25.01.2015 Views

some solution for traffic jam in hanoi

some solution for traffic jam in hanoi

some solution for traffic jam in hanoi

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI<br />

Thượng tá, ThS. Nguyễn Hồng Đô<br />

Trưởng phòng 4, Cục 67 – Bộ Công An<br />

ABTRACT<br />

Hanoi became one of the most biggest cities <strong>in</strong> South East Asia with the<br />

population estimated over 6,500,000 people. Integrated the process of Socio-Economic<br />

development project, urbanization has been <strong>in</strong>creased so fast. Current <strong>traffic</strong> <strong>in</strong> Hanoi<br />

is most consideration with <strong>in</strong>ter-management units. In the content of the presentation,<br />

the Author proposes <strong>some</strong> specific remedies on communication, rais<strong>in</strong>g awareness,<br />

limitation of <strong>in</strong>dividual transportation means, plann<strong>in</strong>g of transportation network or<br />

strenthen<strong>in</strong>g adm<strong>in</strong>istration offences aga<strong>in</strong>st <strong>traffic</strong> <strong>jam</strong> <strong>in</strong> Hanoi.<br />

TÓM TẮT<br />

Hà Nội là một trong những đô thị lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, với dân số<br />

ước tính khoảng 6,5 triệu người. Đồng thời với quá trình phát triển k<strong>in</strong>h tế - xã hội, đô<br />

thị hóa, thực trạng giao thông ở Hà Nội đang trở nên là thách thức đối với các cơ<br />

quan quản lý liên ngành. Trong nội dung bài trình bày này, tác giả đưa ra các giải<br />

pháp dưới góc độ chuyên ngành về tuyên truyền, nâng cao nhận thức công dân, hạn<br />

chế các phương tiện cá nhân, qui hoạch đường giao thông va tăng cường xử lý vi<br />

phạm đối với người vi phạm chống ùn tắc tại Hà Nội.<br />

DẪN ĐỀ<br />

Tình hình thực hiện trật tự an toàn<br />

giao thông ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí M<strong>in</strong>h<br />

và các thành phố lớn ở nước ta những<br />

năm gần đây ngày càng trở nên phức<br />

tạp, ùn tắc giao thong ở nhiều điểm nút<br />

giao thông, nhiều tuyến đường nhiều<br />

khu vực trở thành những nỗi k<strong>in</strong>h hoàng<br />

cho người tham gia giao thông, làm đảo<br />

lộn nhiều nếp s<strong>in</strong>h hoạt của xã hội, ảnh<br />

hưởng lớn đến sự phát triển k<strong>in</strong>h tế - xã<br />

hội của đất nước và có lúc có nơi đã<br />

vượt ngoài tầm kiểm soát của các cơ<br />

quan chức năng.<br />

126


Năm 1995, cả nước có 340.000 xe ô<br />

tô, 3,5 triệu xe máy; năm 2007 có<br />

1.098.222 xe ô tô, 21.428.631 xe máy;<br />

năm 2008 có 1.351.080 xe ô tô,<br />

25.273.088 xe máy; năm 2009 số lượng<br />

ô tô là 1.510.891 xe ô tô và 28.195.854<br />

xe máy. Trung bình mỗi năm ô tô tăng<br />

khoảng 10%, xe máy tăng 15%.<br />

Số lượng phương tiện giao thông cơ<br />

giới đường bô ở Hà Nội hiện nay là<br />

302.293 xe ô tô và trên 3.649.315 xe<br />

máy. Tp.Hồ Chí Mnh là 404.107 xe ô tô<br />

và 4.038.568 xe máy.<br />

Thực hiện Nghị quyết số<br />

16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của<br />

Chính phủ về “từng bước khắc phục ùn<br />

tắc giao thông tại Tp.Hà Nội và Tp.Hồ<br />

Chí M<strong>in</strong>h”, trên cở sở chức năng nhiệm<br />

vụ được giao Bộ Công an đề xuất một<br />

số giải pháp cụ thể để từng bước khắc<br />

phục sự phức tạp về trật tự giao thông,<br />

tình trạng ùn tắc giao thông ở Thành<br />

phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí M<strong>in</strong>h<br />

và các thành phố trực thuộc trung ương<br />

khác như sau:<br />

1. Qui hoạch đường giao thông và;<br />

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức<br />

công dân, hạn chế các phương tiện cá<br />

nhân;<br />

3. Tăng cường xử lý vi phạm đối với<br />

người vi phạm chống ùn tắc tại Hà Nội.<br />

Nghiên cứu tổ chức qui hoạch giao<br />

thông<br />

1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình<br />

trạng UTGT hiện nay tại các đô thị lớn<br />

ở Việt nam là do ý thức của số đông<br />

người tham gia giao thông còn yếu kém,<br />

thiếu tự giác; do dòng xe hỗn hợp cùng<br />

tham gia giao thông và cản trở nhau<br />

trong quá trình lưu thông; do hạ tầng cơ<br />

sở giao thông đô thị còn lạc hậu, không<br />

đáp ứng kịp với đà tăng trưởng mạnh<br />

của phương tiện xe ô tô và xe máy; do<br />

dân số và số lượng phương tiện tham gia<br />

giao thông tăng nhanh; do nhiều vụ tai<br />

nạn giao thông xảy ra trên đường; do<br />

việc sửa chữa các công trình trên đường,<br />

làm hẹp mặt đường, gây ùn tắc; do xe<br />

buýt lưu hành vào giờ cao điểm và đón<br />

trả khách tại các bến dọc đường, gây cản<br />

trợ trực tiếp đến dòng xe hỗn hợp và<br />

thiếu tính tổng thể, đồng bộ; do quỹ đất<br />

dành cho giao thông còn hạn chế, không<br />

chỉ thiếu đường cho xe chạy mà còn<br />

thiếu trầm trọng cả một hệ thống các bãi<br />

đỗ xe dành cho xe ô tô và xe máy; do<br />

công tác QLNN về qui hoạch đô thị và<br />

trật tự ATGT chưa đáp ứng được nhu<br />

cầu.<br />

2. Đề xuất các giải pháp về qui hoạch<br />

giao thông<br />

Trên nguyên tắc duy trì dòng xe hỗn<br />

hợp đi chung trên một tuyến, một luồng,<br />

để từng bước khắc phục tình trạng ùn<br />

tắc kéo dài do dòng xe hỗn hợp gây ra. 3<br />

giải pháp cấp bách cần được xem xét<br />

đồng bộ:<br />

Giải pháp 1: Tổ chức phân luồng,<br />

phân tuyến trên cơ sở qui hoạch tổng thể<br />

giao thông trên toàn mạng lưới các<br />

tuyến đường giao thông tại Hà Nội.<br />

127


Theo đó, mạng lưới đường đô thị sẽ<br />

được phân ra 4 luồng xe chính tương<br />

ứng với 4 sơ đồ: Các tuyến đường ưu<br />

tiên dành cho xe ô tô; các tuyến đường<br />

ưu tiên dành cho xe 2 bánh từ 7h-18h<br />

hàng ngày; các tuyến đường hỗn hợp<br />

cho xe ô tô và xe 2 bánh sử dụng chung;<br />

Khu phố tản bộ, cấm tất cả các loại xe<br />

(trừ xe điện dành cho du lịch).<br />

Giải pháp 2: Tổ chức lại giao thông<br />

tại các nút, trong đó tận dụng tối đa hiệu<br />

quả các nút đã được bố trí đèn điều<br />

khiển. Trong đó, chia ra các sơ đồ mẫu<br />

về tổ chức giao thông tại các nút giao<br />

cắt khác nhau, bao gồm: nút giao cắt<br />

giữa 2 luồng xe ô tô với nhau; nút giao<br />

cắt giữa luồng xe ô tô và xe 2 bánh; nút<br />

giao cắt giữa luồng xe ô tô và luồng xe<br />

hỗn hợp; nút giao cắt giữa 2 luồng xe<br />

hỗn hợp với nhau; nút giao cắt giữa 2<br />

luồng xe 2 bánh với nhau.Đặc biệt lưu ý<br />

hướng rẽ trái là phức tạp nhất vì là<br />

hướng có nhiều điểm xung đột trên hành<br />

trình rẽ trái và cũng là hành trình dài<br />

nhất khi qua nút. Về nguyên tắc ứng với<br />

mỗi sơ đồ trên, đề xuất về phân làn và<br />

đặt chu kỳ đèn nút một cách hợp lý. Các<br />

thông số đầu vào cần sử lý: số liệu về<br />

dòng xe, tỉ lệ rẽ trái, diện tích mặt bằng<br />

nút, chu kỳ đèn đang sử dụng và tình<br />

trạng ùn tắc xe hiện trạng. Số liệu đầu ra<br />

là sơ đồ phân làn xe qua nút, là chu kỳ<br />

đèn sau khi điều chỉnh và hành trình<br />

dòng xe qua nút.<br />

Giải pháp 3: Tiếp tục duy trì và kiểm<br />

soát chặt chẽ việc tổ chức phân làn tại<br />

các nút có dòng xe hỗn hợp. Theo đó,<br />

tiến hành vạch sơn phân định làn dành<br />

riêng cho xe ô tô và xe 2 bánh trên đoạn<br />

dừng xe chờ qua nút dài tối thiểu 100 m.<br />

Thực hiện quy định xe ô tô chỉ được<br />

dững trước nút tối đa là 2 hàng ( đối với<br />

mặt đường rộng trên 10,50 m) và chỉ 1<br />

hàng (đối với mặt đường dưới 8 m).<br />

Cấm tất cả các xe ô tô lấn chiếm làn xe<br />

máy trên đoạn đường này và thực hiện<br />

chế tài phạt nặng các xe ô tô cố tình<br />

luồn lách từ dưới lên để xếp thành các<br />

hàng quá quy định.<br />

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về<br />

giao thông đường bộ<br />

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày<br />

29/6/2007 của Chính phủ về Các giải<br />

pháp cấp bách hạn chế tai nạn giao<br />

thông và ùn tắc giao thông đã nhấn<br />

mạnh giải pháp giáo dục, tuyên truyền,<br />

phổ biến pháp luật TTATGT được đưa<br />

lên hàng đầu, đây là giải pháp lâu dài,<br />

vừa cấp bách và phải làm thường xuyên.<br />

Thành công nổi bật là thực hiện qui định<br />

bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô<br />

tô xe máy cằng khẳng định vai trò quan<br />

trọng của công tác tuyên truyền phổ<br />

biến luật an toàn giao thông. Trong Nghị<br />

quyết số 16/2008/NQ-CP, Chính phủ<br />

yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ<br />

biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động<br />

xây dựng “Văn hóa Giao thông” và<br />

“Văn m<strong>in</strong>h Đô thị”, tăng cường cưỡng<br />

chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn<br />

giao thông và trật tự đô thị. Để thực hiện<br />

128


hiệu quả Nghị quyết này, công tác tuyên<br />

truyền phải được quan tâm đàu tư thích<br />

đáng cả về lực lượng tham gia, phương<br />

pháp, hình thức tuyên truyền, k<strong>in</strong>h phí<br />

thực hiện và phải tiến hành thường<br />

xuyên, liên tục.<br />

Tuyên truyền qui định mức xử phạt<br />

mới được qui định trong Nghị định<br />

34/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định<br />

146/2007/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm<br />

hành chính về giao thông đường bộ sửa<br />

đổi, chú trọng đến hình thức và mức xử<br />

phạt tăng cao đối với một số hành vi vi<br />

phạm phổ biến ở đô thị.<br />

Tuyên truyền các thông t<strong>in</strong>, thông<br />

điệp về an toàn giao thông trên hệ thống<br />

phát thanh có tác dụng trực tiếp đối với<br />

đội ngũ lái xe và được lái xe quan tâm<br />

hơn. Tiếp tục phát huy hiệu quả kênh<br />

VOV giao thông đài tiếng nói Việt nam<br />

thông qua hệ thống camera giám sát tại<br />

khu vực Hà Nội và Tp.Hồ Chí M<strong>in</strong>h để<br />

thông t<strong>in</strong>, hướng dẫn giao thông trực<br />

tiếp, kịp thời, hạn chế ùn tắc, nâng cao<br />

chất lượng các chuyên mục “Giờ cao<br />

điểm”, “Luật giao thông”, “Văn hóa<br />

giao thông”.<br />

Tập trung xử lý kiên quyết loại xe 3<br />

bánh, xe tải nhỏ chở vật liệu cồng kềnh<br />

đi vào các cung đường đã cấm, đi ngược<br />

chiều, dững đỗ, quay, bốc xếp hàng hóa,<br />

vật liệu trái qui định gây UNGT. Đẩy<br />

mạnh các hoạt động tuần tra kiểm soát<br />

xử lý vi phạm trên lĩnh vực TTATGT và<br />

TTCC, hoạt động k<strong>in</strong>h doanh lấn chiếm<br />

hè, đường phố; kiểm soát chặt chẽ và xử<br />

lý tốt các hoạt động khác có ảnh hưởng<br />

tới sự lưu thông; đào đường, xây lắp các<br />

công trình trên đường phố, đổ vật liệu,<br />

bán vật liệu cồng kềnh trong các tuyến<br />

phố nội đô. Kiên quyết xử lý các hành vi<br />

vi phạm trực tiếp gây nên tác nhân ùn<br />

tắc như: đi ngược chiều, dừng, đỗ, vượt,<br />

quay xe trái phép, lấn làn đường (nhất là<br />

xe buýt, taxi, xe 3 bánh…)<br />

Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra<br />

kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông<br />

Trong công tác tổ chức thực hiện, đã<br />

chỉ đạo lực lượng CSGT bố trí lực lượng<br />

thường xuyên làm nhiệm vụ tại các khu<br />

vực có nguy cơ xảy ra UTGT; tổ chức<br />

tuần tra lưu động trên tuyến phố để phát<br />

hiện, xử lý kịp thời các tình huống xảy<br />

ra; tăng cường công tác TTKS, tập trung<br />

xử lý kiên quyết đối với các hành vi vi<br />

phạm là nguyên nhân gây UTGT như<br />

điều khiển phương tiện giao thông đi<br />

vào đường cấm, đường ngược chiều; đi<br />

không đúng phần đường, làn đường;<br />

dừng đỗ xe không đúng qui định…Điển<br />

hình, năm 2009, lực lượng CSGT Hà<br />

Nội đã kiểm tra xử lý: 424.869 vụ vi<br />

phạm Luật GTĐB, phạt tiền 57,943 tỷ<br />

đồng; tạm giữ 812 ô tô, 10.843 xe máy;<br />

169 phương tiện khác. Nhằm đáp ứng<br />

với đòi hỏi mới, lực lượng CSGT phải<br />

tiếp tục đổi mới, hoàn thiện đồng bộ các<br />

mặt công tác TTKS đảm bảo TTATGT<br />

với các nội dung chủ yếu sau đây:<br />

Một là: tiếp tục tổ chức thực hiện có<br />

hiệu quả các biện pháp công tác đã chỉ<br />

129


đạo tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP<br />

ngày 29/6/2007 về thực hiện một số giải<br />

pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và<br />

UTGT, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP<br />

ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng<br />

bước khắc phục tình trạng UTGT trên<br />

địa bàn Tp.Hà Nội và Tp.Hồ Chí M<strong>in</strong>h.<br />

Hai là: Thực sự đổi mới về nhận<br />

thức, phong cách của người lãnh đạo,<br />

chỉ huy, đảm bảo gương mẫu, liêm<br />

khiết, tận tâm với công việc, phải là tấm<br />

gương sang cho CBCS học tập, noi<br />

gương.<br />

Ba là: tiếp tục hoàn chỉnh đề án:<br />

“Tăng cường biên chế, trang thiết bị và<br />

đào tạo cho lực lượng CSGT đường bộ”<br />

và các dự án thành phần. Đồng thời xây<br />

dựng quy chế phối hợp trong tổ chức<br />

hoạt động TTKS, xử lý vi phạm giữa<br />

Cục CSGT đường bộ, đường sắt với các<br />

đơn vị và giữa các đơn vị TTKS với<br />

nhau, tạo nên thế trận liên hoàn trong tổ<br />

chức hoạt động TTKS, xử lý vi phạm,<br />

đảm bảo TTATGT và phòng ngừa, đấu<br />

tranh chống tội phạm.<br />

Bốn là: Tăng cường trang bị các loại<br />

phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ<br />

và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ<br />

thuật nhằm đổi mới phương thức hoạt<br />

động giao thông thích ứng với điều kiện<br />

giao thông hiện đại để kịp thời phát hiện<br />

những tình huống UTGT; phát hiện, xử<br />

lý những hành vi vi phạm, từng bước<br />

giảm thiểu sự có mặt thường trực của<br />

lực lượng CSGT trên đường, đảm bảo<br />

công tác TTKS, XLVP có trọng tâm,<br />

trọng điểm và kiểm soát chặt chẽ tình<br />

hình TTATGT.<br />

Năm là: Tổ chức tốt hoạt động<br />

TTKS, xử lý vi phạm đảm bảo thường<br />

xuyên liên tục bằng các hình thức TTKS<br />

công khai, công khai kết hợp với hóa<br />

trang; ở các đô thị tăng cường kiểm tra<br />

liên tục, liên chốt bằng xe mô tô; phát<br />

huy vai trò của các trung tâm chỉ huy<br />

giao thông để kịp thời phát hiện và xử lý<br />

những hành vi vi phạm.<br />

Sáu là: Khi xảy ra các vụ việc gây<br />

UTGT phải phân loại để có biện pháp<br />

giải tỏa kịp thời. Xác định sơ bộ nguyên<br />

nhân ùn tắc để có biện pháp xử lý phù<br />

hợp, phân công CBCS trong tổ hướng<br />

dẫn, điều hòa, chỉ huy giao thông để giải<br />

tỏa ùn tắc; thông báo và phối hợp vói cơ<br />

quan, đơn vị chức năng để tổ chức phân<br />

luồng, điều hòa giao thông từ xa và báo<br />

cáo kịp thời với lãnh đạo đơn vị, chính<br />

quyền địa phương sở tại để huy động,<br />

tăng cường lực lượng phối hợp giải<br />

quyết.<br />

Bảy là: Tiếp tục tăng cường công tác<br />

thanh tra, kiểm tra lãnh đạo, chỉ huy các<br />

cấp trong việc thực hiện quy chế dân<br />

chủ, điều lệnh CAND, qui trình, chế độ<br />

công tác của CBCS làm nhiệm vụ<br />

TTKS, XLVP hành chính về TTATGT;<br />

thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ<br />

Công an tại Công văn số 955/BCA<br />

(C11) ngày 14/5/2009 về tiếp tục thực<br />

hiện thường xuyên các giải pháp phòng<br />

ngừa sai phạm trong CSGT.<br />

130

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!