12.07.2015 Views

Về Kẻ Chợ và Kattigara qua trình bày của Ngô Đức Thọ - Viet-studies

Về Kẻ Chợ và Kattigara qua trình bày của Ngô Đức Thọ - Viet-studies

Về Kẻ Chợ và Kattigara qua trình bày của Ngô Đức Thọ - Viet-studies

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Về Kẻ Chợ và <strong>Kattigara</strong> <strong>qua</strong> trình bày của Ngô Đức ThọNguyễn Trường HoanA.Dẫn nhập.B.Niên đại từ điển Hán-Nôm “Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa”C.Kẻ Chợ-Giao Chỉ-<strong>Kattigara</strong>A. DẪN NHẬPTại Hội thảo 1000 năm Văn học Thăng Long-Hà Nội 1 , PGS.TS. Ngô Đức Thọ đã đọc bảntham luận về “Kẻ Chợ (<strong>Kattigara</strong> xa xăm thân yêu)” 2 , gồm 2 nội dung riêng biệt:- Dựa vào khảo cứu của chính tác giả về sự hiện diện của từ “Kẻ Chợ” 3 trong thư tịch HánNôm. Phần nầy tác giả chủ yếu trích lại một nghiên cứu đã công bố của chính ông 4 vềnăm khắc in bản “Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa”, theo đó nếu chứng minh được niên đại1401 của bản văn Nôm cổ, ta cũng tìm được niên đại sớm nhất của “Kẻ Chợ” vốn xuấthiện trong sách nầy.- Tán đồng đề xuất của Bình Nguyên Lộc (1971) và Vũ Hữu San (2004) về khả năng KẻChợ chính là <strong>Kattigara</strong> trong quyển Geographia của Ptolémée thời Hy Lạp cổ đại. Ngoàira, theo một nhận xét ngắn của Edouard Chavannes (1894), “Giao Chi” trong tiếng Háncó thể bắt nguồn từ việc phiên âm địa danh “Kẻ Chợ” của người Việt.Bài viết dưới đây sẽ phân tích các sai lầm của ông Thọ khi xác định niên đại bản khắc in ChỉNam Ngọc Âm đồng thời đề nghị một cách nhìn dè dặt trong việc tìm hiểu vị trí của <strong>Kattigara</strong>cổ đại trên bản đồ ngày nay.B. NIÊN ĐẠI TỪ ĐIỂN HÁN-NÔM “CHỈ NAM NGỌC ÂM GIẢI NGHĨA”Trong phần nầy, tôi sử dụng phiên bản đăng trên Thời Đại Mới (số tháng 7-2005): “Thông tinmới nhất về Chỉ Nam Ngọc Âm” là bản trình bày đầy đủ nhất <strong>qua</strong>n điểm và lập luận của TS.Ngô Đức Thọ. Để độc giả tiện theo dõi, từ đây sẽ viết tắt là “Ngô Đức Thọ (2005)” 5 .Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu cho rằng CNNÂGN là “Bộ từ điển song ngữ Hán-Việt (Nôm), chia thành 40 mục (Q Thượng 30 mục, Q Hạ, 10 mục) giải thích khoảng 3400 từngữ Hán ra tiếng Việt, theo lối nói có vần, chủ yếu là thơ lục bát”, hiện có 3 truyền bản in vàchép tay được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm: AB.372, VNv.201, AB.163.TS. Trần Xuân Ngọc Lan là người có công trình khảo cứu, phiên âm và chú giải tường tậnquyển CNNÂGN, do NXB KHXH Hà Nội xuất bản năm 1985. Theo bà 6 , có thể kể thêm cácbản in khác của thư viện Société Asiatique (Paris), của các ông Nguyễn Tài CNn, Phùng Uôngvà Ngô Đức Thọ.Về thời điểm xuất hiện các truyền bản, Trần Xuân Ngọc Lan (1985) và Ngô Đức Thọ (2005)đều ghi nhận:


2. Chữ viết đặc biệt trong tờ 33a, CNNÂGNHình 1. Chữ viết đặc biệt tờ 33a, nghi vấn kiêng húy. Nguồn: Ngô Đức Thọ (2005)Chữ nghi vấn nằm trong phần Tàm thất đệ thập ngũ 12 của CNNÂ giải nghĩa các từ ngữHán liên <strong>qua</strong>n đến việc trồng dâu nuôi tằm. Xin dẫn bản dịch của bà Trần Xuân Ngọc Lan vàicâu tham khảo:Tàm Thất vây kín buồng tằmLong Khuôn sàn cũi đóng cầm phẳng ghê.…Tàm Nga bay đỗ cái ngàiNga Chủng là trứng dưỡng nuôi giữ giàngLong Tinh con tằm hóa nênHồng Tàm hầu chín hóa nên tằm già…Khuôn giá vuông vức cái khungSào Ty ươm đã 13 tơ vàng tốt saoCNNÂGN trước hết là một quyển tự điển Hán-Nôm. Việc xét sự liên <strong>qua</strong>n về mặt ngữ nghĩagiữa từ ngữ Hán và phần dịch nghĩa ra tiếng Việt (Nôm) là rất <strong>qua</strong>n trọng. Khi xem nhưmột chữ húy và tìm cách đọc chữ kiêng húy là Hỏa (Khỏa) 踝 , ông Thọ đã quên mất điều nầy.Thay Sào bằng Hỏa như ông Thọ đề nghị, ta sẽ có:Hỏa Ty ươm đã tơ vàng tốt sao.Vấn đề ở chỗ chữ Hỏa (Khỏa) 踝 có nghĩa là “gót chân” hoặc “mắt cá chân”, không liên<strong>qua</strong>n gì đến việc ươm tơ hay nghề dâu tằm tơ và như vậy sai mục đích của người soạn tự điển.


Ngược lại nếu vẫn chấp nhận chữ đặc biệt ấy là dạng thức cách điệu của chữ Sào, tôi đề nghịlà chữ Sào bộ Mịch 繅 , ta có thể lý giải rõ ràng hơn. Thiều Chửu Tự Điển cho nghĩa chữ Sàobộ Mịch 14 là: ươm tơ, kéo tơ ở cái kén ra gọi là sào. Ty là tơ tằm, vậy Sào Ty hoàn toàn đồngnghĩa với ươm đã tơ vàng tốt sao.Hình 2. Chữ Sào, Thiều Chửu Tự Điển, trang 496, NXB TPHCM (1990)Tra chữ Sào bộ Mịch trong các từ điển lần lượt ta có: Khang Hy cho nghĩa dịch kiển xuất tidã, Thuyết Văn Giải Tự dịch kiển vi ti dã, Trung-Anh draw, reel silk from cocoon, nghĩatương ứng trong tiếng Việt là gỡ mối tơ từ kén tằm.Ngô Đức Thọ (2005, tr. 4) chỉ xét chữ Sào chính tự có nghĩa là tổ, tổ chim nên không nhận rađiểm nầy.3. Âm Hán-Việt của chữ 踝 (không có ký hiệu kiêng húy)Chữ 踝 được Trần Xuân Ngọc Lan (1985) đọc là Khỏa trong câu:Cước Khỏa hai chân con KhoaiTuy nhiên, ông Ngô Đức Thọ lại khẳng định chữ đang khảo sát có âm Hán Việt là Hỏa, tríchnguyên văn:“Không rõ chữ 踝 mà tác giả (tức TS.TXNL) phiên là Khỏa có căn cứ theo từ điển nàohay không, nhưng tôi tra thấy Khang Hi cho âm Quảng Vận là Hồ Ngõa thiết = Hỏa. Đềphòng còn có âm khác nên phải tìm cả trong Ngọc Thiên, cũng vẫn là Hồ Ngõa thiết. Tấtcả đều cho âm Hán Việt là Hỏa.”Phiên thiết có thể đưa ra gợi ý tốt nhưng không nhất thiết cho ra cách đọc Hán-Việt đúngtrong mọi trường hợp. Lấy một thí dụ của học giả Đào Duy Anh trong quyển Chữ Nôm,Nguồn gốc-Cấu tạo-Diễn biến (NXB KHXH, Hà Nội 1975, tr. 111) 15 , “có chữ 刊 ta đọc âmHán Việt là San mà sách Đường vận chua là Khổ-Hàn=Khan”. Cũng chữ Khan/San bộ Đaođó, Thiều Chửu chú giải “tục quen gọi là San” sau khi dẫn âm Khan theo cách phiên thiết Hánngữ.Tương tự, tôi tra chữ 踝 trong Thiều Chửu cũng nhận được kết quả giống Trần Xuân NgọcLan (1985): “Ta quen đọc là chữ Khỏa”.Hình 3. Chữ Hõa/Khỏa, Thiều Chửu Tự Điển, trang 660, NXB TPHCM (1990)Một thí dụ khác là chữ 裸 bộ Y, Khang Hy Đường Vận phiên Lang Quả thiết = Lõa, TậpVận phiên Lỗ Quả thiết=Lõa, bính âm luǒ. Trong khi đó, chữ nầy hay gặp trong từ “khỏathân”, cả Thiều Chửu và từ điển Vũ Văn Kính (1991) đều xác định âm Hán Việt quen đọc làkhỏa (hoặc lỏa).


Hình 4. a) Thiều Chửu (sđd tr.606); b) Từ điển Vũ Văn Kính (1991, tr.397)Còn nhiều dẫn chứng khác về giới hạn của phiên thiết đối với cách đọc Hán Việt, xin để bạnđọc tìm hiểu thêm: Nhân 因 , Nhất 一 , Tỉ 比 , Phiến 扇 , Lăng 陵 , Thăng 昇 …4. Toàn Thư viết kiêng húy chữ Hỏa 火 ?Ngô Đức Thọ (2005) dành một đoạn khá dài để bàn về chữ Hỏa được viết biến dạng tại trang33a, Kỷ nhà Trần, Toàn Thư bản Chính Hòa. Nhận định dựa trên ảnh chụp một phần trang33a do chính ông Thọ đưa lên. Tuy nhiên, ảnh chụp trang 33a Toàn Thư bản Chính Hòa trongấn bản 1993 của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) 16 lại cho thấy chữ Hỏa đang khảosát được khắc nét rất chun, như ở các trang khác.Hình 5. Ảnh chụp trang 33a Toàn Thư bản Chính Hòa trong ấn bản 1993 của NXB KHXH.Nguồn: VNPF


Hình 6. Giả thuyết của PGS.TS. Ngô Đức Thọ. Nguồn: Ngô Đức Thọ (2005)Nếu ông Thọ có trong tay một bản in khác với bản Chính Hòa 1697 thì ông cần dẫn nguồn.Bằng không, giả thuyết của ông về việc Toàn Thư viết kiêng húy chữ Hỏa 火 hoàn toànkhông có cơ sở.5. Tên húy vua Hồ Hán ThươngCha con hai vua Hồ Quý Ly – Hồ Hán Thương từng sống dưới đời Trần và chỉ cầm quyềnkhoảng 7 năm kể từ khi cướp ngôi nhà Trần. Những đặc điểm về tên húy, kiêng húy nếu có,sẽ gần với đời Trần hơn đời Lê. Chúng ta có thể suy luận về một thể thức, đặc điểm kiêng húymới xuất hiện trong 7 năm chiến cuộc ngắn ngủi của nhà Hồ và đặc điểm ấy ghi dấu phần nàođó trong các văn bản đời Lê, tuy nhiên, điều này có rất ít khả năng xảy ra.Đoc lại Bước đầu nghiên cứu chữ húy đời Trần của Ngô Đức Thọ (1986), tôi ghi nhận:“Các chữ húy đã kể trên đây, chúng ta có thể thấy các vua Trần hầu hết đều chọn nhữngchữ “hóc hiểm” để đặt tên. Những chữ ấy phần nhiều đều có nghĩa từ vựng rất đẹp (…).Thậm chí có những chữ như Sủy (trên chữ Hỏa + dưới chữ Trường) do ANCL ghi, thìngay cả tự điển Ngọc Thiên (dẫn trong Khang Hy) cũng ghi là không rõ nghĩa gì. (…)Có thể thấy dụng ý của người đặt tên, cốt cho tên húy các vua khỏi trùng với tên của dânthường. Và cũng do những chữ ấy rất ít khi xuất hiện trên giấy tờ sách vở nên người viếtsách chép sách cũng đỡ phải xử lý việc kiêng húy. Nhưng cũng do đặc điểm này, trongtình hình các văn bản thư tịch, bi kí đời Trần hiện còn rất ít, xác suất tìm thấy nguyênmẫu chữ húy của các vua Trần là rất thấp”.Cũng theo Ngô Đức Thọ (1986), các vua Trần đã dùng những “tên giả” trong <strong>qua</strong>n hệ ngoạigiao với nhà Nguyên, đề phòng việc quân giặc phạm tên húy của tông miếu và uy tín củavương triều. Như vậy, không có hy vọng tìm thấy tên húy các vua Trần trong Nguyên sử.Quay lại <strong>qua</strong>n hệ/cuộc chiến Đại Ngu-Minh, tình hình khác hẳn vì chung cuộc nhà Hồ đã thấtbại và mất nước. Sử chép nhiều về việc nhà Minh tịch thu sách vở 17 , đem người tài nước Namvề phương Bắc. Sách vở, văn bia còn lại phải đem đốt hoặc phá hủy tất cả, “một chữ không đểsót”. Phạm Hoàng Quân (2010) 18 so sánh các chi tiết sử liệu giai đoạn nầy, được biên chéptrong Toàn Thư và Minh Thực Lục, đã nhận định:“So với văn bản Minh Thực Lục thì tên các nhân vật đại thể tương đồng, tuy nhiên MinhThực Lục chép rất rõ về chức vụ, tước vị, huân công,… của từng người. (…). Nếu như sử<strong>qua</strong>n nhà Minh không tham khảo trực tiếp từ văn khố nhà Hồ thì không thể có đượcnhững chi tiết này. Nếu nghiên cứu về <strong>qua</strong>n chế, các văn bản loại này ít ra cũng cho đượcmột sưu tập chức tước khá dày dặn, để tiếp nối những khoảng trống mà Phan Huy Chú vìđiều kiện tư liệu đã chép rất sơ lược hoặc phải bỏ ngỏ. (…). Rõ ràng là các sử <strong>qua</strong>n nhàLê/Đại Việt chỉ có thể nghe biết về các sự kiện trên và vì không đủ điều kiện để thu thậpcác số liệu cụ thể, nên chỉ nêu thông tin đại khái mà thôi.”


Vì những lý do kể trên, tên húy của Hồ Hán Thương, nếu được ghi nhận trong sử nhà Minh sẽcó mức độ khả tín cao hơn Toàn Thư. Theo hướng nầy, giở lại Minh Thực Lục, thấy tên húyHồ Hán Thương được chép bằng một mẫu chữ lạ (trên là chữ Đại 大 , dưới là chữ Hỗ 互 19 ):Bản dịch tiếng Anh của Geoffrey Wade (NUS, Singapore) 20 phiên âm là [Hu] Di. Khang HyTự Điển cho rằng chữ đang khảo sát (húy tên vua Hán Thương) là tên người, thấy trong“An Nam chí”, và cùng âm cùng nghĩa với chữ 奃 (trên Đại 大 , dưới Để 氐 ) 21 .Phiên thiết và trực âm của chữ 奃 trong Quảng Vận, Tập Vận, Vận Hội (theo Khang Hy) là :Đô Hề thiết, âm Đê. Tập Vận còn cho các phiên thiết khác như : Điển Lễ thiết, âm Để; ĐinhKế thiết, âm Đế. Chữ 奃 còn được dùng như phó từ, tương đương với “đại để”, “đại khái” 22 .Tóm lại, theo sử nhà Minh, nhiều khả năng đã tham khảo trực tiếp từ văn khố nhà Hồ, tên húycủa vua Hồ Hán Thương là một chữ thuộc bộ Đại, âm Hán Việt có thể là Đê/Để/Đế nhưngkhông thể là Hỏa. Không loại trừ trường hợp đó là chữ Đại được viết kiêng húy. Chữ húy nàyhoàn toàn phù hợp với nhận định của Ngô Đức Thọ (1986) về cách các vua Trần chọn chữ“hóc hiểm” để đặt tên, như đã dẫn. Vì lý do tam sao thất bản nào đó nên Toàn Thư bản ChínhHòa (1697) chép thành Hỏa (vốn gần giống chữ Đại).Phụ chú : Ngô Đức Thọ (2005) xác định chính tự tên húy của Hồ Hán Thương là Hỏa (Khỏa)踝 , tôi không thấy bị thuyết phục. Lẽ đơn giản, không ai lấy một chữ có nghĩa “gót chân” hay“mắt cá chân” để đặt tên cho vua.6. Dị biệt Hỏa Vân Sơn/Lâu và Đại Vân Sơn/LâuNgô Đức Thọ (2005) đặt vấn đề về dị biệt giữa Toàn Thư và Đại Việt Sử Lược xung <strong>qua</strong>nhmột ngôi lầu và một ngọn núi thời vua Lê Đại Hành, theo đó chữ Hỏa từ thời Tiền Lê sangđến thời Hậu Lê đã đổi thành Đại vì lý do kỵ húy đời vua Hán Thương. Ở đây, ông phạm lỗitrích dẫn không đầy đủ.Tôi chép lại nguyên đoạn văn có liên <strong>qua</strong>n đến sự kiện năm 984 trong ĐVSL và Toàn Thư đểbạn đọc hình dung :ĐVSL : (Giáp Thân) Thiên Phúc tứ niên, tạo Bách Bảo Thiên Tuế điện vu Hỏa VânSơn, kì trụ khỏa dĩ kim ngân, đông kiến Phong Lưu điện, tây kiến Vinh Hoa điện, tảkiến Bồng Lai điện, hữu kiến Cực Lạc điện, thứ cấu Hỏa Vân Lâu, liên khởi TrườngXuân điện, kì trắc khởi Long Lộc điện, cái dĩ ngân ngõa.Toàn Thư : Giáp Thân ngũ niên [Tống Ung nguyên niên]. Hi Xuân, nhị nguyệt, chúThiên Phúc tiền. Đại hưng cung thất : Tạo Bách Bảo Thiên Tuế điện vu Đại Vân Sơn,kì trụ trang chi dĩ kim ngân, vi thị triều chi sở, đông viết Phong Lưu điện, tây viết TửHoa điện, tả viết Bồng Lai điện, hữu viết Cực Lạc điện. Thứ cách Đại Vân lâu, liênkhởi Trường Xuân điện, trắc hựu khởi Long Lộc điện, cái dĩ ngân ngõa.Ngoài dị biệt Hỏa Vân Sơn/Lâu – Đại Vân Sơn/Lâu ta còn thấy dị biệt Vinh Hoa điện – TửHoa điện. Chấp nhận lỗi « tam sao thất bản » cho cả 2 trường hợp chữ HỏaĐại và chữVinhTử, sẽ không còn gì bàn tiếp. Ngược lại, nếu đặt nghi vấn việc kiêng húy chữ Hỏa thìcũng phải đặt cùng nghi vấn đó cho chữ Vinh. Trường hợp sau, ta lại có nhiều phản thí dụ về


tên các nhân vật mang chữ Vinh trong Toàn Thư như Lương Thế Vinh, Lê Tông Vinh nên cóthể loại trừ việc Toàn Thư đời Lê kiêng húy chữ Vinh. Không lẽ lại phải nêu giả thuyết tênhúy vua Hồ Quý Ly là Vinh?Hình 7. Việt Sử lược, phần chép về Đại Hành Vương. Nguồn: CADAL7. Sơ kếtHình 8. Toàn Thư bản Chính Hòa, kỷ nhà Lê, trang 16b. Nguồn : VNPFTất cả các giả thuyết của Ngô Đức Thọ (2005) đều xoay <strong>qua</strong>nh chữ Hỏa và chứng minh việckiêng húy chữ Hỏa trong CNNÂGN có liên <strong>qua</strong>n đến đời vua Hồ Hán Thương. Khảo sát ởtrên cho phép tôi kết luận: không một luận điểm nào của ông Thọ đủ sức đứng vững. Thựcvậy :


• Chữ viết đặc biệt mà ông Thọ nêu là chữ Sào bộ Mịch, xét theo ý nghĩa mục từ vàmục đích của người làm tự điển, do vậy không phải là chữ kiêng húy. Giả sử đó là chữ踝 được viết kiêng húy thì âm Hán Việt của nó quen đọc là « khỏa».• Toàn Thư không viết kiêng húy chữ Hỏa tại trang 33a.• Tên húy của vua Hồ Hán Thương là Đại/Đê/Đế theo Minh Thực Lục, Minh Sử kỷ sự.Nhiều khả năng là sử gia nhà Minh đã tham khảo trực tiếp từ văn khố nhà Hồ nên mứckhả tín cao hơn Toàn Thư trong những chi tiết không ảnh hưởng đến quyền lợi hay thểdiện của Trung Quốc. Nói cách khác, Toàn Thư đã lầm tên húy vua Hán Thương làHỏa.• Sai biệt Hỏa Vân Sơn / Đại Vân Sơn giữa Đại Việt Sử ký và Toàn Thư, Cương Mụcchỉ nên giải thích là lỗi « tam sao thất bản », tương tự với sai biệt Vinh Hoa điện / TửHoa điện trong cùng một sự kiện, một đoạn văn. Đặt ra giả thuyết kiêng húy chotrường hợp đầu sẽ gây khó xử cho trường hợp sau.Phủ nhận kết quả của Ngô Đức Thọ (2005) không có nghĩa rằng tôi phủ nhận mọi nghiên cứunhằm chứng minh niên đại 1401 của bản khắc in Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa. Nếu quảthực đó là nghiên cứu nghiêm túc, xây dựng trên cơ sở cứ liệu vững chắc, tôi rất vui lòng đónnhận.C. KẺ CHỢ - GIAO CHỈ - KATTIGARA1. Dẫn sai nguồn tài liệuNgô Đức Thọ (2010) 23 giới thiệu “tấm bản đồ Đông Dương xuất bản năm 1881” và nhận xét“trong đó thậm chí ở vị trí Hà Nội không đề tên Hanoi mà ghi tên Kesho – Có thể hiểu ngườisoạn bản đồ rất quý địa danh cổ Kesho hơn Hà Nội mới có từ thời Minh Mệnh (1832)”. Lời“tán” nầy vô giá trị vì ông đã dẫn sai tài liệu.Hình 9. a)Bìa và b)bản đồ được giới thiệu trong Ngô Đức Thọ (2010)Trên tờ bìa hình 9a) có thể đọc như sau: Carte de l’Indo-Chine Orientale dressée par M.J.I.Dutreuil de Rhins (1881) 24 . Nội dung của bản đồ tương ứng có thể xem tại hình 10, HaNoï được in rõ ràng, đậm nét, có chú thích Kecho ngay bên dưới trong ngoặc đơn.


Hình 10. Chi tiết tấm bản đồ tương ứng với tờ bìa hình 9a). Nguồn : WDLẢnh 9b) do ông Thọ dẫn là một phần tấm bản đồ do hãng Covens et Mortier cho vẽ vàokhoảng 1760, xuất bản ở Amsterdam và hiện đang nằm tại Thư viện Quốc gia Brazil, có thểtham khảo trên mạng tại trang Bibliothèque Numérique Mondiale (WDL). Nhan đề tiếng Phápcủa bản đồ nầy: Carte d’une partie de la Chine, les isles Philippines, de la Sonde, Moluques,de Papoesi. Từ 9b) đến 9a) là khoảng cách 120 năm, muốn lầm cũng rất khó, nhưng thực tếông Thọ đã làm được việc khó ấy.Lỗi dẫn sai nguồn bản đồ tuy không ảnh hưởng nhiều đến nội dung toàn bài nhưng lại đặt dấuhỏi về độ tin cậy của những tài liệu mà ông Thọ sử dụng. Nếu là bài nghiên cứu nghiêm túc,hành động nầy, dù vô tình hay hữu ý, có thể bị coi là ngụy tạo dẫn chứng để có kết quả đẹp.Nhận xét ngoài lề, bản đồ Covens et Mortier (C&M, Hình 9b) ra đời trước An Nam Đại QuốcHọa đồ (Taberd ~1838) gần 80 năm nhưng về kỹ thuật, hình dạng bờ biển, tọa độ tương đốichính xác nếu so với bản đồ hiện đại. Đường kinh tuyến gốc sử dụng là El Hierro (Méridiende l’Île de Fer, 18°02’W), vốn thấy ở nhiều bản đồ của Âu châu trước 1794. Bản đồ nầy cógiá trị tham khảo ít ra ở 2 điểm :- cung cấp thông tin về địa danh của Việt Nam TK 18 dĩ nhiên <strong>qua</strong> cách ghi của ngườiHoà Lan. Ngoài Kẻ Chợ-Hà Nội, ta còn thấy rất nhiều địa danh khác bắt đầu bằng Kẻ :Kẻ Đông, Kẻ Tây, Kẻ Nam, Kẻ Bắc, Ke-voy, Ke-toy, Ke-hoy, Ke-fau, Ke-len và KẻHóa (Huế?). Từ điển Việt-Bồ-La (1651 tr. 354) của Alexandre de Rhodes từng đưa ramột định nghĩa về chữ Kẻ (nơi chốn) thông <strong>qua</strong> thí dụ : “Mầy ở kẻ nào? ”.- hình ảnh đương thời của các đảo, quần đảo trên Biển Đông. Vị trí của Bãi ngầmMacclesfield không khác ngày nay, được chua là de Engelsche Banc of Maceles fields.Đảo Hoàng Sa (I.Pracel) cũng nằm đúng vị trí ngày nay và được vẽ chung với dảiBaixos de Pracel chạy dọc song song theo bờ biền miền Trung. Baixos de Pracel 25 lạiứng với quần đảo Hoàng Sa-Vạn Lý Trường Sa trong Đại Nam Nhất thống toàn đồ.


Hình 11. Một phần của bản đồ C&M 1760, được trích trong hình 9b.2. Hiểu trật ý do mình trích dẫnTôi không phản đối ông Thọ trích dẫn Religieux Eminents của Edouard Chavannes (1894).Thế nhưng, Chavannes viết quá vắn tắt làm ông Thọ tưởng lầm và tán tụng “Chavannes dùngphương pháp cổ ngữ học để giải thích từ Giao Chỉ” và rằng “kiến giải khoa học ấy có lẽ ítngười biết, hoặc biết mà bỏ <strong>qua</strong>”. Đọc kỹ đoạn trích bẳng tiếng Pháp sẽ thấy ý tưởng “Liệu cóthể Giao Chỉ chính là tên Kẻ Chợ, tức Hà Nội…” là của M.Richthofen 26 .Để khỏi mất thời giờ, tôi đăng lại chú thích số 3, trang 37-38, chương Ngũ Đế (Les CinqsEmpereurs, tập 1, Sử ký Tư Mã Thiên (bản dịch tiếng Pháp, Edouard Chavannes, 1898).


27 28Hình 12. Cước chú số 3, tr. 37-38, Sử ký Tư Mã Thiên (bản dịch E.Chavannes, 1898)“C’est pourquoi certains auteurs… le nom de Kesho qui désignait récemment encore Hanoï”là đoạn Chavannes dẫn lại ý của Richthofen tại cước chú số 2, trang 510, tập 1, China. Để ýcách tường thuật hết sức dè dặt của Chavannes “on pourrait peut-être… ” (có lẽ, người ta cóthể…) khi đề cập tới mối liên hệ Giao Chỉ-Cattigara-Kẻ Chợ. Tạm dịch như sau : “Vì thế, vàitác giả cho rằng Kiao-tche không có ý nghĩa nào khác ngoài việc đó là cách phiên âm một từbản xứ mà có lẽ, người ta có thể lần lại dấu vết trong chữ Cattigara của Ptolémée và trongtên Kesho mà gần đây vẫn còn dùng để chỉ Hanoï.”Đoạn tiếp nối “Pour ma part…” là <strong>qua</strong>n điểm cá nhân của Chavannes về từ nguyên GiaoChỉ, ông cho rằng Giao là tiếng phiên âm còn Chỉ là “xứ sở dưới chân núi”. Ý kiến củaChavannes đúng hay sai không nằm trong phạm vi thảo luận của bài nầy.Hình 13. Cước chú số 2, tr. 510, China, t.1 (Richthofen 1877) 293. <strong>Kattigara</strong> ở đâu ?3.1. Thuyết RichthofenTrong số các tác giả nghiên cứu về <strong>Kattigara</strong>, trước tiên phải kể nhà địa lý học người ĐứcFerdinand von Richthofen (1833-1905). Nhân bàn về nguồn gốc tên gọi « Chine/China »(Trung Quốc) trong ngôn ngữ phương Tây ngày nay, Richthofen có một đoạn viết ngắn giảđịnh <strong>Kattigara</strong> là một thương cảng sầm uất ở châu thổ sông Hồng, bên bờ biển Vịnh Bắc Bộcăn cứ vào sự trùng hợp phát âm Kẻ Chợ-Giao Chỉ-<strong>Kattigara</strong>.Ông không đưa thêm luận điểm nào khác, nhưng nhờ nghiên cứu công phu về những conđường giao thương giữa Á Đông và phương Tây, thuyết Richthofen, cùng với thuật ngữ « conđường tơ lụa » do ông đặt ra, đã có ảnh hưởng rộng tới học giới mỗi khi cần chú thích về<strong>Kattigara</strong>. Điều nầy ta có thể xác nhận <strong>qua</strong> trường hợp E.Chavannes và Tô Kế Khanh.


Từ thuyết Richthofen, tạp chí trường Viễn Đông Bác cổ (BEFEO 1921, tr.197) viết cụ thểhơn, <strong>Kattigara</strong> có thể nằm trong khu vực bờ biển Quảng Yên và Hòn Gay 30 . Tuy nhiên,không một dòng chứng minh kèm theo.Sở dĩ Ngô Đức Thọ (2010) trích lời Bình Nguyên Lộc (1971), Vũ Hữu San, E.Chavannes(1894), Tô Kế Khanh (1981) là vì ông muốn cho ta thấy tính chất độc lập của 4 vị học giảĐông Tây Kim Cổ.Bình Nguyên Lộc đề cập tới Hòn Gay 31 , Vũ Hữu San đặt <strong>Kattigara</strong> vào miền đất Hà Nội –Hải Phòng trên bản đồ Con đường Tơ lụa 32 33 34 , ta thấy rõ dấu ấn của Richthofen, hoặc giántiếp <strong>qua</strong> BEFEO (1921). Điểm sáng tạo duy nhất của Bình Nguyên Lộc, “<strong>Kattigara</strong> là Kẻ ThịGay, tức thành phố Ghe thuyền”, lại là điểm mà Ngô Đức Thọ (2010) phải thừa nhận “khôngdám coi là đúng”.3.2. <strong>Kattigara</strong> – Óc EoAlbert Herrmann (1938) 35 phê bình phương pháp xác định địa danh cổ thời chỉ dựa vào phântích ngữ âm như cách làm của Richthofen không đủ sức thuyết phục 36 . Là giáo sư bộ môn lịchsử địa lý, Herrmann <strong>qua</strong>y lại phân tích các đặc điểm về địa lý, địa đồ (analyse cartographique)được Ptolémée mô tả, ông cho rằng <strong>Kattigara</strong> nằm không xa Sài Gòn.Ngoài các phân tích chuyên ngành 37 vượt quá phạm vi của bài nầy, tôi chú ý tới một sự kiệndo Herrmann nêu ra: Ptolémée đề cập tới 3 hòn đảo nhỏ trong hải trình trước <strong>Kattigara</strong>, têngọi Iles des Satyres (Côn Đảo?), ở đó, cư dân có đuôi. Uyên Giám Loại Hàm (quyển 233) cónhắc cư dân của P’ou-lo-tchong, một trong 12 tiểu quốc thần phục Phù Nam, cũng có đuôidài từ 5 đến 6 thốn 38 .Với gợi ý của Albert Herrmann, Louis Malleret tiến hành khảo sát khu vực đồng bằng sôngCửu Long và phát hiện ra di chỉ Óc-Eo năm 1944, như ta biết ngày nay. Kết quả khảo cổ chothấy Óc-Eo từng là thương cảng lớn hồi đầu Công nguyên. Trích Lynda Norene Shaffer <strong>qua</strong>bản dịch Ngô Bắc 39 :“Các đồ vật được khai quật ở đó bao gồm các sản phNm địa phương, các hàng hóađược trao đổi trong vùng Đông Nam Á, và hàng nhập cảng từ Ấn Độ, Iran, và ĐịaTrung Hải. Rất nhiều đồ sứ được tìm thấy. Nhiều ấn tín và nhiều đồ nữ trang cónguồn gốc Ấn Độ, và có các tấm bùa chú bằng thiếc, có vẻ được làm tại Phù Nam, vớicác biểu tượng của các vị thần Ấn Độ Giáo như Visnu và Siva. Các phNm vật từTrung Hoa bao gồm các tượng Phật nhỏ và một tấm gương bằng đồng, trong khi từĐịa Trung Hải là các mảnh đồ thuỷ tinh, một đồng tiền vàng của thế kỷ thứ nhì, và cáchuy chương bằng vàng mang hình ảnh của Antoninus Pius và Marcus Aurelius (K.Hall, 1985a: 59; Wolters, 1967: 38; Christie, 1979: 284-86).” 40Sự xuất hiện của đồ vật từ Địa Trung Hải càng củng cố thêm giả thuyết <strong>Kattigara</strong> ở khu vựcÓc-Eo. George Coèdes nhận định giả thuyết nầy có thể coi là lời giải gần sự thật nhất 41 . Rấttiếc, tôi chưa có điều kiện tham khảo công trình nghiên cứu Óc-Eo của các nhà khảo cổ ViệtNam hiện đại như Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải,…


4. Một số lỗi cu thả trong bài Ngô Đức Thọ (2010)a) Tin tưởng tuyệt đối vào tài liệu thứ cấp, ở đây là mấy dòng ngắn của Bình Nguyên Lộcvề <strong>Kattigara</strong>. Gần 40 năm sau Bình Nguyên Lộc, ông Thọ vẫn lặp lại lỗi chính tả« Melleret » (thay vì « Malleret »), chứng tỏ ông không tra cứu (và không hiểu) điềumình viết.b) Dẫn tài liệu theo kiểu dàn đội hình nhưng thực ra không có khác biệt đáng kể giữa cáctác giả được dẫn. Hơn nữa, ông Thọ không đọc các bài trực tiếp khảo sát đề tài đang thảoluận mà chỉ lượm lặt đây đó vài nhận xét nằm tản mác trong các phụ chú, cước chú,không có bao nhiêu lập luận hỗ trợ (trường hợp E.Chavannes, Tô Kế Khanh, BìnhNguyên Lộc).c) Lỗi cNu thả cuối cùng tôi muốn đề cập không thực sự của ông Thọ mà là của cố học giảBình Nguyên Lộc. Cả hai vị dựa vào ý kiến Richthofen lạc hậu từ năm 1877 để phê bìnhLouis Malleret bất chấp các kết quả mới phát hiện trong những năm 1940 42 màRichthofen không thể nào biết được. Quý vị khẳng định “chớ <strong>Kattigara</strong> không thể là ÓcEo như Melleret đã viết”, nhưng không hề giải thích lý do.** *Qua hai bài nghiên cứu của PGS.TS. Ngô Đức Thọ về Chỉ Nam Ngọc Âm giải nghĩa, Kẻ Chợvà <strong>Kattigara</strong>, tôi thấy nổi lên vấn đề cách thức ông trích dẫn và sử dụng nguồn tài liệu. Ôngdành nhiều thời gian cho các lập luận lan man, nhiều khi suy diễn trên cơ sở cứ liệu yếu hoặcsai. Hoặc ông Thọ đọc không kỹ, hoặc ông cất đi các chi tiết bất lợi không cho độc giả thấytoàn diện sự việc.Ông Ngô Đức Thọ là học giả có uy tín, những điều ông phát biểu dù trong tạp chí chuyênngành hay trong hội thảo “kỷ niệm đại lễ” đều có ảnh hưởng không nhỏ tới độc giả và giớinghiên cứu. Sự cNn trọng do vậy rất cần thiết.1 Nguồn : Viện Văn học.2 Nguồn : viet-<strong>studies</strong> (25-09-2010).3 Tức vùng Hà Nội ngày nay.4 Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm (2004), Tạp chí Hán Nôm (số 70-2005), Tạp chí Thời Đại Mới (số tháng 7-2005). Emmanuel Poisson dịch sang tiếng Pháp, đăng trong Cahiers d’études vietnamiennes – ĐH Paris 7 (số18-2005).5 Nguồn : Thời Đại Mới (2005).6 Trần Xuân Ngọc Lan (1985, trang 13-17). Nguồn : Nhà sách Sông Hương.7 Xem thêm Trần Xuân Ngọc Lan (1985, trang 49-61).8 Với kỹ thuật in mộc bản trung đại, cần một thời gian nhất định để cho ra bản in kể từ khi biên soạn. Nếu tácphNm không phải là văn bản, tài liệu chính thức của triều đình, như trường hợp CNNÂ, khoảng cách thời gianấy càng dài. Chấp nhận 1401 là năm khắc in đồng nghĩa rằng sách được soạn xong dưới thời Trần ?9 Trang 150, Sđd.


10 Trang 105, Sđd.11 Ở đây, xin hiểu là bản chữ Hán của Toàn Thư mà ông Ngô Đức Thọ sử dụng làm dẫn chứng. Chữ Hỏa ở cácbản khác có viết biến dạng như vậy không, sẽ bàn sau.12 Trước Tàm thất đệ thập ngũ, có các chương Hòa cốc bộ đệ thập tứ và Nông canh loại đệ thập tam đều vềtrồng trọt, canh nông. Thứ tự nầy cũng phù hợp với câu « Nam canh mãi, Nữ tàm tích » (thấy trong An NamChí Lược) ; bản ĐH Huế 1961 dịch là « Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn, đàn bà lo nuôi tằm, dệt vải ».13 Ngô Đức Thọ đọc là dã nhưng âm Nôm của 㐌 có thể đọc là đã.14 Mịch cũng có nghĩa là tơ sợi.15 Nguồn : Nhà sách Sông Hương.16 Nguồn : Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (VNPF).17 Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chính Biên, quyển 13 có chép lại từ Lịch triều hiến chươngvăn tịch chí (Phan Huy Chú) tên các điển chương và sử sách bị tịch thu đem về Kim Lăng. Việt Nam Sử Lượccủa Trần Trọng Kim (1971), quyển 1 tr.212, ghi nhận tương tự.18 Phạm Hoàng Quân, « Minh Thực Lục » và sách « Minh Thực Lục : Quan hệ Trung Hoa-Việt Nam thế kỷXIV-XVII », kỳ 2. Nguồn : talawas (2010).19 Minh Sử kỷ sự - quyển 22 An Nam Bạn Phục và Bình Định Giao Nam Lục (của Khâu Tuấn đời Minh) chéptên húy Hán Thương bằng cùng mẫu chữ « trên Đại dưới Hỗ ».20 Đông Nam Á trong Minh Thực Lục của Geoff Wade là dự án của ĐH Quốc gia Singapore nhằm biên dịchsang tiếng Anh những phần có liên <strong>qua</strong>n đến Đông Nam Á được chép trong Minh Thực Lục.21 《 字 彙 補 》 音 義 同 奃 。 人 名 , 見 安 南 。([Tự vị bổ] âm nghĩa đồng 奃 , nhân danh, kiến An Nam chí).22 Nguồn: http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE5ZdicA5Zdic83.htm23 Ngô Đức Thọ, Kẻ Chợ (<strong>Kattigara</strong> xa xăm thân yêu), viet-<strong>studies</strong> (25-09-2010).24 Nguồn: Bibiliothèque Numérique Mondiale (WDL)25 Ở các bản đồ khác cùng thời gian là Baixos de Chapar.26 Tôi không hiểu ghi chú của ông Ngô Đức Thọ rằng M.Richthofen là « người xuất bản bản dịch tiếng Đức ».Bản dịch gì ?27 Nguồn : Gallica, thư viện quốc gia Pháp.28 Trong cước chú nầy, Chavannes có đề cập đến tài liệu của M. des Michels, đó là quyển Quelquesobservations au sujet Du sens des mots chinois Giao Chỉ, nom des ancêtres du peuple annamite, Paris 1885.Nguồn : Gallica.29 Nguồn : Gallica.30 « Il faut très probablement le placer sur la côte aux environs de Quang-yên et de Hongay. » (BEFEO 1921,tr.197). Nguồn : Persée.31 Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, chương V : Dấu vết Mã Lai trong xã hội ViệtNam ngày nay. Nguồn : binhnguyenloc.de.


32 Vũ Hữu San, Tài-liệu Pháp-lý về « Chủ quyền Việt-Nam trên các quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa » sau năm1974, Thông Luận 2007. Nguồn : viet-<strong>studies</strong>.33 Tôi không chắc bản đồ Con đường tơ lụa do học giả Vũ Hữu San vẽ, theo lời ông Thọ khẳng định. Nguyênvẹn tấm bản đồ nầy mang tên The Silk Road in Greco-Roman Times, bản quyền thuộc về Infobase Publishing.Nguồn: FOFWeb.34 Trong bài nầy, ông Vũ Hữu San có đề cập “J.W.McGrindle, cũng đồng ý với các học giả khác, nghĩ rằng<strong>Kattigara</strong> là Hà-Nội”. “Học giả khác” đó vẫn là Richthofen. Xem J.W.McCrindle, Ancient India as describedby Ptolemy, 1885, tr.9. Nguồn: Panhwar.com, Google Books.35 Xem bài điểm sách của Rolf A. Stein, A. Herrmann : Das Land der Seide und Tibet im Lichte der Antike,BFEO 1940, No.2, tr. 456-460. Nguồn : Persée.36 Ai dám chắc, ở TK2-3, Ptolémée không phạm sai lầm như Cristophe Colomb sau nầy, đem tên <strong>Kattigara</strong> cónguồn gốc Kesho đặt cho một vùng đất khác ở phía Nam? Chưa kể, nội hàm của địa danh có thể thay đổi theothời gian. Đơn cử trường hợp Cochinchine (~ Cauchichina, “Giao Chỉ” China) từ khởi thủy dùng để chỉ miềnBắc, đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh lại để chỉ Đàng Trong, tức miền Trung, để phân biệt với TongKing-Đàng Ngoài, sau rốt là miền Nam thuộc Pháp.37 Albert Herrmann, Der Manus Sinus Und Cattigara Nach Ptolemaeus, Congrès International de Géographie,Amsterdam 1938. Nguồn: Google Books38人 替 有 尾 五 六 寸 , 名 浦 羅 中 國 (nhân thế hữu vĩ ngũ lục thốn, danh Phố La Trung quốc). Nguồn : Persée.39 Lynda Norene Shaffer, Thời đại của Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6, bản dịch Ngô Bắc. Nguồn : Gió-O40 Xem thêm Louis Malleret, IV. Les fouilles d’Oc-Eo (1944). Rapport préliminaire, BEFEO 1951, tr. 75-88.Nguồn : Persée.41 Comptes-rendus des séances de l'Académie des inscriptions et belles-lettres, 1963, tr.67. Nguồn : Persée.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!