29.12.2018 Views

01.Tag-hoa-hoc-ly-thuyet-bang

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Các em học sinh thân mến!<br />

Google.com với các từ khóa “tài liệu, ôn thi THPT QG, bài tập hay và khó, chọn lọc, … môn<br />

Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh …”, chưa đến 1 phút các em sẽ nhận được hàng nghìn kết quả.<br />

Hay đơn giản hơn, lọc từ kho thư viện gần 700.000 bài tập với chức năng tìm kiếm và tra ID<br />

trên moon.vn các em cũng có thể có được bài tập, hay file tài liệu mình mong muốn.<br />

Thao tác dễ dàng, đơn giản mà lại có được quá nhiều kết quả; nhưng chính cái quá<br />

nhiều đó lại làm các em khó khăn trong việc chọn được tài liệu đúng với mình muốn, hay<br />

chỉ là một tài liệu chuẩn, có “độ tin cậy cao” mà không phải in ra, làm. Để rồi mất tiền, mất<br />

công, mất sức mà lại không ưng ý, bỏ đi. Bởi với sự phát triển của internet, ai cũng có thể dễ<br />

dàng upload hay download và không phải ai cũng upload tài liệu chất lượng, dẫn đến sự<br />

tràn lan, không kiểm soát và cuối cùng là bão hòa. Quá nhiều!.<br />

Moon.vn – trang luyện thi trực tuyến, với uy tín hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi đã,<br />

đang và tiếp tục xây dựng kho thư viện bài tập khổng lồ, đảm bảo về số lượng, chất lượng<br />

và “độ tin cậy cao”. Cùng với các giải pháp công nghệ giúp các em quản lí được kho học<br />

liệu của mình, tối ưu việc học.<br />

Tiếp nối thành công chung của các series – bộ tài liệu “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc<br />

Gia” trong chương trình lớn chia sẻ tài liệu, TEAM HÓA HỌC moon.vn xin giới thiệu đến<br />

các bạn học sinh series đặc biệt – tag lý thuyết bảng – một nội dung quan trọng trong<br />

chương trình ôn thi THPT Quốc Gia môn hóa. Series gồm có lịch sử của tag qua các kì thi do<br />

bộ giáo dục tổ chức, phương pháp giải và bình luận, sau đó là các bài tập vận dụng – tự rèn<br />

luyện thêm.<br />

Đây là phiên bản online, tối ưu và nâng cấp từ giải pháp moonbooks, thay vì gõ ID và<br />

tra cứu trên moon.vn, các em chỉ cần click vào dòng “bấm vào đây để xem đáp án chi tiết …“<br />

Ban biên tập bộ tài liệu xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ biên soạn gồm Thạc sĩ – Thầy<br />

Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Thạc sĩ – Thầy Đỗ Bá Đại, cô Nguyễn Đăng Thị Quỳnh, anh<br />

Phạm Hùng Vương. Bên cạnh đó là giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều về chuyên môn của Tiến sĩ –<br />

Thầy Nguyễn Văn Hải, anh Trần Văn Hiền cùng đội ngũ smod hóa moon.vn.<br />

Mặc dù đã rất cố gắng và hết sức cẩn thận trong việc chọn lọc, biên tập, kiểm duyệt và<br />

viết lời giải, nhưng do tính khách quan và nhu cầu các bạn đọc nên tài liệu được biên tập<br />

trong thời gian có hạn, lỗi sai và sự thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Rất mong nhận được sự<br />

đồng cảm của bạn đọc và nhóm chúng tôi thực sự hi vọng nhận được các ý kiến phản hồi,<br />

đóng góp của quý đọc giả mọi miền mọi lúc mọi nơi.<br />

Các bạn đã “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia”?<br />

Hãy đồng hành cùng chúng tôi – Moon.vn – Học để khẳng định mình.!


LÝ THUYẾT BẢNG<br />

Lý thuyết bảng là dạng câu hỏi lý thuyết ở mức độ vận dụng (mức độ 3) trong đề thi<br />

THPT Quốc Gia. Dấu hiệu nhận biết khá đơn giản là có một bảng kết quả ghi lại tính<br />

chất hay các kết quả, hiện tượng khi tiến hành các thí nghiệm, … Đây là dạng câu hỏi rất<br />

hay, tổng hợp nhiều kiến thức, yêu cầu thí sinh không chỉ nắm chắc lí thuyết và còn<br />

phải biết vận dụng, dùng tư duy, suy luận logic để tìm ra nhanh và đúng kết quả.<br />

Đương nhiên, đấy là mặt bằng chung, còn lại, khó hay dễ hay thế nào thì còn tùy thuộc<br />

vào từng năm, từng đề và đối với từng thí sinh nữa. Rõ hơn, hãy cùng “sẵn sàng cho kỳ<br />

thi THPT Quốc Gia” điểm lại lịch sử dạng câu hỏi lí thuyết bảng.!<br />

Kỳ thi THPT Quốc Gia bắt đầu từ năm 2015, năm đầu tiên thực hiện kỳ thi mới, đương nhiên tâm<br />

điểm và mọi chú ý sẽ đến từ đề minh họa mở màn của Bộ giáo dục. Tuy nhiên, đọc từ 1 đến 40 rồi từ 40<br />

lùi lại 1, các bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của câu lý thuyết bảng đâu cả? Nhưng, đề thi chính thức<br />

năm 2015 lại có nhé.! Ở mã đề 357 chính là câu số 30, các bạn ấn vào ID câu hỏi dưới hoặc link xanh<br />

cuối bài để xem lời giải chi tiết và tham gia thảo luận nhé.!<br />

[ID = 405186]: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch<br />

nước: X, Y, Z, T và Q.<br />

Thuốc thử<br />

Quỳ tím<br />

Dung dịch AgNO 3 /NH 3 ,<br />

đun nhẹ<br />

Cu(OH) 2 , lắc nhẹ<br />

Nước brom<br />

Chất<br />

X Y Z T Q<br />

không đổi<br />

màu<br />

không có kết<br />

tủa<br />

Cu(OH) 2<br />

không tan<br />

kết tủa trắng<br />

không đổi<br />

màu<br />

Ag↓<br />

dung dịch<br />

xanh lam<br />

không có<br />

kết tủa<br />

không đổi<br />

màu<br />

không có<br />

kết tủa<br />

dung dịch<br />

xanh lam<br />

không có<br />

kết tủa<br />

không đổi<br />

màu<br />

không có<br />

kết tủa<br />

Cu(OH) 2<br />

không tan<br />

không có<br />

kết tủa<br />

không đổi<br />

màu<br />

Ag↓<br />

Cu(OH) 2<br />

không tan<br />

không có<br />

kết tủa<br />

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là<br />

A. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.<br />

B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.<br />

C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.<br />

D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 405186]<br />

Còn các năm trước đó thì sao? Như kết quả biên tập được thì các kì thi đại học các khối A, B các<br />

năm trước đó, chỉ duy nhất năm 2014, thi ĐH khối B có xuất hiện như sau:<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 3


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

[ID = 395385]: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3 NH 2 , NH 3 , C 6 H 5 OH (phenol),<br />

C 6 H 5 NH 2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:<br />

Chất X Y Z T<br />

Nhiệt độ sôi ( o C) 182 184 – 6,7 – 33,4<br />

pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12<br />

Nhận xét nào sau đây đúng?<br />

A. T là C 6 H 5 NH 2 . B. Y là C 6 H 5 OH. C. Z là CH 3 NH 2 . D. X là NH 3 .<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 395385]<br />

Có vẻ như đây là khởi đầu của dạng câu hỏi lý thuyết bảng chăng? Bởi từ đó, 2016 đến nay, lý<br />

thuyết bảng trở thành một câu hỏi không năm nào không có trong đề từ minh họa, thử nghiệm, tham<br />

khảo đến chính thức. Xin nhắc lại, năm nào cũng có và là câu hỏi ở mức độ vận dụng nhé.! Hãy cùng<br />

“sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia 2019” điểm lại:<br />

Năm 2016: Bộ không ra đề minh họa, đề chính thức có câu 49 mã 136.<br />

[ID = 599734]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Y Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng<br />

T Nước Br 2 Kết tủa trắng<br />

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:<br />

A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.<br />

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 599734]<br />

Năm 2017: Trong đề minh họa, là câu số 36:<br />

[ID = 536958]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng<br />

X, Y Cu(OH) 2 Dung dịch xanh lam<br />

Z Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.<br />

C. Anilin, etylamin, glucozơ, saccarozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 536958]<br />

4 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Năm 2017: Trong đề thử nghiệm, là câu số 33:<br />

[ID = 627543]: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng<br />

X Tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím<br />

Y<br />

Z<br />

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội.<br />

Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO 4<br />

Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm<br />

tiếp dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng<br />

Tạo dung dịch màu xanh<br />

lam<br />

Tạo kết tủa Ag<br />

T Tác dụng với dung dịch I 2 loãng Có màu xanh tím<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.<br />

B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.<br />

C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, vinyl axetat.<br />

D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 627543]<br />

Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 cũng có nhiều thay đổi lớn, ngoài môn Toán thi trắc nghiệm ra, còn<br />

là sự thay đổi về số lượng đề: 24 mã đề khác nhau được đảo từ 04 mã đề gốc. Và đương nhiên, lý thuyết<br />

bảng chúng ta đang nhắc đến rõ là mỗi mã đề có một câu với mức độ tương đương nhau rồi:<br />

Năm 2017: đề chính thức mã 201, là câu số 75:<br />

[ID = 578140]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Chuyển màu hồng<br />

Y Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:<br />

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.<br />

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578140]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 5


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Năm 2017: đề chính thức mã 202, là câu số 74:<br />

[ID = 635300]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag<br />

Y Quỳ tím Chuyển màu xanh<br />

Z Cu(OH) 2 Màu xanh lam<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:<br />

A. Anilin, glucozơ, <strong>ly</strong>sin, etyl fomat. B. Glucozơ, <strong>ly</strong>sin, etyl fomat, anilin.<br />

C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, <strong>ly</strong>sin. D. Etyl fomat, <strong>ly</strong>sin, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 635300]<br />

Năm 2017: đề chính thức mã 203, là câu số 75:<br />

[ID = 616310]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Chuyển màu xanh<br />

Y Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Z Cu(OH) 2 Có màu tím<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin. B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.<br />

C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng. D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 616310]<br />

Năm 2017: đề chính thức mã 204, là câu số 69:<br />

[ID = 697475]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Chuyển màu đỏ<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag<br />

Z Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

T Cu(OH) 2 Có màu tím<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:<br />

A. Glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, axit axetic.<br />

B. Axit axetic, glucozơ, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.<br />

C. Axit axetic, hồ tinh bột, glucozơ, lòng trắng trứng.<br />

D. Axit axetic, glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 697475]<br />

6 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Năm 2018: đề tham khảo, là câu số 68:<br />

[ID = 628408]: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu xanh<br />

X, Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa Ag<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Z Cu(OH) 2 Tạo dung dịch màu xanh lam<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:<br />

A. Etyl fomat, <strong>ly</strong>sin, glucozơ, phenol. B. Etyl fomat, <strong>ly</strong>sin, glucozơ, axit acrylic.<br />

C. Glucozơ, <strong>ly</strong>sin, etyl fomat, anilin. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 628408]<br />

Năm 2018: đề chính thức mã 201, là câu số 71:<br />

[ID = 672974]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Chất Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Cu(OH) 2 Tạo hợp chất màu tím<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Tạo kết tủa Ag<br />

Z Nước brom Tạo kết tủa trắng<br />

Các chất X, Y, Z lần lượt là<br />

A. G<strong>ly</strong>-Ala-G<strong>ly</strong>, etyl fomat, anilin. B. G<strong>ly</strong>-Ala-G<strong>ly</strong>, anilin, etyl fomat.<br />

C. Etyl fomat, G<strong>ly</strong>-Ala-G<strong>ly</strong>, anilin. D. Anilin, etyl fomat, G<strong>ly</strong>-Ala-G<strong>ly</strong>.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 672974]<br />

Năm 2018: đề chính thức mã 202, là câu số 71:<br />

[ID = 672624]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Chất Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Tạo kết tủa Ag<br />

Z Nước brom Tạo kết tủa trắng<br />

Các chất X, Y, Z lần lượt là<br />

A. Anilin, glucozơ, etylamin. B. Etylamin, glucozơ, anilin.<br />

C. Etylamin, anilin, glucozơ. D. Glucozơ, etylamin, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 672624]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 7


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Năm 2018: đề chính thức mã 203, là câu số 61:<br />

[ID = 673466]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Chất Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Tạo kết tủa Ag<br />

Z Nước brom Tạo kết tủa trắng<br />

Các chất X, Y, Z lần lượt là<br />

A. Tinh bột, anilin, etyl fomat. B. Etyl fomat, tinh bột, anilin.<br />

C. Tinh bột, etyl fomat, anilin. D. Anilin, etyl fomat, tinh bột.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 673466]<br />

Năm 2018: đề chính thức mã 204, là câu số 71:<br />

[ID = 673122]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Chất Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu hồng<br />

Y Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Tạo kết tủa Ag<br />

Z Nước brom Tạo kết tủa trắng<br />

Các chất X, Y, Z lần lượt là<br />

A. Etyl fomat, axit glutamic, anilin. B. Axit glutamic, etyl fomat, anilin.<br />

C. Anilin, etyl fomat, axit glutamic. D. Axit glutamic, anilin, etyl fomat.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 673122]<br />

8 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


PHƯƠNG PHÁP GIẢI <br />

Yêu cầu đầu tiên là nắm chắc + vững các lý thuyết. Sau đó, để giải nhanh, chúng ta<br />

cần tư duy suy luận, loại trừ, biết dựa vào các hiện tượng, kết quả đặc biệt; cùng với<br />

đó là kết hợp quan sát liên tục 4 đáp án để đưa ra lựa chọn nhanh nhất có thể. Ở<br />

dạng này, không nhất thiết phải biết toàn bộ các hiện tượng hay kết quả, mà đôi lúc,<br />

với một chút xử lí “thông minh, linh hoạt” các bạn có thể chỉ cần dựa vào 1 hay 2 ô<br />

bảng mà mình biết để luận ra cực nhanh đáp án.! Thật vậy? Hãy tự mình tìm câu trả<br />

lời hay thảo luận cùng các bạn học khác qua các ID bài tập tương tự vận dụng dưới<br />

đây.! NHƯNG trước đó, hãy cùng “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia” điểm qua<br />

một số hiện tượng hay kết quả thí nghiệm quan trọng, hay xuất hiện ở dạng lý<br />

thuyết bảng này.<br />

01. Thuốc thử giấy quỳ tím: là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây<br />

địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa, có màu gốc ban đầu là<br />

màu tím (nên còn được gọi là giấy quỳ tím), được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm độ<br />

pH. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó<br />

trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung<br />

dịch đó mang tính axit.<br />

Thông qua các ví dụ trên, các bạn có thể tự mình lưu lại các trường hợp như sau:<br />

Không làm quỳ tím đổi màu: các ancol, phenol, anilin, các cacbohiđrat, các este như etyl fomat, vinyl<br />

axetat, các amino axit như G<strong>ly</strong>xin, Alanin, Valin, …<br />

Làm quỳ tím chuyển màu đỏ (hoặc hồng): axit axetic, axit glutamic, …<br />

Làm quỳ tím chuyển màu xanh: NH 3 , các amin như metylamin, etylamin, … amino axit như Lysin,<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 9


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

02. Thuốc thử brom: brom là một halogen ở thể lỏng, màu nâu đỏ. Brom ít tan trong nước. Hơi brom<br />

rất độc. Trong hóa hữu cơ, brom có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hữu cơ. Khả năng phản<br />

ứng của brom ở mỗi trạng thái, mỗi điều kiện lại cho những sản phẩm khác nhau.<br />

Ở chương trình THPT và phân dạng lý thuyết bảng ta chỉ xét một số trạng thái và phản ứng sau:<br />

Nước brom (brom trong dung môi nước):<br />

Trong dung dịch nước, một phần Br 2 tự oxi hóa khử sinh ra<br />

HBr và HBrO theo phản ứng sau đây:<br />

Br<br />

2<br />

+ H2O <br />

HBr + HBrO.<br />

Chính HBrO sinh ra sẽ đóng vai trò như một chất oxi hóa, oxi<br />

hóa các hợp chất có tính khử như chức –CHO sẽ bị oxi hóa<br />

thành axit cacboxylic tương ứng (phản ứng xảy ra ngay điều<br />

kiện thường):<br />

<br />

+ O<br />

CHO COOH<br />

Quen thuộc là phản ứng của glucozơ tác dụng với nước brom:<br />

Glucozơ<br />

Axit gluconic<br />

Phản ứng thế vào nhân benzen của phenol và anilin hoặc các dạng hợp chất C 6 H 5 -O-R. Brom phản<br />

ứng vừa đủ với phenol hoặc anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng. Phản ứng này dùng để<br />

nhận biết phenol và anilin:<br />

10 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Đặc biệt, trong vấn đề đang xét, các em cần hiểu rõ và phân biệt được nước brom và dung dịch brom.<br />

Làm rõ vấn đề này, các em hãy đọc các phân tích sau của smod Trần Văn Hiền:<br />

• Khái niệm dung dịch chúng ta đã được học từ năm lớp 8, là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất<br />

tan. Brom là một halogen ở thể lỏng, đun nóng sẽ bay hơi (hơi brom), tan ít trong nước, tan tốt trong<br />

các dung môi hữu cơ như CCl4 (chú ý: dung dịch Br2/CCl4 được dùng nhiều trong hữu cơ).<br />

• Dung dịch brom trong nước (nước brom) có tính oxi hóa của HBrO, do đó oxi hóa được chức<br />

anđehit –CHO thành –COOH, còn trong dung môi CCl4 thì không chuyển được.<br />

Vậy ở chương trình phổ thông:<br />

– Khi nói "nước brom" tức là brom trong dung môi nước.<br />

– Khi nói "dung dịch brom" thì dung môi nước nay CCl4 đều được.<br />

Trong những trường hợp cần thiết thì phải ghi rõ dung môi để học sinh không hiểu nhầm.<br />

03. Thuốc thử dung dịch I2: là dung dịch có màu vàng, khi tương tác với hồ tinh bột sẽ tạo thành màu<br />

xanh tím đặc trưng → dùng để nhận biết hồ tinh bột.<br />

Giải thích: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):<br />

→ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.<br />

04. Cu(OH)2: chú ý đây là một kết tủa màu xanh. Có khá nhiều tính chất và phản ứng với Cu(OH)2<br />

được sử dụng trong phần lý thuyết bảng này.! Phổ biến như:<br />

• a. Phản ứng hòa tan Cu(OH)2: đây là tính chất của ancol đa chức, có ít nhất 2 nhóm OH liền kề, khi<br />

tác dụng với Cu(OH)2 sẽ hòa tan và tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng.<br />

Sơ đồ: 2X (ancol đa chức) + Cu(OH) 2 → phức tan + 2H 2 O.<br />

Các phản ứng của các chất thường gặp:<br />

• Phản ứng của etylen glicol:<br />

• Phản ứng của glixerol:<br />

Đồng(II) glixerat<br />

Dung dịch màu xanh lam<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 11


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

• Phản ứng của glucozơ và fructozơ:<br />

• Phản ứng của saccarozơ:<br />

• b. Phản màu biure Cu(OH)2: trong môi trường kiềm, các peptit (mạch hở) chứa từ 3 gốc amino axit trở<br />

lên có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím. Các đipeptit không có tính chất này.<br />

Thường xuất hiện trong các ví dụ trên là các tripeptit như G<strong>ly</strong>-Ala-Val, ... hay lòng trắng trứng, protein,…<br />

05. Phản ứng với AgNO3/NH3: có 2 phản ứng quen thuộc mà ta biết ở chương trình THPT như sau:<br />

• phản ứng thế của ankin có liên kết ba đầu mạch (chứa –C≡CH).<br />

• phản ứng tráng bạc của anđehit.<br />

Ở dạng lý thuyết bảng chúng ta xét chủ yếu đến phản ứng tráng bạc và suy rộng ra ngoài anđehit là các<br />

chất chứa nhóm –CHO dạng RCHO như sau:<br />

• Với R là gốc ankyl thì đấy chính là trường hợp của các anđehit:<br />

Ví dụ: Anđehit axetic + AgNO 3 /NH 3 (t o )<br />

Ví dụ: Anđehit fomic + AgNO 3 /NH 3 (t o )<br />

Ví dụ: Anđehit oxalic + AgNO 3 /NH 3 (t o )<br />

• Với R là HO thì đây là HCOOH (axit fomic) axit cacboxylic duy nhất có khả năng tráng bạc:<br />

• Phức tạp hơn chút, R dạng R’O thì đây là dạng este: ankyl fomat.<br />

Ví dụ: Etyl fomat: 1HCOOC 2 H 5<br />

3 3<br />

AgNO /NH<br />

2Ag↓.<br />

12 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

• Phức tạp hơn nữa là trường hợp gốc R của glucozơ và fructozơ:<br />

Trường hợp của glucozơ được biểu diễn bằng sơ đồ phản ứng sau:<br />

Trường hợp của fructozơ đặc biệt hơn: trong môi trường kiềm của dung dịch amoniac, fructozơ chuyển<br />

hóa thành glucozơ và chính glucozơ có phản ứng tráng bạc:<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 13


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

BÀI TẬP VẬN DỤNG - TỰ RÈN LUYỆN THÊM <br />

Câu 1. Các hợp chất X, Y, Z (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C 3 H 6 O. Một<br />

số kết quả thí nghiệm với các chất trên được liệt kê ở bảng sau (Dấu – là không tác dụng).<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

X Y Z<br />

Na H 2 – –<br />

AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , t o ) – Ag –<br />

Phát biểu nào sau đây sai?<br />

A. X là ancol an<strong>ly</strong>lic. B. Z là axit cacboxylic.<br />

C. Y là anđehit propionic. D. X có phản ứng cộng Br 2 .<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541516]<br />

Câu 2. Các hợp chất E, T, G (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 . Một<br />

số kết quả thí nghiệm với các chất trên được liệt kê ở bảng sau (Dấu – là kết quả chưa thí nghiệm).<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

E T G<br />

NaHCO 3 – CO 2 –<br />

Na H 2 – –<br />

AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , t o ) Ag – –<br />

Phát biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Công thức của E là HOCH 2 CHO. B. G là axit cacboxylic.<br />

C. Công thức của T là HCOOCH 3 . D. T có lực axit yếu hơn axit cacbonic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541517]<br />

Câu 3. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit fomic, axit axetic, axit acrylic được kí hiệu ngẫu<br />

nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Y AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc<br />

Z Nước brom Mất màu nước brom<br />

Dung dịch chứa axit fomic, axit axetic, axit acrylic được kí hiệu tương ứng là<br />

A. Y, X, Z. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, Y, X.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541664]<br />

14 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 4. Một số kết quả thí nghiệm về hai hợp chất hữu cơ X, Y (mạch hở, có cùng công thức phân tử<br />

C 3 H 6 O 2 ) được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X, Y Na Giải phóng khí H 2<br />

X Dung dịch NaHCO 3 Giải phóng khí CO 2<br />

Y AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc<br />

Phát biểu nào sau đây là sai?<br />

A. X là axit propionic. B. Y là hợp chất tạp chức.<br />

C. Y là anđehit no, hai chức. D. X tạo được liên kết hiđro với nước.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541685]<br />

Câu 5. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit axetic, phenol (C 6 H 5 OH), anđehit axetic, ancol<br />

etylic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm với các dung dịch trên được ghi<br />

lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Y AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa bạc<br />

X Nước Br 2 Tạo kết tủa trắng<br />

T NaHCO 3 Có bọt khí bay ra<br />

Dung dịch axit axetic, phenol, anđehit axetic, ancol etylic được kí hiệu tương ứng là<br />

A. T, X, Y, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, T, Z, X. D. T, Z, Y, X.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541753]<br />

Câu 6. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit fomic, o-crezol, axit acrylic, glixerol được kí hiệu<br />

ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm với các dung dịch trên được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Z AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc<br />

T Nước Br 2 Tạo kết tủa trắng<br />

X Dung dịch NaHCO 3 Có bọt khí bay ra<br />

Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. T chứa axit fomic. B. Z chứa axit acrylic. C. X chứa o-crezol. D. Y chứa glixerol.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541757]<br />

Câu 7. Các chất HCOOH, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, CH 3 CHO được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T với nhiệt<br />

độ sôi được ghi trong bảng sau:<br />

Chất X Y Z T<br />

Nhiệt độ sôi, o C 78 21 118 100<br />

Nhận xét nào sau đây đúng?<br />

A. Y là C 2 H 5 OH. B. T là HCOOH. C. X là CH 3 COOH. D. Z là CH 3 CHO.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541788]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 15


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 8. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C 2 H 5 OH, NH 3 , C 6 H 5 OH (phenol),<br />

CH 3 COOH và các tính chất được ghi trong bảng sau:<br />

Chất X Y Z T<br />

Nhiệt độ sôi, o C 118 – 33 78 184<br />

pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/L) 2,9 11,1 7,0 5,4<br />

Nhận xét nào sau đây đúng?<br />

A. T là C 6 H 5 OH. B. Z là CH 3 COOH. C. Y là C 2 H 5 OH. D. X là NH 3 .<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541789]<br />

Câu 9. Các hợp chất E, T, G (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 . Một<br />

số kết quả thí nghiệm với các chất trên với các thuốc thử được liệt kê ở bảng sau (dấu là có phản ứng,<br />

dấu là không tác dụng).<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

E T G<br />

Dung dịch NaHCO 3 <br />

Na – +<br />

Dung dịch AgNO 3 (NH 3 , t o ) <br />

Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. E là HOCH 2 CHO. B. G là axit axetic.<br />

C. T có lực axit yếu hơn axit cacbonic. D. E có nhiệt độ sôi thấp hơn T.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 565594]<br />

Câu 10. Các dung dịch: saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết<br />

quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X I 2 Có màu xanh tím<br />

Y Cu(OH) 2 Có màu xanh lam<br />

Z AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , t o ) Kết tủa Ag<br />

Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là<br />

A. X, Y, Z. B. Z, X, Y. C. Y, Z, X. D. Y, X, Z.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567367]<br />

16 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 11. Các dung dịch: fructozơ, phenol, glixerol. Một số kết quả thí nghiệm được liệt kê ở bảng sau<br />

(Dấu + là có phản ứng, dấu là không tác dụng).<br />

Thuốc thử<br />

Dung dịch<br />

E T G<br />

Nước Br 2 <br />

Dung dịch AgNO 3 (NH 3 , t o ) <br />

Kí hiệu các dung dịch fructozơ, phenol, glixerol lần lượt là<br />

A. T, G, E. B. G, E, T. C. T, E, G. D. E, T, G.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567369]<br />

Câu 12. Các chất saccarozơ, glucozơ, triolein, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Ở điều<br />

kiện thường, X và Y ở thể rắn, Z và T ở thể lỏng. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau<br />

Nhận xét đúng là<br />

Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng<br />

AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , đun nóng) X Kết tủa Ag<br />

Na kim loại Z Có bọt khí<br />

A. Y là saccarozơ. B. X là glixerol. C. T là glucozơ. D. Z là triolein.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567380]<br />

Câu 13. Cho các chất rắn: tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z,<br />

T. Một kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau (dấu – là không phản ứng hoặc không hiện tượng).<br />

Chất Tính tan trong nước Tiếp xúc với quỳ tím ẩm Phản ứng tráng bạc<br />

X Dễ tan – –<br />

Y Dễ tan Quỳ tím hóa đỏ –<br />

Z Không tan – –<br />

T Dễ tan – Ag<br />

Các chất tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu tương ứng là<br />

A. X, T, Y, Z. B. Y, T, Z, X. C. Z, T, X, Y. D. T, X, Z, Y.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567381]<br />

Câu 14. Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G và Q.<br />

Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây.<br />

Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng<br />

AgNO 3 (NH 3 , đun nóng) Q Kết tủa trắng bạc<br />

Cu(OH) 2 (lắc nhẹ) E, Q Dung dịch xanh lam<br />

I 2 T Màu xanh tím<br />

Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu tương ứng là<br />

A. E, T, Q, G. B. T, E, G, Q. C. G, Q, E, T. D. Q, T, E, G.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567411]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 17


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 15. Các chất sau: phenol (C 6 H 5 OH), tristearin, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số<br />

tính chất vật lí được ghi trong bảng sau:<br />

Chất X Y Z<br />

Nhiệt độ nóng chảy, o C 185 43 54-73<br />

Tính tan trong nước ở 25 o C Tan tốt Ít tan Không tan<br />

Nhận xét nào sau đây là sai?<br />

A. Dung dịch X hòa tan Cu(OH) 2 . B. X có phản ứng với nước brom.<br />

C. Y tan nhiều trong nước nóng. D. Thủy phân Z thu được glixerol.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567412]<br />

Câu 16. Các dung dịch axit glutamic, anilin, metylamin, g<strong>ly</strong>xin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một<br />

số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Nước brom Kết tủa trắng<br />

Y Quỳ tím Không đổi màu<br />

T Phenolphtalein Chuyển màu hồng<br />

Kí hiệu các dung dịch axit glutamic, anilin, metylamin, g<strong>ly</strong>xin lần lượt là<br />

A. T, Y, X, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, Z, T, X. D. Z, X, T, Y.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 572747]<br />

Câu 17. Các dung dịch <strong>ly</strong>sin, anilin, alanin, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G, Q. Một số kết quả<br />

thí nghiệm được ghi ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

E AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , t o ) Kết tủa Ag<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

G Phenolphtalein Chuyển màu hồng<br />

Kí hiệu các dung dịch <strong>ly</strong>sin, anilin, alanin, glucozơ lần lượt là<br />

A. E, T, G, Q. B. G, T, Q, E. C. T, E, Q, G. D. Q, G, E, T.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 572749]<br />

Câu 18. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Chuyển màu hồng<br />

Y Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Axit glutamic, hồ tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.<br />

C. Axit glutamic, glucozơ, hồ tinh bột, anilin. D. Anilin, hồ tinh bột, glucozơ, axit glutamic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578140]<br />

18 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 19. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag<br />

Y Quỳ tím Chuyển màu xanh<br />

Z Cu(OH) 2 Màu xanh lam<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Anilin, glucozơ, <strong>ly</strong>sin, etyl fomat. B. Glucozơ, <strong>ly</strong>sin, etyl fomat, anilin,.<br />

C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, <strong>ly</strong>sin. D. Etyl fomat, <strong>ly</strong>sin, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578141]<br />

Câu 20. Các dung dịch: <strong>ly</strong>sin, axit terephtalic, fructozơ và anilin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.<br />

Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

Z AgNO 3 (trong dung dịch NH 3 , t o ) Kết tủa Ag<br />

Y Phenolphtalein Chuyển màu hồng<br />

T Quỳ tím Chuyển màu đỏ<br />

X Nước brom Kết tủa trắng<br />

A. fructozơ, axit terephtalic, <strong>ly</strong>sin, anilin. B. anilin, axit terephtalic, fructozơ, <strong>ly</strong>sin.<br />

C. axit terephtalic, fructozơ, <strong>ly</strong>sin, anilin. D. anilin, <strong>ly</strong>sin, fructozơ, axit terephtalic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578162]<br />

Câu 21. Các chất rắn: phenol (C 6 H 5 OH), glucozơ, alanin, axit ađipic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z,<br />

T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Chất Tính tan trong nước (25 o C) Tiếp xúc với quỳ tím ẩm Phản ứng tráng bạc<br />

X<br />

Y<br />

Dễ tan<br />

Ít tan<br />

Z Dễ tan Ag<br />

T Dễ tan Đỏ<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. alanin, phenol, glucozơ, axit ađipic. B. alanin, axit ađipic, phenol, glucozơ.<br />

C. axit ađipic, phenol, alanin, glucozơ. D. glucozơ, alanin, phenol, axit ađipic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578165]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 19


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 22. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm với dung dịch các chất X, Y, Z, T và Q.<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

X Y Z T Q<br />

Dung dịch AgNO 3 (NH 3 , t o ) Ag Ag<br />

Cu(OH) 2 , lắc nhẹ xanh lam xanh lam<br />

Nước brom<br />

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là<br />

trắng<br />

A. anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.<br />

B. glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.<br />

C. phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.<br />

D. fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578196]<br />

Câu 23. Các chất: anilin, valin, glucozơ, triolein được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số tính chất,<br />

kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Chất Trạng thái (25 o C) + Nước brom + Dung dịch AgNO 3 (NH 3 , t o )<br />

X Rắn Ag<br />

Y<br />

Z<br />

Rắn<br />

Lỏng<br />

T Lỏng trắng<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. glucozơ, triolein, valin, anilin. B. glucozơ, valin, triolein, anilin.<br />

C. triolein, valin, anilin, glucozơ. D. valin, anilin, glucozơ, triolein.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578198]<br />

Câu 24. Cho các chất: tristearin, anilin, etylen glicol, axit glutamic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.<br />

Một số tính chất vật lí ở 25 o C được ghi lại ở bảng sau.<br />

Phát biểu nào sau đây là sai?<br />

Chất Trạng thái tồn tại Tính tan trong nước<br />

X Rắn Dễ tan<br />

Y Rắn Không tan<br />

Z Lỏng Ít tan<br />

T Lỏng Dễ tan<br />

A. Chất X làm đổi màu dung dịch phenolphtalein. B. Phân tử chất Y có chứa ba liên kết pi.<br />

C. Cho Z vào nước brom tạo thành kết tủa trắng. D. Trùng ngưng T với axit terephtalic tạo thành polime.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578230]<br />

20 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 25. Các dung dịch: axit glutamic, <strong>ly</strong>sin, anilin, Ala-Ala-Ala được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.<br />

Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Z Cu(OH) 2 (trong môi trường kiềm) Hợp chất màu tím<br />

Y Phenolphtalein Chuyển màu hồng<br />

T Quỳ tím Chuyển màu đỏ<br />

X Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch axit glutamic, <strong>ly</strong>sin, anilin, Ala-Ala-Ala được kí hiệu lần lượt là<br />

A. X, Y, Z, T. B. T, Y, X, Z. C. Y, T, Z, X. D. Z, T, Y, X.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578252]<br />

Câu 26. Các dung dịch: axit ađipic, metyl metacrylat, Ala-G<strong>ly</strong>-Ala, protein được kí hiệu ngẫu nhiên là X,<br />

Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

T Cu(OH) 2 (trong môi trường kiềm) Hợp chất màu tím<br />

X Nước brom Mất màu da cam<br />

Z Quỳ tím Chuyển màu đỏ<br />

Y Đun nóng Đông tụ<br />

Các dung dịch axit ađipic, metyl metacrylat, Ala-G<strong>ly</strong>-Ala, protein được kí hiệu lần lượt là<br />

A. Z, X, T, Y. B. Y, T, Z, X. C. T, Y, X, Z. D. X, Y, Z, T.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578265]<br />

Câu 27. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Hồ tinh bột Có màu xanh tím<br />

Y Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím<br />

Z Dung dịch AgNO 3 (NH 3 , đun nóng) Kết tủa Ag trắng sáng<br />

T Nước Br 2 Kết tủa trắng<br />

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. iot, anilin, lòng trắng trứng, mật ong. B. iot, lòng trắng trứng, anilin, mật ong.<br />

C. iot, lòng trắng trứng, mật ong, anilin. D. lòng trắng trứng, iot, mật ong, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578266]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 21


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 28. Các chất: vinyl axetat, protein, triolein, tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số<br />

kết quả thí nghiệm với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím<br />

Y<br />

Z<br />

T<br />

Dung dịch NaOH (loãng, dư, t o ); để nguội rồi<br />

thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO 4<br />

Dung dịch NaOH loãng (vừa đủ, t o ); thêm tiếp<br />

dung dịch gồm AgNO 3 và NH 3<br />

Cho vào nước, khuấy và đun nóng rồi để<br />

nguội; thêm tiếp dung dịch I 2 loãng<br />

Các chất: vinyl axetat, protein, triolein, tinh bột được kí hiệu tương ứng là<br />

Dung dịch xanh lam<br />

Tạo kết tủa Ag<br />

Có màu xanh tím<br />

A. X, T, Y, Z. B. Y, Z, T, X. C. Z, X, Y, T. D. T, X, Z, Y.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578284]<br />

Câu 29. Các chất: metylamoni nitrat, phenylamoni clorua, saccarozơ, tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là<br />

X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X<br />

Dung dịch axit vô cơ loãng, nóng; trung hòa<br />

axit dư rồi thêm tiếp AgNO 3 (trong NH 3 , t o ).<br />

Có kết tủa Ag<br />

Y Dung dịch NaOH, đun nóng Khí mùi khai<br />

Z<br />

Dung dịch NaOH loãng (vừa đủ); thêm tiếp<br />

nước brom<br />

Tạo kết tủa trắng<br />

T Hòa tan vào nước; thêm tiếp Cu(OH) 2 Có màu xanh lam<br />

Các chất metylamoni nitrat, phenylamoni clorua, saccarozơ, tinh bột được kí hiệu tương ứng là<br />

A. Z, X, T, Y. B. T, Z, Y, X. C. X, Y, Z, T. D. Y, Z, T, X.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578311]<br />

Câu 30. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

X Nước brom Kết tủa trắng<br />

Y Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Z Cu(OH) 2 Dung dịch màu xanh lam<br />

T Quỳ tím Chuyển màu hồng<br />

A. Phenol, hồ tinh bột, axit axetic, glixerol. B. Glixerol, axit axetic, phenol, hồ tinh bột.<br />

C. Phenol, hồ tinh bột, glixerol, axit axetic. D. Axit axetic, hồ tinh bột, phenol, glixerol.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578140]<br />

22 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 31. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Quỳ tím hóa xanh<br />

Y Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Anilin, lòng trắng trứng, glucozơ, <strong>ly</strong>sin. B. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.<br />

C. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. D. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 607937]<br />

Câu 32. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh<br />

Y Nước brom Dung dịch brom nhạt màu và có kết tủa màu trắng<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Kết tủa Ag trắng sáng bám vào thành ống nghiệm<br />

T Cu(OH) 2 Dung dịch có màu xanh lam<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. natri stearat, anilin, saccarozơ, glucozơ. B. natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.<br />

C. anilin, natri stearat, glucozơ, saccarozơ. D. anilin, natri stearat, saccarozơ, glucozơ.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 609154]<br />

Câu 33. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , t o Kết tủa Ag trắng sáng<br />

Y Quỳ tím Chuyển màu xanh<br />

Z Nước brom Kết tủa trắng<br />

T Cu(OH) 2 ở điều kiện thường Dung dịch màu xanh lam<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Anilin, lòng trắng trứng, glucozơ, <strong>ly</strong>sin. B. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.<br />

C. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. D. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 620034]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 23


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 34. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng<br />

Dung dịch NaHCO 3 X Có bọt khí<br />

Dung dịch<br />

AgNO 3 /NH 3 , t o<br />

Cu(OH) 2 trong môi<br />

trường kiềm<br />

X<br />

Y<br />

Z<br />

Y<br />

Z<br />

T<br />

Kết tủa trắng sáng<br />

Không hiện tượng<br />

Dung dịch xanh lam<br />

Dung dịch tím<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. axit axetic, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala. B. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val.<br />

C. fomanđehit, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala. D. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 623546]<br />

Câu 35. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , t o Kết tủa Ag<br />

Y Quỳ tím Chuyển màu xanh<br />

Z Cu(OH) 2 , ở điều kiện thường Dung dịch màu xanh lam<br />

T Nước brom Kết tủa trắng<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. metanal, anilin, glucozơ, phenol. B. etyl fomat, <strong>ly</strong>sin, saccarozơ, anilin.<br />

C. glucozơ, alanin, <strong>ly</strong>sin, phenol. D. axetilen, <strong>ly</strong>sin, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 627156]<br />

Câu 36. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

X Y Z T<br />

Dung dịch nước brom Dung dịch mất màu Kết tủa trắng Dung dịch mất màu<br />

Kim loại Na Có khí thoát ra Có khí thoát ra Có khí thoát ra<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic. B. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic.<br />

C. Axit axetic, benzen, phenol, stiren. D. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit acrylic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 628127]<br />

24 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 37. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Thuốc thử<br />

Chất<br />

X Y Z T<br />

Quỳ tím Xanh Không đổi Không đổi Đỏ<br />

Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Anilin, g<strong>ly</strong>xin, metyl amin, axit glutamic. B. Metyl amin, anilin, g<strong>ly</strong>xin, axit glutamic.<br />

C. Axit glutamic, metyl amin, anilin, g<strong>ly</strong>xin. D. G<strong>ly</strong>xin, anilin, axit glutamic, metyl amin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 632523]<br />

Câu 38. X, Y, Z, T là một trong số những chất benzylamin, metylamin, anilin, metyl fomat. Kết quả<br />

nghiên cứu một số tính chất được thể hiện ở bảng dưới đây?<br />

Mẫu thử Nhiệt độ sôi ( o C) Thuốc thử Hiện tượng<br />

X – 6,3 Khí HCl Khói trắng xuất hiện<br />

Y 32,0 Dung dịch AgNO 3 /NH 3 Kết tủa Ag trắng sáng<br />

Z 184,1 Nước brom Kết tủa trắng<br />

T 185,0 Quỳ tím ẩm Hóa xanh<br />

Các chất X, Y, Z và T tương ứng là<br />

A. Metylamin, metylfomat, anilin và benzylamin. B. Metylfomat, metylamin, anilin và benzylamin.<br />

C. Benzylamin, metylfomat, anilin và benzylamin. D. Metylamin, metylfomat, benzylamin và anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 633142]<br />

Câu 39. Tiến hành thí nghiệm với các chất sau: glucozơ, anilin, fructozơ và phenol (C 6 H 5 OH). Kết quả<br />

được ghi ở bảng sau:<br />

Thuốc thử X Y Z T<br />

Nước Br 2 Kết tủa Nhạt màu Kết tủa (–)<br />

Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , đun nóng (–) Kết tủa (–) Kết tủa<br />

(+): phản ứng<br />

(–): không phản ứng<br />

Dung dịch NaOH (–) (–) (+) (–)<br />

Các chất X, Y, Z, T trong bảng lần lượt là các chất<br />

A. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ. B. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ.<br />

C. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ. D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 633221]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 25


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở<br />

bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Nước brom Có kết tủa trắng<br />

Y, Z Cu(OH) 2 Tạo thành dung dịch màu xanh lam<br />

Y, T Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Tạo thành kết tủa màu trắng bạc<br />

Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là<br />

A. Phenol, glucozơ, glixerol, etyl axetat. B. Anilin, glucozơ, glixerol, etyl fomat.<br />

C. Phenol, saccarozơ, lòng trắng trứng, etyl fomat. D. Glixerol, glucozơ, etyl fomat, metanol.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 642290]<br />

Câu 41. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Dung dịch I 2 Có màu xanh tím<br />

Y Nước Br 2 Kết tủa trắng<br />

Z NaHCO 3 Có khí thoát ra<br />

T Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Kết tủa Ag trắng bạc<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic. B. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.<br />

C. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat. D. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 644439]<br />

Câu 42. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Cu(OH) 2 Có màu tím<br />

Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu xanh<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng<br />

T Nước brom Mất màu vàng da cam, sủi bọt khí thoát ra<br />

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Lòng trắng trứng, anilin, fructozơ, axit fomic.<br />

B. Lòng trắng trứng, natri panmitat, glucozơ, axit fomic.<br />

C. Saccarozơ, natri axetat, glucozơ, phenol.<br />

D. Lòng trắng trứng, <strong>ly</strong>sin, saccarozơ, anđehit fomic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 645218]<br />

26 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 43. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X AgNO 3 /NH 3 Tạo kết tủa Ag<br />

Y Quỳ tím ẩm Chuyển màu xanh<br />

X, Z Nước Br 2 Mất màu<br />

Z, T Cu(OH) 2 Dung dịch xanh lam<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. glucozơ, glixerol, benzylamin, xiclohexen. B. glucozơ, benzylamin, glixerol, xiclohexen.<br />

C. glucozơ, benzylamin, xiclohexen, glixerol. D. benzylamin, glucozơ, glixerol, xiclohexen.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 653310]<br />

Câu 44. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:<br />

X Y Z T<br />

Nước brom Không mất màu Mất màu Không mất màu Không mất màu<br />

Nước Tách lớp Tách lớp Dung dịch đồng nhất Dung dịch đồng nhất<br />

Dung dịch<br />

AgNO 3 /NH 3<br />

Không có<br />

kết tủa<br />

Không có<br />

kết tủa<br />

Có kết tủa<br />

Không có kết tủa<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. etylaxetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ. B. etylaxetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic.<br />

C. etylaxetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic. D. axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etylaxetat.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 654284]<br />

Câu 45. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:<br />

Trạng thái<br />

Nhiệt độ sôi<br />

( o C)<br />

Nhiệt độ nóng<br />

chảy ( o C)<br />

Độ tan trong nước (g/100ml)<br />

20 o C 80 o C<br />

X Rắn 181,7 43 8,3 ∞<br />

Y Lỏng 184,1 – 6,3 3,0 6,4<br />

Z Lỏng 78,37 – 114 ∞ ∞<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. Phenol, ancol etylic, anilin. B. Phenol, anilin, ancol etylic.<br />

C. Anilin, phenol, ancol etylic. D. Ancol etylic, anilin, phenol.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 654501]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 27


☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng<br />

Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Câu 46. Các chất lỏng: ancol etylic, axit fomic, anđehit acrylic, etylen glicol được kí hiệu ngẫu nhiên là<br />

X, Y, Z, T. Tiến hành một số thí nghiệm và kết quả được ghi lại ở bảng sau:<br />

Thuốc thử<br />

Mẫu thử<br />

Dung dịch AgNO 3 trong<br />

NH 3 , đun nóng<br />

Cu(OH) 2 trong môi<br />

trường kiềm<br />

Quỳ tím<br />

X Y Z T<br />

Kết tủa Ag<br />

Tạo dung dịch có<br />

màu xanh lam<br />

Chuyển màu đỏ<br />

Nhận xét đúng là<br />

A. X là axit fomic. B. Y là anđehit acrylic. C. T là etylen glicol. D. Z là ancol etylic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 686979]<br />

Câu 47. Các chất rắn: phenol, glucozơ, g<strong>ly</strong>xin, axit oxalic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số<br />

kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X, Z, T Nước (ở 25 o C) Dễ tan<br />

T Quì tím ẩm Quì tím chuyển màu đỏ<br />

Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa Ag<br />

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />

A. phenol, glucozơ, g<strong>ly</strong>xin, axit oxalic. B. g<strong>ly</strong>xin, axit oxalic, phenol, glucozơ.<br />

C. axit oxalic, phenol, g<strong>ly</strong>xin, glucozơ. D. g<strong>ly</strong>xin, phenol, glucozơ, axit oxalic.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 649157]<br />

Câu 48. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T và Q. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng<br />

sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

Y, Z Cu(OH) 2 , lắc nhẹ Tạo dung dịch màu xanh lam<br />

X Nước Br 2 Kết tủa trắng<br />

Y, Q Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa Ag<br />

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là<br />

A. Anilin, fructozơ, glixerol, axit fomic, metanol.<br />

B. Glixerol, fructozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.<br />

C. Phenol, fructozơ, glixerol, etanol, axit fomic.<br />

D. Saccarozơ, glucozơ, g<strong>ly</strong>xin, etanol, axetanđehit.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 649237]<br />

28 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-<strong>bang</strong>-3


Moon.vn<br />

Học để khẳng định mình<br />

Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC<br />

Câu 49. Các dung dịch: axit glutamic, anilin, etylamin, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.<br />

Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

X Nước brom Kết tủa trắng<br />

X, Y Quỳ tím Quì tím không đổi màu<br />

T Phenolphtalein Phenolphtalein chuyển màu hồng<br />

Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là<br />

A. T, Y, X, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, Z, T, X. D. Z, X, T, Y.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 649496]<br />

Câu 50. Các dung dịch: axit ađipic, poliisopren, Ala-Ala-Ala, lòng trắng trứng gà được kí hiệu ngẫu<br />

nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.<br />

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng<br />

T Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Hợp chất màu tím<br />

X Dung dịch Br 2 Mất màu da cam của Br 2<br />

Y Đun nóng Đông tụ<br />

Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là<br />

A. Z, X, T, Y. B. Y, T, Z, X. C. T, Y, X, Z. D. X, Y, Z, T.<br />

[Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 649421]<br />

Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 29

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!