13.07.2015 Views

Di sản chết người của chất da cam: Đối với nước ... - Ford Foundation

Di sản chết người của chất da cam: Đối với nước ... - Ford Foundation

Di sản chết người của chất da cam: Đối với nước ... - Ford Foundation

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

<strong>Di</strong> sản chết người của chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong>: Đối với nước Mỹ là một sự vô trách nhiệmkỷ lục (Bài 1)Phần 1 của loạt bài trên báo Chigago Tribune điều tra ra rằng quan chức Mỹ đãquay lưng với một vấn đề <strong>da</strong>i dẳng ngay cả khi các vấn đề về sức khỏe lan rộng.Phần 1 của loạt bài trên báo Chigago Tribune điều tra ra rằng quan chức Mỹ đã quaylưng với một vấn đề <strong>da</strong>i dẳng ngay cả khi các vấn đề về sức khỏe lan rộng.Ở miền Trung bang Indiana nước Mỹ có hai chị em đang vật lộn từng ngày với nỗiđau đớn do tủy sống không đưa được dưỡng chất lên não. Họ mới chỉ 30 tuổi nhưngcuộc sống của họ đang tắt dần.ở cách đó vài ngàn dặm, giữa cánh đồng lúa Việt Nam, một người cha ôm đứa congái 19 tuổi đang co người vì đau do não úng thủy. Bốn năm qua, cô đã phải đi hútnước ở não đến 4 lần.“Bác sỹ bảo họ đành phải bó tay, không có cách gì chữa được,” người cha nói. Họbảo tôi mang cháu về nhà vì chẳng bao lâu nữa nó sẽ chết.Các cô gái này thuộc về hai nền văn hóa khác nhau, bị chia cắt bởi khoảng cách 8300dặm. Cha của họ nằm ở hai bờ chiến tuyến trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưngcó một sự liên quan giữa họ với nhau, đó là di sản đeo đẳng của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> vàcác loại chất diệt cỏ khác do quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam nhiều thập kỷ trước.Chất diệt cỏ có chứa dioxin, một loại hóa chất cực độc, được cho là độc nhất từ trướcđến nay do con người chế tạo ra. Chất này được cho là có liên quan đến nguy cơ ungthư, dị tật bẩm sinh và nhiều loại bệnh tật khác và khiến cho khoản bồi thường dànhcựu chiến binh Mỹ và gia đình của họ tăng vọt.Khoản bồi thường đối với những loại bệnh tật mắc phải trong khi làm nhiệm vụ dànhcho cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam đã tăng 60% kể từ năm 2003. Naysố tiền này lên tới 13,7 tỷ đô la và chiếm tới một nửa số tiền bồi thường của bộ CựuChiến binh dành cho cựu quân nhân của tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ. Số tiềnbồi thường cho mỗi cựu quân nhân Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam cao hơn41% so với cựu chiến binh thế chiến thứ 2 và 35 % so với cựu chiến binh trong chiếntranh Triều Tiên. Số tiền bồi thường đó còn chưa tính đến chi phí khám chữa bệnh.Số tiền bồi thường được dự kiến sẽ ngày càng tăng bởi các nhà khoa học ngày mộttìm ra nhiều hậu quả của chất dioxin, bởi chất độc này phát tác muộn và bởi con cáicủa các cựu chiến binh này phát hiện ra mình bị bệnh. Vào tháng 9, 2008, <strong>da</strong>nh sáchcác loại bệnh được nhận bồi thường có thêm 3 loại bệnh mới. Như vậy, Bộ Cựu chiếnbinh Mỹ ước đoán sẽ có 200 nghìn cựu chiến binh được nhận thêm bồi thường với sốtiền hàng tỷ đô la mỗi năm.


Trong khi đó thì không biết bao nhiêu người Việt Nam, trong số đó có cả nhữngngười đã chết trong chiến tranh bị mắc các bệnh liên quan đến chất gây rụng lá. Hàngchục nghìn người khác đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh do chất dioxin tồn tạitrong không khí ở những nơi trước đây là căn cứ quân sự Mỹ.Vậy là trong 30 qua kể từ khi chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> được công khai thừa nhận là hiểm họa đốivới sức khỏe, chính phủ Mỹ đã lập nên kỷ lục về vô trách nhiệm.Cựu chiến binh Mỹ đòi bồi thường gặp phải sự chậm trễ và quan liêu đến điên người.Đáng thất vọng hơn, chính phủ liên bang không bao giờ tỏ ra muốn đi đến cùng đểtìm hiểu về toàn bộ tác động của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, lờ đi những đòi hỏi phải nghiêncứu sâu rộng về việc chất rụng lá ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe cựu chiến binh.ở Việt Nam, trẻ em hát những bài ca về sự tàn phái của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, còn nhânviên chính phủ thì tự hỏi làm thế nào mà Hoa Kỳ có thể trốn tránh việc xử lý thảmhọa về sức khỏe và môi trường do chất diệt cỏ gây ra, ngay cả khi hai nước đang tăngcường quan hệ thương mại và quân sự.Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Quốc hội Mỹ chỉ dành ra6 triệu đô la để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> ở Việt Nam, ngay cảkhi phía Việt Nam cho rằng việc này cần đến hàng chục triệu đô la. Quỹ <strong>Ford</strong>, một tổchức từ thiện nhiều năm qua tập trung vào vấn đề chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, đã chi ra 11 triệuđô la.Với sự hỗ trợ của Quỹ <strong>Ford</strong> để viết bài điều tra, báo Chicago Tribune đã dành ra mộttháng đến 8 tỉnh của Việt Nam, phỏng vấn hơn hai chục người bao gồm người dân vàquân nhân, những người cho biết họ là nạn nhân của chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong>.Chicago Tribune đã lập cơ sở dữ liệu cho mỗi một chiến dịch phun chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>,dùng phần mềm để vẽ bản đồ và thiết bị định vị toàn cầu để kiểm chứng những câuchuyện của các nạn nhân. Ở Mỹ, các phóng viên đã khảo cứu hàng ngàn trang tài liệucủa chính phủ và đi đến gia đình các cựu chiến binh để ước đoán tác động và ước tínhchi phí bằng đô la và cả bằng sự khốn khổ của con người.Một vài nhà khoa học nghi ngờ việc chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> và chất gây rụng lá có tác động trựctiếp đến việc gây ra các loại bệnh tật. Nhưng hàng trăm nghiên cứu độc lập đượchoàn thành sau khi chiến tranh kết thúc cho thấy bằng chứng vững chắc rằng nhữngngười bị phơi nhiễm chất diệt cỏ đối mặt với nguy cơ cao hơn về việc mắc các bệnhnhư ung thư phần mềm và u bạch huyết khác Hogkin. Con số các loại bệnh liên quanđến chất gây rụng lá tiếp tục tăng.Cuộc tranh cãi <strong>da</strong>i dẳng về chất diệt cỏ ở hai bên bờ Thái Bình Dương nhắc nhở mọingười về những hậu quả không lường trước được của chiến tranh trong lúc Hoa Kỳđang sa vào hai cuộc xung đột không biết bao giờ mới kết thúc ở Iraq vàAfghanistan.


“Chúng tôi vẫn không biết đích xác câu trả lời đối với câu hỏi Điều gì đã xảy ra đốivới các cự chiến binh trong chiến tranh Việt Nam?, Jeanne Stellman cho biết. Nhàbệnh học Jeanne Stell man đã dành nhiều năm nghiên cứu về chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> cho tổchức Cựu chiến binh American Legion và Viện Khoa học Quốc gia. Bà khẳng định“Chính phủ không muốn nghiên cứu vấn đề này vì uy tín quốc tế và các vấn đề xungquanh chiến tranh hóa học. Và có vẻ như chính phủ đang thắng trong cuộc tranh cãinày vì họ mạnh hơn, mọi người đang già đi và họ đang phải bận tâm đến những cuộcchiến tranh mới.”Sự phòng vệ chết ngườiQuân đội Mỹ bắt đầu rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961, giữa lúccuộc chiến tranh lạnh đang lên đỉnh cao và nước Mỹ đang ngập trong vòng vây củamối đe dọa cộng sản. Việt Nam, một dải đất bên bờ biển Đông bị chia làm đôi vànhững người cộng sản kiểm soát miền Bắc. Những người cộng sản do Hồ Chí Minhlãnh đạo tìm cách thống nhất đất nước bằng cách đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòado Mỹ hậu thuẫn.Vũ khí lợi hại nhất của các lực lượng chống Mỹ chính là địa hình miền Nam ViệtNam. Những tán rừng phủ bóng xuống các sườn núi, những cánh đồng lúa dài bất tậnvà rừng rậm che phủ chiến trường, che mờ sự phân biệt đâu là kẻ thù và đâu làthường dân.Màu xanh cho phép các lực lượng Bắc Việt tổ chức tấn công, lấy lại sức lực, hòa vàothảm thực vật dày đặc và tồn tại nhờ vào thực phẩm do người dân địa phương nuôitrồng và cung cấp.Quân đội Mỹ khắc chế bằng cách sử dụng chất diệt cỏ để tấn công thành lũy tự nhiêncủa kẻ địch. Trong 10 năm, quân đội Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã rải 20 triệu galon(5 triệu lít) chất diệt cỏ xuống Đông Nam Á, đủ để che phủ 4 lần hồ Michigan. Phầnlớn các phi vụ này tiến hành ở miền Nam Việt Nam. Khu vực biên giới với Lào vàCampuchia cũng bị rải chất diệt cỏ.Mặc dù chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> là loại chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất, có khoảng một tánhững loại chất độc khác bao gồm chất màu Trắng, Xanh, Tìm, Hồng và Xanh lá cây.65% các loại chất này có thành phần TCCD, một dạng chất dioxin cực độc. Ngoài rakhoảng 1 triệu galon (250 nghìn lít) chất độc màu xanh <strong>da</strong> trời có chứa chất Arsen.Quân đội Mỹ ngừng sử dụng chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> vào năm 1970 sau khi nghiên cứu của ViệnY tế Quốc gia cho thấy chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> ở một vài hỗn hợp gây ra dị tật bẩm sinh ở vật thínghiệm. Ngay lập tức Bộ Y tế Mỹ ra lệnh ngừng sử dụng trong sinh hoạt thườngngày loại hóa chất gọi là 2, 3, 4, 5 T có chứa dioxin.


Do hệ thống y tế của Việt Nam không được hiện đại nên cha mẹ Hằng không bao giờđược biết về chẩn đoán cụ thể bệnh tình của con mình. Nhưng bệnh của Hằng giốngvới những ai bị bệnh đốt sống chẻ.Cha Hằng từng tham gia chiến tranh chống Mỹ. Ông Đõ Đức Dịu 58 tuổi từng đóngquân ở một căn cứ chiếm được của Mỹ ở A So, trong một thung lũng trên đường HồChí Minh gần biên giới Lào. Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã rải 100 nghìnlít chất diệt cỏ xuống thung lũng A Lưới.Các nghiên cứu mới đây cho thấy quân đội Mỹ đã tàng trữ hóa chất ở căn cứ khôngquân A So và khu vực này vẫn bị ô nhiễm chất TCCD ở mức độ cao.Sau khi chiến tranh kết thúc, ông <strong>Di</strong>u và vợ, bà Pham Thi Nuc sinh 15 người con. 12người chết trước khi lên ba tuổi, đều do các bệnh giống như bệnh của Hằng, ông Dịucho biết như vậy. Những ngôi mộ nhỏ xíu nằm trên đỉnh một đồi cát đằng sau nhà.Ngày nào ông Dịu cũng lên đồi thắp hương cho con mình.Ông Dịu nói “Tôi chẳng có tương lai, không hạnh phúc”.Vết thương vô hìnhCựu binh Mỹ chỉ nhận được bồi thường cho các bệnh liên quan đến chất diệt cỏ saumột cuộc chiến <strong>da</strong>i dẳng trong đó chính trị và khoa học lẫn lộn với nhau.Một phần nguyên do là cựu binh Mỹ trở về nhà với những thương tật không rõ ràng.Cuộc chiến của họ để bệnh tật của họ được thừa nhận, trong đó bao gồm cả nhữngcăng thẳng về thể chất và tinh thần đã tác động đến cựu chiến binh của các cuộcchiến khác.Bà Stellman cho biết cựu chiến binh nhận được sự chăm sóc tốt hơn là nhờ nhữngngười anh em đã từng chiến đấu ở Việt Nam.Những nghiên cứu khoa học mới, các điều tra về sự can thiệp chính trị trong nhữngdự án nghiên cứu của chính phủ và khoản bồi thường 180 triệu đô la trong vụ kiệnchống các công ty hóa chất Mỹ đã mở đường cho đạo luật Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> năm1991.Trong số các điều khoản của đạo luật này có <strong>da</strong>nh sách các loại bệnh có thể có liênquan cho phép các cựu binh mắc phải được nhận bồi thường. Đạo luật này cũng giaotrách nhiệm cho Viện Khoa học Quốc gia xem lại các nghiên cứu về chất hóa học tìmthấy trong chất diệt cỏ và cứ hai năm một lần được đề xuất đưa thêm các loại bệnh cóliên quan vào <strong>da</strong>nh sách. Các đề xuất về các loại bệnh tật và dị tật được đưa ra đồi vớicác trường hợp có tiếp xúc với chất diệt cỏ để không tăng thêm nguy cơ đối với sứckhỏe.


Nhiều dân biểu cho rằng sự thiếu trách nhiệm trong nghiên cứu về chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>đã đi đến giới hạn.“Tôi không nghĩ họ muốn biết câu trả lời”, Hạ nghị sỹ Bob Filner đảng Dân chủ bangCalifornia, chủ tịch Ủy ban Cựu chiến binh của quốc hội Mỹ cho biết “Chi phí quácao làm họ phát sợ”.Jason grotto viết bài từ Việt Nam. Tim Jones viết bài từ Indiana.


Hậu quả chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>: đối với các cựu chiến binh Mỹ, sau thương tật là sựbất công (Bài 2)Phần 2 của cuộc điều tra của Tribune cho thấy rằng cuộc đấu tranh chống quanliêu của nhiều cựu chiến binh Mỹ đòi bồi thường cho nạn nhân chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>đã biến thành một cuộc chiến mới và bất ngờ, rất lâu sau khi tiếng súng đã im ởngoài nước.Phần 2 của cuộc điều tra của Tribune cho thấy rằng cuộc đấu tranh chống quan liêucủa nhiều cựu chiến binh Mỹ đòi bồi thường cho nạn nhân chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> đã biếnthành một cuộc chiến mới và bất ngờ, rất lâu sau khi tiếng súng đã im ở ngoài nước.Jack Cooley đã đưa ra lời tranh luận cuối cùng của mình trong sự nghiệp dài và xuấtsắc của một luật sư từ giường bệnh.Bốn tháng trước khi qua đời vì bệnh máu trắng, cựu chiến binh Việt Nam này - làthẩm phán liên bang đã viết lá đơn dài 140 trang gửi Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ(VA) đòi công lý. Thông điệp cá nhân của Cooley gửi chính phủ Mỹ rất thẳng thắn:tôi chết vì chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, và các người phải chịu trách nhiệm.Mùa xuân năm ngoái, viên đại úy pháo binh Cooley không biết rằng khi đệ đơn kiệnđòi bồi thường thương tật, ông đã rơi vào một mê cung quan liêu khủng khiếp, điềumà nhiều cựu chiến binh đã biết. Bộ Cựu chiến binh sau một tháng đã trả lại đơncủa Cooley với lý do rằng ông không có đủ bằng chứng cần thiết để chứng minh làông đã phục vụ tại Việt Nam.Cooley có lẽ đã mất hàng tháng trời để lần theo con đường vòng vèo này. Nhưngkhi cuộc sống của Cooley ngày một héo hon, gia đình ông đã tìm đến một người bạncũ là học viên khóa 1965 ở học viện quân sự West Point. Đó là cựu Tham mưutrưởng lục quân Eric Shinseki, gần đây đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ Cựuchiến binh.Ngay lập tức những trở ngại trước yêu cầu bồi thường của Cooley đã biến mất. VAđã chuyển 2.700 $ tiền thương tật ba tháng trước khi Cooley chết ngày 21 tháng 7, ởtuổi 65, tại Evanston."Đây chẳng khác gì đem muối sát vào vết thương," con gái của ông, Christina nói ."Nếu tướng Shinseki không là người bạn gia đình và bạn cùng lớp ở West Point, thìchúng tôi chẳng bao giờ thấy một xu nào. Điều này khiến tôi nghĩ đến những ngườikhác đang đấu tranh đòi sự sống hàng ngày."Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 35 năm trước, nhưng đối với nhiều cựu chiếnbinh, trận chiến với bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh Parkinson và các bệnh khác liên


quan đến chất làm rụng lá được sử dụng trong chiến tranh thì mới chỉ bắt đầu. Chođến năm 2007, Jack Cooley vẫn còn khỏe.Đối với nhiều cựu chiến binh, đây là cuộc chiến tranh mới không mong đợi, xẩy rarất lâu sau khi cuộc chiến cũ đã kết thúc.Chính phủ rất chậm chạp trong việc nhận ra mối liên kết nối giữa việc tham gia cuộcchiến và các bệnh suy nhược mà cựu chiến binh Việt Nam mắc phải vài thập kỷ sauđó. Ngay cả khi họ bị các bệnh liên quan đến chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, các cựu chiến binhphải đợi nhiều năm để được bồi thường thương tích qua Bộ Cựu chiên binh VA.Cái chết của Jack Cooley vì ung thư máu do tiếp xúc với chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, mở ra mộtcửa sổ trong hệ thống đang bế tắc của VA, cơ quan cuối cùng giải quyết các khiếu nạiliên quan đến bệnh tật do chiến tranh."Sự thật là, các cựu chiến binh Việt Nam lại ốm yếu hơn những người đồng tranglứa. Cái gì đã xảy ra ở đó? Tại sao họ lại phải vật lộn với nó?". Lin<strong>da</strong> Schwartz, ủyviên phụ trách vấn đề cựu chiến binh ở Connecticut và tác giả của những nghiên cứuban đầu về sức khỏe của các nữ cựu chiến binh nói.VA từ chối yêu cầu phỏng vấn Shinseki, người đã nói rằng ông muốn thay đổi vănhóa ở cơ quan để nó ủng hộ những người phục vụ đất nước.Hậu quả âm ỉ của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> bắt đầu xuất hiện ở nhiều cựu chiến binh ViệtNam, số đơn kiện đòi bồi thường thương tật tăng nhanh, bất chấp việc VA đưa thêmhơn 3.000 nhân viên để xử lý sự ùn tắc này."Họ đang bị choáng ngợp", ông Joe Moore, một cựu luật sư của VA đại diện cho cáccựu chiến binh kiện cơ quan này cho biết. "Đơn giản là họ không thể đưa ra quyếtđịnh một cách nhanh chóng."Đáp lại một vụ kiện vào tháng 12, năm 2008 tại tòa trung thẩm ở Washington đòiVA giải quyết các khiếu nại trong vòng 90 ngày, chính phủ đã thừa nhận rằng, "mộtsố bệnh nhất của các cựu chiến binh Việt Nam” đang góp phần gây ra sự ùn tắc.Vụ kiện, của cựu chiến binh Việt Nam của Mỹ và cựu chiến binh của chiến tranhhiện đại, lập luận rằng "hàng ngàn cựu chiến binh chết mỗi năm" trước khi VA giảiquyết các khiếu kiện về tình trạng tàn tật của họ. Vụ kiện này cáo buộc VA phải mấtít nhất sáu tháng để xem xét một yêu cầu ban đầu, và kháng cáo có thể kéo dài trongnhiều năm."Đối mặt với sự trì trệ này, nhiều cựu chiến binh đã từ bỏ, lựa chọn việc chấp nhận íthơn cái mà họ xứng đáng được hưởng, hơn là phải chịu đựng những năm tháng chậmtrễ và thất vọng," Những người khiếu kiện nói.


Và họ chết sớm. Theo số liệu của VA, 58 % trong số 490.135 cựu binh Việt Namqua đời từ năm 2000-2007 đều ở độ tuổi dưới 60.Bi kịch ba hồiĐối với các cựu chiến binh Việt Nam, vở kịch đang diễn ra về chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> có thểđược chia thành ba hồi. Hồi 1, những người lính hoàn toàn không biết gì về sự nguyhiểm gây ra bởi chất làm rụng lá có chứa điô xin rải xuống Việt Nam. Hồi hai là sựphẫn nộ khi phát hiện ra tác hại của chất độc đó. Và hồi thứ ba là sự thất vọng đốivới bộ máy quan liêu được lập ra để trợ giúp các cựu chiến binh.James Sprandel, một người lái xe tải của Cục Đường phố và Vệ sinh của TP Chicagonay về hưu đã trải qua cả ba hồi đó.Sprandel rời miền Nam Việt Nam gần 41 năm trước đây, may mắn là đã sống sótsau một năm làmviệc với tư cách như 1 quân y tại sân bay Tân An, cách Sài gònkhoảng 20 dặm về phía nam. Hiện nay Sprandel, 64 tuổi, sử dụng xe lăn vì bị bệnhtiểu đường và rối loạn thần kinh. VA đã mất 14 tháng mới chấp nhận đơn kiện tàn tậtcủa ông.Mặc dù không mong muốn nhớ lại cuộc chiến tranh, nhưng ông Sprandel nói ôngnhớ rõ ràng là người ta bảo đảm là nước sông và suối quanh căn cứ không quânkhông có vấn đề gì. "Có một thùng nước lớn ... Chúng tôi dùng để tắm và để uống.Họ nói với chúng tôi đó là nước sinh hoạt," Sprandel nói.Không được thông báo về những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, những người línhthường sử dụng các thùng đựng chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> để nướng thịt, làm nhà vệ sinh vàđể chứa nước tắm. Các nghiên cứu cho thấy thường có tới năm gallon dư lại trong cácthùng chứa 55-gallon.Không lâu sau chiến tranh, chính phủ dường như phải hành động trước nhận thứcrằng có mối đe dọa sức khỏe đối với các cựu chiến binh phơi nhiễm chất độc <strong>da</strong><strong>cam</strong>. Sau khi biết về những rủi ro của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, Quốc hội đã ra lệnh tiến hànhnghiên cứu dịch tễ học đầy đủ vào năm 1979 với mục đích xác định và giám sát cáctác động đến sức khỏe của người tiếp xúc với các chất làm rụng lá.Nhưng chính phủ đã lẩn tránh mệnh lệnh đó và vẫn chưa thực hiện nó.Những nghiên cứu trước đây về những phụ nữ từng phục vụ tại Việt Nam cảnh báonguy cơ cao của một số loại ung thư, cũng như các vấn đề về sinh sản và khuyết tậtbẩm sinh ở con cái của họ. Tuy nhiên, với các cựu chiến binh nam, các cuộc nghiêncứu sâu rộng vẫn chưa hoàn thành.


Trong khi đó, đông đảo các cựu chiến binh đã tham gia vụ kiện công ty Dow,Monsanto và các công ty hóa chất khác sản xuất chất diệt cỏ tại Việt Nam. Vụ kiệnnày đã được giải quyết bên ngoài tòa án vào năm 1984 với chi phí là 180 triệu USD.Từ năm 1988 đến 1997, những người được nhận tiền bồi thường phổ biến nhất lànhững người mắc chứng rối loạn tâm thần, những trớ trêu thay các nghiên cứu chothấy bệnh này chưa bao giờ có liên quan đến chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>.Biện pháp giải quyết bên ngoài tòa án thường chấm dứt cuộc tranh chấp, nhưngtranh cãi vẫn gia tăng trong 25 năm qua. Vào thời điểm thỏa thuận các nhà khoa họcđã không hoàn toàn hiểu được những ảnh hưởng lâu dài của chất độc dioxin, đặc biệtlà mối liên kết của nó với các bệnh ung thư và bệnh chậm phát triển khác, được ghinhận trong các nghiên cứu nhỏ.Năm 1998, các luật sư đệ đơn kiện mới chống lại các công ty hóa chất đã sản xuấtchất làm rụng lá, cho rằng số tiền nói trên đã cạn kiệt khi các bệnh có liên quan vớicác chất làm rụng lá phát sinh ở hàng ngàn cựu chiến binh. Tòa thượng thẩm Mỹ đãbác bỏ luận cứ này, và tháng ba cùng năm, tòa án tối cao đã từ chối không xử vụ ánđó.Cuộc nghiên cứu toàn diện nhất về ảnh hưởng của các chất làm rụng lá đến sức khỏeđã được Lực lương không quân thực hiện; trong hơn 27 năm họ đã lấy mẫu sinh họcvà theo dõi sức khỏe của một số người lính tham gia xử lý và phun hóa chất trongchiến tranh.Các nghiên cứu chiến dịch Ranch Hand - tên chiến dịch phun các chất làm rụng lá, từlâu đã bị chỉ trích là đã đánh giá thấp ảnh hưởng của hóa chất này. Gần đây, thôngtin mới đã nổi lên cho thấy rằng một số chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranhchứa nhiều dioxin hơn là người ta tưởng.Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu này cho biết việc xem xét lại các dữ liệuphong phú có thể đưa ra cái nhìn mới rất quan trọng. "Tôi tin rằng toàn bộ vấn đềcần phải được xem xét lại", ông Joel Michalek, một nhà dịch tễ học của Trung tâmKhoa học Y tế, Đại học Texas tại San Antonio.Năm ngoái, Quốc hội đã chỉ thị cho Bộ Cựu chiến binhVA cung cấp nguồn tài trợ chỉđể làm việc này. Nhưng cho đến nay số tiền đó vẫn chưa có.2 mặt trận của một cuộc chiếnChồng của Mary Ann Dove, một lính thủy đánh bộ từng tham gia chiến tranh ViệtNam, năm 1989 được chẩn đoán mang căn bệnh tương tự như Cooley đã mắc là bênhung thư máu, mà trước đây năm năm VA vẫn cho rằng nó chẳng có liên quan gì vớichất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>.


Trên thực tế, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hơn 16 năm trước khi VA thừa nhậnrằng những người bị phơi nhiễm chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> có nguy cơ cao mắc các bệnh tậtsau chiến tranh. Năm 1991, ba bệnh đầu tiên được công nhận là có liên quan đếnchất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> là xa côm mô mềm,ung thư máu và mụn mủ, một dạng rối loạn <strong>da</strong>.Từ 1991-1997, VA đã thừa nhận những bằng chứng cho thấy 10 bệnh, trong đó cómột số bệnh ung thư và đau thần kinh, có liên quan đến chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>. Sáu nămsau đó, hai bệnh đã được thêm vào <strong>da</strong>nh sách này.Dove, một y tá quân y về hưu từng phục vụ tại Việt Nam, nhớ lại lời chồng nói trướcđây: "Bạn có thể đấu tranh chống lại căn bệnh này hoặc bạn chống lại chính phủ -chứ bạn không thể làm cả hai." Và ông ta đã phải chống chọi với căn bệnh mà đãgiết chết ông trong vòng sáu năm.Chính phủ Mỹ không có manh mối về những gì họ đã làm ở Việt Nam và những thiệthại mà họ đã gây ra ở đó," Dove nói.Số lượng đơn khiếu kiện đã góp phần vào sự chậm trễ. Theo báo cáo hàng năm củaVA, số lượng các cựu chiến binh Việt Nam nhận được trợ cấp khuyết tật đã tăng 20% từ 2003 đến 2008 đạt con số 1.015.410 người.Đồng thời, số lượng các cựu chiến binh tiếp nhận viện trợ sau khi chiến đấu tại VùngVịnh, Afghanistan và Iraq đã tăng 88 %, đạt con số 897.000."Có rất nhiều áp lực đòi giải quyết nhanh chóng các vụ kiện của những cựu binh từIraq và Afghanistan về. Dường như những vụ bị thua kiện là những cựu chiến binh đãbị từ chối và nay đang kháng án", ông Barton Stichman, đồng giám đốc điều hànhcủa tổ chức Chương trình quốc gia về trợ giúp pháp lý cho cựu chiến binh quốc giacó trụ sở tại Washington nói.Stichman nói VA nói chung là keo cú và "với chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, họ là những quan tòađa nghi." Shinseki, một cựu chiến binh bị thương ở Việt Nam, vào tháng 10 vừa qua,đã đề xuất quy định mới vê việc mở rộng <strong>da</strong>nh sách các bệnh có liên quan đến chấtdiệt cỏ. Các quy định này sẽ được đưa ra lấy ý kiến công luận. Ông ta cho biết ôngta cũng muốn đẩy nhanh quá trình khiếu nại."Kể từ khi tôi chính thức nhận chức bộ trưởng, tôi thường hỏi tại sao 40 năm sau khichất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> lần cuối được sử dụng tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang phải xácđịnh những hậu quả đối với sức khỏe của cựu chiến binh của chúng ta, " Shinseki nóitrong một tuyên bố vào thời điểm đó. "Các cựu chiến binh, những người phải chịuđựng một loạt các vấn đề sức khỏe, đáng được quan tâm giải quyết kịp thời."Paul Sutton, cựu Chủ tịch tổ chức Cựu chiến binh Việt Nam của Mỹ, cho rằng tuyênbố này được đưa ra hơi muộn."Ở giai đoạn này, khoảng một triệu rưỡi người của chúng ta đã ra đi," Sutton nói.


Cảm giác 'bị phản bội'Jack Cooley không bao giờ muốn chống chính phủ. Ông theo học một trường quân sựcao cấp ở St Louis và, tại West Point, ông rất tôn trọng tướng Ulysses Grant. "Jackkhông phải là loại người hành động quyết đoán ," ban học cùng khóa 1965 của ôngtại West Point cho biết.Một ngày tháng bảy năm 1968, Cooley đã đến tỉnh Quảng Trị bằng máy bay trựcthăng, nơi mà ông mô tả trong một bức thư gửi cho vợ, Maria, là "nơi ảm đạm và xaxôi hẻo lánh."Cooley đã hoạt động trong khu vực đó như là một sĩ quan pháo binh đóng ở TrạiCarroll. Tất cả có 168.000 gallon chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> và chất làm rụng lá khác đã đượcphun xuống tỉnh này trong năm ông ở đó, theo số liệu phân tích của Tribune."Đây là một trong những nơi tốt hơn tại thời điểm hiện tại," Cooley an ủi mẹ ôngtrong một băng ghi âm gửi về nhà vào đầu năm 1968.Sau khi xuất ngũ, Cooley đã có bằng luật sư của Đại học Notre Dame, làm thư kýcho một thẩm phán liên bang ở Chicago và rồi được bổ nhiệm làm thẩm phán liênbang. Ông có tiếng là một nhà hòa giải hòa giải khôn khéo. Ông đã viết sách giáokhoa về cách giải quyết vấn đề và giảng dạy tại các trường đại học Northwestern vàLoyola.Khi ông được chẩn đoán bị ung thư máu, Cooley đã liên tưởng ngay đến chất độc <strong>da</strong><strong>cam</strong>."Tôi sau đó (vào mùa hè năm 2007) đã nhận ra rằng tôi đã tiếp xúc với số lượng lớncác hoá chất độc hại trong trong khi thực thi nhiệm vụ ở Việt Nam", Cooley đã viếttrong đơn kiện của mình đòi VA bồi thường thương tật.Gia đình Cooley bắt đầu kiện VA trong khi ông được chăm sóc đặc biệt tại một bệnhviện ở Evanston. Trước đó ông đã được phẫu thuật ghép tế bào gốc nhưng cũngkhông ngăn được căn bệnh hiểm nghèo.Christina Cooley cho biết cha cô "cảm thấy bị phản bội" bởi chính phủ đã không chobiết về sự nguy hiểm của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> đối với nam nữ quân nhân phục vụ tại ViệtNam."Bố tôi rất tin rằng đã có chính phủ bảo vệ chúng ta", cô nói.Vào tháng Chín vừa qua, bạn bè cùng khóa 1965 của Cooley tại West Point, trong đócó Shinseki đã tham dự lễ tưởng niệm ông. Vào cuối buổi lễ, người ta đã cầu nguyệncho các "gia đình có người chết vì chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>."


Hai tuần sau đó, một bưu kiện từ chính phủ liên bang đã được bỏ vào thùng thư củaCooley ở Evanston. Bên trong là những hồ sơ được yêu cầu gần bốn tháng trước đây,xác nhận rằng Cooley đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam.Lê Phong (VTV)


Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>: dị tật bẩm sinh lan tràn ở Việt Nam; trợ giúp của người Mỹđến chậmPhần 3 cuộc điều tra của các phóng viên báo Chicago Tribune tập trung vàomức độ độc hại của chất diệt cỏ. Bài viết phản ánh một vài quan điểm của phíaHoa Kỳ về sự mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong việc xác định liệu chấtgây rụng lá có phải là nguyên nhân gây ra các loại bệnh tật, nhất là dị tật ở trẻem.Phần 3 – Các phóng viên báo Chicago Tribune khám phá ra rằng chất gây rụng lá lànguyên nhân gây ra tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao ở Việt Nam. Tuy vậy đây vẫn là vấn đềgây tranh cãi hàng thập kỷ sau khi các chiến dịch rải chất độc chấm dứt.Đào Thị Kiều đang nhổ mạ trên cánh đồng xanh. Ánh nắng dội vào chiếc nón trênđầu.Đây là những cánh đồng Kiều vẫn canh tác từ hồi còn nhỏ, trong thời gian chiếntranh Việt Nam. Chị vẫn nhớ những chiếc máy bay nhào đến vào buổi sáng rải chất<strong>da</strong> <strong>cam</strong> và các loại chất diệt cỏ trong lúc chị đang làm đồng.Chị Kiều, năm nay 58 tuổi kể: “Lúc bấy giờ tôi 16 tuổi. Tôi nhìn thấy những chiếcmáy bay bay qua trên đầu. Tôi còn nhìn thấy đám bụi sương thả ra từ máy bay. Nó cómùi giống như mùi ổi chín. Không cây cỏ nào sống được. Quần áo tôi ướt hết vì cáiđám bụi sương này.”Trí nhớ của Kiều được dữ liệu của báo Tribune ủng hộ. Tribune đã tập hợp được dữliệu về ít nhất 10 chuyến xuất kích rải tới gần 5 nghìn lít chất diệt cỏ xuống cánhđồng của chị Kiều.Kể từ đó, câu chuyện về cuộc đời Kiều được kể lại với những phép tính đơn giảnnhưng đau đớn. Chị có 8 người con. Bảy trong số đó sinh ra với dị tật nghiêm trọng.Năm người đã chết ở tuổi lên 8. Chồng chị, một người lính chế độ cũ, cũng qua đời vìbệnh ung thư liên quan đến phơi nhiễm chất diệt cỏ.Hàng thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tranh cãi về việc quân đội Mỹsử dụng chất gây rụng lá chủ yếu liên quan đến tác động của chất này đối với sứckhỏe của vô số người Việt Nam.Trọng tâm của cuộc tranh cãi này là mối liên hệ giữa chất diệt cỏ và dị tật bẩm sinh ởViệt Nam. Tại đây, cứ 5 trong số 100 trẻ sinh ra bị mắc một loại dị tật nào đó, từ dịtật cơ thể cho đến các bệnh thần kinh. Tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với trước khi chiếntranh xảy ra, theo các nhà khoa học Việt Nam.


Năm ngoái chính phủ Mỹ đã chi 13,7 tỷ đô la để trả tiền thương tật cho hơn 1 triệucựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số họ từng tham giacác phi vụ rải chất độc. Thêm hàng triệu đô la nữa được chi trả cho gia đình các cựuquân nhân có con bị dị tật bẩm sinh. Thế nhưng các quan chức Mỹ luôn quay ngoắtkhi được được yêu cầu thừa nhận mối liên hệ giữa chất diệt cỏ và các loại bệnh ởViệt Nam.Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, Quốc hội Mỹ đã duyệt chiít nhất là 125 triệu đô la cho công việc phòng chống AIDS ở Việt Nam, nơi mà tỷ lệlây truyền đứng hàng thứ 67 trên thế giới. Khoảng 46 triệu đô la cũng đã được chuẩnchi để giúp đỡ những người bị mất chân tay do bom mìn còn sót lại từ chiến tranhchống Mỹ.Thế nhưng cũng kể từ khi chiến tranh kết thúc 35 năm trước, Quốc hội chỉ chi có 6triệu đô la để hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến chất diệt cỏ, bỏqua những bằng chứng cho thấy rất nhiều dân thường ở miền Nam phải tiếp xúc vớichất diệt cỏ, loại chất đã bị cấm ở chính nước Mỹ.Các tổ chức từ thiện tư nhân, bao gồm Quỹ <strong>Ford</strong>, Quỹ Gates và Quỹ từ thiện Atlantic– thậm chí đã hỗ trợ gấp ba lần số tiền của chính phủ Mỹ để giúp đỡ người Việt Namvượt qua tổn hại thể sức khỏe và môi trường do chất diệt cỏ gây ra.Trong chiến tranh, quan chức Hoa Kỳ đã đảm bảo với chế độ Việt Nam Cộng hòarằng chất diệt cỏ là vô hại. Về phần mình, chính quyền Nam Việt Nam tìm cáchthuyết phục dân chúng của mình rằng loại chất hóa học này an toàn. Lính Việt Namcộng hòa thậm chí còn lao vào đám bụi chất hóa học và uống nước bị nhiễm, theo tàiliệu của Lưu trữ Quốc gia.Một báo cáo năm 1963 của chính quyền miền Nam Việt Nam cho biết: Công chứcchế độ chứng minh cho người dân về sự vô hại của chất diệt cỏ bằng cách phun chấtnày lên người, pha vào nước và uống trước mặt mọi người.Giống như lính Mỹ, người dân Việt Nam sử dụng thùng chứa chất diệt cỏ để đựngnước tắm và thịt nướng. Vì tin rằng loại hóa chất này an toàn, lính Việt Nam Cộnghòa còn bán thùng rỗng, nhiều thùng còn sót lại tới hơn 1 lít chất diệt cỏ cho ngườidân ở Đà Nẵng, Biên Hòa, theo tư liệu của chế độ cũ.Nhưng nhiều loại hợp chất không hề an toàn. Chúng chứa loại chất độc nhất mà conngười từng được biết đến, chất dioxin TCDD. Loại chất gây ô nhiễm này sinh ratrong quá trình các công ty hóa chất Mỹ sản xuất thành phần của chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, chấttím, chất xanh và chất hồng – những hợp chất chiếm tới 65% trong tổng số 5 triệu lítchất diệt cỏ rải trên lãnh thổ Việt Nam.


Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa dioxin với hơn một chục các loại bệnhtật, bao gồm ung thư, liệt rung và các loại bệnh di truyền.Giáo sư Lin<strong>da</strong> Birnbaum, giám đốc Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia vàlà một nhà khoa học hàng đầu về chất dioxin cho biết: Tôi chưa thấy một hệ thốnghormone nào mà dioxin không làm hỏng.”Cảnh báo sớmGiáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, bác sỹ sản khoa từ thời chiến tranh từng làm bàđỡ cho hàng ngàn trẻ em ra đời ở bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản lớn nhất Sàigòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1968, hai năm sau khi quân đội Mỹ mở rộng việc sử dụng chất diệt cỏ lên tớihàng triệu lít, Phượng cho biết bà đã đỡ một hài nhi ra đời không có não hay tủysống.Trong vài tháng sau, cứ ba hay bốn lần một tuần bà lại đỡ cho vài chục trẻ em ra đờivới dị tật trầm trọng. Trẻ sơ sinh với nội tạng bên ngoài cơ thể, không có tay chânhay không có mắt.“Tôi và đồng nghiệp thấy kinh hoàng”, bà Phượng nấc lên, tay gạt nước mắt.“Trường hợp đầu tiên xảy ra trong ca trực của tôi. Tôi không dám cho người mẹ xemvì sợ rằng cô ấy sẽ bị sốc. Nhưng người cha và người nhà đòi xem và thật là kinhkhủng.”Cuối cùng bà tới gặp vài người bạn làm báo ở Sài gòn. Những câu chuyện về quáithai bẩm sinh liên quan đến cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu được đăng tải,làm nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt đến tận bây giờ.Quân đội Mỹ chấm dứt chương trình diệt cỏ, được gọi là Chiến dịch Ranch Hand,năm 1971 sau khi một nghiên cứu của Viện y tế quốc gia cho thấy hóa chất trong mộtvài hợp chất gây ra quái thai bẩm sinh ở vật thí nghiệm. Ngay sau đó, bộ trưởng y tếMỹ đã ra lệnh chấm dứt việc sử dụng chất 2, 3, 4, 5 T trong các gia đình. Sau nàyngười ta được biết chất 2, 3, 4, 5 T có chứa một dạng dioxin cực độc là TCDD.Cái chất độc quái quỷ bám vào tế bào béo trong người và động vật, TCDD tồn tạitrong cơ thể tới hàng thập kỷ. Các nhà khoa học cho rằng một khi vào trong cơ thể,nó sẽ liên kết với tế bào protein gọi là Ah receptor và gây ra một loạt phản ứng phântử làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào, có thể gây ra ung thư và các loại bệnhkhác. Các nhà khoa học cũng đặt ra nghi vấn về việc tác động của dioxin có thể làmđảo lộn di truyền, gây ra sự thay đổi DNA của con người.


Các yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến phản ứng của con người đốivới TCDD và các nhà khoa học cho rằng tác động đối với sức khỏe phụ thuộc vào lựachọn di truyền, cách thức và số lần tiếp xúc và các yếu tố khác mà các nhà khoa họcvẫn chưa lường hết được.Trong trường hợp dị tật bẩm sinh, hàng chục thí nghiệm cho thấy vật thí nghiệm tiếpxúc với TCDD có tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn, tùy theo liều lượng và thời gian bịảnh hưởng. ở cơ thể người, các nhà khoa học khám phá ra mối liên hệ giữa tiếp xúcvới chất diệt cỏ và dị tật nhưng chưa thể chứng minh quan hệ nguyên nhân – kết quả.Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất hóa học này có thể ảnh hưởng đến sinh sảnkhi làm hỏng tinh trùng và can thiệp vào hormone kiểm soát sự phát triển của bàothai.Bộ Cựu Chiến binh Mỹ năm 2003 đã bắt đầu trả tiền bồi thường thương tật cho conem cựu nữ quân nhân nếu các trẻ em này mắc một trong 18 loại dị tật, bao gồm cảloại dị tật mà bác sỹ Phượng đã gặp phải lần đầu tiên trong lần đỡ đẻ 40 năm vềtrước, được gọi là anencephaly (không có não).Con em của nam cựu quân nhân chỉ được bồi thường cho một loại dị tật, bệnh đốtsống chẻ đôi, tức là một vài đốt sóng không phát triển hoàn toàn, gây ra một số bệnhtật như liệt, não úng thủy, không kiểm soát được đi ngoài và khả năng tiếp thu.Tìm ra vì sao và bằng cách nào trẻ em sinh ra bị dị tật vẫn là một vấn đề hết sức phứctạp và đau đớn. Có nhiều yếu tố phải được tính đến, trong đó nhiều điều chưa đượcbiết, khiến cho việc tìm ra thủ phạm hết sức khó khăn nếu không nói là không thể.Điều trở nên rõ ràng là mọi người, nhất là phụ nữ, những người chỉ tiếp xúc với mộtchút ít chất TCDD, thậm chí chỉ là vài phần nghìn tỷ cũng có nguy cơ sinh con quáithai cao.Tin tức mâu thuẫnTranh cãi về ảnh hưởng của chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> ở Việt Nam đang đứng ở ngã rẽ giữa khoahọc và chính trị, một vấn đề rắc rối, sự đụng đầu giữa những tình cảm mạnh mẽ và sựngoan cố của cả hai bên.Dị tật bẩm sinh là chủ đề gây xúc động của cuộc tranh cãi. Người Việt Nam cho rằnghầu như trẻ nào sinh ra bị quái thai đều là nạn nhân của chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, trong khi phíaMỹ yêu cầu phải có bằng chứng chắc chắn rằng chất diệt cỏ là nguyên nhân gây ra dịtật bẩm sinh.


“Quan chức Việt Nam, nhất là ở cấp địa phương thường phóng đại đối với tất cả cáctrường hợp dị tật bẩm sinh và cho rằng chúng có liên hệ với chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong>”, đại sứ Mỹtại Việt Nam từ 2004 đến 2007 Micheal Marine phát biểu. “Tuy vậy tôi cũng khôngcho rằng phía Mỹ đã xử lý vấn đề này một cách thích đáng. Đây là một độc dượcchính trị.”Phía Việt Nam coi nghiên cứu của giáo sư Stellman đăng trên tạp chí chuyên ngànhTự nhiên là bằng chứng của tác động rộng lớn của chất diệt cỏ. Nghiên cứu này chothấy 2,1 trong tổng số 4,8 triệu người Việt Nam bị tiếp xúc với chất hóa học trongchiến tranh.Tuy vậy, một vài quan chức Mỹ vấn coi những lời tố cáo rằng dị tật bẩm sinh ở ViệtNam do chất diệt cỏ gây ra là chiến dịch tuyên truyền có định hướng, dựa vào nhữngbằng chứng khoa học yếu ớt.Một thông điệp của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội năm 2003 viết rằng: Chúng tôi chorằng (Chính phủ Việt Nam) sẽ không bao giờ cho phép một nghiên cứu nào có thểbác bỏ chiến dịch tuyên truyền kéo dài hai thập kỷ, tức là chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> là nguyên nhâncủa hàng loạt các vấn đề sức khỏe, nhất là dị tật bẩm sinh và thần kinh chậm pháttriển.”Quan chức Mỹ chỉ ra một vài nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ dị tật di truyền cao, bao gồmsuy dinh dưỡng, thiếu I ốt trong bữa ăn của thai phụ và thậm chí là nghiện rượu.Bệnh viện Từ Dũ nay đang chăm sóc hàng chục trẻ em mắc các dị tật nặng. Nhiều embị bỏ rơi ngay sau khi sinh và cả ngày vừa học vừa chơi trong khi thực hiện các bàitập vật lý trị liệu và các bài điều trị khác để khắc phục tật nguyền.Bệnh viện và các em nhỏ đang được điều trị ở đây đã trở thành biểu tượng về tácđộng lâu dài của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>, ngay cả trong nhiều trường hợp việc cha mẹ cácem làm thế nào mà bị tiếp xúc với chất diệt cỏ vẫn ít được biết.Năm 1968, Phượng và đồng nghiệp bắt đầu thu thập hàng chục bào thai và trẻ emquái thai bị chết và ngâm vào các bình có chứa formaldehyde. Các phóng sự nướcngoài về chất diệt cỏ thường chiếu hình ảnh những chiếc bình này, mặc dù không cóchứng cứ thuyết phục về nguyên nhân của dị tật.Trong khi báo Tribune thực hiện các cuộc phỏng vấn ở nước ngoài, điều dễ nhận thấylà người Việt Nam thường ngay lập tức đổ tại chất diệt cỏ cho các vấn đề về sứckhỏe ngay cả khi thu thập bằng chứng về phơi nhiễm là hết sức khó khăn hoặc thực tếcho thấy không thể có phơi nhiễm. Nhiều người nói rằng họ bị phơi nhiễm lại chỉnhập ngũ rất lâu sau khi các chiến dịch rải chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> chấm dứt, một số người


khác làm nhiệm vụ ở những khu vực ít có chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> hay không bị phun chấtđộc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>.Tuy vậy, phóng viên báo Tribune thấy nhiều trẻ em ở bệnh viện Từ Dũ và một số nơikhác ở Việt Nam bị dị tật bẩm sinh hay mắc các loại bệnh mà khoa học cho là có liênquan đến chất dioxin. Trong nhiều trường hợp, dữ liệu về những phi vụ rải chất độctrong chiến tranh đã chứng minh câu chuyện bị phơi nhiễm của bố mẹ các em làđúng.Gánh nặng của cha mẹTram thi Shu có người con trai 6 tuổi tên là Ho Cong Duc. Cậu bé này trông giốngnhư mới chỉ lên 6 tháng. Những đường gân xanh nổi rõ qua làn <strong>da</strong>. Cơ thể chú bé gàygò và tái xám, hơi thở nặng nhọc. Shu cho rằng bệnh tình của cậu bé, cũng như củađứa con gái là do chị đã bị phơi nhiễm chất gây rụng lá.Chị Shu năm nay 43 tuổi người Quảng Nam kể lại: tôi nhớ máy bay bay qua trên đầu,là cây rụng xuống. Người chúng tôi ướt đẫm cái thứ bụi phun ra từ máy bay. Tôikhông nhớ chính xác việc này diễn ra bao nhiêu lần nhưng mẹ tôi bảo ít nhất cũngphải là ba lần.”Dữ liệu về các phi vụ rải chất độc cho thấy khu vực cách làng của Shu khoảng 3 kmbị phun khoảng 6 nghìn lít chất <strong>da</strong> <strong>cam</strong> và 21 nghìn lít chất xanh dương – có chứachất arsenic.Shu bảo: Tôi lo cho con tôi lắm. Nếu nó chết trước tôi thì không sao chứ nếu tôi chếttrước nó thì lấy ai trông nó đây.Và còn đó câu chuyện của Dao Thi Kieu, người đã mất chồng và 5 đứa con.Chồng chị, Lam Ba Trung đi lính cho chế độ cũ và đóng quân ở khu vực vĩ tuyến 17tỉnh Quảng Trị. Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã rải xuống khu vcj này hơn100 nghìn lít chất diệt cỏ để phá hoại mùa màng của đối phương và làm rụng lánhững khu rừng rậm.Ông Trung qua đời năm 2004 sau 7 năm vật lộn với ung thư phổi và họng, những loạibệnh mà Viện Y học và Bộ Cựu Chiến binh cho là có liên quan đến chất gây rụng láđược sử dụng trong chiến tranh.Cũng như nhiều người Việt Nam khác, Kieu và chồng nhiều năm tự trách mình đãlàm con mình khổ.“Chắc chúng tôi đã làm gì không tốt ở kiếp trước”, Kiều nấc lên, “thế nên tôi vàchồng đã ăn chay để sám hối.”


Hầu như ngày nào Kieu cũng thức dậy lúc 3 giờ sáng để trông coi hai người con gáitàn tật, Lam Kim Lien, 39 tuổi và Lam Ngoc Huong, 35 tuổi.Không được trị liệu, cũng không đi bộ, nói hay cầm thìa. Cơ thể tật nguyền, gầynhẳng và mái tóc cắt ngắn làm họ trông trẻ hơn tuổi. Khuôn mặt đờ đẫn, gầy guộccho thấy cuộc sống buồn tẻ trên giường trải đệm rạ.Đứa con duy nhất còn khỏe mạnh của hai vợ chồng Lam Ngoc Nhan năm nay 20 tuổiđược sinh ra khi Kieu và Trung chờ đến 10 năm sau mới dám sinh con trở lại. Cậu làbằng chứng cho thấy mức độ dioxin trong cơ thể giảm xuống một nửa sau bảy nămrưỡi. Chất này cũng thải khỏi cơ thể khi mẹ cho con bú.Kieu làm ruộng đến tối mới về nhà để tắm và cho Lien và Huong ăn. Người đàn bànhỏ nhắn với quyết tâm sắt đá, Kieu được cả làng nể trọng vì tinh thần vượt khó,khiến chị có được một niềm tự hào nho nhỏ giữa biển khổ của cuộc đời.Nhưng sự mạnh mẽ của chị như tan chảy khi nói về nỗi khó khăn hiện tại và tươnglai.“Tôi chẳng biết nói gì bây giờ. Công lý à? Chị nói, nước mắt chảy dài trên khuôn mặtđen sạm. “Năm đứa con của tôi đã chết, cả chồng tôi nữa. Tôi còn hai đứa con tậtnguyền. Có những ngày tôi đi làm đồng về mệt quá đến mức không bế nổi con nữa.”


Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong>: Tại một căn cứ quân sự cũ, chất độc vẫn còn phát tác (Bài 4)Phần 4 của cuộc điều tra của Tribune cho thấy rằng một căn cứ không quân củaHoa Kỳ trước đây ở Việt Nam vẫn còn bị ô nhiễm rất nặng nề bởi chất làm rụnglá, nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa nỗ lực làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm trong thờigian chiến tranh. Tiếp theo….Khi một công ty nhỏ về môi trường của Cana<strong>da</strong> Hartfield bắt đầu thu thập các mẫuđất tại một căn cứ không quân cũ của Mỹ trong một thung lũng xa xôi ở Việt Nam,Thomas Boivin và các nhà khoa học khác đã không tin là họ sẽ tìm thấy chứng cứchứng minh các chất diệt cỏ được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong những thập kỷtrước đây vẫn là mối đe dọa sức khỏe.Nhưng kết quả cho thấy mức độ của chất độc dioxin gây bệnh ung thư cao hơn nhiềuso với những hướng dẫn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đối với các khu vực dâncư.Ông Boivin, chủ tịch của công ty môi trường Hartfield, cho biết ông vô cùng ngạcnhiên.Các nhà khoa học Ca na đa bắt đầu truy tìm chất độc trong thức ăn, đất và trầm tíchtrong các ao ở gần đó, rồi trong mỡ vịt và cá, máu và sữa mẹ của người dân sinhsống tại các địa điểm bị ô nhiễm.Nghiên cứu cho thấy sữa của một người phụ nữ có mức độ dioxin cao hơn sáu lầnso với mức an toàn được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Cô cũng có một con 2 tuổi bịkhuyết tật bẩm sinh, căn bệnh mà Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã bồi thường cho các cựuchiến binh Mỹ.Kể từ đó, Hatfield và các nhà khoa học Việt Nam đã lấy mẫu từ gần 3.000 căn cứquân sự trước đây của Mỹ rải rác khắp miền Nam Việt Nam và xác định được 28"điểm nóng", bao gồm ba địa điểm bị ô nhiễm rất cao xung quanh các khu vực dân cưở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát.Những phát hiện của họ cho thấy di chứng <strong>da</strong> <strong>cam</strong> ở Việt Nam là một vấn đề khẩncấp và có thể giải quyết được. Thay vì một cuộc tranh cãi lộn xộn về những khuyếttật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe phức tạp khác, việc phát hiện ra sự ô nhiễm <strong>da</strong>idẳng buộc người ta tập trung sự chú ý vào việcgiải quyết vấn đề hiện tại.Nhưng từ sau cuộc nghiên cứu đầu tiên của Hatfield xuất bản năm 2000, chính phủHoa Kỳ chẳng làm được bao nhiêu để giúp dọn sạch các địa điểm bị ô nhiễm trongchiến tranh Việt Nam.Họ chỉ cấp $ 6 triệu để giải quyết các vấn đề sức khỏe nghiêm


trọng liên quan đến ô nhiễm và những thiệt hại đáng kể về môi trường gây ra bởi cácchất làm rụng lá.Boivin và những người tham gia nghiên cứu khác nói rằng, kể từ sau các nghiên cứuđầu tiên được xuất bản, hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã gia tăng. Hatfield bắtđầu làm việc tình nguyện tại Việt Nam với hy vọng tìm kiếm trợ cấp chính phủCana<strong>da</strong>, nhưng sau đó công ty này lại dành hàng trăm giờ công và nguồn lực vàocông tác nghiên cứu vấn đề." Đặc biệt, trong vài năm qua, đã có phong trào rộng lớn ở Hoa Kỳ và Việt Nam",Boivin nói. "Một điều rất đáng khích lệ."Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn chậm chạp trong việc giải quyết ô nhiễm ở các căn cứ quânsự của họ truớc đây tại Việt Nam. Các quan chức Việt Nam và Hoa Kỳ chưa đưa rađược con số chi phí chính xác, nhưng để làm sạch các điểm nóng mà chiến tranh ViệtNam để lại phải mất hàng chục triệu đô la."Không ai nghi ngờ vể mức độ độc hại của dioxin ở Việt Nam và rằng việc tàng trữchất độc này của quân đội Mỹ và Sài gòn là nguyên nhân và đã để lại hậu quả," ôngMichael Marine, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2007 cho biết."Đó là một lập luận tương đối dễ dàng rằng Mỹ cần giúp đỡ để giải quyết vấn đềnày."Mối đe dọa vô hìnhHậu quả của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> không chỉ tồn tại ở những người lính và thường dânbị phơi nhiễm. Hóa chất này đã có ảnh hưởng lâu dài trong và xung quanh các căncứ, nơi nó được tàng trữ - và phun.Khi Nguyễn Văn Dũng dọn cống rãnh tại sân bay Đà Nẵng vào năm 1996, ông đãkhông biết rằng các lực lượng Hoa Kỳ đã tàng trữ hàng trăm ngàn gallon chất diệt cỏtrong Chiến tranh Việt Nam hoặc những chất diệt cỏ chứa hợp chất có độc tính caoliên kết đến hơn một chục bệnh tật. Ông không biết rằng chất độc đã ngấm vào đất vàở đó với mức nguy hiểm cao.Ông Dũng cùng vợ, là Thu, và bé gái sơ sinh khỏe mạnh dọn vào ở trong tòa nhà kếbên căn cứ không quân cũ của Mỹ. Trong 13 năm sau, ông Dũng và bà Thu đã làmviệc tại sân bay này. Họ có hai đứa con ốm rặt rẹo, mắc những bệnh về máu và xươnghiếm thấy, và họ nghi ngờ rằng nguyên nhân là do các ô nhiễm ở sân bay.Đứa con gái thứ hai của họ qua đời khi lên 7, và bây giờ đứa con trai 10 tuổi của họbị các bệnh tương tự, hàng tháng phải truyền máu để được sống.


"Tôi là một người đàn ông và đàn ông hiếm khi khóc", ông Dũng, 41 tuổi, ngồi chéochân trên sàn nhà, mắt đầy lệ, trong khi bà Thu ru đứa trẻ yếu ớt trong lòng."Nhưng mỗi khi con trai tôi phải truyền máu, tôi lại khóc."Trong suốt ba năm qua, Hatfield và các nhà khoa học Việt Nam đo mức độ dioxintrong máu và sữa mẹ của những người công nhân tại sân bay Đà Nẵng và thấy nócao hơn 100 lần so với mức an toàn của WHO.Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> được coi là chất độc <strong>da</strong>i dẳng nhất từ trước đến nay. Trong môitrường, một nửa vòng đời của nó có thể là nhiều thập kỷ, có nghĩa là phải mất rấtnhiều thời gian để các ô nhiễm hóa học giảm một nửa. Trong cơ thể con người, nửavòng đời của dioxin là khoảng 7 năm rưỡi.Điều đó có nghĩa là, ngay cả một thập kỷ trước đây, một số cư dân Hatfield kiểm trađã có có trong người chất độc hại này với mức độ cao hơn.Lo lắng cho con mìnhÔ nhiễm ở Đà Nẵng không chỉ giới hạn trong căn cứ không quân. Các nhà khoa họccũng nhận thấy rằng chất dioxin từ chất diệt cỏ đã lan ra Hồ Sen gần đó, nơi mà trongnhiều thập kỷ nay cư dân vẫn mua và bán cá.Mức độ dioxin trong cá và trong trầm tích cao đến nỗi chính phủ Việt Nam cấmđánh bắt cá và bơi trong hồ và cho di chuyển các gia đình sống gần đó. Chính phủcũng phong tỏa các địa điểm bị ô nhiễm bằng bức tường bê tông quanh hồ không choai vào, mặc dù vậy, các phóng viên trong chuyến đi thực địa gần đây đến khu vựcnày vẫn gặp các thanh thiếu niên đánh bắt cá trong hồ này.Trong hơn 10 năm, bà Phạm Thị Cúc, 74 tuổi , đã trồng hoa sen và nuôi cá trong hồđẹp như tranh ở phía tây của sân bay Đà Nẵng. Bà đã phải dừng công việc kinhdoanh năm 2007 sau khi nghiên cứu của Hatfield cho thấy mức độ dioxin trong trầmtích của hồ cao hơn khoảng 40 lần so với tiêu chuẩn an toàn của thế giới.Máu của bà Cúc có mức điô-xin cao nhất ở Việt Nam, hơn 50 lần so với tiêu chuẩncủa WHO. Những đứa con bà từng làm việc trên hồ và ăn rất nhiều cá bị ô nhiễm,cũng có mức điô-xin cao trong máu của họ.Mặc dù không ai trong số họ bị bệnh, nhưng bà Cúc cho biết bà bị sụt hơn 5 kg kể từsau xét nghiệm, vì sợ dioxin có thể ảnh hưởng đến con cháu bà.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phơi nhiễm dioxin làm tăng nguy cơ ung thư và cácbệnh khác, nhưng có thể mất nhiều thập kỷ để tác động của nó trên cơ thể xuất hiện,và một số người tiếp xúc có thể sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bệnh. Các nhà khoa


học tin rằng các hóa chất gây gián đoạn phát triển của tế bào và thậm chí có thể làmthay đổi ADN của người.Năm 2006, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA đã bắt đầu hỗ trợ kỹ thuật đểđóng góp vào các nỗ lực của các cơ sở từ thiện của Việt Nam và tư nhân, nhất là Quỹ<strong>Ford</strong>, giúp họ tìm cách loại bỏ các chất độc dioxin tại sân bay Đà nẵng và Hồ Sen vớichi phí thấp. Tháng mười vừa qua, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã ký một hợpđồng $ 1.400.000 để tiến hành nghiên cứu cách dọn sạch địa điểm nói trêntrong banăm.Nhưng việc đó cũng sẽ không làm giảm bớt nỗi sợ hãi của bà Cúc về những mất mátcủa bà."Tôi không thể ngừng lo lắng về vấn đề sức khỏe của con cháu tôi",bà nói. "Tôi giàrồi, vì vậy tôi không lo lắng cho sức khỏe của mình. Nhưng tôi rất lo cho chúng.."Số tiền của Quốc hội Mỹ không đủ để làm sạch khu vực Đà Nẵng , chứ chưa nói gìđến hàng chục các điểm nóng khác rải rác khắp miền Nam Việt Nam.Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố vào tháng Sáu vừaqua ước tính chi phí để làm sạch căn cứ không quân Đà Nẵng là khoảng 17 triệu $,trong khi Việt Nam yêu cầu chi 60 triệu $ để làm sạch trong ba điểm nóng chính."Cả hai phía chúng ta được tự do nói những gì chúng ta nghĩ," ông Lê Kế Sơn, PhóGiám đốc của Tổng Cục Môi trường Việt Nam. "Tôi biết chính phủ Hoa Kỳ khôngthể làm tất cả, nhưng tôi nghĩ rằng họ nên bày tỏ sự thông cảm với Việt Nam vềnhững gì đã xảy ra."Cá, vịt bị phơi nhiễmViệc đóng cửa các địa điểm bị ô nhiễm tại Đà Nẵng đã cải thiện tình hình ở đây,nhưng làm điều tương tự ở Biên Hòa, một thành phố công nghiệp cách TP HCMkhoảng 20 dặm về phía bắc, trước đây là Sài Gòn, gặp nhiều khó khăn hơn.Trong chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ được lưu trữ hàng triệu gallon chất diệt cỏ tạiBiên Hòa, các căn cứ không quân lớn nhất tại Việt Nam. Riêng năm 1970, hơn 7.500gallon các hóa chất đã vô tình tràn ra ở đó.Các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã đo mức độ của dioxin trong đất và trầm tích ởcăn cứ đó và thấy nó cao hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn an toàn của thế giới, mứccao nhất đo tại Việt Nam.


Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> từ các khu vực bị ô nhiễm ngấm vào một dòng suối gần đó và mộthồ ở trung tâm thành phố, trong một công viên lớn có hàng ngàn cư dân qua lại.Trong nhiều thập kỷ, ngư dân thu hoạch cá, ốc, ếch và con vịt từ hồ Biên Hùng vàbán cho các cư dân địa phương. Chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> có trong các tế bào mỡ, và các nhàkhoa học đưa ra giả thuyết rằng con người bị ảnh hưởng khi họ ăn cá và vịt mà mỡcủa chúng có chứa hàm lượng điô-xin cao.Năm ngoái, chính quyền tỉnh Đồng Nai cấm một số loại thực phẩm - bao gồm ốc, cá,thịt gà, vịt, tôm và ếch - sản xuất tại hai khu vực quanh hồ.Với số tiền khoảng $ 6.500.000 của Quỹ <strong>Ford</strong> để hỗ trợ Việt Nam giải quyết cácvấn đề sức khỏe liên quan đến chất làm rụng lá, Sở Y tế Đồng Nai đã in 9.000 tờ rơi,giải thích sự nguy hiểm của các loại thực phẩm ở các khu vực xung quanh địa điểmbị ô nhiễm.Tuy nhiên, có khoảng 750.000 người dân sống ở thành phố này. Và đối với một sốgia đình thì đã quá muộn.Bà Nguyễn Thị Thông, 56 tuổi, đã sống cả đời bên dòng suối bị ô nhiễm gần sân bayBiên Hòa. Cha bà đã phải vật lộn với căn bệnh ung thư gan trong 12 năm, và chị gáibà đã chết vì ung thư trực tràng trước tuổi 30. Bà Thông cho biết bà đang phải vậtlộn với bệnh gan."Nhiều người sống dọc con suối đã chết ở tuổi 30 hoặc 40", bà nói. "Rất nhiều ngườitrong số họ chết vì ung thư gan - đó là nguyên nhân số 1."Ngày nay, Biên Hòa có tỷ lệ ung thư cao nhất Việt Nam, theo các quan chức từ Sở Ytế Đồng Nai thì có khoảng 1.333 bệnh nhân ung thư trong 100.000 dân. Họ cũng nóirằng nhiều bệnh nhân ung thư chết mà không bao giờ được chẩn đoán bởi hệ thốngchăm sóc y tế của Việt Nam vẫn còn yếu kém.Lê Phong (VTV)


Phần 5 trong loạt bài điều tra của tờ báo Chicago Tribune đã tìm ra những tàiliệu cho thấy quân đội Mỹ và các công ty hóa chất đã sản xuất ra các loại chấtdiệt cỏ nguy hiểm hơn nó vốn có để sử dụng tại Việt Nam.Vào năm 1965, khi quân đội Mỹ tiến hành phun chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> tại miền Nam ViệtNam, thì tại Mỹ, chính phủ và các công ty hóa chất sản xuất ra loại chất diệt cỏ đãbiết rằng hoá chất này gây nguy hại tới sức khỏe của binh lính và những người tiếpxúc.Cũng vào năm đó, Công ty hoá chất Dow của Mỹ đã gọi chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> là mộttrong những chất độc hại nhất không chỉ gây tổn thương trên <strong>da</strong> mà còn huỷ hoại cảgan.Một báo cáo của tờ Chicago Tribune lấy từ các tài liệu toà án và hồ sơ từ Cục Lưu trữquốc gia đã chỉ ra rằng, bất chấp những bằng chứng nêu lên sự nguy hiểm của hoáchất này tới sức khoẻ con người, tuy nhiên, nguy cơ phơi nhiễm của loại hoá chất nàyđã bị coi nhẹ. Các chiến dịch phun chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> vẫn tiếp tục trong sáu năm nữa.Nhiều tài liệu thu được cũng cho thấy rằng những vấn đề gây tranh cãi về các loạichất diệt cỏ đã có thể tránh được nếu các nhà sản xuất đã sử dụng những kỹ thuật cósẵn để giảm ô nhiễm dioxin, và nếu quân đội Mỹ kiểm soát kỹ hơn về các độc tốtrong hợp chất hoá học. Theo tài liệu của các luật sư của cựu chiến binh Mỹ, trướcnăm 1975 công ty hoá chất Dow đã biết về kỹ thuật sản xuất có thể làm giảm ô nhiễmdioxin của các chất diệt cỏ thông qua việc làm chậm qui trình sản xuất.Kể từ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chất độc dioxin đã được coi là một chấtgây ung thư cùng với bệnh Parkinson, dị tật bẩm sinh và hàng chục bệnh khác liênquan tới sức khoẻ con người. Hàng ngàn cựu chiến binh Mỹ cũng nhiều người ViệtNam đã trực tiếp tiếp xúc với chất diệt cỏ do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiếnnày.Hiện nay, căn bệnh suy nhược cơ thể liên quan tới loại chất diệt cỏ từng được quânđội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam đã tiêu tốn của chính phủ Mỹ hàng tỉ đô lamỗi năm và đã làm gia tăng đáng kể các khoản thanh toán về bệnh tật cho các cựuchiến binh Mỹ kể từ năm 2003.Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, trước khi chương trình thuốc diệt cỏ được phát động vàonăm 1961, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cắt giảm chi phí và nhân sự để phát triển các chấtdiệt cỏ vì các mục đích không gây chết người. Thay vào đó, chương trình này lại phụthuộc nhiều vào sự hướng dẫn kỹ thuật của các công ty hóa chất dưới áp lực gia tăngsản xuất để đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ.Việc sử dụng các chất diệt cỏ đã dẫn đến hàng loạt những vụ kiện giữa một bên là các


cựu chiến binh Mỹ và công dân Việt Nam với một bên là các công ty hóa chất củaMỹ. Các công ty này đã phải đền bù 180 triệu đô la Mỹ cho các cựu chiến binh Mỹtrong loạt vụ kiện đầu tiên vào năm 1984.Kể từ đó, các công ty hóa chất của Mỹ đã cho rằng họ được miễn về mặt pháp lý dựavào các luật bảo vệ các nhà thầu của chính phủ Mỹ. Các phiên tòa cũng chỉ ra rằngquân đội Mỹ đã nhận thức được sự ô nhiễm của chất độc dioxin, nhưng họ vẫn sửdụng chất diệt cỏ bởi họ tin rằng loại hoá chất này sẽ giúp bảo vệ binh lính Mỹ.Bộ Cựu chiến binh của Mỹ đã đưa ra một bản báo cáo vào năm 1990 cho rằng, quânđội Mỹ biết về tác hại của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> đối với sức khoẻ con người nhưng họ lạicó rất ít những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế sự tiếp xúc với loại hoá chất này.Một bản báo cáo khác trích đăng bức thư viết năm 1988 của James Clary, nhà nghiêncứu vũ khí hoá học của Phòng thí nghiệm phát triển vũ khí không quân, gửi tớithượng nghị sĩ Tom Daschle, người đã tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh việc thựcthi pháp luật nhằm hỗ trợ cho các cựu chiến binh bị bệnh có căn nguyên từ thuốc diệtcỏ.James Clary đã viết rằng “Khi chúng tôi có sáng kiến về chương trình thuốc diệt cỏtrong những năm 1960, chúng tôi đã nhận thức được sự nguy hiểm của chất độcdioxin trong chất diệt cỏ. Chúng tôi cũng nhận thức được rằng khi sử dụng trongquân đội, hóa chất này có hàm lượng dioxin cao hơn khi sử dụng vì mục đích dân sựdo chi phí sản xuất thấp và tốc độ sản xuất chúng. Tuy nhiên, vì chất độc này sẽ đượcsử dụng đối với “kẻ thù” nên hầu như tất cả mọi người trong chúng tôi không ai quáquan tâm đến điều đó”.Các nhà khoa học quân sự Mỹ đã tiến hành thử nghiệm với các chất diệt cỏ từ nhữngnăm 1940, nhưng do việc cắt giảm chi phí vào năm 1958 nên chỉ còn lại rất ít nguồnlực để đánh giá đầy đủ về các chất hóa học sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.Đại tá James Brown thuộc Quân đoàn hoá chất Bộ tư lệnh phát triển và Nghiên cứuHoa Kỳ đã viết trong một bản báo cáo vào tháng 10 năm 1961 để gửi tới chỉ huy củaquân đội khi chương trình chất diệt cỏ đang hoành hành như sau:“Tôi đã được thôngbáo trước khoảng 10 ngày để tới Việt Nam và tiến hành “nghiên cứu” liên quan tớinhững nhiệm vụ ở trên. Như vậy, một nhiệm vụ quan trọng đã được xây dựng trênmột nền tảng nghiên cứu nghèo nàn."Trong năm 1962, quân đội Mỹ đã phát động một chương trình thuốc diệt cỏ có giớihạn liên quan đến 47 nhiệm vụ. Vào thời điểm đó, rất ít người biết về những ảnhhưởng của dioxin tới sức khoẻ con người,bởi lẽ ung thư và các căn bệnh khác phải mất hàng chục năm để phát hiện ra và cácchất diệt cỏ chỉ được sử dụng rộng rãi từ năm 1947.


Nhưng các luật sư của các cựu chiến binh Mỹ đã đưa ra nhiều tài liệu chỉ ra rằng cáccông ty hóa chất đã biết rõ về tác hại của các thành phần trong chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> vàchất diệt cỏ.Đầu năm 1955, nhiều hồ sơ cho thấy rằng một công ty hóa chất của Đức - Boehringerđã bắt đầu liên lạc với công ty hoá chất Dow của Mỹ về các vấn đề liên quan đếnbệnh gan và mẩn đỏ tại nhà máy của Boehringer, nơi đã sản xuất ra sản phẩm với têngọi 2,4,5-T, đây chính là các thành phần có trong chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> và chất diệt cỏkhác có chứa dioxin.Không giống như các công ty hóa chất Hoa Kỳ, công ty Boehringer đã cho ngừng sảnxuất và tháo dỡ các trang thiết bị trong nhà máy sau khi công ty này phát hiện về cáccông nhân bị mắc bệnh. Công ty Boehringer đã nghiên cứu vấn đề này trong gần banăm trước khi nối lại sản xuất 2,4,5-T.Khi làm điều này, công ty Boehringer cũng nhận thấy rằng dioxin chính là thủ phạmvà họ có thể hạn chế sự ô nhiễm bằng việc xử lý các loại hoá chất này ở nhiệt độ thấphơn. Điều này sẽ có thể làm chậm quá trình sản xuất.Trả lời câu hỏi của tờ báo Chicago Tribune, công ty hoá chất Dow nói rằng công tynày đã không mua các thông tin độc quyền về kỹ thuật này cho mãi tới năm 1964, vàbắt đầu sử dụng nó từ năm 1965. Nhiều tài liệu cũng chỉ ra công ty này đã khôngthông báo cho các nhà sản xuất khác hoặc chính phủ Mỹ về kỹ thuật này cho đến khiquân đội Mỹ đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nhà máy hóa chất riêng của mình đểsản xuất chất diệt cỏ vào năm 1967.Vào thời gian đó, công ty hoá chất Dow cũng đã phát triển một qui trình để kiểm tracấp độ nguy hiểm của dioxin trong các lô hàng 2,4,5-T. Năm 1965, công ty này đãcung cấp kỹ thuật đó cho các công ty khác, nhưng đến năm 1967 mới cung cấp kỹthuật này cho quân đội Mỹ.Gần hai mươi sỹ quan quân đội và các nhà khoa học trong ngành công nghiệp hóachất đã gặp gỡ nhau vào tháng 4 năm 1963 để đưa ra một “tuyên bố chung” về mốinguy hiểm của các loại hoá chất với mã số 2,4-D và 2,4,5-T tới sức khoẻ con người.Theo biên bản ghi lại từ cuộc họp, không ai tỏ ý quan ngại về việc sử dụng các loạichất độc hoá học trên tại Việt Nam.Bằng chứng chủ yếu tập trung vào thực tế là hơn 113.400 triệu galông của hợp chấtđộc hoá học đã được sử dụng ngay tại nước Mỹ từ năm 1947, mặc dù các công thứccủa chất độc hoá học được sử dụng tại Việt Nam có nồng độ cao hơn nhiều và cóchứa nhiều dioxin hơn.Biên bản cũng đã chỉ ra rằng, đã có kết luận là không có nguy hiểm nào tới người và


động vật từ các thử nghiệm trước đó.Tuy nhiên, công ty Dow cũng đã trả lời tờ báo Chicago Tribune rằng công ty nàycũng đã cung cấp những thông tin liên quan tới vấn đề sức khoẻ với quân đội Mỹ.Ông Peter Paul van de Wijs – phát ngôn viên của công ty Dow phản hồi bằng văn bảnrằng"trên thực tế, các nhà sản xuất hóa chất, bao gồm cả công ty Dow, đã trao đổi vớichính phủ Mỹ về mối nguy hiểm của các bệnh về <strong>da</strong> liên quan tới công nhân sản xuấtngay từ đầu năm 1949 và kéo dài tới những năm 60”.Vào năm 1965, các công ty hóa chất liên quan đến việc sản xuất các chất diệt cỏ đãcó buổi gặp gỡ tại trụ sở chính của công ty hoá chất Mỹ - Dow, để thảo luận về mốiđe dọa của chất gây ô nhiễm cho người dùng.Vào ngày 24.6.1965, nhà nghiên cứu chính về chất độc của công ty Dow, V.K. Roweđã có bài viết gửi tới các công ty hoá chất khác cho biết là hóa chất này (dioxin) làđặc biệt độc hại, tiềm ẩn mối nguy hiểm gây các bệnh về <strong>da</strong> và những thương tổn trêncơ thể.Theo lời khai từ những vụ kiện, không có bất kỳ một công ty nào thông báo về việcnày tới những quân nhân phụ trách giám sát về an toàn của chất diệt cỏ cho đến tậncuối năm 1967.Tài liệu nội bộ từ nhiều công ty chỉ ra rằng họ đã lo lắng về việc cần có các quy địnhchặt chẽ hơn.Chỉ sau khi một nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia đã cho thấy các chất 2,4,5-T gâyra dị tật bẩm sinh ở các loại động vật thí nghiệm thì quân đội Mỹ mới dừng việc sửdụng chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> vào năm 1970.Ông Alan Oates, một cựu chiến binh Mỹ hiện đang giữ chức chủ tịch Ủy ban chấtđộc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> của Hội Cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam cho biết,các cựu chiến binh có ít cơ may trong cuộc chiến về pháp lý nhằm giải quyết nhữngbồi thường kể từ sau thoả thuận năm 1984.Các cựu chiến binh Mỹ đã không thành công trong phần tranh tụng tại toà án rằng cáckhoản bồi thường là không đủ bởi lẽ đối với hàng nghìn người thì căn bệnh của họchỉ được phát hiện sau khi các khoản bồi thường đã hết.Ông Oates cho rằng có một vấn đề chưa được giải quyết ổn thoả đó là liệu các côngty hoá chất của Mỹ có phải chịu trách nhiệm về những khoản viện phí liên quan tớikhuyết tật bẩm sinh của những đứa trẻ có cha là những cựu chiến binh. Oates cũngnói thêm rằng bây giờ là lúc nói về ảnh hưởng của chất độc <strong>da</strong> <strong>cam</strong> đến thế hệ tươnglai, và cách thức giúp đỡ họ" Oates nói.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!