27.06.2018 Views

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH TỪ VỎ QUẢ CA CAO

https://app.box.com/s/yuh2wq45675m2wwd0f9ztmnt0cl7a5zc

https://app.box.com/s/yuh2wq45675m2wwd0f9ztmnt0cl7a5zc

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />

<strong>KHẢO</strong> <strong>SÁT</strong> <strong>QUI</strong> <strong>TRÌNH</strong> <strong>SẢN</strong> <strong>XUẤT</strong> <strong>THAN</strong> <strong>HOẠT</strong> <strong>TÍNH</strong> <strong>TỪ</strong><br />

<strong>VỎ</strong> <strong>QUẢ</strong> <strong>CA</strong> <strong>CA</strong>O<br />

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ QUẾ ANH<br />

Ngành: CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC<br />

Niên khóa: 2004-2008<br />

Tháng 10/2008


<strong>KHẢO</strong> <strong>SÁT</strong> <strong>QUI</strong> <strong>TRÌNH</strong> <strong>SẢN</strong> <strong>XUẤT</strong> <strong>THAN</strong> <strong>HOẠT</strong> <strong>TÍNH</strong> <strong>TỪ</strong> <strong>VỎ</strong> <strong>QUẢ</strong><br />

<strong>CA</strong> <strong>CA</strong>O<br />

Tác giả<br />

NGUYỄN THỊ QUẾ ANH<br />

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành<br />

Công nghệ Hoá học<br />

Giáo viên hướng dẫn<br />

ThS. NGUYỄN HỮU ANH TUẤN<br />

Tháng 10 năm 2008


LỜI CẢM ƠN<br />

Lời cảm ơn đầu tiên con xin được dành cho Ba Mẹ và mọi người thân trong gia<br />

đình – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và cho con những đều tốt đẹp nhất.<br />

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Hữu Anh Tuấn, người<br />

thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.<br />

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí<br />

Minh, cùng quý thầy cô Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học đã tận tình giảng dạy và tạo mọi<br />

đều kiện thuận lợi cho lớp DH04HH khóa 30 trong suốt thời gian vừa qua.<br />

Cảm ơn tập thể lớp DH04HH khóa 30 – những người bạn đã bên tôi trong suốt<br />

4 năm học tập.<br />

Và cuối cùng, xin gửi đến tất cả những người đã và đang quan tâm đến tôi một<br />

tình cảm thương yêu mà không phải lúc nào tôi cũng có dịp bày tỏ.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Tác giả.<br />

Nguyễn Thị Quế Anh<br />

ii


TÓM TẮT<br />

Vỏ quả ca cao là một phế phẩm trong ngành công nghiệp chế biến ca cao,<br />

nguồn phế phẩm này được giải quyết bằng cách sử dụng làm chất đốt, phân bón hữu<br />

cơ…<br />

Nhưng hiện nay, ca cao là một trong những cây công nghiệp đang được quan<br />

tâm phát triển, và diện tích trồng ca cao ngày càng tăng. Vì vậy mục tiêu của đề tài<br />

“Khảo sát qui trình sản xuất than hoạt tính từ vỏ quả ca cao” được tiến hành để giải<br />

quyết phần nào vấn đề phế phẩm vỏ quả ca cao.<br />

Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ Hóa học,<br />

thời gian từ 20/03/2008 đến 25/09/2008.<br />

Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đã thu được các kết quả như sau:<br />

Nguyên liệu vỏ quả ca cao sau khi phơi khô được than hóa ở nhiệt độ 350 o C, trong<br />

thời gian 30 phút; sau đó được tẩm hóa chất H 3 PO 4 nồng độ 30%, tiến hành hoạt hóa ở<br />

nhiệt độ 850 o C, trong thời gian 210 phút. Sản phẩm thu được có diện tích bề mặt là<br />

357,17m 2 /g; thể tích lỗ xốp là 0,657cm 3 /g.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

iii


MỤC LỤC<br />

TRANG TỰA<br />

LỜI CẢM ƠN<br />

TÓM TẮT<br />

MỤC LỤC<br />

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />

DANH MỤC CÁC BẢNG<br />

DANH MỤC CÁC HÌNH<br />

Chương I 1<br />

MỞ ĐẦU 1<br />

1.1. Đặt vấn đề 1<br />

1.2. Mục đích của đề tài 2<br />

1.3. Nội dung của đề tài 3<br />

1.4. Yêu cầu 3<br />

Chương II 4<br />

TỔNG QUAN 4<br />

2.1. Tổng quan về than hoạt tính 4<br />

2.1.1 Định nghĩa 4<br />

2.1.2 Vật liệu sản xuất than hoạt tính 4<br />

2.1.3 Một vài nghiên cứu gần đây trong việc điều chế THT 5<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

2.1.4 Phân loại than hoạt tính 8<br />

2.1.5 Phương pháp điều chế than hoạt tính 10<br />

2.1.6 Cấu trúc của than hoạt tính 14<br />

2.1.7 Ứng dụng của THT 19<br />

2.1.8 Tái sinh THT 20<br />

2.1.9 Tình hình sản xuất THT ở nước ta 21<br />

2.2. Tổng quan về cây ca cao 22<br />

2.2.1 Lịch sử phát triển của cây ca cao 22<br />

2.2.2 Hiện trạng ca cao ở Việt Nam 24<br />

2.2.3 Nguyên liệu vỏ quả ca cao 25<br />

iv<br />

i<br />

ii<br />

iii<br />

iv<br />

vii<br />

viii<br />

ix


2.3. Hấp phụ 30<br />

2.3.1 Định nghĩa về hấp phụ 30<br />

2.3.2 Hấp phụ vật lý 31<br />

2.3.3 Hấp phụ hóa học 32<br />

2.3.4 Cấu trúc chất hấp phụ 32<br />

2.3.5 Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt 35<br />

Chương III 38<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38<br />

3.1. Vật liệu 38<br />

3.1.1 Nguồn nguyên liệu 38<br />

3.1.2 Dụng cụ và hoá chất 40<br />

3.2. Phương pháp nghiên cứu 42<br />

3.2.1 Khảo sát tính chất của nguyên liệu 43<br />

3.2.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng quá trình than hóa của vỏ quả ca cao 44<br />

3.2.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng quá trình hoạt hóa 46<br />

3.2.4 Đều kiện tối ưu để điều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao 50<br />

Chương IV 53<br />

KẾT <strong>QUẢ</strong> & NHẬN XÉT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG <strong>SẢN</strong> PHẨM 53<br />

4.1. Kết quả và nhận xét 53<br />

4.1.1 Kết quả khảo sát tính chất của nguyên liệu 53<br />

4.1.2 Kết quả khảo sát quá trình than hóa 56<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

4.1.3 Kết quả của quá trình hoạt hóa 62<br />

4.1.4 Kết quả tối ưu hóa quá trình đều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao 75<br />

4.2. Khảo sát chất lượng sản phẩm THT 79<br />

4.2.1. Khả năng hấp phụ màu Xanhmetyl 80<br />

4.2.2 Khối lượng riêng 81<br />

4.2.3 Cấu trúc xốp của than ( Thể tích lỗ xốp) 82<br />

4.2.4 Diện tích bề mặt của sản phẩm THT từ vỏ quả ca cao 83<br />

v


Chương V 84<br />

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 84<br />

5.1 Kết luận 84<br />

5.1.1 Tính chất của nguyên liệu vỏ quả ca cao khô 84<br />

5.1.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình than hóa 84<br />

5.1.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình hoạt hóa 84<br />

5.1.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm THT đều chế từ vỏ quả ca cao 84<br />

5.2. Kiến nghị 85<br />

TÀI LIỆU THAM <strong>KHẢO</strong> 87<br />

PHỤ LỤC 89<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />

DTBM<br />

CHP<br />

CBHP<br />

HPVL<br />

Diện tích bề mặt<br />

Chất hấp phụ<br />

Chất bị hấp phụ<br />

Hấp phụ vật lý<br />

HPHH<br />

THT<br />

XM<br />

TB<br />

_<br />

Hấp phụ hóa học<br />

Than hoạt tính<br />

Xanhmetyl<br />

Trung bình<br />

không có<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG<br />

Bảng 2.1: Hàm lượng cacbon của một vài nguyên liệu thường được sử dụng làm THT5<br />

Bảng 2.2: Các thành phần cơ bản trong THT 18<br />

Bảng 2.3: Diện tích và năng suất của cây ca cao 25<br />

Bảng 2.4: Thành phần các chất trong vỏ quả ca cao 28<br />

Bảng 2.5: Thành phần các chất khoáng trong vỏ quả ca cao 28<br />

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm quá trình tối ưu đều chế THT từ vỏ quả ca cao 51<br />

Bảng 3.2: Đường chuẩn Xanhmetyl 52<br />

Bảng 4.1: Hàm lượng ẩm của vỏ quả ca cao và gáo dừa 53<br />

Bảng 4.2: Hàm lượng chất hữu cơ của vỏ quả ca cao và gáo dừa 54<br />

Bảng 4.3: Hàm lượng tro của vỏ quả ca cao và gáo dừa 55<br />

Bảng 4.4: Sự thay đổi hiệu suất theo nhiệt độ than hóa 56<br />

Bảng 4.5: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 300 o C 58<br />

Bảng 4.6: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 350 o C 58<br />

Bảng 4.7: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 400 o C 58<br />

Bảng 4.8: Khảo sát quá trình than hóa tại mức nhiệt độ 300 o C 60<br />

Bảng 4.9: Khảo sát quá trình than hóa tại mức nhiệt độ 350 o C 60<br />

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa 62<br />

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa 66<br />

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nồng độ H 3 PO 4 khi hoạt hóa than 68<br />

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm than trong H 3 PO 4 71<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của thời gian ngâm H 3 PO 4 74<br />

Bảng 4.15: Tối ưu hóa quá trình đều chế THT từ vỏ quả ca cao 77<br />

Bảng 4.16: Khả năng hấp phụ của than ca cao và than gáo dừa 80<br />

Bảng 4.17: Khả năng hấp phụ của than ca cao trước và sau khi tẩm H 3 PO 4 80<br />

Bảng 4.18: Khối lượng riêng của than ca cao và than gáo dừa 81<br />

Bảng 4.19: Thể tích lỗ xốp của than ca cao và than gáo dừa/1 đơn vị khối lượng 82<br />

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH<br />

Hình 1.1: Phế phẩm vỏ quả ca cao tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, BR – VT 2<br />

Hình 2.1: Than hoạt tính dạng bột 8<br />

Hình 2.2: Than hoạt tính dạng hạt 9<br />

Hình 2.3: Than hoạt tính dạng khối đặt 9<br />

Hình 2.4: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất than hoạt tính 10<br />

Hình 2.5: Cấu trúc tinh thể của than hoạt tính 14<br />

Hình 2.6: Cấu trúc lỗ xốp của than hoạt tính 15<br />

Hình 2.7: Các dạng lỗ xốp của than hoạt tính 16<br />

Hình 2.8: Cấu trúc lỗ xốp lớn của than hoạt tính 16<br />

Hình 2.9: Cấu trúc lỗ xốp trung của than hoạt tính 17<br />

Hình 2.10: Cấu trúc trúc lỗ xốp nhỏ của than hoạt tính 17<br />

Hình 2.11: Ca cao Criollo 22<br />

Hình 2.12: Ca cao Forastero 23<br />

Hình 2.13: Nấm Phytophthora Palmivora 26<br />

Hình 2.14: Nấm Phytophthora trên vỏ quả ca cao 26<br />

Hình 2.15: Cơ chế hấp phụ của THT 31<br />

Hình 2.16: Cơ chế hấp phụ hoá học 32<br />

Hình 2.17: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir 36<br />

Hình 2.18: Đường đẳng hấp phụ BET 37<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 3.1: Nguyên liệu vỏ quả ca cao tại Bà Rịa – Vũng Tàu 38<br />

Hình 3.2: Sơ đồ qui trình thực nghiệm 42<br />

Hình 3.3: Đường chuẩn Xanhmety 52<br />

Hình 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình nhiệt phân lên hiệu suất than 56<br />

Hình 4.2: Đường biểu diễn hiệu suất than hóa thay đổi theo thời gian 300 ÷ 400 o C 59<br />

Hình 4.3: Đường biểu diễn hiệu suất than hóa theo thời gian tại 300 o C & 350 o C 61<br />

Hình 4.4: Sản phẩm vỏ quả ca cao sau quá trình than hóa 62<br />

Hình 4.5: Sản phẩm gáo dừa sau quá trình than hóa 62<br />

Hình 4.6: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ hoạt hóa 63<br />

Hình 4.7: Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa lên số mg Xanhmetyl bị hấp phụ 66<br />

ix


Hình 4.8: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nồng độ H 3 PO 4 69<br />

Hình 4.9: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ ngâm than 72<br />

Hình 4.10: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo thời gian ngâm H 3 PO 4 74<br />

Hình 4.11: Dung dịch H 3 PO 4 sau khi ngâm than 81<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

x


Chương I<br />

MỞ ĐẦU<br />

1.1. Đặt vấn đề<br />

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của đất nước, về cả công – nông nghiệp lẫn<br />

dịch vụ. Một vấn đề khiến ta phải quan tâm lo lắng là vấn nạn ô nhiễm ở nước ta ngày<br />

càng đáng báo động.<br />

Có rất nhiều phương pháp và cách thức được đưa ra từ các chuyên gia môi<br />

trường để giải quyết vấn đề này. Trong đó hấp phụ là một trong những phương pháp<br />

được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay.<br />

Loại vật liệu quan trọng được sử dụng phổ biến hiện nay là than hoạt tính, có<br />

khả năng hấp phụ cao, tốc độ hấp phụ nhanh, hấp phụ một cách có chọn lọc và dễ sử<br />

dụng…Tuy nhiên giá cả của loại than này còn tương đối cao. Ở Việt Nam, số lượng<br />

nhà máy chuyên sản xuất than hoạt tính chưa nhiều và qui mô sản xuất chưa lớn. Hầu<br />

hết đều phải nhập từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ…<br />

Ngày nay, ca cao là một trong những cây công nghiệp đã và đang được chú<br />

trọng phát triển ở Việt Nam. Với đều kiện sinh trưởng phù hợp với một số tỉnh thuộc<br />

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu<br />

Long; chính sách đầu tư mở rộng diện tích trồng ca cao được thúc đẩy tích cực. Bên<br />

cạnh đó thị trường tiêu thụ sản phẩm ca cao có mức cầu cao hơn mức cung, mạng lưới<br />

thu mua đang hình thành và mở rộng.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Dự kiến năm 2010, tổng diện tích trồng ca cao trên cả nước sẽ là 20.000 ha, thu<br />

hoạch với sản lượng đạt 10.000 tấn hạt ca cao khô [1].<br />

Theo nghiên cứu của Adomako và Tuah (1988), để thu được một tấn hạt ca cao<br />

thì lượng vỏ quả ca cao tươi thải ra ngoài khoảng 10 tấn.


Hình 1.1: Phế phẩm vỏ quả ca cao tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, BR – VT<br />

Vì vậy vấn đề đặt ra là phải giải quyết lượng vỏ quả ca cao một cách hiệu quả<br />

và kinh tế nhất. Không những vỏ quả ca cao là phế phẩm khó xử lý cho người nông<br />

dân mà còn là môi trường phát triển của nấm bệnh gây hại cho cây ca cao nên cần phải<br />

xử lý nhanh và thật triệt để.<br />

Được sự phân công và giúp đỡ của các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Hóa<br />

học, cùng với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Hữu Anh Tuấn, tôi đã đi vào nghiên cứu<br />

và thực hiện đề tài “Khảo sát qui trình sản xuất than hoạt tính từ vỏ quả ca cao”.<br />

1.2. Mục đích của đề tài<br />

Các nghiên cứu trong việc tìm nguồn nguyên liệu đều chế than hoạt tính từ vỏ<br />

trấu, sọ dừa, bã mía…bước đầu đã cho những kết quả tốt. Một số nghiên cứu gần đây<br />

còn cho thấy vỏ quả cao cao – phế phẩm của ngành công nghiệp chế biến ca cao, là<br />

một nguyên liệu có thể được sử dụng đều chế than hoạt tính.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Đề tài được tiến hành dựa trên các mục tiêu chính:<br />

– Tổng quan về xu hướng tận dụng vỏ quả ca cao trong nền công -<br />

nông nghiệp hiện nay ở nước ta.<br />

– Xây dựng quy trình chế biến than hoạt tính từ vỏ quả ca cao.<br />

– Xác định đều kiện tối ưu cho quy trình.<br />

– Đánh giá một số đặc tính của than hoạt tính đều chế từ vỏ quả ca cao.<br />

2


1.3. Nội dung của đề tài<br />

– Tổng quan về than hoạt tính: cấu trúc, phương pháp đều chế…<br />

– Tổng quan về cây ca cao: lịch sử phát triển, các loại nấm bệnh, thực<br />

trạng trồng ca cao ở nước ta…<br />

– Thực hiện quá trình đều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao.<br />

– Đo bề mặt riêng bằng phương pháp BET, xác định thể tích lỗ xốp, và<br />

xác định khả năng hấp phụ màu của than hoạt tính đều chế từ vỏ quả<br />

ca cao.<br />

1.4. Yêu cầu<br />

– Giải quyết lượng phế phẩm từ vỏ quả ca cao.<br />

– Đưa ra kết luận về đều kiện tối ưu để sản xuất than hoạt tính từ vỏ<br />

quả ca cao.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

3


2.1. Tổng quan về than hoạt tính<br />

2.1.1 Định nghĩa<br />

Chương II<br />

TỔNG QUAN<br />

Than hoạt tính (Activated carbon) là loại vật liệu cacbon có nhiều lỗ xốp được<br />

tạo thành nhờ quá trình than hoá rồi hoạt hoá các chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ<br />

thực vật, và một số ít từ động vật.<br />

Khoảng không gian giữa các tinh thể của than hoạt tính (THT) tạo nên cấu trúc<br />

xốp, vì vậy diện tích bề mặt (DTBM) riêng của THT khá lớn, khoảng từ 250 m 2 /g -<br />

2500 m 2 /g [9].<br />

Vì có cấu trúc đặt biệt nên THT được sử dụng để hấp phụ các vật chất hữu cơ<br />

và hợp chất không phân cực dạng khí hoặc dạng lỏng rất tốt.<br />

THT còn giúp các vi khuẩn phân hủy một phần chất bị hấp phụ [14].<br />

2.1.2 Vật liệu sản xuất than hoạt tính<br />

Chất lượng của THT phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu ban đầu, vì nó qui định<br />

DTBM, cấu trúc lỗ xốp và kích thước lỗ sau này của THT.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Theo Balci (1992) bất cứ loại nguyên liệu nào có chứa hàm lượng cacbon cao<br />

và hàm lượng tro thấp đều có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất THT.<br />

Một số nguyên liệu thuờng dùng để sản xuất THT [6, 7, 9]:<br />

– Từ động vật: các loại xương.<br />

– Từ thực vật: gỗ, bã mía, trấu, sọ dừa, vỏ quả, hạt quả…<br />

– Mỏ khoáng sản: bitunious, antraxit, than bùn…<br />

– Từ polymer: cao su, các loại chất phế thải tổng hợp.


– Các nguồn vật liệu khác nữa như: giấy, một số sản phẩm phụ trong<br />

quá trình sản xuất dầu hỏa, đường…<br />

Người ta thường sử dụng bitunious và antraxit để sản xuất THT vì có hàm<br />

lượng cacbon rất cao, sản phẩm THT tạo thành có khả năng hấp phụ tốt.<br />

Nguyên liệu được lựa chọn tiếp theo là gỗ, than bùn; và các loại nguyên liệu có<br />

nguồn gốc thực vật khác như: vỏ dừa, mạt cưa, hạt quả… vì có thể hoạt hóa dễ dàng,<br />

cho THT chất lượng cao.<br />

Bảng 2.1: Hàm lượng cacbon của một vài nguyên liệu thường được sử dụng làm THT<br />

Nguyên liệu C (%)<br />

Gỗ mềm 40<br />

Gỗ cứng 40<br />

Than non 60<br />

Bitunious 75<br />

Antraxit 90<br />

(Balci, 1992)<br />

2.1.3 Một vài nghiên cứu gần đây trong việc đều chế THT [14, 15, 16]<br />

Trước khi thuyết hấp phụ ra đời, con người đã biết sử dụng than để hút giữ các<br />

chất như khí, hơi, hoặc các chất tan. Khả năng hút giữ các chất được biết đến đầu tiên<br />

là từ than gỗ.<br />

Người Hi Lạp cổ đã sử dụng than gỗ để chữa một số bệnh trong y học như hút<br />

khử mùi hôi từ các vết thương bị hoại thư. Người Ai Cập cổ dùng than để tẩy màu cho<br />

dầu ôliu. Người Anh dùng than để lọc nước sử dụng trong các chuyến đi dài ngày trên<br />

biển.<br />

Tuy không biết gì về thuyết hấp phụ, về chất hấp phụ hoặc về cấu trúc của than, nhưng<br />

từ xưa con người đã biết dùng than để phục vụ cho từng nhu cầu riêng của mình.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

tốt.<br />

Đó mới chỉ là than chưa được hoạt hóa nhưng cũng đã cho những kết quả khá<br />

5


Để tăng khả năng hấp phụ của than hơn nữa; vài thế kỷ sau, các nhà khoa học<br />

đã không ngừng tìm kiếm những loại nguyên liệu mới cùng cách thức đều chế thích<br />

hợp để tạo ra sản phẩm THT có chất lượng tốt hơn.<br />

Trên thế giới hiện nay có một vài nghiên cứu đáng quan tâm của các nhà khoa<br />

học về THT làm từ những phụ phế phẩm trong công nghiệp hoặc nông nghiệp. Với<br />

cách thức hoạt hóa hóa học, lẫn hoạt hóa vật lý đều được đưa vào thử nghiệm.<br />

Vì đề tài “Khảo sát qui trình sản xuất than hoạt tính từ vỏ quả ca cao”, đi theo<br />

hướng sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp, nên tôi xin điểm qua một số<br />

nghiên cứu tiêu biểu trong việc điều chế THT từ phụ phế phẩm nông nghiệp.<br />

a. Những nghiên cứu đều chế THT sử dụng phương pháp hóa học<br />

Bevla và cộng sự (1984) đã đưa ra phương pháp điều chế THT từ vỏ quả hạnh.<br />

Quá trình điều chế THT đã sử dụng các tác nhân hóa học như: H 3 PO 4 , ZnCl 2 , K 2 CO 3 ,<br />

Na 2 CO 3 …trong đó ZnCl 2 là tác nhân hoạt hóa tốt nhất cho sản phẩm THT từ vỏ quả<br />

hạnh có khả năng hấp phụ cao.<br />

Laine (1989) đã thực hiện điều chế THT từ gáo dừa và sử dụng tác nhân hoạt<br />

hóa là H 3 PO 4 . Trong quá trình than hóa và hoạt hóa có sự tham gia của N 2 và O 2 , phản<br />

ứng thực hiện trong lò nung kín hoàn toàn. Nhiệt độ tốt nhất để cho ra sản phẩm có<br />

khả năng hấp phụ cao là 450 o C.<br />

Balci (1994) dùng cách tẩm dung dịch NH 4 Cl vào vỏ quả hạnh và vỏ quả phỉ.<br />

Than hóa trong đều kiện có N 2 và ở nhiệt độ thấp. Hoạt hóa ở 350 o C thu được sản<br />

phẩm có DTBM lớn hơn 500 m 2 /g. Nhưng nếu hoạt hóa ở 700 o C thì DTBM của than<br />

lớn hơn 700 m 2 /g.<br />

Toles (1997) điều chế THT từ vỏ quả hạnh và vỏ quả đào. Đặc biệt, ông đã tiến<br />

hành hoạt hóa bằng phương pháp vật lý và hóa học cùng lúc; tác nhân hóa học là<br />

H 3 PO 4 , tác nhân vật lý là CO 2 . Sản phẩm có khả năng hấp phụ chất hữu cơ và kim loại<br />

rất tốt.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Girgis (1998) tẩm H 3 PO 4 vào hạt quả mơ; than hóa ở các nhiệt độ 300 o C,<br />

400 o C, 500 o C. Tỉ lệ khối lượng nguyên liệu/khối lượng acid là 1,5/1. Nồng độ acid tẩm<br />

vào lần lượt là 20, 30, 40, 50%. Sau quá trình thực nghiệm, Girgis thấy rằng khi nhiệt<br />

6


độ tăng thì DTBM tăng từ 700 ÷ 1400 m 2 /g. Sản phẩm có khả năng hấp phụ tốt nhất<br />

khi được điều chế ở điều kiện nhiệt độ 500 o C, nồng độ acid 30 %.<br />

Hu (2001) sử dụng gáo dừa và hạt cọ làm THT, tác nhân hoạt hóa là ZnCl 2 và<br />

có sự góp mặt của CO 2 . Hu quan sát được rằng DTBM và tổng số lỗ xốp có thể đều<br />

chỉnh được nếu thay đổi các thông số như tỷ lệ ZnCl 2 , thời gian hoạt hóa và nhiệt độ<br />

hoạt hóa.<br />

Ozer (2002) điều chế THT từ phần bã của củ cải đường sau khi đã tẩm H 3 PO 4<br />

30%. Hoạt hóa ở nhiệt độ từ 300 ÷ 500 o C. Thời gian hoạt hóa lần lượt là 90, 120, 180,<br />

300 phút. Kết quả thu được cho thấy DTBM tăng khi tăng nhiệt độ và thời gian hoạt<br />

hóa. DTBM khoảng 104,6 m 2 /g khi nhiệt độ hoạt hóa là 500 o C, thời gian hoạt hóa 300<br />

phút.<br />

Basso (2002) sản xuất THT từ cây mía, sử dụng tác nhân H 3 PO 4 . Sản phẩm có<br />

khả năng hấp phụ tốt đối với ion Cd (II) và Ni (II) ở dạng dung dịch loãng, sản phẩm<br />

có DTBM là 1.100 m 2 /g, thể tích lỗ xốp là 1 cm 3 /g.<br />

b. Những nghiên cứu đều chế THT sử dụng phương pháp vật lý<br />

Solano (1980) sản xuất THT từ vỏ quả hạnh bằng cách sử dụng CO 2 hoặc<br />

không khí hoạt hóa trực tiếp vào nguyên liệu. Solano thấy rằng, nếu hoạt hóa trực tiếp<br />

với CO 2 ở 700 o C cho sản phẩm có DTBM nhỏ hơn so với ở mức nhiệt độ là 900 o C.<br />

Sản phẩm thu được khi hoạt hóa bằng không khí ở nhiệt độ 300 ÷ 400 o C thì DTBM<br />

không lớn, nhưng lỗ xốp dạng trung và dạng lớn sẽ nhiều hơn. Nếu hoạt hóa ở nhiệt độ<br />

cao hơn thì sản phẩm có DTBM từ 1500 ÷ 2000 m 2 /g, tuy nhiên còn phụ thuộc vào<br />

cách nung nguyên liệu.<br />

Reinoso (1985) điều chế THT từ hạt quả mận, hạt quả đào. Tác nhân là CO 2 ,<br />

thời gian là 8 ÷ 16 giờ. Với sản phẩm THT từ hạt quả mận có thể tích lỗ xốp từ 0,27 ÷<br />

0,77 cm 3 /g; sản phẩm THT từ hạt quả đào có lỗ xốp dạng nhỏ từ 0,23 ÷ 0,38 cm 3 /g.<br />

Sản phẩm từ hạt quả mận chứa loại lỗ xốp lớn và lỗ xốp trung nhiều hơn so với hạt quả<br />

đào.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Perez (1991) sản xuất THT từ hạt quả hạnh, tác nhân CO 2 , bằng phương pháp<br />

đốt cháy các hợp chất hữu cơ khoảng 29 ÷ 82% so với khối lượng ban đầu. Đầu tiên,<br />

7


các hạt được than hóa trong đều kiện có khí trơ argon. Khi tăng khả năng đốt cháy các<br />

hợp chất hữu cơ lên thì cũng làm tăng khả năng hấp phụ và kích thước lỗ xốp nhỏ của<br />

sản phẩm THT sau này.<br />

Bacaoui (2001) điều chế THT từ phần bã của trái ôliu sau khi đã ép hết dầu, tác<br />

nhân là hơi nước, sản phẩm tạo thành có điều kiện hoạt hóa tốt nhất là 68 phút tại nhiệt<br />

độ 822 o C. Khi kiểm tra chất lượng THT cho kết quả sau:<br />

Khả năng hấp phụ màu XM : 115 ÷ 490 mg/g<br />

Khả năng hấp phụ màu Iodine: 741 ÷ 1.495 mg/g<br />

Diện tích bề mặt ( phương pháp BET) : 541 ÷ 1.270 m 2 /g<br />

Thể tích lỗ xốp micro : 0,225 ÷ 0,377 cm 3 /g<br />

2.1.4 Phân loại than hoạt tính<br />

THT có nhiều dạng như: dạng bột, sợi ống, mảnh, ép…mỗi loại có chức năng<br />

hấp phụ khác nhau. Hiện nay trên thị trường thường sử dụng 3 dạng THT sau:<br />

a. Dạng bột cám (Powdered Activeted Carbon- PAC)<br />

Đường kính khoảng 0,15 ÷ 0,25 mm [7], có DTBM riêng lớn. Được tạo ra từ<br />

quá trình nghiền, tạo ra than ở dạng bột mịn. PAC được sử dụng để hấp phụ các chất ở<br />

dạng lỏng.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.1: Than hoạt tính dạng bột<br />

Với tác dụng loại bỏ các chất màu, chất gây mùi, đặt biệt là các chất cặn bẩn<br />

trong công nghiệp hóa chất và dược phẩm….Thường dùng khi chất bị hấp phụ là pha<br />

lỏng, than có DTBM không lớn lắm, nhưng có độ xốp cao, tạo điều kiện cho quá trình<br />

khuyếch tán [16].<br />

8


. Dạng hạt (Granulated Activeted Carbon – GAC)<br />

GAC có DTBM riêng tương đối lớn. Thường dùng để hấp phụ các chất khí, hơi<br />

và khử mùi cho hiệu quả rất tốt [7]. Than có độ bền cơ học, có DTBM và dung lượng<br />

hấp phụ lớn.<br />

Hình 2.2: Than hoạt tính dạng hạt<br />

Tùy thuộc vào kích thước mà loại THT này có chức năng khác nhau [5, 9]:<br />

– Nếu kích thước 8 x 20; 20 x 40; 8 x 30 (tính theo m) dùng cho<br />

các chất hấp phụ ở dạng lỏng.<br />

– Nếu kích thước 4 x 6; 4 x 8; 4 x 10 (tính theo m) dùng cho các<br />

chất hấp phụ là chất khí.<br />

Được sử dụng trong các quá trình xử lý nước thải, trong sản xuất mặt nạ phòng<br />

tránh khí độc, là chất tải xúc tác…<br />

c. Dạng khối đặt (Extrucded solid block - ESB)<br />

Có đường kính khoảng 0,8 ÷ 5mm [7]. Được tạo ra nhờ quá trình nén hoặc ép<br />

đùn; tùy thuộc vào từng loại khuôn cho ra những hình dạng khác nhau, nhưng thường<br />

là hình trụ. ESB sử dụng hấp phụ các chất khí, đặt biệt thích hợp dùng trong các thiết<br />

bị máy móc làm việc với cường độ cao.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.3: Than hoạt tính dạng khối đặt<br />

9


*Ngoài ra cũng có một số cách phân loại khác:<br />

1. Phân loại theo mục đích sử dụng: tẩy màu, dùng trong y tế, dùng<br />

để hấp phụ mùi (khử mùi)…<br />

2. Phân loại theo cấu trúc lỗ xốp để lựa chọn các trường hợp sử dụng<br />

phù hợp :<br />

Cấu trúc lỗ xốp nhỏ dùng cho hấp phụ các chất khí.<br />

Cấu trúc lỗ xốp lớn và nhỏ có số lượng gần bằng nhau<br />

dùng để thu hồi một số chất đặc biệt.<br />

Cấu trúc lỗ xốp lớn dùng để tẩy màu.<br />

3. Phân loại theo tính đặt thù riêng: Than dùng để hấp phụ kim loại,<br />

than oxy hóa để xử lý phóng xạ, than dùng trong mặt nạ phòng độc…Phần<br />

lớn những than đó đều đã được biến tính, thay đổi tính chất của các nhóm<br />

chức hoặc thêm các nhóm chức mới trên bề mặt than, bằng cách tẩm thêm<br />

một số chất xúc tác hoặc thực hiện phản ứng oxy hóa.<br />

2.1.5 Phương pháp điều chế than hoạt tính<br />

Qui trình công nghệ sản xuất than hoạt tính<br />

Nguyên liệu<br />

Than hóa<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hoạt hóa<br />

Phương pháp hóa học, hoặc<br />

vật lý<br />

Sản phẩm than<br />

hoạt tính<br />

Hình 2.4: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất than hoạt tính<br />

10


a. Quá trình than hóa<br />

Quá trình than hóa được thực hiện ở nhiệt độ cao, trong môi trường không có<br />

khí oxy. Giai đoạn đầu của quá trình là làm khô nguyên liệu, cho hơi nước thoát ra<br />

hoàn toàn, sau đó là các hợp chất dễ bay hơi và các khí…<br />

Sản phẩm thu được có độ bền vật lý kém hơn so với nguyên liệu ban đầu. Than<br />

có được độ xốp vì cấu trúc tinh thể bên trong vẫn được giữ nguyên không đổi, chỉ có<br />

sự giảm đi của các hợp chất dễ bay hơi. Sản phẩm sau than hóa có chất lượng tốt nhất<br />

nếu hàm lượng cacbon đạt trên 80% [14].<br />

Quá trình than hóa trên nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường bắt đầu ở<br />

nhiệt độ trên 170 o C, và kết thúc ở 500 ÷ 600 o C [16]. Quá trình này cần diễn ra nhanh<br />

và hoàn toàn để giảm thời gian cacbon bị phân hủy, sẽ tạo nhiều tro. Hiệu suất của quá<br />

trình này được qui định bởi hàm ẩm chứa trong nguyên liệu ban đầu. Bên cạnh đó sự<br />

ổn định nhiệt độ trong lò nung, và nhiệt độ than hóa không nên quá cao cũng là những<br />

yếu tố quan trọng.<br />

Theo Smisek và Cerny (1970); Wigmans (1985) yếu tố ảnh hưởng đến chất<br />

lượng than hoạt tính nhiều nhất phải kể đến là hắc ín. Sản phẩm phụ này có thể lắp đầy<br />

các lỗ xốp, làm ảnh hưởng đến độ xốp của than khi tiến hành hoạt hóa, làm giảm khả<br />

năng hấp phụ của THT.<br />

b. Quá trình hoạt hoá<br />

Có hai phương pháp để tiến hành quá trình hoạt hóa, gồm phương pháp hóa học<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

và phương pháp vật lý. Mục đích của quá trình này là loại bỏ hắc ín, giải phóng các lỗ<br />

xốp sau quá trình than hóa, làm tăng khả năng hấp phụ của THT. Mặc khác tạo thêm<br />

nhiều cấu trúc lỗ xốp nhỏ để tăng DTBM của than.<br />

• Phương pháp hoạt hóa hóa học [3, 14]:<br />

Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa thêm một số tác nhân hóa học vào<br />

nguyên liệu sau khi than hóa. Chúng có tác dụng làm phân hủy hoặc dehydrat các phân<br />

tử hợp chất hữu cơ còn lại, đồng thời làm tăng sự phát triển của các lỗ xốp. Nhiệt độ<br />

trong quá trình này thấp hơn so với phương pháp hoạt hóa vật lý.<br />

11


Tác nhân hoạt hóa sử dụng nhiều nhất là ZnCl 2 , H 3 PO 4 , Na 2 SO 4 , K 2 S,<br />

NaOH,…Các chất này sẽ làm nguyên liệu bị mất nước, sau đó thay đổi cấu trúc khung<br />

cacbon, làm xuất hiện lỗ xốp và làm tăng DTBM của than.<br />

Những nguyên liệu đều chế THT có nguồn gốc từ thực vật, nên trong thành<br />

phần của nó chủ yếu là các bó sợi cellulose được xếp đặt có trật tự. Tác nhân hoá học<br />

làm cho các sợi này mất liên kết với nhau, trương phồng lên, tuy nhiên vị trí của các<br />

sợi cellulose vẫn được giữ nguyên.<br />

Đồng thời với quá trình thay đổi cấu trúc và bản chất hóa học của cellulose,<br />

hàng loạt các phản ứng khác như phản ứng oxy hóa, phản ứng thủy phân…cũng xảy<br />

ra, giúp hạn chế sự hình thành các sản phẩm phụ không mong muốn.<br />

Lượng hóa chất tẩm vào nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, bên<br />

cạnh yếu tố nhiệt độ và thời gian hoạt hóa, trong quá trình hoạt hóa [16]. Ngoài ra còn<br />

có nhiệt độ lúc tẩm hóa chất, nồng độ của hóa chất được tẩm vào than.<br />

Nhưng nhìn chung, khi lượng hóa chất tăng thì tổng số lỗ xốp nhỏ cũng tăng<br />

theo. Nhiều thực nghiệm cho thấy tác nhân hoạt hóa là ZnCl 2 là tốt nhất, nhưng cần xử<br />

lý sạch tác nhân này trong sản phẩm than trước khi đưa ra sử dụng trên thị trường [15].<br />

Bên cạnh đó H 3 PO 4 cũng được sử dụng nhiều vì có thể làm sạch chất này bằng cách sử<br />

dụng hơi quá nhiệt thổi qua khối than.<br />

• Phương pháp hoạt hóa vật lý [7, 16]:<br />

Tác nhân hoạt hoá là hơi nước, CO 2 , oxy từ không khí,… thường hoạt hóa ở<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

nhiệt độ 600 ÷ 1200 o C, tùy thuộc vào từng loại tác nhân hoạt hóa.<br />

– Hoạt hóa than bằng hơi nước:<br />

C + H 2 O CO + H 2<br />

Phản ứng giữa cacbon và hơi nước là phản ứng trên bề mặt phân chia pha, các<br />

phân tử hơi nước tham gia phản ứng trên bề mặt cacbon. Theo đó quá trình hình thành<br />

và phân hủy phức chất bề mặt xảy ra trong lớp hấp phụ. Tính phức tạp của phản ứng<br />

hoạt hóa ở chỗ vật liệu cacbon có cấu trúc xốp, phản ứng hoạt hóa để tạo thêm độ xốp<br />

luôn xảy ra trên thành các mao quản.<br />

12


– Hoạt hóa than bằng CO 2 :<br />

Nghĩa là thực hiện phản ứng CO 2 + C. Phản ứng có thể xảy ra theo một trong<br />

hai cơ chế.<br />

Cơ chế A:<br />

C + CO 2 O hp + CO<br />

O hp + C CO<br />

CO + C CO hp<br />

Giả sử CO bị hấp phụ và chiếm giữ các vị trí hoạt động trên bề mặt cacbon, thì<br />

phản ứng có tốc độ chậm nhất và nó quyết định tốc độ chung của phản ứng hoạt hóa.<br />

Cơ chế B:<br />

C + CO 2 O hp + CO<br />

O hp + C CO<br />

Cả hai phản ứng này đều quyết định tốc độ chung của quá trình.<br />

– Hoạt hóa than bằng O 2 :<br />

C + O 2 CO + CO 2<br />

Phản ứng này gặp nhiều khó khăn vì khó khống chế nhiệt độ của lò đốt. Ngoài<br />

ra, do tác dụng mãnh liệt của oxy mà hiện tượng cháy không xảy ra trên thành các mao<br />

quản mà xảy ra trên bề mặt than.<br />

Khi nguyên liệu cháy được khoảng 10% so với khối lượng ban đầu thì cấu trúc<br />

cacbon bị phá vỡ, tạo nên các vết nứt lớn bên trong và bên ngoài bề mặt vật liệu. Tác<br />

nhân hoạt hóa sẽ xâm nhập vào và hoạt hóa để tạo các đường nứt nhỏ hơn, làm tăng<br />

DTBM của than, đồng thời làm sạch phần nào các sản phẩm phụ sau than hóa.<br />

Do phản ứng với oxy tỏa nhiệt, nên nhiệt độ hoạt hóa thường thấp và khó đều<br />

khiển, vì thế tác nhân này ít được sử dụng vì cho hiệu quả không cao. Phản ứng với<br />

hơi nước, khí CO 2 thu nhiệt nên tiến hành ở nhiệt độ cao hơn và dễ khống chế được<br />

quá trình chính. Vì vậy, đây là phương pháp sản xuất thông dụng nhất.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

13


Chế độ hoạt hóa quyết định chất lượng của THT, đó là yếu tố cháy đều trong<br />

thể tích hạt than. Khi khống chế được quá trình cháy đều thì mức độ cháy của than<br />

(phần hao hụt so với nguyên liệu) sẽ quyết định độ xốp của sản phẩm. Thông thường<br />

quá trình than hóa, hoạt hóa được tách riêng. Nhưng hiện nay được tiến hành liên tiếp<br />

cùng nhau. Sản phẩm thu được có hiệu suất và khả năng hấp phụ cao hơn.<br />

2.1.6 Cấu trúc của than hoạt tính<br />

a. Cấu trúc tinh thể của THT<br />

Thành phần chủ yếu của THT là cacbon, ngoài ra còn có lượng nhỏ các oxit<br />

kim loại tồn tại dưới dạng tro, hàm lượng phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu.<br />

Cấu trúc tinh thể của THT được hình thành từ sự sắp xếp của các nguyên tử<br />

cacbon trên đỉnh lục giác đều, kích thước mỗi cạnh là 1,45A o . Các vi tinh thể này tạo<br />

thành các lớp cách nhau 3,35A o [16].<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.5: Cấu trúc tinh thể của than hoạt tính<br />

Các nhà khoa học khi nghiên cứu đã chia vật liệu cacbon (trừ kim cương )<br />

thành hai lớp:<br />

• Lớp không graphip hóa: Trong thành phần cấu tạo có chứa khá nhiều<br />

oxy và một lượng nhỏ hidro, liên kết ngang giữa các tinh thể cơ bản lân<br />

cận tăng mạnh, có sự định hướng ngẫu nhiên với nhau, tạo ra khối rắn<br />

14


có cấu trúc xốp phát triển, cấu trúc này được bảo toàn ngay cả ở nhiệt độ<br />

cao.<br />

• Lớp graphit hóa: Trong thành phần cấu tạo có chứa nhiều hidro, tinh<br />

thể cơ bản đã có sự linh động hơn, nên các liên kết ngang giữa chúng<br />

yếu, cấu trúc xốp không phát triển vì thế than tương đối mềm.<br />

Theo Wolff (1959), qua thực nghiệm cho thấy rằng ở nhiệt độ trên 1000 o C thì<br />

bắt đầu có sự chuyển hóa từ dạng không graphit hóa sang dạng graphit hóa.<br />

THT thuộc loại vật liệu cacbon không graphit hóa, các tinh thể cơ bản trong<br />

THT không có cấu trúc hoàn chỉnh như graphit, nên các mặt song song dễ bị xê dịch<br />

một cách ngẫu nhiên và có hiện tượng xen phủ lẫn nhau. Tùy thuộc vào mức độ liên<br />

kết giữa các tinh thể mà DTBM riêng của THT đạt giá trị từ 400 ÷ 1.000 m 2 /g.<br />

b. Cấu trúc xốp của THT<br />

Danh từ xốp chỉ thể tích các lỗ xốp tính cho một đơn vị khối lượng (cm 3 /g) than<br />

hay chất hấp phụ nói chung.<br />

Hình 2.6: Cấu trúc lỗ xốp của than hoạt tính<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Quá trình hoạt hóa làm sạch bề mặt than khỏi các hợp chất hữu cơ cũng là làm<br />

sạch các dạng cacbon không tổ chức, đồng thời còn phá hủy một phần các tinh thể<br />

cacbon tạo thêm không gian trống giữa các tinh thể, tạo thêm độ xốp cho than.<br />

Khi hoạt hóa trong đều kiện thích hợp sẽ tạo ra trong than một lượng lớn các<br />

mao quản vì bên cạnh việc hình thành các lỗ xốp mới luôn luôn có sự mở rộng kích<br />

thước của các lỗ xốp có sẵn.<br />

15


Các dạng xốp trong THT:<br />

Lỗ xốp lớn<br />

Lỗ xốp trung<br />

Lỗ xốp nhỏ<br />

Hình 2.7: Các dạng lỗ xốp của than hoạt tính<br />

• Dạng xốp lớn (Macro pores):<br />

Các lỗ thông trực tiếp ra ngoài bề mặt than, tạo đường dẫn để phân tử các chất<br />

bị hấp phụ đi đến các lỗ xốp trung và lỗ xốp nhỏ nằm sâu trong hạt than. Kích thước lỗ<br />

1.000 ÷ 2.000A o , DTBM riêng khoảng vài chục m 2 /g [14]. Đối với lỗ xốp lớn không<br />

xảy ra quá trình hấp phụ, vì thế không có sự ngưng tụ trong mao quản.<br />

Loại này chỉ được sản xuất khi có nhu cầu đặc biệt.<br />

Những lỗ xốp có kích thước lớn, có thể quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi<br />

quang học.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.8: Cấu trúc lỗ xốp lớn của than hoạt tính<br />

• Dạng xốp trung (Meso pores):<br />

Là đường dẫn để các phân tử chất bị hấp phụ đi đến các lỗ xốp nhỏ. Có kích<br />

thước lỗ trung bình 15 ÷ 1.000A o , DTBM riêng khoảng vài trăm m 2 /g [14]; vì thế có<br />

sự ngưng tụ mao quản, xuất hiện quá trình hấp phụ. THT loại này thường được sản<br />

xuất từ than gỗ, mùn cưa, trấu, bã mía,…dùng để tẩy màu, tẩy mùi cho dung dịch.<br />

16


Đây là biến dạng xốp của than hoạt tính, có thể quan sát dạng lỗ này bằng kính<br />

hiển vi điện tử.<br />

Hình 2.9: Cấu trúc lỗ xốp trung của than hoạt tính<br />

• Dạng xốp nhỏ (Micro pores):<br />

Kích thước lỗ nhỏ hơn hoặc bằng 15A o , DTBM riêng 1000 ÷ 2000 m 2 /g [14]; vì<br />

kích thước lỗ nhỏ xấp xỉ với kích thước của phân tử chất bị hấp phụ nên có thể giữ<br />

được các phân tử một cách chắc chắn và cố định. THT loại này thường được sản xuất<br />

từ than đá, than gáo dừa…độ bền cơ học cao dùng cho xử lý nước, hấp phụ nguyên tố<br />

phóng xạ.<br />

Vì kích thước lỗ rất nhỏ nên vẫn chưa quan sát được trực tiếp dạng lỗ xốp này<br />

bằng kính hiển vi điện tử.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.10: Cấu trúc trúc lỗ xốp nhỏ của than hoạt tính<br />

Tóm lại, DTBM và thể tích riêng của các lỗ xốp trong than phụ thuộc nhiều vào<br />

nguyên liệu và phương pháp chế tạo.<br />

c. Cấu trúc bề mặt và đặt tính hoá học của THT<br />

Đặt tính hấp phụ của THT được xác định không bởi cấu trúc lỗ xốp mà bởi<br />

thành phần hóa học của than.<br />

17


Bảng 2.2: Các thành phần cơ bản trong THT<br />

Loại chất hữu cơ Thành phần khối lượng (%)<br />

Cacbon<br />

Hidro<br />

Nito<br />

Oxy<br />

Lưu huỳnh<br />

Tro<br />

85 ÷ 90<br />

0,5<br />

0,5<br />

5<br />

1<br />

5 ÷ 6<br />

(Faust và Aly, 1983)<br />

Sự có mặt của tro làm ảnh hưởng đến tính chất hấp phụ của THT, tro tạo ra<br />

những khuyết tật trong cấu trúc tinh thể của than. Nhưng tro không phải là một bộ<br />

phận hữu cơ của sản phẩm nên hoàn toàn có thể rửa đi được. Thường thì khử tro bằng<br />

các acid vô cơ, tốt nhất là bằng HF, H 3 PO 4 , HCl, ...<br />

Vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở đây là oxy và hidro – là những tạp chất có<br />

khả năng liên kết hoá học, là bộ phận hữu cơ của than. Chúng có trong nguyên liệu ban<br />

đầu và còn thừa lại trong cấu trúc THT sau quá trình than hóa.<br />

• Sự có mặt của oxy:<br />

Oxy trong nguyên liệu ban đầu gây ra một số ảnh hưởng mạnh đến kích thước<br />

cùng cách sắp xếp của các tinh thể trong THT.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Trong quá trình hấp phụ của THT, nếu nhiệt độ hấp phụ từ 0 ÷ 100 o C thì quá<br />

trình hấp phụ là HPVL, nhiệt hấp phụ 9 ÷ 10 Kcal/mol. Nếu nhiệt độ cao hơn thì xảy<br />

ra HPHH, lúc này nhiệt hấp phụ khoảng 20 Kcal/mol [7].<br />

Sự có mặt của oxy trên bề mặt THT ít ảnh hưởng đến quá trình HPVL của các<br />

chất hữu cơ không phân cực, nhưng lại làm tăng sự hấp phụ các phần tử hữu cơ có<br />

cực, đặc biệt trong môi trường có sự tham gia của nước.<br />

• Sự có mặt của hidro:<br />

Hidro có mặt trong nguyên liệu cũng ảnh hưởng không kém so với oxy, vì hidro<br />

tồn tại dưới dạng mắc xích gắn vào đường viền mặt phẳng vòng lục giác trong cấu trúc<br />

18


tinh thể của cacbon, và sẽ ra khỏi nguyên liệu khi nhiệt độ hoạt hóa khoảng 990 o C<br />

[15]. Vì vậy, cấu trúc của THT sẽ không còn bền vững nếu nhiệt độ hoạt hóa tiếp tục<br />

tăng, THT sẽ có hiện tượng bị nức, dễ vỡ vụng.<br />

2.1.7 Ứng dụng của THT<br />

Trước năm 1945, THT được sử dụng chủ yếu để tẩy màu trong công nghiệp sản<br />

xuất đường, dầu ăn...và một số ngành nghề khác như xử lý nước thải, khí thải, hoặc lọc<br />

nước...vai trò của THT lúc bấy giờ vẫn chưa được tận dụng triệt để, nên tình hình sản<br />

xuất THT không phát triển mà gần như bị đình trệ lại.<br />

Nhưng bắt đầu từ sự kiện quân Đức quyết định dùng vũ khí hoá học để tham<br />

chiến với Pháp, Nga thì vai trò của THT được nâng lên một vị trí mới.<br />

Quân Đức chế tạo mặt nạ phòng độc phục vụ cho binh lính của mình, mà bộ<br />

phận quan trọng nhất của mặt nạ phòng độc là lớp THT đệm bên trong.<br />

Chiến tranh Thế Giới thứ I, II tiếp tục nổ ra. Các loại vũ khí hoá học được sử<br />

dụng nhiều hơn, mức độ độc hại ngày càng cao. Nhiều nhà khoa học của các nước đã<br />

thực hiện những công trình nghiên cứu, đều chế ra những loại THT đặc biệt phục vụ<br />

nhu cầu chiến tranh.<br />

Bên cạnh đó THT cũng được ngành công nghiệp sử dụng nhiều hơn hẳn, bởi họ<br />

phát hiện những đặc tính vượt trội khác của THT, đó là khả năng tách riêng các loại<br />

hỗn hợp khí, khả năng thu nhận lại dung môi, loại bỏ kim loại nặng...<br />

sau:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Có thể khái quát qua vài ứng dụng của THT trong một số ngành tiêu biểu như<br />

– Trong y tế (cacbon medicinalis _ than dược): để tẩy trùng và độc tố sau<br />

khi bị ngộ độc thức ăn.<br />

– Trong công nghiệp hóa học: làm chất xúc tác và chất mang cho các chất<br />

xúc tác khác.<br />

– Trong kỹ thuật: làm một thành phần của bộ lọc khí ( trong đầu lọc thuốc<br />

lá, trong tủ mát, máy đều hòa nhiệt độ).<br />

– Trong xử lý nước: tẩy các chất bẩn vi lượng.<br />

19


– Tác dụng cực tốt trong phòng tránh tác hại của tia đất.<br />

Thuộc tính làm tăng ý nghĩa của THT là: chất không độc (kể cả khi đã ăn phải),<br />

giá thành sản xuất rẻ, và đồng thời cũng xử lý rất dễ sau khi đã dùng (bằng cách đốt).<br />

Nếu như các chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại từ tro đốt<br />

cũng rất dễ.<br />

2.1.8 Tái sinh THT [6, 9]<br />

Sự ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của THT đó là than bị bão hòa bề mặt hấp<br />

phụ do các chất ô nhiễm khác nhau gây ra.<br />

Để phục hồi lại khả năng hấp phụ của THT có các cách như sau:<br />

a. Tái sinh THT bằng cách dùng hơi nước<br />

Sử dụng hơi nước quá nhiệt để làm thông thoáng bề mặt than, các phân tử bụi<br />

bẩn sẽ bị lôi cuốn bởi hơi nước ra khỏi bề mặt than. Đồng thời khi xử lý ở nhiệt độ cao<br />

thì một số loại vi khuẩn bám vào than sẽ bị tiêu diệt theo.<br />

Nhưng phương pháp này không thường sử dụng vì cho hiệu quả không cao.<br />

b. Tái sinh bằng nhiệt<br />

Phương pháp này thường được sử dụng vì cho kết quả xử lý khá tốt và không<br />

tốn kém nhiều.<br />

Dùng lò nung ở nhiệt độ khoảng 800 o C để nhiệt phân và đốt các chất đã được<br />

hấp phụ lên THT. Cần có thiết bị để theo dõi và đều chỉnh áp suất một cách thích hợp,<br />

để không làm cháy than.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Nhưng phương pháp này lại có hai nhược điểm:<br />

– Vốn đầu tư lớn, vì lò cần có thiết bị đều khiển áp suất và nhiệt độ,<br />

có hệ thống làm khô nước ở cửa vào và làm ẩm than ở cửa ra.<br />

– Tổn thất than lớn, khoảng 7 ÷ 10% sau tái sinh. Nghĩa là sau 10 ÷<br />

14 lần tái sinh cần thay toàn bộ lượng THT.<br />

đắt.<br />

Nếu sử dụng điện để nung thì sẽ giảm được tổn thất, nhưng chi phí điện năng<br />

20


c. Tái sinh hóa học<br />

Dựa vào tính chất của chất bị hấp phụ mà sử dụng dung môi thích hợp để làm<br />

tan hoặc rửa trôi CBHP. Phương pháp này có ưu điểm là không làm tổn thất THT<br />

nhiều, chỉ khoảng 1% sau mỗi lần tái sinh.<br />

d. Tái sinh sinh học<br />

Dùng các loại vi sinh vật đặt biệt để phân huỷ hoặc làm biến đổi tính chất của<br />

CBHP. Nhưng phương pháp này chỉ cho những loại THT đặc biệt (than dược), chưa<br />

được sử dụng trong công nghiệp.<br />

2.1.9 Tình hình sản xuất THT ở nước ta<br />

Mặc dù từ những năm 1960 nước ta đã bắt đầu nghiên cứu và sản xuất THT.<br />

Đầu tiên phải kể đến là Viện Hóa Học Quân Sự đã nghiên cứu và sản xuất THT từ<br />

antraxit, gáo dừa, bã mía.<br />

Tiếp theo là Viện Hóa Học Công nghiệp và Trung tâm nghiên cứu sản xuất<br />

THT trường Đại học Bách Khoa, nhưng chỉ mới ở qui mô pilot.<br />

Xí nghiệp THT tẩy màu của công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc, sử dụng<br />

nguyên liệu từ than gỗ. Hàng năm xí nghiệp sản xuất được khoảng 200 tấn sản phẩm<br />

dạng bột, nhưng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu.<br />

Bộ Quốc Phòng sản xuất THT từ antraxit để dùng trong mặt nạ phòng độc.<br />

Đại học Bách Khoa Hà Nội có dây chuyền sản xuất tại Bến Tre, đã thử nghiệm<br />

đều chế THT từ gáo dừa.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Công ty THT Trà Bắc – một cơ sở liên kết giữa công ty phân đạm và hóa chất<br />

Hà Bắc với tỉnh Trà Vinh, sản xuất THT từ gáo dừa. Hàng năm công ty có khả năng<br />

sản xuất được 1000 tấn THT, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhưng vài<br />

năm trở lại đây công ty gặp khó khăn lớn do giá nguyên liệu tăng vọt từ 1 triệu<br />

đồng/tấn gáo dừa, nay là 3 triệu đồng/tấn.<br />

Xưởng sản xuất THT của Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (Bộ tư lệnh<br />

hóa học) và dây chuyền tẩm xúc tác, phụ gia lên THT với công suất 20 ÷ 30 tấn/năm;<br />

21


nguyên liệu chủ yếu là than antraxit và gáo dừa. Đây là cơ sở duy nhất ở Việt Nam sản<br />

xuất được THT dạng ép hạt.<br />

Công ty Quản lý công trình đô thị TP Đà Lạt vừa sản xuất thành công THT từ<br />

tre. Ngay tháng 9 năm nay công ty sẽ cho xuất khẩu 8 tấn sản phẩm THT sang Nhật<br />

Bản theo một hợp đồng kéo dài 15 năm.<br />

Hiện nay nhu cầu sử dụng THT trong nước ngày một tăng, lượng than sản xuất<br />

ra không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Hai nhà máy sản xuất THT tại Bến<br />

Tre và Trà Vinh do thiếu nguyên liệu gáo dừa nên đã phải tạm ngừng hoạt động.<br />

Hàng năm nước ta đều phải nhập một lượng lớn THT từ nước ngoài như: THT<br />

của công ty Takedu (Nhật Bản); Norit ( Hà Lan); Acticarbon, CE<strong>CA</strong> (Pháp); hãng<br />

Bayer (CHLB Đức); THT của Trung Quốc... để phục vụ cho một số ngành:<br />

– Công nghiệp chế biến thực phẩm: tẩy màu trong quá trình sản xuất bột ngọt,<br />

dầu thực vật, mía đường...<br />

– Xử lý môi trường: khử mùi, màu của nước và khí thải.<br />

– Y khoa: hấp phụ độc tố trong ruột, dạ dày của bệnh nhân bị ngộ độc.<br />

– Các ngành nghề khác: làm tác nhân xúc tác trong các phản ứng hoá học, hấp<br />

phụ một số tia có hại phát ra từ môi trường xung quanh...<br />

2.2. Tổng quan về cây ca cao<br />

2.2.1 Lịch sử phát triển của cây ca cao [1, 2]<br />

Nguồn gốc của cây cao cao ở lưu vực sông Amazon, với hai loại chính là<br />

Criollo và Forastero.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.11: Ca cao Criollo<br />

22


Hình 2.12: Ca cao Forastero<br />

Ca cao đã được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ 6 ở các bộ tộc Maya và đến thế<br />

kỷ 16 lưu hành rộng rãi ở Trung Mỹ.<br />

Từ thế kỷ 16 ca cao bắt đầu phát triển rộng ra các nước khác trên thế giới, trước<br />

hết là Nam Mỹ và các vùng biển ở Caribble như: Venezuela, Jamaica, Haiti.<br />

Đầu thế kỷ 17, ca cao được trồng nhiều ở Philippin, sau đó tiếp tực mở rộng ra<br />

Ấn độ, Srilanka.<br />

Đầu thế kỷ 19, ca cao được xuất khẩu với sản lượng 2000 ÷ 5000 tấn từ các<br />

nước Nam Mỹ. Cuối thế kỷ 19, ca cao được trồng ở các nước Tây Phi, trước hết là<br />

Ghana, Nigeria.<br />

Trong giai đoạn 1945 – 1985, năm cường quốc ca cao là: Brazil (19%),<br />

Camerun (6%), Ghana (11%), Ivory Coast (30%), Nigeria (6%).<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Từ năm 1985 trở lại đây, các nước Châu Á bắt đầu phát triển mạnh ca cao,<br />

trước hết ở các nước Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Srilanka…<br />

Ở Việt Nam, ca cao được du nhập từ những năm 1960, theo chân các nhà<br />

truyền giáo phương Tây, nhưng chưa được người dân quan tâm vì họ còn chưa có kinh<br />

nghiệm và thị trường tiêu thụ. Những năm 2000 diện tích trồng ca cao ở Việt Nam<br />

tăng lên đáng kể. Hiện nay, 6 tỉnh trồng ca cao nhiều nhất ở nước ta là: Đak Lak, Đak<br />

Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre.<br />

23


2.2.2 Hiện trạng ca cao ở Việt Nam [10]<br />

a. Diện tích – Năng suất<br />

Cây ca cao đã được trồng ở Việt Nam từ những năm 1960, nhưng sau đó chỉ<br />

dừng lại trồng thử nghiệm do không có thị trường tiêu thụ.<br />

Đa số giống ca cao được trồng hiện nay ở các tỉnh phía Nam đều do trường ĐH<br />

Nông Lâm cung cấp. Ở khu vực Tây Nguyên còn có thêm nguồn giống của Viện<br />

Nghiên Cứu Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.<br />

Giống ca cao được trồng chủ yếu có 2 loại:<br />

– Các dòng ca cao vô tính nhập nội bước đầu đã qua khảo nghiệm, chiếm<br />

82,2%.<br />

Trong đó có 8 dòng là: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10 và TD14 của<br />

trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM và 5 cây ca cao đầu dòng của Viện KHKT Nông Lâm<br />

Tây Nguyên được Bộ Nông Nghiệp và PTNT công nhận cho phép phát triển ở phía<br />

Nam.<br />

– Các cây hạt lai từ các cặp lai đã biết trước bố mẹ, chiếm 17,8%.<br />

Ngoài ra còn có một số cây được trồng từ việc gieo ươm hạt của trái ca cao<br />

thương phẩm.<br />

Những năm 2000, diện tích trồng cây ca cao ở Việt Nam tăng lên khi một số<br />

công ty tổ chức thu mua, tiêu thụ hạt ca cao sơ chế cho nông dân.<br />

Với sự hỗ trợ của Bộ Nông Nghiệp và PTNT thông qua chương trình khuyến<br />

nông quốc gia, sự hỗ trợ của Dự án quốc tế Success Alliance nên diện tích cây ca cao<br />

đã dần khôi phục và tăng mạnh.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

24


Bảng 2.3: Diện tích và năng suất của cây ca cao<br />

Chỉ tiêu<br />

Tổng diện tích lũy<br />

kế (ha)<br />

Diện tích trồng<br />

mới (ha)<br />

Diện tích thu<br />

hoạch (ha)<br />

Năm<br />

1999 - 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006<br />

11,5 27 225 535 1207 3570 7320<br />

11,5 15,5 228 280 672 2363 3750<br />

_ _ 3 6 170 485 966<br />

Năng suất (tấn/ha) _ _ _ _ 0,3 0,5 0,8<br />

Ước sản lượng<br />

(tấn)<br />

_ _ _ _ 52 242 773<br />

b. Chính sách đầu tư và định hướng phát triển trong tương lai<br />

Nguồn kinh phí khuyến nông nhà nước hỗ trợ cho 6 tỉnh trồng ca cao: Đak Lak,<br />

Đak Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre là 1,428 tỉ đồng để<br />

tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng ca cao, xây dựng một số mô hình trình diễn và<br />

thông tin quảng bá.<br />

Dự án Success Alliance hỗ trợ đầu tư chương trình phát triển ca cao bền vững ở<br />

4 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Phước, Tiền Giang trong 3 năm từ 2004 –<br />

2006 và có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ phát triển ca cao ở tỉnh Đak Lak thông qua Trung<br />

Tâm Khuyến Nông Quốc Gia trong 3 năm tới. Dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích ca<br />

cao ở Việt Nam là 200.000 ha, trong đó có 10.000 ha diện tích cho thu hoạch với sản<br />

lượng 10.000 tấn hạt khô.<br />

2.2.3 Nguyên liệu vỏ quả ca cao<br />

a. Nấm bệnh chính gây hại trên vỏ quả ca cao [1, 2, 5]<br />

Nấm bệnh là một trong những vấn đề đáng lo ngại của các nhà vườn trồng ca<br />

cao. Trong đó bệnh thối trái do nấm Phytophthora Palmivora gây ra là một bệnh để lại<br />

hậu quả nghiêm trọng nhất, bệnh xảy ra làm giảm năng suất từ 20 ÷ 30%, đôi khi đến<br />

90% hoặc mất trắng.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

25


Hình 2.13: Nấm Phytophthora Palmivora<br />

Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên quả. Quả có thể nhiễm bệnh từ<br />

giai đoạn còn non đến trưởng thành. Đầu tiên thường là các chấm nhỏ không màu, sau<br />

đó phát triển thành màu nâu và liên kết thành mảng lớn lan dần các quả. Trên vết bệnh<br />

thường có một vết bột màu trắng, đó là các túi bào tử của nấm Phytophthora.<br />

Sau khoảng 4 ÷ 6 ngày, quả trở thành màu đen, lớp bột màu trắng ít dần, quả<br />

thối và rụng. Vết thối của quả do nấm Phytophthora thường làm vỏ quả mềm và nơi bị<br />

thối lõm xuống. Theo McMahon và Purwantara (2004) cho đến nay trên thế giới đã<br />

phát hiện ra 8 loài nấm Phytophthora gây hại trên cây ca cao là: P.palmivora,<br />

P.megakarya, P.Capsici, P.katsurae, P.citrophthora, P.arecae, P.nicotianae,<br />

P.megasperma.<br />

Trong đó xuất hiện phổ biến nhất là loài P.palmivora. Chỉ riêng loài này đã làm<br />

thiệt hại hàng năm khoảng 1 tỷ USD trên cây ca cao.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 2.14: Nấm Phytophthora trên vỏ quả ca cao<br />

26


Hiện nay, có một vài cách xử lí được áp dụng nhằm làm giảm nguy cơ ảnh<br />

hưởng của bệnh nấm:<br />

– Cắt bỏ kịp thời các cành bị bệnh, các quả non bị bệnh và thu gom tất cả các<br />

quả bệnh rụng dưới đất, mang ra khỏi vườn tập trung để đốt, vì đây chính là<br />

nguồn lây lan chủ yếu của bệnh.<br />

– Khi quả mới chín cần thu hoạch ngay, không để quả chín quá lâu trên cây.<br />

– Không nên chôn vỏ quả trong vườn ca cao nhất là các vỏ đã bị bệnh vì nấm<br />

Phytophthora - là loại nấm gây hại trong đất ngay cả khi gặp các đều kiện<br />

bất lợi ( khô hạn, nhiệt độ cao,...).<br />

b. Các thành phần chính trong vỏ quả ca cao và ứng dụng<br />

• Thành phần của vỏ quả ca cao:<br />

Trong vỏ quả ca cao chứa rất nhiều chất như: chất khoáng, chất màu, chất gum,<br />

chất xơ...khá phong phú và cần thiết để ứng dụng trong các ngành công nghiệp.<br />

Nhưng vì vẫn còn ít người quan tâm đến vấn đề ứng dụng vỏ quả ca cao nên<br />

trong suốt một thời gian dài nguồn “tài nguyên phụ phế phẩm” này bị bỏ đi một cách<br />

hoan phí.<br />

Vài chục năm gần đây khi ngành công nghiệp chế biến ca cao ngày càng phát<br />

triển mạnh, việc giải quyết vấn đề về vỏ quả ca cao - một phụ phế phẩm, ngày càng<br />

được quan tâm nhiều hơn.<br />

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần các chất trong vỏ quả ca<br />

cao để có thể đưa vỏ quả ca cao vào những ứng dụng có ích phục vụ cho đời sống con<br />

người.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

27


Bảng 2.4: Thành phần các chất trong vỏ quả ca cao [17, 18]<br />

Thành phần các chất Khối lượng (%)<br />

Chất khô<br />

91,8<br />

Protein<br />

Chất xơ<br />

Dịch chiết (Gum)<br />

Tro<br />

Chất hữu cơ<br />

Tổng năng lượng(MJ/Kg)<br />

6,2<br />

45,9<br />

1,4<br />

11,1<br />

89,9<br />

21,3<br />

Bảng 2.5: Thành phần các chất khoáng trong vỏ quả ca cao [17, 18]<br />

Khoáng chất<br />

Khối lượng<br />

Tính theo g/kg<br />

Ca<br />

P<br />

K<br />

Na<br />

Mg<br />

Tính theo mg/kg<br />

Cu<br />

Fe<br />

Zn<br />

Mn<br />

1,63<br />

0,17<br />

2,18<br />

0,36<br />

0,24<br />

135,2<br />

466,7<br />

90,3<br />

45,6<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

• Một vài ứng dụng quan trọng hiện nay của vỏ quả ca cao:<br />

– Phân bón từ vỏ quả ca cao:<br />

Trước đây, những người nông dân sau khi đã tách lấy phần hạt ca cao để chuẩn<br />

bị cho giai đoạn lên men, phần vỏ quả ca cao còn lại thường được rải trực tiếp dưới<br />

28


gốc cây. Phần vỏ này sẽ tự phân hủy dần theo thời gian và trở thành nguồn phân bón<br />

hữu cơ cho cây.<br />

Hiện nay, một số hộ nông dân trồng ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chế<br />

biến vỏ thành phân bón hữu cơ, và kết quả thu được rất khả quan.<br />

Công thức làm phân bón hữu cơ từ vỏ quả ca cao:<br />

20% phân chuồng<br />

70% vỏ quả ca cao xay nhuyễn<br />

10% chủng nấm Tricodecmar, BE bản địa<br />

Hỗn hợp trên được trộn đều và ủ yếm khí trong 2 tháng, sau đó tiến hành đảo<br />

trộn, tiếp tục ủ thêm 1 tháng.<br />

Sau 3 tháng, quá trình làm phân bón đã hoàn tất và có thể đem bón cho các loài<br />

cây trồng. Kết quả qua quá trình sử dụng loại phân mới này, người nông dân địa<br />

phương cho biết chất lượng đạt khoảng 70% so với khi dùng phân bón vô cơ.<br />

– Thức ăn cho gia xúc:<br />

Theo Wood và Lass (1985), vỏ quả ca cao khô hoặc còn tươi là nguồn thức ăn<br />

mới cho gia xúc hiện nay. Tùy thuộc vào cách phối chế trong giai đoạn chế biến mà<br />

sản phẩm này có thể phục vụ cho từng loài gia xúc khác nhau. Có khoảng 20% vỏ quả<br />

ca cao phục vụ cho nhu cầu làm thức ăn cho gia cầm; 30 ÷ 50% cho heo; 50% cho<br />

cừu, dê và các vật nuôi lấy sữa.<br />

– Sử dụng làm chất đốt:<br />

Do hàm lượng kali trong vỏ khá cao, nên vỏ quả ca cao sau khi phơi khô có thể<br />

sử dụng làm chất đốt rất tốt. Một số hộ nông dân trồng ca cao ở các tỉnh: Bà Rịa –<br />

Vũng Tàu, Bến Tre, Tây Nguyên… thường sử dụng phương pháp này để giải quyết<br />

vấn đề phế phụ phẩm vỏ quả ca cao.<br />

– Công nghiệp sản xuất xà phòng:<br />

Trong vỏ quả ca cao chứa khoảng 3 ÷ 4% muối kali theo Oduwole, Arueya<br />

(1990) và Arueya (1991). Loại muối này có độ tinh khiết khoảng 92%, muối được cho<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

29


vào trong quá trình xà phòng hoá để tạo ra sản phẩm xà phòng dạng lỏng hoặc dạnh<br />

bánh, thỏi. Với chất lượng cao, chăm sóc tốt cho da. Phương pháp này được ứng dụng<br />

rộng rãi ở Ghana và Nigeria.<br />

– Chất màu:<br />

Kimura (1979) đã nghiên cứu và đưa ra nhân xét rằng dịch chiết từ vỏ quả ca<br />

cao gọi là chất màu ca cao, gồm các thành phần như: anthocyanidins, catechins,<br />

leukoanthycyanidin… được sử dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp chế biến thực<br />

phẩm ở Nhật Bản.<br />

– Ngăn chặn sự phát triển của virus HIV:<br />

Theo các nghiên cứu gần đây của Unten (1991) cho thấy trong dịch chiết của vỏ<br />

quả ca cao chứa một số chất có khả năng kiềm hãm phần nào sự phát triển của virus<br />

HIV, bằng cách hạn chế quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của loại virus này.<br />

2.3. Hấp phụ<br />

2.3.1 Định nghĩa về hấp phụ [7]<br />

Hấp phụ là quá trình tụ tập (chất chứa, thu hút…) các phân tử khí, hơi hoặc các<br />

phân tử , ion của chất tan lên bề mặt phân chia pha.<br />

Bề mặt các chất phân chia pha có thể là lỏng - rắn; khí - lỏng; hoặc khí - rắn.<br />

Chất mà bề mặt của nó có sự hấp phụ xảy ra gọi là CHP. Chất mà được tụ tập<br />

trên bề mặt phân chia pha được gọi là CBHP.<br />

Bề mặt tính đối với 1g vật chất hấp phụ gọi là bề mặt riêng của nó. Những vật<br />

có lỗ xốp thường có DTBM riêng từ vài trăm đến vài ngàn m 2 /g.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

30


Chất bị hấp phụ<br />

Than hoạt tính<br />

Lỗ xốp<br />

Hình 2.15: Cơ chế hấp phụ của THT<br />

2.3.2 Hấp phụ vật lý<br />

Khi đã hấp phụ lên bề mặt chất rắn, nếu tương tác giữa CHP và CBHP không<br />

lớn, cấu trúc điện tử của CBHP ít thay đổi, nhiệt hấp phụ tỏa ra nhỏ thì người ta gọi<br />

hiện tượng này là HPVL.<br />

Trong HPVL các phân tử CBHP và CHP không tạo thành hợp chất hoá học mà<br />

chỉ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt bằng lực liên kết<br />

(lực Vander walls) và liên kết hidro. HPVL luôn thuận - nghịch.<br />

THT là loại vật liệu hấp phụ theo cơ chế HPVL, có các giai đoạn hấp phụ sau:<br />

– Đầu tiên các phân tử CBHP tiến đến bề mặt ngoài của than chứa các hệ<br />

mao quản, đây là giai đoạn khuyếch tán.<br />

– Tiếp đó các CHP khuyếch tán vào bên trong hệ mao quản của CHP, giai<br />

đoạn khuyếch tán trong mao quản.<br />

– Cuối cùng các phân tử CBHP “gắn” vào bề mặt CHP, giai đoạn hấp phụ<br />

thật sự.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

31


2.3.3 Hấp phụ hóa học<br />

Khi đã đuợc HP lên bề mặt chất rắn, nếu tương tác giữa CHP và CBHP lớn sẽ<br />

làm biến đổi cấu trúc điện tử của các nguyên tử, dẫn đến sự hình thành liên kết hóa<br />

học, nhiệt tỏa ra lớn gần bằng với nhiệt tỏa ra trong các phản ứng hóa học, gọi là hấp<br />

phụ hóa học.<br />

Pha khí<br />

Pha lỏng<br />

Hấp phụ<br />

Đa lớp<br />

Giải hấp phụ<br />

Đơn lớp<br />

Chất bị hấp phụ<br />

Bề mặt chất hấp phụ<br />

Tâm hoạt động<br />

Hình 2.16: Cơ chế hấp phụ hoá học<br />

Lực HPHH khi đó là lực liên kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết<br />

cộng hóa trị, liên kết phối trí…). HPHH luôn bất thuận – nghịch.<br />

2.3.4 Cấu trúc chất hấp phụ<br />

Các CHP được sử dụng là các chất rắn xốp, vì vậy khi nói đến cấu trúc CHP<br />

cần đề cập đến 3 dạng cấu trúc sau:<br />

– Cấu trúc hóa học<br />

– Cấu trúc xốp<br />

– Cấu trúc bề mặt<br />

a. Cấu trúc hóa học<br />

Cấu trúc hóa học là thành phần hóa học của các CHP. Thành phần hóa học chủ<br />

yếu là các oxit, hoặc hỗn hợp các oxit kim loại hay thành phần là cacbon giống như<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

32


THT. Một số CHP ít sử dụng như CHP có nguồn gốc từ động vật nên có thành phần<br />

phức tạp hơn do xuất phát từ các cơ thể sống.<br />

Các dạng cấu trúc hóa học của CHP:<br />

• Cấu trúc mạng chất rắn có thể là tinh thể như zeolit, graphit (một phần của<br />

THT), các dạng thù hình của một số oxit nhôm hay sắt.<br />

• Cấu trúc lớp của một số loại khoáng chất và dạng cấu trúc vô định hình.<br />

Để xác định các dạng cấu trúc này thường dùng các phương pháp phổ. Đặc biệt<br />

là phương pháp phổ Rơnghen thường được sử dụng nhiều vì cho kết quả chính xác.<br />

b. Cấu trúc xốp [8, 9]<br />

Khi nói về cấu trúc xốp là nói về độ xốp hay thể tích rỗng, sự phân bố kích<br />

thước mao quản theo độ lớn, DTBM, thể tích của các loại mao quản.<br />

• Độ xốp của chất hấp phụ:<br />

Trong bất kỳ một loại vật liệu xốp nào cũng gồm 2 phần thể tích là thể tích<br />

phần chất rắn và thể tích phần không gian rỗng.<br />

Nên dẫn đến 2 đại lượng khối lượng là khối lượng riêng thực và khối lượng<br />

riêng biểu kiến.<br />

Khối lượng riêng thực t : tỉ lệ giữa khối lượng m và thể tích V r của phần chất<br />

rắn.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

m<br />

<br />

t<br />

<br />

(1)<br />

V<br />

r<br />

nó.<br />

Khối lượng riêng biểu kiến b : tỉ lệ giữa khối lượng m với thể tích tổng V t của<br />

m<br />

<br />

b<br />

<br />

(2)<br />

V<br />

t<br />

Nếu là vật liệu đặc b = t . Mọi vật liệu xốp đều có b < t .<br />

33


Thể tích lỗ xốp V x trên 1 đơn vị khối lượng được tính như sau:<br />

V x<br />

1 1 (3)<br />

<br />

b<br />

t<br />

• Mao quản và sự phân bố theo độ lớn:<br />

Trong một vật xốp, khoảng không gian rỗng bên trong bị chia cắt bởi các phần<br />

chất rắn, hình dạng của các không gian đó không cố định có độ lớn nhỏ khác nhau ( trừ<br />

một số trường hợp đặc biệt như độ xốp của zeolit).<br />

Theo IUPAC ( Hội hóa học ứng dụng quốc tế) có thể phân chia các mao quản<br />

theo độ lớn của bán kính:<br />

Mao quản nhỏ: có đường kính < 15 A o<br />

Mao quản trung bình: 15 ÷ 1000A o<br />

Mao quản lớn: > 1000A o<br />

Sự phân chia này dựa vào cơ chế hấp phụ trong pha hơi.<br />

c. Cấu trúc bề mặt<br />

Tại bề mặt các liên kết hóa học của chất rắn trở nên mất liên tục. Ở vị trí mà<br />

liên kết hóa học bị mất liên kết thì năng lượng sẽ lớn hơn so với các vùng khác. Để tồn<br />

tại nó sẽ hình thành các liên kết hóa học mới có thành phần hóa học khác với mạng<br />

chất rắn.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Môi trường chế tạo CHP luôn gắn liền với oxy của khí quyển và hơi nước trong<br />

các liên kết hóa học hình thành trên bề mặt thường chứa oxy; các nhóm này được gọi<br />

là nhóm chức bề mặt và tạo nên cấu trúc bề mặt của CHP.<br />

Bằng các biện pháp biến tính có thể phát triển hoặc loại bỏ bớt các nhóm chức<br />

bề mặt của CHP. Ví dụ oxy hoá THT với hidroperoxit hoặc acid nitric tạo thêm nhóm<br />

acid trên bề mặt, tăng cường tính chất hấp phụ kim loại nặng hoặc chất phóng xạ của<br />

than, làm tăng tính ưa nước của bề mặt.<br />

34


2.3.5 Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt [7, 8, 10]<br />

Tại nhiệt độ không đổi khả năng hấp phụ chất rắn tăng lên khi nồng độ CBHP<br />

tăng lên. Mối quan hệ giữa chất rắn hấp phụ và CBHP được gọi là đẳng nhiệt hấp phụ.<br />

Biểu diễn bởi phương trình sau:<br />

Trong đó: a là chất rắn hấp phụ<br />

c là chất bị hấp phụ<br />

a = f(c), với T = const<br />

Đường đẳng nhiệt hấp phụ giúp ta xác định DTBM, thể tích lỗ xốp và sự phân<br />

bố kích thước các lỗ xốp, đánh giá tầm quan trọng của nhiệt hấp phụ…<br />

a. Phương trình đẳng nhiệt Langmuir<br />

Langmuir đã xây dựng lý thuyết như sau:<br />

– Bề mặt CHP đồng nhất về mặt năng lượng.<br />

– Trên bề mặt chất rắn chia ra từng vùng nhỏ, các tâm hoạt động của mỗi vùng<br />

chỉ nhận một phân tử CBHP duy nhất. Trong trạng thái bị hấp phụ các phân<br />

tử trên bề mặt chất rắn không tương tác với nhau.<br />

– Quá trình hấp phụ là động, tức là quá trình hấp phụ và giải hấp phụ có tốc độ<br />

bằng nhau khi trạng thái cân bằng đã đạt được.<br />

Langmuir đưa ra phương trình:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

P<br />

V<br />

P<br />

1 <br />

(4)<br />

KV<br />

m<br />

V m<br />

Trong đó:<br />

P: áp suất cân bằng của khí.<br />

V: thể tích khí bị hấp phụ cân bằng ứng với áp suất P.<br />

k: hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ.<br />

V m : thể tích khí phủ kín bề mặt (cm 3 /g).<br />

35


= v/v m<br />

<br />

0<br />

Hình 2.17: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir<br />

Giữa các phân tử tự do trong pha khí và các phân tử đã bị hấp phụ tồn tại một<br />

trạng thái cân bằng như trong một phản ứng hoá học thuận - nghịch:<br />

Phân tử khí + Trung tâm hoạt động Phức chất hấp phụ.<br />

Trong đó quá trình thuận là sự hấp phụ, quá trình nghịch là sự giải hấp phụ (khử<br />

hấp phụ).<br />

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir cho kết quả tốt khi hấp phụ gây ra<br />

bởi các lực gần với lực hóa học nếu CHP không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng phụ.<br />

Tuy nhiên một số trường hợp HPVL không được giải thích bởi thuyết hấp phụ đơn<br />

phân tử, chúng đòi hỏi một cách đề cặp khác căn bản trên cơ sở của thuyết hấp phụ đa<br />

phân tử.<br />

b. Phương trình đẳng nhiệt BET (Brunauer – Emmett - Teller)<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Nếu phương trình Langmuir được ứng dụng nhiều trong trong lĩnh vực HPHH,<br />

là phương trình được sử dụng trong tính toán động học các phân tử dị thể, cho sự hấp<br />

phụ đơn lớp, thì phương trình BET là phương trình HPVL đa lớp, được sử dụng khá<br />

phổ biến khi nghiên cứu bề mặt riêng và kích thước mao quản của các hệ vật liệu mao<br />

quản.<br />

Lý thuyết BET cho rằng sự hấp phụ khí (hơi) trên bề mặt chất rắn là HPVL, ở<br />

giai đoạn áp suất cân bằng còn thấp khoảng 0,05 ÷ 0,3 atm thì sự hấp phụ xảy ra như<br />

thuyết hấp phụ của Langmuir. Song nếu tiếp tục tăng áp suất hấp phụ thì sự hấp phụ có<br />

thể xảy ra không phải đơn lớp mà là đa lớp.<br />

36


Để thiết lập phương trình đẳng nhiệt hấp phụ BET người ta thừa nhận các giả<br />

thuyết của Langmuir, bên cạnh đó lại bổ xung thêm các giả thuyết khác nữa:<br />

– Entanpy hấp phụ của các phân tử không thuộc lớp thứ nhất đều bằng nhau<br />

– Số lớp hấp phụ trở nên vô cùng ở áp suất bão hoà.<br />

Dựa trên cơ sở này người ta đã thiết lập được phương trình BET như sau:<br />

Trong đó:<br />

P: áp suất khí.<br />

P<br />

Vmc<br />

Po<br />

V <br />

<br />

( Po<br />

P)<br />

1<br />

( c 1)<br />

<br />

P o : áp suất hơi bão hoà của khí.<br />

P/P o : áp suất tương đối.<br />

V: thể tích khí bị hấp phụ ở áp suất P (cm 3 /g).<br />

P<br />

P<br />

o<br />

<br />

<br />

<br />

(5)<br />

V m : thể tích khí bị hấp phụ trong lớp đơn phân tử (cm 3 /g).<br />

c: hằng số đặt trưng cho nhiệt hấp phụ ( nhiệt trùng ngưng).<br />

V<br />

hbh<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

0<br />

P/p o<br />

Hình 2.18: Đường đẳng hấp phụ BET<br />

37


Chương III<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

3.1. Vật liệu<br />

Hiện nay trên thị trường THT, loại THT được đều chế từ nguyên liệu gáo dừa<br />

được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi; vì giá nguyên liệu khá rẻ và chất lượng THT tạo<br />

ra có tính năng tốt.<br />

Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát tính chất của nguyên liệu vỏ quả ca cao song<br />

song với nguyên liệu gáo dừa, để làm căn cứ đánh giá chất lượng của vỏ quả ca cao.<br />

3.1.1 Nguồn nguyên liệu<br />

a. Vỏ quả ca cao<br />

Nguyên liệu vỏ quả ca cao dùng nghiên cứu trong luận văn “Đều chế than hoạt<br />

tính từ vỏ quả ca cao” là dòng ca cao vô tính nhập nội TD5 của trường ĐH Nông Lâm<br />

Tp.Hồ Chí Minh, được trồng tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu từ<br />

năm 2002.<br />

*Một số đặc tính của dòng ca cao TD5:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hình 3.1: Nguyên liệu vỏ quả ca cao tại Bà Rịa – Vũng Tàu


`<br />

– Tên thương mại: TD5<br />

– Đặc điểm thực vật:<br />

Thế sinh trưởng bán thẳng đứng<br />

Dạng lá hình ngọn giáo<br />

Lá non màu đỏ nhạt<br />

– Đặc tính của vỏ trái:<br />

Chiều sâu của rãnh: cạn<br />

Độ nhẵn của bề mặt: nhẵn<br />

Hình dạng chóp trái: tù<br />

Màu sắc vỏ trái:<br />

Giai đọan chưa chín: đường sống màu xanh, rãnh màu xanh nhạt<br />

Giai đọan chín: đường sống màu vàng, rãnh màu vàng.<br />

*Quá trình xử lý nguyên liệu:<br />

Vỏ quả ca cao sử dụng đều chế THT được thu hoạch ngày 25/3/2008.<br />

Chọn những quả ca cao có kích thước khoảng:<br />

– Đường kính: 9cm<br />

– Chiều dài: 15cm<br />

Vỏ quả ca cao được cắt nhỏ với kích thước khoảng: 2 x 1 x 0,5 (cm 3 ) và phơi<br />

khô 2 ngày trong đều kiện tự nhiên.<br />

b. Gáo dừa<br />

Với nguyên liệu là gáo dừa tiến hành đập nhỏ, loại bỏ sạch các xơ dừa và cơm dừa<br />

còn sót lại. Phơi khô cùng đều kiện như nguyên liệu vỏ quả ca cao. Sau đó tiến hành<br />

than hoá ở nhiệt độ 400 o C, trong thời gian là 2 giờ [4]. Vì theo các tài liệu nghiên cứu<br />

về loại than này cho thấy đây là nhiệt độ than hoá cho kết quả tối ưu.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

39


`<br />

3.1.2 Dụng cụ và hoá chất<br />

a. Dụng cụ<br />

– Lò nung Carbolite CWF 1300<br />

– Máy nghiền MF 10 basic IKA WERKE<br />

– Máy khuấy cơ đũa<br />

– Máy quang phổ Thermo spectronic<br />

– Máy li tâm Hettich EBA 20<br />

– Bể đều nhiệt<br />

– Bình hút ẩm<br />

– Tủ sấy Memmert<br />

– Cân 4 số Sartorius TE214S<br />

– Cân 2 số Startorius TE412<br />

– Chén nung 100 ml<br />

– Các dụng cụ khác: buret, becher, erlen…<br />

b. Hoá chất<br />

• Acid phosphoric (Trihydroxido phosphorus; orthorphosphoric acid).<br />

– Công thức phân tử: H 3 PO 4<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

– Khối lượng phân tử: 98 g/mol<br />

– Công thức cấu tạo:<br />

– Tính chất: Dạng lỏng; không màu, mùi,<br />

không độc, không bay hơi; không bị tách lớp khi hòa tan trong<br />

nước; khá kích ứng da và khá ăn mòn.<br />

40


`<br />

• Methylene Blue (3,9 – bis – dimetylamino phenazothionin clorua;<br />

tetrametylene – thionin clorua trihydrat).<br />

– Công thức phân tử: C 16 H 18 N 3 SCl<br />

– Công thức cấu tạo:<br />

– Khối lượng phân tử: 319,85 g/mol<br />

– Tính chất: Dạng bột hoặc tinh thể màu xanh lá cây thẫm có ánh<br />

đồng đỏ; khó tan trong nước lạnh và rượu etylic, tan dễ khi đun nóng; không tan<br />

trong ete, benzen, clorofom.<br />

Bước sóng: = 625 ÷ 750 nm<br />

max : 661 nm [3].<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

41


`<br />

3.2. Phương pháp nghiên cứu<br />

Vỏ quả ca cao tươi<br />

Cắt nhỏ<br />

Phơi khô<br />

Khảo sát quá trình than hóa<br />

– Hiệu suất theo thời gian<br />

– Hiệu suất theo nhiệt độ<br />

Than từ vỏ quả ca cao<br />

Khảo sát quá trình hoạt hóa<br />

– Nhiệt độ hoạt hóa<br />

– Thời gian hoạt hóa<br />

– Nồng độ H 3 PO 4<br />

– Nhiệt độ ngâm H 3 PO 4<br />

– Thời gian ngâm H 3 PO 4<br />

Sản phẩm<br />

THT từ vỏ<br />

quả ca cao<br />

Xác định: ẩm độ, hàm<br />

lượng tro, hàm lượng<br />

chất bốc.<br />

Xác định hàm<br />

lượng cacbon<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Kiểm tra chất lượng THT<br />

– Đo BET<br />

– Thể tích lỗ xốp<br />

– Khả năng hấp phụ màu XM<br />

Hình 3.2: Sơ đồ qui trình thực nghiệm<br />

42


`<br />

3.2.1 Khảo sát tính chất của nguyên liệu<br />

a. Hàm lượng ẩm<br />

Sử dụng phương pháp nung cân để xác định hàm ẩm trong nguyên liệu, đây là<br />

hàm ẩm tự nhiên. Sự biến đổi của hàm ẩm phụ thuộc vào đều kiện trồng trọt của cây<br />

và quá trình bảo quản của nguyên liệu.<br />

*Thực nghiệm:<br />

Lấy m 1 (g) nguyên liệu; tiến hành sấy ở nhiệt độ 105 ÷ 110 o C, đồng thời kết<br />

hợp với cân cho đến khi thấy khối lượng của nguyên liệu không đổi, ta có khối lượng<br />

sau sấy là m 2 (g).<br />

Áp dụng công thức sau để tính hàm ẩm của nguyên liệu:<br />

m1<br />

m <br />

2<br />

<br />

<br />

.100%<br />

(6)<br />

m1<br />

<br />

b. Hàm lượng chất hữu cơ (chất bốc)<br />

Hàm lượng chất bốc cao thì sau quá trình đều chế sản phẩm sẽ có chất lượng<br />

tốt, vì khi chất bốc thoát ra hết sẽ tạo cấu trúc lỗ xốp cho than, tạo cho than một độ xốp<br />

nhất định.<br />

Tuy nhiên nếu như hàm lượng chất bốc trong nguyên liệu quá nhiều có thể gây<br />

hiện tượng cháy lò, xuất hiện nhiều khói, mùi hắc. Ngoài ra nếu lượng chất bốc này<br />

không thoát ra hết thì sẽ làm nghẽn các lỗ xốp.<br />

*Thực nghiệm:<br />

Nguyên liệu được cân để xác định khối lượng ban đầu m 1 (g). Cho nguyên liệu<br />

vào cốc xứ, đậy kín. Sau đó đem nung ở nhiệt độ 650 o C trong 15 phút.<br />

Mang mẫu vào bình hút ẩm, khi mẫu nguội tiến hành cân để xác định khối<br />

lượng m 2 (g).<br />

Áp dụng công thức sau để tính hàm lượng chất bốc trong nguyên liệu:<br />

m1<br />

m <br />

2<br />

A (%) <br />

<br />

.100<br />

(7)<br />

m1<br />

<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

43


`<br />

c. Hàm lượng tro<br />

Tro là chất vô cơ tồn tại ở dạng oxit hay muối. Trong tro có K, Al, Si, Na, Fe;<br />

và cũng có chứa một lượng nhỏ Mg, Ca, Bo, Zn…<br />

Hàm lượng tro phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu, khối lượng tro tăng theo quá<br />

trình than hoá và hoạt hoá.<br />

Sự có mặt của tro tạo ra những khuyết tật trong cấu trúc tinh thể của than, làm<br />

THT giảm khả năng hấp phụ.<br />

*Thực nghiệm:<br />

Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung, cân.<br />

Nguyên liệu ban đầu có khối lượng m 1 (g); được cho vào cốc xứ không đậy nắp,<br />

tạo đều kiện cho oxy có thể tham gia vào quá trình cháy của nguyên liệu để nguyên<br />

liệu được tro hóa hoàn toàn. Sau đó tiến hành nung ở nhiệt độ 850 o C, cho đến khi nào<br />

còn lại tro màu trắng.<br />

Lấy mẫu cho vào bình hút ẩm, khi mẫu nguội tiến hành cân, xác định khối<br />

lượng m 2 (g).<br />

Áp dụng công thức sau để tính hàm lượng tro trong nguyên liệu:<br />

m2<br />

B(%)<br />

.100<br />

(8)<br />

m<br />

1<br />

3.2.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng quá trình than hóa của vỏ quả ca cao<br />

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình than hóa đó là nhiệt độ than hóa và<br />

thời gian than hóa, hàm đáp ứng là hiệu suất than hóa.<br />

Sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm cổ điển, cố định một trong hai<br />

yếu tố trên và cho yếu tố còn lại thay đổi. Lần lượt tiến hành thực nghiệm với từng yếu<br />

tố, ở những mức giá trị khác nhau. Từ đó tìm ra thời gian và nhiệt độ than hóa tối ưu<br />

cho nguyên liệu vỏ quả ca cao.<br />

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

44


`<br />

a. Khảo sát sự thay đổi hiệu suất theo nhiệt độ nung của vỏ quả ca cao<br />

Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật khi bị nhiệt phân thì bên trong sẽ diễn ra<br />

các giai đoạn chuyển biến sau [14]:<br />

nước dần và khô lại.<br />

1. Giai đoạn sấy: từ nhiệt độ thường đến 170 o C, nguyên liệu bị mất<br />

2. Từ 170 o C đến 280 o C: nguyên liệu bị phân huỷ theo những quá<br />

trình tỏa nhiệt. Các hợp chất hữu cơ bị biến đổi, một số loại khí ( CO 2 , CO,<br />

metanol...) được sinh ra trong quá trình đã bắt đầu thoát ra ngoài.<br />

*Thực nghiệm:<br />

3. Giai đoạn luyện than: từ 280 o C đến 380 o C, xuất hiện hắc ín.<br />

Cân 2 g mẫu vỏ quả ca cao, cho vào chén nung và đậy kín nắp. Mỗi thí nghiệm<br />

được lặp lại 3 lần.<br />

Cứ sau 15 phút sẽ lấy mẫu ra cân.<br />

Chọn bước nhảy của nhiệt độ là 20 o C. Tiến hành khảo sát từ 120 ÷ 400 o C.<br />

b. Khảo sát sự thay đổi hiệu suất theo thời gian nung của vỏ quả ca cao<br />

hóa.<br />

Thời gian than hóa là một yếu tố quan trọng không kém so với nhiệt độ than<br />

Nếu thời gian thực hiện than hóa ngắn sẽ không làm cho chất bốc trong nguyên<br />

liệu thoát ra hoàn toàn, làm nguyên liệu không biến thành than mà chỉ là quá trình sấy<br />

khô nguyên liệu do mất nước, đồng thời sau quá trình than hóa các lỗ xốp lớn không<br />

được hình thành nhiều nên quá trình thấm hút của tác nhân hoạt hóa cũng sẽ bị hạn<br />

chế, kéo theo sự ảnh hưởng đến quá trình hoạt hóa sau này.<br />

Nhưng nếu thời gian than hóa quá dài sẽ tạo ra một lượng tro đáng kể làm hao<br />

hụt lượng cacbon trong than, hiệu suất thu hồi của sản phẩm giảm; mặc khác lượng tro<br />

tạo ra sẽ làm nghẽn các lỗ xốp; và quan trọng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng và thời gian<br />

than hóa.<br />

Vì thế cần phải khảo sát yếu tố thời gian than hóa để có được mức thời gian hợp<br />

lý, thu sản phẩm có chất lượng.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

45


`<br />

*Thực nghiệm:<br />

Cho 6 g vỏ quả ca cao vào cốc nung, đậy kín nắp.<br />

Khảo sát trong khoảng nhiệt độ 300 ÷ 400 o C, bước nhảy nhiệt độ là 50 o C; thời<br />

gian 60 ÷ 180 phút, bước nhảy thời gian là 30 phút.<br />

3.2.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng quá trình hoạt hóa<br />

*Phương pháp bố trí thực nghiệm:<br />

Áp dụng phương pháp bố trí thực nghiệm kiểu cổ điển; sử dụng phần mềm<br />

Excel ,phần mềm thống kê Statraphic để xử lý số liệu.<br />

*Quá trình tạo sản phẩm THT:<br />

– Lấy 8 g than ca cao và 8 g than dừa ngâm vào chất hoạt hóa là<br />

H 3 PO 4 . Sau đó lấy ra và để ráo; cho than vào cốc nung bằng xứ, đậy kín nắp và<br />

tiến hành nung. THT sau khi đã nung xong được lấy ra và đặt vào bình cách ẩm<br />

để than nguội dần mà không bị hút ẩm. Nghiền sản phẩm THT bằng máy<br />

nghiền MF 10 basic IKA WERKE, với vận tốc 550 vòng /phút. Thu được than<br />

dạng bột mịn.<br />

*Kiểm tra khả năng hấp phụ màu của sản phẩm THT đối với Xanhmetyl:<br />

Dựa vào phương trình và đồ thị đường chuẩn XM tôi chọn nồng độ dung dịch<br />

XM ban đầu là C o = 12mg/l.<br />

Cho 0,2 g THT và 200ml dung dịch XM vào becher 500ml.<br />

Tiến hành khuấy hỗn hợp trên bằng máy khuấy cơ đũa, vận tốc 300 vòng /phút<br />

trong 5 phút. Sau đó để yên trong 10 phút để bột than được lắng xuống đáy becher và<br />

để than có đủ thời gian hấp phụ màu của XM.<br />

Để đảm bảo bột than không lẫn vào dung dịch XM khi đo độ hấp phụ màu của<br />

THT; tôi đã tiến hành li tâm tách than, vận tốc 40.000 vòng/phút trong vòng 10 phút.<br />

Lấy mẫu ra và đo độ hấp thụ màu bằng máy quang phổ Thermo spectronic ở<br />

bước sóng 661nm [3]. Tìm được giá trị của A (abs), dựa vào đồ thị đường chuẩn XM<br />

ta tính được C s (mg/l).<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

46


`<br />

Dùng công thức sau đây để xác định dung lượng hấp phụ (mg/g) màu XM của<br />

sản phẩmTHT từ vỏ quả ca cao:<br />

( Co Cs).<br />

V<br />

Q (9)<br />

m<br />

C o là nồng độ dung dịch XM ban đầu là C o = 12 (mg/l)<br />

C s là nồng độ dung dịch XM sau khi đo màu (mg/l)<br />

V: Thể tích dung dịch XM dùng trong thí nghiệm (ml)<br />

m: Khối lượng vật liệu hấp phụ dùng trong thí nghiệm (mg).<br />

Tiến hành khảo sát các yếu tố sau với mục đích tìm ra được yếu tố nào ảnh<br />

hưởng nhiều nhất đến chất lượng của sản phẩm cùng với các khoảng thông số của nó,<br />

từ đó làm cơ sở để thực hiện tối ưu hóa quá trình hoạt hóa THT từ vỏ quả ca cao.<br />

a. Nhiệt độ hoạt hóa<br />

Nhiệt độ hoạt hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng<br />

của sản phẩm THT sau này. Vì nếu nhiệt độ hoạt hóa không đủ sẽ làm cho các lỗ xốp<br />

nhỏ không mở ra được nhiều. Nhưng nếu nhiệt độ hoạt hóa quá cao sẽ làm cho sản<br />

phẩm có nhiều tro, gây hiện tượng nghẽn các lỗ xốp, hiệu suất thu hồi sản phẩm giảm,<br />

đồng thời DTBM riêng của than cũng sẽ không cao, cấu trúc than kém bền. Theo tổng<br />

quan, vì nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật nên khoảng nhiệt độ khảo sát được chọn<br />

để thực hiện quá trình hoạt hóa là 600 ÷ 900 o C, độ biến thiên nhiệt độ là 50 o C.<br />

Cố định các yếu tố sau:<br />

Thời gian hoạt hóa 2 giờ<br />

Nồng độ acid H 3 PO 4 là 30%<br />

Nhiệt độ ngâm acid 60 o C<br />

Thời gian ngâm acid 20 phút.<br />

b. Thời gian hoạt hóa<br />

Thời gian hoạt hóa cũng là yếu tố quan trọng không kém, quyết định chất lượng<br />

của sản phẩm THT sau này.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

47


`<br />

Nếu như thời gian nung quá ngắn sẽ không đủ để tác nhân hoạt hóa phát huy tác<br />

dụng. Tác nhân hoạt hóa sẽ không phản ứng kịp với thành phần cacbon của than, điều<br />

này đồng nghĩa với việc sẽ không tạo được nhiều cấu trúc lỗ xốp trung và lỗ xốp nhỏ<br />

trong cấu trúc tinh thể của than.<br />

Nếu thời gian hoạt hóa quá dài, tác nhân hoạt hóa sẽ phản ứng nhiều với các<br />

thành phần trong cấu trúc tinh thể của than, đặc biệt là thành phần cacbon, tạo nhiều<br />

cấu trúc lỗ xốp lớn. Quá trình nung ở nhiệt độ cao và thời gian dài có thể tạo nhiều tro<br />

trong sản phẩm. Mặc khác, càng kéo dài thời gian nung thì chi phí năng lượng càng<br />

tăng, làm cho hiệu suất kinh tế thu được sẽ bị giảm.<br />

Mỗi loại nguyên liệu làm than đều có một khoảng thời gian tối ưu nhất định.<br />

Khi đạt đến khoảng thời gian này thì khả năng hấp phụ của sản phẩm THT sẽ là cao<br />

nhất. Vì thế việc tìm được khoảng thời gian thích hợp để nung than ca cao là rất cần<br />

thiết. Chọn khoảng thời gian khảo sát cho quá trình hoạt hóa từ 1 ÷ 4 giờ, khoảng biến<br />

thiên thời gian là 30 phút.<br />

Cố định các yếu tố sau:<br />

Nhiệt độ hoạt hóa : dựa vào kết quả khảo sát nhiệt độ hoạt hóa.<br />

Nồng độ acid H 3 PO 4 là 30%<br />

Nhiệt độ ngâm acid 60 o C<br />

Thời gian ngâm acid 20 phút.<br />

c. Nồng độ chất hoạt hóa H 3 PO 4<br />

Quá trình hoạt hóa về cơ bản khác với quá trình than hóa ở chỗ có sử dụng tác<br />

nhân hoạt hóa (vật lý hoặc hóa học) để mở thêm nhiều cấu trúc lỗ xốp trung và lỗ xốp<br />

nhỏ cho THT, giúp cho DTBM của than tăng lên và khả năng hấp phụ cao.<br />

Chọn tác nhân hoạt hóa là H 3 PO 4 , nhằm làm quá trình hoạt hóa diễn ra tốt hơn,<br />

hạn chế khả năng tạo tro và hắc ín trong than, giúp than không bị cháy xém.<br />

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H 3 PO 4 lên chất lượng than hoạt<br />

tính, ở khoảng nồng độ H 3 PO 4 10% ÷ 70%, bước nhảy là 10%.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

48


`<br />

Cố định các thông số sau:<br />

Nhiệt độ hoạt hóa : chọn theo kết quả khảo sát nhiệt độ hoạt hóa.<br />

Thời gian hoạt hóa: chọn theo kết quả khảo sát thời gian hoạt hóa.<br />

Nhiệt độ ngâm acid H 3 PO 4 : 60 o C<br />

Thời gian ngâm acid H 3 PO 4 : 20 phút.<br />

d. Nhiệt độ ngâm than trong chất hoạt hóa H 3 PO 4<br />

Nồng độ H 3 PO 4 tỉ lệ thuận với độ nhớt của nó và tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Vì<br />

vậy nhiệt độ ngâm than trong chất hoạt hóa là đều kiện cần để tác nhân H 3 PO 4 thấm<br />

sâu vào than dễ dàng.<br />

Thu nhận kết quả từ 3 thí nghiệm khảo sát đã thực hiện trên, chọn các giá trị tốt<br />

nhất của các yếu tố sau và cố định các giá trị đó:<br />

Nhiệt độ hoạt hóa<br />

Thời gian hoạt hóa<br />

Nồng độ ngâm acid H 3 PO 4<br />

Để biết được chất lượng THT ca cao đạt kết quả tốt nhất ở nhiệt độ nào của<br />

H 3 PO 4 , tiếp tục tiến hành khảo sát nhiệt độ ngâm than ca cao trong H 3 PO 4 từ 30 ÷<br />

90 o C, khoảng biến thiên nhiệt độ là 10 o C. Thời gian ngâm H 3 PO 4 là 20 phút.<br />

e. Thời gian ngâm than trong chất hoạt hóa H 3 PO 4<br />

Thời gian ngâm là khoảng thời gian cần thiết để tác nhân hoạt hóa thấm vào<br />

than, và lưu lại trong các cấu trúc lỗ xốp thô được mở ra trong quá trình than hóa. Từ<br />

đó sẽ tạo đều kiện thuận lợi để các phản ứng giữa tác nhân và các thành phần trong<br />

than được thực hiện dễ dàng.<br />

Chọn khoảng thời gian ngâm H 3 PO 4 cần khảo sát là 5 phút, 10 ÷ 60 phút;<br />

khoảng biến thiên thời gian là 10 phút.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

49


`<br />

Từ kết quả thực nghiệm khi tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá<br />

trình hoạt hóa nguyên liệu, cố định các yếu tố sau:<br />

Nhiệt độ hoạt hóa<br />

Thời gian hoạt hóa<br />

Nồng độ ngâm acid H 3 PO 4<br />

Nhiệt độ ngâm H 3 PO 4 .<br />

3.2.4 Đều kiện tối ưu để điều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao<br />

Sau khi khảo sát các yếu tố trên, kết quả cho thấy 3 yếu tố sau đây ảnh hưởng<br />

nhiều nhất đến chất lượng hấp phụ của THT từ vỏ quả ca cao, cùng các khoảng thông<br />

số quan trọng là cơ sở để thực hiện quá trình tối ưu hóa tiếp theo.<br />

– Nhiệt độ hoạt hóa ( o C): 750, 800, 850<br />

– Thời gian hoạt hóa (phút): 150, 180, 210<br />

– Nồng độ H 3 PO 4 (%): 30, 40, 50.<br />

Với 3 yếu tố chính, mỗi yếu tố có 3 mức, như vậy tổng cộng có 3x3 là 9 nghiệm<br />

thức. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Hàm đáp ứng là số mg XM bị hấp phụ.<br />

Chọn cách bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD – randomized complete block<br />

design) để cực đại sự khác biệt giữa các khối và làm cực tiểu sự khác biệt bên trong<br />

khối. Từ đó tìm được nhiệt độ, thời gian hoạt hóa và nồng độ tác nhân hoạt hóa thích<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

hợp cho sản phẩm THT từ vỏ quả ca cao có chất lượng tối ưu [11,12].<br />

50


`<br />

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm quá trình tối ưu đều chế THT từ vỏ quả ca cao<br />

Nhiệt độ<br />

( o C)<br />

Thời gian Nồng độ H 3 PO 4 (%)<br />

(phút) 30 40 50<br />

150<br />

750<br />

180<br />

210<br />

150<br />

800<br />

180<br />

850<br />

210<br />

150<br />

180<br />

210<br />

3.2.5 Lập đường chuẩn Xanhmetyl:<br />

Thay đổi nồng độ XM từ 0,5 ÷ 13,5 mg/l, đo mẫu tại bước sóng max = 661 nm<br />

thì đường biểu diễn là A = f (C).<br />

*Thực nghiệm:<br />

Tiến hành cân mẫu XM, được thực hiện trên cân 4 số. Sau đó định mức trong<br />

bình 1000ml, lắc đều để bột XM hòa tan hoàn toàn trong dung môi nước. Sau đó đo độ<br />

hấp thụ màu trên máy quang phổ, mỗi mẫu lặp lại phép đo màu 3 lần.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

51


`<br />

Bảng 3.2: Đường chuẩn Xanhmetyl<br />

stt C (mg/l) A (abs) A TB (abs)<br />

0 0 0 0 0<br />

1 0,5 0,095 0,100 0,103 0,099<br />

2 1,0 0,230 0,228 0,230 0,229<br />

3 1,5 0,348 0,349 0,349 0,349<br />

4 2,0 0,462 0,465 0,466 0,464<br />

5 2,5 0,558 0,566 0,569 0,564<br />

6 3,0 0,680 0,679 0,678 0,679<br />

7 3,5 0,705 0,708 0,706 0,706<br />

8 4,0 0,892 0,894 0,895 0,894<br />

9 4,5 0,986 0,988 0,987 0,987<br />

10 5,0 1,109 1,110 1,100 1,106<br />

11 5,5 1,196 1,197 1,198 1,197<br />

12 6,0 1,300 1,303 1,304 1,302<br />

13 6,5 1,432 1,435 1,431 1,433<br />

14 7,0 1,591 1,591 1,592 1,591<br />

15 7,5 1,617 1,615 1,614 1,615<br />

16 8,0 1,660 1,666 1,663 1,663<br />

17 8,5 1,758 1,757 1,761 1,759<br />

18 9,0 1,891 1,891 1,889 1,890<br />

19 9,5 1,997 1,999 2,003 2,000<br />

20 10,0 2,063 2,063 2,067 2,064<br />

21 11,0 2,140 2,202 2,197 2,180<br />

22 13,5 2,542 2,536 2,541 2,540<br />

3,0<br />

2,5<br />

2,0<br />

A<br />

Đường chuẩn Xanhmetyl<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

1,5<br />

1,0<br />

y = 0,1979x + 0,0741<br />

R 2 = 0,992<br />

0,5<br />

0,0<br />

0 2 4 6 8 10 12 14 16<br />

C (mg/l)<br />

Hình 3.3: Đường chuẩn Xanhmety<br />

52


`<br />

Chương IV<br />

KẾT <strong>QUẢ</strong> & NHẬN XÉT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG<br />

4.1. Kết quả và nhận xét<br />

<strong>SẢN</strong> PHẨM<br />

4.1.1 Kết quả khảo sát tính chất của nguyên liệu<br />

a. Hàm lượng ẩm<br />

Bảng 4.1: Hàm lượng ẩm của vỏ quả ca cao và gáo dừa<br />

Vỏ quả ca cao<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) (%)<br />

1 15,6 14,26 8,59<br />

2 24,42 22,36 8,43<br />

3 19,21 17,61 8,32<br />

4 27,45 25,25 8,03<br />

5 21,71 19,94 8,16<br />

TB 8,31<br />

Gáo dừa<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) %)<br />

1 25,39 23,69 6,70<br />

2 26,63 24,81 6,83<br />

3 21,94 20,61 6,06<br />

4 24,26 22,63 6,72<br />

5 24,38 22,83 6,36<br />

TB 6,53<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

53


`<br />

*Nhận xét:<br />

Trong cùng đều kiện xử lý, kết quả khảo sát hàm ẩm của vỏ quả ca cao sau xử<br />

lý là 8,31% và của gáo dừa là 6,53%. Hàm lượng nước tồn tại trong nguyên liệu ban<br />

đầu ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng than, do vậy sự khác biệt ẩm độ này góp<br />

phần giải thích một số khác biệt trong các kết quả khảo sát tiếp theo. Ngoài ra, từ dữ<br />

kiện trên có thể thấy nguyên liệu gáo dừa có thể có độ bền cơ học cao hơn so với vỏ<br />

quả ca cao.<br />

b. Hàm lượng chất hữu cơ (chất bốc)<br />

Bảng 4.2: Hàm lượng chất hữu cơ của vỏ quả ca cao và gáo dừa<br />

*Nhận xét:<br />

Vỏ quả ca cao<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) %)<br />

1 16,23 10,37 36,12<br />

2 18,35 11,66 36,48<br />

3 21,90 14,04 35,89<br />

4 15,32 9,72 36,56<br />

5 18,02 11,57 35,78<br />

TB 36,17<br />

Gáo dừa<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) %)<br />

1 15,63 13,98 10,56<br />

2 14,03 12,43 11,42<br />

3 21,5 19,19 10,75<br />

4 19,12 16,66 12,87<br />

5 18,02 15,95 11,51<br />

TB 11,42<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hàm lượng chất bốc trong vỏ quả ca cao gấp 3 lần so với hàm lượng chất bốc<br />

trong gáo dừa, như vậy số lượng lỗ xốp lớn và lỗ xốp trung trong than ca cao sẽ nhiều.<br />

Đều này có thể ảnh hưởng không tốt đến độ bền cơ học của sản phẩm sau này và sản<br />

phẩm thu được không có bề mặt riêng lớn. Đối với nguyên liệu vỏ quả ca cao, quy<br />

trình than hóa cần phải tiến hành với tốc độ chậm hơn nhằm tận dụng các phản ứng<br />

ngưng tụ giảm thất thoát lượng cacbon dưới dạng khí CO, CO 2 . Ngoài ra, hàm lượng<br />

54


`<br />

chất hữu cơ cao có thể gây hiện tượng cháy lò trong quá trình than hóa và gây khó<br />

khăn trong quá trình thao tác.<br />

c. Hàm lượng tro<br />

Bảng 4.3: Hàm lượng tro của vỏ quả ca cao và gáo dừa<br />

*Nhận xét:<br />

Vỏ quả ca cao<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) %)<br />

1 4,563 0,645 14,135<br />

2 5,967 0,825 13,826<br />

3 7,521 0,991 13,176<br />

4 5,493 0,821 14,946<br />

5 6,452 0,879 13,624<br />

TB 13,942<br />

Gáo dừa<br />

stt m 1 (g) m 2 (g) %)<br />

1 12,756 0,762 5,974<br />

2 15,495 0,972 6,273<br />

3 19,346 1,326 6,854<br />

4 21,597 1,364 6,316<br />

5 22,649 1,467 6,477<br />

TB 6,379<br />

Theo kết quả tổng quan (chương II, bảng 2.4), hàm lượng tro của vỏ quả ca cao<br />

khoảng 11%. Tuy nhiên kết quả khảo sát được hàm lượng tro trong vỏ quả ca cao TD5<br />

là 13,942%. Sự chênh lệch này không đáng kể, có thể do đều kiện trồng, thời điểm thu<br />

hoạch, hoặc loại cây giống khác nhau... Hàm lượng chất tro của ca cao gấp 2 lần so với<br />

gáo dừa.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Hàm lượng tro nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ của sản phẩm THT<br />

sau này, vì tro sẽ làm nghẽn cấu trúc lỗ xốp của than. Tuy nhiên vấn đề này có thể<br />

được khắc phục bằng cách ngâm than ca cao (thu được từ quá trình than hóa) trong<br />

dung dịch acid H 3 PO 4 , sau đó mới tiến hành quá trình hoạt hóa. Dung dịch sẽ giúp rửa<br />

trôi lượng tro bám trên bề mặt mao quản.<br />

55


`<br />

4.1.2 Kết quả khảo sát quá trình than hóa<br />

a. Kết quả khảo sát sự thay đổi hiệu suất theo nhiệt độ than hóa<br />

Bảng 4.4: Sự thay đổi hiệu suất theo nhiệt độ than hóa<br />

t ( o C) m (g) m TB (g) H (%)<br />

120 1,92 1,94 1,93 1,93 0,97<br />

140 1,85 1,88 1,87 1,87 0,93<br />

160 1,74 1,75 1,78 1,76 0,88<br />

180 1,71 1,69 1,72 1,71 0,85<br />

200 1,68 1,66 1,65 1,66 0,83<br />

220 1,63 1,62 1,62 1,62 0,81<br />

240 1,57 1,54 1,58 1,56 0,78<br />

260 1,45 1,47 1,44 1,45 0,73<br />

280 1,3 1,31 1,25 1,29 0,64<br />

300 1,14 1,14 1,16 1,15 0,57<br />

320 0,98 0,98 1,01 0,99 0,50<br />

340 0,91 0,9 0,89 0,90 0,45<br />

360 0,86 0,84 0,83 0,84 0,42<br />

380 0,85 0,81 0,81 0,82 0,41<br />

400 0,76 0,77 0,75 0,76 0,38<br />

H%<br />

1,2<br />

1<br />

0,8<br />

0,6<br />

0,4<br />

0,2<br />

0<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320 340 360 380 400<br />

t o C<br />

Hình 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình nhiệt phân lên hiệu suất than<br />

56


`<br />

*Nhận xét:<br />

Ở nhiệt độ 120 ÷ 180 o C quan sát thấy trong quá trình nung bắt đầu xuất hiện<br />

mùi thơm của vỏ quả ca cao. Giai đoạn này chủ yếu là quá trình làm khô, mất nước<br />

của nguyên liệu. Hiệu suất than hóa giảm từ 0,97% đến 0,85%.<br />

Tại khoảng nhiệt độ 180 ÷ 240 o C vỏ quả ca cao có màu nâu sậm, mùi hơi khét.<br />

Hiện tượng này cho thấy đã có sự phản ứng giữa các hợp chất hữu cơ trong vỏ với<br />

nhau, nhưng chỉ mới là bắt đầu, vì thế các chất bốc thoát ra không nhiều. Hiệu suất<br />

than hóa giảm từ 0,85% đến 0,78%.<br />

Ở khoảng nhiệt độ 240 ÷ 300 o C, bây giờ nhiệt độ của lò nung đã đủ để một số<br />

chất hữu cơ phản ứng và thoát ra. Xuất hiện nhiều khói, mùi khét hơn; đồng thời quan<br />

sát thấy trên bề mặt của than bắt đầu xuất hiện hắc ín. Quá trình thoát của các chất bốc<br />

diễn ra khá mãnh liệt, làm cho hiệu suất thu hồi của sản phẩm giảm nhanh. Hiệu suất<br />

than hóa giảm từ 0,78% đến 0,57%.<br />

Trong khoảng nhiệt độ 300 ÷ 400 o C quá trình than hoá gần như đã hoàn toàn,<br />

các chất bốc đã thoát ra gần hết, không còn xuất hiện khói cũng như mùi khét của than<br />

nữa. Mặc khác hiệu suất thu hồi của than cũng ổn định. Bước đầu hình thành cấu trúc<br />

lỗ xốp lớn, các vết nứt trên bề mặt than, đều này sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho quá<br />

trình ngâm hóa chất và hoạt hóa sau này.<br />

Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình than hóa hoàn tất trong khoảng nhiệt độ<br />

300 o C ÷ 400 o C, kết quả này phù hợp với kết quả thu được từ các quá trình than hóa<br />

các loại vật liệu có nguồn gốc từ thực vật khác. Trong khoảng nhiệt độ này cấu trúc<br />

khung của than đã ổn định với hệ thống lỗ xốp lớn và lỗ xốp trung đã hình thành. Vì<br />

vậy quá trình khảo sát ảnh hưởng của thời gian than hóa sẽ được tiến hành khảo sát<br />

trong khoảng nhiệt độ này.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

57


`<br />

b. Kết quả khảo sát sự thay đổi hiệu suất theo thời gian<br />

Bảng 4.5: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 300 o C<br />

t<br />

(phút)<br />

m 2 (g) m 2TB (g) H%<br />

0 6,00 6,00 6,00 1,00<br />

60 1,05 1,07 1,06 0,53<br />

90 0,95 0,96 0,96 0,48<br />

120 0,89 0,85 0,87 0,44<br />

150 0,84 0,84 0,84 0,42<br />

180 0,82 0,85 0,84 0,42<br />

Bảng 4.6: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 350 o C<br />

t<br />

(phút)<br />

m 2 (g) m 2TB (g) H%<br />

0 6,00 6,00 6,00 1,00<br />

60 0,86 0,85 0,86 0,43<br />

90 0,81 0,80 0,81 0,40<br />

120 0,73 0,76 0,75 0,37<br />

150 0,69 0,66 0,68 0,34<br />

180 0,60 0,62 0,61 0,31<br />

Bảng 4.7: Sự thay đổi của hiệu suất theo thời gian tại mức nhiệt độ 400 o C<br />

t<br />

(phút)<br />

m 2 (g) m 2TB (g) H%<br />

0 6,00 6,00 6,00 1,00<br />

60 0,70 0,71 0,705 0,35<br />

90 0,62 0,60 0,61 0,31<br />

120 0,55 0,56 0,56 0,28<br />

150 0,45 0,46 0,46 0,23<br />

180 0,40 0,42 0,41 0,21<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

58


`<br />

1,2<br />

1<br />

0,8<br />

0,6<br />

0,4<br />

0,2<br />

0<br />

H%<br />

Hiệu suất than hóa thay đổi theo thời gian<br />

Nhiệt độ 300oC<br />

Nhiệt độ 350oC<br />

Nhiệt độ 400oC<br />

0 60 90 120 150 180<br />

thời gian (phút)<br />

Hình 4.2: Đường biểu diễn hiệu suất than hóa thay đổi theo thời gian 300 ÷ 400 o C<br />

*Nhận xét:<br />

Tại 300 o C: Mẫu nung ở thời gian 60 (phút) than hóa chưa hoàn toàn. Mẫu nung ở<br />

thời gian từ 90 ÷ 180 (phút) than hóa hoàn toàn, than có màu đen, hắc ín và khí thoát<br />

ra nhiều.<br />

Tại 350 o C: Quá trình than hóa diễn ra hoàn toàn.<br />

Tại 400 o C: Mẫu nung ở thời gian 60 phút đã than hóa hoàn toàn. Mẫu nung ở thời<br />

gian từ 90 ÷ 180 phút quan sát thấy xuất hiện tro màu trắng, lượng tro này tăng khi<br />

thời gian nung vỏ quả ca cao tăng.<br />

*Kết luận:<br />

Với nhiệt độ 400 o C hiệu suất của quá trình than hóa không cao, xuất hiện tro khá<br />

nhiều, đều này sẽ ảnh hưởng chất lượng THT về sau, do tro sẽ làm nghẽn các lỗ xốp,<br />

làm độ bền cơ học của than giảm. Hai mức nhiệt độ 300 o C và 350 o C cho hiệu suất thu<br />

hồi khá cao so với mức nhiệt độ 400 o C. Vì thế 2 mức nhiệt độ 300 o C và 350 o C tiếp tục<br />

được khảo sát với bước nhảy nhỏ hơn, để từ đó chọn ra được thời gian và nhiệt độ tối<br />

ưu cho quá trình than hóa.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

59


`<br />

Bảng 4.8: Khảo sát quá trình than hóa tại mức nhiệt độ 300 o C<br />

t<br />

(phút)<br />

m 2 (g) m 2TB (g) H(%)<br />

0 6,00 6,00 6,00 1,00<br />

10 1,62 1,58 1,60 0,80<br />

20 1,34 1,36 1,35 0,68<br />

30 1,31 1,35 1,33 0,67<br />

60 1,05 1,07 1,06 0,53<br />

75 0,97 0,97 0,97 0,49<br />

90 0,95 0,96 0,96 0,48<br />

105 0,91 0,92 0,92 0,46<br />

120 0,89 0,85 0,87 0,44<br />

150 0,84 0,84 0,84 0,42<br />

180 0,82 0,85 0,84 0,42<br />

210 0,79 0,76 0,78 0,39<br />

240 0,77 0,78 0,78 0,39<br />

Bảng 4.9: Khảo sát quá trình than hóa tại mức nhiệt độ 350 o C<br />

t<br />

(phút)<br />

m 2 (g) m 2TB (g) H%<br />

0 6,00 6,00 6,00 1,00<br />

10 1,36 1,30 1,33 0,67<br />

20 0,95 0,98 0,97 0,48<br />

30 0,93 0,92 0,93 0,46<br />

60 0,86 0,85 0,86 0,43<br />

75 0,85 0,83 0,84 0,42<br />

90 0,81 0,80 0,81 0,40<br />

105 0,76 0,74 0,75 0,38<br />

120 0,73 0,76 0,75 0,37<br />

150 0,69 0,66 0,68 0,34<br />

180 0,60 0,62 0,61 0,31<br />

210 0,60 0,58 0,59 0,30<br />

240 0,53 0,55 0,54 0,27<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

60


`<br />

1,2<br />

H%<br />

Hiệu suất than hóa thay đổi theo thời gian<br />

1<br />

0,8<br />

0,6<br />

0,4<br />

0,2<br />

Nhiệt độ 300oC<br />

0<br />

Nhiệt độ 350oC<br />

0 10 20 30 60 75 90 105 120 150 180 210 240<br />

Thời gian (phút)<br />

Hình 4.3: Đường biểu diễn hiệu suất than hóa theo thời gian tại 300 o C & 350 o C<br />

*Nhận xét:<br />

Ở 300 o C, hiệu suất than hóa giảm dần theo thời gian và bắt đầu ổn định tại thời<br />

gian nung 75 phút (H% = 0,49) và 90 phút (H% = 0,48). Bắt đầu từ 105 ÷ 240 phút<br />

hiệu suất giảm đều. Ở 350 o C, tại thời gian nung 30 phút (H% = 0,46) hiệu suất ổn định<br />

và bắt đầu giảm đều khi thời gian nung tăng dần.<br />

Hiệu suất tại 2 mức thực nghiệm trên khác biệt không nhiều, chi phí năng lượng để<br />

tăng từ 300 o C lên 350 o C không lớn. Nhưng có sự chênh lệch thời gian khá lớn giữa<br />

mức thực nghiệm tại 30 phút ở 350 o C so với 75 phút và 90 phút ở 300 o C. Như vậy thời<br />

gian và nhiệt độ thích hợp cho quá trình than hóa đối với nguyên liệu vỏ quả ca cao là<br />

30 phút ở 350 o C.<br />

c. Kết quả kiểm tra hàm lượng cacbon trong than từ vỏ quả ca cao<br />

Hàm lượng cacbon sau than hóa được kiểm tra tại Trung Tâm Công Nghệ và Quản<br />

Lý Môi Trường & Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh<br />

Kết quả được trình bày ở phụ lục 1.<br />

61<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

Hình 4.4: Sản phẩm vỏ quả ca cao sau quá trình than hóa<br />

Hình 4.5: Sản phẩm gáo dừa sau quá trình than hóa<br />

4.1.3 Kết quả của quá trình hoạt hóa<br />

a. Kết quả khảo sát nhiệt độ hoạt hóa<br />

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

A ca cao<br />

stt t o C<br />

C s Q<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

1 600 0,964 0,960 0,961 0,962 4,485 7,515 a<br />

2 650 0,934 0,930 0,931 0,932 4,333 7,667 b<br />

3 700 0,922 0,925 0,928 0,925 4,300 7,700 a<br />

4 750 0,756 0,765 0,762 0,754 3,451 8,449 c<br />

5 800 0,433 0,419 0,421 0,424 1,770 10,230 c<br />

6 850 0,568 0,573 0,579 0,573 2,523 9,477 d<br />

7 900 0,767 0,761 0,754 0,761 3,469 8,531 e<br />

A tb<br />

62


`<br />

A dừa<br />

stt t o C<br />

A tb<br />

Q<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

1 600 0,978 0,972 0,975 0,975 4,552 7,448<br />

2 650 0,908 0,942 0,965 0,938 4,367 7,633<br />

3 700 0,834 0,832 0,823 0,830 3,818 8,182<br />

4 750 0,764 0,767 0,774 0,768 3,508 8,492<br />

5 800 0,421 0,356 0,352 0,358 1,435 10,565<br />

6 850 0,120 0,123 0,123 0,122 0,242 11,758<br />

7 900 0,157 0,156 0,158 0,157 0,419 11,581<br />

C s<br />

13<br />

12<br />

11<br />

10<br />

9<br />

8<br />

7<br />

6<br />

5<br />

Q(mg/g)<br />

Số mg xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ hoạt hóa<br />

A ca cao A dừa<br />

600 650 700 750 800 850 900<br />

t o C<br />

Hình 4.6: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ hoạt hóa<br />

*Nhận xét:<br />

• Đối với than ca cao:<br />

Các trung bình nghiệm thức trong cùng 1 cột đi kèm với các chữ số giống nhau thì<br />

khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, các chữ số khác nhau có ý nghĩa về mặt<br />

thống kê, độ tin cậy 95%.<br />

Theo kết quả từ phụ lục C - bảng 1C, bảng Anova cho thấy ảnh hưởng của nhiệt<br />

độ lên sự hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%<br />

63<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

(P < 0,05). Vì ảnh hưởng này có ý nghĩa nên phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức<br />

nhiệt độ bằng phương pháp LSD.<br />

Phụ lục C – bảng 2C, các mức nhiệt độ có giá trị trung bình độ hấp phụ khác<br />

biệt đáng kể là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.<br />

Xét riêng từng cặp nhiệt độ: Các mức nhiệt độ 600 o C và 700 o C có giá trị trung<br />

bình độ hấp phụ khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%. Các mức nhiệt độ 750 o C<br />

và 900 o C có giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%.<br />

Tại mức nhiệt độ 800 o C, dung lượng hấp phụ màu XM là cao nhất, đạt giá trị 10,230<br />

mg/g.<br />

Khi nhiệt độ hoạt hóa tăng từ 600 ÷ 700 o C, độ hấp phụ của THT đối với dung<br />

dịch Xanhmetyl có tăng nhưng gần như không đáng kể, vì theo kết quả xử lý<br />

Statraphic thì sự khác biệt giữa nhiệt độ 600 o C và 700 o C là không có ý nghĩa. Nhưng<br />

bắt đầu từ 700 ÷ 800 o C thì khả năng hấp phụ màu tăng nhanh và thể hiện rõ rệt, Q<br />

cũng tăng từ 7,700 mg/g đến 10,230 mg/g; đặc biệt là ở mức nhiệt độ 800 o C, số mg<br />

XM được hấp phụ là cao nhất Q = 10,230mg/g. Tiếp tục hoạt hóa than ở các mức nhiệt<br />

độ cao hơn, từ 800 ÷ 900 o C, quan sát trên đồ thị thấy rằng khả năng hấp phụ màu của<br />

than bắt đầu suy giảm dần, từ Q = 10,230mg/g xuống còn 8,531mg/g.<br />

• Đối với than gáo dừa:<br />

Khả năng hấp phụ màu của than tăng nhẹ khi nhiệt độ nung than tăng từ 600 ÷<br />

750 o C. Nhưng khi nung ở 800 o C, khả năng hấp phụ tăng mạnh Q = 10,565 mg/g. Tiếp<br />

tục tăng nhiệt độ nung khả năng hấp phụ gần như bão hòa, vì số mg XM bị hấp phụ<br />

tăng không nhiều; ở 850 o C thì Q = 11,758 mg/g, ở 900 o C thì Q giảm còn 11,581 mg/g.<br />

*Giải thích:<br />

Nhiệt độ hoạt hóa làm tăng khả năng hấp phụ màu của THT: than khi bắt đầu<br />

đưa vào quá trình hoạt hóa thì trên bề mặt đã có sẵn các đường nứt, có nhiều cấu trúc<br />

lỗ xốp lớn; đồng thời than đã được thấm một lượng hóa chất H 3 PO 4 . Khi nhiệt độ tăng<br />

tạo đều kiện cho hóa chất này phản ứng với các thành phần trong than tạo sản phẩm là<br />

các hợp chất hữu cơ, các hợp chất này dần tách ra khỏi than để lại cấu trúc lỗ xốp<br />

trung và lỗ xốp nhỏ. Lỗ xốp nhỏ càng nhiều thì khả năng hấp phụ của than sẽ càng tốt.<br />

64<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

Nhưng khi đã đạt đến một giá trị nhiệt độ nhất định nào đó - tại đó than có khả<br />

năng hấp phụ là cao nhất, nếu vẫn tiếp tục tăng nhiệt độ lên cao hơn thì sản phẩm<br />

thường có khả năng kém về chất lượng hoặc khả năng hấp phụ sẽ bị bão hòa.<br />

Như đã có đề cặp đến trong phần tổng quan. Khi nhiệt độ hoạt hóa quá cao sẽ<br />

làm cho các lỗ xốp nhỏ và trung mở rộng ra thêm nữa, có khả năng hình thành thêm<br />

nhiều lỗ xốp lớn, làm DTBM riêng của than giảm; đồng thời cũng làm giảm đi hiệu<br />

suất thu hồi của sản phẩm do lượng tro tạo thành, tro này sẽ làm nghẽn phần nào các lỗ<br />

xốp, hạn chế khả năng hấp phụ màu của XM .<br />

Mặc khác nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm biến đổi cấu trúc của than vì phản ứng<br />

oxy hóa của tác nhân đối với than sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, liên kết giữa các tinh thể sẽ<br />

yếu hơn, dẫn đến than dễ vỡ vụn khi có sự va đập từ bên ngoài, tạo nhiều bụi than.<br />

Tùy vào đặc tính của các loại nguyên liệu ban đầu mà đều kiện hoạt hóa tốt nhất<br />

của các loại nguyên liệu khác nhau sẽ khác nhau. Đối với THT từ vỏ quả ca cao, khi<br />

nhiệt độ hoạt hóa lớn hơn 800 0 C, chỉ số XM giảm mạnh, cho thấy nhiệt độ cao sẽ phá<br />

hủy cấu trúc của than làm giảm DTBM. Khi so sánh với than từ gáo dừa, nhiệt độ mà<br />

tại đó chỉ số XM bắt đầu giảm là trong khoảng 850 0 C ÷ 900 0 C và chỉ giảm nhẹ. Đều<br />

này hợp lý so với những kết quả thực nghiệm trước (độ ẩm, hàm lượng cacbon,…), đó<br />

là do cấu trúc của gáo dừa bền, chắc hơn cấu trúc của vỏ quả ca cao nên khó bị tác<br />

động của nhiệt độ hơn so với vỏ quả ca cao.<br />

*Kết luận:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Vì vậy từ kết quả thực nghiệm cho thấy nhiệt độ hoạt hóa than ca cao tốt nhất<br />

trong đều kiện này là 800 o C. Tại nhiệt độ này khả năng hấp phụ màu XM của THT ca<br />

cao là tốt hơn so với khi thực hiện ở các mức nhiệt độ khác.<br />

65


`<br />

b. Kết quả khảo sát theo thời gian<br />

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa<br />

stt<br />

Thời<br />

gian<br />

(phút)<br />

A ca cao<br />

(abs)<br />

A tb<br />

(abs)<br />

C s<br />

(mg/l)<br />

Q<br />

(mg/g)<br />

1 60 0,774 0,787 0,771 0,777 3,553 8,447 a<br />

2 90 0,696 0,690 0,688 0,691 3,119 8,881 b<br />

3 120 0,520 0,512 0,516 0,516 2,233 9,767 c<br />

4 150 0,387 0,370 0,345 0,367 1,482 10,518 d<br />

5 180 0,090 0,083 0,089 0,087 0,067 11,933 e<br />

6 210 0,155 0,150 0,143 0,149 0,380 11,620 f<br />

7 240 0,216 0,221 0,234 0,224 0,756 11,244 g<br />

stt<br />

Thời<br />

A<br />

gian<br />

dừa<br />

A tb C s Q<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

(phút)<br />

1 60 0,329 0,339 0,344 0,337 1,330 10,670<br />

2 90 0,334 0,344 0,327 0,335 1,318 10,682<br />

3 120 0,317 0,286 0,290 0,298 1,130 10,870<br />

4 150 0,265 0,267 0,273 0,268 0,981 11,019<br />

5 180 0,202 0,187 0,192 0,194 0,604 11,396<br />

6 210 0,149 0,144 0,144 0,146 0,362 11,638<br />

7 240 0,251 0,248 0,267 0,255 0,916 11,084<br />

Q(mg/g)<br />

13<br />

12<br />

11<br />

10<br />

9<br />

8<br />

7<br />

6<br />

5<br />

Số mg xanhmetyl bị hấp phụ theo thời gian hoạt hóa<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

60 90 120 150 180 210 240<br />

t (phút)<br />

A ca cao<br />

A dừa<br />

Hình 4.7: Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa lên số mg Xanhmetyl bị hấp phụ<br />

66


`<br />

*Nhận xét:<br />

• Đối với than ca cao:<br />

Các trung bình nghiệm thức trong củng 1 cột đi kèm với các chữ số giống nhau<br />

thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, các chữ số khác nhau có ý nghĩa về<br />

mặt thống kê, độ tin cậy 95%.<br />

Kết quả từ phụ lục D – bảng 1D, cho thấy ảnh hưởng của thời gian lên sự hấp<br />

phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Vì<br />

ảnh hưởng này có ý nghĩa nên phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức thời gian bằng<br />

phương pháp LSD.<br />

Phụ lục D – bảng 2D, các mức thời gian khác nhau có giá trị trung bình độ hấp<br />

phụ khác biệt đáng kể là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Tại mức thời gian 180 phút, khả<br />

năng hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao là cao nhất, đạt giá trị 11,93mg/g.<br />

Quan sát từ đồ thị trên, thấy rằng khi tăng thời gian hoạt hóa từ 60 ÷ 150 phút,<br />

khả năng hấp phụ màu XM của than tăng khá đều, từ Q = 8,447 ÷ 10,518 mg/g. Độ<br />

hấp phụ đạt được cao nhất khi nung ở 180 phút, số mg XM bị hấp phụ là Q = 11,933<br />

mg/g.<br />

Nhưng khi tiếp tục kéo dài thời gian nung than, khả năng hấp phụ bắt đầu giảm<br />

dần, số mg XM bị hấp phụ giảm xuống 11,244 mg/g tại mức thời gian 240 phút.<br />

• Đối với than dừa:<br />

Thời gian hoạt hóa tăng từ 60 ÷ 180 phút khả năng hấp phụ màu của than dừa<br />

có tăng nhưng không đáng kể, đến mức thời gian 210 phút thì số mg XM bị hấp phụ có<br />

cao hơn và thể hiện rõ rệt hơn trên đồ thị, Q = 11,638 mg/g. Tiếp tục tăng thời gian,<br />

vượt qua ngưỡng này thì khả năng hấp phụ lại có xu hướng giảm đi, Q = 11,084 mg/g.<br />

Qua thực nghiệm và kết quả, nhận thấy rằng than ca cao có những thay đổi rõ<br />

về độ hấp phụ khi thay đổi thời gian hoạt hóa hơn so với than dừa.<br />

Khi thời gian hoạt hóa càng nhiều thì khả năng hấp phụ màu của cả hai loại<br />

than càng tăng. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng thời gian hoạt hóa thì độ hấp phụ của cả<br />

hai loại than sẽ bị giảm.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

67


`<br />

*Giải thích:<br />

Khi than hóa và hoạt hóa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật sẽ tạo các đường<br />

nứt trên bề mặt của than trước, sau đó dưới tác động của các tác nhân trong quá trình<br />

hoạt hóa thì các đường nứt này mới mở rộng và phát triển sâu vào bên trong mẫu than.<br />

Than được thấm ướt bởi tác nhân hoạt hóa H 3 PO 4 , là một tác nhân hóa học; và khi<br />

nung tác nhân này sẽ phản ứng với thành phần cacbon của than, tạo sản phẩm là các<br />

hợp chất hóa học. Vì vậy cần có đủ thời gian để tác nhân phát huy tác dụng, thường thì<br />

các phản ứng này bắt đầu từ thành mao quản và tiến sâu vào bên trong; các hợp chất<br />

hữu cơ vừa tạo thành tách ra khỏi mẫu than.<br />

Trong khoảng thời gian 60 ÷ 180 phút, khả năng hấp phụ của than đối với XM<br />

không ngừng tăng lên. Cho thấy quá trình phản ứng của hoạt chất lên cấu trúc than vẫn<br />

chưa hoàn tất. Do vậy, khi tăng thời gian, càng có nhiều mao quản được hình thành và<br />

DTBM riêng của than thành phẩm liên tục tăng lên.<br />

Cho đến một mốc thời gian nhất định và thích hợp nào đó thì khả năng hấp phụ<br />

của cả hai loại than sẽ đạt giá trị cao nhất, đối với than từ vỏ quả ca cao là 180 phút;<br />

than dừa là 210 phút. Đều này cho thấy rằng độ bền cơ học của than ca cao là kém hơn<br />

so với than dừa. Tại mức thời gian này phản ứng của tác nhân hóa học với thành phần<br />

cacbon trong than là vừa đủ để có thể tạo cấu trúc lỗ xốp trung và lỗ xốp nhỏ.<br />

Khi thời gian hoạt hóa được tăng cao hơn nữa, khả năng hấp phụ của cả hai loại<br />

than đều có xu hướng giảm. Vì sau khi đã tạo được các lỗ xốp trung và lỗ xốp nhỏ, nếu<br />

vẫn cứ kéo dài thời gian hoạt hóa thì tác nhân hóa học sẽ lại tiếp tục phản ứng với<br />

thành phần cacbon trong cấu trúc tinh thể của mẫu than, mở rộng cấu trúc lỗ xốp trung<br />

thành cấu trúc lỗ xốp lớn, DTBM của than giảm dẫn đến khả năng hấp phụ không cao.<br />

*Kết luận:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Dựa theo kết quả thực nghiệm, chọn mức thời gian hoạt hóa cho than ca cao trong<br />

đều kiện thực nghiệm này là 180 phút.<br />

c. Kết quả khảo sát theo nồng độ H 3 PO 4<br />

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nồng độ H 3 PO 4 khi hoạt hóa than<br />

68


`<br />

stt<br />

Nồng<br />

độ<br />

H 3 PO 4<br />

A ca cao<br />

(abs)<br />

A tb<br />

(abs)<br />

C s<br />

(mg/l)<br />

Q<br />

(mg/g)<br />

1 10 0,640 0,635 0,639 0,638 2,849 9,151 a<br />

2 20 0,529 0,512 0,523 0,521 2,260 9,740 b<br />

3 30 0,379 0,382 0,375 0,379 1,539 10,461 c<br />

4 40 0,190 0,189 0,197 0,192 0,596 11,404 d<br />

5 50 0,302 0,298 0,306 0,302 1,152 10,848 d<br />

6 60 0,395 0,364 0,359 0,373 1,509 10,491 e<br />

7 70 0,569 0,563 0,560 0,564 2,475 9,525 f<br />

stt<br />

Nồng<br />

A<br />

độ<br />

dừa<br />

A tb C s Q<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

H 3 PO 4<br />

1 10 0,892 0,908 0,905 0,902 4,182 7,818<br />

2 20 0,744 0,740 0,759 0,748 3,404 8,596<br />

3 30 0,690 0,683 0,705 0,693 3,126 8,874<br />

4 40 0,568 0,564 0,577 0,570 2,504 9,496<br />

5 50 0,506 0,508 0,522 0,512 2,213 9,787<br />

6 60 0,463 0,460 0,453 0,459 1,943 10,057<br />

7 70 0,356 0,349 0,359 0,355 1,418 10,582<br />

Q (mg/g)<br />

12<br />

11<br />

10<br />

9<br />

8<br />

7<br />

6<br />

5<br />

Số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nồng độ chất hoạt hóa<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

10 20 30 40 50 60 70<br />

H 3PO 4 (%)<br />

A ca cao<br />

A dừa<br />

Hình 4.8: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nồng độ H 3 PO 4<br />

69


`<br />

*Nhận xét:<br />

• Đối với than ca cao:<br />

Phụ lục E – bảng 1E, bảng Anova cho thấy ảnh hưởng của nồng độ lên sự hấp<br />

phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Vì<br />

ảnh hưởng này có ý nghĩa nên phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức nồng độ bằng<br />

phương pháp LSD.<br />

Phụ lục E – bảng 2E, các mức nồng độ có giá trị trung bình độ hấp phụ khác<br />

biệt đáng kể là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Xét riêng từng cặp nồng độ:<br />

Các mức nồng độ H 3 PO 4 30% và 60% có giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt không<br />

đáng kể ở độ tin cậy 95%.<br />

Tại mức nồng độ 40% khả năng hấp phụ màu của THT từ vỏ quả ca cao là cao<br />

nhất, đạt giá trị 11,404 mg/g.<br />

Khi tăng nồng độ H 3 PO 4 từ 10 ÷ 30% thì độ hấp phụ màu của than đối với XM<br />

tăng đáng kể. Nhưng ở mức nồng độ 40% cho thấy khả năng hấp phụ màu XM tăng<br />

cao hơn hẳn và số mg XM được hấp phụ là 11,404 mg/g.<br />

Tại nồng độ 50%, 60% khả năng hấp phụ của than giảm dần, độ biến thiên khá<br />

nhỏ. Nhưng từ nồng độ 70% thì độ hấp phụ màu giảm nhanh và rõ hơn, Q = 9,525<br />

mg/g.<br />

• Đối với than dừa:<br />

Khi nồng độ H 3 PO 4 tăng từ 10 ÷ 70%, khả năng hấp phụ màu của than dừa<br />

cũng tăng dần từ 7,818 mg/g đến 10,582 mg/g, với độ biến thiên khá đều.<br />

Nhìn chung khi tăng nồng độ chất hoạt hóa thì khả năng hấp phụ màu của than<br />

cũng tăng theo. Nhưng ứng với từng loại nguyên liệu làm than mà có một nồng độ<br />

thích hợp tương ứng để than đạt chất lượng tốt nhất. Đối với loại than từ vỏ quả ca cao<br />

thì mức nồng độ 40% là cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn hẳn so với các nồng độ<br />

khác, than dừa vẫn tiếp tục tăng khả năng hấp phụ khi nồng độ tăng (xét trong quá<br />

trình thực nghiệm này).<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

70


`<br />

*Giải thích:<br />

Ở mức nồng độ thấp, dung dịch quá loãng thì lượng tác nhân không đủ để thực<br />

hiện phản ứng với thành phần cacbon trong than. Vì vậy việc phát triển cấu trúc lỗ xốp<br />

trung bình và nhỏ sẽ bị hạn chế, làm cho giá trị DTBM của than không lớn.<br />

Khi tiếp tục tăng nồng độ H 3 PO 4 , mẫu than sẽ thấm hút đủ lượng hóa chất cần<br />

thiết để mở các lỗ xốp trung bình và nhỏ trong quá trình hoạt hóa, làm tăng khả năng<br />

hấp phụ màu của than, đặc biệt khả năng này sẽ cao hơn nếu chọn được nồng độ thích<br />

hợp để ngâm tẩm vào than.<br />

Nồng độ H 3 PO 4 càng cao thì quá trình hoạt hóa diễn ra càng mãnh liệt hơn.<br />

Đối với than cao, do vỏ quả ca cao vốn đã mềm và độ xốp cũng khá cao; than<br />

thấm hút H 3 PO 4 với nồng độ cao, khi nung sẽ làm DTBM của than giảm dần, do các lỗ<br />

xốp trung mở rộng thành các lỗ xốp lớn. Mặc khác, có nhiều lỗ xốp lớn sẽ làm than có<br />

cấu trúc không bền chắc, dễ vỡ vụn và tạo bụi than, các bụi than mày có thể làm nghẽn<br />

lỗ xốp. Than dừa thì ngược lại, vì cấu trúc cứng chắc nên cần nồng độ chất hoạt hóa<br />

cao, tạo phản ứng mãnh liệt để làm tăng khả năng mở lỗ xốp trung bình và nhỏ trong<br />

than.<br />

*Kết luận:<br />

Dựa vào kết quả của thực nghiệm, mức nồng độ H 3 PO 4 40% cho kết quả tốt<br />

nhất, vì tại đây than hoạt tính có khả năng hấp phụ XM cao nhất.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

d. Kết quả khảo sát nhiệt độ ngâm H 3 PO 4<br />

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm than trong H 3 PO 4<br />

stt T o C<br />

A ca cao<br />

C<br />

A<br />

(abs)<br />

tb (abs) s Q<br />

(mg/l) (mg/g)<br />

1 30 0,275 0,281 0,286 0,281 1,044 10,956 a<br />

2 40 0,239 0,258 0,247 0,248 0,879 11,121 a<br />

3 50 0,276 0,245 0,288 0,270 0,988 11,012 a<br />

4 60 0,285 0,244 0,288 0,272 1,002 10,998 a<br />

5 70 0,278 0,261 0,284 0,274 1,012 10,988 ab<br />

6 80 0,281 0,275 0,282 0,279 1,037 10,963 ab<br />

7 90 0,283 0,287 0,285 0,285 1,066 10,934 b<br />

71


`<br />

stt T o C<br />

A dừa<br />

A tb C s Q<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

1 30 0,452 0,469 0,461 0,461 1,953 10,047<br />

2 40 0,390 0,319 0,357 0,355 1,421 10,579<br />

3 50 0,332 0,296 0,290 0,306 1,172 10,828<br />

4 60 0,260 0,274 0,248 0,261 0,943 11,057<br />

5 70 0,398 0,287 0,273 0,319 1,239 10,761<br />

6 80 0,376 0,340 0,360 0,359 1,438 10,562<br />

7 90 0,451 0,445 0,462 0,453 1,913 10,087<br />

Số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ ngâm hóa chất<br />

H 3 PO 4<br />

Q (mg/g)<br />

12<br />

11<br />

10<br />

9<br />

8<br />

7<br />

6<br />

A ca cao A dừa<br />

5<br />

30 40 50 60 70 80 90<br />

t o C<br />

Hình 4.9: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo nhiệt độ ngâm than<br />

*Nhận xét:<br />

• Đối với than ca cao:<br />

Theo kết quả phụ lục F – bảng 1F, Các mức nhiệt độ ngâm than trong chất hoạt<br />

hóa ảnh hưởng không đáng kể đến sự hấp hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao<br />

ở độ tin cậy 95% (P > 0,05).<br />

Mẫu than số 2 tại nhiệt độ ngâm là 40 o C có khả năng hấp phụ màu cao hơn các<br />

mẫu than khác, số mg XM bị hấp phụ là 11,121 mg/g.<br />

72<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

Càng tăng nhiệt độ ngâm thì khả năng hấp phụ màu càng giảm. Tăng nhiệt độ<br />

ngâm từ 70 ÷ 90 o C độ hấp phụ màu gần như bão hòa với đường biểu diễn gần như<br />

nằm ngang trên đồ thị.<br />

• Đối với than dừa:<br />

Nhiệt độ ngâm than tăng từ 30 ÷ 50 o C độ hấp phụ của than tăng và độ biến thiên<br />

khá đều. Tại nhiệt độ 60 o C khả năng hấp phụ là tốt nhất, và khi vượt qua ngưỡng này<br />

chất lượng than bị giảm dần.<br />

Như vậy nhiệt độ ngâm càng cao, đối với những nguyên liệu cứng chắc sẽ tạo<br />

THT có khả năng hấp phụ màu tăng theo nhiệt độ (than dừa). Ngược lại, đối với<br />

nguyên liệu có cấu trúc khá mềm, độ xốp cao, khi được ngâm hóa chất trong môi<br />

trường nhiệt độ cao sẽ làm cấu trúc than bị vụn và dễ vỡ, không bền.<br />

*Giải thích:<br />

Khi nhiệt độ tăng làm cho tác nhân H 3 PO 4 giảm độ nhớt (quan sát thấy trong quá<br />

trình thực nghiệm), có thể dễ dàng thấm hút vào sâu bên trong cấu trúc lỗ xốp để thực<br />

hiện phản ứng với các thành phần cacbon.<br />

Nguyên liệu dừa vốn cứng chắc, sau khi than hóa tạo nhiều cấu trúc xốp trung;<br />

nên đây là đều kiện thuận lợi để mở thêm cấu trúc lỗ xốp nhỏ cho than dừa, làm tăng<br />

DTBM riêng. Còn than ca cao mềm, xốp. Khi ngâm trong tác nhân hoạt hóa ở nhiệt độ<br />

cao sẽ làm than ca cao tăng lên về kích thước, trương nở to hơn, độ bền của than vì<br />

vậy kém (kết quả quan sát được trong quá trình thực nghiệm).<br />

Khả năng hấp phụ của than giảm dần khi tăng nhiệt độ ngâm hóa chất, và đạt độ<br />

ổn định khá nhanh (tại khoảng nhiệt độ 70 ÷ 90 o C đồ thị là đường nằm ngang). Độ<br />

biến thiên về khả năng hấp phụ của than qua các mức nhiệt độ ngâm H 3 PO 4 là khá ổn<br />

định, không có sự tăng hay giảm nào đột biến đáng kể xảy ra, độ chênh lệch của Q max<br />

và Q min là 0,187 mg/g. Vì thế có thể kết luận rằng nhiệt độ ngâm của than trong H 3 PO 4<br />

ảnh hưởng không lớn lắm đến quá trình hoạt hóa của than ca cao.<br />

*Kết luận:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Kết quả thực nghiệm thấy rằng 40 o C là nhiệt độ ngâm than thích hợp nhất.<br />

73


`<br />

e. Kết quả khảo sát theo thời gian ngâm H 3 PO 4<br />

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của thời gian ngâm H 3 PO 4<br />

stt<br />

t<br />

A ca cao<br />

A tb Cs Q<br />

(phút)<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

1 5 0,142 0,156 0,148 0,149 0,377 11,623 a<br />

2 10 0,119 0,126 0,124 0,123 0,247 11,753 a<br />

3 20 0,134 0,131 0,129 0,131 0,289 11,711 ab<br />

4 30 0,131 0,134 0,135 0,133 0,299 11,701 ab<br />

5 40 0,142 0,127 0,142 0,137 0,318 11,682 ab<br />

6 50 0,134 0,153 0,128 0,138 0,325 11,675 ab<br />

7 60 0,170 0,123 0,137 0,143 0,350 11,650 b<br />

stt<br />

t<br />

A ca cao<br />

A tb Cs Q<br />

(phút)<br />

(abs)<br />

(abs) (mg/l) (mg/g)<br />

1 5 0,231 0,235 0,234 0,233 0,805 11,195<br />

2 10 0,207 0,198 0,198 0,201 0,641 11,359<br />

3 20 0,202 0,195 0,198 0,198 0,628 11,372<br />

4 30 0,179 0,176 0,180 0,178 0,527 11,473<br />

5 40 0,283 0,277 0,278 0,279 1,037 10,963<br />

6 50 0,294 0,280 0,301 0,292 1,099 10,901<br />

7 60 0,303 0,301 0,306 0,303 1,158 10,842<br />

Q(mg/g)<br />

13<br />

12<br />

11<br />

10<br />

9<br />

8<br />

7<br />

6<br />

5<br />

Số mg xanhmetyl bị hấp phụ theo thời gian ngâm<br />

H 3 PO 4<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

5 10 20 30 40 50 60<br />

t ngâm H3PO4 (phút)<br />

A ca cao<br />

A dừa<br />

Hình 4.10: Đường biểu diễn số mg Xanhmetyl bị hấp phụ theo thời gian ngâm H 3 PO 4<br />

74


`<br />

*Nhận xét:<br />

• Đối với than cao cao:<br />

Phụ lục G – bảng 1G, Các mức thời gian ngâm than trong quá trình hoạt hóa ảnh<br />

hưởng không đáng kể đến giá trị trung bình sự hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca<br />

cao ở độ tin cậy 95% (P > 0,05).<br />

Ở các mức thời gian đầu 5, 10 phút khả năng hấp phụ màu XM của than tăng, đặt<br />

biệt tại mức thời gian 10 phút, Q= 11,753 mg/g. Tiếp tục kéo dài thời gian ngâm<br />

H 3 PO 4 thì độ hấp phụ của than giảm dần chỉ còn 11,650 mg/g.<br />

• Đối với than dừa:<br />

Từ 5 ÷ 30 phút đầu ngâm hóa chất thì khả năng hấp phụ tăng đều từ 11,195 mg/g<br />

đến 11,473 mg/g; mốc thời gian cho kết quả hấp phụ tốt nhất trong đều kiện thực<br />

nghiệm là 30 phút, C = 11,473 mg/g. Sau đó thì giảm trong khoảng thời gian từ 40 ÷<br />

60 phút.<br />

Như vậy tùy vào loại nguyên liệu làm than mà thời gian ngâm sẽ có những ảnh<br />

hưởng tăng, giảm khác nhau.<br />

*Giải thích:<br />

Như đã biết, do cấu trúc than ca cao mềm và không bền vững vì thế khi ngâm lâu<br />

trong dung dịch tác nhân hoạt hóa sẽ làm độ bền chắc của than giảm. Than ca cao xốp<br />

và độ rỗng nhiều hơn than dừa nên không cần thời gian ngâm chất hoạt hóa quá lâu.<br />

Nếu không sẽ làm chất lượng của than kém đi.<br />

Theo bảng kết quả C trình bày ở trên, độ biến thiên giữa Q max và Q min là 0,130<br />

mg/g; mức độ hấp phụ của than ca cao đối với XM là không đáng kể khi thay đổi thời<br />

gian ngâm. Vì thế có thể kết luận ảnh hưởng của yếu tố này đối với quá trình hoạt hóa<br />

là không đáng kể.<br />

*Kết luận:<br />

Kết quả thực nghiệm thấy rằng ở mức thời gian 10 phút là thời gian ngâm than<br />

thích hợp nhất.<br />

4.1.4 Kết quả tối ưu hóa quá trình đều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao<br />

75<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

Bảng 4.15: Tối ưu hóa quá trình đều chế THT từ vỏ quả ca cao<br />

Nhiệt độ<br />

750 o C<br />

Thời<br />

Nồng độ H 3 PO 4<br />

gian<br />

30% 40% 50%<br />

(phút) A C s C sTB Q A C s C sTB Q A C s C sTB Q<br />

0,136 0,313 0,133 0,299 0,128 0,273<br />

0,136 0,312 0,315 11,685 0,135 0,310 0,299 11,701 0,129 0,275 0,278 11,722<br />

0,137 0,320<br />

0,131 0,287<br />

0,131 0,285<br />

0,137 0,319 0,131 0,289 0,129 0,279<br />

150 0,138 0,322 0,319 11,681 0,137 0,317 0,307 11,693 0,130 0,284 0,278 11,722<br />

0,137 0,317<br />

0,136 0,315<br />

0,128 0,271<br />

0,137 0,319 0,129 0,279 0,130 0,281<br />

0,138 0,325 0,321 11,679 0,138 0,321 0,306 11,694 0,131 0,286 0,282 11,718<br />

0,137 0,318<br />

0,137 0,319<br />

0,129 0,279<br />

0,114 0,200 0,127 0,267 0,120 0,233<br />

0,114 0,203 0,203 11,797 0,125 0,259 0,262 11,738 0,121 0,237 0,235 11,765<br />

0,115 0,205<br />

0,126 0,261<br />

0,121 0,235<br />

0,116 0,210 0,124 0,253 0,120 0,231<br />

180 0,115 0,209 0,210 11,790 0,125 0,255 0,256 11,744 0,121 0,238 0,233 11,767<br />

0,116 0,211<br />

0,125 0,259<br />

0,119 0,229<br />

0,115 0,207 0,126 0,260 0,119 0,227<br />

0,116 0,213 0,212 11,788 0,126 0,263 0,263 11,737 0,119 0,225 0,227 11,773<br />

0,117 0,217<br />

0,127 0,266<br />

0,119 0,229<br />

0,128 0,272 0,138 0,323 0,161 0,441<br />

0,129 0,277 0,277 11,723 0,139 0,329 0,326 11,674 0,163 0,449 0,443 11,557<br />

0,130 0,281<br />

0,139 0,327<br />

0,161 0,439<br />

0,131 0,290 0,138 0,321 0,161 0,438<br />

210 0,132 0,291 0,289 11,711 0,139 0,329 0,325 11,675 0,163 0,447 0,448 11,552<br />

0,131 0,287<br />

0,139 0,326<br />

0,165 0,459<br />

0,130 0,283 0,138 0,325 0,160 0,433<br />

0,131 0,289 0,287 11,713 0,139 0,326 0,324 11,676 0,162 0,446 0,446 11,554<br />

0,131 0,290<br />

0,138 0,322<br />

0,165 0,458<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

76


`<br />

Bảng 4.15: Tối ưu hóa quá trình đều chế THT từ vỏ quả ca cao (tt)<br />

Nhiệt độ<br />

800 o C<br />

Thời<br />

Nồng độ H 3 PO 4<br />

gian<br />

30% 40% 50%<br />

(phút) A C s C sTB Q A C s C sTB Q A C s C sTB Q<br />

0,128 0,273 0,118 0,224 0,112 0,194<br />

0,127 0,269 0,272 11,728 0,118 0,221 0,220 11,780 0,113 0,197 0,193 11,807<br />

0,129 0,275<br />

0,117 0,216<br />

0,112 0,189<br />

0,126 0,261 0,117 0,219 0,111 0,185<br />

150 0,126 0,263 0,263 11,737 0,117 0,215 0,218 11,782 0,112 0,190 0,188 11,812<br />

0,127 0,266<br />

0,118 0,220<br />

0,111 0,188<br />

0,129 0,279 0,117 0,218 0,113 0,195<br />

0,128 0,274 0,274 11,726 0,119 0,225 0,220 11,780 0,112 0,190 0,191 11,809<br />

0,127 0,268<br />

0,117 0,217<br />

0,111 0,187<br />

0,124 0,254 0,120 0,232 0,115 0,208<br />

0,126 0,261 0,257 11,743 0,119 0,229 0,227 11,773 0,116 0,213 0,209 11,791<br />

0,125 0,255<br />

0,118 0,221<br />

0,115 0,206<br />

0,125 0,255 0,118 0,223 0,114 0,204<br />

180 0,126 0,260 0,260 11,740 0,119 0,228 0,227 11,773 0,116 0,211 0,208 11,792<br />

0,127 0,265<br />

0,120 0,231<br />

0,115 0,208<br />

0,125 0,259 0,121 0,235 0,116 0,212<br />

0,123 0,246 0,251 11,749 0,119 0,227 0,229 11,771 0,115 0,207 0,213 11,787<br />

0,123 0,249<br />

0,119 0,226<br />

0,118 0,220<br />

0,112 0,192 0,101 0,136 0,113 0,195<br />

0,111 0,188 0,191 11,809 0,101 0,138 0,140 11,860 0,112 0,192 0,191 11,809<br />

0,112 0,193<br />

0,103 0,145<br />

0,111 0,187<br />

0,113 0,198 0,102 0,142 0,113 0,198<br />

210 0,113 0,195 0,193 11,807 0,103 0,144 0,140 11,860 0,112 0,191 0,191 11,809<br />

0,111 0,185<br />

0,101 0,134<br />

0,111 0,185<br />

0,111 0,187 0,101 0,137 0,111 0,188<br />

0,110 0,183 0,183 11,817 0,102 0,140 0,137 11,863 0,111 0,186 0,188 11,812<br />

0,110 0,179<br />

0,101 0,135<br />

0,112 0,190<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

77


`<br />

Nhiệt độ<br />

Thời<br />

Nồng độ H 3 PO 4<br />

gian<br />

30% 40% 50%<br />

(phút) A C s C sTB Q A C s C sTB Q A C s C sTB Q<br />

850 o C<br />

150<br />

180<br />

210<br />

0,110 0,181 0,100 0,133 0,109 0,176<br />

0,111 0,186 0,184 11,816 0,099 0,128 0,132 11,868 0,110 0,181<br />

0,111 0,185<br />

0,101 0,135<br />

0,110 0,181<br />

0,113 0,195 0,099 0,127 0,112 0,190<br />

0,111 0,188 0,187 11,813 0,100 0,129 0,131 11,869 0,111 0,185<br />

0,110 0,179<br />

0,101 0,137<br />

0,111 0,188<br />

0,111 0,186 0,101 0,134 0,112 0,192<br />

0,110 0,182 0,187 11,813 0,099 0,125 0,130 11,870 0,111 0,187<br />

0,112 0,192<br />

0,100 0,131<br />

0,110 0,183<br />

0,096 0,112 0,118 0,221 0,122 0,241<br />

0,097 0,115 0,113 11,887 0,120 0,232 0,229 11,771 0,123 0,246<br />

0,096 0,111<br />

0,120 0,234<br />

0,123 0,247<br />

0,097 0,117 0,121 0,237 0,124 0,252<br />

0,098 0,120 0,117 11,883 0,119 0,229 0,235 11,765 0,126 0,264<br />

0,096 0,113<br />

0,121 0,238<br />

0,124 0,253<br />

0,098 0,121 0,119 0,227 0,125 0,258<br />

0,097 0,115 0,118 11,882 0,118 0,223 0,225 11,775 0,126 0,261<br />

0,098 0,119<br />

0,119 0,226<br />

0,126 0,260<br />

0,100 0,132 0,095 0,107 0,087 0,064<br />

0,100 0,130 0,132 11,868 0,096 0,109 0,109 11,891 0,090 0,079<br />

0,101 0,135<br />

0,096 0,112<br />

0,089 0,073<br />

0,100 0,131 0,097 0,118 0,092 0,091<br />

0,102 0,140 0,138 11,862 0,098 0,119 0,119 11,881 0,091 0,085<br />

0,102 0,142<br />

0,098 0,121<br />

0,089 0,076<br />

0,101 0,138 0,098 0,119 0,092 0,091<br />

0,101 0,136 0,138 11,862 0,098 0,122 0,122 11,878 0,091 0,083<br />

0,102 0,139<br />

0,099 0,124<br />

0,091 0,086<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

0,179 11,821<br />

0,188 11,812<br />

0,187 11,813<br />

0,245 11,755<br />

0,256 11,744<br />

0,260 11,740<br />

0,072 11,928<br />

0,084 11,916<br />

0,087 11,913<br />

78


`<br />

*Nhận xét:<br />

Kết quả từ phụ lục H - bảng 1H; các mức nhiệt độ hoạt hóa, thời gian hoạt hóa<br />

và nồng độ H 3 PO 4 ảnh hưởng đáng kể đến độ hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca<br />

cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Các nghiệm thức nhiệt độ hoạt hóa, thời<br />

gian hoạt hóa và nồng độ H 3 PO 4 có sự tương tác với nhau trong quá trình điều chế<br />

THT.<br />

Phụ lục H - bảng 2H, các mức nhiệt độ hoạt hóa có giá trị trung bình độ hấp<br />

phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khác biệt đáng kể, có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.<br />

Phụ lục H – bảng 3H, các mức thời gian hoạt hóa có giá trị trung bình độ hấp<br />

phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khác biệt đáng kể, có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.<br />

Phụ lục H – bảng 4H, các mức nồng độ H 3 PO 4 30% và 40% có giá trị trung bình<br />

độ hấp phụ XM khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%, chênh lệch số mg XM bị<br />

hấp phụ là 0,001222 mg/g. Mức nồng độ H 3 PO 4 50% có giá trị trung bình độ hấp phụ<br />

khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở độ tin cậy 95%.<br />

*Kết luận:<br />

Dựa vào kết quả xử lý số liệu của phần mềm Statraphic, chọn các đều kiện tối<br />

ưu cho quá trình đều chế THT từ vỏ quả ca cao như sau:<br />

– Nhiệt độ hoạt hóa là 850 o C<br />

– Thời gian hoạt hóa là 210 phút<br />

– Vì đều kiện hoạt hóa với mức nồng độ hóa chất là 30% và 40% cho kết quả<br />

hấp phụ màu XM chênh lệch không đáng kể, nên chọn mức nồng độ 30% là<br />

nồng độ tối ưu để tiến hành hoạt hóa than từ vỏ quả ca cao.<br />

4.2. Khảo sát chất lượng sản phẩm THT<br />

Theo khảo sát ban đầu giữa nguyên liệu gáo dừa và ca cao, kết quả thực nghiệm<br />

cho thấy nguyên liệu gáo dừa có chất lượng khá tốt so với vỏ quả ca cao. Vì vậy tiếp<br />

tục khảo sát chất lượng của than gáo dừa với những đều kiện tối ưu như của than từ vỏ<br />

quả ca cao.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

79


`<br />

4.2.1 Khả năng hấp phụ màu Xanhmetyl<br />

Áp dụng công thức (9) khảo sát khả năng hấp phụ màu XM của THT.<br />

a. So sánh THT ca cao với THT gáo dừa trong cùng đều kiện hoạt hóa<br />

Bảng 4.16: Khả năng hấp phụ của than ca cao và than gáo dừa<br />

Than hoạt tính từ vỏ quả ca cao<br />

Mẫu A (abs) A tb (abs) C s (mg/l) Q (mg/g)<br />

1 0,116 0,119 0,117 0,117 0,218 11,782<br />

2 0,117 0,118 0,119 0,118 0,222 11,778<br />

3 0,115 0,120 0,118 0,118 0,220 11,780<br />

TB 11,780<br />

Than hoạt tính từ gáo dừa<br />

Mẫu A (abs) A tb (abs) C s (mg/l) Q (mg/g)<br />

1 0,106 0,103 0,098 0,102 0,143 11,857<br />

2 0,101 0,105 0,103 0,103 0,146 11,854<br />

3 0,097 0,105 0,104 0,102 0,141 11,859<br />

TB 11,857<br />

*Nhận xét:<br />

Khả năng hấp phụ màu XM của than dừa khá tốt so với than ca cao, sự chênh<br />

lệch số mg XM không lớn, là 0,077 mg/l.<br />

b. So sánh than ca cao và than ca cao đã hoạt tính bằng tác nhân H 3 PO 4 :<br />

Bảng 4.17: Khả năng hấp phụ của than ca cao trước và sau khi tẩm H 3 PO 4<br />

Than từ vỏ quả ca cao<br />

Mẫu A(abs) A tb (abs) C s (mg/l) Q(mg/g)<br />

1 1,956 1,963 1,967 1,962 9,540 2,460<br />

2 1,977 1,969 1,984 1,977 9,614 2,386<br />

3 1,981 1,961 1,975 1,972 9,592 2,408<br />

TB 2,418<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Than hoạt tính từ vỏ quả ca cao<br />

Mẫu A(abs) A tb (abs) C s (mg/l) Q(mg/g)<br />

1 0,116 0,119 0,117 0,117 0,218 11,782<br />

2 0,117 0,118 0,119 0,118 0,222 11,778<br />

3 0,115 0,120 0,118 0,118 0,220 11,780<br />

TB 11,780<br />

80


`<br />

*Nhận xét:<br />

Sau khi hoạt hóa bằng tác nhân hóa học H 3 PO 4 , khả năng hấp phụ màu của than<br />

ca cao tăng lên gấp 5 lần so với lúc chưa hoạt hóa.<br />

Hình 4.11: Dung dịch H 3 PO 4 sau khi ngâm than<br />

1) Chưa ngâm than; 2) Đã ngâm than dừa; 3) Đã ngâm than ca cao<br />

Như vậy tác nhân hoạt hóa H 3 PO 4 không những giúp rửa đi phần nào tro và<br />

khoáng chất trong nguyên liệu ca cao sau than hóa mà còn làm tăng khả năng hấp phụ<br />

màu của than hoạt tính ca cao lên gấp 5 lần so với lúc chưa tẩm hóa chất H 3 PO 4 .<br />

4.2.2 Khối lượng riêng<br />

Áp dụng công thức (1) và (2) đế tính khối lượng riêng thực và khối lượng riêng<br />

biểu kiến của than.<br />

*Thực nghiệm:<br />

1 2 3<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Lấy m(g) than hoạt tính cho vào ống đong 50ml, đo thể tích V 1 (ml). Gõ đều<br />

xung quanh ống đong cho khối than được nén một cách tự nhiên, quan sát cho đến khi<br />

thể tích khối than hoạt tính trong ống không đổi, đo thể tích V 2 (ml).<br />

Bảng 4.18: Khối lượng riêng của than ca cao và than gáo dừa<br />

Than hoạt tính từ vỏ quả ca cao<br />

Mẫu m (g) V 1 (ml) V 2 (ml) b t<br />

1 15,560 39,000 28,500 0,399 0,546<br />

2 19,450 46,000 33,500 0,423 0,581<br />

3 13,790 31,500 22,500 0,438 0,613<br />

TB 0,420 0,580<br />

81


`<br />

*Nhận xét:<br />

Than hoạt tính từ gáo dừa<br />

Mẫu m (g) V 1 (ml) V 2 (ml) b t<br />

1 14,510 37,500 25,000 0,387 0,580<br />

2 16,720 47,500 33,500 0,352 0,499<br />

3 16,100 44,500 31,000 0,362 0,519<br />

TB 0,367 0,533<br />

Khối lượng riêng thực t của ca cao lớn hơn của than gáo dừa. Vì than ca cao<br />

sau khi nghiền có dạng hạt mịn hơn than dừa, làm cho khối lượng trên 1 đơn vị thể tích<br />

là nhiều hơn.<br />

4.2.3 Cấu trúc xốp của than ( Thể tích lỗ xốp)<br />

Áp dụng công thức (3), tôi tiến hành tính thể tích rỗng của hai loại than ca cao<br />

và gáo dừa. Dựa vào kết quả thu được trong phần 4.2.2, ta có:<br />

Bảng 4.19: Thể tích lỗ xốp của than ca cao và than gáo dừa/1 đơn vị khối lượng<br />

Than hoạt tính từ ca cao<br />

Mẫu m (g) V 1 (ml) V 2 (ml) b t V x<br />

1 15,560 39,000 28,500 0,399 0,546 0,675<br />

2 19,450 46,000 33,500 0,423 0,581 0,643<br />

3 13,790 31,500 22,500 0,438 0,613 0,653<br />

TB 0,657<br />

Than hoạt tính từ gáo dừa<br />

Mẫu m (g) V 1 (ml) V 2 (ml) b t V x<br />

1 14,510 37,500 25,000 0,387 0,580 0,861<br />

2 16,720 47,500 33,500 0,352 0,499 0,837<br />

3 16,100 44,500 31,000 0,362 0,519 0,839<br />

TB 0,846<br />

*Nhận xét:<br />

Sự chênh lệch giữa thể tích xốp của than ca cao và than gáo dừa là 0,189cm 3 /g,<br />

chênh lệch này không lớn.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

82


`<br />

4.2.4 Diện tích bề mặt của sản phẩm THT từ vỏ quả ca cao<br />

Diện tích bề mặt riêng (đo BET) tại Viện Hóa học, kết quả đo DTBM của THT<br />

từ vỏ quả ca cao là: 357,17 m 2 /g (phụ lục J).<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

83


Chương V<br />

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />

5.1 Kết luận<br />

Luận văn “Đều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao” đã đạt được những kết quả sau:<br />

5.1.1 Tính chất của nguyên liệu vỏ quả ca cao khô<br />

– Hàm ẩm: 8,31%<br />

– Hàm lượng tro: 13,942%<br />

– Hàm lượng chất bốc: 36,17%<br />

5.1.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình than hóa<br />

– Thời gian than hóa: 30 phút<br />

– Nhiệt độ than hóa: 350 o C<br />

– Hàm lượng cacbon sau than hóa được kiểm tra tại Trung Tâm Công<br />

Nghệ và Quản Lý Môi Trường & Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm<br />

Tp.Hồ Chí Minh, cho kết quả là : 48,08% (phụ lục A).<br />

5.1.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình hoạt hóa<br />

Đều kiện tối ưu thu được như sau:<br />

– Nhiệt độ hoạt hóa: 850 o C<br />

– Thời gian hoạt hóa: 210 phút<br />

– Nồng độ H 3 PO 4 : 30%<br />

– Thời gian ngâm than trong H 3 PO 4 : 10 phút<br />

– Nhiệt độ ngâm than trong H 3 PO 4 : 40 o C<br />

5.1.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm THT đều chế từ vỏ quả ca cao<br />

– Dung lượng hấp phụ màu Xanhmetyl: 11,780 mg/g<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com


`<br />

5.2. Kiến nghị<br />

– Khối lượng riêng:<br />

Khối lượng riêng thực t : 0,580 g/cm 3<br />

Khối lượng riêng biểu kiến b : 0,420 g/cm 3<br />

– Thể tích xốp: 0,657 cm 3 /g<br />

– Diện tích bề mặt riêng (đo BET) tại Viện Hóa học: 357,17 m 2 /g (phụ lục<br />

8).<br />

Luận văn “Điều chế than hoạt tính từ vỏ quả ca cao” về cơ bản đã đáp ứng được<br />

yêu cầu và mục tiêu đề ra ban đầu của đề tài.<br />

Tuy nhiên do điều kiện và thời gian nghiên cứu của đề tài kỹ sư, luận văn vẫn còn<br />

một số hạn chế:<br />

a. Quá trình than hóa<br />

Luận văn chưa đánh giá những yếu tố ảnh hưởng lên quá trình than hóa như sau:<br />

– Chưa khảo sát kích thước mẫu nguyên liệu tươi tác động lên quá trình than<br />

hóa. Vì nếu mẫu quá lớn, làm cho quá trình than hóa bị kéo dài, tốn năng<br />

lượng và thời gian, chưa kể là than hóa không hoàn toàn. Nhưng nếu mẫu<br />

quá nhỏ, và trong quá trình than hóa nếu không kiểm soát được nhiệt độ và<br />

thời gian có thể làm cho nguyên liệu bị cháy xém, tạo nhiều tro làm hiệu suất<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

quá trình giảm.<br />

– Tuy đều kiện than hóa được thực hiện trong đều kiện tốt nhất có thể, nhưng<br />

cũng không thể thực hiện trong môi trường kín hoàn toàn vì không có thiết bị<br />

thích hợp.<br />

Như đã biết nguyên liệu ban đầu nếu có chất lượng tốt thì các quá trình điều chế<br />

hoặc sản xuất về sau sẽ cho sản phẩm có chất lượng tốt.<br />

Nếu khắc phục được những thiếu sót trên thì hạn chế được năng lượng, thời gian<br />

khi tiến hành than hóa, hiệu suất quá trình sẽ cao hơn.<br />

85


`<br />

b. Quá trình hoạt hóa<br />

– Đề tài chỉ khảo sát một tác nhân hoạt hóa là H 3 PO 4 , chưa khảo sát những tác<br />

nhân hoạt hóa hóa học khác, cũng như chưa làm thực nghiệm đối với phương<br />

pháp hoạt hóa vật lý. Nên chưa thể xác định được phương pháp nào là tốt<br />

nhất đối với nguyên liệu vỏ quả ca cao.<br />

– Chưa khảo sát được các yếu tố khác của sản phẩm than hoạt tính ca cao như:<br />

độ bền cơ học; kích thước bột than hoạt tính ảnh hưởng như thế nào đối với<br />

khả năng hấp phụ (hấp phụ chất khí, các ion kim loại,…)<br />

Với những nhận định như trên, chúng tôi đề nghị một số hướng nghiên cứu tiếp<br />

theo như sau:<br />

(i) Khảo sát quá trình hoạt hóa than từ vỏ quả ca cao bằng các tác nhân hóa học<br />

khác như ZnCl 2 , HCl, K 2 CO 3 …<br />

(ii) Khảo sát quá trình hoạt hóa than từ vỏ quả ca cao bằng phương pháp hoạt hóa<br />

vật lý (bằng hơi nước, CO 2 )<br />

(iii) Khảo sát khả năng hấp phụ màu của than hoạt tính từ vỏ quả ca cao nhằm sử<br />

dụng trong xử lý nước thải; xử lý các chất thải có màu trong công nghiệp dệt,<br />

nhuộm.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

86


`<br />

TÀI LIỆU THAM <strong>KHẢO</strong><br />

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT<br />

[1] Nông nghiệp Việt Nam, Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ - lần 6, 2007 ,<br />

Bộ NN và PTNT – Trung tâm khuyến nông Quốc Gia.<br />

[2] Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, Cây ca cao trên Thế Giới và triển<br />

vọng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp TP.HCM, 1996.<br />

[3] Bùi Xuân Hòa, Nghiên cứu công nghệ sản xuất than hoạt tính từ trấu , Luận<br />

văn Thạc sĩ ĐH Bách Khoa Tp. HCM, 2005.<br />

[4] Nguyễn Đoàn Châu Yên, Khảo sát khả năng đều chế than hoạt tính từ than<br />

đước, Luận văn tốt nghiệp Đại học, ĐH Bách Khoa Tp. HCM, 2006.<br />

[5] Trần Văn Hòa và cộng sự, Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu,<br />

sầu riêng, NXB Trẻ, 1999.<br />

[6] Sổ tay xử lý nước – tập 1, NXB xây dựng, 1999.<br />

[7] Lê Văn Cát, Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước và nước<br />

thải, Trung tâm KHTN và Công nghệ Quốc Gia, NXB Thống kê Hà Nội,<br />

2002.<br />

[8] Nguyễn Sinh Hoa, Giáo trình hóa keo, NXB Xây dựng, 1998.<br />

[9] Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải,<br />

NXB Khoa học – Kỹ thuật Hà Nội, 1999.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

[10] Nguyễn Hữu Phú, Hóa lý và Hóa keo, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà<br />

Nội.<br />

[11] Nguyễn Cảnh, Qui hoạch thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia<br />

TP.HCM, 2004.<br />

[12] TS. Trương Vĩnh, Thống kê ứng dụng và phương pháp thí nghiệm, Bộ<br />

môn Công nghệ Hóa học, Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2005.<br />

[13] Nguyễn Trọng Biểu, Thuốc thử hữu cơ, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.<br />

87


`<br />

TÀI LIỆU TIẾNG ANH<br />

[14] Nezih ural yagsi, April 2004, Production and characterization of<br />

activated carbon from apricot stones.<br />

[15] Dr. R. B. Lartey và Dr. Francis Acquah, Mr. K. S. Nketia, May – 1999,<br />

Developing National capbility for manufacture of Activated carbon from<br />

Agricultural wastes.<br />

[16] Timothy. Dburchell, Carbon materials for Advanced Technologies, Oak<br />

Ridge, Oak Ridge, TN 37831 – 6088 U.S.A<br />

[17] Aregheore, E. M., 2002, Chemical evalution and Digestibility of cocoa (<br />

theobroma cacao) byproducts fed to goats. In Tropical Animal Health and<br />

Production, 339 – 348.<br />

[18] Figueira, A. ,J. Janick, and J. N. Be Miller, New York, 1993, New<br />

products from theobroma cacao: Seed pulp and pod gum.<br />

[19] Asa Miura, Eisaku Shira Tani, Ikuo Yoshinaga, Tadayoshi Hitomi,<br />

1980, Evaluation of Quantitative Determination of Dissolved.<br />

[20] Koji Hamada and Kyoji Takaki, Organic Matter Adsorption Processes<br />

Using Charcoals and Activated Carbon, in Department of Rural<br />

Environment, National Institute for Rural Engineering , Japan 305–8609.<br />

[21] H. Jin, S. Y. Jeong, J. K. Suh, 1983, The Characteristics of Cu-Cr-Ag<br />

Impregnated Carbonaceous adsorbents, in Korea Research Institute of<br />

Chem. Tech., P.O.Box 107, Taejon 305-606, South Korea.<br />

[22] Michael Durham Ph.D. Jean Bustard, Richard Schlager, 1993, Full-<br />

Scale Results of Mercury Control by Injecting Activated Carbon Upstream<br />

of ESPs and Fabric Filters, ADA-ES, Inc., 8100 SouthPark Way, Unit B,<br />

Littleton, CO 80120.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

88


`<br />

PHỤ LỤC<br />

PHỤ LỤC A: KẾT <strong>QUẢ</strong> ĐO HÀM LƯỢNG <strong>CA</strong>CBON CỦA <strong>THAN</strong> <strong>CA</strong> <strong>CA</strong>O<br />

CHƯA <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

89


`<br />

PHỤ LỤC B: <strong>KHẢO</strong> <strong>SÁT</strong> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ <strong>TRÌNH</strong> <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1B: Kết quả khảo sát nhiệt độ hoạt hóa<br />

stt T o C A ca cao (abs) Cs (mg/l) Q (mg/g)<br />

1 600 0,964 4,497 7,503<br />

2 600 0,960 4,477 7,523<br />

3 600 0,961 4,482 7,518<br />

4 650 0,934 4,345 7,655<br />

5 650 0,930 4,325 7,675<br />

6 650 0,931 4,330 7,670<br />

7 700 0,922 4,284 7,716<br />

8 700 0,925 4,300 7,700<br />

9 700 0,928 4,315 7,685<br />

10 750 0,756 3,451 8,449<br />

11 750 0,765 3,491 8,509<br />

12 750 0,762 3,476 8,524<br />

13 800 0,433 1,814 10,186<br />

14 800 0,419 1,743 10,257<br />

15 800 0,421 1,753 10,247<br />

16 850 0,568 2,496 9,504<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

17 850 0,573 2,521 9,479<br />

18 850 0,579 2,551 9,449<br />

19 900 0,767 3,501 8,499<br />

20 900 0,761 3,471 8,529<br />

21 900 0,754 3,436 8,564<br />

90


`<br />

Bảng 2B: Kết quả khảo sát thời gian hoạt hóa<br />

stt t (phút) A ca cao (abs) C s (mg/l) Q (mg/g)<br />

1 60 0,774 3,537 8,463<br />

2 60 0,787 3,602 8,398<br />

3 60 0,771 3,521 8,479<br />

4 90 0,696 3,142 8,858<br />

5 90 0,690 3,112 8,888<br />

6 90 0,688 3,102 8,898<br />

7 120 0,520 2,253 9,747<br />

8 120 0,512 2,213 9,787<br />

9 120 0,516 2,233 9,767<br />

10 150 0,387 1,581 10,419<br />

11 150 0,370 1,495 10,505<br />

12 150 0,345 1,369 10,631<br />

13 180 0,090 0,080 11,920<br />

14 180 0,083 0,045 11,955<br />

15 180 0,089 0,075 11,925<br />

16 210 0,155 0,409 11,591<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

17 210 0,150 0,384 11,616<br />

18 210 0,143 0,348 11,652<br />

19 240 0,216 0,717 11,283<br />

20 240 0,221 0,742 11,258<br />

21 240 0,234 0,808 11,192<br />

91


`<br />

Bảng 3B: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ H 3 PO 4 trong quá trình hoạt hóa<br />

stt Nồng độ H 3 PO 4 (%) A ca cao (abs) C s (mg/l) Q (mg/g)<br />

1 10 0,640 2,860 9,140<br />

2 10 0,635 2,834 9,166<br />

3 10 0,639 2,854 9,146<br />

4 20 0,529 2,299 9,701<br />

5 20 0,512 2,213 9,787<br />

6 20 0,523 2,268 9,732<br />

7 30 0,379 1,541 10,459<br />

8 30 0,382 1,556 10,444<br />

9 30 0,375 1,520 10,480<br />

10 40 0,190 0,586 11,414<br />

11 40 0,189 0,581 11,419<br />

12 40 0,197 0,621 11,379<br />

13 50 0,302 1,152 10,848<br />

14 50 0,298 1,131 10,869<br />

15 50 0,306 1,172 10,828<br />

16 60 0,395 1,622 10,378<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

17 60 0,364 1,465 10,535<br />

18 60 0,359 1,440 10,560<br />

19 70 0,569 2,501 9,499<br />

20 70 0,563 2,470 9,530<br />

21 70 0,560 2,455 9,545<br />

92


`<br />

Bảng 4B: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ H 3 PO 4 khi ngâm THT trong quá trình hoạt hóa<br />

stt T o C A ca cao (abs) Cs (mg/l) Q(mg/g) <br />

1 30 0,239 0,833 11,167<br />

2 30 0,295 1,116 10,884<br />

3 30 0,286 1,071 10,929<br />

4 40 0,160 0,434 11,566<br />

5 40 0,163 0,449 11,551<br />

6 40 0,167 0,469 11,531<br />

7 50 0,199 0,631 11,369<br />

8 50 0,207 0,672 11,328<br />

9 50 0,203 0,651 11,349<br />

10 60 0,213 0,702 11,298<br />

11 60 0,212 0,697 11,303<br />

12 60 0,219 0,732 11,268<br />

13 70 0,288 1,081 10,919<br />

14 70 0,288 1,081 10,919<br />

15 70 0,289 1,086 10,914<br />

16 80 0,335 1,318 10,682<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

17 80 0,339 1,339 10,661<br />

18 80 0,346 1,374 10,626<br />

19 90 0,359 1,440 10,560<br />

20 90 0,354 1,414 10,586<br />

21 90 0,357 1,430 10,570<br />

93


`<br />

Bảng 5B: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm THT trong H 3 PO 4 hoạt hóa<br />

stt t (phút) A ca cao (abs) C s (mg/l) Q(mg/g)<br />

1 5 0,182 0,545 11,455<br />

2 5 0,176 0,515 11,485<br />

3 5 0,173 0,500 11,500<br />

4 10 0,119 0,227 11,773<br />

5 10 0,126 0,262 11,738<br />

6 10 0,124 0,252 11,748<br />

7 20 0,154 0,404 11,596<br />

8 20 0,153 0,399 11,601<br />

9 20 0,155 0,409 11,591<br />

10 30 0,190 0,586 11,414<br />

11 30 0,198 0,626 11,374<br />

12 30 0,196 0,616 11,384<br />

13 40 0,238 0,828 11,172<br />

14 40 0,233 0,803 11,197<br />

15 40 0,236 0,818 11,182<br />

16 50 0,241 0,843 11,157<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

17 50 0,246 0,869 11,131<br />

18 50 0,243 0,853 11,147<br />

19 60 0,262 0,949 11,051<br />

20 60 0,266 0,970 11,030<br />

21 60 0,272 1,000 11,000<br />

94


`<br />

PHỤ LỤC C: KẾT <strong>QUẢ</strong> XỬ LÝ THỐNG KÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1C: Ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hóa đến giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT<br />

từ vỏ quả ca cao<br />

Analysis of variance<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Between groups 18.756012 6 3.1260021 4108.784 .0000<br />

Within groups .010651 14 .0007608<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Total (corrected) 18.766664 20<br />

Nhận xét:<br />

Bảng Anova cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hấp phụ màu XM của THT từ<br />

vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Vì ảnh hưởng này có ý nghĩa nên<br />

phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức nhiệt độ bằng phương pháp LSD.<br />

Bảng 2C: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

nhiệt độ hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for NHIETDO.hp by NHIETDO.nhietdo<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count Average Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

600 3 7.514667 X<br />

650 3 7.666667 X<br />

700 3 7.700333 X<br />

750 3 8.494000 X<br />

900 3 8.530667 X<br />

850 3 9.477333 X<br />

800 3 10.230000 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

độ tin cậy 95%.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Các mức nhiệt độ có giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt đáng kể là có ý nghĩa ở<br />

Xét riêng từng cặp nhiệt độ: Các mức nhiệt độ 600 o C và 700 o C có giá trị trung bình<br />

độ hấp phụ khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%. Các mức nhiệt độ 750 o C và 900 o C có<br />

giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%.<br />

95


`<br />

PHỤ LỤC D: KẾT <strong>QUẢ</strong> XỬ LÝ THỐNG KÊ YẾU TỐ THỜI GIAN <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1D: Ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa đến giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT<br />

từ vỏ quả ca cao<br />

Analysis of variance<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Between groups 33.199481 6 5.5332468 2206.742 .0000<br />

Within groups .035104 14 .0025074<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Total (corrected) 33.234585 20<br />

Nhận xét:<br />

Bảng Anova cho thấy ảnh hưởng của thời gian lên sự hấp phụ màu XM của THT từ<br />

vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Vì ảnh hưởng này có ý nghĩa nên<br />

phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức thời gian bằng phương pháp LSD.<br />

Bảng 2D: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

thời gian hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for THOIGIAN.hp by THOIGIAN.tg<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count Average Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

60 3 8.446667 X<br />

90 3 8.881333 X<br />

120 3 9.767000 X<br />

150 3 10.518333 X<br />

240 3 11.244333 X<br />

210 3 11.619667 X<br />

180 3 11.933333 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Các mức thời gian khác nhau có giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt đáng kể là có<br />

ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Tại mức thời gian 180 phút, khả năng hấp phụ màu XM của THT<br />

từ vỏ quả ca cao là cao nhất, đạt giá trị 11,93mg/g.<br />

96


`<br />

PHỤ LỤC E: KẾT <strong>QUẢ</strong> XỬ LÝ THỐNG KÊ YẾU TỐ NỒNG ĐỘ <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1E: Ảnh hưởng của nồng độ hoạt hóa đến giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT<br />

từ vỏ quả ca cao<br />

Analysis of variance<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Between groups 11.353909 6 1.8923182 974.847 .0000<br />

Within groups .027176 14 .0019411<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Total (corrected) 11.381085 20<br />

Nhận xét:<br />

Bảng Anova cho thấy ảnh hưởng của nồng độ lên sự hấp phụ màu XM của THT từ<br />

vỏ quả ca cao là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Vì ảnh hưởng này có ý nghĩa nên<br />

phải kiểm tra sự khác biệt giữa các mức nồng độ bằng phương pháp LSD.<br />

Bảng 2E: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

nồng độ hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for NGDO.hp by NGDO.ngdo<br />

------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count Average Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

10 3 9.150667 X<br />

70 3 9.524667 X<br />

20 3 9.740000 X<br />

30 3 10.461000 X<br />

60 3 10.491000 X<br />

50 3 10.848333 X<br />

40 3 11.404000 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

Các mức nồng độ có giá trị trung bình độ hấp phụ khác biệt đáng kể là có ý nghĩa ở<br />

độ tin cậy 95% (P < 0,05).<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Xét riêng từng cặp nồng độ: Các mức nồng độ H 3 PO 4 30% và 60% có giá trị trung<br />

bình độ hấp phụ khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%.<br />

97


`<br />

PHỤ LỤC F: KẾT <strong>QUẢ</strong> XỬ LÝ THỐNG KÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ NGÂM <strong>THAN</strong> <strong>TỪ</strong><br />

<strong>VỎ</strong> <strong>QUẢ</strong> <strong>CA</strong> <strong>CA</strong>O TRONG H 3 PO 4 <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1F: Ảnh hưởng nhiệt độ ngâm than đến giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ<br />

vỏ quả ca cao<br />

Analysis of variance<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Between groups .0688878 6 .0114813 2.125 .1151<br />

Within groups .0756413 14 .0054030<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Total (corrected) .1445291 20<br />

Nhận xét:<br />

Các mức nhiệt độ ngâm than trong chất hoạt hóa ảnh hưởng không đáng kể đến sự<br />

hấp hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao ở độ tin cậy 95% (P > 0,05).<br />

Bảng 2F: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

nhiệt độ ngâm than<br />

Multiple range analysis for NDNGAM.hp by NDNGAM.ndngam<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count Average Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

90 3 10.932333 X<br />

30 3 10.955000 X<br />

80 3 10.963000 X<br />

70 3 10.972667 X<br />

60 3 10.999000 XX<br />

50 3 11.012000 XX<br />

40 3 11.120000 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

98


`<br />

PHỤ LỤC G: KẾT <strong>QUẢ</strong> XỬ LÝ THỐNG KÊ YẾU TỐ THỜI GIAN NGÂM <strong>THAN</strong> <strong>TỪ</strong><br />

<strong>VỎ</strong> <strong>QUẢ</strong> <strong>CA</strong> <strong>CA</strong>O TRONG H 3 PO 4 <strong>HOẠT</strong> HÓA<br />

Bảng 1G: Ảnh hưởng thời gian ngâm than đến giá trị trung bình của độ hấp phụ XM của<br />

THT từ vỏ quả ca cao<br />

Analysis of variance<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Between groups .0322367 6 .0053728 1.615 .2151<br />

Within groups .0465673 14 .0033262<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Total (corrected) .0788040 20<br />

Nhận xét:<br />

Các mức thời gian ngâm than trong quá trình hoạt hóa ảnh hưởng không đáng kể đến<br />

giá trị trung bình sự hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao ở độ tin cậy 95%<br />

(P > 0,05).<br />

Bảng 2G: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

thời gian ngâm<br />

Multiple range analysis for TGNGAM.hp1 by TGNGAM.tgngam<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count Average Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

5 3 11.622667 X<br />

60 3 11.650667 X<br />

50 3 11.675000 XX<br />

40 3 11.681667 XX<br />

30 3 11.700333 XX<br />

20 3 11.711667 XX<br />

10 3 11.753000 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

99


`<br />

PHỤ LỤC H: KẾT <strong>QUẢ</strong> TỐI ƯU HÓA QUÁ <strong>TRÌNH</strong> ĐIỀU CHẾ THT <strong>TỪ</strong> <strong>VỎ</strong> <strong>QUẢ</strong> <strong>CA</strong><br />

<strong>CA</strong>O<br />

Bảng 1H: Ảnh hưởng của các điều kiện tối ưu đến giá trị trung bình độ hấp phụ XM của<br />

THT từ vỏ quả ca cao<br />

Analysis of Variance for TOIUU.dhp - Type III Sums of Squares<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

MAIN EFFECTS<br />

A:TOIUU.nhietdo .2543210 2 .1271605 7093.663 .0000<br />

B:TOIUU.thoigian .0051827 2 .0025914 144.560 .0000<br />

C:TOIUU.nongdo .0026362 2 .0013181 73.531 .0000<br />

INTERACTIONS<br />

AB .1132730 4 .0283182 1579.737 .0000<br />

AC .0219530 4 .0054883 306.163 .0000<br />

BC .0280248 4 .0070062 390.842 .0000<br />

ABC .0569888 8 .0071236 397.391 .0000<br />

RESIDUAL 9.68000E-004 54 1.79259E-005<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

TOTAL (CORRECTED) .4833476 80<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

Qua bảng Anova cho thấy các mức nhiệt độ hoạt hóa, thời gian hoạt hóa và nồng độ<br />

H 3 PO 4 ảnh hưởng đáng kể đến độ hấp phụ màu XM của THT từ vỏ quả ca cao là có ý nghĩa<br />

ở độ tin cậy 95% (P < 0,05). Các nghiệm thức nhiệt độ hoạt hóa, thờ gian hoạt hóa và nồng<br />

độ H 3 PO 4 có sự tương tác với nhau trong quá trình điều chế than hoạt tính.<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Bảng 2H: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

nhiệt độ hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for TOIUU.dhp by TOIUU.nhietdo<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count LS Mean Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

750 27 11.704778 X<br />

800 27 11.789852 X<br />

850 27 11.840593 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

Các mức nhiệt độ hoạt hóa có giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT khác biệt<br />

đáng kể là có ý nhĩa ở độ tin cậy 95%.<br />

100


`<br />

Bảng 3H: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

thời gian hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for TOIUU.dhp by TOIUU.thoigian<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count LS Mean Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

150 27 11.768556 X<br />

180 27 11.778519 X<br />

210 27 11.788148 X<br />

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét:<br />

Các mức thời gian hoạt hóa có giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT khác biệt<br />

đáng kể là có ý nhĩa ở độ tin cậy 95%.<br />

Bảng 4H: So sánh giá trị trung bình độ hấp phụ XM của THT từ vỏ quả ca cao khi thay đổi<br />

nồng độ hoạt hóa<br />

Multiple range analysis for TOIUU.dhp by TOIUU.nongdo<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Method: 95 Percent LSD<br />

Level Count LS Mean Homogeneous Groups<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

50 27 11.770370 X<br />

30 27 11.781815 X<br />

40 27 11.783037 X<br />

--------------------------------------------------------------------------------<br />

Nhận xét :<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

Các nghiệm thức nồng độ H 3 PO 4 30% và 40% có giá trị trung bình độ hấp phụ XM<br />

của THT khác biệt không đáng kể ở độ tin cậy 95%. Nghiệm thức nồng độ H 3 PO 4 có giá trị<br />

trung bình độ hấp phụ khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở độ tin cậy 95%.<br />

101


`<br />

PHỤ LỤC J: KẾT <strong>QUẢ</strong> ĐO BET<br />

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ST&GT<br />

daykemquynhonbusiness@gmail.com<br />

102

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!