17.10.2013 Views

hoduong-vietnam.pdf

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

HO DUONG VIET NAM<br />

Họ Dương theo dòng lịch sử Việt Nam<br />

HỌ DƯƠNG THEO DÒNG LỊCH SỬ VIỆT NAM<br />

Dương Tự Đam<br />

1. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc (TK VII –TK II.TCN)<br />

Vào đời Hùng Vương thứ I, Dòng tộc họ Dương đã có cụ Thượng Thượng Tổ là<br />

Dương Minh Tiết – Sinh quán đất Phong Châu (Bạch Hạc , Vĩnh Tường, Phú<br />

Thọ) được bổ nhiệm làm quan Thứ sử, giúp vua Hùng tham gia dựng nước Văn<br />

Lang, tổ chức thành 15 Bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Phúc Lộc, Vũ Ninh, Việt<br />

Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình<br />

Văn, Tân Hương, Cửu Đức, Văn Lang (Phong Châu).<br />

Đời Hùng Vương thứ VI, có cụ Thượng Tổ là Dương Minh Thắng (con cháu lâu<br />

đời cụ Dương Minh Tiết) chuyển về trú quán Bộ Vũ Ninh – Long Vĩ, tỉnh Bắc<br />

Ninh (Kinh Bắc) cụ được bổ nhiệm làm Lạc tướng, giúp vua Hùng bảo vệ và<br />

mở mang lãnh thổ, tổ chức khai khẩn ruộng đất, làm cho nhân dân no ấm,<br />

bách tính an bình (1).<br />

2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ( 179 TCN – 938 CN)<br />

Tồn tại hơn 1000 năm bị đô hộ của phong kiến phương Bắc và khởi nghĩa nổi<br />

dậy đánh đuổi ngoại xâm của quần chúng nhân dân.<br />

a) Dân tộc Việt Nam ta đã tiến hành 10 cuộc khởi nghĩa chống chế độ phong<br />

kiến phương Bắc nô dịch, giành các quyền tự chủ dân tộc bao gồm:<br />

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 - 43; Bà Triệu năm 248; Lý Bí năm 544; Mai<br />

Thúc Loan năm 713; Phùng Hưng năm 782; Dương Thanh năm 819; Khúc<br />

Thừa Dụ năm 905; Dương Đình Nghệ năm 931; Ngô Quyền và Dương Tam<br />

Kha năm 938 kết thúc 1000 năm Bắc Thuộc.<br />

b) Dòng tộc họ Dương là Dòng tộc lớn trong 215 Dòng tộc Việt Nam, có nhiều<br />

anh hùng cái thế, “Hộ quốc cứu dân”, vì nước quên thân, gây dựng nền tự chủ<br />

dân tộc.<br />

Trong số 10 cuộc khởi nghĩa, có 4 cuộc khởi nghĩa do những người trong Dòng<br />

tộc họ Dương lãnh đạo:<br />

- Khởi nghĩa của Trưng Trắc Vương (40 -43) con Lạc tướng Trưng Nghĩa Dũng<br />

và bà Hoàng Thị Đào, nổi dậy đánh đưổi Tô Định để “đền nợ nước, trả thù<br />

TS.


nhà” cho chồng là Dương Thi Sách Thứ Sử Chu Diên, con Lạc tương Dương<br />

Thái Bình và bà Hồ Thị Nhữ (2).<br />

- Khởi nghĩa của Dương Thanh (819), nổi dậy giết Lý Tượng Cổ, đánh đuổi<br />

quân nhà Đường, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ dân<br />

tộc.<br />

- Khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ (931), giết Lý Khắc Chính, tiêu diệt quân<br />

Nam Hán, giải phóng thành Đại La (Hà Nội), giành quyền tự chủ dân tộc, tổ<br />

chức bộ máy cai quản và xây dựng nền độc lập tự chủ của đất nước.<br />

- Chiến thắng trận Bạch Đằng (938) chống quân Nam Hán, chém đầu tướng<br />

Hoàng Thao, tiêu trừ phản tặc Kiều Công Tiến, trả thù cho cha của Ngô Quyền<br />

(con rể), Dương Tam Kha (con trai). Ngô Quyền xưng Vương, cai quản đất<br />

nước tự chủ; chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài<br />

của các triều đại phong kiến Việt Nam.<br />

3. Thời kỳ bảo vệ và xây dựng nền tự chủ dân tộc (từ năm 970 đến<br />

1802)<br />

Dòng tộc họ Dương có các Danh nhân, Danh tướng đóng góp công sức bảo vệ<br />

và phát triển đất nước .<br />

- Triều đại Đinh – Lê ( 970 – 1010) có Dương Vân Nga giúp Đinh Tiên Hoàng<br />

dẹp loạn 12 sứ quân. Vua Đinh bị hại, Đinh Toàn còn nhỏ, đất nước nội loạn,<br />

giặc Tống xâm lược, Dương Thái Hậu (nhiếp chính) đã đặt lợi ích dân tộc lên<br />

trên, trao Hoàng bào và tôn Lê Hoàn lên làm vua, thống lĩnh đại quân dẹp yên<br />

nội loạn. Bà trở thành “Nữ chính khách có một không hai trong lịch sử dân tộc<br />

ở thế kỷ X”.<br />

- Triều đại nhà Lý (1010 – 1225) có thừa tướng Dương Đình Tiến, Danh tướng<br />

Dương Bình giúp Lý Thái Tông dẹp loạn Ba Vương, Dương Hoán (1130) kế<br />

nghiệp đế vương, Dương Công Đảo giúp Lý Thần Tông dẹp giặc Chiêm Thành,<br />

Dương Tự Minh giúp Lý Anh Tông bảo vệ biên cương Tổ quốc, được nhà Vua<br />

gả công chúa, chọn làm phò mã, nhân dân tôn vinh là “Thánh Đuổm”, tư tỏa<br />

sáng ở vùng núi Phú Lương (Thái Nguyên).<br />

- Triều đại nhà Trần (1225 – 1400), ba lần thắng Nguyên – Mông xâm lược.<br />

Dòng tộc họ Dương có Dương Nhật Lễ nối ngôi Trần Dụ Tông (1388) và các<br />

Danh thần Dương Công Đán, Dương An Dưỡng v.v tổ chức đội dân binh, thực<br />

hiện kế sách “vườn không nhà trống” để chiến thắng kẻ thù, làm rạng danh<br />

“hào khí đông A”, khiến giặc Nguyên Mông khiếp sợ.


Triều đại nhà Lê sơ (1418 – 1527) , sau 10 năm Lê Lợi phất cờ Lam Sơn khởi<br />

nghĩa chống Minh thắng lợi, Dòng tộc họ Dương có các Danh tướng: Dương<br />

Công Định, Dương Công Tảo và các Danh nhân Dương Huyền Trung, Dương<br />

Đức Nhan, Dương Trực Nguyên đóng góp nhiều công sức cho chiến thắng giặc<br />

Minh và tham gia sự nghiệp phát triển đất nước, biên soạn lịch sử, văn chương<br />

được phong Dương Xuyên Hầu – Hình bộ Hữu thị Lang, trong 28 vị Tao Đàn,<br />

phụ trách biên soạn bộ sách thiên văn - lịch sử, xây dựng nền văn hiến Việt<br />

Nam.<br />

- Triều đại nhà Mạc – Lê Trung Hưng – Tây Sơn (1527 – 1802). Thời kỳ diễn<br />

ra “Trịnh – Nguyễn phân tranh” và chống giặc Thanh xâm lược nước ta. Dòng<br />

tộc họ Dương có các Danh tướng Dương Xân, Dương Hạnh, Dương Trí Tri,<br />

Dương Duy Nhất và Đô đốc Dương Công Tào, tham gia phù Lê diệt Trịnh giúp<br />

vua Quang Trung dẹp nội loạn và đại phá quân Thanh, thống nhất đất nước.<br />

4. Thời kỳ chống Pháp thuộc và thời đại Hồ Chí Minh.<br />

- Năm 1772 Hoàng đế Quang Trung mất, 1802 Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây<br />

Sơn, lập ra triều nhà Nguyễn, tồn tại 143 năm và 13 đời vua. Ngày 31/8/1858<br />

thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và đến năm 1884 thực dân Pháp lập chế độ<br />

bảo hộ nước ta, thông qua bộ máy vua quan bù nhìn nhà Nguyễn. Từ đây Việt<br />

Nam rơi vào “thời kỳ Pháp thuộc”. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp<br />

thuộc đã diễn ra sôi sục. Với lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp, các sĩ phu<br />

yêu nước tích cực tham gia vào các phong trào “Cần Vương”, “Đông kinh Nghĩa<br />

thục”, “Duy Tân” để tìm ra con đường cứu nước. Dòng tộc họ Dương đã có các<br />

sĩ phu yêu nước tiêu biểu Dương Trung Phổ, Dương Bá Trạc, Dương Doãn Am,<br />

Dương Khuê, Dương Đình Cúc, Dương Duy Thành, Dương Văn Nhã, Dương Văn<br />

Hạnh và Dương Văn Điền (Lãnh Điền), không sợ lao tù, chém giết. Các sĩ phu<br />

đã thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi tự do độc lập cho dân tộc.<br />

- Thời đại Hồ Chí Minh, có sự ảnh hưởng chủ nghĩa Mác Lênin do Nguyễn Ái<br />

Quốc truyền vào Việt Nam tinh thần yêu nước, đã tạo nên sức mạnh (yêu nước<br />

gắn liền với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn với dân chủ, tự do. Các chí<br />

sĩ cách mạng và những người cộng sản đã phát triển phong trào “Xô Viết Nghệ<br />

Tĩnh năm 1930”, “Nam kỳ khởi nghĩa năm 1941”; “Cách mạng tháng Tám năm<br />

1945”’ Kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên<br />

Phủ (năm 1954; chống Mỹ cứu nước, kết thúc bằng đại thắng mùa xuân (năm<br />

1975). Họ Dương có các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu Dương Đình Thúy, Dương<br />

Bình, Dương Đình Liên, Dương Khuy, Dương Bạch Mai, Dương Quang Đông,<br />

Dương Quốc Chính, Dương Hữu Miên, Dương Tự Cơ, Dương Hữu Dư, Dương


Đại Long và Dương Mạc Thạch…tham gia lãnh đạo cách mạng, vì mục tiêu lý<br />

tưởng: “Độc lập dân tộc, tự do dân chủ và chủ nghĩa xã hội”, sẵn sàng chiến<br />

đấu, hi sinh.<br />

5. Dòng tộc có nhiều Danh nhân hào kiệt, góp phần xây dựng nền văn<br />

hiến Việt Nam.<br />

- Theo kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ vê nhân vật lịch sử, thì Dòng tộc họ<br />

Dương có trên 100 vị được vinh danh trong sử sách bao gồm: các tướng quốc,<br />

danh hầu, danh tướng, danh nhân, danh thần, danh sĩ, sứ giả v.v…Trên 60 vị<br />

(tính từ năm 1071 – 1919) đỗ đạt đại khoa các kỳ thi Đình, đã được phong<br />

tước vị Tiến sĩ xuất thân, trong đó có 3 Trạng Nguyên (Đệ nhất giáp cập đệ,<br />

đệ nhất danh) Đào Sư Tích (Nam Đinh), Dương Phúc Tư (Hưng Yên) và Dương<br />

Liên (quê gốc Lạc Đạo, sang Trung Quốc ở vùng Ứng Sơn) đỗ Trạng Nguyên<br />

thời Minh Thần Tông được bổ nhiệm tới chức Bộ Binh thượng thư và 15 Hoàng<br />

giáp, 5 phó Bảng, 3 Đệ Nhất giáp cập đệ, còn lại từ Đệ Nhị giáp đến Đệ Tam<br />

giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (xem phụ chương kèm theo từ I đến IV).<br />

- Theo tư liệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (quyền 6 – tr 507 NXB – 2007) Danh<br />

nhân, danh sĩ được vinh danh trên bia tiến sĩ, để đời đời ghi nhớ Hiền Tài –<br />

nguyên khí quốc gia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), có giá trị tư tưởng,<br />

triết học và góp phần xây dựng nền văn hiến quốc gia, được UNESCO công<br />

nhận “Di sản tư liệu văn hóa thế giới”. Trải qua ba triều đại (Lê Sơ, Mạc, Lê<br />

Trung Hưng) đã dựng được 117 bia bị mất 35, còn lại 82. Trong số người được<br />

lựa chọn vinh danh trên bia còn lại, có 21 Tiến sĩ Dòng tộc họ Dương Việt Nam,<br />

đây là niềm vinh dự tự hào của Dòng tộc (xem phụ chương V).<br />

- Nghiên cứu về truyền thống văn hóa – văn chương còn cho thấy Dòng tộc<br />

họ Dương có đến 10 gia tộc phát huy tinh thần hiếu học, liên tiếp ông cháu,<br />

cha con, anh em đều đỗ đạt đại khoa (thời xưa) cụ thể là (3) :<br />

Ông cháu Dương Bính, Dương Cảo (Đông Anh) đỗ tiến sĩ.<br />

Ông cháu Dương Tịnh, Dương Đôn Cương (Yên Lạc) đỗ tiến sĩ<br />

Ông cháu Dương Đức Giản, Dương Tông (Mê Linh) đỗ tiến sĩ<br />

Ông cháu Đào Sư Tích, Dương Bạt Trạc (Nam Trực ) đỗ tiến sĩ<br />

Ông cháu Dương Khuê, Dương Thiệu Tường (Ứng Hòa) đỗ tiến sĩ<br />

Cha con Dương Trực Nguyên, Dương Hạng (Thường Tín) đỗ tiến sĩ<br />

Ba anh em Dương Dận, Dương Thiều, Dương Vị (Thạch Hà) Tiến sĩ võ<br />

Hai anh em Dương Trọng Khiêm, Dương Sử (Văn Lâm) đồ Tiến sĩ<br />

Gia tộc Lạc Đạo có 1 trạng nguyên và 8 Tiến sĩ xuất thân


6. Dòng tộc đã xây dựng cho mình 4 truyền thống tốt đẹp để con cháu<br />

kế thừa và phát triển<br />

- Truyền thống yêu nước, thương nhà sâu sắc, có đức xả thân, cống hiến hy<br />

sinh vì nền độc lập tự chủ dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.<br />

- Truyền thống tự lực tự cường, có tinh thần khẳng khái và cương trực trong<br />

đấu tranh, trong đời sống, vì nền độc lập tự chủ của dân tộc và sự hưng thịnh<br />

của quốc gia.<br />

- Truyền thống hiếu học và coi trọng trí thức văn chương, ý thức tôn sư trọng<br />

đạo, tu dưỡng rèn luyện theo các tấm gương hiền tài để phụng sự nhân dân,<br />

dân tộc.<br />

- Truyền thống sống và làm việc có tâm có đức, nhân nghĩa vị tha, biết quan<br />

tâm và chia sẻ, yêu thương giúp đỡ và đoàn kết cộng đồng dân tộc.<br />

Tư tưởng đề cao: Tình nước – nghĩa nhà, đoàn kết – yêu Thương<br />

“Đời đời kế nghiệp đền ơn nước<br />

Kiếp kiếp đồng tâm đáp nghĩa nhà”<br />

Xây dựng, phát triển Dòng tộc hưng thịnh, đất nước Thái Bình – An Lạc.<br />

(1)- Theo “Dương Tộc Kế Sử” của Thừa tướng Dương Đình Tiến.<br />

(2) theo “Thần Phả xã Nại Từ” (Sơn Tây) của Đào Hà.<br />

(3) theo “Những nhà khoa bảng họ Dương”, kỷ yếu HTKH về Dương Đình Nghệ<br />

- PGS.TS sử học Trần Thị Vinh<br />

- See more at: http://<strong>hoduong</strong><strong>vietnam</strong>.com.vn/ho-duong-theo-dong-lich-su-<strong>vietnam</strong>_n57979_g726.aspx#sthash.XuK6Vp1i.dpuf

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!