03.07.2021 Views

Tay Ninh (20-28cm) DON

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1


2


TÂY NINH

BÍ ẨN

NƠI ĐẤT THÁNH

3


4


5


LỜI NGÕ

“Nếu bạn từ chối đồ ăn, bỏ qua phong tục, sợ hãi tôn giáo

và lảng tránh người lạ, tốt hơn là bạn nên ở nhà.”

- James Michener -

Đấy là một câu nói tôi vô tình đọc được. Sẽ thật là thiếu sót

nếu bạn không thể biết đến những địa điểm, những món

ăn, những phong tục làng nghề truyền thống hay tôn giáo ở

những nơi bạn đã đến. Câu nói đó giúp tôi đủ dũng cảm để

có thể ấp ủ 4 năm đại học và rồi đặt bút - cầm máy tạo nên

quyển Artbook văn hóa này để dành tặng đến những người

muốn tìm hiểu về văn hóa các vùng đất. Tôi không dám cho

mình là kẻ tài giỏi để cầm máy sáng tạo ra những góc ảnh

nghệ thuật, tôi chỉ có thể chụp những bức ảnh bằng chính

cảm xúc của mình. Nhưng bằng thứ cảm xúc lan tỏa ở từng

địa điểm, từng món ăn và từng khoảnh khắc tôi đem nó vào

những khung ảnh và gửi nó đến những ai đang cầm trên tay

quyển sách này.

Tôi - một đứa con của vùng đất Tây Ninh, sẽ kể cho bạn

nghe những câu chuyện về văn hóa và còn người nơi đây

qua những bức ảnh và chính cảm nhận chân thật nhất về

nơi này. Nơi một mảnh đất nhỏ đang vươn mình phát triển

một cách mạnh mẽ nhưng luôn mang trong tim hơi thở của

văn hóa truyền thống.

Cảm ơn! Nếu sau khi đọc “Tây Ninh bí mật nơi đất Thánh”

bạn sẽ muốn một lần đến với Tây Ninh hay những ai đã

từng đến nơi đây sẽ nhớ lại được những kỉ niệm về nơi đây,

về vùng đất đầy nắng gió nhưng xinh đẹp này.

6


7


8

mục lục


CHƯƠNG:

1

PHẦN 1: BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY

Tòa Thánh

Núi Bà Đen

Hồ dầu tiếng

Căn cứ trung ương cục miền Nam

PHẦN 2: ĐỊA DANH BÍ ẨN

Trí Huệ Cung

Ma Thiên Lãnh

Chùa Gò Kén

Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Tháp cổ Bình Thạnh

Tháp cổ Chóp Mạt

12

14

28

36

44

54

56

70

78

88

96

106

2

PHẦN 1: MÓN QUEN

Bánh tráng phơi sương

Muối tôm

Mãng cầu Bà Đen

PHẦN 2: HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG

Ẩm thực chay

Nem bưởi

Mắm chua

120

122

130

136

142

144

150

156

3

PHẦN 1: ĐÚNG KHOẢNH KHẮC

Đại Lễ hội Yến Diêu Trì Cung

PHẦN 2: ĐẸP

Làng nghề làm bánh tráng

Làng nghề làm nhang

Làng nghề làm tre nứa

164

170

176

180

190

198

9


10


Chương I:

11


12


phần 1:

BẮT ĐẦU TỪ ĐÂy

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 13


14


Tòa Thánh Tây Ninh

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

4km

về hướng Đông Nam

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 15


Đứng từ tằng trên nhìn xuống khu chánh điện của tòa Thánh

Tòa Thánh Tây Ninh, một

cụm công trình vừa là công

trình kiến trúc, nghệ thuật

lẫn tôn giáo được rất nhiều

người biết đến bởi sự đồ sộ

của nó.

Điểm đặc biệt trong kiến

trúc Tòa Thánh là toàn bộ

được xây dựng bằng bê

tông cốt tre và tổng thể

công trình lấy hình tượng

Long Mã bái sư nhìn về

phía Tây làm chính.

Phần trên hình vòm mang

nửa quả địa cầu, trên có

tượng Long Mã mang Hà

Đồ chạy về hướng Tây,

quay đầu về hướng Đông,

hàm nghĩa “Đạo phát ư

Đông, di ư Tây, phản hồi

ư Đông” (Đạo xuất phát từ

phương Đông, truyền qua

phương Tây, rồi cũng trở

về phương Đông).

Trần bên trong được trang

trí 9 tầng mây trời và các

vì sao, hai hàng cột rồng,

sơn xanh, đỏ, trắng.

Khu chính điện là nơi thờ

Thiên Nhãn nằm trên quả

càn khôn có 3.072 ngôi sao

đại diện cho:

- Tam thiên Thế giới, tức

là 3000 quả tinh cầu nhìn

thấy như những ngôi sao

trên bầu Trời.

- Thất thập nhị Địa, tức là

72 quả Địa cầu.

Mặt bên của quả càn khôn

16


Đứng từ tháp lầu chuông nhìn ra 2 tháp Nghinh Phong Đài (tháp phía trước) và tháp Tam Thế Phật (tháp phía sau)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 17


18


Điều đặc biệt về Đạo

Cao Đài:

Khung cảnh bên trong chánh điện

Đạo Cao Đài hay Cao Đài

giáo là một nền đạo mang

tính chất thần quyền được

thành lập ở Miền Nam của

Việt Nam vào đầu thế kỷ

XX, năm 1926. Tên gọi

Cao Đài nghĩa bóng là

nơi cao nhất ở đó Thượng

đế ngự trị; cũng là danh

xưng rút gọn của Thượng

đế trong tôn giáo Cao Đài,

vốn có danh xưng đầy đủ

là Cao Đài Tiên Ông Đại

Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ

lòng tôn kính, một số tín

đồ Cao Đài thường gọi tôn

giáo của mình là Đạo Trời.

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 19


Tượng ông Ác phía trước Tòa Thánh và nằm phía bên trái từ ngoài nhìn vào



Điều đặc biệt về Đạo

Cao Đài:

Khung cảnh bên trong chánh điện

Đạo Cao Đài hay Cao Đài

giáo là một nền đạo mang

tính chất thần quyền được

thành lập ở Miền Nam của

Việt Nam vào đầu thế kỷ

XX, năm 1926. Tên gọi

Cao Đài nghĩa bóng là

nơi cao nhất ở đó Thượng

đế ngự trị; cũng là danh

xưng rút gọn của Thượng

đế trong tôn giáo Cao Đài,

vốn có danh xưng đầy đủ

là Cao Đài Tiên Ông Đại

Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ

lòng tôn kính, một số tín

đồ Cao Đài thường gọi tôn

giáo của mình là Đạo Trời.


Tượng ông Thiện phía trước Tòa Thánh và nằm phía bên phải từ ngoài nhìn vào


24

Đứng từ thánh Nghinh Phong Đài nhìn qua tháp Tam Thế Phật


Mặt trước quả càn khôn có thiên nhãn ở giữa

Thiên nhãn:

Biểu tượng Thiên nhãn có

ý nghĩa Đại đồng, vì dù

bất cứ quốc gia, chủng

tộc, hoặc tôn giáo nào, thì

biểu tượng Thiên nhãn đều

giống nhau và không phản

ảnh đặc tính phân biệt nào.

Đạo Cao Đài thờ Thiên

Nhãn với con mắt mở, để

chúng ta nhớ rằng, bất cứ

ta làm việc gì, Trời cũng

đều thấy rõ, không thể

giấu giếm, cũng không thể

sau này chối cãi được.

Hình ảnh thiên nhãn được cách điệu trang trí ở các cửa sổ của Tòa Thánh

“Quan điểm của các tín đồ của Cao

Đài thì Thiên Nhãn chính là biểu

trưng cho Thượng đế.”

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 25


Cờ tam thanh

Cờ được treo phía trước Tòa Thánh

Cờ đạo của đạo Cao Đài

có ba màu là vàng xanh

đỏ: phần trên cùng là màu

vàng, phần chính giữa

màu xanh và phần dưới

cùng màu đỏ. Trên phần

màu vàng có thêu 6 chữ

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

bằng chữ Hán, trên phần

màu xanh có thêu Thiên

Nhãn và Cổ pháp Tam

Giáo (Xuân Thu, Phất chủ,

Bát vu).

Ý nghĩa tam thanh như

sau: Thái Thanh, sắc vàng

phái Phật, Cổ pháp Bình

Bát Vu; Thượng Thanh,

sắc xanh phái Tiên, Cổ

pháp Phất chủ; và Ngọc

Thanh, sắc đỏ phái Thánh,

Cổ pháp Bộ Xuân Thu.

26


“Tam giáo

quy nguyên”

Các tôn giáo lớn sẽ hợp

nhất giáo lý thành một nền

Đại Đạo duy nhất và được

truyền bá bằng tiếng Việt.

Hình của 3 ngài Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm được treo ở

khu phòng trước khi vào chính điện bên trong

Tín đồ Cao Đài tin rằng

Thượng đế là Đấng sáng

lập ra các tôn giáo và cả

vũ trụ này. Tất cả giáo lý,

hệ thống biểu tượng và tổ

chức đều được “Đức Cao

Đài” trực tiếp chỉ định. Và

đạo Cao Đài chính là được

Thượng đế trực tiếp khai

sáng thông qua Cơ bút cho

các tín đồ với nhiệm vụ

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

(chữ Hán: 大 道 三 期 普 度 ),

có nghĩa là Nền đạo lớn

cứu khổ lần thứ Ba.

Khái niệm cơ bản, thể

hiệp sự dung hợp các tôn

giáo hình thành nên đạo

Cao Đài được gọi là “Tam

giáo quy nguyên - Ngũ chi

phục nhất” (Ba tôn giáo sẽ

hợp về một mối). Theo họ,

ở thời kỳ phổ độ lần thứ

Ba, các tôn giáo lớn hợp

nhất giáo lý thành một nền

Đại Đạo duy nhất và được

truyền bá bằng tiếng Việt.

Cao Đài là một tôn giáo

mới, dung hợp nhiều yếu

tố từ các tôn giáo lớn bao

gồm Phật giáo, Đạo giáo,

Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc

giáo, Thần Đạo và cả một

số tôn giáo đa thần thời cổ

đại, thể hiện qua Ngũ Chi

Đại Đạo. Cao Đài còn thờ

phụng một số nhà chính

trị, nhà văn cận đại mà họ

gọi là “Tam thánh đứng

đầu Bạch Vân Động” là

Tôn Dật Tiên, Victor Hugo

và Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 27


Tượng Đức Hộ Pháp ở tòa nhà Hộ Pháp đường trong khuông viên chùa Tòa Thánh

Đức Hộ Pháp

Trong lịch sử tồn tại của

Hội Thánh Cao Đài Tòa

Thánh Tây Ninh, các chức

phẩm Hộ Pháp được phong

cho ông Phạm Công Tắc,

Thượng Phẩm cho ông

Cao Quỳnh Cư và Thượng

Sanh cho ông Cao Hoài

Sang, đều được phong

năm 1926. Sau khi 3 ông

liễu đạo, không ai được thọ

phong vào các chức phẩm

này nữa.

Phạm Công Tắc, chức

phẩm Hộ pháp, Chưởng

quản Hiệp Thiên Đài Hội

Thánh Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ (1926) và Chưởng

quản Nhị hữu hình đài Hội

Thánh Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ Tòa Thánh Tây

Ninh (1934), ngài là lãnh

đạo tối cao của đạo Cao

Đài từ 1934 đến 1959.

28


Tượng 3 ngài đứng đầu đạo: Hộ Pháp đứng giữa, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đứng bên

phải và Thượng Sanh Cao Hoài Sang đứng bên trái

"Mấy đứa con là:

Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc,

Sang, đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ

lớp như vầy: Nghĩa, Đức đứng ngoài,

là tại Bàn Thờ Hộ pháp, rồi Hậu, Tràng

đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết:

Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái."

- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. I. 25 -

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 29


30


Đứng từ tháp Nghinh Phong Đài nhìn ra 2 tháp chuông và trống, nhìn ra xa là quảng trường trước Tòa Thánh

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 31


32

Chuông đồng ở chùa Bà


Núi Bà Đen

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

11km

về hướng Đông Bắc

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 33


34


Cáp treo đi lên đỉnh Núi Bà

“Đệ nhất

thiên sơn”

Núi Bà Đen , ngọn núi cao

nhất miền nam của Việt

Nam với độ cao 986m

Núi Bà Đen là một trong

những biểu tượng về văn

hóa – lịch sử của Tây Ninh

và cũng là một biểu tượng

của vùng đất Tây Ninh.

Ngọn núi khoát trên mình

là lớp áo của những câu

chuyện về những truyền

thuyết tâm linh, ẩn chứa

nhiều nét đặc trưng văn

hóa của một vùng đất Tây

Ninh đầy nắng, gió…

Trải khắp từ chân núi lên

đến đỉnh núi là cả một

quần thể kiến trúc gồm

điện, chùa, miếu, tháp…

đều mang những nét đẹp

đặc trưng của văn hóa

Phật giáo và tín ngưỡng

dân gian.

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 35


Cụm chùa trải dài từ chân lên

đỉnh núi Bà Đen

Trải khắp từ chân núi lên

đến đỉnh là quần thể kiến

trúc gồm điện, chùa, miếu,

tháp… đều mang những

đặc trưng của văn hóa

Phật giáo và tín ngưỡng

dân gian.

Cổng chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà)

36


Chùa Long Châu Phước Trung (Chùa Hang)

Tịnh xá Ngọc Truyền

Cổng chùa Linh Sơn Phước Trung Tự (chùa Trung)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 37


38


Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 39



Tượng Phật Bà

Tây Bổ Đà Sơn

Bức tượng với tổng chiều

cao 72m, được đúc bởi hơn

170 tấn đồng đỏ theo kỹ

thuật công nghệ gia công

cơ khí áp lực cao của Châu

Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ

Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác

lập kỷ lục "Tượng Phật Bà

bằng đồng cao nhất Châu

Á tọa lạc trên đỉnh núi” và

"Tượng Phật Bà bằng đồng

cao nhất Việt Nam tọa lạc

trên đỉnh núi”.



Khung cảnh từ đỉnh núi nhìn xuống


44


Hồ Dầu Tiếng

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

20km

về hướng Đông

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 45


46

Từ đê


“Một không gian vô cùng bao la

rộng lớn với không khí trong lành.

Mặt hồ quanh năm luôn xanh biếc

và phẳng lặng.”

Vai trò chính

bờ Hồ nhìn xuống không gian Hồ

Hồ Dầu Tiếng nằm trải dài

trên địa phận 3 tỉnh miền

Nam: Bình Dương, Bình

Phước và Tây Ninh nhưng

phần lớn diện tích của hồ

thuộc Tây Ninh.

Sau 4 năm tiến hành và

thi công xây dựng, hồ

Dầu Tiếng đã được hoàn

thành vào ngày 10/01/1985,

diện tích mặt nước hồ đạt

27km2, diện tích lưu vực

khoảng 270km2 và dung

tích chứa được đến hơn

1,58 tỷ m³ nước..

Đây là công trình thủy lợi

có vai trò quan trọng bậc

nhất ở miền Nam và cũng

là là hồ nước nhân tạo lớn

nhất Việt Nam.

Cụ thể hồ Dầu Tiếng Tây

Ninh góp phần xả lũ đầu

nguồn ra sông Sài Gòn.

Còn 2 dòng kênh Đông,

kênh Tây sẽ phục vụ tưới

tiêu, mía, lúa, mì cho Tây

Ninh và cả một phần của

Củ Chi khi vào mùa khô.

Hồ nước cũng là nguồn

cung cấp nước cho các

nhà máy lọc nước, mang

đến nguồn nước sạch cho

người tiêu dùng.

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 47


48


Thời điểm nào

thích hợp nhất

để du lịch Hồ

Dầu Tiếng?

Các tháng mùa khô (từ

tháng 12 kéo dài đến tháng

4 hàng năm) chính là thời

điểm thích hợp nhất để

khám phá, check in Hồ

Dầu Tiếng, không khí mát

mẻ, không mưa, đi lại

thuận tiện và thoải mái.

Riêng với các tháng hè

lại trùng với mùa hạn hán

nắng nóng nhiều nên hồ

xả đập với lưu lượng thấp,

dẫn đến hồ cạn nước hơn,

đây là dịp đặc biệt rất

thích hợp cho trải nghiệm

ngắm cảnh và tham quan

danh thắng nổi tiếng của

du khách bốn phương.

Không gian Hồ Dầu Tiếng và núi Cậu phía xa

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 49


50


Đường đi cặp bờ đê Hồ Dầu Tiếng

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 51


52

Hệ thống giao thông hào ở Trung ương Cục


Trung ương cục

miền Nam

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

50km

về hướng Bắc

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 53


Nhà thường trực

Nhà đồng chí Nguyễn Chí Thanh

54


Khu di tích còn được biết

tới với những tên gọi khác,

như: R (mật danh của Trung

ương Cục miền Nam); Căn

cứ Chàng Riệc (gọi theo

tên khu rừng đặt Căn cứ);

Căn cứ Phạm Hùng (đồng

chí Phạm Hùng từng giữ

chức vụ Bí thư Trung ương

Cục trong một thời gian

dài); Căn cứ địa Bắc Tây

Ninh.

Khu căn cứ ngay gần giáp

ranh giới Cam-pu-chia.

Khu căn cứ có ý nghĩa rất

quan trọng trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp

và Mỹ.

Di tích lịch sử Căn cứ

Trung ương Cục miền Nam

có giá trị đặc biệt. Trong

15 năm (1961 - 1975), Trung

ương Cục đã cụ thể hóa

được nhiều chủ trương,

quyết sách của Đảng và

Chủ tịch Hồ Chí Minh vào

thực tiễn cách mạng miền

Nam, từ đó cho ra đời

nhiều Chỉ thị, Nghị quyết

quyết định đường lối chiến

lược của cách mạng miền

Nam và triển khai thành

công trong phạm vi toàn

chiến trường miền Nam.

Căn cứ Trung ương Cục

miền Nam trở thành thủ đô

của cách mạng miền Nam,

là nơi lưu lại những chứng

tích, những kỷ niệm về

cuộc đời hoạt động cách

mạng hết sức gian khổ,

hy sinh, nhưng rất đỗi tự

hào của nhiều đồng chí

lãnh đạo cao cấp của Đảng

cùng bao cán bộ, chiến sỹ

trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước thần

thánh của dân tộc trên địa

bàn miền Nam, đặc biệt là

chiến trường Nam bộ.

Di tích không chỉ có giá trị

đặc biệt đối với công tác

giáo dục truyền thống, mà

còn là điểm đến hấp dẫn

đối với du khách trong và

ngoài nước, nhất là đối với

các thế hệ trẻ Việt Nam.

“Thánh địa Cục R”

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 55


Lá Trung Quân lợp mái nhà

Bếp Hoàng Cầm

56


Lá Trung Quân:

Lá Trung Quân mảnh bom, đạn pháo có thể làm

cho thân gẫy, cành rơi, nhưng lá không sao cả.

Một lần, khu căn cứ bị ném bom, bắn phá. Nhà

cửa, cây cối cháy, đổ ngổn ngang. Riêng loại lá

cây này nguyên vẹn, xanh tươi. Một đồng chí Bí

Thư Trung Ương Cục đặt cho nó cái tên là “Lá

Trung Quân”. Từ đó thứ lá này được dùng để

lợp, giống như lá cọ, lá gồi.

“Trung quân ái quốc”

Bếp Hoàng Cầm:

Bếp Hoàng Cầm được đặt theo tên người sáng

tạo ra nó là Hoàng Cầm - Người anh nuôi trong

quân đội (không phải là nhà thơ Hoàng Cầm).

Trong chiến tranh bí mật là một trong những

tiêu chí hàng đầu. Việc nấu ăn là việc khó giấu

kín được vì ban đêm thấy lửa ban ngày thấy

khói. Hoàng Cầm đã sáng tạo kết hợp nhiều yếu

tố từ dân gian tạo nên chiếc bép với phương

châm:

“Đi không dấu nấu không khói,nói

không tiếng”

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 57


58

Xe Tăng M113


Những kỹ vật còn sót lại của các đồng chí từng chiến đấu tại Trung ương Cục miền Nam

Những kỹ vật còn sót lại của các đồng chí từng chiến đấu tại Trung ương Cục miền Nam

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 59


60


Hố bom B52 máy bay Mỹ thả tại Trung ương Cục

Chương 1 - phần 1: Bắt đầu từ đây 61


62


phần 2:

địa danh bí ẩn

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 63


64

Cổng chính của Thiên Hỉ Động


Trí Huệ Cung

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

11km

về hướng Đông Nam

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 65


Bồn chứa nước uống

Một trong 4 cổng của Trí Huệ Cung

66


Trái Lêkima (quả trứng gà)

Cửa hướng Trại đường

Hoa Mai chiếu thủy

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 67


68


Chính diện của Trí Huệ Cung

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 69


Trí Huệ Cung –Thiên Hỷ

động thuộc Tòa Thánh Tây

Ninh là nơi dùng làm tịnh

thất cho nữ phái.

Nằm trong khu đất có

vòng rào vuông vức rộng

lớn bốn bên, mỗi bên có

xây một cổng lớn ra vào,

trên cổng có tấm bảng đề

chữ “THIÊN HỶ ĐỘNG”.

Hai cột cổng có gắn một

đôi liễn Trí Huệ:

Trí

Định

Thiên

Lương

Qui

Nhứt

Bổn

Huệ

Thông

Đạo

Pháp

Độ

Quần

Sanh

Trí Huệ Cung, tòa nhà có

hình khối lập phương có

hình tướng nhiệm mầu. Với

bề cao 12 mét, chia làm ba

tầng mỗi tầng 4 mét y như

nhau, bốn bên, mỗi mặt có

cạnh là 12 mét, vuông vức

như cái hộp. Đứng trước

Trí Huệ Cung nhìn vào chỉ

thấy có đúng hai tầng, đó

là hai tầng trên, tầng dưới

nằm dưới mặt đất. Ở giữa

trung tâm có một cây cột

đội luôn 3 tầng đến nóc tòa

nhà, gọi là:

“Nhứt trụ xang Thiên”

Hai tầng trên thờ Đức Chí

Tôn và có trưng bày một

số kỷ vật di tích của Đức

ngài Phạm Hộ Pháp.

Tầng dưới cùng là chỗ

để ngồi luyện đạo và cầu

nguyện. Đức Phạm Hộ

Pháp là người đầu tiên

nhập tịnh ở đây, để cầu

nguyện cho bá tánh trong

ba tháng mới xuất tịnh.

Cận cảnh tầng 2 của tòa nhà Trí Huệ Cung

Người muốn vào tu trong

Trí Huệ Cung phải có đủ

Tam Lập là lập công, lập

đức và lập ngôn. Phương

tu trong Trí Huệ Cung gọi

là tu chơn. Người tu ở Trí

Huệ Cung không có chức

sắc, phẩm tước, tất cả đều

là đồng tu như nhau.

70


Mặt sau Trí Huệ Cung

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 71


72


Tòa nhà sinh hoạt chung của các đồng nhi

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 73


74

Lối vào nơi nhập tịnh


Cầu thang dẫn xuống nơi nhập tịnh

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 75


Phòng làm việc của Đức Hộ Pháp

Phòng ngủ cuẩ Đức Hộ Pháp

76


Bàn thờ thiên nhãn ở tầng 2

Bàn thờ tầng 2

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 77


78

Cua quẹo đường đi lên Ma Thiên Lãnh


Ma Thiên Lãnh

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

12km

về hướng Bắc

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 79


“Ma Thiên Lãnh” thường

dùng để đặt tên cho những

nơi kỳ bí, đầy nguy hiểm

hay là một vùng đất hoang

sơ, chưa được khám phá.

Và thung lũng nằm dưới

chân núi Bà Đen này là

một trong bốn địa danh ở

Nam Bộ được đặt cho cái

tên đầy ma mị: thung lũng

Ma Thiên Lãnh Tây Ninh.

Thung lũng Ma Thiên Lãnh

nằm tiếp giáp giữa ba ngọn

núi là núi Bà Đen, núi

Phụng và núi Heo thuộc

địa bàn xã Thạnh Tân

(thành phố Tây Ninh), tỉnh

Tây Ninh.

Nơi sở hữu cánh rừng

nguyên sinh tuyệt đẹp,

những con suối chảy len

qua phiến đá...đã biến nơi

đây trở thành điểm đến lý

tưởng cho những ai yêu

thích du lịch bụi.

May mắn là nơi đây vẫn

chưa có quá nhiều người

biết đến, cũng chưa được

khai thác du lịch vì thế mà

Ma Thiên Lãnh vẫn giữ

được nét hoang sơ vốn có

của mình.

Trái me nước hay còn gọi là me keo

Một góc Hồ Đá

80


Một góc Hồ Đá

Một góc Hồ Đá

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 81


82

Đường đi lên Ma Thiên Lãnh


Vách đá ở Ma Thiên Lãnh

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 83


84


Vách đá ở Ma Thiên Lãnh

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 85


86

Phật Bà bên trước chùa


Từ Lâm Tự

(Chùa Gò Kén)

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

5km

về hướng Đông Nam

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 87


Chính điện của chùa

“Mối quan hệ

đặc biệt với đạo

Cao Đài”

Khi nhắc đến Thiền Lâm

Tự - Gò Kén, người dân

Tây Ninh lại nhắc đến đạo

Cao Đài bởi một mối quan

hệ đặc biệt.

Ngày khai đạo Cao Đài là

ngày 18/11/1926, tức là đêm

14 rạng ngày 15/10 năm

Bính Dần và cũng là ngày

khánh thành chùa, lúc này

nơi đây được coi như là

thánh thất đầu tiên của đạo

Cao Đài.

Đại đức Thích Thiện Nghĩa

cho biết ngôi chùa này là

một chùa Phật nhưng tại

nơi đây, vào ngày 18.11.1926

tức ngày 15.10 năm Bính

Dần, nhà chùa đã cho

hai ông Cao Quỳnh Cư

và Phạm Công Tắc mượn

chùa một thời gian để làm

nơi khai đạo. Bởi trong thời

gian đó Tòa thánh Cao Đài

Tây Ninh vẫn chưa được

xây dựng nên.

Chùa được xây dựng theo

bản thiết kế do Công ty

Hạc Bình từ Paris vẽ gửi

về có chiều dài 30m và

rộng 15m, khác hẳn với các

chùa cổ trong tỉnh. Quần

thể là cả một kiến trúc kết

hợp giữa hai nền văn hóa

Đông và Tây, nửa cổ kính,

nửa hiện đại.

88


Một góc bàn thờ trong Chính điện

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 89


90

Phật Thích Ca trước gốc cây bồ đề trong sân chùa


Phần sân trước chùa

Tượng Phật đứng

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 91


92


Tượng Phật Bà

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 93



Tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên rồng


“Ngôi chùa hơn

100 năm tuổi,

được xây dựng

sớm nhất ở tỉnh

Tây Ninh”


Chính diện Tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên rồng


98


Đường đi vào tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên rồng

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 99


100


Vườn quốc gia

Lò Gò - Xa Mát

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

30km

về hướng Tây Bắc

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 101


102


Vườn quốc gia Lò Gò – Xa

Mát là khu vực đánh dấu

sự chuyển tiếp giữa khu

vực Tây Nguyên và miền

Đông Nam Bộ.

Vườn quốc gia có sông

Vàm Cỏ Đông chảy qua

và một số kênh rạch nhỏ

khác. Sông Vàm Cỏ Đông

bắt nguồn từ Campuchia,

là ranh giới tự nhiên giữa

Việt Nam và Campuchia,

phần sông chảy qua nước

ta tại Lò Gò Xa Mát có

chiều dài tầm 20 km, lòng

sông rộng 10-20m

Hệ động vật của vườn

quốc gia Lò Gò vô cùng đa

dạng, phong phú. Hệ thực

vật gồm rừng rụng lá trên

đất thấp, rừng bán rụng

lá và rừng tràm. Gần phía

khu vực biên giới tiếp giáp

với Campuchia chủ yếu

là đồng cỏ đất lầy với các

thảm cói lác.

Thực vật có tới 696 loài và

cây có thể dùng làm thuốc

có tới 158 loài, cây cho gỗ

là 58 loài, cây làm cảnh 21

loài, cây thực phẩm là 10

loài và cây dùng làm rau

là 7 loài.

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 103


104


Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 105


106


Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 107


108

Cửa chính của Tháp hướng về phía Đông


Tháp cổ Bình Thạnh

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

40km

về hướng Nam

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 109


110


Toàn cảnh tháp từ ngoài nhìn vào

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 111


Giá trị lịch sử của Tháp

Khu tháp cổ nằm ở phía

hữu ngạn sông Vàm Cỏ

Đông, tháp cổ Bình Thạnh

là vùng đất xưa của nền

văn hóa Óc Eo tồn tại từ

thế kỉ 8 đến nay.

Được đánh giá là một

công trình kiến trúc rất

vững chắc, công phu khi

mà tồn tại từ thế kỉ 8 đến

nơi nhưng nó vẫn hầu như

được giữ nguyên mà chưa

bị phá hủy nhiều bởi thời

gian Hội nghiên cứu Đông

Dương đã phát hiện ra ngôi

tháp cổ này vào năm 1886.

Do vậy, kiến trúc đền tháp

Bình Thạnh đã trở thành

cực kỳ hiếm hoi và quý

giá trong di sản kiến trúc

dân tộc.

Tháp Bình Thạnh được

xếp hạng Di tích kiến trúc

nghệ thuật năm 1993. Năm

1999 Tháp cổ Bình Thạnh

đã được trùng tu. Tháp

Bình Thạnh được Bộ Văn

hóa - Thông tin (nay là Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du

lịch) công nhận là Di tích

Lịch sử Văn hóa năm 1993.

112


Mặt bên của Tháp

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 113


Kiến trúc của Tháp

Tháp có nền hình vuông,

cao 10m, mỗi cạnh 5m,

được xây dựng đúng bốn

hướng, cửa chính mở về

hướng Đông, trước mặt

là một bàu “hình vuông”,

ba mặt Tây - Nam - Bắc

đều có cửa “giả” được đắp

nổi các hoa văn, trang trí

tinh xảo. Cửa chính Đông

được xây nhô hẳn ra ngoài

khung cửa là bốn phiến

đá nguyên được đục, đẽo,

mài nhẵn các cạnh, một

tấm đặt ngang phía dưới,

hai bên khoét hai lỗ tròn

để gắn con quay cánh cửa,

tấm thứ tư đặt ngang phía

trên tạo thành một khung

cửa đá vững chắc, rộng

1m, cao 2m.

Về điêu khắc, trang trí đền

Tháp Bình Thạnh là những

tác phẩm tuyệt mỹ. Các

họa tiết phù điêu không

chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ

đến trau chuốt trong tạo

tác mà còn mang tính biểu

tượng cao.

Mặt ngoài tháp trên cửa

chính phía Đông gắn trên

“mi cửa” là một phiến đá

lớn, hình chữ nhật 0,80m x

2m chạm nổi hình hoa cúc

cách điệu, hai vách bên

cửa chính cũng chạm nổi

hai mảng phù điêu. Các

mô típ trang trí được xây

lặp lại ở các phần thu nhỏ

dần lên đỉnh tháp, tạo cho

toàn bộ ngôi tháp có nhiều

góc, cạnh, cộng thêm vào

các bức phù điêu được đắp

nổi quanh ngôi tháp nên đã

tạo cho toàn bộ công trình

tháp là một kiến trúc vững

chắc và công phu.

Các họa tiết phù điêu này

không chỉ đẹp và tỉ mỉ về

tạo hình mà còn mang tính

biểu tượng cao.

Do vậy, kiến trúc Tháp cổ

Bình Thạnh mang giá trị

lịch sử - văn hóa - kiến trúc

- nghệ thuật có sức cuốn

hút về mặt tham quan du

lịch nghiên cứu khoa học

rất lớn đối với khách trong

tỉnh, trong nước và quốc tế

Họa tiết dưới chân tháp

114


Họa tiết trên vách

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 115


116


Họa tiết phần đầu chóp

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 117


118

Cửa chính của Tháp hướng về phía Đông


Tháp cổ Chót Mạt

Trung tâm thành phố

Tây Ninh

20km

về hướng Tây Bắc

4x6 inch (10 x 15 cm)

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 119


120


Toàn cảnh tháp chụp góc xéo phía sau lên

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 121


Giá trị lịch sử của Tháp

Tháp cổ Chót Mạt được

các nhà khảo cổ Pháp phát

hiện ra vào đầu thế kỷ 20

trong tình trạng bị hư hại

nặng nề. Đến năm 1993, di

tích Tháp cổ Chót Mạt đã

được Bộ Văn hóa Thể thao

và Du lịch công nhận là di

tích lịch sử – văn hóa.

Khi mới được phát hiện thì

một phần tháp đã bị sụp

đổ và vùi lấp dưới đất. Vì

thế vào năm 1938 người ta

đã bắt đầu tiến hành trùng

tu lần đầu tiên, sau đó là

năm 2003 và gần nhất là

năm 2013 để tòa tháp có

được hình dạng nguyên

vẹn như hiện nay. Sau một

quá trình nghiên cứu, tòa

tháp đã được khôi phục

gần với nguyên gốc

Theo như nhiều nguồn

tài liệu khảo cổ, thì tháp

cổ Chót Mạt là một công

trình kiến trúc thuộc nền

văn minh văn hóa Óc Eo

cổ giai đoạn hậu Phù Nam

-là vương quốc từng thống

trị vùng đồng bằng sông

Mekong vào những thế

kỷ đầu Công nguyên. đây

chính là một trong ba tháp

cổ cuối cùng còn lại tại

vùng Nam Bộ với vẻ đẹp

thần bí của một nền văn

minh từng phát triển rực

rỡ trong quá khứ.

122


Mặt trước tháp

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 123


124

Họa tiết phần chóp của tháp


Họa tiết phần chân tháp

Kiến trúc của Tháp

Toàn bộ tòa tháp được

xây dừng bằng gạch và đá

phiến với phần đỉnh tháp

nhọn dần dần lên, từ dưới

mặt đất lên nơi cao nhất

của đỉnh tháp được ước

tính là 10m. Công trình thể

hiện sự tinh xảo và tài hoa

cuả người Óc Eo xưa.

Bình diện của tháp có hình

vuông, mỗi cạnh dài 5m,

tháp cao trên 10m, các mặt

vách, tháp quay ra đúng

ba hướng Đông – Tây

-Nam, Bắc. Mặt chính của

tháp là hướng Đông, trước

mặt có một bàu nước “hình

vuông” cửa tháp đã sụp đổ.

Chính vì bị sụp đổ nên đã

mất phần chiều cao của

tháp.

Những bức phù điêu đã bị

thời gian, khi hậu tàn phá

nặng nề và không thể khôi

phục lại được như nguyên

trạng nhưng vẫn làm toát

lên được sự cầu kỳ trong

sáng tạo nền văn hóa Óc

Eo xưa.

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 125


126


Mặt bên của tháp

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 127


128

Tháp Bình Thành


Tháp Chót Mạt

Chương 1 - phần 1: Địa danh bí ẩn 129


130


Chương II:

131


132


phần 1:

Món quen

Chương 2 - phần 1: Món quen 133


134


Bánh tráng nướng

phơi sương

Khu vực thị xã Trảng Bàng

Tây Ninh

“Nó như uống

hơi sương,

ngấm ánh nắng

của vùng đất

Tây Ninh.”

Vùng đất Trảng Bàng Tây

Ninh được trời cho ngày

nhiều nắng và đêm thì

lắm hơi sương. Đêm về

sáng, sương giăng mờ đất

Trảng Bàng. Để làm bánh

tráng phơi sương, người

dân nơi đây cũng phải một

nắng hai sương thức khuya

dậy sớm.

Chương 2 - phần 1: Món quen 135


Nướng bánh tráng

Bánh tráng được nướng xong chờ phơi sương

136


Nướng bánh tráng

Bánh tráng phơi sương,

một đặc sản của vùng đất

đầy nắng gió Tây Ninh.

Tạo nên một hương vị đặc

trưng không giống bánh

tráng bất cứ nơi đâu.

Bánh tráng nướng giòn,

phơi sương đêm rất dễ

rách. Nên người dân Tây

Ninh đã nghĩ ra một cách

là tráng thêm hai lớp bánh

chồng khít lên nhau, cho

thêm chút muối để bánh

dẻo và đậm đà, phơi nắng

vừa khô rồi phải nướng lại

bằng than đậu phộng nó

mới có độ phồng mềm rồi

lại đem phơi sương.

Chiếc bánh tráng ngấm

hơi sương sẽ giúp bánh

mềm, không đổi màu, cũng

không cần phải nhúng

nước trước khi ăn.

Chương 2 - phần 1: Món quen 137


138


Cách thưởng

thức đúng điệu

dân xứ Trảng:

Khi ăn, người ta thường

bóc ra một tấm bánh tráng,

rồi đặt lên tay rồi mới lần

lượt xếp vào từng loại rau,

dưa, giá và đồ chua mình

ưa thích. Thêm vào một

hai miếng thịt rồi cuộn

tròn lại, vừa với miệng

ăn. Chấm cùng nước mắn

chua chua ngọt ngọt.

“Tất cả hương

vị đó hòa vào

nhau để tạo nên

một bản hòa âm

đậm đà sắc của

miền nắng gió.”

Bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc và rau

Chương 2 - phần 1: Món quen 139


140


Bánh tráng phơi sương thành phẩm

Chương 2 - phần 1: Món quen 141


142


Muối ớt tôm

Khu vực chợ Long Hoa

Tây Ninh

“Muối ớt”

Nghe tên có vẻ khá đơn

giản, nhưng để cho ra đời

những hạt muối thơm ngon

đó, những người thợ ở đây

phải trải qua rất nhiều

khâu chế biến tỉ mỉ và

công phu.

Chương 2 - phần 1: Món quen 143


Tỉnh Tây Ninh là vùng đất

biên giới nhiều nắng và gió

với khí hậu lục địa, không

có biển. Vậy mà đặc sản

của vùng đất này lại là

muối, vốn là một sản vật

của biển.

Muối ớt tôm là một bí

quyết, một niềm tự hào

của người dân Tây Ninh.

Chính đặc trưng khí hậu

có phần khắc nghiệt này

trở thành lợi thế đặc biệt

để có thể phơi muối quanh

năm, một công đoạn quan

trọng tạo nên hương vị đặc

trưng của muối Tây Ninh.

Nắng càng to, muối càng

khô, giòn, thơm ngon cùng

màu hồng tự nhiên.

144


Nguyên liệu chính của muối

Cũng như tên gọi, nguyên

liệu chính để làm nên món

muối ớt tôm độc đáo bao

gồm 3 thành phần chính:

Nguyên liệu đầu tiên

muối hột. Muối phải là loại

muối được sơ chế sạch sẽ

chứ không phải bất kỳ loại

muối hột nào cũng làm

được.

Nguyên liệu chính thứ hai

là ớt tươi. Ớt phải có độ

chín đỏ đều. Nhưng cái

khó cũng là cái hay chính

là phải chọn loại ớt được

trồng ở đất Tây Ninh, vì nó

có độ cay dịu, không mang

cảm giác nồng xé vị giác

của người thưởng thức.

Nguyên liệu chính thứ

ba còn lại là tôm khô là

thứ nguyên liệu không thể

thiếu để làm nên loại muối

tôm đặc sản này. Nhưng

phả có kinh nghiệm làm

muối lâu năm cho biết:

“Tôm khô thì dễ lựa chọn,

loại nào cũng được, chỉ đòi

hỏi phải sạch và khô ráo”.

Bên cạnh đó là một số phụ

liệu tùy theo chủng loại

sản phẩm muối khác nhau

như: tỏi, sả hay bột ngọt…

Chương 2 - phần 1: Món quen 145


146


Chương 2 - phần 1: Món quen 147


148


Mãng cầu Bà Đen

Khu vực dưới chân núi Bà Đen

Tây Ninh

“Mùi vị và thịt

quả hoàn toàn

đặc biệt khác

so với những

nơi trồng khác”

Không phải ngẫu nhiên

mà mãng cầu Bà Đen được

đăng kí thương hiệu, trở

thành đặc sản của vùng

núi Tây Ninh.

Chương 2 - phần 1: Món quen 149


150

Trái mãng cầu non và hoa


Núi Bà Đen vốn là một

vùng khí hậu có những yếu

tố rất đặc trưng cho nên ở

đây những vườn mãng cầu

có thể cho ra trái hai vụ

một năm, không phải nơi

nào cũng có được kết quả

này.

Cộng với việc những người

dân ở đây biết cách chọn

thời vụ canh tác, áp dụng kĩ

thuật xử lý hoa nên mãng

cầu Bà Đen có trái gần

như quanh năm, đặc biệt

là mùa vụ Tết, khi nhiều

nơi không thể có mãng cầu

bán thì những vườn ở chân

núi Bà Đen vẫn cung cấp

rất nhiều mãng cầu.

Quả mãng cầu Bà Đen Tây

Ninh thuộc loại mãng cầu

dai, có quả chắc, nhiều

thịt, ít hạt, vỏ mỏng và

ngọt. Theo đó, quả mãng

cầu Bà Đen Tây Ninh

được trồng trên khu vực

xung quanh chân núi Bà

Đen huyền thoại nơi có

thổ nhưỡng, khí hậu đặc

biệt làm cho trái mãng

cầu trở nên thơm ngon và

hoàn toàn khác biệt so với

những giống cùng loại trên

thị trường. Điều lạ là, cùng

một giống mãng cầu chiết

ra từ cây mãng cầu Bà Đen

nhưng trồng nơi khác thì

cho trái không ngon, thịt

không dai, độ ngọt không

bằng so với trồng tại khu

vực núi Bà Đen. Chính vì

thế, mãng cầu Bà Đen Tây

Ninh được xem là một đặc

sản gắn liền với những giá

trị văn hóa tín ngưỡng là

phật giáo của vùng núi Bà

Đen.

Sản phẩm này ngoài phân

phối đi các siêu thị ở khắp

các tỉnh như Tây Ninh, Hà

Nội, Tp. Hồ Chí Minh… sẽ

được đưa xuống miền Tây.

Gần đây, mặt hàng này bắt

đầu được các doanh nghiệp

tại TP.HCM thu mua, xuất

khẩu sang Mỹ, Australia,

Trung Quốc và đang xâm

nhập vào thị trường EU.

Chương 2 - phần 1: Món quen 151


152


Vườn mãng cầu dưới chân núi Bà Đen

Chương 2 - phần 1: Món quen 153


154


phần 2:

HƯƠNG vị đặc trưng

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 155


156

Một quầy bán đồ chay ở chợ


Ẩm thực chay

Khu vực xung quanh chùa Tòa Thánh

Tây Ninh

“Sẽ là rất thiếu

sót nếu bạn

chưa từng một

lần thưởng thức

ẩm thực chay

ở Tây Ninh khi

đến nơi đây”

Ẩm thực chay cũng dần

hình thành và trở thành

một trong những nét đặc

trưng của văn hoá Tây

Ninh, thu hút du khách.

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 157


158

Một chổ bán tàu hủ chiên bình dân gần chùa Tòa Thánh


Cơm chay thập cẩm

Thịt heo nhưng lại là chay

Tây Ninh được xem là cái

nôi của đạo Cao Đài, với

số lượng đông đảo tín đồ.

Cũng như các tôn giáo

khác, đạo Cao Đài Tây

Ninh hướng con người

đến với cái thiện, lánh xa

thói xấu. Và ăn chay là

một trong những điều lệ

cơ bản đối với tín đồ Cao

Đài. Người theo đạo, một

tháng phải giữ đủ 10 ngày

chay hoặc ăn chay trường.

Vì vậy, số người ăn chay

ở Tây Ninh có thể nói là

nhiều nhất cả nước.

Ở Tây Ninh, có thể bắt gặp

quán chay ở nhiều nơi, đặc

biệt là ở Hoà Thành- nơi

tập trung đông người dân

theo đạo Cao Đài. Số lượng

quán chay ở Tây Ninh rất

nhiều, từ bình dân đến

sang trọng và không quán

nào vắng khách. Những

món ăn chay rất đa dạng

từ bắt mắt cầu kì tới đơn

giản, những món ăn chay

được biến tấu đặc sắc từ

ý tưởng của những món

mặn.

Có những gia đình ở Tây

Ninh nổi tiếng về nghề nấu

món chay gia truyền. Có

những đám giỗ, đám cưới…

đãi toàn món chay, nhưng

vẫn “linh đình”, nhiều “món

ngon vật lạ”, vừa khéo, tạo

sự hấp dẫn và ngon miệng

cho thực khách.

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 159


160


Tiệm bán đồ chay gần chùa Tòa Thánh

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 161


162

Một chổ bán nem bưởi ở núi Bà Đen


Nem bưởi

Khu vực xung xóm lò nem phường Hiệp Ninh

Tây Ninh

“Độ giòn sần

sật của ruột

bưởi hòa quyện

cùng với hương

thơm của bưởi

nó lan tỏa trong

mọi giác quan”

Nếu như ở các tỉnh miền

Tây có chè bưởi, gỏi bưởi

thì ở Tây Ninh cũng không

kém phần đặc sắc với món

nem bưởi. Không biết có

mặt từ bao giờ nhưng nem

bưởi đã là một phần văn

hóa ẩm thực và trở thành

đặc sản của vùng đất này

từ hơn mấy chục năm nay.

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 163


Phần ruột trắng của bưởi được phơi khô

Giống nem chua, nem bưởi

cũng có màu hồng và đủ

vị chua cay mặn ngọt vô

cùng hấp dẫn.

Không biết có mặt từ bao

giờ nhưng nem bưởi đã

là một phần văn hóa ẩm

thực và trở thành đặc sản

của vùng đất này từ hơn

mấy chục năm nay. Thậm

chí có những gia đình tạo

được thu nhập kinh tế từ

nghề làm nem. Thú vị là

nem bưởi không phải làm

từ phần thịt mọng nước

chúng ta hay ăn mà lại chế

biến kì công từ phần vỏ.

“Nguyên liệu làm nên được món

này không phải là thịt nữa mà là

những quả bưởi. ”

Nguyên liệu chính: Vỏ

trắng của trái bưởi, lớp

cơm trắng bên trong được

bào thật mỏng, luộc chín

và xả nước cẩn thận cho

hết chất đắng. Cuối cùng

là ép khô nước rồi rang

trên chảo nóng cho thật

săn lại.

Hai thành phần phụ: là

nước ép khế và đu đủ bào

tuy là thành phần phụ

nhưng không thể thiếu

để làm ra chiếc nem bưởi

thơm ngon.

Vị chua của khế được xem

như chất men xúc tác tạo

nên hương vị đặc trưng

không lẫn vào đâu. Sau khi

ép lấy nước, nấu sôi thì

khuấy cùng vỏ bưởi, thêm

gia vị, đường, muối, tỏi...

vào để lửa riu riu cho đến

khi sệt lại. để món ăn thêm

phần thơm ngon.

Còn những sợi đu đủ bào

mỏng sẽ là thứ topping

tiếp thêm độ giòn khi trộn

cùng hỗn hợp phía trên.

164


Đu đủ bào sợi, phơi khô.

Khế ép lấy nước.

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 165


166


Nem bưởi phải ăn kèm rau răm và muối tiêu

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 167


168


Mắm chua

Khu vực Châu Thành

Tây Ninh

“Được chế biến

từ cá cơm hồ

Dầu Tiếng và tất

cả các nguyên

liệu thơm ngon

khác”

Nhắc đến mắm người ta

vẫn thường nghĩ nhiều về

miền Tây hoặc Huế. Thế

nhưng, ở Tây Ninh vẫn có

một món mắm mà hương

vị không thua kém bất cứ

đặc sản nào.

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 169


Mắm chua thịt luộc

Người ta bảo nhau mua

mắm chua thì chỉ ở Tây

Ninh mới chuẩn vị, mắm

chua Tây Ninh có hương vị

rất nồng, đậm thơm hương

vị từ cá cơm, tép.

Nghề làm mắm chua ở Tây

Ninh không chỉ góp phần

tạo ra nét ẩm thực độc đáo

cho địa phương, mà chính

nhờ nghề làm mắm này mà

nhiều bà con trong vùng

đã tìm được nghề sinh nhai

ổn định, nhiều hộ gia đình

còn vươn lên thoát nghèo

nhờ con mắm Tây Ninh.

170


Nguyên liệu và

cách làm:

Nguyên liệu sản xuất mắm

chua bằng cá rễ tre, cá con

(cá ruộng), và làm bằng cá

cơm đánh bắt ở hồ Dầu

Tiếng Tây Ninh, ngọt thịt,

mềm xương.

Muối phải là muối hột rang

giã nhuyễn, đường phải

là đường cát trắng, thính

cũng phải là thính nhà

làm vừa vàng vừa nhuyễn.

Thường người ta thêm chút

ớt vào để tăng hương vị.

Những con cá nhỏ, xương

mảnh, thịt mềm như cá

cơm, cá lòng tong, cá rễ

tre…được chọn lựa để làm

mắm. Sự kết hợp tinh tế giữ

muối hột, đường cát trắng,

thính…tạo nên món mắm

cá vô cùng vừa miệng. Sự

hấp dẫn của món mắm cá

còn quyến rũ người ta ở

mùi thơm của tỏi, tiêu cho

vào cá trước khi ủ.

Đợi tầm nửa tháng là món

cá đã hoàn toàn chín mùi.

Những con cá thân mềm

như không xương nhìn tuy

e ngại nhưng nếm thử đảm

bảo bạn không thể nào

quên. Tùy vào khẩu vị mà

bạn có thưởng thức mắm

bằng nhiều cách khác

nhau: dừng trực tiếp, pha

trộn thêm đường…

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 171


172


Bánh tráng mỏng cuốn ít thịt luộc và rau rồi chấm chấm chua

Chương 2 - phần 2: Hương vị đặc trưng 173


174


Chương IiI:

175


176


phần 1:

đúng Khoảnh khắc

Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 177


178


Trước Phật Mẫu một phần của Tòa Thánh

Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 179


180


Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 181


182

Nơi tổ chức hội Yến


Đại lễ

hội Yến Diêu Trì Cung

Tòa Thánh

Thành phố Tây Ninh

Rằm tháng 8 hằng năm

“Cả thành phố

Tây Ninh như

bừng lên trong

không khí rộn

ràng, rực rỡ.”

Lễ hội lớn nhất của Tây

Ninh. Mỗi năm vào rằm

tháng Tám, tại Tòa thánh

Tây Ninh. Cứ vào mùa

trung thu, không khí Tây

Ninh lại trở nên nhộn nhịp

hẳn vì đây là thời điểm

có lễ hội lớn nhất trong

năm của những tín đồ Cao

Đài: Đại lễ Hội Yến Diêu

Trì Cung. Lễ hội này gồm

phần lễ hai phần và phần

hội, trong đó phần lễ được

chú trọng hơn.

Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 183


Không phải ai cũng biết

đến lễ hội này của tín đồ

Cao Đài, nhưng nếu bạn

đến được Tây Ninh một

tuần trước ngày trung thu,

chắc chắn bạn sẽ cảm

nhận được không khí náo

nhiệt. Hội thánh cho sửa

sang lại mọi thứ từ con

đường, cây cảnh, chậu hoa.

Họ còn cho trang hoàng lại

các cổng lớn và dựng các

dãy nhà rạp xung quanh

Điện thờ Phật Mẫu.

Cái hay của một lễ hội

mang dấu ấn tôn giáo

là những tín đồ Cao Đài

thời gian này tự nguyện

về tòa thánh để giúp sức,

làm công quả. Theo những

người đạo Cao Đài, rằm

tháng tám là cơ hội để làm

những việc phúc đức nên

chẳng ai tính toán, so đo

góp công.

Phần lễ theo truyền thống

của đạo, cúng vào đêm 15

âm lịch, kéo dài từ chiều

đến mười hai giờ với nhiều

hoạt động như rước cộ

bông Đức Phật Mẫu và cửu

vị Tiên Nương, múa rồng

nhang, ngọc kỳ lân, quy,

phụng; đội múa phụng

và đội nhạc hoành tráng.

Trong đó, đoàn rước cộ

bông Đức Phật Mẫu được

diễn ra rất lớn, theo sau

là đội nhạc, đội trống, vũ

công và đội múa lân.

Đặc biệt, múa Rồng nhang

là một nét đặc trưng chỉ

có ở Tây Ninh. Con rồng

dài gần 20 mét được điều

khiển bởi 30 vũ công. Chỉ

cần đứng nhìn từ xa, bạn

đã có thể thấy một vùng

trời sáng rực. Khói nhang

nghi ngút chuyển động

liên tục làm những người

chứng kiến quanh đó cảm

nhận được uy lực và sự tôn

nghiêm của con vật linh

thiêng trong tín ngưỡng.

Con Rồng nhang sẽ chuyển

mình chầm chậm về hướng

Tòa thánh.

Rồng nhang (hay còn gọi là Long trong tứ linh)

184


Lân trong tứ linh

Quy và Phụng trong tứ linh

Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 185


186


Chương 3 - phần 1: Đúng khoảnh khắc 187


188


phần 2:

đẹp

Chương 3 - phần 2: Đẹp 189


190


Phơi nhang

Chương 3 - phần 2: Đẹp 191


192

Máy làm nhang


Làng nghề

làm nhang

Khu vực chùa Tòa Thánh

Tây Ninh

“Nhang phơi ph

đủ nắng có mùi

thơm, bảo quản

được lâu.”

Nén hương không biết tự

bao giờ đã ăn sâu vào tâm

thức của người Việt như

một nét văn hóa truyền

thống. Người ta tin rằng

khi đốt lên, khói hương sẽ

là sợi dây huyền ảo nối kết

giữa 2 thế giới hữu hình và

vô hình, giữa cuộc sống

thực tại và tâm linh. Các

làng làm nhang cổ truyền

vẫn miệt mài tiếp tục công

việc thiêng liêng của mình,

góp phần giữ gìn nét đẹp

văn hoá ấy.

Chương 3 - phần 2: Đẹp 193


194


Chương 3 - phần 2: Đẹp 195



Nhang trầm


Nhang thơm


“ Trong mỗi sản phẩm mà làng

nghề tạo ra, không chỉ sản phẩm

mà ở đó còn là giá trị văn hóa, và

cả cái tâm của người làm nghề gửi

gắm ở đó.”


200


Khi nói đến làng nghề

hương (nhang) có lẽ ai

cũng nghĩ ngay đến xứ

Huế mộng mơ, với vô vàn

những bó hương đủ sắc

màu đã tạo nên những bức

ảnh “thần thánh” nổi danh

trong cộng đồng quốc tế.

Thế nhưng ít ai biết được

rằng, làng nhang Hòa

Thành tọa lạc tại nơi thánh

địa của đạo Cao Đài tỉnh

Tây Ninh, nó đã phát triển

cùng với sự hình thành của

đạo giáo, nghề làm nhang

nơi đất Thánh đã có bề dày

lịch sử và nổi tiếng gần xa

ở miền Nam

Nguyên liệu chính để làm

nhang là lá gòn. Lá gòn sau

khi mua về, được phơi khô

rồi mang đi xay thành bột.

Bột lá gòn đem trộn với

nước và một lượng bột cho

mùi hương như quế, trầm…

sẽ ra hỗn hợp bột nhang.

Mùi hương của nhang

không nồng không đậm,

ngược lại rất nhẹ nhàng,

ẩn sâu.

Ngày nay, nghề làm nhang

mặc dù có sự hỗ trợ của

máy móc nhưng ở một số

công đoạn vẫn phải cần

đến đôi tay. Phơi nhang

nhìn thì dễ nhưng rất vất vả

vì phải thường xuyên theo

dõi, quan sát, phải canh

để trở mẻ nhang cho đều

nắng. Nhang phơi đủ nắng

có mùi thơm, bảo quản

được lâu. Còn nếu trời mưa

mà không thu gom kịp, bột

nhang sẽ bị rã, mẻ nhang

đó coi như bỏ. Mùa nắng

làm nhang thích lắm, mau

khô, cho màu đẹp. Dưới cái

nắng gắt, người làm nhang

phải luôn tay phơi và thu

gom nhang khô vào nhà,

để quá nắng thân nhang sẽ

bị cong, không đẹp.

Chương 3 - phần 2: Đẹp 201


202


Chương 3 - phần 2: Đẹp 203


204


GIàn phơi bánh tráng

Chương 3 - phần 2: Đẹp 205


206


Làng nghề

làm bánh tráng

Khu vực thị xã Trảng Bàng

Tây Ninh

“Ẩn chứa trong

nó là bao câu

chuyện thú vị

qua thời gian

cũng đầy thăng

trầm sự kiện.”

Để làm ra được một chiếc

bánh tráng phơi sương

ngon thì quan trọng nhất

là việc chọn nguyên liệu.

Gạo làm bánh phải là gạo

mới, gạo ngon và không

được pha trộn. Món bánh

tráng phơi sương được làm

từ bột gạo tẻ đặc biệt, qua

nhiều công đoạn đòi hỏi sự

công phu, cẩn thận

Chương 3 - phần 2: Đẹp 207


208

Công đoạn tráng bánh


Để có một chiếc bánh tráng phơi sương đầu tiên, cần ngâm

gạo, tầm 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau đó mang gạo đã ngâm

vào xay cùng với nước, và tiếp tục lọc kĩ bột để loại những

tạp chất cho chiếc bánh tráng được trong suốt. Bột gạo xay

thành thứ nhuyễn được cho thêm ít muối để tạo vị mặn đặc

trưng và giúp bảo quản.

Công đoạn làm ra chiếc bánh:

Ngâm: Nước sẽ ngấm vào

hạt gạo, giúp quá trình xay

gạo sẽ dễ nghiền mịn, và

hiệu suất tinh bột thu được

sẽ cao. Thời gian ngâm 4

– 6 giờ tùy nhiệt độ ngâm,

nhiệt độ ngâm càng cào

thì càng rút ngắn thời gian

ngâm

Xay: Gạo được nghiền mịn

tạo thành bột mịn. Trong

quá trình xay, nước sẽ

được bổ sung vừa đủ cho

giai đoạn tráng bánh sau

này, thông thường tỉ lệ này

là 1:1

Lọc: Sau khi xay, dịch bột

có thể lẫn nhiều tạo chất,

điều này gây khó khăn

cho quá trình tráng bánh,

làm bề mặt bánh kém mịn

giảm giá trị cảm quan nên

dịch bột cần phải được lọc

kỹ trước khi bổ sung muối.

Bổ sung muối: Muối được

bổ sung một lượng nhỏ vào

bột bánh tráng có hai tác

dụng : Những ion Na+ của

muối sẽ giúp tinh bột bánh

tăng khả năng giữ nước,

việc giữ nước sẽ giúp

bánh tăng độ dẽo tránh bị

nứt gãy sau khi phơi khô.

Ngoài ra muối còn tạo vị

hơi mặn đặc trưng cho

bánh không dễ bị móc.

Tráng bánh: bánh được

tráng trên mặt vải, mặt

vải được căng thẳng trên

một nồi nước được nấu sôi.

Khi tráng bánh sẽ có hai

quá trình xảy ra cùng lúc.

Thứ nhất hạt tinh bột hút

nước, trương nở và hồ hóa,

do tính chất của tinh bột

gạo khi hồ hóa tinh bột sẽ

chuyển dần từ đục sang

trong. Thời gian gia nhiệt

càng lâu bánh sẽ tăng độ

trong và nhưng sẽ giảm

dần độ dai. Quá trình thứ

hai các sợi tinh bột tự do,

dưới tác dụng của nhiệt và

lực cơ học sẽ được định

hình lại theo dạng đan xen

với nhau theo dạng lưới tạo

cấu trúc màng của bánh

tráng.

Phơi: Bánh sau khi tráng

sẽ được khéo léo lấy ra

và trải lên giàn phơi.

Bánh được phơi trên giàn

khoảng giờ. Quá trình phơi

sẽ lấy bớt nước của bánh

giúp định hình mặt bánh

cứng lại. Quá trình phơi

còn giúp cho bánh không

dễ bị móc.

“Bánh ngon là phải là màu trắng

trong, có vị hơi mặn, dù khô nhưng

vẫn dai, dẻo, không có vị chua và

nhất định phải có hương thơm của

gạo và bột mỳ.”

Chương 3 - phần 2: Đẹp 209


210


Chương 3 - phần 2: Đẹp 211


212


Chương 3 - phần 2: Đẹp 213


214


Làng nghề

làm tre nứa

Khu vực Long Thành Bắc

Tây Ninh

“Một làng nghề

truyền đã tồn

tại ở nơi đây

hơn 40 năm”

Nếu ai đã từng đến xã

Long Thành Trung, huyện

Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

có thể đều sẽ bắt gặp hình

ảnh ở hai bên đường những

khúc tre, lồ ô, mây… với

kích thước ngắn dài, to nhỏ

khác nhau. Đây chính là

nguyên liệu của làng nghề

tre nứa truyền thống vốn

đã tồn tại và phát triển gần

nửa thế kỷ qua trên mảnh

đất này.

Chương 3 - phần 2: Đẹp 215


216


Chương 3 - phần 2: Đẹp 217


“Sản phẩm được

tạo ra là tất cả

sự tinh tế, công

phu của người

thợ lành nghề.”





222


Chương 3 - phần 2: Đẹp 223


224


225


NHÀ XUÂT BẢN TRẺ

TRỤ SỞ CHÍNH

161B Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 39316289 - 39316211 - 39317849

(84.028) 38437450

Mail: hopthubandoc@nxbtre.com.vn

Website: www.nxbtre.com.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giảng viên. Nguyễn Thị Yến Phượng

Biên Tập - Thiết kế bìa - Trình bày:

Phạm Huỳnh Hải My

Photographer:

Phạm Huỳnh Hải My

Liên kết xuất bản:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Nhà tài trợ:

TỈNH TÂY NINH

Khổ in: 20x28cm


227


228

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!