12.07.2015 Views

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

PHẢN TỈNH PHẢN KHÁNG THỰC HAY HƯ‘’Không gì che dấu mà không bại lộ,không gì kín ẩn mà sẽ không bị thấu biết’’<strong>MINH</strong> VÕMỤC LỤCLời Nói ĐầuChương 1: Hoàng Văn ChíChương 2: Hoàng Minh Chính và chủ nghĩa xét-lại Việt NamChương 3: Trần Độ chống đảng hay muốn cứu đảng ?Chương 4: Hà Sĩ Phu muốn lật hòn đá tảng ?Chương 5: Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư HiênChương 6: Nổi Loạn hay Nỗi Oan của Đào HiếuChương 7: Nguyễn Hộ Quay Lại Chống ĐảngChương 8: Dương Thu Hương với ‘’Những Thiên Đường Mù’’Chương 9: Nhật Ký của Nguyễn Ngọc LanChương 10: Hoàng Hữu Quýnh bỏ đảngChương 11: Hồi Ký của việt cộng Trương Như TảngChương 12: Trần Đức Thảo có bị đầu độc không ?Chương 13: Nguyễn Chí Thiện hay Lý Đông A ?1PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Chương 14: Bùi Tín Thành Tín Hay Bội Tín Thất Tín ?Chương 15: Linh Mục Chân Tín có sám hối không ?Chương 16: Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn TrấnChương 17: Nguyễn Mạnh Tường, ‘’Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông’’Chương 18: Xuân Vũ với 34 tác phẩm chống cộngChương 19: Những người khácChương 20: Vẫn Đêm Giữa Ban Ngày (Tổng Kết)LỜI NÓI ĐẦUMột bạn đọc ở Santa Ana, sau khi đọc bài ‘’Tướng cộng sản hồi hưu Trần Độchống đảng hay muốn cứu đảng’’ đăng trên nguyệt san Hiệp Nhất số tháng 3 năm 1999(1), đã gọi tôi bảo hãy tìm đọc bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong số mới nhất vừa rađề 1.15 tháng 4, 1999 trong đó cũng có người viết về Trần Độ đấy. Tôi đã từng nghe nóiVăn Nghệ Tiền Phong là tờ báo có nhiều cây viết cứng cựa, với lập trường chống cộngrõ rệt không khoan nhượng, đã đứng vững gần một phần tư thế kỷ ở hải ngoại. Trongsố báo đầu tháng 4 này tác giả Tầm Nguyên đã đề tựa bài viết của ông: ‘’Viên TướngViệt Cộng Về Hưu Trần Độ vuốt đuôi đảng’’. Trong bài báo ông đã gọi Dương thuHương là ‘’nhà văn cái’’, Bùi Tín là ‘’con thò lò’’. Nguyên mấy nhóm từ ‘’vuốt đuôi đảng’’,‘’nhà văn cái’’, ‘’con thò lò’’ được dùng đủ cho thấy tác giả coi ba người này chẳng ra gì,lời nói của họ đối với ông chỉ là trò bịp bợm do đảng mớm cho mà thôi.Nhưng tôi cũng được biết những người này đã được các báo Thế Kỷ 21, NgườiViệt, Ngày Nay, Diễn Đàn Phụ Nữ…ở Mỹ, Thông Luận, Tin Nhà ở Pháp…và các ĐàiBBC, VOA và Á Châu Tự Do nhắc đến một cách trân trọng hơn. Sự tò mò khiến tôi tìmđọc thêm về họ. Đồng thời tôi cũng muốn biết thêm về một số người khác trong sốnhững nhà trí thức, văn nghệ sĩ và cán bộ cao cấp của việt cộng trước kia mà từ nhữngnăm bắt đầu ‘’cởi trói’’ hay ‘’Đổi Mới’’ dưới thời Nguyễn văn Linh, đã lên tiếng phảnkháng hoặc tỏ dấu phản tỉnh. Càng đọc tôi càng thấy có gì mới mẻ, đáng quan tâm. Khiđọc một cuốn thì tôi nghĩ khác, đọc sang cuốn thứ hai rồi thứ ba, tôi thấy mình nghĩkhác về tác giả. Đọc một nguồn tin tôi nghĩ khác, đến khi được đọc nhiều nguồn tin, đốichiếu nhiều tác phẩm của nhiều tác giả với nhau, rồi đặt chúng vào thời gian, bối cảnhcủa chúng, tôi nảy ra những suy đoán, giả thuyết khác nhau. Vì vậy tôi đã tìm đọc mộtsố sách báo gần đây để cố đẩy sự ‘’nghiên cứu’’ riêng của mình tới một điểm nào đó.Mặc dầu chỉ vì tò mò cá nhân, không có tham vọng làm một cuộc phê bình văn học haynghiên cứu nghiêm túc về lịch sử, chính trị, tôi cũng thấy dường như mình đã khám phára một cái gì hay hay đối với riêng mình. Tôi mạnh dạn viết ra những trang sau đây đểchia sẻ với bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ, bận việc ít có thì giờ đọc sách nhưng lạitò mò muốn biết những gì đang xảy ra trong nước giữa nhà cầm quyền với nhữngngười viết văn và những cựu cán bộ phản tỉnh hay bất mãn, hay giả vờ bất mãn…Xin bạn đọc đừng coi đây là một cuộc nghiên cứu nghiêm túc. Hãy chỉ coi nhưmột sự chia sẻ về tư liệu và suy tư của một người tò mò đã dành thì giờ tìm hiểu xemnhững người được nêu tên nơi các đầu chương của tập sách này phản tỉnh thực haygiả, và qua những gì họ nói và viết bộ mặt xã hội ‘’xã hội chủ nghĩa’’ Việt Nam đã hiệnlên như thế nào. Và…,nếu sau khi gấp cuốn sách lại, bạn đọc thấy được phần nào sựphức tạp của cuộc chiến quốc cộng trong ba thập niên và lý do tại sao ‘’phe quốc gia’’lại thua và phe nào đã thắng, đang thắng, sẽ thắng thì đó là ngoài sự mong mỏi củasoạn giả.Soạn phẩm này sẽ gồm có 20 chương. Mỗi chương trong 18 chương đầu sẽ2PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


dành để nói về một tác giả. Chương 19 nói chung chung hết sức vắn tắt về khoảng 40tác giả hay nhân vật khác mà chúng tôi không có đủ dữ kiện để dành cho mỗi ngườimột chương riêng. Chương 20 là phần tổng kết những nhận xét và bình luận của soạngiả, dựa theo những ý kiến của tất cả các tác giả hay nhân vật đã được nói đến trongcác chương, và những ý kiến của một số tác giả thuộc phe quốc gia, và thế giới tự dođã phát biểu từ lâu trước.Trong số 18 tác giả có chương riêng thì có:Ba người đã dứt khoát từ bỏ và chống lại chính quyền cộng sản không do dự:Hoàng Văn Chí rời bỏ miền Bắc vào Nam từ 1956. Xuân Vũ (Bùi Quang Triết) ra hồichánh năm 1968 và Hoàng Hữu Quýnh tìm tự do năm 1979 ở Ý.Một người, tuy sống trong lòng chế độ cộng sản, nhưng từ đầu tới cuối luôn luônchống đảng không úp mở là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.Ba người đã bỏ chạy ra sống ở ngoại quốc cho đến nay, tuy có chống chế độcộng sản, nhưng tương đối còn kính nể Mác và Hồ chí Minh, đó là các ông Trương nhưTảng (đi từ 1976), Búi Tín (từ 1990) và Vũ thư Hiên (từ 1995)Một người đã từng cùng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống đường lối của đảngtrong một thời gian ngắn rồi sau đó bị cô lập, trù dập cho đến thời kỳ ‘’đổi mới’’. Cuốicùng đã đánh lừa được đảng để lấy cớ sang Pháp vận động cho chế độ rồi ở lại nói lênphán quyết cuối cùng, muộn màng phê phán: ‘’Chính là Mác sai’’. Đó là Giáo Sư ThạcSĩ Trần Đức Thảo.10 người còn lại là những cán bộ, đảng viên hoặc văn nghệ sĩ, nhà báo ngoàiđảng, nhưng hiện nay vẫn sống ở trong nước. Họ đã mỗi người bằng một cách riêng,hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua ẩn ngữ, dụ ngôn chống đối đảng một cách ôn hòa,bất bạo động. Đó là các ông Hoàng minh Chính, Trần Độ, Hà sĩ Phu, Đào Hiếu, NguyễnHộ, Nguyễn ngọc Lan, Nguyễn văn Trấn (mất năm 1995), Nguyễn Mạnh Tường (mất1998), Linh Mục Chân Tín và bà Dương thu Hương.Các chương không được xếp theo thứ tự vừa nêu, mà theo thứ tự mẫu tự ABCtên gọi của các tác giả để tiện tìm đọc. Vì thực ra sự phân loại nói trên của soạn phẩmcũng không có tính cách chặt chẽ như trong một tác phẩm nghiên cứu đích thực. Xinbạn đọc hãy coi những trang sau đây như những tư liệu đọc để giết thời gian. (2)Sau hết, nhân đây chúng tôi xin cám ơn, đồng thời xin lỗi các tác giả vì đã lạmdụng trích dẫn hơi nhiều, mặc dù vẫn thấy chưa lột hết được ý của quý vị. Nếu có gì saisót mong quý vị thông cảm và chỉ giáo cho. Cũng mong độc giả sẽ không trách chúngtôi rườm rà trong những trang trích dẫn lê thê. Chúng tôi chỉ nêu ra làm tài liệu hầu bạnđọc có thể căn cứ vào đó phán đoán về những kết luận của chúng tôi liên quan đến cácvấn đề căn bản đề cập trong phần tổng kết. Bạn đọc có thể chỉ lướt qua phần trích dẫnnơi 19 chương trên nếu thấy không hấp dẫn.Chú Thích:1.- Xin xem Chương 3 soạn phẩm này.2.- Trong soạn phẩm này chúng tôi hay dùng mấy chữ viết tắt xã hội chủ nghĩađể chỉ xã hội chủ nghĩa theo thuyết duy vật vô thần của Mác. Khi dùng theo nghĩa xã hộichủ nghĩa của các thế chế tự do thì không bao giờ viết tắt chữ nhỏ như vậy.Trong Chương tổng kết và vài chương khác, như Chương 9, Chương 15, chúngtôi có dùng những danh xưng Cơ Đốc Giáo, Ki-Tô Hữu, tín đồ Công Giáo...Chúng tôi xingiải thích về những sự phân biệt này để độc giả hiểu rõ ý chúng tôi.Tôn Giáo coi Đức Chúa Giêsu Kitô (Jesus Christus) là Đức Chúa Trời (Ngôi Lời,Ngôi Hai Thiên Chúa, vừa có Thần Tính, vừa có Nhân Tính) được gọi là Ki-Tô Giáo,3PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tiếng Pháp là Christianisme. Trước đây cũng có nhiều người gọi là Cơ Dốc Giáo, ĐạoCơ Đốc. Chữ Cơ Đốc là theo phiên âm tiếng Tầu, Ki-Tô là theo phiên âm tiếng Việt, củachữ Christo. Cũng có người gọi là Đạo Gia Tô. Chữ Gia Tô là theo phiên âm tiếng Tầucủa chữ Jesus. Ngày nay không còn ai nói Đạo Gia Tô nữa.Ki-Tô Giáo theo thời gian đã tách ra làm nhiều hệ phái có danh xưng khác: ChínhThống Giáo ở một số nước Đông Âu và Hy Lạp, Liên Xô, Anh Quốc Giáo ở nước Anhvà một số nhỏ ở Mỹ. Hai tôn giáo này không khác Công Giáo La Mã bao nhiêu. Cáchphụng vụ và tế lễ cũng giống nhau. Đạo Tin Lành gồm rất nhiều chi phái do hai nhà thầnhọc Ki-Tô Giáo là Calvin và Luther sáng lập, cuối cùng là Công Giáo có khi gọi là CôngGiáo La Mã, là đạo tự cho là chính thống hơn tất cả các giáo phái Ki-Tô Giáo khác, vìvẫn giữ đúng mọi tín điều và nghi lễ như ban đầu. Ki-Tô Giáo trên thế giới có số tín đồtổng cộng 2 tỷ thì Công Giáo đã chiếm 1 tỷ (theo kiểm tra đầu năm nay là đúng một tỷ).Như vậy khi chúng tôi dùng Ki-Tô Giáo thì hiểu là Công Giáo cũng được mà TinLành, hay Chính Thống, hay Anh Giáo thì cũng được. Còn khi nói Công Giáo thì xinhiểu đó là Tôn Giáo lớn nhất trong Ki-Tô Giáo, có trụ sở là Vatican, La Mã.Tại Việt Nam trước đây nhiều người cũng dùng 3 chữ ‘’Thiên Chúa Giáo’’ để gọiCông Giáo. Nhưng trong soạn phẩm này chúng tôi tránh dùng mấy tiếng đó cho khỏigây hiểu lầm, vì Thiên Chúa theo chúng tôi hiểu là chung cho mọi tôn giáo. Đạo nàocũng thờ Thiên Chúa, tức Chúa Trời, tức Thượng Đế, tức Đấng Tối Cao, Đấng ToànNăng, Đấng Toàn Hảo, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ, hay Ơn Trên, hay ‘’Giời’’…Riêng về hai chữ Công Giáo chỉ có nghĩa là đạo mà người Tây Phương từ trướcđến giờ vẫn gọi là ‘’Catholicisme, Catholicism’’, chứ không hề có nghĩa là ‘’đạo chungcho mọi người’’ như có người hiểu lầm, rồi dịch ra Anh ngữ là ‘’Public Religion’’ (!).CHƯƠNG IHOÀNG VĂN CHÍHoàng Văn Chí, bút hiệu Mạc Định, sinh ngày 1.10.1913 tại Thanh Hóa (LàngNgò). Ông học Trung Học tại Trường Albert Sarraut, Hà Nội, rồi tốt nghiệp Cử NhânKhoa Học năm 1940. Khi cuộc chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp xảy ra vào cuối năm1946 ông đã ra bưng theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp (từ 1946) cho đến khi mặtnạ ái quốc của ông Hồ chí Minh và đồng đảng rớt xuống trong các chiến dịch ‘’Giảm Tô’’và ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’ (từ 1953-1956). Chính ông đã chứng kiến, và trong nhiềutrường hợp tham dự các cuộc đấu tố dã man. Sau Hiệp Định Genève ông đã tìm tự do.Năm 1958 Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa của chế độ Ngô Đình Diệm đã cho in tácphẩm ‘’Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc’’ của ông dưới bút hiệu Mạc Định. Cuốn ‘’GiaiCấp Mới ở Bắc Việt’’ thì do nhà xuất bản Công Dân, Sài Gòn. Năm 1959 ông được cửlàm Phó Tổng Lãnh Sự ở Tân Đề Li trong một năm rồi sang Âu Châu tìm cơ hội cho thếgiới biết thực chất của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa ônglàm biên tập viên cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ từ 1965 đến 1969. Ông qua đời tạiMaryland, Hoa Kỳ ngày 6.7.1988. Khi ông mất ông đang viết dở tác phẩm ‘’Duy Văn SửQuan’’, sau này được con ông bổ túc và giao cho tủ sách Cành Nam xuất bản năm1990. Đây là một tác phẩm lớn có tham vọng thay thế duy vật sử quan của Mác, nhưngkhông thành công.Đầu năm 1962 ông viết bài ‘’Collectivisation and rice pro-duction’’ (Tập thể hóasản xuất và sự sản xuất gạo) đăng trên tờ ‘’China Quarterly’’ nói về sự thất bại củachính sách hợp tác hóa nông nghiệp đối với việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam cũng nhưở Trung Quốc và Bắc Hàn. Nó mở đường cho tác phẩm đắc ý của ông: ‘’From4PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


colonialism to communism’’ (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản) mà chúng tôi trích dẫn trongchương này. Bài báo nói lên sự thất bại của hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc dướisự cai trị của đảng cộng sản, và nhất là sự tàn bạo đến dã man chưa từng thấy của cácchiến dịch mệnh danh là ‘’Giảm Tô’’ và ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’ trong những năm 1953-1956.Tác phẩm ‘’Từ Thực Dân Đến Cộng Sản’’, do Frederick A. Praeger xuất bản tạiAnh và Mỹ năm 1964, chia làm 5 phần gồm 18 chương. Ngoài 2 chương ở phần I nóitóm tắt về lịch sử của một dân tộc yếu nhỏ nhưng lại có một dĩ vãng có lúc huy hoàng,tất cả 16 chương còn lại dành để nói về sự xuất hiện và vai trò của đảng cộng sản ViệtNam, đứng đầu là Hồ chí Minh. Ông gọi Hồ chí Minh là anh hùng, vì cho rằng ông ta đãlàm được điều mà các nhà cách mạng tiền bối và các đảng phái quốc gia trước đó đãkhông làm được, đó là đánh thắng thực dân Pháp. Vì cũng từng có lúc tâm phục ông Hồđể đi theo ông kháng chiến chống Pháp trong một thời gian dài nên Hoàng Văn Chícũng ca tụng ông Hồ ở nhiều trang sách. Nào ông Hồ nói được hàng chục thứ tiếng, ănuống thanh đạm, mặc thì bình dân, chân đi dép râu. Nào có nhiệt tình cách mạng khôngai bằng, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần vì lý tưởng cách mạng. Ông cũng sosánh ông Hồ với Cựu Hoàng Bảo Đại và Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà ông cho rằngkhông thể nào sánh kịp ông Hồ. Tuy nhiên trong chương 3 dành cho nhân vật ‘’anhhùng’’ này tác giả đã nói rõ sự lệ thuộc của Hồ chí Minh vào Liên Xô và cái tài đóng kịchcủa ông ta.Theo ông thì ông Hồ thành công vì nhiều lẽ. Nhưng ‘’thắng lợi cuối cùng phần lớnlà do biết mềm dẻo, uyển chuyển trong khi áp dụng các chiến thuật khi thì tỏ ra cộngsản, khi thì tỏ ra quốc gia tùy theo hoàn cảnh mỗi lúc đòi hỏi, trong khi vẫn cố giấu mụctiêu chiến lược cuối cùng mà không bao giờ thay đổi.’’ (3)Mục tiêu cuối cùng này là gì ? Đó là nhuộm đỏ cả nước. Đưa cả nước vào quỹđạo cộng sản. Còn chiến thuật được áp dụng uyển chuyển thì như thế nào ? Nghĩa làkhi thì đứng chung với những người quốc gia, nói vì dân vì tổ quốc. Như thời gian ởPháp làm báo với ông Nguyễn Thế Truyền. Như thời gian tiếp xúc với các ông Phan BộiChâu, Lâm Đức Thụ ở Trung Quốc. Như thời gian liên lạc với các toán OSS của Mỹ.Như thời gian giải tán đảng cộng sản, lập chính phủ Liên Hiệp với các ông Nguyễn HảiThần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam khi mới nắm được chính quyền. Khi thì ômchân đảng cộng sản Pháp, làm gián điệp cho Liên Xô, bán đứng cụ Phan Bội Châu choCảnh Sát Pháp, nhận lệnh của Mao trạch Đông phát động Cải Cách Ruộng Đất đẫmmáu…tái lập đảng cộng sản dưới danh hiệu đảng lao động. v.v…Tác giả đã nói đến chuyện ông Hồ một mực chối mình không phải là Nguyễn áiQuốc. Ông trưng dẫn Jean Lacouture, trong tác phẩm ‘’Cinq hommes et laFrance”’’(Năm nhân vật và nước Pháp) đã kể rằng khi Tướng Salan, người đàm phánvề hưu chiến năm 1946, hỏi thẳng Hồ chí Minh: Ông có phải Nguyễn ái Quốc không ?Thì ông Hồ nhất định bảo không phải. Ông cũng thuật lại việc ông Võ quý Huân hỏi ôngHồ khi cùng đi trên con tầu SS Dumont d’Urville từ Fontainebleau về nước: Chủ tịch cóbiết hiện giờ ông Nguyễn ái Quốc đang ở đâu không ? Và ông Hồ đã đáp lửng lơ: Tốthơn nên hỏi ông ấy, đừng hỏi tôi.Về nguyên quán của ông Hồ, tác giả cũng bảo ban đầu ông ta khai là Hà Tĩnh.Mãi sau này, vào năm 1958 nhà cầm quyền Hà Nội mới chính thức công bố ông Hồ chíMinh chính là ‘’người yêu nước’’ Nguyễn ái Quốc, nguyên quán Tỉnh Nghệ An. (4)Tác giả cũng nói đến chuyện ông Hồ cũng như ông Nguyễn khánh Toàn đềuđược Liên Xô cung cấp cho một bà vợ hờ (một phụ nữ Nga) sống với nhau rất kín đáo.5PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Riêng ông Toàn thì đã có nhiều con với người vợ Nga này và khi sang Trung Quốc hoạtđộng ông lại được cung cấp một bà vợ khác, người địa phương. (5)Để chứng tỏ ông Hồ có thể làm bất cứ chuyện gì, miễn đạt được mục tiêu chiếnlược của ông là ‘’cách mạng vô sản’’ (sic), tác giả đã thuật lại việc ông Hồ âm mưu vớiLâm đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho Cảnh Sát Pháp đểlấy số tiền khổng lồ là 10 vạn đồng lúc ấy (một con trâu chỉ bán được 5 đồng) (6) và việccó lẽ ông ta đã nhận làm gián điệp cho Anh để được thả khi bị bắt ở Hồng Kông vàonăm 1933 là lúc ông ta bỗng biến mất trong khi đang nằm nhà thương vì bệnh lao. (7)Một bằng chứng hùng hồn cho thấy Hồ chí Minh không phải là người thực sự yêunước, ít nhất là ở giai đoạn sau, mà ông chỉ yêu cộng sản. Ông không phải nhà cáchmạng quốc gia, mà thực sự là một kẻ cuồng tín vì chủ nghĩa vô sản quốc tế. Tác giả đãtrích dẫn lời tuyên bố của ông Hồ vào cuối thập niên 50, nhân dịp mừng sinh nhật củaông, đã được tờ ‘’Echo du Viêtnam’’ (Tiếng vọng từ Việt Nam), cơ quan bán chính thứccủa cộng sản Việt Nam ở Paris số ra tháng 7 năm 1960 như sau:‘’Thoạt tiên lòng yêu nước chứ không phải cộng sản đã dẫn tôi đến chỗ tin tưởngở Lê-nin và Đệ Tam Quốc Tế. Nhưng dần dần, từng bước trên đường tranh đấu, vàphối hợp những nghiên cứu lý thuyết với các hoạt động thực tế, tôi đã nhận ra rằng chỉcó xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa mới có thể giải phóng công nhân và nhândân bị áp bức trên khắp thế giới.Tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc có một huyền thoại về cẩm nang, bất cứai gặp khó khăn trọng đại chỉ cần mở cẩm nang ra là tìm thấy cách giải quyết. Đối vớiCách Mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những chỉ là cẩmnang hay la bàn, mà chính là mặt trời soi đường dẫn lối trên đường đi tới thắng lợi cuốicùng, tới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.’’Những hàng trên đây cho thấy, có thể là ban đầu, (nếu ta tin được lời ông Hồ),ông Hồ coi chủ nghĩa cộng sản như một phương tiện, đảng cộng sản Việt Nam như mộtcông cụ để đi tới cứu cánh là độc lập tổ quốc. Nhưng dần dần phương tiện và cứu cánhhoán vị. Quốc gia, độc lập chỉ còn là phương tiện, là chiêu bài giả dối. Chủ nghĩa cộngsản, cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản mới là cứu cánh. Nếu từ đó ông ta vàđồng đảng còn nói vì tổ quốc, vì nhân dân Việt Nam thì đó chỉ là láo khoét.Tác giả Hoàng Văn Chí đã phân tích diễn biến của cuộc xích hóa miền Bắc ViệtNam và chia nó ra làm 6 giai đoạn từ việc thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở ViệtNam vào năm1925 qua việc thành lập ‘’thanh niên đồng chí hội’’, phong trào ‘’Xô ViếtNghệ Tĩnh’’, ‘’Mặt Trận Bình Dân’’, rồi ‘’Mặt Trận Việt Minh’’ và tiến hành ‘’công cuộckháng chiến chống Pháp’’ cho đến cuối cùng là thực hiện ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’. Rồiông tập trung vào giai đoạn cuối cùng này làm chủ đề cho hầu hết tác phẩm.Muốn tiến hành Cải Cách Ruộng Đất một cách thành công để tiến tới công hữuhóa tài sản toàn quốc, các người cộng sản đã chuẩn bị ba bước quyết liệt. Thứ nhất, ápdụng chế độ tàn bạo về thuế nông nghiệp và thuế thương nghiệp để san bằng khoảngcách về kinh tế giữa các thành phần trong xã hội. Thứ hai, tung ra một đợt khủng bốquy mô với mục đích làm cho người dân khiếp sợ không còn dám phản kháng để dễ bềthực hiện các đợt sau. Và thứ ba, lập danh sách những kẻ phản động cần xử lý, hoặchành quyết, hoặc tịch biên tài sản, gửi đi lao động tại các vùng rừng thiêng nước độc.Sau đó là bắt đầu cải tạo tư tưởng. Với mục đích làm sao cho mọi người cùngchung một tư tưởng, dù nó sai chăng nữa nhưng phải là một tư tưởng thật đơn sơ giảndị để mọi tầng lớp nhân dân dù ít học cũng lãnh hội được. Trước tiên là mở các lớp họctập để mọi người thông suốt đường lối đấu tranh của chủ nghĩa Mác Lê. Trường Chinh,6PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tổng bí thư, và cũng là lý thuyết gia hàng đầu, đã đích thân chỉ đạo việc học tập và bắtmọi người phải chấp nhận nguyên lý tư tưởng chính trị trên hết. Nhân dân ngoài đảngđược dậy cho biết họ phải luôn hướng lòng trí về việc thống nhất đất nước và tiến tớisự làm chủ đất nước. Còn đảng viên thì phải học để tăng cường ý thức giai cấp vô sản,chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản. Việc chống tư tưởng tư sảnđược thực hiện một cách tuần tự, từ khoan nhượng châm chước lúc ban đầu rồi sau đóphê bình cái sai cái trái và sau cùng mới đả kích.Trong báo cáo chính trị của Trường Chinh đọc tại đại hội đảng kỳ 3 năm 1960 màtạp chí Học Tập, cơ quan lý luận và tư tưởng của đảng cộng sản Việt Nam đăng tải vàotháng 9 năm đó người ta đã đọc được những hàng sau đây nói về việc cải tạo tư tưởngtrong thời kỳ ông ta vâng lệnh cố vấn Tầu lãnh đạo các cuộc cải cách ruộng đất từ 1953đến 1956:‘’Mục tiêu của cách mạng hiện nay là làm cho toàn dân và đặc biệt là nhân dânlao động thấm nhuần ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ nhãn quan cũ về cuộc sống vàthế giới, thay nó bằng quan niệm Mác Xít. Quả thực chủ nghĩa Mác Lê-nin sẽ đảm lãnhvai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn đời sống đạo đức của đất nước ta và sẽ trở thànhkhuôn mẫu cho sự thành hình các tư tưởng của toàn dân. Nó sẽ là nền tảng đạo lý củanhân dân ta.’’Sau khi trích dẫn những hàng trên của nhà lý thuyết số một của cộng đảng ViệtNam, tác giả ‘’Từ Thực Dân Đến Cộng Sản’’ đã nhận xét một cách chí lý như sau:‘’Đoạn văn trên đây chứng tỏ chủ nghĩa Mác đang trở thành một tôn giáo với trọnvẹn ý nghĩa của từ tôn giáo, một thứ tín ngưỡng mới đang không ngừng cố gắng thaythế các tín ngưỡng hiện có và nó không dung thứ bất cứ một dấu vết của ‘’phiếm thần’’hay ‘’vô thần’’ nào trong những người mà nó kiểm soát.’’ (8)Nơi chương 10 tác giả đã thuật lại cách thức các cán bộ cộng sản tự kiểm thảovà thú tội giống hệt cung cách mà các tín đồ Đạo Công Giáo thời đó ‘’xét mình’’, ‘’ăn năntội’’ và ‘’xưng tội’’. Những cuộc kiểm thảo càng trở nên gay gắt và những cuộc thú tộicũng trở nên sôi nổi hơn sau khi Mao trạch Đông chiếm trọn Hoa Lục vào năm 1949 vàxuất cảng lề lối sinh hoạt của các đảng viên ‘’các chú con trời’’. Ta hãy đọc một đoạnvắn về diễn tiến một cuộc kiểm thảo sinh viên dành cho một giáo viên phạm lỗi đã chođiểm một học sinh cao hơn học sinh đó xứng đáng:‘’Lời khai cơ bản: Ông (bà) đã cho trò X điểm cao hơn y xứng đáng.Suy diễn:1) Bằng cách thiên vị ưu đãi một cá nhân trong chúng tôi ông (bà) đã hy vọng tạonên sự bất hòa.2) Khi có sự bất hòa trong lớp, học sinh sẽ để hầu hết thời giờ cãi nhau, thay vìhọc.3) Do đó học sinh tiến bộ ít.4) Điều này làm cho cha mẹ chúng bất mãn5) Và sẽ làm cớ cho họ nói rằng hệ thống giáo dục của chúng ta thua kém Pháp,6) Họ sẽ bảo thực dân tốt hơn dân chủ nhân dân,7) Vì vậy, khi cho một điểm không đáng, ông (bà) cố tình phục vụ thực dân.Kết luận: Ông (bà) là bè lũ tôi tớ của Pháp và Mỹ.Những cách mắng nhiếc Giáo Viên như vậy rất phổ biến và rất ít trường còn cómột Giáo Viên không hề bị đối xử một cách nhục nhã như vậy. Đây chính là lý do tạisao có đông Nhà Giáo từ vùng kháng chiến ồ ạt chạy sang vùng bị Pháp chiếm đóngtrong những năm 1950 và 1951.’’ (9)7PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Cứ đọc những hàng trên về cách lý luận trong kiểm thảo để bắt buộc nạn nhânphải nhận tội một cách kỳ cục ta đủ thấy nó võ đoán và tàn bạo đồng thời cũng ngâyngô đến mức độ nào. Nhưng chưa hết. Hãy đọc đoạn sau đây nói về sự ép buộc phảiăn năn hối lỗi của những kẻ bị kiểm thảo:‘’Ngay từ đầu đã có sự thỏa thuận về kiểm thảo là kẻ bị phê bình phải nhỏ một ítnước mắt để cho cử tọa thấy rằng, nhờ bài học nhận được từ những người bạn độlượng, mình rất lấy làm xấu hổ và hối hận. Nhưng trong một số trường hợp, nhất là ởnhững trường học, một số người trước đó đã thú tội rồi nay tiếp tục nhắc nhở nhaucùng nhớ lại tội lỗi và cùng cất tiếng khóc chung với nạn nhân. Phần lớn họ là nhữngđảng viên trẻ…Họ khóc nức nở, nghẹn ngào và than vãn kể lể về việc họ đã thất bạikhông hoàn thành nhiệm vụ đảng trao phó ủy thác cho. Họ nói họ rất đau buồn thấyrằng những cố gắng kiên trì của đảng nhằm cải tạo nhân dân đã không có kết quả.Những đảng viên trẻ này rất dễ khóc, vì họ luôn luôn ở trong tình trạng thần kinh căngthẳng. Bị nhồi sọ về chính trị nhiều quá, lại bị tiết dục hoàn toàn họ trở nên đa sầu đacảm thái quá. Và cũng vì thế họ là những kẻ cực kỳ cuồng tín. Thực ra đã có một sốtrường hợp điên loạn thực sự. Tại một trường quân chính ở Việt Bắc năm 1952 đã cótới 8 học viên bị bệnh tâm thần.Thoạt tiên những cơn bật khóc chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng về sau thànhthói quen chỗ nào cũng có. Điều này đưa đến nhận xét chung là đảng đã khám phá rabí quyết của việc cải lão hoàn đồng, bởi vì nhờ hệ thống kiểm thảo này người lớn đã trởthành trẻ con.Dĩ nhiên khóc than tập thể được dùng trong quá trình kiểm thảo như một phươngtiện thuyết phục (một hình thức áp lực tập thể) để thúc đẩy mau chóng thú tội. Có lần cảmột lớp học được gọi tới để giúp một học viên đã không chịu viết bản tự phê như đãđược đề nghị. Khi tới căn nhà học viên đó ở thì cả lớp đồng thanh cất tiếng khóc, khiếncác nông dân chủ hộ hoàn toàn kinh ngạc náo động vì họ kết luận, một cách tự nhiên,rằng chắc hẳn phải có một người trong nhà họ đã chết thình lình. Nhưng (kỹ thuật) khóclóc sử dụng cách máy móc theo kiểu này chẳng bao lâu đã mất tác dụng và cái cảnhmột số người khóc không có nước mắt trở thành khôi hài. Tuy nhiên không ai dám cườinhững người khóc. Bởi vì sự trịnh trọng đến nực cười của họ cho thấy là họ đang diễnxuất cái việc mà họ nghĩ là nhiệm vụ của họ. Cho nên thói quen đó vẫn tiếp tục trongmột thời gian khá dài, từ 1951 đến 1953. (10)Phương pháp kiểm thảo, tự phê và phê bình này kéo dài như vậy đã thay đổi hẳntính tình và lối sống của người dân Việt Nam đến nỗi dư luận chung lúc ấy cho rằngngười Việt Nam tỉnh bơ hơn người Anh và kín đáo còn hơn cả người Nhật.Tác giả đã để nguyên Chương 11 nói về công tác chỉnh huấn do Tướng NguyễnSơn (người Việt) của Trung Cộng phái sang cố vấn cho cộng đảng Việt Nam, gồm cóchỉnh đảng, chỉnh phong và chỉnh quân thực hiện hết sức nghiêm ngặt với mọi người:‘’Vì mọi người đều bắt buộc phải dự các lớp chỉnh huấn này nên các khóa học đãphải kéo dài. Một phần ba nhân viên văn phòng đi học thì hai phần ba còn lại phải làmviệc cực nhọc hơn và phải chia phần công tác với nhau. Khi toán học viên đầu đã hoàntất khóa học thì đến toán thứ hai, và cuối cùng là toán thứ ba….…Học viên không được đi ra ngoài khu vực giới hạn và suốt khóa học khôngđược tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ được phép viết thư cho gia đình (nhưng bịkiểm duyệt cẩn thận), mà lại không được nhận thư của gia đình. Tất cả thư từ được giữlại cho đến cuối khóa mới phân phát đến tay người nhận…Một trường hợp được ghinhận về một học viên, một Bác Sĩ, như sau. Cuối khóa ra về, ông ta được thông báo là8PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


vợ ông ta đã chết 2 tháng trước’’. (11)Trong chương này tác giả cũng dành ra 6 trang để nói kỹ về 10 kỹ thuật giảnghuấn chứng tỏ các người cộng sản cố gắng bằng mọi cách vừa cương quyết vừa khéoléo thuyết phục học viên phải chấp nhận quan điểm của đảng trong mọi vấn đề. Nhữngthắc mắc đều được các giảng viên giải đáp đến nơi đến chốn. Nếu có ai còn chưa thôngthì Trường Chinh sẽ xuống giải đáp. Nếu chẳng may Trường Chinh vẫn không thànhcông thì đích thân ông Hồ sẽ tới dùng tài thuyết phục của mình làm cho đối tượng phảikhuất phục.Những bài học trong chỉnh huấn được mô tả trong Chương 12 gồm có 5 bài. Bàicuối cùng quan trọng hơn cả: Cải Cách Ruộng Đất. Về bài học thứ 3 ‘’Hoàn cảnh mới,nhiệm vụ mới’’ tác giả có nói đến việc ông Hồ lên án chủ trương trung lập mà ông ta gọilà thứ ‘’đánh đĩ chính trị’’. Chúng tôi thấy đây là bài học cho những người muốn trunglập, hay thỏa hiệp với cộng sản. Về bài học ‘’tác phong đứng đắn’’, khi nói về kỷ luật sắtcủa bộ đội, nhất là về vấn đề trai gái, tác giả đã kể một câu chuyện như sau:‘’Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1950 cộng quân đóng ở Sơn La (cư dân Tỉnhgồm bộ tộc Thái) thường bị các cô gái Thái trêu ghẹo. Các cô này sống ở triền núi phíaTây của dẫy Trường Sơn. Không giống các cô gái người Kinh, họ không bị ràng buộcbởi truyền thống Nho Giáo và vì vậy thường dạn dĩ hơn, sẵn sàng tán tỉnh bất cứ ngườinào tới thăm bản làng của họ. Chẳng bao lâu họ lấy làm ngạc nhiên và bực mình khámphá ra rằng bộ đội cộng sản cứ trơ trơ như đá trước những lời gợi tình của họ. Và từ đócó tiếng đồn rộng rãi trong số những người con gái đó rằng bộ đội cụ Hồ đã bị cụ chohoạn hết trước khi xua ra trận.’’‘’Thật là lý thú để ghi nhận rằng trong khi mãi dâm bị cấm chỉ và mọi ‘’hành vi hủhóa’’ bị trừng phạt nặng nề, mà lính có vợ lại bị từ chối không cho về nhà nghỉ phép.Người ta bảo làm vậy để giữ tinh thần chiến đấu mãnh liệt trong đám binh lính. Và cóthể là rất đúng vì đó chính là cách nuôi gà chọi và ngựa đua.’’ (12)Tác giả quả thật đã phũ phàng trong một lời nhận xét mỉa mai chua chát đến thếlà cùng. Và ông nói một cách rất bình thản. Nhưng tác giả lại nêu tên 3 đảng viên caocấp có nhiều vợ:‘’Cũng có nhiều đảng viên nổi tiếng muốn có vợ thuộc giai tầng ngang hàng vớimình về xã hội cũng như chính trị. Đây là trường hợp của các ông Hoàng minh Giám,bộ trưởng văn hóa, Trần huy Liệu nguyên bộ trưởng tuyên truyền và Đặng kim Giang bộtrưởng đạn dược. Có tin đồn là những vị này đã có thời gian khổ sở vì chuyện tự thú vềvấn đề này. Người ta còn nói ông Hồ chí Minh đã để nhiều giờ giải thích cho ông Trầnhuy Liệu rằng có ba vợ là điều sai trái, và đặc biệt là người vợ mà ông ta yêu thươngnhất lại là điền chủ, vợ góa của Phạm <strong>Giao</strong> là tên phản động bị Việt Minh giết năm1945.’’ (13)Về sự nham hiểm của các nhà lãnh đạo cộng sản trong âm mưu tiêu diệt thànhphần điạ chủ, kể cả đảng viên, hay những người đã dùng tài sản của mình giúp đỡkháng chiến trong những ngày đầu, Hoàng Văn Chí viết:‘’…Sau 10 ngày thảo luận chi tiết, người ta đã thấy rõ là báo cáo của TrườngChinh chỉ nhằm ngụy trang cái mục đích nham hiểm của đảng là thanh toán giai cấp córuộng đang không có cách gì tự vệ. Giai cấp này đã phục vụ Kháng Chiến trong nhiềunăm và đã giúp đảng cộng sản bảo vệ và củng cố quyền hành.’’ (14)Tác giả đã dành 3 chương 13, 14, 15 để nói kỹ về chiến dịch Cải Cách RuộngĐất ‘’long trời lở đất’’. Trước hết là việc phân chia giai cấp trong làng xã: Địa chủ, phúnông, trung nông, bần nông và bần cố nông (trung nông còn được chia thành 3 loại9PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trung nông cấp trên, trung nông cấp giữa và trung nông cấp dưới). Cải cách ruộng đấtđược thực hiện làm hai đợt. Đợt đầu gọi là chiến dịch ‘’Giảm Tô’’ từ 1953 đến 1954, vàđợt sau là chiến dịch ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’ đúng nghĩa, từ 1955 đến 1956. Trong đợtđầu các người chủ trương ấn định mỗi xã phải có ít nhất một địa chủ bị hành quyết,thường lấy trong số người đã được đảng bí mật ghi vào loại địa chủ gian ác. Chínhnhân dân trong làng đa số là bần nông trở xuống sẽ được chỉ định để tố cáo các ‘’tênđịa chủ gian ác’’ tại các ‘’tòa án nhân dân.’’ Chánh án cũng lấy trong số dân làng. Sauđợt đầu đảng cho một tiểu đoàn đặc nhiệm tới các xã tiến hành cuộc xếp hạng lại thànhphần giai cấp, viện cớ là đợt trước nông dân xếp hạng chưa đúng còn để sót nhiều địachủ. Vậy là một số thuộc thành phần phú nông ở đợt đầu được đôn lên thành địa chủ.Và lần này số người đảng ấn định phải chết tăng lên gắp 5 lần, nghĩa là mỗi xã phải cóít nhất 5 người bị hành quyết tại chỗ, liền ngay sau khi tòa án nhân dân tuyên án. Cáctiểu đoàn đặc nhiệm làm việc dưới sự chỉ đạo tại chỗ của các cố vấn Tầu. Tác giả chobiết lúc ấy tại vùng cộng sản kiểm soát có khoảng 10 ngàn làng xã. Như vậy nếu tính cảhai đợt cải cách ít nhất phải có ít nhất 60 ngàn người bị hành quyết. Chưa kể không biếtbao nhiêu người tự tử, vì nhục nhã. (Ví dụ bị con dâu hay con gái tố bị cha hay chachồng hãm hiếp, hoặc những người bị kẻ chịu ơn xỉ vả, mắng nhiếc…), và không biếtbao nhiêu người khác chết đói, sau khi bị tịch thu hết tài sản và quẳng ra ngoài đầuđường xó chợ, không ai dám thăm nom tiếp tế, vì chính sách cô lập địa chủ của đảng.Điều đáng lấy làm nhục nhã hơn hết là có một số người trong chiến dịch ‘’GiảmTô’’ đưọc xếp là bần nông hay trung nông, nhưng sang đợt sau lại được xếp lại thànhđịa chủ và bị đấu tố. Trong đợt trước họ đã không tiếc lời bịa đặt đủ mọi thứ tội để tốcáo người khác. Nay đến lượt họ lại bị tố cáo chẳng khác gì.Sau đây chúng tôi trích dịch một vài đoạn trong 3 chương nói về 2 chiến dịchGiảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất nói trên do tác giả đã từng chứng kiến và tham dựthuật lại, hoặc do ông trích dẫn từ những tài liệu chính thức của cộng sản hoặc củanhững chứng nhân đáng tin cậy khác.‘’Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắng xóa với những vành khăn tang’’ (trang 166)‘’Khẩu hiệu của chúng trong những ngày khủng bố là: ‘’Thà giết lầm 10 người vô tội cònhơn để lọt một tên địch’’. (trang 167)‘’Cuộc học tập nhồi sọ tiếp diễn hầu suốt 18 giờ mỗi ngày, cho đến khi, cuối cùngnhững nông dân trước kia ngoan ngoãn trở nên chín mùi cho việc nổi loạn chống lại cácđiền chủ của họ.’’ (trang 170)‘’(Những cuộc điều tra về những vụ trai gái, ngoại tình này nhằm một mục đíchriêng: Người đàn bà có tư tình với một địa chủ nào đó khi còn trẻ sẽ bị bó buộc phảituyên bố trước công chúng rằng bà ta đã bị tên địa chủ đó hãm hiếp)’’ (trang 170)‘’Điều lý thú đáng ghi là hãm hiếp phụ nữ là một trọng tội dành cho các điền chủvà những ai có chút uy tín trong cộng đồng, như Linh Mục Công Giáo hay các vị SưPhật Giáo và đặc biệt là những Nhà Nho uyên bác. Đây là định luật: Địa chủ càng có vẻbề ngoài đáng kính (ví dụ nếu có râu bạc hay đầu hói), thì những tội về luân lý của họcàng nặng. Rất thường thấy là trong những trường hợp như vậy chính con gái hay condâu của bị cáo đứng trước tòa công khai tuyên bố rằng cô ta bị ông bố hãm hiếp. Cũngtương tự như vậy, địa chủ càng được nhiều người biết là có lòng ái quốc thì càng bịbuộc tội có những hành động phản quốc.Vì không cần chính xác, nên bất cứ cái chết nào xảy ra trong làng trước đó vàinăm đều được đổ hết cho địa chủ liên hệ. Ông Nguyễn Đình Pháp ở Nghệ An, một nhàtrồng tỉa, và là nghị sĩ quốc hội bị cáo buộc là đã giết 35 mạng người, chỉ vì đã có 3510PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người chết vì sốt rét rừng trong đồn điền của ông ta. Trong cuộc đấu tố dành cho ôngLê Trọng Nhị, một lãnh tụ quốc gia trong phong trào những năm 1907-1908 là người đãtừng bị giam 9 năm ở Côn Đảo, một người đàn bà đã lên đối chất với ông với những lờilẽ như sau: ‘’Mày có biết rằng con tao không phải do chồng tao, mà chính là do màykhông ? Trong khi chồng tao vắng nhà mày đã đến ngủ với tao. Và tao có con là từ lúcđó.’’ Lúc đấu tố ông Nhi đã 75 tuổi, người đàn bà kia khoảng 60 và con bà ta đã ngoài40. Vài người dân làng làm một con tính nhanh và khám phá ra rằng trong thời gian bàta thụ thai thì ông Nhi đang giở sống dở chết ở một nhà tù của Pháp cách xa cả ngàndặm’’. (trang 187)‘’Hãy tố càng nhiều càng tốt...Sau khi tiểu đoàn đặc nhiệm đi rồi, người con dâu(của một bà nào đó) giải thích trường hợp của mình cho nhân dân trong làng. ‘’Tôikhông thể nào đê tiện đến độ tố cáo mẹ chồng tôi, vì vậy sau khi tiểu đoàn tuyên bố liệtmẹ tôi vào số địa chủ, tôi bàn tính với mẹ tôi suốt cả đêm. Tôi muốn đi tìm tiểu đoàn đểphản đối. Nhưng mẹ tôi cương quyết khuyên tôi đừng làm như vậy. Bà bảo tôi: ‘’Mẹ đãgần 80 tuổi rồi, chẳng còn sống được bao lâu, vì vậy họ có xếp mẹ vào loại địa chủ thìcũng chẳng sao. Nhưng nếu con phản đối, con sẽ không tránh khỏi bị liên hệ với địachủ và trong trường hợp đó cả hai mẹ con ta đều mất tất cả mọi sự. Hãy tố cáo mẹcàng nhiều càng tốt và như vậy sẽ giữ được ruộng của con.’’ (trang 178)‘’Trong thời gian hai chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất mỗi Tỉnh đều cómột tờ báo địa phương, tờ Lá Rừng (họ cho rằng tội ác của địa chủ nhiều như lá rừng)mô tả chi tiết các cuộc đấu tố địa chủ. Tất cả cán bộ trong các cơ quan chính phủ bị bắtbuộc phải đi tới một làng xã để quan sát thủ tục diễn tiến của chiến dịch Cải CáchRuộng Đất. Mục đích nhằm cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa về chính sách củađảng mà người ta tự hào là ‘’hoàn toàn hợp tình hợp lý’’. Những cán bộ này thực hànhhình thức ‘’ba cùng’’ (cùng ở, cùng ăn, cùng làm) với nông dân địa phương nhưng họchỉ dự các cuộc đấu tố như người quan sát chứ không có quyền can dự vào việc đấutố. Tuy nhiên sự có mặt của họ có tác dụng thuận lợi, tại những xã có mặt họ chiến dịchđược thực hiện tốt đẹp hơn và nói chung những địa chủ bị phạt ít tàn bạo hơn. Sở dĩ cóđiều này là bởi vì đảng nuốn gây cho cán bộ có ấn tượng rằng chính sách của đảng làđúng đắn. Kết quả là những điền chủ trong các xã được những cán bộ đó tới thăm chomình là kẻ có phước và coi những cán bộ đó như những ‘’thiên thần hộ mệnh’’ vậy’’.(trang188)Chúng tôi xin tạm ngưng trích dẫn ở đây để lưu ý độc giả về đoạn trên đây (trang188). Nếu đọc kỹ và suy nghĩ một chút ai cũng có thể thấy mưu sâu quỷ kế của cộngsản. Họ vừa đánh lừa cán bộ của họ vừa đánh lừa dân làng, kể cả địa chủ. Tất cả tội ácđều do họ gây nên. Nhưng họ muốn người ta hiểu rằng ở đâu có cán bộ của họ thì ở đómọi sự tốt đẹp hơn. Họ tàn bạo với địa chủ, muốn tiêu diệt hoàn toàn giai cấp gọi là địachủ này. Nhưng lại muốn cán bộ của họ hiểu rằng đảng cư xử rất ‘’hợp tình hợp lý’’ chứkhông làm gì độc ác, hay quá đáng. Những gì quá đáng xảy ra là do lòng dân quê thùghét bọn địa chủ gian ác mà thôi. Chính cái mưu sâu hiểm độc này đã khiến cho nhiềungười trong cán bộ cũng như nhân dân bị lầm. Cho nên đảng mới tiếp tục giữ được uytín mà điều khiển cuộc chiến. Tuy nhiên đó chỉ là một trong trăm nghìn qủy kế hiểm độckhác, trong đó phải kể việc khủng bố tinh thần, làm cho toàn dân kinh sợ không dám tráilệnh đảng, và nắm chặt hầu bao. Không theo đảng không có ăn. Sau cuộc cải cách tấtcả mọi người trở thành vô sản. Nông dân không vào nông hội không có ăn, vì mọi địachủ đã bị tiêu diệt hay bị cô lập đang chết dần chết mòn. Mà đã vào nông hội hay hợptác xã rồi thì phải lao động cực khổ theo kỷ luật đảng. Làm việc vất vả cực nhọc hơn11PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thời thực dân phong kiến nhiều gấp bội, nhưng lợi tức thu vào cho gia đình thì lại thuakém xa, một phần vì thuế nông nghiệp quá nặng, phần vì tổ chức luộm thuộm thất thoátđi nhiều, phần vì tâm lý ‘’cha chung không ai khóc’’...vân vân. Xin mời bạn đọc tiếp tụctheo dõi tác giả Hoàng Văn Chí trong những đoạn trích dẫn.(Về cuộc xử án địa chủ): ‘’...Mỗi Quận có một tòa án lưu động gồm toàn nôngdân không biết tí gì về luật lệ hay luật pháp. Có chánh án, có công tố viên nhưng khôngcó ai bênh vực cho bị cáo vì, trong thực tế bị cáo không được phép tự bào chữa. Biênbản đấu tố mà họ đã ký mấy hôm trước được dùng làm lời khai của họ. Bồi thẩm đoàngồm chính những nông dân đã ngồi trên bàn chủ tọa trong các cuộc đấu tố. Bản án dotòa đưa ra thay đổi từ tử hình xuống đến 5 năm khổ sai kèm theo tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản. Nói tịch thu một phần chẳng có nghĩa gì bao nhiêu. Bởi vì toàn bộnhững gì bị cáo sở hữu đều sẽ bị tịch thu sau khi chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đợt 2thực sự xảy ra’’.‘’Những kẻ bất hạnh bị kết án tử hình bị bắn liền ngay sau khi bản án đượctuyên. Trước khi phiên tòa bắt đầu người ta đã đào một cái hố để chôn nạn nhân. Thờigian đầu chiến dịch, kẻ bị kết án tử hình được phép nói đôi lời trước khi hành hình,nhưng về sau khi có một người hô to: ‘’Hồ chủ tịch muôn năm! Đảng lao động muônnăm!’’ ngay trước khi bị bắn, thì cái hình thức trưởng giả đó bị bãi bỏ. Từ đó về sau mộtcán bộ đứng ngay đàng sau bị cáo, sẵn sàng để vừa nghe bản án anh ta liền đút mộtmảnh giẻ vào mồm nạn nhân và lôi đi. Điều khiến cho số phận của những địa chủ nàytrở nên khủng khiếp là những kẻ thuộc toán hành quyết bắn rất dở, vì hầu hết họ lànhững lính canh trong làng lần đầu cầm súng. Hậu quả là năng có trường hợp nạn nhânbị chôn sống. Người ta san bằng cái hố, rồi trồng trên đó một cái cây hay một bụi rậm.Một cuộc tuần hành vĩ đại được tổ chức trong dịp hành quyết địa chủ, gồm những trẻnhỏ đánh trống còn người lớn thì hô to những khẩu hiệu quen thuộc. Đám đông phải vỗtay khi nạn nhân ngã qụy...’’‘’...Để hoàn tất bức tranh về cuộc (cải cách ruộng đất đợt 1 được gọi là chiếndịch) ‘’Giảm Tô’’ tưởng nên nói vài lời về cái ‘’chính sách cô lập’’ nổi tiếng từng phải chịutrách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi các Tòa Án NhânDân Đặc Biệt’’. (trang 189)‘’Có thể nói dường như Hồ chí Minh đã dấn thân vào một cuộc tàn sát diệt chủng.Nói chung Hitler và Eichmann đã không đạo đức giả bằng Mao và Hồ, vì khi ra lệnh đemngười Do Thái tới lò hơi ngạt các nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã ít ra cũng đã nhận hoàntoàn trách nhiệm về tội ác của họ. Đàng này các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vàTrung Cộng chỉ thích đứng nhìn giai cấp địa chủ chết một cái chết ‘’tự nhiên’’ mà xem rachẳng có ai chịu trách nhiệm trực tiếp’’. (trang 190)‘’Đảng đã ấn định trước con số địa chủ cần bị đem đấu tố cực cao, 5 lần nhiềuhơn đợt đầu (chiến dịch Giảm Tô) đến độ nếu tha cho những đảng viên cũ thì con sốcần đạt tới sẽ không thể nào đạt được’’.‘’Vì vậy đợt hai đã gây nên sự xô xát nội bộ giữa những đảng viên cũ phần đôngthuộc thành phần tiểu tư sản (tạch tạch sè, tiếng lóng để gọi thành phần này, chú thíchcủa M.V.) tất cả đều là những người đi theo cộng sản vì nhiều lý do khác chứ khôngphải vì quyền lợi giai cấp, và các đảng viên mới gồm những bần nông và bần cố nôngkhông có ruộng cùng với một số những thành phần xấu và bọn lưu manh du đãng.Những kẻ này chỉ có một lòng tham duy nhất là giảm mức sống của các thành phần xãhội khác xuống cùng mức thấp của chúng. Đó lại cũng chính là mục đích của đảng, bởivì sự xung đột công khai là cần thiết để thực hiện cuộc tổng thanh trừng. Mà không12PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thanh trừng thì không thể nào tiến từ vị thế chống thực dân tới vị thế chống phong kiếnđược. Bằng chứng là có không biết bao nhiêu đảng viên kỳ cựu bị kết tội phải đi tù haybị hành quyết mà đảng không hề can thiệp cho họ. Chỉ mãi đến cuối chiến dịch TướngVõ nguyên Giáp mới nhân danh đảng tuyên bố rằng toàn bộ chiến dịch là sai lầm vàhứa sửa sai. (trang 195-196)‘’Sự thú nhận sai lầm và sự cách chức những người có trách nhiệm đối vớiphong trào đã khiến nhiều quan sát viên ở ngoài tin rằng những sai lầm mà họ thú nhậnlà những lỗi lầm thực sự, và các nhà lãnh đạo Miền Bắc thành tâm cố gắng sửa sai. Mộtsố ít còn đi xa hơn để kết luận rằng toàn bộ chiến dịch đã thất bại. Không có gì xa sựthực bằng. Bởi vì cái mệnh danh là chiến dịch sửa sai chỉ là một mánh lới bịp bợm khácđược thêm vào danh sách các cái bịp vốn đã dài.” (tr. 210)‘’Mục đích cuối cùng thực sự đàng sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất là: Tập thể hóaruộng đất...Để đạt được mục đích cuối cùng đó, các lãnh tụ cộng sản đã áp dụng mộtcâu cách ngôn của Tầu: ‘’Sát nhất nhân vạn nhân cụ’’. Trong hoàn cảnh này, có thể đọcnhư sau: ‘’Hãy giết vài tên địa chủ ở mỗi làng xã để làm cho toàn dân trong xã kinh sợ’’.Điều này giải thích tại sao mỗi làng lại phải ấn định số tối thiểu những người phải hànhquyết...’’Ngoài ra nó còn có mục đích làm cho nông dân chia sẻ phần tội-máu với đảng:‘’Thực vậy những kẻ tham dự vào các vụ tàn sát trở nên tổn thương về chính trịvà đạo đức nên bó buộc phải đứng về phe với đảng vì sợ bị trả thù...Mặc cảm tội lỗi nàyđã ám ảnh tâm trí người nông dân sau vụ thảm sát khoảng 5% dân số Việt Nam. Và nóđã được mô tả trong văn chương chính thức của cộng sản một cách nhẹ nhàng trại đi là‘’ý thức làm chủ vận mệnh bản thân của nông dân’’ (trang 212)‘’Quả thực đảng đã khuyến khích bạo động cực đoan và ngoảnh mặt làm ngơtrước mọi lạm dụng mà họ biết trước rằng đó là hậu quả không thể nào tránh được củachính sách ‘’phóng tay’’. Hàng trăm, hàng ngàn người đã bị giết một cách oan uổng, bịtù đầy và bị bỏ đói cho đến chết mà đảng toàn năng không hề giơ một ngón tay để cứugiúp. Theo luật định thì bất cứ ai bị án tử hình đều có quyền xin chủ tịch nhà nuớc ânxá. Nhưng sự thật trần truồng là Hồ chí Minh không hề tha một người nào, cả nhữngđảng viên trung kiên vào lúc bị đao phủ hành quyết miệng còn hô to: ‘’Hồ chí Minh muônnăm’’. Tuy nhiên tháng 3.1956 ông Hồ có ra lệnh tạm ngưng thi hành án tử hình. Nhưngđó là hậu quả của chiến dịch hạ bệ Stalin khởi phát ở Mạc Tư Khoa trong đại hội kỳ thứ20 của đảng cộng sản Liên Xô. Những kẻ may mắn được hoãn hành hình, và sau nàyđược thả ra khỏi tù đã mang ơn tha mạng một cách gián tiếp của Khrushchev, chứ hoàntoàn không phải của Hồ chí Minh’’. (trang 213-214)Tác giả cho biết theo Võ nguyên Giáp tuyên bố nhân dịp sửa sai và xin lỗi đồngbào thì nguyên số đảng viên bị đấu tố, kết án rồi bị giam giữ và sau cùng được phóngthích cũng đã lên tới 12 ngàn người. Ông cũng trưng dẫn Ngô đức Mậu, một đảng viênkỳ cựu nói về nỗi đau khổ của mình trong tù như sau:‘’(hồi trước) Khi chúng tôi ở trong những nhà tù tối tăm ẩm thấp chúng tôi có thểan ủi lẫn nhau...vì có sự khác biệt rất lớn giữa nhà tù đế quốc và nhà tù của chúng ta.Trong tù đế quốc tôi chỉ bị đau khổ về thể xác, tâm trí vẫn được an ủi và thưthản...Nhưng bây giờ tôi được đối xử ra sao trong cái chỗ này ? Tôi bị chà đạp dướichân cả về thể chất lẫn tinh thần. Những kẻ ở xung quanh tôi coi tôi như kẻ thù...Mộtđồng chí đồng hương (Hà Tĩnh) với tôi đã tố cáo tôi những tội do tưởng tượng, biếnnhững thành tích của tôi trong quá khứ thành tội lỗi. Tôi không được phép nói để tự bàochữa. Người ta tra tấn tôi ngày đêm để bắt buộc tôi phải nhận đã phạm những tội mà tôi13PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


không hề nghĩ tới chứ đừng nói phạm’’. (trang 215)Những trang 17-20 đã được dùng để nói tới cái chuyện tịch thu cả vợ trongtrường hợp địa chủ bị hành quyết hay đi tù:(cước chú 4) Câu này liên quan đến những bà ‘’vợ bị tịch thu’’. Cũng nên ghinhận là nó có lợi cho những người chồng mới hơn những người chồng cũ hợp pháp.Và cũng nên ghi nhận là cái được nói đến ở đây như ‘’cuộc hôn nhân thứ hai’’ trong vănbản chẳng có gì là hợp pháp cả, vì những cuộc hôn nhân mới đó đâu có chứng từ gì.Chỉ có cuộc hôn nhân đầu mới hợp pháp’’.Những từ mà tác giả dùng ở đoạn trên, chồng mới chồng cũ, cuộc hôn nhân thứhai, thứ nhất là có ý nói đến các bà ‘’vợ bị tịch thu’’ có chồng chính thức, cuộc hôn nhânđầu, có hôn thú hẳn hòi, nhưng khi chồng cũ bị kết án địa chủ rồi bị bắt đi tù, sau xétthấy bị oan cho trở về thì thấy vợ mình đã bị một đảng viên khác cuỗm mất bèn đi kiệnđể đòi lại. Nhưng theo cách hành xử của đảng thì người chồng mới lại có lợi thế hơnchồng cũ.Hai chiến dịch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất đã phạm phải những sai lầmnghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo cộng sản đã trù liệu trước được những sai lầm đó,nhưng họ cố ý cho nó xảy ra để sau đó sẽ tiến hành kế hoạch sửa sai cũng được trùliệu từ trước. Tác giả dùng hình ảnh uốn khúc tre cong làm ví dụ. Muốn cho nó thẳng lạithì phải uốn quá một chút rồi thả ra thì nó sẽ vừa. Nhưng khi thả ra khúc tre vì được uốnquá xa nên sức bật trở lại quá mạnh làm kẻ uốn bị thương. Đây chính là hậu quả củaviệc sửa sai. Nông dân đã lợi dụng chiến dịch sửa sai này trả thù những kẻ trước kia,trong Cải Cách Ruộng Đất, đã hành hạ họ. Những kẻ đã từng vu oan giá họa cho kẻkhác nay đến lượt mình ‘’bị cắt lưỡi, nhét phân vào miệng’’...Ông cũng nói đến trườnghợp đông đảo nhân dân vùng dậy tấn công bộ đội, điển hình là nông dân Ba Làng,Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có tới 20 ngàn người võ trang thô sơ gậy gộc tấn công cả một sưđoàn quân chính quy. (trang 228) Dĩ nhiên là cuộc nổi dậy bị dập tắt cũng giống nhưcác cuộc nổi dậy ở Poznan, Balan và Budapest, Hungary trong những tháng gần đó. Vìgậy gộc làm sao địch nổi súng đạn.Hơn nữa đó chỉ là một cuộc nổi dậy bộc phát không có tổ chức.Ngoài nông dân ra những nhà trí thức và văn nghệ sĩ ở Hà Nội cũng lợi dụngchiến dịch sửa sai để công kích đảng. Sinh viên thì có tờ ‘’Đất Mới’’. Văn Nghệ sĩ thì cóhai tờ ‘’Giai Phẩm’’ và ‘’Nhân Văn’’. Trong số những người viết cho những tờ báo nàycó rất nhiều đảng viên trẻ. Đặc biệt là chủ bút tờ Nhân Văn lại chính là Nguyễn HữuĐang, một đảng viên kỳ cựu có nhiều thành tích, thứ trưởng trong chính phủ đầu tiên.Hai người được nói đến một cách trịnh trọng là Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường và HọcGiả Phan Khôi.‘’Giới trí thức thường tự miêu tả như ‘’vợ bé của chế độ’’ có ý nói đảng chỉ tántỉnh ve vãn họ mà không có ý định cưới hỏi đàng hoàng. ‘’Hôn nhân’’ là vinh dự rõ ràngchỉ dành cho công nhân và nông dân. Sự khác biệt giữa ‘’kẻ đắp chăn bông’’, ‘’kẻ lạnhlùng’’, theo kiểu nói Việt Nam, đã được Nguyễn Mạnh Tường nhấn mạnh trong diễn văncủa ông như sau:‘’Những người trí thức tham gia Kháng Chiến...đã bị vỡ mộng một cách đắng caykhi nhận ra rằng đảng không tin họ, bất chấp nhiều hy sinh họ đã phải chịu vì đảng. Họđã đòi hỏi quá đáng không ? Họ có đòi phải được làm bộ trưởng, đại sứ không ? Không.Họ không đòi hỏi gì cả. Phần đông trí thức không có tham vọng và sẵn sàng dànhnhững chức tước đó cho những nhà chính trị và đảng viên. Họ chỉ mong cống hiến khảnăng và kinh nghiệm của mình để phục vụ nhân dân và bảo vệ danh dự và sự tự do tư14PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tưởng của mình mà họ tin là chủ yếu cho phẩm cách người trí thức’’.Hoàng Văn Chí đã trích dẫn diễn văn của Hoàng Huệ đọc trước đại hội Văn Nghệtoàn quốc năm 1956 để nói lên sự khác biệt đối xử giữa những văn nghệ sĩ thường vàgiới ‘’cai văn nghệ’’ của đảng như sau:‘’Mọi người đều biết mức sống của chúng tôi thật là tồi tệ đáng thương...có nhàvăn không đủ tiền mua cốc cà phê khi đã thức làm việc đến khuya. Hơn nữa có nhữngnhà thơ không có tiền mua một điếu thuốc lá. Có trường hợp nhà viết kịch bó buộc phải‘’cầm’’ chiếc đồng hồ để mua thức ăn trong khi viết cho xong vở kịch, nhưng ngay saukhi vở kịch đã xuất bản vẫn không đủ tiền chuộc lại chiếc đồng hồ. Hữu Loan bảo chúngtôi anh chỉ có mỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làmviệc ban đêm trong một caí phòng duy nhất là nơi anh sống với vợ và lũ con’’.Trong khi đó thì...‘’Các cán bộ văn nghệ thắt cà vạt, mang giầy da và dùng thì giờ đọc diễn văn, dựdạ tiệc với phong cách thô tục lỗ mãng. Ăn rồi họ thu dọn hành lý đi nơi khác...cuốntheo chiều gió’’.Tác giả cũng nói đến những bài ‘’Người Khổng Lồ’’ (không tim) của Trần Duy,‘’Thi sĩ máy’’ của Như Mai và đặc biệt là Lê Đạt với 4 câu thơ cuối bài ‘’Ông Bình Vôi’’:Những người sống lâu trăm tuổi,Ỳ ra như ông bình vôi.Càng sống càng tồi,Càng sống càng bé lại.Ai cũng thấy rõ ràng nhà thơ có ý nhắm thẳng vào ông Hồ. Vì vậy chẳng bao lâusau khi bài thơ được in ra, người chủ trương là Trần Dần liền bị bắt.Về số phận của những văn nghệ sĩ và trí thức bị đi tù tác giả trưng dẫn mấy câucủa một nạn nhân là một diễn viên miền Nam tập kết tên Hoàng Chương tự thuật lạinhư sau:‘’Chúng tôi ở cách xa những cánh đồng là nơi làm việc 3 cây số. Chúng tôi phảicố gắng hết sức mình để thức dậy thật sớm mỗi buổi sáng để tránh phải gánh phân rađồng dưới ánh nắng chói chang. Chúng tôi gánh trên vai và Thu, một cô gái Hà Nội,trước kia ít biết gánh gồng là gì, mà bây giờ có thể gánh tới 20 kí lô (phân tươi)’’Về số phận những văn nghệ sĩ khác tác giả viết:‘’Nhiều người trong số trí thức bất hạnh này không bao giờ trở về và không ngheai nói đến nữa. Những người cuối cùng được cho phép về với gia đình đã có nghề mớikhông còn phải là nghề dậy học, viết văn hay vẽ vời nữa. Một số lớn được tin là đã tựvẫn’’. (trang 239)Ở những trang cuối sách tác giả đã nói về kết quả tai hại cuả Cải Cách RuộngĐất và hợp tác hóa nông nghiệp và thương nghiệp tại Bắc Việt, tuy không nhảy vọt đếnnạn đói, nhưng cũng lững thững đi tới cùng một đích đó:Về mức sản xuất thịt gia súc đã có sự giảm sút tương tự (như Trung Quốc, chúthích của soạn giả). Theo tờ Nhân Dân ngày 7 tháng 5 năm 1962, thì mức tiêu thụ thịttính theo đầu người là 6,2 kí lô và vải sợi là 4,8 mét. Như vậy nếu con số đó là đúng thìmột người Việt Nam trung bình đã ăn mỗi ngày 17 gram thịt, và quanh năm chỉ mặc độccó một bộ bà ba. Nhưng theo những người lính Pháp từ Việt Nam về quê vào tháng 12năm 1962, sau khi đã đào ngũ sang với Việt Minh trong thời chiến, thì khẩu phần nóitrên chỉ người dân thành thị mới có được, chứ không có phần cho nông dân’’.Tình trạng đó là hậu quả có thể biết trước của hai cuộc cải cách ruộng đất vàcông cuộc tập thể hóa kéo dài suốt một thập niên sau đó’’. (trang 242-243)15PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Qua những lời trích dẫn trên tôi thấy tác giả là người nhìn thấu tâm địa độc áccủa các lãnh tụ cộng sản miền Bắc, và cũng am hiểu phần nào mưu mô xảo quyệt và kỹthuật lật lọng, lá mặt lá trái của họ. Nhưng không hiểu sao ông lại đi đến kết luận lên ánnặng nề chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Nam Việt Nam lúc ấy (lúc ông viết xong cuốnsách vào giữa năm 1963). Ông cũng buộc tội các cường quốc Tây Phương là ủng hộmột chế độ ‘’cực kỳ phản động’’ như vậy. Và ông tán thành hành động chống đối củanhóm Phật Tử quá khích do Thượng Tọa Thích Trí Quang cầm đầu khi ông viết:‘’Nhưng có một điều hiện ra rõ rệt. Đó là Phật Giáo với triết lý Bao Dung có vẻ làmột lực lượng ngủ, không chính khách nào cần để ý tới, nay dường như sẽ có thể đóngmột vai trò quyết định cho cuộc thống nhất tương lai của Việt Nam’’. (trang 244, áp chót)Không rõ ông Hoàng Văn Chí có còn sống đến ngày nay để xem kết quả sự đónggóp của cái gọi là Phật Giáo Ấn Quang của Thượng Tọa Thích Trí Quang vào việcthống nhất Việt Nam nó bi đát đến thế nào không. Đúng là nó đã giúp việt cộng thốngnhất Việt Nam đấy. Và cho đến nay vị Thượng Tọa lãnh đạo ‘’Phật Giáo’’ kia chẳng hềlàm gì hay nói gì để chống đối cộng sản đang bóc lột và kìm kẹp nhân dân Việt Nam,trong khi bao Thượng Tọa khác bị tù đầy áp bức cùng với các vị lãnh đạo tinh thần vàtín hữu các tôn giáo khác.Lời kết luận trên có lẽ được viết giữa 1963, lúc ông đã ở ngoại quốc và nhìn tìnhhình qua nhãn quan của một số ký giả thiên cộng hay có thành kiến, ác cảm với ViệtNam Cộng Hòa. Nếu ông viết cuốn sách vào lúc này thiết nghĩ ông sẽ có một kết luậnkhác. (15)Chú Thích:1.- ‘’From Colonialism To Communism’’ (Từ Thực Dân Tới Cộng Sản), Nhà xuấtbản Frederick A. Praeger, 1964, trang 72.2.- Sách Đã Dẫn trang 973.- Sách Đã Dẫn trang 294.- Sách Đã Dẫn trang 325.- Sách Đã Dẫn trang 516.- Sách Đã Dẫn trang 187.- Sách Đã Dẫn trang 508.- Sách Đã Dẫn trang 1179.- Sách Đã Dẫn trang 119-12010.- Sách Đã DẫnTrang 121-12211.- Sách Đã DẫnTrang 131-13212.- Sách Đã DẫnTrang 14713.- Sách Đã DẫnTrang 14614.- Sách Đã DẫnTrang 15815.- Chỉ còn ba ngày nữa đưa in soạn phẩm này, tình cờ tôi được đọc bản dịchcủa Mạc Định: ’’Từ Thực Dân Đến Cộng Sản’’. Dịch giả nói bản dịch của ông đã đượctác giả (cũng chính là tác giả) xem lại, sửa chữa và viết hẳn lại chương cuối. Thì rađúng tác giả đã xét lại lập trường của ông và không còn thấy những lời kết luận nhưtrong nguyên bản tiếng Anh nữa.CHƯƠNG IIHOÀNG <strong>MINH</strong> CHÍNH VÀ CHỦ NGHĨA XÉT LẠI VIỆT NAMChủ Nghĩa Xét Lại (revisionism) là thái độ hay xu hướng của một số người theohay chống Mác muốn xem xét lại học thuyết Mác, đường lối của đệ tam quốc tế, cách16PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cai trị của chính quyền cộng sản trong một nước xem nó có còn phù hợp với hoàn cảnhthực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước hay không. Người đầutiên chủ trương xem xét lại học thuyết Mác ở cuối Thế Kỷ 19 là Eduard Bernstein (1850-1932), một Sử Gia, Lý Thuyết Gia về chính trị và là người cổ võ cho chủ nghĩa xã hộidân chủ ở Đức. Ông bác bỏ thuyết của Mác về giá trị lao động, kinh tế chỉ huy và đấutranh giai cấp. Ông cũng không chấp nhận những lời tiên đoán của Mác về sự sụp đổđến nơi của chủ nghĩa tư bản.Nhóm từ ‘’Chủ nghĩa xét lại’’ cũng được các người cộng sản bảo thủ dùng để gọichủ trương hay thái độ và việc làm của một vài lãnh tụ cộng sản dám hành động trái vớinhững giáo điều Mác Xít hay những chính sách, đường lối Lê-ninít vốn được tôn thờ từtrước hay áp dụng từ trước trong các nước cộng sản. Họ thường thêm tính từ ‘’hiệnđại’’ đi kèm: ‘’Chủ nghĩa xét-lại hiện đại’’Lãnh tụ cộng sản chủ trương xét lại trước tiên là Thống Chế Josip Broz Tito(1892-1980), Tổng Thống Nam Tư. Ngay khi còn là Thủ Tướng (1948) ông đã có canđảm đưa nước ông thoát ra ngoài ảnh hưởng của quốc tế cộng sản do Liên Xô lãnhđạo, để áp dụng một chính sách ngoại giao trung lập và một nền nội trị tương đối cởimở hơn các nước khác trong khối Xô Viết.Lãnh tụ cộng sản thứ hai chủ trương ‘’xét lại’’ là Nikita Khrutshchev (1894-1971),tổng bí thư (danh xưng chính thức lúc ấy là ‘’bí thư thứ nhất’’) đảng cộng sản Liên Xô,kiêm Thủ Tướng Liên Bang Sô Viết, (người nổi tiếng do hành động rút giầy ra đập trênbàn hội nghị Liên Hiệp Quốc và việc gửi hỏa tiễn cho Cuba rồi lại rút về dưới áp lực tốihậu thư của Tổng Thống Mỹ Kennedy). Ông đã thực hiện chủ trương này một cách thựctế bằng việc hạ bệ Staline tại đại hội đảng cộng sản XX của Liên Xô vào năm 1956, khuira những lỗi lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản Liên Xô suốt trong thời gian Stalinecầm quyền và cố đổ hết lên đầu Staline, biến nhà độc tài khát máu này thành con dê tếthần để cứu nguy cho đảng và chính thể Xô Viết. Chính sách hòa hoãn với Tây Phươngvà cởi mở đôi chút của ông đã gián tiếp dẫn tới sự nổi loạn của nông dân ở Poznan, BaLan và ở Budapest, Thủ Đô Hungary (++) khiến cũng chính ông phải ra tay đàn áp vàcũng vì thế phe bảo thủ đã làm áp lực cố buộc ông từ chức. Nhưng ông đã đứng vữngđược hơn 8 năm nữa. Năm 1964 ông bị hạ và trở về sống cuộc đời ẩn dật, đen tối, cựckhổ cho đến chết. Đám tang ông chỉ có lèo tèo vài người thân trong gia đình.Người cộng sản thứ ba chủ trương ‘’xét lại’’ là Mikael Gorbachev, tổng bí thưLiên Xô từ 1985 đến 1991. Ông là cha đẻ của Glasnost và Perestroika (Cởi Mở và TáiCấu Trúc), chủ trương và thực hiện cải cách về kinh tế và hành chánh. Sẵn có óc tổchức và cải cách ông đã mạnh bạo dấn thân vào con đường đổi mới và đi nhữngđường ngoại giao đầy sáng tạo. Ông đã hội kiến và thương thảo với những vị lãnh đạotinh thần và chính trị có uy tín nhất thế giới đương thời như đương kim Giáo Hoàng LaMã John Paul II và các vị Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, George Bush. Những vịnày đã ảnh hưởng nhiều đến quyết tâm của ông nhằm dân chủ hóa dần dần cơ cấu vàguồng máy chính quyền Xô Viết.Phe bảo thủ trong đảng cộng sản Liên Xô đã tìm cách lật ông bằng một cuộc đảochính trong lúc ông không có mặt ở Thủ Đô Liên Xô. Nhưng nhờ có những người đồngchí cùng lòng quyết tâm đổi mới không muốn trở lại con đường chuyên chính sắt máu,nhất là nhờ sự dũng cảm của Boris Yeltsin ông đã lật lại thế cờ. Nhưng trớ trêu là trongquá trình bầu cử tự do đầu tiên được thực thi sau hơn 7 thập kỷ độc tài, ông đã mấtquyền lãnh đạo không những Liên Xô, mà ngay chức Tổng Thống Liên Bang Nga cũngrơi vào tay người cùng phe với ông đã trở thành đối thủ về chính trị. Nền dân chủ của17PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nga ngày nay là nhờ ông mới có, mặc dù những người cộng sản còn nuối tiếc chế độđộc tôn cũ gán cho ông cái tội đem nền kinh tế của Liên Bang Nga vào ngõ cụt...Nhưngcông bình mà nói thì phải nhận rằng nền dân chủ của nước Nga và sự cáo chung củachiến tranh lạnh là nhờ Gorbachew. (Nhờ thế ông đã được nhận Giải Thưởng Nobel vềhòa bình) Còn tình trạng rối reng về nội trị và sự suy sụp về kinh tế hiện nay ở Nga, mộtphần do sự kém cõi của các nhà kinh tế trong chính quyền của Tổng Thống BorisYeltsin, và phần nào cũng do thế giới tự do, nhất là những nước giầu có không viện trợđủ cho Nga, trong lúc nền kinh tế xứ này đã bị phá hủy hoàn toàn bởi chính sách tập thểhóa nông nghiệp và thương nghiệp trong 7 thập niên. Nền kinh tế tập thể chỉ huy đó đãlàm cho người dân quen với thói ỷ lại, thiếu sáng kiến, nay bước sang giai đoạn kinh tếthị trường không quen, thiếu kinh nghiệm. Nhưng dầu sao thì người ta vẫn có cớ(nhưng chưa hẳn có lý) để đổ lỗi cho Boris Yeltsin và gián tiếp cho Gorbachev.Người cộng sản Việt Nam đầu tiên có tư tưởng xét lại, có can đảm, vị thế và cơhội để triển khai tư tưởng đó thành những đề xuất thực tiễn có thể nói là Hoàng minhChính. Chỉ tiếc là ông không làm được gì giống như 3 nhân vật vừa nêu. Và thân phậnông cứ lận đận mãi. Cho đến nay ông đã vào tù ra khám 3 lần tổng cộng 12 năm rồi,không kể những năm bị quản chế. Chẳng những khổ cái thân ông mà còn liên lụy đếnnhiều đảng viên cộng sản khác đã từng tán thành hay bênh vực ý kiến ‘’xét lại’’ của ông.Ông Chính không phải là người xướng xuất chủ nghĩa xét-lại. Ông chỉ là ngườilợi dụng lúc có phong trào xét lại ở Liên Xô do Nikita Khrutshchev lãnh đạo để nêu lênnhững ý kiến riêng của mình mà ông đã gậm nhấm nhiều năm từ khi du học ở Liên Xôvà được nhồi sọ học thuyết Mác Lê để rồi một ngày kia dám nhận ra rằng cái học thuyếtđó có gì không ổn. Muốn hiểu rõ nguyên nhân có phong trào xét lại ở Việt Nam và dựđoán xem nó có đi đến đâu không, tưởng cũng nên biết thêm về con người Hoàng minhChính và ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Cộng đối với đảng cộng sản Việt Nam vàonhững năm 50 và 60, cũng là thời kỳ có các chiến dịch ‘’Giảm Tô’’ và ‘’Cải Cách RuộngĐất’’ long trời lở đất dưới sự điều khiển trực tiếp của các cán bộ Trung Cộng.Hoàng minh Chính (sinh năm 1920) tên thật là Trần ngọc Nghiêm, nguyên quánlàng Thượng Lao, Huyện Nam Trực Tỉnh Nam định (1). Ông gia nhập đảng cộng sản khimới 19 tuổi và người giới thiệu ông là Lê Đức Thọ. Về sau cũng chính Lê đức Thọ kýgiấy tống giam ông. Nhờ có công trong kháng chiến chống Pháp (đã từng cầm đầuquyết tử quân tấn công sân bay Bạch Mai, phá hủy được một số máy bay, và bịthương), ông được đảng cử đi học ở Liên Xô từ năm 1957 đến 1960. Năm 1961 đượccử giữ chức viện trưởng viện triết Học trong 5 năm. Ông cũng từng giữ nhiều chức vụquan trọng khác như tổng thư ký đảng Dân Chủ, bí thư ‘’Đoàn thanh niên Việt Nam’’.Lần đầu tiên ông bị bắt giam từ tháng 7 năm 1967 đến 1972. Lần thứ hai từ 1981 đến1987. Lần thứ ba từ 1995 đến 1996.Nắm chức viện trưởng viện triết Học, giảng viên rồi chỉ huy phó trường đảngNguyễn ái Quốc, lại được tổng bí thư đảng Trường Chinh trao nhiệm vụ soạn thảonhững diễn văn quan trọng, Hoàng minh Chính có thể được coi như một trong những lýthuyết gia của Miền Bắc lúc ấy. Sở dĩ phát sinh cái gọi là ‘’vụ án xét lại chống đảng’’khiến ông và một số người khác trong đó mấy tướng lãnh thân Võ nguyên Giáp bị bắt làdo sự xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc sau đại hội 81 đảng cộng sản thế giới họptại Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1960. Sau khi hạ bệ Stalin trong đại hội 20 (năm 1956)của đảng cộng sản Liên Xô, Khrutshchev chủ trương đường lối ‘’Các nước không cùnglập trường chính trị có thể sống chung’’, đồng thời đặt nhẹ đấu tranh giai cấp và đấutranh giải phóng các dân tộc. Nghĩa là, một cách vắn tắt, không còn tin ở thuyết dùng18PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ạo lực lập chuyên chính vô sản trên toàn thế giới của Mác và Lê-nin nữa. Tại đại hội81 đảng cộng sản và công nhân thế giới phái đoàn Trung Cộng đã phê bình chủ trươngnày. Phải khó khăn lắm hai nước đàn anh trong khối cộng mới đi được tới chỗ dung hòađể ra một thông cáo chung đại ý ‘’cùng sống chung hòa bình với Tây Phương nhưngđồng thời các phong trào giải phóng dân tộc vẫn có quyền tiến hành đấu tranh riêng đểgiành dộc lập’’. Nhưng chỉ được một năm thì sự dung hòa gượng gạo này tỏ ra thất bạivì Trung Cộng và cả An Ba Ni (2) bắt đầu đả kích đường lối của Khrutshchev cho rằngnó đi sai trệch chủ nghĩa Mác. Những tranh chấp về lãnh thổ ở biên giới hai nước lớncàng đào sâu thêm hố chia rẽ, đẩy hai nước cộng sản đàn anh vào thế đối địch gay go.Bắc Việt là một chư hầu nhỏ cần viện trợ của cả Liên Xô lẫn Trung Cộng, Liên Xôthì là ‘’đại ca’’, còn Trung Cộng thì là nước láng riềng lớn, ‘’như răng với môi’’, cảm thấymình bị kẹt ở giữa. Ông Hồ đã khéo léo đi giây ở giữa hai thế lực trong một thời gian.Cho đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ ở miền Nam thì đảng cộng sản ViệtNam muốn nhân dịp miền Nam rối loạn tiến hành chính sách tốc chiến tốc thắng đểchiếm trọn cả nước. Những kẻ thân Mao lý luận rằng Mỹ hạ ông Diệm là để có thể đemquân tác chiến vào. Nếu không tranh thủ lúc quân Mỹ chưa tới mà tốc chiến tốc thắngthì sẽ phải đương đầu với võ khí tối tân của Mỹ và có thể bị tiêu diệt. Chủ trương nàyđược biểu quyết thông qua trong khóa họp thứ 9 của ủy ban trung ương đảng vào cuốitháng 11, đầu tháng 12 năm 1963 (một tháng sau cuộc đảo chính lật ông Diệm) vàđược giữ kín hoàn toàn. (Tuy nhiên rồi sau bên ngoài cũng biết được nội dung của nghịquyết số 9 được biểu quyết trong kỳ họp thứ 9 này. Đó là nhờ Quân Lực Việt Nam CộngHòa tịch thu được trong một cuộc đột kích vào một mật khu việt cộng là nơi có mặt cánbộ cao cấp từ Hà Nội vào.) Lập trường mới này dứt khoát ngả theo Trung Quốc chốnglại chủ nghĩa ‘’xét lại’’ của Khrutshchev. Dân miền Bắc lúc ấy ai có radio thì được biếtphần nào qua đài Bắc Kinh phần Việt Ngữ. Những nhà trí thức cũng qua đài này nhậnra sự rạn nứt trong khối cộng sản quốc tế. Và họ muốn ngả theo Liên Xô vì cho rằngtheo đường lối xét lại của Khrutshchev sẽ tránh được chiến tranh với siêu cường Mỹ.Khi Hoàng Minh Chính được trao nhiệm vụ soạn thảo báo cáo chính trị trong hộinghị 9 cho Trường Chinh, ông ta đã viết theo luận điệu của Khrutshchev nên bài củaông không được chấp nhận. Tuy nhiên vì ỷ thế, hoặc vì liều lĩnh ông ta đã phân phát bàicủa mình cho một số đại biểu dự hội nghị. Dĩ nhiên có một số nghe theo và chấp nhậnlập trường của ông cho nên mới có cái gọi là ‘’vụ án xét lại chống đảng’’ trong đó cókhoảng 200 người liên lụy, (3) kể cả cựu ngoại trưởng Ưng văn Khiêm, các TướngĐặng kim Giang, Lê Liêm, là hai Tướng thân cận của anh hùng Điện Biên, Tướng Võnguyên Giáp. Không kể cấp nhỏ hơn như các Đại Tá Đỗ đức Kiên, Lê minh Nghĩa,Nguyễn minh Nghĩa.Sở dĩ Hoàng minh Chính dám phổ biến tư tưởng của mình, vì ông quá tự tin.Chẳng những chính ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trêntoàn thế giới (4) đã hoàn toàn ủng hộ lập trường ‘’xét lại’’ của Khrutshchev, mà ông cònđược chính Trường Chinh, lý thuyết gia số một của Việt Nam lúc ấy cũng tán thành ýkiến của ông, và như sau này ông cho nhà báo Balan Jacek Hugo Bader biết là có gầnnửa số ủy viên bộ chính trị cũng tán thành, kể cả ông Hồ chí Minh (!) (5)Hoàng minh Chính bị bắt ngày 27.7.1967, sau khi phổ biến tập tài liệu dầy trên200 trang tựa đề ‘’Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam’’. Có khoảng 200 người kháccũng bị bắt và giam ở những vùng xa xôi biệt lập hoàn toàn không được tiếp xúc vớithân nhân. Trong số những người bị giam có cả cha con ông Vũ đình Huỳnh, đã từng làbí thư của Hồ chí Minh. Chúng tôi sẽ có một chương nói về con ông Huỳnh là Vũ thư19PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hiên với tác phẩm ‘’Đêm Giữa Ban Ngày’’.Ngoài Hoàng minh Chính coi như đầu vụ, sau đây là danh sách một số nhân vậtquan trọng khác có dính líu vào cái gọi là vụ án xét lại chống đảng đã từng bị sát hạimột cách bí mật, đầy nghi vấn, bị kỷ luật, bị bắt giam hay bị cô lập, canh chừng theo dõimột cách bí mật mà ai cũng biết, chưa kể những người khác bị giam giữ ở những nơihẻo lánh, bí mật chưa phát hiện ra:Võ nguyên Giáp, Nguyễn duy Trinh, Lê thanh Nghị bị đẩy ra khỏi bộ chính trị từđại hội đảng kỳ 3. Đặng kim Giang, Thiếu Tướng, Lê Liêm thứ trưởng bộ văn hóa, đềulà thân cận với Võ nguyên Giáp từ Trận Điện Biên Phủ, Nguyễn văn Vịnh, thứ trưởng bộquốc phòng, Trần minh Việt, phó bí thư thành ủy Hà Nội, Bùi công Trừng phó chủ nhiệmủy ban khoa học nhà nước, Ung văn Khiêm, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng ngoạigiao, Phạm Viết, Đại Tá Lê trọng Nghĩa, Thượng Tá Hoàng thế Dũng, Phạm kỳ Vân ,Lưu Động, Trần Châu, Trần Đĩnh, Trần Thư, Mai Hiến, Mai Luân, Đặng đình Cần,Nguyễn gia Lộc, Phùng văn Mỹ, Vũ huy Cương vân vân...danh sách này còn dài...Chưakể 40 người lúc ấy đang ở Liên Xô xin tỵ nạn ở lại và bị khai trừ, trong số đó có Nguyễnminh Cần, Đại Tá Lê vinh Quốc, Thượng Tá Văn Doãn v.v...Năm 1972 Hoàng minh Chính được thả, nhưng bị quản thúc tại gia cho đến năm1976. Năm 1981 ông làm đơn khiếu tố về vụ án của ông và lại bị bắt giam 6 năm rồi bịquản chế thêm 3 năm cho đến 1990. Ông đã kể lại cảnh tù tội khốn khổ của ông trongthời gian này trong bức thư ngỏ ngày 27.8.1993 như sau:‘’Đòn đánh lần này tàn bạo gấp bội lần trước. Nhà tù giam mỗi một mình tôi (biệtgiam ở Hải Hưng) có trên 20 sĩ quan công an từ cấp úy đến cấp Tá canh gác ngày đêm,không rời mắt một giây phút. Họ tuyên bố thẳng với tôi rằng: ‘’chúng tôi được phép hànhhạ anh’’. Có tên nói: ‘’Tôi sẽ giết anh, tay tôi đã từng vấy máu. Anh là tên phản cáchmạng!’’ Rồi họ dùng biện pháp gây tiếng ồn, phá giấc ngủ ban đêm, gây bệnh ỉa chảyliên tục bằng cách bỏ ruồi nhặng vào canh, cho thức ăn ôi, khi lâm bệnh thì hăm khôngcho thuốc uống, cứ liên tục như vậy... Rồi họ đầu độc tôi hai đợt bằng cách cho thức ăncó hóa chất độc, gây ốm mê man, miệng nôn trôn tháo, bụng quặn đau, toàn thân runrẩy suốt tuần (có bác sĩ khám chứng nhận đúng là bị ngộ độc thức ăn). Một lần tôi bị 5tên công an lực lưỡng xông tới bẻ quặt tay, nắm tóc, buộc giẻ bịt miệng rồi bóp cổ tôichết ngất. Mục tiêu duy nhất của họ là hủy hoại sức khỏe, tiêu diệt ý chí phản kháng,buộc ‘’phải cúi đầu, quỳ gối nhận tội’’ như lời hai sĩ quan tay sai của ông Lê đức Thọ đãthét vào mặt tôi (Tên chúng là Nguyễn ngọc Nghị và Hoa văn Lan). Hai lần tù giam cộng11 năm và 9 năm quản chế tiếp liền sau đó, tổng cộng 20 năm tù đầy và quản chế, vớitất cả những nhục hình và hành vi nhục mạ xúc phạm nhân phẩm. Cuối cùng họ đànhchịu thất bại hoàn toàn’’.Sau khi được thả năm 1987, rồi bị quản chế thêm 3 năm nữa, Hoàng minh Chínhđã viết tập ‘’Bệnh ấu trĩ’’ phê bình đảng đã tiếp thu những tư tưởng giáo điều của cảStalin lẫn Mao Trạch Đông. Và đến khi bức thư ngỏ đề ngày 27.8.1993 thì nhà cầmquyền đã tìm mọi biện pháp để canh chừng, gài bẫy hòng bắt giữ ông. Khi cuộc phỏngvấn của Hoàng minh Chình dành cho nhà báo Balan Bader được đăng trên tờ GazetaWyborcza ngày 21.4.1995 đến tay các nhà lãnh đạo Hà Nội, họ liền quyết định dùngbiện pháp mạnh với Hoàng minh Chính.Ngày 13.6.1995 ông lại bị bắt lần nữa. Công an đã cho vợ ông, bà Lê hồng Ngọc,tên thật là Nguyễn thị Thanh Yến biết ông bị bắt căn cứ các điều 205 và 82 của bộ luậthình sự. Cụ thể là vì ‘’thí dụ như việc liên lạc với tên Đỗ trung Hiếu, một phần tử xấu,một tên phản động’’. Công an cũng trấn an bà là ông Chính chỉ bị tạm giam 4 tháng và20PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


sẽ được ra tòa để trả lời về hành động của ông. Bà Ngọc đã đi khắp Hà Nội tìm luật sưbào chữa cho chồng nhưng ai cũng nói: ‘’Vụ này do trung ương đảng chủ trương, chúngtôi không dám dây vào’’.Bà Ngọc đã tỏ ý mong các luật sư Việt Nam ở hải ngoại bào chữa cho chồng. Vìbài phỏng vấn của Hoàng minh Chính dành cho nhà báo Bader đã được phổ biến ởnước ngoài, nên lần này ông đã được nhiều tổ chức nhân quyền ở hải ngoại lên tiếngđòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Tại Thành Phố Bonn, Đức Quốc, đã có gầnmột trăm người thuộc 13 tổ chức của người Việt tại đây biểu tình trước tòa đại sứ việtcộng để phản đối phiên tòa xử Hoàng minh Chính và Đỗ trung Hiếu. Ở Pháp có Luật SưAntoine Conte tình nguyện sang Việt Nam bào chữa cho Hoàng minh Chính và Đỗ trungHiếu trước phiên tòa (được ấn định vào ngày 8.11.1995). Nhưng đơn xin nhập cảnh củaluật sư không được cứu xét. Ông Chính cũng yêu cầu tòa chấp thuận cho 4 luật sưkhác ở trong nước cố vấn cho ông để ông tự bào chữa. Đó là các ông Nguyễn MạnhTường, Nguyễn thành Vĩnh, Hoàng nguyên, Lê hồng Hà. Nhưng không được tòa chấpthuận. Trái lại tòa chỉ định luật sư Vũ Thiện Kim đứng ra bào chữa. Ông Chính khôngnhận. Trong phiên tòa ông bị kết án một năm tù.Hoàng Minh Chính nói gì với ký giả Ba Lan Bader, và viết gì trong bức thưngỏ ?Sau đây chúng tôi chỉ nêu vài điểm quan trọng:1.- Trả lời phỏng vấn:‘’Lúc đó (1946) chẳng có ai nói đến chủ nghĩa Mác cả. Người ta chỉ nói đến cuộcchiến đấu vì dân tộc. Trong đơn vị tôi không có một cơ sở đảng nào cả’’.‘’Tất cả những gì tôi nói (đầu 1964) người ta cho là chủ nghĩa xét-lại kiểu mới. Tôinói như Khrutshchev rằng để tiến lên chủ nghĩa xã hội không cần phải đấu tranh bằngbạo lực, mà bằng hợp tác kinh tế giữa các nước anh em, mở cửa ra thế giới, ra tư bản.Tội lớn nhất của tôi, theo họ là định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội không cần chuyênchính. Họ căm thù tôi vì lẽ đó’’.Khi Hoàng minh Chính nói sau thế chiến hai ở Âu Châu, cụ thể là Balan, TiệpKhắc, Hungary chủ nghĩa xã hội đã được đưa vào bằng con đường nghị viện (hòabình), thì Bader bảo: ‘’Ông hoàn toàn sai rồi’’. Hoàng minh Chính thú nhận:‘’Ấy, nhưng lúc đó là lý luận của tôi hồi 1960 để thuyết phục họ đừng sử dụngbạo lực để giải phóng miền Nam. Thời điểm đó số phận miền Nam được định đoạt.Chiến tranh chưa bung ra. Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam, ở đó tươngđối yên ổn. Các đồng chí của tôi muốn quan hệ hòa bình. Chúng tôi không chủ trươngdựng bức màn sắt. Mỗi cuộc chiến tranh là một sai lầm. Tôi cảm thấy chủ nghĩa Ghandilà hợp với tôi hơn cả’’.Bader: Và ông nói công khai điều đó ?Hoàng minh Chính: Vâng. Và phe chủ hòa thậm chí có vẻ như sắp thắng...‘’Lê Duẫn là nhân vật số hai, nhưng trong thực tế thì nắm toàn bộ quyền lực...’’Khi đó ông Hồ...đứng sang một bên và luôn nhắc câu: ‘’Ném chuột không được làm vỡbình quý’’. ...Ông ấy yếu không quyết đoán, và dễ lung lay, không có vai trò thực. Nhưthế từ năm 1963 cho tới lúc ông ấy qua đời năm 1969’’.Về quyết định tấn công miền Nam của Lê Duẫn, Hoàng minh Chính nói:‘’Một quyết định rất ngu dốt. Đất nước cần được thống nhất bằng con đường hòabình’’.Bader: Nhưng xem ra toàn dân chấp nhận chiến tranh.Hoàng minh Chính: Nhân dân ư ? Ai hỏi ý kiến nhân dân ? Đảng là tất cả.21PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Bader: Vậy thì không phải người Mỹ mà là chính quân Bắc Việt Nam là kẻ xâmlược.Hoàng minh Chính: Điều đó nên để các nhà sử học phán xét.Trong cuộc phỏng vấn này, Hoàng minh Chính cho biết ông đã thôi không còn làngười cộng sản nữa kể từ khi ông theo học về chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở Mạc Tư Khoa và‘’suốt ba năm rưỡi khi tôi làm viện trưởng (viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin), việnlà nơi có tự do dân chủ nhất. Tôi tuyên truyền tư tưởng (mà người ta cho là) xét lại’’.Ông cũng cho biết điều ông ghê tởm nhất là: Đấu tranh giai cấp và chuyên chínhvô sản. Ông chủ trương ‘’mọi sự phải công khai’’, ông không hoạt động gì bí mật. Ôngchống mọi biện pháp bạo lực cũng giống như ông chống cộng sản. ‘’Tôi không chấpnhận chủ nghĩa cộng sản cũng như những phương pháp bạo lực’’. Như vậy ông cũngkhông tán thành những tổ chức bí mật chống Cộng bằng bạo lực.2. Bức thư ngỏ:Bức thư đề ngày 27.8.1993. Gửi tòa án tối cao, quốc hội, trung ương đảng, mặttrận tổ quốc, hội luật gia, các cơ quan truyền thông và bạn hữu. Nội dung gồm có 5mục:A. Hành động áp chế, phi pháp của lãnh đạo:‘’Nhiều chục, nếu không nói là cả trăm người trong và ngoài đảng bị đàn áp vì cónhững tư tưởng mới, cấp tiến’’. ‘’...Vì bị hành hạ dã man, có người đã chết trong ngục(thí dụ ông Phạm Viết), hoặc cho rời nhà tù để về chết ở nhà (thí dụ ông Phạm kỳ Vân),hoặc chết vì quá suy nhược trong tù đày liên tiếp vì đói khổ, thiếu thuốc men, bị o éptinh thần, chết ngoài lề xã hội, mang hận trong lòng sang thế giới bên kia (như các ôngĐặng kim Giang, Lê Liêm, Bùi công Trừng, Ung văn Khiêm, Nguyễn văn Vịnh, Trầnminh Việt…)’’Ông viện dẫn những điều 7, điều 11 trong pháp lệnh tháng 11 năm 1981, và pháplệnh khiếu tố năm 1992 để chứng minh rằng Lê đức Thọ đã không coi luật pháp ra gì vìông ta nhân danh đảng. Mà đảng thì đứng trên và ngoài vòng luật pháp.‘’Tại sao có chuyện cực kỳ phi pháp và phi đạo lý như vậy ? Mà chuyện đó lạiđược coi là lẽ đương nhiên! Điều đó chỉ có thể giải thích được bởi một lẽ duy nhất: Tấtcả các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương xuống đến cơ sở đều phải đặt dưới quyềnlãnh đạo của cấp ủy đảng là cấp toàn quyền, tiên quyết và quyết định tối hậu tất cả.Điều đó lại được pháp chế hóa bằng điều 4 của hiến pháp năm 1980. (Hiến pháp năm1992 vẫn giữ nguyên điều 4 đó).B. Về nguồn gốc vụ án xét lại, Hoàng minh Chính đã nói đến hội nghị 9 của trungương đảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1963, và nghị quyết 9 theo sau đó. Mộtnghị quyết được coi là tuyệt mật trong một thời gian dài:‘’Điều quan trọng nhất là phải được nghe lời giải thích về điều ẩn giấu của nghịquyết 9 không được ghi trên văn bản mà chỉ được phổ biến bằng miệng từ cấp trungương rồi truyền miệng xuống tới tận cơ sở. Chính những lời truyền miệng đó mới làthực chất, nội dung, linh hồn sâu kín nhất của nghị quyết 9. Tấm màn bí mật ấy đượcvén lên bởi ông Trường Chinh, ủy viên bộ chính trị, trưởng ban phổ biến nghị quyết 9của trung ương. Tại hội nghị các cán bộ cao cấp và trung cấp gồm chừng 400 ngườihọp lần đầu tiên tại hội trường Ba Đình trong tháng giêng năm 1964 để học tập nghịquyết 9. Ông Trường Chinh tuyên bố: ‘’Các đồng chí cần đặc biệt lưu ý một điều là nghịquyết 9, do tình hình phức tạp trong phong trào cộng sản quốc tế, không thể viết hết ranhững điều cần nói. Cần đặc biệt lưu ý là thực chất của nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biếnbằng miệng, điều đó là: Đường lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước ta là thống22PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc’’.‘’Sau đó ít lâu, ông Lê đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương tuyên bố với cánbộ rằng: ‘’Chống chủ nghĩa xét-lại hiện đại, về mặt lý luận ta để cho đảng cộng sảnTrung Quốc làm, còn về mặt tổ chức thì ta tự làm lấy’’.C. Trong phần 3 này Hoàng minh Chính nêu lên các biến cố ở Đông Âu, Liên Xôvà cả đường lối mềm dẻo của Trung Quốc, cũng như những thay đổi hiện nay ở ViệtNam để khẳng định rằng:‘’Như vậy thực tế của Việt Nam hiện nay đã vượt xa các quan điểm xét lại thuộcthập kỷ 60 của những người xét lại ở Việt Nam’’.D. Hòng minh Chính nói về trường hợp ông đã tán thành chủ trương củaKhrutshchev ra sao. Ông cũng nói chính Trường Chinh trao cho ông chuẩn bị văn kiệnđi dự đại hội 81 đảng cộng sản ở Liên Xô, và lúc ấy phái đoàn đảng cộng sản Việt Namđã chấp thuận đường lối của ông. Chỉ cho đến khi có nghị quyết 9 người ta mới đổi lậptrường ngả theo Trung Quốc và kết tội ông là xét lại, bắt giam và quản chế ông tổngcộng 20 năm. Trong thời gian đó ông chịu đủ thứ cực hình. Nhưng họ không làm ôngkhuất phục để nhận tội.E. Trong phần kết luận Hoàng minh Chính nêu lên 7 điểm. Chúng tôi chỉ trưngdẫn mấy hàng của điểm 3 và điểm 7:‘’Nếu bộ chính trị và ban chấp hành trung ương kết tội những người trong vụ ánxét lại chống đảng thì, công bằng mà nói, phải tự kết tội mình trước đã’’.‘’Việc...đảng từ bỏ giữa chừng quan hệ quốc tế đứng đắn được nêu trong tuyênbố 81 đảng (đã được đồng thuận ký kết), mà nhảy ngang sang dòng nước ngược giáođiều bảo thủ, duy ý chí, Mao-ít cực đoan là một sự thụt lùi ghê gớm. Nó đã đẩy đấtnước vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng, triền miên suốt nhiều thập kỷ liền màhiện nay nhân dân ta đang phải trả giá đau đớn khốc liệt bằng chính xương máu củamình’’.‘’Cuối cùng, tôi xin kiến nghị với quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 4 sắp tới...sẽ nghiêncứu toàn diện, sâu sắc mà loại bỏ điều 4 trong hiến pháp năm 1992 cho phù hợp vớinền dân chủ đích thực, phù hợp với một nhà nước pháp quyền sẽ được xây dựng, đápứng được sự đòi hỏi lâu nay của quốc dân đồng bào cũng như Việt kiều và các gợi ýchân tình của quốc tế’’.Đầu năm 1999, nhân vụ Tướng Trần Độ bị đảng khai trừ, Hoàng minh Chính cóphát biểu trên Đài Á Châu Tư Do là mặc dù có vụ này’’, tôi rất lạc quan vì tiến trình thếgiới ngày nay đang mở ra tiếng nói về dân chủ, về dân quyền và trở thành ngôn ngữchung của loài người hiện nay. Và trên thế giới, cao trào hội nhập khu vực, hội nhậptoàn cầu đang bùng lên như một cao trào. Việt Nam đã vào ASEAN, vào AFTA và đangxin vào WTO thì lãnh đạo không dại gì chặn lại trào lưu bằng việc làm o ép trong nước’’.Về liên hệ giữa những người trí thức ở hai bên chiến tuyến trước đây, Hoàngminh Chính phát biểu:‘’Họ đều nung nấu về tình hình đất nước. Họ đều theo dõi tình hình để biết là đấtnước hiện nay đang tụt hậu, và đều rất xót xa. Vì thế tôi không thấy có gì ngăn cáchgiữa những người trí thức với nhau’’.Vài nhận xét về trường hợp Hoàng Minh Chính:Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của Đài BBC ở Đông Nam Á, sau đólàm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩaxét-lại Việt Nam. Đúng ra ông chỉ là người đem áp dụng ở Việt Nam tư tưởng xét lại củaKhrutshchev đã trở thành đường lối chính sách của Liên Xô từ đại hội XX năm 1956 và23PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


sau đó trở thành đường lối chính sách của đại hội 81 đảng cộng sản thế giới năm 1960,trong đó tuyệt đại đa số các đảng cộng sản đã đứng hẳn về phía Liên Xô chỉ trừ TrungCộng, Albany và một vài đảng cộng sản khác. Nói là áp dụng thực ra cũng không hoàntoàn đúng, vì Hoàng minh Chính chưa leo lên được điạ vị có thể đem áp dụng nó mà chỉluồn lách tư tưởng xét lại trong một số văn kiện được Trường Chinh ủy thác soạn thảo,và phái đoàn cộng sản Việt Nam tại đại hội 81 đảng năm 1960 đã phát biểu theo lậptrường của văn kiện đó. Căn cứ vào những gì Hoàng minh Chính tiết lộ với nhà báoBader, cũng như trình bày trong bức thư ngỏ năm 1993 thì, nếu không có sự chia rẽđến đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Liên Xô, và nếu không có tham vọng quyềnbính tột đỉnh của hai tay chọc trời khuấy nước họ Lê là Lê Duẫn và Lê đức Thọ, thì đảngcộng sản Việt Nam với Hồ chí Minh (chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước), Phạm văn Đồng(ủy viên bộ chính trị, thủ tướng), Võ nguyên Giáp (ủy viên bộ chính trị, chủ tịch quân ủy,bộ trưởng quốc phòng) Ung văn Khiêm (ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng bộ ngoạigiao) tương đối hòa hoãn và có xu hướng thân Liên Xô, có lẽ đã có thể đem áp dụngnhững tư tưởng mà Hoàng minh Chính đem từ Liên Xô về. Và nếu đảng cộng sảnkhông bị hai tay họ Lê thao túng ngả theo đường lối giáo điều cực đoan của Mao TrạchĐông, thì có lẽ Hoàng minh Chính đã có một địa vị cao hơn, hòng áp dụng đường lối haimiền thi đua phát triển trong hòa bình và thống nhất bằng thương thảo phi vũ trang.Cho đến nay các vụ án lớn như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm,Chỉnh Đốn Tổ Chức đều đã được công khai hóa. Riêng vụ án Xét Lại Chống Đảng vẫncòn bị ghìm sâu trong bí mật, mặc dù đã có người khiếu tố. Ngay cả Nguyễn trungThành là người thụ lý vụ án thời ông làm trong ban tổ chức dưới quyền của Lê đức Thọcũng đã lên tiếng yêu cầu đem ra xét xử công khai để giải oan cho nhiều cán bộ caocấp. Chẳng những đảng không chấp thuận mà còn áp dụng kỷ luật với ông Thành và cảông Lê hồng Hà, và còn bỏ tù Hoàng minh Chính, chỉ vì ông này đã có bức thư ngỏ.Người ta tự hỏi: Nếu đem ra công khai vụ này, thì liệu đảng sẽ có nguy cơ bị kếttội gây chiến tranh giết hàng triệu người không ? Và còn bao nhiêu hệ lụy khác nữa ?Và như vậy cái công ‘’chống Mỹ cứu nước’’ sẽ trở thành tội phạm chiến tranh ?Trong bối cảnh đó, vụ án xét lại chống đảng trở thành quan trọng và do đó vai tròcủa người tiên phong đưa tư tưởng xét lại vào Việt Nam như Hoàng minh Chính cũngtrở nên quan trọng không kém.Khi bức thư ngỏ của Hoàng minh Chính được đăng trên tờ Diễn Đàn ở Paris, mộtcán bộ (Lê xuân Tá) đã lợi dụng lúc công tác ở Liên Xô lên tiếng góp ý thêm về vụ án.Ông Tá cũng nhắc lại thái độ và hành động của Hoàng minh Chính trong thời gian làmviện trưởng viện triết Học ở Hà Nội và tỏ ý ca ngợi, tán đồng. Ngoài ra ông cũng nhắcđến các ông Dương bạch Mai và Bùi công Trừng là hai nhà trí thức miền Nam (đều làủy viên trung ương đảng) chống Mao, cùng một lập trường với Hoàng minh Chính. ÔngTá đã nhắc lại câu nói của Hoàng minh Chính trả lời cấp trên, khi ông này khuyên ‘’nên‘’régler’’ bớt cái lập trường ‘’prosovietique’’ đi để giữ đoàn kết’’. Ông Chính bốp chátngay: ‘’Là thằng ngu thì không nói làm gì. Nhưng nếu là thằng trí thức mà không đủ canđảm bảo vệ chân lý, thì cái đầu của nó còn dùng để làm gì nữa’’. Nếu đa số trí thứctrong nước dám nói và làm theo chân lý thì có lẽ chế độ cộng sản đã chết từ lâu ở ViệtNam rồi.Vũ thư Hiên thì chê Hoàng minh Chính vẫn còn ‘’thể hiện một niềm tin lỗi thời ởđảng’’, mặc dầu, như Vũ thư Hiên viết, ‘’Ban lãnh đạo căm ghét anh’’ (6)Nguyễn ngọc Lan trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát Thanh RFI (PhápQuốc Tế) đã nói về việc Hoàng minh Chính bị đem ra xử tại tòa ngày 8.11.1995 đại ý,24PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


theo báo Sài Gòn Giải Phóng, mục đích của Hà Nội là muốn nghiêm trị Hoàng minhChính và Đỗ trung Hiếu về tội lợi dụng tự do dân chủ. Nguyễn ngọc Lan châm biếmrằng: ‘’Cứ hễ cái gì được gọi là lợi dụng thì nhắm mắt cũng thấy rõ là thứ ấy không hềcó hay thiếu lắm’’.Để hiểu thêm về nguyên do và hậu quả của vụ án Xét Lại, tưởng cũng nên lưu ýđến lời Hoàng minh Chính tiết lộ với nhà báo Bader rằng ông Hồ cũng tán thành đườnglối ‘’xét lại’’, nhưng thuộc thiểu số. Đồng thời thử đặt vụ án vào bối cảnh chung lịch sửcả nước lúc ấy. Tại miền Nam từ đầu năm 1963 có rất nhiều tin đồn về cuộc gặp gỡgiữa ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với PhạmHùng phái viên của chính quyền Hà Nội tại miền Nam. Đó là chưa kể những cuộc tiếpxúc công khai giữa ông Nhu và trưởng đoàn đại biểu Ba Lan trong Ủy Hội Quốc TếKiểm Soát Đình Chiến. Nhiều nhà báo và Sử Gia Mỹ còn viết rằng lúc ấy Tổng ThốngNgô Đình Diệm có mật lệnh cho các Tướng Huỳnh Văn Cao, Bùi Đình Đạm tránh nhữngcuộc giao tranh có nguy cơ gây tổn thất nhân mạng. (Họ lên án Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm không muốn chống cộng, chỉ muốn bảo vệ quyền hành.) Ngoài ra cũng nên nhớlại là tháng 7 năm 1954 trong bữa tiệc ở Paris do phái đoàn Trung Cộng khoản đãi, ThủTướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã làm ông Phạm văn Đồng và nhân viên phái đoàn BắcViệt ngạc nhiên và bất bình, khi ông trực tiếp, công khai ngỏ ý với ông Ngô Đình Luyệnem ông Diệm (ít ai có thể ngờ là cũng được mời dự tiệc), mong muốn có đại diện củaSài Gòn ở Bắc Kinh.Đặt tất cả những sự việc kể trên chung lại với nhau, rồi lại đặt chúng bên cạnhbối cảnh của nghị quyết số 9 vào cuối 1963, đầu 1964, nghĩa là chỉ hơn một tháng saukhi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị hạ, người ta thấy hiện lên một giả thuyết khá hấpdẫn: Nếu Mỹ đừng nóng lòng diệt cộng, nếu một số chính khách và nhà sư miền Namkhông quá háo hức với một nền dân chủ kiểu Mỹ, tìm cách lật Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm, thì có lẽ Trung Quốc, mặc dù muốn tranh quyền với Liên Xô, cũng chưa chắc đãbắt ép đàn em Bắc Việt phải dùng võ lực cố đánh chiếm miền Nam. Nhưng dù hấp dẫn,đó cũng chỉ là giả thuyết đặt trên cái chữ ‘’nếu’’ không có trong lịch sử...Điều sau đây thì có cơ sở hơn: Một số trí thức và văn nghệ sĩ cộng sản phản tỉnhbênh ông Hồ. Bảo ông ta ôn hòa, tình cảm, yêu nước, mặc dù có khuyết điểm và cótrách nhiệm trong nhiều tội ác, nhưng chỉ vì ông không cương quyết, chứ thực tâm ôngkhông xấu. Đọc hết soạn phẩm này, độc giả sẽ thấy những điều những tác giả đó nóiđáng tin đến mức độ nào. Có một điều chúng tôi thấy nên nói trước về đại cương: Cứcho rằng những người bênh ông Hồ có lý đi. Nguyên một việc ông đem chủ nghĩa MácLê-nin vào Việt Nam, lập nên cái đảng chuyên chính vô sản, chuyên gây thù hằn giaicấp, lấy bạo lực làm phương tiện tiêu trừ các giai cấp khác, các đảng quốc gia khác,cũng đủ là một tội lớn rồi. Cứ cho là ông chỉ là một phù thủy non tay không sai khiếnđược âm binh, để đến nỗi bị âm binh khống chế, thì nguyên cái tội phù thủy đã nặnglắm rồi. Bao lâu những người tự cho mình thương dân, yêu nước, bên này cũng nhưbên kia, còn bị lúng túng về tình cảm với ông Hồ, bao lâu cái xác ông còn được tôn thờở công trường Ba Đình, trong khi nhiều nhà yêu nước khác còn nằm co ro, nhục nhã ởnhững bãi tha ma hẻo lánh, thì nhân dân ta còn khổ. Ở chương 20, tổng kết, chúng tôisẽ bàn giải cặn kẽ hơn.Chú Thích:(+) Trích Thư Ngỏ ngày 27.8.1993 của Hoàng Minh Chính gửi tòa án tối cao,quốc hội...1.- Cũng có người nói ông sinh năm 1922. Nam Định cũng là quê của các cán bộ25PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cộng sản cao cấp khác như Trường Chinh, 3 anh em Lê đức Thọ, Nguyễn cơ Thạch,Trần xuân Bách...Và một số văn thi sĩ nổi tiếng như Tú Xương, Nguyễn Bính, Vũ HoàngChương, Khái Hưng, Trần Dần, Trần mạnh Hảo, Vũ thư Hiên...và hai nhạc sĩ thiên tàiĐặng Thế Phong và Văn Cao.(++) Ở Việt Nam năm ấy cũng có vụ nổi dậy của 20 ngàn nông dân Quỳnh Lưu,Nghệ An, như đã nói trong Chương 1.2.- Sở dĩ An-ba-ny đứng về phe Mao chống Khrutshchev vì ông này đã định lậtHodja, lãnh tụ An-ba-ny mà không thành.3.- Cho đến nay vẫn không có ai biết con số chính xác nạn nhân của vụ án này,cũng như con số nạn nhân trong vụ Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng nhiều người ướclượng khoảng 200. Chính Hoàng minh Chính thì nói ‘’nhiều chục, nếu không nói là cảtrăm’’.4.- 81 trong số 86 đảng đã tham đự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thếgiới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập.5.- Cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Balan Jacek Hugo Bader đã được đăng tảitrên tập san Gazeta wyborza ngày 21.4.1995..6.- Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, nhà xuất bản Văn Nghệ, California, 1997,trang 295CHƯƠNG IIITRẦN ĐỘ CHỐNG ĐẢNG HAY MUỐN CỨU ĐẢNG ?Gần Tết Kỷ Mão (1999), có tin từ trong nước cho biết ngày 8 tháng 1 năm 1999Trung Tướng hồi hưu Trần Độ, nguyên ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam,tuyên bố ông đã bị khai trừ khỏi đảng, vì ‘’có lỗi phân phát các tài liệu của mình và để lọtra cho các hãng thông tấn thế giới’’. Tuy nhiên theo hãng thông tấn Reuter của Anh thìthoạt tiên phát ngôn viên bộ ngoại giao Hà Nội không xác nhận, cũng không cải chínhmà chỉ nói chi bộ của ông đã yêu cầu ông tự phê bình. Điều này cho thấy việc khai trừTướng Trần Độ đã trải qua quá trình phức tạp và cho đến phút chót vẫn còn nhiều bíẩn, chứng tỏ có sự tranh chấp nội bộ trong đảng, ít nhất cũng cho đến khi phe bảo thủhoàn toàn thắng thế và đi đến quyết định chung cuộc là khai trừ ông. Việc khai trừ nàysẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được. Vì vậy các cơ quan truyền thông hảingoại, kể cả Đài Á Châu Tự Do đã lập tức khai thác, trong đó phải kể đến những cuộcphỏng vấn của phái viên Đinh Quang Anh Thái dành cho các ông Hoàng Tiến, nhà văncộng sản và Hoàng minh Chính, nguyên viện trưởng viện Triết Học Hà Nội (trước khivào tù về tội ‘’theo đường lối xét lại chống đảng’’) để cho biết phản ứng của giới trí thứcvà văn nghệ sĩ trong nước đối với việc đảng khai trừ Trần Độ.Nhân dịp này chúng ta thử ôn lại toàn bộ sự việc từ gần hai năm nay, kể từ ngày TrầnĐộ cho công bố bức thư ngỏ gửi ban lãnh đạo đảng vào ‘’cuối năm 1997, đầu năm1998’’, và xét xem biến cố này có ý nghĩa gì, ảnh hưởng của nó sẽ ra sao.Vài nét về con người Trần Độ:Trần Độ tên thật là Trần (hay Tạ ?) ngọc Phách, nguyên quán Thái Bình, sinhnăm 1920. Ở tuổi 20 ông đã đi theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp và gia nhậpđảng cộng sản Đông Dương năm 1941. Khi cộng sản cướp chính quyền vào tháng 8năm 1945 thanh niên Hà Nội đã nghe nói đến ‘’tướng’’ Trần Độ, mặc dù Võ nguyênGiáp, tổng tư lệnh lực lượng võ trang Việt Minh sau này, lúc ấy cũng chỉ được nói tớinhư chỉ huy đội vũ trang tuyên truyền. Trong trận Điện Biên tháng 5 năm 1954 ông làchính ủy sư đoàn 312 tiên phong tiến vào trận địa. Ông thăng Thiếu Tướng hồi 1958.26PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Từng là chính ủy liên khu Hà Nội, phó chính ủy quân giải phóng miền Nam, và trongthời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư ông là trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ươngđảng. Về mặt chính quyền ông cũng từng là thứ trưởng thông tin văn hóa, phó chủ tịchquốc hội.Còn nhớ hồi 1968 một vài tờ báo Sài Gòn đã loan tin Tướng Trần Độ bị tửthương, nhưng rồi sau lại cải chính. Đến nay ông vẫn còn ức chuyện đó và cho rằng‘’Mỹ Ngụy’’ đã bịa ra cái chết của ông để chiến tranh tâm lý. Nhưng ông lại cho rằngngày nay kẻ nào đó (dĩ nhiên ông không dám nói thẳng là đảng) làm những việc giốngnhư ‘’chiến tranh tâm lý’’ để giết ông thật.Nội dung bức thư ngỏ:Bức thư ngỏ có tựa đề: ‘’Tình hình đất nước và vai trò của đảng cộng sản’’ đãđược rất nhiều tờ báo hải ngoại đăng nguyên văn vào những tháng đầu năm 1998. Xinlược qua vài điểm cốt lõi.Về tình hình đất nước Trần Độ thẳng thắn nhìn nhận: ‘’đất nước ta vốn là mộttrong số ít nước nghèo khó và lạc hậu nhất thế giới, lại trải qua 30 năm chiến tranh tànkhốc liên miên. Thêm vào đó do nhiều lý do những năm đầu của thập niên 80 đất nướcta ở trên bờ vực thẳm. Cuộc đổi mới khởi phát từ năm 1986 đã đưa nước ta ra xa bờvực thẳm đó. Hơn 10 năm ta đã có một số thành tích và tiến bộ. Nhưng về cơ bản đấtnước ta vẫn là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu.’’Về tình hình đảng tác giả bức thư ngỏ cũng nói không úp mở: ‘’Ta đang đứngtrước 2 nguy cơ hiểm ác:a) Nếu không ra khỏi các bùng nhùng, bệnh hoạn thì sẽ bị sụp đổ, mà là một sựsụp đổ không ai cứu nổi.b) Nếu cứ để bùng nhùng kéo dài thì tình hình xã hội sẽ mất ổn định ngày cànglớn. Đảng lại buộc phải đối phó, đàn áp và cuối cùng cũng tan rã. Nguy cơ hiện nay làcực kỳ nghiêm trọng, không phải là nhận định 4 nguy cơ nhẹ nhàng như trước. Tụt hậuư ? Không phải nguy cơ mà ta đang tụt thật. Tham nhũng ư ? Không phải nguy cơ màđang là quốc nạn. Kẻ thù bên ngoài ư ? Không có gì rõ rệt, Chỉ có ta đang làm hại ta.Chệch hướng ư ? Hướng nào ? Hướng tư bản chủ nghĩa ư ? Thế là phản động, phảncách mạng ? Hướng xã hội chủ nghĩa ư ? Đấy là thất bại, là ngõ cụt! Ta đã có hướngđâu mà chệch, ta đang chệch choạng.’’Ngoài ra Trần Độ cho rằng ngày xưa, trong chiến tranh, dân với đảng là một, cònngày nay thì dân với đảng là hai. Và ‘’tiếc thay, hiện nay đảng là đảng trị, lại độc tôn,không có bất cứ một cơ chế giám sát nào, không có bất cứ một lực lượng giám sát nào,kể cả những người ở trong đảng. Đã độc tôn thì tất yếu đi tới lộng quyền.’’Và cũng để cứu đảng khỏi tan. Để cứu đất nước thoát cơn nguy biến, theo TrầnĐộ, ‘’một điều cơ bản, một điều then chốt, một điều quyết định là phải thực sự dân chủhóa, thực sự thực hành dân chủ, để cho nhân dân có quyền lực thực sự trong khi thựchiện quyền lợi và trách nhiệm của mình.’’Để chứng minh lợi ích của nền dân chủ thực sự tại các ‘’nước tư bản’’, ông đãkhông ngần ngại nói lên nhận xét trung thực của một số cán bộ:‘’Nhiều cán bộ lãnh đạo của nước ta sang thăm các nước tư bản về, đều phảinhận xét rằng, đời sống người dân các nước ấy vừa cởi mở tự do hơn, vừa tuân theopháp luật một cách nghiêm túc hơn. Mọi người được pháp luật bảo vệ, không để chocác quyền tự do dân chủ của mình bị xâm phạm. Trong khi đó thì ở nước ta luật phápđã thiếu lại không nghiêm minh, nhiều người có trách nhiệm bảo vệ luật pháp lại viphạm luật pháp đến mức nghiêm trọng (trong những năm gần đây ngồi ghế bị cáo trước27PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


các tòa án ngày càng có nhiều cán bộ công an, kiểm tra và cả tòa án nữa).’’Nhằm cụ thể hóa đề nghị ‘’dân chủ hóa’’ của mình, Trần Độ đã đưa ra, trongphần phụ lục, 2 điều cần làm ngay là ban hành một đạo luật về tự do ngôn luận, tự dobáo chí, và thực hành ‘’bầu cử hai vòng’’, hơi khó hiểu. Ông chưa dám nói đến bầu cửtự do theo ‘’phổ thông đầu phiếu’’Phản ứng của lãnh đạo đảng.Bề ngoài họ nói đây là một đóng góp ý kiến bình thường của một đảng viên.Nhưng bên trong họ rất lo ngại. Bằng chứng là không có cơ quan ngôn luận nào củađảng hay nhà nước dám phổ biến nguyên văn bức thư ngỏ của Trần Độ. Trái lại 3 thángsau đảng đã ngấm ngầm chỉ thị cho các tờ tạp chí cộng sản, nhân dân, quân đội nhândân, sài gòn giải phóng và cả tờ văn nghệ quân đội thay phiên nhau phê bình chỉ tríchtác giả bức thư ngỏ với những lời lẽ như: ‘’nói ít đến thắng lợi…phân tích kỹ hơn nhữngkhuyết điểm…thành ra phủ nhận thành tích của đảng và như vậy là phủ nhận cáchmạng, phủ nhận Xã Hội Chủ Nghĩa...’’Mãi cho đến ngày 25 tháng 5, nghĩa là khoảng 5 tháng sau khi bức thư được gửiđi, và vào giữa thời gian bức thư thứ hai gửi cho 5 tờ báo đã chỉ trích ông bị mất cắp vàđang được viết lại, bộ chính trị mới cử Phạm thế Duyệt, Ủy viên thường vụ bộ chính trị,tiếp ông để trả lời rằng những ý kiến của ông không dược chấp thuận, vì ‘’không đúngvới đường lối của đảng thể hiện ở các cương lĩnh và nghị quyết đại hội.’’Bức thư ngỏ thứ hai gửi báo chí.Để trả lời những luận điệu ‘’đấu tranh tư tưởng’’ của các tờ báo nói trên, ngày 22tháng 5 năm 1998 Tướng Trần Độ đã viết một bức thư ngỏ khác gửi các tờ báo đã cóbài đả kích ông, đòi nó phải được đăng lên cho những ai đã đọc các bài đả kích ôngđược đọc bức thư này. Nhưng ông cũng khẳng định rằng: ‘’Nhưng tôi biết, các ôngkhông khi nào dám đăng’’. Bức thư hoàn tất chưa kịp gửi đi thì bị đánh cắp mất. Nêngần một tháng ông lại phải viết lại. Bức thư, dài không kém (ngày 20 tháng 6) sau bứcthư trước bao nhiêu, gồm 5 phần chính:1. Tranh luận, phê phán và quy chụp.2. Hoài Việt là ai ?3. Khen và chống.4. Vấn đề đổi mới chính trị và đổi mới đảng,5. Các căn bệnh của công tác tư tưởng.Sau đây là một vài điểm nổi bật.Về ‘’Xã Hội Chủ Nghĩa’’ ông đã viết những hàng chữ rất độc như sau: ‘’Thực tế rõràng là từ 1975 đến 1985 ta đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước thốngnhất. Và kết quả là những năm đầu của thập kỷ 80, CẢ NƯỚC NGẮC NGOẢI. Bây giờ(Sau đổi mới dưới thời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư, do ảnh hưởng tư tưởng ‘’đổimới’’ và ‘’tái cấu trúc’’ của tổng bí thư Liên Xô Gorbachov), nhân dân ta tươi tỉnh đượcmột chút, lại cứ nhất định phải định hướng xã hội chủ nghĩa, vậy định hướng vào cái‘’XÁC CHẾT’’ đó mà làm gì?…Ta cứ hay ‘’nói lấy được’’. Ta nói: ‘’Nhân dân ta đã chọnchủ nghĩa xã hội’’. Có thật không ? Năm 1975 khi ta giải phóng đất nước, nửa nướcmiền Nam mấy chục triệu người, ta có hỏi một người dân miền Nam nào câu hỏi là:‘’Anh có thích chủ nghĩa xã hội ?’’ Ta không hề hỏi mà cứ ra nghị quyết, cứ ra lệnh vàchỉ thị hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp v.v…và v.v. phá tán biếtbao nhiêu là của cải, làm tổn hại bao nhiêu đến đời sống nhân dân, làm bao nhiêu làngười giầu bị nghèo đi!Thế mà lại bảo là ‘’nhân dân đã chọn’’. Khổ thật ! Ta cứ hay chọn thay cho dân,28PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ắt dân nhận, xong lại bảo là dân đã chọn và ta tôn trọng sự lựa chọn của dân!Rõ là nói lấy nói được.’’Những người ủng hộ Trần Độ.Ở trong nước tất cả những ai chủ trương ‘’đổi mới’’, chống độc tài tham nhũng,muốn thay ‘’xã hội chủ nghĩa’’ bằng một nền dân chủ thực sự, đa nguyên đều hưởngứng lập trường của Trần Độ. Không kể những nạn nhân cộng sản dưới hình thức nàyhay hình thức khác. Tuy nhiên số người biết và theo sát hành vi của Trần Độ không cónhiều, do chủ trương bưng bít che giấu của đảng. Trong số những người đứng cùngphe Trần Độ dĩ nhiên không thiếu những bộ mặt quen thuộc nhóm trí thức phản tỉnhnhư Nguyễn thanh Giang, Phan đình Diệu, Hoàng hữu Nhân, Hoàng minh Chính, Hà sĩPhu, Nguyễn kiến Giang, Nguyễn hoàng Phương, Bùi minh Quốc, Bảo Cự, Hoàng Tiếnv.v…Chính họ là những người đã mở đường cho Trần Độ. Nhưng họ không có đượccái thế mà Trần Độ có sẵn ở trong đảng, nên đã không dám mạnh miệng như ông.Nguyễn văn Trấn trước khi chết dĩ nhiên là người tán thành ý kiến của Trần Độhơn ai hết. Và có thể nói chính cuốn ‘’Thư gửi mẹ và quốc hội’’ của ông đã khuyếnkhích và thúc đẩy Trần Độ tỏ thái độ với đảng. Có lẽ Trần Độ cũng nghĩ viết mạnh nhưNguyễn văn Trấn mà vẫn không bị đảng thi hành kỷ luật thì đảng sẽ chẳng dám khai trừmình. Nhưng Lê khả Phiêu, trước kia là đàn em dưới trướng của Trần Độ, hẳn có lý đểnhìn thấy nơi Trần Độ mối nguy to lớn gấp bội so với Nguyễn văn Trấn. Cho nênNguyễn văn Trấn đã thoát mà Trần Độ thì không.Tuy tán thành, ủng hộ đấy nhưng có mấy người dám lên tiếng công khai ? Vànếu có báo nào dám đăng bài của những người ủng hộ Trần Độ thì ở hải ngoại cũngkhó biết. Nhưng vẫn có vài bài lọt ra được bên ngoài và ở Paris người ta đã được đọcnhững lời ca ngợi Trần Độ không tiếc lời như: ‘’Trong bài viết của ông (Trần Độ) thấy cảmáu và nước mắt cứ quyện vào từng dòng. Ông đã tự lột xác để tiếp thu chân lý củathời đại…Trần Độ đúng là Chu Văn An của thời nay’’ (Phạm Vu Sơn). Có người hoanhô ông ‘’đã tự lột xác mình, tiếp cận được những tư tưởng cập nhật của nhân loại’’(Nguyễn Hoài Nam).Một người ký tên Minh Tâm, sau khi được may mắn gặp Trần Độ tại nhà ngườicon trai út của ông ở Sài Gòn, đã ca ngợi ông là người cầm đuốc trong đêm.Một nhà trí thức trẻ, không phải cộng sản, ở Kinh Thành Ánh Sáng cũng đãkhông ngần ngại ‘’tặng vị lão tướng hai chữ đồng chí’’.Có những dấu chỉ cho thấy Trần Độ rất được những cựu cán bộ cộng sản lãothành ở trong nước ủng hộ một cách nhiệt tình, đến liều chết để nói lên sự ủng hộ đó.Đó là bức thư của 10 cán bộ lão thành, trong đó có 2 cụ bà, sinh hoạt ở nhiều chi bộkhác nhau, gửi bộ chính trị ‘’nguyện cùng sống chết’’ với Tướng Trần Độ. Bức thư đềngày 15 tháng 6 năm 1998, do ông Nguyễn việt Hùng thuộc Quận Đống Đa ký thay, saukhi nêu ra 4 sự việc cụ thể chứng tỏ đảng bất công, quy chụp, đàn áp, đã đi đến mộttuyên bố quyết liệt như sau:‘’Một, nếu kỷ luật đồng chí Trần Độ, chúng tôi sẽ vứt trả lại thẻ đảng, vì cái đảngnày không xứng đáng để những con người chân chính đứng trong hàng ngũ nữa.Hai, nếu bắt đồng chí Trần Độ, chúng tôi sẽ xuống đường phản đối để tỏ thái độ,nguyện cùng sống chết với đống chí Trần Độ, con người đã trở thành biểu tượng caođẹp của đất nước.Chúng tôi lúc ấy không phải chỉ là 10 người nữa đâu, mà sẽ có hàng ngàn cáccựu chiến binh, các đảng viên chân chính, các cán bộ nghỉ hưu, và vạn vạn nhữngngười dân lành ủng hộ chúng tôi, đứng về phía chúng tôi.’’29PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Rất có thể là bức thư này có liên hệ đến bức ‘’Huyết tâm thư xây dựng đảng’’ của11 cán bộ lão thành khác có từ 40 tuổi đảng trở lên tố cáo ủy viên thường vụ bộ chínhtrị Phạm thế Duyệt và phe cánh tham nhũng, cũng gửi bộ chính trị trước đó hơn mộttháng. Phạm thế Duyệt nguyên là bí thư thành ủy Hà Nội và hiện nay được coi nhưnhân vật thứ nhì sau tổng bí thư Lê khả Phiêu vì y nắm thường vụ bộ chính trị (kể từcuối năm 1997). Trong vụ nông dân Thái Bình nổi dậy chính y là người được giao trọngtrách xuống tận nơi giải quyết vụ việc, nhưng cho đến nay vẫn chưa xong, mặc dù đã cómột vài biện pháp vá víu.Cái ung nhọt Thái Bình vẫn còn đó. Trần Độ lại là người Thái Bình và thường cóliên lạc với các vùng quê đang lâm cảnh túng đói và thất nghiệp. Ông hiểu rằng nếukhông thực thi dân chủ, không cho tự do báo chí, thì nạn tham nhũng không thể nàodiệt được và như vậy dân sẽ bị dồn vào con đường cùng là đồng loạt nổi lên để tự cứu.Và đến lúc đó thì, tức nước vỡ bờ, không còn cách nào chống đỡ. Kết cuộc đảng sẽTAN RÃ.Dầu sao bức ‘’huyết tâm thư’’ này đúng là một hành động yểm trợ tinh thần vịTướng già Trần Độ, ngầm cho ông hiểu rằng nếu ông dám chống độc tài, tham nhũngđến cùng thì đừng sợ không có người hưởng ứng.Nhận xét về những lời tuyên bố của Trần Độ.1. Trước khi bị khai trừ.Trong phần nói về nội dung 2 bức thư ngỏ chúng tôi đã trích dẫn mấy ý chínhtrong đó có những điểm sau đây là nổi bật: Trần Độ đã mất tin tưởng hoàn toàn nơi cáigọi là ‘’xã hội chủ nghĩa’’ coi nó chỉ là ‘’cái XÁC CHẾT’’. Chính nó đưa đất nước đến bờvực thẳm trong những năm 1975-1985. Ông nói là ‘’do nhiều lý do’’. Ông không tiện nóithẳng ra rằng do đảng lãnh đạo sai, đường lối xã hội chủ nghĩa sai. Sau đó ông chorằng nhờ có ‘’đổi mới’’ (thời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư) nên đã không rơi xuốngvực. Nhưng cuộc đổi mới cho đến nay què quặt vì chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổimới về chính trị. Do đó đảng đang ở trong tình trạng ‘’BÙNG NHÙNG, BỆNH HOẠN’’.Ông gọi nạn tham nhũng là quốc nạn. Xã hội chủ nghĩa là thất bại, là ngõ cụt. Đảng hiệnnay là đảng độc tài, lộng quyền, độc tôn. Gần đây có nhiều cán bộ công an, kiểm tra, vàcả cán bộ tòa án (!) bị đem ra tòa. Và để cứu nước thoát cơn nguy biến, cứu đảng khỏitan rã, ông đề nghị thực thi dân chủ thực sự: Tự do báo chí, tự do ngôn luận.Đối với người dân bình thường, nhất là với người quốc gia chúng ta thì nhữngnhận xét và đề xuất nêu trên của viên Tướng cộng sản chẳng có gì mới mẻ, còn thiếusót, hay chưa đúng mức nữa là khác. Nhưng đối với những người cộng sản đã quenvới nền độc tài hà khác, và kỷ luật sắt của một đảng sắt máu độc tôn như đảng cộngsản, thì dám lên tiếng đưa ra những ý kiến trái ngược với đường lối đảng như vậy kể racũng đáng gọi là can đảm và chứng tỏ Trần Độ là người có học, có tâm.Tôi biết có những người chống cộng cực đoan luôn luôn nghi ngờ thiện chí củacác cán bộ cộng sản phản tỉnh. Họ coi tất cả những Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, BùiTín, Nguyễn Chí Thiện v.v…đều là ‘’có mồi’’, không đáng tin cậy. Theo tôi, khi chúng takhông có được những tin tức tình báo chính xác, những bằng chứng cụ thể, thì khôngnên phát ngôn bừa bãi, làm nản chí những người có những hành động hay lời nóichống lại hay thách thức nhà cầm quyền cộng sản. Hơn nữa dù cho thực sự có những‘’cò mồi’’ đi chăng nữa, nếu chúng ta không hẹp hòi, và nếu chúng ta có đủ tự tin, đủsáng suốt, tưởng không nên bỏ qua những ý kiến đến từ những người trong hàng ngũđối phương có lợi cho cuộc tranh đấu chống cộng. Chúng ta cũng đừng kỳ vọng quá,đừng đòi hỏi quá đáng những gì mà những người đang sống dưới sự kìm kẹp của một30PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chế độ chuyên chế không thể nào làm được như chúng ta đang ở ngoài.Trong tinh thần đó chúng tôi xin có vài nhận xét về những lời tuyên bố của TrầnĐộ sau khi bị khai trừ.2. Sau khi bị khai trừ.Ngày 4 tháng 1 năm 1999 bị khai trừ, thì ngày 8 Tướng Trần Độ đã đưa ra bảntuyên bố gồm có 5 điều đại ý tóm gọn như sau:1. Ông ta không ân hận gì về 58 năm phục vụ đảng.2. Ông cho rằng ‘’đảng hiện nay với tất cả hiện trạng của nó đã xa rất xa đảngcủa những năm 40, 50, 60, vì vậy nó hầu như không còn là đảng của tôi nữa.’’3. Ông thất vọng vì tình trạng xã hội bất công, thối nát và mất tự do hiện nay: ‘’Tôisống trên đất nước tôi mà tôi bị bao vây, giám sát và rình rập…Tôi muốn ngỏ lời với cácđảng viên trong toàn đảng…mong mọi người làm hết sức mình cho đảng được đổi mớitốt hơn…Tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của đất nước.’’4. ‘’Trước sau rồi thế nào đảng cũng phải đổi mới. ‘’ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT’’khẩu hiệu này rất thích hợp với đảng hiện nay, tốt nhất là đảng tự đổi mới…’’5. ‘’…Lịch sử rất công bằng, tương lai gần hay xa lịch sử sẽ có sự phán xét củamình.’’ (Hết)Đọc kỹ 5 điểm trên ta thấy một điểm nổi bật nhất là Trần Độ vẫn gắn bó với đảng,ít nhất là cái đảng như nó được tổ chức và điều hành trong những năm từ 1940 đến1969 là năm Hồ chí Minh qua đời. Ông ta không ân hận là đã ở trong đảng trong 58năm, mặc dù ngày nay ông thấy đảng đã biến chất. Ông ta muốn đảng đổi mới để khỏitan rã, khỏi chết, ‘’ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT’’. Đây không phải một lời trù ếm, nguyền rủahay tiên tri. Mà là ước mong thực lòng. Vì ông ‘’mong mọi người (trong toàn đảng) làmhết sức mình cho đảng được đổi mới tốt hơn’’.Chúng ta đừng trách vị Tướng cộng sản gần đất xa trời này và đừng hỏi tại saotrong tình hình bi đát hiện nay ông ta còn cố bám lấy cái đảng bất nhân đó. Là bởi vìông ta không dễ gì tự phủ định chính mình, không dễ gì phủ nhận cái dĩ vãng vàng soncủa đảng, mà ông ta theo và tin tưởng, với những chiến dịch Điện Biên Phủ đánh bạithực dân Pháp, chiến dịch Hồ chí Minh đánh ‘’cho Mỹ cút, ngụy nhào’’. Và cũng bởi vìông ta không còn hy vọng gì ở những người quốc gia bại trận, tháo chạy có cờ, hay đãtan rã, đã thối chí, đã bị hủy diệt, thể xác hay tinh thần, bởi của ông ta. Và cũng bởi vì(mặc dù bất nhân) các quỷ kế của cái đảng có lẽ ông ta cũng nhìn thấy phần nào tìnhtrạng chia rẽ rất đáng tiếc giữa các thành phần trong đội ngũ những người quốc gia ởhải ngoại (!) Cái tình trạng chia rẽ giữa các người quốc gia đó quả tình không khuyếnkhích Trần Độ (hay những ai khác) chống lại chính đảng của ông ta chút nào. Cho nênchỉ còn cách duy nhất là mong muốn đảng đổi mới để tồn tại và tiếp tục cai trị đất nước.Vậy thì theo tôi nghĩ, muốn cho những người cộng sản mạnh miệng đả kích,mạnh tay chống lại đảng thối nát của họ hơn, người quốc gia phải biết đoàn kết hơn,nhìn lại dĩ vãng một cách xây dựng hơn, bình tĩnh hơn, nếu chưa xóa bỏ được hận thùvới kẻ thù, thì trước hết hãy xóa bỏ hận thù (theo tôi chỉ là giả tưởng, không có thật)giữa phe mình với nhau, để làm gương và cho kẻ thù thấy rằng chúng ta cũng đủ độlượng để tha thứ nếu họ biết nhìn ra sự thực mà hối lỗi…Tại sao Trần Độ lại nói đảng ngày nay không còn là đảng của những thập kỷ 40,50, 60 ? Nếu ta để ý rằng Hồ chí Minh mất vào đúng cuối thập kỷ 60 (ngày 3 tháng 9năm 1969), rồi đọc kỹ đoạn sau đây trong bức thư ngỏ thứ 2 của Trần Độ gửi các báođảng ngày 20 tháng 6 năm ngoái, thì sẽ thấy câu trả lời. Câu đó như sau:‘’Ta không nên bắt chước ai, mà chỉ nên học tập Hồ chí Minh với tài trí và lòng31PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhân ái của Người.’’Phải chăng đã rõ là Trần Độ kết tội những người lãnh đạo sau Hồ chí Minh khônggiữ đúng đường lối chính sách của đảng cộng sản ban đầu, hay ông cho rằng chỉ có Hồchí Minh xứng đáng là lãnh tụ của ông mà thôi ?Nếu quả thật Trần Độ vẫn còn nghĩ cái đảng cộng sản được Liên Xô chỉ thị phảithống nhất vào năm 1930 kia với danh xưng ‘’Đông Dương Cộng Sản Đảng’’, cái đảngđã nhắm mắt bắt chước và nghe lệnh Trung Cộng giết hàng vạn người trong cải cáchruộng đất trong những năm 53, 56, cái đảng đã tàn sát các đảng phái quốc gia để thựchiện chuyên chính vô sản, cái đảng đã ném hàng triệu thanh thiếu niên miền Bắc vàophá rối rồi xâm chiếm miền Nam với chiêu bài giải phóng, khiến hơn 2 triệu người chếtở cả hai phía, cái đảng đã đánh lừa những người yêu nước miền Nam lập lên cái chínhphủ bù nhìn bịp bợm gọi là ‘’Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam’’ để không hề có hỏi ý nhândân miền rồi sau khi toàn thắng đã thẳng tay ‘’xã hội chủ nghĩa hóa’’ cả miền Namcũng như cái chính phủ bình phong kia trước. Cái đảng từ trước vẫn mang cái tên hiềnlành giả dối là ‘’Đảng Lao Động’’ đã vội vã thay đổi danh xưng, hiện nguyên hình làđảng cộng sản.Nếu quả thật Trần Độ vẫn còn nghĩ cái đảng đó là niềm tự hào của ông và ôngHồ chí Minh là người có lòng nhân ái, thì thiết nghĩ ông chưa phản tỉnh chút nào. Nếuông chưa nói được một câu hối hận và xin lỗi nhân dân vì những sai lầm, hay đúng ra lànhững sự tàn bạo, ác độc của đảng cộng sản ngay trong những thập niên 40, 50 và 60,thì ông chưa thực sự ‘’lột xác’’ như một số người đã ca tụng ông.Những người có cảm tình với ông có thể sẽ bảo nên thông cảm cho ông hơn, vàkhông nên đòi hỏi ở ông những điều ông không thể làm nổi. Và họ đưa ra 2 lý do.Thứ nhất, như đã nói ở trên, ông có một cái quá khứ dính liền với quá trình pháttriển của đảng và sự thăng trầm của đất nước, không dễ gì nhất đán tự phủ định mình,phủ nhận tất cả để trở thành trắng tay.Thứ hai, sống ở trong nước hiện nay ông chẳng khác nào sống trong một cái rọ.Dù có can đảm đến mấy, cũng phải giữ sự khôn ngoan để tồn tại mà chống, nếu có ýchống đến cùng. Đưa Hồ chí Minh và tư tưởng Hồ chí Minh ra làm luận cứ, chẳng quachỉ là để thủ thế, dùng đó như một thứ bùa hộ mệnh bảo vệ mình cho khỏi sự trả thùhiểm độc của những kẻ muốn ám hại ông.Dù sao chăng nữa sự việc Trần Độ bị khai trừ cũng cho thấy là trong đảng nhữngkẻ bảo thủ trung thành với các lề lối cũ, tư duy cũ, tín điều cũ…vẫn còn thắng thế, mặcdầu đã có dấu hiệu cho thấy một cuộc tranh chấp nội bộ đã diễn ra khá gay gắt.CHƯƠNG IVHÀ SĨ PHU MUỐN LẬT HÒN ĐÁ TẢNGBùi minh Quốc, một nhà thơ ở trong nước (Đà Lạt), trong một bài báo nhan đề‘’Hà Sỹ Phu và tiếng nói của ông’’ (tháng 8 năm 1993) đã viết: ‘’Hà Sỹ Phu là ai mà togan lớn mật làm vậy ? Dám phê phán chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lại phê ngay vào cái hònđá tảng của chủ nghĩa, một việc làm có thể phải gánh chịu những tai họa ghê gớm ?Nếu sự ghi nhận của tôi không nhầm thì ở nước ta trên miền Bắc sau 1954 và trên cảnước năm 1975, Hà Sỹ Phu là người đầu tiên bằng giấy trắng mực đen dám đụng vàovùng cấm chết người này’’.Có lẽ cựu Linh Mục Nguyễn ngọc Lan và Tiêu Dao Bảo Cự cũng đồng ý với nhàthơ Bùi minh Quốc khi gọi Hà sĩ Phu là ‘’biểu tượng (symbol) Hà Sĩ Phu’’, ‘’biểu tượngcủa trí tuệ’’. Nhưng cũng có người như ông Lê Tùng Minh ở New England, Hoa Kỳ32PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


không đồng ý, vì hiểu chữ biểu tượng theo một ý nghĩa cao hơn (the most excellentsymbol, chữ của ông Tùng Minh, mặc dầu chưa thấy ai dùng thể tuyệt đối ‘’most’’ vớitĩnh từ excellent có nghĩa là tối ưu, vượt hẳn, hơn hẳn).Khác với nhóm Tin Nhà ở Paris và những người ngưỡng mộ Hà sĩ Phu ở trongnước như Bùi minh Quốc, Nguyễn ngọc Lan, Bảo Cự, Hoàng Tiến…là những người chúý tới thái độ can trường của Hà sĩ Phu, hơn là nội dung tác phẩm của ông, ông Lê tùngMinh đã phân tích cặn kẽ tác phẩm và phê phán nó từ lập trường của một người chốngcộng và đã có dịp đọc nhiều tác phẩm phê phán của những người vốn đứng từ phíachống đối từ lâu nên đã tìm ra trong đó có nhiều sai sót đáng tiếc, (theo ý ông). Tranhluận ai phải ai trái về một tác phẩm lý luận có tính triết học, trong một môi trường chínhtrị phức tạp, trải dài trên một dòng lịch sử còn nhiều bí ẩn, là điều dễ đi đến hiểu lầm. Vìvậy chỉ xin nêu lên một số nhận định và kết luận của Hà sĩ Phu liên quan đến chủ nghĩaMác-Lê, đến đảng cộng sản Việt Nam và tình hình trong nước hiện nay.Vài nét về con người Hà sĩ PhuHà sĩ Phu là bút hiệu (1) của Nguyễn xuân Tụ, người làng Đông Hồ, ThuậnThành, Bắc Ninh, Bắc Việt, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940. Ông tốt nghiệp Phó tiến sĩsinh học tại Tiệp Khắc. Về nước ông được cử giữ chức Phó viện trưởng viện khoa họcViệt Nam, phân viện Đà Lạt. Nhưng rồi không chịu vào đảng, ông bị cho ‘’ngồi chơi xơinước’’. Ông có chân trong hội Văn Nghệ Lâm Đồng, cộng tác với Tạp Chí Lanbiang, tạiĐà Lạt.Bạn bè ông ở Đà Lạt rất đau lòng khi thấy hai vợ chồng ông, cả hai đều đã hailần chắp vá mà vẫn không có con, cả ngày mải mê với mấy món hàng lặt vặt trong cáiquán cóc để kiếm tiền nuôi thân, chẳng mấy người biết đến trong đầu nhà khoa học trẻnày có những gì.Không được dùng vào sở trường của mình là ngành khoa học thiên nhiên, Hà sĩ Phuchuyển sang nghiên cứu về khoa học xã hội. Năm 1988, vài năm sau khi Nguyễn vănLinh tuyên bố ‘’văn nghệ sĩ hãy tự cởi trói’’ ông đã cho ra đời (đánh máy phát tay trongđám bạn hữu), bài tiểu luận nhan đề ‘’Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đườngcủa trí tuệ’’. Tuy không được đường đường ra mắt độc giả nhưng bài tiểu luận vỏn vẹnmười trang đánh máy này đã bị các tay cai văn nghệ của chế độ xúm vào phê phán,phản bác như một thứ độc dược cho môi trường văn hóa Mác Xít.Tính đến 1991, nghĩa là chỉ trong vòng hơn 2 năm, đã có trên ba chục bài đả kíchcái bài tiểu luận chỉ xuất hiện giữa bạn bè kia. (1bis) Có điều lạ là người ta chỉ cho lệnhphản bác tư tưởng của ông mà chưa có biện pháp gắt gao nào đối với con người ông.Cho đến tháng 4 năm 1991, nhân dịp ông ra Hà Nội thăm nhà văn nữ Dương thuHương, chẳng may vào đúng lúc công an đang khám nhà và bắt giữ bà, thì ông cũng bịbắt luôn. Nhưng người ta cũng chỉ giữ để tra vấn trong 10 ngày rồi thả, Sau đó ông bịcanh chừng, gần như giam lỏng tại nhà ở Đà Lạt.Bài tiểu luận, không được in ở trong nước, đã được chuyền ra ngoại quốc và độcgiả ở Pháp đã thấy nó lần đầu tiên trên tờ Thông Luận của nhóm các ông Trần thanhHiệp và Nguyễn gia Kiểng, số tháng 5 năm 1993. Du học sinh, sinh viên Việt Nam tạicác nước cộng sản cũ ở Đông Âu đã nhiệt liệt hưởng ứng lập luận của Hà sĩ Phu, giántiếp khuyến khích ông dấn bước thêm trên đường ‘’cách mạng tư tưởng’’. Cuối năm1993 trong cuốn Mặt Thật, phơi bày mặt trái của chế độ Hà Nội, Đại Tá cộng sản BùiTín cũng đã hết lời ca ngợi Hà sĩ Phu:‘’Đây là một bài báo rất thú vị, của một trí thức có chiều sâu suy nghĩ, tự tin, có trình độnghiên cứu, lại hóm hỉnh. Một con người quý, hiếm, có tư duy độc lập.’’33PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Chỉ ít tháng sau Việt Kiều ở Pháp lại thấy một bài khác, dài hơn, của Hà sĩ Phuxuất hiện như một phụ bản của tờ Tin Nhà, Paris, nhan đề: ‘’Đôi điều suy nghĩ của mộtcông dân’’. Cùng với một số câu đối có tính cách phê phán chế độ, và mấy bài chínhluận vắn. Sau đó hai tác phẩm mỏng, nhưng lớn này đã được nhiều tờ báo ở Úc, Âu vàMỹ Châu đăng lại.Tháng 10 năm 1995 độc giả nguyệt san ‘’Thế Kỷ 21’’ ở Mỹ được đọc thêm mộttác phẩm nữa của Hà sĩ Phu nhan đề ‘’Chia Tay Ý Thức Hệ’’ trên một trăm trang. Tuy làtập sách nhỏ của một người đơn độc, nó đã có tham vọng chẳng những phê phán, phảnbác mà còn lên án những công trình đồ sộ của những bộ óc lớn như Mác, Engels, Lênin…coiđó như nguyên nhân của một chế độ độc tài phi nhân, một loại phong kiến cuốicùng của lịch sử. Như một hệ luận tất yếu, nhân danh trí tuệ và tương lai dân tộc, ôngđòi loại bỏ chế độ đó.Với những tư tưởng cực kỳ ‘’phản động’’ như vậy, dĩ nhiên ông không tránh đượcsự trừng phạt. Và người ta đã bắt ông, khi ông ra Bắc thăm gia đình vào đầu tháng 12năm đó. Ngày 22 tháng 8 năm 1996 ông bị đưa ra tòa về tội ‘’chiếm đoạt tài liệu bí mậtcủa quốc gia’’ và lãnh án 12 tháng tù. (2) Ngày hôm trước ông bị bắt, thì ngày hôm saucông an đến khám nhà ông ở Đà Lạt, mang đi hàng ngàn trang tài liệu. Tưởng cũng nênnêu lên sự kiện là chỉ trước đó mấy ngày ông đã trả lời một cuộc phỏng vấn của đàiVNCR ở California liên quan đến những tác phẩm của ông. Và người ta có thể nghĩ đâycũng là một cái cớ khác khiến ông bị bắt.Tin Hà sĩ Phu bị bắt đã được nhiều tờ báo hải ngoại loan tin, bình luận và tríchdẫn các bài viết của ông, trong số đó, tại Đức có các tờ Bản Tin Đức Quốc, Cánh Én,Sinh Hoạt Cộng Đồng, Hy vọng, Dân Chủ cho Việt Nam, Forum, Viên Giác, Lá ThưĐông Âu, Thiện Chí, tại Pháp có các tờ Thông Luận, Tin Nhà, Việt Nam Liên Minh,Nhân Bản, Diễn Đàn, ở Hoa Kỳ có các tờ Kháng Chiến, Xây Dựng, Thế Kỷ 21, NgàyNay, Người Việt v.v…Cộng Đồng Người Việt ở Đức còn tổ chức tuyệt thực, biểu tìnhtrước sứ quán việt cộng tại Bonn trong hai ngày 21 và 22 tháng 12 để đòi trả tự do choHà sĩ Phu và các tù nhân chính trị khác. (3)Ngày 4 tháng 12 năm 1996 ông được phóng thích. Tại sân bay Tân Sơn Nhứt (Sài Gòn)và Liên Khương (Đà Lạt) ông đã được bạn bè và những người ngưỡng mộ ông chờđón với những bó hoa và cả câu đối, mặc dù vợ ông và rồi chính ông đã gọi điện thoạican ngăn không muốn ai vì ông mà có thể bị liên lụy. Nhưng sự thực chẳng có chuyệngì, vì đó chỉ là những người không biết sợ nhưng cũng không dụng tâm gây rối.Nhà báo Nguyễn ngọc Lan trong những trang nhật ký thường ngày, mà số lớn đãđược đăng tải trên tờ Tin Nhà ở Paris, đã kể ra một số tên trong những người đón ôngở Sài Gòn như sau: Linh Mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Thanh Vân, Bùi minh Quốc(4), Lữ Phương, Xuân Sách, Họa Sĩ Minh, Bác Sĩ Đỗ thị Văn (chị Đỗ trung Hiếu), HồHiếu, ông La văn Lâm và một người bạn của Hà sĩ Phu. ‘’chỉ có thế thôi, nhưng 12 bạnbè ngồi cùng bàn thì có Nam, có Trung, có Bắc, có Bắc Kỳ chín nút (54), có Bắc Kỳ hainút (75), có Phật Tử, có Công Giáo, có cộng sản, có không cộng sản, cộng sản còntrong đảng, cộng sản đã chào biệt đảng hay đã ‘’được’’ khai trừ, người viết văn, ngườilàm thơ có, người viết báo, người dậy học có, Họa Sĩ có, Bác Sĩ có, sĩ quan bộ đội hồihưu cũng có. Cùng ngẩng cao đầu chung quanh anh chị Hà sĩ Phu vẫn ngẩng cao đầu’’.Với những ý kiến và lập luận của ông trong ba văn kiện vừa kể, Hà sĩ Phu đã làmcho một số bạn bè, văn nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước thán phục. Có người gọiông là biểu tượng của trí tuệ. Người khác khi nói đến ông thường nói hiện tượng Hà sĩPhu, tuy cũng có người phê bình ông không đánh giá Mác đúng mức. Chúng tôi xin trích34PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


dẫn một ít hàng trong ba văn kiện vừa kể để xem tác giả đã phán xét thế nào về chủnghĩa Mác, về nền chính trị chuyên chính vô sản, về công và tội của đảng cộng sản ViệtNam và của cá nhân ông Hồ chí Minh. Đồng thời cũng để xem ông đề xuất những gì vàkhả năng thực hiện những đề xuất đó ra sao.Chủ Nghĩa Mác-xít‘’Ở nước ta, hệ tư tưởng Mác-xít cũng không khác gì một ‘’quốc giáo’’, thực chấtchỉ là biến tướng của tư tưởng phong kiến’’ (trang 116) (3). ‘’Lý thuyết (Mác-xít) ấy nhưmột cô gái cực đẹp nhưng lẩn thẩn, chắc chắn sẽ được người ta vồ lấy và sau đó tấtyếu là sự phản bội’’ (trang 123)‘’Lý luận Marx-Lenine rất có lợi trong việc động viên, tổ chức lực lượng đánhgiặc, chống ngoại xâm, nhưng rất bất lợi trong việc hòa giải dân tộc, bất lợi trong việcxây dựng một xã hội dân chủ pháp trị và kinh tế thị trường.’’ (108)‘’Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọngđã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phongkiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫnđường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, màchỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời’’. (trang 140)‘’Bên tai mọi người hình như luôn nghe thấy lời ám thị: ‘’Hãy coi chừng ! Khôngđược trái ý Mác Lê! Hãy coi chừng! Không được trái ý Mác Lê!’’ Mác Lê thế nào mấy aibiết? Có khi Mác Lê giống mấy ông công an, giống bà trưởng phòng tổ chức, giốngkhoản lương hưu, giống xấp đô-la, giống những kỷ niệm kinh hoàng một thời đói rách,giống ngôi biệt thự với chiếc xe con, giống két bia lon với cô thư ký, hoặc có khi chỉ làmột cái bóng ma rất thiêng trên bàn thờ…Mác Lê muôn màu muôn vẻ, nhưng đã thànhmột ám thị tập thể. Trong khí quyển thôi miên ấy con người phải quên nhân cách, đặcbiệt là cấm không được hổ thẹn’’. (trang 165-166)‘’Toàn bộ cái gọi là ‘’chủ nghĩa xã hội khoa học’’ chẳng qua là một Đại ngụy biện,nhằm biện minh cho một ảo ảnh. Học thuyết ấy đi vào xã hội và con người Việt Namkhông qua vọng gác của trí tuệ’’. (trang 179)‘’Ngụy biện này tận dụng triệt để những thành quả trong quá khứ của cuộc chiếntranh vệ quốc, tận dụng tâm lý sau chiến tranh muốn yên thân và khát khao cuộc sốngvật chất và tận dụng thói quen phục tùng vô điều kiện của dân. Tóm lại là tận dụng tìnhtrạng dân trí thấp để không đổi mới mà vẫn đổi mới, để nói ‘’đổi mới của dân, do dân, vìdân’’ mà thực ra là ‘’đổi mới của mình, do mình, vì mình’’ để miệng nói ‘’định hướng xãhội chủ nghĩa’’ mà tay làm ‘’định hướng tư bản chủ nghĩa’’ (180)‘’Cuộc đấu tranh giai cấp ‘’một mất một còn’’ luôn gắn liền với bạo lực và chiếntranh, nó sẵn sàng mua chiến thắng bằng cách hủy diệt môi trường (như ‘’dẫu phải đốtsạch cả dẫy trường sơn!’’) hủy diệt những công trình văn hóa (như chính sách tiêu thổkháng chiến), và hủy diệt con người (‘’đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’’, ‘’Tổquốc hay là chết’’, và cả chục triệu người Việt Nam đã thành vật hy sinh cho một cuộcchiến….) thì dẫu có anh hùng và chính nghĩa đến đâu cũng chỉ là những trào lưu có tínhvăn hóa thấp. Khi nào vươn được tới tầm văn hóa cao hơn, người ta sẽ thấy nhữngchiến thắng ấy thật là đáng ghê sợ. Lúc ấy hồi tưởng lại những bà mẹ đã tự hào vì cốnghiến cả chồng và bảy, tám người con cho cách mạng, người ta sẽ rùng mình hơn làkính phục’’. (trang 156-157)‘’Ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước…thì chủ nghĩa Mác Lê-nin được bác coilà con đường là phương tiện giúp dân ta đi đến đích đó. Nhưng rồi dần dần lại xuất hiệntín ngưỡng ‘’dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa!’’ Lạ như vậy đấy. Chủ nghĩa với tư cách35PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


là con đường, là phương tiện thì nó là cái để ta dùng chứ sao lại để ta thờ ? Nhưng dùgì đi nữa thì hậu quả nguy hiểm vẫn là ở chỗ: Khi cái phương tiện đã thành cái mụcđích thì lẽ tự nhiên cái mục đích (ở đây là dân tộc) đổi chỗ để thành cái phương tiện (!)(trang 38)‘’Nhưng điều thú vị là ở chỗ việc nhìn nhận lại một số điểm trong học thuyết củaMác không làm giảm đi sự tôn kính của ta đối với Mác. Chúng ta hãnh diện là đã cóMác là một người khổng lồ nhân từ cho ta được phép đứng lên vai’’. (trang 40)‘’Chủ nghĩa Mac Lê ngay từ đầu đã được Nguyễn ái Quốc coi là ‘’con đường’’ là‘’phương tiện’’, là ‘’cái cần thiết cho chúng ta’’, thì nó không thể quý hơn ‘’chúng ta’’được’’.‘’…Ta biết ơn chiếc thuyền nan (Minh Võ viết thẳng để nhấn mạnh là Hà sĩ Phukhông coi chủ nghĩa Mác ra gì, chỉ là một thứ thuyền nan mỏng manh, ọp ẹp) đã đưa taqua sông, nhưng sang bờ rồi mà cứ cắm cúi mang ‘’chiếc thuyền Mác xít chỉ huy’’ trênlưng như cái mai rùa, thì tránh sao khỏi bị người ngoài đàm tiếu và người thân nghi ngờrằng có sự che đậy hay cất giấu cái gì trong đó ? Cái ‘’hành trang khác người’’ ấy quảtình không còn ích lợi gì cho Dân Tộc, có trút bỏ được mới mong tự giải thoát, để đượclâng lâng, nhẹ nhàng, rảo bước cho kịp bạn bè trên đường thiên lý’’. (trang 112)Về chuyên chính vô sản và đảng của giai cấp vô sản:‘’Cái chất phong kiến gia trưởng thời Vua Chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền dânchủ đã tìm thấy chỗ đứng rất ‘’ngon lành’’ trong hệ chuyên chính ‘’dân chủ tập trung’’.‘’Cái chất Đức trị sặc mùi tam cương ngũ thường chưa bị thanh toán đã tìm thấysự đồng điệu trong một thể chế ‘’ý thức trị’’, một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết,những Cương lĩnh, Thường vụ…’’ (trang 141-142).‘’Sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nộidung cốt tử của chuyên chính vô sản: chữ TRUNG! Mà ‘’trung’’ là phải ‘’trung với Đảng!’’Rồi mới ‘’hiếu với Dân!’’ v.v…‘’Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề ‘’Đảng vớiDân là một’’. Tuy được là một, nhưng ngồi chung vào cái ghế này ‘’Dân’’ sẽ bị ‘’Đảng’’thôn tính, vì dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người ‘’lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối!’’ Thếthì Dân còn chỗ nào mà đứng ? Thương thay cho dân đã thực sự trở thành con đỏ,được ru, được nựng, được bế ẵm, hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thìở trong tay ‘’mẹ hiền’’ mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóckhông, khi ‘’mẹ hiền’’ cầm sữa lại cầm cả roi!’’ (trang 144)‘’Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN. Trái ý ‘’Đảng’’ thì chữ TÀI liền vớichữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!‘’Trí thức Việt nam nhậy bén, họ hiểu ý đảng, nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI,cứ chọn con đường có hình bác Hồ chỉ lối, để ‘’Bác vẫn cùng chúng cháu hànhquân”…thì ‘’đánh đâu thắng đấy!’’, ‘’Cứ có bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo,chuyên chính vô sản chỉ nghe lời bác Hồ!’’ Người Việt ngày nay nói về đồng tiền cáchmạng một cách rất đạo đức như thế!‘’Đấy là đạo đức mà xã hội Mác Lê đã dạy họ.’’ (trang 147)‘’Thử hỏi cái mà các anh cho là vững mạnh vô địch kia là cái gì ? Chủ nghĩa MácLê chăng ? Tư tưởng Hồ chí Minh chăng ? Xin thưa những bảo vật thiêng liêng kia chỉcòn cái vỏ bày triển lãm thôi, ruột gan bên trong bị đánh tráo xong từ lâu rồi.’’ (trang196)Về ông Hồ chí MinhSau khi nêu lên mặt tích cực là dựa vào chủ nghĩa Mác Lê để tranh đấu thắng lợi36PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cho cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp thành công, tác giả nói về mặttiêu cực như sau:‘’Song đáng tiếc là sự nghiệp Hồ chí Minh đã không đi tiếp vào con đường dântộc hòa bình sán lạn. ‘’Mặt tiêu cực của cuộc gặp gỡ giữa dân tộc Việt Nam nói chungvà Hồ chí Minh nói riêng với trào lưu cộng sản là đã du nhập vào đất nước mình một môhình xã hội chủ nghĩa không tưởng, đặt căn bản trên ý thức hệ phong kiến tân thời, một‘’thiên đường’’ trại lính Mao-ít, nên nước Việt Nam độc lập đã không bắt kịp trào lưucanh tân của thế giới mà trở thành nạn nhân bi đát nhất của cuộc chiến hai phe của cácnước lớn.’’ (trang 148)‘’Chủ tịch Hồ chí Minh đã thành công trong một sự nghiệp lớn, nhưng lại khôngthành công trong một sự nghiệp lớn hơn, bao quát hơn…Do bản năng nhạy bén, Nguyễn ái Quốc đã nhìn thấy từ trào lưu cộng sản sứcmạnh ghê gớm cần phải sử dụng, và cũng linh cảm thấy trong đó có điều phải cảnhgiác, nhưng điều kiện chủ quan cũng như khách quan đã không cho Nguyễn ái Quốc đủnhận thức hệ thống để phân định vấn đề tận gốc, nên đã sa vào thiên la địa võng củamột đại bi kịch nhân loại mà những nước khôn ngoan hơn đã tránh được. Dùng âm binhrồi không điều khiển nổi âm binh, để lại bi kịch cho dân tộc cũng như bi kịch cho cuộcđời của riêng mình.’’ (149)Về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước:Đây là một nỗ lực đáng kể của tác giả ‘’Chia tay ý thức hệ’’. Tuy ông để trongngoặc đơn, làm như không quan trọng, nhưng lại là một nhận định hết sức quan trọngtrong bối cảnh lịch sử được viết lên theo nhãn quan các người cộng sản. Ông viết:‘’(Để bao quát hơn nên gọi là cuộc nội chiến Nam Bắc lần thứ hai, lần thứ nhất làTrịnh Nguyễn phân tranh.)’’Với câu vừa nêu, Hà sĩ Phu phủ nhận cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ. Cùng vớisự phủ nhận này, như một hệ luận tất yếu, ông ngầm kết án mọi cố gắng của miền Bắcnhằm ‘’đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào’’. Đối với ông đó chỉ là cuộc chiến ‘’nồi da nấu thịt’’.Để khỏi phải kết tội ‘’anh hùng’’ Hồ chí Minh và đảng cộng sản, là điều có thể đưa ôngvào Hỏa Lò, Hà sĩ Phu đã trưng dẫn Lê xuân Tá để đổ hết tội lên đầu Lê Duẫn và Lêđức Thọ như sau:‘’Xin hãy bình tĩnh để tham khảo ý kiến của ông Lê xuân Tá, một cán bộ của ủyban khoa học nhà nước, những năm 60: ‘’Khát vọng của Lê Duẫn là phải làm một cái gìhơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ chí Minh lẫn Võ nguyên Giáp. Khát vọng đóđược Lê đức Thọ đồng tình. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vậy…Nếukhông phát động được cuộc chiến tranh ở miền Nam, thì cả Lê Duẫn lẫn Lê đức Thọchưa nắm được thế thượng phong trên vũ đài chính trị. Tháng 11 năm 1960 Lê Duẫnphát động phong trào Đồng Khởi, đặt cả nước và ban lãnh đạo ở thế đã rồi.’’ (trang 182)Về Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại‘’Hai triệu người Việt ở nước ngoài là một nhân tố có vai trò đặc biệt trong sựnghiệp đổi mới đất nước. Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt hải ngoại này là mộtquá trình sàng lọc khiến nó có những ưu điểm mà không một quốc gia tự nhiên nào cóđược. Sàng lọc về trình độ người ra đi và sàng lọc về trình độ của quốc gia mà ngườiấy đến sinh sống. Về nhiều mặt, nếu lấy trình độ trung bình trong nước làm chuẩn, thìnhững người Việt ra đi nói chung có trình độ cao hơn, trong đó không ít người tài giỏi vàgiữ bền tấm lòng với đất nước, lại được sống trong những nước tiên tiến nhất. Tuy bịhạn chế bởi nhược điểm phân tán, phân ly, nhưng cái tổng lực khổng lồ ấy nhất định sẽcó những đóng góp đặc biệt cả về xây dựng kinh tế lẫn xây dựng dân chủ.’’ (trang 192)37PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Sau khi được tin Tướng Trần Độ bị đảng khai trừ vào đầu năm nay, Hà sĩ Phu đãcùng với Lữ Phương gửi cho viên Tướng này mỗi người một lá thư bày tỏ cảm nghĩ củamình, vừa để tỏ tình cảm thông, vừa để góp thêm ý về lập trường của một người đãtừng theo đảng lâu năm. Tiêu đề của bức thư là ‘’Chia vui với bác Trần Độ.’’ (5) Nguyênhai chữ chia vui đã đủ nói hết ý nghĩa của lá thư. Tại sao lại vui ? Vì không phải bị khaitrừ. Mà là ‘’được khai trừ’’, được thoát ra khỏi đảng. Chỉ nguyên cái tiêu đề đó đã nói lênhết sự đánh giá đảng của Hà sĩ phu. Nhưng để yên ủi và trấn an Trần Độ, cũng nhưgián tiếp trấn an những người đã từng phục vụ đảng trong một thời gian, Hà sĩ Phu đãđặt ra một ranh giới rõ rệt, đồng thời cũng cố dung hòa chủ nghĩa Mác Lê với chủ nghĩayêu nước trong những hàng chữ rành mặch như sau:‘’Trong quan hệ mục đích phương tiện thì yêu nước là mục đích, phong trào cộngsản là phương tiện. Trong quan hệ trao đổi năng lượng thì chủ nghĩa Mác-Lê đã ký sinhtrên nguồn năng lượng vô tận của chủ nghĩa Yêu nước.’’Ông ngụ ý trong những hàng kế tiếp: Nếu có một ‘’tấm lòng cộng sản’’ thì nhữngngười cộng sản cần phải gạt bỏ cái cây tầm gửi (ký sinh) kia đi đừng để nó ăn bám vàolòng yêu nước của mình. Như vậy, cũng như trong các bài viết của ông trước đó, Hà sĩPhu không dám phủ định hoàn toàn công dụng, trong quá khứ, của chủ nghĩa Mác-Lêvà của đảng, có lẽ vì ông còn sợ, còn cần thủ thế.Ký giả Mõ Bà trong một số báo gần đây trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn đã nêu lên mộtcâu đối của Hà sĩ Phu phê bình đảng một cách văn vẻ về thái độ sợ ‘’diễn biến hòabình’’ như sau:‘’Nhà vô địch luôn sợ địch vô nhà’’ và đồng thời cho đăng câu đối của một độc giảL: ‘’Đảng độc tài chỉ có tài độc đảng’’. Trong bối cảnh đòi dân chủ đa nguyên đa đảng,chắc hẳn ‘’đảng ta’’ nghe thế cũng nhột nhạt lắm.Nhận xét về tác giả và cố gắng lật hòn đá tảng của ông.Căn cứ vào tin từ trong nước cũng như ở hải ngoại và những gì chính tác giả đãcho biết, thì Hà sĩ Phu phải là con người đặc biệt. Không phải dòng giống trí thức, cũngkhông phải con ông cháu cha, lại không phải đảng viên mà ông được đi du học ngoạiquốc, đậu tới Phó tiến sĩ sinh học, lại có khả năng lý luận của một nhà khoa học về xãhội, dám là người đầu tiên trong chế độ đứng lên phê bình chủ nghĩa Mác, phê bìnhđảng, phê bình một cách khéo léo cả lãnh tụ tối cao Hồ chí Minh. Nhất là, mặc dùnhững tư tưởng cực kỳ ‘’phản động’’ như vậy, ông ta vẫn không bị thủ tiêu, mà chỉ bị án12 tháng tù rồi được thả để chỉ còn bị ‘’giam lỏng’’.Điều đó khiến có nhiều người nghi ông là ‘’cò mồi’’, ‘’chống cuội’’. Nhưng thiếtnghĩ đó chỉ là mối nghi ngờ dè dặt thường lệ do kinh nghiệm ‘’cộng sản là vua mánhlới’’. Dầu sao đọc ông những người chống cộng cũng thấy có nhiều điều đáng khâmphục, tuy chưa hoàn toàn hài lòng, vì ông vẫn còn kiêng nể ông Hồ, ông Mác phần nào,có lẽ cũng chỉ để thủ thế, dùng đấy như lá bùa hộ mệnh chống lại sự hãm hại của cáiđảng còn đầy quyền lực.Tác phẩm ‘’chia tay ý thức hệ’’ đúng là một tham vọng quá lớn. Bởi vì Mác là mộttriết gia (mặc dầu có nhiều người không đồng ý), một kinh tế gia, một nhà cách mạng xãhội đã từng làm rung động Âu Châu vào nửa cuối thế kỷ trước. Chủ nghĩa cộng sản, tuynay đã chứng tỏ là ảo tưởng, vô nhân, thất bại, nhưng đã từng lôi cuốn, mê hoặc nhiềunhà trí thức, làm nguồn cảm hứng cho nhiều nhà ái quốc đi vào con đường giành độclập cho xứ sở. Vậy mà chỉ để hơn trăm trang giấy nhằm triệt hạ những thứ đó bằng mộtsố biện luận cô đúc, vắn gọn, thì dĩ nhiên không thể nào làm vừa ý những nhà nghiêncứu thận trọng.38PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tác giả vừa là nhà khoa học thiên nhiên, vừa ham thích xã hội học, lại có óc lãngmạn của một nhà thơ, không thoát khỏi lối lập luận khó hiểu của một bộ óc muốn diễnđạt tư tưởng của mình với một sắc thái riêng. Vì vậy phê bình ông không phải dễ.Dĩ nhiên chúng tôi không có ý bàn đến lối suy luận của ông, vẫn còn bị ảnhhưởng rất nhiều bởi duy vật biện chứng, và chưa thoát hẳn khỏi những tư tưởng đượcnhồi nhét hàng chục năm bởi tuyên truyền của cộng sản quốc tế cũng như quốc nội.Bàn đến đức trị, phong kiến, Khổng giáo, quốc giáo, duy vật, duy tâm…là những thứ đòihỏi lật lại cả một kho tàng văn học và triết học từ cổ chí kim từ Đông sang Tây. Cả trămtrang sách cũng không nói hết ý để có thể thuyết phục được ai. Hơn nữa những vấn đềđó đã được nhiều nhà phê bình triết học và chính trị học bàn đến đầy đủ và đã đượckiểm chứng bằng thực tiễn, trong đó phải kể đến sự sụp đổ đồng loạt và nhanh chóngcủa khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô vào cuối thập niên trước và đầu thập niên này.Vì vậy chúng tôi chỉ xin hết sức tóm tắt những kết luận cơ bản của tác giả về một số vấnđề cụ thể có tác dụng đối với quảng đại quần chúng, tránh mọi khía cạnh chuyên mônrắc rối trừu tượng. Những lời trích dẫn từ tác giả đã được chúng tôi lựa chọn theo mụcđích đó.Trước hết tác giả ví chủ nghĩa Mác như một cô gái cực kỳ xinh đẹp nhưng ngớngẩn, ai thấy cũng phải vồ ngay lấy, nhưng chắc chắn rồi sẽ phản bội. Nó hấp dẫn vì nóhứa hẹn thiên đàng. Nhưng kết cuộc là ‘’thiên đàng mù’’. Đó là ảo tưởng. Một chủ nghĩakhông tưởng.Chủ nghĩa đó không tưởng vì nó chối bỏ quyền tư hữu là quyền gắn liền với bản tínhcon người. (Có người sẽ bĩu môi: ‘’Không tưởng thôi à ? Phải nói phi nhân, bất nhân, vônhân đạo, dã man mới đúng!’’ Điểm này chúng tôi sẽ xin bàn ở chương cuối.)Nó không tưởng vì coi nhẹ con người. Với nó con người trong xã hội chỉ lànhững chiếc đinh ốc, những bánh xe…trong một guồng máy. Nó chủ trương cuộc sốngloài người là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa các giai cấp. Nhưng giai cấp là thứgì không có thực.Thiên nhiên không tạo ra giai cấp, mặc dầu vẫn biết Mác đã đựa vào thuyết biếnhóa của Darwin để làm cơ sở cho lập luận đấu tranh giai cấp của ông.Từ chủ trương đấu tranh giai cấp, nó dẫn đến chủ trương tiêu diệt giai cấp đốiđịch. Bạo lực, chiến tranh là không tránh được để đưa loài người đến ‘’những thiênđường mù’’.Hà sĩ Phu cũng phê phán sự đánh giá sai lạc của Mác đối với giá trị lao động đặc biệt làgiá trị thặng dư. Ông đã phân tách kỹ yếu tố này, coi như cốt lõi của chủ nghĩa Mác vềkinh tế, và xã hội.Tóm lại tất cả những điều trên đều đã được các nhà phê bình Mác từ một thế kỷnay nêu lên và chứng minh đầy đủ. Tác giả chỉ nói lại với một thứ ‘’phương pháp luận’’riêng và với những thuật ngữ khá lạ tai. Nhưng lời nói của ông có tiếng vang lớn vì là lờinói phát ra từ trong lòng chế độ, nơi từ trước tới nay chưa ai dám nói và ít ai dám nghĩ.Nó có sức hấp dẫn lớn. Vì vậy nó không được phổ biến trong nước. Người trong nướcbiết được nó qua đường vòng từ trong nước ra hải ngoại, rồi từ hải ngoại vọng về.Nhưng đáng buồn là cũng chỉ một số ít người ở các thành phố lớn biết một cách mơ hồthôi. Còn ở các nơi khác thì như chính ông đã nói với đài VNCR‘’Đối với số đông dân cư ở các vùng nông thôn, miền núi, thì người dân chưa biếtcái gì tồn tại ở trên đời ngoài đảng cộng sản Việt Nam !’’Để gián tiếp kêu gọi giải thể chế độ và đảng cộng sản, Hà sĩ Phu đã nêu lên mộthình ảnh rất sống động vừa thiết thực vừa có tính chất châm biếm là cái thuyền nan cần39PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


phải bỏ đi sau khi đã qua sông. Một cách cụ thể ông đề nghị nâng cao dân trí và côngkhai hóa mọi việc. Đó là một thách đố đối với nhà cầm quyền hiện nay. Vì để nâng caodân trí ông đòi cho tự do báo chí. Ông thách nhà cầm quyền cho phép chỉ hai tờ báo tưnhân, một ở miền Bắc và một ở miền Nam, để đương đầu với từ 300 tới 500 tờ báo củađảng và chính quyền.Nếu không đặt nặng vấn đề lý luận và tư tưởng mà chỉ quan tâm đến tính thời sựchính trị thì không thể nghi ngờ lập trường chống cộng của Hà sĩ Phu. Ông đòi từ bỏchủ nghĩa Mác, bỏ tệ nạn sùng bái cá nhân, từ bỏ sự lãnh đạo của đảng. Ông cũng lênán cuộc chiến tranh gọi là ‘’chống Mỹ cứu nước’’. Nhưng, để tỏ vẻ công bằng và khôngcực đoan, cũng như phần đông các nhà trí thức trong nước, đã từng theo kháng chiếnchống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, ông cho rằng đảng có côngtrong việc đánh thắng thực dân Pháp. Ông cũng không dám phủ nhận công của chủnghĩa Mác đã là con đường, là phương tiện hữu hiệu trong công cuộc kháng chiếnthắng lợi đó. Cũng như ông vẫn công nhận dầu sao ông Hồ chí Minh vẫn là con ngườiđạo đức, có công trong việc giành độc lập cho tổ quốc. Vì đó cũng là ý kiến của nhiềutác giả được chúng tôi trưng dẫn trong soạn phẩm này, nên chúng tôi sẽ xin được bànđến trong chương tổng kết.Tác giả đã để nhiều trang sách nói về tính ngụy biện của học thuyết Mác vàchâm biếm cay độc những lập luận và hành vi của lãnh đạo đảng. Dẫn người đọc đếnchỗ phải kết luận: chỉ còn cách phải phế bỏ sự lãnh đạo ngu xuẩn và lưu manh đó, theotừ ngữ của Vũ thư Hiên.Có sống ở trong nước với Hà sĩ Phu, Bùi minh Quốc, Nguyễn ngọc Lan, hàngngày thấy văn nghệ sĩ, vì sợ, vì nồi cơm, vì bị bưng bít, chỉ biết nói theo đảng, thì mớithấy sự dũng cảm của Hà sĩ Phu, dám nói lên một số điều mà người khác không dámnói. Nếu vì thế mà Nguyễn ngọc Lan hay Bùi minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự có ca tụngông, bốc ông lên như một ‘’biểu tượng’’ cũng không nên bảo họ tâng bốc nhau. (6)Một điều mà chúng tôi muốn nêu lên trước khi kết thúc chương này đó là sự việcông Hà sĩ Phu bị bắt trong một bối cảnh tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm ‘’đảng quyền’’và ‘’nhà nước quyền’’ vào lúc ấy. Nhóm đảng quyền gồm những tay bảo thủ trong đảngnhư Lê đức Anh, Đỗ Mười, Đào duy Tùng, Nguyễn hà Phan chủ trương cố bám lấy chủnghĩa Mác Lê, xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản. Trong khi nhóm ‘’nhà nướcquyền’’ gồm những tay chủ trương đổi mới để mở rộng liên hệ với thế giới bên ngoàinhư Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Trần đức Lương, Võ Oanh.Hà Sĩ Phu bị bắt được hai ngày thì Lê hồng Hà cũng bị bắt. Nếu ông trước bị bắt‘’quả tang’’ mang bức thư tối mật của Võ văn Kiệt, thì ông sau bị bắt vì có dính líu đếnviệc ông ta đã cùng với Nguyễn trung Thành, (thuộc ban tổ chức trung ương đảng, trựctiếp dưới quyền Lê đức Thọ, khi ông này đứng đầu ban tổ chức trung ương đảng, đầythế lực và thực quyền, và ông Thành cũng chính là người thụ lý vụ án ‘’xét lại chốngđảng vào thời 1967’’) vận động xét lại vụ án để minh oan cho các nạn nhân. Cả hai ôngNguyễn trung Thành và Lê hồng Hà đều vì thế mà đã bị khai trừ khỏi đảng. Vì chuyệnnày có liên hệ đến tranh chấp nội bô và vụ án xét lại hơn hai chục năm trước là vụ ánlàm chia rẽ đảng, mở ra một kẽ hở có triển vọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ, nhưng sựsụp đổ vẫn không xảy ra, nên chúng tôi sẽ xin bàn đến trong chương tổng kết, sau khiđã ghi nhận, phân tích ý kiến của nhiều tác giả được trưng dẫn trong soạn phẩm này.Chú Thích:1.- Bút hiệu này không có nghĩa là sĩ phu Bắc Hà, như Đào duy Tùng giải thíchkhi phê bình ông, hay sĩ phu Hà Nội như người ta có thể hiểu. Nó chỉ có nghĩa như là40PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


một câu hỏi, một lời than: Sĩ phu, kẻ sĩ đâu rồi, hay như ông cho biết: ‘’Thế nào là sĩ phu?’’, ‘’Ai là sĩ phu ?’’1 bis. Các tác giả phần nhiều không có tên tuổi, trừ Quang Cận, cấp Đại Tá, tổngbiên tập tờ quân đội nhân dân.2.- Ngày 22.8.1996. Theo vợ ông là bà Đặng thị Thanh Biên thì ông Tụ đã khai tạitòa (nguyên văn lời bà trong thư khiếu nại gửi các cơ quan công quyền ngày 30 tháng 9năm 1996): ‘’Ngay trang đầu của bản cáo trạng đã ghi bắt quả tang tôi đã có hành vichiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước là sai hoàn toàn với thực tế. Lúc đó tôi đang đixe đạp về phía bờ hồ thì có hai người ngồi xe gắn máy rượt sát tông vào xe làm tôi ngã.Tôi chưa kịp đứng dậy vững thì có người giật túi, tôi kêu lên, lúc đó thấy có đông ngườitrong đó có công an vây quanh. Công an dẫn tôi và người giật túi về đồn công anphường Hàng Bài. Kẻ giật túi được ngồi yên. Một người công an giật túi tôi đòi xem cómất gì không. Tôi nói tôi không mất gì cả. Nhưng người công an vẫn giằng túi tôi lụcsoát và lập biên bản là tôi đã có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Thật là vôlý! Cứ làm như tôi là gián điệp biệt kích bị bắt quả tang đang mở khóa kho lưu trữ hồ sơquốc gia’’3.- Tờ Viên Giác ở Đức số 84 tháng 12 năm 1994 có đăng bài của Tâm TràngNgô Trọng Anh viết về bài tiểu luận của Hà sĩ Phu trong đó có câu: ‘’Diệu Âm của Hà sĩPhu vỏn vẹn chỉ có vài trang chuyền tay mà làm thất kinh bát đảo toàn bộ ‘’cỗ máynghiền’’ văn hóa trí thức của đảng’’4.- Số trang trong ngoặc đơn ở chương này là theo cuốn Hà sĩ Phu tuyển tập doThế Kỷ 21 xuất bản tại California tháng 1 năm 1996.5.- Khi nhà thơ Bùi minh Quốc, người bạn của Hà sĩ Phu cùng ở Dà Lạt, bị khaitrừ, ông cũng có sáu câu lục bát gửi bạn:‘’Cộng Trừ Nhân Chia’’ (Tặng Bùi minh Quốc ngày bị khai trừ):Nghe tin cậu bị khai TrừTấm lòng cộng sản có dư vẫn bền.Lòng nhân ví được Nhân lênChia cho thiên hạ làm duyên bạn bầy!Chạnh lòng, nhớ thuở thơ ngây.Nhân Chia chưa biết, loay hoay Cộng Trừ!6.- Ông Nguyễn minh Cần lưu vong ở Thủ Đô Liên Bang Nga, sau khi đọc bàicủa Hà sĩ Phu về hoàn cảnh Bùi minh Quốc ‘’bị hành hạ, tra tấn, nhục hình đối với thểxác và tâm hồn’’ (Mỗi ngày phải viết hai bài tự kiểm, Minh Võ) trên tạp chí Thế Kỷ 21tháng 1.1999. và một câu đối của Hà sĩ Phu nhân ngày sinh của Bùi minh Quốc, đã viếtcho Hà sĩ Phu một lá thư dài để chia sẻ quan điểm và cổ võ Hà sĩ Phu và các người bạncùng chí hướng của ông ở trong nước. Đồng thời ông Cần cũng hưởng ứng lời kêu gọitìm vế thứ hai cho câu đối, mặc dù ‘’thú thật vốn chữ hán của tôi không bằng cái trứngmuỗi’’. Hai vế đối của Hà sĩ Phu và Nguyễn minh Cần như sau:Minh Minh QuốcĐốiSĩ Sĩ PhuCầm Minh Quốc bất minhĐả Sĩ Phu vô sỉMinh nhật kê minhSĩ khí chí sĩMinh Quốc phục41PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Sĩ Phu VinhCHƯƠNG VĐÊM GIỮA BAN NGÀY CỦA VŨ THƯ HIÊN‘’Đêm Giữa Ban Ngày’’ là cuốn hồi ký viết về những gì xảy ra trong tù cộng sảngiữa tác giả và tên cai tù và từ đó về những gì xảy ra trong đầu tác giả nhân nhữngcuộc hỏi cung, liên quan đến ‘’nhóm xét lại chống đảng’’, rồi từ đó về cả những nhân vậtkhác trong chế độ cộng sản miền Bắc. Khung cảnh thời gian, không gian rất nhỏ hẹp.Nhưng nội dung tác phẩm thì rất lớn, rất đa dạng: Đề cấp đến rất nhiều vấn đề, rấtnhiều sự việc và rất nhiều nhân vật.Tác giả là một nhà văn, nên ông đã trình bày những sự kiện có thực một cách rất vănvẻ, linh động, sắc nét, làm cho người đọc có cảm tưởng như đọc một tác phẩm vănchương, nhờ vậy có đủ hứng thú đọc hết 767 trang sách mà không cảm thấy mệt mỏi.Vũ Thư Hiên là con Vũ Đình Huỳnh, một trong những cận thần của ông Hồ, đồngchí và là bạn của những nhân vật trụ cột của chế độ cộng sản như Nguyễn lương Bằng,Trường Chinh, Võ nguyên Giáp…đã từng ngồi tù Sơn La của Pháp cùng với Nguyễnlương Bằng, Lê đức Thọ, Trần quốc Hoàn, Đặng kim Giang, Tô Hiệu, Kỳ Vân, LưuĐộng v.v…Ông Huỳnh đã từng có thời làm bí thư cho Hồ chí Minh, luôn luôn ở bêncạnh họ Hồ trong thời gian thương thuyết với Pháp ở hội nghị Fontainebleau, năm1946. Vì vậy con ông cũng đã có nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các cấp lãnhđạo đảng cộng sản Việt Nam, từ Hồ chí Minh trở xuống.Với tư cách nhà văn, nhà báo ông đã quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếngtrong chế độ cộng sản và biết rõ tính tình, cũng như xu hướng chính trị của rất nhiềungười trong văn giới và báo giới. Là người thông hiểu Nga ngữ, đã nhiều năm du học ởLiên Xô, ông cũng có những liên lạc với một số người Nga, nhà văn Nga. Những kiếnthức của ông nhờ tính ham đọc sách đã lôi cuốn người đọc vì chúng cung cấp nhữngthông tin rộng rãi về nhiều lãnh vực.Tác giả khởi sự viết tác phẩm này vào mùa Hè năm 1985 tại Sài Gòn. Nó được tiếp tụcở Hà Nội, ở Liên Xô, ở Balan, rồi hoàn tất ở Paris. Tại Liên Xô bọn ‘’côn đồ’’ đã cướpbản thảo, đập máy vi tính của ông, đâm ông trào máu, cố ngăn cản không cho ông thựchiện ý định.Nhưng ông đã ôm ấp dự tính viết một cuốn sách về ‘’vụ án xét lại chống đảng’’này ngay những ngày đầu trong nhà đá Hỏa Lò (trang 295.) Trong những ngày quá đaukhổ đến tuyệt vọng có nhiều lúc ông đã muốn tự sát. Nhưng ‘’tôi phải sống sót để nói lạicho đồng bào tôi nghe về thực chất cái xã hội trong đó con người Việt Nam bị tước đoạtmọi quyền tự do tối thiểu mà mỗi công dân bình thường của thế giới bình thường phảicó’’. (trang 513).Chính cha ông cũng là người thúc đẩy ông, góp ý với ông, trong việc viết cuốnhồi ký này. Mục đích của cuốn sách đã được tác giả nói đến rất cặn kẽ, chính xác,không thể hiểu lầm nơi những trang 303-305, và 513 vừa nêu. Tác giả hoàn thành cuốnsách này còn là để nói lên niềm hối hận của cha con ông. Sau đây là một vài đoạn nóilên niềm hối hận đó:‘’Với đảng của ông, cha tôi đoạn tuyệt hoàn toàn’’.Con ạ, những ngày gần đây bố suy nghĩ nhiều về tương lai đất nước mình. Concó biết bố đi đến kết luận gì không ? Kết luận của bố là thế này: Muốn cho dân tộc takhông thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta khôngnghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: Ấy là phải gạt bỏ sự lãnh42PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đạo của đảng cộng sản. Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách mạnggiải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở thành chướng ngại vật trên đường phát triển củadân tộc…‘’Tôi sửng sốt. Tôi có thể chờ đợi ở cha tôi bất cứ ý nghĩ nào khác, nhưng khôngphải ý nghĩ ấy’’.Cần phải có dũng khí vượt qua nỗi đau mới đoạn tuyệt được với quá khứ dứtkhoát đến như vậy.Con có hiểu vì sao lâu rồi bố không về quê không ? Một hôm khác, ‘’Bố nhớ làngxóm lắm. Nhưng bố xấu hổ. Sau này, cha tôi buồn rầu nói ‘’con về nhớ nói bố xin lỗi bàcon. Bố đi làm cách mạng không phải để mọi người phải sống cuộc sống như thế này.Là con người ai cũng vậy không khổ vì thiếu thốn bằng khổ vì nhục. Một chế độ hạ nhụccon người không phải chế độ nhân dân ta lựa chọn’’.Xóm làng mà ông Huỳnh nói đến ở đây là làng Kiên Lao (2), Phủ Xuân Trường,Tỉnh Nam Định, sinh quán của ông. Vì ‘’cách mạng’’ ông đã bỏ, chẳng những làng xómcủa ông, mà cả tôn giáo của ông, Đạo Công Giáo. Con ông viết rằng từ cái tôn giáo đóông chỉ còn giữ có lời ‘’Đức Chúa Giêsu Ki-ri-xi-tô dạy là hãy yêu người như mình vậy’’.(3)Nếu đọc không kỹ, người đọc có thể bảo tác giả chỉ nhắm mục đích đả kích bọnDuẩn-Thọ là những kẻ chủ mưu trong việc bắt giam cha con ông. Nhưng ông đã cố giữlời cha ông dặn khi gần chết: ‘’…Không phải vì mục đích vạch tội ai mà con làm việcnày, không phải vì mục đích ấy. Mục đích lớn hơn:…’’ Đó là cổ võ dân chủ pháp trị,tránh độc tài. (Xin đọc tiếp giữa trang 305.) Và tôi thiết nghĩ, Vũ thư Hiên đã làm đúnglời trăn trối của cha ông.Vài nét về Vũ thư Hiên:Vũ thư Hiên sinh ngày 18.10.1933, nguyên quán Trung Lao, Trực Ninh, NamĐịnh. Mẹ ông là người Hà Nội. Năm 1945, khi mới 12 tuổi ông đã xung vào đội tuyêntruyền xung phong. Bốn năm sau ông vào lính và được theo học Trường lục quân TrầnQuốc Tuấn. Do cương vị của cha ông bên cạnh ông Hồ, và cũng do vai trò của cán bộthiếu nhi tuyên truyền ông có cơ hội gặp ông Hồ rất sớm và giữ những kỷ niệm về tìnhcảm tốt đẹp dành cho ‘’người bác’’ của ông cũng như hàng tá các bác khác từng chiếnđấu cam khổ bên cạnh cha ông trong thời chống Pháp. Chỉ cho đến khi ôm ấp ý địnhviết cuốn hồi ký này, những tình cảm ban đầu mới phai lạt và được thay thế bằngnhững nhận định thực tiễn chua cay.Tuy cha ông đã bỏ đạo, mẹ ông lại là người gốc Đạo Phật, và cả hai đều duy vật,nhưng mẹ ông không chống đối việc các con được các ông bác bà cô đưa đi rửa tội vàxem lễ. Sau khi cha ông bị bắt lúc ông lên sáu, ông đã sống một số ngày thơ ấu ở quênội, là nơi đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm êm đềm tha thiết. Hồi 24 tuổi ông lại có dịpvề làng và gặp lại bà cô và được nghe bà khuyên nên tránh xa cộng sản vì: ‘’cộng sảnbất nhân lắm’’…(trang 248). Vợ ông khi đi du học ở Ba Lan về, với những gì nhìn thấy ởBa Lan cũng đã nhủ chồng mình không nên theo cộng sản vì nó ‘’không được lòngdân.’’ (trang 249). Nhưng ảnh hưởng bên nội và lời khuyên của chính vợ ông không làmông kém hăng say đi theo lý tưởng của cha mẹ. Nhất là cha ông sau khi bất mãn vềnhững sai lầm trong cải cách ruộng đất vẫn còn bênh đảng, nói rằng đảng đã biết lỗi vàsửa sai. Vì vậy, tuy không phải là đảng viên cộng sản như họ, nhưng ông vẫn lấy làmhãnh diện là đã ở trong hàng ngũ những người kháng chiến. Cho đến khi ông cảnh tỉnhthì đã quá muộn. Cho nên ông bảo mình ‘’đần’’, ‘’ngu lâu’’. (trang 250)Nhờ thế lực của cha, Vũ thư Hiên đã được cử đi học về Điện Ảnh ở Liên Xô. Chính43PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trong thời gian du học này ông đã được chứng kiến tại chỗ việc tân lãnh tụ cộng sảnnước này hạ bệ thần tượng Staline, mở đầu một giai đoạn mới, chủ trương ‘’các nướccó xu hướng chính trị khác nhau có thể sống chung hòa bình’’.Trong hồi ký, Vũ thư Hiên đã nói rõ ông làm cách mạng, cũng như ông theo chủnghĩa duy vật chỉ vì cha mẹ ông làm cách mạng và theo chủ nghĩa duy vật, vì lúc ấy duyvật là cái mốt. Vậy thôi. (trang 177)Trong số gần chục tác phẩm của mình, Vũ thư Hiên có nhắc đến, (trang 419),những cuốn: ‘’Đường Số 4’’, bị lên án vì chủ nghĩa ấn tượng, ‘’Đêm mất ngủ’’, bị Tố Hữugọi là ‘’bất mãn với chế độ hiện hành’’, ‘’Đêm cuối cùng ngày đầu tiên’’, bị ông Nguyễnchí Thanh đánh. Cuốn ‘’Miền Thơ Ấu”, xuất bản năm 1988, được ông viết trong xà lim,bằng những cây viết mà vợ ông lén đưa cho ông trong lúc tên cai ngục ngó đi chỗ khác.Cuốn thứ năm được ông nhắc đến (trang 179) là tiểu thuyết ‘’Pháo Đài Xanh’’ nói vềquê nội của ông do cảm tình gắn bó với cái quê nghèo bùn lầy nước đọng hơn cái quêngoại ở Thủ Đô là nơi ông sống nhiều hơn. Ngoài ra người ta cũng được biết tác phẩmđầu tay của ông là vở kịch ‘’Lối Thoát’’ ra đời khi ông mới 20 tuổi. Năm 1962 ông cóthêm cuốn ‘’Bông Hồng Vàng’’, dịch từ một tác phẩm tiếng Nga. Tập truyện ngắn ‘’ĐêmMùa Xuân’’ của ông do nhà xuất bản Lao Động cho ra năm 1963 đã bị thu hồi vì sai lậptrường.Cuốn ‘’Đêm Giữa Ban Ngày’’ không biết sẽ chịu số phận gì, nếu nó được công bốở trong nước. Chỉ biết tác giả nó đã bị đâm và chết hụt ở Liên Xô cũng vì nó.Sơ lược nội dung tác phẩmCuốn ‘’hồi ký chính trị của một người không làm chính trị’’ mang tên ‘’Đêm GiữaBan Ngày’’, na ná như tên tác phẩm của Arthur Koestler mà dịch giả Daphner Hardydịch là ‘’Darkness At Noon’’. Tác phẩm của Koestler là tiểu thuyết dựa vào người thực,việc thực trăm phần trăm. Còn Đêm Giữa Ban Ngày là hồi ký có những đoạn hơi ‘’vănvẻ’’ quá khiến có người bảo không phải văn hồi ký.Sách gồm có 41 chương tổng cộng 767 trang, thuật lại cuộc đời lao 1976. (tháng9.1967 đến ngày 2.12) tù của tác giả trong gần 9 năm trường, từ 24 Trong quãng thờigian đó tác giả đã lần lượt trải qua những ngày biệt giam ở xà lim Hỏa lò (Hà Nội), xàlim Huyện Bất Bạt, rồi chuyển đến các trại cải tạo Tân Lập (Phú Thọ) và cuối cùng là trạiPhong Quang gần biên giới Hoa-Việt.Tác phẩm mở đầu như chuyện tiểu thuyết, một cảnh xi nê. Người ta đón đườngbắt cóc ông đem đi biệt tăm lúc ông đang cỡi xe đạp trên đường phố Hà Nội vào mộtngày hưu chiến dịp Lễ Giáng Sinh, 1967. Mãi 27 tháng sau gia đình mới được thôngbáo chỗ ông bị giam để thăm nuôi, mỗi năm chỉ hai lần. Người mà ông phải đối đầutrong các cuộc hỏi cung là cục phó cục chấp pháp Huỳnh Ngự được nhắc đến nhiềunhất trong cuốn hồi ký. Y tiêu biểu cho lớp cán bộ trung thành với đảng, một mẫu ngườitrong guồng máy áp chế của xã hội ‘’Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa’’ thời ấy. Người tacũng thấy ở y cái mặt nạ đạo đức giả mà những lãnh tụ thời ấy thường đeo. Nhưng vốnnóng tính y đã nhiều lần đánh rớt nó trong những buổi hỏi cung khó khăn mà tác giảkiên quyết giữ vững lập trường bất khuất của mình, coi thường những lời hứa hẹn hayđe dọa của y. Tuy nhiên nhìn chung người ta phải công nhận cái tài dụ dỗ và khéo dẫndắt tù nhân tới những điều mà y muốn. Trong toàn bộ, tác phẩm cho thấy cái pháp lýcủa chế độ là cố tạo ra bằng chứng, không được, thì dựa vào lời cung khai của nạnnhân để buộc tội. Cho nên có rất nhiều người không có tội vẫn bị xử hay bị giam. Vì, tuycấm tra tấn, nhưng những lời đe dọa, những hình phạt cùm, phạt biệt giam trong mộtthời gian dài khiến nhiều người mất kiên nhẫn, đành nhận tội để được yên thân.44PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Điều mà các tên chấp pháp muốn moi từ tác giả là một lời thú tội, một lời khai hớhênh, một tin tức vô tình về một người nào đó trong số những người đang bị kết vào tội‘’xét lại chống đảng’’.Huỳnh Ngự đã hỏi ông về cha ông, về những người có liên hệ với cha ông từNguyễn lương Bằng, (trang 309),Võ nguyên Giáp, Ung văn Khiêm, Đặng kim Giang, LêLiêm, Hoàng minh Chính, Minh Tranh, (Giám Đốc nhà Xuất Bản Sự Thật) Tôn thấtTùng, Tạ quang Bửu, (chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước), Lê quý Quỳnh (bí thư tỉnhủy Hưng Yên)…cho đến những nhà văn, nhà báo, họa sĩ…và một lô các nhà trí thứckhác…mà ông từng quen biết hay có dịp gặp mặt như Nguyễn đình Thi, Nguyễn Tuân,Phan kế An và Phan kế Hoành (2 người con cụ Phan Kế Toại), Văn Cao, Bùi xuân Phái(họa sĩ), Phạm kỳ Vân, Dương Tường (nhà thơ), Mạc Lân (nhà báo), Huy Vân (điệnảnh), Vũ huy Cương (điện ảnh), các nhà văn Hứa văn Định, Châu Diên, Xuân Khánh,Phù Thăng vân vân…Có lần Huỳnh Ngự hỏi tác giả về sự liên hệ giữa ông và một nhà ngoại giao Ngatên Rashit, và trong cuộc hỏi cung này y đã quyết đoán tác giả làm gián điệp cho ngoạinhân. Nhưng y không làm sao khiến tác giả nhận tội hay cung khai những điều bất lợicho người khác.Căn cứ vào những buổi hỏi cung của Huỳnh Ngự và những tin tác giả nhận đượctrước khi vào tù thì được biết những người có dính líu trong cái gọi là vụ án XLCĐ gồmcó những người sau đây:Hoàng minh Chính, viện trưởng viện triết học, Phạm Viết, phó tổng biên tập tờ HàNội Mới, Kỳ Vân phó tổng biên tập tạp chí Học Tập, Minh Tranh. Giám đốc nhà xuất bảnSự Thật. Những người này, ngoài Minh Tranh chỉ bị cách chức, đã bị bắt tháng 7 năm1967. Sau vài tháng đến lượt các ông Vũ đình Huỳnh, vụ trưởng vụ lễ tân phủ chủ tịch,cha tác giả, Thiếu Tướng Đặng kim Giang, nguyên tổng cục phó tổng cục Hậu Cần, chủnhiệm cục hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi thứ trưởng bộ nông trường, các ôngTrần minh Việt, phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố HàNội, Nguyễn kiến Giang, biên tập viên tạp chí Học Tập, Đinh Chân, biên tập viên báoquân đội nhân dân, Nguyễn văn Thẩm, bí thư của thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm. Chatác giả bị bắt vào đúng ngày sinh con, 18 tháng 10. Về ông Hoàng minh Chính xin xemchương 2.Tác giả đã nhân lúc bị hỏi cung về những nhân vật này để nói thêm những gì ôngbiết về họ, và cũng nhân lúc nêu ra tên tuổi họ, ông còn nói miên man tới những ngườikhác, việc khác mà họ quen, biết hay có liên hệ ở một phương diện nào đó khiến chocuốn hồi ký bao gồm luôn một số chi tiết lý thú về cuộc đời của một số nhân vật. Vềnhững nhân vật quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, chúng tôi sẽdành cho mỗi người ít hàng trích dẫn của tác giả ở những trang sau.Trong hai năm đầu khi bị giam tại xà lim Vũ thư Hiên đã thuật lại những câuchuyện giữa ông và người bạn tù cùng xà lim tên Thành (Mỗi xà lim giam tối đa haingười). Và khi chỉ còn một mình thì ông nói chuyện về con cóc Arquelin mà ông bắtđược khi nó vừa mới đứt đuôi nòng nọc.Sau hơn hai năm tác giả được biết cha ông cũng đương bị giam trong cùng mộtkhu và hai cha con liên lạc được với nhau qua bao thuốc lá mà người mang cơm traocho.Sau 27 tháng tù Vũ thư Hiên được gặp mẹ và vợ con. Trong dịp này ông đã gửiđược mấy hàng cho ông Nguyễn lương Bằng lúc ấy nắm quyền thanh tra trong đảng vàchính phủ, để xin can thiệp cho cha con ông. Nhưng không có kết quả. Vì ông Bằng chỉ45PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hứa suông mà không dám! Về sau, trước khi chết ông Bằng có cho mời cha tác giả đếnbên giường bệnh, ‘’xin tha thứ’’.Những năm sau, sau khi gây gỗ, sừng sỏ với chấp pháp, chửi luôn lãnh đạo, vàsau mấy tuần lễ bị cùm trong xà lim biệt giam gần chết để trừng trị tội phạm thượng,ông được áp giải tới trại cải tạo lao động Tân Lập, Tỉnh Vĩnh Phú. Rồi vài năm sau đólại được chuyển tới trại Phong Quang, gần biên giới Hoa-Việt. Trong hai trại cải tạo nàyông được gặp một số người quen. Ông cũng gặp cả những tên tù hình sự lưu manh vàcả những thiếu nhi giết người, những tù chính trị thuộc các tôn giáo, và đảng phái quốcgia.Tại trại Phong Quang ông đã viết khá nhiều về một số phạm nhân đặc biệt ngườiTrung Quốc, trong đó có Cố Thủ Chẩu và anh chàng Marinết, quốc tịch Trung Quốcnhưng mang dòng máu Hà Lan, một người suốt đời trung thành với đảng nhưng đã trởthành nạn nhân của đảng. Chính nhân vật này đã nói với tác giả:‘’Anh thử nghĩ mà xem có biết bao nhiêu người thành tâm đi theo chủ nghĩa cộngsản và trở thành nạn nhân của nó’’.Những cái tên người mà tác giả nhắc đến ở những chương cuối gồm có một sốtên có lẽ không lạ lắm với độc giả trong chế độ cộng sản, đặc biệt có Nguyễn Chí Thiện(nhà thơ nổi tiếng chống cộng, mới được tha gần mười năm và đã được cho ra ngoạiquốc, xin xem chương 13).Một số nhận định của tác giả về chủ nghĩa Mác, về đảng cộng sản Việt Nam vàmột số nhân vật quan trọng trong các chính quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vàLiên Xô.Trước hết về chủ nghĩa Mác Vũ thư Hiên viết:‘’Hiểu đúng và chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin ‘’Cả hai cái đó hiểu khôngđúng, đều không phải là chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Ở Việt Nam có một chủ nghĩacộng sản không dính dáng gì tới Mác hoặc Lê-nin hết. Nó là chủ nghĩa cộng sản bìnhdân. Nó kêu gọi đấu tranh cho một xã hội không có người bóc lột người, một cuộc sốngtự do công bằng và hạnh phúc, một địa cầu không biên giới. Đó chính là chủ nghĩa cộngsản mà cha mẹ tôi theo, là cái mà ông bà muốn trao lại cho chúng tôi…Chính chủ nghĩaMác dung tục, thô thiển, chứ không phải chủ nghĩa Mác hàn lâm hay chủ nghĩa Máccường đạo, mới là cái hữu ích cho phong trào giải phóng dân tộc. Hấp lực của nó vôcùng mạnh mẽ. Có người nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng nhưthế ?Vào thời cha mẹ tôi phần lớn những người cách mạng đều tự hào nhận mình làcộng sản. Chính sự lầm lẫn này về sau đã sinh ra một nghịch lý: Những nhà lãnh đạocách mạng Việt Nam thường tỏ ra là những chiến sĩ tài ba khi họ ít được học chủ nghĩaMác, còn khi bập bõm chủ nghĩa Mác rồi thì họ lại sa vào hết sai lầm này đến sai lầmkhác’’. (trang 322-323)Tôi hiểu các nhà lãnh đạo qua cha tôi. Phần lớn họ thuộc thế hệ cha tôi, trạc tuổicha tôi. Họ có tiểu sử na ná như nhau, tất cả đều là những người yêu nước trước khithành cộng sản. Họ nhập vào hàng ngũ cộng sản mà không hiểu chủ nghĩa cộng sản làgì. Chỉ cần biết chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho công cuộc giảiphóng dân tộc là đủ.’’ (trang 323)Về đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải cướp công, Vũ thư Hiên tin rằng nócó công thực trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thắng lợi mùa Thu năm 1945. Nó cósức thu hút các người Việt Nam có tinh thần yêu nước, đến nỗi ông cho rằng thời đầunhững người cách mạng đều cho mình là cộng sản! (trang 322) Nhờ có tinh thần yêu46PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nước, các đảng viên cộng sản đã kiên cường chịu cực chịu khổ, hy sinh để cuối cùnggiành được thắng lợi vẻ vang.Nhưng từ sau kháng Pháp thành công, đảng cộng sản đã phạm phải những lỗi lầmkhông thể tha thứ trong các chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, và các cuộc trấnphản đối với những người có tư tưởng khác với từ Giai Phẩm và cái gọi tưởng chínhthống, như trong các vụ án Nhân Văn là nhóm xét lại chống đảng. Cuối cùng chắc ôngcũng cùng một phán xét như cha ông là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản thìnước nhà mới khá. Sau đây là một vài đoạn trích dẫn:‘’Một trong những điều khó hiểu đối với tôi hồi ấy là tại sao, vì lẽ gì những nhàcách mạng Việt Nam thuộc thế hệ cha chú tôi, lúc đó còn đông đúc, lại chịu chấp nhậnmột mô hình xã hội quỷ quái như vậy ? (trang 508)Những người cách mạng năm xưa đã xây dựng nên cái gì vậy ?Theo cái que chỉ của thợ cả, những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình dungmình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để laumồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bông hoa, màlà cái cùm kiên cố.’’ (trang 316)‘’Từ cải cách ruộng đất trở đi tập tục này (tôn vinh đảng, chú thích của Minh Võ)lan rộng và ăn sâu trong sinh hoạt của dân chúng. Người dân mở miệng ra là ‘’Nhờ ơnđảng, chính phủ’’. Người ta nói: ‘’Nhờ ơn đảng, chính phủ, mùa màng năm nay khá, giađình em tạm đủ ăn’’, ‘’Nhờ ơn đảng, chính phủ, nhà em vừa sinh thằng cu’’. Quenmiệng người ta còn nói: ‘’Nhờ ơn đảng, chính phủ, cái mụn chốc thằng cu nhà em đỡrồi, em lấy cao nhà ông lang Sửu đấy ạ !’’ Trong nhân dân cũng vào thời kỳ này xuấthiện câu ca dao thú vị nói rất trúng cách tuyên truyền của đảng về những thành tựu lãnhđạo:Mất mùa là tại thiên tai,Được mùa là tại thiên tài Đảng ta…Đảng là đấng Tối Cao, như Chúa Trời.‘’Đảng còn hơn cả Chúa Trời nữa, vì Chúa Trời vô hình vô ảnh, còn đảng là cóthực, cũng như những nhà tù của Đảng là có thực, Đảng là người quyết định hết thảy,Đảng cho thì có, Đảng lấy thì mât.’’ (trang 414)‘’Chúng tôi không nhận ra một điều rằng những nhà lãnh đạo chúng tôi là nhữngngười không có nghề nghiệp, họ chỉ biết phá, chứ không biết xây. Không biết và cũngkhông thèm học cách quản lý xã hội sao cho ra nhiều của cải, quen sống bằng chiếntranh, nhờ chiến tranh mà tồn tại. Họ chỉ chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang đểlàm tiếp chiến tranh. Bằng tiền và vũ khí người khác….‘’Người có luân thường không thể tôn trọng đảng còn vì một lẽ: Lúc nào đảngcũng chì chiết, cũng nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi rằng các anh được sống, được làmviệc là nhờ ơn Đảng. Không có Đảng, đời anh là đời con chó.’’ (trang 573)Ngay ở chương đầu tác giả đã nhắc lại nhận xét của bà ngoại ông về các nhàlãnh đạo tương lai, khi bà thấy họ đến chơi với cha mẹ tác giả. Nhắc lại chuyện đó vàcho rằng bà có lý, tác giả đã minh thị liệt họ vào lọai người xấu. Đây nguyên văn mộtđoạn vắn:‘’Bà ngoại tôi nói thẳng với mẹ tôi là bà không thích họ. Đến nỗi mẹ tôi giận bà vìsự không thích ấy. Hóa ra bà ngoại tôi có lý khi nhận xét người này người kia trong bọnhọ không phải là những người tử tế. Bằng sự mẫn cảm của phụ nữ, bà thấy trước đượccách sống không nhân nghĩa, không có trước có sau, không có tình người, như cách tathường nói bây giờ, của những người về sau trở thành những nhà lãnh đạo như47PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trường Chinh, Hoàng quốc Việt’’. (trang 35)Tưởng cũng nên xem tác giả nói gì về một số nhân vật ngồi làm vì trong cácchức vụ nhà nước như Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng chẳng hạn:‘’Đến nhà cách mạng cao niên rất mực hiền lành Tôn đức Thắng cũng khôngthoát khỏi con mắt cú vọ của Lê đức Thọ. Mà cụ đâu phải người thèm muốn chứcquyền. Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: ‘’Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịchnước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cáichức chi hết’’. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ khônglàm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợmáy ngày truớc buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảovệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụbuồn. Thương cụ quá nhiều khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để giắt đến nhờ cụ sửagiùm. Một người bạn tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thờigian nghị quyết 9…cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘’Mày có thấy lính kín theo mầytới đây không mầy ?’’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiềnhậu: ‘’Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao. Trong nhà tao nè, lính kín hổng cóthiếu’’.Về Các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất:‘’Tôi chỉ bắt đầu ngờ vực đức hiền minh của các lãnh tụ vào thời gian cuộc giảmtô giảm tức được phát động ở khu 4 kháng chiến, năm 1953…Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: Nườn nượp lướt qua mắt tôitừng bày đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng khôngphải để chiến đấu với quân xâm lược, mà với chính đồng bào mình.Tại xã Ngô Xá, làng Ngò Thanh Hóa, nơi có dinh cư cụ cử Nguyễn Thượng Hiền,người ta trói chặt hai tay rồi dong mẹ bạn tôi đi khắp làng chỉ vì bà trót dại nói điều gì đómất lập trường hoặc không vừa lòng cán bộ giảm tô giảm tức. Trước bà là hội trưởnghội liên hiệp Phụ Nữ Thái Bình. Mất đất, bà mang con cái chạy vào Thanh Hóa, làmnghề hàng xáo buôn thúng bán mẹt. Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì thấymấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹobước sau họ, kêu gào thảm thiết:‘’Đi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử với con dân cụ thế nàyđây’’.Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới làmột đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động, ngoan cố lắm, những người bâuquanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại mãi đến khi ngất đi rồi mới đượcngười ta hạ xuống.Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước 1945, bị tống giam vì bị vu là đảngviên Quốc Dân Đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh: ‘’Oan cho tôi lắm, cụ Hồơi. Tôi trung thành với cụ, với đảng. Tôi không phản bội. Hồ chí Minh muôn năm’’.Người ta lấy gai cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta bị tội gì, cóthể cô ta chỉ có tội là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại cắm cái gai sâu thêm một chút, làmcho cô ta rú lên vì đau, quằn quại trong giây trói.Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng giây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên đường như mộtcon chó. Lũ trẻ làng rùng rùng chạy theo sau. Chúng vỗ tay, chúng reo hò, chúng cườingặt nghẽo. Tôi nhìn chúng rùng mình những đứa trẻ này chắc chắn sẽ lớn lên với tráitim không phải của giống người. Rồi đây với tâm hồn chai sạn, làm sao chúng có thểsống chung với những anh em khác màu da và tiếng nói trong một thế giới đại đồng mà48PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn ?Tôi cảm thấy trong mình cục cựa một cái gì giống như sự thức tỉnh’’. (trang 32-33)Về cá nhân ông Hồ chí Minh,Vũ thư Hiên có một nhận định phức tạp do cảm tình của ông đối với một ngườitương đối thân của gia đình, và một ‘’anh hùng dân tộc’’, bình dị, đáng yêu trong nhữngnăm đầu khi tâm hồn ông còn non trẻ, pha lẫn với những nhận thức của một trí óc đãphát triển khi va chạm với thực tế của cuộc đời về một Hồ chí Minh, lãnh tụ sắt đá cốtình làm ngơ trong những vụ tàn sát hàng vạn sinh linh, như trong cải cách ruộng đấtv.v…Chúng ta hãy nghe một vài đoạn trong tác phẩm của ông:‘’Không biết tôi đúng hay không đúng, đúng được bao nhiêu, trong ý nghĩ rằngthế hệ cha chú tôi bị sự sùng bái Hồ chí Minh làm cho mù quáng, tước bỏ nơi họ tinhthần độc lập suy nghĩ. Rất nhiều hậu quả tồi tệ mà một cuộc cách mạng trong sáng vềmục đích đem lại cho dân tộc là do sùng bái cá nhân.Sau cách mạng tháng Tám uy tín của ông Hồ chí Minh vút lên như diều gặp gió.Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến uy tín của ông càng lên cao hơn nữa. Ôngkhông phải chỉ là ‘’cha già dân tộc’’ của Việt Nam, mà còn là đấng chí thánh của phongtrào giải phóng dân tộc.‘’Người ta sẵn sàng chết cho Bác Hồ, đồng hóa Bác với Tổ Quốc. Các chiến sĩsung trận hô lớn ‘’Vì Đảng, vì Bác tiến lên’’. Những đảng viên trong lễ kết nạp giơ taytuyên thệ trước chân dung ông đặt trang trọng trên ‘’bàn thờ tổ quốc’’, trên nền đảng kỳ.Hiện tượng sùng bái này, nói cho đúng, một thời có tác dụng tốt, nó kích thích quầnchúng tham gia kháng chiến chống Pháp. Không có nó cuộc kháng chiến chống Phápkhó lòng đạt được những thành công như nó đã đạt được.Điều đó không lạ. Quần chúng Châu Á cần có minh chủ trong mọi cuộc nổi dậy.Không có minh chủ thì không có phong trào là hiện tượng đặc thù và phổ biếncủa những quốc gia lạc hậu.’’ (trang 508)‘’Trong xà lim tôi có thừa thời gian để suy gẫm. Trong những điều tôi suy ngẫmcó sự rà soát lại bệnh sùng bái ông Hồ chí Minh mà thế hệ chúng tôi, kẻ ít người nhiều,đều mắc phải’’. (trang 457)‘’Bây giờ tôi mới hiểu: Thì ra con người đối với Hồ chí Minh không là gì cả…Conngười là vốn quý nhất, tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng Lavăn Cầu ở Thác Dẫng, mùa Thu năm 1950. Staline cũng nói thế. Mao trạch Đông cũngnói thế. Mà đúng: Con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn nó thôilà người.Trong hành xử ông là một diễn viên kỳ tài, như sau này tôi được biết. Cha tôi có kểchuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père La Chaise (1946), cócác quan chức Pháp tháp tùng, ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm nước mắt. Trởvề khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc đuợc, ông trả lời: ‘’Mình làm chính trị, khicần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ’’.Cha tôi có ghi lại việc này trong hồi ký ‘’Tháng Tám Cờ Bay’’ (trang 459)Đến bây giờ chẳng còn ai không biết tác giả Trần dân Tiên của cuốn ‘’NhữngMẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch’’ là chính Hồ chí Minh.‘’Trong lịch sử thế giới có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất nhân vật đứng đầuquốc gia tự viết tiểu sử mình với những lời lẽ ca ngợi chính mình. Những lời ca tụngBác Hồ trong tập ký sự ký tên T.Lan , những bài báo ký tên T.L., A.G. và nhiều tên khácnữa cũng chẳng có thể đổ cho người khác được. Ông Hồ tự ca tụng, chuyện đó là cóthực. Một việc làm thừa, hơn nữa ngớ ngẩn, không cần đến những bài báo ấy uy tín49PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


của Hồ chí Minh chẳng những đã tràn ngập mà còn vượt ra ngoài bờ cõi’’. (trang 510-511)Nơi trang 249, sau khi đã thuật lại lời người cô và chính vợ mình khuyên khôngnên theo cộng sản, Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời một người bạn là tiểu đoàn trưởng Đíchcũng cảnh giác ông y như vậy. Hãy nghe Đích nói về ông Hồ chí Minh, qua lời thuật củatác giả:‘’Tôi không bực vì vụ án, lầm là chuyện thường, huống hồ trong vụ này tôi cũngcó cái sai. Nhưng tôi sai là một chuyện. Cái cách đồng chí đối xử với nhau thế nào làchuyện khác. Nhà tù cho tôi thấy một điều: Không có tình đồng chí! Chúng ta nhầm. Bâygiờ tôi mới hiểu. Ông Hồ không phải đồng chí của ta, ông ấy cũng là vua như cácông vua khác, lại không phải vua hiền. Ông ấy biến những con người lương thiệnthành những con quỷ. Ông ấy là quỷ vương’’.Hẳn trong đầu tác giả đã phải có ý nghĩ tiêu cục về ông Hồ đến độ nào đó ôngmới thuật lại nguyên lời nói trên.Nơi Chương 15, khi thuật lại trường hợp ông Dương bạch Mai đột tử với nhiềunghi vấn, tác giả đã để cho người đọc kết luận ông bị đầu độc. Tác giả cũng nói đếnchuyện Họ Dương chống Mao, họ Dương thân các người Trốt Kít như Pham văn Hùm,Tạ thu Thâu, Trần văn Thạch, cả ba người này, tác giả nói là đều bị Việt Minh giết. Sauđó ông trưng dẫn lời Hồ chí Minh báo cáo cho quốc tế cộng sản năm 1939, khẳng định:‘’Đối với bọn tờ rốt kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lộtmặt nạ chúng như là tay sai của Phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị’’.Những điều tác giả viết khiến người đọc thấy ngay: Dương bạch Mai chống Mao,thân tờ- rốt-kít. Hồ chí Minh đòi phải tiêu diệt Tờ-rốt-kít. Dương bạch Mai đột tử ngaytrước khi đại hội trung ương sắp sửa họp để ra nghị quyết 9 đầu năm 1964. Nghị quyếtnày chủ trương theo đường lối của Mao, ngấm ngầm chống Khrutsh-chev.Trưng dẫn lời ông Hồ nói trên, sau khi thuật lại các sự việc cụ thể về Dương bạchMai, hẳn tác giả muốn dẫn độc giả đến kết luận: Ông Hồ, nếu không chỉ thị thủ tiêu họDương, thì cũng đồng ý hay làm ngơ cho đàn em thi hành.Mấy trang đầu Chương 33 Vũ thư Hiên đã dành để nói lên ‘’sự kính mến’’, thậtlòng hay giả dối của tên cai ngục Huỳnh Ngự đối với Hồ chí Minh, khi y phá bỏ khoảngcách thường có giữa cai tù và phạm nhân, thân hành vào trong xà lim, ‘’hiền lành ngồixuống bên cạnh tôi’’ để báo ‘’tin buồn’’, mắt rưng rưng: ‘’Bác của chúng ta...Bácđã...đã...Bác mất rồi!’’ Hãy nghe phản ứng của tác giả trước cái chết đó:‘’Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là cùng với cái chết của ông Hồ bọn chuyên quyềncàng rảnh tay hoành hành. Nói gì thì nói ông Hồ còn sống vẫn là một vật cản. Bởi vì ôngta đã hô hào đoàn kết, ông có đạo đức giả khi nói thế thì ông cũng không cho phép cấpdưới bóc nốt cái vỏ của câu nói. Không còn quyền, nhưng ông còn cái uy cái thế, buộcchúng phải nể. Có làm gì chúng cũng phải ngó ông một cái, xem ông phản ứng ra sao.…Tin ông Hồ qua đời không làm tôi xúc động. Tôi không vui mà cũng chẳngbuồn. Bây giờ đối với tôi ông là người dưng. Ông đã bị xóa sổ trong trí nhớ của tôi. Ôngđã đi khỏi cuộc đời tôi.…Tôi cũng chẳng căm thù người đứng đầu cái nhà nước đang hành hạ tôi. Tôibiết ông không phải là thủ phạm. Nói cách khác không phải đầu vụ. Cũng không phải tôimuốn bào chữa cho ông Hồ. Khi ông đã kề đùi kề vế với Duẫn, với Thọ, thì mọi việc làmcủa họ ông đều có dự phần, vinh cũng như nhục.‘’Nhưng tôi tin nhận xét của cha tôi ông Hồ không phải người ác. Không hiểu saoông lại làm ngơ để xảy ra vụ án thảm khốc này’’. (trang 579)50PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nơi trang 359, sau khi nói về cái tật hay tránh né một cách lép vế của Võ nguyênGiáp, Vũ thư Hiên đã thuật lại trường hợp của Tướng Lê Liêm đã được ông Hồ đồng ývề quan điểm ‘’nên tránh bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hai cường quốc xã hội chủnghĩa’’ và hy vọng trong hội nghị sẽ đưọc ông Hồ lên tiếng bênh vực. ‘’Nhưng ông Hồtránh ánh mắt của ông, quay đi nơi khác’’.‘’Điều tôi không ngờ là Bác đã hứa, nhưng lại không giữ lời. Lê Liêm kết luận. Tôikhông hiểu vì lẽ gì’’. (trang 360)Mẹ tác giả đã từng là một chiến sĩ cách mạng bên cạnh ông Hồ, đã từng tôn thờ,cung phụng săn sóc ông những lúc ông đau ốm. Nhưng đến khi thấy chồng bị bắt màông Hồ làm ngơ, thì ‘’trong lòng bà ông Hồ chí Minh chết vào đêm cha tôi bị bắt. (bà bảocon:) Lòng người khôn lường, con ạ! Mới biết không thiếu gì kẻ quên đạo làm người khingồi vào ghế vương giả’’. (trang 28)Về tội ác giết hàng vạn người trong cải cách ruộng đất, tác giả cho biết ‘’chatôi khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra những sai lầm trong CảiCách Ruộng Đất là ông Hồ chí Minh chứ không phải Trường Chinh, như đã có sự ngộnhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ’’.Nhưng cha ông lại bênh ông Hồ khi nói với con rằng ‘’Ông (Hồ) đã buộc lòng phải làmCải Cách Ruộng Đất khi bị Mao nhắc nhở’’. (trang 221)Tác giả đã trích dẫn Hoàng văn Hoan nói về việc ông Hồ yêu cầu họ Mao đưahơn 300 ngàn lính Tàu vào miền Bắc vào nửa cuối thập niên 60. Ông cũng nhấn mạnhlà lúc ấy Hoàng văn Hoan là ủy viên bộ chính trị, nên sự kiện này ông không thể khôngbiết, và đáng tin cậy. Ai cũng biết Hoàng văn Hoan thân Trung Cộng ra mặt từ lâu.(Trang 229)Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả nói đến ông Hồ rất nhiều, thuật lại nhiều việc,nhiều nhận xét của người nọ người kia, kể cả của cha ông, mẹ ông nhận xét về ông Hồ.Tổng kết tất cả những sự việc và nhận xét đó, người đọc phải hiểu tác giả kết tội ôngHồ hơn là bênh, tuy ông không đưa ra một kết luận minh thị, xác quyết nào. Ông muốnđộc giả tự kết luận. Hơn nữa ông là người đã từng ngưỡng mộ, nếu không nói là mếnyêu ông Hồ khi còn nhỏ. Cho nên thật khó cho ông để có thể kết tội ông Hồ một cáchphũ phàng khi ông đã lớn khôn và ông Hồ không còn nữa.Cái tâm trạng và cách hành xử này không phải chỉ có ở Vũ thư Hiên mà còn ở rấtnhiều cán bộ, cũng như văn nghệ sĩ đã từng theo kháng chiến chống Pháp và đã từnghoan hô ông Hồ, mặc dầu ngày nay họ tỉnh ngộ và nhận ra bộ mặt thật của ông ta.Tưởng cũng nên xem tác giả nói gì về một số nhân vật ngồi làm vì trong cácchức vụ nhà nước như Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng chẳng hạn:‘’Đến nhà cách mạng cao niên rất mực hiền lành Tôn đức Thắng cũng khôngthoát khỏi con mắt cú vọ của Lê đức Thọ. Mà cụ đâu phải người thèm muốn chứcquyền. Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: ‘’Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịchnước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cáichức chi hết’’. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ khônglàm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợmáy ngày truớc buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảovệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụbuồn. Thương cụ quá nhiều khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để giắt đến nhờ cụ sửagiùm. Một người bạn tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thờigian nghị quyết 9...cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘’Mày có thấy lính kín theo mầytới đây không mầy ?’’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền51PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hậu: ‘’Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao. Trong nhà tao nè, lính kín hổng cóthiếu’’.Về chế độ lao tù‘’...Cứ nhìn cái hỏa lò này đủ thấy. Thằng công dân bị bắt, chưa biết ất giáp ra so,cán bộ đã khăng khăng bắt nó nhận tội cái đã. Nhỡ oan người ta thì sao ? Cái sai, cáitồi tệ từ đó mà ra. Làm cho lòng dạ con người thành ra cằn cỗi, hận thù, như thế là lỗitại ai ? Bác đâu có dậy cán bộ như vậy ?’’ (trang 475)Trong cuộc đối thoại giữa tác giả và bạn tù Thành, ông đã để cho người đọc hiểuông kết án chế độ lao tù miền Bắc là phát xít như sau:‘’(Thành: ...): Cứ như thể Hỏa Lò là một lằn ranh , bước qua nó mình hết là mình.Có lẽ mục đích của nhà tù là thế. Nó làm cho mình có cảm giác rời bỏ cái thế giới màmình sống, rời bỏ hẳn, không trở lại...(Hiên): Chỉ có nhà tù ta mới như vậy. Nhà tù khác đâu có thế.- Tôi không biết ở các nhà tù khác thế nào, nhưng tôi nghĩ trên thế giới chắc cũngcó những nhà tù giống nhà tù mình.- Tôi hiểu anh muốn ám chỉ nhà tù của Phát Xít Đức’’. (trang 383-384)Vũ thư Hiên có nhiều chỗ gọi xà lim bằng một cái tên cũng giống Đào Hiếu:‘’Chuồng Người’’:‘’Nó không phải là một cái xà lim bình thường mà là một sáng tạo độc đáo trongnghề làm chuồng người’’. (trang 530)Ngay ở Chương 3 ông đã có ý nghĩ nó là ‘’nấm mồ chôn người sống’’ (trang 57)Những lời sau đây của tên Huỳnh Ngự cục phó cục chấp pháp dẫn tác giả đếnmột kết luận bi-hài cười ra nước mắt:‘’Sở dĩ đảng giao các anh cho cơ quan an ninh chúng tôi, vì cơ quan chúng tôi cóđiều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để giúp đỡ các anh cải tạo tư tưởng...‘’Tôi không nhịn được cười. Thì ra người ta tin rằng xà lim Hỏa Lò là điều kiệnthích hợp nhất, tốt nhất cho sự cải tạo tư tưởng. Cứ đà này đảng sẽ lần lượt cho hếtthảy cán bộ vào ở xà lim để cho tư tưởng họ tiến bộ hơn, trung thành hơn với chủ nghĩaxã hội’’. (trang 136)Sau đây là lời của anh bạn tù cùng xà lim với tác giả, tên Thành nói với ông khihai người đã tin được nhau:‘’Rồi ra ông còn biết ối chuyện lạ hơn nữa kia. Tôi biết có người hoàn toàn vô tội,ở tù sơ sơ cũng vài năm, thế mà ra tù cậy miệng anh cũng không dám nói anh ta bị oan.Thậm chí anh ta còn nói đảng bắt anh ta là đúng, rằng sở dĩ anh ta được tha, không bịxử là nhờ lượng khoan hồng của Đảng...Ông có biết vì sao không ? Là vì anh ta nhận tộirồi, ký vào bản cung người ta mớm cho rồi, bây giờ há miệng mắc quai, lại còn sợ bị trảthù vì phản cung nữa chứ. Tôi nghiệp, bị oan rồi mà đến một cái lệnh tha cũng chẳngđược cấp, chỉ được thí cho một cái lệnh tạm tha thôi. Tạm tha là thế nào ? Là người tatạm cho về, nhưng coi chừng, bất cứ lúc nào anh cũng có thể bị bắt lại, đừng có đùa.Trong lệnh tạm tha người ta ghi: Xét tội trạng chưa tới mức phải xử lý theo pháp luật...’’(trang 202)Về những biện pháp tương tự ở Liên Xô thời Staline, tác giả viết:‘’Dưới thời Staline không ít người vô tội bị hãm hại, giờ ai cũng biết. Điều ít ai biếtlà những người này, sau một thời gian bị xử lý tại các xà lim, đã nhận những tội họkhông hề phạm, đã nói những lời ăn năn hối lỗi. Những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu hiệntượng này và họ thống nhất trong nhận định: Nguyên nhân của sự đầu hàng chóng vánhlà bộ máy đàn áp hứa hẹn chắc chắn sẽ thanh toán cả gia đình họ, nếu họ không chịu52PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhận tội.‘’Trong nỗi tuyệt vọng trước viễn cảnh đen tối những người bị trấn áp chỉ còn mộtcon đường duy nhất: Làm ra vẻ khuất phục để ít nhất cũng cứu được vợ con’’. (trang218-219)Dưới phần cước chú, tác giả đã cho biết về trường hợp cha con ông: ‘’Chín nămsau, hai cha con gặp nhau tôi mới biết chính Lê đức Thọ và Trần quốc Hoàn đã vào tậnxà lim dụ hàng. Chúng hứa hẹn nếu cha tôi nghe theo chúng chấm dứt cuộc tuyệt thựcđã kéo dài hơn 10 ngày, thì chúng sẽ không khủng bố gia đình. Nhưng sau đó Lê đứcThọ đã cho bắt tôi mà không cho cha tôi biết’’.Về chế độ sắt máu của Staline, Liên Xô:‘’Những đứa trẻ cũng không được yên khi cuộc trấn phản đã bùng lên thành cơncuồng sát. Nhân danh cách mạng người ta chuyên chính cả với con nít. Cách suy nghĩcủa những nhà chuyên chính vô sản thật đơn giản: Nếu cha mẹ đã là kẻ thù của nhândân Xô Viết thì con cái họ lớn lên cũng nhất định sẽ là kẻ thù của nhân dân Xô Viết. Mộttrong những nghị định của bộ nội vụ thời Staline ghi rõ: ‘’Vợ con những tên phản bội tổquốc phải bị giam giữ trong các trại tập trung với thời hạn không dưới 5-8 năm tùy theomức độ nguy hại cho an ninh xã hội. Những đứa trẻ có hại cho an ninh xã hội phải đemxử án, tùy theo tuổi, tùy theo mức độ nguy hại và khả năng cải tạo của chúng, chúngphải bị giam giữ trong các trại tập trung, các trại cải tạo lao động của bộ nội vụ hoặcgiam giữ tại các nhà trẻ với chế độ đặc biệt. (Trích chỉ thị của bộ trưởng nội vụ nhân dânsố 00486, đề ngày 15.8.1937).Nhân nhắc lại biến cố Khrutshchev hạ bệ Staline tại đại hội đảng cộng sản LiênXô lần thứ XX vào năm 1956 là năm tác giả đang du học ở đây, ông đã cho ta thấynhững con số sau đây nói lên sự tàn bạo của cộng sản:‘’30.000 sĩ quan và binh lính Ba Lan bị cộng quân thủ tiêu tại khu rừng Katunthuộc Tỉnh Smolensk vào năm 1940. ‘’Không thể nào tưởng tượng nổi: Bắn chết 30.000người rồi vùi trong các huyệt tập thể. (chú thích: Sau khi Yeltsin lên làm Tổng Thống,ông đã xác nhận việc này và xin lỗi nhân dân Ba Lan).‘’98 ủy viên trung ương đảng trong số 139 người được bầu lên trong đại hội đảngXVII (1934) đã bị bắn và tống giam.‘’1.108 đại biểu trong số 1.956 người đi dự đại hội này về sau đã bị bắt và bị giết.(trang 100-101)Dĩ nhiên Vũ thư Hiên chưa nói đến hơn 20 triệu đảng viên thường và nhân dânNga bị thủ tiêu hay tàn sát. Ông cũng không nói đến cuộc thanh trừng đẫm máu nhắmvào phe ‘’Tờ-rốt-kít’’ hồi Staline mới lên nắm chức tổng bí thư đảng.Về chế độ ở Liên Xô trong thời Krutshchev, Vũ thư Hiên có cảm tình và chắccũng mong Việt Nam đi theo con đường đó hơn là ôm lấy chủ nghĩa Mao.‘’Tại Liên Xô đang manh nha một nhà nước pháp quyền...Nhà nước này chủtrương hòa bình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chứ không lấy bạo lực áp đặt chủ nghĩa xãhội lên các dân tộc...‘’Chế độ xã hội Trung Quốc, cũng như chế độ xã hội Việt Nam không hứa hẹnmột cái gì tương tự. Nếu ở Trung Quốc là chế độ toàn trị cởi truồng, thì ở Việt Nam còngiữ lại manh khố’’. (trang 108)Riêng về chế độ ở Trung Quốc, Vũ Thư Hiên cũng để ra 3 trang nói qua về cuộccách mạng văn hóa với Hồng Vệ Binh mà ông gọi là những ‘’âm binh của tay đại phùthủy Mao Trạch Đông’’. Chúng được đặt dưới quyền của Giang Thanh, vợ Mao TrạchĐông, tha hồ bắn giết bừa bãi, tha hồ hủy diệt những thành tích văn hóa mà không ai53PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


dám đụng tới. Ông cũng viết rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam chẳng những không dámphê bình hay thắc mắc mà còn ca ngợi, cổ võ trên báo trên đài. Những cán bộ Mao-ítđược chứng kiến những biến loạn tại Trung Quốc do hồng vệ binh gây ra trở về nướctrình bày nhận xét của mình chẳng những không được để ý mà còn bị trù dập, nhưtrưòng hợp Lê Chân, phó tổng biên tập Việt Nam Thông Tấn Xã, hay nhà văn Vũ bộiKiếm chẳng hạn... ( trang 375-379)Có lẽ Vũ thư Hiên cũng đồng ý với Dương bạch Mai (phó chủ tịch quốc hội việtcộng) khi ông thuật lại rằng Dương bạch Mai ‘’gọi chủ nghĩa Mao là món tạp pí lù củathổ phỉ. Giữa lúc ngành tuyên truyền Việt Nam đưa Mao Trạch Đông lên hàng thánhsống thì ông ngang nhiên gọi Mao là tên đao phủ của đại pháp trường Trung Quốc’’(trang 278-279) Chính vì vậy mà Dương bạch Mai đã đột tử như đã nói trên.Liên hệ giữa đảng và các nhà văn:Những đoạn trích dẫn sau đây sẽ nói rõ tác giả nghĩ gì về mối liên hệ này:‘’Cái sự lúng túng không tìm ra chỗ của mình có trong tâm trạng nhiều nhà vănnhà thơ Việt Nam. Mọi người sau khi đặt số phận mình vào bàn tay dìu dắt của Đảngđều phải gò mình vào cái tôi chung, cái tôi tập thể, là một cái tôi vô hình vô ảnh, chuivào trong đó để tự biến mình thành nó...‘’...Kim Lân viết Con Chó Xấu Xí và Vũ tú Nam cho ra Văn Ngan Tướng Công. Cảhai con vật này cũng bị đánh nốt. Người ta giải thích rằng Kim Lân ví đảng như ông chủ,còn trí thức như con chó. Ông chủ hắt hủi con chó, khi nó ghẻ lở gầy còm, ông chỉ quantâm tới nó khi nó hứa hẹn những đĩa luộc, đĩa dồi và nồi nhựa mận bốc mùi ngào ngạt.Con chó khốn khổ thì cứ một mực trung thành với chủ cho đến chết. Miêu tả thân phậncon chó còi cọc đói khổ trên nền xám của nông thôn Việt Nam, Kim Lân có ngòi bút cựchay. Còn Văn Ngan Tướng Công thì bị buộc tội ám chỉ Đảng bay không biết bay, bơikhông biết bơi, chỉ nỏ mồm cạc cạc.‘’Chớ có viết về những con vật. Kim Lân nói. Không hiểu sao cứ nói chuyện súcvật là y như rằng có người động lòng. Mà nhiều, mới chết chứ.‘’Không rõ các nhà văn tác giả bôi nhọ đảng bao nhiêu, nhưng chính các nhà phêbình mới là người có công vạch ra những cái xấu của đảng’’. (trang 421)Những câu đối đáp sau đây giữa tác giả và nhà thơ nổi tiếng Chế lan Viên chothấy ‘’cái hèn một chút’’ hay hèn nhiều ấy:‘’- Này anh Chế, theo anh thơ và từ của Mao Trạch Đông có hay lắm không màthiên hạ tán tụng om xòm đến thế ?- Thơ phú gì cái thằng cha ấy ? Vũ thư Hiên thấy hay à ?... - Thơ phú là chuyện tôi mù tịt mới phải hỏi anh.Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn:- Làm đến hoàng đế nước Tầu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt.Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại: ‘’Bác Hồta đó chính là Bác Mao’’. (trang 422)Câu nói sau đây của Hữu Loan với tác giả năm 1988 cũng cho thấy lý do tại saovăn nghệ sĩ trong chế độ cộng sản không thể không ‘’hèn một chút’’:‘’Khổng Tử đúng mới buồn chứ: ‘’Đời đục ta trong làm sao được!’’ Thân mình, thôichẳng nói làm gì, vì muốn lương tâm trong sạch nên mình mới chọn con đuờng làm dân,nghèo mà thanh thản. Nhưng các con mình vì thế mà không được học hành, thì mìnhsai rồi’’.Vì thế tác giả không lấy làm lạ khi thấy trong vụ đánh Nhân Văn-Giai Phẩm có cảnhững tên tuổi đáng kính của nền văn nghệ như Tú Mỡ, Thế Lữ... (trang 245)54PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Đã không ngại chịu ‘’hèn một chút’’, nhiều văn nghệ sĩ đua nhau ‘’ăn cắp văn’’của đảng:‘’Không ai trách anh nếu anh viết giống bài nào đó đã in rồi trong báo đảng. Nhai lạinhững gì báo đảng viết đã không mang tội đạo văn thì chớ, lại còn được khen: Ý thức tổchức cao. (trang 129)Câu chuyện giữa Vũ thư Hiên và một người bạn, Bác Sĩ Phan, cho thấy giới tríthức miền Bắc rất ghét lãnh đạo cộng đảng, coi họ như một thứ hủi, tốt nhất đừng dâyvào. Vì vậy họ không lên tiếng chỉ vì khinh, hay sợ. Chứ không phải ‘’im lặng là tánthành’’.‘’Anh (Phan) không thích cái xã hội nhố nhăng với một lũ Cẩm Bá Nhạ (tiếngPháp campagnards có nghĩa những tên nhà quê), một lũ hủi ở trên đầu.‘’Mà hủi thì tốt nhất là không dây. Anh biết giữ mồm giữ miệng cho nên bọn côngan theo dõi trí thức vẫn đinh ninh Phan là một Bác Sĩ giỏi nhưng mít đặïc về chính trị’’.(trang 531)Về vụ án ‘’Nhân Văn-Giai Phẩm’’, tác giả thuật lại lời Nhạc Sĩ Văn Cao nói rằngchủ mưu không phải ông Hồ, ‘’ông cụ không nghĩ ra cái đó. Ông cụ không tệ đến thế’’.Cũng không phải Tố Hữu hay Nguyễn chí Thanh mà ‘’tác giả chính là ‘’Longue Marche’’.Cậu nghe rõ chưa ? Là Trường Chính’’. Văn Cao cũng nói cho Vũ thư Hiên biết nhậnđịnh của mình về thái độ của văn nghệ sĩ và của các nhà lãnh đạo:‘’Hồi ấy văn nghệ sĩ còn tin đảng lắm. Gì thì gì đảng vẫn là đảng của mình. Làruột thịt của mình. ...Chẳng ai hô hào lật đổ các ông ấy cả. Chỉ có các ông ấy chu chéolên: Ối giời ơi có địch, có địch ngay trong hàng ngũ chúng ta, rồi dựng thành vụ để trấnáp’’.Nhưng không phải ai cũng nghĩ như Văn Cao. Một nhà báo trong một cuộc kiểmthảo đã chửi toáng lên. ‘’Nhà báo Hùng Thao gầm lên: ‘’Nuôi cán bộ như lợn, mắng nhưchó, thời trước địa chủ đối với tá điền cón tử tế hơn’’. (trang 576)Tác giả có thuật lại rằng sau đám tang Dương bạch Mai đột tử trước khi đọc diễnvăn chống đường lối thân Mao của lãnh đạo, thấy tác giả vẫn còn đeo băng tang, cómột người trong phòng vệ sinh giả vờ đi tiểu để được đứng gần ông và nói: ‘’Tôi xấu hổ,anh thì thầm. Tôi hèn. Anh khinh tôi cũng được, anh chửi tôi cũng được, nhưng xin anhthông cảm cho tôi, tôi có 4 đứa con nhỏ và một người vợ bệnh tật. Nếu không tôi đãkhông xử sự như vậy’’. Tác giả viết rằng: ‘’Trong buổi học tổ trước đó anh ta hùng hổlên án ‘’bọn phản bội xét lại hiện đại’’, như một người ‘’Mác xít lê ni nít’’ chính cống’’. Rồiông kết luận:‘’Cái chế độ làm cho con người hèn đi không thể là chế độ xứng đáng với conngười. Con người cần phải được sống trong tư thế đứng thẳng, ngẩng cao đầu’’. (trang282)Nhưng trong xã hội mà ông đương sống ‘’hầu như các nhà văn vào thời kỳ đóđều hèn một chút nếu không nhiều. Đó là bản năng tự vệ, có sẵn trong bất cứ sinh vậtnào. Không hèn, chính anh sẽ rơi vào sổ đen, nhẹ thì không được lên lương, hoặc mấtđứt cơ may được ra nước ngoài một chuyến. Nặng anh có thể bị đẩy đi lao động,chuyển công tác, hoặc bị tống ra ngoài biên chế. (trang 189)Trần Dần được coi như một trong những trụ cột của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm,thế mà sau khi bị bắt cũng không thoát được tiếng chì tiếng bấc. Chính Văn Cao nói vớiVũ thư Hiên:‘’Thằng Dần tiếng thế mà không có gan. Mới bị đánh đã gục, đã phản tỉnh lungtung. Nó khai với Tố Hữu rằng Văn Cao bảo tụi nó phục xuống mà đánh. Mà mình có55PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nói thế bao giờ đâu...’’ Tác giả bảo ‘’tôi tin Văn Cao, nhưng tôi không nghĩ Trần Dầnhèn. Tôi biết chỉnh huấn là thế nào. Trong không khí chỉnh huấn con người có thể bịbiến đổi do tự kỷ ám thị trong một tập thể tự kỷ ám thị như trong cuộc lên đồng. TrầnDần khi tâm thần hoảng loạn, lại bị xúi dục, có thể bị ám thị rằng Văn Cao đã nói nhưthế. Còn Văn Cao trong tâm trạng hậm hực cũng dễ hiểu nhầm bạn mình lắm’’.Cái cách lý giải của Vũ thư Hiên, ai không có kinh nghiệm về các hình thức tẩynão, cải tạo tư tưởng và chỉnh huấn thì không thể nào chấp nhận hay hiểu nổi. Mà đó làcái tàn ác đến tinh vi được cộng sản áp dụng thường xuyên, đối với đảng viên cũng nhưđối với nhân dân.Nơi trang 118, nhắc đến Trần Dần tác giả viết:‘’Tôi nhớ một hôm anh thủ thỉ: ‘’Này, mình cũng người Nam Định đấy, cậu ạ. Cáivùng đất thịt này nổi tiếng vì những văn tài và những kẻ bất phục. E rằng trong máuchúng ta có cả hai thứ,’’...‘’Trần Dần thương tôi, muốn tôi học được nết sợ hãi. Như anh đã học.‘’Thế hệ chúng tôi bất hạnh: Chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trongkhói lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí’’.Tâm trạng sợ sệt của Trần Dần, một cự Tướng trong mặt trận Nhân Văn GiaiPhẩm, và của Vũ thư Hiên, một người muốn ‘’đứng thẳng, ngẩng cao đầu’’, cho thấysức mạnh tàn bạo của đảng mà họ ghét nhưng sợ. Có hiểu được nỗi sợï hãi này mớihiểu được sự dè dặt trong những lời tuyên bố hay những trang sách của các tác giả màchúng tôi chọn trưng dẫn trong soạn phẩm này.Về một số nhân vật khác:Trường Chinh:Tác giả dựa vào nhận xét của cha ông để gán cho Trường Chinh những tội chủtrương tiêu thổ kháng chiến làm tan hoang các Tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh hồi cuối thập niên40 và tội chủ trương ‘’tích cực cầm cự, chuyển mạnh sang tổng phản công’’ do chínhông thảo trong nghị quyết 9 vào đầu năm 1964. Ông cũng trưng dẫn Văn Cao bảo thủphạm vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là Trường Chinh.Lê Duẩn:‘’Vốn là một tên bẻ ghi đường sắt trước khi trở thành nhà độc tài, Lê Duẩn tấtnhiên muốn chỉ bằng một cú gạt là bắt được con tầu quốc gia chạy theo ý mình muốn’’.(Trang 273)‘’Theo nhận xét của các ông Bùi công Trừng, Ung văn Khiêm thì Lê Duẩn làngười cực đoan về tính cách, phóng túng về hành xử’’. (trang 324)‘’Bằng vào những câu chuyện kể của họ (tác giả có ý nói những người bạn miềnNam tập kết của ông) khi họ còn ngưỡng mộ ‘’anh Ba’’ thì Lê Duẩn là người độc lậptrong suy nghĩ, có biệt tài tổ chức, trong chỉ đạo có vẻ chặt chẽ, nhưng lại linh hoạt,thoáng đấy mà nghiêm đấy. Hồi kháng chiến chống Pháp, mặc dầu ở xa trung ương,nhưng chủ trương của ông đề ra vẫn khớp với chủ trương của trung ương trong mọimặt. Người ta sùng bái ông, gọi ông là Cụ Hồ miền Nam’’. (trang 325)Tác giả nói về nghi vấn trong việc Tướng Nguyễn Bình, khá nổi danh ở miềnNam, bị giết. Ông bảo cha ông và một số người khác nói Bình có mâu thuẫn với banlãnh đạo trung ương cục miền Nam (đứng đầu là Lê Duẩn ). Do đó ‘’bị điều ra Bắc và hysinh dọc đường trong tình trạng không được bảo vệ đầy đủ và lộ trình bị lộ...Nhiều ngườinói bàn tay Lê Duẫn trong vụ này là rõ ràng, nhưng lại không chỉ ra được chứng cứ’’.(trang 348)Nguyễn văn Linh:56PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Nguyễn Văn Linh, theo cha tôi nhận xét, là người hiền lành, chân thật. Ông cũngđã trải qua nhà tù đế quốc, có tinh thần cách mạng kiên định, là người thực hiện chứkhông phải người sáng tạo.‘’Dưới thời tổng bí thư Nguyễn văn Linh trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện mộtsố tác phẩm dám nói lên sự thật, tuy không nhiều….‘’Chính là nhờ có Nguyễn văn Linh mà các văn nghệ sĩ bị buộc tội oan trong vụNhân Văn- Giai Phẩm mới được phép xuất hiện trở lại với người đọc.‘’Không có Nguyễn văn Linh thì Dương thu Hương không thể xuất bản được BênKia Bờ Ảo Vọng, Thiên Đường Mù, cho dù sau đó chị có bị trấn áp, bị bỏ tù rồi được thảra, được xin lỗi, sau này còn được cầm hộ chiếu đi Paris’’. (trang 296-297)Võ nguyên Giáp:‘’Nói đến Võ nguyên Giáp, cha tôi nhận xét ông Giáp có nhược điểm hay tránh nékhi xảy ra bất đồng ý kiến. Với vẻ ngoài bình thản, pha chút cao ngạo, nhiều ngườitưởng ông kiêu ngạo đặt mình trên những cuộc tranh luận. Thực ra ông bao giờ cũngsẵn sàng chịu lép vế trước người đối thoại hùng hổ. Tất nhiên, ở cương vị của ông sốngười dám áp đảo và áp đảo được ông không nhiều’’. (trang 358)‘’Rồi xem Văn (Võ nguyên Giáp) nó có dám chống lại thằng Duẫn với thằng Thọkhông ? cha tôi nói. Tính nó vậy đấy, đứa nào to mồm là nó im. Chán lắm!Sự việc diễn ra đúng như cha tôi tiên đoán. Võ nguyên Giáp im lặng ngay từ đầu,trong cuộc họp bộ chính trị trước khi họp trung ương’’. (trang 359)‘’Đúng là trong thời gian này trí thức có hướng về Võ nguyên Giáp thật. Người tatin Tướng Giáp, bởi vì ông đã từng là giáo sư Trường Thăng Long, chẳng gì cũng là tríthức, là người co học, chứ không phải loại dùi đục chấm mắm cáy.‘’Nhưng Tướng Giáp lại chẳng phải như người ta nghĩ. Ông đã phụ lòng tin của tríthức. Thậm chí khi những đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cậncủa ông, ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoãn né sang một bên,mặc cho Lê Duẫn và Lê đức Thọ muốn làm gì thì làm’’. (trang 334)Nơi trang 350 và 351 tác giả đã nói lý do Tướng Giáp bị thất sủng là do Lê đứcThọ, dưới sự chỉ đạo của Lê Duẫn, đã khui ra bằng chứng ông Tướng này khi còn làhọc sinh đã khúm núm trước Pháp để xin du học, và khoảng năm 1964 có tin đồn Giáp‘’lén lút liên lạc với Nikita Khrutshchev’’ bị đảng phát hiện. Nếu Hồ chí Minh không canthiệp có lẽ Tướng Giáp đã bị thanh trừng. Có lẽ những tỳ vết đó trong lý lịch ông làmông đành cam phận ? Nghĩa là chịu hèn cũng như nhiều người khác trong chế độ cộngsản ?Phạm văn Đồng:‘’Tôi là Thủ Tướng lâu nhất thế giới và cũng là Thủ Tướng khổ nhất thế giới. LàmThủ Tướng thật, tôi chẳng có quyền gì hết...’’‘’Ông Ưng văn Khiêm bình luận: Anh chàng này có một cái tội: Đó là biết mìnhkhông có quyền làm bất cái chi không có phép Ba Duẫn với Sáu Thọ mà lại không dámtừ chức. Ông Trần văn Giầu hóm hỉnh: ‘’Cái đít con người ta có trí nhớ. Nó nhớ cái ghế’’.Tôi được nghe Phạm văn Đồng nói chuyện nhiều lần. Ông tỏ ra là người biết nhiều hiểurộng, nhưng tôi thấy ít ai nói chuyện vô duyên như ông’’. (trang 294)‘’...Mai Lộc vốn rất sùng kính Phạm văn Đồng buồn rầu nói với tôi: ‘’Thần tượngcủa tôi sụp đổ rồi. Không ai mời ông ta cứ đòi đến, leo lên bục mà ba hoa, chẳng aibuồn nghe mà vẫn cứ nói’’.‘’Phạm văn Đồng, theo bà (mẹ tác giả) nhận xét là người không xấu, nhưng baphải, vụng về và vô tích sự...Dư luận ca ngợi ông liêm khiết, ông đứng đắn, nhưng57PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


những ai quen biết ông đều hiểu ông không làm nổi trò gì trong những việc lẽ ra ôngphải làm...‘’...Ông không nuốn mất lòng một ai, nhất là mất lòng cấp trên. Quả nhiên đúng.Một đồng chí cũ thương mẹ tôi đến nói với Phạm văn Đồng chuyện cha tôi bị bắt. Ôngnghe rồi thở dài nói: ‘’Việc tập thể quyết định, tôi làm gì được!’’ (trang 27)Lê đức Thọ (tên thật Phan đình Khải):Vũ thư Hiên coi Thọ là kẻ chủ mưu ‘’vụ án xét lại chống đảng’’ mà cha con ông lànạn nhân, nên ông đã nói đến con người này ở rất nhiều chương, và đã để hầu trọnChương 31 để nói riêng về y và hai người em là Đinh đức Thiện (tên thật: Phan đìnhDinh) và Mai chí Thọ (Phan đình Đống), với những cá tính và thói xấu của từng người.Ông cũng kể lại câu chuyện về ‘’mồ mả’’ với khoa ‘’phong thổ’’ do một người cháu ruộtcủa Lê đức Thọ, mà tác giả bảo là một nhà khoa học hẳn hòi, kể cho ông nghe vào năm1966 là năm thế lực của Thọ bao trùm ở miền Bắc, trong chức vụ trưởng ban tổ chứctrung ương đảng, mà y đã cải tổ và biến nó thành bộ máy quyền lực cực lớn cho đảngvà cho riêng mình. Câu chuyện phong thổ này cũng như câu chuyện ông thầy bói mùtiên đoán đúng phoóc về số phận của tác giả đã tác động không ít đến định kiến củangười duy vật trong ông. Hãy đọc vài câu của Vũ thư Hiên nhận xét về Lê đức Thọ:‘’Con người cao to tóc bạc trắng, với giọng nói cố ý kéo dài bắt người nghe chờđợi câu tiếp theo, để lại trong tôi ấn tượng nhạt nhẽo và khó chịu. Tôi dị ứng với nhữnggì không thật. Trong Lê đức Thọ tôi nhìn thấy đầy dẫy của giả. Mọi người khúm núm sợsệt. Tôi dửng dưng, bằng con mắt lạnh lùng.‘’Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ở tuổi 30, chính quyền đã vững vàng, đámlãnh tụ đã học thuộc bài lên xe xuống ngựa xênh xang, đệ tử bâu quanh như ruồi thấymật. Một chút khiêm tốn giả vờ, một chút bình dân đóng kịch, trộn với rất nhiều phôtrương quyền thế, là nét nổi bật trong Thọ. Nói tóm lại một tên hãnh tiến điển hình’’.(trang 548)Tác giả có thuật lại lời của Nhạc Sĩ Văn Cao và của nhà khoa học Bùi quangTrừng nói với ông về mộng lập liên bang Đông Dương với Lê Đức Thọ làm tổng bí thư.Do đó việc xua quân sang Cam Bốt năm 1978 là chính y chủ động vì mục đích đó:‘’Cuộc phiêu lưu quân sự (sang Cam Bốt, Minh Võ) được tiến hành theo sángkiến và sự chỉ đạo của Lê đức Thọ đã làm cho khoảng 52.000 chiến sĩ chết trận,200.000 chiến sĩ bị thương...‘’...Thọ đã chết trước khi phải ra đứng trước vành móng ngựa một phiên tòa liêntịch hai nước, với tư cách tội phạm chiến tranh.‘’Người duy nhất đủ tư cách thay mặt Thọ hôm nay là Lê đức Anh’’. (trang 562-563)Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời Hoàng minh Chính kể cho ông nghe có lần Lê đứcThọ đã nói với Hoàng minh Chính: ‘’...Nó (một bà nọ) phải hiểu đảng là tao, là tao đâynày! Còn đi xin ở chỗ nào nữa ?’’ (trang 329)Cái người tự cho mình là hiện thân của đảng cộng sản Việt Nam, cái đảng tự phụlà đảng yêu nước hơn bất cứ đảng nào ấy được Vũ thư Hiên nói đến như một tên làmtay sai cho thực dân Pháp, phản bội các chiến sĩ cách mạng, mặc dầu ông bảo chỉ nghengười ta nói, nhưng không phải không đáng tin cậy:‘’...Vào thời gian này, những cựu tù nhân Sơn La kể lại, Lê đức Thọ một hồi đượcCousso lấy ra làm tạp dịch tại nhà y. Cũng vào thời gian này một số việc bí mật của banlãnh đạo tù nhân bị lộ’’.Cha tác giả và Tướng Đặng kim Giang cùng bị giam ở Sơn La cùng thời gian đó58PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chia sẻ với nhau về mối nghi ngờ đó. (trang 231)‘’Dưới con mắt của ông (Đặng kim Giang) Lê đức Thọ là tên hạ lưu hãnh tiến’’.(trang 232)Trần ngọc Hoàn (ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng bộ công an)‘’Thằng lưu manh khó trở thành người tử tế, ông (Vũ đình Huỳnh, cha tác giả)than với ông Đặng kim Giang...‘’...Bố anh không nói theo nghĩa bóng đâu. Nghĩa đen đấy,-ông (Nguyễn Tạo, thứtrưởng bộ lâm nghiệp) trả lời thắc mắc của tôi chả là thằng này đích thực lưu manh anhạ’’.‘’Năm 1992, tôi rời Việt Nam lần chót thì ông Nguyễn Tạo còn sống. Tôi hy vọngông còn sống lâu để kể câu chuyện kỳ lạ này cho nhân dân nghe’’.Sau đó tác giả đã viết lại những gì Nguyễn Tạo kể về cuộc đời của ‘’Cảnh con’’,tên của Trần quốc Hoàn khi còn nhỏ, từ nhỏ tới lớn chuyên ăn cắp ra sao. Rồi tớichuyện y, lợi dụng vai trò ‘’săn sóc sức khỏe’’ cho lãnh tụ, hãm hiếp và thủ tiêu mấy chịem cô Xuân ra sao. Cô Xuân là vợ bí mật của ông Hồ chí Minh, đã có với ông này mộtngười con và được cha đặt tên là Nguyễn tất Trung, sau được trao cho ông ‘’Vũ Kỳchăm sóc coi như con nuôi’’. (4)Hoàng minh Chính:‘’Ban lãnh đạo căm ghét anh, quên mất rằng bằng những kiến nghị ấy Hoàngminh Chính thể hiện một niềm tin lỗi thời ở Đảng’’. (trang 295)Hoàng, tên cán bộ chấp pháp thỉnh thoảng thay Huỳnh Ngự hỏi cung Vũ thưHiên, một buổi đã nói nhỏ với ông về Hoàng minh Chính như sau:‘’Anh không biết đấy thôi chứ Hoàng minh Chính có mưu đồ lớn lắm, anh ta muốnlật đổ trung ương bằng một Đại Hội bất thường (Hoàng không nói đến đảo chính)...’’(trang 430)o O oĐể kết thúc chương này tôi xin đưa ra một nhận xét riêng rất giản lược về tácphẩm như sau: Một cuốn hồi ký hay. Có nhiều chỗ hay quá khiến có người nghi làkhông thực. Họ bảo những đoạn đối thoại, tranh luận với chấp pháp trong tù nói lên cáidũng khí của tác giả có vẻ hơi cường điệu, thêm thắt. Tỷ dụ như đoạn ông đập bàn quátmắng cán bộ chấp pháp tên Hoàng. Họ cho là tác giả tự cao mà bịa ra chứ làm gì trongtù có cái cảnh đó. Nhưng nếu đọc kỹ tác phẩm thì thấy sau này tác giả đả được công anViệt Hùng cho ông biết Hoàng đã về hưu và hãy còn sống. (trang 756) Chẳng lẽ ôngdám bịa ra chuyện đó mà không sợ Hoàng lên tiếng phủ nhận và bắt bẻ? Nếu bạn bịgiam trong xà lim nhiều tháng liên tục như tác giả, lại thường xuyên bị hỏi cung theokiểu tra tấn tinh thần đến phát điên lên được thì chuyện nổi khùng mà mắng chửi ngườihỏi cung thậm chí muốn hành hung cũng có thể hiểu được.Riêng về con người tác giả và lập trường của ông, cũng như về tình hình chính trịtheo nhận xét chủ quan của ông, chúng tôi sẽ xin bàn rộng hơn trong mục tổng kết. Tôichỉ xin nói gọn rằng ông vẫn coi chủ nghĩa Mác có cái đẹp, cái hay của nó ở chỗ nó làmột lý tưởng xã hội gần giống với lý tưởng Ky Tô Giáo. Ông cho đó là chủ nghĩa xã hội.Ông không nói gì đến chủ nghĩa cộng sản. Ông không cho chủ nghĩa xã hội là một ảotưởng.Nhưng ông kết án chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa Mao. Nhất là sự tàn bạo củaStaline. Vì vậy ông ủng hộ Khrutshchev là người có can đảm đánh đổ thần tượngStaline và đưa ra một đường lối cởi mở hơn. Các bài viết và tác phẩm của ông phảnánh tư tưởng đó cho nên mới bị đánh, bị cấm. Và cũng chính vì vậy sau này ông mới bịbắt. Nhưng ông lại nói ông chẳng theo chủ nghĩa xét-lại nào cả. Thì cũng đúng thôi.59PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Chính Khrutshchev có bao giờ nói ông ta chủ trương ‘’xét lại’’ đâu. ‘’Xét lại’’ là do nhữngngười chống Khrutshchev gán cho ông mà thôi. Vũ thư Hiên cũng như hầu hết các nhàvăn và trí thức cộng sản phản tỉnh, đều cho rằng họ theo kháng chiến chống Pháp làđúng và đảng cộng sản có công thực chứ không cướp công kháng chiến.Ông Hồ tuy có khuyết điểm, nhưng vẫn là lãnh tụ tốt, hay ít ra là con người khóhiểu, chứ không độc ác. Nhận định đó, lập trường đó, dĩ nhiên người quốc gia chốngcộng không chấp nhận. Nhưng cũng phải công nhận tác giả thành thực, và có can đảmnói lên điều mình nghĩ là phải, ở giữa những người không đồng ý với mình. Hơn nữa ởtrang 250, ông đã thú nhận ông ‘’đần’’ và ‘’ngu lâu’’ vì không chịu nghe bà cô ông, vợông cũng như tiểu đoàn trưởng Đích coi những người cộng sản là ‘’bất nhân’’, ‘’chếđộ cộng sản không có tương lai’’, và Hồ chí Minh là ‘’vua quỷ, quỷvương’’.(249,250)Đọc hết cuốn hồi ký tôi có cảm tưởng tác giả đã cố biện minh cho việc cha conông và một số đồng chí của cha ông theo cộng sản, không phải vì chủ nghĩa cộng sảntheo đúng nghĩa của nó, đúng bản chất ảo tưởng, cường đạo, tàn bạo vì chủ trươngđấu tranh giai cấp. Cha con ông cũng như họ theo cộng sản vì nó có ‘’dáng dấp ThiênChúa Giáo, nơi mọi người đều là con cái Chúa’’ (trang 99), nó hứa hẹn một xã hội tốtđẹp và nhất là vì nó giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức của thực dân phong kiến.Nhưng đến khi thấy nó thực hiện đấu tố dã man trong cải cách ruộng đất, bắt bớ giamcầm những người vô tội trong các vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, chỉnh đốn tổ chức và nhấtlà vụ ‘’án xét lại chống đảng’’ thì mới bừng tỉnh (sau Cải Cách Ruộng Đất thì chỉ mới‘’cảm thấy như có cái gì cục cựa trong tôi như là sự bừng tỉnh’’), thì đã muộn. Bừng tỉnhnhưng đành bó tay. Vì những người bạo miệng nói ra ý kiến bất đồng đều bị thủ tiêu.Mọi người đều đành sống hèn một chút cho qua ngày như phần đông văn nghệ sĩ, kểcả Trần Dần, Văn Cao vân vân...nhưng cũng khối người hèn nhiều nhiều, từ Tú Mỡ,Thế Lữ, Nguyễn Tuân cho đến Nguyễn đình Thi, Chế lan Viên vân vân...vì họ còn muốncó cơm ăn, con cái được đi học...Tóm lại chính sách cào bằng kinh tế, thắt hầu bao,kiểm soát chặt chẽ di trú v.v...đã đẩy họ vào chốn sợ hãi liên miên, không dám có phảnứng quyết liệt. Vì vậy mà chế độ cộng sản tồn tại lâu ở Việt Nam. Còn một vài lý do nữakhiến nó còn tồn tại cho đến tận ngày nay, sau khi nó đã tan biến ở Đông Âu một thậpkỷ, chúng tôi sẽ bàn kỹ nơi chương cuối.Chú Thích1.- Đêm Giữa Ban Ngày, tác giả Vũ thư Hiên, Văn Nghệ xuất bản năm 1997,trang 303.2.- Gần xã Hành Thiện, quê của Trường Chinh Đặng xuân Khu. Nhưng cũng cóngười nói ông Huỳnh quê Trung Lao, Huyện Trực Ninh, Nam Định (?)3.- Tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của Chử Bá Anh, số 104, tháng 9 năm 1992 có đăngmột bài dài về cuộc đời ông Vũ đình Huỳnh, trong phần kết luận đã cho biết: Theo mộtngười mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư, thì ông Huỳnh trước khi chết vào ngày3.5.1990, đã được một cán bộ trong ban tổ chức trung ương đảng đến bên giườngtuyên bố trả lại đảng tịch cho ông. Nhưng lúc đó ông điếc, lại bị cấm khẩu. Ông chỉ giơcỗ tràng hạt lên, không biết ai đã đặt vào tay ông lúc nào. Người nhà thấy thế đã đi tìmLinh Mục đến làm ‘’phép giải tội’’ cho ông (mặc dù không có phần ‘’xưng tội’’ về phíaông, vì đã bị cấm khẩu.) và cho ông rước lễ, như ‘’của ăn đàng’’. Chuyện này có thậthay không, không thấy con ông nói đến trong ‘’Đêm Giữa Ban Ngày’’.4.- Trang 597-609. Xin xem chi tiết trong phần phụ lục.60PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


CHƯƠNG VINỔI LOẠN HAY NỖI OAN CỦA ĐÀO HIẾUĐầu thập niên này độc giả trong nước háo hức đi tìm đọc một cuốn tiểu thuyếtcủa một nhà văn có tài, mà không tìm được. Người ta kháo nhau: Hấp dẫn lắm, quậylắm, nhiều màn mê ly lắm, tác giả chửi chế độ đấy. Đó là cuốn Nổi Loạn của Đào Hiếu,nhà văn đã có 14 tác phẩm xuất bản từ năm 1978 (Giữa Cơn Lốc) đến 1993 (Nổi Loạn).Sở dĩ người ta không tìm được là vì nó đã bị nhà nước thu hồi viện cớ: ‘’Chuyệnbẩn thỉu, đồi trụy’’. Bộ trưởng văn hóa Trần Hoàn thì trả lời báo chí về lý do cuốn sách bịcấm phát hành như sau: ‘’Về mặt chấp hành quy chế cuốn sách có 3 vi phạm:1.- Đăng ký tên sách là ‘’Nỗi Oan’’ nhưng tự động sửa lại là ‘’Nổi Loạn’’.2.- Không nộp lưu chiếu mà cứ phát hành.3.- Khi phát hành cục xuất bản và cả hội nhà văn đều yêu cầu tạm đình chỉ,nhưng không được thực hiện.Tuy nhiên cũng có ít người nhanh chân mua kịp trước khi nó bị tịch thu. Đây làchuyện một ngưòi đàn bà có chồng là cán bộ từng du học Ba Lan, có 4 con nhỏ mà cònđi ngoại tình với một cựu sĩ quan chế độ cũ cũng đã có vợ là một bác sĩ và 3 con.Ngọc nguyên quán miền Nam được cha mẹ mang đi tập kết ra miền Bắc khi mớilên hai. Trong thời gian ở miền Bắc cô cũng như phần đông các gia đình cán bộ tập kếtphải sống cuộc đời cơ cực thiếu thốn. Đến khi ‘’hòa bình lập lại’’ gia đình cô trở về miềnNam. Cha cô, một cán bộ cộng sản nghiêm khắc, ép cô lấy một cán bộ cộng sản luốngtuổi: Hùng vốn là một nhà sư đã hoàn tục vì giác ngộ chân lý của cách mạng vô sản vàkhi được cô vợ ‘’hoa hậu Cần Thơ’’ thì được ‘’giác ngộ lần thứ hai’’ và khám phá rachân lý ngược với Nguyễn Du: ‘’Tình là cõi phúc tu là giây oan’’.Nhưng vốn quen tác phong khắc khổ của một nhà tu và cù lần của một ‘’cán cối’’,Hùng đã không chinh phục được trái tim Ngọc. Đêm động phòng bị trì hoãn hai ba lần.Đến khi Ngọc biết đàng nào cũng phải ‘’làm cho xong cái chuyện đó’’ thì nàng ngỡngàng nhận ra rằng nó chỉ có thế, và nhanh thế. Tuy cũng đã 24 tuổi nhưng cô cũngchưa được ai cho biết thực chất chuyện vợ chồng nó ra làm sao. Hùng đối với cô chỉ là‘’người đàn ông buồn tẻ như cục gạch ở đầu hè’’. Mỗi lần ăn nằm với Hùng, Ngọc đềucó cảm giác như kẻ bị hiếp dâm. Nhưng hai người cũng có được 3 đứa con.Thế rồi tình cờ Ngọc gặp Phan tại một trại cải tạo khi cô đến thuyết minh trongmột buổi chiếu phim cho tù cải tạo xem. Lợi dụng sự quen biết với trưởng trại, Ngọcmạo nhận Phan là anh đôi con dì với mình để xin cho chàng được thả ra khỏi cái‘’chuồng’’ giam phạm nhân bướng bỉnh. Phan đã bị mê hoặc bởi cô gái đẹp buồn này.Khi Phan được về sau 3 năm cải tạo họ lại gặp nhau trong những buổi chiếu phim ở cácrạp. Mối tình nảy nở. Phan thuê một căn nhà nhỏ làm tổ uyên ương. Hùng vốn ngây ngôkhông hay biết gì. Nhưng bác sĩ Bích, vợ Phan thì tinh ý nên đã rình bắt được bức thưtình Phan viết cho Ngọc. Bích nhất định đòi Phan phải chấm dứt mọi liên hệ với Ngọc,bằng không thì hãy ra khỏi nhà. Nàng cũng viết sẵn giấy ly dị bắt Phan phải ký. Khôngnhững thế nàng còn đi báo chuyện này cho Hùng là chồng Ngọc biết, nói là để cùngnhau theo dõi và ngăn chặn cuộc ngọai tình.Hùng dùng mọi cách để giữ Ngọc. Nhưng năn nỉ, canh chừng, cấm đoán, theodõi, bắt ghen, đánh ghen đều vô hiệu. Cuối cùng anh ta đánh Ngọc một cách tàn nhẫnvà đuổi ra khỏi nhà, để rồi một mình ngồi ở xó nhà uống rượu với anh hàng xóm. Thế làhai gia đình tan nát. Phan tuy yêu Ngọc, thấy mình có trách nhiệm với người yêu,nhưng không muốn bỏ vợ con. Anh bảo Bích thế và cũng thú thực với Ngọc như thế.Thực ra anh quá tham lam, vừa không muốn xa vợ con vừa muốn đắm mình trong thú61PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


vui nhục dục với Ngọc, người đàn bà giống như con thú xổ lồng thả lỏng bản năng trongnhững giờ làm tình bên người đàn ông mà nàng cho là ‘’một nửa kia của chính mình’’mà mình đã tìm lại được sau bao năm không biết đến tình yêu. Có lần nàng nói vớiPhan:‘’...Em khám phá ra mình là một kẻ cuồng nhiệt, mê đắm và táo bạo, giống nhưcon khủng long chuyển mình sau một ngàn năm ngủ vùi trong lòng đất. Nó tạo ra bão tốvà đổ nát.‘’Em ghê sợ cho cái luật bù trừ của Tạo Hóa.‘’Có những lúc em nhớ anh điên dại. Và thèm khát cũng điên dại. Cho nên anhđừng cười em về chuyện làm tình nhé. Đã vào cuộc là không chấp nhận sự dừng lại, dùchỉ một giây. Liên tục, mãnh liệt, và vắt cho kiệt hết tinh lực. Em ghét cái gì nửa vời...’’Chính những trang sách nóng bỏng tả chân các cuộc mây mưa (trên giườngcũng như dưới biển) này là cái cớ để cuốn tiểu thuyết bị thu hồi và liệt vào loại sáchcấm. Người ta bảo nó ‘’bị công luận lên án là truyền bá lối sống dâm ô đồi trụy’’. Nhưngnguyên nhân chính của việc thu hồi khó nói ra, đó là cuốn tiểu thuyết đã ám chỉ sự đầnđộn, ngu dốt và sự khắc nghiệt, đạo đức giả của những cán bộ đảng viên như Hùng vàcùng với Hùng qua hình bóng văn chương bóng bảy người đọc sẽ hình dung ra đảng,và cái xã hội do đảng tạo ra.Sau đây là một vài đoạn vắn trích từ cuốn tiểu thuyết Nổi Loạn:Cảnh thiếu ăn trong gia đình nữ bác sĩ Bích:‘’(Phan) Thiếu Úy bộ binh Quân Đội Sài Gòn cũ, hai lần bị thương, một miểng đạncòn nằm sâu trong đùi, ba năm học tập cải tạo, vợ là bác sĩ (Bích) nhưng lương khôngđủ nuôi ba đứa con. Cuối năm 1978 khi anh mới ở trại cải tạo về, gia đình ăn toàn bộtmì, bo bo, sắn. Chiếc xe đạp của anh như một con ngựa già lọm khọm. Hồi ấy mỗi khira đường thấy ai đi xe đạp bị trật xính lui cui bên lề đường tôi hay nhìn. Thường là tôigặp anh trong tư thế ấy...’’ (trang 243)Và đây một cảnh khác:‘’...Đứa chị nói: Đừng giở giọng tham ăn.Bích cười cười: Vậy chứ má thấy nó ham ăn má lại thương. Tại vì nó thiếu nêncái gì nó cũng thèm.Mấy đứa chị: Má đừng binh. Nó toàn giành ăn với tụi con’’.Đó là cảnh gia đình một bác sĩ ở miền Nam sau khi đã ‘’được giải phóng’’ 18năm. Còn đây là cuộc đời của dân trong vùng Ngọc sống khi còn ở ngoài Bắc với giađình trước 1975:‘’Quá khứ của tôi gắn liền với những lối mòn quanh co đỏ chói màu gạch, nhữngmái tranh lụp sụp ẩn hiện sau vòm cây thưa thớt, những con đê nhỏ, mương nước,những cánh đồng và đình làng...‘’Có nơi nào trên trái đất này con người phải chui rúc vào đống lá chuối khô đểngủ trong suốt mùa đông giá rét ? Trẻ con không có quần mặc, chỉ một chiếc áo vải tảtơi khoác ngoài đứng co ro trong gió ? Những bữa cơm quanh năm chỉ có cà muối vàrau muống ? Và người chết phải bó chiếu đem chôn ?‘’Có xứ sở nào trên mặt đất này, mà người dân cam chịu và hài lòng với kiếpsống hẩm hiu tăm tối như vậy ? (...)‘’Thế mà tôi vẫn sống vẫn lớn lên. Và lạ thay, giờ đây đàn ông lại quỳ dưới chântôi, van lậy, khóc lóc tỏ tình.‘’Chẳng lẽ những quả cà, những cọng rau muống, những con cua, con ốc, nhữngcủ khoai củ sắn kia đã tạo ra điều kỳ diệu ấy ? Tôi không tin như thế. Và tôi vẫn thầm62PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cám ơn bố mẹ tôi, cám ơn thiên nhiên đã tạo ra nhan sắc ấy, cám ơn những đóa hoathủy tiên trong chùa, những lũy tre, những luống cải bẹ xanh trong vườn bà thím, nhữnglá trầu không, những cơn mưa dầm gợi nhớ nhung, những hoàng hôn tím ngắt chântrời...Nhan sắc là niềm kiêu hãnh thầm kín, nhưng đó cũng là tai họa của đời tôi. Chúnglà cội nguồn của sự ghen tuông, của tình và thù.‘’Giờ đây tôi bị mang tiếng là người đàn bà ngoại tình, nhưng tôi không có gì xấuhổ về điều ấy. Tôi yêu Phan, đúng ra là tôi đã tìm được Phan, một người mà suốt 20 ởmiền Bắc tôi không tìm được, ở làng Trinh Lương tôi không tìm được, ở khu Kim Liên HàNội tôi không tìm được, ở rừng núi Tuyên Quang tôi cũng không tìm được.‘’Tôi đã tìm thấy, đã tình cờ nhặt được anh, cái ‘’nửa kia’’ của mình. Chúa trời đãlấy một chiếc xương sườn của người đàn ông mà tạo ra tôi. Người đàn ông đó là Phan.Tôi đã nhặt được anh một cách rất tình cờ trong một trại cải tạo. Lúc ấy anh như ngườirừng, tơi tả, hoang dã và cô độc.‘’Tôi đã tìm thấy anh như tìm thấy chính bản thân mình.‘’Tôi không ngọai tình.‘’Trước kia tôi có yêu ai đâu, kể cả chồng tôi...‘’Tôi đã không được yêu, bây giờ tôi có quyền yêu.‘’Tôi đã không được sống, bây giờ tôi có quyền sống.‘’Ai có thể tước đoạt cái quyền thiêng liêng ấy của một con người ?‘’Những bạn bè cùng trang lứa với tôi có thể họ không may mắn tìm thấy cái ‘’nửakia’’ của đời mình, họ sống với cái nửa khác của ai đó trôi dạt vào đời họ, ráp khôngvừa, không khớp, khập khiễng tạm bợ. Và họ rán sống, họ cam chịu như họ đã từngcam chịu những quả cà, những cọng rau muống, cái cầu ao, ổ lá chuối khô, như họ đãcam chịu những chiếc loa phóng thanh ra rả suốt ngày. (...)‘’...Bây giờ tôi phải trở lại với quá khứ vì tôi muốn mọi người hiểu thấm thía bi kịchcủa tôi, của cả thế hệ thanh niên cùng lứa với tôi để chúng ta hiểu nhau hơn và để xinbạn hãy cho phép tôi được sống trọn vẹn mối tình của mình, một mối tình đầy sóng gióvà chưa biết sẽ kết thúc như thế nào’’.***‘’Cái giếng nước đối với tôi luôn luôn là một mối đe dọa. Bởi vì nó không phải nhưnhững cái giếng nước thông thưòng ở miền Nam. Nó là một cái vực thẳm. Năm ấy tôichỉ là một con bé 12 tuổi mà cái giếng thì to và sâu hun hút. Ba bên là bờ đất nham nhởđầy cỏ mọc, còn lại một bên thì thoai thoải lần xuống dưới đáy giếng bằng 38 bực cấpbằng đá, hẹp trơn trượt như đường về âm phủ. Giếng sâu đến độ khi tôi xuống sát mặtnước, ngoảnh nhìn lên không còn thấy mặt đất đâu cả, chỉ thấy một cái miệng hố lởmchởm đất đá và những lá cỏ dại.‘’Dưới đáy giếng, bóng chiều càng mờ mịt hơn, chập choạng, rình rập. Cái cảmgiác cô độc lạnh lẽo làm tôi sợ hãi. Tôi vội vàng múc hai thùng nước rồi ghé vai vào đòngánh khó nhọc bước lên những cấp bậc trơn nhẵn.‘’Đầu làng bên kia có một cái giếng nữa nhưng từ ngày có người tự tử ở đó thìkhông còn ai dám đến đó để lấy nước về uống. Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại cónhiều người tự tử đến như thế. Thường là họ treo cổ. Những cái mặt sưng to và tímbầm. Xác chết được gói trong chiếu, vài ba người vác ngang qua nhà. Họ đi nghiêngngả dưới trưa nắng. Tiếng kèn khàn đục, vất vưởng lạc điệu.‘’Ở cầu ao thường tấp nập hơn. Hàng ngày dân làng đến đó tắm gội, rửa bát, vogạo, giặt quần áo, giặt cả chiếu chăn, cả đồ phụ nữ hành kinh nữa. Điều này ban đầu tôikhông biết, nhưng một hôm nhìn quanh bờ ao thấy có một chỗ lúa tự nhiên vươn cao63PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lên, xanh mướt, tôi hỏi nhưng chẳng ai giải thích được tại sao, đến khi lúa trổ bông thìchỉ riêng cái chỗ lúa tốt ấy là không có bông. Đó là một bí mật mà tôi không thể chia xẻvới ai được vì gần như không ai giải thích được, hoặc là không chịu giải thích cho tôibiết. Bữa kia tôi thấy một người đàn bà trong làng ra cầu ao giặt những mảnh vải mùngđầy máu và tạt cái thau nước đỏ lòm ấy vào chỗ lúa tốt tôi mới hiểu được sự tương quangiữa cái thứ nước ấy và chòm lúa xanh tốt kia.‘’Tôi đâm sợ nước cầu ao. Nhưng người sợ nhất là bác tôi. Mỗi lần muốn rửa mặtông buộc cái khăn vào cần câu, ném nó ra giữa ao (nơi mà ông vẫn hy vọng rằng nướcsẽ sạch hơn trong bờ) rồi giật chiếc khăn lên như giật con cá. Ông vắt nước trong khănvô miệng để súc miệng, sau đó mới dùng khăn lau mặt...Buổi sáng ông thường dậy rấttrễ vì phải cuộn tròn trong cái ổ lá chuối khô để đợi mặt trời lên. Khi ngoài sân đã ngậpnắng, ông mới trở dậy vác cái nong ra đặt giữa sân rồi chui vào đó nằm sưởi. Ba chị emtôi cũng bắt chước vác cái nong ra đặt kế bên. Đứa cháu nội lên hai cũng nằm cạnh...Nhưng kẻ gây ấn tượng cho tôi nhất là một người đàn ông ốm đói. Người ta gọiông là ông Lời, tuy suốt ngày ông chẳng hề nói một lời nào cả. Dân làng đã nghèonhưng ông còn nghèo hơn tất cả. Gần như ông không có gì để mà ăn, ông cứ luẩn quẩntrong vườn nhà như một bóng ma tìm bắt con ốc sên, con châu chấu. Gần như ông ăntất cả những sinh vật mà ông bắt được: Cóc, nhái, thằn lằn, thậm chí gà con chết ngườita đã vứt đi ông cũng nhặt về nướng ăn. Người ông cứ xanh lướt, hai mắt lõm sâu lờ đờ.(...)‘’...Ba hôm sau người ta đến báo cho ông hay rằng đứa con trai 12 tuổi của ông đitắm sông đã bị ma da kéo chân đi. Hàng xóm bủa đi tìm khắp nơi nhưng không thấy.Ông không khóc, vẫn lặng lẽ, vẫn thất thểu đi ra sông. Ông không phải tìm kiếm, cứbước thẳng xuống mé nước, trầm mình xuống. Một lúc sau mặt nước khép kín lại,phẳng lặng xóa sạch mọi vết tích của người đàn ông khốn khổ ấy’’. (trang 103-112)Với lối tả cái khổ và nhất là cái chết (tự tử) của một người như vừa kể, Đào Hiếuquả thực đã đưa ngọn bút của mình lên tuyệt đỉnh. Sau khi đọc những hàng cuối cùngvừa nêu, rồi nhớ lại câu nói của Ngọc ở đoạn trên: ‘’Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lạicó nhiều người tự tử đến như thế’’ người đọc liền thấy cuộc sống miền Bắc lúc ấy tangthương đến độ nào. Vì khổ quá người ta đã đi tìm cái chết một cách thản nhiên. Sở dĩngười đàn ông kia chưa tự tử sớm hơn vì còn có đứa con. Nhưng nay đứa con đã chếtđuối thì ông cũng trầm mình đi theo. Những cảnh đói khổ của các cựu tù nhân cải tạođược mô tả trong các cuốn hồi ký của họ có lẽ cũng chỉ đến thế. Nhưng chắc không aidiễn tả hay bằng Đào Hiếu.Nếu cái nạn đói khổ không phải chỉ có trong tù, thì cái thói bắt làm ‘’kiểm điểm’’,‘’tự kiểm’’ cũng không phải chỉ tù nhân mới phải làm. Nhân dân cũng không thoát. Tácgiả ‘’Nổi Loạn’’ đã chế diễu cái tật hơi tý bắt làm tự kiểm của đảng một cách tài tình quahành động và thái độ của Hùng, chồng Ngọc. Trong cuốn chuyện ít nhất là 10 lần Hùngbắt Ngọc, và cả Phan phải viết kiểm điểm, tự kiểm.Hãy xem người chồng cán bộ cộng sản, đã từng du học Ba Lan, dọa đánh vợ, trakhảo vợ và bắt vợ viết tự kiểm:‘’Người chồng hầm hầm rút cái roi mây treo trong xó nhà ra. Ông ta gằn từngtiếng:- Đừng già hàm. Hãy khai thực đi: Hồi tối giờ cô đi đâu ?Ngọc nhìn thẳng vào mắt chồng hỏi:- Anh định làm gì mà cầm roi đấy ?- Tao đánh mày nát xương. Nói mau!64PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


....Ngọc nói dứt khoát:- Tôi không khai báo gì cả. Đây là nhà tôi chứ không phải đồn công an.Thấy Ngọc nói cứng quá ông ta làm thinh một lúc khá lâu. Rồi ông lại bàn lấy mộtxấp giấy trắng và một cây bút. Ông đặt các thứ ấy trước mặt vợ, ra lệnh:- Viết tờ kiểm điểm đi.- Tôi không viết.- Không viết thì ngồi đó tới sáng.....Ngọc mở choàng mắt chạm vào một cái khuôn mặt to bè đỏ gay nồng nặc mùirượu.- Không được ngủ. Dậy viết kiểm điểm đi dã.Nhưng Ngọc nhắm mắt, mềm rũ, nằm vật xuống giường. Người chồng lại ghếngồi, lấy thuốc lá ra hút để trấn áp cơn say. Chưa hết điếu thuốc ông đã bật dậy đếnbên giường, nắm hai ngón chân cái vợ kéo mạnh:- Chưa ngủ được đâu! Tôi bảo cô phải viết kiểm điểm. Cô nghe rõ chưa? (Trang44-47)Đây là một cảnh khác, tại công ty du lịch. Thêm một người nữa bị ông cán bộ bắtviết kiểm điểm.‘’Nguyễn Văn Hùng giơ tay đấm vô lưng Ngọc. Phan đứng dậy:- Anh là đàn ông mà làm gì vậy ? Muốn đánh thì đánh tôi đây này.- Mày thách hả ? Tao giết mày.Đám đông đã vây quanh như coi đá gà. Một người có trách nhiệm trong công tydu lịch bước đến. Anh ta bảo Nguyễn Văn Hùng:- Đây là cơ quan. Xin ông đừng làm mất trật tự. Chuyện riêng của các người xinđi chỗ khác giải quyết.Hùng đành ngồi xuống ghế.- Thôi được, ông ta nói. Lấy giấy ra đi. Mỗi người viết một tờ kiểm điểm, ký tênvào.Ngọc rất tức nhưng cũng phải cười.- Đừng làm trò hề. Anh đi về đi là hay hơn cả.- Tôi về để cho hai ngưòi đi hú hý với nhau à ?- Anh ấy có đi đâu.- Đừng qua mặt tôi. Tôi không ngu đâu. Lấy giấy viết kiểm điểm lẹ lên.Không thấy ai nhúc nhích, ông ta điên tiết lên, sục sạo trong túi quần tìm kiếm.Vẫn không có, ông ta đứng lên hỏi những người đang bu quanh:- Ai có giấy xin cho một tờ.Mấy anh lơ xe và xích lô nhìn nhau cười, họ bảo nhau:- Đi kiếm giấy cho thủ trưởng làm kiểm điểm kìa.Cô bé bán thuốc lá moi ở đâu ra đuợc một tờ giấy bằng bàn tay, nhàu nát. Hùngtiếp lấy vuốt vuốt cho thẳng rồi đặt trước mặt vợ:- Hai người viết chung một tờ cũng được.Ngọc gạt tờ giấy xuống đất.- Không viết hả ? Người chồng thét. Được rồi tôi sẽ làm một tờ biên bản.Ông kê tờ giấy lên đầu gối, hí hoáy viết. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc...Chữ nghĩa ngoằn ngoèo rối rắm, vừa viết vừa nhíu mày,ngừng lại suy nghĩ rồi viết tiếp. Xong ông ta đưa tờ giấy cho Phan.65PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


- Ký đi!Phan không cầm tờ giấy, chỉ đọc lướt qua. Anh nói:- Tôi không đồng ý câu ‘’bắt quả tang hai người đang âm mưu hẹn nhau đi hủhóa...’’- Đó là sự thực. Người chồng nói.- Tôi không ký đâu.Nguyễn Văn Hùng vụt đứng lên giơ nắm đấm:- Tao bảo mày ký!- Không, vì tôi không muốn anh làm nhục vợ anh và tự làm nhục mình. Anh sẽlàm gì với tờ giấy này ?- Làm gì mặc tao. Ký đi.- Tôi không ký.Một quả đấm vụt ra trúng ngay bả vai Phan, nhưng anh vẫn ngồi im hút thuốclá...’’ (trang 95)Sau đây là một cảnh bắt buộc viết tự kiểm khác:‘’... Không nói nhiều cô đi ngay đi.Ngọc ném mạnh ly nưóc vào tường, đi thẳng ra cửa. Chị bước hấp tấp về phíacầu thang, nhưng người chồng đã đuổi kịp, níu tay lại:- Cô chưa đi được đâu.- Chính anh đuổi tôi mà.- Đúng. Nhưng trước khi đi cô phải thú nhận hết mọi tội lỗi của cô đã. Phải nộpcho tôi bản tự kiểm thật chi tiết rồi mới được đi.Ngọc vùng vẫy nhưng không được, chị la lớn:- Trò hề! Tại sao tới giờ này anh vẫn chưa thấy đó là trò hề ?’’ (trang 198)Sau đó Ngọc bị hành hung, lột hết quần áo nhốt vào buồng, trần như nhộng.‘’Bây giờ thì Ngọc không còn một vật gì che thân ngoài tóc và lông. Tất cả đềumượt mà, đẹp một cách kiêu hãnh. Chị cúi xuống nhặt những mảnh vải tả tơi ném racửa sổ.Thành phố rất im lặng.Ngọc thức, nhìn ngắm những thương tích của mình.Chị đi lại phía tủ áo. Một cái tủ trống. Hoàn toàn trống. Chị giận dữ kéo nắm cửanhưng nó đã bị khóa từ bên ngoài. Chị đạp cửa rầm rầm nhưng nó không nhúc nhích.Ngọc lại giường ngồi và nhận ra trên giường có một xấp giấy trắng, một cây bút, mộtdòng chữ nguệch ngoạc:‘’Nếu muốn ra khỏi đây hãy viết bản tự kiểm’’. Ngọc hất xấp giấy xuống đất. Giấybay lả tả trắng cả sàn nhà, cây bút bi bắn vào góc tường.Ngọc bấu tay vô song cửa sổ.- Mở cửa! Chị la lên. Mở cửa mau!Bóng đen của người chồng lù lù hiện ra, chậm chạp như con gấu già. Ông tađang xách ấm nước sôi từ dưới bếp lên để pha trà.- Mở cửa!Ông ta điếc. Rất may trong phòng có cái gạt tàn thuốc. Ngọc ném mạnh ra cửasổ, bay ngang mặt người chồng, vỡ tan tành trên tường vôi.- Mở cửa cho tôi.- Cô sẽ không bao giờ được ra khỏi phòng nếu không viết tự kiểm.- Nhưng phải trả quần áo cho tôi. Vali tôi đâu ?Người chồng im lặng pha trà. Rồi uống nhâm nhi. Rồi đốt thuốc lá.66PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


- Đồ tồi! Anh có quyền gì mà nhốt tôi? Trả quần áo đây.- Loài dâm đãng thì cần gì quần áo.Ngọc gầm thét:- Tao mà ra được tao sẽ giết mày. Đồ hèn. Mày dám mở cửa không ?- Viết tự kiểm đi.Người chồng đã uống xong tách trà, chùi miệng rồi bỏ đi.Lát sau ông ta quay lại, đến bên cửa sổ ném vào một mớ giẻ rách đen nhẻm hôihám.- Quần áo của mày đấy.Ngọc nhặt miếng giẻ lên. Đó là cái áo ngủ bằng vải tám Ngọc đã vứt đi từ ba bốnnăm nay trong kẹt tủ. Nó đã bị chuột cắn nát, bị gián gặm nham nhở. Ngọc giũ nó trongluồng sáng của nắng mai giọi vào cửa sổ. Bụi bay mù mịt làm chị phải quay mặt đi.Trong chiếc áo ngủ tả tơi ấy Ngọc vừa giống ăn mày, vừa giống tù nhân, mặt mày sưnghúp, đường nét lệch lạc, biến dạng. Ngọc đóng cửa sổ, lại giường nằm.Tự nhiên nàng bật cười. Kẻ nào đạo diễn cái trò hề này ? Ban đầu chỉ là một mốitình đơn giản, nhẹ nhàng. Vì suốt ba mươi mấy năm tôi thiếu nên tôi phải đi tìm. Phancũng thế. Chỉ là bạn bè đi uống cà phê đi nghe âm nhạc. Còn bây giờ thì nổi tiếng cảnước. Quỷ cái. Ngoại tình. Đĩ ngựa. Kẻ vô luân. Dâm đãng. Cướp vợ. Giựt chồng. Kẻ thìhăm bắn, người thì dọa tạt át xít. Bạn bè tẩy chay. Xã hội đàm tiếu. Tất cả những cái đóngày càng đẩy chúng tôi lại gần nhau hơn.‘’Ngọc cười lớn. Chúng mày biết cái khỉ khô gì về tao. Hiểu quái gì về Phan, vềngười vợ nhạt nhẽo của Phan, về ông chồng dở hơi của tao. Sao chúng mày ngu quávậy ? Cái bọn đạo đức giả, bọn ăn thịt người. Cái bọn ganh tị, cả đời chỉ chực chui vàogầm giường người khác để rình rập bêu xấu’’. (trang 199-202)Ngu mấy các cai văn nghệ của đảng cũng hiểu rằng những câu trên nhắm vàobọn lãnh đạo (hiếu sát, phi nhân, đạo đức giả, cai trị bằng công an cảnh sát, chuyênrình mò người dân...). Vì thế không thể để ‘’Nổi Loạn’’ được. Và họ đã vội vã cho thu lại.Nếu không có chuyện ‘’cho ra rồi lại thu lại’’ này thì cuốn tiểu thuyết đã không gâyđược chú ý. Vì thực ra nếu so với Bảo Ninh, Phạm thị Hoài hay Trần mạnh Hảo vàNguyễn huy Thiệp, thì Đào Hiếu không nổi tiếng bằng. Vì cuốn chuyện đã được phổbiến ở hải ngoại, nên chúng tôi chọn cho vào một chương để độc giả có dịp nhìn vấn đềở một khía cạnh riêng, tương đối khác lạ, chứ không phải vì tư thế của tác giả, so vớinhiều nhà văn khác.CHƯƠNG VIINGUYỄN HỘ QUAY LẠI CHỐNG ĐẢNGNguyễn Hộ, sinh 1.5.1916 tại xã Hanh Thông, Gò Vấp, Gia Định, là một cán bộcộng sản kỳ cựu miền Nam, gia nhập đảng cộng sản khi mới 21 tuổi. Sau 1975 đã cóthời ông làm chủ tịch mặt trận tổ quốc Sài Gòn. Giữa năm 1987 ông về hưu rồi cùng vớimột số cán bộ cựu kháng chiến trong đảng như Tạ bá Tòng, đứng ra xin lập hội cácngười kháng chiến cũ, nhưng không được chấp thuận mà chỉ được phép lập Câu LạcBộ, quyền hạn và phạm vi hoạt động giới hạn hơn. Cùng đứng trong nhóm ông, banđầu có cả Trần văn Trà. Nhưng về sau Tướng Trà tách ra và quay lại theo chính quyềnchống câu lạc bộ này. Tổ chức của ông vất vả lắm mới ra được tờ ‘’Truyền ThốngKháng Chiến’’, chỉ phát hành được 3 số thì bị tịch thu, rồi đình bản. Câu Lạc Bộ bị giảitán và thay vào đó là một câu lạc bộ khác do đảng điều khiển. Ông Hộ nói rằng nhữngngười lũng đọan tổ chức này là các ông Võ trần Chí (lúc ấy là bí thư thành ủy Sài Gòn),67PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trần bạch Đằng và Trần văn Trà.Thực ra thì ban đầu Tướng Trà rất tích cực trong hoạt động của Câu Lạc Bộ. Lúcđó cũng là lúc Nguyễn văn Linh đang có hy vọng trở thành một thứ Gorbachev của ViệtNam. Nhưng rồi ông Linh đã không thắng nổi Lê đức Thọ, cho nên khi ông ta chuyểnhướng thì Trà cũng chuyển hướng theo. Võ trần Chí, Trần bạch Đằng cũng thế. Mộtnguồn tin Tây phuơng lúc ấy còn nói có cả Tướng Võ nguyên Giáp đứng đàng sau cáiCâu Lạc Bộ này (xin xem Chương 20). Điều này có thể đúng. Vì cũng vào thời gian ấytại Âu Châu, người Việt hải ngoại đã lên tiếng tích cực ủng hộ Nguyễn Hộ làm lãnh tụcho phong trào Dân Chủ trong nước. Trong số những người này có tên các vị NguyễnCao Hách, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Hữu Thống, Hòa Thượng ThíchGiác Lượng v.v...Tờ Truyền Thống Kháng Chiến viết gì, và Câu Lạc Bộ trước làm gì để đến nỗibáo thì bị đình bản còn tổ chức thì biến thể theo đảng, chẳng cần nói ai cũng đoánđược. Sau đây là những điểm chính mà nhóm ông Hộ kiến nghị:1.- Bộ chính trị và ban bí thư trung ương đảng cần có sự kiểm điểm định kỳ, phêvà tự phê trước ban chấp hành trung ương để qua đó điều chỉnh, kiện toàn cơ quanlãnh đạo: Ai có đủ đức tài thì tiếp tục phát huy, còn ai không đủ đức tài thì cần cho rútlui để đưa người có đức có tài thay thế, chứ không thể cứ sống lâu lên lão làng.2.- Không nên ‘’độc diễn’’ khi quốc hội bầu chủ tịch hội đồng bộ trưởng, mà nêncó một số người ra ứng cử chức vụ nói trên với chương trình hành động cụ thể củamình. Quốc hội sẽ chọn một chủ tịch hội đồng bộ trưởng trong số các ứng cử viên ấybằng lá phiếu kín của mình.3.- Quốc hội cần cách chức một số bộ, thứ trưởng không làm tròn trách nhiệm,dẫn đến hậu quả là có trên 10 triệu người (ở miền Bắc) bị đói năm 1987, và nhân dâncả nước sống cơ cực kéo dài.Trong buổi hội thảo của câu lạc bộ cũ, lúc còn chủ động, được tổ chức từ 8 giờsáng đến 4 giờ chiều chủ nhật 7.1.1990, để bàn về các biến chuyển dồn dập ở Đông Âulúc ấy, với tư cách chủ tọa, Nguyễn Hộ đã kết thúc 8 giờ bàn thảo sôi nổi như sau:‘’Ngay trong những điều kiện của chế độ xã hội chủ nghĩa, nếu sự bất mãn củaquần chúng cứ dồn dập mãi (theo sau sự tàng trữ những yếu tố bất công, nghèo đói ứchiếp), thì cách mạng sẽ nổ ra. Lịch sử là do nhân dân làm nên: Ở Đông Âu nhân dân đãlàm lại lịch sử. Ở Việt Nam nhân dân đòi hỏi chứ không xin xỏ đổi mới. Đảng hiện nayđang suy thoái quá, cần lột xác, không thể cứ ba trợn như thế này. Cần chạy, cần nhảy,cần bay chứ không ‘’cà rịch, cà tàng’’, may ra mới khá được. Phải trả quyền dân chủcho nhân dân, không thể ăn cướp quyền đó của nhân dân (cử tọa, khoảng 500 người,vỗ tay). Đảng nên làm đầy tớ nhân dân, chứ không làm cha người ta’’. (1)Sau khi thất bại và bị loại khỏi Câu Lạc Bộ Kháng Chiến mới, Nguyễn Hộ quyếtđịnh ‘’về vườn’’. Ngày 21 tháng 3 năm 1990 ông ly khai khỏi đảng, vì theo lời ông ‘’nó đãtrở thành vô nghĩa’’ và ông lên đường về Phú Giáo một vùng quê cách Sài Gòn độ 60cây số về phía Đông Nam. Sau khi ông đi khoảng hơn một tháng thì một số đồng chícủa ông trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ bị bắt, trong đó có Tạ bá Tòng (Tám Cần),Hồ văn Hiếu (Hồ Hiếu), Đỗ trung Hiếu (Mười Anh), rồi cả Lê đình Mạnh, một người tíchcực ủng hộ Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũng bị bắt.Ông Võ văn Kiệt lúc ấy là Phó Thủ Tướng có tới Phú Giáo thăm ông vào mộtngày tháng 8. Ông Kiệt muốn ông theo về Sài Gòn, nhưng ông không chịu, và khi ôngKiệt hẹn gặp lại lần thứ hai thì ông cũng từ chối. Vì vậy không đầy một tháng sau ông bịbắt bằng một cách cũng na ná như Hà sĩ Phu và Vũ thư Hiên, được ông thuật lại68PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nguyên văn như sau:‘’Lúc 7 giờ sáng, khi tôi đang bơi xuồng (trên sông Sài Gòn), vừa cặp vào bờ địnhbước lên đi vào đám ruộng gần đó để hái rau má, rau đắng về ăn. Đúng vào thời điểmấy một chiếc ghe lớn đang chạy trên sông lại cặp sát xuồng tôi, trong đó có 6, 7 thanhniên khỏe mạnh. Bỗng có tiếng hô to: ‘’Bác ơi! Bác có thấy một chiếc ghe nhỏ chạyngang qua đây không ?’’ Tôi trả lời: ‘’Không!’’ Liền có tiếng hét to: ‘’Đúng nó rồi!’’Đó là ghe công an. Họ bắt ông đem về Sài Gòn, đến đêm thì lại đưa lên XuânLộc, đi sau xe ông luôn có mấy chiếc xe khác ‘’hộ tống’’. Sau một tuần ông được đưa vềBình Triệu giam trong bốn tháng. Đến ngày 30 Tết, (năm 1991) ông được cho về nhà đểquản thúc tại gia. Ông cho biết là trong 4 tháng bị giam giữ cẩn mật ở Bình Triệu, cácông Võ văn Kiệt , Mai chí Thọ, Võ trần Chí, Võ viết Thanh, Trần văn Danh đều khuyênông nên làm kiểm điểm để ‘’giải quyết nội bộ’’. Nhưng tin mình không có lỗi, ông khôngtự kiểm mà chỉ viết một bài dài 20 trang ‘’phát biểu quan điểm của ông về tình hìnhchung trong nước’’.Sau đây là một vài đoạn trích từ tập tài liệu ông soạn trong thời gian hơn hai nămbị quản thúc tại gia liên quan đến đảng, chế độ và quan niệm của ông về chủ nghĩa tưbản nói chung và một thứ chủ nghĩa ‘’tư bản Trung quốc’’.Về chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản Việt Nam‘’Khi còn là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam, một thứ tù binh của đảng, tôichỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ...’’‘’Nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng sản chủ nghĩa.Bởi vì suốt 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịusự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì...Đó là điều sỉ nhục...’’‘’Chủ nghĩa cộng sản là một lý tưởng cao đẹp nhưng khi thực hành thì đầy thảmhọa...’’‘’Chủ nghĩa xã hội trên hai mặt có tính chất quyết định, kinh tế và chính trị là mộtchế độ xã hội không hợp lòng dân và trào lưu tiến hóa của lịch sử, nên đã bị bác bỏ ởkhắp nơi...’’‘’Rõ ràng thuyết đấu tranh giai cấp và ý thức hệ Mác xít trong điều kiện kể trêncủa ngày nay tự nó đã lỗi thời và phá sản...’’‘’Ở Việt Nam tham nhũng đã trở thành quốc nạn, nhưng Việt Nam là nước khôngcó dân chủ tự do, dân không có quyền, thì làm sao chống tham nhũng có hiệu quả ?Cho nên điều trớ trêu thường xuất hiện là người hô hào chống tham nhũng lại chính làkẻ tham nhũng rất tệ hại...’’‘’Chính đảng cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của nhân dân các quyền tự do mànhân dân đã trả giá quá đắt, thứ vũ khí mà nhân dân phải có để bảo vệ lợi ích của mìnhkhi nó bị vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dân chủ tự do bị chà đạp, vũ khí tự vệ bịtước đoạt thì nhân dân giống như người bị xiềng xích, bị bịt tai, bịt mắt, khớp miệng vàtất nhiên gần 70 triệu người Việt Nam không thể không biến thành tù nhân của đảngcộng sản Việt Nam...’’‘’Đảng cộng sản Việt Nam phát động chống đa nguyên đa đảng là chống lại sựnghiệp dân chủ tự do của dân tộc Việt Nam, chống lại văn minh tiến bộ của đất nước,tức muốn kềm hãm dân tộc Việt Nam trong mê muội tối tăm, mù quáng...’’‘’Vì sự độc quyền lãnh đạo của đảng nên Quốc Hội chỉ biết làm theo chỉ thị củađảng. Vả lại hầu hết đại biểu quốc hội là cán bộ đảng viên của đảng. Do đó trước khikhai mạc quốc hội, những đảng viên cán bộ ấy được một đại diện của bộ chính trị đếnđể huấn thị là quốc hội cần phải làm như thế này, như thế này...Số người ngoài đảng ở69PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trong quốc hội không đáng kể, hơn nữa, nếu có thì chính họ cũng đã được đảng hóa(Mác-xít hóa) mất rồi. Cho nên có thể nói: Quốc Hội là Đảng, Đảng là Quốc Hội, NhàNước là Đảng, Đảng là Nhà Nước. Với tính chất ấy đại biểu quốc hội không phải làngười nói lên tiếng nói trung thực của nhân dân (cử tri) mà chính là người chỉ nói tiếngnói của đảng mà thôi’’.Vì quốc hội là của đảng, chính phủ là của đảng, tòa án là của đảng, báo chí cũngcủa đảng, cả bốn quyền lực trong một quốc gia đều nằm trong tay đảng cho nên đảngmuốn làm gì tha hồ, ngay cả những tội ác tầy trời. Nguyễn Hộ đã nói đến sự trù dập đốivới Trần xuân Bách, Bùi Tín, Dương thu Hương, Mười Thơ và những cái chết đầy ámmuội của một số Tướng lãnh cộng sản như Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, Đinh đứcThiện, Trần Bình và con của ông này. Sau đây là nguyên văn về một vài vụ:‘’Trường hợp của Đại Tướng Hoàng văn Thái trước khi trút hơi thở cuối cùng đãnói với vợ ông rằng: ‘’Người ta đã giết tôi’’. Và vợ ông trước mặt những người đến viếngthăm, đã khóc lóc thê thảm và kêu to lên rằng: ‘’Người ta đã giết chồng tôi’’. Cái chết độtngột của Đại Tướng Lê trọng Tấn cũng tương tự như trên (theo lời kể tỉ mỉ của hai vợchồng một vị Trung Tướng đương chức ở Hà Nội, 1987)‘’Dĩ nhiên, trước đó không lâu, một đại hội đảng bộ toàn quân diễn ra trong bầukhông khí căng thẳng của cuộc đấu tranh nội bộ chưa từng có, đưa đến kết quả là haiủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam là Đại Tướng Văn tiến Dũng (bộ trưởngquốc phòng) và Đại Tướng Chu huy Mân (phó bí thư quân ủy trung ương) đều thất cử,không được bầu vào cấp ủy đảng và đoàn đại biểu đảng bộ toàn quân đi dự đại hội lầnthứ 6 của đảng cộng sản Việt Nam. Do đó Hoàng văn Thái được trung ương chỉ địnhlàm bộ trưởng quốc phòng thay thế Văn tiến Dũng, thì bị chết bất đắc kỳ tử. Và ngườiđược chỉ định thay ông là Đại Tướng Lê trọng Tấn cũng chịu chung số phận bi thảm liềnsau đó. Thật là khủng khiếp và đáng kinh ngạc...‘’Còn Trung Tướng Trần Bình, cục trưởng cục tình báo quân đội, bị bắn chếtngay trên đường phố thuộc Quận 3 thành phố Hồ chí Minh, và sau đó con trai ông cũngbị bắn chết trong khu vực nói trên.‘’Trước các sự việc nghiêm trọng đó, dư luận xã hội rất xôn xao, còn các cơ quanthông tin thì im hơi lặng tiếng...Bởi vì sự độc quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sảnViệt Nam đòi hỏi tất cả phải được bưng bít, phải được giấu kín...’’‘’Nhìn chung, các cơ quan và tổ chức khác như chính phủ, tòa án, mặt trận, vàcác đoàn thể quần chúng đều là công cụ tay sai của đảng mà thôi. Bất cứ việc xét xửnào ở tòa án ở từng cấp đều phải làm đúng quyết định trước đó của cấp ủy đảng, tức làtuyên án công khai đúng như cấp ủy đảng đã tuyên án trước đó trong nội bộ’’.Đầu đoạn D của phần I là phần nói về quan điểm và cuộc sống Nguyễn Hộ đãviết bằng chữ cái tô đậm mấy lời như sau:‘’BÁM CHẶT CÁI ĐÃ LỖI THỜI: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬUVÀ ĐẪM MÁU’’Nguyên cái đầu đề đó đã đủ nói lên sự giác ngộ, phản tỉnh của Nguyễn Hộ nódứt khoát và triệt để đến mức độ nào. Và ông đã để cả đoạn đó (dài hơn một trang lớn)để chứng minh nó lỗi thời, nghèo đói, lạc hậu và ĐẪM MÁU ra sao. Khỏi cần phải trưngdẫn.Về chủ nghĩa tư bảnTrong phần II của tài liệu, ông Nguyễn Hộ đã so sánh hai chủ nghĩa tư bản vàcộng sản và nói về những cái hay của chủ nghĩa tư bản và cho rằng Việt Nam chỉ cómột cách đi theo Tư Bản Chủ Nghĩa mới cứu vãn được tình thế. Ông cũng mỉa mai rằng70PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chính sách đổi mới của Việt Nam bắt buộc phải đổi theo tư bản chủ nghĩa, nhưng lại đổimới nửa vời với ‘’cái mũ xã hội chủ nghĩa’’ ở trên đầu. Ông cũng cho rằng chủ nghĩa tưbản cũng sẽ đến lúc bị tiêu diệt nhưng không bởi chủ nghĩa xã hội mà bằng hòa bình vàtrí tuệ. So sánh hai chủ nghĩa nói trên ông viết:‘’Như mọi người đều biết, khi trên thế giới xuất hiện hai hệ thống kinh tế, chính trị,xã hội: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa song song tồn tại và đối đầu nhau quyếtliệt, thì đồng thời cũng bộc lộ khá rõ nét những hiện tượng nghịch lý:‘’Chủ Nghĩa Tư Bản xuất phát từ của riêng, lợi ích cá nhân, lợi nhuận từng bị lênán là ‘’thối nát’’ và ‘’phải bị tiêu diệt’’ nhưng trong tác động thực tiễn của nó lại dẫn đếnnhững hậu quả kinh tế xã hội kỳ diệu, không lường trước được: Năng suất lao độngcao, hàng hóa dồi dào có thể thỏa mãn mọi nhu cầu xã hội, làm cho đất nước phồn vinhgiầu có hùng mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội phát triển đạt đến đỉnh cao củanền văn minh hiện đại ngày nay’’.Chủ Nghĩa Xã Hội, ngược lại, được cho là ưu việt, xuất phát từ của chung (sởhữu công cộng), luôn luôn vì lợi ích xã hội (tức không có của riêng, không có lợi nhuận,không có giai cấp người bóc lột người), nhưng trong tác động thực tiễn lại dẫn đếnnhững hậu quả hoàn toàn khác hẳn: Kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng bởi chính sách cảitạo xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động thấp kém, hàng hóa đơn điệu thiếu thốn,không đáp ứng nổi các yêu cầu cấp bách của xã hội (tem phiếu, xếp hàng rồng rắn,quày hàng trống rỗng...), đất nước lâm cảnh nghèo nàn lạc hậu triền miên, nhân dânsống cơ cực, lầm than, đói rách, và không hề có dân chủ tự do...’’‘’Từ thực tiễn đó ta thấy không phải là vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa tư bản nhưđảng cộng sản từng khẳng định mà chính là vấn đề học tập và làm theo mô hình tư bảnchủ nghĩa như thế nào cho tốt, cho nên cần khiêm tốn một chút vì thực tiễn luôn luôn làchân lý sáng ngời’’.‘’Thật là kỳ lạ Chủ Nghĩa Tư Bản không hề chủ trương ‘’thế giới đại đồng’’, nhưnglại thực hiện ‘’thế giới đại đồng’’. Còn Chủ Nghĩa cộng sản thì chủ trương, hô hào tiếntới một ‘’thế giới đại đồng’’, nhưng lại thực hành một quốc gia khép kín, tự cung tự cấp(ích kỷ), bế môn tỏa cảng’’.‘’Vì lúc bấy giờ (sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954 và sau khi chiếm đượcmiền Nam, chú thích của Minh Võ), mọi người đều được giáo dục rằng: Trong xã hộichủ nghĩa mọi vấn đề đều có sự lãnh đạo của đảng, mọi thứ đều tốt cả, nên không cầncó đấu tranh của quần chúng. Đấu tranh của quần chúng chỉ tồn tại trong xã hội cũ (xãhội thuộc địa). Trong xã hội chủ nghĩa đảng và nhân dân là một, giữa đảng và nhân dânkhông thể có ý kiến, quan điểm khác nhau, không có đối lập, đối kháng, nên không thểcó đấu tranh, đình công, biểu tình. Do đó trong Chủ Nghĩa Xã Hội không có vấn đề đấutranh cho dân chủ tự do, vì chế độ xã hội chủ nghĩa (chuyên chính vô sản) là chế độdân chủ một triệu lần hơn chủ nghĩa tư bản (?)’’Sau khi đã so sánh tư bản với cộng sản và khẳng định tư bản là đúng cộng sảnlà sai, Nguyễn Hộ hỏi đảng cộng sản Việt Nam:‘’Đảng cộng sản Việt Nam có dám làm một cuộc cách mạng về tư tưởng, có dám‘’lột xác’’ không ? Có dám vứt bỏ ý hệ Mác Xít giáo điều lỗi thời không ? Có dám vứt bỏquan điểm tư tưởng thành kiến cũ rích đối với đồng bào Việt Kiều (theo tư bản chủnghĩa ) không ?’’Nghe câu hỏi này, người ta tự hỏi: Phải chăng một Việt Kiều ở Mỹ đã gà choNguyễn Hộ? Hay chính ông đã thực sự ‘’lột xác’’, đã hối hận vì hơn nửa thế kỷ đi theocộng sản chống lại đồng bào mình, phá rối miền Nam, tàn sát những người quốc gia,71PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chỉ vì những người này đi theo một chủ nghĩa đúng đắn hơn cái chủ nghĩa mà ông vàcác đồng chí của ông từng theo ?Về chính sách đổi mới của Việt Nam khởi sự vào giữa thập niên 80, Nguyễn Hộphê bình là nó què quặt vì đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị, cho nên ‘’giốngnhư ‘’cá mắc câu’’, càng vùng vẫy thì mắc câu càng sâu, tức càng khẳng định ‘’kiên trìchủ nghĩa xã hội’’ thì càng đi sâu vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản mà không có sứcmạnh nào cưỡng lại được’’.Về chế độ ‘’tư bản kiểu Trung Cộng’’ và kiểu Việt NamNguyễn Hộ so sánh đổi mới ở Trung Quốc dưới quyền Đặng Tiểu Bình và đổimới ở Việt Nam dưới thời Nguyễn văn Linh có những điểm giống nhau và khác nhau.Ông tán thành đổi mới kiểu Trung Quốc vì nó thực tế hơn, tuy vẫn còn què quặt vì chưađổi mới chính trị:‘’Chủ Nghĩa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc’’ là ‘’chủ nghĩa xã hội’’ không theotư tưởng Mác-Lê-nin, đảo ngược hoàn toàn chủ nghĩa Mác-Lê-nin. ‘’Chủ Nghĩa Xã Hộimang màu sắc Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản đích thực ở Trung Quốc’’. Như vậy chủnghĩa tư bản được xây dựng ở Trung Quốc là thông qua sự lãnh đạo vòng vèo đầy mưulược của đảng cộng sản Trung Quốc, đảng của ‘’chủ nghĩa Mác-Lê-nin’’ (?) Phải chăngđây là nghịch lý, ngược đời ? Tuyên bố học tập theo chủ nghĩa tư bản, làm theo môhình tư bản chủ nghĩa là lời tuyên bố dũng cảm, táo bạo đầy tinh thần cách mạng sángtạo, thật sự cầu thị của nhà lãnh đạo cao niên (88 tuổi) Đặng Tiểu Bình. Lời tuyên bố ấybao hàm ý thức thừa nhận rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phươngthức sản xuất hoàn thiện nhất của xã hội loài người ngày nay, nó có sức thu hút quyếndũ lạ thường và đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của nhân dân, của xã hội’’.Đó là nói về Trung Quốc. Về Việt Nam Nguyễn Hộ cũng khẳng định với chínhsách đổi mới hiện nay tình thế cũng không thể đảo ngược. Nói gì thì nói, nói xuôi nóingược, thực chất vẫn là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vậy thà thành thực khiêmnhượng mà thú nhận thì hơn. Ông kết thúc bài viết của ông như sau:‘’Thưa các Ngài Tư Bản,‘’...Vì vậy giờ đây chúng tôi thấy phải học tập các Ngài, học tập chủ nghĩa TưBản, làm theo mô hình Tư Bản Chủ Nghĩa của các Ngài, và tất nhiên là phải từ bỏ chủnghĩa Mác Lê-nin, chủ nghĩa cộng sản đã quá lỗi thời, để tiến kịp theo các Ngài trên conđường tiến hóa của lịch sử’’.Đọc bài phát biểu của Nguyễn Hộ, một cán bộ tự thú mình chỉ học đến sơ họcyếu lược, trước khi đi theo kháng chiến chống Pháp, những người chống cộng cựcđoan chắc khoái chí, vì thấy ông ta phê phán chủ nghĩa cộng sản và ca tụng chủ nghĩatư bản chẳng khác mình bao nhiêu. Và không khỏi nghi có người khác viết hộ ông.Người đó là ai ? Những người đó là ai ? Vì không có thông tin chính xác nên chúng tôikhông dám khẳng định.Nhưng chúng ta hãy lưu ý là Nguyễn Hộ có giữ chức chủ tịch Mặt Trận Tổ QuốcSài Gòn, kiêm ủy viên chủ tịch đoàn Mặt Trận trong cả nước trong một thời gian dài sau30 tháng Tư. Trong vai trò trung gian giữa đảng và quần chúng ông đã có nhiều dịp tiếpxúc với những người ngoài đảng, kể cả những người chống đảng lấy cớ để vận động.Cũng trong cương vị đó ông được chứng kiến tận mắt những gì mà chế độ tư bản đãảnh hưởng tới đời sống vật chất của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân miềnNam nói chung. Chắc chắn ông phải suy nghĩ và so sánh với những gì chủ nghĩa xã hộiđã làm cho người dân miền Bắc trước 75 và cho người dân cả nước sau 75.Ảnh hưởng của những người xung quanh, tác động của thực tiễn xảy ra hàng72PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ngày trước mắt, kèm theo những suy tư của một con người có tâm huyết chắc chắn đãthay đổi con người ông. Cho nên ông đã ‘’lột xác’’, (2) sẵn lòng từ bỏ cái đảng mà ôngđã theo trên nửa thế kỷ. Ông cương quyết đi theo con đường mới vì tin tưởng rằngcùng với ông còn có nhiều đảng viên khác cũng suy tư như ông cũng đang muốn từ bỏđảng dứt khoát, chỉ chưa dám, hoặc không biết cách bày tỏ ý muốn của mình đó thôi.Chẳng những chính ông ‘’lột xác’’, ông còn kêu gọi ‘’Đảng phải lột xác để đi lên. Đổi mớilà phải dân chủ. Dân chủ là của dân, phải trả lại cho dân, không phải là món quà banphát’’. Ông dõng dạc tuyên bố như thế để kết thúc cuộc mít tinh của Câu Lạc Bộ KhángChiến tổ chức vườn Tao Đàn ngày 7.1.1990. Đáp lại lời kêu gọi này đảng đã đẩy ông vàTạ bá Tòng là hai người trụ cốt ra khỏi Câu Lạc Bộ Kháng Chiến để đặt những ngườingoan ngoãn hơn lên thay, biến nó thành một thứ con rối của đảng. (3)Chú Thích1.- Tiến Sĩ Nguyễn ngọc Lan, nhà báo (nguyên Linh Mục Công Giáo hoàn tục),đã dự cuộc hội thảo này và ghi lại trong nhật ký của ông, ngày 7 tháng 1 năm 1990.Cũng trong buổi hội thảo này Trần văn Giầu, một cán bộ cách mạng cộng sản lão thànhkỳ cựu miền Nam, xuất thân từ trường cách mạng đông phương của Liên Xô cùng vớicác lãnh tụ cộng sản Đông Âu và Tây Âu như Tito, Honecker, Thorez...và tốt nghiệp thủkhoa, cũng đã phát biểu như sau: ‘’Tôi có nhiều nhược điểm, mà một trong nhữngnhược điểm đó là tin vào Liên Xô, đánh chết cũng không chừa. Giả như tôi gặp đượcđồng chí Gorbachev, tôi sẽ nói với đồng chí ấy: ‘’Mày cứ phải tiến lên’’. Nhưng Trần vănGiầu khôn hơn (hay hèn hơn ?) Nguyễn Hộ ở chỗ biết rào đón thật cẩn thận rồi mớiphun ra câu nói trên. (‘’Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan 1989-1990, Sống Thẳng, Nói Thật’’,Nhà Xuất Bản Tin, Paris, 1991, trang 181-182).2.- ‘’Lột xác’’ cũng là đầu đề của một bài tiểu luận của Nguyễn Hộ.3.- ‘’Viết cho mẹ và quốc hội’’ của Nguyễn văn Trấn, Văn Nghệ, 1995, trang 399CHƯƠNG VIIIDƯƠNG THU HƯƠNG VÀ NHỮNG THIÊN ĐÀNG MÙCách nay sáu, bảy năm tại hải ngoại có tin đồn sôi sục về mối tình giữa một nhàmô phạm, nguyên Phó Viện Trưởng viện Đại Học Minh Đức trước 1975, và một nhà vănnữ cựu đảng viên cộng sản. Người ta nói Bác Sĩ Bùi duy Tâm đã ‘’giao du thân mật’’ vớinữ văn sĩ Dương thu Hương trên sông Đà. Người ta còn thêm rằng cục phản gián HàNội có cuốn băng quay cảnh hai người ‘’làm tình trên cạn, dưới nước, trong khách sạn,trên bãi cát...’’Cố ký giả Chử Bá Anh đã cho phổ biến trên tờ nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ củaông một đoạn của lá thư 14 trang của nhà văn nữ này gửi Bác Sĩ Bùi duy Tâm để giántiếp giúp bà thanh minh với độc giả. Nhưng độc giả có tin hay không là chuyện khác.Trong bức thư dài này chính Dương thu Hương đã nói những câu được chọn đăng ởđầu chương. Qua lời lẽ trong thư bà đã gián tiếp xác nhận chuyện hai người có đi chơithuyền với nhau trên Sông Đà nhưng là vì mục đích khác (?) Ở Mỹ này người ta biếtnhiều đến Dương thu Hương từ đó. (1)Rồi hai năm sau tiếng tăm của bà đã nổi như cồn khi bà ra mắt ở Paris trong mộtbuổi họp mặt do ‘’Nhà văn sĩ’’ (Maison des écrivains) tổ chức ngày 6.10.1994. Lúc ấy bàđã có 3 cuốn sách được dịch ra Pháp văn đó là các cuốn ‘’Những Thiên Đường Mù’’,‘’Truyện Tình Kể Trước Rạng Đông’’ và ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’. Riêng cuốn ‘’Những ThiênĐường Mù’’ còn được dịch ra tiếng Anh và Đức. Có thể nói ngoài Duyên Anh vàNguyễn chí Thiện ra cho đến lúc đó chưa có nhà văn Việt Nam chống cộng nào được73PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cái vinh dự đó. Sự khác biệt giữa Nguyễn chí Thiện, Duyên Anh, hai người chống cộngtừ đầu và Dương thu Hương, một cựu đảng viên cộng sản, càng làm cho văn giới Phápchú ý tới bà hơn.Dương thu Hương sinh năm 1947, nguyên quán Tỉnh Thái Bình (cùng quê vớiTướng Trần Độ, và rất được ông Tướng này ủng hộ), có cha làm thợ may và mẹ làmgiáo viên. Theo bà cho biết trong các cuộc gặp gỡ các sinh viên tại Đại Học Paris VIIngày 7 tháng 11 năm 1994 thì trong gia đình bà chỉ có ông bố theo ‘’kháng chiến’’ còntất cả đã di cư vào Nam, rồi đi Mỹ, đi Canada, đi Pháp...Bà nói với ký giả Brian Eads, tác giả bài báo ‘’She dares to live free’’ đăng trênreader’s digest tháng 10 năm 1998 rằng cha bà đã tham gia du kích quân của ông Hồkhi bà mới có 2 tuổi, nghĩa là vào năm 1949. Tuy xuất thân là một văn công tốt nghiệpĐại Học Mỹ Thuật Hà Nội về họa, và múa, nhưng ra trường vào lúc Mỹ vừa giết ôngDiệm ở miền Nam để đem quân tác chiến vào, nên bà đã sớm có mặt tại chiến trườngnhư một người lính, tuy là ‘’lính gái’’ và ‘’lính văn nghệ’’. Trong bản ‘’tự bạch’’ về cuốn‘’tiểu thuyết vô đề’’ gửi nhà văn nữ Thụy Khuê ở Pháp, người đã đề tựa cho tác phẩmnày, Dương thu Hương cho biết năm 18 tuổi bà đã cùng thanh thiếu niên cùng trang lứa‘’lên đường chống Mỹ theo truyền thống dân tộc’’. Trong lá thư 14 trang gửi Bác Sĩ Bùiduy Tâm Dương thu Hương bảo ‘’Tôi sinh ra không phải để làm văn nghệ sĩ. Bản chấttôi là người lính’’.Dương thu Hương có chồng và hai con nhưng đã ly dị. Bà cũng đã vào đảngcộng sản, nói là để cho dễ tranh đấu chống thối nát bất công. Nhưng sau khi viết xong(một cách rất vội vã, nhanh chóng) ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’. (2) và gửi được ra nước ngoàibà đã bị bắt rồi ít lâu sau đó bị kiểm thảo, chi bộ của bà họp để khai trừ bà, nhưng, theobà thuật lại, số phiếu chia làm hai đồng đều (5 thuận 5 chống). Bà đã dùng phiếu củachính mình để được ra khỏi đảng. Lệnh khai trừ ban hành ngày 4.7.1990, nhưng nhiềutháng sau mới được công bố.Dương Thu Hương khởi đầu văn nghiệp của mình với những tập truyện ngắn‘’Những bông bần ly’’, ‘’Quầng Trăng Lơ’’, ‘’Ban Mai Yên Ả’’ và truyện dài ‘’Hành TrìnhNgày Thơ Ấu’’. Nhưng phải đến khi cho ra các cuốn ‘’Bên Kia Bờ Ảo Vọng’’ và ‘’NhữngThiên Đường Mù’’ bà mới leo lên được vị thế của một nhà văn có tầm cỡ. Trong thậpniên 80 Dương thu Hương có tất cả 10 tác phẩm. Nhưng cũng có người cho rằng bà nổitiếng trong nước là do những lời lẽ đanh thép của bà khi phát biểu ý kiến hay đọc thamluận trong các đại hội trí thức và nhà văn cộng sản, ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn. Đặcbiệt là trong đại hội nhà văn tổ chức tại hội trường Ba Đình, Hà Nội, tháng 10 năm 1989Dương thu Hương đã làm mọi người sửng sốt khi bà dám mắng Nguyễn đình Thi, chủtọa buổi họp, là đồ đê tiện, vì đã không để bà đọc tham luận đúng theo thứ tự đã dựliệu, mà lại xếp xuống gần cuối. Nhưng cũng có người cho rằng bài tham luận củaDương thu Hương đọc tại đại hội nhà văn làm bà nổi tiếng đã được Nguyễn đình Thi gàcho. Trong cuộc nói truyện thứ nhì ở Đại Học Paris VII bà cho biết: Khi tổng bí thưNguyễn văn Linh tuyên bố trong một đại hội các nhà văn, nhà báo: ‘’Các nhà văn, nhàbáo hãy tự cởi trói, và hãy tự cứu mình trưóc khi trời cứu’’ thì bà và một số người cùngchí hướng đã lợi dụng lời tuyên bố công khai ấy để đấu tranh, người thì viết truyện, cònbà thì viết những bài chính luận. Nhưng chỉ năm sau ông Linh đã trở mặt tấn công vàonhóm văn nghệ sĩ đòi dân chủ.Ở nước ngoài bà được biết đến nhiều sau khi cuốn Những Thiên Đường Mùđược ông Phan huy Đường dịch ra Pháp văn, và bà Nina McPherson dịch ra Anh văn.Cho đến khi cuốn ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’ hay ‘’Khải Hoàn Môn’’ được gửi ra ngoại quốc74PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ồi bà bị bắt giam hơn 7 tháng (từ 14.4.1991 đến 20.11.1991) thì bà trở thành tiêu biểucủa văn chương phản kháng trong nước. Sau khi ra tù, bà đã xin ra khỏi hội nhà văn vìcho rằng nó gồm những nhà văn hèn, sợ đảng, chống lại lẽ phải không đáng cho bà ởtrong đó.Dương thu Hương cho biết bà được mời sang Pháp 16 lần. Nhưng đến ngày 22tháng 8 năm 1994 bà mới được đặt chân lên đất Pháp, sau khi đã để ra 4 tháng họctiếng. Chiều ngày 6 tháng 10 bà đã được vinh dự tiếp xúc với khoảng 150 nhân vậttrong giới Giáo Sư Đại Học, Văn Sĩ ở Thủ Đô Paris (trong số này có 30 người ViệtNam), tại ‘’Nhà Văn Sĩ’’, (Maison des écrivains) trong buổi lễ ra mắt 3 tác phẩm của bàđã được dịch ra Pháp văn là các cuốn ‘’Những Thiên Đường Mù’’, ‘’Truyện Tình Kểtrước rạng đông’’ và ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’. Tất cả có 6 tổ chức Pháp bảo trợ cuộc ramắt này, đứng mời là ‘’Câu Lạc Bộ Havard Pháp Quốc’’.Trong các cuộc tiếp xúc ở Paris thời gian này, Dương thu Hương cho biếtNguyễn văn Linh khi còn là tổng bí thư đảng đã tìm cách mua chuộc bà, hứa ‘’cấp chobà một căn nhà cấp thứ trưởng’’, nhưng bà không nhận. Và cũng Nguyễn văn Linh saunày chửi bà là ‘’con ranh con’’, ‘’con đĩ chống đảng’’, vì thấy không lung lạc được bà.Sau đây chúng tôi sẽ nói kỹ về nội dung tác phẩm ‘’Những Thiên Đường Mù’’ vàthuật lại tóm tắt hoàn cảnh rắc rối của cuốn ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’.I. Tiểu thuyết ‘’Những Thiên Đường Mù’’:Trong số những tác phẩm văn chương Việt Nam có tác dụng chống cộng đượcngười ngoại quốc biết đến trong hai thập kỷ này, ngoài Hoa Địa Ngục (Flowers fromhell) của Nguyễn chí Thiện và ‘’Tướng Về Hưu’’ (Un Général à la retraite) của Nguyễnhuy Thiệp, người ta thấy nổi bật hai cuốn tiểu thuyết của Duyên Anh và Dương thuHương. Duyên Anh thì có may mắn làm thân được với Linh Mục Mais nói được tiếngViệt và Sư Huynh Nghiêm thông thạo tiếng Pháp, cho nên cuốn ‘’Một Người Nga ở SaiGòn’’ được chuyển sang Pháp ngữ là ‘’Un Russe à Sài Gòn’’. (2bis) Còn Dương thuHương thì do vị trí của một nhà văn đang sống trong vùng cộng sản lại dám viết xấu vềchế độ cộng sản đã được đánh giá là con người can đảm, nhất là lại là một phụ nữ. Vìvậy cuốn ‘’Những Thiên Đường Mù’’ (Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội, 1988) cũng đãđược dịch ra Pháp ngữ: ‘’Les Paradis Aveugles’’ (dịch giả Phan Huy Đường, nhà xuấtbản ‘’Des Femmes’’) và Anh Ngữ: ‘’Paradise of the Blind’’. (1. dịch giả Phan Huy Đườngvà Nina McPherson,)Nói vậy không có nghĩa là cuốn sách được dịch ra ngoại ngữ chỉ vì nó chốngcộng chứ không phải vì giá trị văn chương. Người đọc dù khó tính cũng phải công nhậncuốn tiểu thuyết khá hay. Tác giả đã chứng tỏ mình có kiến thức rộng, có óc nhận xétvà phán đoán tinh tế. Điều khiến độc giả ngoại quốc sẽ có thể thích thú là bà biết rấtnhiều về nông thôn miền Bắc, am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ người dân quê,lại khéo léo diễn tả những điều đó bằng một bút pháp linh hoạt, sáng tạo.Cuốn tiểu thuyết được viết theo lối tự truyện. Tác giả dùng ngôi thứ nhất chonhân vật chính trong truyện là Hằng. Tác phẩm bắt đầu bằng một bức điện văn củangười cậu của Hằng tên Chính báo tin ông ta ốm và cần gặp nàng ở Thủ Đô Liên Xô.Lúc ấy Hằng đang làm lao động xuất khẩu (thợ dệt) ở một tỉnh lẻ bên Nga cách Mặc TưKhoa cả ngàn dặm. Còn ông cậu thì đã xin được sang đó ‘’tập huấn’’ trong 4 tháng. MẹHằng chỉ có một người em duy nhất là ông Chính này, nên tuy đang bệnh mà nghe nóicậu ốm và muốn gặp, Hằng cũng bất chấp mùa Đông lên tầu tới Mặc Tư Khoa.Ba phần tư câu chuyện về cuộc đời của Hằng được nàng nhớ lại từng đoạntương ứng với từng chặng đường trên con tầu. Một bản nhạc, một lời đối đáp của75PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


khách đồng hành, hay một cảnh vật chạy qua trên đường đi...đã nhắc Hằng nhớ vàthuật lại cuộc đời nàng bên cạnh một bà mẹ ít học nhưng nặng tình anh em và một bàcô đã từng cùng với mẹ bị quy địa chủ và bị đấu tố trong dịp cải cách ruộng đất giữathập niên 50. Cứ vài chục trang thuật lại chuyện dĩ vãng ở quê nhà thì lại đến vài trangthuật chuyện đang xảy ra trong cuộc hành trình từ tỉnh lẻ tới Mặc Tư Khoa. Toàn bộ câuchuyện như vậy đáng lẽ phải trúc trắc khó hiểu vì đứt quãng không liên tục. Nhưng nhờtài chuyển bút nhẹ nhàng tự nhiên của tác giả, người đọc cảm thấy rất thoải mái, thíchthú: Không nhàm chán vì những cảnh giống nhau, trái lại như được dẫn đi giữa nhữngcảnh trí phong phú thay đổi không ngừng, từ trời Tây trở về đất Việt, hết cảnh thành thịđến cảnh thôn quê.Câu chuyện của Hằng có thể tóm tắt như sau:Hằng là một đứa trẻ mồ côi cha ngay từ khi mới sinh, không bao giờ biết mặtcha. Mẹ nàng là Quế, một cô gái quê, cha mẹ mất sớm, chỉ còn một người em ruột tênChính. Chính sớm theo kháng chiến nên trong chiến dịch cải cách ruộng đất (1955-1956) được cử làm đội trưởng đội cải cách ruộng đất, từ chiến khu về làng lãnh đạocuộc đấu tố. Bà nội của Hằng và người cô ruột, hai người duy nhất còn lại trong giađình bên nội, bị quy là địa chủ và bị đem đấu tố. Bà mẹ, tên Tam, đã chết liền sau đó vìnhục và kiệt sức, còn cô con gái tên Tâm, chị ruột của bố Hằng, bị đuổi ra khỏi nhàsống cuộc đời cơ cực nhục nhã. Vài năm sau, nhờ chiến dịch sửa sai, cô Tâm đượcxếp lại thành phần là trung nông và được trả lại nhà đất, mặc dù nó đã bị phá hủy, giá trịchẳng còn gì. Cô ta quyết tâm dựng lại cơ đồ với ý nghĩ phục thù. Với tài tháo vát và cậtlực lao động ngày đêm trong bao năm trời, cô trở nên giầu có trở lại.Bố Hằng, tên Tốn, em cô Tâm, là người có tây học, thành hôn với mẹ Hằng đượchơn một năm thì Chính về lãnh đạo cải cách ruộng đất ở làng. Ông này cấm chị khôngđược liên lạc với chồng. Không chịu được nỗi nhục, Tốn trốn lên miền thượng lấy mộtngười đàn bà sơn cước. Đến khi tình hình ở quê tạm yên (khoảng 10 năm sau) anh trởvề làng nối lại duyên xưa với Quế và vì thế có bé Hằng. Anh trở lại miền núi để giảiquyết với người vợ thượng. Nhưng lên đấy anh đã chết một cách bí mật. Vì vậy Hằngkhông bao giờ thấy mặt cha.Cô Tâm rất oán hận cán bộ Chính và tìm cách thuyết phục mẹ Hằng đừng nghetheo người cán bộ tàn ác đó. Nhưng vì tình máu mủ, Quế chỉ có hai chị em, tính nànglại cả nể nên chẳng những không dứt tình mà còn lo lắng săn sóc Chính và vợ conChính một cách quá đáng. Bắt con đói khổ để dành tiền cấp dưỡng cho 2 đứa cháu,con của những kẻ vô ơn và ngu dốt, chỉ biết đấu tranh giai cấp, lúc nào cũng lập trườnggiai cấp: Chồng thì là cán bộ tuyên huấn của huyện mà chẳng biết gì về văn hóa, vợ thìlàm giáo viên trường Đoàn lúc nào cũng sách Lê-nin trước mặt.Hằng chẳng ưa gì ông cậu, lại được bà cô thương yêu, cấp dưỡng, nên trongthâm tâm muốn đứng về phe bên nội. Nhưng lại không dám làm phật ý mẹ. Vì vậy đờinàng như bị kẹt ở giữa. Thật là trăm cay nghìn đắng. Nàng đã khóc không biết baonhiêu lần. Cứ đọc những đoạn mẹ nàng bắt đứa con chín tuổi đi từ ngoại ô Hà Nội vàotận khu tập thể cán bộ ở trong thành để đem tiền bạc, quà cáp đến cho những đứa emhọ, trong khi đó nhà nàng dột không có tiền sửa chữa, hai mẹ con bữa đói bữa no, bữacơm chỉ toàn có cà muối và su hào kho tráng mỡ nước, người đọc thấy vừa thương côbé vừa ghét người cậu, và phẫn uất cả với bà mẹ u mê.Người đọc tự hỏi không biết tác giả có ngụ ý: Hằng tượng trưng cho thường dân.Chính tượng trưng cho đảng và nhà nước cộng sản. Quế tượng trưng cho mẹ ViệtNam. Còn Tâm tượng trưng cho những người quốc gia bị cộng sản gán cho cái tội địa76PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chủ, phong kiến, tư bản, phản động...Thường dân Việt Nam (Hằng) bị sống giữa hai lằnđạn: Quốc cộng tranh chấp khiến dân lành đói khổ chết chóc. Chúng tôi xin trích dẫnmột vài đoạn để độc giả xét xem có đúng là tác giả ngụ ý như vừa nêu không.Cải cách ruộng đất những năm 1955-1956:Chính bảo chị phải chấm dứt liên hệ với chồng:- Chị Quế, từ này về sau chị không được gặp mặt, không được nói năng, khôngđược trao đổi bất cứ việc gì với tên Tốn.- Tên Tốn?...Sao cậu lại gọi anh ấy như thế ?- Vì anh ta là phần tử bóc lột.- Bóc lột ?- Gia đình anh ta thuộc thành phần địa chủ, kẻ thù của dân tộc...Theo tình hìnhđược cung cấp hắn thuộc thành phần phải đem đấu tố.- Đấu tố là thế nào hở cậu ?- Là kẻ có tội phải cúi đầu nhận tội trước bà con nông dân.Mẹ tôi run rẩy nói:- Từ xưa tới nay gia đình anh ấy vẫn ăn ở hiền lành, chưa làm điều gì độc ác.Cậu biết đấy, ở làng ai xấu ai tốt xóm giềng đều biết cả.Cậu Chính nghiêm giọng bảo:Chị không được để kẻ khác lung lạc...Nếu không nghe em chị sẽ bị đào thải khỏiđội ngũ, chị sẽ chịu các hình thức kỷ luật của cách mạng.Mẹ tôi òa khóc:- Nhưng xưa nay chị và anh ấy vẫn sống êm thấm với mọi người. Anh Tốn tốtnhịn lắm...Chị không biết anh bóc lột ra sao...Mà chị cũng chưa nghe những điều em nóibao giờ...- Chưa ai nói thì bây giờ đội cải cách nói, cách mạng nói. Chị Quế, chị phải ngheem...Cuộc đối thoại ấy diễn ra trước mặt một số bà con thân quyến. Ai nấy sợ xanhmặt, lặng lẽ ra về. Mọi người không hiểu vì sao bà lão Tam, chủ nhân của một mẫu támruộng hương hỏa lại trở thành kẻ thù với mình, thành giai cấp bóc lột phản động...Phải, mẹ tôi đã không hiểu được tai họa giáng xuống đầu mình. Mẹ tôi khiếp sợnhư nhiều người khác đã khiếp sợ vào lúc đó. Cậu Chính đã triển khai đội cải cách rấtnhanh. Bà nội tôi và cô Tâm chịu quỳ trước sân đình, đầu gục xuống, hai tay vòng trướcngực. Trước mặt hai người là dân làng đốt đuốc ngồi. Họ có nhiệm vụ lắng nghe nhữnglời đấu tố. Và mỗi khi có tiếng hét bật lên: ‘’Đả đảo địa chủ’’, họ có nhiệm vụ giơ tay lênhô thật to: ‘’Đả đảo. Đả đảo...’’Hô càng to càng chứng tỏ tinh thần cách mạng vững vàng, chứng tỏ lòng cămthù giai cấp bóc lột. Mà trong đám đông ấy không ít những nông phu có ruộng đất vớitình yêu máu thịt, nhờ kinh nghiệm lao động và tính cần mẫn mà có được một nóc nhà,một con trâu với vài ba vựa thóc. Chỉ cần một lời tố giác điêu toa, họ dễ dàng nhảy từđịa vị của người ngồi tham dự xuống đáy hố của kẻ bị kết án. Tai họa, nỗi nhục nhã, cáichết treo lơ lửng tựa một trái cây chín rục trên cành cao, không biết nó rụng xuống lúcnào. Bởi lẽ đó trong tiếng hô rầm rập của đám dân làng, không ít những tiếng gào đểche lấp cơn sợ hãi, một cách tự trấn an tinh thần, một cách cầu lợi thấp hèn, cái thấphèn mà con người khó tránh khỏi trong những cơn giông tố. Mẹ tôi kể rằng trong đámdân làng có hai kẻ được liệt vào loại cốt cán đã đấu tố bà nội tôi và cô Tâm. Người thứnhất là một gã du thủ du thực, sống lang thang hết làng này sang làng kia...’’……..77PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tác giả đã để gần hai trang để tả đủ mọi tật xấu của gã này, y có cái tên rất đànbà là Ngọc Bích. Xong rồi tác giả để hơn ba trang nói đến người thứ hai, một mụ đàn bàgóa tên Nần ‘’da trắng nhây nhẩy’’ lười biếng chuyên ‘’ăn cắp vặt’’:‘’Hai nhân vật đó, gã Bích và mụ Nần không ai trong làng không biết. Chẳng hiểuvì cớ gì, cậu tôi lại xếp vào đội ngũ cốt cán của giai cấp nông dân. Chúng ngồi trên hàngghế danh dự, đập bàn quát:- Mụ Tam, mày có biết tao là ai không ?- Thưa có, ông là ông Bích.- Con Tâm, con địa chủ gian ác, mày có biết tao là ai không ?- Thưa có, bà là bà Nần.Bên tay trái bà nội tôi và cô tôi, những người khác quỳ gối chờ tới lượt họ. Cứmỗi lần tiếng hô: Đả đảo...cất lên họ lại run bần bật. Chỉ có cô Tâm không hề run rẩy.Mẹ tôi nói rằng cô có cặp mắt tượng trơ trơ cùng thế gian. Lần đấu tố thứ hai bà và côtôi phải đứng dưới một cái hố sâu chừng nửa thước. Đứng ở dưới đó, dù con người cócảm giác mình là một sinh vật thấp hèn, tủi nhục, bị đầy ải. Ngay những người đàn ônglì lởm ở vào hoàn cảnh ấy cũng gục. Bà tôi ốm nặng rồi chết. Chỉ cô tôi là thản nhiên.Tôi hỏi mẹ:- Còn bố con thì sao ?- Bố con không như cô Tâm, bố con không chịu được nhục.Mẹ tôi trả lời, với một giọng buồn, chẳng ra chê trách, cũng chẳng ra thán phục.Mẹ tôi kể rằng bố tôi đã đau khổ ngay từ lần đầu tiên cậu Chính tới nhà bà nội tôi, chỉvào mặt ông mà nói:- Trước kia anh với chị Quế là vợ chồng. Bây giờ anh là kẻ thù giai cấp, không cóquyền đi lại với chị tôi. Nếu anh còn bén mảng tới nhà chị ấy, tôi sẽ ra lệnh cho du kíchbắt trói.Cậu nói xong tiếng trống cà rùng nổi lên, dinh tai nhức óc. Rồi tiếng hô uy hiếpvọng vào:- Kiên quyết đánh đổ địa chủ Đỗ Thị Tam.- Kiên quyết đánh đổ...Cậu Chính nhìn bố tôi hất hàm:- Nghe rõ chưa ?Bố tôi không trả lời.Cậu quát:- Đội hỏi có trả lời không ?Mặt bố tôi tái xanh, mồ hôi vã đầy hai thái dương nhưng vẫn im lặng. Lúc ấy côTâm bước lên:- Bẩm thưa đội, bây giờ chúng con biết thân biết phận, dù Đội không ra lệnhchúng con cũng không dám chơi trèo.Cậu Chính là đội trưởng đội cải cách. Lúc ấy đội cải cách là Thượng Đế, là Trời.Câu trả lời của cô Tâm làm thỏa mãn lòng tự ái của cậu. Cậu đi ra. Nhưng đội thiếu nhicòn ở lại, hô khẩu hiệu, đánh trống thị uy, và đồng thanh hát. Bài hát thế này:Cắt đứt là cắt đứtDứt khoát là dứt khoátKhông vương vấn giai cấp địa chủ...Bài hát ấy mới hợp với tình cảnh bố mẹ tôi làm sao ?...Dăm hôm sau, vào mộtđêm mưa, cô Tâm thu xếp cho bố tôi trốn khỏi làng:- Đi đi, em không chịu được nhục đâu. Muốn sống qua lúc này, phải chịu nhục.78PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Đừng lo gì cho chị cả. Rồi trời khắc có mắt thôi...Giá người khác như thế, ắt bị truy lùng khốn khổ, nhưng cậu Chính chỉ tra hỏi côTâm qua loa rồi lờ đi. Cậu bảo mẹ tôi:- Thằng ấy đi khuất mắt càng tốt cho chị...Trưa hôm sau, mẹ tôi vác giỏ ra đồng móc cua, chờ cô Tâm đem quần áo ra đầmgiặt. Hai người nói chuyện với nhau, một ngưòi cúi gầm mặt xuống bờ ruộng, giả bộmóc cua, một người vờ đập quần áo:- Cô Tâm, nhà tôi đi đâu thế ?- Thưa bà nông dân, chúng con không biết.- Tôi xin cô, tôi có làm gì nên tội đâu.- Thưa bà con biết bà là chị ruột Đội Chính. Đội là Trời, bọn địa chủ chúng con làsâu bọ.- Trăm lạy cô, ngàn lạy cô, đừng dày vò gan ruột tôi nữa. Chồng tôi đi đâu ?- Chị đã có em chị khỏi phải có chồng. Người nhà tôi không chịu được nhục...Tối hôm đó cậu Chính hỏi mẹ tôi:- Trưa nay chị gặp con Tâm ?- Ai bảo cậu thế.- Anh em du kích theo dõi.- Tôi đi móc cua.- Không ai đi móc cua lại đứng mãi một góc ruộng. Chị đừng cãi.Hai ngưòi im lặng một lúc lâu rồi cậu bảo:- Vì ba đời nhà ta làm thuê bốc thuốc, không có một tấc đất nên tôi mới được làmđội trưởng. Nếu chị liên hệ với bọn địa chủ, có đứa báo cáo lên cấp trên, sẽ ảnh hưởnguy tín của tôi.Mẹ tôi lại bật khóc: Tôi khổ quá.Cậu Chính quát:- Chị không được nghĩ tới cá nhân mình. Chị phải nghĩ tới quyền lợi giai cấp...Từ ngày đó mẹ tôi càng ngày càng gầy rộc, hai hố mắt trũng sâu. Đêm đêm mẹtôi thờ thẫn ra vườn, đến từng gốc khế, từng bụi mống rồng, từng gốc ổi, từng gốc sungthì thầm...Người làng xầm xì là mẹ tôi mắc bệnh tâm thần. Cậu Chính giận lắm:- Người làng xì xào bàn tán. Họ bảo chị còn thương tiếc thằng địa chủ Tốn. Rằngvì thế mà chị dở điên dở dại, suốt ngày nói chuyện một mình.- ...Một đêm tháng Chạp, mẹ cuốn bọc quần áo rời khỏi làng. Cậu Chính cho ngườidò xét không ai biết. Tra hỏi cô Tâm cô một mực bảo rằng không liên quan...Nửa nămtrôi qua cậu Chính và đội cải cách rút khỏi làng......Lúc ấy mẹ tôi về, thất thểu như bóng ma. Làn da hồng mịn màng năm xưa đãsạm. Những nếp nhăn mờ in trên hai gò má và sơn căn, giữa hai tràng mày cong vút.Đêm ấy chòm xóm kéo sang thăm hỏi. Mẹ tôi ngồi vòng tay ôm gối, nước mắt thánh thótrơi. Thói thường, người làng hay tọc mạch. Họ nhất thiết dò tìm điều muốn biết. Nhưngdạo ấy, họ không cật vấn mẹ tôi. Phần vì thương, phần bị hút vào cuộc xáo động mới.Đội sửa sai về làng’’.Trong đợt sửa sai mẹ Hằng bị nông dân hỏi tội thay cho người em đã chạy thoát.Nhưng nhờ có cô Tâm bênh vực chở che nên...‘’Cơn điên của đám đông dịu xuống. Cán bộ sửa sai tới trấn an. Người ta ra về.Cô Tâm gọi mẹ tôi mở cửa. Hai người đàn bà ôm nhau khóc...’’ (trang 17-29)‘’Lúc ấy ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến79PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào ác bá điển hình trong các xã được đưa lênđấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm lửa đuốc cháy rần rật,khói tỏa ngút trời. Suốt đêm tiếng trống tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đôngvang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích súnglăm lăm chĩa về phía trước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắcnhư lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám bộ hành. ‘’Không để bọn địachủ lọt lưới’’ Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nàobị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn một sựcăm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lý trí...’’ (trang 55)‘’...Cô tôi khoanh tay trước ngực, bắt chéo chân lại rồi kể:- Hồi cải cách, cô biết đấy, ngôi nhà này chia làm đôi, một nửa cho thằng Bích,một nửa cho con mụ Nần. Chúng đuổi tôi ra cái lều của thằng mõ, kề với đình làng.Trong tay chỉ có ba sào ruộng xấu, trâu không, bò không, cày bừa không. Bòn được vàichục bạc đưa cả cho chú Tốn. Nhiều đêm không ngủ, tôi ngồi nhìn đám ruộng trắng,nước mắt ứa hai hàng. Giá cứ đâm đầu xuống giếng làng là rảnh chuyện. Mà duyênnghiệp ma quỷ đưa đón, ngày nào cũng dăm sáu bận đi qua cái giếng trước cửa đình.Nước trong leo lẻo cứ như mời gọi. Soi mãi bóng xuống mặt nước, tôi lại nghĩ: ‘’Chết thìkhỏe xác, nhưng mà hèn. Những kẻ bức hại mình, nhăn răng cười trước mộ. Phải sốngđể nhìn ngày tận mạt của chúng...Phải sống để xoay ván cờ với Trời già.’’. (Trang 70)Chữ hiếu của người cộng sản duy vật:‘’...Chợt mẹ tôi bật kêu:- Sao cậu chẳng hỏi gì giỗ tết thày u thế ? Bao nhiêu năm...Cậu Chính thở dài:- Ối dào, chị khéo đa sự. Thày u chết lâu rồi còn hỏi làm gì ?Mẹ tôi khóc dấm dứt:- Nhưng mà là thày u của mình. Chết hay sống cũng vậy. Thày u chỉ có cậu làngười nối dõi.Cậu Chính gắt:- Chị ăn nói lạ, thời buổi này là thời duy vật, không ai còn nghĩ vớ vẩn như chị.Chết là hết...Cán bộ ra nước ngoài chỉ lo buôn bán:Trong thời gian Hằng làm lao động xuất khẩu ở Liên Xô, cậu nàng đã sang đó hailần. Lần nào cũng gọi cháu lên nhờ việc buôn bán kiếm tý tiền còm. Có lần còn đi làmmướn cho những sinh viên trẻ khiến cho bọn này khinh khi. Hãy đọc vài đoạn đối đápgiữa hai cậu cháu:‘’...Tôi nói: Cậu khe khẽ thôi. Có phải ở nhà mình đâu ?Cậu há miệng: Ờ ờ......Qua gian sảnh chúng tôi thấy hai phụ nữ đang ngồi đan áo. Cậu bảo:- Cháu giỏi tiếng Nga, bán được mấy cái áo len cánh dơi cho các cô này thì tốt...- ...Cậu ở một mình ?- Ờ, tiêu chuẩn của cậu...Ngẫm nghĩ tí chút cậu nói thêm: Ở một mình là tiệnnhất...Nói xong cậu đưa mắt liếc ra ngoài cửa sổ. Nơi đó những mái nhà thành phốhiện lên trong làn ánh sáng trắng như sữa của bình minh. Cậu ngó nghiêng lần nữa, vẻyên tâm. Lúc đó cậu nói:- Cháu đem giải quyết mớ hàng này...Rồi quỳ xuống, cậu lôi chiếc túi du lịch nhét trong ngăn dưới cùng của chiếc tủ gỗra:80PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


- Hàng mợ chuẩn bị đầy đủ lắm ơ...Kéo phécmơtuya roạt một tiếng, cậu sắp sửa lôi các thứ hàng xếp bên trong ra.Tôi vội nói: ‘’Từ từ đã cậu’’ Cậu bảo: ‘’Nhưng lát nữa cậu còn phải họp đoàn, còn làmviệc với bạn...Tôi bảo: Chẳng đi đâu mà vội. Ở đây người ta không thức dậy sớm như bênmình.Cậu băn khoăn: Nhưng nhỡ...tay phiên dịch nó sang...- Chẳng sang người ta cũng thừa biết.- Hằng...Cậu quát lên, mặt tái mét. Mày nói gì thế ?Tôi đáp: Cháu nói thật. Cậu gằn giọng: Cháu với chắt, đồ mất dạy.Tôi lặng im. Cậu hùng hổ đi tới trước cửa sổ, vén tấm rèm lên, chẳng hiểu cậutìm thấy gì trong khung cảnh của thành phố sớm mai yên tĩnh. Hai tay chống nạnh, đôivai nhô lên, chắc cậu đang trút những hơi thở dài, bực bội. Lát sau cậu quay vào, giọnghiền từ hơn:- Thôi...Nhưng lẽ ra, cháu cũng không nên nói thế...Tôi lặng im, không đáp.Cậu khẽ nói:- Hằng này, cậu không muốn nhờ người khác, hoặc họ dìm giá, hoặc họ thócmách đồn thổi...Cháu giúp cậu...Tôi bỗng thấy mệt mỏi...Tủi cực chăng ? Khóc chăng ? ...Nước mắt đã cạn. Tôinhìn cậu nói khe khẽ:- Đáng lẽ cậu nên thông báo cho cháu tình hình gia đình, sức khỏe mẹ cháu rasao ? Đáng lẽ cậu nên cho cháu một chén chè (nước trà) ...Cháu từ hàng nghìn cây sốtới đây...Cậu đứng ngẩn ra rồi ờ ờ...những tiếng vô nghĩa...’’ (trang 172-174)Còn đây là ý nghĩ của Hằng về các đồng chí của cậu nàng, các đoàn viên trongđoàn công tác nước ngoài do ông ta cầm đầu:‘’Các người khác vừa nghe (Chính thuyết trình) vừa nặn trứng cá hoặc gãi mụnruồi. Người nào cũng có vẻ bồn chồn. Chắc chắn họ đang tính cách nào bán hàng hóanhanh nhất và nhờ ai mua được nhiều hàng hóa nhất...Cậu Chính đang cao giọng nói:- Tôi yêu cầu các đồng chí nêu cao tinh thần gương mẫu trên đất nước bạn. Tấtcả phải có ý thức tổ chức...’’ (trang 175)…………………Đó là nói về chuyến công tác đầu của Chính. Lần thứ hai cậu Chính vừa tới ThủĐô Liên Xô được mấy ngày liền đánh điện cho Hằng từ Tỉnh lẻ vượt hàng ngàn cây sốđến gặp cậu gấp vì cậu ốm. Mặc dù đang ốm Hằng cũng cố đến với cậu. Không dè thấycậu vẫn khỏe mạnh đang làm bếp mướn cho một toán sinh viên. Nàng tính quay vềkhông thèm gặp. Nhưng lỡ chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày, không thể ra ga xe lửađược. Nên đành vào gặp cậu. Hãy nghe những sinh viên nói xấu người đầu bếp Chínhcủa họ:- Lần trước ông ấy cũng làm cháy cái áo thun của tôi. Hàng Ý hẳn hoi...Hôm nhờcắt khẩu hiệu cũng không cắt nổi. Ông anh tôi cùng học trong trường A ông bảo ông ấylên lớp toàn ngủ gật. Nhưng về tới nhà, nhanh như cắt đi lùng mua hàng căng tin. Thứnào quý ông ấy mua được trước tiên...Có lẽ khả năng vĩ đại nhất trong con người ôngta là khả năng đầu bếp...Phải, nhờ khả năng ấy ông ta chiếm được lòng cấp trên, nhờ được lòng cấp trênông ấy nhảy lên cấp lãnh đạo...’’ (Trang 222)81PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Cái đạo đức giả của cấp lãnh đạo:‘’Cậu Chính đáp: Thời chúng tôi không ai nghe những thứ nhạc nhẽo trụy lạc nhưvậy.Tiếng chàng lãng tử đối lại:- Ở cùng số nhà với bố mẹ tôi có một ông phó giám đốc, cỡ tuổi gần nhưông...Ông ấy được tiếng là nghiêm nghị. Mở miệng là nói lời giáo huấn. Đầu óc toànnghĩ chuyện cao cả. Nào là tinh thần cách mạng, nào là ý thức tổ chức, nào là nghĩa vụquốc tế và nghĩa vụ công dân...Số nhà tôi ở gồm sáu hộ, 27 nhân khẩu lớn nhỏ, khôngai có bộ mặt quyền uy như ông ấy. Ông ấy có hai đứa con gái và một đứa cháu ngoại.Bà vợ kém ông ta vài tuổi, hai ngày một lượt leo lên xe (ôtô) con đi chợ, mắt chẳng baogiờ ngó xuống đám láng giềng...Rồi bỗng một hôm chúng tôi đi đá bóng buổi trưa về, cảlũ tắm truồng lông nhông ngoài sân. Nghe có tiếng kêu trong nhà tắm công cộng. Mộtđứa giật cửa, nhưng cửa gài chặt. Mà tiếng kêu ú ớ bên trong cứ vẳng ra. Lũ chúng tôibèn công kênh nhau, ghé mắt qua lỗ thông hơi sát nóc nhà tắm, nhìn vào. Ông phógiám đốc tôn kính đang ở trong đó, trần như nhộng trên một con bé 14 tuổi. Con bé ấyvẫn ú ớ kêu, còn ông ta vẫn tiếp tục làm việc. Lũ mất dậy chúng tôi thoạt đầu thích chícười rinh rích. Hết thằng nọ tới thằng kia, đổi nhau xem trò vui. Nhưng con bé giẫy dụamãi, chắc nó đau. Ông ta bịt chặt miệng nó lại không thể kêu to...Rồi lát sau chàng lãng tử hắng giọng nói tiếp:- Thế đấy ông Chính ạ...Cái lão hiếp dâm ấy không tới sàn nhảy bao giờ. Chắcchắn cũng răn dạy công nhân xí nghiệp của hắn rằng nhảy nhót là trụy lạc, rằng thế hệcủa hắn không bao giờ tham dự những trò vui hư hỏng như thế, rằng cuộc đời hắn chỉlà để phục vụ cách mạng cao cả cho tới hơi thở cuối cùng. Hắn cũng cùng quan niệmvà sở thích như ông. Nói thế tôi không muốn xúc phạm ông. Tôi biết ông không phải làkẻ hám gái. Nhưng những người như ông và hắn có gì rất giống nhau...- ...- Chính những người như hắn hoặc như ông đã ra lệnh săn đuổi chúng tôi trênđường phố, cắt quần loe khi các ông không mặc quần loe, cắt quần tuýp khi các ôngkhông mặc quần túyp. Phẩm cách con người được các ông định khuôn bằng chiều rộngcủa ống quần. Nếu các ông mặc quần ống 23 thì 18 triệu thanh niên chúng tôi phải mặcống quần cỡ 23. Chật hay rộng hơn đều là phản Đảng, phản quốc......Tôi lớn lên và dần dần tôi chứng nghiệm rằng những con người từng có lúckhống chế chúng tôi như lão phó giám đốc kia hoàn toàn không giống...Họ là nhữngdiễn viên đại tài. (3) Họ định ra bao nhiêu niêm luật khắt khe. Nhưng trong bóng đêm,họ sống cuộc sống nhầy nhụa không đạo lý và luật tắc... (trang 224-226)(Anh ta hỏi Hằng) Cô biết ông cậu của cô gọi cô lên Matxcơva làm gì không ?Tôi không đáp, nhìn anh chờ đợi. Anh nói tiếp:- Ông ta chuẩn bị đóng hòm gửi biển. Việc ấy cần phải giỏi tiếng Nga và giỏi chitiền. Cả hai thứ ông ta đều kém. Chàng lãng tử ngừng lại, suy ngẫm hồi lâu rồi tiếp:- Đám người như thế, tôi soi kính lúp vào tận ruột họ...Nhưng dù sao tôi cũngkhông thể hiểu được, với một cô gái mảnh khảnh yếu ớt như cô... (trang 232)Khi mọi người đi khỏi hai cậu cháu nói với nhau:Tôi hỏi: Cậu gọi cháu lên đây có việc gì ?Cậu gật đầu ờ ờ...Rồi bước tới gần tôi cậu nói:- Cậu sắp về, chỉ hai tuần nữa thôi. Cháu còn ở lại lâu, cháu còn khả năng làmkinh tế... Cậu muốn nhờ cháu giúp cậu...Tôi im lặng cậu tiếp:82PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


- Khi đi mẹ mày dặn: Khó khăn gì đã có con Hằng. Cháu giỏi ngữ. Cậu chẳng biếttiếng tăm...Tôi vẫn ngồi im, cậu hắng giọng, lại tiếp:- Hàng họ cậu cũng đã chuẩn bị hòm hòm...Nhưng gay go nhất là khoản cước.Tôi lại muốn nằm, tôi muốn kết thúc nhanh chóng. Tôi rút nắm tiền dưới gối:- Đây cậu cầm lấy’’. (trang 234)Trao tiền cho ông cậu tham lam mà bủn xỉn xong Hằng ‘’trùm kín chăn để khỏinhìn thấy cậu’’. Nàng nhớ lại dĩ vãng, lúc mà nàng nghe lời mẹ đến báo tin cho cậu mợbiết mẹ nàng mới bị ‘’xe chẹt’’ cụt chân. Câu mà cậu nàng nói còn văng vảng đâu đây:- Thế còn may. Hôm qua ở Đường Triệu Việt Vương có thằng bé 15 tuổi bị xechẹt cưa cụt cả hai chân. Không chịu chấp hành luật lệ giao thông. Sống mà vô tổ chức,vô kỷ luật thì thế nào cũng chết, chẳng sớm thì muộn...’’ (trang 235)Thật là giọng lưỡi của những kẻ vô tình vô nghĩa. Nghe cháu nói chị bị xe cán cụtmột chân mà lại tỉnh bơ, không có một lời chia buồn an ủi, còn lên mặt đạo đức giả. Tổchức với chả kỷ luật. Anh ta há chẳng biết chính vì mẹ nàng bị cụt chân không còn làmgì ra tiền nữa nên nàng mới phải bỏ học đi lao động xuất khẩu tìm kế sinh nhai sao. Vàchắc anh ta đã quên việc người chị hiền lành đã nhịn ăn, giấu con và chị chồng, đembán sợi giây chuyền cô Tâm cho Hằng để mua thức ăn bồi dưỡng cho gia đình anh ta.Thử xem lại cảnh gia đình Chính vào cái thời ấy:‘’...Nói xong, nó (thằng Tuấn, con của Chính, Minh Vũ) cúi xuống chọc đũa vàođĩa nhộng rang hành. Chợt thằng bé em kêu ré lên. Nhanh như cắt, mẹ nó trở đầu đũagõ lên đầu con:- Tuấn, làm cái gì thế hả ?Hóa ra thằng bé gắp nhầm thức ăn của đứa em, không biết cố tình hay vô ý. Bịđánh, nó giơ tay xoa đầu, không dám kêu. Mẹ tôi cúi mặt xuống. Đĩa nhộng, lúc ấy tôimới để ý, gạt làm ba phần, mỗi phần chừng 15, 16 con. Ngoài đĩa nhộng có một đĩa raumuống luộc, và một chiếc chén nhỏ, loại chén dùng đựng nước mắm hay múc chè,đựng thịt nạc dăm. Chắc chắn đó là phần bồi dưỡng cho cậu Chính...’’ (trang 104-105)Nhưng bữa cơm nhà của người chị làm nghề buôn thúng bán bưng nào có khá gìcho cam: Trên ‘’chiếc mâm đồng sứt vành’’ cũng chỉ có ‘’bát dưa cải xanh, với đĩanhộng rang hành. Hoặc bát tương dầm cà với con cá khô nướng. Mùa Hè qua mùaĐông, năm này qua năm khác, thức ăn dường như không đổi’’. (trang 37)Trở lại cậu chuyện giữa Hằng và anh chàng lãng tử:‘’Tôi lắc đầu:- Dầu sao tôi cũng không thể hiểu...Hôm qua sự việc đã diễn ra đúng như anh dựđoán.Chàng lãng tử đưa tay kéo món tóc xòa xuống mắt tôi lên, rồi nói:- Người ta nên hiểu hết mọi sự trên đời này cô bé ạ, dù cho là sự thực đau buồn.Ông cậu của cô giống như một loạt người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã hao phí gầnhết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường giữa trần ai, nhưng trí khônngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tớinó...Vì thế khi biết công việc ấy hão huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực,nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mặt đất bùn lầy. Họ làm việc ấy bất kể bằngcách nào...Họ là tấn thảm kịch cho chính họ, là tấn thảm kịch cho chúng ta...’’ (trang240)II. Tranh cãi xung quanh cuốn ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’ cũng là Khải Hoàn Môn.Trong buổi ra mắt sách tại Paris Dương thu Hương đã nói về cuốn tiểu thuyết83PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


này như sau:‘’Tôi đã gặp những chàng trai đã chết khi bị mất cả bộ phận sinh dục cũng nhưtay chân...Và trong phút cuối cùng thì họ rất là thèm khát một cái hôn...Những chàng traimà tôi chứng kiến trong những binh trạm. Và tất cả những khát vọng của con người,những khát vọng mà không có phương tiện thực hiện ấy nó đã trở nên như một món nợtrong tôi...Vì thế tôi muốn nói rằng là sau bất cứ Khải Hoàn Môn nào thì cũng có rấtnhiều máu...Và tôi viết cuốn sách này như để trả nợ những hồn ma nó cứ ám ảnh tôi.Tôi đã viết cuốn đó năm 1991 trong 2 tháng bởi vì trong khoảng thời gian tôi ước tính làhọ bắt tôi, cho nên tôi phải hoàn thành thật là nhanh. Và sau khi tôi hoàn thành xong tôigửi ngay sang Pháp cho bà mẹ đỡ đầu của tôi để bà gửi cho ông Phan Huy Đường, rồitôi nghỉ mấy ngày là tôi bị bắt’’.Trong khi nhà văn của chúng ta nằm tù trong trại Thanh Liệt gần Hà Nội thì đứacon tinh thần của bà cũng long đong ở bên Pháp. Thoạt tiên người ta thấy quảng cáotrên báo Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái yêu cầu độc giả đón xem Khải Hoàn Môn của nhàvăn Dương thu Hương. Nhưng rồi người đọc lại thấy trên tờ Quê Mẹ số 118 tháng 11năm 1991 bỏ mất trang bìa sau là nơi xuất hiện lời giới thiệu tác phẩm trên với độc giả.Lúc đó là thời gian tranh tụng về tác quyền giữa ông Võ Văn Ái và ông Phan HuyĐường qua nhà Xuất Bản ‘’Des Femmes...’’. Ông Đường là người đã được tác giả ủyquyền cho in cuốn Những Thiên Đường Mù và đã giao cho nhà Xuất Bản Des Femmesthực hiện sau khi dịch ra tiếng Pháp là ‘’Les Paradis Aveugles’’. Riêng vế cuốn KhảiHoàn Môn hay ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’ thì ông Phan Huy Đường lẫn ông Võ Văn Ái chẳngai có được giấy ủy quyền trực tiếp của nhà văn. Nhưng ông Võ Văn Ái có được nguyênvăn bản viết tay của tác giả, còn ông Phan Huy Đường thì theo ông Võ Văn Ái chỉ cóbản đánh máy, so với nguyên bản viết tay có chỗ thêm bớt thay đổi, sai sót khá nhiều.Nhưng vì ông Đường đã được tác giả ủy quyền in cuốn trước, nên có lý nghĩ rằngquyền in cuốn này cũng thuộc về mình.Vì nắm được bản gốc, nên ông Võ Văn Ái nghĩ ăn chắc. Hơn nữa ông còn cógiấy ủy quyền của người bác (có chỗ gọi là chú có lúc gọi là bố nuôi) của tác giả tênNgô Văn Quỳnh ở Sannois, ngoại ô Paris, và ông bác này thì đã được tác giả báo tin làđã gửi giấy ủy quyền cho ông. (Giấy ủy quyền này đã lọt vào tay công an. Vì vậy khôngai có giấy ủy quyền của tác giả). Ngoài ra, tuy ông Ái có giấy ủy quyền của hai ôngNguyễn Gia Bảo và Nguyễn Xuân Nam ở Mỹ do hai ông này có giấy ủy quyền của tácgiả. Chính tác giả sau này có xác nhận đúng là có ủy quyền cho hai ông vì là bạn củabố nuôi, và do bố nuôi yêu cầu bà ủy quyền cho hai ông để họ có cơ sở đòi những nhàxuất bản ở Mỹ trả tiền trước tác.Nhưng cuối cùng nhà xuất bản ‘’Des Femmes’’ đã thắng. Nói tóm tắt thì như vậychứ thực ra sự việc lôi thôi rắc rối hơn nhiều.Qua những bài báo đăng trên Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái và tờ Diễn Đàn củaNguyễn Ngọc <strong>Giao</strong>, và những lời phát biểu của các ông Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, PhanHuy Đường, Nguyễn Ngọc <strong>Giao</strong>, Võ Văn Ái và Bà Thụy Khuê khi trả lời cuộc phỏng vấncủa cố ký giả Chử Bá Anh vào cuối tháng 11 năm 1991, thì sự việc có thể diễn tiến nhưsau:Một Việt kiều đã được tác giả nhờ mang bản thảo viết tay của cuốn sách từ ViệtNam sang Pháp trao cho ông bác của Dương thu Hương để lo việc xuất bản, nói là đãgửi giấy ủy quyền theo một đường khác. Nhưng chẳng may giấy ủy quyền này lọt vàotay công an. Khi nhận được bản thảo thì cũng là lúc được tin nhà văn bị bắt. Ông bác vìcó quen ông Võ Văn Ái, lại cũng biết ông Ái là chủ tịch tổ chức tranh đấu cho nhân84PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


quyền Việt Nam nên ngỏ ý với ông Ái nên in gấp cuốn sách để thế giới biết mà canthiệp cho Hà Nội đừng làm hại cô cháu. Vì vậy mà ông Ái có được bản gốc và xúc tiếnviệc xuất bản. Nhưng vì ông bác cũng biết trước kia ông Phan Huy Đường đã dịch cuốnNhững Thiên Đường Mù ra Pháp văn, nên ông đánh máy sao lại gửi bản sao cho ôngPhan Huy Đường để dịch và lo phần Pháp văn. Khi Ông Đường thấy Quê Mẹ quảngcáo thì bảo nhà xuất bản Des Femmes đứng ra kiện, theo thủ tục khẩn cấp. Nhưng luậtsư của ông Ái trưng được bản thảo gốc, nên tòa tuyên bố vô thẩm quyền và chuyển lêntòa trên quyết định. Trước khi tòa trên xử thì vừa kịp lúc nhà văn được tha và cử luật sưtrình lên tòa giấy của tác giả hủy bỏ tất cả các giấy ủy quyền khác, trừ giấy của ôngPhan Huy Đường. Như vậy là ông Đường và nhà xuất bản Des Femmes thắng kiện ởPháp. Nhưng trước khi ngã ngũ như vậy thì cuốn sách đã được bà Thụy Khuê đề tựavà gửi sang Mỹ cho ông Võ Thắng Tiết, tục gọi Thày Từ Mẫn, Giám Đốc nhà xuất bảnVăn Nghệ ở Quận Cam, California ấn hành. Ông Tiết cho biết ông thấy có người nhờ in,lại nghĩ sách chắc bán chạy nên cứ in rồi sẽ trả tác quyền cho người nhờ in để ngườinày, bà Thụy Khuê, gửi cho tác giả. Ông nói ông đã in 1500 cuốn và chỉ nửa năm đãbán gần hết (chỉ còn lại 200 cuốn). Ông cũng nói ông đang thu tiền và sẽ trả bản quyềnlà 1000 đô la.Khi còn ở trong tù không biết bằng cách nào tác giả có được cuốn sách in ở Mỹvà bà đã không bằng lòng với lời đề tựa của bà Thụy Khuê mà bà tưởng lầm là mộtngười đàn ông. Vì thế có bản tự bạch dài gần 10 trang đánh máy, đề ngày 12 tháng 8năm 1991 về cuốn Tiểu Thuyết Vô Đề.Bài tự bạch này đã châm ngòi cho một loạt phản ứng dữ dội. Trong số nhữngngười lên tiếng trả lời những luận điệu có vẻ xúc phạm những người quốc gia nói chungcủa Dương thu Hương, người ta thấy trước tiên có bà Thụy Khuê dĩ nhiên, vì bản tựbạch nhắm vào cá nhân bà trước tiên ông Nguyễn Ngọc Ngạn, lúc ấy là Chủ Tịch VănBút Việt Nam Hải Ngoại, các nhà văn Bùi Bích Hà và Nhật Tiến.- Thụy Khuê hơi lấy làm buồn vì Dương thu Hương đã phủ nhận thiện chí của bàmuốn làm lợi cho một nhà văn đối kháng. Có chỗ bà đã dùng tới hai chữ ‘’xuyên tạc’’ đểnói về thái độ của Dương thu Hương. Câu sau đây có thể tóm tắt nhận định của ThụyKhuê về bài tự bạch:‘’Ngôn ngữ văn học là một con dao hai lưỡi. Nếu ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’ qua sựkiểm nghiệm lại dĩ vãng giải tỏa được một số vấn đề trong sự chia rẽ sâu xa của dân tộcvà có một giá trị nhân bản cao, thì bài ‘’tự bạch’’ về ‘’Tiểu Thuyết Vô Đề’’ với những tốcáo ‘’tội ác’’ đối phương, giới hạn mọi giải tỏa chia rẽ và triệt tiêu giá trị nhân bản’’.- Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì mở đầu bài báo 15 cột của ông bằng nhậnđịnh của ông Nguyễn Hưng Quốc mà ông cho là một nhận xét khá rõ nét về các tácphẩm phản kháng trong nước nói chung như sau:‘’Văn chương đổi mới ở trong nước và văn chương đấu tranh ở hải ngoại cónhững điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ cả hai đều phêphán những khuyết điểm của chế độ. Nhưng khác nhau ở động cơ phê phán và nhất làở biện pháp giải quyết vấn đề. Người cầm bút hải ngoại, nói chung, muốn thay một cáiáo mới. Trong khi người cầm bút ở quê nhà chỉ muốn vá lại cái áo rách nát. Nếu chỉ nhìnthấy những điểm giống nhau mà bỏ qua đi những điểm khác biệt, người ta sẽ xếp haidòng văn chương đó vào một loại, từ đó dẫn đến chủ trương hợp lưu mà gần đây chúngta thấy xuất hiện tại hải ngoại’’.Chủ tịch văn bút Việt Nam hải ngoại đã trích lại 16 đoạn văn trong bài tự bạch đểchứng minh rằng tác giả đã không tôn trọng ‘’chân lý và công bằng’’ như bà ta tự hào,85PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cũng chỉ vì: ‘’(Nhưng tiếc thay!) Đó lại là thứ chân lý nhìn từ một góc cạnh chủ quan,cho nên những giọt nước mắt bà nhỏ ra, vì xót thương dân tộc, đọc kỹ lại, thì đôi khi chỉthấy là những điệp khúc quen thuộc, đồng điệu với những lời than thở của các cấp lãnhđạo hiện nay trong nước’’.- Ngày 8 tháng 3 năm 1992 nhà văn Bùi Bích Hà cho công bố bức thư ngỏ gửiDương thu Hương với những lời lẽ tâm tình, ôn hòa, cởi mở. Bà gọi Dương thu Hươnglà chị. Bà không giấu tình cảm tốt đẹp của mình dành cho một nhà văn nữ và một tácgiả có tác phẩm Những Thiên Đường Mù được nhiều người đọc, chính bà chỉ có 5 giờmỗi ngày để ngủ mà cũng cố dành ra 1 giờ để đọc. Nhất là vì Dương thu Hương đã‘’sống hầu hết thanh xuân đời mình trong chiến hào, địa đạo hay núi sâu rừng cao, cậnkề nỗi chết, vẫn có điều gì làm cho nỗi lòng người đàn bà được êm đềm sinh con đẻ cáitrong tôi cứ vừa đau đớn xót xa, vừa mến yêu trân trọng’’. Vì vậy mà có bức thư nàymặc dù bà không biết liệu có tránh khỏi hồi âm chua chát như Thụy Khuê không.Sau khi nhắc lại mồ chôn tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân và vụ trẻ con bị việtcộng tàn sát ở Bến Bạch Đằng, Bùi Bích Hà hỏi Dương thu Hương: ‘’Sao chị không đủcan đảm, sự lương thiện và công bằng để nhìn nhận rằng câu chuyện ‘’chống Mỹ cứunước theo truyền thống của người Việt’’ chỉ là chiêu bài tháu cáy nhằm du nhập cái chủthuyết độc hại, vô đạo vào đất nước gấm hoa của chúng ta và làm ung thối nó ?’’Nhắc lại lời của Dương thu Hương cho mình là kẻ ‘’đi giữa hai làn đạn’’ Bùi BíchHà kết thúc bài báo 9 cột như sau: ‘’Đi giữa hai làn đạn là một thách đố dũng cảm,nhưng giữ thăng bằng trên đường giây lại là xảo thuật của người làm xiếc mua vui đểđổi lấy cơm áo và những tràng pháo tay phù phiếm’’.Riêng nhà văn Nhật Tiến thuộc nhóm Hợp Lưu của Họa Sĩ Nguyễn KhánhTường thì cố dung hòa hai lập trường của Dương thu Hương và Thụy Khuê, nói là cảhai đều đang ‘’đi giữa hai làn đạn’’. Cuối cùng người ta thấy trên báo Diễn Đàn, hậuthân của tờ Đoàn Kết ở Paris, do ông Nguyễn Ngọc <strong>Giao</strong> làm tổng biên tập có bức thưcủa Dương thu Hương xin lỗi Thụy Khuê.- Trong số những nhà văn khác lên tiếng về bài Tự Bạch của Dương thu Hươngtôi xin dài dòng hơn một chút về bà Nguyễn Việt Nữ, tác giả ‘’Dương Thu Hương VàCon Hùm Ngủ’’ (hay ‘’Yêu Và Bị Yêu’’).Nguyễn Việt Nữ là bút hiệu của nữ Luật Sư Nguyễn Thị Kim Anh, Chủ Biên bánnguyệt san Đại Dân Tộc. Lấy bút hiệu đó có lẽ bà muốn tự nhắc nhở mình (và độc giảngười Việt nữa, phải không tác giả) luôn luôn hãy nhớ mình là con dân Việt Nam. Mởđầu cuốn sách, bà đã nói với Mẹ Việt Nam thay vì nói với độc giả. Cuốn sách hơn bốntrăm trang của bà có mục đích đối thoại với hai người phụ nữ là Dương thu Hương vàPhùng Thị Lệ Lý (Le Ly Hayslip) về cuộc chiến tranh Việt Nam mà bà cho rằng ngườikhởi đầu là phía cộng sản, miền Nam chỉ tự vệ và sau này (1965) quân tác chiến Mỹrầm rộ vào cũng vì trước đó cộng quân đã ‘’xẻ dọc Trường Sơn đem quân toan chiếmmiền Nam’’.Bà đã dựa vào bài tự bạch của Dương thu Hương gửi Thụy Khuê, và cuốn‘’When Heaven and Earth changed places’’ (Khi Trời Đất Đổi Ngôi) được đạo diễnOliver Stone đem lên màn ảnh lớn với tựa đề ‘’Heaven and Earth’’ (Trời và Đất). Lối viếtcủa bà đúng là văn phong của một người đã từng hành nghề Luật Sư trước 1975. Bàđã ví Dương thu Hương với Trần Duy tác giả bài ‘’Người Khổng Lồ (không tim)’’. Bà gọicả hai là người ‘’khổng lồ có tim’’, nhưng trách cả hai người đi cầu cứu ngọc hoàng CácMác thành ra loài người dưới dương gian cứ không sao hết được nước mắt...Trong khuôn khổ chương này tôi không dám đi sâu vào tác phẩm của Nguyễn86PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Việt Nữ, mà chỉ xin trưng dẫn một vài đoạn vắn nhằm giới thiệu với bạn đọc. Tác phẩmnày xuất bản năm 1993 và đã tái bản năm 1996. Tác giả đã đích thân đem nó sang ThủĐô của Liên Xô cũ để giới thiệu với kiều bào ở đó phần đông là những người đã từngsống trong vùng cộng sản, làm việc cho cộng sản. Sách của bà đã được giới thiệu vàtrích đọc trên Đài Tiếng Nói Tự Do, hậu thân của Đài Irina, phát thanh từ Mặc Tư Khoa.Để thâu tóm những lời phê bình của bà đối với bài tự bạch của Dương thuHương, tôi chỉ xin trưng dẫn 3 đoạn sau đây:‘’Vấn đề ‘’không thường tình’’ cần bàn ở đây là ‘’những trí thức lớn đó (4) đã tìmđến với chủ nghĩa cộng sản, rồi đã giã biệt chủ nghĩa cộng sản...’’Còn Dương thu Hương thì khẳng định là: ‘’tôi không từ bỏ đội ngũ những ngườicộng sản để chạy sang hàng ngũ những người chống cộng’’.‘’Lời tuyên bố khí khái này bộc lộ tinh thần kẻ sĩ của họ Dương, đồng thời nócũng chứng tỏ cái vòng luẩn quẩn, lúng túng chung của người cộng sản’’. (5)‘’Chính tôi trước đây cũng rất ghét những lời đao to búa lớn của những ngườichống cộng ‘’cực đoan’’, nhưng nay tôi thấy với những người nhẹ dạ, khờ khạo vềchính trị như tôi, (6) cần phải có những tiếng chuông cảnh tỉnh vang dội thì mới làm tôihết mê muội được.‘’Đúng vậy, ngày nay mọi sự đã hiển hiện. Bản tự bạch của Dương Thu Hươngđã ‘’bạch’’ rõ rằng nữ sĩ này, một trong những kiện tướng của ‘’nhóm văn nghệ phảnkháng trong nước’’ chỉ trích đảng để ‘’duy trì sự thống trị của đảng’’, trong khi kinhnghiệm xương máu đã cho Nguyễn chí Thiện quả quyết rằng:Đảng tắt thở thì đời mới thở.Đảng còn kia, bát phở hóa ra mơ. (7)‘’Tôi viết bài này với lòng tin rằng Bùi Tín, Dương thu Hương và những ngườicộng sản lương thiện khác là những Người Khổng Lồ Có Tim, đều có thiện chí tìm mộtgiải pháp cho dân tộc, nhưng vì ‘’trọn đời bị trói buộc bởi sợi giây ý thức hệ trái chiều’’,nên những người này cứ loay hoay như kiến bò miệng chén’’. (8)Trước khi kết thúc chương này, chúng tôi xin lưu ý độc giả đến một vài chi tiết vềtác giả Dương thu Hương và hoàn cảnh xuất xứ của bài tự bạch đã nói đến ở nhữngtrang trên. Cha bà là thợ may, đi theo kháng chiến khi bà mới lên hai. Bà hăng hái lênđường vượt trường sơn ‘’chống Mỹ, cứu nước theo truyền thống dân tộc’’ lúc bà 18 tuổinghĩa là vào cuối năm 1964 hay đầu năm 1965. Cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ởmiền Bắc xảy ra khi bà mới tám, chín tuổi. Trong cuốn Những Thiên Đường Mù bà đãmiêu tả sự tàn bạo của những cuộc đấu tố. Lập trường của bà trong cuốn sách này làlập trường chống Cải Cách Ruộng Đất do đảng chủ trương không thể nghi ngờ.Câu chuyện giữa bà với ‘’Việt kiều’’ Bác Sĩ Bùi duy Tâm mang đầy bí ẩn. Bà thìquả quyết đi chơi với ông chỉ để tìm đáp số cho một bài toán nào đó. Ông thì thổ lộ haingười chỉ có ôm nhau chứ không làm gì hơn, và về đến Mỹ thấy Hương Mỹ (9) lại nhớđến Hương Việt Nam. Nhưng Tướng Quang Phòng, nguyên cục phó cục phản giáncộng sản thì nói với giới văn nghệ sĩ là có được cuốn video quay cảnh hai ngưòi ‘’làmtình trên cạn, dưới nước, và trong khách sạn’’. Bà Dương thu Hương hiện sống độcthân vì đã ly dị chồng. Có người bảo bà có dan díu với một vài nhà văn cộng sản nổitiếng. Chính bà bảo ông Nguyễn văn Linh gọi bà là ‘’con đĩ chống đảng’’. Trong thư viếtcho Bác Sĩ Tâm bà lại nói bà mắc chứng ‘’lãnh cảm’’, bị bệnh ‘’táo bón ái tình’’. Bà cũngtố Bác Sĩ Tâm là ‘’agent double’’ (gián điệp nhị trùng), chứ không phải chỉ là chỉ điểmcủa Dương Thông (cục phó cục phản gián, một nhân vật quyền uy và mánh lới,) Bác SĩBùi duy Tâm lại có dính líu với cựu Đại Tá cộng sản Bùi Tín mà có người nói đã từng có87PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lúc được nói đến như là Thủ Tướng tương lai của một Việt Nam hậu cộng sản.Một điểm nữa rất đáng chú ý là bài tự bạch đã được viết ở trong tù. Dù bà có sĩkhí đến đâu, ai dám chắc bà đã không bị áp lực hay mua chuộc. Bà tố cáo TướngQuang Phòng đã vu khống bà làm tình với Bác Sĩ Bùi duy Tâm và còn bảo bà là con rơicủa ông Võ Văn Ái. Khi ra khỏi tù bà đã mắng ông Võ Văn Ái là kẻ sống ở Thủ Đô ánhsáng mà xử sự chẳng quang minh chính đại chút nào.Các nhà văn nhà thơ thường được người đời cho là hay lãng mạn, đa tình, mặcdầu chỉ đúng cho một số ít. Có lẽ Dương thu Hương đã bị vướng mắc vào trong một vụgián điệp chính trị nào đó vì người ta tưởng bà thuộc loại nhà văn đa tình và muốn lợidụng bà cho những mục tiêu gián điệp, chính trị. Nếu đó là sự thực, thì tất cả những lờiphê bình, chỉ trích bà căn cứ duy nhất vào bài tự bạch không có giá trị thực tiễn. Cácnhà văn được nêu danh tánh ở trên, theo thiển kiến, chắc cũng hiểu như vậy. Nhưng tấtcả đều muốn nhân bài tự bạch này nói không phải riêng với Dương thu Hương chobằng với những người cộng sản nói chung.Chú Thích:1.- Ký giả Đoàn Văn trong mục ‘’sổ tay văn họ’’” của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn, số 79đã thuật lại lời bà Bích Huyền mới từ Việt Nam qua Mỹ năm 1990 cho biết ở Việt Namnhà văn nữ này bắt bồ với nhà văn Đỗ Chu, cả hai đều đã có gia đình con cái riêng.Cũng có tin đồn ở Sài Gòn rằng bài tham luận nảy lửa mà Dương thu Hương đọc tại đạihội nhà văn đầu năm 1990 là do Nguyễn đình Thi gà cho vì hai người cũng có tư tìnhvới nhau. Có người còn nói một nhân vật trong truyện của Dương thu Hương chính làNguyễn đình Thi...2.- Cuốn sách còn có cái tên khác là ‘’Khải Hoàn Môn’’, được ông Phan HuyĐường dịch ra Pháp văn là ‘’Roman sans titre’’. Bản Việt ngữ đã được nhà xuất bảnVăn Nghệ xuất bản năm 1991, tại Quận Cam. Việc xuất bản cuốn sách đã gặp nhiều trởngại rắc rối do cái gọi là vụ án văn nghệ, chính trị gây nên, giữa một bên là ông Võ VănÁi, Chủ Nhiệm Quê Mẹ và một bên là ông Phan Huy Đường, cả hai đều nói mình đượctác giả chính thức ủy quyền.2bis.- Duyên Anh có 4 cuốn được dịch ra ngoại ngữ: ‘’Một người Nga ở SàiGòn’’ (Un Russe à Sài Gòn), ‘’Đồi Fanta’’ (La Colline Fanta), ‘’Người tù binh Mỹ’’ (UnAmericain au Vietnam’’, và ‘’Sỏi Đá Ngậm Ngùi’’ (La complainte des galets), đều do SưHuynh Trần Văn Nghiêm dịch. Cuốn Đồi Fanta còn được dịch ra tiếng Ý, Tây Ban Nha,Anh và Đức.3.- Các chương trên cho thấy Hoàng Văn Chí, Vũ thư Hiên đều đã dẫn chứng cụthể về cái tài đóng kịch của ông Hồ. Ông Lý Phục Huy, Bác Sĩ riêng của Mao TrạchĐông cũng nói về họ Mao tương tự nơi trang 114 tác phẩm ông viết về cuộc đời bí mậtcủa họ Mao.4.- André Gide và Arthur Koestler.5.- Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ, trang 210.6.- Nguyễn Việt Nữ kể rằng khi còn trẻ bà đã có lúc toan đi theo Việt Minh vì lầmtưởng ông Ngô Đình Diệm chủ trương chia cắt tổ quốc làm hai. Và khi hết chiến tranhbà cũng hy vọng tình hình sẽ khá hơn, nên đã tính ở lại...7.- Dương thu Hương và Con Hùm Ngủ trang 211.8.- Ibid, trang 212.9.- Khuê danh của bà Bác Sĩ cũng là Hương (Đỗ Thị Hương).CHƯƠNG IX88PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


NHẬT KÝ VÀ CON NGƯỜI NGUYỄN NGỌC LANVừa được tin ông Nguyễn ngọc Lan qua đời tại Sài Gòn lúc 6 giờ 15 ngày26.2.2007, chúng tôi xin cống hiến quý bạn đọc Đàn Chim Việt bài này, nói về nhữngcuốn nhật ký của ông viết trong thập niên 80 và 90 thế kỷ trước. Mong ràng những trangsau đây sẽ thêm dữ kiện để độc giả đánh giá công bình hơn về một người đã từng ủnghộ cộng sản, bênh vực các cán bộ cộng sản nằm vùng trong chế độ Việt Nam CộngHòa (Đệ Nhị Cộng Hòa) rồi từ 1975 đã phản tỉnh để viết ra những trang nhật ký nêu lênnhững sai trái và tội lỗi của chế độ cộng sản mà ông được chứng kiến.Nhật Ký Của Nguyễn Ngọc Lan‘’…Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội, như Lê-nin không còn sống để nói, là chế độbán giấy cộng với giấy gì cũng bán được.’’ (1)Nhật ký ít khi được xuất bản lúc tác giả còn sống. Nhưng khi thấy mình bị nhàcầm quyền cộng sản ‘’quản chế’’ và tịch thu hàng ngàn trang tài liệu (2), nhà báoNguyễn ngọc Lan đã đồng ý cho nhóm Tin Nhà ở Paris in nhật ký của ông. Có lẽ ôngnghĩ đã đến lúc nên cho người ngoài thấy phần nào lý do mà nhà nước cộng sản đã vinvào đó để có biện pháp mạnh đối với ông.Thực ra từ nhiều năm trước ông đã lén lút gửi sang Pháp, qua Tiến Sĩ Đỗ MạnhTri, một trong những trụ cột của nhóm Tin Nhà, cũng là bạn học của ông tại đây từnhững năm đầu thập kỷ 60, hàng ngàn trang nhật ký và tài liệu, sáng tác của ông, vìông đã tiên đoán được số phận mà cộng sản sẽ dành cho ông, khi họ thấy không lợidụng, mua chuộc hay uốn nắn được một con người ‘’bướng bỉnh’’, thường lấy tinh thầnNguyễn Trãi làm phương châm cuộc sống: ‘’Ung dung ta nói điều ta nghĩ, Cúi ngửa theongười quyết chẳng theo’’.Nhật ký được viết một cách đơn sơ giản dị, trung thực, thấy gì ghi nấy, nghĩ gìviết nấy, vì thường là chỉ để cho mình đọc hoặc một số rất ít người thân đọc mà thôi.Nhưng, cũng như hồi ký, nếu tác giả là người có tư tưởng, có sự nghiệp hay vị thế lớntrong xã hội, lại có óc nhận xét tinh tế, thì tác phẩm của họ sẽ có thể phản ánh tư duycủa một thời đại, lối sống của một xã hội. Khác với hồi ký, nhật ký đi vào những chi tiếtriêng tư hơn, sâu kín hơn của riêng tác giả hay gia đình tác giả. Vì vậy đọc nhật kýngười đọc có thể sẽ thấy có chỗ hơi tẻ nhạt vì không dính dáng gì đến người đọc, haykéo được chú ý của người đọc. Cuốn nhật ký đáng đọc và hấp dẫn là cuốn nói ít đến cáitư hơn cái chung, hoặc biết nói đến cái tư một cách độc đáo. Trong nhật ký của Nguyễnngọc Lan có những cái tư không tẻ nhạt mà lại duyên dáng. Chẳng hạn những khi ôngnói đến cô gái cưng Lan Chi 3 tuổi của ông.Sở dĩ chúng tôi chọn nhật ký của Nguyên ngọc Lan để dựng một chương cho tậpsách này là vì đã tìm thấy trong đó khá nhiều tư liệu về xã hội ‘’xã hội chủ nghĩa’’, dướisự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, tuy ông cũng thuộc nhóm nhữngngười trí thức phản tỉnh, nhưng Nguyễn ngọc Lan, cùng với Chân Tín (sẽ có mộtchương vắn về ông này), vẫn có một thứ gì đó riêng biệt, mà những tác giả khác trongtoàn bộ tập sách này không có. Đó là tinh thần ‘’Tin Mừng’’ của Ki-Tô Giáo. Cả haingười này đều cho rằng hiện nay mình chống cộng, hay trước kia chống chính quyềnquốc gia ở một lãnh vực nào đó, cũng chỉ là để nói lên và thể hiện cái tinh thần đó. Họcó lý không, và có lý đến chừng mực nào, độc giả tuỳ nghi xét định và chúng tôi cũng sẽxin có lời bàn sau.Vài nét về con người Nguyễn Ngọc LanNguyễn ngọc Lan là cháu họ (bà con xa, 4 đời họ ngoại) của Nguyễn Trọng Trítức nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông sinh nhằm ngày quốc khánh của Pháp, 14 tháng 7 năm89PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


1930. Ông là Linh Mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, (thụ phong năm 1957). Năm 1959được cử đi du học ở Pháp. Theo ông, thì Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris, vì không lợidụng được ông nên đã cúp phép chuyển ngân vào giữa năm 1963. Năm 1966, về nướcvới bằng Tiến Sĩ Triết Học, ông đã cùng với Linh Mục Chân Tín làm báo ‘’Đối Diện’’ cólập trường ‘’phản chiến’’, nên cũng gặp nhiều khó khăn rắc rối với chính quyền, nhiềulần bị Cảnh Sát Quốc Gia thẩm vấn. Ông cũng qua mặt được mật vụ để theo Tạ báTòng vào ‘’bưng’’ (ở Bến Lức) thăm căn cứ cộng sản. Lúc ấy, trừ Linh Mục Chân Tín,không ai biết chuyện này.Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ông lại cùng với Linh Mục Chân Tín ra báo‘’Đứng Dậy’’ cũng với mục đích đấu tranh cho công bình xã hội theo tinh thần Phúc ÂmKi-Tô Giáo. Đầu năm 1976 ông nộp đơn xin Tòa Thánh đặc cách cho ông hoàn tục, cởibỏ áo dòng để chính thức thành hôn với nhà báo Huỳnh thanh Vân, tốt nghiệp Cử Nhânbáo chí Trường Đại Học Vạn Hạnh. Nhưng ông hứa sẽ vẫn tiếp tục phục vụ Giáo Hội.Ông cho rằng chính vì ông phục vụ Giáo Hội đắc lực cho nên tờ Đứng Dậy đã bị đóngcửa sau ba năm, và cá nhân ông bị theo dõi.Năm 1988 nhân có vụ Tòa Thánh Vatican quyết định phong 117 vị Chân PhướcTử Đạo thuộc Giáo Hội Việt Nam lên hàng Hiển Thánh, Nguyễn ngọc Lan đã tích cựcủng hộ quyết định này, viết nhiều bài đả phá những luận điệu chống Phong Thánh củađảng cộng sản do một số cán bộ, trí thức cộng sản như các ông Nguyễn khắc Viện,Trần bạch Đằng, và cả một số Linh Mục ‘’quốc doanh’’ hay thân cộng như Trương báCần, Thiện Cẩm…tung ra. Cuối cùng Lễ Phong Thánh đã diễn ra đúng như chươngtrình ấn định và nhà nước bắt buộc phải đón nhận và còn khuyến khích giáo dân mừnglễ ‘’trong tinh thần đoàn kết, kỷ luật.’’ Công việc của ông trong vụ này khiến Giáo Sĩ vàGiáo Dân mến phục và ông cho đó là phần thưởng quý báu dành cho thiện chí của ông.Nhà Xuất Bản Tin Paris, khi giới thiệu nhật ký của ông trong năm 1988 đã viết:Sự đụng độ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và Giáo Hội Công Giáo trong vụPhong Thánh là sự đụng độ cơ bản trong chiều sâu của lòng người. Sự thất bại củachính quyền trong vụ này có một ý nghĩa vượt hẳn tính thời cuộc. Năm 1988 thật đángcoi như một cái mốc. Nhật Ký 1988 vừa đánh dấu vừa làm nên cái mốc đó.Đối với tín đồ Công Giáo, thật không lời ca tụng nào quý giá hơn.Vì thấy ông và Linh Mục Chân Tín là hai người khó lung lạc lại quyết tâm bênhvực Giáo Hội, nên nhà cầm quyền đã rình mọi cơ hội để hãm hại hai ông. Nhưng haiông lại có tín nhiệm phần nào trong giới đảng viên miền Nam vì những hoạt động trước1975, nhiều cán bộ có thân nhân đã từng được hai ông giúp đỡ, che chở trong khi bịchính quyền Quốc Gia giam giữ, họ thường không ngần ngại bày tỏ cảm tình ủng hộ.Cộng sản vẫn nghĩ Linh Mục Chân Tín là người có uy tín trong Giáo Hội Công Giáo ViệtNam, lại có tài hùng biện, những bài giảng ‘’Sám Hối’’ tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thếvào mùa chay năm 1990 đã gây hào hứng, chấn động trong Cộng Đồng Giáo Dân SàiGòn, người ta rủ nhau đến nghe càng ngày càng đông. Nhiều cá nhân và tập thể đã ghibăng đem phổ biến. Cộng sản còn nghĩ những tư tưởng được nói lên trong các bàigiảng, bài văn của Chân Tín đều là của Nguyễn ngọc Lan. Một người có tài hùng biệnđược trợ giúp đắc lực bởi một nhà tư tưởng lý luận sắc bén thì rất nguy hiểm đối vớiđảng cầm quyền. Vì vậy họ đã tìm cách tách rời hai người ra hai nơi.Ngày 16 tháng 5 năm 1990 Linh Mục Chân Tín bị cấm hành đạo và đưa đi phátvãng tại Xã Cần Thạnh thuộc Huyện Duyên Hải, cách Sài Gòn 70 cây số. Còn Nguyễnngọc Lan thì bị quản chế cấm ra khỏi phường (phường 6, Quận 10, Sài Gòn). Thời hạnquản chế là ba năm. Khi công an đến đọc lệnh quản chế, họ đã lục soát phòng (Chân90PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tín) và nhà riêng (Nguyễn ngọc Lan) hai ông lấy đi hàng ngàn trang tài liệu và băngnhạc, trong số đó đáng kể nhất là những trang nhật ký của Nguyễn ngọc Lan. Cũngmay là ông đã gửi trước sang Paris được một số.Từ ngày bị quản chế ông thường im lặng. Có ai hỏi hồi này anh làm gì, Nguyễnngọc Lan đáp: “làm thinh”. Nhưng đầu năm 1996 thính giả Đài Pháp Quốc Tế (RFI)cũng nghe ông trả lời một cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên. Trong vòng 20 phútông đã phân tích và điểm lại tình hình chính trị trong nước trong năm Ất Hợi và dự kiếnmột số sự việc có thể xảy ra sau đại hội đảng sắp diễn ra.Đầu tháng 5 năm 1998 Nguyễn ngọc Lan chở Linh Mục Chân Tín trên xe gắnmáy tới viếng Nguyễn Văn Trấn tức Bảy Trấn vừa qua đời, thì bị xe tông bị thươngnặng, suýt chết. Theo lời tường thuật của ông sau đó ít lâu thì rõ ràng người ta đã âmmưu ám hại ông.Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan đã nói gì về chế độ ‘’xã hội chủ nghĩa’’ và nhữngngười cộng sản ?Đọc toàn bộ 3 cuốn nhật ký mà Tin Nhà xuất bản gồm những năm 1988-1991,người đọc thấy rõ tác giả không ưa ‘’xã hội chủ nghĩa’’ mà có chỗ ông viết tắt xã hội chủnghĩa, rồi lại chuyển ngữ thành: ‘’xạo hoài cha nội’’ (11.11.1988), hoặc ‘’xả hết cả nước’’(16.11.1990). Nhưng ông không dám ngang nhiên gọi như thế, mà đúng ra chỉ dám đểđọc giả đọc giữa những hàng chữ của ông. Ví dụ như trường hợp vừa kể, ông chỉ dámnói về Vũ ngọc Nhạ, nhiều lần tới thăm ông và Linh Mục Chân Tín, bảo anh này xạo.Nhưng vì ông viết tắt xã hội chủ nghĩa rồi giải thích là xạo hoài cha nội, làm cho ngườita liên tưởng đến ngôn ngữ dân gian lúc ấy thường hay dịch xã hội chủ nghĩa (xã hộichủ nghĩa) là: Xạo hết chỗ nói, xếp hàng cả ngày, xả hết cả nước, xuống hàng chóngựa…Cũng như khi ông nói xả hết cả nước là nói vào lúc có vấn đề nước uống chứkhông phải vấn đề đất nước cụ thể nào.Chính vì không tiện (hay không dám) nói trắng ra điều mình nghĩ về chế độ, mà‘’Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan’’ đượm màu sắc châm biếm tế nhị, hóm hỉnh. Ông hay dùnglối nói bóng nói gió, chơi chữ, nói lái vân vân để thêm hương sắc cho câu văn thườngvắn gọn của ông. Chẳng hạn ông gọi Ủy Ban Đoàn Kết là ‘’Đàn Két’’, Đài BBC là ‘’BàBán Chè’’, chính sách đổi mới ông gọi là ‘’đồi mồi’’ (12.11.1990). Đông Âu thì ông nói láithành ‘’Đâu ông’’ để đặt ra cho đảng một loạt câu hỏi buốt óc. (27.7.1990) Nhắc đến nạnthiếu nước trong nhà mà ngoài đường ngập lụt ông viết: ‘’Ban ngày cả nước lo việc nhà,đêm đến cả nhà lo việc nước’’. Khi nói về liên hệ giữa tay trùm văn nghệ của đảngNguyễn đình Thi với các nhà văn nữ Ý Nhi và Lê Minh ông viết ‘’quan hệ có thể là thi vịmà không văn chương’’ (10.12.1989) Có lúc ông trích dẫn nhật ký của một cán bộ,chánh văn phòng huyện ủy nọ để nêu lên những thành ngữ quen thuộc nhưng rất chuaxót như:‘’Ấm ức như Kiểm tra. Ba hoa như Tuyên Giáo. Láo nháo như Văn Phòng. Lòngthòng như Tổ Chức.’’ (28.8.88) Chỗ khác, để nói lên nhận xét của mình về cuộc sốngngười dân đang đi xuống, đi giật lùi, ông đã ghi lại lời một người bạn nói về tình hình xãhội miền cao nguyên như sau: ‘’Người Thượng trên đó bây giờ bảo nhau: Người Kinhbây giờ giống như người Thượng mình rồi, sáng sớm cũng kéo nhau đi làm rẫy. Cònngười Thượng mình vẫn giống như…khỉ.’’ (29.8.88)Ngày 30.6.1991 nhân đọc một bài báo trên SGGP bàn về tình trạng ‘’loạn sách,loạn xuất bản’’: Những sách kém cõi, đồi trụy…dễ dàng xuất hiện trong khi các sách vềtôn giáo bị cấm đoán, ngay bản tin phụng vụ hàng tuần cũng gặp khó khăn, Nguyễnngọc Lan đã phê bình người bình luận đặt sai vấn đề: ‘’…Cho nên vấn đề không hẳn là91PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’tăng cường hiệu lực quản lý’’. Vấn đề là cứ quản lý như thế mà có hiệu lực đượckhông ? Khi mà trong thực tế, chủ nghĩa xã hội, như Lê-nin không còn sống để nói, làchế độ bàn giấy cộng với giấy gì cũng…bán được.’’ (30.6.91) Ý của ông là nếu như Lênincòn sống đến ngày nay, nhìn được thực trạng xã hội này, thì ắt sẽ định nghĩa xã hộichủ nghĩa như vậy. Nhưng cái lối viết: ‘’như Lê-nin không còn sống để nói’’ quả là độcđáo. Mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng mà dư vị thì cay đắng.Ông quen nhiều người, biết nhiều chuyện, lại chịu đọc, Việt ngữ cũng như ngoạingữ. Nên bất cứ một lời nói hay việc làm của một ngưòi nào đó cũng có thể gợi ôngnghĩ tới tình hình trong xã hội và liền đưa ra những nhận xét sắc nét, nhưng kín đáo,bằng một bút pháp riêng. Chính vì vậy người đọc thấy thích thú. Nhưng không phải aiđọc cũng hiểu hết ý của tác giả, vì cái biết của ông bao gồm nhiều lãnh vực tư tưởngphức tạp và nhắc đến nhiều tác phẩm xa lạ, nhiều khi trưng dẫn bằng ngoại ngữ, hoặcchính ông cũng bình luận bằng tiếng Pháp, tiếng La Tinh…Thời gian 1988-1991 là thời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư đảng, tương đối cởimở với lời tuyên bố ban đầu: ‘’Văn Nghệ Sĩ hãy tự cởi trói’’, tuy rằng chẳng bao lâu sauđó đã lúng túng sợ sệt, lại đích thân ra tay ‘’trói lại’’…Do đó có một vài tờ báo như TuổiTrẻ, Sài Gòn giải phóng, hay ngay cả tờ Văn Nghệ lúc còn Nguyên Ngọc làm tổng biêntập, có đôi lúc cao hứng dám đăng những bài khéo léo chỉ trích chế độ. Nguyễn ngọcLan, hơn tất cả các nhà trí thức phản tỉnh khác đã nắm lấy cơ hội, sử dụng những tàiliệu này trong nhật ký của ông để nói lên sự đồng tình của mình. Những kẻ ghét ôngkhông thể kết tội ông, vì ông chỉ trưng dẫn báo của đảng. Báo chí lúc ấy báo nào lạichẳng phải là báo đảng.1. ‘’Quà biếu trên mức tình cảm’’Báo Sài Gòn giải phóng, mục những điều trông thấy. Nhân báo tuổi trẻ gần đâycó nói về vị nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Trang Bị Kỹ Thuật nhận hối lộ, nhưngđoàn thanh tra của bộ lại gọi đó là ‘’quà biếu trên mức tình cảm’’, Cung Văn viết: ‘’Năm1987 ngôn ngữ của chúng ta đẻ ra một cụm từ hơi rối rắm: ‘’Trên mức tình cảm’’. Trên,tất phải có dưới, có giữa, hoặc chính giữa, hoặc bằng mức tình cảm. Thế đó là cái gì?…Tại sao người ta phải né tránh, không dám gọi đích danh sự việc, chẳng hạn: Kẻnhận và đưa hối lộ. Phải chăng có sự bao che trong chính từ ngữ hầu làm giảm nhẹ tộiphạm ?’’ (12.1.88)2. Cán bộ cộng sản tổ chức đám tang chó linh đình, trong khi dân đói khổNgày 9.4.91 Nguyễn ngọc Lan chép nguyên văn một đoạn của báo Tuổi Trẻ, SàiGòn cùng ngày, loan lại tin từ báo Nhân Dân ngày 4.4.91 như sau:‘’Giữa năm 1990 nhân dân phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nộiđã chứng kiến một sự kiện hy hữu. Một cán bộ đã tổ chức đám ma cho con chó củamình một cách linh đình. Chiếc ôtô con đi đầu chở quan tài con chó. Chiếc xe tang thứhai chở vợ chồng ông chủ và cuối cùng là xe ca chật ních bạn bè, nhân viên của ông.Hôm ấy ‘’ông chủ’’ đã cho toàn bộ cán bộ công nhân viên đơn vị ông nghỉ để đưa đámma con chó. Tiệc ma chay có trên mười mâm cỗ linh đình…’’ Ông chủ nói trên làNguyễn lại Minh, 39 tuổi, trưởng phòng kế toán vật tư, kiêm cửa hàng trưởng cửa hàngđiện tử công nghiệp thuộc công ty Vesco (Bộ Công nghiệp nặng). Brigitte Bardot phảichào thua rồi’’.Cũng trên tờ Tuổi Trẻ 4 ngày sau, Bút Bi, sau khi nhắc lại vụ đám tang chó cònnói tới một vụ ‘’nhức nhối’’ khác: Bà Ơn ở Hải Hưng đã đánh chết mẹ ruột của mình. Khihỏi lý do bà trả lời tỉnh bơ: ‘’Già và bẩn thỉu, không giúp ích gì được cho con cái thì cầnphải đánh chết’’. Khi phóng viên đưa máy ảnh lên chụp, còn biết sửa cổ áo, cười tươi.92PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Và Bút Bi nhận xét: ‘’Đất nước nghèo đói rồi sẽ có ngày khá hơn, pháp luật lỏng lẻo rồira sẽ chỉnh đốn quy củ, nhưng luân lý đạo đức là cái giềng mối của dân tộc mà hư hỏngthì phải nhiều thế hệ mới khôi phục…và trong lịch sử loài ngưòi đã từng có những dântộc bị xóa sổ vì đạo lý suy đồi’’.Liền sau nhận xét của Bút Bi, Nguyễn ngọc Lan đã nêu lên một sự kiện khác màông cho là nguồn gốc của mọi sự tồi tệ ở Việt Nam:…một giáo sư trường đại học tổng hợp đi công tác mang về 10 xe honda, gần100 chiếc xe đạp …làm quà biếu. Hồ Anh Tuyết, công nhân lao động hợp tác ở Đức gửivề 50 TV màu và 24 chiếc tủ lạnh. Nếu đạo đức có suy đồi, thì chuyện đám tang conchó hay chuyện giết mẹ chỉ là hậu quả, triệu chứng, còn những chuyện ‘’buônlậu…đàng hoàng’’ như thế này mới thuộc loại căn nguyên nhức nhối hơn’’.3. Công Giáo, Phật Giáo trong cùng một gia đình cán bộ cộng sản‘’Ăn sáng và uống cà phê với Hoàng ngọc Biên, Cao xuân Hạo, Hoàng phủ NgọcTường. Cao xuân Hạo: Cha tôi trong những ngày gần chết chỉ đọc Imitation de Jésus-Christ và cầu nguyện tuy suốt đời cụ theo Lão Trang, chê Mác, còn tôi thì mác-xít(không như người ngoài nghĩ là ngược lại, ông cụ tôi mới mác-xít hơn tôi). Có lúc tôi đãđâm hoảng: Ông cụ mà xin mời Cha Cố đến rửa tội cho thì mình cũng phải chiều ý chứbiết làm sao, nhưng thiên hạ sẽ hiểu thế nào. Chưa hết, ông cụ tôi qua đời, bà cô tôi,Sư Bà Diệu Không, vào đây hạ lệnh không ai dám cãi là phải chôn cất ông cụ theo nghithức Phật Giáo.’’ (1.2.1988)4. Nhà văn cộng sản có tầm vóc, vai vế trong hội nhà văn viết về tôn giáoTuần báo Văn Nghệ, số 11 (12.3.1988) trang 3 đăng ‘’Mấy lời nói lại và nói thêm’’của Nguyễn Khải xung quanh vấn đề tôn giáo…quả là can đảm:‘’…Tôi nghĩ, con người sở dĩ khác với con vật vì nó không chỉ sống cho cái bâygiờ, cái tức thì, cái trước mắt, mà còn dám sống cho một niềm tin cao đẹp, thiêng liênghơn là chính bản thân nó. Hoặc là niềm tin vào một lý tưởng xã hội. Hoặc là niềm tinvào một lý tưởng tôn giáo. Viết về những con người sống cho một lý tưởng xã hội làcông việc quen thuộc của chúng ta, khỏi bàn cãi. Nhưng quan tâm một cách thông cảmvà trân trọng những người sống cho một niềm tin tôn giáo trong sáng có phải bị chêtrách là sai lệch không ? Là có khuynh hướng duy tâm không ? Cái thế giới tinh thầncủa con người là vô cùng phức tạp, vì sự vận động của nó luôn luôn nhắm tới cái thậtcao và cái thật xa. Càng có tuổi thì cái nhu cầu hướng tới cái tận thiện tận mỹ thậm chítới cái vô cùng nữa càng mãnh liệt. Gần như là day dứt, một khắc khoải. Những day dứtvà khắc khoải ấy có nhiễm chút nào cái hương vị của tôn giáo ? Hoặc chỉ là một nhucầu rất tự nhiên của con người vốn không cam chịu dừng lại trước bất kỳ một giới hạnnào ? Tôi ao ước được tiếp tục phiêu lưu vào cái cõi mênh mang và đầy bí mật này,dầu biết là hết sức nguy hiểm, rất dễ trượt ngã, nhưng không sao dửng dưng nổi, vì lờimời gọi của nó lại quá quyến dũ.’’ (12.3.88)5. So sánh gián tiếp sự đào tạo nhân tài của chế độ cũBáo SGGP hôm qua đăng danh sách các Bác Sĩ, chuyên viên trong kíp thực hiệnca mổ Việt-Đức (song sinh dính liền, chú thích của Minh Võ). Trừ một ông đóng vai phụxuất thân từ Hà Nội, còn toàn là những người đã học Y Khoa Sài Gòn, hay thành phốHồ chí Minh. Những vai chính lại có lý lịch phải kể là rất xấu, Bác Sĩ Trần Đông A,Trưởng kíp mổ vốn là Quân Y Sài Gòn cũ, Bác Sĩ Trung Tá, Thiếu Tá gì đó của…NhảyDù…đã từng tu nghiệp bên Mỹ và còn là người…Công Giáo. Bác Sĩ Trần Thành Trai,cũng học Sài Gòn, cũng Quân Y, Biệt Động Quân cũ v.v…Âu cũng là một chuyện ‘’TạoHóa nghiệt ngã’’ chăng ?93PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


6. So sánh Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩaBáo Tuổi Trẻ chủ nhật số 42 ra hôm nay (22.10.88) đăng nhiều chuyện lạ. Sau ‘’3tuần ở Mỹ tháng 9-1988’’ (tựa đề), Kỹ Sư Phạm văn Bảy, phó chủ tịch liên hiệp các hộikhoa học, kỹ thuật thành phố, không tiếc lời ca ngợi nền Đại Học Hoa Kỳ, cách quản lýxã hội Mỹ. ‘’Góc Người bình luận’’ đề nghị ‘’Nhận thức lại chủ nghĩa Tư Bản để tự giácxây dựng chủ nghĩa xã hội’’, nghĩa là thấy như thiên hạ đã thấy từ lâu: Chủ nghĩa Tưbản không còn y như trong cuốn Tư Bản của Karl Marx…’’ Nhưng đáng chú ý nhất lànhững dòng ngắn gọn sau đây của một độc giả: ‘’Thế Vận Seoul 1988 (từ 17.9 đến2.10) đã diễn ra sôi nổi hào hứng, làm say sưa hàng tỷ con người trên hành tinh. Tìmhiểu về đất nước và con ngưòi Nam Triều Tiên, tôi đọc được những tư liệu như thế này:‘’(…) Ngày nay do chính sách bần cùng hóa nông thôn và lệ thuộc vào Hoa Kỳcủa chính quyền Nam Triều Tiên, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn nghiêm trọng, luônluôn mất mùa, nhân dân thiếu ăn….’’, ‘’Công nghiệp chế biến phát triển yếu….’’, ‘’Ngoạithương phản ánh tình trạng kinh tế lạc hậu và phiến diện của xứ này…’’Tài liệu nào vậy ? Và được viết vào những thập niên 50, 60 chăng ? Xin thưa đólà sách…Địa lý lớp 11 phổ thông (tập 2) do nhà xuất bản giáo dục in năm 1984, nơitrang 93, 94.Tôi sững sờ vì ngạc nhiên. Chúng ta dậy cho con em chúng ta những điều dối tránhư vậy sao ?’’ (23.10.1988)7. So sánh Nhà Nước với Nhà ThờTrần bạch Đằng viết trong bài ‘’Tạo môi trường thuận lợi cho sinh hoạt báo chí’’đăng trên tuần báo Thanh Niên đề ngày 5.12.88:‘’…Ta hãy dùng một so sánh nhỏ: Nhà Thờ cố gắng biến các giáo điều của Chúathành sản phẩm sinh động, còn chúng ta cố gắng biến chủ nghĩa Mác Lê-nin sinh độngthành giáo điều.’’Nhìn nhận được như thế thật là quý hóa. Nhưng có lẽ phải nhìn sâu hơnnữa…Lời Chúa vốn là ‘’Lời Hằng Sống’’, chứ không phải là giáo điều. (4.12.1988)Hơn hai năm sau, một nhân vật quan trọng hơn, Tướng Võ nguyên Giáp cũng lạiso sánh tương tự và đã được Nguyễn ngọc Lan nói đến trong một bức thư gủi Linh MụcChân Tín:‘’Một anh bạn vừa kể với con: Trong một buổi nói chuyện gần đây tại thành phốHồ chí Minh, Đại Tướng Võ nguyên Giáp có khuyên các đồng chí của ông đừng tiếp tụcthói nói năng dài dòng nữa. Ông nhận xét: ‘’Ông Yêsu đâu có nói gì dài dòng. Những lờilẽ ngắn gọn. Thế mà hai ngàn năm sau thiên hạ vẫn cứ phải nhắc lại đấy’’. Cha thấy cóngộ không. Đại Tướng Võ nguyên Giáp mà có thể cho phép mình đẩy đến cùng nhậnxét trên thì hẳn còn phải thêm: Cuốn Tư Bản của Karl Marx có lẽ vì dài dòng gấp trămlần cuốn Tin Mừng theo Marcô mà xem ra đã hết thọ nổi rồi. (12.2.1991)8. Đảng viên bị mắngĐừng làm người…làm con lợn. ‘’Bây giờ mình mới để ý tới bút ký của Hoàng hữuCát ‘’Ông Già Cỡi Trên Lưng Hổ’’ đăng trên Văn Nghệ số 36-37 ngày 3 tháng 9 năm1988.’’Nguyễn ngọc Lan trích gần hai trang câu chuyện của ông Phú đã từng làm giầunhờ tài làm nước mắm Phú Hương đặc biệt thơm ngon, rồi bị sạt nghiệp vì thuế củanhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông có 5 người con đều là đảng viên. Khi về già, thấy chínhphủ cởi mở về kinh tế, ông tính trở lại nghề cũ, thì bị các con khuyên can, bảo ông nêndưỡng già đừng làm gì cho mệt. Sau một hồi tranh luận, ông mắng các con (đảng viên):‘’Hóa ra các anh các chị chỉ lo miếng ăn cho mình! Nếu chỉ muốn ăn cho đầy bụng thì94PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đừng làm người, làm con lợn!’’ (7.12.1988)9. Nguyễn Duy nói về cởi mở báo chí của đảngNhà thơ Nguyễn Duy, chủ nhiệm văn phòng thường trực các Tỉnh phía Nam củatuần báo Văn Nghệ, trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ chủ nhật về việc Nguyên Ngọc bịcách chức:‘’…Với tư cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Nguyễn Duy kết luận: ‘’…Việc đóxác nhận một sự việc đáng buồn là: Cánh cửa đổi mới báo chí vừa hé mở đã đột ngộtđóng sập lại, làm cho có người bị kẹt tay và nhiều người thất vọng’’. (18.12.1988)10. Giáo sư sinh viên phát biểu về môn học Mác Lê-ninBáo SGGP, bài 5 cột, trang nhất, ngày thứ sáu 23.12.1988: Trước khi có nhữngđòi hỏi cụ thể, hiện giờ học môn Mac Lê-nin có thể phác họa bằng hình ảnh ‘’thầy đi vô,trò đi ra’’ đôi lúc chen chúc nhau nơi khung cửa hẹp giảng đường…’’ Sinh viên Phạmvăn Toàn, bí thư đoàn khoa Công Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế, xem như nổi bậtnhất trong cuộc thảo luận…Anh yêu cầu ‘’dừng việc học các môn Mác Lê-nin lại vì vớinội dung của giáo trình hiện tại sẽ không giúp ích gì được cho sinh viên mà thậm chí sẽđào tạo nên một thế hệ xa rời cuộc sống’’Ông Nguyễn ngọc Ái, chủ nhiệm bộ môn Mác Lê-nin, Đại Học Sư Phạm: ‘’Ởtrường tôi có sinh viên xếp môn này ngang với môn thể dục thể thao’’.Sinh viên Đặng tâm Chánh, Đại Học Sư Phạm: Chúng ta đã truyền đạt tư tưởngMác Lê-nin theo nghĩa hết sức tôn giáo, phán ra một chiều và buộc mọi người phải tin,ai không tin là mất lập trường quan điểm.’’11. Đạo đức xuống dốcBáo SGGP, trong một bài từ Hà Nội điện vào nhan đề: ‘’Một kỳ họp Quốc Hộiđáng ghi nhớ’’: ‘’Một đoạn trong báo cáo của ngành an ninh trật tự xã hội: Tội phạmhình sự tăng 27%, trọng án tăng 28%, bốn thành phố lớn chiếm tỷ lệ 40% trong tổng sốvụ án hình sự cả nước. Hành động phạm pháp nghiêm trọng tăng 3 lần (300%) so vớinăm 1987….Đáng chú ý là từ đầu năm 1988 đến nay có 81 vụ người thân trong gia đình giếtnhau rất tàn nhẫn biểu hiện một tình trạng suy thoái đạo đức rất không bình thường.Tình hình này không chỉ là hậu quả của những khó khăn về mặt kinh tế xã hội, mà cònlà hậu quả của sai lầm trong giáo dục tư tưởng và đạo đức.’’11. Nhân vụ cầu Xóm Chỉ sập làm 9 người chết ngày 5.5.91Chiếc cầu này đã dư trăm tuổi. Trong số 225 cầu của Sài Gòn, có tới 60% cầutrong tình trạng sắp sập. Với tình trạng 60% cầu muốn sập như thế kia thì đâu phải làvấn đề cá nhân ông này ông nọ nữa. Mà tập thể lãnh đạo tiền định không thể thay thếđược thì chỉ còn có mỗi một việc là các cây cầu cứ tiếp tục sụp đi thôi. (9.5.91)Cũng vì tình trạng cầu có nguy cơ sập và tình trạng cống thoát nước hư tạo nêncảnh ngập lụt trong mùa mưa, mà đã nảy sinh một số vè, thơ cười ra nước mắt.‘’Đã hẹn nhưng anh đừng đến nhéBởi nhà em tít mé sông kiaĐường đi…ổ, hố cắt chiaQua cầu sợ gẫy chia lìa tình ta’’Hoặc:Nhà anh gần Bà ChiểuNhà em bên DakaoCách nhau cây cầu sắtĐành xa hơn thuở nào95PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tình vẫn đầy như nướcNhưng cầu quá già nuaVô phước hay hữu phướcĐều dễ tỏm không chừa!Đến thăm em anh phảiQuanh xuống hướng cầu BôngCứ…vòng vo tam quốcTình ta bung mênh môngThương em còn thương lắmNhưng anh ớn qua cầuTạm ngưng chờ cầu sửaVài năm có chi lâu ? (17.5.1991)(Về cầu Đặng nguyên Cẩn, Quận 6):…Qua cầu em chớ vội vàngXuống xe dẫn bộ nhẹ nhàng đỡ lo. (25.5.91)Báo SGGP 14.6.1991: Cái Phao của Thanh Trầm:‘’Đã lâu lắm rồi mới thấy bạn tôi đến chơi. Tôi rất mừng nhưng cũng rất ngạcnhiên, vì thấy ngoài chiếc xe đạp cổ lỗ thường ngày, anh còn quàng thêm trên ngườichiếc phao xanh xanh đỏ đỏ căng phồng còn mới cáu cạnh.- Định đi Vũng Tầu chơi hay sao mà mua phao bơi vậy ?- Đâu có, bùa hộ mạng đấy chớ!- Nghĩa là sao, mình chẳng hiểu ?- Có gì mà không hiểu. Này nhé, đeo cái phao này đi lại trong thành phố có nhiềucái lợi. Chẳng hạn khi trời mưa lớn làm thành phố bị ngập lụt. Có nó mình yên tâm điqua các cây cầu đang chờ ngày sụm bà chè như cầu Chà Và, cầu Chữ Y, cầu Mống,cầu Quay, cầu Sắt, cầu Tân Thuận, cầu Nhị Thiên Đường mà không sợ bị rớt xuốngsông’’ (14.6.1991)12. Báo chí là công cụ của đảngNgày 14 tháng 2 năm 1988, Nguyễn ngọc Lan đã để nhiều thì giờ ghi lại rất nhiềusự việc trong gia đình, trong Giáo Hội, và nhất là bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễnvăn Linh về sự lãnh đạo của đảng đối với truyền thông. Ở đây chỉ trích một câu vắn đểxem Nguyễn ngọc Lan bình luận ra sao: ‘’Báo chí phải phản ánh ý kiến của dân, nhưngbáo chí là công cụ của đảng để nói tiếng nói của đảng lãnh đạo nhân dân, đưa lẽ phảicủa đảng, Nhà nước vào nhân dân. ‘’Về câu nói trên của tổng bí thư Linh, Nguyễn ngọcLan viết: ‘’Báo chí là công cụ của Đảng’’. Thật minh bạch. Tờ Công Giáo và Dân Tộcnếu danh chính ngôn thuận phải ghi rõ trên manchette: ‘’Công Cụ Của Đảng’’, thay vìlộng ngôn như hiện nay: ‘’Cơ quan của Uy Ban Đoàn Kết CGYNVN tp HCM’’. NguyễnNgọc Lan để cho người đọc nói tiếp về các tờ báo và cơ quan ngôn luận khác.Chuyện tham quyền cố vị qua mấy câu vè dân gian: SGGP 2.3 và 9.3.89 ghi:Quan BờmQuan Bờm có chiếc ghế ngồiNhân dân kêu đổi cho ngôi nhà lầuQuan rằng quan chẳng thích lầuNhân dân kêu đổi trăm bầu rượu sâmQuan rằng quan chẳng cần sâmNhân dân kêu đổi một mâm bạc tiềnQuan rằng quan chẳng ham tiền96PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nhân dân xin đổi chức quyền nhỏ nhoiQuan rằng: Không chịu nhỏ nhoiNhân dân nói để ngồi dai…quan cườiLời cảnh cáoNhìn quanh: Tiêu cực vẫn chưa…tiêuChước quỷ, mưu ma vẫn trổ nhiềuMóc ngoặc, tham ô còn chưa hếtCửa quyền cấu kết với quan liêuGốc dân chuột khoét đau nhiều nỗiThành nước trùn xoi khổ lắm điều…Vạch mặt chỉ tên phường nội tặcHại dân đừng trách lửa dân thiêu (3)13. Khả năng của đảng, (SGGP, 11.10.1989)‘’Quyền đá vạ rơm’’: điện, nước, xăngThấu chăng nỗi khổ của người dânĐiện hư nước cúp: ngày đôi bậnXăng hết, giá tăng: tháng mấy lầnTrách nhiệm ‘’vì dân’’ dân hết biếtTư duy ‘’đổi mới’’ mới đâu cầnKhả năng nếu chỉ: cúp, hư, hếtBám ghế làm chi nhọc xác thân13. Tệ nạn luồn cúi trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Trên SGGP 8.9.1989,Vịnh cái lưng tômÔng chỉ hơn đời cái…lưng tômKhi luồn, khi cúi, lúc lom khomQuyền cao, lộc trọng tài lau láchVinh thân phì gia giỏi cúi luồnĐầu xơ, óc cứng, tư duy đáÔng chỉ hơn đời cái lưng tômLưng làm hàm nhai, ô hay nhỉBao quản lấm đầu bởi…thân lươnCả vú lấp miệng em (bài của một ông đồ giả ở Đà Lạt)Có những u già sữa đã khôSữa khô nhưng vú hãy còn toBịt mồm em bé không cho khócCũng chẳng cần hay em đói noKhát sữa nhưng em chẳng khóc nàoBưng mồm bịt miệng khóc làm saoVí bằng khóc được u liền mắngVú ngậm ngày đêm khóc chỗ nào.Ngày 17.12.1989 Nguyễn ngọc Lan đã đăng lại nguyên văn một bức thư tình kiểuxã hội chủ nghĩa, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng. Thiết tưởng những người còn biếtrung động theo nhịp điệu bình thường của con tim có thể tìm thấy nơi đây những phátkiến tân kỳ về tình yêu xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi xin ghi lại đây toàn văn bức thư tìnhnói trên:Em thân yêu,97PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trên cơ sở trò truyện hôm nọ với em, anh nghĩ rằng anh đã rút ra được những kếtluận nhất định về tình cảm của đôi ta. Theo đánh giá sơ bộ của anh thì chúng ta đã đạtđược một sự nhất trí cao về một số mặt, đó là những thành công bước đầu trên quátrình tiến tới hôn nhân. Tình cảm gắn bó và sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta hoàntoàn có thể giúp anh và em xích lại gần nhau theo kế hoạch dự định, và anh yêu cầumỗi người trong chúng ta phải nỗ lực củng cố những gì đã đạt được và thúc đẩy nó lênmột bước phát triển mới. Em đừng sợ em không thích hợp với chức năng và nghĩa vụcủa một người vợ. Con người ai chẳng mắc khuyết điểm.Những mặt yếu của em trong phạm trù nấu nướng có thể khắc phục một cáchhiệu quả, nếu em biết khắc phục từng bước trong khi tiến tới khắc phục toàn phần. Vàmột khi em đã tự giác đứng ra nhận khuyết điểm như vậy, hẳn em đã chuẩn bị biệnpháp sửa chữa, trước mắt em là những thắng lợi mới.Buổi đi chơi tới anh sẽ thông báo thời gian và địa điểm với em sau. Có thể chúngta sẽ tham quan một quán ăn nào đó và chúng ta sẽ bàn bạc về những bước đi thíchhợp cho giai đoạn phát triển tình cảm mới. Gửi em một nụ hôn đoàn kết.Người gửi thư(ký tên)Đọc nhật ký của Nguyễn ngọc Lan người ta thấy ông có liên lạc với một số ngườicộng sản, phản tỉnh cũng có mà chưa phản tỉnh cũng có. Trong số này phải kể đến Vũngọc Nhạ, Phạm xuân Ẩn, Nguyễn ngọc Lương, Huỳnh tấn Mẫm, Dương quỳnh Hoa,Chính Văn, Lữ Phương, Trần mạnh Hảo, Dương thu Hương, Nguyễn văn Trấn, Hà sĩPhu…Với Vũ ngọc Nhạ, như đã nói ở trên, ông bảo xã hội chủ nghĩa, xạo hoài cha nội.Về Nguyễn ngọc Lương ông viết:‘’Trong đám bạn bè làm báo và viết văn trước 1975, Nguyễn ngọc Lương có lẽ làngười có ‘’chất đảng’’ hơn cả, nếu không phải đã sẵn thẻ đỏ. Thực sự thế nào thì chẳngai biết, vì chính anh chẳng bao giờ nói với bạn bè về quan hệ của anh với đảng ra sao.Có thể là vì ở vào thời buổi…’’ Trên xe trở về thành phố mình bảo Nguyễn ngọc Lương:‘’Ông nói chung là dễ ghét. Nhưng thỉnh thoảng cũng có cái thật dễ thương. Như vừa rồiông lên tiếng trên báo tuổi trẻ bênh vục Thế Vũ và Lữ Phương. Và như qua bài điếu vănhôm nay.’’ (4) (18.8.1989)Còn Trần mạnh Hảo thì ông cho biết là người Bùi Chu, gốc Công Giáo. Nguyễnngọc Lan có vẻ thích ‘’Ly Thân’’. Nhưng cho rằng ‘’Ly Thân’’ của Trần mạnh Hảo hay‘’Cái Đêm hôm ấy đêm gì’’ của Phùng gia Lộc, còn thua thiên bút ký ‘’Ông Già cỡi lưngcọp’’ của Hoàng Hữu Cát, đã nói ở trên.Riêng đối với Dương thu Hương ông có biệt nhãn. Hai người đã từng ngồi ăn vớinhau hơn một lần, có một lần tại nhà ông. Có người khuyên ông nên thận trọng đối vớinhà văn nữ bạo miệng này. Và lời khuyên này có lý, theo một nghĩa khác, vì sau nàyông đã bị công an tra hỏi nhiều lần về việc ‘’ông có mời Dương thu Hương đến nhàkhông’’. Ông bảo: Thận trọng thì vẫn thận trọng…Nhưng khi một nhà văn trẻ không sẵnthành tích hay vết tích chính trị ‘’ngồi bệt xuống cỏ’’ mà nói chuyện đất nước, chẳng lẽcũng phải nghi kỵ, đến mức không dám nói tới hay nói chuyện với hay sao ?’’ Nguyễnngọc Lan cũng cho rằng ‘’Dương thu Hương chỉ diễn tả sắc nét và đến nơi đến chốnđiều bàn dân thiên hạ vẫn nghĩ thôi’’. Về tác phẩm Những Thiên Đường Mù của cô mớixuất bản lúc ấy, ông viết: ‘’Tất cả cuốn tiểu thuyết mới của Dương thu Hương NhữngThiên Đường Mù (nxb Phụ Nữ, 1988) như chỉ để ‘’lộng kiếng’’ (5) bức tranh xã hội thêthảm trên’’. Ông có ý nói đến tình trạng cán bộ đảng viên chỉ lo làm tiền, giống như ôngcậu Chính của Hằng, nhân vật chính trong truyện. (3.4.1989)98PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hôm Dương thu Hương nói chuyện với cán bộ ban tổ chức trung ương ngày 1tháng 3 năm 1990, Nguyễn ngọc Lan không có mặt nhưng ông có theo dõi trên báo, rồinhận xét: ‘’…một Dương thu Hương thật sắc nét, có hiểu biết, suy nghĩ và ý thức chínhtrị đáng kể. Ngôn ngữ thì vẫn ‘’nói thẳng, nói thật’’ và gẫy gọn nhưng đồng thời vẫn giữnhững nét ‘’nữ tính’’ đặc biệt. Như khi chị nói: ‘’Tôi là nhà văn của dân chúng, tôi ngồibệt xuống cỏ’’. Không một ông nhà văn nào, cho dẫu có muốn là của dân đến đâuchăng nữa, lại có thể có ý nghĩ ‘’ngồi bệt xuống cỏ’’ ngộ nghĩnh như vậy được. Hay nhưkhi chị tỏ nỗi lo ngại, hoặc những gì có thể xảy đến mà là ‘’một nỗi lo ngại lẽ ra mộtngười đàn bà không đáng phải chịu đựng’’, người ta thấy chị vẫn hãnh diện trong dángdấp một người mẹ rất bình thường’’. (3.4.1990) Sau khi nghe Phạm quốc Tuyên kể lạibuổi nói chuyện của Dương thu Hương, Nguyễn ngọc Lan đã bảo ông ta: ‘’Tôi mà cómặt hôm đó e rằng khó tránh được lên tiếng hỏi Dương thu Hương: ‘’Những kẻ mù lôithiên hạ về hướng thiên đường mù đã đành rồi, nhưng chị nghĩ sao về những gã chưađến nỗi mù mà vẫn nhắm mắt đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù?’’ (11.4.1990)Thật là chí lý. Độc giả của Nguyễn ngọc Lan không biết có muốn cũng hỏi chínhtác giả Nhật Ký: Khi viết tờ Đối Diện trước 75, và khi lén lút ra bưng (ở Bến Lức), ôngđã nghĩ đến câu hỏi đó để tự hỏi chưa ? Có lẽ Nguyễn ngọc Lan ngày nay sẽ biện bạchrằng ông hiểu mấy từ ‘’đỡ gậy cho những kẻ mù’’ theo nghĩa khác chăng. Hoặc giả ôngtrả lời rằng lúc ấy hoàn cảnh chính trị tối mù, có ráng mở mắt cũng khó có thể thấy đâulà đâu ? Nhưng ngày nay mọi sự đã rõ như ban ngày. Ông có ‘’sám hối’’ không ? Nếucó thì thái độ của kẻ sĩ là nói lên lời sám hối. Đọc Nhật Ký ông từ 1988 đến 1991, khôngthấy ông minh thị sám hối. Nhưng đọc qua hàng chữ thì dường như có. Chắc ông sẽbảo ông chỉ làm theo lương tâm và tinh thần Thánh Kinh Ki-Tô giáo. Hoặc: Tình hìnhmiền Nam Việt Nam hậu đảo chính (lật ông Diệm, tháng 11 năm 1963) là tình hình củamột nước bị Mỹ đô hộ. Vì vậy ông chống Mỹ-Thiệu là vì lòng yêu nước ? Nếu có ngườikhông hiểu nổi ông thì ông cũng đành chịu ?Nguyễn ngọc Lan cũng hay nói đến Lữ Phương, người mà ông khen là ‘’đã dámnói lên một số nhận định sắc nét về ‘’văn hóa trong một xã hội dân chủ’’ tại một cuộc hộithảo do Mặt trận tổ quốc thành phố tổ chức’’. Một hôm Lữ Phương nhắc lại một câu củaNguyễn văn Linh, cũng như thông cáo của đảng về dân chủ và dân chủ rồi phê rằng vếthứ hai trong câu nói là bước tiến đó.Câu của Nguyễn văn Linh như sau: ‘’Dân chủ phải có sự lãnh đạo của Đảng,đồng thời sự lãnh đạo của Đảng cũng phải dựa trên phương pháp dân chủ’’. ‘’Nhưng LữPhương mơ mộng hão huyền, Nguyễn ngọc Lan viết. Điều quan trọng là nguyên tắcdân chủ, cơ chế dân chủ, chứ không phải là phương pháp dân chủ…Nếu chỉ cóphương pháp dân chủ thì chỉ mới là mị dân, chưa có dân chủ’’. (3.4.1989)Bùi Tín có lẽ được Nguyễn ngọc Lan nói đến nhiều nhất ( các ngày 8.3, 1, 6, 15,16 tháng 12.91…) trong số những người cộng sản phản tỉnh, vì ông coi ông này tượngtrưng cho sự chống đối đường lối cai trị của đảng, mặc dù ‘’ai chẳng biết Bùi Tín vẫn cốvớt vát, gỡ gạc cho đảng đấy’’, như ông viết. Sở dĩ ông viết nhiều về Bùi Tín, vì hồi ấymọi người đều chú ý tới ông này qua Đài BBC với những bài giới thiệu và phỏng vấncủa Đỗ Văn. Đàng khác, còn vì cái tên Bùi Tín, Thành Tín có liên hệ đến tên ông thầy vàcũng là bạn của Nguyễn ngọc Lan là Linh Mục Chân Tín. Ngày 15.12.1990 ông viết choChân Tín một lá thư rất dài rồi dùng lối chơi chữ để kết thúc như sau:‘’Nếu Cha cho phép con đùa một chút thì con sẽ nói: hết (?) Tín này thì sẽ có Tínkhác, không có Bùi Tín này thì rồi cũng có Bùi Tín khác. Bùi Tín này mà giả sử không‘’thành tín’’ (Thành Tín là bút hiệu của Bùi Tín), thì lại sẽ có Bùi Tín khác thật thành tín99PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


và thật chân tín. Kẻ chỉ biết hoài nghi hay kẻ chỉ tin vào quyền lực xưa nay vẫn khôngchịu hiểu điều đó (họ cho là chỉ có ngôn sứ giả hay tưởng là cứ giết chết ngôn sứ nọ,ngôn sứ kia là hết chuyện) nhưng lịch sử đã chứng tỏ điều đó’’.Trước đó nửa tháng nhân bài phỏng vấn của Đỗ Văn dành cho Bùi Tín trên ĐàiBBC và có dư luận nghi ngờ về vai trò và chủ trương của Bùi Tín, Nguyễn ngọc Lan đãdành hẳn một trang để bình luận về việc này. Ông chơi chữ một cách ý nhị:‘’Lời lẽ của ông Tín này ‘’Bùi’’ hơn lời lẽ của Linh Mục Chân Tín rồi! Rồi đâyngười ta sẽ giải thích thế này thế nọ về ‘’hiện tượng’’ Bùi Tín. Nhưng giải thích thế nàođi nữa thì cũng có một quy luật lịch sử là sự thật không chôn giấu mãi được. Vẫn nhưChúa Yêsu nói từ 20 thế kỷ trước: ‘’Không gì che giấu mà không bị bại lộ, không gì kínẩn mà sẽ không bị thấu biết’’ (Mt 10, 26). Ngày nay lại là thời buổi của mass media!’’Sau khi trích dẫn một số điều được Bùi Tín tiết lộ trong cuộc phỏng vấn, Nguyễnngọc Lan kết thúc: ‘’Không khéo rồi nhà nước lại sẽ bảo Bùi Tín là cộng sự viên đắc lựccủa Chân Tín đó. Trong trường hợp này thì không phải Cha mà con sẽ bị việt vị (horsjeu)rồi’’. (1.12.1990)Phan đình Diệu là người được Nguyễn ngọc Lan nhắc đến (có lẽ) chỉ một lầnnhưng đã được ông đánh giá cao hơn cả Bùi Tín và Lữ Phương. Ngày 2.5.1991 ôngviết (gửi Linh Mục Chân Tín):‘’Cuối cùng rồi cũng có bạn bè gửi tới cho con đọc ‘’Kiến nghị về một chươngtrình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự pháttriển đất nướ’’”, của Giáo Sư Phan đình Diệu. Ở ngay giữa Hà Nội, vào lúc ‘’mọi quyềntự do dân chủ, kể cả các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và báo chí bị cấm đoánnghiêm khắc’’ mà trình vấn đề thẳng thắn và khá triệt để như vậy là…nhất rồi. Có hệthống và đến nơi đến chốn hơn Bùi Tín (như ở phần II đoạn 3: Một chế độ chính trị dânchủ, đoàn kết và hòa hợp dân tộc: ‘’Không thể có dân chủ thật sự trong một chế độ cóquy định trước sự độc quyền lãnh đạo của một đảng’’, v.v…Hay như phần IV, trang cuốicùng) Không chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận, nguyên tắc như Lữ Phương (như bàiChủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam: Di sản và đổi mới’’ đăng trên Phát Triển Kinh Tế tháng3.90, trang 12-19) mà có kiến nghị ‘’Những giải pháp cấp bách khá thiết thực’’.(2.5.1991)Về Nguyễn văn Trấn, Nguyễn ngọc Lan đã nói về cuộc gặp gỡ lần đầu như sau:(6)‘’đang ngồi nói chuyện với Chân Tín, thì có tiếng gõ cửa khá…thô bạo. Một cụ giàvới râu tóc, dáng dấp khả kính, bước vào và hỏi: ‘’Có phải Linh Mục Chân Tín ở đâykhông ?’’ Mình bèn rút lui ra bàn làm việc ở phòng ngoài. Nhưng chỉ vài phút sau ChaChân Tín lại đưa ông cụ ra: ‘’Bác muốn gặp anh đó’’. Ông cụ là Nguyễn văn Trấn, tácgiả cuốn ‘’Chợ Đệm Quê Tôi’’ đã gây dư luận khá sôi nổi vì cả lối nghĩ lẫn lối viếtkhá…ngang. Bây giờ bác Trấn đang muốn viết về Trương Vĩnh Ký. Cũng như bác đãviết về Phan Thanh Giản, cũng như sẽ viết về Nguyễn An Ninh: ‘’Nguyễn thị Bình vàđám con cháu Nguyễn An Ninh xin tôi viết, nhưng tôi nhất định phải viết xong về TrươngVĩnh Ký đã mới đụng tới Nguyễn An Ninh. Toàn là những nhân sĩ miền Nam mà ‘’ngườita’’ vẫn đánh giá quá thấp và sai bét. Tôi là người cộng sản, nhưng những tay bôi bácPhan Thanh Giản hay Trương Vĩnh Ký như thế là ‘’communistes vaniteux’’. Tôi đọc bài‘’Nói chuyện tử đạo với ông Nguyễn khắc Viện của ông, tôi thấy ông là người có thểgiúp tôi viết về Petrus Ký (à này chữ Petrus Ký không có dấu sắc trên chư e chứ phảikhông ông ?). Thậm chí ông đứng tên chung với tôi đi.’’Mười năm sau, khi Nguyễn văn Trấn qua đời, Nguyễn ngọc Lan đã chở Chân Tín100 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đến viếng xác, trên đường đi bị đụng xe ngã trọng thương, Nguyễn văn Trấn cũng bịtrọng thương khi một chiếc xe ‘’nào đó’’ tông vào, và cũng như Hà sĩ Phu cũng đã bị xetông ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm năm 1995.Hà sĩ Phu cũng là một người được Nguyễn ngọc Lan quý mến. (Xin xem chương4 về Hà sĩ Phu)Đối với Hồ chí Minh và các nhà lãnh đạo cộng sản khác, Nguyễn ngọc Lan khôngca tụng hay phê bình trực tiếp. Ông luôn dùng từ ngữ đúng đắn, phải phép, nếu khôngnói là kính cẩn, một điều cụ, hai điều cụ, hoặc dùng đúng danh xưng chính thức, Cụ Hồchí Minh, chủ tịch Hồ chí Minh, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh, Đại Tướng Võ nguyênGiáp v.v…, mặc dù trong bụng ông có lẽ đã bắt đầu coi họ là ‘’những kẻ mù lôi thiên hạvề hướng thiên đường mù’’.Ngày 25 tháng 7 năm 1989 ông đã trưng dẫn SGGP để ngụ ý phê bình gián tiếpvà kín đáo, có bùa hộ mạng phòng thân như sau:‘’Và trên ‘’Diễn Đàn nói thẳng, nói thật’’, Nhất Ngôn nhắc lại câu của Hồ chủ tịch:‘’Có thể đổ cho rằng những khuyết điểm đó vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta cònmới, hoặc vì lẽ này lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: Những thành công là nhờđồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi của chúng tôi’’. (xem bài ‘’tự phêbình’’, Hồ chí Minh toàn tập, tập IV từ trang 74-75, nxb ST, Hà Nội 1984) Nhưng chuyệnđó đã thành chuyện cổ tích rồi khi mà từ 1975 đã sẵn khẩu hiệu: ‘’Đảng cộng sản ViệtNam, người tổ chức mọi thắng lợi muôn năm’’.Phải nghiền ngẫm khẩu hiệu này, rồi nhìn vào tình trạng xã hội trì trệ về kinh tế,băng hoại về đạo đức được Nguyễn ngọc Lan nói đến trong toàn bộ Nhật Ký của ông,đồng thời nhớ lại không biết bao lần đảng cộng sản phạm lỗi lầm trong quá khứ, lúc Hồchí Minh còn sinh thời, cứ sau mỗi lỗi lầm (đúng ra là tội lỗi phạm cố tình chứ khôngphải do lầm lỗi), ông già này lại lên tiếng xin lỗi, nhận lấy trách nhiệm về mình để đỡ đòncho đảng, cho ‘’tập thể’’ dưới quyền ông. Và chỉ nhờ cái tài đóng kịch, tài khóc lóc xintha mà đảng đã thoát được búa rìu của dư luận nhân dân. Nhưng khi đã đạt được mụcđích rồi (chiếm trọn miền Nam), đảng của ông, Tập Thể do ông hôn phối với chủ nghĩaMác Lê đẻ ra, đã phũ phàng cướp hết công của nhân dân để trắng trợn tuyên bố mìnhlà ‘’người tổ chức mọi thắng lợi’’. Chỉ những người nhìn rõ hiện tại, so sánh với dĩ vãng,và thấu hiểu tính tình ông Hồ, cùng xuất xứ của đảng cộng sản mới có thể hiểu Nguyễnngọc Lan muốn nói gì qua những trích dẫn trên.Ngày 17.4.1991 Nguyễn ngọc Lan đã để nhiều thì giờ tường thuật lại một cách tỷmỷ đầy đủ chi tiết việc công an thẩm vấn cô Tường Vi, cháu Linh Mục Chân Tín, thườngliên lạc với Nguyễn ngọc Lan trong thời gian hai người bị quản chế. Hai chục trang giấydành cho bài tường thuật này có thể là một áng văn chương, đồng thời là một tài liệuquý về kỹ thuật hỏi cung của công an cộng sản. Tiếc rằng khuôn khổ tập sách khôngcho phép trích lại ở đây. Phải đọc hết từ đầu tới cuối mới thấy được cái hay của nó.Một số bạn đọc có thể bất bình, hay ít ra cũng không hài lòng khi không thấytrong những trang nhật ký của Nguyễn ngọc Lan một lời minh thị lên án những tội áccủa cộng sản trong các chiến dịch cải cách ruộng đất, sửa sai và chỉnh đảng…Phảichăng vì ông cho rằng thời gian xảy ra các vụ việc đó ông đang bị cấm cung trong nhàtập Dòng Chúa Cứu Thế không biết gì đến tình hình chính trị ? Cho nên thà im lặng hơnlà nói lên điều mà mình không đích thân chứng nghiệm ?Ngoài những vấn đề thời sự chính trị và tư tưởng ra, Nguyễn ngọc Lan đã đểphần lớn nói về chuyện riêng tư, chuyện gia đình vợ con, bè bạn, và vấn đề tôn giáo.Ông chỉ có một cô con gái 3, 4 tuổi, rất được cưng chiều và năng được nói đến trong101 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhật ký làm cho những trang nhật ký thêm tươi mát, dí dỏm. Ở đây chúng tôi không nóiđến những vấn đề riêng tư và gia đình của ông, cũng không đặt nặng vấn đề tôn giáotrong ‘’Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan’’. Nhưng tưởng cũng nên dành vài hàng cho thái độcủa ông về một vài khía cạnh của vấn đề tôn giáo được đề cập trong nhật ký của ông.Tuy ông đã được Tòa Thánh đặc cách cho phép cởi bỏ áo Dòng và chức LinhMục, nhưng ông vẫn tiếp tục dùng những kiến thức của ông về giáo lý cũng như về lịchsử Giáo Hội và lịch sử Việt Nam để bênh vực Giáo Hội. Ông chống đối việc nhà nướccộng sản dựng nên cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Ông đả kíchnhững Linh Mục trong cái Ủy Ban đó, cho rằng họ bợ đỡ nhà cầm quyền, làm hại đếnsự thống nhất của Giáo Hội. Thậm chí ông lấy làm tiếc và cũng thành khẩn phê bìnhTổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình là không cứng rắn đủ với nhà cầm quyền. Ông cũngnghiêm khắc phê bình những Linh Mục tìm đường di cư bỏ lại con chiên trong nhữngnăm 54 và 75. Linh Mục Hồng Phúc, tuy cũng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế như ông đã bịông nêu đích danh phê bình về việc ông này vận động cho các Giám Mục Hoa Kỳ ủnghộ tiếp tục cấm vận đối với Việt Nam.Danh tính các Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục và những tác phẩm về tôn giáonhan nhản trong nhật ký Nguyễn ngọc Lan. Có thể nói hai lãnh vực gia đình riêng, vàtôn giáo chiếm quá nửa số trang trong số gần nghìn trang nhật ký của ông. Khi ở LiênXô xuất hiện một Gorbachev với Glasnost và Perestroika mở rộng tự do tôn giáo đôichút, Nguyễn ngọc Lan đã thích thú tìm đọc và trích dẫn những tác phẩm tương đối cởimở với lòng ước mong người ta cũng cho Thiên Chúa Giáo Việt Nam có chút tự do vềbáo chí và hành đạo. Và khi nhà lãnh đạo Liên Xô này gặp gỡ ‘’Đức Giáo Chủ’’, nhưông thường gọi thế, thì xem ra Nguyễn ngọc Lan rất lấy làm phấn khởi.Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài RFI (7) nhân dịp đầu năm 1996 Nguyễnngọc Lan nhận là trong năm Ất Hợi đã có một vài thành tựu về kinh tế, văn hóa và ngoạigiao tại Việt Nam. Cũng đã có tiến bộ về mặt cải tổ bộ máy nhà nước…Ông nói:‘’Những thành tựu như thế không phải là không thật, nhưng chỉ mới là nửa sự thật, mộtmặt của sự thật…Cũng còn có mối căng thẳng giữa đảng độc tôn và một nhà nước cầnhữu hiệu thục sự….Dầu sao đi nữa thì không một quyền lực chính trị nào có thể đónghộp, bó rọ thực tế lịch sử mãi được’’.Đôi hàng cảm nghĩ về Nguyễn Ngọc LanSau khi đọc gần nghìn trang nhật ký của Nguyễn ngọc Lan, tôi có cảm tưởng ôngmuốn cho người đọc thấy lập trường của ông là một nhà báo Ki-Tô Giáo muốn tranhđấu cho hòa bình và lẽ phải. Trong thâm tâm ông chống sự tàn ác, dã man. Ông chốngchiến tranh và những hậu qủa của chiến tranh, chết chóc, giam cầm, bắt bớ. Ông cũngmuốn cổ võ cho một đường lối chính sách ôn hòa, công bình, tiến bộ đem lại hạnh phúccho người dân.Trong một chế độ tương đối có tự do, ông dùng quyền tự do của công dân, và đệtứ quyền của báo chí để nói lên lập trường của mình. Khi nhà cầm quyền phủ nhậnquyền tự do đó, ông phải im lặng. Nhưng là thứ thinh lặng của sức mạnh, không phải imlặng vì đầu hàng.Ông không được viết công khai, báo của ông bị đóng cửa, không báo nào chịuđăng hay dám đăng bài ông thì ông chuyền tay cho người đọc và cụ thể nhất là viếtnhật ký để có chỗ nói lên trong thinh lặng tư tưởng của mình. Vì người ta xâm phạm cảđến quyền riêng tư tối thiểu của con người, tịch thu cả nhật ký của ông để xoi mói, tìmtòi bằng cớ chống đối hầu bỏ tù ông, cho nên ông phải thủ thế, nói bóng nói gió, mượnlời cán bộ, mượn bài của các báo đảng để gián tiếp nói lên suy tư của mình. Cũng để102 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thủ thế, để có thể tồn tại mà chống, dù chỉ là chống đỡ chứ không phải là chống đối,ông đã khép mình trong khuôn khổ một công dân trong một chế độ độc tài, không dámđả kích, phê bình thẳng thắn các người lãnh đạo, thậm chí còn tỏ vẻ kính trọng.Các nhà lãnh đạo quốc gia, các chiến sĩ quốc gia có thể trách ông đã từng có lúc‘’đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù’’ (lời ông định hỏi Dương thu Hương), khi ông chốngchính quyền Đệ Nhị Cộng Hòa trên tờ Đối Diện. Một số người khác có thể chất vấn ông:Là một trí thức Công Giáo, chẳng lẽ ông không biết cộng sản chủ trương vô thần, bàitôn giáo, và do đó tàn ác và là nguồn gốc mọi bất công, bất hạnh, bất nhân trong xã hộihay sao ? Đã từng là Linh Mục Công Giáo ông há không biết cộng sản là một chủ nghĩavô thần, vô tổ quốc ư ? Vậy tại sao ông đành lòng làm suy yếu hàng ngũ quốc gia, phụlòng các chiến sĩ chiến đấu chống cộng ?Ở đây tôi không có ý bào chữa cho cựu Linh Mục Nguyễn ngọc Lan. Nhưng hyvọng ở phần kết tôi sẽ trở lại vấn đề này để tìm hiểu thái độ và hành động của những tríthức, Công Giáo cũng như Phật Giáo hay vô thần, trong nước đối với cuộc tranh chấpQuốc-Cộng trong những thập kỷ qua.Chú thích:1) Nhật Ký 1990-1991 Sống Thẳng, Nói Thật, Nguyễn Ngọc Lan, Tin, Paris ,1993, trang 378, ngày 30 tháng 6 năm 1991.2) Ngày 16 tháng 5 năm 1990, cũng là ngày Linh Mục Chân Tín, vừa là thày vừalà bạn thân, bị cấm hành đạo, bắt buộc phải rời Nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Đường KỳĐồng, Sài Gòn, đầy tới xã Cần Thạnh, thuộc Huyện Duyên Hải cách xa 70 cây số. Thờigian quản chế của cả hai người là 3 năm. Nguyễn ngọc Lan bị cấm không được ra khỏiphường (phường 6, Quận 10), và luôn bị canh chừng theo dõi cách kín đáo.3) Ngày 2 và 9.3.1989.4) Trong lễ hạ huyệt, sau khi đã dự lễ an táng Thế Nguyên tại Nhà Thờ Bắc Hà.5) Nghĩa là liệng cống, quẳng xuống cống rãnh, một kiểu nói lái rất thịnh hành,nhất là trong câu ‘’lộng kiếng ảnh bác Hồ’’.6) Ngày 25 tháng 8 năm 1988 Nguyễn ngọc Lan đến nhà cựu Dân Biểu NguyễnLý Tưởng dùng cơm cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An và hai Linh Mục Phan Phát Huồn,Chân Tín. Khi đã về nhà và đang nói chuyện với Linh Mục Chân Tín thì Nguyễn vănTrấn đến gõ cửa.7) Đài Quốc Tế Pháp (Radio France Internationale).CHƯƠNG XHOÀNG HỮU QUÝNH BỎ ĐẢNG (1)Hoàng hữu Quýnh sinh năm 1942 tại xã Bích Khê, Quận Triệu Phong, TỉnhQuảng Trị, trong một gia đình bần Nho, mặc dù đã có lúc ông nội ông làm quan trongtriều. Theo ông cho biết thì cha ông bị Việt Minh giết, nhưng ông đã khai với cộng sản làcha ông theo Việt Minh kháng chiến và bị Pháp giết. Nhờ thế ông đã vào được đảngLao Động năm 1967. Dĩ nhiên ông đã không dám khai mình là cháu ruột của Nhạc SĩHoàng Thi Thơ đang nổi tiếng ở miền Nam. Ông mừng vô hạn. Ba năm trước ông đã tốtnghiệp Kỹ Sư nhưng không được lãnh bằng vì không phải đảng viên. Nay với thẻ đảngông sẽ được lãnh bằng và sinh hoạt như một thanh niên có tương lai. Ông viết: ‘’Tôinhớ mãi mùa xuân năm ấy. Mùa xuân mà đảng đã cho tôi một ân huệ’’. (2)Trong hồi ký Tôi Bỏ Đảng (tập một) ông đã nói gia đình ông quá nghèo mẹ ôngphải gửi ông cho một người cậu làm Đại Úy Việt Minh, đại đội trưởng, để ông này đemcháu tập kết ra Bắc, cho nhà ‘’bớt một miệng ăn’’. Trong những năm đầu (từ 1955 đến103 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


1960) ở Vinh ông theo học trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Từ 1960 đến 1964 thì raHà Nội học Trường Bách Khoa. Sau khi tốt nghiệp ông hăng say hoạt động đoàn thể đểđược gia nhập đảng. Năm 1969 với tư cách bí thư đảng ủy của trường ông được cử đidu học ở Liên Xô trong 4 năm. Trong nhật ký ông ghi: ‘’18.10.1969. Đây rồi tôi đã đếnthiên đường Liên Xô’’. (3)Giữa năm 1974, sau gần 5 năm tu nghiệp, Hoàng hữu Quýnh được lệnh làm luậnán trước thời hạn 3 tháng để kịp về nước vào tiếp quản các trường khoa học kỹ thuật ởmiền Nam. Và ngày 1.9.1974 ông lên tầu về nước qua ngả Trung Quốc. Một tháng sauông được bộ trưởng Nguyễn thanh Bình điều đi phục vụ chiến trường B, tức gia nhậpđoàn quân đi đánh chiếm miền Nam. Ông viết: ‘’Tôi kiêu hãnh được đứng vào đội ngũgiải phóng quân đó’’. (4)Khi miền Nam đã được ‘’giải phóng’’ rồi Hoàng hữu Quýnh mới mở mắt ra vànuôi tư tưởng bỏ đảng. Thì may thay thời cơ đến như một phép lạ. Chẳng những cấptrên không biết được tư tưởng phản đảng của ông, mà những cuộc gặp gỡ tiếp xúc liênlạc của ông với gia đình, bạn bè, toàn những người thuộc phe quốc gia, cũng không gợilên trong đầu họ mối nghi ngờ nào. Nhờ lý lịch không bị lộ, lại có thành tích hoạt độngđảng và kiến thức cao về chuyên môn, nghĩa là ‘’được cả hồng lẫn chuyên’’, ông đãđược bộ cử vào phái đoàn kinh tế kỹ thuật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam do thứ trưởng Nguyễn Hồ cầm đầu và chính ông làm phó trưởng đoàn đi công tácở Ý. Một vài bạn thân đã khuyên ông nên nhân dịp này bỏ trốn cho rồi. Và ông thực hiệnngay điều đó. Không phải như hồi 1960, lúc ông có dịp trở lại Vĩnh Linh, đến tận vùngphi quân sự, vào đồn binh Quốc Gia đánh cờ với ‘’những người lính bờ Nam trẻ, khỏemạnh, vui tính cũng giống như những đứa em và bạn học tôi’’ (trang 101). Lúc ấy ôngcũng nhớ nhà muốn vượt tuyến trở lại miền Nam với mẹ và các em mà không dám.Đàng khác cũng vì lúc ấy ông còn suy tư về lời khuyên của ông thầy dậy sử lớp 7 saysưa với lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam sau này. Nhưng năm 1979thì Hoàng hữu Quýnh vẫn chưa quên rằng ông thầy dậy sử đó cũng đã trở thành nạnnhân của cộng sản trong cuộc đấu tố 1955, bị quy oan là địa chủ và bị bắn (trang 103).Kinh nghiệm ấy càng làm cho Hoàng hữu Quýnh dứt khoát ở lần này.Ngày 6 tháng 9 năm 1979 phái đoàn rời Việt Nam sang Ý. Sau khi tham quanThủ Đô Ý và Tòa Thánh Vatican, trở lại Turin là nơi công tác, ông đã đang đêm rờikhách sạn, rời thành phố, rời nước Ý, để trực chỉ Giơ Ne Vơ, Thụy Sĩ. Nhưng rồi lại đổiý trở lại Pháp, đến Nancy gõ cửa nhà người cậu (anh ruột mẹ), có vợ Đức và mấy côcon gái không cô nào nói được tiếng Việt. Đó là người thân duy nhất trong họ ngoại củaông còn sống, sau bốn chục năm cậu cháu xa cách. Đúng ra là người cậu bỏ đi lúc ôngchưa ra đời. Từ đây ông có thể liên lạc được với người em ruột ở California, rồi thángsau với người em nữa ở Thái Lan, mới ra khỏi Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc hạnh ngộnày được đánh dấu bằng ‘’bản giao ước sống hạnh phúc với Thu Tuyền’’. Cuốn Hồi Kýông cho ra 10 năm sau đó (tập một) với nhan đề ‘’Tôi Bỏ Đảng, Bản cáo trạng chế độHà Nội’’ kết thúc như thế đó.Cũng năm 1989 ông cho ra tiếp tập II, nhan đề ‘’Tôi Bỏ Đảng, Giai cấp phongkiến mới’’ viết về những năm ông làm việc trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa.Trong tập hai này ông đi sâu vào chi tiết những gì ông đã nói qua trong tập một, với mụcđích phơi bày những điều dơ dáy xấu xa trong chế độ, mà ông cũng gọi bằng hai chữphong kiến giống hệt Hà sĩ Phu.Đại cương, tập một gồm có 6 chương:Tập kết ra Bắc.104 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Chứng nhân đấu tố.Phấn đấu vào đảng.Tu nghiệp Liên Xô.Tiếp quản miền Nam.Vĩnh biệt đảng.Tập hai gồm 11 chương:Ông thủ trưởng của tôi.Tôi cũng là lãnh đạo.Chuyện móc ngoặc.Chuyện tình trên bãi biển Đồ Sơn.Kỹ nữ hộ lý.Dấu chân tròn trên cát.Làm thì đói nói thì no.Nỗi buồn tập kết.Thủ trưởng về vùng mới giải phóng.Ông chánh văn phòng huyện.Tôi đã thấy.Mười một chương trong tập hai này không phải là phần II của cuốn hồi ký mà chỉlà những đoản văn rời rạc viết tại nhiều nơi trong thế giới tự do từ Paris, Amsterdam,Nice cho đến Hồng Kông, Athens, và Stokholm, trong nhiều giai đoạn thời gian khácnhau từ 1981 đến 1989, được tập trung lại làm một tập.Mở đầu tập I, tác giả đã cho biết ông không phải nhà văn, nhà báo, lại vốn kémvề văn, nên ông chỉ muốn biết gì nói nấy cho người khác biết thêm về chế độ cộng sảnmà ông đã sống trong 25 năm trường. Dĩ nhiên trong những điều ông viết cũng có nhiềusự việc nói lên lý do để ông gạt bỏ chủ nghĩa cộng sản, rời xa chế độ cộng sản, từ bỏđảng cộng sản.Bây giờ thử xem trong hai tập ‘’Tôi Bỏ Đảng’’ này, tác giả đã nhận xét thế nào vềđảng, về các lãnh tụ, và thực trạng xã hội xã hội chủ nghĩa.Về chủ nghĩa cộng sản:Ngay trong ‘’Lời Đầu’’ ông đã viết: ‘’...chủ nghĩa cộng sản tự nó là một cái gì đókhông tưởng và những người ngụp lặn đi tìm cái đích của chủ nghĩa ấy thật là ngu ngơkhờ khạo. Rồi đưa cái ngu ngơ khờ khạo ấy vào chính sách, vào chủ trương. Họ tự tạora một khoảng cách khiếp đảm giữa con người thật của họ và cá nhân họ là một cán bộthực thi chủ nghĩa’’. (5)Hoàng hữu Quýnh còn châm biếm một cách cay độc khi nhắc lại lời Hồ chí Minhđã có lần gọi ‘’Chủ nghĩa Mác Lenin là cái xẻng xúc phân’’, bởi vì ông Hồ giải thích, cáixẻng đó đã không làm mất lòng dân mà đi đúng ý nguyện của dân thôn bản phải sạchsẽ’’. (tập một, trang 86-87) Độc giả nào muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện này xin đọcHoàng hữu Quýnh hai trang trên.Về Hồ chí Minh:Khi còn là đội viên đội thiếu niên tiền phong ở Nghệ An Hoàng hữu Quýnh đãđược nghe nhiều huyền thoại của ‘’bác Hồ’’ như Tạ Đình Đề bắn súng như thần, xuyênqua lỗ đồng xu, khi theo giặc Pháp ám sát bác, đã bị bác thôi miên, rồi chinh phục. Haynhư Thụy An, bạn thân của Tạ Đình Đề, cũng ám sát hụt bác, bị bắt nhưng cũng đượcbác cảm hóa. ‘’Nghe những chuyện như vậy tôi rất thích thú, rồi được đọc những bàithơ nói về bác, như ‘’đêm nay bác không ngủ’’‘’...Bác thức thì mặc bác. Cháu cứ ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc...’’ hay những105 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


câu thơ trong sách: ‘’Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảyra. Bác Hồ hơn cả mẹ cha. Mênh mông trời biển, bao la biển trời’’. Từ đó tôi đã mến yêuvà tôn thờ bác’’. (trang 76) Nhưng càng trưởng thành và càng chứng kiến tận mắtnhững gì ông Hồ và đồng đảng làm cho nhân dân, Hoàng hữu Quýnh càng thận trọng,nghi ngờ rồi thay đổi.Sau khi cộng sản chiếm được miền Nam, tác giả đã thấy tận mắt xã hội miềnNam qua Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn là những thành phố ông được đi qua hay sinh sống 4,5 năm, và so sánh với xã hội miền Bắc là nơi ông đã sống trong 20 năm, khi có dịp trởlại Hà Nội ông đã nhận xét:‘’Quảng trường Ba Đình kia ngày xưa tôi mến mộ biết bao thì ngày nay trở thànhxa lạ với tôi, vì cái nấm mồ của bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cảnấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình, trong đó chỉ có một xác xanh xaotái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con người cung phụng ở đó... Thực tế ở miềnNam đã làm tôi bừng tỉnh. Sự kính yêu đối với bác đã phai mờ dần trong tôi. Lần này, dùlà lần chót, tôi quyết định sẽ không thèm viếng bác nữa...’’(6)Nhắc lại lúc ông Hồ còn sống, trong một chuyến đón Vua Lào đến thăm TrườngĐại Học Bách Khoa Hà Nội, nơi tác giả công tác, Hoàng hữu Quýnh đã viết về những ýnghĩ trong đầu mình khi nghe ‘’bác Hồ’’ huấn thị như sau:‘’Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma.‘’Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gianác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi lại sợ bác biết được ý nghĩcủa tôi lúc này, chắc gia đình tôi sẽ bị tru di tam tộc’’.‘’Hồ chí Minh là đảng và đảng là Hồ chí Minh. Họ quyết dùng trận chiến Tết MậuThân như là một trận chiến thử lửa...Hồ chí Minh thừa biết cuộc thử lửa nào lại khôngchết chóc. Và phần chết chóc ấy trước hết thuộc về phần người tập kết. Tôi bàng hoàngkhi nghe nói đến sự thật ấy’’. (7)Muốn thấy lòng dân đối với ông Hồ ra sao, hãy nghe Hoàng hữu Quýnh tả cảnhnhà trường chuẩn bị đón Vua Lào và chủ tịch nước tới thăm:‘’...Những lớp học, các hội trường, nhà tiêu chuồng xí đều được phân chia dọn vệsinh quét vôi trắng xóa. Bí thư đảng ủy đã đích thân chui vào hàng trăm nhà cầu đểkiểm tra. Vôi mới được quét mà khẩu hiệu đã xuất hiện. ‘’Đả đảo đảng lao động ViệtNam’’. Đả đảo Hồ chí Minh’’. ‘’Hồ chí Minh cõng rắn cắn gà nhà’’...Nhà cầu là nơi kínđáo, thường được công khai tư tưởng bởi những truyền đơn, khẩu hiệu. Do đó bác đếnđâu là bác chui vào nhà tiêu, hố tiêu trước rồi sau đó mới bắt đầu bài huấn thị’’. (8)Về Võ nguyên Giáp:‘’Thời kỳ này (1967) trung ương đảng và bộ chính trị chia làm hai phái. Phái bồcâu do Đại Tướng Võ nguyên Giáp cầm đầu chỉ muốn giải quyết vấn đề miền Nam ViệtNam bằng giải pháp hòa bình...‘’Để đối phó với phe Võ nguyên Giáp, và răn đe cán bộ đảng viên, Hồ chí Minh vàbộ chính trị cho ra môt loạt nghị quyết...195..., 228...Thực chất nghị quyết 195 nhằm loạitrừ và thanh trừng phe phái của Võ nguyên Giáp. Rồi người ta đã gán ghép cho Giáp đủthứ tội nào là xét lại, nào là để cho cố vấn Trung Quốc can thiệp thô bạo chỉ huy chiếndịch Điện Biên Phủ...’’ (9)Về xã hội miền Bắc cuối thập niên 60, đầu thập niên 70:‘’Hàng ngày, vào các buổi chiều, người miền Bắc lắng nghe đài ‘’Mẹ Việt Nam’’trong chương trình ‘’sinh Bắc tử Nam’’ và cầu nguyện cho đừng nghe tên của thân nhânmình. Ban ngày những xác chết phình trương, mất đầu, cụt tay. Người ta bỏ chạy tránh106 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


máy bay Mỹ. Ban đêm dùng chiếu bó lại, đốt đuốc đưa ra những cánh đồng chôn vội vã.Khắp mọi nơi, mọi cánh đồng mỗi lần máy bay Mỹ oanh tạc đều có những buổi chônngười tập thể về đêm...‘’Chính sách của đảng đối với anh em đi làm nghĩa vụ ở miền Nam đều đượcchính phủ trợ cấp cho vợ con và được hợp tác xã nâng đỡ. Nhưng cứ sau mỗi lần Đảngủy xã và hợp tác làm lễ truy điệu thì khoản trợ cấp bị cắt và hợp tác hết trách nhiệm.Phần trợ cấp vật chất để giải quyết cho đợt mới lớp người sắp bị hy sinh. Lúc ấy ngườita sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắccốt người cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó....họ sợ nhất là sau cái lễ ‘’truy điệu trọng thể’’ để ‘’Tổ Quốc ghi công’’, là họ bị đẩy ra lềxã hội, không ai nuôi dưỡng’’. (10)Tiếp tục nói về thảm cảnh chiến tranh, nơi trang 145 tập một, Hoàng hữu Quýnhđã nêu lên tệ nạn bi hài kịch ‘’con của ông, em của bố’’: Thanh niên trai tráng đi B rồichết như rạ. Ở nhà chỉ còn cha già, vợ trẻ. Vậy là cha chồng lấy nàng dâu.Nhiều đoạn khác Hoàng hữu Quýnh cũng tả cảnh bi đát của kinh tế nông thônkhiến nhiều cô thôn nữ trẻ phải vào thành ‘’bán trôn nuôi miệng’’, trong số đó không ít vịthành niên. Trang 140 tập một, Hoàng hữu Quýnh viết:‘’Tại Hà Nội trong đợt thanh niên làm nhiệm vụ kiểm tra nếp sống thời chiến,trong vòng một đêm bắt được hơn 400 cô gái làm đĩ, phần lớn là người các Tỉnh lân cậnHà Nội’’. Sang trang sau ông lại viết: ‘’Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại Thành PhốNam Định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấyngười đi qua các em gọi lại. ‘’Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn Tam Đảo hay ĐiệnBiên tùy ý chú’’.Nói về việc ngăn chặn tệ nạn đĩ điếm, ăn cắp...Hoàng hữu Quýnh viết:‘’Trưởng ban chỉ đạo là những thứ trưởng, cục vụ trưởng đã bị thi hành kỷ luật vìgian dâm vợ người có hệ thống, ăn cắp ăn hối lộ cũng có hệ thống. Nay họ lại là ngườicầm cân nảy mực để hạ thủ các bộ hạ của mình. Nghĩ cũng nực cười đứa ăn cắp lớn đibắt đứa ăn cắp nhỏ’’. (140)Trong chương đầu tập hai Hoàng hữu Quýnh đã viết về hậu quả tai hại của phimảnh Liên Xô ảnh hưởng đến tuổi trẻ miền Bắc:‘’Sau cái lần chiếu phim nữ tài tử dậy hổ của Liên Xô, thì ở ngay Phố Khâm Thiêncó 3 em trai dưới tuổi vị thành niên, vào khoảng 13, 14 đón bắt cóc một nữ công an tróitay chân lại, đem vào nhà khóa cửa lại, thi nhau hãm hiếp từ chiều cho đến sáng. Vềsau đám thanh niên cũng bắt chước, bắt cóc con gái ở các Tỉnh về Hà Nội, nhốt vàonhà riêng khóa chặt cửa lại, rồi thi nhau hãm hiếp cho tới chết. Dạo đó ban đêm con gáikhông dám ra đường...‘’Cả Hà Nội nhốn nháo về vụ một phạm nhân được tháo cũi sổ lồng, vào ngaynhà viên Thiếu Tướng công an hãm hiếp rồi giết con gái của ông’’.Theo lý thuyết, chủ nghĩa duy vật vô thần của cộng sản không coi việc trai gái,mại dâm là phi đạo đức. Hơn nữa các cán bộ cao cấp thường tự cho phép mình hết vợbé, đến tình nhân. Nhưng đối với cán bộ cấp dưới và đảng viên thì lại hết sức nghiêmkhắc. Như Hoàng Văn Chí đã chứng nhận họ muốn cán bộ và chiến sĩ của họ để dànhsinh lực cho cuộc chiến, cho lao động, giống như người ta nuôi gà chọi, hay gầy dựngđội bóng đá. Hoàng hữu Quýnh cũng nêu lên những trường hợp đảng cấm đoán và chếtài những vụ trai gái yêu nhau đến kỳ cục:‘’Ông bí thư đảng ủy giao cho ban chấp hành Đoàn thực hiện chiến dịch ‘’bắtếch’’ tại trận’’. Công cuộc được bố trí ra sao, các nạn nhân sa bẫy như thế nào được107 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hoàng hữu Quýnh mô tả chi tiết hấp dẫn trên hơn 3 trang sách:‘’Ích đẩy cửa bước vào. Nga chuẩn bị cơm rượu sẵn sàng. Khi Ích vào phòng,cánh cửa đóng sập lại...Nga vén hai ống quần lụa...Ích người run lẩy bẩy, sờ soạng...cáigiường kêu cót két...Bên ngoài cửa sổ Lê Đạt, Thuyên bí thư chi bộ, Huỳnh trong banchấp hành đoàn, Nghệ đoàn viên, Tiến đảng viên...và một đám đông trẻ con...Bọn họtheo dõi từ lúc Ích đẩy cửa bước vào...Những cử chỉ của cô y tá và anh kỹ sư đã làmcho mọi người xem nín thở chờ đợi. Phút cuối cùng, ở giây phút mà cả hai người runlên, không biết gì nữa...thì cánh của sổ mở tung và mọi người nhất tề đổ bộ vào...Biênbản hủ hóa được lập tại chỗ. Hà Nội ngày 19 tháng 6...Chúng tôi đã bắt được tại trậnanh Nguyễn Tiến Ích đang hủ hóa với cô Vũ Thị Thúy Nga vào hồi 18g30 tại học việnThủy Lợi Hà Nội. Lúc bắt qủa tang thì hai người thoát y tại phòng cô Nga...’’ (tập mộttrang 158)Sự việc trên thực khó tin, nếu tác giả đã không cam đoan ở đầu sách là ông ‘’đãdùng người thật việc thật’’. Nhưng còn một chuyện nữa còn khó tin hơn, khi ông nói vềtính hiếu dâm của Hồng Mỹ con của Lê Duẫn. Cô này, tên thực là Lê thị Muội, thích‘’làm tiền’’, ‘’với’’ người ngoại quốc trên bãi và dưới biển ở Sochi, Liên Xô. Lúc ấy có bacô con gái của tổng bí thư Lê Duẫn tại Liên Xô. Khi tôi đọc cuốn sách này lần đầu ở thưviện Linda Vista, thì thấy có độc giả ghi bút chì ở bên lề: ‘’Vớ vẩn! Con gái Lê Duẫn thìđâu thiếu tiền. Bố nó hút máu của nhân dân thiếu gì tiền’’. Nếu ta tin tác giả hơn vị độcgiả này, thì ta chỉ có thể giải thích là bọn lãnh tụ cộng sản thường có thói ‘’đạo đức giả’’cho nên con y cũng không biết y có nhiều tiền. Và y cũng dấu cả vợ con chăng. Hoặcgiả như chính Hoàng hữu Quýnh cũng đã viết rằng cô này không giống tính cha, màcòn phê bình cha ‘’ba chỉ làm bù nhìn cho bọn Nga mà thôi’’, cô ta lại có tinh thần rất tựdo, phóng khoáng, sau này đã lấy người ngoại quốc. Tính tự do phóng khoáng mộtphần do thời niên thiếu Hồng Mỹ sống ở vùng quốc gia, theo học tiểu học ở TrườngQuận Triệu Phong, quê Hoàng hữu Quýnh. Vả lại tính đa dâm cũng có di truyền: Chanào con nấy.Trong tập hai, có lẽ không phải là phần hai của cuốn hồi ký, mà đúng ra là mộttập truyện. theo tôi nghĩ, nếu không phải là hư cấu, thì cũng hơi cường điệu tác giả đãthuật lại chuyện đau lòng của một cô Nguyệt bị cố vấn Liên Xô hãm hiếp. Cô là con bíthư huyện ủy. Khi bị một cố vấn Nga tấn công tình dục trên bãi biển Đồ Sơn, cô đãđược một chàng trai nghèo tên Quảng liều thân giải cứu. Lần ấy cô đã thoát. NhưngQuảng thì bị đánh trọng thương, rồi bị vu vạ và đi tù năm năm. Viên bí thư huyện ủy,cha cô gái, không can thiệp cho Quảng, khiến cô buồn khổ. Nhưng rồi cái tên cố vấn đó,thấy nhà cầm quyền bênh mình rõ ràng, lại tìm đến nhà cô trong lúc cô ở một mình. Yđã dùng sức mạnh chiếm đoạt làm cô có bầu. Để giấu nhẹm hành động bỉ ổi này ngườita đã ép cô phải lấy tên cố vấn Nga, hoặc phá thai. Nhưng cô nhất định không chịu lấytên cố vấn. Còn bác sĩ cả Nga lẫn Việt đều không chịu phá thai, vì muốn cô phải lấy têncố vấn. Lần này thì cha cô chịu nghe lời cô. Ông đổi thái độ quay ra chống đảng, nên bịbắt giam và chết trong tù. Mẹ cô và em cô bị xe cán chết. Hoàn cảnh hết sức bi thảm.Cuối cùng Nguyệt ‘’đã chết vì bệnh chán chế độ, ngao ngán chủ nghĩa rồi điên loạn vìđời sống ngặt nghèo’’. (tập hai trang 102) Câu chuyện dài 36 trang đã kết thúc một cáchhơi đột ngột làm cho người đọc có cảm tưởng tác giả chỉ có ý nói lên lời kết án chế độcủa chính ông.Cũng trong tập hai tác giả đã để 20 trang tiếp thuật lại chuyện của một cô gáitrong đội nữ binh 5 người đóng ở trên đỉnh núi cao một cây số rưỡi gần Đèo Nậm U.Tên cô ta là Ngọc, có người yêu là một sinh viên ở Hà Nội, nhưng ngoài công việc nguy108 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hiểm là gỡ mìn, cô còn phải ‘’hộ lý’’ cho viên chính ủy sư đoàn tên Lê văn Tài. Khi nàothích y cứ điện thoại lên hầm trú ẩn của đội nữ binh yêu cầu đội trưởng phái Ngọcxuống phục vụ y. Một hôm Ngọc sắp hoàn thành nhiệm vụ gỡ mìn trong ngày, đến lúcgặp quả cuối cùng thì bị nạn, mìn nổ tan xác cô. Nữ đội trưởng Thành cử cô khác tới sưđoàn, bị chính ủy Tài gọi điện khiển trách: ‘’Các đồng chí không chấp hành mệnh lệnhcấp trên, vô tổ chức, vô kỷ luật! Cử không đúng đối tượng lên nhận nhiệm vụ ở sư đoànbộ...’’ Thành gục mặt xuống nức nở. Đến nước này quá lắm rồi không nhịn được nữa...’’Tác giả kết thúc câu chuyện như sau:‘’Thời gian vẫn trôi đi. Ở Nậm-U quanh năm sương mù che phủ, tính cũng đã sáunăm rồi dài đằng đãng trên cao điểm 1500 mét này. Những người lính gái ngày đêmquanh quẩn trong căn hầm tăm tối và cuộc đời giống những áng mây đen trên bầu trờiNậm-U mà nhiệm vụ cứ thế mỗi ngày: Phá mìn, nối giây điện thoại, hộ lý cho các thủtrưởng mua vui và chờ chết...’’Về tình hình tổ chức đảng đoàn trong nhà máy:Ngay chương đầu tập II Hoàng hữu Quýnh đã dành để nói về ‘’Ông thủ trưởngcủa tôi’’, Vũ văn Thân. (11) Một ông giám đốc kiêm phó bí thư đảng ủy mà thua kém cấpdưới về mọi mặt, chẳng bao giờ, hay hầu như chẳng bao giờ, được bình bầu ‘’lao độngtiên tiến’’. Nhân câu chuyện về ông Thân, tác giả đã cho người đọc biết qua về tổ chứcđảng đoàn trong nhà máy Cơ Khí Thủy Lợi Hà Nội như sau:‘’Đó là một nhà máy có quy mô lớn hơn 1200 công nhân...Thường thì giám đốccó chân trong đảng ủy và giữ chức phó bí thư đảng ủy. Bí thư đoàn thanh niên là đảngủy viên. Tất cả số đảng viên nhà máy tổ chức thành đảng bộ. Dưới đảng bộ là các chibộ, dưới chi bộ là các tổ đảng rồi đến đảng viên.‘’Nhà máy chúng tôi số đảng viên chưa tới 100 người mà phải lãnh đạo hơn 1100công nhân. Trong đó có khoảng 500 đoàn viên thanh niên cộng sản. Số còn lại là quầnchúng ngoài đoàn, ngoài đảng.Nhà máy của chúng ta có hàng chục kỹ sư...Dạo đó ngày đầu tiên rời ghế nhà trường về đây nhận công tác, là một kỹ sư trẻ,tôi mới 22 tuổi đời. Hành trang chẳng có gì, trên vai mang chiếc ba lô và ở trong ba lô cóvài ba bộ áo quần, một năm nhà nước chỉ cấp cho 4 mét vải bằng phiếu, nhưng có lúcchẳng có vải mà mua...’’Trong chuyện ‘’Ông thủ trưởng của tôi’’ Hoàng hữu Quýnh không chỉ nói xấu ôngthủ trưởng mà còn nói đến thứ trưởng Hoàng Tiến đã nhân lúc viên kỹ sư Hoành vắngnhà hãm hiếp vợ y rồi sau gọi Hoành lên bộ nói là vợ Hoành thuận tình...Thủ trưởngThân đã khuyên Hoành ‘’nên chín bỏ làm mười. Một điều nhịn là chín điều lành. Đi đâucũng thân cô thế cô. Hoành là một kỹ sư ngoài đảng mà anh Hoàng Tiến lại là thứtrưởng và có chân trong đảng ủy bộ...’’ (tập hai trang 27)Chiến tranh càng kéo dài thì người dân càng bất mãn và không còn giữ mồm giữmiệng: ‘’Nhiều lần nhân dân Hà Tây, quê hương của ông Nguyễn cao Kỳ và Phan KếToại vừa chạy trốn máy bay Mỹ, vừa chửi đảng: ‘’Nếu không đánh nổi thì liệu mà đầuhàng, đừng đem mạng của dân mà thí như con ruồi con muỗi. Tiên sư cha chúng nóĐảng và Bác!’’Về chiến dịch cải cách ruộng đấtTrong Chương 1 chúng tôi đã trích dịch một số nhận xét và phân tích của GiáoSư Hoàng Văn Chí về các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất và những cuộc đấutố long trời lở đất mà cộng sản đã giật dây, điều khiển và xúi nông dân thực thi đối vớinhững người mà đảng muốn tiêu diệt hay gìm xuống cảnh cùng cực không ngóc đầu109 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lên được. Nó không khác gì những điều mà đồng bào di cư năm 1954 và những ngườivượt tuyến trong những năm sau đó thuật lại cho đồng bào miền Nam nghe. Nhưng lúcấy chẳng mấy người tin, mà chỉ cho rằng tuyên truyền chống cộng cường điệu mà thôi.Nhưng đến nay thì quá nhiều tài liệu về việc này đã được khắp thế giới biết, không cònmới mẻ gì. Tuy nhiên để có thêm một tiếng nói nữa cho tập sách, chúng tôi xin trích dẫnthêm một nhân chứng nữa. Dĩ nhiên khuôn khổ một chương sách không cho phép đivào chi tiết, mà chỉ có thể chọn lựa một vài đoạn cốt yếu.Trước hết xin tóm lược đại ý của tác giả. Hoàng hữu Quýnh đã để ra 86 trangcủa Chương 2 nói rất chi tiết. Trong không khí hoang mang cùng cực ‘’ai cũng có thể trởthành địa chủ, việt gian, phản động’’, ‘’người ta chiếu những bộ phim của Trung Quốcnhư Bạch Mao Nữ...’’ tả cảnh nông dân bị địa chủ ức hiếp, đầy đọa, chỉ ‘’trở lại cuộcsống hạnh phúc nhờ có đảng và Mao chủ tịch đưa đường dẫn lối’’. (trang 26) TrườngChinh và Hồ viết Thanh (12) đứng đầu chiến dịch, được các cố vấn Trung Quốc chỉ dẫn.Họ lập ra các đội cải cách toàn quyền hành động tại các thôn xã. ‘’Đội trưởng là Trời’’.Họ phái một số cán bộ trung kiên về nông thôn ‘’cùng ở, cùng ăn, cùng làm’’ việc vớinông dân để tìm hiểu, gây cảm tình và điều tra tỷ mỷ về cuộc sống của người dân, nhấtlà liên hệ giữa địa chủ với nông dân hầu tìm ra cách kết tội địa chủ hữu hiệu nhất.‘’Việc điều tra những cuộc tình duyên nhằm mục đích đặc biệt: Người phụ nữ nàothời còn con gái có dính líu với một địa chủ thì người đó bị bắt buộc phải tố trước côngchúng rằng hồi còn con gái chị ta đã bị địa chủ hãm hiếp, rồi đánh đập tàn nhẫn vânvân...’’ (trang 36)Hoàng hữu Quýnh ghi nhận trong cải cách ruộng đất có 5 giai đoạn gọi là 5bước:1. Quy định thành phần.2. Phân loại địa chủ.3. Tịch thu tài sản.4. Nông dân học tập về tội ác của địa chủ.5. Đấu tố. (từ trang 38 đến trang 73)Về buớc 1, Sau khi cho nông dân học tập trong 10 ngày, nông dân được hướngdẫn phân loại dân ở nông thôn thành 7 loại chính:1. Điạ chủ (lại chia làm ba A, B, C)2. Phú nông cũng chia làm ba.1. Trung nông lớp trên (3 loại).2. Trung nông (4 loại).3. Trung nông lớp dưới (4 loại).4. Bần nông (4 loại).5. Bần cố nông. (2 loại). (trang 29)Khi cuộc đấu tố được thi hành ở xã nào thì cộng sản đưa hàng tiểu đoàn về làmáp lực, ‘’nói là để đề phòng phản động’’. Đảng và nhà nước hoàn toàn phủ nhận tráchnhiệm, ‘’họ công bố đó là việc riêng của nông dân hoàn toàn do nông dân chủtrương…Đảng chỉ giúp ý kiến cho nông dân biết cách đấu tranh mà thôi’’ (trang 33)Nhưng Trường Chinh đã đưa ra khẩu hiệu ‘’Thà giết lầm còn hơn tha sót’’. Và trongthực tế ở Nghệ An là nơi tác giả có mặt ‘’thực tế mỗi xã có tới 6, 7 người bị xử tử hình’’(trang 32) Chỉ có một số ít những xã thuộc Tỉnh Quảng Trị không có ai bị xử tử vì lý donhững xã đó nằm sát vĩ tuyến 17, e rằng dân sợ và sẽ liều chết chạy sang bên QuốcGia. Cũng có một số xã hay bản thuộc vùng dân thiểu số không bị tổ chức đấu tố, đểtránh mất lòng hai nước Thái, Lào...: ‘’Theo Trường Chinh, những nơi đặc biệt như vậy110 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’phải có chính sách đặc biệt’’ có nghĩa là sẽ giết dần mòn cách khác’’. (trang 33)Sau đây là một vài trường hợp cá biệt:Khảo của và tống tiền: ‘’Trong khi địa chủ trả thoái tô hoặc bằng tiền mặt, hoặcbằng vàng bạc thì nhà cửa của họ bị niêm phong. Họ không được bán chác bất cứ mộtthứ gì. Tất cả, kể cả đồ đạc trong nhà đều được công bố trở thành tài sản của nhândân. Thực tế mục đích sâu xa của việc đòi nợ thoái tô là bắt buộc địa chủ phải đem hếtcủa chìm ra nộp cho hết chứ không phải để đòi nợ thật sự. Nếu vợ con của địa chủkhông đem nộp hoặc chậm chạp thì người địa chủ bị đưa ra tra tấn dã man để người vợđau lòng phải chạy cho đủ số. Cán bộ sẽ đặt những câu hỏi vặn như sau: Cái kiềngvàng hoặc cái vòng cẩm thạch mày đeo hôm đám cưới đâu rồi ? Mày bảo rằng khôngcó tiền, thế thì phần gia tài của bà ngoại mày để lại cho mẹ mày tiêu đâu hết ? Đó lànhững câu hỏi mà bọn cán bộ đã nghiên cứu thật kỹ, từng trường hợp, để rồi đem ra ápdụng cho nên nghe nhắc đến ai cũng giật mình. Một cách tống tiền cướp bóc khác làbắt vợ địa chủ mang tấm biển lớn với hàng chữ ‘’Tôi là địa chủ ngoan cố’’ đi vòng quanhkhắp làng. Nếu có con mọn, thì người mẹ, vợ của địa chủ sẽ được đưa cách riêng rakhông cho con bú, vú sữa người mẹ sẽ bị căng lên không chịu nổi trong khi đó đau lòngvì con không có sữa mẹ để bú nên phải khai vàng bạc cất giấu ở đâu để được cho vềvới con. Trường hợp có nhiều con thì mỗi đứa bị đưa ra một nơi khác nhau để tra khảodọa nạt bắt buộc chúng phải khai và bọn cán bộ đem bản cung khai về đối chiếu để đòithêm nợ. Lũ trẻ không chịu nổi tra tấn nên khai lung tung cho qua chuyện, thế là, nhàcửa địa chủ được đào xới lên từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng nọ.Sự việc này mới đây đã diễn ra ở Sài Gòn trong chiến dịch gọi là ‘’cải tạo tư sản ở cácthành thị miền Nam’’ (trang 45-46)‘’Trong nhiều trường hợp cán bộ ép chính con gái địa chủ lên trước công chúngtố rằng chính cô ta bị người cha hiếp. Người trong cuộc mới biết có sự thông đồng giữahai cha con vì biết thế nào người cha cũng chết, người con gái đành tâm phải tố nhưvậy để, theo lời cán bộ được qui là trung nông, và như vậy có hy vọng sống yên ổn nuôilũ em dại. Thật là không còn thuần phong mỹ tục nào, không còn một luân thường đạolý nào’’. (trang 61)‘’Người công an gọi mấy dân quân mang người đàn ông tên Thục ra cho bà connông dân hỏi tội. Ông Thục được hai dân quân điệu ra trước vành móng ngựa bởi mộtcái đòn gánh. Ông Thục nằm sấp vắt người qua chiếc đòn gánh. Vì ông đã già và mấyngày liền bị đói nên ông đã xỉu. Hai người dân quân cứ lôi ông đi xành xạch...Đoạnngừng lại trước mặt mọi người. Cô Sỹ, đứa cháu gái của ông nhảy lên hỏi: Thục! Màycó biết bà là ai không ? Bà nói cho mày biết, bà không phải là cháu của mày, mà là bàcủa mày! Mọi người bấm bụng bịt miệng cười! Rồi cô Sỹ dựng lên câu chuyện: Mày cóbiết mày giết vợ mày bịt đầu mối như thế nào không ? Mày có biết tội mày không Thục ?Cứ như thế đứa cháu gọi. Người ông ‘’dạ thưa bà’’, làm tôi rất khó chịu, lịch sử 4000năm của dân tộc Việt chưa bao giờ lại có lối văn hóa mà trật tự đảo lộn như vậy! Chỉ cóĐảng mới dậy cho mọi người như vậy’’. (trang 66-67)Một vài nhận xét về trường hợp Hoàng hữu Quýnh.Ông đã nói ông không phải nhà văn. Ông cũng không được học nhiều về lýthuyết Mác-xít. Ông có gia nhập đảng, nhưng hoàn toàn để tiến thân, chứ không hề vìtin ở đảng hay ở chủ thuyết cộng sản. Ông là một cán bộ kỹ thuật có trình độ, lại đượcđào tạo ở nước ngoài. Ông viết cuốn sách chỉ là để nói lên những điều ông được mắtthấy tai nghe hầu cảnh giác người khác.Những trang sách của ông là tài liệu quý cho những người muốn tìm hiểu thêm111 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


vế cấp lãnh đạo của đảng, đặc biệt là về chiến dịch cải cách ruộng đất long trời lở đấtmà đảng đã thi hành theo lệnh và dưới sự giám sát của cố vấn Trung Quốc.Chú Thích:1.- Tôi Bỏ Đảng, tập 1: Bản cáo trạng chế độ Hà Nội. Xuất bản năm 1989, trang130.2.- Sách đã dẫn trang 132. Ở trang sau ông đã cho biết lý do tại sao ông mừngđến thế: Tôi phải vào đảng mới cất đầu nên nổi. Nếu không vào đảng tôi không thể nàonhận được mảnh bằng kỹ sư và sẽ không bao giờ có một chỗ đứng nào cả.3.- Sách Đã Dẫn trang 169.4.- Sách Đã Dẫn trang 207.5.- Sách Đã Dẫn trang 7.6.- Sách Đã Dẫn trang 292-293.7.- Sách Đã Dẫn trang 1368.- Sách Đã Dẫn trang 1249.- Sách Đã Dẫn trang 138-13910.- Sách Đã Dẫn trang 136-13811.- Trung Tá. Bí danh Tám Niềm sinh 6.3.1925, quê Hà Bắc. Vào đảng19.8.1944.12.- Hồ viết Thắng.CHƯƠNG XIHỒI KÝ CỦA VIỆT CỘNG TRƯƠNG NHƯ TẢNGHai chữ việt cộng (thường được người Mỹ gọi tắt là Vi-Xi (V.C. = Vietnamesecommunists) có nghĩa là người cộng sản Việt Nam. Trong thực tế chúng chỉ những kẻtheo cộng sản để chống chính quyền Quốc Gia, dù họ có phải là đảng viên cộng sảnhay không. Cũng như trước kia có nhiều người theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp,mà Việt Minh thì do đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng không phải ai kháng chiến chốngPháp cũng là cộng sản. Hơn nữa hai tiếng ‘’việt cộng’’ thường được dùng để chỉ línhhay cán bộ thuộc mặt trận ‘’Giải Phóng Miền Nam’’, chứ không phải bộ đội hay cán bộmiền Bắc. Nguyên cái phức tạp của nguồn gốc từ ngữ cũng đã cho thấy phần nào khíacạnh phức tạp của cuộc chiến tranh Quốc-Cộng trong ba thập niên.Chính vì vậy Trương như Tảng đã đề tựa cuốn hồi ký của ông là ‘’Mémoire d’unVietcong’’, và ‘’A Vietcong Memoir’’ (Hồi Ký của một việt cộng). (1) Mà trong tác phẩmnày ông lại cho biết ông không phải là đảng viên cộng sản Việt Nam, và nhiều thànhviên trong Mặt Trận cũng như ‘’chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam’’ cũngkhông phải là đảng viên cộng sản.Với cương vị một cựu bộ trưởng tư pháp của ‘’chính phủ lâm thời cộng hòa miềnNam Việt Nam’’, là chính phủ đã được ngồi ngang hàng với chính phủ Việt Nam CộngHòa dưới quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại hòa đàm Paris, Trương như Tảngđã được người ngoại quốc hết sức chú ý khi ông rời bỏ hàng ngũ cộng sản, để tìm vềvới thế giới tự do. Nhất là khi ông cho ra cuốn hồi ký viết rất cẩn thận, gồm nhiều chi tiếtlý thú lôi cuốn người đọc, như những đoạn tả cảnh sinh hoạt lén lút cực kỳ gian khổtrong rừng ở biên giới Việt Miên, hay cảnh cùng với hàng chục ‘’thuyền nhân’’ chenchúc trên chiếc tầu nhỏ xíu lênh đênh trên biển cả trong một tuần lễ, với bao trắc trở,hiểm nguy.Trong cuốn hồi ký này họ Trương cũng nói khá chi tiết về thân thế và công việclàm của ông trong vùng quốc gia cũng như ở ngoài ‘’bưng’’, qua đó người đọc có thể112 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


iết thêm nhiều thủ đoạn, mưu mô mánh lới của đảng và sự việc những nhà trí thứcmiền Nam bị cộng sản đánh lừa và phản bội ra sao.Ông hãnh diện được ở trong một gia đình mà cả 6 anh em đều thành đạt gầnđúng như sự mong muốn và xếp đặt của cha ông, ngay từ khi ông mới 13 tuổi: Một BácSĩ, một Dược Sĩ, một Giám Đốc Ngân Hàng và 3 Kỹ Sư. Sau khi tốt nghiệp Trung HọcChasseloup Laubat, là nơi ông có những người bạn nổi tiếng như Norodom Sihanouk,Dương quỳnh Hoa, Phạm ngọc Thảo v.v...ông được gia đình gửi sang Pháp du học.Ông là người con duy nhất trong gia đình không theo đúng lời dặn của cha là phải họcdược, vì đã bỏ khoa này nửa chừng để chuyển sang học chính trị và luật. Ông đã thiđậu cao học chính trị và cử nhân luật năm 1951. Rồi đi theo cộng sản Pháp chống chiếntranh. Cha ông hiểu cộng sản. Gia đình ông đã bị điêu đứng vì cộng sản. Cơ sở làm ănbuôn bán của gia đình ông bị cộng sản phá sạch. Vì vậy khi nghe tin ông theo cộng sản.Cha ông gọi ông về. Ông không về. Cha ông và cha vị hôn thê của ông bày mưu đưa cônày, lúc ấy mới 17 tuổi, sang Pháp làm đám cưới với ông, rồi đưa đi thăm thú nơi nọnơi kia với mục đích làm ông mê vợ trẻ, quên chính trị. Nhưng ông lại thuyết phục đượcvợ theo chí hướng của ông mà cả hai coi là chủ nghĩa yêu nước. Đến nước này giađình hai bên chỉ còn cách làm áp lực tài chính. Cắt chuyển ngân. Không tiếp tế gì nữa.Trương như Tảng bèn để vợ mang bầu về Sài Gòn còn mình ở lại đi rửa chén, gọtkhoai kiếm tiền sinh sống ngỏ hầu có thể tiếp tục theo hướng đi đã vạch sẵn. Nhưng rồisau ông cũng mềm lòng vì thương gia đình, (cha ông không còn đủ tiền cho các anh emông tiếp tục theo học). Ông về nước vào năm 1954. Ông đã kể rõ trường hợp đó tronghai chương 3 và 4 của cuốn hồi ký.Khi mới chân ướt chân ráo tới Pháp ông đã được hân hạnh gặp Hồ chí Minhcũng vừa tới để thương thuyết với Sainteny. (1bis) Ông Hồ đã để cả một buổi chiều tiếpông và một nữ sinh khác cũng người miền Nam tại phòng làm việc của phái đoàn ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa ở Fontainebleau. Cuộc gặp gỡ này đã để lại cho ông một kỷniệm khó quên và những tình cảm sâu đậm dành cho ông Hồ, người luôn bắt ông phảigọi là ‘’bác’’ chứ không được xưng hô là Hồ Chủ Tịch, hay Chủ Tịch. Cũng vì vậy chonên khi về nước vào năm 1954, ông đã từ khước lời mời của những Võ Văn Hải, NgôKhắc Tỉnh, Trần Hữu Thế là những người Quốc Gia chống cộng, để rồi chạy theonhững người thuộc phe ông Hồ. Ngay từ 1958 ông đã bắt đầu hoạt động bí mật chocộng sản, tại Sài Gòn. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được cử làmTổng Giám Đốc Công Ty Đường Việt Nam, một công ty quốc gia lớn với trên 5000 nhânviên. Trong thời gian này theo ông cho biết (2) ông đã hoạt động ngầm qua hai tổ chứcthân cộng là ‘’Phong trào Tự Quyết’’ và ‘’Ủy ban bảo vệ Hòa Bình’’ do Bác Sĩ Phạm vănHuyến, cha của nữ Luật Sư Ngô bá Thành, điều khiển. Năm 1967, do sự ‘’phản bội’’của Ba Trà, một cán bộ cộng sản khác, hành tung của ông bị bại lộ và ông bị cảnh sátquốc gia bắt giam. Nhờ có Trần bạch Đằng (3) thu xếp với người Mỹ về trao đổi tù binh,ông được phóng thích cùng với vợ của Trần bạch Đằng để ra bưng hoạt động hẳn chocộng sản cho đến năm 1976.Ngày 8 tháng 6 năm 1969 Trương như Tảng được chỉ định vào chức vụ bộtrưởng bộ tư pháp của ‘’chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam’’, do Huỳnhtấn Phát, một đảng viên cộng sản kỳ cựu, làm thủ tướng. Gần 6 năm trời, từ 8.6.1969đến 30 tháng 4 năm 1975, trong cuốn hồi ký không hề thấy tác giả nói ông làm gì trongcái bộ đó và nó hoạt động ra sao. (4) Đó chính là một điểm khôi hài nhất của cái gọi làchính phủ kia, đồng thời cũng là một lỗ hổng to tướng của cuốn hồi ký.Sau khi Sài Gòn thất thủ, Trương như Tảng có dịp liên lạc với gia đình thì được113 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


iết cha ông mới qua đời, con gái ông đã được phu nhân Tổng Thống Thiệu bảo trợ chođi du học ở bên Mỹ, con trai ông cũng đã sang Pháp, còn mấy người anh em ông thì bịđi ‘’học tập cải tạo’’, trong đó có một người cho đến khi ông viết xong cuốn hồi ký (1985)vẫn còn ở trong tù. Ông buồn rầu nhớ lại lời cha ông nói lúc vào thăm ông trong nhà tùcủa Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia năm 1967:‘’Con à, ba không thể hiểu được con. Con đã bỏ tất cả. Một gia đình êm ấm, hạnhphúc, giầu có để đi theo bọn cộng sản. Chúng sẽ không cho lại con được mảy maynhững gì con đã bỏ đi. Rồi sẽ thấy. Chúng sẽ phản bội con và con sẽ khổ suốt đời’’. (5)Ông cho rằng trước kia ông cùng với một số trí thức miền Nam khác vốn tin mìnhtranh đấu cho một miền Nam có một chế độ riêng, và thi hành chính sách hòa hợp hòagiải với phe quốc gia. Nhưng sau 30 tháng Tư ông thấy những lời hứa hẹn, cam kết củanhững Tôn đức Thắng, Phạm văn Đồng và Lê đức Thọ (trang 283-284) chỉ là giả dối.Chỉ một năm sau chiến thắng, đảng đã hoàn tất việc thống nhất đất nước, nghĩa là giảitán chính phủ ‘’lâm thời cộng hòa miền Nam’’ của nhóm các ông. Không có hòa hợphòa giải. Không có chính phủ ba thành phần. Mà chỉ có đảng, một đảng duy nhất, từdanh xưng đảng lao động đã đổi ngay sang ‘’đảng cộng sản Việt Nam’’. Hơn 300.000người (con số tối thiểu của ông đưa ra) bị bắt giữ, không có xét xử và không biết ngàyvề, trong đó có anh em ruột thịt, bà con thân thích, bạn bè của ông, hay của nhữngngười tai to mặt lớn trong Mặt Trận, kể cả con rể của Luật Sư Trịnh Đình Thảo, ngườibạn vong niên của ông.Vì đã tỉnh mộng, hết tin tưởng ở đảng nên khi được mời làm thứ trưởng bộ thựcphẩm và tiếp tế, ông đã từ chối khéo. Cảm nhận được sự bất mãn của ông, chính Võvăn Kiệt, lúc ấy là bí thư thành ủy Sài Gòn, đã tìm cách giải thích và khuyến dụ ôngnhận một chức nhỏ hơn tại miền Nam. Nhưng ông đã lợi dụng sự tin cẩn của Kiệt đểtính chuyện chuẩn bị vượt biên. Ngày 25 tháng 8 năm 1979 ông xuống thuyền làm‘’thuyền nhân’’ và hơn một tuần sau thì được một tầu hàng Singapore chở tới ĐảoGalang, thuộc Indonesia, bắt đầu cuộc sống tha hương.Bây giờ ta hãy xem trong cuốn hồi ký 350 trang của ông, Trương như Tảng đãviết gì về những nhân vật và tổ chức có ảnh hưởng quyết định đến tình hình Việt Namtrong những năm ông bắt đầu nhập cuộc.Về ông Hồ chí Minh:Như đã nói, sinh viên Trương như Tảng, sau khi được gặp ‘’chủ tịch nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa’’ tại Pháp, liền bị con người ‘’khéo thu phục nhân tâm’’ này thuhút. Nhớ lại những giờ được gần ông Hồ trong hoàn cảnh thương thuyết có cơ thất bạiấy, Trương như Tảng nhận định:‘’(Lúc ấy) ông (Hồ) biết rõ ông đang đối diện với khả năng kết liễu sinh mạngchính trị của mình, bằng không thì cũng là một cuộc chiến cam go, đẫm máu. Chínhtrong lúc tâm trí bị những ý nghĩ đó dày vò mà ông đã dành cả một buổi chiều cho haisinh viên trẻ miền Nam. Thật khó có thể nghĩ về một nhà lãnh đạo thế giới nào, tronghoàn cảnh tương tự, làm được như ông’’. (6)Đầu năm 1969 phái đoàn Liên Minh Trịnh Đình Thảo ra Bắc. Trương như Tảng tảcuộc đón tiếp như của một quốc trưởng, và được Hồ chí Minh đích thân tới thăm. Ôngviết:‘’Thảo có phần nào ngạc nhiên thấy mình được trọng đãi như một quốctrưởng...Người ta cũng xếp chương trình để phái đoàn tới yết kiến Hồ chí Minh (lúc ấyđang bệnh nặng, và thực sự là chỉ mấy tháng sau ông qua đời). Nhưng ông Hồ, bằngmột cử chỉ đặc sắc, đã từ chối không cho phái đoàn đến căn nhà gỗ của ông trong114 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


khuôn viên dinh chủ tịch. Thay vào đó ông đã gửi cho Thảo một thông điệp nói rằng đạidiện của nhân dân miền Nam hào hùng không cần phải tới thăm ông, tốt hơn nên choông vinh dự đến thăm phái đoàn’’. (7)Rồi ông Hồ đi vào cửa sau không có tiền hô hậu ủng và bắt gặp bà Thảo đangtrang điểm. Ông Tảng viết:‘’Tất cả bọn họ cảm động nói không nên lời, vì cái vinh dự mà ông Hồ dành chomình qua cử chỉ thân hữu giản dị đó’’. (trang 141)Trong chương 16, nói về những lủng củng với cán bộ miền Bắc, Trương nhưTảng đã bênh ông Hồ, ngụ ý là nếu ông Hồ còn sống chắc không có những rắc rối, mâuthuẫn xảy ra. Ông cũng nói là nếu có cơ hội có lẽ ông Hồ đã thân thiện với Tây Phươngchứ không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, mặc dù ông ta đã bấu víu lấy sự ủng hộcủa cộng sản quốc tế như người sắp chết đuối vớ được cái phao. Lời lẽ của ông Tảngcó vẻ cân nhắc, đắn đo:‘’...Nhưng ngay cả khi đắm mình trong chủ nghĩa Quốc Tế III và chủ nghĩa cáchmạng chan hòa ông (Hồ) vẫn giữ mình ở vị thế cởi mở đối với những cơ hội có thể có.Viễn kiến chính trị độc đáo của ông phóng về trước hàng nhiều thập niên đã luôn luôngiữ lại sự bén nhậy đối với những lựa chọn và những đồng minh có thể có. Và những cơhội đã đến, trong những năm 1944, 1945 khi ông điều khiển cuộc ve vãn với Mỹ ở cấpthấp, trong năm 1946 ở Fontainebleau khi ông nghĩ rằng có thể làm thân với Pháp, vàcả năm 1954 khi chiến tranh với Pháp chấm dứt, và người Mỹ đứng trước sự lựa chọncủa mình’’. (trang 190-191)Trương như Tảng chê các chính quyền Mỹ (Eisenhower và Kennedy) đánh giásai ông Hồ, cho rằng ông Hồ là dụng cụ của Trung Quốc dùng để thực hiện chủ nghĩabá quyền mà không đếm xỉa đến sự toàn vẹn và sức mạnh của lòng yêu nước của nhândân Việt Nam. (trang 213)Nhắc lại cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu trong những năm 55-56, Trương nhưTảng cũng bênh ông Hồ bằng cách giải thích rằng khi biết là có sai lầm, ông Hồ đã hủybỏ chiến dịch cải cách và ‘’trừng phạt’’ những kẻ có trách nhiệm. Ông còn viết: ‘’...Đoạnông Hồ đã làm một cử chỉ bất thường là đích thân xin lỗi nhân dân, công nhận ‘’đã cóbất công’’. (trang 300)Trong hồi ký của ông, Trương như Tảng đã nhiều lần nhắc đến những danh ngôncủa ông Hồ và như vậy đã đề cao ông ta một cách gián tiếp. Chẳng hạn: ‘’Những lờiông Hồ nói với chúng tôi trong năm 1946, tôi luôn luôn canh cánh bên lòng: ‘’Chúng taphải chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói, chống giặc dốt’’. Để ‘’thành công, thànhcông, đại thành công’’, chúng ta phải ‘’đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết’’ (trang 26) hay:‘’Càng gần chiến thắng, càng nhiều khó khăn’’ (trang 239) Hoặc: ‘’Hồ chí Minh đã viếtrằng: ‘’Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thểmòn. Nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi’’. (trang 282)Về việc huấn luyện cán bộ của mặt trận ‘’Dân Tộc Giải Phóng miền Nam’’,Trương như Tảng bảo nhóm các ông không hề dạy thuyết Mác-xít. Trái lại các huấnluyện viên chuyên chú vào việc khai thác những khẩu hiệu yêu nước của Bác Hồ như:‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’... (trang 264)Quả thực ông Tảng đã coi Hồ chí Minh là thần tượng, là ‘’cha già dân tộc’’. Nơitrang 68 ông viết: ‘’Hồ Chí Minh là cha thiêng liêng của phong trào ở miền Nam cũngnhư ở miền Bắc’’.Về mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam:Trương Như Tảng đã để nguyên chương 7 (từ trang 63 đến trang 80) để nói về115 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


mặt trận này. Ông nói, vì thấy ông Diệm ‘’chỉ lo củng cố địa vị mà không làm gì cho dâncho nước’’ cho nên ông cùng một số người muốn có một ‘’tổ chức chính trị ngoài vòngpháp luật’’ (8) để thách đố sự độc quyền cai trị của ông Diệm. Ban đầu chỉ có chừng từ8 đến 10 người họp bàn để dần dần đưa ra một chương trình hoạt động, trong số đó cóhai Bác Sĩ: Dương quỳnh Hoa, Phùng văn Cung, Luật Sư Trịnh đình Thảo ông Nguyễnhữu Khương và Kiến Trúc Sư Huỳnh tấn Phát, về sau có thêm các ông Nguyễn vănHiếu, Ưng ngọc Kỷ, Nguyễn Long và Trần bửu Kiếm. 6 người trong số này thuộc ủy banvận động gồm Trương như Tảng, các ông Hiếu, Kiếm, Kỷ, Long và Huỳnh tấn Phát.Ông Tảng luôn để ông Huỳnh tấn Phát xuống dưới, như thể không quan trọng.Nhưng Phát lại là người trụ chốt. Sau này ông ta là thủ tướng của chính phủ. Ông tacũng là người đã gia nhập đảng cộng sản Đông Dương ngay từ 1940. Các ông Hiếu,Kỷ, Kiếm cũng vào đảng lao động (tức đảng cộng sản trá hình) từ năm 1951. Và ôngHiếu đảng viên này đã được phái ra Bắc để nhận sự chỉ dẫn của ông Hồ (!) trước khihoàn tất cương lĩnh và chương trình hoạt động của mặt trận. (trang 71)Ông Tảng nói rằng các ông muốn hoạt động trong phạm vi ôn hòa, chứ khôngchủ trương vũ trang, nếu có đôi lúc cần đến bạo động cũng chỉ nhằm mục tiêu chính trị,hơn là quân sự. Nhưng ông cũng cho biết là kể từ sau đại hội III của đảng lao động ởHà Nội vào tháng 9 năm 1960 (9) với chủ trương dành ưu tiên cho việc giải phóng miềnNam, các ông đã quyết liệt hơn, không còn dè dặt, lúng túng nữa.Dưới sự điều động của Huỳnh tấn Phát một toán biệt kích cố bắt cóc Luật SưNguyễn hữu Thọ đang bị chính quyền quốc gia giam lỏng ở Tuy Hòa. Nhưng họ đã thấtbại. Cho nên khi tuyên bố ngày thành lập mặt trận 20 tháng 12 năm 1960 đã không cómặt vị chủ tịch. Trương như Tảng cũng mãi đến ngày 17 mới rời Sài Gòn lên ‘’mật khu’’qua ngả Tây Ninh để dự phiên họp ngày 19. Phiên họp cũng kết thúc vội vã vào sángsớm ngày 20, rồi lập tức trở lại Sài Gòn, trong lòng mọi người đều phập phòng lo sợkhông biết bị phát giác và bị bắt lúc nào.Từ đầu đến cuối tuy tác giả vẫn nói cứng là chủ trương và công việc của các ôngdo các ông tự lo, nhưng lại cũng thuật lại mọi việc đều do Huỳnh tấn Phát điều động, kểcả việc trình danh sách ủy ban lâm thời và việc chỉ định Nguyễn hữu Thọ, vắng mặt, làmchủ tịch và việc bắt cóc sẩy ông chủ tịch mặt trận này, đáng lý phải có mặt trong buổihọp thành lập mặt trận.Ông cũng cho biết ông là một trong những người tổ chức ra mặt trận ngay từ1958. Nhưng cũng lại nói là mãi đến năm 1962 ông mới được bầu vào ủy ban trungương của mặt trận. (trang 56)Về ‘’chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam’’:Trong chương 13 Trương như Tảng cho biết đại hội của mặt trận nhằm thành lậpvà giới thiệu chính phủ được tổ chức ở mật khu sát biên giới Việt Miên vào ba ngày 6, 7và 8 tháng 6 năm 1969. Nó có mục đích dằn mặt Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cũng tổchức gặp nhau (Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Thiệu) tại Midway cũng vào ngày 8,để Mỹ tuyên bố rút quân, mở đầu cho công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh. (trang147) Huỳnh tấn Phát đệ trình đại hội danh sách chính phủ vào ngày cuối của đại hội. Yđược cử làm thủ tướng với Nguyễn thị Bình làm ngoại trưởng, Dương quỳnh Hoa làmbộ trưởng y tế và Trương như Tảng làm bộ trưởng tư pháp.Trương như Tảng đã cân nhắc đắn đo khi nhận bộ này. Ông ta có nghĩ tới vụnhiều người bị quân mặt trận và quân Bắc Việt thảm sát ở Huế hồi Tết Mậu Thân vàông đã có lần chất vấn Huỳnh tấn Phát về việc này. Ông cũng có ác cảm với ‘’thứ cônglý cách mạng’’. Nhưng ông hy vọng dần dần ông có thể dùng quyền của mình thay đổi116 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tình hình, hầu đi đến một chính phủ Liên Hiệp ở miền Nam. (trang 155)Về lập trường của đảng đối với vấn đề hòa hợp hòa giải:Trong chương 18 Trương như Tảng đã nói nhiều về lập trường hòa hợp hòa giảicủa ông và của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng như của chính phủ lâm thờicộng hòa miền Nam Việt Nam và liên minh của Trịnh Đình Thảo.‘’Tôi và các đồng nghiệp của tôi ước mong dùng những cuộc thảo luận này trướchết là để cam kết với nhau là phải đặt sự hòa họp hòa giải lên trên hết, như một nguyênlý không thể lay chuyển của chính phủ...’’ (trang 222)Nhưng khi họp chính phủ ông mới ngã ngữa ra rằng ‘’người ta’’ không muốnnhững thành phần tư sản, những kẻ đã tham gia chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đượchưởng chính sách hòa giải. Những người thuộc phe ông đã tranh luận gắt gao, viện dẫnlời ông Hồ về sự thống nhất tổ quốc, về nhu cầu xây dựng đất nước v.v... (trang 224 và225)‘’Nhưng các đồng chí đảng viên không thể nào bị thuyết phục bởi những luận cứtình cảm hay lẽ phải. Họ đã (tôi thấy dường như thế) từ bỏ cả lương tâm lẫn cảm quanthực dụng của họ để đổi lấy những tín điều tôn giáo chính trị mà họ cho rằng không thểsai lầm. Giữa niềm tin sắt thép và ngạo mạn của họ, không thể có chỗ cho thỏa hiệp’’.Những cuộc tranh luận đã đưa đến sự rạn nứt cơ bản trong cách mạng (afondamental split in the revolution, trang 225). Và Lê Duẫn đã phải lên tiếng giảng hòabằng những lời lẽ mền dẻo hơn:‘’Chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc không trả thù là chiến lược trường kỳ vàđó là đường lối chính trị và lập trường của đảng, và cũng là lập trường của giai cấpcông nhân’’.Với lời nói trên của viên bí thư thứ nhất của đảng, nhóm ông Tảng hí hửng tưởngmình đã thắng. (10)Bốn năm sau Trương như Tảng và những nhà lãnh đạo mặt trận và chính phủ,ngoài đảng, mới vỡ lẽ ra rằng lời tuyên bố của Lê Duẫn chỉ là đòn phép, tuyệt chiêu củamột tay đại bịp.Nhưng đã muộn.Thêm về sự tráo trở của ‘’đảng ta’’Câu của tổng bí thư đảng Lê Duẫn mà ông Tảng vừa trưng dẫn chứng tỏ đảngđã công khai và long trọng hứa sẽ có hòa hợp hòa giải và không trả thù. Nơi các trang135, 183 và 184 Trương như Tảng cũng cay cú nhắc lại những lời lẽ như đanh đóng cộtkhông những của Lê Duẫn, tổng bí thư mà còn của một lô các nhà lãnh đạo khác nhưTôn đức Thắng chủ tịch nước, Phạm văn Đồng Thủ Tướng, Lê đức Thọ trưởng ban tổchức trung ương đảng đầy quyền lực bên cạnh Lê Duẫn. Những lời tuyên bố và khẩuhiệu có nội dung tương tự cứ ra rả nhắc đi nhắc lại trong báo, trên đài ròng rã hết nămnày qua năm khác. Lần này không phải về vấn đề trả thù người quốc gia, mà là về vấnđề thống nhất đất nước.‘’Trong nhiều năm họ đã nghe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa long trọng tuyên bốcam kết rằng ‘’miền Nam là một tình huống đặc biệt và duy nhất, rất khác miền Bắc’’.Tổng bí thư Lê Duẫn đã nói: ‘’Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam’’. Mộtkhẩu hiệu hô vang: ‘’Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Mở rộng cách mạng dântộc dân chủ ở miền Nam’’. Thủ Tướng Phạm văn Đồng thích tuyên bố với những kháchnước ngoài đến thăm ông rằng: ‘’Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôntính miền Nam’’. (trang 135)... ‘’Lập trường của ủy ban trung ương đảng vẫn không thay đổi như lời tuyên bố117 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


của Tôn đức Thắng tại đại hội đảng kỳ III vào tháng 9 năm 1960: ‘’Do tình hình khác biệtgiữa hai miền (Nam Bắc), miền Nam cần phải thực thi một chương trình phù hợp vớitình hình riêng, trong khi vẫn hòa họp với chương trình tổng quát của mặt trận Tổ Quốc.Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến hành cáchmạng xã hội chủ nghĩa’’. Những tình cảm đó dĩ nhiên đã được nhấn mạnh thêm chongười Tây phương. Phạm văn Đồng đã nói với nhiều khách nước ngoài rằng ‘’Làm saochúng tôi lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tình miền Nam?’’ Lê đức Thọ thì nóivới báo chí thế giới: ‘’Chúng tôi không mong muốn áp đặt chế độ cộng sản cho miềnNam’’. Nhưng cả đường lối nội bộ đã được long trọng tuyên bố lẫn những bảo đảm cóphần kém long trọng đã bị vứt vào thùng rác chỉ trong vòng mấy tháng sau chiến thắng’’.(trang 284)Về cải cách ruộng đất và chiến dịch sửa sai:Khi mới về nước ông Tảng có nghe nói về những cuộc tàn sát trong các cuộcđấu tố hồi 1955, 1956 ở miền Bắc nhưng ông cho rằng đó là do những người di cư cóthành kiến với cộng sản bịa đặt hay phóng đại. Sau này nghĩa là vào những năm 70 ôngmới chịu nhận là có thật. Trong chương 24 ông viết:‘’Sai lầm được bên ngoài biết đến nhất là chiến địch cải cách ruộng đất đẫm máuở miền Bắc liên quan đến hàng ngàn người được gọi là địa chủ. Hầu hết họ chỉ thuần lànhững nông dân nghèo, chẳng may có một lô đất hơi lớn hơn những người hàng xóm...’’(trang 300).Nhưng ông lại bào chữa cho ông Hồ, và còn ca tụng ‘’ông Hồ đã làm một việc bấtthường là đích thân xin lỗi nhân dân’’.Về chiến dịch sửa sai và vụ Nhân Văn Giai Phẩm ông chỉ nhắc đến một ngườiduy nhất là Thạc Sĩ Trần đức Thảo: (trang 300)‘’Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ôngkhông cho ai tiếp xúc...Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trênđường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộcđời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặcdầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nóichuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man’’.Nhận xét sơ về tác giả ‘’Hồi Ký của một việt cộng’’:Đọc xong cuốn hồi ký 350 trang viết bằng Anh ngữ người đọc phải lấy làm ngạcnhiên: Một trí thức miền Nam, làm đến bộ trưởng bộ tư pháp của một chính phủ đượcngồi ngang hàng với phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại hòa đàm Paris, lại tỏ ra ưu thờimẫn thế, biết hết chuyện chính trị, kinh tế Đông Tây kim cổ, như ông cho thấy ở nhiềutrang sách của ông, vậy mà lắm lúc lại thơ ngây như con nít trong cái vai trò làm bungxung, con rối cho ‘’Bắc Việt’’. Chúng tôi dùng chữ ‘’Bắc Việt’’, vì đối với ông và một sốcán bộ cộng sản miền Nam, dường như miền Bắc là một quốc gia khác quá xa lạ, áccảm, nếu không nói là thù địch. Nhưng ông lại tự mâu thuẫn: Mơ tưởng đến một chínhphủ riêng của miền Nam Việt Nam, thân thiện nhưng độc lập với chính phủ miền Bắc.Kết cuộc không được như ý, ông oán chính quyền miền Bắc, không thèm hợp tác sau1975, bỏ nước ra đi. Nếu sau ‘’đại thắng mùa Xuân’’ 30 tháng Tư cái chính phủ của ôngkhông bị giải tán và miền Nam được là một ‘’nước’’ riêng chắc ông đã không bỏ nước rađi, chịu cảnh lưu vong.Một điều khác cũng hết sức lạ lùng là trong hồi ký ông đã nhắc đến không biếtbao nhiêu lần vai trò quyết định của những lãnh tụ miền Bắc như Hồ chí Minh, Lê Duẫnvà những nhân vật khác kém quan trọng như ‘’Hai Xe Ngựa’’, ủy viên trung ương đảng,118 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Huỳnh tấn Phát, đảng viên kỳ cựu từ 1940, Nguyễn văn Hiếu, Ưng ngọc Kỷ, Tạ báTòng, Trần bửu Kiếm, Trần bạch Đằng v.v...toàn những đảng viên ít nhất cũng từ 1951.Nào ‘’Hiếu được phái ra Hà Nội để nhận chỉ thị của ông Hồ’’ (trang 71). Nào ‘’thángChạp năm 1964 Phát chỉ thị cho tôi... (trang 95). Nào ‘’Phát giới thiệu tôi với Hai XeNgựa, ủy viên trung ương đảng lao động (giữ chương trình đại hội thành lập mặt trận)’’(trang 77). Nào ‘’Lê Duẫn can thiệp trong cuộc tranh chấp giữa nhóm trong đảng vànhóm ngoài đảng v.v...’’ (trang 226). Rồi cái phong cách của ông khi được ‘’mời rabưng’’ dự đại hội. Con đường ông đi. Nơi ông hội họp. Sự vắng mặt của chủ tịch tronglúc ra mắt. Sự bố trí của đảng viên Huỳnh tấn Phát nhằm bắt cóc một trí thức Nguyễnhữu Thọ để ngồi làm vì trong chức chủ tịch v.v...và biết bao điều khác tương tự, chứngtỏ nhóm ông chẳng có chút quyền hành gì. Vậy mà lúc ấy các ông cứ nhắm mắt làmtheo hiệu lệnh của đảng, như những con rối. Tại sao lại phải cho đến 1976 các ông mớinhìn thấy mình bị lừa, trong khi Vũ thư Hiên, con Vũ đình Huỳnh, viết trong hồi ký ‘’ĐêmGiữa Ban Ngày’’ của ông ta rằng: Trẻ con miền Bắc cũng biết mặt trận giải phóng là domiền Bắc dựng nên, (11) nghĩa là chỉ là dụng cụ của đảng. Tôi không dám bảo tác giảkhông trung thực. Nhưng tôi thấy như vậy dường như ông và cả nhóm các ông quángây thơ. Nhưng trí thức Việt Nam đâu có ngây thơ đến thế. Vậy thì câu trả lời ở đâu ?Tôi sẽ cố tìm câu trả lời trong phần nhận định chung, chương cuối tập sách này.Một điều có thể nói ngay ở đây là chẳng những ông Tảng mà còn nhiều nhà tríthức khác từng đi theo cộng sản xem ông Hồ như một con người biệt lập, độc lập hoàntoàn tách rời khỏi đảng cộng sản Việt Nam. Sở dĩ họ bị lừa bị thu hút quá mạnh bởi conngười này là vì ông Hồ quá tài tình trong việc đóng vai người yêu nước. Ở chương cuốichúng tôi sẽ chứng minh cặn kẽ.Chú Thích:1.- Trích dẫn trong soạn phẩm này theo bản Anh ngữ ‘’A Vietcong Memoir’’, viếtchung với David Chanoff và Đoàn văn Toại, Harcourt Brace Jovanovich, San Diego,New York and London, 1985.1bis.- Cuộc thương thuyết này đã đưa đến hiệp ước sơ bộ 6.3.1946, được coinhư một thất bại của Hồ chí Minh.2.- Sách Đã Dẫn trang 93-95.3.- Cán bộ tuyên vận cao cấp của cộng sản đặc trách Sài Gòn-Chợ Lớn lúc ấy.Ông là một cán bộ cộng sản thuộc loại trí thức miền Nam, bị ‘’thất sủng’’ vì câu nói dạidột tại một buổi họp: ‘’mọi phong trào ở thành phố đều thành công một cách lạ lùng. Chỉcó phong trào công nhân là xệ quá’’. (Sách Đã Dẫn trang 236) Trần bạch Đằng, bí danhTư Méo, bút hiệu Phương Triều, sau 75 còn có bút hiệu ‘’Nguyễn Trương Thiên Lý’’ vớitiểu thuyết chính trị: ‘’Ván Bài lật ngửa’’ đề cao Phạm ngọc Thảo trong nhân vật chính(Luân) đầy mưu lược trước mưu trí của Ngô Đình Nhu. Các đạo diễn cộng sản đã đưatiểu thuyết này lên màn ảnh.4.- Trừ khi sắp sửa giải tán, sau 30 tháng Tư 1975, ông có vận động với Phạmvăn Đồng để việc bắt bớ, giam giữ tại miền Nam, có quy củ, theo nguyên tác pháp lý vàđề nghị đưa ra một số luật lệ. Nhưng chính việc ông phải nhờ Thủ Tướng chính phủmiền Bắc can thiệp, làm áp lực với Thủ Tướng của ông (Huỳnh tấn Phát), lại cũng làmột chuyện khôi hài không tưởng tượng nổi của cái chính phủ của ông. Và cuối cùng,những luật lệ hay quy định của bộ tư pháp của ông hay của chính phủ trung ương, miềnBắc của Phạm văn Đồng cũng chẳng có hiệu lực gì. Vì chính Trương như Tảng phảicông nhận: Cán bộ chỉ làm theo lệnh đảng, bất chấp pháp chế của cái gọi là chính phủkia. (Sách Đã Dẫn. Cuối trang 281, đầu trang 282 ông viết: ‘’Về phần bộ luật tội nghiệp119 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


của chúng tôi cũng chẳng đi đến đâu. Đã rõ ràng luật pháp được áp dụng cho cả miềnNam Việt Nam, nhưng lại bị đơn vị hành chánh ngoài Sài Gòn coi như không có. Trongtoàn quốc, việc cai trị nằm trong tay các cán bộ đảng đã quen nhận lệnh từ Bộ ChínhTrị’’.)5.- Sách Đã Dẫn trang 260.6.- Sách Đã Dẫn trang 17.7.- Sách Đã Dẫn trang 140.8.- Sách Đã Dẫn trang 66, nguyên văn: ‘’an extralegal political organization’’9.- Sách Đã Dẫn trang 73.10.- Sách Đã Dẫn trang 225-226. Nguyên văn: ‘’Reading Lê Duẫn’s message, weknew we had won the essential victory’’.11.- Đêm Giữa Ban Ngày trang 469. Và trước Vũ thư Hiên 34 năm, Minh Võtrong cuốn ‘’Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản’’, xuất bản năm 1963, tái bản năm1970 cũng đã nói rất kỹ về việc cộng sản miền Bắc dựng nên cái mặt trận này ra sao.(trang 134 -143)CHƯƠNG XIIGIÁO SƯ THẠC SĨ TRẦN ĐỨC THẢO BỊ ĐẦU ĐỘC ?Ngày 24.4.1993 một ký giả làm cho tờ Le Monde ở Pháp điện thoại cho cựu ĐạiTá việt cộng Bùi Tín, lúc ấy đang ở Paris: ‘’Có tin Giáo Sư Trần Đức Thảo chết vì bị đầuđộc, ông có biết gì không ?’’ Đó là một câu hỏi lúc đó không ai có thể trả lời. Nhưngnhững người sống gần ông Thảo trong những ngày đó, như các bà Bích Hồng, HồngHạnh, cho biết mấy hôm trước Giáo Sư bị ngã ở cầu thang hai lần, rồi lại bị tiêu chảy,trong người hết sức mệt. Ông thều thào nói với bà Bích Hồng nhờ bà gọi điện thoại chomấy người quen nhưng bà Hồng cho biết cán bộ quản lý của Sứ Quán Việt Nam cộngsản tên Hảo cấm bà không được gọi, y còn đe đuổi bà nếu cãi lệnh. Tuy vậy vì quáthương người ốm bà cũng liều lén đi gọi. Có người đến cho ông vài viên thuốc cầm tiêuchảy được vài ngày. Đến trưa ngày 23 tháng 4 thì ông lên cơn đau và nói sảng: ‘’ĐôngÂu đấy! Đông Âu đấy!’’...rồi: ‘’Nó kiểm điểm! Nó kiểm điểm!’’ Ông được đưa vào nhàthương và hôm sau thì mất. Bạn bè yêu cầu cho khám nghiệm tử thi nhưng không đượcchấp thuận. Thi hài ông được hỏa táng. Gần nửa năm sau, ở Paris người ta đọc đượcmẩu tin sau đây trên tờ Bông Sen, tháng 9.1993: ‘’Có người bạn ở Việt Nam cho biếtbình tro di cốt Triết Gia Trần Đức Thảo được đưa từ Pháp về không có ai nhận, rốt cuộcvẫn nằm lây lất ở cầu thang của công ty mai táng thành phố Hồ chí Minh” (1) Nhưngtháng 5 báo chí trong nước loan tin là lễ truy điệu Giáo Sư Thảo được tổ chức longtrọng tại Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội.Không biết người ta có độc ác và táng tận lương tâm đến độ đầu độc ông Thảokhông. Nhưng sự ngược đãi thì mọi người đều biết là có. Như đã nói nơi chương trên,Giáo Sư Trần Đức Thảo là người duy nhất trong những nạn nhân của vụ ‘’Nhân Văn-Giai Phẩm’’ được Trương như Tảng nói đến trong ‘’hồi ký một việt cộng’’. Họ Trươngcòn kể rằng em ruột của Phạm ngọc Thảo là Lucien Phạm ngọc Hùng sau khi đượcphép đặc biệt gặp Giáo Sư Thảo, là bạn học cũ, đã nói: ‘’Ông Thảo như người ở cungtrăng, nửa khùng nửa điên’’. (trang 300) Nhận xét này trùng hợp với lời tường thuật củabà Bích Hồng nói trên rằng trước khi tắt thở ông Thảo đã nói những câu có lẽ là nhữngý nghĩ thường ám ảnh Triết Gia: ‘’Đông Âu đấy...Nó kiểm điểm...’’ Sau khi ông mất đượcnửa tháng tờ Sài Gòn giải phóng có đăng một bài của Nguyễn đình Thi bày tỏ cảm nghĩriêng về một nhà tư tưởng mà ông ta kính trọng. Ông Thi cũng có nhận xét gần giống120 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Phạm ngọc Hùng.‘’Mỗi lần gặp anh, tôi thấy nhà triết học uyên bác ấy vẫn luôn như ngơ ngác trongcác việc đời’’.Có phải ông thuộc loại người mà thời trước các cụ thường hay ví ‘’ngất nga ngấtngưởng như Đình Tưởng mất vợ’’ ? Nói của đáng tội, ông cũng có nỗi buồn đó thật. BàNhất, vợ ông đã bỏ ông để lấy bạn ông, Bác Sĩ Nguyễn khắc Viện, một thứ lý thuyết giacủa chế độ. (2). Không vợ, không con, lại bị cô lập với mọi người (3) và lại là người haysuy tư. Triết gia thường được gọi là nhà tư tưởng (penseur) mà. Nhất là cuộc đời ông,hoài bão ông không nhỏ, lại bị dồn nén, kìm hãm, đè ép thì làm gì không dở khùng dởđiên. Sau khi ông mất, Nhà Văn Phùng Quán, cũng từng là nạn nhân của vụ án ‘’NhânVăn-Giai Phẩm’’, đã kể lại 5 câu chuyện cười ra nước mắt về một ‘’nhà tư tưởng hayđãng trí’’ đăng trên tờ Văn Nghệ cuối năm 1993 tựa đề: ‘’Chuyện vui về Triết Gia TrầnĐức Thảo’’. Người không để ý thì coi như những chuyện chẳng hay ho gì đối với mộtnhà trí thức. Nhưng đọc kỹ giữa những hàng chữ thì thấy rõ ràng tác giả muốn quanhững câu chuyện này lên án chế độ đã biến một bộ óc siêu việt thành một cái đầu lẩmcẩm ngu đần, mà lại còn giả nhân giả nghĩa cho truy điệu long trọng ở thủ đô. May cho‘’đảng ta’’ là chưa thấy người Việt Nam nào công khai đặt dấu hỏi giống nhà báo của tờLe Monde (Thế Giới) đã hỏi ông Bùi Tín.Thực ra ông Thảo là người như thế nào và đã làm gì nên tội để đến nỗi bị trù dậpkhông ngóc đầu lên được và bị chết trong cảnh cô đơn như vậy ?Trần Đức Thảo, con cụ Trần Đức Tiến, sinh năm 1917 tại Tỉnh Bắc Ninh, miềnBắc. Gia đình gửi ông ra Hà Nội học Trường Tây Albert Sarraut, đến năm 18 tuổi thìđậu bằng Tú Tài phần 2, Ban Triết. Sau đó ông sang Pháp học Trường Cao Đẳng SưPhạm ở Thủ Đô Paris. Năm 1943 ông đậu Thạc Sĩ Triết Học, là văn bằng của các GiáoSư có tư cách dạy triết bậc trung học. (4) Ông nổi tiếng vì đỗ đầu lại có nhiều bài đăngbáo ngoại quốc và nhất là ông có tranh luận với Jean Paul Sartres (5) về triết học Mácxít và có vẻ thắng thế. Người ta đã chú ý nhiều đến vụ kiện giữa ông và ông Sartres. Cóngười bảo ông thua, có người bảo ông bãi nại, để về nước tham gia cách mạng với Hồchí Minh mà ông đã được gặp tại Pháp năm 1946. Cũng trong năm 1946 ông Thảo cóviết một bài về ‘’chủ nghĩa Mác và hiện tượng học’’ đăng trên tờ La revue internationale(Tạp chí thế giới) Những năm sau ông còn viết một số bài đăng trên tờ Les tempsmodernes (Thời Hiện Đại, hay Thời Mới), và tờ Revue de métaphysique et morale (tạpchí siêu hình học và đạo đức học), khiến ông được chú ý tới như một nhà Mác-xít. Haicuốn bằng Việt ngữ nhan đề ‘’Triết lý đã đi đến đâu’’ và ‘’Hiện tượng học và chủ nghĩaduy vật biện chứng’’ cũng như một số bài bằng Pháp ngữ có tính cách tư tưởng thuầntúy đăng trên tờ La pensée (Tư Duy) càng làm cho ông nổi tiếng hơn nữa.Có người bảo chỉ sau khi gặp ông Hồ, ông mới bỏ Satre để quay ra ôm chânMác. Với số kiến thức về Mác ông hy vọng sẽ có thể cùng với nhóm ông Hồ đẩy mạnhcách mạng ở Việt Nam. Ông rời Pháp cuối năm 1951 và đến đầu 1952 thì về đến ViệtBắc. Tuy là đảng viên cộng sản Pháp, nhưng Trần Đức Thảo nói chưa bao giờ gia nhậpđảng lao động, tức đảng cộng sản Việt Nam.Nhưng về đến nơi ông chỉ được nhà cầm quyền trao cho những công việc khôngphù hợp với sở trường và hoài bão của ông, như dịch thuật một số tài liệu của đảng vàngười ta còn kiểm duyệt gắt gao những bài ông dịch hay viết. (6) Tình trạng đó dĩ nhiênkhiến ông bất mãn. Ông cũng đã bị qua cuộc thử lửa trong ‘’chỉnh đốn tổ chức’’ và cònđược chỉ định tham gia chiến dịch cải cách ruộng đất ở nông thôn. Qua hai kinh nghiệmđó ông thấy mối nguy nô lệ Trung Quốc bèn đạo đạt ý kiến với những cán bộ lãnh đạo121 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhưng cấp trên luôn luôn bảo thủ, không đếm xỉa đến ý kiến của ông. Khi có chiến dịchsửa sai và phong trào ‘’Nhân Văn-Giai Phẩm’’ ông liền tham gia. Bài ‘’Nỗ lực phát triểntự do dân chủ’’ của ông đăng trên tờ Nhân Văn số 3 ngày 15 tháng 10 năm 1956, rồi bài‘’Nội dung xã hội và hình thức tự do’’ đăng trên tờ ‘’Giai Phẩm Mùa Đông’’ sau đó độmột tháng đã làm cho giới lãnh đạo hết sức bực mình, nhất là những tay cai văn nghệlúc ấy như Tố Hữu, Phạm huy Thông. Họ viết bài đả kích ông mạt sát ông, gọi ông là‘’thứ phản động đội lốt Mác-xít’’. Và từ đó ông bị theo dõi canh chừng gắt gao. Người tavẫn để ông đi lại tự do để mua thức ăn về tự nấu nướng lấy mà ăn. Có điều đáng nói làtrong số thức ăn rẻ tiền của ông người ta thường thấy có món thịt cóc. Cũng tương tựnhư hoàn cảnh của Nguyễn Hữu Đang đứng đầu nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm. (Xin xemChương 19). Nhưng hễ có ai gặp ông bất cứ ở chỗ nào, thì người ấy liền bị bắt để điềutra đủ chuyện. Vì vậy không ai dám gặp ông. Người ta còn nói chính vợ ông đã báo cáoông, rồi còn đòi ly dị để thành hôn lại với bạn ông là Bác Sĩ Nguyễn khắc Viện.(7) Tronghai năm từ tháng 4, 1991 đến tháng Tư, 1993 sống ở Pháp trên một căn gác lụp sụp, cũkỹ đầy gián của Tòa Đại Sứ việt cộng, ông cũng sống như một tên tù giam lỏng. Ôngtâm sự với mấy người thân là ông gặp ai đều phải báo cáo cho sứ quán, tuy cũngkhông hiếm khi ông lén lút gặp những người ông thích.Đến thời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư, với chính sách cởi mở, ông trở lạicầm bút.Những tiểu luận như ‘’Triết lý đi tới đâu ?’’ hay ‘’Vấn Đề Con Người và chủ nghĩalý luận không có con người’’ không gây được tiếng vang nào. Người ta coi ông như mộtông già lẩm cẩm chẳng mấy ai thèm chú ý. Năm 1991, vào thời gian chế độ cộng sản ởLiên Xô tan rã, không biết bằng cách nào ông lại được đảng giao cho công tác sangPháp với sứ mạng: ‘’Vận động trí thức Pháp ủng hộ chế độ hiện hành ở Việt Nam, vìnay đảng đã có chính sách cởi mở’’. Nhưng sang đến nơi ông không vận động gì cả màlại lợi dụng cái ‘’chính sách cởi mở’’ kia để hoàn tất một tác phẩm về chủ nghĩa Mác,nhằm chứng minh là Mác sai. Hết thời hạn, ông vận động xin gia hạn và ở cho đến khimất trong hoàn cảnh như đã nói ở trên. Theo ông Trần Tri Vũ, người đã được đàm đạovới ông nhiều lần trong những tuần lễ trước khi ông mất, thì tác phẩm mà ông định viếtđó là một tác phẩm nhằm chứng minh ‘’Mác sai chứ không phải tại người ta không hiểuMác và áp dụng sai’’. Ông mới chỉ viết được 4 chương, còn những chương quyết địnhthì chưa xong. Nhưng ông cũng cho ông Trần Tri Vũ và một vài người biết đại ý nhưsau: ‘’Tôi muốn chứng minh từng bước một bằng triết học là chủ nghĩa Mác nay đã hếtthời rồi. Bởi vì chính Mác đã sai. Mác sai từ những điểm cơ bản và cả về phươngpháp’’. Ông cũng thú thực chỉ mới khám phá ra điều đó từ tháng Tư năm 1992, tức làmột năm trước khi ông mất, và vào thời gian ông đã ở bên Pháp rồi. (8) Ông cũng nóitrong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng có những người thấy thuyết Mác xítcó gì đó không ổn, nhưng chưa chứng minh được là nó sai, hoặc không dám nói lên ýnghĩ đích thực của mình. Người khác thì ‘’ngậm miệng ăn tiền’’, chỉ cố ôm lấy chủ nghĩaMác để bảo vệ chức quyền, dù biết nó sai.Bây giờ hãy xem những gì ông viết từ vụ Nhân Văn-Giai Phẩm đã đụng chạm tớichủ thuyết của đảng ra sao, để đến nỗi ông bị trù dập như vậy. Vì khuôn khổ chươngsách, cũng như mục đích của toàn bộ soạn phẩm, chúng tôi không đề cập đến những gìông viết khi còn là một người theo thuyết hiện sinh, rồi khi mới rời bỏ Sartre quay sangphe Mác-xít, nhất là thời gian chưa về nước, như các bài báo đăng trên các tờ báoPháp Les temps modernes, La revue Internationale và Revue de métaphysique etmorale, mà chỉ trích dẫn mấy đoạn trong những bài báo đăng trên hai tờ Nhân Văn và122 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Giai Phẩm Mùa Đông nói trên.Trong bài ‘’Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ’’ (ngày 15.10.56) có đoạn sau đây:‘’Chúng ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-ninđã gột rửa những vết xấu của đời Stalin, với nội dung chân chính xây dựng trên kinhnghiệm kiến thiết chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, trong ấy dưới hình thức này hayhình thức khác, nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do dân chủ’’.Trong bài ‘’Nội Dung Xã Hội Và Hình Thức Tự Do’’ ông viết:‘’Tổ chức chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũngđoạn bởi những bệnh nặng nề: Quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cánhân’’...và:‘’...Nhưng vì cơ cấu của tổ chức lãnh đạo có hướng một chiều, rất nặng về tổchức và phương tiện đả thông, cưỡng bách mà những ý kiến phê bình của nhân dânhay cấp dưới thì lại hoàn toàn để cho cấp trên quyết định có nên xét đến và cho thảoluận hay không, cho nên những bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân trong tổ chứclãnh đạo đã có điều kiện khách quan để phát triển, đẩy mạnh tác phong đàn áp tưtưởng, phớt qua quy tắc dân chủ, biến những ý kiến chủ quan thành lập trường bất didịch. Nhờ những điều kiện ấy mà những phần tử lạc hậu, bảo thủ, đã ngăn cản ý kiếncủa quần chúng, cản trở việc sửa chữa sai lầm, cho đến lúc tác hại lớn quá, cơ sở đã bịtổn thất nặng nề, chỉnh đốn tổ chức ở Huyện và Tỉnh phát triển theo một thứ chủ nghĩa‘’nông dân lưu manh hóa’’. Rõ ràng những phần tử quan liệu bè phái đã lấy thành kiếncủa họ làm đường lối của lịch sử, biến những sai lầm của họ thành bánh xe vô tình củalịch sử. Một bộ máy hùng mạnh, xây dựng để diệt thù, đến lúc không thấy thù thì lạiquay về bạn, lấy bạn làm thù mà đập phá bừa bãi’’.Về tương quan giữa (đảng) lãnh đạo và nhân dân ông viết:‘’Nếu trong phần phê bình có phần ‘’bất mãn’’ thì có các bất mãn ấy mới sửachữa được sai lầm, có cái bất mãn ấy thì lãnh đạo mới thỏa mãn được nhân dân. Lãnhđạo theo đường lối quần chúng không phải chỉ là ngồi trên, mà ‘’tìm hiểu quần chúng’’.Vì như thế vẫn còn là tự đặt mình trên nhân dân, mà người lãnh đạo không có quyền tựđặt mình trên nhân dân...’’‘’Chính lúc trung ương tin tưởng rằng nhờ tổ chức chặt chẽ mà nắm được hết thìbiện chứng pháp của lịch sử đã quay lại vấn đề: ‘’tổ chức thoát ly quần chúng, lãnh đạorất yếu, chỉ đạo lung tung’’.Để bảo vệ lập luận của mình, và cũng để tự vệ, ông Thảo đã dẫn chứng ĐặngTiểu Bình, lúc ấy là tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, chưa bị họ Mao thanhtrừng, ông viết:‘’Trong bản tham luận đọc trước đại hội thứ 8 của đảng cộng sản Trung Quốc,đồng chí Đặng Tiểu Bình, hiện giờ là tổng bí thư của đảng cộng sản Trung Quốc, đãnói: ‘’Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không cóquyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân, đảng không cóquyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân’’.Người nói câu này sau đó đã bị Mao thanh trừng, cách chức. Dĩ nhiên ngưòitrưng dẫn câu của Đặng Tiểu Bình cũng không thoát cảnh trù dập. Vì lúc ấy Bắc Việtđương áp dụng chính sách Mao. Mặc dầu ai cũng biết cả hai nhà Mác xít này đều phátngôn theo đúng thuyết của Mác. Lúc ấy ông Thảo chưa thoát được ra khỏi cái khuôn đãđúc nên tư duy của ông, như ít ngày trước khi ông mất.Trước khi mất, ông Thảo đã nói gì với những người trong nhóm thân hữu TrầnĐức Thảo? Những lời tâm sự sau đây của nhà Mác-xít Trần Đức Thảo được ông Trần123 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tri Vũ kể lại trong bài ‘’phóng sự bên lề triết học’’ đăng trên Phụ Nữ Diễn Đàn đã nói ởtrên:Nhân nói về cảnh Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường phải bán sách quý cho người tagói hàng để có tiền mua thức ăn, ông Thảo nói:‘’Trí thức mà không biết nịnh bợ thì sống khổ hơn con chó’’.Ông cũng cho biết chính ông cũng đã từng có thời gian phải đi bắt cóc về ăn chocó chút ‘’protit’’. Được hỏi: ‘’Khi đã sang Pháp chuyến này ông có được tự do không ?’’Ông trả lời ngay:‘’Tự do cái gì! Chúng nó muốn đánh cho chết ấy chứ tự do cái gì ?’’. ‘’Gặp ai rồilà tôi cũng phải báo cáo với sứ quán. Riêng những buổi như thế này là gặp lén lút đấy’’.Sau đây là tóm tắt đại ý những gì ông Thảo thấy sai trong chủ nghĩa Mác, mặc dùđối với những người chống cộng thì nó đã hiển nhiên từ lâu rồi:‘’Mác sai từ những điểm cơ bản và cả từ phương pháp. Về cơ bản Mác đã chủtrương hy sinh hiện tại để xây dựng tương lai, hy sinh cá nhân để xây dựng tập thể. Cáitương lai xây trên cái hiện tại bị triệt tiêu, cái tập thể dựng trên những cá nhân đã bị trùdập, đàn áp, tiêu diệt nên nó không vững, không hợp với con người. Vì hy sinh hai nềntảng đó mà chủ nghĩa Mác không thể là một chủ nghĩa nhân bản được nữa. Cùng lắmnó chỉ có cái vỏ; bề ngoài là nhân bản, nhưng cốt lõi nó rỗng...Về mặt phương pháp, Mác tưởng rằng đã cải tạo được biện chứng duy tâm củaHégel thành biện chứng duy vật. Nhưng trong thực tế Mác đã bất lực không làm đượcđiều đó. Thay vì lấy những khoa học hiện thực như thống kê học để làm phương tiện,Mác và nhất là những môn đệ của ông như Lê-nin, đã lấy cái ý chí của mình làmphương tiện để tư duy, suy luận, nên nó luôn luôn đưa ra xa với thực tế, nó trở thànhduy ý chí, trở thành thứ biện chứng duy tâm đích thực, nên nó sai, nó hỏng. Hégel dùngbiện chứng duy tâm để nói chuyện trên trời nên nó ít tai hại. Mác mang phương pháp đóra lý giải chuyện dưới đất thì nó tai hại vô cùng’’.Trả lời câu hỏi của Trần Tri Vũ: ‘’Như vậy cụ phủ nhận hết những gì cụ đã viết vềMác, đã ca ngợi Mác ?’’ ông nói lớn như gắt lên:‘’Tất nhiên rồi! Hẳn phải là như thế!’’Phủ nhận tất cả những gì mình đã viết trước kia đối với ông Thảo, không phải làtự mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất, mà là làm theo phép biện chứng duy vật: ‘’phủ định củaphủ định’’ vậy.Trần Tri Vũ đã ca ngợi ông hết lời: ‘’Có nhà trí thức nào đã có được thái độ canđảm như vậy ?’’Nhưng những người không ưa thì bảo ông Thảo chỉ đón gió trở cờ đó thôi, chẳngcó gì anh hùng cả. Họ xét lại những hành động, thái độ của ông từ ngày ông ở trongTổng Ủy Ban Đại Diện Việt Kiều. Lúc ông đi với nhóm đệ tứ, lúc ông công kích đệ tứ,quay sang đệ tam, lúc ông theo chân Sartre, gọi Mác là ‘’petit philosophe’’ (triết gia nhỏ,xoàng thôi), lúc quay ra đả kích Sartre tôn thờ Mác. Khi về Việt Nam thấy Việt Minh lãnhđạo phong trào cải cách ruộng đất ông cũng về nông thôn làm cán bộ cải cách. Trong‘’chỉnh đốn cán bộ’’ ông cũng hăng hái tự phê, tự kiểm, hăng say ‘’lao động’’ nằm gainếm mật với các cán bộ đảng. Đến khi Khrutshchev hạ bệ Staline, ông mới theo nhómNhân Văn-Giai Phẩm, bài Staline. Khi cởi mở thời Nguyễn văn Linh ông cũng khéo léovận động để được đi Pháp để vận động cho đảng. Nhưng sang đến Pháp vào lúc LiênXô sụp đổ hoàn toàn, ông mới quay ra viết sách chứng minh Mác sai. Nhưng tác phẩmđánh Mác chưa xong thì ông đã ra người thiên cổ. Vì vậy người ta chỉ biết ông là ngườiMác xít. Tuy ông có can đảm chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chê lãnh đạo124 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Việt Nam. Nhưng chưa bao giờ ông từ bỏ đảng cộng sản Pháp mà ông đã gia nhập vàonhững năm đầu khi ông mới tới Pháp. Ông cũng không chịu để người phe quốc giachống cộng giúp đỡ trong lúc ông vô cùng túng thiếu và bị Tòa Đại Sứ việt cộng canhchừng, o ép, gần như giam lỏng. Ông bảo:‘’Nhiều người đã gợi ý về việc ấy. Nhưng tôi không nhận vì cái thế của tôi nókhác. Tôi là người làm công tác khoa học xã hội, là chuyên về triết học Mác xít, tôikhông làm chính trị, mà là làm công tác tư tưởng. Ở đây tôi không đứng về phe nào thìmới có ích lợi’’.Nhưng không biết ông có nghĩ lại: Khi ông bỏ dở việc nghiên cứu triết học, trở vềViệt Nam năm 1951, theo Việt Minh ‘’kháng chiến’’ và theo Việt Minh làm cải cách ruộngđất, có phải là hành động chính trị không, hay cũng chỉ là làm văn học ?Tôi xin phép mở một dấu ngoặc để nêu một câu hỏi: ‘’Tại sao những người cộngsản như Hồ chí Minh khéo thu hút trí thức như Trương như Tảng, Trần Đức Thảo...đitheo họ. Còn người quốc gia chống cộng thì lại bị trí thức từ chối khéo, lấy cớ khônglàm chính trị ? Phải chăng vì vậy mà phe quốc gia chống cộng đã thua ?Người không ưa Trần Đức Thảo nhất, mà ông cũng chẳng ưa gì ông ta, chính làTiến Sĩ Phạm huy Thông, người đã đả kích, thóa mạ, lên án ông nặng nề. Nào ‘’triết giaphản bội chân lý’’. Nào ‘’thành tích’’ chính trị của Thảo ở Pháp trước đây, lại toàn lànhững thành tích bất hảo. Mất gốc rễ dân tộc...’’ Nào ‘’Thảo chạy theo bọn Tờ-rốt-kít nóixấu kháng chiến và đảng cộng sản’’Trong bài báo của Phạm huy Thông nhằm hạ uy tín và kết tội Trần Đức Thảo cómột đoạn gây suy nghĩ cho những người bàng quang muốn tìm hiểu thái độ của trí thứcViệt Nam nói chung đối với cuộc kháng chiến bị lãnh đạo bởi đảng cộng sản: ‘’...Saumột thời gian Thảo xin về nước. Thảo nói với hai Giáo Sư Lê văn Thiêm và NguyễnHoán, đại ý rằng: ‘’Bọn cộng sản đã thắng thế rồi, trí thức chúng ta phải về nước màcùng thắng với họ mới được, kẻo họ củng cố địa vị thì chúng ta không còn chen chânđược nữa!’’ Câu nói để lộ một phần nào động cơ của Thảo về nước, không phải đểcùng toàn dân đánh giặc, mà chính là để tranh giành địa vị, chuẩn bị cho những mưu đồđen tối...’’ (báo nhân dân 4.5.1958)Ngoài những tay cai văn nghệ của đảng ở trong nước như Tố Hữu, Phạm huyThông thẳng tay đả kích và kết án Trần Đức Thảo vào lúc có vụ án ‘’Nhân Văn-GiaiPhẩm’’, cũng có những người ở ngoại quốc viết về ông Thảo một cách đứng đắn hơn,nhưng cũng hàm ý chê trách ông Thảo ‘’chỉ theo đám đông, theo bên mạnh’’. Và ôngThanh Bằng là một người trong số đó.Nhưng ông này cũng cho rằng ông Thảo là người chủ trương cách mạng tiểu tưsản chứ không chủ trương cách mạng vô sản. Và đặc biệt là ông ta đã nói rằng ‘’ôngThảo không quên khen tặng Việt Minh đã biết ‘’ngừng cuộc đấu tranh giai cấp’’ (!?) vì đãgiải tán Đông Dương cộng sản đảng để gây khối liên hiệp đoàn kết toàn dân!’’ Câu nàyđã cho thấy cái trò bịp giải tán đảng hồi 1946 thế mà lợi hại. Đến bộ óc của Trần ĐứcThảo cũng bị lừa.Để kết thúc chương này, chúng tôi xin mượn lời của ông Trần Tri Vũ, người đãcó cái may được gặp Giáo Sư Thảo nhiều lần trước khi ông qua đời, và cũng đã nghiêncứu kỹ những bài Giáo Sư Thảo viết, cũng như một số người khác đã viết về ông, rằngông Thảo là một người khó hiểu và khó đánh giá cho thật công bình. (9) Theo soạn giả,có lẽ ông Thảo không phải là người đón gió trở cờ, chỉ thấy ai mạnh là theo, thấy chỗnào đông là tới như ông Thanh Bằng xét đoán. Nhưng vì ông có học vị, có tiếng tăm, lạicó hoài bão lớn nên muốn dùng sở năng của mình để làm nên một cái gì đó cho dân125 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cho nước. Nhưng chẳng may ông đã chọn lầm con đường Mác xít, con người Hồ chíMinh. Mà điều này chẳng cứ gì ông hay Trương như Tảng hay Nguyễn Mạnh Tườngmà rất nhiều người khác cũng bị lầm như vậy. Cũng như nhìn rộng ra trên thế giới,những Bertrand Russel, Jean Paul Sartre, Picasso, Tagore, Bernard Shaw, AlbertCamus, Anatole France...Ông Allen Dulles, em Ngoại Trưởng Foster Dulles, nguyênGiám Đốc Trung Ương Tình Báo Mỹ (CIA) thời Tổng Thống Eisenhower, trong bài báo:‘’Muốn thắng cộng sản phải tìm hiểu cộng sản’’ phổ biến vào cuối thập niên 50, đã thúthực là trong khi nghiên cứu sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và phong trào đệtam quốc tế, ông, với tư cách là một chuyên viên cao cấp về tình báo, đã lấy làm lo ngạirằng thuyết Mác Xít không chỉ thu hút đám đông, mà nó có một sức hấp dẫn rất lớn đốivới giới trí thức trẻ. Chúng tôi hy vọng sẽ mổ xẻ thêm vấn đề ở chương tổng kết. (10)Chú Thích:1.- Theo lời tường thuật của ông Trần Tri Vũ trong Phụ Nữ Diễn Đàn số 122,(1994). Liên Tiếp trong nhiều số báo từ ngày ông Thảo mất, Trần Tri Vũ đã cho đăngloạt bài ‘’phóng sự bên lề triết học’’ kể lại những gì ông Thảo nói với nhóm các ông, cóđược ghi băng làm tài liệu. Bạn đọc muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc Phụ Nữ DiễnĐàn các số 116-1222.- Sau này ông Viện cũng bất mãn quay ra phê bình đảng.3.- Xem đoạn cuối Chương 11, Trương như Tảng.4.- So với bằng Thạc Sĩ của các ông Vũ Quốc Thúc và Nguyễn Cao Hách (trongnhóm ‘’Quê Hương’’ của ông Ngô Đình Nhu) thì kém xa. Theo chế độ học chính và vănbằng của Pháp lúc đó. Thạc Sĩ Luật, Y là Giáo Sư Đại Hoc. Thạc Sĩ Triết hay VănChương, Toán chỉ là Giáo Sư Trung Học. Ở Pháp cũng như ở Việt Nam (trước 75), aidậy ở bậc trung học cũng thường được gọi là Giáo Sư (professor), không như ở Mỹthường chức Giáo Sư (professor) chỉ dành cho người dậy Đại Học hoặc tương đương.Trong Ngành Y và Ngành Luật bằng Thạc Sĩ cao hơn bằng Tiến Sĩ. Còn Ngành Triết,Văn, Văn Phạm, Khoa Học thì ngược lại. Ông Trần Đức Thảo chỉ có bằng Thạc Sĩ chứchưa có bằng Tiến Sĩ Triết Học.5.- Jean Paul Sartre (1905-1980) là Triết Gia Pháp sáng lập trường phái HiệnSinh, hay Sinh Tồn (existentialisme). Một thời gian ông cũng là người có cảm tình vớiphái Mác xít, cũng như nhà danh họa Tây Ban Nha Picasso, trường phái Lập Thể.Sartre nổi tiếng với những tác phẩm La Nausée (Buồn Nôn), Les mains sales (Bàn taybẩn) rất được thanh niên thời ấy thích, cùng với những tác phẩm của Francoise Sagan(tiểu thuyết gia và kịch tác gia Pháp sinh năm 1935) như Bonjour Tristesse (Buồn ơichào mi)...6.- Mãi đến 1956 ông mới được cử làm Giáo Sư Đại Học những phụ trách mônsử cổ đại, rồi môn lịch sử triết học.7.- Khi còn học ở Pháp ông Viện đã hăng say hoạt động trong phong trào sinhviên hải ngoại cứu quốc và được coi như lãnh tụ sinh viên theo Việt Minh. Gần đây ôngViện đã có đề xuất với nhà cầm quyền những điều cần sửa đổi. Nên bị coi như thànhphần khả nghi đối với chế độ.8.- Phụ Nữ Diễn Đàn số 122, trang 74.9.- Trần Tri Vũ có thuật lại rằng Trần Đức Thảo rất sợ sệt, thận trọng trong cáchxưng hô đảng. Khi nói với người thường chưa quen biết ông dùng những từ ‘’đồng chí’’,‘’đảng ta’’. Khi người đối thoại thân rồi ông gọi ‘’họ’’, và với người rất thân ông dùng từ‘’nó’’, ‘’chúng nó’’.10.- Xin xem ‘’Sách Lược Xâm Lăng của Cộng Sản’’ của Minh Võ, tái bản năm126 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


1970, trang 6CHƯƠNG XIIINGUYỄN CHÍ THIỆN HAY LÝ ĐÔNG AThoạt tiên chúng tôi nghĩ không nên xếp Nguyễn chí Thiện cùng với những tácgiả phản tỉnh trong soạn phẩm này. Thơ của ông là thơ chống cộng mạnh mẽ, đầy xáctín, như phát xuất từ tim gan, từ tiềm thức hay do trực quan huyền bí mà thành. Và tôinghĩ ông đã đứng trong hàng ngũ những người quốc gia chống cộng ngay từ đầu.Nhưng rồi đọc kỹ tác phẩm của ông tôi thấy ông cũng đã có lần ‘’lầm lỡ’’ như trong bàithơ: ‘’Mỗi lầm lỡ’’ sau đây:Cuộc đời tôi có nhiều lần lầm lẫnLầm nơi, lầm lúc, lầm người.Nhưng cái lầm to uổng phí cả đờiLà đã nghe và tin cộng sản.Vì vậy mà mới có chương này.Cách đây hai chục năm, vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ hai 16.7.1979, đúng lúc cửaTòa Đại Sứ Anh ở Đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội mở ra, có một người Việt Namkhoảng 40 tuổi chạy xồng xộc vào để trao một tập thơ mang tựa đề Hoa Địa Ngục, lạicó mấy chữ Pháp: ‘’Fleurs de l’Enfer’’ bên dưới. Bốn nhân viên Việt Nam và công angác cửa đã không cản được (1) ông ta trao tập thơ tận tay các viên chức ngưòi Anh,kèm theo còn có một lá thư viết bằng Pháp văn đại ý nhân danh hàng triệu nạn nhâncủa chính quyền Hà Nội độc tài áp bức xin cho phổ biến tập thơ để tố cáo những tội áccủa nhà cầm quyền. Người chuyển tập thơ và bức thư đã bị bắt ngay khi ra khỏi cửaTòa Đại Sứ. Ai cũng hiểu là sau đó chỉ có ngục tù, biệt giam hay cấm cố. Đó là chưa kểcho đến nay vẫn còn có người bảo ông đã bị thủ tiêu rồi. Có đọc bài ‘’tôi không tiếc’’ ôngviết năm 1971 có chép trong tập thơ đó ta mới hiểu được tại sao ông dám liều mạnglàm một hành động điên rồ như trên. Bài ‘’tôi không tiếc’’ chỉ vẻn vẹn có 5 câu:Tôi không tiếc khi bị đời sa thải,Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen.Những vần thơ trong đêm tối đê hèn,Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất.Tôi sẽ tiếc khóc âm thầm trong đất.Mười một năm sau nằm trong nhà lao dĩ nhiên ông không biết rõ số phận tập thơmà ông liều chết trao cho người ngoài ra sao, nhưng ông tin tưởng ở Trời Phật, ởThượng Đế:Mệnh ta có Trời, bay sao hại nổi taVà:Thượng Đế nhân từ sẽ mở lối raTa sẽ vượt quaThơ sẽ bay xa (1982) (++)Tập thơ không mất. Và nó đã bay xa thật. Nó đã được chuyển về Luân Đôn rồitrao cho Giáo Sư Patrick Honey thông thạo Việt Ngữ (người đã giới thiệu cuốn ‘’Fromcolonialism to communism’’ của Hoàng Văn Chí, xin xem Chương 1.) Ông Honey cóquan hệ mật thiết với Đài BBC trong nhiều thập kỷ, nên tập thơ được chuyển tới tay ĐỗVăn, tức Đỗ Doãn Qũy, là một trong những nhân viên cốt cán của ban Việt Ngữ ĐàiBBC. Mùa Hè năm sau, 1980, ông Châu Kim Nhân, cựu Bộ Trưởng Tài Chính Việt NamCộng Hòa (2), nhân chuyến viếng thăm Anh Quốc là nơi ông đã tu nghiệp hồi cuối 1963,127 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đầu 1964 và đã từng có những liên hệ với đài này, đã được ủy thác để đem về trao lạiông Nguyễn Thanh Hoàng trong nhóm Văn Nghệ Tiền Phong để yêu cầu phổ biến ởMỹ.Một tháng sau, ở Mỹ xuất hiện một tập thơ mang tựa đề: ‘’Tiếng Vọng Từ ĐáyVực’’, nhưng lại không phải do nhóm Văn Nghệ Tiền Phong in. Mãi đến tháng 10 VănNghệ Tiền Phong mới cho ra được một tập thơ nội dung hầu như y nguyên nhưng vớitựa đề khác: ‘’Bản chúc thư của một người Việt Nam’’ (tác giả: Khuyết Danh.) Cuốisách, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong có mấy lời gửi độc giả, giải thích vì sao chưa cóbản dịch Anh ngữ, đồng thời cũng cho biết có người muốn tranh giành bản quyền in, nóithẳng ra là đánh cắp tập thơ. Văn Nghệ Tiền Phong cho in tập thơ với giá bán 150 xu,có thể là lỗ vốn, đồng thời tuyên bố ‘’mọi người đều có toàn quyền in lại, phổ nhạc hoặcdịch thuật’’.Lúc ấy thì chưa ai biết tác giả của ‘’Bản chúc thư’’. Mãi đến tháng 11 năm 1985,hơn 6 năm sau ngày tập thơ được trao cho Sứ Quán Anh tại Hà Nội, nhờ có bà chị ôngThiện là Nguyễn Thị Hảo được phép vào tù thăm em, người ta mới biết tác giả tập thơlà Nguyễn chí Thiện. Nhưng khi tin này loan ra ngoại quốc thì có người tin có ngườikhông. Trong số những người không tin có các ông Lê Tư Vinh, Trần Ngọc Ninh (BácSĩ, Giáo Sư, cựu Bộ Trưởng) và nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường. Những vị này đềuviết trên tờ Vạn Thắng của ông Lê Tư Vinh rằng tác giả chính là lãnh tụ Đảng Duy Dân,Thái Dịch Lý Đông A. Họ còn bảo đó là tiếng pháo lệnh của đảng trưởng ban ra để tổngtấn công vào thành trì cộng sản. Một trong những lý do được viện dẫn cho lập luận lạlùng này là hào khí và văn phong của tập thơ giống hệt văn phong trong tập ‘’HuyếtHoa’’ và những tác phẩm khác của Lý Đông A.Cuối năm 1992 ông Trần Nhu, một bạn tù với Nguyễn chí Thiện đã viết một cuốnsách mỏng bác bỏ những ý kiến trên. Chứng cứ mạnh nhất của ông là lý thuyết gia LýĐông A đã mất năm 1946, lúc đó vai trò của Tôn đức Thắng chưa ai biết và cũng chẳngcó địa vị gì trong chính quyền. Trong thơ của Nguyễn chí Thiện thì lại có nói đến ‘’bácHồ và bác Tôn’’ (Bác Hồ rồi lại bác Tôn, cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng. Nước da haibác màu hồng, nước da các cháu nhi đồng màu xanh. Giữa hai cái mặt bành bành,những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò). Như vậy không thể nào là của Lý Đông Ađược. Nhưng các tác giả trong ‘’Vạn Thắng’’ không phục vì họ nghĩ Lý Đông A vẫn cònsống. Năm 1946 ông chỉ mất tích, tuy nhiều người lúc ấy quả quyết ông bị Việt Minh thủtiêu rồi, cũng như trường hợp ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đảng Đại Việt.Gần đây ngay sau khi Nguyễn chí Thiện xuất hiện tại Mỹ bằng xương bằng thịt,vẫn còn có người bảo đây chỉ là Thiện giả, vì Thiện thực đã bị cộng sản giết rồi. Và họlý luận rằng cứ đọc thơ của Thiện sau này so với tập Hoa Địa Ngục thì thấy kém xa.Hơn nữa từ khi sang Mỹ không thấy ông Thiện làm thơ.Nhắc lại những ý kiến trên chỉ là để thêm tin tức chứng tỏ ông Nguyễn chí Thiệnlà người gây sôi nổi về nhiều mặt. Chứ thực ra đến nay thì những lập luận cho rằng đâylà Nguyễn chí Thiện giả không còn đứng vững được. Bằng chứng cụ thể nhất là khi tớiMỹ ông đã đến ở nhà người anh ruột ở Virginia trong một thời gian khá lâu. Mà ngườianh ruột này lại là Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị ‘’học tập cải tạo’’ 13 năm,gần bằng nửa thời gian ở tù của ông em ‘’ngục sĩ’’.Đúng là Nguyễn chí Thiện là người gây sôi nổi, hào hứng trong giới truyền thôngViệt Nam hải ngoại, nếu không nói là trên khắp thế giới. Vì thơ ông đã được dịch ra cácthứ tiếng Anh, Pháp, Đức và Tiệp Khắc. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã từngdịch nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam sang Anh ngữ, gần đây cũng dịch 9 phần 10 những128 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ài thơ của Nguyễn chí Thiện trong tác phẩm ‘’Hoa Địa Ngục’’ thành ‘’The flowers ofhell’’ dày 552 trang, ra mắt tại miền Đông ngày 21.4.1996. Tại hội nghị của Văn BútQuốc Tế ở Hambourg, Đức năm 1986 thơ của Nguyễn chí Thiện cũng được trình bàyqua các bản dịch Đức ngữ và Anh ngữ (do dịch giả Huỳnh Sanh Thông). Sau đó ít lâuTiến Sĩ Bùi Hạnh Nghi, với sự khuyến khích của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (lúc ấy doLuật Sư Trần Thanh Hiệp làm Chủ Tịch), cũng đã dịch đúng 100 bài thơ tiêu biểu nhấtcủa Nguyễn chí Thiện, kể cả trường thi Đầm Lầy, ra tiếng Đức: ‘’Echo Aus DemAbgrund’’ (Tiếng Vọng Từ Đáy Ngục).Nguyễn chí Thiện đã được 3 giải thi văn quốc tế. Ông còn được Văn Bút ViệtNam Hải Ngoại, dưới thời nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm Chủ Tịch, hai lần (1990 và1991) đề nghị nêu tên ông làm ứng tuyển viên giải Nobel về văn chương, bằng vàonhững vần thơ tiên tri sự sụp đổ của chế độ cộng sản thế giới như: ‘’Sẽ có một ngàycon người hôm nay, vứt súng, vất cùm, vứt cờ, vứt đảng’’. Hai câu thơ này ông viết 20năm trước khi Liên Xô sụp đổ.Vài hàng về cuộc đời nhà thơ Nguyễn chí Thiện:Theo nhà báo chuyên nghiệp Chử Bá Anh trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của ôngtháng 12 năm 1991 thì Nguyễn chí Thiện sinh năm 1933 (3) tại Phố Hàng Bột, Hà Nội.Độc Thân, có hai người chị: Bà Hoàn sinh năm 1921 và bà Hảo sinh năm 1923 quê HảiPhòng. Ngoài ra ông còn có một người anh ruột tên là Nguyễn Công Giân, cựu TrungTá Việt Nam Cộng Hòa từng tham gia phái đoàn Hội Nghị Paris 1973. Sau 1975 TrungTá Giân bị bắt đi ‘’cải tạo’’ 13 năm. Hiện ở Tiểu Bang Virginia, miền Đông Hoa Kỳ.Trước khi bị bắt Nguyễn chí Thiện dạy Anh, Pháp văn tại tư gia. Lần thứ nhất ôngbị bắt giam trong hai năm vì cho ra báo ‘’Vì Dân’’. Lần thứ hai, vì có chân trong ‘’phongtrào Đoàn Kết’’, nên lại bị bắt giam ba năm từ 1961 đến 1964. Lần thứ ba ông bị giam từ1967 đến 1977 đúng vào thời gian có ‘’vụ án xét lại chống đảng’’. Trong 10 năm tù lầnnày ‘’...tôi nằm xà lim hơn 8 năm, sống bẩn thỉu hôi hám như một con chuột cống, cóđiều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững’’. Khi được ra khỏi xà limông có bị giam cùng trại với Vũ thư Hiên hơn một năm. Lần thứ tư ông bị giam 12 năm3 tháng. Đó là khi ông xông vào Tòa Đại Sứ Anh ở Hà Nội để trao tập thơ Hoa Địa Ngụcnhư đã nói trên. Lần này ông bị giam ở Hải Phòng 6 năm sau đó bị chuyển về Hỏa Lò ởHà Nội. Ông được tha ngày 22 tháng 10 năm 1991, cùng dịp với nhà văn nữ Dương thuHương, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và Linh Mục Dòng Tên Lê Đan Quế. Những người nàyđược thả cách nhau chỉ ít ngày do sự can thiệp mạnh mẽ của Văn Bút Quốc Tế. Ký giảĐoàn Văn của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn cho biết chính Thủ Tướng Anh John Major đã đíchthân can thiệp cho nhà thơ Nguyễn chí Thiện được phóng thích. Không kể hàng trăm tổchức người Việt hay người ngoại quốc đua nhau can thiệp cho ông từ nhiều năm trước.Vì tên tuổi ông đã vang khắp thế giới nên lần này được tha ra ông sống tươngđối thoải mái hơn những lần trước, mặc dầu sức khỏe rất yếu kém, vừa bị đau thầnkinh, đau tim, sa trực tràng và một con mắt xem không còn rõ. Ngày 2 tháng 6 năm1993 ông đã có thể tiếp nhà báo Nam Trân và trả lời 16 câu hỏi của cô tại ngay tư gia ởĐường Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.Việc ông Nguyễn chí Thiện được sang Mỹ theo chương trình ODP là nhờ bà ĐỗMùi, Chủ Nhiệm báo Việt Nam Tự Do tại San Jose đã yêu cầu ông Noboru Masuoka,Đại Tá Không Quân hồi hưu, người Mỹ gốc Nhật đứng ra can thiệp với đại sứ việt cộngLê văn Bàng tại Liên Hiệp Quốc. Ông Masuoka cũng gửi thư cho Tổng Thống BillClinton và Ngoại Trưởng Christopher cùng nhiều nhân vật có thế lực khác trong chínhphủ Mỹ cho ông được đứng ra bão lãnh cho nhà thơ Nguyễn chí Thiện. Cuộc vận động129 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


và thủ tục tiến hành trong hơn một năm mới xong vì một vài trở ngại về phía chínhquyền Hà Nội cũng như phía Mỹ. Ban đầu thử nghiệm phổi của ông dương tính, vìtrước ông đã từng bị lao phổi. Năm 1960, khi mới đi tù được ít tháng ông đã bất nhẫn vìcảnh tù tội quá cực khổ, nên đã nghĩ mình không thể chịu đựng được 10 năm:Thời gian hỡi, ta van ngươi nói thật.Ngày bão bùng hoa nổ có lâu không ?Năm, mười năm ta có thể chờ trông.Có thể để cho ngươi làm khổ.Nhưng lâu quá ta dùng dao cắt cổ.Chặt đứt đầu ngươi dù đứt cả đời ta. (4)Nhưng rồi sau 27 năm tù tội, cuối cùng Nguyễn chí Thiện đã thấy được bến bờ tựdo. Tuy rằng Hoa Tự Do chưa thực sự nở trong nước cho bao ngưòi cùng cảnh ngộ vớiông trước đây.Nhà thơ Nguyễn chí Thiện đặt chân lên đất Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1995. Saumấy tiếng đồng hồ dừng chân ở San Francisco, ông được đưa đến Thủ Đô Hoa Kỳ rồivề ở nhà ông Nguyễn Công Giân là anh ông ở Thành Phố Herndon, thuộc Tiểu BangVirginia. Tại hai phi trường San Francisco và Dulles ông đã được nhiều nhà báo vànhững người ngưỡng mộ ông đón tiếp nồng nhiệt. Trong năm 1996 ông đã đi diễnthuyết nhiều nơi trên đất Mỹ rồi cả Âu Châu và Úc Châu. Ở đâu ông cũng được rấtđông thính giả ca ngợi về những lời chống cộng đanh thép, hùng hồn của ông. Trongnăm 1997-1998 ông ở cùng với nhà văn Vũ thư Hiên trong một căn nhà do một tổ chứcvăn hóa Pháp cấp tại Thành Phố Strasbourg. Gần đây người ta có thấy ông xuất hiệncùng với Bùi Tín trong đám tang ông Lê Đình Điểu, chủ nhiệm tờ ‘’Thế Kỷ 21’’ ở QuậnCam.Mấy vần thơ bi hùng từ một tâm hồn bất khuất:Trong lời giới thiệu tập ‘’Hoa Địa Ngục I’’, do tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong xuấtbản tháng 10 năm 1980, cách nay gần 20 năm, với nhan đề ‘’Bản chúc thư của mộtngười Việt Nam’’, ký giả Lê Triết (5) đã hết lời ca ngợi nhà thơ ‘’khuyết danh’’ như sau:‘’Tập thơ bi hùng này đã được viết bằng tim bằng óc của một người trên hai chụcnăm trời, vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho chân lý đã lê tấm thân mòn mỏi tại hầu hếtcác trại tù khủng khiếp nhất trần gian’’.‘’Nội dung tác phẩm không phải chỉ là tiếng thở dài não nuột của một cá nhân màchính là tiếng thét phẫn nộ, tiếng cười thách đố bạo ngược, tiếng khóc uất nghẹn của cả50 triệu người Việt Nam.... ‘’Chỉ cần đọc qua tập thơ này chúng ta cũng đủ thấy bạo lực không đè bẹpđược lương tâm, khủng bố không khuất phục nổi ý chí. Súng đạn không thể khóa họngđược tự do’’.Trong lời giới thiệu dài 13 trang sách này, Lê Triết đã trích dẫn khá nhiều câutrong tác phẩm để làm chứng cho lập luận của ông. Trước khi trưng dẫn theo ý riêngchúng tôi xin lựa một vài câu đã được Lê Triết đem vào bài tựa của ông.Trước hết Lê Triết so sánh Nguyễn chí Thiện với Cao Bá Quát. Ông nhắc lại 4câu thơ danh tiếng một thời của họ Cao:Một chiếc cùm lim chân có đế.Hai vòng xích sắt bước còn vương.VàBa hồi trống dục, đù cha kiếp!Một phát gươm đưa...(bỏ) mẹ đời!130 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Rồi ông viết:‘’Thái độ của Cao Bá Quát là một thái độ ‘’bất cần’’. Nhưng nội dung vẫn cho tathấy cái tâm trạng của một kẻ thua cuộc và cam đành với số phận. Chúng ta không thấytrong ông cái hào khí của một người tự biết mình chết cho đại nghĩa. Chúng ta khôngthấy Sự Sống trong cái chết của ông...Trái lại tập thơ của ‘’Người tù miền Bắc’’ dù trongbất cứ hoàn cảnh bi đát nào, trạng huống thê thảm nào đi nữa cũng thể hiện một ý chívùng lên, bất khuất. Sống cho đại nghĩa và chết cho đại nghĩa.‘’Trong cái chết ông chọn, có sự sống tràn đầy, có lửa đấu tranh ngùn ngụt...:Dù ngàn muôn họng súng đen sìPhục đón trên đường thiên lý,Ta dám sống và ta dám nghĩChuyện dám làm, dám chết, lẽ đâu không.Ta sẽ dành cho sự thành côngBảo bối cuối cùng. Mạng Sống’’.So sánh với thơ của Trần Dần: (’’Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà.Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ’’.) ông viết:’’Cái cảnh thê lương bi đát, mà Trần Dần đã mô tả, tuy có thấm thía nhưng vẫnchưa đủ để thể hiện cả một xã hội tang hoang như bức tranh của ’’người tù miền Bắc’’:...Đất này chẳng có niềm vuiNgày quệt mồ hôi đêm chùi lệ ướtTrại lính trại tù người đi không ngớtNgười về thưa thớt dăm ba...Trẻ con đói xanh như tầu láCầy bừa phụ nữ đảm đangChốn thôn trang vắng bóng trai làngGiấy báo tử rơi đầy mái rạBuồn tất cả.Chỉ cái loa là vui.’’Trước một thực trạng đen tối như vậy, tác giả vẫn không chịu mất niềm tin, ôngbiết từ đau thương đổ nát hoang tàn ấy, một ngày nào đó, quê hương sẽ phải vùng dậy:Đừng sợ cái cực kỳ man rợDù nó đang thịnh thời rông rỡ (hay rong ruổi ?) nơi nơiPhải vững tin vào bước tiến con ngườiVì khi nó bị dìm ngang súc vậtCũng là lúc nó tìm ra sức bật......Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơnSong sức sống con người hơn tất cảTrước sau sẽ vùng lên quật ngãLũ quỷ yêu xuống tận đáy bùn lầy’’.Vì vậy mà ‘’Người dân miền Bắc, kinh nghiệm hơn, ngồi than tiếc kẻ thù xưa: Ôithằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổiNay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.Vì:Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừngMà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả’’.Đây hãy xem cảnh tù nhân được Nguyễn chí Thiện ví như vượn, như khỉ. Vẫn doLê Triết trích dẫn:131 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Từ vượn lên người mất mấy triệu nămTừ người xuống vượn mất bao năm ?Xin mời thế giới tới thămNhững trại tập trung núi rừng sâu thẳmTù nhân ở truồng từng bầy đứng tắmRệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tămKhoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém bămĐánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm...‘’Cái chết chẳng còn là một sự đáng lo sợ nữa vì cuộc sống đã trở thành địa ngụctrần gian:...Lũ mặt người dạ thú xông raKhiến đồng xaNơi mấp mô mồ mảCác hồn ma cũng hả vong linhVì thấy địa ngục của mìnhCòn ít nhục hình hơn dương thế’’.Lê Triết đã hoàn toàn đồng ý với Nguyễn Chí Thiện rằng cái chế độ khủng khiếp đếnnhư vậy thì chỉ còn có một con đường:‘’Con đường máu con đường giải thoátDù có phải xương tan thịt nátTrong lửa thiêng trừng phạt bọn gian maDù chết chưa trông thấy nở mùa hoaThì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!......Nếu chúng ta đồng tâm tất cảLấy máu đào tươi thắm tưới cho hoaMáu ươm hoa hoa máu chan hòa......Lấy máu trút ra tạo thành sông nướcMới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược’’.Những vần thơ trên trích từ bài trường thi ‘’Đồng Lầy’’, dài 400 câu, thoangthoảng mùi hương rùng rợn của ‘’Hoa Địa Ngục’’, một loài hoa ươm bằng máu và nướcmắt trong một thứ địa ngục trần gian. Tác giả kêu gọi mọi người hãy vùng lên, nổi lênbên trên máu và nước mắt để thoát cảnh ‘’đồng lầy’’. Nhưng cho đến nay ngoài nhữngvần thơ máu của Nguyễn chí Thiện, người dân trong nước mới chỉ vùng lên đến mứcthơ nước mắt khóc thầm của những Trần Dần, Trần Duy, Phùng Quán, bài giảng sámhối của Chân Tín...tiểu thuyết ‘’lửa buồn’’ của những Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh),Dương thu Hương (Những thiên đường mù), Nguyễn huy Thiệp (Ông tướng về hưu)...,Nhật Ký Sắt của Nguyễn ngọc Lan...và những lời tuyên bố đanh thép của những TrầnĐộ, Nguyễn thanh Giang...Những cuộc vùng dậy ở Thái Bình, Đồng Nai, Nam Định đãdừng lại vì bị chặn ngăn không cho trở thành đẫm máu.Nói chi đến cuộc rút lui nhục nhã của Mỹ, bỏ rơi miền Nam cho cộng sản và sựthảm bại của các chính quyền quốc gia. Trong ‘’Hoa Địa Ngục tập I’’ (chúng tôi đặt tênlại như thế), xuất bản năm 1980, chỉ có dăm bài được viết sau tháng Tư, 1975. Trongmột bài thơ vắn, Nguyễn chí Thiện có nói đến chuyện Mỹ rút lui nhục nhã. Nhưng ôngkhông tuyệt vọng vì biến cố 30 tháng Tư. Trái lại ông viết:‘’Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho cộng sảnSức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu thanGiữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn132 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


THƠ vẫn bắn và thừa dư sức đạn!Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạnKhông dành cho thế lực yêu gianTuyệt vọng dẫu lan trànHy vọng dẫu tiêu tanDân nước dẫu đêm dài ai oánThơ vẫn đó, gông cùm trên vánÂm thầm, thâm tím, kiên ganBiến trái tim thành ‘’chiếu yêu kính’’ giúp nhân gianNhận rõ nguyên hình cộng sảnTất cả suy tàn, sức thơ vô hạnThắng không gian và thắng cả thời gianSắt thép quân thù năm tháng rỉ han’’. (6)Những vần thơ trưng dẫn ở trên đều trích từ tập thơ xuất bản năm 1980. Năm1996, gần một năm sau khi đến Mỹ, Nguyễn chí Thiện đã cho xuất bản tiếp những bàithơ ông làm sau 1975, nhưng chưa có trong tập thơ mà ông trao cho Sứ Quán Anh ởHà Nội năm 1979. Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn một số câu trong cả hai tập thơ, nayđược đặt tên là Hoa Điạ Ngục tập I và Hoa Địa Ngục tập II (Hạt Máu Thơ) để xem tácgiả đã nói gì về Mác Lê, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản Việt Nam, cùng những cảnhđau thương trong xã hội chủ nghĩa miền Bắc.Nguyên cả bài ‘’Đồng Lầy’’ dài 400 câu phải nói là một bức tranh sống động môtả xã hội cộng sản, chẳng phải chỉ ở trong tù, là nơi phát xuất ra nó, mà là ở trong cả‘’nước’’, một thứ tù lớn so với tù nhỏ của tác giả. Trong bài này Nguyễn chí Thiện gọiHồ chí Minh là Hồ ly (tinh):‘’Hang Pác Bó hóa thành hang ác thúBác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly’’Là quỷ vương:‘’Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt màyĐứng trước đảng kỳ trịnh trọngĐọc lời khai mạc thuở hoang sơTập tụ đảng viên đại hội dưới cờNguyện đem cuộc đời hơi thởĐạp bằng, phá vỡNgàn năm văn hiến ông cha...’’Trong Hoa Địa Ngục tập II, nhắc đến ông Hồ có lần không nhận bà chị ruột,Nguyễn chí Thiện viết:‘’Mấy chục năm xa nước bác không viết phong thư nàoVề thăm gia đình trong nước.Cách mạng thành công, bác vịn cớ bận, bất cầnBác Hồ ơi, bác không yêu nhà, bác làm sao yêu đượcNước!Không yêu người thânBác làm sao yêu được nhân dân!Chỉ những kẻ ngu đầnBị mê lóa bởi tuyên truyền điêu tráMới tin bác là đạo cao đức cảYêu nước thương nòi, có nghĩa có nhân133 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Đến chị ruột bác kia, khi còn sống ở dương trầnCũng từ bác, coi là không có bácVì bác đối với thâm tình quá bạcChị bác, bà Thanh nói vậy nhiều lầnBác vu cho bà là bị tâm thần!...’’Những vần thơ sau đây còn cho thấy tác giả gọi Hồ chí Minh là Ma vương và Lêninlà Quỷ Chúa, nếu để ý rằng Lê-nin sinh năm 1870 và bài thơ làm năm 1972:‘’Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma vươngLũ tiểu yêu ngang dọc đầy đườngĐốc thúc nghe rình lời than tiếng thởThằng này, sao mặt mày không hớn hởThằng kia, sao dám thở dài ?Lũ chúng bay phải làm việc bằng haiĐể quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi’’.Còn đây là Mác trước con mắt nhà thơ:‘’Học thuyết Mác, một linh hồn u ámKhông gốc rễ gì trên mảnh đất ông chaMấy chục năm phá nước phá nhàĐã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!’’Chua chát, đắng cay hơn, quyết liệt hơn là bài ‘’Khi muối chát’’:‘’Khi muối chát đưa vào mồm thấy ngọtVà khi lá sắn thấy bùi, thơmCũng là khi tôi lấy máu lẫn đờmQuết vào mặt Mác Lê bằng mọi giáKể cả giá treo cổ’’.Riêng về Hồ chí Minh với câu nói để đời: ‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’ nhà thơđã dùng ngay câu nói đó làm đầu đề một bài thơ 49 câu để kể tội:‘’Không có gì quý hơn độc lập tự doTôi biết nó, thằng nói câu nói đóTôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nóViệc nó làm, tội nó phạm ra sao.Nó đầu tiên đem râu nó bện vàoHình xác lão Mao lông láBàn tay Nga đầy băng tuyết giáCũng nhoài qua lục địa Trung HoaKhông phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xaNó đứng không yên, tất bật, điên đầuLúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào NgaNó gọi Tầu Nga là cha anh nóVà tình nguyện làm con chó nhỏXông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh...(...bỏ qua 27 câu)Ôi độc lập tự do!Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đóĐất Bắc mắc lừa mất vào tay nóNhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nóNó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to’’. (8)134 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Bài thơ trên ông làm năm 1968. Ông chửi bác đã đời. Nhưng trước đó 4 năm ông viết:‘’Hôm nay 19.5Tôi nằmToan làm thơ chửi BácVần thơ mới hơi phang phácThì tôi thôiTôi nghĩ BácChính trị gia sọt rácKhông đáng để tôiĐổ mồ hôiLàm thơDù là thơ chửi BácĐến thằng MácTổ sư Bác!Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!Thôi hơi đâuMặc thây bọn văn sĩ cô đầuVuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.Thế rồi tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác!’’Và trước nữa, năm 1962, khi mới vào tù mấy tháng, nhà thơ đã nặng lời với Mác:‘’Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻThiên đường cụ hứa như thế kia a ? (trang 147)Về đảng Nguyễn chí Thiện đã viết khá chi tiết trong 3 bài ở tập I:1. Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướpGiải phóng đàn bà thành đĩ thành trâuGiúp người già bằng bắt bớ rể dâuVà cải tiến dân sinh thành xác mướpĐảng thực chất chỉ là đảng cướp…2. Từ buổi Đảng về họ mạc tới thămDo thông cảm chỉ ngồi chơi chốc látMiếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bátTrẻ già khao khát tháng nămCon chó con mèo mất tích mất tămVì đâu nông nỗi...(bỏ nhiều câu)...Ôi từ buổi Đảng về làm chủKhổ nhục chất chồng không thể đo cânCụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!Con chuột mà có dịp tháo thânCũng ba cẳng bốn chânChạy khỏi cái thiên đường của cụ!3. (Bài này nói về cách tác giả đối phó với Đảng tàn bạo):Đảng đầy tôi trong rừngMong tôi xác bón từng gốc sắnTôi hóa thành người săn bắnVà trở ra đầy ngọc rắn sừng têĐảng dìm tôi xuống bểMong tôi đáy nước chìm sâu135 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tôi hóa thành người thợ lặnVà nổi lên ngời sáng ngọc châuĐảng vùi tôi trong đất sâuMong tôi hóa bùn đen dưới đóTôi hóa thành người thợ mỏVà đào lên quặng quý từng khoKhông phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏMà quặng Uranium chế bom nguyên tử.Đến tập II tác giả chỉ rõ dã tâm Đảng và gọi đảng là đảng bất nhân:Đảng dã tâmQuá rõ ràngĐể vững vàngNgôi làm chủĐể dễ dàngHút máu mủDân phải mụDân phải nguDân phải mùPhải bỏ tùNhững thằng sángDám phỉ bángĐảng sói langVà sau hết vẫn trong tập II, tác giả đã gom cả ban lãnh đạo đảng vào một bài ‘’Đảng’’Đảng, người quản lý trại giamNước Nam là một trại giam khổng lồChúa ngục là lão già HồDuẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhânTội đồ là những người dânXác thân đói khổ bội phần xót xaLuân thường, nhân phẩm tiêu maTài năng trí tuệ dần dà gỉ hanĐảng còn đó, còn lầm thanCòn đau đớn nước, còn tan nát nhàĐó là kết luận rút raTừ trong thực tế xương da não nùng......Đảng, nguồn gốc mọi khổ oanĐảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng’’.Với sự cai trị tàn ác của đảng và bác như vậy không phải chỉ có người tù là khổmà cái khổ ôm trọn khối dân tộc, chỉ trừ đảng viên trung thành. 400 câu thơ trong bài‘’Đồng Lầy’’, tập I, đầy tính bi hùng đã miêu tả cái cảnh lầm than của nhân dân nhưnhững giống trâu bò ruồi muỗi lau sậy trong đồng lầy. Xin hãy nghe qua một vài đoạnvắn, để hình dung ra những kẻ mà nhà thơ ví như muỗi, như ếch nhái, như sậy lau:Nếu có kẻ cho đời là cay đắngHãy vào đây nếm thử vị đồng lầyCho dạ dầy óc tim lưỡi cổBiết biệt phân tân khổ ngọt bùi......Tôi tỉnh hẳn , trở về cơn ác mộng136 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng độngNhững con cưng của ngừng đọng tối tămChúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều nămNên chúng tưởng màn đêm là ánh sáng!Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cángChửi bới mặt trời ca ngợi đêm đenLũ sậy lau còm cõi đứng chenHơi có gió là cúi đầu rạp hếtBát ngát xung quanh một mầu khô chếtĐồng lầy mỏi mệtLặng câm lũ kiến đi vềÔi cuộc đời hay một cơn mêMà người, ngựa trâu, bò giống nhau đến thế!’’...Cái cảnh mười đi, hai ba trở lạiCái cảnh một trai giành nhau chín gáiĐương diễn ra và sẽ còn diễn mãiNếu đảng còn nắm vận mệnh tương laiLũ sậy lau xưa chỉ biết thở dàiCũng phải ngước trông đất trời vấn hỏi......Trăng lặn...Sao tànBình minh không mong mỏiTừ từ xuất hiện trong sươngĐẩy dân tộc trên giường xuống đấtHãy lắng nghe một điều chân thậtBình minh đây đau khổ nhất địa cầuNó báo hiệu một ngày không một phútThảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầuBình minh đấy muôn thuở một màuNó báo hiệu mồ hôi kiệt quệNhững con người, không những chiếc máy thảm thêKhông dầu, không mỡHỏng vỡ trước thời gianHãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoanTiếng khóc tiếng than làm yêu ma run sợTội chúng phạm vô cùng man rợLộ ra, ai để chúng sinh tồn ?Nên lo âu hốt hoảng bồn chồnChúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nóiHỡi tất cả những chân trời sáng chóiHãy hiểu rằng yên lặng nơi đâyGiữa chốn đồng lầyLà tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng...(...)Nó dùng máu hãm những dòng nước mắtVắt những giọt mồ hôiBịt tiếng người câm bặt137 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn...’’Cảnh lầm than tang tóc còn nhiều trong 400 câu thơ bài Đồng Lầy và nhiều bàikhác nữa. Lỗi lầm vì đâu ? Vì ai ? Vì tất cả. Đó là câu trả lời của Nguyễn chí Thiện,trong bài ‘’Vì ấu trĩ’’, phải chăng có gì phang phảng tư tưởng của Hà sĩ Phu: vì dân trícòn thấp?Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tốiVì muốn an thân, vì tiếc máu xươngCả nước đã quay về một mốiMột mối hận thù, một mối đau thươngHạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thườngĐảng tới là tan nát cả!Lịch sử sang trang, phũ phàng, tai họaNào đâu chính nghĩa thắng gian tà ?Đau đớn này không chỉ riêng taMà tất cảCả những kẻ đã nằm trong mồ mảVà những bào thai trong bụng mẹ trót sinh raChúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông chaĐã để chúng sa xuống hầm tai vạLỗi lầm tại ai? Xét ra tất cảMấy ai người đem hết tâm can ?Trước quân thù hung hiểm gian ngoanBiết bao kẻ mơ hồ trong hưởng lạc!Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tácĐến bao giờ lấy lại được giang san!Chế độ này trâu ngựa sống không anSài lang đã dựng xong nền thống trịAi đứng dậy diệt trừ lũ quỷ ?Ai trái tim lân mẫn vạn dân tànMiền Nam ơi, từ buổi tiêu tanTa sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn! (1975)Hai câu cuối cùng cho người đọc thấy tác giả đã kỳ vọng ở người miền Nam biếtmấy và khi sự thể đã xảy ra như thế, ông không chỉ thất vọng, tuyệt vọng, mà sốngtrong ngàn vạn cơn thác loạn. Ông ngầm oán trách người quốc gia là có cơ sở vậy.Người quốc gia ngày nay nên cứ mãi mãi nguyền rủa cộng sản mà thôi, hay nên suynghĩ lại mà sám hối ? Nhưng những vần ở phần trên còn cho thấy ông trách cả nhữngngười trí thức miền Bắc vì ấu trĩ mà thờ ơ, u tối, không có can đảm nói lên, viết nên sựthật, không dám đứng lên vùng lên một phen với đảng vô nhân.Khác với hầu hết các tác giả được trích dẫn trong soạn phẩm này, Nguyễn chíThiện không có dè dặt, không sợ sệt, không nương tay, không hề có một hảo ý nào đốivới cộng sản nói chung và đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ chí Minh. Đúngnhư Vũ thư Hiên, người bạn tù với ông, đã viết: ‘’Với anh, cộng sản là xấu, là tồi tệ, làkinh tởm. Chấm hết’’. Không một cái gì của cộng sản là tốt’’. (7) Vì vậy trong hai tập thơcủa ông đầy dẫy những lời lên án, kết tội từ Hồ chí Minh trở xuống. Những cảnh đaukhổ cùng cực của tù nhân, nhân dân, đàn bà, con nít trong chế độ cộng sản đầy dẫytrong trên ba ngàn câu thơ của ông, không kể xiết.Đây thân tù Nguyễn chí Thiện, chẳng khác gì con vật, có lẽ còn thua con lợn:138 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Tù ăn chay nghĩa là không có muốiCơm không mà dăm suất có vần xuôiGiá được điều lao động toán chăn nuôiLấy lại sức nhờ sắn, khoai, bẹ chuốiNhà thơ sẽ đỡ còm nhom yếu đuốiChuồng lợn kia sẽ hóa tháp ngà thôi’’ (1987)‘’Mười mấy năm sống giữa lao tùSống giữa buồng tim chế độTôi đã hiểu tới tận cùng bể khổMà trước kia Phật tổ hiểu lơ mơ’’.Đó là tù. Còn đây là người dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa:‘’Con người thua con vật nếu đem soÔi người mà không được ăn noRét mướt co roĐâu bằng con chóNgười mà mất hết tự doĐâu bằng con bò!Giữa buổi sao Hỏa sao Kim hẹn hòKhoa học văn minh, hành tinh nở rộ! (1985)‘’Ngoài đói khổ rùng mìnhThời đại Hồ chí MinhXuất hiện dưới hai hìnhMả tù và mả lính’’‘’Đời trên đất bác HồBuồn hơn trong nấm mộTrong đêm cùng chế độMọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ’’‘’Hỏi ông ông đã đi tùHỏi nhà, nhà đã tịch thu mất rồiVợ con cua cáy lần hồiĐêm đêm về ngủ ở nơi xó đình’’‘’Đảng đã nắm là dân hết cựaTrí thức, ngu hèn, trâu ngựa như nhauCâu hỏi lớn lao làm tóc bạc sớm trên đầuLà hai bữa, mỏi mòn hai bữa’’.Một tay em trổ: ‘’Đời xua đuổi’’Một tay em trổ: ‘’Hận vô bờ’’Thế giới ơi, người có thể ngờĐó là một tù nhân tám tuổi...Những thiếu nhi điển hình chế độThuở mới đi tù trông thật ngộ139 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Lon xon không phải mặc quầnChiếc áo tù dài phủ kín chânKhông phải Nguyễn chí Thiện chỉ chửi chế độ, kể khổ của mình và của nhân dân.Cũng như bất cứ nhà thơ nào, ông cũng nói đến ‘’Nàng Thơ’’, ‘’Nàng Mơ’’, đến rượu,đến trăng. Hai bài thơ về trăng trong tập 2 (trang 118 và 119) của nhà thơ Ngục Sĩ gợingười đọc nhớ tới những vần thơ cuồng nhiệt của Hàn Mặc Tử (9):Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,Gió thu lọt cửa cọ mài chăn...’’Hay‘’Trăng nằm xõng xoài trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi’’.Hay‘’Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng.Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng...’’Sau đây là đôi vần trong số 42 vần thơ của Nguyễn chí Thiện về trăng: (10)‘’...Trăng rất gần mà xa xôi lắmMơ hồ mang ký ức xa xămNhững vầng trăng ngây ngất bao nămTa không đuợc hưởng’’.Và:...Đời ta vắng bóng chị HằngTa thương nhớ thời ‘’ông giẳng ông giăng’’‘’...Có cây đa, có cả chị HằngSống lạnh lẽo một mình trong cung quảngTa thường ngắm và ta thương lắm!Nên những đêm vàng ngọc thơ của ta ơi!Ta vẫn mơ được ôm người như ngàn xưa say sưaLý Bạch...’’Một vài cảm nghĩ riêng về hai tập thơ ‘’Hoa Địa Ngục’’Đúng là những bông hoa đơn sơ mộc mạc nhưng đầy sức sống, sức chiến đấu.Bởi vì chúng đâm chồi và vươn lên từ đắng cay, cơ cực, nhục hình của thân xác lẫntâm hồn. Đúng là hoa địa ngục. Bởi vì người thường sống trong một thế giới bìnhthường không thể làm được những vần thơ như thế. Thơ của những thi nhân đờithường đọc lên phần nhiều nghe như tiếng dương cầm du dương, tiếng sáo dìu dặt,tiếng thì thầm, tiếng thở dài não nuột. Thơ của Nguyễn chí Thiện là tiếng kêu uất hận làtiếng kèn xung trận, là tiếng thét xung phong. Có lẽ vì vậy mà có người lầm bảo đó làtiếng pháo lệnh của lãnh tụ Lý Đông A, một triết gia, một nhà cách mạng trẻ tuổi, đoảnmệnh.Nói thơ Nguyễn chí Thiện đơn sơ nhưng đầy sức sống, bởi vì dường như ôngthấy gì viết nấy, lời, chữ , có sao dùng vậy, không chọn lọc, không trau chuốt. Thậm chícó lúc người đọc có cảm tưởng đọc một áng văn xuôi ứng khẩu. Nhưng vì là những việcthật, người thật, và vì ông chỉ nói sự thật cho nên có sức mạnh của chân lý, của hiệnthực.Thơ Nguyễn chí Thiện còn mang dáng dấp của thơ văn huyền nhiệm. Có nhữngý lồ lộ mà lại đèo thêm ý nghĩa ẩn khuất khôn dò. (Đời tôi là một trường mâu thuẫn Củahồn và xác đẩy xô nhau. 1978) Có lẽ vì tâm trí ông ở trong một trạng thái luôn luôn bị đè140 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nén trong uất hận căm thù lại được một ý chí phi thường nuôi dưỡng, hun đúc, nângniu, cố giữ thăng bằng tư duy, tình cảm (Tình cảm chìm trong man rợ Sức cạn thơ tànthôi nở. Còn chi, ngoài tham thiền, luyện thở) để có thể phục vụ nàng Thơ mà ông cưngchiều, coi như người bạn trăm năm, (Tù là nhà Vợ là thơ Đói rét ốm đau là con cái...)thà bỏ thân mình chứ không đành đánh mất nàng thơ. (Tôi không tiếc khi bị đời sa thảiThân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn Cùng rệp muỗiviết ra mà bị mất Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất’’. (1971) )Hơn ba ngàn câu thơ gom vào trên bốn trăm bài, mà bài dài nhất là bốn trămcâu, đã nói đến không biết bao nhiêu tình, bao nhiêu cảnh, ước mơ, khát vọng nungnấu. Nhưng trên hết và trải dài khắp là quyết tâm sống còn để đánh phá cộng sản bằnglời thơ. Chính vì vậy mà thơ ông là thứ thơ chiến đấu, quyết chiến quyết thắng, mặc dầuông bảo:‘’Thơ của tôi không có gì là đẹpNhư cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao.Thơ của tôi không có gì caoNhư chết chóc mồ hôi báng súngThơ của tôi là những gì kinh khủngNhư Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ươngThơ của tôi kém phần tưởng tượngNó thật như tù, như đói, như đau thươngThơ của tôi chỉ để đám dân thườngNhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ’’.Thơ trở thành vợ của thi nhân có cưới hỏi đàng hoàng, sẽ mãi mãi trung thànhvới ông cho đến khi nào ông ‘’nói với Thơ lời dối trá’’:(‘’Tôi lấy thơ thuở còn đi họcBuổi gặp nhau đầu Thơ đã biết yêu tôiThơ của tôi thời ấy đẹp như KiềuLộng lẫy như Tần cung nữNhững cô Lý cô Hình cô SửTôi quên, tôi quá yêu rồiThơ thường buồn,Thơ cũng như tôiChỉ có bạn bè là Mơ và MộngThơ lấy tôi vì tôi không thể sốngKhông Thơ an ủi bên mìnhĐám cưới chúng tôi một đám cưới tìnhChỉ có Mộng Mơ phù dâu phù rểThơ giờ đã tay bồng tay bếTù lao đầy đọa xanh gầyThơ dọn nhà ra khỏi cung mâyTừ buổi mộng mơ hóa thành ngu xuẩn!Đời chê Thơ nhiều buồn đau, hờn giậnKhông chịu bôi hồng trát phấnBán mình cho Đảng nuôi thânGắn bó cùng tôi Thơ khổ vô ngầnChia sẻ bao sầu bao hậnThơ chịu âm thầm chung thủy tận khi nao ?141 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tận khi nàoAnh nói với Thơ lời dối trá’’. )Đối với Nguyễn Chí Thiện chỉ có một cách đối phó với cộng sản là đánh, làlật, là hất. Không có xét lại xét đi gì hết:‘’Đảng như hòn đá tảngĐè lên vận mạng quê hươngMuốn sống trong hòa hợp yêu thươngViệc trước nhất, phải tìm phương hất xuống’’.Và:‘’Học thuyết Mác này đây sọt rácXét lại làm gì, vứt nó điSử sách sau này đỡ mất công ghiThêm quá nhiều trang xám xì tội ác’’.Riêng ông quyết liệt‘’Thề cùng cộng sảnChiến đấu tới cùng mang hết tâm canĐàng nào thời đời cũng nát tanTan nát nữa xá gì thân khốn nạn...’’Ông cũng không ngần ngại‘’Ngang nhiên thẳng tay giángVào mặt bác và đảngMột tát như trời giáng...’’Ông còn hô hào nhắc nhở và cảnh cáo người khác là:‘’...Của quý tự doKhông phải thứ Trời choNhững dân tộc co roCam kiếp sống trâu bòChỉ mong chờ hưởng sẵn!’’Nguyễn chí Thiện, tuy cương quyết, tin tưởng rằng thế nào cũng có ngày cộngsản tiêu tan, tàn lụi như cục than hồng. Nhưng ông cũng linh cảm thấy ngày đó cònxa...: Năm 1969 ông viết:‘’Tôi tin chắc một điềuMột điều tất yếuLà ngày mai mặt trời sẽ chiếuTôi lại nghĩ một điềuMột điều sâu thẳmLà đêm tàn cộng sản tối tămCó thể kéo dài hàng mấy mươi nămVà như thế sẽ buồn lắm lắmCho kiếp người sống chẳng bao lăm’’.Cái đêm tối tăm ấy mà Vũ thư Hiên cũng như Arthur Koestler gọi là ‘’Đêm GiữaBan Ngày’’ cho đến nay vẫn còn đấy. Đúng là đã mấy mươi năm rồi (1999 trừ 1969 =ba mươi năm). Vì vậy mà chương cuối soạn phẩm này mới có cái nhan đề là ‘’Vẫn đêmgiữa ban ngày’’. Tại sao?Chú Thích1.- Theo cố ký giả Chử Bá Anh (Phụ Nữ Diễn Đàn số 113, 1993) thì có xô xát vàgây tiếng động nên ba người Anh ở trong phòng trong mở cửa ra kịp lúc.142 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


(++) Năm 1984 ông lại viết với niềm tin ở Trời: ‘’Cộng sản đày ta sống trong chếtdở. Muốn ta tàn tắt cùng Thơ. Song ta tin có Trời kia cứu trợ. Tất cả dần dà ta sẽ vượtqua...’’ Rồi 3 năm sau (1987) Ông lại viết: ‘’Cố sống cầu Trời Phật Cứu Thơ qua ngụcthất’’.2.- Nổi tiếng thời Đệ Nhị Cộng Hòa là một chính khách liêm khiết giữa một môitrường dễ nhiễm vi khuẩn tham nhũng là bộ tài chính.3.- Phụ Nữ Diễn Đàn số 95, tháng 12 năm 1991, trang 2. Hai năm sau, có chỗ(Phụ Nữ Diễn Đàn 113, tháng 6, 1993, trang 16) ông lại viết ngày sinh là 27.2.1939.Còn ông Minh Thi thì lại nói sinh năm 1937.4.- Trích bài ‘’Thời gian hỡi’’ làm năm 1960. Sách Đã Dẫn trang 52.5.- Bút hiệu Tú Rua, một cây viết cứng của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Ôngcùng với bà vợ là Đặng Trần Thị Tuyết bị ám sát ngày 22.9.1990 tại Tiểu Bang Virginia.Các nhà báo, nhà văn, trong đó có Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngọai Nguyễn NgọcNgạn đã cực lực lên án bọn sát nhân giấu mặt.6.- Bản chúc thư của một người Việt Nam, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong, 1980,trang 93.7.- Đêm Giữa Ban Ngày trang 725. Dĩ nhiên Vũ thư Hiên không đồng ý vớiNguyễn chí Thiện. Ông cũng như những Bùi Tín, Trần Độ và cả Dương thu Hương vẫncòn có một cảm tình nào đó đối với đảng cộng sản và Hồ chí Minh vì cái ‘’công đánhđuổi thực dân Pháp’’, nếu không phải vì cái bề ngoài tốt đẹp của chủ nghĩa Mác. Chínhvì điểm này mà họ khó chấp nhận thái độ dứt khoát của những người quốc gia chốngcộng từ đầu. Cũng như những người này không chịu chấp nhận sự phản tỉnh nửa vờicủa họ, và còn có thể coi đó là giả vờ hay cò mồi, chống cuội. Chính điều này là trở ngạicực lớn trong việc ‘’trí thức’’ cùng nhau tiêu diệt cộng sản để cứu nước ra khỏi cảnh lầmthan, không có tự do dân chủ hiện nay. Xin xem phần tổng kết.8.- Trong sách ghi bài này làm năm 1968. Có lẽ không đúng vì trong bài thơ tácgiả có nói đến việc hàng trăm ngàn người quốc gia vào tập trung ‘’học tập cải tạo’’: (năm1975)‘’Nó tập trung hàng chục vạn ‘’ngụy quân’’Nạn nhân của đường lối ‘’khoan hồng chí nhân’’ của nó’’.Hoặc giả tác giả nói về chuyện sau khi cộng sản chiếm nửa nước hồi 1954 ?Nhưng năm đó binh sĩ quốc gia đã rút hầu hết vào Nam, không thể có hàng chục vạn bịbắt.9.- Tên thực Nguyễn Trọng Trí (22.9.1912-11.11.1940), người Lệ Mỹ, Đồng Hới,Quảng Bình, một tín đồ Công Giáo nổi tiếng trong cộng đồng độc giả tôn giáo vì tập thơ‘’Xuân Như Ý’’ với bài Ave Maria trong đó có những câu: ‘’Maria! linh hồn tôi ớn lạnhRun như run thần tử thấy long nhan...’’ Ông mất năm 1940, mới 28 tuổi. Các nhà phêbình thi ca Việt Nam như Hoài Thanh, Hoài Chân, Trần thanh Mại, Chế lan Viên...đềuliệt ông vào một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam. Tác giả ‘’Thi Nhân ViệtNam’’ đã viết về thơ của Hàn Mặc Tử: ‘’Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đãtrở nên một vì giáo chủ’’. Rồi nhấn mạnh lời khen đứt lưỡi của Chế lan Viên:‘’Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thướckia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử’’.(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Thu, 1968, trang 204)10.- Ngoài 2 bài thơ về trăng vừa kể, và mấy vần thơ nói đến Mơ và Nàng Thơ,Nguyễn chí Thiện không nói đến tình yêu trai gái, hay phong cảnh thiên nhiên. Lý dođược nêu ra trong 4 câu thơ sau đây:143 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Dân tộc đang quằn quại dưới hầm chôngTa lòng nào viết lách lông bôngCa ngợi cái đùi, cái ngực, cái môngTán tụng mây trời hoa lá viển vông’’CHƯƠNG XIVBÙI TÍN, THÀNH TÍN HAY BỘI TÍN, THẤT TÍNCựu Đại Tá cộng sản Bùi Tín, khi làm báo lấy bút hiệu Thành Tín. Tháng 9 năm1990 ông sang Pháp dự Liên Hoan của báo ‘’Humanité’’ (Nhân Đạo) của đảng cộng sảnPháp rồi xin gia hạn ở lại thêm một thời gian để ‘’chữa bệnh’’. Sau đó ông gửi về nướcbản kiến nghị 12 điểm gọi là ‘’Kiến nghị của một công dân’’. Bản kiến nghị được ĐàiBBC truyền đi đã gây dư luận xôn xao trong nước cũng như ở hải ngoại. Nhà cầmquyền cộng sản nghe nhức nhối lắm. Mai chí Thọ, bộ trưởng bộ nội vụ thời ấy gọi ônglà tên phản bội, thất tín. Đứa cháu ngoại ông tên Quỳnh Anh 8 tuổi nghe người lớn nóichuyện với nhau sao đó đã viết thư cho ông: ‘’Ông Thất Tín ơi, con vẫn tin ông ThànhTín và nhớ ông Thành Tín lắm’’.Bùi Tín là ai, đã nói gì khiến cộng sản gọi ông là bội tín, thất tín ? Người quốc giaở hải ngoại có nghĩ ông thành tín không ?Sơ lược tiểu sử :Bùi Tín sinh ngày 29 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội, con ông Bùi Bằng Đoàn, mộttrong những Thượng Thư thanh liêm của Nội Các Ngô Đình Diệm (1933), hơn ông này20 tuổi. Ông Đoàn đã bị ông Hồ chiêu dụ, khi ông ta không thuyết phục được ông NgôĐình Diệm cộng tác trong chức vụ bộ trưởng nội vụ, chính phủ liên hiệp hồi 1945. ÔngHồ rất quý trọng ông Đoàn và giao cho chức chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội ViệtMinh đầu tiên cho đến khi qua đời (từ 1946 đến 1954). Cộng sản đã để một con đườngở Hà Đông mang tên Bùi Bằng Đoàn, sau này tình cờ gia đình con ông lại đến ở trêncon đường này. Bùi Tín là con thứ 8 trong gia đình 10 chị em gồm 2 trai và 8 gái. Ông làtrưởng nam. Ông có một người em gái út, tên Bùi Bội Sơn sống ở miền Nam có chồnglà công chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 cả gia đình đã sang địnhcư ở Mỹ năm 1992 gia đình bà ở San Diego.Từ 1941 đến 1945 Bùi Tín theo học Trường Khải Định, tức Quốc Học Huế, doông Ngô Đình Khả, thân phụ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lập, lúc ấy HiệuTrưởng và phần đông Giáo Sư là người Pháp. Khi Việt Minh cướp chính quyền và VuaBảo Đại đã thoái vị, Bùi Tín vào lính ‘’cụ Hồ’’ và được ‘’cụ Hồ’’, lúc ấy đã chiêu dụ đượcông Bùi Bằng Đoàn, cho theo học trường quân chính ‘’Đỗ Hữu Vị’’. Ông Hồ là hiệutruởng danh dự của trường.Năm 1956 ông thành hôn với một nữ giáo viên ở vùng Nghệ An là nơi ông đóngquân. Ông bà chỉ có 2 con, một trai, một gái: Bùi Tân Vinh, Kỹ Sư cơ khí, đã cùng vợvượt biên tìm tự do. Và Bùi Bạch Liên, Bác Sĩ gây mê, mẹ của bé Quỳnh Anh nói trên,còn ở lại Việt Nam. Ông đi bộ đội từ 1945 đến 1982 thì giải ngũ. Gia nhập đảng cộngsản từ 1946 đến tháng 3.1991 thì bị khai trừ.Trong một bài báo trả lời luận điệu của Bùi biên Thùy đả kích ông, Bùi Tín chobiết sau khi ông Ngô Đình Diệm và ông Kennedy bị ám sát cuối năm 1963, Hà Nộichuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ (2) đối với miền Nam, bộ quốcphòng đã cử ông cùng với 11 người khác vào chiến trường miền Nam ‘’để phổ biếnnghị quyết mới (3) và nghiên cứu tình hình tại chỗ’’.Trước đó ít tháng ông đã thi đậu Cử Nhân Luật, năm 36 tuổi. Đầu năm 1973 ông144 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


được cử làm ủy viên chính thức kiêm phát ngôn viên phái đoàn quân sự Hà Nội trongỬy Ban Quân Sự Bốn Bên. Vẫn theo bài báo nói trên, ông đã được chỉ định gần haichục lần tham gia đoàn đại biểu quân sự cao cấp công tác tại một số nước trong khốicộng sản cũng như một số nước thuộc thế giới thứ ba như Ấn Độ, Nam Dương...Từ1972 đến 1981 ông là phó tổng biên tập, tờ quân đội nhân dân. Từ 1986 ông là phótổng biên tập tờ nhật báo nhân dân, cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam.Chính ông cho biết trong nhiều bài báo, hay cuộc phỏng vấn trên đài, cũng nhưtrong cuốn hồi ký Hoa Xuyên Tuyết: Ông là sĩ quan cao cấp nhất trong số mấy sĩ quancao cấp của cộng sản đại diện đoàn quân ‘’giải phóng’’ chấp nhận lời đầu hàng củaTổng Thống một ngày Dương Văn Minh, mặc dầu một vài sĩ quan cộng sản đã lên tiếngphủ nhận điều đó, nói rằng người nhận sự đầu hàng là Trung Tá Bùi văn Tùng. Về phíathế giới tự do không ai đặt vấn đề này vì khi ông phát biểu như vậy thì Đại TướngDương Văn Minh cũng đang có mặt ở ngoại ô Paris và những nhà báo ngoại quốc cómặt tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.75 không ai lên tiếng cải chính hay phủ nhận. Hơn nữađộc giả tập san ‘’Le Point’’ ở Pháp lúc ấy còn được xem hình ông đứng trước mặtTướng Dương Văn Minh, có Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và mấy vị bộ trưởng ở bên.Đáp lời mời của đảng cộng sản Pháp ông tới Paris, lần đầu tiên trong đời, để dựđại hội liên hoan ‘’Fête de l’Humanité’’ (4) của đảng cộng sản Pháp vào trung tuần tháng9 năm 1990, ông lấy cớ bị đau tim xin ở lại thêm 2 tháng để chữa bệnh. Trong thời gianđó ông đã soạn thảo bản ‘’kiến nghị của một công dân’’ 12 điểm gửi cho lãnh đạo ở HàNội qua Tòa Đại Sứ việt cộng ở Paris. Đồng thời, qua trung gian bà Judy Stow, TrưởngBan Việt Ngữ Đài BBC và ông Đỗ Văn, tức Đỗ Doãn Qũy, biên tập viên của đài này, màông đã có dịp gặp ở Hà Nội cách đó không lâu, ông đã cho phổ biến bản kiến nghị trongnhiều buổi phát thanh bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 1990. Đồng thời ông cũng trảlời hàng loạt câu hỏi của Đỗ Văn kéo dài 200 phút trên làn sóng điện qua 16 buổi phátthanh liên tiếp. Cuộc phỏng vấn dài này, được phát đi từ cuối tháng 11 đến giữa tháng12 đã kéo chú ý của thính giả tại quốc nội cũng như quốc ngoại.Từ đây bắt đầu một giai đoạn náo động của cuộc đời viên Đại Tá đã từng đượccoi như một anh hùng của ‘’chủ nghĩa xã hội’’. Ngoài các đài phát thanh Anh, Pháp,Thụy Sĩ, Mặc Tư Khoa, các tờ báo lớn như Washington Post, New York Times,International Herald Tribune ở Mỹ, Le Point, Le Figaro ở Pháp, The Guardian ở Anh,The Nation ở Thái Lan...đã nói đến hiện tượng Bùi Tín như là một biến cố có ý nghĩavào lúc các chế độ cộng sản tại Đông Âu đang theo nhau sụp đổ. Các hãng thông tấnAP, Reuter cũng loan tin và bình luận về bản kiến nghị của Bùi Tín. Người ta chú ýnhiều đến bài phóng sự phỏng vấn của Michel Tauriac trên tập san Le Point ở Paris vớihàng tít lớn: ‘’Người anh hùng của Hà Nội đang sống trong một căn phòng bồi ở Paris:Câu chuyện buồn thảm của Bùi Tín, người đã vỡ mộng, và để mất 40 năm đời mình’’.Tờ International Herald Tribune thì nhấn mạnh đến việc Bùi Tín gợi ý một chính phủ hòagiải dân tộc trong đó có cả những người chống cộng đã chạy ra ngoại quốc, mặc dầunhững người này cảm thấy khó mà có thể hợp tác với cộng sản, kể cả những người cóđầu óc cởi mở và đã quay lại phê bình chỉ trích cộng sản như Bùi Tín. Nhưng tờ báocũng cho rằng Bùi Tín đã nói lên nguyện vọng sâu xa nhất của hàng triệu người dânViệt Nam.Trong số phản ứng của cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại sớm nhất người tachú ý đến những tờ Độc Lập ở Đức với bài phân tích của ông Trần Đình Nam, tờ ThôngLuận của nhóm các ông Phạm Ngọc Lân, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Gia Kiểng ở Paris,và tờ Thời Luận của Đỗ Tiến Đức ở Los Angeles. Một độc giả đã gửi cho Thông Luận145 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


một lá thư dài (5) nói đại ý ông ta về thăm quê hương thì thấy dân ở trong nước rấtphấn khởi khi nghe Bùi Tín trên đài. Họ đặt kỳ vọng ở những cán bộ dũng cảm dám hysinh làm một việc liều lĩnh nhưng vô cùng cần thiết để thay đổi cái chế độ thối nát này.Vị độc giả đó nói rằng ‘’trong nước nhân dân đã sẵn sàng hành động. Nhưng tiếc thaychưa thấy bóng dáng một tổ chức chính trị anh minh dũng cảm nào xuất hiện để gánhlấy trách nhiệm nặng nề của lịch sử Việt Nam...’’Còn ký giả Nguyễn Anh Tuấn của tờ Thời Luận (6) thì viết:‘’Sở dĩ ý kiến của Bùi Tín được đa số đồng bào bàn tán sôi nổi vì những điều màông đề nghị, như đổi tên nước, đổi tên đảng, bầu cử lại quốc hội mới, mời người Việthải ngoại về tham gia việc nước, có thể nói là rất táo bạo, rất nguy hiểm đối với tác giảcủa nó. Vì tất cả những điều phạm húy đó xưa rày chưa có một đảng viên nào dám nghĩtới, chứ đừng nói là thốt ra thành lời, và lại còn công khai phổ biến trước dư luận quốctế và quốc nội như trường hợp của Bùi Tín’’.Phản ứng của ngành truyền thông bên ngoài có chiều thuận lợi ban đầu đó sẽgiảm đi vào năm sau. Nhưng phản ứng của báo chí đảng trong nước thì bất lợi và gaygắt ngay từ đầu. Người ta không đếm xỉa gì đến những đề nghị của Bùi Tín, hơn nữacòn đả kích kịch liệt, gọi đó là những sự xuyên tạc, tâng công, tự đề cao và ‘’thất tín’’,phản bội...Báo quân đội nhân dân ở Hà Nội đã cho đăng bài của một Giáo Sư Trần Nhâmnào đó lên án ‘’hành vi bán Chúa của tên Giuda’’ Bùi Tín. ‘’Phải chăng Đại Tá Bùi Tín làmột nhà dân chủ hay chỉ là một tên bịp ?’’...‘’anh ta không chỉ đại diện cho riêng mình,mà là đại diện cho cả một khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa mang theo tâm trạng hoangmang, dao động, hoảng hốt qua tình hình sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu và Liên Xô’’.Báo Hà Nội Mới số 16.2.1992 đăng bài của Bùi biên Thùy nhan đề: ‘’Những luậnđiệu xuyên tạc và bịp bợm của Bùi Tín’’ tố cáo Bùi Tín đủ điều, phủ nhận những gì ôngnêu lên trong các bài báo ngoại ngữ ở Pháp, ở Mỹ.Báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn thì đăng bài của Bùi văn Tùng chứng minh ông ta mới làngười bắt Tướng Dương Văn Minh đầu hàng chứ không phải Bùi Tín. Tác giả bài báođã dẫn chứng tác phẩm của chính Bùi Tín là cuốn ‘’Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi củalịch sử’’, 1978, rồi kết luận: ‘’Ai có thể tin rằng Bùi Tín, một nhà báo, lại có thể bắt nổimột Tổng Thống để rồi buộc Tổng Thống ấy đầu hàng không điều kiện ?’’ (7)Giữa tháng 3 năm 1991, nghĩa là một tuần sau khi bị đảng cộng sản Việt Namchính thức khai trừ, Bùi Tín đã viết một bài yêu cầu phổ biến khẩn cấp. Nội dung đề caotư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của các nước Đông Âu và kêu gọi thành lập mộtchính đảng đối lập có cái tên ‘’Đảng Độc Lập Tự Do’’ chẳng hạn’’. ‘’Đảng này có thể tiếpnhận những người cộng sản tự nguyện rời đảng cộng sản để gia nhập. Đảng đăng kýhoạt động hợp pháp với ý thức chính trị xây dựng đất nước, vừa đoàn kết hợp tác, vừaganh đua với đảng cộng sản...’’Ngày 22.6.1991, nghĩa là 2 ngày trước đại hội VII, (đã được hoãn đi hoãn lạinhiều lần, sau cùng mới ấn định dứt khoát là ngày 24.6.91) người ta thấy trên tờ LeMonde một bài báo của Bùi Tín kêu gọi các đảng viên trong nước tiếp tục công cuộcdân chủ hóa (chấm dứt việc đảng tiếm quyền cai trị) và xét đến việc có nên ‘’dứt khoáttừ bỏ cái chủ nghĩa duy ý chí’’ (Bùi Tín có ý nói ‘’xã hội chủ nghĩa’’ hiện hành) đã gây rabiết bao thất bại không ?Không biết đây có phải là một sự trùng hợp nào đó không, mà chỉ một tuần saungày đám bảo thủ ở Liên Xô thất bại trong cuộc đảo chính lật Gorbachev (19.8.1991),146 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Bùi Tín đã tuyên bố trên Đài Quốc Tế Pháp RFI ở Paris hướng về Việt Nam rằng ông đãdứt khoát từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam. Ít ngày sau qua bài phỏng vấn của chủ bútbáo Phụ Nữ Diễn Đàn, ông cũng xác nhận điều đó với đồng bào ở Hải Ngoại. Ông cònnói sẵn sàng hợp tác với người quốc gia chống cộng để ‘’tranh đấu cho nền dân chủthực sự, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam’’. (8)Gần một năm sau kể từ ngày bản ‘’kiến nghị của một công dân’’ được phổ biếnrộng rãi, Bùi Tín được một nhóm người Mỹ mời sang Hoa Kỳ. Điều không hay cho ôngtrước con mắt của Cộng Đồng Việt Nam là khi đặt chân lên đất Mỹ chiều ngày15.10.1991, ông đã được sử gia thiên tả Stanley Karnow đón về ở nhà ông ở khuPotomac, Tiểu Bang Maryland, sát Thủ Đô Washington, gần một tuần lễ. Sau đó ông điNew York, Boston, San Francisco, San Diego, Los Angeles rồi trở lại Washington.Thượng tuần tháng 11 ông trở lại Paris.Trong 5 ngày đầu tiên, ở Thủ Đô Mỹ, theo sự hướng dẫn sắp xếp của các ôngStanley Karnow, Đoàn văn Toại, và tổ chức Asia Society ông đã đọc nhiều diễn văn, trảlời nhiều cuộc phỏng vấn của đài phát thanh và báo chí, hội họp với hết nhóm nọ đếnnhóm kia, đi thăm Viện Bảo Tàng, Viện Đại Học, Ngũ Giác Đài, tường trình ở quốchội...Ông nói với ký giả Chử Bá Anh rằng mỗi ngày ông chỉ ngủ được 3 giờ. Theo ôngChử Bá Anh thì bài diễn văn đã được ông soạn thảo ở Paris thật cẩn thận, khi sang HoaKỳ nhiều cố vấn đã góp ý sửa đi sửa lại và không còn giống nguyên bản nữa. Phảichăng vì vậy mà Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại sau đó rất bất mãn với ông về việcông khẳng định với một số Nghị Sĩ và Dân Biểu Quốc Hội Mỹ rằng không còn tù binh Mỹở Việt Nam, nhất là việc ông khuyến cáo Mỹ nên bỏ cấm vận và sớm bình thường hóaquan hệ ngoại giao với Hà Nội, mặc dầu ông nêu lý do là dân chúng đói khổ quá rồi, cầnphải cứu dân. Trong số những người ảnh hưởng tới lập trường của ông chắc chắn là cócác ông Đoàn văn Toại và sử gia thiên tả Stanley Karnow, nguyên là ký giả của tờ Timethiên tả. Trong ‘’Vietnam, A History’’, và nhất là ‘’Vietnam A Television History’’, một bộphim 13 tập, ông này đã ca tụng Hồ chí Minh và cộng sản miền Bắc, mạt sát chínhquyền miền Nam trước 75. (9)Đến San Francisco Bùi Tín lại được các ông Bùi Duy Tâm và Trần Văn Ân đóntiếp long trọng trước sự hiện diện của ‘’cựu quốc trưởng’’ Nguyễn Khánh, và TướngNguyễn Khắc Bình, nguyên Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Trung Ương Tình Báo thờiTổng Thống Thiệu. Sự việc này càng làm Bùi Tín mất tín nhiệm hơn nữa. Nhiều tờ báoở Cali đã lên tiếng phê bình ông và cả những người tiếp xúc với ông. Nhiều đoàn thể,trước kia hoan nghênh ông nay cảm thấy thất vọng, họ hủy bỏ các cuộc tiếp xúc dự trùdành cho ông.Trong số những người Việt Nam đến dự các buổi thuyết trình của ông Tín ở vùngWashington có một số người tên tuổi như các cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Trần Kim Phượng,các ông Phạm Dương Hiển, Lê Xuân Khoa, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Đình Hùng,Nguyễn Ngọc Bích, Lê Văn của Đài VOA, và ông Lê Văn Ba, Chủ Tịch Liên Hội ViệtNam Vùng Thủ Đô...Các ông Lê Văn, Lê Văn Ba và Nguyễn Ngọc Bích đều lên tiếngchê trách Bùi Tín, đại ý nói ông này phát biểu không khác gì lập trường của Hà Nội vềhai vấn đề then chốt: Không còn tù binh Mỹ ở Việt Nam, Hoa Kỳ nên bãi bỏ cấm vậncho Việt Nam. Vì vậy, khi trở về Pháp rồi, hoạt động của Bùi Tín ít được Cộng ĐồngViệt Nam Hải Ngoại quan tâm như trước. Ngoài một vài cuộc tiếp xúc trong phạm vinhỏ, ông thu hẹp hoạt động của ông vào những bài viết cho một số báo Việt ngữ nhưPhụ Nữ Diễn Đàn, Người Việt, Thế Kỷ 21, Ngày Nay...và mấy tác phẩm ông cho xuấtbản sau đó tiếp theo cuốn hồi ký Hoa Xuyên Tuyết đã hoàn thành trước khi ông sang147 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Mỹ, như ‘’Mặt Thật’’, ‘’Về Ba Ông Thánh’’, ‘’Mây Mù Thế Kỷ’’...Vào hạ tuần tháng 6 năm 1992 người ta có thấy Bùi Tín xuất hiện trong một cuộchội thảo của ‘’Ủy Ban Dân Chủ’’ ở Paris. Theo ông Nguyễn Đăng Dương cho biết trongsố báo 102 Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 7 năm 1992 thì cuộc hội thảo này có mục đích tiếndần tới một ‘’hội nghị hiệp thương ba phe’’ hậu thuẫn cho nhân dân trong nước. Trongban tổ chức và thành phần diễn giả có các ông Đinh Văn Hoàng (Tiến Sĩ, nguyên PhóKhoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, đứng đầu Ban Tổ Chức), NguyễnVăn Trần, Tôn Thất Long, Phạm Trọng Chánh...và Bùi Tín. Ngoài ra, theo Diễn Đàn PhụNữ, còn có một số bài tham luận từ xa gửi tới để đọc hay tóm tắt trong hội nghị của mộtsố nhân vật không đích thân tới dự được. Ba phe mà người ta nói đến ở đây là: Phe đốilập trong nước như Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Đạt, Nguyễn NgọcLan...và một số nhà tu như Lê Mạnh Phát, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, ChânTín. Tuy nhiên danh sách dự trù này không được đem bàn trong cuộc hội thảo vì ‘’sợgây tranh cãi dai dẳng’’. Phe thứ hai là chính quyền cộng sản trong nước. Và phe thứba là Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại.Ông Võ Long Triều (10) cũng có mặt trong cuộc hội thảo này. Ông cho rằng cácdiễn giả chưa có chương trình cụ thể và chưa dứt khoát đủ với cộng sản. Nếu có hànhđộng dứt khoát tích cực ông sẽ góp một phần lương của ông. Ông Võ Long Triều đãtường thuật về cuộc hội thảo này trên làn sóng điện của Đài Quốc Tế Pháp RFI,chương tình Việt Ngữ. Trong đó ông đã nói nhiều về diễn giả Bùi Tín: ‘’Đại Tá Bùi Tín,bằng giọng hùng hồn, đầy sức thuyết phục, bằng lời lẽ rõ ràng, đưa ra một khuôn mẫumà theo ông có thể làm nền tảng cho một giải pháp mai sau’’. Sang phần kế tiếp củachương này chúng tôi sẽ trở lại với những lời phát biểu của Bùi Tín, đã được Võ LongTriều trích dẫn.Đầu năm 1999 vừa qua Bùi Tín lại kéo chú ý của độc giả Việt Nam ở hải ngoạibằng cái mà ông gọi là ‘’một cuộc phỏng vấn thật đặc sắc’’. Đối tượng của ông là Võnguyên Giáp và Phạm văn Đồng. Trong bài báo ông đã gián tiếp kết tội hai ông này vềcái chết của hàng triệu đồng bào trong một cuộc chiến đẫm máu, và cuộc bỏ nước ra đicủa hơn triệu người, trong số đó một phần quan trọng đã bỏ mình trong lòng biển cả.Ông cũng tiết lộ là ‘’hai đại lão khai quốc công thần của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa’’này ngày nay ‘’hay đến thăm chùa, thắp hương trước tượng Phật, và còn thỉnh thoảngở trong nhà ngồi thiền trước bàn thờ Phật hàng giờ...’’Phải chăng ông muốn nói hai ông này đã sám hối, theo cách nói của Linh MụcChân Tín, (11) và ngỏ ý mong đồng bào xóa tội cho hai ông, trong đó có một người cóthể coi như bạn ông? Đúng ra không phải vậy. Bùi Tín muốn hai ông phải trả lời hai câuhỏi hạch tội của ông ta, và còn nói: Im lặng cũng là một câu trả lời có ý nghĩa. Như vậyBùi Tín đã dồn hai ông này vào cái thế kẹt, khó ăn khó nói với quốc dân rồi, trừ phi Võnguyên Giáp dám tập trung tàn lực của viên Tướng già đứng lên đối đầu với phe bảothủ đang nắm toàn quyền. Có lẽ đã hết kỳ vọng ở anh hùng Điện Biên rồi ông Tín mớitung ra lời thách đố như vậy.Mấy điểm chính trong tác phẩm và lời phát biểu của Bùi Tín:1. Trong số 12 điểm của ‘’bản kiến nghị của một công dân’’: chúng tôi chỉ nêu lênđây 4 điểm đáng chú ý:* Điểm 3: Bùi Tín cho rằng đã có đổi mới nhưng chưa đủ.* Điểm 4: Hai điểm chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xãhội chủ nghĩa không còn hợp thời nữa. Nhiệm vụ chiến lược bây giờ là xây dựng vàphát triển đất nước.148 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


* Điểm 6: Tuy chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phạm nhiềusai lầm, nhưng nó cũng làm nên sức mạnh trong chiến tranh giải phóng. Vì vậy bác bỏhoàn toàn chủ nghĩa xã hội cũng sai, mà cứ theo con đuờng cũ cũng sai. Phải tìm ramột hướng mới.* Điểm 7: Nên đổi tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tên đảng thànhĐảng Lao Động Việt Nam.2. Trong số những ý kiến Bùi Tín nêu lên trong các cuộc phỏng vấn, nhất là cuộcphỏng vấn dài 200 phút dành cho phái viên Đài BBC chúng tôi cũng chỉ xin chọn ghi lạiđây vài ý nổi bật.Về giới lãnh đạo:‘’Phần lớn họ sống giản dị, họ có những nỗi lo cho đất nước. Đặc quyền đặc lợi ởsố đông họ nếu có cũng thật ra không có gì to lớn so với các nơi khác. Về quá khứ củahọ tôi thật sự tôn trọng, họ đã vào tù ra tội trong hoạt động cách mạng, nhưng họ cónhững hạn chế khách quan về trình độ văn hóa...Đó không phải là tội lỗi của họ. Chúngta không thể đòi hỏi hơn, cho nên lên án, chê trách, phê phán là không thực tế’’.Về tiềm năng lãnh đạo trong nước:‘’...tôi nghĩ ở Việt Nam nhân tài không thiếu. Thay đổi quan niệm cho thật thíchhợp với nhân tài và thay đổi cách tuyển chọn nhân tài thì sẽ tìm ra, và có thể tìm rakhông ít’’.Đáp câu hỏi có sợ bị lên án là chống đảng, bất mãn, phản động không ?Ông nói rất lâu, đại ý:‘’Tôi không chống đảng, tôi yêu lý tưởng của đảng: Công bằng xã hội, giải phóngcon người trên thế giới đại đồng...Tôi không bất mãn...vì tôi quen sống giản dị. Cả giatài tôi chỉ có một chiếc xe đạp đáng giá bằng 200 quan...Không gì hấp dẫn và sungsướng bằng được sống trên quê hương mình, giữa bè bạn mình ở trong nước. Cho nêntôi dứt khoát sẽ trở về trong vài tháng...Dù biết rằng sẽ bị trừng phạt...bị kỷ luật, tôi vẫntrở về và chấp nhận mọi hậu quả về việc mình làm’’.Về nỗi đau buồn sau khi chiếm được miền Nam:‘’Nỗi đau thứ hai của tôi là chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc được công bốhồi đó, nhưng cuối cùng cũng không được thực hiện trên cơ bản’’.Về di chúc của ông Hồ bị cắt xén:‘’Vấn đề này rất lớn...Ông Vũ Kỳ cùng với tôi đưa ra...toàn bộ di chúc của cụ Hồchí Minh, một cách đầy đủ ra trước quốc dân. Di chúc này không thể cắt xén đi được’’.Bùi Tín nói ông làm vậy vì hai lý do: Ông Hồ có dặn phải chính đốn lại đảng, phảigiảm thuế cho đồng bào, cho nông dân.‘’Quốc hội năm ngoái đã quyết định giảm thuế 50% mỗi năm cho nông dân vàgiảm trong hai năm. Cái đó cũng là một việc do chúng tôi làm và đã đạt được kết quả tốtđẹp’’.Về nguồn gốc và triển vọng của bản kiến nghị:‘’Trước kia chúng tôi có tật xấu không quen nghĩ khác, ngược những điều đãđược quyết định một cách chính thức’’. ‘’...Thế nhưng vào lúc ấy có người thấy sainhưng không dám nói’’Về việc xây dựng đất nước, ông nói nên xây ngôi nhà trên nền tảng đoàn kếttoàn dân, cởi mở, dân chủ, đối thoại với nhau.‘’Ngôi nhà ấy phải mở rộng cửa ra bên ngoài theo cả bốn hướng...Phải tiếp thunguồn gió mát tức những nghiệp quý của tất cả các nước có chế độ chính trị khácnhau...’’149 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Về liên hệ chính trị của mình:‘’Tôi không thuộc một tổ chức, không tham gia một nhóm chính trị nào ở bênngoài cả. Tôi vẫn tự coi mình là đảng viên chân chính. Điều này có làm cho tôi sốngchật vật, tôi rất lẻ loi, rất cô đơn, nhưng tôi cam chịu...Nhưng do quan hệ xã hội rất rộngrãi của một người làm báo, có thể nói tôi quen thân với anh chị em phóng viên cácbáo...đài...Tôi có rất nhiều bạn bè tốt hiện đã về hưu hay còn ở trong quân đội và cáccơ quan nhà nước. Tôi cũng quen biết hầu hết các đại biểu quốc hội, bộ trưởng, thứtrưởng...Tôi thấy một số người cũng có một vài chính kiến mong muốn như tôi. Họ đềuở trong hoàn cảnh khó nói lên chính kiến của mình’’.Trả lời Đỗ Văn về vị thế của đảng cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủnghĩa:‘’...Còn bảo đảng cộng sản hiện nay không còn đủ khả năng lãnh đạo nên xuốngđài, nhường chỗ cho tổ chức khác lãnh đạo, thì không thực tế và nguy hiểm. Vì hiện naykhông có tổ chức chính trị nào khác cả. Cũng có thể nói, hầu hết những người ưu tútrong công nhân, nông dân, trí thức và quân đội đều đã ở trong đảng cả. Đây là mộtthực tế hiển nhiên cần phải nhận rõ’’. ‘’...Chủ nghĩa tư bản với bất công xã hội, chênhlệch quá đáng giữa người giầu và người nghèo, bóc lột lao động quy mô lớn, là việckhông thể chấp nhận được. Chỉ nên chọn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội như thếnào, là một vấn đề còn phải ra công nghiên cứu kỹ...‘’Trào lưu xã hội chủ nghĩa hiện nay rất rộng’’...Ông kể ra một lô hình thức xã hội chủ nghĩa ở những nước: Bắc Âu, Miến Điện,Ấn Độ, Pháp...chứng tỏ ông hiểu chủ nghĩa xã hội khác với những người lãnh đạo đảngcộng sản trong nước. Ông còn nhấn mạnh:‘’Rồi cũng phải dứt khoát từ bỏ những sai lầm trong xây dựng xã hội chủ nghĩa ởnước ta trước đây: Coi nhẹ sức sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất một cách vội vàng,gò ép, tệ quan liêu bao cấp...’’Trả lời Chử Bá Anh: Ngày 7.9.1991, nghĩa là 10 tuần lễ sau đại hội VII của đảngvà 3 tuần sau khi cuộc đảo chính lật Tổng Thống Gorbachev của Liên Xô thất bại, ôngBùi Tín đã dành cho Chủ Bút Chử Bá Anh của nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn 60 phútphỏng vấn, trả lời về 5 vấn đề, trong đó có đại hội đảng và cuộc đảo chính hụt nói trên.Về đại hội VII:‘’Trước hết đây là một đại hội rất độc đoán. Tất cả các ý kiến xây dựng có hiểubiết đều bị gạt bỏ...Chính trị thì vẫn chế độ độc đảng, vẫn giữ con đường của chủ nghĩaxã hội. Cái mới là do lập luận không có lý, cho nên họ chỉ đưa ra được lý do con đườngxã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất đúng đắn vì đã do bác Hồ lựa chọn. Họ lại lợidụng uy tín còn lại của ông Hồ chí Minh trong nhân dân để bảo vệ con đường đã bếtắc’’. ...Tất cả 146 ủy viên trung ương đảng được bầu (100 cũ, 46 mới) ‘’đều là nhữngngười bảo thủ cũ kỹ’’. ‘’Tất cả 13 ủy viên bộ chính trị đều giống nhau ở tư tưởng bảothủ, giáo điều không biết phục thiện. Ông Võ văn Kiệt và ông Phan văn Khải có chút ítquan điểm cởi mở về kinh tế, nhưng căn bản vẫn là bảo thủ cả về kinh tế và chính trị’’.Về sự sụp đổ của các nước Đông Âu:‘’Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa xã hội trên thực tế đã phá sản. Đólà điều tất yếu. Nó đã tỏ ra không còn có thể đổi mới được, không thể phục thiện đượcnữa’’.- Ông có định trở về nước không ?- Tôi nhất định sẽ trở về nước. Tôi không hề xin cư trú chính trị.- Tôi chỉ mong là những người lãnh đạo ở Việt Nam sẽ thức thời nếu họ hiểu rõ150 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cái xu thế tất yếu đó, họ sớm từ bỏ độc quyền, thì may ra họ còn có thể vớt vát đượcchút ít. Nếu không thì họ sẽ thất bại một cách thảm hại và nhục nhã.Về việc từ bỏ đảng:‘’Tôi không còn là đảng viên cộng sản. Đã 15 năm nay tôi hoài nghi và mất niềmtin ở chủ nghĩa Mác Lê-nin, ở đảng cộng sản. Trước đây tôi còn ở lại trong đảng lànhằm để thức tỉnh một số đảng viên lương thiện còn ở trong đảng, nay họ đã khai trừtôi, tôi không chút băn khoăn luyến tiếc. Như vậy lại càng tốt cho tôi’’.Trả lời câu hỏi: ‘’Nếu các hội đoàn quốc gia hải ngoại mời hợp tác, ông cótham gia ?’’- Tôi sẵn sàng hợp tác với tất cả những tổ chức hoặc cá nhân cùng chung mộtchính kiến là đoàn kết toàn dân, đấu tranh cho nền dân chủ thực sự, chấm dứt độcquyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam...’’ Chúng ta phải giữ lập trường đanguyên...Tôi nghĩ là trong mặt trận chung, đã là dân chủ thì phải tôn trọng nhau và phảicó quan điểm đa nguyên về chính kiến’’.Ông Chử Bá Anh hỏi Bùi Tín tổng cộng 27 câu hỏi, thời lượng một tiếng đồng hồ.Ở đây chúng tôi chép lại nguyên văn câu hỏi thứ 18 và toàn bộ câu trả lời của ông BùiTín, vì nhận thấy chỗ tế nhị, phức tạp của vấn đề: Xem ra lập trường của ông khôngthống nhất, nhưng đọc kỹ thì thấy không phải ông không có cơ sở:- CBA: Ông nói rằng lập trường của ông trước sau vẫn thống nhất, nhưng có haiđiểm căn bản khác nhau. Đó là khi ông viết bản kiến nghị thì ông nhân danh đảng viênđảng cộng sản Việt Nam, và ngày nay khi chúng tôi đang phỏng vấn ông thì ông lại ởmột cương vị khác, vì ông đã tuyên bố dứt khoát là từ bỏ tư cách đảng viên của đảngcộng sản Việt Nam rồi. Và như thế có phải đã có sự khác biệt về lập trường ở nơi ôngkhông ?- Bùi Tín: Tôi đã nói rõ là tôi hoàn toàn mất tin tưởng ở sự lãnh đạo của đảng từlâu rồi, có thể nói là từ 15 năm nay. Tôi đã thử kiến nghị bao nhiêu lần mà họ không tiếpthu, họ tỏ ra rất là ngoan cố. Kiến nghị tháng 11 năm ngoái là tôi thử một lần cuối cùng.Khi viết bản kiến nghị tôi phải lấy danh nghĩa đảng viên và nhấn mạnh tôi là đảng viênđảng cộng sản, cốt là để giữ mối quan hệ với những đảng viên mà tôi đã nói là nhữngđảng viên lương thiện trong đảng, bởi vì có làm nên được chuyện gì trong nước thì chủyếu vẫn là nhân dân và một phần đảng viên cùng hợp sức với nhau mà làm một phầnmà tôi nói đó là độ 1/10 đảng viên lương thiện. Cho nên, nếu tôi tự ý ra khỏi đảng thì tôimất thế đứng của tôi, nhất là người ta sẽ bảo tôi là phản bội, người ta sẽ bảo tôi là kẻbỏ trốn, kẻ hèn nhát bỏ chạy. Thế cho nên tôi chờ cái quyết định họ khai trừ tôi. Nhưvậy các đảng viên thuộc thành phần lương thiện thấy rằng tôi đã không phụ họ. Tôikhông hề có sự luyến tiếc hay kiện cáo gì, khi những người lãnh đạo đảng cộng sản đãđẩy tôi đi. Họ là những người không phục thiện. Tôi đã cố lấy lương tâm để thuyết phụcmà họ không nghe, đấy là trách nhiệm của họ. Điều đó tôi không băn khoăn gì cả, vìvậy tôi nói vẫn thống nhất lập trường là thế. Từ trước tới nay tôi vẫn theo đuổi conđường đấu tranh cho dân chủ cho đa nguyên. Khi còn ở trong nước cũng như khi mớisang đây, không tiện tổ chức một tổ chức chính trị mới, bởi vì điều đó rất nguy hiểmtrong điều kiện hiện nay, họ sẽ kết tội tôi về những tội nặng nhất là phản bội tổ quốc đểmà ngăn chặn tôi. Cho nên con đường, chiến thuật tôi đi như thế là thích hợp.Về việc làm trong quá khứ, Bùi Tín nhận khuyết điểm:‘’Tôi là người sống rất ngay thẳng, trung thực. Tôi nhìn nhận là đã đóng góp vàonhững phần tội lỗi của đảng cộng sản khi tôi có chức có quyền. Thế nhưng tôi đã sớmtách rời họ, có một khoảng cách với họ, và chính vì thế họ chỉ sử dụng tôi bằng cách tận151 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


dụng những khả năng của tôi nhưng luôn luôn nghi ngờ tôi, vừa sử dụng, vừa hạn chế,vừa kiểm soát tôi’’.Sau khi Liên Xô sụp đổ và truớc khi sang Mỹ theo lời mời của một số nhân vậtMỹ, như đã nói trên, Bùi Tín có viết một bài báo nhan đề ‘’Sự phản bội của một cuộccách mạng’’:‘’Tính cách mỉa mai và bi thảm của tình trạng này là chính những người cộng sảnđã hoàn tất công tác mà bộ máy chiến tranh của Mỹ đã chỉ làm được một phần trongthời chiến: Họ đã nghiền nát đất nước Việt Nam và như vậy đã phung phí những thànhquả mà một triệu quân sĩ của chúng tôi và hàng hà sa số người dân đã hy sinh tínhmạng để đạt được’’. Và: ‘’Tôi tin chắc rằng tôi có thể hoạt động ở bên trong một cáchkín đáo, cùng với những người khác chia sẻ những lo âu của tôi để thuyết phục cáclãnh tụ rằng cần phải có những cải tổ sâu rộng. Tôi đã lầm. Đảng cộng sản bị ám ảnhbởi việc lo tự bảo vệ nhất định không chịu chấp nhận những bất đồng ý kiến’’ ...‘’lúc đótôi không có ý định đào ngũ và quả thật tôi muốn trở lại Hà Nội để tiếp tục cuộc vậnđộng của tôi. Nhưng các thân hữu của tôi cho biết tôi sẽ không được an toàn sau khi tôiđã bị tố cáo là tên phản bội và bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản’’. ...‘’Mặc dù tôi đã bịkhai trừ nhưng tôi không dứt khoát thù nghịch đảng cộng sản Việt Nam. trong đó có mộtsố nhỏ đảng viên quyết tâm lương thiện, nhìn xa trông rộng và họ thấy rằng cần phảithực sự đổi mới’’.Về thành phần lãnh đạo mới sau đại hội VII:‘’Mục đích của những người này là bám lấy chức vụ của họ. Vì thế cho nên viễntượng có được một cuộc đổi mới toàn diện thực là mơ hồ’’.Trong bài tường thuật trên Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp RFI về cuộc hội thảovề giải pháp ba thành phần nói trên, ông Võ Long Triều đã trích dẫn một đoạn vắn bàithuyết trình của Bùi Tín mà ông cho rằng rất hùng hồn, mạnh mẽ: ‘’...Giải pháp đó phảichuyển biến từ độc đảng sang đa nguyên, đa đảng, hợp với lòng dân, hợp với bộ phậnlương thiện còn ở trong đảng cộng sản, hợp với cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, hợpvới sự mong nuốn của thế giới. Một giải pháp không cần bạo lực, không gây hỗn loạn,xung đột, đổ máu. Nhưng nó vẫn mang tính chất cách mạng sâu sắc’’.Ông Võ Long Triều nói, theo Bùi Tín thì trở ngại lớn nhất là lãnh đạo ở Hà Nội cốbám lấy quyền lực vì họ cảm thấy họ mắc nợ với đất nước quá nhiều, toàn nợ máu. Họbị dồn vào chân tường để cố thủ. Để giải tỏa nỗi lo sợ của họ, những người dân chủphải đánh giá tình hình một cách khoa học, tỉnh táo, công bằng. Ông Triều nói tiếp:‘’Cũng theo Đại Tá Bùi Tín, những người du nhập chủ thuyết cộng sản vào Việt Namđều đã qua đời. Những người lãnh đạo hiện nay vừa phạm sai lầm, vừa là nạn nhân,dân chúng có thể xóa bỏ miễn là họ nhận tội và xin lỗi quốc dân’’.1. Từ ngày bỏ nước ra đi Bùi Tín đã có 4 tác phẩm đáng chú ý:Hoa Xuyên Tuyết (1992), Mặt Thật (1995), Về Ba Ông Thánh, và Mây Mù Thế Kỷ(1998). Ngoài ra ông cũng có một cuốn bằng Anh Ngữ xuất bản ở Luân Đôn: ‘’FollowingHô Chi Minh’’. Sau đây chúng tôi xin trưng dẫn ít đọan trong 3 cuốn: Hoa Xuyên Tuyết,Mặt Thật và Mâu Mù Thế Kỷ.A. Hoa Xuyên Tuyết.Trong tháng đầu năm1992 nhà xuất bản Sài Gòn Press đã tung ra những tờquảng cáo hấp dẫn cho cuốn hồi ký chính trị này với những câu hỏi giật gân: ‘’Bùi Tín làcon bài của Hà Nội ? Bùi Tín muốn cứu đảng hay cứu nước ? Bùi Tín có còn là cộngsản không ? Bùi Tín là Yeltsin Việt Nam ? Bùi Tín là một tiếng nói cho dân chủ ? HayBùi Tín là gì khác ?’’ Tờ quảng cáo cũng bảo đây là những chuyện ‘’Thâm cung bí sử’’152 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


của cấp lãnh đạo Việt Nam. Nguyên cái nhan sách đã thấy có gì mới lạ và kéo chú ýngười đọc. Vì vậy cuốn sách này là một trong hai cuốn sách Việt ngữ đầu tiên mà tôiđọc khi mới tới Mỹ chưa được 3 tháng. Cuốn kia là Hoa Địa Ngục, của Nguyễn chíThiện. Cả hai cuốn đều có bầy trong ngăn ‘’Sách Việt Ngữ’’ của một thư viện Mỹ mà tôilui tới. Hoa Địa Ngục và Hoa Xuyên Tuyết đều gợi nhớ tới hoa máu (Huyết Hoa) của LýĐông A. Nhưng trong ba thứ hoa, thì đối với tôi Hoa Xuyên Tuyết quyến dũ hơn. Cónhiều lý do. Nhưng lý do đáng nói ở đây là vì nó nói lên nỗi lòng của một người đã đểphần lớn cuộc đời phục vụ ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, đến nay mới chồi lên được từbăng tuyết. Ngỡ ngàng, ưu tư, khắc khoải, trăn trở, ân hận, sám hối:‘’Từ sau 1975...Đã bao lần tôi thầm thốt lên: Ôi! Số phận của con người! Cuộcchiến tranh đã hao phí hàng triệu sinh linh, đều là con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả.Để làm gì ? Để đến nỗi này chăng ? Nói là giải phóng đất nước, giải phóng đồng bào,mà sao hàng trăm ngàn người lại phải vào tù...Nhân danh lẽ phải ? Nhân danh lẽ côngbằng ? Nhân danh Cách Mạng ? Tôi chẳng sao lý giải nổi nữa! Và cách mạng hy sinhchiến đấu để làm gì ? Để sau toàn thắng cuộc sống của dân ta còn lầm than bi đát hơncả thời chiến tranh...’’ (trang 12)‘’Đã hơn 15 năm nay, cho đến tận hôm nay, khi cầm bút để khởi đầu một cuốnsách, tôi cảm thấy ngày càng rõ ràng và sâu sắc nhân dân Việt Nam đang là cả mộtkhối bất hạnh lớn trên thế gian này. Nỗi đau này không của riêng ai, nó ắt phải có cănnguyên của nó. Hay là ông cha ta đã phạm tội gì tầy đình lắm để con cháu ngày nayphải gánh chịu món nợ tiền kiếp ? Ắt không phải như vậy. Đã mấy năm nay tôi cố tìm ralời giải... (trang 5)Các bạn hãy coi đây là tâm sự, là lời tâm huyết của một người đi trước nhận tộilỗi của thế hệ mình, của chính mình trước thế hệ trẻ thân yêu và tin cậy’’. (trang 6)Cũng như Vũ thư Hiên, Bùi Tín đã nói rất nhiều về những nhà lãnh đạo, từ Hồ chíMinh trở xuống cho đến Nguyễn văn Linh và cả một số cấp bộ, thứ trưởng và tướnglãnh cộng sản. Ông nói một cách bình tĩnh, khen lẫn chê, không hằn học cũng khôngkiêng nể.Đối với ông Hồ chí Minh, ông vẫn giữ tình cảm tốt không nghĩ ông Hồ giả hình,đóng kịch. Mà là ‘’cách ứng xử có văn hóa, có tình cảm thật ở một con người ‘’rấtngười’’, lại lịch lãm’’. Về chuyện ông Hồ có vợ Bùi Tín còn viết: ‘’Tôi rất thích thú đượcnhà sử gia Pháp D. Hemery cho biết ông Hồ đã có thể hai lần có vợ. Đó là cô đảng viênđảng xã hội Marie Brière ở Paris (vào cuối những năm 1920) và cô nữ hộ sinh TăngTuyết Minh ở Quảng Châu Trung Quốc tháng 10 năm 1928’’.Nhưng Bùi Tín không dám nói ông Hồ hoàn toàn vô tội trong cải cách ruộng đất,mặc dầu ông bào chữa: Do áp lực của các cố vấn Trung Quốc: ‘’...do ý thức sùng báiTrung Quốc rất phổ biến lúc bấy giờ, bởi thái độ mù quáng tự ty mà theo tôi ông Hồcũng phạm phải’’. (trang 112-113)Về Trường Chinh ông khen là người có nhiều đức tính tốt và rất cẩn thận trongkhi viết cũng như nói, nên đã nhận thêm một bí danh là ‘’Thận’’, bên cạnh bí danh‘’Nhân’’. Nhưng Bùi Tín cũng thuật lại câu chuyện sau đây thật buồn cười cho thấy ôngĐặng xuân Khu đã mãn nguyện vì những cái rất ư tầm thường: ‘’Một hôm khi kể xong,khi chờ ăn cơm, ông kéo riêng tôi vào buồng ngủ (đây là biệt dinh 1, nơi nghỉ của VuaBảo Đại và gia đình hồi xưa), chỉ chiếc giường có nệm gấm vàng thêu rồng và chănvàng thêu phượng cùng với hai chiếc gối gấm vàng, chúm miệng lại, nói rất nhỏ như đểkhoe: Chú vào đây, chú biết không, đây là phòng ngủ, kia là giường, nệm, chăn gối củavua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương đó! Lúc ấy bà Trường Chinh ngồi ngay trên153 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chiếc ghế ở trong phòng’’. (trang 131)Về Phạm văn Đồng:‘’Tôi có một sự kính trọng và quý mến từ lâu. Ông được cán bộ và nhân dân quýtrọng về cách sống giản dị, thái độ ngay thật, có văn hóa...Nhưng nhiều anh chị em tríthức vừa thương lại vừa chê ông vì sự nhu nhược...Tôi đã nghe ông than đến 6 lần: Tôilà thủ tướng nhiều tuổi nhất, nhưng cũng là Thủ Tướng bất lực nhất! Rồi ông trần tình:Tôi không có quyền, tôi nói mà chẳng ai nghe. Cả đến thay đổi một thứ trưởng, tôi đềnghị thôi mà cũng không được, chưa nói đến chọn bộ trưởng!’’ (trang 133)Võ Nguyên Giáp là người được Bùi Tín khen hơn cả.‘’Tôi còn nhớ hôm ấy, 7.5.1975...một viên tướng trong ủy ban quân quản ngỏ lời(với ông Giáp): ‘’Thưa anh, chúng tôi có chiếc đàn dương cầm loại tốt lấy được trongcăn cứ quân sự, xin để gửi anh chơi thử’’. Tôi thấy Đại Tướng Giáp nổi giận, quắc mắt:Sao lại vậy ? Không được! Tôi mà nhận đàn dương cầm thì anh em khác nhận gì.Không được, kỷ luật chiến lợi phẩm phải nghiêm từ trên xuống dưới’’. Tôi càng quýthêm ông Giáp hôm ấy. ‘’...Chính tư duy khoa học, giỏi biện chứng pháp Mác xít từ tuổitrẻ đã giúp ông chỉ huy và lãnh đạo quân đội rất nhanh nhậy và sâu sắc...’’Về việc tranh chấp giữa ông Giáp và Lê Duẩn, Bùi Tín viết:‘’Khá đông cán bộ và đảng viên nghĩ rằng, hồi đại hội V ông Giáp bị đưa ra khỏibộ chính trị là do ‘’sáng kiến’’ của các ông Lê Duẫn và Lê đức Thọ, và để cho khỏi quálộ liễu, ông Giáp bị đưa ra cùng với các vị khác: Nguyễn văn Linh, Lê thanh Nghị,Nguyễn duy Trinh, Trần quốc Hoàn...theo cách dung dăng dung dẻ, chúng ta cùngnhảy...ra!’’Bùi Tín còn nói nhiều về những nhân vật khác như Nguyễn văn Linh, Lê đức Thọ,Đỗ Mười, Nguyễn cơ Thạch, Hồng Hà...và sau chót là Trần văn Trà và Trần xuân Bách.Trần xuân Bách ban đầu là đàn em của Lê đức Thọ rất bảo thủ, đã được Thọ đưa vàobộ chính trị nhưng sau lại trở thành người cởi mở, ‘’cấp tiến’’ đến độ vì thế mà bị loại. Vìvậy tôi ghi lại đây mấy hàng của bùi Tín để độc giả biết qua về nhân vật này.Trần xuân Bách là người được Bùi Tín nói đến nhiều nhất (gần 5 trang sách):‘’Ông Bách quê ở Hà Nam Ninh, cùng Tỉnh với Lê đức Thọ và Nguyễn cơThạch...Sau khi làm phó bí thư tỉnh ủy ông lên cơ quan trung ương làm trưởng ban tôngiáo của chính phủ...Về sau ông làm chánh văn phòng trung ương đảng. Năm 1980,ông được cử sang Kampuchia làm trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam, bí thư đảng ủycủa Đoàn. Đây là chức vụ rất quan trọng khi vấn đề xây dựng khối liên minh đặc biệt banước Đông Dương được đặt ra. Chính nhiệm vụ này làm cho ông được ông Lê đứcThọ, người phụ trách công tác tổ chức (trong đó việc sắp xếp cán bộ là việc lớn nhất),và cũng là người đảm nhận chức vụ giúp đỡ Kampuchia tín nhiệm thêm. Ông được đưavào bộ chính trị ở đại hội V và vào ban bí thư và bộ chính trị ở đại hội VI (12.1986). Ônglà ủy viên bộ chính trị trẻ nhất, ở tuổi 60 hồi ấy. Ngay sau đại hội VI ông được phâncông những phần việc sau đây: Quan hệ với hai nước Lào, Kampuchia, quan hệ giữađảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và công nhân chưa giành được chínhquyền, chỉ đạo ban đối ngoại trung ương và ban Việt kiều trung ương. Có một điều ít aiđược biết là từ giữa năm 1987 ông được bộ chính trị giao thêm một việc nữa: Làm côngtác thông tin cho bộ chính trị: Nghĩa là thu thập tình hình trong và ngoài nước, đọc cácsách báo tin tức từ nước ngoài để tổng hợp và báo cáo cho các ủy viên bộ chính trịkhác. Ông tập họp một nhóm nghiên cứu trong văn phòng làm việc của ông gồm có 6cán bộ chuyên thu thập sách báo các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Thái Lan,Hồng Kông...), đọc, lược dịch các sách báo tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa...và làm các bản154 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tóm tắt. Ông cũng trực tiếp sử dụng các cơ quan thông tin của ủy ban khoa học xã hộivà của thông tấn xã Việt Nam. Văn phòng của ông trở thành nơi có nhiều sách quý vàsớm nhất...’’...‘’Do những nguồn thông tin phong phú, mới mẻ và kịp thời như thế, quanđiểm của ông Trần Xuân Bách thay đổi ‘’xanh lại, trẻ lại’’, theo tôi nghĩ...’’…‘’Ông chorằng trong xã hội có ba loại nhân vật: Nhân vật chính trị, nhân vật khoa học, nhân vậtkinh doanh. Ở Việt Nam hiện thiếu nhân vật kinh doanh, cần quan tâm bồidưỡng...Khủng hoảng kinh tế, xã hội đã đụng tới đáy và đang manh nha khủng hoảngchính trị. Đầu năm 1989, sức mua của đồng tiền giảm 3.300 lần so với năm 1976, tiềnphát hành thêm để lưu thông đã đưa khối lượng tiền trong xã hội năm 1988 gấp 175.5lần so với năm 1980.‘’Ông kết luận: Hai động lực, hai sức bật trong lịch sử nhân loại là hàng hóa thịtrường và dân chủ đa nguyên ở Việt Nam cả hai mặt ấy đều chưa thành động lực...‘’Cuối năm 1989, khi họp hội nghị trung ương lần thứ 7, ông Trần xuân Bách đọctham luận và nhấn mạnh: Phải đi trên hai chân, chân kinh tế đi mạnh vào kinh tế hànghóa, phát triển thị trường và chân chính trị là đi mạnh vào áp dụng dân chủ rộng rãi,chấp nhận đa nguyên. Ý kiến của ông bị bác bỏ, bị coi là quá khích nguy hiểm. Ông đãtuyên bố bảo lưu ý kiến...’’ (trang 150-155).Đó là lý do ông Bách bị thất sủng. Trước khi bị loại khỏi bộ chính trị, ông đã bịnhững ủy viên ‘’có quan điểm cứng nhắc, mang tính giáo điều cực đoan nhất’’, như Đàoduy Tùng, Nguyễn đức Bình, Nguyễn hà Phan, Nông đức Mạnh phê bình một cách gaygắt.Về việc thanh trừng đẫm máu trong nội bộ, Bùi Tín có nói đến những nạn nhânLê trọng Tấn, hai cha con Phan Bình, Hoàng văn Thái (bố vợ Võ điện Biên, con trai Võnguyên Giáp)… đã bị đột tử một cách bí mật, mà bạn đọc đã biết qua chương 5 (Vũ thưHiên) của soạn phẩm này. Tuy Bùi Tín không dám khẳng định đó là những vụ ám sáttàn ác và đê tiện, nhưng cách ông trình bày cho thấy đã có nhiều nghi vấn. (trang 191-193)Về cách mạng Trung Quốc và Mao Trạch Đông:‘’Rồi đến cảnh đấu tố trong cách mạng văn hóa vô sản. Rất Tầu nghĩa là ầm ĩ, xôbồ, ồn ào, bát nháo, số đông theo nhau, lôi kéo nhau...Một tỷ người, một tỷ cái đầu tuântheo một hiệu lệnh. Mọi ho hoe chống đối lập tức bị coi là phản bội, đáng nhổ vào mặt,đáng đội mũ lừa dong trên đường để mọi người mắng mỏ, xỉ vả, nguyền rủa.‘’Tôi đã thu được biết bao tài liệu Trung Quốc ở Kampuchia, từ hiệp định quân sựký giữa hai nước hồi 17.7.1976, về công binh Trung Quốc sang xây dựng sân bayKompong Chang, dài rộng nhất Đông Nam Á, về lời khen của Mao Trạch Đông khi xiếtchặt và lắc đi lắc lại bàn tay đẫm máu của Pôn Pốt: ‘’Xin chúc mừng! Hảo, hảo à! Cácđồng chí đã lập nên kỳ công của lịch sử, diệt hết bọn tư bản, bọn địa chủ bóc lột, bọntay sai phản động chỉ trong một thời gian ngắn! Hảo a, hảo a!’’ Một cuộc cách mạngbằng gậy, bằng vồ, bằng cuốc đập vào đầu hàng triệu con người! Nhân danh chủ nghĩaxã hội, chủ nghĩa cộng sản thuần chất, trong sạch nhất, nhân danh chủ nghĩa Mác Lênin,những định tạo nên mẫu mực cho cách mạng thế giới’’. (trang 201-202)Về những cuộc thanh trừng những thành phần bị kết tội oan là ‘’chống đảng’’,‘’chống lãnh đạo’’, ‘’chống chủ nghĩa xã hội’’, ‘’xét lại’’, ‘’phản động’’, ‘’bị thực dân và đếquốc mua chuộc’’...Bùi Tín ‘’thét lên’’ (trang 158-159):‘’Qua cuốn sách này tôi lại xin thét lên một tiếng nói đòi công lý và công bằng xãhội cho các vị sau đây: Các Tướng Đặng kim Giang, Nguyễn Vinh, Lê Liêm, các Đại TáĐỗ đức Kiên, Nguyễn minh Nghĩa, Lê minh Nghĩa, Nguyễn Hiếu, Phan Hoàng, các Giáo155 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Sư Bùi công Trừng, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, các nhà báo Hoàng thế Dũng,Nguyễn kiến Giang, Quang Hân, Mai Luân, Mai Hiến, Định Chân, Trần Thư, Khắc Tiếp,Hồng Vân...các văn nghệ sĩ Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Bính,Hữu Loan, Minh Quang, Quang Dũng, Trần Châu, Trần Đinh, Hà Minh Tuân, ViệtPhương, Anh Chính, Sỹ Ngọc,Văn Cao, Từ Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Lê Văn, ChuNgọc, Hoàng Tích Linh; bộ trưởng Ung Văn Khiêm, vụ trưởng Vũ đình Huỳnh, các ĐạiTá Ngọc Bằng, Cao Nham, Đỗ Trường, Nguyễn trần Thiết bị giữ, bị xét hỏi sau đại hôiđảng toàn quân năm 1986, vụ các vị tướng ở học viện quân sự cấp cao bị chất vấn,điều tra hồi đó (do cục bảo vệ quân đội tiến hành) cũng cần được kết luận công khai,minh bạch, theo đúng thủ tục pháp luật. Vụ ông Tạ đình Đề, nguyên chỉ huy các lựclượng đặc biệt nội thành, sau ở tổng cục đuờng sắt bị giam giữ quá lâu, ra tòa khôngkết án được, đến nay vẫn không được kết luận! Trên đây có một số người đã mất, họnhắm mắt trong oan ức và uất hận. Đây cần được coi là một nỗi đau của mỗi công dânlương thiện. Thật đáng buồn là chưa có một đại biểu quốc hội nào chất vấn nhà nước,và đảng về những vụ vi phạm pháp luật, ngang nhiên xâm phạm quyền công dân nhưtrên. Vậy mà họ cứ nói thao thao bất tuyệt về: Lấy dân làm gốc! Sống theo luật pháp!Công bằng xã hội! Con người mới! Con người mới thật sự không bao giờ vô tráchnhiệm, mặc kệ những nỗi oan trái và bất công của đồng bào mình. Vì lẽ phải có sựquan tâm chung và cũng vì lẽ: Hôm nay họ chà đạp lên quyền sống của anh, thì ngàymai họ sẽ có thể chà đạp lên quyền sống của tôi! Không ai cảm thấy an toàn cả!’’B. Ba năm sau cuốn Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín cho ra thêm cuốn ‘’Mặt Thật’’ gồm4 phần: Cỗ Máy Nghiền. Những Hồ Sơ chưa thể khép. Nomenclature Việt Nam. Và ĐểCất Cánh. Trong đó ông dùng trí nhớ của mình và những tài liệu mới nhất mà ông códịp tiếp cận kể từ khi ông rời Việt Nam và bị khai trừ khỏi đảng cộng sản, để chứngminh thực chất của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lột mặt nạ của những người trụ cột trong cácchính quyền cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc, và Việt Nam.Về cá nhân Mác ông ghi nhận là trong khi tượng Staline bị hạ năm 1956, tượngLê-nin bị kéo sập năm 1990, kể cả pho tượng cao 6 mét ở Thủ Đô Ethiopia, thì tượngMác ở Berlin vẫn không bị phá và ở Tây Đức còn có cả một con đường mang tên Mác.Vì dầu sao người Đức cũng tự hào về những công trình tư tưởng của Mác. Nhưng ôngviết:‘’Cái sai lầm lớn nhất của Mác có lẽ là ở phần Duy Vật Lịch Sử...Cái sai nữa củaMác là cho rằng chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển tột đỉnh của chủ nghĩa tư bản, tớimức phát triển đó là chủ nghĩa tư bản đi xuống để bị diệt vong...Cái sai lớn nữa củaMác là đề cao một chiều bạo lực, và chuyên chính vô sản...Luận điểm về bần cùng hóatuyệt đối giai cấp công nhân cũng là một luận điểm sai lầm do suy luận chủ quan có tínhchất giáo điều...’’ (13)Bùi Tín còn viết: ‘’Những thiếu sót khác của chủ nghĩa Mác thì có nhiều...’’ Nhưngông cho rằng phần lớn là do sau khi Mác chết người ta đã tâng bốc, thần thánh hóaông. Chứ nếu ông sống lâu hơn thì ‘’chắc chắn ông đã bổ sung, sửa chữa chủ nghĩaMác ở rất nhiều điểm rồi’’. (trang 23)Đối với Lê-nin và Stalin Bùi Tín cho rằng hai người này có ảnh hưởng tai hại đốivới xã hội Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ. Vì Lê-nin hiểu sai Mác, có chỗ hiểu đúng nhưđấu tranh giai cấp, sử dụng bạo lực thì lại áp dụng một cách cực đoan. Sau khi kể rahàng loạt những ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết Lê-nin Bùi Tín viết:‘’Đã đến lúc không thể mù quáng mãi được nữa. Đã đến lúc cần nhìn rõ bộ mặtLê-nin một cách khách quan, tỉnh táo, đúng như nó có. Trong di chúc của ông Hồ chí156 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Minh có nói rằng: ‘’Phòng lúc tôi đi gặp cụ Mác, cụ Lê-nin...’’ nó đánh dấu cả một thời kỳlịch sử coi học thuyết chuyên chính vô sản là hòn đá tảng của các chính sách lớn, coiđấu tranh giai cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự phát triển của xã hội Việt Nam...Hai điềuđó hợp lại thành cỗ máy nghiền nát tình đoàn kết dân tộc, tình nhân ái truyền thống,quyền dân chủ của công dân, nếp sống trong luật pháp...dẫn đến thảm cảnh bần cùngvà lạc hậu hiện nay’’.Để chứng tỏ ảnh hưởng của Stalin đối với đảng và xã hội Việt Nam đã sâu đậmvà tai hại đến chừng nào, tưởng chỉ cần chép lại đây nguyên văn vài câu thơ của nhàthơ chủ chốt của chế độ, ông Tố Hữu, mà Bùi Tín đã trích dẫn nơi trang 28 và 29 tácphẩm của ông:Stalin! Stalin!Yêu ông biết mấy, nghe con tập nóiTiếng đầu lòng con gọi Stalin!Và:Hoan hô StalinĐời đời cây đại thụRợp bóng mát hòa bìnhĐứng đầu sóng ngọn gió.Bùi Tín cũng nhắc lại trong ‘’Mặt Thật’’ những tội ác tầy trời của Stalin, điển hìnhlà vụ giết 25 ngàn binh sĩ Ba Lan, rồi đổ vấy cho quân Đức, vụ hơn một nửa ủy viêntrung ương đảng bị tống giam và bị xử bắn trong vòng không đầy 4 năm. Tệ hơn nữa1108 trong số 1956 đại biểu dự đại hội đảng lần thứ 17 bị bắt và bị kết án ‘’phản cáchmạng’’. (trang 30)Và Bùi Tín cho rằng chính sách cải tạo vô thời hạn dành cho hàng chục vạn sĩquan và công chức Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng 4.1975 là theo gương Stalin.Bùi Tín còn nói Hồ chí Minh cho tiến hành cải cách ruộng đất, không phải chỉ doáp lực của Mao Trạch Đông, mà chính Stalin cũng hạch hỏi tại sao chưa thi hành. (trang67)Bùi Tín đã thuật lại trưòng hợp địa chủ Nguyễn Thị Năm bị đấu tố oan trong cảicách ruộng đất ông Hồ có biết nhưng không có hành động gì bênh. Cho nên:‘’Ông Hồ chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng ông không biết gì về việc này và dù khôngbiết, là chủ tịch nước, chủ tịch đảng, ông vẫn phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ ôngđã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông vẫn giữ im lặng,ông không can thiệp. Ông đã để mặc cho nước của ông, đảng của ông bị một số kẻnước ngoài lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí, trách nhiệm củamình...’’ (trang 39)Trong đoạn áp chót của phần 1: Bức thư của Phan Chu Trinh, Bùi Tín đã nêu lênnhững khám phá mới lạ của những nhà sử học Trần Quốc Vượng, rồi Daniel Hemeryliên quan đến thân thế thực sự của ông Hồ theo ông Vượng thì ông Hồ phải là cháu nộicủa ông Hồ Sĩ Tạo rồi dẫn đến một ‘’vấn đề rất lớn về ông Hồ chí Minh: ‘’ông là ngườiyêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, hay là một người cộng sản ?’’ Và Bùi Tín khẳng định:‘’Theo tôi, ông vốn là một người yêu nước...’’ Bùi Tín còn viết: ‘’Công lao của ông trongsự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là rõ ràng. Khó ai có thể bácbỏ hay phủ nhận được’’. (trang 97-98)Về việc cộng đảng Việt Nam xua quân sang Cambốt năm 1978 và đàn anh LiênXô xua quân vào Afghanistan Bùi Tín cho là do cùng một chính sách ‘’nghĩa vụ quốctế’’, muốn áp đặt quyền hành trên một nước đàn em.157 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Mặt Thật ra sau Hoa Xuyên Tuyết 2 năm. Tác giả đã có thêm nhiều dữ kiện vềsự tàn bạo của chế độ cộng sản tại Liên Xô khiến ông nhớ lại nhiều cái tệ hại hơn vềchế độ trong nước. Trong ‘’Lời Mở Đầu’’ ông viết: ‘’Nội dung cuốn sách có mang tínhchất sám hối, do tác giả đã từng ở trong bộ máy của đảng, nhà nước cầm quyền, từngvừa là thành viên, vừa là nạn nhân của bộ máy ấy. Đây là sự sám hối tự nguyện và tựgiác, đối với lương tâm và đồng bào mình, không bị dồn ép bởi bất cứ ai’’.Trong niềm hối hận đó Bùi Tín viết về chủ nghĩa Mác Lê-nin:‘’Chủ nghĩa Mác Lê-nin, với học thuyết chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp,quan hệ quốc tế vô sản...thành cỗ máy nghiền, xéo nát tự do trong mỗi nước, cũngnghiền luôn cả chủ quyền của các nước anh em, các nước ‘’đồng minh’’ của nhau!’’(trang 45)Về ông Hồ, sau khi kết tội ông ta ‘’có lỗi lớn’’, trong vụ bà Nguyễn Thị Năm bị chếtoan trong cải cách ruộng đất, Bùi Tín nói về sự lệ thuộc của ông Hồ vào chủ nghĩa MácLê và tư tưởng Mao:‘’Sùng bái ‘’mặt trời phương Đông’’, nể sợ ‘’thiên triều’’ Bắc Kinh, ông Hồ đãtruyền cho những người lãnh đạo khác ở quanh ông, cho cả đảng cộng sản, một thái độthụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác Lêninvà tư tưởng Mao Trạch Đông đè lên đầu, trong khi cả đảng cộng sản và xã hội bị cỗxe ấy nghiền nát’’. (trang 39)Trong Mặt Thật, Bùi Tín cũng vẫn bênh ông Hồ đôi chút, tuy rằng đã hiểu hơn vềcái ‘’nhân ái’’ của ông Hồ. Bùi Tín bảo ‘’ông thâm hơn’’, và ‘’lạt mền mà buộc chặt, khônthế!’’ (trang 65) Ông cũng viết: ‘’Thế nhưng ông Hồ không có toàn quyền quyết định. Cómột thế lực cao hơn ông! Ông Mao...’’ Khi nói về sự ác cảm của Stalin đối với ông Hồ,và cho rằng có một thời ông Hồ bị ‘’thất sủng’’ (14), ông Bùi Tín cũng gián tiếp bào chữacho ông Hồ, ngụ ý ông Hồ không hoàn toàn chịu trách nhiệm về đảng, và vì ông yêunước hơn yêu chủ nghĩa cộng sản nên mới bị Stalin trù, hay không ưa!Về sự tàn bạo, quỷ quyệt của các chế độ cộng sản ở Việt Nam cũng như ở LiênXô. Bùi Tín đã thuật chuyện Tạ đình Đề bị đảng trù thế nào rồi trưng lời họ Tạ nói đểdẫn đến trường hợp tương tự xảy ra ở Liên Xô thời Stalin: Họ Tạ nhận xét:‘’Khi ra tù, họ có cách khóa mồm các vị và họ giữ chìa khóa. Tài nghệ họ siêuđến vậy đó’’. Liền sau đó, Bùi Tín viết:‘’Chuyện chẳng khác gì thời Stalin. Cũng trong bộ chỉ huy khởi nghĩa tháng 10,vậy mà sau khi Lê-nin chết, Stalin đày Trotsky đi Alma Ata (rồi Trotsky buộc phải xuấtngoại, nếu không sẽ bị Stalin lấy đầu, để rồi sau vẫn bị Stalin cho người sang tậnMexico để ám sát vào năm 1940). Còn 4 vị còn lại của bộ chỉ huy khởi nghĩa ấy làBoukharine, Zinoviev, Kamenev và Ricốp đều bị xử bắn bởi Stalin vì tội phản nghịch.Điều siêu phàm của KGB là 4 vị này, trước khi chết đều ‘’tự’’ nhận tội là có ý định ámsát đồng chí Stalin vĩ đại và hô: ‘’Stalin muôn năm’’. Có nghĩa là đến khi không còn gì đểmất nữa, cuộc đời sắp kết liễu rồi vẫn xin lỗi, ca tụng chính tên đồ tể của mình. Mà đólại là những nhân vật cách mạng kiên cường nhất, những trí thức cỡ lớn, có trình độ tríthức cao hơn Stalin đến mấy cái đầu!’’ (trang 145-146)Tuy kết án chủ nghĩa Mác, nhất là Mác Lê, cho rằng nó đưa đến hậu quả vô cùngtai hại cho xã hội loài người, Bùi Tín vẫn có vẻ bênh cá nhân Mác, Engels, khi viết: ‘’Nếutỉnh dậy hai ông có thể bàng hoàng, giận dữ nữa, bảo rằng: ‘’chủ thuyết của chúng tôiđâu có đơn giản, thô kệch, phi lý đến như vậy!’’ Rằng ‘’tư duy chúng tôi đâu có ấu trĩ,cứng đờ như người ta gán ghép một cách tai hại’’. Rằng ‘’chúng tôi chỉ muốn cung cấpcho người đương thời một phương pháp luận rất uyển chuyển, thì các người lại coi đó158 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


là những nguyên lý cứng nhắc không có sức sống!’’ Chúng tôi không nhận ra những gìmang tên chúng tôi, vẽ nên mặt mũi của chính chúng tôi. Không! Chúng tôi khác hẳn!’’(trang 102, 103)Trong phần 3, nói về giai cấp mới, giai cấp đặc quyền đặc lợi, Bùi Tín đã nhắcđến hai cuốn sách nổi tiếng của hai nhân vật cộng sản ly khai: Milovan Djilas (Nam Tư)với ‘’Giai Cấp Mới’’ (La Nouvelle Classe) và Maichael Voslensky (Nga) với ‘’Nhóm đặcquyền đặc lợi’’ (Nomenklatura) và đưa ra bằng chứng về sự lạm dụng chức quyền đểlàm giầu một cách bất chính và sự tha hóa của các cán bộ cộng sản, mà ông cho rằngtrong thời chiến tương đối một số đông còn giữ được sự trong sạch, nhưng từ sau khichiếm trọn miền Nam kể cả những cán bộ này cũng đua nhau làm giầu, giành giật nhauhưởng thụ. Nếu Voslensky đã xếp một nửa triệu cán bộ cộng sản Liên Xô ngồi trên đầu200 triệu dân Liên Xô, thì Bùi Tín đã cho rằng ở Việt Nam cũng có khoảng 50 ngàn giađình trong số khoảng 10 triệu hộ dân thuộc tầng lớp này, mặc dù ông cho là khó tínhcho đúng, ông chỉ căn cứ vào tình hình nơi ông làm việc là tòa báo nhân dân để ướclượng. Ông cũng cho biết:‘’Về nguyên tắc, đại hội đảng cao hơn trung ương, trung ương cao hơn bộ chínhtrị, bộ chính trị cao hơn tổng bí thư, nhưng trên thực tế thì ngược lại: Tổng bí thư caohơn bộ chính trị, bộ chính trị cao hơn ban chấp hành trung ương, ban chấp hành trungương cao hơn đại hội đảng! Đây là nền dân chủ của một nhóm người!Nền dân chủ của một người!’’Nhận xét về những vụ án gần đây Bùi Tín viết:‘’Một số đã bị vào tù do không ăn cánh với nhau, ganh tị nhau, sát phạt nhau.Hầu hết số bị tù từ chung thân đến 20 năm, 15 năm,10 năm tù do tham nhũng và hốilộ...là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao quyền lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế,tài chánh, chính là trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi này...‘’Việc vào tù của họ cũng có những nét đặc quyền rất khác lạ. Có kẻ sẵn sàngvào tù để che tội cho một số đồng bọn, để được chia lại vàng và ngoại tệ, khi ra tù sẽ làtriệu phú đô la, ăn xài suốt đời chúng và đời con cháu chưa hết. Cũng có kẻ danh nghĩathì ‘’ở tù’’ mà bản thân vẫn sống xa hoa ẩn dật, do đã biết đút lót hệ thống cai tù. Cóđứa đã bị kết án, sau đó đã được đưa ra nước ngoài với tiền của, vàng bạc, thoátthân...’’ (trang 163-264)C. Cách đây gần một năm Bùi Tín lại cho ra cuốn ‘’Mây Mù Thế Kỷ’’, do nhà ‘’ĐaNguyên’’ xuất bản, 1998. Ông coi 4 nước cộng sản Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn và ViệtNam như đám mây mù của thế kỷ hai mươi còn sót lại sau khi ‘’cái bóng đen khổng lồchủ nghĩa Mác bao trùm một phần thế giới trong thế kỷ 20 này’’ đã biến tan ở Liên Xôvà Đông Âu. Tác phẩm được viết dưới dạng hỏi đáp. Ông đã để ra trên 300 trang sáchtrả lời 120 câu hỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề về cuộc chiến đã qua cũng như tìnhhình Việt Nam hiện nay. Chúng tôi xin trích một vài đoạn vắn trong vài chục câu trả lờicủa Bùi Tín trong cuốn Mây Mù Thế Kỷ này.Về nguồn gốc cuộc chiến tranh Việt Mỹ:‘’...Khi còn trẻ, là binh sĩ và là sĩ quan sơ cấp, tôi cho chiến tranh mà chúng tôithực hiện là đúng, là chính nghĩa, vì nó nhằm giành và bảo vệ nền độc lập, chống xâmlược, chống chiếm đóng của quân đội nước ngoài trên đất nước tôi. Đơn giản, rõ ràng.Về sau, là người cộng sản, tôi thấy đấy còn là cuộc chiến tranh để bảo vệ cả phe xã hộichủ nghĩa, chống lại ‘’sự xâm lược của phe đế quốc’’ do Mỹ cầm đầu...Tôi đang cầmsúng, đứng trên tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, của nhân loại tiến bộ, vừa làmnhiệm vụ quốc gia, vừa làm nghĩa vụ quốc tế. Nhưng đến nay tôi đã nghĩ khác trước!’’159 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


(trang 27-28)Bùi Tín bắt đầu nghĩ khác kể từ 1975, khi ông được sống ở Sài Gòn trong 4 năm:‘’...Chúng tôi đã trực tiếp ‘’khám phá’’ ra miền Nam, đúng như nó vốn có, khôngnhư trước đó được đảng tuyên truyền. Thêm vào đó, sau 30.4.75, các chính sách sailầm của đảng... (cải tạo, xóa bỏ vội vã tư bản tư nhân...) gây nên thảm cảnh hơn nửatriệu thuyền nhân..., chiếm đóng quân sự lâu dài ở Kamphuchia...Tiếp đó sự kiện làmnhận thức của tôi chuyển biến mạnh nhất về chiến tranh là sự sụp đổ bức tường BáLinh, sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, sự tiêu hủy đột nhiên của phe xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu...Gần đây, nhiều tài liệu tuyệt mật của thời Stalin và đảng cộng sản Liên Xô cũđược công bố từ Mát-xcơ-va nói lên sự thật lịch sử, cũng làm đảo lộn một số nhận thứccủa tôi về chiến tranh, về chính trị’’. (trang 28-29)Được hỏi người Mỹ nhận thức về cuộc chiến tranh như thế nào, Bùi Tín cho biết:‘’Tôi đọc khá nhiều sách Mỹ, dự một số cuộc hội thảo quân sự ở Chicago, Texas,California, Boston, Virginia...tôi thấy người Mỹ có nhiều quan điểm, nhận thức rất khácnhau, nhiều khi đối chọi nhau’’. Ông phê bình thẳng McNamara: ‘’Do đó ông McNamaranhận định: ‘’đảng cộng sản Việt Nam tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia chân chính là chỉnói được ‘’một cái chân voi’’. Ông quên đi cái mặt độc đoán, phi dân chủ, thi hành họcthuyết cộng sản kiểu Stalin...và như thế là thiếu sáng suốt, thiếu công như có người đềcao ông bằng. Bộ não điện tử sống ở Lầu Năm Góc chẳng lẽ không biết rằng nhữngngười lãnh đạo cộng sản Việt Nam McNamara theo học thuyết quốc tế vô sản, ráp tâmthi hành tuyên ngôn cộng sản và các chỉ thị của quốc tế cộng sản, họ còn coi nghị quyếtcủa đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc là mẫu mực để tham khảo vàthực hiện. Quốc gia chân chính mà như vậy ư ? McNamara từng gắn bó với chiến tranhViệt Nam, với chính quyền Sài Gòn trên tinh thần đồng minh thân thiết, nay quay ngoắtlại nhận định những người đứng đầu chế độ miền Nam hồi chiến tranh là ‘’cặn bã củacặn bã xã hội’’ thì thật là quá quắt trong ý đồ phỉ báng rất tùy tiện. (trang 34-35)Về các tướng lãnh trong quân đội cộng sản Việt Nam, ông ca tụng các TướngNguyễn chí Thanh, Lê trọng Tấn, đánh giá cao các Tướng Trần văn Trà, Hoàng minhThảo, Nguyễn hữu An. Còn Tướng Giáp thì: ‘’đỉnh cao ‘’thiên tài’’ của ông, công bằngmà nói, là chiến dịch điện biên phủ tháng 1.1954’’. Theo Bùi Tín, Tướng Giáp chưa hềvào chiến trường miền Nam. Tính ông dè dặt, e ngại, an phận, cờ đã đến tay mà khôngphất...’’ hồi còn ở trong nước, tôi rất quý mến Tướng Giáp. Đến đại hội VI cuối năm1986, uy tín ông lên khá cao, ông được đại hội toàn quân và một số ngành, địa phươngnhắc đến như một nhân vật của tình thế, nhưng ông do dự không quyết đoán. Để trôiqua một cơ hội cực hiếm! Tôi giảm ghê gớm niềm tin ở ông từ đó. Một số sĩ quan cánbộ chê ông là hèn là nhát, không dám bênh vực lẽ phải, công lý, không dám dấn thâncho dân chủ’’. (trang 46-47)Được hỏi nếu Mỹ ném bom phá đê Sông Hồng, làm lụt lớn cộng sản có bỏ cuộckhông, hay nếu cuối năm 1972 Mỹ tiếp tục ném bom, cộng sản có nhượng bộ không,Bùi Tín đều quả quyết không khi nào, có chết hàng triệu người cộng sản vẫn bằng chânnhư vại, vì ‘’chính những thảm cảnh ấy là dịp để đối phương dấy lên phong trào chốngMỹ mạnh hơn, tranh thủ thêm viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ củathế giới... (trang 52)Bùi Tín cho rằng Mỹ đã sai lầm lớn khi tưởng nếu đánh mạnh thì sẽ lôi Liên Xôvà Trung Quốc vào vòng chiến. Thực ra Hà Nội rất sợ, vì cả Liên Xô lẫn Trung Cộngđều không sẵn sàng đem quân giúp. Đọc những tài liệu, hồi ký của Mỹ, gặp các nhàchính trị, quân sự Mỹ, tôi thấy họ hiểu đối phương còn thiếu sâu sắc, có thể nói là hời160 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hợt! (trang 78-83)Bùi Tín đã xác nhận là Hà Nội đã không tôn trọng hiệp ước trung lập Ai Lao để lạihàng chục ngàn quân mà vẫn chối. Chính cái hiệp ước này đã khiến Mỹ không dámđánh chiếm con đuờng mòn Hồ chí Minh mà phần lớn nằm trên đất Lào. Ông nói việtcộng chỉ rút tượng trưng, ‘’có lúc quân đội Việt Nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chụcngàn...’’ (trang 84-85)Về mục tiêu ‘’giành độc lập và giải phóng miền Nam’’ thực hiện thống nhất tổquốc, Bùi Tín cho biết sau khi đã xem xét lại toàn bộ nhận thức của mình sau chiếnthắng 75, ông cho rằng thực sự Việt Nam chưa có độc lập vì lệ thuộc vào chủ thuyếtngoại lai Mác Lê. ‘’Hơn nữa chế độ xây dựng trong cả nước từ hơn 20 năm nay cònthua kém chế độ miền Nam trước khi gọi là ‘’giải phóng’’! Vậy thì giải phóng để làm gì.Ở miền Nam hồi đó dù chưa thật đầy đủ, đã có nền chính trị dân chủ, đa nguyên đã cónền tư pháp tương đối độc lập, nói chung có tự do tín ngưỡng và tôn giáo, có tự do báochí ngôn luận. Tất cả đều còn khiếm khuyết, nhưng đã khác xa, tiến bộ hơn cái chế độđộc quyền, một đảng lộng hành, người dân không có quyền dân chủ, tự do báo chí làcon số không, tù chính trị còn rên xiết...’’ (trang 205)Bùi Tín khá lạc quan khi cho rằng đến nay (1998) ‘’cuộc vận động dân chủ trongnước đã đạt tới một đỉnh cao mới’’, những ‘’cơn bão Thái Bình’’, sự chia rẽ trong hàngngũ lãnh đạo.‘’Một Phó Thủ Tướng viết hồi ký gọi một Đại Tướng là ‘’y’’...Một thư lưu truyềntrong quân đội kể tội ‘’4 tên họ Lê: Lê Duẫn, Lê đức Thọ, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu, đòiđưa 4 tên họ Lê này ra trước tòa án quân sự’’, cáo giác Thủ Tướng Phạm Hùng đã độttử trên bụng bà Trần Thị Trung Chiến, hiện là bộ trưởng, ủy viên trung ươngđảng...Đảng chẳng còn ra cái thể thống gì nữa... (trang 285)Có lẽ Bùi Tín đã coi mình là thành phần Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại rồi, nênkhi trả lời câu hỏi về nghiên cứu, kiểm điểm công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ ởtrong nước, ông đã nói:‘’Mỗi công việc Ta làm đều phải lấy đại khối đồng bào trong nước làm đối tượng.Vì đồng bào trong nước là lực lượng chủ lực, đông đảo, chiếm đến 95% số dân Việt ởmọi nơi, lại là lực lượng trực tiếp làm xoay chuyển tình thế, kết thúc chính quyền độcđoán. Tôi thấy các phong trào của cộng đồng TA còn có phần xa cách, chưa nắm kỹnhận thức, suy nghĩ, ước muốn, tâm tư chung của đồng bào trong nước...Không bắccầu nối cho chặt chẽ với trong nước thì kiểu cách chống cộng ở hải ngoại còn rất ít hiệuquả và tác dụng, còn xa cách thực tế, mắc vào bệnh duy ý chí chẳng kém gì nhữngngười lãnh đạo cộng sản’’. (trang 290)Trả lời 3 câu hỏi về hòa giải hòa hợp, Bùi Tín khẳng định:‘’Tôi cũng bác bỏ, phản đối kiểu hòa hợp mà những người lãnh đạo cộng sản kêugọi. Theo họ hòa hợp là cúi đầu phục tùng, chịu sự lãnh đạo của họ. Hòa hợp ấy là hòahợp giả cầy, kiểu ban ơn, trịch thượng’’. (trang 294)Ông cũng nói đến những cuộc gặp gỡ giữa những người bạn cũ ở thuở xưa, rồiđã từng chống nhau ở hai vùng chiến tuyến đối địch. Nay những người ấy nói chuyệnthân tình cởi mở với nhau cùng hát chung một bài hát, như trường hợp chính tác giả vớimột Trung Tá Việt Nam Cộng Hòa, như trường hợp Nhạc Sĩ Phạm Duy với Nhạc SĩKiều Hưng, Ca Sĩ Mai Huyền với Ca Sĩ Nam Sơn. Ông viết:‘’Thật vui, thật cảm động, khán giả yêu cầu hai anh hát lại hai lần, vỗ tay khôngngớt. Có cả những giọt nước mắt. Niềm xúc động về hòa giải hòa hợp dân tộc, giữa haianh em thù địch. Không ai nói đến các chữ hoà giải hòa hợp, nhưng đích thực là đó’’.161 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


(trang 297)Bùi Tín cho rằng Cộng Đồng Người Việt, mà ông bảo trong số đó có nhiều ngườiđã vào quốc tịch Mỹ, nên tuân theo chính sách của chính phủ Mỹ bỏ cấm vận và tái lậpquan hệ ngoại giao với cộng sản Việt Nam, để ‘’tăng thêm sức đấu tranh. Ai vắng mặtsẽ bị thiệt, sẽ tự đứng ngoài quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Hồi ấy tôi đã có dịp kiếnnghị với cộng đồng: Nên lập một quỹ và cử người, lập tổ chức chăm lo: ...giúp dỡthương binh, lập học bổng cho các tỉnh thành... góp tu bổ, chùa...nhà thờ...lập quỹ từthiện giúp các người bị bệnh hiểm nghèo, hủi (cùi), ho lao...’’ (trang 304).‘’Quan hệ với trong nước là cả một cuộc đấu tranh. Không phải nhất nhất làmtheo yêu cầu của chính quyền cộng sản, mà là mặc cả, thương lượng, đề ra điều kiện,tương nhượng, có phần lợi này bù cho bất lợi kia, nhưng người có tiền, có vốn, có kiếnthức bao giờ cũng ở lợi thế, theo nguyên tắc ai chi tiền người ấy chi phối’’. (trang 305)Cuối cuốn ‘’Mây Mù Thế Kỷ’’, nơi phần Phụ Lục, người đọc thấy có bức thư viếttay của Bùi Tín gửi Lê khả Phiêu, lúc mới lên làm tổng bí thư đảng, sau đại hội 8. Trongbức thư này ông có đề nghị Phiêu họp trung ương đảng.‘’để giải quyết các vụ án ‘’Nhân Văn Giai Phẩm’’, ‘’xét lại chống đảng’’, và việc bỏtù hàng trăm ngàn viên chức sĩ quan chế độ cũ ở miền Nam, sự kiện thuyền nhân bithảm, việc thu vàng, buôn bãi, bán tàu...với vô vàn nạn nhân thê thảm’’ (trang 336)Đôi dòng cảm nghĩ về con người và lập trường của Bùi Tín.Qua mấy chục trang trên, có thể tóm tắt về con người và lập trường chính trị củaBùi Tín như sau: Bùi Tín sống tuổi ấu thơ trong một gia đình quan đại thần. Lớn lêntrong môi trường văn hóa Tây Phương. Những cán bộ cộng sản cao cấp xuất thân từgia đình công nhân, hay nông dân nghèo sẽ bảo Tín gốc phong kiến, tiêm nhiễm ảnhhưởng thực dân Pháp, từ nhỏ đã quen với nếp sống tiểu tư sản (tạch tạch sè). Đến lúctrưởng thành đi theo tiếng gọi kháng chiến, rồi gia nhập đảng cộng sản. Từ đó từ tư duyđến nếp sống bị đúc khuôn trong ý thức hệ Mác Xít. Vì ngộ nhận cũng như bao trí thứckiệt xuất khác cũng có lúc ngộ nhận, như ông viết, ông đã phục vụ hệ thống mác xíttrong một thời gian dài 30 năm. Chỉ cho đến 1975, khi có dịp so sánh hai chế độ miềnNam và miền Bắc ông mới bắt đầu nhận ra mình đã lầm. Và khi có dịp chứng kiến sựsụp đổ của Liên Xô ông mới dứt khoát với quá khứ. Ông công khai nói lên lời sám hối.Hơn thế nữa ông hăng say kêu gọi các đồng chí cũ của ông hãy phá bỏ tư duy cũ, chếđộ cũ, thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên. Ông cũng tích cực vận động với cácnhân vật có ảnh hưởng trong chính giới và nhân dân Mỹ ủng hộ lập trường đa nguyêncủa ông. Ông không ngần ngại thẳng thắn phê bình một số người còn nuôi hy vọng lậtđổ chế độ cộng sản Việt Nam bằng bạo lực. Ông cũng ủng hộ việc Mỹ bỏ cấm vận ViệtNam và tái lập bang giao với Việt Nam. Điều này làm một số người Việt quốc gia ở hảingoại lúc ấy bất bình. Ông đã cố giải thích lập trường của ông và mong những ngườichống cộng ‘’cực đoan’’ nhìn rõ thực tế trong nước và cân nhắc cái lợi cái hại giữa cấmvận và bỏ cấm vận. Lý luận của ông không phải không có cơ sở. Trong bức thư gửitổng bí thư Lê khả Phiêu, ông khẳng định ông không có mưu đồ chính trị. Ông chỉ ướcmong trong nước có tự do dân chủ, tự do báo chí để ông có thể ra một tờ báo cá nhânhầu cổ võ cho dân chủ đa nguyên. Đa nguyên theo ông hiểu là người cộng sản phải tôntrọng những người trước kia mà họ gọi là ‘’ngụy’’, và người quốc gia cũng phải tôn trọngquyền bình đẳng của những người cộng sản trong chính quyền dân chủ tương lai.So sánh với tất cả các tác giả được đặt thành một chương trong soạn phẩm này,theo tôi nghĩ, Bùi Tín là người có ảnh hưởng nhất, dám nói mạnh và có lập trường rõrệt, và cũng là người đưa ra được những giải pháp cụ thể, nhờ được sống ở bên ngoài,162 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tiếp xúc với nhiều nguồn tư tưởng đa dạng, chứng kiến những biến cố có tính quyếtđịnh trong cục diện thế giới.Nếu không lầm, thì đã có lúc Bùi Tín mong mỏi và hy vọng Tướng Võ nguyênGiáp sẽ có thể trở thành một thứ Gorbachev, hay Yeltsin Việt Nam. Có người còn nóitới khả năng có một Bùi Tín làm Thủ Tướng hay đóng vai Yeltsin. Nhưng sau đại hộiVII, ông đã thất vọng và riêng đối với Tướng Giáp thì càng ngày càng thất vọng hơn.Chắc ông cũng không ngờ ông đã bị một số người Mỹ và người Việt Quốc Gia muốn lợidụng ông. Thành ra vai trò của ông đã không sáng lên được.Có một điều cần thêm ở đây là tuy Bùi Tín sám hối và lên án chế độ xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, cũng như ở Liên Xô dưới thời Stalin, và chế độ Mao ở Trung Quốc,nhưng ông vẫn có vẻ bênh Mác và ông Hồ phần nào. Dầu sao ông và thân phụ ôngcũng đã từng hưởng ứng lời kêu gọi của ông Hồ ngay từ đầu, và ông còn đi theo vếtchân của ông Hồ chọn chủ nghĩa Mác-xít làm lý tưởng cho đời mình. Hơn nữa chế độđã ưu đãi gia đình ông. Cha ông chết được lấy tên đặt cho một con đường ở một ThànhPhố sát thủ đô. Riêng ông, tuy không được thăng Tướng. Nhưng cũng lần lượt đượctrao những nhiệm vụ quan trọng, xuất ngoại hơn hai chục lần. Ông đã là một đảng viêntự nguyện, tích cực trong mọi công tác. Nhất là ông luôn nghĩ mình là ngưòi yêu nướcthật sự, cũng như ông không nghi ngờ là nhiều đảng viên khác cũng có lòng yêu nướcnhư ông. Ông không muốn mang tiếng là người vô ơn bạc nghĩa. Cũng không muốnnhận mình đã lầm chọn một chủ nghĩa vô nhân. Chính cái tâm trạng đó làm ông hơilúng túng. Nhưng dầu sao ông đã cố gắng một cách đáng phục để lên án chế độ, vàtuyên bố sám hối.Những người quốc gia rộng lượng có thể ghi nhận sự chân thành của ông khiông nói ‘’sám hối’’ và cũng có thể thông cảm với ông phần nào về chuyện ông hãy còngiữ chút cảm tình với Hồ chí Minh. Bởi vì ai cũng hiểu một người mà từ tư duy đến nếpsống đã bị nhào nặn đúc khuôn trong ba chục năm, nay muốn ‘’lột xác’’ không khỏi cóvấn đề. Hy vọng sau này vào một dịp nào đó chúng ta sẽ được nghe ông nói rõ cảmtình của ông đối với Hồ chí Minh còn ở mức độ nào.Tất cả những gì Bùi Tín viết đều chứng minh chủ nghĩa Mác Lê đã tác hại lêntoàn xã hội Việt Nam về nhân mạng, nhân phẩm, kinh tế, văn hóa. Vậy thì con ngườisáng lập ra cái chủ thuyết và chế độ đó, là Mác, và con người đem cái chủ thuyết vàchế độ đó về áp đặt lên nhân dân Việt Nam, là Hồ chí Minh có phải là ân nhân hay tộinhân của dân tộc Việt Nam ? Mác chủ trương đấu tranh giai cấp, quả quyết lịch sử làlịch sử đấu tranh giai cấp. Ông cũng chủ trương chuyên chính vô sản, thế giới đại đồng.Quan niệm về tổ quốc được ông coi như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Chính Mác đã lênán tôn giáo gọi nó là thuốc phiện ru ngủ dân ngu, không cho họ tỉnh táo đấu tranh choquyền sống của mình. Bùi Tín đã có kinh nghiệm về tôn giáo, ông đã từng khen mấyDòng Tu Công Giáo về công tác nhân đạo mà ông bảo là hơn cán bộ cộng sản. Có lẽđến tuổi này, ông cũng như các ông Đỗ Mười, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp đã bắtđầu nghĩ đến một cái gì cao xa hơn cái thuần vật chất của cuộc đời theo duy vật biệnchứng.Ông Hồ như ông viết, khi sắp chết vẫn còn bám lấy đuôi áo của các cụ Mác, cụLê đòi đi theo. Như vậy ông ta có thực sự vì dân tộc không hay chỉ vì cái lý tưởng (ảotưởng) của một chủ nghĩa ngoại lai, là kiến tạo một thế giới của vô sản, trong đó vô sảnphải chuyên chính, không cho giai cấp nào khác dự phần ? Chắc Bùi Tín đã thấy là giaicấp là cái gì không tự nhiên ? Lịch sử đâu phải chỉ là đấu tranh giai cấp như Mác chủtrương, lại còn bằng bạo lực nữa ? Hơn nữa tuy lý thuyết thì nói vô sản chuyên chính,163 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhưng thực tế được mấy người vô sản chia sẻ quyền lực với nhóm ‘’nomenklatura’’ ?Nơi Chương 1 (Hoàng Văn Chí) chúng tôi đã trưng nguyên văn lời ông Hồ nói vềviệc ông ta chọn chủ nghĩa Mác Lê-nin. Lập trường đã như vậy thì trong lòng ông Hồ chỉcó giai cấp chứ không có dân tộc, chỉ có chủ nghĩa quốc tế chứ không có chủ nghĩaquốc gia. Những việc ông làm chỉ vì mục tiêu cuối cùng theo đúng đường lối quốc tế doLiên Xô lãnh đạo, chứ không hề vì mục tiêu hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Chỉhiểu theo cách đó mới lý giải được tại sao ông Hồ đã đành lòng nghe theo những lãnhtụ cộng sản ngoại quốc để làm cải cách ruộng đất, và làm ngơ trước những nỗi oan ứccủa hàng chục vạn ngưòi trong đó kể cả các đảng viên. Điển hình là mẹ của ba đảngviên: Bà Nguyễn Thị Năm mà Bùi Tín đã nêu đích danh.Có một điều khiến ai đã được đọc tờ ‘’the Nation’’, phát hành ở Bangkok, ngày28.12.1989, nghĩa là 9 tháng trước khi Bùi Tín rời Hà Nội đi Pháp, phải đặt dấu hỏi:Đúng ra chủ trương đa nguyên, đa đảng của Bùi Tín bắt đầu từ khi nào ? Tờ báo này đãđăng lời ông nói với ký giả ngoại quốc nhân dịp quốc hội thông qua luật báo chí mớinhư sau:‘’60 năm trước đây đảng cộng sản chỉ gồm một nhóm nhỏ, nay đã có tới hai triệuđảng viên, chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một đảng chính trị nào khácnữa’’ (15)Phải chăng câu nói trên chỉ là nói cho hợp với lập trường của tờ nhân dân cơquan chính thức của đảng mà ông là phó tổng biên tập ? Còn trong thâm tâm ông đã cóý nghĩ phải có đa nguyên đa đảng ? Hoặc giả chỉ đến khi ông thấy Liên Xô tan rã, vàông đã bị khai trừ khỏi đảng ông mới nghĩ đến một nền dân chủ đa đảng cho Việt Nam.Rất mong Bùi Tín trả lời thắc mắc trên của độc giả.Chú Thích1.- Hoa Xuyên Tuyết, tác giả Bùi Tín, Nhân Quyền tái bản lần thứ nhất, năm1991, trang 74.2.- Tức từ quấy phá, khuynh đảo sang chiến tranh quy mô rộng lớn hơn. Về địnhnghĩa phức tạp của ‘’chiến tranh’’ và các lọai chiến tranh, xin xem chi tiết ở chương tổngkết.3.- Nghị quyết 9, được giữ bí mật khá lâu, vì là một chuyển hướng thiên hẳn vềchủ nghĩa Mao của Trung Quốc, không muốn đàn anh Liên Xô biết, tránh nghi ngờ.4.- Đại hội Liên Hoan của báo Nhân Đạo, cơ quan của đảng cộng sản Pháp.5.- Thông Luận, tháng 2 1991, mục Độc Giả Viết.6.- Tháng 12.1990.7.- Nếu chỉ đọc một bài báo này thì xem ra Bùi Tùng có lý. Nhưng nếu để ý rằngtác giả đã bỏ đi một đoạn dài ở đầu nằm trong tác phẩm của Bùi Tín mà ông ta tríchdẫn, thì có thể nghi là có gì không ổn. Và nếu được xem hình chụp Bùi Tín đứng trướcTướng Minh, có sự hiện diện của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và mấy Bộ Trưởng khác, rồiđược đọc các bài báo khác của chính Bùi Tín nói kỹ về việc này, thì thấy Bùi Tín đángtin hơn.8.- Phụ Nữ Diễn Đàn số 93, tháng 10.1991, trang 33.9.- Xem ‘’Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê’’ của Minh Võ, Thông Vũ tái bảnlần I, Cali, Oct,1998, Chương 11, từ trang 123-137.10.- Đã từng là Bộ Trưởng trong chính phủ Nguyễn cao Kỳ, chủ nhiệm tờ ĐạiDân Tộc. Sau tháng 4.1975 ông có bị đi tù một thời gian. Khi sang định cư ở Pháp ônglàm cho Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp.11.- Xin xem chương sau.164 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


12.- Sách Đã Dẫn (nhà xuất bản Nhân Quyền tái bản lần I, 1994) trang 2.13.- Mặt Thật, Sài Gòn Press, 1994, trang 20-21). Từ đây các số trang là từ cuốnMặt Thật, trừ trường hợp có ghi rõ xuất xứ khác.14.- Thời gian ông ‘’biến mất’’ một cách bí mật khoảng 1933-1938.15.- Theo Hoàng Đông Phố, Phụ Nữ Diễn Đàn số 73.CHƯƠNG XVLINH MỤC CHÂN TÍN CÓ SÁM HỐI KHÔNG ?Linh Mục Chân Tín nổi tiếng trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam những nămđầu thập niên này vì ba bài giảng ‘’Sám Hối’’ tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gònvào trung tuần tháng 4.1990, trong Mùa Chay, mùa sám hối theo lịch phụng vụ của GiáoHội Công Giáo. Bài 1: Sám hối cá nhân. Bài 2: Về ‘’tập thể Giáo Hội’’. Và bài 3: Sám hốitập thể quốc gia. Trong bài thứ ba ngày 11 tháng 4 ông đã trưng dẫn nhiều danh ngôncủa các nhà văn, nhà khoa học và nhà lãnh đạo Liên Xô, kể cả Tổng Thống Liên XôGorbachev.Ông cũng đọc vanh vách những trang báo nhà nước và trưng dẫn lời cán bộ caocấp trong đảng cộng sản Việt Nam, kể cả tổng bí thư Nguyễn văn Linh để chứng minhrằng Liên Xô và các nước Đông Âu đã sám hối, còn Việt Nam thì mới có ân hận, ưu tưvề tình hình xấu trong nước, nhưng chưa làm gì chứng tỏ là đã có sám hối thực sự.Ông chủ trương sám hối phải có hai nội dung: Ân hận và đổi mới. Bài giảng này đã làmnhức tai nhà cầm quyền. Họ phản đối với bề trên của ông, bảo rằng Linh Mục không cóquyền nói về chính trị trong nhà thờ.Bất chấp sự phản đối của nhà nước, một tháng sau ông lên tòa giảng khẳng địnhông có quyền nói về chính trị, và có bổn phận phải nói về chính trị để bảo vệ quyền lợicủa người dân. Những bài giảng của ông lôi cuốn người nghe, chẳng những vì tài hùngbiện, mà còn vì những vấn đề thời sự nóng hổi lúc ấy. Nhà Thờ không còn chỗ ngồi.Giáo dân, và cả lương dân, phải đứng ngoài hành lang, ngoài sân để theo dõi một cáchthán phục, say sưa.Thời gian ấy phong trào dân chủ tự do ở Liên Xô và Đông Âu đã lên đến tột đỉnh.Người thì sợ, kẻ thì mong sẽ có một biến cố tương tự ở Việt Nam. Có cán bộ đã coinhững bài giảng của ông là tiếng pháo lệnh để châm ngòi cuộc chính biến nào đó, mặcdầu trong bài giảng cuối cùng của ông, Linh Mục Chân Tín đã nói rõ: ‘’tôi không nóichính trị vì chính trị…Tôi chả muốn xúi dục ai xuống đường cả. Tôi chỉ nói lời của ThiênChúa để chúng ta suy nghĩ với nhau, để chúng ta cùng nhà nước suy nghĩ, để làm tốthơn, để đem lại hạnh phúc cho dân tộc’’. Vì vậy chỉ vài hôm sau, ngày 16.5.1990, côngan thành phố đột nhập vào nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Đường Kỳ Đồng, SàiGòn và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế bên cạnh đó. Họ đọc lệnh lục soát văn phòng và chỗở của Linh Mục Chân Tín. Đồng thời họ cũng đọc lệnh trục xuất ông ra khỏi thành phố,cưỡng bức cư trú tại xã Cần Thạnh, Huyện Duyên Hải cách trung tâm thành phố 70 câysố. Tưởng cũng nên nhắc lại là cùng ngày, Giáo Sư cựu Linh Mục Nguyễn ngọc Lan,cộng tác viên thân cận và là bạn thân của Linh Mục Chân Tín cũng bị công an vây nhà,khám xét và tịch thu tài liệu, văn bản, máy đánh chữ v.v...Giáo Sư Lan cũng được lệnhbị quản chế tại gia, không được đi ra khỏi khu vực phường 6 Quận 10. Từ đây tiếng tămcủa hai ông đã vượt ra ngoài cộng đồng Công Giáo và ra ngoài nước.Trong một bức thư viết cho Nguyễn ngọc Lan, 5 tháng sau, Chân Tín đã châmbiếm gọi chuyến đi an trí đó là đi hưởng tuần trăng mật với nhà nước trong ba năm:‘’Tôi nhớ ngày ‘’lên xe hoa’’ có 5 công an ‘’phù rể’’ đưa về Duyên Hải ‘’hưởng tuần trăng165 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


mật với Nhà nước trong 3 năm’’Chân Tín tên thật là Nguyễn Tín sinh ngày 15.11.1920. Từ nhỏ ông đã ‘’dângmình cho Chúa’’ trong Dòng Chúa Cứu Thế, chuyên về giảng thuyết. Trong thời Đệ NhịCộng Hòa, ông chủ trương tờ Đối Diện phê bình chính sách của chính phủ, đứng đầu‘’ủy ban cải thiện chế độ lao tù’’, bênh vực tù nhân, cả cộng sản. Đã nhiều lần Chân Tínbị gọi tới Tổng Nha Cảnh Sát để trả lời về những bài báo ông viết và hành động của ôngtrong cái ủy ban kia. Ông đã bị án năm năm cấm cố. Theo nhật ký Nguyễn ngọc Lan(ngày 10.6.90) thì thời đó có những người ‘’chống cộng hủ lậu’’ ghét Chân Tín đến nỗihọ đã gửi cho vị Linh Mục này một xấp hình màu tục tĩu ghi trên đó những hàng chữthóa mạ ông, ví đầu ông như cái nớ…’’ Tờ báo Đối Diện bị đóng cửa. Sau ông cho ra tờĐồng Dao. Sau tháng Tư 1975 ông và ông Nguyễn ngọc Lan lại ra tờ Đứng Dậy (đềuviết tắt là ‘’Đ.D.’’)Mấy năm đầu sau ‘’giải phóng’’ ông có chân trong chủ tịch đoàn mặt trận tổ quốcSài Gòn, và trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. Ông cũng có sinh hoạt trong CâuLạc Bộ Kháng Chiến thời còn Tạ bá Tòng và Nguyễn Hộ. Đồng thời được Nguyễn vănTrấn rất cảm phục. Toàn những người cộng sản miền Nam có vai vế sau này thành nạnnhân của chế độ như ông. Tờ Đứng Dậy đứng được cho tới năm 1978 thì bị nhà nướcbắt ‘’ngồi xuống’’ chữ của Giáo Sư Đỗ Mạnh Tri.Trong các hội nghị của ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1978,1982 và 1983 ông đều có đọc tham luận. Nay đọc lại những bài tham luận đó người tathấy ông luôn tỏ thiện chí với nhà cầm quyền, lợi dụng tiếng nói của mình trong mặt trậnđể bênh vực lập trường của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tỷ dụ như vụ Linh MụcNguyễn Văn Vàng hoạt động chống cộng, hay việc nhà nước bắt được một số tài liệuchống cộng trong một số nhà Dòng ở Thủ Đức…Ông cũng thẳng thắn phê bình nhànước về việc giam giữ những người đi ‘’học tập cải tạo’’ quá lâu và sự phân biệt đối xửvới những người không vào đảng hay vào đoàn. Ông cũng nói rõ là tinh thần phấn khởilúc ban đầu càng ngày càng sút giảm do sự phân biệt đối xử đó. Trong tham luận ngày25 tháng 1 năm 1983 ông cho biết lý do tham gia Mặt Trận là ‘’tạo điều kiện để ngườicách mạng hiểu người Công Giáo hơn và đồng thời cũng cố gắng giúp Cộng ĐồngCông Giáo hiểu cách mạng hơn…’’Đầu năm 1986 ông đã cùng với Nguyên ngọc Lan gửi một lá thư cho PhạmHùng, bộ trưởng bộ nôi vụ để nói lên những cảm nghĩ và ưu tư riêng liên quan đến mộtcuốn phim bôi bác đạo Công Giáo, gán cho giáo hữu những tội gián điệp, phản quốc.Đó là cuốn phim ‘’Người Mang mật danh K 213’’ liên quan đến vụ án gián điệp ‘’Mai VănHạnh’’. Phim được giới thiệu bởi ai đó có dùng ‘’entête’’ của bộ nội vụ. Ông tố cáo‘’nhóm làm phim đã biến những biểu tượng cao quý trong tình cảm và lòng tin của cáctín hữu Công Giáo thành những dụng cụ ghê tởm. Thánh Giá có cánh ngang rút rađược như một cái ngăn kéo để giấu hồ sơ vào tâm. Tấm ảnh đạo xé đôi để hai tên phảnđộng ráp lại ăn khớp mà nhận ra nhau. Tượng Đức Mẹ trở thành cửa che, chấn mộtđường hầm bí mật. Chỗ xưng tội bị biến thành nơi trao đổi tín hiệu phản động v.v…’’Làm những việc kể trên, ông đều dựa vào cái thế của một ủy viên trong mặt trậnTổ Quốc của đảng, và cái thế của một người thời chế độ cũ đã đứng về phe ‘’chống Mỹcứu nước’’ và đều nhằm một mục đích bênh vực Đạo Công Giáo. Nhưng ông đã dùngnhững lời lẽ ôn tồn, hợp tình hợp lý, nếu không nói là thân tình, xem ra như muốn bảovệ uy tín của đảng và nhà nước hơn là muốn bênh đạo của ông. Ông gọi Phạm Hùngmột điều anh hai điều anh, chứ không giữ phép thưa ngài bộ trưởng như người khác.Gần 4 năm sau, trong một cuộc gặp gỡ thứ trưởng nội vụ Võ viết Thanh ông cũng xưng166 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hô như vậy.Việc ông làm để bênh đạo đáng kể hơn hết là những lá thư góp ý về việc PhongThánh cho 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam. Trong trung ương mặt trận tổ quốcchỉ có ba Linh Mục, từ trước đều có xu hướng thân cộng. Đó là Phan Bá Cần, PhanKhắc Từ và Chân Tín.Hai ông trên thì đã được đảng và nhà nước đặt vào cái gọi là ủy ban đoàn kếtnhững người Công Giáo yêu nước, và chịu sự chi phối của đảng rồi. Chỉ còn một mìnhChân Tín đứng ngoài, trung thành với đường lối của Tòa Thánh Vatican hoàn toàn. Ôngcũng lại dùng thế đứng bấp bênh của mình trong mặt trận để nói lên nguyện vọng củađa số giáo dân và của hàng giáo sĩ, luôn luôn cố thuyết phục phía chính quyền rằngviệc Phong Thánh và việc cho phép hàng giáo phẩm Việt Nam sang Roma dự Lễ PhongThánh chỉ có lợi chứ không có hại cho uy tín của chính phủ.Trong vụ Phong Thánh tử đạo này Linh Mục Chân Tín cùng với Giáo Sư Nguyễnngọc Lan đã cho phổ biến nhiều tài liệu chuyền tay trong giới thân cận, vì báo đã bịđóng của, các báo khác không chịu đăng bài cũa các ông, trừ khi được lệnh trích dẫnmột vài đoạn, đầu Ngô mình Sở để chỉ trích lên án. Khi bị giám đốc công an thành phốgọi lên ‘’làm việc’’ với thứ trưởng Võ viết Thanh, ông đã lợi dụng dịp này để bào chữacho việc ông phân phát tài liệu, viết thư gửi hàng giám mục cách cư xử với Ủy ban đoànkết do nhà nước dựng lên hòng chia rẽ và chi phối Giáo Hội.Chính những bức thư và những tài liệu tương tự đã khiến công an đặc biệt theodõi ông và ông Nguyễn ngọc Lan. Cho đến khi có ba bài giảng Sám Hối, thì đó là giọtcuối cùng làm tràn ly nước. Người ta đã dùng biện pháp mạnh đối với ông. Nhưng vìông được lòng một số cán bộ, nhất là những người còn nhớ ơn ông bênh vực giúp đỡthời chế độ cũ, nên tuy là biện pháp mạnh nhưng cách thi hành cũng tương đối nhẹnhàng. Ngoài biện pháp không được làm lễ, giải tội, giảng thuyết, và không được rakhỏi xã, ông vẫn được tiếp người thân đến thăm, nhận quà, nhận thư và hàng ngày đitắm biển. Cán bộ có trách nhiệm canh chừng ông lại phần đông là những người có cảmtình và dám tỏ cảm tình với ông. Dầu sao ba năm đằng đẵng không được về thành phố,không được làm chức vụ một Linh Mục, nhất là không đuợc tâm sự với người bạn thânlà cựu Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan, quả là một cực hình.Khi đã mãn hạn kỳ ba năm ông trở lại sinh hoạt bình thường nhưng không thoátkhỏi sự theo dõi ngầm của công an. Năm 1995, nghe tin Nguyễn văn Trấn qua đời, ôngđã ngồi sau xe gắn máy cho Nguyễn ngọc Lan đưa tới viếng xác nhà cách mạng lãothành đã để cả đời phục vụ đảng cộng sản nhưng cuối đời đã bị đảng bỏ rơi này. Giữađường thì xảy ra tai nạn. Một chiếc xe tông vào xe ông. Nhưng may thương tích củaông không đến nỗi trầm trọng như người bạn trẻ ‘’đèo’’ ông.Chân Tín đã phê bình chế độ cộng sản ra saoTrong những hoàn cảnh khác nhau và với những đối tượng khác nhau, Chân Tínđã dùng những lời lẽ và luận điệu hơi khác nhau:1. Với chính quyền và tổ chức quần chúng của chính quyền: Ông ôn tồn, nhãnhặn, giữ lễ:‘’…Nhưng điều khiến chúng tôi rất lo nghĩ và hẳn chính quyền cũng chia sẻ sự longhĩ này của chúng tôi không phải là ở bình diện an ninh nữa. Chúng tôi muốn nói đếnnỗ lực chung là đẩy lịch sử đi tới, không đành tâm nhìn lịch sử chỉ là lập lại hay đi lùi. Đãcó những nỗ lực có thể còn giới hạn, nhưng không ngừng để đồng bào Công Giáo phíaNam từ 1975 đi vào chế độ xã hội chủ nghĩa không như ở phía Bắc sau 1954 và khôngnhư người Công Giáo ở nhiều nước Đông Âu. Nhưng những biến cố gần đây có thể đặt167 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chúng ta trước một chỗ quặt đáng tiếc: Đồng bào Công Giáo có thể sẽ khựng lại khôngphải để nghĩ đến chuyện làm nên trò trống gì đâu nhưng chỉ để rút vào một thế đứng‘’an phận’’ bi quan và tiêu cực’’. (trích tham luận với hội nghị ủy ban trung ương MặtTrận, 23.2.1978)‘’Ngay ở trong ủy ban trung ương mặt trận việc nêu lên những tâm tư nguyệnvọng thắc mắc của nhân dân, của một giới nào đó cũng không được thoải mái. Nhưngai đưa ra những tâm tư nguyện vọng thắc mắc của nhân dân dễ bị đánh giá là tiêu cựchay bất mãn’’.‘’…Tôi chỉ xin nêu ở đây trường hợp những người bị bắt giam vì lý do chính trị,nhưng tội trạng không rõ ràng, bị giam cầm lâu ngày, lâu tháng, lâu năm mà chưa đưara xét xử…’’Sau khi nhắc lại việc những người thuộc chế độ cũ học tập cải tạo đã 6 nămchưa được thả, ông nói đến vấn đề tự do tôn giáo, nêu lên những hạn chế cấm đoántrong việc phong chức Linh Mục, in ấn các tài liệu thờ phượng, rồi kết luận:‘’Người Công Giáo Việt Nam muốn tham gia vào công việc xây dựng đất nước.Nhưng nếu mãi bị nghi ngờ và bị kỳ thị thì họ sẽ nản lòng và nhiệt tình cũng sẽ maimột’’.(Tham luận với hội nghị lần thứ VII ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc,22.12.1981)Hai năm sau cũng trong bài tham luận đọc trước hội nghị mặt trận ông lại nhắcđến việc những người đi học tập cải tạo vẫn chưa được về, và sự nghi kỵ và ‘’kỳ thị vìnguyên do lý lịch hay vì nguyên do tôn giáo’’ rồi cố dung hòa:‘’Công bằng mà nói thì có bên này bên kia. Có sai trái của một số người bên nàysinh ra sự ngờ vực của mọi người của phía bên kia. Rồi từ ngăn cấm này đến ngăncấm khác, từ hạn chế này đến hạn chế khác tạo người bên này cảm tưởng là nhà nướcphá đạo, bóp nghẹt đạo…Nếu cảm thấy như bị bắt chẹt, người tín hữu sẽ thắc mắc tựhỏi không biết mình xây dựng đất nước cho ai đây ? Xây dựng một đất nước mà mìnhluôn ở ngoài rìa ?’’ (tham luận ngày 25.1.1983.)Năm 1987, Chân Tín không còn được đọc tham luận trong hội nghị nữa mà chỉđược gửi một bản góp ý. Ông đã bất mãn vạch rõ:‘’Rõ ràng các ủy viên công giáo của mặt trận là thứ trang trí’’. (24.12.87)Về việc Phong Thánh cho 117 Chân Phước Tử Đạo, ông đề nghị ‘’Nhà nước ta đithêm một bước, tức là ủng hộ việc Phong Thánh vì việc này đề cao người Việt Nam anhhùng sẵn sàng hy sinh cho một lý tưởng’’. Có theo dõi sự việc từ đầu và thấy lúc ấy nhànước đang vận động cho một phong trào chỉ trích Vatican và Giáo Hội Việt Nam cũngnhư làm áp lực để Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xin hoãn việc Phong Thánh, thì mớithấy lời đề nghị của Chân Tín làm một tiếng nói can đảm.Trong buổi ‘’làm việc’’ với Giám Đốc thông tin văn hóa Sài Gòn ngày 7.6.88, khiông này nói đến việc Tòa Thánh Vatican chọn ngày 19.6 để cử hành Lễ Phong Thánhvà nói: ‘’Đây cũng là ý đồ chính trị kích thích chống cộng’’ Chân Tín đã hỏi vặn lại: ‘’Saota không nhắc đến kỷ niệm 40 năm Bác Hồ kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, cũng vào ngày19 tháng 6 ? Có người nói đùa là Vatican bị cộng sản Việt Nam lèo lái khi chọn ngày kỷniệm 40 năm kia làm ngày Phong Thánh’’. (Ý đồ đen tối thì cũng đỏ lòm đó.)Cũng trong buổi làm việc này, sau khi nhắc lại việc ông đã từng bị kết án 5 nămcấm cố trong chế độ cũ vì ‘’độc lập, vì dân tộc’’, ông đã bảo thẳng viên giám đốc:‘’Tôi nói công khai, trao đổi công khai. Tôi không làm gì chui, bất hợp pháp nhưdưới chế độ cũ. Vì dân tộc, vì tương lai đất nước, tôi tiếp tục nói thẳng nói thật cho mọi168 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người biết, cho dầu phải đi tù, tôi sẵn sàng đưa tay cho người ta còng lại.Viên giám đốc phân biệt: ‘’Trong chế độ cũ ở tù là danh dự. Trong chế độ ta ở tùkhông vinh dự gì đâu’’. Liền bị Chân Tín phản pháo:‘’Cái đó không có gì chắc. Thời Staline nhiều người nói thẳng nói thật, đã đi ở tù,bị đày ở Siberia và người ta cho là không vinh dự vì tù dưới chế độ xã hội chủ nghĩa(chưa nói tới những nhà khoa học như Vavilop, nạn nhân của Mafia ngụy khoa họcLyssenko). Nhưng rồi ngày nay, dưới thời sám hối của Gorbachev, cái chân lý ngày nọkhông còn nữa, cái vinh dự ngày nay là cái nhục, cái nhục thời đó lại là cái vinh. Và cảhai đều dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’’.Dĩ nhiên Giám Đốc thông tin văn hóa cũng không phải vừa. Y cãi: ‘’không thể sosánh chế độ ta với chế độ Stalin. Chế độ ta là chế độ dân chủ’’. Nhưng Chân Tín đãmượn chính lời cấp trên của y là Nguyễn văn Linh và cả Gorbachev để phản bác:‘’Lê-nin đã từng nói chế độ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ một triệu lần hơn dânchủ tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngày nay, Gorbachev đã nói Liên Xô thiếu dân chủ, đòidân chủ hóa. Tổng bí thư Nguyễn văn Linh cũng than ta thiếu dân chủ, đòi dân chủ hóa.Vì sao ? Từ trước tới nay chỉ có dân chủ hình thức…’’Rồi ông dẫn chứng cho lời khẳng định trên. Những bằng chứng cụ thể. Trước khira về ông nói với viên Giám Đốc: ‘’Chính với tư cách người công dân thiết tha với đấtnước này mà tôi nói như thế, chứ với tư cách Linh Mục Công Giáo, tôi chẳng cần gìhết’’.Trong buổi làm việc với thứ trưởng nội vụ Võ viết Thanh ngày 8.11.89, khi ôngnày bảo: ‘’Tôi thấy anh có một tham vọng lớn’’, Chân Tín hỏi: ‘’Anh cho tôi biết tôi cótham vọng lớn nào ?’’ rồi tự trả lời:‘’Tôi chỉ có một tham vọng là nhân dân ấm no hạnh phúc. Nhà nước cũng nhưGiáo Hội đều phải phục vụ con người. Trước kia tôi chống chế độ cũ cũng vì nhân dân.Nay nếu vì nhân dân, mà tôi có phải đi tù tôi cũng sẵn sàng. Tôi chắc rằng tham vọngphục vụ nhân dân là mẫu số chung của những ai yêu nước’’.Khi ông đã bị đày xuống Cần Thạnh, cán bộ công an thành phố xuống ‘’làm việc’’với ông đã nịnh: ‘’Tôi đã theo dõi những hoạt động của anh trước 75 và thán phục.Nhưng tôi thắc mắc lý do gì anh thay đổi như vậy ?’’, ông đáp:‘’Tôi trước sau như một. Tôi không đổi. Trước cũng như bây giờ tôi chỉ nghĩ đếnđất nước, đến nhân dân. Luôn luôn vì nhân dân mà tôi phấn đấu, bất chấp nguy hiểm.Nếu tôi muốn hưởng thụ thì quá dễ…’’Khi cán bộ Cảnh nói: ‘’Thứ trưởng nội vụ đã cảnh cáo, anh Trị đã lưu ý mà anhlại nói thêm một bài chính trị. Như vậy là liều thuốc không còn hiệu nghiệm. Nhà nướcđã cho một liều khác mạnh hơn, chỉ định cư trú và quản chế tại Cần Hạnh’’. Ông trả đũakhông nương tay:‘’Bài Sám Hối của tôi cũng là liều lượng mạnh cho nhà nước, khi mà những điềutôi đã nói với cấp trên từ trước không còn hiệu nghiệm’’.Năm tháng sau ngày bị đi đày ông viết cho Nguyễn ngọc Lan:‘’Nói đến ‘’lễ chui’’ của tôi, tôi thấy Thiên Chúa cho tôi chui ‘’công khai’’ ở giữagiáo dân. Mà càng chui lại càng rõ như ban ngày và giáo dân càng ‘’thương’’ ông nhànước. Và càng ‘’im lặng’’ lại càng có tiếng nói của thinh lặng. Khi giáo dân thấy anh Hòamặc áo Thầy Sáu đứng giảng trên bục bàn thờ và họ nhìn Chân Tín 41 năm Linh Mụcngồi nghe giảng cách chăm chú như trẻ thơ. Thì đó cũng là một bài giảng hùng hồn rồi’’.Ngày 1.2.1991 Chân Tín viết cho Nguyễn ngọc Lan về dự kiến chế độ xã hội chủnghĩa có thể sống dai ở các nước Á Đông như Trung Quốc và Việt Nam như sau:169 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Tôi đã nghĩ rằng xã hội Khổng Mạnh ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam là nơimà chế độ độc tài đảng trị có cơ may sống dai. Đó là vì trong chế độ gia đình và xã hộiKhổng Mạnh, người cha có toàn quyền độc đoán toàn quyền sinh sát và ông quan cai trịdân là ‘’dân chi phụ mẫu’’, nên ông Vua hay ông quan cũng độc quyền. Trải qua hàngchục thế kỷ, dân Trung Quốc và Việt Nam đã quen chịu đựng chế độ độc tài, nên khimấy ông vua hay ông quan Mác xít thiết lập chế độ độc tài đảng trị, người dân TrungQuốc và Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chịu đựng. Chế độ xã hội chủ nghĩa Mác-xít là chếđộ phong kiến đổi mới, có tổ chức có phương pháp. Ngày xưa mấy ông vua ông quan lànhững tên phong kiến cá nhân, mạnh ai nấy đè đầu đè cổ dân. Còn dưới chế độ xã hộichủ nghĩa Mác-xít, đảng cộng sản là tổ chức phong kiến có hệ thống dùng sự sợ hãi đểbắt mọi người tuân theo. Tôi nghĩ đơn giản như thế qua thời gian 16 năm sống trongchế độ xã hội chủ nghĩa Mác-xít ở miền Nam Việt Nam’’.2. Với giáo dân và công chúngSau khi tờ Đứng Dậy của ông vô cớ bị đóng cửa vào năm 1978, người ta chỉ cònđược nghe Chân Tín trong các giáo đường, và ông chỉ thường giảng thánh kinh và giáolý một cách bình thường như các Linh Mục khác. Nhưng kể từ khi có phong trào dânchủ hóa tại Liên Xô do Gorbachev khởi xướng, nhất là từ khi cuốn phim Sám Hối củaAbduladze được phép đem ra chiếu, con chiên giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộctrách nhiệm dòng Chúa Cứu Thế ở Đường Kỳ Đồng, Quận 3 Sài Gòn, mới được ngheChân Tín phê bình công khai nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông đã khôn khéo rào trướcđón sau bằng hai bài giảng các ngày hôm trước nói về việc sám hối theo tinh thần PhúcÂm, trong khuôn khổ mùa chay, là mùa chuẩn bị mừng Lễ Chúa Kitô Phục Sinh. Bài thứnhất, nói về sám hối cá nhân, được mở đầu bằng việc sám hối của chính cá nhân ông:‘’Nói đến sám hối là tôi nghĩ đến tôi trước hết. Hơn ai hết, Linh Mục là người phảisám hối nhiều nhất, vì càng nhiều chức phận, càng nhiều trách nhiệm và đồng thời cũngnhiều sai phạm’’. Rồi ông định nghĩa thế nào là sám hối: ‘’Sám hối là đổi mới sau khi đãân hận’’.Có điều đáng chú ý là đang nói về việc sám hối của giáo hữu, ông bỗng đem vụMười Vân, giám đốc công an Đồng Nai tổ chức di tản để hốt vàng, và vụ các cán bộ caocấp (từ tỉnh ủy, chủ tịch, đến trưởng phòng hình sự) dính líu vào vụ án ‘’hủ hóa’’ ởĐường Sơn Quán. Ông bảo họ có ân hận, nhưng chưa đổi mới nên chưa kể là sám hối.Sang đến bài 2: Giáo Hội sám hối, ông phê bình các vị lãnh đạo Giáo Hội ViệtNam ‘’quá âm thầm chịu đựng và không dám nói thẳng, nói thật’’. Rồi ông nêu mộttrường hợp cụ thể, ông không nêu đích danh, nhưng giáo dân có thể đoán đó là mộttrong vài Linh Mục ở trong ủy ban đoàn kết do nhà nước dựng lên (mà Nguyễn ngọcLan gọi là ‘’Đàn Két’’):‘’Một vị ‘’yêu nước’’ khác lại tuyên bố nào là Nước Thiên Chúa đã đến với chế độcộng sản, nào là đảng cộng sản Việt Nam tạo điều kiện cho ta giữ đạo. Đó là những lờinịnh bợ vô liêm sỉ, khi Giáo Hội đang bị bóp chết bằng cách giới hạn đào tạo Linh Mục,đóng cửa các nhà đào tạo tu sĩ, cấm in sách vở báo chí Công Giáo, việc dậy giáo lý bịgiới hạn, việc thờ phụng có nơi bị làm khó dễ, Linh Mục đi lại giảng đạo nơi khác bị cấmđoán, các hội đoàn tông đồ giáo dân, công tác xã hội giáo dục bị loại bỏ’’.Vẫn làm ra vẻ phê bình hàng giáo sĩ ông lại nói xiên sang nhà cầm quyền:‘’Trên đất nước này người ta coi mọi nhân quyền và dân quyền là ân huệ ngườita có thể ban cho, có thể giới hạn, có thể mở rộng, có thể rút luôn. Họ coi họ hơn cảThiên Chúa. Thiên Chúa ban cho con người tự do và không bao giờ rút lại, kể cả khicon người phản bội Ngài, đóng đinh con của Ngài. Giáo Hội phải đòi người ta trả những170 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


quyền căn bản của con người, chứ không có vấn đề xin xỏ, năn nỉ, ỉ ôi’’.Sau khi đã rào trước bằng tự sám hối, và phê bình Giáo Hội chưa sám hối đủ,nhà giảng thuyết hùng hồn tấn công các đảng cộng sản, với chủ đề: ‘’Sám hối tập thểquốc gia’’.‘’Đảng cộng sản Việt Nam đã một mình cai trị toàn cõi Việt Nam trong một thờigian lâu dài hơn bất cứ chính phủ nào trước kia trong chế độ cũ’’.Hai tiếng ‘’MỘT MÌNH’’ (cai trị) đã đánh đúng tim đen của đảng chủ trương ‘’độcđảng’’, chống ‘’đa nguyên’’.‘’Khỏi nói đến ông Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn là những chế độ đầy vi phạm đếnquyền căn bản con người, mà chưa thấy một chút ân hận nào, thì làm gì có sám hối, cóđổi mới’’.Ở trên chúng tôi đã nói đến phim ‘’Sám Hối’’ của Abduladze thực hiện năm 1970mà mãi đến cuối thập niên 80 mới được xuất xưởng nhờ chính sách đổi mới củaGorbachev, và chỉ trong một thời gian ngắn đã được thế giới đánh giá là một kiệt tác.Trên tòa giảng nhà thờ Chân Tín đã nói vắn tắt nội dung như sau:‘’Cuốn phim mô tả một vụ án xử một người phụ nữ đã ba lần đào mả ông Varlam,thị trưởng của một thành phố nhỏ ở Liên Xô. Bà này là con nạn nhân của ông thị trưởngnày. Tại tòa bà tuyên bố bà không thể để tên độc tài đó trong mồ, nếu cần bà còn đàonữa’’.Rồi nhà giảng thuyết nói thẳng:‘’Đây là bản án dành cho một cơ chế quyền lực độc đoán, không dựa trên phápluật, mà dựa trên sự mị dân và đàn áp. Phải giải thoát mọi người khỏi nỗi khiếp sợ, vàsự tôn kính không tự nguyện đối với ông thị trưởng tác oai tác quái, hình ảnh củaStaline và cả một thế hệ lãnh đạo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong 73 nămqua’’.Chân Tín nhắc đến phim Sám Hối của Abduladze được chiếu ở Liên Xô là để nóirằng Liên Xô đã thực sự sám hối rồi. Ông cũng kể ra hàng loạt tên các nhà văn lớn vàtrí thức của Liên Xô đã phát biểu để lên án các chính quyền độc tài trong 7 thập niênqua và yêu cầu khôi phục lại đức tin vì như nhà văn lớn nhất Bykov đã nói ‘’không thểcó luân lý nếu không có tín ngưỡng’’. Trong số hàng chục lời trích dẫn của các nhà vănvà trí thức cùng cấp lãnh đạo Liên Xô được Chân Tín đọc lên trong buổi thuyết giảng,chúng tôi chỉ xin trích lại ở đây lời ông trưng dẫn Gorbachev, đã được chính báo SàiGòn Giải Phóng của nhà nước đăng tải ngày 1.7.1988:‘’Các quyền của con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là quà tặngcủa nhà nước, không phải là việc làm từ thiện của ai...’’ Câu trích dẫn còn dài, nhưngchúng tôi xin chuyển sang câu ông trích báo Times ngày 11.12.1989:‘’Gorbachev nói với Gioan Phaolô II: ‘’Chúng tôi cần những giá trị thiêng liêng,cần một cuộc cách mạng tinh thần. Đây là con đường độc nhất đưa đến một nền vănhóa mới và một nền chính trị mới…Bây giờ không những chúng tôi nhận định rằngkhông một ai có quyền can thiệp vào những vấn đề lương tâm cá nhân, nhưng chúngtôi còn nói rằng những giá trị luân lý mà tôn giáo đã làm nảy sinh ra và đã đúc kết tronghàng thế kỷ có thể giúp cho công việc đổi mới đất nước chúng tôi vậy. Những ngườithuộc về nhiều tôn giáo ở Liên Xô, tất cả đều có quyền thỏa mãn nhu cầu thiêng liêngcủa họ’’.Sau khi đã chứng tỏ Liên Xô đã thực sự sám hối. Chân Tín trích dẫn rất nhiều tàiliệu báo chí và nhận xét của các cấp lãnh đạo Việt Nam để chứng minh rằng tại đâyngười ta có ân hận đấy nhưng chưa có gì thay đổi để có thể nói là đã sám hối. Chúng171 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tôi chỉ trích một vài đoạn vắn của một số nhà lãnh đạo.Trần bạch Đằng trong báo Nhân Dân 5.3.90: ‘’…Đảng cộng sản gồm nhữngngười vô thần, trong khi trong xã hội còn tôn giáo, còn tín ngưỡng và sẽ còn lâu, ngoàiviệc tìm chỗ có thể thỏa hiệp về chính trị, chúng ta đâu còn con đường nào khác ?’’Nguyễn cơ Thạch trả lời tạp chí Quan Hệ Quốc Tế: ‘’Chế độ xã hội chủ nghĩa vìdân, đó là mục đích dân chủ, nhưng cách làm tập trung quan liêu bao cấp đi ngược lạimục đích dân chủ và đẻ ra nạn quan liêu tham nhũng lạm dụng quyền hành, ức hiếpnhân dân lao động’’Lê đức Anh viết trong tạp chí Quốc Phòng: ‘’Hầu như mọi nơi mọi ngành mọi cấphiện tượng dân chủ hình thức quan liêu quân phiệt độc đoán chuyên quyền, trù dập ứchiếp nhân dân, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chấtcủa quần chúng còn đang diễn ra phổ biến. Nhiều tiếng kêu oan của người dân vẫnchưa đưọc giải quyết’’.Phạm văn Đồng (khi nhận huân chương Sao Vàng): ‘’Cái nhà của chúng ta hiệnnay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn làm cho quần chúng phẫn nộ một cách chínhđáng…phải quét cho sạch…’’Trần xuân Bách (bộ chính trị, bí thư trung ương đảng) nói tại Câu lạc bộ liên hiệpcác hội khoa học và kỹ thuật ngày 13.12.1989: ‘’Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạosai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viêncán bộ thoái hóa hư hỏng’’.Chân Tín nhận xét về câu nói của Phạm văn Đồng:‘’Không phải kêu gọi quét sạch rác rưới, mà là vấn đề nền tảng, vách tường, cộtkèo của ngôi nhà để nhân dân yên tâm sống dưới mái nhà’’.Ông nói thẳng:‘’Cộng sản Việt Nam chỉ nghĩ cách lấy lại lòng dân và củng cố quyền lãnh đạocủa đảng. Chưa đặt vấn đề nhân quyền cũng như vấn đề cơ chế phải đổi mới…Cho tớinay nhân quyền và dân quyền đã bị vi phạm nặng nề tại Việt Nam’’.Rồi kết luận:‘’Trên đất nước ta ‘’giữa lòng dân tộc’’ này, chưa có sám hối thật sự để cho ngàymai trên đất nước, tương lai của dân tộc sáng sủa hơn’’.Bài giảng sám hối sau cùng này là cớ để công an đưa ra lời cảnh cáo đối với bềtrên của Chân Tín: ‘’Linh Mục không có quyền nói chính trị trong nhà thờ’’. Nhưng ôngđã bất chấp lời cảnh cáo đó. Một tháng sau ông lại giảng chính trị nhưng vẫn lẻo mép:‘’Tôi không nói chính trị vì chính trị, nhưng mà tôi nói về chính trị, để làm sao cho cuộcsống của con người Việt Nam được tốt đẹp hơn’’. Ông còn khiêu khích nhà cầm quyềnbằng cách bảo: ‘’nhà nước sợ, sợ Giáo Hội kích động người ta làm loạn chống chếđộ…thực ra mọi sự xuất phát từ cái sợ, sợ, sợ’’.Ông muốn nói theo Nguyễn văn Linh, Gorbachev. Tiếc một nỗi ông không phảiNguyễn văn Linh hay Gorbachev hay người của đảng. Nên người ta không ngần ngạitrục xuất ông ra khỏi thành phố. Trong số những người ông trích dẫn cũng chẳng thiếukẻ bị thất sủng vì những phát biểu của họ, như Trần xuân Bách, Trần bạch Đằng và cảNguyễn cơ Thạch, kẻ trước người sau, mỗi người một mức độ khác nhau.3. Từ đây ông không còn được nói trước công chúng, không được giảng trongnhà thờ nữa. Nhưng ta có thể biết ông nghĩ gì về các vấn đề đất nước qua những bứcthư ông viết cho ngưòi thân được công bố tại Paris. Đó là những thư riêng ông viết choTiến Sĩ Nguyễn ngọc Lan. Sau đây là một vài điểm đáng lưu ý: Ngày 21.9.90 ông viết:‘’…Nhưng mình lại không làm chính trị. Mình là ngôn sứ của Chúa càng phải nói172 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’chân lý thuần túy’’, khó nuốt đối với đảng và nhà nước’’.Và:‘’Chỉ nhìn qua những cuộc con đấu tố cha, vợ tố chồng, con đấu tố mẹ cho tathấy cách mạng không làm cho con người lương thiện hơn. Ngày nay trên đất nước taluân lý giáo dục suy đồi, điều đó không có gì lạ cả. Chỉ dậy hận thù, không dậy thươngcha thương mẹ, chỉ thương đảng thương bác, kể cả Mao xếnh Xáng. Bài thơ của ôngtrung ương đảng nọ khóc Staline hồi nào đó cũng đủ biện minh cho thấy nguyên nhânsâu xa của suy đồi đạo đức’’.Miên man từ chuyện nọ sang chuyện kia, toàn những chuyện đau lòng, vị LinhMục kết thúc bức thư dài bằng một ước mong:‘’Mong rằng những người lính của bên này hay bên kia đã ngã gục trên bãi chiếntrường và đã tan vào đồng ruộng, pha vào núi sông đất nước này’’ sẽ đoàn kết nhữngngười còn sống thành một cộng đoàn yêu thương cùng nhau xây dựng đất nước.’’Ngày 16.10.1990 ông viết:‘’Khi người cộng sản bị bắt giam và bị tra tấn, anh em ta đã lớn tiếng phản đốibằng những cuộc xuống đường, thăm nuôi tù chính trị, viết bài trên tạp chí Đối Diện, bịđưa ra tòa biết bao lần, và tôi với tư cách chủ nhiệm, bị lên án 5 năm cấm cố và báo ĐốiDiện bị đóng của vĩnh viễn.Sau ngày chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở miền Nam, anh em ta cũng đãphản đối những vi phạm nhân quyền và vì thế mà anh bị quản chế tại gia, còn tôi bị đàyra Duyên Hải.Như vậy là chúng ta đã thực thi chức năng ngôn sứ của người Kitô hữu và đãkhông im lặng trước bất công của bất cứ chế độ nào…’’Ngày 12.1.1991 ông cho Nguyễn ngọc Lan biết có người nghe Đài BBC hômtrước nhắc lại vụ Tín-Lan xảy ra đã hơn nửa năm, và nhận xét rằng như vậy là vụ nàycòn quan trọng hơn cả vụ Nguyễn Hộ-Tạ bá Tòng, vì không phải nó chỉ liên quan đến cánhân hai người mà là cả cộng đồng Công Giáo. Ông cũng nhắc lại lời của Bùi Tín chorằng nó còn liên hệ đến thái độ chính trị của đa số nhân dân Việt Nam rồi ông so sánh:‘’Chúng ta là tiếng nói của những người không có tiếng nói hay không dám nói.BBC ca ngợi Bùi Tín là can đảm. Nhưng dù sao Bùi Tín cũng còn cái thẻ đảng viên caocấp để nói thẳng. Phần anh em chúng ta, chúng ta không có một chỗ dựa nào ngoàiđức tin. Chúng ta không có đảng phái lực lượng nào hậu thuẫn. Kể cả hậu thuẫn côngkhai của Giáo Hội Việt Nam trên phương diện tinh thần. Chúng ta dựa vào đức tin, vàoTin Mừng để trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói’’.Từ ngày có đổi mới ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như nhiều trí thứckhác ở trong nước, hai ông Lan và Tín thường theo dõi thời cuộc trong các báo TâyPhương hoặc những tờ ‘’Les Temps nouvaux’’, ‘’Sputnik’’ của Liên Xô, mặc dù rất khókhăn mới tìm được, vì chính quyền cấm bán cho dân chúng. Trong bức thư đề ngày8.12.1990 viết cho Nguyễn ngọc Lan, sau khi nói đến tình trạng trong nước ‘’Vũ nhưCẩn’’, vẫn như cũ, Chân Tín đã trích nguyên văn, không dịch, mấy lời của LegorJakovlev, tổng biên tập tuần báo ‘’Nouvelles de Moscou’’:‘’Mais dans quel abime mon pays, qui était si riche, a-t-il sombré en l'espace de73 ans qui se sont écoulés depuis la Révolution d'Octobre ?’’Trước khi nói lên lời đau xót đó, ông viết:‘’Je suis assis à mon bureau et j'entends ma petite fille de trois ans bavarder avecsa poupée. Elle lui dit: ‘’Tu vois, nous n'avons rien, ni thé, ni lait concentré, rien du tout’’.Elle ne fait que répéter ce qu'elle entend à longueur de journée, dans la bouche des173 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


adultes préoccupés de trouver de la nourriture pour leurs enfants. Je sais pertinemmentmoi-même que les magasins sont vides, mais quand une petite fille qui le dit, juste enbavardant avec sa poupée, cela fait peur’’. (Paris Match 8.11.1990)Và khi Việt Nam đang rơi vào cái ‘’abime’’ đó mà vẫn đao to búa lớn, thì ‘’cela faitpeur’’. Cầu nguyện cho đất nước’’. Chân TínTạm dịch:‘’Nhưng trong khoảng thời gian 73 năm trôi qua kể từ Cách Mạng Tháng Mười,đất nước tôi, trước kia giầu có là thế đã sa xuống cái vực thẳm nào ?’’, ‘’Tôi đang ngồi ởbàn giấy và tôi nghe đứa con gái ba tuổi đầu của tôi trò truyện với con búp bê của nó.Nó bảo búp bê: ‘’Bé thấy không, chúng ta chẳng có gì cả, trà cũng không, sữa đặc cũngkhông, chẳng có gì hết’’. Con tôi nó chỉ nhắc lại điều nó đã nghe từ cửa miệng nhữngngười lớn lo lắng kiếm thức ăn cho con cái họ. Tôi biết tỏng là các cửa hàng đều trốngrỗng, nhưng khi chính một đứa bé con nói ra điều đó, ngay cả trong khi nó truyện trò vớicon búp bê, thì điều đó làm cho người ta kinh sợ’’.Đôi dòng cảm nghĩ về trường hợp Linh Mục Chân Tín:Thời chế độ cũ nhiều người chỉ trích Nguyễn ngọc Lan và Chân Tín là những conngười ‘’ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản’’. Vì hai ông bênh bọn cộng sản nằm vùng,săn sóc cả những người cộng sản trong tù. Sau khi chiếm trọn miền Nam rồi cộng sảnđã đặt Chân Tín vào những chức vị ‘’trang trí’’ trong mặt trận. Mục đích của họ chỉ làmượn cái áo nhà tu của ông để quảng cáo cho cái gọi là tự do tôn giáo hay tình đoànkết không phân biệt người có tín ngưỡng hay người vô thần v.v…Ông thấy rõ cộng sảnkhông tôn trọng nhân quyền, không có dân chủ, tàn ác với người chế độ cũ. Nhưng ôngnói gì họ cũng không nghe. Đề xuất của ông bị ném vào sọt rác. Lúc ấy ông mới thứctỉnh. Té ra từ trước tới nay ông lầm. Trước kia ông thăm viếng tù cộng sản thì được.Ngày nay ông không thể làm gì bênh vực được cho những người dân vô tội bị cộng sảnhành hạ. Cuối cùng chính ông cũng bị bao vây theo dõi rồi cô lập, cho đi ‘’an trí’’.Người ta chờ đợi ông nói lên tiếng nói hối hận. Nhưng ông vẫn cho rằng các việcông làm trong chế độ cũ hay trong chế độ xã hội chủ nghĩa đều do một động cơ thúcđẩy: ‘’vì độc lập, vì nhân dân’’. Ông nói thẳng với cán bộ hỏi cung: ‘’không thay đổi,trước sau như một’’.Chính ông đã định nghĩa: Sám hối là đổi mới sau khi đã ân hận. Nay ông đãkhông ân hận về những gì ông đã làm trước kia, và còn khẳng định là ông không thayđổi, trước sau như một. Vậy thì rõ ràng ông chưa sám hối. Nhưng ông lại đã nói chínhông là người phải sám hối trước tiên. Như vậy ta có nên kết tội ông tự mâu thuẫn, cốchấp, đạo đức giả không ?Xét về mặt chính trị, đứng trên lập trường chống cộng thuần túy, nhiều chiến sĩquốc gia thời Việt Nam Cộng Hòa khó mà giảm khinh cho trường hợp của những ngườiđã ‘’đâm sau lưng chiến sĩ’’ bằng những hành động gây xáo trộn làm suy yếu mặt trậnchống cộng, làm lợi cho cộng sản. Và họ có lý, khi mà đến nay đã rõ cộng sản là xấu, làác, cộng sản Việt Nam đã đắc tội trong việc tàn sát các người quốc gia, kể cả các đảngviên của họ, khi những người này dám tỏ rõ tình cảm dân tộc, tình cảm con người, tráivới chủ trương, đường lối độc đoán của họ. Từ ngày miền Nam được ‘’giải phóng’’,nước nhà được ‘’thống nhất’’, cộng sản đã hiện nguyên hình là đảng độc tôn, nắm trọnquyền sinh sát, dìm đại đa số nhân dân xuống cảnh đói nghèo, mất tự do, mất nhânphẩm.Nhưng xét về mặt đạo đức thuần túy, lấy lương tâm con người, lấy lòng yêunước, thương dân làm thước đo, thì ta có thể thông cảm phần nào cho Chân Tín và174 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


những nhà trí thức khác đã vì lầm, chỉ vì họ không phải là những nhà chính trị chuyênnghiệp, không hiểu rõ cội nguồn của ‘’cái ác cộng sản’’ ngay từ đầu. Họ đồng hóa chiếnlược xích hóa hoàn cầu dưới sự chỉ đạo của đệ tam quốc tế, của Liên Xô thì đúng hơn,với sự giải phóng người nghèo, người vô sản (sic). Họ lầm tưởng cuộc chiến tranh màHồ chí Minh và đồng đảng của ông ta trên đất nước Việt Nam là cuộc chiến chínhnghĩa, giành độc lập chống thực dân, chống đế quốc, chứ không biết rằng đó chỉ làcuộc chiến vì lý tưởng đấu tranh giai cấp đưa ‘’giai cấp vô sản’’ (sic) lên nắm chínhquyền. Nhưng thực chất chỉ là nhằm thu mọi quyền hành vào trong tay một thiểu số,phần đông xuất thân không phải từ vô sản, mà là từ giai cấp tiểu tư sản, và để rồi biếntổ quốc thành một thứ thuộc địa kiểu mới của đế quốc đỏ.Nếu xét một cách độ lượng theo ý đó và đọc được những gì Chân Tín đã viết, đãnói trong những năm 1985-1991, như đã trích dẫn ở trên, thì ta có thể hiểu ông đã thựcsự ân hận, và đã đổi mới hoàn toàn, có lẽ chỉ vì hoàn cảnh riêng không minh nhiên nóilên được lời hối hận công khai đó thôi.Và điều đó cũng có thể áp dụng đối với phầnđông tác giả trong soạn phẩm này.Tuy nhiên có một điều mà những người Ki-Tô hữu lấy làm khó hiểu đối với tháiđộ của hai nhà trí thức Công Giáo. Chẳng lẽ Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan không biếtrõ ngay từ đầu rằng thuyết Mác xít là duy vật, vô thần, chối bỏ hoàn toàn mọi ý nghĩ vềThiên Chúa ? Và chẳng lẽ hai ông lại chưa đọc thông điệp ‘’Qui Pluribus’’ của Đức GiáoHoàng Piô IX, trong đó ngay từ cuối năm 1846, là khi bản tuyên ngôn cộng sản mớiđang được Marx cùng với Engels thai nghén, ngài đã nói: ‘’Cái tà đạo được mệnh danhlà chủ nghĩa cộng sản này hoàn toàn trái luật Tự Nhiên, khi được chấp nhận, nó sẽ hủydiệt mọi quyền lợi, của cải và sản nghiệp của con người và cả xã hội’’. (1)Hay là hai ông không biết gì về việc Hồ chí Minh và đồng bọn đã rắp tâm theolệnh đệ tam quốc tế đem áp dụng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, một khi ông ta thànhcông trong việc thanh toán xong mọi thế lực chống cộng ? Theo chúng tôi nghĩ, có lẽ lànhư thế. Và chỉ có thế mới chạy tội được cho những người như Chân Tín đã lầm chạytheo ông Hồ và đồng bọn trong một thời gian. Nhưng tôi cũng được biết đích xác là cóngười ngay từ cuối năm 1945 đã cảnh giác Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn, giáo phận Bùi Churằng ‘’bọn họ là cộng sản cả đấy, xin các Đức Cha hãy liệu tìm cách mà đối phó, tránhthảm họa cho giáo hội’’. Vị đó hãy còn sống tại Tiểu Bang Louisiana. Cựu Trung Tá BùiThanh Tùng, hồi 1945-1946 đã lên đến chức trưởng ty cảnh sát Hà Nam, (2) nhưng saunày bị nghi là chống cộng nên bị cộng sản tìm cách hãm hại. May là có người cho biếtông liền tìm đường chạy vào Nam kịp thời. Có lẽ Chân Tín lúc ấy không tin và vẫn nghĩHồ chí Minh thực lòng vì dân, vì nước ?Chú Thích1.- Papal encyclical ‘’Qui Pluribus’’ of Nov 6.1846, bản Anh ngữ, đoạn 32: ‘’It iswholly contrary to natural law itself nor could it establish itself without turning upsidedown all rights, all interests, the source of property and society itself’’2.- Ngoài ra ông còn kiêm nhiệm 5, 6 chức vụ quan trọng khác trong Tỉnh Phủ Lýlúc ấy (Hà Nam, sau này cũng có thời nằm trong Tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 3 Tỉnh HàNam, Nam Định và Ninh Bình.CHƯƠNG XVIÔNG GIÀ CHỢ ĐỆM CÓ CA NGỢI KI TÔ GIÁO KHÔNG ?Ngày 22.11.1995 chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn Trương tấn Sangký một ‘’quyết định Mật’’ cấm lưu hành và tịch thu quyển sách ‘’Viết gửi Mẹ và Quốc175 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hội’’ của Nguyễn văn Trấn. Cuối bản ‘’quyết định’’ có ghi: ‘’Không phổ biến trên báochí’’. Người ta hiểu rằng Trương tấn Sang phải ký quyết định trên do chỉ thị từ trungương. Vì không rõ bởi đâu mà đầu năm 1996 tại Mỹ thấy xuất hiện nguyên văn bản báocáo mật số 6 đề ngày 30.10.1995, nghĩa là trước cái quyết định Mật đó 3 tuần của‘’nhóm công tác’’ gửi tổng bí thư Đỗ Mười và các ủy viên bộ chính trị Đào duy Tùng vàLê khả Phiêu nhận xét tác phẩm của Nguyễn văn Trấn là một ‘’cuốn sách độc hại’’ và‘’kiến nghị có biện pháp xử lý đối với việc lưu hành bất hợp pháp’’. Trong báo cáo mậtnày nhóm công tác đã nói đến 4 nội dung xấu của tác phẩm. Một trong 4 nội dung đó là:‘’thứ 3, phản đối việc đàn áp tôn giáo, ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về tôn giáo’’Chúng tôi đã đọc hết tác phẩm thì không thấy có chỗ nào tác giả trực tiếp ca ngợiĐạo Ki-Tô cả, mặc dầu ông có dịch đăng một đoạn dài trong sách ‘’Sáng Thế’’ là cuốnđầu trong bộ Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo. Nhưng quả thật ông rất có cảm tình với LinhMục Chân Tín và hẳn là cũng tán thành lập trường của ông này, nên đã đưa vào trongtác phẩm của mình toàn văn hai bài giảng về sám hối đã nói đến ở chương trên (bài số2 và số 3). Dĩ nhiên hai bài giảng đó dựa trên Phúc Âm (hay Tin Lành) của Ki-Tô giáo.Bây giờ chúng ta hãy xem Nguyễn văn Trấn là người như thế nào và cuốn ‘’Viếtgửi Mẹ và Quốc Hội’’ nó ‘’độc hại’’ đối với đảng ra sao.Sơ lược tiểu sử Nguyễn văn Trấn:Nguyễn Văn Trấn tự là Xồi, có tên Nga là Frigorne, Sinh ngày 21.3.1914 tại ChợĐệm, Long An. Theo học Trường Petrus Ký, Sài Gòn cùng lớp với Trần Văn Lắm, cựuNgọai Trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tốt nghiệp trung học Pháp, ông ra làm báovà theo kháng chiến trong hàng ngũ những người cộng sản. Tờ báo đầu tiên của ông là‘’Le Peuple’’ (Dân Chúng) ra đời năm 1938. Ngay đầu cuốn sách ông đã khai mình ‘’làmnghề viết báo và dạy học chính trị’’. Ông làm báo là báo của đảng, mà những lãnh tụcộng sản đầu tiên như Nguyễn văn Cừ, Hà huy Tập đã bảo ông làm, và ông dậy chínhtrị là chính trị cách mạng, chính trị chống thực dân, phong kiến.Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền Thành Phố SàiGòn ngày 25.8.1945. Nhưng ông thú nhận rằng ông chẳng làm gì nhiều, chỉ ‘’nhờ cơhội, điều kiện thuận tiện đó thôi’’. Sau này ông là xứ ủy viên rồi phó bí thư Nam bộ (1),giám đốc công an Nam Bộ. Cũng có lúc ông làm bí thư khu 9. Vì có chuyện bất hòa vớiLê đức Thọ nên năm 1951 ông bị điều ra Bắc, ‘’để làm đại biểu đại hội đảng’’ (Đại hộiII). Trong đại hội đảng ông làm tổ trưởng tổ 1, mệnh danh là tổ Nam bộ hay tổ quốc tế,vì có hai đại biểu của Lào và Kampuchia.Tại miền Bắc, có thời ông làm giám đốc trường ‘’đại học nhân dân’’ với chức‘’người phụ trách’’. Ông cũng là đại biểu quốc hội ‘’thứ nhất và duy nhất của vùng SàiGòn Gia Định’’. Nhưng 26 năm ở miền Bắc quyền hạn và ảnh hưởng của ông càngngày càng giảm sút. Sau 1975 ông trở về Nam sống thanh đạm như một người ngoàicuộc. Người ta thường gọi ông là ‘’ông già Chợ Đệm’’, vì Chợ Đệm là quê ông. Ôngcũng có viết một cuốn sách nhan đề ‘’Chợ Đệm quê tôi’’, với lối văn đặc biệt miền Nam,như văn nói.Ông cũng là tác giả một cuốn sách về Trương Vĩnh Ký là người mà ông trântrọng chứ không như một số đảng viên cộng sản khác cho Truơng Vĩnh Ký là tay saicủa Pháp. Cuốn sách về Phan Thanh Giản của ông vừa hoàn thành chưa in thì nhà ôngbị ‘’trộm’’ lấy đi mất cùng với nhiều văn bản và tư liệu khác, trong đó có hàng trăm trangnhật ký của ông. Đó là chưa kể đến một vài cuốn ông viết khi ở miền Bắc như ‘’Nhữngbài nói chuyện về lo-gích’’, ‘’xây dựng đội ngũ trí thức mới của chúng ta’’ hay cuốn‘’Đóng góp nhỏ vào lịch sử Việt Nam’’, đồng tác giả với Bùi công Trừng.176 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Khi Nguyễn Hộ chủ trương tờ ‘’Truyền thống kháng chiến’’ ông có viết ít bài rấtđược hoan nghênh, nhưng tiếc rằng chỉ ra đuợc 3 số thì bị đóng cửa. Khi nữ ký giả KimHạnh còn coi tờ Tuổi Trẻ và cho ra tờ Tuổi Trẻ Cười, ông có viết cho tờ báo này với búthiệu Hai Cù Nèo. Thỉnh thoảng ông gửi bài qua Pháp cho tờ Thông Luận đăng vớinhững bút hiệu ‘’Người Sài Gòn, Năm Đòn Gánh, Mứt Gừng...’’ Ông cũng viết cho tờbáo chui ‘’Người Sài Gòn’’ ở trong nước.Sau khi quyển ‘’Viết cho mẹ và quốc hội’’ ra mắt công chúng rồi thình lình bị thuhồi, Nguyễn văn Trấn đã bị theo dõi gắt, đôi lần công an có đến ‘’thăm hỏi’’ và một ngàykia, khi ông đang đi dạo thì bị xe tông suýt chết. Từ đó ông thường năng phải đổi chỗ ởđể tránh bị ám sát. Ông mất ngày 1.5.1995 sau khi bị chứng đau ruột kéo dài chỉ haingày.Những điểm ‘’độc hại’’ trong ‘’Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội’’:Theo ‘’nhóm công tác viên’’ tường trình với Đào duy Tùng và Đỗ Mười trong bảnbáo cáo mật về cuốn sách, thì tất cả những điểm ‘’độc hại’’ đối với đảng trong cuốnsách dầy 544 trang (2) này qui về 4 điểm chính:1.- Lên án những sai lầm và tội ác của đảng cộng sản Việt Nam và bôi nhọ mộtsố cán bộ chủ chốt của đảng.2.- Phản đối việc thống nhất đất nước và đề xuất tư tưởng về liên bang Việt Nam,về chính phủ miền Nam.3.- Phản đối việc đàn áp tôn giáo và ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về với tôngiáo.4.- Phản đối bóp nghẹt tự do dân chủ, đòi tự do báo chí tuyệt đối, đòi cho ra lại tờ‘’truyền thống kháng chiến’’.* Về điểm 1 bản báo cáo nêu ra 8 điều, trong số đó có kể đến những tội ác trongcải cách ruộng đất, chính huấn, và đàn áp trí thức trong vụ án ‘’Nhân Văn-Giai Phẩm’’.Chúng tôi chỉ trích dẫn một vài câu của tác giả liên quan đến những vấn đề này.Trước hết tác giả nói đến báo cáo chính trị do chính Hồ chí Minh đọc trước đạihội II. Ông trích nguyên văn: ‘’Về lý luận, đảng lao động Việt Nam theo chủ nghĩa MácLê-nin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam’’. (trang 150)Khi gặp riêng ông Hồ, Nguyễn văn Trấn đã có gan nói với ông ta: ‘’Anh em trongtổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo chođảng ta’’.* Khi nói đến cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất, Nguyễn Văn Trấn viết:‘’Cái loài cố vấn ấy còn dở sách ra (nói có sách mà) lấy lời của Mao Trạch Đông: ‘’Kiểuuông tất tu quá chỉnh’’, mà anh phiên dịch vừa nói vừa ra bộ ‘’như cái cây nó cong vềbên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bêntrái. Buông ra nó trở lại là vừa’’. Cho nên không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại màngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong mộtcuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen họ kêu. Không có gì lạ cả. Tađánh họ đau mà họ không kêu đó mới đáng lấy làm lạ chớ!’’‘’Đây mới là thí điểm, nó đòi ta làm hồ sơ trong từng xã. Một xã có từng này bầncố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng này địa chủ.‘’Độc giả ơi! Anh mà hỏi tôi (dầu cho hồi ấy) có tin những lời thánh thần ấy haykhông là anh chửi cha tôi. Tôi giận trong lòng, sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy’’.(trang 166-167)* Nhân nhắc lại chuyện Lê văn Lương và Nguyễn đức Tâm bị hạ tầng công tác,Nguyễn văn Trấn đã để trong ngoặc đơn lời than đau đớn về cải cách ruộng đất: ‘’(...Ôi177 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ằng cải cách ruộng đất, các ngươi đã giết bao nhiêu mạng người!)’’ (trang 197)Một trăm trang sau ông viết: ‘’Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho xiết’’.Và: ‘’Mình phải thay trâu mà kéo cầy nhưng vẫn tin như thật: Có cơm chan nước mắtmà lùa là nhờ ơn đảng, ơn Bác’’. (Trang 268)* Ngoài cái tội giết người, cải cách ruộng đất còn bị Nguyễn văn Trấn kết tội phátan hoang kinh tế:‘’...Người nông dân đốt mía làm củi đem bán (ở Hà Đông, Minh Võ). Cải cáchruộng đất làm cho sản xuất như trẻ con đứng chựng. Rồi cải tạo tư sản đánh cái đòncủa nó làm cho kinh tế hóa ra cái gì lúc ấy không có lời văn tả, vì nhân văn giai phẩm đãbị đánh quẹp.Miền Bắc cứ nghèo, nghèo, nghèo.Đã là cộng sản thì hết tình, mà còn là chệc nữa thì hảo hán, vậy nên Chu Ân Lainói ngay khi ông sang thăm đất nước ta, một cách chí tình và hảo hán: ‘’Ta phải biết làmra mà ăn, chứ không lẽ cứ ngửa tay mà xin hoài’’.’’ (trang 211)* Vì ông là đại biểu quốc hội, luật cải cách ruộng đất có đưa ra quốc hội thôngqua, nên ông nghĩ mình cũng có trách nhiệm về việc thông qua qua cái luật giết ngườiđó. Nhưng ông níu gấu áo phó chủ tịch nhà nước Tôn đức Thắng để bào chữa như thếnày: ‘’Nếu má tôi đội mồ ngồi dậy mà hỏi: ‘’Tại sao con đồng ý cái luật ác nhân ác đứcấy ?’’ Tôi sẽ thưa: Luật ấy có ác nhơn, cũng tại người làm. Nè nghe má. Có lần anh chịem Nam Bộ ‘’đại biểu’’ biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cáchruộng dất giết người như vậy ?’’ Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước rakhỏi ghế, vừa đi và nói:- Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì ?’’ (trang 266-267)* Về chỉnh huấn, Nguyễn văn Trấn kể: ‘’Từ khi tôi mới ra miền Bắc, được nóichuyện với những đàn anh có Tây học nhiều, thì thấy ai nấy đều không tán thành cái lốichỉnh huấn mà Mao sáng tác...Ai nấy đều nói chỉnh huấn phản ánh sự cường bạo củabực vua chúa cách mạng ‘’phương Đông’’. Là một sự bày vẽ một cách phi nhân, thầnthánh tư tưởng của đảng của giai cấp công nhân, rồi bắt người ta theo đó mà kiểm điểmmình...‘’Tôi nhìn quanh quất thấy có người viết bản kiểm thảo khổ sở. Họ nói khổ sởkhông phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coilà thành khẩn...‘’Thật ra sự học tập chỉnh huấn đã làm cho người cộng sản thơ ngây ngày xưathấy: Học rồi mình chẳng còn ra con người nữa’’. (trang 172-173)* Về sự tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trong khoảng thập niên 60,Nguyễn văn Trấn ghi nhận: ‘’Ông Hồ chung thủy với Liên Xô mà đồng thuận với chiếnlược hòa bình. Nhưng ông không đồng thuận được với đảng (đảng mà ông tổ chức vàgiáo dục). Nó đem ông ra mà làm tình làm tội. Cái đó ít ai biết. Tôi biết và sẽ nóiđây....(trang 325)* Nhờ thân với Bùi công Trừng, Ưng văn Khiêm và Xuân Thủy mà Nguyễn vănTrấn biết được rằng lúc đó đảng là chính Lê đức Thọ. Thọ đã khống chế được cả ôngHồ, để đưa ra đường lối ngả hẳn về Bắc Kinh. Ai đi chệch bị ghép tội ‘’xét lại’’.‘’Với cái giọng ‘’mẹ đời’’ Bùi công Trừng nói với tôi: (3) Cái thằng tự nhiên muốnlàm Khổng Tử này, khó lật nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nóchum chủm trong lòng’’.- Cái thằng Lê đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể độitruởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc. Nhưng178 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa, thứ nhưchầy giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc láTrung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. ThằngThọ đánh bật lửa một cái ‘’beng’’. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗthằng Huy. Ce petit thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái‘’beng’’. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn ‘’Maonhiều’’. Ở một góc phòng thằng Hà huy Giáp đứng, Lê đức Thọ tới, nói cái gì, thằngGiáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu. Ba vị ấy được Lê đức Thọ coi là ba tay có lý luận,mời (biểu) lên tiếng.Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ chí Minh ai được Lê đức Thọ để ý có cảm tình là máthằng đó đẻ nó đêm rằm thắng bảy.- Tao nói cho mày nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ chí minh.Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn chí Thanh thay. Ông lão chỉcòn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lê-nin. Chuyện nước giao Nguyễn chíThanh. Việc đảng, statu quo Lê Duẫn.Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu củachúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phảihứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay, để nói,thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: ‘’Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà’’.Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùngông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũngtròn. Khi ghét bò hòn cũng méo. Và ông nói xụi lơ: Thấy lợi người ta cho tên lửa vô,thấy bất lợi người ta rút ra mà!Bùi công Trừng nói với tôi như vậy. (trang 328)‘’Còn Ung Văn Khiêm:- Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ khôngđưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trongbản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minhrành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt chosáu Thọ băm ông cụ...Hội nghị 9 này có thông qua cái ’’nghị quyết 9’’ và mấy anh ấy nói là cũng có trên10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.Anh Khiêm lộ bí mật.- Tao có hỏi mí ông Cụ có bỏ thăm không. Ông Cụ làm thinh.‘’Nghị quyết 9’’ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra banxét tội và kết án trực thuộc bộ chính trị của trung ương đảng. Ban này có mấy ban viêntôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê đức Thọ, người làm heo là Trần quốc Hoàn(tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm)Hai vị này toàn quyền quy kết tội: Xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cáchmạng, tay sai đế quốc.Nếu đứng về mặt đảng mà anh ra nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung văn Khiêm,Nguyễn văn Vịnh, Bùi công Trừng và Lê Liêm, thì quyền anh trong nội bộ đảng anh.Đàng này, hiến pháp, luật pháp anh coi như giẻ rách. Ôi! Nói làm chi đến nhânquyền cho xa xôi’’. (trang 328-329)* Tiếp theo Nguyễn văn Trấn đã nói đến trường hợp Hoàng minh Chính bị bắt vàdanh sách rất nhiều người bị bắt tiếp theo mà ông chỉ nêu tên 22 người có chức vị, têntuổi, trong số đó có những người bỏ xác trong tù như Phạm Việt, và có người về đến179 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhà thì chết như Phạm kỳ Vân.Nguyễn văn Trấn còn đăng nguyên văn đơn khiếu nại của bà Vũ đình Huỳnh(Phạm Thị Tề) trong đó có nói nặng về Lê đức Thọ.‘’Ông Lê đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như nhà độc tài vô nhân đạo vớingay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhàtù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm thángkhó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chỉ vì họ đã suy nghĩ không giốngmình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đớn ấy selòng hàng triệu trái tim yêu tự do và công lý’’. (trang 332)* Sau khi trích dẫn ‘’đơn khiếu nại’’ của Phạm Thị Tề, Nguyễn văn Trấn cho rằngbà này làm một việc vô ích vì ‘’chớ hiến pháp và pháp luật bị coi như không có thì thưa’’với ai mà làm đơn’’. Ông cũng cho rằng có lẽ trong thâm tâm bà ta có ý ‘’viết một bảnán, như Nguyễn ái Quốc viết ‘’bản án chế độ thực dân vậy’’. (trang 333)* Nguyễn văn Trấn đã lên án chế độ bằng những lời lẽ không kiêng nể: ‘’Tội áccủa chế độ này, từ 40 năm nay thật nói không hết...’’ (trang 345)* Ông gọi những Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và Linh Mục Chân Tín là‘’tử nạn của chế độ khi vui thì bắt, khi buồn thì tha’’. (trang 366)* Ông so sánh và thấy rằng ban đầu khi đảng cần đến người ngoài đảng hợp táctrong chính quyền, thì ít thấy những người đó bị khuyết điểm, Nhưng ‘’đến nay thì từchủ tịch xã, phường, đến chánh phó chủ nhiệm các khoa, trưởng, phó phòng hànhchánh, tuyệt đại bộ phận đều là đảng viên. Mà buồn thay, trong cái quốc nạn thamnhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm hầu hết là đảng viên, vì chỉ có họ mới có quyềnđể mà tham nhũng’’. (trang 368)* Về tình trạng tha hóa của giai cấp công nhân, Nguyễn văn Trấn khẳng định kẻtrách nhiệm chính là đảng chứ không phải họ: ‘’Chúng ta thường phê phán giai cấpcông nhân tha hóa, nhưng quên rằng chính Đảng, Nhà nước vô sản của ta đã làm thahóa giai cấp công nhân’’ (trang 384)* Vốn là một nhà báo có tài và năng nổ, Nguyễn văn Trấn cho người đọc có cảmtưởng rằng mục đích chính của cuốn sách ông viết là nhằm tấn công đảng và nhà nướcxã hội chủ nghĩa về quyền tự do báo chí mà điều 67 của hiến pháp đã quy định: ‘’Côngdân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự dobiểu tình...’’ Mặc dù cái điều ấy cho thòng thêm câu ‘’phù hợp với lợi ích của chủ nghĩaxã hội’’. Ông viết: ‘’Đã nói tự do báo chí sao lại phải xin phép ? Chúng tôi rất khó hiểu vềquan niệm tự do của các anh. Đã xin phép thì không còn gì là tự do’’. (trang 390)* Ông đã không ngần ngại làm một việc so sánh với chế độ thực dân trước kia:‘’Điều rất khó hiểu là trong chế độ xã hội thuộc địa cũ trước đây của xứ Nam Kỳ(Cochinchine), người cộng sản đã dựa vào quyền tự do báo chí của chánh quốc (Đếquốc Pháp) mà ra báo ‘’L’Avant- Garde’’ (Tiền Phong) do đồng chí Nguyễn văn Nguyễnphụ trách, báo Le Peuple và báo Dân Chúng năm 1938 do đồng chí Nguyễn văn Trấnphụ trách mà không xin phép, chỉ có tờ khai báo đơn giản (simple déclaration) thôi. Cònngày nay trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ tự do mà những người kháng chiến cũkhông được quyền ra báo, làm báo, mặc dù hiến pháp đã quy định các quyền tự do củacông dân trong đó có quyền tự do báo chí. Thật là kỳ quặc!’’ (trang 392)* Ông còn đi xa hơn nữa và không biết sẽ dẫn tới đâu khi viết: ‘’Chế độ cai trịthuộc địa mở mang đầu óc cho dân tộc sống quá lâu dưới chế độ phong kiến lạc hậu.Và người Sài Gòn cũ, dân Nam Kỳ, sống với chế độ thực dân, đã có sự giác ngộ chínhtrị đạt được trình độ chín muồi rất sớm.(4) Bắc Hà như Trường Chinh, Lê đức Thọ180 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


không thấy những giá trị dân chủ mà nước Pháp sớm đem cho ‘’thần dân Pháp ở NamKỳ’’ và người ta lấy cái không dân chủ, vô luân thường mà đè đầu người đã tập nhiễmdân chủ cách mạng lâu đời rồi thì đè nén như ở các xứ lạnh, tuyết phủ, mặt trời lên, cỏlại ngóc đầu’’. (432)‘’(Ta tách hẳn cái gọi là ‘’văn hóa ngu dân của thực dân Pháp’’ ra khỏi tư tưởngdân chủ của nền dân chủ khai sáng Pháp, là làm một việc vô nghĩa)‘’Đây tôi muốn bày tỏ một điều đáng tiếc là người ta genre* Chẳng những ông so sánh tự do báo chí ông còn so sánh cả bầu cử và cũngdẫn chứng cho thấy thời Tây tương đối được tự do hơn ngay nay. (trang 433)* Còn việc xuất bản sách thì ông thưa với quốc hội trong ngoặc đơn như sau:‘’(Dạ thưa quốc hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễnhư cơm bữa)’’ (trang 447)* Nơi đầu phần VI tức phần cuối của tác phẩm, trước khi trích đăng nguyên vânhai bài sám hối của Linh Mục Chân Tín, Nguyễn văn Trấn đã nêu lên mấy nguyên tắcđạo lý của nhà triết học duy tâm E. Kant (5) chủ trương lấy nhân vị làm cứu cánh mọihoạt động, không được coi nhân vị là phương tiện. Ông giải thích lới của Kant như sau:‘’Nên cắt nghĩa trong vài dòng: Nhân vị đem chất liệu lại cho bổn phận. Nhân vị là mộtcứu cánh tự nhiên do đó nó là tôn nghiêm và trong những điều kiện đó, luân lý chính làsự đối đãi với con người coi như một cưú cánh chứ không phải một phương tiện’’.(Trang 343)Cảm nghĩ về tác giả và tác phẩm ‘’Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội’’:Gấp cuốn sách lại, người đọc cảm thấy thương tác giả và tiếc rằng ông đã để cảcuộc đời phục vụ một lý tưởng, tưởng rằng cao đẹp mà kết cuộc, như có lẽ chính ôngcũng đã nhìn thấy rõ trong những ngày cuối đời ông, nó chỉ là ảo tưởng, ‘’bánh vẽ’’. Ôngđã cố biện minh cho lựa chọn của ông trong quá khứ bằng cách nhắc lại ‘’những phátkiến cách mạng xã hội’’ của Mác, những ‘’tư duy đầy sức sống’’ của Lê-nin, lòng ‘’nhânái, tinh thần dân tộc’’ của Hồ chí Minh. Nhưng không úp mở ông lên án tư tưởng MaoTrạch Đông, và nhất là tư tưởng độc tài của ‘’genre Bắc Hà’’ như Trường Chinh, Lê đứcThọ. Mọi tội lỗi của đảng xem ra ông muốn đổ hết lên đầu nhóm lãnh đạo miền Bắc.Không ai nghi ngờ ông chủ trương một nước riêng của miền Nam mà theo ông, nhữngngười lãnh đạo phải gồm những người đã từng được hấp thụ văn hóa của một nướcPháp tiên phong trong cách mạng dân chủ tư sản. Ông là người cộng sản, nhưng lạiước muốn và có vẻ luyến tiếc một nền dân chủ tư sản, dù chỉ là ‘’tương đối’’.Riêng về Hồ chí Minh ông trưng dẫn rất nhiều chỗ chứng tỏ ông mến phục vị lãnhtụ của ông. Ông muốn bắt chước người xưa khắc trên bia mộ của triết gia duy tâm Kantcâu nói thời danh của ông này, để ‘’khắc trên nắp mồ của Hồ chí Minh, chôn trong lòngtôi câu: ‘’Người ấy sống có luân thường’’. Ông đã trích di chúc của ông Hồ mong cácđảng anh em đoàn kết. Rồi gọi Phan văn Khải: ‘’Chú Khải ơi, ...có đêm nào chú trằn trọcnghĩ mà thương cụ Hồ không ?’’ Nhưng cũng có chỗ ông viết ‘’lão Hồ chí Minh’’ (trang328). Chỗ khác ông trưng dẫn câu nói bất hủ của ông Hồ: ‘’Nước Việt Nam là một, dântộc Việt Nam là một...’’ và coi câu đó là lý do để đảng của nhóm Trường Chinh, Lê đứcThọ vội vã thống nhất đất nước liền sau giải phóng (1946). Mà ông thì hoàn toàn phảnđối việc thống nhất đó. Vì vậy tuy không dám nói ra, ông đã ngầm chê, nếu không nói làoán ông Hồ rồi vậy. Nhiều lần ông đã dùng câu: ‘’Bác nói thì thôi’’ để cho thấy ông phụcông Hồ, hay ít ra cũng nể ông Hồ. Không có ý tranh luận làm chi. Ông cũng trả lời ‘’dạthưa, bác nói thì thôi’’ khi ông Hồ hỏi ông giải đáp về dân chủ tập trung ‘’như vậy cóđược không ?’’ Ông đã thuật lại lời ông Hồ giải thích như sau: ‘’Như các cô, các chú có181 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biếtgiữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôiđây. Đó là tập trung’’. Giải thích dân chủ tập trung như thế mà ‘’Dạ thưa, bác nói thìthôi’’, thì đúng là ‘’thì thôi’’. Dầu sao thì khi kể lại những mẩu chuyện mà Bùi công Trừngvà Ung văn Khiêm nói về đại hội trung ương đảng để chuẩn bị đưa ra nghị quyết 9 vàocuối năm 1963 ông đã muốn bào chữa cho ông Hồ, coi như ông này bị đàn em khốngchế mà phải quyết đánh miền Nam, chứ trong thâm tâm ông ta vẫn muốn theo đườnglối sống chung hòa bình của Khrút-sốp vào thời gian ấy. (6)Tôi dám chắc độc giả miền Nam nhất là những người thuộc lớp ‘’cựu khángchiến’’ khi đọc cuốn sách này sẽ rất thích. Vì nó đã được viết bằng một giọng văn đặcmiền Nam, mà lại là giọng văn nói rất dễ đi vào lòng người. Nội dung của nó thì như đãtrình bày ở trên, đúng như nhận xét của ‘’nhóm công tác viên’’ đã báo cáo, gồm nhữngđiểm rất ‘’độc hại’’ cho đảng. Ông đã kể ra không biết bao sự việc chứng tỏ đảng khôngsáng suốt, độc tài, bưng bít, mờ ám. Ông đã lên án nặng nề đảng đã tàn sát nhiềungười, giam giữ bất hợp pháp nhiều đảng viên có phẩm chất tốt dám nói lên những sailầm của đảng.Ông cũng đã dành gần một trăm trang sách để ghi lại nguyên văn những lời phêbình, lên án đảng của những người như Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và vợ làBác Sĩ Đỗ Thị Văn, Nguyễn Mạnh Tường, Chân Tín, Hữu Loan, Phạm Thị Tề...Ở phần kết luận ông đã viết: ‘’Kết Thúc. Cái mà nói rằng viết cho quốc hội là đây.Viết thư làm đơn xin tự do báo chí...’’ (trang 463)Câu trên nhắc người đọc nhớ lại có chỗ ông đã phê bình bà Phạm Thị Tề về việclàm đơn khiếu nại cho chồng, con và ông còn nói đáng lẽ bà Tề phải đề ‘’bản cáo trạngchế độ’’ mới đúng. Thì đây tại sao ông lại cũng viết ‘’làm đơn xin tự do báo chí’’ ? Thựcsự cuốn sách này không phải là đơn từ xin xỏ gì cả. Nó đúng là một bản cáo trạng chếđộ cộng sản Việt Nam hiện nay của chính một trong những ngưòi đã ‘’có công’’ trongviệc lãnh đạo đảng cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945. Cuốn sách của ông đánglý phải có phần kiểm điểm những sai lầm của chính ông trong khi mù quáng theo cộngsản mà tàn sát những người chống cộng khi ông còn có quyền có thế ở miền Nam,trước khi bị điều ra miền Bắc.Dầu sao thì cuốn sách của ông đúng là một đòn chí tử đánh vào sự lãnh đạo củađảng và gián tiếp vào chủ nghĩa xã hội của Mác. Vì vậy mà nhóm công tác đặc biệt, saukhi đọc kỹ và phân tích cặn kẽ tác phẩm đã trình lên cho Đào Duy Tùng nhận xét sauđây:‘’Đây là một cuốn sách đả kích cay độc đảng ta và tác động mạnh mẽ tâm lý tưtưởng của người đọc, một cuốn sách phản động nhất trong những cuốn sách phảnđộng! Bởi vì nó đã bêu xấu, chửi bới và lên án đảng ta một cách toàn diện và có hệthống’’.Có một điều khá thú vị là một người cộng sản theo thuyết Mác-xít duy vật kỳ cựunhư Nguyễn văn Trấn lại trưng dẫn Emmanuel Kant là nhà duy tâm học tổ bố. Hơn nữalại nói đến ‘’nhân vị’’ là điều tối kỵ đối với các nhà lãnh đạo miền Bắc. Người ta còn nhớTố Hữu và Trường Chinh đã lên án nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm năm 1957 rằng ‘’Thấykẻ thù nói Nhân Vị, bọn chúng cũng nói Nhân Văn’’.Chú Thích(+) Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Nguyễn văn Trấn, Văn Nghệ (Cali) tái bản lần thứnhất, trang 345.1.- Lúc ấy là lâm thời, gọi là phó bí thư xứ ủy Nam Kỳ, dưới bí thư Bùi công182 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trừng.2.- Trong cuốn mà nhà xuất bản Văn Nghệ, California tái bản lần thứ nhất năm1995 thì số trang là 504. Trong soạn phẩm này chúng tôi ghi theo số trang của nhà xuấtbản Văn Nghệ.3.- Statu quo = giữ nguyên trạng (Latinh)4.- Tiếng Pháp có nghĩa là ‘’loại’’, loài hay giống.5.- Emmanuel Kant (1724-1804) triết gia duy tâm người Đức, tác giả cuốn‘’Critique de la raison pure’’ và ‘’Critique de la raison pratique’’. (Tạm dịch: Phê bình vềthuần lý; và phê bình về thực lý)6.- Viết đến đây chúng tôi tạm ngưng cầm tờ tuần san Sài Gòn Nhỏ lên xem thìgặp Đào Nương, trong mục Phiếm Dị. Bà chìa cho xem bức thư của ông Đỗ Bồng Châunào đó ở Virginia lên án các đảng viên cộng sản ‘’phản tỉnh vì thất sủng’’, trong đó cóBùi Tín và Nguyễn văn Trấn. Bức thư có đoạn: ‘’...Riêng về tên Nguyễn văn Trấn, tácgiả của tập sách được một số báo ở hải ngoại ca tụng ‘’Viết cho mẹ và quốc hội’’, thìđồng bào trong Nam còn ai xa lạ gì tội ác của tên này. Hắn giết hàng ngàn người vô tộibị hắn kết án là Việt gian đến nỗi hắn được đồng bào đặt cho hỗn danh là ‘’hung thầnChợ Đệm’’.Chúng tôi ghi lại điều này để phản ánh một cái nhìn từ phía độc giả, hầu rộngđường phán xét.CHƯƠNG XVIINGUYỄN MẠNH TƯỜNG ‘’KẺ BỊ VẠ TUYỆT THÔNG’’‘’Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông’’ (1) (Un Excommunié) là nhan đề cuốn hồi ký của LuậtSư Nguyễn Mạnh Tường viết bằng Pháp văn, được nhà Xuất Bản Quê Mẹ của ông VõVăn Ái tại Paris phát hành cách đây bảy năm, đánh dấu mấy năm cuối cùng cuộc đờicủa một trong những đại trí thức đã sống trọn đời trong hất hủi tủi nhục với chính quyềncộng sản Việt Nam.Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16.9.1909 tại Hà Nội, trong một gia đình giầu có.Là học sinh xuất sắc của Trường Albert Sarraut của Pháp, ông đậu Tú Tài 2, năm 18tuổi, rồi được học bổng qua Pháp học tại Trường Đại Học Montpellier. Chỉ trong 4 nămông đã đậu một lúc hai bằng Tiến Sĩ Văn và Luật, khi mới có 22 tuổi. Trong thời gian duhọc ở Pháp, ông thường có dịp lui tới với những người yêu nước lúc đó như Phan VănTrường và Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Về nước ông dạy học một thời gianrồi chuyển sang làm Luật Sư. Lúc ấy còn là thời Pháp thuộc. Cũng như Trịnh đình Thảoở miền Nam, sau này đi theo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, Nguyễn Mạnh Tường rấtđược người Pháp nể phục về tài hùng biện trong các cuộc biện hộ trước tòa án thuộcđịa. Nhiều khi ông cãi miễn phí cho những tội phạm chính trị.Ông đi theo Việt Minh rất sớm, ngay từ 1942. Khi việc thương lượng với Phápthất bại, năm 1946 chính phủ Hồ chí Minh ra bưng kháng chiến, Nguyễn Mạnh Tườngcũng đi theo. Nhưng vì xuất thân từ thành phần phi vô sản, lại chịu ảnh hưởng sâu đậmcủa văn hóa tư sản, nên ông không được trọng dụng. Khi Hồ chí Minh thành lập chínhphủ liên hiệp năm 1945 người ta thấy có những người như Nguyễn Hữu Đang, NguyễnVăn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa…mà không thấy tênNguyễn Mạnh Tường ai cũng lấy làm lạ. Nhưng không phải vì vậy mà ông tỏ dấu hiệu gìbất mãn.Dầu sao thì hai cái bằng Tiến Sĩ Pháp của Nguyễn Mạnh Tường cũng khiến ôngHồ đặt ông phụ tá cho Võ nguyên Giáp trong hội nghị Đa Lạt năm 1946 để đàm phán183 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


với Pháp. Hội nghị đã đi đến thất bại và cho ông cái kinh nghiệm bản thân với chủtrương giáo điều, thiển cận của các nhà lãnh đạo cộng sản. Lập trường ngoại giao mềndẻo của ông trong vấn đề thương lượng với phái đoàn Pháp bị lãnh đạo Hà Nội phêphán là ‘’sợ Pháp’’.Trong kháng chiến ông được cử làm ‘’thày cãi’’ tại tòa án khu 3 (Thanh Hóa). Vìgiữ lập trường tư pháp độc lập, nên ông lại bị chuyển sang ngành giáo dục, giữ vaigiảng viên, phục vụ tại ‘’đại học dự bị’’, do Trần văn Giầu, một trí thức cộng sản miềnNam thất sủng làm giám đốc.Mặc dù không được trọng dụng, lại còn bị hiểu lầm, bạc đãi, Nguyễn MạnhTường vẫn một lòng cúc cung phục vụ kháng chiến, vì ông đã trót theo kháng chiến vànghĩ rằng kháng chiến có chính nghĩa, có công trong việc đánh bại thực dân Pháp. Ôngcòn hăng hái vận động nhiều trí thức khác ủng hộ Việt Minh nữa.Ngày 10.10.1954, khi chính phủ Hồ chí Minh, theo hiệp định Giơ-ne-vơ qui định,vào tiếp thu Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường cũng từ khu 3 về thành phố này là nơi chônnhau cắt rốn của ông.Cho mãi đến sau ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’ ông mới nhìn thấu bản chất của đảng vàchế độ. Nhân chính sách sửa sai ban bố sau đó, ông đã đọc một bài tham luận dài tạiphiên họp của mặt trận Tổ Quốc ngày 30.10.1956, hùng hồn phê phán những sai lầmcủa đảng. Một tuần sau người đọc thấy bài tham luận trên được đăng trên tờ báo NhânVăn tháng 11 năm 1956. Và không biết bằng cách nào nó cũng lọt được ra nước ngoài.Thế là ông bị qui kết là đi theo nhóm Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, những người đứngđầu phong trào chống đảng lúc ấy, mặc dù họ chỉ phê phán những sai lầm hay quá trớncủa một số cán bộ, chứ thực ra cũng chẳng dám ngang nhiên chống đối nào. TrườngChinh, nguyên tổng bí thư đảng lao động, trưởng ban cải cách ruộng đất, người trựctiếp chịu trách nhiệm về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, liền coi NguyễnMạnh Tường là kẻ thù. Ông ta sai Lê đức Thọ mở chiến dịch triệt hạ uy tín và trừngphạt ông cùng với một số trí thức khác cũng có xu hướng phê bình đảng như Trần ĐứcThảo, Phan Khôi, Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa), Nguyễn Hữu Đang...Vì không biết để đề phòng, Nguyễn Mạnh Tường đã nói mạnh hơn nữa tại buổisinh hoạt do đảng Dân Chủ tổ chức tại câu lạc bộ Đoàn Kết. Ông kêu gọi giới trí thứchướng dẫn quần chúng dấn thân vào công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ. Kêu gọitranh đấu cho tự do dân chủ chính là kêu gọi chống đảng và chế độ. Vì chế độ là chế độchuyên chính, tức độc tài, từ định nghĩa của đảng, từ chủ trương của Mác. Có nghĩa làNguyễn Mạnh Tường đã phạm pháp quả tang. Vì đang trong thời kỳ sửa sai, nên bộchính trị không dám để cho đám Lê đức Thọ và Trần quốc Hoàn, lúc ấy là bộ trưởng nộivụ (công an ?) bắt giam những người có tên trong danh sách những người trong nhómNhân Văn-Giai Phẩm, mà chúng cho rằng Nguyễn Mạnh Tường là một tay thủ lãnh. Tuynhiên gần 200 người đã phải chịu những biện pháp trừng trị bí mật không theo một ánlệnh hay văn bản nào. (2) Trong dịp này Nguyễn Mạnh Tường đã bị đi cải tạo lao động.Cho đến 1960 mới được cho về nhà, chịu sự quản chế.Năm 1964 Phạm văn Đồng có ý định cử Nguyễn Mạnh Tường làm phó chủnhiệm ủy ban khoa học xã hội, dưới quyền Nguyễn khánh Toàn. Nhưng ông khôngnhận. Từ đó cho đến cuối đời ông sống ẩn dật, cô quạnh trong cảnh túng thiếu chật vậtcho đến khi mất. Có lúc ông đã phải bán sách quý cho người ta gói hàng để có tiền muagạo. Và cũng có lúc phải đốt bản thảo thay củi. Tuy nhiên ông đã dồn sức tàn hơi kiệtvào tác phẩm ‘’Un Excommunié’’ để nói lên những điều sai lầm, tội ác và những hànhđộng quái dị của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ông mất tại nhà riêng ở184 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hà Nội, vì bị tai biến mạch máu não, ngày 13.6.1997, thọ 88 tuổi.Một vài điểm nổi bật trong bài tham luận của Nguyễn Mạnh Tường đọc ngày30.10.1956:Trong cuốn ‘’Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc’’ của Hoàng Văn Chí, Văn Hóa xuất bảntại Sài Gòn năm 1959, từ trang 293 (phần phụ lục) có đăng nguyên văn bài tham luậnnày dài ba chục trang. Diễn giả nêu lên 4 điểm chính:A. Vấn đề pháp lý trong cải cách ruộng đất.B. Các nguyên nhân sai lầm.C. Bất chấp chuyên môn.D. Phương hướng sửa chữa các sai lầm.Ngay trong đoạn mở đầu Nguyễn Mạnh Tường đã thẳng thắn chỉ ra rằng: ‘’...theoý tôi các sai lầm (trong Cải Cách Ruộng Đất, Minh Võ) chỉ là biểu hiện điển hình và biđát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của đảng lao động. Do đó tôi xin phépđược góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của đảng lao động’’.Cũng trong đoạn mở đầu Nguyễn Mạnh Tường đã làm một cuộc so sánh cómãnh lực dìm chế độ Hà Nội xuống đất đen:‘’Lắng nghe dư luận đồng bào Hà Nội thôi ta được biết rằng có ít ra một doanhnghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc cũng doanhnghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc những số lãi khổng lồ’’. ‘’Về hộ khẩu thì cánbộ tỏ vẻ không phải là gìn giữ an ninh trật tự, phá vỡ cơ sở của địch, trái lại quấy nhiễunhân dân, tạo ra một đời sống thành thị điêu đứng cho tất cả’’.Thêm một tiếng nói nữa về đời sống cán bộ tập kết:‘’Ta quên thế nào được các đồng bào tập kết ra ngoài Bắc, số phận con cái củahọ ở Hà Nội, Hải Phòng, số phận của chính họ, bi đát quá nỗi ?’’Về điểm A, tác giả so sánh hai khẩu hiệu một bên của chế độ, một bên của pháplý:‘’Khi đưa ra khẩu hiệu: ‘’Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch’’, thìkhẩu hiệu này chẳng những quá tả một cách vô lý mà còn phản lại cách mạng là đàngkhác nũa…Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: ‘’Thà 10 địch sót còn hơn một người bịkết án oan’’.Về điểm B. Những nguyên nhân sai lầm, ông viết:‘’Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì có 3 lý do:a. Quan điểm ta, địch, thù, bạn rất mơ hồ.b. Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.c. Ta bất chấp chuyên môn’’.Sau đây là vài đoạn trong chuyện cộng sản bất chấp chuyên môn:‘’...Trong 10 năm qua ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu ócchúng ta đến nỗi hai chữ ‘’lập trường’’ làm ta mất ăn mất ngủ. Nếu dùng một hình ảnhduy tâm, tôi ví lập trường như cái oan hồn theo đuổi ngày đêm kẻ nào đã hãm hại chủnó...’’‘’Dầu sao ở Việt Nam chúng ta đã xảy ra những việc như sau đây, ta cần ghi lạiđể con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấycó bằng vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: ‘’có lập trường không ?’’ Kết quả là: Từ hai nămnay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra, do các người vặn lái ô tô có lậptrường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấnđề mang ra thảo luận trước tiên là: ‘’bệnh nhân thành phần giai cấp nào ? Chữa cho địachủ thì ‘’mất lập trường’’. Để nó chết mới chứng minh mình có lập trường’’ (hiện tượng185 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


do Bác Sĩ Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng, tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta, làmchúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ cả chânlý, chân lý cho chúng ta biết rằng chính trị không thể nào thay thế cho chuyên môn,không làm được việc của chuyên môn’’.Về điểm D, phương hướng sửa chữa sai lầm, Nguyễn Mạnh Tường đề nghị1. Một chế độ pháp trị chân chính.2. Một chế độ thực sự dân chủ. Cho các đoàn thể nhân dân được quyền nói lên ýkiến của quần chúng mà họ tập họp. Và cuối cùng là một chế độ tự do ngôn luận, tự doxuất bản báo chí.Trong tham luận này Nguyễn Mạnh Tường cũng có nói đến hiện tượng sau đạihội 3 của đảng lao động, có rất nhiều đồng bào muốn bỏ miền Bắc vào Nam.‘’Nếu chính thể của ta tốt tại sao lại có người dụng ý xa lánh với trong lòng nỗiđau khổ bi đát ? Nếu cách mạng mang lại ánh sáng và hạnh phúc, sao lại có người longại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng ?’’...Xem ra Nguyễn Mạnh Tường cũng tán thành chủ trương của Khrutshchev, khiông nói:‘’Nếu không có quyết nghị của đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Liên Xô, nếukhông có những sai lầm cực kỳ tai hại trong Cải Cách Ruộng Đất, ta chưa mở mắtđược, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối, thành sông, bao nhiêu ngườikính yêu cách mạng mà vẫn đau xót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả giá quá cao,nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: Ta thiếu dân chủ’’.Về tác phẩm ‘’Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông’’Tác phẩm này ông viết bằng tiếng Pháp (3), gồm có ba phần chính tổng số 340trang. Hoàn tất năm 1991. Thoạt tiên ông tính khoan đưa in, nhưng khi bắt liên lạc đượcvới ông Võ Văn Ái ở bên Pháp thì ông đánh liều nhờ người gửi sang Paris và ủy quyềncho nhà xuất bản Quê Mẹ in. Ông viết cho ông Ái:‘’Tôi chờ đợi điều tệ hại nhất đến với tôi, tuy vẫn mong là nó không tới. Nhưngnếu người ta đẩy sự dã man đến độ dành cho tôi cùng sự đối xử như các nhà trí thứckhác từng bị cáo buộc là nói xấu chế độ, thì tôi sẽ vững vàng đón nhận những thử tháchmà tôi biết sẽ cam go lắm. Tôi đã quyết định, nếu điều đó cuối cùng xảy ra, thì tôi sẽtuyệt thực tới chết. Ở tuổi 84 này tôi đã trải qua cái tốt nhất và cái xấu nhất của cuộcđời, và tôi không cảm thấy nuối tiếc phải lìa bỏ cõi đời, vì suốt cuộc đời tôi, tôi đã chutoàn bổn phận của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử’’.Trong cuốn hồi ký này, ngoài phần nói về việc chính quyền miền Bắc tiếp thu HàNội năm 1954, ông đã nhắc lại vụ Cải Cách Ruộng Đất, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Ôngcũng thuật lại những cuộc tranh luận của ông với các cán bộ đảng trong mặt trận tổquốc. Nhất là tình trạng bị cô lập cực khổ tủi nhục của ông trong những năm bị canhchừng theo dõi. Sau đây là một vài đoạn trích từ hai phần cuối:‘’Người ta thường giặt quần áo dơ trong nhà và vì có quá nhiều quần áo dơ xemra ngày nào cũng phải giặt, nên người ta đã cảm thấy cần thiết phải qui định là thế giớiViệt Nam là thế giới đóng cửa, cũng như toàn thể cái thế giới cộng sản vậy. Ở bêntrong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dãman, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục trong đó diễn ranhững tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm nhân tính’’. (trang134)‘’Cộng sản sống bằng dối trá, giả hình, nhưng cái sai lầm của nó là đặt sự tàn186 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ạo của nó trên những vẻ bề ngoài hư ảo mà nó giải thích theo ý mình và dùng để tiêudiệt những kẻ mà nó gọi là kẻ thù. Nếu Machiavelli (4) đổi mồ sống lại, ông ta sẽ phảitheo học những lãnh tụ cộng sản. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéoche đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người’’. (trang 147)‘’Trong Cải Cách Ruộng Đất, người ta động viên con cái tố cáo cha mẹ, tá điền tốcáo chủ điền, trí thức thiên thần tố cáo trí thức quỷ sứ’’. (trang 150)‘’Ở trường học người ta không còn dậy luân lý, đạo đức gì nữa. Và, ngày nayngười ta còn khuyến khích học sinh sỉ nhục thầy cô!’’ (trang 175)Ông dành nguyên phần cuối cuốn sách để tả cảnh đói khổ và cô độc của ôngnhư một kẻ băng qua sa mạc, có vàng đè nặng trên vai nhưng sức đã kiệt, vì thiếu thứcăn, nhất là nước uống khiến không đứng thẳng lên được, không muốn gì hơn là có aicho đổi vàng lấy một gáo nước.Nơi Chương 5 bạn đọc đã thấy Vũ thư Hiên trong cảnh cô đơn ở xà lim mộtmình, lấy làm sung sướng bắt được con cóc con đưa vào phòng nuôi bằng kiến để cóbạn cho bớt cô đơn. Thì ở đây bạn cũng thấy Nguyễn Mạnh Tường đi lang thang ngoàiphố vớ được chú mèo con. Ông cho rằng sự tình cờ hay ‘’Chúa Quan Phòng’’(?) đã choông được gặp con vật bé tí mới sinh được vài ngày này để cho ông có bạn chia sẽ nỗibất hạnh và khốn cùng với nhau. Khác Vũ thư Hiên ở chỗ Vũ thư Hiên thì ở trong lao tù,suốt ngày suốt tháng chỉ có một mình trong mù tối, còn Nguyễn Mạnh Tường thì đượcsống với vợ con ở nhà và thỉnh thoảng vẫn được ra đường hay tới cậu lạc bộ nhìn sânTennis. Thế mà ông lại nói đến cô đơn như người lữ hành đi trong sa mạc một mình.Mấy hàng sau đây sẽ cho độc giả thấy lý do tại sao:‘’Ngồi trên chiếc ghế dài (ở sân tennis vắng vẻ. Minh Võ) thoạt nhìn tôi thấy cóvật gì như một nắm len lăn vào chân. Đó là một con mèo con bé tí tẹo, mới sinh đượcvài ngày. Mẹ nó, theo tập quán đã cương quyết xa nó để nó tự khám phá cuộc đời. Tôinhặt con vật lên, vuốt ve nó và cảm thấy lòng tràn đầy nỗi cảm thương, trìu mến đối vớinó. Nó và tôi là hai mảnh đời tan nát, cùng đói, cùng cô đơn. Sau khi đã đi vòng quanhxóm riềng để hỏi xem con mèo con thuộc về ai, mà không tìm được chủ nó, tôi bèn cảmơn sự tình cờ, hay Đấng Quan Phòng ? đã ban cho tôi một kẻ đồng hành trong nỗi bấthạnh và cùng khổ, mà những cuộc truyện trò câm lặng sẽ lấp đầy thì giờ của tôi và hiếndâng cho tôi một sự giao tình mà tôi không dám xin vợ con tôi, để khỏi đào sâu thêmnhững nỗi đau thương của vợ tôi và con gái tôi. Giữa vợ con tôi và tôi, im lặng còn hùngbiện hơn lời nói, và lại không làm cho nước mắt nhỏ xuống. Giữa tôi và con mèo concũng y như thế: Ngôn ngữ của cặp mắt cũng đủ để trao đổi tâm tình.‘’Về nhà, tôi chia cho nó món cơm khô của tôi! Tôi rất lấy làm hài lòng, vì nókhông đòi gì hơn và nó lớn nhanh. Trong khi tôi ngồi suy tư và mơ màng qua cửa sổ, nóngồi trên đầu gối tôi và đêm đến thì nó nằm bên cạnh tôi. Vậy là tôi đã có thể bắt đầubước bước đầu để ra khỏi con đường hầm vô tận của nỗi cô đơn, và tự cho mình một lẽsống bằng cách lấp đầy lỗ trống của cuộc đời tôi.Tôi không còn có thể đi dạo ngoài phốvì những con chó canh luôn luôn theo tôi ở đàng xa. Tôi cũng không thể đi tập đánhtennis ở câu lạc bộ Ba Đình nữa vì vợt với bóng và giầy vải đắt kinh khủng và ngoài tầmtay của tôi. Nhưng điều đau đớn nhất đối với tôi là nhìn thấy những bạn thể thao cũ củatôi tránh né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào timtôi, và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của nhữngngười bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên cũng là đảngviên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và chính trị của họ, và vìvậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch để chơi một ván với nó! Họ là187 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


những con người, những người nghèo tội nghiệp, tôi không thể nào trông đợi là họ cóthể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa hơn’’. (trang 325-327)Vài cảm nghĩ về trường hợp Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường:Một con người có thể nói là đại trí thức, cực kỳ thông minh, vì chỉ trong 4 năm đãlấy hai văn bằng Tiến Sĩ, thế mà hầu suốt đời lận đận, quá nửa đời sống trong tủi nhụccùng khổ, cô đơn, cô đơn ngay bên cạnh vợ con, bạn bè. Tuy trong đau khổ và cô đơn,ông vẫn tự hào là ông đã sống cho quê hương. Nhưng thử hỏi, quê hương được gì ởông ? Chế độ đã không để cho ông phát huy tài năng của mình. Những gì ông làm, họlên án. Những gì ông nói họ bịt tai, trừ phi ông nói theo họ. Nhưng ông lại không thể nóitheo họ. Nếu cái chế độ này qua đi, một chế độ khác sáng suốt hơn, công bình hơn thìông cũng sẽ được đánh giá công bình về những lời ông nói. Nhưng hãy tưởng tượng,nếu chế độ này cứ tiếp tục thì ai sẽ trả lại danh dự cho ông ?Khi ông đi theo Việt Minh cộng sản, chắc ông không ngờ đuợc rằng đó lại là mộtchế độ tàn bạo, phi nhân đến như vậy. Và ngay sau Cải Cách Ruộng Đất, ông vẫn cònnghĩ nó có thể tốt hơn nếu chịu nghe ông mà sửa đổi. Chỉ hơn ba chục năm sau, ôngmới thấy nó bất trị đến mức nào. Những lời kết án của ông trong cuốn hồi ký đã mãnhliệt hơn những lời phê bình trong bài tham luận năm 1956. Dưới đây chúng tôi xin chéplại nguyên văn lời bình luận của Minh Võ viết cách đây gần 40 năm về bài tham luận nóitrên. Những lời bình luận này đã được in trong cuốn ‘’Sách Lược Xâm Lăng của CộngSản’’, xuất bản lần đầu năm 1963:‘’(Sau khi trích dẫn nhiều đoạn trong bài tham luận). Những lời trên đây thốt ra từcủa miệng của một nhà trí thức trong chế độ miền Bắc và ngay tại hội nghị mặt trận,trước sự hiện diện của các cấp lãnh đạo của ‘’đảng lãnh đạo’’ quá đủ để chứng minhmột cách hùng hồn rằng Cải Cách Ruộng Đất đã gây đau thương và đặc biệt là chonông dân miền Bắc. Những lời trên đây cho ta thấy nhận xét của nhà văn Pháp GérardTongas không có gì là quá đáng.‘’Có một điều làm cho các nhà nghiên cứu tình hình miền Bắc phải suy nghĩnhiều. Đó là việc đảng lao động vẫn không ngớt tuyên bố rằng Cải Cách Ruộng Đất đãthắng lợi, mặc dù những tiếng than van của nhân dân, các lời phẩm bình của các ký giả,các nhà quan sát quốc tế và trí thức Hà Nội.Tại sao với bao nỗi thống khổ, oan ức, bao xác chết chồng chất, mà Cải CáchRuộng Đất lại có thể coi là thành công ? Là bởi vì cộng sản không lý luận như chúng ta,cũng không lý luận như Luật Sư Tường. Luật Sư Tường tuy nói rằng ‘’ta là duy vật’’nhưng thực ra ông không có ý cho người nghe hay người đọc hiểu rằng chữ ‘’ta’’ đógồm cả ông ở trong. Vì lý luận của ông không có mùi duy vật chút nào hết. Sở dĩ ôngdùng chữ ‘’ta’’ ở trong bài diễn văn rất nhiều lần, chỉ là để cho dễ nói với cán bộ cộngsản, coi như một cuộc ‘’tự phê bình’’ chứ không phải một cuộc phê bình đảng.Thực ra đứng trên lập trường cộng sản, duy vật, vô thần, đối với thái độ cho rằngkhông có gì vĩnh cửu, không có gì tuyệt đối, kể cả các nguyên tắc tinh thần, luân lý, thìmấy nguyên tắc pháp lý hay nhân đạo mà ông Tường nêu lên có đáng gì đối với họ ?Ông Tường có nói đến cách mạng, nhưng cách mạng của ông Tường là thứcách mạng dân tộc, hay ít ra là cách mạng nhân dân. Còn cách mạng của cộng sảnthực chất là cách mạng giai cấp, cách mạng vô sản. Vậy thì những lời ông phê bình làphản cách mạng cái khẩu hiệu quá tả kia (‘’thà chết 10 còn hơn sót một địch’’) đâu cógiá trị gì theo lập trường của người cộng sản ? Vì thế họ sẽ kết án lại ông Tường, cũngnhư các người khác là phản cách mạng, và rồi ông Tường sẽ bị quản thúc, bị đưa đi cảihuấn cho đến khi chấp nhận lập trường của cộng sản, từ bỏ lập trường dân tộc theo lối188 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’duy tâm’’, lối ‘’tư sản’’ của ông.Cả câu cuối: ‘’...không phân biệt được bạn và thù, đánh cả bạn, giết cả bạn’’ cũngchỉ làm cho người cộng sản chính cống như Trường Chinh mỉm cười. Vì thực ra trên lậptrường giai cấp, ai là bạn, ai là ta, nếu không phải chỉ có kẻ từ bỏ giai cấp của mình đểtôn thờ giai cấp của đảng ? Trên lập trường lý thuyết Mác xít, duy vật biện chứng, vớiđịnh luật ‘’biến chuyển’’, thì bạn ngày hôm nay, ngày mai không là bạn nữa. Còn sốngthì gọi là bạn, đánh chết rồi không gọi là bạn nữa, mai kia được phục hồi công quyền,đảng tịch, cương vị, được...’’ tổ quốc ghi tên muôn đời’’ thì lại là bạn. Và sau hết, theosách lược cộng sản, kết bạn với cả địch để tiêu diệt một kẻ địch khác cần tiêu diệt sớmhơn, thì khi đã tiêu diệt được kẻ địch này rồi, ắt phải quay ra tiêu diệt kẻ địch kia, tức là‘’địch-bạn’’ đó. Vậy phân biệt địch với ta, thù với bạn cùng những người cộng sản thựclà khó. Không hiểu Luật Sư Tường có nghĩ tới điều ấy không ? Chỉ biết rằng đối vớicộng sản, bạn rất có thể là thù, ta rất có thể là địch, thất bại cũng là thành công...’’ (5)Để kết thúc chương này chúng tôi xin ghi nhận là cố Luật Sư Nguyễn MạnhTường là một nhà trí thức có đầy nhiệt huyết, muốn đóng góp tài năng của mình vàoviệc cứu nước, dựng nước. Nhưng vì ông đồng thời cũng là người xuất thân từ giai cấptư sản, lại từng hấp thụ nền giáo dục của truyền thống dân chủ tư sản của Pháp, nênvẫn không thể hòa đồng với những người cộng sản. Chẳng những thế, ông còn dũngcảm nói lên lập trường của mình, phê bình lập trường của lãnh đạo đảng. Vì thế ôngkhông được trọng dụng, rồi bị bạc đãi, bị đầy đọa, bị bao vây, quản chế.Sở dĩ cuốn hồi ký xuất bản bên Pháp với những lời đả kích chế độ một cáchthậm tệ, gọi nó là một thứ hỏa ngục trần gian, mà Hà Nội không đưa ông ra tòa hay thủtiêu ông, là vì trước hết ông cũng đã quá già rồi, chẳng còn làm được gì, cuốn sách lạibị cấm ở Việt Nam, nó cũng chẳng gây tai hại lắm về phương diện tuyên truyền. Hơnnữa tiếng tăm ông lại được thế giới kính nể. Đụng đến ông không khỏi có phản ứng bấtlợi. Chi bằng cứ giam lỏng ông, cô lập ông để ông chết dần chết mòn.Chú Thích1.- Kẻ bị vạ tuyệt thông (nguyên văn Un Excommunié, có nghĩa bị khai trừ ra khỏicộng đồng, khỏi đảng), Quê Mẹ xuất bản, Paris, 1997, trang 199.2.- Trừ Nguyễn Hữu Đang bị án 15 năm tù và bà nhà văn nữ Thụy An cũng bị bắtgiam.3.- Nguyên văn đầy đủ: ‘’Un excommunié Hanoi 1954-1991: Proces d’unintellectuel’’, (‘’Kẻ bị khai trừ, Hà Nội từ 1954 đến 1991: Vụ án của một trí thức’’)4.- Nhà văn và chính khách Ý, thế kỷ 15ù (1469-1527). Cuốn Le Prince (ÔngHoàng) của ông bị các nhà đạo đức thời ấy lên án là phi luân, vì ông chủ trương dùngmọi biện pháp để đạt mục tiêu chính trị, bất chấp luân thường đạo lý.5.- Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản, Minh Võ, Sài Gòn 1963, trang 164-166)CHƯƠNG XVIIIXUÂN VŨ VỚI 34 TÁC PHẨM CHÔNG CỘNGNăm 1998 tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ cho ra cuốn ký sự ‘’Những bậcthầy của tôi’’ của Xuân Vũ. Trong bức thư riêng gửi nhà xuất bản, tác giả viết: ‘’Cuốnsách này coi như là ‘’trạm nghỉ chân’’ cuối cùng, nghỉ xong rồi ngủ luôn không đi đâunữa hết...’’ Không biết một người viết ‘’như thác đổ’’ có chịu ngừng thật chưa. Nhưngdựa vào câu nói của tác giả ta có thể tạm tổng kết số lượng sách ông viết từ 1972 đếnnay, nghĩa là trong vòng 27 năm, không kể những cuốn ông viết khi còn ở bên kia chiếntuyến.189 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Ông là nhà văn chuyên nghiệp, đa năng. Sách ông viết thuộc nhiều loại không kểtrường ca ‘’Trả Ta Sông Núi’’ và một số bài thơ khác, trong đó có bài ‘’Ta về hôn đất’’395 câu –nhiều nhất là truyện ngắn, 13 tập gồm tổng cộng hơn hai trăm truyện. Hồi kýcó 11 cuốn, trong đó có bộ ‘’2000 ngày trấn giữ Cử Chi’’, viết chung với Dương ĐìnhLôi, gồm 7 tập trên hai nghìn trang. Tiểu thuyết: 11 cuốn. Còn lại là truyện ký, ký sự,khảo luận, kịch. Tổng cộng 57 cuốn. (Theo bản liệt kê có thủ bút của Xuân Vũ gửi choMinh Võ tháng 7-00, thì con số 57 đã tăng lên 61, và Xuân Vũ viết rằng vẫn chưa ‘’dừngchân’’ được.) Trong số đó có tới (ít nhất là) 34 cuốn trực tiếp đánh vào thành trì xã hộichủ nghĩa mà ông thường gọi tắt là ‘’xã nghĩa’’.Ít nhất đã có 7 nhà xuất bản thay nhau in tác phẩm của ông: Đất Mới, NamCường, Xuân Thu, Người Việt, Đại Nam, Trời Nam và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông.Trong số những tác phẩm của ông có cuốn hồi ký ‘’Đường Đi Không Đến’’ đượcgiải thưởng Văn Học của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn này đã tái bản tới 8lần và in ‘’chui’’ nhiều lần ở trong nước. Một độc giả ở Bỉ (Belgique), cô Hương kể lạirằng cả công an cũng thích đọc hồi ký và tiểu thuyết của Xuân Vũ: Nhà Xuất Bản XuânThu đã trích đăng những bức thư của 13 nhân vật ca ngợi sách của Xuân Vũ trong sốđó có Phạm Duy, Võ Phiến, Hà Huyền Chi, Lê Xuân Nhị, Hải Bằng, Lê Nhật Thăng, VũUyên Giang, nhà cách mạng lão ký giả Trần Văn Ân...Cô Hương ở Bỉ kể:‘’...Lúc sắp lui ghe vượt biên, tôi bị công an xét. Chúng thấy cuốn ‘’Đường ĐiKhông Đến’’ giắt trong mui ghe. Tên công an bảo là sách cấm. Tôi sợ quá, định ‘’đấmmõm’’ hắn, nhưng hắn lại hỏi mua quyển sách. Tôi tưởng hắn nói chơi ai dè thiệt. Tôikhông dám lấy tiền. Hắn bèn cho tôi mấy lít gạo tịch thu của ai... Qua đây tôi mua lại‘’Đường Đi Không Đến’’ mua luôn ‘’Xương Trắng Trường Sơn’’ và ‘’Mạng Người LáRụng’’, định mua luôn ‘’Đồng Bằng Gai Góc’’ cho đủ bộ mà chưa kiếm được’’.Tờ Thế Giới Magazine số 126 ở Houston viết: ‘’Các chuyện có số lượng bán chạynhất ở Sài Gòn hiện giờ là tiểu thuyết và hồi ký ‘’Xương Trắng Trường Sơn’’ của XuânVũ. Cán bộ đua nhau tìm đọc...Các sách truyện hàng đầu được công an lùng sục là cáctruyện của Xuân Vũ, tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực (1) của Nguyễn chí Thiện, tậpHuyết Hoa của Lý Đông A’’.Chính soạn giả được biết một độc giả ở Nouvelle Calédonie, khi hỏi mua cuốn‘’Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê’’, cũng đã nhờ Thông Vũ mua giùm ông cuốn‘’Đến Mà Không Đến’’ của Xuân Vũ. Một tháng sau cũng độc giả đó lại nhờ mua giúpcuốn ‘’Mạng Người Lá Rụng’’, vì thấy trong cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê cótrích dẫn tác phẩm này của Xuân Vũ.Sở dĩ người ta thích đọc Xuân Vũ vì ông có lối viết hết sức lôi cuốn, kết cấu rấtđặc biệt. Nhà thơ Xuân Tước đã viết về Xuân Vũ như sau: ‘’Tôi đã đọc rất nhiều truyệnngắn cũng như truyện dài của Xuân Vũ, thấy rằng anh đã có một lối kết cấu rất đặcbiệt...phải đọc hết, đọc cho đến chương cuối hay đoạn chót của truyện, thì mới thấy nổibật cái kết cuộc khéo léo và bất ngờ’’‘’Với tôi, chưa có nhà văn nào hiểu biết thấu đáo về cảnh quê và dân quê miềnNam hơn Xuân Vũ. Anh đã đi khắp miền Nam, từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc trở về Nam,anh đã sống, đã từng tranh đấu với dân quê. Vì thế mỗi ngôn từ mà anh viết ra đềuchính là ngôn từ của họ, mỗi mảnh đời anh vẽ lại, đều chính là cuộc đời của họ. Anhthấu hiểu tâm tình người dân quê hơn ai hết’’.Đó là khi Xuân Vũ nói về miền Nam. Còn khi ông tả nhân vật người miền Bắc ôngcũng tỏ ra am tường ngôn ngữ miền Bắc lắm. Đọc những lời đối thoại giữa tác giả vớicô vũ ba lê Thu thì rõ. Hoặc một đoạn trong tập truyện ngắn ‘’Thiên Đàng Treo’’ rất linh190 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


động và đặc biệt ‘’Bắc Kỳ’’ từ trang 143 đến 147. ‘’Chuyện Tục Về Một Vùng Thanh’’Về ảnh hưởng tai hại của tác phẩm của Xuân Vũ đối với xã hội chủ nghĩa. mộtcán bộ công an Sài Gòn đã nói với Bác Sĩ Phạm Thành Tài, Giám Đốc cũ của Xuân Vũở Nha Chiêu Hồi: ‘’...Thằng Thiệu trốn, bỏ lại đất nước, ta còn có thể sửa lại, còn thằngXuân Vũ bỏ lại tác phẩm thì chả ai sửa lại được, vì nó là chất độc, cực độc’’.Vài nét về cuộc đời trôi nổi Nam-Bắc, Bắc-Nam của Xuân Vũ:Xuân Vũ, tên thật là Bùi Quang Triết, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1930, tại làngMinh Đức, Quận Mỏ Cầy, Tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa). Cha ông là một nhà nông nhưng rấtthích thơ văn, đã có hàng ngàn bài thơ, chưa in thì bị mất trong chiến tranh. Xuân Vũchỉ có một người em gái suốt đời ở vậy nuôi cha mẹ vì người anh duy nhất là ông đã‘’lậm kháng chiến rồi’’.Bất chấp sự khuyên can của cha mẹ, cậu bé Triết 15 tuổi đi theo người cậukháng chiến chống Pháp và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển củaTrần bạch Đằng. Xuân Vũ học làm thơ với nhà thơ Tâm Điền, tức ‘’nhà thơ vàng’’ XuânTước, và có bài thơ đăng báo đầu tiên ở Hà Nội khi mới 17 tuổi. Năm 1950 ông làm chobáo ‘’Tiếng Súng Kháng Địch’’ của khu 9. Sau hiệp định Genève ông tập kết ra Bắc.Thấy cảnh xã hội chủ nghĩa miền Bắc không giống như ông mơ tưởng khi còn ởtuổi mơ mộng 16, ông bèn ngây thơ vào trụ sở Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiếnxin trở về Nam, trong thời gian chưa hết hạn. Dĩ nhiên lính gác người Việt là mật báoviên của đảng đã báo cáo việc này và ông bị kiểm thảo, phải lên đài đọc lời cải chính làmình không bao giờ xin trở về Nam. Từ đó ông bó buộc phải làm việc cho đảng để lậpcông, chuộc tội. Ông sáng tác và được vào hội nhà văn cùng với Phùng Cung năm1958. Đến năm 1965, nhờ có Trần bạch Đằng là cán bộ cao cấp ở miền Nam, cũng làthủ trưởng cũ của Xuân Vũ vận động cho nên Xuân Vũ được nhập đoàn đi B, (tức làvào chiến trường miền Nam).Ông nhận nhiệm vụ vào miền Nam để sáng tác nâng cao tinh thần chiến đấu củaquân cán chính và lấy chất liệu cho sáng tác văn nghệ gửi ra Bắc. Ông đã tả lại cuộcvượt Trường Sơn gian lao hiểm trở đầy chết chóc, bệnh tật, hiểm nguy trăm điều trongbộ hồi ký ‘’Đường Đi Không Đến’’ 5 tập (gần 2000 trang): Đường Đi Không Đến (I),Xương Trắng Trường Sơn (II), Mạng Người Lá Rụng (III), Đến Mà Không Đến (IV) vàĐồng Bằng Gai Góc (V).Nhưng vào đến nơi ông mới thấy những điều người ta tuyên truyền ở ngoài Bắclà giả dối: ‘’vùng giải phóng con chó nằm còn thò cái đuôi ra ngoài’’. Hơn nữa ông nhìnrõ thực tại phũ phàng:‘’Dòng họ tôi nội ngoại ủng hộ cách mạng, con cháu đi theo cách mạng, hy sinhcho cách mạng để mất trên hai chục ngôi nhà lớn...Như vậy cách mạng đã ‘’trả công’’cho tôi bằng cách giết một người dì, một người cậu và một người cô, còn ai nữa thì tôichưa tính sổ’’ (trang 164-166)Ông liền tìm cách bỏ ‘’cách mạng’’, về thành. Ông được trọng đãi, được cử làmGiám Đốc một Nha, Bộ Chiêu Hồi, nhưng ông không dám nhận, chỉ nhận làm Phó chomột người bạn và đồng chí cũ cũng mới hồi chánh là Giáo Sư (Đại Học Hà Nội) PhạmThành Tài.Khi miền Nam mất vào tay cộng quân, ông đã thoát được ra nước ngoài. Mấynăm đầu ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống nên tạm ngưng viết trong vàinăm. Đến khi đã dành dụm được một số tiền ông liền ‘’trở lại cầm bút với một sức mạnhvũ bão, ông viết như thác đổ...’’ (2) Ngoài bộ hồi ký 5 tập nói trên, sau đây là nhữngsách ông đã viết từ khi tới Mỹ:191 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


2000 Ngày Đêm Trấn Giữ Củ Chi (7 tập).Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết.Mười Năm Mưa Phùn Gió Bấc.Những Bậc Thầy Của Tôi.Tình Trên Cánh Gió.Nửa Thế Kỷ Phạm DuyTrả Ta Sông Núi (thơ, trường ca)Lệnh Tấn Công (kịch)Và 36 cuốn vừa truyện dài, vừa truyện ngắn:Cách Mạng Tháng 8, Cha Đẻ Còng Số 8Kẻ Sống Sót.The Survivor (Anh ngữ)Đỏ Và Vàng.Đỏ Và Bùn.Bùn Đỏ.Biển Lửa Và Núi Tro.Ta Về Hôn Đất.Sông Nước Hậu Giang.Cái Rác.Coi Chừng Chó Dữ.Ngọn Rạch Bằng Lăng Thiên Đàng Treo.Thiên Đàng Treo Đứt Giây.Con Người Vốn Quý NhấtTự Vị Thế Kỷ.Thiên Đàng Chuột.Ông LãoThổi Bong BóngTrăng Kia Chưa Xế.Vàng Mơ Bông Lúa.Những Độ Gà Nòi.Thầy Tư CócDưới Bóng Dừa Xanh.Xóm Cái Bần.Mưu Trí Đàn Bà.Buồng Cau Trổ Ngược.Tấm Lụa Đào...Cô Ba Trà.Ngọc Vùi.Hột Xoàn Là Của Trời ChoQuê Hương Yêu Dấu.Đồng Bạc Để Nái.Cái Móng Tay.Bữa Tiệc Thịt ChóDưới Trời Cần Vương (l.s. tiểu thuyết)Khuôn khổ của chương này cũng như mục đích của toàn soạn phẩm không chophép lược tóm và trích dẫn tất cả 34 tác phẩm của Xuân Vũ, mà tác phẩm nào cũngchứa đầy dẫy dữ kiện. Chúng tôi sẽ chỉ chọn một vài đoạn vắn rải rác ở một số tácphẩm nói lên nhận xét của tác giả về chế độ và những nhà lãnh đạo trong chế độ ‘’xã192 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nghĩa’’ đó, theo từ ngữ của Xuân Vũ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tập ‘’ĐườngĐi Không Đến’’, đã đoạt giải nhất văn học miền Nam dưới thời Tổng Thống Nguyễn VănThiệu. Cuốn sách đó thuộc loại hồi ký. Về tiểu thuyết sẽ trích dẫn bộ ‘’Đỏ Và Vàng’’.Đường Đi Không ĐếnĐường Đi Không Đến là cuốn đầu trong bộ hồi ký (Vượt Trường Sơn) mang cùngtên ‘’Đường Đi Không Đến’’ gồm 5 cuốn. Vào những năm 1968-1969, cuốn này đã đượcđăng dần trên tờ báo Tiền Tuyến của Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng ViệtNam Cộng Hòa rồi được xuất bản tại Sài Gòn năm 1973. Tác phẩm đã được giảithưởng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Không đầy 1 năm sau nó đã được tái bảntại Sài Gòn và tính đến năm 1993 thì nó đã được tái bản 8 lần tại Mỹ. Tuy là một cuốnhồi ký gồm những sự việc có thật được thuật lại theo thứ tự thời gian nhưng đã đượctác giả viết một cách trau chuốt đến độ hấp dẫn không kém gì những tiểu thuyết thờidanh. Có lẽ vì nguyên những sự việc xảy ra tự chúng đã rất ư độc đáo và đã để lạitrong tâm trí tác giả những ấn tượng sinh động khác thường. Để trả lời những ai nghingờ tác giả cường điệu, xin trưng dẫn lời tác giả trong bài tựa cuốn tiểu thuyết ‘’Đỏ VàVàng’’:‘’...Đó có phải là ‘’cường độ’’ không ? Ai CƯỜNG nổi đến ĐỘ đó ?? Chính cáithực tế đó, tự nó đã là một sự cường độ tối cao rồi, cần gì phải cường độ nữa. Đúngtiếng của nó là cường điệu. Không có nhà văn nào không cường điệu. Nhưng khi sángtác về cộng sản thì không cần. Chỉ sợ không viết nổi sự thực về cộng sản thôi’’.Tôi không phải là một nhà phê bình văn học. Mục đích soạn phẩm này cũngkhông phải để nêu lên những cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương. Tuy nhiênvới tư cách là một độc giả thường tôi muốn chia sẽ với bạn đọc sự cảm phục của tôi đốivới lối viết chuyện linh hoạt, tài hoa của tác giả, bằng cách trích dẫn dưới đây một vàiđoạn văn mà tôi cho là hay, để kéo sự chú ý của độc giả tới những điều chân thật, sâusắc mà tác giả giãi bày trong cuốn sách liên quan đến cái nhìn của ông đối với cộng sảnViệt Nam trước và sau khi ông rời bỏ cộng sản.1. Đôi chân ngọc của cô vũ công vũ Ba Lê tên Thu:‘’Tôi trỏ vào Thu đang từ suối đi lên. Vì sợ ướt quần nên Thu xắn lên quá đầu gốirất xa. Màu da trắng loáng thoáng qua những kẽ cây rừng. Tôi rỉ tai anh trạm trưởng:Cặp đùi đẹp nhất thủ đô đó, anh xem giùm một chút là hết bi quan ngay’’. (trang 178)- Khậc, khậc! Anh trạm trưởng nhìn theo hướng tay tôi chỉ rồi quay lại, nét mặthững lên, thơ ngây như một anh chàng lần đầu mới nhìn thấy đàn bà.Thu không thấy tôi và anh trạm trưởng, nên cứ tự nhiên đi tới, càng lúc càng gầnchúng tôi. Cái màu trắng mơ hồ lúc nãy bây giờ đã hiện lên gần quá. Có thể nom thấynhững hạt nước còn đọng trên làn da như những hạt sương điểm trên những cành hoabạch huệ. Nhưng anh trạm trưởng không nhìn thẳng. Hình như anh bị lóa mắt trướcmột hiện tượng kỳ lạ, xa lạ với cuộc sống lâu nay của anh. Còn tôi thì có thói quen, khithì công khai, khi thì lén lút, khi thì thiệt tình khi thì vờ vịt tôi đã nhìn cái hiện tượng đó,cái kỳ quan đó không biết bao nhiêu lần, mỗi lần mỗi rung động, mỗi ý nghĩ, mỗi diễnbiến tâm trạng, mỗi dục vọng. Tôi đã tìm thấy tất cả an ủi trong cái hiện vật lạ lùng ấy.Thơ tứ ở trong đó và những ý nghĩ sôi nổi, những cảm tình nồng cháy cũng ở trongđó...Nói đến Thu là tôi nghĩ ngay đến đôi thỏi ngà thon thon, không no tròn quá cũngkhông mong manh quá, một cái gì gần như được cân tiểu ly cân đo và một bàn tay điêukhắc kỳ diệu nhào nặn tác hợp’’.(và nơi trang 245): ‘’Coi chừng...hòn đá đó trơn lắm!’’ Tôi chỉ hòn đá mà mắt tôi193 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


không rời chân nàng. Làn da trắng vừa xanh mét vừa ướt nước. Những hạt nước cònđeo dính rải rác trên chân nàng như luyến tiếc những giây phút sinh thú của chúng nênchúng cố bám vào đấy như những hạt ngọc để trang điểm cho những vật thể mà sắcđẹp vốn đã thừa. Thu ơi! Nếu tôi được là một hạt nước dính nơi chân em! (...) (trang245)- Ước gì anh được làm một hạt bụi dưới chân em.- Em sẽ nghiền nát anh ra.- Không, anh sẽ bay tung lên và đáp lên tóc lên má em.Thu đỏ rừ hai má...’’Sách có hơn ba trăm trang thì gần một trăm trang tác giả dành cho cặp chân côvũ nữ Ba Lê. Vì chẳng những nó đẹp, nó còn bị thương, bị sưng, bị độc nữa. Biết baongười chiêm ngưỡng nó, ao ước nó, giành nhau săn sóc nó. Khi đôi chân ngọc sưnghúp cần qua suối hết người này đến người kia ước mong được cõng nàng con gái đẹpcó đôi chân ngà. Tác giả cũng đòi cõng, nhưng vừa qua cơn sốt rét xong sức đâu màcõng. Khi nàng té trên dòng suối, chàng cố tiến tới chỉ mong được đỡ nàng lên nhưngkhông kịp vì đã có những anh lính trẻ ôm lấy nàng trước rồi. Nhưng dầu sao chàng vẫncó ưu thế với nàng hơn bất cứ ai. Những lúc không cần sức thì chỉ có chàng có cơ hộivà quyền lực để săn sóc nàng. Nàng vẫn biết chàng đa tình:‘’ Ai anh cũng yêu! Tôi vui vẻ: Em trách anh làm gì chuyện đó ? Không, em đâucó trách anh. Thu lặng lẽ nhìn tôi với đôi mắt đờ dại không còn ánh sáng. Rồi Thu khẽlắc đầu: Anh đừng yêu em! Tình yêu như trái chín. Làm sao ngăn cản được ? Em khôngchịu đựng nổi tình cảm mãnh liệt của anh!’’ Tôi quỳ sụp xuống và ôm chặt lấy đôi chânnàng. Tôi nghe như có một khối nam châm hút tôi vào một vật gì mền mại và ngọt ngàohương. Bên tai tôi tiếng gió rít, tiếng suối reo. Một cánh buồm đang no gió hứa hẹn mộtcuộc vượt trùng dương’’ (trang 318-319)Cũng vẫn đôi chân nõn nà, thon thon của Thu sẽ là đề tài tranh cãi gay go giữaông Chín, ngoài ngũ tuần, với đám lính trẻ về ‘’Lập Trường’’ (Lập trường chính trị, lậptrường cách mạng hay lập trường giai cấp ?) kéo dài trong nhiều trang sách linh độngmà duyên dáng gần cuối sách nói lên hết cái thâm ý của tác giả nhằm chế riễu lậptrường của Đảng. (trang 257-262)2. Tiếng gọi ân tình của đôi chim gi gợi nhớ lại cuộc giao tình của cặp trai gái(Chính là tác giả và cô bạn gái tên Phương):‘’Tôi nghiêng đầu ra mép võng. Không gian sầu thảm. Một con chim gi đang đậungay trên đỉnh đầu tôi, tự nãy giờ đứng ở đấy, chốc chốc lại kêu lên những tiếng ai oán.Tôi không thấy nó nhưng tôi chắc nó mầu xanh sậm và có đôi mắt chan chứa u buồn. Ởđàng kia có một cô luôn luôn đáp lời, mỗi lần chú đàng này gióng lên tiếng gọi. Dườngnhư chúng đang hò hẹn tìm kiếm nhau. Tôi có cảm giác đó là linh hồn của hai ngườichết vì một mối tình nan giải, và đôi linh hồn ấy đêm đêm lại quờ quạng tìm đến nhau đểnối lại cuộc tình ái dang dở trên dương trần. Tiếng kêu của chúng nghe não nùng ai oánlạ. Nghe chim kêu tôi thấy đau khổ tràn lòng. Tôi nghe như gan ruột mình chín từngđoạn một, nỗi tình yêu, nỗi cuộc đời. (trang 202-206)‘’Dội lên trong tâm tư tôi một nỗi ai hoài xa xót. Hiện lên trong đầu óc tôi một đôinhân tình...Họ yêu nhau. Họ bị cấm đoán...Nhưng rồi họ vẫn yêu nhau. Họ bị cảnh cáo(...)...Rồi nàng nghe tất cả những cảm giác của nàng dồn lại ở một trung tâm, mộtnơi, một cái rốn đại dương ào ào sóng dậy mà cây thiết bảng thần thông trấn giữ vừacắm thẳng vào, đau đớn mà êm ái. Nàng nghe nàng trôi bập bềnh trên mặt của một194 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


iển nhạc mênh mông với một nhịp điệu đều đều với những trường canh chắc nịch.Nàng không thấy ngọn cây đang quay tít bên ngoài, không thấy đôi chim đang trố mắtnhìn nàng. Giây phút đó kéo dài. Đột nhiên nàng muốn rít lên, nàng thấy toàn thân nàngrắn lại thành một tảng băng và đồng một lúc nàng cũng nghe có một làn nước ấm đêmê chảy qua suốt khối băng ấy. Hai cánh tay nàng giơ lên ôm siết lấy, quấn chặt lấy,ghì xuống, miết xuống một vật gì vừa nặng vừa ấm làm cho khối băng kia tan vỡ, đầmđìa. Ngọn gió hiếm hoi của rừng già thổi qua như một người khách lãnh đạm. Lá lại rơi,đàn ve lại thổi điệu nhạc sầu muôn thuở.Nàng đã nghe lại tiếng vỡ của lá khô dòn và nàng gọi: Anh!(...) Chao ôi tôi nằm một mình ở đây, treo lủng lẳng trên cành cây mà tiếc cái kỷniệm của chính tôi. Cái cảnh đó đối với tôi đáng lẽ ra là cuộc sống thực hàng ngày, thếmà nó đã trở thành kỷ niệm, đáng lẽ là tương lai, nó lại là dĩ vãng, đáng lẽ là hạnh phúc,nó lại là khổ đau, và tôi biết tôi với Phương từ đó chỉ còn sống với nhau bằng kỷ niệm.Ý nghĩa của nhan đề ‘’Đường Đi Không Đến’’.Sau 30 tháng Tư, khi đã chiếm được miền Nam rồi, các người cộng sản, cácđồng chí cũ của tác giả đã cười đắc thắng, nếu như họ gặp được tác giả chắc sẽ ngạonghễ bảo ông rằng:‘’Đấy, mày đã thấy là đường đi có đến hẳn hòi... ‘’Chúng tao đã đến. Cách mạngđã đến. Thống nhất đã đến. Mày còn dám nói không đến nữa hay thôi ?’’Đó là ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa của cái tựa, cái nhan sách. Có lẽ khi đặt tên chocuốn sách Xuân Vũ không phải không nghĩ tới điều đó. Và chắc ông cũng không ngờrằng cộng sản lại có thể chiếm được miền Nam. Nhưng ông vẫn có thể trả lời khôngnao núng: ‘’Đến mà vẫn là không đến. Để rồi xem có đúng vậy không’’. Và cho đến khitác phẩm này được tái bản ở Hoa Kỳ thì mọi người, nhất là những đồng chí cũ ngườiNam Bộ của ông, đều thấy rằng cuộc ‘’chiến thắng’’ đã chẳng đi đến đâu, vì người miềnNam đã bị lừa gạt, lợi dụng, bạc đãi và bóc lột, phải sống kiếp sống tù túng, kìm kẹp vàcực khổ gấp trăm lần hơn xưa. Vàø không phải chỉ có người miền Nam mà cả ngườimiền Bắc cũng cùng chung số phận. Chỉ trừ một số rất ít thuộc giai cấp lãnh đạo mới,giai cấp ‘’tư bản đỏ’’. Vậy thì đường đi vẫn không đến, theo ý nghĩa tượng trưng, chungcuộc. Vì vậy tập 4 trong bộ hồi ký này mang tựa đề: ‘’Đến Mà Không Đến’’Nhưng tựa đề của cuốn sách (tập 1) còn có ý nghĩa cụ thể, giai đoạn của nó đốivới một số đông những người đi trên con đường đó, con đường Trường Sơn gian laohiểm trở ngàn dặm, thiếu lương thực, thuốc men, nhất là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.Cụ thể nhất, đau đớn nhất, chua xót nhất là những người bạn thân của tác giả, kể cả côbạn gái tên Phương, đã bỏ thây ở dọc đường.Lý do khiến số đông đã không đến nơi được là đói, bệnh, đáng sợ nhất là sốt rétrừng, dã thú, hùm beo, rắn rít, ve, đỉa, vắt, mưa rừng làm đổ cây đè chết người, sôngsâu, núi cao phải vượt trong khi chân đau, sức yếu, bụng đói. Và trên hết là biệt kíchcủa đối phương, máy bay trực thăng, B-52 và trọng pháo lúc nào cũng có thể ‘’thụt’’ tới.Tác giả đã tả tất cả những cái đó một cách sinh động với những chi tiết độc đáo màchính ông cũng phải nhận rằng mặc dầu là một nhà văn đã từng dựng lên những cốtchuyện lôi cuốn người đọc chỉ nhờ óc tưởng tượng của mình, nhưng vẫn không sao cóthể tưởng tượng ra nổi những sự việc thực sự xảy ra trước mắt. Chính vì vậy mà tácphẩm của ông đã có sức lôi cuốn, dẫn độc giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên kháctrên mỗi trang sách.Ông đã nói nhiều về cái đói nơi nhiều người, như Roánh, như Hồng em ruột củaThu... Cái đói không những làm biến đổi hình thể con người, mà còn biến đổi hẳn tính195 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tình, phẩm cách và lương tri con người. Cứ lấy một ví dụ thiết thực nhất là chính tác giả.Ông đã không thể hiểu nổi tại sao có lúc ông đã từ chối một củ khoai mì với một anhlính trẻ vì quá đói đã ngửa tay xin ông, trong khi củ khoai mì của ông chưa cần tới vìông còn đang sốt chưa có thể lấy ăn. Dưới đây tôi chỉ xin chọn một vài hàng trích lảy từcâu chuyện thương tâm khá dài của tác giả:‘’Bỗng một tiếng người hỏi tôi: Anh ngủ à ?(trang 262-263)- Tôi định nằm chơi nhưng lại buồn ngủ, nguy hiểm quá! Tôi trả lời và mở mắt rathì thấy một anh bộ đội đứng sừng sững ở đầu võng. Mặt anh ta phù lên no tròn nhưmột cái bánh bao, mắt anh ta lờ đờ, hình như anh ta đang sốt. Anh ta nói ngay:- Đồng chí còn khúc sắn trên đầu võng. Chắc đồng chí không dùng cho tôi...tôixi..xin.Tôi ngồi bật dậy. Tôi như bị điện giật vì có người đụng tới cái bao tử sắp thủngcủa tôi. Tôi không nói năng gì mà cứ bàng hoàng. Tôi không hiểu anh ta nói gì cả. Và tôicũng đáp lại như một cái máy, không hiểu rằng mình đã nói gì!- Không được đâu đồng chí, đây là của một đồng chí khác, mà đồng chí đó đangsốt không ăn cơm được. Chứ phải của tôi thì tôi cho đồng chí ngay rồi. Đồng chí vớinhau mà! Hơn nữa đồng chí vào giải phóng miền Nam của tôi.Bây giờ nhớ lại những lời đó, tôi thấy thật xấu xa. Ghê gớm thay cái miệng conngười, cái miệng khôn ngoan hay ngu xuẩn cũng chỉ vì cái dạ dầy. Trong một con ngườicái cao nhất không phải là cái đầu mà là cái dạ dầy...Triết lý về cái dạ dầy còn được tác giả nói tiếp thật dài...Sau đó tác giả đã hốihận, tự trách và cố tìm cách chuộc tội bằng cách nhờ một người khác chuyển củ sắn tớianh lính đói kia. Nhưng người này đi được một quãng thì bóc ăn, còn ngoái nhìn lại nhưchế riễu tác giả.!‘’...mắt tôi trông thấy từng người rõ ràng. Chỉ cách tôi độ mười bước thì vỏ sắn đãrơi tơi tả xuống đất...Anh ta đã nuốt trửng cái lương tâm của tôi...’’Đến đây tôi xin trích nguyên văn một đoạn của tác giả để mô tả con đường họ đivà lý do tại sao không đến:‘’Tất cả những người tìm ra con đường xuyên qua hàng ngàn cây số rừng sâu núithẳm để đưa quân về ‘’giải phóng miền Nam’’ thật là giỏi chứ chẳng phải chơi đâu.Nhưng vạch đường là để cho người ta đi. Muốn cho người ta đi một con đường dài mộttrăm ngày thẳng thét, liên tục như vậy và là con đường núi, đường đèo, đường lội,đường trèo, đường đi đêm không đốt đèn, đường đi hai ngày với một bi đông nước vớimấy vắt cơm thiu, con đường mang vác khổ sai mà không đủ muối gạo ăn, con đườngqua sông không thuyền, con đường chưa ai đi và sẽ không ai đi nếu người ta biết trướcvàv.v...Muốn cho quân sĩ hành quân trên một con đường nguy hiểm như vậy, ít ra phảicho nó ăn uống, phải có thuốc men, có bóng cây, có nhà có trạm nghỉ ngơi thì mới hòngmong nó đi tới nơi được. Đàng này thì không có gì cả ngoài con đường trơ ra đó vớinhững dẫn đường bất mãn hà khắc, đôi khi ác nghiệt, và lúc nào cũng muốn rời bỏ chứcnghiệp của mình, một con đường đầy những người bệnh liệt võng (không phải liệtgiường, vì ở đây không có giường) với bom đạn máy bay không ngớt với những toánđào ngũ trở lui do cả cán bộ tiểu đoàn ‘’lãnh đạo’’ với những tên bất mãn tự gây thươngtích để khỏi đi tới nơi v.v...Một con đường như vậy bảo sao người ta vui vẻ hy sinh mà đicho được ?......chỉ nội cái sốt rét thôi cũng đủ đánh tan một nửa lực lượng vô Nam rồi. Vượttrường Sơn vai đeo ít nhất 30 kí súng đạn mà trong lưng chỉ có mỗi một kí muối và 20viên kí ninh. Tôi nghĩ lại mà rùng mình’’.196 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hãy đọc thêm về con đường Trường Sơn vinh quang qua ngòi bút quặn đau củaXuân Vũ:‘’Trường Sơn, cái tên đó hùng vĩ thật, nghe thì thích lắm, xem ảnh thì ai cũng mêsay cảnh lạ kỳ thú, nhưng than ôi! Trường Sơn xanh bạt ngàn, xanh vô tận mà chẳngbới ra đâu được một lá rau, còn nấm của Trường Sơn nhiều người thèm quá, ăn bừa, ănxong, lỗ chân lông ra máu, mồm hộc máu ra mà chết. Nước Trường Sơn uống to bụng,phải nấu thật kỹ rồi mới dám nuốt vào. Mưa Trường Sơn thì bất ngờ và day dẳng thúiđất, thúi cả da thịt. (trang 111)‘’Trường Sơn đứng về mặt dinh dưỡng thì không có gì đáng ca ngợi cả, ngoại trừnhững bầy khỉ, voi và trâu rừng rất nhát, rất nguy hiểm. Tôi biết rằng con đường về làcon đường đầu thai một lần nữa, con đường về là con đường đói khát, con đường sấmsét, con đường đau khổ và gian khổ, con đường dốc, con đường dài, con đường đikhông đến mà rồi vẫn phải đi, trên vai phải mang theo những sứ mạng bày đặt, khôngbiết ai trao cho, một thứ vinh quang không có, một thứ tình cảm ái quốc cũng giả tạonốt, chỉ còn lại có tình cảm gia đình là thực thôi!’’Mỗi trang giấy trong tác phẩm, mỗi ngày trên con đường vào Nam, mỗi chặngđường trèo đèo vượt núi lội sông băng suối đều thấy toàn đói, khát, bệnh tật, hiểm nguyvà chết chóc, chết vì đói, chết vì bệnh, chết vì bom, vì hỏa tiễn, chết nằm trên võng, chếttrong hốc đá, chết không ai chôn, hay chôn mà để lòi hai bàn chân ra, chết trôi sông,chết vì bị cây đè, hay vì cây gẫy trong mưa đâm vào ngực, thậm chí chết vì bị huyện ủylàm tình trên võng, võng bị đứt, lưng cô gái rơi xuống đúng hòn đá nhọn bị trọngthương, không ai cấp cứu vì huyện ủy đã bỏ trốn! v.v...và v.v...Tất cả những thảm cảnh đó do ai gây nên ? Tác giả không nói một cách minh thị.Nhưng cứ đọc lời tựa và những trang cuối của cuốn sách thì thấy rõ đó chính là ‘’Đảngta’’ vậy. Vì lời tựa và đoạn kết không dài nên tôi xin trích nguyên văn ở đây để thay kếtluận riêng đối với cuốn đầu của bộ hồi ký Đường Đi Không Đến:‘’Thay lời tựa. (Đường Đi Không Đến, trang 10-11)Thuở bé đi học trường Quận tôi thường đi một chiếc xe ngựa quen ở chợ làng.Chủ xe là một lão già có lẽ đưa xe ngựa chuyên nghiệp. Khi tôi đến trường làng tôi đãthấy lão đánh xe đưa khách, và về sau, khi tôi lớn lên, tôi vẫn không thấy lão làm nghềnào khác.Thời ấy con ngựa của lão thật gầy. Không biết nó đã chạy mấy vạn lần trên conđường đá lởm chởm từ làng lên quận, cũng không rõ nó đã mang lại cho chủ bao nhiêubạc cắc xu năm, chỉ thấy nó gầy quá, hầu như không đủ sức kéo xe nữa, nhưng nó vẫnnện móng hằng ngày trên con đường quen thuộc ấy.Nó chạy chậm nổi tiếng. Điều đó làm cho lão già không hài lòng. Lão ta dùng roi.Nhưng roi không có kết quả. Thực ra không phải con ngựa chạy chậm vì lười mà chínhvì nó kiệt sức. Để lợi dụng cái sức còn lại trong con vật, lão già đã nghĩ ra một cách cóvẻ nhân đạo hơn. Lão ta buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câudọc theo gọng xe.Mỗi lần con ngựa bị mắc vào xe nó cứ nhìn thấy mớ cỏ non đó nhảy múa trướcmặt nó, tưởng chừng nó có thể ngoạm được và nhai ngấu nghiến đi ngay.Nhưng tội nghiệp con vật ngây thơ, có ngay xương sống ra kéo chiếc xe đầykhách, mong rút ngắn cái khoảng cách giữa mồm nó và mớ cỏ. Cái mớ cỏ vẫn nhảymúa trước mặt nó, quyền rũ vô cùng, giục nó chạy tới, chạy nhanh tới.Con vật ngây thơ vẫn cố sức phi tới với chút sức tàn, mong đớp được mớ cỏ. Cóbao giờ lão chủ xe lại giải thích cho con vật thân yêu của lão vì sao nó chạy hoài mà197 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


không ngoạm được mớ cỏ ?Sài Gòn tháng năm, 1973. Tác giả.’’Đến cuối sách, có lẽ ngụ ý chặng cuối của con đường đi không đến, tác giả viếtvề chiếc xe và con ngựa như sau:‘’Mái nhà, bờ ruộng với những hàng trâm bầu râm mát trưa Hè. Và đây rồi cái kỷniện sâu sắc nhất của cậu học sinh trường làng. Trên con đường đá xanh đầy ổ gà từlàng lên Quận, một chú ngựa còm kéo chiếc xe ọc ạch với lão già đầu bạc cầm con roinẹt đen đét trong không khí. (trang 357-358)Không hiểu sao cứ mỗi lần nhớ tới quê tôi thì tôi lại bắt gặp cái hình ảnh ấy.Chiếc xe ngựa quá thân thuộc với tuổi thơ của tôi. Từ lúc chú ngựa hãy còn tơ sungsức đã từng oanh liệt đuổi theo xe hơi cho đến chú ngựa gầy yếu đi cam chịu chochúng bạn lướt qua mặt mình, tôi vẫn đi chiếc xe ấy.Rồi cho đến khi chú ngựa kiệt sức, lão già đem một mớ cỏ non treo trên đầu cầncâu buộc dọc theo gọng xe để khuyến khích chú ngựa chạy nhanh lên, tôi cũng khôngđi chiếc xe nào khác.Một hôm tôi nói với lão già:- Sao bác chơi chi ác vậy ?Lão già chỉ cười, cái cười thỏa mãn của một kẻ thi hành một quỷ chước thànhcông. Vì là khách quen cho nên một hôm tôi được chứng kiến một cảnh não lòng. Hômđó chiếc xe sắp về tới chợ. Cái dốc cầu cao quá. Lần nào về đến đây lão già cũng hòhét nẹt roi vang trong không khí. Lần này cũng thế. Chú ngựa bỏ vó rầm rập xuống mặtđường đá xanh, tóe lửa, cố lôi chiếc xe lên đến nửa dốc. Bỗng nó bỏ vó lơi hẳn đi. Mớcỏ non đang nhảy múa tung tăng trước mặt nó bổng lắc lư như quả lắc đồng hồ.Lão già vừa nẹt roi vừa quát, nhưng chiếc xe sựng lại rồi tụt xuống dốc. Lão giàvội nhảy xuống đất, cắn chiếc roi vào mồm và hai tay bắt bánh xe lăn tiếp với con vật.Nhưng chiếc xe nặng quá và đằng sau chiếc xe còn có cả hàng chục năm lao lực, chonên lão già dù có tài cán mưu kế đến đâu cũng không đẩy nổi chiếc xe và con ngựa giàkiệt sức của lão lên dốc.Chiếc xe cứ tụt dần, rồi bỗng đánh rầm một cái, chiếc xe lật ngang qua. Lão giàchạy vụt tới nắm lấy cái hàm thiếc của chú ngựa lôi nó đứng dậy, nhưng chú ngựa đãngã xuống, bốn vó bơi lia, cùng với hai bánh xe quay tít trong không khí. Lão già vội vãrứt lấy mớ cỏ đã héo ở ngọn cần câu nhét vào mồm con vật đã sùi bọt lên trắng xóa, vàthân mật bảo:- Ăn đi, ăn đi con là khỏe lại ngay!Con vật như nghe thấy lời nói ân nghĩa đó của lão chủ, nó cố há mồm ra mànhận lấy cái phần thưởng độc nhất của đời nó trước khi nó trợn đôi mắt lên mà nhìn lãochủ...lần cuối cùng. (...)Chao ôi! Sao giữa cái cảnh hãi hùng này mà tôi nhớ lại một chuyện buồn làm chivậy ?Tiếng rên rỉ của anh lính gẫy chân làm cho tôi chợt nhớ ra rằng mình đang nằmbên bờ một con suối lũ. Trời vẫn mưa. Nước đã dâng lên sát đít võng tôi. Gió hú trênnhững ngọn cây cao như bước đi của những đám cô hồn tìm chỗ nghỉ chân. Một nhánhcây thò vào trước đầu võng tôi chập chờn như một mớ cỏ non nhún nhảy. Nếu quả thậtđó là mớ cỏ non thì đây chính là chiếc xe đã gẫy đổ dọc đường’’.Xương Trắng Trường Sơn (tập II của Đường Đi Không Đến).Tác giả vẫn cùng với cô văn công vũ ‘’ba-lê’’ tên Thu tiếp tục đi vào Nam. Độc giảsẽ thấy những ngón tay búp măng điệu nghệ của một vũ công ưu tú đã từng trổ tài198 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trước khán giả Liên Xô cầm con dao găm mà bổ củi. Độc giả cũng sẽ thấy Xuân Vũ selòng nhìn cô gái đương có tháng mà phải giầm mình trong nước suối đầy chất độc ‘’Mộtcon suối nước trong vắt, nhưng mỗi lần nhúng chân xuống rút lên tôi có cảm giác là lôngchân tôi rụng hết’’. (trang 144). Và đây cái cảnh cô gái Hà Nội khiếp đảm vì một vật lạđang đêm xâm phạm...làn da của nàng:‘’Thu bỗng hét lên thất thanh. Ớ ớ, anh ơi anh ơi!...Rồi Thu ngất lên. Tôi ngồi bậtdậy. Gì thế ? Gì thế ? Ơ...ơ...bớ bớ. Tiếng Thu bị tắt trong cổ họng. Tôi quờ quạng tìmchiếc đèn pin rọi sang Thu. Trong vệt sáng xanh nhạt của chiếc đèn pin, tôi nhìn thấymột mảng tuyết trắng muốt trên đó nạm một mẩu cẩm thạch đen ngời ngời. Tôi nhìnkhông chớp mắt cái hình tượng nghệ thuật đó. Nhưng Thu lại dẫy dụa và kêu lên kinhhãi. Tôi chạy vọt sang và bất gíác tôi đưa tay ra cào cái vật đen ngời đang bám chặt vàođùi nàng. Nhưng cái vật đó, chú vắt đeo chắc quá. Tôi bắt mãi mà không kết quả. Có lẽtôi cũng hốt hoảng vì tiếng kêu và sự vùng vẫy bạt mạng của nàng. Cứu em! Cứu em!Tôi quát: Thì nằm êm xem nào! Ơ ơ...chết em, chết em! Cái gì mà ghê thế! Vừa quát, tôivừa đè chặt đùi nàng xuống võng và gỡ chú vắt ra, và vút cái tôi vứt nó ra rừng. Cáithân hình tròn nung núc của nó vút đi trong không khí như một đầu đạn và rơi xuống đấtnhư một quả dâu’’ (trang 104-105)Những cảnh gần gũi giúp đỡ nhau ban đêm như thế năng xảy ra, khi hai ngườigiăng võng nằm ngủ gần nhau, chẳng bao lâu dẫn tới những tình cảm mà cả hai ngườiban đầu chẳng ai mong muốn. Tác giả đã có cô Phuơng. Thu cũng đã có một thanhniên đã vào Nam trước nàng.‘’Tình yêu là một thứ khách không mời mà đến hoặc ngược lại mời mà khôngđến. (...) Yêu là một thứ bệnh không thể được miễn về sau cũng không có tiêm chủngngừa được’’. (trang 217)Sau khi đã rào trước đón sau như thế rồi tác giả đã thành thật thuật lại đầu đuôibiến cố ‘’khách không được mời mà đến’’ với hai người ra sao từ trang 118 đến trang123. Khởi sự bằng hai câu đối đáp:‘’Em biết anh yêu em. Như một kẻ đi trên sa mạc bất thần gặp một con suối nhỏ.Anh uống thỏa thuê rồi anh lại đi... (trang 118)- Và không bao giờ anh quên con suối ấy. Tôi tiếp ngayNhưng cùng đi với Xuân Vũ không phải chỉ có Thu, còn có rất nhiều người khác,trong số đó phải kể đến trước tiên là Hoàng Việt, nhạc sĩ số một của miền Bắc lúc ấy,và bác sĩ ‘’Năm Cà Dom’’, là hai người bạn của tác giả, và cũng còn có cái cô Ngân nàođó, kỹ sư nông lâm, cũng có bàn tay tuyệt đẹp nhiều lần thu hút cặp mắt của tác giảkhiến Thu phải ghen ghen. Nhưng đáng nói đến ở đây hơn cả là Mạnh (Mạnh Rùa) vàTuất là hai người cầm đầu một tiểu đoàn vượt biên. Tiểu đoàn của Mạnh Rùa hết bị B-52 lại trực thăng và phóng pháo cơ tiêu diệt quá nửa quân số.Hãy xem bác sĩ ‘’Năm Cà Dom’’ xử lý một thương binh bị trúng bom bi như thếnào, theo lời ông nói với tác giả:‘’Chưa từng thấy ở đâu lại có trường hợp như thế này. Cậu biết không tớ đã trởthành một tên đồ tể làm lợn. Mặc cho lợn kêu, mình vẫn cứ đâm họng nó. Cậu hãytưởng tuợng tớ đã moi hết tất cả ruột của anh ta ra xếp trên một tấm ni lông trải dưới đấtbên cạnh anh ta. Và dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn đèn pin đã hết điện cộngvới mấy ngọn đuốc, tớ phải dần dò mằm mò từng khúc tìm những chỗ thủng của đườngruột. Tất cả là 9 lỗ. Ruột thủng phẩn chảy tràn ra ngoài sẽ làm nhiễm trùng tất cả các bộphận khác. Không mổ nó cũng chết thôi, chi bằng cứ mổ may ra nó có thể sống. Tôi đãvá lại bằng chỉ may quần áo, tất cả những lỗ thủng đó, xong rồi tôi rửa bằng thuốc đỏ cả199 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đường ruột rồi dồn trở lại vào bụng nó như cũ. (...) Ruột nó để lâu ngoài gió nó sình lênto tướng cậu ạ. Cho nên khi tớ vá xong rồi thì tớ nhét nó không vô hết bên trong nữa màcứ thừa ra bên ngoài. Thế mới chết. Không có cách nào khác! Cậu biết đấy, người tamổ là phải ở trong buồng kín, không có tí gió lọt vào. Còn mình thì cứ phơi nó ra đấytrên tấm ni lông trải dưới đất thì làm sao mà nó không sình chướng lên. (trang 301-302)- Thế rồi cậu làm sao ?Thì mình vẫn cứ làm hết sức thì thôi.- Vậy là anh ta vẫn sống à ?- Sống thế nào mà sống ? Tôi có nói nó sống bao giờ đâu!- Cậu thiệt!- Sao ?- Vậy mà nãy giờ cứ nói lằng nhằng, tôi tưởng cậu làm cho khoa học hiện đại lùilại thời kỳ đồ đá.Tớ nói thật với cậu, tớ hết biết cái sự đời ở đây nữa, Tớ hơi tiếc rằng cậu khôngđến xem sơ qua thôi. Chỉ nhìn cái bọng không của nó và cái mớ ruột đã tuông ra ngoài,thì cậu sẽ có thêm tài liệu mà ‘’sáng tác’’.Năm Cà Dom không phải bác sĩ của trạm xá. Ông bác sĩ Cường ở trạm xá cónhiệm vụ săn sóc thương binh còn làm ngơ cho thuộc cấp chôn sống thương binh. Vànhững người Thượng mà đoàn quân bắt tải thương cũng chôn sống thương binh. Cảhai trường hợp đều không phải vì bác sĩ Cường và người Thượng bản chất tàn ác. Họchỉ làm vì hoàn cảnh, và gián tiếp vì chính sách, đẩy họ vào chỗ tán ác. Bác sĩ Cườngbào chữa:‘’Ừ, đúng thật. Vô nhân đạo, dã man, tán tận lương tâm nữa, nhưng mà nếu đểcho họ rên siết, vật vã, lăn lộn, mà mình không cứu chữa, cũng không kéo dài được sựsống của họ thêm phút nào, thì lại càng dã man, tán tận lương tâm hơn. Tớ đã suy nghĩrất nhiều, thấy mình ác, tệ thật. Nhưng làm sao ? Đứt động mạch, vỏ não bị thuơng, gẫyđốt xương sống v.v...cậu có là thánh cũng đành bó tay ở đây...Nhưng tớ không ra lệnh.Tớ cứ để cho tổ lao động họ làm. Bề nào cũng chết thà chết sớm cho đỡ đau khổ’’.(trang 263)Tác giả đã làm cho độc giả hồi hộp khi ông thuật lại những trận oanh kích củaphóng pháo cơ, tiếp theo liền sau trận B-52 thả bom trải thảm, và sau đó là máy baytrực thăng xạ kích, tiểu đoàn của Mạnh Rùa và Tuất còn mấy chục mạng, không thuốcmen không bệnh xá, không người tải thương, lại còn xô xát với trưởng trạm giao liên.Mạnh Rùa đã phấn đấu bằng mọi cách không giải quyết được gì đành bắn vào đầu tựsát. Ông Chín ‘’lập trường’’ cũng kiệt sức chết dọc đường. Và trên cành cây cao mộtxác chết nằm trên võng.Đặc biệt là cảnh Thu gặp em là Hồng cũng đã bỏ nhà đi theo đoàn vào Namtrước nàng hơn một năm, nhưng nàng cầm chắc là nó đã chết nên không bao giờ nhắcđến nó với tác giả. Khi nó đối diện với chị nó thì nó đã biến dạng về hình thể, về tâmtính về hành động đến nỗi nó không dám nhìn chị, và chị nó cũng chẳng nhìn ra nó. Nómang những cái tên: Uùm Ba La, King Kong, Biệt Kích, ‘’Con quỷ rừng xanh’’...Nó đãlàm đủ mọi chuyện xấu xa chỉ vì quá đói, quá khổ, đến đỗi người ta nghi nó là biệt kíchcủa Sài Gòn. Nó gửi cho chị nó một lá thư gọi đích tên chị nó là Bích (chứ không phảiThu). Bấy giờ Thu mới biết đứa em sống. Đang đêm nàng bắt tác giả dẫn nàng đi tìmem. Nhưng không tìm được. Để rồi bỗng một đêm khác, nhớ chị quá, nó lẻn về đứngsát bên võng của chị mà nhìn. Khi Thu chợt thức giấc, trông thấy nó, giơ tay chạm vàonó thì nó vụt chạy biến đi, khiến mọi người tưởng là ma, hay mơ chứ không phải sự200 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thật.‘’Sao nó lại làm kỳ vậy nhỉ ? Ai biết...em không hiểu sao nó làm khổ em như vậy? Tôi ngồi xuống đất. Tôi thở dài. Rồi tôi ngồi nhích lại võng Thu. Từ một chuyện oáioăm lại đẻ ra thêm một chuyện oái oăm. Đã bảo là trên đường này không có người nàobình thường, cho nên không có sự gì bình thường được’’. (trang 266)Từ khi gặp được em và hai chị em đã nhìn nhau, bắt đầu săn sóc cho nhau, thìtác giả cảm thấy Thu trở nên lạnh nhạt với ông. Ông cho rằng nàng đã quyết chí ‘’Bquay’’ (nghĩa là trở lại Hà Nội). Nhưng Hà Nội xa cả ngàn cây số. Làm sao mà trở về.Cuối sách người đọc thấy tác giả được cô kỹ sư nông lâm săn sóc với nắp gà men cháoloãng.‘’Ngân đang nấu cháo. Trong những gợn nước sôi trào những hạt gạo nhào lộnmột cách thỏa thích như một bầy tiên nữ nõn nà bơi lội đùa cợt nhau trong một dòngsông thần kỳ. (...)‘’Ngân sớt cháo ra nắp gà men và trao cho tôi. Không chút ngần gại tôi đỡ lấy cáinắp gà men gần đầy cháo loãng. Mùi thơm xộc vào mũi tôi ngây ngất. Nước mồm ứ ra,tôi nuốt chận vào hai ba lượt để có đủ sức bình tĩnh mà thưởng thức món cháo donhững ngón tay của Ngân tạo nên. Những ngón tay lúc nãy đã vo những hạt gạo này,những ngón tay dính tro lọ lem và có vết bỏng lửa, và rươm rướm mồ hôi.‘’Tôi nâng chiếc nắp gà men cháo lên môi mà mắt vẫn không rời những ngón taycủa Ngân đang hoạt động.- Ngân ạ!- Dạ!- Bao giờ về đến Châu Đốc, anh ghé nhà em thì sẽ được thết một bữa cháo cáphải không?Ngân nhìn tôi đôi má ửng hồng, đôi mắt nhấp nháy. Tôi chờ đợi ở Ngân một tiếngnói.Nhưng, ‘’đoàng!’’ Tiếng súng, tiếng nổ!Ở phía đàng kia, cách nơi này hơi xa. Tôi cho là không quan trọng, nhưng chỉmột loáng là người ta đã đồn khắp khu rừng:- Tiểu đoàn trưởng tự sát.- Ai tự sát ?- Mạnh Rùa.- Có chết không ?- Bắn vào đầu mà không chết ?Sau mấy cái chết liền nhau, lại đến một cái chết.Sau cái chết của Mạnh Rùa, mọi người đều cảm thấy mình mất linh hồn. Cuộchành quân giải phóng miền Nam đang đến hồi vui vẻ nhất. Chúng tôi đi lang thang trongrừng, mò mẫm tìm đường đi với sự lãnh đạo của Tuất. Nhưng Tuất kém xa Mạnh. Tuyvậy chúng tôi vẫn phải vạch một con đường đi.Tôi bảo Năm Cà Dom xem lại kỹ vết thương, ông bác sĩ lắc đầu. Tôi quay trở vềvõng nằm chúi mũi vào mép võng, tay chân như rã ra từng mảnh. Chung quanh tôinhững mẩu xương trắng ánh lên trên một bãi đất mênh mông đầy những hố bom, chàođón thêm một linh hồn.Sài Gòn, Hè 1974’’. (trang 406)Sau đây là một vài đoạn vắn nói lên nhận xét cay đắng của tác giả và mấy ngườicùng đi B với ông:‘’Để vun bồi ‘’uy tín’’ (hão) cho một người hoặc một vài người mà trên dẫy201 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trường Sơn này, núi rừng đã phải nhận hàng vạn bộ xương khô, hàng vạn nấm mồ,không có nấm, không có bia.Trong không khí Trường Sơn lúc bấy giờ có vô số sự uế tạp: Nào mùi thuốc đạn,nào mùi thây ma sình thối, nào hơi lá mục muôn thuở của rừng hoang, cộng vào đó trờimưa nắng bất thường. Cứ mưa xong lại nắng, đang nắng lại đổ cơn mưa, cho nên bệnhthương hàn kiết lỵ rất phổ biến.Hay có thể nói là gần 70 phần trăm người mắc những chứng bệnh này. Thế làngoài sốt rét rừng ra, chúng tôi còn có thêm thương hàn và kiết lỵ. Có người bị cả haichứng: Thương hàn và kiết lỵ, hoặc kiết lỵ và sốt rét. (trang 330)Thật là ghê gớm. Một cái anh lương thiện như Cà Dom mà cũng sanh ngụy. Ởđây ai làm được gì để sống, để khỏe thì cứ làm, không có kể lập trường lập bò gì cả’’.(trang 230)(Roánh nói:) ‘’Thì ở đây nó như thế đó đồng chí ạ. Chẳng có ai coi ai là đồng chíhết. Tình đồng chí có khi nhẹ hơn nắm cơm thực ra chỉ bằng quả trứng’’. (trang 306)Liêm bỗng ngoặc sang chuyện khác: ‘’Này mình cho cậu biết nhé. Con đườngvào Nam là con đường lót bằng xương và tưới bằng máu, cậu nhé! Những đốt xươngnối lại với nhau sẽ bằng bề dài con đường này’’ (trang 348)Nhưng kinh khủng nhất là xác chết la liệt trên đường đi. Có cái được chôn vộivàng chìa cả bàn chân ra. Nhưng cũng nhiều cái nằm rữa trên võng hay trong một hốcđá. Và nhất là những bộ xương trắng rợn người. Vì vậy mà cuốn II mang tựa đềææXương Trắng Trường Sơn’’. Cuốn sách ra mắt độc giả lần đầu ở Sài Gòn vào đầutháng Tư, 1975. Chưa được một tháng thì tác giả bỏ chạy, không màng gì đến nó. Nếukhông có một người bạn được ông tặng sách cố mang ra nước ngoài, để rồi sau tặnglại cho tác giả, thì chắc chỉ có người trong nước được thưởng lãm. Tuy vậy vì không cótiền in nên phải 14 năm sau nó mới tới tay độc giả lần thứ hai.Hãy đọc mấy dòng tác giả thuật về ông Chín với cái ‘’lập trường’’ của ông ta:‘’Ông Chín nói: Các cậu nên giữ lập trường một chút. Tại sao đồ của mình lạithua đồ của đế quốc ? (...)Tôi và Thu đã đụng với ông Chín nhiều trận trên cái chiến địa ‘’lập trường’’ nàynhiều rồi. Trốn máy bay ông cũng rở sách Các Mác ra mà lý luận, rồi xem đùi đàn bà,ông cũng cho là mất lập trường, bảo chân bộ đội như những cái cọc màn, ông cũng cholà khinh rẻ quân đội cách mạng, và những người nói như thế là mất phẩm chất, lần nàykhen đồng hồ Thụy Sĩ tốt hơn đồng hồ Liên Xô, có lẽ tội nặng hơn tất cả những trườnghợp ở trên kia’’ (trang 60-61)Và đây lý do tại sao tác giả bỏ đảng vào thành:‘’Tôi cảm thấy chủ nghĩa cộng sản không hợp với cá nhân tôi, từ khi tôi biết rõ bộmặt thật của đảng, sau một thời gian ngắn đi kháng chiến, hay nói cho cẩn thận hơn làvài năm, qua tác phong và đạo đức một số lãnh tụTôi vốn sinh trưởng trong môt gia đình không thuộc thành phần ‘’lý tưởng’’ và tôilớn lên cũng không cùng với giai cấp ‘’lý tưởng’’.‘’Vô đảng là một sai lầm của tuổi trẻ, một sự sai lầm to nhất, mà nó đáng giábằng sự mất mát cả tuổi thanh xuân, một sai lầm không thể sửa chữa được’’. (trang 74)‘’...Vậy xin nói thẳng ra rằng đa số người vô đảng là vì không hiểu đảng là cái gìhết’’.Trong số những người mà tác giả gặp trên đường đi B, có một huyện ủy viên.Hãy nghe ông này tâm sự:‘’Ở trong Nam tôi làm huyện ủy. Ra đất Bắc tôi suýt đi gác cổng. Cũng may người202 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ta cho đi làm trong đội cầu. Lặn lội với sắt, siết bù lon, sơn cầu v.v...Mình không cónghề nên chuyện gì cũng phải làm. Mình có tranh đấu xin việc nhẹ thì nó bảo: Đảngviên phải gương mẫu. Thế là thôi. Kịp đến khi có phong trào về Nam thì nó móc mìnhlên từ dưới bùn đen. Nó lại cho mình về. Mình nói mình già rồi, vợ con mình ở ngoàinày cả. Vả lại mình bệnh yếu sức. Nhưng nó lại cũng bảo: Đảng viên nọ kia! Thế là phảiđi. Đấy đồng chí xem, bây giờ chồng Nam vợ Bắc. Vợ tôi nó đòi đi theo. Đi làm saođược mà đi ?’’ (trang 188)Sữa trên đường đi B và sữa ở Hà Nội:‘’Tôi nhìn thấy hộp sữa mà tưởng như một bảo vật chưa từng thấy. Thế màCường lại đem ra đãi chúng tôi! Ở Hà Nội có những lần tôi mua được sữa, nhưng mangvề nhà để đó chớ không dám ăn. Mua được hộp sữa cầm đi ngoài hè phố đã thấy hãnhdiện vô cùng rồi. Để hộp sữa ngự trong nhà, có khách đến trông thấy mình rất lấy làmtự hào, còn nói gì bạn gái đến mà mình khui hộp sữa đãi một ly thì còn gì bằng ?’’(trang...)Tác giả coi việc đem quân vượt Truờng Sơn, vượt sông Bến Hải, vào xâm chiếmmiền Nam là việc phi pháp, bất lương và:‘’Tôi phản đối tới cùng việc đưa những đội quân miền Bắc, vượt qua ranh giới đãđược quy định bởi công pháp quốc tế này, còn những người miền Nam tập kết nếu họmuốn trở về quê quán thì họ phải đuợc trở về như những Việt Kiều đi xa xứ nay hồihương, nghĩa là sự hồi hương của họ cũng phải được tổ chức công khai và họ phảiđược đưa đón hẳn hoi. Không một người Nam Bộ nào muốn sống trên đất Bắc kể cảnhững ông ủy viên trung ương đảng hoặc những ông cao cấp khác’’. (trang 351)Tác giả gắn bó với đất Nam bộ và ghét cay ghét đắng cái miền Bắc xã nghĩa đếnđộ khi đã đặt được chân trên phần đất phía Nam con Sông Bến Hải, ông viết:‘’Thằng nào giỏi theo đây mà bắt tôi, tôi nói thiệt ngay bây giờ, tôi gục ngã xuốngtôi chết thì cái xác của tôi vẫn lăn về phía Nam chứ không bao giờ để cho người ta lôi raphía Bắc. Đúng là ‘’vái cả mũ’’. Vái cả mũ tất cả những cái gì ở phía sau lưng tôi’’.(trang 352)Chỉ sau đó mấy trang ông cầu xin Thượng Đế:‘’Lạy Chúa, con là dân Nam Kỳ. Xin Chúa hãy ban cho con cái ân huệ nhỏ bénhất là cho con được trở về sống trên xứ sở của con’’. (trang 367)Và đó không phải chỉ là ước muốn cũa riêng ông. Ông cho biết:‘’Tôi đã từng đọc một dòng chữ như những vết sẹo trên da một cây cổ thụ: ‘’Thàchết không quay lại cuộc đời đất Bắc bạc bẽo’’.Về dòng chữ này ông bình luận: ‘’Thế mới biết người Nam Bộ vượt Trường Sơntrở về miền Nam với vô số ý nghĩ phức tạp, nhất là ý nghĩ oán hận chớ không phải ‘’đigiải phóng miền Nam’’ như những kẻ lãnh đạo lầm tưởng’’. (trang 373)Trên đất Bắc, chẳng những lòng người bạc bẽo mà cảnh sống lại quá thê thảmbộc lộ rõ bản chất của cái thứ ‘’thiên đường xã nghĩa’’ mà tác giả đã để hai tập truyệnngắn để miêu tả, cuốn ‘’Thiên Đàng Treo’’ (Người Việt xuất bản 1990) và cuốn ‘’ThiênĐàng Treo Đứt Giây’’Mạng Người Lá Rụng là cuốn thứ 3 trong bộ hồi ký Đường Đi Không Đến. Tácgiả cùng bạn bè và đám tàn quân của tiểu đoàn Mạnh Rùa vẫn leo đèo lội suối, băngrừng đi dưới bom đạn tiến vào miền Nam. Đây là chặng cuối. Vắt, muỗi đòn xóc, suốinước độc có giảm. Nhưng bom đạn thì bị nhiều hơn. Người chết cũng nhiều hơn:‘’Đường đi nắng sớm mưa chiều Bao nhiêu lá rụng bấy nhiêu mạng người’’Hãy đọc vài hàng cảm nghĩ của tác giả lác đác trong tập này:203 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Sống một ngày ở chế độ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA đau khổ bằng sống 20 năm trongchế độ tư bản. Đói rét, ốm đau, bệnh tật, ly tán...đủ thứ’’. (trang 193)‘’60 năm có đảng có Bác trên cõi đời này, dân tộc Việt Nam điêu linh cùng cực.Hãy nhìn, hãy nhìn thôi, hãy nhìn cũng đủ rồi, không cần phải suy nghĩ’’. (trang 195)Nhìn cảnh Thiệp, một cán bộ giải phóng đứng khấn vái cầu cho vong linh ngườivợ vừa bỏ mạng, tác giả viết:‘’Tôi thấy lòng quặn đau như vò. Lời van vái đơn sơ của Thiệp chạm tới tâm cantôi. Ừ nhỉ ? Mình cũng mang một nỗi đau như nó, nhưng mình không biết làm như nó.Tại sao ? Mười năm qua, tôi đã sống trong những ‘’cái nhà’’ không có bàn thờ, không cóông bà, cha mẹ, những cái nhà chỉ treo hình cụ Hồ và đám mặt mo, những tên lạ hoắclạ huơ mà phải gọi là ông nọ ông kia, gọi là tiên tổ’’. (trang 218)‘’Cái tâm lý Bắc cai trị Nam, Bắc Kỳ nuốt sống dân Nam Kỳ có trong tôi và trongtoàn dân tập kết...Thế nhưng tôi chưa từng biết tới vụ người địa phương chống ngườiđịa phương đi tập kết về’’. (trang 234)Tác giả cũng tế nhị phân biệt cái thành kiến Bắc Nam như sau:‘’Thành kiến với tụi lớn đầu không nên nết kìa! Chứ tụi tao đâu có thành kiến vớicả đồng bào miền Bắc. Mày hiểu không ? Chúng mình cùng là nạn nhân của chính sáchkỳ lạ hết cả mà’’. (trang 239)Về tình cảm của dân miền Nam đối với ông Hồ biến đổi, tác giả kể lại lời một ônggià:‘’...Cụ Hồ ngày xưa đang hóa ra cụ Ngô rồi đó! Có ca dao chạy trong dân rồi cơmà! Ông già chớp chớp mắt như để nhớ ra câu ca dao. À nó như thế này:Một mai mưa rã tan ‘’hồ’’Lúa lên, ‘’ngô’’ tốt ăn ‘’ngô’’ no lòng. (trang 266)Về cảnh đói khát, ốm đau, tai nạn, chết chóc ở dọc đường tác giả đã viết:‘’Nguyên tắc của đường giây là ai đi được cứ đi, ai đau ốm cứ nằm lại, ai chết cứchết mà’’ (trang 309) Và:‘’Cuộc đời ở Trường Sơn là như thế. Văn minh vô cùng. Cái chết cũng chỉ đángcười. Người ta có thể giở một chiếc mùng trùm trên võng, thấy một mạng người nằmtrong đó, hố mắt đã lọi nhọi những dòi mẹ dòi con, và bịt mũi quay mặt như tránh mộtbãi phân, người ta thấy một bàn chân lòi ra dưới mô đất lè tè và cứ lạnh lùng đi qua,cũng như người ta thấy những bộ xương rũ trong hốc đá và chẳng có cảm súc gì ngoàisự gớm ghiếc.‘’Chính tôi cũng thế. Cái chết, xác chết, xương người, tai nạn chết người, thấynhư cơm bữa nên thần kinh chùng dần không run nữa, và ai cũng có ý nghĩ nay mai tớiphiên mình...’’ (trang 311)Nhờ những kinh nghiệm bản thân khi còn ở miền Bắc, khi vượt Trường Sơn,Xuân Vũ đã không ngần ngại nói lên đúng tiếng nói của thâm tâm mình:‘’Tôi căm ghét xã hội chủ nghĩa. Tôi cảm thấy xã hội chủ nghĩa là cái cùm đeotrên cổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó chính là đảng’’. (trang 314)Đến Mà Không Đến, Tập thứ 4 của bộ hồi ký, đã chứa đựng nỗi đau đớn của bảnthân tác giả. Ông đã đến nơi phải đến tức bộ chỉ huy Cục R, trong một khu rừng ngaygiữa biên giới Việt Miên. Ở đây ông gặp lại Hoàng Việt, Thu và nhất là Nguyệt, vợ chưacưới của ông. Ông đã có một quyết định quan trọng, cưới Nguyệt trong hoàn cảnh vôcùng khốn khổ, không có tiền, không có nhà, không có cả một cái giường, cái mùng. Haingười đã yêu nhau trên võng, trên nền đất rừng với nệm cỏ và lá khô mục, dưới trờimưa như trút nước...và trong giông bão. Nước ngập tràn lan. Trong lúc ông đi mượn ny204 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lông che cho vợ thì cây đổ đè chết vợ ông.- Mưa anh ạ.- Kệ nó. Mưa thì mưa.- Lều của mình dột hết.- Anh yêu em giữa mưa, giữa bão, giữa trời long đất lở.(...) Bỗng Nguyệt kêu lên: Nước ngập hết rồi anh ạ. (...)Lập ở khá xa Sử, nên lúc trở về tôi lại đi lạc. Mưa vẫn trút ào ào...Tôi cất tiếng gọito nhưng không có tiếng đáp lại. Sấm sét nổi lên trên đầu. Lưng trời rách ra bởi nhữngtia chớp. Gió xoáy. Những ngọn cây quay ù ù như những cái đầu tóc của người điên.Tiếng cây đổ ầm ầm. Một gốc cây to nằm ngổn ngang trước mặt. Tôi hoàn toàn mấthướng về. Tôi sốt ruột muốn về với Nguyệt ngay tức khắc. Tôi ân hận đã bỏ Nguyệt màđi trong lúc giông gió. Dù có một ít kinh nghiệm ở rừng, nhưng tôi cũng chưa từng lâmvào cái cảnh hãi hùng như đêm nay: Lạc lối hoàn toàn.Mãi đến lúc tạnh mưa tôi cũng vẫn không về được lều. Tôi bắt đầu thấy ánh đènxa xa lấp loáng trong màn đêm. Đó là những toán an ninh đi cứu cấp. Họ biết trận mưađã làm bật gốc cây rừng. Đã có nhiều người chết vì bị cây đè. Tôi đã từng thấy một anhlính bị một nhánh cây gãy phóng ngay bụng như một lưỡi kiếm khổng lồ, trên TrườngSơn.Toán an ninh đến gần. Tôi kêu cứu. Họ đi tới và chập sau chúng tôi về lều.Nhưng tôi đã không tìm thấy chiếc lều hạnh phúc của tôi nữa. Loay hoay mãi lúc lâu tôimới tìm ra gốc cây và dưới những nhánh cây khổng lồ, chiếc lều mong manh của chúngtôi nằm bẹp dí. Tôi thét lên: Nguyệt! Nguyệt!Không có tiếng đáp. Một nhân viên an ninh trèo lên thân cây bò theo nhữngnhánh cây mà đu người xuống đất. Từ trong những nhánh cây ngổn ngang, anh ta gọira: Chết rồi! Ai chết ? Không biết ai chết trong này.Tôi đứng lặng ngắt, không còn biết nói gì, làm gì nữa....Phải đợi tới sáng người ta mới đem cưa đến cắt những nhánh cây để lôi xácNguyệt ra. Nó bẹp dí như nghiền. Tôi không còn nhận ra Nguyệt nữa.Năm tấm linh hồn đã quy tiên trong đêm mưa bão hãi hùng đó. Gã nhạc sĩClarinette cũng chung số phận của Nguyệt!...(Đến Mà Không Đến trang 113-116)Khi đã đến được bộ chỉ huy rồi, tác giả mới thấy những gì báo đài miền Bắc nóivề sinh hoạt văn học trong vùng giải phóng chỉ là láo khoét, và:‘’Té ra đài giải phóng gạt được cả bồ nhà. Tài thật. (...)Vô tới đây nằm mắc kẹt ởđây vì tỉnh quận giải phóng của ông Thọ đâu có rộng bằng cái bánh bẻng của bé gái lênba mà có sinh hoạt văn học. Không có văn học thì lấy gì để phê bình ?’’ (Đến Mà KhôngĐến trang 41)Sau khi thuật lại những điều bỉ ổi mà cấp lãnh đạo đảng đã làm, tác giả viết:‘’Bạn đọc tới đây có lẽ sẽ vứt sách tôi xuống đất mà chửi: Thằng nhà văn viếttởm quá! Nhưng sự thực còn tởm hơn nhiều, tởm đến mức độ tôi chỉ dám viết mộtphần. Không có nhà văn nào bịa nổi những chuyện như vậy, cũng không có con ngườinào làm những chuyện như vậy. Chính là bọn súc vật Hà Nội dồn những con người vàohang cùng và biến con người thành những con vật. Bạn thử nghĩ lứa tuổi mười tám haimươi đi kháng chiến chống Pháp, ra Bắc chín mười năm liền không biết đàn bà con gáilà gì. Trong khi đó các lãnh tụ ở Hà Nội vợ bé, vợ mọn tha hồ, bơ sữa no phè, lại còn cótên ủy viên trung ương là Nguyễn (Văn) Quyết dùng vi trùng giết vợ lớn để lấy con gáinuôi (Hãy giở báo nhân dân mà xem, tôi không nói bịa đâu)Và trong khi lính chết như gà toi trên Trường Sơn thì các ông tướng họp nhau205 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trong triều đình ở Cục R, uống bia, hút thuốc lá thơm, phân chia chế độ cơm bưng nướcrót, cần vụ giặt quần áo, vệ binh khiêng các mệnh phụ phu nhân như hoàng hậu lại còndâm dật loạn xà bì. Cách mạng đó! Thắng lợi một trăm phần trăm rồi đó và những conngười ở rừng ngày nay đã cởi bỏ hết bộ mặt dã man chưa ? Xin thưa rằng họ còn dãman hơn lúc ở rừng. Họ bậy bạ hơn chính họ trước đây.Đất nước mà họ dẫn dắt sẽ đi đến một nơi thôi: Đó là một cơn đại nguy, đại loạn.(Đến Mà Không Đến trang 183)Tác giả đã trưng dẫn hai câu thơ của Xuân Diệu, qua cửa miệng của một ngườibạn đồng hành, tên Thuần. Anh này bảo anh chỉ thích Xuân Diệu, vì hai câu thơ:Khuyên ai chớ khá lại gần ta!Nhân loại trông gần cũng xấu xa rồi nói tiếp:‘’Ở xa xa nhìn cách mạng thì nó là mỹ nhân, khi tới với nó rồi, nó thành thườngdân, đi với nó lâu ngày thì nó là thằng cùi, và bây giờ thì không biết nó là gì trong tao,tao ớn lắm’’. (Sách Đã Dẫn trang 165)Tác giả đã đến Cục R. Ông còn về đến làng quê để gặp được bà ngoại trongcảnh bần cùng tang thương. Cuối sách ông tả cảnh gặp lại bà ngoại của ông đang:‘’đứng trước một căn chòi lụp sụp thấp lè tè như một cái chuồng vịt hẫng, tôi kêulên: ‘’Ngoại!’’ (...) Khi tôi nhìn thấy ngoại tôi thì tôi rụng rời hết chân tay và trời đấtdường như sụp đổ...Tôi đột nhiên tự hỏi. Và đây không phải là lần đầu. Giải phóng làcái gì ? Ai giải phóng và ai được giải phóng ? Giá tôi đừng về để nhìn thấy bộ mặt giảiphóng. Tất cả đều là một sự giả dối, lừa bịp, tàn bạo và ngu muội. Bọn cộng sản bấtlương chẳng những đã phá nát quê hương, Tổ Quốc mà còn tàn phá cả TÂM HỒNDÂN TỘC VIỆT NAM. Tôi sẽ để tất cả thì giờ trong những năm còn lại của cuộc đời tôiđể chứng minh cho kỳ được điều này. Sài Gòn 1974. Hoa Kỳ tháng 5 năm 1989. XuânVũ. (Đến Mà Không Đến, trang 312-313)Trong tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến, cuốn Đồng Bằng Gai Góc, tác giảthuật lại lời bà ngoại ông nói với ông:‘’Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hạimình, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà’’. (Đồng Bằng Gai Góc trang 68)Ông cũng nhận xét:‘’Không người kháng chiến nào dù còn theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hậnkháng chiến’’. Đồng Bằng Gai Góc trang 47)Về trường hợp của mình, Xuân Vũ cay đắng hơn:‘’Ở trong Nam cứ cắm đầu lạy ơn Bác, ơn Đảng và bỏ vợ, bỏ con, nhảy xuốngtàu ra Bắc để:Mười năm dồn lại một ngàyLà ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ (5)Khi ra đó vài tháng rồi, chàng thanh niên tên Xuân Vũ này lại cũng mần thơnhưng không dám đăng báo:Mười năm rõ mặt Bác HồLà con quái vật miệng hô mắt lồi’’. (Đồng Bằng Gai Góc trang 50)’’Tôi theo cách mạng để nhìn thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim.Cách mạng dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận’’.” (Đồng Bằng Gai Góctrang 230)’’Đã lỡ tay đã nhúng chàm rồi khó rửa sạch, cũng như theo cộng sản không dễ gìrứt ra. Cộng sản không rộng lượng như người quốc gia. Chúng là loại người đê tiệnnhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc gì để trả thù’’. (Đồng Bằng Gai Góc trang206 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


281)Xuân Vũ nói về trận Ấp Bắc (6) do một đại đội phó việt cộng tên Bình, họ Lê,tham dự trận đó kể lại như sau:‘’Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không còn ai. Các ban chỉ huyđại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đạiđội em chỉ được 2 tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số trên 200 còn lại độ năm mươi’’.‘’Rồi sao ?- Dạ rồi ở trên xuống úy lạo, tuyên dương phong chức và đặt tên là đơn vị anhhùng Tiểu Đoàn Ấp Bắc. Nếu không có số vũ khí này thì tiểu đoàn em đâu có chết dữvậy’’. (Đồng Bằng Gai Góc trang 89)Đó là số vũ khí chuyển vào Nam để thành lập một đơn vị chủ lực Khu II có liênquan đến những cái chết của tư lệnh Lê quốc Sản, chánh ủy sư đoàn 330 Nguyễn vănBảo, và tư lệnh khu III Nguyễn hoài Pho.Về cái chết thê thảm của nhạc sĩ Hoàng Việt đồng hành với tác giả suốt cuộcvượt Trường Sơn, Xuân vũ đã chua xót so sánh với anh vợ của Lê đức Thọ, vợ củaNguyễn chí Thanh và vợ bé của Lê Duẫn:‘’Hoàng Việt là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất và hay nhất trong suốt 9 năm khángchiến Nam Bộ. Anh là hạt ngọc của Việt Nam, chứ không phải riêng của cộng sản. Đếnnăm 1965, theo tôi biết thì ở miền Bắc chỉ có Hoàng Việt là người độc nhất có khả năngsáng tác nhạc giao hưởng. Từ Bungari về với mái tóc bạc quá nửa, anh được đưa vàotrường vác gạch chuẩn bị đi Nam. Với tiêu chuẩn của một binh nhì...’’(...) Tổng bí thư Lê Duẫn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem gửi cho MaoChủ Tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là 10 năm lợi tức của một xã viên...’’(Sách Đã Dẫn trang 100-101)Con của Lê Trực (tức Hoàng Việt) được cha đặt tên trước là Lê Tương Phùng đãmồ côi cha khi còn trong bụng mẹ sẽ được ru bằng bài ca bất hủ của người cha nhạc sĩsáng tác trước đó hơn chục năm:‘’Tiếng còi trong sương đêm, Nghe vi vu oán than. Thôi khóc chi đau lòng. Con cốyên giấc nồng Khi ra đi có hứa thu nay về’’.Sau khi đã thuật lại những điều tai nghe mắt thấy và nêu lên bằng chứng vềngười về việc sống động trong chế độ xã nghĩa, tác giả đã viết ở gần cuối sách:‘’Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nóiláo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ dùm cho như vậy. Sông có thể cạn, núi có thểmòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi’’. (Sách Đã Dẫn trang 335)Trong tập truyện ‘’Thiên Đàng Treo’’ tác giả có thuật lại hai câu chuyện thươngtâm tại hợp tác xã, hai người đàn bà lăng mạ nhau bằng những lời tục tĩu, rồi ẩu đảnhau chỉ vì cái hố phân. Hai người đàn ông chém giết nhau chỉ vì vài con cá. Rồi kếtluận:‘’Cuộc sống ở miền Bắc trong một thời gian ngắn, đã cào tuốt tất cả những mộngtưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển ‘’Au pays de Staline’’, về nông trường, vềhợp tác xã, về cái hạnh phúc thiên đàng với tới được dễ dàng mà ông Tây đã vẽ ra kia’’.(Sách Đã Dẫn trang 147) Và ở trang sau:‘’Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: ‘’Bây giờ khó sống hơn thờiPháp’’. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra thế! Lúc ấy chủ trương hợp tác xã đã thi hành được đâuhơn ba năm rồi. Đọc báo nhân dân thì thấy phấn khởi lắm...’’ (Sách Đã Dẫn trang 148)Năm 1990 tác giả viết xong ‘’Tự Vị Thế Kỷ’’ gồm 18 chuyện về cộng sản trong đóđộc giả sẽ thấy: ‘’tàn bạo, vô luân, xảo quyệt, dâm ô, lưu manh, rởm, đểu v.v...’’ Ngay207 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lời tựa ông viết:‘’Dùng sức dân để phá ngục Bastilles để xây ngục Bastilles khác lớn hơn để nhốtdân. Đó là cộng sản. Không đợi đến biến động xảy ra ở Đông Âu tôi mới ‘’sáng mắt vàsáng lòng’’. Năm 1956, tức là sau khi ra Bắc được một năm, tôi đã lên Ủy Ban Quốc Tếđể xin về Nam theo đúng tinh thần hiệp định Giơ Ne Vơ. Vì sao ? Vì tôi thấy cái xã hộichủ nghĩa nó kỳ cục thế nào ấy. Thuở ấy mới 26 tuổi chưa biết cộng sản là cái quái gìnhưng thấy mặt mũi nó hiện lên tôi hết ham. Nó không phải là chân dung người đẹp củatôi mong đợi. Cảm giác đầu tiên là cảm giác đúng nhất. Kỳ cục là cảm giác của tôi đốivới cộng sản. (...)‘’Bây giờ lưu vong. Sống xa cộng sản một vạn cây số, và sống trên một nước tựdo, tôi thấy cộng sản càng kỳ cục. Nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà trí thức và ngườithường không nhà gì cả cho rằng cộng sản là loại người không tim, không có nhân tính.Tôi đồng ý hoàn toàn. Nhưng chúng giỏi che giấu và giỏi lừa bịp. Cho nên con quỷ khátmáu mang bộ mặt người vẫn sống chung được với loài người thậm chí còn được loàingười tin yêu mới lạ chứ. (...)Cuốn sách gồm 18 truyện thật này dày gần 400 trang không thể nào tóm tắt haytrích dẫn đầy đủ. Nhưng chỉ mấy hàng sau đây của tác giả cũng đủ cho biết nội dung nógồm những gì:‘’Viết về những chuyện này tôi có ý định mô tả bản chất và mặt mũi cộng sản,không phải chung chung mà bằng xương bằng thịt, có tên có tuổi. Tên sách nghe hơikhô khan, nhưng khi giở vào trong bạn sẽ bắt gặp nào bộ mặt của tổng bí bị mèo quào,nào ủy viên bộ chính trị o gái bị gái mắng, nào giảng viên trường Nguyễn ái Quốc nhảylầu tự vẫn vì muốn chạy tội dâm ô, nào chính ủy giật vợ thuộc cấp, nào đại tướng nghenhạc tím, nhạc vàng, nào chính trị viên đi bia nhộng, nào đồng chí cuỗm vợ đồng chí,nào thi sĩ nham nhở...Cả một quyển tự điển sống...’’Đỏ Và VàngNếu Xuân Vũ có bộ hồi ký 5 cuốn, thì ông cũng có bộ trường thiên tiểu thuyết 5tập, gồm: ‘’Đỏ và Vàng’’, ‘’Đỏ và Bùn’’, ‘’Bùn Đỏ’’, ‘’Biển Lửa Núi Tro’’ và ‘’Ta Về HônĐất’’ Ông lấy chất liệu từ báo chí trong nước nói lên sự tha hóa đến sa đọa của các cấpcán bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã mất hết tin tưởng ở xã hội chủ nghĩa,mạnh ai nấy làm tiền và hưởng thụ đủ mọi thú dâm ô trác táng. Từ chủ trương củachính phủ cho một số người rời xa tổ quốc một cách ‘’bán chính thức’’ trong năm 1979cán bộ các cấp đã thừa nước đục thả câu vơ vét của người dân lương thiện. Nhữngngười, vì chán ngấy chế độ đành nhắm mắt rời bỏ nhà cửa, quê hương tìm đường rangoại quốc. Có người đi được, cũng có người tiền mất tật mang trở thành đồ chơi chocán bộ lợi dụng dã man. Những vụ buôn lậu, khai thác mỏ vàng cũng được tác giả triểnkhai kèm theo những tệ nạn tham ô, dâm đãng của cán bộ, tạo nên những cảnh cười ranước mắt. Óc hài hước châm biếm của tác giả đã biểu hiện trong những màn, nhữngcảnh có một không hai. Chúng tôi sẽ trích môt vài đọan vắn từ hai cuốn Đỏ Và Vàng vàBùn Đỏ:‘’Hai Liêm Khiết thực tình không hiểu nổi tình trạng dân Nam Kỳ nghèo khônggạo nấu như hôm nay. Cách mạng khi chưa thành công thì cần dân như cá với nước,khi thành công rồi thì cách mạng vô nhà lầu ở kỹ, đi xe hơi đóng cửa bịt bù nên dân đilang thang khắp thế giới, cách mạng cứ tỉnh bơ, thậm chí dân đi ăn mày ngay trước mặtcũng không thấy nốt. Đó là cách mạng vô sản nhập cảng từ miền Bắc vào, thứ cáchmạng đúc rập một khuôn: Dân đang giầu làm cho dân mạt rệp’’. (...)Và Hai Liêm Khiết hiểu tại sao người ta khoác rất kỹ chiếc áo vô sản ? Để dễ bề208 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


giành các chiếc ghế. Khi ngồi lên ghế nọ, ghế kia được rồi thì chiếc áo vô sản tự nhiêntụt xuống để trở thành miếng giẻ vừa lau chân chủ nhân vừa lau cẳng ghế. Chínhnhững kẻ đã từng hát ‘’vùng lên hỡi các nô lệ...’’ một vạn lần lại trở thành chủ nô mộtcách có ý thức. Tất cả mọi cuộc cách mạng bất cứ dưới danh nghĩa gì và bất kỳ ai lãnhđạo cũng đều dẫn tới một mục đích: Chiếm quyền và đoạt lợi. Chỉ có điều khác nhau ởchỗ là: Khi giai cấp tư sản lãnh đạo thì nó không đội mão đeo râu giả còn khi giai cấp vôsản lãnh đạo thì lại bịp dân bằng râu giả, mão giả. Do đó có tình trạng vô sản giả cai trịvô sản thiệt. (Đỏ Và Vàng, trang 42-43)‘’Hai Khiết nghĩ vậy. Mà thận trọng là phải. Thời này tình đồng bào, đồng đội,đồng chí đều vô nghĩa trước đồng tiền. (trang 66)Hãy nghe trưởng ty công an Hai Khiết lên lớp đàn em:-Lập trường gì mày ?- Dạ từ lâu mình đâu còn kêu Mâu ‘’chủ tịt’’ là đồng chí nữa. Mình kêu là bọnbành trướng Bắc Kinh mà.- Nhưng đó là hồi 1979, 80, 81, 82, 83 và đầu 84 kìa, chứ còn bây giờ mình hếtkêu như vậy rồi! Cái mép phải tùy cái lưỡi câu. Lúc nào cũng lép nhép mắc câu thấymẹ. Mày hiểu không, đảng mình khôn lắm. Lúc muốn chửi thì ông cố nội cũng bươi lên,lúc cần thờ thì cứt chó cũng vái lậy! Đó là bản chất không thay đổi của đảng mình. Nhớchưa nào. Được rồi! Cơ quan mình như thế nào, nói đi tao sẽ thưởng. (trang 320)Râu Bác và đảng kỳ trong Bùn Đỏ (cán bộ tẩm bổ bằng rượu rắn):‘’...Cô gái lập tức đưa chai rượu vào hứng lấy tia máu nhỏ như sợi râu Bác. Chúrắn đau đớn gồng mình lên và quấn tròn quanh bắp tay gã. Máu tia vào chai. Màu rượutrắng biến dần sang màu hồng, nhưng vì lượng máu ít mà ruợu nhiều nên huyết tửu hãycòn cách xa với màu đảng kỳ một bậc. Muốn được như màu đảng kỳ, phải giết ít nhấtmột trăm mạng rắn’’. (Bùn Đỏ trang 21)Về cái đảng khỏa thân tranh đấu cho tự do:‘’Công an Bường vốn là tên chăn bò chỉ hiểu cách mạng tháng 8 qua cái còng số8, quát:- Hồi đó khác, bây giờ khác! Rồi ra lệnh cho du kích đẩy ‘’ông’’ (3) Tổng bí thư vôvăn phòng. Lập tức các đảng viên ào tới thành một vòng vây bảo vệ vị lãnh tụ của họ hôkhẩu hiệu:- Đảng khỏa thân cách mạng muôn năm!- Đả đảo bắt bớ, đả đảo độc tài sắt máu!‘’Ông’’ tổng bí thư, vẫn tỏ rõ tài hùng biện của mình, tuyên bố:- Bị thực dân Pháp đô hộ trên tám mươi năm, dân Việt Nam đã vùng lên làmcách mạng để giành lại độc lập, nhưng cho đến nay vẫn bị cộng sản tiếp tục thống trịbằng một đường lối còn tàn ác hơn cả thực dân. Dân tộc Việt Nam phải vùng lên làmcách mạng đòi tự do. Đảng cộng sản không thể nào ngăn chặn nổi làn sóng đấu tranhđang hòa hợp cùng trào lưu tiến bộ của nhân loại. Chúng tôi đòi đảng cộng sản ViệtNam phải để chúng tôi hoạt động với những quyền tự do dân chủ ghi rõ trong bản tuyênngôn độc lập. ‘’Rừng người nhiệt liệt hưởng ứng. Họ ôm nhau nhảy múa cuồng nhiệtkhông phân biệt tuổi tác giai cấp, trước những cặp mắt kinh ngạc và thèm thuồng củađám du kích và công an’’. (trang 57-58)Hãy nghe Hai Bường, một đảng viên cộng sản trình cấp trên của y về đảng KhỏaThân tên gọi đảng Hắc Môn, hay đảng Nhộng:- Dạ không, đảng khỏa thân này không hắc ám như đảng mình đâu... (!)Đọc đến chỗ tác giả gọi những cái ấy của các đảng viên nữ khỏa thân là ‘’cương209 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lĩnh’’ và cái ấy của một anh công an bị lột truồng là ‘’ông cụ’’, người đọc lại nhớ tới haichữ ‘’cụ hồ’’ được một số người dân dùng trước đây. Giọng lưỡi của tác giả thật hàihườc mà cay độc khôn tả. Xin miễn trích dẫn ở đây. (trang 58-59)Nhưng cũng nên trích dẫn đoạn tác giả diễu Bác một cách nhẹ nhàng văn vẻ:‘’Xe chạy tới Ngã Ba Ống Quần. Đêm nay không cắt điện nên phong cảnh hiện rõtừng nét một dưới ánh đèn. Những liếp hoa không được tưới hàng ngày héo xào ủ rũquanh chân (tượng) Bác. Bác đứng đó trên bục, ba ngàn ngày đêm nên bác mỏi chân,xiêu xiêu có vẻ muốn đi tìm chỗ ngồi nghỉ. Tay trái bác cầm một quyển sách, tay phảibác giơ lên xòe đủ 5 ngón.Nhân dân ta rất anh hùng và cũng rất tài hoa trong khoa tiếu lâm, nên thấy thế thìbảo là Bác ôm quyển Playboy. Những ‘’đêm Bác không ngủ’’ (4) Bác lén lén dở ra liếccho đỡ nhớ bác gái. Còn bàn tay xòe 5 ngón kia là ý bác bảo: Dân vượt biên cho đi thảdàn, nhưng 5 cây một thủ cấp, chắc giá, bốn cây rưỡi cũng không được!(...) Chín Lắc bảo:- Đối với dân, bác lấy gía cao, chớ đối với bọn cán gáo mình chắc Bác thông cảmchừng bốn cây rưỡi thì được.‘’Hai vị cán cười với nhau coi như chuyện tiếu lâm, không có gì phải kiêng cử, cửkiêng gì nữa trong khi trẻ con nghêu ngao hát đầy đường những bài hát cách mạngđược đặt lời thứ hai còn ăn nhạc hơn cả lời gốc:Đêm qua em nằm mơ thấy Bác HồChân Bác dài bác đạp xích lôTrông thấy Bác em kêu xe khácBác bảo rằng, Mút chỉ nghe con!‘’Chín Lắc cười thầm: ‘’Bộ Bác Hồ cũng tranh mối xích lô nên thấy cháu kêu xekhác thì dọa bỏ tù mút chỉ!’’‘’Đi đâu cũng nghe trẻ hát bài này. Tụi con nít qủi không ai bụm họng kịp! Khôngai bắt chúng nó được. Chiếc xe đã qua khỏi mà Chín Lắc còn ngoảnh lại nhìn. Bác đãquay lưng nhưng tay Bác vẫn xòe đủ 5 ngón. Bác nhất định 5 cây là 5 cây. Mình đã tựđộng lên 7 cây có lẽ Bác không vừa ý nên cứ giơ hoài để cảnh cáo chúng mình đừng điquá lố. Vật giá lên cao quá Bác ơi! Một chầu bia nhộng từ 35 đến 40 thì đầu người vượtbiên cũng lên theo. Xin Bác thông cảm!’’ (trang 63-64)(Nghe ở ngoài đường vang dậy những tiếng hô: ‘’đảng Hắc Môn Khỏa ThânHành Động muôn năm! Muôn năm! Đảng khắp nơi khỏa thân thành Nhộng muôn năm!Đảng Nhộng muôn năm!’’...một cán lớn nói:)- Họ hô đảng lao động muôn năm! Tôi ra bảo cho họ biết là đảng lao động đã hóakiếp là đảng xuẩn động. Không nên hô đảng lao động muôn năm nữa mà phản luật tiếnhóa xã hội loài người. (...)Mười Hỷ hất hàm:- Loạn ở đâu kéo tới đây vậy ?- Dạ ở xã Lê thị Ngái...- Dạ, đảng này mới thành lập nhưng ảnh hưởng to lớn lắm, thưa hai đồng chí bộchính trị.- Tại sao nó lại có cái cơ bản nhộng thế kia ? Ba Bô đập bàn gắt.- Dạ tôi nghĩ là đảng này căn cứ trên câu ca dao giải phóng ca ngợi chánh sáchba thước vải một năm của đảngMay quần, để vú tô hôMay áo thì để bộ đồ em ra210 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đấy ạ. (...)(Tên đầu đảng) không phải đàn bà cũng không phải đàn ông. Trước kia làm nghềđồng bóng kiêm giáo sư đại học Hà Nội. Nó vừa phát tướng nên đứng ra lập đảng và tựxưng là lãnh tụ nhân dân. Vì nó chống đảng ta nên rất được lòng quần chúng. Nó hoạtđộng mới có ba tháng mà kết nạp trên một triệu đảng viên. Trong buổi ra mắt nó nhậnvô thêm một lô nữa. Sau lễ tuyên thệ lại có cả trăm quần chúng xin đăng ký. Đặc biệtcon lãnh tụ này được quần chúng công kênh lên vai tại buổi lễ ra mắt. (...)- Lãnh tụ của đảng là đàn bà à ?- Dạ không hẳn đàn bà mà cũng không rõ rệt là đàn ông ạ!- Thế là thế nào ?- Dạ tôi cũng không rõ thế nào! Mụ bảo mụ hành nghề đồng bóng kiêm giáo sưhọc đại. Mụ bảo chồng mụ rất chung thủy với mụ, cũng là giáo sư đại học Hà Nội vàcũng là đàn bà. Tôi dọa đem ‘’lận mề gà’’, mụ hoảng hồn khai mụ là đàn ông và vợ lạicũng là đàn ông.Tái Tước lắc đầu:- Thế là cái đảng này thuộc loại xuất quỷ nhập thần! Cũng như Bác hồi trước thaytên đổi họ, thay hình đổi dạng liền liền, mật thám đâu có theo dõi nổi. Cái hiện tượngnày rất là nguy hiểm’’. (trang 76)Hồng Long, nhân vật trong truyện, cán bộ địa phương nói:‘’Tôi phải nghiên cứu điều lệ, tôn chỉ và mục đích của cái đảng (khỏa thân) nàyđề nghị trung ương sửa đổi theo nó mới được.Hai Khiết nói:Tôi có đây một bản. Tôi cũng đọc qua rồi. Tôi nhận thấy có mấy điểm nổi bật.Thứ nhất là nó hứa sẽ không nói láo với quần chúng. Thứ hai là nó hướng dẫn cho dânlàm giầu chứ không làm cho dân giầu trở thành vô sản. Cuối cùng là nó không che giấucái gì...hết...’’ (trang 271)Hai đảng viên (đảng Cộng Sản) đối đáp:‘’... - Chúng ta là gì mà không như người khác ?- Chúng ta là một lũ súc vật mặc áo người nói tiếng người. (trang 318)Trưởng ty công an Hai Khiết chỉ thị không được cho hai tên nịnh thần lên tàuvượt biên:‘’Ở nước ta hiện giờ có hai tên lưu manh Ngụy mặc áo trí thức giả hiệu chạy theochúng ta để kiếm canh thừa cá cặn cũng tên Trung. Đó là Lý chánh Trung và Nguyễnvăn Trung. Tên Trung nhưng lại nịnh thần. Hai tên này già đầu rồi và hiện nay đangbưng bô lau cầu cho đồng chí Trần Độ không có ló xuống tàu được đâu’’. (trang 322)Dân vượt biên nói với công an:‘’Dân tỵ nạn chúng tôi trên không còn răng, dưới chỉ còn một trứng cúc, một trứngthì Bác đã nuốt rồi, vậy có gì quý giá mà các ông bạn dân hòng tước đoạt, còn gì có thểchống cự mà các ông phải đề phòng ?’’ (trang 325)Trước khi chấm dứt phần trích dẫn cuốn ‘’Bùn Đỏ’’, chúng tôi mời bạn đọc nghenhững lời đối đáp của hai nhân vật chính trong truyện, Hai Liêm Khiết và Bửu Liệp, côbán nước mía xinh đẹp, vợ của một Trung Úy Quốc Gia, có hai con nhỏ đang ở trênmột chiếc tàu nhỏ sắp vượt biên. Nhưng trước tiên hãy đọc đoạn sau đây của ChúaNhộng nói với Hòa, chồng Bửu Liệp, để hiểu qua liên hệ giữa Bửu Liệp và Hai LiêmKhiết:‘’Chúa Nhộng tiếp ngay:Em nói lại cho anh biết, tên trưởng ty (Khiết) muốn ly gián chị Liệp với anh đó. Nó211 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


iết chị Liệp đi bán nước mía nên lâu lâu nó sai lính đem tiền lại nhà cho chị Liệp thìgặp anh. Làm gì anh khỏi nghi. Hoặc nó cho người đem tiền đút vào xe chi Liệp. ChịLiệp về nhà thuật lại với anh làm gì anh không nghi ? Anh hành hạ, đuổi xua chị Liệp làanh trúng kế nó. Xong rồi nó tỏ vẻ đàng hoàng nó cậy người đến đánh tiếng mua chịLiệp một trăm cây. Anh đang ghen tức anh bán liền. Phải không ? Ở cái xã hội này thiếugì kẻ bán vợ. Vì nghèo khó cũng có, vì vợ muốn có tiền cho chồng con vượt biên nên hysinh cũng có...’’ (trang 188)(Hai Khiết nói với Bửu Liệp:)‘’- Cô nói mau đi. Không còn thì giờ nữa đâu. Hai tiếng đồng hồ nữa tầu mới rahải phận quốc tế. Cô quyết định đi! Hai Khiết đến nhắc chiếc phôn trên tường quay vànói tiếp:- Trung Úy cứ lấy mục tiêu đi...chạy sát vào con mồi, Hai Khiết quát, Không! Tôikhông thỉnh thị Thiếu Tướng nữa. Ổng giao quyền cho tôi rồi. Hãy chờ lệnh tôi.- Tôi van các ông! Bửu Liệp chạy tới giật phôn và hét to: Các ông không đượcgiết đồng bào, không được giết chồng tôi.Hai Khiết lên giọng: Tôi là người thông cảm với đồng bào và với cô hơn ai hết.Nếu là người khác ở địa vị tôi thì chiếc tàu đã tan ra như bọt biển rồi. Tôi cho cô quyềntối hậu quyết định sinh mạng mấy trăm ngưòi trong đó có chồng cô. Nói đi, có phảnđộng hay không ? Nếu có thì tôi lệnh cho lệnh hải quân khai hỏa liền, còn không thì tàusẽ được hải quân hộ tống ra hải phận quốc tế an toàn.- Tôi xin ông tha cho họ, thương xót chồng tôi.- Còn cô, cô có thương xót họ không ? (...)- Ông chỉ chiếm được người tôi, ông không chiếm được tim tôi, cũng như cácông chiếm được miền Nam bằng võ lực nên dân miền Nam không phục các ông.Hai Khiết cười nhạt:- Thưa bà Trung Úy. Vấn đề không phải là chiếm được trái tim hay không, mà làai phải tựa vào ai mới sống. Vấn đề không phải kính phục hay không mà là ai bỏ tùđược ai. Nếu chúng tôi không xảo quyệt thì chúng tôi không còn là chúng tôi nữa. Rồihắn dịu giọng: (...)Hứa hẹn, vuốt ve, dọa nạt...cuối cùng hắn đã đạt được mục đích. Trong khi cònthương lượng về hình thức và thủ tục, thì một cú phôn, rồi một bức điện:‘’Điện khẩn: Ban bí thư trung ương thừa lệnh đồng chí tổng bí thư đảng điệnkhẩn cho đồng chí tỉnh ủy tỉnh...đưa gấp cô Bửu Liệp về văn phòng trung ương đảng ởsố 6 Hoàng văn Thụ để nhận công tác!...’’ (trang 370)Vài cảm nghĩ về Xuân Vũ:Trong số 18 nhân vật được chọn đứng đầu mỗi chương trong soạn phẩm này,Xuân Vũ là người đứng sau chót. Nhưng số trang dành cho ông nhiều nhất. Sự cảmphục của soạn giả dành cho ông cũng to lớn nhất. Không phải vì khối lượng tác phẩmcủa ông đồ sộ hơn tất cả. Cũng không phải vì văn chương của ông thuộc vào bậc thầy.Mà vì sự xác tín của ông về mối họa cộng sản mãnh liệt nhất. Đọc Xuân Vũ tôi lại nhớtới lời Koestler nói với Crossman: ‘’Chỉ những người cựu cán bộ cộng sản chúng tôi mớihiểu rõ cộng sản là cái gì’’ và lời của Silone, một cựu cán bộ cộng sản khác nói vớiTogliatti, lãnh tụ cộng đảng Ý: ‘’Trận chiến cuối cùng sẽ là trận giữa những người cộngsản với những người cựu cộng sản’’.Xuân Vũ là một nhà văn lỗi lạc, là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Ông bộc lộtình cảm của ông không chút sợ sệt, không chút dè dặt. Ông tin vào nhận xét của mình.Ông tin ở người đọc. Ông biết người đọc sẽ đồng ý với ông. Vì đa số nhân dân ta đều212 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


có cùng một ý nghĩ chung: Cộng sản là xấu, là tai họa. Người nào dám nói thẳng ra điềuđó là người can đảm, đáng cảm phục.Tiểu thuyết của Xuân Vũ thuộc loại hiện thực. Càng có dịp sống gần cộng sảnđộc giả càng thấy hay. Dĩ nhiên độc giả ở hải ngoại từ 1975, chưa có dịp sống trong xãhội chủ nghĩa, không thể nào hiểu hết ý, nên không thấy hay bằng độc giả trong nước.Chỉ hơi tiếc một điều là báo giới và văn giới Việt Nam hải ngoại chưa dành choXuân Vũ một địa vị xứng đáng hơn. Có lẽ vì phần đông các nhà văn thường không thíchdấn thân vào lãnh vực chống cộng, vì cho rằng nó là chính trị chứ không phải văn học.Đó là chưa kể có một số người không bao giờ dám chống một cái gì vì thấy nguy hiểmcho bản thân. Có người nhận xét một cách chua chát: Sở dĩ cộng sản còn tồn tại mộtphần vì người Việt hải ngoại hãy còn thích ‘’Thúy Nga Paris by night’’ gấp vạn lần hơnnhững tác phẩm của Xuân Vũ. Cứ so sánh số lượng sách của Xuân Vũ với số băngvideo của Thúy Nga Paris By Night bán ra mỗi năm thì rõ.Chú Thích1.- Xin xem Chương 13, Nguyễn chí Thiện.2.- Lời nhà xuất bản đầu cuốn sách mới nhất của Xuân Vũ: Những bậc thầy củatôi, 1999.3.- Đúng ra là một cô gái trần như nhộng.4.- Thơ của Minh Huệ: ‘’Đêm nay bác không ngủ’’5.- Thơ Xuân Vũ đăng trên báo Văn Nghệ, Hà Nội, năm 1954.6.- Trận đụng độ lớn cấp tiểu đoàn đầu tiên thời Đệ Nhất Cộng Hòa tháng 1.1963xảy ra ở Ấp Bắc, Mỹ Tho, cách Sài Gòn hơn 60 cây số. Một số phóng viên Mỹ đã theoTrung Tá Cố Vấn Mỹ Paul Vann mô tả là một thất bại lớn của Việt Nam Cộng Hòa.Nhưng theo báo cáo chính thức được Đô Đốc Felt, cũng như Tướng Harkins, Tư LệnhMỹ xác nhận thì đó là một thắng lợi. Dĩ nhiên phía việt cộng cũng hô lên là thắng lợi củahọ.CHƯƠNG XIXMỘT SỐ TRÍ THỨC VÀ VĂN NGHỆ SĨ KHÁCTrở lên chúng tôi đã trưng dẫn 18 trí thức và văn nghệ sĩ phản tỉnh, phản kháng.Con số thật là thiếu sót. Sự trích dẫn cũng rất hời hợt. Vậy mà cũng đã chiếm quá nhiềutrang giấy. Chúng tôi xin tạm ngưng ở đây để thu ngắn danh sách mà nếu kéo dài rakhông biết dài đến chừng nào. Tuy nhiên để cống hiến bạn đọc một bức tranh toàncảnh hết sức giản lược, chúng tôi sẽ nêu lên trong chương này một số tên tuổi khácchưa có trong 18 chương trên.Kinh nghiệm cho thấy dưới chế độ cộng sản người dân rất sợ có ý kiến trái vớiđường lối của đảng. Giới sĩ phu dù có can đảm đến mấy cũng phải chờ đợi có một cơhội nào đảng hơi nới tay, hay sự kiểm soát tỏ ra hơi lỏng lẻo mới dám lên tiếng nhỏ nhẹnói lên một phần rất nhỏ ý kiến của mình. Vì ai cũng sợ bị thủ tiêu, bị tù, ít nhất cũng bịcô lập, quản thúc. Bị cô lập có nghĩa là không có ai để nương nhờ, trong khi tự mìnhkhông có phương tiện sinh sống.Thời gian cơ hội hiếm hoi đó xảy đến là thời gian sửa sai, sau Cải Cách RuộngĐất, từ 1956-1957 và thời gian mấy năm ‘’Cởi Mở’’ theo chân ‘’Glasnost và Perestroika’’của Gorbachev, từ 1986.Chúng ta còn nhớ năm 1956, trong đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô, lãnhtụ Khrutshchev đã hạ bệ Staline, mở ra một thời kỳ sửa sai toàn diện ở Liên Xô. Sau đóở Trung Cộng Lục Định Nhất cũng khai mào chiến dịch ‘’Bách Gia Tranh Minh, Bách213 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hoa Tề Phóng’’ (Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở). Theo gót các đàn anh, cộngđảng Việt Nam cũng cho lệnh ngưng Cải Cách Ruộng Đất, cho tiến hành ‘’sửa sai’’,đồng thời cũng mở ra thời kỳ ‘’trăm hoa đua nở’’ ở miền Bắc Việt Nam. Đảng kêu gọi‘’Nói thật, nói thẳng, nói hết’’ để sửa sai.Các nhà trí thức và văn nghệ sĩ miền Bắc, hoặc vì thơ ngây, tưởng thật, hoặc vìmuốn lợi dụng thời cơ nói lên những điều uất ức nung nấu đã lâu ngày không có dịpphun ra. Thế là những tờ báo ‘’phản động’’ ra đời: Nhân Văn, Giai Phẩm của NguyễnHữu Đang, Trần Dần, Đất Mới của sinh viên, Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Những ngườiđã dám nhỏ nhẹ lên tiếng trong thời gian này, ngoài hai nhà đại trí thức mà bạn đọc đãbiết qua các Chương 12 và 17, còn có những cự Tướng như Phan Khôi, Nguyễn HữuĐang, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Văn Cao, Trần Duy, HoàngCầm, Trần Lê Vân, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Bùi Quang Đoài, Hoàng Tích Linh, Hà Thi, MaiSinh, Tạ Hữu Thiên v.v...Trong thời gian thứ nhì, đổi mới, thì ngoài những người đứng đầu các chươngtrên, có Phan đình Diệu, Nguyễn thanh Giang, Vũ huy Cương, Hoàng hữu Nhân,Nguyễn minh Cần, Trần mạnh Hảo, Nguyễn huy Thiệp, Bùi minh Quốc, Bảo Cự, HoàngTiến, Thế Vũ, Bảo Ninh, Phạm thị Hoài, Nguyễn mạnh Tuấn (1), Phùng gia Lộc, ...vànếu có thể kể thêm cả những người chưa hẳn phản tỉnh nhưng cũng tỏ ra bất mãn vàphê bình ban lãnh đạo đảng thì có thể nêu những tên như Trần văn Giầu, Nguyễn khắcViện, Dương quỳnh Hoa,Trần bạch Đằng, Phạm xuân Ẩn...và nhiều nữa...Vụ ‘’Nhân Văn Giai Phẩm’’ đã được Hoàng Văn Chí nói rất kỹ trong ‘’Trăm HoaĐua Nở Trên Đất Bắc’’ do Mặt Trận Văn Hóa xuất bản năm 1957 ở Sài Gòn. Ở đâychúng tôi chỉ lướt qua.1. Phan Khôi (1984-1959) là cháu ngoại của anh hùng Hoàng Diệu. Ông cũng lànhà cách mạng đã từng bị thực dân Pháp bắt giam, là nhà văn, nhà báo nổi tiếng trướckhi Việt Minh lên nắm chính quyền qua các cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh, Tản Đàv.v...Truyện ngắn ‘’Ông Năm Chuột’’ của ông đã bị các văn nô như Nguyễn công Hoan,Đào Vũ theo lệnh đảng xúm vào ‘’đấu tố’’ ông, gọi ông là ‘’tên mật thám của Tây’’, ‘’tênđại địa chủ chuyên bóc lột dân nghèo’’. Đào Vũ còn ám chỉ ông là ‘’con cóc già’’...Phan Khôi ngay từ đầu đã dám thẳng thắn nói chủ nghĩa cộng sản có nhiều sailầm và ông Hồ không nên nói ‘’tiểu thuyết phải có vai trò chính trị’’ vì khả năng văn họccủa ông ta rất giới hạn...Có lần ở chỗ đông người ông mời bạn bè nhai một chiếc kẹonội hóa trong khi uống cà phê. Miền Bắc thời ấy không có đường cát trắng (đườngkính). Ông giải thích: Kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó giúp làm nổi bật chấtđắng của cà phê. Chất đắng này có thể ví như sự lãnh đạo của đảng. Trong khi đó kẹocó thể làm cho chúng ta thưởng thức được hương vị của cà phê. Cái hương vị này cóthể so sánh với phẩm cách của người trí thức. Ông cũng là tác giả truyện ‘’Ông BìnhVôi’’ có dụng ý quảng diễn cái ý phản động của Nhà Thơ Lê Đạt ám chỉ lãnh tụ là ôngbình vôi càng già càng teo lại trong 4 câu thơ để đời của Lê Đạt. (xin xem Chương 1)2. Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, nguyên quán Kiến Xương, Thái Bình,tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, ông vào đảng hồi 1943 có nhiều thành tích vớiđảng nên được ông Hồ cử làm thứ trưởng thanh niên trong chính phủ liên hiệp năm1945. Trước đó ông là một nhà báo viết cho rất nhiều báo như Thời Báo, Ngày Mới, TinTức, Đời Nay...Trong sửa sai ông đã viết bài ‘’Vấn Đề Pháp Trị’’ đăng trên tờ Nhân Văn,lên án những vụ áp bức chà đạp nhân phẩm con người, đồng thời tố cáo các tòa án kếtán tùy tiện không dựa trên luật pháp. Vì bài báo này mà ông bị kết án tù 17 năm, sau đóbị quản thúc thêm 20 năm nữa. Nhà cầm quyền coi Nguyễn Hữu Đang là ‘’đầu sỏ’’ của214 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.Cuối năm 1992, Nhà Thơ Phùng Quán đã từ Hà Nội về Tỉnh lỵ Thái Bình rồi từ đóđạp xe đạp ngược gió gần 20 cây số đến thăm Nguyễn Hữu Đang ở thôn Trà Vy, xã VũCông, Huyện Kiến Xương. Trong một bài báo trong nước, được tờ ‘’Bản Tin ĐườngSống’’, (bản Tin số 2 tháng 10 năm 1996, xuất bản ở Quận Cam, California, hậu thâncủa tạp chí Đường Sống do nhà văn Trần Phong Vũ chủ trương), trích đăng lại, PhùngQuán đã tả cảnh sống cô đơn nghèo túng của con người đã từng được Hồ chí Minhđích thân cử làm trưởng ban tổ chức lễ Độc Lập và ra mắt chính phủ Việt Nam Dân ChủCộng Hòa ở vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ở tuổi 80 mà ông sống côđơn, lẻ loi, không vợ, không con, một mình phải tự lo lấy tất cả mọi sự. Quần áo rách tảtơi. Cái phòng chỉ rộng 5 mét vuông. Cái bàn chỉ có hai chân ‘’để cho nó giống người’’.Ghế thì dùng cái vại sành hàng xóm quẳng đi đem rửa sạch lật úp xuống ngồi cho‘’mát’’. Thức ăn thì lượm bao thuốc lá rỗng để đổi cho trẻ con lấy cóc, ngóe, và rắn đểkho tiêu, được gọi là ‘’chả cóc’’, ăn dần cho có chất protít. Chết thì đã tìm được một chỗtrũng dưới chân bụi tre gần nhà ‘’bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi, tôisẽ nằm ở đó chết để khỏi làm phiền ai...Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bòkịp ra đó trước khi nhắm mắt xuôi tay...’’ Nguyễn Hữu Đang nói với Phùng Quán nhưvậy. Thảm cảnh đó là kết quả của những lời phát biểu không đúng chính sách của‘’đảng ta’’. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Văn Cao, Phan Khôi, Đào Duy Anh vàbiết bao trí thức khác cũng bị bạc đãi, trù dập. Nhưng chưa thấy ai tả lại cảnh sống củahọ bi đát như Phùng Quán đã tả về Nguyễn Hữu Đang.3. Trần Dần (1926-1996), sinh quán Nam Định, tác giả tập thơ ‘’Ta Nhất ĐịnhThắng’’ và tiểu thuyết ‘’Người Người Lớp Lớp’’ cũng bị coi là một trong những ngườichủ xướng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Ông bị đánh ngay từ đầu, bị bắt giam, bắtlàm kiểm thảo. Những vần thơ nhẹ nhàng ‘’...không thấy phố thấy phường...chỉ thấymưa sa trên nền cờ đỏ...’’ cũng là cái cớ để ông bị bắt.4. Trương Tửu (1909-1999) nổi tiếng vì tác phẩm phê bình văn học ‘’TruyệnKiều và thời đại Nguyễn Du’’ dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa. Ông cũng là tác giảnhững cuốn ‘’Tương Lai Văn Nghệ Sĩ Việt Nam’’, ‘’Người Đàn Bà trong lịch sử vănhọc’’. Viên Mai-Lê Phương còn là bút hiệu khác của ông khi sáng tác những tiểu thuyết‘’Tráng Sĩ Bồ Đề’’ và ‘’Khi chiếc yếm rơi xuống’’. Những tác phẩm biên khảo của ôngthường hay gây tranh luận sôi nổi. Vì ông chủ trương ‘’chỉ nên viết những gì mới mẻ’’ và‘’cần khiến người đọc suy nghĩ và tranh luận’’. Sau vụ Nhân Văn-Giai Phẩm ông đã bịcác văn nô cỡ Hoài Thanh theo lệnh đảng chỉ trích kịch liệt. Nhưng vì là một Giáo Sư(Đại Học Sư Phạm và Đại Học Tổng Hợp) có tiếng tăm và uy tín lớn trong nhiều giớinên ông chỉ bị cấm dạy ở 2 trường này, chứ không bị bắt và đi cải huấn.5. Trần Duy, họa sĩ nổi tiếng với bài ‘’Những Người Khổng Lồ’’. Ông ám chỉ đảnglà người khổng lồ không tim, được ngọc hoàng Thượng Đế sai xuống trần gian làm khổloài người, vì không có tim. Trong bài có đoạn Nam Tào, Bắc Đẩu cùng với La Hầu vàKim Tinh tâu với Ngọc Hoàng:‘’Đoàn khổng lồ lúc được nặn ra, chỉ cốt lấy to nên hết nguyên liệu để nặn tim,cho nên trong đoàn khổng lồ phải xuống hạ giới có một bọn không tim. Ngọc Hoàngbiến thần sắc. Một vì sao hỏi: - Thiết nghĩ đoàn khổng lồ chỉ đánh với ma vương quỷ dữcần gì tim ? Ngọc Hoàng trả lời: - Nhưng ta tạo nên con người của ta cần sống giữa hoađẹp hương thơm. Vì sao lại tâu: - Nhưng bộ óc to cánh tay lớn chẳng đủ rồi ư ? NgọcHoàng phán: - Những cánh tay lớn của một người không tim sẽ đập nát những côngtrình của bộ óc hắn xây dựng...’’215 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


6. Hữu Loan (sinh 1916), nổi tiếng về bài ‘’Màu Tím Hoa Sim’’ được dân giantruyền tụng làm nhức óc đảng lãnh đạo. Bài này cũng như bài ‘’Hoa Lúa’’ sau đó đều dotờ ‘’Trăm Hoa’’ của Nhà Thơ Nguyễn Bính đăng tải và phổ biến. Sau vụ án Nhân VănGiai Phẩm tuy không bị án nặng như Nguyễn Hữu Đang, hay bị bắt giam và tra tấn nhưTrần Dần...nhưng Hữu Loan đã bị quản chế dài dài. Nhà Văn Hoàng Huệ trong một bàidiễn văn đọc tại đại hội văn nghệ miền Bắc năm 1956 đã nói: Hữu Loan bảo anh chỉ cómỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làm việc ban đêmtrong một cái phòng duy nhất trong đó sống vật vờ tất cả vợ chồng con cái.Tờ Thanh Niên đầu tháng 3.1991 có đăng bài của Nguyễn Duy thuật lại rằng ởtuổi 75 Nhà Thơ vẫn đạp xe đạp hàng chục cây số lên Thị Xã Thanh Hóa rồi về nhà tựxoay xở mà sống, không nhờ vả, qụy lụy ai. ‘’Có lần, ‘’được mời’’ lên huyện trình diện,bị một ông công an trạc tuổi con cụ cật vấn: ‘’Sao ông không lo làm nhà ?’’ Nhà Thơ giàđập ngay: ‘’Ta còn bận làm người’’. Câu này làm người đọc nhớ tới câu nói thời danhcủa Diogène, Nhà Hiền Triết cổ Hy Lạp, giữa ban ngày ban mặt đốt đuốc đi tìm người:‘’Hominem quoero’’ (ta đi tìm người)Mấy trang sau sẽ thấy Nguyễn huy Thiệp cũng nói về ‘’người’’ một cách rất ư làchua cay: ‘’chẳng có mặt nào đáng là mặt người’’.Đầu năm 1995, trả lời phỏng vấn của nguyệt san Thông Luận ở Paris, NguyễnHữu Loan đã nói về tình trạng xã hội xã hội chủ nghĩa và đường lối văn nghệ của đảngnhư sau:‘’...Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầuhết là ăn cắp, thi nhau ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lêntoàn là những người lý tưởng. Luận điệu thuộc lòng là: Không có ăn cắp mới lạ, có ăncắp là tất nhiên. Đấy là thứ sốt rét vỡ da của nhân vật Khổng Lồ, của một chế độ KhổngLồ. Đường lối đó ở ta được ông Trường Chinh tiếp thu và bảo vệ và truyền giáo như mộtthánh tông đồ xuất sắc.‘’Một người nhà báo hỏi ông: Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận ?Ông Trường Chinh sửng sốt:Anh nói sao ? Các anh vẫn được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi’’.Cũng trong bài phỏng vấn dành cho báo Thông Luận, Hữu Loan đã so sánh tìnhtrạng xã hội đầy trộm cắp đầu thập niên 90 với thời Pháp thuộc như sau:‘’Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có 5-6 têntrộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng còn lo ngayngáy cho số phận trâu bò, của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũng có vàichục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nàođể lạc nghiệp được ?’’7. Hoàng Cầm thời kháng chiến được mệnh danh là nhà thơ đuổi giặc. Ông làđội trưởng đội văn công của miền Bắc, sau 1954 lên làm đoàn trưởng. Tháng 4 năm1948 ông làm bài thơ ‘’Bên Kia Sông Đuống’’ cổ võ bộ đội cộng sản hăng say chốngPháp. Nhưng bài này bị những tay trùm văn nghệ phê bình ‘’còn nặng chất tư sản, lãngmạn’’. Ông có dính dáng đến vụ Nhân Văn-Giai Phẩm nên bị đuổi ra khỏi hội nhà văn.Thơ của ông không nhà xuất bản nào dám in. Cho đến sau ‘’đổi mới’’ thời Nguyễn vănLinh ông mới được thu lại vào hội nhà văn và phải đến 1991 người đọc mới thấy thơcủa Hoàng Cầm tái xuất hiện trên văn đàn xã hội chủ nghĩa. Bài thơ đầy chất tượngtrưng bí ẩn sau đây cho ta thấy tâm trạng của ông. Không dám nói thẳng, ông để ngườiđọc suy nghĩ và tự tìm hiểu về con người ông và tình cảnh đất nước:Hình rêu bóng nhớ216 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Em mất quê rồi anh mất emVừa khi tóc trắng rụng bên thềmHôm qua chợt thấy hình rêu lạIn đậm hình em vách láng giềngLưới nhện giăng tơ bờ kỷ niệmTấm voan che nửa mặt phù duChiều chiều anh đứng nhìn rêu đáThương vóc em gầy xiêu dốc mưaNhện bỗng đi đâu quá nửa ngàyGió cuồng si quét mạng tơ bayHình em chuyển dáng, rêu di độngEm đã thành ra một gốc cây.Anh cứ ôm cây, cứ đợi chờGió hòa mưa thuận quấn rêu tơCho em óng ả xôn xao hiệnGỡ mạng che thân lưới nhện hờ.8. Phùng Quán khốn đốn vì mấy vần thơ trong bài ‘’Lời Mẹ Dặn’’:Yêu ai cứ nói là yêu,Ghét ai cứ nói là ghét (...)Tôi muốn làm nhà văn chân thậtChân thật trọn đờiĐường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôiSét nổ trên đầu không xô tôi ngã.Bút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.(Văn số 21, ngày 17.9.1957)Hay bài ‘’Chống tham ô lãng phí’’, (Giải Phẩm Mùa Thu tháng 10 năm 1956) với nhữngcâu:Tôi đã gặpNhững bà mẹ già quấn giẻ ráchDa đen như củi cháy giữa rừngKéo giây thép gai tay máu chảy ròng ròngTôi đã gặpNhững cô gái trồng bôngHai mươi ? ba mươi ?Tôi không nhìn ra nữaMồ hôi sôi trên lưng,Mặt trời như mỏ hàn xì lửaĐốt đôi vai cháy hồng.Tôi đã đi qua (những vùng):Hai mùa lúa không có một bôngPhân người toàn vỏ khoai tím đỏTôi đã gặpNhững trẻ em còm cõiLên năm, lên sáu tuổi đầu,Cơm thòm thèm độn cám và rau.217 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tôi đã gặpChị em công nhân đổ thùngYếm rách, chân trầnQuần xắn quá gốiRun lẩy bẩy chui vào hầm xia tốiVác những thùng phân...(...)Những tên quan liêu đảng đã phê bình trên báoVà bao nhiêu tên chưa ai biết ai hayLớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy.Khắp mặt đất như ruồi nhặngỞ đâu cũng có!Đảng muốn phê bình tất cảPhải có một nghìn số báo nhân dân...9. Nguyễn Bính (1918-20.1.1966), người làng Thiện Vịnh, Huyện Vụ Bản, NamĐịnh, tác giả những tập thơ ‘’Lỡ Bước Sang Ngang’’, ‘’Hương Cố Nhân’’, rất nổi tiếngthời tiền chiến. 13 tuổi đã làm thơ. 19 tuổi đã được giải thưởng về thơ của Tự Lực VănĐoàn. Năm 1945 đang ở miền Nam, ông đã tham gia mặt trận Việt Minh, được cử làmtrưởng ty tuyên truyền Tỉnh Rạch Giá. Sau khi tập kết ra Bắc ông bắt đầu ‘’mất lậptrường’’.Trong thời gian sửa sai khi Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương Nhân Văn,thì Nguyễn Bính có tờ ‘’Trăm Hoa’’ cùng chí hướng phê bình, châm chích đảng. NguyễnBính rất rộng rãi với anh em văn nghệ sĩ chống đảng. Chính ông đã quảng cáo rầm rộcho bài ‘’Màu Tím Hoa Sim’’ của Hữu Loan và khi ông này vắng nhà trong đợt cải cáchruộng đất, Nguyễn Bính đã trả cho vợ ông 15 đồng nhuận bút cho bài ‘’Hoa Lúa’’ củaông, trong khi tờ Văn Nghệ của đảng chỉ trả 7 đồng cho một bài cùng loại. Một chỉ vànglúc ấy có 20 đồng. (Hữu Loan so sánh: Nhuận bút một cuốn sách ngày nay không bằngnhuận bút một bài thơ thời trước, và vì vậy nhiều nhà văn đã phải trở thành lưu manhvà/hoặc hèn nhát)Vũ thư Hiên cho biết Nguyễn Bính chết vào đêm trừ tịch Bính Ngọ (1966) trongmột hoàn cảnh bi thảm. Hàng xóm thấy mấy ngày ông không ra khỏi nhà, báo công anđến phá cửa vào thì thấy nhà thơ nằm chết còng queo bên chai rượu uống dở, trênmanh chiếu rách. (2)Đọc Đêm Giữa Ban Ngày đến chỗ này tôi sực nhớ tới mấy vần thơ của NguyễnBính thời tiền chiến mà chạnh lòng. Phải chăng nhà thơ đã nhìn trước thấy hoàn cảnhđất nước qua hoàn cảnh riêng của mình:Qua đêm tối đến ngày lại sángHết đông dài ảm đạm lại sang xuânSao lòng ta (Việt Nam) vẫn tối tăm muôn phầnChẳng được ánh bình minh (Tự Do) làm quang đãng ?10. Văn Cao (1923-1995), nguyên quán Huyện Vụ Bản, Nam Định, sinh tại HảiPhòng ngày 15.11.1923. Ông chỉ được học nhạc sơ sài ở một trường dòng Công Giáo.Nhưng nhờ tài thiên phú ông đã sớm thành công trong thơ và nhạc. Ông cũng là mộthọa sĩ từng có tác phẩm trưng bày tại các cuộc triển lãm tranh lớn.Thời tiền chiến ông đã nổi tiếng cùng với Đặng Thế Phong, người cùng Tỉnh, tuyrằng ông này yểu mệnh, chỉ để lại rất ít bài hát tuyệt hay. Những bài hát thính giả ưa218 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thích nhất được Văn Cao soạn trước chiến tranh gồm Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, BếnXuân, Cung Đàn Xưa, Thiên Thai, Trương Chi, Làng Tôi...Đó là những bản nhạc trữtình làm say mê đến huyễn hoặc người nghe. Nhưng ông đã cống hiến cho kháng chiếnnhững bài hùng ca có sức lôi cuốn lòng người, thúc giục đoàn quân hăng say ra trận.Đó là những bài Đống Đa, Bắc Sơn, Thăng Long Hành Khúc, Không Quân ViệtNam...nhất là bài Trường Ca Sông Lô hùng tráng lẫy lừng, lấy hứng từ kiệt tác ‘’DòngSông Xanh’’ (Danube Bleue) của Johann Strauss...Nhưng chế độ Hà Nội nợ ông bài Tiến Quân Ca sau trở thành ‘’quốc ca’’ cho tớingày nay. Ông đã sáng tác bài này trong lúc gia đình ông lâm cảnh nghèo túng phải rờibỏ quê quán ra Hải Phòng, còn ông thì sống nhờ sự bố thí của bạn bè, sống lay lất ởmột căn phòng nhỏ ở thủ đô. Hình ảnh một cô bé 3 tuổi trần truồng cô đơn bên bờ HồGươm giữa mùa Đông, gợi ông nhớ đến đứa cháu ruột cùng tuổi đi lạc trong chuyến ditản đã cuốn hút hồn ông vào những điệu nhạc cuồng loạn của bài Tiến Quân Ca.‘’Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường...đường bờ hồ, theo thói quen cố tìm mộtcái gì để nói, tìm một âm thanh đầu tiên.... (...)Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng.Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đangđun một thứ gì trong một cái ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím bập bùng trong những hốcmắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên 3. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nógiống như đôi mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìnmấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải con cái mấy người đó. Hình như nó làđứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám ngườichết đói dọc đường Nam Định-Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấyvề gác tôi viết được nét nhạc đầu bài ‘’Tiến Quân Ca’’. (3)Vì bài ca này mà một số người quốc gia ở miền Nam đã coi ông như văn nô hiếuchiến của cộng đảng. Nhưng thật oan uổng, ông làm vì lòng yêu nước chứ không vì chủnghĩa cộng sản. Ông mới chính là nạn nhân của chế độ. Vì sau cải cách ruộng đất ôngđã thức tỉnh và đã tham gia phong trào tự do dân chủ của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩmvà trở thành đối tượng trù dập của đảng. Họ đã quên đi những cống hiến của một thiêntài cho cách mạng, mà chỉ còn giữ lại hận thù đối với một người bất đồng chính kiến.Chẳng những ông không được trọng dụng, mà còn bị cấm sáng tác trong suốt 30 năm.Mãi đến 1986, trong thời ‘’đổi mới’’ người ta mới cho phép hát và phổ biến nhạc phẩmcủa Văn Cao. Nhưng ông cũng đã biết thân biết phận và biết đời, biết đảng rồi.Ông mất ngày 10.7.1995 tại Hà Nội. Năm ấy cũng là năm tuổi của ông, tuổi hợi.Đám tang được tổ chức long trọng, có tới 700 vòng hoa. Các vị tai to mặt lớn trongđảng và chính phủ, kể cả Tố Hữu, người đã sỉ vả ông hồi 1956, cũng đến ký tên vào sổphân ưu. Khoảng một vạn dân Hà Nội đã đến tiễn đưa Nhạc Sĩ Văn Cao đến nơi annghỉ cuối cùng. Người ta nói ‘’tiễn đưa Văn Cao về cõi ‘’Thiên Thai’’. Nhưng cũng cónhiều người không khỏi nhớ lời ông từng phát biểu một cách cay chua, nhưng dịu dàng,nhẫn nại: ‘’Lên đến Thiên Thai rồi muốn về trần ngay’’. (4). Thiên Thai mà Văn Cao nóiđây là ngầm hiểu thiên đường cộng sản đấy.Sau đổi mới, thời Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư:1. Nguyễn thanh Giang, hiện ngụ tại A 13 P9 TTPK Hòa Mục, Phường TrungHòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. (D.Th. 8.586.012) sinh năm 1936 là nhà điạ vật lý học nổitiếng, năng có dịp ra nước ngoài kể cả Hoa Kỳ. Nước tư bản gộc này đã tặng ông danhhiệu ‘’viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nữu Ước’’, năm 1999.Ông không phải là đảng viên cộng sản, mặc dù bên vợ ông có nhiều người rất cóthế lực trong đảng. Ông là bạn, cộng sự viên trong nhiều chục năm, nếu không nói là219 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thầy dạy của chủ tịch nhà nước Trần đức Lương, khi còn làm việc tại tổng cục địa chất.Ủy viên thường trực bộ chính trị Phạm thế Duyệt đã từng có thời làm việc dưới quyềnông và được ông đào tạo.Ông còn là cố vấn của Tướng Trần Độ. Vì vậy sau khi đảng khai trừ Trần Độđược 3 tháng họ đã cho bắt Nguyễn thanh Giang vào ngày 4 tháng 3 năm 1999. Việcbắt bớ này xảy ra sau khi tổng bí thư Lê khả Phiêu đi Bắc Kinh về, khiến có dư luận chorằng Phiêu bị áp lực của Trung Quốc mà bắt Nguyễn thanh Giang. Ở các chương trênđộc giả đã thấy Hà sĩ Phu, Vũ thư Hiên, Nguyễn Hộ đều bị bắt trong khi đang đi đường.Thì Nguyễn thanh Giang cũng bị bắt giống như vậy. Rồi nhà ông cũng bị công an khámxét để tìm bằng chứng buộc tội ông. Nhưng do ông là nhà khoa học nổi tiếng cả ở nướcngoài, nên các cơ quan nhân quyền quốc tế đã can thiệp riết và ông đã được thả trungtuần tháng 5 vừa qua (1999).Ngay từ khi nhà địa chất học này mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách theochiều hướng dân chủ đa nguyên trong các bài báo ‘’Nhân quyền, khát vọng ngàn đời’’,và ‘’Bầu cử quốc hội’’ hồi 1997 ông đã bị nhà cầm quyền theo dõi, canh chừng chỉ chờcó một cái cớ gì đó để trị tội. Bài ‘’bầu cử quốc hội’’ ông rút từ kinh nghiệm bản thân:Năm 1993 ông đã cao hứng ra ứng cử vào quốc hội khóa IX. Mặc dù 99% cử tri tánthành, ông vẫn bị đảng mánh mung làm ông không đủ phiếu của cơ sở đề cử. Vềchuyện mánh mung, gian lận này, nhà văn Hoàng Tiến đã nhận xét trong một bài viết vềvụ Trần Độ bị khai trừ đầu năm nay:‘’Hầu như mọi người tham gia vào việc tổ chức bầu cử, cũng như cử tri đi bầu,đều thấy mình làm một công việc đã được xếp đặt từ trước, đại giả dối, vậy mà họ vẫncứ làm. Không thấy ai phản ứng. Thế mới kỳ!’’Cũng nên nhắc lại rằng năm ngoái, khi Nguyễn thanh Giang vào Nam với ý địnhtìm cách giúp đỡ những gia đình thương binh tử sĩ, nạn nhân chiến tranh, không phânbiệt bên này hay bên kia ông cũng đã bị bắt giữ một thời gian vắn. Ông bị bắt do chínhsách phân biệt đối xử của đảng, ‘’không lẫn lộn thù với bạn’’ (!)Trong một bài ký sự viết ít lâu sau khi được thả ông đã tỏ lòng biết ơn bạn bènăm châu bốn bể đã vì bênh vực nhân quyền can thiệp cho ông. Ông ca ngợi hànhđộng đó, bảo nó chứng tỏ tình anh em bốn bể, và đúng nghĩa ‘’Internationale’’. Ôngcũng nói có Trời Phật phù hộ ông cho nên, như có người nói: ‘’Cứ mỗi lần người ta dìmanh xuống một nấc thì anh lại bật cao lên hai ba nấc’’. Rồi ông đưa con gái ông ra làmví dụ. Truớc khi ông bị nạn lương cô ta là một thì sau khi ông bị nạn lương cô ta tănglên gấp 10...Trong bài ký có mấy hàng sau đây đáng chú ý hơn cả:‘’Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: ‘’Tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói,phải viết như anh, nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợcon cháu bị trù diệt’’.2. Phan đình Diệu là nhà toán học xuất sắc của Việt Nam. Ở vào vị thế của mộtnhà khoa học ông đã nhiều lần đề xuất những cải tổ về tổ chức, nhằm đưa tới một nềndân chủ tự do cho đất nước. Bản ‘’Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắcphục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước’’ được coi làtích cực và triệt để vì đã dám thẳng thắn bác bỏ quyền lãnh đạo chuyên chính của đảngcộng sản. Đồng thời đề ra những biện pháp cụ thể để thực thi quyền dân chủ tự do củangười dân.3. Phùng gia Lộc là một nhà văn tương đối trẻ rất nghèo lại nhiều bệnh nan trị.Ông cũng không có chân trong hội nhà văn. Nhưng tên tuổi ông đã được độc giả ở hải220 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ngoại biết đến nhờ bài ký ‘’Cái đêm hôm ấy đêm gì’’. Trước đó ông cũng đã có truyệnngắn ‘’Con Bò Thải’’. Cả hai bài đều nói đến cảnh sống khổ cực của người dân nôngthôn, bị cưỡng bách vào hợp tác xã, chịu cảnh áp bức, sống dở chết dở vì thuế nôngnghiệp. Con bò của xã viên khi chưa vào hợp tác xã thì béo tốt, chỉ mấy tháng vào hợptác xã rồi thì chỉ còn da bọc xương, khiến chủ nhân cũ của nó thương hại cố giải thoátcho nó khỏi cái hợp tác tắc trách cha chung không ai khóc, bò chung chẳng ai nuôi ăn...Đó là tóm tắt truyện ‘’Con bò thải’’. Còn bài ký làm Phùng gia Lộc nổi tiếng thì đâyxin trích một vài hàng. Chuyện xảy ra vào cuối năm 1983, ở một xã thuộc Tỉnh Phú Yên,bên bờ Sông Chu, quê của tác giả. Cảnh gia đình tác giả, lúc ông về đến nhà:‘’Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói.Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học, thằng nhớn, đang học bài ởnhà trên.Thấy tôi về thằng Thức reo lên:- A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố ?- Có cái rét cóng đây này!Tôi nói rồi giắt xe vào nhà, mở túi gạo xách xuống bếp khoe:- Ứng được 5 cân gạo!Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếpsưởi. Cụ bảo:- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!Tôi hỏi:- Nhà ăn rồi hả mẹ ?Thằng cu Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói:- Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học với con, ăn cháo rau má rồi.Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải.Tôi thấy cay xè trong mắt.- Thế thì nấu thêm thêm vào. Hết thì tao đi bới đất nhặt cỏ, van ông vái bà. Làmcon người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào ?(...)...Thấy chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại muốn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lótcho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát đôi đũa. Cuộc chào mời đun đẩy, nhườngnhịn nhau rõ bực. Tôi lùa hai bát với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ,thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại. Hắn sợ mẹ. (...)...Hai vợ chồng than với nhau về số thuế nông nghiệp còn thiếu một tạ mười haicân, mà chẳng lấy đâu ra mà trả:Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cáiđời...Bỗng có tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: Từ đội 1 đến đội 15, nhưmột sự bùng nổ giây chuyền. Tiếng loa phóng thanh...Danh sách những nhà thiếu thuế...’’ Tiếng chó sủa ôi là chó sủa...Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc...Tiếng chó sủavang, tiếng lợn kêu eng éc...- Cứ bắt lấy chiếc xe đạp, phích, xô, bắt ráo...Chị Cò Lộc, mở cửa ra!Thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, thấy em khóc cũng òakhóc toáng lên. Thằng Học 12 tuổi...cũng níu lưng tôi run bắn. (...)- Theo danh sách đội báo chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu đem nộp ngay....Bàcụ đáp thay con dâu: Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh các bác không221 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phátnề, vàng cây úa lá đây à ?’’Những cuộc đối đáp và lục lọi gay gắt, gắt gao, mặc dù ở đó có mặt cả người emhọ của tác giả làm bí thư đảng ủy. Người ta bắt chiếc xe đạp của ông, ông dọa kiện lênông Đồng, và nói mình là nhà báo. Họ đâm ngại không dám lấy. Nhưng cuối cùng ngườita khám thấy thóc để dành trong chiếc quan tài, cỗ quan tài chuẩn bị cho mẹ tác giảtrăm tuổi. Thóc cũng để làm ma.‘’Bà cụ nói như rên rẩm:- Đã bảo xay phứt đi cho con nó ăn, không nghe. Cứ bóp mồm, bóp miệng đểdành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là.Một tay râu tóc xồm xoàm hỏi:- Chị có gánh đi hay không thì chị cũng bảo.Một tay khác, tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:- Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này. Nhưng lại có bọn khác đến chỗ emlàm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bể cả hòm ra, chịphải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từbếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít- Cháu van các chú, các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn đểdành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!- Buông ra, ô hay, đồ con nít!Bà cụ loạng quạng đi lại, giơ gậy cản:- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương chút thân già, để phúc đức chocon cháu.Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng quèo như chiếcghế đổ.- Ôi Đảng ôi là Đảng ôi...Trông xuống mà coi!Tôi xốc mẹ lên giường bịt mồm cụ lại:- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế.Đảng không chủ trương thế này!Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chựctung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng và bì. ...hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp...Việc thật ở nhà tôi đêm 28 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là bịa.Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: ‘’Cái đêm hôm ấy...đêm gì ?’’(1987).4. Trần mạnh Hảo và Chế lan Viên.Trần mạnh Hảo nổi tiếng vì tiểu thuyết ‘’Ly Thân’’ chống chế độ vừa in ra thì cólệnh trên thu lại trong trường hợp tương tự như cuốn Nổi Loạn của Đào Hiếu (5). Từ đóông bị theo dõi canh chừng ráo riết. Nhưng nhờ biết ‘’cư xử’’ phải phép, nay ông vẫnđược phép in tác phẩm của mình. Ông có cuốn ‘’thơ phản thơ’’ được giải thưởng củahội nhà văn năm 1996, vừa tái bản trong đó có một bài viết về Chế lan Viên rất đặc sắc.Ai cũng biết Chế lan Viên là nhà thơ rất nổi tiếng thời tiền chiến ngang hàng với Thế Lữ,Xuân Diệu. Đến thời chiến tranh, cách mạng, ông đã cúc cung phục vụ cách mạng hếtmình. Nhưng theo Trần mạnh Hảo thì cuối đời ông rất nghèo, phải đích thân nấu cámnuôi heo để sinh sống. Khi gần chết ông đã trối lại là hãy thiêu xác đưa gửi vào chùa.(6)‘’Càng gần cái chết, thơ ông viết càng hay, càng bớt chất luận đề, chính luận,222 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


càng thêm cảm xúc và sâu đọng. Hầu hết các nhà thơ mới, kể cả Xuân Diệu, Huy Cận,cái phần thơ hay nhất, đóng góp lớn nhất cho thi đàn lại là những thi phẩm ra đời trướcnăm 1945. Chỉ có Chế lan Viên và phần nào Tế Hanh, những trước tác sau này thậmchí còn đồ sộ, còn hay hơn nhiều thời tiền chiến’’.Không rõ Trần mạnh Hảo muốn ám chỉ điều gì khi ông trưng dẫn 3 câu thơ củaChế lan Viên:Con trâu nghé ọCó cặp sừng bỡ ngỡChiều buồn không biết cọ vào đâu (1988)Rồi bình luận: ‘’Câu thơ viết như chơi, viết như đùa, như không mà hay đến nghihoặc. Yêu biết bao nhiêu cái cặp sừng non bỡ ngỡ của thi ca. Này con nghé ọ, mi đangcọ sừng vào cõi hư vô mà chẳng biết. Nhà thơ bảy mươi tuổi nhưng thi ca mà ông sinhra muôn đời phải là con trẻ, phải là con nghé ọ của đời. Con nghé thơ sẽ lớn thành contrâu kéo cày trên cánh đồng văn học. Và, trâu thơ ơi, sau khi ngươi chết đi, người đời sẽmượn da ngươi làm trống, để đánh lên nhịp nhảy, nhịp sống của con người. Và trâu thơơi, xin mi để lại cặp sừng làm chiếc tù và báo động...’’Tại sao Trần mạnh Hảo lại xin trâu thơ để lại chiếc sừng làm tù và báo động ?Sao lại báo động ?5. Nguyễn mạnh Tuấn, nổi tiếng vì cuốn ‘’Cù Lao Tràm’’ viết thời ‘’cởi trói’’ củaNguyễn văn Linh. Năm 1990 ông đã xin ra khỏi đảng, nói là để ‘’có thể sống đàng hoàngbằng ngòi bút của mình. Sau đó ông đã có 3 cuốn ‘’Yêu như là sống’’, ‘’Ngoại Tình’’, và‘’Nền Móng’’. Trong lời nói đầu cuốn Nền Móng, tác giả viết: ‘’Mọi khắc nghiệt của hoàncảnh, dầu có đầy nước mắt cũng không đáng sợ, chỉ sợ sự thiêng liêng và niềm tin ởnơi mình không còn’’.Một nhân vật trong truyện đã cho biết lý do cô ta vào đoàn như sau:‘’Em vào đoàn không phải vì lý tưởng. Tuyền đáp lại rất nhanh. Tất nhiên emchẳng nói điều đó với bất cứ ai. Bố em là dân ‘’hợp tếch’’, em phải vào Đoàn để lý lịchđỏ lên, sang năm thi vào đại học cho dễ. Chỉ có thế thôi’’.6. Tô Hoài (1920) là nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến với cuốn ‘’Dế mèn phiêuliêu ký’’. Đầu thập niên này ông có cuốn ‘’Cát Bụi Chân Ai’’ cũng đáng chú ý. Ông đã bịbắt về tội ‘’cùng đàn em tìm đủ cách chối bỏ những giá trị xây dựng chế độ từ trước tớinay’’. Theo tờ văn hóa nghệ thuật thì chính Tô Hoài là người đã thu thập những tácphẩm chống đối trong nước gửi ra ngoại quốc.7. Hoàng Tiến là nhà văn được nói đến nhiều ở Hải Ngoại trong năm nay. Nămngoái ông đã được Tổ Chức Cảnh Giác Nhân Quyền (Human Rights Watch) tặng giảithưởng ‘’Hellman Hammett’’ cùng với 7 nhân vật Việt Nam khác trong đó có LữPhương, cựu thứ trưởng của ‘’chính phủ lâm thời’’ cộng hòa miền Nam, đại đức ThíchTrí Siêu và nhà thơ Phạm Thái Thủy.Ông đã từng bị coi là có khuynh hướng xét lại hồi 1964, vì tập truyện ngắn‘’Sương Tan’’ mô tả những cái sai quấy trong Cải Cách Ruộng Đất, những cảnh buồnđau trong chiến tranh. Ông ngưng sáng tác suốt hơn hai chục năm. Mãi đến 1979 mớithấy có bài vở của ông trên báo. Hoàng Tiến lại được biết đến qua những tiểu thuyết‘’Hà Nội của tôi’’, ‘’Con Rồng Thần Thoại’’, ‘’Mùa Hoa Nghệ Rừng’’ và ‘’Người đàn bà cókhuôn mặt trăng rằm’’. Ông cũng có viết về Hồ Xuân Hương, về chữ Quốc Ngữ.Khi Tướng Trần Độ bị khai trừ vào đầu năm, Hoàng Tiến là một trong nhữngngười đầu tiên lên tiếng ‘’Tôi Tán Thành Với Tướng Trần Độ’’ và nêu cao chủ trương‘’Hợp Lực Đồng Hướng’’ nhằm ‘’tạo sức mạnh đẩy cỗ xe Việt Nam thoát khỏi vũng lầy’’.223 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Sau loạt bài nói trên, Hoàng Tiến đã ‘’bị săn sóc tận tình cùng với nhiều ngườikhác nhất là nhà báo Vũ Huy Cương’’, như ông đã nói với ký giả Đài Á Châu Tự Do.Cũng trong bài phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Hoàng Tiến cho biết:‘’Tôi theo Đạo Phật. Tôi tin Giời Phật đã chi phối hết cả rồi’’. Được hỏi thêm sốngười mang tinh thần nghĩa cả như ông nói có đông không, ông lại nhắc đến Trời Phậtlần nữa:‘’Cũng đông, cũng đông đấy. Bây giờ nhiều người lên tiếng nói hay lắm. Nóichung tôi thấy rất mừng. Giời Phật chi phối rồi đất nước mình sẽ khá lên’’. Nghĩa là ôngtin đất nước một ngày kia sẽ được tự do dân chủ. Ông còn tiết lộ về sự chuyển hướngsuy nghĩ của một số đảng viên:‘’Nó có cái lạ thế này. Trong sâu thẳm, họ đều tin vào tôn giáo cả đấy. Thí dụ nhưông Đỗ Mười ngay hồi còn đương nhiệm tổng bí thư cũng đến chùa thắp hương cơ mà,cũng lễ Phật cơ mà. Dạo này nhiều người trong nước nói về nghiệp quả, họ còn viếtthành chuyện đăng báo. Nhờ thế nên nhiều người cũng bớt ác đi. Nếu không họ cứ nóiduy vật chủ nghĩa là không có tin gì cả, chết là hết thì nguy lắm. Nhưng bây giờ nhiềungười trong bọn họ cũng sợ rồi. Nhiều ông trưởng ty công an bây giờ đi lễ như điên ấy.Họ về hưu rồi, bây giờ họ sám hối ấy mà. Họ chăm đi lễ lắm. Những người đang cầmquyền mà nghĩ được như thế nữa thì hay lắm’’.Khi nghe tin Nguyễn thanh Giang bị bắt, Hoàng Tiến đã gửi cho các nhà lãnh đạođảng và nhà nước một lá thư dài để phản đối. Trong thư ông đã nhắc lại khẩu hiệu XôViết Nghệ Tĩnh: ‘’Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ’’, những vụ bắt bớ và trù dậpnhững nhà đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường và một loạt văn nghệ sĩtrong Nhân Văn Giai Phẩm, cũng như cách xử lý đối với những nhà trí thức khác nhưPhan đình Diệu, Nguyễn xuân Tụ, Nguyễn khắc Viện, Hoàng Linh...kể cả Luật SưNguyễn hữu Thọ là những người có công với đảng với kháng chiến.Chính ông cũng đã bị rầy rà: Cắt điện thoại, bao vây thư tín, bạn bè ông đến chơibị đe dọa, tác phẩm bị cấm in. Người ta còn gửi tài liệu ‘’phản động’’ đến nhà ông để tìmcách vu cáo...Tình trạng này xảy ra sau khi ông đề nghị cho báo chí tự do trong buổihọc tập nghị quyết do hội nhà văn tổ chức ngày 30.10.1996.Vậy mà một năm sau ông lại gửi thư cho bộ trưởng văn hóa thông tin Nguyễnkhoa Điềm đòi thực thi tự do báo chí. Ông trích dẫn điều 69 của hiến pháp để lên ánluật báo chí mới là vi hiến.8. Nguyễn Phong Hồ Hiếu có bằng cử nhân kinh tế và cao học Lịch Sử. Ông gianhập đảng cộng sản năm 1966. Năm 1990 bị khai trừ. Hiện là một trong những ngườihăng say cổ võ cho một nền dân chủ đa nguyên. Ông phê phán chủ nghĩa Mác là khôngtưởng. Lên án chế độ hiện nay ở Việt Nam là tay sai cho ngoại bang. Ngày 1.8.1993ông đã đọc một bài tham luận tại nhà văn hóa lao động Sài Gòn về vấn đề cấm vận củaHoa Kỳ đối với Việt Nam. Sau đây là một vài đoạn vắn trích từ bài tham luận:‘’Phong trào cộng sản là phương thuốc hiệu nghiệm chống đế quốc trong thế kỷqua...Nhưng Mác chưa có một công trình nào hoàn chỉnh về cái gọi là chủ nghĩa xã hộiVề nền kinh tế tư bản ông nói:‘’Và phải chăng, đã đến lúc chúng ta nên công bố công khai đi vào nền kinh tế tưbản, chứ không nên lấp lửng, đầu Ngô mình Sở ‘’kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa’’Về quyền dân chủ:‘’Dù đảng cộng sản có công trạng lớn đến đâu đối với tổ quốc thì họ cũng chỉchiếm 2/66 triệu người, nghĩa là không tới 3%. Hai triệu người không được quyền nắm224 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hết quyền của 66 triệu ngưòi còn lại. Ai cho họ làm điều đó ? (...)Lâu nay dưới chính thể xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền dân đều được ghi tronghiến pháp, nhưng tất cả đều được diễn dịch theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là khôngcó gì hết.Quyền tự do cư trú nhưng phải có công an cho phép, phải có hộ khẩu.Quyền tự do lập hội, nhưng chỉ cho phép những hội đoàn dưới sự lãnh đạo củađảng.Quyền tự do báo chí nhưng chỉ có những tổ chức của đảng mới được phép rabáo. Tư nhân xin miễn.Quyền tự do ứng cử, bầu cử, nhưng do đảng chọn người ra ứng cử. Dân thì ‘’tựdo bầu thoải mái’’.Nguyễn Phong Hồ Hiếu, có lẽ bị ảnh hưởng bởi Hà sĩ Phu cũng ví chủ nghĩa xãhội như chiếc thuyền mà đảng đã dùng để vượt con sông ‘’độc lập’’. Nhưng ‘’Từ 1975đến nay, chúng ta vẫn vác con thuyền đó trên vai để đi bộ đến ‘’tự do hạnh phúc’’. Gầnhai thập kỷ qua cho thấy con thuyền đó không chạy trên bộ đuợc. Chẳng những nó trởngại cho việc đi tìm ‘’tự do hạnh phúc’’, mà nó còn làm vướng cả bước đi và tầm nhìn’’.9. Lữ Phương, một trí thức miền Nam đi theo đảng, theo mặt trận giải phóngmiền Nam, làm đến thứ trưởng văn hóa trong ‘’chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam’’.Ông đã vào đảng, rồi tự ý bỏ đảng vì vỡ mộng. Nhìn vào thực tại xã hội Việt Nam saukhi cộng sản chiếm cả nước, và nghiên cứu thêm, đọc thêm những tài liệu mới tràn vàoViệt Nam từ khi có ‘’đổi mới’’, Lữ Phương đã nhận ra rằng chủ nghĩa Mác chỉ là một thứý thức hệ như mọi ý hệ khác. Ông đã nói rõ điều đó trong thư gửi Trần Độ dịp Tết KỷMão, khi được tin ông tướng này bị khai trừ khỏi đảng:‘’Chẳng ai ngăn cản người ta nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản là thứ lòng tốt. Nhưnggọi nó là ‘’khoa học’’, ‘’sự tất yếu của tương lai’’, hoặc một cái gì đó ‘’duy nhất cáchmạng’’ để trở thành cái tốt nhất và vĩnh viễn thì đó là điều ngộ nhận khó tồn tại vàonhững ngày tận cùng của thế kỷ này. Không hơn không kém, đó chỉ là một ý thức hệthôi, không phải chỉ là ý thức hệ cầm quyền mà là một ý thức hệ theo nghĩa tổng quátnhất của từ ngữ’’.Về chuyên chính vô sản: ‘’trên thực tế chỉ là chuyên chính của chừng mấy chụcngười tự cho mình đại diện cho cả giai cấp mà sự tồn tại của nó chỉ là một bóng ma củathế kỷ đã qua’’.10-11. Kim Hạnh và Trần huy Quang, một người là tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ đãbị mất chức vì dại dột tiết lộ Bác đã có vợ. Còn một người, Trần huy Quang thì bị đuổikhỏi tạp chí Văn Nghệ, Hà Nội, vì truyện ngắn ‘’Linh Nghiệm’’ ám chỉ ông Hồ lừa bịp dânlành hô hào họ đi tìm cái bánh vẽ to tổ bố, mà tác giả cứ úp mở bảo là ‘’tìm cái này’’.Đây là nguyên văn đoạn kết:‘’...Hóa ra thiên hạ đang bu lại chung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có đượcthiên hạ. Hinh sung sướng đến rớm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về. Cái đám đôngấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước, thất vọngra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. ‘’Tìm cái này’’ là cái gì thì không ai biết,nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trởthành một dòng nước...’’.Số báo Văn Nghệ có đăng truyện ngắn ‘’Linh Nghiệm’’ đã bị thu hồi và thiêu hủytức thời. Giữa năm 1992 Trần huy Quang lại táo bạo viết một bài báo vắn đăng trên tờTiền Phong nhan đề: ‘’Ám Ảnh Có Thật’’ khiến tác giả và chủ nhiệm tờ báo lại bị phêbình gắt gao và số báo cũng bị tịch thu gấp. Đó là câu chuyện của một cô gái tên Thơm225 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ị bắt vì tội tư tình với người yêu. Nhưng cô không chịu nhận tội vì không có bằngchứng. Bí thư chi bộ ra lệnh: ‘’Con đĩ già mồm, các đồng chí dân quân hãy khám nó. Cótinh dịch đàn ông trong đó là nó trắng mắt ra’’. Cô gái uất ức tự tử. Hai năm sau tên bíthư chi bộ ‘’tự nhiên hai con mắt nổ tung...’’ Chắc tác giả muốn nhắn với đảng: ‘’Coichừng ác giả ác báo đấy’’12. Bảo Ninh là con Giáo Sư Hoàng Tuệ, từng chiến đấu ở Miền Nam. Ông làmột nhà văn quân đội khá trẻ đã có can đảm động đến chỗ yếu của đảng, chỗ phi nhân,chỗ ‘’buồn’’ lòng của ‘’chiến tranh’’, khiến bị đảng canh chừng theo dõi. Cuốn tiểu thuyết‘’Thân Phận Của Tình Yêu’’ hay ‘’Nỗi Buồn Chiến Tranh’’ đã được hội nhà văn Hà Nộixếp vào chuyện hay nhất trong năm 1990. Nhưng không phải vì nó được giải thưởngmà quốc tế chú ý. Người ta chú ý đến Bảo Ninh vì ông dám đưa vào truyện những hìnhảnh tàn ác rùng rợn của chiến tranh, một cuộc chiến, tác giả không dám nói là phinghĩa, nhưng xét cho cùng chẳng đi đến đâu. Ông đã thuật lại một trận đánh trong đêmhai bên xáp chiến, một người lính ‘’ngụy’’ bị văng xuống cùng một hố bom, bàn chân đãbị đứt, ruột bị lòi ra. Phan leo lên khỏi hố đi tìm bông, băng để băng bó cho ‘’kẻ thù’’.Trong khi trời mưa như trút và hố bom quá nhiều, Phan lồng lộn đi tìm suốt đêm khôngthấy cái hố cũ, để rồi sáng ra thấy tất cả các hố đều đầy ấp nước, nghĩa là ‘’tên ngụy’’đã chết sặc dưới hố. Hình ảnh đó ám ảnh Phan không nguôi:‘’Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tìnhyêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát.Nghĩa là buồn là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trongthời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụthể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng mắt lại thì khôngcòn là nỗi buồn nữa, mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có chạm tới những cáichết’’.13. Phạm thị Hoài còn rất trẻ, khoảng 40. Thông thạo tiếng Đức, nói được Anh,Pháp, thích đọc sách Tây Phương. Bùi Tín đã trưng câu Phạm thị Hoài nói: ‘’Ở ViệtNam, không phải tôn giáo, mà văn học luận đề mới chính là thuốc phiện của nhân dân’’.Rồi khen: ‘’Sâu sắc, già dặn bao nhiêu, ở cô gái trẻ bề ngoài dịu hiền này!’’14. Trần Tiến, một nhạc sĩ trẻ (53 tuổi) sáng lập ban dân ca nổi tiếng vì bài cachâm biếm ‘’Nhạc Rock quanh chiếc đồng hồ’’. Bản nhạc ngụ ý nói chiếc kim chỉ giây bétí xíu phải làm việc vất vả liên tục không ngơi, trong khi chiếc kim giờ to tướng ì ạch nhưchẳng thèm cất nhắc. Nhưng muốn biết giờ giấc người ta chỉ để ý đến kim giờ. Chỉ khinào đồng hồ chết mới thấy kim giây. Có lẽ kẻ có quyền đã hiểu được thâm ý tác giả,nên chỉ sau vài lần trình diễn thì ban nhạc của Trần Tiến bị cấm hoạt động. Ông nói:‘’Lãnh đạo Việt Nam luôn luôn hãnh diện vì đã chiến thắng Mỹ, nhưng họ quêncung cấp cho dân chúng những nhu yếu phẩm thường ngày như gạo, nước và nhữngđóa hoa hồng’’.15. Nguyễn huy Thiệp, sinh 1950, Giáo Sư môn sử, tác giả gần một trăm truyệnngắn đủ loại, 5 vở kịch, một số bài thơ và nhiều kịch bản phim. Ông được độc giả ưathích, được các nhà phê bình săn đón. Ông đã kéo chú ý của mọi người bằng việc tạmngưng viết trong mấy năm liền vào đầu thập kỷ này. Người ta thấy ông ngồi thiền dướichân tượng Phật.Ông cũng nổi tiếng với truyện ngắn ‘’Tướng Về Hưu’’ xuất hiện lần đầu tiên trênbáo Văn Nghệ của hội nhà văn Việt Nam ngày 20.6.1987. Đầu năm nay ‘’Tướng VềHưu’’ được nhà xuất bản Văn Học chọn cùng với 29 truyện ngắn khác của Nguyễn huyThiệp cho ra thành tập truyện nhan đề ‘’Như Những Ngọn Gió’’. Sách dày 624 trang.226 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Tướng Về Hưu đã được dịch ra Pháp Văn (Un Général à la retraite). (xem Chương 8 và13)Người kể chuyện ‘’Tướng Về Hưu’’ là kỹ sư 37 tuổi, có vợ là bác sĩ làm ở nhàthương phụ sản, có hai con. Ông bố tên Thuấn, suốt đời đi bộ đội, 70 tuổi mới về hưuvới hàm Thiếu Tướng. Quà của ông đem về cho gia đình, gồm cả người làm, đồng đềumỗi người 4 mét vải lính. Người con dâu nói: ‘’Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại’’Mọi người cười ồ’’. Vợ ông Tướng ở nhà đã lẫn. Sau khi ông về hưu ông đi chơi xa vớimấy người làm, lúc về bà vợ đang chờ chết. Bỗng một hôm có điện từ xa. Người ta cầnông đến giúp. Ông trở ra mặt trận (giáp giới Trung Quốc). Chết ở đó. Câu chuyện khôngcó gì gây cấn. Nhưng những câu đối đáp của những nhân vật trong truyện đáng chú ý:‘’Ông Bổng...lại hỏi: ‘’Chị ơi, chị có nhận ra em không ?’’ Mẹ tôi bảo: ‘’có’’. Lại hỏi:‘’Thế em là ai ?’’ Mẹ tôi bảo: ‘’Là người’’. Ông Bổng khóc òa lên: ‘’Thế là chị thương emnhất. Cả làng họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồkhốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người’’.Và ở một đọan sau:‘’Khi liệm mẹ tôi, cha tôi khóc. Ông hỏi ông Bổng: ‘’Sao bà ấy rút nhanh thế ?Người già ai cũng chết khổ như thế này à ?’’ Ông Bổng bảo: ‘’Anh lẩm cẩm. Hôm nàonước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn. Mỗi lính tráng cácanh, ‘’đòm’’ phát là sướng’’.Và lại ở một đoạn sau nữa:‘’Vợ tôi bảo: Tôi còn 2 con gái cơ. Tôi bảo: ‘’Thế các người tưởng làm đàn ông thìkhông nhục à ?’’ Cha tôi bảo: ‘’Đàn ông thằng nào có TÂM thì nhục. TÂM càng lớn thìcàng nhục’’. Vợ tôi bảo: ‘’Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay cócô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. TÂM đấy. Ăn là trên hết’’. (trang47)Trong truyện ngắn ‘’Con Gái Thủy Thần’’, nhân vật chính là Chương, một thằngbé 14 tuổi mà là thợ cày chủ lực trong hợp tác xã. Bốn giờ sáng đã bị gọi đi cày. Ruộngcày là chỗ đất xấu nhất làng. Trưa đến vừa về đến nhà mẹ lại bảo phải đi đào đá ongnộp hợp tác xã vì còn thiếu 80 viên. Đào hết buổi chiều cũng chỉ được 20 viên. Tối về lạiphải ngồi lột nan bán cho người ta đan mũ...Cứ thế làm quần quật suốt ngày. ‘’Một dạoông Thìn, chủ nhiệm mới’’ hỏi Chương thích làm kiểm tra hay bảo vệ ? ‘’Tôi bảo: ‘’Kiểmtra cháu chẳng làm đâu, hay gì chuyện mách lẻo. Cháu làm bảo vệ’’.Nó gác ruộng mía ở ven sông, rộng vài chục mẫu. Một hôm ‘’tôi nghe thấy tiếngmía đổ, chạy ra, thấy mía nằm ngổn ngang trên cát, trông xót lắm. Tôi điên người, bắnmột phát súng chỉ thiên. Năm sáu đứa trẻ con trần truồng chạy ào ra. Một đứa con gáichừng 12 tuổi có vẻ như tên cầm đầu, còn kéo theo cả một cây mía chạy. Tôi gào lên:‘’Đứng lại!’’ Bọn chúng hoảng hốt lao xuống nước, cuống cuồng bơi về phía bãi nổi. Tôivứt súng, cởi quần áo cũng nhảy xuống sông. Tôi quyết bắt cho được một đứa. Bắtđược một đứa sẽ truy ra cả bọn, công an vẫn thường làm thế’’.Nhưng con bé rành sông nước hơn Chương, nó cố ‘’lỡm’’ anh chàng để cho tụinhỏ bơi thoát, cho nên nửa giờ sau Chương chẳng bắt được đứa nào.‘’Tôi thấy ngượng ngùng. Nửa đêm, tự dưng lại đi trần truồng bơi ở trên sông,khua khoắng lên, mà vì cái gì cơ chứ! Dăm cây mía có đáng là bao ? Khi thu hoạch,hợp tác xã vứt đi hàng đống...Tôi bỗng thấy buồn, mặc kệ dòng nước đẩy dạt vào bờ.Hóa ra chẳng phải mất nhiều, chỉ vài ba cây. Tôi ngồi xuống bẻ một dóng mía ăn. Míanhạt thếch. Tôi vứt dóng mía rồi trở về chòi, nằm thao thức đến sáng. Tôi cố nhớ lạikhuôn mặt Mẹ Cả (cô bé 12 tuổi bảo Chương nó là Mẹ Cả, thì sao mà bắt được nó.227 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Minh Võ) mà không nhớ được. Cứ nhắm mắt lại là thấy toàn mặt quen, tựa như mặt bàhai Khởi vừa tròn vừa to, mũi trông như quả cam sần, hoặc như mặt chị Vĩnh, dài, màtai tái như dái trâu, như mặt cô Hỷ, đỏ như tôm luộc, mặt anh Dư, xương hàm bạnh ranhư mặt ngựa. Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người’’.Sau khi bị đảng trù dập, người ta thấy Nguyễn huy Thiệp sang Gia Lâm mở quánăn, quán nhà sàn ‘’Hoa Ban’’ khá đông khách: ‘’Cơm áo không đùa với khách văn. Locho đời mình sống được và tồn tại trên mặt đất này cũng là việc có ích đâu có kém vănchương’’.Nếu biết rằng luật sư Nguyễn phước Đại, nhạc sĩ Trịnh công Sơn, hai nhà báoNgô công Đức và Lý quý Chung (chủ quán ‘’Đôi Đũa Tre’’ ở Sài Gòn) cũng mở quán ănđể kiếm sống thì ắt hiểu lý do Nguyễn huy Thiệp mở quán Hoa Ban. Còn hơn đi đạpxích lô nhiều lắm. Nhiều giáo sư đại học muốn có tiền mở quán cũng đâu có được.16. Hoàng hữu Nhân là một cán bộ lão thành (80 tuổi), khi lên tiếng bênh vựcTrần Độ đã phê bình việc làm của cấp lãnh đạo đảng là ‘’hành động dối trá, xuyên tạcthô bạo với thái độ tàn ác đến mức coi như thù địch’’. Ông cũng chỉ trích thái độ bảo thủgiáo điều trong đảng, không chịu nhìn vào thực trạng thế giới, vẫn còn cho rằng tuyênngôn cộng sản năm 1848 còn nguyên giá trị như xưa. Ông viết:‘’Những người Mác-xít giáo điều như vậy chỉ có khả năng bôi nhọ chủ nghĩa Mác,chứ không phát triển, bảo vệ được những tinh hoa của chủ nghĩa Mác để giúp loài ngườiphát triển’’.Câu cuối này cho thấy Hoàng hữu Nhân vẫn còn cho rằng người ta hiểu sai Mác,chứ không phải Mác sai.17-18. Bùi minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự là hai nhà thơ ở Đà Lạt, cùng nhưHà sĩ Phu và thường lên tiếng ủng hộ, bênh vực ông này. Cũng vì cùng lập trường đòitự do dân chủ đó mà hai ông cũng bị nhà cầm quyền quản chế, chiếu theo nghị địnhphản hiến 31/CP mới ban hành gần đây, cốt nhắm vào những người có tư tưởng dânchủ đa nguyên, như Hà sĩ Phu. Việc quản chế được thi hành một cách nghiêm ngặt nếukhông nói là tàn nhẫn. Trong khi bị quản chê, nhà thơ Bùi minh Quốc xin phép chínhquyền địa phương đi ăn giỗ bố vợ ở ngay Thành Phố Đà Lạt mà không được chấpthuận. Bà vợ dắt đứa con mới 10 tuổi đi. Thấy đứa bé, người thân hỏi: Bố cháu đâu ?Sao không về ? Nó chỉ biết khóc.Bùi minh quốc sớm nổi tiếng là nhà thơ chiến đấu, nhưng cũng sớm nổi tiếng lànhà thơ phản kháng, mặc dầu xem ra ông chống lãnh đạo đảng hơn là chống đảng,mặc dầu ông đã bị khai trừ khỏi đảng. Năm 1970 ông đã có bài ‘’Ở đây, ngày hôm qua’’trực tiếp đả kích huyện ủy cũng là gián tiếp đả kích đảng: Nhưng phải đợi đến thời ‘’đổimới giữa thập niên 80 tiếng nói phản kháng của ông mới quyết liệt với những bài ‘’Ngàythường đã cháy lên’’, ‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’ và ‘’Mẹ đâu ngờ’’. Ông đãnhiều lần nhắc đến bọn đểu cáng trong đảng:Không có aiCó thể ngẩng nhìn trờiBình tâm mỗi sángKhi những thằngĐểu còn trong đảng...VàBọn đểu cáng mặt mày đạo mạoChúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáoLò sát sinh tỏa hương vị thiên đường.228 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Cuối năm 1988 hai nhà thơ này đã khiến nhà cầm quyền hoảng hốt khi các ôngtoan tính thực hiện một ‘’cuộc biểu tình chạy’’ ở miền Trung để lấy chữ ký của 118 vănnghệ sĩ, trí thức đòi dân chủ tự do, nhất là tự do báo chí.19-21. Huỳnh nhật Hải, Huỳnh nhật Tân và Mai thái Lĩnh, hai người trên là anhem, cả ba đều ở Đà Lạt cùng với Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi minh Quốc và Hà sĩ Phu. Maithái Lĩnh không vào đảng còn Hải và Tân đều trả lại thẻ đảng để phản đối chính sáchcủa đảng. Đó là năm 1989. Đầu tiên Tấn từ chức tỉnh ủy viên và bỏ chức phó giám đốctrường đảng của Tỉnh. Sau đó người anh cũng quyết định như em, xin thôi tỉnh ủy viênvà phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Cả hai đều xin ra khỏi đảng. Mai thái Lĩnh đã viếttrong một bài báo giữa năm 1988: ‘’...Phải kiên quyết tách đảng ra khỏi quyền lực.Trong điều kiện đảng cầm quyền, đảng không nên trực tiếp nắm quyền, hoặc ít nhấtcũng không nên nắm toàn bộ quyền lực’’.22-27. Trần văn Giàu, Nguyễn đình Thi, Trần bạch Đằng, Dương quỳnh Hoa,Phạm xuân Ẩn, Nguyễn khắc Viện. Sáu người này không chống đảng. Nhưng lànhững người vỡ mộng. Hoặc vì chẳng được trả công xứng đáng. Hoặc vì thấy chế độcộng sản đã tan rã trên hầu khắp thế giới. Họ không bị kỷ luật, cũng không bị trù dậpnhư những trí thức khác, nhưng không được trọng dụng.22. Trần văn Giàu, người Long An, du học tại Pháp, gia nhập đảng cộng sản tạiPháp. Sang Nga học ở trường đại học Đông Phương, tốt nghiệp rất cao, trên cả nhữngHonnecker (lãnh tụ Đông Đức), Tito (Tổng Thống Nam Tư). Về nước hoạt động mạnhnên được bầu làm bí thư xứ ủy. Ông bộ ‘’Sự Phát Triển Tư Tưởng tại Việt Nam’’ 3 tậptrên ngàn trang qua đó cũng thấy nhiều chi tiết về lịch sử đảng cộng sản Việt Nam vàcuộc chiến Việt Nam.Vì ỷ học giỏi và có công, coi thường trung ương nên Giàu bị đày lên Tà Lai. Ngày7.1.1990, trong buổi hội thảo của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, Trần vănGiàu, sau khi rào trước đón sau đã nói: ‘’Tôi có nhiều nhược điểm, mà một trong nhữngnhược điểm đó là tin vào Liên Xô, đánh chết cũng không chừa. Giả như tôi có cơ hộigặp được đồng chí Gorbachev, tôi sẽ nói với đồng chí ấy: ‘’Mày cứ phải tiến lên’’Đó là khi Liên Xô chưa bị tan rã. Hơn hai năm sau, khi Liên Xô đã tan rồi, Trầnvăn Giầu còn nói mạnh hơn. Tờ tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ngày 16.6.1992 loan tin‘’giáo sư hồi hưu Trần văn Giàu đã khiến hàng trăm người hết đỗi kinh ngạc khi ôngchụp lấy micro cảnh cáo cử tọa rằng ‘’những giáo điều Mác xít Lê ni nít không còn đượcnhân dân Việt Nam chú ý tới nữa’’.23. Nguyễn đình Thi được đảng nể, vì muốn khai thác cái tài đa năng của ông(văn, thơ, nhạc, kịch, cái gì cũng xuất sắc, cả họa nữa.) Và ông ta cũng muốn lợi dụngđảng để có chút địa vị trong giới văn nghệ sĩ. Một phần ỷ có tài, một phần cũng muốnkhông bị giới trí thức chê cười, nên ông dùng đủ thủ đoạn để đi giây giữa đảng và thíthức mặc dù không phải lúc nào cũng thành công.Thái độ của ông bị một số trí thức chân chính cho là bợ đỡ, đồng thời có nhiềulúc đảng cũng không hài lòng. Những vở kịch ‘’Con Nai Đen’’ (1962-1963) và ‘’NguyễnTrãi Ở Đông Quan’’ (1980-1981) của ông đều bị phê phán là mất lập trường. Có ngườilại nói ông đã gà cho Dương Thu Hương viết tham luận đả kích đảng.24. Trần bạch Đằng, tức Trương gia Triều (?), cũng còn có những bút hiệuTrần Quang, Phương Triều, Nguyễn Trương Thiên Lý...nguyên là xứ đoàn trưởng đoànthanh niên cứu quốc Nam Bộ, là một trí thức có tài đa năng, tuy không ngang cỡ Trầnvăn Giàu, nhưng được cái ‘’khéo mồm khéo miệng’’ và lại khéo tránh né, nên cho đếnnay vẫn còn chút ảnh hưởng đối với lớp đảng viên trí thức trẻ miền Nam, tuy cũng bị229 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chê là cơ hội chủ nghĩa. Ông ta chẳng có chức vị gì quan trọng trong chính quyền, mặcdầu trước kia đã có lúc làm bí thư đảng bộ Sài Gòn-Chợ Lớn. Sau 75 ông có viết cuốn‘’Ván Bài Lật Ngửa’’ ca tụng Phạm ngọc Thảo trong vai Luân tài trí hơn cả ông Nhu.Cuốn sách đã được dựng thành phim nhiều tập chiếu đi chiếu lại ở Sài Gòn trongnhững năm đầu thập kỷ 80.Stanley Karnow, trong cuốn ‘’Vietnam a history’’ có viết về Trần bạch Đằng nhưsau: ‘’Tôi càng kinh ngạc hơn về sự bộc lộ chân thành của ông ta: ‘’Lòng tin của chúngtôi nơi ảo vọng cộng sản chẳng dính dáng gì đến thực tại. Chúng tôi đã cố xây một xãhội mới trên những mớ lý thuyết và những giấc mộng trên cát’’. (7)Khoảng đầu năm 1989, Trần bạch Đằng đã nói với Serge Schmemann phóngviên tờ New York Times rằng hồi 1969 bọn ông ‘’chẳng quan tâm đến chính trị hay ýthức hệ, mà chỉ quan tâm có một điều là làm sao thắng cuộc chiến’’. Ông cũng nóithẳng là thuyết Mác-xít du nhập xã hội Việt Nam thiếu yếu tố nhân bản. Ông tán thànhnhững cải tổ của Gorbachev. Đặc biệt ông thú nhận: ‘’sau cách mạng (1975), mọi việcđều khác hẳn với những gì tôi nghĩ khi tôi gia nhập đảng...’’ (theo Phụ Nữ Diễn Đàn,tháng 3.1989)Gần đây Trần bạch Đằng còn phát biểu mạnh hơn, khi viết trên tờ Tuổi Trẻ ngày21.7.1996: ‘’Cầm quyền mà quan liêu tai họa khó tránh. Về mặt này cho đến đại hội VIII,đảng ta chưa giải quyết tốt’’. Cũng ở đây, ông không ngần ngại dùng nhóm từ ‘’tư bảnđỏ’’, ‘’cường hào đỏ’’ để nói về một số cấp ủy đảng ‘’dùng danh nghĩa đảng để đè nénquần chúng, ăn cắp và lộng quyền, kết bè phái...’’Nhưng Trần bạch Đằng bị một số trí thức hay đảng viên phản tỉnh như Bùi Tín,Nguyễn Hộ chê là cơ hội chủ nghĩa, không dám đứng hẳn về phía lẽ phải. Vụ Câu LạcBộ Kháng Chiến cũ bị tan rã và biến chất, theo Nguyễn Hộ thì là do sự phản bội của 3người: Trần văn Trà, Võ trần Chí và Trần bạch Đằng. (xin xem Chương 7, và Chương14)25. Còn Dương quỳnh Hoa, nữ Bác Sĩ cựu bộ trưởng y tế trong ‘’chính phủ lâmthời cộng hòa miền Nam Việt Nam’’ thì mạnh miệng hơn khi thổ lộ với Karnow: ‘’Tôitheo cộng sản cả đời. Nhưng bây giờ tôi đã thấy thực tế của cộng sản và đó là một sựthất bại quản lý sai lầm, tham nhũng, độc quyền, đặc quyền, áp bức. Những lý tưởngcủa tôi đã tiêu tùng...Chế độ cộng sản là một tai họa’’. (8)Ngày 20.1.1994 Bà Hoa đã nói với ký giả Marc Victor của Đài RFI (Quốc TếPháp): ‘’Đối với tôi, chủ nghĩa cộng sản mà Việt Nam quan niệm cho đến nay đã lỗithời’’.Phải chăng vì là một phụ nữ được cảm tình của nhiều người, nên bà Hoa khôngbị chính quyền làm khó dễ như những nhà trí thức khác, vì những lời phát biểu thẳngthừng như trên ? Dầu sao thì bà cũng đã bị thất sủng rồi. Có giọng bất mãn cũng dễhiểu.26. Về Phạm xuân Ẩn, cũng chính Karnow, một nhà báo và là sử gia thiên tảcho biết mấy năm sau tháng tư 1975 Ẩn bị cho đi học tập để tẩy não khỏi ảnh hưởngcủa đế quốc trong thời gian làm cho tờ Time. Sau đó vẫn bị nghi ngờ, bị canh chừng, bịcắt điện thoại, cấm không được gặp ký giả ngoại quốc...Vì vậy mà năm 1981 người tađã không cho Karnow gặp ‘’Đại Tá Phạm Xuân Ẩn’’. Ẩn đã nói thẳng với Karnow: ‘’Đúnglà trước tôi có hoạt động cho cộng sản, nhưng là vì yêu nước chứ không phải vì ý hệcộng sản. Tôi thán phục cộng sản như những người yêu nước, nhưng sự ngu dốt vàcao ngạo của họ đã đem lại cho chúng tôi sự cùng khổ’’. (9)Ẩn là nhà báo Việt Nam duy nhất được trọng dụng bởi Hãng Reuteurs của Anh,230 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ồi tờ tuần san Time của Mỹ. Ông ta cũng đã là người làm đủ mọi cách để giúp Bác SĩTrần Kim Tuyến, có thể di tản vào giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng Tư, 1975. Cả BácSĩ Tuyến, một thứ ‘’trùm mật vụ’’, lẫn Karnow, một ký giả thiên cộng đều không ngờ Ẩnđã bí mật làm cho Bắc Việt.27. Nguyễn khắc Viện là cán bộ nòng cốt của Hà Nội từ trước 1954. Lúc dó ôngta là thủ lãnh sinh viên thân cộng ở Paris, hoạt động hăng say, trong hoàn cảnh cực khổđến nỗi đã mất đi một lá phổi, vẫn cố sống để phục vụ thêm hàng chục năm nữa.Nhưng đến khi khối cộng sản Đông Âu tan rã thì ông bắt đầu tỉnh ngộ. Ngày 6.1.1991ông đã viết cho chủ tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn hữu Thọ một lá thư, từ nhà riêng ởQuận Bình Thạnh, Sài Gòn, báo động về tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, và đoán mòrằng nay mai chế độ sẽ sụp đổ. Ông ta viết:‘’Bộ máy nhà nước hiện nay hoàn toàn bất lực, làm cho toàn bộ xã hội rối loạn,không thể nào phát triển được. Bất lực vì các cấp ủy đảng từ trung ương đến địaphương nắm hết quyền hành. Bộ chính trị, ban bí thư, ban tổ chức trung ương, ban vănhóa tư tưởng quyết định mọi việc cụ thể. Hội đồng bộ trưởng, quốc hội, các bộ, cácngành chỉ là thừa hành’’...Là đảng viên trí thức kỳ cựu, ông Viện há không biết đó là quy luật tất yếu củachuyên chính vô sản ? Ông há quên: ‘’Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nướcquản lý’’ ? Đảng lãnh đạo đương nhiên đảng nắm hết quyền, còn đòi gì ? Ông Việncũng là đảng viên cơ mà ? Sau đó ông ngây thơ ‘’ước mơ’’...đảng trả lại mọi quyềnhành cho các cơ quan dân cử và nhà nước’’. Ngây thơ hơn: Ông nói cái ước mơ đó vớiông chủ tịch bù nhìn Nguyễn hữu Thọ!Những trí thức không có dịp hay không dám nói lên một cách trung thực ý nghĩcủa mình về xã hội chủ nghĩa thì không kể xiết. Ở đây chúng tôi xin nêu lên trường hợpcủa 3 trong số 5 nhân vật mà Giáo Sư Lê hữu Mục (định cư ở Canada) đã nói đến trong‘’Giai Phẩm Mùa Xuân’’ của Văn Bút Việt Nam Canada, 1988.28. Ai cũng biết Nhà Thơ nổi tiếng trong Tự Lực Văn Đoàn Thế Lữ (Nguyễn ThứLễ, sinh tháng 10.1907). Ông là cha đẻ của Thơ Mới và được Hoài Thanh gọi là ‘’vừngsao sáng đột nhiên chiếu rọi khắp trời thơ Việt Nam’’ lúc ông vừa xuất hiện. Thế Lữcũng là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết hay. Trong thập niên 50 ông đã cùng vớinhững Tú Mỡ, Chế lan Viên, Hoài Thanh, Xuân Diệu v.v...đứng về phe đảng đánh ‘’bọnNhân Văn Giai Phẩm’’. Vì vậy người ta cứ trưởng Thế Lữ gắn bó với chế độ lắm.Nhưng không. Năm 1977 ông đã tìm cách vượt biên và bị bắt!Mà không phải chỉ có một mình Thế Lữ. Hãy nghe Lê Hữu Mục tường thuật:‘’Sáng hôm sau B lại đến cho tôi thêm chi tiết:- Không phải chỉ có một mình Thế Lữ mà cả một phái đoàn văn hóa từ Hà Nộivào, không hiểu sao không vào thành phố Hồ chí Minh mà lại xuống thẳng Vũng Tầu.Một thời gian ngắn nữa B lại cho thêm tin tức:- Phái đoàn đã trở về Hà Nội, và ban công an ở đây báo cáo là đã bắt lầm.Tin này được giữ hoàn toàn bí mật, chỉ có tôi (Lê Hữu Mục), võ sĩ Quang, giáo sưL (chết), bác sĩ T (nay ở Pháp) họa sĩ TMD (nay ở Nhật) là được biết rõ... (...)Sau này, vào khoảng 1984, Hà Nội có tung ra một số tuyển tập, trong đó có tuyểntập Thế Lữ. Tôi thử tìm hiểu thái độ của Thế Lữ đối với chế độ và học thuyết cộng sảnnhư thế nào, thì thấy rằng, ngoài một số khẩu hiệu rất quen thuộc trong văn học tuyêntruyền, Thế Lữ đã khôn khéo luồn lách để bảo vệ cho sự trong sáng trong tình cảmcũng như trong tư tưởng của ông. Có thể nói, qua một số văn bản của ông, Thế Lữ đãvượt biên từ khuya rồi’’.231 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


29. Người thứ hai là Giáo Sư Nguyễn đổng Chi, một nhà chuyên môn về CổVăn. Ông đã đi theo ông Hồ làm ‘’cách mạng’’ từ trước 1945. Khi cộng sản chiếm đượcmiền Nam, ông đã tìm đến gặp bạn cũ là Giáo Sư Lê Hữu Mục chuyển lời của thủtrưởng của ông là viện trưởng viện khoa học xã hội mời Giáo Sư Mục hợp tác. Trướcmặt ông viện trưởng, nhà nghiên cứu cổ văn giữ lễ có vẻ như khúm núm. Đối với bạncũ ông giữ khoảng cách coi như xa lạ. Nhưng sau đó, ở chỗ riêng tư chỉ có hai người,Nguyễn đổng Chi đã rơm rớm nước mắt nói với Lê Hữu Mục:‘’Tôi cứ tưởng anh đã đi được. Cứ tình hình này thì anh cũng sẽ như tôi thôi. Cóthể anh vẫn viết sách, có thể anh sẽ tiếp tục dạy ở đại học...nhưng tôi xin nói trước choanh biết, nếu anh không sớm bóp chết con người thực của anh đi thì anh sẽ không làmđược gì đâu, ngay cả mạng sống của anh chắc chắn là khó giữ nổi. Anh nhớ kỹ chorằng dưới chế độ cộng sản không có thành phần nào gọi là trí thức đúng nghĩa của nó,chỉ có trí thức là trí thức của đảng, sống cho đảng, nghĩ theo đảng, viết là để phát huytư tưởng đấu tranh của đảng, chứ không phải của anh, anh nghe rõ chưa. Cá nhân củaanh ấy à, nó không là cái chó gì cả’’. (Sách Đã Dẫn trang 61)30. Người thứ ba là cụ giáo sư X. Giáo Sư Mục cho biết ông biết rõ tên tuổi củaông này, nhưng ‘’không dám viết ra vì (lúc ấy, 1988) cụ còn sống và còn đang được sựtin cậy của đảng’’. Giữa năm 1975 Cụ X được mời vào Nam thuyết trình cho Giáo Sư vàsinh viên đại học. Lê Hữu Mục có dự. Khi thuyết trình ‘’mỗi lần nói đến ‘’Bác Hồ KínhMến’’ là cụ không quên nói lớn giọng hơn và đầu hơi cúi xuống. Cụ kêu gọi giáo sư vàsinh viên hãy cởi bỏ lốt người cũ, mạnh dạn mặc vào mình lớp người mới xã hội chủnghĩa...’’ Nhưng Sau khi thuyết trình xong, cụ vội đi tới nhà người thân trong gia đìnhvốn là người quốc gia, thúc giục hãy mau mau rời khỏi Việt Nam:‘’Phải làm sao mà đi ngay đi không ở lại với tụi nó được đâu...Thôi bác về nhé,thôi đừng vẽ, không cơm với nước gì cả, phải về nhà tập thể ngay không có bị nghi ngờlà tiếp xúc với bọn tư sản. Nhớ thu xếp đi ngay nhé, chậm ngày nào là chết ngày ấy đấy.Bác nhắc lại, không ở nán lại một phút nào nữa, phải lo liệu chuồn ngay’’.Lê Hữu Mục kết thúc câu chuyện:‘’Tôi buồn cười quá khi nghĩ đến giọng điệu huênh hoang của cụ mới cách đâynửa giờ. ...Sự tương phản bao giờ cũng tạo ra tính hoạt kê. Thật là tiếu lâm! Thật làđáng lợm giọng!’’ (Sách Đã Dẫn trang 65)31. Chế lan Viên (1920-1991) đến phút chót được thêm vào cuối danh sách này,vì sau khi ông chết rồi người ta mới tìm được hai bài thơ ông viết trên giường bệnh đểtự bào chữa cho mình. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, như đã nói trong mục Trần mạnhHảo, và cước chú chương 13. Ở tuổi 15, 16 ông đã có những vần thơ sau đây, khiếnnhà phê bình thi ca Hoài Thanh ca tụng cái mạnh mẽ, cái to lớn cái lạ lùng...của thơ ôngnhư tháp Chàm sừng sững. (Vì lời khen này và cũng vì cái bút hiệu của ông mà cóngười lầm tưởng Chế Lan Viên là người gốc Chàm, Chiêm Thành):Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền, đau khổ với buồn lo.Là dân biểu quốc hội việt cộng, và ủy viên trung ương đảng, ông đã đem hết tàitrí của mình ra phục vụ đảng, khiến bị liệt vào loại cai văn nghệ, hay văn nô của chế độ.Hai bài thơ thanh minh và có đượm sám hối là ‘’Bánh Vẽ’’ và ‘’Trừ Đi’’. Sau đây lànhững vần mà Bùi Tín đã trích in trong ‘’Mặt Thật’’:Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ232 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạnCầm lên nhấm nhápChả là nếu anh từ chốiChúng sẽ bảo anh phá rốiĐêm vui...Còn đây là 4 câu trích từ bài ‘’Trừ Đi’’, gồm 17 câu:Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớCó phải tôi viết đâu! Một nửaCái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi...(...)Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình.Đến đây xin phép bạn đọc cho tôi đóng chương này, sau khi đã lướt nhanh quatrên bốn chục nhân vật. Có thể có người sẽ bảo sao không nói đến những người nhưNgô ngọc Bội với ‘’Ác Mộng Về Cải Cách Ruộng Đất’’, Hữu Đạt với ‘’Hai Đầu Một BứcThư Tình’’ (về hợp tác lao động ở Liên Xô), Kim Lân với ‘’Con Chó Xấu Xí’’, Vũ tú Namvới ‘’Văn Ngan Tướng Công’’, Đào Nguyễn với ‘’Miền Hoang Tưởng’’, Sỹ Hồng với ‘’ẢoẢnh’’ (về cường hào mới ở nông thôn), Văn Tùng với ‘’Pháp Trường Trắng’’ và ‘’NhữngLinh Hồn Bị Hành Quyết’’ hay như những Phùng văn Mỹ tức Phùng Mỹ, Trần Thư, Tạbá Tòng, La văn Liếm, Hồ trung Hiếu, Lê hồng Hà, Hoàng Linh, Nguyên Ngọc, Nguyễnminh Cần...hay những Xuân Tước, Phạm thành Tài, Tám Hà, Nguyễn văn Chuyên, bangười ra hồi chánh trước Xuân Vũ...hay Trần xuân Bách, Trần quang Cơ...hay Trần vănTrà (10) cũng thuộc loại như Trần bạch Đằng cũng có thời bất mãn v.v...và v.v...Bởi vìnếu kể cho đầy đủ thì không có sách nào chứa hết. Nên nhớ rằng trong thời Đệ Nhất vàĐệ Nhị Cộng Hòa số hồi chánh viên lên đến hàng chục vạn. Và hiện nay trong nước sốcán bộ cộng sản bất mãn mà tiếng nói quá nhỏ, quá yếu, hay không có tiếng nói hoặcnói chẳng đi đến đâu có hàng triệu.Dầu sao những người nêu đích danh trong chương này hy vọng đủ đại diện chohàng chục triệu tiếng nói của nhân dân ta. Và nếu không đủ đại diện cho mọi khuynhhướng, thì ít nhất cũng nói lên một điều là khuynh hướng phản tỉnh, phản kháng càngngày càng thành hình và bộc lộ rõ rệt: ‘’Chế độ vô sản chuyên chính phải sớm chấmdứt. Dân chủ đa nguyên đa đảng phải mau mau được tái lập trên đất nước Việt Namthân yêu’’.Chú Thích1.- Nhà văn, xin ra khỏi đảng sau 28 năm mang thẻ đỏ.2.- Đêm Giữa Ban Ngày trang 115.3.- Sau khi chiếm miền Nam và thống nhất cả nước năm 1976, quốc hội việt cộngđã muốn tìm một bản quốc ca khác mà không có bài nào thay thế nổi bài của Văn Cao.4.- Theo nhà văn Xuân Vũ: ‘’Cảm nghĩ về tác phẩm của Nguyễn Việt Nữ’’: ‘’YêuVà Bị Yêu, Dương thu Hương Và Con Hùm Ngủ’’, tái bản lần I, năm 1996, trang 445.5.- Xin xem Chương 6.6.- Theo Vũ thư Hiên thì Chế lan Viên, khi công khai làm thơ thì ca ngợi MaoTrạch Đông và Hồ chí Minh hết lời: ‘’Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao’’, nhưng ở chỗriêng tư thì lại chê và gọi là hắn: ‘’Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắnthiên hạ cũng khen tuốt’’... (Đêm Giữa Ban Ngày trang 422)7.- Vietnam a history. Stanley Karnow, 1991, trang 368.- Ibid trang 379.- Ibid trang 38.233 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


10.- Ngày 10.9.1990 Trần văn Trà ký một văn kiện của hội cựu chiến binh gửimột số lãnh đạo đề nghị đưa Võ nguyên Giáp trở lại bộ chính trị, đặt làm chủ tịch nhànước rồi sau đại hội VII lên làm tổng bí thư, còn Trà sẽ giữ bộ quốc phòng. Nhưngchuyện không thành và âm mưu bại lộ, khiến Trà rơi vào thế thất sủng. Nhờ trở mặt vớinhóm Nguyễn Hộ, Tạ bá Tòng, để đoái công chuộc tội nên mới không bị kỷ luật.CHƯƠNG XXVẪN ĐÊM GIỮA BAN NGÀYQua gần 500 trang sách chúng tôi đã cố tóm tắt ý kiến của khoảng 60 người phêbình, nhận xét về chủ nghĩa Mác Lê-nin, chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và tìnhtrạng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, cũng như về đảng cộng sản, các nhàlãnh đạo cộng sản ở trong nước. Họ toàn là những người trước kia đã lầm theo cộngsản. Hơn nữa phần lớn họ còn đôi chút cảm tình hay liên hệ với chế độ. Hầu hết họ cònđang sống trong lòng chế độ đó. Tóm lại họ vốn không phải là những người chống cộngthuộc ‘’phe quốc gia’’. Vì vậy những ý kiến của họ được coi như những lời phê bìnhtương đối nhẹ, hoặc vì không dám nói nặng hơn, sợ bị thủ tiêu, bị thanh trừng, bị cô lập,bỏ đói, vì mình đã ở trong rọ, bị thắt hầu bao rồi. Hoặc vì họ đã ít nhiều có liên hệ vớicộng sản trong dĩ vãng. Có người đã từng nhúng tay vào tội ác trong khi phục vụ chếđộ, nay nói mạnh không được, vì không muốn tự kết tội mình ? Mặc dầu cũng có ngườinhư Bùi Tín đã hơn một lần minh thị nói lên hai tiếng ‘’sám hối’’.Qua những lời phát biểu của họ, bạn đọc đã thấy mức độ phản tỉnh của mỗingười và mức độ của mỗi lời phát biểu không đồng đều. Đó là do ảnh hưởng của họcthuyết Mác và các lớp chính huấn để lại trong mỗi người có khác nhau. Mặt khác hoàncảnh họ đang sống, nỗi lo sợ họ đang có đối với công an, mật vụ, luôn rình rập, đe dọamỗi người cũng khác nhau.Dầu sao thì người ngoại quốc cũng xem ra chú ý đến những gì cán bộ cộng sảncũ nói xấu và phê bình chế độ, nhiều hơn những gì người quốc gia chống cộng nói. Vìngười ngoài cuộc có lý phần nào để nghĩ rằng chúng ta không khách quan, nói xấucộng sản vì thù hận, vì là nạn nhân cộng sản, vì mặc cảm thua trận.Hơn nữa chúng tôi muốn dùng chính những lời của họ để chứng minh một cáchkhách quan với phía bên kia rằng đây là những gì phe các anh nói, chứ không phảichúng tôi nói, vậy các anh có bảo là chúng tôi bịa không ?Vì soạn phẩm gồm rất nhiều ý kiến của 60 người, về nhiều vấn đề phức tạp trongđó có những ý kiến trái ngược nhau chung quanh những huyền thoại về ‘’anh hùng’’,‘’người yêu nước’’ Hồ chí Minh, hào quang chiến thắng Điện Biên, ‘’đại công của đảngcộng sản’’ đánh đuổi thực dân, thống nhất nước nhà, sự nghiệp đồ sộ có tính ‘’nhânbản’’ của Mác v.v...’’ cho nên đặc biệt chương này sẽ trải dài hơn trăm trang để chúngtôi có thể trình bày một vài ý kiến riêng rất giản lược về chủ nghĩa Mác, con người vàhoạt động của ông Hồ chí Minh, sự phức tạp của cuộc chiến tranh quốc cộng trong bathập niên, nhất là về lý do tại sao xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại sống lâu hơn ở cácnước Đông Âu...Chương này sẽ chia làm 3 đoạn:Đoạn I. Đúc kết và bổ túc các ý kiến và nhận xét của các tác giả trong soạnphẩm.Đoạn II. Tại sao cho đến nay cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại và Việt Nam vẫn bị‘’mây mù thế kỷ’’ (Bùi Tín) che phủ, hay đúng ra vẫn ở trong tình trạng ‘’đêm giữa banngày’’ (Vũ thư Hiên) ?234 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Đoạn III. Ngọn cờ dân tộc và ngọn cờ Con Người trong các mặt trận chống cộngtrong nước từ trước tới nay.ĐOẠN ITuyệt đại đa số trong 60 người nêu tên trong soạn phẩm này đều nói xã hội chủnghĩa không còn hợp thời nữa, cần phải thay thế. Vì:1. Nó đã làm cho xã hội Việt Nam băng hoại về đạo lý. Cụ thể nhất là ăn cắpvà giết người. Về ăn cắp, Trần Độ viết: ‘’Tham nhũng là quốc nạn’’. Nguyễn Hộ cũngnói: ‘’Ở Việt Nam tham nhũng đã trở thành quốc nạn’’.Bùi Tín trong ‘’Mặt Thật’’ (trang 264) đã viết: ‘’Hầu hết số bị tù từ chung thân đến20 năm...do tham nhũng là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao quyền lớn...’’Đi vào chi tiết hơn, hãy nghe Nguyễn kỳ Cầm, cán bộ kiểm tra nhà nước, mộttrong những cán bộ có trách nhiệm bài trừ tham nhũng nói với tờ báo Anh ngữ ViệtNam News rằng trong năm 1991 và nửa năm 1992 văn phòng anh ta đã điều tra 5.070vụ tham nhũng, thâm lạm của nhà nước đến 1.730 tỷ đồng, 2.235 lượng vàng và hơn36.000 tấn gạo. Trong số 19.220 nhân viên nhà nước bị áp dụng kỷ luật có tới 6 ông thứtrưởng!Hữu Loan so sánh với thời Pháp thuộc: 5, 6 tên trộm trong một huyện. Ngày nayvài chục tên trộm cướp công khai trong chỉ một thôn. (xem Chương 19)Về tội giết người, Nguyễn ngọc Lan trích Bút Bi tường thuật đám tang con chó,bình luận về vụ bà Ơn giết mẹ và cảnh cáo: ‘’trong lịch sử loài người đã từng có nhữngdân tộc bị xóa sổ vì đạo lý suy đồi’’. Vẫn theo Nguyễn ngọc Lan, báo cáo quốc hội(ngành an ninh) cho biết trong vòng 3 năm tội phạm hình sự tăng 300%, và có tới 81 vụngười thân trong gia đình giết nhau cách rất tàn nhẫn. Những cuộc đấu tố trong CảiCách Ruộng Đất đã làm đảo lộn luân thường đạo lý khi nó khuyến khích và bắt ngườidân nói dối, con tố cha, vợ tố chồng...Nguyễn Mạnh Tường đã viết về đạo lý suy đồi trong xã hội xã hội chủ nghĩa ViệtNam (xem chương 17):‘’...Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượngđược, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngụctrong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhântính’’ (Sách Đã Dẫn trang 134). Và: ...Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhânkhéo che đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người. (Sách Đã Dẫn trang 147)2. Xã hội chủ nghĩa đã phá hủy nền kinh tế quốc gia bằng buôn lậu, thamnhũng, bằng thái độ vô trách nhiệm, tắc trách của cán bộ các cấp các ngành. ‘’60% cầucủa Sài Gòn sắp sập đến nơi’’ (Nguyễn ngọc Lan) Dân đói khổ cùng cực, chỉ muốn tựtử đỡ khổ hơn.‘’Bề nào cũng chết thà chết sớm hơn cho đỡ đau khổ’’ (Xuân Vũ).‘’Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại nhiều người tự tử đến thế’’. (Đào Hiếu)‘’Giá cứ đâm đầu xuống cái giếng làng là rảnh chuyện’’ (Dương thu Hương)‘’Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cáiđời’’ (Phùng gia Lộc).‘’Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn’’(Nguyễn huy Thiệp)‘’Những năm đầu thập kỷ 80 đất nước ta ở trên bờ vực thẳm...cả nước ngắcngoải...’’ (Trần Độ).Quần áo thì không đủ mặc vì chỉ có 3 hay 4 mét vải tiêu chuẩn mỗi năm. Mà các235 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cửa hàng cũng chẳng đủ vải bán. Vì vậy mà trong thơ Nguyễn chí Thiện ta thấy‘’Những thiếu nhi điển hình chế độThuở mới đi tù trông thật ngộLon xon không phải mặc quần...’’.Trong ‘’Con Gái Thủy Thần’’ của Nguyễn huy Thiệp cũng ‘’5, 6 đứa trẻ cởi truồngđi ăn cắp mía ban đêm’’. Và trong tiểu thuyết của Xuân Vũ thì có cả một đảng KhỏaThân, ‘’Đảng Nhộng’’ mà số đảng viên lên tới cả triệu. Và cũng Xuân Vũ, sỗ sàng hơn:‘’May quần, để vú tô hô. May áo thì để bộ đồ em ra’’.Ăn uống thiếu thốn thì khỏi nói. Hãy nhìn vào mâm cơm của gia đình cán bộChính, trong ‘’Những Thiên Đường Mù’’ của Dương thu Hương. Hay thái độ giành ăngiữa các con của bác sĩ Bích, trong ‘’Nổi Loạn’’ của Đào Hiếu. Cả gia đình trong năm1978 bữa cơm chỉ toàn bo bo, khoai, ngô, sắn! Hay cảnh bé Thức 4 tuổi của Phùng giaLộc chỉ được ăn khoai với ‘’thật nhiều rau’’.Chả cứ gì dân quê. Hai đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũngđói phải bán sách quý cho người ta gói đồ để có tiền mua thức ăn, phải ăn thịt cóc chocó chút protít. Nguyễn Hữu Đang cũng vậy. (‘’Bữa chả cóc’’ của Phùng Quán) Và cuốicùng, hãy nghe Ngọc trong Nổi Loạn đặt những câu hỏi thảm thiết:‘’Có nơi nào trên trái đất này con người phải chui rúc vào đống lá chuối khô đểngủ trong suốt mùa Đông giá rét ? Trẻ con không có quần mặc, chỉ một chiếc áo vải tảtơi khoác ngoài đứng co ro trong gió ? Những bữa cơm quanh năm chỉ có cà muối vàrau muống ? Và người chết phải bó chiếu đem chôn ?‘’Có xứ sở nào trên mặt đất này, mà người dân cam chịu và hài lòng với kiếpsống hẩm hiu tăm tối như vậy ?’’Những hàng trên là do những người cộng sản cũ, hay thân cộng hầu hết còn ởtrong nước viết, không dám nói hết sự thực. Nếu họ được viết tự do để xuất bản ởngoại quốc thì sự thực đó sẽ ra sao ?Tháng 7 vừa qua cơ sở Ngày Nay Publishing ở Houston, Texas đã cho pháthành cuốn ‘’Những mảnh đời rách nát’’ dầy 350 trang chứa đựng hàng trăm câu chuyệnbi thương, cảnh sống cùng cực, sống dở chết dở, không thể tưởng tượng nổi củanhững gia đình thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa trong một phần tư thế kỷ quaở miền Nam Việt Nam. Chỉ một vài truyện thôi cũng đủ làm cho người đọc nát lòng:Nào thằng Nô, thằng Phát, 12 và 14 tuổi con của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận thuộcSư Đoàn Dù, quê Long An hàng ngày chui dưới cống rãnh bắt cá bán để kiếm tiền sinhsống. Trong lúc chúng cố làm thêm tiền để đem về quê cho mẹ giỗ bố, đã bị trận mưanhư thác giết chết dưới cống.Nào phế binh Hớn cụt một chân lại ho lao, phải đi bán nhang sinh sống, khi băngqua đường bị xe cán chết. Vợ anh là Liên cùng với mấy vợ phế binh khác đi buôn củilậu. ‘’Liên có đứa con trai lớn tên Đức, nhanh nhẹn giúp mẹ rất đắc lực. Nhưng chị Mạcvới bé Hoa mới 5 tuổi thì thật là khó khăn, nguy hiểm khi nhảy tầu, vừa bế con vừa tuôncủi. (...) Về đến Ga Thủ Đức, chị Liên vẫn không thấy thằng Đức đâu...Đến ngày hômsau Liên mới biết được rằng, khi xe qua Cầu Biên Hòa, con chị đã bị đà ngang đánh vỡđầu, rơi xuống đường ray, thây xác bây giờ không biết nằm đâu’’. Cuối cùng Liên phảiđi bán máu rồi kiệt sức một ngày kia nằm ‘’chết cứng đờ trên ghế đá ở một công viênChợ Lớn’’.Cái cảnh dân nghèo phải đi bán máu nuôi gia đình ở Việt Nam rất phổ biến,chẳng cứ gì các thương phế binh, cả hai phía.Nào hai phế binh, Hoàng Thụy và Sơn thiếu ăn phải đi ăn mót cơm thừa của236 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


những gia đình nghèo vô gia cư sống ngoài nghĩa địa. Rồi một ngày kia tuyệt vọng rủnhau ra nhảy xuống Sông Sài Gòn. Ngưòi ta vớt xác lên. ‘’Cha anh Sơn, đang bán bánhú bánh tét ở Chợ Bến Thành hay tin đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng lẫntrong đám người hiếu kỳ không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiềnmai táng con mình. Ông thẫn thờ nhìn xe chở xác con đi khuất rồi mới dám khóc...’’Một nguồn tin khác không phải của người chế độ cũ, cũng không phải của cựucán bộ cộng sản: Trong ba ngày 21, 22 và 23.5.1990 người ta đã đọc thấy trên tờFrance Soir ở Paris nhiều cảnh cùng cực khổ sở của những chiến sĩ chống cộng trongtù cũng như gia đình của họ ở ngoài do nữ ký giả Dominique Rizet thuật lại sau chuyếnthăm Việt Nam của bà. Sau đây là một đoạn vắn nói về cảnh 7 chị em côi cút lam lũ cựckhổ để đùm bọc lẫn nhau hầu sống qua ngày:‘’...’’ Bố mẹ chúng đều chết vì bệnh tật cách đây không lâu. Nguyễn Mai Hồng,chị lớn mới 16 tuổi bỗng nhiên thành chủ gia đình. Hàng ngày 7 chị em đi làm việc lặtvặt, thu lượm những thức ăn thừa, những lá rau úa mang về góp lại để nấu nướng chianhau ăn. Đó là gia đình đáng thương và kỳ lạ nhất trên thế giới: 7 đứa trẻ khôngphương kế sinh nhai, cố sống với nhau nhờ những thức ăn thừa mà lối xóm bố thí cho’’.Bà Rizet cho là kỳ lạ, vì bà chỉ gặp có một gia đình đó. Bà có biết đâu rằng cáicảnh đó lại rất thường thấy trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong một nửa thế kỷqua.3. Cuộc sống của người dân đã như thế thì cảnh tù tội còn khổ đến mức độnào. Ngoài đói rách, cái khổ nhất là mất tự do và luôn bị hạch hỏi, bị bắt làm tự kiểm,khai báo. Hãy nghe những người bị tù lâu năm như Nguyễn chí Thiện, Vũ thư Hiên,Hoàng minh Chính nói về cảnh tù tội: ‘’Mười mấy năm sống giữa lao tù Sống giữabuồng tim chế độ. Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ Mà trước kia Phật Tổ hiểu lơ mơ...(Nguyễn chí Thiện) ‘’Chuồng người’’, (Vũ thư Hiên và Đào Hiếu) ‘’những nấm mồ chônngười sống’’ (Vũ thư Hiên)...’’ Mục tiêu duy nhất của họ là hủy hoại sức khỏe, tiêu diệt ýchí phản kháng, buộc ‘’phải cúi đầu, quỳ gối nhận tội’’ như lời hai sĩ quan tay sai của Lêđức Thọ đã thét vào mặt tôi...’’ (Hoàng minh Chính). Và: ‘’Khi ra tù họ có cách khóamồm các vị, và họ giữ chìa khóa. Tài nghệ họ siêu vậy đó’’. (Tạ đình Đề, sau khi ở tù ra)(1).Bùi Tín bảo chẳng khác gì thời Stalin. Rồi trưng bằng chứng về chuyện Stalin xửbắn 4 đồng chí của ông ta trong bộ chỉ huy tối cao Liên Xô lúc ấy là Bukharine, Zinoviev,Kamenev và Ricốp, ‘’những nhân vật cách mạng kiên cường nhất, những trí thức cỡlớn, có tình độ trí thức cao hơn Stalin đến mấy cái đầu’’, vậy mà KGB của Stalin đã làmđược cho họ nhận tội toan ám sát ‘’đồng chí Stalin’’ và trước khi chết còn hô ‘’Stalinmuôn năm’’. (2)Nói đến nhà tù không thể không nêu ra đây một thực tế đã được không biết baonhiêu người nhắc đến: Xã hội xã hội chủ nghĩa là một nhà tù vì mọi người dân đều mấttự do, bị công an, mật vụ luôn luôn theo dõi. Câu chuyện về chủ tịch Tôn đức Thắng bịđảng gài lính kín ở trong nhà (xin xem chương 5), về lời nhân vật Ngọc trong ‘’NổiLoạn’’ của Đào Hiếu thóa mạ bọn người ‘’đạo đức giả...chui vào gầm giường ngườikhác để rình rập’’ (cuối Chương 6, trang 135) khiến chúng ta nhớ lại cuốn tiểu thuyết trứdanh của Nhà Văn Anh George Orwell nhan đề ‘’1984’’.Tác giả đã căn cứ vào những thông tin từ phía khối cộng lúc ấy (1949) để tưởngtượng ra một xã hội cộng sản trong tương lai 35 năm sau đó (1984). Trong cái xã hộiđó, xã hội chủ nghĩa ‘’INGSOC’’, đầy dẫy những khẩu hiệu: ‘’Chiến Tranh Là Hòa Bình’’,‘’Tự Do Là Nô Lệ’’, ‘’Ngu Dốt Là Sức Mạnh’’. Trong cái xã hội chủ nghĩa đó chỉ có 4 bộ:237 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Bộ chân lý chuyên nói dối. Bộ tình yêu chuyên giam cầm tra tấn, thủ tiêu người dân hơicó tư tưởng phản động, do bọn cảnh sát tư tưởng (thought police) phát giác. Bộ hòabình chuyên lo chiến sự. Bộ sung túc chuyên về kinh tế, một nền kinh tế bi thảm nhấttrần gian. Đặc biệt quan trọng là khắp nơi khắp chốn trong khắp nước, luôn luôn có mànảnh viễn vọng (telescreen) không ngơi theo dõi, dò xét mọi hành vi và tiếng nói củangười dân...4. Với các chiến dịch giảm tô, Cải Cách Ruộng Đất và cải tạo tư sản, xã hộichủ nghĩa đã cào bằng mức sống người dân, sau khi đã giết hàng chục vạnngười. Về con số người bị chết oan trong cải cách ruộng đất có nhiều ý kiến khác nhau,từ nửa triệu (Hoàng Văn Chí) đến mười ngàn người (Bùi Tín). Nhưng nếu dựa vào consố 12 ngàn đảng viên bị tố oan do Võ nguyên Giáp đưa ra khi ông ta nhân danh đảngnhận sai lầm và xin lỗi quốc dân trong chiến dịch sửa sai, thì phải hiểu là con số khôngthể dưới nhiều chục vạn. Bởi vì Võ nguyên Giáp chỉ nói đến những người bị ‘’oan’’ theoý của đảng, trong số đó trước tiên là đảng viên.Nếu chỉ bị oan theo kiểu xét đoán của cộng sản mà đã trên một vạn, thì con sốtổng quát sẽ nhiều đến độ nào. Trong số những người đưa ra con số ai cũng nói: Chođến nay vẫn không ai đưa ra được con số chính thức nào, vì người ta cố bưng bít.Nhưng nếu căn cứ vào số làng xã thời đó ở miền Bắc, không dưới 10 ngàn xã, nếu mỗixã 5 người chết thôi, thì đã trên 50 ngàn rồi. Vì vậy cũng có người nói số người chết là60 ngàn. Hoàng hữu Quýnh nói là trong thực tế mỗi xã có ít là 6, 7 người bị xử. GerardTongas, trong cuốn ‘’J’ai vécu dans l’enfer communiste du Nord Vietnam, et j’ai choisi laliberté’’ thì nói cả trăm ngàn. Hoàng Văn Chí đã nói tới nửa triệu, vì ông từng đã có dịpdự các buổi đấu tố và thấy chính sách cô lập gia đình ‘’địa chủ’’ còn tai hại hơn tàn sátđịa chủ nên suy diễn rằng số người chết vì tự tử vì nhục, và chết vì bị bỏ đói, không aidám giúp đỡ...còn cao hơn số người bị hành quyết. Hoàng Văn Chí đã viết: ‘’chính sáchcô lập phải chịu trách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi cáctòa án nhân dân đặc biệt’’. Ngoài ra trong sửa sai, ‘’khi khúc tre cong bị uốn cong quáđược nắn lại cho thẳng’’, tránh sao đuợc những cuộc thủ tiêu để trả thù. Cứ ngheHoàng hữu Quýnh nói ông ta đi đâu cũng thấy khăn tang trắng xóa miền quê, đủ chothấy con số người chết trong mấy năm ‘’Giảm Tô’’ và ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’ ở miềnBắc thật là kinh khủng. Hoàng Văn Chí cũng nói: ‘’Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắngxóa những vành khăn tang’’.Nhưng cái tai hại nhất trong CCRĐ không phải số người chết. Mà là sự đảo lộnluân thường đạo lý: Con tố cha, vợ tố chồng. Cháu gọi bà bằng mày, xưng bà. (HoàngVăn Chí, Dương thu Hương, Nguyễn Mạnh Tường...và Hoàng hữu Quýnh: ‘’Chỉ cóđảng mới dậy cho người ta như vậy’’)Về những cảnh đấu tố dã man, điên cuồng trong Cải Cách Ruộng Đất thì từHoàng Văn Chí, Vũ thư Hiên, đến Dương thu Hương, Hoàng hữu Quýnh đều đưa ranhững hình ảnh cụ thể, những con người, những nạn nhân cụ thể.5. Về thành quả của cuộc chiến ‘’giành độc lập’’, ‘’chống Mỹ cứu nước’’ vàthống nhất đất nước.Phần đông các trí thức và văn nghệ sĩ trong nước không dám lên án cuộc chiếnđược mệnh danh là chống Mỹ cứu nước, phải chăng vì cuối cùng nó đã thành công là‘’đánh cho Mỹ cút ngụy nhào’’ ? Lên án nó chắc chắn sẽ bị đảng liệt vào hạng Việt gianbán nước, phản bội tổ quốc. Nhưng Bảo Ninh với ‘’Nỗi Buồn Chiến Tranh’’, và cả BùiTín với ‘’Một cuộc phỏng vấn thật đặc sắc’’ dành cho Phạm văn Đồng và Võ nguyênGiáp, cũng đã gián tiếp lên án cuộc chiến mà đáng lý ra nếu tôn trọng mạng sống con238 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người thì không nên tiến hành, vì nó đã làm hàng triệu con dân thiệt mạng và hàng triệugia đình ở trong cảnh tang chế. Nhất là Xuân Vũ đã mạnh miệng hơn cả: ‘’Cuộc khángchiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại mình, giống như mộtthứ chó điên cắn cả chủ nhà’’. Toàn bộ hồi ký ‘’Đường Đi Không Đến’’ là một bản án vềtất cả những gì là độc ác dã man mà cuộc chiến đã tạo ra trên đường mòn Hồ chí Minh.Tuy không dám nói ra, nhưng phần đông cán bộ phản tỉnh trong nước chắc cũngnghĩ cuộc chiến không đem lại ích lợi gì cụ thể cho nhân dân, mặc dù nó có làm chomột số người hãnh diện là ‘’đã đánh thắng một siêu cường’’. Hãy nghe lời so sánh chếđộ hiện nay trong nước với chế độ tư bản và cả chế độ thực dân trước đây ghi trongcác tác phẩm của Nguyễn Hộ, Xuân Vũ, Nguyễn văn Trấn, Nguyễn Mạnh Tường,Nguyễn chí Thiện, Vũ thư Hiên:Nguyễn Hộ: ‘’Thật là kỳ lạ. Chủ nghĩa tư bản không hề chủ trương thế giới đạiđồng, nhưng lại thực hiện thế giới đại đồng. Còn chủ nghĩa cộng sản thì chủ trương, hôhào tiến tới một thế giới đại đồng, nhưng lại thực hành một quốc gia khép kín, tự cung tựcấp (ích kỷ), bế môn tỏa cảng’’.Xuân Vũ: ‘’Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: ‘’Bây giờ khó sốnghơn thời Pháp’’. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra là thế!’’ (Thiên Đàng Treo trang 147) Và: ‘’Sốngmột ngày ở chế độ xã hội chủ nghĩa đau khổ bằng 20 năm trong chế độ tư bản. Đói rét,ốm đau, bệnh tật, ly tán...đủ thứ’’. (Mạng Người Lá Rụng trang 193)Nguyễn văn Trấn đã để nhiều trang sách so sánh việc ra báo, in sách và bầu cửthời nay thua thời Pháp thuộc rồi nói với ‘’quốc hội’’: ‘’Dạ thưa Quốc Hội, ngày xưa, dướithời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa’’. (Viết Cho Mẹ Và QuốcHội, trang 447),Nguyễn chí Thiện: ‘’Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xươngđánh đuổi Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng’’ và: ‘’Nhờ nanh vuốt của lũ ‘’thú rừng’’ Màbàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả’’.Vũ thư Hiên: ‘’Nhà báo Hùng Thao gầm lên: ‘’Nuôi cán bộ như lợn, mắng nhưchó. Thời trước địa chủ đối với tá điền còn tử tế hơn’’. Khi thuật lại việc cha ông bị bắt,mẹ tác giả cũng nói cảnh sát thời Pháp thuộc cũng không đến nỗi xử tàn nhẫn đến thế.Nguyễn Mạnh Tường: ‘’Có ít nhất một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêutriệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đếquốc những số lãi khổng lồ’’...Hữu Loan: ‘’Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mớicó 5, 6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng cònlo ngay ngắy cho số phận trâu bò của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũngcó vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cưthế nào để lạc nghiệp được’’. (xem Chương 19)Tưởng cũng nên nhắc lại đây lời ông Hồ phát biểu trong đại hội I của đảng cộngsản Pháp năm 1920 để so sánh xem từ đó đến nay sau gần 8 thập kỷ và sau khi cộngsản đã chiếm trọn cả nước được gần một phần tư thế kỷ xem tình hình có khá hơn chútnào không. Lúc ấy ông Hồ nói:‘’Chúng tôi không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận, thậm chí không cócả quyền tự do hội họp và lập hội...’’Ngày nay dưới chế độ xã hội chủ nghĩa các quyền đó có không ? Chẳng nhữngkhông có mà còn thua thời Pháp thuộc như những nhân vật trên đã viết, trừ có tự dochửi đế quốc, như Trường Chinh nói. (Chương 19, Hữu Loan)Hy sinh hàng triệu sinh linh để đổi lấy cuộc sống cái gì cũng tồi tệ hơn cuộc sống239 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cũ, từ vật chất: Nghèo đói cơ cực, đến tinh thần: mất tự do, thì đó là công hay tội ? Vìthế mà Nguyễn văn Trấn bảo: ‘’Tội ác của chế độ này từ bốn chục năm nay thật nóikhông hết’’.Lò lửa chiến tranh Việt Nam còn ghê tởm, kinh khủng hơn lò thiêu của phát xítĐức. Vì Hitler làm và dám chịu trách nhiệm, không giả nhân, giả nghĩa. Còn Hồ chí Minhvà đồng đảng thì nhân danh tự do độc lập, giải phóng để lùa hàng triệu người vào chỗchết rồi xưng tụng họ là anh hùng, liệt sĩ. Và mình thì được tiếng là đại anh hùng vì đãđánh thắng kẻ địch hùng mạnh! Hơn nữa Hitler giết ngưòi ngoài, người Do Thái, dâncác nước khác nhiều hơn dân Đức. Còn Hồ chí Minh và đồng đảng thì giết đồng bàotrăm lần hơn người ngoại quốc. Cái hiểm độc của ông Hồ và đồng đảng là tạo đượcđiều kiện để thế giới lên án đối phương chứ không lên án mình, lại còn được thế giớimủi lòng thương cảm. Nguyễn Mạnh Tường (Chương 17) đã viết:‘’Nếu Machiavelli độimồ sống lại chắc phải đi học những người cộng sản này’’Điều trớ trêu và thật đau lòng cho con dân Việt Nam là lịch sử Việt Nam, ngàynay do đảng cộng sản chỉ đạo biên soạn, và lịch sử thế giới, do một số sử gia thiên vịhay bị lừa viết đã ghi nhận sự chiến thắng của đảng cộng sản Việt Nam. Họ đồng hóađảng cộng sản với dân tộc Việt Nam. Và vẫn cho rằng những người cộng sản Việt Namnhư Hồ chí Minh là những anh hùng dân tộc. Còn phía quốc gia là tay sai thực dân đếquốc.Nhưng thử hỏi trong số gần hai triệu người chết trong cuộc chiến, nguyên phíaquân dân miền Bắc, có bao nhiêu phần trăm đảng viên, bao nhiêu phần trăm dân ngoàiđảng.Xuân Vũ, Nguyễn văn Trấn và nhiều người khác đều nói những trận lớn như hồiTết Mậu Thân phần lớn chiến sĩ hy sinh không phải đảng viên mà là người miền Namtrong mặt trận giải phóng. Cũng như trên đường mòn Hồ chí Minh, bỏ thây nửa đườnglà những người miền Nam tập kết...Dĩ nhiên đảng luôn luôn nói, mọi thắng lợi là dođảng lãnh đạo. Không có lãnh đạo giỏi thì làm sao có chiến thắng. Nhưng nếu đại bộphận không tham gia, không hy sinh thì lãnh đạo làm được gì ? Chính Hồ chí Minh đãnói:‘’...Nhưng không, tôi phải nói thật: Những thành công là nhờ đồng bào cố gắng.Những khuyết điểm kể trên là lỗi của chúng tôi (của đảng) (3)Dầu sao, công bình mà nói phải nhận rằng đảng cộng sản đã lãnh đạo thànhcông. Vì họ đã dùng đủ mọi cách quyết liệt, tàn bạo, hiểm độc nhất để bắt mọi người hysinh. Về tuyên truyền, tình báo, đặc công, chiến lược chiến thuật họ đều là những kẻ cókhả năng, nhờ rèn luyện không ngừng. Khoa Tuyên Truyền và Vận Động Quần Chúngđược nghiên cứu tường tận và huấn luyện đến nơi đến chốn cho cán bộ các cấp. Cơquan ‘’Agit-Prop’’ (4) là một trong những bộ phận lớn của chế độ.Về chiến lược chiến thuật quân sự cũng như chiến lược, sách lược (chính lược)chính trị, Lê-nin rồi Stalin không ngừng nghiên cứu và viết thành văn bản cho cán bộhọc tập. Trong số đó phải kể đến cuốn: ‘’Những Nguyên Lý của chủ nghĩa Lê-nin’’ củaStalin. Và quan trọng hơn cả là họ đã dùng biện pháp phi nhân: Thắt hầu bao, dùng bạolực, dùng cưỡng bức cùng với tuyên truyền và hứa cuội. Con người đã quá cùng khổ lạimất hết tự do thì thà chết còn hơn sống. Ra chiến trường mà chết còn mau lẹ hơn (‘’línhcác anh đòm một phát là xong, sướng’’, Nguyễn huy Thiệp). Lại được ghi danh anhhùng, liệt sĩ, hy sinh vì tổ quốc.6. Về ý nghĩa những từ ‘’xã hội chủ nghĩa’’. Trong suốt một thập kỷ qua, tathường nghe các nhà lãnh đạo cộng sản trong nước nói đến ‘’nền kinh tế thị trường240 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’. Trước hết xin minh định là nhóm từ xã hội chủnghĩa mà họ dùng đây, có nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác với xã hội chủ nghĩa mà thếgiới tự do dùng từ trước tới nay. Chúng ta hiểu xã hội chủ nghĩa theo tinh thần côngbình bác ái đối với mọi người dân không phân biệt giai cấp. Vì vậy có chủ nghĩa xã hộiKi-Tô Giáo theo tinh thần thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) của tòa thánh La Mã. Cócác đảng dân chủ xã hội ở Âu Châu và nhiều đảng xã hội khác ở Á, Phi v.v...Còn xã hộichủ nghĩa của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay phải hiểu theo tinh thần chuyên chínhvô sản đã ghi trong hiến pháp 1992 và trước đó, và đã được các người Mác-xít từ QuốcTế 1 đến Quốc Tế 3 nói đến như là giai đoạn chuẩn bị bước vào chủ nghĩa cộng sản‘’Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu’’ mà Mác đã đề ra.Quả tình sau khi Liên Xô tan rã, khi cộng đảng Việt Nam đưa ra cái gọi là ‘’nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’, họ tính lập lờ đánh lận con đen,muốn cho người ngoài hiểu nhóm từ xã hội chủ nghĩa theo ý nghĩa chủ nghĩa xã hội màcác nước tư bản đang thực hiện. Ví dụ tại một nước đại tư bản như Hoa Kỳ, nhìn vàocuộc sống người dân sẽ thấy rõ chủ nghĩa xã hội đang được áp dụng triệt để. Nhữngchế độ lương bổng, tiền hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền già, tiền trợ cấp bệnh viện phívà hàng loạt trợ cấp khác cho mọi loại người...Đó chính là xã hội chủ nghĩa theo đúngnghĩa. Vì không muốn để cho người cộng sản lập lờ đánh lận con đen, nên cần xác địnhlại một lần nữa rằng xã hội chủ nghĩa mà các người cộng sản Việt Nam dùng trong câuthực thi ‘’kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’ là theo cái học thuyếtMác Lê như tất cả các nhà trí thức được trưng dẫn trong soạn phẩm này đều đồng loạtminh thị bác bỏ xã hội chủ nghĩa, cái xã hội chủ nghĩa của Mác, của Lê, của Mao, củaHồ.Trần Độ, người mà độc giả có thể coi như còn lừng khừng nhất, còn muốn ‘’cứuđảng’’ phần nào, cũng bảo xã hội chủ nghĩa là cái xác chết, định hướng vào đấy làm gì.Người khác như Hoàng Tiến và Nguyễn Phong Hồ Hiếu thì bảo ‘’kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa’’ là một thứ đầu Ngô mình Sở’’. Nguyễn chí Thiện thì bảo‘’vứt mẹ nó đi xét lại làm quái gì’’. Chính Bùi Tín tuy còn vướng víu với danh từ xã hộichủ nghĩa, vẫn khẳng định cái thứ xã hội chủ nghĩa hiện hành ở Việt Nam là cỗ máynghiền, nó nghiền từ Hồ chí Minh trở xuống. Còn Lữ Phương và Hà sĩ Phu thì cho nóchỉ là một ý thức hệ như mọi ý thức hệ khác. Hà sĩ Phu còn ví nó với chiếc thuyền nannên vứt bỏ, đừng cõng nó đi ngông nghênh ‘’như cái mai rùa’’. Nguyễn Phong Hồ Hiếucũng ví nó như chiếc thuyền đưa dân tộc qua sông Độc Lập. Nay độc lập rồi đừng cõngnó đi trên bộ, vướng chân và cản tầm nhìn.Cả Hà sĩ Phu lẫn Nguyễn Phong Hồ Hiếu mặc dù coi cái thuyền nan chỉ là mộtcông cụ, xài xong rồi thì nên vất bỏ, nhưng cũng đều nói đến chiếc thuyền đã đưa dântộc Việt Nam sang sông Độc Lập. Và như vậy hàm ý là ta cũng nên nhớ ơn nó. Nếuthực sự nó đưa lại độc lập theo đúng nghĩa, mà gạt bỏ nó thì, theo truyền thống ngườidân Việt vốn trọng nhân nghĩa, kể ra cũng vô ơn đấy. Nhưng độc lập đây chẳng nhữngchỉ là hai từ rỗng tuếch, mà còn là đói khổ chiết chóc không biết cơ man nào là tang tóc,tủi nhục cho tuyệt đại đa số con dân. Sau khi độc lập, người dân hiền lành chất phácnhất cũng tự hỏi: Có độc lập thật hay không ?Các nhà trí thức sống suốt đời trong xã hội chủ nghĩa, tiêm nhiễm tư tưởng Mácxít mà còn lập luận như thế. Nhưng theo thiển ý, nếu nhìn vào mục tiêu vô sản hóa toàncầu của Mác và các đồ đệ của ông, và nếu phân tách kỹ các văn bản của Mác, cùngnhững lời tuyên bố của Lê-nin, Stalin...theo đó giải phóng các dân tộc chỉ là một bướcsách lược, trong chiến lược xích hóa toàn cầu, muốn tới chủ nghĩa cộng sản phải qua241 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cái cầu quốc gia thì phải nói ngược lại Hà sĩ Phu và Nguyễn Phong Hồ Hiếu. Nghĩa là:Ông Hồ và đồng đảng đã bắt dân tộc Việt Nam chống, đẩy, khiêng, cõng, độichiếc thuyền nan xã hội chủ nghĩa (của Mác) qua sông sóng to gió lớn, làm hàng triệungười chết trên đó, để nó qua được con sông độc lập, ngỏ hầu sau đó vô sản hóa nhândân bằng ‘’giảm tô’’, ‘’Cải Cách Ruộng Đất’’, ‘’cải tạo tư sản’’, ‘’cải tạo tư tưởng’’, và siếthầu bao của người dân trong một chính thể ‘’chuyên chính’’, chuyên chế, độc tài như tađã thấy.7. Về ông Hồ chí Minh, tuy nhiều người trong số các nhà văn, trí thức nói trên đãkhông ngần ngại lên án ông nặng nề, dành cho ông những từ độc địa nhất như ma, quỷ,quỷ vương... nhưng phần đông hơn vẫn còn kính nể và gián tiếp bào chữa cho ông. Vìvậy chúng tôi xin dài dòng về nhân vật này.Về lai lịch, từ trước ông Hồ vẫn được coi như con thứ ba của cụ cử Nguyễn SinhHuy cũng gọi là cử Sắc hay phó bảng Sắc và tên khai sinh là Nguyễn tất Thành. Nhưnghơn chục năm nay lại có những tin đồn, được các sử gia góp nhặt đem ra một giảthuyết hấp dẫn hơn. Người thì nói ông là cháu nội của Tiến Sĩ Hồ Sĩ Tạo. Người lại bảocụ cử Hồ Sĩ Tảo chính là cha ruột của ông Hồ. Tin trên do một nhà sử học danh tiếngtrong chế độ là ông Trần quốc Vượng đưa ra. Còn tin dưới do Cao Thế Dung đề xướng.Tin sau có vẻ có lý hơn. Nhưng cũng không chắc đúng.Theo Bùi Tín (Mặt Thật, Sài Gòn Press,1993-1994, trang 93-94), và Đào BìnhGiang (Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 8, 1993), thì Giáo Sư Trần quốc Vượng (Đại Học TổngHợp Hà Nội) đã đến tận nơi nghe các bậc cao niên nói rằng ông cử Tạo đã làm cho mộtgiai nhân là ‘’Cô Đèn’’ Hà Thị Hy có bầu, khiến bố mẹ cô phải đem gả cho một nông dânnghèo đã luống tuổi là ông Nguyễn Sinh Nhậm. Cái bào thai đó ra đời mang tên làNguyễn Sinh Sắc, tức ông phó bảng Huy sau này. Như vậy ông Hồ là cháu nội của ôngTạo. Và có lẽ ông Hồ biết được gốc gác của mình nên đã đổi họ Nguyễn (tất Thành)thành họ Hồ (chí Minh).Bùi Tín thì có vẻ tin ông Vượng, không truy cứu thêm. Nhưng Đào bình Giang thìcho biết: ‘’bài ‘’viết chơi’’: ‘’Sự Thực Mà Không Chắc Có Thật’’ của Giáo Sư Vượng chắclà không thật’’. Vì theo sử liệu ông Giang tìm thấy trong các bộ sách của Cao Xuân Dục,Học Bộ Thượng Thư, thì ông cử Tạo, về sau đậu Tiến Sĩ, sinh năm 1868, còn ông phóbảng Huy tức Sắc thì sinh năm 1863, hơn ông Tạo 5 tuổi, không thể nào lại là con ôngTạo được.Cao Thế Dung thì ‘’dựa vào tài liệu của hai người là Hoàng Văn Chí và Hồng LiênLê Xuân Giáo’’ để bảo rằng:‘’Trong thời gian Cử Sắc đi làm quan xa nhà, cụ Hoàng Xuân Đường (nhạc phụcủa ông Sắc, Minh Võ) cho mời Cử Nhân Hồ Sĩ Tảo (xin lưu ý: Tảo chứ không phảiTạo, Minh Võ) về nhà dậy học...có lẽ trong lúc nhẹ dạ, hoặc bị ông cử Tảo làm ẩu trongkhi ông cử say rượu nên bà cử Sắc nhủ danh Hoàng Thị Loan mang thai người con thứba. Câu chuyện phòng the oan trái vỡ lở, tiếng đồn đải lan khắp Tổng Lâm Thịnh qua lờinói đầy độc địa ‘’Tảo đúc cốt, Sắc tráng men’’...(6). Ông Cao Thế Dung viết hơi tối tăm,luộm thuộm. Lại ghi là Tảo, trong khi ông Vượng ghi là Tạo. Thành ra cũng khó tin.Về cái tên ông Hồ ai cũng biết là ông có tới hàng chục cái tên khác nhau, kể cả bídanh, bút hiệu. Mậu Ưng (7) đã đếm được tất cả 76 bí danh. Có lẽ trong số đó chưa cóTrần dân Tiên, Th. Lan, và XYZ là những bút hiệu quen thuộc. Và có lẽ cũng chưa kểnhững cái tên cúng cơm là Sinh Cung hay Cuông hay Bé Con, Sinh Con, Sinh Côn...hồinhỏ.Đặc biệt về cái tên Nguyễn ái Quốc, thì như nơi Chương 1 bạn đọc đã thấy242 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hoàng Văn Chí trích Jean Lacouture kể rằng khi Tướng Salan hỏi ông Hồ: ‘’Ông có phảilà Nguyễn ái Quốc không ?’’ thì ông Hồ một mực chối, bảo không phải. Nhưng sau nàytài liệu chính thức của cộng sản đã xác nhận Hồ chí Minh chính là Nguyễn ái Quốc. Cóđiều nhiều nguồn tin lại cho biết Nguyễn ái Quốc là bút hiệu của nhóm các ông PhanVăn Trường và Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn tất Thành (tức Hồ chí Minh). Các bài kýtên Nguyễn ái Quốc lúc ấy phần nhiều do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyềnviết, vì ban đầu ông Hồ chưa đủ khả năng tiếng Pháp. Điều này chính ông Hồ, với búthiệu Trần Dân Tiên đã xác nhận khi viết:‘’Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông PhanVăn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ôngNguyễn đã phải ký tên những bài báo’’. (Sách Đã Dẫn trang 31)Phải chăng khi bị Salan cật vấn, họ Hồ tự thẹn không dám nhận bừa một bút hiệuchung ?Vì ông có cả trăm cái tên như vậy, nên thiết nghĩ không cần nêu hết ra đây làmgì. Tuy nhiên đặc biệt có hai cái tên mà từ trước tới nay ít có người nào nói tới: Cao ThếDung khẳng định Nguyễn tất Thành thời niên thiếu còn có ‘’tên thánh’’ là Gioan Bao-Ti-Xi-Ta và là nghĩa tử của một Linh Mục Thừa Sai tên Guignard; chẳng những đã đượcrửa tội mà còn từng giúp lễ trong nhà thờ.Luật Sư Hoàng Cơ Thụy, cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Lào trước 75, trongcuốn ‘’Việt Sử khảo luận’’ chưa xuất bản, cũng nói Hồ chí Minh có tên Thánh là Paul (?).Có lẽ ông dựa vào bức thư Nguyễn tất Thành viết xin việc cho cha là Nguyên Sinh Huyđề ngày 15.12.1912, gửi Khâm Sứ Trung Kỳ lúc ấy, cuối thư ghi ‘’Paul Tất Thành. NewYork le 15 Décembre, 1912’’ ? Còn Cao Thế Dung thì phải chăng ông nhớ lầm tênThánh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi nói Hồ chí Minh có tên Thánh là GioanBao-Ti-Xi-Ta ?Về năm sinh cho đến nay lịch sử chính thức của đảng cho biết ông sinh ngày19.5.1890. Nhưng thực ra cũng chẳng phải. Vì nhiều người (trong đó có cựu bí thư củaVua Bảo Đại) nói ngày đó là ngày họ Hồ phịa ra để lấy cớ bắt dân Hà Nội treo cờ giănghoa đón D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp vào Hà Nội. Cao Ủy Thierry D’Argenlieu tới Hà Nộingày 18.5.1946. Trước đó 1 ngày, tức 17.5.1946 họ Hồ cho biết ông ta sinh ngày19.5.1890 và chính phủ hô hào dân chúng mừng sinh nhật ‘’bác’’ bằng cách giăng đènkết hoa ngoài phố...(để đón Cao Ủy Pháp! Và cũng để cho viên cao ủy này biết dânchúng răm rắp tuân lệnh ông Hồ).Các Sử Gia đã tìm ra bút tích của ông Hồ trên lá đơn xin nhập học trường thuộcđịa gửi Tổng Thống Pháp (‘’Marseille le 15 Septembre, 1911’’) Trong lá đơn này ông Hồviết mình sinh năm 1992, hai năm sau so với tài liệu chính của đảng. Tài liệu của cảnhsát Paris cho biết ngày 20.9.1920 Nguyễn tất Thành khai mình sinh ngày 15.1.1894.Tháng 6.1923 ông lại khai tại Sứ Quán Liên Xô ở Bá Linh rằng ông sinh ngày15.2.1895. Ba lần khai 3 ngày 3 năm khác nhau cho thấy chẳng ngày nào đáng tin cả,và do đó nguồn tin nào đó nói ông phịa ra cái ngày 19.5 để làm cớ bắt dân Hà Nội đóntiếp cao ủy Pháp rất đáng tin.Cao Thế Dung thì dựa vào một lá số tử vi của ông Hồ được Vân Đằng Thái ThứLang đăng trong cuốn ‘’Tử Vi Đẩu Số Tân Biên’’ để nói ông Hồ sinh năm 1891, năm TânMão, mồng 6 tháng 6, giờ Mão. Ông Nguyễn Sinh Khiêm em ông Hồ cũng khai với SởMật Thám Pháp ở Trung Kỳ rằng anh ông ta sinh năm 1891. Nhưng cũng theo hồ sơ ởSở Mật Thám Trung Kỳ lại thấy bà Thanh chị ông Hồ khai ông ta sinh năm 1893. ChínhĐạo trong cuốn ‘’Hồ chí Minh Con Người Và Huyền Thoại’’ cho biết một ông Yên Sơn243 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nào đó cũng viết ông Hồ sinh năm 1891. Trong thẻ thư viện và giấy thông hành từ Phápqua Nga của ông Hồ người ta lại thấy ông sinh vào những năm 1894, 1895. Tóm lại làông Hồ có ít nhất 6 cái năm sinh khác nhau, trong số đó 1890 được coi như chính thức.Ngày chết cũng không rõ ràng ngay. Ban đầu thông báo chính thức của bộ chínhtrị nói ‘’chủ tịch Hồ chí Minh qua đời ngày 3.9.1969’’. Phải nhiều năm sau người ta mớidám nói lại cho đúng là ngày 2.9.1969. Vì vậy mà trong dịp ‘’lễ Quốc Khánh’’ năm ấy,ngưòi ta xì xầm ông Hồ bị thủ tiêu. Nhiều người, trong số đó có Hoàng quốc Kỳ, chorằng các ủy viên bộ chính trị trong đó có Lê đức Thọ, nhờ mồ mả của bố đặt đúng longmạch nên phát mặc dầu duy vật vô thần nhưng cũng tin bói toán đến ‘’đệ nhị hung thần’’và lý số, đã tránh không muốn cho dân chúng biết ông Hồ chết đúng ngày ông tuyên bốđộc lập và cũng tại cái nơi ông đứng đọc tuyên ngôn đó, kẻo ‘’xui xẻo’’.Di chúc của ông cũng bị sửa chữa thay đổi không đúng với nguyên bản. Bùi Tínvà Vũ Kỳ là hai người đã can đảm nêu lên vấn đề phải đưa toàn bộ di chúc đó ra ánhsáng.Về hoạt động của ông Hồ, lịch sử chính thức của đảng cũng như các nhà nghiêncứu tư đều thấy có những khoảng trống không biết trong thời gian đó ông làm gì ở đâu.Chẳng hạn từ 1914 đến 1917 được biết Quấc (Nguyễn ái Quốc) sống ở Anh, nhưng cónhững năm nhà cầm quyền Anh cũng không tìm ra tông tích của ông ta. Rồi thời gian 6năm ở Paris (từ 1917-1923) cũng có những năm không rõ ông ở đâu làm gì. Thời gianhơn một năm ở Nga (1923-1924), có người nói một cách hết sức sơ sài: Ông ở trườngCông Nhân Đông Phương. Đặc biệt là một thời gian khá dài khi ông bỗng mất tích ởHồng Kông, lúc ông bị Cảnh Sát Anh bỏ tù (1933). Có người nói ông được tình báo Anhmua.Trong cuốn hồi ký với bút hiệu Trần dân Tiên ông cũng không đả động gì tớinhững thời gian này. Phải chăng đó là những lúc ông có những hoạt động cần giữ kínđối với bất cứ ai và giữ riêng cho ông cho đến khi mang theo vào ‘’lăng’’ ? Nhưng chođến nay ai cũng biết chắc rằng ông đã là một trong những người sáng lập đảng cộngsản Pháp, được đảng này cử đi họp đại hội V của quốc tế 3 (ở miền Nam trước thườngđược gọi là Đệ Tam Quốc Tế, dịch từ ‘’Komintern’’) tại Liên Xô với tư cách đại diện chocác nước thuộc địa. Người ta cũng biết ông là cán bộ cao cấp của quốc tế 3, được LiênXô cử làm phụ tá cho Borodin. Chức phụ tá này chỉ là cái vỏ bọc, cái bình phong che cáichức đại diện quốc tế 3 ở vùng Đông Nam Á, và cái nhiệm vụ giải quyết sự mâu thuẫngiữa 3 đảng cộng sản ở Đông Dương để thống nhất thành một đảng vào tháng 2 năm1930. Cứ xem thế đủ biết vai trò của ông quan trọng, phức tạp, đa dạng. (8)Về cuộc sống gia đình của ông Hồ, đảng chính thức cho biết ‘’bác không màngđến hạnh phúc cá nhân để toàn tâm toàn trí lo việc nước’’. Nhưng cho đến nay thì đãquá nhiều tài liệu chứng tỏ ông có nhiều đàn bà trong đời. Hoàng Văn Chí nói đến mộtphụ nữ Nga được coi như vợ hờ của ông Hồ, cũng như một người đàn bà Nga kháclàm vợ hờ cho Nguyễn khánh Toàn, khi cả hai họ Hồ và họ Nguyễn hoạt động ở LiênXô. Chính ông Toàn cho Hoàng Văn Chí biết chuyện ông Hồ có vợ ở Nga. Đến khi sangTrung Quốc cùng với phái đoàn Borodin, rồi đại diện cho quốc tế 3 ở đây, ông Hồ cũngcó một người vợ khác tên Tuyết Cần (?). Sử Gia Trần Trọng Kim thì nói đến bà Đỗ ThịLạc cũng đã cho ông Hồ một cô con gái. Người khác thì nói đến bà Vịnh, tức NguyễnThị Minh Khai sau này là vợ Lê hồng Phong, cũng đã là vợ hờ của ông Hồ khi ở Liền Xô(khoảng giữa thập niên 30). Bùi Tín thì trưng dẫn Sử Gia Pháp Hemery, bảo ông Hồcũng có ba người vợ hờ khác. Phải chăng đó là các cô Bierre ở Pháp, cô Tuyết Cần ởTrung Quốc, cô Vera Vasiliera ở Nga ? Gần đây còn có dư luận cho rằng chủ tịch quốc244 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hội Nông đức Mạnh cũng là con rơi của ‘’bác’’ ?Nhưng đáng nói hơn cả là cô Xuân mà người ta bảo đã được họ Hồ sủng ái khiông đã làm chủ tịch nước, và có với ông một người con tên là Nguyễn tất Trung, như đãnói đến trong Chương 5. Cô Xuân đã bị Trần quốc Hoàn hãm hại mà ông Hồ không hềcứu, coi như chẳng có tình nghĩa gì. (Xin coi phụ lục)Đối với những người đầu gối tay ấp của ông, ông chỉ coi như người dưng nướclã, cũng không đáng lấy làm lạ bằng việc chị ruột ông là bà Nguyễn Thị Thanh, và ngườianh là Nguyễn Sinh Khiêm cũng bị ông xử tệ không kém. Vì vậy mà Nguyễn chí Thiệnđã có bài thơ về chuyện này: ‘’...Không yêu người thân, Bác làm sao yêu được nhândân... (Chương 13, trang 269-270).Nhưng cũng có người như Chính Đạo bào chữa cho ông Hồ: ‘’Sự lạnh nhạt nàychỉ là chuyện thường tình của người làm cách mạng’’. (Hồ chí Minh, Con Người, HuyềnThoại, Văn Hóa, 1991, trang 55) Không biết Chính Đạo hiểu cách mạng đây là cáchmạng gì ? Chắc chỉ có thứ cách mạng phi nhân như cách mạng vô sản của Mác-Lê‘’khổng lồ’’ mới ‘’không tim’’, vô tình đến thế.Về nơi sinh của ông Hồ, thì chính ông ta ban đầu khai mình quê Hà Tĩnh (xemChương 1, Hoàng Văn Chí). Nhưng rồi đảng chính thức ghi nhận là Xã Kim Liên, HuyệnNam Đàn, Tỉnh Nghệ An.Chỉ nhìn thoáng qua ta cũng thấy thân thế ông Hồ mang đầy bí ẩn, không minhbạch, không đàng hoàng. Điều quan trọng hơn cả là số bí danh của ông. Sao lại nhiềuđến thế ? Nguyên những cái mà cán bộ đảng đếm được đã lên tới 76 tên.Những ai đã từng đọc tiểu thuyết trinh thám, gián điệp, hay những truyện nói vềhoạt động của các tổ chức bí mật, thì không lấy làm lạ, mặc dầu cũng hơi choáng vángvì con số quá lớn. Người ta bảo ông Hồ đã từng là điệp viên của KGB, của Phòng NhìPháp, của Mật Vụ Anh, của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và cả của OSS, tiền thân củaCIA Mỹ (với bí danh Lucius). Phải chăng vì vậy mà số bí danh mới quá nhiều đến thế ?Trước hết hãy nói đến việc Hồ gia nhập đảng Xã Hội Pháp rồi theo quốc tế 3,đứng hẳn về phía Cachin, và Jean Longuet (cháu ngoại của Mác), rồi trở thành mộttrong những người sáng lập đảng cộng sản Pháp vào đầu năm 1921. Nhờ cái mác nàyông Hồ được cử sang Nga và được đào tạo thành cán bộ của đệ tam quốc tế tại trường‘’Công Nhân Đông Phương’’. Trong cuốn tự truyện của ông, ký tên Trần dân Tiên, ôngtránh không nói ông làm gì, học gì trong thời gian này. Nhưng cũng trong cuốn tự truyệnnày ông nhiều lần nói đến việc ông đột nhiên biệt tích, và nhiều lần nói đến ‘’bí mật’’ (9)Cũng trong cuốn tự truyện này ông Hồ khoe đã thay đổi tên cả trăm lần, và thay đổinghề 12 lần (trang 111). Điều này xác nhận con số 76 tên khác nhau mà cán bộ HồngHà của ông nêu ra còn chưa đủ.Thay đổi tên và bí danh nhiều lần chứng tỏ thực sự ‘’bác’’ đã nhiều lần di chuyểnbí mật từ nơi này sang nơi khác, từ tổ chức bí mật này bỏ sang tổ chức bí mật khác. Đólà những hội kín, đảng bí mật, hệ thống tình báo, gián điệp quốc tế. Luật Sư NguyễnMạnh Tường bảo nó giống hệt tổ chức Mafia. (Xin xem Chương 17). Nó mô phỏng theolối tổ chức của các liên đoàn cộng sản, đệ nhất quốc tế thời Mác, Ăng-ghen, các tổchức đệ tam quốc tế và các đảng cộng sản, đảng công nhân v.v...sau Mác. Nghĩa làđừng cho người ngoài biết mình là ai làm gì. Tất cả các đảng cộng sản trên thế giới,nhất là tại những nước mà họ chưa nắm được chính quyền, đều được tổ chức mộtcách tuyệt đối bí mật như vậy. Cho nên mới có từ ‘’bí danh’’. Về sau này rất nhiều đảngphái chính trị (chống cộng) tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng bắt chước tổ chức bímật như vậy để dễ bề hoạt động. Nhưng chẳng có đảng nào có được lối tổ chức hoàn245 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


hảo và kỷ luật sắt như các đảng cộng sản. Để nói về tổ chức của các đảng cộng sản,Nhà Văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa Dân Quốc đã dùng hai chữ ‘’Bí Danh’’ để đặttên cho cuốn sách thời danh của ông. (10)Khi đã biết ông Hồ là loại cán bộ tình báo của KGB, hay là gián điệp quốc tế, nóirõ hơn là của quốc tế 3 chính ông Hồ trong lời kêu gọi đọc năm 1930, nhân thành lậpđảng cộng sản Đông Dương, đã nói rõ ông nhân danh quốc tế 3 để giải quyết vấn đềcách mạng địa phương (11) thì không nên lấy làm lạ sao ông ta lại có biệt tài đóng kịchnhư Hoàng Văn Chí đã viết ở Chương 1, hay như Vũ Thư Hiên đã nói về chuyện ôngHồ khóc ở nghĩa trang Père La Chaise, Paris hồi 1946 (Chương 5). (12) Và do đó cũngđừng lấy làm lạ là nhiều người vẫn nghĩ ông là người yêu nước, thương dân. Ngay đếnTiến Sĩ Bernard Fall, Nhà Báo, Sử Gia và là Học Giả uyên thâm về Việt Nam, khôngđến nỗi thân cộng, mà cũng cho rằng ông Hồ là một người quốc gia hơn là người cộngsản, mặc dầu ông nghĩ ông Hồ phải khó khăn lắm mới dung hòa được cả hai xu hướngtrong ông. (13)Có thể giải thích thêm như thế này:Những ai đã học về Tình Báo, như Sĩ Quan An Ninh hoặc Phòng Nhì...ngàytrước, hoặc ít ra cũng đã từng đọc các truyện gián điệp, như của Lancaster Fleming vớiJames Bond, 007, hay của Z28 Bùi Anh Tuấn với Văn Bình v.v...thì ắt biết là một điệpviên hay cán bộ tình báo, ngoài bí danh ra, luôn luôn phải có một cái vỏ bọc cho thật kínthật an toàn và phải sống cái vỏ bọc đó một cách thật đúng, nghĩa là y như thật vậy. Lấyví dụ anh là điệp viên của Anh hay của Nga, nhưng anh không được để cho ngườingoài biết anh là điệp viên. Anh phải sống chẳng hạn như một nhà buôn. Vậy thì từcách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, thái độ, tập quán v.v...anh phải sống giống hệt như nhàbuôn, chẳng hạn.Cuộc sống của một gián điệp là một màn kịch không bao giờ mãn. Ông Hồ cũngphải luôn luôn đóng kịch vì ông đã trót nằm trong tổ chức đảng bí mật và là cán bộ bímật của quốc tế 3. Vai trò ông đóng trong vở kịch là ‘’Ái Quốc’’, người yêu nước, cụ thểlà người Việt Nam yêu nước Việt Nam. Ông đã đóng tuyệt hay. Ngay cái tên đã đạt rồi.Những liên hệ của ông với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, vànhất là hai nhà cách mạng tiền bối Phan Chu Trinh khi ở Pháp và Phan Bội Châu khi ởTrung Quốc, tạo nên chung quanh ông một bầu không khí ái quốc. Những bài báo ôngviết trên tờ Le Paria (Người Cùng Khổ) khi sống ở Pháp, hay bài ông phát biểu tại cácđại hội III và V của quốc tế 3...cũng làm cho người đọc, người nghe tin ở lòng yêu nướccủa ông. Trong những bài phát biểu hay tuyên ngôn, diễn từ, hiệu triệu quốc dân saunày ông luôn luôn dùng những từ ngữ thuần túy quốc gia, tránh nhắc đến các giáo điềuMác-xít. Lấy ví dụ ngay bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày2.9.1945, ông còn mở đầu bằng những lời trích nguyên văn từ bản tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ năm 1776, rồi nhắc đến bản tuyên ngôn cách mạng Pháp năm 1791 (2 năm saucuộc Cách Mạng 1789) vân vân...khiến người ta cho ông là người có xu hướng dân chủtư sản chứ không phải cộng sản.Khi vào đảng cộng sản Pháp, ông đã thành người vô thần, trong nhiều bài báoông đã đả kích Đạo Công Giáo. Vậy mà khi gặp Giám Mục Lê Hữu Từ ông lại ngỏ ýmuốn được rửa tội! Ngày 2.9.1945 được ông chọn để tuyên bố độc lập, có người bảo vìđó là ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam!Ông vâng lệnh Stalin và Mao Trạch Đông tiến hành Cải Cách Ruộng Đất, giếtoan hàng chục vạn người. Trách nhiệm là ông, xướng xuất cũng là ông. Trường Chinh,Hồ viết Thắng, Hoàng quốc Việt chỉ là tay sai thừa hành lệnh của bộ chính trị đảng mà246 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ông là chủ tịch đảng. Nhưng khi thấy nhân dân phẫn uất muốn nổi loạn (14), ngày18.8.1956 ông đã lên đài xin lỗi nhân dân, rồi cách chức những chân tay phạm lỗi. Đóchỉ là màn kịch đóng khéo. Khéo đến nỗi lúc ấy Vũ đình Huỳnh đã mủi lòng, tha thứ choông (xem Chương 5). Đóng khéo đến nỗi sau này Bùi Tín vẫn còn nghĩ ông không cótội. Tội là mấy anh Tầu! Đóng khéo đến nỗi Bernard Fall, một Học Giả uyên thâm củaPháp cũng nhìn nhận ông thực lòng hối hận (Hochiminh on Revulution trang 11)!Chủ tâm của ông là nhắm đem áp dụng cho xã hội Việt Nam thuyết Mác-xít,đường lối đấu tranh giai cấp của Mác, áp dụng chế độ hợp tác hóa của Liên Xô vớinhững Kolkhoz, Agovilles, và của Trung Quốc với công xã nhân dân, những tổ chứcđược quân sự hóa, y hệt một trại lính khổng lồ. Vì vậy, chính ông đã biết trước sẽ phảiđổ máu nhiều mà ông vẫn tiến hành. Ông cũng biết thế nào cũng sẽ phải sửa sai. Cốvấn Trung Cộng còn nói trước cho biết khúc tre sẽ phải uốn đi uốn lại, và không tránhkhỏi có lúc nó bật ngược lại. Nhưng biết vậy mà vẫn làm. Như vậy thì đã rõ: Xin lỗi, cấtchức...cũng chỉ là những màn kịch.Ông là cán bộ cao cấp của quốc tế 3. Ông đã nhân danh tổ chức này khai sinh rađảng cộng sản Đông Dương rồi làm chủ tịch đảng, sống chết với đảng. Nhưng khi cầnông lại cho giải tán đảng cộng sản (tháng 11.1945), thay nó bằng hội Nghiên Cứu Mácxít.Đến sau khi khá vững ông lại cho nó biến thành đảng lao động (1951). Chỉ khi toànthắng, cái đảng cộng sản trước kia, sau khi biến hóa một thời gian, lại hóa thân trở lạinguyên hình đảng cộng sản (1975). Tất cả những việc đó chẳng phải là những mànkịch, diễn rất hay đó sao ? Hậu sinh khả úy. Ông đáng là bậc thầy của Machiavelli.Đến đây xin mở một dấu ngoặc để nói về cái tài đóng kịch của ông đã làm chonhiều người, trong số đó đáng nói nhất là Lacouture, nhất định cho rằng ông Hồ làngười quốc gia, tranh đấu vì nền độc lập của Việt Nam. Lacouture đã viện dẫn bài phátbiểu của ông Hồ trong đại hội V của quốc tế 3 (tháng 7 năm 1924) mà ông Hồ là ngườiÁ Châu duy nhất được tham dự với tư cách đại biểu của đảng cộng sản Pháp.Lacouture nói rằng ông Hồ đã kéo chú ý của đại hội đến vấn đề thuộc địa và nhu cầugiải phóng các dân tộc bị áp bức, trong khi đa số đại biểu chỉ chú trọng đến vấn đề cáchmạng vô sản. Nếu đọc kỹ bài phát biểu này thì thấy ông Hồ đã dựa vào uy thế, tên tuổivà ý kiến (đúng ra là chỉ thị, huấn lệnh) của Lê-nin và cả Stalin để làm việc đó chứchẳng phải hoàn toàn là ý kiến riêng của cá nhân ông. Và chắc chắn ông đã phát biểutheo lệnh của Manuilsky, người chọn lựa, tổ chức xếp đạt, chỉ thị cho đảng cộng sảnPháp phải cử ông sang Liên Xô phó hội.Lacouture đã không được nghe lời ông Hồ huấn thị cho các đảng viên của ông vềmục tiêu cuối cùng phải là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc tế, chứ không thể là chủnghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc. Hãy chỉ nêu một thí dụ: Ngày 14.5.1966 tại lớp huấnluyện đảng viên của thành ủy Hà Nội, ông Hồ đã khẳng định: ‘’Chủ nghĩa cộng sản làmục đích cuối cùng của đảng ta’’.Cho dù ông Hồ có tỏ ra yêu nước hơn yêu xã hội chủ nghĩa chăng nữa, thì ông tacũng đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa như là con đường độc nhất để tranh thủ độclập. Nhưng há ông lại chẳng biết ông phải tuân theo kỷ luật của quốc tế 3 và sau này làĐiện Cẩm Linh khi ông đã dấn thân vào con đường đó ? Vả chăng người ta cũng có thểhiểu thái độ đó chẳng qua cũng chỉ là một màn kịch của ông ta mà thôi. Bằng không thìcũng là đi đúng theo chiến lược, sách lược của Mác là cách mạng trong nước trước rồicách mạng toàn thế giới sau. Nói cách khác, mục tiêu chiến lược luôn vẫn là xích hóatoàn cầu, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền trên khắp thế giới. Như Krutshchev,tương đối ôn hòa nhất trong các lãnh tụ cộng sản cho tới lúc đó mà còn không úp mở:247 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


‘’Đời vắn lắm. Tôi ước mong sống đến ngày được thấy lá cờ đỏ bay phấp phới trênkhắp thế giới’’.Nhưng mục tiêu sách lược phải là giải phóng các dân tộc khỏi áp bức của thựcdân, đế quốc, phong kiến...Tóm lại hẵng cứ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân trongnước để dành chính quyền trong nước trước. Khi có chính quyền rồi sẽ ‘’hợp tác hóa’’,vô sản hóa để tiến lên xã hội chủ nghĩa, trong nước trước, rồi trên toàn thế giới sau.Khóc và hôn là hai sở trường của ông Hồ, như Hoàng Văn Chí nhận xét, và cũngchính là hai điều khiến người ta tưởng ông có nhiều tình cảm, có lòng thương người.Nếu thiếu lòng thương người thì làm sao yêu nước thương dân được, chỉ có yêu quyềnlực thôi. Vì vậy muốn chứng tỏ mình yêu nước phải tỏ vẻ yêu trẻ con, có ‘’lòng nhân ái’’như Trần Độ và cả Bùi Tín, Vũ thư Hiên vẫn còn nghĩ là ông không thiếu.Lại xin mở một dấu ngoặc. Nơi cuối Chương 14, chúng tôi có viết: ‘’Hy vọng saunày vào một dịp nào đó sẽ được nghe Bùi Tín nói rõ hơn cảm tình của ông đối với ôngHồ còn ở mức độ nào’’. Thì vừa đây thấy trên tờ tuần san Time 23-30, 8.1999 (ấn bản ÁChâu) lời ông bào chữa cho Hồ chí Minh. Bùi Tín bảo ông Hồ đã cố tránh chiến tranh.Lỗi là do Tướng Charles De Gaulle của Pháp, Tổng Thống Harry S. Truman của Mỹ vànói chung ‘’chính sách của các nước dân chủ Tây Phương đã đẩy ông Hồ và nhân dânViệt Nam vào quỹ đạo của Liên Xô và Trung Quốc’’.Thực ra Tây Phương đã chỉ thay đổi thái độ và chính sách đối với ông Hồ vàđồng đảng của ông, sau khi điều tra kỹ lại và được biết rõ ông Hồ đã ở trong quỹ đạoLiên Xô từ khi trở thành con rối của Manouilsky (đầu thập niên 20), và nhất là mặt trậnViệt Minh lúc ấy (1945) đã hoàn toàn bị ông và đồng đảng điều khiển. Và Truman, nhấtlà Eisenhower không lầm như Franklin D. Roosevelt bị Stalin lừa ở Yalta (trong hội nghịtam cường Anh Mỹ Nga, với sự tham dự của Roosevelt, Churchill và Stalin, từ ngày 4đến 11, tháng 2 năm 1945, hai tháng trước khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt quađời. Trong hội nghị này Stalin đã cam kết là Ba Lan sẽ được tự do bầu cử để chọnchính thể cho mình, nhưng cuối cùng Liên Xô đã đưa đảng cộng sản lên nắm trọnquyền không có bầu cử gì cả. Các nước Đông Âu khác cũng bị thôn tính bằng cách đó).Chính sách Mỹ thay đổi vì hiểm họa cộng sản lúc ấy đã hiện rõ, tương tự nhưhiểm họa Hitler truớc đó một thập kỷ. Không phải vì Mỹ đổi ý, muốn thôn tính các nướcnhỏ như Việt Nam làm thuộc địa, hay muốn giúp Pháp tái chiếm Việt Nam đâu.Đáng lẽ ngày nay Bùi Tín phải thấy hiểm họa cộng sản đối với thế giới lúc ấyđáng sợ hơn Đức Quốc Xã. Vì ông cũng đã biết trong 50 năm cầm quyền, ở Liên Xô đãcó 60 triệu người bị giết bằng cách này hay cách khác, và trên khắp thế giới, chưa kểViệt Nam cho đến nay người ta đã tính sổ, tổng cộng có 146 triệu người bị giết (theo tàiliệu của ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch ‘’Captive Nations Committee’’ trưng dẫntrong lời phát biểu nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại New York ngày 13.12.1998 vừaqua.)Vậy thì chính quyền Eisenhower hay Truman trước đó thay đổi thái độ đối vớiông Hồ và những người theo ông là đúng, và cần thiết. Nếu không thì ngay năm 1956cả nước Việt Nam đã bị cảnh đấu tố y như miền Bắc, và rồi cả nước trở thành một trạilính khổng lồ như các công xã nhân dân ở Trung Quốc, hay các Kolkhoz ở Liên Xô.Không thể bảo nếu ông Hồ còn sống thì ngày nay, sau chiến thắng mùa Xuân 1975,tình hình đã khác được. Cái quan trọng là tính chất phi nhân, chuyên quyền độc đoán,phát xuất từ bản tuyên ngôn cộng sản của Mác chứ không phải tính nhân từ, thích hônvà khóc, hay ‘’lòng yêu nước’’ hơn yêu xã hội chủ nghĩa của ông Hồ.Giả sử ông Hồ có yêu nước thực chăng nữa, nhưng một khi đã ở trong guồng248 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


máy của một đảng quốc tế, lại bị bao vây bởi một lô đảng viên đã bị nhồi nhét chủthuyết vô thần, phi nhân, phi dân tộc, luôn luôn bị kỷ luật đảng kìm giữ, thì thử hỏi ôngta làm sao thể hiện được lòng yêu nước, trừ phi ông nói toáng lên là ông phản đối, từbỏ đảng để rồi bị trừng trị, thủ tiêu ?Khi bào chữa cho ông Hồ trong bài báo nói trên, Bùi Tín đã tỏ ra mâu thuẫn vớinhững gì ông viết nơi trang 105, cuốn Mặt Thật. Trong đó ông lên án người lái cỗ máynghiền (ý nói xã hội chủ nghĩa của Mác) một cách rất đích đáng. Ông thừa biết ông Hồkhông chỉ là người lái cỗ máy nghiền, mà còn là người nhập cảng nó vào nước ta đểgây tai họa. Xin đóng ngoặc đơn.Tuy nhiên đóng kịch cũng tương tự như mang mặt nạ. Mà mặt nạ thì không khéogiữ, đôi lúc nó cũng bị rơi cái rụp. Cái mặt nạ của ông Hồ đã rơi nhiều lần khi ông lấybút hiệu Trần dân Tiên để viết tiểu sử của chính mình. Kiều Phong (trong cuốn ‘’ChânDung Bác Hồ’’, nhà xuất bản Bất Khuất, 1989) đã chỉ cho độc giả thấy mặt nạ của Trầndân Tiên và mặt nạ của Hồ chí Minh đã rớt ở những chỗ nào trong cuốn hồi ký mangtên ‘’Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ chí Minh. Rớt nhiều lần lắm.Kể ra tác giả Kiều Phong hơi khắt khe đối với Trần dân Tiên. Nhưng ông đã làm chongười đọc lắm lúc cười bể bụng.Cái vỏ bọc của ông Hồ là người yêu nước. Ông ta phải sống như người yêunước, thương dân. Khi người Nga, hay nói chung quốc tế 3 muốn ông đóng vai ngườiyêu nước, thì họ phải xem ông có hợp cho cái vai trò đó không, nghĩa là ông có chút gìlàm cho người ta tin ông yêu nước không. Cũng như khi người đạo diễn chọn mộtngười để sắm một vai nào đó trong vở kịch họ thường chọn người giống cái vai đó. Vídụ đóng vai vua phải có nét uy nghiêm, đường bệ, đóng vai gái điếm phải có cặp mắtlẳng lơ, thân hình khêu gợi. Vậy muốn dựng vai người yêu nước ban lãnh đạo quốc tế 3cũng phải tìm người có vẻ yêu nước, hay có chút lòng yêu nước thực càng tốt. Và ôngHồ có thể là có một chút cái đó thực. Cho nên vai trò ông đóng nó mới đạt đến nỗi nhiềungười như Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Trần Độ và cả Dương thu Hương nữa...và có lẽ rấtnhiều người khác, kể cả một số nào đó trong nhân dân Việt Nam, cho đến nay vẫn nghĩông Hồ là người yêu nước thực sự. Nói đâu xa ngay ông Hồ Sĩ Khuê từng lánh nạncộng sản sang định cư ở Mỹ này, và là người đã từng theo ông Ngô Đình Diệm hăngsay chống cộng trong một thời gian cũng quả quyết nói ông Hồ là người yêu nước, ‘’nóikhác đi là không vô tư’’ (15). Nhất là nếu đọc lịch sử Việt Nam cận đại do các cây viếtquốc tế nổi tiếng như Jean Lacouture, Bernard F.Fall của Pháp, Stanley Karnow củaMỹ, Buttinger của Úc v.v..., người ta càng tin rằng Hồ chí Minh đích thực là nhà ái quốc(16).Đồng bào Việt Nam tị nạn cộng sản trên khắp thế giới đầu năm 1990 đã rất bấtmãn khi tổ chức UNESCO (Giáo Dục Khoa Học Văn Hóa) của Liên Hiệp Quốc dự tínhlàm lễ kỷ niệm một cách long trọng ngày sinh thứ 100 của ông Hồ. Điều đó chứng tỏ‘’thế giới’’ công khai tuyên dương ông Hồ chẳng những như một nhà văn hóa lớn thếgiới mà còn gián tiếp như một nhà ái quốc Việt Nam. Cũng may là một số người ViệtQuốc Gia sáng suốt và có khả năng, với sự hợp tác của nhiều nhà văn, nhà báo Pháptừng biết rõ về ông Hồ như Olivier Todd, Michel Tauriac... đã can thiệp, vận động kịpthời để tổ chức UNESCO hủy bỏ chương trình tuyên dương ông Hồ được dự tính vàongày 19.5.1990. (17)Nhưng mặc dù có nhiều người ngưỡng mộ, tôn vinh, sùng bái ông Hồ, vẫn cónhiều người nguyền rủa ông, gán cho ông những cái tên, những tính từ xấu xa nhất.Không phải chỉ có Xuân Vũ gọi ‘’cái ấy’’ là ông cụ. (18) Những đảng viên cùng học với249 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Hoàng hữu Quýnh một trường cũng viết tầm bậy trong cầu xí để chửi ông Hồ. Vũ thưHiên trưng dẫn lời một đảng viên gọi ông Hồ là ‘’vua quỷ, quỷ vương’’. Nguyễn chíThiện cũng hơn một lần gọi ông là quỷ vương, là Hồ Ly. Còn Hoàng hữu Quýnh thì ‘’sợbác như sợ ma...tôi lạnh toát mồ hôi...’’ Khi một người bị người ta sợ như sợ ma, sợquỷ, thì hết chỗ nói.Đó là chưa nói đến một tác giả nào đó núp dưới bút hiệu Hoàng quốc Kỳ đã gọiông Hồ là ‘’Ma Đầu Hồ Chí Minh’’ để dùng làm nhan đề cho cuốn sách 200 trang củaông, kể tội của Hồ chí Minh và những mánh lới lừa bịp bị phơi trần. Từ chiếc va ly bằngmây của ông Hồ, trong có cuốn sổ tay và chiếc giầy đàn bà, cho đến việc xây ‘’lăng bác’’ở công trường Ba Đình. Cuốn sách đầy những sự việc cụ thể có tính thuyết phục khácao. Trong tác phẩm này, Hoàng quốc Kỳ chẳng những gọi Hồ chí Minh là tên ma đầumà còn nhiều chỗ gọi là ‘’Thằng lưu manh râu’’, ‘’Con quỷ sa tăng vô đạo’’ vân vân vàvân vân...Tiếc rằng ‘’Mặt Trận Quốc Dân’’ của cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách khi xuất bản nónăm 1995 đã không giới thiệu cho biết Hoàng quốc Kỳ đích thực là ai. Vì vậy mà giá trịkhả tín bị sút giảm đi nhiều. Nhưng người đọc cũng có thể đoán tác giả phải là người đãtừng có dịp gần ông Hồ hay một số ủy viên bộ chính trị cộng đảng ít là trong một thờigian nào đó, mới có thể kể ra vanh vách những điều mà cho đến nay qua các tác phẩmcủa 18 người đứng đầu chương trong soạn phẩm này chúng ta mới biết.Dương thu Hương không hề dám đá động đến đích danh ông Hồ hay các nhàlãnh đạo cao nhất trong đảng. Nhưng cứ nghe ‘’chàng lãng tử’’ trong ‘’Những ThiênĐường Mù’’ đả kích cái đạo đức giả và cái tài đóng kịck của một tay phó giám đốc kiathì cũng có thể hiểu tác giả muốn nhắm vào ai. (Sách Đã Dẫn trang 224-226, xemChương 8 soạn phẩm này).Tóm lại ông Hồ ban đầu không đến nỗi tệ lắm. Ít nhất là bề ngoài ông có vẻ đángmến. Nhiều nhà trí thức, nhiều thanh niên yêu nước đi theo ông một phần vì mến phục.Trong cái chính phủ đầu tiên của ông người ta thấy hiện diện hầu hết là những nhà tríthức xuất thân từ thành phần tư sản, lại thuộc nhiều đảng phái khác nhau, có vẻ đoànkết. Trong các lời tuyên bố của ông trước quốc dân và ra thế giới người ta thấy đầy tínhnhân đạo. Vậy mà cho đến nay, nhìn lại cuộc chiến đẫm máu trong ba thập kỷ, biết baongười thù ghét ông, ít nhất cũng ghê tởm ông.Tại sao vậy ? Cái gì đã biến đổi con người ông đến thế ?Theo tôi nguyên nhân chính là cái ‘’tà thuyết Mác Lê’’, một thứ mê hồn tán, mộtthứ cường toan (át-xít), một thứ độc dược cực mạnh, một thứ siêu vi khuẩn ‘’liệt kháng’’bất trị. Ai bị trúng nặng thứ ‘’thuyết phi nhân’’ này (như ông Hồ) thì hóa thành thân tànma dại, mất hết tính người, biến thành một thứ ‘’quỷ nhập tràng’’.Muốn chứng minh điều đó một cách khoa học, phải xét lại toàn bộ chủ thuyếtMác-xít và lịch sử đệ tam quốc tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ chương này, chúng tôi xinđược miễn đi vào chi tiết học thuyết của Mác-Ăng-ghen và phê bình những cái sai cáithiếu cái lệch lạc của nó. Vì cho đến nay đã quá nhiều tác giả phân tích phê bình cặn kẽrồi. Nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã thì ít ai còn dám nói tới cái haycái đẹp của nó. Mặc dầu tượng của Mác ở Bá Linh đã không bị kéo sập như tượng Lêninở nhiều nơi trên thế giới cộng sản, và ngay tại vùng Tây Đức vẫn còn một conđường mang tên Karl Marx.Những người theo Mác từ trước tới nay vẫn ca tụng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩacủa Mác là khoa học: ‘’chủ nghĩa xã hội khoa học’’. 6 từ này thường đi kèm với nhau.Nhiều người khác còn ca tụng Mác là triết gia lớn. Nhưng thực ra phần đông những250 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người phê bình Mác không chịu nhận ông là triết gia. Chỉ coi ông như một nhà kinh tế,nhà xã hội học, và nhất là một nhà cách mạng. Vì thực ra phép biện chứng duy vậtkhông phải hoàn toàn là phát kiến của Mác, mà là tổng hợp hai thuyết đã có trước làphép biện chứng của Hégel, và thuyết duy vật của Feurbach. Hégel có triade (định thứctam cấp): Thèse, antithèse, synthèse (chính đề, phản đề, tổng đề), thì Mác biến chếthành: Affirmation, négation, négation de la négation (quyết thể, hủy thể, hủy thể củahủy thể, hay khẳng định, phủ định, phủ định của phủ định). Feurbach định nghĩa conngười: ‘’l’homme est ce qu’il mange’’ (người ăn cái gì thì là cái đó). Nguồn gốc conngười là vật chất, không có Thượng Đế, Thần, Chúa nào tạo dựng nên. Mác cũng chốibỏ Thượng Đế. Tôn giáo là sợi giây nối kết con người với cõi linh thiêng, với ThượngĐế bị Mác cắt bỏ. Ông còn coi nó là thuốc phiện làm mê hoặc lòng người.8. Chúng tôi lại xin phép dài dòng về điểm tôn giáo này. Trước hết chúng tôikhông dám thuyết phục các người vô thần. Vì niềm tin là cái gì không nói bằng lý luậnđược. Arthur Koestler đã viết: ‘’Đức Tin không có được bằng lý luận’’. Chúng tôi chỉ xintrình bày với những người đã có một niềm tin ở Trời, Phật, ở một Đấng Thiêng Liêng,một Cõi Thiêng Liêng...Và vì tôi nghĩ đa số nhân dân Việt Nam đều có một niềm tin tôngiáo nào đó, kể cả một số đông cán bộ cộng sản, mặc dù đã được nhồi sọ lâu nămbằng thuyết duy vật vô thần, vô tôn giáo của Mác (19). Và chúng tôi cũng chỉ đặt nặngviệc phê bình chủ nghĩa Mác ở điểm này, là điểm từ trước tới nay ít người đề cập hơn.Còn những vấn đề duy vật lịch sự, giá trị lao động, giá trị thặng dư, lợi nhuận, bạo lực,giai cấp đấu tranh, chuyên chính vô sản, thì từ trước tới nay đã có nhiều người phảnbác rồi. Hà sĩ Phu (Chương 4) cũng đã đập thẳng vào cái hòn đá tảng của thuyết Mácxít,mặc dầu không đi vào những chi tiết về khoa học và thống kê kinh tế, xã hội. Lêhồng Hà cũng nêu lên 15 điểm sai của học thuyết Mác (20).Công trình nghiên cứu của Mác và Engels đúng là đồ sộ và có hấp lực rất lớn vìnó đả động đến nhiều vấn đề có vẻ mới lạ trong các lãnh vực kinh tế, xã hội, lịch sử,triết học thời ấy, chiếm hàng ngàn trang sách. Nó hứa hẹn thiên đàng trần gian. Đẹpthực. Hấp dẫn thật. Đồ sộ thật. Nhưng sai. Mà đã sai thì không còn giá trị khoa học nữa.Tai hại là chủ nghĩa Mác còn là một chủ nghĩa phi nhân, vì nó chối bỏ tôn giáo làsợi giây thiêng liêng nối kết con người với cõi siêu nhiên, là cõi nâng con người lênđúng vị trí của con người, linh ư vạn vật, có quyền thông đồng với Cái Vô Cùng, cáiTuyệt Đối, cái Toàn Hảo, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Xu hướng hướng thượngcủa con người được biểu hiện trong niềm tin tôn giáo, giống hình ảnh người mù luônhướng cặp mắt nhìn lên Chúa như Byron đã nhận xét và diễn tả trong thơ của ông.Nhìn lại lịch sử nhân loại và nhìn vào hiện tình sinh hoạt tôn giáo hiện nay trênthế giới. Có thời đại nào không có một hình thức tôn giáo nào không ? Hoặc dưới hìnhthức này hay hình thức khác con người cổ xưa đã ‘’cầu xin, cầu nguyện’’. ‘’Lạy Trờimưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp’’.Thờ ông Táo, thờ Hà Bá, hay thờ Bò vàng, thờ thần Sấm...rồi thờ Tổ Tiên, thờ Phật, thờThượng Đế...Hình thức tôn giáo đã đi từ chỗ thô sơ, đôi lúc lạc vào những khúc quanhphủ mây mù ‘’mê tín’’ tùy theo thời theo cảnh ngộ, để dần dần, với đà tiến hóa của nhânloại hướng tới một đấng Tối Cao tạo dựng nên vũ trụ vạn vật, là Nguyên Căn mọi sự vàlà Cứu Cánh của mọi loài...Chẳng thời nào con người không có một hình thức tôn giáo nào đó, dù cho thôsơ hay mang màu sắc dị đoan. Đó là vì bản năng linh thiêng của con người tìm về vớinguồn gốc của mình. Trên thế gian này hiện nay, trong thời đại cực thịnh của khoa họcthực nghiệm, với khoa tin học, điện toán tân kỳ, chẳng có nước nào thiếu vắng tôn giáo.251 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nước văn minh nhất như Hoa Kỳ thì tôn giáo càng phát triển mạnh hơn. Cáchđây 4 năm viện thăm dò Gallup đã công bố kết quả cuộc thăm dò theo tạp chí Life chobiết: 95 % dân Mỹ cầu nguyện hàng ngày. (Life, tháng 3.1995.) Năm 1987 cũng Gallupcho biết 94% dân Mỹ tin Chúa. (21) Ở phương Đông, ta thường nghe nói đến Tam Tài:Thiên Địa Nhân. Xin tạm xếp lại thành Thiên-Nhân-Địa. Con người ở giữa Trời và Đất.Trời đây không phải là bầu trời xanh xanh ban ngày có mặt trời và ban đêm ‘’lấp lánhmuôn vì sao, với chị Hằng đỏm dáng lấp ló sau làn mây’’. Mà là Chúa Trời, Ông Trời, làcõi Nát Bàn, là Thiên Đàng, là cõi Thiêng Liêng, cõi Siêu Nhiên..., là Thiên Nhiên. Muốngọi là gì cũng được nhưng phải hiểu đó là cõi vô hình, cao cả vượt lên trên mọi thứ vậtchất trước mắt, nhưng là cõi có thật, thật đến nỗi con người nếu có chút ‘’tâm’’ ắt phảicảm được. Trong con người có cái phần linh thiêng đó, do Ông Trời ban cho. Chỉ cócon người có. Khắp trái đất không có loài thụ tạo nào có cái cõi linh thiêng đó. Chínhnhờ cái phần thiêng liêng đó mà con người tiếp cận được Cõi Thiêng Liêng, ĐấngThiêng Liêng.Tôn giáo chính là sợi giây nối kết con người với cõi Siêu Nhiên. Nguồn gốc từngữ (religion do động từ latinh ‘’religere’’, có nghĩa là nối lại) đã nói lên điều đó. Tôngiáo cũng còn được gọi là Đạo (Đạo Phật, Đạo Ông Bà, Đạo Thiên Chúa, Đạo TinLành...). Đạo cũng còn có nghĩa là con đường. Con Đường dẫn tới Thượng Đế làNguồn Gốc và Cứu Cánh (Alpha và Omega) của con người.Thượng Đế khi tạo dựng nên con người đã ban cho con người lý trí biết lẽ phảitrái, lương tâm biết điều lành điều dữ, nhất là đã ban cho con người Tự Do. Tự Do tuyệtđối đến độ con người có toàn quyền muốn chấp nhận hay chối bỏ Thượng Đế. Vì thếMarx, Engels, Feuerbach hay Nietzsche, hay Lê-nin...Hồ chí Minh có toàn quyền chối bỏThượng Đế, có toàn quyền cắt bỏ sợi giây nối kết con người với Trời Cao để con ngườirớt xuống bùn đất, trở thành giòi bọ. Tự do là quyền của con người. Người nào muốn vôthần, vô tôn giáo, cũng được. Thượng Đế không ngăn cấm. Và khi Thượng Đế đãkhông ngăn cấm thì con người cũng chẳng nên ngăn cấm. Nhưng khi ai đó chủ trươngcắt bỏ tôn giáo trong xã hội loài người, thì con người phải rớt xuống bùn đất. Đó là luậttự nhiên. Hấp lực của trái đất, của vật chất.Nếu Mác chỉ vô thần một mình ông như một vài nhà khoa học hiện nay chẳng tingì ở Thượng Đế, thì điều đó cũng chỉ thiệt một mình ông. Nhưng tiếc rằng Mác và mônđồ của ông đã đặt nó thành một thuyết, truyền bá cái tà thuyết đó cho loài người. Chonên ông đã đưa nhân loại đến bên bờ vực thẳm. Suýt nữa cả một nền văn minh huyhoàng của thế giới trong phút chốc bị hủy diệt.Nietzsche, kém Mác 26 tuổi, đã bạo phổi tuyên bố Thượng Đế đã chết. Rồi chủtrương thuyết siêu nhân, gợi hứng cho tên đồ tể Hitler và đồng đảng lấy thuyết siêuchủng tộc làm nền tảng cho Quốc Xã Đức đi xâm lăng các nước láng riềng, khơi màoThế Chiến II, cũng suýt nữa đưa nhân loại đến diệt vong.Trong Thế Chiến II cũng như trong Thế Chiến III (22). Mỹ đã lãnh đạo thế giới tựdo phản công, chiến thắng và đã cứu nhân loại. Nước Mỹ là gì ? Dân tộc Mỹ là gì ? Lịchsử Hoa Kỳ đã nói rõ. Christopher Columbus là ai, đã mạo hiểm đi tìm ra tân thế giớitheo lời yêu cầu của ai ? Bà vua nào đã bảo trợ, hướng dẫn ông ? Bà vua đó có vô thầnkhông, có chỉ dựa vào thành tích của khoa học, hay bà vua ấy tin vào Đấng Tối Cao ?Lịch sử thế giới đã có ghi.Và hiến pháp của nước Mỹ, tuy có ghi rõ: Nhà Thờ và Nhà Nước phải hoàn toàntách biệt. Nhưng Tổng Thống Mỹ khi nhậm chức vẫn tuyên thệ trên Thánh Kinh. Đồngbạc Mỹ là đồng bạc (có lẽ duy nhất trên thế giới) tuyên xưng đức tin: ‘’In God We trust’’.252 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nó cũng là đồng bạc nặng ký nhất, thế lực nhất trên thế giới.Tuy những người tìm ra đất Mỹ này (trong đó đáng nói nhất là ChristopherColumbus) là người Ki-Tô Giáo, các vị tổ phụ Hiệp Chúng Quốc cũng là Ki-Tô Hữu,những nhà lập pháp lập hiến đã thảo ra bản hiến pháp ngày nay và những luật lệ củaxứ này đa số cũng là người Ki-Tô Hữu, nhưng hiến pháp, luật pháp, làm theo tinh thầnTin Mừng của Ki-Tô Giáo, tôn trọng tự do của con người mà Thượng Đế đã ban chomọi người bằng nhau, đã bảo vệ quyền tự do của mọi người không phân biệt chủng tộc,tôn giáo, tuổi tác.Nhờ cái quyền này mà những nhà vô thần có thể làm đơn đòi lột bỏ ‘’Mười GiớiRăn’’ và những bản kinh đạo dán tại các tòa án, bãi bỏ việc đọc kinh tại trường học. ỞSan Diego hai người vô thần còn kiện tòa thị chính thành phố, đòi hạ cây Thánh Giá cao50 feet mà những nhà thám hiểm Ki-Tô Hữu đã dựng cách đây hàng trăm năm để cảmơn Thượng Đế đã đưa họ tới tân thế giới bình an. Và tòa án, chiếu hiến pháp Hoa kỳ đãphán quyết hạ lệnh cho Tòa Thị Chính San Diego phải phá bỏ cây Thánh Giá đó, mặcdù đại đa số dân trong Thành Phố là tín đồ Ki-Tô Giáo đã phản đối, và đang tìm cách,cũng dựa vào luật pháp, duy trì cây Thánh Giá đó. Điều này chứng tỏ quyền tự do đượctôn trọng triệt để ở Mỹ, không phải tự do cho số đông mà cả số ít, cho từng cá nhâncông dân Mỹ. Đó là nhờ Hiến Pháp được soạn thảo theo tinh thần Thánh Kinh Ki-TôGiáo là tinh thần bình đẳng và tự do. (23)Chính vì vậy mà Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tích về chính trị, quân sư,ngoại giao và kinh tế trong suốt cả thế kỷ này. Chỉ trừ, vâng chỉ trừ, cái gì cũng có luậttrừ thua Việt Nam, (do cộng sản lãnh đạo!). Một biệt lệ. Một sỉ nhục. Không, một bàihọc: Vì một Tổng Thống Công Giáo đầu tiên của Mỹ đã mắc mưu thuộc cấp triệt hạ mộtvị Tổng Thống Công Giáo đầu tiên của Việt Nam, đã được bầu lên một cách hợp hiếnhợp pháp, một người có uy lực nhất ở Việt Nam lúc ấy để đương đầu với Hồ chí Minh.Ngày nay chính cán bộ cao cấp cộng sản Việt Nam đã phát biểu là nếu Mỹ không giếtông Diệm thì Mỹ đã không phải lâm chiến và không thua trận (24).Các người cộng sản điên cuồng chống phong kiến. Nhưng nhìn vào lịch sử, cónhững triều đại vua chúa biết kính sợ Trời, Phật, tuân theo lời dậy của ‘’thánh hiền’’(Nho Giáo) nhân dân đều an lạc, xã hội phồn vinh. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) ởTrung Quốc, các Vua Lý Thánh Tông, Trần Thánh Tông đời Trần, đời Lý ở Việt Nam chỉlà một vài tỷ dụ nhỏ.Khi nói đến duy vật và vô thần của học thuyết Mác như trên chúng tôi nghĩ ngayđến vô số người cộng sản trong nước có thể cãi: Chúng tôi duy vật, chúng tôi vô thần.Nhưng chúng tôi đâu có vô lương tâm, phi nhân...như súc vật, như giòi bọ. Chúng tôicũng yêu nước. Minh Võ hơi cường điệu đấy, lộng ngôn đấy. Vâng. Karl Marx,Frederick Engels, Ludwig Feuerbach v.v... cũng nói thế. Nhiều nhà vô thần vẫn sốngcuộc sống lương thiện, tuy không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn cư xử trong mọi trườnghợp theo lương tâm. Nhưng thử hỏi cái lương tâm này từ đâu mà có ? Nó từ cha sinhmẹ đẻ, từ nền văn hóa chung trong xã hội hữu thần đã tạo nên. Đó là nói theo duy vật,vô tôn giáo. Nếu nói theo đức tin tôn giáo thì là do Trời phú, do Thượng Đế ban cho.Tuy đến một lúc nào đó bạn trở thành vô tín ngưỡng. Nhưng nếp tư duy cũ, cái lươngtâm mà quá khứ của xã hội hữu thần đã giúp tạo nên trong bạn, vẫn chưa biến mất hayphai nhạt đủ đến độ bạn trở thành ác.Nguyễn Khải, một nhà văn cộng sản cỡ lớn, sau bốn chục năm tiêm nhiễm lýthuyết duy vật vô thần đã có lần viết trên tờ Văn Nghệ (12.3.1988): ‘’Càng có tuổi thì cáinhu cầu hướng tới cái tận thiện, tận mỹ, thậm chí tới cái vô cùng nữa càng mãnh liệt.253 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Gần như là day dứt, một khắc khoải’’. Vì là người vô thần nên ông chỉ biết đặt dấu hỏi:‘’Những day dứt và khắc khoải ấy có nhiễm chút nào cái hương vị của tôn giáo ?’’ Cònđặt được câu hỏi nhứ thế là còn cái Tâm. Còn có thể quay về với Đấng Toàn ThiệnToàn Mỹ, chứ không phải chỉ là cái tận thiện tận mỹ, như ông viết.Nhưng nếu cứ với cái quan niệm duy vật vô thần này mà sống thêm nhiều thế kỷnữa trong một môi trường mà giả sử như toàn thể xã hội đều vô thần, thì sẽ đến lúc cáilương tâm của bạn đổi khác, hành động của bạn lúc đó sẽ không còn tốt lành, theolương tâm (cũ) được nữa.Hãy giả sử trong cuộc Chiến Tranh Thứ III (chiến tranh lạnh gọi theoSolzhenitsyn) vừa qua mà Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết)thắng Hoa Kỳ (Liên Bang Hiệp Chúng Quốc Mỹ) rồi áp đặt xã hội chủ nghĩa (duy vật vôthần) trên khắp thế giới cho tất cả các nước, các dân tộc. Nếu điều đó tồn tại trong mộtthời gian nhiều thế kỷ, thì cái lương tâm con người lúc đó có còn tồn tại như ngày naykhông ? Và liệu có còn lương tâm không ?9. Sau nữa tôi cũng nghĩ đến số đông đảng viên thường và bộ đội Bắc Việtngoài đảng. Họ sẽ nói chúng tôi đánh đuổi thực dân Pháp, kháng cự cuộc xâm lượccủa đế quốc Mỹ, là chúng tôi làm vì lòng yêu nước. Có ăn nhằm gì với chủ nghĩa Mácvô thần, phi nhân. Chúng tôi theo lệnh Hồ Chủ Tịch và đảng cộng sản kháng chiến, vìthấy đó là do lòng yêu nước. Đối với những người này, nếu đúng là những lời chânthành phát ra từ lương tâm, thì tôi thật không biết trả lời làm sao.Thứ nhất họ không biết rõ thực chất cộng sản là gì. Họ chỉ được nhồi sọ những lýtưởng cao cả giả tạo, họ không được ai cho biết cộng sản là vô thần, phi nhân, phi dântộc. Vì xã hội trong đó họ sống đã bị cộng sản bưng bít hoàn toàn, như một rạp hát vĩđại trong đó các lãnh tụ cộng sản tha hồ diễn kịch yêu nước. Tiếng nói của các đài phátthanh từ miền Nam hoặc là quá yếu, hoặc là bị phá. Các nhà báo ngoại quốc khôngđuợc đặt chân lên đất Bắc, trừ phi được họ chọn lọc thật kỹ theo tiêu chuẩn xu hướngchính trị thiên cộng. (Oliver Todd đã viết trong cuốn ‘’Cruel Avril’’, nói về tháng tư đen,rằng suốt hai chục năm chiến tranh chỉ có 15 ký giả phương Tây được phép cho nhậpcảnh miền Bắc, với đủ mọi điều kiện để đảm bảo không tuyên truyền bất lợi cho họ.Trong khi đó miền Nam Việt Nam đã đón nhận hàng ngàn phóng viên ngoại quốc.)Họ mừng chiến thắng Điện Biên là phải. Vì lúc ấy họ thấy mình đánh Pháp rõràng, không phải đánh người Việt. Họ chống Mỹ cũng đúng. Như Dương thu Hương đãviết trong ‘’Tự Bạch’’ để nói với Thụy Khuê, trên đất Bắc Việt không có lính Nga, trongkhi sự hiện diện của lính Mỹ, từ sau khi ông Diệm bị lật đổ, thì quá rõ ràng. Nên nhớDương thu Hương bắt đầu lên đường chống Mỹ cứu nước ở tuổi 18, là cuối năm 1964hay đầu 1965. Và cũng nên nhớ lịch sử Hoa Kỳ ghi rõ: Chiến tranh Việt Nam (của Mỹ,tức chiến tranh Việt bắt đầu năm 1964. Những ai đã theo các lớp học về lịch sử Hoa Kỳđể chuẩn bị thi vào quốc tịch Mỹ chắc còn nhớ rõ.Có người sẽ bảo trong thời ông Diệm cũng đã có khối lính Mỹ rồi đấy. Nhưng mộtsố mấy trăm (rồi sau tăng lên mấy ngàn) quân nhân Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Namtrong mấy năm đầu thập kỷ 60 chỉ có nhiệm vụ cố vấn và / hoặc giúp Quân Lực ViệtNam Cộng Hòa bình định. Công cuộc bình định không phải là chiến tranh, theo nghĩathông thường.Còn nếu hiểu chiến tranh theo nghĩa toàn diện toàn bộ, như Clausewitz, và đượccác nhà chiến lược cộng sản áp dụng, nghĩa là, theo định nghĩa này, tuyên truyền, tìnhbáo, đặc công, ngoại giao, ký kết hiệp ước v.v...cũng là một mặt trận, thì nó bắt đầungay sau hiệp định Giơ Ne Vơ, ngay trong ngày đình chiến, ngay khi ông Diệm chưa về254 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


nước kìa. Các người cộng sản đã bắt đầu trước, khi chưa hề có bóng dáng người Mỹnào, bằng cách chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài sau này. Họ đã nhìn thấy trước sẽphải tiếp tục chiến đấu. Cho nên cán bộ được gài lại, vũ khí được chôn giấu. Tổ chứcgấp rút một số đám cưới đám hỏi cho những cán binh cần phải tập kết ra Bắc. Để saunày khi cần sẽ được phái vào Nam bắt liên lạc lại với người yêu, với vợ, gia đình vợ màkhông sợ bị lộ, bị tố cáo.Sách trắng của cộng sản Việt Nam công bố đầu tháng 10 năm 1979 đã thú nhậnlà ngay từ 1955 họ đã định thôn tính miền Nam bằng vũ lực, nhưng bị Mao Trạch Đôngvà Đặng Tiểu Bình, lúc ấy đang làm tổng bí thư ngăn cản. Bằng sách trắng, họ nhắmbuộc tội Trung Quốc xấu chơi với họ. Nhưng lại vô tình phơi bày dã tâm hiếu chiến hiếusát của mình, đồng thời chứng tỏ hiệp định Giơ Ne Vơ chỉ là mớ giấy lộn đối với họ.Nhà văn Võ Phiến đã viết trong bài ‘’Bắt trẻ đồng xanh’’ năm 1968:‘’...Như vậy cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những màn chống chế độđộc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Sài Gòn từ chối cuộctổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sinh mặt trận nọ mặt trận kia. Cuộcchiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thờihạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng...Nóxuất hiện ngay từ những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trưởngđơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến không phải là những kẻ ngã gục vàonăm 1958, 1959, mà là những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954. (25)Tại sao bảo tổ chức đám cưới đám hỏi gấp gáp cho một số đông thanh niên thiếunữ trước khi họ tập kết là một hành động chiến tranh ? Vì những cô vợ trẻ để lại ở miềnNam cùng với thân nhân của họ sau này sẽ thành một lực lượng trực tiếp hay gían tiếpchống lại chính quyền: Vì có liên hệ với cán bộ cộng sản, họ không nỡ chống lại chồng,con, không dám chống cộng, không dám báo cho chính quyền quốc gia biết hoạt độngcủa cộng quân nằm vùng, vì tố như vậy sẽ làm chồng mình, con rể, anh em rể mình bịbắt.Hãy tạm chấp nhận quan niệm chiến tranh theo định nghĩa cổ điển. Theo địnhnghĩa này, thì chẳng những Mỹ, mà cả Bắc Việt cũng nhận rằng chiến tranh giữa Mỹ vớiBắc Việt chỉ xảy ra thực sự từ 1964. Cho nên mới có chuyện ông McNamara lấy làmkhoái chí ngạc nhiên thấy cán bộ cao cấp của cộng sản Việt Nam bộc lộ: Nếu Mỹ khônggiết ông Diệm thì, vì ông là một người yêu nước, sẽ không để Mỹ đem quân tham chiến,và do đó Mỹ đã không bị thất trận nhục nhã. (Xin xem Ngô Đình Diệm Lời Khen TiếngChê, Thông Vũ tái bản tháng 10.1998, trang 333, phần chú thích Chương 27, có dẫnchứng tờ báo Washington Post 11.11.1995)Chính Dương thu Hương trong bài tự bạch cũng viết:‘’Tuy nhiên chắc ông (bà Thụy Khuê ở Paris. Minh Võ) cũng không phủ nhận điềunày: Trên mảnh đất Việt Nam mà hai hệ ý thức trái chiều đã chọn làm đấu trường,không hề có bóng dáng một người lính Nga trong khi đó đầy nhóc lính Mỹ và các nướcđồng minh. Sự thực ấy người nông dân mù chữ nào cũng thấy được. Cũng nhờ sự thựcấy mà quân đội miền Bắc có phần ưu thắng. Và người Mỹ có thói quen thay đổi chínhphủ như lật bàn tay, thạo nghệ thuật làm đảo chính như rán trứng, người Mỹ đã thànhcông trong cuộc chính biến đưa chính phủ Nguyễn Khánh (Có lẽ Dương thu Hương lầmvới kẻ bướng bỉnh Tướng Dương Văn Minh. Minh Võ) lên ngôi, hạ sát Ngô Đình Diệmvì trót có tinh thần dân tộc...’’Bài này viết trong tù tháng 8 năm 1991. Vào thời gian này ở Mỹ đã thấy có lácđác mấy tác phẩm đưa ra ánh sáng việc chính quyền Kennedy chủ trương và xếp đặt255 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cuộc đảo chính lật Tổng Thống Diệm. Nhưng những người có chút hiểu biết ở miền Bắcthì hẳn đã đoán biết từ 1963, cũng như Đỗ Thọ ngay sau khi ông Diệm chết đã viết:‘’Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay các Tướng lãnh giết Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm’’. (chú thích: Xin xem Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê Thông Vũ tái bản tháng10.1998, trang 267)Như vậy nếu ông Diệm không bị giết, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa không bị lật đổ,thì miền Bắc lúc ấy khó có cớ để ồ ạt xâm lăng miền Nam. Trong các Chương 2, 5, 14,16, bạn đọc đã thấy Hoàng minh Chính, Vũ thư Hiên, Bùi Tín, Nguyễn văn Trấn đều nóiđến Nghị Quyết số 9, vào tháng 12.1964, thành hình một cách vội vã dưới áp lực củaTrung Cộng và của thời cuộc chỉ hơn một tháng sau khi ôn Diệm bị lật. Nghị quyết nàyđã mở màn cho cuộc xâm lăng miền Nam vì đã có lý do chính đáng: ‘’chống Mỹ cứunước’’, như cũng Dương thu Hương đã viết. (xin xem Chương 8) và cũng mở màn chocái gọi là vụ án xét lại. Trong Chương 2 (Hoàng minh Chính) chúng tôi đã nói đến việcnày. Bùi Tín (Chương 14) cũng nói đến nghị quyết 9 đã mở đầu cho thời kỳ chuyển từchiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Chiến tranh đặc biệt theo các người cộngsản là những vụ phá rối lẻ tẻ, khuynh đảo, ám sát khủng bố v.v...Chiến tranh cục bộ mớilà chiến tranh theo nghĩa thông thường, nghĩa cổ điển.Nhân nói đến sách trắng của việt cộng công bố hồi tháng 10.1979 nói trên, tưởngcũng nên nhắc lại là vì một lý do khó hiểu nào đó, xem ra Trung Cộng không muốn choBắc Việt chiếm miền Nam khi nó ở dưới quyền ông Ngô Đình Diệm. Ngay sau khi kýhiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ, Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã ngỏ ý với ôngNgô Đình Luyện có mặt trong bữa tiệc do Thủ Tướng Trung Quốc, trưởng đoàn đại biểuTrung Quốc, khoản đãi muốn mời phái đoàn Việt Nam sang thăm Bắc Kinh và thiết lậpquan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hoàng minh Chính nhận định: ‘’Thời Tổng ThốngDiệm, miền Nam tương đối ổn định, nên phe chủ hòa (bị kết án là ‘’xét lại’’) không muốntiến hành chiến tranh chống miền Nam’’. Dương thu Hương, như vừa nói, cũng viết:Ông Diệm bị giết vì ‘’trót có tinh thần dân tộc’’. Bùi Tín trong cuốn Hoa Xuyên Tuyếtcũng bảo ‘’Mỹ hạ ông Diệm là thất sách, có thể nói là một sai lầm rõ rệt’’. Và chỉ khi ôngDiệm bị hạ rồi Bắc Kinh mới chẳng những cho phép mà còn cổ võ cho chiến tranhchống miền Nam tiến hành nhanh, mạnh.Có thể suy đoán thế này: Trung Cộng không bao giờ muốn Việt Nam thực sựmạnh, để có thể bất cần, bất chấp Trung Cộng. Họ đã có kinh nghiệm lịch sử với NgôQuyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...Họ lại biết rõ ông Diệm tuy phải đứngtrong quỹ đạo của Mỹ nhưng là người có tinh thần dân tộc, có thể cưỡng lại việc Mỹđưa quân vào Việt Nam, đe dọa trực tiếp nền an ninh, quốc phòng của Trung Quốc làđiều họ không khi nào muốn. Như vậy chi bằng cứ duy trì chế độ hai nước Việt Nam, đểhai bên Nam Bắc phân tranh cho có lợi cho họ.Nếu đó là sự thực thì phía quốc gia chúng ta, không cứ những vị tướng lãnh vàmấy chính khách thuộc một đảng phái đã nhúng tay vào việc cùng Mỹ hạ ông Diệm, màcả những người không liên can, nhưng thờ ơ trước cuộc chính biến, hay gián tiếp tiếptay bằng cách này hay cách khác cho thế lực Mỹ thựïc hiện đảo chính đều nên sám hốivà rút kinh nghiệm từ bài học đắt giá này.Khi Mỹ đã công khai nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Mỹ bắt đầu từ 1964, tứcgián tiếp đẩy quân đội phe quốc gia vào thế cùng Mỹ chiến đấu chống...Việt Nam (!) ThìQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy mặc nhiên trở thành lính đánh thuê, mặc dù cóTổng Thống, có Quốc Hội, có Hiến Pháp, và trong thực chất là có chính nghĩa, vì chốngcộng sản vô nhân, cực ác (26).256 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Muốn chứng tỏ chúng ta không phải là lính đánh thuê, thì chỉ có cách giải thích:Đây không phải là cuộc chiến của Mỹ chống Việt Nam, mà là cuộc chiến của thế giới tựdo chống khối cộng sản, vô thần, phi nhân, phi dân tộc. Nhưng những lời giải thích nhưthế, có lẽ lúc ấy ra rả trên đài Sài Gòn, có đến tai thính giả miền Bắc được hay không ?Tuyên truyền của phe ta thua tuyên truyền của cộng sản là thế. Chính nghĩa rõ ràng làcủa ta mà rơi vào tay địch.Cũng nên nói thêm là với nghị quyết 9 rõ ràng là Hà Nội chủ động xâm lăng miềnNam. Ngay trước khi Mỹ đem quân tác chiến ồ ạt vào miền Nam. Nhưng đại đa số cánbộ và nhân dân đâu có biết. Chỉ đến khi thấy quân Mỹ xuất hiện trong các chiến trườngnhân dân mới thấy ‘’đất nước bị xâm lăng’’. Khi đó dù không ưa gì nhà cầm quyền họcũng phải cầm khí giới chống ‘’xâm lăng’’. Như Phùng Mỹ đã nói với Vũ thư Hiên trongĐêm Giữa Ban Ngày:‘’Nếu đất nước bị xâm lăng thì chúng mình có khước từ bảo vệ nó không ?Chúng mình lại phải cầm súng, biết rằng bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ ngai vàng củacác vị lãnh tụ kính mến. Khốn nạn thật!’’ (27)Ngoài ra cũng nên hiểu hoàn cảnh của những thanh niên trí thức thời 1930-1940.Lúc ấy họ được tuyên truyền về một thiên đàng mà Mác hứa hẹn, một thiên đàng màLiên Xô đang thực hiện và họ ôm một giấc mộng lớn. Xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủnghĩa trên toàn thế giới lúc ấy là một giấc mơ lớn, giấc mơ vĩ đại, như Louis Fischer(sinh 1896 ở Philadelphia), một người ban đầu cũng ôm giấc mơ xã hội chủ nghĩanhưng sau này tỉnh mộng, đã gọi nó là giấc mơ vĩ đại có một hấp lực mãnh liệt, khiến kẻnào đã ôm nó vào lòng cảm thấy như mình bị thôi miên, hoàn toàn mất tự chủ, dễ làmmồi cho sự dụ dỗ lừa phỉnh. Vũ thư Hiên thì viết: ‘’Hấp lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Cóngười nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng như thế ?’’ (xem Chương5)Vì vậy những cán binh cộng sản, nhất là bộ đội không đảng phái trong quân độimiền Bắc có lý phần nào để bảo họ chiến đấu vì lòng yêu nước, vì lý tưởng công bìnhxã hội, vì ‘’giấc mơ lớn của nhân loại’’ chứ không phải vì quyền lợi Liên Xô. Hơn nữa cóai giải thích cho họ biết thuyết Mác-xít là phi dân tộc, phi nhân đâu. Những thông tin củaphe quốc gia không tới được tai họ, mắt họ.Thực ra cả một số sĩ quan miền Bắc cũng bị lầm, chứ đừng nói binh sĩ haythường dân ít học. Vì vậy, chúng ta nên nhìn hành động chiến tranh của cán bộ cộngsản một cách rộng lượng hơn. Vì từ khi Mỹ hạ ông Diệm là người Việt Nam yêu nướccó chủ trương chống cộng rõ rệt, có chính sách chống cộng linh động, khi cương, khinhu, thì chính nghĩa, ngụy nghĩa trở nên không phân minh. Tình hình chiến tranh, chínhtrị rối mù. Lại còn bị bưng bít.Cũng về vấn đề ‘’chính nghĩa ngụy nghĩa không phân minh’’ tưởng cũng nên nóilại thời Quốc Trưởng Bảo Đại từ 1948 đến 1955. Sau khi Việt Minh cướp chính quyềnngày 19.8.1945, rồi tuyên bố Độc Lập 2.9.1945 và chính phủ Liên Hiệp ra đời. Coi nhưphe quốc gia đã để lỡ một cơ hội. Người ta bảo vì chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy gồmnhiều nhà trí thức có tài nhưng lại không am tường gì về chính trị, nhất là chính trị củacộng sản. Nên những người cộng sản mới chớp được thời cơ. Vua Bảo Đại phải thoáivị, trở thành cố vấn tối cao của ông Hồ. Ông Hồ đã ký hiệp định sơ bộ 6.3.1946 vớiSainteny, đại diện Cộng Hòa Pháp Quốc. Theo thỏa ước này thì nước Việt Nam đượcđộc lập trong liên bang Đông Dương và trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Đáp lại ViệtNam phải tiếp đón quân đội Pháp vào Bắc Việt giải giới quân Nhật thay thế quân độiTrung Hoa.257 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Khi các nhà cách mạng Việt Nam biết được nguồn gốc và âm mưu của ông Hồ,họ bèn yêu cầu ông Bảo Đại, lúc ấy đã bỏ chính phủ Hồ chí Minh sang Hương Cảng,hãy đứng lên tranh đấu với người Pháp để giành lại giang sơn cho khỏi rơi vào tay cộngsản. Kết quả của các cuộc thương thuyết và đấu tranh chính trị đã dẫn đến thỏa ướcVịnh Hạ Long ngày 5.6.1948. Trước sự hiện diện của Quốc Trưởng Bảo Đại Thủ Tướngchính phủ quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Xuân đã ký với cao ủy Eùmile Bollaert bảntuyên bố chung theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam, dướiquyền Quốc Trưởng Bảo Đại. Và Việt Nam cũng chấp nhận ở trong Liên Hiệp Pháp.Bản tuyên bố có nói rõ là nền độc lập của Việt Nam không bị giới hạn nào, ngoại trừ giớihạn của Liên Hiệp Pháp mà nó là thành viên.Từ đó trên thực tế đã có hai chính quyền Việt Nam cùng tranh đấu cho nền độclập của nước Việt Nam. Nước Pháp ủng hộ phe quốc gia, đánh phá các căn cứ ViệtMinh. Xét về thế lực quốc tế xem ra phía ngưòi quốc gia thắng. Nếu người quốc gia vàquân đội Pháp hiện diện tại Việt Nam lúc ấy nêu cao được chính nghĩa (chống cộng sảnphi nhân, và không để cho đối phương nói được rằng họ chống thực dân Pháp, cònPháp và người quốc gia là xâm lăng và bán nước), để cho đại đa số nhân dân Việt Namđứng về với mình thì đã thắng. Nhưng nước Pháp và các nước đồng minh không hềminh thị tuyên bố chống cộng sản vô thần, phi nhân. Thành ra ai cũng nghĩ nưóc Phápchống nước Việt Nam để duy trì nền thống trị thực dân như xưa.Hơn nữa những gì nước Pháp dành cho chính quyền Bảo Đại ở Vịnh Hạ Longcũng chẳng hơn nhiều cái mà hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 đã dành cho chính phủHồ chí Minh. Hoặc là vì Pháp hãy còn luyến tiếc những đặc quyền đặc lợi béo bở củamột Nam Kỳ thuộc địa trước, hoặc là vì Pháp không tin ở khả năng của chính quyềnBảo Đại đủ sức thắng được Việt Minh cộng sản? Hơn nữa ngay sự hiện diện của đôngđảo quân đội viễn chính Pháp trên các chiến trường Đông Dương lúc ấy làm cho ngườidân nghĩ rằng ông Hồ chí Minh và đảng cộng sản của ông ta, núp đàng sau mặt trậnViệt Minh có chính nghĩa. Còn phe quốc gia chỉ là những người phản quốc, làm tay saicho thực dân Pháp.Tóm lại chống cộng mà không biết tuyên truyền, không nêu rõ được chính nghĩatrên danh nghĩa lẫn trên thực tế, thì trở thành chống Việt Nam. Và khi ông Diệm bị lật,Mỹ đem quân ồ ạt vào Việt Nam, thì những gì đã xảy ra thiệt thòi cho phe quốc gia lạitái diễn y như trong thời Quốc Trưởng Bảo Đại.Đáng lý là cuộc chiến chống cộng sản phi nhân, vô đạo, thì lại thành ra cuộcchiến tranh của Mỹ chống Việt Nam. Cho đến nay các nhà báo, sử gia, chính khách Mỹhầu hết vẫn còn nói cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Việt Mỹ, nghĩa là một ‘’cuộcchiến tranh bẩn thỉu’’ của một cường quốc ỷ thế mạnh hiếp đáp một dân tộc nhỏ bé.Như thế làm sao được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nước và các chính phủcác nước thứ ba ? Chính vì vậy mà một đại cường thua một dân tộc nhỏ bé.Chúng tôi vừa nói ‘’thua một dân tộc nhỏ bé’’. Vâng dân tộc nhỏ bé này thực sựđã thắng. Và những anh hùng làm nên chiến thắng oanh liệt đó, dĩ nhiên không phảinhững Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu hay Nguyễn Khánhv.v...nhưng càng không phải Hồ chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn, hay Võ nguyênGiáp, Văn tiến Dũng v.v...Mà là dân tộc Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến nhữngchiến sĩ đã hy sinh tính mạng vì chính nghĩa dân tộc, khi chết trong lòng vẫn thành thựcnghĩ mình chiến đấu cho tổ quốc, dù họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.Cũng phải kể đến những đồng bào vì kinh tởm xã hội chủ nghĩa, liều chết bỏnước chạy trốn ra biển, làm mồi cho cá. Chính hàng chục vạn mạng người này đã làm258 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cho thế giới bừng tỉnh giấc mơ thiên đàng cộng sản, để quyết liệt, một sống một chếttiến lên tiêu diệt xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Họ là những người mở ra conđường sáng cho tương lai Việt Nam. Đừng bao giờ quên thắp cho họ một nén nhangtrong những ngày Vu Lan, ‘’Memorial Days’’.Dù ngày nay cộng sản đang thống trị nhân dân ta. Nhưng họ không phải là kẻ đãđem lại vinh quang chiến thắng cho dân tộc. Họ chỉ đem lại chết chóc, tang thương, đóikhổ, ngục tù và kìm kẹp, áp bức.Dân tộc anh hùng thường cũng là dân tộc đau khổ. Bởi vì ‘’không gì làm chochúng ta cao cả, bằng một nỗi đau thương to lớn’’. Bởi vì Anh Hùng phải đi lên, khôngđi xuống. Mà càng lên cao thì càng phải hy sinh: Đỉnh cao nào cũng đầy trắc trở hiểmnguy và chết chóc.Nếu lịch sử ghi rằng dân tộc Việt Nam đã thắng trong chiến tranh với Hoa Kỳ thìphải hiểu dân tộc Việt Nam là gì, là ai. Dứt khoát không phải là bọn người mù quáng,cuồng tín với chủ thuyết Mác phi nhân vô thần, vô đạo. Trong đó Hồ chí Minh, kẻ hiệnnay nhiều người còn tôn sùng là anh hùng dân tộc phải được xử án là kẻ tội đồ đã hủydiệt những gì là tốt đẹp cao quý từ thể chất đến tinh thần của dân tộc Việt Nam. Vìchính ông ta đã nhập cảng cái chủ thuyết phi nhân vô đạo kia vào nước khiến chính ôngbị nó nghiền nát, để rồi nó nghiền nát (dùng chữ của Bùi Tín) một dân tộc đã nhiều giankhổ. (28)Tóm lại có tội nặng là nhóm người lãnh đạo chính quyền và guồng máy chiếntranh. Là đảng cộng sản. Là chủ nghĩa Mác Lê. Còn tội của những người khác, của sĩquan, binh sĩ, nhân dân vì lầm thì có thể được giảm khinh, tha thứ.Trong khi tìm tài liệu để viết soạn phẩm này, tôi có được đọc các bài báo củanhiều nhà văn, nhà báo viết về Dương thu Hương (xin xem Chương 8) và Vũ thư Hiên(Chương 5), như Bùi Tín, Lê tùng Minh và cựu Nghị Sĩ Nguyễn Văn Chức...Tôi nhậnthấy dường như với nhà văn nữ các nhà phê bình có vẻ thông cảm và nhẹ tay hơn đốivới nhà văn nam. Chẳng hạn bà Bùi Bích Hà đã tự đặt mình vào địa vị của Dương thuHương để cảm thương... (xin xem Chương 8). Còn Luật Sư Nguyễn Văn Chức thì có vẻmuốn bắt Vũ thư Hiên ở vào hoàn cảnh, địa vị của ông để hành xử. Ông chê Vũ thưHiên không dám chống mạnh, ít là như Dương thu Hương, ông dẫn chứng những bàitham luận của bà này đọc trong ba kỳ họp hội nhà văn. (xin xem Phụ Nữ Diễn Đàn số162)Nếu như Luật Sư Chức bị cộng sản cầm tù 9 năm, rồi được tha, trong lòng chỉmuốn sống tự do ở ngoài để viết một cuốn sách dầy trong đó nói xấu chê hay viết trênbáo độ ở nhiều trang, thì hỏi dại gì vào hội nhà văn nói những điều mình nghĩ, để lại vàotù, chưa kể, vì tái phạm, có thể bị thủ tiêu ? Hơn nữa không phải đến 1997 Vũ thư Hiênmới viết. Ông viết từ trong nước, khi có phong trào ‘’cởi trói bịp’’ của Nguyễn văn Linhhồi 1985 (85 chứ không phải 95) vừa viết vừa giấu vừa sợ. Sang đến Liên Xô ông cònbị bọn mật vụ đâm chém và cướp đi cả trăm trang bản thảo. Trong hoàn cảnh đó làmsao ông nói mạnh bằng Dương thu Hương được. Vả chăng sau khi bị bắt giam, chỉ mấytháng, rồi được thả, giọng lưỡi của Dương thu Hương cũng mềm hơn trước nhiều đấy.(Xin đọc kỹ hai Chương 5 và 8 thì thấy.)Chẳng qua cũng vì sợ. Hầu hết các tác giả nêu trong soạn phẩm này đều nói đếncái sợ, cái sợ khủng khiếp nó ám ảnh các nhà văn, trí thức, từ Trần Đức Thảo trởxuống, chẳng có ai thoát. Vì sợ cho nên thành hèn, hầu hết đều hèn, nếu không hènnhiều như Tố Hữu, Hoài Thanh thì cũng hèn chút chút như Nguyễn Tuân đến cuối đờimới dám thú thực ‘’tớ sống được đến giờ là nhờ biết sợ’’. Nguyễn thanh Giang mới viết259 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cách đây vài tháng: ‘’Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: ‘’Chúng tôi cũng nghĩ vàcũng thấy phải nói, phải viết như anh nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếngcơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt’’.Muốn hiểu được trí thức, văn nghệ sĩ trong nước hiện nay nghĩ gì, làm gì, thiếttưởng nên đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh của họ. Có thế mới có thể đi tới chỗ cảmthông lẫn nhau.Nếu người quốc gia hải ngoại quá khắt khe với những người cựu kháng chiến,cựu cán bộ cộng sản phản tỉnh, thì mặc nhiên đóng cửa phản tỉnh, đẩy họ trở lại vớiđịch. Bao nhiêu người khác cũng muốn phản tỉnh lên tiếng tố cáo cộng sản sẽ nản chí,sẽ sợ: Họ rời bỏ một chỗ đứng để đi tìm một chỗ đứng khác mà không ai cho đứngchung, vẫn bị coi là thù địch, thì ai dại gì bỏ chỗ đứng cũ để bơ vơ rồi vào tù ? Vì vậyphong trào phản tỉnh, phản kháng có bùng lên được không còn do thái độ khoan dunghay khe khắt của phe quốc gia ở ngoài nước một phần.Với một chút độ lượng ta có thể hy vọng tỷ số 10% đảng viên lương thiện mà BùiTín ước lượng sẽ có thể tăng lên, nếu họ thấy họ được sự ủng hộ của một tập thểngười quốc gia hải ngoại mạnh vì đoàn kết và có lòng bao dung theo đúng tinh thầnthượng võ, không lợi dụng chiến thắng để trả thù bừa bãi, thì chắc chắn họ sẽ hànhđộng quyết liệt hơn hiện giờ. Mười phần trăm của 2 triệu 2 là hơn 2 chục vạn người,không phải là một lực lượng nhỏ.Chỉ có tin ở truyền thống bất khuất của dân tộc đã bao lần thể hiện trong lịch sửbốn ngàn năm, chúng ta mới có thể nghĩ một số khá đông những người cộng sản trongnước hiện nay vẫn chưa mất tính người do siêu vi khuẩn liệt kháng Mác Lê gây ra. Vàta phải tin ở họ. Vì muốn đánh đổ chế độ này, không thể thiếu sự nội ứng của họ. Hãynhìn vào Đông Âu, có nước nào được giải phóng bởi những người lưu vong ở ngoàikhông hay tất cả đều là do những người ở trong nước, trong số đó có một số đông cựuđảng viên cộng sản. Ion Iliescu, người thay thế bạo chúa Ceausescu làm Tổng Thốngtạm thời sau biến cố 22.12.1989 ở Rumani đã từng là tổng bí thư đảng cộng sản nướcnày.Một điều kiện không có không được là những người cộng sản thực lòng yêunước phải cấp tốc nhìn nhận lỗi lầm và dứt khoát từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê, không luyếntiếc, cũng như những người trong phe quốc gia phải nhìn nhận mình có lỗi với lịch sử vìđã để tổ quốc lọt vào tay cộng sản trong mấy thập kỷ vừa qua. Chức tước càng lớn, họcvị càng cao thì trách nhiệm càng to, dù lúc ấy có nắm một trong tứ quyền hành pháp,lập pháp, tư pháp và báo chí, hay chỉ là công dân.Chỉ với điều kiện đó mới dấy động được lòng dân nhất tề đứng lên lật độ cộngsản, không sợ sệt, không nghi kỵ lẫn nhau. Bởi vì đã có một mẫu số chung cho tất cảcác phía: Lòng yêu nước, sự giác ngộ về tính phi nhân, phi dân tộc của chủ nghĩa cộngsản, và lòng sám hối chân thành.10. Chúng tôi đã đi lang bang hơi xa. Xin trở lại với Mác.Karl Heinrich Marx sinh ngày 5.5.1818 tại Trier vùng Rhine, nước Phổ, nay lànước Đức. Cha mẹ ông đều là người Do Thái, con cháu của những Giáo Sĩ Đạo DoThái (Rabbi). Nhưng lúc lên 6 ông đã chịu phép rửa tội để nhập Ki-Tô Giáo (Chú thích:Cải giáo từ Đạo Do Thái sang Đạo Tin Lành Evangelical church, ngày 26.8.1824). Ôngchịu ảnh hưởng sâu đậm của Hegel một triết gia duy tâm có ảnh hưởng bao trùm nướcĐức, nếu không nói là cả Âu Châu thời ấy. Nhưng lại cũng rất gần Bruno Bauer, mộtnhà thần học chủ trương rằng Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, không cótrong lịch sử. Ông cũng chịu ảnh hưởng của triết gia duy vật nổi tiếng Feuerbach. Tính260 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ông thâm trầm ít nói, thích sống tách biệt. Dường như có mặc cảm về nguồn gốc DoThái của mình hoặc sự xung khắc giữa đạo Do Thái và Đạo Ki-Tô. Ông không bao giờnói đến nguồn gốc Do Thái của mình, dù là với bạn bè.Do ba thứ ảnh hưởng đó mà phát sinh duy vật biện chứng của ông từng làm đảolộn tư duy thanh niên thế giới một thời. Cuộc hôn nhân (1843) của ông không đượcsuông sẻ. Bố vợ ông rất quý mến và phục cậu con rể. Nhưng Karl và Jenny cũng phảilén hứa hôn và phải tám năm sau mới chính thức thành hôn (19.6.1843). Đời sống vậtchất của ông thường gặp khó khăn, nhất là những năm bị trục xuất khỏi nước Phápsang Bỉ (1945). Ông sống ở Anh trong hơn ba chục năm từ 1849 cho đến cuối đời, năm1883, phần lớn phải nương tựa vào bạn bè và các đồng chí nhất là Frederick Engels.Ông nghèo đến nỗi vợ đau không có tiền đưa đi bác sĩ, con chết không có tiền tống tángcon (mới một tuổi).Theo báo cáo của một mật báo viên Cảnh Sát Phổ, thì ‘’ông ta chiếm hai phòng,đó là phòng khách. Phòng ngủ thì ở phòng phía trước nhìn ra đường phía sau. Trongcả căn hộ này không thấy có một đồ đạc nào sạch sẽ, vững chắc. Mọi thứ đều sứt mẻ,rách rưới. Mọi nơi đều đầy bụi bặm. Mọi chỗ đều bừa bãi, không có thứ tự lớp lang gìcả. Ở giữa phòng khách có một cái bàn to kiểu cổ, phủ vải dầu. Trên đó ngổn ngangnhững bản thảo, sách, báo, đồ chơi trẻ con, những đồ vá, mảnh vải vá của bà vợ ông,cùng với những chén, tách sứt mẻ, những chiếc thìa, muỗm, nĩa, dao, đèn, lọ mực, kínhđeo mắt, ống điếu, tàn thuốc vân vân...tất cả đều dơ tóm lại mọi thứ đều hỗn độn, bừabãi trên một cái bàn bẩn’’. Điều này không có gì đáng lấy làm lạ vì sức khỏe của Mác rấtkém, ông lại làm việc quá nhiều, mỗi ngày ít là 12 tiếng. Cái gì ông cũng học, ngoại ngữ,toán học, vấn đề gì ông cũng nghiên cứu, lịch sử, văn học, triết học, khoa học thiênnhiên...Vợ ông, con ông cũng hay đau yếu luôn. Mà nhà lại nghèo. Bạn bè cho tiền ôngluôn. Cha ông, rồi mẹ ông khi chết cũng để lại cho ông bạc ngàn thời ấy. Nhưng khôngbao giờ đủ cho ông xài. Vì ông cũng hay đi đây đi đó, thỉnh thoảng cũng cho vợ con đidu lịch ra nước ngoài...Trong thời gian hơn ba thập kỷ bị đầy ải ở Luân Đôn, ông đã gia nhập liên đoàncộng sản của giới thợ thuyền, trước kia có cái tên khác là ‘’liên đoàn những người côngchính’’ (league of the just). Phần đông họ là những người ít kiến thức, kém tổ chức. Nênông nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ. Ông hướng dẫn họ đấu tranh. Ông đã cùng vớiFrederick Engels soạn thảo bản tuyên ngôn cộng sản làm đảo lộn trật tự xã hội mộtthời. Đúng ra bản tuyên ngôn do Engels phác thảo dưới hình thức hỏi đáp. Ông thấy nókhông có sức mạnh, nên viết lại như ta thấy nó được công bố đầu năm 1848.Với bản tuyên ngôn này, giai cấp công nhân trên thế giới đã có một chủ thuyết,một đường lối đấu tranh và có cơ sở để tổ chức thành một lực lượng hùng hậu.Mở đầu bản tuyên ngôn, Mác và Ăng-ghen đã nói ngay đến ‘’bóng ma cộng sản’’.Và xác định lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Ngày nay nhân loại đã nhậnra đúng cái bóng ma ấy đã qua đi, và lịch sử không phải là lịch sử đấu tranh giai cấp.Trong bản tuyên ngôn này hai tác giả đã bào chữa cho chủ trương vô tôn giáo, vô giađình và vô quốc gia là những điểm then chốt của chủ nghĩa cộng sản.Vào những ngày cuối đời Mác đã nói ‘’tôi không phải người Mác-xít’’. Điều nàycho thấy ngay khi ông còn sống những người theo ông đã phản bội ông, nghĩa là hiểusai ông rồi. Hoặc giả ông muốn thú nhận những gì ông viết trước đó là sai ?Nhiều nhà kinh tế, triết gia đương thời đã phê bình những cái sai của ông. Kịchliệt nhất là E.v.Bohm-Bawerk (Các Mác và cái kết cuộc của học thuyết ông),H.W.B.Joseph (Thuyết giá trị thặng dư về lao động của Mác). Và V.Simkhovich (Mác xít261 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


chống xã hội chủ nghĩa)...Mác chính là người lãnh đạo quốc tế 1 (Hiệp hội quốc tế của người lao động), ramắt vào năm 1864, mở đầu một giai đoạn tranh đấu có chủ thuyết, có tổ chức chặt chẽtheo đúng quy tắc cách mạng. Bài diễn văn khai mạc đại hội đầu tiên của quốc tế 1 dochính ông soạn thảo, với lời mở đầu quyết liệt: ‘’công cuộc giải phóng giai cấp côngnhân phải do chính giai cấp công nhân đoạt lấy...’’ Giống bản tuyên ngôn cộng sản, bàidiễn văn này cũng kết thúc bằng lời kêu gọi ‘’Công nhân toàn thế giới hãy kết đoàn’’.Ông gạt bỏ mọi hình thức cải lương, nửa vời, một mực nhắm tới lật đổ chế độ tư bảnbằng những hành động chính trị công khai. (29)Mác chống thầy mình là Hegel nhất ở điểm ý tưởng lãnh đạo lịch sử. Nhưng thựcra ý tưởng của ông đã lãnh đạo lịch sử 70 năm tàn khốc của gần một phần ba nhân loại,dẫn hai tỷ người đến mấp mé vực diệt vong, vì kinh tế lụn bại, văn hóa đạo đức suy đồivà trên một trăm triệu người chết uổng mạng.Mác khi còn sống đã kịch liệt chống 3 người là Saint Simon, Fourrier và Owen,cho rằng họ là những người không tưởng. Nhưng cuối cùng chính Mác mới là ngườikhông tưởng, vì đã lập nên một thuyết không thể nào thực hiện được. (Người cộng sảnthường nói: ‘’Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa’’.Nhưng khốn nỗi chưa có xã hội chủ nghĩa thì làm sao có con người xã hội chủ nghĩa.Thế mà cái vòng luẩn quẩn ấy đã cuốn hút một số đông nhân loại trong gần một thế kỷ!)Mộng tưởng đổ vỡ hoàn toàn.Ngày nay, sau khi các tiền đồn ở Châu Âu sụp đổ, tổng hành dinh Liên Xô cũngtan tành, ta mới thấy những người cộng sản từ đông sang tây, thi nhau lên tiếng bảoMác sai. Trong số này, ở Việt Nam phải kể đến Trần Đức Thảo (Chương 12), Hà sĩ Phucũng muốn lật hòn đá tảng, (Chương 4). Lê hồng Hà cũng mới viết bài chê Mác sai ở 15điểm quan trọng. (Bán nguyệt san Ngày Nay số 416, ngày 1.8.1999) Và ngay khi thấycác nước Đông Âu chuyển hướng sang với thế giới tự do, nhà triết học Trần Đức Thảomới nói gọn một tiếng: ‘’Mác sai’’. (Chương 12).Trước đó một thế kỷ biết bao nhà tư tưởng khắp năm châu đã phân tách Mácthật kỹ và nói Mác sai (xin xem Chương 2, và đoạn trên của chương này). Nhưng cómấy người tin. Gần đây hơn, giữa thế kỷ này, những André Gide, Arthur Koestler, LouisFischer, Ignazio Silone... sau khi đã nếm mùi chủ nghĩa xã hội của Mác đã đều phát sợ,lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại.Nhưng có một người thính tai thính mũi vô cùng, ngay năm 1846, khi tuyên ngôncộng sản chưa ra đời, đã nói trước rằng phong trào cộng sản sẽ gây tai họa cho nhânloại. Người ấy là Giáo Hoàng Piô IX. Vì với cái ‘’mũi’’ hữu thần của ông, thì mùi xú uế vôthần, vô đạo mắt chưa trông thấy, nó đã ngửi thấy rồi. (Xin xem Chương 15) (30). Dùnglý luận và phân tích khoa học, đối chiếu các sự kiện lịch sử, rà xét lại các thống kê,chuyện đó đòi nhiều thời gian, nhiều trí lực. Nhất là đợi cho thực tiễn chứng minh thìcàng phải đòi thời gian, với sự trả giá bằng máu, lửa và nước mắt. Nhưng với thiện tâmthiện ý, dùng trực quan siêu nhiên thì chỉ nháy mắt là thấy tất cả.Ở miền Bắc những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Giám Mục, LinhMục, con chiên Ki-Tô Hữu hết mình ủng hộ cách mạng thành công, trong tuần lễ vàng,Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn lấy Thánh Giá vàng đeo trên ngực, tượng trưng cho quyềnđấng chăn chiên ủng hộ nhà nước để gây quỹ mua vũ khí chống Pháp thực dân (có biếtđâu tiền vàng được ông Hồ dùng hối lộ cho tụi Tầu phù!) Nhưng đến khi biết Hồ chíMinh là cộng sản, Giáo Hội Công Giáo đã tách hẳn ra. Giám Mục Lê Hữu Từ đã ngangnhiên đối đầu với chủ tịch nhà nước mà ông là cố vấn tối cao cùng với công dân Vĩnh262 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Thụy (Vua Bảo Đại đã thoái vị). Người có niềm tin tôn giáo thấy vô thần là biết ngay taihọa. Không cần chứng minh. Đợi cho thực tiễn lịch sử chứng minh thì đã quá muộn.Nói vậy không có nghĩa là trong số những tín đồ các tôn giáo, kể cả Ki-Tô Giáo,không có nhiều người vẫn u mê, tin theo cộng sản, như ông Vũ đình Hùynh, cha của Vũthư Hiên, bỏ cả đạo để đi theo ông Hồ. Bởi vì lòng tin nơi Chúa của những người đókhông vững chắc. Họ bị một số giáo sĩ, hay giáo dân tiếng tăm làm gương mù gươngxấu. Nên mất lòng tin nơi tôn giáo của mình. Hoặc giả họ không dè rằng cái thuyết vôthần nó tai hại đến thế. Hoặc nữa họ nghĩ ông Hồ được miễn nhiễm siêu vi khuẩn Mácxít.Tóm lại những người đi theo cộng sản, đều bị lầm. Nếu vào những năm 1950 họđược đọc Koestler, hay André Gide có lẽ họ sẽ cảnh giác hơn. Đàng khác cũng tại vì Hồchí Minh khéo đóng kịch quá. Họ tưởng ông ta thực lòng yêu nước thương dân. Chứ cóbiết đâu rằng ông đã bán linh hồn cho Mác và quốc tế 3 rồi.Trở lại với Mác, ta thấy ông là người có tham vọng rất lớn về đủ mọi phươngdiện, nhất là về công trình của trí óc. Ngoài bản tuyên ngôn cộng sản viết chung vớiĂng-Ghen (tháng 1.1848), chỉ vẻn vẹn mấy chục trang, nhưng đã gây một tiếng vanglớn khắp nơi và đã đi vào lịch sử, ông có bộ ‘’Tư Bản Luận’’ (Das Kapital) gồm 3 tậpdầy. Chỉ có tập I được xuất bản khi ông còn sống (1867) Hai tập sau do Ăng-ghen tậptrung cho xuất bản vào những năm 1885 và 1894, sau khi Mác đã qua đời. (Ăng-ghenmất vào năm 1895). Tuy tác phẩm tràng giang đại hải, dẫn chứng đủ mọi ngành khoahọc: Thiên nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội, thống kê...Nhưng đều chủ yếu chứng minh tưbản bóc lột giai cấp lao động, và sẽ đến lúc theo quy luật lịch sử (lịch sử loài người làlịch sử giai cấp đấu tranh, theo nhãn quan duy vật) giai cấp tư bản sẽ bị đào thải. Giaicấp vô sản sẽ lên thay.Ta thường nghe nói Mác chủ trương cách mạng vô sản trong các nước có nềnkinh tế phát triển, như Anh, Mỹ, Pháp, Đức...và rằng Lê-nin đã không làm đúng theoMác. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu về Mác nói rằng về sau Mác đã học tiếng Nga đểđọc sách nghiên cứu thêm về tình hình nông thôn Nga, và đã bổ túc học thuyết của ôngbằng cách cho rằng tại Nga, có thể có cách mạng vô sản mà không phải qua giai đoạnphát triển chủ nghĩa tư bản như các nước Tây Âu.Mác đã để cả nửa thế kỷ để tìm tòi học hỏi nghiên cứu thiên kinh vạn quyển,thuộc đủ mọi lãnh vực nhiều ngành khoa học, viết lên hàng ngàn trang sách đượcngười đương thời cho là phát kiến mới mẻ. Nhưng tựu trung cũng chỉ loanh quanh ởmấy điểm trái ngược với thực tiễn. Chỉ vì ông đi từ một điểm khởi đầu sai lạc: Duy vật,vô thần. Hãy đọc chỉ một đoạn này thôi:‘’...Vì theo tiền đề này thì đã rõ người công nhân càng làm việc kiệt lực...anh tacàng trở nên nghèo và cả cái thế giới bên trong của anh ta cũng càng nghèo nàn. Điềuđó cũng thật trong tôn giáo. Con người càng đặt nơi Thượng Đế nhiều chừng nào thìanh ta càng giữ lại ít cho mình chừng ấy...’’ (‘’Alienated Labour’’, 1844)Ngày nay, những ai không nuôi ảo tưởng, mà nhìn thẳng vào thực tế và những aikhông duy vật vô thần mà tin có Thượng Đế, nhất là hiểu được ý nghĩa của tình yêu,Tình Yêu, thì lập tức thấy ngay là nó sai rõ ràng:Ở xã hội tư bản ngày nay, và có lẽ cả thời Mác đang sống nữa, nói chung ngườicông nhân càng làm việc nhiều thì càng trở nên giầu chứ không nghèo, mặc dù có mộtsố người bị chủ bóc lột. Và con chiên càng đặt lòng tin nơi Thượng Đế thì càng đượcNgài ban ơn phúc. Hãy lấy một hình ảnh khác gần với con người hơn làm tỷ dụ: Tìnhyêu, hạnh phúc càng cho đi càng thêm to lớn, dồi dào, phong phú. Chỉ có người duy vậtmới không biết đến điều đó. Nếu hiểu tình yêu chỉ là sự kết hợp hai thân xác, thì đúng263 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


càng cho đi nhiều càng giữ lại ít. Cái ‘’siêu vật chất’’ nó chủ yếu khác cái vật chất ở chỗđó. Không thể đo lường được. Chỉ có lấy cái Tâm (31) của mình mà cảm nghiệm thôi.Tóm lại vì chỉ tin ở giác quan, nên chỉ thấy vật chất. Và vật chất thì hữu hạn. Dựavào cái hữu hạn mà suy luận đến những vấn đề rộng lớn của con người không chỉ giớihạn ở vật chất, cho nên nó sai. Nó đã sai thì có lý luận bằng trăm ngàn chứng cứ duyvật cũng không khỏi sai. Sai đây là nói sai với thực tiễn. Không phải chỉ sai trong lý luận.Mà mấy từ ‘’thực tiễn khách quan’’ là những từ luôn ở trên đầu môi chót lưỡi các ngườicộng sản vô thần.11. Chuyên chính vô sản. Ngoài những cái sai về lý thuyết, Mác còn vấp phảimột sai lầm tai hại về tổ chức chính trị là chủ trương chuyên chính vô sản. Từ chủtrương này, các đảng cộng sản trên thế giới, sau khi nắm được chính quyền, liền rậpkhuôn theo Liên Xô tổ chức một nền độc tài chuyên chế cực đoan mà họ mệnh danh là‘’la dictature du prolétariat’’, ‘’dictatorship of the proletariat’’. Trung cộng và việt cộng mamãnh hơn đã tránh dùng hai tiếng ‘’độc tài’’ mà thế giới thường dùng. Họ dùng từ‘’chuyên chính’’ để dịch chữ ‘’dictature’’, hay ‘’dictatorship’’. Làm cho đại đa số ngườidân trước kia thường quen với từ ‘’độc tài’’ với một nội dung và hàm ý xấu xem ra cócảm tình hay ít nhất không ác cảm với từ chuyên chính (dictature). Họ chỉ dùng hai chữđộc tài để nói về các chế độ họ không ưa. Đấy là một ngón đòn dụng từ, theo kiểu lập lờđánh lận con đen. Nhưng được khéo léo phết lên một lớp sơn bóng bảy hấp dẫn. Vậy tahãy thử nhìn xem họ tổ chức chính quyền ‘’chuyên chính vô sản’’ này như thế nào.Tạm ví dụ trong một nước dân số 80 triệu. Số đảng viên cộng sản là 2 triệu 50vạn. Cứ 4, 5 năm hai triệu rưỡi đảng viên này cử ra 1000 đại biểu đi dự đại hội đảngtoàn quốc. Một ngàn đại biểu này bầu ra 200 ủy viên trung ương đảng. Hai trăm ủy viêntrung ương này bầu ra 19 ủy viên bộ chính trị. Trong bộ chính trị chức vụ tổng bí thư(hoặc bí thư thứ nhất, như có lúc được gọi trong thời Khrutshchev ở Liên Xô và LêDuẫn ở Việt Nam), là to nhất rồi đến ủy viên thường vụ bộ chính trị và trưởng ban tổchức trung ương là nắm nhiều thực quyền nhất. Ông này theo lệnh của bộ chính trị, màcụ thể là theo lệnh tổng bí thư xếp đặt các chức vụ trong chính quyền nhà nước. Hầuhết, nếu không nói là tất cả, các chức vụ trong chính phủ từ bộ trưởng trở lên và trongquốc hội đều do đảng viên giữ. Một vài người ngoài đảng được đặt vào chỉ để trang tríhay vì nhu cầu chuyên môn bất khả kháng.Như vậy chính phủ đó là chính phủ của đảng hay của nhân dân mà đa số là vôsản ?Họ sẽ bảo: Đảng viên được chọn trong số những người vô sản xứng đáng nhất,đương nhiên đại diện cho giai cấp vô sản. Nghe có lọt tai không ? Ai chọn ? Có ai bầuđảng viên không? Hay lại đảng viên lớn chọn đảng viên bé, đảng viên cũ rủ đảng viênmới ?Chuyên chính nó như vậy đấy. Vậy mà bảo triệu lần dân chủ hơn chế độ dân chủtư sản...Chẳng những thế, như đã nói trên, trên nguyên tắc thì tổng bí thư ở dưới quyền bộchính trị, bộ chính trị ở dưới quyền trung ương đảng và trung ương đảng phải ở dướiquyền của đại hội đảng. Nhưng những ủy viên bộ chính trị, và đặc biệt là các đảng viêntrong ban tổ chức trung ương đảng dùng quyền lực sẵn có trong tay để vận động,khuyên nhủ, mời gọi, đe dọa, khủng bố...để các đại biểu bỏ phiếu cho người mà bộchính trị hay tổng bí thư muốn. Xin xem lại Chương 16 (trang 359-360) để thấy cách Lêđức Thọ vận động ra sao trong một cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết 9 là nghị quyết vôcùng quan trọng quyết định một khúc quanh trong lịch sử chiến tranh nước nhà.264 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Dân chủ hình thức. Độc tài thực chất. Tóm gọn là như vậy.Đó là về mặt đảng. Về mặt chính quyền thì sao ? Hãy lấy mô hình Liên Xô, cũnglà mẫu mực quốc tế để mổ xẻ. Chính quyền Liên Xô được tổ chức thành ủy ban. LiênXô là viết tắt của Liên Bang (các nước) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (URSS =L’Union des Républiques Socialistes Sovietiques, hay USSR = Union of Soviet SocialistRepublics). Những chữ xã hội chủ nghĩa chúng ta đã quá quen tai. Cộng Hòa Xã HộiChủ Nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Bun-ga-ri, Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam...Còn hai chữ Xô Viết hoàn toàn lạ tai vì nó là tiếng Nga, mặc dù thậpniên 30 ở nước ta, vùng Nghệ An, cũng đã có tổ chức chính quyền chớp nhoáng theokiểu Liên Xô gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, do một cuộc nổi loạn của nhóm người cộng sảndựng lên. Nguyên chữ Xô Viết có nghĩa là ủy ban. Nghĩa là sao ? Trong một đơn vịhành chánh ví dụ một xã, nhân dân bầu ra một số người đại diện rồi ủy cho số ngườinày quyền hành thay mặt tập thể điều hành việc chung trong xã. Mỗi người nhận mộtnhiệm vụ do tập thể trao theo nguyên tắc ‘’tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách’’. Vì vậy cóủy ban nhân dân xã, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân tỉnh v.v...Đó là những ủyban hành chánh. Trong thời chiến (1945-1946) thường nghe nói có ủy ban hành kháng,tức ủy ban hành chánh kháng chiến.Nếu làm đúng theo nguyên tắc lý thuyết kiểu đó thì kể ra cũng dân chủ. Đàngnày, trong thực tế, chủ tịch ủy ban, hay thường hơn là phó chủ tịch ủy ban lại là bí thưđảng bộ, do đảng chỉ định chứ không phải do nhân dân bầu. Tuy ông phó chủ tịch đứnghàng thứ hai nhưng lại nắm thực quyền, vì là bí thư đảng bộ, đại diện đảng của giai cấpvô sản trong chế độ chuyên chính vô sản (sic). Thế cho nên ủy ban nào cũng chẳngphải của nhân dân, mặc dầu danh xưng là ủy ban nhân dân, mà chính là ủy ban củađảng.Đấy, từ cái nguyên tắc tổ chức chuyên chính vô sản, hay nói lại cho đúng theodanh từ thông thường trên thế giới là độc tài vô sản, mà Mác nêu lên và gọi nó là dânchủ, người ta đã đi tới một hình thức tổ chức chính quyền độc đoán hoàn toàn, khôngcó chút gì gọi được là dân chủ. Và mọi thứ xấu xa, nhũng lạm, mọi tội ác tầy trời trongchiến tranh cũng như trong thời bình cũng từ cái độc quyền, chuyên quyền, gọi làchuyên chính vô sản đó mà ra. Một thứ chuyên chính, độc tài của những người khôngtin ở Giời Phật, những người bị nung nấu trong hận thù của đấu tranh giai cấp, hận thùnhững kẻ không đồng chính kiến với mình.Thế mà 7 thập niên ở Liên Xô, nửa thế kỷ ở Việt Nam, đồ đệ của Mác cứ tiếp tụclợi dụng, chơi chữ để nắm quyền sinh sát đối với nhân dân, tuyệt đại đa số dân nghèo.Tiếp tục lợi dụng danh nghĩa nhân dân để áp bức, bóc lột nhân dân, lợi dụng danhnghĩa vô sản để áp bức, bóc lột vô sản, tước đoạt của chính giai cấp này mọi quyền tựdo tới thiểu, sống dở chết dở, như các tác giả trong soạn phẩm này đã dẫn chứng đểchứng minh.Ngày nay ta đã thấy rõ có cả một giai cấp tư bản đỏ, mà Milovan Djilas gọi là‘’Giai Cấp Mới’’ và Mikhael Voslensky gọi là ‘’Nomenklatura’’. Hay như Vũ thư Hiên đãviết:‘’Đến bây giờ thì ai cũng thấy chuyên chính vô sản chỉ là cái mặt nạ che giấuquyền lực vô biên của một số kẻ nắm quyền’’.Nhà văn họ Vũ, cũng như những người cộng sản phản tỉnh còn có thiện cảm vớiMác không nên trách kẻ cầm quyền mà hãy truy nguyên để trách cho đúng kẻ xướngxuất ‘’chuyên chính vô sản’’ là Mác chỉ vì ông tin rằng trong một xã hội duy vật vô thầncon người ‘’vô sản’’ thánh thiện hơn trong xã hội cũ cho nên không sợ khi nắm quyền265 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


họ sẽ lợi dụng chuyên chính để làm bậy.Xin Mác hãy chỗi dậy từ nghĩa địa ‘’Cao Môn’’ mà xem: Không làm gì có ‘’chuyênchính vô sản’’ triệu lần dân chủ hơn đâu. Chỉ có độc tài tư bản đỏ mà thôi.Tuy nhiên cũng phải công bình với Mác. Ông là người có chí lớn, có tham vọnglàm một cái gì vĩ đại cho tên tuổi ông. Đồng thời ông cũng muốn cải tạo tình trạng túngthiếu của đa số thợ thuyền tại một số nước công nghiệp phát triển cực thịnh thời ông.Ông muốn tạo một xã hội không có người bóc lột người. Điều đó đáng ca ngợi. Ôngcũng đã hy sinh làm việc không biết mệt mỏi. Cố gắng bằng mọi cách để tìm ra mộtphương cách tốt đẹp nhất ngỏ hầu tạo thiên đàng dưới thế cho giai cấp vô sản. Một sốnhận xét về kinh tế, xã hội của ông cũng có giá trị cảnh tỉnh các nhà kinh tế tư bản, vàmột số chính khách bắt họ rà xét lại để sửa chữa những sai lầm về tổ chức xã hội, vềcách thức đối xử với công nhân. Cái thiện chí đó, cái công lao đó không thể phủ nhận.Nhưng thiên kiến, và thù hận (dĩ nhiên, vì ông bài tôn giáo gọi nó là thuốc phiệnru ngủ người dân, chỉ vì tôn giáo nào cũng dậy tình thương yêu bác ái, thuyết giai cấpđấu tranh bằng bạo lực của ông không thể thành tựu mà không có thù hận.) làm ôngmất sáng suốt. Nên kết quả đã trái ngược hoàn toàn những gì ông tiên liệu và hứa hẹn.Đúng như Vũ thư Hiên đã viết:‘’Theo cái que chỉ của thợ cả, những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hìnhdung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lênđể lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bônghoa, mà là cái cùm kiên cố’’. (Xin xem Chương 5)Vì vậy mà Xuân Vũ, không văn hoa bóng bảy như Vũ thư Hiên, nhưng mãnh liệthơn: ‘’Tôi căm ghét xã hội chủ nghĩa. Tôi cảm thấy xã hội chủ nghĩa là cái cùm đeo trêncổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó (theo mô hình của Mác, Minh Võ) chính là đảng’’.12. Chữ Tâm và tôn giáo. Trở lên, chúng tôi đã nói xã hội chủ nghĩa phi nhân vìnó chủ trương xóa bỏ tôn giáo là cái giây nối con người với Trời Cao, với Thượng Đế.Vì vậy những người cộng sản vô thần thường thiếu cái Tâm, là cái làm cho con ngườicảm nghiệm được Thượng Đế. Nhân đây cũng xin thêm vài hàng về chữ Tâm (khôngphải chỉ ‘’chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài’’).Tâm ở đây không có nghĩa là trái tim, mà là tâm hồn, tâm linh. Khi Trần Duy viếtngười khổng lồ không tim, thì chữ tim đây cũng không phải chỉ có nghĩa đen là quả tim,trái tim nằm trong lồng ngực. Tiếng pháp chữ coeur cũng không phải chỉ có nghĩa tráitim trong lồng ngực. Khi Blaise Pascal (1618-1662,) (32) nói ‘’c’est le coeur qui sentDieu, et non la raison. Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas’’ (Chính contim cảm nghiệm được Thượng Đế, chứ không phải lý trí. Con tim có những lý lẽ mà lý tríkhông biết) thì chữ coeur (con tim, Con Tâm) ở đây cũng không chỉ tượng trưng chotình cảm, mà còn là tâm linh, tâm hồn, linh hồn. Các nhà duy lý nói ‘’la raison a toujoursraison’’ (Reason is always right, Lý trí bao giờ cũng có lý) Nhưng lý trí thuần túy khôngphải lúc nào cũng tìm ra chân lý siêu nhiên. (33) Ông cho rằng cứ dùng lý luận theo lý trívà dựa vào thực nghiệm qua giác quan thì không đủ để cảm nghiệm được Thượng Đế.Phải có Tâm, tâm hồn. Cái coeur mà Pascal nói đây là thế. Vì cái Tâm này nó linhthiêng, vượt hẳn lên trên vật chất hữu hình khả nghiệm, nên nó mới có khả năng cảmnghiệm được Đấng Linh Thiêng, Cõi Linh Thiêng...Corneille khi đặt vào miệng một nhân vật trong Le Cid câu hỏi: ‘’As tu du coeur ?’’cũng cho danh từ này một ý nghĩa vượt hẳn ý nghĩa vật chất, tình cảm. Coeur đây làtấm lòng, tấm lòng cao cả, lòng can đảm, của một tâm hồn cao cả.Lý Đông A trong ‘’Huyết Hoa’’ (trang 54) cũng viết: ‘’Nuôi TÂM sinh Thiên tài.266 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nuôi óc sinh nhân tài. Nuôi thân sinh nô tài’’.Và Nguyễn huy Thiệp trong ‘’Ông Tướng Về Hưu’’ cũng muốn cho độc giả hiểuchữ tâm trong câu vợ Thuấn nói với cả nhà về tâm sen: ‘’Tâm đấy. Ăn là trên hết’’. (xemChương 19) Thì ở đây chữ tâm lại có ý nghĩa mỉa mai: Cái tâm địa của cán bộ duy vật,chẳng có tâm hồn chỉ có cái ‘’tâm địa duy vật’’, ‘’ăn là trên hết’’, y như ông tổ Duy VậtFeuerbach đã định nghĩa con người là cái nó ăn (L’homme est ce qu’il mange). Ông tađã phủ nhận chân lý ‘’Con người không chỉ sống bằng cơm bánh’’. Có lẽ Nguyễn huyThiệp, đang ở trong rọ, không dám mong người đọc nói toáng lên cái ẩn ý của ông vềchữ ăn ở đây, còn có nghĩa là ăn tiền, ăn hối lộ, ăn bẩn, là cái ông cùng với nhữngngười có tâm như Trần Độ đang muốn bài trừ tận gốc từ cái ngọn cao nhất trở xuống.Ông tướng về hưu của Nguyễn huy Thiệp cũng nói với các con: ‘’tâm càng lớn thì càngnhục’’. Những kẻ không tim, thiếu tâm hồn, chỉ có cái tâm địa hẹp hòi thì không biếtnhục.Cái Tâm trong con người cộng sản sau nửa thế kỷ nay đã biến chất ra sao ?Chất cường toan ((M) ác-xít), thuốc độc cực mạnh của tà thuyết Mác Xít đã tác hại vàonó đến độ nào.Bùi Tín nghĩ 10% còn lương thiện. Tôi hy vọng con số còn lớn hơn. Họ vừa lànạn nhân vừa là tội nhân. Đúng. Hồ chí Minh từng nói muốn xây dựng xã hội chủ nghĩaphải có con người xã hội chủ nghĩa. Bắt chước họ Hồ tôi cũng nói: Muốn chữa conbệnh xã hội chủ nghĩa cần có con người xã hội chủ nghĩa, nghĩa là muốn cải đổi cái xãhội thối nát ngày hôm nay, không thể thiếu sự tiếp tay của những cán bộ cộng sản, 10%hay hơn những người còn lương thiện, những người còn cái tâm thiện, không ngầnngại sám hối. (Ignazio Silone sinh năm 1890, một cán bộ cao cấp cộng đảng Ý còn nóithẳng với lãnh tụ Togliatti: ‘’Trận chiến cuối cùng sẽ là trận chiến giữa những ngườicộng sản và cựu cán bộ cộng sản’’.)Như đã nói ở trên, tuy bị nhồi sọ học thuyết Mác-xít, nhiều năm nghĩ, làm, sốngtheo học thuyết đó, tiêm nhiễm những thói xấu của nhau, (34) nhưng ảnh hưởng củanền văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc, nền đạo lý Khổng Mạnh, tư tưởng từ bi bácái của Đạo Phật trong mỗi người hy vọng còn đủ mạnh để họ có thể chỗi dậy, quật khởitừ bỏ lớp cường toan (ác xít) Mác-xít. Dĩ nhiên đối với những bệnh nhân nặng, khôngthể không có sự truyền nội lực của ‘’thầy thuốc’’. Nhưng chủ yếu vẫn là bệnh nhân phảimuốn tự cứu, có ý chí quyết tâm gạt bỏ, lật đổ thế lực hiện tại, Hãy cho họ một cơ hội.ĐOẠN IINgày nay đã rõ chủ thuyết của Mác sai, sai một cách tai hại. Nó đã tác hại đếnloài người. Nó đã thất bại và sụp đổ ở Đông Âu rồi Liên Xô. Đã một thập kỷ trôi qua.Nhưng nó lại vẫn tồn tại ở Việt Nam và một số quốc gia khác là Trung Quốc, Bắc Hànvà Cuba. Tại sao vậy ? Ta hẵng bỏ qua các nước khác. Chỉ nói về trường hợp nước ta.1. Mười mấy năm trước khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, nghĩa là ngay sau thángTư 1975 một số nhân vật và tổ chức quốc gia vẫn giữ lập trường chống cộng kiên địnhvà bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau, đã đơn độc chống lại bạo quyềncộng sản. Những vụ án như vụ Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, ‘’Hồ Con Rùa’’, Nhà ThờVinh Sơn, Linh Mục Trần Học Hiệu, Sư Đoàn Tiền Giang của Hoàng Văn Ngãi, PhongTrào Fulro ở Cao Nguyên và nhiều đơn vị khác đã không chịu nghe lệnh đầu hàng, tiếptục chiến đấu lẻ loi... (35) cho thấy người dân trong nước vẫn cố tìm cách lật đổ chế độ.Nhưng tất cả đã thất bại vì hệ thống an ninh tình báo của cộng sản rất hữu hiệu.Ở miền Bắc, trong số đồng bào đã sống gần nửa thế kỷ dưới xã hội chủ nghĩa,267 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cũng thấy lẻ tẻ có những sự chống đối nào đó. Sau đây là vài tỷ dụ:Ngày 20.7.1996, 20 bà già đi chân không đã biểu tình chống tham nhũng trướctrụ sở ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đòi đem bắn một số tay gộc.Không đầy hai tháng sau, bốn chục nhà buôn nhỏ ở Chợ Đồng Xuân, Hà Nội, đãbiểu tình trước nhà riêng của Đỗ Mười để phản đối việc xếp lại chỗ ngồi bán hàng trongchợ. Ít ngày sau lại trưng biểu ngữ ‘’Chống bọn quan liêu cửa quyền’’ trước ủy bannhân dân thành phố.Ngày 30.12.1996 tại làng Thọ Đà, Huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội hàngngàn nông dân chít khăn tang nguyện sinh tử với công an, quyết không cho nhà nướccướp đất đai của họ bán cho hãng Daevo, Nam Hàn làm sân Golf.Ba sự việc vừa kể phải nói là một biến cố đáng kể trong một xã hội khép kín, màmọi quyền tự do bị tước đoạt đã nửa thế kỷ, mặc dù chỉ vẻn vẹn có mấy chục thườngdân. Nó có thể châm ngòi cho những cuộc biểu tình quan trọng hơn mà đảng cộng sảnsẽ phải đối phó sau này.Thì đúng vậy, chỉ vài tháng sau những cuộc biểu tình lớn tại Thái Bình, NamĐịnh, Thanh Hóa, và vùng Hố Nai gần Sài Gòn đã làm cho bộ chính trị cộng đảng hếtsức lúng túng. Sự kiện này đã được báo chí hải ngoan loan tin bình luận trong một thờigian dài, coi như nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.Riêng về vụ Thái Bình tin tức cho biết: Ngày 15.4.1997 khoảng 3000 nông dân xãQuỳnh Hồng Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình đã biểu tình bằng xe đạp trên đoạnđường dài 27 cây số để tới trụ sở ủy ban nhân dân Tỉnh đưa kiến nghị phản đối nhàcầm quyền xã hà hiếp, bóc lột nông dân tăng thuế gấp cả chục lần. Cụ thể là xã đã phátrụ sở y tế xã để bán cho tư nhân, dân chúng ốm đau không có nơi điều trị...Những cuộc nổi loạn hay âm mưu làm loạn ở trong tù thì nhiều vô kể, nhiềungười đã bị xử bắn, kẻ khác bị thủ tiêu, cũng có người thoát trên đuờng tơ kẽ tóc.Người ta nói nhiều đến vụ nổi loạn ở Hàm Tân, cuối thập niên 70. Bộ đội phải đem xetăng đến đàn áp. Có người còn nói có sự chỉ đạo của cựu chủ tịch Liên Minh Á Châuchống cộng cụ Nguyễn Văn Hướng, thân phụ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếumà dư luận cho rằng đã bị hãm hại ở Biên Hòa.Người ta cũng nói tới vụ thanh niên Phạm Văn Thành tổ chức nổi loạn ở trạiXuân Phước năm 1994, được sự hưởng ứng của hàng trăm nhóm chính trị và tôn giáo.Năm nay trên nhiều tờ báo hải ngoại thấy xuất hiện tên Luật Sư Hoàng DuyHùng, trước kia trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, từng bị cộng sản bắt giam nhiều năm.Ông cũng được người ta gán cho là đại diện của ‘’Phong trào quốc dân hành động’’. Vàcòn nhiều nữa. Nhưng tất cả chỉ là những hành động, tuy can đảm, anh dũng, nhưngthiếu tổ chức, phối hợp, chẳng đi đến đâu.Trong năm 1995 ông Nguyễn Sĩ Bình đã về nước thành lập ‘’Đảng Nhân DânHành Động’’ chống chính quyền tại quốc nội. Nhưng ông bị nhà cầm quyền trục xuất.Ông lại sang Cam Bốt kết nạp một số người để thành lập ‘’Xứ Bộ Chùa Tháp’’ (củađảng nói trên). Trong số 24 người được ông Bình kết nạp sau này bị bắt và kết án(trong hạ tuần tháng 7.1999) ta thấy có những tên: Lê Văn Tính, Nguyễn Tuấn Nam, BùiĐăng Thủy, Nguyễn Anh Hảo, Nguyễn Văn Sĩ, Đỗ Hữu Nam, Giáp Bảo An...Họ đã phảinhận án tù từ 20 đến 15 năm. Tháng 4 năm 1996 ông Nguyễn Sĩ Bình đã bị chínhquyền Hunsen trục xuất. Về Mỹ ông vẫn tiếp tục điều khiển đảng cho đến khi 24 ngườibị bắt ở Việt Nam.Nhưng rút cuộc rồi cũng đâu vào đấy, vì xem ra đó chỉ là những hành động bộtphát, không có tổ chức phối hợp. (36)268 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Trong số những người trí thức miền Nam mạnh miệng chỉ trích xã hội chủ nghĩa,người ta chú ý đặc biệt tới Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Cuối thập niên 70 ông đã lập ‘’MặtTrận Dân Tộc Tiến Bộ’’. Rồi bị bắt giam một thời gian độ 10 năm. Ít lâu sau khi đượcthả, ngày 11.5.1990 ông công bố Bản Tuyên Ngôn Cao Trào Nhân Bản rồi sau đó bị kếtán 20 năm tù với tội danh ‘’âm mưu lật đổ chính quyền’’. Nhưng nhờ có sự can thiệpcủa các tổ chức nhân quyền và ân xá quốc tế nên tháng 9 năm ngoái ông đã được thả.Nhân ‘’Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam’’ lần thứ 5, 11 tháng 5 năm nay, 1999, ông đãra một thông cáo 4 điểm, kêu gọi tôn trọng nhân quyền, cho tự do ngôn luận, tự do báochí...và tách đảng ra khỏi chính quyền, để nhân dân trực tiếp bầu ra quốc hội và các cơchế nhà nước...Ngay sau khi ra bản thông cáo, Bác Sĩ Quế đã bị bao vây và cắt đứt liênlạc với bên ngoài. (37)Anh ruột Bác Sĩ Quế là Nguyễn Quốc Quân ở vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đãlập ‘’Tổ chức quốc tế yểm trợ cao trào Nhân Bản’’, nhằm tranh đấu đòi Hà Nội phải trảtự do cho tất cả những tù nhân chính trị hiện còn bị giam vì bất đồng chính kiến.Về hoạt động của người Việt hải ngoại có: ‘’Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất GiảiPhóng Việt Nam’’ của cựu Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, ‘’Mặt Trận Cách Mạng Hưng PhụcViệt’’ của ông Lê Tư Vinh, ‘’Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc’’ của ông Võ Đại Tôn,hành động đơn độc của các ông Lý Tống (cướp máy bay rải truyền đơn chống cộngxuống Sài Gòn), (38) Trần Mạnh Quỳnh (âm mưu đặt chất nổ phá tượng Hồ chí Minh ởTrung Tâm Sài Gòn) và Trần Hồng (dùng xe ủi đất ủi sập cổng tòa đại sứ việt cộng ởParis), Chưa kể tới Sáu Đặng tức Đặng Văn Thạnh với ‘’Kế Hoạch Vượt Sóng’’ (cuốinăm 1989). Đài Hà Nội ngày 5.8.1990 đã loan tin phá vỡ kế hoạch này và bắt giam mộtsố kháng chiến quân, như Nguyễn Vũ, Trần Hồ và Quốc Vui...2. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số tổ chức và nhân vật tranh đấu đòi dânchủ cho Việt Nam vào dịp các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nghĩa là trong khoảngcuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, nhất là trong 2 năm 1989 và 1990.Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam: Tháng 8, 1990 nguồn tin CBA từ WashingtonDC cho biết tại Hà Nội đã xuất hiện một đảng mang tên Xã Hội Dân Chủ Việt Nam, màchủ tịch là một nhân vật mang bí danh Thái Bình Dương. Phó chủ tịch của đảng nàymang bí danh Biển Đông lúc ấy đang có mặt tại một nước Đông Âu đã cho phổ biến lờikêu gọi của đảng với 9 điểm sau: (tóm tắt)1. Bỏ chuyên chính vô sản. Lập chế độ đa đảng.2. Bỏ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Lập Cộng Hòa Việt Nam.3. Trực tiếp bầu ra Tổng Thống, Quốc Hội.4. Đưa mọi cơ sở đảng hiện nay ra khỏi chính quyền, và nhà máy...5. Xóa bỏ các ủy ban nhân dân6. Giải thể tự vệ đường phố, tự vệ xí nghiệp.7. Đưa đảng ra khỏi tòa án, các cơ sở thông tin đại chúng8. Thực hiện tự do ngôn luận, hội họp, mittinh, đình công...9. Tư do tín ngưỡng. Phục hồi 2 ngày lễ Noel, Phật Đản, coi như các ngày lễ dântộc.Đảng Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Khoảng tháng 4 năm 1990, 30 đảng viên củađảng Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội đã bị bắt giữ. Tin này các Đài BBC, VOA, các hãngthông tấn Reuteurs, AFP đều loan tải theo báo ‘’Người Hà Nội’’. Theo tin này thì nhàcầm quyền Hà Nôi đã hô hoán lên là hiện có một tổ chức mang tên đảng nói trên hoạtđộng chống phá nhằm lật đổ chế độ hiện hành. Bản tin nói, đảng này do ông NguyễnKiệt 28 tuổi lãnh đạo. Ông Kiệt là con một viên chức cao cấp ngành công an. Ngoài ông269 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Kiệt ra, trong số những người bị bắt còn có 4 người ở Nam Định.Tạp chí ‘’Le spectacle du monde’’ ở Paris đã dành 12 trang để đăng tải những tintức về đảng Khoa Học Xã Hội này. Ký giả Erwan Bergot viết rằng tướng Võ nguyênGiáp có đứng đàng sau câu lạc bộ kháng chiến của Nguyễn Hộ và Tạ bá Tòng. Chúngtôi đã nói về câu lạc bộ này nơi Chương 7 và Chương 16.Theo tin của Pháp Tấn Xã từ Hà Nội ngày 13.10.1990, thì thời gian trước đó ítlâu đã có một tổ chức võ trang chống chính quyền Hà Nội gồm 38 người do ông Đào BáKế, bí danh Trần Quang Độ, 38 tuổi cầm đầu. Ông Kế là cựu sĩ quan Quân Lực ViệtNam Cộng Hòa. Người phụ tá là Lê văn Tiến nguyên là bộ đội cộng sản đào ngủ.Những người khác tuổi từ 25-30 phần đông là bộ đội cộng sản đào ngũ ở Cam Bốt. Tổchức này bị bắt trên lãnh thổ Lào và bị kết tội ‘’âm mưu làm một cuộc nổi dậy của quầnchúng’’ chống nhà cầm quyền. Ông Kiệt đã bị kêu án tù chung thân, ông Tiến 20 năm.36 người còn lại tù từ 3 đến 16 năm tù. Có tin họ thuộc nhóm mặt trận Hoàng Cơ Minh.Nhưng Tổng Vụ Hải Ngoại của mặt trận này ở San Jose ra thông cáo phủ nhận.Cũng khoảng 1990, phong trào Thống Nhất Dân Tộc và xây dựng dân chủ, docác ông Nguyễn Đình Huy, Phạm Tường, Phạm Thái, Nguyễn Tấn Trí, Trần QuangLiêm điều khiển về nước hoạt động và đã bị cộng sản Việt Nam bắt và đem xử tại tòangày 11.8.1995. Ông Nguyễn Đình Huy thuộc phong trào cấp tiến của cố Giáo SưNguyễn Ngọc Huy. Việc ông có dính líu với Giáo Sư Mỹ Steven Young trong vấn đề vềViệt Nam vận động một ‘’đường lối đấu tranh riêng’’ với nhà cần quyền cộng sản đãkhiến phong trào bị chia rẽ trầm trọng. Có người đổ lỗi cho vị kế nhiệm Giáo Sư NguyễnNgọc Huy, sau khi ông qua đời, là Tướng Trần Văn Nhựt.Sau vụ trên ta thấy phát khởi những phong trào tranh đấu của nhóm Việt Luận ởÚc, Thông Luận ở Pháp, Mặt Trận Quốc Gia Đối Kháng ở Canada nhằm đòi nhà cầmquyền Hà Nội thả các ngưòi bị bắt.Trong dịp này cũng xuất hiện nhóm ‘’Diễn Đàn Quốc Tế...’’ do ông Nguyễn BáLong cầm đầu công bố thành lập ban vận động lâm thời Mặt Trận Dân Chủ Việt Nam tạihải ngoại. Trong ban vận động này người ta nhắc đến tên các vị sau đây: Giáo Sư ThạcSĩ Nguyễn Cao Hách, Bác Sĩ Trần Văn Tính, Tiến Sĩ Dư Phước Long, Thượng TọaThích Giác Lượng v.v...Điều lạ lùng là các vị đồng ý ủy cho ông Nguyễn Hộ (lúc đó đã80 tuổi, lại hay ốm yếu) mà chúng tôi đã nói tới ở Chương 7 làm lãnh đạo lâm thời củamặt trận dân chủ Việt Nam.Tham gia việc tán thành ông Nguyễn Hộ tạm thời lãnh đạo mặt trận trong nước,còn có các nhóm Thông Luận của Kỹ Sư Nguyễn Gia Kiểng và Luật Sư Trần ThanhHiệp, Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và xây dựng dân chủ của các ông Nguyễn VănTrần, Lê Phát Minh, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do của ông Ngô Văn Tuấn,và Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền của các ông Nguyễn Hữu Thống và Vũ QuốcThúc.3. Giữa năm 1989, Phong trào xây dựng dân chủ và phú cường cho Việt Nam cửông Nguyễn Huy Lợi đại diện gặp Nguyễn cơ Thạch lúc ấy là bộ trưởng ngoại giao bàntruyện hợp tác. Ông Lợi cho đấy là chống cộng theo kiểu mới, hợp với tình thế mới, vìthấy cộng sản có cởi mở thật sự. Ông Lợi cũng khẳng định với Đỗ Văn của Đài BBCrằng làm như vậy không phải là đón gió trở cờ, mà là vì ‘’tình thế đã đổi mới cần phải cóhành động tích cực chứ không thể cứ nói suông đuợc nữa’’. Tờ Thời Luận thì lại nóiông Lợi làm việc dưới quyền một cán bộ cộng sản Nguyễn ngọc Danh.Cựu Tổng Thống Thiệu trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đỗ Văn BBC cũngnói ông đã bắt đầu hoạt động để tranh thủ tự do dân chủ cho Việt Nam. Đầu thập kỷ này270 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


ông Thiệu còn xuất hiện với những bản tuyên cáo này nọ. Tiếc rằng phần đông đồngbào hải ngoại không còn tin tưởng ở ông vì ông đã tháo chạy trước khi chiến cuộc kếtthúc.Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn cao Kỳ khi thấy Đông Âu sụp đổ cũng tuyên bốgiữa đám cựu Sĩ Quan Không Quân rằng nay cộng sản không còn nữa, thì cũng phảithay đổi hình thức đấu tranh với cộng sản. Lời tuyên bố của ông Kỳ gây phản ứng mạnhmẽ, lên án ông đã bỏ lập tường chống cộng.Trong giai đoạn sôi động này người hoạt động hăng say nhất có lẽ là Tướng TrầnVăn Đôn. Lúc thì nghe ông làm Trưởng Ban Tổ Chức đón Cựu Hoàng Bảo Đại từ Phápsang Mỹ để đánh bóng cho lá bài Bảo Đại. Lúc thì nghe ông họp với Nguyễn XuânOánh, và Tướng Nguyễn Khánh tính chuyện về Việt Nam ‘’làm ăn’’. Lúc thì nghe ônggặp Tướng Kỳ, còn bảo Tướng Kỳ khoe có người tặng vé máy bay không biết để điđâu. Lúc thì nghe ông họp với các Tướng Ngô Quang Trưởng, Lữ Lan, Phan Hòa Hiệptại nhà riêng của Tướng Hải Quân Hồ Văn Kỳ Thoại ở Chantilly...Lúc lại có tin TướngĐôn và Tướng Nguyên Văn Hinh chuẩn bị lập ban đón tiếp Võ nguyên Giáp tại Paris,mặc dầu Tướng Đôn cực lực phủ nhận tin này. Nhưng người đưa tin là Lê Vân, thôngtín viên của Phụ Nữ Diễn Đàn ở Paris xác quyết là tin đáng tin cậy. Lê Vân còn nói đếnbức thư hội cựu chiến binh của cộng sản, do Trần văn Trà ký gửi hội cựu chiến binhPháp mà hai Tướng Hinh và Đôn đều có thẻ hội viên...Cũng trong dịp này người ta còn thấy một tin từ một ủy viên trung ương đảngtrong nước gửi ra ngoại quốc cho biết Tướng Trà đã nhân danh chủ tịch hội ‘’cựu chiếnsĩ Việt Nam’’ viết gửi cho bộ chính trị đề nghị một số thay đổi lớn về chính sách và nhânsự của đảng. Trong đó Tướng Trà đề xuất nên để Tướng Giáp nắm chức tổng bí thưhay chủ tịch nhà nước.Cũng liên quan đến Tướng Võ nguyên Giáp, ông Nguyễn Đăng Dương, trong số103 Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 8.1992, đã đăng tin do một cán bộ cộng sản trên chuyếncông tác nước ngoài có ghé Pháp tiết lộ là vài năm trước đó có rất nhiều tin đồn vềTướng Giáp. Nhiều đảng viên và nhân dân mong ông ta đứng lên giữ vai trò một YeltsinViệt Nam để đưa nước nhà thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản, giống như các nước ĐôngÂu. Điều này khiến nhà cầm quyền lo lắng, luôn luôn canh chừng Tướng Giáp. Nhất làtừ khi con gái ông mang từ Mỹ về cho ông một thư mời ông sang Mỹ dự họp về kinhnghiện chiến tranh và tương lai cho khu vực Thái Bình Dương, thì bộ chính trị càng tìmcách khống chế ông. (Ông Giáp còn có một cô con gái khác sống ở Mỹ đã lâu hiện đãvào quốc tịch Mỹ và lấy chồng Mỹ.) Chính ông Giáp cũng tỏ ra bực bội, lo ngại. Theo giađình ông cho biết thì ông nay đã già yếu lại bị bệnh tiểu đường nên họ đang sửa soạncho ông sang Pháp chữa bệnh rồi sống hẳn ở đó cho yên thân.4. Khoảng 1995, người ta nghe nói nhiều đến đảng ‘’Việt Nam phục quốc’’ vàchiến dịch ‘’Bravo’’. Người phát ngôn của tổ chức này mang bí số Z07...Người ta còn nói nhiều hơn nữa đến Tướng Kỳ và Kỹ Sư Nguyễn Hữu Chánh vànhững hoạt động của hai người này ở Cam Bốt. Nhưng không ai rõ hai người có hoạtđộng gì phối hợp không.Có lẽ từ trước tới nay mới chỉ có Nguyễn Hữu Chánh là dám đứng ra lập mộtchính phủ lưu vong do chính ông điều khiển từ trong hậu trường. Trong cái chính phủnày từ đầu người ta thấy có những tên tuổi như Tướng Lâm Văn Phát, Kỹ Sư NghiêmPhú Phát, em Nhạc Sĩ Nghiêm Phú Phi, Luật Sư Đoàn Văn Tiên, rồi sau thấy xuất hiệndanh tánh các Tướng Phan Hòa Hiệp, Linh Quang Viên, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh,Giáo Sư Cao Thế Dung v.v...Đã có lúc truyền thông quốc tế nói lực lượng của ông271 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Chánh có tới 2000 người, có người nói tới 4 sư đoàn (căn cứ vào bốn công trường xâycất cầu đường mà công ty của ông Chánh ở Cam Bốt đang thực hiện lúc ấy). Cán bộcộng sản trong tòa đại sứ việt cộng ở Nam Vang thì ước lượng tổ chức Kháng ChiếnQuân Đông Dương của ông Chánh có khoảng 500 cây súng...Năm 1995, 5 người trong‘’chính phủ’’ này ở Cam Bốt bị trục xuất về Mỹ, gồm các ông Trần Hoàng An, TrầnHùng, Tạ Khánh Duy, Thái Yến, Mai An.Ngoài 5 người trên đặc biệt còn có một người Mỹ tên Fred Kirk Patrick. Trongmột cuộc phỏng vấn dành cho Chử Bá Anh, ông Nguyễn Văn Lễ, đại diện cho ông TrầnHoàng An trong nhóm 5 người này cho biết ông Patrick ‘’chỉ là bạn của chính phủ chứkhông phải thành viên chính phủ’’. Ông Lễ cũng nói Thủ Tướng chính phủ NguyễnHoàng Dân hoạt động ở trong nước chứ không phải ở hải ngoại.Năm 1998 lại có tin một buổi họp của chính phủ và bộ tham mưu quân sự tại mộtkhách sạn ở Thái Lan bị nhà cầm quyền Thái giải tán và cấm hoạt động...Dư luận người Việt hải ngoại phần đông coi tổ chức của ông Chánh, nếu khôngphải của cộng sản dựng lên để lấy cớ đàn áp đối lập trong nước, trong đảng, thì cũngmắc mưu cộng sản hay có dính líu đến những mưu tính chiến lược của họ.Trước khi chính phủ Việt Nam tự do lưu vong của Nguyễn Hữu Chánh xuất hiệnở Springfield với khoảng 30 người tham dự, thì cũng ở miền Đông Hoa Kỳ đã có MặtTrận Cách Mạng Hưng Phục Việt của nhà tướng số Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử với tờVạn Thắng trong đó có những nhân vật và cây viết nổi tiếng như Giáo Sư Bác Sĩ TrầnNgọc Ninh, cựu Bộ Trưởng, Giáo Sư Cao Thế Dung, cựu Nghị Sĩ Phạm Nam Sách, NữSĩ Minh Đức Hoài Trinh, Nhà Báo Nguyễn Thị Bình Thường v.v...Cuộc họp báo của HàLạ Dã Phu Việt Viêm Tử tại Houston năm 1992 đã gây sôi nổi, vì người cầm đầu phongtrào này đưa ra những lời tiên đoán việt cộng sẽ thất bại đến nơi và sắp trao quyền lạicho nhóm các ông. Nhiều người ban đầu có vẻ tin ông vì ông đã tiên đoán đúng phóc vềnhững biến cố ở Đông Âu. Nhưng chẳng may lần này về Việt Nam thì sai.Tháng 3 năm 1996 Đại Việt Cách Mạng Đảng của nhóm ông Hà Thúc Ký đưa ralời tuyên bố trên tờ Cách Mạng của đảng, quyết tâm: ‘’cùng với các đoàn thể chân chínhlập thế trận liên minh đối kháng với bạo quyền cộng sản’’Cũng trong năm này các tôn giáo lớn Việt Nam như Phật Giáo, Công Giáo, CaoĐài, Hòa Hảo và những tôn giáo khác cũng ra tuyên ngôn: ‘’dấn thân cổ võ cho tự dochính trị tại Việt Nam’’. Coi đó như ‘’bổn phận của mỗi tín đồ các tôn giáo Việt Nam’’Riêng Hòa Thượng Thích Tâm Châu cũng lên tiếng ủng hộ những người thứctỉnh ở trong nước như các ông Nguyễn Hộ, Hà sĩ Phu, mặc dầu ngài nói ông không làmchính trị. (‘’Đối Lực’’ tháng 6.1996)Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận HoàngCơ Minh, do cựu Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, thành lập tháng 4 năm 1980. Năm1984 ông Hoàng Cơ Minh đem khoảng 200 quân về nước qua ngả Lào, để có một hànhđộng nào đó. Nhưng do có nội phản nên cơ mưu bại lộ, ông bị vây hãm, rồi tự tử cùngvới mấy anh em. Nhưng cho đến nay đảng của ông vẫn không xác nhận tin lãnh tụ củahọ đã chết. Đến năm 1985 mặt trận chia làm hai phái, phái thứ hai do cựu Đại Tá PhạmVăn Liễu lãnh đạo. Từ khi ly khai, phái ông Liễu không còn quyên tiền như phái do ôngHoàng Cơ Định xử lý. Mặc dù lãnh tụ đã chết nhưng cho đến nay những người cònsống thuộc phe Hoàng Cơ Định vẫn hoạt động với danh nghĩa của Tướng Hoàng CơMinh coi như ông còn sống. Họ bị phê bình là ‘’chỉ lo bán phở chứ không lo diệt cộng’’.Vì mặt trận đã chọn phương thức mở hàng loạt nhiều tiệm phở khắp nước Mỹ để kinhtài cho tổ chức. Từ ngày ký giả Lê Triết của báo Văn Nghệ Tiền Phong bị ám sát có272 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người đã đặt nghi vấn: ‘’mặt trận là tổ chức Mafia do cục phản gián của cộng sản ở số 6Đường Yết Kiều Hà Nội lũng đọan chỉ huy’’ (?)Đáng tiếc là một công cuộc mở đầu đầy thiện chí và gây phấn khởi lại diễn biếnmột cách đáng buồn như vậy.Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, thành lập từ 1987, hoạt động bí mật, cho đếnngày 23.3.1991 thì chính thức ra công khai ở vùng Hoa Thịnh Đốn, ngày hôm sau ởQuận Cam, Cali. Tổ chức này do ông Trần Trọng Ngà, cựu Thiếu Tá Hải Quân ViệtNam, khoảng 55 tuổi cầm đầu với biệt danh Trần Quốc Bảo. Tổ chức này có chi nhánhở Canada, Âu Châu và Úc Châu. Ông Trần Quốc Bảo đã cùng với các ông NguyễnThanh Trang (San Diego), Ngô Kỷ (Quận Cam) và Nguyễn Ngọc Bích (Virginia) tích cựcvận động Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật thành lập Đài Á Châu Tự Do. Ông cũng rấtchú tâm đến việc dùng các đài phát thanh trên thế giới để phổ biến đường lốichống cộng của tổ chức, kể cả một đài ở Nga. Chương trình phát thanh đầu tiên thựchiện ngày 20.7.1992: ‘’Tiếng Nói Tự Do từ Mặc Tư Khoa’’. Sở dĩ có sự việc quan trọngnày, tiếng nói chống cộng từ thành trì cũ của cộng sản, là do tân Tổng Thống Liên BangNga Boris Yeltsin ban hành luật cho phép tư nhân hóa và cho thuê các làn sóng phátthanh. Tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã nhanh chân nắm lấy thời cơ, với sự hợp táccủa một phụ nữ Nga rất rành tiếng Việt.5. Nói đến tổ chức của ông Trần quốc Bảo ra mắt công khai đầu năm 1991,chúng tôi nhớ đến một cái tên na ná ở trong nước là Đặng Quốc Bảo, mà có người bảolà con hay em của Trường Chinh Đặng xuân Khu. Giữa năm 1988, trước năm có nhiềubiến động ở Đông Âu, Liên Xô cũng sắp tan rã, Đặng quốc Bảo đã theo chỉ đạo củaTrường Chinh lên tiếng đề xuất những thay đổi cơ bản về chính sách, đường lối và chủtrương của đảng, mô phỏng theo những gì đang thực hiện ở Liên Xô, lúc ấy còn dướisự lãnh đạo của Gorbachev. Bảo đang giữ chức trưởng ban khoa giáo trung ương, chịutrách nhiệm điều khiển ngành nghiên cứu lý luận chính trị của đảng. Khi thuyết trìnhngày 26.5.1988 Bảo đã mạnh miệng phê bình chủ thuyết Mác là không thực tiễn, catụng Nam Triều Tiên, đòi dân chủ hóa, đặt nặng vai trò của trí thức. Ông ta nói:‘’Phải có những bước lùi cần thiết... (đúng kinh điển của Lê-nin)‘’Phải dũng cảm lùi bước và đoạn tuyệt với quan điểm giáo điều về chủ nghĩa xãhội...’’Lúc ấy cũng là lúc nhiều người trong nước trông chờ xuất hiện một GorbachevViệt Nam. Có lẽ chính Gorbachev cũng đã nhắm một vài cá nhân nào đó như TrườngChinh, Võ nguyên Giáp hay Nguyễn văn Linh chẳng hạn để dùng làm đầu tầu lôi kéoViệt Nam vào quỹ đạo mới của Liên Xô.Nhưng rồi chẳng nghe ai nói đến Đặng quốc Bảo nữa. Sau đó những Trần xuânBách, Nguyễn văn Linh, Trần quang Cơ, Nguyễn cơ Thạch, Võ văn Kiệt là những ngườicó thể được coi như tương đối cởi mở theo chiều hướng cải cách đều lần lượt bị sathải. Còn vị tướng già của Điện Biên thì không thấy làm gì cả, chỉ làm thinh.Các nhà nghiên cứu tình hình Việt Nam có thể nghĩ đến bàn tay dài của Bắc Kinhđã cản trở xu hướng cải cách ở Việt Nam. Cho đến khi Lê khả Phiêu, gốc gác TrungHoa, đột nhiên xuất hiện với ảnh hưởng rồi quyền hành càng ngày càng lớn, thì ngườita lại càng có lý để nghĩ như vậy.Cũng vào dịp này (tháng 6.1989) tại Trung Quốc xảy ra vụ cộng sản đàn áp dãman phong trào sinh viên đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, sau khi tổng bíthư Triệu Tử Dương hý hửng gặp Gorbachev trước đó chỉ mấy ngày. Sau đó chínhTriệu Tử Dương cũng bị mất chức và bị quản thúc. Cũng chỉ vì ông ta muốn theo gót273 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Gorbachev chấn chỉnh lại nền kinh tế èo uột và muốn cởi mở hơn về chính trị.6. Trở lại các đoàn thể, tổ chức ở hải ngoại, như đã nói ở Chương 8, Bác Sĩ BùiDuy Tâm chắc chắn phải có một mưu đồ chính trị nào đó vào thời gian xảy ra các biếncố ở Đông Âu. Nhưng có lẽ công chuyện đổ bể cho nên ông đã im tiếng luôn sau vụ taitiếng với nhà văn nữ Dương thu Hương. Sở dĩ chúng tôi đoán mò như vậy là căn cứvào những bức thư trao đổi giữa ông với nhà văn nữ. Đàng khác ông còn có dính líuđến một nhân vật quan trọng trong giới tình báo Hà Nội là Tướng Dương Thông và cònrất thân với Đại Tướng công an Mai chí Thọ, em ruột Lê đức Thọ. Có người còn nóiDương thu Hương bảo Dương Thông là em nuôi của Bùi duy Tâm. Do sự xích míchgiữa Tướng Dương Thông với hai Tướng công an Bùi thiện Ngộ và Lâm dương Thôngđã bị mất chức hoặc vì lý do chính trị đặc biệt Văn Thê cục trưởng cục phản gián. Thêmmột chi tiết đáng ghi là chính Dương thu Hương tố Bùi duy Tâm là ‘’agent double’’ (giánđiệp nhị trùng), hàm ý vừa đi với việt cộng qua Dương Thông, vừa đi với Mỹ. Thậm chíDương thu Hương còn viết rõ ràng là đã có lúc Bùi duy Tâm còn cao hứng bảo: ‘’khianh là nguyên thủ quốc gia thì em sẽ là đệ nhất phu nhân’’. Phải chăng vì cái mộng ấycủa Bùi duy Tâm mà khi Bùi Tín từ Pháp sang Mỹ theo lời mời của nhóm StanleyKarnow, Đoàn Văn Toại và tổ chức Asia Society, ông ta đã bay từ miền Đông Hoa Kỳsang gặp Bùi duy Tâm ở nhà riêng ông này ở San Francisco, với sự có mặt của cựuDân Biểu Trần Văn Ân (từng là phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng) và cả cựu QuốcTrưởng Đại Tướng Nguyễn Khánh. Đặt tất cả ngần ấy tin tức và sự việc xảy ra chungquanh Bùi duy Tâm, người ta có thể nghĩ ông hẳn phải có một mưu đồ nào đấy. Nhưngrồi không thấy có tin gì thêm về ông nữa. Lá bài của ông đã cháy ? Hay ông vỡ mộng ?Hay tạm rút lui để chờ thời cơ ?Sau này, khoảng 6 năm gần đây, thấy có Mặt Trận Quốc Dân Việt Nam do cựuNghị Sĩ Phạm Nam Sách ở San Diego xướng xuất. Ông chủ trương ‘’chủ nghĩa khôngchủ nghĩa’’ thực hiện qua mô thức tổ chức ‘’đảng mà không đảng’’, là điều chính ôngcho biết nhiều đoàn viên trẻ ban đầu lấy làm rất khó hiểu.Cũng xuất hiện ở San Diego trong vài năm nay còn có ‘’Mạng Lưới Nhân Quyền’’do ông Nguyễn Thanh Trang đứng ra điều hợp với tham vọng phối hợp hoạt đông giữanhiều tổ chức nhân quyền trong nước Mỹ.Đầu năm nay (1999) Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Miền Nam Cali do ông Hồ AnhTuấn đứng đầu đã cùng với những đoàn thể trẻ và Cộng Đồng Người Việt Nam Caliđứng ra tổ chức những buổi biểu tình lớn tập trung nhiều vạn người để bày tỏ lậptrường chống cộng, chống biểu tượng Hồ chí Minh. Phong Trào do Ủy Ban gây nêncũng đã lan rộng sang nhiều Tiểu Bang khác trên đất Mỹ và có ảnh hưởng tới một sốhoạt động ở Âu Châu. Nhưng càng ngày càng có nhiều người phản đối ông Hồ AnhTuấn, phê bình ông đã không minh bạch trong việc chi tiêu tiền quyên góp.Nếu kể cả những nhóm nhỏ thì cũng phải nói đến ‘’Ủy Ban Tranh Đấu Cho NhânQuyền’’ (?) của ông Võ Văn Ái ở Paris đã có mặt hai chục năm nay và nhóm tranh đấucho nhân quyền của bà Nguyễn Thị Kim Anh ở Nam Cali. trong những năm gần đây.Nhân ngày tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cuối năm 1998, bà Kim Anh đã cùng vớibà Nguyễn Hồng Liên, Thượng Tọa Thích Ân Huệ, Linh Mục Vincent D’Auriol Bằng,Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm và các ông Nguyễn Văn Đang, Phạm Toàn...đến tận trụsở Liên Hiệp Quốc ở New York trình lên hàng ngàn trang tài liệu chứng tỏ nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bà cũng đã nêu ý kiến với những nhânvật quốc tế như ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch ‘’Captive Nations Committee’’, ôngJohn Molloy, Phó Chủ Tịch National Vietnam Veterans Coalition, hay cô Cassandra274 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Ryan, Phó Chủ Tịch Hội Ân Xá Quốc Tế, người đã tích cực ủng hộ Nhân Quyền ViệtNam.Ở Paris còn thấy xuất hiện tờ báo song ngữ Anh-Pháp của Luật Sư Lâm Lễ Trinhcũng liên quan đến nhân quyền: ‘’Human Rights/ Droits de l’homme’’. Với kiến thứcuyên bác và kinh nghiệm chính trị của vị cựu Bộ Trưởng này, người ta nghĩ ông cũngphải đang có hoạt động nào đó nhằm đòi nhân quyền, dân chủ cho người dân trongnước (?)7. Cũng có thể kể thêm 13 nhóm sau đây, xuất hiện vào đầu năm 1990 là năm cónhững biến động ở trong nước cũng như tại Đông Âu, sau khi Ba Lan, Hungary, TiệpKhắc, Đông Đức, và Bungary lần lượt sụp đổ mấy tháng trước đó.a- Nhóm Thông Luận gồm Kỹ Sư Nguyễn Gia Kiểng, Luật Sư Trần Thanh Hiệp,Dược Sư Phạm Ngọc Lân (chống cộng nhưng chủ trương hòa giải hoà hợp dân tộc).b- Tổ Chức Người Việt Tự Do ở Paris. Lực lượng nòng cốt gồm Hội Cựu QuânNhân do cựu Đại Tá Mai Viết Triết làm Chủ Tịch. Ngoài ra cũng thấy danh tánh các ôngVũ Quốc Thúc, Trần Văn Đỗ, Chu Bá Yêm đứng đầu những đoàn thể chuyên nghiệp.c- Phong Trào Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ Tại Việt Nam gồm 7 Hội Đoànthuộc Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Pháp: Hội Ái Hữu Việt Kiều vùng Nam Paris,cơ sở Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Việt Nam tại Pháp, Hội Ái Hữu Cựu Hải Quân vàHàng Hải Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp, Hội Thanh Niên Việt Nam tỵ nạn,Liên Minh Dân Chủ khu bộ Pháp, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và sau cùng làỦy Ban Việt Nam Tự Do. Trong buổi họp tại Paris ngày 6.1.1990 do 7 Đoàn thể nói trêntổ chức đã có sự hưởng ứng của 33 đoàn thể cử đại diện tới dự.d- Nhóm Đường Mới gồm một số trí thức trẻ phần đông không nói được tiếngViệt. Trong nhóm này người ta thấy có tên hai Giáo Sư nổi tiếng Bùi Xuân <strong>Giao</strong> vàNguyễn Thế Anh.e- Nhóm Đường Mới tại Bỉ. Ký tên dưới lời kêu gọi của nhóm thấy có 19 tên tuổinhư các Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Kiến Hưng, Nguyễn Minh Thọ.f- Ủy Ban Vận Động cho Tự Do và Dân Chủ tại Việt Nam, gồm những ngườichống cộng và một số người đứng giữa.g- Phong Trào Đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam tại Nam Cali do 3 vị Tiến Sĩ vàcựu Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vận động thành lập, trong đó thấy danhtính các vị: Phạm Cao Dương, Trần Minh Công, Đặng Cao Thăng, Lưu Trung Khảo,Trần Huy Bích...Trong số hơn 5 chục người hưởng ứng thấy có tên Hòa Thượng ThíchTâm Châu, Linh Mục Đỗ Thanh Hà, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Bác Sĩ Nguyễn TườngBách...h- Tổ Chức Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ Và Nhân Quyền Tại Việt Nam. Gồmtrên 20 người ký tên. Đứng đầu là ông Hà Thế Ruyệt có sự trợ lực của ông Văn KỳMinh là Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên thiện chí là tổ chức có đoàn viênhoạt động âm thầm nhưng đều đặn tại nhiều Tiểu Bang Hoa Kỳ và tại Canada.i- Phong Trào Thanh Niên Việt Nam gồm 6 lực lượng thanh niên sinh viên tạiCali, do Đoàn Trưởng Đoàn Nắng Mới là Hồ Văn Sinh lãnh đạo.j- Phong Trào Tranh Đấu Cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam, vùng Hoa Thịnh Đốndo Luật Sư Bùi Nhật Huy xướng xuất dự tính họp vào giữa tháng 2.1990.k- Ủy Ban Vận Động Cho Tự Do Dân Chủ Tại Việt Nam, Pháp, do ông Vũ ThiệnHân, Giáo Sư Đại Học Paris, được coi như thuộc thành phần thứ ba trước 1975, nhưngnay đã tích cực chống cộng. Ủy ban đưa ra một Bản Tuyên Ngôn kêu gọi 720 chữ đòitổng tuyển cử tự do, thay đổi hiến pháp, thiết lập chính thể đa nguyên. Bản Tuyên Ngôn275 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


có chữ ký của 123 người phần đông thuộc thành phần trí thức, Giáo Sư Đại Học, BácSĩ, Dược Sư, Kỹ Sư...l- Nhóm Việt Nam 90 do ông Nguyễn Ngọc <strong>Giao</strong>, Giáo Sư Đại Học Paris, vốnđược coi như thành phần thân cộng, chủ nhiệm tờ Đoàn Kết, sau thành Diễn Đàn, cầmđầu. Nhóm này gửi nhà cầm quyền trong nước một ‘’bức tâm thư’’ đề ngày 22.1.1990,kêu gọi thiết lập dân chủ đa đảng đa nguyên, tách đảng ra khỏi nhà nước, mở đối thoạivới mọi tầng lớp nhân dân, tìm ra nền tảng cho một chế độ thực sự lấy dân làm gốc.Trong số 34 người ký tên có Phạm ngọc Thuần, nguyên đại sứ cộng sản Việt Nam tạiĐông Đức.m- Ngoài ra Văn Bút Việt Nam, lúc ấy do Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm ChủTịch, ký giả Chử Bá Anh làm Phó, cũng nhân dịp này (tháng 2.1990) gửi văn thư đến 90quốc gia hội viên trên thế giới tố cáo luật báo chí của cộng sản Việt Nam vi phạm nhânquyền và yêu cầu ghi vấn đề này vào nghị trình của đại hội Văn Bút Thế Giới dự trù họptại Madeira, Bồ Đào Nha, từ 6 đến 13.5.1990. Tiếc rằng gần đây Văn Bút Việt Nam hảingoại đã chia rẽ trầm trọng và cho đến nay đã mất dần uy tín trở thành bất lực.Đó là những hoạt động sôi động, dồn dập trong khoảng 2 tháng đầu năm 1990,sau những biến động chính trị ở Đông Âu. Mọi người ở Hải Ngoại đều mong cho chế độcộng sản ở Việt Nam cũng sụp đổ, hoặc ít ra cũng có những thay đổi ngoạn mục.8. Tóm tắt về các biến cố Đông Âu trong năm 1989.Nói Đông Âu là nói khối cộng sản thuộc hiệp ước Vác-Xô-Vi. Vác-Xô-Vi là Thủ ĐôBa Lan, nước lớn nhất (120.725 dặm vuông) và đông dân nhất (36 triệu) nằm ở giữa, cóbiên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Như vậy Ba Lan là trung tâm‘’Đông Âu’’. Cũng là trung tâm của cách mạng dân chủ ở Đông Âu. Cuộc cách mạngdân chủ bùng nổ ở đây trước tiên, rồi lan sang Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, Rumani(tháng 12.1989) và cuối cùng là Bungari, Anbani và Nam Tư. Tại Liên Xô ‘’vốn được coinhư nước có lãnh thổ nằm trên cả Âu lẫn Á, cũng nằm ở Đông Âu (một nửa)’’ phải mãiđến 1990 cuộc cách mạng mới bắt đầu. (Ngày 7.2.1990 đại hội đảng cộng sản thuậntheo đề xuất của Gorbachev từ bỏ quyền độc tôn của đảng)Quá trình cách mạng của Ba Lan, nước đi đầu trong cuộc cách mạng, khá lâu dàicam go và kiên trì, xứng đáng là tiền phong của phong trào. Chủ lực cách mạng ở đâylà ‘’Công Đoàn Đoàn Kết’’ do Lech Walesa, một công nhân (thợ điện) lãnh đạo. Đây làmột tổ chức công nhân, phần đông là tín đồ Công Giáo, bắt đầu đấu tranh đòi tự do dânchủ một cách quyết liệt ngay từ 1980, khiến chính phủ cộng sản phải tuyên bố thiếtquân luật (1981), đặt phong trào ra ngoài vòng pháp luật. Nhờ sự kiên trì đấu tranh củacác đoàn viên, và cũng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Reagan, phối hợp với Vatican,công đoàn đã đứng vững trước sự cấm đoán, đàn áp thẳng tay của cộng sản. (Về chitiết xin xem tuần báo Time 24.2.1992, từ trang 28-36.) Nó vẫn hoạt động bí mật mộtcách hiệu quả làm cho cộng sản cuối cùng phải hủy bỏ thiết quân luật và cho phép hoạtđộng lại. Ngày 19.2.1987, sau khi cộng sản hứa sẽ mở cuộc đối thoại với Giáo HộiCông Giáo trong nước, Hoa Kỳ đã bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ba Lan. Bốntháng sau Đức Giáo Hoàng John Paul II được cả triệu dân Ba Lan nghênh đón trênkhắp nước quê hương của ngài. Và một năm sau Tổng Thống Gorbachev tới viếngVác-Xo-Vi và ra dấu cho chính quyền nước này hiểu rằng họ không thể không chiaquyền cai trị với công đoàn. Ngày 5.4.1989 hai bên ký kết hiệp ước chuẩn bị cho mộtcuộc tổng tuyển cử, sau đó lãnh tụ công đoàn được bầu làm Tổng Thống.Noi gương Ba Lan, Hungari (35.910 dặm vuông, 11 triệu dân) là nước tương đốiít cố chấp hơn cả. Đảng cộng sản đã tự nguyện rút lui khỏi chính quyền chỉ vài tháng276 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


sau. Ngày 19 tháng 10 quốc hội Hung đã ban hành luật đa đảng, đa nguyên. Trongcuộc bầu cử tự do, đảng ‘’Diễn Đàn Dân Chủ’’, xu hướng trung-hữu (central right) đãthắng. Nhưng vì không giải quyết được những khó khăn kinh tế lúc giao thời, bốn nămsau đảng này đã thua đảng xã hội (gồm những người cộng sản cũ) trong cuộc bầu cửquốc hội năm 1994. Nguyên tắc dân chủ đã được tôn trọng. Cho nên những người cộngsản cũ đã thấy họ đang phục vụ một chính thể khác hẳn trước.Đông Đức (41.757 dặn vuông, 17 triệu dân) cũng sớm nhượng bộ. Ngày18.10.1989 lãnh tụ Honecker, sau 18 năm làm mưa làm gió đã bị chính đảng của ông taloại bỏ, đem Egon Krenz lên thay. Nhưng chỉ một tháng rưỡi sau ông này cũng từ chứccùng toàn bộ chính trị. Ngày 9.11.1989 bức tường Bá Linh đã được đục ra cho ngườidân hai bên Đông-Tây qua lại tự do. Một cuộc bầu cử tự do được tổ chức để bầu ra mộtchính phủ không cộng sản, tán thành tái thống nhất nước Đức, khởi sự bằng việc thốngnhất tiền tệ từ ngày 2.7.1990. Người ta gọi cuộc cách mạng ở đây là cuộc cách mạnghòa bình. Ba tháng sau nước Đức đã chính thức thống nhất (ngày 3.10.1990).Tiệp Khắc (49.370 dặm vuông, 15.5 triệu dân) là nước có nền kinh tế mạnh hơncả trong số các quốc gia Đông Âu. Dân trí nước này cũng cao hơn. Họ lại có kinhnghiệm quật khởi 1968, với anh hùng Dubcek, cho nên cuộc cách mạng dân chủ ở đâycũng diễn ra một cách quyết liệt, mặc dù có sự phản ứng khá mạnh của phe cầmquyền. Ngày 24.11.1989 các lãnh tụ cộng đảng Tiệp, từ tổng bí thư Milos Jakes trởxuống từ chức dưới áp lực của một cuộc biểu tình gồm 35 vạn người. Cũng nhờ cóGorbachev dùng uy quyền của lãnh tụ đàn anh nhắc nhở, nên việc chuyển quyền sangcho một Nhà Văn, Kịch Tác Gia Vaclav Havel cũng êm thắm. Tân Tổng Thống Tiệp đãkhéo léo sử dụng cả những cán bộ cộng sản cũ trong chính quyền ông (có thể coi nhưmột chính phủ liên hiệp). Nhưng chỉ 3 năm sau (1993), dưới quyền ông nước Tiệp lại bịchia thành hai nước: Czechosloviakia thành Czech và Slovak.Ngoan cố, bướng bỉnh cố bám lấy quyền lực là Ceausescu, lãnh tụ cộng đảngRumani (91.699 dặm vuông 21 triệu dân). Cuộc cách mạng ở đây đã tốn nhiều xươngmáu (80.000 người chết), vì những toán quân bị đốc thúc để cố thủ bảo vệ đảng và lãnhtụ. Chúng biết tội mình quá nặng đối với nhân dân, sợ bị nhân dân trả thù. Nhưng cuốicùng Ceausescu đã chết thảm để đền tội (25.12.1989). Mặt Trận Cứu Quốc đã thắng.Nhân dân Rumani đã được giải phóng.Nhân dân Bungari (42.823 dăm vuông, 9 triệu dân) không phải tranh đấu nhiềunhưng cuối cùng cũng được hưởng nền dân chủ trong cuộc bầu cử tự do mà đảng cộngsản đã thỏa thuận với các chính đảng mới, để tránh xáo trộn và gây thương vong chonhân dân. Mặc dù như vậy, thành quả coi như đến chậm so với các nước khác ở ĐôngÂu.Ngày 25.10.1989 trung ương đảng cộng sản Nam Tư với danh xưng ‘’Liên Đoàncác người cộng sản’’ đã chấp nhận một chính thể đa nguyên đa đảng, sau 45 năm ápdụng chuyên chính vô sản, độc đảng. Ngày 22.1.1990 đại hội đảng đã bỏ phiếu tánthành chế độ đa đảng (1654 phiếu thuận, 28 phiến chống)Sau khi các chư hầu tiếp nhau đổi chủ, thì cuối cùng đến lượt Liên Xô tan rã.Nói một cách hết sức tóm tắt, giản lược thì như vậy. Nhưng thực ra chínhGorbachev của Liên Xô, với chính sách cởi mở và tái cấu trúc, cải tổ toàn diện (Glasnotvà Perestroika) bắt đầu từ 1985 đã mở đường cho các chư hầu tranh đấu dành quyềntự do dần dần.Phó Tổng Thống Bush, Giáo Hoàng John Paul II, rồi Tổng Thống Reagan lầnlượt hội kiến với Gorbachev từ 1989 đến 9.9.1990 và đã ảnh hưởng quyết định đến vận277 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


mệnh của Liên Xô.Gorbachev đã lập chức Tổng Thống với nhiều quyền hành, rồi từ chức tổng bíthư đảng, còn bắt cả nội các từ bỏ mọi chức vị trong đảng. Như vậy ông đã khéo léobiến chính quyền Liên Xô thành phi cộng sản. Đảng không còn điều khiển được chínhphủ nữa.Cũng trong năm 1990 chức Tổng Thống Liên Bang Nga rơi vào tay một ngườicộng sản có óc cải tổ là Boris Yeltsin. Rồi Yeltsin cũng ra khỏi đảng.Tuy vậy cũng phải cho đến khi nhóm bảo thủ nhè lúc Gorbachev đi nghỉ ởCremea âm mưu lật ông, và nhờ có Yeltsin dũng cảm bảo vệ nền dân chủ, Tổng ThốngGorbachev được thoát nạn, thì thể chế dân chủ mới thực sự được thành lập. TổngThống Gorbachev liền cho áp dụng những biện pháp mạnh nhất để đưa Liên Xô ra hẳnkhỏi mọi ràng buộc của dĩ vãng. Một số lớn lãnh tụ cộng sản cũ bị bắt giam. Đảng bị loạira khỏi các cơ quan nhà nước và quân đội. Tài sản đảng bị quốc hữu hóa...Tất cả ngầnấy sự việc xảy ra trong năm ngày, từ 19.8.1991 là ngày có âm mưu đảo chính đến24.8.1991 là ngày Gorbachev từ chức tổng bí thư và áp dụng các biện pháp quyết liệtchung cuộc.Làm sao cộng sản Việt Nam không giật mình đánh thót, khi thấy cái ngày sụp đổtoàn bộ của cộng sản Liên Xô này lại trùng với ngày họ cướp chính quyền trong nướccách đó đúng 46 năm ? Nhưng điều đó đã khiến họ cảnh giác, đề phòng.Ở Đông Âu và Liên Xô thì như vậy. Còn Việt Nam cho đến nay vẫn không thayđổi. Nhiều người cho rằng vì các đảng cộng sản Đông Âu không có công trạng gì đốivới dân với nước, chỉ là do Liên Xô dựng lên, cho nên dễ đổ. Còn đảng cộng sản ViệtNam có công đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất chogiang sơn, cho nên họ được đa số nhân dân nhớ ơn, không nỡ lật đổ. Điều đó khôngphải không có lý. Nhưng luận điểm đó chỉ có một giá trị nào đó bao lâu nhân dân trongnước còn chưa được thông tin đầy đủ về nguồn gốc cuộc chiến tranh quốc cộng vàchưa thấy rõ tội ác Cộng Sản đã gây ra cho nhân dân. (39)9. Ở đây chúng tôi xin dựa vào những biến cố dồn dập xảy ra trong năm 1989 tạiĐông Âu, Trung Hoa và Việt Nam và trong Cộng Đồng Việt Nam ở hải ngoại, đặt nhữngbiến cố và sự việc đó chung lại với nhau, bên canh nhau, rồi tìm hiểu liên hệ giữanhững biến cố đó để thử tìm một lối giải đáp khác.Tháng 5.1989 tổng bí thư Gorbachev thăm Trung Quốc vào lúc đang có cuộcbiểu tình đòi dân chủ của sinh viên, bắt đầu từ 18.4.1989. Con số những ngưòi biểu tìnhtrong có mấy ngày đã tăng từ 10 ngàn lên đến 100 ngàn. Sinh viên còn dựng đối diệnvới ảnh Mao Trạch Đông ở công trường Thiên An Môn, một pho tượng Nữ Thần Tự Docao 9 mét.Ngày 4 tháng 6 cuộc tranh đấu của sinh viên bị đè bẹp bằng xe tăng, thiết giáp.Khoảng một ngàn người đã bị giết. Người trách nhiệm bề ngoài về sự đàn áp dã mannày là chủ tịch nhà nước Dương Thượng Côn và Thủ Tướng Lý Bằng. Nhưng lúc ấyĐặng Tiểu Bình mới rút lui khỏi các chức vụ trong đảng và chính quyền, mà thực quyềnvẫn còn nắm trong tay. Có thể là ông đã giật giây đàng sau. Nhưng ông cũng là ngườiđưa Triệu Tử Dương lên làm tổng bí thư đảng, đồng thời ông cùng với họ Triệu đón tiếpchỉ hơi bẽ mặt là lúc ấy Gorbachev một cách thân tình, đầy tin tưởng. Như vậy có thểđang bị thanh niên, sinh viên biểu tình ‘’gây rối’’. giải thích là cả họ Đặng lẫn họ Triệuđều vì một lý do nào đó đã tạm thời lùi một bước trên đường ‘’cởi mở’’ theo ‘’glasnot’’của Gorbachev. Bởi vì thực ra Đặng Tiểu Bình vốn là người có tư tưởng cởi mở, chốnggiáo điều của Mao cho nên trước đã từng bị họ Mao thanh trừng. Và chính họ Đặng khi278 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


lên nắm quyền đã ‘’cởi mở’’ chủ trương 4 hiện đại hóa đưa nền kinh tế Trung Quốc đilên rất nhanh trong thập kỷ trước. Còn Triệu Tử Dương thì sau vụ Thiên An Môn đã bịmất chức và quản thúc (ngày 24.6.1989).Có người cho rằng vì họ Đặng khi rút lui đã không thuyết phục được cho nhữngnhân vật bảo thủ già nua trong đảng rút lui theo (tương tự Lê đức Thọ khi rút lui đã kéođược Phạm văn Đồng và Trưòng Chinh lui theo), nên ông ở vào cái thế kẹt, không đủmạnh, không dám noi gương Gorbachev, bất đắc dĩ phải theo số đông trong đảng đồngý cho lệnh đàn áp phong trào đòi dân chủ của sinh viên. Nhưng cũng có thể Đặng TiểuBình muốn chơi trội hơn Gorbachev, đi một con đường riêng, theo kiểu Tầu.Trong khi đó thì tại Việt Nam xuất hiện Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của nhómNguyễn Hộ, Tạ bá Tòng...với chủ trương rõ rệt muốn quay sang tư bản chủ nghĩa (xinxem Chương 7). Lập trường của nhóm này rõ rệt dứt khoát đến độ có nhiều ngưòi hyvọng nó sẽ có thể là một thứ Công Đoàn Đoàn Kết Việt Nam. Cho nên mới có chuyệnmột số tổ chức của ngưòi Việt Hải Ngoại, (như danh sách đã nêu trên) tuyên bố sẵnsàng ủng hộ, và còn tôn Nguyễn Hộ làm lãnh tụ cho phong trào đòi dân chủ trong nước.Nhưng khi thấy phong trào đòi dân chủ của thanh niên sinh viên Trung Quốc bịdẹp một cách phũ phàng, thì một số thành viên trong ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ nhưTrần bạch Đằng, Võ trần Chí và nhất là Trần văn Trà, những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đãquay lại phản bội Câu Lạc Bộ, biến nó thành một thứ tổ chức ngoại vi, tay sai của đảng.Nhưng Trần văn Trà, một kẻ có tham vọng và nhiều mánh lới đã ngửi thấy mùicon bài Võ nguyên Giáp. Ông ta bèn vận động để họ Võ nắm chức tổng bí thư hay chủtịch nhà nước, với ông ta là bộ trưởng quốc phòng, nắm quân đội trong tay, hầu cóphương tiện tính chuyện đảo chính để trở thành Yeltsin. Ngày 10.9.1990 Trà đã nhândanh chủ tịch hội cựu chiến binh Sài Gòn gửi lên trung ương đảng kiến nghị đưa Võnguyên Giáp trở lại bộ chính trị và giữ chức chủ tịch nhà nước. Kiến nghị có chữ ký của26 ‘’đồng chí’’ và danh sách của 150 ‘’đồng chí’’ khác.Ngày 13.12.1989 một người nữa, đứng hàng thứ 9 trong bộ chính trị là Trần xuânBách (sinh năm 1925), đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại trụ sở của hội khoa họcvà kỹ thuật, được đài Hà Nội phát lại trong ngày 5.1.1990, và tờ Far East EconomicReview ngày 1.2.1990 trích đăng lại những điểm quan trọng có tính cách phê bìnhđường lối chính sách hiện hành, và cổ võ cho một cuộc đổi mới về chính trị cho cânbằng với đổi mới kinh tế: ‘’Chúng ta không thể nào đi với một chân cao, một chân thấp,hay đi một chân được’’. Mặc dầu trong bài diễn văn này ông không dám đòi đảng giảithể, nhưng ông đề xuất đảng cộng sản hãy cùng với các đảng khác thi đua trong thểchế đa nguyên, đa đảng (bắt chước Hungari và Bulgari).Trong Chương 14 chúng tôi đã viết khá dài về nhân vật này. Vì đề xuất của ôngkhông đúng lúc, hay không hợp với đường lối của đảng, nên chỉ ít lâu sau ông đã bị gạtra khỏi bộ chính trị và trung ương đảng. Nhưng lúc ấy vẫn còn có tin đồn Trần xuânBách có thể thay thế Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư trong đại hội VII, mặc dù tin từphái bộ ngoại giao thì lại nói có phần chắc Đỗ Mười mới là người thay thế Nguyễn vănLinh đang lâm trọng ‘’bệnh’’.Sự việc Bùi Tín sang Pháp vào tháng 9.1990 để từ hải ngoại gửi về nước ‘’bảnkiến nghị của một công dân’’ nêu lên vấn đề đổi quốc hiệu, đổi tên đảng v.v...cũngchứng tỏ trước đó không lâu đã có một tổ chức nào đó âm thầm chuẩn bị đưa Võnguyên Giáp trở lại bộ chính trị, nắm những chức vụ có thực quyền để thay đổi chế độ.Nhất là nếu ghi nhận rằng thời gian đó rất gần hạn kỳ tổ chức đại hội VII. Sau đại hộinày, thấy mọi sự không được như tính toán và mong ước, vì quyền lực vẫn nằm gọn279 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trong tay phe bảo thủ giáo điều, chính Bùi Tín đã lên tiếng phê bình là đại hội thất bại.Về phía những nhà trí thức, nhà văn, và nói chung những người không đứngtrong đảng hay một tổ chức chính trị nào ta thấy cuối thập niên 80 và gần nhất là trongnhững năm 88, 89, 90, có Hoàng minh Chính, mới được hết hạn quản chế, lại bắt đầulên tiếng chỉ trích: ‘’Bệnh Ấu Trĩ’’.Hà sĩ Phu năm 1988 cũng cho ra ‘’Dắt tay nhau đi dưới những tấm bảng chỉđường của trí tuệ’’.Dương thu Hương mạnh mẽ chỉ trích đảng trong bài tham luận 6.10.87, trongcuộc phỏng vấn ngày 15.5.1989, nhất là bài tham luận nảy lửa trong đại hội 4 của hộinhà văn, và lời phát biểu vào tháng 3 năm 1990.Nguyễn ngọc Lan và Chân Tín cũng bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ vào cuối năm1989, khi đã thấy các nước Đông Âu sụp đổ. Sự việc các ông bị chỉ định cư trú và quảnchế vào giữa năm 1990, không cách xa ngày Dương thu Hương bị bắt bao lâu cũng cómột ý nghĩa nào đó.Trong số những người cộng sản cao cấp có tư tưởng đổi mới và/hoặc có thamvọng trở thành một thứ Gorbachev hay Yeltsin của Việt Nam ta thấy có những tên tuổisau đây xem ra được xếp thành ba nhóm có tính cách địa phương:- Nhóm miền Nam: Nguyễn Hộ, Võ văn Kiệt.- Nhóm ‘’Lưỡng Quảng’’ hay miền Trung: Võ nguyên Giáp (Quảng Bình), Trầnvăn Trà (Quảng Trị). (cũng như Phạm văn Đồng, Lê Duẫn trước đây cũng người‘’Lưỡng Quảng’’: Quảng Ngãi, Quảng Trị.)- Nhóm Nam Định, hay miền Bắc: Đặng quốc Bảo, Trần xuân Bách, Nguyễn cơThạch, Hoàng minh Chính. (cả 4 đều là người Nam Định, cũng như 3 anh em Lê đứcThọ, và hai anh em Trường Chinh)Sự việc Trần văn Trà phản nhóm Nguyễn Hộ để quay ra ôm chân Võ nguyênGiáp cho thấy trước xu hướng tranh chấp địa phương, rất nguy hiểm, trong tương lai,nếu họ thành công.Tóm lại trong nước vào những tháng cuối 1989 và trong năm 1990 người ta thấycó khả năng xuất hiện một Gorbachev hay Yeltsin, hay Lech Walesa, hay Vaclav Havelở Việt Nam. Nhưng rút cục tất cả đều không thành. Ở đây người ta cũng nhìn thấy cóảnh hưởng của biến cố Thiên An Môn hay ít ra của chính sách nước đôi của Đặng TiểuBình, một thứ ‘’kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Tàu’’.Dịp tốt độc nhất vô nhị cho xu hướng tự do dân chủ đã lỡ. Càng ngày các ngườicộng sản Việt Nam càng nhận thấy, hay muốn chứng minh cho đàn em nhận thấy rằngGorbachev đã sai. Họ trưng dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo sau sự rút lui củađảng cộng sản, sự trở lại của đảng cộng sản Hung, mặc dù dưới tên khác và chủtrương có phần thay đổi, sự thất bại của Lech Walesa trong việc xây dựng nước Ba Lanđể cuối cùng một cựu cán bộ cộng sản là Alexander Kwasniewski lên làm Tổng Thống,mặc dù ông này chẳng có thể tái lập chuyên chính vô sản, cho đồng đảng của ông thaotúng. (40)10. Những trở ngại khó khăn mà các nước mới thoát chế độ xã hội chủ nghĩa‘’chuyên chính vô sản’’ ở Đông Âu và chính Liên Xô gặp phải, đã được cộng đảng ViệtNam nhìn dưới lăng kính giáo điều Mác Lê để dùng làm cái cớ bấu víu lấy quyền lực vàbảo vệ xã hội chủ nghĩa.Khi đã quyết tiếp tục đi theo con đường cũ, họ không lơ là trong việc đề phòng,ngăn cản, chặn đứng mọi mưu toan làm phản. Ngày 6.12.1989 trên khắp các báo đảngđều thấy những chỉ thị của trung ương và ban bí thư đảng nhắc lại những phương pháp280 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


giáo dục về quốc phòng cho quân nhân, viên chức và cả sinh viên. Đồng thời họ tung ranhững đợt bắt bớ quy mô hàng ngàn đối tượng, lấy cớ là dẹp tệ đoan xã hội, nhưngthực ra là để cảnh cáo những kẻ dám mạo hiểm tổ chức những buổi họp bất hợp pháp.Ai cũng hiểu đó là biện pháp đề phòng tránh biến cố loại Đông Âu có thể xảy ra. Nhờ cókỷ luật lại sẵn nền nếp, các cơ quan an ninh của cộng đảng đã nắm vững tình thế.Thực ra nếu các người có tâm huyết với dân tộc, thực tâm phản tỉnh cươngquyết hơn, sáng suốt hơn, dám đồng loạt nói lên một tiếng nói dứt khoát đoạn tuyệt vớiquá khứ, không ngại nói lên lời sám hối trước toàn dân, thì có lẽ họ đã được quầnchúng hưởng ứng nhiều hơn. Tiếc rằng, vì lý do này hay lý do khác tiếng nói của họ hãycòn ngập ngừng, yếu ớt chưa đủ sức lôi cuốn. Nhân dân thì bị trói buộc, canh chừngkhông sao tự động tổ chức được thành một đoàn thể đủ mạnh để đương đầu với nhànước. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ chỉ vì bất mãn hay quá tuyệt vọng, bị dồn vào đườngcùng nên tự động, đơn độc phản ứng không với mục đích rõ rẽt nào. Vì thế dễ bị đèbẹp.Thiển nghĩ nguyên nhân sâu xa của sự thất bại ở Việt Nam, khác với ở Đông Âu,là vì một bộ phận người dân vẫn còn có ý nghĩ, hay ít ra cảm tưởng mơ hồ rằng, dầusao thì cộng sản đã có công đánh thắng Pháp và cả Mỹ để đem lại độc lập và thốngnhất cho tổ quốc. Nếu họ có phải trả một cái giá nào đó thì cũng đáng. (41)Nghĩ như vậy là sai lầm, là ngộ nhận, do sự tuyên truyền khéo léo của cộng sảnsuốt nửa thế kỷ qua. Ta hãy tính sổ cuộc chiến một cách hết sức tổng quát:Qua cuộc chiến 3 thập kỷ, cái mà dân tộc Việt Nam được:1. Tiếng là thắng siêu cường Mỹ. Nhưng có tiếng mà không có miếng, vì đượctiếng khen ho hen chẳng còn.2. Một nền thống nhất về thể chất kèm theo sự chia rẽ sâu xa về tinh thần.3. Một thời gian không có bắn giết nhau, nhưng tiếp tục tranh chấp không ngừngtrên nhiều phương diện. Cho nên nếu muốn, có thể gọi là tạm thời có hòa bình, nhưnglà hòa bình của cõi tha ma, nghĩa địa.Cái mà dân tộc Việt Nam mất:1. Nền kinh tế phá sản. Cả nước ngắc ngoải, trên bờ vực thẳm trong hai thập kỷ.2. Đạo lý suy đồi.3. Người dân mất tự do.4. Trên 5 triệu người chết và trên số đó bị thương.5. Môi sinh bị tàn phá.6. Tài sản quốc gia bị tẩu tán.7. Hàng triệu người phải sống cảnh ly hương, gia đình phân tán.8. Văn học nghệ thuật xuống cấp.Bao lâu những người chống cộng, và bất cứ ai muốn thay đổi chế độ này bằngmột chế độ dân chủ, còn chưa làm được cho nhân dân giác ngộ, nhìn ra sự thật, tóm lạibao lâu dân trí còn thấp, còn nằm ỳ mãi trong mê muội do tuyên truyền nhồi sọ, bịp bợmcủa cộng sản, thì hy vọng quật khởi từ phía đại chúng còn mong manh.Vì vậy đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận để cho những thông tin chính xác đếnđược quần chúng, để dần dần thay đổi nếp suy nghĩ là bước đầu cần thiết. Hầu hếtnhững người đứng đầu chương trong soạn phẩm này đều đòi tự do báo chí, thách đốvới nhà cầm quyền cho họ ra một, chỉ một (Hà sĩ Phu đòi 2, một cho miền Nam, một chomiền Bắc) tờ báo tư nhân. Đó là một yêu cầu chẳng những chính đáng mà là rất khônngoan. Những phong trào ‘’hợp lưu’’ cũng nên đòi cho bằng được sách báo ở hải ngoạicó thể được phổ biến tự do ở trong nước.281 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Nói đến đây tưởng cũng nên ghi nhận ý kiến cho rằng ngày nay dân ở trongnước đều đã biết hết, cộng sản là gì, xã hội chủ nghĩa là gì, tư bản đỏ là gì. Mọi ngườiđều chán ngấy cái xã hội chủ nghĩa này rồi nhưng đành bất lực vì bị thắt hầu bao, bụngđói thì hỏi làm được gì. Hơn nữa lại bị canh chừng nghiêm ngặt. Nhiều làng xã còn bịphân tán, mồ mả tổ tiên là những gì thiêng liêng có thể làm đầu mối cho người thân cócơ hội họp, cũng bị phá hủy, lấy cớ là để có thêm đất. Nhưng thâm tâm của cộng sản làmuốn bứng luôn tận gốc những gì còn có thể ràng buộc, nối kết, kết hợp người dân lạithành một khối, nguy hiểm cho quyền lực của chúng.Tại hải ngoại, cho đến nay đã có gần một trăm tổ chức và đoàn thể, nhóm nọnhóm kia lên tiếng hoặc âm thầm hoạt động để tìm cách lật đổ, giải thể, thay thế chế độxã hội chủ nghĩa trong nước bằng một chế độ thực sự dân chủ tự do. Nhưng xem rachưa có tổ chức nào quy tụ được một lực lượng đông đảo, có đường lối rõ ràng đượcđa số đồng bào hải ngoại cũng như trong nước hưởng ứng, đủ mạnh để có thể thànhcông.Đó là cứ xét bề ngoài, dựa vào những gì tai nghe mắt thấy trong Cộng ĐồngNgười Việt Hải Ngoại. Nhưng còn có những tổ chức nào âm thầm hoạt động không kènkhông trống thì ai biết được ? Chỉ khi nào họ thất bại, bị bắt, đem ra xử ta mới biết đượchọ đã làm gì. Đó cũng có thể là những tổ chức chuyên khuấy phá cộng sản trong nướcbằng kỹ thuật, kinh tế, bằng văn hóa phẩm lén lút tuôn về nước v.v...Nếu lạc quan thì cóthể nói: ‘’Cũng có thể phải đợi đến lúc họ toàn thắng thì bên ngoài mới biết’’ (?).Ngoài ra cũng còn có những cá nhân hay đoàn thể chủ trương ngồi chờ thời cơ,không cần hoạt động gì cả. Họ nghĩ rằng số mệnh Việt Nam ngày nay nằm trong tay hainước Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đến một lúc nào đấy một trong 2 nước đó muốn thì sẽ cóbiến đổi. Chỉ cần nhanh chân chạy ra ăn có (!)11. Nhiều người còn cho rằng sở dĩ phong trào chống cộng ở hải ngoại khóthành công vì việc tổ chức khó khăn do sự phân tán quá mỏng về địa lý, khó có dịpnăng tập họp lại thành một khối thống nhất. Những cuộc họp toàn quốc hay toàn cầukhông tập họp được đông đủ đại diện các giới, vì lớp người nghèo không có phươngtiện di chuyển. Mỗi người trong chúng ta, nhất là giới trẻ, lại đều rất bận việc gia đình,việc sở, việc hãng. Ít có thì giờ dành cho công cuộc tranh đấu. Và nhất là vì quan điểmkhác nhau trong cách nhìn vấn đề, cách giải quyết vấn đề tổ chức và phương thức hànhđộng.Điều này có thể thấy qua số lượng báo chí. Nguyên ở Mỹ đã có khoảng 200 tờbáo. Mà hầu như tờ nào cũng có chủ trương riêng. Cứ đọc báo thì thấy những quanđiểm khác biệt được bộc lộ trong mấy vấn đề chính sau đây:Trước hết chúng tôi xin được không nêu tên các cơ quan ngôn luận, hoặc têncác ký giả ở đây để tránh bị cho rằng mình bênh một nhóm nào hay có ác cảm với mộttờ báo nọ tờ báo kia. Mấy vấn đề thường gây tranh cãi có thể thâu tóm như sau:a- Vấn đề hòa hợp hòa giải: Người thì bảo: Với cộng sản không thể có hòa hợphòa giải gì hết. Chỉ có sức mạnh nói chuyện với chúng. Người thì bảo: Chiến tranh đãtàn phá đất nước gây hận thù đã lâu. Nay chiến tranh chấm dứt lâu rồi, anh em trongmột nhà cứ cấu xé nhau mãi ích lợi gì, chỉ làm suy yếu tiềm lực quốc gia, làm cho nhândân thêm đói khổ. Giới trẻ chưa từng biết chiến tranh, nhất là lại sinh trưởng ở hải ngoạicó vẻ thiên về xu hướng này. Phần vì họ nghe luận điệu tuyên truyền của cộng sản cóvẻ bùi tai. Cộng sản luôn kêu gọi xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ. Hơn nữa giới trẻ cóhọc thường được đọc hay nghe những người Mỹ không hiểu vấn đề chiến tranh quốccộng, thành ra thiên về phía bên kia.282 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Một số người dung hòa thì nói nếu hòa giải là hòa giải với nhân dân đôi bên chứkhông thể hòa giải với đảng và chính quyền cộng sản.b- Vấn đề cấm vận, bỏ cấm vận và thiết lập bang giao giữa Mỹ và việt cộng.Trước tháng 2.1994 rất nhiều người lên tiếng phản đối bỏ cấm vận và thiết lập banggiao. Họ cho rằng làm thế là tiếp sức cho bạo quyền cộng sản sống giai, gieo tai họacho dân tộc. Một số người lại cho rằng có bỏ cấm vận thiết lập bang giao thì cánh cửavốn đóng của cộng sản mới mở ra cho tư tưởng dân chủ tự do ở ngoài tràn vào đượctrong nước. Các cơ quan tình báo, tuyên truyền, các lực lượng đặc biệt, đặc công mớicó cách len lỏi vào hoạt động chống cộng trong nội địa.Từ sau khi Mỹ đặt chúng ta trước sự việc đã rồi (chính thức bang giao từ tháng7.1995), cuộc tranh luận mới chấm dứt, tuy rằng phía chủ trương đừng bỏ cấm vận vẫncòn ấm ức, tiếc rẻ.c- Vấn đề có nên về thăm quê và gửi tiền về tiếp tế cho gia đình không. Rất nhiềungười chủ trương không nên. Họ bảo như thế là tiếp tế cho cộng sản. Nhưng cũngkhông ít người chủ trương nên về thăm, tiếp tế cho gia đình. Hơn nữa còn nên tiếp xúcvới nhà cầm quyền để tổ chức những cơ sở làm ăn, gây việc làm cho công nhân trongnước. Vì trong số những công nhân nghèo, thất nghiệp trong nước hiện nay phần đônglà những người trong chế độ cũ bị bạc đãi vì kỳ thị...Nhưng có một biến cố xảy ra cho thấy xu hướng sau này bị đả kích nặng. Đó làviệc một nhân vật kia tổ chức đem về Việt Nam một số chân giả, nói là để dành chothương phế binh. Dĩ nhiên nếu nói rõ chỉ để cho thương phế binh chế độ cũ thì đời nàocộng sản cho phép. Có lẽ nghĩ thế nên người chủ xướng không dám nêu rõ như vậy.Ông muốn để cho người ta hiểu thế nào cũng được. Chẳng may cộng sản lại lạm dụnglòng tốt của ông nhận số chân giả đó cho phế binh của họ. Thế là xôi hỏng bỏng không.Lại còn bị lên án là tiếp tay cho cộng sản.Vì vậy có một số người đứng giữa chủ trương, giúp dân nghèo thì cứ giúp. Đồngbào mình mà. Đã bảo có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, thương dân, thì sao thấydân trong nước khổ không giúp. Nhưng phải có kế hoạch, chương trình được luật quốctế bảo đảm, phải có những hiệp ước, hay giao kèo với nhà cầm quyền để mình có thểkiểm soát sao cho những gì mình tặng đến được tay nhân dân thực sự. Việc này, khichưa có bang giao, thì khó. Nhưng khi đã có bang giao rồi thì dễ. Cho dù cộng sản gianmanh đến đâu cũng không thể qua mắt được hết mọi người, nhất lại là người có tiền, cóchất xám như Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Chỉ cần một điều kiện tiên quyết, vàkhông có không thể được, là chúng ta phải có tình yêu nước thật sự, thương đồng bàonghèo khổ mất tự do thật sự, chứ không phải vì quyền lợi riêng cá nhân hay phe nhóm,và phải có tình đoàn kết, đồng lòng làm việc theo một hệ thống tổ chức có quy củ. Aicũng bảo, có tiền lại có học sao cứ sợ mắc lừa bọn cộng sản ít học. Đã vậy không nênsợ mắc mưu địch, dù thực sự chúng nhiều mưu thần chước quỷ. Chỉ sợ phe ta khôngcó tình đoàn kết.Tôi xin phép ra ngoài đề một chút. Vì vậy nếu ta phải đề phòng địch ở hải ngoạinày thì nên đề phòng những ngón đòn chia rẽ hơn bất cứ mưu mô nào khác.d- Vấn đề các tổ chức chống cộng, chính phủ lưu vong...Phần đông chỉ lên tiếngchỉ trích, bài bác cho rằng những người tham gia mắc bẫy địch, vì họ cho rằng những tổchức đó phần nhiều do địch dựng lên để làm hư một số nhân vật, cũng như tiềm năngchống cộng và nhất là niềm tin của quần chúng đồng bào hải ngoại, để rồi sau nàykhông tổ chức nào chống cộng đích thực được ủng hộ nữa. Nhưng cũng có người chorằng: Nếu Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tự phụ là có tiềm năng lớn: Hàng chục vạn283 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


trí thức trẻ (chất xám), hàng ngàn xí nghiệp cơ sở kinh doanh lợi tức hàng tỷ đô (tàichánh), thì với khả năng đó tại sao lại không dám chơi trò ‘’tương kế tựu kế’’. Dù tổchức do cộng sản dựng lên, nhưng nếu người mình sáng suốt lại có chủ trương đườnglối đứng đắn, có chính nghĩa, có tự tin, lại được lòng tin của đại chúng thì sợ gì nhữngmánh lới của địch. Sợ chăng là sợ người mình chia rẽ, không tập trung được tài lực vậtlực và chất xám mà thôi.e- Vấn đề cán bộ cộng sản phản tỉnh phản kháng. Như chúng tôi đã viết trongLời Mở Đầu, đối với vấn đề này cũng có hai xu hướng: Một số người cho rằng chẳng tinđược cán bộ cộng sản. Họ giả vờ đấy, cuội đấy. Đề cao họ, in sách của họ, trích dẫn họlà mắc mưu cộng sản, làm lợi cho tuyên truyền cộng sản. Nhưng cũng có người bảonhững cán bộ đó dù cho có chống cuội chăng nữa, nếu ta trích dẫn những cái lợi chođường lối chống cộng của ta thì sao lại không trích ? Gậy bà đập lưng bà mà. Hơn nữanếu chưa nghiên cứu kỹ, chưa có bằng chứng thì không nên quả đoán theo thành kiến.Chính vì nghĩ như vậy nên chúng tôi mới viết quyển sách này để cho mọi người đọc kỹvề từng người và tự mình xét đoán đâu là thực đâu là hư. Theo tôi dù họ có giả vờ phảntỉnh, nếu ta mạnh hơn họ, tự tin hơn họ thì tại sao ta lại không giác ngộ được họ để hưthành thực ? Mà nếu phía ta đoàn kết thì chẳng lẽ chất xám phía quốc gia lại thua cộngsản sao. Cho nên không nên sợ địch quá đáng, cái gì cũng bảo coi chừng mắc mưuđịch theo kiểu kinh cung chi điểu.f- Vấn đề lý do thua trận. Người thì bảo tại các người lãnh đạo quốc gia Đệ NhịCộng Hòa hèn nhát bỏ trốn sớm quá, chứ nếu cương quyết chống cự đâu đến nỗi thua.Họ thóa mạ các Tướng Tá Quân Đội không tiếc lời. Có người cho rằng tại các ôngNixon và Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Người khác lại bảomiền Nam Việt Nam là con tốt trong bàn cờ quốc tế bị hy sinh cho con xe Trung Cộng.Cũng có người cho rằng đầu mối là tại chế độ Ngô Đình Diệm độc tài thối nát, kỳ thị tôngiáo, gia đình trị cho nên mới sụp đổ, và làm mất một cơ hội tốt nhất có được trong lịchsử. Nhưng xem ra nhiều người nghĩ ngược lại, cho rằng chính quyền Kennedy, vớinhững Phụ Tá Tổng Thống thiển cận và các viên chức ngoại giao kiêu ngạo muốn hạông Diệm để thao túng chính trường và tạo Việt Nam thành chiến trường lớn sớm chấmdứt chiến tranh. Vì ông Diệm nhất định không muốn mở rộng chiến tranh, không muốnMỹ đưa quân vào. Vụ Phật Giáo tháng 5.1963 là giả tạo, do bàn tay CIA dựng lên, vớisự tiếp tay của một vị Thượng Tọa quá nhiều tham vọng hoặc có hành tung bất minh.(42) Họ cho rằng ông Diệm dù có khuyết điểm vẫn là lãnh tụ xứng đáng nhất. Mỹ hạông Diệm là một thất sách, một sai lầm chiến lược, ngược với nguyên tắc đạo lý. Một sốPhật Tử và thanh niên sinh viên chống Đệ Nhất Cộng Hòa chỉ vì lầm, mắc bẫy ngườiMỹ. Trong cuốn ‘’Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê’’, (Thông Vũ xuất bản tháng5.1998, tái bản tháng 10.1998) soạn giả đã phân tích khá chi tiết vấn đề này.Về vấn đề lý do thất trận của phe quốc gia còn rất nhiều ý kiến khác nhau nữa,không kể xiết.g- Vấn đề tham gia chính quyền hiện nay. Phần đông dư luận không tán thành.Nhiều tờ báo còn lên án nặng nề. Nhưng cũng đã từng có những nhân vật chủ trươngvề nước chia sẻ quyền hành với cộng sản. Một lãnh tụ của một đảng lớn còn tỏ ý muốnâm thầm cho người về tham chính để dần dần biến đổi chế độ cộng sản thành một chếđộ đa nguyên. Hành động của ông đã khiến đảng bị phân tán vì có nhiều bất đồng.Những vấn đề mà người Việt Quốc Gia hải ngoại bất đồng ý với nhau thì cònnhiều. Những ý kiến bất đồng, thành thực thảo luận với nhau trên báo chí là điều giúphọc hỏi, thêm kinh nghiệm để đi tới một nhận định chung. Nhưng đôi khi những cuộc284 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thảo luận trở thành bút chiến, hay lăng nhục sỉ vả nhau thì lại rất tai hại.Trong năm nay thấy xuất hiện một tác phẩm lớn của một nhà báo tên tuổi gây bấtbình trong báo giới. Tác giả đã muốn câu độc giả (?) bằng cách đưa đời tư của nhiều vịtai to mặt lớn trong chế độ cũ ra mà lăng nhục. Chẳng những thế còn bịa chuyện, xuyêntạc vu khống vô tội vạ. Thật đáng tiếc. Cũng giống như đầu thập niên này, xuất hiệnnhiều tác phẩm lớn của những vị tai to mặt lớn xúm vào chỉ trích lên án chế độ Đệ NhấtCộng Hòa, thậm chí thóa mạ chính vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam, người có thểđược coi như tiêu biểu của chủ nghĩa quốc gia chống cộng. Mục đích của họ chỉ là đểchạy tội đã làm tay sai cho Harriman, Cabot Lodge...đảo chính lật Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm.Hãy tưởng tượng, con em chúng ta đọc những sách đó. Chúng sẽ nói: À thì rathế. Hèn gì phe quốc gia chả thua. Người đại diện xứng đáng nhất mà còn thế thìnhững người dưới quyền, cả phe quốc gia còn ra gì. Và nếu phía cộng sản, kể cảnhững người như Bùi Tín, Hà Sĩ Phu..., mà đọc được họ sẽ không còn dám ngưỡngvọng về phía quốc gia nữa. Vì họ đều đã nghe nói ông Ngô Đình Diệm là người yêunước. Nay thấy phe quốc gia của ông xỉ vả ông thì phe quốc gia còn ai nữa ? Dại gì màchống cộng lúc này ? Những ngưòi xỉ vả, nói xấu chẳng phải là những người đã từngchia sẽ quyền hành với ông ta đó sao ? Hay ít nhất cũng đã tự ý xếp hàng trong đội ngũ‘’quốc gia’’ cùng với ông ấy khi tự ý rời vùng cộng sản chiếm đóng để ‘’đi tìm tự do’’ ?Nếu như phê bình một cách xây dựng để rút ra bài học cho tương lai thì khôngđáng trách. Nhưng phê bình chỉ trích, bêu xấu cốt để tự đề cao, hay để chạy tội, thìkhông thể dung thứ được. Nhất là lại nói sai sự thực. Phải chi là ở phe bên kia thì còncó lý để viết như thế. Nhưng đã ở cùng phe với nhau mà cứ nhè người cầm đầu phemình mà chửi thì còn ra lăng lối gì. Vậy mà cho đến nay ‘’mặc dù bao nhiêu tài liệu đãđược phát giác, bao nhiêu sách vở đã bắt đầu cải chính những tin tức cũ’’ những nhómngười vì thù ghét cá nhân hoặc vì thành kiến vẫn còn nhai nhải thóa mạ vu khống thìthật không thể hiểu nổi.Những cuốn sách loại đó là những nhát dao đâm vào chính tập thể những ngườiquốc gia đang sống tha hương ở hải ngoại.Người có học khi thảo luận, bàn bạc, thường tôn trọng lẫn nhau, lấy lẽ phải và sựcông bình làm chuẩn. Có một lần nhân đọc một tờ nguyệt san tương đối đứng đắn, tôithấy một vị tiến sĩ nọ phê bình một vị tiến sĩ kia là đặt vấn đề sai bét. Điều đó chẳngđáng nói vì tiến sĩ cũng có lúc sai. Nhưng đáng nói là vị tiến sĩ này nói rõ ông chưa đọctác phẩm của vị tiến sĩ kia (với ẩn ý coi thường). Chưa đọc thì làm sao biết người ta đặtvấn đề sai ? Có lẽ ông cho rằng sai chỉ vì nghe nói nó không đồng quan điểm với ông ?Nhưng nếu sau khi đọc kỹ tác phẩm mà ông cho là sai, với những bằng chứng cụ thểkhông thể chối cãi, biết đâu ông lại chẳng khám phá ra rằng chính ông mới là người đặtsai vấn đề ?Điều này cho thấy một là vị tiến sĩ khinh người hai là ông quá kiêu ngạo. Người tathường nói: ‘’Càng học càng thấy mình dốt’’. Vì biển học mênh mông, càng ngày khoahọc càng mở rộng chia thành muôn vàn ngành, nhánh khác nhau. Bộ óc con người, dùđược máy điện toán trợ lực cũng không thể nào bao quát hết được. Cho nên người cóhọc thường không phải là người kiêu ngạo, khinh người. Vì không muốn xúc phạm đếnmột trí thức, tôi xin miễn nêu tên.Như đã trình bày ở trên, không gì nguy hiểm bằng đòn chia rẽ. Trong mấy nămnay thấy chớm có xu hướng chia rẽ tôn giáo. Một nhóm người mệnh danh là trí thứcviết sách và đăng báo chỉ trích Đạo Công Giáo, hay đích danh vị Giáo Chủ Công Giáo285 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


La Mã. Chuyện khuyết điểm, sai quấy là chuyện con người. Không ai hoàn toàn, khôngtôn giáo nào dám tự cho mình là hoàn toàn, mọi người phải noi theo. Ít nhất là từ thế kỷtrước, với thông điệp ‘’Qui Pluribus’’, ngày 9.11.1846 và bài ‘’Multiplices inter’’ 10.6.1851của Giáo Hoàng Piô IX người Công Giáo đã minh thị xác nhận quyền theo Đạo nào làquyền tự do của mọi người. Không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào đó mới được‘’rỗi linh hồn’’. Cho nên đến nay không còn ai nói ‘’Hors de l’Eùglise point de salut’’ (Ởngoài Giáo Hội thì không được cứu rỗi) nữa.Đạo Công Giáo tuy được tiếng là nguồn gốc của văn minh Tây Phương trong haithiên niên kỷ qua, nhưng cũng phạm phải những lỗi lầm trong lịch sử như những tòa ángiáo hội ở một số nước bên Âu Châu dẫn đến việc kết án Nhà Thiên Văn người ÝGallileo chỉ vì ông này tán thành thuyết của Copernic cho rằng mặt đất không phải trungtâm vũ trụ, mà nó xoay chung quanh mặt trời. Vì Gallileo là người Công Giáo, lại dùngnhững lý luận theo thánh kinh bênh vực quan điểm của mình, nên bị kết án. Lỗi lầmđáng tiếc này đã được Giáo Hoàng John Paul II nêu lên và xin lỗi thế giới. Chuyện sađọa của một số Linh Mục trong số cả triệu Linh Mục trên thế giới cũng là điều đáng tiếc.Chẳng những Linh Mục mà trong đó còn có cả Giám Mục nữa. Điều đó cũng không nênlấy làm xúc phạm. Vì họ đều là người. Nếu chỉ vì ghen tương hay muốn cho tôn giáocủa mình nổi bật mà nói xấu, bôi nhọ tôn giáo khác, nhất là trong lúc đang cần đoàn kếttôn giáo để chống cộng sản vô tôn giáo, thì đó là điều đáng tiếc. Cũng rất đáng tiếc nếucứ im lặng để cho những kẻ muốn phá vỡ thế đoàn kết dân tộc được tự do bôi nhọ tậpthể.Phật Giáo và Công Giáo là hai tôn giáo tương đối mạnh trong nước. Phật Giáothì chiếm đa số (42++). Công Giáo chưa tới 10% nhưng tương đối có tổ chức chặt chẽhơn. Cả hai tôn giáo này cũng như Cao Đài, Hòa Hảo và Tin Lành...hiện nay đang bịnhà cầm quyền cộng sản dùng mọi biện pháp tinh vi để phá. Hiến pháp ghi rõ tự do tôngiáo và tự do vô tôn giáo. Nhưng đảng là vô thần, nhà nước, chính phủ là vô thần. Họnắm quyền truyền bá thuyết duy vật vô thần một cách tự do. Còn các tôn giáo thì bị hạnchế bằng đủ mọi cách. Các nhà quan sát thế giới có đến Việt Nam thì thấy nhà thờ vẫnchật ních giáo dân, chùa chiền vẫn tấp nập thiện nam tín nữ. Không nghiên cứu tườngtận thì bảo cộng sản cho tự do tôn giáo đến thế còn muốn gì. Nhưng hãy nghe HòaThượng Thích Quảng Độ tuyên bố với phóng viên Việt Nam News ngày 11.9.1998, saukhi vừa được phóng thích cùng với hàng ngàn tù nhân khác:‘’...Tình hình tín ngưỡng ngoài Bắc giờ cũng thế. Khổ nỗi trở thành mê tín tất cả.Dân chẳng hiểu gì Đạo Phật hết, bởi vì 40 năm có ai giảng Đạo Phật đâu. Rồi có ngườiđưa thịt, đưa cá đến chùa cúng Phật, coi Phật cũng như ông thần, rồi thì đến cầu may,cầu duyên thế thôi. Chứ không hiểu gì về chính pháp của Phật nữa...Ngoài Bắc bây giờthì ít Sư lắm. Mấy chục năm họ có cho phát triển đâu. Chùa thì họ không cho thu tiểunhé, tre thì già mà măng thì họ bỏ...’’Đạo Công Giáo cũng không hơn gì. Việc đào tạo Linh Mục cũng bị hạn chế. Việcthụ phong Linh Mục, bổ nhiệm Giám Mục, Linh Mục phải được sự chấp thuận của nhànước. Ở ngoài Bắc có Linh Mục trên 80 tuổi mà phải coi gần chục xứ và họ đạo, làmsao coi xuể ?Sự việc trong hai tháng 7 và 8 vừa qua cộng sản đã phải miễn cưỡng cho phépHòa Hảo và Công Giáo tổ chức ngày đại lễ của mình ở Thánh Địa Hòa Hảo và ở LaVang, tụ tập cả triệu tín đồ Hòa Hảo và gần 2 chục vạn giáo hữu Công Giáo là một điềukhá lạ. Nhưng đó chỉ là chuyện chẳng đặng đừng. Họ muốn chứng tỏ tự do tôn giáo ởcái vỏ bề ngoài. Chính việc học đạo, sống đạo đúng theo giáo điều của Phật, của Chúa286 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


mới quan trọng, thì họ lại không cho đào tạo thêm Sư Sãi và Linh Mục, thì làm sao Đạotồn tại được, nếu không có bàn tay của Đấng Tối Cao ?Nhân nói đến đại lễ bế mạc kỷ niệm 200 năm Đức Bà Maria hiện ra ở La Vang,người ta không ngơi bàn tán về chuyện Giáo Hoàng John Paul II đã không thể tới chủtọa như nhiều người đã tiên đoán và mong đợi. Nghe nói nhà cầm quyền đòi phải cóbang giao giữa Vatican và Hà Nội trước đã, sau đó Hà Nội sẽ theo nghi thức ngoại giaomời và tiếp đón Giáo Hoàng. Nhưng những cuộc thương thuyết không đi đến kết quả,do những điều kiện đôi bên đưa ra không thỏa mãn bên đối ứng. Có lẽ nhà cầm quyềnHà Nội sợ ảnh hưởng của vị Giáo Chủ Công Giáo sẽ tạo nên một vụ Ba Lan với mộtCông Đoàn Đoàn Kết chăng. Vì ở Ba Lan, khi Giáo Hoàng về thăm quê hương năm1979, thì năm sau Công Đoàn Đoàn Kết đã phát triển cực mạnh đến độ chính quyềncộng sản phải ban hành thiết quân luật và đặt tổ chức này ra ngoài vòng pháp luật vàonăm 1981. Rồi đến giữa năm1987 vị Giáo Hoàng này lại trở về Ba Lan vào lúc nền kinhtế nước này kiệt quệ do sự cấm vận của Hoa Kỳ. Và sau cuộc viếng thăm này côngđoàn đoàn kết lại vùng dậy, để cuối cùng thắng trong cuộc bầu cử, như đã trình bày ởtrên.Nếu bảo rằng cộng sản sợ uy thế của Giáo Hoàng sẽ tạo thời cơ cho ngườiCông Giáo vùng lên lật cộng sản ở trong nước, thì cũng hơi quá đáng, vì tỷ số giáo dânở Việt Nam rất nhỏ so với Ba Lan (85%). Nhưng nếu khối giáo dân, chỉ chiếm dưới 10%này mà đoàn kết được với khối Phật Tử, khoảng 60% nữa thì muốn làm áp lực gì vớicộng sản mà không được. Vì vậy cộng sản phải tìm cách chia rẽ. Tin ở hồng phúc củatổ tiên người Việt, chúng ta hy vọng các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Việt Nam cũng nhưtrong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại sẽ cố duy trì tình đoàn kết tôn giáo,không để bị dụ vào cái thế chia rẽ, đối kháng chỉ có lợi cho cộng sản là tai họa của tôngiáo và dân tộc.h- Về vấn đề có nên chống cộng nữa hay không. Có người cho rằng nay đâu cócòn cộng sản. Liên Xô tan rã rồi. Trung Cộng cũng đi theo con đường kinh tế thị trường.Việt Nam cũng trở thành tư bản đỏ. Chỉ còn cái vỏ xã hội chủ nghĩa thôi. Cái ruột đãrỗng hết rồi. Như vậy chống cộng là đánh vào quãng không. Người khác thì nói trướcđây có cả triệu quân, còn không chống được, nay đã tan hàng hơn hai chục năm.Người đâu, vũ khí đâu mà chống. Nói chống cộng là nói chuyện hão huyền, trên mâytrên gió. Người thì bảo chỉ có cách về tham chính cùng với cộng sản, để dần dần chiphối và nắm lấy quyền bính dần dần mỗi lúc một ít. Ban đầu có thể đóng vai thiểu số, rồidần dần chiếm đa số...Vấn đề này cũng còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau kể khôngxiết.Dầu sao thì đa số vẫn nghĩ rằng bao lâu nhà cầm quyền trong nước còn chủtrương chuyên chính vô sản theo chủ trương của Mác, bao lâu còn nói ‘’theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa’’, còn không cho tự do báo chí, hạn chế tự do tôn giáo, giamgiữ tù nhân lương tâm, thì còn phải chống cộng.ĐOẠN IIITrong Đoạn I, chúng tôi đã chứng minh xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa phi dân tộc,phi nhân. Tuy Hồ chí Minh khéo đóng kịch và đi đúng sách lược của xã hội chủ nghĩa làtrước khi tới chủ nghĩa cộng sản phải qua cái cầu quốc gia, dân tộc, nhưng chúng tôi đãchứng minh ông ta và đảng của ông ta chỉ phục vụ quốc tế 3, tức Liên Xô, và sau khichiếm được chính quyền, 1954 ở miền Bắc, 1975 ở miền Nam, ông ta (1954) và đảngcủa ông ta (1975) đã thiết lập ngay một chính quyền chuyên chính vô sản, đúng theo287 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


mẫu mực quốc tế như Liên xô, Trung Quốc v.v... Vì vậy dù có đeo mặt nạ dân tộc, dùcó khéo đóng kịch thì đã rõ ông ta và đảng cộng sản Việt Nam không hề vì lý tưởng dântộc, mà chính là phản dân tộc, theo đúng thuyết vô tổ quốc của Mác (Chú thích: Tuyênngôn cộng sản, bản Anh ngữ, 1848, International Publishers Co 32nd printing 1992,trang 32)A. Vì vậy phần đông các đảng phái và tổ chức chống cộng Việt Nam từ trước tớinay thường nhân danh dân tộc để chống cộng. Cả những tổ chức ra đời trước đảngcộng sản Đông Dương, khi chống thực dân, đế quốc thì cũng nhân danh dân tộc chonên họ đã bị cộng sản tìm diệt ngay từ những ngày đầu. Việt Nam Quốc Dân Đảng, ĐạiViệt Quốc Dân Đảng lấy quốc dân, tức dân tộc làm ngọn cờ tranh đấu chống cộng đã lànhững tổ chức chống cộng vì dân tộc, cho dân tộc, phát xuất từ dân tộc. Các chiến sĩcủa các đảng này đã là những nạn nhân đầu tiên của cộng sản phi dân tộc.Sau này các tổ chức khác mà trong danh xưng có chữ quốc gia, quốc dân haydân tộc, đều chống cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc.B. Nhưng cộng sản không chỉ vô tổ quốc, phi dân tộc mà nó còn là vô tôn giáo,vô thần, phi nhân như chúng tôi đã trình bày về điểm tôn giáo nói trên. Cho nên phầnđông các tổ chức khác đã nêu cao ngọn cờ con người thay vì quốc gia dân tộc, vì nóbao hàm hơn (trước khi là người Việt Nam ta đã là người). Sau đây là tóm tắt mấy điểmđại cương.1. Lý Đông A một thanh niên kiệt xuất, tài không đợi tuổi (42bis) đã sớm dấn thânvào con đường cách mạng nhằm cứu dân cứu nước. Ông là kẻ thù không đội trờichung với cộng sản. Trong tập ‘’Huyết Hoa’’ ông đã viết:‘’Bây giờ đây, không phải là lúc chúng ta chiến tranh với tâm ta hay óc ta mà làlúc chúng ta chiến tranh với hết thảy những thế lực đen tối trong xã hội. Đấy là lá cờbúa liềm’’.Chỉ bằng vài trang sách, ông quả quyết đó là một lý thuyết sai lầm và sẽ chẳngthọ, mặc dầu nó chứa đựng một số sáng kiến mới mẻ. Năm 1943 ông cũng đã nói Đứcsẽ thua vào khoảng năm 1945.Chính ông đã xướng lên chủ nghĩa Nhân Chủ, sáng lập ra Đảng Duy Dân. DuyDân không hàm chứa chủ thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên: Dân Tộc Độc Lập, DânQuyền Tự Do, Dân Sinh Hạnh Phúc. Như người ta có thể hiểu lầm. Trái lại Lý Đông Ađã phê phán chủ nghĩa tam dân của Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) một cách rất nặng, ông chorằng đó là một chủ thuyết của kẻ chuyên quyền muốn bá chủ thiên hạ. (43) Trong khiHồ chí Minh chọn cách mạng vô sản quốc tế (vượt ra ngoài phạm vi quốc gia) làm cứucánh, thì Lý Đông A chọn con Người cũng vượt lên trên dân tộc. Vì trước khi là ngườiViệt Nam, ta đã phải là người rồi. Ông đã lấy Thuyết Nhân Chủ để giải nghĩa Duy Dân.Duy Dân đứng hàng thứ ba trong khái niệm tam cấp biện chứng: ‘’Duy Nhiên là ngoạitầng chân lý. Nhân Chủ Duy Nhân là tuyệt đối chân lý. Duy Dân tương đối là ứng dụngchân lý’’. Rất nhiều chỗ ông nói gọn Con Người (viết hoa). Ông nói theo Byron: (44)‘’Hãy trông trong con mắt người mù không dứt ngẩng lên nơi Chúa mà đi’’ và ông bảo:‘’Người đó không thấy bằng mắt mà trông thấy bằng lòng’’. (45) Cũng như EmmanuelMounier, Lý Đông A coi lòng yêu thương như bản chất của Con Người viết hoa. Và khiTình Yêu đắc thắng thì ‘’sẽ không còn sót một chúng sinh nào ‘’mù mắt’’ và ‘’cúi mặt’’nữa’’.Trong bài ‘’Thắng Nghĩa’’ giảng về cốt lõi của Duy Dân, chỉ vẻn vẹn có 4 trang, LýĐông A đã nhắc đến 2 chữ ‘’con tâm’’ 3 lần, chữ Người viết hoa 3 lần và những từ siêunhiên, thiêng liêng, 4 lần. Đủ thấy ông cũng hiểu một chủ nghĩa lấy con người làm cứu288 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


cánh phải trọng chữ Tâm là cái phần Tâm Linh nối con Người với cõi Linh Thiêng, cõiSiêu Nhiên. Sau đây là một đoạn vắn:‘’Đừng để bị che lấp bởi ý thức hình thái của một thể chế xã hội và văn hóa nàomà bỏ mất lập trường siêu nhiên và thiêng liêng, nó còn là một quyền lợi của trí tuệhưởng dụng, của sức phán đoán quyết định và hành động’’.Ta không lấy làm lạ là lãnh tụ Duy Dân đã lấy Người làm cứu cánh với cái Tâmvà lập trường siêu nhiên, thiêng liêng của tôn giáo làm trung tâm của chủ nghĩa DuyDân của ông. Bởi vì ngoài những lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triết học mà ông tỏra rất uyên thâm, mặc dầu ở tuổi đôi mươi, ông còn rành rẽ về các tôn giáo, đặc biệt làPhật Gíáo. Cho nên cùng với nhãn quan tôn giáo, hay có thể nói với ‘’Huệ Nhãn’’ củamột Phật Tử đắc đạo ông đã thấy ngay cộng sản là tà thuyết mà sớm muộn sẽ bị chônvùi.2. Ngô Đình Nhu, em ruột và Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống Diệm cũng nhưLý Đông A đã chọn Con Người để chống với xã hội chủ nghĩa phi nhân. Ông đã tổnghợp thuyết ngôi vị (personalisme) của Emmanuel Mounier và thuyết nhân bản(Humanisme intégral) của Jaques Maritain để thành hình Thuyết Nhân Vị, Đông Á củaông. Tiếc rằng đa đoan với chính trị, ông không đích thân quảng bá được học thuyếtcủa mình, để cho ông anh là Giám Mục Ngô Đình Thục mở trường dậy ‘’Nhân Vị’’ tronglãnh thổ Giáo Khu Vĩnh Long, làm người ta hiểu lầm Thuyết Nhân Vị là thuyết của NhàĐạo. Phải chi ông Nhu trao cho nhóm Quê Hương của mấy đại trí thức miền Nam lúcấy, hay Bộ Trưởng Trần Chánh Thành, hoặc Giáo Sư Nguyễn Văn Bông làm công việcphổ biến thì có lẽ có kết quả tốt hơn. Thời ấy những ký giả Mỹ thường chế diễu ôngNhu là nêu lên một cái học thuyết gì đó mà chẳng ai hiểu nổi. Họ dựa vào danh từ Phápngữ ‘’Personalisme’’, của Mounier để phê bình. Thì đúng từ đó có phần hơi khó hiểuthật. Bắt chước theo Descartes (với thuật ngữ latinh Cogito Ergo Sum), Mounier cũngnói ‘’Amo Ergo Sum’’ (tôi yêu vậy tôi hiện hữu). Và vì là người Ki-Tô Hữu nên ông theothánh kinh ‘’Thượng Đế là Tình Yêu’’, để chế biến ra con người bắt đầu cuộc đời bằngtình yêu, cũng để nói lên tính nhân đạo từ bi bác ái của triết thuyết của ông. (46) Nhưnghai từ ‘’Nhân Vị’’ của ông Nhu thì không thể bảo là khó hiểu được. Tố Hữu, tay trùm vănnghệ miền Bắc cũng nói đến Nhân Vị, Nguyễn văn Trấn, cộng sản gộc miền Nam cũngnói đến Nhân Vi. Tố Hữu mắng ‘’bọn Nhân Văn’’ là ‘’thấy kẻ thù nói Nhân Vị, chúngcũng nói Nhân Văn’’.Nhân Vị, Nhân Văn, Nhân Phẩm, Nhân Đạo, Nhân Bản, Nhân Tính, Nhân Quyền,Duy Nhân...Thì nhân sinh quan, hay Nhân Chủ, Duy Nhân, Dân Chủ quẩn lại cũng chỉ làthuyết về con người, con người không phải thuần vật chất, mà là con người có hai phầnvật chất hữu hình bị hấp lực của vật chất kéo xuống và phần vô hình linh thiêng đượcGiới Siêu Nhiên, Giới Linh Thiêng, Đấng Thiêng Liêng, Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng,Đấng Hằng Hữu, Đấng Chí Tôn, Chí Thánh...Thượng Đế dùng tôn giáo để nâng lên.Những người chống cộng mà hiểu rõ bản chất phi nhân của cộng sản đều nhân danhtính nhân bản đó, nhân danh Con Người để chống lại tính phi nhân bản, phi nhân củaxã hội chủ nghĩa.Một cựu cán bộ Duy Dân nói với soạn giả, khi còn sinh thời ông Nhu thường hayđàm đạo với ông Thái Lăng Nghiêm, một đồ đệ của Lý Đông A. Hẳn hai ngưòi cũng tìmthấy có chỗ tương đồng trong hai chủ trương nhân chủ và nhân vị. Chữ vị theo chúngtôi hiểu được dùng trong thuật ngữ này có lẽ nhằm đề cao vị trí, điạ vị của con ngườilinh ư vạn vật. Và cũng nhắc nhở mọi người là mình sống không phải chỉ có mình, màcòn có người khác xung quanh, vì vậy muốn hưởng tự do của mình, thì phải đồng thời289 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


tôn trọng tự do của người khác. Ai cũng có một địa vị xứng đáng trong xã hội. Conngười không phải là bánh xe con ốc, trong xã hội. Con người là một thực thể tự do có vịtrí xứng đáng của một tạo vật có hai phần hồn và xác, chứ không phải là con vật haichân.Nhưng con người cũng không phải là thiên thần. Như Blaise Pascal đã nói:‘’L’homme n’est ni ange, ni bête et celui qui veut faire l’ange fait la bête’’ (con ngườikhông phải thiên thần, cũng không phải súc vật, và kẻ muốn làm thiên thần thì thànhsúc vật.) Và cũng Blaise Pascal, lại Pascal! đã định nghĩa con người là cây sậy, nhưnglà cây sậy biết tư duy: ‘’L’homme est un roseau, mais un roseau pensant’’. Ông hiểuhơn ai hết chỗ yếu đuối, thấp hèn của con người về phần vật chất. Nhưng đồng thờiông cũng thấy giá trị vô biên ở trong con ngưòi do cái phần lý trí, phần thiêng liêng.3. Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, có một vị ứng cử viên Tổng Thống cũng đã bắtchước Lý Đông A chọn thuyết ‘’Nhân Chủ’’ làm ngọn cờ đầu. Gần đây, sang định cư ởMỹ, khi viết sách viết báo lại cũng thấy ông nhắc đến Thuyết Nhân Chủ. Ông cho rằng vịGiáo Chủ Ki Tô Giáo đã đưa ra một ‘’tuyên ngôn về ý niệm Nhân Chủ Đạo’’ và ‘’đạo củaĐức Thích Ca là Nhân Chủ Đạo’’.4. Hai từ Nhân Bản và Nhân Đạo thì được dùng nhiều nhất. Đâu đâu cũng nóiđến nhân bản, nhân đạo. Cộng sản cũng nói nhân bản. Nhân Đạo còn là tên một tờ báonổi tiếng của đảng cộng sản Pháp. Khác một điều là nhân bản, nhân đạo của cộng sảnhiểu theo duy vật nên không có phần Tâm Linh, Linh Thiêng. Con người đối với họ chỉlà ‘’cái nó ăn’’, như Feuerbach đã định nghĩa.5. Ngoài ra cũng thấy một số người đưa ra thuyết Duy Nhân. Cũng lại con người.6. Và rất nhiều người đề xướng cuộc tranh đấu đòi ‘’Nhân Quyền’’, theo chủtrương của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Những người này phântán thành quá nhiều nhóm đến nỗi có người chủ trương lập một ‘’Mạng Lưới NhânQuyền’’ để phối hợp, điều hợp công tác cho mạnh hơn.7. Hiện giờ ở trong nước, như đã nói trên người ta chú ý nhất đến ‘’Cao TràoNhân Bản’’ của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Ngoài những hoạt động của ông đã đượctrình bày ở Đoạn II, tưởng cũng nên trích lại đây mấy lời ông phát biểu về chủ nghĩanhân bản, cô đọng trong bài báo nhan đề: ‘’Let our people trade’’ (Hãy để nhân dân ta(tự do) mậu dịch), đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 6.9.1999 vừa qua. Ông chorằng tự do mậu dịch sẽ giúp cho nhân dân được hưởng thêm nhân quyền:‘’Nhân dân Việt Nam đã bị tước đoạt trong thời gian quá lâu những quyền conngười căn bản, nay rất cần thấy khuynh hướng mở cửa’’. Sau khi kết tội đảng là đã nắmgiữ độc quyền chính trị quá lâu, khiến nhân dân bị đói khổ, ông viết: ‘’Tóm lại ta cầnvượt lên trên những dị biệt và tranh chấp trong quá khứ để tiến tới kỷ nguyên nhân bảnmới, chấp nhận hòa mình vào thế giới chung quanh ta. Tại Việt Nam chủ thuyết nhânbản mới rất được hoan nghênh vì sẽ giúp đoàn kết dân tộc từng bị chia rẽ bởi sự đốiđầu Quốc-Cộng trong quá khứ. Điều đáng tiếc là đảng cộng sản lại chậm chạp nhấttrong việc chấp nhận sự thay đổi này’’.C. Ngoài 2 ngọn cờ chính là Dân Tộc và Con Người, không thể không nói tớingọn cờ Dân Chủ Xã Hội của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập và là Giáo Chủ PhậtGiáo Hòa Hảo, cũng được gọi là Phật GiáoTứ Ân. Chính Ngài cũng đã lập ra một chínhđảng để chống cộng là Đảng Dân Chủ Xã Hội (21.9.1946). Dân Chủ để chống độc tàicủa cộng sản ‘’chuyên chính’’. Xã Hội để chống bất công trong các xã hội tư bản, tự dokinh doanh quá trớn. Đó là một sự dung hòa theo đạo trung dung. Dĩ nhiên chủ nghĩa xãhội ở dây là xã hội theo nghĩa hoàn toàn khác với xã hội chủ nghĩa của cộng sản.290 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Bản Tuyên Ngôn thành lập Đảng Dân Xã (viết tắt của Dân Chủ Xã Hội) đã ghi rõmục đích của đảng là ‘’chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào, chống giai cấp đấutranh, chủ quyền thuộc toàn dân, kiến tạo một xã hội Việt Nam mới dân chủ, công bằngvà tiến bộ...’’Trong cuốn ‘’Phật Giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc’’ ông Nguyễn LongThành Nam, một đạo hữu Hòa Hảo nổi tiếng, nói về lập trường của Đảng Dân Xã HòaHảo, cũng là lập trường của Phật Giáo Hòa Hảo như sau:‘’Người chiến sĩ dân xã quan niệm tranh đấu tức là hành đạo. Tức là không tranhđấu cho cá nhân ta, mà tranh đấu cứu dân cứu nước, để thực hiện một xã hội côngbằng, nhân ái, tự do bình đẳng, đạo đức và an lạc cho tất cả, đúng theo chủ trương củaĐức Phật’’.Được biết hiện nay Tiến Sĩ Lê Phước Sang, một nhân vật nổi tiếng thời Đệ NhịCộng Hòa là Tổng Bí Thư của Dân Xã Đảng.Nếu chỉ để ý nét ‘’đại đồng’’ và bỏ qua những nét ‘’tiểu dị’’, thì có thể nói tất cảcác tổ chức chống cộng hiện nay đều chủ yếu tranh đấu vì con người nói chung, vì conngười Việt Nam nói riêng. Vậy ngọn cờ chung là Con Người. Theo thiển kiến, nếunhững người cùng đứng dưới ngọn cờ đó đoàn kết lại thành một tổ chức chặt chẽ đểđấu tranh thì chắc chắn dễ thành công hơn.o O oĐể kết thúc chương này và soạn phẩm ‘’Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thực Hay Hư?’’ chúng tôi xin nhắc lại rằng chẳng những người quốc gia chống cộng trong nước cũngnhư trên khắp thế giới mà ngay cả một số đông cán bộ cộng sản cũ cũng khẳng địnhrằng xã hội chủ nghĩa là sai, là không tưởng. Hơn thế, nó đã là độc tố giết hại conngười. Riêng đối với dân tộc Việt Nam nó đã là dụng cụ tàn sát hàng triệu sinh linh, đẩyhàng chục triệu con người vào chỗ đói khổ, tù tội, chia ly tan tác.Tuy những ngưòi nhập cảng nó từ Liên Xô vào Việt Nam tự hào là nhờ có nó màhọ đã đánh thắng thực dân Pháp và ‘’Đế Quốc’’ Mỹ, đem lại ‘’độc lập’’ và ‘’thống nhất’’cho tổ quốc. Nhưng những từ độc lập thống nhất trên thực tế chẳng có nghĩa lý gì vìdưới quyền thống trị của đảng cộng sản độc tôn phát xuất từ Liên Xô, do những điệpviên của quốc tế 3 dựng lên theo mẫu mực của đế quốc Liên Xô, nước ta thực sựkhông có độc lập, chỉ có đói nghèo và cùm kẹp. Không có thống nhất chỉ có chia rẽ trầmtrọng giữa các giai tầng xã hội, giữa các người Nam kẻ Bắc, người Trung, chia rẽ trầmtrọng giữa giai cấp thống trị tư bản đỏ nhiều đặc quyền đặc lợi và nhân dân đói khổ, đóikhát tự do.Một chế độ như vậy, đáng lý nó đã phải sụp đổ từ lâu. Ít ra cũng phải đã sụp đổcùng với các nước Đông Âu và Liên Xô. Nhưng vì dân trí còn thấp, chưa hiểu rõ bảnchất của cộng sản, lại bị lừa bởi những kẻ tài đóng kịch. Những người chống cộng cũngchưa hiểu rõ đích thực cộng sản, xã hội chủ nghĩa, nó độc hại chủ yếu ở chỗ nào. Nhiềukhi chỉ biết chống những kẻ cầm quyền đương thời như những Tam Lê, Tứ Lê: LêDuẫn, Lê đức Thọ, Lê khả Phiêu...mà quên mất rằng đầu sỏ chính phải là Lê-nin, Các-Mác hay đúng ra là chủ thuyết vô thần, phi nhân của Mác và Ăng-ghen mới đúng. Cácquốc gia đồng minh giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cộng trước đây cũng không nhắmđúng vào đối tượng chính là xã hội chủ nghĩa của Mác-Lê, mà chỉ nhắm vào đế quốcLiên Xô như mối đe dọa quyền lợi của những đế quốc tư bản, và tiền đồn của đế quốcLiên Xô là Việt Nam. Còn những kẻ lãnh đạo chiến tranh ‘’chống Mỹ Ngụy’’ thì hô hoánlên với thế giới rằng họ bị xâm lăng bởi tập đoàn siêu cường ỷ chúng hiếp cô.Đa số chúng ta, trong phía người quốc gia trước đây cũng không hiểu thật thấu291 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đáo về cộng sản. Chúng ta chưa hiểu rõ bản chất nguy hiểm nhất độc hại nhất là thuyếtduy vật vô thần. Chúng ta cũng chưa nắm vững chiến lược, chiến thuật thiên hình vạntrạng, gọi là chiến tranh trường kỳ, chiến tranh nhân dân, toàn bộ chiến v.v...của cộngsản.Hơn thế nữa những nhà lãnh đạo phía Quốc Gia đã tỏ ra thua kém lãnh tụ Hồ chíMinh ở chỗ ông này biết khóc, biết hôn, biết xin lỗi, biết đóng kịch, biết đi dép râu, biếtxắn tay áo lao động với quần chúng, với nhân dân nghèo. Ông Bảo Đại, ông Ngô ĐìnhDiệm cũng không có thành tích vào tù ra khám bằng ông Hồ chí Minh. Tất cả những cáithua kém đó, tuy chỉ là hình thức, nhưng lại có tác dụng đối với quần chúng và với cácphóng viên ngoại quốc. Thành ra người ngoài thường nghĩ phe ông Hồ mới là ngườiquốc gia thực sự, còn phe quốc gia chỉ là tay sai của thực dân Pháp, hay ít ra cũng lànhững người thân Mỹ mà thôi.Chính vì tình hình rắc rối phức tạp như vậy nên phe quốc gia đã thua. Cũngchính vì chống cộng mà lại để cho media của mình trình bày cuộc chiến thì dĩ nhiênchống ‘’Việt Nam’’ hơn là chống cuộc chiến Việt Nam, nên Mỹ mới thua, vì dư luận thếgiới vẫn thường bênh kẻ yếu.Vậy thì muốn thực sự thắng cộng sản, phải đánh đúng yếu huyệt của nó là chủnghĩa duy vật vô thần, vô đạo, phi nhân, độc tài, đại ác. Như Nguyễn chí Thiện đã nóichúng ta chống cộng là chống cái ác. Lấy cái Thiện chống cái Ác. Chứ không phảichống Lê khả Phiêu và những ủy viên bộ chính trị, cho dù họ có đích thực là xấu, là ác.Bởi vì cái ác trong những con người ấy là do cái tối ư tàn ác trong chủ nghĩa vô thầncủa Mác và Ăng-ghen mà ra.Thường sau một đại bại như vụ tháng Tư năm 1975, hàng ngũ bên thua tan rãđến độ phải một thời gian dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm, mới có thể chỉnh đốn lạihàng ngũ để phản công. Thời gian dài hay vắn tùy theo sự cần thiết để lấy lại tinh thầnhết hoảng hốt, thất vọng, bực bội, giận dữ, giận với mình với bạn, với cấp trên với cấpdưới, với đồng minh. Trong thời gian đó người ta thường đổ lỗi cho nhau. ‘’Tại anh’’,‘’tại nó’’ không bao giờ ‘’tại tôi’’. Bao lâu còn trong tình trạng hoang mang đổ lỗi chonhau như thế thì chưa thể phản công cho có kết quả được.Nay một phần tư thế kỷ đã qua rồi. Thời gian đã quá đủ để hàng ngũ người quốcgia lấy lại bình tĩnh, tìm ra đúng nguyên nhân thất bại. Đã đến lúc nhìn thẳng vào sựthật mà không sợ mất lòng, không sợ bất công, thiên vị. Phải can đảm nhìn nhận lỗi lầmcủa mình, thì mới có thể quật khởi để dành lại phần thắng. Thắng lần này là thắng chodân tộc, cho ‘’Con Người’’. Không phải thắng cho một cá nhân hay phe nhóm. Đến lúcđó dù người nào, nhóm nào được bầu lên cầm quyền thì chủ quyền cũng thực sự là củanhân dân. Lúc đó mọi người dân sẽ có tự do, dân chủ thực sự. Dân chủ thực thi trênnguyên tắc phân quyền rõ rệt, các quyền lập pháp hành pháp tư pháp hoàn toàn độclập kiểm soát lẫn nhau.Nói đến tự do là nói đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo trên hết. Người dân sẽcó quyền tự do báo chí để dùng báo chí làm đệ tứ quyền. Người dân sẽ có quyền tự dotín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng hiểu cho đúng nguyên tắc bìnhđẳng thì tôn giáo nào cũng có quyền ngang nhau, tôn trọng lẫn nhau. Không tôn giáonào có thể tự cho mình là quốc giáo, hay đòi ưu thế trên các tôn giáo khác. Mọi tôn giáođều hòa đồng trong niềm tin chung rằng ‘’Giời, Phật’’, Thượng Đế, ‘’Ơn Trên’’, ĐấngThiêng Liêng, Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Chân-Toàn Thiện-Toàn Mỹ, Nguyên Nhân vàCứu Cánh của muôn loài là của chung mọi tôn giáo, sẽ cùng nhau phụng sự ConNgười, phụng sự dân tộc theo khả năng và vị thế của mình.292 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Rút kinh nghiệm của Đông Âu, trong việc cai trị, trong giai đoạn đầu phe quốcgia, sau một thời gian bị thua thiệt, lực lượng bị suy giảm quá nhiều, có thể là chưachiếm được đa số trong quốc nội. Chính phủ có thể còn do số đông những người cộngsản cũ nắm giữ. Nhưng nếu đoàn kết và biết sử dụng sở năng và uy tín của mình,những người quốc gia chắc chắn sẽ dần dần tiến lên nắm đa số và đưa dân tộc trở lạicon đường phục vụ đắc lực Con Người, là cứu cánh của mọi chính quyền. Đến lúc đómới thực sự thành công mỹ mãn. Cái họa xã hội chủ nghĩa Mác Lê không còn bao giờtái diễn. Trong khi chờ đợi, theo thiển kiến, một việc khẩn thiết cần làm ngay là tập trungtrí lực vào việc phá vỡ huyền thoại về ‘’người yêu nước’’ Hồ chí Minh, huyền thoại vềcuộc ‘’chiến thắng dành độc lập và thống nhất tổ quốc’’ của cộng đảng. Những huyềnthoại mà hàng chục cây viết nổi tiếng trên thế giới, hoặc vì thiên kiến, hoặc vì ngộ nhậnđã giúp tạo nên trên bình diện quốc tế suốt một phần tư thế kỷ qua. Những huyền thoạimà ban văn hóa tư tưởng của cộng sản càng ngày càng tô vẽ thêm. Đó là mặt trận vănhóa đã trở thành quyết định vào lúc này. Thắng ở mặt trận này, ta sẽ bù đắp đượcnhững thất bại ở các mặt trận quân sự và chính trị trước đây. Tiếp tục thụ động để thuaở mặt trận này, phía người quốc gia sẽ vĩnh viễn là kẻ chiến bại đối với lịch sử.Trong mặt trận văn hóa này, chúng ta có thêm một đồng minh. Đó là phong tràophản tỉnh, phản kháng ở trong nước. Tiếng nói của họ, tuy chưa hoàn toàn đồng điệuvới tiếng nói chúng ta. Nhưng ở trong hoàn cảnh của họ, nó đã khiến người ngoại quốcchú ý hơn tiếng nói của chúng ta. Hơn nữa đối với nhân dân trong nước nó cũng có ảnhhưởng trực tiếp và thuận lợi hơn tiếng nói của chúng ta. Chúng ta nên khuyến khích vàuốn nắn nó bằng thông cảm, thuyết phục, trao đổi quan điểm, để dần dần tiến đến hòađồng quan điểm và thống nhất đường lối đấu tranh, hỗ trợ cho những hình thức tranhđấu khác của các tầng lớp nhân dân đang không ngừng diễn ra trong nước cũng như ởhải ngoại càng ngày càng có cơ thắng lợi theo xu hướng dân chủ, nhân chủ của thờiđại.Chú Thích:1.- Lời nói của Tạ đình Đề sau khi ra tù, theo Bùi Tín, trong ‘’Mặt Thật’’. Có ngườinói Tạ đình Đề là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, đã có lần giơ súng định bắn ông Hồ,nhưng đã bị ông Hồ cảm hóa, rồi quay ra tuyệt đối trung thành với ông Hồ. Chính Đề đãtheo lệnh Hồ vào Nam tiếp xúc với ông Nhu, bàn chuyện hiệp thương để miền Nam bớtbị áp lực của Mỹ, miền Bắc tránh nạn lệ thuộc Liên Xô và Trung Quốc. Chỉ mấy thángsau khi Hồ chết ông Tạ Đình Đề đã bị bọn Lê Duẫn Lê đức Thọ hạ lệnh bắt giam.2.- ‘’Mặt Thật’’ trang 146.3.- Hồ chí Minh toàn tập, tập IV, trang 74-75, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 19844.- Viết tắt của những chữ agitation và propaganda, có nghĩa là khuấy động quầnchúng và tuyên truyền.5.- Nhị Các = Các tận sở năng, Các thủ sở nhu.6.- ‘’Chân Tướng Hồ chí Minh, Hưng Việt, 1989, trang 37.7.- Tác giả ‘’Hồ chí Minh, tên Người trên những chặng đường lịch sử cứu nước’’,tạp chí ‘’Nghiên cứu lịch sử’’ số 156, 5.6.1974, trang 11-18.8.- Trong cuốn ‘’Hồ chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp’’ viết bằng ngoạingữ, do nhà xuất bản Nam Á, Paris dịch thuật và phát hành, Giáo Sư Tôn Thất Thiện,một trong 10 tác giả của tập sách, đã nghiên cứu, phân tích kỹ về vai trò quốc tế củaông Hồ, căn cứ theo rất nhiều sử gia và nhà báo ngoại quốc và trong nước, từ trang 55đến 100. Giáo Sư Thiện đã chứng minh rằng ngay từ đầu thập niên 20 ông Hồ đã lọtvào mắt xanh của Manouilsky, một trong năm người trong ủy ban thu hẹp (Malaia293 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


Commissia) của bộ chính trị 11 người đầy quyền lực trong quốc tế 3, lúc ấy đã hoàntoàn do Liên Xô chi phối. Và từ đó mọi cử chỉ hành vi của ông Hồ đều do Manouilskyxếp đặt, tổ chức, điều khiển với kỷ luật sắt của một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ lãnhđạo các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.9.- ‘’Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trang 52, 65, 85.10.- Muốn biết thêm chi tiết về ông Hồ, xin đọc tác phẩm ‘’Hồ chí Minh sự thật vềthân thế và sự nghiệp’’ do nhà xuất bản Nam Á, Paris, xuất bản năm 1990. Trong đó cósự đóng góp của 10 tác giả người Việt và người ngoại quốc, gồm các Học Giả, NhàVăn, Nhà Báo, Giáo Sư Đại Học của Canada, Pháp: Bùi Xuân Quang, Tôn Thất Thiện,Nguyễn Thế Anh, Lâm Thanh Liêm, Đinh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Huy, Jean FrancoisRevel, Ralph Smith, và Olivier Todd (tác giả ‘’Cruel Avril’’ = Tháng Tư Dữ đã được GiáoSư Phạm Kim Vinh dịch ra tiếng Việt: ‘’Tháng Tư Đen’’.11.- Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 1979, trang 32.12.- Về sự đóng kịch và đạo đức giả của Hồ chí Minh xem thêm nhận xét củaHoàng Quốc Kỳ trong phần phụ lục.13.- Hồ chí Minh on revolution, Frederick A. Praeger, New York, 1966, trang 9.Những tác giả trên thế giới ca tụng Hồ chí Minh thì nhiều lắm. Nhưng đáng chú ý nhấtvà có ảnh hưởng nhất là cuốn từ điển bách khoa Britannica. Cho đến năm 1998 ta hãycòn thấy họ gọi ông là anh hùng cứu quốc, là cha già dân tộc Việt Nam. Vì trong sốhàng chục tác phẩm tham khảo ta thấy toàn là của phía cộng sản, hoặc những ngườithân cộng, ác cảm với phe quốc gia mà họ cho là bán nước, tay sai của Mỹ v.v...nhưSainteny, Lacouture, và Halberstam. Về ông này và Sheehan, chúng tôi đã nói nhiềutrong ‘’Ngô Đình Diệm, Lời Khen Tiếng Chê’’.14.- Ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, Tỉnh nhà ông, sau khi ông đã nhận lỗi, xin lỗi rồiđồng bào vẫn còn nổi dậy.15.- Hồ chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Văn Nghệ,1992, trang 30). Nói về ông Hồ Sĩ Khuê, liên tưởng đến ông Đỗ Mậu, cũng đã từng coiNgô Đình Diệm là lãnh tụ anh minh, thế mà chẳng rõ ông viết gì trong cuốn ‘’Tâm Thư’’để đến nỗi tạp chí cộng sản của Hà Nội (số tháng 10 năm 1995) trích nhiều đoạn trongđó ông ta ca tụng Hồ chí Minh hết lời, còn nói những người cộng sản có tài, có trí, lại cócông lớn, còn người quốc gia thì bất tài v.v...16.- Về tác giả Mỹ chúng tôi chỉ nêu một tên Karnow vì sách của ông có trên triệuđộc giả, còn đựơc đưa lên màn ảnh lớn. Nhưng thực ra có cả chục tác giả ca tụng ôngHồ.17.- Tuy UNESCO đã hủy bỏ ngày lễ, nhưng họ lại vô ý (hay có nội gián xếp đặt)cho việt cộng thuê rạp của UNESCO để tổ chức văn nghệ trước ngày sinh của ông Hồmấy ngày, khiến có thể có người hiểu lầm. Vì vậy mà thanh niên sinh viên ở Pháp đãkéo tới biểu tình phản đối UNESCO. Họ được đại diện UNESCO giải thích là chỉ chomượn rạp, với điều kiện không được ghi gì trong chương trình hay bích chương nhắcđến ngày sinh của ông Hồ. Sự việc này chứng tỏ những kẻ chỉ huy mặt trận văn hóa,tuyên truyền của cộng sản, kiên trì, không ngừng ‘’thua keo này bày keo khác’’ và cốtình gian lận.18.- Bùi Bảo Trúc, người chuyên viết ‘’thư gửi bạn ta’’ trên báo Người Việt Tự Do,hôm 19.6.1999 cũng gọi cái ấy là ‘’Bác Hồ’’ khi ông viết: ‘’Chạy mãi mà không thấy cái‘’rest area’’ nào để vào làm công tác thủy lợi. Phải làm sao giải quyết tình trạng khẩntruơng này ? Không thể nhờ bác Hồ...giữ nước, dựng nước, cứu nước mãi đuợc...’’ câyviết của các nhà văn sao mà nó độc thế! Sau 1975, tại miền Nam không biết do đâu294 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thấy xuất hiện 4 câu vè được mệnh danh là ‘’đồng dao’’: Đêm qua mơ thấy bác Hồ,Truổng cời mà đứng tô hô ngoài đường, Hỏi rằng sao đỗi tang thương, sụt sùi bác mếu‘’thiên đường Mác-Lê!’’19.- Xin xem Bùi Tín, Chương 14 và mục Hoàng Tiến, Chương 19)20.- 15 điểm đó đại ý đòi bỏ độc quyền chuyên chính của đảng cộng sản, thiếtlập dân chủ đa nguyên. Ở đây tôi xin giới thiệu 3 tác giả để tham khảo: Bohm Bawerkvới ‘’Các Mác và kết cục hệ tư tưởng của ông’’, V. Simkhovich với ‘’Chủ nghĩa Mácchống chủ nghĩa xã hội’’ H.W.B. Joseph với ‘’Thuyết Giá Trị Lao Động của Mác’’...21.- Về chi tiết xin xem bài ‘’Đem Thượng Đế vào phòng Lab...’’, tác giả Vũ ĐứcMinh, trên nhị nguyệt san ‘’Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại’’, số 9, tháng 3 và 4.1999. Vàtạp chí Reader’s Digest October 1999 trang 151-155.22.- Tạm dùng từ của nhà văn giải Nobel Solzhenitsyn. Về chi tiết xin xem ‘’NgôĐình Diệm Lời Khen Tiếng Chê’’, tái bản tháng 10.1998, từ trang 318 đến trang 338’’,các chú thích về Karl Von Clausewitz, Strausz Hupé và Alexander IsayevichSolzhenitsyn.23.- Nhưng có một điểm đáng chú ý là tại sao người đòi dẹp bỏ thánh giá lại làngười vô thần, chứ không phải tín đồ một tôn giáo khác như Phật Giáo hay Hồi Giáov.v...Nếu bảo để thánh giá thì không công bình, không có bình đẳng tôn giáo, thì chínhcác tôn giáo khác phải so bì chứ sao lại những người vô thần. Điều đó chứng tỏ nhữngngười vô thần rất sợ các biểu tượng tôn giáo. Nó nhắc nhở họ tới cái xu hướng tự nhiêntrong con người họ, làm họ băn khoăn lo lắng, sợ hãi. Còn các tôn giáo thì khoan dunghơn. Chúa nào cũng là Chúa. Chúa chỉ có một. Bất cứ một biểu tượng nào nhắc tớiĐấng Tối Cao đều tốt.24.- Xin xem ‘’Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê’’, Minh Võ, Thông Vũ tái bản,tháng 10.1998, phần chú thích số 22 bis trang 333)25.- Bài của Võ Phiến dài trên 10 trang nói khá kỹ về hình thức chiến tranh trongchiến tranh toàn diện của cộng sản. Tiếc rằng không thể trưng dẫn hết ở đây.26.- Xem ra đa số các Sử Gia Mỹ không biết gì về chính trị chống cộng, hoặcmuốn tự tách mình ra khỏi mọi thứ ý thức hệ, cho nên họ ghi là chiến tranh Việt Namchứ không ghi chiến tranh của Mỹ chống cộng sản Việt Nam, và cũng chẳng giải thíchtay sai cộng sản quốc tế. Đó là một sự thực rất đáng lấy làm buồn. Cũng chính vì vậycho nên Mỹ mới thua. Các Sử Gia và nhà báo Mỹ vô ý thức chính trị, đã làm hại nướcMỹ. Cho nên dù có những chính trị gia lỗi lạc như Kissinger, như Nixon, và có cả bomA, bom H mà vẫn thua cộng sản Việt Nam. Một số nhà văn, nhà báo thời Đệ Nhất CộngHòa cũng bị khuyết điểm đó. Nhưng không nặng và nhiều như ở Mỹ.27.- Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, trang 620)28.- Cái tiếng thơm dân tộc anh hùng chiến thắng siêu cường nguyên tử sẽ sớmhết âm vang. Cái chất anh hùng của dân tộc cũng sẽ biến mất, nếu những người quốcgia yêu nước không lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở hiện nay để dành lại phầnthắng, cứ để nhân dân sống mãi dưới gông cùm cộng sản. Và lần này cũng không kháccác lần trước, phải nói lên được cái chính nghĩa chống cộng vô đạo phi nhân để giảicứu dân tộc. Trước tiên hãy xóa cho được những gì mà các Sử Gia thế giới đã lầm ghivề huyền thoại Hồ chí Minh, huyền thoại một cuộc chiến tranh giải phóng giả tạo. Côngviệc này nghe thì dễ, làm thì vô cùng khó khăn. Không đoàn kết, không thể nào làmđược. Vì nó đòi nỗ lực của một tập thể có tổ chức.29.- Quốc tế 1 chỉ tồn tại được 12 năm. Năm 1872 nó bị tách làm hai. Một phetheo Mác (chủ trương chính quyền tập trung), một phe theo Bakunin (vô chính phủ), một295 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


người cộng sản Nga. Để tránh tổ chức bị Bakunin tiếm quyền kiểm soát, Mác đã cho rờitrụ sở sang New York. Nhưng rồi cũng phải giải tán vào tháng 7 năm 1876 tại đại hội ởPhiladelphia. Quốc tế 2 được coi như Quốc tế xã hội chủ nghĩa thành lập tại đại hội ởParis năm 1889 (6 năm sau khi Mác qua đời). Trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ. Lê-nin sớm cómặt trong quốc tế 2. Vì lập trường khác nhau về vấn đề chiến tranh tổ chức này đã chiathành ba nhóm. Lê-nin cầm đầu một nhóm, tách ra lập quốc tế 3 (Comintern), đặt ranhững điều kiện gia nhập trong đó có điểm phải chấp nhận mẫu mực cách mạng củaLiên Xô, vì Liên Xô đã thành công trong việc cướp chính quyền tại Nga vào năm 1917.Từ đó nói đến quốc tế 3 là nói đến chính quyền Sô Viết. Nhất là kể từ khi Stalin lên thayLê-nin thì ông ta kiểm soát hoàn toàn tổ chức này. Năm 1943 Stalin giải tán Comintern.Năm 1947 lập Cominform (phòng thông tin quốc tế cộng sản), đặt trụ sở ở Belgrade,Nam Tư. Nhưng một năm sau, khi Titô tỏ ra bất tuân lệnh, Stalin cho chuyển trụ sở vềBucharest, Thủ Đô Bulgari. Năm 1956 ngày 17 tháng 4 Khrutshchev cho giải tán luôn.Cominform là một thứ phòng thông tin quốc tế chủ yếu để dùng làm một trung tâmtruyền bá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Bao nhiêu cán bộ lão luyện về Agit-Prop đều được điều động vào công tác này. Quốc tế 4 không có ảnh hưởng gì đáng kể,vì chỉ là chủ trương của một vài người bất đồng ý với Stalin trong vấn đề cách mạng vôsản, trong số đó đáng kể nhất là Leon Trotsky, bị Stalin kết án và trục xuất, rồi tìm cáchthủ tiêu. Vì thế quốc tế 4 còn được gọi là phe Tờ Rốt Kít..30.- Đúng ra trong tháng 2 năm 1846 Mác đã cùng với Ăng Ghen thành lập mộtủy ban liên lạc bằng thư từ giữa các người cộng sản (a communist correspondencecommittee), để đẩy mạnh công tác tuyên truyền quốc tế, và như vậy đã đặt nền móngcho một tổ chức cộng sản, để sau này (hơn một năm sau) thay thế Liên Đoàn NhữngNgười Công Chính (League of the Just. Tại đại hội cộng sản đầu tiên họp tại Luân Đôntháng 6 năm 1947 danh xưng ‘’Liên Đoàn những người công chính’’ đã được thay thếbằng danh xưng ‘’Liên Đoàn những người cộng sản’’.)31.- Xin xem đoạn dưới (trang 541...về chữ tâm, tâm linh...)32.- Nhà Toán Học, ông tổ của phép tính xác suất (calcul de probabilité), nhàkhoa học mới 17 tuổi đã có phát minh làm Triết Gia Descartes phát thèm. (Descartes làcha đẻ của Triết Học hiện đại, đồng thời cũng là một Nhà Khoa Học, Toán Học nhưPascal, hơn ông này 22 tuổi). Pascal cũng là Triết Gia nổi tiếng và còn là cự Tướng vềvăn xuôi trong Văn Học Pháp như Nhà Phê Bình Văn Học số một của Pháp là Boileauđã nhận xét. Tuổi đời vẻn vẹn có 39 năm, mà Triết Gia, Khoa Học Gia, và Nhà ToánHọc lẫy lừng này đã ảnh hưởng sâu đậm tới tư duy của những tay cự phách như JeanJacques Rousseau, Bergson và phái hiện sinh sau này. Cũng nên nói thêm là Pascal làngười rất sùng đạo. Ông còn theo phái Giăng Xê Nít phê bình các nhà thần học DòngTên là quá phóng túng, không đúng Tín Điều của Đạo. Khi chết ông đã cho mời LinhMục Công Giáo đến để được chịu các phép bí tích như một con chiên ngoan đạo.33.- Descartes (René 1596-1650) người sáng lập ra Thuyết Duy Lý với ‘’phươngpháp luận’’ thời danh khởi đầu từ sự nghi ngờ tuyệt đối dẫn đến ‘’Cogito ergo sum’’ (tôitư duy vậy tôi hiện hữu) thì cho rằng cứ dùng lý trí cũng chứng minh được là có ThượngĐế. Cứ cho rằng chưa biết có Thượng Đế hay không, nhưng ý niệm về Thượng Đế phảilà ý niệm về một Thực Thể Toàn Hảo (perfect). Mà nếu không hiện hữu thì không toànhảo. Cho nên Thượng Đế hiện hữu. Thánh Thomas Aquino thời Trung Cổ, Thế Kỷ 13(thường được gọi là Tiến Sĩ Thiên Thần của Giáo Hội La Mã có hai bộ Triết Học ToànThư và Thần Học Toàn Thư hàng ngàn trang, lúc ấy chưa có giấy và máy in như ngàynay) và Kinh Viện phái đều dùng lý trí để chứng minh Thượng Đế hiện hữu. Nhưng ở296 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


đây Pascal nói chỉ có cái Tâm ‘’cảm nghiệm’’ được Thượng Đế.34.- Xin nhớ lại những gì bà ngoại Vũ thư Hiên nói với con gái, mẹ tác giả, khinhận xét về các người cộng sản và Thiếu Tướng Đặng kim Giang nhận xét về Trầnngọc Hoàn và lời của Dương thu Hương viết cho bà Thụy Khuê về một ‘’Việt Kiều’’ Lêbá Hiên ‘’nào đó’’: ‘’Xét cho cùng, thật đáng thương, vì với gốc rễ là tầng lớp hào lý haylưu manh vô sản, họ chẳng tìm được cách phản ứng nào khá hơn.35.- Tư lệnh Hoàng Văn Ngãi sau bị bắt bị án 20 năm tù. Cựu Dân Biểu Lê TấnTrạng cũng có hoạt động trong tổ chức này. Ông đã trốn được và vượt biên đi tìm tự do.36.- Tuy nhiên cũng có người nghĩ trong vụ Thái Bình kéo dài cả năm có thể cóbàn tay của nhóm cán bộ cao cấp chống đảng do Trần Độ cầm đầu.37.- Cuối tháng 8.1999 giới quan sát trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đãlấy làm ngạc nhiên khi Hãng Reuters của Anh đăng lời Bác Sĩ Quế kêu gọi cả hai phíaMỹ-Việt hãy mau ký kết hiệp ước thương mại ‘’để ràng buộc Hà Nội vào những quy luậtcủa thế giới tự do...’’. Ông còn nói sẽ lãnh đạo cả người quốc gia hải ngoại trong việctranh đấu xây dựng dân chủ trong nước. Ít có ai nghi ngờ rằng ông bị cộng sản muachuộc, hay từ trước ông đã chỉ chống cuội. Nhưng người ta vẫn thắc mắc. Có ngườinghĩ có lẽ ông muốn bằng mọi cách được gặp Nữ Ngoại Trưởng Mỹ trong chuyến côngdu của bà dự định ghé Hà Nội và Sài Gòn vào thượng tuần tháng 9 này, nên đã dồnnhà cầm quyền vào cái thế không thể để ông toại nguyện ? Cũng có người cho rằngông có quyền có một đường lối đấu tranh riêng mà ông cho là phù hợp với tình thế hiệnnay. Có người thì trách ông ‘’làm chính trị sao không biết nói ít đi một tý, tuyên bố chicho lắm chuyện ? Tờ Asian Wall Street Journal số ra ngày thứ hai 6.9.1999 cũng đãđăng bài phát biểu của Bác Sĩ Quế ‘’Let Our People Trade’’.38.- Lý Tống đã được nhiều người ca tụng không tiếc lời. Chính Võ Đại Tôn cũngviết ở cuối một bài thơ riêng ‘’Kính tặng Người Hùng Lý Tống’’: ‘’Trên trang giấy học tròthơm nồng hương phấn Kế tên bao dũng liệt hùng anh Thằng con tôi ngồi cúi mái đầuxanh Tô nét đậm thêm vào tên Lý Tống! Muôn đời anh mãi sống’’. Sydney 18.9.1992.Anh đã sốngLý Tống có chỗ nói mình chẳng thuộc tổ chức đảng phái nào. Nhưng cũng lại tựxưng ‘’đại diện của đảng Trừ Gian Diệt Bạo’’. Có lẽ đây là cái đảng chỉ có trong ướcmong hay mộng tưởng của ông, và ông nghĩ người nào tự cho mình là chống cộngđương nhiên có tên trong cái đảng này. Những người không biết thích mộng đẹp nhưTú Gàn chẳng hạn thì ‘’chê’’ Lý Tống không còn manh giáp nào.39.- Cả các cựu đảng viên phản. Vì vậy những ai muốn lật đổ chế độ hiện nayđể thiết lập một thể chế tự do dân chủ thực sự cho nước nhà, cũng như các ngườiquốc gia chống cộng cần nỗ lực làm sáng tỏ vấn đề chiến tranh quốc cộng, bên nàođúng bên nào sai, bên nào phi nghĩa, bên nào có chính nghĩa. Công tội mỗi bên đượcxét định một cách công bình, phân minh. Những trang trên trong soạn phẩm này, chúngtôi đã cố gắng chứng minh một phần nhỏ. Nhưng dầu sao cũng chỉ là cố gắng của mộtcá nhân, trong khuôn khổ một chương sách. Cần có thêm nhiều công trình rộng lớn hơnmới có kết quả.40.- Và tuy là cộng sản, nhưng có lẽ ông không vô thần (?), nên ông đã để bà vợông đích thân tới Tân-Đề-Li ngồi 4 tiếng đồng hồ dự tang lễ một nữ tu nghèo khó là‘’Mẹ’’ Têrêxa, (tháng 9 năm 1997) và cũng như Hilary Clinton và nhiều Nữ Hoàng, ĐệNhất Phu Nhân khác, cung kính đặt vòng hoa phúng viếng nhân danh nhân dân Ba Lantrước linh cữu của một Nữ Tu Công Giáo khổ hạnh, người gốc Albani này.41.- Hơn nữa còn có một số lớn nông dân thuộc loại bần cố nông thời Pháp297 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ


thuộc, sau cải cách ruộng đất, tuy là đẫm máu với nhiều người nhưng lại có lợi cho họ,vì họ thấy số phận của họ dầu sao cũng khá hơn trước, mặc dù có tiếng mà không cómiếng, nghĩa là được vuốt ve hơn, tâng bốc hơn. Suốt mấy chục năm chỉ biết có ‘’bácvà đảng’’, luôn luôn được tuyên truyền rằng ‘’nhờ có bác có đảng nên mới có đượcngày nay’’. Những người đó cố nhiên phải theo lệnh đảng chống mọi cuộc thay đổi, đểbảo vệ cái mà họ tưởng là quyền lợi của giai cấp họ.42.- Có người nắm được bằng chứng cho thấy Thượng Tọa Thích Trí Quang đãgiật giây trong vụ này và ngay từ trung tuần tháng Tư nghĩa là gần một tháng trước khicó chỉ thị của Tổng Thống Phủ về vấn đề treo cờ Phật Giáo và biến cố mồng 8 tháng 5,đã có những buổi họp tại Chùa Từ Đàm để tính cách tranh đấu chống chính quyền. Họnhắc tới việc Sư Bà Thích Nữ Diệu Không đã xin tự thiêu ngay trong đêm 15 rạng 16tháng 4. Họ còn nói đến việc một nhà báo ngoại quốc nói đã có lúc Mai chí Thọ làm thưký cho Thượng Tọa Trí Quang. Nguyên việc vị sư này ngày nay im hơi lặng tiếng trướccuộc đàn áp Phật Giáo ở trong nước cho thấy ông không chống Cộng. Do đó ít nhấtngười ta cũng đặt câu hỏi: Trước đây ông có làm việc cho cộng sản không ?42++.- Nguyễn Ngọc Liên một trong nhiều tác giả cuốn ‘’Việt Nam, một số góp ýcho tương lai’’ đã trưng dẫn Almanac of the Christian World 1993-1994 ghi rằng: ‘’số tínđồ các tôn giáo ở Việt Nam chia ra như sau: Không tôn giáo hay vô thần: 22,5%, PhậtGiáo (kể cả Khổng Giáo, thờ Thần Linh và Phù Thủy): 54%, Phật Giáo Hòa Hảo và CaoĐài: 11% (Hòa Hảo 1,8 triệu và Cao Đài 3,8 triệu) Hồi giáo: 1%, Thiên Chúa Giáo (CôngGiáo và Tin Lành): 7,5%; Đa thần 4% (dân tộc thiểu số). Sau 7 năm tỷ lệ này chắc cóthay đổi.42bis.- Sinh năm 1920, mất tích năm 1946, sau khi tuyên bố giải tán Đảng DuyDân mà ông là lãnh tụ với danh xưng ‘’thư ký trưởng’’, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh,thường được biết dưới bí danh X.Y. Thái Dịch Lý Đông A. Có người nói cậu Thanh lúc19 tuổi đã tu tập tham thiền và đã ‘’chứng ngộ’’.43.- Hồ chí Minh thì đúng là đã cóp nhặt chủ trương tam dân của Tôn Văn đểchọn khẩu hiệu: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc cho chính thể ông, nhằm giấu mục tiêucuối cùng là chuyên chính vô sản và xã hội chủ nghĩa.44.- George Gordon Byron 1788-1824, Thi Sĩ Anh, một trong những nhà thơ nổitiếng thế giới, lãnh đạo trường phái lãng mạn trong Văn Học Anh.45.- Huyết Hoa, Vạn Thắng Thư Cục, trang 30. Chúng tôi viết lớn chữ lòng đểnhắc độc giả nhớ tới chữ TÂM mà chúng tôi đã ‘’dài dòng’’ ở trên.46.- Phải chăng nó cũng có hơi hướng ‘’Dịch’’ với thuyết âm dương298 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!