngồi<br />

nhầm” vào lớp dạy kỹ năng viết báo của<br />

anh Dũng (anh này không Đê-tiện), thấy<br />

hay và cũng thấm vào đầu. Mấy hôm sau,<br />

tớ lóc cóc đi theo thằng Hoàng tập đưa tin<br />

rồi cũng có bài đăng báo. Mặc dù cả tháng<br />

tớ mới viết được một bài nhưng thích một<br />

cái là khi báo ra rồi, thấy mặt tớ ở trường,<br />

chị Hoài Anh lại hỏi “Em ơi lấy nhuận bút<br />

chưa em”. Thêm nữa, thỉnh thoảng tớ rỗi<br />

rãi, chạy đi đưa báo khắp nơi, tiện thể đi<br />

để thuộc đường Hà Nội.<br />

Thế mà đã một năm trôi qua, Cóc Đọc<br />

đem lại cho tớ nhiều thứ quá. Mà tớ thấy<br />

cũng chưa làm được gì nhiều cho báo,<br />

mỗi tháng lười nhác thò tay bấu một mẩu<br />

nhuận bút con con... Chúc Cóc Đọc sang<br />

tuổi mới ngày càng trưởng thành hơn.<br />

Einherjar<br />

Happy birth day to you! Happy birthday to you...<br />

Đó là những lời chúc thân thương mà mình hay bất kỳ ai có tình cảm<br />

muốn dành cho Cóc Đọc. Cũng có thể là lời chúc dành cho chính mình,<br />

người đã theo Cóc Đọc từ những ngày đầu tiên, chứng kiến những thăng<br />

trầm, chia sẻ buồn vui cùng Cóc Đọc. Bây giờ thì đã một năm trôi qua, Cóc<br />

Đọc được một tuổi rồi... Mình thực sự cảm thấy vui và may mắn khi tham<br />

gia Cóc Đọc để được viết, để được làm việc với những người bạn dù không<br />

nhiều nhưng rất có trách nhiệm và tình yêu với tờ nội san của trường.<br />

Ngày ấy...<br />

Một chú nhóc vừa nhập trường, chẳng ngần ngại tham gia bất kỳ hoạt<br />

động nào của trường, cùng vài chiến hữu thân thiết (KhươngPD, NinhTMH,<br />

LongNH..) đăng ký tham gia Cóc Đọc không cần suy nghĩ. Lần đầu tiên, mình<br />

viết tin dài tới hai trang giấy A4, Ban biên tập đã cắt đi còn 500 – 700 chữ.<br />

Ngày ấy, mình thật sự phải cảm ơn chị Nhuận, chị Hoài Anh, những người đã<br />

chia sẻ, chỉ bảo tận tình để đứa em tiến bộ dần từng ngày. Cũng chẳng thể<br />

quên anh DũngBT đã dành thời gian training cho các Cóc con về nghiệp làm<br />

báo. Sát cánh cùng mình là những người bạn quan tâm đến làm báo là: anh<br />

LongBM, anh HiếuĐT, ThịnhHM, VânĐTH, KhươngPD, NinhTMH... Có những<br />

người đã ra đi, có những người vẫn còn ở lại... cho đến ...<br />

Bây giờ...<br />

Mình được chị Hoài Anh “cất nhắc” vào Ban biên tập như một phần thưởng<br />

từ những gì đã đóng góp cho Cóc Đọc. Cũng không phủ nhận là không vui,<br />

không mừng nhưng trong đó lại là nỗi lo: mình có làm được không Mình<br />

có đủ thời gian để làm không Còn biết bao việc khác thì sao... Ban biên tập<br />

đã gói gọn lại còn ba người: mình – Hoàng PT, ThịnhHM và VânĐTH. Chúng<br />

mình làm việc mà offline, cà phê, chuyện trò thường xuyên để “brainstorm” ý<br />

tưởng cho số tới, để “relax” sau những giờ học căng thẳng, hay đơn giản chỉ<br />

để ngắm phố phường Hà Nội. Không chỉ là trách nhiệm nữa, đôi khi còn là<br />

tình cảm, tình nghĩa sâu nặng với Cóc Đọc. Dù việc học ngày một nặng hơn<br />

nhưng chúng mình vẫn làm việc.<br />

Một năm qua, biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn cùng Cóc Đọc. Số báo<br />

hay thì được khen, mừng lắm nhưng đôi khi mắc lỗi, bị chê cũng buồn<br />

lắm. Buồn không phải vì mình dở quá, buồn vì nhân lực thiếu, số lượng ít<br />

ỏi không thể đảm bảo chất lượng tốt liên tục được. Chúng mình vẫn luôn<br />

ngóng chờ thế hệ Cóc tiếp theo, Khóa 4, Khóa 5 và sau này nữa... sẽ mang<br />

đến luồng sinh khí mới cho Cóc Đọc, để nó tồn tại và phát triển đúng với<br />

tinh thần của người <strong>FPT</strong>, của một thời thanh niên sôi nổi.<br />

LamborghiniPtH<br />

No.12 October 2008 I<br />

15


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Sự cố trong đêm Hội diễn kỷ niệm sinh nhật 20 năm của Tập đoàn <strong>FPT</strong> đã trở<br />

thành một sự kiện ”nóng” trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng thời gian<br />

qua. Và mặc dù không liên quan trực tiếp nhưng cách giật tít và viết bài của một<br />

số kênh thông tin đại chúng đã gây không<br />

ít ảnh hưởng đến sinh viên trường Đại học<br />

<strong>FPT</strong>. Để làm rõ hơn một số khía cạnh của<br />

vấn đề này cũng như quan điểm của lãnh<br />

đạo Trường, phóng viên Cóc Đọc đã có buổi<br />

phỏng vấn thầy Nguyễn Xuân Phong, Phó<br />

Hiệu trưởng nhà trường.<br />

PV: Sau một thời gian đã qua<br />

đi, thầy đánh giá thế nào về sự cố<br />

này<br />

Thầy PhongNX: Là những người<br />

trong cuộc, chúng ta không thể có<br />

cách nhận định nào khác ngoài việc<br />

thừa nhận đây đúng là một sự cố và<br />

bất ngờ với hầu hết người <strong>FPT</strong>. Trong<br />

hàng trăm buổi biểu diễn trước đó của<br />

Tập đoàn trong suốt 20 năm qua, chưa<br />

bao giờ có một sự cố tương tự nên<br />

việc chưa ai có phản ứng kịp thời để<br />

xử lý tình huống trên sân khấu cũng<br />

là một điều dễ thông cảm. Chúng ta<br />

cũng có thể thấy rõ việc quy kết các<br />

bạn trẻ này hay văn hóa <strong>FPT</strong> là suy<br />

đồi đạo đức hay ăn chơi trụy lạc như<br />

một số tờ báo hay diễn đàn đã nêu là<br />

một cái nhìn rất lệch lạc và phiến diện<br />

của những người thiếu thông tin hay<br />

có ác cảm sẵn với <strong>FPT</strong>. Tôi cho rằng đa<br />

phần những người có mặt tối hôm đó<br />

đều đánh giá đây như là một trò đùa<br />

nghịch vượt quá giới hạn cho phép và<br />

nó không liên quan gì đến những nội<br />

dung khác của đêm diễn.<br />

PV: Một số người cho rằng thật<br />

khó mà xác định ranh giới giữa<br />

“sự sáng tạo”<br />

và “điên rồ”.<br />

Và nếu không<br />

“điên rồ” thì sẽ<br />

không “sáng<br />

tạo” được. Liệu<br />

“sự cố” này có<br />

phải là hậu quả<br />

của một sáng<br />

tạo không kiểm<br />

soát được, của<br />

một thử nghiệm<br />

không thành<br />

công<br />

Thầy PhongNX: Đúng là ranh giới<br />

giữa sự sáng tạo và việc vượt ngưỡng<br />

cho phép của văn hóa, truyền thống là<br />

rất khó xác định. Không ít nghệ sỹ nổi<br />

tiếng cũng đã phải trả giá cho những<br />

thử nghiệm sáng tạo không thành<br />

công và vượt quá giới hạn của mình.<br />

Tuy nhiên ở đây tôi nghĩ có nhiều ngộ<br />

nhận về vấn đề này từ phía các bạn trẻ.<br />

Không nhất thiết phải điên rồ mới có<br />

thể sáng tạo hay nói một cách khác<br />

là ngựa hay thì thường lắm tật nhưng<br />

không phải muốn trở thành ngựa hay<br />

thì phải có tật trước đã. Điều quan<br />

trọng là sáng tạo cần có tính trí tuệ cao<br />

mà trong ý tưởng của các bạn trẻ này<br />

rất tiếc là tôi không nhìn thấy. Chúng<br />

ta không thể cho phép mình làm mọi<br />

chuyện và biện minh cho việc đó núp<br />

dưới cái bóng của sáng tạo.<br />

PV: Trong sự việc này, nhà<br />

trường, sinh viên FU và thậm chí<br />

là cả phụ huynh cũng đã trở thành<br />

nạn nhân của một “sự cố bất ngờ”<br />

và chịu tiếng oan. Vậy nhà trường<br />

đã và sẽ có những biện pháp nào<br />

để bảo vệ và khôi phục lại hình<br />

ảnh của Trường<br />

16 I No.12 October 2008


Hot Cóc<br />

Tiêu điểm trong tháng<br />

Thầy PhongNX: Cách thực chất<br />

và có ý nghĩa lâu dài nhất là chúng ta<br />

phải tiếp tục làm việc, nỗ lực hết mình<br />

để có những lứa sinh viên ra trường có<br />

chuyên môn tốt, có văn hóa và trách<br />

nhiệm xã hội. Cuộc sống không phải<br />

lúc nào cũng như được lập trình sẵn,<br />

sẽ luôn luôn tồn tại các rủi ro, tai nạn,<br />

luôn luôn tồn tại các vật cản trở trên<br />

đường chúng ta đi. Quan trọng là<br />

chúng ta biết mình là ai, tự tin vào giá<br />

trị, văn hóa và khả năng của mình thì<br />

nhất định sẽ vượt qua được.<br />

Mặt khác, tất nhiên là nhà trường<br />

cũng sẽ phải nỗ lực hơn thông qua các<br />

kênh thông tin đại chúng, các sự kiện<br />

hay các cơ hội khác để giúp cho xã hội<br />

có thể hiểu đúng về Trường và sinh<br />

viên của mình. Một điều quan trọng<br />

mà trường cần làm là để phụ huynh<br />

hiểu chính xác về môi trường mà con<br />

em mình đang theo học. Chúng tôi<br />

đã cho gửi thông báo cho phụ huynh<br />

thông qua Bản tin phụ huynh và sẵn<br />

sàng gặp trực tiếp, chuyện trò, trao đổi<br />

với các vị phụ huynh còn thắc mắc về<br />

vấn đề này. Tôi tin rằng những vị phụ<br />

huynh nào đã từng làm việc, tiếp xúc<br />

với cán bộ nhà trường thì chắc chắc sẽ<br />

có đánh giá khách quan và chính xác<br />

về môi trường giáo dục tại trường ĐH<br />

<strong>FPT</strong>.<br />

PV: Ngoài sự cố là màn múa<br />

thiếu vải của 2 học viên Arena,<br />

các phương tiện thông tin đại<br />

chúng còn nêu lên những vấn đề<br />

liên quan đến văn hóa STCo của<br />

Tập đoàn <strong>FPT</strong>. Những sự việc này<br />

có ảnh hưởng đến FU như thế<br />

nào và các vị phụ huynh có thể lo<br />

lắng rằng liệu sinh viên có bị ảnh<br />

hưởng gì không khi được đào tạo<br />

trong một môi trường như vậy<br />

Thầy PhongNX: Văn hóa doanh<br />

nghiệp mà cụ thể trong trường hợp<br />

văn hóa <strong>FPT</strong> là một khái niệm rất rộng,<br />

bao gồm các giá trị cốt lõi, cách thức<br />

ứng xử, phương thức quản trị, truyền<br />

thống, trách nhiệm xã hội, các hoạt<br />

động và phong trào. Những gì mà<br />

một số kênh thông tin, diễn đàn đưa<br />

ra mổ xẻ và quy kết là văn hóa <strong>FPT</strong> thời<br />

gian gần đây thực sự chỉ là một phần<br />

rất nhỏ của khái niệm này, cũng giống<br />

như việc chỉ lấy 2 phút sự cố ra để quy<br />

kết và đánh giá cả một đêm diễn rất<br />

nhân bản và có chất lượng kéo dài hơn<br />

2 tiếng đồng hồ. Tất nhiên trong một<br />

số hoạt động nhất định thì <strong>FPT</strong> đã sai<br />

và anh Bình cũng đã đại diện cho Tập<br />

đoàn nhận trách nhiệm và gửi lời xin<br />

lỗi đến xã hội và những cá nhân liên<br />

quan. Chúng ta thực sự phải rút kinh<br />

nghiệm nghiêm túc về vấn đề này vì<br />

<strong>FPT</strong> hiện nay đã là một tổ chức “của<br />

công chúng” với gần 10.000 nhân<br />

viên, là hình tượng của nhiều bạn trẻ<br />

say mê công nghệ và được xã hội rất<br />

quan tâm chứ không còn là một công<br />

ty của vài chục người như trước. Đặc<br />

biệt hơn nữa là vì hiện nay chúng ta<br />

đã hoạt động cả trong lĩnh vực giáo<br />

dục đại học - một lĩnh vực nhạy cảm<br />

và được sự quan tâm rất lớn của nhà<br />

nước và cả xã hội.<br />

Ngoài những sai sót đã nêu trên,<br />

chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về<br />

văn hóa <strong>FPT</strong> trong suốt 20 năm qua với<br />

những giá trị như tôn trọng tính nhân<br />

bản, sáng tạo, các triết lý kinh doanh<br />

độc đáo, sự minh bạch, tình đồng đội,<br />

trách nhiệm xã hội, sự hài hước… Rất<br />

tiếc là những cá nhân đang chỉ trích<br />

văn hóa <strong>FPT</strong> lại không biết hoặc cố tình<br />

lờ đi những nét văn hóa khác của hàng<br />

nghìn con người đang ngày đêm nỗ<br />

lực vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho<br />

chính mình và xã hội, luôn sẵn sàng<br />

có mặt để hỗ trợ và chia sẻ với người<br />

dân tại những vùng miền gặp thiên<br />

tai, hoạn nạn, khó khăn của đất nước.<br />

Người <strong>FPT</strong> dù rất hiện đại nhưng cũng<br />

luôn biết nhớ ơn những người đi trước<br />

và lịch sử dân tộc với các chuyến đi và<br />

các hoạt động “Về nguồn”, các buổi lễ<br />

hội và nghi lễ theo đúng truyền thống,<br />

các buổi tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật<br />

truyền thống của dân tộc. <strong>FPT</strong> luôn tạo<br />

ra một môi trường dân chủ, sáng tạo,<br />

đổi mới để cán bộ phát huy hết năng<br />

lực của họ. Nhân viên được quyền phê<br />

phán, góp ý với lãnh đạo mà không<br />

sợ bị trù úm. Nhân viên không được<br />

phép biếu quà cáp cho lãnh đạo trong<br />

những dịp như lễ Tết. Nhân viên <strong>FPT</strong> có<br />

thể làm giàu bằng sức lao động và khả<br />

năng của chính mình chứ tuyệt đối<br />

không được kiếm dù chỉ một đồng từ<br />

việc xà xẻo tiền của công ty hay nhũng<br />

nhiễu khách hàng *…<br />

Tại trường ĐH <strong>FPT</strong>, các giá trị đó<br />

được tiếp nối và phát triển trong một<br />

môi trường có thể tuyên bố là tuyệt<br />

đối trong sạch, không có bất cứ một<br />

tiêu cực nào đang là vấn nạn của nền<br />

giáo dục quốc gia. Vì vậy các vị phụ<br />

huynh có thể hoàn toàn yên tâm về<br />

môi trường mà con em mình đang học<br />

tập và sinh hoạt. Điều này có thể dễ<br />

dàng kiểm chứng và so sánh nếu các<br />

vị phụ huynh dành thời gian để quan<br />

sát và tham gia trực tiếp vào các hoạt<br />

động của Trường cũng như qua đánh<br />

giá từ chính con em mình.<br />

PV: Theo thầy, những bài học<br />

kinh nghiệm gì cần được rút ra<br />

sau sự cố vừa qua<br />

Thầy PhongNX: Một số vấn đề<br />

cần rút kinh nghiệm ở mức Tập đoàn<br />

thì anh Bùi Quang Ngọc cũng đã nói<br />

khá rõ trong bài viết đăng trên Chúng<br />

ta, đã được đăng lại trên website của<br />

FU. Về phía nhà trường và sinh viên thì<br />

sự cố vừa qua nhắc chúng ta một điều<br />

là mỗi chúng ta cần rất thận trọng và<br />

suy nghĩ nghiêm túc, thấu đáo trong<br />

các hành động của mình, của tập thể.<br />

Sinh viên là những con người trẻ tuổi,<br />

tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng còn<br />

nông nổi, chưa đủ bản lĩnh và kinh<br />

nghiệm nên nếu không được định<br />

hướng tốt có thể sẽ gây ra những hậu<br />

quả không nhỏ cho chính bản thân,<br />

tập thể của mình và xã hội.<br />

PV: Cảm ơn thầy đã dành thời<br />

gian để trả lời phỏng vấn.<br />

Cóc hỏi<br />

* Sử dụng một số ý trong bài viết của anh Bùi<br />

Quang Ngọc trên báo chúng ta.<br />

No.12 October 2008 I<br />

17


Cóc biết<br />

Kỷ niệm <strong>FPT</strong> 20 năm<br />

Kỳ 3 – Tiếp theo Cóc Đọc số 11<br />

Lễ hội 1993<br />

Năm 1993 là năm quan trọng<br />

với tôi, cũng là năm <strong>FPT</strong> kỷ<br />

niệm 5 năm ngày thành lập. Cho đến<br />

bây giờ tôi vẫn thấy rằng đó là một<br />

năm thành công nhất với <strong>FPT</strong> cả về<br />

kinh doanh, công nghệ và văn hóa.<br />

Sở dĩ quan trọng đối với tôi vì năm<br />

đó tôi được đi nước ngoài. Tôi được cử<br />

đi Hong Kong học về PB (Platform for<br />

Banking) của Olivetti. Đây là lần đầu<br />

tiên <strong>FPT</strong> cử một cán bộ kỹ thuật đi học<br />

không nhằm mục đích kinh doanh<br />

trực tiếp gì cả. Có thể coi đó như một<br />

cam kết của Công ty với công nghệ.<br />

Mặc dù trước đó đã học hơn 8 năm ở<br />

Nga, và cũng đã đi khá nhiều nước như<br />

Bun, Ru, Tiệp, Hung, Đức song Hong<br />

Kong là nước tư bản đầu tiên mà tôi<br />

đặt chân đến.<br />

Theo dự định có 2 người đi là tôi và<br />

Hùng xoăn. Tuy nhiên khi đội bạn gửi<br />

chương trình sang thì thấy toàn học<br />

phần mềm nên Hùng xoăn phải ở lại.<br />

Hình như lúc đó anh cũng hơi buồn.<br />

20 ngày ở Hong Kong một mình thật<br />

là đáng nhớ. Bài học đầu tiên mà tôi<br />

rút ra được là mọi thứ cũng không đến<br />

nỗi đắt như mình nghĩ. Sau khi đi xe<br />

buýt đến tận khách sạn, phát hiện ra<br />

khách sạn quá sang (sau khi xài thử<br />

video đen) tôi vội vàng gọi điện nhờ<br />

anh Thăng hiện là Giám đốc Đồng<br />

Nam tìm cho chỗ ở khác rẻ hơn. Hiếm<br />

thấy anh Việt kiều nào nhiệt tình như<br />

anh Thăng. Mặc dù trước đó không hề<br />

quen biết tôi và hết sức bận bịu, anh<br />

đã tận tình giúp tôi trong việc ổn định<br />

chỗ ăn ở. Anh có mời tôi đến nhà chơi,<br />

lấy thuyền đưa tôi đi thăm cảnh chèo<br />

thuyền truyền thống ở Discovery Bay.<br />

Bây giờ anh vẫn là người bạn tốt của<br />

<strong>FPT</strong>.<br />

Học trên lớp được 3 ngày, tôi đã<br />

cảm thấy chán. Mặc dù PB là một môi<br />

trường rất hấp dẫn và hứa hẹn, nhưng<br />

cách dạy của Tây rất chậm. Tốt hết là<br />

copy hết tài liệu mang về mò sau. Sau<br />

một tuần tôi quyết định không tham<br />

gia tiếp khóa sau mà nhờ Angelo<br />

Canepa (hiện là Giám đốc Olivetti Việt<br />

Nam) giới thiệu cho cấu trúc và các bộ<br />

phận của Olivetti Hong Kong. Sau đó<br />

tôi tìm cách đi đến các Công ty như<br />

Microsoft, Novell, Sun,... những tên<br />

tuổi lẫy lừng của công nghệ thông tin<br />

thế giới mà lúc đó ở Việt Nam vẫn chưa<br />

có dấu vết. Đến Hong Kong, tất nhiên<br />

không thể không đến Golden Center,<br />

trung tâm mua bán các thiết bị vi tính<br />

và phần mềm sao lậu. Bây giờ tôi vẫn<br />

nhớ cảm giác như mình lạc vào thiên<br />

đường vậy, thấy cái gì cũng quý. Chỉ<br />

nhớ lúc về xách cho anh Đức bảo hành<br />

hai thùng đủ các loại cable, board và<br />

copy hàng trăm đĩa mềm khác nhau.<br />

Sau này tôi còn ghé lại Golden Centre<br />

nhiều lần nữa, nhưng chẳng bao giờ<br />

thu hoạch được như lần đầu.<br />

Sau hơn một tuần đấu tranh tư<br />

tưởng, tôi đã quyết định mua một<br />

bộ Multimedia đầy đủ của Creative:<br />

Sound Blaster và Video Blaster gồm đủ<br />

cả Video-in và Video-out, giá chính xác<br />

là 995 USD. Cũng được các sếp khuyến<br />

khích vì năm đó là năm kỷ niệm lần thứ<br />

Năm thành lập Công ty. Ban Giám đốc<br />

quyết định sẽ tổ chức đại lễ hội cực<br />

kỳ ầm ĩ. Để góp vui ISC và STC quyết<br />

định sẽ liên doanh để cống hiến một<br />

chương trình Multimedia đặc biệt.<br />

Nhóm Hùng xoăn và Đức béo được<br />

giao nhiệm vụ thiết kế một hệ thống<br />

tương tự như truyền hình cáp trong<br />

khuôn viên phòng họp lớn của Khu<br />

biệt thự Hồ Tây. Mục tiêu là để replicate<br />

lại chương trình trên nhiều màn hình.<br />

Sau một hồi thử nghiệm, thất bại chán<br />

chê, bọn chúng quyết định nhờ anh Võ<br />

Mai (lúc đó đang ở Singapore) mua 4<br />

bộ Commandor là thiết bị Multidisplay<br />

có thể nhân hình ra nhiều màn hình.<br />

Tất cả các TV của cán bộ <strong>FPT</strong> ở khu Thủ<br />

lệ đều bị trưng dụng.<br />

Nội dung chương trình được giao<br />

cho tôi và anh Bảo. Lại một lần nữa anh<br />

Bảo thể hiện là một chuyên gia lập trình<br />

xuất sắc, bất kể ngôn ngữ nào. Hồi đó,<br />

trong bộ Video for Windows của Creative<br />

có một chương trình thương mại<br />

là Action, không hiểu thế nào hỏng<br />

béng đĩa setup, tìm mua cuống cả lên<br />

không thấy. Anh Bảo quyết định dùng<br />

một chương trình khác có tên là Tempra<br />

cũng đi kèm nhưng là miễn phí.<br />

Đó là một kiểu ngôn ngữ lập trình đơn<br />

giản (script) cho phép người dùng có<br />

thể điều khiển các objects multimedia<br />

như bài hát, âm thanh, ảnh và băng<br />

video. Phải thừa nhận là tuy có khó<br />

sử dụng nhưng Tempra rất giàu về<br />

tính năng và mềm dẻo. Và anh Bảo đã<br />

nhanh chóng thành thạo.<br />

Để có nguồn dữ liệu chế biến, anh<br />

Bảo xách máy quay video (của anh<br />

Bình) đi quay lung tung: khách hàng,<br />

Công ty, các hoạt động STC. <strong>FPT</strong> cũng<br />

đã có sẵn một số băng. Chúng tôi<br />

cũng phát minh ra một phương án<br />

đưa các bức ảnh lịch sử vào máy tính<br />

mà không cần scaner màu: kê một cái<br />

bệ thật chắc cho camera (cho nó khỏi<br />

rung), dí ảnh cần lưu vào. Sau đó play<br />

băng đó trên máy tính và capture ảnh.<br />

Tuy có vất vả một chút nhưng vẫn đưa<br />

được hầu hết các cảnh lịch sử vào máy<br />

tính. Chẳng hạn như chiếc xe máy nổi<br />

tiếng của Hùng râu có cuộn dây trong<br />

hộp đèn pha. Chỉ có điều là những<br />

ảnh đó có palette màu đối lập với<br />

Windows nên khi show nó, những thứ<br />

xung quanh có màu không giống cũ<br />

nữa. Nguồn âm thanh rất đơn giản, về<br />

nhạc có bạn Hưng đỉnh, trong nhóm<br />

Hoa sữa vác Organ đến và ghi lại tất cả<br />

18 I No.12 October 2008


Cóc biết<br />

Kỷ niệm <strong>FPT</strong> 20 năm<br />

các bài hát truyền thống của STC. Về<br />

lời, Mr. Bảo ra sức luyện giọng để đọc<br />

lời bình. Lại còn thuê cả một hội vỗ tay<br />

để chêm vào trong những chỗ quan<br />

trọng. Khẩu hiệu “vỗ tay” nổi tiếng của<br />

anh Bảo được phát kiến chính trong<br />

dịp này. Sau khi đã hoàn tất các phụ<br />

kiện, chúng tôi ngồi lắp ghép. Đầu<br />

tiên cũng định play ra màn hình và ghi<br />

hết vào một băng. Sau đó phát hiện ra<br />

rằng, ngay cả với cái đầu ghi hiện đại<br />

nhất của anh Ngọc, cũng không có<br />

cách nào ghép các băng lại thành một<br />

băng duy nhất mà không bị ngắt đoạn<br />

ở giữa. Đành quyết định ghép nối<br />

bằng tay tại sàn diễn. Anh Bảo lập tức<br />

dựng lên một menu để nhắc nhở tôi là<br />

người điều khiển khi nào phải ấn cái<br />

gì. Kịch bản được dàn dựng khá công<br />

phu, theo đó thì các cảnh video và<br />

nhạc nền sẽ thay đổi liên tục để khớp<br />

với bài phát biểu tổ hợp của anh Bình,<br />

Tiến, Ngọc, Trản<br />

Cuối cùng thì cũng đến ngày công<br />

diễn. Hội trường này trước đó chỉ dành<br />

cho các cuộc họp của TW Đảng. Thật là<br />

một cảnh ấn tương. Các đại biểu (kể cả<br />

quân ta) được tiếp đón từ dưới thềm,<br />

hoa cài ngực. Mỗi bộ phận được phân<br />

một góc khoe khoang những thành<br />

tựu của mình. Góc STCo đông như kiến<br />

cỏ vì là nơi trưng bày tờ báo ảnh nổi<br />

tiếng do Tú Huyền và Khánh hói làm<br />

Tổng biên tập (hiện không hiểu tờ báo<br />

này lưu lạc ở đâu) Tuy nhiên nếu bạn<br />

muốn xem đầy đủ thì có thể xem lại<br />

bức ảnh chụp lại trong Album của STC,<br />

còn nguyên bản đã bị chú Đào Vinh<br />

xóa mất bức ảnh gây ấn tượng nhất.<br />

Cả một hội trường rộng lớn bày<br />

la liệt các màn hình máy tính và TV<br />

thể hiện cảnh sông Đà hùng vĩ (đề<br />

án Thủy điện) trong tiếng nhạc “Đoàn<br />

<strong>FPT</strong>”. Được một lúc thì có sự trục trặc,<br />

đúng lúc anh Bình đang hùng hồn cao<br />

giọng thì tôi lại ấn nhầm vào nút vỗ tay,<br />

tiếng vỗ tay trong máy được phóng to<br />

nghe cũng rất ấn tượng. Quan khách<br />

ngơ ngác, rồi cũng vỗ tay ầm ĩ. Luống<br />

cuống tôi lại bồi thêm nhạc bài “Công<br />

ty sáng tác”. Từ đó trở đi ảnh, hình, một<br />

nơi, nhạc một nơi, người phát biểu<br />

một nơi, không còn khớp với nhau<br />

như kịch bản nữa. Tuy nhiên sau đó<br />

mọi người đều có nhận xét: “như thế<br />

<strong>FPT</strong> hơn”. Đó là câu nhận xét mà tôi rất<br />

tâm đắc và thường xuyên đem ra kiểm<br />

nghiệm.<br />

Toàn bộ hệ thống demo đó về sau<br />

còn được trưng bày tại trụ sở ISC ở<br />

146 Nguyễn Thái Học, đặc biệt là được<br />

đem sử dụng trong dịp khai trương<br />

Ngân hàng Chinfon (lúc đó gọi là Cathay<br />

Trust), ông khách sộp của SIBA.<br />

Về sau chỉ còn mỗi Cù Huy Minh Tuấn<br />

là nhớ cách chạy demo. Sau mấy lần<br />

chuyển qua chuyển lại, giờ không<br />

thấy đâu nữa. Thật đáng tiếc cho một<br />

sự nghiệp khởi đầu hứa hẹn nhưng<br />

đã nhanh chóng mai một, để bây giờ<br />

Hùng Râu không kiếm đâu ra người<br />

lập trình Multimedia cho các trường<br />

phổ thông.<br />

Lễ hội năm 1993 thực sự là một<br />

ngày hội vĩ đại. Ngoài việc kích thích<br />

công nghệ multimedia phát triển, còn<br />

phải kể đến cuộc đua xe đạp xuyên<br />

Hà Nội do Hùng Râu đứng ra tổ chức.<br />

Cuộc đua gay go và căng thẳng không<br />

kém gì Tour de France. Mở màn bằng<br />

cảnh pe-dan bị gẫy gục dưới sức dướn<br />

của TGĐ Trương Gia Bình và anh phải<br />

dắt xe chạy bộ đoạn của mình. Kết<br />

thúc bằng pha lâm ly: em Bình (hiện ở<br />

phòng kế toán <strong>FPT</strong>), buông tay lái ngất<br />

xỉu trong lúc Hùng kều (Zodiac) bật<br />

sampanh mừng chiến thắng. Nếu hồi<br />

đó ISC có thêm một số nữ nữa thì chắc<br />

đã thắng cuộc. Chặng cuối, từ Láng<br />

Hạ về Giảng Võ, Vũ Mai Hương đã dẫn<br />

trước cả ki-lo-met. Các chàng trai kiểu<br />

Tiến béo, Hải kều, Thắng còm, Nam<br />

béo,... phi xe máy bám theo đông như<br />

kiến, anh nào cũng cố sờ tay vào xe<br />

của nàng vừa để lấy danh vô địch, vừa<br />

để lấy oai với người đẹp. Chẳng hiểu<br />

bọn chúng ghét nhau hay tay chân<br />

loạng quạng thế nào mà em Hương tự<br />

dưng ngã lăn đùng, xe thành hình số<br />

8, người đầy xây xước. Về sau họp kiểm<br />

điểm, Hương chỉ khóc mà không nói<br />

được câu nào. Bí mật đấy coi như bị đi<br />

vào quên lãng.<br />

Một chương trình ấn tượng khác là<br />

chương trình Ngân hàng Client-Server.<br />

Hồi năm 1993-1994, thuật ngữ “Open<br />

System” rất được ưa chuộng. Trong các<br />

cuộc khẩu chiến, cánh UNIX, ORACLE<br />

thường thắng thế. Chúng tôi được IBM<br />

xúi rằng, “Open System” là cái đinh, Client-Server<br />

mới là ác chiến.<br />

Sau khi Nam đi học về PB (Platform<br />

for Banking), một môi trường C/S của<br />

Olivetti. <strong>FPT</strong> quyết định mua một bộ<br />

các công cụ demo Ngân hàng của<br />

Oliveti, trị giá tới hơn 7000 USD. Có lẽ<br />

đây là một trong những đầu tư quan<br />

trọng, phức tạp và tốn kém nhất của<br />

Công ty. Bộ công cụ bao gồm:<br />

- Máy chủ Olivetti LSX 5010, to<br />

đùng, tráng kiện, có cài UNIX SVR4 và<br />

LanManager<br />

- Cơ sở dữ liệu Informix<br />

- Card X.25, cho phép ghép nối<br />

mạng LAN với mạng X.25<br />

- Máy đọc thẻ từ<br />

- Máy ghi thẻ từ<br />

- Máy in sổ có đầu đọc và ghi thẻ<br />

từ<br />

- PB for UNIX<br />

- PB for Windows<br />

Tóm lại là một mớ những phần<br />

mềm và thiết bị đầy công nghệ. Để<br />

thấy mức cao của công nghệ, xin kể<br />

một chuyện: Hồi đó <strong>FPT</strong> đang còn duy<br />

trì việc thi chuyên môn cho những<br />

nhân viên mới. Phải thừa nhận đó là<br />

một cuộc thi khá phức tạp, thậm chí có<br />

phần khó hơn luận văn tốt nghiệp. Tỷ<br />

dụ như câu hỏi ưa thích của Đức béo<br />

là: “Làm thế nào để cắt đôi con 8866”<br />

(hoặc con gì đó, tôi không nhớ rõ). Của<br />

Trần Ngọc Trí là: “Hãy viết một chương<br />

trình bat có 500 dòng lệnh để tìm được<br />

file cần thiết” (tương tự như find file<br />

của Word bây giờ). Nhiều chiến sĩ đã<br />

có kinh nghiệm hẳn hoi mà vẫn phải<br />

ngậm ngùi nhận 0 điểm. Đình Anh khi<br />

đó vì mới vào nên cũng phải thi. Hắn là<br />

một tay láu cá, biết có học cũng trượt<br />

bèn dùng võ cùn.<br />

.... xem tiếp trang 35<br />

No.12 October 2008 I<br />

19


Cóc đẹp<br />

Tự phê<br />

Trước khi bắt đầu đọc bài viết này, xin các bạn 3 giây thôi, 3 giây để nhớ lại xem lần mình ngồi trước<br />

màn hình máy tính lâu nhất code một bài lập trình là mấy tiếng Ai đó trả lời 5, ai đó là 6, có người<br />

là 7 tiếng…. Đôi khi, bài của bạn đỏ rực với những breakpoints. Đôi khi, máy tính của bạn đơ liên<br />

tục bởi lỗi con trỏ. Hay những đêm, bạn gục đầu bên máy tính thất vọng hoặc chạy loanh quanh nhà<br />

tìm xem có cái búa nào đủ lớn để<br />

đập CPU ra không<br />

Cần một chữ “nhẫn”<br />

Những lúc như vậy, chúng ta có ba lựa<br />

chọn: bó tay trước bài tập đó, ngồi lì<br />

đến tận sáng để làm cho xong. Còn<br />

một cách mà trên lý thuyết có vẻ khôn<br />

ngoan hơn cả là tắt máy nghỉ ngơi để<br />

tiếp tục bài tập vào hôm sau. Nhưng<br />

không ít lần chúng<br />

ta đi vào con<br />

đường thứ nhất<br />

khi deadline đã tới<br />

chân. Các Cóc có<br />

biết rằng khi đã bó<br />

tay một lần, chúng<br />

ta sẽ dễ dàng chịu<br />

thua lần thứ hai.<br />

Cho dù bạn có tin<br />

vào điều đó hay<br />

không thì nó vẫn<br />

là sự thật. Dân IT<br />

điển hình thường<br />

chọn cách thứ hai<br />

(mặc cho khoa<br />

học hết lời khen<br />

ngợi phương án<br />

cuối cùng). Vì sao<br />

ư Vì say nghề Vì<br />

cay cú Vì áp lực<br />

phải hoàn thành<br />

bài Tất cả những<br />

điều đó hoàn toàn<br />

chính xác nhưng<br />

chưa đủ. Chìa khóa<br />

quan trọng trong<br />

những trường hợp<br />

bài vở quá chán, gần như vô phương<br />

cứu chữa chính là tính kiên nhẫn, cụ<br />

thể hơn đó là sự kiên cường và nhẫn<br />

nại để vượt qua vô số các chướng ngại<br />

vật như vậy.<br />

Nói về chuyện học tập và chữ<br />

Kiên nhẫn<br />

không phải<br />

là một món<br />

quà của<br />

tạo hóa ban<br />

tặng cho riêng ai đó, nó là món quà mà chính<br />

bản thân các Cóc có thể tự tặng cho mình<br />

qua mỗi ngày luyện tập. Nếu như hôm nay,<br />

bạn chỉ có thể kiềm chế bản thân để ngồi<br />

code 4 tiếng thì ngày mai hãy cố lên 4 tiếng<br />

15 phút, và rồi 4 tiếng rưỡi, 5 tiếng… Hãy<br />

thử lắng nghe một vài người bạn nói chuyện<br />

mà không cắt ngang và hãy thử cố gắng đọc<br />

hết một quyển sách hay mà trước đó bạn<br />

chưa bao giờ bình tĩnh để đọc hết từ đầu đến<br />

cuối.<br />

“nhẫn”, có lẽ thật thiếu sót nếu không<br />

nhắc tới việc học ngoại ngữ, đặc biệt là<br />

tiếng Nhật. Thật ra, bản thân Cóc viết<br />

bài này không giỏi tiếng Anh và cũng<br />

chỉ mới bập bẹ học tiếng Nhật. Cứ sau<br />

mỗi bài kiểm tra tiếng Nhật trên lớp<br />

với những điểm số không lấy gì đáng<br />

tự hào cho lắm, Cóc tôi lại có cảm giác<br />

chán nản và không tin rằng mình có<br />

đủ sức đi tiếp. Hỏi những người đã<br />

từng học trước, ai cũng nói rằng yếu tố<br />

then chốt của việc học ngoại ngữ nói<br />

chung là chăm chỉ, và đối với cô nàng<br />

tiếng Nhật đỏng đảnh, người ta cần<br />

gấp đôi liều lượng thuốc kiên trì.<br />

Ngẫm ra thì lý thuyết trên thật là<br />

đúng. Ai có thể học đươc chữ Kanji<br />

nếu không dành cho tiếng Nhật hàng<br />

giờ tập viết Nhưng lý thuyết quả thật<br />

bao giờ cũng là một quá bóng ảo<br />

tưởng. Rất nhiều Cóc đã quyết định<br />

chịu thua trước tiếng Nhật bằng cách<br />

bảo lưu hoặc cố gắng học hành chống<br />

đối cho xong. Vậy là rất có thể chúng<br />

ta sẽ phí hoài 4 năm ngồi trên giảng<br />

đường Trường Đại học <strong>FPT</strong> – quãng<br />

thời gian mà đáng ra chúng ta sẽ nắm<br />

được tiếng Nhật trong tay nhưng lại<br />

để nó tuột mất vì không kiên trì.<br />

Biết lắng nghe<br />

Cóc FU thường được khen là<br />

20 I No.12 October 2008


Cóc đẹp<br />

Tự phê<br />

“chém gió” hay. Nhưng điểm yếu của<br />

chúng ta nói riêng và người Việt Nam<br />

nói chung là lắng nghe kém. Bạn có<br />

thể đứng trước lớp thuyết trình về một<br />

vấn đề gì đó, nhưng lại gật gù ngủ bên<br />

dưới khi các bạn khác trình bày hoặc<br />

thầy giáo giảng bài ở bên trên. Sự thật<br />

thì đúng là nghe làm người ta dễ buồn<br />

ngủ hơn nói. Nhưng đôi khi, kiên nhẫn<br />

lắng nghe là cách tốt nhất giúp chúng<br />

ta có thể học tập, cũng như làm các<br />

việc khác trong cuộc sống. Một lần<br />

nào đó, Cóc nhà ta đã từng trót hiểu<br />

nhầm một người bạn, nhưng lại không<br />

đủ kiên nhẫn để nghe giải thích và tìm<br />

hiểu sự thật đến nơi đến chốn. Vậy là<br />

một hệ quả tồi tệ được kéo theo: Cóc<br />

ta không thể kìm chế được cảm xúc<br />

và hấp tấp trách móc người bạn đó.<br />

Cuối cùng, chỉ vì thiếu đi sự lắng nghe<br />

và nhẫn nại suy nghĩ cách giải quyết<br />

mà rất có thể chúng ta sẽ mất những<br />

người bạn tốt.<br />

Không nản<br />

Làm đấng mày râu, hẳn nhiều Cóc<br />

FU nam đã từng có lần rung động<br />

trước một girl đáng yêu nào đó. Một số<br />

người thì hăng hái đánh nhanh thắng<br />

nhanh, một số khác lại thầm lặng hơn<br />

kháng chiến lâu dài. Nhưng thật khó<br />

để lúc nào cũng giữ được tinh thần<br />

luôn ở mức Top để vượt qua các thử<br />

thách của người mình thích. Hôm thì<br />

chờ nàng ngoài cổng nửa tiếng, hôm<br />

thì được người yêu mời vào nhà uống<br />

nước và… tiếp chuyện kháng chiến<br />

chống Mỹ của ông nàng. Hoặc em<br />

nàng đòi đi ăn kem cùng trong một<br />

buổi tối lãng mạn... Đó là các chướng<br />

ngại vật ngăn cản Cóc nhà ta đến được<br />

trái tim cô gái. Nhiều người đã chọn<br />

biện pháp nhàn hạ nhất là rút lui mỗi<br />

khi gặp khó khăn. Nhưng rồi các mối<br />

quan hệ dở chừng như thế sẽ mang lại<br />

cái gì Một trong những cách hiệu quả<br />

là cố gắng bám trụ theo cách “đẹp trai<br />

không bằng chai mặt”. Tuy thế, cuộc<br />

đời còn có những tình huống éo le<br />

hơn: giả sử người yêu bạn nhận được<br />

một học bổng du học, bạn ở nhà một<br />

mình, liệu bạn có thể chờ đợi người đó<br />

bốn, năm năm trời Trước những mối<br />

quan hệ như vậy, Cóc kiên cường và<br />

nhẫn nại được đến thế nào<br />

Sự bền bỉ<br />

Hôm trước ban biên tập chúng tôi<br />

có lên Xuân Hoà để tìm nguồn sống<br />

mới cho nội san Cóc Đọc. Thật ra là<br />

chuẩn bị cũng chẳng có gì ngoài việc<br />

hẹn hò giờ giấc và phương tiện đi lại.<br />

Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà<br />

mấy anh em đều thống nhất, đó là: Nói<br />

gì thì nói cũng phải cho các Cóc Khoá<br />

4 thích viết báo hiểu được việc gì cũng<br />

đòi hỏi sự bền bỉ, kiên nhẫn, đặc biệt<br />

là viết lách.<br />

Đó là bài học chúng tôi đã ngấm<br />

khi xót xa nhìn thấy những cộng tác<br />

viên lần lượt ra đi vì nản. Thật vậy,<br />

không cảm thấy nản sao được khi bài<br />

của mình chỉnh đi chỉnh lại đến 3, 4<br />

lần mà cũng không được đăng, không<br />

nản sao được khi mấy tháng trời ròng<br />

rã gửi bài vẫn chẳng thấy thành quả…<br />

Và kể cả bản thân những người trong<br />

Ban biên tập đôi khi cũng chật vật với<br />

từng câu chữ để rồi lại ngậm ngùi<br />

tự hoãn bài của chính mình.<br />

Thế rồi sự tha thiết ban<br />

đầu dường<br />

như tan<br />

biến, chỉ<br />

còn lại<br />

nỗi chán<br />

nản khiến cho<br />

lòng người hẹp<br />

lại và cuối cùng<br />

là dần rời xa và bỏ cuộc.<br />

Mở cửa thành công<br />

Theo nhà tâm lí học Mỹ Paul Sloltz<br />

– cha đẻ của khái niệm AQ: người có<br />

AQ thấp thường dễ buông xuôi trước<br />

nhiều vấn đề trong cuộc sống, người<br />

có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng<br />

trở thành lãnh đạo trong tương lai. Vậy<br />

sự kiên nhẫn mà chúng ta tranh luận<br />

ở trên có phải là một phần của AQ Vì<br />

vậy, kiên nhẫn, cố gắng không bao giờ<br />

đầu hàng buông xuôi trước mọi việc là<br />

một trong những phẩm chất làm nên<br />

thành công. Và bạn có phẩm chất đó<br />

của một người thành công chưa<br />

Kiên nhẫn không phải là một món<br />

quà của tạo hóa ban tặng cho riêng ai<br />

đó, nó là món quà mà chính bản thân<br />

các Cóc có thể tự tặng cho mình qua<br />

mỗi ngày luyện tập. Nếu như hôm nay,<br />

bạn chỉ có thể kiềm chế bản thân để<br />

ngồi code 4 tiếng thì ngày mai hãy cố<br />

lên 4 tiếng 15 phút, và rồi 4 tiếng rưỡi,<br />

5 tiếng… Hãy thử lắng nghe một vài<br />

người bạn nói chuyện mà không cắt<br />

ngang và hãy thử cố gắng đọc hết một<br />

quyển sách hay mà trước đó bạn chưa<br />

bao giờ bình tĩnh để đọc hết từ đầu<br />

đến cuối.<br />

Với sự tập luyện đều đặn, chắc<br />

rằng ngày mai, Cóc nhà ta sẽ không<br />

chỉ có IQ mà còn có rất nhiều các chìa<br />

khóa khác để tra vào cánh cửa thành<br />

công, trong đó có sự nhẫn nại và kiên<br />

định.<br />

Puppy<br />

No.12 October 2008 I<br />

21


Cóc học<br />

Chuyện học tập của sinh viên<br />

Cụm từ “Programming style” có lẽ không đến nỗi quá xa lạ với các Cóc-đơ (coder)<br />

chúng ta. Nhưng dạo qua một vòng lib, lab thì mình nhận thấy: quả thực Các<br />

Cóc-đơ nhà mình vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm lắm trong vấn đề làm đẹp cho code<br />

của mình. Vấn đề chủ yếu xuất phát từ các lỗi xuống dòng bừa bãi, lỗi đặt tên và lộn<br />

xộn trong tư duy. Tất nhiên phong cách code của mỗi người là một khác, nhưng vẫn<br />

phải theo một vài nguyên tắc chung. Bài viết này sẽ lướt sơ qua về một vài quy tắc tiêu<br />

biểu.<br />

Các quy tắc:<br />

Cách đặt tên cho biến và hàm<br />

Trong lập trình thường dùng hai cách đặt tên chính:<br />

- Pascal Case: (hay còn gọi là Upper camel case)<br />

Là phương thức đặt tên mà các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa, các chữ còn lại được viết thường. Ví dụ: UpperCamel-<br />

Case, GetThisObject<br />

- Camel Case: (hay còn gọi là Lower camel case)<br />

Là phương thức đặt tên mà chữ cái đầu tiên được viết thường, các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa, các chữ cái còn lại<br />

được viết thường. Thường dùng cho member (tên biến, tên class, …) . Ví dụ: lowerCamelCase, getThatObject.<br />

Một số quy tắc đặt tên các bạn nên tuân theo để tạo thói quen lập trình:<br />

- Sử dụng tiếng Anh, không dùng tiếng Việt, không phải soft nào cũng hỗ trợ tiếng Việt mà nếu viết tiếng Việt không<br />

dấu rất dễ gây hiểu lầm. Đặt tên giàu tính mô tả, liên tưởng cho các biến toàn cục và tên ngắn gọn cho các biến cục bộ. Sử<br />

dụng hợp lý danh từ và động từ.<br />

Ví dụ:<br />

Với biến toàn cục:<br />

int nPoint; để tạo ra biến đếm số số point<br />

void setPoint(); để tạo hàm cài đặt giá trị point<br />

int getPoint(); để tạo ra hàm trả về giá trị của point<br />

Nhưng với biến cục bộ;<br />

int i=0; biến đếm cục bộ<br />

int n; số số point cục bộ<br />

- Tên hằng thì viết hoa toàn bộ và giữa các từ cách nhau bằng dâu gạch chìm ( _ )<br />

Lưu ý: Tên hằng không theo quy tắc camel hay pascal.<br />

const int NumberOfElements 100 // Sai.<br />

const int NUMBEROFELEMENTS 100 // Sai.<br />

const int NUMBER_OF_ELEMENTS 100 // Đúng.<br />

- Tên biến thì được viết theo Pascal Case và được đặt theo phong cách<br />

Hungarian (có phần tiếp đầu ngữ - prefix, thể hiện kiểu dữ liệu của biến:<br />

Ví dụ: char - c, int - i, float - f).<br />

int ituso, imauso; // Sai.<br />

int iTuso, iMauso; // Sai.<br />

int iTuSo, iMauSo; // Đúng..<br />

- Tên kiểu dữ liệu tự định nghĩa được viết theo Pascal Case và phải là danh từ.<br />

class hocSinh{}; // Sai<br />

class HocSinh{}; // Đúng<br />

22 I No.12 October 2008


Cóc học<br />

Chuyện học tập của sinh viên<br />

- Tên biến kiểu dữ liệu tự định nghĩa (struct, class) được viết theo Camel Case và không có tiếp đầu ngữ.<br />

HocSinh hsHocSinh; // Sai<br />

HocSinh hocSinh; // Đúng<br />

- Tên hàm được viết theo Camel Case và phải là động từ thể hiện hành động cần thực hiện.<br />

int CheckForBadValue(long lValue) // Sai.<br />

int checkForBadValue(long lValue) // Đúng.<br />

Biểu thức và lệnh<br />

- Viết các lệnh “thò ra thụt vào” (indent) để nêu bật cấu trúc của chương trình. Sử dụng dấu xuống dòng hợp lí<br />

Ví dụ đoạn code sau:<br />

for (n++;n


Cóc học<br />

Chuyện học tập của sinh viên<br />

Trích ví dụ một code chuẩn từ senecac<br />

// Regression Analysis Calculator<br />

// Assignment 1<br />

// regression.cpp<br />

// BTP200<br />

// Jan 20 2005<br />

// Jan 28 2005 - Data => DataSet<br />

#include <br />

#include <br />

using namespace std;<br />

#include “DataSet.h”<br />

#include “regression.h”<br />

int main ( ) {<br />

bool keepgoing;<br />

int choice, noDataSets;<br />

DataSet data[MAX_DATA_SETS];<br />

noDataSets = 0;<br />

keepgoing = true;<br />

cout


Cóc học<br />

Chuyện học tập của sinh viên<br />

Bạn là người thông minh Câu<br />

trả lời quá rõ ràng là yes. Vì bạn đã<br />

là Cóc FU mà. Việc bạn vượt qua<br />

kì thi toán lôgic của trường để trở<br />

thành một FUer đã chứng minh điều<br />

đó. Nhưng bạn đã thực sự là người<br />

thông minh toàn diện chưa Thật<br />

khó để trả lời được câu hỏi này. Tuy<br />

nhiên, để giúp mỗi chúng ta hiểu<br />

thêm về bản thân cũng như đánh giá<br />

đúng năng lực và vị trí của mình, Cóc<br />

Đọc xin giới thiệu đến các bạn một<br />

số loại chỉ số thông minh - những<br />

chìa khoá giúp chúng ta thành công<br />

trong cuộc sống.<br />

1. IQ và EQ<br />

Hai khái niệm IQ (Intelligence<br />

Quotient) và EQ (Emotional Quotient)<br />

có lẽ đã quá quen thuộc với các Cóc<br />

FU. Ngay từ những tuần Orientation<br />

đầu tiên, các Cóc đã được nghe nói<br />

chuyện về hai chỉ số này. Nếu như IQ<br />

là chỉ số thông minh về mặt trí tuệ tức<br />

là đong đếm khả năng tiếp thu tri thức<br />

của chúng ta thì EQ là thước đo về khả<br />

năng nhận biết, kiểm soát và sử dụng<br />

cảm xúc.<br />

2. AQ<br />

Nhưng trong cuộc sống đôi khi có<br />

những thành công không thể được<br />

giải thích bằng IQ hay EQ. Các Cóc<br />

chắc hẳn chưa quên hình ảnh anh<br />

“Đặng Hoàng Phúc” - hiệp sĩ công<br />

nghệ thông tin - người đã đến giao<br />

lưu cùng sinh viên <strong>FPT</strong> vào cuối năm<br />

2007 sau khi nhận giải thưởng Quả<br />

Cầu Vàng. Mặc dù hai mắt không thể<br />

nhìn được, nhưng anh vẫn làm được<br />

những việc hết sức phi thường khiến<br />

cho những người hai mắt tinh tường<br />

cũng phải nghiêng mình nể phục.<br />

Những trường hợp như vậy liệu có thể<br />

chỉ giải thích bằng các chỉ số IQ hay<br />

EQ. Dĩ nhiên không ai dám phủ nhận<br />

rằng anh Phúc thực sự rất thông minh,<br />

nhưng điều đó là chưa đủ. Chắc chắn<br />

rằng ngoài những yếu tố về khả năng<br />

tiếp thu tri thức và nhận biết cảm xúc,<br />

trong anh còn có một phẩm chất nữa<br />

đang ngời sáng.<br />

Sau rất nhiều nghiên cứu về<br />

những trường hợp vượt khó như vậy,<br />

nhà tâm lý học người Mỹ Paul G. Stoltz<br />

đã công bố một khái niệm mới: chỉ số<br />

thông minh vượt qua nghịch cảnh AQ<br />

(Adversity Quotient). Sự ra đời của AQ<br />

như gãi đúng vào chỗ ngứa của cả thế<br />

giới. Riêng Việt Nam, từ xưa cha ông<br />

ta đã nhận ra được tầm quan trọng<br />

của loại trí tuệ này khi lưu truyền các<br />

câu tục ngữ như “Thời thế tạo anh<br />

hùng”. Bởi lẽ cuộc sống thường gắn<br />

liền với những khó khăn và thử thách.<br />

Những nghịch cảnh đó như con dao<br />

hai lưỡi, nó có thể khiến người ta tụt<br />

dốc không phanh nhưng cũng có thể<br />

lại là cơ hội rất tuyệt vời đối với những<br />

anh hùng thật sự - những người có khả<br />

năng đương đầu và vượt qua chướng<br />

ngại vật để đạt được đến mục đích của<br />

cuộc đời.<br />

3. PQ – CQ – CQ<br />

Một loại chỉ số nữa đó là PQ (Passion<br />

Quotient) - chỉ số đam mê. Hai<br />

người bạn thân của PQ đều có tên viết<br />

tắt là CQ, trong đó một người là Curiosity<br />

Quotient - chỉ số hiếu học, còn<br />

người kia là Career Quotient - chỉ số<br />

nghề nghiệp.<br />

Curiosity Quotient được nhắc đến<br />

trong cuốn sách nổi tiếng “Thế giới<br />

phẳng” của Thomas L.Friedman. Theo<br />

tác giả, trong một thế giới phẳng PQ +<br />

CQ > IQ, có nghĩa là sự hiếu học kết hợp<br />

với niềm đam mê còn quan trọng hơn<br />

trí thông minh. Điều này cũng dễ hiểu<br />

bởi một người luôn luôn muốn học<br />

hỏi đồng thời lại có đam mê thì hiển<br />

nhiên anh ta sẽ nhận được thành quả<br />

tốt hơn một người thông minh nhưng<br />

không chú ý đến việc tiếp thu kiến<br />

thức. Bất đẳng thức này gần giống với<br />

một câu tục ngữ của Việt Nam: “Cần cù<br />

bù thông minh” bởi Passion Quotient<br />

và Curiosity Quotient chắc chắn sẽ tạo<br />

nên sự cần cù, lăn xả vào công việc.<br />

Điều này làm chúng ta nhớ đến các<br />

hoạt động phong trào. Những người<br />

tham gia hầu hết đều không thuộc<br />

diện thông minh kiệt suất nhưng họ<br />

có nhiệt huyết, đam mê, mong muốn<br />

học hỏi, tìm tòi. Và đây chính là lời<br />

giải thích vì sao những người “bình<br />

thường” ấy lại có những thành công<br />

lớn trong cuộc sống.<br />

Còn về Career Quotient, đó là một<br />

chỉ số đánh giá cách quản lý công việc<br />

của bạn. Điều này thể hiện đầu tiên ở<br />

việc bạn chọn được một nghề đúng,<br />

phù hợp với năng lực của bản thân.<br />

Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường<br />

đã làm trái nghề được dạy. Bất hạnh<br />

hơn nữa, một số người, sau khi đã<br />

phấn đấu làm việc trong một thời gian<br />

dài để thăng tiến rồi nhận ra rằng mình<br />

đã chọn sai đường. Người có chỉ số Career<br />

Quotient và Passion Quotient rất<br />

được coi trọng trong công ty bởi họ là<br />

những người thực sự yêu nghề. Các kĩ<br />

sư công nghệ thông tin vẫn nổi tiếng<br />

với việc làm việc chăm chỉ, thông đêm<br />

có lẽ cũng nhờ có hai chỉ số này cao.<br />

Và bạn, một Cóc FU – kĩ sư công nghệ<br />

thông tin tương lai đã có được phẩm<br />

chất đó chưa<br />

4. SQ<br />

SQ là chữ viết tắt của Social Quotient<br />

- một khái niệm chỉ mức độ hoà<br />

nhập của một cá nhân vào tập thể<br />

lớn thông qua khả năng đánh giá con<br />

người, sự vật, hiện tượng và cách xử lý<br />

tình huống khôn khéo. Bạn có thể thấy<br />

trong lớp mới của mình, có những<br />

người rất nhanh chóng hoà đồng, kết<br />

giao với mọi người. Ngày nay, tất cả<br />

mọi công việc đều hướng tới tính chất<br />

tập thể, cộng đồng. Vì vậy, Social Quotient<br />

thực sự trở nên quan trọng hơn<br />

bao giờ hết bởi nó là chiếc cầu nối giữa<br />

con người với con người.<br />

xem tiếp trang 55<br />

No.12 October 2008 I<br />

25


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

Cuộc sống của mỗi<br />

con người hạnh<br />

phúc và có ý nghĩa bởi vì<br />

được tổng hoà mối quan<br />

hệ với những người xung<br />

quanh. Thử tưởng tượng<br />

rằng nếu một ngày mà<br />

bạn không giao tiếp với<br />

ai đó hoặc là bạn đang<br />

sống thực vật, hoặc bạn<br />

là Rô-bin-sơn của thế kỉ<br />

21. Trong tất cả những<br />

mối quan hệ, thì quan<br />

hệ bạn bè vừa giản đơn<br />

lại vừa phức tạp hơn cả.<br />

Chúng ta hãy cùng suy<br />

ngẫm xem tình bạn đơn<br />

giản và phức tạp như thế<br />

nào nhé.<br />

Có bao giờ bạn tự hỏi, tình bạn có<br />

mấy loại không Tình bạn có lợi hay<br />

có hại Sau khi đã trả lời được hai câu<br />

hỏi đó rồi, bạn có thể nói chính xác về<br />

từng loại tình bạn đó không Theo tôi,<br />

cho dù bạn có mối quan hệ bạn bè<br />

Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều nhận thấy bạn bè là<br />

một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Tình bạn đúng nghĩa là thứ tình cảm<br />

thiêng liêng trong sáng, rất đáng trân trọng.<br />

Ở một góc độ nào đó, tình bạn còn đẹp hơn tình yêu,<br />

vì trong tình bạn không có sự sở hữu, tính ích kỷ của tình yêu và tình yêu sẽ đẹp<br />

hơn nếu được xây dựng vững chắc từ tình bạn.<br />

rộng đến đâu thì tình bạn cũng chỉ<br />

nằm trong 4 loại: bạn bè, bạn thân,<br />

bạn đời, và bạn…đểu.<br />

Bạn bè<br />

Chúng ta hãy bắt đầu từ thứ tình<br />

cảm đơn sơ nhất, đó là tình cảm bạn<br />

bè. Đây là cấp độ thấp nhất về quan hệ<br />

tình cảm của hai người đồng trang lứa,<br />

bắt đầu từ bạn bè, sau đó mối quan hệ<br />

mới có thể tiến triển hơn. Để có một<br />

người bạn hoàn toàn không khó, bởi<br />

con người luôn có xu hướng xích lại<br />

gần nhau, luôn muốn tìm đến người<br />

đồng điệu về hình thức lẫn tâm hồn.<br />

Vì vậy, cần cởi mở tấm lòng một chút,<br />

cười nhiều hơn một chút thì chắc chắn<br />

sẽ có rất nhiều người đến bên cạnh<br />

bạn, cho dù bạn là người sôi nổi, hài<br />

hước hay trầm tính, ít nói. Khi đã là bạn<br />

bè rồi thì tùy vào sự đồng điệu, sự tìm<br />

hiểu và thông cảm lẫn nhau, đối xử với<br />

nhau như thế nào, và quan trọng nhất<br />

là thái độ đối với tình bạn đó ra sao sẽ<br />

quyết định mức độ của mối quan hệ sẽ<br />

tiến đến đâu. Mức độ cao nhất của loại<br />

tình cảm “bạn bè” là bạn xã giao hay<br />

bạn xã hội. Cũng có thể nói về tình bạn<br />

ở mức độ này là: “Anh tốt với tôi thì tôi<br />

sẽ tốt với anh” hoặc đó là kiểu tình bạn<br />

“hai bên cùng có lợi”. Tức là tình bạn<br />

này có thể có cũng được, mà không có<br />

cũng được, nó không quan trọng và<br />

không ảnh hưởng đến cuộc sống của<br />

những người trong mối quan hệ đó.<br />

Bạn thân<br />

Khi hai người bạn mới quen và bắt<br />

đầu tìm hiểu nhau. Họ sẽ tìm thấy ở<br />

nhau sự đồng cảm sâu sắc ở mặt nào<br />

đó. Chẳng hạn như: họ có cùng nhau<br />

sở thích ca hát, đá bóng, thích nghiên<br />

cứu chung một đề tài hay thậm chí<br />

thích mặc đồ hiệu giống nhau... Từ đó,<br />

họ sẽ tìm đến với nhau nhiều hơn, thấy<br />

vui vẻ khi tiếp xúc và mối quan hệ này<br />

sẽ trở nên thân thiết hơn. Có những<br />

người chỉ vừa mới gặp nhau mà đã<br />

cảm thấy như có một sợi dây tình cảm<br />

kết nối, họ tự nhận thấy điều đó trong<br />

đầu mình. Đó có thể gọi là cơ duyên<br />

hay là linh cảm tình bạn cũng được,<br />

26 I No.12 October 2008


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

thậm chí tính cách của họ rất khác<br />

nhau, nhiều lúc còn trái ngược, nhưng<br />

trong tâm khảm họ vẫn không thể<br />

xa cách người kia được. Họ sẵn sàng<br />

giúp đỡ nhau trong gian khó, hoạn<br />

nạn và nảy sinh tình cảm thân thiết.<br />

Những tình bạn như thế được gọi là<br />

tình bạn thân . Bạn thân có nhiều mức<br />

độ nhưng nhìn chung tình bạn rất bền<br />

vững từ những mối quan hệ tốt đẹp,<br />

khiến cho con người trở nên nhân ái<br />

và xã hội hạnh phúc hơn. Cũng có<br />

một trường hợp nữa, đó là tình bạn từ<br />

thuở thơ ấu, với những con người đã<br />

lớn lên cùng nhau từ khi lọt lòng. Đa<br />

phần những tình bạn này rất tốt, họ rất<br />

hiểu và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau.<br />

Nhưng người viết cũng đã chứng kiến<br />

có trường hợp những người bạn ấy<br />

không thể đi cùng nhau trên một con<br />

đường, nên tình bạn này chỉ được coi<br />

là thân về mặt thời gian.<br />

Bạn đời<br />

Chúng ta vừa xét xong trường<br />

hợp bạn thân nói chung, và khi tình<br />

cảm bạn thân ấy tiến triển thêm một<br />

bước nữa. Tức là con người trong<br />

những mối quan hệ ấy đã coi nhau<br />

như chính bản thân mình. Họ có thể<br />

chia sẻ và thông cảm với nhau những<br />

điều tưởng chừng như không thể kể<br />

với ai khác. Nếu tình bạn thân ở giữa<br />

hai người đồng giới, đó sẽ là tình bạn<br />

tri kỉ tri giao. Hai người này rất nặng<br />

mối thâm tình, họ coi nhau như anh<br />

em ruột thịt, có thể ăn cùng mâm, ngủ<br />

cùng chiếu, chia sẻ với nhau mọi cay<br />

đắng ngọt bùi trong cuộc sống này.<br />

Khi một người gặp bất trắc nguy nan,<br />

người kia sẽ không quản ngại đến bản<br />

thân để giúp đỡ cho bạn. Trong sách<br />

vở cũng đã ghi lại không ít những tình<br />

bạn như vậy, đó là tình bạn giữa Lưu<br />

Bình-Dương Lễ, hay ba anh em Lưu Bị-<br />

Quan Vũ-Trương Phi thời Tam Quốc, họ<br />

cùng nguyện thề sát cánh bên nhau<br />

cho đến tận lúc chết. Có tình bạn giữa<br />

hai người khác giới trở thành phu thê.<br />

Còn gì hạnh phúc hơn nếu trong một<br />

mái ấm, người vợ có thể thấu hiểu, chia<br />

sẻ và thông cảm mọi ưu tư với chồng,<br />

còn người chồng thì yêu vợ bằng một<br />

tình yêu trong sáng dựa trên sự tôn<br />

trọng đối với người bạn thân thiết<br />

nhất của mình. Cũng có một số người<br />

khác giới mãi mãi chỉ là bạn thân như<br />

vậy, nhưng tình cảm của họ cũng rất<br />

gắn bó, họ thông cảm và yêu quý bạn<br />

mình. Con người sống trên đời ai cũng<br />

mong muốn được chia sẻ, có được<br />

người hiểu và thông cảm với mình, có<br />

người sẵn sàng giúp đỡ mình trong<br />

lúc khó khăn. Nếu như cuộc sống có<br />

được một người bạn tri kỉ thì quả thật<br />

là duyên kỳ ngộ, đáng quý vô cùng.<br />

Bạn đểu<br />

Trở lại với tình cảm bạn bè đã<br />

nói đến ở trên, chúng ta rất dễ có<br />

bạn nhưng cũng chính vì dễ dàng có<br />

bạn nên chúng ta thường có những<br />

suy nghĩ sai lầm về tình cảm bạn bè,<br />

thậm chí đôi lúc coi thường. Chúng ta<br />

thường hay nói: “Bạn bè ấy mà”... hay<br />

“Chỉ là bạn bè vớ vẩn ấy mà”... những<br />

mối quan hệ này thường dẫn đến hậu<br />

quả là “bè” chứ không phải bạn. Tức là<br />

người quan hệ với bạn vì một mục đích<br />

nào đó chứ không phải vì sự đồng cảm<br />

hoặc cảm tình gì với bạn cả. Mối quan<br />

hệ này dần dần sẽ thành “bạn đểu”. Họ<br />

tìm đến với nhau không vì cảm tình, sự<br />

đồng điệu về sở thích, tâm hồn mà vì<br />

mục đích có lợi cho cá nhân. Mối quan<br />

hệ bạn bè này dựa trên sự lợi dụng, có<br />

thể là tiền bạc, quyền lực, địa vị hay là<br />

tình cảm. “Bạn đểu” có nhiều mức độ<br />

khác nhâu nhưng thường là mang đến<br />

những điều không hay cho một người<br />

trong tình bạn đó. Có thể là sự ganh<br />

đua không lành mạnh trong học tập,<br />

công việc, sự trù úm của cấp trên với<br />

cấp dưới, hay là sự triệt hạ lẫn nhau<br />

trong làm ăn. Có người nhìn thấy nhau<br />

đã thấy cảm tình, thì cũng có người<br />

vừa gặp nhau đã có ác cảm, họ không<br />

muốn hợp tác và không có tinh thần<br />

xây dựng với người đối diện nữa, chính<br />

những điều này dẫn tới một tình “bạn<br />

bè” trở thành “bạn đểu”.<br />

Ý nghĩa<br />

của tình bạn<br />

Có lẽ mỗi người trong chúng ta<br />

đều nhận thấy bạn bè là một phần<br />

rất quan trọng trong cuộc sống. Tình<br />

bạn đúng nghĩa là thứ tình cảm thiêng<br />

liêng trong sáng, rất đáng trân trọng.<br />

Ở một góc độ nào đó, tình bạn còn<br />

đẹp hơn tình yêu, vì trong tình bạn<br />

không có sự sở hữu, tính ích kỷ của<br />

tình yêu và tình yêu sẽ đẹp hơn nếu<br />

được xây dựng vững chắc từ tình bạn.<br />

Mỗi người chúng ta giống như một<br />

bức tranh được phối bởi những gam<br />

màu khác nhau, nhìn ở góc độ này thì<br />

sẽ đẹp, còn ở góc khác thì không. Nếu<br />

như chúng ta có thể nhìn được những<br />

mặt đẹp nhất ở bạn bè mình thì chúng<br />

ta sẽ là người hạnh phúc nhất, chúng<br />

ta sẽ chỉ có bạn tốt chứ không có ai là<br />

bạn đểu cả. Hãy trân trọng tình bạn<br />

của mình hơn, đừng đối xử với tình<br />

bạn bằng sự coi thường, vì khi từ một<br />

người bạn thân trở thành bạn đểu thì<br />

thật đáng buồn biết bao.<br />

No.12 October 2008 I<br />

27


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

MỘT NĂM XA NHÀ...<br />

Thế là con đã xa nhà một<br />

năm rồi. Khoảng thời gian<br />

này năm ngoái, con mới lên Hà Nội<br />

học. Bố mẹ thương lắm, sáng dậy sớm<br />

đón xe khách đưa con lên nhà trọ, nói<br />

chuyện với bác chủ nhà rồi sửa sang lại<br />

phòng và mua thêm đồ đạc cho con.<br />

Mấy ngày đầu, ngày nào bố mẹ<br />

cũng gọi điện hỏi thăm con: Đã ăn<br />

cơm chưa Ăn món gì Con chẳng<br />

thích như thế vì con thấy mình đã lớn<br />

rồi, mấy việc nhỏ ấy con sẽ làm được,<br />

bố mẹ không cần phải nhắc nhiều đến<br />

thế. Mẹ lại còn hỏi: Con có nhớ nhà<br />

không Con cũng không biết trả lời<br />

thế nào vì sự thật con sống rất tự do,<br />

chẳng thấy nhớ nhà gì cả. Thế rồi con<br />

lên Xuân Hoà, ăn bữa cơm lính đạm<br />

bạc mới ước được ăn cơm nhà mẹ nấu,<br />

nằm giường lính mới nhớ cái giường ở<br />

nhà… Nhưng con vẫn còn mải vui với<br />

các bạn nên cũng chẳng thích bố mẹ<br />

gọi lên chăm bẵm từng tý một. Với cả<br />

đi rèn luyện, ai kêu ca làm gì, các bạn<br />

khác cũng ở như con, có đứa nào bảo<br />

nhớ nhung nhà cửa gì đâu.<br />

Về Hà Nội, những ngày cuối thu,<br />

bắt đầu vào học chính thức, con lại<br />

bận bịu với những bài vở mới, cũng<br />

chẳng còn thời gian nhớ thương. Rồi<br />

gió đông về, con chưa có quần áo rét.<br />

Lúc này, con mới chịu gọi điện về nhà<br />

bảo mẹ gửi quần áo lên. Mẹ thương<br />

con bị rét, gói đồ gửi lên ngay. Ở nhà,<br />

con rất thích mùa đông, nhưng xa<br />

nhà rồi thì chẳng thích tẹo nào. Đêm<br />

ngủ ở nhà con lạnh không chịu được<br />

thì chui vào phòng bố mẹ, bắt mẹ ôm<br />

cho đỡ rét. Còn ở trên này, đêm lạnh,<br />

con lại còn bị dị ứng thời tiết, có hôm<br />

thức đến sáng luôn. Cũng may mà con<br />

học chiều nên buổi sáng được ngủ bù.<br />

Mẹ gọi điện lên, con bảo mất ngủ, mẹ<br />

thương lắm, cứ rối rít giục con đi mua<br />

thêm chăn… Rồi cả việc giặt quần áo<br />

nữa. Ở nhà, mẹ biết con bị bệnh ở tay<br />

nên ít khi nhờ con giặt quần áo, nhất là<br />

vào mùa đông. Con đi học xa nhà rồi,<br />

phải tự giặt đồ. Tết về nhà, nhìn thấy<br />

tay con nứt chảy máu, mẹ lại thương.<br />

Nhà trọ chẳng có tivi, biết tính con<br />

rất lười đọc báo nên hễ thời sự phát tin<br />

gì về thực phẩm, mẹ lại gọi điện lên<br />

nhắc. Nào là “đang có dịch tả đấy con<br />

ạ, không được ăn cơm hàng nữa nhé”,<br />

hay “sữa với bánh kẹo Trung Quốc đang<br />

nhiễm độc đấy, con không ăn linh tinh<br />

nhé. Thích ăn thì mua đồ Vinamilk về<br />

nhà ăn”... Người ta bảo sinh viên thì<br />

hay vòi tiền bố mẹ và “tận dụng đồ<br />

nhà”. Con chẳng thích bị mang tiếng<br />

như thế. Mỗi lần con về nhà, mẹ hay<br />

“gạ gẫm”: “thích ăn gì mẹ mua”, “mẹ<br />

làm ruốc cho con đem đi nhé!”; con<br />

cũng trả lời qua quýt “Không cần đâu<br />

mẹ ạ. Trên đó con cũng có thiếu gì<br />

đâu”. Hơn nữa, cũng vì con lười, chẳng<br />

muốn khuân vác túi lớn túi nhỏ lên<br />

xe buýt, rồi lếch thếch đi bộ từ bến<br />

xe buýt về nhà. Nhưng sau dần cũng<br />

quen và thích công việc “tay chân”<br />

này vì kể ra cũng có nhiều lợi ích. Có<br />

tháng hết tiền, hết ga, hết đủ thứ, con<br />

cố không gọi điện về “trình bày hoàn<br />

cảnh”. Nhưng rồi đến ngày không chịu<br />

được nữa cũng đành phải gọi. Mẹ lúc<br />

nào cũng chiều con thế, chẳng hỏi vì<br />

sao con hết tiền, chỉ lo tức tốc gửi tiền<br />

lên ngay. Và con khóc vì biết bố mẹ<br />

thương con nhiều…<br />

Sáng nay dậy, con thấy hơi lành<br />

lạnh. Thế là đã hết một năm rồi. Hà Nội<br />

cuối thu và đang sắp sang đông. Chắc<br />

là năm thứ 2 con xa nhà, bố mẹ sẽ đỡ<br />

lo hơn. Con đã biết tự sắp xếp bữa cơm<br />

tại nhà trong 10 phút, đã có đủ chăn<br />

và quần áo cho mùa đông, đã biết dự<br />

trữ thuốc dị ứng, tay đã chai hơn đủ để<br />

giặt quần áo không cần găng cao su<br />

nữa.<br />

Rồi sau này, con không chỉ ở Hà<br />

Nội, mà còn đi nhiều nơi khác và chắc<br />

sẽ ít về nhà hơn nữa, con có thể tự<br />

chăm sóc bản thân. Con chỉ mong<br />

muốn một điều duy nhất: bố mẹ vẫn<br />

là trạm điện thoại để con có thể gọi về<br />

và nhà vẫn là nơi con có thể quay đầu,<br />

mỗi khi chẳng may con vấp ngã trên<br />

đường đời.<br />

Cóc xa nhà<br />

28 I No.12 October 2008


Happy birth day to... “Cóc Đọc” ...!!!<br />

Kỷ vật báo Cóc Đọc<br />

Giây phút trao “kỷ niệm chương”<br />

Các Cóc ẩm thực và ăn chơi<br />

Những Cóc bút kỳ cựu


Sinh viên FU trong mầu xanh áo lính<br />

Sinh viên FU khóa IV tập trung chuẩn bị lên đường<br />

Xe đông hết roài tý em đi xe thầy nhé.!<br />

Tranh thủ xe chưa đến cả lớp mình làm kiểu ảnh kỷ niệm nhỉ !<br />

Lên trước nhớ giữ gìn sức khỏe nhé ...híc!<br />

Xe chưa đến tranh thủ làm giấc đã


Cây bạch đàn cao quá...<br />

Anh...em vào má!<br />

Lá bạch đàn cao tít...<br />

Anh.....!!! híc híc<br />

Nụ cười lính...<br />

Hành quân mệt quá! Cho cháu thêm mấy que nữa đi cô<br />

“Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay...” Nghe nhạc Trịnh lại nhớ người “iêu” quá ...và buồn ngủ nữa...híc híc<br />

Lo việc “nước”!


Trước giờ biểu diễn... MC. NaNa xinh đẹp “Ghita BÁT” Dũng Đê Tiện<br />

Tam ca ” ba con Cóc”<br />

PhongNT & HiểnLNV “đấu khẩu” trên sân khấu<br />

Tiết mục chốt hạ đêm diễn


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

Thích ngồi lặng lẽ ở một<br />

nơi yên tĩnh, có tiếng nhạc<br />

dịu nhẹ, nhâm nhi cốc cà phê và suy<br />

ngẫm về cuộc đời – đó là thói quen<br />

rất già mà tôi có. Một người bạn của<br />

tôi đã nói: “19 tuổi, có cái gì để mà<br />

suy nghĩ và mất nhiều thời gian đến<br />

thế”. Kể cũng phải, có gì để suốt<br />

ngày phải trầm ngâm như thế, trong<br />

khi cuộc sống đang trôi gấp gáp…<br />

Thật phí thời gian!<br />

Bạn có muốn sống nhanh<br />

Đôi lúc bước ra cuộc sống bên<br />

ngoài thấy cảnh sáng nào cũng tấp<br />

nập người qua lại, lắm lúc tắc đường<br />

chật cứng, ai cũng hối hả và vội vã, ai<br />

cũng mải miết chạy theo thứ gì đó.<br />

Dòng người cứ chảy dài bất tận, không<br />

ai muốn dừng lại và cũng chẳng thể<br />

dừng lại… Tôi sợ bước ra nơi ấy, sợ<br />

rằng mình sẽ bị cuốn theo guồng quay<br />

hối hả ấy.<br />

Đôi lúc bạn sẽ nghĩ rằng, giới trẻ<br />

ngày nay cần phải sống năng động.<br />

Ngoài việc học sinh viên còn biết làm<br />

thêm để vừa tích lũy kinh nghiệm cho<br />

cuộc sống sau này vừa có thể kiếm<br />

tiền trang trải học tập, sinh hoạt. Thoạt<br />

đầu, nó có thể sẽ là hướng đi tốt, điều<br />

kiện tốt cho chúng ta phát triển cá<br />

nhân mình. Nhưng “lý thuyết chỉ là<br />

màu xám”. Dưới đây là một câu chuyện<br />

có thật kể về một sinh viên giỏi ấp ủ<br />

hoài bão làm giàu: Được tuyển thẳng<br />

vào Cấp 3 khối chuyên lý trường Tổng<br />

hợp - Đại học Quốc Gia Hà Nội, anh là<br />

một trong những học sinh tài năng<br />

trong lớp. 27 điểm đồng nghĩa với<br />

cánh cổng Đại học Kinh tế quốc dân<br />

mở ra trướng mắt. Tới năm thứ 2 đã<br />

thành lập một Công ty riêng.<br />

Vừa học vừa làm, anh đã có cuộc<br />

sống như đã từng ao ước, anh như một<br />

tấm gương để tôi noi theo. Thế nhưng,<br />

công việc và đồng tiền đã cuốn anh<br />

vào vòng xoáy nghiệt ngã. Sau 1 năm<br />

sống tự lập, bỏ học vì Công ty, do làm<br />

ăn đổ bể. Dường như trước mặt anh<br />

là con đường đen tối. Gia đình biết<br />

chuyện nên đã khuyên anh chọn con<br />

đường học và với bộ óc “trời ban”, năm<br />

ấy anh lại thi đỗ Đại học Kinh tế Quốc<br />

dân. Kể từ ngày đó đến nay đã tròn 6<br />

năm, nhưng tôi vẫn không thể quên<br />

câu nói mà anh tâm sự: “Em ạ, cuộc<br />

sống của em được đo bởi thời gian và<br />

hiệu quả.”<br />

Tôi tin chắc các bạn sẽ có những<br />

suy nghĩ khác nhau sau khi đọc xong<br />

câu chuyện này. Và chắc hẳn bạn cũng<br />

biết rằng đó chỉ là một trong số vô<br />

vàn hoàn cảnh trong cuộc sống xã hội<br />

ngày nay, khi thành công không ít, mà<br />

thất bại cũng chẳng kể hết. Nhưng cứ<br />

thế, mọi người áp dụng cái nhanh mọi<br />

lúc mọi nơi. Ai cũng nhanh và phải tiết<br />

Bạn sống nhanh, bạn đến mục tiêu nhanh hơn, bạn<br />

đạt được thành công bằng những cố gắng của bạn. Khi<br />

bạn nhìn lại quãng đường mình đi và nhận thấy mình<br />

lãng quên một thứ gì đó. Bạn sống chậm, bạn là con<br />

người khá chắc chắn, những bước đi của bạn là những<br />

gì bạn tính toán cẩn thận. Và đôi khi nhìn lại quãng<br />

đường đi của mình, bạn nhận thấy phải chăng những<br />

bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được<br />

nhiều hơn những gì bạn có. Vậy nếu là bạn bạn sẽ chọn<br />

cách sống nhanh hay sống chậm<br />

kiệm thời gian. Đã yêu thì cứ phải “đốt<br />

cháy giai đoạn”, đã đi xe thì cứ phải bỏ<br />

một tay ra “làm việc khác”... Trong cách<br />

ứng xử thay vì thêm hô ngữ đằng sau,<br />

người ta bỏ bớt đi cho gọn, để rồi nói<br />

với nhau như gằn lên: “gì”, “im”, “làm<br />

đi...”. Lâu dần, nó trở thành cách sống<br />

nhanh.<br />

Sống chậm có tốt hơn<br />

Thời gian cứ vùn vụt trôi đi không<br />

chờ đợi ai cả, nếu chúng ta sống chậm<br />

thì sẽ lỡ biết bao cơ hội. Chúng ta mất<br />

quá nhiều thời gian cho giải trí, cho<br />

học tập.. hay không để được một điều<br />

gì. Tuy nhiên, sống chậm chúng ta có<br />

thể ít mắc sai lầm, có thể quan tâm và<br />

có cách nhìn cuộc sống dưới mọi góc<br />

độ. Tôi cũng không cổ vũ cho cách<br />

sống chậm, tôi quan niệm rằng sống<br />

là để tồn tại.<br />

Hiện nay có rất nhiều sách của tác<br />

giả nước ngoài nói về cách sống chậm.<br />

Họ đưa ra cái nhìn tổng quan trong<br />

cuộc sống thường nhật của mỗi cá<br />

nhân, từ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động,<br />

tình dục... với phân tích và dẫn chứng<br />

thấu đáo giúp chúng ta nhận thức sâu<br />

sắc về tác dụng cũng như hứng thú<br />

của “sống chậm”. Hay như một đoạn<br />

bài đọc quen thuộc với hầu hết sinh<br />

viên FU có tên “Finding Balance” (Unit<br />

1) trong cuốn Summit 1 khiến chúng<br />

ra phải suy nghĩ về cách mà chúng ta<br />

đang sống. Đó cũng là câu trả lời tốt<br />

nhất cho những suy nghĩ mông lung<br />

trong đầu mỗi khi bạn bối rối trong<br />

cuộc sống vì “mình<br />

đã bỏ quên điều gì đó<br />

chăng ”<br />

Đề tài sống nhanh<br />

hay sống chậm được<br />

nhắc đến rất nhiều<br />

trong thời buổi hiện<br />

nay mà khi được hỏi<br />

hầu như ai cũng biết,<br />

ai cũng hiểu nhưng<br />

liệu họ có thật sự hiểu<br />

rằng điều gì là cần<br />

thiết cho cuộc sống<br />

của họ Họ đang phải<br />

sống trong cái gọi là<br />

cuộc sống hay cuộc sống mà họ đang<br />

sống chính là của họ Đâu là đích đến<br />

cuối cùng của cuộc đời<br />

Bạn sống nhanh, bạn đến mục tiêu<br />

nhanh hơn, bạn đạt được thành công<br />

bằng những cố gắng của bạn. Khi bạn<br />

nhìn lại quãng đường mình đi và nhận<br />

thấy mình lãng quên một thứ gì đó.<br />

Bạn sống chậm, bạn là con người<br />

khá chắc chắn, những bước đi của bạn<br />

là những gì bạn tính toán cẩn thận.<br />

Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi<br />

của mình, bạn nhận thấy phải chăng<br />

những bước đi của mình hơi chậm và<br />

bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn<br />

những gì bạn có.<br />

Vậy nếu là bạn bạn sẽ chọn cách<br />

sống nhanh hay sống chậm<br />

Vịt<br />

No.12 October 2008 I<br />

33


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

Đêm nay là một đêm trắng đối với con.<br />

Con không ngủ được, miên man với từng trang nhật ký trong đầu.<br />

Dòng suy tưởng đưa con trở về với tuổi thơ, khi mà con được sinh ra trong vòng<br />

tay ba mẹ. Đối với mỗi người có con là một niềm vui sướng và hạnh phúc.<br />

Con chào đời trong vòng tay ba, là tiếng cười của mẹ.<br />

Ba nói, con lớn lên sẽ giỏi giang, sẽ làm được những gì mà ba mẹ chưa thể làm<br />

được. Con...Con là niềm tự hào nhỏ bé của ba mẹ.<br />

Trách mình<br />

Nhưng con không như những<br />

đứa trẻ khác, con không lớn lên bình<br />

thường. Ba tháng tuổi, con vào bệnh<br />

viện. Con có biết gì đâu, con còn không<br />

thể tưởng tượng những gì xảy ra lúc<br />

đó. Nhưng con biết, ba mẹ đã khổ rất<br />

nhiều vì con. Đối với người khác, khi<br />

nhận lương, họ sẽ có một bộ quần<br />

áo mới, hay một bữa ăn ngon cho gia<br />

đình… Nhưng… đối với ba mẹ, đồng<br />

lương nhận về phải mang ngay vào<br />

bệnh viện. Ngày cưới, ba mẹ chẳng có<br />

gì ngoài đôi nhẫn cưới. Vì con, kỷ vật<br />

thiêng liêng nhất của tình yêu ba mẹ<br />

đã phải bán đi. Con chẳng thể nhận<br />

thức được nỗi đau của ba mẹ lúc đó.<br />

Khi con lớn, con chỉ biết ba mẹ cực khổ<br />

qua lời kể của ông bà.<br />

Đêm trắng. Con thức không phải<br />

vì bài tập đến hạn, không phải vì ôn<br />

thi, không phải để chơi game. Con đã<br />

có những đêm trắng trước đây, nhưng<br />

đêm nay là một đêm thật dài để con<br />

suy nghĩ. Có thể, từ bé con đã sống<br />

trong sự sung sướng. Tình thương<br />

của ba mẹ thật bao la. Ba mẹ hi sinh<br />

tất cả vì con. Và con lớn lên trong tình<br />

thương ấy, một cách bạc bẽo và vô<br />

ơn. Con đã làm gì để cảm ơn ba mẹ.<br />

Con học hành không giỏi lắm, con lười<br />

biếng, con chỉ nghĩ cho bản thân mình<br />

mà không hề nghĩ cho ba mẹ, con tiêu<br />

những đồng tiền của ba mẹ một cách<br />

không xót thương. Con đâu biết rằng,<br />

bộ quần áo con mua là những ngày<br />

dài mẹ phơi mặt ngoài nắng, là những<br />

lần ba cúi đầu trước những tiếng đắng<br />

cay.<br />

Ba mẹ thì sao cũng được, nhưng<br />

con phải hơn ba mẹ. Kỳ vọng của ba<br />

mẹ lớn quá. Cái bóng của ba mẹ lớn<br />

quá. Con cảm thấy bất lực khi mà con<br />

không thể làm ba mẹ vui, hay chí ít là<br />

đem lại một nụ cười cho mẹ. Con xa<br />

nhà đi học đại học. Người khác, họ sẽ<br />

chăm chỉ học hành, để đem lại niềm tự<br />

hào cho ba mẹ. Nhưng con thì không.<br />

Con chỉ biết hưởng thụ. Con xài tiền<br />

ba mẹ gửi một cách thoải mái. Con<br />

bịa lý do học thêm để moi tiền từ ba<br />

mẹ. Con đâu có biết rằng, mẹ phải<br />

thức đến hơn 2 giờ sáng để làm thêm<br />

vì con. Mẹ chẳng bao giờ được sống<br />

sung sướng. Con nghe bà ngoại nói<br />

mà con thấy nhói trong lòng. Mẹ việc<br />

gì phải cực khổ như vậy vì con. Mẹ có<br />

quyền đi làm một ngày 8 tiếng, mẹ có<br />

quyền nghỉ ngơi, thư giãn xem phim<br />

hay dọn dẹp nhà cửa. Nhưng không.<br />

Thay vào đó, mẹ nhận thêm những<br />

việc ngoài giờ, mẹ đi đến tối mịt mới<br />

về, phơi mình hằng ngày trên những<br />

con đường Sài Gòn đầy nắng gắt và<br />

bụi bẩn.<br />

Mẹ tiết kiệm từng đồng, để gửi<br />

cho con. Và, con đã làm gì cho mẹ<br />

Con tiêu những đồng tiền đó thật để<br />

dàng, một bữa thịt chó, một hôm chân<br />

gà, hay lê la điện tử. Đồng tiền con có<br />

làm ra đâu mà con xót. Con chỉ biết xài<br />

những gì là mồ hôi của người khác. Và<br />

con đã sống như vậy đó. Con không<br />

lao đầu vào học như ba mẹ tưởng. Con<br />

mải chơi game, con nghỉ học liên tục.<br />

Kết quả học của con đem lại những<br />

tiếng thở dài của mẹ. Mẹ lo lắm. Mẹ<br />

tưởng con ra Hà Nội không quen, nhớ<br />

nhà nên không học được. Mẹ đâu biết<br />

34 I No.12 October 2008


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

rằng những giờ học con không học mà ngồi<br />

trong hàng điện tử, hay những phút lang thang<br />

nơi quán xá vỉa hè. Mẹ lo con ăn không đủ nên<br />

gửi nhiều tiền cho con tẩm bổ. Mẹ đâu có biết<br />

tiền con ném vào những cuộc vui chóng vánh,<br />

những món đồ ảo trong game.<br />

Tự hứa<br />

Và đêm nay, con không thể ngủ được. Con<br />

không thức để cày game như những đêm trước,<br />

mà con thức để suy nghĩ. Cuộc đời con không<br />

giống như cuộc đời của những người khác. Con<br />

có thể còn sống đến bây giờ là một nỗ lực phi<br />

thường của ba mẹ. Con đã tồn tại một cách vô<br />

nghĩa trong cái thế giới của bản thân con. Đêm<br />

nay, những dòng suy tưởng đã đưa con đến một<br />

câu hỏi tự vấn… liệu con đã làm gì để ba mẹ<br />

được vui, hay con quá ích kỷ chỉ nghĩ đến bản<br />

thân và mang lại sự buồn phiền cho ba mẹ Ba<br />

mẹ đâu có lỗi gì để bị đối xử như vậy, hay chăng<br />

lỗi lớn nhất của ba mẹ là đã quá thương con<br />

3 giờ 53 sáng. Con viết những dòng này khi<br />

mà con nhận ra mình không đáng sống trong<br />

tình yêu thương của ba mẹ. Con nhìn ra phía<br />

trước và tự hỏi rằng, cuộc sống có còn ý nghĩa<br />

không khi những người yêu thương mình nhất<br />

lại nhận được những vết khứa trong tâm hồn từ<br />

mình.<br />

Đêm trắng, đêm dài quá để con suy tư. Con<br />

tự hỏi bây giờ mình phải làm gì, con cảm thấy<br />

vô vọng, như màn đêm dài trước mắt con. Con<br />

cảm thấy bất lực trong chính bản thân con. Con<br />

thèm khát một nghị lực để vươn lên, nhưng tất<br />

cả lại bị vùi lấp đi, bởi những thú vui bản thân,<br />

bởi những ham muốn ích kỷ. Con đã quá ích kỷ<br />

với tình yêu thương vô bờ bến của ba mẹ. Nhưng<br />

con biết một điều rằng, cho dù thế nào đi chăng<br />

nữa, ba mẹ vẫn sẽ mãi yêu thương con. Vì con là<br />

con của ba mẹ.<br />

Kể từ giờ phút này, khi con viết những dòng<br />

này ra, con tự hứa với bản thân một điều rằng, có<br />

thể con không thể đem lại niềm vui cho ba mẹ,<br />

nhưng ít ra con sẽ không làm ba mẹ thất vọng.<br />

Ba mẹ đã mang lại sự sống cho con, đã cho con<br />

có thể cười với cuộc đời. Con cảm ơn ba mẹ. Và<br />

kể từ đêm nay, con sẽ sống khác. Sống có ích<br />

cho người khác, có trách nhiệm với bản thân... và<br />

không phụ lòng ba mẹ đã quá đau khổ vì con.<br />

Đứa con bất hiếu của ba mẹ.<br />

Noob<br />

Tiếp theo bài “Mềm mãi không cứng”<br />

trang 19<br />

Khi được hỏi đang làm gì, hắn dõng dạc tuyên<br />

bố: “đang lập trình PB” và nhìn các vị giám khảo một<br />

cách rất thông cảm. Quả nhiên không ai dám hỏi gì<br />

và hắn được nhận vào cho đến tận ngày nay.<br />

PB là một môi trường lập trình phân tán được<br />

thiết kế khá mềm dẻo, cho phép người lập trình có<br />

thể tạo ra và sử dụng các services không phụ thuộc<br />

vào services đó đang được cài đặt ở máy nào. Đại<br />

loại có thể viết các chương trình như print server,<br />

com server một cách không phức tạp lắm. Đội quân<br />

thiện chiến nhất của ISC gồm Phương và Đình Anh<br />

được tung vào cuộc. Bọn chúng mày mò cài đặt, sử<br />

dụng non-modem cable để giả lập đường X.25 và<br />

lập một chương trình thực sự, chương trình quản lý<br />

tiết kiệm cho Ngân hàng. Khách hàng được cấp một<br />

sổ tiết kiệm có băng từ, khi đến Ngân hàng thì máy<br />

sẽ tự động đọc và update sổ đó, và nhiều features<br />

khác tựa như thay vì gõ password thì cầm thẻ kéo<br />

xoẹt một cái qua. Bản thân tôi thấy rất ấn tượng. Vậy<br />

mà không hiểu sao bọn Ngân hàng mà chúng tôi<br />

đem đi demo chẳng có phản ứng gì và chương trình<br />

Client-Server đầu tiên mãi mãi vẫn chỉ là demo. Tuy<br />

nhiên việc nghiên cứu môi trường PB cũng đã đặt<br />

những nền móng đầu tiên cho việc xây dựng NICS<br />

và sau này là TTVN. Chỉ tiếc rằng ngoài Phương và<br />

Đình Anh ra chỉ có 2 tay thạo PB khác là Giáo sư Văn<br />

và Hưng K34 đều không ở lại <strong>FPT</strong> cho đến bây giờ.<br />

Bây giờ nhìn lại mỗi chương trình demo đều thực<br />

sự là những thử nghiệm lớn, đã mang lại cho những<br />

người lập trình và thiết kế những kinh nghiệm kỹ<br />

thuật hết sức quý báu. Tiếc thay những kinh nghiệm,<br />

những kết quả đúc kết được đã không được đem<br />

sử dụng triệt để mà dần dần bay hơi theo thời gian.<br />

Bây giờ thì tôi hiểu rằng chúng tôi đã bỏ qua một<br />

khía cạnh quan trọng của việc phát triển phần mềm:<br />

thương mại hóa. Nghe có vẻ như xủng xoẻng hơi<br />

hướng tiền bạc. Làm sao lại có thể là động lực khoa<br />

học. Vâng, tiền tôi nghĩ không phải là yếu tố quyết<br />

định lúc đó. Thương mại ở đây phải hiểu rằng khả<br />

năng áp dụng vào cuộc sống. Chính cuộc sống mới<br />

là thước đo cao nhất đánh giá các phần mềm máy<br />

tính.<br />

Có lẽ việc sớm nhận ra điều đó và kiên quyết<br />

coi phần mềm như một doanh nghiệp độc lập chứ<br />

không phải là công cụ trợ giúp cho việc kinh doanh<br />

đã giúp cho chúng ta vẫn giữ được đội ngũ như hiện<br />

nay.<br />

(Còn nữa)<br />

No.12 October 2008 I<br />

35


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

MỘT NGÀY TRONG DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI<br />

Không như những trường<br />

Đại học khác, Tháng rèn<br />

luyện tập trung của sinh viên FU<br />

thực sự là một sự kiện đặc biệt trong<br />

cuộc đời sinh viên. Dưới đây là trang<br />

nhật ký của một chàng Cóc FU HCM<br />

trong thời gian ở tại Trường quân sự<br />

Quân khu 7.<br />

Năm giờ sáng tiếng còi đã ầm ĩ<br />

ngoài sân. Giờ này còn buồn ngủ chết<br />

đi được mà vẫn phải dậy mặc quân<br />

phục, xỏ giày ra tập thể dục. Thằng đội<br />

trưởng đi nhận phiếu ăn về phát cho<br />

mỗi đứa một cái. Cái phiếu bé xíu, loay<br />

hoay thế nào đánh rơi, tưởng mất, hoá<br />

ra bay xuống gầm giường. Ăn bánh<br />

canh, chả hiểu thế nào mà no được, có<br />

mỗi bốn lát thịt mỏng như tờ giấy.<br />

Hơn 300 đứa bị nhét vào một cái<br />

hội trường bé tý để học lý luận. Gió<br />

hiu hiu thổi từ cái hồ nước bên cạnh<br />

sang làm vài chục đứa gục ngã ngay<br />

trên mặt bàn. Mình cũng đang ngất<br />

ngưởng say gió mát, may mà có giờ<br />

nghỉ giải lao ra ngoài đá cầu cho tỉnh.<br />

Đến bữa trưa, đứa nào đứa nấy cầm<br />

bát đũa gõ ầm ĩ trước phòng ăn. Hôm<br />

nay lại ăn thịt kho, cái đĩa thì to mà thịt<br />

thì ít. Cơm khô khốc đóng thành từng<br />

“cục” nên ăn chẳng được bao nhiêu, lại<br />

đói. Ăn xong đi rửa bát, hai chục thằng<br />

chung một chai nước rửa, chụm đầu<br />

một đám quanh cái vòi nước.<br />

Trưa nằm đọc hồi ký làm báo cáo,<br />

mà mới đọc được tí xíu đã ngủ mất<br />

tiêu. Một giờ trưa tiếng còi vang lên<br />

báo tập trung, ngủ chưa đã, phải mắt<br />

nhắm mắt mở mặc<br />

quân phục chạy ra<br />

sân xếp hàng. Môn<br />

bắn súng được chia<br />

ra làm ba lớp, hôm<br />

qua tập tư thế nằm<br />

chuẩn bị bắn, hôm<br />

nay tập ngắm mục<br />

tiêu. Lúc trước tớ<br />

cứ nghĩ ngắm bắn<br />

cũng đơn giản thôi,<br />

thế nào cũng trúng.<br />

Hôm nay mới biết<br />

nó khó thế nào. Cái<br />

bao cát thấp quá nên cầm súng cứ<br />

run run, nằm sấp mà phải ngẩng đầu<br />

Ở đây, chúng ta được rèn luyện cơ bắp qua<br />

mỗi lần giặt quần áo, được rèn tính kỷ luật, giờ<br />

nào việc nấy, học cách sống ngăn nắp, tránh<br />

làm ảnh hưởng đến người khác. Học cách làm<br />

việc tỉ mỉ qua việc gấp nội vụ hàng sáng, được<br />

học từ thực tế cách tận dụng thời gian, làm sao<br />

để một ngày 24 tiếng có thể làm được nhiều<br />

việc nhất, được học cách tự chăm sóc bản thân,<br />

không dựa vào người khác...<br />

lên ngắm, rồi giữ yên, nín thở, bóp cò,<br />

được một lát là bắt đầu thấy ê ẩm rồi.<br />

Gặp lúc quên mắt kính ở nhà nữa, nhìn<br />

mục tiêu cứ mờ mờ ảo ảo, không biết<br />

sau này làm sao bắn đạn thật.<br />

Bốn giờ chiều được nghỉ, sân tập<br />

trở thành sân bóng đá, bóng chuyền,<br />

đứa nào ra trễ là mất sân phải đi đá<br />

cầu. Đến 5 giờ kém thì đi tắm chuẩn<br />

bị ăn cơm. Ở đây có hồ nước đám con<br />

trai thường kéo ra “tắm tiên” rất đông<br />

vui. Có đứa còn tạt nước ì xèo ướt cả<br />

quần áo sạch. Chiều nay ăn cơm với<br />

cá chiên, cũng không vừa miệng lắm,<br />

nước mắm gì mà như nước muối, chả<br />

có mùi gì hết. 6 giờ 30 tối lại tập trung,<br />

phải mặc quân phục, nóng chết. Di<br />

chuyển lên hội trường để học hát,<br />

đường không có đèn gì cả, tối thui.<br />

300 đứa mà có hơn 20 tờ giấy in lời bài<br />

hát. Tuy mình phải học chay nhưng hát<br />

khá sung và khí thế, có điều vẫn chưa<br />

thuộc lời. Tối về tớ còn đọc hồi kí để<br />

viết báo cáo nữa, do không đọc kịp<br />

liên tục một lúc hết quyển sách nên<br />

phải take note lại để<br />

lần sau còn nhớ là đã<br />

đọc cái gì. Lẽ ra 9 giờ<br />

30 tất cả phải tắt đèn<br />

đi ngủ hết nhưng hôm<br />

nay được thức tới 10<br />

giờ 30 để làm bài này.<br />

Tuy vất vả là thế<br />

nhưng ta cũng không<br />

thể phủ nhận những<br />

lợi ích mà đợt rèn<br />

luyện tập trung mang<br />

lại. Đó là một bầu<br />

không khí trong lành,<br />

khuôn viên rợp bóng cây xanh mà<br />

hiếm khi ta tìm được trong thành phố.<br />

Ở đây, chúng ta được rèn luyện cơ bắp<br />

qua mỗi lần giặt quần áo, được rèn<br />

tính kỷ luật, giờ nào việc nấy, học cách<br />

sống ngăn nắp, tránh làm ảnh hưởng<br />

đến người khác. Học cách làm việc<br />

tỉ mỉ qua việc gấp nội vụ hàng sáng,<br />

được học từ thực tế cách tận dụng thời<br />

gian, làm sao để một ngày 24 tiếng có<br />

thể làm được nhiều việc nhất, được<br />

học cách tự chăm sóc bản thân, không<br />

dựa vào người khác...<br />

Với mỗi Cóc FU, Tháng rèn luyện<br />

tập trung là một quãng thời gian để<br />

học hỏi bổ ích và gắn kết tình cảm bạn<br />

bè với những kỉ niệm không thể nào<br />

quên.<br />

ĐảoLA<br />

36 I No.12 October 2008


Cóc sống<br />

Chuyện đời sống sinh viên<br />

NHẬT KÝ XUÂN HÒA<br />

ở Xuân Hòa từ những ngày<br />

đầu tiên lên đây, rồi muốn<br />

cầm bút viết mấy dòng nhật kí. Thế<br />

là đã được 9 ngày rồi nhỉ. Khoảng<br />

thời gian không nhiều nhưng cũng<br />

đủ để các Cóc mới như chúng tớ<br />

hiểu được bao khó khăn, gian khổ<br />

tại nơi đây cũng như cảm nhận<br />

phần nào niềm hạnh phúc những<br />

ngày tháng mặc áo lính.<br />

Sinh nhật - vấn đề nan giải<br />

Theo như thông báo khi lên Xuân<br />

Hòa, các lớp sẽ có điều kiện tập tổ<br />

chức sinh nhật cho thành viên nào<br />

may mắn sinh vào những ngày trong<br />

quãng thời gian này.Chỉ tiếc là lớp tớ<br />

lại không có ai may mắn cả.Tuy thế,<br />

cả lớp vẫn muốn có những buổi sinh<br />

nhật hoành tráng cho bằng bạn, bằng<br />

bè các lớp khác. Vì thế, chúng tớ quyết<br />

định mỗi ngày giả vờ có một đứa sinh<br />

nhật để tổ chức tiệc tùng. Tính ra lớp<br />

có 26 người và thời gian ở tại Xuân<br />

Hòa là 28 ngày, đúng là rất vừa vặn.<br />

Nếu bạn may mắn được đến dự sinh<br />

nhật của thành viên nào đó trong lớp<br />

tớ tại đây, đảm bảo rằng các bạn sẽ<br />

vừa ra về vừa... chửi. Có lẽ các bạn sẽ<br />

có suy nghĩ là hội 423 này treo đầu dê<br />

bán thịt chó, nhân trần thì chúng nó<br />

gọi là Coca-Cola, nước lọc thì chúng nó<br />

bảo là rượu trắng... Đặc sắc nhất vẫn<br />

là màn dùng đèn pin làm nến cho tiết<br />

kiệm tài nguyên. Tuy điều kiện vật chất<br />

không đầy đủ, nhưng đó không phải là<br />

vấn đề bởi lẽ sinh viên thì ai mà chẳng<br />

nghèo. Tạo ra một phong cách mới, dí<br />

dỏm, hài hước, một phong cách mang<br />

đầy tính sinh viên FU mới là cái chúng<br />

tớ hướng đến.<br />

Cả ngày là văn nghệ<br />

Từ khi được các anh chị khóa trên<br />

ủng hộ cho một cây đàn ghi ta, cả lớp<br />

tớ vui hẳn lên bởi lúc nào cũng có một<br />

ai đó cầm đàn, đánh hoặc đáng sợ hơn<br />

là .... tập đánh. Thế rồi kéo theo là một<br />

số bạn ngồi cạnh hát theo. Mặc dù chất<br />

Có sinh viên<br />

nào đã từng lên Xuân<br />

Hòa mà không thấy mình<br />

lớn lên, mà không ra về trong<br />

nhung nhớ. Tớ thì tớ đã yêu Xuân<br />

Hòa mất rồi và sẽ thật lưu luyến khi<br />

ba tuần nữa phải chia tay. Xin cảm<br />

ơn Xuân Hòa vì tất cả, xin cảm ơn<br />

trường Đại học <strong>FPT</strong> đã cho chúng<br />

em những tháng ngày thư giãn<br />

thật hữu ích trước khi bắt<br />

đầu một cuộc chạy đua<br />

mới đầy vất vả.<br />

lượng<br />

t h ì . . .<br />

đừng hỏi<br />

nhưng cả lớp không ai phàn nàn cả,<br />

vui cửa vui nhà một tí cũng tốt. Hôm<br />

nay, vừa đi hành quân về, cả bọn hứng<br />

chí xuống mượn cái loa của đại đội<br />

trưởng lên bật nhạc nhảy hiphop chơi.<br />

Lúc đầu, ai cũng máu, kể cả không<br />

biết nhảy cũng vào làm vài đường<br />

cho sướng. Tuy nhiên sau khi một số<br />

hiphoper của lớp khác đến mang theo<br />

các bài nhảy pro hơn thì SE0423 quyết<br />

định nhường lại sân khấu cho các bạn<br />

ấy và rút lui vì thực ra chúng tớ... có<br />

việc gấp cần phải đi giải quyết ngay.<br />

Sướng trực đêm<br />

Bởi lẽ ở Hà Nội, chúng tớ thường<br />

thức khuya nên trực đêm lại thích hơn<br />

là ngủ đúng giờ. Lớp lại luôn có một<br />

laptop và hai PSP phục vụ cho anh em<br />

giải trí. Mì gói lúc nào cũng sẵn sàng<br />

nếu có ai đó hết năng lượng. Vì<br />

vậy, nguồn nhân lực trực đêm<br />

luôn luôn dồi dào đến mức<br />

dư thừa. Tuy các thầy chỉ<br />

yêu cầu 3 bạn đi trực đêm<br />

nhưng có hôm lớp mình<br />

cử hẳn 6 chiến sĩ đi làm<br />

nhiệm vụ. Xui xẻo thay,<br />

hôm đó anh DũngĐT lại<br />

hứng chí đi vũ trụ ban<br />

đêm, bắt gặp chúng tớ<br />

đang “vất vả” làm việc.<br />

Thế là cả bọn được anh<br />

tặng cho một “bài ca” để<br />

“động viên” tinh thần anh<br />

em khiến đứa nào mặt mũi<br />

cũng xanh lét.<br />

Còn nhiều bất tiện<br />

Nói đến những khó khăn tại Xuân<br />

Hòa thì đầu tiên cần kể đến muỗi và<br />

một số loại côn trùng gây ngứa ở đủ<br />

các vị trí trên cơ thể. Bởi thế, bọn tớ<br />

đặt cho chúng một cái tên khá là khoa<br />

học, muỗi tàng hình. Nguồn nước ở<br />

đây không được tốt, chưa nói đến chất<br />

lượng, chỉ số lượng thôi cũng đáng lo<br />

ngại. Mặc dù các bạn đã rất linh động,<br />

hầu như đều cố gắng đi tắm ngoài, chỉ<br />

giặt và đánh răng tại trung tâm thôi<br />

nhưng đôi khi vẫn thiếu nước.<br />

xem tiếp trang 38<br />

No.12 October 2008 I<br />

37


Cóc gương<br />

Những tấm gương về Cóc<br />

Số báo này, chúng tôi xin tiết lộ một bí mật trong nội bộ những người làm Cóc<br />

Đọc. Bí mật này đã cố tình bưng bít từ lâu, nhưng nhân dịp Cóc Đọc tròn một năm<br />

tuổi, chúng tôi xin được giở lại những<br />

trang hồ sơ mật để công bố những điều<br />

chưa ai từng biết về một người nằm<br />

trong lòng báo suốt hơn một năm<br />

qua, đó là Nguyễn Hoài Anh, nữ thư ký<br />

xinh đẹp của toà soạn báo Cóc Đọc.<br />

Hầu hết mọi người biết đến chị<br />

Hoài Anh trong vai trò là thư ký toà<br />

soạn thứ hai của Cóc Đọc, người đã<br />

đi cùng Cóc Đọc từ ngày báo còn<br />

trong trứng nước. Ngày đầu xây dựng<br />

Cóc Đọc có rất nhiều nhân tài như<br />

anh Phan Phương Đạt, anh TuấnBA,<br />

DũngĐT,…được triệu tập đến để cùng<br />

brainstorming tìm hình tượng cho<br />

báo, đặt tên báo, tên các chuyên mục,<br />

thiết kế gainline… Cái tên Nguyễn<br />

Hoài Anh và Nguyễn Thị Nhuận ngày<br />

đó luôn luôn đi cùng nhau, để lại dấu<br />

ấn trên từng trang báo Cóc Đọc.<br />

Nhưng đằng sau những điều đã<br />

quá rõ ràng trên, nhân vật này còn có<br />

rất nhiều “mặt tối” được lưu giữ trong<br />

hồ sơ mật Cóc Đọc.<br />

Đam mê công việc<br />

Ai hay ở lại trường để tham gia Câu<br />

lạc bộ, tình cờ rẽ nhầm vào phòng 104<br />

sẽ thấy chị lúi húi trong góc phòng,<br />

mắt dán vào màn hình máy tính,<br />

tay vẫn cầm cái bánh Oreo đang dở,<br />

còn miệng thì nhai ngấu nghiến. Chị<br />

thường thích làm việc trong không<br />

gian yên tĩnh tại Detech sau giờ hành<br />

chính. Vì thế chẳng trách nhiều người<br />

nhận xét chị Hoài Anh là chúa hay sờ<br />

lần sờ mò. Chị thường thanh minh<br />

rằng công việc PR trong đó có làm báo<br />

cần tỉ mỉ. Một bài báo bình thường, tác<br />

giả sáng tác đã vất vả, sửa bài còn gian<br />

nan hơn khi phải cố gắng giữ nguyên<br />

giọng văn người viết đồng thời cần<br />

đảm bảo chất lượng bài. Có lẽ, tất cả<br />

những việc làm đó chỉ có thể giải thích<br />

được bằng hai từ “đam mê”.<br />

Đã có lần chị kể cho chúng tôi<br />

nghe về thời sinh viên của chị. Mặc<br />

dù những năm ngồi trên ghế giảng<br />

đường Đại học, chị học về ngành du<br />

lịch, nhưng lúc nào cũng mong muốn<br />

cầm bút viết báo. Bài chị dù không<br />

hay nhưng cũng vài lần được Ban biên<br />

tập an ủi chọn đăng vì gửi nhiều quá<br />

chẳng lẽ lại không chiếu cố một hai<br />

bài. Thế là mong muốn, đam mê viết<br />

báo đã manh nha từ những năm tháng<br />

đó. Ra trường, chị từ bỏ ngành du lịch<br />

sau những tháng ngày tập tành làm<br />

hướng dẫn viên vất vả và vào FU làm<br />

PR từ tháng 5 năm 2007.<br />

Tưởng như thoát được ngành du<br />

lịch đầy vất vả thì đến tháng 10 năm<br />

2007, khi Cóc Đọc ra đời, chị lại lao vào<br />

làm báo với công việc bận rộn hơn.<br />

Tuy nhiên, bản thân chị lại coi đó là<br />

niềm vui và luôn sẵn sàng sống chết,<br />

lăn lộn cùng báo. Chị đã dành khá<br />

nhiều thời gian cho tờ báo, đôi khi gặp<br />

khó khăn do độc giả chưa tiếp nhận tờ<br />

báo, nguồn bài, nguồn nhân lực thiếu.<br />

Bản thân chị, dù là một người cứng<br />

rắn nhưng cũng không ít lần thấy nản<br />

chí và đuối sức. Hồi chị Nhuận chuyển<br />

đi, công việc do hai người đảm trách,<br />

giờ chị phải một mình gánh vác suốt<br />

hai tháng trời ròng rã. Nhưng nhờ sức<br />

mạnh của niềm đam mê chị đã cố gắng<br />

vượt qua. Bằng chứng là Cóc Đọc vẫn<br />

từng ngày lớn lên. Những số báo gần<br />

đây được rất nhiều lời khen ngợi. Có<br />

hôm mở hòm mail <strong>FPT</strong>, chị thấy thầy<br />

Khắc Thành gửi thư cho cả Đại học<br />

nhận xét: “Số báo này được lắm”. Hay<br />

có lần, Cóc Đọc nhận được đề nghị<br />

“đặt báo” thường xuyên của Thư viện<br />

trường Trung học Nguyễn Tất Thành,<br />

cảm giác sung sướng, hạnh phúc dâng<br />

trào trong lòng chị.<br />

Chúa ham chơi<br />

Mới đầu làm việc với chị, hầu hết<br />

mọi người đều cảm thấy chị là người<br />

rất nghiêm túc, lúc nào chị cũng hỏi<br />

về bài vở. Nhưng sau một thời gian dài<br />

khám và phá, chúng tôi đã biết được<br />

nguyên do vì sao ban đầu chị chọn<br />

ngành du lịch. Từ hồi nhỏ, chị đã thích<br />

38 I No.12 October 2008


Cóc gương<br />

Những tấm gương về Cóc<br />

đi chơi. Nghe nói làm hướng dẫn viên du lịch hay được<br />

đi xa mà lại không mất tiền, thế là chị đăng kí thi luôn,<br />

không cần tìm hiểu nhiều. Bốn năm học đại học, tham gia<br />

các hoạt động đoàn, bản chất vốn sẵn ham vui, ham chơi<br />

của chị như nấm gặp được trời mưa càng phát triển mạnh<br />

mẽ.<br />

Chính vì tính cách đó của leader đội báo nên chẳng<br />

trách được Ban biên tập Cóc Đọc suốt ngày đi la cà. Cỡ<br />

khoảng một tuần mà không tụ tập, dường như chị cảm<br />

thấy “ngứa ngáy”, lại nhấc phone lên gạ gẫm cả đội đi ăn<br />

uống với lí do trá hình là “bàn việc báo Cóc Đọc”. Những<br />

lần vui vẻ như thế, chị cũng chẳng ngại ngần rút ví ra trả<br />

toàn bộ tiền nước non cho anh em. Cũng bởi vì mọi người<br />

đều hiểu được sở thích ấy của chị nên đành nhường chị vị<br />

trí là người chủ chi thường tuần.<br />

Kinh nghiệm tình trường<br />

Nhắc đến chị là nhắc đến một người có kinh nghiệm<br />

tình trường bởi chị đã trải qua nhiều mối tình với những<br />

thất bại do đủ các hoàn cảnh. Chị chỉ thực sự chọn được<br />

người bạn đời của mình khi gặp anh KimTG, một người<br />

đàn ông ga lăng đẹp trai. Kỷ niệm tình yêu đầu tiên của chị<br />

và anh là trong một quán rượu. Hôm đó, cả hai người đều<br />

đang gặp chuyện buồn và rủ nhau đi uống rượu để giải<br />

stress. Tự tin về tửu lượng của mình, chị khá xem thường<br />

đối thủ. Và hậu quả của sự chủ quan là chị gục ngay tại<br />

trận trong khi anh Kim vẫn còn rất vững vàng. Sau hôm đó,<br />

hai người chính thức yêu nhau.<br />

Nghe chị khoe ngày cưới, chúng tôi buồn khi nghĩ chị<br />

lấy chồng rồi thì mỗi lần gọi điện thoại rủ đi chơi sẽ nhận<br />

được một câu trả lời đầy nuối tiếc “Hic, chị phải về nấu<br />

cơm cho chồng”. Nhưng hôm chị ra mắt chồng chưa cưới,<br />

chúng tôi cảm thấy yên tâm trở lại khi thấy anh ấy còn<br />

ham vui hơn cả chị. Chúng tôi cười thầm: “Cóc Đọc lại có<br />

thêm một thành viên trong các buổi chơi bời rồi”.<br />

Chị hay nửa đùa nửa thật khuyên chúng tôi: “Nên yêu<br />

nhiều để sau này có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi<br />

sau mỗi thất bại trong tình yêu, người ta thường trưởng<br />

thành nhiều hơn và có suy nghĩ chững chạc hơn về cuộc<br />

sống. Chị thấy những người yêu rồi lấy nhau luôn thường<br />

có những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân”. Đó quả<br />

thật là triết lý tình trường đáng học hỏi.<br />

Lẽ ra những bí mật về chị sẽ mãi mãi không được công<br />

bố nếu không phải Ban biên tập nhân cơ hội chị đang nghỉ<br />

làm lấy chồng để tranh thủ viết bài và in báo. Dù biết rõ<br />

hậu quả sau khi chị trở về từ tuần trăng mật, nhưng chúng<br />

tôi vẫn cố gắng tiết lộ thông tin cho các bạn. Để kết cho<br />

bài viết này, xin được gửi tới đám cưới của hai anh chị lời<br />

chúc mừng hạnh phúc và lời nhắn nhủ chị Hoài Anh: Vui<br />

duyên mới nhưng đừng quên Cóc Đọc.<br />

VânĐTH-HoàngPT-ThịnhHM<br />

Tiếp theo bài “ Nhật ký Xuân<br />

Hòa” trang 37<br />

Mấy ngày đầu, trời mưa, cả bọn kêu ca ầm<br />

ĩ vì không được đá bóng, phơi quần áo mãi<br />

không khô. Đến mấy hôm nay trời nắng thì<br />

cả bọn lại than không kém vì nóng quá mà<br />

lại không có máy lạnh như ở FU. Một số khác<br />

lại phàn nàn không có ti vi để xem giải ngoại<br />

hạng Anh, giải seria, la liga vào cuối tuần và<br />

giữa tuần lại có champions league... Tóm lại là<br />

chúng tớ kêu ca rất nhiều.<br />

Nhưng nhờ đó mà chúng tớ trưởng<br />

thành...<br />

Ngày qua ngày, chúng tớ dần dần thích<br />

nghi với điều kiện sống ở đây. Những ngày ở<br />

Xuân Hòa đã dạy cho chúng tớ bài học về cách<br />

vượt qua khó khăn vì đó là một phần tất yếu<br />

của cuộc sống. Thậm chí những khó khăn tại<br />

FU sau này khi các bạn về Hà Nội còn lớn hơn.<br />

Tớ hiểu rằng cách tốt nhất là chấp nhận và cố<br />

gắng vượt qua khó khăn thay vì kêu ca để có<br />

thể cảm nhận được đầy đủ quãng thời gian<br />

tuyệt vời trên Xuân Hòa, quãng thời gian chỉ<br />

có những tiếng cười trong vòng tay bè bạn mà<br />

không cần lo nghĩ tới bài tập hay thi cử. Đối với<br />

tớ, Xuân Hòa như một khoảng lặng để nhìn lại<br />

bản thân mình, suy ngẫm và khám phá. Một<br />

bạn lớp tớ đã tâm sự rằng Xuân Hòa là một nơi<br />

rất hoàn hảo để có thể hoàn thiện bản thân,<br />

để có thể cai game, điều mà nó đã từng thử<br />

nhưng không thành công ở Hà Nội. Tại đây nó<br />

còn được sống một cuộc sống điều độ hơn,<br />

không thức thâu đêm để rồi ngày ngủ mê mệt.<br />

Phải chăng đây cũng là điều các thầy cô ở FU<br />

mong muốn chúng ta tìm thấy tại Xuân Hòa<br />

Đó thực sự là những thứ rất quý giá, những<br />

thứ khó có thể học trong sách vở mà chỉ có thể<br />

biết qua trải nghiệm.<br />

Có sinh viên nào đã từng lên Xuân Hòa mà<br />

không thấy mình lớn lên, mà không ra về trong<br />

nhung nhớ. Tớ thì tớ đã yêu Xuân Hòa mất rồi<br />

và sẽ thật lưu luyến khi ba tuần nữa phải chia<br />

tay. Xin cảm ơn Xuân Hòa vì tất cả, xin cảm ơn<br />

trường Đại học <strong>FPT</strong> đã cho chúng em những<br />

tháng ngày thư giãn thật hữu ích trước khi bắt<br />

đầu một cuộc chạy đua mới đầy vất vả.<br />

AnhVT- SE0423<br />

No.12 October 2008 I<br />

39


Ếchlish<br />

Ngôn ngữ của họ nhà Ếch<br />

おむすびコロリン<br />

ひる<br />

むかしむかし おじいさんが いました。おじいさんは 木 を きる しごとをしています。 昼 です。<br />

た<br />

おじいさんは おべんとうを 食 べます。<br />

「おばあさんが つくって くれた おむすびは とても おいしいです。」<br />

かわ<br />

つつ<br />

たけの 皮 の 包 みをあけたとき<br />

コロコロと<br />

「おやおや<br />

あな<br />

なか<br />

こ ろ り ん<br />

穴 の 中 ヘ ころがりました。<br />

こまったな。」<br />

あな ちゅう み<br />

あな<br />

見 ました。 穴<br />

おじいさんは 穴 をの 中 を<br />

おむすびコロリン コロコロリン。<br />

コロリンころげて<br />

「だれが<br />

うた<br />

あな<br />

なか<br />

穴 の 中 。<br />

歌 って いるのだろう」<br />

うた<br />

こんな きれいな 歌 は<br />

ひと<br />

「もう 一 つ」<br />

き<br />

ひと<br />

コロリンと おむすびが 一 つ<br />

聞 いたことが<br />

ひと<br />

おじいさんは おむすびを もう 一 つ<br />

あな<br />

なか<br />

うた<br />

あな<br />

穴<br />

すぐに 穴 の 中 から 歌 が 聞 こえました。<br />

おむすびコロリン コロコロリン。<br />

コロリンころげて<br />

「おもしろい!」<br />

あな<br />

なか<br />

き<br />

穴 の 中 。<br />

なか<br />

の 中 から<br />

ありません。<br />

なか<br />

の 中 へ<br />

お<br />

うた<br />

こんな 歌 が<br />

お<br />

落 としました。<br />

おじいさんは うれしくて おむすびを ぜんぶ 穴 の 中 へ<br />

あな<br />

なか<br />

い<br />

入<br />

落 ちました。<br />

き<br />

聞 こえました。<br />

ひ<br />

れました。つぎの 日<br />

おじいさんは<br />

もっとたくさんの おむすびを つくって もらって、 山 へのぼりました。お 昼 に コロリン コロリ<br />

あな<br />

なか<br />

ンと おむすびを 穴 の 中 へ<br />

あな<br />

なか<br />

い<br />

入 れました。<br />

うた<br />

穴 の 中 から なんども きれいな 歌 が<br />

き<br />

やま<br />

聞 こえました。<br />

「おむすびが おわりましたが、もっとたくさん 聞 きたいです。・・・ 穴 の 中 へ<br />

おじいさんは おむすびのように コロコロ ころがって 穴 の 中 へ 入 りました。<br />

そこには たくさんの ネズミたちが いました。<br />

「ようこそ おじいさん。おいしい おむすびを たくさん ごちそうさま」<br />

ネズミたちは おじいさんに あいさつしました。<br />

こんど<br />

「 今 度 は わたしたちが おもちを あげます。」<br />

ペッタン ネズミの おもちつき。<br />

ペッタン ペッタン 穴 の 中 。<br />

うた<br />

つく<br />

と 歌 います。そして もちを 作 ります。<br />

「このおもちは とても おいしい。 歌 も おもちも 世 界 で<br />

うた<br />

おじいさんは おもちを<br />

た<br />

食 べました。そして<br />

づちを もらいました。<br />

き<br />

せかい<br />

もの<br />

ほしい 物 を<br />

あな<br />

なか<br />

いちばん<br />

一 番<br />

あな<br />

はい<br />

だ<br />

なんでも 出<br />

おじいさんは「おばあさんは なにが ほしいですか。」と 聞 きました。<br />

き<br />

ひる<br />

なか<br />

じょうずです。」<br />

う<br />

して くれる 打<br />

おばあさんは「そうですね。かわいい こどもが ほしいです。」と 答 えました。<br />

おじいさんが<br />

もちろん<br />

にんげん<br />

こ<br />

人 間 の<br />

小 づちを ふると、もうこどもが いました。<br />

こどもです。<br />

おじいさんと おばあさんは<br />

おしまい<br />

そだ<br />

こどもを 育 てて<br />

たの<br />

楽 しく<br />

こた<br />

くらしました。<br />

はい<br />

入 りましょう。」<br />

で<br />

ち 出<br />

こ<br />

の 小<br />

40 I No.12 October 2008


Ếchlish<br />

Ngôn ngữ của họ nhà Ếch<br />

Nắm cơm KORORIN<br />

Ngày xửa ngày xưa, có một ông lão làm nghề đốn củi. Vào buổi trưa, ông lão mở hộp cơm ra: “Món cơm nắm<br />

bà lão nhà mình làm rất ngon”.<br />

Nhưng khi ông lão mở vỏ bọc bằng tre ra thì một nắm cơm rơi xuống . Và nó lăn tròn vào trong hốc. “Ôi trời,<br />

khó khăn rồi đây”.<br />

Ông lão nhìn vào hốc. Từ trong hốc, ông lão nghe thấy bài hát:<br />

Omusubikororin korokororin<br />

Kororinkorogete ananonaka<br />

“Ai đang hát vậy nhỉ”, ông lão tự nhủ. Từ trước tới giờ, mình chưa từng nghe thấy bài hát nào hay thế này”.<br />

“Thêm cái nữa này”.<br />

Và ông lão quăng thêm một nắm cơm nữa vào trong hốc. Ngay lập tức, từ trong hốc lại vang ra bài hát.<br />

Omusubikororin korokororin<br />

Kororinkorogete ananonaka<br />

“Thú vị quá!”. Ông lão vui sướng quá nên nhét tất cả cơm nắm vào trong hang.<br />

Ngày hôm sau, ông lão nhờ vợ làm nhiều cơm nắm hơn nữa và lại lên núi.<br />

Đến trưa, ông lại nhét cơm nắm vào cái hốc đó.<br />

Và lần nào ông cũng nghe thấy bài hát hay từ trong hốc.<br />

“Cơm nắm hết rồi mà mình vẫn còn muốn nghe nhiều hơn nữa... Mình đi vào trong hốc thôi!”<br />

Rồi ông lão cuộn tròn người như nắm cơm và lăn vào hốc.<br />

Ở đó có rất nhiều chuột.<br />

“Chào mừng ông lão. Ông lão đã cho chúng tôi ăn nhiều cơm nắm ngon”, bọn chuột chào hỏi ông lão.<br />

“Lần này chúng tôi sẽ tặng ông lão bánh nếp”. Và chúng hát:<br />

Pettan nezumino omochitsuki.<br />

Pettan pettan ananonaka.<br />

Rồi chúng làm bánh.<br />

Ông lão ăn bánh: “Bánh này rất ngon. Cả bài hát và bánh đều là nhất trên thế gian này.”<br />

Sau đó ông lão còn được nhận một cây đũa thần có thể lấy ra tất cả những gì ông muốn.<br />

Ông lão hỏi bà lão: “Bà muốn có gì nào”.<br />

Bà lão trả lời: “Gì bây giờ nhỉ... Tôi muốn có đứa con đáng yêu”.<br />

Ông lão phẩy chiếc đũa, đã có một đứa trẻ.<br />

Và đương nhiên là đứa trẻ bằng xương bằng thịt.<br />

Ông bà lão đã chăm sóc đứa trẻ và họ sống cuộc sống hạnh phúc.<br />

No.12 October 2008 I<br />

41


Cóc mộng mơ<br />

Góc vườn sáng tác<br />

“Chiếc áo bà ba bên dòng sông<br />

thăm thẳm, thấp thoáng con<br />

đò bé nhỏ đến mong manh, nón lá đội<br />

nghiêng tóc dài con nước đổ, Hậu Giang<br />

ơi em vẫn đẹp ngàn đời…”<br />

Quê tôi là nơi chín con rồng cuộn<br />

khúc, thiên nhiên ưu đãi cho đồng<br />

bẳng màu mỡ với mưa thuận gió<br />

hòa, từ bấy lâu nay vẫn luôn là vựa<br />

lúa lớn nhất nước, rồi cũng từ mảnh<br />

đất ấy trồng ra bao nhiêu thứ trái<br />

cây thơm ngọt, với những người dân<br />

chân chất và thân thiện…<br />

Tôi sinh ra ở nơi đẹp nhự thế, sao<br />

mà không yêu quê cho đượcc. Yêu từ<br />

cái lu to chứa nước mưa dưới hiên nhà,<br />

cây mận trắng bông mỗi độ vào mùa<br />

đến khoảng sân rợp bóng dừa. Yêu bụi<br />

tre gai qua những buổi trưa trốn ngủ<br />

với chị, mẹ dạy cho biết hoa này là hoa<br />

gì, ba dạy cho biết cá bống dừa ra sao,<br />

cây mái dầm thân xốp xộp, trắng muốt<br />

có thể thay mái chèo là cây nào. Yêu<br />

con chó thè lưỡi giữa trưa vì trời nóng,<br />

say sưa đứng nhìn giàn bầu bí trổ hoa<br />

vàng. Yêu giấc ngủ võng suốt tuổi thơ,<br />

tay nắm chặt quả trứng gà, đêm giao<br />

thừa ngủ trước cả nhà, rồi lúc thức giấc<br />

giận dỗi chỉ vì chị không chờ tôi cùng<br />

đốt pháo.<br />

Tôi biết được cây cải trời hoa vàng,<br />

cây lục bình bông tím, thân non vừa<br />

mềm vừa trắng, biết hoa trinh nữ bước<br />

ra từ những bài thơ trong sách văn<br />

học của ba còn gọi là hoa mắc cỡ. Tôi<br />

biết cây cau có tàu mo làm quạt mát,<br />

biết chọn lá chuối gói bánh. Biết đọt<br />

nhãn lồng, đọt bí luộc ăn, biết cây bình<br />

bát quả chín vàng, trẻ con nhà nghèo<br />

hay hái về dầm đường và ăn với nước<br />

đá, biết bông so đũa, bông điên điển<br />

nấu cá rô đồng, biết tàu hũ dừa ngọt<br />

mà ngon, biết con đuông dừa ăn béo<br />

ngậy. Tuổi thơ còn cho tôi biết cả bẫy<br />

chuột đồng, biết cây me keo gai đâm<br />

nhức nhối mà quả chín thì ngòn ngọt,<br />

cây trứng cá hoa trắng nhỏ xíu rơi đầy<br />

mái tóc, cây sao có bông xoay tít như<br />

chong chóng. Mỗi ngày lớn lên, là mỗi<br />

ngày nơi ấy dạy cho tôi thêm điều mới,<br />

là mỗi ngày ba chỉ cho tôi cái này, mẹ<br />

chỉ cho tôi cái nọ. Chưa bao giờ một<br />

ngày là nhàm chán, những điều mới<br />

lạ cứ tiếp nối, tiếp nối mà có lẽ cả đời<br />

cũng chưa khám phá được hết. Và<br />

như thế tôi cứ lớn dần lên theo mỗi kỉ<br />

niệm.<br />

Viết cho câu chuyện cổ tích tuổi<br />

thơ tôi thêm đẹp không thể không kể<br />

đến giàn bầu nậm<br />

Ba kể rằng: Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần<br />

về nhà bà ngoại, tôi luôn đòi ba bế lên<br />

thật cao để chạm tay vào trái bầu nậm.<br />

Giữa những vườn cây xanh um, một<br />

con đường đất thẳng tắp chạy ngang,<br />

rồi cái cổng sắt cũ kĩ và khoảng sân<br />

xi măng vuông vắn, ở đó không bao<br />

giờ có nắng, bởi giàn bầu nậm đã che<br />

khuất hết bên trên, những quả bầu<br />

xanh lủng lẳng như cái bình rượu Tôn<br />

Ngộ Không đánh rơi có một sức hấp<br />

dẫn kì lạ đối với đứa trẻ như tôi. Quả<br />

bầu tròn chất chứa trong lòng nó thật<br />

nhiều bí mật. Ba nói hồi còn bé, tôi sợ<br />

ánh đèn flash khi chụp ảnh, nên cứ<br />

chụp hình là tôi bật khóc, để dỗ ngọt<br />

42 I No.12 October 2008


Cóc mộng mơ<br />

Góc vườn sáng tác<br />

ba hái trái bầu nậm cho tôi chơi, tôi đá lăn<br />

trái bầu trên sân, miệng cười hích hích vui<br />

sướng.<br />

Trái bầu lăn, thời gian cũng lăn, càng<br />

nhanh với những guồng quay hối hả… tôi<br />

lớn lên với trò bán hàng mà bình rượu là<br />

những trái bầu nậm, với câu chuyện cổ tích<br />

của bà, trái bầu khô giữ nhà cho chủ, bởi<br />

vậy mà quỷ dữ không bao giờ dám đến gần.<br />

Tôi lớn với những điều thần kì mà bình dị<br />

đến lặng lẽ. Qua đôi mắt của con bé 5 tuổi,<br />

giàn bầu nậm thật cao, và xuyên qua vòm<br />

lá xanh, những mảng trời trong vắt hiện ra,<br />

ánh nắng nháy mắt cười tinh nghịch.<br />

Ngày tôi xa quê, những công việc mới,<br />

những mối quan hệ mới đã chiếm hết mọi<br />

thời gian rảnh rỗi. Tôi đã quên giàn bầu, coi<br />

đó như một thứ tồn tại hiển nhiên trong<br />

cuộc sống. Mỗi lần về thăm ngoại, tôi đến<br />

vội vã và đi rất nhanh, giàn bầu thì như người<br />

bạn hiền xào xạc khúc hát của lá mừng tôi<br />

đến rồi lại buồn bã khi tôi ra đi. Kinh tế ngày<br />

càng phát triển, vùng quê tôi cũng dần thay<br />

da đổi thịt, cơ giới hoá, đô thị hoá khắp nơi,<br />

tôi mới nhận ra thật may mắn vẫn còn một<br />

góc vùng quê thanh bình để tâm hồn tôi<br />

lắng đọng sau những giờ phút tất bật của<br />

cuộc sống, nơi tâm hồn tôi sống với tuổi thơ,<br />

trong sáng và hạnh phúc.<br />

19 tuổi, tôi đã đủ cao để không còn nhờ<br />

ba bế lên nữa, tôi có thể tự mình giúp bà tỉa<br />

lá, hay hái bầu nậm phơi khô. Cái giàn bầu<br />

to giờ đã già nua lắm, và cũng nhỏ lại hơn<br />

rất nhiều. Hôm ấy tôi về thăm bà, nhân dịp<br />

nghỉ hè ở trường Đại học, trưa hè nhìn ra<br />

sân, lòng tôi thấy dịu mát, đột nhiên bà nói:<br />

“Có lẽ bà sẽ giật dây bầu này xuống, nó già<br />

quá rồi cháu ạ, bà định trồng dây mướp. Bà<br />

vừa để được trái mướp giống vừa to lại thơm<br />

ngọt, chứ để giàn không thế này thì uổng<br />

quá”. Tôi im lặng, thấy lòng buồn man mác,<br />

một lần nữa kỉ niệm đẹp lại vuột khỏi tay, và<br />

tôi tự hỏi còn phải thấy những kỉ niệm đẹp<br />

ra đi đến bao giờ...<br />

“Đôi khi lớn khôn vẫn ước được sống<br />

thời trẻ dại”… Tiếng dì tôi hát ngoài cầu<br />

ao vọng vào, ánh chiều tà xuyên qua tán lá<br />

vàng, phản chiếu trên trái bầu nậm đọng<br />

nước lấp lánh. Ừ bầu nậm khóc, thay cho<br />

nước mắt trong lòng ta nữa…<br />

Một buổi tối nhớ nhà<br />

TrâmNNM<br />

THU SANG<br />

Dế thả nỗi buồn vào những đêm trăng<br />

Để ngồi vu vơ với cây dương cầm nhỏ<br />

Nụ hoa quỳnh hình như còn bỡ ngỡ<br />

Chỉ thẹn thùng hé nở với sao khuya...<br />

Cỏ may gầy rạc một triền đê<br />

Để đom đóm ngỡ ngàng quên mất lối<br />

Có hạt sương nào vừa rơi vội...<br />

... Lăn trên lớp cỏ xanh...<br />

Chú chuồn chuồn với đôi cánh mỏng manh<br />

Chở heo may về ngập tràn lối nhỏ<br />

Hình như sông có điều gì trăn trở...<br />

... Gợn gió tận chân trời.<br />

Hoa cúc nở những hạt nắng vằng tươi<br />

Trời khoác chiếc áo xanh màu ngọc bích<br />

Mây dường như cũng bớt phần tinh nghịch<br />

... Lặng lẽ trôi...<br />

Thu sang...<br />

Man mác... lá vàng... rơi...<br />

Vũ Hoàng Yến<br />

No.12 October 2008 I<br />

43


Cóc mộng mơ<br />

Góc vườn sáng tác<br />

HÀ NỘI<br />

MÙA HEO MAY<br />

Những ngày cuối cùng của tháng 9, gió heo may rục<br />

rịch rủ nhau kéo về, đi qua cầu Thăng Long đã thấy<br />

gió heo may se lạnh. Cả những cơn mưa, dù nhỏ thôi,<br />

cũng bắt đầu mang theo cả hơi thở của mùa đông. Thế<br />

là mùa thu sắp hết, và một mùa lạnh nữa lại sắp về<br />

qua đây như một qui luật tất yếu của thời gian.<br />

Thu Hà Nội thật đẹp đến nao lòng<br />

người, khiến đất trời và cả tâm hồn con<br />

người trở nên thơ hơn. Khoảng thời<br />

gian chuyển mùa lúc cuối thu, tiết trời<br />

hơi se lạnh, chút gió heo may, những<br />

cơn mưa nhỏ, Hà Nội mang “nét riêng<br />

tư” để gợi nhắc cho chúng ta nhớ về<br />

những kỉ niệm đã qua.<br />

Hà Nội của ngày thơ ấu cái rét đến<br />

sớm hơn bây giờ, chỉ khoảng tháng 10,<br />

tháng 11 là trời đã bắt đầu trở lạnh. Mỗi<br />

sáng thức dậy thấy cây bàng trước cửa<br />

nhà với những chiếc lá vàng cựa mình<br />

trong gió đung đưa, cho đến một ngày<br />

chỉ còn cành cây trơ trọi là dấu hiệu<br />

mùa đông đã đến rồi. Buổi tối đi dạo<br />

trên phố Hàng Giấy, Hàng Lược, bạn sẽ<br />

thấy thơm mùi ngô nướng từ bếp than<br />

đá của người bán rong. Ngô đặt trong<br />

một cái mẹt chứ không có hàng quán<br />

bày biện ra vỉa hè như bây giờ. Cả con<br />

phố dài thưa người qua lại, từng chùm<br />

đèn sáng lung linh qua những vòm<br />

cây. Từ ngày có chợ đêm phố cổ, hoa<br />

đèn rực rỡ, kèm âm thanh huyên náo<br />

của khu chợ phá tan sự tĩnh mịch hiếm<br />

hoi trong ngày của khu phố này. Hàng<br />

ăn, rồi đủ các loại hàng hoá thu hút<br />

người từ khắp nơi đến đây, như thể<br />

nếu như không ngồi vỉa hè, không ăn<br />

đêm thì không phải là người Hà Nội.<br />

Hà Nội ngày xưa nhỏ bé hơn bây<br />

giờ, đi trên khắp những con phố đâu<br />

đâu cũng có cảm giác thân quen. Hà<br />

Nội nếu không phải là những phố dài,<br />

bóng cây đổ xuống, con đường thơm<br />

mùi hoa với cái tên mang đến trong<br />

ta những cảm xúc vô thường thì sẽ<br />

là những con ngõ nhỏ, hẹp. Nơi đây,<br />

bao bọc những mảnh đời với nỗi truân<br />

chuyên giống như trong thơ của nhà<br />

thơ Chế Lan Viên viết về ngõ nhỏ Tạm<br />

Thương:<br />

“Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương<br />

Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm<br />

Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm<br />

Thương một đời đâu phải tạm<br />

thương...”<br />

Hay Hà Nội sẽ là những con phố<br />

bụi bặm, những xóm nhỏ ven đê,<br />

những con phố chợ với những người<br />

lao động nghèo quanh năm vất vả<br />

với gánh nặng mưu sinh. Hà Nội là<br />

Hồ Gươm lung linh nắng, Hồ Tây mờ<br />

sương, quảng trường Ba Đình đầy<br />

nắng và cả những làng hoa ven đô. Hà<br />

Nội bây giờ hiếm lắm những mái ngói<br />

xô nghiêng phủ màu xanh của rêu như<br />

trong bài hát cũ. Và tiếng dương cầm<br />

trong đêm buồn như hơi thở của người<br />

nghệ sỹ nghèo chỉ còn trong hoài niệm.<br />

Hà Nội ngày nay với những toà nhà cao<br />

tầng, mùi xăng và tiếng còi xe hỗn loạn,<br />

muốn tìm một chỗ thật yên tĩnh thảnh<br />

thơi cũng thấy khó.<br />

Thời gian dần trôi làm đổi thay nhiều<br />

thứ ở thành phố này, nhưng may mắn<br />

làm sao, nơi đây vẫn giữ được những<br />

điều rất đẹp của ngày xưa. Những con<br />

đường loang nắng vàng trưa, đường<br />

Thanh Niên lộng gió của những đôi<br />

bạn trẻ đang yêu, đường phố Phan<br />

Đình Phùng mát rượi bóng cây, đường<br />

Hoàng Diệu về đêm có màu xanh lơ, phố<br />

Nguyễn Du hoa sữa sức hương thơm<br />

ngát. Và người Hà Nội dù qua bao nhiêu<br />

mùa lá rụng vẫn giữ được nét hào hoa,<br />

vẫn biết yêu những điều rất đẹp mà giản<br />

dị của đất kinh thành.<br />

Hà Nội cuối thu, mùa cây thay lá, mùa<br />

hoa sữa bắt đầu rụng, mùa mà những<br />

cô gái đang yêu bắt đầu rục rịch đan<br />

những chiếc khăn tay để tặng cho người<br />

thương. Những ai đang yêu vào mùa này<br />

sẽ có rất nhiều kỉ niệm, dù chỉ là những<br />

cử chỉ, những ánh nhìn cũng khiến<br />

người ta rung động. Một buổi sáng tỉnh<br />

giấc thấy trời se lạnh, chỉ là một tin nhắn<br />

“Heo may rồi, nhớ mặc ấm nghe anh”,<br />

hay một câu thơ:<br />

“Sao không cài khuy áo lại anh<br />

Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét”<br />

Xuân Quỳnh<br />

Lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sao ta<br />

yêu đến thế. Những tình cảm nồng nàn<br />

của những ngày sắp sang đông ấy sẽ<br />

được để dành mãi, như những kỉ niệm<br />

đẹp nhất đã được trải qua trong đời. Gió<br />

heo may đã về, yêu sao đôi môi vẫn tươi<br />

hồng trong gió lạnh, đôi má ửng hồng và<br />

nụ cười với ánh mắt sáng long lanh. Hà<br />

Nội cuối thu mang đến biết bao nhiêu<br />

cảm xúc, và thúc giục con người ta gần<br />

lại với nhau hơn. Mong sao tháng năm<br />

trôi qua, mùa thu vẫn về với người Hà<br />

Nội với vẹn nguyên cảm xúc như ngày<br />

nào.<br />

Hoàng Thịnh<br />

44 I No.12 October 2008


TẢN MẠN XUÂN HÒA<br />

Xuân Hòa những ngày đầu thu<br />

phảng phất đâu đó hương hoa sữa<br />

nồng nàn. Mưa và nắng cứ chợt đến,<br />

chợt đi vội vàng, đan xen nhau hết<br />

một ngày dài.<br />

Những tháng ngày ở đây không<br />

dễ quên và cũng không thể nhớ hết<br />

những kỷ niệm buồn vui của một lần<br />

sống trong đời lính. Hai tuần đã trôi<br />

qua chóng vánh nhưng với một ai<br />

đó là cả một quãng thời gian dài. Bảy<br />

trăm con người lên đây thì cũng ngần<br />

ấy trái tim đang miên man nỗi nhớ.<br />

Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ một ánh<br />

mắt nhìn, một nụ cười đã khiến lòng<br />

bâng khuâng, xao xuyến... và cứ thế,<br />

nhớ những điều yêu thương và bình dị<br />

nhất cứ ùa về. Những dòng nhật ký lại<br />

bắt đầu thật vội vàng nhưng đầy cảm<br />

xúc.<br />

Đặt chân lên mảnh đất<br />

này, một ngày mưa, mưa tí<br />

tách nhẹ nhàng, bất chợt<br />

nghêu ngao hát: “Mưa từng<br />

giọt hạt nhớ long lanh, mưa<br />

tí tách thì thầm trên mái, mưa<br />

hỡi mưa ơi, có chăng lời em<br />

nói, rất nhẹ nhàng ngọt tiếng<br />

yêu anh”, tự nhiên buồn vu<br />

vơ rồi cười thầm một mình.<br />

Những ngày mới lên, những<br />

cặp mắt lạ lẫm nhìn nhau vô<br />

hồn, còn tranh nhau từng<br />

chút một. Có đứa lắc đầu<br />

ngao ngán khi thấy phòng ở<br />

sao to bằng phòng ở nhà mà<br />

kê lắm giường đến thế Có<br />

đứa hoang mang khi không<br />

biết đủ sức để ăn một bữa<br />

cơm tập thể hay đơn giản là<br />

không còn một chút tự tin<br />

khi tham gia phụ bếp và thấy<br />

cảnh tượng xưa nay hiếm...<br />

cơm xúc bằng xẻng!!<br />

Những sợi dây nối kết<br />

những con người FU vẫn<br />

từng ngày thắt chặt thêm<br />

tình bạn, tình đồng chí. Chỉ<br />

sau vài hôm, không khí của<br />

một đại gia đình tràn ngập<br />

tiếng cười và cảm xúc dâng tràn trong<br />

lòng mỗi đứa. Những điều ấy, mỗi đứa<br />

cất giữ vào sâu trong trái tim đang tràn<br />

đầy nhiệt huyết và yêu thương.<br />

Nhớ lắm những khi đêm xuống<br />

và những câu chuyện mới lại bắt đầu.<br />

Thường cứ sau 10 giờ tối là phải “ba<br />

xoa, một đập” đi ngủ và 5 giờ 30 sáng<br />

hôm sau phải mở mắt, lăn qua lăn lại,<br />

bước xuống giường đi tập thể dục.<br />

Nhưng anh em nhà FU vẫn “chứng<br />

nào tật ấy”, có thể sống sót tới sáng để<br />

chém gió, gọi điện cho một nửa yêu<br />

thương và làm những điều khó ai có<br />

thể tưởng tượng được. Đứa nào cũng<br />

lẩm nhẩm hát và... thường bị “đánh hội<br />

đồng” vì phá giấc ngủ của những anh<br />

chàng “seven love”.<br />

THƯ GỬI ANH<br />

Xuân Hòa, 3.10.2008<br />

Cóc mộng mơ<br />

Góc vườn sáng tác<br />

Có những đêm buồn quá, mấy đứa<br />

rủ nhau ra ngoài lòng vòng dạo phố<br />

nên về muộn. Đang thập thò ở cổng<br />

thì anh Dũng, anh Miên bắt được “mời”<br />

lên phòng chỉ huy. Từ hôm sau cả hội<br />

không dám về muộn nữa, làm gì cũng<br />

trong khuôn phép.<br />

Rồi những đêm đi hành quân rèn<br />

luyện gần 7, 8 cây số, nhiều đứa mệt<br />

nhoài và ngất xỉu nhưng sướng vì được<br />

ra ngoài. Cuộc sống cứ trôi nhanh<br />

từng ngày. Khó nói hết những kỷ niệm<br />

buồn, vui đời lính. Một lúc nào đó bất<br />

chợt ta sẽ nhận ra những giây phút đã<br />

qua thật ý nghĩa, ta tìm thấy và soi lại<br />

mình giữa bao người. Tự thấy mình<br />

lớn hơn, sống hòa đồng hơn, được là<br />

chính mình mỗi ngày.<br />

Xuân Hòa, ngày lại hửng nắng<br />

KhánhVHN SE0411<br />

Buổi sáng nơi đây thật dễ chịu khi em đã thấy quen. Giá như có anh, em sẽ nắm tay và<br />

hát cho anh nghe những bài hát giản dị và yêu đời nhất, trong khi anh và em cùng bước<br />

chậm trong sương sớm. Anh biết không, 10 ngày đầu tiên trên Xuân Hòa đã mang đến<br />

cho em nhiều cảm xúc mới lạ. Em thấy yêu nơi này rồi.<br />

Các bạn đều rất dễ gần, gặp ai em cũng muốn nở nụ cười chào thân thiện. Lớp em vui<br />

lắm nhé, mới một tuần thôi mà thiếu một người đã thấy vắng. Chỉ một bạn ốm là phòng<br />

đầy chật những lời quan tâm, sự động viên, mọi người đều sống vì một người. Em biết<br />

mình sống không chỉ cho riêng mình.<br />

Hôm trước trời trở lạnh, em chợt chạnh lòng khi thấy ai đó mang áo ấm và chăn dày<br />

ra đắp. Có bạn không ngủ được, gần sáng rủ nhau đi dạo cho đỡ nhớ nhà. Em nhớ nhà<br />

da diết, chỉ muốn về với mẹ như hồi mới lên học cấp 3, lúc em chưa có anh. Gió núi lành<br />

lạnh khác hẳn gió Hà Nội anh ạ! Ở đây sương phủ sớm chiều, dịu dàng một nỗi buồn khó<br />

tả. Em nhớ Hà Nội mùa này đẹp lắm, nắng vàng trong nhẹ luồn tóc gió. Anh với em cùng<br />

đi ngắm chiều giữa lòng phố thu, rồi em ngồi nghe anh đàn trong gió sông Hồng đêm<br />

trở lạnh. Hay hôm nào anh gửi chút gió Hà Nội lên đây nhé!<br />

À, em kể anh nghe chuyện này nhé! Một ngày của chúng em bắt đầu là tiếng báo<br />

động dậy tập thể dục buổi sáng; buổi trưa, buổi chiều, giờ ăn cơm, đi học, tập trung, tối<br />

ngủ đều có báo động. Thành ra tiếng còi với giọng thầy nhắc nhở cũng đã quen, khéo<br />

sau này về em lại nhớ cũng nên. Chúng em còn được hành quân, vui nhưng mỏi hết<br />

người. Thỉnh thoảng có bạn trốn ra ngoài chơi bị thầy bắt được và kỷ luật. Cũng tại ở mãi<br />

trong này thấy buồn chân, trốn ra, đi dạo một mình cũng thoải mái hơn nhiều (nhưng<br />

em không để thầy biết đâu).<br />

Ở Hà Nội, em biết luôn có những ai đó thẩn thơ một mình giống em. Xuân Hòa cũng<br />

đáng để sống một tháng thật đẹp, thật vui, thật nhiều kỷ niệm, dù không có anh bên<br />

cạnh. Trời đang nắng lên, nắng vàng trong luồn tóc gió.<br />

ThắmHT-SE0423<br />

No.12 October 2008 I<br />

45


Bờ lóc cóc<br />

Góc tâm sự<br />

CON LẬT ĐẬT<br />

Chapter I:<br />

Lật đật<br />

Lật đật thì ai cũng biết, và ngày<br />

xưa ở nhà nào cũng có 1 con để trong<br />

nhà. Lật đật ngày xưa có kiểu dáng cổ<br />

điển với hai màu cơ bản là đỏ và trắng.<br />

Ngày nay cùng với sự phát triển của<br />

công nghệ, các món đồ chơi hiện đại<br />

ra đời, lật đật cũng dần trở nên xa lạ<br />

với trẻ con.<br />

Chapter II:<br />

Bố và con lật đật<br />

Ngày bé nó được chiều, thích gì là<br />

đòi cho bằng được.<br />

Nhớ có lần đi cùng bố đến nhà<br />

bạn bố chơi, thấy con bé con chú ấy<br />

có con búp bê rất đẹp, nó nằng nặc<br />

đòi. Con búp bê chú mua từ bên Liên<br />

Xô mang về, ở Việt Nam không có.<br />

Nó liền dỗi không<br />

chịu ăn cơm.<br />

Sáng hôm sau khi<br />

thức dậy, con bé thấy<br />

trên đầu giường có cái<br />

gì đó nhìn rất ngộ, mặt<br />

giống búp bê, không<br />

ngã được và phát ra tiếng<br />

kêu rất vui.<br />

Đó là món quà mà bố<br />

dành cho nó.<br />

Bố bảo nó là lật đật. Cái<br />

tên nghe ngộ quá.<br />

Hồi đó con bé thích<br />

con lật đật lắm, đi đâu cũng<br />

ôm theo.<br />

Nhưng tính cả thèm<br />

chóng chán nên về sau thì bạ<br />

đâu cũng vứt.<br />

Một hôm bố hỏi nó: “đốcon<br />

biết vì sao lật đật không ngã”.<br />

Nó im lặng, không biết trả<br />

lời như thế nào, nhưng nó vẫn tin là<br />

nó sẽ trả lời được.<br />

Và ngày nào nó cũng ôm conlật<br />

đật để tìm tòi.<br />

Một ngày nó đập một lỗ nhỏ trên<br />

con lật đật và lấy ra hòn bi nhỏ bên<br />

trong mà lúc ghé mắt vào nó nhìn<br />

thấy<br />

… con lật đật không đứng lên<br />

được nữa. Đắc ý lắm nhưng nó lại sợ<br />

bố mắng.<br />

Bố nhìn con lật đật trên tay đứa<br />

con gái bé bỏng và mỉm cười “con giỏi<br />

lắm”.<br />

Nó không hiểu, nhưng vẫn khoái<br />

vì không bị mắng<br />

Chapter III:<br />

Niềm tin và con lật đật<br />

Hồi bé nó hay được gọi là lật đật<br />

vì beo béo tròn tròn. Dần về sau nó<br />

thường tự ái khi ai đó gọi mình như<br />

vậy vì thấy cái tên cứ ngu ngu làm sao<br />

ấy.<br />

Con người và lật đật<br />

cũng giống nhau, lật đật bị<br />

mất hòn bi thì không thể đứng<br />

lên được nữa. Con người nếu<br />

còn niềm tin thì dù khó khăn<br />

gì cũng có thể vượt qua, còn<br />

khi mất đi niềm tin thì chẳng<br />

khác gì con lật đật bị vứt ngoài<br />

đường mà chẳng ai thèm nhặt.<br />

Thời gian<br />

trôi qua, nó cũng không<br />

nhớ con lật đật ngày ấy ở<br />

đâu nữa.<br />

Một hôm trên đường<br />

đi học, nó nhìn thấy một con<br />

lật đật bị vứt chỏng chơ trên đường.<br />

Bất ngờ nhớ lại bài học mà người<br />

cha đã nhẹ nhàng dạy cho đứa con gái<br />

ngốc nghếch của mình để mười mấy<br />

năm sau nó mới hiểu ra.<br />

Con người và lật đật cũng giống<br />

nhau, lật đật bị mất hòn bi thì không<br />

thể đứng lên được nữa. Con người nếu<br />

còn niềm tin thì dù khó khăn gì cũng<br />

có thể vượt qua, còn khi mất đi niềm<br />

tin thì chẳng khác gì con lật đật bị vứt<br />

ngoài đường mà chẳng ai thèm nhặt.<br />

Chapter IV:<br />

Đứa con và con lật đật<br />

Bố vui tính và nói nhiều, ai gặp bố<br />

lần đầu cũng quý ngay.<br />

Bố được bạn bè nể vì sự nhiệt tình<br />

và thông minh.<br />

Càng ngày bố càng ít nói, có lẽ do<br />

bố đã qua tuổi thanh xuân hoặc cũng<br />

có thể do áp lực của công việc. Tuy bố<br />

ít nói nhưng ánh mắt lúc nào cũng lấp<br />

lánh, đôi khi bố nhìn nó không nói gì,<br />

có lẽ bố không biết nó đã hiểu bài học<br />

của bố chưa.<br />

Hoặc bố tin nó có thể tự khẳng<br />

định mình bằng niềm tin mà bố đã<br />

dành tặng từ khi nó còn bé.<br />

Bố vẫn mua đồ chơi cho nó, nhưng<br />

nó không thích lật đật nữa vì nó đã là<br />

con lật đật của bố rồi.<br />

Giờ con bé ngày xưa lớn rồi,<br />

gầy hơn và không còn ngố<br />

như ngày bé nữa, cũng đã<br />

có thể tự chọn cho mình<br />

con đường để đi và tự<br />

tin vững bước trên con<br />

đường ấy.<br />

Nhưng giờ nó lại<br />

thích được gọi là lật<br />

đật.<br />

AnĐT<br />

46 I No.12 October 2008


Ếchnology<br />

Cập nhật công nghệ<br />

khoảng thời gian sau các phiên bản đó<br />

mới có được dưới dạng biên dịch sẵn.<br />

Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà phát<br />

triển không hề biên dịch sẵn sản phầm<br />

của mình mà đòi hòi người dùng phải<br />

biên dịch, điển hình là trình chơi phim<br />

và nhạc XINE. Các gói biên dịch sẵn các<br />

bạn có từ XINE đa số là từ các nhà phát<br />

triển khác. Do đó nếu bạn không biết<br />

cách cài đặt các gói từ nguồn là một<br />

trở ngại rất lớn cho việc hiểu và quản<br />

trị hệ thống của riêng mình.<br />

Có nhiều bạn khi lần đầu tiên đến<br />

với Linux cảm giác sự khó khăn và<br />

bất tiện của việc cài đặt các ứng dụng<br />

trên Linux, đặc biệt là các ứng dụng<br />

phải cài đặt từ mã nguồn như xine,<br />

OpenGL… Trên Windows, bạn chỉ cần<br />

tải ứng dụng về, giải nén rồi click vào<br />

file setup, next, next và next là hoàn<br />

tất việc cài đặt, nhưng trên Linux đó<br />

là một chuyện hoàn toàn khác. Bài<br />

viết này sẽ nhằm mục đích hướng<br />

dẫn bạn các thao tác cài đặt các phần<br />

mềm ứng dụng trên Linux và cung<br />

cấp các kiến thức căn bản giúp bạn có<br />

thể quản lý hệ thống của riêng mình.<br />

Bài viết sẽ giả sử rằng bạn đã biết<br />

cách sử dụng một số phần mềm quản<br />

lý gói như rpm. Để dễ dàng ta sẽ gọi<br />

các phần mềm trên Linux là các gói<br />

(package). Thực tế tên gọi “gói” đúng<br />

hơn vì các gói trên Linux có thể không<br />

phải là một trình ứng dụng nào đó mà<br />

chỉ là các thư viện nền như thư viện đồ<br />

họa Gtk+ hoặc OpenGL .v.v…<br />

Giới thiệu<br />

Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng tại sao<br />

các phần mềm trên Linux không tự<br />

đóng gói sẵn cho chúng ta rồi khi xuất<br />

bạn chỉ cần tải về và cài đặt nó. Câu trả<br />

lời nằm ở 2 vấn đề, vấn đề thứ nhất là<br />

các phần mềm viết trên Linux không<br />

hẳn chỉ có thể chạy trên Linux mà có<br />

thể chạy trên nhiều hệ thống khác<br />

nhau trong họ Unix như Solaris, AIX,<br />

HP-UX... thậm chí các phần mềm đó<br />

có thể chạy trên rất nhiều vi xử lý khác<br />

nhau như Intel, Motorola, AMD… Có<br />

được sự đa năng đó là nhờ vào tính đa<br />

nền của ngôn ngữ C/C++ nhưng đòi<br />

hỏi chúng ta phải biên dịch lại phần<br />

mềm từ mã nguồn cho hệ thống mà<br />

chúng vận hành.<br />

Bạn sẽ tự hỏi là tại sao các nhà<br />

phát triển lại không biên dịch sẵn cho<br />

chúng ta trên hệ thống thông dụng<br />

nào đó như Linux chẳng hạn. Câu<br />

trả lời là bởi vì các phần mềm này là<br />

phần mềm mã nguồn mở và các nhà<br />

phát triển không có cách gì hơn là để<br />

lại phần biên dịch cho chúng ta. Tuy<br />

nhiên bạn đừng thất vọng vì có một<br />

số nhà phát triển rất là tốt bụng có<br />

thể biên dịch sẵn cho chúng ta ra các<br />

gói có dạng rpm và cùng với sự hỗ trợ<br />

của công ty Red Hat chúng ta cũng đã<br />

có những chương trình quản lý các<br />

phần mềm hiệu quả không kém gì<br />

trên Windows như RPM (Redhat Package<br />

Manager). Mặc dù là thế nhưng<br />

không phải lúc nào các gói mới nhất<br />

từ các nhà phát triển gốc đều có phiên<br />

bản biên dịch sẵn mà thường là một<br />

Căn bản của việc cài đặt<br />

Điều đầu tiên khi bạn tiến hành cài<br />

đặt là bạn phải có mã nguồn của gói đó<br />

trước. Hãy lên mạng search bất kỳ gói<br />

nào bạn thích như thư viện GTK+ hoặc<br />

Gnome… Sau khi tải về, thông thường<br />

có dạng là .gz hoặc .bz2, đây đều là 2<br />

chuẩn nén khác nhau, sau khi giải nén<br />

bằng gunzip cho gz hoặc bunzip2 cho<br />

bz2 thì các gói sẽ có dạng mới là tar,<br />

cũng là một chuẩn nén khác, bạn có<br />

thể giải nén bằng lệnh, tar -xvf … Thế<br />

nhưng đế dễ dàng và tiết kiệm dung<br />

lượng ổ đĩa thì chúng ta có thể gộp các<br />

câu lệnh đó thành một như sau:<br />

- Đối với gói .gz<br />

tar -zxvf tengoi.gz<br />

- Đối với gói .bz2<br />

tar -jxvf tengoi.bz2<br />

Sau khi giải nén xong, bạn tìm tập<br />

tin INSTALL để đọc cụ thể cho phần<br />

hướng dẫn cài đặt. Thế nhưng hầu<br />

như các gói đều tuân theo các thao tác<br />

tuần tự sau: ./configure; make; make<br />

install.<br />

Chỉ có vài gói đặc biệt sẽ có riêng<br />

cách cài đặt nhưng khi bạn đã nắm<br />

vững nguyên tắc chung thì dù là cách<br />

thức nào bạn cũng có thể xoay xở được.<br />

Chúng ta hãy xét đến câu lệnh đầu<br />

No.12 October 2008 I<br />

47


Ếchnology<br />

Cập nhật công nghệ<br />

tiên: ./configure. Thực chất configure<br />

là một shell script sẽ kiểm tra những<br />

yêu cầu của hệ thống của bạn có đáp<br />

ứng đủ để cài đặt gói lên không. Ví dụ<br />

như một số gói đòi hỏi bạn phải có sẵn<br />

thư viện đồ họa GTK 2.4 trở lên hoặc<br />

là thư viện để giải nén nhạc Mp3…<br />

Các gói khi tải về không có sẵn các gói<br />

tương ứng cần thiết cho nó. Khi chạy<br />

configure xong kết quả sẽ cho bạn biết<br />

gói nào cần thiết để cài đặt. Nhiệm vụ<br />

của bạn là phải tìm các gói phụ thuộc<br />

đó cài lên máy rồi tiếp tục việc cài đặt.<br />

make. Nếu như hệ thống của bạn thỏa<br />

mãn đầy đủ các yêu cầu để cài đặt thì<br />

các makefile sẽ được tạo ra. Makefile<br />

là một file đặc biệt của tiện ích make<br />

nhằm hướng dẫn biên dịch mã nguồn<br />

của gói ra dạng thực thi.<br />

Sau khi bạn thực thi lệnh “make”<br />

xong thì toàn bộ mã nguồn của gói<br />

đã được biên dịch sang dạng thực thi<br />

nhưng các file thực thi vẫn còn nằm<br />

trên thư mục hiện hành. Do đó bạn<br />

cần phải thực hiện thêm lệnh “make<br />

install” để chép các file thực thi đó<br />

sang đúng vị trí của nó trên hệ thống.<br />

Nếu như không có thông báo lỗi gì xảy<br />

ra thì bạn đã hoàn tất việc cài đặt gói<br />

lên hệ thống của mình.<br />

Tổ chức các file trên hệ thống<br />

Đối với Linux thì thư mục /usr là<br />

thư mục quan trọng nhất vì nó chứa<br />

các chương trình và hàm thư viện trên<br />

đó. Trong thư mục /usr/bin chứa các<br />

file thực thi cho các gói bạn đã cài đặt<br />

trên máy, bạn sẽ thấy các file rất quen<br />

thuộc trong thư mục này như mozilla,<br />

gedit… Thư mục /usr/lib chứa các<br />

hàm thư viện, bạn sẽ thấy rất nhiều file<br />

có phần mở rộng là .so (shared object)<br />

là các hàm thư viện liên kết động hoặc<br />

.a (archive) hoặc .la đều là các hàm thư<br />

viện liên kết tĩnh. Đặc tính căn bản của<br />

hai dạng thư viện này là hàm thư viện<br />

liên kết tĩnh sẽ được liên kết thẳng với<br />

files thực thi luôn trong quá trình liên<br />

kết, còn hàm thư viện liên kết động thì<br />

sẽ được liên kết trong quá trình thực<br />

thi. Cho nên sau khi chương trình đã<br />

được biên dịch và liên kết, các thư viện<br />

tĩnh chúng ta có thể bỏ đi nhưng thư<br />

viện liên kết động thì bắt buộc phải đi<br />

kèm với chương trình. Thư mục /usr/<br />

share sẽ chứa các icon, manual hoặc<br />

info của gói.<br />

Loại bỏ một gói<br />

Nếu bạn mong muốn lọai bỏ một<br />

gói đã cài đặt trên hệ thống thì cách<br />

duy nhất là bạn phải vào lại thư mục<br />

mã nguồn của gói và gõ lệnh make<br />

uninstall, thông thường bạn sẽ có<br />

các câu lệnh sau: “make clean”, “make<br />

distclea”… Các câu lệnh có ý nghĩa<br />

tương đối và được định nghĩa trong<br />

tập tin Makefile, nên đầu tiên bạn thử<br />

với “make uninstall” rồi make clean,<br />

cuối cùng make distclean là giúp bạn<br />

xóa hết các tập tin đã biên dịch ở thư<br />

mục nguồn và đồng thời xóa Makefile,<br />

bạn phải chạy lại ./configure để tạo lại<br />

Makefile.<br />

Quản lý các gói<br />

Do việc xóa bỏ một gói như trên rất<br />

phiền phức đôi lúc bạn không thể xóa<br />

bỏ được nếu như mất đi mã nguồn.<br />

Cho nên thay vì cài nó vào thư mục<br />

mặc định là /usr thì bạn có thể cài vào<br />

các thư mục của riêng bạn. Ví dụ như<br />

bạn có thể tạo thư mục ‘/soft’… Sau đó<br />

để cài gói gedit thì bạn tạo thêm thư<br />

mục /soft/gedit và dùng lệnh ./configure…<br />

bạn thêm tùy chọn sau: ./configure<br />

–prefix=/soft/gedit thì khi bạn<br />

gõ make install sẽ copy toàn bộ sang<br />

thư mục /soft/gedit... Khi bạn muốn<br />

xóa toàn bộ gói thì chỉ cần xóa đi thư<br />

mục đó. Lưu ý là khi bạn cài vào thư<br />

mục riêng của mình rồi bạn phải tạo<br />

2 đường dẫn cho 2 biến môi trường<br />

(environment variable) LD_LIBRARY_<br />

PATH và PKG_CONFIG_PATH…<br />

LD_LIBRARY_PATH sẽ có đường<br />

dẫn đến thư mục lib của gói vừa tạo (ví<br />

dụ như /soft/gedit/lib) còn PKG_CON-<br />

FIG_PATH sẽ có đường dẫn đến thư<br />

mục pkg_config trong thư mục lib (ví<br />

dụ như /soft/gedit/lib/pkg_config)...<br />

Bên cạnh đó nếu bạn muốn chương<br />

trình gọi tự động thì bạn cũng nên<br />

thêm vào biến PATH cho gói của<br />

mình.<br />

Tips 1:<br />

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 8.04<br />

từ máy đã cài sẵn Windows<br />

Nếu chưa có bộ cài Ubuntu 8.04, bạn hãy lên trang chủ<br />

Ubuntu ở http://www.ubuntu.net để download về. Sau khi<br />

bạn đã download được file ISO Ubuntu8.04LTS về máy. Bạn<br />

có thể burn ra đĩa CD hay sử dụng một chương trình tạo ổ ảo<br />

(như Alcohol 120%, Deamon Tool) để mount file ISO đó vào,<br />

và bắt đầu chạy cài đặt:<br />

Cửa sổ cài đặt hiện lên, bạn click vào thẻ “ Install Inside<br />

Windows “<br />

48 I No.12 October 2008


Ếchnology<br />

Cập nhật công nghệ<br />

Lời kết<br />

Đối với cách trên bạn dễ dàng quản lý các<br />

gói của mình nhưng đối với các dạng thư viện<br />

thì bạn nên cài nó vào thư mục /usr hơn là thư<br />

mục riêng. Vì một số gói sẽ tìm các thư viện<br />

trên thư mục mặc định /usr và /usr/local hơn<br />

là các thư mục riêng người dùng. Nếu bạn cài<br />

lên thư mục riêng, đôi lúc các thư viện đó sẽ<br />

không được tìm ra. Thông thường lệnh ./configure<br />

đi đôi với rất nhiều tùy chọn cho phép<br />

bạn lựa chọn các tính năng khác nhau, bạn<br />

hãy gõ ./configure –help để biết đầy đủ các<br />

tùy chọn của gói.<br />

ĐT<br />

(Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)<br />

Tips 2:<br />

Share dữ liệu giữa Win XP và Linux<br />

trong WMWare dùng Win SCP<br />

Win SCP là một phần mềm cho phép trao đổi dữ liệu giữa<br />

hai máy tính cài Windows và Linux khá dễ dàng. Giao diện Win<br />

SCP tương tựnhư giao diện của Total Commander.- Link down<br />

: http://www.box.net/shared/t96jatjgja hoặc http://winscp.<br />

net/eng/download.php<br />

Cách thực hiện này chủ yếu cho trường hợp máy tính<br />

không nối mạng. Trường hợp máy nối mạng thì đơn giản<br />

hơn. Trong đó VMnet1 và VMnet8 là 2 card mạng ảo (do lúc<br />

cài VMWare tự phát sinh card mạng ảo). Để có thể trao đổi dữ<br />

liệu giữa 2 HDH thì trước tiên hai máy phải kết nối được với<br />

nhau. Muốn hai máy kết nối được với nhau thì hai máy phải có<br />

cùng đường mạng. Cách kiểm tra kết nối như sau: Trước tiên<br />

bên Windows vào Start -> Run -> cmd gõ lệnh ipconfig để biết<br />

được IP của máy thật (dựa trên card mạng ảo). Theo như trên<br />

thì bạn sử dụng IP: 192.168.150.1<br />

Sử dụng IP động: Trong Linux: Click phải ngoài Desktop -><br />

OpenTerminal -> Gõ lệnh /sbin/ifconfig. Màn hình hiện địa chỉ<br />

IP (khoanh tròn). Khi đó ta thấy giữa Windows và Linux đã có<br />

cùng đường mạng là 192.168.150.x<br />

Kiểm tra hai máy có thông hay không: Trong Windows vào<br />

Start -> Run -> cmd gõ lệnh ping 192.168.150.128 (IP máy ảo).<br />

Trong Linux Open Terminal gõ lệnh ping 192.168.150.1. Vậy là<br />

hai máy thông nhau, chỉ việc điền IP của máy ảo vào Win SCP<br />

là xong -> Login vào và có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng.<br />

Sau đó một cửa sổ khác hiện lên để bạn cọn và cấu<br />

hình, thiết lập các thông số cài đặt ubuntu 8.04:<br />

1. Installation Drive: ổ để cài đặt Ubuntu .<br />

2. Installation Size (GB): Dung lượng ổ cứng tối thiểu<br />

để cài đặt là 4GB, nhưng bạn nên chọn hẳn 10 GB.<br />

3. Language: mặc định là English, thú vị là Ubuntu<br />

8.04 đã có hỗ trợ gói ngôn ngữ tiếng Việt. Bạn hãy tìm<br />

trong thẻ và chọn “Vietnamese” nếu bạn thích.<br />

4. Username và Password: tài khoản và mật khẩu bạn<br />

tạo, nhập khi bắt đầu cài đặt<br />

Ngay sau khi bạn cấu hình xong, chương trình cài đặt<br />

sẽ tự động tạo một file ISO và khởi động lại để boot và cài<br />

đặt. Việc cài đặt diễn ra nhanh hơn khi bạn cài Windows<br />

nhiều. Khi kết thúc cài đặt, bạn khởi động lại máy, sẽ có<br />

menu boot cho bạn lựa chọn (gồm Ubuntu 8.04, XP hay<br />

Vista).<br />

Nếu bạn không thích dùng ubuntu 8.04 thì bạn<br />

gỡ bỏ ra khỏi máy với các động tác đơn giản ngay trong<br />

Windows của mình:<br />

- Khởi động vào Windows.<br />

- Vào control panel/add remove program.<br />

- Chọn Ubuntu, hoặc vào ổ đĩa chứa Ubuntu 8.04, vào<br />

thư mục Ubuntu, tìm file Uninstall.exe - Click đúp vào nó,<br />

nó sẽ hiện bảng thông báo, xác định việc gỡ bỏ của bạn.<br />

Bạn chỉ việc chọn Uninstall và OK.<br />

No.12 October 2008 I<br />

49


Cóc ăn chơi<br />

Chơi mà học, học mà chơi<br />

TÂY BẮC MÙA LÚA CHÍN<br />

Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, lúa trùm lên thung lũng,<br />

lúa leo lên đỉnh đồi, ruộng lúa nổi trên non. Tây Bắc đã<br />

vào mùa gặt, khắp nơi từ Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà<br />

Giang đều đượm vàng màu lúa chín. Mùa gặt trên Tây<br />

Bắc thường vào giữa tháng năm và tháng mười dương<br />

lịch, mênh mông màu vàng sóng lúa, hương đất hương<br />

ngàn hòa với không khí trong lành của vùng cao, làm<br />

dịu vợi lữ khách miền xuôi.<br />

Lệ là đặc sản trời cho mà không vùng<br />

nào có được như nơi đây, vì vậy hàng<br />

năm hàng đoàn xe vượt Yên Bái lên<br />

Tú Lệ mua gạo nếp về gói bánh, thổi<br />

xôi. Cốm xanh Tú Lệ, cháo cốm Vịt, xôi<br />

nếp ngũ sắc Tú Lệ đã trở thành niềm<br />

thương nhớ của bao người miền xuôi<br />

phương Bắc. “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”<br />

câu ca dao của dân tộc Thái từ lâu đã<br />

được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc.<br />

Lên Mù Căng Chải đi nhanh nhất<br />

chỉ có quốc lộ 32. Tôi xuất phát từ Hà<br />

Nội, không lên Yên Bái mà rẽ qua nông<br />

trường Trần Phú, vượt qua đèo Khế để<br />

cảm nhận thêm cái đẹp của ruộng lúa<br />

Nghĩa Lộ - Văn Chấn và nghỉ đêm ở<br />

thung lũng Tú Lệ.<br />

Thung lũng Tú Lệ<br />

Từ huyện Văn Chấn, trung tâm của<br />

cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32<br />

lên Mù Căng Chải, trước lúc vượt sừng<br />

trời (đèo Khau Phạ), Tú Lệ đột ngột<br />

hiện ra với mùi lúa nếp chín thơm<br />

ngào ngạt. Xã Tú Lệ nằm trọn trong<br />

lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha<br />

ruộng nước.<br />

Truyền rằng một ngày kia đoàn<br />

người Thái tới chân đèo Khau Phạ,<br />

dừng chân xuống suối uống nước,<br />

thấy dòng nước mát trong và ngọt<br />

lịm, ngẩng mặt lên là thung lũng tươi<br />

tốt. Già làng của tộc người Thái đã<br />

quyết định ở lại vỡ ruộng trồng lúa<br />

gieo trồng giống thóc quý. Quả nhiên<br />

thóc tiên gieo xuống đã nảy mầm và<br />

rất tươi tốt. Từ đó người Thái gắn bó<br />

với mảnh đất Tú Lệ và nhờ đó đàn ông<br />

trong bản khoẻ mạnh, vạm vỡ, con gái<br />

người Thái Tú Lệ thắt đáy lưng ong, làn<br />

da trắng trẻo, miệng cười như hoa.<br />

Ngày nay Tú Lệ nổi tiếng với lúa<br />

nếp thơm, các hạt đều nhau to tròn<br />

như những con nhộng. Nếp thơm Tú<br />

Đèo Khau Phạ -<br />

Mù Căng Chải<br />

Sau một đêm nghỉ tại Tú Lệ, sáng<br />

sớm hôm sau tôi bắt đầu hành trình<br />

trên cung đường trải đầy hương lúa.<br />

Đi lên Mù Căng Chải, vượt thung lũng<br />

Than Uyên - Lào Cai, đu người trên con<br />

đèo Ô Quý Hồ, thăm thú Sapa rồi trở về<br />

trung tâm Lào Cai để bắt chuyến tàu<br />

đêm về Hà Nội. Đường từ Tú Lệ tới Mù<br />

Căng Chải phải đi qua chiếc sừng trời<br />

Khau Phạ. Dù chỉ là sườn dãy Hoàng<br />

Liên Sơn nhưng nơi đây cũng cao tới<br />

1000m. Sớm nay mặt trời lên đỏ, nắng<br />

chiếu qua từng đỉnh núi xua dần đi cái<br />

hun hút mây mù đỉnh đèo.<br />

10 năm trước Mù Căng Chải vẫn<br />

là một nơi trồng thuốc phiện lớn nhất<br />

50 I No.12 October 2008


Cóc ăn chơi<br />

Chơi mà học, học mà chơi<br />

nhì miền Bắc, bản làng chìm ngập<br />

trong khói thuốc phiện, xác xơ tiêu<br />

điều. Cuộc sống nơi đây giờ đã hoàn<br />

toàn lột xác. Những thửa ruộng bậc<br />

thang được người Mông chăm chút từ<br />

bao đời, lúa đã bắt đầu chín vàng trên<br />

các cánh đồng. Đường qua La Pán Tẩn<br />

và Chế Cu Nha, hai xã có những thửa<br />

ruộng đẹp nhất của Mù Cang Chải.<br />

Chẳng ai có thể đi qua ngay mà không<br />

dừng lại ngắm nhìn những kiệt tác của<br />

người H’Mông đang rực rỡ chờ ngày<br />

thu hoạch. 500 héc ta ruộng lúa bậc<br />

thang ở đây chính là di sản của người<br />

Mông đã được nhà nước công nhận.<br />

Những ruộng lúa bậc thang uốn lượn<br />

chắp bước leo đồi, vòng qua những<br />

con suối khoe sắc giữa cái hùng vĩ của<br />

núi non, của bàn tay dát vàng trên độ<br />

cao 1750m xứ Mù Căng Chải.<br />

Thung Lũng Than Uyên -<br />

đèo Ô Quý Hồ – Sapa<br />

“Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”.<br />

Câu vè này đã phần nào mô tả được<br />

sự khắc nghiệt của một vùng quê đầy<br />

nắng và gió Lào tại một huyện xa nhất<br />

tỉnh Lai Châu. Nếu như lúa Mù Căng<br />

Chải đã chín vàng thì những ruộng lúa<br />

Than Uyên nay mới đang thì con gái.<br />

Vốn tiền thân là nông trường quân đội<br />

nên nơi đây còn có những con bò sữa<br />

lững thững gặm cỏ chân núi.<br />

Thung Lũng Than Uyên nằm lọt<br />

thỏm bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng<br />

vĩ. Con đường quốc lộ đưa tôi chạy<br />

giữa vùng ruộng lúa xanh mướt mà xa<br />

xa bốn bề là những dãy núi cao thấp.<br />

Một cảm giác mới mẻ, vui thích đến<br />

khó tả như là mình đang lao xe thẳng<br />

tới đỉnh núi vậy. Than Uyên nổi tiếng<br />

nhất là đặc sản chè Shan tuyết. Nông<br />

trường Than Uyên lớn nhất tỉnh Lai<br />

Châu với diện tích 1500 héc ta trên<br />

vùng cao nguyên đầy nắng gió.<br />

Từ Than Uyên về tới Sapa phải qua<br />

con đèo Ô Quý Hồ cao gần 2000m so<br />

với mặt nước biển. Ngày nay đèo này<br />

đã được tu sửa rất nhiều, không còn<br />

nguy hiểm như cung đường Phong<br />

Thổ ngược về Lai Châu xưa kia. Con<br />

đèo chạy thẳng lên đỉnh núi rồi trườn<br />

về khu du lịch Sapa nổi tiếng. Nó<br />

không quá dài nhưng cũng đủ tạo nên<br />

hai vùng khí hậu. Nếu như Sapa nổi<br />

tiếng với mây mù và khu nghỉ mát thì<br />

Than Uyên nổi danh về gió Lào và cháy<br />

rừng.<br />

Hôm nay, đèo đẹp đến lạ lùng.<br />

Thật may mắn vì đây là lần đầu tiên tôi<br />

chạy lên tận đỉnh đèo mà không gặp<br />

mây mù và luồng gió thổi buốt giá.<br />

Đây là con đèo hùng vĩ bậc nhất miền<br />

núi phía Bắc Việt Nam, cái tên Ô Quý<br />

Hồ gần như đã là một huyền thoại.<br />

Dân chạy xe ôm ở Sapa vẫn hay kể về<br />

một loài chim có tiếng kêu da diết và<br />

nao lòng mỗi khi chiều buông trên núi<br />

Hoàng Liên, gắn với một câu chuyện<br />

tình yêu không thành năm xưa. Theo<br />

thời gian, chính tiếng kêu “Ô Quy Hồ”<br />

của loài chim ấy đã được đặt thành<br />

tên cho con đèo hoang dại trên độ cao<br />

gần 2.000m này.<br />

Ô Quý Hồ - Sapa - Lào Cai<br />

Từ đỉnh đèo Ô Quý Hồ về tới Sapa<br />

sẽ đi qua ngọn Thác Bạc hùng vĩ. Đáng<br />

thương thay cái khắc nghiệt của núi<br />

rừng đã để lại quá nhiều vết thương<br />

trên cung đường về tới Thác Bạc. Cơn<br />

lũ khủng khiếp vừa qua đã làm sạt lở<br />

những tảng núi lớn chắn đường phá<br />

cây. Xung quanh Thác Bạc lúc này là<br />

những tảng đá hộc to hơn bánh xe ô<br />

tô tải và những chiếc cần cẩu đang thi<br />

công.<br />

Vậy nhưng vết thương ngoài đó<br />

cũng không giữ nổi đôi chân của<br />

những người yêu du lịch. Trên đường<br />

đi tôi đã gặp rất nhiều du khách nước<br />

ngoài đeo ba lô đi trên những chiếc xe<br />

Việt Nam chạy về Lai Châu thăm thú<br />

núi rừng mảnh đất Đông Nam Á. Nơi<br />

đây vẫn còn một đỉnh núi Phan xi Păng<br />

- niềm mơ ước của bao người đam mê<br />

khám phá và chinh phục cao ngạo<br />

giữa trời mây.<br />

Gần 1 giờ trưa tôi về tới Sapa, chỉ<br />

còn một điểm cuối cùng là ga tàu hỏa<br />

Lào Cai để bắt chuyến tàu về tới Hà Nội.<br />

Cảm giác vượt qua quá nhiều vùng<br />

đất huyền thoại chỉ trong chưa đầy 30<br />

tiếng để rồi ngồi lại bên quán ăn trưa<br />

có thể khiến người ta trở nên hụt hẫng<br />

và nhất thời không biết bắt đầu nghĩ<br />

từ đâu. Còn đọng lại là đất nước ta<br />

đẹp lắm, vẻ đẹp dân tộc không nằm ở<br />

những con đường bê tông hay những<br />

toà nhà văn phòng hào nhoáng. Tôi<br />

sẽ còn rất nhiều lần rời xa thành phố<br />

khói bụi này để trở về với nơi núi rừng<br />

huyền bí.<br />

Đào Trọng Hiếu<br />

No.12 October 2008 I<br />

51


Cóc ăn chơi<br />

Chơi mà học, học mà chơi<br />

ỐC CAY<br />

Khi những cơn gió cuối thu mang theo cái<br />

se lạnh, người Hà Nội lại nhớ đến món<br />

ốc cay. Nhớ sao cái vị béo ngậy của ốc cuối tháng<br />

10 tan trong nét đậm đà, cay cay của nước<br />

chấm, lại thêm cái chua chua của xoài xanh ăn<br />

kèm… Mới chỉ nghĩ đến đó thôi là cái dạ dày<br />

lại đổ chuông liên hồi giục giã.<br />

CHẢ RƯƠI<br />

Thế là đã sang tháng chín, nhiều khi mấy hạt mưa tím bỗng<br />

dưng trút xuống hắt hiu để cho người ta ngỡ là rét đã về. Thế<br />

nhưng trời vẫn chưa rét. Rươi đấy. Không ai có thể tưởng tượng<br />

được rằng lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết<br />

như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu<br />

phương Bắc, lại còn ảnh hưởng cả đến tinh thần và sức khỏe<br />

của con người . Đến những ngày cuối thu, tất cả những gia đình<br />

Việt Bắc, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi.<br />

Cứ khoảng 6 giờ tối, sau giờ tan học, nếu bạn đi qua phố<br />

Lò Đúc hay Hàng Rươi, sẽ ngửi thấy một mùi thơm quyến rũ<br />

từ những hàng rươi rán vỉa hè. Rươi là món ăn đặc biệt chỉ có<br />

vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Người ta nhớ rươi, thèm<br />

rươi bởi cái vị rươi béo ngậy đánh cùng thịt và trứng, hòa quện<br />

trong mùi thơm. Chả rươi còn được trộn thêm hành, mùi, vỏ<br />

quýt vừa để dậy hương, vừa để ăn không bị ngán. Món rươi,<br />

ngoài việc chế biến thành chả, quan trọng không kém là hương<br />

vị của nước chấm và sự có mặt của rau sống ăn kèm.<br />

Đến quán chả rươi nổi tiếng ở ngã 5, Cống Chéo Hàng Lược,<br />

bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn cái hương vị đó cùng<br />

bún lá. Kế hoạch đi ăn chả rươi thường không nên chậm chễ<br />

vì rươi chỉ có theo mùa, thậm chí là chỉ theo ngày. Do<br />

vậy, bạn hãy cố<br />

để rủ bạn<br />

gắng thu xếp thời gian<br />

bè cùng đến thưởng<br />

thức chả rươi cuối thu<br />

để thêm vào danh<br />

mục những món ăn<br />

mình ưa thích.<br />

Hà Nội bốn<br />

mùa đều có ốc,<br />

nhưng ốc ngon<br />

nhất vào mùa thu<br />

và đặc biệt là cuối<br />

tháng 10. Đi dọc<br />

đường Liễu Giai, Văn<br />

C a o ,<br />

Tạ Hiện, Đinh Liệt hay<br />

vòng qua bờ hồ Giảng Võ, Trúc Bạch,<br />

bạn có thể dễ dàng tìm được một quán ốc<br />

vỉa hè để thoả mãn tâm hồn ăn uống đang<br />

khao khát chờ đợi. Ngồi bên đĩa ốc nóng<br />

hổi với vài ba que xiên, vừa ăn vừa thổi, vừa<br />

suýt xoa vì cay, bạn dễ dàng quên hết mọi<br />

thứ chỉ để tập trung thưởng thức hương vị<br />

đặc biệt của ốc tháng 10.<br />

Hầu hết các quán ốc đều có nhiều lựa<br />

chọn cho bạn: từ ốc khều, ốc mút, ốc mít…<br />

Nếu muốn thưởng thức thêm các loại ốc<br />

biển như ốc hương, ốc gai, bạn có thể tìm<br />

đến quán Ốc Cay, cạnh hồ Giảng Võ. Đi ăn<br />

ốc, người ăn bao giờ cũng thường gọi ốc<br />

luộc trước và sau đó đến một đĩa ốc xào<br />

bởi thời gian xào thường khá lâu. Hơn thế<br />

nữa, ai cũng muốn nếm trọn vẹn cả hai<br />

hương vị của món luộc và xào. Nếu như<br />

ốc luộc kích thích khứu giác người ăn bởi<br />

mùi thơm của sả, gừng, lá chanh trong<br />

nước chấm thì ốc xào lại thu hút bởi hương<br />

thơm của dừa. Với giá khoảng từ 15K đến<br />

30K là bạn đã đủ để thưởng thức được một<br />

món ốc tại đây.<br />

Ăn ốc cuối thu cùng bạn bè hoặc người<br />

yêu dường như từ lâu đã trở thành một lịch<br />

trình được định trước. Ai đó quên mất món<br />

ốc mùa thu hẳn sẽ lấy làm tiếc. Vì thế, dù<br />

có bận rộn gì, các Cóc hãy dành cho mình<br />

một buổi tối đẹp trời nào đó cùng bạn bè<br />

hay người yêu thưởng thức hương vị ốc để<br />

cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp mùa thu Hà Nội<br />

qua nét ẩm thực.<br />

Cóc ẩm thực<br />

52 I No.12 October 2008


NƠI KHƠI NGUỒN SÁNG TẠO<br />

Cóc ăn chơi<br />

Chơi mà học, học mà chơi<br />

17 giờ 50 phút thứ hai, tôi đang ngồi trong Thư<br />

viện để submit nốt Practice Database trong<br />

tình trạng đầu đau như búa bổ bởi áp lực của ngày đầu<br />

tuần. Bài vừa được post lên thì Hoàng gọi điện “Ê, cà phê<br />

không”. Theo thói quen, tôi ù một cái và hẹn một tiếng<br />

nữa có mặt cho xông xênh.<br />

No.1 hấp dẫn<br />

Tôi phóng xe qua đường phố Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Kim<br />

Mã, Nguyễn Thái Học và cố tình đi Hoàng Diệu, một trong<br />

những con đường đẹp nhất Hà Nội, điểm cuối cùng là hồ<br />

Trúc Bạch hiện ra trước mắt. Đường Trấn Vũ như một dải lụa<br />

mềm mại ôm lấy mặt hồ với một vẻ đẹp khiến tôi mải chiêm<br />

ngưỡng quên hẳn thằng bạn đang ngồi đợi, quên hẳn thời<br />

gian buổi tối đầu tuần và cơn đau đầu đang hành hạ để thả<br />

hồn mình bay lượn trên những cơn gió mang đầy hương<br />

hoa sữa mùa thu.<br />

Dừng ở số 1 Trúc Bạch trước quán “No.1 Club”, tôi gửi xe<br />

cho nhân viên bảo vệ rồi phi thẳng lên tầng 3 vì biết rằng<br />

Hoàng đã chọn được một chỗ ngồi ưng ý bên lan can để có<br />

thể phóng tầm mắt nhìn thẳng ra hồ. Tôi chào nó bằng một<br />

câu quen thuộc:<br />

- Nhã hứng thế Gọi cho anh Thịnh chưa Sao bảo bận<br />

lắm, bận gì mà còn có cả thời gian cà phê à<br />

- Rồi, đang đến. Hôm nay đang đi đường Thanh Niên,<br />

thấy cảnh đẹp nên vào đây ngồi.<br />

- Cũng đúng lúc đấy. Có chuyện cần bàn đây.<br />

Tôi ngồi xuống, ngừng lại một hai phút để tận hưởng<br />

trọn vẹn cơn gió mát thổi từ hướng hồ vào. Ở vị trí hướng<br />

ra Hồ Tây rộng lớn, tôi thấy đường Thanh Niên lúc này thật<br />

nhỏ bé, như một chiếc cầu bắc nghiêng qua dòng sông.<br />

Đảo Cá vàng với chùa Trấn Quốc nổi tiếng là một điểm nhấn<br />

vào bố cục bức tranh thơ mộng ấy, để ai ngắm rồi cũng phải<br />

thầm khâm phục nhà kiến trúc thiên nhiên tài tình đã thiết<br />

kế nên khung cảnh này.<br />

Buổi tối quán khá đông khách, họ đến đây gồm có nhiều<br />

thành phần. Nếu như tầng 1 dành cho khách qua đường<br />

vào uống nước thì tầng 2 với ghế sô pha đậm màu và bàn<br />

kính vuông cùng điều hoà mát lạnh lại phục vụ cho doanh<br />

nhân đến bàn công việc. Tầng 3 trông có vẻ gần gũi hơn,<br />

được thiết kế như một nơi lý tưởng dành cho bạn bè và gia<br />

đình. Còn tầng 4 lộng gió dành cho những người thích gần<br />

thiên nhiên. Chúng tôi hay ngồi ở tầng 3 vì lý do đó.<br />

Nhân viên phục vụ quán đưa cho tôi menu với một dãy<br />

dài tên đồ uống từ các loại trà, cà phê, sinh tố, coctail, kem...<br />

Tôi thường chọn trà, hay cà phê với giá từ 12 đến 18K. Còn<br />

các loại khác có vẻ đắt hơn một chút. Kem trái dừa ở đây là<br />

đặc sản và khách nào đến cũng thấy gọi trái dừa.<br />

Khơi nguồn sáng tạo<br />

Chúng tôi thường không quan tâm đến menu bởi<br />

lẽ điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là một nơi họp<br />

mặt, nói chuyện bạn bè và bàn công việc mà thôi. No.1 từ<br />

lâu đã trở thành “trụ sở” họp mặt của Cóc Đọc. Từ việc lên<br />

khung báo, đến nhận xét cho số vừa ra và những kế hoạch<br />

tìm nhân sự, những ý tưởng phát triển báo đều ra đời tại<br />

đây. Thay vì một phòng học ngột ngạt ở trường, từ khi có<br />

“phòng họp” mới, chúng tôi cảm thấy tràn trề sáng tạo. Có<br />

những hôm, cả đội báo ngồi ở quán hàng tiếng đồng hồ,<br />

lấy lại tinh thần bằng cách trò chuyện trong khi ngắm cảnh.<br />

Một không gian khoáng đạt nhưng không kém phần riêng<br />

tư tạo cho chúng tôi cảm giác giống như đang ở nhà, khiến<br />

các cuộc trò chuyện thường cởi mở và hiệu quả hơn. Nhiều<br />

khi thoải mái và hài hước đến nỗi nhân viên phục vụ ngồi<br />

nghe chăm chút và thi thoảng cũng cười theo. Một điều khá<br />

thú vị ở đây nữa là địa điểm rất gần khu phố cổ. Vì vậy, sau<br />

khi đã họp mặt ở quán tiêu tốn calo bởi những tranh luận<br />

và ý tưởng, chúng tôi thường nạp năng lượng bằng những<br />

món ăn dân dã gần đó.<br />

No.1 đối với chúng tôi như nơi để thả nổi tâm hồn, một<br />

nơi không cần hẹn mà tới. Và chắc rằng: nếu đã đến No.1<br />

một lần, bạn cũng sẽ bị hấp dẫn bởi phong cảnh nơi đây.<br />

Có thể thường ngày, Cóc FU được mệnh danh là khô khan<br />

khi ngồi bên máy tính. Nhưng khi thư giãn ở đây, bên cạnh<br />

những người bạn và ngắm cảnh cuối thu, một giây ngẫu<br />

hứng nào đó, tâm hồn bạn cũng giống như tôi, bỗng nhiên<br />

cất lên câu hát quen thuộc:<br />

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng<br />

Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô<br />

Quán cóc liêu xiêu một câu thơ<br />

Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ<br />

Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ<br />

Và những lúc thoát khỏi “xiềng xích” của bài vở và công<br />

việc, bạn sẽ khám phá ra điều tươi đẹp của cuộc sống.<br />

Puppy<br />

No.12 October 2008 I<br />

53


Cóc lạc<br />

Góc câu lạc bộ<br />

Let us touch your soul!<br />

“Đã bao giờ bạn nhìn lên<br />

bầu trời sau cơn mưa và tình<br />

cờ nhìn thấy cầu vồng trên ấy<br />

Cầu vồng thiệt đẹp, bạn<br />

nhỉ!... Khi bạn buồn, lúc bạn vui,<br />

khi bạn muốn gửi đi một message<br />

nào đó cho một người nào<br />

đó... Hãy tìm đến âm nhạc<br />

và Rainbow Show (RB_S)<br />

của chúng tớ!”. Đó là lời giới<br />

thiệu hết sức dễ thương<br />

của Rainbow, một kênh radio<br />

online được đưa lên cho<br />

cư dân mạng FU vào mỗi<br />

thứ 7 hàng tuần. Mặc dù<br />

rất yêu thích RB_S nhưng<br />

bạn có bao giờ thắc mắc hai<br />

MC đáng yêu của chương trình là ai<br />

không Hay Rainbow Show có bao<br />

nhiêu thành viên Họ hoạt động<br />

như thế nào Mục đích của họ là gì<br />

Lật lại trang sử của Rainbow, chúng<br />

mình cùng tìm hiểu nhé!<br />

Rainbow Show hiện giờ đang có<br />

đúng bảy thành viên nhưng cái ngày<br />

RB_S cất tiếng khóc chào đời lại chỉ có<br />

sáu thành viên chứng kiến: ThắngVĐ,<br />

HươngVD, LongLC, YếnVH, DũngNT,<br />

AnhNĐ. ThắngVĐ (nickname Mama) và<br />

HươngVD (nickname Kiu) chính là hai<br />

MC quen thuộc vẫn cãi nhau choe chóe<br />

trên mỗi số Rainbow phát sóng. YếnVH<br />

(bupbebac) có nhiệm vụ truyền thông,<br />

upload mỗi khi có số mới, PR cùng<br />

nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh<br />

khác trong khi LongLC (Folio) phụ trách<br />

mảng kỹ thuật và DũngNT đảm đang<br />

chuyên đi kiếm chuyện, dựng chương<br />

trình để Rainbow được làm Ban tổ chức.<br />

AnhNĐ (Đạt Anh – wwp) ngày ngày lo<br />

tô vẽ logo, banner, poster quảng cáo<br />

cho Rainbow từ sáng sớm tới tối mịt.<br />

Họ<br />

là những<br />

thành viên đầu<br />

tiên của Rainbow<br />

Nhưng thử<br />

nghĩ xem, Rainbow với sáu sinh viên<br />

nghiệp dư và chưa có kinh nghiệm<br />

trong lĩnh vực mới mẻ này liệu có thể<br />

đạt được thành công vang dội như<br />

vậy không Như bạn từng biết về Hyperlink,<br />

một nhóm truyền thông trước<br />

đây đã thất bại do nhiều nguyên nhân<br />

khác nhau. Phải chăng có nhân tố nào<br />

khác trợ giúp Rainbow Nhóm phóng<br />

viên Cóc đọc đã có dịp tìm hiểu sâu<br />

hơn “behind the scene” của Rainbow.<br />

Không bất ngờ khi chúng tôi phát hiện<br />

ra chính anh DũngĐT (Trưởng phòng<br />

Công tác sinh viên FU) là cha đỡ đầu,<br />

đồng thời là cố vấn cấp cao của RB_S.<br />

Chả thế mà nội dung các số phát hành<br />

của RB_S lại hay đến vậy. Về mặt hỗ trợ<br />

âm thanh, phải nhắc đến sự công lao<br />

to lớn của anh ToảnNV (cán bộ kĩ thuật<br />

âm thanh bên phòng thu Tổng Hội).<br />

Vào mỗi chiều thứ Năm hay thứ Sáu<br />

hàng tuần, Kiu và Mama vẫn thường<br />

chạy sang phòng thu của Tổng Hội <strong>FPT</strong><br />

để quấy quả anh. Cho dù bận rộn mấy<br />

thì anh Toản vẫn dành thời gian thu âm<br />

và chỉnh sửa cho Rainbow.<br />

Thế còn ý tưởng cho<br />

ra đời Rainbow Show<br />

Sứ mệnh của RB_S là<br />

gì Chắc ai từng nghe<br />

qua cũng biết Rainbow<br />

giống như một<br />

kênh âm nhạc giải<br />

trí cho sinh viên FU.<br />

Nhưng phải sâu sắc<br />

và dành đủ sự quan<br />

tâm thì mới biết trách<br />

nhiệm nặng nề của RB_S. Có thêm<br />

trường FU trong Nam rồi, sắp tới còn<br />

ở Đà Nẵng nữa. RB_S sẽ là cầu nối cóc<br />

FU trên mọi miền Tổ quốc, tổ chức các<br />

sự kiện lớn cho Cóc con FU, các cuộc<br />

thi văn hóa văn nghệ nhằm thúc đẩy<br />

phong trào hoạt động cũng như tăng<br />

tính đoàn kết trong tập thể, tạo ra môi<br />

trường thoải mái cho sinh viên sau<br />

những giờ học căng thẳng. Giản dị<br />

hơn, ước mơ của Rainbow Show là kết<br />

nối tâm hồn mọi người với vẻ đẹp của<br />

âm nhạc. Từ sứ mệnh cao cả đó, slogan<br />

“Let us touch your soul” ra đời.<br />

Giờ là lúc điểm qua các hoạt động<br />

của Rainbow...<br />

2 giờ chiều thứ Sáu, một ngày đẹp<br />

trời, Kiu và Mama khoác vai nhau lặn<br />

lội sang <strong>FPT</strong> Cầu Giấy, leo lên độ cao<br />

khoảng 40m đường chim bay (tầng 12)<br />

đương nhiên bằng thang máy để thực<br />

hiện thu âm tại phòng thu Tổng hội. Đó<br />

không phải là một quãng đường bằng<br />

phẳng vì ai học chiều phải chịu hy sinh<br />

một buổi. Mỗi lần thu âm ngốn khoảng<br />

một giờ đồng hồ. Nhưng trước đó,<br />

Mama và Kiu cũng phải hẹn nhau viết<br />

lời dẫn và tập đi tập lại để tránh mất thời<br />

gian thu. Chính vì vậy, nói thành công<br />

54 I No.12 October 2008


Cóc lạc<br />

Góc câu lạc bộ<br />

của Rainbow có được nhờ một<br />

phần không nhỏ sự hy sinh và<br />

cố gắng hết mình của hai MC<br />

cũng chẳng sai. Bên cạnh đó là<br />

sự hỗ trợ đắc lực từ bộ phận kỹ<br />

thuật và truyền thông. Trong<br />

khi Long Folio thường phải<br />

thức đêm thức hôm chỉnh sửa<br />

forum svfpt.net và trang nghe<br />

RB_S online thì Yến bupbebac<br />

dành không ít thời gian check<br />

hàng, tìm lời các bài hát thay vì<br />

ngồi học lúc nửa đêm như bao<br />

bạn bè. Lắm lúc đến trường<br />

thấy bạn nào cũng phờ phạc,<br />

mắt thâm quầng. Thiết nghĩ<br />

mà thương!<br />

Mỗi số RB_S phát sóng đều<br />

có chủ đề và ý nghĩa riêng của<br />

nó. Nếu như số đầu tiên là lời<br />

chào rất chi là ku-te gửi tới cóc<br />

FU thì số thứ hai lại đầy cảm<br />

xúc với những bài hát về mùa<br />

thu, hay như số thứ năm là một<br />

buổi trò chuyện với “vị khách<br />

không mời mà đến” (anh Dũng<br />

ĐT)...Ở đó, người nghe không<br />

chỉ được thưởng thức những<br />

nhạc phẩm hay mà còn được<br />

tắm mình trong vẻ đẹp muôn<br />

màu của cầu vồng, trong nhiều<br />

cung bậc của cảm xúc...<br />

Rainbow Show<br />

Ngày ra đời: 27/7/2008<br />

(ngày thương binh liệt sỹ)<br />

Slogan: Let us touch your<br />

show!<br />

Số thành viên (hiện nay):<br />

7 (ThắngVĐ, HươngVD,<br />

LongLC, AnhNĐ, DũngNT,<br />

YếnVH, HiểnLNV)<br />

Ngày phát sóng số đầu<br />

tiên: 3/8/2008<br />

Update vào thứ 7 hàng<br />

tuần.<br />

Các số đã phát:<br />

1. Chúng tớ là Rainbow<br />

2. Mùa thu Hà Nội<br />

3. Tuổi 20 hừng hực sức<br />

sống<br />

Dù mới thành lập được<br />

gần ba tháng nhưng RB_S<br />

nhận được sự tin tưởng và<br />

ủng hộ rất lớn, từ sinh viên,<br />

cán bộ hay từ những bang hội<br />

đầu não của tập đoàn <strong>FPT</strong> như<br />

Tổng hội <strong>FPT</strong>. Đứng ra tổ chức<br />

cuộc thi CAM – một cuộc thi<br />

video clip thể hiện khả năng<br />

âm nhạc và sự sáng tạo; “Đêm<br />

nhạc Mùa thu” - chương trình<br />

ca nhạc chào mùa thu tại Nhà<br />

văn hóa Cầu Giấy, Rock – đời<br />

lính trên Xuân Hòa ... , RB_S<br />

đang nỗ lực hết mình xào nấu<br />

những món ăn tinh thần hảo<br />

hạng cho thần dân FU.<br />

Cứ thế, Rainbow từng bước<br />

từng bước đưa ước mơ giản<br />

dị của họ trở thành hiện thực<br />

– kết nối tâm hồn con người<br />

với vẻ đẹp của âm nhạc. Nếu<br />

bạn muốn hòa mình vào cảm<br />

xúc chung của Rainbow hay<br />

đơn giản là muốn nghe những<br />

tác phẩm âm nhạc chất lượng,<br />

hãy đến với Rainbow tại svfpt.<br />

net nhé!<br />

Rainbow<br />

your soul<br />

– Let us touch<br />

4. Chào mừng Sv<strong>FPT</strong>.net<br />

trở lại<br />

5. Trò chuyện về tình yêu<br />

cùng anh cả Dũng ĐT<br />

6. For the beginning of a<br />

new Semester<br />

7. Kỷ niệm 20 năm Tập<br />

đoàn <strong>FPT</strong><br />

8. Khoảnh khắc chia tay<br />

trong tình yêu<br />

9. Ký ức và Tình bạn<br />

10. Làm và nghỉ!<br />

Các chương trình,<br />

cuộc thi đã tổ chức:<br />

- C.A.M (Clip and music)<br />

- Đêm nhạc mùa Thu<br />

- Đêm Rock . đời lính<br />

Tiếp theo bài”Bạn có thông minh”<br />

trang 25<br />

Một nhân vật cùng tên nhưng khác nghĩa<br />

với Social Quotient là Speech Quotient – cũng<br />

có chữ viết tắt là SQ. Chỉ số này đo năng lực biểu<br />

đạt ngôn ngữ của một cá nhân. Tôi có quen biết<br />

một người bạn học rất giỏi, chỉ có điều mắc tật<br />

nói lắp. Vì nguyên do đó, bạn ấy đã không ít lần<br />

bị loại trước những vòng phỏng vấn học bổng<br />

hay du học. Có thể các Cóc FU được mệnh danh<br />

là chém gió giỏi nhưng đừng vội chủ quan với<br />

chỉ số SQ này. Có bốn tiêu chí dành cho các Cóc<br />

tham khảo để đánh giá khả năng diễn đạt của<br />

mình là: sự lưu loát, chuẩn xác, mức độ thành<br />

thật và sự hài hước trong quá trình sử dụng<br />

ngôn ngữ. Liệu diễn đạt của bạn đã có đủ bốn<br />

yếu tố trên SQ ngày nay được các nước phương<br />

Tây rất coi trọng bởi họ cho rằng trong quá trình<br />

làm việc, khả năng diễn đạt để hiểu nhau và giải<br />

quyết mâu thuẫn, khả năng thương thuyết … là<br />

những điều rất cần thiết.<br />

5. CQ<br />

Lại thêm một CQ nữa nhưng đây là Creative<br />

Quotient - khả năng sáng tạo. Tất cả các phát<br />

minh của loài người chính là con đẻ của sự sáng<br />

tạo. Vì vậy, Creative Quotient thường được đánh<br />

giá rất cao và đầu tư đúng mức. Rất nhiều doanh<br />

nghiệp xây dựng mô hình vườn ươm để tìm<br />

các ý tưởng sáng tạo, dẫu biết rằng trong 100 ý<br />

tưởng đó thì có đến 99 ý tưởng không thể dùng<br />

được hoặc dẫn tới thất bại. Tuy nhiên, người ta<br />

vẫn chịu trả một cái giá đắt để mua sự sáng tạo.<br />

Có thể bạn nghĩ sự sáng tạo là trí thông minh<br />

do trời phú nhưng sự thật CQ là chỉ số có thể<br />

luyện tập để nâng cao. Đó chính là lí do vì sao lại<br />

có riêng cả một ngành khoa học mang tên “Tư<br />

duy sáng tạo” và tại sao FU lại tốn công tổ chức<br />

các khoá “Phương pháp luận sáng tạo” dành cho<br />

sinh viên.<br />

Đây chỉ là một số chỉ số thông minh tiêu<br />

biểu. Còn có rất nhiều thước đo đánh giá các<br />

mặt của con người, ví dụ như chỉ số Spiritual<br />

Quotient, Strategy Quotient (SQ), Management<br />

Quotient (MQ), Moral Quotient (MQ)…..<br />

Khuôn khổ bài viết này thực sự chưa thể<br />

đem lại cho bạn những hiểu biết sâu về các chỉ<br />

số thông minh. Tuy nhiên, chỉ mong các Cóc<br />

chúng ta đừng suy nghĩ rằng vượt qua được kì<br />

thi IQ đầu vào <strong>FPT</strong> đã là điều kiện đủ để đạt tới<br />

thành công. Mỗi chúng ta còn cần tự bồi đắp<br />

thêm rất nhiều để trở nên toàn diện.<br />

Eagle<br />

No.12 October 2008 I<br />

55


Cóc thèm đọc<br />

Mỗi kỳ một cuốn sách<br />

LÀM THẾ NÀO DỊCH CHUYỂN NÚI PHÚ SĨ<br />

Không phải tự nhiên mà hầu hết các cuộc thi quan<br />

trọng đều có vòng phỏng vấn như phỏng vấn để đi du<br />

học, phỏng vấn tuyển nhân sự, phỏng vấn lấy học bổng<br />

của trường Đại học <strong>FPT</strong>... Một số người cho rằng vòng<br />

thi này không đánh giá được gì vì đơn giản đó chỉ là<br />

một cuộc trò chuyện ngắn giữa hai bên chưa từng gặp<br />

mặt. Họ thấy chọn người theo hình thức này là cảm<br />

tính và không chính xác. Nhưng nhà tuyển dụng lỗi lạc<br />

đánh giá buổi phỏng vấn tưởng chừng mất thời gian<br />

đó là cả một cuộc cân não.<br />

Microsoft là một trong những tổ chức có cách tuyển<br />

người bằng phỏng vấn khiến cho các ứng viên cảm thấy<br />

muốn ốm nhất. Vậy cách tuyển chọn đó như thế nào<br />

Nó có điểm gì đặc biệt Tại sao chỉ qua những buổi nói<br />

chuyện nhẹ nhàng mà Mircosoft lại có thể tuyển được<br />

những nhân tài kiệt xuất, đủ phẩm chất và năng lực để<br />

duy trì vị trí dẫn đầu của Tập đoàn công nghệ thông tin<br />

này trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay<br />

Với quan điểm “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Microsoft<br />

kiên quyết chỉ tuyển dụng những người thuộc “top ten<br />

của top ten”. Điều đó có nghĩa là 10% ứng viên kiệt xuất<br />

trong 10% những người xuất sắc nhất bởi lẽ họ hiểu<br />

rằng khi tuyển dụng những người không có tài thực sự<br />

chính là tự giết mình. Những bí quyết tuyển dụng của<br />

Microsoft sẽ được bật mí qua 9 chương trong cuốn sách<br />

nổi tiếng “Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ” của tác<br />

giả William Poundstone. Cuốn sách tập trung nói về triết<br />

lý “thinking out of the box” và phương pháp dùng câu<br />

hỏi đánh đố mà Microsoft tôn thờ khi phỏng vấn để tìm<br />

kiếm nhân tài.<br />

Đọc xong các Cóc không<br />

chỉ hiểu thêm về phương thức<br />

tuyển dụng độc đáo của Microsoft<br />

mà còn được thử sức với<br />

những câu hỏi hóc búa để đánh<br />

giá khả năng tư duy và sáng tạo<br />

của mình. Và rất có thể, kiến<br />

thức học được qua cuốn sách sẽ<br />

giúp bạn vượt qua những cuộc<br />

phỏng vấn đầy cam go trong<br />

tương lai.<br />

Sách dày 358 trang được<br />

xuất bản tại Nhà xuất bản Tri<br />

Thức và bán tại các hiệu sách<br />

với giá bìa 45.000 đồng (các Cóc<br />

có thể mua sách với giá rẻ hơn<br />

ở các hiệu sách giảm giá trên<br />

đường Phạm Văn Đồng, đường<br />

Láng, Đinh Lễ…).<br />

Một số câu hỏi thú vị trong sách<br />

1. Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của<br />

một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân<br />

2. Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có<br />

hình tròn mà không phải là hình vuông<br />

3. Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ<br />

cho nhau mà không phải là trên dưới<br />

4. Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông<br />

Mississippi ngang qua New Orleans<br />

5. Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn<br />

có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh<br />

gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên<br />

trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ<br />

lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ<br />

6. Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách<br />

mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không<br />

có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào<br />

sự hỗ trợ của nhân viên thư viện.<br />

7. Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước<br />

nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các<br />

khu nhà ở thì phải chờ một lúc)<br />

8. Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một<br />

chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ<br />

dâng lên hay hạ xuống<br />

9. Bạn có tám viên bi-a, một<br />

trong số chúng bị lỗi khi sản xuất<br />

nên nặng hơn những viên còn lại.<br />

Làm thế nào để chỉ sau hai lần cân<br />

so sánh, không dùng quả cân mà<br />

bạn có thể tìm được viên bi-a bị lỗi<br />

đó<br />

10. Có bốn con chó đứng tại 4<br />

góc của một hình vuông. Mỗi con<br />

chó bắt đầu đuổi một con chó khác<br />

đứng gần nó theo chiều kim đồng<br />

hồ. Những con chó chạy với tốc độ<br />

bằng nhau và luôn đổi hướng để<br />

nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo<br />

chiều kim đồng hồ của mình. Hỏi<br />

sau bao nhiêu lâu thì những con<br />

chó gặp nhau Và chúng gặp nhau<br />

ở đâu...<br />

Để biết câu trả lời, các Cóc hãy<br />

đọc sách nhé!<br />

Cóc thèm đọc<br />

56 I No.12 October 2008


Cóc thèm đọc<br />

Mỗi kỳ một cuốn sách<br />

Cóc buôn (tiếp theo trang 5)<br />

Lắp gương “chiếu hậu”<br />

cho các phòng học:<br />

Với mức hỗ trợ 400$ từ nhà trường<br />

cộng với những thoả thuận ưu đãi từ<br />

các nhà cung cấp, việc trang bị laptop<br />

cho tất cả các Cóc sẽ được thực hiện<br />

triệt để trong thời gian không xa. Đây<br />

là một bước tiến tiên phong và mạnh<br />

dạn của Ao làng ta, giúp các Cóc có<br />

một điều kiện thuận lợi nhất cho học<br />

tập và phát triển.<br />

Tuy nhiên việc các Cóc dùng laptop<br />

trong các giờ học sẽ phát sinh<br />

thêm nhiều vấn đề về cơ sở vật chất,<br />

cụ thể là mạng không dây phải ngon<br />

hơn, phòng học phải có nhiều ổ cắm<br />

hơn và đặc biệt là phải có gương chiếu<br />

hậu lắp ở cuối phòng học nhằm giúp<br />

giảng viên khi đứng giảng bài vẫn có<br />

thể theo dõi được màn hình của các<br />

Cóc phía dưới.<br />

Biện pháp mang tính… quang học<br />

này nhằm mục đích hạn chế tối đa sự<br />

thiếu ý thức tự giác trong học tập của<br />

các Cóc khi phong trào chơi game và<br />

chat chít trong giờ học đang rộ lên<br />

một cách báo động. Do lượng sinh<br />

viên đông, không trách khỏi việc có<br />

nhiều laptop giống nhau, nhà trường<br />

đang nghiên cứu thêm “nhãn vở” dành<br />

cho các laptop và phong trào thi đua<br />

“vở sạch chữ đẹp” nay sẽ chuyển thành<br />

“vỏ sạch phím đẹp”.<br />

9X = 9 “xỉu”<br />

Khoá 4 với đa phần là các Cóc 9X<br />

bước vào trường đem lại một thế hệ<br />

Cóc mới với tỷ lệ ngất xỉu trong tháng<br />

rèn luyện nhiều hơn hẳn. Không biết<br />

có phải chuyển sang thế hệ đầu 9 thể<br />

trạng của các Cóc đang yếu đi hay tại<br />

K4 đợt này có quá nhiều Cóc được<br />

sống trong chiều chuộng nên không<br />

quen chịu khổ.<br />

Các Cóc K4 ngất xỉu trong nhiều<br />

tình huống rất ly kỳ, nếu ai được nghe<br />

kể lại qua giọng văn của anh Dũng Đê<br />

tê (Giám đốc Trang trại Cá sấu) thì chắc<br />

còn tưởng tượng ra biết bao điều rùng<br />

rợn. Có Cóc nữ vào phòng nam vô tình<br />

quên gõ cửa, các Cóc nam thì đang<br />

chơi “tá lả lột đồ”, một số đã bị lột gần<br />

hết. Cô Cóc này shock lăn ra ngất.<br />

Có cô Cóc lười ăn để giữ eo, thêm<br />

tiền sử yếu tim, bỏ ngoài tai những<br />

lời can gián, vẫn khoác ba lô đi hành<br />

quân, kết quả là được đi về bằng xe<br />

máy theo tư thế có người bế, truyền<br />

thêm mấy chai nước vào người. Có<br />

chàng Cóc thì cất cao lời ca trên đường<br />

hành quân, được một lúc hụt hơi cũng<br />

lăn ra ngất… Về bạn bè quan tâm quá,<br />

anh chàng này ngất thêm lần nữa cho<br />

thoả lòng chăm sóc của anh em.<br />

Có bạn thì đang nghe nhạc cũng<br />

lăn ra ngất, có bạn to khoẻ như Lý Đức,<br />

chống đẩy chỉ dùng một tay, đi hành<br />

quân cắm trại về cũng lăn ra ngất làm<br />

bạn bè phải chung sức mới chuyển đi<br />

viện được. Chuyện nhức đầu sổ mũi,<br />

đau bụng, dẫm phải đinh, mụn nhọt,<br />

ghẻ… thì diễn ra như cơm bữa.<br />

Các Cóc đã gây một ấn tượng<br />

mạnh với đội ngũ y bác sỹ nhờ tần suất<br />

“đi viện” của mình, có Cóc đi viện nhiều<br />

lần nên khá kinh nghiệm, dám tự tay<br />

thay chai nước đang chuyền vào ven.<br />

Có Cóc ngồi chờ truyền nước lâu quá,<br />

hết cầm chai nước… lắc lắc cho nhanh<br />

hết () lại còn nhăm nhăm đòi uống<br />

nước cho nhanh vì đằng nào chả vào<br />

người (!!!).<br />

Thầy Quang “tròn” thầy Quân “khai”<br />

(NH3) thì cứ méo mặt với hoá đơn taxi<br />

và hoá đơn thuốc, thầy Miên “kều” thì<br />

chuột rút cả tay vì bế các bệnh nhân,<br />

thầy Phong (quân sự) thì xe máy biến<br />

thành xe thồ, gẫy cả giảm xóc. Tuy<br />

nhiên nghe nói cũng đã xuất hiện<br />

những “Chuyện tình nhà thương” giữa<br />

các bệnh nhân chung cảnh ngộ. Nghe<br />

phong thanh, thầy Quang tròn cũng<br />

phải lòng một chị y tá luống tuổi, da<br />

hơi nhăn nhưng còn khá xinh. Âu cũng<br />

là mất cái này thì được cái nọ mà.<br />

Tiếng động lạ trong<br />

giờ tập Vovinam.<br />

Khoá 4 học Vovinam ngay trong<br />

tháng rèn luyện như một môn chính<br />

khoá bình thường. Do chậm chạp<br />

trong việc đóng tiền mua võ phục nên<br />

mất hơn một tuần đầu, các Cóc K4<br />

phải mặc quân phục để tập võ.<br />

Do đũng quần thiết kế cho hành<br />

quân có đôi chút khác biệt với đũng<br />

quần dành cho tập võ nên khi mặc<br />

quân phục tập võ thì thoảng xen lẫn<br />

tiếng còi, xen lẫn tiếng “hây”, chúng<br />

ta còn nghe rõ mồn một những tiếng:<br />

“roạc”, “toẹt”, “rét”… đầy ngẫu hứng.<br />

Kèm theo đó, thi thoảng lại có Cóc xin<br />

phép thầy nghỉ tập để ngồi nhìn bạn<br />

bè tập với lý do rất đáng yêu là: “Ăn<br />

mặc hở hang, sợ viêm họng” (!).<br />

Cướp thức ăn của các thầy<br />

Tại trại Cá sấu FU không ai không<br />

biết tới Trang “Ma Bư”, một cô gái có<br />

gương mặt rất baby, giọng nói rất<br />

đáng yêu, lúc nào cũng lăm lăm bát<br />

đũa lảng vảng gần phòng các thầy cô<br />

vào giờ ăn cơm.<br />

Với lợi thế giọng nói xin xỏ rất thảm<br />

thiết, nàng thường lăn xả vào mâm<br />

của các thầy, miệng nói tay gắp lia lịa,<br />

đầy bát là bỏ chạy, mặc cho các thầy<br />

ngồi nhai cơm trệu trạo, mắt long lanh<br />

nước. Cực chẳng đã, các thầy cô quyết<br />

định cử một người ở nhà trông... nhà.<br />

Thấy có vẻ khó khăn, Ma Bư lại lý luận<br />

là chỉ vào xin nước canh để về ăn mì<br />

cho nó đỡ khô (). Sau khi đồng ý cho<br />

nàng vào lấy canh, các thầy cô nước<br />

mắt lại long lanh và hiểu ra một điều:<br />

“Mọi sự nhẹ dạ đều phải trả giá”.<br />

No.12 October 2008 I<br />

57


Cóc cười<br />

Đã cười là phải sướng, đã sướng là phải cười<br />

1Azy là một cậu bé rất thích tô<br />

vẽ. Một hôm cô giáo mời cha<br />

của Azy đến gặp, khắp mình dán đầy<br />

bông băng, ông vừa lê bước vào đã<br />

nghe cô giáo kể tội con mình:<br />

- Bác xem này! Em Azy vẽ con ruồi<br />

lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập<br />

một nhát, chảy cả máu tay.<br />

- Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn cái<br />

thân tôi xem, đây là hậu quả của việc<br />

cháu nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh<br />

đấy.<br />

2Thời sinh viên, DũngĐT nổi<br />

tiếng là một cậu sinh viên hiếu<br />

động.<br />

Một hôm, trong giờ sinh vật, cô<br />

giáo hỏi:<br />

- Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng<br />

dẹt vậy<br />

DũngĐT hăng hái giơ tay:<br />

- Thưa cô, vì nó bị con cá voi xxx!<br />

Cô giáo không kiềm chế nổi:<br />

- Cậu ra khỏi lớp học, và nếu không<br />

có giấy phép phụ huynh thì đừng có<br />

quay lại lớp. Chúng ta tiếp tục buổi<br />

học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của<br />

con tôm lại to và lồi ra thế không<br />

DũngĐT đã ra tới cửa:<br />

- Đơn giản là con tôm cũng có mặt<br />

ở cạnh đó và trông thấy tất cả...<br />

3Đã sắp đến ngày giáng sinh,<br />

Bupbebac viết một bức thư:<br />

“Thưa ông già Noel, cháu nghe nói<br />

ông có rất nhiều phép màu, vậy ông<br />

có thể tặng cháu một đứa em trai được<br />

không”<br />

Vài ngày sau, Bupbebac nhận được<br />

thư trả lời của ông già Noel: “Được<br />

thôi. Cháu hãy gửi mẹ cháu đến cho<br />

ông nhé! “<br />

4Một phóng viên tìm đường tới<br />

FU để thực hiện phóng sự về<br />

sinh viên. Anh ta hỏi một cậu sinh viên<br />

đang đứng bên đường:<br />

- Cậu có thể chỉ đường cho tôi đến<br />

FU được không<br />

Cậu sinh viên leo lên xe. Họ đi<br />

khoảng 10 km, khi đến trước một căn<br />

nhà nhỏ, cậu sinh viên nói:<br />

- Anh ơi dừng lại ở đây!<br />

Anh phóng viên dừng xe, nhìn<br />

ngôi nhà, ngạc nhiên:<br />

- Nhưng đây đâu phải là FU<br />

- Đây là nhà của tôi. – Cậu sinh viên<br />

trả lời. - Nếu anh muốn đến FU thì<br />

quay lại 10 km, sau đó rẽ phải là nhìn<br />

thấy nó ngay thôi.<br />

HA bản tính vốn tính sạch<br />

5 sẽ. Hôm nào đi làm về cũng<br />

hùng hục quét nhà, lau nhà đến tận<br />

lúc lên giường ngủ. Một buổi, do bận<br />

biên tập báo Cóc Đọc nên HA về nhà<br />

muộn. Vừa bước vào nhà, đã thấy sàn<br />

nhà ngập đầy vỏ chai, cốc chén bẩn và<br />

thức ăn thừa. Trên bàn có mảnh giấy<br />

của KimTG: “Xin lỗi em yêu, anh ngủ<br />

trước. Ngày mai anh sẽ dậy sớm dọn<br />

dẹp!”.<br />

Thấy chồng cũng có ý thức và<br />

thương vợ đi làm vất vả, HA chẳng giận<br />

dỗi gì mà còn tiện tay quét dọn luôn.<br />

Lúc leo lên giường, có một mảnh giấy<br />

khác để trên gối: “Cám ơn em yêu!”.<br />

Trong giờ SE, thầy giáo thuyết<br />

6 trình: Chỉ 10 năm nữa thôi,<br />

phần mềm nhúng sẽ thống trị thế<br />

giới công nghệ thông tin. Tất cả các<br />

loại máy móc đều được nhúng các<br />

phần mềm để chạy tự động. Các cậu<br />

sẽ quen dần với việc viết các chương<br />

trình phần mềm để phục vụ cho<br />

những cố máy hiện đại nhất. Ví dụ: Với<br />

máy chế biến thức ăn, chỉ cần nhét con<br />

bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc<br />

xích chạy ra.<br />

Ngọc Ụt ngồi trong lớp, mắt nhìn<br />

xa xăm ước mơ. - Em sẽ viết phần mềm<br />

cho chiếc máy ngược lại, nhét xúc xích<br />

vào một đầu, đầu kia ra một con bò!<br />

Thầy giáo nghe thấy bèn hỏi:<br />

- Anh bao nhiêu tuổi<br />

- Dạ, 20.<br />

- Không cần mơ ước đâu vì 21 năm<br />

trước đã có chiếc máy như vậy rồi.<br />

DũngĐT và Miên kều ngồi<br />

7 nhâm nhi trong một quán ở<br />

Xuân Hòa. Miên kều triết giáo:<br />

- Uống rượu là phải biết kiềm chế.<br />

Uống sao cho sướng nhưng không để<br />

say. Vẫn đủ tỉnh táo để làm mọi việc.<br />

Chú vẫn còn non lắm, uống lúc nào<br />

cũng lướt khướt thì làm được gì<br />

Nghe nói thế, Dũng ta thách Miên<br />

đi đá bóng thi và chấp kều 2 chai Lúa<br />

Mới. Sau khi hùng hục sút vẫn không<br />

ăn được Dũng, Miên kều chịu thua và<br />

hỏi bí quyết. Lúc đó DũngĐT mới tiết<br />

lộ:<br />

- Quan niệm của ông sai lầm ngay<br />

từ đâu rồi. Rượu đã không uống thì<br />

thôi, mà đã uống là phải say. Uống dở<br />

dở ương ương như ông mới không<br />

làm được gì. Đơn giản là tôi phải uống<br />

nhiều như vậy mới được. Nếu uống chỉ<br />

đủ để chuếnh choáng, tôi sẽ nhìn quả<br />

bóng thành hai và tôi sẽ sút trượt chủ<br />

yếu sang bên cạnh. Còn nếu tôi uống<br />

thật sự đủ đô, tôi sẽ nhìn một quả<br />

bóng thành ba và như vậy, tôi chỉ việc<br />

sút vào chính quả ở giữa.<br />

Trẻ con thời nay<br />

58 I No.12 October 2008


Ao làng -<br />

Nơi ộp oạp của họ nhà Cóc<br />

Cóc Tổng biên tập<br />

TS. Lê Trường Tùng<br />

Cóc Phó Tổng biên tập<br />

ThS. Nguyễn Xuân Phong<br />

Cóc Cố vấn<br />

TS. Nguyễn Khắc Thành<br />

TS. Phan Phương Đạt<br />

TS. Trần Nam Dũng<br />

Cóc Thư ký tòa soạn<br />

Nguyễn Hoài Anh<br />

Cóc Biên tập<br />

Nguyễn Thị Thu Hiền<br />

SV Đỗ Thị Hải Vân<br />

SV Phạm Thái Hoàng<br />

SV Hoàng Mai Thịnh<br />

Cóc Thiết kế<br />

H&Tiên<br />

Ao Cóc<br />

15B Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội<br />

Điện thoại: 84-4-7688922<br />

Fax: 84-4-7687718<br />

Email: cocdoc@fpt.com.vn<br />

Lưu hành nội bộ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!