20.06.2019 Views

Doan Van Xa Nuoc

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

v ũ KHẮC KHOAN<br />

DOẨN VẦN<br />

XA NƯỠC<br />

AN TIÊM


ĐOẢN VĂN XA NƯỚC


ĐOẢN VĂN XA NƯỚC<br />

tác phẩm cuối cùng của<br />

Vũ Khắc Khoan<br />

An Tiêm xuất bản năm 1995<br />

KỶ NIỆM<br />

3 0 NĂM<br />

THÀNH LẬP<br />

NHÀ XUẤT BẢN<br />

A N T IÊ M<br />

at<br />

SÀI-GÒN: 1 9 6 5<br />

PARIS: 1995<br />

Bản quyền : Bà Vũ Khắc Khoan, Hoa Kỳ


v ú KHẮC KHOAN<br />

ĐOẢN VĂN XA NƯỚC<br />

A N T I Ê M


“'T£•«. K<br />

x . Nko-íc. CT S/ t / U1.1-C £<br />

,ív. v t / ~" - ' ......—lL<br />

ITịỉ ỹ: /$/■': US ^ ^<br />

^ "'"'À<br />

tVv<br />

4 ìk, c uủ va; 6 \ h-U : L?i U l'<br />

% ! t u I y * x ^<br />

\krt_t Cvv V-/'7Lvt '<br />

C-A^Í^-ặ. íc -£ v \<br />

1Ạ í < £ t-'i'^?'<br />

n v v ịk t / ú<br />

U Ị±U t'U w j<br />

Ũ t y ~ r C Ị | ' ^UỊJ_ c / |- J w .'t<br />

4-(.w,<br />

^5^e- -Cu’ Cyl-c t íctr VA_^LC*■, / t c^-vi y<br />

V tU~ — t-v^3V/ éC-tL K j2_ /VtvA-í' ^vu^v vwh^4> £c-$_.<br />

C/Lv


Bữa rượu cuối cùng<br />

với<br />

Lê Quang Luật<br />

Viết thay cho Nguyễn Đức Chiểu, Nghiêm Xuân Hông<br />

Mai Ngọc Liệu...<br />

1<br />

Bữa rượu cuối cùng uống với Lê Quang Luật<br />

là một bữa bất ngờ. Cho Luật và cho tôi. Bởi<br />

chúng tôi gặp nhau bất ngờ, khoảng 11 giờ trưa<br />

một ngày trong tuần, giữa đường Hiền Vừơng.<br />

Tôi dừng lại bên fê đường mua bao thuốc lá. Luật<br />

khật khưỡng đóng cửa xe đi tới. Nhìn thấy Luật,<br />

tôi cầm bằng mất một ngày. Nhìn thấy tôi, chắc<br />

Luật cảm thấy ngay cái vô tích sự hiện diện như<br />

một luật sư trước một phiên tòa. Không ai chào<br />

ai. Không ai lên tiếng. Cả hai bước vào một quán<br />

phở gà.<br />

— Đế chứ ?<br />

— Đế thì đế.<br />

Chúng tôi uống nhiều hơn ăn. Và ăn thì lại<br />

càng nhiều hơn nói. Câu chuyện nhát gừng : Tôi<br />

nói tôi nghe. Luật thỉnh thoảng nhếch mồm cười,<br />

cái lối cười nhếch lên đôi mép, yên lặng, cái<br />

lối cười để người đối diện biết rằng mình cười,


thế thôi. Cười như vậy rồi cũng nói. Phều phào.<br />

(Anh đã mất 2, 3 cái răng cửa. Chưa có thì giờ đi<br />

sửa. Kệ mẹ.) Chuyện gì ? Anh nói anh nghe.<br />

Nhưng tôi biết anh đang nói gì. Bởi chúng tôi hiểu<br />

nhau. Còn cái gì phải nói nữa ? Giữa Luật và tôi,<br />

câu chuyện hầu như vô ngôn mà thắm thiết, kéo<br />

dài đã từ lâu, đã từ bao giờ. Đối thoại lâu ngày<br />

tưởng như trở thành độc thoại. Một thứ độc thoại<br />

có tiềm năng đối thoại.<br />

— Nữa, mày.<br />

— Nhớ hồi quán rượu Hồ Tây.<br />

— Ờ, ờ ...<br />

— Nhớ hồi trường L u ật...<br />

— Tiên sư thằng ...<br />

Mỗi “thăng” là tiêu biểu một chế độ, một<br />

quãng lịch sử, một thất bại của trí thức, một thất<br />

bại của Luật. 9 tháng 3-1945. Rồi 19 tháng<br />

8-1945. Rồi 19 tháng 12-1946. Rồi 20 tháng<br />

7-1954.<br />

— Gọi cái gì ăn không ?<br />

— Ản làm mẹ gì.<br />

— Nữa không ?<br />

— Nữa thì nữa.<br />

Nữa là nữa rượu. Rượu nữa. Rượu đã trở<br />

thành một nhu cầu cho Luật bây giờ. Không uống<br />

Luật thôi là Luật. Uống, càng lúc càng ít lời. Và<br />

càng hiếm hoi, những nhếch mép trên một khuôn<br />

mặt mà tôi đã thuộc nằm lòng từng nét. Một vầng<br />

trán mênh mông. Một tảng cằm vạm vỡ. Hai nét<br />

10


hằn chảy xuôi từ cánh mũi xuống một đôi môi cắn<br />

chặt một điếu thuốc hút dở dang. Không một nét<br />

nhỏ cho một biểu lộ tình cảm. Thoáng nhìn, nghĩa<br />

là sơ giao, tưởng như vậy. Nhìn kỹ, đã cùng Luật<br />

lận đận vào sinh ra tử, đến một lúc nào đó, tôi<br />

mới reo lên trong bụng rằng ... À, còn cái mũi.<br />

Cái mũi đó, trên khuôn mặt đó, giữ vai chủ động.<br />

Nó nhìn xuống miệng. Và khi miệng nhếch mép<br />

thì mũi lập tức khăn khít tỏ tình đến lấp cả nhân<br />

trung. Thừa dịp, đôi mắt vội biểu đồng tình, nheo<br />

nheo sau cặp kính cận thị, tròng mắt lóe lên<br />

những ánh nhìn ấm áp ý tình. Ý có thể đùa đùa<br />

giễu cợt. Mà tình thì thật sự chân tình. Tôi thường<br />

nghĩ : chơi với Luật được là vì cái mũi của hắn.<br />

Nhưng cũng vì cái mũi mà Luật đã mất đi đến<br />

một nửa cái tỉnh táo của vầng trán mênh mông và<br />

cái cương quyết của tảng cằm vạm vỡ, những đức<br />

tính cần thiết cho một lãnh tụ. Nhất là trong địa<br />

hạt chính trị. Bởi Lê Quang Luật, người bạn tôi<br />

đó, là một nhân vật quan trọng. Một lãnh tụ<br />

Thiên Chúa giáo. Một chính trị gia trong suốt thời<br />

gian từ trước 1945 đến 1963.<br />

— Độ này cậu uống kém rồi đấy !<br />

“Cậu” là “cậu Khoan”. Chúng tôi quen gọi<br />

nhau như vậy.<br />

— Thì cứ uống đi.<br />

— Một xị nữa.<br />

Nhà tôi ở cuối đường Duy Tân. Tiệm phở<br />

11


Hiền Vương là một tiệm phở quen thuộc. Chủ<br />

nhân đứng ngay sau quầy hàng, con dao trong tay<br />

sắc như nước, tay trái giơ lên quơ một cỗ lòng gà.<br />

Một lát sau, cả gan, m'ê, lòng, tim, được xếp mỏng<br />

trên một đĩa.<br />

— Trứng non nữa, ông ơi !<br />

Chủ nhân toét mồm cười :<br />

— Biết rồi, khổ lắm ...<br />

Chủ nhân, vốn có “óc văn nghệ”, đang tập chơi<br />

đàn mandoline, mê nhạc Văn Phụng. Cũng có<br />

biết tôi nên cố tình nhắc lại câu văn Vũ Trọng<br />

Phụng. Tôi nhìn mớ trứng non, đành phải thỏa<br />

hiệp vì bỏ lửng câu văn bất hủ đó, chủ quán<br />

muốn người “đồng điệu” là Khoan tôi phải “nối<br />

điệu” :<br />

... Nói mãi.<br />

Mớ trứng non vừa được ngon lành xếp có ngọn<br />

trên đĩa lòng gà. Người chủ quán nhíu mắt nhìn<br />

tôi, rồi giơ lưỡi dao, xẻo thêm vài quả trứng nữa :<br />

— Tặng ông ... văn nghệ.<br />

“Ông văn nghệ” lại là tôi. Tôi nâng ly rượu<br />

hướng về phía ông chủ tiệm :<br />

— Phở ơ i... chào mi.<br />

Và tợp một tợp. Và rót thêm một ly. Lại tợp<br />

thêm một tợp. Cho trôi cái giây phút thỏa hiệp<br />

giữa văn nghệ và phở gà, cái giây phút phở gà văn<br />

nghệ giao duyên. Tôi cúi xuống nhìn ly rượu. Tôi<br />

đang nghĩ rằng cái người trí thức đang ngồi trước<br />

mặt tôi đó, trong suốt cuộc đời đã không bao giờ<br />

12


thỏa hiệp. Với cộng sản. Với Ngô Đình Diệm.<br />

Với Phật Giáo. Với Thượng Đế. Do vậy mà thất<br />

bại. Nhưng rực rỡ và huy hoàng ...<br />

2<br />

Gặp Lệ Quang Luật từ năm nào, tôi không<br />

nhớ rõ. Từ lâu lắm, hình như vậy. Lớp nhất, lớp<br />

nhì năm xửa năm xưa, chắc như vậy.<br />

— Nhớ không ? Nghỉ hè, Trung Bắc học<br />

hiệu ...<br />

Và nhớ. Năm đó khoảng Nguyễn Thái Học<br />

dõng dạc bước lẽn máy chém. Những vụ biểu<br />

tình, bãi khóa. Tôi, trên dưới 10 tùổi. Luật hơn tôi<br />

một tuổi. Tôi thấy nổi lên — lênh đênh khói sóng<br />

Thần Phù — một vài khuôn mặt, một vài giọng<br />

nói. Những bài “ám tả” Pháp văn, những câu văn<br />

dớ dẩn của những Jean Marquet và Jeanne<br />

Leuba. II fait íroid. II fait froid. Le vent du Nord<br />

souffle le delta. Hoa sấu rụng đầy đường. Tiếng<br />

ve sầu kéo dài vào những giấc ngủ trưa đẫm mồ<br />

hôi mùa hè Hà-nội. Nhớ rồi.<br />

— Cái hồi đi tập Septo, nhớ không ?<br />

Sân vận động khu nhà Riêm Hà-nội. Bãi đá<br />

bóng giữa sân. Con đường trải than sỏi vòng<br />

quanh để chạy. Những vũng cát để nhảy. Những<br />

cột barre fixe, barre parallèle, lành lạnh hơi<br />

sương sớm. Chao ôi là nhớ. Gió heo may từng<br />

đợt. Những tảng ngực trần xạm nắng. Vươn lên,<br />

13


vươn lên. Vượt qua, vượt qua. Cháy lên những<br />

buồng phổi. Mối tình trai trong lành thắm thiết<br />

tưởng như mang keo sơn đào-viên kết-nghĩa. Từ<br />

sân trường Trung Bắc học hiệu đến bãi đá bóng<br />

Septo, Luật và tôi như hình và bóng, từ mùa dế<br />

mèn đến mùa nhót chín. Rồi bẵng đi một dạo,<br />

chúng tôi thôi gặp nhau. Mấy năm ? vẫn qua<br />

những câu chuyện nhát gừng, giữa hai tọp rượu, ở<br />

những quán cóc dọc đường Hà-nội và Saigon.<br />

— Lúc gặp mày ở sân trường Luật. Tao vừa ra<br />

xong số báo Monôme. Mày vừa dựng xong vở<br />

Thế Chiến Quốc. Năm nào nhỉ ?<br />

— 1942,43.<br />

Thế là khoảng trên 10 năm. Nhớ. Khoảng trên<br />

10 năm, từ xong tiểu học, qua trung học, lên đại<br />

học ... tôi không gặp Luật. 10 năm, thời gian<br />

trưởng thành. Và cũng là thời gian trở thành. Phụ<br />

trách tờ báo Monôme cho Tổng Hội Sinh Viên.<br />

Luật trở thành nhà báo thực thụ. Dựng vở Thế<br />

Chiến Quốc và Nửa Đêm Truyền Hịch của Trần<br />

Tử Anh cho Tổng Hội Sinh Viên, tôi trở thành<br />

một thứ thiêu thân đêm đêm đâm đầu vào ánh<br />

đèn rìa sân khấu.<br />

— Ăn một chút đi, mày.<br />

Luật nhón một miếng gan nhỏ. Rồi lại tọp một<br />

tọp. Lúc bấy giờ mặt trời đã đúng Ngọ. Giờ tan<br />

sở. Xe cộ đổ từ đường Duy Tân xuống như thác<br />

lũ, ứ đọng nơi ngoặt sang đường Hiền Vương một<br />

chiêu. Hai ngã tư Hai Bà Trưng và Pasteur đèn<br />

14


đỏ kéo dài, tôi nhìn ra, hoa mắt. Tôi quay lại.<br />

Luật vẫn còn khật khưỡng.<br />

— Nữa, mày.<br />

— Thì nữa.<br />

Và rượu nữa. Và yên lặng. Còn gì để nói nữa<br />

đâu ? Lê Quang Luật đã già, yếu gan, yếu ruột,<br />

yếu phổi,, yếu tim. Yếu hết. Chỉ còn lại nguyên<br />

một bộ óc. vẫn tinh tường, vẫn sắc sảo. Và sau<br />

cặp mắt kiếng cận, những ánh mắt vẫn tò mò, vẫn<br />

đêm đêm, khi tỉnh rượu, lúc nửa khuya, dọi vào<br />

những trang sách, dọi sâu vào một tâm thức u<br />

uẩn nhiều bực dọc, hối tiếc, những câu hỏi và<br />

những rắp tâm làm một cái gừ Yếu hết, nhưng<br />

Luật vẫn cố gắng giữ nguyên phong độ một sinh<br />

viên độc thân. Gian phòng lầu 3 một tòa building<br />

đường Tự Do chất ngất đầy sách, Luật sống ở đó,<br />

thường trắng đêm đọc ngấu nghiến từng trang<br />

sách, ghi ghi chép chép từng câu từng chữ, đủ<br />

loại, những thiên về tư tưởng Thiên Chúa giáo.<br />

Từ Saint Thomas d’Aquin, Pascal, đến Gabriel<br />

Marcel để ngừng lại khá lâu nơi Mounier ... Tôi<br />

biết Luật muốn viết một tác phẩm cho đời anh.<br />

Một tác phẩm với đúng ý nghĩa của danh từ tác<br />

phẩm. Một tác phẩm kinh khủng :<br />

— Viết như chúng mày thì viết làm mẹ gì ?<br />

Tao sẽ viết cho chúng mày xem. Một tác phẩm ...<br />

kinh khủng.<br />

Nửa đùa, nửa thật. Đùa là đùa chúng tôi,<br />

Nghiêm Xuân Hồng và tôi. Và thật, rất thành<br />

15


thực với chính Luật, tôi biết. Một tác phẩm kinh<br />

khủng. Một tác phẩm giãi bày tất cả những thao<br />

thức khôn nguôi của một người trí thức Thiên<br />

Chúa giáo sống trọn vẹn cái khắc khoải giữa<br />

một niềm tin vô điều kiện (nhưng Thượng Đế xa<br />

vời, Thượng Đế bỏ con rồi sao ? Trên cây Thánh<br />

giá, phải chăng chính Christ đã có lúc buông<br />

xông niềm tin ?) và một tinh thần duy lý đến<br />

cùng. Giữa Thiên-đường ( có Thiên-đường thì ai<br />

lên đó ? Chắc chắn là không có mày rồi, Khoan<br />

ơi !) và ĐỊa-ngục (tao đâu là con nít mà dọa ?)<br />

— Tao hỏi thật. Mày có tin là có “sừ lủy” hay<br />

không ?<br />

Yên lặng.<br />

— Dis m oi... Est-ce qu’il existe ? II n’ existe<br />

pas.<br />

Có một đêm, ỡm ờ, như một nhân vật Samuel<br />

Beckett:<br />

— Pas encore.<br />

Đôi mép lại được dịp nhếch lên. Cái mũi tò<br />

mò nhìn xuống miệng. Nhưng, đêm đó, đôi mắt<br />

Luật không cười.<br />

3<br />

Hà-nội năm xưa có quán rượu dựng ven bờ hồ<br />

Hoàn Kiếm. Mùa lạnh, gió dừng ngoài khung cửa<br />

kính đóng kín, mưa nhỏ giăng mờ mặt hồ, men<br />

16


ượu như có tăng thêm chất ngấm. Mùa hè gọi<br />

một ly Rhum soda. Một phần ba Rhum St.James,<br />

hai lát chanh mỏng và một chút soda. Chất đắng<br />

của mía Bắc Phi lên men, thoảng một chút thơm<br />

mát dợi của chanh cốm ngoại ô Hà-nội, hơi soda<br />

lăn tăn xông lên mũi, cục đá chạm thành ly nghe<br />

đong đưa như guốc gỗ Phi Mã gõ trên mặt hè<br />

tinh sương họp chợ Đồng Xuân, gió hồ lùa vào<br />

mái tóc chúng tôi lúc đó còn xanh mướt, chúng tôi<br />

ngất ngưởng đi vào tâm sự của chính chúng tôi.<br />

— Tao muốn thực hiện một thứ sân khấu<br />

không phân cách diễn viên với khán giả.<br />

Ba mươi sáu phố phường Hà-nội bỗng lên đèn,<br />

màu xanh giới nghiêm. Gió nổi. Lạnh thấm vai.<br />

Luật lừng khừng :<br />

— Thì, đợi đó, làm gì có diễn viên với khán<br />

giả?<br />

Tôi vẫn đuổi theo ảo ảnh nửa khuya sân khấu :<br />

— Trần Tử Anh và tao đang viết một vở kịch<br />

thơ. Nửa Đêm Truỳên Hịch. Tao đưa cả âm nhạc<br />

vào kịch. Âm nhạc bối cảnh. Nguyễn Xuân Khoát<br />

nhận lời rồi.<br />

Tôi mê man với câu chuyện kịch, Luật cắt<br />

ngang :<br />

— Bây giờ mà mày còn nói chuyện kịch à ?<br />

Tôi nhìn Luật. “Bây giờ” lúc đó là khoảng cuối<br />

năm 1944. Tôi tự hỏi thì sao ? Tuy vẫn hiểu rõ ý<br />

nghĩa của chữ “bây giờ”. Rằng thời thế đã đến<br />

hồi nghiêm trọng', vở kịch ngoài đời sửa soạn đi<br />

17


vào màn kết. Quân đội Đồng minh phản công ở<br />

khắp mặt trận, từ Âu qua Ả. Quân Đức sa lầy<br />

trong sa mạc tuyết trắng Nga Sô. Hitler sử dụng<br />

khí giới bí mật cuối cùng. Hàng vạn viên đạn<br />

bay V2 bay sang Luân Đôn, những tiếng nổ chát<br />

chúa báo hiệu sự cáo chung của chế độ Quốc Xã.<br />

Quân Y tan rã, De Gaulle lên tiếng kêu gọi.<br />

Quân đội Nhật Bản đánh ván bài cuối cùng,<br />

từng đoàn máy bay cảm tử đâm đầu hara-kiri<br />

xuống từng đoàn chiến thuyền Mỹ lừ lừ tiến vào<br />

Thái Bình Dương.<br />

Giọng nhát gừng của Luật thủ thỉ bên tai —<br />

Luật lúc đó đang làm chủ bút một tờ nhật báo,<br />

đang bám sát thời sự —, tôi hiểu thêm tình hình<br />

quốc nội. Tôi nghe xôn xao những rộn rịp tự lòng<br />

của từng đoàn thể, từng đảng phái, nhịp theo âm<br />

hưởng cuộc chuyển mình những phong trào vận<br />

động độc lập cho đất nước. Tôi nghe thì thầm<br />

những tên tuổi lưu vong bên kia biên giới, những<br />

Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng<br />

Khanh ... Mặt Trận Việt Nam Cách Mệnh Đồng<br />

Minh Hội, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội ra<br />

đời. Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc<br />

Dân Đảng, Dân Chính, nhóm Đệ Tam, Đệ Tứ,<br />

Tân Dân Chủ ... Sửa soạn. Và nhóm Sinh viên.<br />

Vào khoảng mùa đông năm 1944. Tổng Hội<br />

Sinh Viên chỉ còn có một mục đích. “Bất thành<br />

văn”. Đó là gây xúc động yêu nước tích cực<br />

18


trong sinh viên và thanh niên, trong mọi giới<br />

đồng bào. Bằng mọi phương cách, nhất là những<br />

hoạt động xã hội, văn học và nghệ thuật.<br />

Tiếng-Gọi-Sinh-Viên từ giảng đường Đại học<br />

Hà-nội qua năm cửa ô vang dội trên cả nước.<br />

Trại hè Tương Mai, trại hè Suối Lồ tấp nập<br />

thanh niên. Vở Thế Chiến Quốc, vở Lam Sơn, vở<br />

Nửa Đêm Truỳên Hịch trình diễn trên sân khấu<br />

Nhà Hát Lớn Hà-nội. Đêm đêm, những buổi họp<br />

ban Quản Trị Tổng Hội Sinh Viên mang không<br />

khí những buổi họp Đảng. Chúng tôi, lúc đó tôi<br />

phụ trách tiểu ban Kịch — linh cảm bị dõi theo<br />

bởi những bóng đen mật vụ Pháp và Nhật, bị<br />

giám sát, ảnh hưởng, can thiệp bởi những phe<br />

nhóm chính trị. Dương Đức Hiền, hội trưởng<br />

Tổng Hội ngấm ngầm gia nhập Tân Dân Đảng<br />

liên kết với những Nguyễn Đình Thi, Cù Huy<br />

Cận. Đa số chúng tôi cương quyết bảo nhau giữ<br />

mạnh thế đứng của người sinh viên dân tộc.<br />

— Luật dằn giọng :<br />

— Nhưng chúng mày tiêu cực. Kịch làm cái<br />

mẹ gì ?<br />

Tôi nóng m ặ t:<br />

— Thế mày thì làm gì ?<br />

Luật mím môi, cắn chặt điếu thuốc Bastos.<br />

Tròng mắt xa dần, xuyên qua tấm kính Nhà Thủy<br />

Tạ, lướt nhanh trên mặt hồ, từng nhịp cầu Thê<br />

Húc, tròng mắt xa thẳm. Yên lặng buông thõng<br />

giữa chúng tôi. Lỹ rượu đã cạn từ bao giờ. Chiêu<br />

19


đã xuống trên trời Hà-nội loạn. Mưa bụi giăng<br />

khắp nẻo. Tôi nghĩ đến những người thân cùng<br />

lứa, những Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng,<br />

những Sĩ Ngọc và Chu Ngọc.<br />

Một vừng trăng huyết<br />

Rụng đỏ kinh kỳ<br />

Rượu thơ dừng gót lưu ty<br />

Sớm nổi mẩy thành cố quận<br />

Chiêu lên khói ải biên thùy<br />

Thơ họ Vũ đó. Nói lên một chút tâm tư<br />

của cả một thế hệ. Tôi bỗng thấy cái cần thiết<br />

gặp người con trai đó, áo xanh bạc phếch màu<br />

trời, vầng trán mênh mông nỗi đau thế sự. Đêm<br />

nay chăng ?<br />

Tôi quay lại Luật. Mắt anh long lanh. Hình<br />

như anh muốn nói một cái gì, nhưng anh giữ yên<br />

lặng. Bởi anh biết rằng tôi cũng biết. Rằng anh<br />

không tiêu cực. Rằng anh đang sửa soạn. Anh<br />

đang móc nối. Anh đang hoạt động. Một cái gì<br />

sẽ xảy ra. Phải xảy ra. ơ ngay đây. Việt Nam.<br />

Chắc chắn.<br />

Tiệm phở Hiền Vương vào 1 giờ trưa, vắng<br />

ngắt. Chỉ còn tôi với Luật. Không một cái gì nhắc<br />

nhở đến Hà-nội quán rượu Le Lac. Sao hôm đó,<br />

uống với nhau vài xị đế, bữa rượu cuối cùng<br />

giữa tôi và Luật —, tôi lại nhớ về ngày và nơi cũ ?<br />

Gió Saigon thổi từ bờ sông. Gió Hà-nội, chiều đó,<br />

thổi loạn trời đất. Chiều đó, chia tay, tôi còn nhớ,<br />

20


tôi có ngập ngừng :<br />

— Liệu có gì không mày ?<br />

Giọng Luật, chiều đó, chia tay, như có đanh<br />

lạ i:<br />

— Có là cái chắc.<br />

Chiều đó, khoảng cuối năm 1944.<br />

4<br />

Cung Tiến xoay nhẹ cổ tay. Rượu không sánh<br />

ra ngoài một giọt. Chiếc ly dong dỏng trong vắt<br />

đầy tới ba phần tư. Tôi nhón một miếng íromage<br />

nhỏ và tọp một tợp rượu. Rượu chát sẫm màu vỏ<br />

lựu không lạnh mà cũng khởhg quá ấm, trên dưới<br />

8 độ bách phân, dạt dào trôi qua cổ họng quện<br />

với chất béo ngậy thoáng vị chua của íromage sữa<br />

dê, tôi thầm nghĩ cái anh chàng nhạc sĩ tài cao<br />

tuổi quá tuần nghi hoặc này quả là người biết ăn<br />

biết uống. Và biết đặt những câu hỏi bất ngờ.<br />

Tiến rằng :<br />

— Tôi có đọc loạt bài của ông về Lê Quang<br />

Luật. Thế Lê Quang Luật là ai, hở ông ?<br />

— Tôi không biết trả lời ra sao. Lê Quang<br />

Luật là ai ? Tại sao lại viết về một người mà một<br />

người như Tiến cũng không biết rõ lai lịch ? Chả<br />

nhẽ một lần nữa (lần đầu tiên, trong vở Thành<br />

Cát Tư Hản), lại ỡm ờ :<br />

— Lê Quang Luật chỉ là cái cớ.<br />

Tôi đưa ly rượu lên miệng, mùi thơm rượu<br />

21


chát thoáng qua mũi.<br />

Hồi đó, khoảng đầu 1945, rượu chát là một xa<br />

xỉ phẩm. Hàng hoá nhập cảng vắng mặt ở khắp<br />

thị trường Hà-nội. Người vùng quê Bắc Việt nai<br />

lưng trồng gai cho Nhật, thi nhau nhai hết cái gì<br />

có thể cho vào miệng để nhai — củ chuối là một<br />

loại cao lương mỹ vị — từ rạ trên mái 'đến rơm<br />

ngoài đồng, từ lá trên cành đến rễ cây si, sau khi<br />

đã nhai sạch cả làng, mới bồng bế kéo nhau lên<br />

tỉnh. Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà-nội.<br />

Nhất là Hà-nội. Để ôm nhau mà chết. Chết dọc<br />

đường. Chết hè phố. Chết không mùi. Chết khổ.<br />

Chết lặng. Chết vô danh. Chết Ât Dậu. Mỹ thả<br />

bom dọc đường rầy xuyên Việt. Than ứ lại từng<br />

đoàn wagon đen ngòm. Miền Nam đốt thóc thay<br />

than. Gạo Saigon nhọc nhằn chuyển ra từng tạ.<br />

Dân chúng tỉnh thành được phát phiếu thực<br />

phẩm. Phiếu A dành cho dân Tây và công chức<br />

cao cấp, thừa ăn thừa hút. Phiếu B : gạo và vài<br />

bao thuốc lá Mic. Phiếu c : một chút gạo. Gạo<br />

Saigon ăn cật bụng chỉ một giờ sau là lại đói meo.<br />

Tôi, trên 20 tuổi lúc bấy giờ, ăn không bao giờ<br />

biết no. Tất cả chỉ chờ đợi từng ngày. Cái gì sẽ<br />

xảy ra ? Viên Toàn Quyền Đông Dương bay vào<br />

Saigon. Lính Pháp đêm đêm cấm trại. Trên sân<br />

trường Đại học, sinh viên Việt tụm năm tụm ba,<br />

nhỏ nhỏ to to, sinh viên Pháp gườm gườm đi đi<br />

lại lại. Thần kinh căng thẳng, không khí Hà-nội<br />

nhằng nhịt những luồng điện ngầm. Gót ủng quân<br />

22


đội Phù Tang nện mạnh hè đường 36 phố<br />

phường. Trại giam Sơn La chật ních chính trị<br />

phạm. Trần Trọng Kim bí mật đáp chiếc thuyền<br />

Nhật Bản sang Trân Châu Cảng.<br />

Và tôi tìm được câu trả lời Cung Tiến. Viết về<br />

Lê Quang Luật là viết về thời Lê Quang Luật.<br />

Bởi cuộc sống của Luật song song đã nhịp theo<br />

con đường Việt Nam lên xuống. Từ 45 đến 54. Từ<br />

54 đến 63. Và từ 63 đến bữa rượu hôm đó, trong<br />

quán phở đó, với tôi. Viết về Luật, cũng là viết về<br />

tôi, về chúng tôi, thế hệ 45.<br />

— Tụi Nhật sa lầy ở Hoa Nam. Nguyễn Tường<br />

Tam gia nhập Mặt Trận Việt Cách của cụ<br />

Nguyễn rồi.<br />

— Hình như tụi Võ Nguyên Giáp lập Mặt<br />

Trận khác thì phải.<br />

— Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Có cả<br />

Nguyễn Ái Quốc ở trong đó. Đệ Tam. Mày đọc<br />

tập Manifeste chưa ? Độc lập là giai đoạn đầu<br />

mà.<br />

— Tao không hiểu sao tụi Pháp ở đây lại<br />

khuyên khích tụi Hàn Thuyên xuất bản sách của<br />

Nguyễn Bách Khoa ... Nguyễn Du và Truyện<br />

Kiều. Mày đọc chưa ? Sặc mùi Mác Xít.<br />

— Tụi Pháp chơi trò chính sách giai đoạn.<br />

Mác Xít chống Phát Xít. Nhưng yếu quá. Tao<br />

chắc ở đây tụi Nhật phải ra tay trước. Tao có gặp<br />

tụi thằng Nguyễn Thiệu Lâu, Cù Đình Lộ,<br />

23


Nguyễn Đức Chiểu. Chúng nó đồng ý lập thành<br />

một nhóm. Mày nghĩ sao ?<br />

“Mày” là tôi. Tôi nghĩ sao ? Tôi có nghĩ gì đâu.<br />

Buột miệng :<br />

— Chẳng nghĩ mẹ gì cả. Làm thì làm.<br />

Luật nhìn tôi, yên lặng. Rồi thủng thẳng :<br />

— Trừ mấy thằng mình ra thì tao không tin<br />

thằng nào cả. Thăng Dương Đức Hiền muốn gặp<br />

tao và mày.<br />

— Sao lại tao và mày ?<br />

— Chắc nó cho rằng tao với mày cùng một<br />

nhóm.<br />

— Gặp làm gì ?<br />

— Chắc tụi nó muốn “cộng tác” với tụi mình.<br />

— Tụi nó là tụi nào ? Tân Dân Chủ ?<br />

— Thì còn tụi nào nữa. Nó mời đi ăn. Mày<br />

nghĩ sao ?<br />

Lại một lần nữa, buột miệng :<br />

— Chẳng nghĩ mẹ gì cả. Đi thì đi.<br />

Nơi hẹn là một tiệm ăn, tiệm Majestic, đường<br />

Hàng Bông Đêm. Đó là một tiệm khá sang.<br />

Chuyên bán đồ ăn lối Pháp, chúng tôi ít khi lai<br />

vãng bởi một lẽ giản dị là đắt tiền. Chúng tôi<br />

bước lên lầu và nhìn thấy ngay Dương Đức Hiền<br />

một mình thu hình ở một góc phòng cạnh tấm<br />

cửa kính, sát bao lơn nhìn xuống đường. Trần nhà<br />

thấp, đèn tỏa xuống âm u, tấm cửa kính dán<br />

ngang dọc vài miếng giấy cắt dài đê phòng oanh<br />

24


kích, phòng ăn vắng khách, ánh đèn xanh giới<br />

nghiêm ngoài đường hắt vào vài dẫy bàn ăn khăn<br />

bàn mênh mông trắng toát, tôi thấy tôi bị hút vào<br />

một không khí đặc biệt. Đến mãi lúc đó tôi mới<br />

biết rằng người bạn thân của tôi là Lê Quang<br />

Luật không đùa. Và Luật và tôi, Luật thì tính<br />

toán từ trước, tôi thì vì một thăng bạn, vì nhận<br />

thấy đã đến lúc phải làm một cái gì, vì chiều hôm<br />

đó gió lạnh lộng ngoài trời, hai đứa chúng tôi thắt<br />

thêm một vòng duyên nợ, đi vào một trò chơi,<br />

luật chơi đầy khúc mắc, mà việt vị trong đa số<br />

trường hợp, có nghĩa là vĩnh viễn việt vị.<br />

5<br />

Từ bữa cơm với Dương Đức Hiền buổi đó đến<br />

nay, khoảng 30 năm đã qua. Khói sương mờ lối<br />

cũ, thấp thoáng tận cùng ký ức, còn lại chỉ là một<br />

vài ấn tượng nhạt nhòe, một vài âm thanh ray rứt.<br />

Nhất là âm thanh, đối với riêng tôi, cái thời đó là<br />

một thời đại dựng lên bằng âm thanh. Tiếng gió<br />

mùa thu và tiếng lòng của ly biệt. Dứt áo và nhớ<br />

thương. Chưa dứt áo đã nhớ thương. Nhớ thương<br />

nhưng dứt áo. Trong đêm thu đã sang cùng heo<br />

may có sương lam mờ cả mây trời, còi tàu ray rút,<br />

người ra đi để lại hình bóng bên cánh song có<br />

người nhớ thương canh cánh bên lòng đan áo cho<br />

ai. Đó là thời đại của Đặng Thế Phong vừa nổi<br />

bật, của Văn Cao còn lấp ló, của “mầm non văn


nghệ” (!) Phạm Duy. Thời đại đó đặc biệt là thời<br />

đại của khan hiếm. Thuốc lá trộn lấy mà hút.<br />

Mua về từng gói 500 gam, ngâm cà phê pha<br />

loãng, một chút mật ong, một chút rượu Rhum<br />

rồi phơi khô. Nhồi tẩu, hút vào vị còn ngai ngái,<br />

hơi thơm thoảng mùi cỏ đồng cháy chiều thu.<br />

Bánh mì trộn bột gạo, quá nhiều bột gạo, như<br />

tấm bánh mì hôm đó của nhà hàng Magnific, mà<br />

dư vị còn giữ lại trên đầu lưỡi của tôi đến tận bây<br />

giờ là cái vị rời rạc của những miếng cơm nguội<br />

nắm vụng. Tóm lại, bữa cơm hôm đó không ngon.<br />

Nghĩ lại, cũng không phải vì bánh, mà là do cái<br />

không khí chung của cuộc gặp mặt. Chúng tôi đã<br />

biết nhau từ trước, đã nhiều lần gặp gỡ chuyện<br />

trò trên sân trường đại học — chúng tôi hôm đó<br />

bỗng dưng trở nên những người xa lạ, ý tứ giữ gìn,<br />

mỗi lời cất lên tưởng như một lời “phát biểu”, về<br />

thái độ, quan điểm, lập trường. Luật hút thuốc<br />

luôn miệng. Hiền cố gắng giữ trọn vai trò một<br />

người đang đấu tranh tích cực. Anh ăn ít, nói<br />

mạnh, trợn mắt nhìn thẳng vào người đối diện.<br />

Riêng tôi, nhìn Luật và Hiền, nghe hai người đối<br />

đáp, dần dần cảm thấy tất cả cái ngao ngán của<br />

một trò chơi — trò chơi chính trị — người chơi<br />

chỉ là một thứ quân cờ, thế thắng tối hậu luôn<br />

luôn nằm trong tay kẻ biết vứt bỏ một bên cái<br />

phần thiêng liêng nhất của con người là phần tình<br />

cảm.<br />

26


Người bồi bàn lặng lẽ rút xuống dưới nhà.<br />

Hiền đặt chén cà phê xuống bàn, nhìn thảng :<br />

— Chắc mình chả cần phải dài dòng. Các cậu<br />

cũng biết tại sao anh em lại bảo mình đi gặp các<br />

cậu.<br />

Luật cười khẩy, lối cười của L u ật:<br />

— Anh em là ai ?<br />

Hiền cũng cười:<br />

— Nhóm mình. Như nhóm của cậu. Của các<br />

cậu.<br />

“Của các cậu”, như vậy có nghĩa là đối với<br />

người “anh em”, Khoan tôi là người trong nhóm<br />

của Luật. Tôi cũng không cải chính. Luật nhìn<br />

Hiền :<br />

— Toa cứ nói đi.<br />

Hiên :<br />

— Mình nói thẳng : Anh em muốn mời các<br />

cậu cộng tác. Các cậu nghĩ sao ?<br />

Luật lại cười:<br />

— Cộng tác ? Thì ít nhất cũng phải cho biết<br />

cộng tác để làm gì chứ ?<br />

Hiền giơ tay như muốn ngăn tiếng cười của<br />

L u ật:<br />

— Dĩ nhiên. Mình sẽ nói.<br />

Hiền nhìn quanh rồi tiếp :<br />

— Chỗ này kín đáo, các cậu đừng sợ.<br />

Tôi buột miệng :<br />

— Thì đã làm gì đâu mà sợ ?<br />

27


Hiền :<br />

— Nhóm mình theo đuổi một mục đích rất rõ<br />

ràng. Trong hiện tại, đường lối là chống Phát xít.<br />

ở đây là Nhật và Pháp. Mục tiêu là độc lập.<br />

L u ật:<br />

— Toa cứ nói tiếp đi. Rồi sao ?<br />

Hiền :<br />

— Độc lập đã, rồi tính sau. Mình cần độc lập.<br />

Mục tiêu đầu tiên mà tất cả những người yêu<br />

nước đồng ý theo đuổi trong hiện tại là độc lập.<br />

Các cậu xem, chúng ta một cổ đôi ba tròng. Hết<br />

Tàu rồi Tây lại Nhật. Bây giờ thì cả Nhật lẫn Tây.<br />

Chúng ta phải thanh toán tất cả để xây dựng một<br />

nước Việt Nam độc lập. Trong công cuộc đó,<br />

thanh niên phải góp công góp sức góp chính đời<br />

sống của mình. Chúng ta phải nhận nhiệm vụ.<br />

Mãi đến lúc đó, tôi mới nhận ra rằng đôi mắt<br />

của Hiền hơi lác. Và khi anh dãn giọng, khi anh<br />

trợn mắt, đôi mắt của anh tuy hướng thẳng vào<br />

người đối diện mà cứ như là nhìn vào chỗ không<br />

người. Luật vẫn điềm tĩnh. Anh đưa điếu thuốc<br />

lên miệng, lim dim cặp mắt nhìn Hiền. Rồi chậm<br />

rã i:<br />

— Moa muôn biết rõ 2 điểm.<br />

Hiền vội:<br />

— Cậu cứ nói.<br />

L u ật:<br />

— Điểm thứ nhút : Nhóm toa chủ trương xây<br />

dựng ra sao, một khi được độc lập.<br />

28


— Còn điểm nữa ?<br />

— Thí dụ như bằng lòng cộng tác thì cộng tác<br />

trên căn bản nào ?<br />

Hiền cúi đầu suy nghĩ. Luật nhìn tôi. Tôi nhồi<br />

thuốc vào tẩu, quẹt que diêm. Diêm làm ở Bến<br />

Thủy, hơi ẩm, quẹt tới ba que mới cháy. Mùi cỏ<br />

khô thoảng gian phòng. Hiền ngửng đầu :<br />

— Mình trả lời cậu về điểm thứ nhì trước.<br />

Nhóm mình có tổ chức.<br />

Luật cười lên tiếng :<br />

— Thế nhóm moa không có tổ chức à ?<br />

Tôi vội đưa chiếc tẩu lên miệng, cố gắng lập<br />

nghiêm. Nhóm, tổ chức ... Gì mà dữ vậy ! Tôi lên<br />

tiếng :<br />

— Nhóm nào mà chả có tổ chức của nhóm<br />

đó ?<br />

Hiền giơ tay :<br />

— Xin lỗi. Xin lỗi. Mình chưa nói xong. Mình<br />

chỉ định nói là theo tinh thần của nhóm, thì khi<br />

một cá nhân đã ưng thuận, cá nhân đó sẽ do một<br />

người trong nhóm giới thiệu để gia nhập và sẽ<br />

triệt để tuân theo kỷ luật của nhóm. Mình sẽ giới<br />

thiệu các cậu. Nếu các cậu đồng ý.<br />

“Mình” ! Tôi không ưa cái lối xưng hô đầy<br />

âm tính này, nhất là ở miệng một người như<br />

Hiên giọng điệu thấy như trịch thượng. Tôi chưa<br />

tìm được một cầu trả lời thích đáng, Luật đã lên<br />

tiếng :<br />

29


— Như vậy có nghĩa là nhóm moa phải giải<br />

tán ?<br />

Hiền gật đầu :<br />

— Như vậy hợp lý hơn. Cậu thấy không ...<br />

Luật cắt ngang :<br />

— Hợp lý với toa. Với nhóm của toa.<br />

Hiền hơi sững người. Anh n ó i:<br />

— Dầu sao mình cũng đặt vấn đề vối anh em.<br />

Vê trường hợp của các cậu. Trường hợp của các<br />

cậu.<br />

Trường hợp. Ô hay, ai đã xin mà đặt vấn đề ?<br />

Tôi thấy nghẹn đến cổ. Tôi rằng :<br />

— Chúng tôi cũng vậy. Cũng sẽ đặt vấn đề với<br />

anh em trong nhóm. Vê trường hợp của các cậu.<br />

Hiền như không để ý đến phản ứng của tôi.<br />

Vội gật đầu :<br />

— Đồng ý. Và bây giờ xin sang vấn đề thứ<br />

nhất.<br />

Từ lúc này tôi không còn để ý đến lời của<br />

Hiền. Thấp thoáng, tôi thấy lập đi lập lại một số<br />

danh từ. Phát Xít. Đồng Minh. Mặt trận Thái<br />

Bình Dương. Mặt trận Bắc Phi. Moscou. Berlin.<br />

Dân Chủ cũ. Dân Chủ mới. Tư bản. Thợ thuyền.<br />

Trí thức. Vô sản. Phản động. Tiến bộ ...<br />

Cứ như vậy thao thao bất tuyệt. Mắt trợn, tay<br />

nắm, mình mình cậu cậu. Đại khái như vậy, cứ<br />

như vậy. Đến một lúc, bỗng một danh từ được<br />

nêu lên. Tân Dân Chủ. Tôi lắng tai nghe. Giọng<br />

Hiền dằn xuống :<br />

30


— Do vậy, chúng ta phải xây dựng một nền<br />

dân chủ đặc biệt. Một nền dân chủ đúng nghĩa<br />

của danh từ. Người dân sẽ thực sự làm chủ số<br />

phận của mình. Đó là cái chế độ chúng tôi chủ<br />

trương trong giai đoạn độc lập, giai đoạn chuyển<br />

mình ở Việt Nam...<br />

Tôi cắt ngang :<br />

— Chuyển mình. Chuyển mình đến đâu ?<br />

Hiền nhìn tô i:<br />

— Theo sự tiến hóa tất yếu của lịch sử.<br />

T ô i:<br />

— Theo Marx ?<br />

Hiền không trả lời. Trong sự yên lặng, giọng<br />

Luật từ tốn cất lên :<br />

— Chúng ta nên thành thực với nhau. Toa ở<br />

trong nhóm Tân Dân Chủ phải không ?<br />

Hiền hơi lộ vẻ sửng sốt. Giọng anh không dấu<br />

nỗi niềm kiêu hãnh :<br />

— Sao các cậu biết ?<br />

L u ật:<br />

— Biết chứ. Thôi bây giờ thế này. Đằng nào<br />

thì toa cũng phải hỏi lại nhóm của toa. Tụi này<br />

cũng vậy. Có thế nào, gặp nhau sau. Đồng ý ?<br />

Dĩ nhiên là đồng ý. Và chia tay. Đặc biệt, nắm<br />

tay của Hiền rất chặt.<br />

Chúng tôi không gặp lại nhau, biết rằng có gặp<br />

lại cũng vô ích. Hiền đi theo con đường của Hiền.<br />

Và Luật và tôi, con đường của chúng tôi.<br />

31


Sau ngày 19 tháng 8-1945, Hiền được Mặt<br />

Trận Việt Minh đưa ra giữ một chân Bộ trưởng<br />

trong chính phủ đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ<br />

Cộng Hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sau<br />

ngày 19-12-1946, toàn quốc kháng chiến, tôi nghe<br />

tin Hiền bị hạ tầng công tác, bị đầy đi phụ trách<br />

đám thanh niên hộ đê. Và sau đó ít lâu nghe tin<br />

Hiên mất.<br />

Từ bữa cơm đó đến bữa rượu trong quán phở,<br />

từ tiệm ăn Magniíic đường Hàng Bông Đêm đến<br />

con đường Hiên Vương Saigon, khoảng 30 năm<br />

đã qua và hơn một ngàn dặm ngăn chia xa cách.<br />

Trong nắng chói miền Nam, trước một ly rượu đế<br />

và một khuôn mặt cũ là Luật, tôi nghĩ miên man<br />

từ khi Hiền đã nằm xuống đến những khuôn mặt<br />

khác đã thấp thoáng trước mặt, sau lưng, quanh<br />

quất đâu đây trong cuộc sống của tôi. Ai còn, ai<br />

mất ? Một ánh nắng tà. Một đợt gió thoảng qua.<br />

Tôi nhìn Luật. Anh đưa ly rượu lên miệng, ngừng<br />

lại, giữ kịp một cơn ho. Trong chói chang nhiệt<br />

đới, tôi cảm thấy lành lạnh. Và ngùi ngùi. Giọng<br />

Luật phều phào :<br />

—Xị nữa ?<br />

6<br />

Tôi bước ra khỏi quán rượu, đi về phía sông<br />

Seine. Lúc bấy giờ vào khoảng 3 giờ chiều một<br />

ngày cuối tháng 10, có mặt trời. Tôi nhìn xuống<br />

32


mặt sông : mây trời trôi theo những gợn sóng<br />

nhỏ. Bỗng dưng tôi thấy cần phải ném một cái gì<br />

xuống mặt sông trước mặt, khuấy động một tác<br />

phẩm Vĩnh Ân đang hoàn thành. Châm vội một<br />

điếu gauloise. Rít nhanh một vài hơi. Và vứt mẩu<br />

thuốc xuống giòng sông. Nhè nhẹ, rất nhè nhẹ,<br />

bước vào thế giới Thanh Tâm Tuyền.<br />

Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuôhg dòng sồng<br />

Mà lòng mình phơi trên kề đá<br />

Con thuyên xuôi<br />

Chiều không xanh không tím không hòng<br />

Nhìn quanh chỉ thấy người. Vui, trẻ, đẹp.<br />

Những ống khói tàu mệt lả mờ trong sương, tận<br />

cùng chân trời ký ức, trở lại vẫn một hình ảnh cũ.<br />

Lê Quang Luật, buổi trưa đó. Tôi đi lại quãng<br />

đường vừa qua, trở về nơi quán cũ. Đẩy cửa bước<br />

vào :<br />

— Một vin chaud.<br />

Rượu nho đỏ hâm nóng, một chút đường —<br />

một chút thôi — và một chút bột quế. Trời<br />

lạnh — lạnh Hà-nội, lạnh Đà Lạt. Tôi nâng ly<br />

rượu tự mời. Nốc cạn. Đáy ly còn chút cặn. vẫn<br />

còn chút cặn. Tôi dựa vào tường, nhồi thuốc<br />

vào tẩu, nghe ấm hơi men từ đan điền dâng thẳng<br />

lên đầu. Khu chợ Monffetard bỗng trở thành khu<br />

chợ Bến Thành. Đâu đây vãng vẳng nhịp song<br />

loan cầm trịch 6 câu vọng cổ. Chiếc cyclo thả<br />

33


giữa gió trời, bắt con đường Lê Văn Duyệt, xuyên<br />

qua ngã tư Hồng Thập Tự, ven chợ Đũi, ngoẹo<br />

Phan Thanh Giản, rẽ sang tay trái Duy Tân, đi<br />

thẳng, đi thẳng, đậu lại cuối đường. Bên kia<br />

đường là tiệm phở gà. Trong tiệm vẫn Luật và<br />

Khoan tôi. Lúc bấy giờ đã 2 giờ trưa. Đã 1975.<br />

— Làm gì bây giờ ?<br />

Bây giờ - 2 giờ trưa, 1975 — bây giờ thì gì củng<br />

lỡ rồi. Ban Mê Thuộc mất. Nắng xế ngang vào<br />

quán phở vắng tanh. Bao giờ đến lượt Pleiku ?<br />

Tôi nâng ly rượu, lưỡi nghe tê đắng. Ngẩng lên<br />

nhìn L u ật:<br />

— Tinh hình ... sao mày ?<br />

Và thấy ngay là thừa. Tinh hình ra sao, ai mà<br />

không biết, kể cả người vừa đặt câu hỏi là tôi.<br />

Luật trả lời bằng một câu chửi thề :<br />

— Tiên sư chúng nó !<br />

Chúng nó là Cộng sản và Thiệu.<br />

— Lũ em mày ở Pháp ra sao ?<br />

Lũ em của Luật sống ở Pháp và tôi biết nếu<br />

Luật muốn thì cái việc sang Pháp để sống không<br />

phải là khó.<br />

Luật nhìn tôi khá lâu, cái nhìn làm men rượu<br />

bốc hết khỏi đầu. Trong một lúc, trước mắt tôi,<br />

không là một người thấm mệt. Mà là Luật của<br />

1945, Luật của 1954.<br />

— Tao ở lại.<br />

Nắng xiên mái tóc hoa râm Lê Quang Luật.<br />

34


Anh băng qua đường, như không để ý đến xe cộ<br />

đổ xuống từ ngã tư Hai Bà Trưng. Như đã băng<br />

qua cuộc đời, không hề thỏa hiệp. Ngay cả với<br />

Thượng Đế. Anh viết, trong một số Xuân nguyệt<br />

san Vấn Đề :<br />

“Con sẽ về với Người. Con đầy tội lỗi, con biết.<br />

Nhưng đứng trước Người, con vẫn nguyên vẹn là<br />

con, trong tâm vẫn còn sinh khí của Người, thân<br />

xác vẫn mang hình ảnh của Người. Con vẫn là tác<br />

phẩm của Người. Và đứng thẳng trước mặt<br />

Người, con sẽ xin Người một lời phán xét cuối<br />

cùng.”<br />

Giờ đây Luật đã về với Thượng Đế. Những<br />

gì xảy ra là việc riêng của Người và Luật. Riêng<br />

tô i... thỉnh thoảng, như buổi chiều quán nhỏ hôm<br />

nay, nắng quái bờ sông lạ — nếu Thánh đường có<br />

còn leo lét ở đó, Việt Nam ? — tôi nuôi cái bâng<br />

khuâng trong dạ. Gọi nữa một ly. Gọi thêm một<br />

ly nhỏ. Và đọc thầm một câu thơ nhỏ. Một câu.<br />

Cho một mình mình nghe. Một câu không một<br />

chút liên hệ nào với Luật, với tôi, với tất cả những<br />

gì đã xảy ra cho tôi và Luật, giữa tôi và Luật. Một<br />

câu đọc thầm, đọc mãi. Cho đến khi câu thơ trở<br />

lại chỉ còn là một mớ tiếng động vô nghĩa. Phố<br />

ngõ lên chiều mãi nhớ thương. Cho đến khi ngoài<br />

trời, Paris rực ánh đêm, người con gái Paris thoăn<br />

thoắt trở về, đi lên hun hút, cầu thang vang gót<br />

nhọn, cửa phòng mở ra đóng lại, những tiếng<br />

động cô đơn, một câu hát nói tình yêu và ánh<br />

35


sáng mặt trời, thì thầm tâm sự với gương.<br />

Tôi ngẩng lên, bắt gặp đôi mắt của cô chủ<br />

quán. Đôi mắt có đuôi. Nhìn xuống bàn, ly đã<br />

cạn. Bèn :<br />

— Một ly nữa.<br />

Và nâng ly, uống cạn tình bạn vào lòng.<br />

36


Nhận đường<br />

Khi tập Thơ Say được ấn hành vào khoảng<br />

năm 1940 tôi vẫn chưa để ý đến tác giả và tác<br />

phẩm. Tôi chưa quen Vũ Hoàng Chương và cái<br />

không khí vũ trường gợi lên ở những dòng đầu<br />

tác phẩm, khúc nhạc bống êm ái, điệu kèn biếc<br />

quay cuồng, đối với tôi lúc bấy giờ đã trở nên tẻ<br />

nhạt. Tôi không đọc thêm và xếp ngay tác phẩm<br />

và tác giả sang bên lê cuộc sống vào lúc đó còn<br />

nhiều trò chơi khác quyến rũ hơn.<br />

Nhưng đến khi tập Mây ra đời thì tôi thấy như<br />

vừa bắt được một tần số đặc biệt của tiếng thơ.<br />

Và tôi nhận thơ của Chương như là thơ của thế<br />

hệ chúng tôi, những người lúc nhỏ còn được nuôi<br />

dưỡng trong cái khí hậu Đường Thi và Liêu Trai<br />

Chí Dị. Từ đó, tôi trở thành người bạn thiết của<br />

Chương. Và cũng từ đó, niềm cảm thú của tôi về<br />

thơ dừng lại. Nơi Chương.<br />

Tôi đọc thơ Thanh Tâm Tuyền với cái tâm<br />

thần đó, và với cái tâm thần đó, tôi khựng lại<br />

trước một thế giới lạ hoắc mà tôi thấy thật ngại<br />

ngùng khi phải hé cửa ngó vào. Con tàu đã vượt


khỏi Lào Cai, Yên Báy. Đã qua rồi Bắc Ninh<br />

xanh màu lá mạ. Tôi bỏ vùng ấn tượng lạc vào<br />

mê cung lập thể. Không còn nữa, những đường<br />

xanh bóng trăng, đường xanh lối xóm, sông mưa<br />

thuyền buộc, trăng khuyết ngựa dừng, cửa ngõ<br />

buông xuân, xanh màu khóm trúc. Tôi bước từ<br />

một thế giới lung linh huyền ảo, để đối diện một<br />

thế giới sừng sững và chói chang, trưa nắng giữa<br />

ngã năm ngã sáu có chợ có ga đường tàu mải miết,<br />

tiếng máy nổ chuyến xe buýt chạy trong buổi chiêu,<br />

ngõ cụt, côhg rãnh, cây già, đá sỏi bùn nước mặn<br />

nòng, kề đá, những chòm cây xe cộ, những cột đèn,<br />

dây điện, những ống khói tàu mệt lả, những sân ga<br />

vắng, những chuyến ô tô ray, những đám cỏ hèn<br />

bên diện tích xi-măng khô, bánh thép lăn nhanh<br />

thành chấn động. Tôi đối diện thế giới của những<br />

bidonvilles dựng lên bằng những hòm gỗ Nestlé,<br />

lon sữa Guigoz, ciment và cột đèn béton armé,<br />

ngoại ô chới với bên giòng dây điện mỏng con<br />

đường hẻm cụt và chuyến xe già. Nơi đây dân sinh<br />

sống hầu như chỉ gồm những người nửa đêm ...<br />

ngủ ôm lấy mình, đàn ông co quắp chân tay, đàn<br />

bà rũ tóc thành một cơn bão mặn, bây quỷ nhảy<br />

xung quanh. Và<br />

Một người treo cổ trên cành cây,<br />

Trong công viên giữa thành phố.<br />

Tôi bước vào thế-giới-đó-hôm-nay, không một<br />

lời mời đón {Hãy dừng đây chàng say, xin bẻ<br />

38


thuyên quay hướng, xin giục ngựa quay đâu, v'ê<br />

cùng chúng em, hãy dừng đây sương gió lạnh bên<br />

ngoài) không một lời hứa hẹn dăng tình (đây cầm<br />

ca người mộng gái xưa Kim Lăng, lũ chúng em ca<br />

nhi, đón dâng chàng một buổi, nỗi yêu mê cuông<br />

dại nên từ lâu, họp cùng chúng em, có nàng tiên<br />

má hông nâu, giúp đôi cánh biếc dâng s'âu lên<br />

khơi). Nơi đây :<br />

Chiêu không xanh không tím không hòng<br />

Không mời đón, không hứa hẹn, thế giới<br />

Thanh Tâm Tuyền cũng không đóng cửa. Ra vào<br />

thông thả. Anh không tuyệt đối như nhóm<br />

Xuân-Thu Nhã-Tập hồi nào xóa nhòa biên giới<br />

giữa Thơ và Đạo, nghĩ rằng Thơ không gửi, Thơ<br />

không cần người đọc, đạt đạo rồi, người dạt dào<br />

lâng lâng tự tại. Anh nghĩ ngược lại rằng Thơ là<br />

để gửi. Thơ anh đầy ắp một niềm chia xẻ, nhắc<br />

nhở gần nhau, tuyên bố Tôi - không - còn - cô -<br />

độc, chủ trương Sống với. Sống - với những người<br />

còn sống, những người đã chết.<br />

Tôi được quyên kêu gọi<br />

Những người đã chết xin có mặt<br />

Những người còn sống xin giơ tay<br />

Sống - với như một phương tiện khước từ cô<br />

độc. Sống với như một cứu cánh.<br />

Nhân danh<br />

Tĩnh yêu tự do người.<br />

39


Nhân danh<br />

Tình yêu tự do người<br />

Giữa trưa, trời Saigon tối sẫm, đổ mưa thác lũ,<br />

tạnh ráo hoảnh, nắng chang chang. Khói nước<br />

bốc lên từng đám cháy lẻ. Bàn Cờ, Xóm Mới,<br />

Ngã Ba Ông Tạ, Phú Nhuận, Phú Thọ, Chi Lăng.<br />

Khói xe kẹt mở đèn xanh đèn đỏ. Mùi chợ Thái<br />

Bình khét lẹt, mùi chợ Cá tanh ngòm, mùi cột<br />

đèn trẻ con đái bậy, mùi nhựa đường hắc ín đen<br />

thui. Nhà vách ván mái tôn loang loáng cắm<br />

xuống vũng nước bùn lầy. Bàn chân gấu quần ướt<br />

ẩm từ hẻm này lội sang hẻm khác, dùi đầu vào<br />

sâu hẻm cụt, hơi nóng hừng hực thân xác trần<br />

trùng trục, mùi người, mùi vật, mùi rác, mùi bùn.<br />

Những chiều vê, gió bờ sông thổi bồng mái tóc<br />

người con gái, xóa nhòa nếp trán người đàn ông.<br />

Nắng hắt ngang và thế giới đó mang bề sâu. Đêm<br />

xuống “nằm mơ những ngôi sao mặt trăng”, thế<br />

giới đó mang bề cao.<br />

Những ngực thương nhau<br />

. không áo<br />

Thế giới đó mang tình người.<br />

Và tiếng động an lành buổi sáng “mùa hè lên<br />

tiếng cười trong bàn tay nước suối” cỏ dại lan trên<br />

kẽ nứt xi-măng, cây trứng cá mọc đầu hẻm. Nhà<br />

bên kia, cánh hoa giấy đỏ tươi màu.<br />

40


Và tôi làm quen với thế giới Thanh Tâm<br />

Tuyền<br />

Ngoại ô chới với bên giòng giây điện mỏng con<br />

đường hẻm cụt, rêu cỏ bám xanh thêm ? Tôi<br />

không để ý nhưng trong hỗn hợp cô độc và đám<br />

đông, sống-với và hắt hủi, trăng sao và cột giây<br />

điện, “môi son họng súng”, “da trắng như tiếng hát.<br />

ở trên trời” và “trại hủi”, một sớm mở mắt bắt<br />

gặp-<br />

Mẩu bánh mì ở góc bàn<br />

Và cốc nước trong như mắt đẹp<br />

Một chiều dưng dưng “phố ngõ lên chiều mãi<br />

nhớ thương”, trong cái chát chúa, hỗn độn và chói<br />

chang thế giới đó, tôi bỗng bắt kịp tần số một hòa<br />

âm kỳ diệu, cái thứ hòa âm nhiều thổn thức.<br />

Một người da đen một khúc hát đen<br />

Bâu trời đen sâu không cùng.<br />

Tân số hòa âm đen.<br />

Thanh Tâm Tuyền hiên khô. Anh chỉ muốn :<br />

Giữa p hố đông đón đợi<br />

Những ước mơ hiên đi cùng mọi người<br />

Và mỗi khi<br />

Buổi chiêu vào chật khoang xe. Đèn thấp lên.<br />

Tiếng máy nổ...<br />

41


Anh không đòi hỏi nhiều<br />

... bám chặt cửa xe (anh chỉ) xin một chân<br />

đứng.<br />

Nhưng trên những thành ô tô buýt người ta xô<br />

chạm vô tình. Và ... chúng ta không kiếm được một<br />

lời nào mà nói<br />

Giữa đám đông, vùng biển đen dâng trùm ánh<br />

tịch mịch.<br />

Tiếng nói bị bóp nghẹt. Quanh anh, chỉ còn<br />

câm lặng, chỉ còn mênh mang một nỗi đêm im<br />

Chúng tước lấy tiếng nói<br />

Giam tôi trong bóng tối<br />

Tôi khóc không ra lời.<br />

Và tôi đi lang thang<br />

Tôi đi tìm tiếng nói<br />

Cho ra tới ban ngày<br />

Người ta níu lại hỏi<br />

Cớ sao chịu đọa đây<br />

Cớ sao mà không nói<br />

Linh hòn tôi rách nát<br />

Lời nói còn ở đâu<br />

Tôi khóc nào ai thấy<br />

Thằng điên vẩn đi tìm<br />

Đất đai và tiếng nói<br />

Bời đêm dài lặng câm.<br />

42


Bởi chỉ còn trơ lại một mớ danh từ rỗng tuếch.<br />

Những hòn ma hoang đâu ngọn cây<br />

Xác chết rữa nát<br />

Trong kẹt rừng khô<br />

Nghĩa là những lời mê sảng, những ám hiệu của<br />

mặt biển đen không. Nói gì và với ai bằng cái thứ<br />

ngôn ngữ bơ vơ đó ? Có sát gần bên nhau mỗi<br />

ngày th ì:<br />

Mỗi ngày đứng bên nhau (vẫn cứ)<br />

không quen nhau.<br />

Đời câm lặng diễu qua cửa sổ “chuyến xe buýt<br />

chạy trong buổi chiêu. Trời mưa, mưa ngoài châu<br />

thành (và nếu lãng mạn một chút, anh có thể viết<br />

thêm mưa trong lòng tôi) không tìm thấy bến<br />

không đỗ lại". Anh ở trong một nhà tù vây bủa<br />

bởi một dãy tường câm chuyển động.<br />

Chúng (trong thế giới Thanh Tâm Tuyền,<br />

chúng hay nó, hay kẻ kia, được dùng để gọi những<br />

nhân vật phản diện, những Tân Cối, Đổng Trác<br />

hay Tào Tháo, những tên độc tài cộng sản, đế<br />

quốc, xâm lăng, cường hào ác bá, ngu dân).<br />

Chúng hỏi : tiếng nói để làm gì ?<br />

Tương lai đây chùm nho<br />

Như trò chơi<br />

Nó nói<br />

Tự trói hai tay lại<br />

Hạnh phúc sẽ đi tới<br />

43


Mặt mũi dùng làm gì<br />

Mọi người là đòng đội<br />

Trí não dùng làm gì<br />

Chân lý không lừa dối<br />

Thiên tài dùng làm gì<br />

Chúng nhắc lại : mầy sẽ có hạnh phúc, mày sẽ<br />

có thiên đường, mầy đang có chân lý, mày đòi trí<br />

não làm gì, tiếng nói làm gì ? Không ai trả lời.<br />

Chúng bèn lấy ngay sự lặng thinh đó để biện<br />

minh cho sự tước đoạt.<br />

Còn trơ lại con người như một con số đòng đội<br />

(mặt mũi dùng làm gì ?)<br />

Tự do như một nỗi buôn phiên. Tình yêu như<br />

hơi thở của người đàn bà ngoại tình (làm sao biết<br />

được nếu cứ lặng thinh) như màu da trắng nõn<br />

man trá (có thể là thơ ngây màu trắng nõn đồng<br />

trinh nhưng làm sao biết được nếu cứ lặng thinh),<br />

như những bức thư tình không viết được. Người<br />

đàn ông co quấp chân tay. Nửa đêm mọi người<br />

ngủ ôm lấy mình.<br />

Bắt đầu từ chỗ bắt đầu. Bắt đầu là lời. Nhựng<br />

lời là hành động. Thượng Đ ế nói sáng và làm ra<br />

sự sáng. Nếu yêu, nói yêu chưa đủ.<br />

Phải làm mới tình yêu<br />

Như nhìn vào vũ trụ<br />

Khi thế giới vừa dựng<br />

Sẽ mời mọc tình nhân<br />

44


Khi mặt trời vừa mọc<br />

Đòi gặp mùa xuân.<br />

Phải đến với tình yêu bằng con đường chưa ai<br />

tới, trao người yêu màu hoa nào chưa ai trao<br />

nhau, nói yêu nhau bằng những nghĩa chữ còn<br />

hoang, thề yêu nhau bằng những câu thê thốt lạ<br />

thường sống yêu nhau nơi không gian còn tiết<br />

trinh.<br />

Phải coi chúng ta là những người thứ nhứt<br />

Trên trái đất này biết yêu nhau<br />

phải: sáng tạo từ ngữ yêu đương<br />

Ngôn ngữ đó trực tiếp. Ngôn ngữ đó không<br />

hàm hồ. Ngôn ngữ đó không bơ vơ. Ngôn ngữ đó,<br />

ngôn ngữ hành động, nói — làm. Là những ngón<br />

tay, những gót chân, những nụ cười, những ngón<br />

<strong>Xa</strong>y âm thầm trò chuyện, những bước chân thỏ<br />

rừng, sợi tóc đen như một chuỗi cười, là những<br />

chiếc hồn đày như nước nguyên vào môi vào má<br />

vào răng, là cổ nõn tròn như cánh hoa trăng, là<br />

ngực ai bát ngát thiên nhiên<br />

những ngực thương nhau<br />

không áo<br />

là ngón tay câu lấy ống kèn, là hai cánh tay dài<br />

quằn quại, là khuôn mặt vớ tan tràn truồng dã thú,<br />

là những vuốt ve trên bàn tay, âu yếm trên da mặt,<br />

là điếu thuốc ghì chặt trong vành môi người, điếu<br />

45


thuốc như một lời (vì có nụ cười sau làn khói),<br />

điếu thuốc chờ niêm hắt hủi, điếu thuốc nói giã từ,<br />

cháy trên môi như người bạn chết, ngôn ngữ đó,<br />

ngôn ngữ thân xác. Thân xác T.T.T. Ngôn ngữ đó,<br />

Thanh Tâm Tuyền. Anh là tiếng nói, là tiếng khóc,<br />

là tiếng thơ, là tiếng cười. Anh nói yêu bằng ngôn<br />

ngữ do anh sáng tạo bằng chính anh, và anh trở<br />

thành người tình đích thực. Và tình yêu, tiếng hát<br />

trên trời.<br />

Nhân danh nó — nghĩa là tình yêu, tự do,<br />

người — Anh đòi quyền kêu gọi những người đã<br />

chết, những người còn sống, có mặt và giơ tay. —<br />

Cổ anh đã chết đày những tiếng nói đòi trở<br />

thành hành động, một rừng danh từ đòi thực<br />

hiện (như những đứa trẻ bào thai đến ngày sinh<br />

nở của mình chờ đợi làm người, như anh đang<br />

chờ đợi) — để<br />

Cười lên sặc sỡ<br />

La qua mái ngói<br />

Thành phố đông ruộng<br />

Bấu lấy tim tôi<br />

Thành nhịp thở<br />

Ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh<br />

Cây già đá sỏi bùn nước mặn nòng<br />

Chảy máu<br />

Tiếng kêu<br />

Tiếng kêu, tiếng hát trên trời hình dung một thứ<br />

hạnh phúc ngày mai.<br />

46


Hạnh phúc ngày mai ?<br />

Trong rừng danh từ Thanh Tâm Tuyền ngôn từ<br />

hạnh phúc hầu như vắng mặt. Nó, nốt nhạc<br />

majeur đó, hạnh phúc, chỉ có mặt năm lần dọc<br />

theo con đường khám phá (cho riêng tôi) nhọc<br />

nhằn (riêng đối với tôi) từng câu từng chữ từng<br />

vần từng điệu 123 trang in ba tập thơ của anh tôi<br />

có trước mặt, là Liên là Đêm là Mặt Trời Tìm<br />

Thấy.<br />

Lần đầu tiên là một thất bại. Hạnh phúc, một<br />

kiến trúc kỷ hà hình chóp, vừa với tới, chưa kịp<br />

bén tay, thì lại tự tay người trong cuộc xô đổ<br />

Anh xô ngã em từ chóp đỉnh hạnh phúc.<br />

Lãn thứ nhì là một hứa hẹn hão huyền. Một<br />

khẩu hiệu chính trị người hồ lên chưa chắc đã tin,<br />

đã chỉ coi là một cái cớ. Như Libertế - Egalité -<br />

Fraternité 1879. Như Độc Lập - Tự Do - Hạnh<br />

Phúc của người cộng sản sau khi lên cướp chính<br />

quyền tại Việt Nam ngày 19-8-1945.<br />

Hạnh phúc sẽ đi tới<br />

Mặt mủi dùng làm gì ?<br />

Lãn thứ ba là một ảo ảnh giữa trưa sa mạc,<br />

người bộ hành nhìn tia nắng mặt trời đúng ngọ<br />

mà tưởng bóng rợp cây dừa, vực mặt xuống cát<br />

bỏng mà cho là suối nước trong. Lần thứ ba, hạnh<br />

phúc thu lại là một cái bóng mờ.<br />

Người ta tàn nhẫn đóng cửa không thèm bô'<br />

thí tiếng kêu than bóng hạnh phúc chỉ là kẻ ăn<br />

47


mày khốn nạn.<br />

Lần thứ tư là một thứ hạnh phúc phức tạp về<br />

vị trí thời gian :<br />

Nhưng người chết còn mở mắt đây<br />

Hai bàn tay nấm chặt hư vô<br />

Mà hình dung hạnh phúc ngày mai.<br />

Lan này anh khảng định : hạnh phúc ngày mai.<br />

Nó đã tuột khỏi tầm tay con người hôm nay.<br />

Hạnh phúc sẽ đi tới. Nó sẽ. Nó ngày mai. Nó phải<br />

được hình dung trong trí tưởng để có thể sẽ thành<br />

hình trong một ngày mai của những người đã chết<br />

mà mắt còn mở — tưởng như thị giác có thể chụp<br />

được — mà hai bàn tay còn nắm khư khư —<br />

tưởng như mười ngón tay còn đủ khả năng nắm<br />

bắt, mặc dầu cái tưởng rằng chụp được, cái tưởng<br />

rằng nắm bát được đó chỉ là hư vô. Cái ngày mai<br />

đó lại là cái ngày mai của những người chết.<br />

Nghĩa là đã thuộc vào quá khứ.<br />

Lần thứ tư hạnh phúc chỉ còn là một thứ kiến<br />

trúc trong trí tưởng sẽ có thể thành hình trong<br />

một ngày sắp tới của một thời dứt khoát đã cáo<br />

chung.<br />

Bốn lần trên hạnh phúc xuất hiện trong Đêm.<br />

Trong Liên — chắc là tên một người đàn bà —<br />

tuyệt nhiên hạnh phúc vắng mặt.<br />

Lần cuối cùng người ta tìm thấy hạnh phúc<br />

trong Mặt Trời Tìm Thấy. Dưới ánh sáng mặt trời<br />

do anh tìm thấy, anh hết do dự. Anh quả quyết:<br />

48


Anh sẽ hôn em thời khấc hạnh phúc mong<br />

manh. Mà vĩnh viễn đó.<br />

Mong manh bởi chưa thành hình. Anh sẽ. Vĩnh<br />

viễn bởi đã thuộc vào dĩ vãng. Hạnh phúc trong<br />

một thứ futur antérieur.<br />

Đó, hạnh phúc, nói lên, mô tả, quan niệm, hình<br />

dung trong thế giới Thanh Tâm Tuyền. Ngôn từ<br />

đó, trong thế giới anh, bơ vơ. Am hiệu đó, mập<br />

mờ. Nó không phải của anh, không thuộc vào<br />

rừng danh từ Thanh Tâm Tuyền. Anh mượn tạm<br />

nó để tạm thời chỉ định cái mà chính anh cũng chỉ<br />

mới phác họa được trong trí tưởng những nét<br />

tổng quát của một thứ mô hình anh chưa nắm<br />

bắt. Như một ánh lân tinh trên bãi tha ma. Ngập<br />

ngừng, chập chờn giữa hai cõi âm dương. Cái đó,<br />

ngôn ngữ thân xác chưa có ngôn từ để chỉ định.<br />

Cái đó, hạnh phúc của anh, anh biết rằng phải<br />

hiện hữu, anh cảm thấy đã hiện hữu — ở một<br />

kiếp nào ? — nhưng như một sắp tới, một chưa<br />

thể thành hình sẽ thành hình, sẽ tới, nhưng ở một<br />

thời đã cáo chung. Cái đó phải nguyên như một<br />

nụ hôn nguyên. Cái đó, một giấc ngủ hòn thảo<br />

mộc có cơn mơ những ngôi sao mặt trăng. Cái đó,<br />

da trắng, cỏ non, tiếng hát trên trời. Anh nghĩ rằng<br />

cái đó phải tìm ra ngôn từ để trực tiếp chỉ thẳng<br />

vào nó, hét lên tên nó, xếp nó vào rừng danh từ<br />

của anh để có thể kêu gọi những người đã chết,<br />

những người còn sôhg thực hiện nó.<br />

49


Nhưng cho đến Mặt Trời Tìm Thấy, anh vẫn<br />

chưa tìm thấy.<br />

Đã nhiều lần, bằng ngôn ngữ thân xác chính<br />

anh sáng tạo, anh đã nhờ tình yêu để nói hạnh<br />

phúc. Nhưng hạnh phúc cái đó không chỉ là tình<br />

yêu. Ngôn ngữ anh còn ghì người đàn bà hôn vào<br />

môi vào má vào răng. Cái đó, cái anh tạm thời gọi<br />

là hạnh phúc đó, không có môi không có má,<br />

không có răng, không thù hận, không đau khổ,<br />

lừa lọc, man trá. Nó không cổ nõn để rúc thành<br />

tiếng cười, không bàn tay để đặt trong bàn tay,<br />

không gót chân thỏ rừng chạy trên cỏ sắc, không là<br />

màu đen xoáy sâu hun hút con đường địa ngục,<br />

không hình thù hay chưa hình dung nổi hình thù,<br />

không mùi vị âm thanh hay đã vượt âm thanh trở<br />

thành vô thanh, vô hương, vô sắc ? Ngôn ngữ anh<br />

bất lực mà ngôn từ mượn tạm, hạnh phúc, lại đã<br />

bị chúng cưỡng hiếp, lạm dụng, hóa trang. Ngôn<br />

từ đó bay nhảy, ám hiệu đó thản nhiên trong đêm<br />

đen im lặng. Sự sống đã rút lui, nó là một xác chết<br />

rữa nát trong kẹt rừng khô.<br />

Trong một huyền thoại Hy Lạp, thuở thần linh<br />

còn ở lẫn với người, có vua Midas vì luôn luôn<br />

thắc mắc về lẽ sống nên đã đuổi theo tìm gặp nhà<br />

hiền triết Silène. Và khi hai người đối diện trong<br />

một khu rừng vắng, khi Midas ngập ngừng cất<br />

tiếng để hỏi đâu là hạnh phúc của con người, thì<br />

50


đây là câu trả lời của Silène :<br />

— Hỡi giống người khốn nạn sinh ra do ngẫu<br />

nhiên và đau khổ, ta không hiểu tại sao ngươi lại<br />

muốn biết một điều chẳng mảy may ích lợi cho<br />

ngươi ? Hạnh phúc ư ? Thì đó chính là cái mà<br />

không bao giờ nữa ngươi còn đạt được, cái ở<br />

ngoài tầm tay với của ngươi. Bởi hạnh phúc của<br />

con người là đừng sinh ra làm con người, đừng<br />

hiện hữu, đừng là cái gì cả.<br />

Thanh Tâm Tuyền nhỏ hơn tôi tới hai 20 tuổi.<br />

Nhưng anh già hơn Midas, anh già bằng Silène.<br />

Bởi từ lâu, anh đã biết rõ những điều Silène thủ<br />

thỉ cùng Midas. Nhưng anh muốn trở lại cái thời<br />

mà hạnh phúc — dầu chỉ là một kiến trúc hình<br />

dung trong trí tưởng — hạnh phúc còn có thể<br />

hiện hữu — dầu chỉ như một giấc mơ những ngôi<br />

sao mặt trăng. Như một đứa trẻ xoá vội một thế<br />

cờ bí để bày một ván khác, bắt đầu từ chỗ bắt<br />

đầu, như một người tuổi đã 40, một sáng tỉnh dậy<br />

muốn làm lại cuộc đời, anh muốn khởi đầu bằng<br />

thời khắc của chính anh.<br />

Anh nói : Hãy quên hết trí nhớ ... Sẽ gặp lại<br />

thời ấu thơ hay vĩnh viễn hay hãi hùng.<br />

Quên hết, không còn nhớ thương<br />

Không còn tỉnh dậy.<br />

Vứt hết, ném trả<br />

Hết nước mất, hết giọng cười<br />

Hết phách hồn trí tuệ<br />

Cho rừng sâu lịch sử loài người.<br />

51


Chối từ quá khứ, quên hết trí nhớ<br />

Chối từ một nửa thế giới<br />

Thế giới sương mù trong trí nhớ.<br />

Rồi anh mời người đồng hành :<br />

Hãy nhìn anh rất lâu, thật lâu. Cho tia mất gỡ<br />

dan những hình bóng u hoài phủ trên xác ướp.<br />

Thời gian quay tròn quanh nó ròi tan vỡ. Khởi đâu<br />

bàng thời khấc của chúng ta.<br />

Thời khắc anh, thời khắc nguyên, khi những<br />

danh từ phân biệt hôm qua và ngày mai chưa<br />

hiện hữu, thời khắc kéo dài ấm áp hôm nay.<br />

Thời gian trong suốt.<br />

Chẳng phân văn<br />

Như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ<br />

Như lá cây thâm ngả phủ vai trân<br />

Như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng<br />

Trời đất và người đàn bà còn là thiên nhiên.<br />

V ớ i:<br />

Con đường chưa ai tới<br />

Màu hoa nào chưa ai trao nhau<br />

Những nghĩa chữ còn hoang<br />

Câu thề thốt lạ thường<br />

Nơi không gian còn tiết trinh<br />

Với em còn là pho tượng rực rỡ<br />

Với anh còn là thiên tài ngây thơ.<br />

Nhưng con đường nào mà chưa ai tới ? Màu<br />

hoa nào mà người ta chưa trao nhau, khi yêu ?<br />

Nghĩa chữ nào còn hoang một khi đã thốt thành<br />

lời ? Mà lời thế nào mà không ẩn một bóng đêm<br />

52


phản thệ và không gian nào còn giữ được tiết<br />

trinh ? Đã qua, cái thời con gái ủ dưới mái rêu.<br />

Cái sáp sửa mờ trong mù sương. Cái sắp tới<br />

nhưng trong một cáo chung. Cái ước mơ nhưng<br />

trong một bài ca kể lại. Ràng nàng đã chết. Rằng<br />

nàng đã sống. Chiều nghiêng. Đêm xuống. Trên<br />

chiếu bạc vê sáng, chỉ còn kẻ thua : con người.<br />

Không ai làm lại cuộc đời. Không một ai có thể<br />

bắt đầu bằng một quá khứ. Anh trở thành giấc<br />

mộng. Anh chỉ là giếc mộng.<br />

*<br />

Tôi không ngạc nhiên khi thấy anh luôn luôn<br />

bị ám ảnh bởi một đen sầm sẽ sập xuống, bao<br />

trùm tất cả. Chiêu xuống, đêm đen, bóng tối tới lui<br />

trong thế giới anh như một điệp khúc. Anh co<br />

rúm thân hình, đau cái đau thú dữ cháy rừng, sợ<br />

bóng tối như người tiền sử, sợ lặng thinh như một<br />

đứa trẻ thơ. Anh sợ những chiêu phi thường ngồi<br />

lặng nhìn mình ở lại, bạn bè chia tay ném bỏ lại cô<br />

đơn. Anh sợ nỗi đêm im bập bênh hôn đảo nổi.<br />

Anh gục xuống ngực người đàn bà, nói thầm với<br />

mình rằng mình không còn cô độc, anh chỉ thấy<br />

gấp gấp hơi thở người đàn bà ngoại tình. Anh biết<br />

bát ngát màu da trắng nõn là vô vàn man trá, con<br />

rắn điêu ngoa. Anh ngửng đầu và chỉ là đêm, chỉ<br />

là màu đen tối xậm. Đêm như một người da đen<br />

một khúc hát đen trong một bâu trời đen sâu<br />

53


không cùng. Như một nét nhạc xanh cung thương<br />

đêm, tiếng cười dữ tợn người con gái đêm, giọng<br />

trâm đềm hút.<br />

Tôi không ngạc nhiên khi thấy gần kề cái<br />

thời khắc tạm gọi là hạnh phúc, anh vẫn hoang<br />

mang, anh vẫn hoảng hốt, anh vẫn dừng lại. Hình<br />

như anh biết, rằng cái thời khắc hạnh phúc đó<br />

mong manh và vĩnh viễn, vĩnh viễn nhưng mong<br />

manh — Cái thời khắc đó chỉ là một dự phóng.<br />

Và dự phóng đó lại là dự phóng trong một<br />

thời mà anh biết dứt khoát đã cáo chung. Anh<br />

nói : anh sẽ hôn em, nhưng lại biết rằng ngay<br />

trước khi cử chỉ âu yếm được phác hoạ, đôi tay<br />

vừa mở rộng, môi vừa tới môi, thì ... bống nhiên<br />

hè đường tách lìa khỏi linh hôn, những cột đèn đổ<br />

xuôhg, ròi dây điện cuôh lấy chúng ta, bóp chết<br />

mọi hy vọng.<br />

Và tôi không ngạc nhiên khi thấy anh ôm em<br />

trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.<br />

Không ngạc nhiên bởi tôi biết, chúng tôi —<br />

một vài người bạn quanh anh — biết, anh đã<br />

chấp nhận sống với cái thế giới anh dựng lên.<br />

Không hối hận<br />

Đi một mình trên con đường anh phải đi một<br />

mình<br />

Tràn truồng dã thú<br />

Đón anh ở cuối đường<br />

H ố sâu vĩnh viễn<br />

Không có em.<br />

54


Anh đã chấp nhận sống với cái thế giới do anh<br />

dựng lên, thế giới bidonville không chấp nhận<br />

hạnh phúc. Thế giới bidonville, thế giới<br />

anti-bonheur.<br />

55


Bên kia, Bên này<br />

Gửi m ột người bạn già sắp xuống tóc<br />

— Xong chưa ?<br />

— Rồi.<br />

— Mấy giờ cất cánh ?<br />

— Còn lâu. Một tiếng nữa.<br />

— Kiếm cái gì uống chăng ?<br />

Một chút ngần ngừ. R ồ i:<br />

— ừ thì uong.<br />

Chúng tôi đi vào một quán rượu, kiếm một cái<br />

bàn cạnh khung cửa kính nhìn rộng ra ngoài trời<br />

phi trường. Người nữ chiêu đãi tóc vàng mắt<br />

xanh, thân hình óng ả, tiến tới bàn chúng tôi,<br />

dáng đi như múa.<br />

— Uống gì ?<br />

Lại một chút ngần ngừ :<br />

— Mây uống đi. Tao không khát.<br />

— Thì uống cái không khát. Làm một chút gì<br />

mạnh chăng.<br />

— T hôi...<br />

N. nhìn người nữ chiêu đ ã i:<br />

— Một Seven up<br />

Tôi dẫy nẩy :<br />

— Không có up với down gì cả. Làm cái


Bourbon coi.<br />

— Thôi mày.<br />

Tôi chợt nhớ ra. Gật gù :<br />

— Up thì up vậy. Còn tao, vì không phải là<br />

mày ...<br />

N. tiếp ngay :<br />

— Và một bourbon on the rocks Jack Daniels.<br />

Tôi cười nửa miệng, rút bao thuốc nhồi tẩu.<br />

Ngoài trời gió lộng, cái thứ gió bất thần đến, đi<br />

không ai hay. Tôi bỗng nhớ đến chữ Như Như.<br />

Nó dấy lên. Rồi chợt biến. Nhưng vẫn còn đó,<br />

chắc thế. Thấy nó, không thấy nó, đâu phải tại<br />

nó ? Cũng như N.. Lừng lững cạnh tôi đã non nửa<br />

thế kỷ, do nguyên nhân nào dun dủi tôi không rõ,<br />

dấn thân, nhập cuộc, quay cuồng. Cùng tôi, cũng<br />

ưu tư, cũng bi bi phẫn phẫn. Đến nay, hành trình<br />

bắt đầu đi vào đoạn chót cuộc đời đã gục xuống<br />

bên đường nhiêu bạn đồng hành, đã tan tác, đã<br />

trắng tay những người còn lại, N. vẫn đó, đối diện<br />

tôi. Tôi nhìn N. ? Tôi nhìn kỹ. Đối diện tôi chỉ<br />

còn là một thứ “mờ mờ nhân ảnh” nhắc nhở đến<br />

N.. Một N. đã cằn mái tóc, và trên vầng trán<br />

mênh mông nét nhăn đã rõ. Một thứ tạm gọi là<br />

N.. Nhưng vẫn cứ là N..<br />

Khoảng một tiếng nữa, N. sẽ lên đường. Bây<br />

giờ là 6g rưỡi chiều. 7g30 phi cơ cất cánh, ơ đây,<br />

phi trường L.A., bay thẳng sang Pháp F.303 hãng<br />

Air France.<br />

58


Và một lần nữa, N. sẽ lại thay hình đổi dạng.<br />

Một nhân vật mới sẽ xuất hiện sau chuyên viễn<br />

du, mà tôi chưa biết gọi là gì. Gọi là gì nhân vật<br />

đó, tóc xuống gọn, hệ và lụy cuộc sống bên này<br />

theo tóc cũng sẽ bay đi. Đại đức, Sa di hay Tì<br />

kheo ? Không được, chắc N. cũng đồng ý với tôi<br />

như vậy. Anh đâu có muốn đi tìm một cách xưng<br />

hô khác thường để tô điểm cho một cái tên ?<br />

Ngay cả cái tên “N.” rồi cũng sẽ biến mất trong<br />

giao dịch hằng ngày. Trong hồ sơ lý lịch phía bên<br />

kia, anh sẽ khai một cái tên mới. Một cái tên mà<br />

hoài bão của người đặt không còn hướng về cuộc<br />

sống bển này. Một cái tên như là một suy tưởng<br />

rốt ráo mà nhất cử nhất động, nhất niệm khởi đi<br />

sẽ phải lấy làm chuẩn.<br />

Thích ... gì đây ?<br />

— Tao thường nghĩ đến một nơi an nhiên,<br />

không yêu không thù không ganh đua ghen ghét,<br />

không còn dây dưa những phiền trọc của sinh<br />

bệnh lão và tử. Tao nghĩ đến lòng đài sen Phật tổ,<br />

cánh sen phơn phớt màu hồng tinh khiết nuột nà<br />

mà che chở như bàn tay mẹ. Tao vẫn nguyện kiếp<br />

kiếp được sống một cuộc sống an tịnh trong<br />

những cánh sen an tịnh.<br />

N. nói với tôi như vậy nhiều lần. Cái ý đó đã<br />

trở thành một ám ảnh nơi anh. Tôi không ngạc<br />

nhiên khi thấy anh ký tên Tịnh Liên vào mấy<br />

cuốn sách giáo lý Đại thừa anh vừa xuất bản.<br />

Giữa phố phường L.A. đông nghẹt chúng sinh<br />

59


uôn bán, tôi cũng không ngạc nhiên khi bất chợt<br />

tròng mắt anh xa thẳm. Như trong mênh mông<br />

vô thủy vô chung, anh vừa ghi được kinh và vĩ<br />

tuyến cái thế giới anh hằng suy tưởng. Như anh<br />

vừa thoáng thấy biến hiện ánh hồng những cánh<br />

hoa sen.<br />

— Tao thường quán cái ý đó mỗi ngày ngồi<br />

trước bàn thờ Phật tổ.<br />

Tịnh Liên ? Thích Tịnh Liên ? Nghe cũng xuôi.<br />

Ờ, thì Thích Tịnh Liên.<br />

Người nữ chiêu đãi đặt một ly Seven up trước<br />

mặt N. và trước mặt tôi một ly nhỏ Jack Daniels.<br />

Tôi vừã định với lấy tấm giấy nhỏ ghi giá tiền,<br />

tấm giấy đã nằm gọn trong tay N., N. rằng :<br />

— Để tao.<br />

Rồi cười. Phá lên cười. Tiếng cười hồn nhiên<br />

như không duyên cớ, dòn tan, rúc rích mãi không<br />

thôi. Tiếng cười đặc biệt chỉ có ở N. nhắc đến khá<br />

nhiều chuyện cũ. Tôi với vội ly rượu, nhắp một<br />

chút. Cái men Jack Daniels tôi bỗng thấy cũng kỳ<br />

như cái cười của N.. Lần đầu, nhất là những<br />

người quen vị Scotch, thấy có hơi trối. Cái cay, cái<br />

đắng, cái nồng của Jack Daniels như có pha thêm<br />

một chất xúc-tác nào đó khiến cho cái vị kết cục<br />

trở nên ngang ngang. Nhưng đến khi đã ngấy tất<br />

cả những Ballantine, Black and White, Johnny<br />

Walker, Silvas Regal ... thì nhấp cái ngang ngang<br />

đó, một chiều nhớ rượu đế nhà, lại thấy hay hay<br />

và chỉ hai, ba lần sau sẽ bén giọng liền, sẽ bắt<br />

60


ghiền ngay cái hương và vị Jack Daniels. Như nhơ<br />

nhớ giọng nói một người đàn bà. Như thấy thiếu<br />

tiếng cười một người bạn. N. ngưng tiếng cười:<br />

— Tao có duyên với ông thầy này. Biết ông từ<br />

ngày xưa ngoài Bắc.<br />

Một lát sau :<br />

— Tao sang bên đó chừng ba, bốn tháng rồi<br />

lại quay về.<br />

Tôi định hỏi ai quay về. Nhưng chỉ nhìn N. và<br />

nhấp thêm một chút men. Một chút đắng. Một<br />

chút cay. Một chút ngang ngang. Và cạn cả đắng<br />

lẫn cay. Ngang ngang cũng cạn. Tôi nhìn ra phía<br />

quầy rượu, bắt gặp cái nhìn của người nữ chiêu<br />

đãi. Mắt tôi có thần hay do ngẫu nhiên mà luyện<br />

được 12 thành công lực có thể cách không hô<br />

tửu ? Chỉ biết răng người nữ đó đã đứng trước<br />

tôi. Mà rằng :<br />

— Một nữa ?<br />

— Đúng như vậy.<br />

Một nụ cười. Một nheo mắt. Rồi người nữ lại<br />

lẫn vào đám đông ăn uống. Tôi chợt nhớ đến cái<br />

truyện dài của N. đăng dở dang trên một bán<br />

nguyệt san :<br />

— Mày có ý định viết tiếp cái truyện đó<br />

không ?<br />

— Nếu ... thấy cần.<br />

Tôi không hỏi : chẳng hạn ? Vì biết rằng vô<br />

ích. Vì mới chợt nhớ ra rằng ở đó, phía bên kia,<br />

không cần đến văn chương. Cái gì cũng bất khả<br />

61


thuyết, cái gì củng tâm truyền tâm kiểu Phật tổ<br />

với ông Ca Diếp thì làm sao mà có văn và thơ ? Ớ<br />

đó, ngôn từ, màu sắc, âm thanh, hương vị, tất cả<br />

sẽ tự diệt để đi vào tịch mịch. Còn chăng, rồi ra<br />

sẽ chỉ là một vài thấp thoáng quang minh ẩn hiện<br />

trong một khoảng phi thời gian và không gian, nơi<br />

mấp mé biến hiện giữa hữu và vô, giữa không và<br />

sắc, giữa một pháp giới trùng trùng điệp điệp và<br />

một đường chim bay mịt mùng không vết tích. Tôi<br />

nhìn xuống ly rượu. Rượu cạn đã từ lâu. Một bàn<br />

tay nữ đã đặt trước tôi một ly nhỏ. N. lại thò tay<br />

vào túi:<br />

— Tao còn một ít dollars. Tiêu cho hết. Mai<br />

tiêu francs.<br />

Tôi nâng lv rượu :<br />

— Mày còn cái gì phải tiêu cho hết nữa<br />

không ?<br />

Câu trả lời đến sau một chút ngập ngừng.<br />

Nhưng rất gọn :<br />

— Còn mày.<br />

Tôi đặt ly rượu xuống bàn. Và thầm đọc qua<br />

ánh mắt N. những lời anh không nói rõ. Rằng<br />

mai, tao sẽ bước vào vùng đất mới: tao sẽ cắt đứt<br />

mọi phiền não cuộc sống bên này. Rằng mày<br />

cũng là một thứ phiền não của tao đó. Kh. ơi, thôi<br />

giã từ.<br />

Giã từ, nghe có gọn đấy. Nhưng ... cái mớ bòng<br />

bong lưu niệm bủa vây quanh tôi và N. ngày một<br />

62


thêm đan kết với tuổi đời chúng tôi chồng chất,<br />

cái mớ lung linh phiền tạp đó, tạm gọi là tình<br />

bằng, đâu có phải là một mớ giấy lộn mệnh danh<br />

là dollars là francs để có thể tung hết qua<br />

cửa sổ ? Những năm, những tháng, những ngày,<br />

những nơi, những chốn ...<br />

— Tất cả chỉ là vọng tưởng.<br />

N. khẳng định như vậy. Nhất niệm khởi và<br />

trùng trùng điệp điệp cả một pháp giới thành<br />

hình. Từ cái cụ thể đến cái vô hình. Nhưng ... tại<br />

sao lại khởi ? Thái cực sinh lưỡng nghi. Tại sao<br />

lại sinh. Vả tất cả là vô hình và trống không. Sự<br />

mờ tối ở trên mặt vực. Phải có sự sáng, thì có sự<br />

sáng. Nhưng tại sao lại phải ? Tại sao ?<br />

— Mày rắc rối lắm. Tại sao lại cứ nghĩ đến<br />

chuyện xa vời. Hãy nhìn ngay vào cái bây giờ, cái<br />

ở đây. Nhìn thấy không ? Chung quanh mày là<br />

những cái miệng chúng sinh há hốc. Cái khẩn cấp<br />

không phải là trả lời những câu hỏi mày nêu ra.<br />

Mà chính là tìm một con đường để thoát ra khỏi<br />

ta bà này.<br />

Nhất niệm khởi. Những tấm gương dựng lên<br />

bóng lộn, kéo dài như những dãy hành lang ngang<br />

dọc, đan kết mãi không thôi. Gương bên phải,<br />

bên trái, gương trên đầu, gương dưới chân, gương<br />

trước mặt và sau lưng, gương trực chiếu và phản<br />

chiếu vô cùng vô tận. Nhất cử nhất động biến<br />

thành vô lượng số những múa may và quay cuồng.<br />

Ta giữ thế, kẻ địch tới tấp bủa vây. Ta âm mưu<br />

63


điên đảo. Chung quanh vụt hiện ra những trận đồ<br />

cuồng phong cuồn cuộn. Ta mở rộng vòng tay.<br />

Hằng hà sa số hình dáng lả lơi mời đón. Ta chỉ là<br />

một thứ Narcisse đuổi theo, được bắt và gặp lại<br />

hình ảnh của chính mình.<br />

Nhất niệm khởi. Nhân động niệm mà có quang<br />

minh, nhân quang minh mà có hình sắc, nhân<br />

hình sắc mà có mùi hương. Con đường giải thoát<br />

chỉ là con đường trở vê. Từ cái phức tạp trở về cái<br />

mộc mạc đơn sơ. Từ cái vô lượng trở về cái nhất<br />

như nguyên thủy.<br />

— Gọi là gì ?<br />

— Là cái tâm của mày.<br />

N. tiếp :<br />

— Gọi là tâm. Tạm gọi là tâm.<br />

— Sao lại tạm.<br />

— Bởi ở bên kia, không xài ngôn từ bên này.<br />

Cứ như vậy, câu chuyện giữa N. và tôi đã nhiều<br />

lần tiếp diễn. Giữa hai ly rượu. Tàn khuya một<br />

khúc tì bà. Trên một chuyến đò dọc. Trong một<br />

quán trọ ven bờ một con sông lạ. Cứ như vậy, cho<br />

đến bây giờ, ở đây, phi trường L.A.. Bây giờ thì<br />

con đường đã trải rộng. Bên kia, rạng đông. Bên<br />

này, N. khởi sự lên đường.<br />

Khởi sự lên đường. Đi vào một cuộc phiêu lưu.<br />

Cuộc phiêu lưu chót cuộc đời ? Khi còn ở Việt<br />

Nam, N. hay dùng chữ phiêu lưu để nói về một<br />

chuyến hành hương trở về đất Phật. Rừng hoang<br />

64


ngút ngàn, rễ cổ thụ vươn dài như con trăn mốc<br />

canh cổ mộ, đàn bò ung dung tự tại, những cánh<br />

chim vô danh rợp trời, những con báo gấm,<br />

những con voi trắng, những tấm áo vàng trật vai,<br />

những bình sữa thơm ngậy sức sống, những bát<br />

mật ong óng ánh ráng chiều, An độ ven triền núi<br />

Hy Mã Lạp Sơn, một ngàn lẻ một kiếp chúng<br />

sinh ngoi ngóp. Và một gốc bồ đề, nếu cuộc<br />

phiêu lưu dẫn tới đích. Bằng không ...<br />

— Nếu rút cuộc, không có gì ráo trọi, nếu<br />

chết... là hết và sống là thế đó ...<br />

— Cuộc phiêu lưu nào mà không có những rủi<br />

ro của một canh bạc ? Chẵn hay lẻ. Tao sẽ cúng<br />

dường cái thân xác của tao cho thú trong rừng.<br />

Chiều nay, ở N. cái tâm trạng đó không còn.<br />

Anh không nôn nóng đợi chờ. Anh không hồi hộp<br />

đợi người mở bát. Anh bình thản bước những<br />

bước trở về. Đường một chiều quen quen lạ lạ.<br />

Bình dị, vắng lặng. Còn đó, cây đa bến cũ. Còn<br />

đó, con đò năm xưa. Mảnh gương cuối cùng rồi<br />

cũng chìm vào lòng nước. Đâu còn hình còn<br />

tướng để soi gương ? Tịch tịch lăng già nguyệt.<br />

Tôi nhìn ra tấm cửa kính. <strong>Xa</strong> tắp phía chân<br />

trời phi trường, một ánh đèn le lói tím sậm. Tôi<br />

nhấp một chút rượu, hướng vê cái đóm lập lòe<br />

đơn chiếc đó và chỉ cho N.<br />

— Mày nhìn thấy không ?<br />

65


Từ những ngày xa xưa, tôi vẫn nghĩ rằng những<br />

đóm lửa trong đêm khuya hình như tự chúng đã<br />

mang sẵn một nỗi nhớ thương kỳ dị. Chúng là<br />

những nỗi nhớ thương. Tôi không nói ý nghĩ đó<br />

với N.. Tôi biết trước câu trả lời. Rằng vọng<br />

tưởng. Tôi nhìn N. :<br />

— Mày còn nhớ những đóm lửa cháy ngày<br />

trước ?<br />

— Nhớ chứ. Quảng Yên. Bắc Giang. Đông<br />

Triều.<br />

Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Lô, Sông<br />

Thương. Những chuyến đò chiều xuống. Những<br />

chuyến đò trăng xuông. Tiếng gọi đò nửa khuya<br />

vang trên mặt sông vắng lặng. Tiếng sóng vỗ mạn<br />

thuyền. Tiếng vạc ăn đêm. Và mưa.<br />

— Thằng cha Duyên Sơn hay đọc một bài thơ<br />

c ổ ...<br />

— Bài gì ?<br />

— Tao không nhớ. Đại khái là nghe mưa.<br />

Thuở tóc xanh nằm nhà kỹ nữ nghe mưa rơi<br />

ngoài hiên vắng. Đầu hai thứ tóc nhân một<br />

chuyến đò dọc chưa biết cập bến nào, chợt nghe<br />

mưa rơi trên mui thuyền. Đầu bạc ngồi một mình<br />

trên thềm đá cổng chùa nghe mưa rơi trên mái<br />

tam quan.<br />

C hợt:<br />

— Kh. này, tóc mày cũng bạc gần hết rồi đó.<br />

— Nghĩa là ...<br />

— Đúng.<br />

66


Nghĩa là ... một mái tam quan cho Kh. tôi ?<br />

Giã từ tất cả ? Cái ửng đỏ thếp vàng một “rừng<br />

phong thu đã”. Cái trầm bổng trúc tơ mưa phách<br />

dồn mau khúc hành tì bà bắt vào khổ dựng. Giã<br />

từ tất cả. Coi tất cả chỉ là vọng tưởng. Một mái<br />

tam quan cho tôi, nghe mưa rơi để nhớ lại hay<br />

nghe mưa rơi để quên đi ? Tôi đưa vội ly rượu lên<br />

miệng, dốc cạn đến đáy ly.<br />

Từ ngoài, một giọng nữ vọng vào :<br />

— Hành khách chuyến bay số 303, xin sửa<br />

soạn lên tàu.<br />

Có tiếng xô động lao xao trong quán rượu. N.<br />

đặt trên bàn một nắm dollars:<br />

— Mày tiêu hộ tao. T hôi... đến giờ rồi.<br />

Ngần ngừ một lát. Một chút gợn trong tròng<br />

mắt đã xa vời. N. đứng lên :<br />

— Mày ngồi đây, gọi thêm mà uống.<br />

Quay đi. Vai xuôi xuôi, lưng hơi còng, đầu chúi<br />

ve phía trước. Cửa mở. N. lẫn vào đám đông bên<br />

kia quầy vé. Cánh cửa tự động khép kín.<br />

Bên này, quán rượu, một câu thơ của Chương<br />

bỗng dưng lẩn quẩn trong đầu. Đọc rất khẽ, vừa<br />

đủ cho tai nghe.<br />

Chúng ta mất h ết... chỉ còn nhau<br />

Và sựng lại. Lẩm bẩm một mình :<br />

— Này ông Vũ Hoàng Chương, ý ông nghĩ<br />

sao ? Thơ ông hay thật. Nhưng ông đã để lại<br />

cho chúng tôi một câu rất hỏng. Này ông Vũ<br />

67


Hoàng Chương, ý ông thế nào ? Chúng ta mất<br />

hết. Đúng. Mất hết. Kể cả nhau, ông ơi.<br />

Hình như có cười lên tiếng. Một vài chúng sinh<br />

ngoảnh lại, ngỡ ngàng. Trong số có người nữ tóc<br />

vàng. Vụt nhớ lại câu Anh ngữ độc nhất một anh<br />

bạn thuộc nằm lòng sau 5 năm lưu đày. Bèn cười<br />

duyên với người nữ đã đứng bên cạnh :<br />

- One more.<br />

Người nữ toét miệng cả cười.<br />

Minnesota 84<br />

68


“Mệ” La Khê<br />

Người “cai” đứng cạnh tôi, rút chiếc khăn<br />

quàng nơi cổ, lau mồ hôi trán. Anh ngửng lên<br />

nhìn trờ i:<br />

— Mưa mãi thầy à. Thầy nhìn kìa.<br />

Mây từng tảng đen xì dâng lên từ chân trời mù<br />

mịt ngập sâu trong sương khói rừng Lào. Một cơn<br />

gió nóng hâm hấp thổi lại từ phía đó. Cây rung,<br />

cỏ gianh xào xạc.<br />

— Gió Tây. Chưa mưa.<br />

— Đó, rồi thầy xem.<br />

Tên thật của anh là Tư. Nhưng từ ngày làm<br />

việc với tôi, anh tự phong là “cai”. Và từ “cậu” tôi<br />

được phong làm “thầy”.<br />

*<br />

Năm đó, khoảng 1943, tôi thường đi lại miệt<br />

rừng hoang Trung Việt, chủ tâm tìm trong đám<br />

cây dại, một loại vỏ dầy có thể thay thế cây đay<br />

để bật thành bông, kéo dài thành sợi, dệt thành<br />

vải. Được một số anh em hùn vốn, tôi chiêu tập<br />

một số thợ rừng đi kiếm cây, bóc vỏ, đóng hàng<br />

để chở về Hà-nội. “Sở làm” nằm trên con đường<br />

69


xe lửa Xuyên Việt. “Bàn giấy” đặt trong một<br />

quán phở đối diện ga Xóm Cục gần vùng Đông<br />

Hà. Tôi ở trọ cách đó khoảng 10 cây số, trong<br />

một trang trại vắng vẻ. Chủ trại là một vị lãnh<br />

binh cựu trào, đầu tóc bạc phơ. Ông cụ ngang dọc<br />

một thời đã từng cầm binh đánh giặc Cờ Đen, đã<br />

bỏ đi theo Văn Thân khởi nghĩa và bây giờ thì ...<br />

— Chán rồi, thầy ạ. Tôi lui v'ê đây mai danh<br />

ẩn tích, bạn với núi rừng, mỗi ngày chỉ còn hai<br />

bữa rượu. Nhưng từ khi thấy dân tình khổ sở, một<br />

cổ đôi ba tròng, thời tôi chỉ uống có bữa chiều.<br />

Bầu bạn còn trơ lại đôi vợ chồng già.<br />

Cụ Lãnh ở với người thiếp thứ ba, người trong<br />

vùng thường gọi là bà Ba. Đối với chồng, bà còn<br />

trẻ cách nhau tới 30 tuổi. Đối với chồng, bà một<br />

niềm kính phục. Nâng giấc sớm hôm, sửa soạn<br />

bữa rượu buổi chiêu, trông nom vườn tược, trang<br />

trại chỉ một mình bà.<br />

Cụ Lãnh nhìn người thiếp trẻ, rồi quay lại tô i:<br />

— Thầy cho tôi bao nhiêu tuổi ? Tám chục rồi<br />

đó. Có nằm xuống cũng là vừa. Cái trại này để lại<br />

cho mụ Ba. Hậu sự thì lo đủ rồi.<br />

“Hậu sự” là hai cỗ quan tài mộc, xếp song<br />

song trên cặp mễ, trong một căn nhà lá cuối trại.<br />

Ngoài bữa độc ẩm, cụ Lãnh chỉ còn cái thú là<br />

ngắm nghía hai cỗ “hậu sự”. Cụ đặt nhẹ bàn tay<br />

lên mặt cỗ quan tài. Bàn tay xương xẩu gân xanh<br />

nổi lên nhằng nhịt, cái bàn tay đã từng nắm chặt<br />

nhiêu đốc kiếm, vuốt nhẹ mặt gỗ óng vàng :<br />

70


— Thầy xem, gỗ vàng tâm đó. Chắc lắm thầy<br />

ơ i...<br />

Ngoài vườn có tiếng chim hót. Nắng yếu dần.<br />

Trong đợt gió Lào đã thấy len vào hơi lạnh của<br />

rừng. , ’<br />

— Chiều rồi. Ớ đây rừng núi. Đêm xuống mau<br />

lắm.<br />

Cụ kéo chiếc khăn lụa bạch quàng lên đầu.<br />

Thế rồi một già một trẻ, chúng tôi lững thững vê<br />

nhà. Khói lam chân núi dâng lên tím ngắt. Nắng<br />

quái hất qua hiên lọt vào gian phòng. Nắng tắt.<br />

Ngọn đèn dầu leo lét. Cụ Lãnh xoa hai bàn chân<br />

vào với nhau, rồi leo lên tấm phản gỗ. Cụ xếp<br />

chân bằng tròn, một tay với bình rượu, một tay<br />

giơ ra mời tôi. Cụ rót đầy hai chén lớn :<br />

— Uống đi, thầy, ơ đây sơn lam chướng khí.<br />

Uống tí rượu nó nóng người, đỡ bệnh lắm đó.<br />

Độ ấy, tôi đâu biết uống rượu ? Tôi nâng chén<br />

đáp lễ rồi lại đặt xuống chiếc mâm gỗ mộc. Cụ<br />

Lãnh đã cạn gần một nửa chén. Cụ nhón một bìa<br />

đậu nướng, bẻ một miếng, chấm đậm vào dĩa<br />

muối vắt chanh, đưa lên miệng. Cụ lại cán thêm<br />

nửa quả ớt chỉ thiên. Rồi chén rượu lại được nâng<br />

lên. Một tọp nữa. Một tiếng khà. Chén rượu cạn.<br />

Bữa rượu chiều đó, ngay hôm đầu tôi từ chuyến<br />

xe Xuyên Việt bước xuống sân ga La Khê — một<br />

căn ga nhỏ cách thành phố Vinh khoảng vài trăm<br />

cây số — đi bộ qua vài nhịp cầu sắt lớn, nước<br />

sông cuồn cuộn màu xanh rêu, mặt cầu rộng<br />

71


thênh thang có đường đủ cho ô tô chạy song song<br />

với đường xe lửa, cả hai con đường qua cầu vẫn<br />

chạy song song, bữa rượu “tẩy trần” chiều đó,<br />

một già một trẻ, kéo dài đến mãi lúc trăng lên,<br />

vắt vẻo ngang ngọn cây tre, mà chén rượu vẫn<br />

còn nắm vững trong tay cụ Lãnh.<br />

— ơ đây, chỉ được cái tĩnh. Ngày ngày qua lại<br />

hai chuyên xe lửa ra vô. Rồi hết. Còn con đường<br />

bộ th ì...<br />

Cụ Lãnh bỏ lửng câu chuyện, với tay cầm bìa<br />

đậu cuối cùng trên dĩa. Cụ bẻ làm đôi. Rồi cười:<br />

— Thầy một nửa, tôi một nửa.<br />

Lúc đó, tôi đã ăn xong. Tôi đỡ lấy nửa bìa đậu<br />

rồi lại trịnh trọng đặt vào đĩa.<br />

— Thưa cụ, tôi đủ. Xin mời cụ.<br />

Cụ Lãnh phá lên cười:<br />

— Thầy phải tập uống rượu đi. Nam vô tửu<br />

thì hỏng đó !<br />

Tôi nhìn ra phía cổng. Tôi nhìn rõ hai con<br />

đường chạy ngang qua cổng. Đường rầy xe lửa lấp<br />

loáng ánh trăng song song với con đường trải đá.<br />

<strong>Xa</strong> nữa, lớp lớp bạc phếch sương rừng u u minh<br />

minh. Tôi quay lại cụ Lãnh :<br />

— Thưa cụ, thế con đường trải đá ... chắc<br />

cũng có ô-tô qua lại chứ ?<br />

Cụ Lãnh nhìn tô i:<br />

— Ô tô nào ? Quanh vùng này chỉ có mình<br />

tô i...<br />

— Dạ ô tô vô Nam. Con đường này vô<br />

72


Nam mà.<br />

— Đâu có. Thầy nhầm rồi. Ai mới đến cũng<br />

nhầm cả. Con đường này là con đường cụt. Nó<br />

chỉ dẫn đến ga Xóm Cục rồi hết. Cái ga thầy tính<br />

lập sở đó. Ngày mai tới đó rồi thầy biết.<br />

Cụ từ từ nâng chén, lơ đãng nhìn ra xa, rồi lại<br />

tiếp :<br />

— Muốn vô Nam, phải ngoẹo bên kia cầu.<br />

Tôi nhớ lại lúc xế trưa, khi dời khỏi nhà ga La<br />

Khê khoảng 100 thước tới một ngã ba, tôi có nhìn<br />

thấy một lối rẽ tay trái, mặt đường cũng trải nhựa<br />

bóng loáng. Lối rẽ men theo dòng sông rồi mất<br />

hút trong rừng. Thì ra đó mới là con đường cái vô<br />

Nam, con đường bộ dẫn đến Đông Hà, Quảng<br />

Trị, Thừa Thiên ... Còn con đường bộ thênh<br />

thang thẳng tắp song song với đường rầy xe lửa,<br />

đưa tôi lên cầu, qua cầu, đến cổng trại cụ Lãnh<br />

lại chỉ là một con đườg c ụ t:<br />

— Thầy xem. Ớ bên kia cầu, nó còn được trải<br />

nhựa đàng hoàng, trông nom cẩn thận. Sang đến<br />

bên này là ... hỏng cả. Đá đổ thì lởm chởm, chỗ<br />

có chỗ không. Mặt đường thì lỗ chổ ổ gà. Kỳ quá.<br />

Chẳng gì thì cũng là con đường. Có phải không<br />

thầy ? Mà lại dài tới 10 cây số ngàn.<br />

Cụ ngừng một lát rồi gật gù :<br />

— Thật đúng là thằng Tây. Nó đã cần thì tốn<br />

mấy cũng làm. Mà đã không cần thì bỏ ra một xu<br />

cũng nhất định không bỏ.<br />

Lậi ngừng, lại tiếp. Lần nầy cụ Lãnh nghiêng<br />

73


sang mặt triết lý :<br />

— Thật đúng là tình đời.<br />

Tôi cố giữ một tiếng cười, nhìn bình rượu. Bình<br />

rượu vơi một nửa. Mối thiện cảm của tôi đối với<br />

ông già ngồi trước mặt tự nhiên tăng gấp đôi. Tôi<br />

tìm một câu an ủi (!) :<br />

— Thưa cụ, chắc trước kia Tây nó cũng có ý<br />

dùng quãng đường này. Chứ ... hơi đâu mà lại rẽ<br />

quặt vô rừng, tốn công tốn của ...<br />

Cụ Lãnh gật gù :<br />

— Thầy nói đúng. Thầy xem ... cả một cây cầu<br />

sắt lớn ô tô, xe lửa ra vào thong thả đâu phải<br />

chuyện dỡn ? Đây là chưa kể cái quãng đường 10<br />

cây số ngàn này. Thật ra là Tây nó định cho chạy<br />

thảng đó. Nhưng sau lại thôi...<br />

— Dạ thưa cụ có biết tại sao không ạ ?<br />

Cụ Lãnh vuốt nhẹ chòm râu hàm bạc phơ. Cụ<br />

trầm ngâm yên lặng. Tôi nghe thấy cái yên lặng<br />

ngoài trời, núi rừng chuồi vào đêm hoang vắng.<br />

Cụ Lãnh thủng thỉnh :<br />

— Lâu ngày tôi cũng quên đ i... Mà tại sao,<br />

mụ Ba hè !<br />

Bà Ba đang ngồi ăn trầu ngoài hiên. Bà nói<br />

vọng vào :<br />

— Quan Lãnh không nhớ sao ? Tại Mệ đó.<br />

Tôi đã được nghe kể lại cả cuộc đời cụ Lãnh<br />

vốn sinh trưởng ngoài Bắc, lang bạt sông hồ một<br />

thời rồi cùng với người thiếp trở về ẩn nơi miệt<br />

rừng La Khê. Anh bạn giới thiệu tôi vào trọ nơi<br />

74


đây đã mấy lần dặn dò :<br />

— Ông bà xưng hô với nhau theo lối xưa. Anh<br />

đừng tỏ vẻ ngạc nhiên.<br />

Tôi không hề ngạc nhiên về lối xưng hô của<br />

cặp bạn già. Nhưng “Mệ” là ai mà lại dính đến<br />

quãng đường cụt này ? Tôi hỏi ngay :<br />

— Thưa cụ. “Mệ” là ai vậy ?<br />

Tôi có cảm tưởng ông già đối diện bất giác<br />

sững người. Bình rượu lại được nâng lên, từ từ<br />

dốc vào chén. Chén rượu cạn trong một tợp.<br />

Giọng cụ Lãnh như xa ra :<br />

— Tôi có tật uống tham như vậy. Võ biền mà.<br />

Thầy tha lỗi cho nhá.<br />

Và câu chuyện chuyển sang một hướng khác.<br />

Đêm hôm đó, tôi ngủ ở một chái bên căỉi nhà<br />

gỗ ba gian hai chái. Ánh trăng rọi vào mặt, tôi<br />

ngửi thấy mùi hương hoa nhài từ vườn thoảng<br />

vào. Tôi nghĩ lan man đến con đường cụt, đến<br />

rừng cỏ gianh, đến căn ga xép Xóm Cục chập<br />

chờn hình ảnh một bà “Mệ” miền Trung. Trằn<br />

trọc mãi cho đến khi gà gáy nửa khuya, sương<br />

ngoài vườn tỏa vào lạnh toát chiếc chăn đơn, tôi<br />

mới thiếp đi được một giấc.<br />

— Đó, thầy xem.<br />

Anh Tư chỉ tay lên trời. Gió đổi chiều từ Tây<br />

chuyển sang Đông, từ biển thổi vào. Trong luồng<br />

gió nghe như có lành lạnh hơi nước. Tôi nhìn ra<br />

đám thợ. Tất cả cũng đang ngửng lên nhìn trời.<br />

Tôi quay lại anh T ư :<br />

75


— Anh cho họ nghỉ.<br />

— T rờ i! Bây giờ mới một giờ trưa mà.<br />

— Sắp mưa rồi. Họ mà ốm thì khổ.<br />

— Dạ, thế có tính ngày hôm nay không ?<br />

Tôi tặc lưỡi:<br />

— Thôi thì tính cho họ vậy.<br />

— Thầy dễ quá.<br />

Năm đó tôi mới khoảng 25 tuổi. Bây giờ nghĩ<br />

lại chuyện năm xưa thấy nó giống như một giấc<br />

mộng hồ vừa tỉnh. Năm đó và đến mãi sau, hình<br />

như tôi đã coi tất cả như những trò chơi, rất<br />

nhiều khi nguy hiểm nhưng người trong cuộc tuy<br />

mê chơi, tuy có lúc đã đem cả cuộc đời của mình<br />

khép vào luật chơi, mà vẫn chưa hoàn toàn nhập<br />

cuộc. Diễn viên còn phần nào tỉnh táo để ngắm<br />

nhìn nhân vật. Tôi đã chơi trò cách mạng. Tôi đã<br />

chơi trò đảng phái. Vậy thì dựng xưởng dệt, lần<br />

mò trong rừng để tìm cho ra một loại cây ... đối<br />

với tôi, cũng là một trò chơi. Cho nên, tôi ít để ý<br />

đến được hay thua, thành công hay thất bại. Cho<br />

nên, dễ dãi.<br />

Anh Tư giơ tay ra hiệu. Đám thợ hình như<br />

cũng chỉ đợi có thế. Họ tung nón reo mừng và tôi<br />

vụt nhớ đến những ngày nghỉ học bất thần, và tự<br />

nhiên tôi cũng thấy vui lây. Tôi hét lớn :<br />

— Anh bảo cho họ biết tôi tính cả ngày.<br />

Một loạt nón lại được tung lên. Tiếng reo át cả<br />

tiếng gió. Và trời xầm xập đổ mưa. Quán phở<br />

chật ních người. Anh Tư xoa tay :<br />

76


— Anh em mời thầy vào uống chén rượu.<br />

— Anh cứ vào với anh em đi. Tôi ra xem con<br />

ngựa ra sao.<br />

Tôi rảo bước đi ra phía sau quán phở. Con<br />

ngựa được buộc dưới mái hiên. Thấy tôi nó ngủng<br />

đầu, nhe răng hí lên một tiếng. Nó tuy nhỏ người<br />

nhưng khỏe. Tôi thuê nó hàng tháng để di chuyển<br />

từ trại cụ Lãnh đến đây làm việc. Ngày ngày trừ<br />

Chủ Nhật. Tôi vỗ vào đầu ngựa rồi quay ra phía<br />

cửa quán. Quán hẹp, người đông, mùi người, mùi<br />

phở xông lên, mùi lá cây mục, cỏ ẩm, từ ngoài<br />

đưa vào, tôi gọi chung là mùi “sông hồ”. Lâu<br />

ngày, khứu giác của tôi đã làm quen với cái mùi<br />

“tứ chiếng” đó.<br />

— A, mời ông chủ.<br />

— Mời thầy.<br />

Tôi ngồi xuống cạnh anh Tư. Anh Tư nâng<br />

chai rượu rót đầy hai chén. Rồi hét lớn :<br />

— Ê, ông quán. Cho đồ nhắm đây.<br />

Ông chủ, ông quán bưng lên một đĩa thịt luộc.<br />

Thịt trâu luộc. Anh Tư nâng chén :<br />

— Mời thầy.<br />

Tôi nâng chén lấy lệ. Thịt trâu ăn ví như thịt<br />

bò nhưng dai. Chấm vào muối đưa lên miệng<br />

cùng một miếng ớt, chiêu một ngụm rượu, anh<br />

Tư gật gù:<br />

— Thầy ôi, rượu và ớt. ơ đây phải dùng<br />

những thứ đó mới chống nỗi sốt rét.<br />

Đám thợ ồn ào. Ăn ớt nhiều hơn thịt. Uống<br />

77


nhiêu hơn ăn. Tôi nhìn ra ngoài. Mưa đã ngớt.<br />

Gió ngừng. Không khí oi bức lạ lùng. Tôi nâng<br />

chén rượu, nhấp một chút. Men thô, rượu đắng,<br />

cổ họng cháy ran. Bát phở trâu bốc khói. Tôi ăn<br />

vội vài miếng. Rồi đứng dậy. Lúc đó khoảng 2 giờ<br />

chiều.<br />

— Tôi vê, anh Tư.<br />

Anh Tư mặt đỏ gay, líu lưỡi:<br />

— Còn ... sớm, thầy.<br />

— Thôi, cảm ơn anh. Từ đây về cầu La Khê,<br />

10 cây số ngàn đó.<br />

Tiếng người nhao nhao chào hỏi theo tôi ra<br />

khỏi quán. Mưa tạnh từ lâu. Mặt trời bắt đầu ngã<br />

về hướng Tây. Tôi nhồi một tẩu thuốc. Thuốc<br />

vùng Thanh Hóa tuy có trộn một chút mật ong<br />

mà hơi dầu vẫn còn ngai ngái. Tôi dắt ngựa đi ra<br />

phía trước cửa quán, đối diện với nhà ga. Nhà ga<br />

một từng xây bằng gạch quét vôi màu vàng kệch,<br />

tên ga Xóm Cục viết bằng sơn đen. Tất cả cũ kỹ,<br />

loang lỗ, nhòe nhoẹt, ẩm thấp và tưởng như đang<br />

lịm dần trong một giấc ngủ hốt hoảng giữa một<br />

cơn sốt rét rừng. Tất cả, kể cả ông xếp ga mà tôi<br />

chỉ nhìn thấy thấp thoáng qua khung vuông<br />

guichet bán vé một lần nói chuyện với ông về việc<br />

chở hàng và giới thiệu anh Tư. Giọng vùng Quảng<br />

Ngãi. Mặt ông xanh bủng màu lá rừng. Giữa mùa<br />

gió Lào nóng ran, ông run lập cập trong một<br />

chiếc áo bành tô nhà binh sờn cổ. Gặp ông một<br />

lần, nói với ông chỉ dăm ba câu. Cả cuộc đời ông<br />

78


tôi biết qua lời tóm tắt của anh Tư. Ngắn và gọn<br />

như một dòng tiểu sử ghi trên mộ chí một người:<br />

— Sốt rét ăn vào gan. Bà vợ qua đời năm<br />

ngoái. Chịu trận một mình ở đây. Đợi về hưu trí.<br />

Ở đây một căn ga xép đường rừng. Ớ đây Xóm<br />

Cục, nơi đợi về hưu trí, nơi tận cùng một đời<br />

người. Tôi bỗng nghĩ đến cụ Lãnh. Người xếp ga<br />

già và cụ Lãnh. Một người một mình đợi giờ mãn<br />

kiếp xếp ga. Một người chiều chiều độc ẩm đợi<br />

tắt một tia nắng quái thiếp vàng một cỗ quan tài.<br />

Một cái trại hoang vu và một căn nhà ga mục hơi<br />

rừng. Hai cuộc sống thoi thóp trên một con<br />

đường cụt. Cuộc viễn du con đường cụt chấm dứt.<br />

Con đường rầy xe lửa đồng hành vẫn thẳng tấp<br />

tiến vào Nam.<br />

Sau La Khê là Xóm Cục là Đông Hà, Quảng<br />

Trị, là Huế. Những địa danh quyến rũ. Những<br />

chân trời mới lạ. Mây trắng vắt ngang đèo. Biển<br />

xanh và trời xanh ngát mắt. Gió lộng mái tóc<br />

xanh. Con tàu tốc hành rít lên một hồi còi từ biệt.<br />

Đèn signal ga xép lắc lư trong đêm mờ sương<br />

rừng. Con đường cụt ngẩn ngơ lẩn mình trong<br />

đám cỏ gianh.<br />

*<br />

Ánh nắng lấp lánh trên những ổ gà còn đọng<br />

nước mưa. Khói bốc mờ đường. Ngựa đi bước<br />

một. Tôi vẫn bận tâm v'ê con đường cụt. Nhớ lại,<br />

có lần tôi đã có ý bâng quơ trước mặt anh Tư :<br />

79


— Không hiểu sao họ lại bỏ dở quãng đường<br />

này ?<br />

Anh Tư không bắt chuyện. Không ai muốn bát<br />

chuyện xa gần có dính líu đến con đường cụt.<br />

Nhưng tôi vẫn muốn rõ ngọn ngành. Tôi lại h ỏ i:<br />

— T h ế ... gần đây có nhà của ai không, anh<br />

Tư ? Có cái trại nào ...<br />

Anh Tư cắt ngang :<br />

— Trại cụ Lãnh là cái trại độc nhất trong<br />

vùng.<br />

Một lát sau, anh tiếp :<br />

— Tôi với anh em thợ ở trong xóm tít đằng<br />

kia.<br />

Vừa nói, anh vừa giơ tay chỉ vê phía bên kia<br />

đường rầy, phía sau quán phở, nơi có lối rừng đi<br />

lên mạn Banaphao, nằm bên kia biên giới<br />

Lào-Việt. Lối rừng nhỏ, người đi phải xếp hàng<br />

một, mỗi bước đi là một nhát dao phạt ngã cỏ<br />

gianh.<br />

— Anh ở xa quá nhỉ ?<br />

Anh Tư lửng lơ :<br />

— Cũng không xa lắm, thầy ôi. Với lại, mỗi<br />

tuần về nhà có một Tân, cũng chả ngại.<br />

Câu chuyện nhát gừng đến đó chấm dứt. Từ đó<br />

tôi cũng thôi không hỏi. Từ đó đến mãi hôm nay,<br />

lúc bấy giờ khoảng 2 giờ 30 chiều. Con đường cụt<br />

vẫn giữ nguyên vẹn cái huyền bí lạ lùng mà quyến<br />

rũ của một nấm cổ mộ thời tiền sử vừa mới tìm ra<br />

nhung chưa khai quật. Con đường bốc khói trắng<br />

80


mờ. Tôi liên tưởng đến một khuôn mặt thiếu phụ<br />

Ba Tư ẩn hiện sau tấm voile đen. Tôi vụt nhớ đến<br />

một người, hình ảnh tưởng tượng của một giáng<br />

hình đàn bà, mà cụ Lãnh vô tình gợi đến trong<br />

bữa ăn đầu tiên.<br />

— Quan Lãnh quên rồi sao ? “Mệ” đó !<br />

Ô, tại sao lại không hỏi anh Tư ? “Mệ” là ai ?<br />

Và bất thần, chân ngựa vấp vào một hòn đá,<br />

đầu ngựa chúi vê phía trước. Tôi giật mình vội<br />

kẹp chặt đôi vế vào mình ngựa, tay nắm chắc giây<br />

cương. Ngựa lại bước đều. Tôi nhìn ra chung<br />

quanh. Ánh nắng lấp lánh trên đường rầy xe lửa.<br />

Cỏ gianh mọc ngút tận rừng hoang. Không một<br />

hơi lam khói bếp. Không một vết tích người.<br />

Không một mạch nhỏ rẽ ngang. Tôi nhớ lại câu<br />

nói của anh Tư :<br />

— Không có ai ở cả. Suốt dọc 10 cây số ngàn.<br />

Trại cụ Lãnh là cái trại độc nhất của cả vùng này.<br />

Trời bỗng tối xầm. Và chỉ một lát sau là mưa<br />

lại đổ xuống. Tôi nâng cao cổ áo, kéo sụp mũ<br />

xuống gần mắt. Từng giọt một, nước mưa lọt vào<br />

cổ, vào lưng, vào ngực, tạt vào mặt. Tôi vuốt mặt<br />

không kịp, mắt như bị bao phủ bởi một tấm kính<br />

mờ, thấp thoáng một chút xanh của lá và cỏ, ngả<br />

nghiêng vài ba cành cây trơ trụi ven rừng. Người<br />

và ngựa ướt đẫm. Con ngựa đi bước một thỉnh<br />

thoảng lại lắc mạnh đầu, rũ nước, thở phì.<br />

Khoảng 15 phút sau, mưa tạnh ráo hoảnh. Trời<br />

trở lại trong veo.'Tồi bỏ mũ rũ nước rồi lại đội<br />

81


lên đầu. Tôi nhìn sang bên mặt. Một gốc bàng cổ<br />

thụ thưa lá sừng sững ngay cạnh đường : tôi biết<br />

là đã đi được non 5 cây số. Còn một nửa đường<br />

nữa. Nhìn đồng hồ, lúc đó khoảng 3 giờ chiều.<br />

Nắng lại chói rực sau rừng. Hơi nước bốc lên ngả<br />

màu lam ở tít đằng xa, bạc phếch đầu ngọn cỏ<br />

gianh lay lắt. Không khí lại oi bức. Tôi rút khăn<br />

lau mồ hôi nhỏ giọt trên trán, giựt mạnh giây<br />

cương. Con ngựa như tỉnh ngủ, từ bước một,<br />

chuyển sang nước kiệu. Tôi hất mũ ra sau lưng,<br />

giựt thêm giây cương, con ngựa vươn cổ phi dài.<br />

Vô ích. Ngựa càng phi nhanh, luồng gió gây lên<br />

lại tạt thêm hơi nóng vào mặt. Tôi từ từ ghìm<br />

cương. Con ngựa lại trở về lối đi cũ, bước một.<br />

Đúng lúc đó, trong im sững của rừng già lặng<br />

gió — chỉ còn tiếng chân ngựa lọc cọc mặt đường<br />

— giữa lúc đó, sau lưng tôi, bỗng từ xa vẳng tới<br />

ba tiếng còi ô tô. Ba tiếng, khô và gọn.<br />

Phản ứng đầu tiên của tôi là ngoắt vội giây<br />

cương sang bên mặt. Con ngựa sa hai chân trước<br />

xuống rãnh nước mưa sát lề đường. Tôi chúi<br />

xuống theo, đôi vế kẹp chặt, đứng hẳn lên bàn<br />

đạp, nắm chặt giây cương. Con ngựa lấy đà chồm<br />

lên khỏi mặt đường, rồi đứng sững trong bãi cỏ<br />

gianh. Tôi ngồi vững lại- trên yên, ngoái cổ lại<br />

đằng S^ỊJ. Gần xa, chỉ thấy khói bốc trên mặt<br />

đường, rói giật giây cương. Con ngựa bám chặt<br />

lấy bãi cỏ gianh, cúi đầu vùng vằng. Tôi lại giựt<br />

giây cương, giựt mạnh. Vô ích. Con ngựa nhất<br />

82


định không tiến thêm một bước. Tôi vừa định<br />

ngoái cổ lại một lần nữa thì cũng vừa lúc đó, tôi<br />

cảm thấy như bị cuốn vào một luồng gió lạnh.<br />

Con ngựa rùng mình và bất giác tôi cũng rùng<br />

mình theo. Luồng gió lạnh ngấm vào người và<br />

ngựa. Lông ngựa dựng lên và tôi thấy tóc đằng<br />

sau gáy của tôi dựng đứng. Đồng thời với luồng<br />

gió lạnh, một chiếc ô tô từ từ chạy qua. Tôi trố<br />

mắt nhìn theo. Chiếc xe đi trong im sững. Không<br />

một tiếng bánh xe di chuyển. Không một tiếng<br />

nước vũng bắn tung. Không có tiếng máy. Khói<br />

bốc trên mặt đường không chuyển động, cỏ bên<br />

đường đứng nguyên thảng tắp. Chiếc ô tô đi trong<br />

một giấc mơ. Người tài xế hai tay đặt trên bánh<br />

lái, nhìn thẳng trước mắt như một pho tượng,<br />

phục sức như một võ quan, chiếc cát kết trắng<br />

ngay ngắn trên đầu, áo trắng có ngù vai đỏ, quần<br />

đen sọc đỏ. Tôi hiểu tại sao lại nhìn rõ được từng<br />

chi tiế t: hắn ngồi đằng trước, một mình, lộ thiên.<br />

Chiếc xe kiểu cổ thịnh hành khoảng đầu thế kỷ,<br />

chỗ ngồi người lái lộ thiên riêng biệt với những<br />

chỗ ngồi sau, giống như chiếc xe song mã ngày<br />

trước, chú xà ích cầm cương một mình đăng<br />

trước. Đằng sau, chiếc ô tô giống như một cái tủ<br />

kính với khoảng 4 chỗ ngồi, người ngồi đối diện<br />

với nhau. Nhưng chỉ một người ngồi. Chính giữa.<br />

Một thiếu phụ, hay thấp thoáng chỉ là mấy vòng<br />

khăn vành giây màu vàng quí tộc, một vạt áo màu<br />

hồ thủy, một khuôn mặt dài trắng toát, một đôi<br />

83


mắt đen thẳm. Người thiếu phụ ngồi thẳng, hai<br />

bàn tay đặt trên lòng. Chiếc xe đi qua — cách tôi<br />

khoảng 2 thước — tôi bắt gặp gương mặt đó<br />

nghiêng lại và đôi mắt đó ngời lên một ánh đen<br />

lành lạnh. Chỉ một thoáng rồi người thiếu phụ trở<br />

lại thế ngồi cũ, nhìn thẳng trước mặt, tròng mắt<br />

xa vời. Chỉ có thế. Một vài nét và màu và một lóe<br />

mắt. Một chập chờn hiện diện mờ ảo hình hài<br />

thiếu phụ. Và một cảm giác : dờn dợn, lạnh ngắt.<br />

Cảm giác bao trùm một vùng đường cụt. Trời<br />

chiều, rừng hoang, bãi cỏ gianh, người ngựa, nước<br />

vũng trên đường, tất cả bỗng dưng ngừng trệ,<br />

bỗng dưng tê cóng, bỗng dưng im sững. Cho đến<br />

khi chiếc xe xa dần, màu vàng khăn vành giây<br />

thấp thoáng qua khung kính hậu mờ trong sương<br />

lam lúc bấy giờ đã lan ra đến bãi cỏ gianh, đến<br />

tận mặt đường. Chiếc khăn vành giây. Người<br />

thiếu phụ. Bất giác tôi hét lớn :<br />

— Mệ !<br />

Tiếng hét của tôi tắt ngấm trong yên lặng của<br />

bãi cỏ gianh. Con ngựa rùng mình. Cả ngựa và tôi<br />

như chợt tỉnh một cơn mơ hoảng. Quần áo còn<br />

ướt đẫm nước mưa, lạnh thấm vào từng tế bào cơ<br />

thể, lạnh ôm dần lấy người, tôi giựt mạnh giây<br />

cương. Con ngựa chụm 4 chân chồm xuống mặt<br />

đường. Tôi giựt thêm giây cương. Ngựa phi nước<br />

đại. Tôi không nghĩ gì nữa, chăm chú nhún người<br />

theo đà ngựa phi và tiếng vó ngựa dập đều xuống<br />

mặt đường. Và khi cả người tôi chỉ còn là nhịp<br />

84


phi của ngựa thì trong tai tôi bỗng inh lên như<br />

một luồng gió lạ, như một tiếng thở dài. Một thứ<br />

âm thanh kỳ dị mà âm ba càng lúc càng như<br />

muốn vươn lên, dìu theo nhịp ngựa để bắt gặp<br />

một tần số đặc biệt, cái tần số âm trở thành màu,<br />

thanh trở thành giáng. Màu vàng, màu hồ thủy và<br />

màu đen lạnh ngắt. Và một giáng người thiếu<br />

phụ. “Mệ”. Tiếng ai gọi “Mệ” vang lên trong tai.<br />

Vó ngựa càng mau, tiếng gọi càng gấp. Tiếng gọi<br />

đuổi theo tôi và ngựa. Ngựa và tôi phi trong một<br />

giấc mơ.<br />

*<br />

Tôi bàng hoàng mở mắt và thấy mình gục trên<br />

mình ngựa, con ngựa đang cúi đầu gậm cỏ ngay<br />

trước cổng trại. Tôi nhìn đồng hồ. Đồng hồ ngưng<br />

chạy chắc đã từ lâu, kim chỉ đúng 4 giờ kém 15.<br />

Tôi tụt xuống đất, đầu óc quay cuồng, bắp vế mỏi<br />

nhừ, bả vai dờn dợn, khuỷ tay ơn ớn lạnh, toàn<br />

thân ê ẩm. Tôi cố gắng dắt ngựa vào tàu, phía<br />

đằng sáu trại. Bà Ba đang hái hoa nhài ngoài<br />

vườn, thấy tôi, bà ngửng đầu :<br />

— Hôm nay thầy về trễ. Quan Lãnh tôi đang<br />

đợi thầy uống rượu.<br />

Con bướm vàng chập chờn trên mấy luống<br />

cải ánh nắng xiên ngang. Nắng yếu dần. Nắng<br />

tắt. Sương mù che cổng trại. Cụ Lãnh cười nâng<br />

chén :<br />

— Uống đi, thầy. Thầy dầm mưa như vậy<br />

85


uống đi cho nó nóng người.<br />

Lúc bấy giờ, tôi đã thay quần áo, đầu óc trở lại<br />

tỉnh táo như thường. Tôi nhăn mặt uống một<br />

ngụm. Men rượu nóng ran cổ họng, men rượu<br />

chảy loang ra khắp cơ thể. Tôi thấy ấm áp lạ<br />

lùng. Cụ Lãnh cười:<br />

— Uống nữa đi. Trông thầy cỡi ngựa mà tôi<br />

nhớ ngày xưa quá. Cái lối cỡi ngựa đó là lối của<br />

thằng Tây. Còn lối của ta thì thần tình hơn. Kiệu<br />

băm, đặt bát nước trên yên không rớt một giọt.<br />

Cụ Lãnh nâng chén rượu lên miệng, tròng mắt<br />

mất hút vào sương và khói những ngày xưa. Tôi<br />

ngồi yên, trong đầu chập chờn một hình giáng<br />

thiếu phụ. Cụ Lãnh bỗng phá lên cười:<br />

— Thầy có biết mình gọi cái lối cỡi ngựa của<br />

thằng Tây là gì không ? Xin lỗi thầy. Mình gọi đó<br />

là kiểu chó. Như chó chạy đó.<br />

Cụ Lãnh lại nâng chén lên miệng. Lại ngồi<br />

yên. Tôi thừa dịp :<br />

— Thưa cụ, lúc chiều cụ có thấy chiếc ô tô<br />

nào chạy qua đây không ?<br />

Cụ Lãnh đặt chén rượu xuống mâm :<br />

— Ô tô nào ? Vùng này có ai ở đâu ? Mà bữa<br />

trước tôi đã nói với thầy đường này là đường cụt<br />

mà.<br />

Tôi biết đây là lần thứ nhì tôi nhắc đến chuyện<br />

này. Nhưng tôi vẫn c ố :<br />

— Dạ, tôi nhớ. Nhưng có thể là vô ý đi lạc rồi<br />

vòng lại qua cầu ...<br />

86


Tôi nghĩ rằng có thể là như vậy. Một chiếc xe<br />

vô ý lạc đường. Nhưng ... tại sao xe lại từ phía sau<br />

tôi, từ phía Xóm Cục đi lên ? Mà nếu xe vòng lại<br />

thì tại sao tôi lại chỉ gặp có một lần ? Hay là, lần<br />

trước, tôi không để ý nên không nhìn thấy ? Hay<br />

là tại lúc đó trời mưa ? Hay là vì hơi nước<br />

bốc lên che khuất ? Hay là sương rừng đầy đặc ?<br />

Hay l à ...<br />

Giọng cụ Lãnh cất cao, cắt ngang những “hay<br />

là” của tô i:<br />

— Thầy thấy ô tô à ?<br />

— Chính mắt tôi nhìn thấy mà.<br />

— Thế thì lạ thiệt. Ô tô nào mà qua cầu<br />

được ?<br />

— Thưa cụ, tại sao lại không qua cầu được ?<br />

— Thầy quên rồi sao ? Câu hư mà.<br />

Tôi vụt nhớ ra. Câu bằng sắt nhưng chỗ dành<br />

cho xe cộ và bộ hành qua lại thì lát gỗ. Hôm mới<br />

đến, có chỗ tôi phải bám chắt vào thành cầu để đi<br />

qua mấy tấm ván mục. Tôi nhớ lại tấm biển<br />

“nguy hiểm” Sở Lục lộ cắm vào chỗ cầu hư. Như<br />

vậy, ô tô nào còn dám qua lại. Như vậy, nghĩa là<br />

thế nào ? Chiếc ô tô biến đi đâu ? Mà ở đâu mà<br />

hiện ra ?<br />

— Lạ thật. Đích mắt tôi nhìn thấy chiếc xe.<br />

Nghe thấy cả tiếng còi nữa. Xe kiểu cổ. Người tài<br />

xế ngồi ngoài, đàng sau một người ngồi. Một<br />

người đàn bà.<br />

Càng nói tôi càng cảm thấy người đối diện lắng<br />

87


sâu thêm vào im lặng. Tôi nhìn cụ Lãnh. Ông cụ<br />

cúi đầu nhìn xuống mâm rượu buổi chiều. Tôi<br />

ngắm mớ tóc bạc phơ búi gọn thành một búi nhỏ<br />

chỉ thiên. Tôi nghĩ đến cỗ “hậu sự” ngoài kia,<br />

trong gian nhà lá cuối trại. Tôi liên tưởng đến<br />

trạm cuối cùng của con đường cụt ngân ngơ trong<br />

bãi cỏ gianh. Tôi nghĩ đến người xếp ga một mình<br />

lủi thủi trong căn ga xép. Tất cả hầu như đã ràng<br />

buộc với nhau bởi một thứ duyên nợ lạ lùng nào<br />

đó để cùng tìm vê đây, thoi thóp, cho qua đi<br />

những ngày chót của cuộc đời. Buồn nhưng im<br />

lặng. Như một rớt nắng chiều lả dần trên những<br />

luống cải hiền lành. Vậy thì, người thiếu phụ khăn<br />

vành giây đó, nhắc tới làm gì ? Mặt ao đã lắng,<br />

con chim bay trên trời đã tưởng như bay trong<br />

lòng nước, tôi không nỡ kéo dài câu chuyện.<br />

Tôi nâng chén rượu lên miệng, chợt nhận thấy<br />

cái động tác đó đã trở nên quen thuộc. Rượu qua<br />

lưỡi đã bớt cay xè, qua cổ họng đã trở nên ấm áp.<br />

Tôi đổi giọng :<br />

— Cụ mua rượu ở đâu, uống êm không xóc.<br />

Ông cụ cười:<br />

— Rượu cất ở đây đó. Lão chi cất, tôi quên<br />

bẵng mất tên. Lão cất rượu tên chi, mụ Ba hè !<br />

Tiếng bà Ba từ ngoài hiên vọng vào :<br />

— Tôi cũng quên mất tiêu, cứ quen gọi là lão<br />

Năm.<br />

Cụ Lãnh tiếp :<br />

— ơ, lão Năm. Phải rồi. Lão già dữ hé.<br />

88


Bà Ba :<br />

— Đâu có, lão còn thua tuổi quan Lãnh chứ.<br />

Cụ Lãnh :<br />

— Chắc cũng ngang ngửa tuổi tôi, Mụ nhớ<br />

không, hồi Ngài ngự ra đây, lão đã ở đây rồi mà.<br />

Giọng bà Ba như lảng ra :<br />

-— Trời. Xưa quá rồi. Tôi quên hết rồi.<br />

Cụ Lãnh như không nghe thấy, vẫn tiếp :<br />

— Ngài ngự ra cùng với “Mệ” đó. Vụ đổ cầu<br />

đó.<br />

Tiếng “Mệ” làm tôi tỉnh hẳn người. Tôi vội:<br />

— Thế ra “Mệ” là ...<br />

Câu hỏi gián tiếp của tôi chìm trong im lặng.<br />

Bà Ba đứng dậy bỏ vào phòng bên. Cụ Lãnh cúi<br />

đầu nhìn xuống mâm rượu. Trong yên lặng, tôi<br />

nghe rõ từng tiếng con chim sẻ chiêm chiếp ngoài<br />

hiên. Một lát sau, Cụ Lãnh nhìn tôi, giọng nói<br />

như hả hết hơi men, và lần đầu tiên từ ngày tôi<br />

đến, cụ hỏi tôi về việc làm ăn. Tôi biết cụ muốn<br />

chuyển hướng qua chuyện khác bèn cũng ngưng<br />

hỏi thêm. Tôi trình bày qua loa để cụ biết rõ mục<br />

đích của chúng tôi và nhất là những khó khăn đã<br />

gặp và rồi ra chắc chắn sẽ tăng lên gấp bội trong<br />

tương lai, nếu công việc phát triển.<br />

— Các thầy còn trẻ mà dám nghĩ đến việc lớn<br />

như vậy thiệt là đáng quý. Có điều cạnh tranh với<br />

nó về mặt kinh tế không dễ đâu. Trước các thày,<br />

đã có người làm rồi, như đám Bạch Thái Bưởi<br />

ngoài Bắc, đám Tiên Long trong Trung. Nhưng<br />

89


ốt cuộc đều thất bại. Thầy có biết tại sao<br />

không ?<br />

Cụ ngừng lại một lát rồi tiếp :<br />

— Thằng Tây nó nắm đằng chuôi. Nó cạnh<br />

tranh với mình không xong thì nó dùng quyền<br />

dùng thế để mà đàn áp. Như vậy thì thắng làm<br />

sao nổi ?<br />

Bình rượu lúc đó đã gần cạn. Cụ Lãnh rót đầy<br />

hai chén. Cụ nâng chén mời tôi :<br />

— Uống, thầy. Nói chuyện với thầy tôi thấy<br />

trẻ hẵng lại. Như ngày còn ở trong bưng.<br />

Tôi uống một ngụm. Chén nầy là chén thứ nhì.<br />

So với những ngày đầu, tửu lượng của tôi đã có<br />

mòi tiến bộ. Tôi làm thêm một ngụm nữa. Cụ<br />

Lãnh gật gù tán thưởng. Cụ cũng tợp một ngụm<br />

rồi thủng thảng :<br />

— Thầy ơi, với cái thằng Tây thì chỉ có một<br />

cách thôi. Đó là đánh, đánh thật hăng. Cả nước<br />

đánh là xong.<br />

Bữa rượu coi như muốn kéo dài. Tôi thấy đầu<br />

hơi choáng váng bèn xin lỗi đi nghỉ. Đang đối ẩm<br />

trở thành độc ẩm, bữa rượu chấm dứt lúc nửa<br />

khuya.<br />

*<br />

Tôi leo lên giường, vừa đặt mình nằm thì cơn<br />

rét bỗng nhiên kéo đến. Cả người tôi run lập cập.<br />

Tôi cố ngồi dậy, mặc thêm áo, đắp cả cái áo đi<br />

mưa ra ngoài tấm chăn lính mang theo. Nhưng vô<br />

90


ích. Rét từ trong rét ra, từ ruột, từ những khớp<br />

xương, từ toàn thể tế bào tỏa ra khắp cơ thể. Tôi<br />

có cảm tưởng nằm trong một tấm băng dầy trôi<br />

trên mặt đại dương tiến lên Bắc cực. Tôi nghiến<br />

răng chịu trận, nhắm nghiền mắt cố tìm giấc ngủ.<br />

Tôi đếm từ m ộ t... hai, ba, bốn ... Đến khoảng 300<br />

thì cơn rét rút lui. Tôi thấy người mỏi nhừ nhưng<br />

lại ấm áp như vừa uống cạn một chén rượu ngon.<br />

Tôi từ từ duỗi thẳng chân tay, nghe hơi nóng lan<br />

khắp thân thể. Bèn nhắm mắt vỗ nhẹ giấc ngủ, thì<br />

vừa lúc đó, bỗng từ trong tai lại vang lên cái âm<br />

thanh kỳ dị buổi xế trưa. Tôi bị hút theo đà di<br />

động của cơn lốc. Không cưỡng được —, như<br />

người lăn tròn xuống giốc. Không thể ngừng, như<br />

người bị cuốn vào dòng nước lũ. Tôi cảm thấy<br />

mất tiêu sức lực, đầu nhẹ bỗng, thân xác nặng<br />

chiu nhưng tay chân rời rã, mồ hôi vã ra như tắm.<br />

Bỗng âm thanh mất hút. Toàn thể trong tôi và<br />

ngoài tôi tụt hẫng vào một hố sâu im lặng thăm<br />

thẵm đen ngòm. Tôi từ từ mở mắt. Giương to<br />

mắt.<br />

Từ lâu, chắc thế, “Mệ” vẫn lặng yên đứng cạnh<br />

chân giường.<br />

*<br />

Khi tôi tỉnh dậy thì trời đã sáng. Tiếng gà gáy<br />

rộn ngoài vườn, tiếng chim ríu rít, tiếng gió lùa<br />

trong lá, tiếng bát đũa dưới bếp, những âm thanh<br />

quen thuộc và bình yên sinh hoạt một trại miệt<br />

91


ừng hàng ngày làm tôi tỉnh hẳn ngủ. Đầu óc tôi<br />

nhẹ nhàng thư thái, hầu như tất cả những gì xảy<br />

ra đêm trước, qua đi như một cơn bão lốc. Trời<br />

lại xanh thẳm, trời đẹp vô cùng.<br />

Nhưng khi bước ra hiên trước, vừa định xuống<br />

vườn thì tôi thấy choáng váng chóng mặt. Tôi<br />

phải vịn vào bờ tường ngồi xuống bực thềm.<br />

Tiếng bà Ba từ trong bếp vọng ra :<br />

— Thầy dậy sớm quá. Hôm nay chủ nhật mà.<br />

Tôi trả lời lấy lệ :<br />

— Dạ. Hôm nay nghỉ.<br />

— Đêm qua chắc thầy ngủ ngon giấc. Ây cứ<br />

uống như thầy là vừa. Tửu nhị trà tam mà. Quan<br />

Lãnh tôi uống nhiều quá.<br />

Bà cụ — bà Ba chắc cũng đến 60 tuổi — sống<br />

nơi neo người nên thèm nói chuyện. Ngưng một<br />

lát, lại tiếp :<br />

— Mà ở đây không có rượu thì cũng buồn. Có<br />

phải không, thầy ?<br />

— Dạ.<br />

— Thầy đợi một chút rồi ăn sáng.<br />

— Dạ.<br />

Tôi từ từ đứng dậy. Thấy đỡ chóng mặt, tôi<br />

nhồi một mồi thuốc rồi đi về phía tàu ngựa. Con<br />

ngựa cất đầu hí, tôi đổ một ít thóc vào máng. Con<br />

ngựa cúi đầu ăn. Tôi vuốt nhẹ bờm ngựa. Mùi<br />

ngựa, mùi rơm lẫn với mùi hoa sấu ngoài vườn và<br />

mùi thuốc tẩu ngai ngái, tất cả thoảng trong gió<br />

sớm, tôi thấy ngây ngất như vừa cạn một chén<br />

92


ượu nhỏ. Máu như chảy nhanh hơn. Lồng ngực<br />

là gian nhà trống. Tôi ngửng đầu nhìn ra ngoài.<br />

Ánh nắng buổi mai vàng nhẹ hất vào hai cỗ hậu<br />

sự, đối diện chuồng ngựa. Màu gỗ vàng tẩm lên<br />

nước óng chuốt. Tôi quay nhìn ra phía khác.<br />

*<br />

Thường ngày, điểm tâm chỉ có cháo trắng với<br />

đậu kho. Hôm nay có thêm món xôi lạc. Tôi ăn<br />

trước với bà Ba. Cụ Lãnh thì phải xong bữa trà<br />

buổi sớm rồi mới tính đến chuyện ăn. Tôi húp vội<br />

bát cháo rồi xin phép vào phòng.<br />

Ngày hôm đó, tôi bỏ bữa ăn trưa, trong người<br />

thấy bức rức khó chịu. Và khi mặt trời ngả bóng,<br />

đối diện cụ Lãnh và chai rượu thì tôi biết rằng<br />

cơn sốt chưa dứt. Tôi gượng nâng chén, gượng<br />

nhấp một chút nhưng rượu qua miệng chỉ còn<br />

chất đắng và cay. Tôi đặt chén xuống mâm, nhìn<br />

cụ Lánh uống rượu. Hôm đó bà Ba luộc con gà<br />

con, gan lòng xếp riêng một đĩa. Cụ Lãnh gắp<br />

miếng gan rồi chỉ miếng mề :<br />

— Thầy còn răng, ăn miếng này đi. Tôi thì<br />

chịu rồi đấy.<br />

Cụ tọp một tọp rượu rồi tiếp :<br />

— Già thì miếng tiết miếng gan. Các cụ xưa<br />

nói thiệt là đúng. A... mụ Ba hè ... lá chanh đâu<br />

hè.<br />

Vừa lúc đó bà Ba ở dưới bếp lên, bưng vào<br />

một đĩa thịt gà luộc và một đĩa con đầy rau mùi<br />

93


và lá chanh cắt chỉ.<br />

Cụ Lãnh cười:<br />

— Con gà cục tác lá chanh mà. Nào mời thầy.<br />

Cụ Lãnh đã nhai ngon lành cả một buồng gan.<br />

Tôi gắp một miếng mề, định đưa lên miệng<br />

nhung lại đặt vào bát. Rồi cứ cúi đầu nhìn miếng<br />

m'ê trong bát. Miếng mề như lớn dần. Tôi thấy rõ<br />

từng thớ thịt, từng thớ gân, màu của gân và màu<br />

của thịt. Thớ thịt nhỏ tắp. Thớ gân xù xì. Thớ thịt<br />

màu nâu tai tái có chỗ xen vào một chút rèn rỉ<br />

đồng. Thớ gân trắng lộ bềnh bệch. Tôi ngước<br />

nhìn cụ Lãnh. Đầu ông cụ cúi xuống mâm rượu,<br />

mái tóc thưa thớt, da đầu từng mảng lộ ra đỏ hỏn.<br />

Một chùm lông bạc phếch từ lỗ tai mọc dài ra<br />

ngoài. Tôi bất giác nghĩ đến những con chuột già<br />

đầu đã lỗ chỗ trụi lông một đêm từ cống chui lên<br />

ướt át, bất thần bắt gặp một chiếc xe nhà binh<br />

tám bánh nghiền nát. Tôi nghĩ đến hai cỗ hậu sự<br />

phía sau trại. Tôi nghĩ đến những con giun ngoằn<br />

ngoèo bám vào đám rễ cây cỏ gianh, những con<br />

giun mập mạp, tròn lẵn, mọng chất màu của đất,<br />

những con giun sẽ chui qua cỗ hậu sự bám chặt<br />

vào thân xác cụ Lãnh chôn sâu trong mộ. Gỗ<br />

vàng tâm rồi ra cũng mục. Hai năm, ba năm sẽ<br />

qua đi. Và tấm thân đó, quắc thước một thời,<br />

thập bát ban võ nghệ dọc ngang, tất cả, những<br />

phút sảng khoái chén rượu đầu ghềnh, những<br />

đêm bi phẫn, những hối tiếc, lo lắng, tất cả sẽ bị<br />

đục, nhấm, tiêu, tan, sẽ chỉ còn để lại một vài<br />

94


khúc xương và một cái sọ rỗng không. Tôi nghĩ<br />

đến lòng đất lạnh và bốn bể đại dương. Về đấy,<br />

tất cả, hay sao ? Tôi nghĩ đến cái thường gọi là<br />

cõi âm. Đến một vành khăn màu nắng chiều sắp<br />

tắt.<br />

— Kìa, thầy. Nghĩ gì vậy. uống đi chứ. Tôi<br />

giật mình. Miếng mề vẫn còn nằm nguyên trong<br />

bát. Tôi miễn cưỡng nhắp thêm một chút rượu.<br />

Và nhai trệu trạo vài miếng cơm. Đợi cụ Lãnh<br />

uống cạn chén thứ ba, tôi đặt đũa xuống mâm :<br />

— Hôm nay phải xin phép cụ đi nghỉ sớm.<br />

Cụ Lãnh ngừng tay rót rượu, nhìn tô i:<br />

— Không được, hôm nay có đồ nhắm ngon.<br />

Thầy phải say với tôi một bữa chứ.<br />

— Xin khất cụ đến bữa khác. Đêm qua tôi lên<br />

cơn sốt. Hôm nay hãy còn choáng váng.<br />

— Ây chết. Sao thầy không cho tôi hay ? Thế<br />

đã thuốc men gì chưa ?<br />

— Dạ, không sao. Bớt lắm rồi. Chỉ còn chóng<br />

mặt một chút thôi. Mai chắc hết.<br />

Bà Ba nói vọng vào :<br />

— Thầy có lạnh không ?<br />

— Dạ, có.<br />

— Đúng là sốt rét rồi. Chắc cũng phải vài ba<br />

bữa mới dứt cơn.<br />

Tôi đứng dậy xin lỗi về phòng. Cánh liếp khép<br />

hờ, phòng ngập ánh trăng. Tôi nhồi một tẩu<br />

thuốc. Hút xong tẩu thuốc, tôi vẫn ngồi yên trên<br />

giường, đầu óc mênh mang trống rỗng. Như vậy,<br />

95


khá lâu. ở ngoài bữa rượu đã tàn. Tôi nghe tiếng<br />

dọn dẹp bát đũa, tiếng guốc cụ Lãnh vào phòng,<br />

và từ xa vẳng lại, bay qua cổng trại, vài ba tiếng<br />

vạc ăn đêm. Rồi yên lặng tỏa ra từ rừng và núi.<br />

Yên lặng bao trùm căn nhà lá ba gian hai chái.<br />

Đêm đi vào khuya. Bỗng thoáng một mùi hương<br />

lạ, không phải hương hoa sói, hoa ngâu ngoài<br />

vườn đưa vào. Cũng không phải hương hoa cau<br />

cạnh bể nước mưa. Hương tưởng như hương hoa<br />

lan, loài hoa lan trắng, cánh dài thon nét búp<br />

măng, thường bày cúng trong am trong miễu. Mùi<br />

hương tan loãng trong phòng. Tôi cởi áo leo lên<br />

giường, nằm thẳng, mắt dõi theo một đôi thạch<br />

sùng đuổi nhau dưới mái rơm. Đôi thạch sùng<br />

mất hút. Mắt tôi vẫn mở, tâm thần căng nhẹ như<br />

tiềm tàng những ba động báo hiệu mới<br />

sắp-xảy-ra. Tôi nhắm mắt, ánh trăng xuyên qua<br />

mí mắt. Tôi quay mặt vào tường, ánh trăng dọi<br />

trắng một mảng tường đất quét vôi vàng. Cái<br />

sắp-xảy-ra chắc là êm dịu, chắc là mát dợi. Giốc<br />

thoải đồi cỏ xạnh rêu. Ao sâu ngập hoa bèo tím<br />

ngắt. Trời xanh thẳm một sáng mùa thu. Tôi biết<br />

giấc ngủ không lại. Tôi vừa định ngồi dậy thì một<br />

giọng hát bỗng vang lên, giọng hát như vảng lại từ<br />

xa vắng muôn đời, người hát không để ý đến tiếng<br />

hát, hát như chim rừng hót muộn, như gió thổi<br />

bãi cỏ gianh. Đó là một bài hò đường trong xa lắc<br />

xa lơ có cây có cội, chim và cành, mình và ta, xa<br />

nhau và nhớ nhau. Tôi nghẹn người lắng tai.<br />

96


Giọng hát từ ngoài hiên thoảng vào, trầm trầm<br />

tâm s ự :<br />

Chim xa cành đương còn thương cây nhớ cội<br />

Người xa người khổ lắm người ơi<br />

Thà ràng chẳng gặp thời thôi<br />

Gặp ròi mối đứa một nơi sao đành.<br />

Tiếng cụ Lãnh cắt ngang :<br />

— Mụ Ba chưa đi ngủ hè.<br />

Giọng hát im bặt. Cụ Lãnh tiếp :<br />

— Sớm mai đi chợ, mụ Ba nhớ mua rượu<br />

nghe.<br />

— Dạ. Mà dạo này quan Lãnh uống nhiều<br />

quá đó. Không tốt đâu.<br />

Giọng bà Ba trầm trầm. Giọng hát lúc nãy<br />

cũng trầm trầm. Yên lặng trở lại. Tôi nghĩ vẩn vơ<br />

đến mối tình giữa “hai đứa”, tình lộng gió rừng,<br />

“đứa” ở lại ven rừng chim lá hót trên cành cổ thụ,<br />

“đứa” đi mải miết sông hồ, rồi bỗng một đêm<br />

trăng sáng như đêm nay, mỗi đứa mỗi nơi bỗng<br />

nhớ đến nhau, bỗng thấy rằng người xa người khổ<br />

lắm người ơi. Tôi nghĩ lan man. Tôi tưởng tượng.<br />

Tôi đặt giả thuyết. Không phải vô cớ mà bà Ba<br />

cất tiếng. Bà Ba đã ngót sáu mươi. Nhưng trong<br />

quá khứ, trước khi gặp cụ Lãnh, biết đâu ? Tôi<br />

cười thầm và chợt thấy thương cho bà Ba, thương<br />

cho cụ Lãnh và luôn tiện thương cho cả cái gã<br />

đàn ông nào đó do tôi tưởng tượng dựng lên. Tôi<br />

định đi sâu thêm một bước vào câu chuyện tình<br />

97


ca dao đó thì mùi hương lạ lúc nãy lại thoảng<br />

ngát gian phòng. Tôi không biết là tỉnh hay đang<br />

ở trong một giấc mơ kỳ dị. Mùi hương lan ra, rất<br />

gần, rất gần tôi. Mùi hương thơm nồng và ấm,<br />

dờn dợn mà quyến rũ. Tôi nghĩ đến mùi<br />

muội-hương mô tả trong những truyện kiếm hiệp<br />

Trung Hoa. Tôi vùng dậy nhưng toàn thần đã trở<br />

nên tê liệt. Và cái sắp-xảy-ra linh cảm lúc nãy<br />

đang xảy ra. Ngay cạnh tôi. Đó là một hiện diện<br />

trong phòng — tôi biết chắc như vậy, tuy chưa<br />

nhìn thấy — quanh quất gần xa, từ xa lãng đãng<br />

lại gần, rất gần. Ngay sát bên tôi. Tôi định thần,<br />

hé mắt : “Mệ” đã ngồi ngay bên đầu giường.<br />

Ngay sát bên tôi. Hình như tôi cố gắng hét lớn.<br />

Nhưng chỉ vừa kịp há miệng thì tôi cảm thấy ngay<br />

là vô ích. Vô ích. Có kêu cũng là vô ích. Có vùng<br />

lên, có chạy khỏi gian phòng, cũng là vô ích. Tôi<br />

chuồi vào một giấc mơ nhằng nhịt những đường<br />

rầy xe lửa, ông xếp ga, cụ Lãnh, bà Ba, một gã<br />

đàn ông vạm vỡ, một người tài xế y phục võ quan<br />

và một con đường cụt. Và rừng. Rừng bạt ngàn<br />

với hằng hà sa số những mạch nhỏ, ngã ba, ngã<br />

tư, ga xép, sông chảy cuồn cuộn xanh rì cuốn theo<br />

một chiếc ô tô kiểu cổ, sương dâng mù mịt và<br />

thấp thoáng mấy vành khăn vàng. Và một bàn tay<br />

là năm cánh hoa lan mát dợi. Bàn tay đặt trên<br />

trán tôi rực lửa. Tôi vùng lên, ngụp xuống. Rồi<br />

vùng lên. Và tỉnh giấc.<br />

Trời rạng đông.<br />

98


Cả ngày hôm sau, tôi nằm lả trên giường, phải<br />

nhờ người nhắn anh Tư đến trại để dặn dò công<br />

việc. Anh Tư nhìn tôi ái ngại:<br />

— Thầy cứ nằm nghỉ vài bữa. Công việc để<br />

mặc tôi.<br />

Rồi rút trong túi ra một gói thuốc quinine b ộ t:<br />

— Thầy uống đi. Tôi sẽ nhờ ông xếp ga nhấn<br />

mua ở Vinh. Bệnh này chữa ngay không sao đâu,<br />

thầy.<br />

Tôi lấy một nửa rồi trao lại anh Tư. Anh Tư<br />

nhất định :<br />

— Thầy giữ lấy đi. Thầy cần hơn tôi mà. Rồi<br />

anh đi lấy nước bắt tôi uống ngay. Câm chén<br />

nước đưa lên miệng, bỗng dưng tôi nghĩ đến một<br />

người chưa từng gặp mặt. Lão Năm. Tôi nhìn anh<br />

Tư:<br />

— Anh Tư có biết ông già bán rượu cho cụ<br />

Lãnh không ?<br />

— Lão Năm. Biết chứ. Lão ở bên kia cầu.<br />

— Lão chắc người vùng này ...<br />

— Đâu có. Lão người vùng Quảng. Nhưng<br />

sống ở đây cũng lâu năm lắm. Nghe nói trước cả<br />

ngày Tây làm đường xe lửa. Thầy hỏi lão làm gì ?<br />

Tôi lảng chuyện :<br />

— A ... Nghe cụ Lãnh khen lão nấu rượu<br />

ngon nhất vùng. Tôi cũng định mua vài lít về biếu<br />

ông cụ.<br />

Anh Tư nhìn tôi, lặng thinh. Nhưng trước khi<br />

ra về, anh ngập ngừng :<br />

99


— ở đây đất dữ lắm. Thầy có nghe ai nói gì,<br />

thầy cũng đừng nên để ý. Thầy cứ nghỉ cho khỏe.<br />

Công việc ở sở thầy để mặc tôi. Thôi, xin phép<br />

thầy, tôi ra sở.<br />

Tôi nhìn theo hút anh Tư ra đến cổng, bỗng<br />

thấy bâng khuâng mà không hiểu tại sao bâng<br />

khuâng.<br />

*<br />

Cả ngày hôm đó tôi ở trong phòng. Gần trưa,<br />

bà Ba bưng vào cho tôi một tô cháo hành.<br />

— Ăn cho nó ra mồ hôi. Cố ăn đi thầy.<br />

Nhìn bà, tóc nhuốm bạc, hai bàn tay gân guốc,<br />

xạm nắng ngoài trời, tôi thấy thật khó mà liên<br />

tưởng đến tiếng hát đêm qua. Tôi gợi chuyện :<br />

— Cụ thức khuya quá.<br />

— Dạ.<br />

— Đêm qua ngủ đầy giấc rồi mà thấy cụ vẫn<br />

chưa đi nghỉ.<br />

— Ây chết, tôi làm thầy mất ngủ.<br />

— Không sao đâu, cụ. Đêm qua tôi ngủ sớm<br />

mà. Lúc tỉnh giấc, chắc cũng đến 1,2 giờ sáng ...<br />

— Dạ ...<br />

— Lúc cụ hát đó.<br />

Bà Ba nhìn tôi ngạc nhiên :<br />

— H á t... Đâu có ?<br />

— Cụ quên rồi. Cụ hát bài chi như bài hò<br />

đó. Tôi nằm trong này nghe rõ mồn một. Tôi còn<br />

nhớ mà. Chim xa cành đương còn thương cây<br />

100


nhớ cội...<br />

Bà cụ gật gù :<br />

— Người xa người khổ lắm ... Nhớ, tôi nhớ.<br />

Hồi trước, thỉnh thoảng vui miệng cũng có hát<br />

chơi. Nhưng đã lâu rồi, từ hồi đến đây với<br />

quan Lãnh, tôi đâu còn lúc nào rảnh mà hát với<br />

xướng ? Thầy xem, vườn tược, bếp núc, chợ búa,<br />

giặt giũ, rồi lại phải lo cho quan Lãnh tôi, trăm<br />

việc một tay, thì giờ đâu mà hát ?<br />

Tôi nghĩ bà cụ đã bắt đầu lẩm cẩm hay quên ...<br />

Hay là lúc đó buột miệng hát chơi nên không để<br />

ý ? Bởi ... nếu bà cụ không hát thì ai hát ? Ai ?<br />

Tôi vội nghĩ ngay sang chuyện khác.<br />

*<br />

Mặt trời ngả dần vê Tây. Tôi nằm im nghe<br />

tiếng guốc cụ Lãnh bước xuống thềm. Tiếng guốc<br />

xa dần cùng tiếng ho húng hắng. Qua cánh song,<br />

tôi nhìn thấy cánh áo nâu phấp phới gần cổng<br />

trại. Mái tóc bạc phơ phất trong gió chiều đã nổi<br />

lên từ bên kia đường rầy, bên kia con đường cụt,<br />

bên kia bãi cỏ gianh, từ miệt rừng Lào. Một lát<br />

sau, ông cụ lững thững đi vào, mất hút sau tấm<br />

liếp nứa. Ông cụ sẽ đi về phía sau trại, sẽ dừng lại<br />

trước tàu ngựa. Vó ngựa đạp xuống đất chắc sẽ<br />

gây những âm hưởng trong tiềm thức ông già.<br />

Tròng mát ông già sẽ xa vời hướng về ngày cũ<br />

chiến khu, tròng mắt dần dần thu hẹp dọi thẳng<br />

vào những ngày sắp tới, nắng quái hắt vào hai cỗ<br />

101


hậu sự đặt song song trên cặp mễ. Một cho tôi.<br />

Một cho mụ. Mụ Ba hè, tôi sẽ đi trước mụ. Mụ ở<br />

lại một mình. Mụ yên chí. Gỗ vàng tâm tốt lắm.<br />

Thiên niên vạn đại.<br />

*<br />

Tôi giơ tay với cuốn sổ lương thợ, giở một vài<br />

trang, tính nhẩm. Một lát sau, trước mắt tôi bỗng<br />

lóe lên những ngôi sao vàng đó. Những đưởng kẻ<br />

song song trên trang giấy đột nhiên xê đi dịch lại.<br />

Tôi vụt nghĩ đến một chuyến xe lửa tốc hành trật<br />

đường rầy giữa đêm khuya. Những con số đua<br />

nhau nhảy múa là những hành khách nhốn nháo<br />

trong đêm đen dầy dặc miền rừng. Tôi định thần<br />

đặt cuốn sổ lương sang bên cạnh. Yên lặng trở lại<br />

gian phòng. Ngoài trời gió lộng. Có tiếng lá khô<br />

rơi, tiếng bầy sẻ lìa cành bay vút lên cao. Nắng<br />

xiên cánh song. Nắng chiều vàng vọt sao mà<br />

buồn.<br />

Tôi đột nhiên phát giác trong tôi một tâm<br />

trạng kỳ lạ, tâm trạng một người đợi một người.<br />

Tôi bỗng nhớ lại đại ý một bài Đường thi ông cụ<br />

thân sinh thường ngâm những khi uống rượu. Bài<br />

thơ nói về mưa rơi, nửa khuya một người đợi một<br />

người đến chơi cờ. Tiếng giọt mưa ngoài hiên rơi<br />

đều xuống sân cỏ cây hòe mọc lẫn với tiếng người<br />

dập nhẹ quân cờ xuống bàn cờ. Cảnh đạm bạc,<br />

tình bằng tha thiết mà rất đàn ông. Không biết có<br />

chút tình bằng nào trong tâm trạng của tôi lúc<br />

102


ấy giờ ? Tôi vùng dậy, tiếng giép bà Ba cũng vừa<br />

tiến gần cửa phòng :<br />

— Thầy ra sơi rượu.<br />

Tôi ngần ngừ:<br />

— Mời hai cụ cứ dùng trước.<br />

Tôi nghe thấy tiếng guốc cụ Lãnh bước lên<br />

thềm. Rồi giọng cụ Lãnh cất lên :<br />

— Sao, thầy Vũ đâu ?<br />

— Thầy sắp ra. Quan Lãnh cứ dùng trước đi.<br />

Người tôi tỉnh táo như thường nhưng không<br />

hiểu sao tôi không muốn rời gian phòng. Tôi ra<br />

phía cửa sổ, nâng cánh liếp ; Màu nắng lẫn với<br />

màu hoàng hôn nhợt sắc. Sương chiều dâng lên<br />

mờ cổng trại. Tôi cố nhớ lại nguyên văn bài<br />

Đường thi chờ bạn. Càng cố gắng, chữ nghĩa càng<br />

xa vời. Tôi ngồi trước bàn nhồi một tẩu thuốc. Cụ<br />

Lãnh nói vọng vào :<br />

— Thầy Vũ. Mời thầy.<br />

Tôi thấy ngại ăn ngại uống. Tôi muốn giữ<br />

nguyên vẹn cái cảm giác đang hiện hữu trong tôi.<br />

Hơi đói mà không ăn. Thích nhấp một chút rượu<br />

mà không uống. Như muốn đợi một món ăn đặc<br />

biệt, một tợp rượu ngon hơn. Cảm giác lâng lâng,<br />

nhẹ bỗng lẩn vào một chút thiếu thốn, tự nó gây<br />

một đòi hỏi, tự nó biến thành một tâm trạng, cái<br />

tâm trạng mở rộng, sẵn sàng, đón chờ. Tôi nói<br />

vọng ra :<br />

— Dạ, mời cụ, cụ cứ dùng bữa đi.<br />

— Thế thầy không ăn à ?<br />

103


— Dạ không.<br />

— Thầy lại bắt chước thằng Tây rồi. Om mà<br />

nhịn cơm là khốn đấy.<br />

— Dạ, thật tình không thấy đói.<br />

Chiều hôm đó, cụ Lãnh uống rượu một mình.<br />

Tôi một mình ngồi trước cửa sổ, hút hết tẩu này<br />

lại nhồi tẩu khác, lắng nghe tiếng động trong nhà<br />

lắng dần. Tiếng guốc cụ Lãnh vào phòng. Bà Ba<br />

chắc cũng đã dọn xong bếp núc, chắc cũng đã đi<br />

ngủ. Bà Ba im hơi lắng tiếng. Tôi đặt chiếc tẩu<br />

xuống bàn rồi men lại giường.<br />

Đêm đó sương mù, che dịu ánh trăng. Tối đầu<br />

thu lành lạnh. Tôi đắp tấm chăn ngang ngực, nằm<br />

thẳng. Và tôi biết cái tâm trạng bồn chồn chờ đợi<br />

trong tôi từ chiều vẫn dõi về một hướng. Tôi chờ<br />

một mùi hương. Tôi đợi một giọng hò, và một<br />

bàn tay nhỏ đặt lên trán.<br />

Nhưng đêm đó, yên lặng lạ thường. Trong nhà.<br />

Ngoài trời. Đêm đó “Mệ” không lại. Tôi thiếp đi<br />

lúc nào không biết, tỉnh giấc trời đã sáng rõ mặt<br />

người. Thấy người khỏe khoắn như thường, tôi<br />

mặc quần áo tính chuyện ra sở. Nhưng cả anh Tư<br />

vừa mới đến và bà Ba đều nhất định giữ tôi ở lại<br />

nhà.<br />

— Thầy nghỉ nốt hôm nay đi. Tôi đã nấu bát<br />

cháo hành thầy ăn rồi đi nằm cho nó lại người.<br />

— Sức khỏe là trọng, thầy ơi. Công việc ở sở<br />

thầy cứ mặc tôi thu xếp.<br />

*<br />

104


Cả ngày hôm đó tôi ở nhà, hết ra lại vô. Tôi<br />

xuống tàu ngựa cho ngựa ăn. Tôi ra cổng trại. Tôi<br />

vào bếp tán gẫu với bà Ba. Và chăm chú nghe bà<br />

nói về món đậu phụ nấu giả ba ba.<br />

— Dễ lắm, thầy ơi. Đậu phụ phải rán qua đi.<br />

Rồi chuối xanh xắt nhỏ, thịt lợn ba chỉ...<br />

— Có cần mẻ không cụ ?<br />

— Có chứ. Một chút thôi. Cân nhất là rau<br />

tía tô.<br />

— Chà, lôi thôi dữ.<br />

— Nhưng được việc lắm. Vừa uống rượu được<br />

lại vừa ăn cơm được. Thầy có thích món đó<br />

không ?<br />

— Thích chứ. Mẹ tôi cũng hay nấu món đó.<br />

— Bà cụ năm nay bao nhiêu tuổi rồi ?<br />

— Dạ, cũng ngang ngửa tuổi cụ. Nhưng đâu<br />

có mạnh bằng cụ ?<br />

— Ớ đây một mình, không mạnh cũng phải<br />

mạnh thầy ơi.<br />

Tôi đứng dậy bước lên thềm. Cụ Lãnh đang<br />

pha trà. Tôi có mang theo một cái phin pha cà<br />

phê. Cà phê mua ở tiệm chạp phô trước cửa ga<br />

La Khê. Tôi pha một ly rồi ngồi xuống cạnh cụ<br />

Lãnh. Lúc bấy giờ nước trong chiếc ấm đồng<br />

đang réo sôi trên chiếc hỏa lò. Cụ Lãnh đổ nước<br />

sôi vào chén tráng sạch. Rồi cụ mở bao trà bằng<br />

thiếc lấy ra một dúm bỏ vào cái ấm đất màu gan<br />

gà.<br />

— Cái ấm này là ấm song ẩm. Không có thầy<br />

105


thì tôi thường dùng chiếc độc ẩm. Vừa nói, cụ vừa<br />

rót nước sôi vào ấm rồi lại đổ đi ngay. Thấy tôi<br />

ngạc nhiên, cụ Lãnh vừa cười vừa giải thích :<br />

— Như vậy nó mới sạch hết bụi bặm. Thế gọi<br />

là làm lông trà đó. Sau uống mới yên chí.<br />

Cụ từ từ chế nước vào ấm. Một lát sau, trà<br />

ngấm, cụ mới rót tất cả ra chiếc tống rồi lại san ra<br />

hai chiếc chén quân nhỏ. Cụ đưa cho tôi một<br />

chén rồi nâng chén của mình lên ngang mũi.<br />

— Chén thứ nhất uống lấy hương. Thầy dùng<br />

đi. Cà phê được cái tỉnh ngủ nhưng uống ráo lắm<br />

mà uống xong lại hay chua miệng. Trà uống<br />

không ráo, cũng tỉnh ngủ mà cái vị nó khác hẳn.<br />

Nó ngọt cổ họng.<br />

Tôi vừa uống cạn ly cà phê. c ổ họng quả thấy<br />

vị chua còn rớt lại. Tôi nâng chén trà đưa ngang<br />

mũi. Hương trà thơm ngát. Tôi nhấp một ngụm.<br />

Nước trà vị chát nhưng chỉ sau một lát cổ họng đã<br />

thấy ngọt ngào mát dợi.<br />

— Trà thơm và ngon thật.<br />

— Trà Thiết Quan Âm đó thầy.<br />

Thật ra tôi cũng không hiểu thứ trà đó ra sao.<br />

Chắc là trà quý. Tôi tấm tắc khen mãi nhưng từ<br />

chối chén thứ nhì, nhồi một tẩu thuốc rồi vào<br />

phòng. Lúc bấy giờ mới có 10 giờ sáng. Tôi mang<br />

cuốn sổ lương ra ngồi tính toán, chăm chú dò<br />

từng con số. Tôi lấy giấy viết mấy bức thư. Nhìn<br />

đồng hồ vẫn chưa tới 12 giờ trưa. Buổi trưa tôi<br />

húp vội một bát cháo rồi lại vào phòng. Tôi nằm<br />

106


duỗi thẳng chân tay, lắng nghe lũ sẻ hót nhảm<br />

dưới mái hiên. Và biết rằng từ sáng tôi đã chỉ tìm<br />

đủ mọi cách để quên đi cái bút rứt trong người.<br />

Tôi muốn buổi sáng qua đi. Rất nhanh. Mặt trời<br />

lặn sớm. Sương lên, chiều xuống. Tôi muốn đêm<br />

về. Tôi không dám nghĩ sâu vào cái tâm trạng bất<br />

thường đó mà thực tình tôi đã thừa biết nguyên<br />

nhân. Tôi không dám tự thú với tôi răng mặc dù<br />

dờn dợn, tôi vẫn không kìm nổi trong tôi man<br />

mác một nỗi nhớ thương kỳ dị. Nhớ thương — tại<br />

sao lại thương ? — hầu như không đối tượng rõ<br />

ràng mà bao trùm những âm vang ngân lại những<br />

bóng chưa mờ của một thời đã cáo chung. Một<br />

chút cổ kính lối xưa ngõ cũ nơi thành nôi, một<br />

tứ thơ Đường — tiếng quân cờ dập nhẹ trên bàn<br />

cờ — một thoáng Liêu-trai-chí-dị, giàn dưa lất<br />

phất mưa như tơ. Một mùi hương úa. Một giọng<br />

hò xưa. Một bàn tay nhỏ.<br />

Chiều xuống. Sương mù. Tàn bữa rượu. Đêm<br />

về.<br />

“Mệ” vẫn không lại.<br />

Cho đến cuối tuần, vẫn vậy. vẫn một tâm<br />

trạng bồn chồn bứt rứt, tuy tôi đã trỏ lại cuộc<br />

sống bình thường. Ngày ngày đến sở, một người<br />

một ngựa trên con đường cụt. Tôi cố gắng vùi đâu<br />

vào công việc, ghi ghi chép chép tính toán sổ<br />

lương, cộng cộng trừ trừ, chạy đi chạy lại. Nhung<br />

107


tôi thấy mọi người có ý tránh né, sự vồn vã trở<br />

nên gượng gạo, cặp mắt anh Tư nhìn tôi thỉnh<br />

thoảng như có thoáng một chút ái ngại. Tôi lầm lì<br />

lủi thủi một mình và đôi lúc giật mình bát gặp<br />

chính mình thẩn thờ trước cửa quán phở, nhìn<br />

sang bức tường lở căn ga xép. Tôi năng xem đồng<br />

hồ hơn trước và rời sở sớm hơn thường lệ, vó<br />

ngựa trên đường về hình như có gấp hơn lúc sáng<br />

lên đường. Mặt trời khuất sau dãy cây rừng,<br />

sương lên ngập lối cỏ, chai rượu bữa chiều đối<br />

diện cụ Lãnh như có vơi nhanh mà bữa rượu sớm<br />

tàn. Tôi vào phòng, mở rộng cánh liếp. Gió đầu<br />

thu nổi lên từng đợt, trăng thon giáng hạ tuần<br />

chênh vênh cổng trại mờ sương khói, tôi nằm dài<br />

trên giường. Và trong tôi, cuộc sống thực sự bắt<br />

đầu. Tâm thần căng thẳng. Khứu giác chờ một<br />

mùi hương. Thính giác đón một tiếng hát. Xúc<br />

giác sẵn sàng đón nhận một bàn tay nhỏ. Tất cả<br />

giác quan mở rộng, vươn ra ngoài, vượt khỏi cả<br />

cái hoang vắng căn nhà ba gian hai chái, vượt<br />

khỏi bãi cỏ gianh, con đường cụt, căn ga xép, mấp<br />

mé một cõi nào đó không tên. Nhưng bốn bề im<br />

lặng, giọng hát đó bặt tăm, mùi hương đó không<br />

còn. Và bàn tay đó như đã vẫy chào vĩnh biệt. Từ<br />

ngav đêm đó.<br />

*<br />

— Trông thầy xanh mà gầy đi. Thầy nên cẩn<br />

thận. Đừng nên tham công tham việc quá.<br />

108


Tôi cũng nhận thấy như vậy. Nhưng tôi cho là<br />

vì thiếu ngủ. Đêm nào sớm lắm cũng phải quá<br />

tiếng gà gáy nửa khuya tôi mới chợp mắt đi được<br />

một giấc. Có đêm trong mát đến mãi lúc đàn vạc<br />

đi kiếm ăn bay trở về rừng. Tôi quyết định phải<br />

làm một cái gì. Kể rõ đầu đuôi câu chuyện với<br />

cụ Lãnh, với bà Ba, với anh Tư ? Nhưng ...<br />

chuyện gì ? Hay đến gặp ông xếp ga Xóm Cục ?<br />

Không được. Tôi không quen ông. Tôi gặp ông<br />

mới chỉ một lần. Còn một người. Tôi nghĩ cần<br />

phải gặp, một người tôi tuy chưa biết mặt nhưng<br />

tôi linh cảm rằng cần phải gặp, mặc dầu không<br />

biết gặp để làm gì. Một ông già. Lão Năm. Tôi<br />

còn nhớ ngày khi nghe cụ Lãnh nói đến lão già<br />

bán rượu, không hiểu sao tôi lại có cảm tưởng<br />

chính lão là người biết rõ ngọn ngành câu chuyện,<br />

tôi đã có ý định đi tìm gặp lão.<br />

— Lão cũng ngang ngửa tuổi tôi. Hồi Ngài<br />

ngự ra đây, lão đã ở đấy rồi.<br />

Cảm tưởng trên càng ngày càng thêm vững<br />

chắc, nhưng ý định tìm gặp lão Năm do vậy, lại<br />

càng lúc càng trở nên dụt dè. Tôi nghĩ đến tâm<br />

trạng một con bệnh nặng nửa muốn đi tìm bác sĩ,<br />

nửa lại chần chừ ngần ngại, như muốn che dấu<br />

căn bệnh của mình với mình. Tôi chợt nhận thấy<br />

trong tôi đang thành hình một thay đổi lạ lùng.<br />

Tôi không còn là người ngoại cuộc như những<br />

ngày đầu thắc mắc về một con đường cụt. Tôi<br />

đang trở thành một nhân vật của một câu chuyện,<br />

109


quay cuồng quanh một bóng hình còn rớt lại của<br />

một thiếu phụ đã từ lâu ... thôi sống. Sự hiện diện<br />

của tôi trong câu chuyện có giá trị một chất xúc<br />

tác. Câu chuyện đang ngưng trệ giữa vài ba nhân<br />

vật sẩn sàng bỏ cuộc, đột nhiên có vẻ muốn<br />

hướng tới hồi kết thúc. Tôi nghĩ rằng bước đầu<br />

kết thúc phải là một cuộc gặp tay đôi. Giữa một<br />

nhân vật mới nhập cuộc và một chứng nhân. Giữa<br />

tôi và ông già bán rượu. Lão Nãm. Và ngay cuối<br />

tuần đó, nhằm ngày chủ nhật, khoảng 2 giờ chiều,<br />

tôi khoác chiếc áo đi mưa — hôm đó lác đác<br />

có mưa ngâu trong gió — đi bộ sang phía nhà ga<br />

La Khê.<br />

Lúc qua cầu, tôi dừng lại trước tấm biển ghi rõ<br />

chữ Nguy Hiểm. Chỗ đó gỗ lát cầu đã mục, và<br />

qua vài lỗ hổng tôi nhìn thấy thăm thẳm mặt sông<br />

rêu phía dưới, dòng sông chảy xiết xoáy chân cầu.<br />

Tôi bám chặt thành cầu, men qua chỗ cầu hư. Đi<br />

một lát, tới ngã ba, chỗ con đường cụt bắt đầu và<br />

con đường cái vô Nam men sông mất hút vào<br />

rừng, tôi đi thẳng tới trước cửa ga. Ga La Khê là<br />

một ga lớn những chuyến xe tốc hành đêu dừng<br />

lại nên trông có vẻ sầm uất. Trước cửa ga có vài<br />

ba tiệm buôn bán lặt vặt. Nổi bật là tiệm tạp hóa<br />

Quảng ích, ngoài cửa treo một tấm bìa cứng để<br />

mấy hàng chữ quốc ngữ : buôn sỉ bán lẻ, đại lý<br />

Tham Thiên Đường. Tôi bước vào cửa tiệm mua<br />

hai gói trà Thiết Quan Âm. Chủ nhân, người Tàu<br />

lai, niềm n ở :<br />

110


— Nghe thầy mệt, phải không ?<br />

— Sao chú biết ?<br />

— Ồ, biết chứ. Ớ đây ai cũng biết thầy mà.<br />

— Cảm ơn chú, tôi khỏe rồi.<br />

Chú ích — tất cả mọi người trong vùng đều<br />

gọi chủ nhân là chú ích — hạ thấp giọng :<br />

— Ớ đây không có tốt. Ớ đây nước độc lắm.<br />

Thế thầy dùng thuốc gì ? Thuốc Tây không có tốt.<br />

Uống nó háo lắm. Dùng thuốc Bắc nó mát. Mát<br />

thận, mát phổi, mát tì, mát vị. Tôi có thuốc<br />

chuyên trị sốt rét rừng hiệu Tham Thiên Đường<br />

chính cống. Dùng thuốc đó đi. Mua không ?<br />

Tôi vội:<br />

— Cảm ơn, tôi khỏe rồi mà.<br />

— Ồ, khỏe rồi, tốt 1ăm. Thế thì uống thuốc<br />

b ổ ...<br />

Tôi cắt ngang :<br />

— Tôi muốn hỏi thăm chú. Chú có biết nhà<br />

ông già bán rượu là lão Năm không ?<br />

— Biết chứ. Lão Năm, biết chứ. Thầy hỏi lão<br />

làm gì ? Muốn mua rượu hả ? Tôi có rượu. Tốt<br />

lắm. Rượu thuốc...<br />

— Cụ Lãnh nhờ tôi nhắn lão chút việc ...<br />

— Cụ Lãnh hả ? Ồ, cụ Lãnh.<br />

Và im bặt. Hình như chú ích có ngán cụ Lãnh<br />

nên vừa nói đến tên cụ là chú im bặt.<br />

— Thế nhà lão Năm ở đâu chú ?<br />

Chú ích đang đếm tiền. Chú giơ tay xin lỗi. Và<br />

sau khi thối lại tiền cho tôi xong xuôi, chú mới<br />

111


nhìn tôi, mở miệng :<br />

— Nhà lão Năm hả ? Lão ở trong xóm Rú đó.<br />

— Xóm Rú ở đâu ?<br />

— Xóm Rú hả ? Ớ đây ra, thầy ngoẹo tay<br />

mặt, đi vài bước rồi ngoẹo nữa. Cũng tay mặt.<br />

Rồi cứ theo con đường đó mà đi tới. Đi mãi thì<br />

tới xóm Rú. Nhà lão dễ nhận ra lắm. Ớ ngay đầu<br />

xóm đó.<br />

— Có xa không chú ?<br />

— Đâu có xa. Hút xong điếu thuốc là tới à ...,<br />

thầy có mua thuốc lá không ? Ớ đây ...<br />

Tôi vội chào chú ích, cầm gói trà bước ra cửa<br />

tiệm. Con đường rẽ vô xóm Rú hoàn toàn vắng<br />

vẻ, chỗ rộng chỗ hẹp. Rộng vừa đủ cho hai chiếc<br />

xe kéo tránh nhau. Hẹp vừa vặn một người đi.<br />

Hai bên cỏ gianh san sát. Đi một quãng, nhìn ra<br />

chung quanh vẫn không thấy gì. Tôi ngần ngại<br />

muốn quay trở về. Nhưng một lát sau, con đường<br />

lượn sang bên mặt và xa xa khoảng vài trăm<br />

thước, tôi thấy mấy làn khói xanh bốc thảng lên<br />

trời. Và tôi biết đã tới xóm Rú.<br />

Nhà lão Năm là một túp lều, cánh liếp đóng<br />

kín. Bước qua sân, nghe tiếng chó sủa, tôi lên<br />

tiếng gọi. Một lát sau có tiếng vọng lên từ trong<br />

Têu :<br />

— Ai đó?<br />

— Tôi. Dạ đây có phải là nhà ... cụ Năm<br />

không ạ ?<br />

— Lão đây. Lão Năm đây.<br />

112


— Cánh liếp dựng lên. Một ông già thò đầu ra<br />

ngoài:<br />

— Thầy Vũ đó phải không ? Vào đây. Vào<br />

đây. Mời thầy.<br />

Tôi cúi đầu bước qua ngưỡng cửa. Lều nhỏ,<br />

sàn đất, có hai gian. Gian ngoài kê một chiếc<br />

chõng tre. Gian trong chắc là bếp. Ánh sáng<br />

chiều vào thu hắt vào mấy bức tường đất, căn lều<br />

càng thêm trống trải.<br />

Lão Năm trạc tuổi cụ Lãnh, người gầy gò nhỏ<br />

bé nhưng dáng dấp vẫn còn nhanh nhẹn. Đôi lông<br />

mày lão bạc phơ rủ xuống gần mắt, đầu cạo trọc,<br />

da đầu đỏ như quả bồ quân. Lão ngồi xuống<br />

chõng:<br />

— Thầy ngồi tạm xuống đây. Lão có một<br />

mình, nhà cửa luộm thuộm, thầy tha lỗi cho nhá.<br />

Tôi ngồi ghé xuống chõng :<br />

— Cụ biết tên tôi hả ?<br />

Lão Năm cười ha hả :<br />

— Thầy thì cả vùng này biết rồi. Thầy ở trọ<br />

bên trại cụ Lãnh phải không ? Thầy cần gì nào ?<br />

— Muốn mua cụ ít rượu. Có thế thôi.<br />

— Thầy uống hả ?<br />

— Tôi ít uống lắm. Tôi mua để biếu cụ Lãnh.<br />

— Ờ ... Cụ Lãnh chắc cũng gần hết rồi đó.<br />

Thế nào mai mốt bà Ba cũng sang lấy.<br />

— Vâng, chắc thế.<br />

Lão Năm đứng dậy đi vào trong bếp, vừa đi<br />

vừa h ỏ i:<br />

113


— Thầy lấy bao nhiêu ?<br />

— Cụ cho hai lít đi. Nhiều sợ cầm không nổi.<br />

— Thầy không có chai hả ? Lão cho thầy<br />

mượn chai vậy. Lân sau nhớ mang sang trả lão<br />

nhá. Hay ... thầy gửi bà Ba cho lão. Lão ở một<br />

mình, năm thì mười họa mới ra khỏi nhà.<br />

Tôi bắt ngay vào chuyện :<br />

— Cụ ở đây chắc lâu rồi ?<br />

— Lau.<br />

— Bao lâu ?<br />

— Lão cũng quên khuấy đi mất. Nhưng nhất<br />

định là lâu rồi. Dễ trước cả cụ Lãnh cũng nên.<br />

Trước ngày Tây làm đường xe lửa mà.<br />

Lão Năm đã rót đầy hai lít rượu. Lão lấy dây<br />

buộc hai cổ chai làm một. Lão thử nâng lên đặt<br />

xuống rồi nhìn tôi.<br />

— Chắc lắm, thầy ôi.<br />

Tôi nhìn quanh :<br />

— Cụ ở đây một mình cũng buồn nhỉ.<br />

— Ớ lâu ngày cũng quen. Bà lão nhà tôi mất<br />

đã lâu. Con cháu thì mỗi đứa một phương. Còn<br />

một mình lão.<br />

Tôi không biết gợi chuyện ra sao, đành nhắc<br />

lạ i:<br />

— Thế ra cụ ở đây trước cả ngày Tây làm<br />

đường xe lửa. Lâu quá nhỉ.<br />

Lão Năm, gọn thon lỏn :<br />

— Đó.<br />

Tôi chợt nhớ lại câu chuyện cụ Lãnh. V ội:<br />

114


— Thế hồi Ngài ngự ra đây.<br />

Mắt ông già sáng lên :<br />

— Có chứ. Có chứ. Chính mắt lão nhìn thấy<br />

Ngài mà. Nhìn trộm, thầy ôi. Bàn dân thiên hạ là<br />

quỳ hết hai bên đường. Lão nhìn thấy cả Mệ nữa.<br />

Tiếng “Mệ” làm tôi muốn ngưng thở. Tôi<br />

không cần biết Ngài là ai, Thành Thái hay Khải<br />

Định — nhưng Mệ ... Tôi cố lấy giọng tự nhiên,<br />

rất tự nhiên :<br />

—- Cụ thấy Mệ hả ?<br />

— Thì tôi nói dối thầy làm gì ? Mệ đội khăn<br />

vành dây m àu...<br />

Tôi buột miệng :<br />

— Màu vàng.<br />

Ông già nhìn tôi, ngạc nhiên :<br />

— Thầy cũng thấy hả ?<br />

Tôi vội chống ch ế:<br />

— Không ... tôi đoán vậy. Mệ mà. Mệ thì phải<br />

màu vàng chứ.<br />

Ông già lại tiếp tục như không để ý đến lời giải<br />

thích :<br />

— Mệ mặc áo màu xanh n h ạ t... gọi là màu gì<br />

nhỉ?<br />

— Màu hồ thủy.<br />

— Đúng rồi. Màu hồ thủy. Thế thì đúng là<br />

thầy cũng nhìn thấy rồi.<br />

C hợt:<br />

— Mà thầy nhìn thấy làm sao được ? Hỏi vô<br />

phép thầy. Thế thầy bao nhiêu tuổi.<br />

115


— Hai mươi lăm.<br />

Ông già phá lên cười:<br />

— Thế thì ngày đó thầy chưa ra đời. Tôi nửa<br />

đùa nửa th ậ t:<br />

— Ấy thế mà tôi biết đấy. Có phải mắt Mệ<br />

đen lay láy. Mệ đi một chiếc xe ô tô kiểu cổ, có<br />

người tài xế ...<br />

Ông già reo lên :<br />

— Đúng rồi. Đúng rồi. Nhưng sao thầy biết rõ<br />

vậy ?<br />

Ông già ngưng lại như suy nghĩ. C hợt:<br />

— Đúng rồi. Đúng là cụ Lãnh nói rồi.<br />

Thế này ... thì ... rắc rối thật.<br />

— Sao lại rắc rối ?<br />

— À ... Chuyện đó ... nói ra, rắc rối lắm.<br />

Tôi v ộ i:<br />

— Cụ cứ kể cho tôi nghe đi. Thật tình thì cụ<br />

Lãnh cũng có nói nhưng nói sơ sơ ...<br />

Ông £ià cắt ngang :<br />

— Ớ bên đó nói rõ làm sao được ? Ớ bên này<br />

thì không sao.<br />

Tôi ngạc nhiên :<br />

— Sao vậy cụ ?<br />

— Thì bên đó là đường cụt mà. Thày xem, có<br />

ai dám ở đâu ? Trừ ông cụ Lãnh.<br />

Tôi tiếp ngay :<br />

— Còn ông xếp ga ?<br />

— Thì đó.<br />

Tôi nghĩ ngay đến ông xếp ga Xóm Cục đang<br />

116


un lẩy bẩy trong chiếc áo bành tô sờn cổ, một<br />

mình trong căn ga xép, đợi ngày về hưu. Tôi liên<br />

tưởng đến một ánh đèn signal mờ dần trong<br />

sương đêm. Tôi nhìn lão Năm :<br />

— Thế thì đầu đuôi ra sao, cụ cứ kể cho tôi<br />

nghe. Cụ ở bên này, sợ gì !<br />

— Thì có đầu đuôi gì đâu ? Tôi đang quỳ ở vệ<br />

đường. Ông cụ Lãnh thì quỳ ngay ở đầu cầu. Thế<br />

rồi nghe cái rầm. Như trời long đất lở. Người ta<br />

chạy như ong vỡ tổ. Người ta la đổ cầu. Tôi chồm<br />

ngay dậy. Khố xanh, khố đỏ, lính Tây, lính ta chạy<br />

loạn cào cào. Tôi thừa dịp theo chân người ta<br />

chạy ra ven sông, chỉ kịp thấy chiếc ô tô cuốn<br />

theo dòng, chìm lỉm. Ngài đứng lặng ở ngay sân<br />

ga- ~ _<br />

— Thế không có ai nhảy xuống cứu à ?<br />

— Nhảy làm sao được ? Nước sông quãng này<br />

chảy xiết lắm, thầy ôi. Thiệt là may, lúc Ngài đi<br />

với lão Khâm sứ thì không sao.<br />

Tôi đứng lặng người, .không biết phản ứng ra<br />

sao. Một lát sau, ấp úng :<br />

— Thế ra đổ cầu. Tôi nhớ cụ Lãnh cũng đã có<br />

lần nhắc tới.<br />

— Thì đổ cầu mà. Câu vừa làm xong là Ngài<br />

ra khánh thành ngay mà. Ngài cắt băng rồi lên ô<br />

tô đi sang bên kia rồi quay trở lại. Sau đó Mệ<br />

cũng đòi đi. Ngài cũng cho đi. Lão tài xế đưa Mệ<br />

đi một mình. Lão tài ăn mặc đàng hoàng lắm ...<br />

Tôi nói như người mất hồn :<br />

117


— Áo trắng ngù vai đỏ.<br />

Lão Năm gật gù :<br />

— Cụ Lãnh nhớ dai thật.<br />

Tôi không cải chính. Lão Năm lại tiếp :<br />

— Ngài có ra bờ sổng, đứng lặng đến một<br />

tiếng đồng hồ. Lão Khâm sứ xum xoe bên cạnh.<br />

R ồ i... rồ i... Ngài lên tàu đi vô lập tức.<br />

Yên lặng kéo dài trong túp lều. Bên ngoài<br />

chiều xuống đã từ lâu. Lão Năm ngồi bó gối trên<br />

chõng, tròng mắt xa thẳm. Một lát sau, giọng lão<br />

cất lên như nói một mình :<br />

— Mệ người đẹp như tố nữ trong tranh. Ngài<br />

thương Mệ. Mệ muốn gì Ngài cũng chiều, đi đâu<br />

cũng cho đi theo.<br />

Ông lão lại ngồi im. Một lát sau, lão đứng dậy,<br />

vào bếp rồi mang ra một chai rượu và hai cái bát<br />

sành. Lão rót rượu đầy hai bát rồi đưa cho tôi<br />

một b á t:<br />

— Không có gì mời thầy. Thầy “thời” tạm ít<br />

rượu. Rượu này lão cất riêng cho lão. Nào, mời<br />

thầy.<br />

Bát rượu được hai bàn tay gân guốc nâng lên<br />

và cạn một nửa. Tôi ngồi xuống chõng, bưng bát,<br />

nhấp nhấp một chút. Rượu vào miệng, tôi có cảm<br />

tưởng ngậm một mồi lửa. Lửa cháy tê lưỡi, trôi<br />

qua cổ họng, lan xuống dạ dày. Nhưng chỉ một lát<br />

sau, bỗng thấy dịu dần và một luồng hơi ấm áp<br />

bốc lên từ đan điền ra khắp cơ thể. Tôi không giữ<br />

được một tiếng khà khi đặt bát rượu xuống<br />

118


chõng. Lão Năm nhìn tôi, tủm tỉm :<br />

— Thế nào, thầy ?<br />

— Rượu nặng quá. Nhưng ngon lắm.<br />

Lão Năm không trả lời, nâng bát lên miệng.<br />

Và cạn. Một lát sau :<br />

— Rượu này cất xong, lão phải hạ thổ đúng<br />

một trăm ngày, uống nó thì đừng có nhắm nhót<br />

gì cả. Nó phí đi.<br />

Tôi sợ câu chuyện chuyển hướng. V ội:<br />

— Thế hồi Ngài ngự ra đây, cụ đã cất rượu<br />

chưa ?<br />

— Rồi. Cái nghề này cha truyền con nối mà.<br />

Nhưng hồi đó ít khách. Người ta còn thưa thớt.<br />

Nhất là sau cái vụ đổ cầu. Thầy thấy đó. Bên này<br />

còn khá, chứ bên kia ...<br />

— Thì bên kia đường cụt.<br />

— Nếu không xảy ra cái vụ đổ cầu thì đâu có<br />

cụt ?<br />

— À ... thì ra thế.<br />

— Ngài ra lệnh phải bỏ quãng đường đó. Làm<br />

đường khác. Thầy có thấy cái ngã ba không ?<br />

— Có. Có thấy.<br />

— Đó. Bởi thế mới thành ra đường cụt. Chả<br />

ai dám ở cả. Thầy xem, cả một con đường 10 cây<br />

số mà chỉ có ông cụ Lãnh với lão xếp ga. Ngay<br />

thằng cha bán phở trước cửa ga Xóm Cục cũng<br />

đâu dám ngủ ở đó. Tôi nói cái này thầy để bụng<br />

mà nghiệm nhá. Mệ thiêng lắm. Không ai ở bên<br />

đó được đâu. Gặp Mệ là sạt nghiệp. Mà vô phúc<br />

119


Mệ thương, đêm Mệ hiện v'ê, Mệ sờ trán cho vài<br />

lần là chỉ có đường chầu tổ thôi. Thầy cẩn thận<br />

đó.<br />

Tôi lạnh người, ngồi lặng trên chõng. Rồi cầm<br />

bát rượu, nhấp một ngụm. Rượu thấm, tinh thần<br />

như thêm vững chãi, tôi đặt bát rượu xuống<br />

chõng :<br />

— Thế đã ai bị chưa, cụ ? Tôi thấy cụ Lãnh<br />

vẫn như thường...<br />

Lão Năm nghển người lại phía tôi. Giọng thì<br />

thầm :<br />

— Cụ Lãnh ở đó đã lâu rồi. Trước cả ngày đổ<br />

cầu. Mà thật tình tôi cũng không rõ. Ông cụ kín<br />

tiếng lắm ... Còn th ì... tất cả ... Những ai đến làm<br />

xếp ga cái ga Xóm Cục đều bị cả. Ga La Khê thì<br />

không sao.<br />

Tôi lại nghĩ đến ông xếp ga Xóm Cục đang lên<br />

cơn sốt rét. Tôi n ó i:<br />

— Ông xếp ga Xóm Cục đang bị sốt rét. Mà<br />

cũng sắp về hưu.<br />

Lão Năm lắc đầu :<br />

— Rồi thầy xem.<br />

Lão lại với chai rượu. Tôi giơ tay từ chối. Lão<br />

rót đầy bát rượu rồi nâng b á t:<br />

— Thật ông lão cố nội có bảo lão cũng xin vái.<br />

Không dám bén mảng sang bên đó.<br />

Lão cạn khoảng nửa bát rượu. Rồi lại thì<br />

thầm :<br />

— Mà cả cụ Lãnh nữa. Biết đâu đấy. Có ai bị<br />

120


mà dám nói đâu ?<br />

Lão Năm có vẻ thấm rượu. Lão vênh mặt,<br />

nhìn tô i:<br />

— Lão nói có sách, mách có chứng. Lão đâu<br />

phải người hàm hồ.<br />

Lão ngần ngừ một lát, rồi :<br />

— Thôi, lão cũng liều nói rõ cho thầy nghe.<br />

Với lại, lão ở bên này có sang bên đó bao giờ đâu<br />

mà sợ ? Đầu đuôi như thế này ...<br />

Ông lão ngừng lại, cúi đầu, ngẫm nghĩ. Tôi<br />

nhìn chăm chăm vào ông lão. Một lát sau, ông lão<br />

ngửng đầu :<br />

— Đầu đuôi như thế này. Cách đây mười năm,<br />

có thằng ... Thằng ... chi... thằng ...<br />

Tôi biết có nói ông lão cũng nghe, cũng cứ<br />

phải nghĩ cho ra cái tên “thằng chi” đó. Lão bưng<br />

bát rượu lên. Bỗng đặt mạnh bát rượu xuống<br />

chõng :<br />

— Đúng rồi, Thằng Khởi. Thằng Khởi. Tên<br />

với tu ổ i! Khởi, đúng rồ i...<br />

Rồi lão lại nâng bát lên. Và cạn. Như tự<br />

thưởng cho cái trí nhớ của mình. Khà.<br />

— Nó hay đến đây giúp lão. Mà lão cũng<br />

thương nó lắm. Thật tình, lão chỉ có một mình mà<br />

nó thì không vợ không con, tứ cố vô thân, nên<br />

một già một trẻ, sớm hôm bầu bạn. Thế rồi, một<br />

hôm nó nhất định sang bên đó làm rừng, đốt củi<br />

làm than. Lão khuyên nó thế nào cũng không<br />

nghe. Cái lò của nó ở ngay quãng giữa trại cụ<br />

121


cụ Lãnh và ga Xóm Cục. Thằng cha tợn lắm, thầy<br />

ôi. Nó ngủ ngay bên đó. Ngay cạnh lò than. Bẵng<br />

đi mầy tuần, một sáng nó bò về đây, mặt mày hốc<br />

hác. Nó nói là cứ đêm xuống là Mệ về, Mệ đứng<br />

bên cạnh, Mệ đặt tay lên trán nó. Nó bảo bàn tay<br />

Mệ mềm nhũn mà lạnh dữ, lạnh hơn nước đá.<br />

Ông già rót đầy bát rượu. Lần nầy lão không<br />

mời tôi. Lão nâng ngang bát rượu lên, làm một<br />

tợp. Rồi tiếp :<br />

— Nó lại ở đây với lão, bỏ mặc lò than bên đó.<br />

Nó nói là yên rồi, đêm đêm Mệ không về nữa.<br />

Nhưng ... khổ một nỗi là cứ ra ngẩn vào ngơ, như<br />

bị bùa bị ngải. Rồi một hôm quá chén, nó cứ lẩm<br />

bẩm hát nhảm hát n h í...<br />

Tôi cắt ngang :<br />

— Hát gì hả cụ ?<br />

Lão Năm nhìn tô i:<br />

— Lão nhớ mà ... Bài chi ... tề ... Lại quên<br />

rồ i...<br />

T ô i:<br />

— Chim xa cành ...<br />

Lão Năm đập tay xuống mặt chõng :<br />

— Đúng rồi ... Chim xa cành, đương còn<br />

thương cây ... Đúng rồi. Thế ra cụ Lãnh biết cả<br />

cái chuyện này. Đúng rồi. Chim xa cành ...<br />

Thế rồi lão cất giọng hát tiếp. Bài hát lại vang<br />

lên trong túp íêu cỏ. Tôi lặng nhìn lão. Bài hát<br />

chấm dứt. Trong yên lặng mênh mang, ánh chiêu<br />

lay lắt, có tiếng chim hót lẻ ngoài vườn, có tiếng<br />

122


chó sủa bâng quơ xa tít. Rồi lão Năm kể tiếp,<br />

giọng đều đều :<br />

— Nửa đêm, nó bỏ đi. Lúc đó gà vừa gáy nửa<br />

khuya, lão nghe thấy cả tiếng nó mở cửa lều ...<br />

Lão Năm bó gối ngồi lặng yên bên chai rượu<br />

đã vơi một nửa. Tôi để yên lặng kéo dài. Câu<br />

chuyện đã đến hồi chung cuộc. Chỉ còn một câu<br />

hỏi cuối cùng và một câu trả lời dứt khoát. Câu<br />

hỏi và câu trả lời liên quan tới số phận thằng<br />

Khởi • Câu hỏi là một câu hỏi thông thường mà<br />

những người mê chuyện ly kỳ thường dừng lại<br />

trước những trang cuối để tự đặt cho mình, cố<br />

kéo dài cái hồi hộp dồn lại từ trang đầu cuốn<br />

truyện. Câu trả lời sẽ thanh toán những thắc mắc<br />

của tôi về số phận những người sống trên con<br />

đường cụt, những viên xếp ga vô danh từ trước và<br />

viên xếp ga bây giờ trong căn ga xép Xóm Cục, số<br />

phận của cụ Lãnh. Và ... của tôi.<br />

Tôi hỏi rụt rè :<br />

— Sau ... ra sao, cụ ?<br />

Đáp gọn :<br />

— Chết.<br />

Lão Năm giơ chai rượu lên ngang mặt, ngắm<br />

nghía. Lão tặc lưỡi, rót thêm một bát. Bát rượu<br />

lại được nâng lên. Lần này ngụm rượu như nhỏ<br />

hơn những lần trước, bát rượu đặt xuống chõng<br />

vơi khoảng một phần tư. Tôi cũng nhắp một<br />

ngụm nhỏ. Ánh chiều ngập ngừng nơi tấm liếp.<br />

Tôi nghe thấp thoáng như có lẫn giọng của ai<br />

123


khi lão Năm kể tiếp :<br />

— Chết cong queo. Ớ ngay cạnh lò than. Khổ<br />

lắm thầy ơi. Lão cho nó cái chiếu. Chôn ngay đó.<br />

Bây giờ cũng chẳng biết còn mồ mả gì không. Mà<br />

mồ mả làm gì ? Tứ cố vô thân. Nó tợn nhưng mà<br />

ngoan. Thường thì lão nói gì cũng nghe. Mà<br />

không hiểu sao lần đó, lão khuyên mãi nó cứ nhất<br />

định đòi sang tận bên đó để làm rừng.<br />

Bát rượu lại được nâng lên miệng. Hình như<br />

lão cố ý uống thêm một chút hướng về người bạn<br />

trẻ quá cố nên bát rượu chỉ còn khoảng một phần<br />

tư khi đặt xuống chõng. Bỗng nhiên tôi thấy trong<br />

tôi dâng lên dào dạt một niềm thương là lạ. Tôi<br />

nhìn ông lão, nhìn quanh túp lều cỏ, nhìn xuống<br />

chiếc chõng tre, chai rượu đã vơi và hai cái bát<br />

sành đặt cạnh. Tôi nghĩ đến cái duyên nợ đã ràng<br />

buộc hai người, một già một trẻ, cả hai đều tứ cố<br />

vô thân. Bỗng :<br />

— Mà lão cũng lạ. Mệ chỉ bắt đàn ông con<br />

trai. Còn đàn bà thì lại không sao. Lạ thiệt.<br />

Tôi không lạ, nhưng không muốn nói rõ ý nghĩ<br />

của tôi. Tôi nhìn ra ngoài. Trời nhá nhem, tranh<br />

tối tranh sáng, mây trời xám xịt. Mưa lác đác rơi<br />

xuống mấy luống rau thưa thớt. Tôi nghĩ câu<br />

chuyện như vầy là đã “kết liễu”. Là hết. Chấm<br />

dứt. Nhưng ... tôi vẫn thấy lẩn quẩn một cái gì<br />

vướng mắc trong tâm thần. Tôi đứng dậy, trả tiền<br />

rượu. Lão Năm vẫn ngồi bó gối trên chõng, tròng<br />

mắt như vượt khỏi bức tường đất, như vươn ra xa,<br />

124


mất hút trong mù khơi. Tôi nhìn lão, rồi :<br />

— Tôi trả tiền rượu cụ.<br />

vẫn im lặng. Tôi tiếp :<br />

— Cảm ơn cụ cho uống rượu. Rượu ngon<br />

quá.<br />

Tôi nhìn hai bát rượu. Bát của tôi còn già nửa.<br />

Bát của lão Năm gần cạn. Lão ngửng đầu lên rồi<br />

chợt:<br />

— Thầy ... còn trẻ. Thầy nên giữ gìn ...<br />

Tôi vừa định đi ra phía cửa thì ông già lại tiếp :<br />

— Thầy không nên ở đây. Về ngoài đó mà<br />

làm ăn thì hơn.<br />

Tôi không biết nói gì. Và cũng không biết làm<br />

gì để tỏ một chút cảm tình với ông ẸĨà. Bỗng nhìn<br />

thấy bọc trà tôi mua ở tiệm Quảng ích. Tôi mở ra<br />

lấy một gói rồi đặt cạnh chai rượu :<br />

— Biếu cụ ít trà.<br />

Ông lão nhìn gói trà rồi nhìn tôi, có vẻ cảm<br />

động. Lão đứng dậy đưa tôi ra cửa. Bỗng lão nắm<br />

lấy cánh tay tôi :<br />

— Thằng Khởi cũng trạc tuổi thầy.<br />

Rồi hạ thấp giọng :<br />

— Thầy có đi qua cầu nên cẩn thận. Nghe nói<br />

có chỗ hư đó.<br />

— Cảm ơn cụ, tôi biết.<br />

— Sau vụ đổ cầu, sở Lục lộ có làm lại.<br />

Nhưng ... không hiểu sao lại cứ hư đúng chỗ đó.<br />

— Chỗ nào, cụ ?<br />

— Chỗ đó đó. Ván dầy đến mấy cũng vẫn<br />

125


mục. Chỗ khác có sao đâu ? Thôi thầy về.<br />

Tôi nhìn đồng hồ. Chưa đến 6 giờ mà bóng<br />

chiều choạng vạng, con đường nhỏ đã lẩn vào<br />

màu xám ngoét cỏ gianh. Gió ngược chiều tạt<br />

mưa vào mặt, tôi kéo sụp mũ, nâng cổ áo tơi, dảo<br />

bước về phía ga. Phố ga nhà nhà đóng cửa im lìm.<br />

Nhà ga le lói ngọn đèn dầu. Tiệm Quảng ích<br />

cũng đã lên đèn, ánh đèn măng-xông kéo dài vệt<br />

sáng qua khe cửa. Tôi tiến nhanh về phía ngã ba.<br />

Mấy nhịp cầu sắt đen xì lừng lững trước mặt, mặt<br />

sông chỉ còn là một vệt sáng nhờ nhờ chạy dài<br />

mất hút trong sương. Tôi bước lên cầu. Gió từ<br />

phía rừng lùa lại từng đợt, mưa hắt ngang vào<br />

mặt, một tay xách hai chai rượu, một tay giữ chặt<br />

mũ, gói trà đút kín trong áo, tôi dò từng bước<br />

trên mặt ván cầu bóng loáng nước mưa. Thốt<br />

nhiên, tôi dừng lại thoáng nhớ đến lời dặn của<br />

lão Năm :<br />

— Chỗ đó đó. Ván dầy đến mấy cũng vẫn<br />

mục.<br />

“Chỗ đó” đây rồi. Ngay trước mặt tôi. vẫn<br />

mấy tấm ván mục. vẫn mấy lỗ hổng, vẫn tấm<br />

biển ghi hai chữ Nguy Hiểm. Nhưng từ xế trưa<br />

đến giờ ... hình như có cái gì thay đổi. “Chỗ đó”<br />

như mờ như ảo. Tấm biển xiêu vẹo lung lay. Rêu<br />

xanh lẩn trên ván mục. Khói trắng bốc qua lỗ<br />

hổng. Sương mù từng lớp lãng đãng bay qua. Tôi<br />

bước vội qua lỗ hổng. Một luồng gió thổi thốc lên<br />

từ mặt sông. Tôi nắm chặt thành cầu. Gió thổi<br />

126


lộng bốn hướng, cuộn tròn thành cơn lốc. Gió rít<br />

bên tai, tôi nghe như có tiếng thác đổ, cây rung,<br />

tiếng rú, tiếng kêu, tiếng than, tiếng hét. Đột<br />

nhiên, gió ngưng thổi. Và tôi bước hẫng vào một<br />

vùng yên lặng mênh mang. Tôi biết tôi vẫn đứng<br />

nguyên “chỗ đó”, nhưng tôi lại thấy tôi như mất<br />

hẵn trọng tâm, toàn thân bị hụt xuống một vực<br />

sâu không đáy. Tôi nhìn xuống tay. Tay trái vẫn<br />

xách rượu, tay phải nắm chặt thành cầu. Vừa lúc<br />

đó hơi lạnh thành cầu thấm vào lòng bàn tay, lan<br />

ra đến cánh tay. Và khi hơi lạnh lên đến bả vai<br />

thì kinh hoàng bắt đầu xâm nhập vào tôi, qua<br />

từng kẽ hở tế bào, bao trùm toàn thể tâm thần.<br />

Tôi thấy cánh tay tê liệt, hút chặt vào thành cầu.<br />

Hình như tôi cố cưỡng lại. Hình như vậy. Nhưng<br />

đồng thời tôi thấy rằng có cưỡng lại cũng là vô<br />

ích. Rằng gì cũng vô ích ; vô ích tất cả. Tôi nhìn<br />

lên trời. Sương mù bạc phếch. Tôi nhìn xuống<br />

dưới. Qua lớp khói trắng, nước sông xanh đậm<br />

màu lá rừng chảy xiết chân cầu. Đột nhiên nỗi<br />

kinh hoàng biến thái trở thành một tâm trạng<br />

buông xuôi và tiếp theo đó là một niềm thanh<br />

thản khác thường. Tôi nghĩ rằng dòng nước dưới<br />

kia êm như bông, sóng vỗ nhẹ như ru lòng sông<br />

an tĩnh. Về đó chắc là thôi băn khoăn khắc khoải,<br />

chắc là hết phiền muộn nhớ thương. Vật vờ đầu<br />

ngọn cỏ gianh, nhớ thương giải rộng mênh mang.<br />

Vươn lên cao, nhớ thương ngất trời như khói như<br />

sương. Dưới kia sâu kín, “chỗ đó đó”, nhớ thương<br />

127


lắng xuống lòng sông an tĩnh, chim xa cành chắc<br />

phải nguôi niềm thương nhớ cây rừng. Người đã<br />

về đó sao còn quyến luyến cuộc đời ?<br />

Một đợt gió tạt mưa vào mặt. Tôi bàng hoàng<br />

tỉnh cơn mơ hoảng, thấy mình tay vẫn nắm chặt<br />

thành cầu, đầu cúi xuống nhìn dòng nước. Tôi<br />

chớp mắt nhìn quanh. Chiếc cầu hun hút chạy<br />

dài, không một người qua lại. Tôi dảo bước vê<br />

trại.<br />

*<br />

Đêm hôm đó, tôi ngủ yên giấc, từ đêm đến<br />

sáng. Khi mở mắt, nắng hắt ngang song, gió heo<br />

may thổi lộng ngoài vườn xào xạc lá cây. Tôi vươn<br />

vai ngồi dậy, tâm thần thanh thản. Giọt cà phê rơi<br />

nhẹ xuống ly, mùi cà phê thom lừng gian phòng,<br />

hút xong tẩu thuốc tôi mặc quần áo, dắt ngựa ra<br />

cổng trại. Bà Ba đang hái rau, ngẩng lên nói với :<br />

— Hôm nay thầy về sớm uống rượu. Tôi làm<br />

món giả ba ba đó.<br />

Tôi đã ngồi trên ngựa. Bèn quay đầu lạ i:<br />

— Dạ.<br />

Và tôi và ngựa băng qua đường rầy, đi vào<br />

nắng sớm, giọt sương long lanh đầu ngọn cỏ<br />

gianh. Tôi vỗ nhẹ bờm ngựa, vế khép chặt. Con<br />

ngựa chồm hai chân trước, hai chân sau đạp<br />

mạnh xuống mặt đường. Gió lạnh lùa vào cổ áo.<br />

Tôi nghĩ đến hồ Hoàn Kiếm, phố Hàng Khay và<br />

những vạt áo vân Hà Đông tung trước gió. Tôi xa<br />

128


Hà-nội cũng khá lâu. Chắc phải có người nhắc<br />

nhở, có người nhớ và buồn. Có lẽ cũng phải nghĩ<br />

đến chuyện nghỉ ít ngày, trở về nơi có những con<br />

đường xe điện, những con đường rợp bóng cây cỗ<br />

thụ, năm cửa ô và ba mươi sáu phố phường. Nhịp<br />

ngựa phi dẫn ý nghĩ lên xuống theo vó ngựa, đầu<br />

tôi như quán gió, không gọn một băn khoăn,<br />

không vướng một thắc mắc. Tôi nhìn lên trời, yêu<br />

màu xanh thảm. Tôi nhìn sang tả, yêu bãi cỏ<br />

gianh và rừng Lào bạt ngàn. Tôi nhìn sang hữu và<br />

mơ theo thảng tấp đường rầy. Tôi giật mạnh giây<br />

cương, ngựa phi nước đại, người tôi nhấp nhô<br />

cùng ngựa, mặt đường chạy lui về phía sau lưng.<br />

Qua đi, nơi con đường cụt ngoẹo cong. Qua đi,<br />

gốc bàng cỗ thụ. Qua đi, rất nhanh năm cây số<br />

ngàn còn lại trên con đường cụt dẫn đến quán<br />

phở trâu, xế ngang căn ga Xóm Cục.<br />

Tôi xuống ngựa và biết ngay là có chuyện bất<br />

thường. Đám thợ tụm năm túm ba, đống vỏ cây<br />

đóng ụ một chỗ. Một người chạy ra đỡ giây<br />

cương, lặng lẽ dắt ngựa vào chuồng. Tôi nói với<br />

theo :<br />

— Anh để cho nó ráo mồ hôi rồi hãy cho<br />

uống nước.<br />

— Dạ.<br />

Tôi quay lại. Anh Tư đã đứng bên cạnh mặt<br />

nghiêm trọng, giọng thì thầm :<br />

— Thầy ô i... Ông xếp ...<br />

— Sao, ông Xếp ra sao ?<br />

129


— Mất rồi. Tảng sáng hôm nay.<br />

Tôi lạnh người, cố trầm tĩnh. Tôi nghĩ nhanh,<br />

rất nhanh rằng ... ông xếp ga đã có tuổi, lại ốm<br />

nặng, sốt rét đã ăn vào gan ... Bên tai tôi, anh Tư<br />

như lạc giọng :<br />

— Ông lên cơn, hát nhảm hát nhí suốt đêm ...<br />

Hát. Lại hát. Thằng Khởi cũng vậy. Và bây giờ<br />

thì ông Xếp ga Xóm Cục. Không cần hỏi tôi cũng<br />

đoán được ông hát bài gì. Ngừng một lát, anh Tư<br />

vẫn tiếp tục :<br />

— Đám thợ đến sớm còn nghe thấy. Cửa đóng<br />

kín không ai vào được. Sau thấy ông hét quá,<br />

chúng nó mới tông cửa ùa vào. Thì ông cũng vừa<br />

thở hắt ra. Tôi cũng có vào xem. Trông ông tội<br />

quá thầy ôi. Mắt mở trừng trừng.<br />

Tôi đi lại phía nhà ga, đứng lặng giây lâu nhìn<br />

bức tường quét vôi vàng loang lổ, rêu xanh lan<br />

khắp chân tường. Tôi không quen ông xếp ga<br />

Xóm Cục. Tôi gặp ông mới có một lần. Cuộc đời<br />

của ông, tôi biết một vài chi tiết qua một vài câu<br />

chuyện nhát gừng với một vài người ngoại cuộc.<br />

Anh Tư. Lão Năm. Và bây giờ thì cuộc đời của<br />

ông chấm dút. Cũng như cuộc đời người bạn vong<br />

niên của lão Năm. Nhịp thở hắt ra của cả hai<br />

người thế là đã đi vào tần số nhịp đôi của một bài<br />

hò đò dọc mà âm điệu chắc chưa chấm dứt. Tôi<br />

nhớ lại lời lão Năm :<br />

— Không ai ở bên đó được đâu.<br />

Trước Khỏi là những xếp ga vô danh.<br />

130


— Những ai đến làm xếp ga cái ga Xóm Cục<br />

đêu bị cả.<br />

Sau đó ?<br />

— Mà cả cụ Lãnh nữa, biết đâu đấy ?<br />

Và sau đó ?<br />

— Thầy nên cẩn thận.<br />

Đúng.<br />

— Có ai bị mà dám nói ra đâu ?<br />

Đúng. Cụ Lãnh không nói gì. Mà chính tôi, tôi<br />

cũng có nói gì đâu ? Đúng, câu chuyện đi vào hồi<br />

chung cuộc nhưng chưa kết liễu. Cái nhớ thương<br />

lê thê của bài hò vẫn man mác kéo dài, từ giốc<br />

nhịp cầu La Khê đến căn ga xép, đây đó dọc theo<br />

mười cây số ngàn đường cụt.<br />

Tôi thấy bồn chồn khác thường. Tôi nhìn đồng<br />

hồ. Mới 1 giờ trưa. Tôi tìm anh Tư :<br />

— Tôi vê, anh Tư.<br />

— Thầy chưa ăn uống gì cả. Thầy ăn tạm bát<br />

phở.<br />

— Thôi cảm ơn anh. Tôi không đói.<br />

Nắng gắt. Nước mưa bữa qua bốc hơi trong<br />

rừng gianh. Cả người lẫn ngựa trở nên uể oải.<br />

Tuy nóng ruột muốn trở về trại, tôi đành để mặc<br />

con ngựa lững thững đi bước một. Khoảng hơn ba<br />

giờ chiều tôi mới về tới cổng trại.<br />

Vừa đặt chân xuống đất, nhìn thấy bếp núc<br />

lạnh tanh, tôi cảm thấy ngay có chuyện bất<br />

thường. Tôi dắt ngựa vào chuồng, cởi yên tháo<br />

cương, cố giữ bình tĩnh. Lúc quay lên nhà, tôi thấy<br />

131


thấp thoáng bóng bà Ba ngoài cổng trại. Tôi dừng<br />

lại, đợi rồi theo chân bà xuống bếp. Thấy tôi, bà<br />

tỏ vẻ ngạc nhiên :<br />

— Sao hôm nay thầy về sớm thế ?<br />

Và hỏi ngay :<br />

— Chắc thầy biết tin ông xếp ga Xóm Cục ...<br />

— Dạ, ngay sáng hôm nay.<br />

Bà Ba đặt cái giỏ xuống một bên, lấy ra một<br />

cái gói bọc giấy :<br />

— Quan Lãnh tôi nghe thấy tin mà bần thần<br />

cả người...<br />

— Cụ ông đâu, cụ ?<br />

— Đang nằm nghỉ trên nhà. Quan Lãnh tôi<br />

kêu khó chịu trong người. Tôi vừa chạy ra tiệm<br />

chú ích bốc một thang thuốc cảm đó.<br />

Bà ngước nhìn tôi và tôi nhận thấy một thoáng<br />

bận tâm qua ánh mắt của bà. Tôi cố thản nhiên :<br />

— Lúc này đang chuyển mùa. Nhỏ tuổi như<br />

tôi mà sáng dậy còn thấy lạnh.<br />

Bà Ba dóm bếp. Bà đổ nước vào một cái siêu<br />

đất nhỏ, cho thuốc vào siêu rồi đặt lên bếp. Tôi<br />

nhìn bà lúi húi canh siêu thuốc, lắng nghe vài con<br />

ruồi bay vo ve trong gian bếp lạnh. Một lát sau,<br />

bà ngập ngừng :<br />

— Thầy... có nghe thấy ngưo'i ta nói gì<br />

không ? Trước khi chết, ông phát điên phát<br />

cuồng, hát nhảm hát nhí. Lúc chết mắt còn mở<br />

trừng trừng...<br />

— Vâng, tôi cũng nghe kể như vậy đó.<br />

132


— Khiếp quá.<br />

Một lát sau :<br />

— Ông Xếp trước cũng vậy đó, thầy. Tôi<br />

không hỏi “ông xếp trước” là ai. Tôi biết trước<br />

“ông Xếp trước” đó, còn những “ông xếp trước”<br />

nữa. Và thằng Khởi. Tôi thấy lành lạnh trong<br />

người. Tôi nghĩ đến cụ Lãnh vừa nhuốm bệnh.<br />

Tôi nghĩ đến tôi. Tôi quay phắt lại, nhìn bà Ba :<br />

— Tại sao vậy cụ ?<br />

Bà Ba lắc đầu không nói. Bà gấp tờ giấy gói<br />

thuốc lại làm tư, vuốt phảng phiu rồi gài lên mái<br />

bếp. Một lát, giọng bà trở nên thẩn thờ :<br />

— Đất này dữ lắm, thầy ơi. Không hợp với<br />

đàn ông con trai.<br />

Tôi đi ra phía cửa bếp. Nắng đã dịu, gió lại bắt<br />

đầu nổi lên từng đợt nhẹ. Tiếng gà kiếm ăn đây<br />

đó lẫn với tiếng chim trên cành và tiếng lá rung<br />

động. Tôi quay đầu lại, ngập ngừng :<br />

— Ông hát suốt đêm. Không biết hát gì vậy ?<br />

Bà Ba đang xắt mấy bìa đậu. Bà ngừng tay<br />

nhưng không nhìn tô i:<br />

— Còn gì nữa. Cái bài thầy nói bữa trước đó.<br />

Tôi bước ra vườn, lên nhà, vào phòng.<br />

*<br />

Tồi nhồi một tẩu thuốc. Từ sáng chưa ăn uống<br />

gì, hơi thuốc đầu nuốt vào như nạo ruột. Tôi rít<br />

thêm một hơi nữa rồi lấy giấy bút viết một bức<br />

thư gởi về Hànội. Cho một người con gái tôi yêu.<br />

133


Tôi mô tả nơi tôi sinh hoạt, mấy nhịp cầu sắt La<br />

Khê, con đường rầy thẳng tắp, bãi cỏ gianh, rừng<br />

Lào ngút ngàn, những chiều đối ẩm với cụ Lãnh,<br />

những đêm nhìn trăng chênh chếch mà nhớ<br />

Hà-nội, những giờ dong ruổi một người một ngựa<br />

trên con đường cụt, căn ga xép Xóm Cục, quán<br />

phở trâu, đám thợ hiên lành, anh Tư, chú ích, bà<br />

Ba. Tôi nói đến tầm vóc và tương lai của công<br />

việc. Tôi nói đến tương lai của “chúng mình”. Tôi<br />

nói đến nỗi nhớ thắm thiết của tôi, hứa sẽ trở về,<br />

sẽ gặp lại nhau ncày một ngày hai một ngày rất<br />

gân, ngay trone tuần này, biết đâu ? Tuyệt nhiên<br />

tôi không hề đá động đến lão Năm, thằng Khởi,<br />

ông xếp ga, những ông xếp ga và ... Mệ. Nói làm<br />

gì để gây thêm nỗi bận tâm cho người con gái ?<br />

Bức thư dài tới 6 trang. Tôi cười thầm mà nghĩ<br />

rằng cứ cái đà này mình thành nhà văn lúc<br />

nào không biết ! Lê văn Trương, Khái Hưng hay<br />

Nhất Linh ?<br />

Tôi vừa đặt bút xuống bàn thì tiếng bà Ba đã<br />

vọng vào :<br />

— Mời thầy ra uống rượu.<br />

Tôi nhìn đồng hồ. sắp 6 giờ. Nắng yếu, sương<br />

lại dâng lên bạc phếch ngoài vườn, cổng trại. Tôi<br />

xua vội một ý nghĩ thoáng qua hướng về miệt<br />

Xóm Cục. Tôi đứng lên :<br />

— Dạ, tôi ra đây.<br />

*<br />

134


Khói thơm bốc lên từ giữa mâm. Đĩa giả ba ba<br />

vừa chín tới. Tôi cầm bình rượu rót đầy hai chén<br />

và tay nâng chén rượu mời cụ Lãnh. Cụ có vẻ<br />

mệt, sắc da tai tái, nhưng vẻ quắc thước vẫn lồ lộ<br />

trên đôi gò má cao, hàm râu bạc, mái tóc bạc phơ<br />

búi gọn. Cụ tiếp chén rượu rồi gượng cười:<br />

— Hôm nay chắc là thua thầy Vũ. Tôi thấy<br />

khó ở trong người.<br />

Bà Ba đứng cạnh :<br />

— Hôm nay có món giả ba ba. Quan Lãnh<br />

gắng ăn bát cơm cho khỏe.<br />

Cụ Lãnh nhìn xuống mâm :<br />

— ơ ... Cái món này được lắm đó. Mụ Ba<br />

mua được ốc nhồi hả ?<br />

— Dạ, mùa mưa ăn ốc không độc.<br />

Cụ Lãnh tợp một tợp rượu :<br />

— Uống vẫn còn thấy ngon. Chưa sao.<br />

Bà Ba vội:<br />

— Quan Lãnh chỉ nói quàng. Quan Lãnh có<br />

sao đâu ? Cảm thì rồi uống thang thuốc là khỏi<br />

mà.<br />

Cụ Lãnh gắp một miếng đậu đưa lên miệne :<br />

— Được lắm. Kìa mời thầy.<br />

Tôi nâng chén. Ngụm rượu trôi qua cổ họng<br />

một cách dễ dàng. Tôi gấp một miếng ốc, loại ốc<br />

nhồi to con xắt làm tư. Tôi gắp thêm một miếng<br />

dâu, một lát chuối xanh và một miếng thịt lợn<br />

ba chỉ.<br />

135


Ôc nhồi béo ngấy, chuối chan chát rít răng, thịt<br />

lợn dòn, miếng dâu vàng mầu nghệ dẫm nước<br />

béo thơm hăng mùi lá tía tô. Tôi tợp thêm một<br />

tợp rượu rồi vất đũa xuống mâm. Tôi nhìn cụ<br />

Lãnh. Cụ cũng nhìn tôi, trong mắt ánh lên một<br />

thoáng vui vui. Ánh vui mong manh như nắne<br />

hoàng hôn. Nắng chiêu tắt ngấm ngoài vườn.<br />

Sương giăng khắp nẻo. Tròng mắt xa dần. Ông<br />

già ngồi trước tôi bỗng dưng như xa ra, lùi vào cái<br />

thế phai nhòa của một thời đã chấm dứt. Cụ đã<br />

làm tròn nhiệm vụ của cụ. Không thành công thì<br />

âu cũng thành nhân. Chào kính cụ Lãnh. Thầy<br />

còn trẻ. Tương lai của thầy đâu có phải là tương<br />

lai một con đường cụt ? Chỗ tới của thầy đâu<br />

phải là căn ga xép ? Lão nằm đây đợi giờ lên<br />

đường. Ông xếp ga Xóm Cục đi rồi. Còn lão.<br />

Lão bình tĩnh lắm, thầy ôi. Ai chả một lần ? Lão<br />

đã lo liệu đủ rồi. Một cho lão. Một cho mụ Ba.<br />

— Thầy Vũ nghĩ gì vậy ? Đâu có đó thầy ơi.<br />

Uống đi.<br />

Cụ Lãnh với bình rượu, rót. Một cho cụ. Một<br />

cho tôi.<br />

— Tôi muốn nói chuyện này với thầy. Tôi đã<br />

kể thầy nghe hồi tôi vào hầu quan Đình Nguyên<br />

trong Ngàn Trươi chưa nhỉ ?<br />

Rồi. Quan Đình Nguyên Phan Đình Phùng và<br />

chiến khu Ngàn Trươi. Lò đúc súng của Cao<br />

Thắng. Rồi. Nhiều lần rồi. Nhưng lần này có vẻ<br />

nghiêm trang.<br />

136


— Khi quan Đình Nguyên nằm bệnh, tôi<br />

thường đứng hầu bên cạnh. Trước khi nhắm mất,<br />

Ngài có cho tôi một vật tùy thân tôi còn giữ đến<br />

bây giờ. Bữa nay tôi đưa thầy xem.<br />

Cụ Lãnh đứng dậy vào buồng ngủ. Nhìn cụ đi,<br />

tôi giật mình. Cụ gầy đi trông thấy, vạt áo lụa nâu<br />

phơ phất, xương bả vai nhô lên, bước chân chậm<br />

chạp. Tôi biết tuổi cụ đã ngoài 80, nhưng một cơn<br />

cảm đâu có dễ dàng vật ngã được một thân hình<br />

ngay chiêu hôm qua hãy còn vạm vỡ ? Hay là ...<br />

Cụ Lãnh từ trong buồng tối phòng ngủ bước ra<br />

ngoài, hai tay bưng một vật dài màu đỏ sẫm. Nhìn<br />

gần màu đỏ là màu của mảnh vải bọc ngoài. Vải<br />

đã cũ, có chỗ bạc phếch, có chỗ màu đỏ trở thành<br />

nâu sậm. Cụ Lãnh gỡ mảnh vải đặt bên Cạnh.<br />

Dưới ánh đèn mờ mờ tỏ tỏ, tôi nhận thấy vật gói<br />

ở trong là một thanh kiếm dài non một thước<br />

nằm trong một cái võ bằng tre đã lên nước óng<br />

ánh. Cụ Lãnh từ từ rút thanh kiếm ra khỏi võ.<br />

Đốc kiếm trổ đầu con hổ, lưỡi kiếm mỏng dính,<br />

Cụ Lãnh cầm thanh kiếm khẽ đọng cổ tay, lưỡi<br />

kiếm rung lên, ánh thép loang loáng, ánh đèn<br />

chập chờn. Tôi nghe như có tiếng gió rít qua gian<br />

phòng. Tôi lạc vào một quá khứ khói sương lãng<br />

đãng dựng lên từ những địa danh lịch sử và nhân<br />

danh vĩ đại, cảnh và người đã từ tấm bé đi vào<br />

tiềm thức thế hệ chúng tôi, đã từ lâu đi vào huyền<br />

sử Việt Nam. Tôi nâng chén rượu. Cụ Lãnh nhìn<br />

tôi, ánh mắt đầy ắp cảm tình :<br />

137


— Quan Đình Nguyên khen tôi trung hậu và<br />

ra lệnh cho tôi rời khỏi Ngàn Trươi. Lúc đó Ngài<br />

đã yếu lắm, tinh thần chỉ còn tụ nơi hai con mắt.<br />

Tôi ôm lấy chân Ngài mà khóc. Nhưng Ngài nhất<br />

định không đổi ý. Ngài đưa thanh kiếm cho tôi.<br />

Ngài bảo : ơ lại thì mười phần chết. Đi thì thập<br />

tử nhất sinh. Ta biết không qua được tháng này.<br />

Mi là người trung hậu. Mi gắng mà tiếp tục công<br />

việc. Kiếm này đã vấy máu nhiều lần. Máu quân<br />

thù. Kiếm quý đó. Nhìn thấy kiếm cũng như nhìn<br />

thấy ta. Đi đi, đừng quên nước Nam là được rồi.<br />

Cụ Lãnh tợp một tợp rượu rồi đặt chén xuống<br />

mâm. Cụ hững hờ gắp một lát chuối xanh đưa lên<br />

miệng. Rồi bỏ đũa nhìn ra xa. Chai rượu chưa vơi<br />

một nửa. Đĩa giả ba ba đầy ắp giữa mâm. Tôi<br />

bâng khuâng nhìn quanh, chưa biết nói gì, cụ<br />

Lãnh lại lên tiếng :<br />

— Từ lúc bỏ Ngàn Trươi, thanh kiếm lại vấy<br />

thêm máu giặc. Giặc trong, giặc ngoài. Vê đây tôi<br />

bọc kiếm để sống già. Nhưng chưa bao giờ rời<br />

thanh kiếm. Đất này tiếng thế mà dữ, có thanh<br />

kiếm treo đầu giường nó vững bụng.<br />

Cụ vỗ nhẹ lên đốc kiếm, ngửng đầu nhìn thẳng<br />

vào tô i:<br />

— Chuyện này tôi giữ kín không nói với ai.<br />

Thầy là người đầu tiên. Chắc thầy cũng hiểu tại<br />

sao.<br />

Tại sao ? Tôi biết người đối diện cũng như tôi,<br />

cũng đang xốn xang một thắc mắc. Rằng sau ông<br />

138


xếp ga Xóm Cục, thì ra còn lại chỉ có hai người.<br />

Tôi muốn đặt thảng vấn đề. Rằng bây giờ đến<br />

lượt cụ và tôi. Làm gì bây giờ, cụ ? Nhưng tôi biết<br />

là vô ích. Không ai muốn đề cập đến vấn đề.<br />

Không ai nói gì cả. Trừ những người ngoại cuộc,<br />

bên kia nhịp cầu sắt. ơ bên này, câm lặng. Đã<br />

câm lặng, ông xếp ga. Và bây giờ là một ông già<br />

tay nâng chén rượu, tay đặt lên thanh kiếm, bây<br />

giờ là một bức tranh thủy mạc đóng khung trong<br />

một không khí hoang vu và câm lặng.<br />

Câm lặng kéo dài. Rồi giọng cụ Lãnh lại cất<br />

lên :<br />

— Thầy cứ yên trí. Uống nữa đi.<br />

Bình rượu lại được nâng lên. Hai chén lại đầy.<br />

Chén cụ cạn nhanh. Chén tôi cạn kịp chén cụ. Cụ<br />

Lãnh cười khà :<br />

— Được lắm, nay mai về ngoài đó, thầy nhớ<br />

bữa rượu hôm nay nhé.<br />

— Dạ nhớ. Bữa rượu hôm nay, hôm qua.<br />

— Nhưng đặc biệt là hôm nay.<br />

— Vâng, đặc biệt là hôm nay.<br />

Đặc biệt là hôm nay, tôi mềm môi uống mãi.<br />

Lúc đứng dậy vào phòng, đầu óc chếnh choáng.<br />

Tôi để nguyên quần áo nằm vật xuống giường.<br />

Tôi ngủ vùi một giấc bất tỉnh nhân sự.<br />

Lúc tôi tỉnh giấc, trăng hạ tuần chênh chếch<br />

ngang song, đồng hồ chỉ đúng 3 giờ. Thấy khát<br />

khô cổ họng, tôi vừa định ngồi dậy tìm nước<br />

uống, chợt sững người : có tiếng rì rầm nói<br />

139


chuyện phòng ngoài. Ánh đèn dầu vẫn còn le lói<br />

qua khe cửa. Tôi từ từ chống tay ngồi dậy. Tiếng<br />

nói chuyện là tiếng đàn ông. Tiếng cụ Lãnh.<br />

Nhung sao cụ lại dậy sớm vậy ? Hay là chưa đi<br />

ngủ ? Giờ này mà chưa đi ngủ ? Cụ lại mệt. Vô<br />

lý. Ngoài kia tiếng nói dằn xuống :<br />

— Nói đến thế là hết điều rồi. Người ta còn<br />

trẻ. Người trung hậu. Lại có chí. Mệ buông tha<br />

cho người ta.<br />

Mệ. Tôi rởn tóc gáy. Tôi gión gién tiến ra phía<br />

cửa. Cửa đóng kín. Tôi đứng sát bên cạnh lắng tai<br />

nghe. Yên lặng như tờ. Từng chiếc lá rơi ngoài<br />

vườn. Bỗng :<br />

— Mệ không nên dọa lão. Mệ cũng thừa biết<br />

rằng Mệ cũng không làm gì nổi lão. Lão đến tuổi<br />

thì lão sẽ về chầu Ngài. Lão không mong gì hơn.<br />

Nhưng vuốt mắt thì nể mũi. Người ta là khách<br />

của lão.<br />

Lại yên lặng. Rồi vẫn giọng cụ Lãnh :<br />

— Mai. Nội nhật ngày mai.<br />

Lại yên lặng. Rồi lại giọng cụ Lãnh :<br />

— Mệ nói thế không được.<br />

Nói ? Mệ nói ? Tôi có nghe thấy gì đâu ?<br />

Nhưng đúng là cụ Lãnh đang nói chuyện. Với<br />

một người lạ. Với Mệ ? Đúng. Tôi chưa hết ngạc<br />

nhiên thì có tiếng đập mạnh xuống mặt tấm phản.<br />

Rồi giọng cụ Lãnh cất lên sang sảng :<br />

— Không được lộng hành. Đứng yên.<br />

Tôi xô mạnh cánh cửa. Cụ Lãnh hét lớn :<br />

140


— Trông này.<br />

Tôi nhảy đại ra ngoài, kịp nhìn thấy bàn tay cụ<br />

Lãnh vung lên. Thanh kiếm loang loáng từ bàn<br />

tay bay lại. Một luồng gió thoáng qua. Đồng thời<br />

một tiếng rú thất thanh vang lên trong đêm<br />

khuya. Thanh kiếm ghim ngập vào khung cửa,<br />

đốc kiếm, rung rinh, cạnh tôi khoảng một tấc.<br />

Tiếng rú kéo dài, xa ra, vọng lại từ ngoài vườn,<br />

tắt nghẹn. Tôi quay đầu lại. Bà Ba tóc rũ rượi<br />

đang ôm lấy đầu gối cụ Lãnh. Giọng bà thảng<br />

th ố t:<br />

— Quan Lãnh ... Quan Lãnh ...<br />

Tiếng rú không phải tiếng bà. Nhất định. Tiếng<br />

ai ? Ai rú ? Câu hỏi vừa phác họa trong đầu.<br />

Giọng cụ Lãnh đã cất lên, bình thản như không<br />

có gì xẩy ra. Rất bình thản :<br />

— Thầy Vũ. Thầy ngồi xuống đây. Yên rồi.<br />

Cụ Lãnh ngồi xếp bằng tròn trên phản, mâm<br />

rượu buổi chiều vẫn còn nguyên vị, vỏ kiếm và<br />

tấm vải đỏ vẫn đặt bên cạnh. Ngọn đèn dầu le lói.<br />

Duy chai rượu đà cạn. Cụ Lãnh nhìn người thiếp<br />

đang phủ phục bên cạnh. Cụ lắc đầu, ái ngại :<br />

— Mụ Ba đừng sợ. Yên rồi.<br />

Tôi ngồi xuống bên cụ. Cụ với bình rượu, quay<br />

lại bà Ba lúc đó đang quấn lại mái tóc :<br />

— Mụ Ba lấy rượu hè.<br />

Bà Ba nhìn cụ Lãnh. Giọng bà trìu mến :<br />

— Quan Lãnh uống nhiều rồi. uống từ chiều.<br />

Nhưng bà vẫn đỡ lấy bình rượu, đi xuống bếp.<br />

141


Cụ Lãnh vừa bóp cổ tay vừa thủng thẳng :<br />

— Lâu ngày không động kiếm, gân cốt hỏng<br />

cả.<br />

Tôi nhìn cụ :<br />

— Cụ mạnh quá trời !<br />

Cụ Lãnh lắc đầu :<br />

— Đâu có phải là mạnh hay yếu ? Đó là chính<br />

hay tà. Có thế thôi, thầy ơi.<br />

Rất nhiều câu hỏi dồn dập đặt ra trong đầu,<br />

nhưng tôi không biết nói ra sao, hỏi những gì ?<br />

Tôi lặng yên ngồi nhìn cụ Lãnh đỡ bình rượu bà<br />

Ba vừa mang lên. Cụ nhìn người thiếp ánh mắt<br />

thấp thoáng có đuôi :<br />

— Mụ Ba mệt rồi. Đi nghỉ đi. Mai dọn.<br />

Bà Ba vào phòng, vừa đi vừa n ó i:<br />

— Trời sắp rạng rồi.<br />

Cụ Lãnh rót đầy hai chén rượu, tôi giơ tay từ<br />

chối cũng không kịp. Cụ đặt một chén trước mặt<br />

tô i:<br />

— Thầy Vũ, bữa qua thầy uống nhiều rồi.<br />

Nhưng đặc biệt bữa nay, lão mời thầy chén này.<br />

Lại đặc biệt. Tôi vừa định lên tiếng từ chối thì<br />

giọng cụ Lãnh lại cất lên, nghiêm trọng :<br />

— Thầy phải uống vì đây là ... chén rượu cuối<br />

cùng lão mời thầy.<br />

Tôi giật mình :<br />

— Sao lại cuối cùng ? Tôi còn uống nhiều với<br />

cụ mà ?<br />

Cụ Lãnh vẫn bình tĩnh :<br />

142


— Ngày mai thầy Vũ về ngoài đó, chắc cũng<br />

khó có dịp gặp lại lão.<br />

Tôi sững sốt. Sao lại về ngoài đó, sao lại ngày<br />

mai ? Tôi ấp úng :<br />

— Thưa cụ ...<br />

Cụ Lãnh giơ tay ngăn lời tôi :<br />

— Lão đã hứa với người ta như vậy rồi. Mai.<br />

Ngày mai. Quân tử nhất ngôn.<br />

Tôi bắt đầu thấy bực mình. It nhất thì cụ Lãnh<br />

cũng phải hỏi ý kiến tôi. Tại sao lại hứa ? Mà hứa<br />

với ai ?<br />

— Người ta là ai vậy ?<br />

Cụ Lãnh nhìn tôi, không trả lời. Tôi tiếp :<br />

— Mà mai tôi về làm sao được ? Còn công<br />

việc ...<br />

Cụ Lãnh từ tốn.<br />

— Tương lai của thầy còn dài. Thầy yên trí.<br />

Cụ nâng chén rượu, nhìn tôi. Tôi nghĩ rất<br />

nhanh rằng tôi đang ở cái thế bị động, cụ Lãnh là<br />

chủ trại, cụ có quyền mời tôi ra khỏi nơi đây, bất<br />

kỳ lúc nào, rằng dầu sao cụ cũng đã vì tô i... Hơn<br />

nữa, công việc nơi đây đã thành nếp, anh Tư có<br />

thể thay tôi, rằng ... Nhưng thế này là thế nào ?<br />

Lúc nãy cụ Lãnh nói chuyện với ai, phóng kiếm<br />

để thị uy với ai ? Và ai rú ? Tôi nhìn cụ Lãnh,<br />

muốn hét lớn lên tất cả những thắc mắc của tôi.<br />

Nhưng bỗng dưng tôi thấy tôi bất lực. Tôi thấy tôi<br />

nâng chén :<br />

— Xin mời cụ.<br />

143


Và nhăn mặt nhắp một chút:<br />

— Thưa cụ, tôi sẽ thu xếp mai về.<br />

Cụ Lãnh cạn chén rồi đặt chén xuống mâm :<br />

— Như vậy là phải. Chỉ xin thầy hiểu cho lão.<br />

Lão cũng muốn gần thầy. Nhưng sự thể đã xảy ra<br />

như vậy thì ... cũng là cái số. Thầy nên bảo trọng<br />

sức khỏe, trì chí mà nghĩ đến tương lai. Còn lão ...<br />

Cụ ngùng lại cúi đầu nhìn chén rượu. Tôi thừa<br />

dịp :<br />

— Còn điều này, xin cụ cho biết. Lúc nãy cụ ...<br />

hứa với ai vậy ? Có phải là ...<br />

Cụ Lãnh nhìn tôi gật đầu. Rồi cụ đứng lên, đi<br />

ra phía cửa, chỗ còn ghim sâu thanh kiếm. Cụ giơ<br />

tay rút nhẹ thanh kiếm, đút kiếm vào vỏ rồi<br />

ngẩng lên nhìn tô i:<br />

— Thầy cũng không nên biết nhiều. Đó là<br />

chuyện riêng giữa tôi và người ta. Chiều mai, có<br />

chuyên tốc hành ra Bắc. Tôi không tiễn thầy<br />

được. Thôi xin chào thầy.<br />

Ông già xách kiếm đi khuất vào bóng tối gian<br />

phòng ngủ. Tôi tần ngần đứng nhìn mâm rượu,<br />

bát đũa xô lệch, đĩa giả ba ba vẫn còn đầy ắp, tấm<br />

vải đỏ bạc màu bọc thanh kiếm còn để lại bên<br />

cạnh bình rượu. Có tiếng gà gáy từ xa vọng lại.<br />

Tôi nhìn ra ngoài. Trời đã rạng đông.<br />

*<br />

Tôi nhờ người nhắn anh Tư. Anh đến ngay lúc<br />

xế trưa. Nghe tôi nói, anh không tỏ vẻ ngạc nhiên.<br />

144


Duy dáng điệu có như bịn rịn. Anh n ó i:<br />

— Thầy về ngoài đó nghỉ ngơi ít bữa rồi lại vô.<br />

Công việc đã thành nếp một mình tôi cáng đáng<br />

cũng đủ rồi.<br />

Tôi kiểm điểm công việc, trao sổ sách cho anh.<br />

Lúc xong việc, đồng hồ chỉ đúng 3 giờ. Anh Tư<br />

nhất định đòi đưa tôi ra ga :<br />

— Để tôi xách ba lô cho thầy. Trời mưa bữa<br />

trước, đường còn trơn lắm thầy.<br />

— Anh ăn cơm chưa ?<br />

— Dạ rồi. Mà mấy giờ tàu đến thầy ?<br />

— Khoảng 6 giờ chiều.<br />

—o thừa sức. Cứ 4 giờ mình thủng thẳng lên<br />

đường là vừa.<br />

Tôi xuống bếp. Bà Ba đang lúi húi nhóm lửa.<br />

Bà ngửng lên nhìn tôi, vẻ buồn lộ ra trong ánh<br />

mắt. Bà ngập ngừng :<br />

— Thầy vê ngoài đó ... chắc là vui hơn đây.<br />

Đây rồi lại vắng teo.<br />

Nhìn bà, tôi nghĩ đến mẹ tôi. Cũng một ánh<br />

mắt như vậy mỗi khi dặn dò những lúc khởi hành.<br />

Tôi đứng lặng giây lâu, rồ i:<br />

— Cụ ông chưa dậy ?<br />

— Có, lúc nẫy có dậy, uống được chén thuốc.<br />

Tôi tần ngần một lá t:<br />

Tôi muốn chào cụ Ông trước khi ra ga, không<br />

b iế t...<br />

Bà cụ cúi xuống vo gạo :<br />

— Quan Lãnh tôi xin lỗi thầy, không dậy tiễn<br />

145


được thầy.<br />

— Cụ nói hộ với cụ Ông rằng tôi rất cảm kích.<br />

Đêm qua vì tôi mà cụ Ông nhọc sức. Tôi không<br />

biết nói gì.<br />

— Quan Lãnh tôi quý thầy lắm. Thầy đừng<br />

nghĩ ngợi gì cả.<br />

Bà ngừng tay nhìn tôi, cố giữ bình tĩnh, cố gắng<br />

mỉm cười. Nhưng mắt bà đỏ hoe. Bà cúi xuống,<br />

day m ặ t:<br />

— Khổ, khói quá.<br />

Tự nhiên tôi thật dào dạt một niêm nhớ<br />

thương thắm thiết, đối với bà, đối với anh Tư, đối<br />

với tất cả cái cảnh hoang du tôi sắp rời bỏ, đối với<br />

cụ Lãnh. Tôi nhìn đồng hồ :<br />

— Chết, 3 giờ rưỡi rồi. Tôi xuống dưới chuồng<br />

ngựa một chút.<br />

Tôi thủng thảng đi xuống chuồng ngựa. Tôi giơ<br />

tay vuốt nhẹ bờm ngựa. Con ngựa dụi đầu vào vai<br />

tôi, thở mạnh. Tôi đổ một ít thóc vào máng; phía<br />

trước mặt. Nắng nhạt đầu thu hắt vào hai cỗ hậu<br />

sự. Gỗ vàng tâm thiên niên vạn đại. Giã từ. Mụ<br />

một. Tôi một. Giã từ. Tôi nhìn con ngựa đang rúc<br />

đầu vào. máng thóc, rồi bước ra ngoài vườn đi lên<br />

nhà.<br />

Anh Tư đã đứng sẵn ngoài hiên, cạnh chiếc ba<br />

lô. Tôi bước lên thềm đi lại phía buồng cụ Lãnh,<br />

đứng lặng giây lâu nghe tiếng thở dài đều đều của<br />

ông già rồi quay đi.<br />

Bà Ba đưa cho tôi một cái gói nhỏ :<br />

146


— Tôi thổi ít sôi thầy ăn đường.<br />

Tôi đỡ lấy gói sôi bọc lá chuối:<br />

— Cảm ơn cụ.<br />

Anh Tư đi trước. Bà Ba theo tôi đi sau. Ra đến<br />

cổng bà dừng lại. Ngập ngừng :<br />

— Thôi thầy về.<br />

Tôi băng qua đường rầy. Nhìn lại thấy bà Ba<br />

đang nâng vạt áo lau mắt, tôi vội cúi đầu rảo<br />

bước. Đến giốc cầu ngoảnh lại trại cụ Lãnh đã<br />

lẩn vào đám cây rừng. Tôi vượt qua tấm biển<br />

Nguy Hiểm lúc nào không hay, tâm trạng bâng<br />

khuâng như sắp tỉnh một cơn mơ, như đang trở<br />

về thực tại. Xuống cầu, qua ngã ba, tôi đi vào phố<br />

ga-<br />

Trước khi lên tàu, tôi bắt tay anh Tư :<br />

— Thỉnh thoảng anh cho tôi biết tin tức vợ<br />

chồng cụ Lãnh.<br />

Anh Tư hai tay nắm chặt tay tô i:<br />

— Thầy yên trí.<br />

*<br />

Đoàn tàu rời La Khê. Nhịp bánh sắt lăn trên<br />

đường rầy bắt đúng nhịp dôi. Tôi nghĩ đến Ngàn<br />

Trươi ngày trước. Tôi nghĩ đến cụ Lãnh và tôi.<br />

Đến tâm trạng của cụ khi bỏ Ngàn Trươi và của<br />

tôi khi rời Xóm Cục. Hoàn cảnh có khác mà nỗi<br />

khắc khoải lại có nét tương đồng, cùng dứt ra đi,<br />

cùng nhận một lời ủy thác.<br />

— Mi gắng mà tiếp tục công việc.<br />

147


— Tương lai của thầy còn dài. Thầy nên trì chí.<br />

Nhịp dôi khi mau khi chậm, xa dần những căn<br />

ga xép đường rừng mờ mịt sương khuya, trăng hạ<br />

tuần ''ắt vẻo, qua Di Vinh, Bến Thủy rồi Thanh<br />

Hóa, Nghĩa Lộ, Đồng Đao, Ninh Bình, Nam<br />

Định, Phủ Lý, rồi Văn Điển. Nhịp dôi theo đoàn<br />

tàu đi vào ngoại ô Hà-nội, thấp thoáng cột phi<br />

trường Bạch Mai, dọc theo đường xe điện Kim<br />

Biên, qua Khâm Thiên, rầm rộ tiến vào sân ga<br />

Hà-nội. Tôi bàng hoàng mở to mắt. Bánh xe rít<br />

lên, tắt nghẽn. Tiếng rú của ai tắt nghẽn nửa<br />

khuya xóm Cục ? Đoàn tàu thở hắt ra, đứng sững,<br />

chấm dứt nhịp dôi.<br />

*<br />

Từ đó đến nay việc đời dồn dập : xưởng dệt bị<br />

rút giấy phép hoạt động, hiệp thợ Xóm Cục giải<br />

tán, anh Tư biệt vô âm tín, quân đội Nhật Bản<br />

đảo chính, Việt Minh nắm chánh quyền, chiến<br />

tranh Việt Pháp bùng nổ, những ngày lang thang<br />

đây đó chiến khu 3, những năm di cư lập nghiệp<br />

trong Nam, những giờ phập phồng tin giặc tấn<br />

công, rồi bỏ nước, lưu đày — và chuyện cũ nhòa<br />

dần vào dĩ vâng. Đôi lúc nửa khuya thao thức,<br />

thoáng nhớ lại thì tất cả — căn trại hoang vu,<br />

nhịp cầu La Khê, con đường cụt, bãi cỏ gianh,<br />

căn ga xép, một đôi mắt đen lành lạnh, một bàn<br />

tay gân guốc, một lưỡi kiếm lao đi, một tiếng rú<br />

tắt nghẽn, nhịp dôi một bài hò đò dọc — tất cả,<br />

148


từ lòng ký ức hiện lên chỉ còn là những vang bóng<br />

mờ mờ, thấp thoáng giữa hư và thực.<br />

*<br />

Hoa tuyết bay trắng ngập vườn qua khung cửa<br />

kính. Tôi giật mình thấy tất cả có giống như một<br />

giấc chiêm bao. Đẩy thêm củi vào lò, rót đầy một<br />

ly rượu mạnh và tự hỏi là mình hiện đang trong<br />

giấc chiêm bao nơi đất lạnh, và rồi ra sẽ tỉnh dậy<br />

để lại thấy mình vẫn sống trong cái thế giới hoang<br />

vu Xóm Cục ?<br />

Bất giác nhớ lại cái cử chỉ đối ẩm với cụ Lãnh,<br />

tôi nâng ly, nói khẽ với mình :<br />

- Mời.<br />

Tháng 10-81<br />

Minnesota<br />

149


Không nơi nào<br />

Cuối thu, Paris.<br />

— Ông phải xuống với tôi. Chơi với nhau một<br />

vài ngày, uống với nhau một vài chai rượu. Nói<br />

với nhau một vài câu chuyện. Xuống nghe.<br />

Giọng nói Phạm Công Thiện qua đường dây<br />

điện thoại từ Toulouse tới Paris — khoảng tám<br />

tiếng tàu hỏa — nghe sao mà “kêu gọi” vậy. Lúc<br />

bấy giờ khoảng nửa khuya Paris. Nửa khuya Paris<br />

rực ánh sáng. Chắc Phạm Công Thiện gọi tôi từ<br />

một quán rượu. Giọng nghe có chất men rượu<br />

chát. Quán rượu chắc âm u những ngọn đèn nhỏ<br />

đặt đây đó góc phòng.<br />

— Sao, xuống đi.<br />

— Thế sao ông không lên đây ?<br />

Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ... hay là cứ xuống<br />

Toulouse, uống một vài chai rượu, nói một vài<br />

câu chuyện. Gia dĩ, ở Toulouse, lỏng buông<br />

guidon xe đạp, lọc cọc lại còn ông đồ họ Nguyễn<br />

tự là Thế Anh. Xuống một vài ngày, sống lại một<br />

vài đêm Vạn Hạnh với Thiện, một vài chiều Văn<br />

Khoa với họ Nguyễn ?<br />

— Thiện dạo này day dứt lạ. Chỉ có uống. Cứ<br />

cái đà này...


Có người gặp Thiện nói với tôi như vậy. Tôi<br />

không ngại những chai rượu vơi dần qua bàn tay<br />

Phạm Công Thiện. Tôi chỉ nghĩ đến cái nó đẩy<br />

bàn tay đó mở những chai rượu đó, đủ màu, đủ<br />

kiểu, đủ cở, vơi dần. Tôi nghĩ đến cái niềm “day<br />

dứt” đó. Và cứ cái đà này ...<br />

Thiện bỏ nước ra đi trước 1975. Anh không kịp<br />

chứng kiến cái cảnh suy tàn sụp đổ của Vạn<br />

Hạnh. Anh không có duyên nhìn thấy trước mắt<br />

cái ngang tàn của Bùi Giáng, cái cao ngạo của Vũ<br />

Hoàng Chương. Tôi cũng vậy. Gặp nhau, bây giờ,<br />

nói gì với nhau ?<br />

— Ông Phạm Công Thiện ơi, tôi không thể<br />

xuống ông được. Tôi bận quá. Phải ở Paris không<br />

thể đi đâu được.<br />

Trong cái dối trá đầu lưỡi, có cái thật tình một<br />

người đối với một người đồng cảnh ngộ. Thôi<br />

thì ... cùng một lứa ... uống đi, ông Thiện , uống<br />

nữa đi.<br />

*<br />

Trung tuân tháng 11<br />

Tôi bước xuống phi trường Boston, xếp hàng đi<br />

qua hàng rào nhà Đoan.<br />

— Ông có cái gì khai không ?<br />

Tôi nhìn xuống chiếc va li méo mó, nhớ lại cái<br />

cảnh ngày hôm qua, ném vội áo quần vào va li,<br />

152


sửa soạn từ giã Paris. Một đống quần áo bẩn, vài<br />

ba cuốn sách. Có gì mà khai với báo ? Vụt nhớ lại<br />

một câu trả lời của một nhà văn trong trường hợp<br />

tương tự : Oscar Wilde, khoảng đầu thế kỷ 20, khi<br />

từ Anh qua Mỹ.<br />

— Ông có gì khai không ?<br />

Oscar Wilde nhìn ông nhà Đoan. Rồi rất hồn<br />

nhiên :<br />

— My talent.<br />

Dĩ nhiên Khoan tôi không thể bắt chước Oscar<br />

Wilde.<br />

Vượt hàng rào nhà Đoan, bắt một cái cab rồi<br />

đi thảng về nhà thằng con trai. Ớ đó, chờ tôi, có<br />

một chai Black and White, một chút tình gia đình,<br />

ngát hương thơm cơm gạo dự chín tới. Và khá<br />

nhiều hình ảnh trong ký ức. Những góc quán café,<br />

một phiên chợ lề đường, những bức tường thành<br />

lâu đài cổ, một cánh đồng xanh mướt, những đuôi<br />

mắt, những nụ cười, những tiếng chửi thề, những<br />

ông già chống gậy sưởi nắng công viên, những gốc<br />

cây, lá rụng bên bờ sông Seine, những dáng đi<br />

thoăn thoắt, một vài câu nhạc, những hình ảnh<br />

mờ mờ tỏ tỏ, những hình ảnh của một viễn<br />

phương tôi hằng mơ ước từ thuở mái tóc xanh, tôi<br />

đã đến, tôi vừa mới giã từ Paris.<br />

Lại bước xuống phi trường Minneapolis.<br />

(Thanh Tâm Tuyền như một ám ảnh. Chỉêu trên<br />

phi trường anh bống nhớ em, nhớ chuyến đi xa<br />

153


ước hẹn.) Tôi lên xe về nhà trong một tiết trời<br />

đảo lộn, giữa tháng 11, gió lạnh căm căm mà đất<br />

Vạn Hồ vẫn chưa phủ tuyết, cỏ bên đường khô<br />

cằn, người đi lại lác đác, cúi đầu đếm bước. Tôi<br />

bước vào phòng, vuốt nhẹ tấm mền ấm, nhìn qua<br />

khung cửa sổ. Vườn ông hàng xóm, cây evergreen<br />

vẫn xanh dờn bên cạnh mấy khóm hoa tulipe đã<br />

rũ khô. Đây đó cây phong cây du trụi lá.<br />

Thắp một nén hương, thầm trình Phật chuyến<br />

Pháp du vạn dặm vừa hoàn tất, đầu óc thấy lâng<br />

lâng như gội sạch bụi đường. Tôi kéo tấm chăn<br />

bông ngang ngực, vểnh tai nghe tiếng chim quen<br />

đang hót ngoài thềm. Chim líu lo hàn huyên một<br />

lát rồi yên lặng trở lại ngoài trời, trong phòng và<br />

trong tôi. Tôi cố nhớ lại một câu văn trong<br />

Quốc-văn-giáo-khoa-thư ngày nhỏ, cái hình in bên<br />

cạnh chưa phai nét trong trí nhớ. Người khách<br />

sông hồ nay đây mai đó, xa làng xóm cũ từ lâu,<br />

vai đeo khăn gói, tay cắp cái ô, bỗng một ngày trở<br />

về, bụi tre quê cũ phơ phất sau lưng. Có ông cụ<br />

già chống gậy đứng bên h ỏ i:<br />

— Đi đã nhiều nơi như ông, ông thấy nơi nào<br />

đẹp nhất ?<br />

Trả lời, đúng rồi, bèn trả lời khổng nơi nào<br />

đẹp bằng nơi chôn nhau cắt rún. Khổng nơi nào<br />

đẹp bằng. Không nơi nào đẹp. Không nơi nào.<br />

Không.<br />

*<br />

154


Không một tiếng động. Thị cố không trung ...<br />

vô nhĩ. Tất cả gian phòng, tất cả tôi thu lại chỉ<br />

còn là một sợi khói trắng vươn cao. Thị cố không<br />

trung ... vô nhãn. Tất cả gian phòng, tất cả tôi chỉ<br />

còn là một mùi hương thơm ngát.<br />

155


Cuối năm đi vê<br />

hướng mặt trời mọc<br />

Giữa tháng 10.<br />

Tiếng nói vi âm như từ trên trời tỏa xuống đêu<br />

đêu, dõi theo bước chân tôi dọc hành lang phi<br />

trường từ Minneapolis-St. Paul đến Detroit. Rồi<br />

Boston. Chiếc phi cơ 747 hãng T.W.A. cất cánh, 2<br />

ly Whisky cạn, sau 6 giờ bay và khoảng 6 giờ<br />

chênh lệch giữa hai bờ Đại Tây Dương, Khoan tôi<br />

đặt chân lên phi trường Roissy và bước những<br />

bước đầu chập chững đi vào sinh hoạt buổi sáng<br />

thành phố Paris.<br />

Parìs có gì lạ không em ?<br />

Nhưng lại quen quen. Chén cà phê Expresso<br />

nhỏ uống tại phi trường tuy khác hẳn với những ly<br />

cà phê nhạt nhẽo ở Mỹ nhưng hương vị lại nhắc<br />

đến những ly cà phê ngày nào, khu domino Đà<br />

Lạt. Miếng croissant thơm ngây chất bơ Bretagne<br />

không còn là miếng hamburger nhưng lại trở<br />

thành những miếng Madeleine gợi lại cái không<br />

khí thuở nào, Hà-nội, ngồi cạnh đàn bà, quán<br />

Brodart xế quán rượu Taverne Royale.


Tôi lên xe đi về nhà người bạn khu<br />

Montparnasse mà tưởng như lạc vào giữa đô<br />

thành Saigon, một buổi trưa tan sở kẹt xe. Cũng<br />

nhích từng bước, cũng chèn, cũng ép, cũng còi inh<br />

ỏi qua lại giữa hai xe.<br />

Trời mưa, kính xe mờ bụi nước. Không khí nhẹ<br />

bỗng tưởng như có ủ men Mai Quế Lộ. Xe đi<br />

vòng vo, ông bạn muốn đóng vai trò hướng dẫn :<br />

— Nhìn này. Tour Eiffel.<br />

Tôi trố mắt nhìn đống sắt ngất trời dựng cao<br />

trước mặt. Và nghĩ rằng cái lão kỹ sư sinh trưởng<br />

ở Dijon chắc “gan mỹ thuật” phải đầy mình mới<br />

dám dựng lên một “quái phẩm” như vậy giữa một<br />

kinh đô còn ôm ấp trong lòng biết bao nhiêu là di<br />

tích nghệ thuật ngày xưa. Xe nhích lên một chút,<br />

đủ để thấy giòng sông Seine chảy nhẹ dưới cầu.<br />

Và chợt hiểu răng ngắm tháp Eiffel, phải nghĩ<br />

đến sông Seine. Cũng như Tháp Bút và Hồ<br />

Gươm Hà-nội. Thế dương vươn lên tự hoá giải<br />

trong thế âm gợn sóng dưới cầu.<br />

Xe lại chạy vòng vo.<br />

— Đưa toa đi một vòng. Để ngắm Paris. Nhìn<br />

thấy Les Invalides chưa ?<br />

ừ thì Les Invalides. Rồi sao ?<br />

— Quartier Latin. BourMich’.<br />

Một lá t:<br />

— Arc de Triomphe. Champs Elysées.<br />

Xe đi vào một khu sinh hoạt tấp nập. Dừng lại.<br />

Bạn nhìn tô i:<br />

158


— 12 giờ trưa. Kiếm một quán rượu. Toa nghĩ<br />

sao ?<br />

“Moa” chịu liền.<br />

— Uống gì ?<br />

Bạn tôi sành rượu. Tôi để mặc anh ta tùy tiện.<br />

Anh nhìn qua tấm các rượu rồi quay lại tô i:<br />

— Uống một chút Bordeaux. Năm nay rượu<br />

Bordeaux được mùa.<br />

Ly đầu cạn, không thấy gì là đặc biệt. Bạn tôi<br />

lên tiếng :<br />

— Cái lưỡi của toa bị hư rồi. ơ bên đó uống<br />

gì ?<br />

— Thì cũng nhì nhằng... Whisky hay Bourbon.<br />

Black and White ... Jack Daniel.<br />

Bạn tôi gật gù :<br />

— Jack Daniel thì được. Nhưng nhiều quá nó<br />

dại lưỡi đi, rượu chát phải đến ly thứ hai mới<br />

thấy vị.<br />

Không biết có phải vì ảnh hưởng lời nói của<br />

bạn tôi hay không mà đến ly thứ hai, rượu từ<br />

miệng qua lưỡi, trôi nhẹ vào cổ họng cứ như là<br />

dòng suối ngọt giữa trưa chảy vào cát sa mạc. Và<br />

đến ly thứ ba thì tôi bỗng thấy tôi biến dạng, tôi<br />

trở thành một thứ parisien chính thống. Cũng gật<br />

gù, giơ tay, đập chân, nhún vai. Và gọi một ly<br />

nữa.<br />

Đêm đầu tiên ở Paris, cũng lại uống. Và từ lầu<br />

thứ 9 của một building khu Montparnasse, tôi<br />

159


nhìn xuống Paris ban đêm. Và chếnh choáng<br />

thiếp đi trong ánh đèn mọc lên từ ngoại ô đến<br />

trung tâm thành phô'.<br />

Toà ngang dãy dọc lầu đài Versailles. Hồ nhân<br />

tạo. Cây trồng thẳng tấp. Đường lót đá. Đi theo<br />

một đám đông đủ màu da xem dãy Grands<br />

Appartements trả thêm tiền — 6 quan — để tò<br />

mò ngắm dãy Petits Appartements. Cửa lớn, cửa<br />

bé, cửa kín, cửa hở, hành lang dằng dặc dẫn từ<br />

phòng ngủ của vua nọ đến phòng ngủ của vị<br />

hoàng hậu kia. Tôi không để ý đến lời giảng dạy<br />

của người hướng dẫn. Tôi nghĩ đến những dạ hội<br />

từng bừng yến tiệc kéo dài cho tới hừng đông, nơi<br />

đây ngày cũ, những bước chân dón dén từ hàng<br />

lang sâu thảm đi vào những thiên bí sử thâm<br />

cung. Và tôi hiểu tại sao bỗng một ngày nhân dân<br />

Paris đã nổi dậy.<br />

Lần từng bước trong Bảo tàng viện Le Louvre,<br />

ngắm đến no mắt những nét thảng đường cong,<br />

những mảng nhịp nhàng màu sắc của biết bao tận<br />

dụng khổ công lao từ những thế kỷ nào để lại đến<br />

bây giờ, đi mãi, đi lên, đi xuống, dừng lại trước<br />

một nụ cười kỳ lạ. Nụ cười hàm tiếu La Joconde.<br />

Mỗi dân tộc có một cách cười đặc biệt. Nụ<br />

cười Anh Cát Lợi kín đáo như mờ mờ ảo ảo<br />

trong sương mù Luân Đôn. Người Pháp cười như<br />

đùa cợt. Người Đức nở chậm nụ cười. Người<br />

Nhật cười vang. Người Mỹ vừa cười vừa nói<br />

160


thầm : phó mát (cheese). Việt Nam mình thì ...<br />

đúng như lời tiền bối Nguyễn văn Vĩnh đã nói, gì<br />

cũng cười.<br />

Nhưng Mona Lisa vốn gốc ở Florence, mà<br />

không cười như Ý Đại Lợi, ngụ ở Paris mà không<br />

cười như Pháp. Nàng cười như ... nàng. Đặc biệt.<br />

Chỉ có nàng cười như vậy. Biết bao con mắt đã<br />

nhìn nàng, mỗi cái nhìn là một tâm sự, mỗi tâm<br />

sự là một tra vấn, mỗi tra vấn, nụ cười của nàng<br />

là một niềm thông cảm. Nhung đồng thời, rốt ráo<br />

lại là một tra vấn riêng tư. Yêu ? Thì yêu đi.<br />

Nhưng tình yêu đích thực là gì ? Sống ? Trời xanh<br />

thẳm, hãy hít đầy lồng ngực tất cả gió của biển<br />

vùng Địa trung hải. Nhưng anh ơi, sống ... để làm<br />

gì ? Chết ? Cũng cứ được, nếu là một sự tận cùng.<br />

Nhưng nếu chết lại chỉ là một trở lại bắt đầu ?<br />

Tôi đứng lặng trước nụ cười đó. Nghe nàng kể<br />

lể nỗi niềm. Thế nào là đau khổ. Thế nào là làm<br />

người. Thế nào là sáng tác.<br />

Tôi kéo tay anh bạn :<br />

— Muốn xem hết Paris, ngắm hết Le Louvre,<br />

phải một năm, nhiều năm.<br />

Tôi nghĩ: phải một đời người.<br />

Lại bước vào một quán rượu. Lúc bấy giờ vào<br />

khoảng xế chiều. Nắng quái nghiêng ngả trên<br />

chòm cây xa xa vườn Luxembourg. Bỗng nhớ lại<br />

câu văn xưa của Anatole France, câu văn học<br />

thuộc lòng từ lớp nhất trường Sinh Từ, câu văn<br />

161


thuộc lòng từ lớp nhất trường Sinh Từ, câu văn<br />

viết khoảng đầu thế kỷ cũng vào tháng này, Paris,<br />

câu văn thương cho đôi vai trần của một bức<br />

tượng đá vườn Luxembourg lá vàng rơi trong thu<br />

muộn. Ngậm ngùi một cách rất lẩm cẩm, rằng<br />

tượng này còn đó, đôi vai vẫn trần trong gió thu<br />

đã lạnh, mà người thương vai ngày trước không<br />

còn. Ngậm ngùi trở thành một cái cớ. Để gọi<br />

thêm một ly.<br />

162


k '<br />

cháo ám với Vĩnh An ở Paris<br />

Tôm, cua, cá, nghêu, sò, hến, thịt bò, thịt vịt,<br />

thịt gà, rau xanh, cà tô mát đỏ ửng, hành, tỏi,<br />

khoai, hoa và quả, tất cả bầy lộ thiên hai bên lề<br />

một con đường nhỏ, người đi, kẻ lại, người mua,<br />

kẻ bán, mặc cả, to tiếng, giơ tay, dậm chân, cười<br />

cười, nói nói. Tôi thấy lòng phơi phới như thuở<br />

nào đi giữa một phiên chợ cửa Ô Hà-nội. Ô Đóng<br />

Mác hay Ô Câu Dền ? Đây Paris 1980, 40 năm<br />

sau thuở đó. Đây chợ Mouffetarđ, hàng vạn dặm<br />

xa vời con đường thoăn thoắt gót chân cô hàng<br />

bán cốm làng Vòng. Có tiếng phong cầm từ xa<br />

vảng lại. Anh xẩm Pháp-lang-tây mắt đeo kính<br />

sậm màu, giọng ca rất mùi, tôi từ quán rượu bên<br />

đường chỉ nghe lõm bõm một câu : C’est à Capri<br />

que je l’ai rencontrée. Gặp nàng ở Capri. Đã gặp<br />

chắc là yêu. Trời xanh thẳm vùng bể Địa trung<br />

hải. Rồi lại xa nhau. Capri, Hậ-nội thuở đó, Paris.<br />

Ngồi bên tôi có thư sinh họ Bùi, văn võ song<br />

toàn, vừa là võ sư môn quyền Thái cực nước Yên<br />

xưa, lại kiêm cả môn toán học. Họ Bùi thủ th ỉ:<br />

— Khu Mouffetard đã bị thương mại hóa. Tụi


touristes làm hỏng cả. Nhưng ở đây còn có một<br />

cái đặc biệt. Croissant ngon nhất Paris.<br />

Dứt lời, vận khinh công đi tìm croissant. Tôi<br />

nhắp một ngụm cà phê, châm một điếu thuốc.<br />

Một bà già bước tới quầy rượu. Bà già cổ quấn<br />

khăn đỏ, hai tay nâng chiếc giỏ, khoe với cô bán<br />

hàng :<br />

— Xem này. Tươi không ?<br />

Và tiếp :<br />

— Một đỏ.<br />

Nghĩa là một ly rượu chát đỏ. Cô bán hàng<br />

thọc tay vào giỏ bà già, kéo lên một con cá. Cá<br />

quẫy. Cô gật gù, chùi tay vào chiếc tablier quàng<br />

trước ngực. Rồi rót rượu. Bà già kéo ly rượu về<br />

phía mình tía lia một hồi. Trời rét. Năm nay lạ<br />

nhỉ ? Vùng Bretagne tuyết rơi suốt ngày hôm qua.<br />

Không biết Giscard có đắc cử hay không ? o. Ai<br />

đắc cử thì đắc cử. Kệ. Già này vẫn cứ thế. Đúng<br />

không. Cô bán hàng trả lời bàng vai, bằng mắt,<br />

bằng tay và cả hai chân. Nhún vai nheo mắt,<br />

giơ hai tay lên trời, dậm chân. Bỗng cô quay lại,<br />

hai tay chống nạnh, mắng anh bồi bàn như tát<br />

nước. Rồi lại cười như nắc nẻ. Bà già thấy câu<br />

chuyện của mình bỗng trở thành một cuộc độc<br />

thoại, bèn ngoảnh lại Khoan tôi, nhún khẽ đôi<br />

vai, đưa vội ly rượu lên miệng. Một động tác rất<br />

Pháp. Một tợp, sạch ly. Rồi đặt ly xuống quầy<br />

hàng, xách giỏ, lẩm bẩm với con cá trong giỏ, đi<br />

ra cửa, lắc lư cái đầu. Tôi nhìn theo. Tấm khăn<br />

164


quàng đỏ lẩn vào đám đông.<br />

Vừa lúc đó, một người khoảng trung niên bước<br />

nhẹ vào trong quán. Người này mình gầy vóc hạc,<br />

bận áo bông ngắn màu sậm, đội chiếc mũ cát-két,<br />

mồm ngậm tẩu dài. Thoạt nhìn, tưởng như một<br />

thư sinh. Nhưng cánh tay giơ lên mà tay áo căng<br />

phồng, ngón tay vừa chỉ, một ly cà phê đen đã<br />

được đặt ngay trước mặt, thấy vậy, Khoan tôi biết<br />

ngay rằng người đối diện có một công lực thâm<br />

hậu. Định thần nhìn kỹ, bỗng phá lên cười. Thì ra<br />

người vừa vào là họa sĩ Vĩnh Ân.<br />

*<br />

Vĩnh An vốn dòng dõi Nguyễn Phước đất<br />

Thuận Hóa. Thuở nhỏ có duyên gặp nhà văn lớn<br />

Nhất Linh khuyên nên đi xa tìm đạo. Bèn đi vê<br />

phương Tây, sống lang bạt nơi sông hồ. Nhưng<br />

đêm đêm thường đốt hương ngồi quán với cái<br />

mềm mại của ngọn bút lông con thỏ trắng, một<br />

tấm lụa La Khê và một ánh trăng xanh. Hai mươi<br />

năm sau, đắc đạo, thông suốt hành trình của sự<br />

sống và vấn đề rốt ráo của con người. Bèn căng<br />

lụa, giầm bút vào màu và sắc của trời và đất mà<br />

đem thời gian vào tác phẩm.<br />

Với Khoan tôi, Vĩnh Ân vốn có duyên văn tự.<br />

Biết nhau qua một vài tác phẩm. Gặp nhau Tân<br />

này là thứ nhì mà ngậm ngùi tiếc không gặp nhau<br />

từ lâu. Khoảng 1978, nhân một cuộc triển lãm<br />

tranh Vĩnh Ấn ở Paris, tôi đang ngồi buồn ở đất<br />

165


Vạn Hồ, được ngắm một vài bức tranh của anh<br />

chụp lại trong một cuốn sách nhỏ mà cảm khái vô<br />

cùng. Lúc đó, trời lại trở sang thu, gió thu hiu hắt,<br />

cây phong rừng xa đỏ rực, cành du xơ xác lá du<br />

rơi, tôi bèn viết một đoạn văn nhỏ phẩm đề. Xin<br />

trích lại một vài giòng.<br />

"... Tranh Vĩnh Ân đượm cái không khí ngùi<br />

ngùi một người tiễn một người, nửa khuya ga xép<br />

lộng gió rừng, ngọn đèn signal Tông kính lắc lư<br />

trong tay người xếp ga ngái ngủ, tấm biển sắt rung<br />

rinh treo tníớc sân ga. Mường Mán hay Phô' Lu ?<br />

Ngược cao nguyên hay men theo thung lũng Hông<br />

Hà tiến lên biên giới ? Mỗi bức tranh Vĩnh Ân là<br />

một lên đường. Một mình. Lâm lũi. Khởi đi là một<br />

nét tưởng-như-bốc-đồng. Để, trùng trùng duyên<br />

khởi, từng mảng màu tiếp nối, một tác phẩm thành<br />

hình. Nhưng khi nét cuối cùng dừng lại, nơi đến lại<br />

chỉ là một quán trọ tạm thời, một sửa soạn khởi<br />

hành tiếp tục. Tôi biết, bằng nét và màu, Vĩnh Ân<br />

không chỉ đuổi theo một trọn vẹn nghệ thuật. Anh<br />

còn muốn thỏa mãn hơn một nhu câu rung động<br />

giữa nét và màu.<br />

... Từ một thể kiết già, Vĩnh Ân đã vươn vai<br />

đứng dậy, bước vào một cuộc sông có danh và sắc,<br />

chấp nhận làm người để làm nghệ thuật. Trong<br />

một thế giới vô thường mà anh thừa biết là vô<br />

thường. Cái vô thường thể hiện bàng nhiêu hình<br />

nhiêu dáng, những nét trăng : những vâng trăng<br />

166


khuyết, những nét trăng ràm, những vệt trăng non<br />

thon dáng lưỡi liêm. Trăng như một ám ảnh khôn<br />

nguôi. Trăng mọc khắp ngả lộ trình Vĩnh Ân.<br />

... Và khi con tàu dừng lại chặn cuối lộ trình,<br />

nơi ga xép mang tên là Death, tôi mới hiểu tại sao<br />

muôn hình vạn trạng của trăng đã thôi hiện hữu :<br />

trăng đã di vào lòng của nước, để tất cả nước và<br />

tất cả trăng trở thành một nên xanh lơ tái ngắt,<br />

“màu thời gian xanh xanh, màu của thời gian im<br />

sững”.<br />

Thư sinh họ Bùi vận bảy thành công lực, cắp<br />

con cá còn đang quẫy mạnh, đề khí phóng lên ba<br />

tầng lầu. Lò sưởi đốt lên. Lá thơm một nắm đút<br />

vào bụng cá. Cá được đặt giữa lò. Khói đượm<br />

hương thơm xanh ngát gian phòng. Mặt cây<br />

dương cầm trở thành quầy rượu. Những bản nhạc<br />

Mozart hòa âm với tô mắm nêm. Đĩa nem chua<br />

đặt trên một cuốn sách của Hermann Hesse. Gió<br />

lạnh ngoài trời. Gian phòng ấm cúng. Mùi cá<br />

thơm lừng. Một ly rồi hai ly. Đã hai tất phải ba.<br />

Bởi không thể chỉ hai mà không có ba. Cứ thế.<br />

Cho đến khi chai thứ nhứt không còn một giọt,<br />

chai thứ nhì vơi chừng một nửa, gió chiều nổi lên<br />

từ phía sông Seine. Cho đến khi nắng quái hắt<br />

ngang ánh lóe nóc thánh đường nhon hoắt cây<br />

thánh giá rung rinh trên bức tranh Vĩnh An góc<br />

tường. Cho đến khi tôi đồng ý với thư sinh họ Bùi,<br />

ông thầy dạy toán, rằng 2 lần 2 là 5.<br />

167


Cứ thế, cho đến lúc đó. Và chúng tôi rời gian<br />

phòng nhỏ, dắt díu nhau đi vào sinh hoạt ban<br />

đêm Paris.<br />

Khoảng tháng 11-80<br />

168


Đọc kỉnh<br />

NHƯ LAI VÔ SỞ THUYẾT<br />

I<br />

1984.<br />

Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc,<br />

tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một<br />

khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy<br />

vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn :<br />

Chàng như mây mùa thu<br />

Thiếp như khói trong lò.<br />

Cao thấp tuy có khác<br />

Một thả cũng tuyệt mù<br />

Đọc lại bài thơ. Rất nhỏ, từng chữ, từng vần.<br />

Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi<br />

lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong<br />

tôi, về bài thơ, rớt lại, chỉ còn một chút bâng<br />

khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái<br />

bâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ<br />

đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng<br />

chim, nước không lưu giữ. Chim đâu để lại đường<br />

bay ? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng<br />

vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả<br />

cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và Kệ.


*<br />

* *<br />

Tôi hiểu tại sao những người lớn của nhân loại<br />

tự cổ thảy đều chỉ muốn nín thinh. Khổng Khưu,<br />

Lão Đam và Thích Ca Mâu Ni. Trời không nói, ta<br />

đâu muốn nói ? Ta đâu có thuyết lời nào ? Cái ta<br />

muốn nói, cái đó, đâu có thể nói được ? Cái đó,<br />

bất khả thuyết, bất khả từ nghĩ. Bất khả đạo.<br />

Nói ra là bị kẹt<br />

Nhưng rồi Khổng Khưu vẫn nói, cả đời. Lão<br />

Đam thì nói đến 5.000 chữ Đạo đức kinh và Thích<br />

Ca Mâu Ni trong suốt 49 năm hoằng pháp,<br />

nguyên lời Đại Bát Nhã, đã nói ròng rã tới 22<br />

năm.<br />

Không nói cũng không xong.<br />

*<br />

* *<br />

Nói ra là bị kẹt<br />

Không nói cũng không xong<br />

Hai câu đầu một bài kệ của một thiền sư Việt<br />

Nam sống giữa thế kỷ thứ 17, thiền sư Chân<br />

Nguyên. Hai câu kệ, một thế đứng chênh vênh<br />

giữa hai ngả hữu vô. Nói hay không nói ? Chung<br />

170


cuộc, bài kệ đành phải chấm dứt bằng một nét<br />

chấm phá lửng lơ :<br />

Vì anh đưa một nét<br />

Đâu núi ánh dương hòng<br />

Tôi duỗi thẳng chân, ngửa mặt nhìn nắng sớm<br />

xuyên qua miếng băng bám nơi khung cửa, ánh<br />

nắng lung linh màu sác cầu vồng. Tự hỏi nắng<br />

sớm đích thực màu gì ? <strong>Xa</strong>nh hay đỏ, tím hay<br />

vàng, hay là do tất cả màu sắc gặp gõ' mà thành ?<br />

Nhưng có cuộc gặp gỡ nào kéo dài mãi mãi ?<br />

Ánh dương đầu núi đâu giữ mãi màu hồng ? Cái<br />

thế chênh vênh giữa hữu và vô đâu có thể đời đời<br />

tồn tại ? Cái khó là nhập vào cái thế đó, không<br />

thỏa hiệp, mà vươn lên, và vượt qua. Từ cái phức<br />

tạp tìm về cái đơn thuần, tìm về cho tới cái khuôn<br />

mặt của chính mình khi mình chưa sinh, chưa<br />

thành. Ánh dương hồng khi chưa nhô lên khỏi<br />

đầu núi. Cái xôn xao nhú lên trong đêm sắp tàn.<br />

Cái đó.<br />

Ngoài vườn tuyết rơi trắng và lạnh trong im<br />

sựng của trời và đất. Trong lò củi nổ ròn tan,<br />

ngọn lửa thấp cao ấm màu hổ phách. Ngoài kia,<br />

vắng lặng. Trong tô i... vẫn chưa vắng lặng. Trong<br />

tôi, tôi vẫn thấy rằng ... chưa ổn. Đẩy thêm củi<br />

vào lò. Củi gỗ cây phong phơi nỏ từ vào thu, lửa<br />

như bốc ngọn từ lòng gỗ. Mộc trung sinh hỏa. Mộc<br />

tận hỏa hoàn diệt. Lửa sinh trong lòng gỗ. Gỗ hết<br />

lửa không còn. Lửa không còn, nghĩa là... sao ?<br />

171


Lửa sẽ biến thái tuy vẫn tồn tại hay cũng như<br />

khói và mây, lửa sẽ trở vê, sẽ đi vào lòng cái đó,<br />

tuyệt mù ?<br />

*<br />

* *<br />

Cái đó, cái mà cho đến hôm nay, chưa một vị<br />

thiện-trí-thức, chưa một vị bồ-tát nào mô tả được<br />

hình tướng, xác định được thể chất, cái đó có<br />

thể giản dị như mưa và nắng, hiện hữu rất tự<br />

nhiên — mặt trời lại mọc lúc đêm tàn — nhưng<br />

cũng lại có thể vô cùng phức tạp, ẩn hiện vô<br />

lường, với vô lượng danh hiệu, mỗi danh hiệu là<br />

một khía cạnh đặc thù, Chân Tâm, Diệu Tâm,<br />

Minh Tâm, Bồ Đề Tâm, Giác Tánh, Chân Như,<br />

Phật Tánh, Pháp Giới Tánh, Không Tánh, Như<br />

Lai Tạng Tánh, Bát Nhã ... cái tột không, cái diệu<br />

sắc, cái bất-khả-tư-nghì, cái rốt ráo cuối cùng...<br />

riêng với tôi, từ bỏ nước ra đi, những nửa khuya<br />

tỉnh giấc, cái đó — chính nó — đôi khi vẫn thấp<br />

thoáng trong tôi, hóa trang thành những lời tra<br />

vấn trớ trêu, những tại sao ray rứt, lãng đãng<br />

quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm bắt, bỗng lại<br />

xa vời, nhòa dần, biến hẳn, tuyệt mù. Trong đêm<br />

đen mạt pháp, còn lại chỉ là những vết tích mờ<br />

mờ ghi lại trong kinh và kệ. Những vết tích như<br />

những dấu chỉ đường. Vô lượng nẻo đường, vô<br />

172


lượng phương tiện, tùy theo căn cơ của từng<br />

chúng sinh trong vô lượng chúng sinh, tùy theo<br />

từng cõi pháp trong hằng-hà-sa-số cõi pháp.<br />

Nhưng cứu cánh chỉ là một. Cái đó.<br />

Dõi theo cái đó, “có cõi lấy ánh sáng của Phật<br />

làm phương tiện nói pháp, có cõi lấy Bò Tát làm<br />

phương tiện nói pháp,có cõi lấy bóng mát cây Bô<br />

Đê làm phương tiện nói pháp, có cõi lấy hư không<br />

để nói pháp, có cõi lấy lời và chữ để mà nói<br />

pháp... ”<br />

Tôi đặt cuốn Duy Ma Cật xuống bên lò sưởi,<br />

nhồi thuốc vào tẩu, hít hơi thuốc đầu trong ngày.<br />

Hơi thuốc thơm tỏa ấm gian phòng. Bất giác tôi<br />

nghĩ đến một mùi hương lạ. Một mùi hương như<br />

một phương tiện nói pháp. Mùi hương cõi nước<br />

Chúng Hương. Trở lại cuốn kinh •.“Qua khỏi 42 số<br />

cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng<br />

Hương, đức Phật thị hiện nơi đó là Phật Hương<br />

Tích. Mùi hương nước đó so với mùi hương cõi<br />

trời, cõi người và các cõi Phật ở 10 phương, nó<br />

thơm hơn hết. Đức Phật Hương Tích lấy mùi làm<br />

phương tiện để nói pháp. Chúng sinh cõi nước<br />

Chúng Hương nghe mùi hương mà ngộ đạo ”.<br />

Tôi hít dài một hơi thuốc. Đầy phổi. Hơi<br />

thuốc nghe như có pha trộn nhiều mùi hương<br />

cũ tôi tưởng đã phai, đã tuyệt mù. Mùi úa hoa<br />

ngọc lan, mùi ấm hoa hồng, mùi ngái hoa cau,<br />

mùi đạm hoa sói hoa ngâu, mùi đắng hoa sấu<br />

173


nắng hè tháng sáu, mùi nồng hương đêm dạ lý.<br />

Và mùi ngát của nhang.<br />

*<br />

* *<br />

Ráng chiều miền đồi Bắc Việt đổ rộng một<br />

nền gạch Bát Tràng. Gốc cau, gốc đại, ngọn cỏ kẽ<br />

tường, cánh hoa bèo tím ngát bờ ao, tất cả lóe lên<br />

trong nắng muộn, tan vào mùi ngát của khói<br />

nhang. Nắng nhạt rồi tắt ngấm. Đất lẫn với trời.<br />

Tự bàng bạc sương khói dâng lên, một cõi pháp<br />

thành hình, chúng sinh mộc mạc hiền lành chỉ có<br />

một phật hiệu để làm phật sự. Vọng ra tự đó —<br />

mái chùa cong vát chữ đao, cổng tam quan thềm<br />

đá nhẵn lì — không phải là những ngôn từ hiểm<br />

trở Lăng-Già, Bát-Nhã, Pháp-Hoa hay Viên-Giác,<br />

mà chỉ phật hiệu đó, mà chỉ A-Di-Đà-Phật,<br />

Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. Có thế thôi, mỗi chiều<br />

ngày xưa Việt Nam. Có thế thôi, nhưng mỗi<br />

chiều, bình thản vẫn trở vê trên vầng trán hai<br />

sương một nắng những bà mẹ Việt Nam. Nén<br />

nhang đốt lên, khói nhang vẫn vươn cao và<br />

thẳng tấp. Như mây mùa thu, vẫn tuyệt mù. Như<br />

đã thuộc nằm lòng con đường trở về nơi đó,<br />

nơi mà kinh và kệ từ xưa vẫn hằng hướng<br />

tới. Nơi đó, tắt lời. Cõi đó rốt ráo vô ngôn,<br />

vẩng lặng, lấy hư không mà làm phật sự. Một<br />

174


đóa sen giơ cao, một nụ cười đáp lại. Trong yên<br />

lặng. Cõi đó, chân kinh ?<br />

*<br />

* *<br />

Cõi đó, chân kinh. Tới được đó, đã có người.<br />

Trong số, người ta thường nhắc đến tên vị tổ thứ<br />

28 dòng Thiền Tây Trúc là Bồ Đồ Đạt Ma.<br />

Nhưng tại sao khi dời triền núi Hi Mã Lạp Sơn<br />

khi cập bến Quảng Châu, trong hành trang Người<br />

vẫn còn một bộ Lăng Già ? Tôi nghĩ rằng vào lúc<br />

đó, có thể trong tận cùng tâm thức, đôi khi Người<br />

vẫn còn thấy gọn lên 108 lời tra vấn Đại Huệ và<br />

chỉ sau 9 năm diện bích nơi thâm sơn Thiếu Thất<br />

khi tuyên bố rằng kinh Lăng Già sau 500 năm, sẽ<br />

trở thành môn học danh tướng, chỉ tự đó, Người<br />

mới dứt khoát với kinh và kệ, Người mới thực sự<br />

bước vào cõi đó, chân kinh.<br />

*<br />

* *<br />

Lăng Già là tên một ngọn núi nằm giữa biển<br />

Nam, nơi vua Dạ Xoa thỉnh Đức Phật lên thuyết<br />

Pháp. Núi đó cao vòi vọi nhìn xuống biển sâu,<br />

đá dựng thẳng như tường, trơn như mỡ, không có<br />

lối đi lên. Phải có phép thần thông hoặc được<br />

175


Đức Phật sử dụng nội lực vô lượng giúp cho mới<br />

có thể tới được. Lời Phật nói pháp truyền xa,<br />

rộng và sâu, vọng ra tới vô lượng số cõi Phật,<br />

được ghi lại băng Phạn tự gọi là kinh Lăng Già.<br />

Kinh này sau được Thiền sư Câu Na Bát Đà La<br />

dịch ra chữ Hán và đến thế kỷ thứ 20 thì chuyển<br />

sang Việt ngữ. Tự lời tiên tri của Bồ Đề Đạt Ma<br />

khoảng tiền bán thế kỷ thứ 6 đến nay, nhiều<br />

lần 500 năm đã qua, tôi giật mình tự hỏi cái<br />

mà đức Thế Tôn muốn dạy tại đỉnh Lăng Già —<br />

cái đó — qua ba chặng đường chuyển ngữ từ<br />

Phạn qua Hán đến Việt, không biết có còn rớt lại<br />

chút nào trong những trang kinh tôi đọc đêm qua.<br />

Hay còn lại chỉ là ngôn từ, chỉ là danh tướng ?<br />

*<br />

* *<br />

Nghe tin Bồ Đề Đạt Ma cập bến Quảng Châu,<br />

Lương Võ Đế vội thỉnh Người đến kinh đô. Vua<br />

h ỏ i:<br />

— Trẫm chép kinh, xây chùa, độ tăng, đúc<br />

chuông, tạc tượng. Có công đức gì không ?<br />

Người vắn t ắ t :<br />

— Không.<br />

Vua lặng thinh một lát. Lại h ỏ i:<br />

— Đối diện trẫm là ai vậy ?<br />

Người rằng :<br />

176


— Không biết.<br />

Cuộc đoái thoại ngắn ngủi: hai lần khẳng định<br />

và hai lần phủ định. Có, không. Nhà vua cố chấp.<br />

Bồ Đề Đạt Ma động lòng đại bi, mở ra một<br />

đường phương tiện. Không. Không công đức.<br />

Không có Bồ Đề Đạt Ma. Không có Trẫm.<br />

Không có gì hết. Ngay cả cái không tôi vừa đề<br />

cập. Hãy hiểu rằng rốt ráo, không cũng lại là<br />

không.<br />

Nối nghiệp Lương Võ Đế. Thái tử Chiêu Minh<br />

tiến thêm một bước vào sâu vết cũ. Giữa kinh đô,<br />

Chiêu Minh dựng một tòa lầu bằng đá gọi là<br />

Phân Kinh Thạch Đài, để sưu tầm, tập trung,<br />

nghiên cứu, kiểm kê, giải thích, sắp xếp, tàng trữ<br />

kinh và kệ. Phật giáo nghiễm nhiên được coi như<br />

quốc giáo. Số người xuất gia trong nước tăng lên<br />

gấp bội. Kinh sách xếp trên kệ đá Phân kinh càng<br />

lúc càng nhiều. Mọi người đua nhau đi tìm kinh<br />

lạ. Những bậc trí thức hễ gặp nhau là lập tức thảo<br />

luận về thiền. Bán già, Kiết già, Kim cương tọa,<br />

Ma tọa, Kiết tường tọa, Tam muội ấn, là những<br />

danh từ cửa miệng mọi người. Không những Lăng<br />

Già mà hầu như tất cả kinh và kệ lần lần trở<br />

thành nhữnp môn học danh tướng. Nghĩa kinh<br />

phai nhạt. Y kinh tuyệt mù. Còn lại, chỉ là một<br />

mớ ngôn từ tạm gọi là kinh và kệ và giữa kinh đô,<br />

với ngày và tháng qua đi, một vài tảng đá xếp<br />

đống tạm gọi là Phân kinh thạch đài. Miệng Phật<br />

nín thinh. Đêm mạt pháp bắt đầu.<br />

177


*<br />

* *<br />

Bất giác mấy câu Duy Mạ trở lại trong tôi.<br />

Có cõi lấy mộng lấy huyễn ... Tôi mở cuốn kinh<br />

đọc tiếp, vừa đủ cho một mình nghe rõ. Từng<br />

chữ, từng câu. Có cõi lấy mộng, lấy huyễn, lấy<br />

vang, lấy bóng, lâỷ ảnh trong gương, lấy trăng dưới<br />

nước, lấy ánh nấng dợn ngoài trời để mà nói pháp.<br />

Tôi nhắc lại, như điệp khúc một bản tình ca, tôi<br />

nhắc lại ánh nắng dợn ngoài trời. Như một lời<br />

niệm Phật. Tôi tưởng đến nắng một chiều thuở<br />

đó, nắng dợn trên đá Phân kinh và nắng và đá —<br />

tại sao không — bỗng nhiên nói pháp. Với một<br />

người. Nguyễn Du.<br />

*<br />

* *<br />

Khoảng đầu thế kỷ thứ 19, nhân một chuyến<br />

đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du có dịp đến<br />

thăm Phân kinh thạch đài. Bấy giờ — trên 1.000<br />

năm đã qua — đá đài Phân kinh đã mòn. Rêu leo<br />

xanh mái, mưa cũ đọng chân tường, cỏ dại<br />

lấp lối đi, hoang vu hun hút hành lang vắng<br />

lặng. Trời ngả vào chiều. Nắng quái lung linh<br />

vách đá. Đâu rồi những vết kinh xưa. Lăng Già,<br />

Viên Giác, Bát Nhã, Kim Cương. Kim Cương ...<br />

178


Ngã độc Kim Cương thiên biến lỉnh.<br />

Tôi nghe như vay : Một hôm tại nước Xá Vệ,<br />

Phật và 1250 vị Đại tỳ kheo đều ở tịnh xá<br />

Kỳ Hoàn, trong vườn của Thái tử Kỳ Đà và ông<br />

trưởng giả cấp Cô Độc. sắp đến giờ ngọ trai, Phật<br />

và chúng tăng đểu đắp y, mang bình bát vào thành<br />

Xá Vệ, theo thứ lớp khất thực. Khất thực xong,<br />

Phật và chúng tăng đông vè tịnh xá để thọ trai. Sau<br />

khi thọ trai xong, Phật xếp y, cất bình bát và rửa<br />

chân, rồi trải tọa cụ, ngòi yên tịnh. Khi đó, ở trong<br />

đại chúng, ông trưởng lão Tu B'ô Đ'ê đứng dậy, vén<br />

tay áo bên hữu, gối bên hữu quỳ xuống, chắp tay<br />

cung kính và bạch Phật rằng: — Hy hữu thay, đức<br />

Thế Tôn ! Ngài thường nhớ nghĩ và bảo hộ các vị<br />

B'ô Tát. Ngài rất hay khéo dạy bảo các vị B'ô Tát.<br />

Bạch Thế Tôn, nếu có người phát tâm B'ô Đê<br />

muốn câu quả Phật, thì :<br />

Làm sao hàng phục vọng tâm ?<br />

Làm sao an trụ chân tâm ?<br />

Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm, hai<br />

niềm thắc mắc không riêng của ông Tu Bồ Đề,<br />

mà của toàn thể đại chúng thuở đó, của chúng ta<br />

hôm nay, của Nguyễn Du, riêng Nguyễn Du một<br />

mình.<br />

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh<br />

1.000 lần, hai niêm thắc mắc đó đặt ra. Và biết<br />

bao nhiêu lần nữa, khi cuốn kinh gấp lại ? Đôi<br />

179


khi, từ những ngôn từ tường-đồng-vách-sắt dựng<br />

lên trong kinh nghe cũng có vọng ra bên ngoài,<br />

lọt vào tâm thức Nguyễn Du một chút gì — như<br />

vậy, như vậy — tạm gọi là nghĩa của kinh. Nhưng<br />

nghĩa đó chắc đâu đã là ý của người nói kinh ? Y<br />

của đức Thế Tôn năm xưa đâu phải chỉ là như<br />

vậy, như vậy ?<br />

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh<br />

Lần thứ 1.000 lẻ một, không có kinh. Chỉ có<br />

nắng chiều và đá tảng. Nắng dợn trên đá phân<br />

kinh. Và đá và nắng bỗng nhiên hội duyên nói<br />

pháp.<br />

*<br />

* *<br />

Thuở đó nơi đây sầm uất lạ thường. Mái lầu<br />

cong cánh hoa sen, tiền đình hậu tạ, muôn hồng<br />

ngàn tía cỏ lạ hoa thơm, hồ nhân tạo đặt tên là<br />

biển Nam Hải, hòn dã sơn mệnh danh là núi Tu<br />

Di. Bên trong, phòng ốc nguy nga lộng lẫy ngăn<br />

nắp từng khu, mỗi khu một tên, khu Lăng Già,<br />

khu Viên Giác, khu Pháp Hoa, khu Bát Nhã, kinh<br />

sách không thiếu một bộ, sử liệu ghi từng chi tiết<br />

từ đản sinh đức Thế Tôn đến ngày Người nhập<br />

Niết Bàn, từ ngày Người truyền y bát cho ông Ma<br />

Ha Ca Diếp, từng hành vi, từng lời kệ của từng vị<br />

tổ, hành trạng kéo dài tới ngày Bồ Đề Đạt Ma<br />

180


cập bến Quảng Châu.<br />

Thuở đó, xa rồi. Chấm dứt. Giờ đây nắng tắt,<br />

đá mòn. Giờ đây chỉ còn một chút chập chờn.<br />

Trong đêm nghe như đã bắt đầu, lời kinh âm u<br />

như vọng như chân, nghĩa kinh ẩn ẩn hiện hiện,<br />

ánh lửa chài le lói bên sông lạ, ý kinh tuyệt mù<br />

trong mộng và huyễn, là bọt nước mặt hồ trong<br />

cơn mưa ngâu, sương chiều đọng lại, giọt sương<br />

mai tan đi. Vừa kịp thấy đó, chớp mắt không còn,<br />

mới nghe vang lên đã chìm vào sâu lặng, hay, rồi<br />

lại lãng đãng, nhạt nhòe, biết mà nói lên thì bất...<br />

khả thuyết. Thấy-nghe-hay-biết chỉ là chập chờn<br />

cánh con bướm trắng trên luống cải xanh. Hay chỉ<br />

là một niệm khởi lên chập chờn sương khói,<br />

Nguyễn Du đã lọt vào một khoảng mù khơi tịch<br />

mịch ?<br />

Kỳ trung áo chỉ đa bất minh<br />

Bài Phân kinh thạch đài giữa lòng đá vắng lặng<br />

không là một thú nhận nỗi bất lực của riêng<br />

Nguyễn Du trước những trang Kim Cương.<br />

Bài ký Phân kinh là một thú nhận nỗi bất lực<br />

của ngôn từ và văn tự con người khi muốn nắm<br />

bắt cái chập chờn “áo chỉ” của cõi vô ngôn đó,<br />

bất khả tư nghi.<br />

* *<br />

181


Tôi gắng nhớ lại bài thơ, lõm bõm. Dừng lại ở<br />

hai câu:<br />

Ngã độc Kim Cương thiên biến lỉnh<br />

Kỳ trung áo chỉ đa bất minh<br />

Khá lâu. Bâng khuâng nghĩ đến niềm khắc<br />

khoải của người xưa tầm đạo. Làm sao hàng phục<br />

vọng tâm ? Làm sao an trụ chân tâm ?<br />

Kim Cương đọc đến ngàn lần<br />

Mà trong mờ ảo như gàn như xa<br />

Như gần như xa nhưng vẫn ở đó, câu trả lời<br />

vẫn ở đó, tự thuở đó, nơi vườn Kỳ Thọ. Và bây<br />

giờ, vượt khỏi ngôn từ và văn tự, giữa Kim Lăng,<br />

vọng ra từ kẽ đá phân kinh, mờ mờ ảo ảo, như<br />

gần như xa, có mà không, không nhưng có, như<br />

mộng như ảo, như bọt nổi trên mặt nước, như<br />

chớp biển ngoài khơi, như bóng hình lãng đãng<br />

trong gương, như giọt sương đêm đọng lại, như<br />

giọt sương mai tan đi trên đầu ngọn cỏ, câu trả<br />

lời vẫn ở đó, câu trả lời đến thẳng với Nguyễn<br />

Du, trong hoang vu Phân Kinh Thạch Đài.<br />

Này Tu Bồ Đ'ê. Hãy nghe lời đá, lời đá nói<br />

rằng :<br />

Nhứt thiết hữu vi pháp<br />

Như mộng, huyễn, bào, ảnh,<br />

Như lộ, diệc, như điển<br />

Ưng tác như thị quán<br />

182


Tất cả, cái gì gọi lên cũng chỉ là tạm<br />

gọi. Ngay cả hai chữ Kim Cương. Như Lai nói<br />

Kim Cương tức không phải Kim Cương, thế mới<br />

gọi là Kim Cương.<br />

*<br />

* *<br />

Phật nói kinh Kim Cương tại 4 nơi, 16 hội,<br />

trong khoảng 22 năm ròng. Lời Phật ghi lại dài<br />

tới khoảng 600 cuốn, chính danh là “Kim Cương<br />

Bát Nhã Ba La Mật Kinh”. Tóm tắt thành một<br />

cuốn gọi tắt là kinh Kim Cương. Cuốn này cô<br />

đọng lại còn 260 chữ mệnh danh là “Ma Ha Bát<br />

Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” thường gọi là<br />

Tâm Kinh. 260 chữ Tâm Kinh dẫn đến câu thần<br />

chú — Yết đế yết đế Ba la yết đế Ba la tăng yết<br />

đế Bồ Đề tát bà ha — và câu thần chú dẫn thẳng<br />

vào cõi vô ngôn. Cửa kinh Kim Cương khép kín.<br />

Không ai nói pháp Kim Cương. Không ai nghe<br />

pháp Kim Cương. Vọng tâm ? Chân tâm ? Đừng<br />

đặt vấn đề. Không có vọng, không có chân. Trong<br />

suốt ba đời, không có cả tâm. Đã tới cõi đó,<br />

Ba La Mật Đa. Cõi đó, chân kinh. Cõi đó, im<br />

sựng. Như đá, tạm gọi là đá. Phật đâu có thuyết<br />

lời nào ?<br />

183


II<br />

Tịnh Liên lão ông với Khoan tôi vốn là chỗ<br />

thâm giao, lại là móng vuốt trong chốn thiền<br />

môn, mê đọc kinh như lứa tuổi hai mươi mê đọc<br />

thơ tình, gần đây vì thương cho sự hoang rậm của<br />

lòng người xa nước, nên đã dốc lòng đem tất cả<br />

cái sở đắc của mình mà viết lời sơ giải mấy bộ<br />

Đại Thừa. Viết đến đâu hoàng bá đến đó và đều<br />

đều gửi đến Khoan tôi, với lời răn nhủ rằng : Này<br />

ông Vũ Khắc Khoan ơi, ông phải bớt đàn đúm<br />

với bọn lãng tử để dành thì giờ mà tu tỉnh đọc<br />

kinh. Rằng :<br />

— Này Vũ Khắc Khoan, ý ông thế nào ? Giả<br />

sử có người đem 7 món báu chứa đầy cả đại thiên<br />

thế giới mà bố thí thì người đó có nhiều công đức<br />

hay không ?<br />

Tôi rằng :<br />

— Thì nhiều.<br />

Ông chỉ đợi có thế, tiếp ngay :<br />

— Ay thế mà còn thua một người chỉ thọ trì<br />

4 câu kệ hay nhẩm thầm một đoạn kinh. Biết<br />

không ?<br />

Biết rồi ... nhưng khốn một nỗi, Khoan tôi căn<br />

cơ thô lậu, tâm thức lại hay lưu luyến tiếng tơ<br />

tiếng trúc, cho nên chân tuy đĩnh đạc bước thảng<br />

mà vẫn thấy tạt ngang vào nơi ca lâu tửu quán,<br />

giọng cất lên muốn bàn câu đạo lý vô tình vẫn<br />

184


họa cùng một điệu với tiếng cười hô hố của đám<br />

lãng tử sông hồ. Cũng do vậy mà bao nhiêu kinh<br />

sách bạn vàng gửi đến, thảy đều được trịnh trọng<br />

xếp lên giá sách, giữ gìn cẩn thận. Thế thôi.<br />

Nhưng ngại đọc. Thảng hoặc có miễn cưỡng mở<br />

ra thì cũng loáng thoáng mấy trang, cho đến khi<br />

khựng lại trước những danh từ dựng lên chất<br />

ngất.<br />

Trước mặt, sau lưng, bên tả bên hữu, trên đầu.<br />

Như một hàng rào nhọn hoắt. Như một tấm lưới<br />

trùng trùng. Tôi choáng váng tìm định nghĩa. Tôi<br />

đặt vấn đề. Rút cuộc, cuốn kinh từ giá sách được<br />

mở ra trên bàn đọc, lại trở về nguyên vị chỗ cũ,<br />

trên giá sách. Miệng Phật lại nín thinh. Khọan tôi<br />

lại lầm lũi trở về cái thế giới chữ nghĩa cũ kỹ<br />

ngày xưa.<br />

*<br />

* *<br />

Bỗng một hôm tôi bắt gặp chính tôi ngẩn ngơ<br />

trước giá sách, đang lần dở mấy trang Lăng<br />

Nghiêm. Những trang đầu, những trang kể<br />

chuyện ông A Nan ngộ nạn. Chuyện như vầy :<br />

Cánh đây khoảng hơn 2.500 năm, có người em<br />

họ đức Thế Tôn là ông A Nan, mang bình bát và<br />

tâm bình đảng đi vào từng thôn xóm, đến từng<br />

nhà để khất thực. Ông gặp một nữ tín đồ ngoại<br />

đạo tên là Ma Đăng Già. Người nữ này thấy ông<br />

185


èn dùng huyễn thuật là thần chú của Ta Tỳ Ca<br />

La Phạm Thiên, hãm ông trong phòng rồi lấy lời<br />

dịu ngọt để dụ dỗ ông. A Nan ngộ nạn chấp tay<br />

niệm Phật, hướng vê đức Thế Tôn cầu cứu. Lúc<br />

bấy giờ, Phật động tâm, không kịp thuyết pháp,<br />

lập tức trở vê Tịnh xá, ngồi vào thế kiết già. Từ<br />

nơi đảnh của Phật vụt phóng ra hào quang trăm<br />

báu. Trong hào quang xuất hiện sen báu ngàn<br />

cánh. Trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi. Trên<br />

đảnh đức Hóa Phật lại phóng ra 10 đạo hào<br />

quang trăm báu.<br />

Trong mỗi đạo hào quang đều có thị hiện vô<br />

số thần Kim Cương đứng khắp hư không. Lời<br />

thần chú Lăng Nghiêm lập tức vang lên. Đức Thế<br />

Tôn phái ông Văn Thù, đem thần chú đó đi cứu<br />

nạn A Nan.<br />

A Nan thoát nạn vê đến chỗ Phật, cúi đầu<br />

kính lạy.<br />

*<br />

* *<br />

Tôi giở tiếp. Lời ông A Nan buồn tủi, ăn năn :<br />

~ Bạch đức Thế Tôn, con từ hồi nào đến giờ<br />

có lòng ỷ lại. Con thường tự nhủ rằng con là em<br />

Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ<br />

ban cho thần thông trí huệ đạo quả Bồ Đ'ê nên<br />

chỉ lo học rộng nghe nhiều chẳng cần tu niệm.<br />

Không ngờ ai tu nấy chứng, mặc dầu con là em<br />

186


Phật, nếu không tu thì cũng bị đọa như ai, chẳng<br />

hàng phục được ngoại đạo mà còn bị cái nạn Ma<br />

Đăng Già ... Cúi xin đức Thế Tôn mở cho con<br />

đường phương tiện.<br />

Lời Phật ân cần giảng giải, trong khi quở trách<br />

vẫn thương hại vỗ về. Rằng hỡi A Nan, ông tuy<br />

được tiếng là người học rộng nghe nhiều nhưng<br />

thật tình ông không hiểu chi cả. Và rằng người<br />

đời khen ông là bực đa văn nhưng nếu ông chỉ<br />

chứa chất cái học suông và nghe suông đó mà<br />

không tu thì dầu ông có nhớ hết nghĩa lý nhiệm<br />

mầu của 12 bộ kinh, 10 phương chư Phật, nhiều<br />

như số cát sông Hằng, cái nhớ đó cũng chẳng lợi<br />

chi cho ông cả. Và rồi ra, ông sẽ lâm vào những<br />

tai nạn khác, tương tự như cái nạn Ma Đăng Già<br />

mà thôi.<br />

Lời ông Văn Thù là lời một vị trưởng tràng.<br />

Chính ông đã được đức Thế Tôn giao cho phép<br />

mầu thần chú đi cứu A Nan, lời ông răn dạy nghe<br />

có nghiêm nghị, hơn cả lời Phật. Ông rằng : A<br />

Nan, tôi đã vâng oai thần của Phật đem thần chú<br />

Lăng Nghiêm đến cứu nạn cho ông. Ông vẫn<br />

được tiếng là người thấy xa, nghe rộng, hay nhiều,<br />

biết lắm. Nhưng ông lười nhác. Ông không có tu.<br />

Ông chạy theo cái vọng phân biệt, nên ông dễ bị<br />

đọa lạc theo tà. Này ông A Nan, toàn thể cái<br />

thấy-nghe-hay-biết của ông đêu là hư huyễn. Nếu<br />

ông biết đem cái thấy-nghe-hay-biết đó xoay trở<br />

lại chính cái chân tánh của mình thì cái trí quang<br />

187


của ông lại hiện ra sáng láng, chân tâm của ông<br />

trở lại tịch tịnh, ông sẽ thấy ba cõi sum-la<br />

vạn-tượng đều như hoa đốm giữa hư không, tất<br />

cả các pháp hiện tiền như việc chiêm bao. Nàng<br />

Ma Đăng Già sẽ cũng chỉ là một chúng sinh trong<br />

cõi mộng, nàng làm gì nổi ông ?<br />

Cuốn Lăng Nghiêm gấp lại, hình ảnh A Nan<br />

dấy lên từ lời kinh vẫn còn thấp thoáng trong tôi.<br />

Tôi nghĩ đến câu chuyện Ma Đăng Già. Tôi<br />

thương ông A Nan bị quở. Tôi không nghĩ sâu<br />

vào căn cơ nghiệp dĩ A Nan, tôi chỉ bâng khuâng<br />

quanh tâm trạng người em con chú con bác đó<br />

của đức Thế Tôn phát tâm xuất gia chỉ vì một<br />

nguyên nhân rất giản dị, rất “người”. Đức Thế<br />

Tôn răng :<br />

— Trong giáo pháp của ta, ồng ngưỡng mộ cái<br />

gì mà phát tâm xuất gia ?<br />

Ông A Nan rất hồn nhiên :<br />

— Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường<br />

nên con sanh lòng hâm mộ mà phát tâm xuất gia.<br />

Đêm hôm đó, quá nửa khuya tôi vẫn còn thức.<br />

Tôi nghe từng đợt gió ngoài trời vật cành du<br />

xuống mái hiên, cuốn Lăng Nghiêm tuy gấp kín<br />

nhưng đã từ giá sách theo tôi vào phòng ngủ, đặt<br />

cạnh đầu giường.<br />

Vài ngày sau, tôi gặp lại ông A Nan cầm bát đi<br />

xin sữa cho đức Thế Tôn đang mắc bệnh. Tôi dõi<br />

theo mấy lời đối thoại giữa ông A Nan và ông<br />

Duy Ma Cật.<br />

188


— Ê A Nan ! Làm gì mà mang bát đứng đây<br />

sớm thế ?<br />

— Đức Thế Tôn hơi có bệnh phải dùng sữa bò,<br />

nên tôi đến đây xin sữa.<br />

— Thôi, thôi A Nan. Đừng để cho hàng ngoại<br />

đạo nghe thấy những lời phỉ báng đó. Họ sẽ cười<br />

vào mặt chúng ta. Họ sẽ rêu rao khắp nơi khắp<br />

chốn rằng thế mà cũng đòi làm thầy, bệnh của<br />

mình không cứu nổi lại còn đòi chữa bệnh cho<br />

thiên hạ ! Ỏng A Nan ơi, ông nên biết rằng thân<br />

Như Lai là thân kim cương, mọi ác đã dứt, toàn<br />

thể là lành, còn có bệnh gì, còn phiền não gì ?<br />

Hãy im lặng mà đi khỏi nơi đây, A Nan !<br />

Ông Duy Ma Cật nói như vậy, ông A Nan còn<br />

biết trả lời làm sao ? Ông vừa thẹn vừa tủi nhưng<br />

vẫn đứng chờ xin sữa. Tất nhiên ông thừa hiểu<br />

rằng thị hiện ở cõi ta bà đủ 5 món trược, đức Thế<br />

Tôn phải ứng ra việc bệnh để độ thoát chúng<br />

sinh. Nhưng ... n ó i... để làm gì ?<br />

Tôi dõi theo hút A Nan. Tôi thấy ông sững sờ<br />

giữa pháp hội Am La<br />

— Bạch đức Thế Tôn, sao nơi đây bỗng nhiên<br />

rộng rãi trang nghiêm, bỗng nhiên rực ánh vàng<br />

ròng, bỗng nhiên thơm ngát, con chưa từng thấy ?<br />

— Bạch đức Thế Tôn, thế ra có thể lấy mùi<br />

hương để nói pháp sao ?<br />

Pháp hội Am La chấm dứt, tôi vẫn nhìn theo<br />

vết chân A Nan đi vào vô lượng ảo hóa của vô<br />

lượng cõi pháp, từ pháp hội A Di Đà đến pháp<br />

189


hội Vô Lượng Nghĩa, pháp hội Dược Sư, pháp<br />

hội Pháp Hoa ... Tôi biết ông đã có mặt giữa phút<br />

lâm chung của ông trưởng giả Cấp Cô Độc để nói<br />

pháp. Ông trưởng giả này nghe pháp và đã an<br />

nhiên nhắm mắt đi vào cõi trời Đâu xuất. Dấu<br />

tích cuối cùng A Nan để lại là cuộc đối thoại ngắn<br />

ngủi giữa ông và ông Ma Ha Ca Diếp, vị tổ thứ<br />

nhứt dòng Thiền Thiên Trúc. Ông rằng :<br />

— Ngoài việc truyền y bát, đức Thế Tôn có<br />

truyền riêng cho ông pháp gì nữa không ?<br />

Tổ Ca Diếp nhìn A Nan trong giây lát, bỗng<br />

quát lên :<br />

— A Nan !<br />

— Dạ.<br />

— Cậy phướn trước cổng chùa đổ kìa !<br />

A Nan giật mình, tỏ ngộ thiên cơ, được tổ Ca<br />

Diếp truyền y bát và ấn chứng cho làm vị tổ thứ<br />

nhì. Hành trạng A Nan, với tôi, thế là chấm dứt.<br />

Nhưng tôi vẫn ngẩn ngơ. Cuốn Duy Ma Cật, Đại<br />

Thừa Vô Lượng Nghĩa, Pháp Hoa, Dược Sư...lần<br />

lượt dời giá sách đi vào đời sống giữa khuya của<br />

tôi. Và một đêm, gió tắt, tôi quyết định đi vào<br />

pháp hội Lăng Nghiêm một mình.<br />

*<br />

* *<br />

Phật dạy tánh của nguyên sơ vốn tịch tịnh,<br />

nhưng một niệm khởi lên, lời kinh đan kết như<br />

190


nhện giăng tơ, biển tâm dạt dào nổi gió, mây thức<br />

ùn ùn kéo đến như khói sóng cửa thần phù, nghĩa<br />

kinh lập tức bày ra chân vọng. Đi vào pháp hội<br />

Lăng Nghiêm, tôi nghe choáng váng như bất thần<br />

bị vây trong một thế trận mê hồn 10 phương lạ<br />

hoắc, 2 cửa tử sinh lạc hướng, lạc hướng cả 7 nẻo<br />

đuổi bắt cái Tâm. Trong thân, ngoài thân, ngay<br />

trong con mắt, hay ngay chính giữa ? Tâm do chỗ<br />

hoà hiệp mà thành, do suy nghĩ phân biệt mà ra,<br />

do tự nhiên mà có, do nhân duyên mà sinh ?<br />

Tâm là gì ? Tâm do đâu mà hiện hữu ? Tâm ở<br />

đâu ? Nhạn đã bay qua. Tả, hữu, ngược, xuôi :<br />

vắng lặng. Một ánh trăng suông, và bát ngát, một<br />

niềm mang mang tịch tịnh.<br />

— Lạy T ổ , con không tìm thấy Tâm.<br />

Tôi gấp lại cuốn Lăng Nghiêm. Nghĩ rằng vậy<br />

thì không có gì cả và nhớ đến một lời của lão ông<br />

Tịnh Liên :<br />

“Tôi tự biết mình phiên não chất ngất, vô minh<br />

dày đặc và đối với ngưỡng cửa những cơn tam<br />

muội nhỏ nhoi vẫn lảng vảng đứng xa hàng ngàn<br />

dặm. Chỉ được cái hạnh ngộ không biết do một<br />

chút căn lành nào lay lắt rớt lại từ kiếp nào, nên<br />

thích đọc kinh, đôi khi say mê đọc kinh, và thường<br />

hay mơ màng hàng giờ trên những trang kinh<br />

xứa... ”<br />

Bất giác thấy mình cũng bâng khuâng mơ<br />

màng, như lão ông Tịnh Liên.<br />

191


III<br />

Cuối thu 1985.<br />

Nhìn ra đầu ngõ bắt gặp ánh vàng rực lá cây<br />

phong, giật mình ngh! rằng thế là mùa thu đã<br />

qua, đang tàn, rằng tuyết lại sắp rơi. Mấy trang<br />

viết bỏ dở từ cuối mùa tuyết năm ngoái, bút khởi<br />

đi từ “mây mùa thu” và “khói trong lò” ngưng lại<br />

nửa vời nơi pháp hội Lăng Nghiêm. Từ đó nhẫn<br />

nay, trong tôi dấy lên đã nhiều vọng tưởng và<br />

cũng đã nhiều vọng tưởng bay đi, đã tuyệt mù. Đã<br />

tuyệt mù những cõi pháp năm xưa, nghi nghi hoặc<br />

hoặc. Nietzsche, Dostoievski, Sartre, Singer lần<br />

lượt rút về giá sách. Đầu giường chỉ còn lại kinh<br />

và kệ. Nhưng đêm đêm trước những pháp hội mở<br />

ra, Khoan tồi vẫn mang tâm trạng một người<br />

ngoại cuộc. Thường vẫn lặng thinh, để mặc cho<br />

dòng vọng tưởng theo lời kinh dấy lên lôi cuốn,<br />

ngây ngây dại dại rõi theo cái trùng trùng đan kết<br />

những hình tướng dâng lên muôn hình vạn dạng<br />

biến hóa. Đôi khi lời kinh dẫn tôi trở về ngày cũ.<br />

Bất giác tôi gặp lại ... cái tâm hồn ấu thơ thuở<br />

nhỏ, trốn học “phiêu lưu” dọc 36 phố phường Hà<br />

Nội, mỗi hẻm nhỏ là một thế giới riêng tư, mỗi<br />

lùm cây là một cõi trời đặc biệt. Những giây<br />

phút đó, lâng lâng lời kinh rời hẳn nghĩa kinh,<br />

lời kinh kể chuyện cổ tích, rủ tôi đi vào một<br />

192


cơn mộng du hoang vu thăm thẳm, tròng mắt ruổi<br />

bắt bạt ngàn thấp thoáng muôn hồng ngàn tía<br />

màu sắc cầu vồng loang loáng bong bóng giọt<br />

mưa Ngâu, từ những đám mây trời Bắc Việt rơi<br />

xuống, từ một nền gạch Bát Tràng dấy lên — ôi,<br />

cái ướt át lành lạnh gấu quần thấm nước và chiếc<br />

lá bàng đỏ kệch lắt lay đầu ngõ heo hút gió tây —<br />

màu sắc chân-kim mây trời Tha-Hóa-Tự-Tại, màu<br />

sắc xích-châu mây trời Hoa-Lạc, mây trời Đâu-<br />

Xuất màu sương tuyết, mây trời Da-Ma màu<br />

lưu ly, mây trời Đao-Lợi màu mã não, mây trời<br />

Tứ-Chỉ'êu-Vương trong suốt pha lê.<br />

Và tự đó, từ những hình và sắc mây trời vần<br />

vụ, bay lên, những mùi hương lạ, những mùi<br />

hương đi không chỗ tới, đến không chỗ bắt đầu.<br />

Và một mùi hương đặc biệt, mùi hương như một<br />

phương tiện nói pháp, mùi hương cõi đó, nước<br />

Chúng Hương. Và bất giác tôi như bị hút vào một<br />

khoảng không bát ngát 42 số cát sông Hằng cõi<br />

Phật. Và những con đường, những dòng sông,<br />

những cánh buồm, những cánh chim bay, vô<br />

lượng cõi pháp nơi thị hiện vi trần số chư Phật.<br />

Từ mênh mông cực đại đến thăm thẳm cực vi,<br />

cực đại tùy niệm biến thành cực vi, cực vi biến<br />

thành cực đại, a tăng kỳ kiếp tùy niệm thu lại<br />

thành một sát na, một sát na tùy niệm trở thành a<br />

tăng kỳ kiếp, lời kinh loang ra như một chất men,<br />

tôi choáng váng giữa một mê cung dạt dào vọng<br />

193


tưởng, lẫn lộn cả cực đại, cực vi, hiện tại, tương<br />

lai và quá khứ.<br />

Đâu là mê, nẻo nào là ngộ ?<br />

*<br />

* *<br />

Cứ như vậy, đêm đêm, Pháp hội mở ra —<br />

Lăng Nghiêm hay Pháp Hoa, Hoa Nghiêm hoặc<br />

Viên Giác, Lăng Già — lời pháp với tôi không<br />

nói vọng nói chân, không bàn mê hay ngộ, không<br />

nói Thiên đường và Địa ngục, không nói cả Niết<br />

bàn. Lời pháp chỉ rủ rỉ kể chuyện ngày xưa, hát<br />

nhỏ ca dao, lời pháp ấm như lời bà ngoại ru cháu<br />

nhỏ. Tôi thấy cuốn Lăng Già nặng chĩu trên tay,<br />

108 thắc mắc Đại Huệ quay cuồng trong tôi, để<br />

trở thành 18 vị La Hán Thiếu Lâm Tự và cho đến<br />

khi 18 vị La Hán biến dạng, phương trượng chùa<br />

Thiếu Thất bước ra, nội lực phòng tay áo cà sa,<br />

vết chân in hằn trên thềm đá tảng, cho đến khi 18<br />

vị La Hán lùi bước trước 108 tên lãng tử sông hồ<br />

Lương Sơn Bạc, thì lời pháp mờ dần, lời pháp<br />

mất hút, tuyệt mù.<br />

*<br />

* *<br />

194


Lời ru cháu lẫn vào tiếng gà gáy lẻ ngoài vườn.<br />

Bà lim dim cặp mắt, cháu ngủ đã từ lâu. Cả bà<br />

lẫn cháu và lời ru, cả 3 nhập một. Tôi lặng lẽ dìu<br />

tôi đi vào một cõi, mới dấy lên. Cõi đó, lạ lạ quen<br />

quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng tôi. Một<br />

mình.<br />

IV<br />

1986.<br />

Lâng lâng trong mù sương nơi ngưỡng cửa<br />

pháp hội. Một mình.<br />

Minnesota tháng 7-86.<br />

195



PH Ụ LỤ C


NGỠXUÂN<br />

I<br />

Nửa khuya nghe chim lạ<br />

Hót lẻ trong cành du<br />

Thoáng lời kinh vô ký<br />

Chập chờn ánh lửa giang dầu<br />

Lắng nghe con chim lạ<br />

Hót khẽ trong cành du<br />

Chợt nhìn qua khung cửa<br />

Bạt ngàn ngợp trắng trăng lu<br />

II<br />

Xuân đã về miên Hương Tích ?<br />

Sao có hoa mơ nở trắng rừng mơ ?<br />

Hỡi ơi không trắng hoa rừng mơ<br />

Mà trắng miên đất lạnh<br />

Hoa tuyết bay trắng rực Ngũ Đại Hồ<br />

Hoa tuyết rơi liệm trắng màu hoa miền nhiệt đới<br />

Nơi tuyết rơi chỉ ở trong thơ<br />

Hoa tuyết bay lất phất<br />

Nghe như rờn rợn lời tâm sự<br />

Mưa nhỏ thở dài trong giàn dưa<br />

Liễu-trai-chí-dị<br />

Nửa khuya đất Hồ<br />

Có con chồn già thùy lệ


III<br />

Lại nghe con chim lạ<br />

Hót lạnh trong cành du<br />

Lạnh ấm trà hoa cúc<br />

Lạnh lén vào trong tôi<br />

IV<br />

Tôi từ thuở xa miên nhiệt đới<br />

Đến đây kết nghĩa với cây du<br />

Lòng vẫn nhủ lòng rằng thôi đừng nhớ<br />

Ngày ngày ngồi gốc cây du<br />

Mơ cưỡi một con trâu<br />

Đi vê miên nắng quái<br />

Lá du như sao buổi sớm<br />

Nhưng biết đùa với nắng mưa thu<br />

Cũng vàng cũng nhuộm màu quan tái<br />

Và rụng khi cành gầy ôm tuyết trắng<br />

Đi vào thiên khoảng cuối mùa thu<br />

V<br />

Nhưng bỗng nhiên im lặng<br />

Im lặng trong cành du<br />

Láng tai tìm chim lạ<br />

Nghe nhẹ bỗng cành du


VI<br />

Cúi đâu tưởng đến duyên kỳ ngộ<br />

Mong manh chim lạ cành du<br />

Rồi những khuôn mặt cũ<br />

Cùng lận đận bên trời một lứa<br />

Giờ đây thưa thớt<br />

Như lá mùa thu<br />

ước cũ duyên thừa<br />

Có còn tiếp nốì ?<br />

Hay chông chênh sát na một thoáng<br />

Chim lạ t>ỏ cành du<br />

Cánh nhỏ vụt nhòe trong cánh tuyết ?<br />

VII<br />

Ngùi ngùi mái tóc mờ sương thu<br />

Tuổi già lệ như lác dác<br />

Rừng phong hạt móc sa<br />

Đâu còn thùy lệ<br />

Chỉ rưng rưng sầu


Hai bài thơ Bùi Giáng<br />

tăng Vũ Khấc Khoan<br />

SÁNG SÀI-GÒN<br />

Đi về chép nốt tờ điên<br />

Một qua mai một một tiền diện đi<br />

Đường vui gió giục hai bề<br />

Mộng buồn rớt hột hai bề cả hai<br />

Làng xa tỉnh lỵ nhớ ngày<br />

Nhìn sương nguyệt rộng thu dài dã man<br />

Ngã ba ngẫu nhĩ khôn hàn<br />

Dừng chân chợt ngó phố quàng vai xuân.<br />

CON MẮT MỞ RA<br />

Bàn chân bước nghe bình minh trở lại<br />

Rã tan đi vào đêm tối miên man<br />

Trời hoa cỏ mộng Thiên Đường thơ dại<br />

Một mùa băng mây rụng hết thơ vàng<br />

Màu cổ lục để năm canh phơ phất<br />

Thoảng hương thừa sáu khắc dạ chon von<br />

Vê tìm hỏi xuân xanh người đâu mất<br />

Vườn ong bay hoa bướm nhớ một lần.


MỤC LỤC<br />

Tựa<br />

Trang<br />

Bữa rượu cuối cùng với Lê Quang Luật . . . 9<br />

Nhận đường ................................................... 37<br />

Bên kia, bên n à y .............................................57<br />

“Mệ” La Khê ...............................................69<br />

Không nơi nào ............................................. 151<br />

Cuối năm đi về hướng mặt trời mọc ..........157<br />

Cháo ám với Vĩnh Ấn ở Paris .................... 163<br />

Đọc kinh ........................................................169<br />

Phu Luc ........................................................199


TÁC PHẨM VŨ KHẮC KHOAN<br />

Đã in :<br />

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa, lộng ngồn<br />

Giao thừa, kịch<br />

Hậu trường, kịch<br />

Thần Tháp Rùa, truyện<br />

Thành Cát Tư Hãn, kịch<br />

Vở chèo Quan Âm Thị Kính, klưìo luận<br />

Ngộ nhận, lộng ngôn<br />

Mư Hương Cảng, tùy hút<br />

Những người không chịu chết, kịch<br />

Đọc kinh, tùy bút.<br />

Chưa in :<br />

Le petit oiseau, la petite branche,<br />

et le printemps<br />

Poènte en prose Vu Khac Khoan.


Nhà Xuất Bản An Tiêm<br />

• Thư từ & tác phẩm, liên lạc :<br />

34, rue Alphonse Melun<br />

94230 Cachan - France<br />

• Tổng phát hành tại Hoa Kỳ :<br />

Nhà xuất bản VĂN NGHỆ<br />

P.O.Box 2301<br />

Westminster. CA 92683<br />

T él: (714) 527-5761<br />

Đánh máy, trình bày trang sách : Ngọc Lệ<br />

thực hiện tại Thanh Cốc, Rừng Tía ngoại thành Paris


"... Vũ Khác Khoan lúc nào cũng lừng lững<br />

như một pho tượng. Trên sân khâu trường<br />

Quỗc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ, chỉ cho<br />

Trân Quang một động tác trước khi Thành<br />

Cát Tư Hãn kéo màn. Trong Đêm Màu Hồng<br />

một giờ sáng, ngồi sau một bàn tròn, gõ bàn<br />

mà ngâm Hồ Trường. Đi trên hành lang Phù<br />

Quôc vụ khanh Vãn hóa, bước xuống quán<br />

nhậu Hài Biên, mái tóc chài ngược vê phía sau.<br />

hai vai chắc nịch, cặp mát mở lớn, dọi thang,<br />

bước đl vững chãi ; anh có cái điệu bộ đi thẳng<br />

vào dám đông như biết đám dõng sắp răn ra,<br />

dê sau dó nhìn theo sau lưng anh mà ngưỡng<br />

111Ộ một tâm thân nam tử..."<br />

Viên Linh<br />

Báo Vãn học, Hoa Kỳ, sô’dặc biệt<br />

vê Vũ Khắc Khoan. 1987


“Bằng kịch Vũ, chúng ta thây qua cái bê ngoài đánh lừa<br />

một con ngựa chiến đã già đã mỏi, thực ra tác giả vẫn là<br />

người lữ hành đi trên con đường tìm kiếm những sự thật,<br />

mãi mãi muôn kiếm tìm những sự thật, nói một cách khác,<br />

một con người khởi sự là của suy tưởng muốn trở thành<br />

một con người của hành động. Thảm kịch tự thân của Vũ<br />

mở màng ở đây, giữa cái chia sẻ cái mâu thuẫn của suy<br />

tưởng đơn thuần và hành động cụ thể.<br />

Tôi mơ ììô muôn nhận thức cho tôi viết văn là một vinh<br />

dự. Bởi viết văn không chỉ có nghĩa là viết văn, còn dẫn dưa<br />

ngtíời tới những hành động khác ! Lời nói của Albert Camus<br />

cũng được xem là ý niệm sáng tác, sống, và dự phóng nghệ<br />

thuật của Vũ. Những ai ở gần anh, tất phải nhận thây,<br />

ngoài cái khía cạnh của con người yêu mê những cái đẹp<br />

muôn hình nghìn vẻ của đời sống và tìm hưởng thụ nó thỏa<br />

thê đích đáng như đã thây ở tác phẩm và đời sống Nguyễn<br />

Tuân xưa, còn có một phía khác của con người trầm trọng<br />

nghicm trang muốn văn nghệ là một có mặt trong đời mình<br />

mãi mãi. Một có mặt có thái độ, có cứu cánh, một có mặt<br />

trên một trận tuyến, dưới một bóng cờ. Lưu Nguyễn Nhập<br />

Thiên Thai. Thần Tháp Rùa. Thành Cát Tư Han. Sáng tác<br />

Vũ lấy nguồn từ những thán thoại hoang đường, từ những<br />

tịch mịch và những lạc chìm quá khứ. Nhưng cửa mở nào ở<br />

những sáng tác đẫm màu cổ điển ấy cũng là những cửa mở<br />

râ't hiện tại, rất thời thế. Văn nghệ và ngôn ngữ ở đây trở<br />

thành những phương tiện chuyên chở. Đúng thật, tâ't cả chỉ<br />

là những cái cớ. Chúng chứa giấu một khát vọng hành động<br />

nửa vời không thành tựu. Vũ yêu lắm cái tác phong phiêu<br />

hô't thoát tục của một đạo sĩ sống trên đỉnh cao trong suốt<br />

của tĩnh mịch hằng cửu, cũng lại vêu lắm người đạo sĩ kia<br />

một ngày phâ't tay áo rộng xuống đời...”<br />

Mai Thảo<br />

“Vũ Khắc Khoan Trong Liên Hệ<br />

Văn Chương Và Liên Hệ Thời Thế”<br />

Báo Văn, Sàigòn 1973.<br />

Giá : 10 Mỹ kim.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!