21.11.2014 Views

CHÚ TƯ CÓC - Giao cảm

CHÚ TƯ CÓC - Giao cảm

CHÚ TƯ CÓC - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

CHÚ TƯ CÓC<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

Dòng sông Ông Đốc chảy qua địa phận Tỉnh Cà Mau, một Tỉnh phía Nam,<br />

phần đất tận cùng của đất nước Việt Nam mến yêu, đó cũng là một vùng đất trẻ nhất<br />

nước, được cấu tạo bởi đất bãi bồi,.đất bùn phù sa và đất phèn. Cà Mau mới đươc<br />

khai phá vào cuối Thế Kỷ Thứ 17 do di dân tứ xứ từ khắp miền đất nước đổ về đây<br />

khẩn hoang lập Ấp. Đồng bào sinh sống ở đây gồm nhiều sắc dân kết hợp lại: Việt,<br />

Khmer, Hoa Kiều mà phần đông là người Triều Châu.<br />

Cà Mau là một kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên, giữa vùng biển mặn của đại<br />

dương bao la và rừng tràm, đước U Minh tạo thành màu xanh ngút ngàn. Một phần<br />

đất được cả nước phong tặng là ‘’tiền rừng bạc biển’’ và rất nhiều phong cảnh nên<br />

thơ hữu tình như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối...những sân chim thiên nhiên<br />

như U Minh và Cái Nước là sân chim lớn nhất tại vùng U Minh.<br />

Cà Mau với cả một hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt với 7 con sông<br />

chính: Sông Ông Đốc, Bãi Háp, Cửa Lớn, Đồng Cùng, Trèm Trẹm đổ vào Vịnh Thái<br />

Lan. Chảy ra biển Đông thì có sông Gành Hào và Đầm Dơi. Vì vậy, đời sống của<br />

người dân gắn bó với sông nước, lấy ghe xuồng làm phương tiện vận chuyển chính.<br />

Ngay trong rừng tràm, rừng đước U Minh, dân địa phương chèo ghe, bơi xuồng di<br />

chuyển chỗ nào cũng rất thuận tiện.<br />

Dân cư sống dọc trên bờ sông Ông Đốc, ai mà không biết chú Tư Cóc là dân<br />

chơi miệt vườn, nổi tiếng chịu chơi nhứt xứ Nam Bộ. Hai vợ chồng già Tư Cóc sống<br />

đơn giản trong căn nhà lá tại xóm lưới gần cửa sông Ông Đốc. Chú Tư tuy tuổi đời<br />

chồng chất đã gần 70 tuổi rồi, nhưng xem ra cũng còn gân lắm. Mái tóc của chú bạc<br />

trắng hếu, cái miệng thì móm xọm chỉ còn trơ lại hai nướu răng, da mặt rạm nắng đã<br />

xếp li, tạo nên những nếp nhăn từng trải phong sương. Nhưng, lạ một điều là đôi<br />

mắt của chú không bao giờ già cả, vẫn còn rất tinh ranh. Chú đan lưới cho dân chài<br />

vùng cửa sông Ông Đốc và Bãi Hạp làm kế sanh nhai mà không cần phải đeo kính,<br />

và chú đan lưới vừa nhanh vừa khéo nên dân chài thuê chú đan lưới quanh năm<br />

suốt tháng. Mà nầy, đừng thấy mái tóc bạc trắng mà coi thường nghe bà con! Chú<br />

Tư Cóc thường tự hào, nói: ‘’Đừng có thấy mái nhà phủ đầy tuyết mà bên trong<br />

không có lò sưởi nghe mấy cha! Cứ để ý mà coi, mỗi lần thấy mấy bà vợ ‘’liệt sĩ’’ la<br />

cà từ làng trên, xóm dưới là đôi mắt chú Tư láo liên, làm thím Tư Cóc nổi tam bành<br />

lục tặc nhiều phen. Vùng sông Ông Đốc là quê vợ, thím Tư thiết lập màn lưới tình<br />

báo nhân dân khắp nơi nên nhứt cử nhứt động của chú đều không thể nào lọt qua<br />

khỏi mắt của đám bà con bên nội, bên ngoại của thím.<br />

Thím Tư thi hành gia pháp bằng luật giang hồ rất nghiêm nhặt, nhưng cũng vô<br />

cùng khiếp đảm: ‘’Không có cũng phải khai cho có, có khai cho chừa! Chú Tư Cóc<br />

ớn nhất là cái lối tra tấn độc chiêu của bà vợ già mà chú đặt cho cái tên là tam độc:<br />

‘’Độc đáo, độc địa và độc ác’’. Năm trước, chú Tư Cóc nếm mùi một lần rồi mà cho<br />

mãi đến bây giờ chú vẫn còn rét. Phương pháp tra tấn ‘’tam độc’’ của thím được mấy<br />

vợ có chồng tốt số đào hoa tán thưởng hết mình. Một tay phong lưu có máu trăng<br />

hoa khét tiếng trên chốn giang hồ như chú Tư Cóc mà còn chạy mặt thì phải biết.<br />

Bây giờ, cứ mỗi lần thấy người đàn bà nào đi ngược chiều hoặc đi đến gần là chú<br />

mắt la mày lét, hết còn dám cọ quẹt hoặc liếc ngang, liếc dọc như hồi đó! Tuyệt<br />

chiêu ‘’tam độc’’ của thím Tư Cóc rất dễ thực hành, dụng cụ vừa rẻ tiền, vừa dễ tìm<br />

mà đạt hiệu quả rất cao. Thím Tư thường tự hào về ‘’đỉnh cao trí tuệ’’ của mình.<br />

1


Bà nào muốn học, thím Tư sẵn lòng chỉ cho miễn phí để bảo vệ hạnh phúc gia<br />

đình:<br />

- Trước hết là mua một sợi dây thừng. Nè, không phải dùng sợi dây nầy thắt<br />

cổ chồng đâu nghe mấy má! Tù mọt gông đó! Kế đến là mua một bao bố, bà nào có<br />

thằng chồng to con, lớn xác thì phải may hai hoặc ba cái bao bố làm một cho chắc<br />

ăn. Dụng cụ thì đơn giản chỉ có vậy thôi, rồi tùy theo đối tượng mà tùy cơ ứng biến,<br />

linh hoạt ra chiêu. Kế an toàn nhất là phục rượu ông chồng có máu ‘’35’’ nhậu cho<br />

xỉn, say hết biết trời đất, rồi lật ngửa ổng ra, dùng dây trói tay chân lại. Nhớ đừng có<br />

đánh đập gì ráo trọi, mất sức lao động lắm. Cứ nghe lời tui đi! Lấy cái bao bố trùm<br />

kín mấy ổng từ chân đến đầu, rồi buộc thắt miệng bao lại. Xong đâu đó, mấy bà lấy<br />

một con dao thật bén. Đừng có làm ẩu nghen mấy bà! Dao nầy không phải dùng để<br />

thiến đâu nghen!<br />

Một bà cười, nói:<br />

- Ngu sao mà thiến chớ! Để dành xài chớ bộ! Vậy chớ dùng con dao nầy để<br />

mần chi vậy hả, chị Tư ?<br />

Thím Tư nói:<br />

- Từ từ thôi mà, đừng có nóng vội! Mấy bà thông thả lấy con dao đó, khoét<br />

một cái lỗ nhỏ trên bao bố, vừa đủ lôi đầu ‘’ông con’’ ra ngoài.<br />

Một bà khác hỏi:<br />

- Bộ sợ nó ngộp thở hả ?<br />

Thím Tư cười, tiếp:<br />

- Đâu phải vậy nà, để hành tội đó chớ! Xong rồi, mấy bà lấy một gáo nước<br />

lạnh tạt vào mặt cho mấy ổng tỉnh dậy để nếm cái mùi đau khổ, nhức nhối khi ‘’ông<br />

con’’ bị muỗi bu lại đốt. Mấy bà đừng có thấy mấy ổng quằn quại, rên la rồi động lòng<br />

từ bi hỉ xả. Thả mấy ổng ra lúc nầy là có nước mang họa vào thân. Mấy ổng mà nổi<br />

cơn khùng lên, đục cho mấy má phù mỏ thì ráng mà chịu nghe! Tui dám nói với mấy<br />

bà một câu: Tam độc chiêu của tui là ‘’nhất tiễn hạ song điêu’’ ông lớn, ông nhỏ gì<br />

đều phải bị trừng trị hết. Tôi chỉ dùng chiêu nầy một lần mà ông chồng tui cạch tới<br />

già. Đố cha ông Tư Cóc dám lén phén với bà nào nữa. Dầu có chun vô mùng bà nào<br />

mà nghe tiếng muỗi kêu vo vo bên tai, cũng phải tông mùng chạy riết về nhà...tự<br />

động làm bản tự kiểm điểm! Mấy bà không tin hả ? Cứ thử một lần đi thì biết chớ gì!<br />

Duy chỉ có dì Tám Bành quê ở vàm sông Đồng Cùng cô em họ của thím Tư<br />

Cóc là không đồng ý phương pháp nầy. Dì nói:<br />

- Độc chiêu của chị Tư nhiêu khê quá đi! Còn chiêu của em là dùng ‘’bạo lực<br />

cách mạng’’ để trấn áp thằng chồng có máu dê của em. Ngay khi nó vừa bước vào<br />

nhà là em thộp ngực nó quăng lên cái chõng một cái rầm, nhào tới ‘’bóp’’ liền!<br />

Dì Hân xóm trên nghe dì Tám Bành nói, bèn hỏi:<br />

- Mà bóp gì mới được chứ ?<br />

- Bóp cổ chớ bóp cái gì ? Dì Tám Bành hỏi ngược lại. Vậy chớ dì tưởng tui<br />

bóp cái gì của thằng chả ?<br />

Dì Hân cười toe toét, nói:<br />

- Tại chị Năm nói không rõ ràng, em tưởng dùng ‘’bạo lực cách mạng’’ là bóp<br />

hai quả...trứng gà của ‘’thằng chả’’ chớ! hì...hì...hì...<br />

Chú Tư Cóc tên trong khai sanh là Nguyễn Văn Tư, sanh năm 1929 tại Ấp<br />

Bình Phú, Xã Bình Hòa, Quận Tri Tôn thuộc Tỉnh Châu Đốc, gần ngã ba lộ tẻ kinh<br />

Mạc Cần Dưng đi Tri Tôn. Cha mẹ của Tư Cóc sống về gói bánh tét, chẳng những<br />

2


ngon nhứt vùng nầy mà có thể nói ngon nhất Quận Tri Tôn. Mỗi năm khi gần đến Tết<br />

Nguyên Đán là có nhiều gia đình tại Thị Xã Châu Đốc và các Quận lân cận đến đặt<br />

mua bánh tét về làm lễ cúng gia tên. Những đòn bánh tét do ông bà cụ thân sinh của<br />

chú Tư làm ra từ những hột nếp mới dẻo thơm và mùi lá dứa ngọt ngào.<br />

Năm lên 15 tuổi, làm lơ xe đò cho hãng Thành Long chạy trên tuyến đường từ<br />

Thị Xã Châu Đốc qua ngã Mạc Cần Dưng đi Cần Đăng, Hang Tra, Trà Kiết đến Tri<br />

Tôn. Hồi đó, chỉ có con đường trải đá xanh, vắng ngắt và mỗi ngày chỉ có một<br />

chuyến xe Thành Long cũ kỹ, đưa rước khách hai bận đi và về.<br />

Một năm sau, Tư Cóc nổi máu phiêu bạc giang hồ, bỏ nghề lơ xe qua bên<br />

Cam Bốt làm ‘’bạn biển’’ sống bằng đánh cá thuê ở Biển Hồ, người Miên gọi là<br />

‘’Bưng Tonlésap’’ mà bề dài của nó trên 160 km, nơi rộng nhất là 34 km. Đứng bên<br />

bờ nầy nhìn sang bờ bên kia, chỉ thấy trời nước mênh mông, mịt mù. Làm bạn biển<br />

tuy rất khổ cực trăm bề nhưng được chủ nhân trọng đãi lại lương hậu. Tư Cóc làm<br />

việc quần quật bất kể ngày đêm, nào là đánh bắt cá, phân loại cá rồi chặt đầu, mổ<br />

bụng, ướp muối phơi khô. Người làm bạn biển có câu ca dao truyền khẩu:<br />

‘’Biển Hồ cực lắm em ơi<br />

Ban đêm xẻ cá, ban ngày phơi khô’’.<br />

Tiền bạc dễ kiếm nhưng cũng dễ đi, vả lại, chỉ làm việc cực khổ trong vòng<br />

nửa năm. Nửa năm còn lại tha hồ nhậu nhẹt, ăn chơi xã láng chờ mùa cá năm sau.<br />

Lở hết tiền thì chủ cho vay nợ, tiền lời cắt cổ vì vậy, mà bạn biển nợ nần lút đầu, trả<br />

hết đời con đến đời cha mà không bao giờ dứt nợ. Muốn giải nghệ về quê nhà không<br />

phải là chuyện dễ. Việt Kiều ở Cam Bốt thường dặn dò, nhắc nhở nhau ghi lòng tạc<br />

dạ câu nầy để làm kinh nghiệm bản thân:<br />

Nam Vang đi dễ khó về.<br />

Trai vô bạn biển, gái về tào kê<br />

Có lẽ, Tư Cóc là một trường hợp ngoại lệ. Làm bạn biển được hơn nửa năm,<br />

vừa hết mùa cá là chàng ẵm hết số lương vọt về Châu Đốc mướn thợ đóng một<br />

chiếc ghe tam bản và mua sắm đủ dụng cụ đánh bắt cá, tự mình làm chủ lấy mình.<br />

Tư Cóc lại chuyên nghề đánh bắt cá linh, một cách làm chơi ăn thiệt. Hằng năm, từ<br />

mùng 5 âm lịch là con nước sông Cửu Long bắt đầu quay, nước đục phù sa là cá<br />

linh con vừa mới nở li ti, rời Biển Hồ trôi theo dòng nước, xuống vùng đồng bằng<br />

sông Cửu Long. Đến tháng 6 và 7 con nước dâng lên cao, cá linh lội theo kinh rạch<br />

vào đồng ruộng và lớn dần. Vào tháng 10 âm lịch, theo con nước xuống, cá linh thật<br />

sự đã lớn là bắt đầu rời khỏi ruộng đồng, đổ ra sông Cửu Long để lội về Biển Hồ. Cá<br />

linh ở trong rong cỏ và chỉ ra láng trống ăn móng từng đàn vào lúc rạng đông và vào<br />

buổi hoàng hôn sắp tắt nắng. Lúc ấy, cá linh lội xanh cả mặt sông, đồng bào miệt<br />

vườn gọi là ‘’cá linh lên’’. Đặc biệt đúng mùng 10, cá linh vượt nước lên rộ gọi là cá<br />

‘’lên bờ rào’’, có địa phương gọi là cá ‘’lên đông ken’’. Vào thời điểm nầy, khi thấy<br />

bầy nhạn trắng bay lượn trên mặt sông, ríu rít gọi nhau như chỉ điểm cho ngư dân<br />

đàn cá linh đã đổ ra sông là Tư Cóc chèo ghe riết tới. Cứ mỗi chài vãi ra là được cả<br />

giạ cá linh, có khi nặng quá không thể nào kéo lên nổi, phải giũ chài cho cá lội ra bớt.<br />

Chàng vãi hết lưới nầy đến lưới khác cho đến khi ghe đầy mới thôi. Qua hết mùa cá<br />

linh là hốt được bộn bạc, chưa kể số cá linh chở đem về cho tía má làm mắm. Mắm<br />

cá linh hương vị đậm đà không kém mắm cá trèn nổi tiếng ở Châu Đốc là bao nhiêu.<br />

3


Sau một tháng nghỉ ngơi lấy sức, Tư Cóc tiếp tục giăng câu cá bông lau hoặc<br />

neo ghe giữa ruộng đồng cắm câu cá lóc, cá bông, đặt trúm lươn...khi mùa mưa đến<br />

thì đi soi ếch, bắt cả rắn hổ đem ra Chợ Châu Đốc bán.<br />

Thế rồi, một buổi sáng đẹp trời. Từng đàn chim én bay về, chao lượn trên<br />

dòng sông Hậu báo hiệu mùa Xuân sắp đến. Tư Cóc bị tiếng sét ái tình quá nặng<br />

sau khi gặp và trao đổi một vài câu xã giao với nàng Nây, cô gái Chàm ở xóm Châu<br />

Giang, đang giặt lụa dưới bến sông. Chàng đâm ốm tương tư, ngây ngất với mối tình<br />

si điên dại ấy, đến nổi mất ăn biếng ngủ, cá cắn câu cũng không buồn kéo bắt cá<br />

lên. Đêm đêm chàng neo chiếc ghe tam bản dưới bến đá ngó mong qua xóm Chà<br />

Châu Giang, leo lét những ngọn đèn dầu bên kia bờ sông Hậu để tưởng nhớ nàng<br />

Nây diễm kiều.<br />

Tuy chỉ cách nhau một dòng sông, đứng bên nầy Thành Phố Châu Đốc đợi<br />

chuyến đò ngang, người ta có thể nhìn thấy một xóm nhỏ xinh xinh với những dãy<br />

nhà sàn vách ván với mái đỏ cao vòi vọi, cất san sát bên kia bờ sông Hậu, mỗi căn<br />

nhà sàn đều đặt một cái thang gỗ bên cạnh con đường đi, lẩn khuất dưới hàng cây<br />

thốt lốt với những tàu lá xanh mượt mà, soi mình bên dòng nước. Đó là một cái xã<br />

hội khép kín và nếp sống huyền bí đượm màu sắc tôn giáo của đồng bào Chàm tại<br />

xóm Châu Giang, miệt Kotampong hoặc miệt Hà Bao, làm họ cách biệt hẳn với các<br />

sắc dân địa phương trong vùng nầy. Đàn ông đầu đội mũ trắng, vận sa rong màu sắc<br />

sặc sỡ, nước da ngâm đen nên người ta gọi họ là người ‘’Chà Châu Giang’’.<br />

Người phụ nữ Chàm với mái tóc đen huyền, óng mượt thường ngồi xõa tóc<br />

bên khung cửa sổ, mơ màng nhìn ra dòng sông chờ xuồng chài, ghe lưới của người<br />

thân trở về bến. Xóm Chà Châu Giang vào thời đó đã có trên 200 nóc gia sống rải<br />

rác quanh vùng. Cho dầu có đi đầu xóm đến cuối xóm cũng khó thấy một thiếu nữ<br />

Chàm, vì ban ngày họ bị cấm cung ở trong nhà dệt lụa, khuê môn bất xuất. Họ chỉ<br />

được phép ra bờ sông trước nhà tắm giặt. Hàng ‘’Mỹ a’’ đen mượt, óng ả nổi tiếng ở<br />

Châu Đốc do họ dệt và nhuộm lấy. Họ chỉ ra khỏi nhà vào lúc ban đêm dưới sự giám<br />

sát của các bà cụ già hoặc người thân trong gia đình.<br />

Đồng bào Chàm xóm Châu Giang theo Đạo Hồi, không ăn thịt heo và thờ<br />

Đấng Allah. Nhưng, họ lại ưa chuộng thịt ‘’cá nược’’ mà giống cái có vú như người.<br />

Đối với dân chài lưới miền Đồng Bằng Sông Cửu Long, cá nược là loài cá linh<br />

thiêng, bạn bè thân thiết của dân hạ bạc. Ngày nào đánh lưới được nhiều cá tôm,<br />

dân chài thường đứng đằng sau lái ghe, khua thùng thiếc hoặc vỗ ầm ầm vào be<br />

ghe, vừa la to: ‘’Nược đua! Nược đua! Nược đua!...độ vài phút sau là một bầy cá<br />

nược nổi lên, bơi lội đùa giỡn, nhào lộn biểu diễn chung quanh nghe để dân chài<br />

quăng cá cho ăn. Loài cá nược đó một loại cá heo sông Mekong, có tên khoa học là<br />

‘’Irrawady Dolphin’’ mà ngày nay gần như tuyệt chủng.<br />

Vì quá tương tư nàng Nây, Tư Cóc đánh liều, dùng lao đi săn lén cá nược,<br />

làm quà tặng cho gia đình nàng để làm quen, chẳng may, bị một người trên xuồng<br />

câu tôm bắt gặp. Nội vụ đổ bể, Tư Cóc bị dân chài quanh vùng cảnh cáo nghiêm<br />

nhặt, nếu còn tái phạm họ sẽ đốt ghe.<br />

Sáng sớm hôm sau, chàng mang cá nược bỏ lên ghe tam bản chở sang xóm<br />

Châu Giang biếu gia đình nàng Nây. Bà mẹ mừng lắm và cám ơn chàng có lòng tốt<br />

biếu cho cá quí, làm thức ăn đãi khách trong ngày lễ ‘’vu qui’’ cho con gái. Tư Cóc<br />

nghe bà nói, chết điếng trong lòng, hỏi:<br />

- Bao giờ cô Nây lấy chồng ?<br />

4


Bà mẹ đáp:<br />

- Hai ngày nữa!<br />

Chàng buồn bã đi xuống ghe, không nói một lời mà lòng đau như cắt. Ghe ra<br />

gần tới giữa dòng sông, chàng ngoảnh mặt nhìn lên bờ lần cuối, còn thấy nàng Nây<br />

đứng bên khung cửa sổ, đang lấy khăn tay lau nước mắt nhìn theo...Chàng biết đâu<br />

rằng, đồng bào Chàm xóm Châu Giang không bao giờ chấp nhận một cuộc hôn<br />

nhân ngoại chủng giữa trai Việt và gái Chàm. Nhưng với trai Chàm và gái Việt thì họ<br />

miễn cưỡng chấp nhận.<br />

Kể từ hôm đó, chàng bỏ hết công ăn việc làm, tối ngày vùi đầu trong men<br />

rượu: ‘’tửu nhập phá thành sầu’’. Thật không may, một hôm chàng ăn nhầm con<br />

‘’cua đơ’’ cùng họ với cua đinh, chàng bị trúng phong độc làm gương mặt nổi sần sùi<br />

như da con cóc, làm chàng phải chạy chữa cả năm trời mới khỏi và cái tên ‘’Tư Cóc’’<br />

gắn liền với cuộc đời chàng cho đến bây giờ.<br />

Sau Tết Bính Tuất 1946.<br />

Tư Cóc bỏ lại dòng sông Hậu cùng với mối tình buồn, khăn gói về quê ngoại ở<br />

miệt Kinh Trèm Trẹm-Cạnh Đền, Quận Thới Bình, Tỉnh Cà Mau thuộc vùng rừng<br />

tràm, đước U Minh Hạ. Nơi đây, cảnh vật hoang sơ, tiêu điều và u tối nhưng rất hùng<br />

vĩ vì cây rừng bạt ngàn che khuất ánh mặt trời. Tư Cóc sống bằng nghề ‘’phá sơn<br />

lâm’’ với cậu Ba Sùng. Cây tràm được đốn chở ra Vĩnh Thuận bán cho các vựa gỗ,<br />

rồi được kết thành bè, kéo về phân phối cho các Tỉnh miệt Hậu Giang. Nhưng chỉ<br />

làm được vài tháng, Tư Cóc được cậu Ba Sùng móc nối hoạt động cho mặt trận Việt<br />

Minh do Cao hồng Lĩnh, tên xứ ủy do Hồ cử vào Miền Nam làm đại biểu tổng bộ Việt<br />

Minh lúc bấy giờ. Và đồng thời đề bạt Phạm Hùng theo con Kinh Xáng Xà No xuống<br />

Vị Thanh-Hỏa Lựu, rồi từ đó xuống Cà Mau để tổ chức mật khu U Minh tại vùng tam<br />

giác: Sông Trèm Trẹm, Kinh Rạch Hạt-Kinh sông Trẹm- Cạnh Đền. Nhờ tài tháo vác,<br />

lanh lợi, ăn nói hoạt bát và cái mã khá đẹp trai nhờ trị dứt bệnh phong sùi. Tư Cóc<br />

được giao cho nhiệm vụ giao liên, làm cái gạch nối giữa mật khu U Minh và cán bộ<br />

hoạt động nội thành Cà Mau.<br />

Một hôm, Tư Cóc được đồng chí Ba Hứa giao cho công tác đặc biệt, ông nầy<br />

về sau leo lên đến cấp bậc Đại Tá pháo binh và phục viên vào năm 1988, sau khi<br />

làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam Bốt trở về. Ba Hứa nói:<br />

- Đồng chí có một ngày chuẩn bị lương khô, nước uống và vật dụng cần thiết<br />

cho 4 người, kể cả đồng chí. Đúng 3 giờ sáng nay, đồng chí có nhiệm vụ chèo ghe<br />

ra Tỉnh Cà Mau, đón 3 cô gái tự nguyện thoát ly gia đình đi theo cách mạng và đưa<br />

ba cô đó về mật khu U Minh để được huấn luyện khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho<br />

công tác đặc biệt.<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Tui phải đi theo thủy trình nào để đi đón họ ?<br />

- Cứ chèo ghe theo thủy trình thường lệ. Nhưng, đồng chí nhớ đậu ghe qua<br />

đêm tại đầu doi đất, nơi tiếp giáp giữa Rạch Cái Tàu và sông Ông Đốc, sẽ có người<br />

tiếp xúc đồng chí và cho biết tình hình cụ thể trong Tỉnh. Dạo nầy bọn mật thám<br />

Pháp bung ra hoạt động khắp Tỉnh để truy lùng các tổ chức cách mạng. Đồng chí rõ<br />

chưa ?<br />

- Thưa đồng chí, rõ! Tư Cóc hỏi. 'Nhưng, đồng chí bắt liên lạc với tui là ai ?<br />

- Đồng chí Sáu Võ, Ba Hứa nói. Đây là mật khẩu để nhận nhau. Nếu có ai hỏi<br />

đồng chí đây là đâu thì trả lời: ‘’U Minh Hạ’’, chỉ vậy thôi! Đồng chí quán triệt chưa ?<br />

5


- Báo cáo đồng chí: Rõ!<br />

Tư Cóc nghe nói đi ra Tỉnh đón gái là trong lòng rất ư là hồ hởi, phấn khởi.<br />

Chàng gấp rút chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cần thiết theo chỉ thị của<br />

thượng cấp và còn nhiều thứ khác nữa kìa...Đến nửa đêm, Tư Cóc chuẩn bị mọi thứ<br />

sẵn sàng và chuyển xuống ghe xong, chỉ chờ con nước ròng là nhổ sào rời bến.<br />

Khoảng 2 giờ sáng, con nước vừa đổi dòng là Tư Cóc vội vã nhổ sào khởi hành.<br />

Nhờ chèo ghe thuận theo con nước lớn nên rút ngắn được thời gian, đến 4 giờ chiều<br />

đã đến điểm hẹn. Tư Cóc cũng thấm mệt, cắm sào trên doi đất xong là ngã mình<br />

xuống sạp ván, ngủ thiếp đi lúc nào cũng không hay...<br />

Cái doi đất nơi tiếp giáp giữa con rạch Cái Tàu và sông Ông Đốc là vùng đất<br />

bãi bồi do phù sa bồi đắp. Cây bần, cây mù u mọc xen kẽ với cỏ năng, cỏ lát, phi lau<br />

tràn bờ. Phía trong xa xa là rừng tràm, tán lá xanh ngắt một màu chưa người khai<br />

thác. Tư Cóc đang ngủ ngon giấc, bỗng một cơn gió mạnh từ ngoài biển thổi vào<br />

lướt trên mặt sông, tạo nên những đợt sóng lưỡi búa vỗ vào bờ làm chiếc ghe chòng<br />

chành. Tư Cóc giật mình thức dậy, đẩy cánh cửa khoang nhìn ra bờ sông. Một cảnh<br />

tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ hiện ra trên dòng sông Ông Đốc. Một đàn cò<br />

trắng cả ngàn con từ đâu bay về như một đám mây trắng vần vũ trên bầu trời, che<br />

kín trên một quảng sông dài, tiếng kêu ríu rít, tiếng đập cánh làm xao động buổi<br />

hoàng hôn tĩnh mịch, trước khi rủ nhau bay về tổ, đậu trắng cả khu rừng tràm.<br />

Phương Tây, mặt trời như một quả cầu đỏ rực, từ từ lặn xuống sau rặng cây xanh<br />

phía chân trời xa xa, chỉ còn vài ngọn cau già vương víu một ít bụi nắng trên những<br />

tàu lá xanh, phe phẩy trong cơn gió chiều.<br />

Màn đêm buông xuống dần. Dòng sông Ông Đốc trở nên yên tĩnh chi lạ. Chỉ<br />

còn nghe tiếng sóng vỗ róc rách vào mạn thuyền và những ngọn bần, dừa nước, mù<br />

u...lao xao trong gió. Tư Cóc cảm thấy đói bụng, lấy cái nồi đất, múc nước sông vo<br />

gạo rồi đặt trên cái cà ràng đằng sau lái, nổi lửa nấu cơm chiều. Nồi cơm vừa chín<br />

tới là con trăng 16 tròn, to và ửng đỏ lừng lững vượt lên khỏi rặng cây đen thẩm bên<br />

kia làng. Trên dòng sông rộng, sóng gợn nhấp nhô, mấy giề lục bình lững lờ trôi theo<br />

con nước tấp vào ven bờ lau sậy. Hương tràm phảng phất như hoa sen dịu dàng,<br />

hòa lẫn hương hoa lục bình nồng nàn, tỏa ngát trên sông. Đó là hương rừng Cà Mau<br />

tình tứ và lãng mạng. Những ngọn đèn dầu mù u trong nhà của ai đó ở thôn xóm bên<br />

kia sông được thấp lên khi tỏ khi lu, tiếng chày đôi đôi giã gạo nhịp nhàng vang lên<br />

từng chập dưới ánh trăng thanh ‘’cắc cùm cum...cắc cùm cum... nghe sao thắm thiết<br />

tình quê hương dạt dào. Tư Cóc chạnh lòng nhớ nhà, nhớ dòng sông Hậu, nhớ nàng<br />

Nây buồn đến ứa nước mắt. Trăng bây giờ đã sáng hẳn, cao thăm thẳm trên nền trời<br />

xanh trong vắt, lấp lánh muôn vạn vì sao. Một vài cánh vạc ăn đêm lạc loài, bay<br />

ngang dòng sông rộng, rơi lại phía sau những tiếng kêu thương khắc khoải, buồn<br />

não nuột, kéo dài lê thê trong đêm trường hiu quạnh...<br />

Tư Cóc cố nuốt trôi mấy chén cơm còn nóng hổi với vài con khô cá sặc rằn,<br />

rồi thổi ngọn lửa cháy bùng lên, nấu một ấm trà uống cho ấm lòng chờ đến giờ hẹn.<br />

Gần nửa khuya, sương xuống dầy đặc trên dòng sông. Tư Cóc đốt một ngọn đèn<br />

bão, móc lên cây sào. Nửa giờ sau, thấp thoáng trong sương mù, một ánh đèn dầu<br />

leo lét, lắc lư khi mờ, khi tỏ và tiếng mái dầm khua sóng nước sột soạt đang tiến về<br />

phía ghe của mình. Tư Cóc đứng trên ghe, lên tiếng:<br />

- Ai đó!<br />

- Qua đây mà!<br />

6


- Qua là ai mới được chớ!<br />

- Qua đi giăng câu lạc bến,’’ bóng đen cập chiếc xuồng ba lá đằng sau ghe<br />

của Tư Cóc, hỏi. ‘’Đây là ngã ba sông Ông Đốc và Rạch Cái Tàu, phải không chú<br />

em?<br />

- Không phải!<br />

- Vậy đây là đâu ?<br />

- U Minh Hạ!<br />

Người lạ đột nhiên hỏi:<br />

- Chú là Tư Cóc ?<br />

- Dạ phải, còn đồng chí là ai ?<br />

- Gọi qua là Sáu Võ được rồi.<br />

Tư Cóc cười, nói:<br />

- Mời anh Sáu Võ lên ghe uống nước trà, bàn chuyện làm ăn.<br />

- Được, lên thì lên! Chờ qua cắm sào cái đã!<br />

- Buộc xuồng đằng sau lái ghe tam bản của tui là được rồi!<br />

Tư Cóc chìa tay ra, kéo Sáu Võ lên ghe, định đưa vào trong khoang. Bỗng<br />

Sáu Võ cẩn thận nhìn chung quanh một lượt, nói:<br />

- Khoang đã! Đồng chí chống ghe vào sâu trong đám cỏ lát cho chắc ăn. Mình<br />

nói chuyện tiện hơn. Dạo nầy, tàu tuần duyên của bọn lính Tây từ ngoài biển thường<br />

chạy vào đây lắm!<br />

- Vậy cũng được, để tui chống ghe vào sâu trong rừng tràm cũng được mà,<br />

Tư Cóc nói. Rừng tràm ngập nước, đừng lo!<br />

Cả hai hì hục chống ghe vào sâu trong rừng tràm một khoảng khá xa. Tư Cóc<br />

mang cây đèn bão vào trong khoang, vặn nhỏ tim đèn lại, rồi rót nước mời khách.<br />

Dưới ánh đèn dầu leo lét vừa đủ cho Tư Cóc nhận diện Sáu Võ. Bất chợt, Tư Cóc<br />

mừng rỡ reo lên:<br />

- Anh Sáu, bác tài xe đò Thành Long, phải không ?<br />

Sáu Võ giựt mình, hỏi:<br />

- Chú em là ai ? Sao biết qua là tài xế xe đò Thành Long ?<br />

- Bộ anh Sáu quên em thiệt hả ? Tư Cóc vỗ vai Sáu Võ, nói. Em là thằng Tư<br />

lơ xe đò Thành Long nè, nhớ chưa ?<br />

- Trời đất quỷ thần ơi! Mầy thiệt đó hả, Tư ? Sáu Võ mừng rỡ, lấy tay vò đầu<br />

Tư Cóc, nói. Thiệt không dè, anh em mình còn có dịp gặp lại nhau tại chốn nầy. Anh<br />

Sáu mừng lắm đó! Xa nhau mới có mấy năm mà bây giờ trông chú lớn đại làm sao<br />

tao nhìn cho ra chớ!<br />

- Còn ai đặt cho anh cái tên Sáu Võ vậy ? Nghe có vẻ oai phong lắm đó nghe!<br />

- Mình là dân xe đò mà em, Sáu Võ cười, nói. Sau khi em bỏ nghề lơ xe đò<br />

Thành Long, qua bên Cam Bốt làm bạn biển thì anh Sáu gặp nạn nên phải bỏ chạy<br />

lên hang ‘’Tức Chụp’’ trên núi Cô Tô lánh nạn. Bất đắc dĩ, anh Sáu phải gia nhập lực<br />

lượng võ trang Việt Minh.<br />

- Anh gặp nạn gì, phải bỏ trốn lên trên đó vậy ?<br />

- Nói cho cùng cũng do máu mê cờ bạc mà ra nên nổi!<br />

- Lúc đó, em đã khuyên anh Sáu nhiều lần rồi, bỏ trường gà đi mà anh không<br />

chịu ghe em.<br />

Sáu Võ thở dài, hối hận, nói:<br />

7


- Anh Sáu cũng muốn lắm chớ! Nhưng, lúc đó anh đang đặt hết kỳ vọng con<br />

gà ô ‘’La Thông Tảo Bắc’’, chưn xanh mắt ếch, giống gà nòi Cao Lãnh, ngoài cú đá<br />

sở trường ‘’hồi mã tam thương cước’’, nó còn đá nhanh như sấm sét, còn có thể<br />

cùng lúc phóng ra tuyệt chiêu liên hoàn cước. Lúc đó, nó đã đấu 4 trận, chưa thua<br />

trận nào. Mỗi ngày, sau khi xe về bến là anh trở về nhà, dành hết thì giờ o bế nó.<br />

Anh Sáu có giao hẹn với Má Chín Mành sẽ cáp độ con ‘’La Thông Tảo Bắc’’ với con<br />

gà điều lông đỏ ‘’Cáp Tô Văn’’ vào mùng 2 Tết Nguyên Đán Ất Dậu tại trường gà<br />

Quận Tri Tôn. Anh đặt hết gia tài vào trận đấu cuối cùng nầy. Thắng hay bại gì cũng<br />

từ giã trường gà.<br />

Tư Cóc cười, nói:<br />

- Làm tài xế xe đò chạy trong Quận nhỏ như anh, làm gì có gia tài sự sản chớ!<br />

Nói dóc hoài, cha nội!<br />

- Em nói cũng đúng lắm! Lương vài chục bạc hàng tháng mà nhằm nhò gì!<br />

Thật ra, độ gà nầy anh đại diện cho giới đại điền chủ trong Tỉnh Châu Đốc là ông Cả<br />

Hay ở Nhà Bàng và ông Hội Đồng Vạn ở Cù Lao Ông Chưởng, Tỉnh Long Xuyên.<br />

Còn tên Má Chín Mành đại diện cho tụi tài phiệt ở Châu Đốc và Tàu Chợ Lớn. Trận<br />

nầy tính sổ gần 10.000 đồng lận, chớ ít sao. Đó là một số tiền khổng lồ! Nếu con gà<br />

ô thắng, anh được thưởng 10%, cộng với 500 đồng tiền cá độ là anh đủ tiền mở một<br />

tiệm chạp phô cho tía má anh dưỡng già.<br />

Tư Cóc nôn nóng, hỏi:<br />

- Sao, độ gà đó thắng hay bại vậy, anh Sáu ?<br />

Sáu Võ uống một ngụm trà, chậm rãi, kể lại độ gà lịch sử đó:<br />

- Sáng mùng 2 Tết! Đúng hẹn, mọi người có mặt tại trường gà Tri Tôn chờ<br />

trận thư hùng. Riêng dân ghiền độ có trên vài trăm người. Đấu trường hình vuông,<br />

mỗi cạnh 7 thước, được bao quanh bởi một tấm vĩ bằng tre đan, bề cao gần một<br />

thước. Khán giả và những tay cá độ đứng hoặc ngồi chung quanh để xem. Phe ông<br />

Cả Hay và Hội Đồng Vạn ngồi một bên, đối diện là Má Chín Mành và vài ba tên xì<br />

thẩu ngồi một bên. Tên Phnôm Xây là tên Tàu lai Miên to như hộ pháp vừa làm ‘’sư<br />

kê’’ (chăm sóc gà) vừa là cận vệ của y. Nghe đồn rằng, tên nầy võ nghệ cao cường,<br />

một mình có thể lần lượt đánh hạ ba tên võ sĩ trên võ đài. Con gà điều lông đỏ của<br />

Má Chín Mành là gà Mã Lai pha giống Nam Dương, mình thon chân nhỏ, cựa của nó<br />

nhỏ và cong như thanh bảo kiếm, vảy mỏng hướng thiên, xếp thành hàng đều đặn<br />

thuộc loại gà xạ rơi...<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Tại sao gọi là ‘’gà xạ rơi’’ vậy, anh Sáu ?<br />

- Đó là nghề riêng của từng loại gà: ‘’gà đi trên’’ chuyên tấn công phần trên<br />

địch thủ, ‘’gà chạy dưới’’ chuyên môn đá đòn vĩa, ‘’ga xạ rơi’’ sở trường đập cánh<br />

bay lên cao, dùng cựa và móng tấn công đồng loạt khắp mình địch thủ, Sáu Võ nói.<br />

Con gà ô của anh Sáu, thuộc loại ‘’hồi mã tam thương’’ và con gà điều lông đỏ ‘’xạ<br />

rơi’’ là kỳ phùng địch thủ làm không khí chung quanh trường gà thật sôi động. Kẻ<br />

quăng người bắt ồn ào. Tiền cá độ giữa hai phe tăng lên đến 10.000 đồng. Sau khi<br />

trọng tài đọc rõ các quy luật của trường gà và hai đồng ý ký giao kèo về tiền độ. Anh<br />

Sáu và Phnôm Xây ôm gà ra giữa sân.<br />

Sáu Võ uống thêm mấy hớp trà, hồi tưởng lại độ gà lịch sử giữa con gà ô và<br />

con gà điều. Anh còn ấm ức văng tục:<br />

8


- Thằng Phnôm Xây là thằng láu cá, thủ đoạn gian hùng. Khi thả gà, nó xô con<br />

gà lông điều ra phía trước để chiếm thế thượng phong. Ngay vừa khi thả ra, con gà<br />

điều đập cánh bay lên vừa ngang tầm cổ, tung hai cú đá song phi, thọc hai cái cựa<br />

cong và nhọn hoắc vào cổ con gà ô. Bị tấn công bất ngờ, con gà ô liền vỗ cánh bay<br />

lên cao, đá móc ngược vào bầu diều địch thủ, hóa giải thế công của con gà điều. Cả<br />

hai lườm nhau như kẻ tử thù, bất ngờ, con gà điều đá nạp hai cú đá liên hoàn vào<br />

mắt và cổ con gà ô. Bị thương nhẹ ở cổ, con gà ô bỏ chạy. Con gà điều thừa thắng<br />

xông lên, rượt nà theo. bất ngờ, con gà ô xoay mình lại, tung liền hai cú đá song phi<br />

vào bầu diều của con gà điều đang trên đà lao tới. Trúng cú đá nầy, con gà điều bị<br />

hất tung lên, một chùm lông đỏ rơi lả tả trên mặt đất. Con gà ô liền nhập nội, vô luôn<br />

đòn vĩa, dùng mỏ ghì cổ địch thủ làm điểm tựa, đá móc ngược hai cú đá liên hoàn<br />

vào ức, hình như, con gà điều lãnh thêm một cựa nhọn vào bầu diều vì cựa của con<br />

gà ô có vấy máu. Sau hai hiệp quần thảo với nhau, con gà điều có vẻ yếu thế. Còn<br />

con gà ô cũng bị trúng thương khá nặng trên lưng và vết thương đang rỉ máu.<br />

Nhưng, con gà ô trên cơ thấy rõ, nếu kéo thêm vài hiệp nữa, con gà điều thua là cái<br />

chắc. Đến hiệp thứ ba thì xảy ra chuyện...<br />

Tư Cóc nóng ruột, hỏi:<br />

- Xảy ra chuyện gì vậy, anh Sáu ?<br />

Sáu Võ kể tiếp:<br />

- Khi tiếng kẻng vừa vang lên bắt đầu hiệp thứ ba. Thằng Phnôm Xây giở thủ<br />

đoạn ác độc, bằng cách tẩm nọc rắn hổ mang vào móng ngón út của nó, được mài<br />

giũa nhọn như lưỡi dao. Thừa lúc thả gà ra, nó đưa con gà điều gần sát con gà ô<br />

của anh Sáu, rồi thừa lúc anh Sáu sơ ý, nó thọc móng tay nhọn có tẩm nọc rắn hổ<br />

mang vào bầu diều của con gà ô. Nghe con gà ô la ‘’oắc’’ một tiếng lớn, rồi rướn<br />

mình lên, giẫy đành đạch. Anh Sáu nhìn thấy ngón tay út của nó vấy máu. Anh biết<br />

ngay là con gà ô bị ám toán, anh liền chụp cổ tay của nó. Tiện tay, anh Sáu tung ra<br />

đòn ‘’loan đài trửu’’, đánh hất ngược cùi chỏ từ dưới lên cằm của nó. Bị trúng đòn<br />

bất ngờ, Phnôm Xây té bật ngửa ra phía sau. Anh luôn dùng đòn ‘’cầm nả thủ’’, nắm<br />

chặt cổ tay của nó, đưa lên cao cho mọi người nhìn thấy, rồi hét lớn: ‘’Phnôm dùng<br />

móng tay tẩm nọc rắn hổ ám toán con gà ô của tôi! Vừa dứt lời, cả trường gà ồn ào<br />

như vỡ chợ, dân cá độ chửi thề, những con bạc đang say máu đỏ đen định xông vào<br />

trong bồ, bề hội đồng Phnôm Xây. Sợ bạo động xảy ra, trong tài lật đật tuyên bố độ<br />

gà nầy kể như huề.<br />

Tư Cóc tức mình nói:<br />

- Đâu có được anh Sáu! Còn mạng con gà ô thì sao ? Tên Má Chín Mành phải<br />

đền tiền thiệt hại cho anh chớ!<br />

- Em nói đúng! Nó đồng ý trả tiền thiệt hại cho anh 1.000 đồng với điều kiện.<br />

- Còn điều kiện gì nữa ? Chuyện đó rõ như ban ngày, Tư Cóc hỏi. Thằng Má<br />

Chín Mành còn đòi điều kiện gì nữa chớ hả, anh Sáu ?<br />

- Điều kiện của nó như vầy, Sáu Võ nói. Anh phải đấu với võ với thằng Phnôm<br />

Xây. Nếu thắng, Má Chín Mành mới chịu đền bù thiệt hại. Còn nếu thua, kể như huề,<br />

rủi ro, có người có người chết thì ráng mà chịu. Không ai thưa kiện ai!<br />

- Thằng Má Chín Mành chơi cha thiệt đó! Tư Cóc nói. Anh tính sao ? Bỏ cuộc<br />

hả ?<br />

9


- Đâu bỏ cuộc dễ dàng như vậy! Bằng mọi giá, anh phải đấu với nó một trận,<br />

mặc dầu, nó to như hộ pháp, cao hơn anh một cái đầu. Nghe đồn, Phnôm Xây là cao<br />

thủ trên võ đài!<br />

- Anh liều mạng thật đó!<br />

- Tội nghiệp ông cả Hay và Hội Đồng Vạn, Sáu Võ nói. Hai ông nhứt định<br />

không cho anh đấu võ với nó và bằng lòng trả cho anh 1.000 đồng tiền thiệt hại.<br />

- Tại sao anh Sáu không nhận chớ!<br />

Sáu Võ nhìn Tư Cóc, rồi lắc đầu, nói:<br />

- Mạng con gà ô chỉ đáng giá 20 đồng bạc là cùng. Nhưng, lòng tự ái dân tộc<br />

mới là chuyện đáng kể. Anh Sáu phải dạy chúng nó bài học lễ nghĩa!<br />

- Anh gan cùng mình thiệt đó! Không biết võ nghệ mà dám đấu với nó! Em<br />

phục anh luôn!<br />

- Thằng Má Chín Mành cũng nghĩ như em vậy, nên nó đem thằng Phnôm Xây<br />

to con lớn xác ra hù dọa anh Sáu! Chớ nó đâu biết, anh Sáu có nghề!<br />

Tư Cóc ngạc nhiên, hỏi:<br />

- Anh học võ hồi nào vậy ? Sư phụ của anh là ai ?<br />

Sáu Võ kể:<br />

- Năm anh lên 12 tuổi. Hằng ngày, theo ông nội vào núi Két, núi Bà Đội đi hái<br />

thuốc Nam về trị bịnh người nghèo làm phước. Một hôm, anh mãi mê đi tìm củ hà<br />

thủ ô, nên bị lạc vào một hang động khá rộng. Anh gặp một đạo sĩ đang ngồi tham<br />

thiền trong một cái cốc lợp bằng cỏ tranh. Nghe tiếng động, ông quay đầu nhìn lại<br />

thấy anh. Mái tóc và chòm râu bạc phất phơ dài tới ngực, nhưng đôi mắt ông cụ cực<br />

sáng, trong ánh mắt như có ánh hào quang tỏa ra, chứng tỏ nội lực của ông vô cùng<br />

thâm hậu. Ông hỏi: Cậu nhỏ đi lạc đường phải không ? Anh gật đầu. Sau đó, ông thu<br />

nhận anh làm đồ đệ. Từ đó, cách vài ba hôm, anh trở lại hang động để sư phụ truyền<br />

dạy võ thuật. Và trong suốt 6 năm trời theo học võ với sư phụ, anh cũng không biết<br />

ông là ai. Cho tới một hôm, ông ra đi biền biệt, không một lời từ giã. Cho mãi đến<br />

bây giờ, anh Sáu không gặp lại sư phụ. Không biết ông còn sống hay đã qua đời rồi<br />

cũng không chừng.<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Anh Sáu đấu với thằng Phnôm Xây ở đâu ?<br />

- Ngay tại bãi đất trống trước trường gà, dưới sự chứng kiến của khán giả,<br />

Sáu Võ chậm rãi kể lại trận thư hùng. Anh Sáu bước ra giữa sân trước, Phnôm Xây<br />

đi phía sau lưng anh, đột nhiên, hắn lướt tới một cách thần tốc, phóng người lên,<br />

giáng xuống một quả đấm lén nặng ngàn cân vào sau gáy của anh. Bị tấn công bất<br />

ngờ, nhưng anh đã đề phòng trước rồi, anh liền nghiêng đầu né đòn, vừa xoay<br />

người lại, đưa bàn tay trái nương theo cánh tay phải của hắn, vừa vuốt vừa đẩy một<br />

cách uyển chuyển để hóa sức mạnh và làm lệch hướng quả đấm, cùng lúc, anh sử<br />

dụng cước pháp ‘’hoàng mãng bãi vĩ’’ trả đòn, nhấc chân phải ra phía sau, tung một<br />

ngọn cước dũng mãnh, vẽ một vòng cung vào vùng hông của hắn. Thằng Phnôm<br />

Xây cũng nhanh chóng xoay người sang trái, dùng gối chận cước, đồng thời tung ra<br />

đòn ‘’long thăng trửu’’ dùng chỏ đánh tạt ngang cằm của anh, anh nghiêng người<br />

qua bên phải, dùng chân trái phóng ra một cước ‘’báo tử tiễn vĩ’’, đá vét gót ra phía<br />

sau, trúng phóc vào hạ bộ của hắn. Anh Sáu chỉ dùng có một nửa thành công lực,<br />

cũng đủ làm cho thằng Phnôm Xây đau đớn, lấy hai tay bụm hạ bộ, nhăn mặt nhíu<br />

mày như khỉ ăn ớt.<br />

10


Tư Cóc khoái chí, cười ha hả, hỏi:<br />

- Rồi sao nữa, anh Sáu ?<br />

- Anh dùng chân phải duỗi thẳng, đá bạt vòng vào đầu của nó với tất cả sức<br />

mạnh để kết thúc nhanh trận đấu. Thằng Phnôm Xây bị trúng ngọn cước ‘’hoành bãi<br />

thích cước’’ ngã nằm dài xuống đất, rồi gượng đứng dậy, dơ tay đầu hàng. Dân cá<br />

độ hoan nghênh nhiệt liệt và cái tên Sáu Võ ra đời từ đó.<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Thằng Má Chín Mành có chịu trả 1.000 đồng cho anh không ?<br />

Sáu Võ nói:<br />

- Mụ nội thằng Má Chín Mành cũng không dám giựt số tiền nầy của anh.<br />

Nhưng hắn còn ấm ức lắm! Câu chuyện tưởng như vậy đã giải quyết xong. Nào ngờ,<br />

đêm đó xảy ra chuyện lớn, Sáu Võ nói. Nửa đêm hôm đó, Má Chín Mành sai tay<br />

chân bộ hạ nổi lửa đốt cháy rụi trường gà, lửa lan rộng ra cháy thêm mấy căn nhà<br />

trong xóm gần đó. Má Chín Mành hô hoán lên là Sáu Võ đốt trường gà. Vừa nghe tin<br />

nầy, anh vọt lẹ lên đồi ‘’Tức Chụp’’, nằm về phía Tây núi Cô Tô thuộc địa phận Xã<br />

An Ninh, Quận Tri Tôn. Đồi nầy chi chít những hang động rất an toàn. Anh định trốn<br />

vài ngày rồi trở về nhà. Nhưng thật không dè...<br />

- Anh không dè chuyện gì vậy ?<br />

- Đồi Tức Chụp là căn cứ địa của bọn Việt Minh, anh bị chúng nó ép buộc gia<br />

nhập lực lượng võ trang Việt Minh. Nếu không, chúng sẽ cho người đốt nhà cha mẹ<br />

của anh. Phải đắp chăn mới biết chăn có rận. Tụi Việt Minh mà kháng chiến cái con<br />

mẹ gì, chẳng qua, tụi nó cướp công kháng chiến của người Việt Quốc Gia yêu nước,<br />

rồi tàn sát họ để bịt miệng. Đồng bào miền Tây Nam Bộ nói đúng, không sai:<br />

Khế chua mà chanh cũng chua<br />

Dân mình Tây giết còn thua giặc Hồ.<br />

Tư Cóc nói:<br />

- Em nghe cán bộ Việt Minh nói rằng, những người bị họ lên án tử hình đều là<br />

bọn Việt Gian kia mà.<br />

- Chẳng lẽ bọn con nít mới lên 5, 6 tuổi biết làm Việt Gian sao chớ ? Sáu Võ<br />

phùng mang, trợn mắt kể lại những vụ giết người tập thể mà anh đã chứng kiến mấy<br />

tháng trước đây. ‘’Tại xã Phú Lâm, Tỉnh Châu Đốc, bọn cán bộ Việt Minh khát máu<br />

dùng mã tấu chặt đầu, mổ bụng và đâm chết trên 400 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gồm<br />

cả ông già bà cả, đàn bà trẻ con rồi chôn ba hầm tập thể, sau khi họ cướp sạch vòng<br />

vàng, tiền bạc. Tại Làng Phú Thuận, Tỉnh Kiến Phong, bọn Việt Minh bắt 235 chức<br />

sắc gia đình và thân nhân tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo rồi đâm chết bằng dao găm,<br />

chôn tập thể. Và anh còn chứng kiến một vụ giết người man rợ khác, gọi là cho đi<br />

‘’mò tôm’’ tại Vàm Nao...<br />

- Vàm Nao ở đâu vậy, anh Sáu ? Em nghe cái tên quen quen!<br />

- Vàm Nao cách Tân Châu khoảng 40 km. Dân thương hồ từ Tân Châu, Hồng<br />

Ngự muốn đi Châu Đốc phải xuống Vàm Nao trước, rồi ra sông Hậu đi vòng trở lên<br />

Châu Đốc, Sáu Võ kể tiếp. Bọn Việt Minh xô cả trăm đồng bào theo Đạo Phật Giáo<br />

Hòa Hảo vào trong khoang ghe, gài chặt cửa lại. Đợi cho con nước lớn, chúng chèo<br />

ra sông cái, đục ghe cho chìm xuống đáy sông sâu.<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Bây giờ, anh Sáu tính sao ?<br />

11


- May cho anh lần nầy gặp được em, Sáu Võ nói. Anh định trốn qua Nam<br />

Vang làm ‘’bạn biển’’ một thời gian. Nghe nói, lúc trước em có qua bển làm nghề<br />

nầy, phải không Tư ? Em thấy làm nghề ‘’bạn biển’’ sống được chớ ?<br />

- Làm nghề nầy cực lắm! Suốt ngày lênh đênh trên mặt nước. Nhưng, nếu<br />

chịu khó cũng kiếm ăn được lắm! Em đố cha bọn Việt Minh truy tầm được tông tích<br />

của anh Sáu, Tư Cóc thở dài, nói. Có lẽ, sau khi đón 3 cô gái ăn phải cháo lú đi theo<br />

bọn Việt Minh về mật khu U Minh, em cũng cũng tìm cách chuồn về Kinh Mạc Cần<br />

Dưng!<br />

- Không được đâu! Sáu Võ nói. Em mà về đó là tụi mật thám Pháp hốt ngay.<br />

Phải tìm một nơi an toàn để trốn mới được.<br />

- Em đi xuống rừng U Minh kiếm củi, làm sao tụi Tây biết em theo Việt Minh<br />

mà bắt chớ!<br />

- Em khờ quá đi! Chính mấy thằng cán bộ Việt Minh nằm vùng loan tin nầy<br />

chứ ai! Sáu Võ giải thích. Nó loan tin như vậy, em không thể bỏ trốn về quê nhà<br />

được. Đây gọi là chiêu ‘’qua cầu rút ván’’ của tụi nó!<br />

Tư Cóc lo ngại, hỏi:<br />

- Bây giờ tính làm sao đây, anh Sáu ? Hay là em theo anh trốn sang Miên<br />

luôn, được không anh ? Tư Cóc nói. Em có sẵn kinh nghiệm làm bạn biển mà!<br />

Sáu Võ lắc đầu, nói:<br />

- Hiện thời, anh chưa biết qua Miên làm nghề gì để sanh sống, Sáu Võ cúi đầu<br />

suy nghĩ một lúc, rồi nói. Tạm thời, em có thể trốn về cù lao Ông Chưởng, tá túc nhà<br />

ông Hội Đồng Vạn. Bao giờ yên nơi, anh Sáu trở lại đón em đi chịu không?<br />

Tư Cóc lo ngại, hỏi:<br />

- Nhưng chắc gì ông Hội Đồng Vạn cho em nương tựa ?<br />

Sáu Võ trấn an, nói:<br />

- Đừng lo! Trên đường trốn qua Miên, anh sẽ tạt qua cù lao Ông Chưởng. Anh<br />

sẽ gởi gấm em cho ông Hội Đồng Vạn trước. Ông ta là một người tốt, anh em mình<br />

có thể tin cậy trong lúc ngặt nghèo.<br />

- Được như vậy thì hay quá, Tư Cóc mừng rỡ, nói. Còn nhiệm vụ đi đón ba cô<br />

gái ở Cà Mau, anh Sáu tính sao ?<br />

- Anh Sáu đã khuyên tụi nó hết lời là nên trở về mái ấm gia đình. Nhưng, mấy<br />

đứa nó nhứt định không chịu nghe, nằng nặc đòi theo Việt Minh đi kháng chiến, Sáu<br />

Võ chậc lưỡi, nói. Đi theo để làm hộ lý cho bọn cán bộ nồng cốt Việt Minh, chớ<br />

kháng chiến cái con mẹ gì! Tụi nó muốn chết, cho chết luôn. Ngu ráng chịu!<br />

Có tiếng gà rừng gáy óc eo từ trong rừng sâu, văng vẳng vọng về. Sáu Võ thò<br />

đầu ra ngoài khung cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, đoán chừng quá nửa đêm về sáng.<br />

Sáu Võ nói:<br />

- Sắp tới giờ anh phải đi rồi! Em chờ con nước bắt đầu lớn là nhổ sào, chèo<br />

ghe ra Thị Xã Cà Mau! Nhớ đậu ghe dưới bến đò, chờ anh dẫn bọn họ xuống ghe.<br />

Nghe rõ chưa ?<br />

- Dạ, nghe rõ rồi!<br />

Sáu Võ dặn dò xong, rồi ra đằng sau lái, kéo sợi dây luộc cho chiếc xuồng ba<br />

lá vừa cập sát chiếc ghe tam bản là nhảy ngay xuống xuồng. Vì con nước còn đang<br />

ròng, Sáu Võ phải dùng cây sào bằng tre chống xuống nước, xuồng lướt ào ào trên<br />

lau sậy trở ra sông lớn, rồi bơi tuốt qua bờ bên kia. <strong>Giao</strong> xuồng câu cho đồng chí<br />

12


Khoai, lấy xe đạp phóng thẳng ra Thị Xã Cà Mau, sắp xếp công việc cho sáng hôm<br />

sau...<br />

Sau khi Sáu Võ đi rồi, Tư Cóc đóng cửa khoang lại ngủ lấy sức để còn phải<br />

chèo ghe một đoạn sông dài nữa. Khoảng 3, 4 giờ sáng là con nước bắt đầu lớn,<br />

tiếng chim bìm bịp kêu giục giã trong mấy rặng cây dừa nước. Tư Cóc giật mình<br />

thức giấc, có tiếng ai hát nghe văng vẳng từ đầu doi đất vọng lại. Đó là bài ca vọng<br />

cổ trữ tình của nhạc sĩ Sáu Lầu sáng tác năm xưa:<br />

Từ là từ phu tướng<br />

Báu kiếm sắc phong lên đàng<br />

Vào ra luống trong tin chàng<br />

Và năm canh mơ màng<br />

Em luống trông tin chàng<br />

Ôi gan vàng thêm đau...<br />

Tư Cóc chống cái phên cửa sổ, nhìn ra đầu doi đất, thấy thấp thoáng vài ba<br />

ghe câu từ ngoài biển theo con nước lớn trở về, cắm sào san sát bên nhau, ăn uống,<br />

ca hát ồn ào vui nhộn dưới ánh trăng, vì nơi đây là tụ điểm cho họ nghỉ ngơi sau một<br />

ngày vật lộn mệt nhoài với sóng biển để đánh bắt cá. Tư Cóc lấy tay vốc nước sông<br />

rửa mặt cho tỉnh người rồi đứng dậy, lấy cây sào tre chống ghe ra khỏi khu rừng<br />

tràm. Một người trong bọn họ trông thấy Tư Cóc đang chèo ghe tới, bèn lên tiếng<br />

gọi:<br />

- Ê, anh Hai ơi! Ghé lại đây, nhậu vài ba sợi với tụi nầy một chút chơi, rồi có đi<br />

đâu thì đi!<br />

Tư Cóc chấp nhận liền, nói:<br />

- Nhậu thì nhậu, chớ sợ gì mà không dám chớ!<br />

Tư Cóc chèo ghe riết tới, cắm sào bên cạnh các ghe câu, nhập bọn với họ.<br />

Nhìn mấy con hùm đang giẫy đành đạch trên đống than hồng trong cái cà ràng và<br />

bên cạnh đó là một lít đế đã lưng chai. Bốn người dân chài đang ngồi vây quanh,<br />

vừa nướng tôm vừa hơ lửa cho ấm. Một thanh niên rót rượu ra chén, đưa qua ghe<br />

cho Tư Cóc.<br />

- Nhấp môi một vài hớp cho ấm bụng đi, cha nội!<br />

- Gọi tui là Tư được rồi, anh bạn mình!<br />

- Anh chèo ghe về miệt nào vậy, anh Tư ?<br />

- Thị Xã Cà Mau!<br />

- Vậy sao! Người đó vui vẻ, nói. Tụi nầy đang chờ con nước lớn cũng ra Thị<br />

Xã Cà Mau để giao hết mớ cá tôm nầy cho chủ vựa. Kiếm vài chục bạc rủng rỉnh,<br />

phong lưu cũng được vài ba đêm cho sướng cuộc đời, trước khi trở lại biển!<br />

- Bộ mấy cha chưa vợ hả ? Sao tự do vậy ?<br />

- Mấy cha có gia đình đi về nhà, úm vợ hết rồi, chỉ có tụi nầy độc thân mới còn<br />

ở nán lại đây, anh ta hỏi. Còn anh Tư ra Thị Xã Cà Mau làm gì sớm vậy ?<br />

- Tui hả ? Tư Cóc cười, nói. Đi coi mắt đến ba cô vợ!<br />

- Thôi đi cha nội! Lấy vợ khổ lắm đó! Một người đứng tuổi, nói. Sống một mình<br />

đi biển với tụi nầy, đời độc thân sướng hơn nhiều!<br />

- Để tui suy nghĩ lại coi, Tư Cóc nhìn mấy con tôm hùm, vỏ đã đổi sang màu<br />

đỏ, nói. Cho tui xin một con tôm làm mồi coi, mấy cha!<br />

- Nè, ăn con nầy đi! Bự nhứt đó! Đói bụng không ? Tụi nầy còn một ít cơm<br />

nguội trong nồi!<br />

13


- Cám ơn mấy bạn! Tui không thấy đói! Tư Cóc vừa thổi vừa lột vỏ con tôm,<br />

cho vào miệng nhai ngấu nghiến, rồi ực nửa chén rượu còn lại, khà một hơi dài<br />

khoan khoái, nói. Thôi, bây giờ tui nhổ sào đi cho kịp con nước. Hẹn gặp lại mấy anh<br />

tại Thị Xã Cà Mau nghe!<br />

Tư Cóc chào từ giã mấy người bạn sơ giao vui tính, đứng dậy nhổ sào, chèo<br />

ghe theo dòng sông Ông Đốc hướng ra Thị Xã Cà Mau, gần tới trưa thì đến bến đò.<br />

Cà Mau là giao điểm của những dòng sông, kinh rạch như: Sông Ông Đốc, Bãi Háp,<br />

Gành Hào, Đầm Dơi. Kinh Quản Lộ-Phụng Hiệp, Kinh Cà Mau-Bạc Liêu... mặt sông<br />

mênh mông chảy về nhiều ngã trên phần đất tận cùng của quê hương. Mỗi buổi<br />

sáng, khi trời vừa rạng đông là ghe xuồng của đồng bào từ các làng mạc, dọc theo<br />

hai bên những dòng sông đổ về đây tấp nập. Họ hợp thành chợ nổi, mua bán đủ loại<br />

thực phẩm và các mặt hàng cần thiết, các loại trái cây bán theo từng mùa và đủ loại<br />

thủy sản nhiều vô số...<br />

Khi Tư Cóc chèo ghe đến bến đò, chợ nổi cũng sắp tan. Tư Cóc vội vã kiếm<br />

một chỗ cắm sào gần bến đá, chờ đón người cho tiện. Tư Cóc mua vài con cá trê<br />

vàng, làm sạch sẻ cho vào cái nồi đất kho quẹt, ăn với cơm nguội cho đỡ đói lòng.<br />

Khoảng 4 giờ chiều. Một cơn mưa rào bất ngờ dội qua Thị Xã Cà Mau. Bến<br />

Đá trở nên vắng vẻ, chỉ còn lại vài ghe câu đang cắm sào chờ con nước rời bến, ra<br />

sông cái giăng câu đêm, bất ngờ, Sáu Võ xuất hiện, đứng trên cây cầu đúc xi măng,<br />

gọi:<br />

- Ê, anh kia! Còn đưa đò rước khách qua bên kia sông không đó!<br />

Biết ngay là Sáu Võ đưa các đồng chí gái đến. Tư Cóc đội cái nón lá lụp xụp<br />

trên đầu, đứng đằng sau lái, đáp:<br />

- Dạ còn chớ! Mấy người đi đó, anh Hai ?<br />

- Chỉ có ba cô gái thôi!<br />

- Xin mời ba cô xuống đò! Tui nhổ sào liền bây giờ!<br />

Sáu Võ trở lên bờ, dẫn ba cô gái mơn mởn đào tơ, bước xuống cây cầu đúc<br />

thì Tư Cóc cũng vừa chèo ghe trờ tới. Chờ cho ba cô gái bước xuống ghe, chui vào<br />

trong khoang xong xuôi. Sáu Võ nói:<br />

- Thôi, đi đường bình an! Nhớ lời anh Sáu dặn ghe!<br />

Tư Cóc vẫy tay chào từ giã, rồi vung mái chèo tách bến ngược dòng lên Quận<br />

Thới Bình. Cơn mưa chiều đã dứt hột từ lâu, màn đêm vừa buông xuống là mặt<br />

trăng đã vượt lên trên rặng tre làng bên kia sông. Trời càng về khuya thật yên lặng,<br />

chỉ còn nghe tiếng mái chèo khua nước róc rách và chiếc ghe nhẹ lướt trên dòng<br />

sông, thỉnh thoảng, mới thấy vài ngọn đèn dầu mù u le lói trong nhà ai đó, thấp<br />

thoáng sau mấy lùm cây. Bỗng có tiếng súng nổ ‘’cắc bùm’’ từ một gốc trời nào đó<br />

dội về. Tư Cóc dừng tay chèo, ngước mặt nhìn lên bầu trời, một viên đạn lân tinh<br />

vạch một đường sáng bay vút lên trên không như một vệt sao băng. Một trong ba cô<br />

gái đẩy cánh cửa khoang, thò đầu ra, hỏi:<br />

- Súng nổ ở đâu vậy, đồng chí ?<br />

- Bộ sợ rồi hả ? Tư Cóc cười, nói. Nếu sợ, qua đưa mấy cô trở lại Cà Mau về<br />

sum hợp với gia đình. Còn kịp mà!<br />

Cô ta cố giữ giọng bình tỉnh, nói:<br />

- Còn lâu mới sợ! Phải chiến đấu như người cộng sản chớ bộ!<br />

14


Đến nửa đêm, ghe vượt qua cái doi đất, rẽ phải, để vào con sông Trèm Trẹm<br />

được một đoạn, rồi cắm sào dưới rặng cây bần ven sông, ngủ qua đêm. Tư Cóc mở<br />

cánh cửa khoang, đánh thức mấy cô gái dậy, nói:<br />

- Mình ngủ qua đêm ở đây! Qua mệt thắt họng rồi! Con nước ngược chèo mệt<br />

lắm đó!<br />

Một cô khác nói:<br />

- Em đói bụng rồi! Đồng chí có gì ăn không vậy ?<br />

- Còn hai con cà trê vàng kho quẹt. Nhưng, cơm thì hết sạch rồi, Tư Cóc nói.<br />

Thôi, qua bắt nồi cơm lên, chừng nửa giờ thì có ăn.<br />

- Đồng chí cứ để tụi em nấu cơm, rồi cùng ăn cho vui.<br />

Tư Cóc thắp ngọn đèn bão móc trên vách, ánh sáng tỏa lung linh trong ghe,<br />

vừa đủ để ngắm nghía ba đồng chí gái, cô nào cũng còn trẻ măng, khoảng 16, 17<br />

tuổi là cùng, thơm như múi mít. Cô lớn nhất tự giới thiệu:<br />

- Em tên là Liễu, nàng nhìn cô gái có mái tóc thề óng mượt, tiếp. Còn đây là<br />

em Hạnh.<br />

Cô gái thứ ba nhỏ tuổi nhất, trông gương mặt còn rất ngây thơ, nhanh nhẩu<br />

lên tiếng:<br />

- Còn em tên là Mây!<br />

Liễu thân mật nhìn Tư Cóc, hỏi:<br />

- Còn đồng chí tên gì ?<br />

- Tư Cóc là bí danh của qua! Nhưng, kêu qua bằng anh Tư được rồi!<br />

- Anh Tư chèo ghe từ hồi chiều tới giờ, mệt gần ứ hơi rồi, Liễu nói. Anh vào<br />

trong khoang nằm nghỉ để tụi em ra đằng sau lái nấu cơm, hâm nóng lại nồi cá. Bao<br />

giờ xong, tụi em sẽ đánh thức anh dậy dùng cơm.<br />

Nói xong, cả ba cô ra đằng sau lái múc nước sông vo gạo, nổi lửa nấu cơm.<br />

Còn lại Tư Cóc một mình nằm dài trong khoang ghe, mùi thơm da thịt của ba nàng<br />

còn phảng phất bên đầu mũi, trong đầu suy nghĩ vẩn vơ rồi âm thầm cười một mình.<br />

Chắc hẳn, phải có âm mưu đen tối gì đây ?<br />

Gần một tiếng đồng hồ sau, Liễu đẩy cánh cửa khoang sang một bên, rồi<br />

đánh thức Tư Cóc dậy, nói:<br />

- Anh Tư thức dậy chuẩn bị dùng cơm nè!<br />

Tư Cóc vừa dụi mắt ngồi dậy là Liễu đẩy cái mâm cơm vào trong khoang. Cả<br />

bốn người ngồi chung quanh mâm cơm, ăn ngon lành. Thoáng một cái nồi cơm, cá<br />

hết sạch trơn. Bỗng nghe có tiếng vượn hú từ trong rừng tràm vọng lại, tiếng khỉ kêu<br />

khọt khẹt trong mấy lùm cây ven sông. Liễu hỏi:<br />

- Đây là đâu, sao mà buồn quá vậy, anh Tư ?<br />

- Vùng nầy giữa con Rạch Cái Tàu và sông Trèm Trẹm thuộc U Minh Hạ. Hai<br />

bên bờ là rừng tràm, đước...bạt ngàn. Khỉ đột, đười ươi, dã nhân...con nào, con nấy<br />

to lớn như người đàn ông lực lưỡng. Chúng thường kéo cả bầy ra bờ sông, tắm lúc<br />

ban đêm, Tư Cóc giọng nghiêm chỉnh, kể tiếp. Năm trước, có một cô gái ở Quận<br />

Thới Bình xuống miệt nầy đốn tràm về cất nhà. Tối ngủ quên trong ghe, bị khỉ đột lén<br />

mò vô hiếp có chửa...<br />

- Ghê vậy sao ? Liễu giọng run run hỏi. Bị khỉ đột hiếp rồi đẻ ra cái giống gì<br />

vậy, anh Tư ?<br />

- Nửa người nửa ngợm, lông lá tùm lum tà la, lại thêm cái đuôi lòng thòng nữa<br />

đó, Tư Cóc le lưỡi dài thượt, nói. Trông dễ sợ lắm mấy cô ơi!<br />

15


Hạnh nghe nói cũng rùn mình, khiếp sợ, nói:<br />

- Mình ăn cơm xong rồi, anh đưa tụi em rời khỏi chỗ nầy lẹ lên đi, anh Tư ơi!<br />

- Nội mẹ qua bây giờ chèo cũng không nổi nữa, oải lắm rồi! Tư Cóc ngáp dài<br />

mấy cái, nói. Hồi nãy, mấy cô nói cứng lắm mà! Mới nghe nói đến khỉ đột là đã sợ<br />

xanh mặt rồi, làm sao chiến đấu như người cộng sản được chớ!<br />

Hạnh hỏi:<br />

- Làm sao biết mình bị khỉ đột hiếp hả, anh Tư ?<br />

- Dễ biết lắm! Mấy cô nghe cho kỹ đây, Tư Cóc giọng nửa đùa, nửa thật, nói.<br />

Sáng thức dậy mà thấy một bệt sình có dính mấy chùm lông khỉ dưới rún là đã bị khỉ<br />

đột hiếp rồi đó!<br />

Mây năn nỉ:<br />

- Anh làm ơn ngủ trong khoang ghe, bảo vệ cho tụi em đi, anh Tư!<br />

- Đâu có được nà! Cho dầu mấy cô có kê súng vô đầu qua, qua thà nhảy<br />

xuống sông tự vận, chớ nhứt định qua không ngủ chung với mấy cô trong khoang<br />

ghe đâu, Tư Cóc không bỏ qua cơ hội, lên lớp. Tuy qua lớn hơn mấy cô vài tuổi.<br />

Nhưng, qua là một người có ‘’đạo đức cách mạng’’, sống, chiến đấu và học tập theo<br />

gương Bác Hồ vĩ đại, rủi ro, qua dằn lòng không đậu thì phiền lắm, làm sao qua ăn<br />

nói với Bác Hồ đây ?<br />

Liễu hỏi:<br />

- Tiến thoái lưỡng nan! Anh Tư định giải quyết ‘’sự cố’’ nầy làm sao đây ?<br />

- Dễ thôi mà! Tư Cóc nói. Mấy cô cứ ngủ trong khoang ghe, nhớ đóng cửa<br />

khoang lại cho cẩn thận là được rồi!<br />

Mây hỏi:<br />

- Còn anh Tư ngủ ở đâu ?<br />

- Qua hả ? Mấy cô đừng lo! Tư Cóc ngáp dài thêm mấy cái nữa, nói. Qua leo<br />

lên bờ ngủ dưới gốc cây dừa, khỉ đột mà léo hánh đến thì qua đuổi chúng nó đi. Mà<br />

thôi, qua lên bờ ngủ trước nghe mấy cô! Khuya rồi đó!<br />

Nói xong, Tư Cóc ôm cái nóp leo lên bờ, trải gần gốc cây dừa, rồi chui vào<br />

ngủ. Trời về sáng, sương đêm xuống dầy đặc. Tư Cóc thấm lạnh, cuộn mình trong<br />

nóp, thỉnh thoảng, ló đầu ra khỏi nóp, ngó xuống ghe, nghe động tĩnh. Độ chừng ba<br />

cô gái đã ngủ say, Tư Cóc chun ra khỏi nóp, lội trở xuống ghe, tay nắm cây sào,<br />

rướn người lên thật nhẹ nhàng, lấy tay đẩy cánh cửa khoang, rồi bò vào bên trong...<br />

ai mà biết Tư Cóc làm gì ở trong đó! Độ chừng 5 phút, là thấy Tư Cóc lặng lẽ trườn<br />

mình xuống sông, lội trở lên bờ, chui vô nóp, khoái chí cười khúc khích một mình...<br />

Trời vừa rạng đông, tiếng gà rừng gáy rộ khắp nơi. Tư Cóc giựt mình thức<br />

dậy, cuốn nóp quăng lên vai, lội trở xuống ghe. Vừa thấy mặt Tư Cóc là ba cô mếu<br />

máo khóc, nói:<br />

- Tụi em bị khỉ đột hiếp cả đám rồi, anh Tư Cóc ơi! Liễu nức nở, hỏi. Tính làm<br />

sao bây giờ đây, anh Tư ?<br />

Tư Cóc làm bộ, hỏi:<br />

- Làm sao mấy cô biết là đã bị khỉ đột hiếp chớ ?<br />

Cả ba cô lấy tay trật sợi dây lưng quần xuống khỏi rún, chỉ cho Tư Cóc thấy<br />

mấy bệt sình, còn dính một chùm lông khỉ màu xam xám thấy phát khiếp. Tư Cóc<br />

hoảng quá, la lên:<br />

- Thôi, chết mẹ rồi! Mấy cô bị khỉ đột hiếp thật rồi đó nghen!<br />

Cả ba vừa nghe Tư Cóc nói, liền òa lên khóc, hỏi:<br />

16


- Anh nghĩ cách nào cứu tụi em đi! Nếu mà có chửa là tụi em tự vận hết cho<br />

anh coi!<br />

Tư Cóc làm bộ gãi đầu, gãi tai, suy nghĩ một hồi lâu, nói. Qua chỉ còn có mỗi<br />

một cách nầy, may ra mới cứu được ba cô!<br />

Liễu mừng rỡ, hỏi:<br />

- Cách gì vậy hả, anh Tư ?<br />

Tư Cóc nói, giọng quả quyết:<br />

- Là mấy cô phải để cho qua ‘’pha giống’’ thôi!<br />

Hạnh không hiểu, hỏi:<br />

- Anh Tư lấy cái giống gì để pha đây ?<br />

- Lấy cái giống của qua, pha với giống khỉ đột là không sợ có chửa. Tư Cóc<br />

khoe. Cái giống của qua có nòi ‘’cách mạng’’ nên nó mạnh lắm!<br />

Mây ngây thơ hỏi:<br />

- Rồi anh Tư lấy cái giống gì bôm vô trong...để pha chớ ?<br />

Nghe cô Mây hỏi, Tư Cóc mắc cỡ đỏ mặt, không biết giải thích làm sao, cứ ú<br />

ớ mãi, cuối cùng mới nói nên lời:<br />

- Qua lấy cái ‘’vòi’’ của qua bôm vô, chớ lấy cái giống gì chớ! Tư Cóc cố nín<br />

cười, hỏi tiếp. Trời gần sáng bét rồi! Không còn thì giờ đâu! Ai tình nguyện để qua<br />

pha giống trước đây ?<br />

Liễu là đàn chị, giọng cương quyết, nói:<br />

- Chị xung phong cho anh Tư Cóc pha giống trước để hai em rút kinh nghiệm!<br />

Tư Cóc biết mấy cô nàng trúng kế, khoái chí, nói:<br />

- Pha giống kỵ chỗ gió! Đồng chí Liễu ở lại trong khoang với qua. Còn đồng<br />

chí Hạnh và Mây ra đằng sau lái, ngồi chờ đến phiên mình, rõ chưa ?<br />

Chờ cho hai nàng ra ngồi đằng sau lái xong, Tư Cóc gài cánh cửa khoang lại,<br />

bắt đầu ‘’pha giống’’ cho Liễu. Một chập sau, hai nàng thất kinh hồn vía khi nghe<br />

tiếng Liễu rên hừ hừ từ trong khoang phát ra. Kế nghe Liễu giẫy giụa, làm chiếc ghe<br />

chòng chành chao nghiêng ngã và sau cùng là tiếng đập tay vào vách nghe rầm rầm.<br />

Mây sợ xanh cả mặt, nói:<br />

- Sao em sợ quá! Chị Hạnh ơi!<br />

- Chị cũng sợ như em thôi! Không biết thằng cha Tư Cóc bôm cái giống gì để<br />

pha giống khỉ đột vậy cà ? Hạnh đoán già đoan non, lo lắng, nói. Chị nghĩ, chắc cái<br />

chất nầy nóng lắm làm cho chị Liễu bị phỏng. Nghe chỉ rên hừ hừ mà phát ghê!<br />

Mây thì nghĩ khác, nói:<br />

- Em chỉ lo cái vòi của thằng chả quá cỡ thợ mộc, làm sao chị Liễu chịu cho<br />

thấu! Em sợ quá chị Hạnh ơi!<br />

Vừa lúc đó, hai nàng nghe tiếng Liễu thở hổn hển, dồn dập liên hồi, bất ngờ,<br />

nàng gào lên: Anh giết em, anh Tư Cóc ơi!...Liễu giẫy thêm mấy cái nữa, rồi nằm xụi<br />

lơ cán cuốc. Trong khoang ghe giờ im lặng như tờ, Mây sợ quá khóc thét lên:<br />

- Chị Hạnh ơi! Chị Liễu bị thằng cha Tư Cóc giết chết rồi, mình tính làm sao<br />

bây giờ đây ?<br />

Hạnh còn nhát gan hơn. Vừa nghe tiếng Liễu gào lên: Anh giết em, anh Tư<br />

Cóc ơi!...là nàng sợ đến tè ướt cả quần, hai tay ôm lấy ngực, trấn áp cơn sợ hãi, nói:<br />

- Chị thà để cho có chửa, chớ không dám để cho thằng cha Tư Cóc pha giống<br />

đâu, Mây ơi!<br />

Mây giọng run run, hỏi:<br />

17


- Nếu chị đẻ ra thằng con nửa người, nửa ngợm, nửa điên, nửa khùng lại<br />

thêm cái đuôi khỉ dài lòng thòng nữa thì chị tính làm sao đây ? Không lẽ, chị đem<br />

quăng nó xuống sông được à ?<br />

Hạnh trả lời một cách dứt khoát:<br />

- Dễ ợt! Chị lấy dao chặt mẹ nó cái đuôi, rồi giao cho bác Hồ và đảng ta nuôi<br />

dưỡng. Biết đâu, nhờ chánh sách giáo dục của bác Hồ: ‘’trồng cây 10 năm, trồng<br />

người 100 năm’’ mà sao nầy, thằng con chị trở thành tổng bí thư đảng, chủ tịch<br />

nước hoặc thủ tướng chánh phủ. Chừng đó, nó tha hồ mà làm trò...khỉ!<br />

- Chị thì lúc nào cũng lạc quan tếu! Mây nói.<br />

- Chớ sao! Hạnh nói. Chuyện đời như ‘’Tái ông thất mã’’, trong cái rủi, có cái<br />

may thì sao ? Có ai biết ngày mai sẽ ra sao!<br />

Vừa lúc đó, Liễu đẩy cánh cửa khoang, chun ra đằng sau lái, ngồi bó gối bên<br />

cạnh cái lu nước mưa, mặt mũi bơ phờ, đầu bù tóc rối như vừa chết đi sống lại.<br />

Hạnh và Mây mừng quá, cả hai nhào tới ôm Liễu khóc ngất. Tư Cóc ló đầu ra ngoài<br />

cửa khoang, hỏi:<br />

- Bây giờ tới phiên ai vô, cho qua pha giống tiếp đây ?<br />

Cả hai đồng thanh trả lời:<br />

- Không cần đồng chí pha giống đâu! Tụi tui đẻ ra giống gì nuôi giống đó!<br />

- Cái nầy là mấy cô nói đó nghe! Tư Cóc hăm he. Sau nầy, có đẻ ra bầy khỉ<br />

con, đừng có trách qua nghe chưa!<br />

- Chuyện nầy, không cần đồng chí lo! Bác Hồ và đảng lo, được chưa!<br />

Tư Cóc nghe hai nàng trả lời một cách dứt khoát như vậy, trong bụng mừng<br />

hết lớn, cười thầm: Bây giờ mà mấy em đòi pha giống. Mụ nội qua cũng không còn<br />

sức đâu để mà pha cho mấy em!<br />

- Thôi được, mấy em không chịu pha giống thì thôi! Qua không ép mấy em!<br />

Tư Cóc nhìn con nước bắt đầu lớn, nói. Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường,<br />

kẻo trễ con nước đó!<br />

Tư Cóc nói xong, vói tay lấy cái nón lá máng trên vách ghe đội lên đầu, rồi<br />

chun ra đằng sau lái, máng hai cây dầm vô hai cây cột chèo, nhổ sào nhắm hướng<br />

mật khu U Minh, cắm đầu chèo riết tới...<br />

Liễu nhìn Hạnh và Mây, trấn an:<br />

- Chị không sao đâu! Hai em vào trong khoang nghỉ đi, chị ngồi ngoài nầy<br />

hóng gió một chút lấy sức.<br />

Sau khi hai nàng chun vào khoang ghe tiếp tục đánh giấc. Giờ chỉ còn hai<br />

người đằng sau lái. Liễu nhìn Tư Cóc nghiến răng trèo trẹo, nói:<br />

- Kể từ giờ phút nầy, tui nói cho anh biết. Anh mà lén phén đòi pha giống hai<br />

con nhỏ đó là tui mổ bụng anh, dồn trấu thả trôi sông đó. Nghe rõ chưa cha nội! Nói<br />

cho mà biết, con nầy không phải tay vừa đâu nghe, anh Tư! Tui mà bắt gặp anh pha<br />

giống với bất cứ con mẹ đàn bà nào thì ếch, nhái, ễnh ương...tôi đều dứt nọc hết,<br />

đừng nói chi Cóc!<br />

Trong mật khu U Minh, tình yêu của lớn dần trong âm thầm, lén lút. Nhưng,<br />

cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tên Ba Hứa. Một hôm, cả hai bị hắn gọi lên<br />

hội trường, chửi cho te tua:<br />

- Tui nói cho hai đồng chí biết: Đây là căn cứ địa của cách mạng, chớ không<br />

phải là chỗ cho mấy người mèo mả, gà đồng đâu nghe! Tui nghiêm khắc cảnh cáo<br />

18


hai đồng chí, phải học tập rốt ráo để quán triệt chính sách ‘’ba khoan, một đừng’’ của<br />

đảng đề ra...<br />

Tư Cóc nghe nói, phê bình liền lập tức:<br />

- Hồi nào tới giờ, tui chỉ biết có chính sách ‘’ba khoan’’ thôi! Làm gì có thêm<br />

‘’một đừng’’ nữa chớ!<br />

- Đúng vậy! Đảng chỉ mới đề ra chính sách ‘’ba khoan’’ thôi! Nhưng ‘’một<br />

đừng’’ là của tui thêm vô, được không đồng chí ? Không đợi Tư Cóc trả lời, Ba Hứa<br />

nói luôn một hơi. Hãy nhớ cho kỹ chính sách ‘’ba khoan, một đừng’’ nè: Khoan yêu,<br />

yêu khoan cưới, cưới khoan đ...mà lỡ có đ... thì làm ơn ‘’đừng’’ có đẻ dùm cái! Các<br />

đồng chí nghe rõ rồi chớ!<br />

Tư Cóc cười thầm trong bụng: Cưới mà khoan đ..., bác Hồ chưa chắc nhịn<br />

được, đừng nói chi tui!<br />

Ba Hứa nói vậy, chớ không phải đơn giản như vậy đâu...<br />

Thế rồi, mùa Hè năm sau. Vào một mùa nước nổi tưng bừng, rừng U Minh trở<br />

thành một biển nước mênh mông. Cơn mưa vùng nhiệt đới thổi qua vùng biển mặn<br />

Cà Mau hình như, kéo dài bất tận. Bầu trời ảm đạm và buồn ray rứt. Liễu nhận được<br />

lệnh của cấp trên điều về căn cứ cách mạng Xẻo Quít nằm giữa ranh giới Xã Mỹ<br />

Hiệp và Mỹ Long thuộc Quận Cao Lãnh, làm công tác ‘’hộ lý’’ cho một số cán bộ<br />

cách mạng lão thành từ miền Bắc vào trong Nam công tác. Nhận được tin sét đánh<br />

nầy, từ Thị Xã Cà Mau, Tư Cóc cấp tốc bơi xuồng ngày đêm trong mưa bão, trở về<br />

mật khu U Minh để gặp người yêu, bàn việc chạy trốn.<br />

Và ngay trong đêm đó, Tư Cóc liều mạng chở Liễu trên chiếc xuồng ba lá<br />

mỏng manh, vượt khỏi khu rừng già U Minh theo con sông Trèm Trẹm-Cạnh Đền,<br />

băng qua sông Cái Lớn, rồi theo con sông Cái Bé rẽ vào sông Ô Môn để ra sông<br />

Hậu, rồi từ đó bơi ngược lên Cù Lao Ông Chưởng vài mươi cây số nữa. Họ thay<br />

phiên nhau bơi xuồng cả ngày lẫn đêm, thuận con nước là nhổ sào đi liền. Sau 6<br />

ngày vất vả liều mạng, bỏ ngũ, chạy trốn kháng chiến, họ đến được Cù Lao Ông<br />

Chưởng, tìm đến nhà của ông Hội Đồng Vạn không mấy khó khăn. Nhờ Sáu Võ gởi<br />

gấm trước, nên ông Hội Đồng Vạn nhận lời giúp đỡ liền. Từ đó, hai vợ chồng Tư<br />

Cóc được cấp cho hai mẫu ruộng canh tác, miễn đong lúa ruộng trong vòng 5 năm.<br />

Vào thời đó, hầu hết đất đai tại vùng cù lao nầy đều thuộc về gia đình ông Hội Đồng<br />

Vạn. Đất đai vùng cù lao nầy rất mầu mỡ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Bên hữu<br />

ngạn là Xã Kiến An, tả ngạn là Xã Long Điền, dân cư trù phú và giàu có. Phần lớn là<br />

nhà gạch cất dọc theo hai bên bờ sông Hậu, những mái nhà lợp ngói đỏ nổi bật lên<br />

giữa những vườn cây ăn trái, cành lá xanh um. Còn dưới sông thì cá tôm nhiều vô<br />

số kể, vì vậy, mới có câu ca dao:<br />

Ba phen quạ nói với diều<br />

Cù lao ông Chưởng thiếu gì cá tôm.<br />

Nhờ vậy, đời sống của vợ chồng Tư Cóc càng ngày càng khá giả, thỉnh<br />

thoảng, nhớ cha nhớ mẹ, cả hai vợ chồng lén đưa nhau về Kinh Mạc Cần Dưng<br />

thăm viếng. Cho mãi đến năm 1954. Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết giữa<br />

thực dân Pháp và Việt Minh chia đôi đất nước, vợ chồng Tư Cóc trả đất đai lại cho<br />

ông Hội Đồng Vạn, trở về quê nhà tậu vườn đất, sống với cha mẹ già. Qua năm sau,<br />

Liễu sanh cho anh chàng Tư Cóc tốt số đào hoa một thằng con trai là Nguyễn Thiện<br />

Chiến. Cái tên thì nghe ngon lành lắm, nhưng không chiến chút nào cả. Không biết<br />

khi song thân qua đời, có lẽ, Tư Cóc bị ông thầy địa lý dỏm, tán nhằm cái huyệt gì<br />

19


không biết mà thằng Chiến càng lớn, càng khờ câm, không giống Tư Cóc một chút<br />

nào cả. Nhưng ngược lại, từ khi thằng Chiến ra đời, vợ chồng Tư Cóc làm ăn phất<br />

lên như diều gặp gió, mua được hai máy cày Nhật Bổn cho nông dân mướn làm<br />

mùa. Vì muốn có cháu nội sớm bồng ẵm cho vui nhà vui cửa, nên khi Chiến vừa lên<br />

19 tuổi đã có vợ rồi.<br />

Thế rồi vận xui ập đến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đúng là oan gia gặp<br />

đường hẹp, thằng cha Thượng Tá Ba Hứa tiếp thu Tỉnh Châu Đốc, tình cờ gặp lại<br />

đồng chí Tư Cóc, bây giờ đã thành tay tiểu tư sản nhất nhì vùng Kinh Mạc Cần<br />

Dưng. Tất cả tài sản của vợ chồng Tư Cóc gầy dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt<br />

của chính mình bị nhà nước chuyên chính vô sản chụp cho mấy cái mũ: ‘’bốc lột giai<br />

cấp nông dân’’, ‘’ngồi mát ăn bát vàng’’, ‘’làm giàu trên xương máu đồng bào’’... rồi<br />

tịch thu hết gia sản. Nhưng, Ba Hứa còn nghĩ chút tình đồng chí năm xưa, chỉ ra lệnh<br />

tịch biên toàn bộ gia sản mà thôi. Vợ chồng Tư Cóc, con dâu bị đuổi ra khỏi nhà.<br />

Cuối cùng, phải trở về quê vợ bên dòng sông Ông Đốc, cách cửa biển khoảng 6 cây<br />

số, sống bằng nghề đan lưới cho dân chài vùng biển cho đến tận bây giờ.<br />

Còn vợ chồng thằng Chiến bây giờ sanh sống ra làm sao ? Trước hết, phải kể<br />

đến thằng con trai tên Nguyễn Văn Lanh, cháu nội đích tôn của vợ chồng Tư Cóc,<br />

thằng Lanh bây giờ cũng ngoài 20 tuổi rồi. Cả gia đình sống bằng nghề hạ bạc, trôi<br />

nổi từ dòng sông nầy đến dòng sông khác gần Thị Xã Cà Mau. Thằng Lanh hiện<br />

diện trên cõi đời trần ai, khoai củ nầy cũng do bản chất khù khờ của người cha Hai<br />

Lúa.<br />

Chuyện là như vầy nè.<br />

Còn nhớ Tết Bính Thìn năm 1976. Sau khi Chiến đưa vợ về quê mẹ ở sông<br />

Ông Đốc. Một hôm, không biết vợ Chiến ăn phải giống ‘’sò lông’’ mò được ngoài cửa<br />

sông Đồng Cùng, nơi tiếp giáp với biển. Nàng bị bịnh ‘’thượng thổ hạ tả’’ thiệt dữ dội,<br />

uống đủ thứ thuốc mà cũng không cầm được. Vì vậy, Chiến phải nhờ đến người bạn<br />

thân là anh Thà, dân miệt Chắc Cà Đao, cùng thay phiên chèo ghe với mình ra bịnh<br />

viện Cà Mau, xin thuốc cho vợ uống.<br />

Tờ mờ sáng sớm hôm sau. Chiến có mặt tại bịnh viện Cà Mau. Và phải ngồi ở<br />

‘’phòng chờ đợi’’ hơn một tiếng đồng hồ mới tới giờ bác sĩ cách mạng làm việc. Ông<br />

ta hỏi:<br />

- Anh ốm bịnh gì thế ?<br />

Chiến đáp:<br />

- Con vợ tui đau, chớ không phải tui!<br />

- Nhà anh đâu ?<br />

- Dạ, tui không có nhà! Vợ chồng tui sống trên ghe!<br />

- Anh sống ở đâu thây kệ bố anh! Tôi hỏi mụ vợ anh đâu ?<br />

- À, con vợ tui bị thổ tả mấy hôm rồi, nằm liệt giường ở trên ghe!<br />

- Sao anh không đưa mụ vợ vào bệnh viện cho tôi xem bệnh ?<br />

- Dạ, từ đó ra đây bằng đường sông, gió to, sóng lớn làm sao con vợ tui chịu<br />

cho nổi chớ!<br />

- Thôi được, vợ anh sơi đồ biển trúng độc, bị thổ tả cũng dễ trị thôi mà! Tôi đi<br />

‘’nấy’’ thuốc, anh ngồi chờ tôi tí nhá!<br />

Một lát sau, vị bác sĩ cách mạng trở lại với chai thuốc có màu vàng, sền sệt<br />

như củ nghệ mài. Hắn nói:<br />

20


- Đây ‘’nà’’ thuốc truyền thống dân tộc miền núi, chuyên trị thổ tả hết ý đấy!<br />

Nhưng, anh phải nhớ ‘’nắc’’ thật kỹ trước khi uống, mới có kết quả tốt!<br />

- Cách mấy giờ cho uống một lần ?<br />

- Cách bốn giờ cho uống một ‘’nần’’! Mỗi ‘’nần’’ một thìa canh nhé!<br />

Chiến cầm chai uống, kêu trời:<br />

- Cách bốn giờ ‘’nắc’’ một lần, sức đâu mà tui ‘’nắc’’ cho nổi hả, bác sĩ ?<br />

Bác sĩ cách mạng bực quá, hét lớn:<br />

- Anh ‘’nắc’’ không nổi thì nhờ người khác ‘’nắc’’ hộ cho, sao được chứ ?<br />

Chiến nghe nói cũng nổi khùng lên, hét:<br />

- Đố cha thằng nào dám nắc dùm. Tui chém bỏ mẹ nó tại chỗ liền!<br />

Tên bác sĩ cũng chịu hết nỗi, phải thét lên:<br />

- Anh ‘’nấy’’ thuốc rồi ra khỏi đây ngay! Đồ ‘’nười’’ như ‘’nợn’’!<br />

Chiến cũng nhịn hết nổi, nói:<br />

- Tui đi liền bây giờ! Khỏi đuổi!<br />

Nói xong, Chiến cầm chai thuốc đi một hơi ra bến đò. Bước xuống ghe rồi mà<br />

trong lòng vẫn còn ưu tư, lo lắng. Thà thấy thế mới hỏi:<br />

- Xảy ra chuyện gì vậy, bạn ? Trông sắc mặt của anh không được vui ?<br />

Chiến đưa chai thuốc cho Thà xem, rồi nói:<br />

- Hồi cha sanh, mẹ đẻ cho đến bây giờ, tui chưa từng nghe qua cái loại thuốc<br />

nào, cho bịnh nhân uống ly kỳ như cái loại thuốc truyền thống của dân miền núi nầy,<br />

nghe anh Thà! Thiệt đổi đời, cái gì cũng thay đổi tận gốc rễ hết trơn!<br />

Thà cũng không hiểu, hỏi:<br />

- Thuốc cho vợ anh uống ly kỳ ở chỗ nào vậy, anh Chiến ? Anh làm ơn giải<br />

thích cho tui nghe coi, may ra, tui có thể giúp được gì cho anh!<br />

- À, bác sĩ dặn tui phải ‘’nắc’’ thật kỹ trước, rồi mới cho vợ uống! Chiến hỏi.<br />

Mà nắc thật kỹ là nắc làm sao mới được chớ ?<br />

Anh bạn Thà nói:<br />

- Không biết dân ở miệt Kinh Mạc Cần Dưng hiểu ra làm sao thì tui không biết!<br />

Chớ dân miệt Chắc Cà Đao, theo tui hiểu, anh phải ‘’lãng mạng’’ với vợ của anh<br />

trước, rồi cho uống thuốc sau, Thà giải thích. Anh làm sao cho chị ‘’tới bến’’ nhiều<br />

lần càng tốt, anh phải quằm cho chị đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi con thì thuốc sau khi<br />

uống, sẽ có tác dụng thấm vào đường ruột mau hơn, chớ không có sao đâu!<br />

- Tui cũng nghĩ như anh vậy! Nhưng ngặt một nỗi, Chiến lại than thở. Thằng<br />

cha bác sĩ cách mạng khùng dặn tui: Cách bốn giờ cho uống một lần, thế mới chết<br />

tui chớ! Cầu ba ngày cho uống một lần thì may ra. Ráng lắm một ngày một lần cũng<br />

đủ bứt gân rồi cha nội à!<br />

Thà an ủi, nói:<br />

- Về cái khâu cho chị uống thuốc nầy. Anh làm một mình đi! Không ai giúp<br />

được gì cho anh được đâu!<br />

Vì thương vợ, Chiến cũng ráng phấn đấu cho vợ uống thuốc theo đúng chỉ<br />

tiêu của bác sĩ dặn: Phải ‘’nắc kỹ’’ trước khi uống, cách bốn giờ cho uống một lần!<br />

Nhờ vậy, khi vợ Chiến hết bệnh thổ tả thì vài tháng sau, Chiến báo cho cha mẹ một<br />

tin thiệt vui: Vợ con mang bầu rồi, tía má ơi! Trong cái rủi ro vẫn có cái may là ở chỗ<br />

đó!<br />

Con trăng rằm 15, tròn như cái nia, đỏ ối đang lừng lững nhô lên trên mặt biển<br />

Đông. Con trăng rằm cuối cùng của Thế Kỷ thứ 20 tỏa sáng rực rỡ trên dòng sông<br />

21


Ông Đốc. Một cơn gió bấc từ ngoài biển thổi vào đất liền hơi lành lạnh. Thím Tư ngồi<br />

nép sát bên chồng cho ấm. Nhìn mấy đòn bánh tét bắt đầu sôi sùng sục trong cái<br />

thùng thiếc đặt giữa sân nhà, chú Tư bỗng nhớ đến cha mẹ mà rưng rưng nước mắt.<br />

Còn thím Tư nhìn chồng, âu yếm, hỏi:<br />

- Không biết hồi đó, ông có pha giống cho con Hạnh và con Mây chưa vậy hả,<br />

ông Tư Cóc ? Khai thiệt đi thì tui khoan hồng!<br />

Tư Cóc vuốt mái tóc bạc trắng của vợ, rồi mỉm cười một, nói:<br />

- Bậy nà, tui mới có pha giống cho mỗi một mình bà mà thôi! Đã mấy chục<br />

năm trôi qua rồi, bà còn thắc mắc mãi chuyện nầy...<br />

Bỗng Tư Cóc hỏi bâng quơ:<br />

- Không biết dì Hạnh và dì Mây bây giờ làm gì ? Ở đâu ? Hả má thằng Chiến?<br />

Thím Tư nghe chồng hỏi liền làm mặt giận, nói:<br />

- Bộ nhớ hai đứa nó rồi, phải không ông Tư Cóc ? Thím Tư tiếp. Con Mây thì<br />

tui không biết nó ở đâu! Còn con Hạnh ở bên dòng sông Cửa Lớn. Nghe nói bây giờ<br />

nó khá lắm! Qua bên đó, hỏi nhà của dì Sáu Tét ai mà không biết!<br />

- Vậy sao ? Chú Tư Cóc tò mò, hỏi. Bộ dì Hạnh đi theo cách mạng, làm ‘’hộ<br />

lý’’ cho bộ đội cụ Hồ sao hả bà ? Nội nghe cái biệt danh ‘’Sáu Tét’’ của dì Hạnh là tui<br />

đủ thất kinh hồn vía rồi!<br />

Thím Tư nghe chồng hỏi, nổi sùng, nói:<br />

- Ông đó nghe, ăn nói lãng nhách! Bộ ai làm ‘’hộ lý’’ cho bộ đội đều bị ‘’tét’’ hết<br />

sao chớ! Ông muốn biết con Hạnh, nó tét cái gì thì chèo ghe qua bên đó mà hỏi nó!<br />

Tư Cóc thấy vợ sắp nổi cơn ghen lên, bèn lấy tay vuốt mái tóc bạc trắng của<br />

vợ, rồi âu yếm nói:<br />

- Tui đâu có huỡn chèo ghe qua đó, hỏi con Hạnh làm gì chớ! Bà còn nhớ<br />

chuyện hồi đó không ? Tui chỉ pha giống có mỗi một mình bà mà thôi! Còn hai đứa<br />

kia, tui đâu có thèm ngó ngàng gì tới đâu nà!<br />

- Thôi đi cha nội! Làm bộ hoài! Chớ không phải tại ông hết ‘’xí quách’’ rồi hả?<br />

Thím Tư hỏi gằn. Thành thật khai báo đi thì tui tha, thề không hỏi nữa: Vậy chớ ông<br />

có ‘’pha giống’’ hai đứa nó chưa ?<br />

Tư Cóc làm bộ cười nghiêng ngửa, nói:<br />

- Làm gì có chuyện đó mà bà cứ hỏi tới, hỏi lui hoài vậy, má thằng Chiến!<br />

Thím Tư muốn biết chuyện nầy có thiệt hay không ? Chỉ còn có nước bắt<br />

thang lên hỏi ông trời, họa may biết được mà thôi, thím Tư Cóc ơi...<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

THÍM TƯ CÓC<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

22


Trời chiều vừa chạng vạng. Tư Cóc bơi chiếc xuồng vừa tới đầu con rạch, rồi<br />

tấp con xuồng ba lá vào bụi trâm bầu bên cạnh cây da sà, cắm xuồng chờ thời<br />

cơ...Tư Cóc chun vô nóp, thỉnh thoảng, ló cái đầu ra nhìn phía cây cầu dừa trước<br />

cổng chùa nữ, chùa dành cho các các Ni Cô tu hành. Bỗng hắn thấy một Ni Cô còn<br />

rất trẻ, đầu cạo trọc, nhưng không vì thế mà mất vẻ mặn mà, cái áo nâu sòng tuy<br />

rộng thùng thình mà không làm giảm vóc dáng thon thả yểu điệu thục nữ. Nàng đang<br />

gánh đôi thùng thiếc đi xuống cây cầu dừa, gánh nước cho chùa xài.<br />

- Đúng là đồng chí Hạnh rồi! Tư Cóc mừng quá gọi khẽ cho nàng vừa đủ<br />

nghe. Đồng chí Hạnh ơi! Đồng chí Hạnh! Qua là Tư Cóc đây nè!...<br />

Nàng nghe tiếng ai đó gọi đúng tên cúng cơm của mình. Nàng giật mình, ngó<br />

dáo dác tìm. Nhưng, Tư Cóc núp trong nóp kỹ quá, vả lại, chiếc xuồng bị rặng trâm<br />

bầu che khuất nên nàng không trông thấy gì cả. Nàng vội vã nghiêng đôi thùng<br />

xuống con rạch để cho nước tràn vào đầy thùng, rồi đứng dậy đi lên chùa, thấp<br />

thoáng mấy bóng áo nâu của các Ni Cô đi qua lại trước sân chùa. Tư Cóc nhìn theo<br />

nàng Hạnh nuốt nước miếng ừng ực, tiếc rẻ.<br />

Tư Cóc nằm dài trên xuồng, ngửa mặt trời nhìn hàng trăm con chim trời lớn<br />

nhỏ đủ loại nào là cưỡng, sáo, chim cu, chim sẻ, cò trắng, cò quắm...sải cánh chao<br />

nghiêng, bay la đà trên con rạch, ríu rít gọi nhau về tổ ấm của chúng, treo đầy trên<br />

các nhánh cây da sà, cành lá um tùm như cây đại thụ, rễ phụ buông thòng xuống<br />

con rạch bị gió thổi đong đưa trên mặt nước.<br />

Giữa không gian tĩnh lặng trong buổi hoàng hôn, vang vang tiếng kinh cầu ê a<br />

trầm bổng, điểm tiếng chuông chùa công phu ngân nga, hòa lẫn với tiếng chim muôn<br />

kêu ríu rít, tiếng gió thổi rì rào qua kẽ lá, tiếng sóng vỗ lao xao vào bờ con rạch...tấu<br />

thành giai điệu quê hương tuyệt vời. Chúng sinh một lần qua đây vào lúc chuông<br />

chùa điểm công phu, ai cũng thao thức nỗi niềm riêng, muốn lánh xa thế tục và ước<br />

mong được như đàn chim trời, chọn nơi đây để an phận, gởi mình nương bóng cửa<br />

từ bi...<br />

Nhưng, riêng Tư Cóc lòng đầy dục vọng thì nghĩ khác à nghen! Hắn thả hồn<br />

mình về trên dòng sông Ông Đốc, nhớ lại hồi ‘’pha giống’’ rất ư là cụp lạc cho đồng<br />

chí Liễu trong chiếc ghe tam bản, lúc cắm sào qua đêm trong rừng U Minh. Cho tới<br />

bây giờ, hắn vẫn còn tiếc hùi hụi là lúc đó đã hết ‘’xí quách’’, không còn đủ sức để<br />

tiếp tục pha giống cho đồng chí Hạnh và Mây, vì vậy, Tư Cóc hạ quyết tâm đột nhập<br />

cửa thiền nội trong đêm nay để ‘’pha giống’’ cho đồng chí Hạnh, thỏa mãn khát vọng<br />

mà hắn ấp ủ từ bấy lâu nay. Và thời cơ thuận lợi đã đến...<br />

Khi vầng trăng hạ tuần, cong như cái lưỡi liềm treo lơ lửng trên nền trời đầy<br />

những vì sao lấp lánh, đang tỏa ánh sáng huyền ảo, lung linh trên trần thế. Và tiếng<br />

kinh cầu, tiếng gõ mõ, tiếng chuông chùa...đã im bặt từ lâu. Tư Cóc trườn mình ra<br />

khỏi nóp như một con rắn rình bắt con mồi, rồi đứng trên mũi xuồng, hai tay nắm<br />

chặt chùm rễ phụ, đu mình phóng lên bờ, giống hệt người rừng ‘’Tarzan’’ đu dây<br />

trong rừng rậm Phi Châu. Tư Cóc buông mình rớt xuống đất nghe cái đụi, đảo mắt<br />

nhìn chung quanh, ngó trước ngó sau, bốn bề yên lặng, giờ thì chỉ còn nghe tiếng dế<br />

và tiếng côn nỉ non trong các bụi cỏ ven con đường làng. Tư Cóc nhanh còn hơn con<br />

sóc, lấy tay vẹt cái hàng rào dâm bụt bằng cái lỗ chó, vừa đủ lách mình chun vào, rồi<br />

âm thầm luồn sâu, tiến sát vào dưới chân tường rong rêu, ẩm mốc. Tư Cóc cứ thế<br />

mà hết trườn, rồi bò theo chân tường ra dãy hậu liêu phía sau. Tư Cóc khom mình<br />

đứng lên, mở hé từng cánh cửa sổ, ghe mắt nhìn vào bên trong để tìm chỗ ngủ của<br />

23


Hạnh. Thời may, khi mở hé cánh cửa sổ cuối cùng gần gian nhà bếp, Tư Cóc thấy<br />

ánh đèn dầu leo lét, tỏa ánh sáng lờ mờ cũng vừa đủ cho hắn thấy đồng chí Hạnh<br />

đang nằm trăn trở trên cái chõng tre kê sát vách. Tư Cóc mừng húm, gọi nhỏ:<br />

- Đồng chí Hạnh ơi! Đồng chí Hạnh...! Qua là Tư Cóc đây nè!<br />

Ni Cô Hạnh nghe tiếng ai gọi văng vẳng bên tai, nàng khoát vội chiếc áo bà ba<br />

màu nâu đứng dậy, rón rén đi ra phía cửa sổ để nhận mật lệnh của đồng chí nào đó<br />

gởi cho nàng thi hành theo như thường lệ. Nhưng khi nàng vừa mới cánh cửa sổ,<br />

bắt gặp cái bản mặt sần sùi, nham nhở của Tư Cóc làm nàng giật mình, hai bàn tay<br />

ôm lấy ngực, trấn áp cơn sợ hãi bất ngờ.<br />

Nàng hỏi:<br />

- Đêm hôm khuya khoắt vô chùa kiếm tui vào giờ nầy làm gì vậy hả, cha nội ?<br />

Tư Cóc không trả lời, thò đầu vô cửa sổ, nhanh chóng áp sát cái bản mặt vào gò má<br />

nàng, hun nghe một cái chụt làm Hạnh sợ quá bước lùi lại. Tư Cóc liều lĩnh phóng<br />

mình nhảy qua cửa sổ, ôm ngang eo ếch nàng, đè Hạnh nằm ngửa trên cái chõng<br />

tre, hai tay bóc hốt lia lịa. Mây trân mình chịu trận không dám la vì sợ Sư Cô trụ trì<br />

biết được. Tư Cóc được nước càng làm tới, hơi thở Hạnh càng dồn dập. Nàng cố<br />

khuyên:<br />

- Đừng anh Tư Cóc! Chị Liễu mà biết được anh ăn nằm với tui là anh tàn đời<br />

đó! Bộ không sợ muỗi cắn cu sao, cha nội ?<br />

- Muỗi cắn cu mà nhằm nhò gì chớ! Kiến cắn cu mới sợ!<br />

- Bộ anh không ngán chị Liễu thiệt hả ?<br />

- Ngán cái con khỉ khô! Chị Liễu của em vừa già, vừa xấu như ma, thân mình<br />

thì ốm nhách như con khô hố, đâu có mát da mát thịt được như em đâu! Qua mà ho<br />

một tiếng là bả sợ run rồi!<br />

Nói gì thì nói, Tư Cóc nhớ đến mấy con muỗi đốt cu hồi đó thì hơi nhợn.<br />

Nhưng vì đã trót cỡi lên mình nàng rồi thì cho tới luôn. Tư Cóc tuột phăng quần áo<br />

của nàng ra. Hạnh cố lấy tay xô Tư Cóc ra, vừa khuyên:<br />

- Đừng làm vậy, anh Tư Cóc! Rủi ro, Sư Cô trụ trì ngôi chùa biết được, chắc<br />

chắn Hạnh bị đuổi ra khỏi chùa! Hậu quả nầy, tui sẽ gánh hết trách nhiệm vì làm<br />

hỏng kế hoạch ‘’Cài Người Phá Đạo’’ của Hồ Chủ Tịch và đảng ta giao phó! Anh<br />

cũng gánh không nỗi tội nầy đâu!<br />

Mặc cho nàng nói, Tư Cóc áp dụng chiến thuật ‘’nhất điểm lưỡng diện’’ kết<br />

hợp với ‘’tiền pháo hậu xung’’ chọc thủng cho bằng được mục tiêu. Hạnh tuy gần<br />

chết đứng đến nơi, tay chân run rẩy, hơi thở dồn dập, mồ hôi, mô kê tuôn ra ướt cái<br />

lưng trần. Nhưng Hạnh vẫn kiên trì, tiếp tục khuyên:<br />

- Đừng làm vậy anh Tư Cóc! Đừng Tư Cóc! Đừng...đừng mà anh Tư<br />

Cóc...Cóc...cóc...cóc...cóc...<br />

Thời may, Sư Cô trụ trì, nửa đêm đói bụng bèn đi xuống nhà bếp kiếm cơm<br />

nguội, khi ngang qua hậu liêu của nàng, tình cờ, nghe tiếng nàng gõ mõ: Cóc...cóc...<br />

cóc...cóc...cóc...giữa đêm khuya. Khó tính như Sư Cô cũng phải khen thầm trong<br />

bụng: ‘’Ni Cô nầy còn trẻ tuổi, mới gởi thân vào chùa chẳng được bao lâu mà thành<br />

tâm tu niệm như vầy. Chắc chắc, sau nầy sẽ sớm về cõi Niết Bàn cùng với Chư<br />

Phật’’.<br />

Tư Cóc đang hùn hục, sắp tới bến...đến nơi thì bên tai bỗng nghe tiếng ‘’Thiên<br />

Lôi’’ hét vang như tiếng sấm động lưng trời, nghe đến rợn người: ‘’Bớ thằng cha Tư<br />

Cóc mắc dịch! Tỉnh dậy cho mau! Tư Cóc chưa kịp hoàn hồn thì một trận mưa đổ ập<br />

24


xuống người. Hắn giật mình mở mắt, ngó dáo dác, nhìn quanh hiện trường thì mới<br />

biết đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Hiên ngoài, trời sắp sửa rạng đông...<br />

Tư Cóc định ngồi dậy thì thấy quần áo ướt nhẹp, còn thân mình thì bị trói chặt<br />

cứng trên cái chõng tre kê sát vách. Còn bà vợ bắt cái ghế đẩu ngồi kế bên, đang<br />

chờ lấy khẩu cung. Tư Cóc ngạc nhiên, hỏi bà vợ già:<br />

- Tôi đang ngủ mà! Có làm tình làm tội gì mà bà lại trói tôi vậy hả, má thằng<br />

Chiến ?<br />

- Có phải ông lợi dụng giấc ngủ đi gặp con Hạnh, phải không Tư Cóc ? Thím<br />

Tư Cóc cười gằn, hỏi. Ông pha giống cho con Hạnh tới bến rồi chưa vậy hả ? Nói,<br />

nói mau lên!<br />

Tư Cóc cười mà cái miệng méo xẹo, nói:<br />

- Tui nằm chiêm bao thôi mà! Đang pha giống chưa tới bến thì bị bà đánh thức<br />

dậy rồi!<br />

- Ông lại dỡ cái mửng cũ nữa! Hồi đó, gạt tui sợ để cho ông ‘’pha giống’’, mà<br />

ông cũng pha giống cũng giỏi thiệt đó nghen! Thím Tư Cóc cười lạt, nói. Tui đâu có<br />

đẻ ra ‘’Khỉ đột con’’ mà chỉ đẻ ra thằng ‘’Cóc con’’ giống ông như đúc, khù khà, khu<br />

khờ. Thiệt chẳng giống ai!<br />

- Ừa đó, phải chi bà đẻ cho tui thằng ‘’khỉ đột con’’ thì dưới chánh sách ‘’Trồng<br />

cây 10 năm, trồng người 100 năm’’ của bác và đảng, biết đâu nó đã trở thành tổng bí<br />

Thư đảng, chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ rồi đó cũng không chừng à nghen<br />

bà! Tư Cóc cười khì khì, nói. Tui chỉ nằm chiêm bao thôi mà, má thằng Chiến! Nằm<br />

chiêm bao mà cũng phạm gia uy nữa sao ?<br />

- Ai cho phép ông nằm chiêm bao hả ? Nằm chiêm bao mà thấy ăn nằm với<br />

người đàn bà khác cũng phạm gia uy. Ông còn chê gái già nầy xấu như ma, ốm<br />

nhôm ốm nhách như con khô hố, đâu có mát da mát thịt bằng người ta. Vì vậy, tui<br />

phải trừng trị ông theo gia pháp mới được đó!<br />

Tư Cóc nghe nói sắp bị vợ trừng trị theo gia pháp thì sợ đến tái mặt, xuống<br />

nước nhỏ năn nỉ:<br />

- Tui chỉ nằm chiêm bao mà, má thằng Chiến! Tha cho tui lần nầy đi! Tui thề<br />

với bà, không dám tái phạm nữa đâu!<br />

Thím Tư ngửa mặt lên nóc nhà cười khanh khách, làm cho mấy con thằn lằn<br />

sợ hết hồn, nép mình sau cây cột nhà trốn:<br />

- Cái tội nằm chiêm bao thấy gái thì tôi có thể bỏ qua được. Nhưng cái tội chê<br />

con vợ già nầy trước mặt con Hạnh thì phải bị trừng trị theo gia pháp.<br />

Tư Cóc giọng run run, hỏi:<br />

- Bà muốn thi hành gia pháp bằng cách nào đây ? Tui sợ muỗi cắn cu lắm<br />

nghe, má thằng Chiến!<br />

- Ông quên đã nói gì với con Hạnh rồi sao, ha ? Thím Tư Cóc trợn mắt, nói.<br />

Muỗi cắn cu mà nhằm nhò gì chớ! Kiến cắn qua mới sợ! Thôi thì, tui cũng ráng chìu<br />

ông lần nầy để ông mãn nguyện. Ông chịu khó nằm trên chõng chờ tui một chút xíu!<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Mở trói cho tui trước đã, rồi bà có đi đâu thì đi!<br />

Thím Tư Cóc nhìn chồng, nói:<br />

- Mở trói đặng ông chạy, ha! Tui đâu có ngu! Tui ra đằng sau vườn bắt vài<br />

kiến lửa rồi trở vô liền hà!<br />

25


Không đầy 10 phút sau, thím Tư Cóc kẹp một con kiến lửa giữa ngón tay cái<br />

và ngón trỏ, hí hửng mang vào khoe với chồng:<br />

- Hồi cha sanh, mẹ đẻ đến bây giờ, tui chưa thấy con kiến lửa nào có tầm vóc<br />

‘’vĩ đại’’ như con nầy à nghen, ông Tư Cóc! Thím Tư thả con kiến lửa dưới ‘’cột cờ’’<br />

để nó từ từ bò lên. Thím Tư khoái chí cười ngặt ngoẽo, nói. Nó mà cắn ông một phát<br />

là ‘’ông lớn’’ sẽ bỏ cái tật ngủ mớ, nói năng lảm nhảm. Còn ‘’ông con’’ sẽ đội nón cối<br />

đi thăm ‘’lăng Bác Hồ’’! Ông mà không đi chàng hảng đúng một tháng là tui làm con<br />

ông đó!<br />

Tư Cóc ngóc đầu dậy, nhìn thấy con kiến lửa là hồn phi phách tán, mồ hôi mẹ<br />

mồ hôi con, mồ hôi nách, mồ hôi dế...tuôn ra một lượt. Bỗng có tiếng ai đó réo tên<br />

Tư Cóc ngoài trước sân:<br />

- Ông Tư Cóc ơi! Có ở nhà không vậy hả ?<br />

Tư Cóc mừng quá, trả lời liền:<br />

- Có tui ở nhà đây! Ai gọi tui vào giờ nầy, cứu tui sớm quá vậy cà ?<br />

Tiếng người lạ đáp:<br />

- Tui là Bảy Lọ ở Làng Chài sông Đồng Cùng đây nè, cha nội! Cái lưới tôi<br />

nhờ anh Tư đan mấy tháng trước, xong rồi chưa vậy ?<br />

- A, chú Bảy Lọ đó hả! Lưới đan xong rồi! Chờ chút tui mang ra liền! Tư Cóc<br />

khoái quá, nhìn bà vợ, nói. Mau cắt dây trói để tui còn giao cái lưới cá cho người ta!<br />

Mau lên còn chần chờ gì nữa chớ!<br />

Cực chẳng đã, thím Tư phải tháo dây trói cho chồng. Thím còn hăm he:<br />

- May cho lần nầy, có cứu tinh đó nghen! Ông mà còn nằm chiêm bao, thấy<br />

ôm ấp con mẹ nào khác là biết tay tui!<br />

Tư Cóc đứng dậy, cười đắc chí, nói:<br />

- Mụ nội tui cũng hổng dám nằm chiêm bao nữa đâu, má nó ơi!<br />

Tư Cóc như chim xổ lồng, đứng dậy, hớt ha hớt hải chạy bay ra ngoài sân,<br />

đón khách vào nhà. Tư Cóc ngạc thấy đầu của Bảy Lọ quấn cái khăn rằn kín mít, chỉ<br />

chừa có hai con mắt thò lõ, sưng húp. Tư Cóc hỏi đùa:<br />

- Chú Bảy mầy theo Đạo Hồi hồi nào vậy hả ?<br />

Bảy Lọ tháo cái khăn rằn quấn trên đầu xuống, nói:<br />

- Anh coi cái bản mặt bầm dập của tui nè! Chỗ nào cũng sưng húp hết trơn!<br />

- Bị vợ loi hả ? Tư Cóc cười, nói. Chú Bảy nó mà không đến kịp thời thì đời<br />

qua cũng te tua luôn. Chắc còn thê thảm hơn chú nữa kìa!<br />

- Không phải bị vợ loi mà bị nhân dân bề hội đồng thế mới khổ! Bảy Lọ chậc<br />

lưỡi, than thở. Sau ngày giải phóng. Tui bỏ xứ đi biệt tông biệt tích trên 20 năm mới<br />

trở về xã Mỹ An, thăm mộ ông bà, cha mẹ. Vậy mà, đồng bào trong xã vẫn chưa<br />

quên món nợ máu mà tui đã gây ra trong thời kỳ chiến tranh giải phóng!<br />

Tư Cóc ngạc nhiên, hỏi:<br />

- Trong thời kỳ chiến tranh ‘’Chống Mỹ cứu nước’’, chú là cán bộ ‘’tuyên vận’’<br />

lập được nhiều tích xuất sắc được đảng ta và nhà nước tuyên dương công trạng<br />

nhiều lần thì làm gì chú có nợ máu với nhân dân chớ ? Đúng là chuyện trái khoáy!<br />

Tui không tin. Nếu là bị vợ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì cứ nói huỵt tẹt ra đi,<br />

xấu hổ gì chớ! Tui cũng bị bả đụt cho phù mõ hoài đó chớ! Đìn bà thế kỷ thứ 21 là<br />

như vậy đó đa!<br />

- Tui không phải bị vợ loi mà bị nhân dân đòi nợ máu. Thôi được rồi, để tui kể<br />

cho anh nghe. Chuyện là như vầy, Bảy Lọ kể. Chính ủy trung đoàn Đồng Tháp cơ<br />

26


động Tỉnh Mỹ Tho là Mười Móm chỉ thị cho tui là phải tuyên truyền thế nào làm cho<br />

anh em du kích xã Mỹ An khắc phục tinh thần chủ bại là thường quăng súng, chém<br />

vè khi thấy xe tăng lội nước M113 xuất hiện.<br />

- Chuyện nầy, tui thấy hơi khó cho chú đó nghen, Tư Cóc hỏi. Liệu chú có<br />

hoàn thành công tác của cấp trên giao phó không đó ?<br />

- Dễ dàng như trở bàn tay, Bảy Lọ khoe. Trước khi Sư Đoàn 7 Bộ Binh mở<br />

chiến dịch càn quét mật khu Mỹ An dọc theo ranh giới Tỉnh Mỹ Tho và Mộc Hóa vào<br />

mùa Thu năm 1972. Tôi bèn tập hợp các anh em du kích xã Mỹ An ra bờ Kinh Tháp<br />

Mười để tuyên truyền. Tôi lấy một miếng sắt và một khúc gỗ đưa cho họ rồi bảo họ<br />

quăng xuống nước. Tôi chỉ cho họ thấy rằng: Vật gì bằng gỗ mới nổi trên mặt nước,<br />

bằng sắt thì phải chìm. Xe tăng M113 lội nước, vượt sông được mà không chìm tức<br />

là là nó làm bằng gỗ, dùng mã tấu chém thì nó bể ra từng mảnh dễ dàng như chẻ<br />

củi.<br />

- Chú nói như vậy mà mấy người anh em du kích có tin không ?<br />

- Nói gì thì nói, cũng nhờ bản chất thật thà, chất phát của người nông dân<br />

Nam Bộ mà tui nói là họ tin liền, Bảy Lọ tiếp. Vụ lúa Hè-Thu năm 1972, Sư Đoàn 7<br />

Bộ Binh tung một đơn vị thiết vận xa M113, yểm trợ quân bộ chiến càn quét mật khu<br />

Mỹ An, bị du kích vác mã tấu hăm hở rượt theo chém. Và cho tới khi đó, họ mới thiết<br />

vận xa M113 làm bằng thép chớ không phải bằng gỗ như tôi tuyên truyền thì đã<br />

muộn. Lớp du kích bị bắn chết thì không nói làm gì. Còn lớp sứt tay, gãy gọng còn<br />

sống lây lất cho tới bây giờ thì họ căm thù tui đến tận xương, tận tủy. Hơn 20 năm<br />

rồi, họ vẫn chưa quên món nợ máu nầy. Vì vậy, khi tui vừa vác cái bản mặt trở về<br />

quê xưa là bị họ nhận diện được, rượt đánh làm tui chạy vắt giò lên cổ. May mà tui<br />

chạy thoát được, không thì bỏ mạng tại chốn sa tràng rồi, anh Tư à!<br />

Vừa lúc đó, thím Tư Cóc pha một bình trà nóng mang ra mời khách. Tư Cóc<br />

giới thiệu với vợ:<br />

- Đây là chú Bảy Lọ quê ở Làng Chài miệt dưới sông Đồng Cùng. Chú Tư Cóc<br />

quay sang Bảy Lọ, nói. Còn đây là bà xã của tui!<br />

Thím Tư Cóc gật đầu chào Bảy Lọ, nói:<br />

- Sẵn dịp, vợ chồng tui mời chú Bảy ở lại dùng bữa cơm trưa đạm bạc với vợ<br />

chồng tui. Có gì ăn nấy! Đừng khách sáo nghe chú Bảy!<br />

- Ừa, phải đó nghe! Má thằng Chiến!<br />

Bảy Lọ hỏi:<br />

- Chiếc tắc rán cuối ngày chạy ngang qua đây, về Làng Chài ở vàm sông<br />

Đồng Cùng vào lúc mất giờ vậy, anh chị Tư ?<br />

- Vào khoảng 3 giờ chiều! Dùng cơm trưa xong còn dư thì giờ mà, chú Bảy!<br />

thím Tư Cóc nói. Trưa nay, vợ chồng tui đãi chú Bảy món cháo rắn đặc sản vùng<br />

nầy. Ngon hết ý đó!<br />

- Thiệt tui đến sớm làm phiền anh chị Tư quá đi! Bảy Lọ nói.<br />

Tư Cóc cười ha hả, nói:<br />

- Bữa nay chú Bảy thiệt là ân nhân của tui đó nghen! Không có chú cứu bồ kịp<br />

lúc thì tui bị bả cho kiến cắn cu sưng tù vù rồi!<br />

Thím Tư Cóc nhìn chồng, hứ một cái cốc, phân bua:<br />

- Con kiến lửa tui đã bẻ gãy hai cái càng rồi, chỉ hù cho ông sợ thôi mà!<br />

Chuyện chiêm bao mộng mị, ai cấm được ai chớ!<br />

Chú Tư Cóc nhìn vợ, nói:<br />

27


- Bà biết như vậy thì tốt! Thôi, bà ra sau bếp lo cơm nước đi, để tui nói chuyện<br />

với chú Bảy một chút! Tư Cóc quay sang Bảy Lọ, hỏi. Sao, dạo nầy bà con miệt dưới<br />

sông Đồng Cùng làm ăn khấm khá không hả, chú Bảy ?<br />

- Ôi, khá gì nổi anh Tư! Bảy Lọ than đứt ruột. Cách đây mấy tháng, một phần<br />

Làng Chài nằm gần bờ biển bị sóng biển đánh tan nát hết rồi còn đâu nữa, chú Tư<br />

ơi!<br />

- Lại tai trời ách nước nữa rồi, phải không chú ? Tư Cóc hỏi. Còn gia đình chú<br />

có mệnh hệ gì không ?<br />

- Dân trong làng chài và gia đình tôi suýt nữa bị mấy đợt triều cường kéo ra<br />

biển cả. May mắn cho bà con, nhờ nhanh chân lẹ cẳng chạy kịp thời nên toàn mạng.<br />

Nhưng mấy mươi căn hộ gần bờ biển bị sóng dữ dập tan nát. Cảnh tan hoang của<br />

làng chài cho đến bây giờ vẫn nguyên tình trạng đó!<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Bộ chánh quyền địa phương không có giúp đỡ gì cho bà con sao, chú Bảy ?<br />

- Giúp cái con khỉ khô! Bảy Lọ chua chát nói. Chắc anh Tư chưa quên cơn<br />

bão Linda ác liệt thổi qua Đồng Bằng Sông Cửu Long vào tháng 11 năm 1997 đã<br />

làm ít nhất 500 người chết, gần 1.000 ngàn người bị thương và trên 3.000 ngươì<br />

mất tích. Hơn 70.000 ngôi nhà tan hoang. Vậy mà, các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước<br />

và quan chức địa phương chẳng những không giúp đỡ các gia đình nạn nhân mà<br />

còn cấm đoán, sách nhiễu các tổ chức tư nhân làm công tác từ thiện, để ăn chia số<br />

hiện kim và hiện vật cứu trợ quá béo bở. Tiền bạc thầy bỏ túi, còn dân chết mặc bây!<br />

Tư Cóc nghe nhắc lại chuyện cũ, tức quá cũng chửi thề, văng tục:<br />

- Đéo mẹ chúng nó! Lợi dụng nỗi đau khổ của đồng bào ruột thịt để làm giàu<br />

bất chánh của tập đoàn Lãnh đạo đảng cộng sản, thiệt là dã man hết chỗ nói mà!<br />

- Ở đời mà anh Tư Cóc! Bảy Lọ nếu như mếu. Phải chi hồi đó, tụi mình đồng<br />

một lòng đứng về hàng ngũ Quốc Gia, hoặc gia nhập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa<br />

để chiến đấu chống lại quân cộng sản xâm lược để bảo vệ miền Nam Việt Nam thì<br />

ngày hôm nay, cuộc đời của tụi mình đâu có đến nỗi te tua như vầy, phải không anh<br />

Tư ?<br />

- Cái đám mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam lao nhao nói chung và như<br />

chú nói riêng, đi làm chuyện ‘’rồi bu c...ngựa’’. Ai đời cam tâm nối giáo cho giặc để<br />

đâm sau lưng chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, rồi hồ hởi, phấn khởi mở cửa đón giặc<br />

cướp cộng sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam, chiếm đoạt hết tài sản của đồng<br />

bào, còn đè đầu cỡi tụi mình nữa. Thế mới tức chớ!<br />

- Ở đời mà anh Tư Cóc! Có cái dại nào giống cái dại nào đâu nà!<br />

- Bây giờ vợ con chú sống ra làm sao nè ?<br />

- Ở đời mà anh Tư Cóc! Tiến về nội, thoái về ngoại! Sống hoài trên cái ‘’xóm<br />

Lục Bình’’ trôi bồng bềnh theo con nước lớn ròng hoài, bữa đói, bữa no chán thấy<br />

mẹ! Định đưa vợ con về quê ngoại ở Mỹ An làm lại cuộc đời thì bị đồng bào đòi nợ<br />

máu, đánh cho một trận phù mày, phù mõ. Chạy trối chết!<br />

Tư Cóc ngạc nhiên, hỏi:<br />

- Cái xóm lục bình là xóm gì vậy, chú Bảy ? Sao hồi nào tới giờ, tui không<br />

nghe ai nói vậy cà ?<br />

- Xóm lục bình chẳng qua là túp lều trôi lềnh bềnh trôi sông Đồng Cùng khi thì<br />

dạt vô Kinh Đồng Cùng tránh sóng dữ, bão to, gió lớn. Xóm nầy khoảng mươi lăm<br />

căn nhà được hưởng chế độ 4 không của chánh quyền địa phương: Không hộ khẩu,<br />

28


không điện, không nước và không cả tương lai, Bảy Lọ giọng buồn, nói. Nói là nhà<br />

thì hơi quá đáng. Nhà chỉ là những túp lều xiêu vẹo mà nền là những cây tầm vông<br />

kết chặt lại thành bè rồi đặt lên tên đó những tấm ván hoặc gỗ tạp làm mặt bằng, mái<br />

nhà và vách được lợp bằng lá dừa nước. Vợ chồng tôi và đứa nhỏ đều sống trôi nổi<br />

phận lục bình ở trên đó...<br />

Tư Cóc ngắt lời:<br />

- Sống như vậy nguy hiểm lắm đó! Nhất là khi phải đối mặt với sóng to gió lớn<br />

hoặc giông bão thì sao hả, chú Bảy ?<br />

- Anh Tư biết mà, cách cửa sông Đồng Cùng khoảng 10 cây số, có con Kinh<br />

Đồng Cùng chia ra làm hai nhánh. Một nhánh nối liền với sông Ông Đốc. Còn nhánh<br />

kia dài trên 25 cây số nối liền với sông Bảy Hạp. Hôm nào thấy trời sắp giông bão thì<br />

cả ‘’xóm Lục Bình’’ phải nối đuôi nhau, chèo chống vô con kinh nầy núp bão.<br />

- Cư dân trong ‘’xóm Lục Bình’’ nầy, họ sống bằng nghề gì ?<br />

- Phần đông sống về giăng câu, đặt lờ, hoặc hợp đồng bủa lưới ăn chia. Gặp<br />

mùa cá thì thanh niên làm bạn biển theo các tàu đánh cá ra khơi.<br />

- Sống như chú thì bọn trẻ làm sao đến trường được ?<br />

- Vợ chồng tôi kiếm tiền đủ mua gạo, sống lây lất qua ngày là may mắn lắm<br />

rồi. Có dư tiền đâu mà đóng tiền trường cho hai đứa nhỏ chớ! Bảy Lọ nở một nụ<br />

cười héo hắt, nói. Học phí đối với trường phổ thông từ 200.000 đến 300.000 đồng<br />

tháng. Vị chi, tiền cho hai đứa nhỏ đi đứt nửa triệu đồng. Đó là chưa kể tiền đồng<br />

phục, còn đau đầu nữa kìa! Thôi thì, con nhà nghèo đành chịu dốt.<br />

Có tiếng thím Tư từ trong nhà bếp gọi vọng ra nhà trước:<br />

- Ông Tư Cóc ơi! Phụ với tui bưng đồ ăn ra coi!<br />

Chú Tư Cóc nghe vợ gọi, lật đật đứng dậy đi ra ngoài, phụ với vợ bưng thức<br />

ăn ra ngoài đãi khách. Bảy Lọ nhìn thấy nồi cháo rắn hổ nấu với đậu xanh, khói bốc<br />

nghi ngút và dĩa thịt rắn xé phay, trộn với rau râm và bắp chuối xắt mỏng. Bảy Lọ đã<br />

thấy bụng đói cồn cào, nói:<br />

- Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp thưởng thức món cháo rắn hổ à nghen anh, chị<br />

Tư! Chưa ăn đã biết ngon rồi đó! Con rắn hổ nầy, chú Tư bắt hay mua vậy ?<br />

- Không phải do tui bắt mà cũng không phải mua nữa, Tư Cóc khoe. Do vợ<br />

chồng tui nuôi đó!<br />

- Chà cái nghề nuôi rắn hổ để ăn, coi có vẻ mới lạ quá nghe, anh Tư, Bảy Lọ<br />

ngạc nhiên, hỏi. Mà nuôi rắn có khó hay nguy hiểm gì không vậy ?<br />

- Dễ ợt! Còn dễ hơn nuôi gà nữa đó! Nuôi gà còn phải lo lúa thóc, sợ toi. Chớ<br />

nuôi rắn thì khỏi phải lo gì nhiều mà một vốn bốn lời. Tháng nào mưa to gió lớn, lụt<br />

lội, khó kiếm thức ăn, bỏ đói cả tháng nó cũng không chết.<br />

Thím Tư nói:<br />

- Thôi, mời chú Bảy cầm đũa đi, kẻo thức ăn nguội mất ngon. Ăn xong, ông<br />

dẫn chú Bảy ra tham quan chuồng nuôi rắn của vợ chồng mình. Nếu chú thích thì<br />

dạy nghề cho chú cũng chưa muộn mà!<br />

Bảy Lọ nghe nói, mừng quá, ăn vội vàng để ra tham quan cơ sở nuôi rắn để<br />

học hỏi. Tư Cóc dẫn Bảy Lọ ra khu vườn nuôi rắn hổ đất phía sau nhà gần bờ<br />

mương, có mái che mưa nắng. Vườn chia ra làm 3 khu có xây tường cao khoảng 2<br />

thước, diện tích mỗi khu 40 thước vuông, giống như một cái hồ chứa nước mưa.<br />

Khu thứ nhứt nuôi rắn 3 tuổi trở lên. Khu thứ hai nuôi rắn từ 1 đến 2 tuổi và khu thư<br />

ba nuôi rắn dưới 1 tuổi. Dưới đáy hang, đất được đấp thành mô đất ngoằn ngoèo<br />

29


trên phủ rơm rạ, cỏ khô, cành cây như ngoài thiên nhiên để chúng phát triển bình<br />

thường. Mỗi khu có ít nhất trên 100 con rắn hổ đất mập tròn, khỏe mạnh đang thở<br />

phì phì. Tư Cóc mở máy bơm nước loại nhỏ tắm rửa rắn cho bớt mùi tanh hôi.<br />

Bảy Lọ hỏi:<br />

- Anh Tư nuôi rắn bằng thức ăn gì vậy ?<br />

- Thức ăn dùng để nuôi rắn, dễ kiếm nhứt là chuột đồng. Tối nào, tôi cũng đặt<br />

gần trăm cái bẫy chuột ngoài ruộng. Vườn cò trong rừng tràm, rừng đước có tới<br />

hàng trăm ngàn con, cung cấp trứng cho loại rắn nhỏ dưới một tuổi. Rắn ăn trứng cò<br />

lớn như thổi. Tư Cóc cười, tiếp. Nuôi rắn như vầy chưa phải là qui mô lắm đâu! Chỉ<br />

vừa đủ cung cấp cho thằng Chiến, con trai tôi, nó buôn bán các loại động vật hoang<br />

dã tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Rùa, cua đinh, chim trời đủ loại và đặc<br />

biệt dà rắn hổ đầt do tôi cũng cấp clo nó. Nhờ trời, thằng con,khù khờ của tôi buôn<br />

bán cũng khấm khá. Mỗi lần, tôi chở rắn lên Phụng Hiệp giao hàng cho nó là mấy tay<br />

lái rắn đến cua sạch, chở về gác vừa rắn cung gấp cho các quán nhậu ở Cần Thơ<br />

hoặc chở lên Sài Gòn.<br />

- Cần phải mất bao nhiêu vốn mới mở được cơ sở nuôi rắn hổ đất như của<br />

anh Tư đây ?<br />

- Mấy năm trước. Thằng Chiến vay mượn bạn bè khoảng một cây vàng đủ để<br />

xây một cái hồ bằng xi măng. Còn rắn non, tôi chịu khó chèo ghe vô miệt rừng U<br />

Minh, Năm Căn, Thới Bình...mua lại các bắt rắn chuyên nghiệp với giá bèo. Chỉ mất<br />

khoảng 2 năm, thằng Chiến chẳng những trả hết nợ, còn tôi xây thêm được 2 cái hồ<br />

nuôi rắn nữa.<br />

- Để tôi về tính lại với bà xã và hai cháu rồi quyết định lên đây học nghề nuôi<br />

rắn với anh chị, Bảy Lọ nhìn đồng hồ, nói. Bây giờ trời đã xế trưa rồi, tôi xin kiếu anh<br />

chị. Hẹn khi khác gặp lại.<br />

- Thôi, mình lên nhà trên để tôi còn giao cái lưới cho chú đem về dưới.<br />

- Tiền công bao nhiêu vậy, anh Tư ?<br />

- Thôi, khỏi đi chú Bảy, chỗ anh em mà! Tôi bây giờ giải nghệ cái nghề đan<br />

lưới rồi. Vất vả quá mà không có ăn!<br />

Bảy Lọ không khách sáo, nói:<br />

- Tôi cám ơn anh chị Tư! Đan Lưới dùm không lấy tiền công mà còn cho thằng<br />

em nầy ăn một bữa cháo rắn quá đã!<br />

Sau khi tiễn Bảy Lọ ra bờ sông, đón tắc rán trở về làng chài ở sông Đồng<br />

Cùng. Tư Cóc nghe tiếng chim bìm bịp kêu dậy ổ trong mấy rặng dừa nước dọc theo<br />

hai bên bờ sông Ông Đốc, báo hiệu con nước đang trở dòng, bắt đầu lớn.<br />

Tư Cóc hỏi vợ:<br />

- Hôm nay là rằm tháng Chạp, phải không bà ?<br />

- Ừa, còn mấy ngày nữa là Tết Nguyên Đán đến nơi rồi! Ngày mai, ông phụ<br />

với tui xây bột để gói vài chục đòn bánh tét để dành biếu bà con, láng giềng: Đậu<br />

xanh, thịt ba rọi, còn buồng chuối lá xiêm cũng bắt đầu chín rồi. Thím Tư chậc lưỡi,<br />

nói. Ông cho mời thầy rắn Theng Chây đến may miệng rắn chưa vậy ? Tui định sau<br />

khi đưa ông Táo về trời là vợ chồng mình chở hàng và quà cáp xuống chợ nổi<br />

Phụng Hiệp giao cho tụi nó. Ông tính sao ?<br />

- Ông Theng Chây hứa sẽ đến giúp vợ chồng 2 ngày. Ngày 20 Âm Lịch ổng<br />

sẽ đến, Tư Cóc chậc lưỡi, than. Con cái đời nay thiệt hết biết! Tết không về quê nhà,<br />

30


trước làm lễ cúng gia tiên, sau là viếng an cha mẹ. Ngược lại, mình phải đi thăm vợ<br />

chồng nó!<br />

Thím Tư an ủi chồng, nói:<br />

- Ông thông cảm cho vợ chồng tụi nó đi mà! Tết là dịp để cho vợ chồng nó<br />

kiếm tiền. Vợ chồng, con cái nó đủ ăn, đủ mặc trong thời buổi nầy là phước đức mấy<br />

đời nhà mình rồi đó, ông Tư à!<br />

- Ừa, sau ngày đưa ông Táo, tui với bà chở hàng lên chợ nổi Phụng Hiệp cho<br />

tụi nó bán Tết. Luôn tiện thăm thằng cháu nội đích tôn. Không biết bà thì sao, chớ tui<br />

nhớ nó quá bà!<br />

- Thì tui cũng như ông, chớ có khác gì đâu nà!<br />

Tư Cóc nhìn vợ, cười miếng chi, nói:<br />

- Đêm nay trăng rằm. Chiều nay, tui muốn chèo ghe tam bản vô rừng đước,<br />

phía sau doi đất rạch Cái Tàu. Bà có muốn đi du dương với tui trên dòng sông Ông<br />

Đốc tối để thưởng thức trăng thanh, gió mát không nè ?<br />

- Ông già rồi mà còn lãng mạng quá nghen, ông Tư Cóc! Ừa, mà đi thì đi! Tui<br />

nhờ thằng Tửng, con chị Hai Ngà, coi chừng nhà dùm mình đêm nay, thím Tư nhìn<br />

chồng, hỏi. Ông muốn chèo ghe vô rừng đước đêm nay để làm cái giống gì vậy ?<br />

- Sáng sớm ngày mai, mình chèo ghe vô vườn cò để hốt một mớ trứng cò về<br />

làm thức ăn cho rắn. Chú Tư nói. Nhớ đem theo vài xị đế và khô lươn ướp sả, để vợ<br />

chồng nhậu lai rai đêm nay, nghe bà!<br />

- Ừa, có đi thì sửa soạn đi liền bây giờ để kịp con nước lớn!<br />

Khoảng 4 giờ chiều. Vợ chồng chú Tư Cóc xuống ghe tam bản, nhổ sào rời<br />

bến. Chú Tư chèo ghe, còn thím Tư ngồi đằng sau lái, vo gạo nấu cơm cho bữa cơm<br />

chiều. Thím Tư vừa quạt lửa, mắt lơ đãng nhìn dòng sông, nói:<br />

- Thiệt tui không dè, vợ chồng mình sống gắn bó với dòng sông Ông Đốc gần<br />

hết kiếp người, trôi nổi phận bèo, dạt theo từng con nước lớn, nước ròng từ đầu vàm<br />

cho tới cuối sông, từ bến đói cho đến bến no. Tui mà xa dòng sông nầy một ngày là<br />

nhớ da diết những rặng cây mù u, rặng cây bần, những cây dừa, cây cau vòi vọi<br />

vươn mình lên giữa rừng già U Minh. Nhớ mùi hương tràm êm dịu. Nhớ cả tiếng<br />

chim trời gọi nhau tíu tít về tổ mỗi khi chiều về...<br />

Tư Cóc chép miệng, nói:<br />

- Thời gian qua mau thiệt hả bà! Mới đó mà đã trải qua gần 27 năm rồi!<br />

Tư Cóc vun mái dầm, chèo cà rịt cà tang vừa nói chuyện trò với vợ. Chiếc ghe<br />

theo con nước lớn trôi dần vào hoàng hôn. Khi tới đầu doi đất của con rạch Cái Tàu<br />

cũng sắp chạng vạng. Tư Cóc nói:<br />

- Mình cắm sào ngủ qua đêm tại đây! Sáng mai, mình chèo ghe vô rừng đước<br />

nghen bà!<br />

- Ừa, sao cũng được mà! Thím Tư nhìn chồng, hỏi. Sao, kiến cắn bụng chưa?<br />

Tui dọn cơm cho ông ăn!<br />

- Thủng thẳng ăn cơm cũng được mà, Tư Cóc nói. Mình ra đằng sao lái ngồi<br />

gần tôi, chờ ngắm chim trời về tổ.<br />

Trong khoảnh khắc yên lặng chờ đợi. Bỗng không gian tĩnh lặng xao động<br />

tiếng vỗ cánh, tiếng kêu ríu rít huyên náo của hàng vạn loại cò khác nhau: Cò trắng,<br />

cò lửa, cò hương, cò ma...chúng bay thành từng đàn hàng ngàn con, che kín cả một<br />

đoạn sông dài trước khi bay vào trong rừng đước. Mặt trời trong cơn hấp hối ở<br />

phương Tây, ánh sáng vàng dọt rơi xuống ngả ba sông mênh mông, nơi hợp lưu của<br />

31


ạch Cái Tàu và con Kinh Sông Trẹm-Cạnh Đền để cùng chảy vào sông Ông Đốc ra<br />

biển, là những đợt sải cánh nối tiếp của từng đàn le le, gà nước, vịt trời...chúng<br />

nghiêng cánh bay liệng trên mặt sóng nhấp nhô, trước khi sà xuống những rặng dừa<br />

nước, trâm bầu, mù u...mọc hoang thành rừng mù mịt dọc theo những bờ kinh rạch<br />

để ẩn mình qua đêm, sau một ngày dài lặn lội kiếm ăn.<br />

Tư Cóc lui cui đốt ngọn đèn bão móc trên cây sào đằng sau lái. Thím Tư dọn<br />

cơm ra mâm cũng vừa xong. Bữa cơm chỉ có vài con mắm sặc, rau sống mà Tư Cóc<br />

cảm thấy ngon miệng chi lạ, có lẽ, vì non nước miệt vườn hữu tình.<br />

Cơm nước vừa xong, con trăng rằm tròn, to và đỏ ối lừng lững nhô lên khỏi<br />

rặng cau già bên kia bờ sông Ông Đốc là thời điểm đám cò và vạc trong khu rừng<br />

đước ‘’giao ban’’. Khi đàn cò lẩn vào trong tổ ấm trên các tàng cây, ung dung đánh<br />

giấc là lúc đàn vạc xanh, vạc xám, vạc nâu...rời tổ đi kiếm ăn đêm. Chúng bay lượn<br />

vòng trên cánh rừng già gọi bầy trước khi hợp thành đàn rồi bay theo đội hình mũi<br />

tên, băng ngang qua vàm sông rộng. Tư Cóc đứng đằng sau lái, say mê nhìn theo<br />

đàn vạc vỗ cánh chấp chới dưới ánh trăng rằm, đẹp như một búc tranh thủy mạc cho<br />

đến khi chúng mất hút phía chân trời xa.<br />

Sau một hồi chuông chùa điểm công phu từ một làng xa xôi nào đó vọng về.<br />

Mặt trăng giờ sáng rực rỡ trên bầu trời trong xanh và cao thăm thẳm, lấp lánh muôn<br />

ngàn vì sao. Dọc theo hai bờ kinh rạch, những đốm sáng lân tinh nhấp nháy di động<br />

của bay đom đóm, vẽ những vệt sáng ma quái ngoằn ngoèo trong bóng đêm. Tư<br />

Cóc ngồi xuống ván ghe, tựa lưng vào cột chèo lơ đãng nhìn xuống dòng sông sóng<br />

gợn nhấp nhô, lóng lánh ánh trăng. Sương mù bàng bạc từ trên trời, bỗng chốc, tỏa<br />

xuống thật nhanh, màn sương mong manh như khói sương bay thành từng luồn dật<br />

dờ trên mặt nước. Từ trong những dòng kinh rạch, ghe chài lưới, xuồng câu lần lượt<br />

đổ ra sông kiếm ăn. Những ngọn đèn bão lắc lư, ẩn hiện trên dòng sông mù sương.<br />

Sương đêm thấm vào da thịt, bám vào mái tóc bạc phơ, cái se lạnh nhợt nhạt<br />

bám trên da mặt xếp li làm Tư Cóc tái tê. Chú Tư kéo vợ nép sát vào lòng mình cho<br />

ấm. Đôi vợ chồng già thấy thoáng đâu đây mùi hoa lục bình nồng nàng tỏa hương<br />

bát ngát. Họ nhìn xuống dòng sông, một giề lục bình điểm những bông màu tím nhạt,<br />

trôi dạt theo con nước ròng ra cửa biển. Một đôi cò trắng lạc loài đang dựa lưng vào<br />

nhau, mượn giề lục bình làm chiếc bè để đưa chúng ra cửa biển. Biết đâu ngày mai,<br />

chúng còn sải cánh đến một hòn đảo xa xôi ngoài biển khơi để xây tổ ấm.<br />

Cơn gió bấc từ biển thổi vào làm Tư Cóc rùn mình, cái ớn lạnh của tuổi già<br />

chớ không phải vì gió lạnh. Thím Tư nhìn chồng, âu yếm nói:<br />

- Thôi, khuya rồi! Vào trong khoang ngủ sớm, sáng mai còn chèo ghe vô rừng<br />

đước lượm trứng cò về vỗ béo đàn rắn non.<br />

Tư Cóc ngáp dài mấy cái gần trẹo xương hàm, nói:<br />

- Ừa, muốn ngủ sớm thì đi!<br />

Cả hai vợ chồng già chun vào khoang ghe, khép cánh cửa lại rồi lẳng lặng<br />

chui vào cái nóp, ôm nhau ngủ. Đến nửa đêm, sóng gió bỗng cuồn cuộn vùng lên,<br />

lớp sau đuổi dồn lớp trước, vỗ vào mạn ghe, chao nghiêng một bên. Những rặng<br />

dừa nước, mù u bị gió quật ngã nghiêng làm những hạt sương đêm rụng xuống, rơi<br />

lộp độp trên mui ghe, thỉnh thoảng, những khúc gỗ bị gió bật gốc từ đâu trôi ra biển,<br />

va vào mạn ghe, phát những tiếng: Cộp, cộp, cộp...làm thím rét quá, ôm chồng chặt<br />

cứng, nói qua hơi thở:<br />

32


- Ông Tư à, sấu nổi đó! Coi chừng nó lấy đuôi đập lật ghe, bắt người ăn thịt.<br />

Tui sợ quá đi! Thím Tư giục. Hay là ông chống ghe vô trong rừng thưa, tránh sấu dữ<br />

và núp gió cho chắc ăn đi ông!<br />

- Gió luồn mà, sợ gì chớ! Tư Cóc đẩy cánh cửa phên, thò đầu ra ngoài sông,<br />

quan sát một lúc, nói. Gỗ trôi, chạm vào be ghe! Bây giờ làm gì có sấu nổi mà bà<br />

khéo lo!<br />

Thím Tư giờ mới an tâm, ôm chồng già đánh một giấc cho đến khi tiếng gà<br />

rừng gáy rộ từ xóm làng xa xa đưa lại là thím Tư đã thức dậy, nấu ấm nước để pha<br />

trà, rồi bắt một cháo trắng cho chồng ăn điểm tâm. Còn Tư Cóc tiếp tục ngủ ngáy<br />

khò khò trong nóp. Thím Tư nhìn ông chồng say giấc thì cười thầm trong bụng: Ông<br />

mà còn dám chiêm bao thấy ăn nằm với con mẹ đàn bà nào khác là biết tay tui.<br />

Trời vừa rạng đông. Ánh thái dương chói lọi, bừng sáng ở đằng đông là nồi<br />

cháo trắng đã sẵn sàng. Tư Cóc đã thức dậy, rửa mặt xong, rồi ngồi sà xuống mâm<br />

cháo trắng còn bốc hơi nghi ngút, mùi lá dứa tỏa hương nhè nhẹ, thơm phức. Còn<br />

mấy cái trứng hột vịt muối được bổ làm đôi để trên dĩa, lòng đỏ trứng tươm dầu, đỏ<br />

au. Tư Cóc múc cháo ra tô vừa thổi vừa ăn. Ăn xong nồi cháo trắng là mồ hôi tuôn ra<br />

ướt trán, ướt lưng. Thím Tư lấy cái khăn rằn nhúng nước sông, vắt ráo, lau trán cho<br />

chồng. Một con gió nhẹ mang vị mặn từ biển thổi vào làm ráo mồ hôi. Tư Cóc cảm<br />

thấy koan khoái, dễ chịu làm sao!<br />

Tư Cóc nói:<br />

- Tui nhổ sào, à nghen bà!<br />

- Ừa, đi sớm rồi về sớm! Ở nhà còn bao nhiêu việc phải làm! Tết Nguyên Đán<br />

Quí Mùi sắp đến nơi rồi! Thím Tư nói móc. Năm nay ‘’sư phụ’’ của ông lên ngôi, tui<br />

phải ăn một cái Tết thiệt lớn mới được.<br />

Biết vợ nói xỏ xiên mình, Tư Cóc không trả lời trả vốn gì hết, nhổ sào, nhắm<br />

hướng khu rừng đước nằm giữa con sông Trèm Trẹm và Rạch Cái Tàu mà vun mái<br />

chèo, lướt vào khu vườn cò.<br />

Càng vô trong sâu, Tư Cóc ngẩng đầu nhìn lên mà không thấy trời, chỉ thấy lá<br />

màu xanh lá đước trùng điệp, bạt ngàn. Những thân cây đước cao nghệu mọc chi<br />

chít, chen nhau thành rừng, rễ phụ từ thân cây mọc ra tua tủa, thòng xuống nước,<br />

bám đất. Cả một vùng nước non còn lãng đãng hơi sương, nồng nàn hương lá<br />

đước, lá tràm và mùi cỏ dại pha lẫn hương đất phù sa...Đâu đó vang vang tiếng búa<br />

riều của ‘’dân phá sơn lâm’’ hạ đước lậu để chở về miền xuôi bán cho dân đồng<br />

bằng cất nhà.<br />

Khoảng nửa giờ sau là tới khu vườn cò. Đó là khu rừng đước mọc xen lẫn<br />

tràm, dớn...rộng khoảng vài ba mẫu, nước ngập lấp xấp. Vợ chồng Tư Cóc nhảy<br />

xuống nước, đẩy ghe đi dưới vườn cò, âm vang xao động tiếng co, vạc vào giờ<br />

‘’giao ban’’. Hàng ngàn cánh vạc cánh còn ướt đẵm sương đêm, bầu diều no căng,<br />

nghiêng đôi cánh lượn vòng, chào đàn cò vừa rời tổ, tung cánh sau một giấc ngủ<br />

đêm. Chúng tạo thành những đốm trắng, xanh, xám, đen, nâu chuyển động xôn xao<br />

dưới ánh sáng mặt trời. Sau đó, đàn vạc sà vào cành lá, các lùm cây mà ngủ. Còn<br />

đàn cò ung dung vỗ cánh bay đi kiếm mồi phương xa...<br />

Sau một đêm gió lớn, trứng cò rơi trắng mặt đất, trên cỏ dại nhiều vô số kể.<br />

Vợ chồng Tư Cóc tha hồ lượm trứng và cả cò non rơi xuống đất, chẳng mấy chốc,<br />

đầy cả một khoang ghe, rồi theo lối cũ chèo ghe trở về.<br />

33


Về gần đến nhà, mặt trời cũng gần đứng bóng. Thím Tư bỗng thấy dáng ai<br />

đang dứng dưới gốc dừa trước nhà mình, bèn lơi tay chèo đằng mũi, ngoáy đầu nói<br />

với chồng:<br />

- Dáng ai đang đứng dưới gốc dừa, sao giống vợ thằng Chiến quá ông à!<br />

Tư Cóc lấy bàn tay che ánh mặt trời chói chan, nhìn kỹ rồi nó:<br />

- Đúng là vợ thằng Chiến chớ còn ai vô đây nữa cà!<br />

Vừa thấy tía má chồng, cập chiếc ghe tam bản dưới bến thì Mận, vợ Chiến,<br />

chạy u xuống cây cầu dừa, khóc bù lu, bù loa làm thím Tư đâm hoảng hỏi:<br />

- Bình tỉnh coi, vợ Chiến! Nói cho tía má coi chuyện gì xảy ra vậy ?<br />

Tư Cóc cũng sợ, hỏi:<br />

- Còn thằng Chiến và thằng Lanh, cháu đích tôn của tía má, sao không thấy<br />

tụi nó về với con vậy, Mận ?<br />

Mận gạt nước mắt, nói:<br />

- Anh Chiến bỏ con rồi, tía má ơi!<br />

Thím Tư nghe nói chưng hửng, hỏi:<br />

- Nó chạy theo người đàn bà khác rồi, phải không con ?<br />

Mận mếu máo, nói:<br />

- Ảnh chạy theo người đàn bà nước ngoài, vừa đẹp mà lại giàu có nữa!<br />

Thím Tư nghe nói nộ khí xung thiên, chửi toáng cả lên:<br />

- Đúng là ‘’cóc cha’’ sanh ‘’cóc con’’! Nòi nào giống đó mà! Hễ thấy trăng thì<br />

phụ đèn! Được đó thì quên nôm! Tức chết đi thôi!<br />

Tư Cóc vô can bị vạ lây, hỏi cho ra lẽ:<br />

- Nó đòi ly dị với con hay là đã ly dị rồi vậy ?<br />

- Dạ, ảnh ly dị con rồi! Mận khóc tức tưởi, nói. Có giấy tờ hẵn hòi đó, tía má<br />

ơi!<br />

- Trời đất! Sao tụi bây không cho tía biết gì hết vậy ? Đợi bột khuấy nên hồ rồi<br />

mới nói cho tao biết! Thím Tư giận, quay qua Tư Cóc, nói. Ông lên chợ nổi Phụng<br />

Hiệp tức tốc liền bây giơ. Lôi đầu thằng Chiến về đây cho tui biểu.<br />

Mận nói:<br />

- Thôi, khỏi đi má! Tía muốn lôi đầu ảnh về đây thì hơi khó đó!<br />

Thím Tư ngạc nhiên, hỏi:<br />

- Sao vậy hả ?<br />

- Ảnh lên xe bông với con mẹ Tàu Đài Loan về Đài Bắc, cách đây một tuần lễ<br />

rồi! Mận buồn so, nói. Chỉ vài ngàn đô mà ảnh đành lòng bỏ con.<br />

- Còn thằng Lanh đâu ?<br />

- Dạ, nó đưa tía ảnh lên Sài Gòn cả tuần rồi! Đến nay, cũng chưa thấy nó trở<br />

về, nên con về đây một mình để nói cho tía má biết.<br />

- Thằng Chiến đâu có đẹp trai gì hơn ai, chỉ được có cái ‘’to con lớn xác’’, lù<br />

khù chẳng giống ai! Con mẹ Tàu Đài Loan nào đó chịu bỏ vài triệu đồng bác Hồ ra<br />

cưới nó, kể cũng lạ thiệt đó!<br />

- Đừng tưởng nó ‘’lù khù’’, vác lu chạy không hay à nghen! Tư Cóc quay qua<br />

con dâu, hỏi. Chuyện nầy, chắc phải có cớ sự gì đây!<br />

- Tía nói đúng đó! Chuyện là như vầy, Mận kể. Cách đây 2, 3 tháng gì đó, anh<br />

Chiến lên Sài Gòn giao rắn đặc sản cho mấy cửa hàng ăn nhậu. Tình cờ, ảnh thấy<br />

một tờ giấy khổ lớn của ‘’Văn Phòng Kinh Tế-Văn Hóa Đài Bắc’’ dán ở cột đèn,<br />

quảng cáo trắng trợn: Nhị thập cửu vạn Đài tệ, An Nam tân lang nhiệm nễ khiêu.<br />

34


Tạm dịch. ‘’Hai trăm chín chục ngàn Đài tệ, bạn tha hồ chọn một thằng chồng An<br />

Nam’’. Ảnh âm thầm nhờ người môi giới dẫn đi đăng kí kết hôn và được một cô dâu<br />

Đài Loan. Cô ta đồng ý ứng trước cho ảnh để làm thủ tục ly dị...<br />

Thím Tư ngắt ngang, hỏi:<br />

- Thằng Chiến có nói cho con biết không ?<br />

- Con hoàn toàn không hay biết gì hết! Ảnh bỏ phế việc buôn bán cho con và<br />

thằng Lanh để đi học tiếng Tàu, bập bẹ được một vài câu gì đó! Mận tiếp. Cách đây<br />

10 hôm, ảnh chìa cho con coi tờ giấy ly hôn, rồi tức tốc dẫn thằng Lanh lên Sài Gòn<br />

để làm lễ kết hôn tại một khách sạn gì đó, nghe nói lớn lắm!<br />

- Thiệt má không dè, thằng con trai của tía má bạc bẽo như vậy. Cha mẹ sanh<br />

con, trời sanh tánh mà, thím Tư an ủi con dâu. Thôi, con ở lại đây! Ăn Tết với tía má,<br />

rồi lên chợ nổi Phụng Hiệp kéo ghe dưới nầy, hạ hồi phân giải!<br />

Trưa ngày 23 âm lịch. Thím Tư làm lễ cúng đưa Táo Quân về trời xong, rồi<br />

đốt vài ba nén nhang thơm thắp trên bàn thờ ông Thiên ở giữa sân. Thím vái: Chúc<br />

Táo Ông, Táo Bà thượng lộ bình an. Về đến thiên đình, xin tâu với Ngọc Hoàng<br />

Thượng Đế cho thằng Chiến hồi tâm trở về đoàn tụ gia đình. Thím Tư vừa vái dứt<br />

lời, bỗng nghe có tiếng tắc rán cập vào cây cầu dừa dưới bến. Thím Tư tưởng mình<br />

đang nằm mơ khi, thấy hai cha con thằng Chiến khập khểnh từ bờ sông đi lên trên<br />

nhà. Thằng Lanh đầu quấn vải băng còn dính thuốc đỏ lem luốc. Còn Chiến, một<br />

chân bó bột, tay chống cây nạng gỗ, mệt nhọc lê từng bước, mà mỗi bước chân đi<br />

để lại trên những dấu tròn tròn trên con đường đất dẫn vào nhà.<br />

Thím Tư mừng quá, thét lên như vừa bắt được vàng:<br />

- Ông Tư Cóc ơi! Vợ thằng Chiến ơi! Ra đây lẹ lên! Tía con thằng Chiến, tụi<br />

nó về rồi đây nè!...<br />

Thím Tư quăng dép, chạy chân đất ra bờ sông, ôm chầm lấy thằng con và<br />

đứa cháu nội vào lòng khóc như mưa. Tư Cóc và Mận hấp tấp chạy ra sau. Mậm chỉ<br />

ôm thằng Lanh mà nước mắt chảy hai hàng, giận chồng, không thèm hỏi một tiếng.<br />

Tư Cóc thấy thằng con ‘’te tua rong’’, ngửa mặt lên trời, cười ngất một hồi, rồi hỏi:<br />

- Tía nghe nói mầy lấy vợ Đài Loan, ngon lành lắm mà! Sao ra đến nông nổi<br />

như vầy hả, Chiến ?<br />

- Chuyện nầy còn dài dòng lắm, tía ơi! Chiến quay qua mẹ, nói. Má có gì cho<br />

hai cha con ăn không ? Hồi sáng đến giờ, chưa có một hột cơm dằn bụng. Đói thấu<br />

trời rồi má!<br />

Tư Cóc nói:<br />

- Để tui cõng thằng Chiến cho! Mẹ con bà vô nhà, lo dọn cơm nước trước đi!<br />

Cơm nước vừa xong. Mận pha một bình trà ướp sen bưng lên nhà trên, rót ra<br />

tách mời tía má, rồi mời chồng mà lòng nàng vừa giận, vừa thương, hỏi:<br />

- Chưn cẳng anh ra làm sao vậy nè ? Bị con mẹ nào Đài Loan bẻ lọi chân hả ?<br />

Mận ôm chồng, khóc tức tưởi, tiếp. Nói đi, cho dầu nó có ba đầu, sáu tay em cũng<br />

chém bỏ mẹ nó cho anh coi! Tụi nó ỷ có tiền mua chuộc chánh quyền, rồi đè đầu cỡi<br />

cổ dân mình hoài đâu có được! Hết bọn cai thầu Đại Hàn đánh đập nữ công dân<br />

mình dã man, rồi đến bọn chệt Trung Cộng, chệt Đài Loan bỏ tiền ra mua hàng trăm<br />

ngàn phụ nữ, thanh niên Việt Nam với giá bèo, rẻ mạt rồi mang về Tàu làm nô lệ tình<br />

dục cho chúng nó!<br />

Chiến nghe vợ nói, xấu hổ cúi gầm mặt xuống bàn, không nói một lời. Tư Cóc<br />

giục:<br />

35


- Chuyện dĩ lỡ rồi! Nói cho tía má và vợ con biết coi, Chiến!<br />

- Đầu đuôi câu chuyện là như vầy, Chiến kể. Cách đây độ 2 tháng. Con lên<br />

Sài Gòn được một người ‘’môi giới’’ Đài Loan tên Lee Ming ứng trước 200 đô để làm<br />

thủ tục ly dị vợ để lấy vợ Đài. Sau đêm động phòng, nếu cô dâu Đài vừa ý, sẽ trả cho<br />

chàng rể Việt Nam thêm 2.000 đô. Vì vậy, con dẫn thằng Lanh lên Sài Gòn để chờ<br />

nhận số tiền nầy đem về nhà cho má nó.<br />

Mận nghe chồng nói, chẳng khác nào đổ dầu vào lửa, hét:<br />

- Ai mà cần số tiền bẩn thỉu đó chớ! Tui đâu có làm giấy bán chồng cho tụi mọi<br />

rợ đó đâu nà!<br />

- Thôi, được rồi! Đừng nổi nóng, con dâu! Thím Tư quay qua Chiến, hỏi. Má<br />

muốn biết: Con nào, thằng nào bẻ gẫy chưn của con ? Nói đi!<br />

Chiến hớp một miếng nước trà thấm giọng, tiếp:<br />

- Đúng hẹn, tên Ming đưa đến một khách sạn bốn sao ở trong Chợ Lớn, chờ<br />

giờ động phòng. Khoảng 11 giờ đêm, cô ta xô cửa bước vào. Vừa thấy cô ta là con<br />

đã sợ đến dãi đái trong quần!<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Bộ cô ta xấu như ‘’Chung Vô Diệm’’ hả?<br />

- Còn tệ hơn vậy nữa! Nó mập ú như con heo nái, trên 200 kí lô đó, tía à!<br />

Chiến tiếp. Lỡ leo lên lưng heo rồi, con bèn chạy tới ôm nàng, xổ một tràng tiếng<br />

Quảng cho ra vẻ mình đã hội nhập văn hóa Tàu: Ngộ tiểu nà má nị!<br />

Tư Cóc hỏi:<br />

- Tiểu nà má nị! là nghĩa gì vậy, Chiến ?<br />

- Tiểu nà má nị! Theo con hiểu, nó có nghĩa là ‘’Anh yêu em!’’ Không dè cô ta<br />

không đáp lại tình con mà bỗng nổi trận lôi đình, hét. Nị tiểu nà má ngộ hả ? Ngộ tả<br />

nị xẩy lớ! Nói xong, cô ta ôm con quăng lên giường, rồi lùi lại lấy trớn phóng lên<br />

giường, định đè lên mình con, Chiến kể đến đây còn sợ, tiếp. Cái giường còn chịu<br />

không nỗi sức nặng của cô, sập xuống nghe một cái rầm! May mà, con lăn xuống<br />

sàn kịp thời! Không thì: Ruột, gan, phèo, phổi...tuôn ra một lượt!<br />

- Tiểu nà má nị! Là mầy chửi con gái mẹ của nó đó, Chiến à, Tư Cóc cười,<br />

giải thích rồi nóng ruột, hỏi. Sau đó, mầy bị nó bẻ lọi chân, phải không Chiến ?<br />

- Đâu phải vậy tía! Chiến cười, nói. Con hoảng quá, phóng đại qua cửa sổ<br />

thoát thân. May nhờ rớt từ lầu thứ hai xuống đường nên chỉ bị lọi chưn!<br />

Đến lượt thím Tư hỏi:<br />

- Còn thằng nào đánh thằng cháu nội cưng của tao, phun máu đầu vậy hả ?<br />

Chiến nói:<br />

- Chuyện đó, má hỏi nó! Sao lại hỏi con chớ!<br />

Thằng Lanh cười miểng chi cọp, nói:<br />

- Tại tía không có tiền trả lại cho người, vì vậy, con phải xuống Chợ Cầu Ông<br />

Lãnh đạp xe ‘’ba gác’’ chở thuê cho bạn hàng, kiếm tiền trả cho họ.<br />

Mận hỏi.<br />

- Mầy tranh mối với tụi sáu quậy Chợ Cầu Ông Lãnh, nên bị tụi nó đánh phun<br />

máu đầu, phải không Lanh ?<br />

Thằng Lanh cười, nói:<br />

- Cách đây mấy hôm, con chở mấy bao sò, ốc cho bạn hàng, phân phối cho<br />

các cửa hàng ăn nhậu trong thành phố. Lúc xe ba gác đổ dốc Cầu Ông Lãnh, con<br />

chợt thấy một cô bé Việt Kiều Mỹ thuộc diện lao động nghèo như mình, không có<br />

36


tiền mua vải, nên mặc quần áo chỉ có hai mảnh cũn cỡn, trông khiêu gợi hết biết! Mãi<br />

lo nhìn cô ta, con không để ý đến một chiếc xe du lịch đang ngừng ngay tại đầu vì<br />

nạn kẹt xe. Vừa thấy nó, con phản ứng nhanh chóng, tay phải ấn cần thắng nằm<br />

giữa hai đùi xuống, nghe một cái ‘’cụp’’. Nhưng, chiếc xe ba gác vẫn phon phon lao<br />

xuống dốc cầu, đụng bên hông chiếc xe du lịch một cái rầm. Con văng xuống mặt<br />

đường, đầu va vào lề phun máu! Bất tỉnh nhân sự liền tại chỗ!...<br />

Tư Cóc chậc lưỡi, hỏi:<br />

- Có lẽ tại bố thắng mòn, nên thắng không ăn, phải không Lanh ?<br />

Thằng Lanh nghe hỏi, mắc cỡ đỏ mặt, kề tai ông nội thì thầm:<br />

- Dạ, không phải tại xe thắng không ăn, mà tại vì con ấn...‘’lộn cần’’ nên mới<br />

xảy ra tai nạn đó, ông nội à!<br />

Chú Tư nghe thằng cháu nội nói, bật cười hô hố:<br />

- Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh chớ bộ! Cháu nội đích tôn<br />

của Tư Cóc ít ra phải như vậy mới được à nghen, bà!<br />

Thím Tư Cóc thấy toàn gia đoàn tụ, hân hoan, nói:<br />

- Năm nay là năm Quí Mùi! Sư phụ của dòng dõi Tư Cóc lên ngôi! Tui phải ăn<br />

một cái Tết Nguyên Đán Quí Mùi thiệt lớn để mừng toàn gia sum hợp: ‘’Tiền hung,<br />

hậu kiết’’ là như vậy đó, bà con ơi!...<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

37


BẾN TRE, MỘT THỜI THƯƠNG NHỚ<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

Về phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là Tỉnh Bến Tre,<br />

một Tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Dưới thời Pháp<br />

thuộc, Tỉnh lỵ Bến Tre được đặt tại Mỏ Cày. Tỉnh Bến Tre được thành lập chủ yếu do<br />

3 Cù Lao lớn là Cù Lao Minh, Cù Lao Bảo và Cù Lao An Hóa. Đất đai trên ba Cù Lao<br />

này hoàn toàn được bồi đắp bởi phù sa của ba nhánh sông Cửu Long. Vì nằm sát<br />

biển nên đất phù sa bị gió biển thổi đùn lên thành những giồng đất cao, giữa các<br />

giồng là đất đai canh tác, rất phì nhiêu mầu mỡ. Tuy trước đây Bến Tre trực thuộc<br />

Dinh Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay), nhưng lịch sử phát triển của Bến Tre lại gắn<br />

liền với lịch sử của Tỉnh Định Tường. Như trên đã nói trước năm 1679, cả Vùng<br />

Đồng Bằng Sông Cửu Long mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ, chưa có dấu vết<br />

của chính quyền Nam triều. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng đích xác là không có<br />

lưu dân Việt Nam tại đây vào thời kỳ này. Đến khi Nhà Minh bên Tàu sụp đổ, những<br />

quan quân của Nhà Minh trong hai Tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây không phục Nhà<br />

Thanh nên dong buồm đi về phương Nam tìm đất mới để dung thân. Nhân cơ hội đó<br />

mà Chúa Hiền cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp khai khẩn đất hoang. Thoạt<br />

tiên, họ tập trung ở những vùng Đồng Nai, Gia Định và Mỹ Tho, dần dần họ tiến xa<br />

về những vùng Bến Tre và Gò Công. Dưới thời Gia Long, Bến Tre là một trong ba<br />

Tổng của Phủ Kiến An (Kiến Hưng hay Cái Bè, Kiến Hòa hay Bến Tre và Gò Công<br />

và Kiến Đăng hay Đồng Tháp Mười) thuộc Dinh Trấn Định (Định Tường). Đến đời<br />

Minh Mạng thì Nhà Vua đổi Dinh và Trấn ra làm Tỉnh, Bến Tre và Gò Công tách ra<br />

làm Huyện Tân Hòa. Đến đời Thiệu Trị thì Gò Công được sáp nhập vào Gia Định, và<br />

Bến Tre được nhập vào Định Tường. Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, chúng lần lượt phân<br />

Lục Tỉnh ra thành 20 Tỉnh và một phần của Huyện Kiến Hòa được tách ra làm Tỉnh<br />

Bến Tre vào năm 1907. Tổng diện tích là 170.000 mẫu Tây và tổng dân số thời đó<br />

(theo thống kê của La Cochinchine) là 257.216 người, đa số là người Việt. Hiện nay<br />

diện tích của Tỉnh Bến Tre là 2.287 cây số vuông, và tổng dân số là 1.319.000<br />

người. Có nhiều giả thuyết về cái tên Bến Tre, có người cho rằng vì người Miên gọi<br />

là Kompong Ruusei hay Sóc Tre nên dân Nam ta gọi là Bến Tre. Về vị trí thì Bắc giáp<br />

Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh,<br />

Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre có 9 Quận: Trúc Giang, Hàm<br />

Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú.<br />

Sau năm 1975, Chợ Lách được sáp nhập vào Bến Tre, tuy nhiên, Quận Đôn Nhơn<br />

được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập<br />

vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ còn có 7 Quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ,<br />

gồm ba cù lao lớn là Cù Lao Minh, Cù Lao Bảo và Cù Lao An Hóa. Tuy mang tên<br />

Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn.<br />

Ngoài ra, Bến Tre còn trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây.<br />

Tre còn là vựa muối biển của cả vùng. Bến Tre tuy là một Tỉnh nhỏ với bờ<br />

biển chỉ dài khoảng 60 cây số nhưng chỉ riêng một mình Bến Tre đã chiếm 5 cửa<br />

biển của sông Cửu Long, (Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) nên hải sản của<br />

Bến Tre thật là phong phú và đặc sắc không thua bất kỳ nơi nào. Dù Việt Nam chịu<br />

38


ảnh hưởng gió mùa vùng nhiệt đới, nhưng nhờ gần biển, địa hình bằng phẳng, rải<br />

rác có những cồn cát xen lẫn với những cánh đồng ngút ngàn, lại được bao bọc<br />

xung quanh bởi một mạng nhện sông kinh và rạch, nên khí hậu Bến Tre luôn dễ<br />

chịu, chỉ trừ một vài vùng có đất giồng cao như Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú nên<br />

về mùa nắng hơi có phần oi bức. Còn cái nơi khác như Mỏ Cày, Giồng Trôm, Trúc<br />

Giang và Hàm Long thì bốn bề được sông nước bao bọc nên luôn mát mẻ và rất<br />

thuận tiện cho việc giao thông vận tải, cũng như thủy lợi. Ngoài 4 con sông lớn chảy<br />

qua Bến Tre là Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Bến Tre còn hai nhánh sông<br />

lớn của sông Hàm Luông là sông Sóc Sải và sông Cái Gấm. Ngoài ra, Bến Tre còn<br />

có Kinh Chẹt hay Kinh An Hóa nối sông Mỹ Tho, sông Ba Lai và Rạch Trúc Giang,<br />

Kinh Song Mã nối sông Hàm Luông, Ba Lai và Rạch Trúc Giang, Kinh Hương Điểm<br />

chạy từ Cù Lao Bảo qua Rạch Sơn Đốc. Bến Tre còn có rất nhiều Rạch quan trọng<br />

như bên Cù Lao Bảo có các Rạch Trúc Giang, Rạch Lương Phú, Ngã Con, Phú<br />

Hữu, Ba Tri, Mỹ Nhiên, Bà Hiền, Cái Bông, Sơn Đốc, Cái Mít và Thủ Cửu. Bên Cù<br />

Lao Minh có các Rạch Cái Mơn, Mỏ Cày, Cái Quao, Băng Cung, Con Ốc, Hồ Cỏ.<br />

Bên Cù Lao An Hóa có Rạch Vũng Luông. Ngoài ra, Bến Tre còn trên một trăm Rạch<br />

nhỏ khác trong toàn Tỉnh. Chính vì thế mà từ trên phi cơ nhìn xuống toàn Tỉnh Bến<br />

Tre giống như là một mạng nhện sông, Kinh và Rạch, cắt ngang cắt dọc, cắt xiên,<br />

cắt xéo, trông rất đẹp mắt. Tuy đất Bến Tre phù sa màu mỡ, nhưng hãy còn những<br />

vùng hoang dã, chỉ có cây bần, mắm, chà là hay giá mọc được mà thôi nhiều vùng<br />

hãy còn giữ được nét nguyên sơ của một thời cha anh ta đi khai mở đất nước và<br />

không khí cũng như môi trường thiên nhiên ở những nơi này rất trong lành như vùng<br />

bờ biển Bình Đại, An Thạnh và Thạnh Phú...Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thuở hoang<br />

sơ ấy, những nơi này vẫn có ve đẹp thuần hậu của những thôn ấp với những đồng<br />

rẫy, vườn dừa và những vườn cây ăn trái rộng lớn. Chính vì thế mà ngoài chuyện rất<br />

nổi tiếng về dừa và lúa ra Bến Tre còn sản xuất nhiều sản vật và hoa quả khác như<br />

ngô, khoai, dứa, thơm, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa sầu riêng, vân vân. Ngoài<br />

những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ<br />

đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền<br />

của các Quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và Bình Đại...nên Bến Tre trở thành<br />

một vựa lúa lớn của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.<br />

Vì có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan,<br />

chẳng những ven biển, mà còn trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải<br />

sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, sò, ốc, hến, đặc biệt là cá<br />

thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản thì Bến Tre là nơi nổi tiếng về dừa, mía, cam,<br />

quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên 40.000 mẫu, vượt trội hơn các Tỉnh khác<br />

trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần Bình Định, gấp 20 lần Quảng<br />

Ngãi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, dừa tươi được dùng để gói<br />

bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm<br />

củi rất tốt, nhưng người ta còn dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp,<br />

củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt<br />

thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng<br />

về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các Tỉnh khác, mà còn được bán ra<br />

ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng về ngành dệt chiếu. Trong thời Gia<br />

Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đã nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như<br />

Cồn Đất, Đa Phước Hội vân vân. Tỉnh Bến Tre hãy còn nhiều di tích lịch sử như<br />

39


miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của Tỉnh<br />

Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp,<br />

bằng phẳng và rì như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ vì thế mà dân chúng trong<br />

vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ.<br />

Ngoài ra còn có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Hòa. Về nhân vật lịch sử<br />

thì Bến Tre có ông Chưởng Cơ Phạm Văn An, phò Nguyễn Ánh, ông Hoàng Văn Tứ<br />

từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn Hoài Quỳnh từng làm tới chức Hình Bộ<br />

Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre còn có ông Trương<br />

Tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng sống suốt đời ở Bến Tre, theo phò tá Gia Long<br />

tới chức Tiền Quân Phó Tướng. Đời Minh Mạng, Trương Tấn Bửu đã vâng lệnh Lê<br />

Văn Duyệt nạo vét Kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan Thanh<br />

Giản. Nội tổ gốc Trung Hoa nhưng sáng lập nghiệp tại vùng gánh Mù U, nên cụ<br />

Phan sanh ra lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu Thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm<br />

1826. Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh<br />

thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đã phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào<br />

cuối đời thì cụ làm Kinh Lược Sứ 3 Tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết<br />

khi Thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh<br />

cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có Đền Thờ Cụ<br />

Phan tại Bến Tre vì thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ<br />

uy danh của cụ, nhưng trong lòng con dân Nam Kỳ, đâu cũng là đền thờ của cụ, từ<br />

gánh Mù U đến khắp các hang cùng ngò hẻm cửa Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi<br />

trước và dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đã hết lòng vì nước. Hiện trong<br />

Xã Bảo Thạnh, Quận Ba Tri vẫn còn mộ Cụ Phan được xây bằng đá ong, với một<br />

tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7<br />

đời của cụ trông coi. Bến Tre còn là quê hương của Chánh Lãnh Binh Nguyễn Ngọc<br />

Thăng, người đã cố thủ trong trận tử thủ Đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp<br />

cùng Trương Công Định tiếp tục đánh Pháp tại Gò Công. Lãnh Binh Thăng tử trận<br />

năm 1866. Sau Lãnh Binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con cụ Phan<br />

Thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại<br />

di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp thì 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm<br />

chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng<br />

vì thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra Cụ Nguyễn Đình Chiểu<br />

cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên Cụ Đồ Chiểu<br />

quê Ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả Quân Lê Văn Duyệt, nên sau vụ Lê Văn<br />

Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị Vua Minh Mạng bắt tội xử tử,<br />

nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn<br />

Đình Chiểu và các con khác Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn Đình Chiểu<br />

đậu Tú Tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí Thi Hương thì hay mẹ mất, Cụ bỏ<br />

thi trở ra miền Nam. Dọc đường vì buồn rầu than khóc mẹ mà Cụ mang bệnh đến<br />

nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi Thành Gia Định thất thủ, Cụ mang cả gia quyến về Cần<br />

Giuộc lánh nạn, sau đó Cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây Cụ tiếp tục dạy học và liên lạc<br />

với nghĩa binh. Chủ Tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ Cụ, nhưng đều thất<br />

bại. Thơ văn Cụ để lại hãy còn rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất<br />

hợp tác với mà còn khuyên tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn<br />

nên dùng ngòi bút mà chống và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cho đến khi<br />

không còn bóng dáng quân thù. Cụ mất năm 1888 tại Bến Tre. Ngoài ra tại Xã Bảo<br />

40


Thạnh, Ba Tri còn có mộ Cụ Võ Trường Toản. Cụ là một nhà nho lớn của Việt Nam<br />

vào Thế Kỷ thứ 18, với kiến thức uyên bác và chí khí thanh cao, dù quê quán của cụ<br />

ở Bình Dương, nhưng khi cụ mất, học trò của cụ là những quan chức thời danh lúc<br />

ấy đã dời lăng mộ của Cụ về Bến Tre để cải táng sau khi ba Tỉnh miền Đông mất vào<br />

tay giặc Pháp. Cụ Võ Trường Toản là thầy của các Cụ Đồ Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Lê<br />

Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Phan Thanh Giản. Cụ mất năm 1792 trong khi đất<br />

nước đang hồi suy mạt vì Nguyễn Ánh đang rong ruổi đó đây hết rước Xiêm rồi rước<br />

Tây về dày xéo mả tổ với ý đồ giành giựt lại chiếc ngai vàng cho dòng họ. Bến Tre<br />

cũng là quê hương của Nhà Thơ Nữ Sương Nguyệt Ánh (con của Cụ Đồ Chiểu). Bà<br />

từng làm chủ bút tờ ‘’Nữ Giới Chung’’ tờ báo đầu tiên cho phụ nữ Việt Nam. Có thể<br />

nói, bà là một nữ sĩ tài ba, ngòi bút sắt thép không kém gì cha mình.<br />

Ngày trước khi cha anh chúng ta đi khai mở đất đai về phương Nam, thì đi<br />

đâu đến đâu quý ngài cũng xây dựng đình chùa đến đấy. Chính vì thế không riêng gì<br />

Bến Tre mà cả miền Nam thoáng đâu đâu chúng ta cũng thấy những kiến trúc mái<br />

cong của đình chùa.<br />

Riêng tại Bến Tre, đa số dân chúng theo Đạo Phật và thờ ông bà, tuy nhiên,<br />

cũng có một ít theo Đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo. Tại Bến Tre<br />

hiện còn rất nhiều ngôi cổ tự được xếp vào hàng di tích như Chùa Hội Tôn ở Xã<br />

Quới Sơn, được Thiền Sư Long Thiền xây từ thời Vua Lê Hiển Tông (1740). Tại Ấp<br />

Tân Quới Đông B, Xã Minh Đức, Quận Mõ Cày có Chùa Tuyên Linh, được xây dựng<br />

vào năm 1861. Ngay tại Thị Xã Bến Tre có Chùa Viên Minh, được xây dựng từ Thế<br />

Kỷ thứ 18. Đến năm 1951, Chùa được trùng tu lại, trước khuôn viên Chùa có tượng<br />

Quán Thế Âm Bồ Tát rất lớn. Hiện tại, hệ phái Tăng Già Khất Sĩ phát triển rất mạnh<br />

tại Bến Tre với hàng chục Ngôi Tịnh Xá, mỗi tuần đều có thuyết giảng Phật Pháp cho<br />

nhân dân trong vùng. Tại Quận Ba Tri, Xã Phú Lễ còn ngôi Đình Phú Lễ được xây<br />

dựng từ những ngày đầu cư dân Việt Nam đến sống với người Khmer tại đây. Hiện<br />

nay dân chúng vẫn thường xuyên lai vãng lễ bái, đặc biệt là vào hai kỳ lễ, lễ Kỳ Yên<br />

hai ngày 18 và 19 tháng 3 âm lịch, cũng như lễ Cầu Bông vào ngày mồng 9 và 10<br />

tháng 11 âm lịch. Tại các đình thần trong hai Quận Bình Đại và Ba Tri, hàng năm<br />

đến ngày 16 tháng 6 âm lịch còn có lễ hội tế thần cá ông rất linh đình. Ngoài ra, tại<br />

Bầu Dơi thuộc Quận Giồng Trôm hiện còn một ngôi nhà thờ cổ tên La Mã rất lớn.<br />

Rãi rác khắp nơi trong Tỉnh Bến Tre cũng có nhiều Thánh Thất Cao Đài với lối kiến<br />

trúc thật đặc sắc. Nói đến Bến Tre không ai không liên tưởng đến giai thoại ‘’ông Già<br />

Ba Tri’’ của Tỉnh này. Theo các bô lão, thời Vua Tự Đức, có một ông lão đã dám đi<br />

bộ hơn một ngàn cây số từ Bến Tre ra đến Kinh Đô để kêu oan. Dù đây chỉ là một<br />

giai thoại, nhưng nó cũng nói lên tánh khí kiên cường của người dân Bến Tre. Ngày<br />

nay chẳng những người Bến Tre cảm thấy hãnh diện về quê hương xứ dừa mà dân<br />

Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng hãnh diện về vùng đất nước cuồn cuộn, sóng vỗ dạt dào<br />

cũng như tánh tình hiền hòa nhưng bất khuất của đồng bào Bến Tre.<br />

Đất Cái Mơn, nay thuộc Bến Tre còn là quê hương của Cụ Vĩnh Ký, một<br />

người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Gạt qua chuyện Cụ đã hợp<br />

tác chặt chẽ với Pháp, Cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc Ngữ tại<br />

Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn Tây về truyền bá cho dân<br />

Việt. Hiện tại hãy còn rất nhiều tác phẩm có giá trị của Cụ như bộ Văn Phạm Việt<br />

Nam viết bằng chữ Pháp, Truyện Đời Xưa viết bằng Quốc Ngữ, Học Vỡ Lòng Tiếng<br />

Việt viết bằng chữ Pháp. Cụ mất năm 1889 tại Sài Gòn. Ông là người đã biên soạn<br />

41


ộ Tự Điển Pháp Việt đầu tiên. Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền chữ Quốc Ngữ trong<br />

toàn cõi Việt Nam. Thuở nhỏ vì cha mất sớm nên mẹ cho ông theo Cụ Tám rồi học<br />

chữ Quốc Ngữ, rồi sau ông theo Cố Long và được đưa sang du học tại Penang<br />

(nhượng địa của Mã Lai cho Anh Quốc). Sau ông về nước làm Thông Ngôn cho<br />

Pháp, rồi phụ trách Trường Thông Ngôn ở Gia Định, cũng như tờ Gia Định Báo. Ông<br />

đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp, trong đó có bộ<br />

Văn Phạm Việt Nam (viết bằng chữ Pháp cho người Pháp dùng), Truyện Đời Xưa<br />

(viết bằng Quốc Ngữ), và Học Vỡ Lòng Tiếng Việt (viết bằng chữ Pháp). Trước khi<br />

về hưu ông đã từng làm Cố Vấn cho Vua Đồng Khánh. Ông mất năm 1899 tại Gia<br />

Định. Trương Vĩnh Ký chẳng những là một trong thế giới thập bát tú (18 người thông<br />

thái) vào Thế Kỷ thứ 19, đã để lại cho nền văn chương chữ Quốc Ngữ của chúng ta<br />

một kho báu văn chương, mà ông còn là người đã giúp thay đổi hẳn bộ mặt những<br />

vườn cây ăn trái của Cái Mơn nói riêng và của toàn quốc về sau nói chung. Chính<br />

ông đã mang từ Mã Lai những cây giống sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon,<br />

li-cu-ma về trồng tại Cái Mơn. Từ đó đến nay dù mới chỉ hơn 150 năm, nhưng người<br />

bản địa cứ ngỡ là loại cây trái ấy là của dân mình, vì những đặc sản ấy vừa ngon<br />

vừa tốt trái hơn nơi đã sản sanh ra nó. Ngoài những cây ăn trái nổi tiếng của miền<br />

nhiệt đới, Cái Mơn hiện nay còn là xứ của các loài hoa, từ hoa bản xứ như cúc, vạn<br />

thọ, hồng...đến những loại hoa được đưa vào từ miền Bắc hay từ Thái Lan sang với<br />

muôn màu muôn sắc làm cho Cái Mơn trở thành một khuôn viên cây ăn trái, cây<br />

kiểng và vườn hoa dọc theo hai bên bờ sông.<br />

Vì được bao bọc bởi sông nước nên Bến Tre mang một nét đặc thù của miệt<br />

vườn miền Nam. Ngày trước và ngay cả bây giờ, dù đường giao thông trên bộ đã<br />

được xây dựng nhưng phương tiện di chuyển chính của người dân Bến Tre vẫn là<br />

thuyền bè. Nhiều khi cả gia đình dong ruổi đó đây trên một chiếc ghe suốt từ năm<br />

này qua tháng nọ nên tình cảm người dân Bến Tre thật gắn bó với sông nước, họ<br />

sống thật giản dị hài hòa với ruộng đồng và với những người quanh họ. Cũng chính<br />

vì vậy mà mãi cho đến bây giờ, những ai có dịp đi trên vùng sông nước Bến Tre, vẫn<br />

còn nghe được những câu hát điệu hò trên sông nước, những lời ca, điệu hát, giọng<br />

hò, hoặc những bản cải lương mà âm hưởng và ý nghĩa vẫn còn hướng về một thời<br />

cha anh chúng ta đi khai mở đất nước về phương Nam. Nhắc đến Bến Tre mà<br />

không nhắc về những cồn và những sân chim hay làng trái cây tại đây quả là một<br />

thiếu sót lớn. Ngay trong Quận Châu Thành Tỉnh Bến Tre, giữa sông Tiền Giang,<br />

thuộc Xã Tân Thạch tức là ngay cửa ngõ từ Mỹ Tho qua Bến Tre, có một cái cồn rất<br />

nổi tiếng mang tên Cồn Phụng, quê hương của ông Đạo Dừa. Cồn nằm cách Thị Xã<br />

Bến Tre 12 cây số, diện tích toàn Cồn vào khoảng 50 mẫu tây. Dân cư ở đây chủ<br />

yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và làm đồ thủ công nghệ từ cây dừa. Hiện trên<br />

cồn còn ngôi tòa tháp của ông Đạo Dừa được xây trên một khu đất rộng khoảng<br />

1.500 mét vuông. Tòa tháp có lối kiến trúc rất độc đáo với những mảng đắp chạm<br />

rồng phượng bằng những miếng miễng vỡ của tô, chén dĩa. Chiếc cầu thang lên<br />

đỉnh tháp uốn lượn theo hình trôn ốc trông rất đẹp mắt. Cách Thị Xã Bến Tre chừng<br />

20 cây số, có Cồn Qui (giống như hình con rùa), nằm trên Sông Tiền, giữa hai Xã<br />

Tân Thạch và Quái Sơn thuộc Quận Châu Toàn cồn nổi tiếng với những vườn cây<br />

ăn trái và cá tôm đủ loại. Cách Thị Xã Bến tre khoảng 10 cây số tại Xã Hưng Phong,<br />

Quận Giồng Tôm có cồn ốc hay còn gọi là Cồn Hưng Phong. Cồn dài trên 8 cây số<br />

và diện tích trên 1 cây số vuông với những vườn cây ăn trái xanh tươi cũng giống<br />

42


như Cù Lao An Thành ở Vĩnh Long hay Cù Lao Thới Sơn ở Mỹ Tho. Trong Xã Tiên<br />

Long thuộc Quận Châu Thành, ngang với Làng Cái Mơn trên sông Tiền còn có Cồn<br />

Tiên. Cồn rộng chỉ khoảng 7 mẫu tây, nằm cách Thị Xã Bến Tre khoảng 23 cây số,<br />

đây là một bãi tắm trên sông rất đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 có hàng vạn<br />

người từ các nơi đổ xô về đây trên những chiếc tam bán hay tắc rán để tham dự lễ<br />

hội tắm sông ném bùn thật vui nhộn. Giữa hai Xã Mỹ Hòa và Tân Xuân thuộc Quận<br />

Ba Tri, gần Cửa Ba Lai, hiện còn có một sân chim rất rộng, khoảng trên 50 mẫu tây,<br />

trong đó có khoảng trên 15 mẫu rừng chà là và khoảng 7 mẫu rừng đước chưa khai<br />

phá, đó là sân chim Vàm Hồ. Từ Thị Xã Bến Tre đến sân chim Vàm Hồ khoảng trên<br />

50 cây số, người ta có thể đi đường bộ hay đường sông đến đây. Đây là nơi trú ngụ<br />

của hàng triệu chim đủ loại từ cò ngà, cò trắng, cò ruồi, vạc, sếu, le le, cồng cộc,<br />

dòng dọc, diệc xám, quắm trong, dơi, cũng như các loại thú hoang vùng đồng bằng<br />

như chồn, rắn, rùa, cua đinh, càng đước v.v...Trên đường vào sân chim, dọc theo<br />

hai bờ sông Ba Lai là một thảm thực vật xanh mát với đủ loại cây trái, từ cây ăn quả<br />

đến cây tạp như xoài, ổi, mận, mít, chôm chôm, dừa, cam, quít...đến so đũa, bình<br />

bát, điên điển v.v...Trong sân chim nhiều nhất là các loại cây đước, tra, chà là đầy<br />

gai (có lẽ đây là bản năng tự vệ của chúng). Vào khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều, hàng<br />

triệu con chim từ khắp nơi bay về Vàm Hồ biến nơi đây trắng xóa tương tự như một<br />

cảnh tuyết phủ miền Bắc cực. Về giao thông đường bộ, Tỉnh Lộ 60 nối liền Mỹ Tho,<br />

Bến Tre, Mỏ Cày và Trà Vinh. Tỉnh Lộ 57 nối liền Chợ Lách, Mỏ Cày và Thạch Phú<br />

(cắt Tỉnh Lộ 60 tại Mỏ Cày). Ngoài ra, từ Tỉnh Lộ 60 còn có các Hương Lộ 17 đi Bình<br />

Đại, Hương Lộ 26 đi Ba Tri, Hương Lộ 884 đi Cái Mơn.<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

TIẾNG ĐỜN CÒ TRÊN VÀM SÔNG Ô MÔN<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

Vàm sông Ô Môn là nơi con sông Ô Môn đổ ra con sông Hậu. Bên phải là<br />

Chợ Vàm, không biết chợ mọc lên từ lúc nào, khi tôi sinh ra đời thì đã có chợ đó rồi.<br />

Bên trái vàm sông là quê ngoại của tôi, cách cửa sông vài trăm thước thuộc Xã Thới<br />

An, Quận Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Quê Nội của tôi nằm bên kia bờ sông Hậu thuộc Xã<br />

Tân Lược, Quận Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.<br />

Ông bà Ngoại chỉ có hai cô con gái là mẹ tôi và dì Mai. Còn cậu Ba Lượm<br />

không phải là con đẻ. Nhưng, ông bà ngoại xem như con ruột. Mẹ và dì Mai coi cậu<br />

Ba Lượm như anh em một nhà. Ngoại hình của cậu Ba tuy có hơi khác thường với<br />

cái lưng gù, làm cho thân mình thấp xuống chỉ còn 1 thước 3 phân tây. Mỗi bước đi,<br />

cậu phải đưa cái đầu tới phía trước, cái lưng còng xuống như khuân vác một vật<br />

nặng. Đi trên bộ thì chậm chạp như thế, nhưng khi xuống sông thì cậu bơi lặn nhanh<br />

như con rái cá miệt U Minh. Đã vậy mà cái vai bên trái hơi xệ xuống làm cho tướng<br />

đi của cậu Ba nghiêng nghiêng một bên. Nhưng, trời lấy cái nầy, lại cho cậu Ba cái<br />

khác, có tật có tài mà. Cái tài bắt chước của cậu khỏi chỗ chê, cậu có thể giả y<br />

chang giọng hò của một cô thôn nữ chèo đò, tuy xấu xí nhưng lại ăn nói rất có<br />

duyên, thích pha trò chọc cười thiên hạ, vì vậy, đám cưới, đám hỏi trong cái Xã Thới<br />

An này, gia chủ phải mời cho bằng được cậu Ba đến chia vui cùng hai họ. Tánh tình<br />

cậu lại thật thà, chất phác, đối với ông bà ngoại của tôi vô cùng hiếu thảo, một dạ<br />

thẳng ngay. Nên ông bà ngoại tôi, ba má và dì Mai đều quí mến cậụ Mẹ có lần kể<br />

cho tôi nghe về lai lịch cậu Ba.<br />

43


Vào khoảng năm 1930.<br />

Lúc đó, ông bà ngoại tôi làm tá điền cho gia đình một đại điền chủ ở Quận Ô<br />

Môn là ông Ba Cảnh. Hầu hết đất đai từ Rạch Ba Rít đến Rạch Ca My đều thuộc gia<br />

đình nàỵ Gia đình nghèo, lại có con nhỏ vừa mới lên 5 là má tôi bây giờ, nên mỗi<br />

buổi tối, ông ngoại thường bơi xuồng ra vàm sông Ô Môn giăng câu. Dân giăng câu<br />

đêm tại vàm sông Ô Môn đều thân mật gọi ông ngoại là ông Chín Hộ Không phải vì<br />

ông hô răng đâu. Sở dĩ có cái tên này là có lần ông ngoại may mắn câu được một<br />

con cá hô hồng to quá mạng, cái mình to bằng cái thùng phuy, nặng gần 2 tạ, cặp<br />

mắt lồi ra, tròn vo như cái chén, vảy cá màu hồng nhạt lóng lánh màu bạc. Ông<br />

ngoại tôi phải đánh vật với cá mấy tiếng đồng hồ mới lôi được nó vô bờ. Ông Ba<br />

Cảnh bằng lòng mua lại với giá 100 bạc để làm thức ăn đãi bạn bè. Kể ra, ông ngoại<br />

tôi gặp may cũng đúng thôi! Vì loại cá hô chỉ thích sống vùng nước lợ như vùng biển<br />

gần miệt Trà Ôn mới có, hiếm khi loại cá này lội ngược dòng, vô sâu tới tận vàm<br />

sông Ô Môn hoặc tận Vàm Nao. Cá hô gồm có ba loại, cá hô hồng thịt ngon nhất<br />

hạng, kế đến là cá hô đất và cá hô bông.<br />

Một đêm sáng trăng. Ông đang giăng câu phía dưới Cù Lao Cát khoảng giữa<br />

Ô Môn và Thốt Nốt. Bỗng nghe tiếng trẻ con cười khúc khích dước gốc cây bần gần<br />

bãi cồn, ông giật mình tưởng bị ma nhát, tò mò, ông chèo ghe tấp vô bờ thì thấy một<br />

hài nhi trần truồng, còn đỏ hỏn nằm trên giề lục bình, một chân thòng dưới nước bị<br />

cá lòng tong rỉa nên làm nó nhột nhạt, thỉnh thoảng lại cười ré lên, có lẽ vậy mà trong<br />

gần suốt cuộc đời cậu không bao giờ biết khóc, biết buồn. Nhưng có một lần, tôi thấy<br />

cậu Ba Lượm ứa nước mắt...Ông ngoại tôi liền vói tay, ẵm đứa bé lên ghe, cởi áo và<br />

tháo cái khăn rằn quấn quanh cổ, bọc nó lại cho ấm, rồi cấp tốc bơi xuồng về nhà.<br />

Có lẽ đứa bé vừa mở mắt chào đời đã bị dị tật, xấu xí nên cha mẹ bỏ trôi sông<br />

chăng? Ông bà ngoại động lòng trắc ẩn, đồng ý nhận đứa bé làm dưỡng tử và lấy họ<br />

của mình đặt tên cho nó là Lý Văn Lượm.<br />

Từ khi nhận cậu Ba Lượm làm con nuôi, ông bà ngoại tôi làm ăn phấn chấn<br />

lên, mấy năm trúng mùa liên tiếp. Sau khi đong lúa ruộng cho điền chủ vẫn còn dư<br />

ăn, dư bán mà còn thừa chăn nuôi gà vịt. Năm 1935, dì Mai chào đời vào đúng ngày<br />

mùng một Tết Nguyên Đán Ất Hợi. Ông bà ngoại bèn trả đất lại cho gia đình ông Ba<br />

Cảnh, tậu đất vườn tại vàm sông Ô Môn để lập nghiệp. Cậu Ba Lượm từ một nụ<br />

măng non èo uột và lớn lên thành một cây tre mọc bên bờ ao, bền bỉ, dẻo dai, và<br />

không hề ốm đau bao giờ. Mới lên 10 tuổi, cậu Ba Lượm đã biết bàn chuyện làm ăn<br />

với ông ngoại tôi, mua trâu cho cậu chăn để cày thuê cho bà con nông dân quanh<br />

vùng. Năm cậu Ba lên 13 tuổi thì mẹ tôi về làm dâu nhà họ Huỳnh bên kia bờ sông<br />

Hậu. Việc nhà, việc ruộng nương đều do một tay cậu Ba giúp đỡ ông bà ngoại.<br />

Ông ngoại rất thích mai vàng, còn bà ngoại tôi lại thích hoa sen trắng. Tên mẹ<br />

tôi là Lý Thị Bạch Liên do bà đặt. Còn tên dì là Lý Thị Hoàng Mai do ông đặt. Ngôi<br />

nhà của ông bà ngoại là nhà ngói ba gian, có sân rất rộng. Phía trước ông trồng đủ<br />

các loại hoa mai quí và hiếm như ‘’nhất chi mai’’ có chùm hoa nở đỏ rực rở, ‘’bạch<br />

tuyết mai’’ có chùm hoa trắng cánh nhỏ li ti, ‘’lục hoàng mai’’ khi nở ra sáu cánh màu<br />

vàng rực rở, kiêu sa...Ông ngoại thường tự hào, chỉ khác hiền sĩ Lâm Bô vào thế kỷ<br />

thứ 10 ở Hàng Châu bên Tàu là ông ngoại lập gia đình, còn lão Bô suốt đời sống độc<br />

thân để trồng mai và nuôi chim hạc. Còn sân phía sau nhà, ông cho người đào một<br />

cái hồ cá khá rộng, dưới thì thả cá he vàng, trên mặt ao thì ông thả hoa sen trắng.<br />

Chung quanh bờ ao, bà trồng cau. Chính giữa hồ, ông cất một cái nhà thủy tạ nho<br />

44


nhỏ. Vào những mùa trăng sáng, ông bà đưa nhau ra đó uống trà, ngắm trăng. Còn<br />

cậu Ba Lượm hầu quạt, đuổi muỗi.<br />

Ngược lại, bà cũng chiều ông để đáp lễ. Một hôm, ông và cậu Ba Lượm vắng<br />

nhà hai tuần lễ để lên Châu Đốc mua trâu cày. Bà mướn người xây một cái bể cạn<br />

giữa sân nhà, đường kính 5 thước. Giữa bể, bà cho xây một hòn giả sơn bằng nhiều<br />

loại đá khác nhau như đá vôi trắng, san hô, đá tai mèo, đá cẩm thạch....trông giống<br />

như một hòn đảo nhỏ giữa biển. Dưới bể, bà cho thả bèo tây, bèo hoa dâu và đàn cá<br />

vàng lội lững lờ. Mấy ngày sau, ông ngoại trở về, cái hòn non bộ cũng vừa hoàn tất.<br />

Ông ngoại rất ưng ý. Từ đó về sau, thú chơi hòn non bộ trở thành thú tiêu khiển<br />

thanh tao và ông đã bỏ ra nhiều công sức, sưu tầm thêm nhiều loại cây cảnh như<br />

cây dương xỉ, cây da, bụi tre, khóm trúc...để trồng thêm và làm cho hòn non bộ thật<br />

đẹp và trở thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong vùng. Đứng trước hòn non<br />

bộ, mọi người có cảm tưởng đứng trước một cảnh thần tiên, nước nhược non bồng<br />

được thu nhỏ lại ở chốn trần gian.<br />

Vào những đêm trăng thanh gió mát, ngoại tôi thường bảo cậu Ba Lượm chèo<br />

ghe đưa ngoại ra vàm sông Ô Môn giăng câu để nhớ lại những ngày gian khổ và<br />

mong gặp lại một số bạn vong niên. Trong số này có người bạn chí thân của ông<br />

ngoại là ông Mười Đờn Cò. Mấy chục năm về trước, lúc còn độc thân, hai người gặp<br />

nhau vào mùa nước lũ tràn đồng ở ‘’cái rốn’’ Đồng Tháp Mười. Tôi còn nhớ mãi một<br />

kỷ niệm về ông ngoại trong mùa nước nổi vào khoảng trung tuần tháng 10 năm Tân<br />

Mão (1951), lúc đó tôi đã lên 7 tuổi, đang học lớp tư trường làng với thầy giáo Tiến ở<br />

ngoài vàm.<br />

Khoảng 4 giờ chiều, cậu Ba Lượm đầu đội nón lụp xụp, tay dắt ông ngoại lội<br />

nước ngập lé đé, từ ngoài sân đi vào nhà. Vừa nghe tiếng gõ cửa, tía má tôi vội<br />

vàng đi ra đón. Tưởng ai, vừa thấy ngoại, má tôi giật mình hỏi ngay:<br />

- Bộ má xảy ra chuyện gì rồi hả tía ?<br />

Ngoại tôi cười, nói:<br />

- Má tụi bây mạnh cùi cụi, có việc gì đâu mà tụi bây khéo lo.<br />

Tía tôi nói:<br />

- Trời lụt lội, nếu không có chuyện gì gấp thì để sáng ngày mai, tía biểu cậu<br />

Ba chèo ghe qua cho vợ chồng con hay là được rồi!<br />

- Ừ! Thằng Bảo, cháu ngoại cưng của tao đâu rồi ? Nó ngủ chưa vậy, bây ?<br />

Tôi đang nằm trên giường, ngửa mặt lên nóc nhà, nhìn con rắn hổ ngựa đang<br />

rượt con chuột lắc vừa chạy, vừa la chí chóe trên mấy cái kèo nhà. Nghe tiếng ông<br />

ngoại, tôi lật đật bước xuống giường chạy ra chào ông ngoại. Thấy tôi, ngoại liền hỏi:<br />

- Sao nà, tối nay có muốn đi giăng câu với ông ngoại không hả, thằng chó<br />

con?<br />

Tôi hỏi:<br />

- Đi giăng câu ở miệt nào vậy ông ngoại ?<br />

- Ở miệt dưới Cù Lao Cát.<br />

Ông ngoại cười hỏi:<br />

- Sao, có muốn đi giăng câu với ông ngoại không nà ?<br />

Nói gì chớ đi giăng câu là tôi chịu liền. Tôi nói:<br />

- Dạ, đi với ai thì con chần chờ, còn đi với ông ngoại là con chịu liền!<br />

Tía tôi cười nói:<br />

- Mới có bây lớn mà biết nịnh ông ngoại rồi đó.<br />

45


Má tôi có vẻ không đồng ý, nói:<br />

- Nước lũ dâng lên tràn bờ, mênh mông như cát biển, rủi ro sóng đánh chìm<br />

ghe thì nguy hiểm lắm tía à! Tía đã có tuổi, còn thằng Bảo còn con nít làm sao đủ<br />

sức lội vào bờ chớ!<br />

Cậu Ba Lượm cười, nói:<br />

- Còn em đây nữa chi! Chị Hai khéo lo thi thôi! Em một tay ôm tía, một tay ôm<br />

thằng Bảo, lội một cái rẹc là vô tới bờ liền.<br />

- Anh biết tài bơi lội của cậu rồi. Tía quay sang má tôi nói:<br />

- Thôi, cho nó đi chơi với ông ngoại và cậu Ba đi má thằng Bảo à! Con nước<br />

đứng chững lại rồi mà.<br />

- Thôi được rồi! Chị giao nó cho cậu Ba đó! Má nhìn ông ngoại, nói:<br />

- Tía ăn cơm chưa vậy ?<br />

Ngoại tôi cười, nói:<br />

- Ăn sơ sơ, còn để bụng ăn nhậu với bạn bè tối nay chớ!<br />

Má tôi hối:<br />

- Thôi, tía có đi thì đi sớm về sớm. Trời sắp hoàng hôn rồi đó tía.<br />

- Ừa! Tía đi nghe tụi bây.<br />

Ngoại nắm tay tôi:<br />

- Thôi, đi cháu!<br />

Từ hôm nước lụt, nhà trường đóng cửa gần cả nửa tháng. Nằm bó gối trên<br />

giường từ sáng đến tối, học ôn bài chán thấy mồ. Tôi bây giờ như chim xổ lồng, hớn<br />

hở theo ông ngoại và cậu Ba xuống ghe. Cậu Ba Lượm nhổ sào, chèo cập sát<br />

những hàng dừa dọc theo bờ sông Hậu cho an toàn. Chiếc ghe xuôi theo dòng nước<br />

lớn, ngược lên hướng Cù Lao Cát. Tôi ngồi đằng trước mũi ghe với ông ngoại. Đây<br />

là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi, được ngồi ghe lướt sóng trên dòng sông Hậu vào<br />

mùa nước nổi. Những hoạt cảnh sinh động của người nông dân miền Tây Nam Bộ<br />

vào mùa lam lũ, đã để lại trong tuổi thơ của tôi những kỷ niệm khó phai mờ trong ký<br />

ức.<br />

Mùa nước nổi trên dòng sông Hậu. Nắng chiều bàng bạc pha loãng trên dòng<br />

sông màu nâu, màu của đất bùn phù sa hòa cùng với màu sắc mây trời in bóng trên<br />

dòng sông, tạo thành không gian mênh mông huyền ảo làm cho cuộc sống của nông<br />

dân cảm thấy thêm phần vất vả, lẻ loi. Tiếng mái dầm khua nước nhịp nhàng, lúc<br />

nhặt lúc khoan. Một ngôi chùa cổ nào đó vang lên những hồi chuông ngân nga như<br />

từ quá khứ xa xôi nào đó thong thả vọng về. Tiếng hò mái dài lơi lả của những cô<br />

thôn nữ chèo thuyền xuôi ngược trên sóng nước, cất lên lanh lảnh...và tất cả những<br />

âm thanh hỗn độn đó hòa lẫn vào nhau, tạo thành một bản hợp tấu khúc sinh động<br />

của phù sa trổi lên trong mùa nước nổi.<br />

Thấy tôi đang ngồi trầm ngâm nghĩ ngợị Ngoại bảo tôi:<br />

- Con đi vào khoang, lấy hai cái nắp nồi bằng nhôm máng trên vách lá rồi đem<br />

ra đây cho ông ngoại.<br />

Tôi ngạc nhiên hỏi:<br />

- Để làm gì vậy hả, ông ngoại ?<br />

Ngoại cười, nói:<br />

- Ậy, đừng có hỏi lôi thôi mà. Cứ lấy hai cái nắp nồi ra đây, rồi ngoại chỉ cho<br />

cháu cái này ngộ lắm!<br />

46


Tôi liền bò vào trong khoang ghe, lấy hai cái nắp bằng nhôm đem ra đưa cho<br />

ông. Ngoại tôi cầm hai cái nắp đập vào nhau nghe xèng...xèng...xèng như người ta<br />

đánh chập chỏa múa lân. Chỉ vài phút sau, tôi vừa ngạc nhiên, vừa thích thú thấy<br />

một bầy cá nược khoảng chục con từ dưới mặt nước phóng lên, nhào lộn trên mặt<br />

nước. Đưa cái lưng đen bóng lưỡng lội chung quanh nghe. Một vài con tinh nghịch<br />

lội sát bên mạn ghe, trên đầu chúng xịt nước có vò lên trên ghe, làm ướt cả vạt áo<br />

bà ba của tôi. Bầy cá nược xuất hiện trên mặt nước cả 15 phút, rồi lặn xuống sông<br />

biến mất. cậu Ba Lượm tiếp tục vung mái chèo, chiếc ghe lướt phăng phăng trên<br />

dòng sông Hậu.<br />

Trên những chiếc cầu tre ba nhịp lắt lẻo, bắc qua những dòng kinh, rạch đã<br />

biến thành những dòng sông tự bao giờ, những người nông dân đầu quấn khăn rằn<br />

trong những chiếc áo bà ba màu nâu hay đen, vạt áo bay phất phới trong gió chiều<br />

thổi lồng lộng, quần thì xăn tới gối, vội vã bước qua cầu để về một nơi nào đó, dưới<br />

sức nặng của họ làm cho cầu tre cong oằn xuống, bóng họ lung linh trên dòng nước,<br />

phản chiếu ánh nắng chiều.<br />

Trên dòng sông, những chiếc ghe tam bản chất đầy hàng hóa hoặc đò dọc<br />

chất đầy người lướt nhanh trên dòng sông để về nhà. Ngày đang dần tàn, nhưng<br />

chưa tắt hẳn mà con trăng 16 tròn và đỏ ối lừng lững từ rặng cây xanh ven bờ sông<br />

nhô lên, nhuộm vàng một quãng sông dài lóng lánh ánh trăng. Tôi thấy rõ dáng<br />

những người lái đò đứng đằng sau lái ghe, cúi rạp người xuống, hai tay vung mái<br />

chèo, phối hợp nhịp nhàng với đôi chân. Trong cái không gian huyền hoặc đến mơ<br />

hồ làm cho vầng trăng càng thêm sáng rực rỡ. Bỗng từ phía sau đuôi ghe của cậu<br />

Ba vút lên một điệu hò mái dài, giọng hò tiểu biểu của dân Thốt Nốt. Giọng nam đẩy<br />

đưa và trêu chọc làm xốc hông người khác phái:<br />

Hò ơ...nước Long Hồ chảy vô Măng Thít<br />

Thấy bộ em chèo cái đít muốn ôm.<br />

Ông ngoại tôi nghe cũng bắt tức cười, ngoái đầu, nói vọng ra đằng sau lái:<br />

- Thằng dê xồm này nó hò ngạnh trê đó nghe. Mầy hò chọc quê nó cho tía<br />

nghe coi!<br />

- Được rồi, tía nghe con hò đối lại nè!<br />

Cậu Ba Lượm giả giọng nữ, lanh lảnh cất lên:<br />

Hò ơ...anh muốn ôm vậy mà cũng hơi khó<br />

Anh về nhà bắt...chó cái anh ôm.<br />

Hò ơ...ô rô ba lá ô rô<br />

Thần Hoàng không vật mấy cô kén chồng.<br />

Hò ơ...chim quyên đậu nhánh sa kê<br />

Thiên Lôi không đánh...mấy thằng dê cho rồi!<br />

Biết gặp phải đối tượng đốp chát, không phải tay vừa. Anh chàng đổi giọng hò<br />

huê tình:<br />

Hò ơ...ruộng gò anh cấy lúc nàng thơm<br />

Ôm anh ôm đại, đừng để anh gò tốn công.<br />

Cậu Ba Lượm ứng khẩu, hò đối lại, giọng lấp lửng:<br />

Hò ơ...ông Tơ bà Nguyệt còn lầm<br />

Se duyên con gái lấy lầm...sở khanh<br />

Anh chàng thanh niên nọ nghe khoái quá, bèn chèo tăng tốc, đuổi riết theo,<br />

cập sát ghe cậu Ba, cất giọng hò rao:<br />

47


Hò ơ...người ta vợ con đùm đề<br />

Thân anh chửa vợ qua thề với em...<br />

- Anh Hai chưa vợ hay vợ chưa có chửa đó ? Cậu Ba giọng lẳng lơ hỏi.<br />

- Qua còn độc thân, chưa có vợ thiệt mà em.<br />

- Em chỉ khoái lấy mấy thằng cha đẹp trai.<br />

Cậu Ba kéo cái nón lá sụp xuống, che khuất mặt, hỏi:<br />

- Anh Hai mà đẹp trai là em ưng liền hà.<br />

- Qua nói thiệt với em đó nghe. Người thanh niên đẹp trai nhứt Ấp Tây Khánh,<br />

Xã Mỹ Hòa ở Long Xuyên là qua đây nè!<br />

Ông ngoại nghe anh chàng nầy quê quán ở Xã Mỹ Hòa, nói vọng ra đằng sau<br />

lái:<br />

- Đứa nào quê ở Mỹ Hòa vậy bây ? Biểu nó chèo ghe lên gặp tía coi nà!<br />

- Dạ, tía chờ chút. Cậu Ba Lượm nhìn qua ghe anh ta nói:<br />

- Tía tui muốn gặp anh kia kìa. Chèo ghe lên gặp ổng, lẹ đi cha nội.<br />

- Ông già tía của em đó hả ?<br />

- Ừa mà!<br />

- Để qua gặp ổng, xin gả em cho qua, được không mình ?<br />

Cậu Ba Lượm làm bộ mắc cỡ, mắng yêu:<br />

- Đồ quỷ sứ nà!<br />

Hắn ta như mở cờ trong bụng, vung mái chèo chiếc ghe lướt tới. Hắn gác mái<br />

chèo lên mui, chấp hai tay xá ông ngoại tôi mấy cái, rồi cười nham nhở, nói:<br />

- Con rể xin ra mắt nhạc phụ.<br />

- Được, tía cho nó theo không mầy đó. Khỏi cưới hỏi lôi thôi gì hết.<br />

Ông ngoại tôi vui vẻ hỏi:<br />

- Bây nói ở Mỹ Hòa, vậy bây có biết ai sáng chế ra lưỡi câu nổi tiếng nhất xứ<br />

Nam Bộ nầy không ?<br />

- Dạ, biết chứ.<br />

Hắn ra điều kiện:<br />

- Con mà nói đúng, tía có chịu gả con gái tía cho con không ?<br />

- Ừa, tao hứa đó!<br />

- Ông Nguyễn Văn Tho chớ ai.<br />

Hắn tự tin hỏi:<br />

- Đúng không hả nhạc phụ.<br />

- Đúng y chang là ông tạ<br />

Ông ngoại tôi gật gù nói:<br />

- Mấy năm về trước, ổng chuyên môn làm lưỡi câu bán cho dân hạ bạc, sống<br />

về nghề giăng câu dọc theo bờ sông Tiền, sông Hậu. Nhờ lưỡi câu làng Mỹ Hòa mà<br />

qua nổi tiếng. Chín Hô là qua đây!<br />

Hắn há hốc mồm, kinh ngạc nói:<br />

- Có phải là ông Chín Hô ở vàm sông Ô Môn không ?<br />

Ông ngoại tôi cười sảng khoái, nói:<br />

- Chín Hô đích thị là qua đây!<br />

Hắn nhìn đằng sau lái, hỏi:<br />

- Có phải cô Tư đang chèo ghe không hả, ông Chín ?<br />

Ông ngoại tôi cười ha hả, nói:<br />

- Thì nó chớ còn ai vô đây nữa!<br />

48


Hắn mừng húm, nói:<br />

- Con nói đúng rồi đó. Tía cho con rước dâu được chứ?<br />

- Một lời Chín Hô này nói ra, thất mã theo cũng không kịp, đừng nói chi là tứ<br />

mã. Được, qua cho bây rước dâu liền bây giờ.<br />

Ông ngoại tôi đứng dậy, nhìn ra đằng sau lái, nói:<br />

- Chuẩn bị sang thuyền nghe con. Tía bằng lòng gả con cho thằng nầy rồi đó.<br />

Cậu Ba Lượm làm bộ vùng vằng, nói:<br />

- Con hổng dám theo thằng cha nầy về Mỹ Hòa đâu. Thằng chả có vợ một, vợ<br />

hai rồi cũng không chừng đó tía ơi!<br />

- Em Tư đoán không sai! Đẹp trai như qua có vợ một, vơ hai là chuyện<br />

thường tình. Hắn cười toe toét nói:<br />

- Còn em về làm phòng ba cho qua. Lời tía hứa như đinh đóng cột, em không<br />

theo qua về Mỹ Hòa là chết với ổng đó!<br />

- Bộ anh không nghe người ta nói sao hả: ‘’Một vợ nằm giường lèo, hai vợ<br />

nằm chèo queo, ba vợ ra chuồng heo mà nằm’’. Cậu Ba hăm he:<br />

- Tui mà làm vợ ba anh thì chỉ có nước vô chuồng...sư tử mà nằm.<br />

- Có cô vợ ba trẻ đẹp như em, cho dầu có vô chuồng voi, chưa chắc qua đã<br />

ngán, đừng nói chi là chuồng sư tử.<br />

Hắn chồm mình qua ghe cậu Ba, nắm cái cột chèo ghì lại, hai chiếc ghe cập<br />

sát vào nhaụ Hắn cười hì hì, nói:<br />

- Em Tư dỡ cái nón lá ra, để qua nhìn tạng mặt con sư tử cái coi nà!<br />

- Muốn coi mắt tui hả ? Được, tui cho coi liền nè.<br />

Cậu Ba Lượm dỡ nón lá ra , cười chọc quê nói:<br />

- Cái bản mặt tui đây nè, nhìn kỹ đi cha nội!<br />

Vừa thấy mặt cậu Ba Lượm, hắn thất kinh hồn vía, kêu trời như bộng:<br />

- Chời ơi! Chời!...Cậu Ba Lượm chơi tui nè chời!...<br />

Cậu Ba Lượm nạy mái chèo bên phải một cái thật mạnh, hai chiếc ghe tách<br />

rời ra, làm anh chàng hụt chân rớt xuống sông, nghe một cái ầm. Ông ngoại tôi khoái<br />

chí cười ha hả, nói:<br />

- Cho đáng đời thằng dê xồm!<br />

Trăng tròn 16 đang sáng rực rở trên bầu trời cao thăm thẳm và trong vắt, lấp<br />

lánh muôn vạn vì sao. Ghe nhẹ nhàng lướt trên dòng sông trăng. Gió đêm mát lạnh<br />

thổi lồng lộng, làm những vì sao trời in bóng trên mặt nước vỡ thành những hạt kim<br />

cương tỏa ánh sáng lấp loáng trên những đợt sóng gợn nhấp nhộ Ngoại tôi nói:<br />

- Sắp đến đuôi cồn Cù Lao Cát rồi đó cháu.<br />

Tôi nhìn theo hướng ngoại chỉ. Tôi thấy thoáng thoáng những đốm lửa nhỏ<br />

như tàn thuốc trôi dần vào nhau, hình dáng những ghe giăng câu đêm với cái mui<br />

lợp bằng lá dừa nước lụp xụp hiện rỏ dần trước mắt tôị Rồi những sợi khói mỏng<br />

manh màu trắng đục từ những bếp lửa trên ghe tỏa ra, ẻo lả bốc lên bầu trời cao.<br />

Sương khói quyện vào nhau trôi lờ lững trên bầu trời đêm.<br />

Khi gần đến nơi, cậu Ba Lượm lơi dần tay chèo. Bỗng có một người trong<br />

chiếc ghe nào đó lên tiếng hỏi:<br />

- Ai đó ?<br />

Ông ngoại tôi đứng dậy đáp:<br />

- Chín Hô ở vàm sông Ô Môn đây!<br />

Người nọ reo lên:<br />

49


- Chú Mười Đờn Cò ơi! Ông Chín Hô tới rồi đó!<br />

Lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm. Cậu Ba Lượm gác hai mái chèo lên mui,<br />

chiếc ghe lướt nhẹ đến bằng trớn. Một người vói tay chận chiếc ghe cho ngừng hẳn<br />

để chú Mười bước qua. Hai ông bạn già mừng rỡ, nắm chặt tay nhau. Về tuổi tác,<br />

ông Mười Đờn Cò nhỏ hơn ông ngoại tôi vài tuổi, nhưng trông rất phong trần với mái<br />

tóc bạc, búi tó ‘’si nhong’’, gương mặt rám nắng và ánh mắt lúc nào cũng đượm<br />

buồn. Chiếc áo bà ba màu nâu bằng vải thô cứng, không đủ che vóc dáng gày gò<br />

của ông. Với chiếc đờn cò đeo lủng lẳng trên vai, trông ông có vẻ là người nghệ sĩ<br />

giang hồ miệt vườn. Ông ngoại tôi nhìn ông Mười Đờn Cò từ đầu đến ngón chân,<br />

nói:<br />

- Lúc này sao chú ốm yếu quá vậy, chú Mười ?<br />

Ông Mười cười giả lả, nói:<br />

- Tui sống lưu linh, lưu địa, giang hồ tứ xứ. Đời như lục bình trôi, vui đâu tấp<br />

đó, lấy nghề giăng câu làm kế sinh nhai, lấy ngón đờn cò làm thú tiêu khiển, vừa<br />

giúp vui cho dân hạ bạc và anh em thương hồ. Tui sống gằng gạo chợ nước sông,<br />

bữa đói bữa no, mập làm sao cho nổi hả, anh Chín ?<br />

Ông ngoại tôi có vẻ không bằng lòng, nói:<br />

- Đó là lối sống của chú hồi còn trai trẻ kìạ Còn bây giờ, chú đã có tuổi rồi,<br />

phải an cư mới lạc nghiệp được, chớ sống bình bồng như lục bình trôi như vậy hoài<br />

đâu có được, chú Mười!<br />

- Vợ con tui bị bọn người sát nhơn nhân danh ‘’cách mạng’’, ‘’kháng Chiến’’,<br />

‘’giải phóng dân tộc’’ cái con khỉ mẹ gì đó cho đi ‘’mò tôm’’ hết rồi. Cái lối giết người<br />

tập thể của bọn Việt Minh ác ôn, còn dã man, rùng rợn gấp ngàn lần bọn thực dân<br />

Pháp giết dân mình.<br />

Ông Mười Đờn Cò sụt sịt khóc:<br />

- Sống vô gia cư, tử vô địa táng, giang hồ bạt mạng thì cần gì phải an cư lạc<br />

nghiệp hả anh Chín.<br />

- Mà thôi, thím Mười và hai cháu đã bị bộ đội cụ Hồ giết đã 4 năm rồi. Chú có<br />

buồn thì thím và cháu cũng không sống lại được đâu.<br />

Ông Ngoại tôi đề nghị:<br />

- Sau bữa giỗ tập thể đêm nay, chú phải theo tôi về vàm sông Ô Môn, gia đình<br />

tôi có mắm ăn mắm, có muối ăn muối, chú đừng nghĩ gì hết. Nếu chú ngại, tôi sẽ cho<br />

cất một căn nhà riêng cho chú sống thoải mái. Chú nghĩ sao ?<br />

Cậu Ba Lượm đứng đằng sau lái, nghe vậy cũng vọt miệng:<br />

- Phải đó chú Mười. Cháu sẽ ở với chú cho vui. Nói thiệt nghen, cháu cũng<br />

muốn học ngón đờn cò độc chiêu của chú lắm đó!<br />

Ông ngoại tôi nói vô:<br />

- Thằng Lượm coi vậy mà sáng dạ lắm! Chẳng lẽ, chú để ngón đờn cò độc<br />

chiêu mai một sao, chú Mười ?<br />

Ông Mười Đờn Cò suy nghĩ trong giây lát, rồi gật đầu nói:<br />

- Nếu anh Chín thương tình thì sau bữa giỗ tập thể đêm nay, tui sẽ chèo ghe<br />

theo anh về nhà.<br />

Cậu Ba Lượm hớn hở, nói:<br />

- Sáng ngày mai, con đi mua vật liệu chở về cất nhà cho chú liền.<br />

Lúc đó, cậu Ba Lượm và tôi không biết giỗ tập thể là cái gì mà làm giỗ cho ai.<br />

Tôi thấy hàng trăm ghe xuồng từ Cù Lao Ông Chưởng xuống, từ Đồng Tháp Mười<br />

50


qua, từ Cái Vồn lên...họ tụ tập dưới đuôi cồn Cù Lao Cát. Tới giờ hành lễ, họ cắm<br />

sào san sát vào nhau theo hình một nửa vòng cung. Ông Mười Đờn Cò ngồi trước<br />

mũi ghe làm chủ tế. Mọi người yên lặng cầu nguyện cho những người quá cố. Họ<br />

thắp nến trong những đèn lồng, mang những lẵng hoa kết bằng đủ loại hoa tạp: Màu<br />

trắng hoa huệ, màu tím hoa bằng lăng, màu vàng hoa điên điển, màu đỏ hoa hồng...<br />

thắp những bó nhang thơm là mỗi tấm lòng của người sống tưởng nhớ những người<br />

thân, rồi họ trịnh trọng thả tất cả xuống dòng sông nước đục phù sa. Tôi ngây người<br />

nhìn ánh sáng của những ngọn nến trôi bập bềnh, tỏa ra lung linh làm nhạt nhòa<br />

những ánh sao trời lấp lánh trên dòng sông. Hương hoa quyện lấy khói hương trầm<br />

phảng phất trên sóng nước làm tăng thêm nỗi buồn lai láng trong lòng mọi người.<br />

Ông Mười tháo cây đờn cò đeo trên vai xuống, tỉ mỉ so dây, rồi bắt đầu dạo<br />

khúc bi ai. Trong cái không gian trang nghiêm và im lặng ấy, tiếng đờn cò réo rắt<br />

vang lên như khóc như than. Gió đêm thổi lồng lộng đưa âm thanh của tiếng đàn cò<br />

vượt xa hơn, hòa cùng ánh trăng sáng rực rỡ chảy bồng bềnh trên dòng sông. Âm<br />

thanh tan dần trên những rặng cây xanh xa xa dọc hai bên bờ sông Hậu, hình như,<br />

âm thanh của tiếng đờn cò đọng lại trên những ngọn dừa nước, mù u...và mơ hồ<br />

vướng trên đám cỏ lát, phi lau. Cánh tay dài khẳng khiu của ông Mười Đờn Cò cầm<br />

vĩ cần đưa qua, kéo lại lúc nhặt lúc khoan, phối hợp nhịp nhàng với mấy ngón tay,<br />

móng vàng nhựa thuốc, lướt thoăn thoắt trên mấy sợi dây đờn. Những cái vuốt, móc,<br />

nhấn và độ rung của mấy ngón tay điêu luyện của người nghệ sĩ giang hồ làm<br />

cường độ của âm thanh thay đổi lúc trầm lúc bổng, thống thiết ai oán làm tê tái lòng<br />

người. Vài người nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con...bật khóc nức nở.<br />

Tôi nghe cậu Ba thì thầm bên tai ông ngoại, hỏi:<br />

- Họ làm đám giỗ tập thể cho ai vậy tía ?<br />

Ông ngoại nói:<br />

- Cách đây 4 năm, cũng vào tháng này, ngày này. Lợi dụng mùa nước nổi,<br />

bọn Việt Minh cho cán bộ chèo một chiếc ghe lường trọng tải hàng mấy chục tấn lúa<br />

để đón đồng bào theo Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, sống dọc theo hai bên bờ sông Hậu<br />

và Cù Lao Ông Chưởng chạy lụt. Nửa đêm, họ cho người lặn xuống đục bể ghe, làm<br />

cho trên 300 đồng bào vô tội đi ‘’mò tôm’’, chết thảm khốc tại khúc sông này, vì vậy,<br />

họ tụ tập về đây để làm giỗ tập thể cho các nạn nhân hằng năm.<br />

Tiếng đờn cò truy điệu của ông Mười vừa chấm dứt. Bà con tự động chia tay<br />

và hẹn gặp nhau vào thời điểm này năm sau. Tiếng mái chèo khua nước rộn ràng<br />

trên một quãng sông Hậu. Những chiếc xuồng ba lá, những chiếc ghe tam bản mang<br />

những ánh lửa chập chờn của những ngọn đèn bão trôi trên dòng sông và khuất dần<br />

trong màn sương đêm màu trắng đục, bay lãng đãng trên mặt sông.<br />

Bây giờ chỉ còn lại mươi chiếc ghe và xuồng giăng câu ở miệt Cù Lao Cát và<br />

hai bờ sông Hậu. Họ là những người dân chuyên sống về nghề hạ bạc ở quanh<br />

vùng này, vừa là bạn bè, vừa là những người ái mộ tiếng đàn cò độc đáo của ông<br />

Mười. Họ cắm sào, mũi chụm đầu vào nhau giữa bốn bề nước nổi mênh mông. Ông<br />

Mười chỉ ngoại tôi, rồi lên tiếng:<br />

- Đêm nay là đêm cuối cùng, tui sẽ từ giả nghề hạ bạc để lên bờ sống với ông<br />

anh kết nghĩa của tui là anh Chín Hô đây!<br />

Ông Sáu Thao là người cao niên nhất, đầu chít khăn rằn, râu cằm bạc trắng,<br />

bay phất phơ trước ngực. Ông ta là người đầu tiên lên tiếng:<br />

51


- Chèng đéc ơi! Anh Mười nỡ lòng nào bỏ sông, bỏ anh em để lên bờ sống<br />

sao hả, anh Mười ?<br />

Ông ngoại tôi đỡ lời cho ông Mười Đờn Cò:<br />

- Chú Mười giờ tuổi đã cao, không vợ, không con, lấy ai chăm sóc khi ươn<br />

yếu. Nên vợ chồng tôi rước chú về sống chung với gia đình tôi cho có anh, có em, có<br />

muối ăn muối, có mắm ăn mắm. Vả lại, nhà tôi ở gần Vàm Ô Môn, lúc nào cũng mở<br />

rộng của đón anh em đến thăm chú Mười mà!<br />

- Ờ hén, anh Chín Hô nói cũng có tình có lý! Tui xin bái phục tình nghĩa của<br />

anh đó nghen. Ông Sáu Thao nhìn mấy người chung quanh, hỏi:<br />

- Sáng mai, anh Mười Đờn Cò sẽ bỏ dòng sông nầy, để lên bờ sống với gia<br />

đình anh Chín Hộ Đêm nay, anh em mình tính sao cho phải phép đây ?<br />

Chú Năm Hồng lên tiếng:<br />

- Đêm nay nhậu xả láng, để sáng tiển chú Mười về vàm sông Ô Môn sớm. Tối<br />

mai đi giăng câu kiếm ăn cũng không sao mà.<br />

Ông Sáu Thao nói:<br />

- Thằng Năm mấy nói có lý! Tui xin mời hết anh em chèo ghe, xuồng về nhà<br />

tui ở trên bãi cồn, nhậu một chầu chia tay với anh Mười cho đã đời. Nhậu không say,<br />

không về à nghen! Má xấp nhỏ mới cất được trên 10 lít rượu nếp. Ngon hết xẩy!<br />

Chú Năm Hồng không đồng ý, nói:<br />

- Mình là dân giăng câu, sống trôi nổi theo con nước lớn, nước ròng. Bữa tiệc<br />

chia tay với chú Mười thì phải nhậu trên ghe mới hợp lý chớ!<br />

Ông Sáu Thao cười hì hì, hỏi:<br />

- Rượu đế đâu mà nhậu chớ ?<br />

Ông Mười Đờn Cò cười, nói:<br />

- Cái rốn trủng Đồng Tháp Mười là nơi kiếm sống của tui và anh Chín Hô đây<br />

từ cái hồi khẩn hoang lập Ấp. Lúc đó, di dân khắp nơi từ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu<br />

Long cho đến tận vùng đất mũi Cà Mau đến nơi này lập nghiệp. Đồng bào miệt Kinh<br />

Cùng có cái lối ẩm thực khác với thiên hạ. Thay vì nhậu rượu đế đưa men cay với<br />

khô cá đồng mới hợp với khẩu vị, đằng này họ uống trà với cá khô nướng, thế mới<br />

ngược đời với thiên hạ chớ!<br />

- Ừ, chú nhắc tui mới nhớ ông Hai Oảnh. Trời vừa hừng sáng, mới bảnh con<br />

mắt dậy là tui đã thấy ổng súc miệng bằng nước trà rồi, điểm tâm với khô cá lóc<br />

nướng lửa than. Bạn bè ghé thăm, ổng cũng đãi bạn bè bằng cái lối nhậu lạ đời nàỵ<br />

Ông Ngoại tôi nói:<br />

- Tôi còn nhớ, hồi đó, cũng vào mùa lũ lụt như thế này. Đêm trên đồng nước<br />

nổi dàn trải trên khắp cánh đồng bao la như biển nước mênh mông mà lưu dân lúc<br />

đó còn thưa thớt. Có khi chèo ghe đi giăng câu cả cây số mới bắt gặp được ánh đèn<br />

dầu leo lét xa xạ Lúc đó, họ tự động tìm đến nhau cho đỡ phần vất vả lẻ loi, phải<br />

không chú Mười ?<br />

Ông Mười Đờn Cò nói:<br />

- Dân sống bằng nghề giăng câu đêm cũng giống như những mảng lục bình<br />

rời rạc, theo con sóng Đồng Tháp trôi tấp vào nhau kết hợp thành giề, để tương trợ<br />

lẫn nhau khi hữu sự. Lúc đó, tui đang học ngón đờn cò độc chiêu của ông Hai Oảnh.<br />

Cũng trong đêm đó, tui gặp anh Chín rồi kết nghĩa ‘’huynh đệ’’ với nhau, thủy chung<br />

cho đến bây giờ đã mấy chục năm rồi,<br />

Chú Ba Lượm vọt miệng nói:<br />

52


- Chú Mười là sư phụ của cháu, còn ông Hai Oảnh là sư tổ của cháu rồi!<br />

Ông Mười Đờn Cò nói:<br />

- Muốn học ngón đờn cò của tao truyền lại cho đời thứ ba là phải làm lễ cúng<br />

tổ đàng hoàng nghe con.<br />

Cậu Ba cười, nói:<br />

- Chuyện dễ thôi mà, chú Mười. Lúc còn sanh tiền, ông Hai thích món ăn gì<br />

nhứt hả, sư phụ ?<br />

- Đơn giản thôi mà. Cũng khô cá đồng nướng nhậu với trà nóng. Nếu là khô<br />

cá lóc thì phải là thứ cá lóc bự tổ chảng, còn khô cá sặc thì phải cá sặc rằn lớn hơn<br />

bàn tay trở lên.<br />

Ông Năm Hồng giục:<br />

- Thôi, nói thì làm liền đi mấy cha nội! Ai có khô thì nướng khô, còn ai có trà<br />

thì nấu nước pha trà. Nổi lửa lên đi là vừa đó!<br />

Vài phút sau, tiếng củi tạp vớt trên sông, củi tre bắt đầu nổ lép bép trong<br />

những cái cà ràng đặt đằng sau lái của những chiếc ghe tam bản, được chắn gió<br />

bằng những miếng thiếc uốn cong hình vòng cung và ánh lửa lan rộng sáng rực một<br />

khoảng sông. Khói trắng đục cuồn cuộn bốc lên mù mịt, tỏa lên bầu trời đêm sáng<br />

rực ánh trăng. Khói chảy xuống mặt nước, lẫn vào trong màn sương đêm bay la đà<br />

trên sóng nước đang vỗ bì bọp vào mạn ghe. Mùi khô cá lóc nướng, mùi mỡ cá sặc<br />

rằn tươm ra cháy xèo xèo trên lửa than hồng, bay vào mũi làm tôi cảm thấy đói bụng<br />

chi lạ. Trong lúc các bậc chú bác ngồi xếp bằng trước mũi ghe, vừa rít thuốc rê, vừa<br />

nói huyên thuyên, tiếng cười nổ dòn như bắp rang, tôi bò ra đằng sau lái ghe, thấy<br />

cậu Ba đang nướng khô cá khoai. Tôi hỏi:<br />

- Còn cơm nguội không cậu ?<br />

- Sao, kiến cắn bụng rồi hả ?<br />

- Dạ, con đói bụng.<br />

- Thôi được, ăn cơm nguội với khô cá khoai nướng cho đỡ đói.<br />

Cậu Ba trở mấy con cá khô trên lửa than, rồi bới cơm ra cái chén sành đưa<br />

cho tôi, nói:<br />

- Còn mấy miếng dưa mắm của dì Mai trộn sẵn rồi, ăn kèm với khô cá khoai,<br />

ngon lắm. Con muốn ăn không ?<br />

Tôi lắc đầu. Cậu Ba gắp mấy con khô cá khoai, xé nhỏ bỏ vào trong dĩa đẩy<br />

về phía tôi, nói:<br />

- Con ngồi đó ăn cơm đi. Bây giờ cậu mang khô ra đằng trước cho ông ngoại.<br />

Lát nữa cậu trở vô.<br />

Khô cá khoai nướng quá lửa, nhai dòn rụm, ăn kèm với cơm nguội ngon hết<br />

biết. Có lẽ vì bụng đói nên tôi ăn cái gì cũng thấy ngon miệng. Trời nữa đêm về<br />

sáng, tôi ngồi dựa cái cột chèo, nhìn mông lung về phía bên kia bờ sông Hậu. Vài<br />

căn nhà lá xiêu vẹo ẩn sau những lùm cây, bếp nhà ai giờ này vẫn còn đỏ lửa,<br />

những làn khói trắng mong manh đang bốc lên từ những mái tranh nghèo, vươn<br />

mình bay lên trên trời cao...gió miệt đồng thổi lồng lộng trên mặt sông làm gợn lên<br />

những đợt sóng đủ làm chiếc ghe hơi lắc lư. Hơi lạnh của sương đêm hòa cùng hơi<br />

lạnh của sông nước tỏa lên ghe làm tôi rùng mình, tôi vội vàng chui vào trong<br />

khoang ghe, chun vào trong cái nóp của cậu Ba Lượm đánh giấc. Tiếng những con<br />

cóc kèn, ếch nhái, ễnh ương...kêu vang rền trong bụi phi lau, tiếng vịt trời vỗ cánh<br />

trong những rặng bần, mù u xa xa...và tiếng đờn cò độc chiêu của ông Mười như ru<br />

53


tôi vào mộng và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay...Và khi mở mắt ra thì trời đã sáng<br />

bửng, tôi mới biết là đang nằm trên giường, chớ không phải nằm trên ghe. Tôi lật đật<br />

bước xuống giường, nước đã rút đi khỏi cái nền nhà, chỉ còn phù sa phủ một lớp<br />

bùn mỏng trên nền gạch tàu. Tôi đi lần ra chái hè, hỏi mẹ tôi:<br />

- Ông ngoại, cậu Ba và ông Mười Đờn Cò đâu rồi má ?<br />

Má tôi mỉm cười, nói:<br />

- Cậu Ba đưa ông ngoại và ông Mười về bển rồi. Vài bữa nữa, cậu Ba sẽ<br />

chèo ghe qua đón má và con qua thăm ông bà ngoại và dì Mai.<br />

Một tuần lễ sau đó, nước lũ đã rút đi, lưu lượng sông Hậu gần như trở lại bình<br />

thường. Trường Tiểu Học mở cửa lại và lũ nhóc chúng tôi nao nức trở lại trường.<br />

Tía và má tôi chèo ghe đưa tôi qua sông Hậu sống với ông bà ngoại để tiện việc đi<br />

học. Mỗi buổi sáng sớm, dì Mai bơi xuồng đưa tôi đến trường, chiều đón về nhà.<br />

Nhờ vậy mà thầy giáo Tiến có dịp quen biết dì Mai.<br />

Mùa nước nổi vừa qua đã làm cái sân đất nhà của ngoại bừa bãi không thể<br />

tả, rác rến, bùn đất bê bết khắp nơi, đất đấp chung quanh mấy gốc mai đều bị sạt lở.<br />

Vừa dắt tôi bước vào sân nhà, thấy ông ngoại và dì Mai áo quần lấm lem đang lui cui<br />

đắp đất lại mấy gốc mai, tía tôi nói:<br />

- Thôi, tía và dì Tư vô nhà tắm rửa, nghỉ mệt đi, để ngoài nầy con làm cho.<br />

Ông ngoại nói:<br />

- Tụi bây và thằng Bảo ăn cơm nước gì chưa ?<br />

- Dạ chưa, tụi con có đem cặp gà mái dầu biếu tía má. Tía muốn ăn cháo gà<br />

xé phay không để con đi làm. Má tôi quay sang hỏi dì Mai:<br />

- Má đâu rồi dì Tư ?<br />

Dì Mai chỉ ra phía sau vườn, nói:<br />

- Má đang làm bếp, còn chú Mười và anh Ba đang be bờ cái hồ sen. Cá nuôi<br />

trong hồ theo nước lũ đi sạch hết không còn một con.<br />

- Thôi để chị phụ má làm cơm trưa cho gia đình.<br />

Tôi chạy lăng xăng trên sân hốt rác gom lại thành một đống lớn để dưới mấy<br />

gốc dừa cạnh bờ mương bên hông nhà. Có tía tôi phụ một tay, nhưng không ai chịu<br />

vô nhà hết. Thỉnh thoảng, dì Mai ngước nhìn những cành mai khẳng khiu bị gió thổi<br />

đong đưa trong nắng sớm làm những chiếc lá úa run rẩy lìa cành. Tôi thấy gương<br />

mặt dì Mai thoáng buồn. Thời con gái của dì Mai không lụy vì tình bao giờ mà chỉ lụy<br />

vì mai...<br />

Dân cư sống chung quanh vàm sông Ô Môn, ai cũng biết dì Mai cũng như ông<br />

ngoại tôi trồng mai để thưởng ngoạn và để tặng bà con, láng giềng cái lộc đầu năm<br />

lấy hên chớ không bao giờ bán. Có nhiều anh trai làng, nhờ những cành ‘’lục hoàng<br />

mai’’ của dì Mai tặng để làm quà cho tía má người yêu mà cưới được vợ. Ông ngoại<br />

tôi còn có tài phù phép làm cho những đóa hoa mai chúm chím nụ, từng đợt nở bung<br />

ra vào những ngày đầu xuân bằng cách tuốt lá từng đợt, bắt đầu từ sáng 15 đến 23<br />

tháng Chạp âm lịch là ngày đưa ông Táo về trời.<br />

Tía tôi gánh nước dưới mương lên cho ngoại rửa sạch lớp phù sa bám chung<br />

quanh hòn non bộ vừa xong là bà ngoại tôi ra sân gọi mọi người rửa tay chân vô nhà<br />

ăn cơm. Nhưng, chỉ có dì Mai còn nán lại trên sân, lau các gốc mai cho sạch hết lớp<br />

bùn non còn bám trên thân cây. Tôi nghe bà ngoại phân bua với ông:<br />

- Ông thiệt có phước hơn tui à nghen.<br />

Ông ngoại tôi hỏi:<br />

54


- Phước gì mới được chớ ?<br />

- Ông thích mai, con Tư nó cũng yêu hoa mai như ông. Vì vậy mà vườn mai ở<br />

sân trước của ông lúc nào cũng đẹp hơn ao sen phía sau của tui.<br />

Bà ngoại nhìn má tôi, tiếp:<br />

- Tui đặt tên má thằng Bảo là Bạch Liên, hy vọng nó cũng thích hoa sen trắng<br />

như tui, nào ngờ, có chỉ thích bông bí, bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình...<br />

không đời nào nó ngó ngàng tới cái ao sen. Nó chỉ ra đó để thăm chừng bầy cá he<br />

vàng lớn chưa đặng vớt lên chiên sù mà thôi.<br />

- Con thấy tía má và dì Mai tối ngày lo chăm sóc mấy cây mai và ao sen là con<br />

phát mệt. Hoa với bông cũng một thứ chớ mấỵ Má tôi nhìn bà ngoại cười, rồi hỏi:<br />

- Má biết lý do tại sao con thích bông bí, bông điên điển, bông so đũa...không<br />

nè ?<br />

Dì Mai đang rửa tay, rửa mặt bên cái lu mái giầm bên hông nhà, lên tiếng trả<br />

lời thay cho bà ngoại:<br />

- Bông nào ăn được thì chỉ mới thích. Còn hoa mai, hoa sen ăn đâu có được<br />

nên bả đâu có mê. Má cứ nhìn thằng Bảo mập ú na, ú nần thì đủ biết chị Hai có tâm<br />

hồn ăn uống như thế nào rồi!!<br />

Ông ngoại tôi ngó ra ngoài sân, gọi:<br />

- Mai à, rửa tay lẹ lên đi, rồi vô nhà ăn cơm, kẻo thức ăn nguội hết mất ngon<br />

nghen con!<br />

Trên mâm cơm, ngoại vui vẻ giới thiệu ông Mười Đờn Cò với tía má tôi là<br />

thành viên mới trong gia đình. Còn cậu Ba Lượm cũng hớn hở nói:<br />

- Kể từ bây giờ, chú Mười là sư phụ của con đó nghen.<br />

Một tuần sau đó, hai thầy trò hì hục cất xong một cái mái nhà lá dừa nước thật<br />

khang trang ở góc vườn bên cạnh cây bưởi ‘’năm roi’’. Ngôi nhà lá vừa đủ kê một bộ<br />

ván gỗ mun cho hai người nằm, một bộ ghế trường kỷ kê giữa nhà và một cái tủ<br />

bằng gỗ cẩn xà cừ làm bàn thờ cho bà Mười và các con. Bên chái hè là một cái bếp<br />

để cho có lệ, chỉ dùng nấu nước tiếp khách. Trên vách có treo hai cây đờn cò, một<br />

của ông Mười và một của đệ tử là cậu Ba Lượm. Đêm đêm thầy dẫn trò ra nhà thủy<br />

tạ giữa hồ sen dạy đờn.<br />

Vườn khuya trở nên tĩnh mịch và lặng lẽ. Tôi nghe tiếng thì thầm của côn<br />

trùng rỉ rả trong bụi cỏ chung quanh bờ hồ. Tiếng những tàu lá cau khua xào xạc<br />

trong gió, tiếng rơi của những tàu lá già lìa cành, thỉnh thoảng, sau tiếng vỗ cánh của<br />

bầy dơi quạ vô tình làm cho vài ba quả mận hồng đào rơi bõm xuống hồ. Càng về<br />

khuya, những hàng cau già với chùm hoa cau kết thành những chuỗi hột nho nhỏ,<br />

xinh xinh màu trắng như sữa. Những nụ hoa lẻ loi nở vội, cánh nở xòe ra mà hương<br />

thơm man mác dịu dàng hòa cùng hương sen trắng trong hồ, thoang thoảng tỏa ra<br />

một thứ hương thơm mộc mạc, ngan ngát theo cơn gió không mùa len qua khung<br />

cửa sổ bay vào trong nhà. Tôi đang chợp mắt, sắp sửa đi vào mộng, bất chợt, tiếng<br />

đờn cò kéo ‘’ò e, ò e...’’ của một tay chơi mới vào nghề, từ phía nhà thủy tạ vang lên<br />

từng chập, làm cái lỗ tai như bị ai tra tấn. Tôi vén mùng, bật ngồi dậy, rón rén đi lại<br />

cánh cửa sổ, nhìn ra hồ sen. Trên nhà thủy tạ, ông Mười khêu lại ngọn đèn dầu mù u<br />

cho thêm ánh sáng, mà ánh mắt không rời mấy ngón tay của cậu Ba Lượm đang di<br />

chuyển nhịp nhàng trên cái cần đàn. Sương đêm từ hồ sen bốc lên mịt mù, dầy đặc<br />

đến nổi tôi có cảm tưởng cái nhà thủy tạ treo lơ lửng trong sương mù.<br />

55


Thế rồi, vài tháng sau đó. Khi nghe tiếng đờn cò độc chiêu cất lên, tôi không<br />

còn phân biệt được ông Mười hay cậu Ba nữa. Và sau một thời gian ngắn, tay đờn<br />

của cậu Ba Lượm càng trau chuốt và lả lướt hơn. Ông Mười Đờn Cò rất hãnh diện vì<br />

có một cậu học trò tài danh như cậu Ba Lượm. Quả thật, có tật có tài. Từ đó, ngón<br />

đờn cò của cậu Ba Lượm vang dội hai bên bờ sông Hậu, từ vàm sông Ô Môn đến<br />

tận Cù Lao Cát và bay xuống tận vàm sông Cần Thơ. Nhiều cô thôn nữ chết mê chết<br />

mệt vì tiếng đờn cò của cậu. Trong số đó, có con gái út xinh đẹp của ông Cai Tổng<br />

Biện ở Trà Nóc. Ông này bắn tin với ông bà ngoại tôi. Nếu cậu Ba Lượm đồng ý thì<br />

cho người đến mai mối, đang gái sẵn sàng gả con liền với một điều kiện duy nhất là<br />

cậu Ba Lượm phải ở rể. Ông bà ngoại tôi có hỏi dọ ý cậu Ba Lượm nhiều lần. Nhưng<br />

lần nào cậu Ba vẫn cứ lắc đầu lia lịa, không ưng là không ưng. Ngoại tôi phải nhờ<br />

má tôi khuyên cậu Ba đừng bỏ qua mối này rất uổng vì gia đình đàng gái rất bề thế,<br />

giàu có, ruộng vườn cò bay thẳng cánh. Má tôi nói rát cổ họng mà cậu Ba vẫn không<br />

nghẹ Cuối cùng, ngoại tôi bực quá, nói với má tôi:<br />

- Thôi kệ nó đi! Nhưng rồi ông suy nghĩ một lát, bất ngờ hỏi:<br />

- Chắc thằng Lượm nó thương thầm con nào đó rồi cũng không chừng, phải<br />

không Hai ?<br />

- Chuyện này thiệt là khó nói. Má tôi tò mò hỏi:<br />

- Con muốn biết tại sao khi khổng khi không mà ông Cai Tổng Biện muốn gả<br />

con gái út cho cậu Ba nhà ta vậy tía ? Theo con nghĩ, không chừng người ta ăn sò<br />

rồi bắt cậu Ba đổ vỏ đó!<br />

Ngoại tôi suy nghĩ một lát, rồi gật đầu, nói:<br />

- Con nhận xét cũng có lý lắm! Không chừng là như vậy đó!<br />

Ông ngoại và má tôi đều đoán đúng có một phần. Chuyện này chỉ có ông<br />

Mười và tôi biết lý do tại sao ông Cai Tổng Biện muốn gả cô út Vui cho cậu. Đó là vì<br />

yêu mến ngón đờn cò độc chiêu của cậu Ba Lượm.<br />

Chuyện là như vầỵ<br />

Nghe nói hồi còn trẻ, ông Cai Tổng Lê Văn Biện xuất thân là một kép hát tài<br />

hoa với cái tên Hữu Danh của đoàn cải lương ‘’Sông Hậu’’. Năm đó, nghe bầu chở<br />

đoàn hát lưu diễn 2 xuất hát cho Hội Đình Thành Long (Long Tuyền Cổ Miếu) tức<br />

Đình Bình Thủy cách thị châu thành Cần Thơ 6 cây số, nhân ngày lễ hội Hạ Điền<br />

nhằm ngày 14 và 15 vào tháng 12 âm lịch hàng năm. Năm nào gia đình ông Hội<br />

Đồng Cầu ở Cái Côn đều đến xem biễu diễn văn nghệ. Cô Hai Bạch, con gái lớn của<br />

ông Hội Đồng Cầu phải lòng anh chàng kép trẻ Hữu Danh xuất sắc trong vai võ<br />

tướng Lữ Bố đầy hào hùng trong tuồng ‘’Phụng Nghi Đình’’. Qua đêm sau, trong vở<br />

‘’Phạm Lãi Tây Thi’’, kép Hữu Danh lại diễn xuất thần trong vai mưu sĩ Phạm Lãi, lôi<br />

cuốn đến mức đã làm cho nữ khán giả sụt sùi rơi lệ trong màn biệt Tây Thi.<br />

Sau đêm hát, đào kép cuốn gói xuống ghe bầu, chờ con nước ròng để chèo<br />

xuống miết Trà Ôn kiếm ăn. Cô Hai Bạch lẻn xuống ghe bầu, trốn trong đống phong<br />

màn, áo mão binh khí ngổn ngang lúc nào mà không ai hay biết. Cho đến khi ghe<br />

bầu xuống đến gần miệt Trà Ôn thì bà bầu gánh mới phát hiện được. Cô Hai Bạch<br />

thú thiệt với bà bầu là vì thầm thương kép Hữu Danh nên mới bỏ nhà trốn theo đoàn<br />

hát. Đám anh em nghệ sĩ hùa theo bà bầu là khi nào đến Trà Ôn thì đuổi cô Hai<br />

Bạch lên bờ để tránh tai tiếng cho kép hát đoàn ‘’Sông Hậu’’ dụ dỗ gái tơ. Chỉ có<br />

thầy đờn cò là Sáu Niễng, cha nuôi kép Hữu Danh là không đồng ý. Ông nói:<br />

56


- Thằng Biện nó chưa vợ, cô nầy cũng chưa có chồng. Tui thấy hai đứa nó<br />

cũng xứng đào, xứng kép lắm chớ! Ăn thua thằng Biện, hễ nó thương cô nầy là tui<br />

đứng ra hợp tác cho hai đứa nó.<br />

Ông quay sang kép Hữu Danh, hỏi:<br />

- Sao, mầy ưng lấy cô nầy làm vợ không, nói cho tía biết ý coi nà ?<br />

Biện ta liếc nhìn cô Hai Bạch, cười tủm tỉm, nói:<br />

- Thưa tía, con ưng liền! Có một cô vợ đẹp như vầy, cho dầu con có nằm mơ<br />

cũng không dám nghĩ tới nữa!<br />

- Được, tía sẽ đưa tụi bây về quê nhà tại Rạch Xã Chít ở Ngan Dừa để làm lễ<br />

tác hợp cho hai đứa bây. Tới Trà Ôn thì mình rời đoàn hát đi liền.<br />

Bà bầu nghe ông thầy đờn cò và kép chánh mà rời đoàn hát ‘’Sông Hậu’’ chỉ<br />

còn có nước rã đám. Bà bầu sợ quá, xuống nước nhỏ, nói:<br />

- Tui nói chơi thôi mà, anh Sáu! Mình tổ chức đám cưới cho hai đứa nó trên<br />

ghe bầu cũng được mà, cần gì phải về quê nhà của anh chớ!<br />

Đời nghệ sĩ giang hồ lưu diễn trên sông nước, sống bằng gạo chợ nước sông,<br />

lấy mui ghe bầu làm sàn diễn tập lưu động, trôi nổi bồng bềnh theo con nước lớn,<br />

nước ròng như giề lục bình xanh biếc, nay tấp bến này, mai tấp bến khác giống như<br />

số kiếp cầm ca của họ. Từ ngày lấy chồng theo đoàn hát, cô Hai Bạch phụ lo việc<br />

‘’hỏa đầu vụ’’ cực khổ trăm bề. Sớm khuya hầu hạ mọi người, cơm ngày hai bữa:<br />

Trưa, chiều. Đó là chưa kể nồi cháo khuya phục vụ anh em trong đoàn hát khi tấm<br />

màn nhung kkép lại. Một đêm mưa gió lạnh lùng, ghe bầu neo trên bến vắng hiu<br />

quạnh bên dòng sông Ngã Bảy Phụng Hiệp, trong lúc đào kép quây quần bên ngọn<br />

‘’măng xông’’ sáng choang đánh tứ sắc hoặc uống trà, cô Hai Bạch mới kéo chồng ra<br />

đằng sau lái ghe báo tin mừng là mình đã có thai được 3 tháng, đồng thời thú thiệt<br />

với chồng về gia thế của mình. Sau khi biết vợ là con gái của ông Hội Đồng Cầu, vì<br />

mình mà chịu trăm đắng, ngàn cay, kép Hữu Danh bèn quyết định cùng với thầy đờn<br />

Sáu Niễng đưa vợ trở về Cái Côn thú tội với ông bà Hội Đồng Cầu rồi có ra sao thì<br />

ra. Kép Hữu Danh tâm sự với vợ:<br />

- Cùng lắm là ổng bỏ tù anh thôi. Sợ gì chớ!<br />

Kể ra, ông Hội Đồng Cầu là người cũng rộng lượng. Thấy vợ chồng cô Hai<br />

Bạch trở về mà không bắt tội. Đối với ông, việc cô Hai Bạch tự động bỏ nhà theo kép<br />

hát là điều điếm nhục gia phong nên ông tuyệt đối cấm con gái và con rể vô nhà.<br />

Nhưng, ông bỏ tiền ra mua mười mẫu đất vườn và ruộng ở Trà Nóc, rồi bảo hai vợ<br />

chồng về đó lập nghiệp. Ông Sáu Niễng cũng theo hai vợ chồng về Trà Nóc sống.<br />

Sáu tháng sau, cô Hai Bạch hạ sinh ra cậu con trai đầu lòng khôi ngô tuấu tú.<br />

Ông hội đồng Cầu mới đổi giận làm vui. Về sau, cậu này du học ở bên Tây, rồi cưới<br />

vợ đầm ở luôn bên đó. Bốn năm sau, cô Út Vui ra đời. Ông bà hội đồng Cầu và sư<br />

phụ Sáu Niễng lần lượt qua đời. Và cuộc đời của kép Hữu Danh phất lên như diều<br />

gặp gió tạo thêm ruộng đất thẳng cánh cò bay. Được một cái là kép Hữu Danh<br />

không quên cội nguồn của mình, sống bình dân giản dị, tánh tình hào phóng. Ông<br />

nổi tiếng một thời là Mạnh Thường Quân của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mỗi<br />

khi đồng bào bị thiên tai, bão lụt, mùa màng thất bát...là họ không cần đến chính<br />

quyền địa phương mà tự động tìm đến ông để xin giúp đỡ. Ông không ngần ngại<br />

xuất kho gạo và bỏ tiền ra cứu trợ làng xã, giúp đồng bào vượt qua khó khăn nhất<br />

thời nên bà con gọi đùa ông là Cai Tổng Biện, riết rồi chết tên luôn.<br />

57


Cai Tổng Biện là một người rất trọng tình nghĩa. Ông thường nói với mọi<br />

người rằng ông có được như ngày hôm nay là nhờ ơn sư phụ Sáu Niễng tận tình<br />

nâng đỡ từ khi mới tập tễn bước vào nghề diễn viên sân khấu. Vì vậy, hàng năm đến<br />

ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ sư phụ, ông Cai Tổng Biện cho người cất<br />

sân khấu lộ thiên bên dòng sông Hậu, rồi mời các đoàn diễn tên tuổi về trình diễn<br />

cho dân làng xem. Và ngày giỗ của sư phụ thành ngày lễ hội địa phương, dân<br />

thương hồ tụ tập về rất đông. Cách đây 5 năm, ông có sáng kiến tổ chức cuộc thi<br />

tuyển lựa nhạc sĩ ‘’kéo đờn cò’’ rất hào hứng. Ông dám tuyên bố với mọi người một<br />

câu xanh rờn: ‘’Ai mà chơi đờn cò hay hơn sư phụ Sáu Niễng thì ông gã con gái cho<br />

liền’’.<br />

Ngày giỗ sư phụ năm đó, ông Mười Đờn Cò dẫn cậu Ba Lượm xuống Trà Nóc<br />

thi tài. Tiếng đờn cò ‘’độc cô cầu bại’’ của cậu Ba Lượm làm cho ai nấy đều ngẩn<br />

ngơ bái phục. Ông Cai Tổng Biện giữ lời hứa mà cô Út Vui cũng vui vẽ đồng ý với<br />

cha. Nhưng mà tại cậu Ba không ưng. Chuyện chỉ có vậy thôi!<br />

Sống với ông bà ngoại tôi được vài tháng, ông Mười Đờn Cò bỗng dưng<br />

mang tâm trạng buồn bã. Người ông cứ héo hắt dần như một mảng lục bình trôi<br />

sông bị vất lên bờ. Chiều chiều, ông thơ thẩn ra bến sông, ngồi một mình dưới gốc<br />

dừa ngó mông lung ra dòng sông. Hôm nào trời trở gió hoặc mưa giông, nước từ<br />

vàm sông Ô Môn cuồn cuộn đổ ra sông Hậu, ghe xuồng của ai đó bị gió thổi bạt tay<br />

chèo chao nghiêng trên dòng sông, gợi nhớ trong lòng ông những kỷ iệm xa xưa.<br />

Những hôm trời trở gió như thế nầy, má thằng Tý chống chèo đằng mũi, ông chèo<br />

đằng sau lái, tấp vào con rạch nhỏ tránh sóng. Cả gia đình ông Mười dắt díu nhau<br />

sống lênh đênh trên sóng nước, sống nhờ con tôm, con cá mắc vó lưới hoặc mắc<br />

lưỡi câu. Không có cù lao nào, con kinh, con rạch ngang dọc nào trên suốt chiều dài<br />

con sông Hậu từ cửa Trần Đề và Định An đến sát biên giới Việt Nam-Cam Bốt là<br />

điểm hẹn hò của nước sông Tân Châu, Kinh Vĩnh An và Kinh Vĩnh Tế cùng chảy vào<br />

dòng Hậu Giang, mà ông Mười Đờn Cò không biết, thậm chí, ông còn biết rõ độ<br />

nong sâu của nó nữa.<br />

Từ hôm bỏ dòng sông, về nương tựa cho hết tuổi già với ông ngoại tôi, ông<br />

Mười tương tư dòng sông với bao nỗi nhớ dăn dặt như một người nghệ sĩ xa rời sân<br />

khấu và khán thính giả thân thương. Sân khấu trình diễn của ông là những bãi cồn<br />

hiu quạnh mà ánh trăng rằm và những vì sao đêm chiếu sáng lấp lánh trên bầu trời<br />

cao thay cho ánh đèn màu trang trí trên sân khấu, còn khán thính giả hâm mộ là<br />

những dân thương hồ tứ xứ, dân giăng câu đêm dọc hai bên bờ sông Hậu. Vào<br />

những đêm trăng hạ tuần, dòng sông Hậu lặng lẽ chở ánh nguyệt mờ, họ gác mái<br />

chèo, thả trôi ghe theo con nước chảy lững lờ. Trong không gian tĩnh lặng, sâu thẳm<br />

đó, văng vẳng vang lên sáu câu vọng cổ mộc mạc, chân tình quyện lấy âm thanh<br />

buồn man mác của tiếng đờn cò làm xao xuyến khách thương hồ dang cắm sào qua<br />

đêm trên bến lạ. Vì vậy, sau khi truyền hết những ngón đờn cò tuyệt kỹ cho cậu Ba<br />

Lượm danh trấn một phương, ông Mười từ giả mọi người, mang cây đờn cò trên vai,<br />

bước xuống ghe tam bản, vung mái chèo tách bến xuôi dòng. Người nghệ sĩ giang<br />

hồ đã trở lại cùng dòng sông Hậu và khán thính giả bốn phương...<br />

Bến nước với cây cầu ván trước nhà ngoại tôi là nơi đón người đến và tiễn<br />

người đi, và chưa có cuộc chia ly nào buồn cho bằng ngày ông Mười ra đi. Dòng<br />

sông bỗng dưng nổi sóng làm xào xạc bờ phi lau. Đứng trên bờ, nhìn chiếc ghe trôi<br />

dần xa bến, và những mái chèo vung lên một cách dứt khoát, đánh vỡ từng con<br />

58


sóng bạc đầu để lướt tới một phương trời vô định, cậu Ba Lượm chỉ thở dài. Hình<br />

như cậu có cái cảm giác rằng sư phụ sẽ ra đi vĩnh viễn, không trở về bến sông nầy<br />

nữa...<br />

Sau khi ông Mười Đờn Cò đi rồi, gia đình chỉ còn lại 5 người trong căn nhà<br />

rộng rãi này. Người được cậu Ba lo lắng nhất là ông bà ngoại, người được chìu<br />

chuộng nhất là dì Mai chớ không phải tôi. Bận rộn với công việc đồng án hằng ngày,<br />

nên ngay cả việc bơi xuồng đưa tôi đến trường cũng khoáng trắng cho dì Mai. Cậu<br />

Ba đã tạo cơ hội cho Thầy Giáo Tiến gặp gỡ dì Mai mỗi ngày. Nhờ vậy, tình yêu của<br />

hai người lớn dần theo con nước lớn, nước ròng mà không ai hay biết gì hết, chỉ trừ<br />

có tôi. Có lần, tôi tình cờ bắt gặp Thầy Giáo Tiến nắm lấy bàn tay thon nhỏ của dì<br />

Mai đưa lên môi hôn.<br />

Trong sân trước nhà ngoại, tôi đã nhìn thấy đủ loại hoa mai nở rực rỡ vào mỗi<br />

độ xuân về. Ông ngoại và dì Mai đứng tán thưởng vẻ đẹp lộng lẫy kiêu kỳ của lại hoa<br />

này hằng giờ mà không biết chán. Nhưng, đối với tôi, loại hoa này hình như vô<br />

nghĩa. Tôi chỉ yêu duy nhất mỗi loại hoa mộc mạc, cánh hoa màu tím biêng biếc đơn<br />

sơ, sống bềnh bồng theo dòng nước, sáng đầu sông, chiều cuối sông. Vào những<br />

ngày nắng chói chang, về đêm hoa tỏa ra mùi hương nồng nàn đến khó thở, đó là<br />

hoa lục bình. Hoa chỉ nở rộ vào mùa gió bấc. Không phải chỉ có mình tôi yêu hoa lục<br />

bình mà cả dì Mai cũng yêu mê mệt loài hoa này, dì không chiêm ngưỡng vẻ đẹp<br />

của nó như tôi mà là để...ăn. Món ăn khoái khẩu nhất của dì Mai là canh chua lục<br />

bình nấu với tôm lóng. Để có một nồi canh chua bông lục bình trái mùa, để vui lòng<br />

dì, cậu Ba phải vất vả bơi xuồng theo dòng sông Hậu dưới ánh nắng chói mùa Hè để<br />

ngắt từng bông lục bình. Có khi cậu phải bơi xuồng vô Rạch Ca My, rồi vòng qua<br />

Rạch Ra Rít dài trên cả 10 cây số. Thấy cậu Ba vất vả quá, bà ngoại tôi rầy:<br />

- Mầy chiều con Tư quá! Nó mà hư là tại mầy đó nghen!<br />

Có bông lục bình rồi còn phải lo chọn tôm lóng mới có một nồi canh chua thật<br />

ngon. Cậu Ba phải bơi xuồng đi tìm đến cái vó lưới bè của ông Hai Mẹo gần vàm<br />

sông Ô Môn để mua tôm lóng. Ông Hai Mẹo đã già, không còn đủ sức thức khuya<br />

dậy sớm vật lộn với con trâu, cái cày trên đồng ruộng nắng mưa dãi dầu, các con<br />

mới làm một cái vó lưới bè cho cha hưởng nhàn, vớt được con tôm, con cá nướng<br />

liền tại chỗ, nhậu lai rai cho qua tuổi già. Cái vó lưới bè của ông Hai Mẹo nép mình<br />

bên cây đa sà, cành lá xum xuê nên lúc nào cũng mát rượi. Cậu Ba Lượm thỉnh<br />

thoảng tới đây, ngồi trong lều nghe ông kể chuyện Tàu hoặc chơi đờn cò cho ông<br />

nghe. Cái vó lưới bè đước thiết kế một cách độc đáo, đặt ở một nơi rất yên tĩnh và<br />

nên thợ Cái khung cần vó làm bằng tre tầm vong khá kềnh càng. Nhưng, cái lều vó<br />

như một cái chòi nhỏ khá tiện nghi, bốn cái cửa sổ lúc nào cũng rộng mở đón gió<br />

đồng nội, một cái nóp đôi vừa trải xuống sàn lều làm chiếu để ngồi tiếp bạn bè, vừa<br />

chui vào nằm ngủ. Một cái cà ràng dùng để nấu cơm, nấu nước hoặc nướng con<br />

tôm, con cá để nhậu lai rai rồi lăn đùng ra ngủ. Vào mùa gió bấc, ngày nào ông cũng<br />

lựa tôm lóng còn tươi rói để dành cho cậu Ba Lượm. Có khi ông bơi xuồng mang ra<br />

nhà ngoại giao hàng. Có bông lục bình, tôm lóng rồi cũng chưa đủ. Cậu còn phải tìm<br />

loại me dốt, chua mà có vị ngọt độc đáo của nó. Đích thân cậu Ba phải lăn vào bếp<br />

nấu cho dì Mai thưởng thức. Hôm nào trên mâm cơm có tô canh chua bông lục bình<br />

là dì Mai vui hẳn lên mà cậu Ba cũng vui lây.<br />

Giữa tháng Chạp, dòng sông Hậu đã lắng đọng phù sa, nước sông trở nên<br />

trong trẻo làm tăng thêm cái không khí lành lạnh của gió bấc thổi về vùng đồng bằng.<br />

59


Bông lục bình nở rộ trôi lềnh bềnh trên mặt sông là nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết<br />

Quí Tỵ (1953). Công việc đồng áng đã hoàn tất sau mùa nước nổi, khắp xóm làng<br />

hai bên bờ sông Hậu vang vang tiếng chài giã gạo hoặc nếp tốt, nhịp đôi, nhịp ba<br />

bịch bình binh...từ sáng đến tối mịt để chuẩn bị quết bánh phồng, bánh tráng.<br />

Cái không khí Tết đã bắt đầu từ những cội mai trước sân nhà ngoại tôi rồi đó.<br />

Cậu Ba phụ với ngoại và dì Mai lo tuốt lá từng đợt, những cánh mai trơ rụi lá, run rẩy<br />

đón những ngọn gió bấc thổi về và công việc nầy kéo dài cho đến ngày 23 tháng<br />

Chạp là ngày đưa ông Táo về trời mới xong. Còn má tôi phụ với bà ngoại lo gói bánh<br />

tét. Tết năm đó, có gì thật đặc biệt quan trọng đối với gia đình ngoại tôi, vừa để<br />

mừng sinh nhật thứ 18 của dì Mai, vừa mừng dân làng trúng mùa. Dì Mai giờ nổi<br />

tiếng đẹp gái nhất nhì tại vàm sông Ô Môn. Ông bà ngoại tôi cưng dì như trứng<br />

mỏng.<br />

Mùng một Tết Nguyên Đán. Sau khi làm lễ cúng gia tiên xong, ông ngoại tôi<br />

dẫn tất cả gia đình ra trước sân chiêm ngưỡng ‘’lục hoàng mai’’ nở tưng bừng chào<br />

mừng năm mới. Sáu cánh hoa mai nở xòe ra khoe sắc vàng rực rỡ như mang một<br />

hỷ tín cho gia đình trong năm mới. Con chó phèn đang nằm trong nhà, gác mỏ lên<br />

ngạch cửa nhìn ra sân, bất ngờ, nó đứng dậy, chạy một mạch ra bờ sông sủa ầm ĩ.<br />

Nghe tiếng chó sủa, ngoại tôi có vẻ mừng, nói:<br />

- Chắc chú Mười trở về nhà mình ăn Tết đó.<br />

Nhưng không phải. Đó là một lão trượng tuổi tác trạc ông ngoại tôi, mặc áo<br />

dài, đầu đội khăn đóng, tay cầm cây ‘’ba ton’’, tướng đi khoan thai đường bệ, râu<br />

cằm dài tới ngực, từ dưới bến sông đi lên. Ông ngoại tôi thấy khách lạ viếng nhà, lật<br />

đật đẫn gia đình ra đón. Sau cái bắt tay thân mật, ông ta hỏi ngoại tôi:<br />

- Xin lỗi ông anh. Đây có phải là ‘’Lý Mai Trang’’ không ?<br />

- Dạ phải!<br />

Ông ngoại tôi nhìn khách lạ hỏi:<br />

- Ông anh viếng tệ xá nhơn dịp xuân về, chắc có điều gì dạy bảo ?<br />

- Không dám!<br />

Ông ta tự giới thiệu:<br />

- Tôi là Phán Điệu ở Quận Chợ Mới, Long Xuyên. Nghe đồn hoa mai của ‘’Lý<br />

Mai Trang’’ đẹp nhứt vàm sông Ô Môn nên mạn phép tới đây thưởng ngoạn vậy mà!<br />

Ông ngoại tôi đích thân dẫn ông đi dạo một vòng quanh sân, len lõI dưới<br />

những cội mai, rồi hỏi:<br />

- Sao, ông thấy hoa mai nhà tôi thế nào ?<br />

Ông ta vuốt chùm râu bạc, gật gù khen:<br />

- Hoa mai của Lý Mai Trang đẹp quá! Quả thật, danh bất hư truyền!<br />

Ông ngoại tôi nói:<br />

- Ông thích loại mai nào, để tôi biểu tụi nhỏ biếu ông vài cành, gọi là chút quà<br />

mọn.<br />

Ông Phán Điệu trả lời úp mở:<br />

- Cám ơn ông anh! Nhà tôi đã có vài cành lục hoàng mai của Lý Mai Trang gởi<br />

tặng rồi.<br />

Ngoại tôi ngạc nhiên nói:<br />

- Ủa, chúng tôi có tặng hoa mai cho ông hồi nào đâu nà ?<br />

- Hình như có đó!<br />

- Ai vậy cà ?<br />

60


- Cháu Mai đây chớ ai nữa. Ông ta nhìn dì Mai cười, hỏi luôn:<br />

- Cháu có nhớ đã tặng hoa mai cho thằng Tiến cách đây vài ngày không ?<br />

Dì Mai trố mắt ngạc nhiên hỏi:<br />

- Ủa, ông là gì của anh Tiến mà biết hay vậy ?<br />

Ông nhìn dì Mai thân mật, mỉm cười, nói:<br />

- Tôi ấy à, cha của thằng Tiến. Nó là thằng con út của tôi đó!<br />

Ông ngoại tôi trách:<br />

- Tưởng ai, thì ra là ông thân của cháu Tiến. Vậy mà ông anh không chịu nói<br />

sớm cho chúng tôi biết. Thôi, mời anh vào nhà uống nước.<br />

Ông Phán Điệu không khách sáo, theo mọi người vào nhà. Sau khi phân ngôi<br />

chủ khách, ngoại tôi vui vẻ giới thiệu ông với mọi người trong gia đình. Ông ta nhìn<br />

dì Mai thật chăm chú và tỏ vẻ rất hài lòng, rồi bất ngờ thân ái, hỏi:<br />

- Hôm nay là ngày sinh nhật thứ 18 của cháu Mai, phải không cháu ?<br />

Dì Mai ấp úng, khoanh hai tay lại gật đầu, thưa:<br />

- Dạ! thưa phải.<br />

Ông Phán Điệu nhìn ông bà ngoại tôi, nói:<br />

- Gia đình của chúng tôi có một món quà sinh nhựt tặng cháu Mai. Mong anh<br />

chị cho phép tôi trao cho cháu Mai.<br />

Nói xong, ông vén vạt áo dài, cho tay vào trong túi áo bà ba lụa lèo. Lấy ra<br />

một cái túi nhỏ bằng nhung đỏ để trên mặt bàn cẩn xà cừ, rồi lấy ra một vòng cẩm<br />

thạch màu xanh nổi vân bóng láng. Ông nói với dì Mai:<br />

- Vòng cẩm thạch nầy là của bà nội thằng Tiến để lại cho mẹ nó. Từ khi mẹ nó<br />

qua đời, tôi giữ chiếc vòng cẩm thạch nầy như gia bảo, giờ chú xin trao lại cho cháu.<br />

Mong cháu nhận cho.<br />

Nói là quà sinh nhật, nhưng thật sự theo tôi hiểu, cái vòng cẩm thạch đó là vật<br />

sính lễ của đàng trai. Dì Mai đưa mắt nhìn ông bà ngoại như thầm hỏi ý. Thấy ông<br />

bà ngoại hân hoan gật đầu, dì Mai cám ơn ông, rồi cầm vòng cẩm thạch tự đeo vào<br />

tay mình.<br />

Thế rồi, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 6 năm đó, ông bà ngoại tôi làm lễ vui<br />

qui cho dì Mai xuất giá theo chồng là Thầy Tiến về Quận Chợ Mới làm dâu nhà họ<br />

Nguyễn. Cái cần ván bến sông nhà ngoại, một lần nữa, lại tiễn người trong gia đình<br />

ra đi, mà lần nầy là dì Mai. Dì từ giả ông bà ngoại, tía má tôi và cậu Ba Lượm mà hai<br />

hàng nước mắt chảy ròng ròng. Thầy Giáo Tiến âu yếm nắm tay vợ, dìu dì Mai bước<br />

xuống cây cầu ván để lên thuyền hoa xuôi dòng sông Hậu về Chợ Mới. Khi thuyền<br />

hoa tách bến, tôi thấy đôi mắt cậu Ba đỏ hoe. Cậu lấy tay áo lau vội giọt nước mắt<br />

mong manh, gượng cười, vẫy tay chào từ giã dì Mai...<br />

Từ khi dì Mai về nhà chồng, nhà ngoại trống trước trống sau. Má tôi phải nhờ<br />

một cô em họ, bà con xa là dì Mận về chăm sóc cho ông bà ngoại. Còn dượng Tiến<br />

về dạy tại một Trường Tiểu Học thuộc Tỉnh lỵ Long Xuyên. Còn tôi vẫn tiếp tục học<br />

Lớp Nhì Trường Tiểu Học ngoài Chợ Vàm. Hôm nào trời mưa, dì Mận bơi xuồng<br />

đưa tôi đến trường. Ngày nào nắng ráo, tối cuốc bộ đi học rồi xuống đò ngang để<br />

qua sông.<br />

Tội nghiệp cậu Ba Lượm. Trời tờ mờ sáng là cậu đã thức dậy, nấu nước pha<br />

trà thay thế cho dì Mai, rồi vác cuốc lặng lẽ ra đồng tới tới mịt mới về. Ngày nào cũng<br />

như ngày nấy, cậu sống thui thủi một mình trong căn nhà lá ở góc vườn, cây đờn cò<br />

giờ trở thành người bạn tri kỷ. Cậu ôm ấp cây đàn như ôm ấp người tình trong<br />

61


mộng. Những đêm trời mưa gió, ngoại bảo tôi đưa ngoại xuống đó thăm cậu. Trong<br />

căn nhà lá tối thui, tối thấy cậu ôm đàn ngồi co ro trên cái chiếu rách, lưng dựa vào<br />

cột nhà để bóng tối xoa dịu nỗi thương, nỗi nhớ trong lòng cậu. Ngoại tôi thắp ngọn<br />

đèn dầu, khêu lại cái tim đèn cho sáng. Mâm cơm dì Mận mang xuống cho cậu vẫn<br />

còn nguyên trên bàn đã lạnh tanh. Nhìn thân hình tiều tụy, gương mặt xanh xao,<br />

vàng võ của cậu, ông ngoại tôi ứa nước mắt:<br />

- Ráng ăn chút đỉnh đi con, rồi lên nhà trên ở với tía má.<br />

Nhưng cậu Ba chỉ muốn sống cô độc trong căn nhà lá nầy, như để cố quên đi<br />

một hình bóng thân yêu, nên chỉ ừ hử cho có lệ.<br />

Linh tính báo cho ông ngoại tôi biết, chắc chắn có điều gì không ổn. Trời tờ<br />

mờ sáng, ông ngoại biểu dì Mận tức tốc chèo ghe vô Xã Thới Lai rước Sư Tuệ Giác,<br />

anh họ của ông ngoại tôi đi tu từ hồi còn trẻ, ra nhà bắt mạch hốt thuốc cho cậu. Sau<br />

khi bắt mạch cho cậu xong, Sư Tuệ Giác kêu ông bà ngoại tôi lên nhà trên rồi thở<br />

dài, nói:<br />

- Cháu bị tâm bịnh nặng lắm! Nỗi đau khổ vô bờ bến làm cho tim mạch của nó<br />

sắp vỡ ra rồi. Hơi thở của thằng Lượm giờ mong manh giống như chiếc lá úa sắp lìa<br />

cành.<br />

Ông bà ngoại tôi hốt hoảng, nói:<br />

- Có cách nào cứu nó được không hả, thầy ?<br />

Sư Tuệ Giác nói:<br />

- Từ trước tới giờ, hai người có thấy nó yêu thương người con gái nào<br />

không?<br />

Nghe Sư Tuệ Giác hỏi bất ngờ, ông hỏi bà ngoại:<br />

- Tôi thì không thấy rồi đó. Còn bà thì sao ?<br />

Bà ngoại tôi cố nhớ một lúc rồi lắc đầu, nói:<br />

- Chắc nó thương thầm cô nào rồi đó! Tại mình không biết thôi, ông à!<br />

Sư Tuệ Giác nói:<br />

- Tâm bệnh của cháu bộc phát từ lúc nào ?<br />

Ngoại tôi nói:<br />

- Hình như từ ngày con Mai xuất giá theo chồng thì phải.<br />

Bà ngoại tôi ngỡ ngàng, nói:<br />

- Không lẽ, nó đã thương con Mai nhà mình ?<br />

Sư Tuệ Giác an ủi:<br />

- Tôi chỉ còn cách nầy, may ra cứu được nó.<br />

Bà ngoại tôi khẩn trương, hỏi:<br />

- Cách nào đây hả, thầy ?<br />

- Nhờ một người nào đó đưa tôi về chùa liền bây giờ. Tôi sẽ hốt bảy thang<br />

thuốc ‘’Thập toàn đại bổ’’ về sắc cho nó uống liền. Uống hết bảy thang thuốc này mà<br />

thằng Lượm còn sống, tôi sẽ đưa nó về chùa nương náu bóng từ bi, để cháu tự tìm<br />

về cội phúc mà quên đi mối tình oan trái nầy.<br />

Đến chiều tối, người lái đò mang thuốc về đến nơi. Đích thân bà ngoại tôi sắc<br />

thuốc rồi bưng xuống căn nhà lá biểu cậu uống. Cậu Ba miễn cưỡng uống cho vui<br />

lòng dưỡng mẫu. Đêm ấy vào cuối tháng 7, bầu trời tối đen như mực, tuôn lên sụt<br />

sùi, những giọt mưa ngâu rỉ rả rơi tí tách trên mái lá, rơi trong lòng người làm sống<br />

dậy những kỷ niệm đầu đời của cậu. Gió luồn qua khung cửa sổ làm ngọn đèn dầu<br />

leo lét chao đảo, cũng đủ sáng cho tôi nhìn thấy những giọt nước mắt nhạt nhòa, ứa<br />

62


a từ hai hốc mắt sâu hoắm, chảy ngoằn ngoèo trên gương mặt hốc hác của cậu.<br />

Nổi tương tư làm lòng cậu héo khô cạn kiệt như ruột bắc khô trong lòng cây sầu<br />

đông, đang trút chiếc lá cuối cùng như gởi hết nỗi sầu bay theo cơn gió bấc chớm<br />

lạnh mùa đông...<br />

Thấy tôi khóc thút thít, cậu vuốt đầu tôi, thều thào nói:<br />

- Khuya rồi, đi lên nhà trên ngủ đi con, kẻo ông bà ngoại trông.<br />

Tôi không chịu, nói:<br />

- Cậu cũng lên nhà trên ngủ với con, kể chuyện đời xưa cho con nghe.<br />

- Kể từ ngày mai, cậu hứa sẽ từ giã vĩnh viễn căn nhà lá này, lên hầu hạ ông<br />

bà ngoại để đền ơn dưỡng dục. Cậu sẽ kể chuyện cổ tích cho con nghe và sẽ bơi<br />

xuồng đưa con đến trường như ngày xưa.<br />

Quá nữa đêm về sáng, cả nhà đang say ngủ, bỗng bị tiếng đàn cò của cậu Ba<br />

Lượm trổi lên đánh thức giữa đêm mưa ngâu. Tôi bật ngồi dậy, đứng trên giường,<br />

qua khung cửa sổ, tôi nhìn ra nhà thủy tạ trên mặt hồ sen, thấy dáng cậu mờ mờ<br />

đang ngồi kéo đàn. Ông bà ngoại vén mùng, bước ra khỏi giường, ngồi trên bộ ghế<br />

trường kỹ vừa uống trà, vừa lắng nghe âm thanh ngọt ngào, nỉ non đến thiết tha của<br />

tiếng đàn cò, lắng sâu vào trong tận đáy lòng. Ông bà ngoại tôi thả hồn theo tiếng<br />

đàn, lúc ngẩn ngơ, lúc trầm mặc suy tư, hình như bị cuốn hút bởi những âm điệu ray<br />

rứt như tiếng thở than thay cho lời trần tình của cậu. Những giọt mưa ngâu tháng<br />

bảy mang tiếng đàn chảy trên mặt hồ sen, bay lướt trong sương khuya, rồi vỡ tan<br />

trên mặt sông buồn. Tiếng đàn nương theo cánh gió bay lên trời, tỏa rộng ra trong<br />

không gian lạnh lẽo u ám, trước khi tan biến trong làn mưa ngâu để đọng lại thành<br />

những giọt lệ rưng rưng rơi xuống trần gian...<br />

Ông nói với bà ngoại tôi:<br />

- Thuốc của Sư Tuệ Giác quả là thuốc tiên. Chỉ mới uống có một thang mà<br />

thằng Lượm đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tôi chưa bao giờ nghe nó kéo đờn<br />

cò hay như đêm nay.<br />

Nhưng ngoại ơi! Ngọn đèn sắp cạn dầu đã cháy bùng lên lần cuối cùng trước<br />

khi tắt lịm. Sức bật của dây tơ đàn là sức bật của máu hồng từ trong tim nát tan của<br />

cậu vỡ ra. Bỗng dưng, tiếng đàn ngưng bặt, đầu cậu gục xuống. Tôi vội vàng nhảy<br />

xuống giường, chạy bay ra nhà thủy tạ, ôm chầm lấy cậu Ba Lượm, thân mình cậu<br />

mềm nhũn, lạnh ngắt. Tôi hoảng hốt gọi người nhà:<br />

- Ông ngoại ơi! Cậu Ba Lượm sắp chết rồi!<br />

Nghe tiếng la thất thanh của tôi, dì Mận đốt đuốc dẫn ông bà ngoại hấp tấp<br />

chạy ra. Ngoại tôi dằng lấy người cậu từ trong đôi tay bé bỏng của tôi, rồi ngoại bật<br />

khóc tức tưởi. Cậu Ba nhướng đôi mắt gần như thất thần nhìn mọi người, thều thào<br />

trăn trối lời sau cùng:<br />

- Tía má ơi!...Đừng khóc nữa, con đau lòng lắm!...Hãy thiêu xác con rồi đem<br />

nắm tro tàn rải xuống dòng sông Hậu. Con muốn trở về với cội nguồn của con....<br />

Trên mặt hồ, những hoa sen trắng bị tiếng đàn của cậu đánh thức, đua nhau<br />

nở rộ, tỏa hương thơm bát ngát như tiễn đưa một linh hồn về cõi hư vô...<br />

Một tháng sau.<br />

Khi phù sa sông Hậu từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về. Ông bà ngoại thực<br />

hiện lời trăn trối của cậu trước khi từ giã cõi đời. Bình minh vừa ló dạng, tía má tôi<br />

chèo ghe tam bản, băng qua con sông Hậu để đến đón gia đình. Sư Tuệ Giác bước<br />

xuống ghe tam trước, tôi ôm di ảnh bán thân của cậu theo sau, kế đến là dì Mai ôm<br />

63


chiếc bình sứ đựng nắm tro tàn, ông bà ngoại bước xuống sau cùng. Tía tôi chèo<br />

ghe ra giữa vàm sông Ô Môn. Dì Mai đứng trước mũi ghe khóc như mưa. Dì nghiêng<br />

chiếc bình sứ trút xuống. Tro tàn hài cốt của cậu theo cơn gió sớm bay tỏa đi khắp<br />

nơi, rơi lõa xõa trên dòng sông nâu: Cát bụi đã trở về với cát bụi, phù sa đã trở về<br />

cùng phù sa. Và tiếng đàn cò lừng danh một thời của cậu Ba Lượm, từ đây đã vĩnh<br />

viễn đi vào huyền thoại trên vàm sông Ô Môn...<br />

Nguyễn Vĩnh Long Hồ<br />

64

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!