30.08.2020 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

https://app.box.com/s/vtcq23odll75elyuunjzsg80hre77a5p

https://app.box.com/s/vtcq23odll75elyuunjzsg80hre77a5p

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Đ Ề T À I S Á N G K I Ế N K I N H

N G H I Ệ M S I N H H Ọ C

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

DẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREP

PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN

CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


SỞ Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN

LUYỆN N CHO HỌC SINH KỸ NĂNG NG TƯ T DUY

THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN

CHUYỂN N HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG L

Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

Môn: Sinh học

GV: Chu Thị Kim Dung

Tổ ổ chuyên môn: Lý - Hóa – Sinh – CN

Năm học 2018-2019

1


MỤC LỤC

Contents

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 4

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 5

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 5

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................... 6

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 7

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 7

7. CẤU TRÚC CỦA BẢN SÁNG KIẾN ............................................................ 8

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 8

PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................... 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 9

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 9

1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu: ........................................................................ 9

1.1.2. Bài tập thí nghiệm ..................................................................................... 10

1.1.3. Kĩ năng học tập của học sinh ................................................................... 13

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 15

1.2.1. Thực trạng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông ................. 15

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học ...................................... 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 23

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC

PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT -

SINH HỌC 11 ..................................................................................................... 24

2.1. Xác định các kiến thức, kĩ năng tư duy thực nghiệm có thể xây dựng

thành bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

2


vật – Sinh học 11 ................................................................................................. 24

2.2. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm phần “Chuyển hóa vật chất và

năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11 .............................................................. 28

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng ................................................................................. 28

2.2.2. Qui trình thiết kế BTTN ............................................................................ 28

2.2.3. Hệ thống bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở

thực vật – Sinh học 11. ........................................................................................ 34

2.3. Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực

nghiệm trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật” – Sinh học 11. .............................................................................................. 73

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng ................................................................................... 73

2.3.2. Qui trình chung ......................................................................................... 74

2.3.3. Sử dụng qui trình để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho

HS. ........................................................................................................................ 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 82

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 83

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ................................................................... 83

3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .............................. 83

3.2.1. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 83

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 83

3.2.3. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm ........ 84

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 95

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 97

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

BT

BTTN

DH

GV

HS

KN

KNTN

NL

NLTN

SGK

THPT

TN

Viết đầy đủ

Bài tập

Bài tập thí nghiệm

Dạy học

Giáo viên

Học sinh

Kỹ năng

Kỹ năng thực nghiệm

Năng lực

Năng lực thực nghiệm

Sách giáo khoa

Trung học phổ thông

Thí nghiệm

4


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong xã hội. Giáo dục là cơ sở, là

nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục luôn

được Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết 29 của Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã chỉ rõ

“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành ; lý luận gắn

với thực tiễn”[1]. Định hướng trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng đó là phải tích cực

nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo ra những con người mới có

trình độ văn hóa cao, năng động, sáng tạo.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu

chính. Chương trình Sinh học 11 phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật” cung cấp cho HS những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản ở thực vật. Các

kiến thức này gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi cần có sự thực hành và sâu sát với thực

tế, điều này có thể thực hiện bằng BTTN.

Tuy nhiên, trong dạy học Sinh học ở phổ thông hiện nay, phần lớn GV chưa

tích cực sử dụng thí nghiệm trong giờ học. Vì vậy, rèn luyện KN tư duy thực nghiệm

cho HS chưa thường xuyên. GV ít chú trọng khâu thí nghiệm, thực hành. Hầu hết HS

thu nhận được kiến thức lí thuyết còn các kĩ năng về thí nghiệm, thực hành rất yếu.

Một trong những phương pháp giúp HS nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ

bản của môn Sinh học là việc sử dụng BTTN trong dạy học. Thông qua các BTTN,

HS không chỉ lĩnh hội được tri thức, rèn luyện các KN mà còn được bồi dưỡng, phát

5


triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc

lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về Sinh học.

Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài sáng kiến: “Sử dụng bài tập thí

nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy học phần

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa

vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11 để rèn luyện một số kỹ năng tư duy

thực nghiệm cho HS.

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế và sử dụng BTTN phù hợp với nội dung sẽ rèn luyện được các kỹ

năng tư duy thực nghiệm cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần

“Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm những

vấn đề cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về BTTN, vai trò và phương pháp sử

dụng BTTN, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận thức của HS.

- Nghiên cứu quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế các BTTN.

- Thiết kế hệ thống các BTTN phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật” - Sinh học 11

- Nghiên cứu, đề xuất quy trình sử dụng BTTN để rèn luyện một số KN tư duy

thực nghiệm cho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật” - Sinh học 11

6


- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả rèn luyện một số kỹ năng tư duy

thực nghiệm khi sử dụng các BTTN.

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Các BTTN và quy trình sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật

chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh học 11.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương thực hiện đổi mới nội dung và phương

pháp dạy học ở phổ thông; các công trình nghiên cứu cải tiến dạy học hướng vào việc

sử dụng TN, BTTN trong dạy học của các tác giả.

- Nghiên cứu các tài liệu TN Sinh học làm cơ sở cho việc thiết kế, phân loại

BTTN Sinh học…

6.2. Phương pháp chuyên gia.

Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của đồng nghiệp về vấn đề nghiên cứu, giúp việc

định hướng triển khai nghiên cứu đề tài.

6.3. Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra về thực trạng của việc dạy học môn Sinh học ở trường THPT.

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.

6.5. Phương pháp thống kê toán học

7


Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực

nghiệm sư phạm.

7. CẤU TRÚC CỦA BẢN SÁNG KIẾN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bản báo cáo

sáng kiến kinh nghiệm gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Xây dựng và sử dụng BTTN để rèn luyện một số kỹ năng tư duy

cho HS trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” - Sinh

học 11

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Xây dựng được quy trình thiết kế BTTN Sinh học

- Xây dựng được hệ thống BTTN nhằm rèn luyện một số KN tư duy thực

nghiệm cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật -

Sinh học 11.

- Sử dụng các BTTN đã thiết kế để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực

nghiệm cho HS: kỹ năng phân tích thí nghiệm, kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm, kỹ

năng phán đoán kết quả thí nghiệm, kỹ năng thiết kế - đề xuất phương án thí nghiệm.

- Xác định bộ tiêu chí đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng tư duy thực

nghiệm của HS thông qua việc sử dụng BTTN trong dạy học phần “Chuyển hóa vật

chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11.

8


PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu:

Trên thế giới, phương pháp TN đã được nghiên cứu ở nhiều nước. I.A

Konmenxki, một nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỉ XVII đã đưa ra biện pháp dạy học bắt

HS phải tìm tòi suy nghĩ để nắm được bản chất của các sự vật hiện tượng, trong đó có

phương pháp thực hành TN. Vận dụng phương pháp thực hành TN vào dạy học đã

được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Skinner (1904-1990)

trong tác phẩm “Công nghệ dạy học” (1968) đã cho rằng: dạy học là quá trình tự

khám phá, và ông đã đưa ra mô hình dạy học khám phá bằng việc sử dụng TN thực

hành[7].

Ở nước ta, có rất nhiều nhà lý luận dạy học nghiên cứu về phương pháp TN,

nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của

HS như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn

Duệ, Trần Bá Hoành, Nguyễn Quang Vinh, Trịnh Nguyên Giao, Lê Văn Lộc, Nguyễn

Cương, Nguyễn Đức Thâm, … Các tác giả đều cho rằng, sử dụng phương pháp thực

hành thí nghiệm trong giảng dạy có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Đơn

cử một số công trình nổi bật về thực hành thí nghiệm:

Tác giả Nguyễn Thị Dung (2006) với nghiên cứu “Tích cực hóa hoạt động học

tập trong giờ thực hành củng cố môn Sinh học ở trường phổ thông”. Tác giả cho việc

tích cực hoạt động học tập trong giờ thực hành cần được coi trọng, bằng cách tạo điều

kiện cho HS tự lực tìm con đường chứng minh cho các vấn đề được học [6].

9


Tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2007) với đề tài "Tác dụng của BTTN trong dạy

học vật lí ở trường Phổ thông". Tác giả đã nghiên cứu vai trò của TN trong việc phát

huy các kỹ năng tư duy của HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông [7].

Tác giả Đoàn Xuân Hinh (2007) với nghiên cứu “Một số ví dụ về việc sử dụng

thí nghiệm trong dạy học Vật lý” đã đưa ra những nguyên tắc và quy trình của việc sử

dụng TN trong dạy học Vật lý [14].

Như vậy, việc sử dụng thực hành, TN trong dạy học đã được nghiên cứu từ rất

sớm. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất việc sử dụng các BTTN trong dạy học Sinh

học là rất cần thiết.

1.1.2. Bài tập thí nghiệm

a. Khái niệm bài tập thí nghiệm

Theo Nguyễn Đức Thâm, BTTN là bài tập đòi hỏi HS khi giải phải làm TN,

qua đó hình thành nên các kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo [17].

Theo tác giả Đặng Thị Dạ Thủy (2013), trong dạy học Sinh học, BTTN là dạng

bài tập luôn đi kèm với TN mà khi giải bài tập HS không những dựa vào kết quả của

TN mà còn vận dụng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng

hoạt động trí óc và thực hành kết hợp với vốn hiểu biết về thực tiễn đời sống của HS.

Bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa

giúp các em giải thích được kết quả TN, từ đó lĩnh hội được các khái niệm, phân tích

được cơ chế của các quá trình, quy luật sinh học [22].

b. Các dạng bài tập thí nghiệm

* Căn cứ vào việc thực hiện TN trong quá trình giải bài tập của người học, có

thể chia BTTN trong dạy học Sinh học thành hai dạng:

+ BTTN yêu cầu HS phải thực hiện TN trong quá trình giải bài tập. Dạng bài

tập này được gọi là bài tập thực hành TN.

10


+ BTTN có dữ kiện là các TN được biểu diễn gián tiếp (thông qua quan sát

đoạn phim quay các thao tác, diễn biến của một TN thật hay TN ảo); hoặc bài tập có

dữ kiện được mô tả bằng các hình vẽ mô phỏng hay các hình ảnh chụp từ TN thật.

Như vậy, dạng bài tập này chỉ được giải bằng lí thuyết, HS không cần phải tiến hành

TN.

* Căn cứ vào vào mục đích của quá trình dạy học, BTTN có các dạng:

+ BTTN hình thành kiến thức mới:

Trong khâu nghiên cứu bài học mới, BTTN được dùng như là một bài tập tình

huống, bài tập nhận thức, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong HS sẽ lĩnh hội được kiến

thức mới và hình thành nên kỹ năng mới.

+ Bài tập thí nghiệm củng cố - hoàn thiện kiến thức:

Các BTTN được sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức thường được tiến

hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại khóa, ôn tập cuối

chương, cuối học kỳ hoặc ôn tập cuối năm… Các bài tập này có tác dụng lớn trong

việc chính xác hóa các khái niệm , tăng cường tính vững chắc, tính hệ thống các kiến

thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

+ BTTN kiểm tra đánh giá:

BTTN vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kỹ năng,

vừa sinh động hấp dẫn đối với HS.

* Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện KN tư duy cho HS, BTTN có các dạng:

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích TN: Đối với bài tập này yêu cầu HS phải

phân tích được mục đích của các TN, các điều kiện tiến hành TN, kết quả TN, trên cơ

sở đó giải thích được kết quả của các TN đã tiến hành. Từ đó rút ra được kiến thức cơ

bản cần khám phá.

11


+ Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả TN: Phân tích được các TN tiến

hành, so sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả giữa các TN hoặc giữa TN và

đối chứng, giải thích được vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó. Rút ra kết luận

về kiến thức.

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả TN: HS phải phân tích các điều

kiện TN, các hiện tượng (nếu có) để đưa ra các phán đoán về kết quả TN. Đưa ra

được lí do vì sao có sự phán đoán đó. Làm TN để kiểm chứng các phán đoán.

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng thiết kế TN: HS trình bày được mục đích TN, dụng

cụ và vật liệu tiến hành TN, mô tả được cách tiến hành TN hoặc cách thức bố trí TN,

tiến hành TN và giải thích được kết quả TN. Đối với dạng bài tập này HS có thể đưa

ra nhiều phương án TN khác nhau nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một

trong số các bài tập phát huy được tính sáng tạo của HS một cách có hiệu quả.

c. Vai trò của bài tập thí nghiệm

BTTN vừa giúp HS nắm vững các kiến thức vừa rèn luyện cho HS kỹ năng cơ

bản về thực nghiệm của bộ môn. Các bài tập này có thể sử dụng với nhiều mục đích,

vào những thời điểm khác nhau. Thông qua các BTTN, HS được bồi dưỡng, phát triển

năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ

khả năng, sở trường về bộ môn.

Giải BTTN là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, tăng

cường hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tế, kích thích tính tích cực tự lực,

trí thông minh, tài sáng tạo, tháo vát, …của từng HS.

Thông qua BTTN sẽ tạo ra HS khả năng tổng hợp kiến thức lý thuyết và thực

nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách khéo léo, các vốn hiểu

biết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt nhất khả năng suy luận,

tư duy lôgic. Với BTTN, HS có thể đề xuất các phương án TN khác nhau gây ra

không khí tranh luận sôi nổi[18].

12


Tóm lại, BTTN vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy học

hiệu nghiệm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS và rèn luyện được các kĩ

năng, kĩ xảo cần thiết. BTTN có tác dụng toàn diện về ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng,

giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học

hiện nay.

1.1.3. Kĩ năng học tập của học sinh

a. Kĩ năng học tập

Kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động

học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt tới mục đích, nhiệm

vụ đề ra.

Đối với HS trung học phổ thông, có hệ thống kĩ năng học tập chung như sau:

1. Các kĩ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu

thập, xử lí, sử dụng thông tin: kĩ năng làm việc với SGK, kĩ năng quan sát, kĩ năng

tiến hành TN, kĩ năng phân tích - tổng hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng phán đoán - suy

luận, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học...

2. Các kĩ năng học tập phục vụ chức năng tự tổ chức, tự điều chỉnh quá trình

học tập liên quan đến việc quản lí phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên

ngoài và chất lượng: kĩ năng tự kiểm tra, kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng tự điều chỉnh...

3. Các kĩ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác: kĩ năng hợp

tác, kĩ năng học nhóm...

Trong hệ thống kĩ năng trên, tôi quan tâm đến việc xây dựng và thiết kế các

BTTN để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm trong nhóm hệ thống kĩ năng

nhận thức.

b. Một số kĩ năng nhận thức

* Kĩ năng phân tích - tổng hợp

13


Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình thống nhất. Phân tích là cơ

sở của tổng hợp, được tiến hành theo hướng dẫn đến sự tổng hợp. Sự tổng hợp diễn ra

trên cơ sở của sự phân tích. Phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau. Phân tích

càng sâu bao nhiêu thì sự tổng hợp càng đầy đủ bấy nhiêu, tri thức, sự vật, hiện tượng

càng phong phú bấy nhiêu.

Phân tích - tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo, cơ

quan..., phân tích TN, phân tích cơ chế, quá trình. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi

chỉ chú ý kĩ năng phân tích kết quả TN Sinh học. Kĩ năng phân tích kết quả TN là kĩ

năng phân tích các yếu tố cấu thành nên TN để tạo ra kết quả TN, qua đó rút ra được

kết luận phù hợp, giải thích được các kết quả TN.

*. Kĩ năng so sánh

So sánh là sự phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng,

nhằm phân loại sự vật hiện tượng thành các loại khác nhau. Tùy mục đích mà phương

pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay khác nhau. So sánh điểm khác

nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau chủ yếu dùng trong tổng

hợp .

Trong thực nghiệm về Sinh học người ta thường dùng cách so sánh có đối

chứng, nghĩa là so sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại, có đặc điểm hoặc sự tác

động trái ngược nhau.

Qua so sánh giúp HS phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm.

* Kĩ năng phán đoán - suy luận

Kĩ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay các khái

niệm thuộc lĩnh vực chuyên môn đã có; năng lực vận dụng chúng để phát hiện ra các

thuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng; đưa ra những xét đoán hay nhận định

để giải quyết các nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định.

14


Suy luận cũng là một hình thức của tư duy. Từ một hay nhiều phán đoán đã có,

rút ra được một phán đoán mới theo các quy tắc logic xác định.

Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia thành suy luận diễn dịch và

suy luận quy nạp. Suy luận diễn dịch là suy luận lập từ cái chung đến cái riêng, cái

đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái

chung.

Trong dạy học bằng phương pháp TN, cần phải chú ý rèn luyện tư duy thực

nghiệm bằng phương pháp suy luận quy nạp.

* Kĩ năng thiết kế thí nghiệm

Khi thiết kế TN, HS có thể dựa vào các dụng cụ, thiết bị TN đã cho sẵn, hoặc

có thể tự nghĩ ra dụng cụ, thiết bị để thiết kế một TN nhằm kiểm tra một phán đoán,

một mệnh đề nào đó. Trong dạy học Sinh học, việc rèn luyện cho HS tự mình đề ra

các phương án TN, tự bố trí TN và tự giải thích TN là một vấn đề rất quan trọng. Qua

đó giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tính tự lập trong học tập và nghiên cứu

khoa học[17].

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Thực trạng dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông

Để điều tra thực trạng dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi sử dụng

phiếu trưng cầu ý kiến của GV thuộc các trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

a. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác

thực hành, thí nghiệm bộ môn Sinh học

Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực hành thí

nghiệm bộ môn Sinh học ở các trường điều tra được thể hiện ở bảng sau:

15


Bảng 1.1. Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực

hành thí nghiệm bộ môn Sinh học

Nội dung điều tra Kết quả điều tra (%)

Phòng thực hành, thí

nghiệm của nhà trường

Có 100%

Không 0%

Đầy đủ 0%

Trang thiết bị, dụng cụ,

hóa chất phục vụ công tác

thực hành, thí nghiệm bộ

môn Sinh học

Những khó khăn chủ

yếu về cơ sở vật chất để

đáp ứng công tác thực

hành, thí nghiệm

Đảm bảo chất lượng để đạt được

kết quả thí nghiệm 7,5%

Chưa đầy đủ, chưa đảm bảo chất

lượng để đạt được kết quả thí

92,5%

nghiệm

Thiết bị, dụng cụ 45,0%

Hóa chất 37,5%

Mẫu vật 17,5%

Kết quả bảng 1.1 cho thấy hầu hết các trường đều có phòng thực hành Sinh học.

Tuy nhiên, các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất để đảm bảo chất lượng để đạt được

kết quả thí nghiệm vẫn còn thiếu. Cơ sở vật chất ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tổ

chức thực hành thí nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông.

b. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thí nghiệm trong dạy và

học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Kết quả xử lý câu hỏi điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò

của thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông được chúng tôi

thể hiện ở bảng dưới đây:

16


Bảng 1.2. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thí

nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung điều tra

Kết quả (%)

GV

HS

Rất cần thiết 80,8% 62,1%

Vai trò của thực hành thí nghiệm

trong dạy và học bộ môn Sinh học

ở trường phổ thông

Cần thiết 19,2% 35,3%

Bình thường 0% 2,6%

Không cần thiết 0% 0%

Kết quả ở bảng 1.2 cho thấy, đa số giáo viên và học sinh đều đánh giá cao vai

trò của thí nghiệm, thực hành trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông (với

100% giáo viên và 97,4% học sinh được hỏi đánh giá vai trò rất cần thiết và cần thiết)

trong đó có 80,8% giáo viên và 62,1% học sinh đánh giá vai trò ở mức rất cần thiết

của việc thực hành, thí nghiệm.

c. Điều tra về việc sử dụng BTTN trong các khâu của quá trình dạy học Sinh

học ở các trường THPT

17


Bảng 1.3. Kết quả điều tra về việc sử dụng BTTN trong các khâu

của quá trình dạy học Sinh học ở các trường THPT

Mức độ sử dụng

Sử dụng bài tập TN trong

quá trình dạy học

Thường

xuyên

Không

thường

xuyên

Không sử

dụng

SL TL% SL TL% SL TL%

Sử dụng BTTN trong khâu

nghiên cứu học bài mới

Sử dụng BTTN trong khâu

củng cố kiến thức

Sử dụng BTTN trong khâu

kiểm tra đánh giá

0 0 11 27,50 29 72,50

12 30,00 5 12,50 23 57,50

16 40,00 4 10,00 20 50,00

Qua bảng 1.3, chúng tôi nhận thấy đa số GV không sử dụng BTTN ở các khâu

của quá trình dạy học. Nếu có sử dụng, thì GV chỉ sử dụng trong khâu củng cố - hoàn

thiện kiến thức (30%) và khâu kiểm tra đánh giá (40%). Chỉ có 27,50% GV thỉnh

thoảng sử dụng BTTN trong khâu nghiên cứu bài mới.

d. Thực trạng việc rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS

Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số KN tư duy thực nghiệm

cho HS trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

4 10 12 30 24 60 0 0

18


Qua bảng 1.4, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết

của việc rèn luyện kỹ năng cho HS. Tuy nhiên thực trạng rèn luyện một số kỹ năng tư

duy cho HS của một số GV chưa thật sự đồng bộ và chưa có giải pháp hợp lý đối với

vấn đề này.

e. Thái độ của học sinh với môn Sinh học

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thái độ học tập môn Sinh học của

200 HS ở một số lớp của 4 trường: trường THPT Quỳnh Lưu 1, trường THPT Quỳnh

Lưu 2 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, trường THPT Hoàng Mai – thị xã Hoàng Mai.

Kết quả được thể hiện qua bảng 1.5.

Bảng 1.5 Kết quả điều tra về thái độ học tập của học sinh

Nội dung Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

1. Yêu thích

bộ môn

A. Có. 56 28,00

B. Bình thường 102 51,00

C. Không. 42 21,00

A. Thầy dạy hay. 23 11,50

2. Lí do yêu

thích bộ môn

B. Dễ học. 25 12,50

C. Có tính thực tiễn cao. 102 51,00

D. Có tác dụng tốt với nghề nghiệp sau này. 51 25,50

A. Thầy dạy chán. 85 42,50

3. Lí do

không yêu

thích.

B. Khó học. 65 32,50

C. Trừu tượng, xa thực tiễn. 37 18,50

D. Không có tác dụng tốt với nghề nghiệp

sau này.

13 6,50

19


A. Giờ học đầy hứng thú và bổ ích. 35 17,50

4. Cảm nhận

về giờ học

Sinh học

B. Giờ học bình thường. 112 56,00

C. Giờ học ít hứng thú. 27 13,50

D. Giờ học nhàm chán. 26 13,00

5. Hoạt động

của HS trong

giờ học Sinh

học

A. Nghe giảng, ghi chép, đóng góp xây dựng

bài.

B. Nghe giảng, ghi chép nhưng không đóng

góp xây dựng bài.

C. Nghe giảng, không ghi chép, thình thoảng

nói chuyện riêng.

54 27,00

82 41,0

51 25,50

D. Làm việc khác (học bài môn khác) 13 6,50

6. Giờ học

Sinh học

hứng thú nhất

khi

A. Có sử dụng TN, bài tập TN. 110 55,00

B. Có sử dụng tranh vẽ, sơ đồ. 31 15,50

C. Có sử dụng máy tính, máy chiếu. 43 21,50

D. Có sự tranh luận, tìm tòi. 16 8,00

A. TN do thầy giáo tiến hành HS quan sát,

tìm hiểu.

33 16,50

7. Phương

pháp TN yêu

thích:

B. TN do đại diện HS của lớp làm, HS quan

sát, tìm hiểu.

61 30,5

C. TN do HS tự làm, tự nghiên cứu. 83 41,50

D. TN ảo hay hình ảnh thật về TN do thầy

giáo nêu ra, HS nghiên cứu và rút ra kết

luận.

23 11,50

20


Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các

em vẫn chưa có nhiều hứng thú hoặc chưa có thái độ rõ ràng với bộ môn Sinh học

(bình thường: 51,00%; không thích: 21,00%). Nguyên nhân chính của vấn đề này là

do phương pháp dạy học của GV vẫn chưa tạo được hứng thú học tập cho các em

(56,00%).

Giờ học Sinh học chưa thực sự là giờ học hấp dẫn đối với các em . Do đó, đa số

các em còn thụ động, lơ là trong tiết học, ít tham gia phát biểu xây dựng bài, thậm chí

một số các em còn làm việc riêng trong giờ học.

Phần lớn HS yêu thích, có hứng thú với các tiết học Sinh học khi có sử dụng

các phương tiện trực quan như: TN, BTTN, sơ đồ. Đặc biệt, các em đều thích những

tiết học có sử dụng TN (55,00%), nhất là những TN do bản thân tiến hành, tự nghiên

cứu (41,00%). Điều này chứng tỏ rằng các em thực sự mong muốn được chủ động

trong việc khám phá kiến thức thông qua việc tiến hành TN để giải các BTTN.

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học

* Về phía giáo viên:

- Đa số GV có tâm lý e ngại vì tiến hành TN mất thời gian chẩn bị, chiếm nhiều

thời lượng tiết học… Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng để dạy các tiết

thực hành, tiến hành TN còn thiếu. Đặc biệt, kỹ năng thiết kế và sử dụng BTTN trong

dạy học của GV còn hạn chế.

- Nhiều GV chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng tư duy, kỹ năng học

tập, đặc biệt là tư duy thực nghiệm cho HS.

- Một số GV chưa có cách giảng dạy hấp dẫn, ít tạo điều kiện để cho HS phát

biểu xây dựng bài, tạo cho các em thụ động trong học tập, chưa phát huy được tính

tích cực hoạt động độc lập của HS.

* Về phía học sinh

21


- Năng lực của HS không đồng đều nên việc tổ chức làm TN, giải BTTN còn

gặp nhiều khó khăn. Nhiều em ít vốn sống thực tế, ít tiếp xúc với thiên nhiên vì vậy

đôi khi ngại với việc làm BTTN liên quan đến đời sống sinh vật.

- Mặt khác, hiện nay chương trình học chính khóa khá nặng, lại thêm tình trạng

các em học phụ đạo thêm ngoài giờ chiếm khá nhiều thời gian nên việc tiến hành các

BTTN dài gặp khá nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân khách quan :

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi (thiếu thiết bị, dụng cụ,

hóa chất, mẫu vật hoặc các thiết bị, hóa chất không đảm bảo chất lượng, hoặc không đủ để

tổ chức cho học sinh cả lớp) để giáo viên tổ chức các thí nghiệm cho học sinh.

- Giáo viên thường ngại tổ chức các thí nghiệm vì rất mất thời gian. Lớp học

đông học sinh nên khó tổ chức.

- Việc thiết kế các bài tập thí nghiệm để tổ chức dạy học đòi hỏi phải có sự đầu

tư về thời gian, trí tuệ và sự tâm huyết của giáo viên.

- Môn Sinh chỉ được vận dụng để thi đại học khối B, một số trường Cao đẳng,

Trung cấp nên khó chọn nghề, chọn trường để thi so với các môn khoa học tự nhiên

khác. Vì vậy, các em chỉ xem môn Sinh là môn phụ và không dành thời gian, công

sức nhiều để đầu tư học tập.

- Do phân phối chương trình chưa hợp lý, chặt chẽ, một số tiết học có thể sử

dụng thêm TN thực hành thì dung lượng kiến thức quá nặng.

- Chế độ thi cử còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến thực hành. Những

dạng BTTN thông thường chỉ bắt gặp trong các đề thi Olympic.

22


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy:

- BTTN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện ba nhiệm vụ dạy học: kiến

thức, kĩ năng và thái độ.

- BTTN có thể sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: khâu nghiên cứu

tài liệu mới, khâu củng cố - hoàn thiện hoặc khâu kiểm tra - đánh giá.

- Qua khảo sát thực trạng dạy và học Sinh học ở một số trường phổ thông cho

thấy: việc sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học chưa thực sự được chú trọng.

- Nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chủ yếu là kiến

thức về các đặc tính, quá trình sinh học cơ bản của cơ thể thực vật. Phương pháp TN

là một trong những phương pháp dạy học quan trọng nhất trong dạy học loại kiến thức

này. Cho nên trong quá trình dạy học Sinh học nếu GV biết tổ chức HS tìm tòi phát

hiện tri thức bằng cách cho HS giải các BTTN thì không những HS hiểu sâu sắc kiến

thức mà còn rèn luyện các kỹ năng tư duy, tính tích cực, sáng tạo trong học tập và

giáo dục lòng say mê yêu thích môn học.

Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng

các BTTN trong dạy - học Sinh học nói chung và trong phần “Chuyển hóa vật chất và

năng lượng ở thực vật” nói riêng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao

chất lượng dạy và học Sinh học ở THPT.

23


CHƯƠNG 2:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN

KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN

HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11

2.1. Xác định các kiến thức, kĩ năng tư duy thực nghiệm có thể xây dựng

thành bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật –

Sinh học 11

Sau khi tiến hành phân tích nội dung kiến thức và kỹ năng thực nghiệm phần

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật,tôi đã xác định được các kiến thức, kĩ

năng thực nghiệm của từng bài học có thể xây dựng thành bài tập thí nghiệm như sau:

Bảng 2.1. Các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây dựng thành bài tập thí

nghiệm trong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11

Tên bài học

Bài 1. Sự hấp

thụ nước và

muối khoáng

ở rễ

Bài 2. Quá

trình vận

Kiến thức có thể

nghiên cứu bằng

thí nghiệm

Rễ là cơ quan hấp

thụ nước ở thực vật

(TN về quá trình hút

bám trao đổi ở rễ)

Dòng mạch gỗ

Kĩ năng thực nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm; phân tích

phương án thực nghiệm, tiến hành các thao

tác thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thực

nghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết

luận

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

24


chuyển các

chất trong cây

Bài 3. Thoát

hơi nước

Bài 4. Vai trò

của các

nguyên tố

khoáng

Bài 5, 6. Dinh

dưỡng nitơ ở

thực vật

(TN về áp suất của

rễ: hiện tượng ứ

giọt, TN về vận

chuyển nước ở thân)

- Lá là cơ quan

thoát hơi nước

- Có hai con đường

thoát hơi nước qua

- Các tác nhân ảnh

hưởng đến quá trình

thoát hơi nước

Liều lượng phân

bón ảnh hưởng đến

sinh trưởng và năng

suất của cây trồng

Vai trò của nguyên

tố nitơ đến năng

suất cây trồng

- Phân tích phương án thực nghiệm

- Tiến hành các thao tác thực nghiệm

So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thực

nghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm - So sánh, suy luận

– phán đoán kết quả thực nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm,

rút ra kết luận khoa học

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Biểu diễn kết quả thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thực

nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Phân tích phương án thực nghiệm

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thực

nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm và

rút ra kết luận khoa học

25


Bài 7. Thực

hành: Thí

nghiệm thoát

hơi nước và

thí nghiệm về

vai trò của

phân bón

Bài 8, 9.

Quang hợp ở

thực vật

Bài 10. Ảnh

hưởng của các

nhân tố ngoại

cảnh đến

quang hợp

- TN về quá trình

thoát hơi nước của

cây, TN về ảnh

hưởng của nhiệt độ,

gió đến tốc độ thoát

hơi nước của lá

- Phân bón có vai

trò quan trọng đối

với sự sinh trưởng,

phát triển của thực

vật

- Quang hợp là quá

trình trong đó năng

lượng ánh sáng mặt

trời được lá hấp thụ

để tạo ra

cacbohidrat và khí

oxi từ CO 2 và nước

Các nhân tố (cường

độ ánh sáng, nồng

độ CO 2 , nhiệt độ)

ảnh hưởng đến

quang hợp

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm phát hiện thoát hơi

nước ở lá

- Đề xuất phương án thực nghiệm và tiến

hành thực nghiệm để chứng minh vai trò của

nguyên tố khoáng N, P, K đối với sinh

trưởng, phát triển của cây trồng

- Kĩ năng theo dõi thực nghiệm và thu thập

kết quả thực nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm và

rút ra kết luận khoa học

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích các phương án thực

nghiệm để chứng minh quang hợp tạo ra tinh

bột và thải ra khí ôxi, tiến hành thực nghiệm

phân biệt thực vật C3,C4 và CAM.

- Kĩ năng thu thập, phân tích, biểu diễn kết

quả thực nghiệm

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích các phương án thực

nghiệm

- Phân tích, biểu diễn kết quả thực nghiệm,

rút ra kết luận khoa học

26


Bài 12. Hô

hấp ở thực vật

Bài 13. Thực

hành: Phát

hiện diệp lục

và carôtenôit

Bài 14. Thực

hành: Phát

hiện hô hấp ở

thực vật

- Hô hấp ở thực vật

tiêu thụ khí ôxi,

đồng thời giải

phóng khí CO 2 và

năng lượng

- Lá cây chứa các

sắc tố quang hợp

Hô hấp ở thực vật

thải ra khí CO 2

- Xác định giả thuyết thực nghiệm

- Đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm và tiến hành

thực nghiệm để kiểm chứng quá trình hô hấp

của hạt nảy mầm tỏa nhiệt

- So sánh, suy luận – phán đoán kết quả thực

nghiệm

- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết

luận khoa học

- Phân tích các bước tiến hành thực nghiệm

để phát hiện diệp lục và carôtenôit trong lá

cây

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm để phát hiện diệp

lục và carôtenôit trong lá cây

- Kĩ năng thu thập kết quả thực nghiệm, phân

tích kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận

- Kĩ năng chuẩn bị thực nghiệm

- Đề xuất phương án thực nghiệm để chứng

minh hô hấp ở thực vật thải ra khí CO 2

- Tiến hành thực nghiệm để chứng minh hô

hấp ở thực vật thải ra khí CO 2

- Kĩ năng thu thập kết quả thực nghiệm và

phân tích kết quả thực nghiệm

27


2.2. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm phần “Chuyển hóa vật chất và

năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

a. BTTN thiết kế dưới dạng hoạt động học tập cho chính người học

Hoạt động học tập là hoạt động để người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, rèn

luyện KN và hình thành năng lực. Do đó, BTTN cần phải được thiết kế dưới dạng các

hoạt động học tập yêu cầu người học phải trực tiếp thực hiện, qua đó lĩnh hội kiến

thức, rèn luyện KN, phát triển năng lực.

b. BTTN phải tích hợp được kiến thức, KN, thái độ của quá trình thực nghiệm

Nếu BTTN giải quyết tốt nhiệm vụ kiến thức và kỹ năng thì thái độ TN của

người học cũng thay đổi theo hướng tích cực.

c. BTTN đảm bảo tính vừa sức và có tính phát triển

BTTN phải đảm bảo phù hợp với HS, không quá khó với HS khá, giỏi, không

quá dễ với HS trung bình, yếu, kém. Có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.

d. BTTN đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với thực tiễn

BTTN áp dụng vào DH phải logic, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện trong thực

tế về DH, đối tượng HS, nội dung kiến thức,… Có như vậy, việc xây dựng và áp dụng

BTTN mới đạt hiệu quả và mang tính thiết thực.

2.2.2. Qui trình thiết kế BTTN

Quy trình xây dựng bài tập để rèn luyện KN tư duy thực nghiệm cho học sinh

trong dạy học được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

28


Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây

dựng thành BTTN để tổ chức hoạt động học tập cho HS

Bước 3:Xác định loại BTTN và hình thức thực hiện bài tập

sẽ được xây dựng

Bước 4: Thiết kế bài tập thí nghiệm dựa trên các nguyên tắc đã đề

ra

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sắp xếp bài tập thí nghiệm phù

hợp với logic dạy học

Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế BTTN trong dạy học Sinh học

Phân tích quy trình

Bước 1: Xác định mục tiêu tổng quát của chương trình môn học, của chương

và mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học

Để xây dựng được các BTTN cho một bài học, trước tiên giáo viên cần xác

định mục tiêu của bài học đó xem học sinh cần đạt được yêu cầu gì về kiến thức, về kĩ

năng, từ đó giáo viên dự kiến những nội dung nào của bài học có thể xây dựng thành

BTTN để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học có thể xây

dựng thành bài tập để tổ chức cho học sinh

Việc xác định nội dung kiến thức và các kĩ năng thực nghiệm ở mỗi bài học là

cơ sở để xây dựng BTTN; đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu bài học; sự gắn kết lý

29


thuyết và thực nghiệm. Do đó, cần xác định, lựa chọn các kiến thức Sinh học có thể

nghiên cứu bằng thực nghiệm và các kĩ năng tiến hành hoạt động thực nghiệm tương ứng

cần rèn luyện, phát triển cho học sinh để xây dựng thành BTTN

Bước 3: Xác định loại BTTN, hình thức thực hiện bài tập sẽ được xây dựng

Khi xây dựng BTTN cần xác định xem bài tập đó được sử dụng nhằm mục đích

gì (góp phần rèn luyện kĩ năng nào trong KN tư duy thực nghiệm)? Điều kiện để thực

hiện bài tập đó (yêu cầu gì về trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất)? Thời điểm sử dụng

bài tập (trước khi dạy bài mới; trong khi dạy bài mới hay sau khi học xong bài học)?

BTTN đó dự định để tổ chức trên lớp hay giao về nhà cho học sinh?...Những căn cứ

trên sẽ định hướng cụ thể cho việc xây dựng một BTTN

Bước 4: Thiết kế BTTN dựa trên các nguyên tắc đã đề ra

Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học đã được xác định,

lựa chọn, cần mã hóa chúng thành BTTN dựa trên các nguyên tắc đã đề ra, phù hợp

với mục đích và phương pháp sử dụng. Việc mã hóa các kiến thức, kĩ năng thành các

BTTN đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp kinh nghiệm để tạo ra các bài

tập có giá trị sư phạm và giá trị sử dụng cao.

BTTN có cấu trúc gồm 2 phần: các dữ kiện và các yêu cầu. Do đó, để có thể mã

hóa kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 3 thành BTTN nghiệm có giá trị, cần thực

hiện theo logic sau:

Xác định các yêu cầu và mức độ của từng yêu cầu cần đưa ra trong bài tập để

học sinh thực hiện → phân tích mối liên hệ giữa yêu cầu của bài tập với cái học sinh

đã biết (tính đến thời điểm bài tập được sử dụng) để xác định các dữ kiện cần cho

trong bài tập → lựa chọn các dữ kiện và mức độ từng dữ kiện cần cho trước trong bài

tập → xác định hình thức thể hiện các dữ kiện trong bài tập (dữ kiện có thể được thể

hiện dưới dạng kênh chữ; kênh hình hoặc kênh chữ kết hợp với kênh hình…) → diễn

đạt các yêu cầu của bài tập ở mức độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

30


Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện, sắp xếp các bài tập thực nghiệm đã được xây

dựng theo logic bài học

Các BTTN sau khi xây dựng xong cần được chỉnh sửa, hoàn thiện, sắp xếp

thành một hệ thống, theo một trật tự logic để thuận lợi cho quá trình sử dụng.

Ví dụ minh họa: Vận dụng quy trình xây dựng BTTN trong dạy học bài Thực

hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

Học xong bài này học sinh cần:

- So sánh tốc độ thoát hơi nước qua hai mặt của lá cây.

- Nêu được vai trò của một số loại phân bón hóa học đối với sự phát triển của

cây trồng.

- Phân tích được phương pháp và kĩ thuật tiến hành thực nghiệm để phát hiện

tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá.

- Bố trí được thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm để xác định ảnh hưởng

của các loại phân bón hóa học chính đối với cây trồng.

- Rèn luyện được kĩ năng thực nghiệm, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng

quản lí thời gian.

- Vận dụng được kiến thức về vai trò của phân bón vào thực tiễn bón phân cân

đối, hợp lí cho cây trồng.

việc.

- Có thái độ chủ động, tích cực, hợp tác và trung thực trong quá trình làm

Bước 2: Xác định, lựa chọn các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học có thể

xây dựng thành BTTN để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

31


Trong bài Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của

phân bón, chúng tôi xác định kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cần xây dựng thành bài

tập để tổ chức cho học sinh như sau:

- Về kiến thức: thoát hơi nước qua hai mặt của lá; vai trò của phân bón đối với

sinh trưởng của cây trồng.

- Về kĩ năng: kĩ năng đề xuất, phân tích phương án thực nghiệm; kĩ năng tiến

hành thao tác thực nghiệm; kĩ năng thu thập, phân tích kết quả thực nghiệm; kĩ năng

làm báo cáo và trình bày báo cáo thực nghiệm.

Bước 3: Xác định loại BTTN và hình thức thực hiện BTTN

Căn cứ vào kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học, cần xây dựng thành bài

tập để tổ chức cho học sinh; căn cứ vào thực tiễn dạy học, loại BTTN trong bài học

này được chúng tôi xây dựng gồm bài tập về phương án thực nghiệm; bài tập tiến

hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; bài tập phân tích kết quả thực

nghiệm và rút ra kết luận.

Bước 4: Thiết kế BTTN trên các nguyên tắc đã đề ra

Trên cơ sở kết quả của các bước 1, 2, 3, chúng tôi mã hóa các kiến thức, kĩ

năng thực nghiệm trong bài Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về

vai trò của phân bón, thành 2 bài tập sau đây:

Bài tập 1: Cho các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị sau: Một chậu cây

của loài cây có phiến lá to, cặp nhựa hoặc cặp gỗ, bản kính hoặc lam kính, giấy lọc,

máy sấy, đồng hồ bấm giây, dung dịch côban clorua 5%.

a. Với các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị trên hãy thiết kế quy trình

tiến hành thực nghiệm để so sánh lượng nước thoát ra ở 2 mặt của lá cây? Giải thích

ý nghĩa từng bước trong quy trình?

32


b. Hãy giải thích tại sao cần chọn loài cây có phiến lá to? Dung dịch côban

clorua 5% có tác dụng gì?

c. Hãy tiến hành thí nghiệm, báo cáo và giải thích kết quả thí nghiệm?

Có thể phân tích logic quá trình mã hóa kiến thức, kĩ năng thành BTTN đã nêu

trong bước 4 của quy trình xây dựng bài tập vào việc xây dựng bài tập 1 nêu trên như

sau:

Bài tập 2: Cho các nguyên vật liệu cơ bản sau đây: hạt ngô khô; dung dịch

dinh dưỡng (hòa tan phân bón NPK trong nước).

a. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm chứng vai trò của phân bón NPK

đối với sự sinh trưởng của cây ngô non?

b. Những chỉ tiêu nào có thể được sử dụng làm căn cứ để đánh giá sự sinh

trưởng của cây ngô non? Hãy thiết kế bảng theo dõi và thu thập kết quả cho thí

nghiệm trên?

c. Hãy hoàn thiện các nguyên vật liệu cho thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm

theo phương án đề xuất?

d. Xây dựng báo cáo thu hoạch về quá trình thí nghiệm và kết quả thí

nghiệm?

Bước 5: Sắp xếp BTTN thành hệ thống phù hợp với logic và theo mục đích dạy

học. Khi sử dụng từng yêu cầu trong mỗi bài tập giáo viên cần sử dụng phù hợp, linh

hoạt tùy theo mục đích và thực tiễn dạy học của mỗi giáo viên.

33


2.2.3. Hệ thống bài tập thí nghiệm phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở thực vật – Sinh học 11.

Dựa vào quy trình đã nêu, tôi đã tiến hành thiết kế các BTTN rèn luyện các kỹ

năng tư duy cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật - Sinh học 11 bao gồm các dạng BTTN như sau: kỹ năng phân tích kết quả TN,

so sánh kết quả TN, phán đoán kết quả TN, thiết kế TN.

a. Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm

Yêu cầu: Đối với dạng bài tập này HS phải phân tích được mục đích, các điều

kiện tiến hành, kết quả TN, trên cơ sở đó giải thích được kết quả của các TN, rút ra

được kiến thức cần lĩnh hội.

Bài tập 1:

Một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau:

Nhổ một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, rửa sạch ngâm vào dung dịch xanh

metylen. Sau đó nhấc ra rửa sạch bằng nước cất rồi lại nhúng vào dung dịch CaCl 2 .

a. Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b. Hãy cho biết những hiện tượng gì đã xảy ra và giải thích ?

Trả lời:

a. Thí nghiệm: minh họa về cơ chế hút bám trao đổi đồng thời chứng minh tính

thấm chọn lọc của màng sinh chất!

b. Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen

hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, ko đi được vào trong tế bào, vì xanh

mêtilen ko cần thiết đối với tế bào. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất ko cho

xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Clsẽ

bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung

34


dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh

mêtilen.

Bài tập 2:

Bạn Lan làm TN như sau: Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip, …) và cắm vào

4 cốc chứa nước có màu thực phẩm: hồng, đen, cam và xanh.

a. Nêu mục đích TN của Lan.

b. Quan sát và giải thích hiện tượng.

Hình 2.1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

a. Tthí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng.

b. Sau một thời giam hoa ở 4 lọ sẽ có màu tương ứng với 4 màu nước trong cốc.

Giải thích: Mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng sẽ vạn chuyển nước trong thân từ

dưới lên trên do đó sau một thời gian nước sẽ được vận chuyển lên cánh hoa.

Bài tập 3:

Bạn Ngân dùng túi polyetylen chụp lên 1 nhánh của cây đậu rồng rồi buộc

miệng túi lại và đặt cây ngoài sáng (hình 2.2A). Sau một thời gian bạn Ngân quan sát

thấy có hiện tượng như hình 2.2.B. Bạn Lan cho rằng TN trên của bạn Ngân đã chứng

minh sự thoát hơi nước của cây.

a. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

b. Em hãy giải thích cơ chế của TN trên.

35


Đáp án:

Hình 2.2. Thí nghiệm trao đổi nước (đậu rồng)

a. Ý kiến của bạn Ngân là đúng.

b. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá, thoát ra ngoài qua khí khổng. Do bị bịt

kín nên nước không thoát ra ngoài môi trường được đọng lại trong túi ni lông.

Bài tập 4:

Có hai bạn đã tiến hành các TN sau:

+ Bạn Lan dùng chuông thủy tinh úp lên chậu cây cà chua. Sau 1 đêm thấy có

hiện tượng như ở hình 2.3A.

+ Bạn Hòa dùng túi pôlyêtylen chụp lên tán cây, rồi buộc chặt miệng túi vào

gốc cây và đặt cây ngoài sáng. Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở hình 2.3B.

Quan sát kết quả của 2 TN trên, có ý kiến cho rằng: 2 bạn Lan và Hòa thực hiện

TN chứng minh sự thoát hơi nước của cây. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai ? Nhận

xét của riêng em về mục đích của 2 TN trên ?

36


( A (B B

Hình 2.3. Thí nghiệm về trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

Ý kiến nhận xét là chưa chính xác.

Hình 2.3 A là thí nghiệm hiện tượng ứ giọt chứng minh có áp suất rễ. Do lực

đẩy của rễ nước đi lên thân rồi thoát ra ngoài qua lá, khi úp chuông thủy tinh làm

không khí trong chuông bão hòa hơi nước, nên hơi nước không thoát ra môi trường

mà đọng lại ở mép lá.

Hình 2.3B thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước. Khi ở ngoài ánh sáng, khí

khổng mở, hơi nước thoát ra qua lỗ khí đọng lại trên túi nilon.

Bài tập 5:

Lan và Hương làm thí nghiệm như sau: Lấy một chai nhựa đổ đầy nước, cho

vào chai khoảng 10 nhánh rong đuôi chồn. Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt

miệng chai lại. Dùng bóng đèn 500w chiếu sáng chai (hoặc đặt chai ở nơi có nắng

gắt). Sau 30 phút có kết quả như hình 2.4.

a. Em hãy cho biết tại sao bong bóng phồng lên ?

b. Mục đích TN của 2 bạn trên là gì ? Theo em, 2 bạn còn phải làm thao tác

nào nữa để hoàn thành TN của mình ?

37


Hình 2.4. Thí nghiệm ở rong

Đáp án:

a. Bóng phồng lên do rong trong lọ quang hợp tạo ra khí oxi.

b. Mục đích thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi.

Để hoàn thành thí nghiệm hai bạn cần chứng minh khí trong lọ là oxi bằng cách

thử bằng que diêm.

Bài tập 6:

Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm úp trong 2 cốc c nước đầy

(hình 2.5). Để 1 cốc ở chỗ tối hoặc lấy hộp kín úp lên (cốc c 1), 1 cốc ở ngoài ánh sáng

(cốc 2). Sau 8 giờ bịt miệng và rút ống nghiệm ra, thử bằng qua diêm đang cháy. Hiện

tượng gì sẽ xảy ra sau 2 giờ ở 2 cốc trên? Giải thích.

Hình 2.5. Thí nghiệm quang hợp ở thực vật

38


Đáp án:

Cốc có rong đặt ngoài ánh sáng que diêm đang cháy mạnh hơn do quang hợp

thải oxi. Cốc đặt trong bóng tối không có gì thay đổi.

Bài tập 7:

Nam tiến hành 2 thí nghiệm như sau:

+ Thí nghiệm 1: lấy 1 chuông thủy tinh kín úp lên cây đang phát triển tốt

+ Thí nghiệm 2: lấy 1 chuông thủy tinh úp lên cây đang phát triển tốt

đồng thời đặt trong chuông thêm 1 con chuột.

Sau 1 thời gian cây ở thí nghiệm 1 bị chết, cây ở thí nghiệm 2 vẫn còn sống.

Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và cho biết thí nghiệm đó nói về vai trò của

quá trình gì?

Đáp án:

Thí nghiệm 1 cây bị chết do cạn kiệt CO 2 .

Thí nghiệm 2: chuột hô hấp thải CO 2 do vậy cây vẫn có nguyên liệu để quang

hợp nên cây sống.

Thí nghiệm nói về vai trò của quá trình quang hợp.

Bài tập 8:

Nga làm thí nghiệm như sau:

Giã nhuyễn 2-3g lá rau khoai và một ít dung dịch aceton. Sau đó lọc qua phễu

cho vào ống nghiệm, thêm 1 lượng bezen gấp đôi lượng dịch chiết rồi lắc đều. Sau vài

phút quan sát Nga thu được kết quả như hình 2.6.

Em hãy cho biết mục đích của thí nghiệm. Dựa vào nguyên tắc nào để tách

được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?

39


Đáp án:

Hình 2.6. Tách chiết sắc tố

- Mục đích thí nghiệm: chiết rút sắc tố quang hợp.

- Nguyên tắc:

Sắc tố quang hợp tan tốt trong dung môi hữu cơ. Diệp lục tan tốt trong cồn

hoắc axeton, carotennoit tan tốt trong bezen.

Bài tập 9:

Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong tối,

một lá được chiếu áng sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu

xanh tím. Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết:

a, Mục đích của thí nghiệm.

b, Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?

c, Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng

Đáp án:

a. Mục đích TN: ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng đến quang hợp.

b. Để lá cây trong tối trước khi thí nghiệm mục đích quá trình hô hấp sẽ phân

giải hết tinh một trong lá đẻ thí nghiệm chính xác.

c. Hiện tượng:

40


- Lá chiếu bằng tia sáng màu đỏ sẽ bắt màu với thuốc nhuộm iốt (có màu xanh),

lá chiếu tia sáng xanh tím không bắt màu với thuốc nhuộm.

Giải thích:

- Tia sáng màu đỏ kích thích tổng hợp tinh bột, tia sáng xanh tím kích thích

tổng hợp protein.

Bài tập 10:

Người ta cho đầy đủ dụng cụ, hóa chất và phương pháp làm thí nghiệm sau:

+ Đối tượng thí nghiệm: hai cành lá có diện tích gần như nhau

+ Hóa chất: Ba(OH)2, HCl, thuốc thử phenolphtalein

Chuẩn bị 3 bình, bình A không có cây, bình B có cây, bình C có cây nhưng bịt

kín bằng giấy màu đen. Cả 3 bình đều được chiếu sáng. Sau 30 phút nhẹ nhàng lấy

cây ra khỏi bình, vẫn đậy chặt nút. Cho 20ml Ba(OH) 2 vào mỗi bình, đậy nút và lắc

đều đến khi xuất hiện kết tủa ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH) 2 thừa bằng HCl.

a. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

b. Các hóa chất dùng trong thí nghiệm có tác dụng gì?

c. Qua thí nghiệm em có kết luận gì?

Đáp án:

a. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải CO 2 , quang hợp hấp thụ CO 2

b. Ba(OH) 2 hấp thụ CO 2 , HCl trung hòa Ba(OH) 2 dư.

c. Kết luận:

- Quang hợp hấp thụ CO 2 nên lượng Ba(OH) 2 dư nhiều nhất cần sử dụng lượng HCl

nhiều nhất để trung hòa.

- Hô hấp thải CO 2 nên lượng Ba(OH) 2 dư ít nhất cần sử dụng lượng HCl ít nhất để

trung hòa.

41


Bài tập 11:

Một nhóm học sinh làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng

kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O2 trong phòng này từ 0% đến

21%.( các nhân tố khác đều có giá trị tối ưu). Kết quả thí nghiệm được ghi lại như

sau:

Thí Nghiệm

Cường độ quang hợp (mg CO2/dm 2 /giờ)

Cây A

Cây B

Thí nghiệm 1 20 40

Thí nghiệm 2 35 41

a. Nêu mục đích và nguyên lý của thí nghiệm trêm

b. Giải thích kết quả và rút ra kết luận?

Đáp án:

a) Mục đích của TN: XĐ cây C 3 và cây C 4.

b) Nguyên lý của TN: Cây C 3 phân biệt với cây C 4 ở một đặc điểm sinh lý quan

trọng là: Cây C 3 có HHS còn C 4 không có quá trình này.

- HHS lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O 2 trong KK. Nồng độ O 2 giảm ->

HHS giảm rõ rệt và dẫn đến tăng cường độ QH.

c) Giải thích KQTN:

Cây A: Ở 2 ĐK TN cường độ QH khác nhau nhiều và đều thấp hơn cây B. Ở ĐK

nồng độ O 2 khác nhau đã ảnh hưởng đến I QH . Tại nồng độ O 2 = 0% đã làm HHS giảm

đến tối thiểu ->I QH tăng cao.

Cây B: Ở 2 ĐK TN cường độ QH khác nhau không đáng kể => Nồng độ O 2 không

ảnh hưởng đến I QH => Cây B không có HHS.

42


=> Cây A là cây C 3 , cây B là cây C 4 .

Bài tập 12:

Cho thí nghiệm được mô tả như hình dưới đây:

Hãy cho biết:

Hình 2.7. Thí nghiệm hô hấp ở thực vật

a. Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b. Những câu hỏi nghiên cứu nào có thể được đưa ra để tiến hành thí nghiệm

trên?

Đáp án:

a. Thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh hô hấp tỏa nhiệt.

b. Câu hỏi:

- Vì sao sử dụng hạt nảy mầm để thí nghiệm? có thể thay thế bằng hạt khô dược

không?

Bài tập 13:

Một bạn làm TN như sau: Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt

đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh

có nắp :

Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp.

Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp.

43


Sau một ngày, mở ở nắp và cho vào mỗi bình một cây sáp nhỏ đang cháy. Quan

sát kết quả TN ở hình 2.8, em hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong TN. Xác định

mục đích của TN trên

Hình 2.8. Thí nghiệm hô hấp ở thực vật

Đáp án:

- Mục đích TN: chứng minh hô hấp thải CO 2 .

- Bình chứa đậu u xanh luộc chín hạt đã chét không hô hấp nên không thải ra CO 2 , còn

bình đậu xanh nảy mầm hô hấp mạnh thải nhiều CO 2 nên làm nến tắt.

Bài tập 14:

Khi chiếu u sáng qua lăng kính vào 1 sợi tảo dài trong dugn dịch d có các vi khuẩn

hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy

- Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo, giải thích hiện tượng này? n

- Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. r hãy giải thích

vì sao?

Đáp án:

- Khi chiếu u ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, các tia sáng sẽ phân thành 7 màu:

đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia đơn sắc này sẽ rơi trên sợi s tảo theo thứ

tự từ đỏ-> tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy một đầu sợi tảo được đ chiếu tia đỏ và

44


một đầu được chiếu tia tím. Đây là 2 vùng quang phổ được diệp lục hấp thụ nhiều và

QH xảy ra mạnh nhất -> thải nhiều ôxi nhất -> VK hiếu khí tập trung ở 2 đầu của sợi

tảo.

- Số lượng VK tập trung ở 2 đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt, cụ thể là đầu sợi tảo

được chiếu tia sáng đỏ, SL VK nhiều hơn là do tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn

tia xanh tím. Cường độ QH chỉ phụ thuộc vào số lượng photon không phụ thuộc vào

Q photon. Tia đỏ có mức Q thấp hơn ->cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng

photon của tia đỏ nhiều gấp đôi tia tím -> IQH cao hơn -> giải i phóng nhiều ôxi hơn.

b. BTTN rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm

Yêu cầu: Phân tích các TN, so sánh sự giống nhau và khác nhau về v kết quả

giữa các TN hoặc giữa TN và đối chứng, giải thích được vì sao có sự s giống nhau và

khác nhau đó. Từ đó, rút ra kiến thức cần khám phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng

cao kiến thức đã học.

Bài tập 1:

Hai bạn Hoa và Hương làm 2 thí nghiệm như sau: Bạn Hoa: Lấy một cành hoa

cúc trắng, cắt cẩn thận theo chiều dọc của cành cây thành 2 nửa cành c cây (cho cành

hoa vào trong thau nước và cắt). Cắm một nửa cành cây vào một ống chứa nước màu

đỏ và nửa cành cây còn lại vào ống chứa nước có hòa vài giọt mực xanh. Bạn Hương:

Lấy 1 cành hoa cúc trắng cắm vào nước có màu đỏđ

Hình 2.9. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

45


Em hãy so sánh kết quả của 2 thí nghiệm. Giải thích kết quả từng thí nghiệm.

Nêu mục đích của 2 thí nghiệm trên.

Đáp án:

- Mục đích TN: Chứng minh vai trò của mạch gỗ trong quá trình vận chuyển

nước và khoáng.

- So sánh:

TN 1(của bạn Hoa) sau một thời gian ngâm hoa vào nước màu xanh và màu đỏ

cánh hoa không đổi màu.

TN 2: Cánh hoa sẽ chuyển thành màu đỏ.

- Giải thích:

TN1: do cành bị cắt đôi khi đó mạch gỗ bị tổn thương nên dòng vận chuyển bị

gián đoạn. Do đó nước không đi lên được.

TN 2: Cánh hoa sẽ chuyển thành màu đỏ do nước màu đỏ được vận chuyển

trong mạch gỗ lên thân và lên cánh hoa.

Bài tập 2: Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như

nhau và đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.

Cắt 2 cành của cùng một cây có số lá tương đương nhau. Một cành còn nguyên

lá cắm vào cốc số 1, một cành được ngắt hết lá cắm vào cốc số 2. Sau đó rót một lớp

dầu ăn mỏng vào cốc số 1, 2, 3. Để tất cả các cốc ở nơi có ánh sáng.

Điều gì sẽ xảy ra trong TN trên sau 3 giờ. Lý giải kết quả quan sát được. Nêu

vai trò của dầu ăn trong TN trên. Cốc số 4 có vai trò gì trong TN này ? Nêu mục đích

của TN trên.

46


Hình 2.10. Trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

- Sau 3 giờ mực nước trong cốc 1 sẽ giảm nhiều nhất, các cốc 2,3 mực nước

không thay đổi, cốc 4 mực nước giảm ít hơn cốc 1. Do cốc 1 có cành lá nên diễn ra

quá trình thoát hơi nước làm mực nước trong cốc giảm, cốc 4 mực nước giảm do quá

trình bốc hơi vật lý, cốc 2, 3 nước không bốc hơi nên mực nước không đổi.

- Dầu ăn ngăn sự bốc hơi của nước vào không khí.

- Cốc 4 sẽ giúp chúng ta kiểm chứng tốc độ thoát hơi nước của lá.

Bài tập 3:

Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:

TN 1: Trồng thực vật C3 và C4 trong nhà kính và có thể điều chỉnh được nồng

độ O2

TN2: Trồng thực vật C3 và C4 trong chuông thủy tinh kín và được chiếu sáng

liên tục.

TN3: Đo cường độ quang hợp (mg CO2/ dm 2 lá/ giờ) của thực vật C3 và C4 ở

các điều kiện nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh.

Dựa vào các thí nghiệm trên có thể phân biệt được thực vật C3 và C4 không?

Vì sao?

Đáp án.

47


Dựa vào các thí nghiệm trên có thể phân biệt được thực vật C3 và C4 vì:

* Thí nghiệm 1:

- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO 2 khác nhau của TVC 3 và TVC 4 . Cây C 3 sẽ

chết trước do có điểm bù CO 2 cao (30ppm) còn TV C 4 có điểm bù CO 2 thấp (0-

10ppm).

* Thí nghiệm 2:

- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O 2 ; hô

hấp sáng chỉ có ở thực vật C 3 không có ở thực vật C 4 nên khi điều chỉnh O 2 cao thì

năng suất quang hợp TV C 3 giảm đi.

* Thí nghiệm 3:

- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bão hòa ánh sáng. Điểm bão hòa ánh sáng của thực

vật C 4 cao hơn thực vật C 3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ

quang hợp của thực vật C 4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C 3

Bài tập 4: Có 1 TN được tiến hành trên lá rau khoai theo các bước như sau:

(

A

B

C

(B

(C

Hình 2.11. Thí nghiệm ở lá rau khoai

Bước 1: Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.

Bước 2: Dùng 1 băng giấy đen bịt 1 phần lá ở cả 2 mặt (hình 2.11A) và để chậu

cây ngoài sáng khoảng 5 giờ.

48


Bước 3: Ngắt lá, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90 0 đun sôi cách thủy (hình

2.11B).

Bước 4: Vớt ra, rửa sạch trong cốc đựng nước ấm. Bỏ lá vào trong cốc đựng

thuốc thử tinh bột (dung dịch Iod)

Hãy so sánh kết quả TN giữa các phần được che giấy đen và không che của lá

rau khoai sau khi xử lý (hình 2.11C)? Giải thích. Mục đích tiến hành TN trên là gì ?

Đáp án:

- Mục đích thí nghiệm: chứng min h quang hợp tạo ra chất hữu cơ (tinh bột).

- Phần che tối lá có màu nhạt, phần không che lá bắt màu đậm với thuốc nhuộm

-Vì phần không bịt băng giấy đen lá tổng hợp đc tinh bột. Vì vậy tinh bột

nhuộm màu trong dung dịch iốt loãng.

Bài tập 5:

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 2 phần đậu xanh nảy mầm: 1

phần còn sống, một phần đã luộc chín. Cho 2 phần đậu này vào 2 bơm kim tiêm và

lấy bì nilong bịt kín đầu mũi kim.

Hình 2.12. Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật

49


Để 2 ống kim tiêm này vào trong tối. Sau 10 giờ, lấy 2 ống này ra sục vào 2 cốc

nước vôi trong. Em hãy so sánh kết quả TN ở 2 cốc nước vôi trong? Giải thích kết

quả thí nghiệm.

Đáp án:

- Cốc nước vôi trong khi sục ống 1 vào sẽ vẩn đục, cốc nước vôi khi sục ống 2

vào không có hiện tượng gì.

- Giải thích:

Hạt đậu nảy mầm hô hấp mạnh thải CO 2 do đó khi sục ống xilanh chứa hạt nảy

mầm vào nước vôi trong, nước vôi sẽ vẩn đục (CaCO 3 ) do phản ứng:

CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O

Lọ chứa hạt luộc chín đã bị chết không hô hấp nên không thải CO 2 vì thế khi

nhúng vào nước vôi sẽ không có hiện tượng gì.

c. Rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả thí nghiệm:

Yêu cầu: HS phải phân tích các điều kiện TN, các hiện tượng (nếu có) để đưa

ra các phán đoán về kết quả TN. Đưa ra được lí do vì sao có sự phán đoán đó. Làm

TN để kiểm chứng các phán đoán. Từ đó, rút ra được kiến thức cần khám phá, hoặc

củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.

Bài tập 1:

Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau và

có đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.

Cắt 2 cành cây của cùng một cây có số lá tương đương nhau. Một cành cắm vào

cốc số 1, một cành lá được bôi 1 lớp mỏng vasơlin lên cả 2 mặt cắm vào cốc số 3. Sau

đó, rót 1 lớp dầu ăn mỏng vào cốc 1, 2, 3. Để tất cả các cốc ở nơi có ánh sáng.

Điều gì sẽ xảy ra trong TN trên sau 3h. Giải thích kết quả quan sát được. Nêu

mục đích của TN trên.

50


Hình 2.13. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

Đáp án:

- Sau 3 giờ mực nước trong cốc 1 sẽ giảm nhiều nhất, các cốc 2, 3 mực nước

không thay đổi, cốc 4 mực nước giảm ít hơn cốc 1.

- Do cốc 1 có cành lá nên diễn ra quá trình thoát hơi nước làm mực nước trong

cốc giảm, cốc 2 dầu ăn ngăn sự bốc hơi của nước vào không khí, cốc 3 do có vasơlin

bịt kín mạch gỗ nên nước không vận chuyển được lên lá do đó không có hiện tượng

thoát hơi nước, cốc 4 mực nước giảm do quá trình bốc hơi vật lý nước không bốc hơi

nên mực nước không đổi.

- Mục đích thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước trong mạch gỗ

của thân.

Bài tập 2:

Nam tiến hành TN như sau: Dùng một túi pôlyêtylen trong bịt kín một cành cây

còn đầy đủ lá và một túi pôlyêtylen trong bịt kín một cành cây đã ngắt hết lá như hình

2.14. Cây được để ngoài sáng khoảng 3 giờ thì thu được kết quả.

51


Hình 2.14. Thí nghiệm về trao đổi nước ở thực vật

a. Em hãy cho biết kết quả thí nghiệm Nam thu được là gì ? Mục đích của TN?

b. Vì sao khi tiến hành TN cần sử dụng 1 cành còn nguyên lá và 1 cành ngắt

bỏ hết lá ?

Đáp án:

a. Kết quả:

- Cành có lá sẽ có hơi nước bám vào túi nilon, còn cành không có lá không có

hiện tượng gì.

- Mục đích thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.

b. Cần sử dụng 1 cành còn nguyên lá và 1 cành ngắt bỏ hết lá vì cành có lá sẽ

cho két quả thoát hơi nước còn cành không lá giúp đối chứng.

Bài tập 3:

Gieo vài hạt lúa hay đậu vào 3 chậu đất ẩm có đánh số theo thứ tự. Trong đó:

Chậu 1: Bón đầy đủ phân N, P, K.

Chậu 2: Bón phân N, P, không bón P.

Chậu 3: Không bón phân.

52


Sự sinh trưởng của cây trong chậu trên sẽ thế nào sau 2 tuần, 4 tuần ? Từ đó rút

ra nhận xét về vai trò của phân bón ?

Đáp án:

+ Cây ở chậu 1 được cung cấp đủ NPK cây sinh trưởng và phát triển bình

thường.

+ Cây ở chậu 2 thiếu P rễ cây chậm phát triển

+ Cây ở chậu 3 chỉ được cung cấp nước, thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho

cây, quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra yếu (quang hợp yếu ..) → cây chậm phát

triển.

- Giải thích: Vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sinh

triển và phát triển ở thực vật

Bài tập 4:

Một bạn tiến hành làm thí nghiệm như sau:

Bước 1: Cho 1-2 lá tươi vào 1 chai nhựa, 1 chai để không (không có lá) (hình

2.15A)

Bước 2: Thổi hơi của mình vào cả 2 chai, đậy chặt nắp chai (hình 2.15B)

Bước 3: Đặt 2 chai ngoài sáng trong khoảng 2h (hình 2.15C)

Bước 4: Đem hai chai vào, mở nắp, cho nước vôi trong vào cả 2 chai (hình

2.15D)

53


Hình 2.27. TN quang hợp ở thực vật

Hình 2.15. Thí nghiệm về quang hợp ở thực vật

Theo em hiện tượng gì sẽ xảy ra ở mỗi chai sau khi cho nước vôi trong vào?

Giải thích? Nêu mục đích của TN đó.

Đáp án:

- Mục đích thí nghiệm: chứng minh hô hấp hấp thụ CO 2 .

- Hiện tượng:

Chai không có lá nước vôi vẩn đục do còn CO 2 , chai có lá không có hiện tượng

gì do lá quang hợp đã hấp thụ hết CO 2 .

Bài tập 5:

Một nhà khoa học tiến hành thí nghiệm:

Giữ một cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2-3 ngày. Tiếp theo, lồng 1 lá cây vào

bình tam giác A chứa nước ở đáy và lồng lá khác vào bình B chứa KOH rồi đậy kín.

Sau đó để ngoài sáng 5 giờ. Cuối cùng thử tinh bột ở 2 lá bằng dung dịch iôt.

54


a. Dự đoán kết quả và cho biết thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

b. Tại sao trước khi tiến hành thí nghiệm phải đặt cây trong tối 2-3 ngày?

Đáp án:

a. Kết quả:

gì.

- Lá bình A bắt màu đậm với thuốc nhuộm iốt, lá bình B không có hiện tượng

- Thí nghiệm chứng minh quang hợp hấp thụ CO 2 và tạo ra tinh bột.

b. Cần đặt cây trong tối 2-3 ngày để tinh bột trong lá bị phân giải hết do hô hấp

để thí nghiệm chính xác.

Bài tập 6:

Khi trồng 2 cây A và B trong chuông thủy tinh lớn đậy kín, chiếu sáng với

cường độ thích hợp để 2 cây quang hợp. Sau một thời gian đo cường độ quang hợp thì

thấy cây B dừng quang hợp trước cây A. Hãy cho biết trong 2 cây, cây nào là thực vật

C3, cây nào là thực vật C4? Giải thích?

Đáp án:

Cây A là cây C4, cây B là cây C3 vì: Dựa vào điểm bù CO 2 khác nhau của

TVC 3 và TVC 4 . Cây C 3 ngừng quang hợp do cạn kiệt CO 2 . Vì thực vật C3 có điểm bù

CO 2 cao (30ppm) còn TV C 4 có điểm bù CO 2 thấp (0-10ppm).

Bài tập 7:

Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2

phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp :

Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp. (hình 2.16)

Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp, để vào chỗ tối. Sau một

ngày, mở nắp mỗi bình và cho vào cây sáp nhỏ đang cháy. (hình 2.16)

55


Hình 2.16. TN về hô hấp ở thực vật

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm. Giải thích kết quả thí nghiệm.

Đáp án:

- Bình có hạt nảy mầm sáp sẽ tắt, bình có hạt đã luộc chín sáp cháy bình

thường.

- Giải thích:

Bình có hạt nảy mầm hô hấp mạnh thải nhiều CO 2 khi đưa sáp vào sẽ bị tắt do

CO 2 không duy trì sự cháy.

Bình có hạt luộc chín không hô hấp khi đưa sáp vào sẽ không bị tắt do không

có khí CO 2 thải ra.

Bài tập 8:

GV cho HS xem đoạn phim mô tả thí nghiệm sau: Ngâm khoảng 100g đậu

xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2 phần, một phần đem luộc chín

để nguội. Lấy 2 ống kim tiêm, cho đậu vào và lấy ống nhựa đậy chặt mũi kim tiêm:

Ống 1: gồm hạt đậu đang nảy mầm.

Ống 2: gồm hạt đậu nảy mầm đã luộc chín.

Để 2 ống này trong tối. Sau 10 giờ, lấy 2 ống nghiệm có chứa nước vôi trong,

mở ống nhựa ở đầu kim tiêm và đặt khớp với miệng ống nghiệm, đẩy mạnh xilanh

của ống tiêm. Sau khi xem phim em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm? Giải thích?

56


Đáp án:

- Cốc nước vôi trong khi sục ống 1 vào sẽ vẩn đục, cốc nước vôi khi sục ống 2

vào không có hiện tượng gì.

- Giải thích:

Hạt đậu nảy mầm hô hấp mạnh thải CO 2 do đó khi sục ống xilanh chứa hạt nảy

mầm vào nước vôi trong, nước vôi sẽ vẩn đục (CaCO 3 ) do phản ứng:

CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O

Lọ chứa hạt luộc chín đã bị chết không hô hấp nên không thải CO 2 vì thế khi

nhúng vào nước vôi sẽ không có hiện tượng gì.

Bài tập 9:

Một bạn làm TN như sau: Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt

đầu nảy mầm chia làm 2 phần, lấy một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy

tinh có nắp:

+ Bình 1: chứa hạt đậu đã luộc, đậy bằng nút có lỗ

+ Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy bằng nút có lỗ

Cho vào mỗi bình 1 nhiệt kế (cho vào lỗ ở nút bình).

Sau 10 tiếng, quan sát mức thủy ngân ở nhiệt kế cắm trong mỗi bình. Em hãy lý

giải kết quả TN và xác định mục đích của TN.

57


(Nguồn: http://www.tutorvista.com/content/biology/biology-ii/respiration)

Hình 2.1.7. Thí nghiệm ở đậu xanh

Đáp án:

+ Kết quả:

Bình 1: mực thủy ngân trong nhiệt kế không thay đổi

Bình 2: mực thủy ngân thay đổi, nhiệt độ trong bình tăng lên.

+ Mục đích TN: chứng minh hô hấp tỏa nhiệt.

+ Giải thích:

Bình 1 chứa hạt luộc chín không xảy ra hô hấp nên nhiệt độ không thay đổi

Bình 2: hạt nảy mầm hô hấp mạnh nên nhiệt độ trong bình tăng lên.

Bài tập 10:

Người ta đã tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho các hạt đậu tương đang

trong giai đoạn nảy mầm vào trong bình thủy tinh a và cho các hạt đậu tương đã chết

(đã luộc chín hoặc đã rang chín) vào trong bình thủy tinh b. Đậy kín nắp 2 bình thủy

tinh trong khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ. Các bước tiếp theo và kết quả của quá trình thực

nghiệm được mô tả ở hình dưới đây.

58


Hình 2.18. Thí nghiệm hô hấp ở thực vật

a. Theo em thí nghiệm được mô tả ở trên nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên

cứu nào?

b. Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về kết quả của thí nghiệm ở

2 bình a và b nêu trên?

c. Em hãy đề xuất quy trình các bước để tiến hành thí nghiệm nêu trên?

d. Có một số bạn nói rằng: Các bạn ấy đã tiến hành thực hiện theo đúng quy

trình các bước của thí nghiệm nêu trên nhưng không đạt được kết quả như hình mô

tả. Dựa vào hình, em hãy phân tích để cho biết thao tác kĩ thuật nào là nguyên nhân

chủ yếu nhất dẫn đến việc các bạn thực hiện thực nghiệm không đạt được kết quả như

hình mô tả? Từ đó, hãy chỉ ra kĩ thuật thực hiện thao tác đó trong tiến hành thực

nghiệm nhằm đạt được kết quả?

Đáp án:

là gì?

a. Thí nghiệm được mô tả ở trên nhằm trả lời cho câu hỏi: biểu hiện hô hấp

b. Thao tác thí nghiệm không nhanh làm CO 2 trong bình thất thoát.

c. Các bước tiến hành:

59


Bước 1: Cho các hạt đậu tương đang trong giai đoạn nảy mầm vào trong bình

thủy tinh a và cho các hạt đậu tương đã chết (đã luộc chín hoặc đã rang chín) vào

trong bình thủy tinh b. Đậy kín nắp 2 bình thủy tinh trong khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ.

Bước 2: Từ từ mở nắp đậy mỗi bình và cho vào bình một que diêm đang cháy.

Bước 3: Quan sát hiện tượng.

d. Để đạt kết quả đúng cần thực hiện thao tác nhanh gọn hạn chế CO 2 thất thoát

ra ngoài. Đồng thời các dụng cụ như nút đậy phải chặt, số lượng hạt đủ lớn.

d. Rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm

Yêu cầu: HS nêu mục đích TN, dụng cụ và vật liệu tiến hành TN, mô tả được

cách tiến hành TN hoặc cách thức bố trí TN, tiến hành TN và giải thích được kết quả

TN. Đối với dạng bài tập này HS có thể đưa ra nhiều phương án TN khác nhau nhưng

nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một trong số các bài tập phát huy được tính

sáng tạo của HS một cách có hiệu quả.

Bài tập 1:

Cho các dụng cụ, mẫu vật cần thiết. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh có áp

suất rễ? Giải thích kết quả thí nghiệm?

Đáp án:

Rỉ nhựa:

Thí nghiệm cắt ngang thân cây thấy có nhựa chảy ra, nhựa này chính là dịch

trong mạch gỗ. Khi cắt ngang thân thì loại bỏ được động lực thoát hơi nước của lá,

lực đẩy của rễ sẽ đẩy dòng nước đi lên trong thân.

Ứ giọt:

Thí nghiệm úp chậu cây trong chuông thủy tinh, sau một thời gian thấy mép lá

có giọt nước.

60


Vì cây úp trong chuông thoát hơi nước, đến 1 lúc nào đó không khí trong

chuông bị bão hòa hơi nước nên nước sẽ ứ lại ở mép lá.

Bài tập 2:

Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: vài cốc chứa nước, vài cành cây nhỏ có số

lá tương đương nhau của cùng một cây, dầu ăn.

Hình 2.19. Dụng cụ thí nghiệm quá trình thoát hơi nước

Hãy bố trí TN chứng minh quá trình thoát hơi nước?

Đáp án:

Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau và

đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.

Cắt 2 cành của cùng một cây có số lá tương đương nhau. Một cành còn nguyên

lá cắm vào cốc số 1, một cành được ngắt hết lá cắm vào cốc số 2. Sau đó rót một lớp

dầu ăn mỏng vào cốc số 1, 2, 3. Để tất cả các cốc ở nơi có ánh sáng 3 giờ.

Sau 3 giờ, mực nước trong cốc 1 sẽ giảm nhiều nhất, các cốc 2, 3 mực nước

không thay đổi, cốc 4 mực nước giảm ít hơn cốc 1.

Bài tập 3:

2.20.

Bạn Hưng quan sát thấy trong thiên nhiên có những hiện tượng như ở hình

61


Hình 2.20. Thí nghiệm về trao đổi nước

Bạn thắc mắc không biết đó là hiện tượng gì ? Với nguyên liệu và dụng cụ sau:

chậu cây nhỏ, túi pôlyêtilen không màu và dây buộc, em hãy thiết kế TN về hiện

tượng trên để giải đáp thắc mắc cho bạn Hưng.

Đáp án:

Dùng túi pôlyêtilen không màu trùm lên chậu cây nhỏ và buộc kín. Đem chậu

cây vào bóng tối hoặc để qua đêm, sau một thời gian thấy trên mép lá xuất hiện các

giọt nước.

Đó là hiện tượng ứ giọt. Do lực đẩy của rễ nước đi lên thân rồi thoát ra ngoài

qua lá, khi trùm kín nilon không khí trong túi sẽ bão hòa. Vì vậy hơi nước không thoát

ra môi trường sẽ đọng lại ở mép lá.

Bài tập 4:

Người ta phát hiện hai nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá

trình tổng hợp chlorophyll. Khi thiếu một trong hai nguyên tố này đều xuất hiện tình

trạng vàng lá.

a) Xác định hai loại nguyên tố và trình bày vai trò sinh lí của hai loại nguyên tố

này đối với quá trình quang hợp của cây xanh.

b) Thiết kế thí nghiệm nhỏ chứng minh vai trò của hai nguyên tố khoáng này.

Đáp án:

a. Xác định hai loại nguyên tố và trình bày vai trò sinh lí:

62


- Hai nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp

chlorophyll là Fe và Mg.

- Fe là thành phần của enzim tổng hợp chlorophyll.

- Mg là thành phần cấu tạo nên chlorophyll.

này

b) Thiết kế một thí nghiệm nhỏ chứng minh vai trò của hai nguyên tố khoáng

- Tiến hành trồng cây trên hai lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng trên môi trường

dinh dưỡng để điều chỉnh thành phần của môi trường.

- Hai lô này giống nhau tất cả các yếu tố (tưới nước, ánh sáng, các chất dinh

dưỡng,…), chỉ khác là lô thí nghiệm không cung cấp Fe và Mg; lô đối chứng cung

cấp Fe và Mg.

- Lặp lại nhiều lần thí nghiệm.

- Quan sát sự khác nhau giữa hai lô và rút ra kết luận.

Bài tập 5:

Cho các vật liệu, dụng cụ và hóa chất sau: lá rau khoai, cối, chày sứ, giấy lọc,

phễu lọc, bình chiết, aceton, benzene. Em hãy thiết kế thí nghiệm tách chiết sắc tố từ

lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học để chứng minh mỗi loại sắc tố

tan tốt trong một loại dung môi hữu cơ nhất định.

Hình 2.21. Dụng cụ, vật liệu và hóa chất cho TN tách chiết sắc tố

63


Bài tập 6:

Từ các dụng cụ và mẫu vật sau:

Dụng cụ: cốc thủy tinh có mỏ dung tích 50ml, ống đong loại 20 – 50 ml có chia

độ, ống nghiệm, kéo.

Hóa chất: nước sạch, axeton, dung dịch benzen.

Mẫu vật: 2 – 3 lá khoai lang xanh tươi

a. Thiết kế thí nghiệm chiết rút sắc tố quang hợp?

b. Cho biết kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng? Nêu vai trò của hệ sắc

tố quang hợp?

Đáp án: (sử dụng cho bài 5 và bài 6)

a. Thí nghiệm

- Chiết rút sắc tố:

Lấy khoảng 2-3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với 1 ít axeton 80%

cho thật nhuyễn, thêm axeton, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được

hỗn hợp các sắc tố màu xanh lục.

- Tách các sắc tố thành phần

Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc

đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành 2

lớp: lớp dưới có màu vàng là màu của carotenoit hòa tan trong benzen. Lớp trên có

màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axeton.

b. Giải thích:

Sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước.

Mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác nhau, diệp lục tan

trong axeton, carotenoit tan trong benzen.

64


Bài tập 7:

tím.

Cho 3 cây giống nhau đặt trong tối 2-3 ngày. Với 3 loại tia sáng đỏ, vàng, xanh

a. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng tỏ rằng: Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ cho hiệu

quả quang hợp lớn hơn so với ánh sáng tia xanh tím và ánh sáng màu vàng?

b. Giải tích kết quả thí nghiệm đó?

Đáp án:

a. Thí nghiệm:

Lấy 3 cây giống nhau được đặt trong bóng tối 3 ngày sau đó đem chiếu sáng 2

giờ bằng các tia sáng khác nhau (ánh sáng đơn sắc) và có cùng cường độ.

Cây thứ nhất : Chiếu ánh sáng đỏ.

Cây thứ hai: Chiếu ánh sáng vàng

Cây thứ ba: Chiếu ánh sáng xanh tím.

Sau đó kiểm tra hiệu quả quang hợp thông qua sản phẩm lượng tinh bột bằng

thuốc thử tinh bột.

Nếu lá nào có màu xanh đậm nhất thì lá đó cho sản phẩm quang hợp nhiều nhất

tức là hiệu quả ánh sáng đó đối với quang hợp cao nhất và ngược lại

b. Giải thích:

Cường độ quang hợp (sự tạo thành tinh bột) phụ thuộc vào số lượng photon ánh sáng

mà không phụ thuộc vào năng lượng photon. Vì vậy cùng một cường độ ánh sáng thì

năng lượng photon sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

h.

C

E

xanhtím

> Evàng

> E

λ

do

Vì λ xanh tím < λ vàng < λ đỏ .

65


Nhưng số lượng photon lại được tính bằng công thức : A/E

Trong đó : A là mức năng lượng , E là năng lượng ứng với các bước sóng. Như vậy số

pho ton được sắp xếp như sau:

A

E

do

>

A

E

vàng

>

E

A

Xanhtim

Tuy vậy khi quang hợp thì ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím được diệp lục hấp thụ lớn

nhất (tối đa) => thứ tự hàm lượng tinh bột ở các lá tương ứng với ánh sáng là: Đỏ (lá

cây 1) > xanh tím (lá cây 3) > vàng (lá cây 2)

Bài tập 8:

Sau khi quan sát bạn Hùng thiết kế TN chứng minh cây quang hợp thải khí O 2

như hình 2.22.

Bạn Nam có ý kiến : “Tớ không cần các dụng cụ của phòng TN, chỉ cần một

chai nhựa, một cái bong bóng, nước và một vài cành rong là đủ để bố trí TN rồi ”.

Theo em, bạn Nam đã thiết kế TN như thế nào từ các dụng cụ đơn giản trên ?

Hình 2.22. Thí nghiệm về quang hợp

Đáp án:

Bạn Nam sẽ bố trí thí nghiệm như sau:

Lấy một chai nhựa đổ đầy nước, cho vào chai khoảng 10 nhánh rong đuôi chồn.

Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt miệng chai lại. Dùng bóng đèn 500w chiếu sáng

66


chai (hoặc đặt chai ở nơi có nắng gắt). Sau 30 phút có kết quả như ư hình h dưới đây.

Bong bóng phồng lên do quá trin hf quang hợp của cây rong giải phóng O 2 .

Thí nghiệm ở rong

Bài tập 9:

Pha tối quang hợp sử dụng các sản phẩm của pha sáng để thực hiện quá trình cố

định CO 2 .

a. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh pha tối quang hợp phụ thuộc chặt

chẽ vào pha sáng.

b. Nêu và giải i thích hiện tượng?

Đáp án:

a. TN: Thả sợi rong trong nước và chiếu sáng thấy có bọt khí nổi lên. Sau đó

thêm NaHCO 3 để cung cấp thêm CO 2 thì lượng bọt khí nổi lên nhiều hơn.

b. Bọt khí nổi lên đó là O 2 . Sau đó thêm NaHCO 3 để cung cấp thêm CO 2 thì

lượng bọt khí nổi lên nhiều hơn chứng tỏ pha tối hoạt động mạnh cần nhiều sản

phẩm của pha sáng do đó pha sáng xảy ra mạnh hơn, phân li nước nhiều hơn giải

phóng nhiều O 2 hơn.

67


Bài tập 10:

Dung dịch phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO 2 và có màu

vàng trong môi trường có CO 2 .

a) Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên với các dụng cụ thí nghiệm

sau: 1 cốc thủy tinh miệng rộng chứa dung dịch phenol, 1 chậu cây nhỏ, 1 chuông

thủy tinh kín.

b) Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây nào trong các cây C 3 , C 4 và

CAM? Vì sao?

Đáp án:

* Bố trí thí nghiệm: Bình thường trong không khí luôn có CO 2 , cốc thủy tinh

miệng rộng luôn có sự tiếp xúc giữa CO 2 và phenol nên dung dịch phenol trong cốc

có màu vàng. Cho cốc, chậu cây vào trong chuông thủy tinh kín và đặt dưới ánh sáng.

Cây quang hợp sẽ dùng hết CO 2 , dung dịch phenol trong cốc sẽ chuyển sang màu đỏ.

* Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên dùng cây C 4 , vì cây C 4 có điểm bù CO 2 rất

thấp nên sẽ dùng hết CO 2 , còn cây C 3 có điểm bù CO 2 cao, thực vật CAM ban

đêm mới có quá trình cố định CO 2 nên khó thấy kết quả

Bài tập 11:

Trình bày nguyên lý và thí nghiệm phân biệt các nhóm cây C3, C4 dựa trên các

đặc điểm khác biệt về:

a. Lục lạp

b. Hệ sắc tố thực vật

c. Enzim glicolatoxidaza

d. Cường độ quang hợp

Đáp án:

a. Lục lạp:

68


Nguyên lý: Cây C 3 có 1 loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá. Cây C 4 có 2

loại lục lạp , lục lạp tế bào mô giậu có tilacoit rất phát triển ít hạt tinh bột. Lục lạp tế

bào bao bó mạch tilacoit kém phát triển nhiều hạt tinh bột.

- TN: Cắt lá thật mỏng, xử lý mẫu đề loại bỏ sắc tố. Sau đó nhuộm màu bằng

thuốc nhuộm iôt. Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi: cây C 4 có các tế bào bao bó

mạch có nhiều hạt tinh bột bắt màu đậm, cây C 3 không rõ màu.

b. Hệ sắc tố thực vật:

- Nguyên lý: tỉ lệ diệp lục a/b của cây C 3 luôn nhỏ hơn 3, a/b của cây C 4 lớn

hơn 3.

- TN: Tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ, xác định tỉ lệ diệp lục a/b. Sau

đó tính tỉ lệ a/b và đưa ra kết luận.

c. Enzim glicolatoxidaza

- Nguyên lý: Enzim glicolatoxidaza có mặt trong thực vật C 3 xúc tác phản ứng

hô hấp sáng. Nếu phát hiện enzim này ở thực vật nào thì đó là cây C 3 .

- TN: Lấy lá tươi của 2 cây C 3 và cây C 4 nghiền trong dụng dịch đệm thích hợp

để tách enzim ra khỏi lá. Co 1 lượng axit glicolic vào mỗi dịch chiết. Sau một thời

gian, dịch chiết nào có lượng axit glicolic giảm là cây C 3 .

d.

- Nguyên lý: Trong điều kiện nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh cường độ

quang hợp của cây C 4 cao hơn cây C 3.

- TN: Trồng cây C 4 và cây C 3 trong nhà kính. Điều chỉnh cường độ chiếu sáng

và tăng nhiệt độ nhà kính lên. Đo cường độ quang hợp của 2 cây lúc chưa tăng và khi

tăng cường độ chiếu sáng và nhiệt độ.

đổi.

Cường độ quang hợp cây C 3 giảm còn cường độ quang hợp cây C 4 không thay

69


Bài tập 12:

Với các nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm sau:

- Hạt lúa, ngô, đậu nảy mầm

- Lọ thủy tinh rộng miệng thể tích 200 – 300ml

- Nút cao su có móc

- Túi đựng hạt và que diêm

a. Hãy trình bày cách bố trí thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm hấp thụ oxi?

b. Nêu và giải thích hiện tượng?

a. - Lấy 2 lô hạt đang nảy mầm, mỗi lô 30 – 40g

- Lô thứ nhất bị giết chết bằng cách ngâm vào nước sôi từ 5 – 10 phút

- Lô thứ 2 giữ bình thường

- Cho 2 lô hạt vào 2 túi lưới

- Treo túi lưới vào móc dưới nút cao su, thả 2 túi lưới vào 2 lọ miệng rộng, đậy

chặt nút. Sau 30 – 60 phút mở nút lọ có hạt đã bị giết chết, đưa nhanh 1 que diêm

đang cháy vào lọ, que diêm vẫn cháy.

- Mở nút lọ thứ 2 đưa que diêm đang cháy vào lọ, que diêm đang cháy bị tắt.

=> Chứng tỏ hạt chết không hô hấp, lượng O 2 trong bình vẫn còn nên ngọn lửa vẫn

cháy, hạt sống khi hô hấp sử dụng hết O 2 trong bình nên khi cho que diêm đang cháy

vào ngọn lửa sẽ tắt.

b. Tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm có: biểu bì vỏ trụ bì

4 bó gỗ xen kẽ với 4 ống rây. Vậy tiêu bản số 2 là tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp

của cây 2 lá mầm.

Bài tập 13:

Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit

piruvic, 1 lọ glucozơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện

70


CO 2 . Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO 2 . Giải thích

kết quả thí nghiệm?

Đáp án:

a.Thí nghiệm:

- ống 1: Axit piruvic + dịch nghiền tế bào

- Ống 2: Axit piruvic + ti thể

- Ống 3: Glucozơ + dich nghiền tế bào

- ống 4: Glucozơ + ti thể

Đưa cả 4 ống vào tủ ấm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sau một thời gian

có kết quả như sau: ống 1, 2, 3 có CO 2 bay ra, ống 4 thì không

a. Giải thích

- Ống 1, trong dịch nghiền TB có ti thể, do đó ống 1 và 2 axit piruvic đi vào ti

thể -> hô hấp xảy ra ->CO 2

- Ống 3: Glucozơ trong TBC -> axit piruvic -> đi vào ti thể -> CO 2

- Ống 4: Glucozơ không biến đổi thành axit piruvic do không có môi trường

TBC -> Không có CO 2 bay ra.

Bài tập 14:

Thí nghiệm chứng minh cây xanh thải CO 2 trong quá trình hô hấp xảy ra trong

điều kiện nào? Trình bày thí nghiệm và giải thích kết quả?

Bài tập 15:

Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: 2 bình thủy tinh có nắp đậy, 2 cây nến,

100g đậu xanh nảy mầm còn sống, 100g đậu xanh nảy mầm đã luộc chín em hãy thiết

kế thí nghiệm để thể hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

71


Hình 2.23. Dụng cụ và nguyên liệu của thí nghiệm hô hấp ở thực vật

Bài tập 16:

Cho một túi hạt đỗ đang nảy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng

thí nghiệm.

a) Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh hô hấp sinh CO 2 và tỏa nhiệt.

b) Vì sao lại sử dụng hạt đỗ đang nảy mầm để tiến hành thí nghiệm?

Đáp án (sử dụng cho bài 14, 15 và bài 16):

a) Thiết kế thí nghiệm:

- Chuẩn bị: Một bình thủy tinh có thể tích 2-3l, có nút, một nhiệt kế, một hộp xốp to

cách nhiệt, cốc nước vôi trong.

- Tiến hành:

Cho hạt vào bình thủy tinh.

+ Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế.

+ Đậy nút cao su thật chặt, kín.

+ Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt.

- Kết quả: Sau 90 -120 phút (1,5-2h) nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu. Cốc

nước vôi trong → đục. Kết luận: Hô hấp thải CO 2 và tỏa nhiệt.

b) Hạt đang nảy mầm quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh nhằm cung cấp năng lượng và

các chất trung gian cho quá trình hình thành thân, rễ mầm. Năng lượng tạo ra tích lũy ở dạng

ATP và phần còn lại thải ra dưới dạng nhiệt năng → cho kết quả chính xác

72


2.3. Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực

nghiệm trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” –

Sinh học 11.

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng

a. Phù hợp với mục đích dạy học

Sau khi xây dựng BTTN, GV cần lựa chọn và sử dụng sao cho phù hợp với

mục đích, logic nội dung kiến thức và logic nhận thức, KN cần rèn luyện.

b. Đảm bảo HS trực tiếp tham gia giải quyết BTTN

Để rèn luyện KN tư duy thì mỗi HS phải trực tiếp thực hiện các yêu cầu của

BT. GV cần xác định rõ phương pháp, kĩ thuật sử dụng BTTN nhằm phát huy được

tính tích cực, sáng tạo trong học tập của từng HS. GV có thể yêu cầu mỗi HS đánh giá

HS cùng nhóm/tổ/lớp và tự đánh giá mức độ hoàn thiện KN theo bộ tiêu chí đánh giá.

Đây là cách vừa giúp HS tự kiểm tra được độ thành thạo của KN vừa giúp GV có

thêm điều kiện khách quan để đánh giá HS trong quá trình dạy học.

c. Phù hợp với thực tiễn dạy học

BTTN thực hiện cần có sự đáp ứng về trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật

cũng như thời gian để thực hiện. Do đó khi lựa chọn, sử dụng BTTN trong dạy học

cần phải dựa vào điều kiện thực tiễn, đồng thời phù hợp với thời gian của tiết học

(nếu là BT tổ chức trong giờ lên lớp) và thời gian tự học của HS (nếu là BT ngoài giờ

lên lớp).

d. Rèn luyện KN tư duy cho HS phải phù hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BTTN cần thực hiện song song vừa

đánh giá nội dung tri thức người học đạt được, vừa đánh giá mức độ hoàn thiện KN

của người học. Như thế mới đảm bảo mục tiêu của dạy học.

73


2.3.2. Qui trình chung

Qua tham khảo công trình nghiên cứu của một số tác giả, chúng tôi đề xuất qui

trình sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư duy thực nghiệm cho HS như

sau:

Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, đặc biệt xác định KN cần

rèn luyện

GV lựa chọn và giới thiệu BTTN cho HS

HS tự lực làm việc với BTTN

GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi

Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết

hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng

Sơ đồ 2.2. Qui trình sử dụng BTTN rèn luyện KN tư duy cho HS

Giải thích qui trình:

* Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, đặc biệt xác định KN cần rèn

luyện.

Khi lựa chọn BTTN phải xác định rõ: mục đích sử dụng BTTN nhằm rèn

luyện những KN thực nghiệm nào, vào giai đoạn nào của quá trình dạy học? Các

74


điều kiện đáp ứng cho việc thực hiện BTTN? (Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng

cụ, hóa chất? Về kỹ năng hiện tại của người học? Về thời gian thực hiện?...).

* Bước 2: Lựa chọn và giới thiệu BTTN cho HS

GV cần nêu rõ các giả thiết và yêu cầu của BTTN. Đối với các bài tập có dụng

cụ TN kèm theo, cần phải giới thiệu kỹ từng dụng cụ và thiết bị cho HS biết. Đối với

bài tập có hình ảnh sơ đồ minh họa, có thể sử dụng dưới dạng phiếu học tập hoặc

phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu để HS theo dõi được toàn bộ

giả thiết và yêu cầu của bài tập.

* Bước 3: HS tự lực làm việc với BTTN

Tùy theo bài tập đơn giản hay phức tạp, tùy theo thời gian tiết học và quy mô

lớp học mà GV có thể tổ chức HS làm việc độc lập từng cá nhân hay nhóm.

Khi tổ chức HS làm việc theo nhóm cần chú ý:

- Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc của nhóm.

- Nhiệm vụ của HS khi làm việc theo nhóm.

- Trong thời gian HS làm việc theo nhóm (ở lớp), GV đi đến từng nhóm để theo

dõi, can thiệp, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết.

* Bước 4: Tổ chức thảo luận, trao đổi toàn lớp

Cả lớp tập trung lại để giải quyết bài tập đã nêu. Các cá nhân hoặc đại diện của

mỗi nhóm đưa ra những kết quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình và các

lập luận để chống lại các ý kiến trái ngược. GV có thể nêu ra các câu hỏi hướng dẫn

hoặc cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để HS thảo luận thành công.

* Bước 5: Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận hướng về một hoặc vài

giải pháp được coi là hợp lí nhất. HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức. HS tự

củng cố, rút ra kiến thức và tự hoàn thiện kỹ năng cần rèn luyện. GV đánh giá mức độ

hoàn thiện KN của HS.

75


2.3.3. Sử dụng qui trình để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm cho

HS.

a. Sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm.

Bài tập này dùng để dạy về sự trao đổi nước ở thực vật.

Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, đặc biệt xác định KN cần rèn

luyện.

Mục tiêu sử dụng BTTN:

- Phát hiện động lực của dòng mạch gỗ.

- Rèn luyện KN quan sát, phân tích thí nghiệm…

Bước 2: GV giới thiệu bài tập.

Bài tập:

Có hai bạn đã tiến hành các TN sau:

+ Bạn Lan dùng chuông thủy tinh úp lên chậu cây cà chua. Sau 1 đêm thấy có

hiện tượng như ở hình A.

+ Bạn Hòa dùng túi pôlyêtylen chụp lên tán cây, rồi buộc chặt miệng túi vào

gốc cây và đặt cây ngoài sáng. Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở hình B.

( (B

A

B

76


Quan sát kết quả của 2 TN trên, có ý kiến cho rằng: 2 bạn Lan và Hòa thực

hiệnTN chứng minh sự thoát hơi nước của cây. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai ?

Nhận xét của riêng em về mục đích của 2 TN trên ?

Hãy tiến hành TN để chứng minh cho nhận xét của mình?

Bước 3: HS tự lực làm việc.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 3-4 HS

Bước 4: Tổ chức thảo luận trên lớp.

HS dựa vào kiến thức đã học để phân tích các hiện tượng trong 2 TN trên, phân

tích điều kiện TN và kết quả TN. Nêu mục đích của 2 TN.

Bước 5: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

sau:

Từ kết quả thảo luận, GV định hướng cho HS rút ra kết luận về kiến thức như

- TN bạn Lan (hình A): Đây là TN chứng minh áp suất rễ. Không khí trong

chuông thủy tinh đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không

thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ lại ở thủy khổng thành các giọt nước ở mép

lá.

- TN bạn Hòa (hình B) : Kết quả TN thấy túi nhựa bịt ở cành A bị mờ đi do hơi

nước. Đó là do rễ cây hút nước từ đất nhờ lông hút, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên

mạch gỗ của thân và lá, thoát ra ngoài qua khí khổng. Đây là TN chứng minh quá

trình thoát hơi nước diễn ra ở lá.

HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa

đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

b. Sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm.

Bài tập này dùng để dạy Bài 4 - Vai trò của các nguyên tố khoáng

77


Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, đặc biệt xác định KN cần rèn

luyện.

Mục tiêu:

- Xác định vai trò của các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) với thực vật.

- Rèn luyện KN quan sát, suy luận, so sánh kết quả thí nghiệm.

Bước 2: GV giới thiệu bài tập.

Bài tập:

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:

Chậu 1: Trồng các hạt đậu mới này mầm xung quanh chậu, giữa chậu có đặt

một bình xốp đựng phân bón (N, P, K)

Chậu 2: Trồng các hạt đậu mới nảy mầm xung quanh chậu, giữa chậu có đặt

một bình xốp đựng hóa chất độc (arsenat, fluorua).

Tưới nước đều đặn hàng ngày, sau một thời gian khi cây có nhiều lá, tiến hành

nhổ một số cây ở 2 chậu

Em hãy cho biết sự khác nhau của các cây ở 2 chậu đó? Giải thích?

Bước 3: HS tự lực làm việc.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 3-4 HS

Bước 4: Tổ chức thảo luận trên lớp.

Khi so sánh HS giải thích được vì sao có sự phát triển rễ khác nhau ở 2 TN.

Bước 5: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

- Các nguyên tố N ,P, K cần thiết cho sự sinh trưởng của cây.

- Chậu có bình xốp đựng phân N, P, K ở giữa rễ sẽ có chiều dài hơn chậu có

chất độc.

c. Sử dụng BTTN để rèn luyện KN phán đoán kết quả thí nghiệm

78


Bài tập dùng để dạy bài: Hô hấp ở thực vật

Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, xác định KN cần rèn luyện.

Mục tiêu:

- HS nhận biết dấu hiệu hô hấp thải CO 2 .

- Rèn luyện KN quan sát, suy luận, KN phán đoán kết quả thí nghiệm.

Bước 2: GV giới thiệu bài tập.

Bài tập:

Ngâm khoảng 200g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm 2

phần, một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bình thủy tinh có nắp :

Bình 1 : chứa hạt đậu đã luộc, đậy chặt nắp.

Bình 2: chứa hạt đậu đang nảy mầm, đậy chặt nắp bình. Để cả hai bình trong tối

sau một ngày, mở nắp mỗi bình. Cho vào mỗi bình một cây sáp nhỏ đang cháy. Em

hãy dự đoán kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm.

Bước 3: HS tự lực làm việc.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 3-4 HS

Bước 4: Tổ chức thảo luận trên lớp.

HS cần phân tích được các điều kiện và nguyên liệu tiến hành TN, trên cơ sở

đưa ra các phán đoán về kết quả thí nghiệm. HS phải đưa ra được lý do vì sao có phán

đoán đó và giải thích được kết quả thí nghiệm.

79


GV có thể đưa ra thêm câu hỏi thảo luận:

+ Nếu dùng nước vôi trong cho vào hai bình lúc bắt đầu TN mà không dùng 2

ngọn nến như TN trên thì có thể hiện được quá trình hô hấp ở thực vật không? Nếu

được thì ta sẽ thu được kết quả như thế nào? Giải thích?

Bước 5: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

Đối với bình đựng hạt nảy mầm thì nến tắt

Đối với bình đựng hạt chết thì nến tiếp tục cháy.

Giải thích: Bình đựng hạt đang nảy mầm, nến tắt do trong bình không có khí

O 2 . Nguyên nhân là do quá trình hô hấp của hạt nảy mầm đã hấp thụ hết O 2 trong

bình. Còn đối với bình đựng hạt chết thì quá trình hô hấp không xảy ra nên trong bình

vẫn còn O 2 làm cho nến tiếp tục cháy.

HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa

đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

d. Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện KN thiết kế thí ngiệm

Bài tập dùng để củng cố bài 9 – Quang hợp ở thực vật C 3, C 4 và CAM.

Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng BTTN, xác định KN cần rèn luyện.

Mục tiêu:

HS chứng minh được mối quan hệ của pha sáng và pha tối trong quang hợp.

- Rèn luyện KN quan sát, suy luận, KN thiết kế thí nghiệm.

Bước 2: GV giới thiệu bài tập

Bài tập:

Pha tối quang hợp sử dụng các sản phẩm của pha sáng để thực hiện quá trình cố

định CO 2 .

80


a. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh pha tối quang hợp phụ thuộc

chặt chẽ vào pha sáng.

b. Nêu và giải thích hiện tượng?

Bước 3: HS tự lực giải bài tập thí nghiệm, qua đó rèn luyện các kỹ năng thực

hành thí nghiệm.

(Đây là TN cần thời gian dài có thể cho HS tiến hành TN ở nhà)

Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 người.

Bước 4: Tổ chức thảo luận toàn lớp:

- Mỗi nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra ý kiến riêng của nhóm mình, vì bài

tập ở dạng thiết kế thí nghiệm, HS có thể đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Yêu cầu:

khi thiết kế TN phải nêu được mục đích thí nghiệm, nguyên vật liệu TN, cách thức

tiến hành, dự đoán kết quả và bố trí được TN. GV lựa chọn một phương án hay nhất

để trình bày mẫu cho các em.

Bước 5: HS kết luận, GV chính xác hóa kiến thức.

Dựa trên kết quả TN của HS, GV chính xác hóa phương án thí nghiệm đúng.

Học sinh theo dõi, phân tích điểm đạt, chưa đạt và hoàn thiện kĩ năng.

Với TN trên: có thể chính xác cách làm như sau:

Đáp án:

a. Thí nghiệm: Thả sợi rong trong nước và chiếu sáng thấy có bọt khí nổi lên.

Sau đó thêm NaHCO 3 để cung cấp CO 2 thì lượng bọt khí nổi lên nhiều hơn.

b. Hiện tượng:

Thả sợi rong trong nước và chiếu sáng thấy có bọt khí nổi lên đó là O 2 . Sau đó

thêm NaHCO 3 để cung cấp CO 2 thì lượng bọt khí nổi lên nhiều hơn chứng tỏ pha tối

họt động mạnh cần nhiều sản phẩm của pha sáng, do đó pha sáng diễn ra mạnh hơn,

quang phân li nước nhiều hơn giải phóng nhiều O 2.

81


HS nghiên cứu nội dung đã được GV chính xác hóa, phân tích điểm đạt và chưa

đạt của mình và hoàn thiện kỹ năng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích nội dung và cấu trúc chương trình phần Chuyển hóa vật chất

và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11, chúng tôi nhận thấy:

- Để thiết kế và xây dựng hệ thống BTTN sử dụng trong dạy học phần Chuyển

hóa vật chất và năng lượng ở thực vật cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình để

phát hiện các nội dung có thể thiết kế được BTTN, đồng thời áp dụng quy trình đã

được đề xuất.

- Để rèn luyện các kỹ năng tư duy có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc dạy

học và thực hiện theo quy trình nhất định mà chúng tôi đã đề xuất.

82


CHƯƠNG 3.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được nêu ra trong đề tài.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BTTN để rèn luyện một số kỹ năng tư

duy thực nghiệm cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở

thực vật - Sinh học 11.

3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở tất cả các

kỹ năng thuộc 3 bài khác nhau trong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực

vật.

+ Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

+ Bài 7 : Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của

phân bón

+ Bài 12: Hô hấp ở thực vật

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

a. Chọn trường, lớp thực nghiệm

- Chúng tôi chọn 6 lớp gồm 240 HS thuộc các trường THPT Quỳnh Lưu 1,

THPT Quỳnh Lưu 2 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và trường THPT Hoàng Mai - thị

xã Hoàng Mai. Các lớp lựa chọn để thực nghiệm có trình độ và chất lượng học tập

tương đương nhau.

83


Lớp Sĩ số Trường

11A2 40 THPT Quỳnh Lưu 1

11A3 41 THPT THPT Quỳnh Lưu 1

11A2 39 THPT THPT Quỳnh Lưu 2

11A3 41 THPT THPT Quỳnh Lưu 2

11A2 40 THPT THPT Hoàng Mai

11A3 39 THPT THPT Hoàng Mai

b. Bố trí thực nghiệm

Ở đây chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng).

Ở mỗi bài thực nghiệm, việc kiểm tra đánh giá các tiêu chí đạt được ở mỗi kỹ năng

chúng tôi thực hiện luôn trong bài. Ở mỗi lần đánh giá chúng tôi chấm điểm theo tiêu

chí và theo mức độ đạt được của mỗi tiêu chí.

Kết quả thu được từ mỗi bài sẽ được tổng hợp lại sau đợt thực nghiệm để làm

số liệu đánh giá hiệu quả đề tài. Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo

các tiêu chí) các kỹ năng tư duy thực nghiệm được hình thành ở HS theo các mức độ

khác nhau sau khi rèn luyện.

3.2.3. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm

Trên cơ sở phân tích cấu trúc của các kỹ năng tư duy thực nghiệm và qui trình

rèn luyện các kỹ năng tư duy đó chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với mỗi

kỹ năng tư duy như sau:

84


Bảng 3.1. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá các KN tư duy thực nghiệm

Kỹ

năng

Tiêu chí

Mức độ

Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (3 điểm) Mức 3 (5 điểm)

KN

phân

tích thí

nghiệm

1. Phân tích

mục đích của

TN, các điều

kiện tiến hành

TN, kết quả TN

Không phân tích

được mục đích

của TN, các

điều kiện tiến

hành TN, kết

quả TN

Phân tích được mục

đích của TN, các

điều kiện tiến hành

TN, kết quả TN

nhưng chưa đầy đủ,

chính xác

Phân tích được

đầy đủ, chính xác

mục đích của TN,

các điều kiện tiến

hành TN, kết quả

TN

Không giải thích

Giải thích được kết

Giải thích được

2. Giải thích

kết quả TN

được kết quả

TN

quả TN nhưng chưa

đầy đủ, chính xác,

lập luận chưa chặt

đầy đủ, chính xác

kết quả TN, lập

luận chặt chẽ

chẽ

3. Rút ra kiến

Không rút ra

Rút ra được kiến

Rút ra được đầy

thức cơ bản

được kiến thức

thức cơ bản cần

đủ, chính xác

cần khám phá

cơ bản cần

khám phá nhưng

kiến thức cơ bản

từ TN

khám phá

chưa đầy đủ

cần khám phá.

KN so

1.Phân tích TN

Không phân tích

Phân tích được mục

Phân tích được

sánh

xác định các

được các TN,

đích của TN, xác

các TN và xác

kết

tiêu chí và nội

không xác định

định được các tiêu

định các tiêu chí

quả thí

dung so sánh

các tiêu chí và

chí và nội dung so

và nội dung so

nghiệm

giữa các TN

nội dung so

sánh nhưng chưa

sánh đầy đủ,

hoặc giữa TN

sánh

đầy đủ, chính xác

chính xác

và đối chứng

85


Không giải thích

Giải thích được sự

Giải thích được

2. Giải thích sự

được sự giống

giống nhau và khác

đầy đủ, chính xác

giống nhau và

nhau và khác

nhau giữa các TN

sự giống nhau và

khác nhau giữa

nhau giữa các

nhưng chưa đầy đủ,

khác nhau giữa

các TN

TN

chính xác, lập luận

các TN, lập luận

chưa chặt chẽ

chặt chẽ

3. Rút ra kết

luận về kiến

thức từ TN

Không rút ra

được kiến thức

cơ bản cần

khám phá

Rút ra được kiến

thức cơ bản cần

khám phá nhưng

chưa đầy đủ

Rút ra được đầy

đủ, chính xác

kiến thức cơ bản

cần khám phá.

KN

1. Phân tích

Không phân tích

Phân tích được các

Phân tích được

phán

các điều kiện,

được các điều

điều kiện, các hiện

các điều kiện, các

đoán

các hiện tượng

kiện, các hiện

tượng (nếu có) của

hiện tượng (nếu

kết

(nếu có) của

tượng (nếu có)

TN nhưng chưa đầy

có) của TN đầy

quả thí

TN

của TN

đủ, chính xác

đủ, chính xác

nghiệm

2. Đưa ra các

phán đoán về

kết quả TN

Không đưa ra

được các phán

đoán về kết quả

TN

Đưa ra được các

phán đoán về kết

quả TN nhưng chưa

đầy đủ, chính xác.

Đưa ra được các

phán đoán về kết

quả TN đầy đủ,

chính xác

3. Đưa ra được

lý do vì sao có

sự phán đoán

kết quả TN

Không đưa ra

được lý do vì

sao có sự phán

đoán

Đưa ra lý do vì sao

có sự phán đoán

nhưng chưa đầy đủ,

chính xác, lập luận

chưa chặt chẽ

Đưa ra được đầy

đủ, chính xác lý

do vì sao có sự

phán đoán, lập

luận chặt chẽ.

4. Làm TN để Không làm Làm được TN để Bố trí khoa học

86


kiểm chứng các

được TN để

kiểm chứng các

các TN để kiểm

phán đoán

kiểm chứng các

phán đoán nhưng bố

chứng các phán

phán đoán

trí chưa khoa học

đoán.

KN

1. Trình bày

Không trình bày

Trình bày được mục

Trình bày được

thiết

mục đích TN,

được mục đích

đích TN, dụng cụ và

đầy đủ, chính xác

kế thí

dụng cụ và vật

TN, dụng cụ và

vật liệu tiến hành

mục đích TN,

nghiệm

liệu tiến hành

vật liệu tiến

TN nhưng chưa đầy

dụng cụ và vật

TN

hành TN

đủ, chính xác

liệu tiến hành TN

2. Mô tả cách

tiến hành TN

hoặc cách thức

bố trí TN

Không mô tả

được cách tiến

hành hoặc cách

thức bố trí TN

Mô tả được cách

tiến hành hoặc cách

thức bố trí TN

nhưng chưa đầy đủ,

chính xác

Mô tả được đầy

đủ, chính xác

cách tiến hành

hoặc cách thức

bố trí TN

3. Giải thích

được kết quả

TN

Không giải thích

được kết quả

TN

Giải thích được kết Giải thích được

quả TN nhưng chưa đầy đủ, chính xác

đầy đủ, chính xác, kết quả TN, lập

lập luận chưa chặt luận chặt chẽ

chẽ

87


3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Sau mỗi lần thực nghiệm chúng tôi đánh giá mức độ rèn luyện các kỹ năng tư

duy của HS bằng cách đối chiếu, so sánh với kết quả ở mỗi kỹ năng được rèn luyện

qua 3 lần kiểm tra với các tiêu chí đã đề ra bảng 3.1. Thống kê số liệu sau các lần thực

nghệm thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của KN phân tích thí nghiệm

Tiêu

chí

Số học

sinh

(n)

Lần thực

nghiệm

Mức độ

Mức 3 Mức 2 Mức 1

SL TL % SL TL % SL TL %

240 Lần 1 33 13,75 109 45,42 98 40,83

1

240 Lần 2 66 27,50 112 46,67 62 25,83

240 Lần 3 89 37,08 134 58,83 17 4,09

240 Lần 1 22 9,17 99 41,25 119 49,58

2

240 Lần 2 52 21,67 111 46,25 77 32,08

240 Lần 3 77 32,08 127 52,92 36 15,00

240 Lần 1 16 6,67 74 30,83 150 62,50

3

240 Lần 2 70 21,17 81 33,75 89 45,08

240 Lần 3 90 37,50 114 47,50 36 15,00

88


Bảng 3.3. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của KN so sánh kết quả thí nghiệm

Tiêu

chí

Số học

sinh (n)

Lần thực

nghiệm

Mức độ

Mức 3 Mức 2 Mức 1

SL TL % SL TL % SL TL %

240 Lần 1 32 13,33 116 48,33 92 38,34

1

240 Lần 2 51 21,25 125 52,08 64 26,67

240 Lần 3 98 40,83 132 55,00 10 4,17

240 Lần 1 37 15,42 99 41,25 104 43,33

2

240 Lần 2 75 31,25 112 46,67 53 22,08

240 Lần 3 101 42,08 119 49,83 20 8,09

240 Lần 1 29 12,08 58 24,17 153 63,75

3

240 Lần 2 71 29,58 103 42,92 66 27,50

240 Lần 3 89 37,08 121 50,42 30 12,50

89


Bảng 3.4. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của KN phán đoán kết quả thí nghiệm

Tiêu

Số học

Lần thực

nghiệm

Mức độ

chí

sinh (n)

Mức 3 Mức 2 Mức 1

SL TL % SL TL % SL TL %

240 Lần 1 23 9,58 115 47,92 102 42,50

1

240 Lần 2 61 25,42 112 46,67 67 27,91

240 Lần 3 110 45,83 104 43,33 26 10,84

240 Lần 1 22 9,17 97 40,42 121 50,41

2

240 Lần 2 60 25,00 109 45,42 71 29,58

240 Lần 3 122 50,83 93 38,75 25 10,42

240 Lần 1 28 11,67 66 27,50 146 60,83

3

240 Lần 2 64 26,67 74 30,83 102 42,50

240 Lần 3 101 49,51 107 44,58 32 5,91

240 Lần 1 20 8,33 48 20,00 172 71,67

4

240 Lần 2 57 23,75 96 40,00 87 36,25

240 Lần 3 91 37,92 113 47,08 36 15,00

90


Bảng 3.5. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của KN thiết kế thí nghiệm

Tiêu

Số học

Lần

TN

Mức độ

chí

sinh (n)

Mức 3 Mức 2 Mức 1

SL TL % SL TL % SL TL %

240 Lần 1 46 19,17 116 48,33 78 32,50

1

240 Lần 2 83 34,58 108 45,00 49 20,42

240 Lần 3 113 47,08 120 50,00 7 2,92

240 Lần 1 43 17,92 106 41,17 91 40,91

2

240 Lần 2 93 38,75 103 42,92 44 18,33

240 Lần 3 115 47,92 116 48,33 9 3,75

240 Lần 1 53 22,08 66 27,50 121 50,42

3

240 Lần 2 85 35,42 100 41,67 55 22,91

240 Lần 3 111 46,25 119 49,58 10 4,17

Qua các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy: Lần thực nghiệm đầu tiên, ở các tiêu

chí của tất cả các KN số HS đạt mức độ 1 khá cao có khi đến 50,42 % số HS, số HS

đạt mức độ 3 rất ít (8,33% - 22,08%) chứng tỏ KN tu duy thực nghiệm của HS còn

yếu. Sau khi được rèn luyện về các kỹ năng tư duy, qua mỗi lần thực nghiệm, chúng

tôi nhận thấy ở cả 4 KN thành phần, mức độ 1 giảm đi rõ rệt (2,92% - 15,00%), còn

mức độ 2 và mức độ 3 tăng dần lên một cách đáng kể: mức độ 2 (38,85% - 58,83%),

mức độ 3 (32,08% - 50,83%). Điều này chứng tỏ việc sử dụng các BTTN và qui trình

rèn luyện như đề tài đã đề xuất có tác dụng tốt trong rèn luyện kỹ năng tư duy thực

nghiệm cho HS.

91


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cáckết quả thực nghiệm sư phạm đã phân tích trên, bước đầu cho phép chúng

tôi kết luận rằng giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra là đúng đắn và khả thi, chứng

tỏ:

Việc sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học 11 ở THPT theo quy trình phù hợp

thực sự đem lại hiệu quả cao, không những giúp HS nắm vững kiến thức mà còn rèn

luyện và phát triển được các kỹ năng tư duy thực nghiệm cũng như lòng yêu thích bộ

môn, góp phần nâng cao chất lượng học tập Sinh học ở THPT. Vì vậy nếu chúng ta

xây dựng được hệ thống BTTN phù hợp, có phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đó

một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất

lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở các

trường THPT.

92


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã

đạt được các kết quả như sau:

1. Bước đầu hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng BTTN

trong dạy học Sinh học ở THPT

2. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của đề tài qua việc điều tra thực trạng

dạy và học môn Sinh học ở một số trường THPT ở huyện Quỳnh Lưu. Kết quả điều

tra cho thấy: Đa số GV có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng việc sử

dụng phương pháp biêu diễn TN, thực hành TN trong dạy học đang còn hạn chế; việc

rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS thông qua sử dụng TN, BTTN chưa thực sự

được chú trọng. Qua đó, cho thấy tính cấp thiết của việc thiết kế và sử dụng BTTN để

rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS trong dạy học Sinh học ở THPT.

3. Qua phân tích cấu trúc, nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở

thực vật - Sinh học 11, chúng tôi xác định được hệ thống các TN có thể sử dụng trong

dạy học để thiết kế các BTTN.

4. Đề xuất quy trình thiết kế BTTN để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS.

Vận dụng quy trình thiết kế BTTN, chúng tôi đã thiết kế được hệ thống BTTN phần

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 với các dạng bài BTTN

rèn luyện kỹ năng phân tích kết quả TN; BTTN rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả

TN; BTTN rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả TN; BTTN rèn luyện kỹ năng thiết

kế TN.

5. Xác định qui trình sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS trong

dạy học Sinh học. Vận dụng qui trình để tổ chức HS rèn luyện các kỹ năng tư duy

thông qua việc giải các BTTN trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở thực vật - Sinh học 11.

93


6. Thiết kế được 3 giáo án thực nghiệm có sử dụng BTTN.

7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT. Kết quả thực

nghiệm sư phạm bước đầu chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng BTTN để rèn luyện kỹ

năng tư duy cho HS là có hiệu quả và có tính khả thi, khẳng định được tính đúng đắn

của giả thuyết khoa học đề tài nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Việc sử dụng BTTN có hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên đây là một

phương pháp đòi hỏi GV phải có chuyên mônđặc biệt là năng lực thực hành. Vì vậy,

các trường THPT cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng thực hành TN cho giáo viên

THPT.

- Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị TN và bổ sung phụ trách TN cho các

trường học để hỗ trợ cho quá trình dạy học bằng phương pháp thực nghiệm.

- Chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm 6 lớp, mỗi lớp 3 tiết nên việc đánh giá đề

tài chưa mang tính khái quát. Đề tài cần nghiên cứu tiếp trên diện rộng để có cơ sở

đánh giá chất lượng của các bài tập thực hành, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp

với trình độ HS và rèn luyện các kỹ năng.

- Cần mở rộng nghiên cứu sử dụng BTTN để dạy học các phần khác trong

chương trình Sinh học THPT

94


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Sinh

học, NXB. Giáo dục.

[2]. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB.

Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản

Việt Nam lần thứ IX, tháng 4/2001.

[4]. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006), Sinh học 11 (cơ

bản), NXB. Giáo dục.

[5]. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006), Sinh học 11 (cơ

bản), Sách giáo viên, NXB. Giáo dục.

[6]. Nguyễn Thị Dung (2006), Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực hành

củng cố môn Sinh học ở phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6, trang 19 –

22.

[7]. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lý

ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số1, trang 143 – 147.

[8]. Huỳnh Trọng Dương (2008), Bài tập thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tích

cực nhận thức của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục, số 1, trang 94 –

98.

[9]. Huỳnh Trọng Dương (2002), Sử dụng thí nghiệm vật lý nhằm tích cực hóa hoạt

động nhân thức của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 28, trang 40 – 41.

[10]. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Dạ

Thủy (2005), Một số vấn đề dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông,

NXB. Giáo dục.

[11]. Cao Cự Giác (2004), Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí nghiệm qua

các bài tập thực hành hóa học thực nghiệm, Tạp chí Giáo dục, số 88, trang 34 –

35.

95


[12]. Trịnh Nguyên Giao (2004), Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy và học

môn Sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo viên và nhà trường, số 18, trang

10 – 11.

[13]. Lê Thị Thu Hà (2005), Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng

thực hành Vật lý của học sinh trung học cơ sở, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học,

trường Đại học Sư phạm Huế.

[14]. Đoàn Xuân Hinh (2007), Một số ví dụ về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Vật lý, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 27, trang 38- 39.

[15]. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học, Tài liệu bồi dưỡng từ xa –

1996 cho giáo viên THPT, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập sinh học 11, NXB. Giáo dục.

[17]. Nguyễn Thị Liên (2004), Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy

tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang hợp lớp 7 trung

học cơ sở, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Huế.

[18]. Nguyễn Bá Lộc, Lê Thị Trĩ (1997), Giáo trình Sinh lý học thực vật, NXB. Giáo

dục.

[19]. Đặng Nhật Kim Ngọc (2014), Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học

sinh kỹ năng tư duy trong dạy học sinh học 8, Luận văn thạc sỹ giáo dục học,

trường Đại học Sư phạm Huế.

[20]. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Lanh (2003), Sinh học 11 nâng cao, NXB.

Giáo dục.

[21]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp

dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội.

[22]. Đặng Thị Dạ Thủy (2013), Nâng cao hiệu quả dạy – học Sinh học bậc trung học

phổ thông bằng việc sử dụng bài tập thí nghiệm, Báo cáo đề tài Khoa học công

nghệ cấp Đại học Huế.

96


PHỤ LỤC

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Phân biệt được dòng mạch gỗ và mạch rây về: cấu tạo, chiều vận chuyển, thành

phần dịch và động lực.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, KN tư duy thực nghiệm: thiết kế

phương án thí nghiệm, phán đoán - suy luận, giải thích kết quả thí nghiệm., .

3. Thái độ: Tích cực học tập, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

4. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 HS lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ

ra con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?

- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Giải thích vì sao các

loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

3. Bài mới:

97


GV chia lớp thành 4 nhóm

Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ.

GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Đặc điểm Mạch gỗ Mạch rây

Cấu tạo

Chiều đi

Thành phần dịch

Động lực

Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập

Cử đại diện trình bày kết quả

GV cho các nhóm nhận xét đnahs giá lẫn nhau và kết luận vấn đề.

Đáp án

Đặc điểm Mạch gỗ Mạch rây

Cấu tạo

Mạch gỗ gồm các tế bào chết:

quản bào và mạch ống

- Mạch rây gồm các tế bào sống,

không rỗng được chia thành 2 loại:

Tế bào ống rây và tế bào kèm.

Chiều đi Dòng đi lên Dòng đi xuống

Thành

phần dịch

Thành phần chủ yếu gồm:

Nước, các ion khoáng, ngoài ra

còn có các chất hữu cơ được

Dịch mạch rây gồm:

- Đường saccarozo( 95%), các aa,

vitamin, hoocmon thực vật,

98


tổng hợp ở rễ.

ATP…

Động lực

- Lực đẩy(Áp suất rễ).

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực liên kết giữa các phân tử

nước với nhau và với thành

mạch gỗ.

- Một số ion khoáng sử dụng lại,

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm

thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi

tổng hợp saccarôzơ)có áp suất

thẩm thấu cao và các cơ quan

chứa( rễ, hạt: nơi saccarôzơ được

sử dụng, dự trữ) có áp suất tháp

hơn.

Hoạt động 2: Để củng cố kiến thức và rèn luyện KN GV yêu cầu HS thực

hiện các bài tập thí nghiệm sau:

Bài tập :

Bạn Hưng quan sát thấy trong thiên nhiên có những hiện tượng như sau:

Bạn thắc mắc không biết đó là hiện tượng gì ? Với nguyên liệu và dụng cụ sau:

chậu cây nhỏ, túipôlyêtilen không màu và dây buộc, em hãy thiết kế TN về hiện

tượng trên để giải đáp thắc mắc cho bạn Hưng.

Bài tập 2:

Bạn Lan làm TN như sau:

99


Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip, …) và cắm vào 4 cốc chứa nước có màu

thực phẩm: hồng, đen, cam và xanh.

a. Nêu mục đích TN của Lan.

b. Quan sát và giải thích hiện tượng.

Các nhóm thảo luận giải quyết BTTN

Sau đó GV cho HS trình bày kết quả, đánh giá lẫn nhau

Cuối cùng GV nhận xét, kết luận và đánh giá.

4. Củng cố:

- Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ

bị bóc phình to ra? Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào?

5. Dặn dò

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc thêm: “Em có biết” và đọc trước bài 3.

100


Bài 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM

VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN.

I. MỤC TIÊU THỰC HÀNH.

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

+ Kiến thức :

Củng cố kiến thức về thoát hơi nước qua hai mặt của lá và vai trò của phân bón

đối với sự sinh trưởng của cây trồng.

+ Kỹ năng :

Rèn luyện KN thiết kế phương án thí nghiệm, KN tiến hành thí nghiệm, thu

thập, phân tích kết quả thí nghiệm.

+ Thái độ :

Yêu thích môn Sinh học, nghiêm túc, cẩn thận…

II. CHUẨN BỊ.

1. Thí nghiệm 1:

- Cây có lá nguyên vẹn.

- Cặp nhựa hoặc gỗ.

- Giấy lọc.

- Đồng hồ bấm tay.

- Dung dịch coban clorua 5 %.

- bình hút ẩm.

2. Thí nghiệm 2:

- Hạt lúa đã nảy mầm 2 - 3 ngày.

101


- Chậu hay cốc nhựa.

- Thước nhựa có chia mm.

- Tấm xốp đặt vừa trong lòng chậu có khoan lỗ.

- Ống đong dung tích 100ml.

- Đũa thủy tinh.

- hóa chất: Dung dịch dinh dưỡng (phân NPK) 1g/lit.

III. TIẾN HÀNH.

1. Chia nhóm:

GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 – 8 HS:

2. Yêu cầu HS giải quyết các bài tập thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá

Bài tập 1: Cho các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị sau: Một chậu cây

của loài cây có phiến lá to, cặp nhựa hoặc cặp gỗ, bản kính hoặc lam kính, giấy lọc,

máy sấy, đồng hồ bấm giây, dung dịch côban clorua 5%.

a. Với các nguyên vật liệu và các dụng cụ, thiết bị trên hãy thiết kế quy trình

tiến hành thí nghiệm để so sánh lượng nước thoát ra ở 2 mặt của lá cây? Giải thích ý

nghĩa từng bước trong quy trình?

b. Hãy giải thích tại sao cần chọn loài cây có phiến lá to? Dung dịch côban

clorua 5% có tác dụng gì?

c. Hãy tiến hành thí nghiệm, báo cáo kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm?

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.

Bài tập 2: Cho các nguyên vật liệu cơ bản sau đây: hạt ngô khô, dung dịch

dinh dưỡng (hòa tan phân bón NPK trong nước).

102


a. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm chứng vai trò của phân bón NPK

đối với sự sinh trưởng của cây ngô non?

b. Những chỉ tiêu nào có thể được sử dụng làm căn cứ để đánh giá sự sinh

trưởng của cây ngô non? Hãy thiết kế bảng theo dõi và thu thập kết quả cho thí

nghiệm trên?

c. Hãy hoàn thiện các nguyên vật liệu và tiến hành thí nghiệm theo phương án

đề xuất?

d. Xây dựng báo cáo thu hoạch về quá trình và kết quả thí nghiệm?

3. Các nhóm HS tự lực hoàn thành bài tập thí nghiệm

4. GV cho các nhóm thảo luận, trao đổi và đánh giá kết quả lẫn nhau

5. GV đánh giá mức ddoojj hoàn thiện KN của HS

IV. Thu hoạch:

- Mỗi nhóm HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:

1. Thí nghiệm 1:

Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian

Nhóm Ngày, giờ

Tên cây, vị trí

của lá

Thời gian chuyển màu của giấy

coban clorua

Mặt trên

Mặt dưới

Giải thích vì sao có sự khác nhau về diện tích giấy coban clorua chuyển màu hồng

giữa 2 mặt lá?

103


2. Thí nghiệm 2

Tên cây

Công thức TN

Chiều cao cây

(cm/cây)

Nhận xét

Mạ lúa

Đối chứng (nước)

Thí nghiệm (dung dịch NPK)

Hãy rút ra vai trò của phân bón với cây trồng.

V. Dặn dò:

HS hoàn thành bài thu hoạch

**************************************************************

Bài 14. THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH.

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về hô hấp ở thực vật

2. Kỹ năng:

Thiết kế, phân tích thí nghiệm, so sánh – phán đoán kết quả, tiến hành thí

nghiệm.

2. Thái độ: Phát triển tình yêu thiên nhiên, môn học.

4. Phát triển các năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác, năng lực

giải quyết vấn đề

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:- Dụng cụ và hoá chất

2. Học sinh:- Mẫu vật: hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm cho vào

bình thuỷ tinh trong khoảng 2 giờ trước giờ lên lớp.

104


- Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên

một trong hai phần đó để giết chết hạt. tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và

nút chặt (Làm trước giờ lên lớp 1,5 – 2 giờ).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.:

1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra bài thu hoạch của bài thực hành trước (bài 13).

3. Bài mới:

GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6-8 HS

Hoạt động 1. Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật:

GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện bài tập thí nghiệm sau:

Bài tập 1:

Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: 2 bình thủy tinh có nắp đậy, 2 cây nến,

100g đậu xanh nảy mầm còn sống, 100g đậu xanh nảy mầm đã luộc chín.

a. Hãy thiết kế thí nghiệm để thể hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

b. Tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích kết quả?

Dụng cụ và nguyên liệu của thí nghiệm hô hấp ở thực vật

Hoạt động 2: Thí nghiệm phát hiện hô hấp thải CO 2 và tỏa nhiệt

GV yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập thí nghiệm sau:

105


Bài tập 2:

Cho một túi hạt đỗ đang nảy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng

thí nghiệm.

a. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh hô hấp sinh CO 2 và tỏa nhiệt.

b.Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích kết quả?

c. Vì sao lại sử dụng hạt đỗ đang nảy mầm để tiến hành thí nghiệm?

Hoạt động 3: Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua hút O 2

1. GV yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập thí nghiệm sau:

Người ta đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Cho các hạt đậu tương đang

trong giai đoạn nảy mầm vào trong bình thủy tinh a và cho các hạt đậu tương đã chết

(đã luộc chín hoặc đã rang chín) vào trong bình thủy tinh b. Đậy kín nắp 2 bình thủy

tinh trong khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ. Các bước tiếp theo và kết quả của quá trình thực

nghiệm được mô tả ở hình dưới đây.

a.

a. Theo em thí nghiệm được mô tả ở trên nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên

cứu nào?

b. Em hãy chỉ ra biến độc lập và biến phụ thuộc trong thí nghiệm nêu trên?

c. Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về kết quả của thí nghiệm ở

2 bình a và b nêu trên?

d. Em hãy đề xuất quy trình các bước để tiến hành thí nghiệm nêu trên?

106


e. Có một số bạn nói rằng: Các bạn ấy đã tiến hành thực hiện theo đúng quy

trình các bước của thí nghiệm nêu trên nhưng không đạt được kết quả như hình mô

tả. Dựa vào hình, em hãy phân tích để cho biết thao tác kĩ thuật nào là nguyên nhân

chủ yếu nhất dẫn đến việc các bạn thực hiện không đạt được kết quả như hình mô tả?

Từ đó, hãy chỉ ra kĩ thuật thực hiện thao tác đó trong tiến hành thí nghiệm nhằm đạt

được kết quả?

2. HS tự lực hoàn thành bài tập

3. GV cho HS trình bày kết quả, thảo luận, các nhóm đánh giá lẫn nhau.

4. GV đánh giá mức độ hoàn thành bài tập của HS.

*Hoạt động 4 – Viết thu hoạch.

+ Mỗi HS viết tường trình các thí nghiệm trên, rút ra kết luận cho từng thí

nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm.

+ Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, sau đó HS và các nhóm khác nhận xét,

bổ sung.

GV: nhận xét, chính xác hoá và bổ sung.

4. Cũng cố:

- Học sinh nêu ý nghĩa của tiết học.

- Giáo viên nhận xét tiết thực hành.

5. Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK

107

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!