07.09.2018 Views

final

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH<br />

PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN<br />

NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

BAÙC döông bình minh - 1931<br />

Hoäi vieân chi hoäi CCB - Bí thö danh döï chi ñoaøn khu phoá 4<br />

Bác Dương Bình Minh sinh ra và<br />

lớn lên ở Thanh Hóa. Sau đó chú<br />

công tác và tham gia lực lượng dân<br />

quân tự vệ tại nhà máy cao su Sao<br />

Vàng – Hà Nội, trực thuộc quân đội<br />

Đống Đa; có nhiều vụ phải phối hợp<br />

với các đơn vị pháo cao xạ để bảo vệ<br />

thủ đô và có nhiệm vụ bắn máy bay<br />

tầm thấp. Lúc này Bác là Trung đoàn phó – Phó chỉ huy trưởng lực<br />

lượng dân quân tự vệ, trực tiếp chỉ huy đội pháo 12ly7, 14ly5 cùng<br />

với tự vệ cơ khí nhà máy Quang Trung đánh máy bay tầm thấp trong<br />

chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội.<br />

Trong đêm ngày 18 và 19/12/1972 Bác cùng đơn vị đã đánh rơi 3<br />

chiếc máy bay B52 và 01 máy bay cánh cụt, cánh xòe của Mỹ. Kết<br />

thúc chiến dịch, đơn vị tự vệ Đống Đa được phong đơn vị Anh hùng,<br />

Bác được tặng kỷ niệm chương đơn vị anh hùng<br />

Sau giải phóng Bác đi học và được cử tiếp quản tại công ty Cao<br />

su Đồng Nai, rồi tiếp tục công tác tại công ty Cao su Điện Biên. Tại<br />

đây Bác đã có nhiều đóng góp xây dựng thành công 02 nhà máy Cao<br />

su Đồng Nai và công ty Cao su Điện Biên ngày một phát triển.<br />

Từ năm 1995 – 1998 Bác là Phó bí thư chi bộ phụ trách xây dựng<br />

khu phố tiên tiến chuẩn bị xây dựng khu phố văn hóa.<br />

Từ năm 1999 – 2013 Bác là Bí thư chi bộ. Với vai trò là bí thư chi<br />

bộ kiêm chủ nhiệm xây dựng khu phố văn hóa, Bác đã cùng hệ thống<br />

chính trị xây dựng một một khu phố có nhiều tệ nạn xã hội trở thành<br />

-1-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

một khu phố văn hóa. Môi trường sống của khu phố ngày càng sạch,<br />

đẹp, văn minh và chất lượng cuộc sống của người dân dần được cải<br />

thiện rõ rệt.<br />

Trong quá trình công tác và chiến đấu, Bác đã được Đảng và<br />

nhà nước tặng nhiều huân chương, huy chương và bằng khen khác<br />

như:<br />

1. Huy hiệu 55 tuổi Đảng.<br />

2. Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng I<br />

3. Huân chương lao động hạng 3<br />

4. Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.<br />

5. Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc năm 2015<br />

6. Kỷ niệm chương đơn vị anh hùng<br />

7. Kỷ niệm chương kháng chiến CLB truyền thống kháng chiến<br />

năm 2016<br />

8. Trung ương Hội Người cao tuổi tặng huy hiệu Người cao tuổi<br />

nêu gương sáng<br />

9. Đảng ủy – UBND, Hội CCB, Hội NCT các cấp tặng kỷ niệm<br />

chương, bằng khen và giấy khen khác.<br />

-2-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

BAÙC LEÂ ÑÖÙC CHIEÁN - 1947<br />

“Baùo töû roài vaãn coøn soáng”<br />

Chuû tòch Hoäi Ngöôøi Cao Tuoåi - Hoäi vieân Hoäi CCB Khu phoá 3<br />

Bác nhập ngũ tháng 02/1965 lúc đó<br />

Bác chỉ mới 18 tuổi và được kết nạp<br />

vào Đảng năm 1966. Năm 1967 và<br />

tham gia chiến đấu ở Khe Sanh, tỉnh<br />

Quảng Trị.<br />

Năm 1969, tình hình chiến trường<br />

Khe Sanh tạm lắng, Bác tiếp tục hành<br />

quân ra Bắc và học tại trường 400 pháo<br />

binh và học viện chính trị của Bộ.<br />

Đầu năm 1971, Bác lại được lệnh vào<br />

Nam chiến đấu, là thiếu úy chính trị<br />

viên đại đội đặc công tại chiến trường Quân khu 5 (Quãng Nam,<br />

Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Thời điểm này,<br />

chiến trường rất ác liệt và gian khổ, cơ sở vật chất và vũ khí, khí tài<br />

thiếu thốn, sinh hoạt của Bác và các anh em trong đại đội chủ yếu là<br />

ăn khoai mì, sắn,… Hằng tháng, các anh em trong đại đội luân phiên<br />

nhau xuống đồng bằng để cõng gạo, các nhu yếu phẩm khác để mang<br />

về sinh hoạt. Trên tuyến đường hành quân rừng núi hiểm trở luôn<br />

địch phục kích bất ngờ, anh em nhiều đơn vị đã phải hy sinh.<br />

Năm 1972, Bác dẫn 01 đội gồm 15 anh, em ở đơn vị thuộc<br />

trường đặc công Quân khu 5 xuống đồng bằng để cõng gạo, khi đó<br />

nghe thông tin đoạn đường phía trước bị địch phục kích cả tuần.<br />

Nhưng cuối cùng buộc lòng tổ của của Bác vẫn phải đi tiếp vì những<br />

anh em, đồng đội đang chờ lương thực ở nhà.<br />

-3-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

Trong quá trình di chuyển, tổ của Bác đã bị trúng 02 quả mìn Mo của<br />

địch. Tất cả anh em trong tiểu đội đều hy sinh, chỉ còn lại một mình Bác<br />

và 01 đồng chí công vụ đi sau cùng còn sống sót. Do Bác đi đầu nên<br />

không quay trở lại được nên Bác tiếp tục băng rừng đi tiếp và bị lạc. Sau 1<br />

tháng Bác mới về tới được đơn vị.<br />

Khi đơn vị hay tin nghĩ cả đội của Bác đã hy sinh, đơn vị đã làm giấy<br />

báo tử gởi ra Bắc đến nhà từng đồng chí để thông báo cho gia đình. Năm<br />

1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, những anh em quê<br />

miền Bắc được về phép sau chiến tranh được 02 tháng. Khi về tới gia<br />

đình mới biết là Bác vẫn còn. Trước sự vui mừng và ngỡ ngàng của người<br />

mẹ và bà con hàng xóm “Báo tử rồi vẫn còn sống”!<br />

Năm 1986 Bác về hưu và sinh sống tại phường 1, quận 10. Sau đó<br />

Bác được các đồng chí lãnh đạo đến thăm và mời Bác tham gia công tác<br />

tại phường.<br />

1987 Bác tham gia vào UBND phường 1 và đã trải qua một số chức<br />

danh sau: Trưởng khối văn xã, Ủy viên thường trực Đảng ủy, Chủ tịch<br />

Hội CCB, Chủ tịch UB MTTQ VN, Chủ tịch Hội CTĐ, Chủ tịch Hội<br />

NCT. Hiện nay Bác vẫn đang giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội Người cao tuổi<br />

của phường.<br />

Trong quá trình tham gia hoạt động kháng chiến. Bác đã được đảng<br />

và nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và kỷ niệm chương:<br />

1. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.<br />

2. Huân chương chiến công hạng 3.<br />

3. Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 3.<br />

4. Huân chương giải phóng hạng 2.<br />

5. Nhiều kỷ niệm chương, huy chương của Dân vận, Mặt trận, CLB<br />

truyền thống kháng chiến, Hội CTĐ, Hội Người cao tuổi, Hội khuyến<br />

học…các cấp.<br />

Bác tâm sự cũng là vai trò trách nhiệm của người Cán bộ và Đảng<br />

viên.<br />

-4-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

CHUÙ ÑINH VAÊN HAÂN - 1947<br />

Nguyeân Bí thö ñoaøn phöôøng 1 giai ñoaïn (1976 - 1978)<br />

- Tháng 9/1965 chú tham gia công<br />

tác tại miền Bắc.<br />

- 7/1967 chú chuyển công tác từ<br />

Huyện xuống sư đoàn 324 thuộc<br />

quân khu 4, tỉnh Nghệ An. Cuối năm<br />

1967 chú bị sốt rét cấp tính sau đó<br />

chuyển chú về làm hậu cần.<br />

- 7/1968 Chú tham gia huấn luyện<br />

tại đoàn 22 tại Thanh hóa đến tháng<br />

10/1968 chú tham gia đơn vị pháo<br />

phòng không 367 tại Ngã ba Đồng<br />

Lộc<br />

- 9/1975 chú được điều sang công an<br />

và học tại Vũng Tàu. Sau đó chú được điều về làm Cảnh sát khu vực tại<br />

phường 1 (lúc đó là phường Minh Mạng sau ngày 17/5/1976 chuyển<br />

thành phường 5).<br />

- 1976 chú vừa là CSKV kiêm luôn chức danh bí thư đoàn phường.<br />

Lúc đầu phường 1 chỉ có 5 chi đoàn và 40 đoàn viên. Sau đó năm 1977<br />

chú kết nạp thêm 60 đoàn viên nâng tổng số đoàn viên lên 100 người.<br />

Lúc đó có phong trào thanh niên xung kích. Chú cùng các anh chị tham<br />

gia thực hiện một số nhiệm vụ như: đào kênh An Hạ, Phạm Văn Cội,…<br />

Đến năm 1978 chiến tranh biên giới Tây Nam bùng phát, chú cùng một<br />

số anh em thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác và thực hiện một số<br />

nhiệm vụ để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.<br />

Đồng thời thứ 7, chủ nhật hàng tuần chú tập trung các anh chị đoàn viên<br />

-5-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

để tham gia tổng vệ sinh, sinh hoạt tập thể tại nhà văn hóa phường. Giai<br />

đoạn 1976 – 1978: phong trào “Ba xung phong” và “Năm sẵn sàng” tại<br />

phường 1 diễn ra mạnh mẽ và Đoàn đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ<br />

thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ,<br />

hy sinh, quyết chiến - quyết thắng để thực nhiệm vụ chính trị tại địa<br />

phương và Quận.<br />

Trong quá trình tham gia công tác chú được Đảng và nhà nước trao<br />

tặng nhiều danh hiệu:<br />

- Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.<br />

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 3.<br />

- Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3.<br />

- Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng 3.<br />

- Chiến sỹ thi đua cấp lữ đoàn.<br />

-6-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

chuù phaïm baù ñöôùc - 1947<br />

Hoäi vieân chi hoäi CCB khu phoá 2<br />

Chú Phạm Bá Đước sinh ra tại huyện<br />

Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 1947. Gia<br />

đình gồm 6 anh, chị em đều tham gia cách<br />

mạng từ những năm kháng chiến chống<br />

Pháp<br />

Là một người con được sinh ra trong<br />

gia đình có truyền thống yêu nước, gia đình<br />

cách mạng, cuộc đời đã dẫn dắt chú Phạm<br />

Bá Đước trải qua những khúc thăng trầm<br />

gian khổ để rồi trở thành một nhân chứng<br />

của lịch sử, của cách mạng. Mỗi lần đến<br />

thăm chú, nhắc lại những gì đã qua, chú<br />

thường kể cho các bạn đoàn viên, thanh<br />

niên chúng tôi những mẫu chuyện hết sức ý<br />

nghĩa về cuộc chiến tranh kháng chiến<br />

chống Mỹ, chống Pháp, rồi có những câu<br />

nói cùa người dân miền Nam làm rơi những giọt nước mắt của người<br />

lính, của các anh bộ đội như những đứa con của Má đi xa lâu nay mới có<br />

dịp gặp mặt trong ngày đầu vào tiếp quản Sài Gòn “Hai ơi hai, con trai<br />

của má có trên xe không…”, hay giọng nói, nụ cười trên môi của các em<br />

trẻ thơi, trên tay ôm những ổ bánh mì mời các anh bộ đội “Chú Hai ơi,<br />

bánh mì nè…”, những câu nói mộc mạc, đơn giản mà làm cho nước mắt<br />

của các anh bộ cứ trào dâng mãi mãi,… và cũng còn nhiều và nhiều mẫu<br />

chuyện làm cảm động lòng người.<br />

Chú tham gia cách mạng từ năm 1969. Năm 1973 chú có quyết định<br />

gọi đi B3 (chiến trường ở Campuchia) nhưng vì công tác ở cơ quan nên<br />

chú được hoãn lại. Đến 01/6/1974 thì chú quyết định xung phong đi B<br />

(vào chiến trường B2). Trước khi lên đường tiến vào miền Nam thì chú<br />

cũng đã hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch 12 ngày đêm trận Điện<br />

Biên Phủ trên không ở miền Bắc. Trong trận chiến này, chú cùng với các<br />

anh em trong đơn vị với 6 khẩu pháo 12 ly 7 đã bắn rơi một máy bay F4H<br />

của địch ngay trên bầu trời thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh<br />

-7-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

Trên đường vào miền Nam, đoàn của chú gồm 36 người gồm 3 xe<br />

Zil 157 chở theo hàng hóa, 01 xe com măng ca chở cán bộ phụ trách đi<br />

đầu. Trong suốt quá trình hành quân trên đường Trường Sơn, đoàn của<br />

chú cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ. Tuy có khó khăn, gian khổ<br />

nhưng các chú được tình yêu thương của đồng bào trên khắp mọi miền<br />

Tổ quốc thân yêu,,vô cùng cảm kích các anh bộ đội Cụ Hồ, chính nhờ các<br />

anh đã mang lại những nhu yếu phẩm cần thiết cho mọi gia đình các dân<br />

tộc miền núi và giải phóng quê hương đất nước.<br />

Khi có lệnh tổng tiến công (chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử) quyết<br />

tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa, thì quân đoàn 2 tại Tây Ninh<br />

và quân đoàn 4 từ phía Bắc tiến vào Sài Gòn để giải phóng, đồng loạt ở<br />

các mặt trận toàn miền Nam cũng đã nỗ ra và thắng lợi hoàn toàn. Đún 11<br />

giờ 30 phút, tiếng reo hò, cờ đỏ sao vàng đã tung bay trước Dinh Độc Lập<br />

và khắp mọi nẻo đường phố Sài Gòn.<br />

Đoàn của chú Đước mang ký hiệu Ban quân quản Sài Gòn K9F11<br />

thuộc đơn vị trung ương cục miền Nam tiến vào tiếp quản Nha khoáng<br />

sản tài nguyên tại số 02 Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc 14g30, đến sáng 1/5,<br />

mời chú Đước lên tiếp quản phòng thí nghiệm Nha tài nguyên khoáng<br />

sản tại lầu 1 số 31 Hàn Thuyên Quận 1. Đi đến đâu chú cũng thấy tiếng hò<br />

reo của bà con Sài Gòn, trên tay ai cũng mang theo cờ đỏ sao vàng bay<br />

phấp phới, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Mỹ ngụy; đánh dấu<br />

sự thắng lợi vẻ vang của quân và nhân dân trong trận đánh lịch sử<br />

30/4/1975.<br />

Trong suốt quá trình tham gia kháng chiến, Chú Đước cũng đã được<br />

Đảng và Nhà nước trao tặng:<br />

+ 1 huy chương kháng chiến chống mỹ cứu nước hạng nhì do có<br />

công bắn rơi máy bay Mỹ.<br />

+ 1 huy chương kháng chiến chống mỹ cứu nước hạng nhì<br />

+ 1 huy chương vì sự nghiệp bảo vệ môi trường.<br />

-8-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

chuù lyù vaên hoaøng - 1950<br />

Hoäi vieân chi hoäi CCB khu phoá 4<br />

Cũng như bao đứa trẻ khác,<br />

thời thiếu niên của chú gắn liền với<br />

những hoạt động văn hóa, văn nghệ,<br />

thể dục thể thao. Chú sinh sống tại<br />

Campuchia, lúc bấy giờ tại<br />

Campuchia có tổ chức Tổng hội Việt<br />

Kiều Campuchia thuộc Đảng Cộng<br />

Sản Việt Nam; chú tham gia hội và<br />

sinh hoạt trong đó. Trong quá trình<br />

sinh hoạt, tổ chức thấy được khả<br />

năng của chú để tham gia vào hoạt<br />

động kháng chiến.<br />

Khi tham gia kháng chiến, với tinh thần là những người thanh<br />

thiếu niên yêu nước chú cùng gia đình vận động những người hàng xóm<br />

xung quanh tham gia phong trào hỗ trợ tiền, vàng; hủ gạo nuôi quân và<br />

làm hậu phương vững chắc cho quân đội.<br />

Năm 1966 chú được tổ chức đưa xuống chiến khu thuộc Ban Dân Y<br />

Trung ương cục Miền Nam để thực hiện nhiệm vụ cùng với quân y lập<br />

trạm để cứu chữa những anh em bị thương; đồng thời chú cùng anh em<br />

trong đơn vị dùng những vỏ bom napan, bom bi để điều chế ra nước cất,<br />

dung dịch muối, đồ gắp,… để sử dụng trong y tế. Ngoài việc là hậu<br />

phương vững chắc cho quân đội, chú còn vận chuyển vũ khí bằng ghe,…<br />

Theo lời chú kể: từ những năm 1966 việc kết nạp đoàn rất khó, phải<br />

mất khoảng 6 tháng từ việc học lớp cảm tình đoàn, lớp đối tượng đoàn<br />

sau đó mới được kết nạp đoàn. Trong quá trình đó, bản thân phải<br />

-9-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

không ngừng rèn luyện, học tập và kỷ luật rất nghiêm minh, tổ chức giao<br />

nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành, không được chây ì, chậm trễ tiến<br />

độ,…Thời đó được vào Đoàn là thước đo của sự tiến bộ, bởi vì người<br />

đoàn viên khác với thanh niên ngoài đoàn rất nhiều vì họ được rèn luyện,<br />

học hỏi, cống hiến và mong muốn trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản<br />

Việt Nam. Chú được kết nạp Đoàn ngày 27/3/1968.<br />

Sau khi giải phóng về, chú là bí thư chi đoàn của Công ty thiết bị y tế<br />

Quận 10. Chú được kết nạp Đảng vào tháng 7/1980 tại hội trường 3/2<br />

(nay là Việt Nam Quốc Tự) do đồng chí Năm Bắc trao quyết định. Vừa<br />

thực hiện nhiệm vụ tại công ty, chú cùng một số anh em đoàn viên Quận<br />

10 thực hiện nhiệm vụ cắm chông ở biên giới để phòng thủ tránh Pol Pót<br />

tràn sang Việt Nam, đồng thời đào hệ thống phòng không tại Hồ Kỳ Hòa.<br />

Trong quá trình tham gia các hoạt động cách mạng, chú được Đảng<br />

và Nhà nước, Mặt trận và các ban ngành đoàn thể TP, Quận, phường tặng<br />

nhiều bằng khen và giấy khen. Trong đó tiêu biểu nhất:<br />

+ Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng<br />

+ Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng I của chủ tịch Trung<br />

ương Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam do Luật sư Nguyễn Hữu<br />

Thọ cấp.<br />

+ Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 3 do Chủ tịch<br />

Hội đồng nhà nước Trường Chinh cấp.<br />

-10-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

chuù traàn quang huøng - 1950<br />

Hoäi vieân chi hoäi CCB khu phoá 4<br />

Chú sinh ra tại Rạch Giá - Kiên Giang,<br />

tham gia cách mạng từ những năm 1964,<br />

lúc đó chú còn nhỏ và làm nhiệm vụ theo<br />

dõi tình hình của địch để về báo cáo cho cán<br />

bộ và đơn vị của mình.<br />

- 1967 chú tham gia bộ đội chính thức và<br />

được giao nhiệm vụ làm giao liên. Khoảng<br />

tháng 7/1967 trong trận càng của sư đoàn 9,<br />

tổ giao liên của chú gồm 5 người trong đó:<br />

chú và 01 cán bộ nữ trong tổ giao liên bị<br />

địch bắt, 03 người còn lại chạy thoát.<br />

- 6/1969 địch chuyển chú lên trại giam<br />

Trà Nóc tại Cần Thơ được 2 tháng; sau đó chuyển chú về Biên Hòa, Hố<br />

Nai. Trong quá trình ở tù, nhiều lần chú bị địch tra tấn, đánh đập và dùng<br />

nhiều thủ đoạn buộc chú phải chiêu hồi. Trong số hơn 1000 người ở tù,<br />

chỉ có khoảng 37 người không bị địch chiêu hồi trong đó có chú. 6/1972<br />

chú bị địch bắt nhốt ở Phú Quốc. Sau khi hiệp định Paris được ký kết thì<br />

14/3/1973 chú được trao trả tù binh.<br />

- Trong quá trình ở tù chú từng làm bí thư đoàn, được kết nạp vào<br />

Đảng và trở thành đảng viên dự bị năm 1972. Khi đó chi bộ giao nhiệm<br />

vụ cho chú vận động các thanh niên giữ vững lòng tin với Đảng, với cách<br />

mạng và không được khai báo để chờ cách mạng thành công. Chú được<br />

các anh em động viên và cùng với anh em trong nhà tù đấu tranh đòi yêu<br />

sách, không được ngược đãi tù binh, tuyệt thực, … để chống lại những<br />

trận đòn, những áp bức của địch.<br />

-11-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG 1 QUẬN 10<br />

Chú kể rằng: “Lúc còn nhỏ chú chỉ nghĩ rằng theo Việt Cộng là<br />

đúng, theo cách mạng là điều tất yếu và tin rằng sẽ chiến thắng”<br />

Trong quá trình kháng chiến, chú được Đảng và nhà nước phong tặng<br />

nhiều danh hiệu:<br />

1. Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.<br />

2. Huy hiệu Bác Hồ.<br />

3. Kỷ niệm chương tù đày.<br />

-12-<br />

HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!