09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

nướng đang phồng ra, thiên hà nào ở ngoài r.a vũ trụ thì tốc độ bay xa càng cao, độchuyển hồng trong quang phổ càng lớn.(Trích bài “Những Khám Phá Vật Lạ Thiên Thể”, đăng trong tạp chí Làng Văn,số 109, tháng 9-1993) (T.V.N)Chất Thơ Và Thi HóaChất thơ là cái có sẵn, Thi Sĩ sẽ làm nó hiển hiện ra trong dáng vẻ đã phơibày, hay khai quật lên khi chất thơ vốn ẩn dấu. Thi hóa là làm thành thơ từ cái khôngcó sẵn chất thơ.Trước hết, ta đề cập đến chất thơ lồ lộ phơi bày. Theo khuynh hướng thời đạimới, người ta sáng tạo thêm nhiều chất thơ, có chất thơ thô bạo, có chất thơ trầntrụi đời sống không cần mơ mộng, có chất thơ dục tính không cần lãng mạn tình yêu.Và theo khuynh hướng chính trị, có chất thơ chiến đấu, có chất thơ xã hội tính, cóchất thơ lao động sản xuất...Nhưng chất thơ trong nghĩa cổ điển của nó gắn liền vớimỹ cảm hay tình cảm.Thơ T.T.Kh. có chất thơ thiên về tình cảm. Thơ Huy Cận tiền chiến có chấtthơ thiên về mỹ cảm. Thơ Hàn Mặc Tử có chất thơ mỹ cảm phối hợp với thần cảm.Những phân biệt “thiên về” trên đây xét theo khía cạnh chênh chếch độ nghiêngnặng nhẹ mà thôi, vì thực ra trong thơ các Thi Sĩ nổi danh đều có ít nhiều mỹ cảm,tình cảm, thần cảm, thiền cảm...Nhưng chất thơ sẵn tính lồ lộ phơi bày thì đã có quá nhiều nhà thơ Đông TâyKim Cổ nói đến rồi. Muốn nói đến nữa, ta phải viết làm sao khác hẳn họ, phải độcđáo chưa ai từng nghĩ ra. Ví dụ “lá vàng rụng”, chất thơ phơi bày đó đã gợi hứng chobiết bao nhiêu Thi Sĩ rồi. Thi tính vô địch có lẽ dành cho một bài thơ Đường với tứthơ khi nghe thấy một chiếc lá vàng rơi thì mọi người đều biết là mùa thu đã đến:Ngô đồng nhất diệp lạcThiên hạ cộng tri thu.Thi Sĩ tài ba như Tản Đà mà đôi khi cũng dẫm vào lối mòn rất cũ trong thơ CổNhân: “lá vàng lá hồng” trong thơ của ông chỉ bay từ tường Bắc lá bay sang, với tứthơ xưa về sự hờ hững, sự tàn tạ. Cho nên ta cần cố gắng độc đáo khi hứng cảmvới chất thơ phơi bày trong trời đất. Và đây cũng là một chất thơ lồ lộ: “Chuyến TàuXe Lửa” trong thơ Tế Hanh với khói tàu nghẹn ngào, với hồi cõi nức nở, một tứ thơvô địch về nỗi chia ly:Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nềKhói phì như nghẹn nỗi đau têLâu lâu còi rúc lên rền rĩLòng của người đi réo kẻ vềHình ảnh ấy độc đáo, riêng của Tế Hanh, không như “Tàu Đêm Năm Cũ” củanhạc sĩ Trúc Phương, một chuyến tàu chung chung, vẫn cứ khởi hành như đã chạytừ xưa cho đến nay. Bản nhạc hay nhờ âm điệu buồn của thời chinh chiến.Nếu kể ra thì còn không biết bao nhiêu là chất thơ vốn đã phơi bày, một khovô tận cho người trần thế. Vì vậy ta nên sớm đề cập đến chất thơ vốn còn ẩn dấu,cần có người khám phá thì mới thấy. Nó ở mặt chìm như quặng mỏ nằm sâu dướilòng đất. Chìm, vẫn là của quý, không cần thi hóa. Khai quật lên, trục nó ra ở dướilớp sần sùi. Có ai ngờ một biển nước ngọt mênh mông dưới đáy sâu của sa mạcSahara. Tươi mát dưới cái nóng bức đương nhiên là chất thơ, hoang vắng dưới tầngnáo nhiệt lại còn thơ hơn nữa, chẳng hạn như phố xá Sài Gòn mà Nhà Văn MaiThảo khám phá chẳng bao lâu khi mới đến vào năm 1954: “Tiếng xe lăn ban ngàyđộng cơ át mất, ban đêm nổi lên lọc cọc, mồn một trên mặt nhựa là tiếng đêm thânthuộc nhất của tất cả những người Sài Gòn. Con ngựa già yếu, ngọn đèn lắc lư,4 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


khung xe cồng kềnh, Thành Phố tráng lệ xa hoa khởi đầu bằng một hình ảnh dân tộcthuần túy”.Ta không biết do ý trùng hợp hay do một liên tưởng sau đó mà trong tập thơ“Hóa Thân” (xuất bản năm 1964) của Viên Linh cũng thấy lai vãng rải rác hình bóngxe thổ mộ với những con đường “Mã Lộ” (truyện dài, 1969) từ ngoại ô Thành PhốSài Gòn. Không riêng gì Mai Thảo mà là các Nhà Văn thơ gốc Bắc di cư 1954, cũngđều thấy cái đẹp ánh lên của Thành Phố Sài Gòn ban đêm, tương phản với banngày nóng bức:Buổi chiều vào chật khoang xe.Đèn thắp lên.Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.Mưa xuống bên ngoài cửa sổNhững bàn tay níu lấy vòng sắt lạnhMỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau(Một Chỗ Trên Ô Tô Buýt-Thanh Tâm Tuyền)Cho ta đi giữa phố rộng cây cao, những vườn hoa đóng cửa, nhìn những lácành run rẩy mà nghe hồn thảo mộc thấm vào xương. Sao chỉ về đây nằm gối đầulên giòng sông lớn giang tay dài đại lộ mà nghe Kinh Thành thổi hơi buồn Trompetteban đêm. (Thơ Nguyên Sa)Khi buổi chiều rụng xuống,lũ cột đèn đứng lênCon phố này nỗi đau buồn bật sáng(Thơ Trần Dạ Từ)Cây rù bóng tối đi đoBuồn thanh niên đứng co ro phố dài(Thơ Viên Linh)Thành Phố đêm mang nét sầu hoang phếThùng rác, cột đèn, chó đói và anh.(Thơ Thái Thủy)Từ giã hoàng hôn trong mắt emTa đi tìm những phố không đèn(Thơ Đinh Hùng)Những Nhà Văn thơ gốc Bắc đã trú ngụ ở Sài Gòn trước năm 1954 nhưNguyễn Bính, Thanh Nam, không thấy làm nổi bật vẻ đẹp hoang phế hay thuần túydân tộc của Sài Gòn ban đêm tương phản với ban ngày, chỉ thấy nói đến bối cảnh ănchơi ở các vũ trường, cờ bạc ở các sòng bài Kim Chung, Đại Thế Giới, hay chỉ cayđắng với cảnh với tình đời nơi sầu xứ:“Hai ta lưu lạc phương Nam này.Đã mấy mùa qua én nhạn bay...”Các Nhà Văn nhà thơ miền Nam thì chỉ thấy cái đẹp ở những nơi thật xa SàiGòn, tận vùng Rạch Giá (như Nhà Thơ Kiên Giang), hoặc chỉ gợi nhớ cái đẹp lịch sửtính thời khai hoang ở miền Tây Nam Bộ (như với Nhà Văn Sơn Nam) hay ở miềnĐông Nam Phần (như với Nhà Văn Bình Nguyên Lộc), hay chỉ cực tả cái đẹp tinh tếhiu quạnh nơi quê nhà Bình Định như trong các tập truyện của Nhà Văn Võ Phiến(Thác Đổ Sau Nhà-Đêm Xuân Trăng Sáng). Có lấy bối cảnh Sài Gòn như Bà TùngLong, Dương Hà, Ngọc Linh, thì cũng để lồng vào đó chủ đích là chuyện tình ngangtrái, với xã hội tính của những tranh chấp cũ mòn. Bài này chỉ cốt yếu nói về thi tính.Khi ra ngoài hải ngoại, không kể các Thành Phố xứ lạnh có chất thơ phơi bày(Lá rụng, tuyết bay, co ro áo ấm đi ngoài phố...). Như đã nói ở phần đầu: Hứng cảmvề chất thơ phơi bày phải rất độc đáo hầu tránh đường mòn khuôn sáo. Ta thử kể5 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


đến những thành phố kỹ nghệ, điển hình như Los Angeles, thì không còn chất thơphơi bày hay chất thơ ẩn dấu. Bây giờ vai trò thi hóa mới là cần thiết, nghĩa là làmthành thơ từ cái không có sẵn chất thơ, nghĩa là thăng hoa thực tế. Ban ngày hayban đêm đều nhộn nhịp sáng trưng.Có con sông đi ngang thì gần như quanh năm cạn nước, mà khi mưa bãonước mới ào ào kéo nhanh ra biển, không có dịp thả chiếc cần câu nhàn tản. Cũngcó những người vô gia cư dưới cột đèn mà dường như không là những nhân vật dãsử của dân tộc (có lẽ là nhân vật dã sử của những dân tộc khác).Vì vậy đôi khi ta phải thi hóa, đem tâm hồn Đông Phương phủ trùm lên kỹnghệ tính, đem thi tính sáng tạo phủ trùm lên văn minh quy hoạch phẳng phiu. Thihóa cảnh vật đời thường nơi Thành Phố kỹ nghệ, bao hàm trong đó là . hướng đưachất thơ vào cảnh vật đô-thị-hóa.Nhưng có một điều ta cần lưu ý, thi hóa những cái không có sẵn chất thơ nhưvậy rất dễ rơi vào hài tính. Chủ đích là nghệ thuật, không phải để viết ra những điềulạ lùng.Sự Giải Thích Trong ThơGiải thích cho rõ nghĩa trong thơ, một điều rất tối kỵ. Nhưng xét cho cùng, bàithơ nào cũng có ít nhiều dấu vết của biện biệt. Bởi vì thơ cần ở sự thông cảm củatrái tim, của tâm hồn, mà cũng cần sự thông qua của trí hiểu. Tuy nhiên, sự giải thíchnếu có ở trong thơ phải diễn ra một cách tiềm ẩn, càng dấu mặt càng hay, càng lượcbỏ đi những giới từ biện giải, thường có trong văn xuôi như bởi vì, do đó, cho nên...Thơ Haiku của Nhật là thể thơ cô đọng nhất, rất ít lời. Tác giả tạo ra nhữngkhoảng trống giữa các câu thơ, giữa các sự kiện mô tả, để ta bắt gặp những ẩnchứa. Vậy mà, nếu xét kỹ, ta vẫn thấy có dấu vết của sự giải thích. Như sự sáng r.dưới đây thể hiện dưới dạng một so sánh:Vỏ trai tách rờiChia tay cùng bạnMùa thu ra điTa biết thơ Haiku qua bản dịch từ Nhật Ngữ, và ta tuỏng rằng càng ít lời vàthu gọn trong ba câu là cấu trúc của thơ Haiku. Thực ra, thu gọn trong ba câu màcòn quy định chỉ gồm có 17 âm vận. Mười bảy âm vận đối với tiếng độc âm của ViệtNgữ là 17 lời, nhưng đối với Nhật Ngữ là tiếng đa âm nên số lời lại càng ít ỏi. Ít lờinhư vậy, nên tinh thần của thơ Haiku không cốt ở mô tả, mà chính là vận động thểnghiệm trong tâm linh của độc giả:Khi nhìn kỹTôi thấy nazuna nở hoaBên hàng dậuSự thể nghiệm ở tâm linh này có thể kinh qua được khi ta ngồi tịnh tâm trongkhu vườn cổ trên 500 năm thường thấy ở Nhật. Nơi đó chỉ có vài tảng đá nằm rải ráctrong một sân vuông phẳng phiu, chung quanh là những dãy nhà trệt mái ngói rêuphong. Phía ngoài nữa là ngàn cây im vắng. Ngồi đó, ta lắng nghe mối tương quangiữa những cái đơn giản mà khai lộ về huyền diệu của siêu hình.Tạo ra khoảng trống giữa các câu thơ để dành cho sự thể nghiệm trong tâmlinh của độc giả. Tuy vậy, đọc các bài thơ tuyệt tác của Basho như bài “Ao Cũ” hay“Con Quạ”, ta vẫn thấy sự giải thích qua mối tương quan nhân quả giữa những sựkiện được nói đến trong bài thơ. Huống chi là ở các thể thơ khác. Ví dụ trong bài thơ“Thề Non Nước” của Tản Đà:Non cao đã biết hay chưaNước đi ra biển lại mưa về nguồn...6 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nàng đi trong một ngày,đi vào lẽ Tương ĐốiTrở về khởi điểm trước lúc khởi hành(There was a lady named BrightWho traveled much faster than light.She departed one day in a relative wayAnd returned in the previous night)(A.H.R. Buller)Dựa vào vật lý lý thuyết hay dựa vào những khám phá vật lý vũ trụ mà viếtthành truyện hoang đường thì đó là văn chương khoa học giả tưởng.Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn với tập truyện “Ba Người Lính Nhảy Dù LâmNạn” (xuất bản 1960 tại Sài Gòn) dựa vào thuyết tương đối của Einstein. Truyện conngười đi với tốc độ ánh sáng làm thời gian chậm lại mà trở về Thế Kỷ 18, trở lạiThăng Long xe ngựa hồn thu thảo, vào năm Vua Quang Trung lâm bệnh nặng, cứusống Nhà Vua để hoàn tất phần lịch sử đã bỏ dở do cái chết lúc còn quá trẻ củangài: “Một lít huyết thanh khô đóng bánh ở ngân hàng máu Thành Phố Nữu Uớc,được Khang cho pha loãng trở lại và chảy dần dần vào huyết quản vị anh hùng TâySơn” (trang 222, sách đã dẫn). Cũng như loạt phim khoa học giả tưởng “Star Trek”đã dựa vào những khám phá mới đây của vật lý vũ trụ, qua phân tích của Giáo SưThiên Văn Lawrence Krauss của Trường Đại Học “Case Western ReserveUniversity”, rất rõ ràng dễ hiểu trong chương 9 của cuốn “The Physics of Star Trek”,xuất bản năm 1995 tại Hoa Kỳ (New York).Văn Chương Hải Ngoại Có Gì Lạ Cho Quê Hương?1. Cái tất yếu của văn chương lưu vong.Lưu vong là bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung, không chấp nhận đượcmột chế độ, một chính thể. Cái tất yếu của lưu vong là chống đối về chính trị. Quanđiểm văn chương gắn liền với chính trị thì cái tất yếu của văn chương lưu vong làvăn chương chống đối. Văn chương bất mãn thời thế. Văn chương chống đối, đấutranh, dấn thân, là mặt tích cực nhất của văn chương lưu vong.Văn chương bất mãn thời thế gồm có ba dáng vẻ: Dáng vẻ thứ nhất là phêbình các nguyên nhân làm sụp đổ chế độ cũ, phê bình những phân hóa chia rẽ củacộng đồng lưu vong.Dáng vẻ thứ hai là nuối tiếc một thời đã qua, nuối tiếc đời sống cũ, nuối tiếcđồng thời vinh danh những hào hùng, những hy sinh cho thời đại trước. Nuối tiếccủa văn chương lưu vong khác với văn chương hoài niệm nhạt nhòa chất chính trị,hoài niệm chỉ nhớ nhà và nhớ nước một cách chung chung, nhớ quê hương màkhông lồng vào nguyên nhân chính trị làm mình xa quê hương.Dáng vẻ thứ ba của văn chương là bất mãn thời thế: Từ những phê bình nuốitiếc đó vạch ra những viễn tượng trở về, vinh danh những người muốn làm chuyệnđại sự tìm cách lật đổ chế độ mới.Ba mặt giáp công: Phê bình, nuối tiếc, viễn tượng, có lẽ dễ tìm thấy nhất trongcác bài thơ của Hà Huyền Chi. Ông có một lập trường rất dứt khoát, dứt khoát khôngcó những hợp lưu, hòa hợp. Ông buồn cho những ủng nát của cộng đồng, ông ngaongán những người đã bỏ chạy làm sụp đổ miền Nam, ông phấn khởi khi hay tin cónhững người toan tính đại sự như Lý Tống. Thơ của ông có vẻ u uất vì lồng trong đócó những buồn chán thất vọng, cảm thấy bất lực, không có tính chất đấu tranh quyếtliệt như thơ Nguyễn Chí Thiện.2. Cái tất yếu của văn chương hải ngoại.11 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Văn học hải ngoại, danh xưng có vẻ thích hợp trong tình thế hiện tại đối vớimột thiểu số người làm văn chương nơi xứ người. Nó như lưng chừng đứng giữavăn chương lưu vong đậm màu chính trị và văn chương nội địa Việt Nam đậm màuchỉ đạo của văn nghệ xã hội chủ nghĩa.Cái tất yếu của văn chương hải ngoại là văn chương hoài niệm và vănchương hiện thực đời sống. Thương nhớ quê hương khi mình đã rời bỏ đi xa, thờinào cũng có, có tính cách chung chung, chỉ có cái khác mức độ thảm thiết hay nhẹnhàng. Nhớ thảm thiết là do đứt lìa, không có ngày về. Ngàn năm trước, thơ Đườngđã có những câu “Đê đầu tư cố hương”, thể hiện cái nhớ nhẹ nhàng, và có nhữngcâu “Vân hoành Tân Lĩnh gia hà tại”, biểu lộ cái nhớ thảm thiết, mịt mùng nơi chốnlưu đầy. Văn chương hoài niệm nơi xứ người cũng đã có những bài “Khi Tôi ChếtHãy Đưa Tôi Ra Biển” trong những ngày chưa có chính sách kêu gọi Việt Kiều vềthăm quê hương, về đầu tư làm ăn nơi quê hương. Sài Gòn không còn phải là “SàiGòn Vĩnh Biệt” nữa, nên văn chương hoài niệm dần dần không trở thành một nguồncảm hứng để sáng tác và thưởng ngoạn.Cái tất yếu thứ hai của văn chương hải ngoại là văn chương hiện thực đờisống. Đà suy thoái kinh tế ở các nước kỹ nghệ văn minh càng trầm trọng thì có lẽvăn chương hiện thực đời sống càng có những đề tài. Chắc chắn như vậy, nhưngvăn chương hiện thực đời sống trong những ngày mới định cư cách đây 10 năm, 20năm thì đã là những nội dung rõ rệt trong một số văn thơ. Có người hoài cảm bấtmãn khi cuộc sống còn bấp bênh, có người chỉ hoài cảm mà thôi khi đời sống vậtchất đã tạm ổn nhưng đời sống tinh thần chưa chấp nhận nơi này như quê hương(xin xem bài đọc tập thơ “Miền Yêu Dấu Đông Phương” của Thái Tú Hạp, in kèmtrong thi phẩm “Hạt Bụi Nào Bay Qua” T.V.N.).Cái khó khăn của đời sống kinh tế đưa tới cái bất mãn nghề nghiệp bất đắc dĩ.Cái hội nhập của tuổi trẻ với cái đứng bên lề của tuổi già và cái dở dang của tuổitrung niên, dĩ nhiên kết thành nội dung tất yếu của văn chương hải ngoại. Khó khănvề kinh tế đối với người đàn ông, cộng thêm sự thẩm thấu của nền văn hóa bênhvực bình quyền, đưa tới những đổ vỡ gia đình, cũng là những nội dung thường vãnglai trong văn chương hải ngoại. Và Đông Phương hay Tây Phương, hay trung dungchọn lọc, vẫn là những đề tài lui tới trong văn chương hải ngoại.3. Văn chương lưu vong và hải ngoại của thế hệ thứ hai.Tạp chí Văn Học tiên đoán trong vòng 10 năm, 20 năm tới sẽ là thời kỳ hưngthịnh của nền văn chương hải ngoại viết bằng ngoại ngữ, phần lớn viết bằng AnhNgữ. Không xét về mặt ngôn ngữ, hình thức văn chương, mà chỉ xét về mặt nội dungđược dịch thuật bởi tạp chí văn học, ta có thể nói rằng đây là nền văn chương nốidài của văn chương lưu vong và hải ngoại viết bằng Việt Ngữ.Cũng những vấn đề cũ, những ám ảnh cũ, về cuộc chiến tranh đã qua tại ViệtNam. Cũng những dị biệt văn hóa Đông Tây qua nếp sống của lớp người tới miềnđất mới. Cũng những hiện thực đời sống thiếu hụt trong những ngày mới đến xứ lạ.Tấm gương phản ảnh đời sống hiện thực này đầy rẫy trong văn chương hải ngoạiviết bằng Việt Ngữ, vô cùng đa dạng nếu ta có cách nào sưu tầm hết trong 20 nămqua trong các báo chí.Có một vài khác biệt về nội dung trong văn chương lưu vong hải ngoại thế hệthứ hai, là họ có cái khắc khoải không biết mình thuộc về đâu, thuộc về văn hóa Mỹhọ đã hấp thụ ngay từ thuở nhỏ hay thuộc về văn hóa Việt Nam tiềm ẩn hun đúctrong gia đình. Cái khác biệt thứ hai, họ chỉ thấy cuộc chiến tranh Việt Nam mờ mờhình bóng, mặc dù thế hệ cha chú đã trực tiếp tham dự, có khi ở cấp bậc chỉ huy SưĐoàn (qua truyện ngắn của Andrew Lâm), không hận thù mà chỉ coi như một mấtmát do chiến tranh, lặn lội về vùng Cao Nguyên Việt Nam để đi tìm một người cha12 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


mất tích đầy tình tiết thương cảm chuyện linh tính báo trước ngày người cha ra trậnkhi con lên 5 đó là cuộc đi tìm một hình ảnh có vẻ hào hùng nhưng không đậm màuchính trị như câu nói của người cán bộ hướng dẫn cuộc đi tìm: “Những người ViệtNam nào cầm súng chống lại đồng bào đều là những kẻ phản quốc” (qua bút ký củaNguyễn Tấn Băng Phương). Tính chất lưu vong nhạt nhòa hơn tính chất hải ngoạitrong văn chương của họ. Không hẳn là có chủ đích phê bình nền văn hóa bất côngđối với phụ nữ, mà chính do tình thương ngoại đã khiến cho Dương Như Nguyệnviết nên một truyện ngắn vô cùng cảm động “Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm”.Không hẳn là bênh vực văn hóa quyền hạn tối cao của cha mẹ, Nguyễn Thành Việtcũng đã ngầm bảo chính nhờ nền văn hóa đó mà gia đình Việt Nam đã dạy dỗ đượccon cái nên người, hơn cái phóng túng quá đà đã khiến một người con gái đẹp vàkhôn lanh phải tự hủy mình, qua truyện ngắn “Mùa Bão”.Các Nhà Văn thế hệ thứ hai viết bằng ngoại ngữ là những người có học cao,rất thành công nơi xứ người, nhưng đều có cái nhìn đầy tình thương và nhân ái đốivới đồng bào: Lại Thanh Hà, có vẻ hài hước mô tả “Bà Bán Rau Thì Là” nhưng rấtthông cảm với tâm hồn mẹ Việt Nam, Nguyễn Phương Quỳnh Trang thấy cái khíacạnh tình nghĩa hào hùng bụi đời của những “Anh Hai”. Nguyễn Quý Đức đi đâu rồingày Tết cũng quay về khu phố nghèo nàn nhưng thân thiết Tenderloin có rất đôngngười Việt nghèo khổ trú ngụ, thuộc Vùng San Francisco, nơi không có g. đặc biệtngoài nếp sống cộng đồng nhắc nhở tác giả nhớ nguồn cội văn hóa Việt Nam. LưuTrường Khôi qua truyện “Áo Trắng” nhắc nhở ta một hình ảnh tưởng như đã quá xaxưa, vậy mà vẫn là một giá trị đẹp khó quên trong tâm trí Nhà Văn viết bằng ngoạingữ: hình ảnh người vợ vời vợi trông chồng xa vắng đã từ lâu năm, khắc khoải nuôicon trong cảnh nghèo khó. Chỉ riêng có Đinh Linh là ít để dấu vết tâm cảm trong bàiviết “Hai Kẻ Đãng Trí”, đó chỉ là một ký sự bàng quang của một khách du lịch trênchuyến tàu xe lửa đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, có cái tìm. về những điều dị hợm nhưmột người ngoại quốc.Điểm qua tất cả nội dung những bài viết trên qua dịch thuật từ Anh Ngữ củatạp chí Văn Học, thật rõ ràng văn chương đó là sự nối dài của văn chương viết bằngViệt Ngữ, văn chương lưu vong, văn chương hải ngoại. Nếu áp dụng một lần nữacác câu hỏi nêu ra, hình như của Triết Gia Jean Paul Sartre: Viết cho ai, viết cái gì,viết như thế nào, thì văn chương viết bằng ngoại ngữ như đều nằm ngoài văn họcViệt Nam, hạn hẹp là văn học Việt Nam hải ngoại. Họ viết cho ai ? Họ viết cho độcgiả Hoa Kỳ, viết trên các báo lớn của Mỹ như New York Times, The Register, LÌA.Times, The San Jose Mercury News...Và cho một số ít người Việt có trình độ hiểubiết Anh Ngữ. Viết cho đa số trong Cộng Đồng Người Việt ở hải ngoại, viết cho 70triệu đồng bào ở trong nước, mới đáp ứng được câu hỏi văn chương viết cho ai. Họviết cái gì ? Họ viết về tâm tình người Việt, họ viết về đời sống của người Việt, họviết về sự hội nhập bỡ ngỡ của người Việt vào nếp sống Hoa Kỳ, họ viết về cái dởvà cái hay của văn hóa Việt thể hiện trong đời sống gia đình và xã hội...Đó chính lànhững nội dung làm cho văn chương viết bằng ngoại ngữ của họ còn liên hệ đếncộng đồng và đất nước Việt Nam, nhưng đây chỉ là sự nối dài của văn chương viếtbằng Việt Ngữ tại hải ngoại. Phải chăng họ viết những thông điệp ưu ái dành riêngcho thế hệ trẻ lớn lên không còn đọc được Việt Ngữ, để hiểu biết tâm hồn Việt Nam.Nếu vậy ta nên xếp loại đây là “Văn Học Hoa Kỳ dành cho thế hệ thứ hai thứ bangười Mỹ gốc Việt”. Còn như nếu cần dịch ra Việt Ngữ thì những nội dung này ngườiViệt thế hệ thứ nhất đã và đang viết, vô cùng phong phú đa dạng nếu ta có cách nàosưu tầm hết các truyện ngắn ở hải ngoại viết bằng Việt Ngữ. Mai đây khi họ viếtnhững tập truyện mà nội dung không có liên hệ gì đến người Việt Nam thì liệu tạp13 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Về ngả lưng tư lựlâng lâng buồn nắng trưakhép hàng mi, đợi ngủchợt vang tiếng còi xa...Bấy lâu nghe tàu quatrưa nay nghe thấy kháccó chút gì thiết thatrong buồn trưa man mác...Có một điều rất chắclà mốt mai lìa đờiVề cõi xa, xa tắpcòn thương trưa nắng phai”(Trích bài thơ Mang Theo trong phụ bản Quán Văn của Nhật báo Người Việt).Những câu thơ trên có thể gọi là thơ bâng khuâng về cõi hư không, muốnnắm níu lại cuộc đời trần gian, cũng có thể gọi là thơ thi hóa cảnh vật đời thường,nhưng chưa phải thơ thi hóa cảnh vật đô-thị-hóa.Một điểm mới lạ nữa cho văn chương hải ngoại là sự vận động đổi mới dòngvăn học, đổi mới ngôn ngữ thơ, đổi mới thể thơ lục bát. Thơ lục bát như cây đàntranh, cây đàn vĩ cầm, làm sao chơi cho điêu luyện hơn, trình tấu nhập hồn hơn, khómà đổi mới.Thơ lục bát từ ca dao đến Nguyễn Du, rồi Huy Cận, đến Cung Trầm Tưởng,rồi Nguyên Sa, hình như được xoay sở để làm riêng biệt mà thôi, không có tính cáchtái cấu trúc tùy theo tâm cảm. Nhà Thơ Du Tử Lê nhiều lần phát biểu có thể lối thơlục bát đổi mới này đối với ông chưa thành công, đợi chờ sự thành công ở thế hệtrẻ. Đó là một vận động đổi dòng văn học, ít nhất là đổi một thể thơ đã ăn sâu bám rễvào tâm thưởng ngoạn. Những bài thơ khó hiểu của Ngu Yên, Khế Iêm, cũng đang ởtrong vòng thử nghiệm, chưa được trình bày bằng lý thuyết rõ ràng.Nói chung, đa số các Nhà Thơ trong văn chương hải ngoại đang cố gắng tạongôn ngữ thơ độc đáo, tránh ước lệ dễ hiểu, phát minh âm điệu, không muốn gò bóvới luật thơ, dù là thơ mới. Có người thì không quan tâm về ngôn ngữ tân kỳ, nhạctính mới (luật thơ đã có sẵn) mà chỉ nhúm lửa cho thơ từ đám tro nhàm chán của đờisống thường nhật.Cái mới ở văn chương hải ngoại kiểm điểm như thấy còn lác đác, dễ hiểu vìkhông phải dễ có điều gì mới lạ trong vòng 20 năm, ngoài những điều tất yếu củavăn chương lưu vong, tất yếu của văn chương hải ngoại. Tất yếu thì dĩ nhiên còntiếp tục, nhưng ta cần thêm điều mới.Có hai sự kiện thường tức khắc được mọi người công nhận mới, chưa từngxảy ra, đó là khám phá khoa học và nếp sống thời thượng. Và có một sự kiện hằngthập niên, hằng Thế Kỷ, mới nẩy ra. Ta muốn nói một Triết Lý mới, một tư tưởng mớivề nhân sinh quan và vũ trụ quan. Nhưng cảm hứng từ những khám phá khoa họcmới, một khi vào văn chương, rất dễ đưa văn chương vào đề tài khoa học giả tưởng,mà trong văn học Việt Nam hình như mới chỉ có một Nguyễn Mạnh Côn với tácphẩm “Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn”, có lẽ vì văn chương khoa học giả tưởngkhông phải món ngon, món ăn thích khẩu đối với độc giả Việt Nam.Chẳng hạn như một khám phá mới mẻ gần đây là khám phá về DNA, tạm gọilà sơ nguyên-sinh-thể, tức là những vòng xoắn do cấu tạo hóa học rất vi ti làm cănbản cho sự sống. DNA hữu hiệu trong ngành truy tầm tội phạm còn để lại tại phạmtrường một vết máu, một sợi tóc, một mảnh da, một chất nước nhờn của cơ thể, vìDNA mỗi người là dấu chỉ tay phân biệt với hàng triệu hàng tỉ người khác. Ấy vậy màDNA cũng đã là đề tài văn chương khoa học giả tưởng, tác phẩm Jurassic Park,15 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trong đó tác giả bịa đặt về câu chuyện tìm được DNA của loài khủng long đã bị diệtvong toàn bộ cách đây hơn 65 triệu năm. DNA trong máu của nó còn lưu giữ trongbụng một con muỗi rớt vào khối nhựa cây quánh đặc cách nay hàng trăm triệu năm.Nhờ vậy sự sống của khủng long được phục hồi, được tái sinh do phương pháp làmtrứng giả, và khủng long nở ra, lớn lên, gây tai họa chết chóc cho hòn đảo phục hồigiống khủng long bị diệt vong.Tóm lại đưa đề tài khám phá mới về khoa học dễ rơi vào văn chương khoahọc giả tưởng. Nhưng khám phá khoa học luôn luôn là điều mới mẻ, được sách báongoại quốc phổ biến nhanh và đầy đủ, phải chăng đó có thể là đề tài mới cho vănchương hải ngoại.Đề tài khoa học, thật khó làm thành văn chương hay. Và đề tài nếp sống thờithượng nơi hải ngoại chắc chắn phải vượt xa nếp sống thời thượng ở Sài Gòn thuởtrước, quả là mới nhưng dễ đưa văn chương rơi vào tầm thường, khai thác dục tính,phơi bày kỳ lạ đồng tính hay lưỡng dục tính. Ngoại lệ là những tác phẩm bề ngoài cangợi dục tính hay thân xác, nhưng bên trong là những khải thị siêu hình tôn giáo, vềnhục thể và linh hồn, về sa đọa và thăng hoa...Trước kia đã có Nguyễn Thị Hoàng,Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Đức Sơn, nhưng lối viết của họ còn e dè, úp úp mởmở về phái tính, thích viết những nóng bỏng của đam mê cuồng nhiệt. Nay có ĐỗKh. không úp mở nữa, không ngần ngại dùng các từ gọi chính ngay vật phái tính củanam nữ. Nhưng có lẽ nhà thơ Đỗ Kh. chỉ cốt tạo cái xôn xao trong văn học để chuẩnbị một dự định nào khác cho văn chương.Tổng quát thì những khám phá khoa học hiện đại và nếp sống thời thượng (cổđiển, lãng mạn, hiện sinh, thác loạn, bệnh hoạn dục tính...) h ình như dễ làm mới đềtài văn chương, thường đoản kỳ đến với nhân gian. Còn như một triết lý mới, một vũtrụ nhân sinh quan mới, phải mất đến hàng thập niên, hàng Thế Kỷ, mới một lần xuấthiện. Nhân loại, huống gì là người của văn học Việt Nam hải ngoại, vẫn sáng táctrong dòng chảy liên lỉ của tư tưởng Nho Giáo, Lão Trang, Phật Giáo, Thiên ChúaGiáo. Chỉ lâu lâu mới có một khúc quặt đột khởi như triết lý hiện sinh ở miền Namtrước đây, để làm nên một phong trào sáng tác.(Tạp chí Văn Học, số 126, tháng 10 năm 1996)Vũ Hoàng Chương Và Những Ẩn Số Vũ TrụNói về Vũ Hoàng Chương, ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Tháng Sáu MườiHai”, một trong những bài thơ đại diện cho thời kỳ lãng mạn tiền chiến, hoặc nghĩngay đến đoạn thơ:Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứaBị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinhBể vô tận sá gì phương hướng nữaThuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh...Đây là những ý thơ đại diện cho mặc cảm bị trị và thiếu lý tưởng thời kỳ Phápthuộc.Sau khi di cư vào Nam năm 1954, Vũ Hoàng Chương lại có bài thơ “Bài CaBình Bắc”, đại diện cho luồng gió đòi Bắc tiến dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Rồi sau phong trào Phật Giáo tranh đấu đưa tới biến cố 1963, lật đổ Tổng ThốngDiệm, ông được truyền tụng với bài thơ “Lửa Từ Bi”. Cuối cùng là sau năm 1975, VũHoàng Chương có các câu thơ dự phòng ngày phải vào tù:Rằng vách có tai, thơ có họaBiết lòng ai đỏ, mắt ai xanhNhư vậy, thơ của Vũ Hoàng Chương bàng bạc dấu vết thời thế, có nhữngcắm mốc cho mỗi giai đoạn lịch sử đất nước. Nhớ những nét chính như vậy cho nên16 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ta quên ông có vài bài thơ như đứng bên lề, không quy tụ nhiều bài thành một đề tàiđáng kể trong thi nghiệp Vũ Hoàng Chương. Đó là hai bài thơ ca ngợi kỹ thuật baylên không gian và kỹ thuật truyền thông vô tuyến của thời đại NASA (gọi là thời đạiNASA vì miền Nam Việt Nam lúc đó, thập niên 50 bước qua thập niên 60, dân chúngchỉ biết nhiều qua các thành đạt về khoa học không gian của Hoa Kỳ hơn là của LiênXô hay của các nước Âu Châu).Thoạt tiên, bài thơ “Đăng Trình” của Vũ Hoàng Chương mở ra cho ta nhữngẩn số vũ trụ, nhưng sau đó tự khép lại bằng truyện giả tưởng con người từ khônggian xuống trái đất, đi giữa băng sơn núi lửa đang gầm thét hỗn mang, rồi chán tráiđất mà bay về trời bằng hỏa tiễn liên hành tinh. Vì vậy những ẩn số siêu hình vốn lànguồn cảm hứng của thi ca không còn nữa. Đoạn mở đầu tuyệt tác, pha trộn chấtthơ trong tư tưởng Phật Giáo về cát bụi sông Hằng của A-tăng-kỳ kiếp, và chất thơcủa tư tưởng Thiên Chúa Giáo về đấng Tạo Hóa đưa con người từ hư vô ra ánhsáng:Bao nhiêu hạt cát bến sông nàyĐã bấy nhiêu ngàn Thế Kỷ nayTa vượt ngàn nămđường ánh sángTự ngoài vô tận đến nơi đây...Nếu là Đức Tin tôn giáo thuần thành, con người xuống trái đất trong thơ VũHoàng Chương phải mang hình bóng Adam và Eva nơi Vườn Địa Đàng, nhưngtrong thơ ông không thấy những nhân dạng ấy. Vì vậy, nguồn cảm hứng của ông làtừ các huyền thoại con người nơi những hành tinh xa xôi xuống bằng đĩa bay hay phithuyền, những huyền thoại ấy dồi dào trong sách báo Tây Phương. Ví dụ về nhữngđường nét kỷ hà và khắc họa khổng lồ trên sa mạc xứ Peru (chỉ phát hiện ra từ trênmáy bay ở độ cao) được một số Nhà Văn tưởng tượng đó là vùng phi đạo thời tiềnsử dành cho tàu vũ trụ của các người Hỏa Tinh. Ví dụ về những tượng đá khổng lồtrên Đảo Easter chơ vơ trong Thái Bình Dương, đã hiện diện ở đó cách đây 600năm, với sức nặng mà máy móc cần trục ngày nay di chuyển mới hiệu quả: Bí ẩnnày được Nhà Văn tưởng tượng là do các người từ không gian xuống làm việc vớiđám thổ dân ít ỏi trên đảo, việc xong họ lại bay đi biền biệt, lưu lại những tượng đáxếp hàng, mặt ngó ra đại dương, mắt trừng trừng về cõi xa xăm nào đó, như mộttrầm ngâm tưởng nhớ.Ngoài truyện giả tưởng về con người như trên, ta không thể gán ghép kiếnthức về vật chất tiến hóa có tính chất vô thần: Nguyên ủy mầm sống vốn từ thể khí,hỗn hợp thành hóa chất, chứa trong sao chổi hay đá trời (tiểu hành tinh), rồi mảnhvỡ rớt vào đại dương, bị dòng điện do sấm chớp đánh xuống, hỗn hợp thành chấtsống hữu cơ, thành đơn bào thô sơ, thành sinh vật sơ khai, và tiến hóa dần thànhcon người. Đây là những kiến thức mới nở rộ gần đây trên báo chí Mỹ.Thời Vũ Hoàng Chương làm thơ về con người giáng thế như trong bài “ĐăngTrình” đầu thập niên 1960 kiến thức khoa học vô thần này ít phổ biến nên chắc chắnkhông phải là nguồn cảm hứng của Vũ Hoàng Chương. Trong văn chương ta có thểkhám phá nơi tác phẩm phần vô thức cá nhân hay phần vô thức tập thể (thừa hưởngtiềm tàng từ tổ tiên, xã hội, cộng đồng), nhưng không thể gán ghép cho tác giảnhững kiến thức mà chính người viết chưa hề nghĩ tới.Vì vậy ta có thể nhắc lại: Nguồn cảm hứng của Vũ Hoàng Chương về conngười xuống Trái Đất bắt nguồn từ tôn giáo rồi pha trộn với truyện giả tưởng. Sauđó, ông trở về với ý tưởng tôn giáo, ngưỡng vọng về trời khi Trái Đất trở thành đángchán:Đêm đêm ta dõi mấy tầng cao17 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Tìm một không gian mới lạ nàoLấp lánh Quê Trời, thơ hẹn bếnGiam mình Quê Đất mãi hay saoTuy nhiên, thuyết Tương Đối của Einstein đã thấy Vũ Hoàng Chương nói phớtqua.Rõ ràng là chính kiến thức đó. Vậy xin chỉ đề cập vắn tắt: Bằng tốc độ ánhsáng hay nhanh hơn ánh sáng, thời gian và không gian uốn cong lại, quyện vàonhau. Con người với tốc độ ấy cũng phải biến thể mà thuộc về vũ trụ kích thước thứtư:Nhân loại ra đi chẳng một lầnHợp tan nào khác mảnh phù vânTrên đà tốc độ siêu quang ấyMột chuyến đăng trình một hóa thânNhưng về trời bằng cách nào ? Vũ Hoàng Chương nghiêng vào truyện viễntưởng, cảm hứng vì phấn khởi trước kỹ thuật hỏa tiễn đưa người lên không gian của“thời đại NASA”. Nó gần với thực tế (kỹ thuật khoa học) nhưng mục tiêu về trời thìthật xa vời, nên ta gọi là viễn tưởng. Không tiếp tục với nguồn cảm hứng siêu hìnhtrước những ẩn số vũ trụ, Vũ Hoàng Chương đã viết những câu thơ đẹp có tính cáchthực dụng với “mạn phi thuyền cháy lên rừng rực”, gần như hình tiến với kỹ thuậttiến bộ, mới bay lên quỹ đạo mà viễn tưởng tới được bờ bến vô cùng:Này lúc vèo qua Hệ Thái DươngNém sau ngàn đốm lửa kim cươngBài thơ “Đăng Trình” có những câu thơ đẹp, tuy hơi nghiêng về kỹ thuật khoahọc, một đề tài thoáng qua trong thi nghiệp Vũ Hoàng Chương. Lúc đó, thơ tự doThanh Tâm Tuyền và Nguyên Sa chiếm lĩnh ảnh hưởng trong văn học miền Nam,đẩy lùi thơ niêm luật của Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng vào sự thờ ơ của giới trẻ.Không như bây giờ đã bão hòa: Thơ giữ niêm luật, thơ mới, thơ tự do, thế nào cũngđược miễn là thơ hay.Bằng chứng là các bài thơ “Những Hướng Sao Rơi” và “Chớp Bể MưaNguồn” của Đinh Hùng mãi mãi vẫn còn hay. Nhưng sở dĩ bài thơ “Đăng Trình” và“Mây Sóng Tình Thơ” của Vũ Hoàng Chương không được như thơ Đinh Hùng, mộtlà vì đề tài ngả về kỹ thuật khoa học, vượt qua những ẩn số vũ trụ vốn là nguồn cảmhứng và viễn vọng của con người thế gian, hai là vì bài thơ “Mây Sóng Tình Thơ”dùng quá nhiều từ ngữ xưa, gần như đã lỗi thời, chẳng hạn những “tình lang, tìnhnương, gã si, gã thi nhân, tia sầu nhớ, nàng trinh nữ, tình cháy lòng, tình xé ta náttan...” Ngôn ngữ thật xưa trong khi bài thơ với đề tài ca ngợi kỹ thuật khoa học, kỹthuật truyền thông lên không gian của “thời đại NASA”.Ngược lại, ngôn ngữ thơ Đinh Hùng không phải xưa, hay đã lỗi thời, mà làngôn ngữ huyền ảo, mê hồn. Nó hợp với nội dung siêu thực, một đề tài chuyên biệttrong thi nghiệp Đinh Hùng.Bài “Mây Sóng Tình Thơ” pha trộn thần giao cách cảm với điện đàm viễnthông, giữa tác giả và một nữ Thi Sĩ Tây Phương sau khi cả hai đi dự hội nghị quốctế thi ca. Vũ Hoàng Chương trở về nước, cộng với cảm hứng vì con người đã thiếtlập được trạm tiếp vận tín hiệu trên vệ tinh bay quanh quỹ đạo trái đất (và dự kiếnthiết lập trạm tiếp vận trên mặt trăng), bài thơ ra đời trong niềm sảng khoái đó:Đêm đêm Bắc Hải-Thái Bình DươngHai chiếc bao lan dài nhớ thươngMượn nguyệt cầu kia làm tín trạmMây tình lang gửi sóng tình nương...Cực tử màu chen sắc ngoại hồng18 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ngàn tia sầu nhớ vút hư khôngBăng qua nguyệt trạm về nơi ấyLà gã thi nhân đã cháy lòng...Vũ Hoàng Chương đề cập đến tia cực tím (cực tử), tia hồng ngoại, tia vôtuyến (radio), đó là những tia nhân tạo, sản phẩm do máy móc phát ra luồng hạt điệntử. Chúng đi với làn sóng dài ngắn khác nhau, mô phỏng theo bước sóng của từngloại tia vũ trụ trong thiên nhiên. Chính những làn sóng vũ trụ dài ngắn này đã hé lộcho con người ngày nay biết nơi phát xuất. Đó là do phóng xạ từ Black Hole từ ThiênHà và Quasar, từ tinh vân Nebula (tàn dư các sao hồng khổng lồ tan rã thành hơibụi), từ Pulsar (kết tụ do sao nổ sụp vào thành cái lõi vật chất vô cùng nặng), vàhuyền ảo hơn hết là từ tàn dư của trận Big Bang khai thiên vũ trụ...Ta tiếc bài thơ “Đăng Trình” với đoạn mở đầu tuyệt tác mà rồi ẩn số siêu hìnhkhông hiện diện trong toàn bài, và bài “Mây Sóng Tình Thơ” thì tác giả không đề cậpđến nguồn gốc đầy bí ẩn của những tia vũ trụ. Ta thích những giải đáp dở dang nhưở bài thơ dưới đây của Vũ Hoàng Chương:Ta còn để lại gì khôngKìa non đá lở, này sông cát bồiLang thang từ độ luân hồiU minh nẻo trước, xa xôi dặm về...(Trích bài Nguyện Cầu)Ta nghĩ Vũ Hoàng Chương hiện đang lang thang đâu đó trên chặng đườngluân hồi, và đang phanh dần ra lời giải đáp cho ẩn số vũ trụ: Ta từ đâu đến và rồi sẽđi về đâu ?Tài liệu đọc thêm về khám phá Pulsar và cách phân biệt các loại tia vũtrụ: “Sao nổ do trọng khối quá lớn, bị sụp vào do chính trọng lực của tinh tú. Sức sụpvào đó quá mạnh, quá nhanh, làm cho các hạt electron bay vòng quỹ đạo quanhnhân của nguyên tử cũng bị sụp vào, kết hợp với hạt proton ở trong nhân nguyên tửlàm thành hạt neutron.Vậy neutron là hạt cấu tạo bởi kết hợp hạt electron và hạt proton. Ngay tứckhắc sau cái nổ, một phần lớn trọng khối tinh tú biến hóa thành một khối toàn hạtneutron gọi là Neutron star. Khối toàn hạt neutron đó rất dày đặc, rất nặng, trọng khốicó thể bằng trọng khối mặt trời nhưng cô đọng lại bằng một trái cầu đường kính chỉvào khoảng 14 cây số.Do tính toán mà nhà bác học nguyên tử Oppenheimer đã khám phá raNeutron star.Chúng hiện diện rải rác khắp vũ trụ do các sao nổ Supernova. Supernova vàoloại vĩ đại thì tạo ra Black Hole, loại bình thường thì tạo ra Neutron star. Trong mộtđiều kiện nào đó, Neutron star xoay quanh trục của mình, lúc đó nó được gọi làPulsar.Pulsar dày đặc, trong khối cao mà lại rất nhỏ nên xoay quanh trục rất nhanhvà xoay đều đặn một cách chính xác, mỗi lần xoay hướng về trái đất thì phóng ranhững làn vô tuyến, giống như ngọn hải đăng quét những luồng ánh sáng. Tại sao lànhững làn vô tuyến ? Bởi vì Pulsar xoay rất nhanh làm phóng xuất những hạtelectron. Từ Pulsar, hạt electron đi bằng làn sóng với độ dài sóng xếp vào loại tia vôtuyến (radio wavelength).Chính do độ dài sóng đi trong vũ trụ mà các tia vũ trụ được xếp là tia gamma(độ dài sóng ngắn hơn hết), kế đến là tia X-ray, tia cực tím, tia ánh sáng, tia hồngngoại, tia vô tuyến (độ dài sóng dài nhất). Sóng càng ngắn thì tia vũ trụ càng mạnh(High Energy).19 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Microwave cũng là tia vô tuyến nhưng có độ dài sóng tuong đối ngắn tronghàng ngũ tia vô tuyến. Radar cũng là tia vô tuyến, áp dụng vào sự dò tìm và xác địnhkhoảng cách đối tượng (Radio Detection and Ranging-Radar do lấy 4 chữ đầu củađoạn trên).(Trích bài “Những Khám Phá Vật lý Thiên Thể” đăng trong tạp chí Làng Văn,số 110,tháng 10/1993-T.V.N.)Tài liệu đọc thêm:Quá Màu Tím (Cực Tím) và Ngoài Màu Hồng (Hồng Ngoại)Mắt con người chỉ thâu nhận được làn sóng trung bình của tia vũ trụ, đó là tiaánh sáng. Nội trong tia ánh sáng đã có bảy màu chính, từ màu đỏ tới màu tím. Do độdài sóng tương đối khác nhau trong giới hạn ánh sáng mà ta phân biệt được bảymàu khác nhau ấy. Nếu độ dài sóng của tia vũ trụ ngắn hơn độ dài sóng cho ta thâunhận ra màu tím thì tia vũ trụ thuộc lãnh vực cực tím (ultraviolet ray). Mắt ta khôngthể nhận được tia cực tím. Mắt của vài loài ong có thể nhìn ra đồ vật khi tia cực tímchiếu vào đồ vật rồi phản chiếu vào mắt nó. Nếu độ dài sóng của tia vũ trụ dài hơnđộ dài sóng cho ta nhận ra màu đỏ thì tia vũ trụ thuộc lãnh vực hồng ngoại (infraredray). Mắt ta cũng không thể thâu nhận được tia hồng ngoại. Một vài loài rắn có thểnhìn ra đồ vật qua tia hồng ngoại.Hơi nóng, nhiệt năng là những hạt vật chất siêu vi đi bằng làn sóng với độ dàisóng xếp vào loại tia hồng ngoại (infrared wavelength). Quân đội có máy dò tìm tiahồng ngoại trong đêm tối dầy đặc chính là dò tìm nhiệt năng tỏa ra do thân nhiệt củaquân địch hay do máy móc đang hoạt động.Nói chung, các hạt vật chất siêu vi đi theo đường xoáy lốc (spiral) với độ dàisóng khác nhau làm thành tần số cao hay thấp. Các tia vũ trụ đi với tốc độ cựcnhanh. Ví dụ microwave có độ dài sóng dài hơn tia sáng, đi bằng tốc độ mười ngàntriệu chu kỳ trong một giây. (Microwave thuộc hàng ngũ tia vô tuyến).Qua hệ thống kính quang phổ, các khoa học gia thâu nhận tần số và độ xacủa các thiên thể. Và cũng qua kính quang phổ, họ biết được các thể khí thể hơi nàođang hiện diện trên thiên thể. Ví dụ mặt trời gồm phần lớn là khí hydrogen và helium.Một số ít các vật chất khác với nguyên tử nặng hơn thì lắng sâu vào lớp trong lõi mặttrời.Làm thế nào biết được những điều ấy khi ta ở trái đất ? Trong hệ thống kínhquang phổ, các khoa học gia đã phân chia ra đến mười ngàn đường vạch, mỗiđường vạch là một màu khác nhau tương ứng với mỗi chất (element). Đó là cácđường vạch phân tích quang phổ (spectral lines).Các nhà khoa học biết rằng, khi một luồng ánh sáng chiếu xuyên qua một thểchất như bụi hơi trong tầng khí quyển của các thiên thể, thì luồng ánh sáng đó hoặclà bị hấp thụ vào bụi hơi (trường hợp bụi hơi có nhiệt độ thấp hơn luồng ánh sángchiếu vào), hoặc là phát quang thành luồng chói chang hơn (trường hợp bụi hơi cónhiệt độ cao hơn luồng ánh sáng chiếu vào). Ánh sáng bị hấp thụ thể hiện vào quangphổ thành vạch tối (dark line-the absorption spectrum). Và ánh sáng phát quang thểhiện vào quang phổ thành vạch sáng (bright line-the emission spectrum). Các vạchtối, sáng này chỉ rõ chất thuộc loại nào đó. Vậy dù tầng khí quyển nguội hay nóng thìluồng ánh sáng chiếu vào cũng phát hiện đúng vật chất hiện diện trong tầng khíquyển.Bằng cách ấy, các khoa học gia đã biết được tầng khí quyển bao quanh cáchành tinh Venus và Mars chứa rất nhiều thán khí, và toàn thể vũ trụ chứa rất nhiềukhí hydrogen và helium, rải rác là các khí oxygen, carbon, nitrogen, chất sắt cùng đủloại nguyên tố khác do các sao nổ tung trong vũ trụ thành bụi hơi. Tầng tầng lớp lớp20 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


các bụi hơi này bị quay cuồng, xoáy lốc rồi cô đọng lại và bừng sáng, tạo ra các tinhtú thuộc thế hệ thứ hai, thành các hành tinh, trong đó có trái đất của ta. Vì vậy tráiđất có gần đủ các loại vật chất, kể cả uranium mà thời gian tự hủy (decay) của nó là4 tỉ rưỡi năm. Uranium tự hủy biến thành chất chì. Trái đất cũng hình thành cách đây4 tỉ rưỡi năm. Vậy uranium được biến chế vừa đúng lúc sao nổ với nhiệt độ thật cao[supernova], cùng các chất khác nhập vào làm thành trái đất, không thể do biến hóachế tạo trong lòng lửa lỏng của địa cầu.Nhiệt độ lửa lỏng đó quá thấp, không thể gây phản ứng hạch tâm chuyển dầntừ nguyên tử nhẹ sang nguyên tử nặng. Và nhiệt độ tối đa trên tinh tú chỉ biến chếvật chất đến sắt thép, chưa đủ nhiệt độ cao hơn nữa để biến chế các nguyên tửnặng hơn sắt như Uranium, vàng, bạc...Cho đến lúc xảy đến biến cố Supernova.Dưới nhiệt độ khủng khiếp khi Sao nổ, các nguyên tử Sắt có tính keo dính tột bựccũng phải đi vào phản ứng hạch tâm để tiếp tục biến hóa...(Trích trong bài “Những Khám Phá Vật lý Thiên Thể”, đăng trong tạp chí LàngVăn, số 114, tháng 2/1994-T.V.N.)TRUYỆN GIẢ TƯỞNGBa người lính nhảy dù lâm nạncủa Nguyễn Mạnh CônNhững phức hợp trong “Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn”:Phức hợp, tức là có những cái không đồng chất quy tụ trong một truyện giảtưởng. Ta có ấn tượng như vậy, khi đọc tác phẩm Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạncủa Nguyễn Mạnh Côn. Cuốn sách gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính vàdài nhất, gồm hơn 100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)Tóm tắt truyện: Tháng 6 năm 1954, khi Việt Nam chưa chia đôi ở vỹ tuyến 17,có ba người lính Binh Chủng Nhảy Dù thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, gồm mộtNữ Trợ Tá Quân Đội, một Bác Sĩ, một Hạ Sĩ Quan, đang thực hiện một phi vụ gầnbiên giới Trung Hoa.Phi cơ của họ bị bắn hạ ở vùng chiến khu Việt Minh, cách Hà Nội độ 350 câysố. Phi cơ đâm nhào xuống, họ không biết gì nữa: Đó là lúc họ lọt vào một vùngkhông khí năng lực phi thường (có lẽ là đạt tới tốc độ ánh sáng), nhờ vậy họ lọt vàovũ trụ thuộc kích thước thứ tư.Tại đây, họ diện kiến với Lưu Thần và Nguyễn Triệu, hai cổ nhân từ ngàn xưacũng nhờ gặp một cơn bão tập trung sức mạnh khủng khiếp (ta cũng nên hiểu là lúcđạt tới tốc độ ánh sáng) mà hai vị đã tới vùng kích thước thứ tư ấy. Vậy đây chính làThiên Thai với cảnh trí tuyệt vời, nước không chảy, hoa không tàn, thời gian hoàntoàn đình chỉ.Nơi đây có nhiều bộ máy huyền vi, trong số có một trái cầu nhỏ mà rất kỳdiệu. Nó đưa con người tìm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần tâm ý ra lệnh chonhững dòng chữ hiện lên trên màn ảnh (có lẽ tác giả muốn nói đến loại phi thuyền vũtrụ điều khiển với các máy điện toán, mà vào năm 1960 những thứ trên còn rất xavời). Bác Sĩ Mai và Nữ Trợ Tá Kiên Trinh ở lại với Thiên Thai, còn Hạ Sĩ Khangmuốn tìm về quá khứ.Khang ra lệnh cho dòng chữ hiện lên trong trái cầu trở về Thế Kỷ 18, và đã trởvề Thăng Long vừa đúng lúc cứu sống Vua Quang Trung. Khang cùng với vị anhhùng Tây Sơn thực hiện tham vọng đòi lại Lưỡng Quảng đã bị Trung Hoa sát nhậptừ nhiều Thế Kỷ trước. Vua Quang Trung rất biết dùng người: Mặc dù Khang chỉ làHạ Sĩ quân đội nhưng đã là người tiến bộ của Thế Kỷ 20. Do đó Khang được thốnglĩnh lực lượng tiền phương, tổ chức binh đội rất hiện đại thuộc Thế Kỷ 20, và dĩnhiên đè bẹp quân Nhà Thanh cổ lỗ thuộc Thế Kỷ 18, rồi thẳng đà định lật đổ chế độ21 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


phong kiến Trung Hoa để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhưng quân Tây Sơnvấp phải sự chống cự của dân Trung Hoa bằng phương pháp tiêu thổ kháng chiếnvà trường kỳ du kích chiến. Đến đời vua cháu ba đời của Quang Trung Đại Đế thìcuộc tiến chiếm xứ Trung Hoa hoàn toàn thất bại vì đã bị dân Trung Hoa đông đảolàm Hán hóa tất cả. Đến bây giờ, Khang mới sực tỉnh biết mình đã có tham vọng mùquáng, làm tờ trình “xin nhà vua trả cho nước Việt Nam trở về vị trí cũ”.Tính ra, Khang đã mấy đời sống nơi dương thế, trong khi đó chỉ là thời gianrất ngắn ở chốn Thiên Thai. Đã có lần Kiên Trinh cũng trở về trần, đi tìm người yêulà Hạ Sĩ Khang nơi chốn trận mạc, và đau khổ đến điên dại vì biết Khang đã là phòmã, phu nhân chính là Ngọc Chân Công Chúa, em gái của Ngọc Hân. Bác Sĩ Maitrên Thiên Thai thì động lòng nhớ nhà nhớ quê hương: “Nào Hà Nội với Hàng Rèn,với bờ hồ Hoàn Kiến, nào chiến khu Việt Bắc với đồng bào Thổ áo chàm...”. Tóm lạicả ba đều là những con người thuộc thế gian trần lụy: Khang với tham vọng bànhtrướng lãnh thổ, Kiên Trinh vì tình duyên, Bác Sĩ Mai vì lòng nhớ quê hương. LưuThần và Nguyễn Triệu biết rằng:“Những người thường, hữu tình và hiếu động, không thể sống mãi được trongThiên Thai mà họ mơ ước, bởi lẽ họ không biết Thiên Thai chỉ là nơi con ngườikhông còn tình dục”(trang 271).Ta nhận ra có những cái không đồng chất trong truyện. Đầu tiên là có sự phatrộn giữa khoa học thật và khoa học thêu dệt. Đành rằng truyện giả tưởng là bịa đặt,nhưng là bịa đặt cốt truyện, không quá đà bịa đặt luôn cả về máy móc kỹ thuậthoang đường. Làm như vậy người đọc dễ bị hoang mang, nếu không biết qua vềkhoa học kỹ thuật, sẽ khó phân biệt giữa những điều tác giả đã thực sự dựa vàonghiên cứu, và những cái hoàn toàn bịa thêm. Mà hoang mang thì thiếu sự thuyếtphục rằng đây là sách “khoa học dự tri và giả thiết khoa học” như tác giả cho ghi ởngoài bìa.Những điều làm ta phấn khởi là những đoạn viết về Thuyết Tương Đối củaEinstein:“Nếu ánh sáng đi chậm lại thì chúng ta sẽ thấy bụi cây trước rồi mới thấy rặngnúi sau...Cái nhầm của cổ nhân coi vạn vật chỉ có bề dài, bề rộng, bề sâu, tức là chỉcó ba kích thước, mà không biết rằng sở dĩ người ta trông thấy ba kích thước ấy lànhờ có ánh sáng.Tùy sức ánh sáng đi nhanh hay chậm, tùy con đường từ ta đến cảnh vật xahay gần mà ta tức khắc trông thấy vạn vật, hay chỉ trông thấy dần dần...Cảnh vậtchung quanh ta tưởng rằng nhất định như thế mà thật ra có thể đổi khác (Thấy khôngkhác vì tốc độ ánh sáng ở cõi ta là một hằng số)...Einstein đã biết rằng khi một vật diđộng càng nhanh, càng tới gần tốc độ ánh sáng thì thời gian và không gian hỗ tươngảnh hưởng vào nhau, sẽ uốn cong lại chung quanh cái vật di động kia. Sự uốn congnày chính là kích thước thứ tư...” (Từ trang 183-186)Điều làm ta hoang mang như về luồng ngoại tuyến bao bọc thân thể khiến talọt vào kích thước thứ tư, theo kịp tốc độ ánh sáng, về cái máy “xuyên thời di khôngkỳ ảnh” thấy hết mọi điều xảy ra trên Trái Đất giống như trái cầu pha lê của các phùthủy trong truyện cổ tích Tây Phương, về viên thuốc kết tinh của ánh sáng thay thếcho thực phẩm trần gian...Một pha trộn không đồng chất nữa là sự kết hợp những yếu tố thực sự thuộcvề lịch sử và sự tuyên truyền chống cộng sản Trung Hoa, vào thời điểm 1960, khi màđảng cộng sản Trung Hoa đang yểm trợ đắc lực cho đảng cộng sản Việt Nam. Trởvề Thế Kỷ 18 giúp Vua Quang Trung đòi lại Lưỡng Quảng, đó là một điều có thật mà22 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vua Quang Trung muốn thực hiện, sử sách vẫn ghi chép như thế! Đành rằng giảtưởng là bịa đặt nhưng cũng nên căn cứ trên sự thật lịch sử.Một đôi chỗ tác giả gượng ép, như bên Tàu Thế Kỷ 18 lại là lúc có sự xuấthiện của Mao Trạch Đông. Đó là vì tác giả cố ý lồng vào ý tưởng chống cộng: “diệtMãn Thanh, không cho cộng sản nảy nở trên đất Tàu...làm cỏ Tỉnh Sơn Cương vàHuyện Thụy Kim. Tìm đến tận gốc để chu di họ Mao”. (trang 220).Những chỗ khác, tác giả viết nhiều đoạn hay về lịch sử. Như một đạo quânvượt biên thì không thể lấy danh nghĩa gì để thu phục quần chúng, do đó quân TâySơn bị lao đao vì tiêu thổ kháng chiến. Như bài học đã từng xảy ra cho một đạo quânviễn chinh trên một lục địa bao la với dân số quá đông như nước Trung Hoa. (Có lẽtác giả liên tưởng đến trường hợp Mông Cổ xâm lăng và cai trị nước Tàu mà rốtcuộc là bị Hán hóa).Nội việc phải dùng Hán văn để giao tiếp cho thuận tiện với quần chúng làcách lần lần thiểu số bị đa số đồng hóa: “lúc ban đầu còn dùng Quốc Văn, về saucàng ngày càng dùng nhiều Hán Văn cho thuận tiện...Ngót một triệu người Việt phântán đi cai quản hơn mười ngàn thị trấn, và chiếm đóng hơn ba mươi ngàn đồn binh(trang 265).Sự pha trộn không đồng chất rõ ràng hơn hết là lối viết biên khảo và lối viếtvăn chương. Cuốn sách nặng phần trình bày kiến thức về khoa học để dựa vào đómà lồng truyện giả tưởng. Ta nhận ra có sự bịa đặt về cốt truyện nhưng thiếu chấthuyền ảo, dù tác giả lồng vào đó huyền truyện Đông Phương nơi chốn Thiên Thai, vìhình như tác giả không chú trọng việc “làm văn chương”.Ngoài kiến thức khoa học, còn kiến thức về lịch sử và kiến thức triết lý! Thiếtnghĩ những đoạn về trận mạc giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Thanh trên đất TrungHoa bao la đáng là một dịp viết những trang hùng tráng trong bối cảnh địa lý vĩ đại,tương tự như cuộc dàn binh của Nã Phá Luân khi tiến đánh vào đất Nga (mà ta thấyqua màn ảnh đại vĩ tuyến, thực hiện cuốn tiểu thuyết “Chiến Tranh Và Hòa Bình” củaLeon Tolstoi). Thiết nghĩ những đoạn khi Kiên Trinh điên dại đi tìm Khang ở chốn baquân, nếu bằng lối văn chương thiên về mỹ cảm như Mai Thảo, thì đã là một dịp viếtthành những trang đẹp kiểu “Người Đàn Bà Điên Dưới Chân Sườn Tam Đảo”.Kết hợp kiến thức về khoa học của “Thuyết Tương Đối” với huyền truyện “LưuNguyễn Lạc Thiên Thai”, đặc điểm làm ta thỏa mãn là cho biết tại sao có chuyện lạcvào chốn thời gian đình chỉ, đó là khi phi cơ rớt và khi gặp bão họ lọt vào một vùngnăng lực phi thường, và ta hiểu đó chính là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng. Thiên Thaihay vũ trụ thuộc kích thước thứ tư không ở đâu xa: “Bọn ta ở đây vẫn là ở trên mặtđất, nghĩa là vẫn cùng một không gian, với đời sống dương thế, nhưng nhờ có tốc độánh sáng thay đổi nên có thể lẫn lộn vào nhau, chồng chất lên nhau mà không biết.Trong ánh sáng đi nhanh hơn lên 90 ngàn lần, cả một vũ trụ sở tại của chúng ta sẽtrở thành vô hình” (trang 187).Nói chung, quá nhiều kiến thức làm cho cuốn sách nặng nề vì viết theo kiểubiên khảo. Bằng không thì văn học ta đã có thêm một tập truyện huyền ảo, dễ cảmnhận hơn với lối văn chương thiên về mỹ cảm, sánh vai cùng bài thơ “Tống Biệt” rấtđẹp của Thi Sĩ Tản Đà.Ngôn ngữ thơ của nhạc sĩTa sẽ để qua một bên những bài thơ phổ nhạc vốn mang sẵn đặc tính tân kỳcủa thi ca. Nhưng không phải tất cả thơ đều như vậy, đều bao gồm hai đặc điểmnày: Ngôn ngữ đặt theo một cách riêng và nội dung là tình ca mơ hồ. Vì vậy, xin chỉđề cập tính chất thơ với hai đặc điểm trên. Ta cũng để qua một bên những bản nhạccó vẻ thơ, nhưng là thứ ngôn ngữ quy ước, văn phạm cấu trúc về lời đều bìnhthường, dễ dàng được quần chúng tiếp nhận. Bình thường không có nghĩa là tầm23 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thường, nhiều khi những lời giản dị lại mang tính tuyệt kỷ của nghệ thuật. Ví dụ lờitrong các bản nhạc tiền chiến đều có tính quy ước, dễ hiểu, rõ ràng, không vì thế màtầm thường.Tóm lại, ta giới hạn bài này ở những lời tân kỳ và nội dung tình ca phiếm định,do chính các nhạc sĩ đặt ra. Ngôn ngữ của họ tân tạo, kiểu cách lối thi ca: Còn tình ýthì mông lung, nghe vẫn biết đó là tình ca mà không rõ là tình ca gì.Nhưng trước hết, ta nên ra khỏi vòng ảnh hưởng, dễ gây ấn tượng, củanhững lối nhân cách hóa mới, những ẩn dụ sáng tạo độc đáo, vì nhận xét kỹ thìchúng vẫn còn nằm trong tính quy ước của ngôn ngữ, không có gì kiểu cách:Em đi qua chuyến đãThấy con trăng nằm ngủCon sông là quán trọVà trăng, tên lãng du...Cây chưa thu bóng dàiVà tôi thu bóng tôiTôi thu tôi bé lạiLàm mưa tan giữa trời(Trích bài “Biết Đâu Nguồn Cội” của Trịnh công Sơn)Hãy ngồi xuống đâyNhư loài cỏ tranhChen nhau từng hàngXoắn xuýt bên nhauVui chơi cuộc đờiCỏ rác hôm na...Hãy ngồi xuống đâyNhư loài thú hoangYêu nhau ngoài đồngDưới nắng ban maiPhô thân trần truồngKiếp sống hoang sơ.(Trích bài “Hãy Ngồi Xuống Đây” của Lê Uyên Phương)Bây giờ ta mới bàn tới đặc điểm đầu tiên: Ngôn ngữ văn vẻ đặt theo một cáchriêng của từng nhạc sĩ. Nằm ngoài những quy ước có sẵn, nên mới nghe qua ta thấyhơi lạ, không quen thuộc với cảm nhận, nghe đi nghe lại, ta thẩm thấu dần vẻ mỹcảm, phảng phất thơ mộng, đẹp buồn của tình ca đôi lứa. Có thể ta chưa hiểu tác giảmô tả quang cảnh hay tình huống gì rõ rệt. Ta đừng hỏi tại sao hình tượng trong lờinhạc hơi lạ lùng, mà hãy hỏi ta có cảm thấy vẻ thơ mộng của nó hay không. Nghĩa làta hãy dùng cảm tính để thưởng thức hơn là đi tìm hiểu cặn kẽ. Nếu có, thì đó làthành công của nhạc sĩ, chủ đích đưa ta vào một bầu khí thi ca. Ta dìu dặt theo tiếngnhạc, ta mơ màng theo lời ca:Em buông lơi tóc thềTìm mê theo cơn lốc vềEm như vương nắng hạHôn bờ biển xanh sỏi đáAnh lang thang dấu giàyVòng tay em cho đã gầyMen yêu đương rũ rượiMây trời vòng kín trùng khơi.24 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Trích bài “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” của Phạm Mạnh Cương)Lùa nắng cho buồn vào tóc emBàn tay xanh xao đón ưu phiềnNgày xưa sao lá thu không vàngVà nắng chưa vào trong mắt emChiều đã đi vào vườn mắt emMùa thu qua tay đã bao lầnNgàn cây thắp nếp lên hai hàngĐể nắng đi vào trong mắt em.(Trích bài “Nắng Thủy Tinh” của Trịnh công Sơn)Đặc điểm thứ hai của những bản nhạc có vẻ thi ca, đó là thứ tình ca mơ hồ.Không gian chưa định hình và tình yêu chưa định tính, đây là cặp song hành mà taliên kết bằng cảm tính đối với các bản nhạc này, dĩ nhiên trước hết là phải có âmđiệu hay. Ví dụ, nghe nhiều lần bản nhạc “Diễm Xưa” của Trịnh công Sơn và “TócEm Chưa Úa Nắng Hè” của Phạm Mạnh Cương, ta vẫn không thể xác định là thứtình ca gì. Nó không rõ ràng là tình ca định mệnh như “Màu Tím Hoa Sim” của HữuLoan, hoặc tình ca thất vọng như “Tiếng Thời Gian” của Lâm Tuyền, hoặc tình cahạnh phúc như “Bây Giờ Tháng Mấy” của Từ Công Phụng. Ta có thể kể vài thứ tìnhca đã được định tính nữa như: Tình phụ bạc, tình lỡ làng, tình vu vơ, tình ngang trái,tình ngoại đạo, tình đơn phương, tình ngây thơ, tình biệt ly, tình mùa chinh chiến,tình quê, tình sơn nữ, tình nghèo...Thứ tình mà ta nói là mơ hồ vì đôi khi như triết lýmột điều gì đó:Vì đâu mê say phồn hoaNhư áo gấm sáng lóng lánhÔm rách nát trong tâm linhÔm tiếng hát không hơi run nghèo nànCòn yêu chi hoa ngày xanhHéo hon vì mong manhBỏ quên lại người sau ngỡ ngàng.(Trích bài “Tình Khúc Cho Em” của Lê Uyên Phương)Mưa vẫn hay mưa cho đời biển độngLàm sao em biết bia đá không đauXin hãy cho mưa qua miền đất rộngNgày sau sỏi đá cũng cần có nhau.(Trích bài “Diễm Xưa” của Trịnh công Sơn)Một chiều có nắng sang đây ru em mơ mộngĐếm nắng cho tay qua trờiQuyện tình yêu qua màu mắtMột chiều công viên nắng ấm trên đôi tay ngàĐón dấu mưa rơi âm thầmVà màu nắng chết trên mi.(Trích bài “Giọt Nắng Hồng” của Ngô Thụy Miên)Những “Diễm xưa, sỏi đá cần có nhau, ngàn cây thắp nến” (Trịnh công Sơn),những “vòng tay em cho đã gầy, men yêu rũ rượi, gọi nắng cho mây trắng về” (PhạmMạnh Cương), những “ôm rách nát trong tâm linh, ôm tiếng hát nghèo nàn” (Lê UyênPhương), những “đếm nắng cho tay qua trời, xin em cho một lời miệt mài, đôi tayước muốn tù đày” (Ngô Thụy Miên): Đó toàn là những ngôn ngữ tân tạo, trước đâychưa có.Là thứ tình ca không định tính, cảnh vật không định hình, tạo ra chất thơ đặcbiệt.25 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ta nhắc lại: Trước hết là nhờ âm điệu hay. Mơ hồ, nhưng mái tóc, vòng tay,ánh mắt, vóc dáng người đẹp, hiện diện thấp thoáng, cho ta biết đây là tình ca. Emvà Anh là hai nhân vật chủ yếu, cho ta biết đây là tình ca. Bóng dáng người nam langthang, phiêu bồng, phiền muộn, cũng cho ta biết đây là tình ca. Lời ca không có vẻ gìsầu khổ quá đáng đưa tới thứ tình tuyệt vọng, cũng chẳng hạnh phúc tràn trề củathứ tình âu ca. Mà tình ca rõ rệt, được định tính, nghe mãi cũng nhàm, cho nên tacần loại tình ca mơ hồ.Xem ra, sáng tạo ngôn ngữ phiếm định cũng là một yếu tố quan trọng củanhạc phẩm. Nhạc tinh khôi, nhạc không lời, đòi hỏi sự thẩm nhận cao cấp. Còn đâylà tình mang mang, phiếm định như ngôn ngữ tân tạo, ở ngoài quy ước quen thuộccủa kết cấu văn chương. Đây là nhạc sánh vai cùng ngôn ngữ, nhạc được hỗ trợbằng lời mới lạ, vai trò của thi ca sáng lên cùng giai điệu.Ban đầu, những lời khác lạ đó có thể chưa được tiếp nhận dễ dàng. Nhưngnhờ âm điệu hay, được các ca sĩ thời danh truyền lan truyền cảm với nhiều lần trìnhdiễn, những lời tân tạo kia sẽ dần dần phổ thông, chẳng những cho các thế hệ trướcđây có trình độ Việt Ngữ khá cao, mà còn cho các lớp trẻ hải ngoại bây giờ và maisau. Ví dụ nhạc Trịnh công Sơn, Phạm Mạnh Cương, Lê Uyên Phương, Ngô ThụyMiên, đều thuộc về thập niên 60 đến giữa thập niên 70, đến nay lớp trẻ vẫn yêuthích.Còn nói gì đến một số bài thơ phổ nhạc, những bài thơ mà hai đặc điểm trên(ngôn ngữ tân tạo, tình ca mơ hồ) vốn là thân thuộc. Có khi lời thơ tân kỳ mà khônghẳn là tình ca mơ hồ. Ví dụ trong bài thơ “Thà Như Giọt Mưa” của Nguyễn Tất Nhiên(Phạm Duy phổ nhạc) có những lời như: “Người từ trăm năm về khơi tình động. Tachạy vòng vòng. Ta chạy mòn chân. Nào có hay cạn đời...Người từ trăm năm về nhưdao nhọn. Dao vết ngọt đâm. Ta chết trầm ngâm...Người từ trăm năm về qua sôngrộng. Ta ngoắc mòn tay. Chỉ thấy sông lồng lộng. Chỉ thấy sông chập chùng...”.Ví dụ trong bài thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” của Du Tử Lê (Từ Công Phụng phổnhạc), có những câu như: “Ta nghe hắt hiu từ mắt mắt em ngát tạnh. Con dế buồn tựtử giữa đêm sương. Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ. Em ở đó bờ sông còn ấm cát.Con sóng tình vỗ mãi một âm quên...”. Và trong bài thơ “Khúc Thụy Du” (Nhạc SĩAnh Bằng phổ nhạc) có những câu: “Như loài chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm.Tôi tìm đời đánh mất. Trong vũng nước cuộc đời. Thụy ơi và Tình ơi...” Ngôn ngữ tântạo làm mới ngôn ngữ. Thoạt nghe bị coi là kiểu cách, nhưng rồi mỹ cảm của âmthanh và lời hát sẽ chinh phục cuộc đời, trước lạ sau quen.Thơ Haiku Như Chất Dẫn LửaTa yêu thích Đường Thi của Trung Hoa, và ta cũng mến mộ thơ Haiku củaNhật Bản. Có thể nói tổng quát: Đường Thi có tính cô đọng về ý tưởng, diễn tả bằngma lực ngôn ngữ, thiên về nhân sinh. Còn thơ Haiku có tính khai mở vào vũ trụ,thiên về siêu hình. Đây chỉ là cái nhìn tổng quát, trong cặn kẽ thì Đường Thi cũng cónhững bài đưa ta vào mênh mông trời đất.Thơ Haiku thường chỉ nói vài ba câu thật ngắn, rất ít lời, giảm thiểu tới tối đavài nét chấm phá. Có ý kiến cho rằng nếu không có những lời dẫn giải trước củangười bàn thơ, chưa chắc ta cảm thấy cái hay của thơ Haiku (Xin xem tạp chí VănHọc-California, số 134, 1997, bài của Nguyễn Hưng Quốc). Hình như vậy. Nhưngnếu thiếu sự cảm nghiệm tương đồng trong ta khi đọc thơ và lời bàn của người dẫngiải thì thơ Haiku sẽ không được thắp sáng. Thơ không linh diệu thì lời bàn thêm thắtvào cũng thành vô ích.Vật không dẫn lửa thì lửa đưa vào sẽ không cháy. Ta thử đọc bài thơ Haikuvề con quạ:26 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cánh quạ ôTrên cành héo hắtChiều thuBây giờ ta đọc lời bàn của tác giả Nhật Chiêu (xin xem tạp chí Hợp Lưu, số28, 1996) rồi đọc lại bài thơ, ta sẽ cảm nghiệm bài thơ gần giống như lời bàn, lửa sẽbắt theo sau lời dẫn giải: “Toàn thể hình ảnh ấy là sự cô tịch. Cành cây, con quạ,chiều thu, là sự cô tịch mà Bashô mang trong trái tim mình khi ông lắng nghe niềmim lặng bất tuyệt của chân không”. Cũng vậy, đây là bài thơ “Ao Cũ”:Ao cũCon ếch nhảy vàoVang tiếng nước xao.Lắng nghe tịch lặng, sẽ thấy tương quan của những tạo vật nhỏ nhoi mà khaimở vào thế giới, vào siêu hình Đại Ngã, thấy những tương tự như lời bàn của tác giảNhật Chiêu:“Một con ếch đã đánh thức vũ trụ bằng bước nhảy của mình, giống như mộttiếng gõ cửa có thể mở cả vũ trụ...Ta là chiếc ao cũ, và là tiếng vang của chính ta, làtiếng vang của vũ trụ”. Như đã nói, thơ Haiku thiên về siêu hình. Nhưng cũng cónhững bài thơ về nhân sinh, về chiến tranh, còn lưu lại qua những bài thơ của cácphi công Thần Phong cảm tử trong Đệ Nhị Thế Chiến:Chúng tôi có thể sẽ chếtKhi trời vào xuânHoa trên các cây anh đàoTinh khiết và trong sáng (*)Mùa xuân, hoa anh đào, cái chết, đều là những hiện tượng tuần hoàn của tạohóa.Chết cho Hoàng Đế Nhật, hóa thân của Trời, như niềm hoan lạc trở về cát bụivà ánh sáng. Và đây, một bài Haiku khác của người sắp ra đi trong đội quyết tửKamikaze:Hãy để thân tôi dật dờ trên biểnHay nằm ven sườn đồiTôi muốn chết cho Hoàng Đế! (**)Những lời trăn trối để lại trước giờ lái máy bay đâm vào tàu chiến của Mỹ, đócó phải là thơ Haiku hay không ? Xét về cấu trúc, ta thấy thơ của họ có nhiều lời,chưa giảm thiểu tối đa vào vài nét. Xét về nội dung, đó là những lời nguyền khắc vàosông núi hơn là những khai lộ về mênh mông vũ trụ.(*) May we dieAs in spring timeThe cherry-tree flowersPure and bright(**) Let my body float on the watersOr lie on the hillsideI want to die for the EmperorĐẹp Tình Ca Hợp Với Nhân TínhĐã xa rồi thời kỳ văn chương đài các, chữ nghĩa cao sang, chuyện tình củatrai thanh gái lịch. Đã xa rồi thời kỳ của văn chương quý tộc, chữ nghĩa cung đình,chuyện tình của ông hoàng bà chúa.Nhưng chất trữ tình của buổi gặp gỡ đôi lứa vẫn muôn đời ở với nhân gian,thuộc về bản tính con người. Có chuyện tình đẹp nơi thôn quê, có chuyện tình đẹpchốn thành thị, có chuyện tình thời hòa bình, có chuyện tình thời chiến tranh. Đưa27 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tính lãng mạn lên quá cao như Lưu Trọng Lư: “Em là gái trong song cửa. Anh là mâybốn phương trời...Tình em như tuyết giăng đầu núi. Vằng vặc muôn thu nét tuyệtvời”, hay hạ thấp quá đáng chuyện tình vào dục tính như một số nhà thơ thời kỳ triếtlý hiện sinh, hoặc vào loại thơ văn hành lạc dâm tục kiểu Karma-Sutra của Ấn Độ,như trong văn chương Việt Nam hải ngoại mới đây, đó chỉ là cường điệu. Nó khôngthuộc về thực chất đời sống mà thuộc về tính làm khác lạ cho văn chương, thuộc vềtính lập thuyết của chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ.Bộ lạc du mục Wodaabe vùng Trung Nam sa mạc Sahara ở Phi Châu khôngcó chữ viết, không có văn chương, vậy mà họ vẫn giữ được truyền thống yêuchuộng vẻ đẹp trong chuyện tình. Sống nơi sa mạc, du mục nay đây mai đó, vậy màhọ rất đề cao cái đẹp bề ngoài của trai gái. Đặc biệt là những cuộc lễ nhảy múa đểtuyển chọn người đẹp thuộc về nam giới, trai cũng phấn son diêm dúa, tổ chức hàngnăm vào đầu mùa mưa. Dĩ nhiên, nữ giới cũng sặc sỡ, chấm điểm cho phía nam.Không có chữ viết mà chỉ có chuyện kể cho nhau nghe, nhưng tâm hồn ngườiWodaabe cũng rất Thi Sĩ. Khi kẻ nào được cảm mến ra đi, họ múc một nhúm cátdưới chân người đó, bỏ vào túi nhỏ đeo vào cổ như bùa hộ mạng, và nói: “Tôi biếtngười sẽ trở lại. Vì người đã để lại vết chân trong trái tim tôi”. Thật là thơ. Chữ nghĩanào dạy họ như vậy. Nó thuộc về nhân tính.Con vật chỉ biết có bản năng, chỉ biết có dục tính. Thực tế, ta thường thấy cónhững cặp chim ríu rít bên nhau, những con thú mài cọ bên nhau, trước khi tiến vàobản năng truyền giống. Không phải chỉ có chủ nghĩa nhân văn mới biết tới cái đẹptrong chuyện tình đôi lứa.Văn chương cần sự thay đổi, phát khởi trường phái, mới làm nên dòng vănhọc sử.Có trường hợp văn chương ảnh hưởng vào đời sống, như nhóm Tự Lực VănĐoàn đã từng góp công cải tạo một số phong tục tập quán không tốt. Nhưng nếu vănchương quá lập dị sẽ không hướng dẫn được xã hội. Ngược lại, đa phần thì đờisống sẽ phản ảnh vào văn chương, làm chứng tích những thời kỳ lịch sử.Điều này giúp ta nhận định lạc quan: Tính lãng mạn cao độ, tính giản lượctình yêu vào dục tính, tính đạo mạo hay thờ ơ bỏ quên tình yêu đôi lứa, đó chỉ là chủnghĩa, chỉ là trường phái văn chương, chỉ là giai đoạn cần huy động cho chinh chiến,không phải từ thực chất con người. Ta vẫn thích nghe những bản tình ca gần gũi vớicuộc đời chung quanh.Thi Sĩ Của Cõi Siêu Hình Vấn Vương Trần ThếThi Sĩ của cõi siêu hình, nghe thật lạ tai. Cõi siêu hình vô sắc vô tướng, khôngthể dùng ngôn ngữ diễn tả, chỉ có những bậc đại ngộ mới biết được. Nên gọi họ làcác vị hành giả của cõi siêu hình hơn là cái biệt danh Thi Sĩ.Cõi siêu hình nếu còn vướng mắc sắc tướng của trần gian thì mới dành chocác Thi Sĩ. Loại Thi Sĩ của trần gian, không phải Thi Sĩ đạo sĩ, Thi Sĩ giáo sĩ. Thi Sĩtrần gian hình dung đến một cõi nào khói sương huyền ảo nhưng vẫn chưa ra khỏithế giới hữu hình, và nơi an nghỉ cuối cùng chỉ là trạm bắt đầu lên đường, cũng đầytính chất thi ca.Em trai của Công Chúa Diana, Hầu Tước Earl Spencer, chính là một Thi Sĩthuộc loại này, với ước muốn nơi an nghỉ cuối cùng của chị mình ở một hòn đảo nhỏtrong phần đất của dòng họ quý phái Spencer, một nơi thật u buồn khi mưa đổ, chỉthấy mịt mờ và thật đẹp khi mùa daffodils nở rộ quanh hồ. Thi Sĩ Phạm Thiên Thưcũng vậy, thơ mộng hóa mộ địa của một người con gái yểu mệnh:Mộ của em, mộ vừa mới đắpCó con chim nào hót trên cây28 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Lời của chim ch.m vào tiếng suốiSuối xanh lơ buồn khóc ai hoàiRồi từ đây vườn chùa thanh vắngĐến thăm em ngày tháng qua mauMột nụ mai vừa nở trong nắngHỡi em ơi, mây đã qua cầu.(Trích bài: Em Lễ Chùa Này)Quả là một cảnh đẹp buồn còn lưu luyến với trần thế. Chẳng những còn nặngtình với trần thế, với hành tinh trái đất, mà có khi cái nghĩa tử nghĩa tận còn nặngtình với nơi chốn của nguồn gốc tổ tiên, tức còn giới hạn vào một phạm vi nhỏ hơnnữa. Nơi thủy táng của sắc dân Maoris trên Đảo Tân Tây Lan là một ví dụ. Đó là mộtmỏm đá, sườn thoai thoải đổ xuống biển, là chỗ mà khi chết, người Maoris được đẩyxuống đại dương cho linh hồn trôi về phía Tây mặt trời lặn, tức là về phía Quần ĐảoHawaiki cách xa nơi đây hai ba ngàn dặm biển, nơi mà tổ tiên họ vượt trùng dươngđến Tân Tây Lan từ bao nhiêu Thế Kỷ trước. Cõi siêu hình như vậy chỉ là bóngnhững hòn đảo trên Thái Bình Dương. Cái bao la của trùng dương làm cho conngười mường tượng đến cõi bao la ngoài trần thế.Cõi siêu hình càng trừu tượng thì càng mất hết tính chất thi ca. Trừu tượngnhưng sáng láng tịch lặng hố thẳm, không phải trừu tượng trơ trụi lạnh lùng nhưnhững con số toán học. Tục lệ thủy táng đi vào cõi lặng lờ của thủy mộ quan chỉ gầnđạt tới mức trừu tượng hố thẳm. Vài dân tộc dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn có tục lệthiên táng, tức là nhờ kên kên diều quạ bay lượn trên trời tiêu thụ tử thi người chết,cách đó cũng gần đạt tới mức trừu tượng, nhưng còn vướng mắc bóng dáng bầutrời xanh, bầu trời trên những đỉnh tuyết.Còn yêu thơ là còn yêu đời, yêu trái đất xanh và ngọt mát. Thi Sĩ Tản Đàmuốn khi an giấc ngàn thu ở gần đường xe lửa xuyên Việt để còn thấy nhữngchuyến xe vào Nam ra Bắc mà ông đã đi lúc còn ở đời. Văn Sĩ Chateaubriand, muốnan giấc nơi một góc biển để còn nghe mãi tiếng sóng vỗ ngàn năm. Đó là vài trườnghợp. Họ là Thi Sĩ của cõi siêu hình.Ngôn Ngữ Huyền Ảo Vẫn Trường TồnChữ nghĩa công hầu khanh tướng như thứ ngôn ngữ đã qua rồi của thờiphong kiến. Văn thơ lãng mạn quá ư thanh lịch, thứ ngôn ngữ của tầng lớp kháphong lưu thành thị thời Pháp thuộc, cũng đã qua rồi. Và văn chương triết lý hiệnsinh, ngôn ngữ biểu hiện những vô định bất trắc thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Khimột giai đoạn lịch sử xã hội không còn nữa thì văn thơ phản ảnh của nó cũng tànphai.Nhưng văn thơ huyền ảo của văn hóa Phật Giáo, có từ thời văn học thời Lýthời Trần, tại sao đến nay vẫn còn tồn tại. Bởi vì tôn giáo ấy vẫn còn, lời kinh tiếngkệ ấy vẫn được truyền bá. Cảnh chùa thanh tịnh, hồi chuông siêu thoát, Phật Đàinghi ngút trầm hương, những người áo nâu áo lam vào ra sùng kính...ngàn xưa đếnnay vẫn như vậy.Phản ảnh từ một thực thể trường tồn, ngôn ngữ huyền ảo vẫn hiện hữu quadòng đời biến dịch, lịch sử sang trang.Có chủ trương đưa Phật Giáo đi vào đại chúng, phát huy tôn giáo về hướngbình dân, kinh sách bớt mang tính trang nghiêm đầy Hán tự để mang tính truyền kỳcổ tích, tục hóa với các truyện tình hệ lụy rồi được giải thoát ra khỏi trầm luân. “HồnBướm Mơ Tiên”, truyện tình “Lan và Điệp”, thật có công phát huy tôn giáo vào đạichúng. Đại chúng bình dân có truyện thần thông cổ tích, đại chúng thành thị cónhững truyện tình.29 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ta cũng nên phân biệt cái đơn giản của tu Thiền với cái tục hóa của PhậtGiáo đi vào đại chúng. Đơn giản thay thế cho huyền ảo, nhưng đơn giản an nhiênchính là khai lộ về siêu hình hố thẳm. Tính chất này ta thấy trong thơ của ThượngTọa Nhất Hạnh. Thơ như ăn như thở, như đóa tường vi vẫn nở bên hàng rào.Ngôn ngữ huyền ảo trong Phật Giáo nếu có trong thơ thì không phải là nhữngsáo ngữ, không phải những khoa trương hiểu biết về kinh điển. Chính vì tính huyềnảo đó đã khiến cho các nhà thơ tới gần, muốn đưa vào thơ như một ngưỡng mộ.Nhưng các từ ngữ này khi nằm trong nguồn mạch sáng tạo thì mới là của Thi Sĩ, nếukhông chỉ là ngôn ngữ chung của mọi tín đồ Phật Giáo. Ở trên nguồn mạch sáng tạo,ngôn ngữ mới bay lượn nhờ tài năng của nhà thơ, ví dụ như trong thơ Phạm ThiênThư:Anh nằm gối cỏ chờ hoaÁo em bạch hạc la đà Thái HưLà vốn chung nên ai cũng có thể mượn từ ngữ Thái Hư khi làm thơ có tưtưởng Phật Giáo, nhưng hình dung Thái Hư lắng đọng như hạc trắng áo em thì chỉcó Phạm Thiên Thư. Một người nữa, trong cõi thơ đặc biệt, chúng ta khám phá thêmThái Tú Hạp với những thi phẩm đã xuất bản tại hải ngoại, nhưng dùng nhiều từhuyền ảo của Phật Giáo, thấy rõ nhất trong tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua”, đây làvài ví dụ:Ta về phủ bụi trần gianNghe kinh Bát Nhã gõ trăng luân hồi...Lá theo tiếp lục đường chimHồn mai phục giữa Hoa Nghiêm lặng tờ...Bụi nào xóa dấu sắc khôngNghe chuông đại nguyện hóa thân chim trờiCác từ ngữ “Bát Nhã, Luân Hồi, Hoa Nghiêm, Đại Nguyện...” là chữ nghĩa củabá tánh, của tất cả tín đồ Phật Giáo. Nhưng tiếng mõ của nhịp cầu kinh gõ vào trăng,hồn mai phục giữa các trang Hoa Nghiêm, hồi chuông thoát bay thành cánh chimtrời, đó là huyền ảo riêng của Thái Tú Hạp.Ta nhận xét có những dị biệt khi dùng ngôn ngữ huyền ảo Phật Giáo trong thơlục bát và thơ ngũ ngôn. Vì nhạc tính êm đềm của lục bát, và vì nguồn mạch kéo dàicủa câu tám, nên tứ thơ qua hình ảnh sáng tạo rất uyển chuyển như dòng sông đangêm trôi. Nếu có những đập nước chắn ngang, những dấu phẩy ngắt đoạn, thì dòngsông vẫn là dòng sông, lục bát vẫn là lục bát. Chỉ có những ngọn Cô Sơn này tiếpđến ngọn Cô Sơn khác thì mới có những lúc ngừng lại rồi tiếp tục lên đường. Nhữngkhoảng ngừng lại đó có thể là đồng cỏ xanh tươi, có thể là hẻm vực hay thung lũngngoạn mục. Những lúc ngừng lại ấy là những lúc thấm sâu với cảnh vật. Có khácnào những lúc thấm sâu vào tâm linh khi đọc những câu thơ thấy như rời rạc vớinhau, thật sự là dành cho ta nhìn ra những ẩn chứa sâu sắc tạo thành nhữngkhoảng trống để độc giả tham dự bằng thể nghiệm tâm linh, thích hợp ở thể thơ ngũngôn (nhất là ở thể thơ Haiku). Một so sánh cụ thể nữa: Thơ lục bát với những ngônngữ huyền ảo Phật Giáo như tiếng chuông chùa ngân dài, và thơ ngũ ngôn nhưnhững tiếng mõ cách quãng từng chập. Cả hai đều huyền ảo, nhưng ta trôi theo lụcbát, còn ta sẽ ngừng lại lắng nghe vào tâm hồn khi tiếng mõ đứt qu.ng trong mỗi câungũ ngôn. Ví dụ trong thơ Quách Tấn:Chim chiều kêu trước dậuGối sách nhìn hư khôngPhơi phới làn mây trắng30 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Bay qua ngọn ráng hồngNhững sự vật trong đoạn thơ như “chim chiều, gối sách, mây trắng bay quaráng hồng” gần như không liên hệ gì với nhau. Đó là những tiếng mõ rời rạc nhưngthể nghiệm vào tâm ta để biết trời đất vừa gần vừa xa, bao la tồn tại mãi mãi, và conngười hiện diện như buổi chiều nay rồi có lúc không còn nữa. Trong thơ ngũ ngôncủa Thái Tú Hạp, ta cũng thấy có những khoảng trống giữa các câu thơ:tha hương đầu núi tuyếtcuối mây hoa đào rơitri âm như cánh hạcvút qua ngàn biển khơi(trong bài: Phương Xa)đêm giao thừa bất tậntây trúc ngàn dặm xaniệm từ tâm giao độngcơn gió thoảng ngoài ta(trong bài: Một Thoáng Phù Vân)mấy nghìn năm cổng gióthổi qua mái chùa xưangười đi và kẻ ởđời buồn sao lưa thưa(trong bài: Sao Khuya)Trong thơ Quách Tấn cũng như Thái Tú Hạp, không hẳn mỗi câu là một tiếngmõ rời rạc, ví dụ mây trắng liên hệ đến việc bay qua ngọn ráng hồng, cánh hạc liênhệ đến việc vút qua ngàn biển khơi. Thiết nghĩ như vậy vẫn chưa tạo ra nhiềukhoảng trống, lý tưởng là mỗi câu một sự vật thấy như không liên hệ gì với nhau màlại quy tụ thành một tứ thơ.Chẳng hạn trong đoạn thơ trích ở bài “Một Thoáng Phù Vân”: Đêm giao thừa,Tây Trúc, cơn gió thoảng, dường như riêng lẻ mà liên kết thành tứ thơ vẽ nên cảnhđời cưu mang nghiệp chướng tối đen như đêm giao thừa, Tây Trúc Niết Bàn còn ởthật xa, hãy ở ngoài tâm giao động thì mới biết mọi sự là phù vân.(Trích trong: Thái Tú Hạp, Tác Giả và Tác Phẩm, Nhà xuất bản Sông Thu,1999)Nhầm Lẫn Khi Đọc ThơNhầm lẫn khi đọc thơ khác với sáng tạo khi đọc thơ. Tuy vẫn cùng một cáchthức là thêm thắt phần mình vào thơ của người khác, nhưng sáng tạo có tính chủđộng, còn nhầm lẫn thuộc tính thụ động bị đẩy đi do chính sự lẫn lộn của mình.Sáng tạo bắt nguồn từ kiến thức hay hồn cảm. Thông thường là kiến thức vềtriết học khi người đọc thơ được trang bị những hiểu biết về siêu hình học hay tâm lýhọc, từ đó nẩy ra xu hướng "phê bình sáng tạo". Còn nhớ, ở miền Nam Việt Namtrước năm 1975, ta thấy có vài người làm việc đó, như Đỗ Long Vân (viết về truyệnvõ hiệp Kim Dung), như Đặng Tiến (viết về thơ Đinh Hùng), như Lê Tuyên (viết vềcao dao Việt Nam)...Hướng phê bình sáng tạo không làm tác giả vui hay phản tỉnh, vì không mấykhi họ nêu ra ưu khuyết điểm, chỉ thấy bao trùm lên là bóng dáng sáng tác của nhàphê bình.Và sáng tạo do hồn cảm rất năng động, rất thông thường cho những ai vốnsẵn có tâm hồn Thi Sĩ, vốn giàu có tâm linh. Đọc thơ là một lần làm thơ. Hồn cảm dotự động, hồn thơ bật dậy, nhưng cũng là chủ động, bởi vì người đọc rất tỉnh táo khi"tự do thả trôi" theo dòng tưởng tượng. Nhắm mắt khi đọc thơ là để cho sự hoan lạckhai mở một thế giới. Vấn đề tái cấu trúc khi đọc thơ lục bát, hoán chuyển ngược31 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


xuôi những thi đoạn trong hai câu sáu tám, chính là sáng tác bằng hồn cảm khi đọcthơ.Còn nhầm lẫn khi đọc thơ cũng làm giàu có, làm phì nhiêu cho thơ bằng phùsa ngoại nhập. Tuy nhiên, sự giàu có này không do tâm hồn mình mà do ngôn từ bịta hiểu sai, do sự vật bị ta nhầm lẫn. Nhầm lẫn chân trời cát thành ốc đảo mượt mà,đó chính là một bài thơ của kẻ kiệt sức trên sa mạc. Ví dụ, đây là một nhầm lẫn khiđọc thơ của Trần Huyền Trân:Mưa bay trắng lá rau tầnTàu ai bốc khói xa dần bến mơĐộc giả có thể lẫn lộn (như người viết bài này) giữa "rau tần" dầy lá màu xanhlợt với "rau tía tô" lá mỏng màu đỏ tím. Nhầm lẫn (khi chưa kiểm chứng) làm cho bàithơ có màu sắc tương phản hơn (không dám nói là hay hơn) trong bối cảnh một cơnmưa tác giả nhìn ra vườn và nhìn ra con sông rộng lớn có chiếc tàu vừa rời bến. Tachợt nhớ đến đóa hồng nhung dưới cơn mưa phùn trong văn Khái Hưng.Sự nhầm lẫn làm giàu có mà lắm khi cũng làm nghèo nàn thi ca. Nghèo nàn làdo định kiến, do một ý tưởng tiền chế, có sẵn như một cái khuôn chụp vào thơ củangười khác. Ví dụ, vào cuối thập niên 1950 ở miền Nam Việt Nam, ta nghe lời thơtrong bài tình ca "River of No Return" (cũng là nhan đề một cuốn phim có bài hát đó).Ta liền liên tưởng đến ý tưởng dòng sông ly biệt, dòng sông đáo hải bất phục hồitrong Đường Thi, hay lẽ biến dịch vĩnh viễn trong triết lý Hy Lạp. Thực ra, sau khikiểm chứng lại mới biết, lời thơ có ý tưởng nói về "tình yêu một trái tuyết lăn" khôngkiềm lại được, tình yêu lầm lỡ khi đã trao trái tim cho ai thì không thu hồi được nữa.The love, a traveller on the riverof no return.Trong bối cảnh hoang dã thời lập quốc Canada, với con sông chảy xiết vùngBanff mà người da đỏ gọi là "Sông lạc đường về", có một nàng ca sĩ (do MarilynMonroe thủ diễn) đã trao trái tim lầm lỡ cho một gã phiêu lưu cờ bạc rất đẹp trai,trong khi đó có một người yêu nàng thực sự (do Robert Mitchum đóng vai), dĩ nhiênkhông được nàng đáp ứng. Trái tim lầm lỡ như tiếng vọng của con sông mãi mãikhông về:I can hear the river's calls:No return, No return...I can hear my love's calls:No return, No return...Nhầm lẫn khi đọc thơ thường xảy ra khi ta không biết rõ nghĩa một Hán tự,hay nghe không rõ lời trong một bài hát ngoại ngữ. Vì ngộ nhận, ta đã vô tình cóđược một tứ thơ, một thi tính. Phải chăng đây cũng là một vấn đề văn chương khiđọc thơ. Ta cần xem xét lại để thu lượm những rơi rớt có khi cũng lóng lánh trên dọcđường thưởng ngoạn.Thể Thơ Đối ThoạiLàm sao tránh được sự sơ sài khi viết về một tác giả nổi tiếng mà bài viết chỉgiới hạn trong một hai trang báo. Ngoài cách kể vài kỷ niệm hay vài giai thoại quenbiết với tác giả để đóng góp một chút tư liệu liên quan đến cuộc đời, qua đó soi rọisự hiểu biết về văn thi nghiệp muốn giúp gì thêm thì chỉ còn cách là từ một bài thơhay một đoạn văn của tác giả, nhân đó bàn về vấn đề văn chương có tính cách tổngquát.Ví dụ viết về nhà thơ Thanh Tịnh thì không thể trong một bài báo quá ngắnnhìn được dù chỉ vài khía cạnh trong tổng thể thi nghiệp của Thanh Tịnh. Vì vậynhân bài thơ “Mòn Mỏi” của ông, ta bàn về thể thơ đối thoại, một thể thơ tưởng đã32 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


lãng quên nhưng đôi khi còn thấy xuất hiện trong văn chương Việt Nam hải ngoạihiện nay.Thể thơ đối thoại thường được áp dụng ở những thi phẩm trường thiên nhưTruyện Kiều hay Lục Vân Tiên, trong đó gồm nhiều nhân vật với nhiều dịp đối thoạivới nhau qua diễn tiến của một câu chuyện dài, lắm tình tiết, làm nên thứ tiểu thuyếtvăn vần. Thể đối thoại ít khi dùng trong bài thơ ngắn, vì nhà thơ thường độc thoại, cókhi còn làm đại diện nói giùm cảm nghĩ của người khác:Nếu anh còn trẻ như năm trướcQuyết đón em về sống với anhNhững khoảng chiều buồn phơ phất lạiAnh đàn em hát níu xuân xanh(Hoàng Cầm)Khi làm thơ với cấu trúc gồm hai nhân vật thì có ba cách: Một là đặt câu nóinhân vật vào hai dấu ngoặc kép, như trong bài thơ “Đi Chùa Hương” với lời cô gái vàlời của chàng trai thỉnh thoảng được ghi nguyên văn bằng thể thức trên, còn tất cả làlời tác giả như một kẻ thứ ba đứng ngoài cuộc. Hai là dùng một dấu gạch ngangngắn, như trong bài “Tình Già” của Phan Khôi: Lời của người tình già 25 năm gặp lạithỉnh thoảng được chen vào, ngoài ra là lời của Phan Khôi như một kẻ đang chứngkiến câu chuyện. Bài thơ “Tình Sầu” của Huyền Kiêu là điển hình của thể thơ đốithoại với cách áp dụng dấu gạch ngang ngắn dành cho lời của một người trongcuộc:Xuân hồng có chàng tới hỏiEm thơ, chị đẹp em đâu ?- Chị tôi hoa thắm cài đầuĐi đuổi bướm vàng ngoài nội.Hạ đỏ có chàng tới hỏiEm thơ, chị đẹp em đâu ?- Chị tôi tóc xõa ngang đầuĐi giặt tơ vàng bên suối.Thu biếc có chàng tới hỏiEm thơ, chị đẹp em đâu ?- Chị tôi khăn thắm quàng đầuĐi hát tình sầu trong núi.Đông xám có chàng tới hỏiEm thơ, chị đẹp em đâu ?- Chị tôi hoa phủ đầy đầuĐã ngủ trong lòng mộ tốiĐoạn cuối bài thơ của Huyền Kiêu thật u buồn nhưng không đến nổi bất ngờ,vì ta có thể đoán trước điều gì tác giả muốn nói qua diễn tiến của thời gian bốn mùa,nằm trong chủ đề có tính cách siêu hình. Không phải thường hằng nhưng thi nhânthường làm nguồn cảm hứng: Chủ đề hồng nhan bạc mệnh.Ta chợt nhớ đến một cuốn phim Thụy Điển, chiếu ở Việt Nam vào thập niên1960:“Nàng Chỉ Ca Múa Trong Một Mùa Hè” (Elle n’a dansé qu’un seul été).Không đến nỗi bất ngờ nên bài thơ của Huyền Kiêu chưa mang vẻ kịch tínhcủa thể đối thoại. Bài thơ “Mòn Mỏi” của Thanh Tịnh có được điều này. Và đến đâyta nói cách thức thứ ba trong thể đối thoại: Mỗi đoạn thơ dành cho lời nói của từngnhân vật, đối đáp nhau một cách thứ tự. Ngôn ngữ thơ của Thanh Tịnh trong bài nàynhư về thời “Chinh Phụ Ngâm”, lùi xa hơn giai đoạn thơ mới tiền chiến mà ông đangở trong dòng, có lẽ vì ông muốn trở về ngôn ngữ xưa cho thích hợp những hình ảnh33 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cổ thời: Ngựa hí sa trường, chinh phụ thềm rêu ngóng chồng, xưa nay chinh chiếnmấy ai về...Đó là tất cả nội dung của bài thơ “Mòn Mỏi”:Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơTìm thử chân mây khói tỏa mờCó bóng tình quân muôn dặm ruổiNgựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ.Bên rừng ngọn gió rung câyChị ơi con nhạn lạc bầy kêu sươngSóng chiều đưa chiếc thuyền lanChị ơi con sáo gọi ngàn bên sôngÔ kìa! Bên cõi trời đôngNgựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa.Này lặng em ơi, lẳng lặng nhìnPhải chăng mình ngựa sắc hồng inNhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuốngChị sợ trong sương bóng ngựa chìm.Ngựa hồng đã đến bên hiênChị ơi trên ngựa chiếc yên...vắng người.Thể thơ đối thoại tưởng chừng đã lãng quên vì ít ai dùng, bẵng đi một thờigian dài, nay gặp lại, ta có cảm nghĩ như tìm được một cuốn sách cũ trong nhà khokhông người lai vãng. Với thể cách đối thoại bằng trừng đoạn bài thơ trên, ta lại thấytrong bài thơ “Tại Sao”: Những đối thoại giữa cô gái bán bar Việt Nam và anh lính Mỹtrước giờ lên đường về nước. (Xem lại tạp chí Khởi Hành số 12, bài thơ do SusanWallace sưu tầm trong “250 Yeas Of Wartime Love Letters”, không thấy ghi tên tácgiả bài thơ).Khởi điểm là bài thơ “Mòn Mỏi”, nhân đó lại bàn về một vấn đề văn chương:Thể thơ đối thoại. Như vậy muốn viết về Thanh Tịnh mà thật ít lời. (*) Không còncách nào khác hơn khi ta chưa có ý định viết thành bài nghiên cứu hay nhận định tácgiả, đành phải nương nhờ một cái cớ cho sự cảm nghĩ về văn chương.(*) Xin trích lại vài ý tưởng về đoạn văn mùa tựu trường của Thanh Tịnh:“Hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có nhữngđám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựutrường...”Bản văn trên có một ma lực gì mà mỗi khi nhắc đến buổi tựu trường, chúng tađều nhớ lại ? Không phải vì bài văn có những ý tứ hay như con đường đã quen đi lạinhiều lần bỗng trở nên lạ đối với cậu học sinh mới cắp sách đến trường, cũng khôngphải vì bài văn nói quá đúng một kỷ niệm ai ai cũng có như cảm tưởng sợ sệt lạclòng của một người học trò được mẹ đưa đi học lần đầu tiên. Những ý tứ ấy thìnhiều người đã nói rồi, có gì là mới lạ vang vọng mãi trong lòng ta...Vang vọngkhông phải do cái mới lạ, mà do cái man mác, xa xôi, vất vưởng...Chính là các từngữ “trên không có những đám mây bàng bạc” tạo ra một ma lực làm ta nhớ mãi bảnvăn này. Tại sao những từ ngữ đó và không là những từ ngữ khác ?...Mỗi bài văn hình như có những từ ngữ quyết định, chính chúng làm nên giá trịcho một bản văn. Đó là những giá trị không lộ liễu vì bao giờ cũng là cái mơ hồ,không phải là những tình ý rõ ràng nhưng là cái gì thấp thoáng...Một nội dung hồitưởng thì từ ngữ xa xôi là một giao hưởng mật thiết làm ta nhớ mãi. Thanh Tịnh vớiđám mây bàng bạc trôi trên nền trời của kỷ niệm ngày tựu trường, Mai Thảo với hồicõi man mác vọng vào những mái bếp tro than nguội lạnh lúc năm giờ sáng của kỷniệm một “Chuyến Tàu Trên Sông Hồng”, Võ Phiến với đám khói vất vưởng bay lêncao mãi trong ký ức của kỷ niệm một chuyến đi qua đồng ruộng mênh mông của34 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


miền Tây trong mùa đốt cỏ. Toàn là những dư ảnh xa xôi, lắng đọng, hoặc dư âmtrầm mà lại khó phai...(Trích bài “Những Từ Ngữ Quyết Định Trong Một Bản Văn”, đăng trong tạp chíThời Tập tại Sài Gòn số 12 ngày 10.10.1974, T.V.N.)Thơ Lúc Từ Bỏ Cuộc ChiếnTừ bỏ cuộc chiến khác với phản chiến. Phản chiến là thái độ ở phía chống đốichiến tranh. Còn đây là thái độ trước ở phía chủ chiến, nhưng sau từ bỏ vì một lý donào đó.Lý tưởng chống đối chiến tranh vì chủ trương nhân bản, chiến tranh là tànbạo, lập trường ở ngoài mọi phe phái. Điều này chẳng có gì lạ, trong Đường Thicách nay hàng ngàn năm đã nói đến qua bài “Thạch Hào Lại’ của Đỗ Phủ. Bài thơ kểchuyện bắt lính trong đêm khuya: Nhà có hai anh em đi lính đều tử trận, thiếu línhđến nỗi bà già cũng bị sung công vào đội hỏa đầu quân, chỉ có ông già trèo tườngtrốn là thoát quân dịch.Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phong trào phản chiến ở Mỹ lúc đó là thứphản chiến thực sự, vì sự tuyên truyền của khối cộng sản gồm cả Liên Xô và TrungQuốc làm cho thế giới và nhân dân Mỹ thấy Hoa Kỳ như một cường quốc đổ quânvào một nước nhỏ, tiến hành chiến tranh thô bạo. Nổi bật trong phong trào phảnchiến ở Mỹ là nữ tài tử Jane Fonda. Nhưng cách thức Jane Fonda đến miền BắcViệt Nam trong lúc chiến tranh, và hát những bài ca phản chiến bên các ổ súngphòng không gần Hà Nội, hình ảnh đó không thể nhìn như ở ngoài mọi phe phái mànhư là đứng về phía bị gây hấn. Điều ấy đắc dụng cho phản chiến địch vận, làm chonhân dân Mỹ thấy chiến tranh là vô chính nghĩa, là hy sinh vô ích, là tiêu hao nhânvật lực.Nhắc qua vài nét để nhớ có một thời phản chiến mập mờ với phản chiến địchvận.Còn từ bỏ cuộc chiến hoàn toàn khác hẳn, trong đó bao hàm ý tưởng đã cómột thời tham dự một cách chủ động theo đường lối của chính quyền, bây giờ cũngtheo chủ trương của chính phủ mà rút chân ra. Chủ trương từ bỏ cuộc chiến có thểvì đã kinh nghiệm qua chiến tranh Việt Nam là một bãi lầy, hay có thể vì thế cờDomino không còn đáng quan ngại (nếu tiền đồn miền Nam Việt Nam sụp đổ thì khuvực Đông Nam Á cũng không lâm nguy). Bãi lầy hay thế cờ đã hóa giải, chỉ ở cấpthật cao mới biết điều nào là đúng.Nhưng việc từ bỏ cuộc chiến đi xuống cấp dưới, cấp quân sĩ tác chiến, vàovăn chương, thì chỉ còn là những ẩn dụ, càng không có gì xác thực thuộc lãnh vựcthi ca. Từ bỏ cuộc chiến ở Việt Nam chỉ giản dị như đã chán rồi đặc sản “bamuyba”(bia 33) của “cô đẹp”, như trong bài thơ “Tại Sao” dưới đây:Tôi đến một quán ruợu theo lối quen thuộcỞ đó có một “cô đẹp”, tóc dài thả lưngMắt cô long lanh đáp ứng với những mơn trớn của tôiTôi nói yêu nàng, tôi yêu nàng nhiều lắm.Chào Anh, vào đây, ngồi xuống và cho biết tênAnh đã ở Việt Nam bao lâu rồi ?Tôi đã ở xứ cô một thời gian dàiVậy hãy ngồi xuống bên tôi và nghe tôi nói.Tôi đã ngán uống món “bamuyba” rồiTôi đã mệt vì cuộc chiến quá lâu rồiTôi đang thu xếp hành trang để về nhàVề với bé Vickie, người con gái tôi mến mộ.35 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(I went to a bar way down by the trackThere stood a Co-dep, long hair down her backHer eyes, how they sparkled in response to my touchI told her I loved her, I loved her too muchHey you! Come in. Sit down.What’s your name ?How long have you been in Vietnam ?I’ve been in your country the whole live-long daySo sit right down by me and hear what I sayI’m tired of drinking your old bamuybaI’m tired of fighting your old warI’m packing my bags and I’m going back homeTo my sweet little Vickie, the girl I adore).(Sưu tầm của Susan Wallace)Cô gái bán bar và rượu bia 33 như những biểu tượng về Việt Nam. Đó lànhững điều anh lính Mỹ thân cận, nhìn qua như một xứ sở anh tới chiến đấu. Dĩnhiên ẩn dụ này không đại diện gì cho ta. Nó chỉ làm giản dị hóa một cuộc rút chânkhông giản dị dễ hiểu, vì còn nhiều bí ẩn chưa bạch hóa.Nghĩ Về Từ Ngữ “lá rụng” Trong Văn Khái HưngĐoạn cuối cuốn tiểu thuyết Hồn Bướm Mơ Tiên là một bản văn được liệt vàohàng bất hủ mô tả cuộc chia tay giữa hai nhân vật. Quang cảnh trên một sườn đồi:Lan thơ thẩn ngồi trong gió lá vi vu, buồn nhớ Ngọc đã giã từ về Hà Nội, chấm dứtcuộc tình nan giải giữa con bướm trần tục và nàng tiên đã hiến mình dưới bóng từ biPhật Tổ. Tưởng đâu là vĩnh biệt, nhưng Ngọc đã trở lại vì nhớ thương quá. Rồi họthỏa thuận biến tình yêu thế tục thành tình yêu trong lý tưởng, một giải pháp xoa dịumà thôi, thế nên họ lại ở bên nhau nói chuyện và chia tay trong cảnh đẹp và buồncủa một lần tạm biệt.Ngoài cái khung cảnh thơ mộng có bờ suối với mấy gốc thông già, mặt trờigần lặn sau đồi, không khí lạnh lẽo mùa Đông, đường đất quanh co lượn khúc ởdưới xa, Khái Hưng còn cho điểm vào cuộc đối đáp của hai người trên đồi bằngnhững tiếng “lá rụng lá rụng”. Ban đầu từ ngữ “lá rụng” còn mang hình thái của mộtvật thiên nhiên, riêng biệt trong một hoàn cảnh cụ thể: Đó là tiếng lá thông khô rơirụng trôi theo dòng suối. Tiếng “lá rụng” thứ hai vẫn còn, là cái gì đặc thù: Tiếng lárơi tí tách trên bờ rào. Từ tiếng “lá rụng” thứ ba đến thứ bảy, “lá rụng” chỉ còn là mộttừ ngữ trừu tượng, tách biệt khỏi nền không gian, chúng không còn hình dáng thếnày thế khác mà trở thành một khuôn đúc giống hệt nhau. Thật là trái ngược với mỗichiếc lá rụng có một cái gì riêng biệt mà Khái Hưng đã viết trong tờ Phong Hóa số171: “Có chiếc tựa mũi tên nhọn từ cành cây rơi cấm phập xuống đất như cho xongchuyện. Có chiếc như con chim bị đạn lảo đảo mấy vòng trên không. Có chiếc lá nhẹnhàng khoan khoái đùa dỡn múa may với làn gió thoảng. Có chiếc lá khi gần tới mặtđất như còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vàomột bông hoa thơm”. Toàn là những chiếc lá rụng mang đầy dấu vết tâm lý của conngười gán cho chúng. Gaston Bachelard đòi đến phân tâm học: Tách rời những dấuvết tâm lý ấy để có được một nhận thức khoa học.Trên là nói về phương diện trừu tượng và cụ thể của từ ngữ “lá rụng”, bây giờta thử nói về kỹ thuật hành văn khi áp dụng những từ ngữ “lá rụng” tách biệt vớithiên nhiên.Có lẽ đây là một kỹ thuật nghiêng về thơ hơn là văn xuôi, đồng dạng với kỹthuật chấm phá trong hội họa Đông Phương: Chỉ cần vài nét mà vận dụng được trí36 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tưởng tượng của con người phiêu lưu vào những khung trời mênh mông. Đó là một“kỹ thuật cố ý lộ liễu” của Nhà Văn, còn một lối cũng sử dụng vài nét chấm phánhưng lại là “kỹ thuật ném đá dấu tay” làm cho không ai còn để ý những nét chấmphá đó nhưng nó vẫn hiện diện thấp thoáng, và ta cảm thấy hay cho cái thấp thoángấy. Chẳng hạn đoạn văn của E.M. Remarque nói về một đôi trai gái tình tự với nhautrong phòng ấm cúng, ngoài trời đêm lớt phớt mưa bay. Họ nói chuyện nhiều. Hànhuyên từng đoạn thật dài. Điểm rời rạc vào câu chuyện giữa hai người là nhữngtiếng mưa rơi, và những tiếng mưa mỗi lần lại mang một hình thức khác nhau, có khinhư “ngoài cửa sổ mở mây giăng một tấm màn nước rung rinh”, có khi mang hìnhthức gián tiếp qua một câu nói “Trời mưa mà tối om thế này người ta có nhiều ý kiếnlạ”, có khi chỉ còn là một hình thức phản chiếu “Elisabeth đặt đầu lên cánh tay y, mớtóc tạo một vùng tối trên gối trắng, hạt mưa làm lấp loáng bóng tối trên mặt nàng”, vàcó khi lại mang hình thức một giọng ru ngủ thì thầm “Nàng ôm chặt lấy chàng rồi ngủđi. Chàng thức tỉnh rất lâu. Chàng nghe tiếng mưa rơi...” (*)Dù mất đi tính chất thiên nhiên, từ ngữ “lá rụng” của Khái Hưng vẫn là nhữngtiếng vọng đi vào tâm tưởng.(*) Trong Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết, từ trang 300 đến 305 bảndịch của Cô Liêu, An Tiêm xuất bản lần thứ ba, 1972)(Đăng trong Tạp Chí Thời Tập số 5, ra ngày 11 tháng 4 năm 1974)Thơ Giai Đoạn, Thơ Ngàn NămBằng những ví dụ rõ ràng dễ minh chứng (những bài thơ trích dẫn dưới đây),ta thử tìm hiểu tại sao có những thi phẩm quy định do không gian và thời gian mà lạiđạt tới ngàn năm, và tại sao có những bài thơ không thoát ra khỏi tính nhất thời, dễbị xếp vào giai đoạn không còn nữa, nghĩa là không còn tái diễn để cập-nhật-hóa vớicảm quan người thưởng thức bây giờ và mai sau. Vấn đề văn chương bất hủ vượtthời gian không gian đã được nói nhiều rồi (ví dụ Nhất Linh với quan điểm tiểu thuyếtphiêu lưu tâm lý).Ở đây, xin chỉ nắm bắt vấn đề thật hạn hẹp, tạm nghĩ là đã thấy rõ những yếutố bất hủ tính của từng bài thơ, vì vậy cũng dễ vạch ra thành bài viết. Qua thơ tríchdẫn, ta lần lượt nêu ra đâu là tính giai đoạn được “cập nhật hóa xuyên thời gian”(thành ra lúc nào cũng hợp cảm quan), và đâu là tính phù du đã qua là đã qua luôn.Ta sẽ lấy ví dụ về thơ chiến tranh, bởi vì chiến tranh là sự kiện của một thời và mộtnơi chốn. Nếu lấy đề tài về tình yêu hay đề tài siêu hình về đời người hữu hạn, sợ ethời nào cũng thế, vì vậy tính bất hủ và phù du phải có những yếu tố khác. Địnhmệnh và tình yêu vốn đã thường hằng. Thơ vĩnh-cửu-hóa một điều vĩnh cửu ắt phảikhác với thơ vĩnh-cửu-hóa một điều thuộc về hạn kỳ. Đề tài về chiến tranh rõ ràng làcó lúc và có nơi:Thệ tảo Hung Nô bất cố thânNgũ thiên điêu cẩm táng Hồ trầnKhả lân Vô Định Hà biên cốtDo thị xuân khuê mộng lý nhân(Lũng Tây Hành-Trần Đào)Bài thơ này truyền tụng đã trên một ngàn năm. Sở dĩ như vậy là nhờ bốn yếutố minh bạch sau đây: Tứ thơ hay, lời thơ đẹp, tính luôn luôn được cập nhật hóa, vàchủ nghĩa nhân đạo (ngày nay ta thường nói là Nhân Bản, Nhân Quyền). Tứ thơ haycủa bài thơ, ai cũng nhận ra: Chiến sĩ hy sinh ngoài trận địa đã lâu mà vẫn còn làngười hiên ngang trong mộng của các nàng chinh phụ. Lời thơ đẹp (Đẹp theo cáinghĩa làm rung động nghệ thuật trong tâm hồn ta, không nhất thiết phải là mỹ miềuhoặc tráng lệ): Rõ ràng là câu thứ ba làm ta rung động nghệ thuật, do hình tượng37 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


những hài cốt bị lãng quên bên bờ sông Vô Định, một phần nào cũng do âm vanggợi cảm trầm hùng của Hán Tự khi đọc lên, rất đồng dạng với âm vang gầm lên củacon sông M. và ấn tượng rải rác của những nấm mồ biên cương trong thơ QuangDũng. Và tính cập nhật hóa của sự kiện là chiến tranh biên giới, thường xảy ra vớicác quốc gia liền sông liền núi. Không phải là loại chiến tranh liên lục địa, xuyên đạidương, chỉ có với các cường quốc hay đế quốc.Đó là loại chiến tranh cục bộ gần gũi với tiểu quốc của ta, ta đã từng chịuđựng và cảm với nó khi có ai nhắc đến trong văn thơ truyện kể. Ta đã từng đi chinhphạt và đã từng bị xâm lăng. Chiến tranh mở mang bờ cõi hay chiến tranh tự vệ trảđũa, nếu có lời thơ hay, sẽ được cập nhật hóa trong cảm quan của ta. Trái lại, thứchiến tranh kiểu cường quốc, ta không rung cảm nghệ thuật, vì bi thảm hay vinhquang của nó đều ở ngoài ta, ta không có số phận nào trong đó. Và yếu tính thứ tưđem lại sự bất hủ cho bài thơ “Lũng Tây Hành” là chủ nghĩa nhân đạo. Nội dung tiềmẩn của bài thơ là phản tuyên truyền chống lại chiến tranh mở mang bờ cõi, xâm lấnxứ khác, phục vụ cho tham vọng (mà cũng có thể là do lòng ái quốc cực đoan) củamột triều đại phong kiến, nhất là khi chiến tranh kéo dài gây điêu linh cho dân chúng.Không còn là người anh hùng khuôn sáo mà xuống cấp thành những hài cốt bị bỏquên bên bờ sông Vô Định. Chỉ khi chiến tranh tự vệ, vượt biên trả đũa hay chốngxâm lăng mới có chính nghĩa. Tính phản tuyên truyền, chống chiến tranh do thamvọng, đã lóng lánh rải rác trong Đường Thi như “Xuất Tái” của Vương Chi Hoán,“Lương Châu Từ” của Vương Hàn, “Binh Xa Hành” và “Thạch Hào Lại” của Đỗ Phủ.Chủ nghĩa nhân đạo của các bài thơ được truyền tụng đã hơn ngàn năm, vì thơ nóilên đúng cảm thán của người dân lành, lòng rung động luôn luôn được cập nhật hóaxuyên qua thời gian nếu chiến tranh và hy sinh uổng phí lại xảy ra nữa.Bây giờ ta thử đọc bài thơ dưới đây để thấy nó khiếm khuyết hai yếu tính làmnên sự bất hủ cho thơ về chiến tranh, nghĩa là chỉ còn tứ thơ hay và lời thơ đẹp màthôi. Tính phổ quát của chiến tranh cục bộ liên hệ đến tiểu quốc như đất nước takhông thấy hiện diện, và chủ nghĩa nhân đạo vẫn còn đó nhưng pha trộn với chínhsách chỉ đạo của một giai đoạn, của một chính quyền:Máy bay anh bốc cháy, hay anh chếtVì trúng đạn, hay kiệt sức sau khi rớtChỉ biết anh chết trong rừng, lẻ loi.Hai chúng tôi, vợ chồng một gã làm gỗĐào cho anh nấm mộ, thắp vài nén nhangCầu nguyện cho anh an giấc ngàn thu.Làm sao biết có cuộc gặp gỡ thế nàyGiữa anh và tôi, vốn cách bởi đại dươngBởi màu da và ngôn ngữ.Nhưng định mệnh đã buộc ta vào nhauVà hôm nay, nhờ ân huệ an bàiCuối cùng anh đã về quê quán.Tôi tin rằng bầu trời nước MỹCũng xanh như bầu trời quê hương tôi,Nơi anh an giấc trong 20 năm.Có phải là quá muộn để thương nhau ?Giữa ta bây giờ, đại dương như nhỏ lạiHai lục địa ta gần gũi biết bao.Tôi mong một cõi trời yên tĩnh cho hồn anh38 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cõi nạm ngọc bằng trăng và tinh túChúc anh vĩnh viễn trong lòng đất quê nhà.(Không rõ nguyên tác của Trần Thị Mỹ Nhung, dịch lại từ Anh Ngữ. Xem chúthích dưới bài) (*)Tứ thơ của bài thơ này cũng rất hay: Lời vĩnh biệt đưa tiễn hài cốt người phicông Mỹ trở về quê quán sau 20 năm an giấc ngàn thu nơi đất Việt. Lời thơ cũng kháđẹp: Bầu trời nơi đâu cũng xanh, góc rừng hoang vắng dành cho người từng baylượn trên bao la, và cõi trời tinh tú cho linh hồn người quá cố. Thật ra cũng chỉ lànhững khuôn sáo, nhiều người đã nói, nhưng trong hoàn cảnh người Mỹ đất Việt,tình người nơi xứ thù địch, trở thành những điều mới. Nhưng đó là cái mới nhất thời,sẽ không còn tái diễn, vì số phận người chiến sĩ phi công một xứ cường quốc khôngphải là số phận người chiến sĩ chung chung cho những xứ chỉ thường có chiến tranhdiện địa. Số phận đó có liên hệ đến đất Việt trong một cuộc chiến tranh đã qua, sẽkhông mãi mãi thành nguồn cảm hứng cho thi ca trong văn học Việt Nam. Nhữngngười Nhật khi thấy xác tàu chiến của họ chìm mấp mé ở vùng biển Cà Ná hay trênsông Cửu Long đối diện Mỹ Tho, xác phi cơ còn mang dấu cờ Mặt Trời ở gần NhàGa Tháp Chàm (như thời thơ ấu người viết bài này đã thấy khi đi ngang qua), chắchọ dễ rung cảm với số phận người chiến sĩ như ở bài thơ trên. Họ có bà con thânnhân bỏ mÌnh thời Đệ Nhị Thế Chiến sau những phi vụ xa xôi, sau những chuyến hảihành tác chiến ngoài biển cả, vì vậy sẽ được cập nhật hóa vào cảm quan của họ khicó ai nhắc đến bằng văn thơ. Mẫu người chiến sĩ đó không quen với ta. Nói tóm lại,sự kiện thiếu tính phổ quát, thi ca bị quy định vào giai đoạn. Cái hay quá chặt vớithời điểm và nơi chốn không thể là cái hay sẽ được cập nhật hóa như khi đọc thơQuang Dũng, thơ Trần Hoài Thư, thơ Lâm Hảo Dũng, những Thi Sĩ quân nhân từngtác chiến ngoài trận địa. Tuy rằng màu cờ, sắc áo, thế đứng chính trị nếu có khácnhau, nhưng mẫu số chung là tính chất biên phòng, biên tái, bộ binh diện địa. Thiếumẫu số chung nên ta thấy xa lạ, hoàn toàn ở ngoài ta. Và chủ nghĩa nhân đạo trongbài thơ của Trần Thị Mỹ Nhung như pha trộn với chính sách của một giai đoạn, chínhsách tìm cách xoa dịu hận thù để thiết lập bang giao, bình thường hóa quan hệ, kêugọi bãi bỏ cấm vận. Bởi vì sự kiện xảy ra trong bài thơ có vẻ không thực sự xảy raxác đúng như trên: Thời chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam, nơi nào cũng được kiểmsoát gọi là tai mắt nhân dân, vậy mà một phi cơ Mỹ bùng cháy rớt xuống lại chỉ cóhai vợ chồng người làm gỗ lo liệu và chôn cất ở một góc rừng trong 20 năm. Tínhnhân bản tình người khác chủng tộc, màu sắc yên bình tôn giáo, ta thấy thấp thoángtrong bài thơ, nhưng nếu Trần Thị Mỹ Nhung là một Thi Sĩ của quần chúng thì ta mớinghĩ là không có chính trị ở trong đó. Chính trị còn bị vướng vào tính nhất thời nặngnề hơn sự kiện nhất thời, khó từ giai đoạn mà đạt tới ngàn năm, một khi không cầnđề cập đến nữa là nó đi qua luôn.Cần bốn yếu tính để bất hủ hóa mà đã mất hai, qua bài thơ trên. Ngoài ra, tachưa kể đến tính cô đọng ít lời và âm vang trầm hùng của Hán Tự qua bài thơ “LũngTây Hành”. Nếu kể thêm, gồm sáu yếu tính. Nhưng âm vang của Hán Tự vốn là đặcđiểm riêng của ngôn ngữ dân tộc Trung Hoa, không nhất thiết thành tiêu chuẩn đểlàm bài thơ vượt thời gian.(*) A Vietnamese Bidding Farawell to The Remains Of An AmericanWas your plane on fire, or did you dieOf bullet wounds, or fall down exhausted ?Just so you died in the forest, alone.Only the two of us, a woodcutter and his wife,Dug this grave for you, burned joss sticks,39 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Prayed for you to rest in peace.How could we know there’d be such a meeting,You and I, once separated by an ocean,By the color of our skin, by language ?But destiny bound our lives together,And today, by destiny’s grace,You are finally going home.I believe your American skyIs as blue as the sky above this countryWhere you’ve rested twenty years.Is it too late to love each other ?Between us now, the ocean seems so smallýHow close are our two continents.I wish a tranquil heaven for your soul,Gemmed with twinkling stars and shining moon.May you rest forever in the soil of your home ?(Thơ Trần Thị Mỹ Nhung, Phan Thảo Chi dịch ra Anh Ngữ, tu chính bởi W.D.Ehrhart, sưu tầm của Giáo Sư Arnold R. Isaccs)Có Một Dòng Thơ Bị Lãng QuênLui về thời gian 1952-1954, lúc Việt Nam chưa bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, lúcđất nước mang danh độc lập mà thực sự ở dưới quyền của Pháp, lúc cuộc khángchiến chống Pháp do Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo đi vào giai đoạn chính quy và trậnđịa chiến. Kẻ ở thành nghe phong phanh tin tức về các cuộc càn quét của quân độiPháp tại Trung Du, nhảy dù ở Phú Thọ, bố ráp ở Đồng Tháp Mười, đổ bộ vào ThànhPhố buồn hiu Thanh Hóa...Phần lớn lãnh thổ với các Thành Phố còn nằm dướiquyền kiểm soát của quân đội Pháp và chính quyền quốc gia Việt Nam chỉ có trêndanh nghĩa.Trong bối cảnh đó, riêng về văn học nghệ thuật, không có một diễn đàn nàolớn. Từ Hà Nội ngàn năm văn vật, ta chỉ nghe phong phanh có tờ Hồ Gươm, GiangSơn, nhưng ít thấy phát hành tới Sài Gòn. Tại Sài Gòn thì có tờ tuần báo Đời Mớicủa ông Trần Văn Ân, tờ báo nặng về thời sự, nhưng cũng là nơi quy tụ nhiều NhàVăn thơ lúc đó như Tạ Ký, Thanh Thuyền, Đỗ Hữu, Duy Năng, Mai Băng Phương,Hồ Nam, Duy Sinh, Minh Đăng Khánh, Kiêm Đạt, Tô Kiều Ngân, Thế Viên, PhongSơn, Châu Liêm, Huyền Viêm, Hà Bỉnh Trung...Đến nay vẫn thấy còn lác đác vàingười trên báo chí hải ngoại, có những người đã mất như Quang Dũng, Tạ Ký, cónhững người bặt tích như Thanh Thuyền, Đỗ Hữu, Dao Ca, Mai Băng Phương.Với trí nhớ một học sinh lớp Đệ Lục Đệ Ngũ yêu văn thơ lúc đó, người viết bàinày vẫn còn ấn tượng những câu thơ nặng tình quê hương xứ Huế của ThanhThuyền, những câu thơ tình lưu luyến tà áo tím trong ngày hội hoa đăng bên HồGươm của Mai Băng Phương gởi từ Hà Nội:Tím tím tà bay tím tím lên thânÔi tím ơi sao màu tím phân vânNhư mực ngỏ năm nao nằm đợi...Và những câu thơ lên án xã hội ăn chơi ở thành thị của Tạ Ký, những lời hơiquá đáng nhưng vào lúc chiến tranh kêu gọi lòng yêu nước thì cũng có ý nghĩa:Gái thế hệ úp mặt sầu lên gốiVò nát tay dăm bảy lá thư xanh......Hoan hô thể xác vừa sung sức40 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Xuân đến trần gian kiếm thị trường...Ngoài ra có những bài thơ vọng về rừng núi (gần như là vọng chiến khu) củacác thanh niên thành thị (có thể mới chỉ thiếu niên).Cuộc kháng chiến chống Pháp lúc đó có sự hấp dẫn lãng mạn đối với ngườithành thị qua các bài hát yêu nước, yêu quê hương của Phạm Duy, Đỗ Nhuận, VănCao, qua thơ văn từ chiến khu của Quang Dũng, Hữu Loan, Yên Thao...Ta cũngthấy có vài bài thơ của Quang Dũng đăng trên tờ Đời Mới, có lẽ vì Bộ Thông Tinkiểm duyệt chưa biết Quang Dũng là ai. Thơ vọng về rừng núi còn kéo dài đến năm1956 hay 1957, trên tờ tuần báo Nhân Loại với nhà thơ Nguyên Hữu, trên tờ Đời Mớithì có nhà thơ Đỗ Hữu.Đến nay ta không biết Đỗ Hữu là ai, nhưng qua thơ của ông, ta có thể nói đâylà những bài thơ vọng về rừng núi có tính cách lãng mạn với cái sầu cái buồn gầnnhư lạc điệu nếu thực sự ở chiến khu Việt Bắc hay chiến khu Tây Trường Sơn trongkhí thế đang hào hùng, ít nhất thì cũng bi tráng, không giống như dưới đây buồn bãthê lương:Nắng xuống phương nào ngươi thấy khôngMà đây chiều tím rụng song songVàng tuôn mấy lối ngàn thu muộnAi liệm hoàng hôn kín mắt trong...Rừng núi âm u chiều Việt BắcChầy ngày lạc bước ai ngồi thanBuồn xưa chiều đọng ngàn lau láchChòi cũ nằm nghe gió dặm trường...(Trong bài: Chiều Việt Bắc)Lưng đèo quán gió mờ hun hútThôn bản nằm trơ dưới nắng chiềuTai vẫn nghe đều dòng thác đổNgười ơi! Thương nhớ biết bao nhiêu...Người có theo tôi lên dốc nắngNhìn xem hoa rải sắc trên đườngChiều nay nổi gió buồn ghê lắmLá đổ sau chân một lối vàng(Trong bài: Sầu Ai Lao)Thơ của tác giả Đỗ Hữu, Song Hồ, Huy Trâm, Diên Nghị, Tô Kiều Ngân, cònđược lưu lại trong bộ “Thi Ca Việt Nam Hiện Đại”, gồm 2 tập, của Trần Tuấn Kiệt,xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Vài Thư Viện ở Hoa Kỳ có bộ sách này. Trongđó không có thơ của Tạ Ký, Thanh Thuyền, Dao Ca, Duy Năng, Mai Băng Phương.Nguyên nhân sự lãng quên dòng thơ trên, có thể tóm tắt theo thiển ý như sau:Về nội dung, không có đề tài nào mới mẻ chưa từng nói đến. Về văn thể, không cómột khai phá nào làm một khúc rẽ văn học. Về trường phái, không có một nhóm nàothành hình ngoài những đóng góp lặng lẽ. Về phản ảnh thời thế, có những bài vọngrừng núi, vọng chiến khu, thiếu chất hào hùng bi tráng, chỉ là những bài lãng mạnviết trong thành thị do ảnh hưởng thơ của Quang Dũng.Sau năm 1954 với cuộc di cư lớn vào miền Nam, một dòng văn học mới hìnhthành quanh tờ Sáng Tạo, nhiều cuộc tranh luận trên báo chí, nhất là về thơ tự do,dòng thơ 1952- 1954 gần như hoàn toàn bị lãng quên.Có Những Dị Biệt Qua Ngôn Ngữ Huyền Ảo Trong Thơ41 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đã có nhiều bài viết đề cập đến sự trường tồn của ngôn ngữ huyền ảo vềPhật Giáo trong thơ: Bao lâu Phật Giáo còn tồn tại thì thơ văn vẫn còn phản ảnh giáolý huyền ảo, bắt đầu từ văn học thời Lý thời Trần cho đến nay. Đi sâu vào sự tìmhiểu, ta thấy con sông lớn huyền ảo đó rẽ thành nhiều nhánh khói sương. Có thể tómgọn vào sáu nhánh: Nhánh huyền ảo có tính kinh điển, nhánh tâm cảnh thiền vịthanh thoát, nhánh giáo lý mượn áo trữ tình, nhánh cách mạng huyền ngôn, nhánhmật ngôn Phạn ngữ, và nhánh ngoại vi cảnh chùa.Trước hết là nhánh áp dụng ngôn ngữ kinh điển. Phần lớn những nhà thơthuộc nhánh này là những vị thông bác giáo lý Phật Giáo, vì vậy ngôn ngữ đạo lýtrong thơ của họ thường vượt qua sự hiểu biết phổ thông của đại chúng. Chỉ nhữngđộc giả hiểu sâu về Phật Giáo mới nắm bắt được ý nghĩa của từ ngữ. Thoáng nghequa từ ngữ đó là hiểu ngay xuất xứ từ trang kinh nào, xuất xứ từ công án diệu lýnào. Thơ chỉ là cỗ xe vần điệu để chuyên chở giáo lý. Tính chất sáng tạo thi ca là thứyếu, nội dung mới là chính. Đây là đặc tính thường có trong các bài thuyết giảng củacác vị giáo chủ tông phái, lời thơ lắm khi dễ dãi bình dị xen kẽ với những từ ngữPhật pháp thâm viễn. Còn các nhà thơ vốn đã sở đắc về ngôn ngữ thi pháp thì lời lẽvăn chương trau chuốt hơn, kỹ thuật điêu luyện hơn. Trau chuốt, kỹ thuật, chưa phảilà đồng nghĩa với sáng tạo từ ngữ thi ca. Đắm sâu vào sáng tạo từ ngữ mới lạ tânkỳ, có khi làm mờ nhạt khó hiểu về giáo lý. Nội dung Phật Học là cái mà họ muốntruyền đạt cho độc giả, không phải chủ yếu sáng tạo hình thức mới về văn chươngcho văn học. Thơ của họ vì vậy rất trang trọng, thể hiện những tâm hồn sùng kínhPhật pháp mầu nhiệm. Ví dụ:- Rằng xe diệu pháp ba ngàn cõiMột cõi nầy thơm về đấu tranh(Vũ Hoàng Chương)- Bụi hồng dưới cội Bồ ĐềNắng soi vườn Hạnh, nẻo về Giác Hoa(Tuệ Nga)- Làm trăng soi Lăng GiàTreo tam quan tháng támĐêm tụng kinh Thủy SámGiữa phi huỳnh tháng ba(Vô Ngã)- Chiều nay ôn dùi mõGõ mãi vào hư vôVòm thinh không hồng đỏVượt vô minh tam đồ(Viên Lý)Nhánh huyền ảo thứ hai là ngôn ngữ thiền vị qua tâm cảnh. Ngôn ngữ nàyvượt khỏi tính kinh điển, đi vào man mác cảnh giới thanh tịnh, phảng phất hươngtrầm quán niệm, âm hưởng triết lý siêu hình. Ta rung động lời thơ bằng cảm tính. Dùđôi khi ta chưa hiểu hoàn toàn ý nghĩa của từ ngữ mà vẫn cảm được vẻ huyền diệutoát ra từ đó. Giống như khi ta chưa truy ra nguồn cội phát xuất hương hoa mà vẫnbiết man mác sự hiện hữu của loài hoa phát tiết. Phảng phất thiền vị không do tínhthần chú bí ẩn của Mật Ngôn, cũng không do âm vang của nhạc tính, mà hoàn toàndo hình tượng mơ hồ từ ngoại vật.Tương tự như khi đọc qua thơ của Nguyễn Xuân Sanh hay Đoàn Phú Tứthuộc nhóm “Xuân Thu Nhã Tập” mà một số người cho rằng nhờ nhạc tính của âmđiệu vần thơ nhưng ta cảm thấy là nhờ vẻ mơ hồ của hình tượng. Vì nhạc tính trongcác bài thơ của họ cũng chỉ là những biến điệu của luật bằng trắc mà thôi, những42 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


iến điệu chỉ hơi khang khác với Đường Thi hoặc Thơ Mới. Đó là những hình tượngcủa thi phái tượng trưng chủ trương “Thuyết giao ứng” (Correspondance), tức là “Sựgiao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và conngười...hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới”(Thụy Khuê “Cấu Trúc Thơ”, trang 138). Ta nên vượt qua từ ngữ tượng trưng theonghĩa thông thường như một biểu tượng đại diện, mà nên hiểu theo đúng chủ trươngcủa thi phái tượng trưng: “Tượng trưng tạo một thế giới huyền diệu mà muôn loài“tương ứng” trong một Đại Linh Hồn” (Thạch Trung Giả “ Văn Học Phân Tích ToànThư”, trang 66).<strong>Giao</strong> ứng hay tương ứng giữa các hiện tượng là bước đầu của thuyết “thần bívạn vật nhất thể”. Ta nghĩ huyền ảo của Thiền không nghiêng về thuyết thần bí nhưvậy, mà là thấu thị và giải thoát từ nội tâm:- Ta thấy cả ngàn năm qua lạiBên hồ tĩnh lặng núi an nhiên(Đỗ Quý Toàn)- Giũ áo vào hư khôngNghìn xưa phai nét chữSong khuya ngọn sáp hồngGiọt ứa dòng tâm sự(Quách Tấn)- Ngày theo năm tháng trầm phùLượm từng đóa đóa phù du tặng người(Bùi Giáng)- Tuổi thơ lắng đọng sân ga rộngVòng bánh không về nhịp Pháp luân(Viên Linh)- Trong hương đêm tinh khiếtẤn cát tường nở trắng một bông hoa(Nhất Hạnh)- Mưa-nắng-buồn-vui mấtChiều an trụ chân tâm(Cung Vũ)- Ướt giùm một hạt mưa saTôi về hạ giới ôm tà nguyệt đan(Hoàng Xuân Sơn)Nhánh huyền ảo thứ ba là dòng nước giáo lý khoác áo trữ tình. Đây là nhánhrất dễ đi vào sâu rộng đại chúng, rất dễ bắt vào nhạc khúc mà truyền nhanh cho giớitrẻ. Con người thông thường ai cũng vướng mắc vào chuyện tình, hạnh phúc hayđau khổ, nhưng lãng mạn thơ mộng giành cho hoa niên, tình nghĩa giành cho tuổigià. Đem giáo lý khoác áo trữ tình là cách hữu hiệu để truyền bá Đạo Phật. Tình làgiây oan, tình là hóa giải lòng ích kỷ, tình “không phải nhìn nhau mà cùng nhìn vềmột hướng” để xây dựng tương lai con cháu, tình thăng hoa bằng từ bi hỉ xả, tìnhlàm tỉnh ngộ lòng bạc ác, tất cả những thứ tình đó đều ít nhiều truyền bá giáo lý.Truyền bá nương theo những trầm luân thế tục mà rọi đường giải thoát. Ngày xưa tađã đọc “Hồn Bướm Mơ Tiên”, “Chuyện Tình Lan Và Điệp”, ngày nay ta đã nghenhững bài hát “Em Lễ Chùa Này” hay “Động Hoa Vàng”. Đầy giáo lý mà rất thơmộng:- Anh nằm gối cỏ chờ hoaAo em bạch hạc la đà Thái HưEm từ rửa mặt Chân Như43 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nghiêng soi mặt nước mời Hư Không vềThân hương diện kính Bồ ĐềPhấn son chìm lặng hạt mê Luân HồiTa về rũ áo mây trờiGối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...(Phạm Thiên Thư)Giống như vậy, về Thiên Chúa Giáo cũng đã có các bài hát phổ biến tôn giáovào đại chúng mà chuyện tình là tấm áo đẹp khoác ngoài thật lấp lánh, như “HoaTrắng Thôi Cài Trên Áo Tím”, “Em Hiền Như Ma Soeur”, “Vì Tôi Là Linh Mục”, và“Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi”...Lời thơ huyền ảo lãng mạn, nhạc điệu độc sáng,cho nên thường được ca sĩ trình diễn, làm cho giáo lý của hai tôn giáo thêm quảngbá. Nếu ai đã từng thờ ơ thì bắt đầu tìm hiểu thêm. Công lao phát huy tôn giáo là doThi Sĩ, nhạc sĩ và nhân thế đã đôi lần ngụp lặn trong biển tình. Một số Thi Sĩ sángtác theo nhánh huyền ảo ấy:- Anh trẩy chùa Hương phía xót thươngBến trong bến đục nửa chia đườngThiên trù chợt lắng chuông buông tímBỗng gặp em nằm đắp khói sương(Hoàng Cầm)- Ta về quán niệm tâm kinhEm vầng trăng tỏa lung linh mây trờiTa yêu tận suốt một đờiCó em hơi thở gọi mời gối chăn(Thái Tú Hạp)- Sớm mai nhập định, chiều thương nhớĐêm tối ngồi khô thế kiết già(Du Tử Lê)Nhánh huyền ảo thứ tư là lối cách mạng huyền ngôn. Sự truyền bá giáo lý đivào cách thức táo bạo, mới nghe thật chói tai khó chịu theo kiểu “Phùng Phật SátPhật”. Nếu câu nệ vào nghĩa đen của từ ngữ đôi khi thô tục xen kẽ với ngôn ngữgiáo lý Đạo Phật, ta có thể ngộ nhận: Thi Sĩ đã phạm thượng tôn giáo. Một vài bàithơ của Nguyễn Đức Sơn như bài “Bát Nhã” hay bài “Bông Bí Rợ” nằm trong cáchthức này. Bài thơ “Bát Nhã” nghe rất chói tai, từ ngữ Bát Nhã cao quý đứng kề cạnhvới một “bãi thông tục” quá đáng. Vì vậy, xin chỉ nêu ra lời lẽ cách mạng huyền ngôncủa Nguyễn Đức Sơn trong một bài thơ khác, bài “Trinh Nữ”. Và có lẽ Nguyễn ĐứcSơn là nhà thơ đơn độc đã táo bạo bơi trong nhánh cách mạng huyền ngôn ấy:- Em đang thay áo trong phòngHương xuân bay tỏa sóng lòng tôi đâuVú thon quá độ nhiệm mầuTrộm nhìn quên hết âu sầu thế gianTiêu luôn cái cõi Niết BànBắt tay chào nhé cái màn Vô minh.(Nguyễn Đức Sơn)Bài thơ không có gì thô tục quá mức đáng gọi là cách mạng từ ngữ trong thica, chỉ một điều có vẻ “bệnh lý” là tại sao Nguyễn Đức Sơn thích nói về dục tính thayvì chuyện tình trong ý hướng truyền đạt giáo lý. Như trong bài thơ khác, Nguyễn ĐứcSơn kể việc một đôi lứa “núp bóng dưới đại hồng chung” mà làm chuyện ân ái. Mớigần đây, một vài nhà thơ hải ngoại như Đỗ Kh., Nguyễn Thị Hoàng Bắc (trong tạpchí Hợp Lưu) cũng áp dụng những từ ngữ thông tục táo bạo vào thi ca, nhưng đó làhọ muốn làm cách mạng thi ca nói chung, không phải là cách mạng huyền ngôn. Ta44 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nghĩ các người thông bác Đạo Phật cũng không mấy ưa chuộng lời lẽ táo bạo theokiểu “Phùng Phật Sát Phật”, mà thường thường là hay nhắc tới “Nụ Cười Ca Diếp”,hoặc ưa thưởng thức sự óng chuốt dựa vào huyền ảo tính của từ ngữ Phật Giáonhư “Nụ cười gửi tự thiên thu lại. Tiền kiếp nào xưa em hé môi” (Đinh Hùng), hoặc“Sao không hạt cát sông Hằng ấy. Còn chứa trong lòng cả đại dương” (Mai Thảo). Takhông chủ trương mỹ cảm văn chương đồng nghĩa với óng chuốt, hoặc mỹ miều,hoặc tráng lệ. Ta chủ trương mỹ cảm thi ca là biểu hiện được những gì làm ta rungđộng nghệ thuật, ví dụ như khi biểu hiện cảnh nghèo nơi đồng hoang đồi trọc, cảnhbuồn thường nhật nơi góc phố mưa đêm, hoặc tính bi hùng của đường biên cươngmồ hoang chiến sĩ...Nhánh huyền ảo thứ năm là vẻ bí nhiệm của những mật ngôn hoặc Phạn ngữđược lặp đi lặp lại như một điệp khúc trong thi ca. Giống như ta nghe lời kinh bằngPhạn ngữ trong những giờ cúng lễ trong chùa. Ta không hiểu gì những tiếng ê anày, nhưng ta cảm được những lẽ huyền nhiệm từ đó phát ra. Mật ngôn là lời bí ẩnthuộc về thần chú, còn Phạn ngữ là lời kinh bằng thứ tiếng ta không hiểu nghĩa. Cảhai nếu được mang vào thơ, mỗi đoạn thơ lại được nhắc lại, sẽ có tác dụng huyềnảo đưa hồn người nghe vào chốn tôn nghiêm, càng thấm nhập thì càng đưa hồnngười nghe vào cõi thiêng liêng. Ví dụ như trong bài thơ “Sầu Ca” của Phạm CôngThiện, tác giả cứ lập lại ở mỗi đoạn thơ về hình tượng “Sân ga, bài hát cũ Marina”.Ta nghĩ Marina có thể là một mật ngôn, một Phạn ngữ, hay tên một nhân vật trongtiểu thuyết Tây phương nào đó, nhưng là gì đi nữa thì vẫn không ngoài chủ đích tạora một lời thơ bí ẩn. Và cũng không nhất thiết phải là lời bí ẩn cho khó hiểu, mà đôikhi chỉ cần một dòng có ý nghĩa xa xôi nào đó, được lặp lại nhiều lần, cũng đủ tácdụng tạo ra một ma lực thiêng liêng bùa chú. Phải chút ít ý nghĩa xa xôi mơ hồ, vì lờilẽ rõ ràng đanh thép được nhắc lại thuộc về tuyên ngôn chính trị hơn là huyền ảo tôngiáo. Ví dụ Triết Gia Nietzche cứ nhắc lại một câu “Ainsi Parla Zarathoustra” có tácdụng huyền ảo về lời phán quyết tiên tri của Zarathoustra.“Zarathoustra đã nói như vậy...Zarathoustra đã nói như vậy...”, đây là điệpkhúc thiêng liêng, thuyết giảng về sự “Trở về Vĩnh Viễn” hay “Sự tái sinh mãi mãi”,triển khai từ thuyết thời gian thì vô tận mà tạo vật thì hữu hạn, cho nên mọi sự đềutái diễn, trùng trùng là những chu kỳ vũ trụ (The evolutionary process into cosmiccycles: The theory is based upon the assumption that time is of infinite duration, butthat the possible combinations and arrangements of matter are limited in time-William S. Sahakian). Gần giống như thuyết Luân Hồi của Phật Giáo, nhưng thay vìtái sinh do nghiệp chướng, Nietzche coi tạo vật như những “tái-biến-chế” trong thờigian vô tận. Trước đó, cũng một Triết Gia Đức nữa là Schopenhauer, chịu ảnhhưởng Phật Giáo, xây dựng triết thuyết bi quan: Đời người mãi mãi trầm luân do“Chí mù quáng” tối tăm...chí mù quáng (Le vouloir-vivre) của triết thuyếtSchopenhouer chẳng xa với những lời giảng về Sân Si Dục Vọng của Phật Giáo. Nóithêm về điệp khúc vãng lai, lời thơ phục diễn, gây tác dụng huyền ảo cho thi ca: Tabắt gặp một lần nữa trong thơ Phạm Công Thiện với bài “Thơ Cho Khoảng Trống”(Đăng trong tạp chí Hợp Lưu số 21, tháng 2 năm 1995). Tác giả gây cho độc giả cảmnhận cái ma lực của những lời thơ có ý nghĩa mơ hồ, hình tượng vừa hoang vu sơndã vừa mở phơi vào cõi tinh tú siêu hình, nhắc tới nhắc lui trong suốt một bài thơ vănxuôi khá dài: “Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài, gái thổ gài tổ chim trên lưngngựa thồ...Chim dồng dộc bay về Nam phố...Chim dồng dộc bay về mùa lúa chín cósao phướn đi qua...” .Ta biết rằng tác giả Phạm Công Thiện nghiên cứu rất chuyênsâu về Phật Giáo, chắc những lời thơ được lặp lại như trên không hẳn chỉ là vănchương thuần túy. Vậy có thể cảm hứng bắt nguồn từ một trang kinh nào đó, hay từmột tập truyện Tây phưong lai láng huyền ảo tính Phật Giáo.45 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Sau cùng nhánh huyền ảo thứ sáu là ngôn ngữ có tính chất ngoại vi cảnhchùa. Đạo Phật đã thành nếp sống dân tộc từ ngàn năm trước, cho nên dù chưa hẳnlà Phật tử thuần thành thì cảnh chùa, ngày rằm cúng Phật, ăn chay, cầu siêu quávãng, lễ nghi cưới hỏi, tập tục tang ma...đã hằn nếp quen thuộc trong tâm hồn ta,hứng cảm vào thơ là sự tất yếu. Không phải thi ca truyền đạt giáo lý Đạo Phật mà làthơ về cảnh chùa, tiếng chuông siêu thoát, ngày rằm trẩy hội...Sắc thái nầy dồi dàotrong văn chương, vì vậy ta gọi đây là nhánh huyền ảo ngoại vi cảnh chùa. Văn xuôivề Chùa Long Giáng, lá rụng trong “Hồn Bướm Mơ Tiên”, đi nhẹ vào hồn ta khi cònhọc ở lớp Đệ Lục Trung Học (lớp 7 bây giờ), qua các đoạn trích văn nhóm Tự LựcVăn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam...Thi ca ngoại vi cảnh chùa đến vớita ở lớp Đệ Ngũ khi học cổ văn, những trích đoạn trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”của bà Đoàn Thị Điểm. Một số câu thơ trác tuyệt văn chương, ám ảnh mãi vào lònghọc sinh về cách dùng từ ngữ rất đắc địa:- Giọt sương phủ bụi chim gùSâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi(Đoàn Thị Điểm)Còn biết bao nhiêu là thơ văn về ngoại vi cảnh chùa khi ta học dần lên, và đọcsách báo để tích trữ vào kiến thức. Tiện việc, chỉ cần lấy ra từ tập sách mới gần đây,cuốn “Tuyển Tập Thơ Văn Phật Giáo” (do Thái Tú Hạp thực hiện, nhà xuất bản SôngThu, California, ấn hành năm 1993), là ta đã có một số câu thơ đẹp huyền ảo vềngoại vi cảnh chùa. Ví dụ:- Tiếng chuông thức tỉnh lan ra mãiAn ủi dân hiền mọi mái tranh(Huyền Không)- Đàn mây tọc mạch nghiêng trên máiNgắm nắng sân chùa, uống tiếng kinh(Luân Hoán)- Hỏi đâu là chốn quê nhà đóRả rích hiên chùa giọt nước rơi(Phan Ni Tấn)- Thuyền ai vượt bến thanh khêBến trăng tầm tã hạt mê mấy đời(Nghiêm Xuân Hồng)- Chiều sương qua đồng khôngNghe làng xa chuông đổNgân nga thấm tận lòngRu hồn vào thiên cổ(Huy Trâm)- Chiều nayTiếng mõ khua vang trong trí nhớ chàngCánh đồng lúa cất tiếng hát(Kiêm Thêm)- Lạnh căm ngọn gió vô thườngNghịch lưu, thân cá dặm trường cố bơi(T.T. Mây Trên Ngàn)Ngoại vi cảnh chùa, hoặc chỉ nhẹ nhàng phớt qua về ngôn ngữ đã phổ thôngvào dân gian đại chúng như biển khổ trầm luân, thế gian vô thường, luân hồi nghiệpchướng, bờ mê bến giác, Niết Bàn tại tâm...Phân định từng nhánh sông huyền ảo làphân định về ngôn ngữ văn chương, không phải phán định khép kín từng tác giả. Cólắm người viết kiêm nhiệm vào nhiều nhánh huyền ảo. Ví dụ học giả Nghiêm Xuân46 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hồng có những câu thơ thuộc về tính kinh điển, hoặc thuộc về tính thâm viễn hưkhông thiền. Gần như các Thi Sĩ sáng tác thơ đều chập chờn giao thoa vào nhiềunhánh huyền ảo. Ví dụ qua thơ trích dẫn ở đoạn trước, người viết bài này phân địnhThái Tú Hạp đã làm thơ giáo lý khoác áo trữ tình, vậy làm sao khép kín sự phân địnhấy khi ta biết nhà thơ sắp xuất bản thi phẩm mang tên một câu thơ thuộc về nhánhhuyền ảo Thiền Quán: “Giở Trang Vô Tự Trắng Nhòa Sắc Không”. Nhưng cũng cónhà thơ chỉ chuyên (hoặc chỉ hứng cảm) với nhánh “giáo lý khoác áo trữ tình”, nhưThi Sĩ Du Tử Lê qua hai bài thơ “Sơn Tự Thi” và “Vì Em Tôi Đã Làm Sa Di” (Thơđược trích dẫn căn cứ từ cuốn sách “Tuyển Tập Thơ Văn Phật Giáo”). Rõ ràng lànhững câu thơ như “Yêu nhau ai bảo tâm không trụ ? Quên hết. Nhìn nhau. Nhấtquán rồi.” Và những câu nói về “thế Kiết Già” (đã trích dẫn) đều thuộc về nhánhhuyền ảo trữ tình mà thôi.Sau cùng, cũng xin lập lại một điều đã hiểu: Phân tích làm gì sự huyền ảo. Vídụ, huyền ảo một đêm rằm, ta chỉ cần tắm mát tâm hồn trong đó, đâu cần phân tíchthành sông suối huyền ảo, biển hồ huyền ảo, rừng núi huyền ảo, quần cư làng mạchuyền ảo, phố thị nhà cửa huyền ảo...Nhưng sau khi tắm mát huyền ảo, ta lên bờngồi thẩm định, đó cũng là một sảng khoái của tinh thần.(Đăng trong đặc san Quảng Đà năm 1999, nhà xuất bản Sông Thu, LosAngeles)Một Cách Để Biết Các Địa Danh Trong Thơ Đường1. Đọc thơ Đường sáng tác hơn ngàn năm trước, ta không ngăn được mốihoài cảm. Ta rung động vì những câu thơ bất hủ, sâu sắc về ý tưởng, ngôn ngữtrong sáng mà đầy ma lực do thiên tài sáng tạo. Những bài thơ này thực sự có côngbảo tồn những thành quách hoang tàn, nhắc nhở những phố thị sầm uất mà bây giờsuy vong, gợi nhớ những đất nước một thời hiện hữu mà nay mất tên trên bản đồ.Thi Sĩ nào ngàn năm trước có cái nhìn nhân bản đối với những nơi từng là chiến địatranh hùng, quan ải lưu đày biệt xứ, loạn lạc cuốn lốc con người. Vần thơ cổ xưa nàođã khai quật lớp vùi lấp không gian, nghe lại tiếng thời gian mất mát.Ta biết Đường Thi qua các bản dịch từ Hán Việt. Trong từ điển Hán Việt, cáctừ chỉ địa danh bao giờ cũng có Hán Tự ghi kèm, nhưng thường là không có các bảnđồ ghi rõ nơi chốn. Nếu không biết Hán Tự để quy chiếu với bản đồ Trung Quốc ghichú bằng Hán Tự thì ta đành mờ mịt, không biết các địa danh gợi cảm trong ĐườngThi là nơi chốn nào, chỉ biết mơ hồ ở một nơi nào đó trên đất nước Trung Hoa rộnglớn.Sách báo tài liệu ở hải ngoại viết về Trung Quốc bằng Anh Ngữ rất nhiều.Nhưng các địa danh phiên âm qua Anh Ngữ cũng thật khó đối với ta khi đối chiếu vớitừ Hán Việt. Gansu có phải là Tỉnh Cam Túc chăng. XinJiang có lẽ là Tỉnh TânCương. ShaanXi hình như là Thiểm Tây. Ta đoán chừng một cách không chắc lắm.Tuy nhiên, ta còn một điểm tựa. Thỉnh thoảng ta gặp một câu thơ Đường Thidịch bằng Anh Ngữ mà một nhà báo hay du khách Mỹ ghi thêm phía dưới các hìnhảnh họ chụp được trong các chuyến đi tham quan, nghiên cứu khảo cổ. Nhờ vậy, tatruy ra các địa danh. Ví dụ, dưới một hình ảnh chụp đoạn xa lộ ngoằn ngoèo quanhco trên các dãy núi, ta đọc được câu thơ: “It is more difficult to go to Sichuan than toget into Heaven”, ta biết đó là thơ Lý Bạch: “Thục Địa chi nan, nan ư thướng thanhthiên”. Nhờ vậy, ta truy ra Sichuan chính là đất Ba Thục ngày xưa, nay là Tỉnh TứXuyên.Trên một chuyến xe lửa về miền Viễn Tây Trung Hoa (Viễn Tây, nhưng chưađến Tỉnh Tân Cương), một nhà báo Mỹ chụp hình tiền-cảnh chuyến xe lửa chạyngang qua dãy núi cao ngất Quilian Shan lúc tiến gần đến Jiayuguan và ghi chú47 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thêm phía dưới hình câu thơ Đường: “Beyond here spring winds won’t blow”, ta hiểungay là từ bài thơ “Xuất Tái” bất hủ của Vương Chi Hoán:Hoàng hà viễn thướng bạch vân gianNhất phiến cô thành vạn nhẫn sanKhương địch hà tu oán dương liễuXuân phong bất độ Ngọc Môn Quan.Thì ra dãy núi Quilian Shan là hậu-cảnh của Ngọc Môn Quan, vùng chinhchiến thuở xưa giữa người Hán và các sắc dân Trung Á theo Hồi Giáo, gốc Thổ NhĩKỳ. Ngọc Môn Quan là cửa ải Jiayuguan ở gần đó. Jiayuguan là tháp canh cuối cùngvề phía Tây của Vạn Lý Trường Thành.Qua khỏi cửa ải một chút là sa mạc trùng trùng, nơi không biết gió xuân là gì(nên không có chuyện nhờ gió xuân truyền lan tiếng sáo ly biệt của người Trung Áthuở xưa, khi họ lên đường đi chinh chiến). Cửa ải Jiayuguan cũng chính là chỗthông qua của “Con Đường Tơ Lụa” (Silk Road), con đường thương buôn của cổnhân tứ xứ xuôi ngược từ Trung Hoa suốt đến Ba Tư và Ả Rập. Con đường mòn đócòn xưa hơn Vạn Lý Trường Thành, xét về lịch sử. Sách vở của ta viết về ĐườngThi thường chú trọng về mặt văn chương, ít ghi chú tường tận về mặt địa lý, mộtngành khoa học nhân bản đem lại sự hiểu biết giữa con người với con người trênhành tinh trái đất.2. Gần như ở trong vùng trung tâm điểm của Trung Quốc, và gần như ở vàođoạn giữa của sông Dương Tử, nơi đây trải dài ba hẻm vực cách khoảng nhau, cóhẻm vực dài trên 45 dặm, có hẻm vực ngắn chỉ ước chừng 5 dặm. Qua ba hẻm vựctrên, sông Dương Tử chảy xiết cuồng loạn giữa hai bên vách đá triền núi trập trùng.Dự án lớn lao đang xây dựng của Trung Hoa, sau Vạn Lý Trường Thành, là một cáiđập nước vĩ đại chắn ngang một trong ba hẻm vực, dĩ nhiên sẽ xây trên hẻm vực dàinhất và nằm phía dưới hạ lưu hơn cả.Đập “Ba Hẻm Vực” (The Three Gorges Dam) sẽ hoàn tất vào năm 2009, làmchìm dưới nước nhiều Thành Phố, nhiều quần cư, nhiều vùng canh tác phì nhiêu,nhiều địa điểm có tên trong văn học và lịch sử, nhiều nơi cần khai quật khảo cổ vềngười Ba Thục và đất nước thuở xưa của họ nơi đây. Ba hẻm vực thuở nào gầmthét dữ dội sẽ nằm im dưới nước sâu, nước dâng lên tới đỉnh. Gần hai triệu ngườiphải di tản tìm nơi khác định cư.Bù vào đó, đập nước vĩ đại sẽ cung cấp điện lực đủ cho nước Trung Hoa đivào hiện đại hóa ở Thế Kỷ 21, chế ngự lụt lội thường xảy ra hằng năm vào mùa mưamà nội Thế Kỷ này đã làm chết trên 300 ngàn người. Đập nước cao 607 feet, tạo ramột hồ nước mênh mông kéo dài đến 370 dặm, có công suất thủy điện đứng vàohàng đầu thế giới. Đây là một công trình chế ngự thiên nhiên. Khoa học chưa ướclượng được tác hại về môi sinh sẽ ra sao với một hồ nước nhân tạo vĩ đại như vậy.Và ảnh hưởng địa chất có thể gây động đất như thế nào cũng chưa biết rõ. Để cóthể xây được đập nước ngang hẻm vực dài trên 45 dặm đó, người ta phải đổi dòngsông Dương Tử bằng một con sông đào, làm khô cạn hẻm vực rồi tiến hành xâydựng, với kỹ thuật hiện đại của nhiều nước Âu Mỹ và Trung Hoa. Khởi công năm1997 và 12 năm nữa sẽ khánh thành. Khi xây xong, nước sông Dương Tử sẽ chảyqua nhưng có điều độ ở hẻm vực, dĩ nhiên con sông đào tạm thời cũng bị chắnngang dưới cái đập rộng gần một dặm rưỡi, vô cùng vững chắc. Tiếc vì những dấuvết văn học lịch sử sẽ bị chìm ngập, những nơi khảo cổ dang dở về đất Ba Thục sẽvĩnh viễn bị chôn vùi và núi non cẩm tú sẽ ngủ im lìm dưới mặt nước, một số nhàbáo Âu Mỹ đã và đang kéo đến vùng này để tường trình, ghi chép, chụp bắt, sợkhông còn có dịp thấy vẻ nguyên sơ của nó. Nhờ vậy, ta biết thêm địa danh Bạch ĐếThành trong thơ Lý Bạch là nơi đâu. Vì khi đi ngang một trong ba hẻm vực trên, gần48 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thị trấn, FENGJIE, nhà báo Mỹ nhắc đến một câu thơ Thi Sĩ làm cách nay hơn 1200năm nói về tiếng vượn kêu ròng rã không lúc nào dứt ở hai bên bờ: “abundantmonkeys crying ceaselessly on both banks”. Câu đó trong bài thơ nhan đề “Tảo PhátBạch Đế Thành” (Đây chính là một vùng đồi, hiện còn dấu vết những lâu đài vuachúa ngó xuống sông Dương Tử, gần sát thị trấn Fengjie):Triêu từ Bạch Đế thái vân gianThiên lý Giang Lăng nhất nhật hoànLưỡng ngạn viên thanh đề bất tậnKhinh chu dĩ quá vạn trùng san.(Thoát dịch: Sáng ra đi từ Bạch Đế Thành, mây đẹp đầy trời. Giang Lăng cáchđây một trăm dặm, sẽ đến nội trong một ngày. Hai bên bờ tiếng vượn kêu không dứt.Chiếc thuyền nhẹ đã vượt qua bao nhiêu núi non).Đất Trung Hoa ẩn chứa Huyền Sử và Đường Thi ngàn năm vẫn còn vangvọng những huyền môn, vì vậy các nhà du lịch Âu Mỹ thường nhắc đến một vài câuthơ Đường mỗi khi họ đi đến một vùng đã hóa thân vào thi ca. Nhờ đó, ta đã biếtNgọc Môn Quan, Bạch Đế Thành, đất Ba Thục. Biết đâu, chính vì những câu thơ haymà họ tìm đến nơi đến chốn để tham quan, làm giàu cho ngành du lịch. Văn chươngcũng có ích lợi một khi tác giả đã lừng danh với thế giới, mặc dù một số bài thơ củahọ chỉ thuần tả cảnh, như trường hợp bài thơ trên.3. Tiếp theo, đây cũng là một địa danh Trung Quốc, đặc biệt vì nó ám ảnh tarất sớm, lúc còn ở thiếu niên, khi học một kiệt tác phẩm văn học Việt Nam, tập thơtrường thiên “Chinh Phụ Ngâm”, bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm. Sau đó, địa danhnày lại được nhắc nhở trong một kiệt tác âm nhạc của Việt Nam, bài “Hòn Vọng PhuI” của Lê Thương:Lệnh vua hành quânTrống kêu gồnQuan với quân lên đường...Qua Thiên San, kìa ai tiễn rượu vừa tànVui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngànNgười đi ngoài vạn lý quan san...Từ thời kháng chiến chống Pháp, chứng kiến những người thuộc thế hệ khóilửa lên đường vào chiến khu: Nghe bài hát như vậy, hỏi ai mà không xúc động,mường tượng vùng chinh chiến xa xôi “ma thiêng lãnh” nào đó, tương tự như dãynúi Thiên Sơn bên Trung Quốc thời giặc giã xa xưa. Nghe bài hát trước, rồi khi lênlớp Đệ Ngũ Trung Học (lớp 8 bây giờ) mới được học tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, địadanh Thiên Sơn lại âm hưởng huyền diệu vào tâm hồn ta:Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõiDạ chàng xa ngoài cõi Thiên SanMúa gươm rượu tiễn chưa tànChỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.Theo sách “Quốc Văn Trích Diễn” của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, địa danhThiên Sơn được chú thích như sau: “Điển cũ, Tiết Nhân Quý đi đánh Cao Ly, bắn baphát tên hạ được Thiên Sơn. Đây nói tìm cõi Thiên Sơn là tìm tới chỗ giặc ở”. Vàtrong tập biên khảo ngắn về Chinh Phụ Ngâm, Giáo Sư Nguyễn Huy cũng chú thíchgần như vậy:“Nguyên Thiên Sơn là ngọn núi ở Phụng Thiên (Trung Quốc), là nơi mà quânđội Trung Hoa ở các triều đại xưa thường đóng quân khi sang chinh phạt nước CaoLy”. Cả hai Giáo Sư là những Học Giả am tường Hán Tự, chắc đã tra cứu từ sáchvở Trung Hoa, và như vậy Thiên Sơn nằm gần biên giới Triều Tiên (tức Cao Ly, Đại49 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hàn), phía Đông Bắc Trung Hoa. Nhưng qua tập san địa lý rất quy mô và khoa họccủa Mỹ (National Geographic Magazine), ta lại được biết dãy núi Thiên San (TianShan, Heavenly Mountains) ở về phía cực Viễn Tây của Trung Hoa. Từ Bắc Kinh, cóđường xe lửa đến Ngọc Môn Quan (Jiyauguan) rồi đến Tỉnh Tân Cương, và tận cùngđường xe lửa vạn lý đó là dãy Thiên Sơn hiểm trở nằm vắt ngang Tân Cương vàquốc gia Kyrgyzstan (một quốc gia vùng Trung Á, một nước Cộng Hòa trong LiênBang Xô Viết trước đây). Vùng này đang là nơi khai thác mỏ dầu của Trung Hoa, làvùng gần các giàn phóng những con tàu vũ trụ của Liên Xô ngày trước.Biết như vậy để thấy Thiên Sơn không phải là tận cùng thế giới. Mịt mùngthăm thẳm là do tầm nhìn ở vào thời cổ của người Hán từ Trung Nguyên nhìn ra cácmiền sa mạc hoang dã. Họ truyền cái thị kiến gió cát xa xăm chiến địa đó vào vănthơ. Từ văn thơ của họ, nó đi vào tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điểm,rồi đi vào tâm hồn chúng ta.Những Dời Đổi Địa Hình Và Mối Hoài Cảm Thi CaNhững hiểu biết về địa hình dâu biển của đất Việt kể lại dưới đây được viếttheo trí nhớ dựa vào hai cuốn “Lịch Sử Thành Lập Đất Việt” của tác giả Trần KimThạch (xuất bản năm 1970) và “Thiên Nhiên Việt Nam” của tác giả Lê Bá Thảo (xuấtbản năm 1977).1.Vào khoảng 25 triệu năm trước, Sông Hồng Sông Lô chảy trên một vùng núicao gần 100m đối với vị trí mặt sông bây giờ. Đó là do sự bào mòn đào xới của dòngnước. Bây giờ đi trên sông, có những nơi vách đá dựng đứng. Khoảng trống màdòng sông đi ở giữa là toàn bộ khối đất đá bị đem hết ra biển dưới dạng phù sa sỏicát:Bầu Trời Hẻm Vực Sông LôBầu trời hẻm vực trên sôngHai bên vách đứng thuyền không có bờĐào sâu thung lũng bao giờCon sông xẻ núi réo chờ biển khơiSông Lô trăm thước ven trờiBây giờ xuống thấp cho đời giao thương(Thơ làm năm 1979)2.Xa xôi hơn nữa, vào khoảng 250 triệu năm trước, khi vận động tạo núi Hi MãLạp Sơn do hai lục địa trôi giạt đụng vào nhau, ảnh hưởng dây chuyền của trận vachạm lục địa đã tạo ra các vùng núi non ở Bắc Việt, mạnh mẽ nhất là tạo ra caonguyên Châu Mộc do địa hình lũng thấp hai bên sông Đà bị uốn cong lên thànhnhững nếp gấp khổng lồ:Đàn Bò Sữa Trên Châu MộcVận động IN-ĐÔ-XI-NIKéo hai dãy núi chen ghì vào nhauTrũng sâu uốn nếp chồm mauCao nguyên thành lập ngàn sau xanh rờnBây giờ trời đất cao hơnĐàn bà sữa ngóng mây vờn thảo nguyênBiển dâu cải biến lâm tuyềnĐồng chăn Châu Mộc trăng huyền lên cao.(Thơ làm năm 1978)3.50 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ca dao xưa có câu “Lênh đênh qua cửa Thần Phù. Khéo tu thì nổi, vụng tu thìchìm”. Đọc qua, ta có cảm nghĩ cửa Thần Phù là một vùng biển sâu đầy sóng gió.Xưa kia thì như vậy, ngày nay cửa Thần Phù không còn nữa. Cửa biển này bây giờđã lùi sâu vào đất liền đến 8 cây số. Đó là do phù sa của các sông bồi lắng. Sự hìnhthành do phát triển dần Châu Thổ Bắc Việt đến nay vẫn còn đang tiếp diễn, phù sabồi tụ lấn dần ra biển:Qua Cánh Đồng Thần PhùLênh đênh qua cửa Thần PhùNgày xưa biển cả tuyệt mù sóng xanhBây giờ gió nội đồng quanhGiật mình còn tưởng âm thanh biển trờiBiển bờ rút nước ra khơiPhù sa bồi đắp tặng người thế gian(Thơ làm năm 1978)4.Phá Tam Giang ngày xưa cũng là nơi sóng dữ khó qua. Ca dao vẫn còn lưutruyền “Yêu em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Phá TamGiang là nơi ba cửa sông Ô Lâu đổ ra biển. Phá Tam Giang nằm lọt trong PháThuận An. Ngày xưa cửa phá nằm xa hơn về phía Nam. Năm 1897, một cơn bão dữdội đem tới một đợt sóng thần đưa cát từ biển khơi về làm cửa Phá cũ bị lấp và mộtcửa Phá mới được thành hình ở Phía Bắc. Cửa Phá cũ bây giờ là một cồn cát caochừng 5 mét, dài và rộng chừng một cây số. Cửa lấp ấy cũng đã được dân gian lưutruyền qua ca dao “Phá Tam Giang ngày rày đã cạn. Truông nhà Hồ nội tán cấmnghiêm”:Phá Tam Giang Đã CạnCách nay gần đúng trăm nămSóng thần từ biển xa xăm đổ về.Sau cơn giông bão bốn bềNhững cồn cát chắn nặng nề giăng ngangBây giờ qua Phá Tam GiangBa sông lặng sóng nhắn chàng yên tâm(Thơ làm năm 1979)5.Cam Ranh là một trong vài vịnh biển tốt nhất thế giới. Diện tích rộng gần 350cây số vuông. Bán Đảo Cam Ranh vươn dài ra biển 12 cây số. Vịnh biển được chechở bốn phía do núi dài vây bọc, chỉ thông ra biển bằng một eo biển. Vịnh biển rộngmà lại sâu, được che chở bốn phía núi non, có thể chứa được cả một hạm đội lớnvào trú ẩn, dễ kiểm soát chống tàu ngầm và phi cơ đến tấn công. Biển trong vùngVịnh rất yên lặng làm bồi tụ cát ở ven bờ, mà cát bồi tụ ở Cam Ranh là loại cát tốtnhất thế giới về độ tinh khiết cho chế tạo pha lê và kính quang học. Trữ lượng cát ởCam Ranh lại rất lớn, có đến hàng trăm triệu tấn:Sóng Biển Tắt Dần Trong Vịnh Cam RanhMênh mang sóng biển tắt dầnTrùng khơi cát đến trắng ngần biển xanhNúi ngoài vây bọc Cam RanhVịnh trong bồi tụ những thành cát xâyMiên man trữ lượng sâu dầyCám ơn biển lớn cho đầy tài nguyên(Thơ làm năm 1979)6.51 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vùng hạ lưu sông Đồng Nai quanh Hố Nai, Long Bình và Thủ Đức có nhữngvùng đồi cao đến 100 mét, rất rộng, thoai thoải. Đó là các vùng phù sa cổ. SôngĐồng Nai nhỏ, không đủ sức tạo ra các vùng phù sa cổ ấy. Nên có thể chính sôngCửu Long thuở xa xưa đã chảy qua vùng này và tạo ra các bậc thềm phù sa ấy. Vềsau, do vận động tạo núi ở Cam Bốt làm cho Nam Bộ sụt lún xuống thấp dần về vịnhBiển, do đó sông Cửu Long trượt dần về phía Nam ở vị trí bây giờ, từ giã vùng BiênHòa nhưng vẫn còn lưu dấu là các vùng phù sa cổ rất cao rất rộng và những trũngthấp khép kín thường thấy ở Hậu Nghĩa, Tây Ninh và Biên Hòa:Sông Cửu Long Từng Qua Sài GònBiên Hòa đất gợn nhiều nơiDo phù sa cổ tạo đồi lấp hangSài Gòn đổ nắng chói changNước ngầm sông cũ tiềm tàng mộng xanhVới di tích cổ lập thànhNgày xưa Sông Mẹ đã quành qua đâyNay sông dời xuống chân mâyPhù sa lớp lớp theo đầy dòng trôiLại xây đắp lại tô bồiCho miền Tây cũng đâm chồi trổ bông(Thơ làm năm 1978)7.Vùng Long Khánh hiện vẫn còn lưu dấu hơn một trăm núi lửa, hình dạng cáchỏa sơn vẫn còn hiện rõ. Cách đây vài chục triệu năm, hơn 100 ngọn núi ấy đềuhoạt động, lửa ngút trời, tro bụi mịt mù bao phủ. Ngày nay tất cả đều ngưng hoạtđộng, chỉ còn là những sóng đất im lìm, toàn vùng được trải đều bằng một lớp đất đỏvới bề dày độ chừng 5-10 mét. Dưới 10 mét là các lớp đá do lửa lỏng từ các hỏasơn chảy xuống và rắn lại, chưa bị tan rã thành đất đỏ:Long Khánh Trong Mù Mịt Hỏa Diệm SơnTrăm núi lửa cháy bập bùngMột trời tro bụi mịt mùng hỗn mangTriệu năm sau, đất hóa vàngQua vùng Long Khánh xóm làng tịnh yênRừng cao su gió nổi rềnNghe như thiên địa bồi đền tiêu vong(Thơ làm năm 1979)8.Thuở xa xưa, dãy Trường Sơn chỉ kéo dài đến Quảng Ngãi mà thôi, dưới nữalà biển. Biển đó mang tên là Vịnh Nam. Cát bụi phù sa do các dòng sông ở đất liềnđổ vào Vịnh Nam, bồi tụ dưới đáy thềm lục địa, rồi do vận động tạo núi nâng lênthành những ngọn núi gọi là Trường Sơn Nam, và nối liền vào Trường Sơn Bắc làmthành hình dạng đất Việt như bây giờ:Cát Bụi Làm Nên Trường Sơn NamTrường Sơn đến Quảng Ngãi thôiDưới nữa là biển sóng nhồi Vịnh NamMưa mùa nước lũ sông lamSông mài đá núi xuống làm phù saĐất bùn tích tụ bao laChất thành dãy núi nhô ra biển trờiNam Sơn từ đáy biển khơiNối vào muôn đỉnh Vạn đời Trường Sơn52 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Thơ làm năm 1976)9.Triệu triệu năm trước, núi Sam núi Sập ở vùng Châu Đốc Long Xuyên cònnằm sâu dưới lòng đất. Mưa gió bào mòn đất làm trồi lên các ngọn núi đó:Gió Mưa Mài Mòn Châu ĐốcĐất xưa thẳng tắp chân trờiNúi vùng Châu Đốc một thời có đâuDưới lòng đất, núi vùi sâuGió mưa mài mặt địa cầu vạn niênTrồi lên mặt phẳng bưng biềnNúi Sam núi Sập vào miền nhân gian.(Thơ làm năm 1976)(Bài đăng trong đặc san Quảng Đà năm 2001, nhà xuất bản Sông Thu, LosAngeles)Dấu Vết Kỹ Thuật Trong Một Bài Thơ Của Quang DũngThơ là một cách thế biểu lộ của tâm hồn xúc cảm trước ngoại vật và tha nhân,nhưng muốn diễn tả cái hồn cảm ấy ra thì phải nhờ đến kỹ thuật văn chương, hóa rangôn ngữ thi tính là hóa thân của tâm hồn, ngôn ngữ không phải là phương tiện nênđối với thi ca ngôn ngữ thiết yếu gắn liền với nội dung cụ thể của hồn cảm. Nhờ đếnkỹ thuật văn chương nhưng phải vượt qua trình độ kỹ thuật thì mới đạt tới nghệthuật, bàn tay kỹ thuật phải tự hủy một khi sương khói được ném tung ra để sươngkhói một mình lan rộng trong lòng người, hòn đá kỹ thuật ném xuống ao phải chìm đimất tích, để những ba động của làn sóng nghệ thuật nhấp nhô khắp mặt nước tâmhồn. Không thể có một công trình nhân loại nào đốt giai đoạn kỹ thuật, chỉ có côngtrình sáng tạo từ hư vô ra ánh sáng của cõi huyền bí mới có thể gọi là Tạo Hóa.Quang Dũng là một Thi Sĩ đã được mọi người công nhận là Thi Sĩ một khi đã thưởngngoạn thi ca của ông, cho nên xét đến kỹ thuật trong thơ Quang Dũng có thể là mộtphỉ báng đối với nhà thơ, vì đã được công nhận là Thi Sĩ thì chỉ có vấn đề nghệ thuậtmới được bàn tới mà thôi. Nhưng thật ra không có nhà thơ nào hoàn toàn thànhcông nếu xét toàn bộ thi ca của họ, thậm chí cũng có nhà thơ chỉ thành công ở mộtvài câu thơ trong một thi bản mà thôi. Quang Dũng không phải là nhà thơ mà tài chỉgiới hạn trong một vài câu như thế. Những bài “Tây Tiến”, “Đôi Mắt Người Sơn Tây”,“Đôi Bờ”, của Quang Dũng, là một toàn bộ nhịp nhàng đạt tới mức độ nghệ thuật.Bài Tây Tiến đưa ta vào những vùng trời chất ngất núi đèo, những cồn mâytrắng lang thang là hóa thân của những tấm lòng một đi không hẹn ngày trở lại miềnxuôi, mấy thung lũng mưa xa khơi là hóa thân của tình hoài hương nhớ nhung từnhững mái nhà ấm cúng dưới triền núi mịt mờ. Đọc bài Tây Tiến ta không còn nghĩđến kỹ thuật của bài thơ, ngôn ngữ diễn tả tự xóa để cho hồn thơ lên tiếng, khi hùngtráng như tiếng gầm thét của dòng sông M., khi tưng bừng như ánh lửa doanh trạitrong đáy rừng khuya, khi ngậm ngùi nhớ nhung như một tìm về mái nhà ấm cúng,khi thương tiếc như cái hoang vu rải rác của những nấm mồ viễn xứ. Cảnh đồi núingút ngàn, cảnh đoàn người heo hút, cảnh gian khổ trường chinh, tất cả những cảnhấy không phải là ngoại vật thuần túy mà đã chan hòa tâm hồn thương cảm cuộc đờichinh chiến hóa thân vào ngôn ngữ trầm hùng.Qua bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây”, kỹ thuật văn chương nhạt nhòa trước hồnthơ của tình hoài hương, ngôn ngữ hóa thân vào giấc mơ thanh bình. Bóng núi Ba Vìxa khuất trong ngàn dặm mây xanh, sông Đáy chậm nguồn qua làng mạc xa xăm,đồng Bương Cấn chuyển động làm biển lửa vàng, tiếng sáo diều khuya khoắt thổiđêm trăng, tất cả những ngoại cảnh được nhìn về từ một nơi xa lắm cho nên đó53 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


không phải là những ngoại cảnh thuần túy được chụp bắt bằng ngũ quan, chúng lànhững dư vang của quá khứ thanh bình đã thức dậy trong tâm hồn của người thahương vì chiến cuộc. Đọc bài thơ, chúng ta không hề thắc mắc tự hỏi bài thơ đã thểhiện như thế nào, văn tự được sử dụng ra làm sao, đâu là nguyên nhân sáng tác, tấtcả những câu hỏi về kỹ thuật về nguồn gốc ấy dường như bị quên lãng trong khi độcgiả thưởng ngoạn bài thơ. Đó là một minh chứng trường hợp vượt bỏ kỹ thuật trênđà tiến vào vùng sương khói nghệ thuật của Quang Dũng. Đó là một minh chứngnghệ thuật không đòi hỏi trí hiểu bằng hồn cảm. Như đã nói, kỹ thuật là điều kiện cầnnhưng không đủ, không phải vượt thoát kỹ thuật theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ, vong ơnbạc nghĩa bằng cách bêu rêu kỹ thuật, nhưng là đẩy kỹ thuật ra khỏi hấp dẫn lựcnặng nề để có thể đặt hồn thơ vào quỹ đạo thoát ly hiện thực, nhưng phải nhớ rằngnếu không bám níu vào kỹ thuật thì chẳng khác nào cánh diều giấy không thể bayđược một khi không nhờ vào sợi dây, vệ tinh chỉ có thể tắt máy để lượn lờ trong quỹđạo một khi đạt tới kỹ thuật cân bằng tốc độ với sức ly tâm thoát khỏi hấp dẫn lựccủa địa cầu. Đến bài “Đôi Bờ”, hồn thơ Quang Dũng lại càng lung linh sương khói,không phải từ thực tế là vì trong bài có cảnh mưa bay lớp lớp trên sông dài, khóithuốc bay lên một dòng xanh trùm phủ khuôn mặt của người đứng gác bên kiaphòng tuyến, dư ảnh mơ hồ của người thiếu nữ trong đáy cốc, nụ cười xa xôi nhưtrong một giấc mơ, những sương khói ấy là khói sương hiện thực nếu trong ấykhông mang dấu vết tâm tình, những sương khói ấy bắt nguồn từ ngoại cảnh rồiđược nhào nặn trong tâm hồn và phóng ngoại bằng trung gian ngôn ngữ. Ngôn ngữlàm trung gian nhưng ngôn ngữ cũng chính là sương khói. “Quê hương khuất bónghoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”, câu thơ của Tản Đà là một tổnghợp tâm hồn và ngôn ngữ, có thể nào phân biệt khói sóng trên sông chỉ là những xácchữ không gói ghém bản ngã buồn nhớ quê nhà của thi nhân ?Nhưng đến bài “Kẻ Ở”, con đường thênh thang của nghệ thuật thi ca va chạmphải hòn đá kỹ thuật, dấu vết cấu tạo bài thơ không đồng hóa với hồn thơ để biếnmất đi tính cách cấu trúc, phần kỹ thuật phơi bày lồ lộ qua cách sử dụng từ ngữ vàqua cách tả cảnh có thể nói là xếp đặt. Cứ đến câu cuối của mỗi đoạn thơ đều có haitừ ngữ được lập lại một cách cố:Mai chị về em gởi gì khôngMai chị về nhớ má em hồngĐường đi không gió lòng sao lạnhBụi vướng ngang đầu MONG nhớ MONGQuê chị về XA tít dặm XARừng thu chiều xao xác canh gàHoa rơi khắp lối sương muôn ng.Ngựa lạc cành hoang QUA lướt QUANgựa chị dừng bén thác trong veoLòng chị buồn khi nắng qua đèoNơi đây lá dạt vương chân ngựaHươu chạy quay đầu THEO ngó THEO.Rừng hoang nh.a bóng tối hoang mangNgựa chị dừng bên thác sao vàngSao rơi đáy nước vương chân ngựaBuồn dâng đôi mi HÀNG lại HÀNG...Cách dùng chữ lập lại như thế là dấu vết lộ liễu của kỹ thuật, bài thơ trở thànhmột cách sắp chữ cố công. Đành rằng nhà thơ Nhà Văn là người biểu diễn ngônngữ, nhưng ngôn ngữ đó là những hóa thân của tâm hồn, rốt cuộc biểu diễn ngônngữ đồng hóa với cuộc diễn tả tâm hồn. Còn chơi chữ là cách thức sắp xếp các từ54 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ngữ, từ ngữ không tương quan với nhau để gợi dậy tâm tình và mỹ cảm, trái lại từngữ bị gò bó theo một xếp đặt để được tính khéo léo, lạ lùng. Được tính khéo léo làmột khía cạnh, những từ ngữ được lặp lại như “Hàng lại hàng, theo ngó theo, qualướt qua”, còn có công dụng tả cảnh sống động như một thấy liền trước mắt, hàng lạihàng cho ta thấy từng dòng nước mắt tiếp nối nhau chảy xuống từ từ, theo ngó theolà những cái nhìn từng lúc một của con hươu chạy còn quay đầu lại, qua lướt qua làcành hoang thấp thoáng hết cành này đến cành kia qua mắt người đang cỡi ngựa.Cách tả cảnh như thế tuy sống động, nhưng đó là một lối tả cảnh thuần túy có tínhcách hiện thực hơn là pha trộn lãng mạn của tâm tình, có tính cách lộ liễu hơn làkhói sương của hội họa chấm phá Đông Phương. Hơn nữa bài thơ lại theo một bốcục diễn tiến của cuộc hành trình bằng ngựa, diễn tiến theo thứ tự không gian vàthời gian, do đó bài thơ trở thành một ký sự dọc đường hơn là một rung cảm trướcngoại cảnh. Thứ tự không gian: Khởi đi từ một con đường không gió buồn hoang, rồiđi qua một cánh rừng gieo rắc hoa rơi khắp lối, tiếp theo ngựa đã tới một thác nướctrong để dừng chân giây lát nơi đây, và hành trình tiếp tục với cuộc lội suối phảnchiếu bóng trăng sao lay động dưới chân ngựa...Thứ tự thời gian: Khởi đi từ mộtchiều xao xác canh gà, tiếp diễn là một hoàng hôn tắt nắng qua đèo, sau cùng làbóng đêm trùm phủ lấp loáng ánh trăng sao dưới đáy nước...Tóm lại ba dấu vết sauđây đã đưa bài thơ xuống sát tính chất trật tự: Cách tả cảnh thuần túy tả cảnh, cáchsắp chữ mang đầy dấu vết kiến tạo, cách bố cục theo thứ tự không gian và khônggian của một bản ký sự dọc đường, ba dấu vết ấy làm tính chất kỹ thuật không thểbôi xóa nổi. Cách tả cảnh hiện thực rất sống động ấy không đẩy hồn thơ thoát lythực tế để được đặt vào quỹ đạo viễn mơ, cách bố cục theo trật tự không gian vàthời gian không phải là thi ca từ tâm thức của văn chương vượt thời gian không gian,cách chọn chữ khéo léo chỉ đẩy bài thơ đến mức độ vị kỹ thuật hơn là vị nghệ thuật.(Đã đăng trong tạp chí Văn Học, số 140, Sài Gòn ngày 15.11.1971)Cũng trong số báo này, Tòa Soạn đã cải chính bài “Kẻ Ở” không phải củaQuang Dũng, mà của một nhà thơ Vô Danh. Quang Dũng chép trong sổ kỷ niệm củaông, cho nên mới có sự nhầm lẫn)Thiên Nhiên Vắng Bóng Trong Tiểu Thuyết Lê Văn Trương“Ngựa Đã Thuần Rồi, Mời Ngài Lên”, nhan đề một cuốn tiểu thuyết ngắn nhấtcủa Lê Văn Trương, gợi cho độc giả hình dung những dặm đường trường. Phảichăng đây là chuyện tình lồng trong bối cảnh xanh xanh miền biên giới của nhữngchuyến tải hàng buôn lậu ? Thực sự không phải. Đi sâu vào cốt truyện, chúng ta sẽnhận thấy nhiên giới hoàn toàn nhường chỗ cho nhân giới. Suốt truyện chỉ là nhữngtương giao xã hội giữa người và người, thiên nhiên vắng bóng trong tác phẩm. Bốicảnh không còn là không gian, tất cả quy tụ trong gia đình, và khung cảnh gia đìnhcũng mất cả tính chất không gian, mô tả sự vật gần như không có mặt.Kim Dung, một cô em gái ngoan hiền, thỉnh thoảng đến thăm người anh ruộtsống độc thân. Cô em gái ngại cho tình cảnh hiu quạnh của anh, khuyên anh nên lấyvợ để có người săn sóc thành một mái ấm gia đình. Trái với ý muốn của em, Đào chỉthích sống độc thân, ích kỷ với những thú vui cá nhân, sợ bị trói buộc bởi đời sốngvợ chồng. Chàng bằng lòng lấy vợ chỉ vì chiều em gái, cô em gái mà Đào rất thươngyêu đùm bọc từ khi hai anh em trở thành mồ côi lúc chàng 18 tuổi. Đào nuôi nấngem thay cho mẹ lúc nàng mới 7 tuổi. Đến khi lo cho em lấy chồng xong. Đào mãnnguyện với một cuộc đời đầy đủ vật chất lẫn tinh thần. Là đại diện của một hãng chếtạo đồ tạp hóa bên Pháp nên chàng sống rất dư giả, có nhà riêng, có đồn điền rộnglớn, đó là chưa kể 3/4 tài sản Đào đã dành cả cho em gái khi lấy chồng.55 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đời sống tinh thần của Đào cũng rất thảnh thơi, có vợ chồng em gái, tức vợchồng Giám Đốc Thiều bên cạnh, có các cháu Xuân Sinh dễ thương, có một đờikhông bận rộn dành cho thú đọc sách, Đào cho như thế là đủ rồi, không muốn bậnbịu thêm.Vả lại Đào cũng có thành kiến e ngại các thiếu nữ...Minh Thu, bạn học củaKim Dung, được cô em gái đưa tới giới thiệu. Đào không thể bình phẩm gì nữa vềdung nhan thiếu nữ nhưng còn tính tình của nàng Đào hứa với em gái sẽ trả lời dứtkhoát sau một năm tìm hiểu tận tường. Đào ngại Minh Thu cũng chỉ là một cô thiếunữ còn nhiều nông nổi, còn nhiều ước vọng phù phiếm...Đào có một người bạn thuộc vào loại lưu manh trong xã hội, chuyên lường gạttình và tiền, ấy thế mà Thoại lại được Đào mời đến xen vào cuộc tình của mình. Vậylà Thoại không bỏ lỡ dịp trổ ngón nghề, ra tay mê hoặc Minh Thu bằng cái tài ăn nóilịch duyệt hào hoa, cái cách ăn mặc sang trọng hào nhoáng. Đào lại còn giúp choThoại có tiền mua xe hơi để tập cho Minh Thu cầm lái, chở nàng dạo chơi khắp phốxá, và cũng dùng xe hơi đó để đi lường gạt những hãng buôn, những chỗ quen biết.Cái đích của Thoại là thành hôn với Minh Thu, của hồi môn lớn lao của nàng sẽthuộc về mình. Tiền mượn mua xe hơi, Thoại chỉ bị ràng buộc bởi những điều kiệndễ dàng: Mỗi tháng trả cho Đào 30 đồng, trả góp trong 30 tháng thì xong số tiền1000 đồng mua xe hơi đó. (Thời giá lúc Lê Văn Trương viết cuốn tiểu thuyết này,năm 1938). Tại sao Đào lại dung túng hành vi của Thoại ? Lắm khi Đào lại còn thíchthú ngồi nghe lời phẩm bình của Thoại về giá trị của các thiếu nữ...“Các mợ đến chơinhà đệ, thấy đồ đạc sang trọng là y như lóa mắt, sau khi đã lóa mắt về cách ăn mặcvà dáng điệu ông hoàng của đệ...Huynh thiếu một thứ kiên nhẫn. Và có lẽ cái lối đẹptrai của huynh đàn bà ít đứa hiểu. Huynh trông dữ dội và nghiêm nghị quá, chúng nósợ. Đối với những đàn bà đã từng trải và hiểu đời một cách sâu xa thì huynh ăn “rơ”lắm. Còn đối với hạng cừu non thì chỉ cái nhìn như moi ruột gan của huynh cũng đủlàm cho chúng ù té chạy...” (Trang 38-39)...Đợi cho cuộc tình Thoại và Minh Thu sắp đi vào khúc quanh, Đào mới có dịplàm sáng mắt Minh Thu: Một hôm Minh Thu hẹn hò với tên lường gạt gặp nhau tạinhà riêng của Thoại, lúc hai người đúng hẹn Đào mới gõ cửa xin vào, Minh Thu phảiẩn mặt nơi buồng phía trong. Ở ngoài này, Đào cố ý trách mắng rất lớn tiếng vềThoại, kể tội hắn lường gạt, hạch hỏi những lem nhem của hắn ở khắp nơi quen biết,vạch lỗi không trả tiền mượn của chàng mua xe hơi suốt 4 tháng rồi, nào thất nghiệpchàng giúp cho có việc làm không biết ơn lại còn bội ước...Tất cả vẻ hào hoa sangtrọng của Thoại lần lượt rơi xuống trước sự nghe thấy của Minh Thu...Từ đó Minh Thu trở nên buồn bã, ưu tư về sự giả dối bề ngoài của người đời.Lúc này Đào mới nhờ Kim Dung nói rõ tấm lòng thành của Đào cho nàng hiểu. MinhThu chợt biết Đào mới xứng đáng và đeo đuổi mình trong sự sáng suốt bấy lâu nay.Hai người tiến lần đến hôn nhân và trở thành một đôi vợ chồng gắn bó...Thỉnhthoảng cái bóng lởn vởn của Thoại thoáng qua trước cửa, cái bóng hình như muốnđe dọa để làm tiền Minh Thu với những bức thư tình quá khứ. Đào hiểu ý, đến nhàThoại cho biết mối tình quá khứ giữa Thoại và Minh Thu thật ra chỉ là sự sắp đặt củaĐào, sắp đặt để cho Minh Thu sáng mắt về tính tình ưa thích cái phù phiếm củanàng. Thoại chỉ là một thứ người thị mã mà Đào lợi dụng để tập luyện cho con ngựachứng, nay ngựa đã thuần rồi, đã hiểu rõ thế nào là chân hạnh phúc lứa đôi, đúngnhư sự phán đoán sáng suốt của Đào khi chàng được em gái giới thiệu Minh Thu lầngặp gỡ đầu tiên: “Nếu lời ví này mà không quá đáng thì nàng là một con ngựa haynhưng còn bất kham, chưa được chịu ơn những ngọn roi của một tên thị mã, để làmcho trọn cái chức trách con ngựa là chạy nổi đường nghìn dặm và chạy chonhanh...Đẹp thật, nhưng nếu dại dột đem đóng ngay vào cái xe gia đình thì thế nào56 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cái xe cũng gẫy càng long bánh. Phải chờ cho đến khi nào nó thuần đã” (Trang 41-42)*.Đọc xong cuốn tiểu thuyết, ta thấy trong đó hoàn là những tương giao, vachạm, liên hệ giữa người với người. Sự vắng bóng thiên nhiên trong tiểu thuyết củaLê Văn Trương là một dấu mốc để ta phân biệt tiểu thuyết theo nghĩa thông thườngvà quan điểm “tiểu thuyết mới” hiện nay (còn gọi là phản tiểu thuyết). Tiểu thuyết LêVăn Trương là tiểu thuyết trong khuôn khổ phản ánh vũ trụ đã thành hình của nhânloại, sự trao đổi lời nói có tính cách xã hội gia đình, tương phản với vũ trụ tiểu thuyếtmới, một vũ trụ còn đang hình thành, chưa có những tương giao nhân loại. Trongloại tiểu thuyết mới vũ trụ vắng bóng con người, thành ra sự mô tả đồ vật, khônggian, bao trùm tất cả. Thiên nhiên vô ngã là cái bóng lớn phủ lên những nhân vậtchưa là nhân vật, những câu chuyện chưa là câu chuyện, mọi biến cố còn lần mãtrên con đường trở thành con người. Nghĩa là nhân vật mới chỉ là sự phôi pha tâmlý, mù mờ nhân ảnh...Trái lại, nhân giới đã đẩy nhiên giới ra ngoài tác phẩm của Lê Văn Trương.Người giao tiếp với người nhưng không giao tiếp với thiên nhiên, phải chăng đó làđặc tính rõ ràng nhất trong tác phẩm của Lê Văn Trương mà “Ngựa Đã Thuần Rồi,Mời Ngài Lên” là một thí dụ.Nếu các tiểu thuyết khác của Lê Văn Trương đều như thế, ông quả là một tiểuthuyết gia đại diện cho tiểu thuyết của tương giao nhân loại, tương phản với tiểuthuyết của thiên nhiên vô ngã theo nhóm tiểu thuyết mới. Tiểu thuyết của nhóm TựLực Văn Đoàn là tiểu thuyết của người giao tiếp với người và với vũ trụ, nghĩa là conngười và thiên nhiên đều có mặt trong tác phẩm, và tiểu thuyết của nhóm này dĩnhiên, không làm thành một lằn ranh rõ ràng một giữa tiểu thuyết và phản tiểuthuyết...Thiên nhiên bị đẩy ra ngoài tác phẩm, đó không phải là một chủ trương cố ýcủa Lê Văn Trương. Ngày nay có vấn đề “tiểu thuyết vắng bóng con người”, ta mớicó dịp so sánh với “tiểu thuyết vắng bóng thiên nhiên” trong tác phẩm của Lê VănTrương. Mặc dù không có ý chủ trương, vũ trụ tiểu thuyết của Lê Văn Trương có lẽxứng đáng là một đề tài nghiên cứu để đối lập với vũ trụ vô ngã của tiểu thuyết mới.Tiểu thuyết vắng bón thiên nhiên hình như là loại tiểu thuyết bỏ mất chất thơ bàngbạc ở bên trong, vì vậy nó không thích hợp với những tâm hồn yêu thiên nhiên,muốn xa lánh xã hội phiền toái.Nhưng bao lâu còn những tâm hồn bận bịu chuyện gia đình, liên hệ với nhữngtương giao xã hội, bấy lâu tiểu thuyết của Lê Văn Trương còn được đón nhận nhưmột tấm gương phản ảnh: Phản ảnh bi kịch con người, phản ảnh những va chạmnhân loại...(Tạp Chí THỜI TẬP, Sài Gòn, số 22 tháng 3-1975)(*) “Ngựa Đã Thuần Rồi, Mời Ngài Lên” của Lê Văn Trương, Nam Cường táibản Sài Gòn 1952.Đền Đài Và Ca DaoBài này lấy cảm hứng từ một số tài liệu hiếm quý về hình tượng Thần Mưa,Thần Chiến Tranh của người Aztec. (Trước khi Kha Luân Bố khám phá Châu Mỹ thìđịa bàn xứ sở cư ngụ của người Aztec ở quanh Vùng Thủ Đô Mexico City thuộcquốc gia Mễ Tây Cơ ngày nay, nước Aztec hiện hữu cách nay trên 500 năm). Họ làmột trong những bộ lạc người da dỏ, cư dân bản địa lâu đời của lục địa Mỹ Châu.Người Aztec thờ nhiều thần, Thần Gió, Thần Mặt Trời, Thần Mùa Xuân, Thần Lửa,Thần Rắn...Có đến 1600 thần và nữ thần. Thần Mưa và Thần Chiến Tranh quantrọng hơn hết. Đền đài thờ các thần thường quây quần nhau, trong đó đền lớn vượt57 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trội hơn cả gồm có hai tháp, tháp xanh thờ Thần Mưa, tháp đỏ là Thần Chiến Tranh.Họ là giống dân định cư, sống về nông nghiệp trồng bắp ngô, tổ chức nhà nước rấtuy quyền, có thời thành đế quốc với các nước nhỏ chung quanh quy phục. Chiếntranh và giết người để tế thần là biến cố thường xảy ra đối với người Aztec.So sánh với văn hóa dân tộc ta, cũng là giống người định cư sống về nôngnghiệp trồng lúa nước, nhưng văn hóa ta không hình tượng hóa nhiều thần như vậy,và không có đền đài đồ sộ như họ. Ta thờ cúng tổ tiên, sợ sệt ma quỷ, và ông trời làmột đấng vô hình dung đồng hóa với các lực thiên nhiên gây tai họa cũng như banphúc lợi cho con người:Lạy trời mưa xuốngLấy nước tôi uốngLấy ruộng tôi càyLấy đầy bát cơm...Ơn trời mưa nắng phải thìNơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâuCông lênh chẳng quản bao lâuNgày nay nước bạc, ngày sau cơm vàngVăn hóa ta không lưu lại những hình tượng dữ tợn như Thần Mặt Trời, ThầnChiến Tranh, tay chân trang bị đầy thứ vũ khí, đầy hăm dọa với chim ó và mãng xà,cả đến các thần ban phúc lành như thần mùa xuân cũng mang áo bằng da người bịtế sống, như Thần Mưa mà cũng được dâng hiến trẻ con trong các lễ hy sinh vì hạnhán. Ta cũng bái phục các hiện tượng thiên nhiên, nhưng không hình tượng thànhthần như người Aztec, chỉ thầm khấn vái những lực siêu hình:Trông trời trông đất trông mâyTrông mưa trông gió, trông ngày trông đêmTrông cho chân cứng đá mềmTrời êm bể lặng mới yên tấm lòngThuở mới lên sáu lên bảy, lấy một ví dụ ta đã từng sống nơi đồng ruộng, từnglàm quen với việc bắt con nhái bầu khi ruộng mới bắt đầu khô nứt nẻ, đã quen vớitiếng cuốc kêu lồng lộng không biết đích xác là nơi đâu giữa đồng lúa, đã quen mắtvới những tổ chim dòng dọc treo lủng lẳng ở lũy tre, đã từng thấy những đàn cò lúchoàng hôn bay về dãy Trường Sơn thuộc vùng sát núi Tỉnh Khánh Hòa. Cảnh tượngnơi đồng quê đã ở trong tâm ta ngay từ thời thơ ấu. Bẵng đi một thời gian dài, cóđến gần 30 năm, ta đi học và làm việc ở nơi Thành Phố, nhưng thôn quê và thành thịvẫn giao thoa trong tâm hồn ta với các chuyến xe đã hay xe lửa dọc dài theo các trụclộ từ miền Nam Trung Việt cho đến Vùng Hậu Giang Lục Tỉnh đồng ruộng vẫn dàntrải trong mắt ta mặc dù ta không sống với.Cho mãi đến năm 1977, ta lại có dịp trở về sống với thôn dã gần như là vùngkinh tế mới, chung đụng với nước lụt giăng câu, học cách gieo lúa cho hai mùa thầnnông, trồng những dãy khoai lang khoai mì mà thu hoạch thường là dồi dào khích lệ.Đồng ruộng nơi Tỉnh Kiên Giang kể như là sung túc no đủ cho ta dù mới tập tànhcanh tác. Mênh mông của đồng ruộng là những khi đi vào thăm thú ở cuối cùng cáccon kinh A, kinh B, kinh 5, kinh 9, thuộc khu dinh điền Cái Sắn Tỉnh Kiên Giang.Hơn một thập niên qua thì thực sự ta đã xa hẳn đồng ruộng lúa nước, miệtmài trong Thành Phố kỹ nghệ Los Angeles. Có dịp đọc sách báo nói về các bộ lạc dađỏ, về các tiểu đế quốc đã suy tàn ở lục địa Châu Mỹ, như Aztec, Maya, Incas..., vềcác thần được hình tượng hóa triển khai từ tưởng tượng dồi dào của nền văn minhnông nghiệp, ta lại nhớ đến văn hóa nông nghiệp của ta mà ấn tượng còn ở trong58 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tâm hồn là những câu ca dao hơn là các đền đài đồ sộ hay vũ điệu tế lễ đầy tính chấtthần bí.Hình Ảnh Bơi Xuồng Trong Thơ Phan KhôiThủy triều lên, nước ngập vào những rừng thấp, bắt đầu từ rừng mắm rồi tớirừng tràm. Thủy triều xuống, nước rút ra biển theo những con rạch xẻ dọc xẻ ngang.Ngoài thủy triều, còn mùa mưa mùa nắng. Mùa nước đổ từ Biển Hồ xuống Cửu LongGiang, tràn qua đầm lầy rồi tràn xuống rừng trũng thấp. Mùa khô, sông rạch làđường thoát nước, từng dòng kéo ra đại dương. Nhịp điệu lên xuống như vậy, bồiđắp cho Cà Mau ngày một thêm đất đai, rừng tràm lấn dần ra rừng mắm, rừng mắmlấn dần ra biển. Công việc liên lỉ không mệt mỏi của thiên nhiên, đã miệt mài từ triệunăm trước. Một lần ghé thăm Cà Mau ở vùng Tân Bình vào năm 1930, Nhà VănPhan Khôi cho ta thấy bằng một ấn tượng mạnh mẽ, hình ảnh rừng vắt ra nước:Eo đất vắt rừng già ra nướcThành con sông xanh biếc dài ghêKhỉ ho cò gáy tứ bềTa đem thân đến chốn này làm chiTriệu năm sau biết có như vậy nữa hay không. Không dễ có gì thay đổi,nhưng bắt đầu đã có người e ngại: Những đập nước đang và sắp xây trên sông CửuLong, những dự án bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, sẽ lấy quá nhiều nước ngọt tướicho đồng ruộng Thái Lan, làm mực lưu lượng sông Cửu Long sẽ yếu đi. Nước ngọtdù vào mùa mưa sẽ không đủ sức rửa sạch muối đọng lại do thủy triều đưa lên ở CàMau. Nước lợ nửa mặn nửa ngọt sẽ xâm nhập tới Vĩnh Long hay Long Xuyên màhiện nay vốn là vùng nước ngọt.Điều khiển những chiếc xuồng len lỏi trong rừng cây mùa nước ngập, có khikhông còn phân biệt đâu là sông rạch đâu là rừng thấp, đó là phương tiện di chuyểnquen thuộc ở Cà Mau. Mái chèo vừa đẩy xuồng đi vừa là bánh lái, quen tay sẽ luồnlách dễ dàng.Hình ảnh bơi xuồng thiện nghệ đó đã được Nhà Văn Phan Khôi ghi lại:Mũi chàng trước, lái ta sauMái chèo khoan nhặt con trào nước xuôiBóng chiều nhuộm, lau màu vàng úaKhói, nước, trăng mây, bủa lưng chừngVạch lau rẽ khói tung tăngTrên trời dưới nước bên rừng có taLó túp lá xà xà trong ngútChợt thuyền đâu vùn vụt ngang dòng...(Chơi Thuyền Trên Sông Tân Bình)Sáu mươi hai năm sau kể từ 1930, năm Nhà Văn Phan Khôi ghi chú dưới bàithơ trên, một nhà báo Mỹ cũng tả lại bằng bút ký và hình ảnh chụp bắt những sinhhoạt vùng Cà Mau khoảng năm 1992, qua đó ta thấy cách di chuyển nơi rừng thấpngập nước vẫn là cảnh cũ. Nhà báo viết: “Cuộc du hành đưa chúng tôi đến rừng UMinh (The forest of darkness). Tôi được kể lại rằng chiến tranh đã làm trơ trụi rừng.Nó đã được trồng lại và bây giờ cũng đầy vẻ hăm dọa. Một dòng xuồng bè lớn nhỏvùn vụt lướt qua chúng tôi, mỗi chiếc chở nặng những cây gỗ cắt từ trong rừng”.Rừng được trồng lại, nghe có vẻ tái tạo môi sinh, nhưng thực ra rừng tràm có sứcphát triển mau lẹ theo cách tự nhiên hoang dã, tự khôi phục nhanh chóng toàn vùngbị thuốc khai quang.Chim Hạc Trong Thơ59 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hạc không phải là con vật huyền thoại, chỉ có trong sách vở như ta từng ái mộbài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu sáng tác ngàn năm trước bên Trung Hoa.Chim Hạc có thật, đã trở về đầm lầy Đồng Tháp Mười sau chiến tranh Việt Nam. Nócó tên khoa học là “Eastern Sarus Crane”, đầu đỏ, cao 5 feet, lông màu xám tro. Đólà một trong những loài hạc đẹp nhất thế giới, và cũng là đàn hạc cuối cùng thuộcloại này còn được trông thấy ở Đông Nam Á. Trước chiến tranh, chúng đã ở đó,vùng Tràm Chim trong Đồng Tháp Mười, nhưng không ai để ý. Vì tiếng súng chiếntranh, và đôi khi là mục tiêu nhắm bắn bâng quơ của Hải Quân Mỹ trên sông rạch,nên hạc đã bỏ đi hơn 20 năm. Nay đã trở về môi trường thích hợp của chúng tại đây.Đó là một vùng nước đọng mọc lên lớp lớp những cây tràm (melaleuca), thổ ngơiphát triển mau lẹ những sinh vật cần cho loài chim hạc này. Nhiều vùng đầm lầykhác ở Đông Nam Á cũng có rừng tràm, chẳng hạn ta đã từng thấy trong vùng nướctù đọng chạy dọc dài sau trại người Việt tị nạn tại Songkla Thái Lan, nhưng chỉ có ởTràm Chim Đồng Tháp Mười mới là nơi sản sinh một loại thức ăn đặc biệt nào đócho chúng.Có nhiều loại hạc trên thế giới, như Sandhill Crane, bộ lông toàn màu lamnhạt, quần cư ở Tiểu Bang Nebraska (Hoa Kỳ), hay Whooping Crane, mình trắngtuyết nhưng mỗi đầu cánh có một chỏm lông đen, trú sở ở Bắc Canada, hay WattledCrane có cục thịt dư nơi cổ, bản địa ở vùng đầm lầy xứ Botswana (Phi Châu). Có vàidị biệt nên mang tên khác nhau, nhưng chúng có những điểm chung là cổ dài, chânrất cao, thân hình khá to lớn, thường sống từng đôi suốt đời đến mãn kiếp độ 20năm. Vì lẽ đó hạc là biểu tượng của tình yêu lứa đôi bền chặt.Người xưa không phải là những nhà sinh vật học, hằng theo dõi nghiên cứu,nhưng họ đã thường thấy loài chim hạc sống gắn bó như vậy, nên hình ảnh đôi chimhạc luôn luôn lai vãng trong thi ca. Khi đề cập đến, Thế Lữ có những câu:Mây hồng ngừng lại sau đèoMình cây nắng nhuộm, bóng chiều không điTrời cao xanh ngắt, ô kìaHai con hạc trắng bay về bồng lai.Và Thi Sĩ Phạm Thiên Thư tăng cường với âm thanh đồng vọng của hai linhhồn hành trình về cõi trời:Đêm về thắp nến làm thơ.Tiếng chân còn vọng nửa tờ thư tôiĐôi uyên ương trắng bay rồiTiếng nghe tha thiết bên trời chớm ĐôngNhạc sĩ Phạm Duy đã giúp cho bốn con hạc trong hai bài thơ bay một đườngbay ngoạn mục bằng nhạc điệu tuyệt vời trầm bổng, trong khi huyền thoại cũng đãkhải thị cho ta một miền tiên cảnh mà những con chim hạc là những thuyền phàchuyên chở: “In Vietnamese mythology, the Eastern Sarus Crane is the bird sentfrom heaven to ferry to God those destined for eternal life” (Sy Montgomery).Hội Quốc Tế Bảo Vệ Hạc (ICF) và Trường Đại Học Wiscosin (Hoa Kỳ) đã đặtvùng Tràm Chim Đồng Tháp Mười thành vùng bảo vệ môi sinh cho loại hạc đầu đỏgần tuyệt giống. Và có hai nhà khoa học Mỹ, một nam một nữ, thuộc hội ICF(International Crane Foundation), đã đưa nhau đến Tràm Chim để làm lễ cưới theotập tục người Việt tại đó, hẳn là để ước mong đời sống phu thê của họ bền lâu nhưloài chim hạc.“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”, hạc đã bỏ đi vì tiếng súng chiến tranh,nay hồng đầu hạc đã trở về Đồng Tháp Mười. Ái mộ Đường Thi của Trung Quốc, tatưởng đâu hạc là giống chim xa vời huyền thoại, không ngờ loài chim thanh quý nàyvốn ở trong vùng đầm lầy của chúng ta.60 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hàn Mặc Tử, Lãng Mạn Hay Tượng TrưngBài này xin được viết như một lần bước đọc lại thơ Hàn Mặc Tử, nghĩa làkhông phải như một nghiên cứu với hiểu biết thấu đáo. Vì sau khi hằng theo dõi cácsách viết về thơ Hàn Mặc Tử và sau một số tài liệu về thi phái Tượng Trưng của vănhọc Pháp, người viết bài này có hai điều bâng khuâng sau đây: Một là chỉ có tác giảThạch Trung Giả (trong cuốn "Văn Học Phân Tích Toàn Thư") và Nguyễn Tấn Long-Phan Canh (trong "Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Chiến") mới sắp xếp Hàn Mặc Tửtheo khuynh hướng Tượng Trưng, trước đó thì Hoài Thanh (trong "Thi Nhân ViệtNam") và Vũ Ngọc Phan (trong "Nhà Văn Hiện Đại") chỉ nói Hàn Mặc Tử có mộtphần thơ thuộc khuynh hướng kinh dị.Ta nghĩ khuynh hướng kinh dị, thơ với đề tài về những điều ghê rợn, khônghẳn thuộc về thi phái Tượng Trưng. Ví dụ những bóng ma Hời với xương người rợntrắng, rải rác trong thơ Chế Lan Viên, đó chỉ là do đề tài đặc biệt về nước Chàm điêutàn, riêng của Chế Lan Viên mà thôi. Ta sẽ lần bước theo Thạch Trung Giả, NguyễnTấn Long-Phan Canh xét khuynh hướng Tượng Trưng của Hàn Mặc Tử.Bâng khuâng thứ hai là chính về thi phái Tượng Trưng Pháp, tại sao từ nhữngbài thơ mở đầu dễ hiểu, sát ý nghĩa trượng trưng như bài thơ "Hải Âu" (L'Albatros)hoặc bài "Những Con Chim Cú" (Les Hiboux) của Baudelaire, khuynh hướng TượngTrưng lại có ý nghĩa thần bí với chủ trương Vạn Vật tương ứng tương tác. Thuyếtchủ nghĩa tượng trưng (Le Symbolisme) do Jean Moréas đề ra trong báo Le Figarongày 18 tháng 9 năm 1886, tức 29 năm sau ngày Baudelaire sáng tác bài thơ"Correspondances". Bài thơ về Con Người giao ứng với sự vật này Moreéas gọi làsáng tác mở đầu cho chủ nghĩa Tượng Trưng.Xin được lần bước tìm hiểu sự liên hệ giữa hai ý nghĩa tượng trưng này(Tượng Trưng như một Biểu Tượng Đại Diện và Tượng Trưng như một <strong>Giao</strong> ỨngVạn Vật).Chợt nhớ chương trình lớp văn chương Đệ Nhị Trung Học năm 1958 (lớp 11bây giờ), giáo trình giờ Pháp Văn Giáo Sư phụ trách chỉ trích giảng những bài thơ dễhiểu của từ ngữ tượng trưng, từ đó cứ bị vướng mắc thơ tượng trưng củaBaudelaire nói về những biểu tượng đại diện mà ai cũng dễ thông cảm. (Như conchim hải âu bay lượn đẹp mắt trên bầu trời sẽ trở thành vụng về khi chẳng may rớtxuống một sàn tàu, vụng về vì chính đôi cánh quá lớn của nó, làm trò cười cho đámthủy thủ: Hình ảnh tượng trưng cho người quân tử với tâm hồn cao đẹp sẽ trở thànhvụng về nơi chốn bon chen. Hoặc như hình ảnh của những con chim cú trầm lặng,mắt mở lớn ngó xuống phố thị hoàng hôn: Tượng trưng cho các bậc hiền triết nhìnxuống cõi đời xôn xao danh lợi). Biểu tượng đại diện một ý nghĩa nào đó không riênggì trong thơ Baudelaire, mà rất nhiều thi nhân khác vẫn làm như vậy.Phần trích giảng thi phái Tượng Trưng cho một lớp Trung Học chỉ đến đó, cáiphần thần bí vạn vật tương ứng thì sách giáo khoa trung học gác qua một bên, trongkhi đây mới chính là cốt tủy của chủ nghĩa Tượng Trưng thuộc văn học Pháp. Nếu vìlà khó hiểu cho trình độ Trung Học Việt Văn (năm 1958) biết về văn chương Pháp,thì trái lại giờ Anh Văn lại cho học toàn bộ bài thơ "The Rime of the Ancient Mariner",một bài thơ cũng thần bí mà còn đầy những chữ cổ Anh Ngữ thật khó nhớ, khó phânbiệt từ cổ với từ không cổ đối với học sinh mà Anh Văn cũng như Pháp Văn gọi làgiờ Sinh Ngữ (một tuần chỉ học độ 5 giờ cho mỗi sinh ngữ). Xin xem bản dịch bài thơnày của Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh (đăng trong tạp chí Khởi Hành từ số 45...)Về chủ nghĩa lãng mạn trong thơ Hàn Mặc Tử, các sách văn học đều nhất trínhận định Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lãng mạn tiền chiến, chẳng còngì phân vân. Những bài thơ lãng mạn này đưa Hàn Mặc Tử vào đại chúng với những61 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ài thơ tình buồn, một chút xa cách: "Đây Thôn Vỹ Dạ", pha chút dục vọng thể xác:"Bẽn Lẽn", tình nơi êm đềm thôn dã: "Tình Quê", tình nơi xứ lạnh làm con người lắngnghe lòng mình:"Đà Lạt Trăng Mờ", tình trong sáng vui tươi chưa báo hiệu một căn bệnhnghiệt ngã: "Mùa Xuân Chín", tình mơ hồ dư ảnh một nàng xa xôi nào đó, pha trộnmỹ cảm cảnh vật huyền ảo với thần cảm trời cao: "Huyền Ảo".Bài thơ "Đà Lạt Trăng Mờ" và "Huyền Ảo", trích trong tập thơ "Đau Thương"của Hàn Mặc Tử, tựa đề tập thơ cho biết thơ sáng tác trong lúc Hàn Mặc Tử đã haymình có bệnh, nhưng tình cảm còn lãng mạn. Thơ như đang chuyện trò một ngườitình mơ hồ, không thấy rõ nhân dạng, và vòm trời tinh tú trên cao lặng im truyền cáimầu nhiệm thần cảm:...Ai hãy làm thinh chớ nói nhiềuĐể nghe dưới đáy nước hồ reoĐể nghe tơ liễu rung trong gióVà để xem trời giải nghĩa yêu.Hàng cây lấp loáng đứng trong imCành lá im như đã lặng chìmHư thực làm sao phân biệt đượcSông Ngân Hà nổi giữa màn đêmCả trời xay nhuộm một màu trăngVà cả lòng tôi chẳng nói rằngKhông một tiếng gì nghe động chạmDẫu là tiếng vỡ của sao băng.(Đà Lạt Trăng Mờ)...Đang khi mầu nhiệm phủ ban đêmCó thứ gì rơi giữa khoảng imRơi tự thượng tầng không khí xuốngTiếng vang nhè nhẹ dội vào timÁnh trăng mỏng quá không che nổiNhững vẻ xanh xao của mặt hồNhững nét buồn buồn tơ liễu rũNhững lời năn nỉ của hư vô.Mỗi ảnh mỗi hình thêm phiếu diễuNàng xa xôi quá có nghe chăng ?(Huyền Ảo)Vòm trời tinh tú trong thơ Hàn Mặc Tử lúc này mơ mộng thuộc cõi bình yêndưới thế, bình yên trong tâm hồn, tưởng rằng bệnh không quá trầm trọng. Căn bệnhsau này càng lúc càng ám ảnh kinh dị qua thơ không thuộc về khuynh hướng lãngmạn nữa. Còn lúc này, có khác nào vòm tinh tú "Silent Night, Holy Night" của mộtlinh mục nhạc sĩ người Áo hứng cảm sáng tác vào đêm Giáng Sinh trong cảnh rừngthông tuyết trắng, sao sáng đầy trời.Rung cảm về mầu nhiệm từ cõi thiêng liêng. Cũng với cảnh im lặng dưới trờisao khi ngồi với người yêu trên đồi bao la, một nhà vật lý lại thấy cái mầu nhiệmkhác: Tinh tú là những lý phản ứng nguyên tử do khí Hydrogen tập trung, quaycuồng vào trung điểm, làm thành những tụ điểm quá nóng mà phát sinh phản ứnghạt nhân giống như nguyên tắc tạo ra bom khinh khí:Lấp lánh, lấp lánh, tinh tú xa xôi kiaTa không kinh ngạc ngươi là gìNhờ hiểu về quang phổTa biết ngươi là khí Hydrogen62 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Twinkle, twinkle, little starI don't wonder what you areFor by spectroscopic kenI know that you are Hydrogen(Ian D. Bush)Richard Feynman, cố Giáo Sư Vật Lý Giải Nobel thuộc Viện Caltech(Pasadena, California) đã kể chuyện ấy, chuyện nhà khoa học với bạn gái một đêmsao, lần đầu tiên tiết lộ mầu nhiệm vật lý đó trong cuốn sách về sáu bài thuyết giảng,dễ hiểu cho đại chúng. Và cố Giáo Sư đã nói sao các Thi Sĩ ngày nay không viết vềcái đẹp vật lý kia mà lại đi chê trách khoa học làm mất vẻ thẩm mỹ của bầu trời saođêm. (Richard Feynman, trong "Six Easy Pieces", từ trang 59 đến 61). Ta nghĩ đi tìmcái đẹp vật lý ấy vẫn là ý hướng siêu hình, ý hướng đi tìm sự thật về Tạo Hóa, ýhướng tra vấn cái hữu hạn của đời người. Và tìm thấy sự thật phát sinh tinh tú chưaphải là hết chuyện về vũ trụ vô cùng tận, càng phát giác càng thêm vô bờ.Bây giờ ta trở lại vòm trời tinh tú của Hàn Mặc Tử khi căn bệnh đã đến hồitrầm trọng, cái chết gần kề. Hàn Mặc Tử thoát hồn bay vào thinh không, một vòm trờivừa rùng rùng nổi gió vừa muôn tầng tinh khí lạnh. Hàn Mặc Tử cảm thấy "buồnthảm và lạnh lẽo vô cùng. Thật là lời của người nằm thiêm thiếp mơ màng trongnhững giờ hấp hối" (Vũ Ngọc Phan đã viết như vậy). Cảm thấy sảng sốt lạc lòng vìHàn Mặc Tử không muốn đi vào cõi đó:Vì không giới, nơi trầm hương vắng lặngNên hồn bay vùn vụt tới trăng saoVà vướng phải muôn vàn tinh khí lạnhHồn mê man bất tỉnh một hồi lâu...Hồn cảm thấy bùi ngùi như rớm lệThôi hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ!(Hồn Lìa Khỏi Xác)Hàn Mặc Tử nắm níu hồi sinh, ở lại trần thế, nên vòm trời tinh tú kia chưa phảilà cõi chín tầng trân châu như khi có Đức Tin chốn Thiên Đàng. Khi đã ớn lạnh tronggiây phút thần cảm, vòm trời trăng sao thật là huyền diệu trong thơ Hàn Mặc Tử:...Maria! Linh hồn tôi ớn lạnhRun như run thần tử thấy long nhanRun như run hơi thở chạm tơ vàng...Tôi ưa nhìn Bắc Đẩu rạng bình minhChiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới...Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa GabrielKhi người xuống truyền tin cho Thánh NữNgười có nghe xôn xao muôn tinh túNgười có nghe náo động cả muôn trời...(Ave Maria)Thơ Hàn Mặc Tử về ánh trăng ảnh hưởng có tính chất hành xác cho người bịbệnh cùi, hoặc thơ về lúc mê man hấp hối, hoặc thơ về cõi trời của Đức Tin, đó chỉ làthơ với đề tài đặc biệt của Hàn Mặc Tử, chưa thấy dấu vết gì của thi phái TượngTrưng. Thi phái Tượng Trưng chủ trương thuyết <strong>Giao</strong> Ứng do Jean Moréas triểnkhai khởi từ bài thơ "Correspondances" của Baudelaire."Thế giới là tổng thể những biểu tượng, nhưng biểu tượng không còn là hìnhảnh tượng trưng thay thế cho một ý tưởng trừu tượng. Biểu tượng là cái gì đượcnhìn thấy bởi con người, nhưng chính con người đó cũng không phải là trung tâm,63 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


mà là con người cũng bị nhìn thấy bởi sự vật". (Le Monde est un ensemble desymboles, mais symbole ne signifie plus image substituée à une idée abstraite. Lesymbole est cela même qui est vu par l'homme, mais vu par un homme qui ne seprend plus pour un centre, vu par un homme qui se sent regardé par les choses).Ta theo sát lời định nghĩa trên về Tượng Trưng, về giao ứng giữa con ngườivà sự vật, ghi trong "Đại Từ Điển La Rousse’’ của Pháp, để lần bước đọc lại bài thơHàn Mặc Tử, xem có bài thơ nào hoặc câu thơ nào thuộc về thi phái Tượng Trưngnhư Thạch Trung Giả và Nguyễn Tấn Long-Phan Canh đã hé thấy.Nếu không phải là ánh trăng ảnh hưởng đến bệnh cùi mà y khoa đã xác nhận,thì các câu thơ sau đây của Hàn Mặc Tử chính là sự giao ứng. Nó quá ghê rợn nênsự giao ứng này ai cũng thấy là do bệnh hoạn:...Gió rít từng cao trăng ngã ngửaVỡ tan thành vũng đọng vàng khôTa nằm trong vũng trăng đêm ấySáng dậy điên cuồng mửa máu ra.(Say Trăng)Bài thơ "Cô Liêu" của Hàn Mặc Tử do tác giả Thạch Trung Giả trích dẫn, quyđịnh thuộc khuynh hướng Tượng Trưng (trong "Văn Học Phân Tích Toàn Thư"). Quảlà có sự tương ứng giữa con người và sự vật, tương tác qua lại: Tiếng rú của conngười xô giạt hàng vi lô, cái đau của tâm hồn rung tầng không khí, vũng cô liêutương tác qua lại với tâm tư hiu quạnh:...Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóngRung tầng không khí, bạt vi lô...Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởngMột vũng cô liêu cũ vạn đời!Nhưng Hàn Mặc Tử có ý thức mình làm thơ theo lối Tượng Trưng hay không? Chưa thấy bài viết nào của Hàn Mặc Tử trực tiếp xác nhận.Chủ nghĩa Tượng Trưng của văn học Pháp đã tuyên ngôn vào năm 1886 trênbáo Le Figaro và Hàn Mặc tử là một thanh niên tân học thuộc thế hệ Tiền Chiến ởViệt Nam, tức thế hệ 1932-1945, nên chắc chắn Hàn Mặc Tử đã biết các chủ nghĩavăn chương của Pháp. Qua những lời Hàn Mặc Tử viết về Nhà Thơ Bích Khê, tathấy phảng phất thuyết <strong>Giao</strong> Ứng, mà cũng có thể chỉ là ý kiến tương đồng của HànMặc tử: "Thi Sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thựctế thì thực tế sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyềndiệu" (Trích lại trong cuốn "Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Tiến" của Nguyễn Tấn Longvà Phan Canh).Theo định nghĩa trong cuốn Từ Điển kể trên: Biểu tượng không còn là hìnhảnh tượng trưng thay thế cho một ý tưởng trừu tượng. (Symbole ne signifie plusimage substituée à une idée abstraite). Vì vậy những biểu tượng có ý nghĩa tượngtrưng dễ hiểu ở những bài thơ "Chim Hải Âu" và "Những Con Chim Cú" củaBaudelaire như xa cách với chủ nghĩa Tượng Trưng tuyên ngôn gần 30 năm sau cácbài thơ đó. Jean Moréas triển khai chủ nghĩa thi phái từ bài thơ "<strong>Giao</strong> Ứng" củaBaudelaire."Bài Correspondances nói về lẽ vạn vật tương ứng của Baudelaire có thể coilà tuyên ngôn của thi phái Tượng Trưng...Tượng Trưng chủ nghĩa là tiếng sấm báosinh Thần Bí Chủ Nghĩa".Cũng vậy, những bài thơ ta thường gọi là siêu thực của Đinh Hùng là do đề tàiSiêu Thực, không phải chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Siêu Thực (Surréaslisme) củavăn chương Pháp. "Những nhà siêu thực hứng thú với giấc mơ và tiềm thức. Trong64 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


văn chương, chủ nghĩa Siêu Thực thường được ghi dấu như những tiếng gọi hướngvề cảm giác và liều lĩnh với cách sắp xếp bất hợp về chi tiết". (Surrealists wereinterested in dreams and the subsconsconcious. In literature, surrealism is oftenmarked by sensory appeals and by incongurous, daring arrangement of details".(Trích trong phần giải thích từ ngữ khó của cuốn "Adventures in World Literature",xuất bản. 1970, Hoa Kỳ).Phải là liều lĩnh trong hành văn và bố cục mới thuộc về chủ nghĩa Siêu Thực,không chỉ do đề tài Siêu Thực hay kinh dị. Có chăng là ở thơ Đinh Hùng thỉnh thoảngxuất hiện sự đột ngột hứng cảm vô thức có tính chất "Mê Hồn Ca" (Như ở bài thơ"Gửi Hương Hồn Thạch Lam": Trong lời lẽ kể lại kỷ niệm thông thường với ngườibạn hiền thì đột ngột có câu thơ vọng thanh rùng rợn từ cõi âm. Hoặc thấy ở bài thơ"Khi Mới Lớn": Trong lời lẽ kể lại tuổi học trò dạo chơi khi trốn học nơi vườn BáchThảo thì đột ngột hứng cảm "Mê Hồn Ca" về tiếng gọi dục vọng của hương thơm dathịt đàn bà).Theo chú giải đã kể trên, tiếng gọi hướng về cảm giác thể hiện một phầnthuộc chủ nghĩa Siêu Thực. Thơ Hàn Mặc Tử cũng rải rác vài câu mời gọi cảm giác:...Ống quần vo xắn lên đầu gốiDa thịt, trời ơi! Trắng rợn mình.(Nụ Cười)Chỉ sáng tác vài câu thơ đột ngột có vẻ siêu thực, hoặc vài câu giao ứng có vẻTượng Trưng, thì thật ít ỏi để được coi như nhà thơ Siêu Thực hay nhà thơ TượngTrưng. Cho đến nay thì đa số độc giả như đều đồng ý xác định: Hàn Mặc tử là nhàthơ lãng mạn và nhà thơ của Đức Tin Tôn Giáo.A. Tính Chất Thi Ca Trong Triết HọcĐây không phải là bài bàn luận về thi ca, một vấn đề rộng lớn đòi hỏi nhiềuhiểu biết thấu đáo về kỹ thuật hay lịch sử các trường phái của thi ca. Dĩ nhiên trongthi ca có triết lý bao hàm ở bên trong, có thái độ tư tưởng hay lập trường của Thi Sĩ,nên công việc này cũng không phải đi tìm những vấn đề của triết học tàng ẩn trongthi ca. Việc đi tìm đó Tây Phương gọi là hướng phê bình theo chủ đề của triết lý. Đốivới vài triết gia, thi ca cũng làm thành vấn đề triết học, vậy nên phân biệt "thi ca, mộtvấn đề triết học" với "tính chất thi ca trong triết học". Nhưng thế nào là "thi ca, mộtvấn đề của triết học" ? Trong lịch sử triết lý Tây Phương, ít ra cũng có hai triết gia đãcoi thi ca làm ra vấn đề triết học, là Schopenhauer và Heidegger. Đối vớiSchopenhauer, nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng, là một cách thế giải thoátcon người ra khỏi ngục tù dục vọng mà ông gọi là "ý chí muốn sống" (le vouloirvivre).Cũng giống như chủ trương của triết học Phật Giáo, Schopenhauer cho rằngchính ý chí muốn sống ấy gây ra bao nhiêu cuộc đấu tranh tàn nhẫn, làm cho đờingười trầm luân trong biển khổ, vậy muốn giải thoát con người thì phải tiêu trừ cáilòng ham muốn. Điều đặc biệt nơi triết lý Schopenhauer là ông coi nghệ thuật (âmnhạc đúng hơn thi ca) như cách thế giải thoát thứ nhất (Première libération duvouloir-vivre). Tại sao nghệ thuật có thể giải thoát ta ra khỏi ngục tù dục vọng thamsinh úy tử ? Tại vì sự chiêm ngưỡng thẩm mỹ đưa ta đến một nhìn giới khác với thếgiới hữu hình phiền đa và biến chuyển. Ông lấy thí dụ như khi lạc vào vùng sa mạcim lìm không sự sống, nếu ta đắm chìm vào sự chiêm ngưỡng thuần túy thì ta sẽkhông còn sợ hãi cái chết, ra ngoài ý nghĩa Tồn Vong: "Transportons-nous dans unecontreé solitaire, l'horizon est illimité, le ciel sans nuages, des arbres et des plantesdans une atmosphère parfaitement immobile, point d'animaux, point d'hommes, pointd'eaux courantes, partout le plus profond silence, un pareil site semble nous inviterau recueillement, à la contemplation toute affranchie de la volonté et de sesexigences" (Schopenhauer, "L'art et la sagesse" Bản dịch từ Đức ngữ của André65 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Dez, trang 128) (1). Người thứ nhì coi thi ca như một vấn đề triết học là Heidegger.Đối với Heidegger, nhiều học giả cho rằng ông là triết gia của "chân lý về hữu thể",tức là thực tại hằng cửu ẩn đàng sau hiện tượng, nhưng "hữu thể" này đào sâu đếnnền tảng, không phải loại hữu thể đã biến thành sự vật như "bản thể" trong triết họccổ điển. Ngoài tính chất sự vật tính, hữu thể trong triết học cổ điển là cái gì quá trừutượng khô lạnh, vì đã phủi sạch những vấn vương sương khói của huyền học. Vậymà hữu thể trong triết lý Heidegger cũng không phải là cõi siêu hình đối lập với thếgiới hữu hình, nó là giải sương mù huyền hoặc đầy tính chất lãng mạn và bí ẩn, môtả là ở trên đối nghịch hữu hình và vô hình, tinh thần và vật chất, thời gian và vĩnhcửu. Nó là "logos" tức "nguyên ngôn" dung hòa mọi dị biệt, nhưng cũng không thểhiểu nó như một sự vật, khó đem ra diễn tả bằng lời, thấu rõ bằng lý trí. TheoHeidegger, trước khi đi tìm hữu thể của vạn vật, ta hãy mô tả hữu thể con ngườitrước đã. Hữu thể con người được gọi là "Dasein". Ông còn chủ trương thi ca cũnglà một cửa ngõ đi tìm hữu thể, bởi vì thi ca là sáng tác (Poiesis), mà sáng tạo là đemcái gì từ hư vô ra ánh sáng.Thi ca theo nghĩa nguyên thủy là sáng tác, nên việc đó có thể đem hữu thểcòn ẩn dấu ra ánh sáng. Tại sao thi ca lại có thể làm xuất lộ hữu thể, tức bản chấtcủa sự vật ? Theo Heidegger, ngôn từ của thi ca là nhà ở, là nơi ẩn dật của hữu thể(le langage est la maison de l'être). Căn cứ vào chỗ này, Giáo Sư Trần Thái Đỉnh,trong tạp chí "Đại Học", xuất bản tại Huế, viết nơi bài "Heidegger và bản chất thi ca",đã cho rằng quan niệm về thi ca của Heidegger khác với cách hiểu thi ca có màu sắcvăn nghệ văn chương. Đó là nhận xét thật chuyên môn về phương diện "bản thể"bởi vì thi ca theo nghĩa của triết lý Heidegger là một vấn đề của siêu hình học.Nhưng có lẽ nhận xét ấy chưa đặt vấn đề quan trọng này: Tại sao Heidegger lại chủtrương việc đi tìm bản thể bằng thi ca mà lại không bằng âm nhạc hay hội họa haycác nghệ thuật khác ? Đặt vấn đề như vậy là tìm hiểu nguồn gốc cảm hứng củaHeidegger đối với thi ca, trước khi ông bàn về triết học. Có lẽ Heideger là người đãtìm thấy cái thâm sâu ẩn dấu của thi ca mà ông Bùi Giáng gọi là phần vô ngôn, cái ởbên kia lời, vì Heidegger đã từng viết "Plus l'oeuvre d'un p.ete est poétique et plusson dire est libre: plus ouvert à l'imprévu, plus prêt à l'accepter" (Trong bài "L'hommehabite en poete", bản dịch ra Pháp ngữ của André Préau đăng trong tạp chí "Cahierdu Sud", số 344 năm 1958) (2). Thấu hiểu được tính cách xuất lộ bất ngờ đó của thica, Heidegger mới chủ trương thi ca là cửa ngõ đi tìm hữu thể, như vậy "ăn khớp"với chủ trương chân lý là sự "vén màn" của sự vật, nhằm làm xuất lộ ra thực tại linhđộng. (Vẫn là bản thể, nhưng Heidegger không ưa Sự Vật Tính). Từ nguồn gốc cảmhứng thi ca trên bình diện văn chương, Heidegger đã chuyển thi ca vào bình diệntriết học, trở thành một vấn đề của Bản Thể Học. Vậy xin nhắc lại, đây không phải làmột bài nghiên cứu về thi ca, cũng không phải là bài nghiên cứu về một vấn đề triếthọc lấy đối tượng thi ca. Bài này tự giới hạn ở chỗ đi tìm tính chất thi ca nằm trongcác trang chữ triết học. Có thể nói rằng công việc này ngược lại với công việc củacác triết gia ngày nay như Heidegger, Bachelard, Jean Whal, họ đã đi tìm những vấnđề siêu hình nằm trong thi ca. Còn bài này thì lại đi tìm những hình thức thuộc vềvăn chương trong triết học, và những nội dung gợi cảm thơ. Tại sao có thể đặt đượcvấn đề có tính chất thi ca trong tác phẩm triết học. Vấn đề được đặt ra là vì thực sựta cảm nhận vẻ mỹ cảm của ngôn ngữ diễn tả triết học. Đó là các văn ảnh và huyềntruyện thấp thoáng đó đây trong triết học. Ngoài hình thức văn chương, chất thơcũng do từ nội dung triết lý làm lay động đến tâm tình của con người, khi đọc tớinhững đoạn bàn đến vũ trụ bao la, đời người vô nghĩa, vạn vật vô thường, hoặc chobiết còn một thực tại hằng cửu ở đàng sau những biến dịch đổi dời. Chất thơ cũngdo các nội dung về Tâm Lý Học. Chẳng hạn William James nói tâm hồn con người66 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


như những lớp sóng, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên một dòng nước ý thức sinhđộng: Như nghe một tiếng sấm thì không phải chỉ nghe tiếng sấm đó mà thôi, nhưngbao hàm nghe được sự im lặng mới đó đã bị xé rách. Thật là thơ khi Bà Bá Tước DeNouailles nói không bao giờ ta còn gặp lại tâm hồn chiều nay của chúng ta v.v...Văn ảnh và huyền truyện. Nội dung siêu hình và sự đào sâu tâm lý. Đó lànhững tính chất thi ca trong triết học.(Phần A viết tại Sài Gòn, khoảng năm 1965)B. Chất Thơ Trong Văn XuôiTa thử phân biệt "Thơ: Một vấn đề của triết học" và "Tính chất thơ trong triếthọc".Có lẽ trong lịch sử triết học (ít nhất là trong triết học Tây Phương), chỉ có triếtgia Đức tên là Martin Heidegger (1889-1976) là người đã đặt thi ca thành một vấn đềcủa triết học. Ông đã dựa vào nguyên ngữ Hy Lạp Poiesis, dịch ra là thi ca, mà thi catheo nguyên ngữ này có nghĩa là vén màn hư ảo, là làm xuất hiện cái vô ngôn ẩntàng sau ngôn ngữ, là làm phơi bày ra ánh sáng cái ẩn thể ẩn tàng sau hiện tượng tatrông thấy và thâu nhận hàng ngày. Chân lý theo Heidegger là làm sao bắt gặp cáiẩn thể đó, mà hiểu được chỉ có cách là làm quen, giao tiếp thân mật, không thể hiểuđược bằng khoa học, bằng định luật vật lý, bằng suy luận, nói chung là không thểthông cảm cái ẩn tàng bằng sự học thức.Cũng giống như những con đường rừng chằng chịt, chỉ có người tiều phu đốncủi là rành rọt đường đi lối về, vì người tiều phu là kẻ thân thuộc, là bạn thân thiếtcủa những con đường mòn đó. Từ quan niệm đặc biệt về thi ca như vậy, Heideggermới chú giải thơ Holderlin (cũng là một Thi Sĩ người Đức) như một cuộc hành trìnhtrở về quê hương, tức là nguồn cội của ẩn thể, và chú giải ngôn ngữ như một ngôinhà, (nhà ở đây có nghĩa là nơi tàng trữ cái sâu xa bí ẩn), và chú giải Thi Sĩ như mộtkẻ chăn cừu vì chỉ Thi Sĩ mới chăn dắt được thi ca, (thi ca ở đây có nghĩa là vén mànbí mật). Từ quan niệm thi ca như một vấn đề triết học của Heidegger, từ quan niệmthi ca đồng nghĩa với hé lộ ẩn thể của ông, ta không thể không liên tưởng đến hồnsông núi trong ngôn ngữ mỗi dân tộc. Như lời ca dao thắm thiết, như tiếng hát ru conngậm ngùi, chắc chỉ có ta là thông cảm được cái hay vì là kẻ quen thuộc thân thiết,mà người ngoại quốc dù có thông bác ngôn ngữ ta đến đâu có lẽ cũng không làmsao bắt gặp được hồn thiêng sông núi đó.Còn như chất thơ trong triết học là một vấn đề thuộc lãnh vực văn chương.Tương tự như ta có thể tìm thấy chất thơ khi ta đọc tới những biển dâu dời đổi trongmôn địa chất học, hoặc tìm thấy chất thơ khi đọc tới những huyền ảo của khám phákhoa học về sự thống nhất thể từ vật chất siêu vi tới những thiên hà vĩ đại trong vũtrụ trong ngành vật lý thiên thể hiện đại (Astrophysics) (3). Ta đọc tới là đọc tới quangôn ngữ diễn đạt, không phải qua những dụng cụ khoa học, thì phải chăng vănchương vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với ta, khởi điểm để biết khoa học. Cũngvậy, ta cảm thấy cái hay của triết học nhiều khi không hẳn là qua lý luận, mà qua cáisâu xa của ẩn dụ, thâm trầm của huyền truyện: Huyền truyện tù nhân trong thạchđộng của Triết Gia Platon, huyền truyện cánh chim bằng bay về ao trời của TrangTử. Một dòng nước chảy tượng trưng cho dòng thời gian với suối nguồn là quá khứ,biển cả là tương lai, nơi ta chứng kiến nước đang qua là hiện tại. Triết học Phật Giáođầy những ẩn dụ: Bãi cát Sông Hằng, mặt biển sinh diệt, bờ biển đam mê, conthuyền giác ngộ, giải sương mù ảo hóa, tiếng dội hải triều âm...Ta thử đọc một đoạntrích trong triết học Phật Giáo:"- Này Đại Vương, nếu có người thắp một ngọn đèn lên, ngọn đèn có thể cháysuốt đêm được không ?- Bạch ngài, ngọn đèn có thể cháy đến sáng!67 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


- Vậy ngọn đèn lúc canh một có phải là ngọn lửa đèn lúc canh hai không ?- Bạch ngài, không.- Ngọn lửa đèn lúc canh hai với ngọn lửa đèn lúc canh ba có phải là mộtkhông ?- Bạch ngài, cũng không phải.- Vậy thì canh một có một cây đèn, canh hai có một cây đèn khác, và canh bacó một cây đèn khác nữa chăng ?- Bạch Ngài, không. Ánh sáng suốt đêm chỉ có một cây đèn mà thôi.- Này Đại Vương, sự liên tục của một người hay một vật cũng vậy. Con ngườicủa phút này sinh thì con người của phút trước diệt, dòng liên tục không ngừng. Conngười của phút sau không phải là một với con người của phút trước. Như thế conngười liên tục mãi cho đến giai đoạn cuối cùng của ý thức bản ngã".Đọc đoạn văn xuôi trên đây, ta có cảm tưởng đó là một đoạn thơ. Tại sao ?Cái gì phân biệt thơ với văn xuôi ? Một trong những yếu tính của thơ là nét cụ thểcủa một hình ảnh hay, một ẩn dụ hay. Ẩn dụ hay là ẩn dụ diễn đạt rất tới một tưtưởng trừu tượng.Ngoài ẩn dụ hay còn có ẩn dụ thơ mộng, huyền ảo. Vừa hay vừa thơ mộng thìtriết học lại càng có chất thơ. Ta có thể nói triết học Phật Giáo là một triết học cónhiều chất thơ.Cali 12.3.1994(1) "Ta đi về một nơi hiu quạnh, chân trời xa vô hạn, bầu trời không gợn mây,cây cối hoàn toàn bất động, không một con thú, không một bóng người, không mộtdòng nước chảy, khắp nơi sâu thẳm yên lặng, một quang cảnh như vậy dường nhưmời mọc ta vào sự chiêm niệm và chiêm ngưỡng, hoàn toàn cởi bỏ ý chí và nhữngđòi hỏi của nó" (Schopenhauer, sách đã dẫn)(2) "Tác phẩm của Thi Sĩ càng có tính chất thi ca, và lời nói của anh ta càngkhông bị ràng buộc: Tác phẩm càng mở phơi cho sự bất ngờ và càng được đónnhận tốt" (Heidegger, tài liệu đã dẫn).(3) Ngày xưa, thiên văn học là một ngành khoa học chuyên biệt, chỉ quan sátvà tính toán, không thể đem bầu trời mà thực nghiệm được. Ngày nay có cuộc hônphối giữa thiên văn học và vật lý học. Một trong các khởi điểm kết hợp là do sự khámphá biết được các vì tinh tú trên bầu trời chính là các lý phản ứng hạt nhân.Đó là các lý lửa được đốt cháy do trọng lực hay sức hút vào bên trong cựclớn. Trọng lực kết tinh từ những khối lượng (Mass) vật chất dầy đặc. Những khốilượng vật chất của thiên thể ấy do biến hóa từ thể khí, thể hơi, từ các hạt vật chấtsiêu vi, biến hóa dần thành thể lỏng, thể rắn, thành sắt thép v.v...dưới sức nóng hàngtrăm triệu độ.Sự kết hợp vật lý thiên văn học cũng do những khám phá gần đây về các tiaphóng xạ từ các rún trời (black holes), gọi chung là "phóng xạ Hawking", và khámphá các làn sóng ngắn bắt nguồn từ các biến cố mạnh mẽ trên các thiên thể. Trongkhi đó ánh sáng cũng là một trong những tia vũ trụ có làn sóng trung bình phát hiệncho ta một vũ trụ không đầy đủ.Chính những tia vũ trụ với làn sóng ngắn như tia gamma, tia quang tuyến X-ray, tia cực tím, tia hồng ngoại, mới phác họa gần đầy đủ một vũ trụ còn đang tànghình và đang phóng ra những luồng hạt đi bằng làn sóng ngắn vô cùng mãnh liệt.Những tín hiệu này được thâu vào các loại kính viễn vọng, rồi sẽ nhờ các máy điệntoán (máy vi tính) làm hiện ra hình ảnh nguồn phát xuất: Các thiên thể.Ngoài tia sáng với làn sóng trung bình, vũ trụ còn có tia vô tuyến (radio) màlàn sóng rất dài so với các tia vũ trụ khác. Đặc điểm của tia vô tuyến là đi xuyên suốt,không bị hấp thụ làm cản bước. Để thâu nhận tia vô tuyến từ bầu trời sâu, con người68 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tạo ra vô tuyến viễn vọng (radio-telescope) có tầm lùng kiếm xa thẳm hơn viễn vọngkính bằng mặt gương (optical telescope) chỉ thâu nhận được tia ánh sáng mà thôi.Như vậy, hướng về bầu trời sâu thẳm đã có sáu loại Telescopes, thâu nhậntùy theo sóng của tia vũ trụ dài hay ngắn:Vô tuyến viễn vọng (Radio telescope)Hồng ngoại viễn vọng (Infrared telescope)Quang tuyến viễn vọng (X-ray telescope)Viễn vọng từ tia gamma (Gamma ray telescope)Cực tím viễn vọng (Ultraviolet telescope)Viễn vọng từ tia ánh sáng (Visible light telescope)(Trích trong bài "Những Khám Phá Vật Lý Thiên Thể" đăng trong tạp chí LàngVăn, số 109, tháng 9 năm 1993 - T.V.N.)Cảm Thức Thi Ca Đối Với Nền Văn Học Phi LýCó những bài thơ tân kỳ ta thích và có những bài thơ tân kỳ ta không thích, đólà do đạt chất thơ hay không. Một số người ưa cái tân kỳ vì là dấu hiệu phá bỏ ướclệ, nổi loạn chống lại sự ràng buộc của thơ cũ, mỹ quan cũ, tư tưởng cũ. Nhưng tachỉ ưa cái tân kỳ pha trộn với mỹ cảm, cũng thích cái lạ nhưng không ra ngoài cảmthức thông thường thế nào là đẹp, đẹp mỹ lệ nguy nga, đẹp tối tăm bi thảm, đẹp bìnhthường ẩn dấu trong đời sống hằng ngày, nhưng không thể là cái đẹp do sắp xếpquái dị, hoặc đẹp vì nổi loạn không lý do (Rebel Without a Cause), đẹp do giả tưởngphi phàm của thế giới khác.Từ cảm thức thi ca như vậy, ta cũng thấy cái hay ở vài tác phẩm thuộc vănhọc phi lý, đồng thời cũng không thể hứng thú với vài tác phẩm thuộc dòng văn họcnày. Dòng văn học phi lý mà những sáng tác làm thành chủ nghĩa hiện đại, vì biểuhiện cái phi lý không thể là khuôn khổ ước lệ, phải kỳ lạ thì mới bộc lộ được nhữngnội dung phi lý. Và nội dung phi lý thoát thai từ hoàn cảnh xã hội, từ thời đại tao loạndo hai cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai xảy ra trong Thế Kỷ 20, do nền văn minhcơ khí đang phát triển, do các chủ nghĩa chính trị muốn thực hiện cho kỳ được chủnghĩa. Dòng văn học phi lý là phản ứng lại những điều đó. Vì vậy có người thíchdòng văn học phi lý là do thái độ triết lý, thấy tác phẩm nói lên đúng những tan rã, lạcloài, phi nhân. Chẳng hạn người ta đã trầm trồ trước họa phẩm Picasso vẽ khuônmặt người tan tác từng mảng, hoặc tán thưởng cuốn phim hài hước châm biếm conngười sinh hoạt như máy, tay chân không lúc nào ngơi nghỉ trong hệ thống làm việcdây chuyền, do hề Charlot thủ diễn. Nhắc lại, đó là do thái độ triết lý. Còn có thái độvăn nghệ, thích tách bỏ khuôn sáo, đi tìm sự sáng tạo khi sáng tác, tránh đương mòncổ điển, vượt lãng mạn, vượt tượng trưng, cổ điển quá ràng buộc với lý tưởng, vớikhuôn khổ. Lãng mạn quá thiên về mỹ cảm và ái tình. Tượng trưng quá tế vi đi tìmnhững biểu tượng ám gợi và nhạc tính vũ trụ h.a điệu với con người.Thái độ văn nghệ tân kỳ lao vào những sáng tác liều lĩnh, bất hợp về trật tự,ngôn ngữ khởi điểm từ vô thức, thả lỏng không kiểm soát, tạo ra trường phái siêuthực. Trật tự không gian và thời gian cũng được xét lại trong sáng tác, đưa tới loạivăn chương phiêu lưu tâm trạng, phi lý như dòng cảm xúc hỗn độn trong tâm hồncon người. Trật tự ngoài xã hội áp đặt con người vào guồng máy pháp luật, phảnảnh cái phi lý vô nhân đó qua tác phẩm của Kafka. Trật tự truyền thống đạo đức gòbó bề ngoài nhưng sự thật là u ẩn đầy "âm thanh và cuồng nộ" trong tác phẩm củaWilliam Faulkner, biểu hiện qua kỹ thuật viết tiểu thuyết "có nhiều đoạn độc thoại, tảnội tâm nhân vật, nói ra những câu lủng củng, vô nghĩa, gây nên không khí dồn dập,dữ dằn, có hiệu lực như những câu thần chú khó hiểu" (1)69 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Tóm lại, thái độ triết lý đồng cảm với những tan rã vô định của thời đại. Và tháiđộ văn nghệ yêu chuộng sự tân kỳ vượt khuôn khổ, vì phi lý cần phải lồng trong hìnhthức phi lý. Đó là hai thái độ chấp nhận vô điều kiện nền văn học phi lý, càng phi lýcàng được hoan nghênh, miễn sao nói lên được chủ đề phi lý. Nhưng còn một tháiđộ nữa, không phải là thái độ triết lý vì có thể ta không sống trong cuộc cuốn lốc củahai trận thế chiến, ta không ở trong sự vong thân của nền văn minh cơ khí, ta khôngbị tác động bởi chủ nghĩa cực đoan. Ta cũng có thái độ văn nghệ thích điều tân kỳ,nhưng là Tân Kỳ Có Điều Kiện (phản ảnh sự điều tiết không bị ảnh hưởng nặng nềcủa kinh nghiệm phi lý).Điều kiện đó là phải có tính chất văn chương, nói rõ hơn là tính chất thi ca, đặtnền tảng trên mỹ cảm. Mỹ cảm không nhất thiết là óng chuốt, mà là rung động nghệthuật, tế vi của truyền thống thi ca dân tộc. Dù là tiếng hát ru con nơi thôn xóm, lờihát dạo nơi phố phường đông đúc, nhưng đọc kỹ thì vẫn là những lời đẹp, khôngquái dị, không quá giả tưởng. Vì vậy ta có thái độ thi ca, cảm thức thi ca, khi đọc cáctác phẩm của nền văn học phi lý Tây Phương, có lựa chọn tác phẩm phi lý hợp vớicảm quan thưởng ngoạn của ta.Đó là thưởng thức văn chương, không phải là triết lý hay quan điểm nhìn đời.Tại sao cũng là tác phẩm thuộc dòng văn học phi lý, mà ta yêu tác phẩm "Sự BuồnNôn" (La Nausée) của Sartre hơn tác phẩm "Dịch Hạch" (La Peste) của Camus. Tạisao cũng là tác phẩm nói về thân phận con người bị cuốn lốc phi lý vào guồng máyphi nhân mà ta yêu tác phẩm "Giờ Thứ Hai Mươi Lăm" của Georghiu (?) hơn tácphẩm "Vụ Án" (The Trial) của Kafka. Đồng thời đều là "Phản Tiểu Thuyết" không cócốt truyện và nhân vật chưa là nhân vật, chưa là một nhân cách, tại sao ta yêu tácphẩm "Khoảng Một Đêm" của Jean Cayrol hơn tác phẩm "Les Gommes" (NhữngCục Tẩy) và "Dans le labyrinthe" (Trong Mê Lộ) của Alain Robbe-Grillet). Và cũng làKịch Phi Lý (The Theatre of the Absurb), tại sao ta yêu tác phẩm "Đợi Xe Buýt" (Arrêtd'autobus) của Cao Hành Kiện hơn tác phẩm tiên phong "Đợi Godot" (En attendantGodot) của Samuel Beckett.Rất tiếc là người viết bài này không hề đọc nguyên tác của các tác phẩm đãkể trên, chỉ biết qua trung gian các bài giới thiệu bằng Việt Ngữ của các Giáo Sư,Học Giả, người viết báo, Nhà Văn…nhưng cũng thấm được tính chất thi ca khi cảmthức. Tính chất thi ca hoặc do sự tân kỳ qua kỹ thuật diễn tả của kịch phi lý, trong đónhững người đợi xe buýt nói năng hỗn độn, vì đầu bứt tai, những cử chỉ bâng quơ,và chuyến xe buýt đợi chờ không bao giờ tới. Nhờ bối cảnh trạm xe buýt ở ngoại ôBắc Kinh, chuyến xe vô hình, Cao Hành Kiện đã dựng kịch vô-kịch-tính có vẻ thơhơn Samuel Beckett với sân khấu là một phòng đợi, những nhân vật nói lắp bắp lắmđiều vô nghĩa…Tính chất thi ca của hiện sinh phi lý do cái nhìn sâu vào vật giới,khám phá sự hàm hồ của ngôn ngữ gán cho sự vật, trong khi chúng là những hiệnhữu thật vô nghĩa. Ta đọc được tính chất thi ca đó qua một trang dịch từ Pháp Văndo ông Nghiêm Xuân Hồng chọn trong tác phẩm "Sự Buồn Nôn" của Sartre: "Lúcvừa rồi, tôi (nhân vật Roquentin) đương ngồi chơi trên chiếc ghế công viên. Dưới ghếtôi ngồi, một nhánh rễ to của cây hạt dẻ đâm sâu vào lòng đất.Nhìn một lúc, tôi chợt quên hẳn rằng vật đó là một nhánh rễ cây. Trong tâmnão tôi, những danh từ thấy biến mất dần, không còn nhớ lại ý nghĩa thông thườngcủa sự vật, những cách thức sử dụng hoặc những điểm căn cứ khác mà mọi ngườithường mang ấn tượng về một vật nào. Một mình tôi cứ ngồi thừ ra đó, đầu cúi gầm,lưng khom khom, với trước mắt một chất khối lù lù, đen ngòm và sần sùi (chiếc rễcây), khiến tôi phát sợ.Ngay lúc ấy, tôi chợt thức giác điều đó. Sự thức giác đó làm tôi ngạt thở. Từtrước tới lúc đó, tôi chưa bao giờ ý thức được thế nào là hiện sinh. Tôi cũng như tất70 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cả những kẻ khác, những kẻ mặc bộ đồ đẹp đi hóng gió xuân trên bãi biển. Tôi cũngnói như họ: Bể hôm nay xanh quá, và cái điểm trắng đằng xa kia tức là con hải điểu.Nhưng tôi không bao giờ cảm thấy rằng tất cả những thứ đó đều hiện sinh, và conhải điểu là một hải điểu hiện sinh…Thế rồi, bỗng chợt, sự hiện sinh của chiếc rễ câyđã hiển hiện trong tâm não tôi. Nó đã mất hẳn dáng điệu hiền lành của một vật trừutượng, nó đầy rẫy và thấm nhuần bởi chất hiện sinh" (La Nauseé, trang 162-163, nhàxuất bản Gallimard).Câu nói "Địa Ngục Là Những Kẻ Khác" (L'enfer c'est les autres), ta thườnghiểu theo nghĩa tương quan xã hội, con người làm khổ cho nhau vì mâu thuẫn xungđột. Thật ra, cả tri thức của ta đối với người khác và đối với vũ trụ cũng có sự tranhchấp như vậy. Thật là thơ qua một đoạn trích trong tác phẩm "Hữu Thể Và Hư Vô"(L'être et le Néant) của Sartre nói về "thế giới thuộc về tôi" (Le Monde-pour-Moi),cũng qua bản dịch của ông Nghiêm Xuân Hồng: "Tỉ dụ như tôi đương một mìnhngắm cảnh bên một bờ suối ven rừng. Phong cảnh đó, lúc đó, chỉ hoàn toàn có trongthức giác của tôi, và đã thành như một bầu vũ trụ của riêng tôi. Chợt một bộ hànhkhác đi tới, cũng dừng chân ngắm cảnh. Một mặt, người ấy chỉ là một sự vật đemthêm một chi tiết vào trong bầu vũ trụ được tạo trong thức giác của tôi. Song một mặtkhác, tôi nhận luôn thấy rằng đứng trước phong cảnh ấy trong đó có tôi nữa làm sựvật, người ấy cũng đương tạo trong thức giác một bầu vũ trụ của riêng anh ta. Nhưthế, tôi sẽ cảm thấy rằng tác động biểu hiện về vũ trụ của mình bị dần dần tan rã đểkết tập chung quanh thức giác người kia. Và cả một khoảng vũ trụ gần như bỏ rơi tôiđể trở thành vũ trụ một kẻ khác" (2)…Ta nói về tính chất thi ca do kỹ thuật kịch phi lý,và tính chất thi ca do ý thức phi lý khi nhận thức, bây giờ là tính chất xã hội do bốicảnh phi lý: Phi lý do chiến tranh, phi lý do tai ương. Ta không ở trong hoàn cảnhcuốn lốc của hai trận thế chiến, ta không ở trong hoàn cảnh xảy ra trận dịch bệnhkhủng khiếp, cho nên ta không có thái độ triết lý "phản loạn siêu hình" chống lại taiương phi lý cho nhân loại, như một số người rung cảm đối với tác phẩm của Camus.Tác giả có thái độ triết lý siêu hình đối với tai ương bỗng dưng ập xuống. Tính chấtnội hướng trong nhận thức phi lý về hiện hữu vật giới cũng có vẻ siêu hình, nhưng làcái siêu hình khám phá thế giới ngôn ngữ chỉ đồ vật cho nên dễ bắt gặp với thi cavẫn thường xuyên tra hỏi ngôn ngữ. Còn nổi loạn siêu hình (Metaphysical rebellion)chỉ dành cho thái độ triết lý đối với tai ương...Tác phẩm chống lại sự vong thân dohoàn cảnh dễ cảm hứng cho thơ hơn.Thử đọc cuốn sách chiến tranh "Giờ Thứ Hai Mươi Lăm": Chuyện một ngườinông dân xứ Romania thời Đệ Nhị Thế Chiến, bị bắt nhập ngũ chống Đức vì là côngdân một xứ đồng minh của Liên Xô, không biết lý do vì sao mình phải chống Đức,tượng trưng cho thân phận bị đẩy đưa của một nước nhược tiểu. Bị Đức bắt làm tùbinh, đến giờ phút cuối, giờ thứ hai mươi lăm của thời hưng thịnh sắp tiêu vong củaĐức Quốc Xã, anh ta được người Đức đo sọ thấy tương ứng với sọ của chủng tộcĐức, nên được đặc cách xung vào đội Công An Đặc Vụ của Đức Quốc Xã. Cũng làlúc quân Đức bị tan rã, anh bị quân Đồng Minh bắt vì đã là Công An Đặc Vụ. Hếtchiến tranh, mòn hạn tù, anh trở về xứ Romania thì mới biết vợ mình nay đã hai con,kết quả đó đã tượng trưng cho đất nước nhược tiểu của anh với nhiều phe lâm chiếnđến trấn đóng. Con người bị trôi giạt, bị đưa đẩy vô tình nhập vào phe này phe nọ,có những nét tương đồng với con người bị cuốn lốc vào chiến tranh trong thơĐường cách đây hàng ngàn năm. Tính chất hoàn cảnh đưa đẩy đó dễ thấm thía đốivới đa số hơn tính chất bị đè bẹp không lối thoát trong guồng máy vô hình mê cungcủa luật pháp. Guồng máy pháp luật ném con người vào phiên xử trừu tượng, tộinhân bị kết án qua giấy tờ, phòng giấy thư lại, trong khi cái tội thật thì không xảy ra,vậy mà rốt cuộc là phải hứng chịu bản án. Tác phẩm "Vụ Án" (The Trial) của Kafka71 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


lẩn quẩn trong mê cung đó, một mê cung trừu tượng làm trống rỗng tính văn chươngkhi cảm thức, để chỉ có thái độ triết lý đối với sự phi nhân. Liên tưởng tập hồi ký"Người Tù Khổ Sai Papillon" cũng có những điều tố cáo về guồng máy luật pháp đôikhi xử án chỉ căn cứ trên pháp trị mà không xét đến ẩn tình sâu xa biến lương thiệnthành tội lỗi. Tội nhân phải tự giải thoát vu cáo, tìm cách trốn tù, cứ như vậy mà mãilưu đày biệt xứ. (Tác giả "Papillon": Henri Charrière). Nhưng độc đáo của "Vụ Án" doKafka viết là thể hiện sự vắng mặt hoàn toàn của quan tòa. Ta biết có kẻ kết tội màkẻ đó luôn luôn không xuất hiện, chủ ý của tác giả cốt làm cho người đọc nhận ra cáithế lực vô hình rất phi nhân...Một nhánh thuộc dòng văn học phi lý nữa là trào lưuTiểu Thuyết Mới, tức trào lưu Phản Tiểu Thuyết. Những người thích đổi mới kỹ thuậtviết cho thật tân kỳ có thể đã tán thưởng mọi vẻ tân kỳ, còn ta thì cảm thức có lựachọn: Tân kỳ pha trộn với tính chất thi ca, nói rõ là pha trộn cái đẹp của văn chương.Đẹp không hạn hẹp là óng chuốt, mà là tất cả những gì làm ta rung động nghệ thuậtnhư bố cục vô thời gian, nhân vật mù mờ nhân ảnh, cốt truyện đang trên đường hìnhthành cốt truyện, không gian mô tả không rõ hình thù và nơi chốn, ngôn ngữ chỉ làtiếng nói không bộc lộ tâm lý...Có gì thơ khi tân tiểu thuyết chỉ mô tả tỉ mỉ như mộtbản điều tra trinh thám về một vụ ghen tuông, chỉ là "cái nhìn" như một máy chụpảnh chiếu dọi vào các đồ vật trong căn phòng của "một hoàn cảnh ghen", trong khingười ghen và kẻ bị ghen không xuất hiện. Đó chỉ là thế giới đồ vật gợi lên một vụghen tuông. (Trong "La Jalousie" của Alain Robbe-Grillet). Ta không cảm thức đượctính chất thi ca vì không phải văn chương mà như là điện ảnh đang trình chiếu đồ vậttrong căn phòng. Hoặc như trong cuốn "Tropisme" (Hướng Động Tính). Đúng nhưtên gọi có vẻ khoa học của nó, tập truyện này của Nathalie Sarraute chỉ gồm nhữngnhân vật vô danh, xuất hiện như một đàn người, cái thế giới người ta vô ngã, sinhhoạt không có gì đặc biệt, hoàn cảnh không có gì đáng nói.Tiểu thuyết mà như vậy thì còn gì hứng thú để đọc, nói gì đến tính chất thi ca,chỉ còn là kỹ thuật viết tân kỳ cho những ai muốn thoát khỏi ước lệ của tiểu thuyết:Câu chuyện thường có tình tiết, nhân vật thường phải đào sâu tâm lý, không giannơi nào, xảy ra khi nào...(nếu có đảo lộn thời gian, trùng lập không gian, thì cũngphải là tiểu thuyết của dòng ý thức nội tâm chồng chất, hoặc tiểu thuyết giả tưởng vềthế giới song hành thuộc hai cõi nào đó…). Nhưng nhân vật đang mù mờ hiện diện,câu chuyện đang dần dà hình thành, thời gian là một khoảng có hạn định...như trongcuốn tiểu thuyết theo hướng Tân Tiểu Thuyết của Jean Cayrol thì lại có tính chất thica. Để cảm thức được vẻ thi ca của tính cách phôi pha tâm lý, mù mờ cốt truyện,nhá nhem ngày tháng đó, xin thử đọc lại một đoạn giới thiệu bằng Việt Ngữ của ôngNguyễn Văn Trung về cuốn "Khoảng Một Đêm" của Jean Cayrol: "Trong chuyện(Espace d'une Nuit) của Jean Cayrol, tác giả là một người đi đêm tối qua những cánhđồng làng xóm để gặp lại người cha, nhưng khi tới nơi, người cha đã chết...Câuchuyện đến cái chết là hết, trong khi với tiểu thuyết cũ, mới là khởi điểm của nhữngphân tách tâm lý, xã hội, tình tự...Chủ đích ở đây là mô tả kinh nghiệm về sự đi tớicái gì nhân loại...qua một không gian có những con đường giao nhau không biết đivề đâu, xuất hiện như một thử thách trong một cuộc hành trình tiến về chỗ có người,chỗ tiếp xúc với nhân loại...tiểu thuyết không còn chú trọng đến nhân vật hay câuchuyện, vì chưa có nhân vật...chỉ nhấn mạnh vào sự tiếp xúc với thế giới đồ vật, cuộcđời chưa mặc những ý nghĩ nhân loại...(Đó là) Tiền Tiểu Thuyết (Pré-roman) nhưRoland Barthes, một nhà phê bình văn học hiện đại đã nhận định về tiểu thuyết củaJean Cayrol. Không phải Nhà Văn gạt bỏ tâm lý, triết lý, lịch sử, nhưng chỉ là đi trướcchúng...Người ta không còn kể một câu chuyện, vì nó chưa có, và Tiền Tiểu Thuyếtchính là sự sinh thành. Nó ngừng lại khi câu chuyện bắt đầu kể…"(3)72 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nếu ta thấy tính chất thi ca của tiểu thuyết độc thoại nội tâm, thời gian đảo lộntrong dòng cảm xúc, cốt truyện đa tầng khi hồi ức, tiểu thuyết lồng trong đại tiểuthuyết...thì ta cũng cảm thức tính chất thi ca của Phản Tiểu Thuyết, loại Tiền TiểuThuyết, tức là những sửa soạn rồi chấm dứt ngay khi câu chuyện bắt đầu kể, loạitiểu thuyết phi lý khi khám phá hiện sinh chỉ là những khối hiện hữu vô nghĩa, loạitiểu thuyết con người trên một ngã ba không biết lựa chọn về phương nào để rồi bịđẩy đưa vào chiến cuộc. Người có thái độ chính trị chỉ chấp nhận loại văn tranh đấu,tố cáo, hiện thực phê phán, chỉ đạo dấn thân. Người có thái độ triết lý thích loại vănbiểu hiện thực thể tan rã, nổi loạn siêu hình, thẩm thấu hư vô, thân phận trôi giạt.Người có thái độ triệt để hiện đại hóa thích văn chương tân kỳ, bố cục không ước lệ,ngôn ngữ tối nghĩa hoặc rất dung tục. Người có thái độ bảo thủ chỉ cảm những cái gìquen thuộc, dễ hiểu, thuộc về quá khứ. Người có thái độ trung dung chấp nhậnnhững điều hay của các thái độ trên, bác bỏ không theo những điều quá lập dị. Cònta có thái độ thi ca (nghệ thuật xây trên mỹ cảm) thích loại văn chương không quáóng chuốt có vẻ nữ tính, cũng không thích văn thơ rắn rỏi trần trụi hiện thực cốt biểuhiện nam tính. Ta nêu những tính từ sau đây có thể bao gồm thái độ đó: Huyền ảo(như dòng hồi ức độc thoại nội tâm, như khám phá hiện sinh phi lý), mơ hồ (lờ mờhé lộ không hẳn tối nghĩa), không gian tính (không chỉ lẩn quẩn ở tương giao xã hội),gần gũi (không quá giả tưởng hay thoát tục), tương giao hòa điệu (không hiện thựcphê phán hay hiện thực trần trụi hay nghiêng về dục tính), và có nhạc tính (dễ đọctrôi chảy dù không cần vần điệu). Xin nêu ra đây một "văn ảnh thơ và triết học". Tínhchất thơ của nó gồm những tính từ đã kể trên (ngoại cảnh huyền ảo, ý nghĩa mơ hồ),gần gũi với đời thường, sự kiện xảy ra trong không gian và thời gian, và đặt câu dễđọc). Đó là văn ảnh diễn tả cụ thể ý tưởng trừu tượng của Fichte (triết gia Đức 1762-1814): "Ta tự đặt ra ngoài một cái không ta (Phi Ngã, Le Non-Moi) để từ đóquay lại phản tỉnh ý thức mình là mình, nhờ biện chứng sáng tạo đi ra trở vàođó nên nó làm thế giới thành thực hữu-The conscious mind creates both theobjects and the knowledge by which the objects become known":CÁI BÓNG Ở NGOÀI TALúc bấy giờ trời vừa xế chiều, người là một khối lù lù vô thức ngồi bất độngbên một triền núi nhìn ra ngoài kia có hay không một màu xanh phẳng lý của mặtbiển.Ánh nắng hoàng hôn chưa hiện thực nhưng chiếu rọi cái khối vô thức ấy lênvách đá thành một hình thù hư ảo mà từ đó người tạo ra sự tồn tại của mình.Cái bóng đó là do người muốn đặt ra ngoài mình vì tự ý đến ngồi đây nhờ ánhnắng chiếu dọi tạo thành nên không giống sự thụ động ngoài ý muốn của các tùnhân do một đống lửa chiếu từ phía sau in hình họ lung linh vào hang đá mà một triếtgia thời cổ nào đó đã nói tới.Hình tượng khối vô thức ấy in lên vách đá mỗi lúc một mờ dần, thu nhỏ dần,chứng tỏ tạo vật đang vận chuyển ở trong vòng thời gian và cái thu mình ngồi đóchiếm lấy một chỗ không gian chứng tỏ người là hiện tượng vật giới.Ý thức mình là thời gian và vật giới nên bây giờ người đã biết mình là ai biếtmình đang hiện hữu trong cuộc đời.Phản tỉnh đi ra rồi trở về nên cái khối vô thức cùng cái bóng ở ngoài đứng lênnhập lại thành một người thực sự, và kéo cao cổ áo đi vào Thành Phố cũng vừa mớilên đèn đây đó.(T.V.N.)Chú thích:(1) Trích trong "Những Tác Phẩm Lớn Trong Văn Chương Thế Giới" (Nhàxuất bản Văn Học-Hà Nội 1998), Vũ Dzũng biên soạn, trang 15.73 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(2) Trích trong "Đi tìm Một Căn Bản Tư Tưởng" của Nghiêm Xuân Hồng, trang82- 83 và 87, nhà xuất bản Quan Điểm, Sài Gòn, 1956.(3) Trích trong "Xây Dựng Tác Phẩm Tiểu Thuyết" của Nguyễn Văn Trung,trang 124-126, nhà xuất bản Tự Do, Sài Gòn 1962. Nhà xuất bả Xuân Thu tái bảnnăm 1990 tại California.(Tạp chí PHỐ VĂN, Texas, số 16 tháng 2 năm 2002)Những Dấu Hiệu Hiện Đại Hóa Của Thơ Hải NgoạiBài này là phần dẫn nhập tổng quát, sửa soạn cho từng phần trình bàychuyên sâu hơn về nhạc tính dễ nhận diện, từ ngữ dễ nhận diện, thể Thơ dễ nhậndiện, mà bấy lâu, Thơ Hải Ngoại đã đóng góp.Trước hết, ta cũng nên biết qua về từ ngữ chủ nghĩa hiện đại trong vănchương thế giới, để phân biệt với từ ngữ hiện đại hóa riêng cho văn chương ViệtNam, ở trong cũng như ở ngoài nước. Điểm qua vài cuốn sách nghiên cứu Văn Họcở trong nước. Như cuốn "Quá Trình Hiện Đại Hóa Văn Học Việt Nam 1900-1945"(Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin-Hà Nội 2000). Các ông Phan Cự Đệ M. GiangLân đã nghiên cứu riêng về Thơ. Nét hiện đại hóa trong Thơ Thời kỳ 1900-1945 làThơ Mới, đó là sự tổng hợp ảnh hưởng của Thơ Đường, ảnh hưởng của Thơ PhápThời Lãng mạn, Tượng Trưng, nhào nhuyễn với truyền thống dân tộc. Đây là một vídụ cụ thể về sự nhào nhuyễn đó:"Trong Thơ Lưu Trọng Lư có một tiếng gà rất Việt Nam. Trong Thơ Đườngtiếng gà rất hiếm, ta thường nghe tiếng cuốc kêu, tiếng oanh hót, tiếng nhạn ngangtrời...Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư có một ít nhạc điệu Verlaine, nhưng chủ yếu vẫnlà nhạc điệu dân tộc"(Phan Cự Đệ).Theo tác giả M. Giang Lân, cũng trong cuốn sách ấy, thì nét hiện đại hóa củaThơ Mới suy thoái nhường chỗ cho nét hiện đại hóa mới hơn nữa là trường pháiThơ Tượng Trưng: "Sang những năm 1940-1945, Thơ Mới lâm vào bế tắc khủnghoảng cao độ, bắt đầu thời kỳ suy thoái của nó với tập Thơ Say (1940) của VũHoàng Chương…nhường chỗ cho "Bộ ba Trường Thơ Loạn" tức Chế Lan Viên, BíchKhê và Hàn Mặc Tử". Và trong cuốn "Một Số Vấn Đề Văn Học Việt Nam, do nhà xuấtbản Văn Học-Hà Nội 1999", tác giả Nguyễn Hữu Hiếu cũng gọi trường phái TượngTrưng là "Trường Thơ Loạn" nêu lên yếu tính của Thơ Tượng Trưng là hình ảnh ámthị và nhạc tính do sự láy đi láy lại của âm thanh các con chữ, của nhịp điệu ngắtcâu. Ám thị qua biểu tượng cầu kỳ đôi khi cường điệu, phóng đại. Chú trọng quá vềNhạc Tính, đôi khi nặng về kỹ thuật, lạm dụng, không thành thực với tâm hồn: "ThơTượng Trưng không mô tả mà ám gợi thông qua hình ảnh, ngôn từ và nhạc tính...Vớimột mật độ dày hệ thống hình ảnh, Thơ gợi cảm giác. Ở Chế Lan Viên, đó là nhữngbóng ma, những đầu lâu, xương trắng (Điêu Tàn), ở Bích Khê là những sọ người,những châu thân thiếu nữ, những sông trăng chảy ngọc, những hào quang khiêu vũ,những rượu hú ma, những hương trinh bạch...trong (Tinh Huyết), và ở Hàn Mặc Tửnhững hồn, những máu, cùng với trăng xuất hiện gần suốt cả tập Thơ...Nhạc là tấtcả, trước khi nói đến cái hay của ý tứ...Những kiến trúc đầy âm vang...Với những bàiThơ đầy nhạc tính, cùng với sự chú trọng khả năng ám thị sự vật, khai sinh cho nónhững ý nghĩa tượng trưng, trong các nhà Thơ Loạn, Bích Khê đi gần với tượngtrưng nhất" (Nguyễn Hữu Hiếu, sách đã dẫn). Cũng trong cuốn sách này, tác giả HồTấn Trai phủ nhận tất cả nét hiện đại hóa của Văn Học Miền Nam, chỉ nêu ra cái mớitiêu cực, gần như lặp lại Thơ Tượng Trưng trong bài "Về Ảnh Hưởng Của Chủ NghĩaHiện Sinh Trong Văn Học Ở Sài Gòn, 1954-1975". Tác giả viết: "Bởi vì những thủpháp biểu hiện của Thơ hiện sinh chủ nghĩa cũng là những thủ pháp đã được dùng74 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trong Thơ tượng trưng, đặc biệt là sử dụng biểu tượng và câu Thơ tự do...Trước đây,nhà Thơ tượng trưng cho mình có sứ mệnh đi tìm những dấu hiệu nói lên mối tươngquan bí ẩn giữa con người và vũ trụ, còn ngày nay nhà Thơ hiện sinh tự gán cho họcái nhiệm vụ thần bí là tìm lại cái bản thể uyên nguyên của con người, bằng cáchnhìn vào hư vô, nhìn vào hố thẳm, họ nói chính những cái này sẽ làm cho cá nhânxao xuyến lo âu...Thơ tiêu cực suy đồi ở Sài Gòn có nhiều dạng, song ở đây cần nóiđến loại Thơ tự mệnh danh là Thơ tự do, Thơ hôm nay, với những cây bút nhưThanh Tâm Tuyền, Sao Trên Rừng, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Mai Trung Tĩnh,Tô Thùy Yên, Viên Linh, Quách Thoại..." (Hồ Tấn Trai, sách đã dẫn, từ trang 222 đếntrang 232). Lược qua vài nét hiện đại hóa trong Văn Học ta trước năm 1975, để thấycác trào lưu này cũng ít nhiều xuất phát từ chủ nghĩa hiện đại của Văn ChươngNghệ Thuật Âu Mỹ, qua các chủ nghĩa Lãng Mạn, Tượng Trưng, Siêu Thực, HiệnSinh...Tuy nhiên, vài dạng của chủ nghĩa hiện đại Âu Mỹ như Kịch Phi Lý ấp úngnhững điều vô nghĩa trên sân khấu, Thơ Siêu Thực Viết Do Tự Động Từ Vô Thức,có lẽ chưa có ai áp dụng vào Văn Học Việt Nam. Nhưng PhảnTiểu Thuyết, cũng làmột dạng của chủ nghĩa hiện đại, đã có vài người áp dụng trong Văn Học Miền Namtrước năm 1975. Sau năm 1975, nhất là sau thời kỳ cởi mở, Thơ trong nước đượcđúc kết có vẻ đa nguyên qua ba ý kiến, phê phán hướng Thơ về hiện đại như sau:"Quan điểm được đa số đồng tình, đó là khẳng định thành quả của Văn Học CáchMạng về đội ngũ sáng tác, nội dung thời đại và chất lượng nghệ thuật...Loại ý kiếnthứ hai, về cơ bản là phủ định giá trị Thơ kháng chiến. Sau Thơ Mới là nhóm XuânThu Nhã Tập và nhóm "Sáng Tạo" ở Miền Nam trước ngày giải phóng khả dĩ khiếnThơ đã nhúc nhích đi tới hiện đại. Ngoài ra Thơ Việt Miền Bắc mấy chục năm qua vềcơ bản vẫn là Thơ Mới theo hướng lặp lại...Loại ý kiến thứ ba thừa nhận những disản quá khứ, trong đó có di sản Thơ kháng chiến, nhưng đòi hỏi phải đổi mới Thơtheo xu hướng suy đồi (tức Tượng Trưng), siêu thực, hình thức, kiểu Thơ PhươngTây. Những tác giả này coi Thơ thuộc cõi vô thức, Thơ là cảm tính, là sự va đập âmthanh, là nghệ thuật của chữ.." (Vũ Duy Thông, trong cuốn "Cái Đẹp Trong ThơKháng Chiến Việt Nam 1945-1975, nhà xuất bản Giáo Dục 2000). Đúc kết trên có vẻkhông tán thành hướng Thơ về hiện đại theo kiểu phương Tây cuối Thế Kỷ 19 vàđầu Thế Kỷ 20. Bây giờ đã vượt qua chủ nghĩa hiện đại, với chủ nghĩa Hậu Hiện Đại.Chủ nghĩa này cũng phức tạp và đôi khi mâu thuẫn về hướng Tiến Tới Tân Kỳ: "Chủnghĩa Hậu Hiện Đại (Post- Modernisme) cũng muốn khép lại giai đoạn kéo dài ngótmột Thế Kỷ, trong đó nền Văn Hóa bị ngự trị bởi chủ đề về tính hiện đại, xem xéttheo hướng ấy thì hình như chủ nghĩa Hậu Hiện Đại báo hiệu Thế Kỷ 21 sẽ phải làThế Kỷ Văn Hóa" ("La Culture du 20 e Siècle. Dictionnaire d'histoire Culturelle MichelFragonard-Bản dịch do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia-Hà Nội 1999). Phản TiểuThuyết (Anti-Novel-Nouveau Roman), Kịch Phi Lý (The Theatre of the Absurb), ThơCụ Thể (Concrete Poetry), được coi như những dạng của Hậu Hiện Đại. Nhưng HậuHiện Đại cũng không dễ định nghĩa và cũng mơ hồ như nhiều chủ nghĩa hay trườngphái "Post-modernism is different from Modernism, even a reaction against it. It is noeasier to define than many other-isms. Like them, it is amorphous by nature" (ThePenguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory-Nhà Xuất Bản PenguinBooks, 1999). Đọc bài "Mấy Vấn Đề Thi Pháp Thơ Ca Việt Nam Thời Kỳ Đổi Mới"của tác giả Phạm Quốc Ca (trong sách đã dẫn: Một Số Vấn Đề Văn Học Việt Nam"),ta thấy những phản bác, tranh luận, bỉ thử qua lại, về Thơ hiện đại ở trong nước, cónhiều nét tương đồng với những xôn xao bất đồng ý kiến về Thơ ở hải ngoại. Vì vậy,xin trích nguyên văn để độc giả hải ngoại nào hệ lụy về Thơ thấy mình như đang ởtrong cuộc. Xin trích lại những ý kiến mà không theo một thứ tự nào:75 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


"Chúng ta mong được thấy sự nảy nở một nền Thơ đa thanh đa sắc chứkhông muốn một kiểu Thơ nào đó chiếm lĩnh thi đàn mà độc tấu...Họ chủ trương Thơhiện đại phải đặc biệt chú trọng biểu tượng âm thanh và cách tổ chức ngôn từ (conchữ)...Phản ứng lại một cách gay gắt hướng đó, có người lại cho rằng: Tính hiện đạicủa Thơ không nằm trong hình thức mà là nội dung. Nếu người viết có cách nhìn,cách nghĩ hiện đại thì câu Thơ lục bát vẫn có thể hiện đại...xu hướng biểu hiện bảnnăng tình dục, chưa thấy phát hiện, sáng tạo được thế giới nào khác sâu sắc thâmthúy. Cùng với tính dục là ngôn từ tục tĩu, thô lỗ...Một số Thi Sĩ có tài năng thật sự vànổi tiếng trong trào lưu đó đã trở về với Thơ truyền thống...Để đổi mới Thơ, một sốngười đã đem ngôn ngữ đường phố, những cặn bã đời sống vào Thơ..."(Phạm Quốc Ca, sách đã dẫn từ trang 256 đến 274).Lê Đạt là nhà Thơ nổi bật nhất thuộc xu hướng hiện đại hóa thi ca. Ông có tậpThơ "Bóng Chữ" gây nhiều tranh luận, gay gắt là các bài báo giữa Đặng Tiến vàTrần Mạnh Hảo. Tác giả Đặng Tiến rất ca ngợi những bài thơ tân kỳ về từ ngữ củaLê Đạt, đôi khi vẽ rắn thêm chân theo kiểu phê bình sáng tạo. Chính về điểm thêmthắt này mà tác giả Trần Mạnh Hảo đả kích, tuy nhiên tác giả này đồng ý với nhậnxét tinh vi này của ông Đặng Tiến: "Sự thật thì Thơ Lê Đạt tạo rung cảm mới bằngmột vài thủ pháp: Đảo ngữ, ẩn ngữ, nhấn mạnh vào ngữ âm, khi thác tính đa nghĩatrong từ vựng, sử dụng điển cố văn học". Mà những điều trên đều là những thủ phápcủa Thơ Cũ (gồm Thơ Cổ Điển, Thơ Lãng Mạn, Thơ Tượng Trưng, Thơ Tự Do),nghĩa là vẫn chưa hiện đại hóa hoàn toàn. Ta thử nêu ra vài đoạn Thơ của Lê Đạt,một bên là Thơ với từ ngữ sắp xếp quá độ hiện đại hóa, một bên là Thơ thấp thoángthủ pháp của Thơ cũ, thì rõ ràng độc giả sẽ thấy Thơ chưa thoát thói lề xưa của LêĐạt mới là Thơ hay. Đây là phía cực đoan hiện đại hóa:...Địa ngục trắng Hít-Nixon xổng xíchF ẹpF dẹpB. 52 bẹp...anh lòng anh hái hoahoa hái hoa bông thắmhoa bông hoa rõ hồnghoa hồng bông hồng bông.Và đây là phía thấp thoáng thủ pháp cũ:...Anh đến mùa thu nhà emNắng cúc lăm răm vũng nhỏMà cho đấy rửa lông màyNông nỗi heo may từ đó...Thành tíchMấy trang giấy sờnMấy câu Thơ bụinúi Vô Sơn.Đã lược qua về từ ngữ chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa Hậu Hiện Đại, hướnghiện đại hóa của Thơ trong nước, bây giờ ta bước tới phần dẫn nhập những bản sắcdễ nhận diện về hiện đại hóa trong Thơ Hải Ngoại Việt Nam. Trước hết là dễ nhậndiện về từ ngữ dùng trong thi ca. Để gọi là từ ngữ theo hướng hiện đại của Thơ HảiNgoại thì từ ngữ đó phải khác với từ ngữ lãng mạn Thời Thơ Mới (1932-1945), khácvới từ ngữ Tân Kỳ và Hiện Sinh trong Thơ Thời Văn Học Miền Nam (1954-1975).Ngôn ngữ "Nổi Loạn đồng nhịp với Hiện Sinh" trong Thơ Tự Do của Thanh TâmTuyền, ngôn ngữ "tân kỳ khai mở Lục Bát mới" do dùng từ lạ không bỏ chất Thơ củaCung Trầm Tưởng, ngôn ngữ b"tân kỳ đậm đặc mật độ" trong thơ bảy chữ Tô Thùy76 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Yên, ngôn ngữ "tân kỳ pha với Thiền Hư Không" trong Thơ Bùi Giáng, Nguyễn ĐứcSơn, Viên Linh, Trần Tuấn Kiệt, Phạm Thiên Thư, ngôn ngữ "tân kỳ mật ngọt tìnhyêu" hay "tân kỳ cay đắng tình yêu" trong Thơ Nguyên Sa, Nhã Ca, Trần Dạ Từ,ngôn ngữ có màu sắc nhà binh trong Thơ Hà Huyền Chi. (Và còn nhiều nhà Thơquân nhân mà người viết không nhớ hết), hoặc ngôn ngữ hiện thực thời Mỹ đếnmiền Nam trong Thơ Du Tử Lê (và còn nhiều nhà Thơ viết về xã hội thời kỳ này màngười viết không nhớ hết)...Những ngôn ngữ đó thuộc về Thơ Thời Văn Học MiềnNam. Vậy ngôn ngữ gọi là hiện đại hải ngoại phải khác thì mới là hiện đại hóa. Tacần phải nói đến ngôn ngữ muốn nhập xuống đường phố và thể Thơ nghiêng hẳn vềtự do của nhà Thơ Trần Hồng Châu, một nhà khoa bảng đầy chữ nghĩa hàn lâm.Ngôn ngữ hàn lâm như bản sắc không thể lẩn tránh được trong Thơ Trần HồngChâu. Ông không thể nhập hồn vào bụi đời, cả cung cách sống và ngôn ngữ nghênhngang như một Cao Đông Khánh. Ta thử trích một vài đoạn trong bài Thơ đượcchọn làm nhan đề thi phẩm mới nhất của ông (Văn Học xuất bản 1999) là thấy bảnsắc, và đôi khi ý hướng muốn đi lệch bản sắc đó:...Hạnh phúc là lúc hết phải điên đầuchuyện chính trị salon văn hóa thời tranganh được vứt bỏ đồ lớn tiếp tân và lụa là cravatesợi dây cổ thòng lọng.Để đi dép lẹp xẹp mặc áo rằn rira ngồi quán dì Năm với anh Tám xe lamvà khô mực râu ria xồm xoàm...Hạnh phúc là khi bước vào giảng đườngchiêu niệm hồn xưa kiều nữnhững Ophelia những Giáng Hương và Quỳnh NhưKinh Bắchương sắc trần gianchâu về hợp phố...(Hạnh Phúc Đến Từ Phút Giây-Trần Hồng Châu)Ngôn ngữ hàn lâm, nhiều từ phải quy chiếu với kho kiến thức về văn học thếgiới, đã hiện diện suốt trong ba tập Thơ của Trần Hồng Châu xuất bản tại hải ngoại:"Nửa Khuya Giấy Trắng" (1992), "Nhớ Đất Thương Trời" (1995), "Hạnh Phúc ĐếnTừ Phút Giây" (1999). Chợt nhớ mơ hồ trong một tạp chí bài Thơ Uống Trà của TrầnHồng Châu, uống trà mà gác chân gác cẳng trên bàn. Đó cũng là hình ảnh một chútlệch hướng với bản sắc sử dụng ngôn ngữ thi ca trong Thơ Trần Hồng Châu. Có lẽđây là một chủ đề nghiên cứu Thơ Trần Hồng Châu: "Vỏ bọc dầy của chữ nghĩa hànlâm trong Thơ Trần Hồng Châu".Cũng là một bản sắc, nhưng không phải là bản sắc hướng về hiện đại hóa.Ngôn ngữ đường phố cũng không phải ngôn ngữ hiện đại hải ngoại. Dĩ nhiên, nêngạt ra ngoài ngôn ngữ viết tự động từ vô thức của trường phái Siêu Thực, ngôn ngữám gợi bằng biểu tượng của trường phái Tượng Trưng. Vậy ngôn ngữ hiện đại củaThơ Việt Nam hải ngoại là ngôn ngữ nào ? Xin dùng từ Hiện Đại với cái nghĩa là"làm mới làm khác" với ngôn ngữ Thơ của các thời kỳ trước đây của Văn Học ViệtNam, không có nghĩa là "tân tiến" đã được mọi người công nhận, hoặc đã "bắt kịp"với các trào lưu chủ nghĩa hiện đại hay hậu hiện đại của thế giới. Hiện đại chỉ giớihạn là cái riêng đang hiện hữu trong Thơ đăng trên một vài tạp chí Văn Học HảiNgoại như "Tạp Chí Thơ", "Tạp Chí Việt", "Tạp Chí Hợp Lưu"...Dễ nhận ra là đa sốcác bài Thơ đều không ưa rõ nghĩa (như Thơ Nguyễn Đăng Thường, Phạm ViệtCường, Lưu Hy Lạc, Hoàng Xuân Sơn, Thường Quán, Huỳnh Mạnh Tiên, Chim Hải,Phạm Miên Tưởng...) Sự tối nghĩa trước đây đã có Thanh Tâm Tuyền thuộc thời77 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Văn Học Miền Nam trước 1975, nhưng Thơ Thanh Tâm Tuyền là "Thơ Nổi Loạnđồng nhịp với Hiện Sinh" đã phản ảnh được một thời kỳ. Dễ nhận ra nữa là từ ngữThơ chỉ được coi như những vật liệu sắp xếp thành câu, không cần tượng hình,không cần chất Thơ theo nghĩa mỹ cảm. Điều này tương đồng với quan niệm củamột nhánh thuộc trường phái "Thơ Cụ Thể": Ngôn ngữ chỉ là vật liệu vật lý chẳngkhác vật liệu vỏ chai hay bánh xe hơi mà họ đã sắp xếp thành các bài Thơ, nhằm nóilên một ý nghĩa, không cần đến chất Thơ, và cũng rất tối nghĩa (ví dụ một vài đoạnThơ trong Tạp Chí Thơ, Tạp Chí Việt:...bàn cờ năm thángmưa rơitrên mấy ô gỗ ẩm mốcđầu nàytên vua đenbên kia con hậu trắngkhông còn tốt xa mã pháo...(Chân Phương)...hớp ngụm hồn nhiênnhả vào dấulượm lại mớ tuổi cuốichuyến vềvẫn ngồi sau tóc(Chim Hải)Dễ nhận ra nữa là Thơ của họ áp dụng rất nhiều các dấu, triển khai mở rộngtừ áp dụng khởi đầu của Du Tử Lê với dấu dùng trong computer. Du Tử Lê còn tậndụng đủ các loại dấu mà chẻ nát câu Thơ lục bát, tuy vẫn giữ khuôn khổ của câu sáucâu tám.Làm như vậy là phá vỡ sự êm đềm vốn từ lâu của lục bát, sự êm đềm mà cóngười cho là ê a ủy mị. Nhờ dấu mà Du Tử Lê cũng tạo được nhịp mới cho lục bát,nhất là ở câu tám.Trước đây chưa bao giờ có kiểu Thơ lục bát mà chữ cuối trong mỗi câu đứngriêng, biệt lập, đủ nghĩa:...Cõi em muốn dạt chân vềCõi đau nhân thế, cõi thề thốt, quên....Rừng mù lối tóc chim bayBớt son, môi cỏ, buồn lay lá, người....Nứt từng vết nẻ trên daThanh xuân vó ngựa, đìu hiu bãi, vùi.Tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa (trong "Du Tử Lê, Tác Giả Và Tác Phẩm", tập IV,nhà xuất bản Nhân Chứng, 2000), nhận định đã có một phong trào làm Thơ theokiểu Du Tử Lê:"Có kiểu làm theo Thơ lục bát và đã đổi nhịp điệu ở câu Thơ, hay làm Thơtheo hiểu bỏ rất nhiều dấu chẳng hạn như dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu than,dấu chấm phẩy, dấu slash, hay là trong một câu Thơ có lung tung dấu". Vài tác giảdùng các dấu theo hướng hiện đại hóa đó như: Hoàng Cường Long (dùng nhiều dấuhai chấm), Hà Nguyên Du (dùng nhiều dấu chấm than), Huỳnh Mạnh Tiên (dùngnhiều dấu gạch ngang và dấu slash), Quỳnh Thi (bỏ trống một khoảng trong câu),Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Phan Thị Vàng Trăng (dùng nhiều dấu chấm câu. Saudấu chấm câu thì chữ đầu viết Hoa nhưng không xuống hàng). Phạm Miên Tưởngvà Trần Lộc Bình (Gạch bất chợt dưới vài chữ trong bài Thơ). Sử Mặc dùng dấu78 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chấm làm lặng thời gian trong âm nhạc như Thơ Nguyễn Xuân Thiệp, phối hợp vớicác dấu khác trong văn chương:...Duy nhất, ở giữa thần bàiChấm than! Đen ngòm. vực. gióCái đuôi, còn phất phơ dàiChao ơi kiếp người rị mọ!(Sử Mặc)Đoạn Thơ này trích trong tạp chí Văn Học số 184 (tháng 8 năm 2001). Tạp chínày cũng đã đăng nhiều bài Thơ của Nguyễn Xuân Thiệp, áp dụng nhiều "dấu chấmlàm lặng thời gian" của Âm Nhạc làm cho Thơ tự do của Nguyễn Xuân Thiệp có chấtThơ huyền ảo mênh mang trên thảo nguyên. Và đây cũng là cái khí hậu Thơ đó:tháng chín. cơn mưa nào ở Oklahomathoáng mùi tử đinh hươngquanh trời sấm dộicon chim màu đỏ trở vềmột mình. đứng hót trong mưamưa long lanhtừng giọt. rơi ngoài trí nhớ. rơi trên látrên những khóm lan thấp thoáng dưới trời....Tôi làm thơcho bạn bè. cho những người cùng khổcho sấm dội. cho đổ vỡ. cho mây xatôi làm thơvà con chim màu đỏhót. một mình. dưới trời mưa thưa.(Nguyễn Xuân Thiệp)Là dấu làm lặng thời gian, dấu chấm không phải là chấm câu, không cần viếthoa sau đó. Điều mới là "dấu chấm làm lặng thời gian của âm nhạc" nên Thơ tự docủa Nguyễn Xuân Thiệp không có gì tối nghĩa vẫn là mỹ cảm của Thơ cũ. Thơ tự docủa Lê ThịThẩm Vân cũng sáng sủa ý nghĩa, có cái nhìn đầy nhân bản, với lời Thơhiện thực xã hội về người homeless, người đàn bà Việt làm vất vả, lãnh trợ cấp, côgái đĩ Việt trên đất Nam Vang:...lẫn trongtiếng xe cộ, bóp cõi, kèn hụlà thân xác co quắp, tóc xoắn bệt bởi bụi đất rác mùitanh hôigì homelessvề đâu đêm đông dài dằng dặc ?...Tôi người đàn bà đam mêtrò chơi sắp xếp những con chữNhững con chữbiết mủi lòng...(Homeless)...Tiệm ăn nằm cuối đường cụt, bà làm mười hai tiếng một ngày, sáu ngày mộttuần, suốt năm không ngày nghỉ lễ, bệnh, hè. Tiền tip chủ lấy trọn....Một chiều cuối đôngTai nạn"Trần Thị Bân, sanh quán tại Việt Nam, 47 tuổi"Lục trong ví79 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


xấp foodstamps 58 đồng...(Người Đàn Bà Việt Nam)...Giữa hai cánh tay, cặp đùi không còn một cọng lông nhưng um khét mùi cỏcháy ông quắp lấy em gọn bâng như ông nội bế em đặt vào giường thuở em lên nămsáu bảy mỗi khi ham chơi quên ngủ ngoài sân trước...hai tròng mắt em vẫn mở. "Trờichắc là sắp mưa..." em nói thầm với tấm phên mỏng, thưa, che chắn căn nhà thổtrên đất Phnom Penh(Lê Thị Thẩm Vân)(Trích bài: Người Con Gái Việt Nam Da Vàng. Thời Bình)Quá hiện thực nên văn phong có vẻ lạnh lùng phơi bày sự thật. Khác với ThơTự Do của Nguyễn Xuân Thiệp gây ấn tượng thi vị. Mỹ cảm hay hiện thực, khôngphải là hướng hiện đại hóa (mà thường thấy là tân kỳ đến lập dị, tối nghĩa, khôngcần chất Thơ).Dễ nhận ra nữa trong cách làm Thơ mới là đưa ảnh hưởng "Thơ Cụ Thể" vàoVăn Học Việt Nam. Một số Thơ tạo hình lạ nhưng có chất Thơ như dùng nhiều chữ"xe" sắp xếp thành một xa lộ lưu thông bận rộn (Ngu Yên), sắp xếp hai câu Thơ lụcbát thành những ngọn lửa bốc lên (Lê Văn Tài), hình bàn cờ tướng thay cho lời đitìm khuây khỏa những ngày vô cảm (Nguyễn Hoàng Nam), một trang chữ in nhậpnhòe Thơ Chinh Phụ Ngâm thay cho xúc cảm đọc đoạn trời đất nổi cơn gió bụi, trốnghành quân lung lay bóng nguyệt (Khế Iêm), một khung trống chỉ có một chữ chim đặttrên chữ bay, thay cho lời mô tả bầu trời bao la (Ngu Yên).Dễ nhận ra nữa về hướng hiện đại hóa Thơ là các từ ngữ táo bạo dung tục,mà người liều lĩnh hơn cả là Đỗ Kh., vượt xa Nguyễn Đức Sơn thời Văn Học MiềnNam. Những người cùng khuynh hướng nhưng kín đáo hơn như Võ Đình Tuyết,Nguyễn Thị Hoàng Bắc...Dễ nhận ra nữa về hướng hiện đại hóa là lối "Thơ-vắt-dòng" và "nhạc-tínhhóalời nói thường ngày", mà Khế Iêm là người cổ xúy với lối Thơ "Tân Hình thứcViệt Nam" dựa vào đặc tính ngôn ngữ Anh trong Thơ "Tân Hình thức Hoa Kỳ". Đặctính ngôn ngữ Anh là nói "Nhấn" hay "Không Nhấn" vào những từ tùy theo xúc độngkhi đang nói.Khế Iêm lấy ví dụ nhà Thơ Timothy Steele đã nhạc-tính-hóa lời nói giận dỗicủa một cô gái khi cõi vì với người tình. Ngoài Khế Iêm với quan niệm rõ ràng lànhạc tính hóa lời nói thông thường thành Thơ Tân Hình thức, còn nhiều người nữatrong tạp chí Thơ và rải rác trên vài tạp chí khác đã làm Thơ theo kiểu vắt dòng,nghĩa là chữ cuối của câu Thơ trên nối liền với câu dưới thì mới trọn nghĩa, cứ thếcả một đoạn Thơ với cách vắt dòng như trên. Nối liền nghĩa từ câu này xuống câukhác, nên không cần viết hoa ở đầu dòng mỗi câu. Những người thường làm Thơtheo kiểu vắt dòng: Khế Iêm, Nguyễn Đăng Thường, Lê Giang Trần, Hà Nguyên Du,Trầm Phục Khắc, Lưu Hy Lạc, Đỗ Kh., Nguyễn Đạt, Quỳnh Thi, Hoàng Xuân Sơn,Nguyễn Thị Thanh Bình, Phan Tấn Hải, Phạm Việt Cường, Đoàn Minh Hải, NguyễnLương Ba...Anh Ngữ nói nhấn, còn người Việt không nói nhấn như vậy, nên nhạctính hóa lời nói thường ngày trong Thơ Tân Hình Thức Việt Nam có phần bị hạn chế.Xin trích ví dụ với những bài Thơ ngắn nhất:hăm bốn tháng sáu đồng kỳ hiệpước chung thân, đóng hết chỉ chừaduy nhất một cánh cửa, cả haikhông được tháo nịt che hai bênmắt ngựa, đến bốn cái móng sắtphải được gỡ ra khỏi hai đôi chân v.v...( Hà Nguyên Du. Trọn bài: Đến Với Em)80 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


sau một đêm mưa rào tôira xó vườn nhỏ thấy một đóa bạchhồng mới ló lộng lẫy trongbuổi sớm mây tôi ngắm ngửinó một chầy rồi chưa kịp mắng mầychỉ là đóa hồng là đóahồng là đóa thì bỗng nghetrong bụi rậm có tiếng thì thầm anose is a nose is a(Nguyễn Đăng Thường. Trọn bài: Surprise, Surprise)Vang âm Thơ tự do mờ tối ý nghĩa của Thanh Tâm Tuyền, Thơ bị chẻ ra bằngnhiều dấu, nhất là dấu slash "hoán chuyển thi đoạn tùy theo độc giả" của Du Tử Lê,đi đến tận cùng chữ dung tục với Thơ Đỗ Kh., áp dụng trường phái Thơ Cụ Thể,Nhạc-tính-hóa lời nói thường ngày với Khế Iêm, Thơ "vắt dòng" của nhiều ngườitrong tạp chí Thơ, đưa dấu chấm làm lặng thời gian của âm nhạc với Thơ NguyễnXuân Thiệp...Đó là những dấu hiệu vài bản sắc hiện đại hóa của Thơ Hải Ngoại.(Tạp chí Phố Văn, Texas, số 12 tháng 9.2001 và Tạp chí Thơ, California, số22 Mùa Xuân 2002)Thơ Vắt Dòng, Một Hiện Tượng Thi Ca Hải NgoạiThơ xuất hiện đã quá nhiều trên sách báo Việt Ngữ ở hải ngoại, ai cũng muốnthơ mình nổi bật, ai cũng muốn có một chỗ đứng riêng biệt trong nền thi ca, đó là nóiriêng những người định làm văn học. Thơ dành cho văn học hải ngoại cho đến nayvẫn là ánh sáng le lói cuối đường hầm, le lói vì còn quá ít sự độc đáo, mà thơ haytrong sự độc đáo ấy lại thêm phần ít hơn nữa. Thực ra thơ hay, truyền cảm, thìkhông hiếm, nhưng vừa hay vừa truyền cảm vừa lật được một trang mới độc đáotrong văn học thì mới hiếm. Cũng giống như lắm ca sĩ cũng hát hay, hát truyền cảm,nhưng mà không có giọng hát riêng. Ta gọi là đường hầm thi ca, vì cái bóng của thờiThơ Mới Tiền Chiến 1932-1945, cái bóng Thơ Tự Do sáng sủa tình tự quê hươngcủa thời kháng chiến, cái bóng Thơ Tự Do có vẻ trí thức mờ tối ý nghĩa của thời vănhọc miền Nam do Thanh Tâm Tuyền phát huy, cái bóng tình ca tân kỳ Thơ Tám Chữcủa Nguyên Sa, cái bóng Thơ Lục Bát đùa giỡn với chữ của Bùi Giáng, cái bóngThơ Lục Bát có vẻ Thiền Vị Hư Không của thời văn hóa Phật Giáo lên mạnh saucuộc đảo chánh năm 1963 tại miền Nam, cái bóng ưa sáng tạo ngôn ngữ tân kỳtrong thơ Tô Thùy Yên và Cung Trầm Tưởng...những cái bóng đó làm thành đườnghầm thi ca, nói rõ thơ của họ đã xây xong đường hầm, ta làm theo họ chỉ mang tínhđồng dạng, không làm nên ánh sáng cuối đường hầm. Vì thơ quá nhiều, khi mở mộttạp chí để đọc, vẻ đồng dạng thơ tự do, thơ khó hiểu, thơ vần tình yêu và quêhương, thường làm cho ta hờ hững không đọc đến hết bài.Đoạn trước, ta đã nói mới chỉ có ánh sáng le lói cuối đường hầm, ánh sáng đóngoi ra từ vẻ đồng dạng, cố gắng mặc bộ đồ khác đồng phục, đó là vài bản sắc hiệnđại hóa trong thơ hải ngoại, ít nhất là về văn thể, còn về phần nội dung thì vẫn chưara ngoài các đề tài: Tình yêu, tình quê hương, tâm linh siêu hình, đấu tranh chính trị,hiện thực dục tính, hiện thực xã hội, nổi loạn chống phi lý...Về văn thể thì có hìnhthức vay mượn như áp dụng trường phái thơ cụ thể (thịnh hành trong vài năm ở xứBa Tây, bên Đức và tại Hoa Kỳ), hoặc cố gắng cách tân văn thể như thơ tự do vớinhững dấu chấm lặng thời gian (thơ Nguyễn Xuân Thiệp), thơ lục bát nhịp điệu mớivà hoán chuyển thi đoạn tùy theo độc giả (thơ Du Tử Lê), thơ Vắt Dòng với cáchxuống hàng khi chưa hết ý nghĩa trong câu (nhiều người trong "Tạp Chí Thơ")...Thơvay mượn hình thức của Trường Phái Thơ Cụ Thể thấy cũng có một số người81 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hưởng ứng trong Tạp Chí Thơ, Tạp Chí Hợp Lưu, Tạp Chí Việt, nhưng không đôngđảo bằng số người áp dụng kiểu văn thể mới sáng kiến (thơ Vắt Dòng) cũng trên cáctạp chí ấy, và rải rác trên vài báo khác. Vì vậy gọi Thơ Vắt Dòng là một hiện tượngthi ca ở hải ngoại. Ta lần lượt phân tích hiện tượng đó như sau:- Muốn làm mới làm khác với thời kỳ Thơ Tự Do Khó Hiểu.- Công khai tỏ bày chịu ảnh hưởng thơ Hoa Kỳ- Đi vào cách vắt dòng của vài người.Lật qua vài trang tạp chí văn chương, về phương diện thị giác (visual), kiểuThơ Vắt Dòng làm ta bắt mắt ghé trang, thử đọc nó xem sao thơ gì mà không phảithơ văn xuôi thường thấy câu thật dài, thơ gì không phải thơ tự do thường thấy xenkẽ nhiều câu ngắn không đồng đều và từ ngữ khó hiểu, thơ gì không phải thơ vầnthường thấy câu thơ xuống hàng đều đặn và ôm vần với nhau, thơ gì mà câu trênchưa trọn nghĩa thì đã xuống câu dưới nối tiếp nghĩa, ...đó là Thơ Vắt Dòng gây chúý bằng thị giác (1). Quả thật về phương diện thị giác đã thấy nó khác thơ tự do dễhiểu hay thơ tự do khó hiểu, đã thấy nó khác thơ văn xuôi, đã thấy nó khác thơ vầndù mới nhìn qua có vẻ đều đặn về số chữ trong từng câu. Rõ ràng là Thơ Vắt Dòngđã bức phá làm nên một bản sắc riêng biệt, một thể thơ riêng biệt. Ta phải côngnhận cái độc đáo văn thể của nó. Lập dị mà đạt tới chất thơ, làm ra các bài thơ hay,thì lập dị trở thành độc đáo. Lập dị mà ai cũng bình phẩm lập dị thì làm sao gọi làThơ được. Vì vậy, Thơ Vắt Dòng có là thơ hay không thì tùy theo từng người thểhiện. Quả thật Thơ Vắt Dòng muốn thoát khỏi tính cách đồng dạng của "Thơ Tự DoKhó Hiểu". Có nhiều người làm thơ "tự do hũ nút" nhưng ta hãy hỏi sau Thanh TâmTuyền ai là người thừa kế trỗi bật. Trong văn học miền Nam, chưa có nhà thơ tự dođáng gọi thừa kế Thanh Tâm Tuyền. "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" thì lại càng khó đạt, vì dễhiểu nên phải thực sự có giá trị về tứ thơ, về nhạc tính, về thi ảnh, mà phần lớn giátrị của "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" đều làm rạng rỡ cho thời thơ kháng chiến với các tìnhtự quê hương và dân tộc. Dễ cho sự đánh giá về tứ thơ, về tình tự, về thi ảnh, chonên "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" cũng dễ bị loại ra khỏi tâm trí con người nếu không đạt.Biết bao nhiêu người làm "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" mà chỉ có một vài người thành công.Thơ tình loại "tự do dễ hiểu" lại càng hiếm vì tứ thơ tình yêu trai gái mà không độcđáo thì nhàm chán đường mòn, sáo ngữ, sáo ý. "Lá Diêu Bông" của Hoàng Cầm làtình ca loại Thơ Tự Do Dễ Hiểu, thành công nhờ tứ thơ lạ, từ ngữ lạ, lại thêm nhữngbình phẩm nó có ẩn ý chính trị, rồi đến lượt tác giả cải chính không có ẩn ý chính trịmà là câu chuyện tình có thật thời tác giả mới bắt đầu biết luyến ái, rồi câu chuyện lạđược phổ thành nhạc hay, được nhiều ca sĩ trình diễn. Văn học không có nhiềunhững bài "thơ tình loại thơ tự do dễ hiểu". Nhắc lại: Phần lớn nội dung tình tự quêhương và dân tộc chiếm lĩnh danh dự địa hạt thơ tự do dễ hiểu. Thơ tự do khó hiểudễ bị xếp vào thơ trí tuệ của trí thức, thơ nổi loạn phi lý (Thanh Tâm Tuyền), thơ trầntrụi dục tính (Đỗ Kh.). Ta theo các tác giả trên là tự mặc áo đồng dạng, vì vậy KhếIêm mới nói Thơ Vắt Dòng muốn vượt thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu), gọi là "CuộcPhản Kháng lần thứ hai" đối với thi ca (Phản Kháng Thơ Tự Do sa vào trò chơi chữxa lánh đời sống) (2). "Cuộc Phản Kháng lần thứ nhất" tại miền Nam, chống ThơMới, với phong trào thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu). Còn Thơ Tự Do Dễ Hiểu saubài "Tình Già" của Phan Khôi, đã lớn mạnh bắt đầu từ Thơ Kháng Chiến rực sángvới tình tự quê hương dân tộc. Theo Khế Iêm, người ta ngộ nhận Thơ Vắt Dòng làthừa kế Thơ Tự Do với cùng mặt trận chống Thơ Vần Điệu, vì người ta chưa hiểumục tiêu chính của Thơ Vắt Dòng là xa lánh trò chơi chữ bí hiểm, đem thơ trở về đờisống. Vì vậy Thơ Vắt Dòng phục hồi và vinh danh tính truyện kể trong thể Thơ HátDạo, Vọng Cổ và Nhạc Rap của người da đen Hoa Kỳ.82 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đến đây ta đề cập đến sự công khai xác nhận chịu ảnh hưởng văn học HoaKỳ của lớp người trẻ. Cái bóng của Thơ Đường Trung Hoa, cái bóng của thi ca Phápvới thời kỳ Lãng Mạn Tượng Trưng, đã phủ trùm xuống tâm thức thưởng ngoạn thica của ta. Ta cũng thán phục một số Thi Sĩ Đức, một số Thi Sĩ Anh, nhưng thơ HoaKỳ dường như ít người trong chúng ta (thế hệ được giáo dục từ các chương trình cũnặng về văn hóa Trung Hoa và Pháp) biết đến, và có biết là những tác giả văn xuôiMỹ sau khi họ được các giải Nobel Văn Chương và nhất là sau khi tác phẩm của họđược làm thành những kiệt tác phim ảnh, như tác phẩm của Hemmingway, WilliamFaulkner, John Steinbeck, Herman Melville, Margaret Mitchelly. Chỉ vài nhà thơ tabiết như Edgar Poe, Henry Wadsworth Longfellow, Walt Whitman...Từ khi ra hảingoại, nhất là giới trẻ định cư tại Hoa Kỳ, giới trẻ thuộc thế hệ thứ nhất (không phảigiới trẻ thuộc thế hệ thứ hai chủ yếu viết tác phẩm ngoại ngữ) bắt đầu tìm hiểu sâuhơn văn học Hoa Kỳ, và họ đã công khai nhìn nhận ảnh hưởng. Họ đã áp dụngtrường phái Thơ Cụ Thể (không phải phát xuất từ Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ có nhiềuáp dụng). Họ đã áp dụng cách dùng từ ngữ dung tục rất phổ biến trong văn chươngTây Phương, Mỹ Châu La Tinh và Hoa Kỳ. Thơ Vắt Dòng cũng rút tỉa được vài điềumới lạ trong thơ Hoa Kỳ, lưu ý cách nhấn hay không nhấn làm nên nhạc tính cho cáccâu nói đời thường (Lối nói của Mỹ với âm vực cao thấp do nhấn hay không nhấnphân biệt rõ hơn giọng khá đều đều của người Anh). Khế Iêm viết:"Vào đầu thập niên 1990, cuộc phản kháng lần thứ hai xảy ra, chủ yếu ở hảingoại với những nhà thơ như Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Kh., Nguyễn HoàngNam...với đề tài tính dục, và những bài thơ Tân Kỳ trên Tạp Chí Thơ...Không giốngthời kỳ Thơ Tự Do thập niên 1960, những nhà thơ ở thập niên 1990 sống và tiếp xúctrực tiếp với xã hội, ngôn ngữ và nền văn hóa Tây Phương…" (3). Không phải vọngngoại mà tìm kiếm cái mới về chất liệu để thi ca thoát ra hẳn ảnh hưởng của thời kỳTHƠ MỚI (1932-1945), thời kỳ THƠ TỰ DO DỄ HIỂU (1945-1954), thời kỳ THƠ TỰDO KHÓ HIỂU (1954-1975).Không vọng ngoại, không hoàn toàn hội nhập văn hóa Anglo-Saxon của Mỹ,vì thật ra "THƠ CỤ THỂ" mà họ ảnh hưởng có nguồn gốc từ Mỹ Châu La Tinh (xứBrazil, Ba Tây) và tính truyện kể trong thơ mà họ muốn phục hồi đã lấy hứng cảm từnhạc Rap của người Mỹ đen. Mỹ Châu La Tinh còn có Gabriel Garcia Marquez,người xứ Columbia, đoạt giải Nobel Văn Chương với tác phẩm chủ yếu "Trăm NămCô Đơn" (One Hundred Years Of Solitude). Ta có cảm tưởng đây là "Cuốn ThánhKinh được Tiểu Thuyết Hóa Kỳ Ảo". Tác giả chủ ý "Gây Tự Kỷ Ám Thị: Kể chuyệnThần Kỳ Như Là Chuyện Thật", rút kinh nghiệm từ thơ ấu thấy bà ngoại kể chuyệncổ tích mà nét mặt của bà nghiêm trọng y như là kể chuyện thật. Ngoài thủ pháphiện-thực-hóa một chuyện siêu-thực, trong tác phẩm của Gabriel Garcia Marquezcòn nhễ nhại cái tính dục ở miền nhiệt đới. Văn hóa Mỹ Châu La Tinh, sau các điệunhạc Tango, Belero, Cha Cha Cha, đã một thời theo Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, naylà tác phẩm văn chương (Thơ Cụ Thể, văn chương nhễ nhại tính dục) đã đóng gópchất liệu mới vào văn học Việt Nam. Đã có một số bài báo Việt Ngữ đề cập đến"Trăm Năm Cô Đơn" mà trước đây trong thời Văn Học Miền Nam hình như chưa hềcó ai nói đến.Bây giờ ta đi vào sự tìm hiểu cách vắt dòng của vài người thấy rõ nét, vắtdòng có chủ ý, không hẳn là cứ xuống hàng giữa câu khi câu trên câu dưới gầnbằng nhau về số chữ.Theo Khế Iêm thì nhịp điệu Thơ Vắt Dòng tiềm phục nơi cú pháp, nơi dòngchữ đang trôi chảy có những từ lập lại. Giống như ở thể hát dạo ta nghe có nhịp điệukể, không rõ ràng như cách lặp lại vần ở các bài thơ niêm luật. Vì vậy mỗi người làmThơ Vắt Dòng có một cú pháp riêng, do đó có một nhịp điệu riêng. Không ai giống ai83 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


về nhịp điệu, nhưng giống nhau về thị giác (visual) khi nhìn vào bài thơ, khi thấy cáccâu bị ngắt lưng chừng "cứ thản nhiên" xuống hàng. Có vài bài thơ cũng làm cho tathị giác như vậy, nhưng đó chỉ là "thơ cũ không viết hoa ở đầu mỗi câu" (Mỗi câu vẫntrọn nghĩa). Nên không phải là Thơ Vắt Dòng. Trái lại, có bài thơ ta thị giác, như làthơ vần, chữ cuối mỗi câu bắt vần với nhau, nhưng mỗi câu hụt hẫng nghĩa, vậy đâyphải nói là "Thơ Vắt Dòng Có Vần".Ví dụ bài "Ở Phía Chân Trời Vô Sắc" của Đức Phổ (Tạp Chí Thơ, Xuân 2002).Khế Iêm viết: "Giá trị của bài thơ chỉ xác định khi đọc lên...đọc làm cho người làm thơnắm bắt nhịp điệu...Thơ Hoa Kỳ phân biệt rõ các loại thơ, như "Rap Poetry", "JazzPoetry" (4). Ta thử đọc những đoạn thơ dưới đây để thấy nhịp điệu trong cú phápmà có người bảo rằng: "Nếu xem các chữ ấy tạo thành vần của bài thơ, thì vần kiểunày chỉ mang lại tính cách lượm thượm rườm rà" (Lập lại phần trích dẫn của NguyễnĐăng Thường khi bênh vực thơ Khế Iêm). Nhịp điệu của Rap Poetry trong bài thơcủa Khế Iêm, nếu sánh với âm nhạc thì chính là những luyến láy:…tôi đã làm gì cho cái tủ lạnhvà đừng hỏi cái tủ lạnh đã làmgì cho tôi, bởi cái tủ lạnh làmã số của tôi, cái tủ lạnh là…(Trích bài: Cái Tủ Lạnh)người đàn bà ngủ với người đàn ôngkhông phải chồng của mình, trong căn phòngkhông phải căn phòng của mình, với cái tôikhông phải cái tôi của mình, vàobuổi tối không giống buổi tối nào(vào buổi tối không khác buổi tối nào)giữa nhà ga đầy muỗi mòng và nước đái ngựa,nhai lại bất cứ thứ gì có…(Trích bài: NgườiĐàn Bà)Một vài bài Thơ Vắt Dòng của Nguyễn Hoài Phương (Tạp Chí Thơ, Xuân2002) còn trùng điệp từ lập lại, ví dụ bài "Người Đàn Bà Của Chúng Ta". Thơ VắtDòng của Nguyễn Đăng Thường mang một vẻ khác, không lập lại từ một cách luyếnláy như Khế Iêm, mà đôi khi lại thấy dùng chữ chẻ vần một ngoại ngữ (có nghĩa đốivới ngoại ngữ mà cốt tạo âm trong câu thơ Việt Ngữ). Vần chẻ từ ngoại ngữ tạo âmhưởng lắp bắp như kịch phi lý, hoặc "bắt vần vui vẻ rộn ràng", hoặc giàu tính kể lể,của nhạc Rap:.....tới đó mỗi buổi sáng chủ nhật đểăn một bữa trưa thịnh soạn cái quánkhông sang nhưng không xa cái caféđã nổi tiếng nhờ sự có mặt gầnnhư thường xuyên của tác giả buồn nôn.....chuyến métro đầu tiên của ngày tôicó thoáng nghe ai đó nói rằng loàirắn rất thông minh và thích được chụpảnh lúc làm tình(Trích bài: Bạch xà)Ngoài ra trong thơ cũng như trong văn xuôi tham luận văn chương củaNguyễn Đăng Thường thường dùng những tiếng lóng, làm cho văn bình luận của84 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ông như mất vẻ nghiêm chỉnh tranh luận, và thơ thì không quá độ dung tục nhưngmà như viết giỡn chơi:đêm nọ nằm mơ nghe tiếng đậpcửa thình lãnh như có lính tớimời đi chơi trong lúc mình đang kỳcọ đánh bóng lại thằng nhỏ sau cơn…(Trích bài: Blue Moon River, Hay Là Mộng Và Thơ)Tuy lối viết tham luận văn chương của Nguyễn Đăng Thường "vui miệngnhằm đâu nói đó" làm cho văn của ông cũng giỡn như thơ, không nghiêm nghịthuyết phục hay phản bác, nhưng một số ý kiến của ông cũng làm sáng rõ chủtrương của Thơ Vắt Dòng: Văn chương ở chỗ không dụng tâm làm văn chương, thơở chỗ không dụng tâm cần chất thơ theo nghĩa mỹ cảm, nghệ thuật ở chỗ tưởng nhưkhông nghệ thuật của tiếng lóng hè phố, chịu ảnh hưởng từ những cuốn sách theokhuynh hướng hiện đại quá độ như "Ulysses" của "James Joyce", "En attendantGodot" của Samuel Beckett. Có người thích văn chương óng chuốt, người thích vănchương huyền ảo mơ hồ, người thích văn chương trần trụi, người thích văn chươnghiện thực nghiêm chỉnh, người thích văn chương có trách nhiệm văn hóa không quálố...đó là tùy theo quan điểm từng người.Cho nên ta trích ý kiến của ông Nguyễn Đăng Thường không phải là ta hoàntoàn đồng ý với tính truyện kể ở trong thơ, không cần chất thơ theo nghĩa mỹ cảm,đảo lộn bậc thang đánh giá thế nào là quý đẹp. Ông viết như sau: "Tân Hình thứcmuốn đem ngôn ngữ đời thường vào thơ nên không buồn trau chuốt...Văn xuôi dù cóvẻ không chải chuốt (Alain Robbe Grillet) cũng là một cách để trau chuốt...Câu vănngắn gọn của Hemingway, hay câu văn bất tận của Faulkner cũng đều là văn xuôitrau chuốt cả...một cái tin đôi khi tự chính nó đã có thể là một bài thơ rồi, nhưngkhông phải vì lời lẽ chải chuốt như thơ…Trọn chương 7 của quyển Ulysses gồm toàn những đoạn văn ngắn có tựa đềriêng, nhại lại các bản tin đăng báo, đọc thấy thú vị như đọc những bài thơ vănxuôi...Đọc truyện của Kafka, hay xem kịch của Beckett ai muốn hiểu thế nào thờicũng tốt...Khi chọn cái bồn tiểu, Duchamp nhìn thấy cái đẹp trong một đồ vật khôngnhững tầm thường mà còn bẩn thỉu là đằng khác. Fountain (Cái Bồn Tiểu) là tácphẩm ý niệm (conceptual art) đầu tiên với mục đích phủ nhận các bậc thang giá trịquý đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cổ điển...". Đọc đoạn trên ta thấy NguyễnĐăng Thường chịu ảnh hưởng nhiều của văn học nghệ thuật Tây Phương, văn họcphi lý và nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa, chưa thấy làm rõ nét đặc thù của Thơ VắtDòng hay Tân Hình thức Việt Nam muốn vượt khỏi cái bóng Thơ Tự Do thời tạp chíSáng Tạo, cái bóng văn hóa hiện đại Tây Phương và kết nạp một ít chất liệu của vănnghệ Tân Thế Giới: Tính dục không e dè, tính nhạc trong câu nói đời thường, tínhtruyện kể trong thơ. Thấy đó, một "bức phá" còn loay hoay, nên có lẽ ta chọn hướngvăn nghệ có những đặc tính: Tân kỳ chứa chất thơ mỹ cảm, gần gũi đời, tâm tìnhkhông quá thái cực, thể thơ văn xuôi với nội dung mờ ảo, hoặc thể thơ vần điệunhưng đề tài một mình một cõi (5).(Tạp chí Thơ, California, số 23 Mùa Thu 2002)Chú thích:(1) Nguyễn Đăng Thường, trong bài "Những Kẻ Giết Thơ", Tạp Chí Thơ sốMùa Thu 2001, trang 173.(2) Khế Iêm, trong bài "Tân Hình thức Và Hiệu Ứng Cánh Bướm", Tạp ChíThơ số Mùa Xuân 2002, trang 208.(3) Khế Iêm, bài đã dẫn, cùng trang 208.85 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(4) Khế Iêm, trong bài "Tân Hình thức Và Quan Điểm Thẩm Mỹ Mới", Tạp ChíThơ, số mùa Xuân 2001, trang 68.(5) Trần Văn Nam, trong bài "Cảm Thức Thi Ca Đối Với Nền Văn Học Phi Lý",tạp chí Phố Văn (Texas), số 16, tháng 2 năm 2002.Ảnh Hưởng Thơ Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ Trong Thơ Tân Hình Thức HảiNgoạiCuốn sách dự thảo "Thi Nhân Việt Nam Hải Ngoại" gồm 12 chương, trong đóchỉ có 3 chương dành riêng cho bàn luận về ngôn ngữ mới, văn thể mới, nhạc tínhmới, và cũng không phải dành riêng trọn 3 chương đó cho Thơ Tân Hình thức ViệtNam do "Tạp Chí Thơ" vận động. Vì vậy bài về Thơ Tân Hình thức lần này là tạmngưng, và vì trang báo trên Tạp Chí Thơ có giới hạn nên phần "Tuyển Thơ" nhữngngười đóng góp Thơ Tân Hình Thức, tức là Thơ Vắt Dòng đã không đầy đủ. Việc ấychỉ có thể thực hiện ở trong sách khi xuất bản.Bài thứ ba liên hệ đến Thơ Tân Hình Thức Việt Nam lần này nhấn mạnh ởgiọng thơ.Giọng thơ không hẳn do ngôn ngữ, không hẳn do nội dung. Ví dụ ta thườngnói giọng thơ khinh bạc trong bài "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm, đọc lại thì thấyngôn ngữ thơ của ông không có những lời như chửi đời, ngôn ngữ ẩn dụ trong thơThâm Tâm vẫn thuộc về mỹ cảm. Vậy thì giọng khinh bạc có phải do nội dung, do tứthơ ? Cũng không hẳn. Ví dụ nội dung siêu thực trong thơ Đinh Hùng không đem lạigiọng thơ điên đảo ngửa nghiêng.Gần đây, ngôn ngữ sống sượng trong thơ Cao Tần không chất chứa giọngthơ phản kháng xã hội, mà chỉ có tính chất bất mãn thời thế và bất mãn đời sống tạmdung (khi mới tới xứ người, chưa thành công về nghề nghiệp). Giọng thơ sốngsượng trong thơ ngày nay không phải là một điều lạ, mà còn gần như một thời trangvì các nhà thơ phần lớn tỏ ra ái ngại cái nhìn hiệu "cổ điển", "lãng mạn", "thơ mớikiểu cũ thời 1932-1945". Người đầu tiên đưa giọng thơ sống sượng vào thơ, có lẽphải kể đến Nguyễn Đức Sơn. Nhưng giọng thơ sống sượng trong thơ Nguyễn ĐứcSơn với ý hướng làm sáng tỏ sự phá chấp của Thiền, phá chấp ước lệ ngôn ngữ cổđiển trong thơ. Bây giờ đọc lại thì chính các bài thơ lục bát thiền vị phối hợp với mỹcảm của thơ cũ, đó mới là thơ hay của Nguyễn Đức Sơn.Một giọng thơ thiền vị hư không, hiện sinh nhưng mỹ cảm. Và giọng thơ thậtsống sượng, không cần ẩn ý thô tục, hoàn toàn lõa lồ thô tục trong thơ Đỗ Kh. làbước đầu áp dụng lối thơ Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ. Vừa sống sượng lại vừa đầy tháchthức với ngôn ngữ thi ca, thách thức có tính chất "phản văn hóa" kiểu Hậu Hiện ĐạiHoa Kỳ. Khế Iêm và những người trong Tạp Chí Thơ muốn tạo ra một cái gì đặc thùcủa Việt Nam hơn, do đó Tân Hình Thức Việt Nam ra đời, giọng thơ Hậu Hiện ĐạiHoa Kỳ nhưng văn thể là kiểu Thơ Vắt Dòng. Những người đóng góp làm đa dạngcho trường thơ này như Lưu Hy Lạc (nhấn mạnh tính truyện kể những chuyện đờithường không ngoài những tình, tiền, tù, tội) như Quỳnh Thi (áp dụng cách để nhữngkhoảng trống khó hiểu trong câu thơ)Nguyễn Hoài Phương (luyến láy từ xoay đi trở lại rất nhiều lần, một cách thứctạo ra vần theo kiểu mới, rất gần với Khế Iêm), Nguyễn Đăng Thường (sử dụngnhiều tiếng lóng Việt Nam), Đức Phổ (kiểu thơ vắt dòng có vần). Đức Phổ cũng nhưnhiều người khác như Hoàng Xuân Sơn, Hà Nguyên Du, Nguyễn Tiến Đức, ĐinhLinh, Phan Tấn Hải, Lê Thánh Thư, Đoàn Minh Hải, Nguyễn Lương Ba, Nguyễn Đạt,Trần Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Quốc Chánh, Vũ Huy Quang,Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tam Ngo, Nguyễn Huy Quỳnh,Trầm Phục Khắc, Nguyễn Quán…, tất cả những người này đều góp phần làm "nhúc86 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nhích" cho thơ đi tới, nghĩa là làm cho Thơ Vắt Dòng thành một hiện tượng đẩy dòngvăn học sử Việt Nam tìm lối đi khác, không bị khựng lại vì lẩn quẩn với Thơ Cổ Điển,Thơ Vần Điệu, Thơ Văn Xuôi, Thơ Tự Do, nhưng đồng thời họ cũng sáng tác các thểthơ khác. Nhập vào dòng Tân Hình Thức để làm "nhúc nhích" thơ, những người trêntiếp tục lưu luyến bơi trong các dòng thơ cũ, không quyết một đường lối "đẩy thơ đi"như Khế Iêm, Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Kh...Những cây bút đóng góp về mặt thamluận văn chương cho Tân Hình Thức Việt Nam, hoặc dịch tài liệu văn chương HậuHiện Đại (mà Tân Hình Thức Việt Nam chịu ảnh hưởng), phải kể công đóng góp củaKhế Iêm, Nguyễn Đăng Thường,Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phan Tấn Hải. Đọc bản dịch "Giới Thiệu Thơ HậuHiện Đại Hoa Kỳ" của Phan Tấn Hải (1), ta mới truy nguyên cái giọng thách đố mỹcảm về thi ca, thách thức có tính chất "phản văn hóa" (nói phản văn hóa vì ta chủquan chưa lột xác với thơ cũ, chưa đồng hướng đảo lộn giá trị thế nào là quý đẹptheo Chủ Nghĩa Hiện Đại trong nghệ thuật), truy nguyên ảnh hưởng nào đã hìnhthành Tân Hình Thức Việt Nam.Trước đây cái giọng sống sượng, xin một lần nữa nhắc lại, chỉ có tính chấtphá chấp của Thiền, có tính chất bất mãn thời thế và đời sống, hoặc chỉ là tàn dưcủa chủ nghĩa hiện sinh, tàn dư của vạch trần bản năng tình dục theo Phân Tâm HọcFreud, tàn dư của chủ nghĩa cực đoan đề cao người Siêu Nhân...Chưa có cái giọngthách đố thi ca nhất của Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ: "Hoa Kỳ đã ôm vào đầy đủ kiến thứcthế giới và cái nỗi lo văn hóa, và do vậy đã sở hữu được nền thi ca thách thức nhấtcủa nó" (Phan Tấn Hải, bản dịch đã dẫn). Từ bài đó ta biết thêm Thơ Hậu Hiện ĐạiHoa Kỳ gồm có những dạng:"Trường phái New York" thích sự dị thường lịch thiệp, lịch thiệp vì họ đều xuấtthân từ Trường Đại Học Harvard, dị thường vì phần lớn họ là những kẻ đồng tínhluyến ái. Những người thuộc "Phong trào Beat": Chủ trương đưa thi ca trở về nguồngốc là đọc kể và hát cho công chúng, thành khẩn với kiếp bụi đời Bô-Hê-Miên, ưathích mô phỏng một cách cố ý, tác phẩm "Howl" của Ginsberg sáng tạo bằng ngônngữ nói chẳng cần nặng đầu suy nghĩ. Thứ ba, trường phái "Thi Ca Black Mountain"xuất phát từ trường "Black Mountain College" ở North Carolina: Chú ý tới dòng thơnhư một đơn vị của hơi thở, sự quan trọng khi các chữ được đọc lên, thơ là trìnhdiễn trên sân khấu kèm theo nhiều tiếng động được ghi âm, hét và hát và nghi lễ hóakhi đọc thơ.Vì có sự giao thoa gần giống nhau giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậuhiện đại trong thơ, nên xin nêu ra một số tài liệu về thơ hậu hiện đại có tính cách đặcthù riêng biệt, tách rời ra vẻ tương tự với thơ siêu thực, thơ hiện sinh, thơ bản năngtình dục, và nếu quy chiếu với thời Văn Học Miền Nam thì Khác Thơ Thiền PháChấp, Thơ Tự Do của tạp chí Sáng Tạo, thơ Hiện Sinh Chống Phi Lý Xã Hội và PhiLý Chiến Tranh...Không phải là hậu quả của văn minh quá độ, tự do quá trớn, phi lýcùng cực, vong thân kỹ nghệ, tàn phá môi trường, phi nhân diệt chủng, khai thác cạnkiệt tài nguyên, bóc lột thế giới thứ ba, kinh tế toàn cầu hóa...những điều này thườngđược nêu ra làm bối cảnh phát sinh chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật. Ta tách rađược vẻ đặc thù riêng của Nghệ Thuật Hậu Hiện Đại chính ở chỗ công nhận khôngcòn cái gì mới trong nghệ thuật, tất cả cái mới đều đã được áp dụng, vậy chỉ còncách là mô phỏng lại, nhại lại ráp nối liên-văn-bản.Những trích dẫn nêu vẻ đặc thù đó như sau: "Tái sử dụng trở thành công việcsáng tạo thực sự (Hoàng Ngọc Tuấn)...Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại trên căn bản là mộtthứ hỗn hợp mang tính chiết trung (Phan Việt Thủy dịch)...Nghệ thuật chỉ là sự thamgia vào trò chơi hỗn độn giữa các vật thể giả tạo (Nguyễn Minh Quân)...Sự nhại lạiđến từ nỗi uất ức rằng mọi thứ đều đã làm trước rồi, các Nhà Văn và nghệ sĩ thời87 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


uổi này sẽ không còn đủ sức để phát minh ra những văn phong mới. (Nguyễn ThịNgọc Nhung dịch)...Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại chủ trương phi-tâm-hóa, do đó chấp nhận nhữnglấp ghép ngẫu nhiên và những sự nhại lại (Nguyễn Hưng Quốc) (2). Qua các minh thịvẻ đặc thù như trên của Hậu Hiện Đại ta thấy thơ Tân Hình Thức Việt Nam khôngmấy giống với Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại, không giống những điều như liên-văn-bản(intertextuality), sự lấp ghép (collage), sự nhại lại (pastiche). Không giống với chủnghĩa hậu hiện đại triển khai từ lý thuyết "Giải Thể Cơ Cấu Luận" của JacquesDerrida, một triết gia người Pháp, và thơ Tân Hình Thức Việt Nam cũng chỉ chịu vàiảnh hưởng thơ Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ như phục hồi tính truyện kể, thơ cần phải đọclên (nhưng Thơ Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ coi đọc thơ như một nghi lễ, còn Tân HìnhThức Việt Nam coi đọc thơ là một cách tạo vần, tạo nhịp, trở về Thể Hát Dạo ViệtNam), và như đã nói, Tân Hình Thức Việt Nam chịu ảnh hương ở giọng thơ thách đốmỹ cảm của thi ca. Đọc vài tài liệu, ta phân vân vì Hậu Hiện Đại như muốn gồm thâuvào mình các người làm văn chương độc lập như Gabriel Garcia Marquez vớikhuynh hướng Hiện Thực Huyền Ảo (Magic Realism), Nhà Văn Salman Rusdie vớitác phẩm "Quỷ Thi" bị Giáo Chủ nước IRAN kết án tử hình, Nhà Văn Đức giải NobelVăn Chương Gunter Grass…: "Other discernible features of postmodernism arean eclectic approach, aleatory writing, parody and pastiche. Nor should weforget the importance of what is called magic realism…" (3)Nền tảng lý thuyết văn chương hậu hiện đại là sự giải thể Cơ Cấu Luận (GiảiCơ Cấu), triết luận của Jacques Derrida. Theo bài giới thiệu của ông Nguyễn MinhQuân thì sự giải thể cơ cấu dựa vào một luận cứ có thể đặt vào khuôn khổ triết lýDuy Tâm Khách Quan (Objective Idealism): "Mọi cấu trúc và mọi hệ thống luôn luôntồn tại một trung tâm khác biệt...Thượng Đế sáng tạo ra thế giới muôn loài bằng sựphát ngôn, Thượng Đế là nguồn cội của câu Khải Huyền...Thượng Đế sáng tạo thếgiới và vũ trụ, điều hành mọi biến cố xảy ra trong vũ trụ nhưng không phải là một yếutố của vũ trụ. Như vậy Trung Tâm là nơi phát xuất sự mâu thuẫn...tính chất TrungTâm tự bản chất của nó đã bị phân tâm hóa (De-Centeralization). Cấu trúc TrungTâm của Cấu Trúc Luận trở thành mâu thuẫn trong tính chặt chẽ của no. Nhân tố tựdo, vượt thoát khỏi Trung Tâm, Derrida gọi là Trò Chơi" (4). Như vậy Trung Tâm TốiThượng trong triết lý Derrida là một Khách Thể Siêu Hình, phát ngôn (câu KhảiHuyền) làm ra vũ trụ, giống như Tinh Thần Tuyệt Đối trong triết lý Hegel đi xuốngcuộc hành trình vạn hóa vào hiện tượng, tức là từ Hư Vô mà đi vào ánh sáng.(Nhưng triết lý Hegel khó hiểu và thần bí ở chỗ đó là cuộc “Hành trình đi lên”, tức từtâm trí cá nhân mà tìm lại các chặng đường vạn hóa, cuối cùng đồng hóa thành TinhThần Tuyệt Đối). Trung Tâm hay Tinh Thần Tuyệt Đối phát sinh ra vật chất, đó làTriết Lý Duy Tâm Khách Quan, công nhận có Khách Thể Tuyệt Đối ngoài tâm conngười, và đã sáng tạo ra thế giới và nhân loại. Nhưng đọc qua một tài liệu khác, tacũng nhận ra triết lý Derrida về giải thể cơ cấu là học thuyết Duy Tâm Chủ Quan(Subjective Idealism). Đó là triết lý chủ trương thực tại thế giới được thực hữu hóado tâm trí con người, ngoài tâm trí ta thì vật giới chưa là gì hết. Derrida xoay quanhthuật ngữ "Dị biệt hóa" (Differance) để giải thích tại sao mọi sự đều bị giải thể, khôngcó cơ cấu nào bền vững, tất cả đều phải chờ đợi, một nỗi triền miên hoài hương vềcái đang vắng mặt. Áp dụng vào văn chương thì không một văn bản nào là có ýnghĩa cố định hay được giải thích bằng cơ cấu tập trung như bản năng tình dục, vôthức siêu thực, vô thức tập thể, vong thân, hạ tầng kinh tế chi phối, bi đát hiện sinh,tham vọng quyền lực, tiến hóa đào thải, mâu thuẫn chủng tộc, siêu nhân thốngtrị...Không còn trung tâm cơ cấu nào để giải thích văn bản, tất cả đều bị giải thể. Tuyvậy, tất cả đều do con người, tức là triết lý duy tâm chủ quan:88 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


"Derrida thay cách đánh vần trong Pháp ngữ về sự dị biệt, từ differenceđổi thành differance, để làm cho thuật ngữ dị-biệt-hóa đó mang hai ý nghĩa rõrệt. Trước tiên, nó có nghĩa là dị biệt, phân chia, kỳ thị. Thứ hai, nó muốn làmtriển hạn, làm chậm lại (không vội có nghĩa) tạm hoãn (định lại ý nghĩa) Dị biệthóa (differance) không phải là hóa giải, một Thể-Cách-Thứ-Ba trong biệnchứng Mâu Thuẫn của Triết Lý Hegelý Derrida không muốn (giải quyết bằng)Tổng Hợp Đề...Khi ta không thể trình diện một điều nào đó thì ta giữ lấy nó,phô trương nó, ta dùng một chỉ dấu, ta phát biểu một triển hạn hiện diện, mộtcái gì vắng mặt...Không phải chủ thể hay khách thể hiện hữu nguyên thủy hơn,có trước, biệt lập hay nằm ngoài cuộc vận hành dị biệt hóa. Viết xuống là vậnhành một lực tương tranh dị biệt hóa để không ngừng sản xuất ngôn ngữ nóivà viết, từ đó ta tạo lập ra ta và thế giới" (5) Nói Khách Thể hay Chủ Thể khôngcái nào là nguyên ủy, để rồi lại nói ta tạo lập ra ta và thế giới thì có khác gì Triết LýDuy Tâm Chủ Quan.Trong "Tạp Chí Thơ" số mùa Thu năm 2002, có một bài thơ của Đỗ Kh. rápnối nhiều câu thơ văn của các văn Thi Sĩ nổi tiếng thuộc văn học miền Nam và hảingoại, bài "Liên Khúc Ngũ Ngôn" có lẽ đó là bài đầu tiên áp dụng thể thức liên-vănbản(intertextuality) của văn chương giải thể cơ cấu (Deconstruction). Vì mới đây thôitrên "Tạp Chí Thơ", phần trích nguyên bài thơ này không nêu ra đây nhưng sẽ dẫnchứng trong phần "Thơ Tuyển" trong sách "Thi Nhân Việt Nam Hải Ngoại": Phầnchứng liệu thuộc 3 chương viết về "Ngôn Ngữ Mới- Văn Thể Mới-Nhạc Tính Mới".Cho đến nay thì bài thơ liên-văn-bản ấy có thể liệt vào văn chương hậu-hiện-đại hảingoại mà "Tạp Chí Việt" bên Úc đã ra công giới thiệu. Đã có hai cuốn sách dầy vềchủ nghĩa hậu-hiện-đại trong văn chương được xuất bản tại hải ngoại, của NguyễnHưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn (phần lớn đã đăng báo), do nhà xuất bản "VănNghệ", Westminster, CA. ấn hành năm 2001 và 2002. Trước đây, trong thời Văn HọcMiền Nam 1954-1975, cũng có vài bài giới thiệu Cơ-Cấu-Luận (Structuralism), nhưbài của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Cơ Cấu Luận của Claude Levi Strauss. Nhàdân tộc học này đi tìm cơ cấu mạch lạc trong các truyện kể thần thoại của các dântộc ta gọi là sơ khai, kết luận tâm trí nhân loại dù văn minh hay sơ khai đều sinh hoạttrên căn bản mạch-lạc-luận-lý, hệ-thống-hóa (6).Như bài "Phê bình Cơ Cấu Hình Thức của Roland Barthes", cũng của GiáoSư Nguyễn Văn Trung, giới thiệu loại phê bình không phải nêu ra nội dung viết cái gìmà cốt nêu ra các tín hiệu nào vãng lai trong tác phẩm, những tín hiệu làm nên cơcấu có ý nghĩa của tác phẩm (7). Phê bình kiểu đó là truy tìm "trung tâm", không phải"phi-tâm-hóa" như thuyết giải-thể cơ-cấu xuất hiện sau này, và chính RolandBarthes, cũng đã ngả về thuyết Giải-Cơ-Cấu, phát biểu trong lời tuyên bố điều tamuốn viết ra không còn nữa, "The Death of the Author". Và có bài của Giáo Sư NgôTrọng Anh về cơ-cấu-luận xuất hiện thời văn học Miền Nam 1954-1975, một đoạnnhư sau: "Phương pháp để đi vào huyền sử chính thống là Thiền định và tríhuệ đầy sáng tác chứ không phải bằng phương pháp phân tích cơ cấu, bằng tríthông minh đầy kiến tạo. Phải Thiền Định mới có thể không tìm mà thấy nhữngtương quan siêu hình Hoàng Cực hay trùng trùng duyên khởi Hoa Nghiêmtrong cánh hoa bồ công anh" (8). Thời Văn Học Miền Nam, giới hạn từ 1954 đến1975, nên thuyết Giải Cơ Cấu của Derrida xuất hiện sau 1975 đã dĩ nhiên không cóai trong số những người bàn về triết lý thời đó nói đên. Nhân đây, xin nêu ra nhữngtác giả có sách báo về triết lý thời văn học miền Nam mà người viết bài này đã đọcvà thâu nhận một số kiến thức do họ giới thiệu, gồm có: Tam Ích, Nguyễn VănTrung, Nghiêm Xuân Hồng, Phạm Công Thiện, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, KimĐịnh, Lê Xuân Khoa, Trần Thiện Đạo, Trần Văn Toàn, Bùi Giáng, Lê Tuyên, Đỗ Long89 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vân, Nguyễn Nam Châu, Lữ Phương, Trần Bích Lan, Ngô Trọng Anh, Nguyễn ĐăngThục, Nguyễn Duy Cần, Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, hoặc chỉ dạy Triết màkhông viết về Triết như các Giáo Sư Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Kiết, Lê ThànhTrị...Văn chương, triết lý Giải-Cơ-Cấu về sau, sau năm 1975, có một số bài báo xuấthiện tại Hà Nội qua thư mục đề cập tới của Nguyễn Hưng Quốc, như bài "Chủ NghĩaHậu Hiện Đại" của Phương Lựu (tạp chí Nhà Văn, số 7 năm 2000). Tạp chí Văn Họcở Hà Nội số 9/1991 và số 5/1997 đăng hai bài dịch: "Vài Suy Nghĩ Về Cái Gọi LàTiểu Thuyết Hậu Hiện Đại" Và "Về Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại". Nhưng văn chương,phê bình kiểu Giải Cơ Cấu, cũng đã lạt phai đối với Tây Phương: "Lặp lại cách đọcGiải Thể Cơ Cấu cho nhiều văn bản khác nhau với luôn một chung cuộc nhưnhau, đưa tới tính đơn điệu, sau khi những cảm kích đánh đổ buổi đầu đã giảmthiểu dần. Sự đơn điệu là kết quả cạn kiệt của kiểu thức giải thể cơ cấu, chắcsẽ mang tới sự chấm dứt việc áp dụng trực tiếp thuyết giải thể cơ cấu vào vănchương" (9)Tóm lại, Thơ Vắt Dòng, Tân Hình thức Việt Nam do Tạp Chí Thơ phát độngđã có một số thành công, nhiều người áp dụng làm nên một hiện tượng. Bên cạnhnhững cái riêng tự đặt ra, một số thơ có giọng sống sượng "phản văn hóa" (Tự dophát biểu như ở Hoa Kỳ mà các buổi đọc thơ công cộng, bài thơ "Howl" củaGinsberg vẫn bị cấm tại vài nơi vì quá thô tục). Cảm theo truyền thống thì các bài thơvắt dòng sau đây có thể coi như đã đạt, như bài "Tự Sự" của Lưu Hy Lạc (đề caotính truyện kể những việc đời thường), bài "Một Hàng Người" của Khế Iêm (vần miênman do từ lặp đi lặp lại, ngôn ngữ kiểu ậm à, một hàng người lóng ngóng đợi một cáigì không tới, giống như "Đợi xe buýt", của Cao Hành Kiện). Cảm thức, nếu lột xácđược truyền thống, thì phải bao gồm những thơ sống sượng, "hay" theo lối Hậu HiệnĐại Hoa Kỳ. Cảm theo truyền thống và "cảm theo Hiện Đại và Hậu Hiện Đại" phảibao gồm đại diện mỗi phía, trích dẫn đầy đủ thì mới khách quan cho phần "TuyểnThơ". Xin lặp lại: Bàn về Thơ Vắt Dòng nằm lọt vào 3 chương trong cuốn sách dựthảo gồm 12 chương. Và chương về "Văn Thể Mới" không chỉ riêng cho Thơ VắtDòng. Vậy xin trích ra đây vài đoạn thơ để mở rộng viễn tượng còn nhiều "văn thểmới" và "Ngôn Ngữ Mới" trong Thi Ca Hải Ngoại (dưới đây mới là hai trường hợp):mai đây nhớ ghé về Ngưng Thạchnghe lốc Huyền Sa kêu nước lênđứng bên dâu bể miền Biên Trạchxuôi gió Hoàng Sơn xoi đá bên…(Ngô Nguyên Dũng)(Sẽ Bàn Về Cách Đặt Tên Địa Danh Hư Huyền)đâm thủng lên vòm không. chói changnhững thân Saguaro sừng sữngtôi cô đơn đến thế chăngbao lâu rồi. và còn bao lâu nữatiếng kêu đuối vọng thiên thumiệt mờ gió cátThành Phố này. thung lũng xương rồngđám đám cháy mùa hè bất tậnlòng khát khao hạnh phúc. những cơn mưa…(Nguyễn Thanh Châu)(Sẽ Bàn Về Dấu Lặng Thời Gian Sa Mạc Hóa Thay Vì Thảo Nguyên Hóa)Chú thích:(1) Phan Tấn Hải "Giới Thiệu Thơ Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ", "Tạp Chí Thơ" số 11năm 1997 (California)90 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(2) Năm tác giả: Hoàng Ngọc Tuấn, Phan Việt Thủy, Nguyễn Minh Quân,Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Hưng Quốc, với các bài viết trong "Tạp Chí Việt"từ số 5 đến số 8 năm 2000 và 2001 (Úc Đại Lợi), cùng viết về chủ đề văn chươngHậu Hiện Đại.(3) The Penguin dictionary of literary terms and literary theory (nhà xuất bảnPenguin Books), trong phần viết về Structuralism. (1999)(4) Nguyễn Minh Quân, trong bài "Lý Thuyết và Phê Bình Văn Học Đương Đại:Từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc", tạp chí Việt số 8 năm 2001.(5) The New Princeton Encyclopedia of Poetry and Poetics (Nhà xuất bản MJFBooks, New York 1993), trong phần viết về Deconstruction. Quy chiếu với đoạn dịch:"Derrida changes the Spelling of the French word for difference (from e to a) toenable the term to carry two distinct meanings. First, it means to differ, to be separatefrom, to discriminate. Second, it wishes to defer, delay, or postpone...When wecannot make present a thing, take hold of it, show it, we use a sign, we signify adeferred presence, something absent...Differance is not a resolving, overcoming thirdterm in the Hegelian dialectical sense. Derrida want no synthesis...Neither subjectnor object exists as more original, before, apart, or outside the movement of the"differance". Writing operates as a conflictual differential force to ceaselessly producespoken and written language out of which we constitute self and the world"(6) Nguyễn Văn Trung, bài "Đặt Lại Vấn Đề Văn Minh Với Claude Levi-Strauss" tạp chí Bách Khoa số 222 và 223 (Sài Gòn 1969)(7) Nguyễn Văn Trung, trong "Lược Khảo Văn Học", tập III, nhà xuất bản NamSơn (Sài Gòn 1963)(8) Ngô Trọng Anh, tạp chí "Tư Tưởng" của Đại Học Vạn Hạnh, số 6 năm1969 (Sài Gòn)(9) The new Princeton Encyclopedia of Poetry and Poetics, cũng trong phầnviết về "Deconstruction": "To repeat deconstructive readings on various texts withalways the same outcomes tends to become monotonous, after the early subversivethrills have dwindled. This monotony, the result of an exhausted deconstructivemodel, probably will bring to an end to the direct application of deconstruction toliterature".(Tạp chí Thơ, California, số 24 Mùa Xuân 2003)Thơ Tạo Dấu Ấn Riêng Dù Ngôn Ngữ Quy Ước Hay Tân KỳNgười làm thơ thường bâng khuâng nên lựa chọn ngôn ngữ quy ước hay tânkỳ. Ngôn ngữ tân kỳ có thể phân thành hai loại: Dùng từ ngữ mới lạ và đặt câukhông theo khuôn khổ văn phạm. Nhưng ta cũng thường xếp thơ có thi ảnh lạ hoặcthơ có những phát biểu táo bạo vào loại thơ tân kỳ. Phát biểu táo bạo hay độc đáothuộc về nội dung hơn là hình thức. Còn thơ với ngôn ngữ quy ước có thể phân loạinhư sau:Ngôn ngữ quy ước hàn lâm chữ nghĩa: Loại thơ dùng nhiều từ ngữ HánViệtmà nếu dùng tiếng Nôm cũng có thể thành câu thơ đẹp hợp với ngày nay. Chẳnghạn: “Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ’’ thay vì “cầu nước chảy ngồi trơ bến đã xưa’’ [ThơNguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc]. Hoặc dùng nhiều điển cố xưa haykiến thức mới về văn học thế giới, triết học Đông Tây [dĩ nhiên thì trong thơ chỉ dùngvài gợi ý chứ không nhiều lời dẫn giải]. Dùng ngôn ngữ hàn lâm không hẳn là khôngcần thiết, trường hợp nếu không dùng từ ngữ Hán Việt thì không thể hay hơn, vả lạimột số từ ngữ đó đã quen thuộc mà còn được đặt vào chỗ đắc địa. “Dĩ vãng dầmmưa lẻn bước về’’ [Thơ Đinh Hùng] không thể đổi thành “thời xưa dầm mưa lẻnbước về’’.91 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Thứ hai là ngôn ngữ quy ước cường điệu bình dân: Đã là cường điệu thì tácgiả không phải làm thơ bình dân một cách tự nhiên, thiếu chữ nghĩa từ sách vở, thậtra là chủ tâm dùng từ ngữ cho thích hợp với nội dung nói về đồng quê, hoặc nói vềđịa phương [Cũng đồng quê mà còn riêng cho từng miền thì nhà thơ cường điệubằng phương ngữ]. Ví dụ: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh-Thầy U mình với chúngmình chân quê’’ [Thơ Nguyễn Bính]. Nếu ta sơ ý đổi thành “Hoa chanh lại nở vườnchanh’’ thì tứ thơ mang tính chất của lời “khuyến dụ chân quê’’ hơn là “khẳng địnhchân quê’’ như đúng ý của tác giả. Cường điệu bình dân còn ở những từ ngữ nơi hèphố, chợ búa, bụi đời, du đảng, như trong thơ Cao Đông Khánh:Chim én bay ngang về Xóm ChiếuNước ròng ngọt át giọng hàng rongHỡi ơi con bạn hàng xuôi ngượcTrái cây quốc cấm dấu trong lòng.....Đào kép cải lương say tứ chiếngNgả tư quốc tế đứng xàng xê.Thứ ba là ngôn ngữ quy ước cường điệu đơn giản: Đã cường điệu thì cũngkhông phải đơn giản một cách tự phát, mà chính do công phu. Đường gươm đơngiản một nhát loáng ra một đối thủ gục ngã của người vì sĩ Samurai rõ ràng do kỳcông tập luyện. Cường điệu mà cống hiến cho đời những bài có chất thơ thật đơngiản thì không phải ai cũng làm được, tối thiểu cũng gần tới bậc thiền giả, chủ tâmmà như chẳng cố ý gì. Ta thử đọc bài thơ của Quách Tấn: “Cám ơn ông hàng xóm-Ngừng mở máy thâu thanh-Võng đưa thềm mận chín-Nghe sẻ gọi bình minh’’.Thứ tư là ngôn ngữ quy ước thuộc về một thời mà thôi: Chẳng phải từ ngữHán Việt nào cũng lỗi thời hoặc đưa về khí hậu cổ xưa, có khi nó rất cần thiết đểdiễn tả vì cô đọng hơn tiếng Nôm, hoặc nằm vào chỗ đắc địa thì mới tạo ra chất thơhơn tiếng Nôm [như đã nói ở đoạn trên]. Thêm một ví dụ, từ Hán Việt “độc hành’’ màbỏ đi thì câu thơ của Quang Dũng trong bài “Tây Tiến’’ không còn hay nữa. Ngượclại có những tiếng Nôm nay đã lỗi thời. Ta đi tìm từ ngữ đơn giản để đưa về chấtthơ, không phải tìm đơn giản đã thuộc bảo tàng viện. Ngày nay chẳng còn nhà thơnào dùng các từ thuần Nôm như luống những, đôi phen...Cũng vậy, không ai làm thơvới những từ thuần Hán Việt như tiện thiếp, lang quân...Thứ năm là ngôn ngữ quy ước thuộc nội dung huyền ảo: Loại thơ với từ ngữHán Việt thường vãng lai nhưng hướng về huyền ảo hơn là hàn lâm. Huyền ảo đàosâu vào cõi thâm viễn siêu hình nên đã xóa được dấu vết hàn lâm: “Kìa thầy Liệtcưỡi gió mà đi, mát rời rợi. Một tuần lẻ năm ngày mới trở về...Người ấy tuy khỏi phảiđi, song còn có cái phải chờ đợi. Đến như kẻ cưỡi lẽ chính của Trời Đất, chế ngự sựbiến đổi của sáu khí để sang chơi cõi vô cùng, nào họ chờ đợi gì đâu ?’’ [TrangTửNam Hoa Kinh, Nhượng Tống dịch]. Văn gần với thơ của Bùi Giáng bàn nhiều vềTồn Thể mông lung của triết lý Heidegger nên có rất nhiều từ Hán Việt mà sao khôngthiên về kiến thức. Văn Bùi Giáng thiên về chất diệu vợi của thi ca. Từ ngữ Hán Việtcó thể thích hợp cho thơ huyền ảo, nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy khita đọc mấy câu thơ này:“Xưa em làm kiếp mâyChiều lang thang cổng gióAnh làm con chích chòeHát ca trên đầu gậy’’[Thơ Phạm ThiênThư]Thứ sáu là ngôn ngữ quy ước tùy cơ ứng biến: Không dị ứng với từ ngữ HánViệt hễ đọc đến thì co cảm tưởng là thơ cổ điển. Người làm thơ sẽ thẩm định từ ngữ92 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hán Việt nào là cần thiết không thể thay thế. Cũng không dị ứng với từ ngữ bìnhdân, hễ đọc đến thì cảm tưởng là thơ mộc mạc:“Nãy giờ tìm được tuyệt chiêuTrên đường vô núi buổi chiều pha sương’’.Những câu thơ tiếp theo sau hai câu thơ này của cùng tác giả Nguyên Sa thìhay hơn, nhưng rõ ràng là ở đây tác giả không dị ứng, không ngại thiếu chất thơ khidùng những tiếng bình dân...Ta đang bàn về ngôn ngữ quy ước tùy cơ ứng biến:Ngôn ngữ nào đắc địa thì dùng đến. Mà như vậy thì làm sao đem lại cái gì độc đáocho nhà thơ: Đậm đặc từ ngữ huyền ảo mới làm nên Đinh Hùng, đậm đặc từ ngữthôn dã mới làm nên Nguyễn Bính, đậm đặc những điều đơn giản mới làm nên thơNhất Hạnh hay Tuệ Sỹ...[Đậm đặc nhưng vẫn là từ ngữ quy ước, còn đậm đặc ngônngữ tân kỳ ta sẽ bàn đến sau]. Cách “thoát hiểm’’ ra khỏi tính chất không có gì đặcbiệt khi ta làm thơ bằng ngôn ngữ quy ước tùy cơ ứng biến, và có lẽ là cách “thoáthiểm’’ duy nhất, đó là đề tài cần phải độc đáo, nội dung chưa ai bén mảng đến. Đềtài đưa tới nội dung có một không hai này phải được vãng lai lặp lại nhiều lần dướinhiều dạng thức, có như vậy mới nổi bật. Chỉ một lần thoáng qua thì không ai lưu ýđến đề tài riêng của mình. Đề tài đặc biệt đó phải được tiên đoán dồi dào không cạnkiệt chất thơ, vì ta đã quyết định làm nhiều bài thơ chuyên nhất về nó, ít nhất cũng15 bài trở lên. Không đoán trước dồi dào chất thơ thì ta sẽ bỏ cuộc nửa chừng.Chẳng hạn với đề tài “Những cây xương rồng trong sa mạc’’, ta đoán trước sẽ cạnkiệt chất thơ sau một đôi bài. Còn đề tài “Sự biến đổi thành dầu khí dưới đáy biển’’,ta đoán trước sẽ rút lui sau một bài gọi là có ý nghĩa và có chất thơ. Nếu người viếtbài này đoán không lầm thì ông Hồ Tuấn Nhã đã gặp phải trường hợp cạn kiệt chấtthơ khi ông làm thơ với đề tài “Thuyết trôi giạt của các mảng lục địa trên Quả Đất’’.Nó có chất thơ đó, và ông còn tăng cường chất thơ bằng cách lồng vàochuyện tình, nhưng có lẽ đề tài thiếu nguồn thi tính nên ông không tiếp tục, chỉ mớicó một bài:EM VÀ THUYẾT TRÔI GIẠTTừ em tóc xõa ngang vaiSơ nguyên lục địa miệt mài núi nonHoang sơ hoa cỏ ngọn nguồnThuở em tới tuổi biết buồn trang thơSớm xanh biển rộng rừng mơĐã chiều dâu úa bên bờ tàng kinhVới trang cổ tích lồng hìnhNgã ra Tấm Cám nỗi mình ngược xuôiĐất chưa trôi giạt đổi đờiTrong ta đã chớm luân hồi gót em.[Tạp chí KHỞI HÀNH, số 60, tháng 10/2001]Thiết nghĩ riêng thuyết trôi giạt lục địa đã có chất thơ về cuộc dâu biển của trờiđất. Thơ nên tránh sự giải thích rõ ràng, nhưng nếu chỉ gợi ra trong một bài thì ngườiđọc chưa nắm bắt được đề tài độc đáo của mình. Vì vậy cần có nhiều bài thơ cùngmột đề tài, mỗi bài sẽ hé lộ một mảng có chất thơ của thuyết trôi giạt: Trái Đất tađang ở gồm nhiều mảng ráp nối nhau giống như cái sọ đầu gồm nhiều mảng khumkhum ráp vào nhau làm nên một khối cầu, chừng vài tỉ năm trước chúng đứng chụmvào nhau thành một khối, lần hồi chúng trôi giạt tách rời nhau, do đó mới có ngũ đạidương, nhiều lục địa, nhiều dãy núi cao ngất do lục địa va chạm dồn lên tạo thành.Riêng California nơi nhiều ngưỡi Việt đang ở, dọc dài theo nó chính là đường ráp nốicủa hai mảng lục địa khổng lồ, hiện vẫn còn đang trợt vào nhau nên thỉnh thoảng lạigây những cơn địa chấn. Thêm vào đó, ông Hồ Tuấn Nhã phối hợp thuyết trôi giạt93 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


với cuộc biển dâu của lòng người: Cảm thấy gót em còn thay đổi, còn loanh quanhluân hồi. Thuyết trôi giạt không là thuyết mà chính là sự thật. Luân hồi tác giả chớmthấy phải chăng là nỗi bồn chồn đoán trước một điều đang đổi thay. Phối hợp nhưvậy đem lại dồi dào chất thơ. Thử áp dụng với bài thơ “Thành phố em ở một ngàykia sẽ thuộc về hải đảo khi chúng ta không còn trên cõi đời này’’, hoặc thử làm bàithơ tiên tri “Cầu Golden Gate trượt xa 500 dặm về hướng Nam nơi có đôi ta’’. Tómlại thì ta nên thực hiện ít nhất 15 bài trở lên với cùng một đề tài, nếu đoán chất thơsẽ cạn kiệt thì ta cương quyết định chỉ, tìm đề tài khác. Có nhà thơ chỉ cần một haibài thơ thì đã nổi danh, được nhắc nhở mãi. Nguyễn Nhược Pháp vượt thoát sựlòng quên bằng bài thơ duy nhất “Đi Chùa Hương’’. Vũ Đình Liên cũng vậy, với bài“Ông Đồ’’. Phan Khôi cũng vậy, với bài “Tình Già’’. Họ là những người may mắn:Ngoài cái tài của họ, còn cái may gặp duyên cơ. Bài thơ của họ hợp thời hợp cảnh,trở thành tiếng nói đại diện cho một khúc ngoặc văn học hay một khúc quành củadòng đời. Trong khi đó, có những nhà thơ chủ trò một đề tài cho cả một tập thơ, nhưChế Lan Viên với đề tài nước Chàm điêu tàn, như Đinh Hùng chủ trò nội dung siêuthực trong suốt tập thơ “Mê Hồn Ca’’. Ta nên bắt chước hai người này, mặc dầu tacảm nhận một số bài thơ khác với đề tài khác của hai Thi Sĩ vượt trội hơn, nhưng cáita đang nhấn mạnh là sự riêng biệt. Bởi vì duyên cơ là điều ta không chủ động, takhông thể biết lúc nào là lúc nắm bắt thời thế, lúc nào là lúc lọt vào chính mạch đểphát ra làn sóng với tần số ai cũng thâu nhận được để làm cho thơ ta phổ biến vàtồn tại. Vậy chỉ còn cách kiên trò một chủ đề, đề tài một mình một cõi, tuy xa cáchđời nhưng phía trước có chất thơ đang kêu gọi hãy làm chuyến độc hành, qua samạc rồi sẽ tới ốc đảo.Bây giờ ta đề cập đến ngôn ngữ tân kỳ trong thi ca. Ta đã bao gồm tân kỳ vàohai loại: Sáng tạo từ ngữ mới lạ và đặt câu ngoài khuôn khổ văn phạm. Trong thờiVăn Học Miền Nam có hai nhà thơ nổi bật về ngôn ngữ tân kỳ, một người tân kỳtrong thơ bảy chữ, một người tân kỳ trong thơ lục bát: Tô Thùy Yên và Cung TrầmTưởng. Thanh Tâm Tuyền cũng tân kỳ với ngôn ngữ gai góc, nhưng ông nổi bật hơnvề tân kỳ văn thể: Thơ tự do. Câu thơ lục bát sau đây xác định Cung Trầm Tưởng làngười đã khởi xướng việc đổi mới ngôn ngữ riêng cho thể thơ này: “Trời hay thukhóc ủ ê. Cổ cao áo kín đi về buồn tôi’’. Thử so sánh với hai câu lục bát khác củacùng tác giả. Cũng khung cảnh mùa lạnh, cũng dáng dấp co ro buốt giá, ngôn ngữhai câu thơ trên rõ ràng là mới hơn hai câu này: “Tôi về bước bước đăm chiêu. Tâmtư khoác kín sợ chiều lạnh thêm’’. Sáng tác khá lâu sau thời Văn Học Miền Nam, thơlục bát của ông gần đây càng đậm đặc ngôn ngữ tân kỳ, rõ nét sáng tạo từ ngữ lạnên cũng mập mờ ý nghĩa, như trong bài TIỀN ĐỒN: “Về nơi mù phủ mái đầu. Mộtvung trời nặng, lá nhàu nhợt mưa. Miếu thương tích mở đạn thừa. Xác tăng quỳ gỉ,thây dừa ngửa hoang. Rét cưa xẻ xám đôi đằng. Nửa dàn sông quạnh, nửa giăngbãi buồn. Chiều về lại lẻ lũy đồn. Mình trơn đứng tuột, nóc hồn nằm ươn’’. Ngôn ngữtân kỳ trong thơ bảy chữ của Tô Thùy Yên thì rất đậm đặc mật độ, dễ dàng nhậndiện ở các bài thơ trước năm 1975. Về sau này, khi sống ở hải ngoại, ngôn ngữtrong thơ Tô Thùy Yên hình như chuyển hướng về đơn giản để chuyển tải nội dungsiêu hình. Vậy ta chỉ nên trích dẫn thoáng qua một khía cạnh tân kỳ mà thơ của ôngtrước năm 1975 đã thấp thoáng hiện diện: Khía cạnh đảo lộn thứ tự văn phạm:“Chấm giữa nền nhung một vết nâu...Mỏi chìm đốm lửa ngoài muôn dặm...Mỗi ngàymỗi đắp xanh rờn lạnh...Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp...Cửa thần phù dựngtrường sơn sóng...Bay liệng dài trên trí nhớ không.’’ Tân kỳ do đi ra khuôn khổ vănphạm không phải chỉ có trong thơ Tô Thùy Yên. Ta nêu vài câu thơ của ông để đạidiện cho khía cạnh thơ tân kỳ về đặt câu, vì vậy cần nhắc lại Tô Thùy Yên cũng làkiện tướng sáng tạo thi ảnh tân kỳ.94 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trong khi cảm thức, ta thường đồng hóa thi ảnh lạ hoặc những phát biểu táobạo với khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ. Táo bạo nổi loạn thuộc chủ nghĩa hiện đạihơn là khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ.Ngôn ngữ tân kỳ chỉ giới hạn ở việc đổi mới cách đặt câu và sáng tạo từ ngữlạ, không chú trọng về biểu nghĩa bằng biểu cảm, muốn đưa vào chất thơ mới khôngcó từ trước. Thi ảnh lạ thì cũng vậy, cũng muốn đưa vào chất thơ mới, nhưng lạ vàmới đó vẫn thuộc về ngôn ngữ quy ước. Chẳng hạn Thanh Tâm Tuyền với câu thơ“Con quạ hôi hám mở lồng ngực bay lên’’, thì vẫn là quy ước trong đặt câu và ngônngữ. Vì vậy thơ tự do đi liền với nội dung nổi loạn của Thanh Tâm Tuyền thuộc vềchủ nghĩa hiện đại, mà ở phương trời Tây nó có khuynh hướng đi từ văn chươngnghệ thuật vào đời sống với nổi loạn và cách mạng, không chỉ hạn hẹp cách mạngtrong văn chương mà thôi như khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ. Một số thi ảnh tân kỳgây ấn tượng mới lạ trong thơ Tô Thùy Yên và Cung Trầm Tưởng trước 1975 mà tavẫn tưởng là ngôn ngữ tân kỳ, thật ra cũng chỉ quy ước về văn phạm. Một số nhưvậy, chẳng hạn trong bài “Ngủ’’ của Cung Trầm Tưởng:“Sơn bôi mực đỏ quan tàiNgàn sương rú hẹn tiếng dài chim âuBuông đôi tay, rỗng sọ đầuMi xuôi mắt ngủ giấc sầu cô miên’’.Thi ảnh tân kỳ thuộc ngôn ngữ sáng tạo và thi ảnh tân kỳ thuộc ngôn ngữ quyước đều dồi dào trong thi ca hải ngoại, trong khi thật thưa thớt thi ảnh bình thườnglồng trong ngôn ngữ quy ước. Cả hai, thi ảnh và ngôn ngữ, đều bình thường thì conđường “thoát hiểm’’ tầm thường phải là đề tài một mình một cõi như đã trình bày ởđoạn trên. Nhưng tân kỳ cũng đã quá nhiều người áp dụng trong thơ hôm nay, lại đãthành phong trào trong Văn Học Miền Nam cách nay gần 30 năm, lại đã có Tô ThùyYên và Cung Trầm Tưởng làm những đại diện khởi xướng, vậy muốn tạo được vị tríkhác với họ trong văn học thì người làm thơ tân kỳ ở hải ngoại phải tìm những ngảrẽ tân kỳ. Trong khi ngả rẽ của ngôn ngữ quy ước và thi ảnh quy ước là đề tài đặcbiệt, thì ngả rẽ của tân kỳ là “tân kỳ khu biệt’’. Bởi vì tân kỳ là nói chung, trong đó cónhững dị biệt. Khai thác điểm dị biệt để làm thơ chuyên nhất về hướng đó, ít nhấtcũng 15 bài thơ trở lên thì nhà thơ sẽ là đại diện cho phía tân kỳ khu biệt mình lựachọn.Như có lần nhà thơ Đức Phổ nói thơ của ông tuy một số bài theo khuôn khổvần điệu, nhưng thi ảnh của ông mới, chẳng hạn người ta cho rằng “mưa rơi’’ còntrong thơ ông thì “mưa mọc từ dưới đất lên’’. Viết như vậy, ông đã sáng tạo thi ảnhtân kỳ nhưng chưa phải ngôn ngữ tân kỳ. Đó là thi ảnh tân kỳ theo hướng ấn tượng.Ấn tượng thiên về cảm giác, thấy ra sao, nghe ra sao, cứ mô tả trung thực với thịgiác hay thính giác của mình, không cần đúng sự thật. Tuân theo thị giác, ta có thểnói con suối đang leo lên sườn đồi, những cuộn sóng đang lăn xuống bờ biển...Cứthấy xuất hiện những thi ảnh tân kỳ như vậy, không lộ liễu nhưng người đọc cảmnhận ra sự xuất hiện vãng lai của nó, nếu như vậy nhà thơ sẽ thành đại diện cho thơtân kỳ hướng về khu biệt ấn tượng. Thử cảm nhận ba câu thơ nghiêng về ấn tượngdưới đây của Đức Phổ:Mưa mai vắt vẻo nhánh u trầm......Mới hay tình đã mọc lời câm.....Mốt mai tô thắm nhành yêu dấu[Trích tạp chí VĂN, bộ mới, số 75, tháng 3/2003]95 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Một nhà thơ khác thuộc văn chương hải ngoại trong năm 2001 đã trình diệnvới độc giả bài thơ đậm nét hư huyền hóa thi ca. Chỉ mới thấy xuất hiện trong mộtbài nên ta chưa thể quy định nhà thơ đang nhắm việc thiết lập khu biệt chuyên về thica ảo diệu. Nếu có nhiều bài đồng loại như vậy vãng lai, đậm đặc mật độ càng tốt,thì mới dễ cho ta nói mà không ngại bị coi như đã vội vàng xếp loại. Sáng tác một đôibài hư huyền thì mới chỉ là cảm hứng đóng góp cho đa dạng vào toàn bộ thi tập củatác giả. Nếu nhắm tới khu biệt về địa danh sự vật hư huyền thì sẽ tạo được chỗđứng đặc thù trong văn học hải ngoại, cũng đặc thù như thi ca với đề tài riêng biệt,nhưng sẽ không được kể như hiện đại. Bởi vì thi ảnh gọi là tân kỳ đó thật ra khác màkhông mới. Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử rải rác những địa danh và sự vật hưhuyền như Ao Trời, Giống Nấm Sớm, Cây Đại Xuân, Làng Không Có Đâu, TiếngSáo Đất, Chiếc Lông Mùa Thu, Hơi Thở Của Đại Khối, Tiếng Hòa Của Muôn Khiếu,Trục Bánh Xe Trời, Kho Trời Vô Đáy, Hư Không Nhạc, Thần Nhơn Hớp Gió UốngSương, Thánh Nhân Chơi Ở Ngoài Vẩn Bụi...[Trích dẫn từ trong hai bản dịch củaNhượng Tống và Nguyễn Duy Cần]. Lạ, đặc thù, nhưng không chắc được kể nhưtân kỳ, đó là thơ của Ngô Nguyên Dũng:XUỐNG NÚImai đây nhớ ghé về Ngưng thạchnghe lốc Huyền sa kêu nước lênđứng bên dâu bể miền Biên trạchxuôi gió Hoàng sơn xoi đá bênđèo Mưu cấn mưa bay trắng cảrừng Vạn xuân ra tận truông Bângiờ không tiếng sóng chân cát xóachiều phủ tay che ngập buôn Mânkhe Bắc ngạn chừng như khô cạnnhặt sỏi cồn Vân bói hoa vănđời muôn vạn nẻo về một mốiđêm bất ngờ rét buổi hạ sơn[Tạp chí VĂN HỌC số 188, tháng 12/2001]Vừa tân kỳ về văn thể [tức là thể thơ], vừa tân kỳ về ngôn ngữ [tức từ ngữ lạcó chất thơ và đặt câu bất thường] thì thật ra rất hiếm, vì ta thường đồng hóa thi ảnhtân kỳ và lời thơ táo bạo ngổ ngáo với ngôn ngữ tân kỳ [xin được nhắc lại thì đócũng chỉ là ngôn ngữ quy ước]. Thời Văn Học Miền Nam, Thanh Tâm Tuyền tân kỳvề văn thể nhưng ngôn ngữ vẫn còn quy ước, chỉ táo bạo và chỉ là thi ảnh tân kỳ. Lờithơ mờ tối của ông là hệ lụy của hỗn độn say sưa theo tinh thần nghệ thuậtDyonysos, đối lập với sáng sủa dễ hiểu, tối mà vẫn quy ước trong văn phạm. Thơcủa ông nhiều bài cũng không tối, và lắm khi chỉ là thi ảnh tân kỳ trong ngôn ngữ quyước: “Ngực anh thủng lỗ đạn tròn. Tim còn nhẩy đập. Nhịp ba’’. Tô Thùy Yên nổi bậtnhờ thi ảnh tân kỳ có chất thơ, đồng thời cũng là ngôn ngữ tân kỳ, nhưng văn thể thìkhông tân kỳ. Câu thơ này của ông: “Ta dậy khi gà truyền nhiễm gáy. Chân mây ráchđỏ vết thương dài” thì gà truyền nhiễm gáy là ngôn ngữ tân kỳ, còn chân mây ráchđỏ vết thương là thi ảnh tân ky [tân kỳ nhờ chữ rách, khác với thi ảnh quy ước nhưửng đỏ hay nhuộm đỏ, nhưng thi ảnh tân kỳ chưa thuộc về ngôn ngữ lạ]. Thi ảnh quyước là hệ lụy của ngôn ngữ quy ước, có chất thơ nhưng chưa lạ. Vậy thì phân biệtthi ảnh do ngôn ngữ tân kỳ, và thi ảnh tân kỳ do hình ảnh tuy mới mà ngôn ngữkhông lạ, và thi ảnh quy ước do ta thường gặp, cả ba khác nhau ở mức độ [đã từnghiện hữu thường xuyên hay chưa từng] và giống nhau ở chỗ đều có chất thơ. Nếulạ, táo bạo, mà thiếu chất thơ thì ta không gọi là thi ảnh. Thử trích ra đây những thiảnh rải rác trong ba thi tập của nhà thơ Trần Hồng Châu [Nửa Khuya Giấy Trắng,96 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


xuất bản 1992, Nhớ Đất Thương Trời, xuất bản 1995, Hạnh Phúc Đến Từ Phút Giây,xuất bản 1999], ta sẽ thấy cái đẹp [không phân biệt tân kỳ hay quy ước], đúng nhưtuyên ngôn của ông về thi ca là thơ không trường phái [không đóng khung thuộcnhóm nào], thơ không biên giới thời gian [không muốn được xếp là hiện đại hay cổđiển], thơ chỉ biết chảy từ nguồn cảm [để nói lên được cái đẹp và cái tình]:Chiều rong biển phù sa hôn tóc xõa.......Sạn đạo chòng chành đu võngSương thu về Bạch đế thành.......Ta nhặt từng sợi rong biểnTóc thề trong chất lỏng xanh.......Chiều nay trời đẹp nhưng trời buồnNhư trời cổ điển tập tình thơ.......Mặt trời vẫn ngày ngày làm những bài thơ đỏ chóiBằng ngôn ngữ bình minh......Tôi đứng chơ vơ mình Thạch độngĐầu cài trăng khuyếtMắt chói sao rừngChân tay cỏ mọc hồng hoang.......Một vỏ ốc vang vang sóng đại dươngMột trái dừa khô từ kinh vĩ tuyến nàoTa phân biệt được ngôn ngữ tân kỳ với thi ảnh tân kỳ là do những hình ảnh cũtrong thơ xưa tái xuất đổi dạng, hay hoàn toàn chưa từng có. Ở thi ảnh tân kỳ, thơnhư là những vang bóng hay những ảnh tượng trổi dậy từ tiềm thức thưởng ngoạnmỹ cảm của ta, nó có nguồn gốc từ ở đâu xa lắm vọng về mà ta không ngờ tới. Ví dụcon đường đưa võng sương mù, tóc thề rong biển, đại dương trong vỏ ốc, bình minhviết lời đỏ lên bầu trời, trăng cài đỉnh núi...Nhưng ngôn ngữ tân kỳ chắc đâu khôngphải do tái tạo, có khi vì ta chưa đọc tới trong kho sách thi ca vô tận của nhân loại.Vậy khi ta nói “gà truyền nhiễm gáy’’ của Tô Thùy Yên và “ngực bị trúng đạn timnhảy nhịp ba’’ của Thanh Tâm Tuyền là thi ảnh tân kỳ, vì ta không chắc hoàn toànchưa từng ai so sánh như vậy, biết đâu có ai đó phát biểu hao hao dưới một hìnhthức khác. Nhưng thơ không phải chỉ đáng kể ở thi ảnh, mà còn tình cảm. Tình quêhương khiến cho Trần Hồng Châu thán phục con còng gió lưu luyến lỗ sâu tronglòng cát và cỏ sa mạc kiên trò bám rễ vào lòng đất nghiệt ngã, tình bạn khiến nhàthơ sáng tạo hình ảnh siêu thực ở cõi âm nhưng rất đẹp của nhà viết kịch kiêm kịchsĩ Vũ Khắc Khoan, tình yêu đời dẫu biết nó là hữu hạn đã khiến cho nhà thơ TrầnHồng Châu hết sức ca ngợi Tuyết trắng và Nàng Thơ vĩnh viễn tồn tại nơi trần gian:Ta lặng imTâm sự buồnVới con còng gióCó quê hương là lỗ sâu trong cátVới ngọn cỏ sa mạcKhông hề bị đứt rễ lưu đày!......lừ đừ bước đi Thành Cát Tư Hãn97 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


vào sâu lòng đấtcho kịp giờ đạo diễn kịch ma!......Mỗi ngày anh lại nhìn tuyết trắngTuyết rơi từ ngày chưa có em và anhTuyết vẫn rơi sau ngày chẳng còn anh và emTuyết rơi trắng đêmĐêm trắng một mình.....Anh và em là những thiên thần tình ái với mây mưa và trăng gió ngàn đời.Chúng ta sẽ đi sớm về khuya trên thượng đỉnh vùng trời trống máiVới tuyên ngôn thi ca không trường phái, tức là không muốn tự đóng khungchuyên biệt, và thi ca không biên giới thời gian, tức là không muốn tự đóng khunghiện đại chủ nghĩa hay cổ điển, miễn là thơ hay, như vậy thì cũng khó cho ta đi tìmbản sắc đặc thù trong số lượng người làm thơ đông đảo tại hải ngoại. Cho nên cómột lần, người viết bài này đã xếp ông vào bản sắc ngôn ngữ quy ước hàn lâm, mộtphần cũng vì thơ ông thường vãng lai tính hàn lâm đó, một phần cũng do quy chiếuđịa vị xã hội của ông từng là cựu Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cựuGiáo Sư Văn Chương tại các Đại Học Sài Gòn, Huế và S. Illinois [Hoa Kỳ], trướcnăm 1975. Trong khi phê bình cơ cấu luận đi tìm những điều gì vãng lai trong vănbản để rút ra cho được một trung tâm có ý nghĩa, thì việc nêu lên bản sắc dễ nhậndiện của một nhà thơ nào đó cũng dựa vào tính vãng lai, nhưng chủ yếu dựa vào ýthức của nhà thơ, do nhà thơ đã trình bày bằng lý thuyết, đã hệ thống hóa chủ đề, vìvậy mới đúc kết thành “Thi nhân Việt Nam hải ngoại, Những bản sắc dễ nhận diện’’.Trường hợp đã tuyên ngôn thơ không trường phái, thơ không biên giới thời gian,như nhà thơ Trần Hồng Châu, thì mới dựa vào tính vãng lai, và tính vãng lai đó phảihiện diện rõ ràng, không phải do ta bày đặt. Cho nên việc đi tìm bản sắc những thinhân Việt Nam hải ngoại hết sức tránh con đường sáng tạo chủ đề, sáng tạo trungtâm ý nghĩa, như phê bình cơ cấu luận. Ta không nên sáng tạo điều gì ngoài ý thứcvà . nuốn của nhà thơ.Thi phẩm của nhà thơ kèm theo những trình bày thì càng tốt. Nhưng cứ hễ cólý thuyết, có chủ đề, thì gọi là có bản sắc, như vậy thì còn đâu sự độc đáo nếu takhông nhấn mạnh là còn phải tránh đồng dạng, có trùng lập với ai đã đi trước haykhông. Vài trường hợp chỉ trong một bài, người làm thơ đã chủ tâm làm nổi bật tínhriêng biệt bằng cách dùng từ ngữ rất dễ nhận ra sự cố ý, như trường hợp bài thơcủa Ngô Nguyên Dũng đã nói ở đoạn trên. Thi ca hải ngoại rất phong phú về sốlượng, thế nào cũng còn những độc sáng thi ca mà ta đang mong đợi để làm tăng độdầy bản sắc [độ dầy bản sắc đi đôi với độ dầy số trang] của cuốn sách đang dự thảo.Vừa tân kỳ về thể thơ, vừa tân kỳ ngôn ngữ, lại vừa tân kỳ thi ảnh, người làmđược việc này trong thi ca hải ngoại là Du Tử Lê. Để dễ phân biệt, ta có nhận xétđầu tiên: Những lời thơ tình trong các bản nhạc phổ thơ của ông, thường đượcnhiều ca sĩ trình bày, trong đó có những lời tân kỳ, đó chỉ là thi ảnh tân kỳ, chưa phảingôn ngữ tân kỳ như trong thơ chưa phổ nhạc của Du Tử Lê. Ví dụ “Chim bói cá trêncọc nhọn trăm năm’’ và “con dế buồn tự tử giữa đêm sương’’ sở dĩ là thi ảnh tân kỳvì trước Du Tử Lê chưa ai nói như vậy. Nếu có ai nói rồi mà nhà thơ lập lại thì mứcđộ bị xuống bậc thành thi ảnh quy ước. Mức độ cao là ngôn ngữ tân kỳ, hoàn toànthuộc về từ ngữ lạ và đặt câu ngoài khuôn khổ văn phạm. Ta thử phân biệt thi ảnhtân kỳ và ngôn ngữ tân kỳ:Tóc người chảy suốt cơn mưangực thơm hoa bưởi môi đưa bão về.98 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ngỡ hồn tu xứ mưa baytôi chiêng trống gọi mỗi ngày một xa........và, ngày cù sương: bay lênnắng thâu phế liệu, em truyền nhiễm, thơvà, mây cù mưa: trôi đinhìn nhau cửa ngục A Tỳ, bậc môi......con sông con sông lâm bồnchim bay rừng thất thân cùng hoang vu......chiều co. Chiều co tay gầyduỗi đôi chân mỏng lên ngày tháng, lu.......cây bềnh, bềnh trôi theo mưaqua xương thịt bụi hồn xô, tạt về.......mưa song sinh sau chia, lìachấn thương khí quyển bão vừa xả tangMức độ cao tức ngôn ngữ tân kỳ gồm có: Hồn tu xứ, tôi chiêng trống gọi, nắngthâu phế liệu, con sông lâm bồn, rừng thất thân, xương thịt bụi, mưa song sinh, bãovừa xả tang.Mức độ thứ hai tức thi ảnh tân kỳ gồm có: Môi đưa bão về, ngày cù sương vàmây cù mưa, em truyền nhiễm thơ, chấn thương khí quyển. Những từ ngữ còn lạitrong các câu thơ trên xuống thêm một bậc nữa, tức ngôn ngữ quy ước. Ta chưa kểvề đặt câu, tất cả vẫn còn là văn phạm quy ước...Đã có nhiều người tán thưởng nhịpđiệu mới cho thơ lục bát do Du Tử Lê sáng tạo, rõ ràng mới ở nhịp hai toàn vầnbằng cho câu lục, nhịp một chữ ở câu tám. Và cũng đã có vài người bàn đến đủ loạidấu chẻ nát sự êm đềm của thơ lục bát, cũng do Du Tử Lê cách tân. Trong cuốn “DuTử Lê, tác giả và tác phẩm’’, tập hai, ông Bùi Bảo Trúc có nhận xét: Toàn là nhịp haivần bằng của câu lục gây cảm thức mệt mỏi, rã rời, mất xúc động, và ông VươngThành thì nhận xét dùng nhiều dấu như vậy trong thơ lục bát đã đảo lộn tính xuôidòng của nó, do đó phản ánh một xã hội bất trắc, vỡ vụn, ông còn cường điệu thêmlà phản ánh tính lạnh lùng nhà ai nấy biết, đời ai nấy lo.Nếu chí lý như các nhận xét trên thì thơ lục bát chẻ vụn của Du Tử Lê cũng làmột đồng bộ gắn bó hình thức và nội dung. Nhận xét riêng của ta thì có vài dấu DuTử Lê dùng để giải thích trong thơ, tạo được nhịp nhưng làm mất tính đồng nhất rấtđẹp của một thi ảnh: Mắt, em xưa xấp, ngửa mời vi vu rừng: Tóc. Lửa mồi âm,dươngTương tự như khi ta giải thích bằng dấu hai chấm. [“Lục huyền: cầm’’, dấu haichấm có ý muốn nói rõ cây đàn có sáu giây, thay vì “lục huyền cầm’’ gợi hình ảnhmột loại đàn của người nhạc sĩ du ca lang thang]. Điều mà nhiều người cũng đã bànlà dấu slash với công dụng, theo sự cách tân của Du Tử Lê, để hoán chuyển thiđoạn hay hoán chuyển nhóm từ ngữ trong thơ tùy theo cảm thức đồng sáng tác giảtư của độc giả. Ta cũng có một nhận xét riêng, đồng sáng tác kiểu đó giống như lắcthứ kính-vạn-hoa, mỗi cái lắc tạo nên những hình ảnh khác, xóa bỏ hình ảnh đã hiệnra trước. Nhưng lắc bằng tay thì dễ, lắc bằng tâm trí để đồng sáng tác, sẽ làm mấtthời gian tháo gỡ sắp xếp, nhất là mất trực cảm trước hồn nghệ thuật chỉ mở phơitrong từng tác phẩm.99 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Một nhóm không đông, lặng lẽ sáng tác theo một thể thơ mới, thể thơ tậndụng “dấu lặng thời gian’’, gồm ba người: Nguyễn Xuân Thiệp, Hoàng Xuân Sơn,Nguyễn Thanh Châu. Ban đầu, người viết bài này gọi là “dấu nghỉ thời gian của âmnhạc’’, nhưng nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp yêu cầu sửa lại cho giản dị hơn thành“dấu lặng thời gian’’. Xét ra thì cũng tương tự. Thể thơ này biến cải theo hướng khácvới việc dùng thật nhiều các dấu của văn chương, cùng với dấu slash về computer,hiện diện trong thơ Du Tử Lê, phối hợp với thể thơ thường là tự do. Vì là dấu nghỉcủa âm nhạc, thể thơ biến cải này thích hợp cho nội dung những gì miên man nơithảo nguyên, nơi sa mạc, nơi đại dương [không gian vật lý bao la], nơi tâm tư đangtrôi chảy trong lòng người [thời gian tâm lý trầm lắng]. Tuy nhiên, không hẳn tất yếuxoay quanh những nội dung trên, vì ta thấy thơ của họ có những nội dung khác.Nguyễn Xuân Thiệp lồng vào thể thơ mới đó những thi ảnh rực rỡ, nhưng ngôn ngữcòn quy ước. Rực rỡ là do màu sắc chói ngời, vì vậy ta không dùng từ ngữ mỹ cảm,vì mỹ cảm chỉ về cái đẹp nói chung, có những cái đẹp ảm đạm, có những cái đẹptrong xơ xác hoang tàn...tôi bông sứ nhớ nắng hương vàng lụatôi trưa hè. ai tiếng võng đưa.......ta làm thơ. thơ đầy nắng sángkhi em về chín đỏ rừng vông.......đàn đưa ta vào vườn vảitừng chùm ửng đỏ tiếng chim......trong khuya nghe một bông quỳnh nởphiến đá ngời vàng óng búp trăng........và con chim màu đỏđứng hót dưới trời mưa thưatôi. áo rực tà dương. đi trong rừng Parkwodsnhư đi qua đời sấm dộitôi làm thơvà con chim màu đỏ hót.một mình.dưới trời mưa thưa[Trích trong tập thơ “TÔI CÙNG GIÓ MÙA’’, xuất bản 1998]Thi ảnh rực rỡ, đẹp nhưng không làm rõ vai trò của dấu lặng thời gian. Đánglẽ dấu lặng thời gian phải được tận dụng trong bài thơ “Thảo nguyên’’, nhưng ôngcũng chỉ dùng chừng mực. Bài thơ miên man với điệp khúc “năm năm ta qua vùngthảo nguyên’’. Vì vậy ta thắc mắc có phải Nguyễn Xuân Thiệp tiên khởi nghĩ ra dấulặng thời gian [mượn từ nhạc lý] để mô tả cái gì triền miên và mênh mông, hay ôngchỉ dùng chúng rải rác trong bài thơ, có khi rải rác trong một câu, mục đích chỉ đểđừng lẫn lộn với số lượng rất đông người làm thơ ở hải ngoại. Thoạt nhìn, ta đã bị“bắt mắt’’ với bài thơ “ Con chim màu đỏ hót dưới trời mưa thưa’’, trong đó có thậtnhiều dấu chấm, sau mỗi dấu chấm đều không viết hoa [Vì đây không phải dấuchấm câu mà là dấu trong nhạc lý]. Ta thử đọc một số câu trong bài “Thảo nguyên’’để thắc mắc tại sao ông không dùng nhiều dấu lặng thời gian hơn hẳn bài con chimmàu đỏ hót trong mưa:ta đi năm năm qua thảo nguyêncảm ơn phút giây đời giao hưởng100 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


mùa hạ ta qua vùng thảo nguyênbước nhẹ tênh quên đời khổ hạnh.......hỡi bé lang thang vùng thảo nguyênnhư ta ngày xưa. thời thơ dại.......đường bạch dương chiều không quán trọhành nhân. hành nhân. đêm thu phân.......mai mốt mẹ qua vùng thảo nguyênmẹ. ánh trăng vàng trong truyện cổchị ơi. mai qua vùng thảo nguyênmang cho em một chùm nhìn chín.......ta đi năm năm qua thảo nguyênĐến Nguyễn Thanh Châu thì dấu lặng thời gian cũng có khi ở đúng vai trò gâycảm xúc về miên man bao la, cũng có khi viết cho những đề tài khác. Cho nên mộtlần nữa, ta vẫn không rõ công dụng của thể thơ nhiều dấu chấm nghỉ như vậy. Cóđúng không, nó là thể thơ muốn tạo ra một hình thức cho dễ phân biệt với số đôngđảo người làm thơ ở hải ngoại. Các nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, Nguyễn ThanhChâu, Hoàng Xuân Sơn, phải chăng đã chủ tâm tạo ra “hiệu ứng về thị giác’’đểngười đọc bắt mắt thơ của một trường phái riêng. Hoàng Xuân Sơn chỉ đóng gópqua lại vài bài ở trưởng phái này, vài bài ở trường phái khác, nhưng đều nhắm vềphía hiện đại. Nói trường phái và hiện đại cho ta nhìn về viễn tượng thi ca hải ngoạicó ý hướng nhắm tới, vì thật ra những từ ngữ đó quá lớn, trong khi họ chỉ đóng gópbài trên báo và không có tuyên ngôn cùng là lý thuyết.Tuy nhiên đọc những bài thơ có khí hậu miên man của Nguyễn Xuân Thiệp vàNguyễn Thanh Châu, ta cảm thức được vai trò của dấu lặng thời gian mượn từ nhạclý sẽ rất thích hợp cho những câu thơ dài cần phải ngắt nghỉ khi đọc, mà ngắt nghỉbằng dấu phẩy thì làm mất tính liên tục của thời gian và tính dàn trải của không gian.Thảo nguyên hóa, sa mạc hóa, đại dương hóa và bình nguyên hóa cần nhiều dấulặng thời gian. Trường giang và thiên lý và trầm tư triền miên cũng cần nhiều dấulặng thời gian. Ta thử du hành qua sa mạc với nhiều dấu lặng thời gian trong thơNguyễn Thanh Châu:LÒNG KHÁT KHAO...NHỮNG CƠN MƯAđâm thủng lên vòm không. chói changnhững thân saguaro sừng sữngtôi cô đơn đến thế chăngmặt trời. mặt trời đổ lửanhững tia gai nhọn nhói timnỗi buồn sao như chiêm bao hực hỡbao lâu rồi. và còn bao lâu nữatiếng kêu đuối vọng thiên thumịt mờ gió cátcũng đành thôi. niềm nhớ người khuất giạtsợi tóc rụng. thao thức nhiều đêmruổi rong hồn viễn xứThành Phố này. thung lũng xương rồngđám đám cháy nùa hè bất tậnlòng khát khao hạnh phúc. những cơn mưa...101 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


[Tạp chí PHỐ VĂN, bộ cũ, số 12, tháng 9/2001]Trong số lượng quá nhiều thơ đã đăng trên các tạp chí văn chương qua baonhiêu năm nay tại hải ngoại, cùng với rất nhiều thi phẩm đã xuất bản, thế nào cũngcó không ít bài thơ độc đáo về từ ngữ, về đề tài, nhưng thường là cảm hứng thoángđến trong một hai bài thơ, do đó không quy thành bản sắc riêng biệt cho từng tác giả.Mà bỏ qua thật uổng, ta cần tìm lại, nhưng chủ yếu viết nhiều cho những người kiêntrò vãng lai trên đường lối của mình, dù bằng ngôn ngữ tân kỳ hay ngôn ngữ quyước. Ngôn ngữ và thể thơ gắn bó với nội dung thì càng tốt, hiếm có thi nhân tạođược sự đồng bộ này. Ngôn ngữ quy ước hay tân kỳ, với dấu ấn riêng, sẽ quy kếtthành bản sắc của từng nhà thơ, cho dù họ viết chung đề tài như về tình yêu, tìnhhoài hương, về siêu hình, về hội nhập, về thời thế...GHI CHÚ: Cho dễ phân biệt, những câu thơ thuộc thi ca hải ngoại được viếtxuống hàng khi trích dẫn, còn thơ các thời kỳ khác được đặt lẫn trong bài viết.(Đăng trong Tạp Chí Văn Học, California, số 211, tháng 11/2003, và trênMạng Lưới Toàn Cầu Talawas ngày 24.11.2004)Thơ Tình Phổ Quát Và Thơ Tình Hải NgoạiNgười ta vẫn tiếp tục làm thơ tình, làm những bản nhạc tình, viết truyện tình,thực hiện những kịch bản và phim tình, tiếp tục hội họa với đề tài tình yêu. Bao lâucòn nhân loại thì vẫn còn tình yêu, trong đó quần thảo những bản năng, tình cảm, lýtrí, quyền lợi, danh dự, ràng buộc xã hội, quy ước cộng đồng...Người ở trong vàngoài nước vẫn không thể ngưng hẳn sáng tác loại thơ tình phổ quát đó. Bênh vựcthực thể tồn tại bền vững này, người ta sẽ nói về muôn thuở, bất tử, vượt thời gian,nằm ngoài thế sự. Lời trong các bản nhạc tình cũng là thi ca, cho nên thơ là chính,âm điệu chỉ chuyên chở cho lời đó lan rộng. Chừng nào nhạc và lời là một, âm điệuvà nội dung là một, tức là nhạc không lời, thì thơ mới chịu rút lui cho âm thanh tựmình lên tiếng. Vì vậy nói về nhạc chẳng qua muốn nhắc nhở thơ tình phổ quát vẫnđược hát hoài quanh ta trong radio, truyền hình, máy điện tử. Ta đừng quên đó làthơ tình dù rằng do nhạc sĩ đặt lời. Ý ta muốn nói thơ tình phổ quát đang trọng tảinhưng không phải là quá tải, vì cỗ xe thưởng lìm của nhân loại không bao giờ khẩmđối với thơ tình, hay nói cho đúng hơn thì nhân loại không bao giờ mệt mỏi đối vớichuyện tình. Đời sống không quá tải, nhưng văn học sử thì đã quá tải đối với nó.Còn có hay không một chương nữa cho thơ tình lãng mạn vì thời lãng mạn đã thủxong vai trò lịch sử. Riêng về văn học Việt Nam thời lãng mạn thì Thế Lữ, Huy Cận,Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Đinh Hùng, đã cung cấpcho ta đủ đầy chất liệu để trả lời thế nào là thơ tình phổ quát. Và cũng không cònmột chương nào nữa cho thơ tình bệ rạc bất chấp cuộc đời, vì thời triết lý hiện sinhđã thủ xong vai trò lịch sử. Riêng về văn học sử miền Nam Việt Nam thời chiến tranhthì bộ môn thi ca hiện sinh lại khiếm khuyết, nhường chỗ cho tiểu thuyết tình hiệnsinh với Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thi Thụy Vũ, Trần Thị NgH., Lệ Hằng, ChuTử...Trong khi đó thơ mật ngọt tình yêu của Nguyên Sa lại trái khoáy được giới trẻyêu thích, phải chăng vì xã hội tự nhiên có thái độ cân bằng với hiện sinh nổi loạn ?So với văn học sử Pháp (được biết qua nhờ các bài báo Việt ngữ đề cập thườngxuyên trong thời Văn Học Miền Nam) thì sau Đệ Nhị Thế Chiến Lần Thứ Hai, triết lýHiện Sinh hiểu theo khía cạnh chán chường của Sartre đưa đến loại tiểu thuyết tìnhhiện sinh Francoise Sagan, trong khi đó thì thơ tình mật ngọt của Jacques Prevert lạiđược nhiều ảnh hưởng, tự nhiên xã hội Pháp như cũng tìm cách cân bằng với thấtvọng.Điều giống nhau này báo cho ta biết thơ tình phổ quát sẽ vãng lai quay lại,tình buồn vui, đẹp xấu, mãi còn luân phiên ở với người, chỉ một đôi lần thủ giữ vai trò102 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trong văn học sử, nhưng trong đời sống thì sẽ xuất hiện vô hạn kỳ. Bao nhiêu thiphẩm đã xuất bản ở hải ngoại, bao nhiêu bài thơ đã đăng báo (tạp chí văn chươngchuyên ngành hoặc nhật báo, tuần báo) làm sao không có những bài thơ tình phổquát xuất sắc. Thơ tình phổ quát xuất sắc, phân loại đã định hình, ta chỉ việc sưu tầmđừng sai lầm do chủ quan có nghĩa xấu như tâng bốc, thù tạc, bè bạn nhờ cậy,muốn làm người bề trên đỡ đầu, nể nang, a dua nói theo, vậy thì sưu tầm do chủquan có nghĩa tốt căn cứ trên cảm thức chất thơ thực sự lay động tâm hồn mình,thành thật muốn làm người khám phá khẩn trọng trước tài năng chứ không trịchthượng đỡ đầu (trường hợp với nhà phê bình sáng tạo theo lý thuyết nào đó thìngoại lệ: Họ chỉ đọc thơ như một dịp chú giải chủ đề triết lý đặt định trước, cho nênkhông cần xét chủ quan tốt hay chủ quan xấu). Sưu tầm do khách quan thì dễ dànghơn, vì thơ đã được đãi lọc tồn tại qua thời gian, thơ đã được nhắc nhỡ do hiểnnhiên độc đáo (không còn ai thắc mắc được nhắc nhở là do mưu toan đánh bóng,lăng xê). Xin được nhắc lại đây mới chỉ là sưu tầm thơ tình phổ quát, chưa phải làthơ tình hải ngoại. Tại sao gọi là thơ tình hải ngoại, phân loại như vậy đã tự giới hạnra khỏi tính chất muôn thuở của thơ tình. Nhưng giới hạn như vậy lại tránh đượcgánh nặng trọng tải thơ tình phổ quát mà ta nghĩ là không còn chương nào nữa trongvăn học sử. Những chương mới trong văn học sử Việt Nam sẽ có sự dự phần củachương Thơ Tình Hải Ngoại, chắc chắn sẽ được dành riêng vì vai trò đóng góp thếsự của nó. Mặc dù không thành một chương riêng, nhưng ta không thể bỏ quanhững bài thơ tình phổ quát xuất sắc, nên liền theo sau chương thơ tình hải ngoại, tasẽ mở thêm phần tuyển thơ làm tài liệu với cái tên thật thích hợp: “ Những NgườiMuốn Tiếp Tục Bất Hủ Hóa Thơ Tình”. Nhưng nội trong thơ tình phổ quát, ta cũngphải phân chia thành hai dạng, dạng trang trọng với thơ tình và dạng cười cợt vớithơ tình. Cười cợt mà ẩn chứa nỗi đau, ta vẫn coi đó là thơ tình trang trọng vì cườicợt như vậy là sự đau buồn ẩn đằng sau mặt nạ của tên hề, cười cợt như vậy cũngcó khi đến giai đoạn chấm dứt đau buồn mà ngó lại để tự hỏi tại sao trước đây mìnhquá hệ lụy. Chỉ sự cười cợt để cùng nhau hả hê, cốt làm vui mà chẳng có gì ẩn chứabề sâu thì ta mới xếp vào dạng thơ tình nghiêng về màu sắc tiếu lâm, hay màu sắcđùa giỡn thanh thoát, đối trọng với thơ tình trang nghiêm hoặc thơ hài thoát vòngtình lụy. Đọc thấy trong báo chí hải ngoại cũng khá nhiều, các nhà thơ cười cợt xuấtsắc. Không thể trích dẫn nhiều vì khuôn khổ giới hạn của một bài báo, chỉ trích haibài thơ làm đại diện:HỒNG QUẦNCô ba quá xá quần hồngnăm cô mười sáu có lần ngắm trăngthấy gì ? Cô nhớ hay chăngthấy vườn anh Cuội mụt măng đâm chồi.Từ hôm cô ngó măng rồicứ đêm cô lại ra ngoài ngắm trăngthấy gì ? Cô nhớ hay chăngthấy khi mây lấp cô Hằng bẻ măng.Thì ra trên ấy cô Hằnghồng quần quá xá cũng bằng cô ba.(Đỗ Thì Kênh G, Tạp chí Hợp Lưu, số 49)NẰM MƠ UỐNG NƯỚC DỪA XIÊMVí dầu ví dẫu ví dâuĂn trộm bẻ bầu, ăn cướp bẻ dưaTa ngồi võng hạ đong đưaPhất phơ quạt lá nắng trưa hiên ngoài103 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Quầy trong tiếng bổ miệt màiMời ly trà đá: “Anh Hai tạm dùng”Sáng ngày kể vợ giấc mòngĐêm nằm mơ uống nước dừa xiêm lai.(Huỳnh Mạnh Tiên, Tạp chí Hợp Lưu, số 21)Ấy là ta chưa đề cập đến loại thơ tình không phải trang trọng, cũng khôngphải đùa cợt, mà là loại thơ cốt dùng từ ngữ thô tục vì ý hướng thách đố với từ ngữcó chất thơ thuộc về mỹ cảm, vì vậy tình trong đó chỉ là cái cớ. Chủ đích muốn làmcách mạng việc dùng từ ngữ thi ca. Nên ta không kể đó là thơ tình. Tình dục cũngkhông phải, vì sau khi đọc loại thơ này, độc giả không hề cảm thấy bị ám ảnh nhưkhi đọc những bài thơ bề ngoài thanh nhã nhưng phảng phất những hình tượng mờảo thật khả nghi. Về thơ tình phổ quát loại trang trọng thì việc sưu tầm thật dễ dàng.Hầu như trong tập thơ nào xuất bản tại hải ngoại, ta đều bắt gặp một đôi bài xuấtsắc, trang trọng với tình hoặc siêu thoát mang tiếng cười ra khỏi vùng hệ lụy. Nhữngbài thơ cùng loại đã xuất hiện trên báo cũng không ít nếu ta chịu khó sưu tầm. Tacần phân trần việc dành nhiều trang tuyển thơ cho phần phụ là thơ tình phổ quát. Tađâu có quên phần chính liên hệ đến giai đoạn văn học sử là “ Thơ Tình Hải Ngoại”.Trong phạm vi một bài báo, xin trích hai bài thơ đại diện cho thơ tình phổ quát vàtrang trọng, bài đầu tiếp nối dòng thơ tình lãng mạn, phảng phất một chút Xuân Diệuvới thứ tình đắm say như sóng biển mơn man mãi vào bờ cát, bài sau là thứ tình đãnên nghĩa vợ chồng, dòng dõi đất đai được nhắc đến để làm đẹp thêm cho chuyệntình riêng:ĐÊM RA BIỂN VỚI ANHAnh dắt em ra biểnMặt trời đang tắt thởSóng chạy xô vào bờMang theo những chùm lửaEm như con cá hồngQuẫy đuôi tìm lên bãiAnh là những sợi rongVướng giữa hàng vẩy cáEm như con hào nhỏÔm anh viên ngọc traiTình yêu nhả bọt nướcRửa viên ngọc sáng ngờiEm như con tôm bạcCo trong đại dương anhTóc em là tay sứaTung chiếc lưới chỉ hồngAnh là con hải mãEm mượn hình nhân ngưTrườn mình qua ngọn sóngTheo vó anh lên bờAnh đứng che hướng gióSao hồn em vẫn rungNgực anh đằm biển muốiCho em thở mặn nồngTrần Mộng Tú, Tháng 6/1996QUẢNG <strong>NAM</strong>104 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


gió từ đèo Le gió về Trung Phướcmây từ Hoàng Sơn mây kéo Sơn Chàta từ Quảng Ninh ta vào Phan Rílàm rể Quảng Nam cát mịn Tiên Sa........em dòng dõi Lê Duy Lương-Duy Mậtbiết bao đời chống Trịnh, Nguyễn Tây Sơncả dòng họ bị đày vào Ngũ Quảngđem Lam Sơn thắp sáng nước non Chàmta ngừng đó một đời không đi nữatừ thôn Nam Thọ nước Thu Bồncả dải đất Nông Sơn nhiều quặng mỏngước nhìn lên sừng sững núi Cà Tanggió Thái Bình Dương lùa qua Non Nướcmênh mang sương tỏa Cù Lao Chàmlỡ mai sau quá yêu đời ta chếtcũng một lần là rể đất Quảng Nam.Chu Vương Miện(Tạp chí Thế Kỷ 21, số 171, July 2003)Như đã biện giải ở đoạn trước, thơ tình phổ quát mặc dù vẫn muôn năm hiệnhữu trong đời sống, nhưng văn học sử thì đã quá tải với nó. Quá tải cho văn họcngười Việt ở ngoài nước mà thôi, vì thơ tình phổ quát không phản ánh một giai đoạnnào tại đây.Trong nước thì khác, vì sau năm 1975 là một khoảng trống về thơ tình phổquát. Thời gian từ đó đến năm 1987 dành cho thứ thơ tình hạn chế, mặc dù vẫn làtình trai gái nhưng tạm gác lại để gọi là lo cho việc chống giặc. Loại văn nghệ này cótrước 1975 bây giờ lặp lại cho cả miền Nam mới vừa được tiếp quản. Ta biết nhưvậy không do từ nghiên cứu về thi ca mà biết qua các lời ca trong âm nhạc khi còn ởtrong nước. Như đã nói, ta coi các lời ca trong những bản nhạc vẫn là lời thơ, vẫn lànhững dấu mốc đáng tin cậy cho nghiên cứu văn học về một thời, khi ta thiếu tài liệuvề thi ca. Vẫn căn cứ bằng những phản ánh qua lời ca, ta biết sau năm 1987 (hay1989 ? tức là năm có nghị quyết cởi trói văn nghệ) loại tình ca phổ quát hay thơ tìnhmuôn thuở trong các bản nhạc tiền chiến trước 1945 được phép cho hát công khaisong song với loại’’ nhạc vàng” đang lưu hành lén lút trong xã hội miền Nam tiếpquản. Sau đó nữa thì loại nhạc tình phổ quát mới sáng tác trong nước từ từ nở rộ.Vậy thì thơ tình phổ quát, mượn tạm qua âm nhạc vẫn là một giai đoạn đáng nóitrong văn học trong nước, “giai đoạn lãng mạn lần thứ hai” sau giai đoạn văn nghệxã hội chủ nghĩa. Thơ tình phổ quát ở trong nước chắc chắn có nhiều chất liệu gợihứng cho sáng tác, vì bi kịch tình yêu xảy ra thường xuyên, chẳng hạn biết baonhiêu cô gái trẻ đẹp vì nhà nghèo bị đưa đi làm dâu mãi tận Đài Loan, hệ lụy đếnbao nhiêu chàng trai thất vọng nơi thôn quê, chẳng hạn bi kịch dằng co nên đi du họchay nên ở lại với người yêu đối vói một số người khá giả nơi thành thị, chẳng hạn bikịch phân biệt chênh lệch giữa gia đình trai gái ngày thêm cách xa vì xã hội thời kinhtế thị trường...Họ đang lặp lại thơ tình phổ quát, viết thêm chương lãng mạn lần thứhai, phản ánh giai đoạn xã hội chủ nghĩa áp dụng một số mặt hữu hiệu của tư bảnchủ nghĩa. Nhưng văn học của người Việt ở nước ngoài thì thơ tình phổ quát đã quátải, đã thêm một lần thời Văn Học Miền Nam (thơ tình lãng mạn tiền chiến 1945được coi như những giá trị thi ca đích thực để đối lập với văn nghệ phục vụ chính trịtheo quan điểm Xã hội Chủ Nghĩa). Tư tưởng Hiện Sinh Tây phương được phổ biếnđồng thời với xã hội đảo điên thời chiến tranh, Văn Học Miền Nam sau đó lẽ ra phải105 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


có mà lại khiếm khuyết là thơ tình hiện sinh (được trám chỗ bằng tiểu thuyết tìnhhiện sinh và Thơ Tự Do chối bỏ thơ tình). Bây giờ ở hải ngoại, thơ tình phổ quát hãycòn trong đời sống, nhưng’’ Thơ Tình Hải Ngoại” mới là giai đoạn mới từ hải ngoạiđóng góp vào văn học sử Việt Nam.Vậy thế nào là thơ tình hải ngoại ? Xin nói mau: Thơ tình hải ngoại là thơ tìnhcó liên hệ đến lòng hoài hương, có liên hệ đến sự hội nhập của thế hệ thứ hai, cóliên hệ đến đất mới của thế hệ thứ nhất, có liên hệ đến thảm trạng vượt biên xảy ratrên hải đảo...Tình nam nữ liên hệ vào bối cảnh đó thì mới gọi là thơ tình hải ngoại,vì lòng hoài hương và sự hội nhập không nhất thiết liên hệ đến tình yêu trai gái thì đãcó những chương riêng trong sách dự thảo “Thi Nhân Việt Nam Hải Ngoại, NhữngBản Sắc Dễ Nhận Diện”...Bi kịch đổ vỡ gia đình khi ở đất mới, khi ảnh hưởng nếpsống văn hóa nhiều phần tiến bộ khác với cổ truyền, thấy nói đến nhiều trong cáctruyện ngắn, phản ánh vào thơ thì chỉ sưu tầm được cho đến nay độ bảy tám bài, cólẽ thi nhân nào đã ở trong cuộc thì lại không muốn nhắc đến vì nó không đẹp, màcòn dường như đã làm họ tê liệt xúc cảm. Hơi đâu mà làm thơ chua xót, chi bằng đitìm giải trí cho khuây khỏa.Xin trình diện một bài thơ trong số đó, nội dung buồn khổ nhẹ nhàng vì lời thơrất đẹp, nếu giận dữ cao độ thì hình ảnh phận làm dâu đâu có được tô thắm mỹ miềuđể khuyến dụ những ai đã lãng quên:THUYỀN QUYÊNCơn mưa nào rớt giữa hồnTháng giêng về muộn, nỗi buồn chung thânMai em quẫy gánh chợ gầnĐể cho mẹ thấy lại tần tảo xưa.Huỳnh Liễu Ngạn(Tạp chí Văn, Bộ cũ, số 77, tháng 11/1988)Tập thơ “ Lãng mạn Năm 2000” của nhà thơ nữ Ngô Tịnh Yên là một trườnghợp rõ ràng chứng tỏ các thi nhân có khuynh hướng sáng tác thơ tình phổ quát hơnthơ tình hải ngoại.‘’ Cuộc đời còn lắm bạo tàn. Chút lãng mạn năm hai ngàn tặng nhau”, hai câuthơ trong thi phẩm như lời tuyên ngôn muốn bất hủ hóa thơ tình, loại thơ tình muônthuở, tuyên ngôn khi đầu năm thiên niên kỷ thứ hai. Vì vậy, cả tập thơ chỉ có một bàilà thơ tình hải ngoại. Ngô Tịnh Yên sáng tác bằng thể thơ lục bát chủ tâm đứng riêngbiệt bởi có quá nhiều người thích làm thể thơ này, đó là cứ lặp đi lặp lại một hai chữtrong câu thơ đầu tiên. Cách này không mới, nhưng nếu kiểu ấy cứ tiếp diễn từ bàithơ này qua bài thơ khác, từ thi phẩm này qua thi phẩm khác, thì cũng có thể gieocho người đọc ấn tượng vẻ riêng biệt của một người làm thơ, không phải muốn cáchtân mà là muốn đứng riêng. Bài thơ tình hải ngoại hiếm hoi trong tập có tứ thơ thậtđơn giản, chỉ là thèm mong một lá thư tình như đã có khi xưa mình đọc dưới ánhđèn dầu ngoại ô:THÈM SAO MỘT LÁ THƯ NHÀUNơi đâyvắng tiếng tắc kèÁnh sao đom đóm lập lòe trong đêm......Nơi đâythừa nỗi lạnh lùngThiếu tình ấm áp bao dung thuở nào.....Nơi đây106 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thừa bạn thừa taThiếu tình tri ngộ lấy mà đãi nhauThèm sao một lá thư nhàuNghiêng nghiêng dưới ánh đèn dầu ngoại ôNgô Tịnh Yên(Trích trong “ Lãng mạn Năm 2000”, Nhà xuất bản Đời, Cali. 1996)Thế hệ thứ nhất lúc lìa khỏi xứ có khi là chia tay vĩnh viễn với người yêu, lúcvượt biên có khi là chứng kiến bi kịch làm hoen ố danh dự của người yêu mặc dùsau đó cố xua đuổi ám ảnh, lúc vào ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á có khi là mất trí vìngười yêu đã chết trên biển, lúc được định cư kẻ thành công người thất bại có khi làđường ai nấy đi. Trong phần sưu tầm phải có những bài thơ tình hải ngoại này.Nhưng thế hệ thứ hai cũng đã có thơ tình dành cho, mà chủ động lại do từ thế hệthứ nhất viết khuyến dụ về họ. Những cô gái lớn lên tại xứ người được hỏi còn biếtgì không quê hương mịt mờ của cha mẹ thuở xưa. Chắc thế hệ thứ nhất chủ quan,quên đi là sau gần ba mươi năm, thế hệ thứ hai đã trưởng thành, đa số đã học rộngvà thành công đi vào dòng chính xứ người.Thơ tình giữa thế hệ thứ hai với nhau là thơ tình phổ quát, thơ tình muônthuở. Thơ khuyến dụ, tạm gọi với cái tên không ổn là thơ tình do các tác giả thế hệthứ nhất viết ra cốt để nhắc nhở nguồn gốc và tâm hồn Đông Phương cho các thiếunữ trưởng thành thế hệ thứ hai, cũng mang dáng dấp là thơ tình hải ngoại. Có lẽ loạithơ này ít được tiếp nhận vì thế hệ thứ hai chưa chắc đã đọc và thấm nhuần kỷ niệmhình ảnh quê hương mịt mờ khi họ đã theo cha mẹ ra đi lúc còn quá nhỏ, nhiềungười còn được sinh ra tại hải ngoại. Một khi nó được phổ vào nhạc, may ra tứ thơmới đi vào tâm hồn thế hệ thứ hai:CÓ BAO GIỜ EM HỎICó bao giờ em hỏiQuê hương mình ở đâu ?Có bao giờ em đợiTháng mấy trời mưa ngâu ?Có bao giờ em nóiCâu tình tự ca dao ?Có bao giờ em gọiHồn ta về với nhau!Mùi hương nào gợi nhớVườn trăng thoảng hương cauCon diều nâu theo gióGợi nhạc sáo lên caoNhịp võng trưa mùa hạNgày xưa ru ngày sauThi ca trên sữa lúaTiểu thuyết trên lụa đào...Thơ Duyên Anh, Phạm Duy phổ nhạcLời ca này phổ biến tại hải ngoại vào những năm gần đây, hình như từ năm2001. Nếu bài thơ chỉ có ngần ấy thì đúng là thơ tình hải ngoại, nhắc nhở kỷ niệmquê hương pha trộn một chút tình cảm trai gái mới chớm, với các thứ gợi lãng mạntruyền từ thi ca tiểu thuyết. Nhưng bài thơ còn tám câu thơ cuối làm ta phải xét lại, vìnội dung là ý tưởng nói về tâm tình cô gái đã có người yêu mà phải đi lấy chồng nơithành thị, tình ý như thơ T. T. KH:Em, bao giờ em khócNgơ ngác vì chiêm bao107 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Chưa kịp mê tam cúcXuân hồng đã trôi mauChưa kịp hôn môi TếtTháng giêng son phấn sầuBây giờ em mới biếtEm đã chết từ lâu!Tám câu đó, nếu ý tưởng như vậy thì đâu phải thơ tình hải ngoại, nhưng khinghe phổ biến trong cộng đồng xa xứ làm ta đồng hóa ý hai đoạn trước vào cảnhmới tại đây. Bài thơ dưới đây mới chính là thơ tình hải ngoại, không thể lẫn lộn từtâm cảnh quê nhà thành tâm cảnh trời viễn xứ. Nhân vật viễn xứ này không “ đánhbóng” mình là một kẻ thành công ở xứ người trở về nối lại tình xưa với cố nhân, tựbộc lộ mình không đủ khả năng bảo lãnh cho người yêu thoát cảnh nghèo khó, đànhchỉ về thăm viếng rồi lại ra đi. Bài thơ làm cho ta thương cảm những số phận nghèovẫn hoàn nghèo sau bao năm vật đổi sao dời, bao nhiêu người đã làm ăn thịnhvượng, đã chu du cùng khắp thế giới, còn người xưa thì vẫn sống nơi xó xỉnh, vẫnngày ngày vất vả. Tác giả tự thấy mình bất nhẫn, nhưng ta đọc được trong đó mộttình người. Lại còn thêm bối cảnh miền xơ xác cỏ cháy, cát lìa Phan Rang-ThápChàm. Chỉ vào đêm thì hồn quê cũ mới thức dậy gọi người đã ra đi hàng bao chụcnăm hãy nghe lại tiếng thầm thì của những đồ vật nhỏ mọn tưởng rằng đã quên,tưởng đã mất trí nhớ từ lâu về chúng. Ta không thể im lặng về cảm thức trước lònghoài hương của tác giả, nhưng như vậy là đã đi vào lãnh vực thơ hoài hương (sẽbàn trong một chương riêng), trong khi ở đây ta đang bàn về thơ tình hải ngoại. Bàithơ tình hải ngoại của tác giả có những dòng thật cảm động:PHỐ BỜ ĐÊ......Không phải vô tình tôi trở lại đâyCái xứ cát lìa, con người cùng khổKhông phải vô tình Thạch ở lại đâyBên phố bờ đê, đếm mùa nước lũ......Trời xanh trong, trời nắng lửa Phan RangBốn mươi năm, phố bờ đê có nhớĐứa học trò nghèo thích đọc Hoa Vông VangYêu cô gái mồ côi mà không dám ngỏTôi về đây nghe chuột chí ban đêmNước mắm ngủ giữa muôn hồn chum vạiNhững tàu dừa vẫn xào xạc gió đêmNhư Thạch ngồi kia suốt thời con gái......Tôi lên xe chạy trốn bóng mìnhPhố bờ đê lại ngập òa ánh nắng......Vĩnh biệt bờ đê, chẳng ngó lại đằng sauTôi không là Ronsard cho Helene bất tửĐành để Thạch già theo phố bờ đêÔi con phố những người không trí nhớ......Phan Rang ơi, tháp Chàm vương bóng khóiCon chuồn kim tuổi dại biết về đâu!Nguyễn Nam Trân, Tokyo, 05.03.1997108 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Tạp chí Hợp Lưu, số 71/2003)Ta cần phải bàn thêm loại thơ tình hải ngoại nhưng có tính chất lưu vong,nghĩa là có tính chất chính trị. Tình trai gái ở đây là cái cớ để lồng vào trong đó ýtưởng chống đối chính quyền hiện hữu tại Việt Nam, đại ý chung cho nhiều bài cóvẻ giống nhau như nhắc nhớ kỷ niệm xưa của đôi lứa trong Thành Phố chưa ở dướichế độ mới. Người đang sống trong nước, đang hợp tác với chính quyền như Trịnhcông Sơn thì lại nói “Em ra đi nơi này vẫn thế. Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ.Vườn xưa vẫn có tiếng ru. Vẫn có em trong tim của mẹ. Thành Phố vẫn có nhữnggiấc mơ...” Người cũng sống ở trong nước nhưng cảm tình với chính quyền “ViệtNam Cộng Hòa” xưa như Nguyễn Đình Toàn thì tình gửi đến người thiếu nữ đang ởtại nước ngoài kèm theo nỗi buồn những đổi thay hiện tại “Sài Gòn ơi! Ta mất ngườinhư người đã mất tên. Mất từng con phố đổi tên đường. Sài Gòn ơi! Tôi mất ngườinhư người đã mất tôi. Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu. Nay còn gì đâu! Như trời sâuđã bỏ đất liền. Còn gì đâu!” Cũng có thơ từ nội địa, nhưng chắc chỉ nhắn gửi ngườitrong nội địa, có vẻ là tình trai nơi xây dựng vùng kinh tế mới ở thôn dã gửi ngườicon gái Thành Phố đã quen nếp sống thành thị trong chế độ cũ. Nhưng bản nhạcphổ lời thơ nghe ở hải ngoại đã đồng hóa tâm cảnh ở trong nước thành tâm cảnh ởngoài nước, nghĩa là như đang nhắn gửi người em gái đang sống tại hải ngoại.Trường hợp lẫn lộn tâm cảnh này giống như trường hợp bài thơ của Duyên Anh đãtrình bày ở đoạn trên, chỉ khác là ở thơ Duyên Anh trong bài ấy không ẩn ý chính trịnhư bài thơ dưới đây:VỀ ĐÂY NGHE EMVề đây nghe emVề đây mặc áo the, đi guốc mộcKể chuyện tình bằng lời ca daoKể chuyện tình bằng nồi ngô khoaiKể chuyện tình bằng hạt lúa mớiVà về đây nghe lại tiếng nôithơ ấu khúc hát ban đầuVề đây nghe emVề đây thả ước mơ đi hát dạoĐể đời đời làm giọt sương maiĐể chào đời bằng lòng mới lớnĐể hận thù người người lắng xuốngĐể tìm nhau như tìm xót xalúc lệ đã đầy vơi...Thơ A Khuê(Trần Quang Lộc phổ nhạc)Nhưng các lời thơ trong những bản nhạc trên mới là thơ từ nội địa nhắn gửingười em gái đã ra đi, chưa phải là thơ tình hải ngoại có màu sắc chính trị từ nướcngoài hay từ các trại tỵ nạn thời di tản, thời vượt biên. Lời thơ trong các bản nhạccủa Nam Lộc và Ngô Thụy Miên một thời phổ biến rộng rãi nhờ các nhạc điệu haynên đã hoàn toàn đại diện cho thi ca, phần sưu tầm về loại thơ tình này đang thiếusót. “...Chiều nay có một người di tản buồn. Nhìn xa xăm về quê hương dấu yêu.Chợt nghe tin Việt Nam ôi thiết tha...Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêudấu. Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau...Chiều nay có một ngườidi tản buồn. Gọi anh em còn ai hay mất ai. Và bao nhiêu nằm trong những lao tù...”(Trích bài hát “Người Di Tản Buồn” của Nam Lộc).Lời trong bản nhạc của Ngô Thụy Miên thì không phải gửi người còn ở lạitrong nước, mà là nhắn người em gái đã ra đi cùng ở nơi hải ngoại hãy nhớ không ở109 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


đâu kỷ niệm bằng Sài Gòn, lời lẽ xác định rõ thơ tình hải ngoại mang màu sắc lưuvong chính trị: “ ...Trời Sài Gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay, nhiều niềm đauthương bi hận tràn đầy. Gượng nụ cười giọt lệ trên môi nhìn đất nước tơi bời một thờiem có hay. Những thành phố em sẽ đi qua. đây Ba- Lê, đây Luân- Đôn, đây Vienne,nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua, nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau, em cómơ ngày hát câu hồi hương...”(Trích bài hát “ Em Có Nhớ Mùa Xuân” của Ngô Thụy Miên).Như vậy thì thơ tình hải ngoại lại phân thành hai dạng: Thơ tình trai gái thuầntúy với đôi nét tâm cảnh khi đang ở ngoài nước, dạng thứ hai là thơ tình trai gái vớiđôi nét đan chen lập trường chính trị. Gọi là đôi nét để phân biệt với thơ lưu vonghoàn toàn chính trị, thuộc một chương riêng. Cũng vậy, gọi là thơ tình hải ngoại vớiđôi nét liên hệ đến bối cảnh xa quê hương để phân biệt với thơ về lòng hoài hươngcó tính chất tổng quát bao trùm nhiều phương diện, không chỉ loay hoay chuyện đôilứa. Và thật là bất công khi ta biện biệt chỉ có thơ tình hải ngoại, chứ không phải thơtình phổ quát, mới được dành cho một chương mới trong văn học sử Việt Nam,trong khi số lượng thơ tình hải ngoại chẳng dồi dào bằng thơ tình phổ quát. Hơnnữa, thơ tình mang màu sắc chính trị chỉ mới được dẫn chứng nhờ lời ca trong vàibài hát, chưa sưu tầm được chính phần thi ca thực sự. Xét ra thì có lẽ đúng như vậy,vì văn học sử thật khắc khe: Chấp nhận những gì chỉ có một lần, không đồng dạng,không lặp lại, hoặc phải là tiếng nói đặc thù cho tâm cảnh một thời kỳ mà thôi.(Tạp chí Văn Học, California, số 212+ 213, Mùa Xuân 2004)Ba Lối Hội Nhập Đất Mới Trong Thơ Hải NgoạiHội nhập buồn, hội nhập vui, hội nhập tất nhiên, đó là ba cách ở đời củangười Việt tại hải ngoại. Ba thái độ đó đã phản ánh vào thi ca. Người Việt đã định cưtại hải ngoại qua nhiều đợt ra đi: Đợt di tản, đợt vượt biên, đợt ra đi có trật tự, đợt rađi từ các nước Đông Âu và Liên Xô, sau cùng lẻ tẻ hơn hết là đợt ra đi du học rồi tìmcách ở lại của một số ít người. Phản ánh vào văn chương sâu đậm nhất và dồi dàonằm ở ba giai đoạn đầu.Những thái độ hội nhập không phải là bất biến đối với thi nhân mà ta sẽ nêura làm đại diện, nhưng đó chính là xúc cảm đầu tiên của họ thể hiện vào thơ (Có ởtrong tình trạng định cư thì mới có thái độ, còn riêng những người do con cháu bảolãnh qua đây như một dịp đổi chỗ ở, thoắt đến thoắt đi, họ mặc nhiên nằm ngoàibuồn vui thái độ). Càng định cư lâu thì thái độ dần dần đổi khác, nhưng thơ của tâmcảnh định cư vẫn còn đó, phát biểu của họ vẫn còn đó, giúp cho ta tài liệu về thái độmột giai đoạn trong đời họ, không phải thái độ cho trọn cả cuộc đời. Tuy là giai đoạntrong đời của một cá nhân, nhưng trở thành chứng tích cho từng lối hội nhập đấtmới, nên nhà thơ làm đại diện cho đa số thầm lặng có cùng một thái độ. Ước mongcàng ngày càng dồi dào phần tuyển thơ có cùng nội dung một lối hội nhập, dĩ nhiêncũng cùng có giá trị, và phải có riêng bản sắc. Nếu dễ dãi quá thì còn đâu ý nghĩacủa từ ngữ tuyển thơ.Có một điều hình như trái ngược: Hội nhập buồn mà trở thành vui thì ta gọi làhội nhập vui, vì từ đây người buồn đã quen dần với cảnh mới, lối sống mới, đã cócông ăn việc làm, đã thành công trên thương trường, hoặc con cái đã thành đạt nênngười, thậm chí còn xuất sắc hơn người bản xứ. Nhưng hội nhập vui mà trở thànhbuồn thì ta không gọi là hội nhập buồn, vì không còn giai đoạn hội nhập nữa. Có thểhọ buồn vì làm ăn thất bại, vợ bỏ chồng bỏ, con cái không ra gì, đó là cái buồn chungcủa nhân loại trong cùng một hoàn cảnh, không vì đất mới mà đổ thừa cho hội nhập.Vậy hội nhập buồn chỉ thể hiện ở giai đoạn đầu của mỗi thời kỳ nhập cư, thời di tảncũng có, thời vượt biên cũng có, thời ra đi trật tự cũng có. Giai đoạn mới đến đất mới110 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thời di tản 1975, có hai nhà thơ nổi tiếng là Thanh Nam và Cao Tần biểu lộ đậm néttính chất hội nhập buồn. Thơ Thanh Nam thật cảm động trong ba. “Thơ xuân đấtkhách”. Lúc đó người Việt rất ít ỏi, sống rải rác, không làm thành một cộng đồngđông vui mà cũng phức biệt như ngày nay. Cũng như thơ Cao Tần, thơ ông hiệnthực đời sống của một giai đoạn. Nhưng trong khi thơ Cao Tần hậm hực như nguyềnrủa, thơ ông chỉ ngậm ngùi buồn đau thế sự, chua chát như giọng điệu bài “HànhPhương Nam” của Nguyễn Bính:Quê người nghĩ xót thân lưu lạcĐất lạ đâu ngờ buổi viễn duThức ngủ một mình trong tủi nhụcDặm dài chân mỏi bước bơ vơGiống như người lính vừa thua trậnNằm giữa sa trường nát gió mưaKhép mắt cố quên đời chiến sĩLàm thân cây cỏ gục ven bờChợt nghe từ đáy hồn thương tíchVẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưaHình ảnh cuộc thua trận, ông vẽ ra thật thê thảm nhưng có vẻ chung chung,kiểu sách vở về chiến tranh Đông Tây Kim Cổ, lời thơ như thuộc về thời “ Chinh PhụNgâm”. Chỉ cái hiện thực đời sống là được ông nói đến một cách đặc thù, diễn racho người mới đến Hoa Kỳ. Vào năm 1975, Nhà Văn Thanh Nam đã ở vào tuổi trungniên, tất nhiên là dở dang khi hội nhập vào xứ người, khó khăn về nghề nghiệp, khókhăn về ngôn ngữ:Đổi ngược họ tên cha mẹ đặtTập làm con trẻ nói ngu ngơVùi sâu dĩ vãng vào tro bụiThân phận không bằng đứa mòng phu.Chứng nhân của thời kỳ đầu di tản sang Hoa Kỳ, đại diện rõ nét trong thi cavề hiện thực đời sống là Cao Tần và Thanh Nam. Cùng đi vào cảng mới, nhưng CaoTần bỏ neo bằng một văn phong lạ, văn phong đưa văn xuôi sống sượng vào thơnhư lời nhận định của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, trong khi đó Thanh Namchỉ bỏ neo bằng một văn phong cổ kính vào nền văn chương hải ngoại. Bây giờ đọclại những câu thơ sống sượng của Cao Tần, ta thông cảm những phẩn chí nhất thờicủa ông(Ví dụ rõ ràng hơn hết ở trong bài “ Mai mốt anh về”). Ai cũng phải trải quagiai đoạn khó khăn buổi đầu, nhưng lời nguyền rủa thực tế đáng chán của ngườikhông phải thi nhân rồi nhỏ dần, tan dần qua thời gian khi từ hội nhập buồn trở thànhhội nhập vui, họ vô danh nên không trở thành đại diện cho hôị nhập buồn đi vào vănhọc sử bằng những lời nguyền rủa lớn tiếng như thi phẩm “Thơ Cao Tần” (Nhà xuấtbản Văn Nghệ, 1987). Dù thơ Cao Tần là loại thơ thời thế, có nhiều câu như một lờichửi đổng, nhưng thiên nhiên đất nước người phản ánh vào thơ có nét đẹp của miềnbăng giá sương mù, thường là ngày ngắn đêm dài. Thơ ông cũng không thiếu nhữnglời cảm khái về nước non, về tư tưởng siêu thoát:.....Chiều mới vừa đây mà đã tốiThấy chăng sa mạc rộng hơn trời.....Chiều về lên dốc thân tơi tảMột quả hoàng hôn đỏ kín trờiMình mới ngoi lên ngày đã ngảĐêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi111 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Giữa đỉnh sương mù thông đáy vựcNgược xuôi ngơ ngẩn một linh hồnCòng lưng gánh nốt đời lưu lạcNặng trĩu nghìn cân nhớ nước nonHình như người nào đã từng định cư ở Canada mà tâm hồn Thi Sĩ đều cùngbị môi trường băng giá vây bọc, không thể không nói đến sương mù, rừng thông,thác ngàn đáy vực, mặt trời đỏ bên kia núi, và tâm hồn muốn xa đời huyên náo. Đếncùng thời 1975, ở cùng nơi xứ Canada, thơ Đỗ Quý Toàn ngược lại không thể hiệnrõ nét là hội nhập buồn hay hội nhập vui. Cũng không rõ nét hội nhập trung tính,nghĩa là thái độ coi cuộc sống đều đặn nơi xứ người là tất nhiên, thường lệ. Vì vậytập thơ “ Cỏ và Tuyết” của nhà thơ Đỗ Quý Toàn (Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1989)không có những lời phẩn nộ nơi tạm dung, không có những lời ca tụng xứ tự do,không có cả những lời dửng dưng lãnh đạm, chỉ chứa đựng ý tưởng về an nhiên tựtại phản ánh tâm hồn được vây bọc bởi môi trường hoặc hùng vĩ, hoặc âm u, thấpthoáng có ánh dương hồng tương phản nơi xứ tuyết:.....Có bốn chàng bạch dương phong nhãĐứng trên vách núi thở bình yênCành thả nhẹ nhàng như cánh hạcRễ chìm trong tảng đá an nhiên.....Thác đổ quằn quại thắt lại mởLũng sâu tùng bách sông biệt tăm.....Những đỉnh cây tròn chín ửng tà dươngThu đã thắp ngọn lửa hồng trên núiVề lời lẽ sống sượng do nhà thơ Cao Tần khởi xướng nay đã thành cao trào,một phần do từ thơ của ông, nhiều phần do từ những nguồn khác như Hậu Hiện Đại,Tân Hình Thức, do từ thơ Bùi Giáng hoặc Nguyễn Đức Sơn của thời Văn Học MiềnNam. Cả những nhà thơ nữ bây giờ một đôi người cũng ưa dùng từ ngữ táo bạonhư Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình...Nhà thơ nữcó một số thơ đăng rải rác trên tạp chí “Khởi Hành” là Kiều Mộng Hà, trước hội nhậpbuồn với các lời thơ còn đậm nét cổ điển như“Xứ lạ quê người mười bảy năm,Đời không như mộng,lắm thăng trầm,Con vào trường học bao ngơ ngác,Mẹ nhập trường đời gai nhọn đâm”(Trong tập thơ “ Trái tim đau”, xuất bản năm 2000, Texas), nay bằng lời lẽsống sượng mà tứ thơ rất độc đáo có vẻ khinh miệt tình đời, đem bán rẻ rúng nhữngkỷ niệm của người phụ bạc trong bài thơ “Garage Sale”. Trước khi đọc những lờikhinh miệt đó, cũng xin nói lướt qua sự kiện thường thấy ở đây để những ai chưatừng sống ở nước Mỹ cùng biết, sự kiện chủ nhà thường bày ra bán tại sân haygarage của mình vào những ngày cuối tuần, bán những đồ lặt vặt lấy chút ít tiền thayvì vứt bỏ đi vì để chật chội nhà cửa, hoặc vì sắp dọn nhà bán đi những đồ không còncần thiết. So sánh tình xưa nghĩa cũ như những đồ lặt vặt nên bỏ đi dứt khoát, quảlà trả miếng phũ phàng, một tứ thơ có lẽ chưa ai có:Đêm qua em đã thức suốt đêmNhặt hết những gì anh bỏ lạiKể cả cái đồng hồ reo, bàn chải112 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Từ phòng ngủ mang xuống nhà xe.....Khăn trải giường, áo ngủ sọc careauĐôi dép Nike, đôi giày da lángCái máy cà phê lâu rồi bụi bámVẫn có người mua, cả cái cà vạt kiểu xưaSáu năm cuộc tình, thoáng một buổi trưaTừng kỷ vật đi theo người xa lạTôi đứng ngó lòng buồn như chiếc láVà trái tim, đổi thành tiền cắc, thu về.Kiều Mộng Hà(Tạp chí Khởi Hành, số 72, tháng 10/2002)Bây giờ xin nói đến hội nhập vui. Tâm lý chung của các thi nhân thì khôngthích đứng về phía huy hoàng, thành công, lạc quan, đỗ đạt, thỏa nguyện. Nhữngđiều đó dễ biểu hiện ra bề ngoài với xã hội, trút hết cho cuộc đời trong hân hoan,trong chào mừng, trong chúc tụng. Do đó ít lắng vào bề sâu cô đơn như thất bại,thua thiệt, tuyệt vọng, một mình trầm tư gậm nhấm nỗi buồn. Nên rất ít thi nhân biểuhiện hội nhập vui, rất ít nhà thơ cảm hứng về những rạng rỡ sung túc nơi xứ người,cả những thắng cảnh cũng ít được đề cập đến nhiều so với tâm hồn thường nhớnhung về những nghèo khổ, quê mùa, hoang sơ của quê hương cũ. Tâm hồn NhàVăn nhà thơ thường cúi xuống với tha nhân hơn là ngẫng đầu lên hình tiến mộtmình. Có người nói quan niệm chà đạp nhân ái, chà đạp không thương sót kẻ thấpkém trong tư tưởng của Nietzche như là điều kiện sức mạnh để hình thành siêunhân, mở đầu cho cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã dưới thời Hitler coichủng tộc Đức là trên hết. Nhưng cũng có người nói quan niệm sức mạnh hìnhthành siêu nhân đó phải hiểu theo nghĩa siêu hình, sự chà đạp phải hiểu theo nghĩachà đạp số mệnh, chà đạp lòng yếu đuối khuất phục trong tư tưởng bi quan cùngthời là triết lý của Schopenhauer. Các Nhà Văn Nhà Thơ tự nhiên thường có khuynhhướng đi về với nỗi buồn tha nhân, không phải do ảnh hưởng của triết lý nào. Chonên dẫn chứng thơ về hội nhập vui không được dồi dào, thậm chí nhiều người cònchê trách văn minh kỹ nghệ phá hỏng môi trường thiên nhiên nguyên thủy, cao ốc cứmọc lên che lấp bầu trời xanh, sung túc dễ đưa con người đến ăn chơi sa đọa, phátminh cho giải trí càng nhiều càng thui chột suy tư và tưởng tượng cần thiết cho sángtạo. Những suy nghĩ tiêu cực về văn minh gần như đã thành nếp nghĩ quen thuộc,các Nhà Thơ thường cũng là những nhà môi trường bài bác kỹ nghệ, văn minh caoốc. Nhà Thơ Quỳnh Thi sớm có nhận định Thành Phố cao ốc New York là đầu nãotính toán kinh tế toàn cầu hóa, tính toán lạnh lùng bằng thảo chương phưc tạp trongcomputer. Bài thơ làm trước khi hai tòa nhà thương mại thế giới ở New York bị phásập do khủng bố, hẳn là nhà thơ cũng giật mình về tư tưởng bênh vực môi trườngthiên nhiên và đòi kinh tế cục bộ cho từng quốc gia nghèo không thể theo kịp thịtrường chung của thế giới phát triển ý tưởng trong bài thơ “New York” của tác giảkhông phải hoàn toàn chưa ai nghĩ như vậy, nhưng có lẽ chưa có nhà thơ người Việtnào thể hiện thành hẳn bài thơ về Thành Phố cao ốc này của Hoa Kỳ, trong đó chỉnói khía cạnh tiêu cực, không có một nét nào có thể gọi là hội nhập vui. Hơn nữa, bàithơ viết trước khi có biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 làm rúng động thế giới xảyra ở Hoa Kỳ.Một đọan của bài thơ đó như sau:Dãy phố cao tầng của ManhattanNhững tên khổng lồ không có linh hồnĐang ve V.N loài kiến bé tí teo113 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Dáng ngạo nghễ như trêu chọc thiên hạ.....Riêng các ngọn điện trong cao ốc là bất tậnNhững bài tính đầy mưu toanDự kiến úp mở cực kỳ chính xácKim chỉ nam cho kinh tế thế giới...Quỳnh Thi(Trích trong tập thơ “ Tên em là Hoa Kỳ”, xuất bản 1998, Texas)Tạp chí Văn Học đã nhận định Nhà Thơ Trần Mộng Tú như là một trong số ítnhà thơ có quan điểm hội nhập vui: “Trong làng văn hải ngoại, Trần Mộng Tú suốthai mươi năm làm thơ viết truyện ngắn vẫn giữ một nét riêng. Chị luôn luôn lạc quan,yêu đời...Trong lúc những nhà thơ khác dửng dưng trước cảnh vật xứ người vìthương nhớ không nguôi một tàu lá chuối, một vườn ổi, chị thưởng thức trọn vẹn nétđẹp của một đóa hoa lạ tên, của những đồi tuyết trắng” (Tạp chí Văn Học số 114,tháng 10/1995). Ta chưa có dịp đọc hết thơ văn suốt hai mươi năm của tác giả này,nhưng ta đoán quan điểm hội nhập vui đã phản ánh trong phần lớn tác phẩm, biểuhiện ra nhiều thì người đọc mới có ấn tượng như vậy. Đây là một trường hợp hiếmhoi, vì như ta đã nói ở đoạn trên các nhà thơ thường có thái độ tiêu cực đối vớinhững gì rạng rỡ sung túc xã hội. Không phải họ không cần những thứ đó, nhưngnhững thứ đó biểu hiện trong giao tiếp xã hội là đủ rồi, không tác động đến bề sâusuy tư như sự thất bại, nỗi tuyệt vọng, cảnh hoang sơ buồn thảm...Với Trần MộngTú, đa số thơ của tác giả là những bài tình ca, những thơ tình lòng mạn và trangtrọng. Tác giả hạnh phúc với nơi chốn và gia đình đầm ấm ở tại Thành Phố Seatle,thủ phủ Tiểu Bang Washington. Vì vậy ta mới gọi là hội nhập vui. Nhà thơ lạc quanvới cảm thức chủ quan độc đáo, với ý tưởng lạ chưa ai chủ quan bằng như thấy bầutrời không ở đâu cao hơn và xanh hơn bầu trời trên mái nhà mình, không ở đâu có “mưa tinh khiết và mưa lãng mạn” hơn mưa trong vườn nhà mình. Biểu hiện hội nhậpvui rồi cũng phải song hành với hội nhập buồn, và chính lúc đó ta mới có dịp hiểusâu hơn tâm hồn về với quê hương, về với niềm đau nhân thế. Thì ra tác giả chỉmuốn tránh đồng dạng, tránh lặp lại những cảm nghĩ giống nhau dễ biến thành ướclệ, khuôn sáo. Ta không thấy khuôn sáo khi cảm thức vẻ riêng biệt trong những biểuhiện của tác giả về lòng hoài hương, nỗi buồn cuộc chiến, thương những cảnh đờinghèo khổ, gợi nhớ dĩ vãng thời cắp sách đến trường cũng cực thân như mọi họcsinh xứ sở chưa phát triển đầy đủ tiện nghi.Tạp chí Văn Học đã nêu ra được một trường hợp hội nhập vui, nên ta lấy đólàm dẫn chứng cho một trong ba lối hội nhập đất mới của người Việt, trong khi chưasưu tầm được nhiều hơn về thơ hội nhâp vui. Có những bài thơ như WelcomeAmerica của một vài tác giả khác, ta tưởng đâu là thơ hội nhập vui, mà hóa ra là thơbất mãn với xã hội văn minh lạnh lùng, bất mãn với môi trường phẳng phiu trơ trọiđẩy lùi thiên nhiên, bất mãn với nếp sống ồn ào náo nhiệt. Có những bài thơ đứngdưới tượng Nữ Thần Tự Do, nhưng cũng hàm ý chua chát với thứ tự do quá trớn, tựdo mạnh được yếu thua. Thắng cảnh ở Hoa Kỳ vô cùng phong phú. Nào GrandCanyon với tầng tầng địa chất, mỗi tầng nói lên tiếng thời gian hàng trăm hàng ngàntriệu năm trải qua, lại phô bày lịch sử địa tầng ấy lộ thiên từ dưới vực đi lên, vậy màsao chưa có nhà thơ hải ngoại nào cảm hứng. Nào khu lâm viên quốc gia Yosemitegần San Jose với những vách đá dựng đứng cao ngất, chứng tích bào mòn của thờiđại băng hà, mà sao cũng chẳng có ai (người Việt mà thôi) làm nên những bài thơđộc đáo. Từ giữa thập niên 50, các nhà thơ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng viếtnên những vần thơ đẹp ca ngợi Paris, bây giờ rất đông người Việt định cư tại Phápcó trên 20 năm mà sao không sản xuất thêm một bài thơ đẹp nào nữa về Paris, phải114 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chăng vì Thủ Đô ánh sáng nay đã làm sáng cuộc đời nên họ không còn thấy ướcmơ, không cần làm thơ hội nhập vui, chỉ cần phô diễn niềm vui bằng sắm sanh, nônức hưởng thụ, đầu tư cho mình bây giờ và ngày mai cho con cháu.Định cư vui không gây cảm hứng sáng tác trong thi ca mà thôi, nhưng trongâm nhạc thì lại khá dồi dào, phải chăng vì âm nhạc gắn liền với trình diễn, mà trìnhdiễn thì cần bóng sắc tươi đẹp, lộng lẫy đèn màu, điệu nhảy lý lướt hoặc rộn ràng,tiếng hát trẻ trung. Từ ngày định cư sau 1975 đến nay lại có thêm hai bài hát vềParis thật đẹp, nhạc điệu yêu đời trong tâm cảnh hạnh phúc du chơi, hoặc có nhớnhung vì tạm biệt giữa Paris và California thì viễn ảnh không phải chia ly mà thật dễdàng gặp lại nhờ phương tiện văn minh hiện đại. Ta muốn nói đến bài hát “Mùa thuyêu đương” của Nhạc Sĩ Lam Phương và bài hát “Để lại con tim” của nhạc sĩ ĐứcHuy. Từ hội nhập buồn vì “Một đời tan vỡ” buổi đầu tại California, Nhạc Sĩ LamPhương đã hội nhập vui tại Paris với người tình mới hay người tình tưởng tượng takhông biết rõ, nhưng quang cảnh du chơi Paris và vùng ngoại biên Thủ Đô mô tảtrong bài hát thật hạnh phúc, chứng tỏ hội nhập vui dễ bắt vào lời ca trình diễn. Chỗdụng vì của hội nhập vui là âm nhạc, không tâm đắc với thi ca im lìm chữ nghĩa. Imlìm chữ nghĩa tâm đắc với trầm tư hoặc với nỗi muộn phiền nên thích hợp nhất chothơ hội nhập u hoài. Trở lại với hội nhập lạc quan trong văn chương Trần Mộng Tú,tính chất này không phải mang tính toàn bộ trong thơ tác giả, nhà thơ sáng tác nhiềubài thơ tình được ưa chuộng, vậy hội nhập vui chỉ là một khía cạnh do Tạp chí VănHọc nêu ra vì thấy đó là nét đặc biệt ánh lên trong phần lớn thi ca người Việt hảingoại thường u hoài tình hoài hương. U hoài đó vẫn không thiếu trong tâm thức tácgiả Trần Mộng Tú. (Ví dụ trong bài tạp ghi “Mưa” đăng trong nhật báo Người Việt, sốra ngày 17 tháng 7/2003). Nhưng màu xám u hoài và hồi tưởng nhiều người đã nói,có lẽ tác giả thấy cần hướng văn chương về lạc quan. Lạc quan hội nhập không thểkhông trộn lẫn với lạc quan tình yêu, xin nêu vài điển hình của hoà điệu đó:Em đặt bàn chân qua Thế KỷNhững viên gạch mới lót hân hoan.....Thế Kỷ ở bên ngoài lồng ngựcLàm sao hiểu được những cơn mơ(Trong bài “ Thế Kỷ”)Buổi sáng khoan thai vào góc bếpRắc nắng lên mầu tím vỏ khoai.....Buổi sáng nhẹ nhàng kéo chiếc ghếThả cánh trà xanh xuống đáy bình(Trong bài “ Điểm tâm”)Ôi tình yêu như giọt sương buổi sángLàm sao em giữ được đến buổi chiềuNếu tình yêu là mặt trời đứng bóngGiọt nắng nào sẽ ở lại qua đêm(Trong bài “ Thời gian và tình yêu”)Chàng có đôi chân thật dàiChàng đi bộbăng qua những cánh rừng thôngchiếc đầu tròn ngửng caothỉnh thoảng lại vướng vàonhững ngọn câyTôi đứng đón chàng115 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ở bìa rừng Tây BắcKhi chúng tôi gặp nhauchàng cúi xuống hôn tôicả hai cùng khócnước mắt chàng nhuộm vàngthân thể tôitôi bật gọi tên chàngTrăng ơi!(Trọn bài “Gọi tên” của Trần Mộng Tú)Buồn và vui tương phản dễ phân biệt, nhưng trung gian là hội nhập bình thản,hội nhập tất nhiên, không vui rạng rỡ, không buồn tê tái, chỉ giữ chừng mực theodòng đời trôi thường hằng. Tính chất bình thản phản ánh qua thi ca thể hiện đặc biệtlà sự đều đều.Chỉ những thi nhân ở hải ngoại thật lâu mới có thái độ này, và dĩ nhiên thuộcthế hệ thứ nhất. Còn thế hệ thứ hai đã nhập vào dòng chính nên không có dòng nàogọi là hội nhập buồn, vui, hay dửng dưng. Nếu ta làm nghề đua chen chốn thươngtrường, đời ta thường trực với sôi nổi, dù có sống hai ba chục năm ở hải ngoại, tavẫn không cảm thức dòng đời đều đặn. Nếu ta làm nghề trong hệ thống giây chuyền,cái đều đặn trong công việc dễ làm ta chán chường, đưa tới bi quan, nếu phản ánhqua thơ thì đó là hội nhập buồn chứ không phải hội nhập bình thản. Nếu ta làm nghềlao động mệt nhọc, đêm tối trở về ngon trong giấc ngủ, cuối tuần hăm hở mua sắmvà giải trí, như vậy thì thấy thời gian qua mau, như vậy đâu gọi là hội nhập vui, đúngra phải gọi đó là sự tan loãng, nói theo triết lý là tha hóa hay vong thân. Khi về hưu,thời gian như hoàn toàn ngưng đọng nếu ta không giết thời giờ bằng đi du lịch, hayvui thú làm vườn, hay đọc sách hoặc viết sách, thì sự ngưng đọng thời gian đó cũngnằm ngoài thái độ hội nhập vui, buồn hay dửug dưng, vì hội nhập là đang ở trongđời, còn đây là đã ra khỏi đời. Chỉ có cuộc đời công nhân viên làm những việc nhànhạ, hay chuyên viên không cần di chuyển thường xuyên công tác nay chỗ này maichỗ khác, thì mới cảm thấy sự hội nhập dửng dưng, phản ánh từ việc làm không hốihả, không có gì phiền hà trong gia đình cũng như ngoài xã hội, không có cái mừngrỡ đột xuất như trúng mối lớn trong thương trường, không có sự cay đắng n.o nềnhư bị xúc phạm đôi khi xảy ra cho người lao động nơi hãng xưởng. Đối với ngườikhông có thêm nghề tay trái thuộc về tinh thần như làm thơ làm văn chương, sángtạo nghệ thuật, thì sự đều đặn đó thể hiện vào hạnh phúc gia đình, đầu tư cho sựthành công con cái, hay hướng về tu dưỡng, hay hướng về công tác thiện nguyệncho xã hội, cho cộng đồng. Biểu tượng cho thái độ hội nhập bình thản rất tương hợpvới con đường xa lộ đi về từ nhà đến sở làm, và ngược lại. Vẫn hàng cây mỗi buổisáng dẫn đường vào xa lộ, vẫn dòng xe ngày nào cũng chạy vun vút, vẫn thỉnhthoảng bị kẹt xe vì có tai nạn, vẫn quang cảnh Thành Phố cận cảnh và núi non viễncảnh, vẫn khúc quanh cuối cùng trước khi đến sở, vẫn ly cà phê phục vụ miễn phí,vẫn bấm thẻ hay cà thẻ nhân viên trước khi bước vào công việc.Chuyến đi thấy đều đặn hơn chuyến về, chuyến về thoải mái nên ta không lưuý sự trôi chảy ngày nào cũng giống nhau. Chẳng quá lạc quan, chẳng quá bi quan,như sự vận chuyển phải điều chỉnh thường xuyên của một bộ máy thi công: Đều đềunhưng lại không giống việc làm giây chuyền chìm vào tha hóa vô ý thức. Biểu tượngxa lộ trên đường đi đến sở khác với xa lộ của những chuyến du chơi có địa điểm haydu chơi lang thang. Du chơi là phần thưởng cuối tuần hay ngày nghỉ lễ hay dịp nghỉphép hàng năm, nếu không dùng phương tiện máy bay hoặc xe lửa hoặc tàu thủy,thì xa lộ mở ra một viễn tượng hân hoan, không thấy thiếu vắng viễn tượng nhưcông việc hàng ngày đến sở làm, có chăng chỉ là viễn tượng cuối tuần hay cuối116 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tháng lãnh lương. Xa lộ đến sở làm tuy thiếu vắng viễn tượng theo nghĩa hân hoan,nhưng cũng không phải là ngõ cụt của những cuộc đời thất bại, vì ngõ cụt là chấmdứt đường đi, đâu phải là tiếp tục lên đường đều đều. Cũng chẳng phải là đường đikhông tới, đích điểm không bao giờ thành công. Nhà thơ đặc trưng của thái độ hộinhập bình thản là Nguyễn Mạnh Trinh. Ta cảm thức sự đều đặn của nhà thơ cả tronglối sống, cả trong thể thơ, cả trong ngôn ngữ, cả trong tứ thơ. Phải chăng đây là mộttrường hợp đồng bộ giữa nội dung và hình thức, giữa cuộc đời và tác phẩm.Thơ của ông đã xuất hiện trên các tạp chí văn học tại hải ngoại, rất sớm saunăm 1975, đóng góp trên hầu hết các báo. Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài về vănchương, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn các Nhà Văn Thơ quen thuộc. Gần đâynhất, ông viết “Tạp ghi” về văn học trên nhật báo Người Việt trong phụ trang văn họcnghệ thuật mỗi cuối tuần. Ông sáng tác hầu hết các thể thơ, thường là thơ khuônkhổ vần điệu. Nhà Thơ Nguyễn Mạnh Trinh ưa theo thể thơ bảy chữ, và trong từngđoạn thơ gồm bốn câu thì hai vần trắc ở cuối câu bắt vần với nhau, hai vần bằng bắtvần với nhau. Hầu hết thơ bảy chữ của ông đều như vậy. Ngôn ngữ thơ của ôngcũng là loại ngôn ngữ đều tay, không quy ước lắm mà cũng không tân kỳ lắm, nólưng chừng ở giữa. Để chứng minh cụ thể, ta thử cảm thức sự đong đưa giữa tân kỳvà quy ước. Nếu gọi là trung dung giữa hai điều gì được phân chia rõ rệt sẽ rất dễcho ta lấy ra, như nước mặn nước ngọt có nước lợ, màu da trắng da đen thành dangâm, đêm và ngày là lúc chạng vạng, lùn và cao thuộc cỡ tầm thước. Tới phẩm tínhtrừu tượng đã thấy bắt đầu khó. Giữa thiện và ác, thế nào là trung dung, anh hùngvà hèn nhát, thế nào là vừa phải. Tới ngôn ngữ thơ, ta thử phân tích dáng vẻ mơ hồgiữa tân kỳ và quy ước trong thơ Nguyễn Mạnh Trinh, vạch cho ra điều mà ta nói làngôn ngữ trung dung. Ví dụ như hoà lẫn một chút chính khí ca cổ điển và một chútngôn ngữ cách điệu tân kỳ, chẳng hạn “ Vỗ bàn, cơn gió vút ngoài hiên...Lạnh bủatheo mưa giọt cửa ngoài”(Trích trong bài “ Bằng hữu”, Tạp chí Hợp Lưu, số 2, tháng12/1991). Hòa lẫn một chút xa xưa trong ước lệ rượu trăng thường có ở thơ Đườngvà một chút hiện thực rất hiện đại về chiến tranh:“Thấy đủ vầng trăng chén rượutrào...Trong mình mảnh đạn lỡ nằm quên”(Trích trong bài “Thơ gửi chàng lòng tửNguyễn Bắc Sơn”, Tạp chí Văn Học, số 20). Hòa lẫn giữa thơ cực kỳ dễ hiểu nhưcâu nói đời thường và ngôn ngữ tu từ của ẩn dụ không dễ hiểu, chẳng hạn: “mộttiếng đồng hồ trên xa lộ, nghĩ mãi về đời mãi về mình...vân cẩu màu mây sao kỳ dị,ta ơi ta rêu ngút mái nhà”. Đây là bốn câu trích trong Tạp chí Văn Học của bài thơtrầm lắng suy tư trên xa lộ. Sự độc thoại triền miên bằng những đoạn thơ lặp lại, rấtđi đôi với ngoại cảnh trời đang mưa. Lái xe trên xa lộ thường ngày vẫn đi, suy nghĩvề cuộc đời đều đều tiếp diễn, không buồn lắm không vui lắm, hải ngoại đối với nhàthơ này chẳng phải là nơi của cơ hội rạng rỡ như một số người thành công chốnthương trường ca ngợi, cũng chẳng phải nơi cam go khó khăn vì nhà thơ đã là mộtchuyên viên nhiều năm kinh nghiệm ngành nghề. Vậy sự hội nhập của nhà thơ là hộinhập bình thản. Cho nên xa lộ thường ngày đi về thành biểu tượng thích đáng nhấtcủa thái độ hội nhập dửng dưng. Nhạc tính do lặp đi lặp lại vài từ ngữ như đã nóitrên, dường như được hình thành nhờ trực giác cần diễn tả triền miên, nên bài thơ“Mưa buổi sáng trên xa lộ phía Nam” của Nguyễn Mạnh Trinh là bài thơ đặc biệt diễntả trung thực thái độ hội nhập bình thản tại hải ngoại. Hội nhập vui có thể sưu tầmđược đôi ba bài, hội nhập buồn có thể sưu tầm rất nhiều bài, nhưng hội nhập bìnhthản tương hợp với biểu tượng của bài thơ này thành quý hiếm, nhờ có nhạc tính dotrực giác sáng tạo, nhiều chất thơ với độc thoại nội tâm trong cơn mưa dai dẳng. Sởdĩ tác giả có thái độ bình thản do đời sống không phải bận lo, dành nhiều phần đờicho “quê hương tinh thần”: Sự nghiệp văn chương thuộc văn học Việt Nam. Cho nênnhững thứ thành công ngoài văn chương đối với Nguyễn Mạnh Trinh trở nên không117 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


quá lớn lao. Một số người dù thành đạt công ăn việc làm nơi hải ngoại nhưng vẫn coinơi này chưa phải “quê hương tâm hồn”, vì lòng gửi mãi về quê hương cũ, chẳnghạn Nhà Thơ Thái Tú Hạp bày tỏ trong hai thi phẩm “Miền Yêu Dấu Phương Đông”và “Hạt Bụi Nào Bay Qua”. Tất cả cho “Quê Hương Tâm Hồn”, đây là từ ngữ chínhxác nhất để gọi tên những người quá gắn bó với cố hương. Còn những người quábận tâm với sự nghiệp văn chương trong văn học Việt Nam, cho dù thành đạt nghềnghiệp sinh sống tại hải ngoại, vẫn giữ thái độ hội nhập bình thản như Nguyễn MạnhTrinh, thì ta gọi đây là người dành tất cả cho “Quê Hương Tinh Thần”. Một bên nặnglòng với đất đai Việt, một bên nặng lòng với chữ nghĩa Việt. Một bên nặng tình cốthổ, một bên nặng tình ngôn ngữ. Vì vậy “quê hương tâm hồn” và “quê hương tinhthần” có một chút dị biệt, quê hương tâm hồn vãng lai với thổ địa cụ thể, quê hươngtinh thần vãng lai với văn hóa trừu tượng. Nói như vậy chẳng phải khẳng định vãnglai thổ địa xa rời văn chương, ngược lại là đằng khác, vì yêu cái cụ thể laị có nhiềucảm hứng cho thi ca hơn. Nhưng vãng lai thổ địa do nặng tình với quê hương thìthuộc về lòng hoài hương (sẽ có một chương riêng), ở đây ta đang bàn về ba thái độhội nhập. Thái độ thứ ba, hôị nhập bình thản, biểu tượng bằng xa lộ đi đi về về, tathử cảm thức vẻ đều đặn của nó dưới đây:MƯA BUỔI SÁNG TRÊN XA LỘ PHÍA <strong>NAM</strong>những buổi sáng mưa dài trước mặtnước ào ạt tung tóe khoảng trờiđèn thắp lên thiên thu dừng tắtgọi ai người khản tiếng tàn hơi.....đường trải ra chuyến xe mỗi nặngđi về phương bắc hay phương namsao tiếng sóng đằng sau còn vẳnghay là đời nhịp của chia tanmưa vỗ vỗ nhạt nh.a khung kínhru ta ru ta mưa thầm thầmngọn núi thẳm trước sau vô địnhcánh chim bay vào chốn biệt tămmột tiếng đồng hồ trên xa lộnghỉ mãi về đời mãi về mìnhcó lúc thực hư dường chẳng rõthấy mình heo hút giữa lặng thinhtự giải thích với ngàn câu hỏita hôm nay ta sống làm gìngày tiếp ngày không chờ không đợichuyến xe sang tiếp nối về, đitóc dần phai mộng dần phai nhạtvui như lá cỏ đọng sương maimà buồn như hằng hà hạt cátta làm gì làm gì hôm nay ?.....những buổi sáng với mưa trò chuyệnthầm thì vơi lạnh tấc thịt dasáng lên núi chiều về hướng biểnVòng tròn lăn mấy bánh xe quamuốn hát khúc hành ca vang dộiđường trường xa ơi đường trường xa118 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


đỉnh mơ ước đi hoài chưa tớirừng dưới sâu đã mấy tuổi già.Nguyễn Mạnh Trinh(Tạp chí Văn Học, số 131, tháng 3/1997)Độc thoại nội tâm, một mình nói với mình thường là tự trách thân chưa làm gìmà đã phung phí gần hết thời gian một đời người, nội dung này cũng thường vãnglai tâm thức Nhà Văn Nhà Thơ, vậy không phải là đề tài hiếm hoi. Nhưng nội dungđó gắn bó biểu tượng xa lộ của hành trình đi đi về về với công việc đều đặn, với trựcgiác cần phải lặp lại một nhóm từ ngữ diễn tả triền miên, với thể thơ bảy chữ hiệpvận từng đôi một và trung thành từ bài này sang bài khác (trong khi cao trào vănchương là thơ tự do, thơ vắt dòng kiểu Tân Hình Thức, từ ngữ thách đố chất thơ, thiảnh phản thi ảnh kiểu Hậu Hiện Đại Hoa Kỳ), vì vậy thơ bảy chữ của Nguyễn MạnhTrinh là đại diện cho “Hội nhập bình thản”, cả nội dung và hình thức, đồng bộ giữacách thế sống nơi hải ngoại và cách thế diễn tả. Nguyễn Mạnh Trinh cũng có một sốbài làm theo thể thơ tự do hoặc vài thể thơ khác, nhưng đa số là thể thơ bảy chữ, vàđa số cũng hiệp vận từng đôi một trong từng đoạn thơ bốn câu, hai vần trắc hiệpvận, hai vần bằng hiệp vận. Có thể nói chính xa lộ cao tốc mà lại thứ tự xe nào nấychạy trong đường “lane” của mình, nên dù tốc độ cao 65-70 dặm một giờ hóa thànhđều đều, mỗi ngày với đường dài cho mỗi bận khoảng 40 dặm (độ 80 cây số) từ phíaNam là Quận Cam gần biển đi lên phía Bắc ở Los Angeles gần núi, những điều kiệnngoại giới đó tạo ấn tượng vào nội tâm để biến thành thái độ hội nhập bình thản.Nhắc lại, đối với người không nặng lòng với “quê hương tinh thần”, coi nghiệp văn làtrên hết (đối với thế hệ thứ nhất như Nguyễn Mạnh Trinh thì là nghiệp văn viết bằngViệt ngữ), những người đó sẽ giết sự đều đều của cuộc đời bằng đi du lịch, hoặcbằng thú làm vườn, hoặc bằng làm việc thiện nguyện, hoặc bằng giải trí ăn thua nhỏở thú kéo máy nơi sòng bạc Las Vegas (dĩ nhiên sẽ bỏ qua các máy ăn thua lớn tạinơi ấy). Ta chưa nói đến “quê hương tinh thần” của những người sáng tạo âm nhạc,hội họa, hoặc các nghệ thuật khác. Ta chưa nói đến “quê hương tinh thần” củanhững nhà chuyên về khảo cứu khoa học, chuyên về phát minh kỹ thuật. Ta chưanói đến “quê hương tinh thần” của các bậc dốc lòng cho tôn giáo giải thoát cho tâmlinh mình, giải thoát cho tâm linh người. Có phải đâu những người ấy dấn thân vàocác việc tinh thần trên vì muốn giết thì giờ cuộc sống đều đều. Cũng có phải đâungười khổ công vì một chữ trong câu thơ, người phải ngày đêm viết cho xong cuốntiểu thuyết đồ sộ, người tra cứu biên khảo phải miệt mài trong sách báo hay trongthư viện, tất cả cũng có “quê hương tinh thần” là chữ nghĩa, nhưng nào có phải đâuđể giết thì giờ cuộc sống đều đều. Thiết nghĩ, trường hợp có tình cảm hời hợt với đấtmới trước đã, rồi cộng thêm việc đi đi về về trên xa lộ như Nguyễn Mạnh Trinh, vàthể hiện sự đều đặn gần như trung thành với một thể thơ, gần như trung thành vớingôn ngữ trung dung tân kỳ và cổ điển, tổng hợp lại mới biến thành thơ hội nhậpbình thản, bản sắc đặc thù dễ nhận diện ở toàn bộ tác phẩm thi ca của nhà thơ này.Nếu có nhà thơ cứ tùy hứng thay đổi thể cách diễn tả, thí nghiệm kiểu này kiểu khác,thì sẽ không dễ cho ta nhận diện. Thay đổi thể cách rất cần trong sáng tạo nghệthuật, nhưng cứ thay đổi hoài mà không dừng lại chuyên nhất vào một lựa chọn đắcý của mình, thì biết bao lâu mới gây ấn tượng cho người khác nhận diện. Vì vậy, nêura việc dễ nhận diện chẳng phải là phủ nhận nhà thơ nào đó không có mặt, không cótài, mà chỉ cốt nêu ra diện mạo dễ phân định do nhà thơ kiên trò trên một đường lốilựa chọn nhất định.Có hạn chế như vậy mới tránh được sự mơ hồ, sự chồng chéo, sự rối mù, sựđồng dạng, sự lặp lại khi ta làm công việc nhận diện trong số đông đảo người làmthơ ở hải ngoại.119 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Không phải hiếm người có chung cảm thức cuộc đời đều đặn, nhiều ngườicũng có chung trường hợp chẳng mệt nhọc với nghề quá lao lực, chẳng chánchường vong thân bản ngã với nghề lắp ráp giây chuyền, và cùng ý thức việc làmnào cũng cần có những đột xuất thì mới đánh thức sự triền miên. Người tài côngđưa tàu chuyển vận trên sông nước êm đềm, nếu không có những buổi sương mùbắt phải lưu ý đường vận hà có thể đụng chạm tàu thuyền ngược nước, nếu khôngcó cảnh vật hai bên bờ luôn thay đổi nhờ sinh hoạt của con người hôm nay khônghoàn toàn giống hôm qua, thì chắc không đam mê nghề tài công trên sông nước màcó người xếp loại là nghề đáng yêu nhất trên đời. Xa lộ đều đều do đi làm việc hàngngày gây cảm nghiệm triền miên đi vào tâm thức, cảm nghiệm đó do trực nhận,không do suy nghĩ phán đoán. Chỉ người nào trực tiếp sống với kinh nghiệm đều đềumới có có cảm giác này, như Nguyễn Mạnh Trinh. Còn suy nghĩ xa lộ là nơi đa sốngười Mỹ phải ngày ngày trải qua, mà chính cuộc đời mình chỉ thỉnh thoảng mới đitrên xa lộ, ví dụ việc làm của mình may mắn không cách xa nơi làm việc suốt 20 nămchẳng hạn, thì suy nghĩ hành trình xa lộ trong đời sống Mỹ là một nhận định thuộc vềphán đoán. Suy tư về hành trình xa lộ trong một bài thơ của tác giả Phạm Quốc Bảo,ta nghĩ thuộc về phán đoán hơn là cảm tính do kinh nghiệm trải qua. Bài thơ củaPhạm Quốc Bảo thuộc ẩn dụ tu từ pháp thể cách so sánh, nhìn xa lộ mở ra cho tiếnbộ, triền miên đi về trên xa lộ là làm cho đêm thành ngắn vì thêm giờ phụ trội chongười làm việc, nghĩa là thời gian ở sở ở hãng không phải 8 giờ mà có thể 10 giờ,nghĩa là xa lộ mở ra viễn tượng tương lai thịnh đạt. Có thể nói nhà thơ đang đứng ởngoài nhìn dòng xe hàng ngày chảy qua rồi thấy đó như biểu tượng của nền kinh tếđại cường. Sau khi cảm bằng tâm hồn biểu tượng xa lộ của hội nhập bình thản, bâygiờ ta hiểu bằng lý trí về biểu tượng xa lộ của sức mạnh kinh tế, qua bài thơ dướiđây:NGÀY VÀO XUÂN TRÊN XA LỘMây la đà bay quacon đường sáng từng đoạnbờ cỏ giọt sương sađêm dần khuất lắng đọngMột ngày vừa hừng đôngmặt trời cười rạng rỡlấp ló sau ngọn thônglối vào xa lộ mởViệc làm thâu ngày đêmthêu dệt nên đời sốngsinh hoạt vượt thiên nhiênngười biến ngày thêm rộngPhạm Quốc Bảo(Trích trong tập thơ “Thơ, hai mươi năm”, Việt Hưng xuất bản năm 2002)Một người thích làm thơ về chuyện dọc đường là Hà Thúc Sinh. Trường hợpthơ của ông nêu ra đây cốt so sánh để làm rõ hơn chủ điểm của bài viết này, chủđiểm phân biệt hội nhập vui, hội nhập buồn, hội nhập dửng dưng. Ta nêu ra vì nhậnthấy nhà thơ thường cảm hứng chuyện dọc đường, thường lái xe đó đây dọc dài vennúi hoặc ven biển California, Tiểu Bang cũng dài rộng suýt soát đất nước Việt Nam,nhưng nhờ phương tiện xe hơi tốt tự mình lái, đường xá toàn là xa lộ, nên đi đó điđây chẳng thấy diệu vợi xa xăm. Nội dung là những diễn tả tình cảm hoặc vui hoặcbuồn, một chút nhắc nhở cố hương, nhưng tình cảm vui buồn không vì lý do hộinhập mà là thứ tình cảm chung chung về cuộc đời dù ở đâu thì cũng vậy, bângkhuâng trước thiên nhiên trời biển mênh mông. Người viết bài này bất chợt đọc hai120 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ài thơ của ông, cách khoảng nhau một thời gian rất lâu, sưu tầm mà quên ghi ngàytháng bài thơ đăng báo, hình như cả hai đều trong tạp chí “Thế Kỷ 21” xuất bản tạimiền Nam California.Ta nghĩ người thường cảm hứng sáng tác thơ dọc đường làngười có tâm sự hụt hẫng bâng khuâng, thấy như mình đang đứng trên ngã bađường đời. Không phải ngã ba thế sự mà là ngã ba đường đời, ngã ba thời gian thấyhết rồi thanh xuân mà cũng chưa phải lão niên, biết có còn hoài vọng gì nữa khôngkhi đường đời còn xa mà lòng thì đã muốn úa tàn, cho nên khí hậu của hai bài thơđều như ngập ngừng vời trông mây nước. Trước cảnh trời biển mênh mông, conngười tự cảm thấy mình nhỏ bé, không cứ gì đến tuổi trung niên hay lão niên, nhưHuy Cận lúc còn trẻ mà cũng thốt ra thân phận hiện sinh “Bâng khuâng trời rộng nhớsông dài”, câu thơ không đặt trọng tâm ở nỗi nhớ mà ở bày tỏ cảm giác bị mất húttrước bao la.Hai bài thơ “Chiều ghé biển Santa Barbara” và “Trên đường lên chơi xuânSanta Ana” của Hà Thúc Sinh cũng bao gồm những cảm giác hụt hẫng mất hút nhưvậy trước mây nước trời biển. Tính chất hải ngoại ở đây chỉ phụ thuộc, dù có nhắcđến địa điểm như Santa Ana hay Santa Barbara thì địa điểm chính là trần gian, làcuộc đời chung, là cõi sinh hoạt thế tục, nếu không gửi tâm hồn cho tôn giáo thì sẽkhông khỏi cảm thấy hư vô.Hải ngoại hay cố hương đều cõi tạm trên Trái Đất, nhà thơ chỉ nói phớt qua.Thơ dọc đường ở đây tuy có địa danh, nhưng địa danh chính là nơi siêu hình, cũngchẳng phải cõi siêu hình diệu vợi như Niết Bàn của Phật Giáo, Thiên Đường củaThiên Chúa Giáo, cõi Đạo của Lão Trang, mà chính là cõi bâng khuâng chưa cóniềm tin minh định, cõi bâng khuâng cũng không hề khẳng quyết hư vô chủ nghĩa.Ta đang bàn về thơ dọc đường nhân dịp so sánh với cảm tính đều đều dọcđường xa lộ trong thơ Nguyễn Mạnh Trinh, lại lạm bàn về siêu hình mà thơ hải ngoạithường đề cập (phải dành một chương riêng rất dài về thơ siêu hình trong sách dựthảo thi nhân Việt Nam hải ngoại). Bởi dọc đường là đề tài dễ gây bâng khuâng,khác với dọc đường có chủ đích như du lịch cho biết đó biết đây, du lịch nghiên cứuđịa lý, địa chất, hay khảo cổ, du lịch để sống thực hay thêm chứng liệu chính xác chomột vấn đề đang viết dở. Dọc đường trong thơ Hà Thúc Sinh vô định hướng, chỉ làdọc đường suy nghĩ tản mạn. Gần mà cũng khác với dọc đường trong thơ về cảmthức đều đặn, vì ở đây không được hỗ trợ bằng bánh xe quay đều đều, bằng ngoàitrời mưa dai dẳng, bằng thắc mắc đã hoàn thành đến đâu “quê hương tinh thần”.Tản mạn mỗi thứ một chút nên trong thơ Hà Thúc Sinh có một ít tản mạn nghĩ vềquê hương, một ít tản mạn về thảo mộc trên đất Mỹ, một ít tản mạn về thời gian đờingười. Tản mạn, không có chủ đề nào là trọng tâm, đó là điều ta cảm thức qua thơHà Thúc Sinh, vì vậy lại là điều ta lấy đó để so sánh cho rõ nét với thơ hội nhập bìnhthản (mà xa lộ đi về đều đều trong thơ Nguyễn Mạnh Trinh là biểu tượng), đồng thờiđể so sánh với bài thơ của Phạm Quốc Bảo cũng lấy biểu tượng xa lộ nhưng lạcquan đại diện cho nền kinh tế thịnh đạt của Hoa Kỳ. Cả ba đều là thơ về xa lộ, ngườithì đi đều đều trên xa lộ, người thì đứng ngoài mà nhìn vào xa lộ, người thì ngừngnghỉ dọc đường xa lộ. Ta thử cảm thức những tản mạn dọc đường trong thơ HàThúc Sinh, những rời rạc tứ thơ trên bao lơn trời biển California nhìn ra Thái BìnhDương:CHIỀU GHÉ BIỂN SANTA BARBARAMây dạt dào bay như mây lởNắng liếm loanh quanh núi bạc đầuGió thơm hơi biển gió nhắc nhởBờ xưa cát đá có đời nhauCây hai bên chụm che nắng quái121 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Xe chạy gập ghềnh đường nếp nhănCuối núi dăm ba đám cháy nhỏHay là lữ điến mở muộn màng ?.....Tới cuối bãi đôi chân tuổi nặngBiển trời nhập một hồn chia haiVới mình chỉ có thông leo núiBiết chẳng đã ngang vẫn ngó vời...TRÊN ĐƯỜNG LÊN CHƠI XUÂN SANTA ANAĐường dài thăm thẳm một trăm dặmMình ta chạy xe đi chơi xuânMột bên là biển bên là núiCó đổi thay nào trên dương gian ?Ngàn hoa nước Mỹ mùa không nởChỉ dài hun hút rặng mộc lanKhông hương có phải vì xe kínHay bởi lòng ta đã úa tàn ?.....Ghé quán bên đường kiếm hơi ấmNhìn ra sương trắng sương mênh môngThấy chim loáng thoáng bay về núiLòng bỗng cồn lên một cố hương...12/1991Hà Thúc SinhTrong ba lối hội nhập đất mới, chỉ có hội nhập vui thưa thớt thơ sưu tầm, vìnhư đã nói niềm vui biểu hiện ra ngoài cho xã hội gần hết bằng nhiều hình thức khácngoài văn chương, nên mặc dù Nhà Thơ Trần Mộng Tú là đại biểu rõ nét nhất về thơtình, nhà thơ lại kiêm nhiệm đại biểu cho thơ hội nhập vui. Đại biểu thi ca không do aibầu mà do bản sắc đặc biệt bầu nên. Còn bỏ ngõ rất rộng dành cho sưu tầm thơ hộinhập lạc quan. Phần sưu tầm riêng thơ hội nhập lạc quan của tác giả Trần Mộng Túcũng còn chưa đủ, tất cả đều dựa vào nhận định thoáng qua của tạp chí Văn Học.Một phần đáng kể của việc đi tìm bản sắc của nhà thơ đặt căn cứ vào ý thức củanhà thơ, nhờ vào những phát biểu của họ, những trình bày trong vài câu phỏng vấnhọ. Căn cứ như vậy để tránh vì đoán, vội vì xếp loại. Trường hợp nói một đằng màlàm một nẻo, phát biểu thế này mà thơ lạc vào hướng khác, thì còn đâu là bản sắc,chẳng qua phát ngôn hời hợt, không phải kết quả của đường lối chủ trò sáng tác doý thức phải làm cái gì độc đáo chẳng trùng lặp với ai. Nói lên được điều gì về nộidung, mà còn phải nói lên thế nào cho tương hợp về hình thức. Trường hợp nộidung hay đề tài riêng biệt mà hình thức nghệ thuật cũng tương hợp thì bấy giờ nhàthơ đã đạt tới sự đồng bộ giữa nội dung và hình thức. Thơ không giống như âmnhạc mà hội nhập vui có thể diễn đạt bằng nhịp điệu hành khúc, nhịp tango hayrumba. Còn thơ với những con chữ im lặng trên trang giấy thì thơ cần phải đọc lênnhững dòng ngắn dồn dập, những dòng dài không để trầm buồn mà để gây tươngphản nhịp nhanh của hội nhập vui. Cứ câu ngắn tiếp nối thì trở nên đều đều thànhthể thơ ngắn câu mà thôi. Ngắt câu bằng cách viết xuống hàng hai chữ trong câu lụcvà giữ nguyên tám chữ ở câu thứ nhì trong thơ lục bát, đó là cách đọc gây tươngphản mà nghe nhịp điệu vui, nhưng cách này thiếu chất sáng tạo nhạc tính. Ngắtnhịp bằng cách tách thành ba câu trong một câu bảy chữ và câu bảy chữ tiếp theothì lại giữ nguyên không ngắt nhịp, thì đây là cách tạo sự đối lập giả tạo giữa dồndập và lê thê. Tóm lại, hội nhập vui cần thể thơ nhiều chất sáng tạo nhạc tính, thích122 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hợp nhất là thơ Tự Do. Như đã nói, hội nhập bi quan thường xúc cảm nhà thơ vàogiai đoạn đầu khi mới đến đất mới. Mỗi thời kỳ đều có giai đoạn đầu, di tản hay vượtbiên hay đến Hoa Kỳ theo chương trình ra đi có trật tự, tất cả đều trải qua giai đoạnđầu. Kiểu ra đi do một dịp bất ngờ ở Đông Âu, cũng phải trải qua giai đoạn đầu, màgiai đoạn đầu này chắc kéo dài nhiều hơn vì đa số đang ở trong tình trạng cư trú bấthợp pháp, thơ hội nhập buồn còn kéo dài nên chắc lâu lắm mới có bài hội nhập lạcquan, cũng chưa có thơ hội nhập bình thản vì đời sống nào có ổn định đâu để miênman nghĩ ngợi về điều gì khác ngoài những bận tâm kinh tế, lo cho hợp lệ cư trú, tìmcách tiến thân vào đường học vấn hay nghề nghiệp. Diện đi du học rồi tìm cách ở lạithì hiện tại lúc nào cũng là giai đoạn đầu, vì diện ra đi này mới có trong vài năm gầnđây và rất là thưa thớt, và hình như chưa có ai định sáng tác thơ văn đóng góp vàonền văn chương hải ngoại. Di tản là thời kỳ đầu tiên, cho nên lấy thơ hội nhập biquan của hai tác giả Thanh Nam và Cao Tần đại diện cho giai đoạn đầu thời kỳ ấy,đó là lấy đại diện theo thứ tự thời gian. Có thơ hội nhập bi quan giai đoạn đầu thời ditản thì cũng phải có thơ hội nhập như vậy thời vượt biên. Thơ hội nhập thời ra đi cótrật tự, thời gian đầu chắc hẳn là ít gian truân hơn thời gian đầu của hai giai đoạntrước, vì cộng đồng người Việt đã thành một thực thể kinh tế khá vững và đóng góphữu ích cho sự thịnh vượng bản xứ, con cháu của họ đã lớn và thành công đi vàodòng chính của xứ người. Nỗi buồn đương nhiên như lý do đến tuổi già hết nhiệthuyết làm một cái gì để đời, hay con cháu không gần gũi do công ăn việc làm ở xa,thì không phải vì lý do hội nhập. Cho nên hội nhập bi quan chẳng thể chỉ có bấynhiêu thơ ở giai đoạn đầu thời kỳ di tản, mà còn nhiều, mỗi người mỗi vẻ tùy theomức độ của từng thời kỳ và mức độ hoàn cảnh khác nhau của từng cá nhân, chẳnghạn trong thơ của Nguyễn Nam An, Trần Vấn Lệ, Phan Ni Tấn, Trần Thiện Hiệp,Nguyễn Tấn Hưng, Lê Mai Lĩnh, Phạm Hồng Ân, Phương Triều, Lê Giang Trần,Nguyễn Hải Hà, Dương Huệ Anh, Trần Quốc Bình, Hoàng Duy, người nào cũng đãxuất bản một hai thi phẩm, và còn rất nhiều thi phẩm đã xuất bản mà người viết bàinày chưa đọc tới. Nếu chỉ kể tổng quát hội nhập đậm nhạt theo mức độ càng ở giaiđoạn sau càng ít thấm thía, hoặc theo hoàn cảnh dù có vẻ riêng biệt nhưng vẫn cònước lệ chung chung phản ánh vào tác phẩm, cả hai ngoại nguyên nhân đó vẫn chưađủ giúp ta thấy được bản sắc của nhà thơ, bản sắc này phải do bẩm chất nội tâm màxuất lộ thành đặc thù trong diễn tả. Ví dụ cùng một cảnh thua thiệt lỡ tình lỡ vận màngười này làm thơ có bản chất than van khuất phục số kiếp, người kia với thơ cóbản sắc trào lộng cười cho vận mệnh, người nữa lại có bản sắc nổi loạn chống lại xãhội. Và hội nhập bình thản đâu phải đại diện chỉ có một người là Nhà Thơ NguyễnMạnh Trinh, điều mà nhà thơ gây ấn tượng cho ta nhờ ở chất thơ của xa lộ đều đềugắn bó với hội nhập bình thản, vì chất thơ có nhạc trầm chứ không phải vì nhà thơ làduy nhất đại diện. Còn một số nhà thơ khác cũng hội nhập bình thản nhưng chấthuyền ảo, chất lãng mạn...biểu hiện nhiều hơn chất thơ chất nhạc của cái gì đềuđều. Dần dần theo đường tiến bộ xã hội về mặt cư trú, hội nhập bi quan sẽ lần hồinhường chỗ cho cho hội nhập lạc quan, nhưng như đã nói hội nhập vui ít thể hiệnvào văn chương.Trong khi đó hội nhập bình thản vẫn đi song song trong thái độ của một sốngười. Rồi thời gian lâu hơn nữa, không còn hội nhập vui, buồn, dửng dưng, mà chỉcòn dòng chính nhập vào đời sống bản xứ của các thế hệ thứ hai, thứ ba. Dòngchính luân lưu ở đất người, và dòng hội nhập của thế hệ thứ nhất đã để lại những diký tình cảm bằng chữ viết sẽ được đưa về tồn lưu trong kho tàng văn học quêhương cũ.(Tạp chí Văn Học, California, số 214+215, tháng 2, năm 2004)123 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Kẻ Đồng Thời, Đọc Thơ Người Ra Chiến TrậnLấy vị trí một người cùng lứa tuổi, cùng thời chiến với Trần Hoài Thư, ta thửsong hành cùng người lính Trần Hoài Thư qua thi ca...Song hành nghe thấy, vì chiếntranh hiện diện mọi nơi bằng âm vang, bằng ảnh hưởng, không ai thoát ra ngoài cáilưới lồng lộng của nó. Gặp gỡ không cùng đi một đường, mà là song hành giữangười nơi hậu phương và người lính tác chiến. Xin lấy cái riêng làm cái chung, vìcuộc gặp gỡ này cũng là của nhiều người, chỉ khác chi tiết mà thôi. Một cuộc songhành qua chữ nghĩa sách báo, mặc dù chưa một lần gặp mặt.Gặp gỡ đầu tiên là khi đọc trên tuần báo Đời (hay tuần báo Sống, không nhớ)ở Sài Gòn khoảng năm 1969 hay 1970 gì đó (hình như Chủ Nhiệm Chủ Bút cũng làNhà Thơ Nguyên Sa, giống như tạp chí Đời xuất hiện sau này tại California), tôi códịp biết đến bài phóng sự chiến trường của Trần Hoài Thư nói về cái chết của TiểuĐoàn Trưởng Tiểu Đoàn Ó Biển. Chết vì mất máu do sự chần chờ không lên trựcthăng đưa về Quân Y Viện Nha Trang, muốn ở lại cao nguyên cùng chiến hữu đanglâm trận tại đó. Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Võ Anh Tài, một người anh đangtrong gia đình tôi (Anh là con bà trước, tôi là con bà sau, cũng không phải là cùngcha, nhưng chúng tôi cùng ở chung một nhà ngay từ thời thơ ấu tại Nha Trang). Aicũng có người thân quen mất mát trong chiến tranh. Từ đó tôi biết tên Trần HoàiThư, rồi sau này đọc nhiều truyện của ông trên các tạp chí Văn tại Sài Gòn trước1975. Khoảng năm 1972, tôi nhận được một tập truyện của ông gởi tặng, mà tôi nhớchắc không lầm là gởi từ Châu Đốc, khi ấy tôi đang ở tại bến phà Mỹ Thuận, VĩnhLong, nhưng làm việc thì ở Tỉnh Sa Đéc. Kể chuyện riêng cũng không ngoài ý hướnglấy cái riêng làm cái chung: Người hậu phương đọc thơ người ra chiến trận để cùngnghe thấy âm vang của một thời, bối cảnh của đất nước, làm người song hành dânsự và quân sự, nói cho long trọng hơn là làm chứng nhân cho những hình ảnh buồnvui đời lính hiện diện trong thơ Trần Hoài Thư.Trần Hoài Thư là một Trung Đội Trưởng đóng quân tại Quận Lỵ, Quận BồngSơn Tỉnh Bình Định. Đơn vị Quận thời chiến tranh là nơi có những hoạt động quânsự rất bận rộn, nơi xuất phát các cuộc tảo thanh, có đồn pháo binh yểm trợ, có BanCố Vấn Quân Sự Mỹ, có tiểu đỉnh Hoa Kỳ trú đóng nếu Quận lỵ ven sông, và cũng lànơi thường hứng bích kích pháo của đối phương bắn vào ban đêm. Tôi cũng làngười từng ở Quận lỵ, Quận Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Hình ảnh chiến tranh ở Quậnlỵ nào cũng giống nhau, cũng gần như giới nghiêm lúc 5 giờ chiều, cũng có nhữngngười tản cư từ vùng sâu ra mang theo tin tức quân địch hiện diện, làm áp lực baovây. Cuộc sống của người dân làm ăn mua bán đầy lo âu. Cũng những xôn xao khicác Tiểu Đoàn ở Tỉnh đổ về để giải tỏa áp lực. Bồng Sơn ở Bình Định cận kề cácmật khu Đệ Đức hay Tam Quan. Trà Ôn ở Vĩnh Long cận kề các mật khu Tam Bìnhhay Cầu Kè. Đã từng ở đơn vị Quận mới sống lại cái không khí chiến tranh nặng nềđè lên nếp sống của người dân tại đây:Bồng Sơn mùa nước dâng Sông LạiNgày sũng loang trên những mảng dừaMặt trận đổ theo bìa Đệ ĐứcNghe cận kề lửa hướng Tam QuanBồng Sơn, mây ám toàn tin dữChiều chưa buông, quận đóng năm giờGiặc chiếm Cận Sơn, người chạy loạnCòn bên cầu, trơ trọi cây đaKhi ra sống ở Tỉnh, áp lực như xa dần, nhưng những hoạt động chiến tranhvẫn tiếp tục. Người làm việc dân sự thông cảm những biệt ly ra đi, nghe vang vọngbuồn thương của tiếng quân xa qua vỉ cầu sắt, biết nỗi niềm của ánh đèn gia binh124 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nhạt nhòa giữa đêm khuya khi đoàn quân xa ra khỏi cổng trại, hiểu được chất bitráng cố giữ sự bình tĩnh của những điếu thuốc chuyền tay nhau của người sắp ratrận:Tôi qua Phù Cát, qua Cầu SắtMiếng vỉ cầu rền nghiến bánh lănNhững chiến xe đi về mặt trậnNhững người đợi một chuyến ra quân...Nửa đêm kẻng giục quân ra trậnKinh động cả lòng đêm tối bưngNhận lấy ba ngày cơm gạo sấyKhông buồn, chỉ một chút bâng khuâng...Lên xe, bỏ lại đồi thiên cổBỏ trại gia binh lạnh ánh đènCùng lên chiếc xe mười bánhCùng mồi điếu thuốc chuyền nhau.Những hình ảnh quen thuộc: Quân xa qua vỉ cầu sắt, cơm gạo sấy, xe nhàbinh mười bánh, trại gia binh, điếu thuốc chuyền tay nhau, bi đông rượu đế, hỏachâu đồng minh bắn, đêm trăng quận đường, lính trùm Poncho ngồi bên bờ ruộngnước, lính ngồi châm điếu thuốc bên đường xe lửa...gợi lại thời của một đoàn quânbận rộn với các cuộc hành quân, trực thăng vần vũ...Lại gặp gỡ với Trần Hoài Thư ở đơn vị Quận, bấy giờ là lúc Trần Hoài Thư vềchiến trường Vùng 4 nên sự gặp gỡ gần gũi hơn, vì lúc ấy tôi cũng đang làm việc tạimiền Tây Nam Phần. Quen thuộc ở đây là những quán nhậu ven sông mà khi đóngquân người lính nào cũng vào ra giải buồn, tìm cái quên giây lát khi xa gia đình. Bitráng thật sự, vì sống chết không biết lúc nào đối với người lính thời chiến tranh vàolúc căng thẳng sau Tết Mậu Thân, không phải chỉ là bắt chước câu thơ xưa: “Túyngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Như tôi đã thấy cáivội chia lìa của một Chi Khu Phó (Chi Khu Trưởng là Quận Trưởng, cấp bậc Đại Úylo về hành chánh, Chi Khu Phó cấp bậc Trung Úy thường trực tiếp dẫn quân đi tảothanh hay tiếp cứu giải vây). Vào lúc 9 giờ sáng còn ngồi với chúng tôi trong quánăn, vậy mà khoảng 11 giờ thì có tin ông đã tử trận khi dẫn quân băng đồng. Vì vậyxin làm chứng nhân cho một trường hợp thời chiến, nghe thấy y như Trần Hoài Thưđã nói trong thơ:Chiến tranh thì vẫn là tranh chiếnMặc. Kéo nhau vào quán chị HaiMặt trời đỏ ối trên vàm sángBanh áo. Ngâm bài thơ cổ lai.Trần Hoài Thư là Trung Đội Trưởng tác chiến nên đơn vị thường vãng lai ởQuận, đêm đêm nằm ngoài đồng phòng ngự cho Quận Đường. Có những đêm, saukhi phân phối cho quân mai phục đâu đó ngoài vườn ngoài ruộng, ông cùng vàingười bạn, có thể là viên chức của Quận phải ở lại ban đêm, có thể là các giáo chứcở ngôi trường lân cận đêm đêm phải đến trường ngủ làm công tác nhân dân tự vệ,họ bày ra một cuộc vui nhỏ, trải chiếu trong Quận Đường hay trước sân trường mộtđêm trăng, nhấm nháp rượu đế với con khô mực hay trái ổi trái xoài. Hình như đây làniềm vui nhỏ, có vẻ thơ mộng, của đời lính đóng quân nơi buồn tẻ, nên Trần HoàiThư đã nhắc lại một đôi lần trong hai tập thơ “Thơ Trần Hoài Thư” và “Qua SôngMùa Mận Chín":Thấy như thể đêm qua về Quận lỵ.125 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vài ba thằng trải chiếu dưới đêm trăng.Dăm trái ổi và bi đông rượu đếCon cá thiều chia chút tình thân...Có phải trái xoài trái ổiĐêm trăng trải chiếu quận đườngBên kia ngôi trường có cô giáo thật dễ thươngMuốn làm quen mà miệng đành câm nín...Nơi vui nho nhỏ như vậy đôi khi lại cận kề dấu vết chiến tranh mới xảy ra cáchđó không lâu. Tôi đã từng gặp trường hợp cuộc vui nhỏ này trước sân trường QuậnĐức Tôn, Tỉnh Sa Đéc. Cũng Trung Úy Trung Đội Trưởng sau khi cho lính nằm kíchngoài ruộng và chung quanh ngôi chùa cổ, đến rủ giáo chức trực phiên Nhân DânTự Vệ nhậu chơi, tìm thấy niềm vui khi bàn luận về văn chương thi ca như thời cònđi học ở Đại Học Sài Gòn trước khi động viên nhập ngũ. Sau đó Trung Úy kể ngôitrường này chính là nơi quàn các người lính tử trận của một trận đánh vào QuậnĐường đối diện với Trường Học bên kia đường, xảy ra khoảng ba tháng trước. Tanghĩ tâm trạng người Trung Úy là đi tìm cái vui nhỏ, quên đi nỗi buồn chiến tranh vừamới chứng kiến. Ta nghĩ Trần Hoài Thư cũng cùng tâm trạng như vậy. Song hànhnghe thấy, song hành chứng kiến, vì ta cùng thời cùng lứa tuổi với Trần Hoài Thư.Không ai thoát ra ngoài cái lưới lồng lộng của chiến tranh. Các giáo chức hành nghềdân sự ở ngôi trường này chẳng hạn, có kẻ đi học quân sự 9 tuần lễ rồi cho biệt pháitrở lại trường dạy học, có người phải học hết các giai đoạn quân sự để trở thànhchuẩn úy mới được biệt phái, có người phải thi hành quân dịch sau một thời gian rồimới biệt phái, đó là tùy theo quy chế đổi thay của các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa,luân phiên điều chỉnh từ Bộ Quốc Phòng.Đọc những bài thơ trong hai thi phẩm đã kể trên và một số truyện ngắn trongcác tập truyện xuất bản ở hải ngoại của Trần Hoài Thư, ta nhận ra một sự giằng cogiữa ý hướng vinh danh sự hào hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa và ýhướng muốn hồi ức một cách hiện thực, muốn phơi bày sự thật những yếu đuối rấtnhân bản của con người nơi chốn hiểm nguy, mà thường thường thì Trần Hoài Thưphơi bày cái yếu đuối của chính mình trước tiên. Như trong một truyện ngắn hồi ứcngày mới chỉ huy trung đội đụng trận lần đầu trong đời lính. Trong khi theo lệnh xungphong tiến tới, Trần Hoài Thư thầm mong người lính mang máy truyền tin đừng chạycập kè với mình, vì như thế ông trở thành mục tiêu nhắm bắn của quân địch vốn đãkinh nghiệm Trung Đội Trưởng là người luôn luôn ở gần máy truyền tin, và càng dễlộ nếu trên tay lại cầm bản đồ. Các bông mai cấp bậc của quân đội có màu đen thêutrên áo, đó cũng là để tránh cho các sĩ quan thành mục tiêu nhắm bắn của quânđịch. Trần Hoài Thư hồi ức những vụng về pha lẫn với nhát sợ của mình lần đầu tiênnhảy trực thăng đánh trận:Thằng Mỹ lái tàu chơi mất dạyHai càng chưa hạ đã bay caoTa nhìn xuống thấp, run không nhảyMày đạp ông, ông phải té nhào...Lính cũ chỉ đường ta đánh trậnQuân bò, ta lại chạy khơi khơi....Em có biết không, tôi giấu yếu mềmThèm bị thương, được nằm bệnh xáĐâu đó trong suốt hai tập thơ, ta thường bắt gặp những hồi ức thành thật nhưvậy, trái ngược với những từ “hào hùng, ngang tàng” cũng của chính Trần Hoài Thư126 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nói về thơ của mình. Hồi ức sống động trộn lẫn với nỗi buồn xa nhà, sinh ly tử biệtthời chinh chiến. Vì điều ấy xảy ra thường xuyên, coi như cái nghiệp buổi sinh ly.Chấp nhận, có lẽ chưa sát nghĩa với “ngang tàng":Nhận lấy ba ngày cơm gạo sấyKhông buồn, chỉ một chút bâng khuâng...Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹChiến tranh. Thì cũng tựa phù vân....Anh có mang theo lòng thống hậnHay là cái nghiệp buổi sinh ly...Hãy cố làm sao điều chỉnh kínhThêm nỗi buồn lẫn cả cô đơnPhóng viên đưa máy hồn run rẩyHốt hoảng người che mặt ngỡ ngàngÔi cả cuộc đời đi đánh giặcChỉ xin làm một kẻ tầm thường....Lính đứng trên xe, hầm hừ chỉa súngMỗi đứa một phần, hứng lấy rủi mayBởi anh đã tiêu pha một thời tuổi trẻBằng những nỗi buồn thế hệ chiến tranhTrần Hoài Thư không chỉ nói cái yếu đuối đôi khi đã có với ông lúc hành quântác chiến, mà thỉnh thoảng ông cũng nói chung cho cả toán quân, ít nhất ông đã thấynơi Đại Đội hay Trung Đội ông chỉ huy. Điều này gây ra một sự giằng co khi thể hiệntrong thơ mà ta sẽ phân tích sau đây. Trong bài “Ta Lính Miền Nam” thì bạn của ônglà những người tình nguyện đầu quân:Khóa của taTrên mấy trăm thằng tình nguyệnĐi nhảy dù, thủy bộ, thám báo “ác ôn”Có đứa mang bằng kỹ sư về nướcChọn Cọp Ba Đầu Rằn làm lính tiền phong.Nhưng trong bài thơ “Đồi Xưa”, cũng bạn của Trần Hoài Thư quan niệm đilính chẳng khác thơ Nguyễn Bắc Sơn thấy chiến tranh Việt Nam chỉ là tai trời áchnước:Chửi thề mấy tiếng trong tầm pháoThế hệ sinh lầm thuở rối ren.Trong bài thơ “Đêm Đột Kích Ở Nho Lâm”, sự khựng lại của toán quân mớichỉ là một sự nghi ngại, chưa thể hiện trong đó rõ ràng tính chất miễn cưỡng hànhquân, khựng lại do bản năng tự vệ trước nguy hiểm rình rập:Ai dẫn đường đi sao khựng lạiTrời đen không thấy một vì saoBốn bề thăm thẳm lau cùng sậyNhững rặng tre mờ in bóng saoHàng quân rạp xuống trên đồng lụtChe đi hình tượng những hồn âmHỏa châu hối hả đồng minh bắnTiếng nổ cầm canh buồn mênh mông127 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nhưng trong bài “Trung Đội” đăng trong tập chí “Văn Học" số 138, tháng10/1997, sự khựng lại của toán quân đi liền theo sau là những ý tưởng “mang oannghiệp”, chẳng khác trong thơ Nguyễn Bắc Sơn “chiến tranh này cũng chỉ một tròchơi” (ta nhận ra sự trùng hợp một lần nữa). Nhưng trong thơ Nguyễn Bắc Sơnkhông có sự giằng co giữa ý hướng làm thơ hào hùng và ý hướng hồi ức trung thựcbản năng sinh tồn của bất cứ con người nào:Người lính dẫn đầu không dám bướcToán quân dồn cục, đầu ngóp ngoiCó ai hụt cẳng trong đầm lụtTrắng mắt quân đi, đội súng dài....Đêm của âm binh về xứ khổGiày da bùn đặc trệ đôi chânRút lên như thể mang oan nghiệpDẫm xuống như còng kiếp tử sinh....Thì đi, ngụp mãi trong đồng sậyNgười ở đâu sao người không raSao người cứ ẩn làm ma xóTa đuổi hoài giữa bãi tha ma....Kẻ bỏ ra đi người ở lạiChiến tranh thì cái nghiệp oan chungChiếc xẻng cá nhân đào hối hảPoncho trùm che dãy Cù Mông.Có thể vì thấy viết như vậy thì không mấy hào hùng, nên trong bài “Trung Đội”in trong thi phẩm “Thơ Trần Hoài Thư”, tác giả bỏ các đoạn này hoặc sửa vài câucho bớt tính chất hồi ức có sao thì nói ra. Sự điều chỉnh này là dấu mốc cho ta biếtTrần Hoài Thư không có ý định làm thơ phản chiến như Nguyễn Bắc Sơn, mà phảnchiến làm gì khi đã tàn cuộc chiến, đã sống nơi hải ngoại. Trần Hoài Thư chỉ muốnlàm thơ có tính chất hồi ức sống thực của một Trung Đội Trưởng từng hành quân tácchiến. Chắc đó cũng là ý định Trần Hoài Thư muốn xác định một vị trí trong văn họcViệt Nam hải ngoại, một vị trí riêng biệt không giống ai, nói riêng là không giốngNguyễn Bắc Sơn.Chỉ riêng một bài thơ “Trung Đội” đã có nhiều hình ảnh sống thực khi đi hànhquân. Trần Hoài Thư muốn hồi ức sống thực, đầy đủ, nên ông đã thêm thắt nhiềulần, hoặc sửa lại câu thơ, bớt đoạn này, thêm đoạn kia, chẳng hạn lần thứ ba tôi đọctrong tuần báo Saigon Times vùng thung lũng San Gabriel thuộc Los Angeles, thấycó thêm những câu:Trung đội đã lâu rồi không nghỉLâu rồi, xuống núi, về bên kiaBên kia cũng vẫn là sinh tửMột chuyến đi ai biết trở về...Người lính dẫn đầu không dám bướcToán quân dồn cục, mình ngóp ngoiNgười sau níu giữ người đi trướcBì bõm quân đi súng đội đầu....Kẻ bỏ ra đi, người ở lạiChiến tranh thì cái nghiệp oan chung128 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Chiếc xẻng cá nhân đào hối hảĐạn pháo gầm hướng dãy Cù Mông.Những sửa đổi hay thêm như trên cho thấy: Một là Trần Hoài Thư có sự giằngco giữa hào hùng và trung thực với đôi lúc yếu đuối của mình, hai là Trần Hoài Thưmuốn hồi ức đầy đủ hết những sống động nơi chiến trường. Đối với những người đãtừng xông pha ngoài trận mạc thì những đoạn thơ của Trần Hoài Thư chỉ là nhắc lại,có khi không linh động bằng, vì Trần Hoài Thư là Trung Đội Trưởng, chưa phải lànhiều kinh nghiệm chiến trường như Đại Đội Trưởng hay Tiểu Đoàn Trưởng...Nhưngvới người đi song hành trong thời chiến, song hành giữa dân sự và quân sự, thì thơTrần Hoài Thư đã dồi dào chất hiện thực của đời lính tác chiến.Nếu chỉ có như vậy thì thơ Trần Hoài Thư là bức tranh thời chinh chiến, chinhchiến ngoài trận mạc. Thật ra, thơ Trần Hoài Thư còn rất nhiều chất tươi mát, đó làhình ảnh người em gái. Phải nói là dồi dào, không phải chỉ là điểm xuyết. Đời lính điđó đây, gặp gỡ thoáng hiện thoáng lướt qua, bận bịu làm gì khi thường xuyên diđộng hết chiến trường này đến chiến trường khác. Thơ Trần Hoài Thư thể hiện lẽ tấtyếu tình yêu như một bóng mây đó. Ta thử trích vài câu đặc sắc trang điểm cho đờilính niềm vui tao ngộ:Gặp em trong chuyến xe về muộnTrăng đã lên trên khu Hàng XanhĐường qua Gia Định chia trăm ngảCó ngả nào em hiểu tình anh ?...Mẹ vo nồi gạo trắngEm ra vườn hái bôngNồi canh chua điên điểnẤm chút tình non sông....Bên kia trường có cô giáo thật dễ thươngMuốn làm quen mà miệng đành câm nín....Xin cô hàng thêm một két biaHôm nay lãnh lương tôi đòi hếtCô hàng ơi, một mai tôi chếtAi tiêu dùm, ba tháng tiền lương...Ngày ta lên rừng làm lính cao nguyênQuen em ê-đê từ rừng xuống chợEm khờ khạo nhìn thị thành nhộn nhịpCon gái Thượng nguồn, vú ngực thiên nhiên.Đó là chưa trích thơ người yêu thời tuổi trẻ phố Đà Nẵng, rồi người yêu xứHuế, rồi người tình phụ rẫy: “Con sóc dại khờ gậm hoài trái đắng. Và anh dại khờnên mới yêu em”.Nhân vật nữ thời tuổi trẻ, nhân vật nữ thời chinh chiến, rồi cũng đã qua.Nhưng một nhân vật nữ tác giả xin hỏi cưới, chịu đi làm rể xa ở đồng bằng sông CửuLong, từ thời chiến đến bây giờ, hiện diện trong nhiều bài thơ của Trần Hoài Thư,pha trộn lãng mạn, tình nghĩa và lịch sử:Cảm tạ em, người em Cửu LongEm cho anh hơi thở đồng bằngTừ trong lòng dậy nguồn ơn lượngCủa chập chùng cam khổ tiền nhân129 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Bài viết xong ngày 15.5.2000, đăng trong Tuần báo Sài Gòn Times,Rosemead, California, ngày 30.6.2000 và 16.5.2003 Đặc san Nha Trang-Khánh Hòa2003)Nhân Bài Thơ "Sương Rơi", Bàn Về Sự Gắn Bó Hình Thức Và Nội DungThời tiền chiến, có lẽ chưa có từ ngữ cơ cấu rất được ưa dùng ngày nay doảnh hưởng của thuyết cơ cấu luận của Tây Phương, nên tính chất cách tân củaNguyễn Vỹ qua bài thơ "Sương Rơi" chỉ được coi như "đã sáng tạo ra một nhạc điệuriêng để tả một cái gì đương rơi" (Hoài Thanh, trong "Thi Nhân Việt Nam"), hoặc quyđịnh Nguyễn Vỹ như "nghệ sĩ ấn tượng thu cả âm thanh vào cả cảm giác mình rồiphát ra bằng lời thơ" (Nguyễn Tấn Long- Phan Canh, trong "Khuynh Hướng Thi CaTiền Chiến"). Ta nghĩ "sáng tạo nhạc điệu riêng" chưa nói lên sự cách tân củaNguyễn Vỹ là nhấn mạnh liên hệ gắn bó ý thơ và thể thơ, vì Nguyễn Xuân Sanh vàĐoàn Phú Tứ cũng đã sáng tạo nhạc điệu riêng trong thơ mà không đưa ra một đồngbộ giữa nội dung và hình thức như Nguyễn Vỹ: Cứ hai chữ xuống dòng giống nhưtừng giọt sương rơi, ý thơ là niềm đau rơi rụng, tơi tả, hiu hắt lạnh lùng. Ta cũngnghĩ nếu là "ấn tượng" thì thiên về cảm giác, thấy ra sao, nghe ra sao thì diễn tả ra,không cần sự can thiệp của lý trí, cho nên cũng không cần phối hợp chặt chẽ với ýthơ. Ông Hoàng Nguyên Nhuận đã cho ta một ví dụ rất rõ về ấn tượng: "Vẽ đườngrầy xe lửa hay đường tàu chẳng hạn. Theo ấn tượng thì hai đường tàu song songgiao nhau ở cuối chân trời. Thấy sao vẽ vậy, hay vẽ theo đúng ấn tượng là vẽ đườngtàu như A hay chữ V ngược" (Trong tạp chí Hợp Lưu số 55). Nguyễn Vỹ thấy sươngrơi từng giọt thì tạo ra thể thơ cứ một hai chữ lại xuống hàng, nhưng còn phối hợpvới ý tưởng từng giọt thấm vào lòng lạnh lùng, từng giọt rơi trên mồ hoang, đó là doliên tưởng, không phải chỉ thuần do cảm giác đem lại. Nhưng sự cách tân củaNguyễn Vỹ không phải là dễ dàng đạt tới cơ cấu gắn bó hình thức và nội dung. Ví dụtrong thể thơ diễn tả tiếng chuông phối hợp với nội dung nhớ tiếng chuông chùa quêhương, tác giả dùng thể thơ có hình tượng như từng bậc tam cấp hay đồng ruộngbậc thang ở các vùng đồi xứ Phi Luật Tân hay Indonesia. Ta nghĩ tiếng chuông ngânnga không giống như vậy.Trong khi đó, cũng đồng thời với Nguyễn Vỹ, Thi Sĩ Bàng Bá Lân không cố ýcách tân để tạo ra một cơ cấu gắn bó mà bài thơ về tiếng võng đưa của ông đã ngẫunhiên phối hợp được: Cứ một hai câu thơ đưa qua bên trái, lại có hai ba câu đưasang bên phải, và có khi vài câu lưng chừng ở giữa như cái võng đưa qua đưa lại rồilắc lư cân bằng, phối hợp với âm thanh tiếng cót két, phối hợp với nội dung bảy támchục phần trăm dân tộc Việt Nam lớn lên từ tiếng võng mẹ ru con, bà ru cháu nơiđồng quê. Phải chăng có ý thức sáng tạo để cách tân như Nguyễn Vỹ thì mới đượcvăn học kể đến như một người chủ trương sự phối hợp chặt chẽ giữa nội dung vàhình thức.Thời Văn Học Miền Nam Việt Nam, Thơ Tự Do của Thanh Tâm Tuyền hàmchứa cái cơ cấu gắn bó hình thức và nội dung. Trước Thanh Tâm Tuyền cũng đã cóvài Thi Sĩ nổi danh với các bài Thơ Tự Do như Nguyễn đình Thi với bài "Đất Nước",Hữu Loan với "Màu Tím Hoa Sim", Hoàng Cầm với "Bên Kia Sông Đuống", YênThao với bài thơ "Nhà Tôi", nhưng các nội dung kháng chiến hùng tráng và bi trángcủa họ không cần phải phối hợp chặt chẽ gì với thể Thơ Tự Do không cần vần điệu.Họ làm Thơ Tự Do để diễn tả phóng khoáng, dễ dàng đạt ý về lòng yêu nước. Nếuhọ làm các thể thơ vẫn còn ràng buộc vần điệu như Quang Dũng mà nếu đạt ý, rungđộng quần chúng với tiếng gọi non sông như ở các bài Thơ Tự Do, thì chắc họ cũngđược ca ngợi. Nội dung kháng chiến, tình quê hương, đâu nhất thiết cần phải diễnđạt bằng hình thức Thơ Tự Do. Bài thơ "Tây Tiến" và "Đôi Bờ" của Quang Dũng là130 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


một minh chứng. Vì vậy các nhà Thơ Tự Do thời kháng chiến chưa phải là "thủ lãnhThơ Tự Do" như Thanh Tâm Tuyền của thời Văn Học Miền Nam. Lúc đầu, Thơ TựDo của Thanh Tâm Tuyền với nội dung chính trị như lên tiếng về sự đàn áp của LiênXô chống lại cuộc nổi dậy ở Budapest (Hung Gia Lợi), hoặc về Hà Nội giờ giớinghiêm, thì đó vẫn là Thơ Tự Do giống như dòng Thơ Tự Do thời kháng chiến, chỉkhác về nội dung mà thôi. Thơ Tự Do hay không Tự Do thì nội dung ấy vẫn có thểdiễn tả. Lần hồi, thơ tự do của ông hình thành bằng quan niệm nghệ thuật theo "tinhthần Dyonysos" (tên một vị thần trong thần thoại Hy Lạp), tượng trưng cho tính chấtnổi loạn chống lại thói lề ràng buộc, hỗn độn say sưa chống lại sự điều hòa, trúc trắcnghịch âm chống lại vần điệu êm ái, móng sắc thương đau thay cho mộng mơ dịungọt, tổng quát là "tinh thần Dyonysos" chống lại "tinh thần Apollo" (cũng là tên mộtvị thần trong thần thoại Hy Lạp, tượng trưng cho nghệ thuật hài hòa). Rất đúng dịpcho Thanh Tâm Tuyền với quan điểm nghệ thuật Dyonysos thêm nổi bật là vì sựxuất hiện của Nhà Thơ Nguyên Sa từ bên Pháp mới về nước. Nguyên Sa cũng chủtrương Thơ Tự Do, còn thêm yếu tố mới là Thơ Tự Do viết như văn xuôi, nhưng thơNguyên Sa thật du dương, tình yêu trong thơ Nguyên Sa thật dịu ngọt, từ ngữ thơthật hiện đại nhưng không nổi loạn, đó chính là tinh thần nghệ thuật Apollo, ngẫunhiên thành đối lập với Thanh Tâm Tuyền. Bên nào cũng có nhiều người tâm huyếtvăn chương ủng hộ, giữ trong tay những tạp chí văn học, nhờ vậy sự đối lập này đãđưa cả hai thành hai thi nhân lớn của Văn Học Miền Nam, trong khi những thi nhântài ba như Đinh Hùng, nổi tiếng từ thời tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, khôngđược giới trẻ tìm đọc. Hơn bốn mươi năm kể từ thời ấy thì giới trẻ đó bây giờ đãthành trung niên hay quá trung niên, lúc này mới nghiệm ra sự thưởng ngoạn đãđược bảo hòa: Thơ Niêm Luật, Thơ Mới, Thơ Tự Do, thế nào cũng được, miễn làthơ hay. Xin trích ra đây một số câu thơ của Thanh Tâm Tuyền để thấy được sự gắnbó chặt chẽ giữa hình thức văn chương (câu đặt hoàn toàn tự do, âm điệu trúc trắc,từ ngữ gai góc) và nội dung văn chương (tinh thần say sưa bạo loạn Dyonysos):...Ở cuối đêmem rũ tóc nói những lời mê sảngnhững ám hiệucủa mặt biển đen khôngtình yêu tuyệt vọnganh xé tóc em cùng những cánh lá chếtmùa thugây thương tích nơi cườm taykhóa chặtanh xô ngã em từ chớp đỉnh hạnh phúc...hai con sâu nằm trên chân mày khoét lỗcon quạ hôi hám mở lồng ngực bay lên....Đau như thú dữ cháy rừngTa đập tan hình hài và thức giấc....Đi đi, chúng ta đến công viênNơi anh sẽ hôn em đắm đuốiÔi, môi em như mật đắngNhư móng sắc thương đau...131 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nguyên Sa không chủ trương nghệ thuật theo tinh thần Apollo, nhưng hìnhthức văn chương trầm bổng, lời thơ êm đẹp, còn nội dung là tình yêu dịu ngọt trongbối cảnh thành thị, vì vậy thơ Nguyên Sa cũng là một phối hợp gắn bó giữa lời thơ,thể thơ và ý thơ.Ông đã trở thành nhà thơ tình yêu số một trong Văn Học Miền Nam. Ngônngữ êm đẹp và hiện đại, Thơ Tự Do nhưng vẫn trầm bổng, đó là hai yếu tố làm chothơ ông gần với tuổi trẻ thời bấy giờ: Đổi mới về phát biểu yêu đương nhưng chưađến mức độ nổi loạn phá luật lệ. Danh xưng nhà thơ tình yêu tuổi trẻ này đã theoông ra tới hải ngoại, và tại đây ông đã truy nghiệm ra sự phối hợp chặt chẽ hơn nữacho tình yêu dịu ngọt, tăng cường cho lời cùng thể thơ vốn đã du dương. Đó là chủtâm điệp vận ở các vần bằng như một điệp khúc mơn man vuốt ve tình yêu. Chủ tâmđiệp ngữ để làm thính giả tan loãng vào sự lâng lâng thưởng ngoạn khi nghe ngâmthơ hay đọc thơ êm ái, nhất là khi trên sân khấu tất cả đều lộng lẫy, đó là chủ trươngrất mới cho văn học mà ít người lưu ý. Nguyên Sa muốn đưa thơ vào trình diễn, tạo"nhạc tính tình yêu". Vì thơ Nguyên Sa đã được phổ nhạc rất nhiều và rất hay, phổbiến rộng rãi, nên một chủ trương thêm nữa của ông thành ra dư dả, do đó ngườiđời chưa lưu ý sự khám phá từ kinh nghiệm Nguyên Sa: "Chỗ dung thân của thơphải chăng là sự bao dung có tên là tình yêu". Có lẽ ý ông muốn nói: Trong khi talâng lâng thưởng ngoạn, tan loãng vào mơ màng tình yêu, khi ta trôi vào giai điệu vớiđiệp khúc du dương hay giọng ngâm thơ êm ái, ta sẽ không còn săm soi về chữ, vềđiệp ngữ tạo ra nhạc tính tình yêu đó. Dư dả thành ra không được lưu ý, thật đángtiếc.Đọc lại hai bài thơ "Paris Có Gì Lạ Không Em" và "Tương Tư", ta sẽ nhận rachủ tâm điệp ngữ. Nguyên Sa nói rõ chủ tâm điệp ngữ về vần là cơ cấu hòa điệu chonội dung và hình thức, tạo ra điệp khúc dịu ngọt tình yêu: "Vần là một hiện tượng cơcấu, là sự phối âm của toàn thể chữ trong đoạn thơ hay bài thơ...vẻ đẹp của giáođường không phải là cộng lại của những viên gạch. Kiến trúc của giáo đường manglại vẻ đẹp cho mỗi viên gạch...Tôi lựa chọn nền âm thanh, chọn lựa sự xuất hiện củanhững tiếng đồng âm, tạo nên một nền âm thanh".(Trích ra từ bài đã đăng trong báo Dân Chúng, được nhuận sắc dưới tựa đề"Luật Phản Thanh", in trong tập "Hồi Ký" của Nguyên Sa). Phục hoạt trình diễn chothơ, với chủ tâm điệp ngữ như trên, không cần ngâm thơ mà chỉ đọc thơ chắc cũngđủ lâng lâng.Xin được nhắc lại, Nguyễn Vỹ đã dùng chữ để tượng hình những giọt sươngrơi, đi kèm với nội dung. Phải chăng ông là người tiền phong đã đi trước trường phái"Thơ Cụ Thể". Theo Ngu Yên, trường phái "Thơ Cụ Thể" (Concrete Poetry) phát xuấttừ Đức và Ba Tây khoảng giữa Thế Kỷ 20, nghĩa là sau thời tiền chiến Việt Nam(1932-1945), tức thời điểm Nguyễn Vỹ sáng tác. Trường phái Thơ Cụ Thể cực thịnhkhoảng năm 1960 đến 1970, đúng thời kỳ chiến tranh ác liệt tại Việt Nam, nên giớivăn nghệ ta ít biết đến.(Ngu Yên, tạp chí Văn Học số 121, trong bài "Thơ Cụ Thể"). Nhưng trườngphái Thơ Cụ Thể chỉ coi từ ngữ như những vật liệu vật lý, chẳng khác vật liệu Plastichay vỏ bánh xe mà vài người thuộc trường phái này sắp xếp thành bài thơ. Sắp xếpnhư vậy để nói lên một ý nghĩa nào đó, nghĩa là nói lên một nội dung. Vậy hình thứcvăn chương và có thể thơ là điều không đáng kể. Cho nên ta không thể quy định đâylà sự phối hợp hình thức và nội dung, là kiến trúc một cơ cấu gắn bó giữa lời thơ, thểthơ và ý thơ mà bài viết này đặt trọng tâm để nêu ra. "Đọc", nói đúng ra cần phải"nhìn" ý nghĩa qua vật liệu sắp xếp (đây là "Thơ Thị Kiến", Visual Poem, thuộctrường phái Thơ Cụ Thể), và cần phải "nghe" từ ngữ vô nghĩa nhưng phát ra âmthanh (đây là "Thơ Âm Thanh", Sound Poetry, cũng thuộc trường phái ''Thơ Cụ Thể".132 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ngu Yên sưu tầm được một bài thơ Anh Ngữ: Điều quan yếu không phải nơi nghĩacủa từ mà quan yếu ở chỗ đọc lên nghe như âm thanh bánh xe lửa đang sình sịchchuyển mình. Trong cuốn "Thơ Việt Hiện Đại" của Uyên Thao xuất bản tháng 10năm 1969 tại miền Nam, trang 432, có nêu trường hợp một bài thơ Pháp Văn, nhưngtừ ngữ Pháp này không có trong từ điển. Nhà thơ đặt ra các từ ngữ ấy để đọc lênnghe như âm thanh tiếng chuông nhà thờ. Isidore Isou là người đề xướng thi phái"Duy Từ Ngữ" đó (Lettrisme). Thi phái Duy Từ Ngữ coi chữ là trên hết, trong khi thiphái Cụ Thể coi chữ là vật liệu vật lý, đồng giá trị với các vật liệu vật lý khác. Ta liêntưởng đến vật liệu là vài tảng đá đơn sơ trong các khu vườn cổ năm sáu trăm năm ởNhật, hoặc vật liệu là đóa hoa thiên nhiên với phiến lá xanh được cố ý cho nhô ra từdãy hàng rào nâu xám của một thiền giả Phù Tang. Nhưng các vật liệu ấy cốt để gợisự chiêm nghiệm tâm linh, đốn ngộ siêu hình. Thi phái Cụ Thể đi tìm một ý nghĩaqua cách sắp xếp vật liệu, không phải để đi vào diệu vợi siêu hình. Đọc từ ngữ trongthơ Cụ Thể đôi khi ta cũng bắt gặp được chất thơ, nhưng chất thơ này nếu khôngđược dẫn giải trước, chắc ta không nắm bắt được hình tượng mà nhà thơ muốn độcgiả phải thị kiến, như bài thơ "Con Đường Và Mặt Trời" của một nhà thơ xứ Ba Tây(do Ngu Yên trích dẫn trong bài "Thơ Cụ Thể"). Bài thơ gồm năm câu tiếng Bồ ĐàoNha (có lẽ Ba Tây là xứ nói tiếng Bồ Đào Nha, Portuguese). Bốn câu đầu gồm cácchữ mặt trời và con đường kề cận nhau, chỉ khác là chữ mặt trời từ bên phải dịchdần về bên trái từ câu hai đến câu bốn. Ta phải thị kiến đó là mặt trời đang lên cao.Câu năm không còn chữ mặt trời mà gồm toàn chữ con đường: Ta phải thị kiến khiấy mặt trời đã lặn rồi, trả lại bóng tối cho các con đường trên mặt đất. Quả là có chấtthơ. Hoặc như Trần Long Hồ giới thiệu vài bài thơ cụ thể trong "nhóm tạp chí Thơ",trong đó có nhà thơ (không thấy nêu tên) cho ấn loát nhập nhòe câu thơ của bàĐoàn Thị Điểm trong "Chinh Phụ Ngâm". Hình ảnh nhập nhòe của các chữ "TrốngTràng Thành lung lay bóng nguyệt. Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây" quả là tượnghình tiếng trống dồn dập như làm lay động ánh trăng trên mặt trường thành. Thậtcũng có chất thơ. (Trần Long Hồ, trong bài "Đầu Năm Nói Chuyện Thơ", tạp chí VănHọc, số Mùa Xuân 2001). Nhưng chất thơ hình như không phải là điều mà Thơ CụThể nhắm tới. Ví dụ lấy vật liệu như Plastic hay vỏ bánh xe thì không còn gì chất thơ.Cái họ nhắm tới: Nói lên một ý nghĩa nào đó, không nhất thiết phải đạt chất thơ.Và nếu không có sự dẫn giải trước, tức là cần từ ngữ diễn tả ý tưởng, thì chắcnhững sắp xếp tượng hình không tự mình bộc lộ được ý nghĩa, không phơi bàyđược chất thơ.Trong bài báo đã kể trên thì vài nhà thơ trong "nhóm tạp chí thơ" được gọi là"các nhà thơ cách tân" thay vì các nhà thơ thuộc thi phái Thơ Cụ Thể.Ngẫu nhiên mà mỗi thời kỳ trong văn học ta có một nhà thơ sáng tác thể hiệnsự phối hợp Nội Dung và Hình Thức, thể hiện cơ cấu gắn bó lời thơ, thể thơ và ýthơ. Thời Tiền Chiến thì có Nguyễn Vỹ với đầy ý thức làm thơ tượng hình bằng từngữ, bằng câu thơ.Thời Văn Học Miền Nam thì có Thanh Tâm Tuyền đầy ý thức Thơ Tự Do pháhủy ước lệ với nội dung là tinh thần nghệ thuật Dyonysos. Thời Văn Học Việt NamHải Ngoại có Nguyên Sa với đầy ý thức điệp ngữ điệp vận tăng cường thêm cho tínhâu yếm dịu ngọt trong thơ tình. Ngoài ra các nhà thơ khác chỉ mượn thể Thơ Tự Dođể lồng vào nội dung nào đó cũng được, như thời kháng chiến có Thơ Tự Do lồngvào nội dung yêu nước, đánh đuổi ngoại xâm. Hoặc chỉ lấy các thể thơ có sẵn nhưbảy chữ, lục bát, ngũ ngôn, tám chữ...để diễn tả đề tài đặc biệt hoặc đề tài chung.(Tạp chí Văn Học số 205, tháng 5/2003)Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh133 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Thủy Mộ Quan, Thơ Viên Linh. Tác giả xuất bản Washington D.C. 1982, 206trang)I.- KẺ ẨN CƯ <strong>TRONG</strong> THÀNH PHỐ XỨ NGƯỜIThi phẩm Thủy Mộ Quan chia ra làm ba phần, tập I là Thủy Mộ Quan gồm cácý tưởng về Biển Đông như một định mệnh của Việt Tộc, tập II là Ngoại Vực gồm cácbài thơ sáng tác từ khi rời khỏi Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tập III là DưTập gồm các bài thơ đã đăng báo tại Việt Nam trước 1975.Nhà thơ Viên Linh là một trong lớp người đầu tiên di tản ra khỏi Việt Nam năm1975, định cư nhiều năm tại Virginia trước khi chuyển về California. Đọc các bài thơtrong phần Ngoại Vực sáng tác tại hải ngoại, ta thử đi tìm dấu vết phản ánh Đất vàNgười nơi cư trú mới thì cũng không tìm ra những dấu vết phản ánh đậm nét nào.Nhiều năm sống tại hải ngoại, nhưng thơ ông chỉ thấy phản ánh thái độ một conngười ẩn cư trong Thành Phố xứ người. Thành Phố Falls Church Tiểu Bang Virginianơi ông cư ngụ, và Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn nơi ông thường lui tới làm việc, gần nhưkhông có một dấu vết đặc biệt nào lưu lại trong tập thơ, ngoài cái chung chung củamột miền xứ lạnh:- Đêm qua mưa đổ cây phong lẻẨm một lòng lênh láng huyết chiều- Xa nhau thôi nhé thu vàngLá rơi trên tuyết, lòng tan dưới đườngXứ người là nơi cư trú mới tưởng chừng như đã dập tắt mọi lý tưởng vì cuộcsống cơm áo hàng ngày, sau cơn binh bại năm 1975:- Có phải mùa thu đời đổi sắcHay hồn binh bại máu còn reo- Quê người cơm áo đau vô tậnSống tưởng chừng như chỉ bấy nhiêuThế nên, ông không có một cảm hứng nào với quang cảnh xứ người, dù nơiông cư trú ở gần những thắng tích lịch sử nước Hoa Kỳ, dù nơi ông cư trú mùa thulá vàng mùa đông tuyết rơi rất nên thơ trong một kinh thành tráng lệ. Tâm hồn ôngkhông hướng ra ngoại cảnh mà quay về với nội tâm, sống một đời ẩn cư, vui với khuvườn nhỏ quanh nhà, với sách vở trong thư viện của riêng ông:- Hầm tối tháng ngày quaNghe hạc vàng nhớ bạnLưu lạc nơi xứ ngườiSách cùng ta chuyện V.N….Mấy năm rồi ngóng đợiBằng hữu biệt muôn phươngCó chiều ta xén cỏLệ rơi trong góc vườnTừ khi di chuyển về California, ông cũng sống ẩn cư như thái độ trong thi ca.Thỉnh thoảng mới thấy ông cho đăng vài bài thơ, và cũng không ngoài những ýtưởng về ẩn cư, vui cùng sách vở, điển hình qua một câu thơ rất đẹp:- Có đêm gấp sách gối đầuVẳng nghe chữ nghĩa gọi tàu sang trangII.- BIỂN ĐÔNG NHƯ MỘT ĐỊNH MỆNH CỦA VIỆT TỘCÔng ít có cảm hứng về Đất và Người nơi chốn tạm dung, nhưng lại có mộtcảm hứng sâu đậm về Biển Đông. Có lẽ sau khi di tản đến Hoa Kỳ vào năm 1975,hàng ngày đọc sách báo và nghe tin tức về những cuộc vượt biển của lớp người đisau, đã xúc động với sự thảm khốc hãi hùng trên biển cả mà ông mường tượng hay134 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thấy qua đài truyền hình, nên ông đã có một rung cảm sâu xa, thấy biển đông nhưmột định mệnh của Việt Tộc.Biển Đông, hay nói đúng hơn là giải đất ven biển Thái Bình Dương, đó là nơibắt đầu và cũng là nơi tận cùng của Việt Tộc. Biển Đông là nơi bắt đầu của Việt Tộcqua truyền thuyết về Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Lạc Long Quân dẫn 50 đứa conđến sinh sống ở ven biển, chia tay với Âu Cơ dẫn 50 đứa con khác về sống ở miềnnúi, tất cả là nguồn gốc của người miền đồng bằng và các bộ lạc núi rừng hiện nay ởnước ta:- Vua gặp Âu Cơ lúc thủy duCùng nàng rung động nước thiên thuDuyên tan nàng bắt con về núiNhững đứa theo cha khổ đến giờ(Âu Cơ)- Ngày sau anh hỏi chị đi đâuHãy trả lời anh. Dưới vực sâuAnh hỏi vì sao em hãy nóiTiên Rồng xưa vốn đã xa nhau(Dưới Vực Sâu)- Sinh ở đâu mà giạt bốn phươngTrăm con cười nói tiếng trăm giòngNgày mai nếu trở về quê cũHy vọng ta còn tiếng khóc chung(Trăm Giòng)Sau thời kỳ Huyền Sử, ta bước qua thời kỳ lịch sử lập quốc với các Vua Hùngnước Văn Lang. Lịch sử của giai đoạn phôi thai này cũng thơ mộng qua các truyềnthuyết, thấy thấp thoáng trong đó hình ảnh một dân tộc có nguồn gốc từ biển:- Vua Hùng ta lập nước Văn LangVen biển cho nên phải vẽ mìnhNgày tháng phôi pha quên tục cũRủ nhau ra biển nộp giao long(<strong>Giao</strong> Long)Tác giả thi hóa lịch sử Việt tộc qua một loạt các truyện cổ tích, truyền thuyết,sử sách xưa, làm cho đất nước ven biển Đông của ta thêm phần huyền ảo: Nàotruyện tình ngang trái Trầu Cau, truyện tình có màu sắc truyện gián điệp thời cổ củacặp Trọng Thủy và Mỵ Châu, truyện tình mang xuống tuyền đài của Trương Chi,truyện tình non nước ngàn dặm ra đi của Huyền Trân Công Chúa, truyện Thần ThápRùa, truyện Bà Trưng quê ở Châu Phong, và những ngọn núi Hồng Lĩnh của ThiHào Nguyễn Du…Ngày nay chỉ cần căn cứ vào một vài câu hát như những sấm ngôn khó hiểucòn lưu truyền trong dân gian của dân tộc các hải đảo Thái Bình Dương, mà các nhàkhảo cổ đã truy tầm, lập được các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc đã mất tích chỉcòn lưu lại những tượng đá khổng lồ huyền bí trên Đảo Easter. Hay như nhà địa lýphiêu lưu hàng hải Tim Severin đã căn cứ vào truyện Nghìn Lẻ Một Đêm mà tìm racon đường phiêu lưu có thật từ biển Hồng Hải đến biển Trung Hoa của nhà hàng hảiSinh Bá (Sindbad) thời cổ đại, hoặc căn cứ vào thi phẩm anh hùng ca Odyssey củaHomer thời xa xưa tìm ra được địa bàn phiêu linh có thật quanh biển Hy Lạp củanhân vật huyền thoại Ulysse, sau cuộc chiến tranh Thành Troie vì người đẹp Helen.Vậy nên, nhà thơ Viên Linh đã thi hóa lịch sử Việt Tộc, đất nước ven Biển Đông quanhững truyền thuyết cổ tích, trong một thi phẩm xuất bản ở hải ngoại, có lẽ sẽ gây135 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


được cảm hứng truy tầm và tìm hiểu về sau này cho những tâm hồn yêu thích khảocổ như một Tim Severin, nhà địa lý phiêu lưu hàng hải của Thế Kỷ 20.Biển Đông như một định mệnh của Việt Tộc, vì Biển Đông là nơi bắt đầu vàcũng là nơi tận cùng của Việt Tộc. Quan niệm của nhà thơ Viên Linh có phần biquan, nhìn Biển Đông như một vùng Thủy Mộ cho Việt Tộc, trong khi có người nhìnthấy đàn chim Việt nay đã định cư trên khắp trời thế giới:- Đời sau vét biển Thái Bình DươngThợ lặn tìm ra vạn cốt xươngHậu thế áng chừng ta động đất(Nền văn minh cổ cũng điêu tàn)(Đời Sau Vét Biển)- Nhân loại giong tàu tới biển ĐôngTin đồn thềm biển có kim cươngNếu không ngọc qu., không vàng quặngSao đáy sâu nghìn kẻ liệm xương(Ngọc)- Tôi chết xin làm vọng hải quanNgày đêm canh biển đón thuyền nhânNgoài khơi ngư nữ xưa là bạnDưới đáy phần dương cũng sẵn sàng- Lưu vực điêu tàn ở biển ĐôngXương bầy như thú cháy rừng hoangNhưng rừng không cháy, nào đâu thúNgười chết thân chìm Thủy Mộ Quan(Lưu Vực Điêu Tàn)Ta muốn đi tìm dấu vết phản ánh Đất và Người nơi cư trú mới, nhưng chỉ thấythái độ ẩn cư của một nhà thơ không mấy tha thiết với ngoại cảnh xứ người. Ông chỉcó cảm hứng nhìn về đất nước, nhìn về biển Đông, thấy biển Đông như một ThủyMộ bao la.Một Thủy Mộ bao la nhưng có sức hấp dẫn huyền ảo, khiến ông có hứng cảmhoàn thành một tác phẩm độc đáo về biển gắn liền với số phận của một dân tộc.(Bài viết năm 1984 khi Viên Linh mới vừa tái định cư tại Westminster, CA)Phê Bình Chủ Quan, Phê Bình Khách QuanTa thường hiểu từ ngữ chủ quan và khách quan theo nghĩa thông dụng, chủquan là theo ý riêng, tình cảm riêng, thành kiến riêng..., khách quan thì ngược lại,theo đám đông, theo nhận thức chung. Trong chủ quan, có chủ quan tốt và chủ quanxấu, nhưng khách quan thì chỉ có tốt. Nếu có khách quan xấu thì đó là do sai lầmchung của xã hội, nghĩa là không do cá nhân, ví dụ tâm thức bài Do Thái của ngườiĐức dưới chế độ Hitler, ví dụ tình cảm quá tôn sùng thiên tử của người xưa. Khen vàchê trong giao tiếp xã hội, chủ quan xấu là do ác ý (ganh ghét, bôi lọ, dìm tài, bấtthiện cảm, thành kiến, sợ bị tranh dành...), do thiên lệch (bè phái, được nịnh bợ,muốn làm người đỡ đầu, thù tạc có qua có lại, thân quen...). Và chủ quan tốt do thiệný (bái phục, cảm nhận cái hay cái đẹp, có những ấn tượng đặc biệt, khám phá tàinăng, đưa ra ánh sáng những hay đẹp bị lãng quên, giải trừ trá ngụy...), kể cả khichê vẫn do thiện ý (vạch ra khuyết điểm để xây dựng, đối thoại những bất đồnghoặc còn là nghi vấn).Chính do có thứ chủ quan tốt, và khách quan đương nhiên tốt nhưng có khisai lầm, mà ta thử bàn đến phương pháp phê bình chủ quan và phê bình kháchquan. Từ lâu ta được nhắc nhở phê bình cần có phương pháp, không nên viết bài136 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nhận định văn chương một cách tùy tiện, mù mờ không biết mình đang viết theophương pháp nào. Lại thêm rất nhiều loại mỹ học của các triết gia, triết lý nào cũngđồ sộ, khó biết rõ và biết hết phần chính triết học của họ, huống gì phần mỹ họctrong tác phẩm. Đọc sách bàn về phê bình văn chương Việt Nam và mỹ học của cáctriết gia Tây phương, ta nghiệm ra rằng tuy mỹ học mà một số triết gia đặt ra do hệlụy từ triết lý của họ, nhưng đều có thể quy về hai mối mà thôi là phương pháp phêbình chủ quan và phương pháp phê bình khách quan.Xin lần lượt trình bày tại sao có thể gôm vào như vậy.Phương pháp chủ quan dựa vào chủ thể của nhà phê bình, tức là dựa vàotình cảm-nhận thức-ấn tượng trực giác-vận dụng liên tưởng-chiếu rọi vào tiềm thứcsángtạo chủ đề... Phương pháp khách quan dựa vào khách thể, tức là những g. ởngoài tâm của nhà phê bình như cuộc đời tác giả từ thiếu thời đến khi viết tác phẩm,thời đại bao gồm giai đoạn lịch sử cùng với tình hình xã hội kinh tế phản ánh vào tácphẩm. Phương pháp phê bình khách quan dựa vào cuộc đời tác giả, ta thường hiểulà dựa vào tiểu sử.Nhờ vào một số kiến thức triết học, ta biết cuộc đời tác giả còn bao gồmnhững u ẩn do tâm phân học Freud chiếu sáng, do đi sâu vào vô thức từ tiền sử ditruyền mà Karl Jung khai phá, do Hiện Tượng Luận Husserl tìm lại những khoảnhkhắc tiếp xúc cụ thể giữa con người và vật giới, do Schopenhauer thấu thị nỗi đauđời người vì ý chí dục vọng mù quáng, do Nietzche thay vì gục ngã ý chí đó thì lạivương lên bằng ý chí sức mạnh, do Sartre và Heidegger soi rọi tỉ mỉ Hiện Sinh TạiThế, do Gaston Bachelard truy về không gian cư ngụ của Thi Sĩ, do Henri Bergsonđào sâu về cái biết ngay tức khắc của trực giác.Đây là những kiến thức giúp ta mở rộng cho phê bình văn chương dựa vàocuộc đời tác giả, một cuộc đời được hình thành do những nguyên ủy như vậy, khôngchỉ dựa vào tiểu sử như nơi sinh trưởng, liên hệ gia tộc và giai cấp, quá trình họcvấn, những tác phẩm mà tác giả chịu ảnh hưởng...Ta lưu ý khi triết gia bàn về trựcgiác, tức là biết thẳng tâm trạng trong lòng người, hoặc biết thẳng điều thần bí trongtrời đất, hoặc biết thẳng một chân lý toán học, hoặc biết thẳng điều phải làm trongđạo đức, thì ta lại tưởng đang bàn về chủ thể, chủ thể đang trực giác. Không phảinhư vậy, vì chủ thể trực giác đó đã tựu thành trong tác phẩm, trong thi ca, ví dụNguyễn Du viết “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e” (Tình trong như đã là một trựcgiác của Nguyễn Du biết ngay tâm trạng của nàng Kiều đối vói Kim Trọng). Sự kiệnđó nói ra trong tác phẩm trở thành khách thể đối với nhà phê bình khi đem nó ra bànvề tâm lý người thiếu nữ Đông phương ngày xưa. Vậy thì trực giác này là đối tượngtựu thành trong tác phẩm, không phải chủ thể nhà phê bình đang trực giác vào tácphẩm. Vì vậy, trực giác hiện diện trong thơ văn không xuất phát từ chủ thể, tức phêbình chủ quan. Trực giác lấy ra từ tác phẩm trở thành đối tượng cho phê bình kháchquan, điển hình như trực giác của Baudelaire trong bài thơ “Correspondances” cảmnhận những âm vang kéo dài từ phía xa hợp nhất trong sâu dầy thăm thẳm, nơi đêmtối bao la và ánh sáng chan hòa thì hương thơm cùng màu sắc cùng tiếng động giaoứng với nhau:....Like prolonged echoes that mingle in the distance,In the shadowy and profound unity,Vast as night and as the light of day,Perfumes, colors, and sounds respond to one another.(Henri Peyre dịch từ Pháp ngữ bài thơ “<strong>Giao</strong> ứng” của Baudelaire)Chính nhờ sự chiếu rọi của triết lý Bergson về trực giác mà ta đã giải quyếtđược thắc mắc tại sao từ ý nghĩa thông thường của từ ngữ tượng trưng (lấy mộtbiểu tượng cụ thể để nói giùm một ý tưởng trừu tượng) mà tượng trưng thành chủ137 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nghĩa tượng trưng mở cửa về thần bí. (Thắc mắc trên do người viết bài này nêu ratrong tạp chí “ Khởi Hành” số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, số 49 tháng 11 năn 2000).Nay ta mới biết biểu tượng thay vì đại diện cho ý tưởng thì Thi Phái Tượng Trưnglấy biểu tượng đại diện cho trực giác không diễn tả được bằng lời. Baudelaire hé mởcho chủ nghĩa tượng trưng thành hình bằng bài thơ <strong>Giao</strong> Ứng, còn Henri Bergsonmở cửa bằng triết lý về trực giác, không rõ ai là người tiên phong: “quan hệ giữangười và người hoặc giữa người với sự vật có nhiều điều huyền bí không thể biểuhiện bằng ngôn ngữ, mà phải dùng những sự vật để tượng trưng” (1)Lấy ví dụ gần gũi là văn học Việt Nam thời tiền chiến, những người phê bìnhtheo phương pháp chủ quan gồm có: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Thiếu Sơn, PhanKhôi. Và những người phê bình theo phương pháp khách quan gồm có: Trần ThanhMại, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Bách Khoa. Nói khách quan và chủ quan chưa phảilà đánh giá rộng rãi cho đa số hay hẹp hòi cho thiểu số, mà chỉ nói về phê bình căncứ vào khách thể hay chủ thể. Chẳng hạn Hoài Thanh lấy chủ thể của mình, tức lànhững cảm tính sâu sắc mà khám phá ra những thi tài lừng lẫy cho đến hôm nay,những bài thơ còn giá trị đời đời, vậy thì chủ quan đó lại rộng rãi cho đa số. Đọccuốn “ Thi Nhân Việt Nam” của ông, ai cũng nhận ra chủ thể nhạy bén với cái hayđẹp của thi ca. Cảm tính của ông đồng điệu với cảm quan thi ca của đa số.Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cũng lấy chủ thể của mình là lý trí, có khen màcũng có chê từng tác phẩm, không như Hoài Thanh chỉ trình diện những tinh hoa.Lấy chủ thể lý trí như vậy, ông có mục đích hướng dẫn cho đời làm tốt làm hay vănchương. Đọc bộ sách “ Nhà Văn Hiện Đại” và cuốn “ Trên Đường Nghệ Thuật” củaông, ta sẽ tìm thấy chủ thể lý trí đó. Nhà phê bình Thiếu Sơn thì lấy trọn vẹn chủ thểlà tình cảm để du hành cùng tác phẩm với lòng yêu thích của mình, trang trải sự mếnchuộng bằng cách diễn tả lại, kể lại tác phẩm như để san sẻ cho mọi người cùngthưởng thức. Ông phê bình cuốn tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “ QuảDưa Đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật theo cách thức “...đặt đối tượng phê bình như mộtcảnh trí có sẵn để ông vào đó như một kẻ du lịch, đem tình cảm mình hòa đồng vớinhững gì đã có...lấy các vấn đề Nhà Văn suy nghĩ, đã đặt ra, để suy nghĩ thêm... (2).Nhà phê bình Phan Khôi thì sử dụng chủ thể của mình gồm hai mặt đồng thời, vừa lýtrí biện luận, vừa tình cảm sôi nổi khi chú giải nhận định tác phẩm, thích mở nhiềucuộc tranh luận, hăng hái bút chiến, thường lập luận ngược lại những điều đã cứngđọng thành nếp nghĩ của ta, chẳng hạn ông biện giải những phản đề: Văn minh ÂuTây là văn minh tinh thần (không phải văn minh vật chất như ta thường nghĩ),chính nhờ tinh thần nhân đạo của họ mà nẩy sinh kỹ nghệ sáng chế máy móc thaycho sức người Nước ta chưa có quốc học vì tư tưởng học thuật của ta không khácvới Trung Hoa Nước ta chưa hề có chế độ phong kiến ở phạm vi lãnh chúa, vìchủ thổ địa của ta không có quyền về nhân dân, không hề có quyền cai trị dânchúng...Kể ra ta đã liệt kê khá đủ các hình thái phê bình căn cứ vào chủ thể của nhàphê bình: Cảm tính-tình cảm-lý trí-phối hợp tình cảm và lý trí. Phải kể thêm một hìnhthái mới từ chủ thể phê bình: Sáng tạo cơ cấu cho những gì vãng lai trong tác phẩmnhằm tìm ra một trung tâm ý nghĩa. Đó là phương pháp phê bình cơ cấu mà theothiển nghĩ cũng chỉ là phương pháp phê bình chủ quan, vì cơ cấu đó không hằng cótrong tác phẩm, không hằng có trong ý thức của Nhà Văn nhà thơ. Lắm khi nhà phêbình không những sáng tạo một cơ cấu mà đồng thời còn nhiều cơ cấu trong cùngmột tác phẩm, và cũng từ đó nẩy sinh thuyết “Giải thể cơ cấu” vì không có cơ cấunào là bền vững.Phê bình theo phương pháp khách quan dựa vào khách thể nằm ngoài tácphẩm như cuộc đời tác giả, thời đại tác giả sống trong đó gồm yếu tố lịch sử và kinhtế. Trong văn học Việt Nam thời tiền chiến, đầu tiên kể đến là Trần Thanh Mại. Thực138 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


sự sách giáo khoa nào thuở trước, khi đi sâu vào bình giảng đều giới thiệu về tiểu sửtác giả, cũng quy chiếu về cuộc đời tác giả để hiểu thêm văn thơ của họ, ví dụ nhữngkhóa thi lận đận in đậm nét trong thơ tự trào của Trần Tế Xương, âm mưu chính biếnbất thành đã để lại những vần thơ khóc cười vận mệnh của Cao Bá Quát...Nhưngchỉ có Trần Thanh Mại có ý thức khai thác chuyên nhất yếu tố khách thể, làm thànhcả cuốn sách cuộc đời Hàn Mặc Tử mà quy chiếu đi vào thi ca của nhà thơ bạc phậnnày. Vì ngưỡng mộ quá mà có khi cao hứng tiểu thuyết hóa cuộc đời nhà thơ, chonên cuốn “ Hàn Mặc Tử” của Trần Thanh Mại giống như là truyện ký nhiều thêu dệthơn là tác phẩm phê bình. Nhà phê bình Nguyễn Đổng Chi thì lấy khách thể là thờiđại. Ví dụ trong cuốn “Việt Nam cổ văn học sử”, ông nhận định văn học thời Nhà Lýphát triển đồng đều là do triều đình trọng vọng cả ba tôn giáo Phật-Lão-Nho, đến thờinhà Trần tư tưởng quần chúng bị phân hóa vì có sự tranh giành ảnh hưởng của batôn giáo này. Còn theo nhà phê bình Nguyễn Bách Khoa, yếu tố xã hội và kinh tế làhạ tầng kiến trúc phản ánh vào tác phẩm văn chương, tức là yếu tố vật chất phảnánh vào tinh thần Nhà Văn thơ mà truyền vào sáng tác. Sáng tác như vậy là do diễntrình duy vật biện chứng. Vậy thì yếu tố xã hội và kinh tế là khách thể, và phê bìnhdựa vào khách thể nằm ngoài chủ thể nhà phê bình là phê bình theo phương phápkhách quan. Ví dụ trong cuốn “ Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”, ông đi sâu vềnghiên cứu thời đại xã hội và đẳng cấp cá nhân của Nguyễn Công Trứ để thấy đó lànhững điều kiện nẩy sinh văn tài Nguyễn Công Trứ, vậy văn tài không phải là cái gìthiên bẩm. Giống như những hạt lúa có điều kiện như nhau (đất đai, phân bón, khíhậu, chăm sóc) thì sẽ nẩy sinh các cây lúa xanh tươi như nhau.Trên đây là những nhà phê bình ta thấy rõ họ căn cứ vào khách thể hay chủthể, vì vậy không lượt qua đầy đủ các nhà phê bình khác thời tiền chiến. Nhờ lấy haihình thái đó, ta cũng có thể lượt qua một số mỹ học Tây phương, mà phần chính lànhân sinh quan và vũ trụ quan của họ đều đồ sộ (dễ làm ta ngộp nếu muốn đọc vàkể lại). Ta có thể nêu một số mỹ học liên hệ đến phê bình căn cứ vào khách thể (cáihiện diện trong tác phẩm) hay căn cứ vào chủ thể (cái do tâm trí nhà phê bình).Chẳng hạn, Schopenhauer phân chia ra hai thế giới: Thế giới biểu tượng hư ảo do lýtrí ta nhận biết và Thế giới thực tại do ta trực giác (The World as Will and Idea. Cósách ghi là The World as Will and Representation). Thế giới thực tại là thế giới của ýchí mù quáng, trong vật giới gồm điện từ lực, trong cầm thú thể hiện ở bản năng,trong con người là dục vọng. Thế giới nhận biết do lý trí sở dĩ hư ảo, không có thật,là vì lý trí nhận biết nó tuân theo bốn nguyên tắc đầy đủ lý do (the four principles ofsufficient reason), gồm có:Vật gì đang trở thành thì phải có nguyên nhân. Điều gì nhận biết được thì phảihợp lý Vật giới phải ở trong không gian và thời gian thì mới hiện hữu. Hành động nàocũng có tự tại một chuyển động lực (3).Thế giới ý chí mù quáng tự tung tự tác nên đã nằm ngoài bốn nguyên tắc đó.Nhưng thế giới ý chí mù quáng phi lý lại là thế giới thật, nó làm đời người trầm luântrong bể khổ dục vọng. Biết qua một chút triết lý Schopenhauer, ta quay về với mỹhọc và phê bình nghệ thuật. Theo Schopenhauer, nghệ thuật cao nhất là bi kịch vì nóphơi bày thực tại, càng bi đát thì càng đạt. Vậy theo cảm nghĩ riêng của ta, nhà phêbình cứ việc nêu chất trầm khổ đó ra, tác phẩm càng lấy nhiều nước mắt chúng sinhthì tác phẩm càng thành công. Phê bình như vậy là dựa vào khách thể u ám trongtác phẩm, có lẽ nhà phê bình không cần nhận định riêng, cứ so sánh thái độ u sầucủa khán thính giả đối với từng bi kịch là có thể đánh giá. Và phê bình này là phêbình theo phương pháp khách quan. Mỹ học Schopenhauer, đúng ra là quan niệmthưởng ngoạn nghệ thuật của triết gia người Đức này (1788-1860), có một phần đắmchìm vào thực tại đau khổ của đời người, có một phần vương lên bằng triết lý lấy sự139 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chiêm ngưỡng cái đẹp thuần túy giúp ta tự giải phóng ra khỏi những đòi hỏi của ý chímù quáng...Cũng loại phê bình lấy ra từ tác phẩm yếu tố khách thể (đã được NhàVăn nhà thơ đưa vào), khách thể này là những thi ảnh do tiếp xúc cụ thể giữa ngườivà vật giới. Đó là những thi ảnh âm vang từ bản thể, không phải từ sự tưởng tượngđã trở thành đối tượng nghiên cứu.Khoảnh khắc tiếp xúc cụ thể đó thuộc về Hiện Tượng Luận thăm dò ở mức độtrinh nguyên, chưa phải là một sự kiện thuộc về tâm lý học. Triết Gia người Pháp,Gaston Bachelard (1884-1962), đã quan niệm như trên: “Thi ảnh vang vọng từ bảnthể...Để xác định cái gì là Hiện Tượng Luận về hình ảnh, đó là hình ảnh đến trước ýnghĩ, chúng ta phải nói rằng thi ca là hiện tượng luận thuộc về tâm hồn hơn là hiệntượng luận thuộc về tinh thần...Đối với nhà phân tâm học, thi ảnh luôn luôn kèm theosự dẫn giải. Tuy nhiên khi họ giải thích thì họ đã diễn dịch qua ngôn ngữ khác hẳnvới nguyên ngôn thi ca...”(4). Trước khi là nhà Hiện Tượng Luận về không gian thiảnh, Gaston Bachelard là triết gia phân tâm học vật chất, tức là tìm lại phần vô thứccủa con người khi tiếp xúc với Đất, Nước, Gió, Lửa nói chung là tiếp xúc với VậtChất lúc thiếu thời, và sẽ còn mãi là dấu ấn tiềm ẩn trong tâm hồn của ta, nhữngsáng tác văn chương sẽ hồi phục một cách tình cờ, nhất là đối với Thi Sĩ. GastonBachelard từ bỏ phân tâm học vật chất để phiêu lưu vào Hiện Tượng Luận thi ảnhtrong hai cuốn sách triết học có nhiều chất thơ về không gian cư ngụ và về sự mơmàng (La Poétique de l’espace và La Poétique de la rêverie/The Poetics of Space vàThe Poetics of Reverie).Thi ảnh về không gian cư ngụ, trước tiên Bachelard đi vào hình ảnh của ngôinhà ở thân mật: Phòng ngủ, tầng trên, tầng trệt, hầm rượu, hộc tủ, rương, tủ quầnáo, ổ khóa và chìa khóa, tổ chim trên cây và xác vỏ của những loài sâu nhộng...Tathử đọc những dòng sau đây để thấy ông muốn phân biệt cho ta rõ Hiện TượngLuận về thi ảnh khác hẳn với kiến thức khoa học như Tâm Lý Học chẳng hạn: “NềnTâm lý học gì ở đàng sau những ổ khóa và chìa khóa! Chúng mang trong tự tại mộtloại thẩm mỹ về những đồ vật che dấu...Tôi trở về với những hình ảnh mà để sốngvớí chúng như trong tổ chim hay xác vỏ lột đòi hỏi ta trở thành rất nhỏ bé. Thật vậy,trong nhà chúng ta có góc nhà và xó nhà, ta thích cuộn tròn vào đó một cách thoảimái. Cuộn tròn thuộc về Hiện Tượng Luận của động từ cư trú (5). Đọc đoạn trên, cólẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ chưa phân biệt được mô tả Hiện Tượng Luận với kiếnthức hay với kinh nghiệm ở đời, vậy ta tìm hiểu thêm về Hiện Tượng Luận qua mộtvăn ảnh do Heidegger nêu ra trong cuốn “Hữu Thể và Thời Gian” (L’être et leTemps/Being and Time). Heidegger và Bachelard đều cùng chịu ảnh hưởng HiệnTượng Luận Husserly. Thiết nghĩ văn ảnh này có thể giúp ta phân biệt giữa kiến thứcvà tiếp xúc cụ thể còn nguyên thủy, giữa đối tượng đã thành sự vật tính và cái gìđang dùng chưa rõ rệt định tính, giữa dụng cụ dành cho một loại việc nhất định vàhành động còn mơ hồ. Đó là văn ảnh cái búa thủ trong tay dành cho việc làm quenthuộc (The hammer on hand) và cái búa đang thao tác nơi bàn tay còn trong tìnhtrạng hành sử (The hammer at hand). Cái búa thủ trong tay thuộc về sự hiểu biết củacuộc đời văn hóa, cái búa đang thao tác thuộc về tiếp xúc cụ thể còn trinh nguyên,thuộc về Hiện Tượng Luận: “One can views one’s hammer as a physical object inabstraction from its instrument value. When a hammer becomes a mere object orthing we can speak of it only as being on-hand as contrasted with being athand...Themode of at-handness is thus man’s existentially primitive mode” (Tiến SĩFrank N. Magil, Nhà Văn Mỹ, trên 40 năm viết sách tham khảo những kiệt tác triếthọc của thế giới, trong bài viết về tác phẩm “Being and Time” của Heidegger). Và tatrở về với vấn đề phê bình văn chương. Nếu đồng cảm với Hiện Tượng Luận về thiảnh như Bachelard, nhà phê bình sẽ lách như con dao mổ sắc bén, tách ra một bên140 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


những kiến thức văn hóa, những quy ước quen thuộc, những khuôn sáo mỹ từ,những ý tưởng đóng khung, những thành kiến cứng đọng...để đi vào lãnh vực tiếpxúc cụ thể còn sơ nguyên với thế giới và con người. Ví dụ như buổi cắp sách đi họclần đầu tiên thuở thiếu thời, người con gái lần đầu tiên với người khác phái...Nhưngđó cũng là những khách thể hiện diện trong tác phẩm mà Nhà Văn Nhà Thơ vậndụng Hiện Tượng Luận để đưa vào những mơ hồ phiếm định, và nhà phê bình cũngđược trang bị cùng một lối thăm dò trinh nguyên để thu thập những khách thể mongmanh này, quy tụ chúng trong bài phê bình của mình. Như vậy đây cũng là phê bìnhtheo phương pháp khách quan, nhà phê bình chỉ việc đem ra những gì có sẵn.GHI CHÚ:1.- Trích trong bài “ Chủ nghĩa trực giác” của ông Phương Lựu trong cuốn “ Lýluận phê bình văn học Phương Tây Thế Kỷ 20”( Nhà xuất bản Văn Học, trong nước,năm 2001). Ôn lại triết lý về Trực giác Bergson, ta có thể tìm về sách giáo khoa xưanhư “Tâm Lý Học” của Linh Mục Trần Văn Hiến Minh (Xuất bản 1958) hoặc “Tâm LýHọc” của Linh Mục Cao Văn Luận (Xuất bản 1956).2.- Trích trong cuốn “Nhà Văn phê bình” của hai soạn giả Mộng Bình Sơn vàĐào Đức Chương, trang 96 (Nhà xuất bản Văn Học, trong nước, năm 1996)3.- According to Schopenhauer, phenomena are subject to the following fourprinciples: the principle of sufficient reason of Becoming, whereby everyphenomenon must have a cause the principle of sufficient reason of knowledge,whereby logical judgments must be based on proper grounds the principle ofsufficient reason of Being, whereby objects of sense must occupy space andtime the principle of sufficient reason of action, whereby every act must have adynamic motive of power behind it.(William Sahakian, Giáo Sư Đại Học, Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Bostonnăm 1951).4.- “...the poetic image will have a sonority of being...To specify exactly what aphenomenology of the image can be, to specify that the image comes beforethought, we should have to say that poetry, rather than being a phenomenology ofthe mind, is a phenomenology of the souly...For the psychoanalyst, the poetic imagealways has a context. When he interprets it, however, he translates it into a languagethat is different from the poetic logos.” (Trích trong phần dẫn nhập của cuốn “ ThePoetics of space” của Gaston Bachelard, bản dịch từ Pháp ngữ của Maria Jolas, Nhàxuất bản Beacon Press, Boston, 1994).5.- “ What psychology lies behind their locks and keys! They bear withinthemselves a kind of aesthetics of hidden things...I returned to images that, in orderfor us to live them, require us to become very small, as in nests and shells. Indeed, inour houses we have nooks and corners in which we like to curl up comfortably. Tocurl up belongs to the phenomenology of the verb to inhabit...” (Gaston Bachelard,sách đã dẫn).Tài liệu tham khảo về Hiện Tượng Luận: Một chương trong cuốn “Triết HọcTổng Quát” của ông Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Vĩnh Bảo, Sài Gòn 1956 “Giớithiệu triết học Merleau Ponty” của Linh Mục Trần Thái Đỉnh, Tạp chí Đại Học số 18,năm 1960 Chương “ Hiện Tượng Luận” của ông Phương Lựu (Sách đã dẫn).(Đăng trong Tạp chí Khởi Hành số 90, tháng 4/2004, trên Mạng lưới Toàn cầuTalawas ngày 8.12.2004, trên Nhật báo Người Việt ngày 11.12.2004)Nỗi Buồn Chiến Tranh Trong Thơ Miền Nam1.141 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trong dòng văn học miền Nam ở quê nhà trước đây, nếu ta thử đi tìm nhữngbài thơ có nhắc đến trận Điện Biên Phủ, từ cái nhìn ở vị trí đối phương với quân ViệtMinh, nghĩa là từ vị trí có thể nói là đồng minh với Pháp, thì thật hiếm thấy. Họa hoằnlắm mới có, nhưng cũng chưa phải là trực tiếp. Đó là một bài thơ trong thi phẩm MùaHoa Mới của Phan Lạc Tuyên, bài thơ Đường Lên Tây Bắc. Phan Lạc Tuyên là cựuĐại Úy Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (lúc đó chưa có tên là Quân Lực Việt NamCộng Hòa).Ông sinh năm 1928 tại Tỉnh Sơn Tây, tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Trừ Bị năm1951. Sau khi tham dự cuộc đảo chính định lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày11 tháng 11 năm 1960, bị thất bại, Phan Lạc Tuyên đào tẩu qua Nam Vang, rồi sauđó đi ra Bắc. Năm 1955, ông là trưởng đoàn văn nghệ quân đội đi tiếp thu liên khu 5của Việt Minh, có một bài thơ được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc, nhắc vài câu chắcnhiều người sẽ nhớ ra: "Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lênmái tóc. Tình quê hương đơn sơ...". Trước năm 1954, ông tham dự nhiều chiến dịchdo quân đội Pháp chủ động, trong đó có chiến dịch Tây Bắc đưa dần đến cuộc tậptrung quân đồn trú rất lớn tại lòng chảo Điện Biên Phủ:Hun hút Đà GiangĐoàn quân biên cươngPhong thổ mấy mùa lưu động chiếnVắt muỗi đầy rừng rét thấu xươngPa-Ma hoang vu không suối nướcNhựa chuối từng hơi thay nước uống...Phiên gác trăng rừng áo vá lưngSúng địch bên sông hoa lửa đỏReo hờn hốc núi đạn tua sao…Thương nhớ đường về quê cũTừ quy khắc khoải hơi sươngĐèo cao mây đi tha hương…Câu cuối làm ta nhớ đến thơ Quang Dũng, âm hưởng những đám mây trờibay trên Sầm Nứa. Cũng dàn trải trên một vùng mang những địa danh đi vào vănhọc và sử tích:Núi Ba Vì, sông Đà Giang, Cao Nguyên Châu Mộc, Chùa Hương, Đèo TamĐiệp, Hoàng Liên Sơn, Điện Biên Phủ.Đọc bài thơ, ta không cảm thấy tính chất bi tráng như thơ Quang Dũng, màchỉ thấy những mô tả gian khổ chiến chinh. Đó phải chăng do phản ảnh tính chấtmiễn cưỡng của một đạo quân còn bị chi phối quá nhiều dưới quyền của quân độiPháp. Có thể sự cảm thấy này do một suy diễn từ những định kiến có sẵn, khi tacũng đã biết qua chút ít về lịch sử.2.Cuộc chiến tranh Việt Nam quá dài, ba mươi năm ròng rã (1945-1975). Nhạcsĩ Phạm Duy nói ông phải làm đến ba bản nhạc về thương binh, những người bỏmột phần đời trong chiến cuộc: Các bài Nhớ Người Thương Binh, Ngày Trở Về, KỷVật Cho Em.Bài thứ ba đau đớn chua chát gần như là phản chiến, nhưng nhạc sĩ PhạmDuy đã nói người nghệ sĩ phải diễn tả đủ cái vui cái buồn của người dân. Tiếng tămngười nhạc sĩ quá lớn, bản nhạc quá hay, phổ biến mau lẹ và rộng rãi trong thờichiến ở Việt Nam, nên ta gần như không biết tác giả bài thơ phổ nhạc là ai, nếu nhưnhạc sĩ không cho biết đó là Linh Phương. Không có tài liệu nào nói rõ về người làmthơ, và chính nhạc sĩ Phạm Duy cũng chỉ biết lờ mờ hình như nhà thơ cũng ở trong142 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


quân đội. Một bài thơ hay mà ít người biết rõ về thân thế tác giả. (LTS: Linh Phươnglúc làm bài thơ là một Trung Úy). Sau đây là trọn bài Kỷ Vật Cho Em gồm hai phần,phần đầu là người tử sĩ trở về, phần sau là người thương binh trở lại nhà:Em hỏi anh bao giờ trở lạiXin trả lời mai mốt anh vềAnh trở vềcó thể bằng chiến thắng PleimeHay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình GiảAnh trở về hàng cây nghiêng ngảAnh trở về có khi là hòm gỗ cài hoaAnh trở về bằng chiếc băng caTrên trực thăng sơn màu tang trắngAnh trở về chiều hoang trốn nắngPoncho buồn liệm kín đời anhAnh trở về bờ tóc em xanhChít khăn sô lên đầu vội vì, em ơi!Em hỏi anh bao giờ trở lạiXin trả lời mai mốt anh vềAnh trở về,đây kỷ vật viên đạn đồng đenAnh cho em sang sông làm kỷ niệmAnh trở về trên đôi nạng gỗAnh trở về bại tướng cụt chânEm ngại ngùng dạo phố mùa xuânBên người yêu tật nguyền chai đáAnh trở về, nhìn nhau xa lạAnh trở về, dang dở đời emTa nhìn nhau, ánh mắt chưa quenCố quên đi một lần trăn trối, em ơi(Linh Phương)Người nghệ sĩ phải nói lên được cái vui lẫn cái buồn, nên nếu có tính chấtphản chiến thì không phải là một chủ ý, khác với phản chiến địch vận cốt làm chánngán hàng ngũ một phe nào đó. Nhưng khi chiến tranh, người ta cho rằng thiệt hạiđầu tiên là nói sự thật những thiệt hại của phe mình. Cho nên tin tức quân sự thờichiến, người ta giữ bí mật, lắm khi nói láo, nói phóng đại khi chiến thắng nhỏ bé, nóigiảm thiểu khi mất mát lớn lao theo kiểu "Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh" (nhan đềmột cuốn tiểu thuyết Đức thời Đệ Nhất Thế Chiến của E.M. Remarque).Vì vậy, thời Đệ Nhị Thế Chiến đã có nữ xướng ngôn viên Anh Ngữ của Nhật,biệt danh "Tokyo Rose", phát âm rất đúng giọng Mỹ, cố gây ảnh hưởng vào tinh thầnquân đội Hoa Kỳ bằng những loan tin các thiệt hại của họ nơi chiến trường. Và trongchiến tranh Việt Nam cũng đã có "Hanoi Hannah" (tên thật là Trịnh Thị Ngọ), nữxướng ngôn viên Anh Ngữ của đài phát thanh Hà Nội.Đài phát thanh không bỏ lỡ dịp đào sâu những tin tức phản chiến ở Mỹ vàolúc đó, chủ ý truyền đi rất mau lẹ những thiệt hại của binh sĩ Hoa Kỳ với đầy đủ chitiết về cấp bậc đơn vị, ngày sinh, trú quán thuộc tiểu bang nào, nơi nào đang hànhquân, tử trận hay bị thương chốn nào trên khắp các Tỉnh miền Nam Việt Nam, ngàytháng nào cũng chính xác. Những nguồn tin trên đây được lấy ra từ chính các báoquân đội Mỹ, hoặc từ chiến trường. Một khi nghe "Hanoi Hannah" loan tin mau lẹ,binh sĩ Mỹ không khỏi nao núng và nghĩ rằng tình báo đối phương gần như ở khắpnơi chung quanh họ.143 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


3.Cuộc chiến Việt Nam trước đây thật dài, thật toàn diện. Hầu hết đều bị độngviên, nhưng cũng có người làm việc dân sự, những người sống nơi các hậu cứtương đối an toàn. Chiến tranh đối với họ chỉ là những tiếng vang, vài trái bích kíchpháo bắn vào Thị Trấn, vài vụ nổ bom tại mấy chung cư cao ốc của Quân Đội Mỹtrong Thành Phố, những tử sĩ nơi chiến trường xa được đem về quàn tại nhà, có nơiđèn đuốc trọng thể, có nơi lặng lẽ thưa người:Áo quan phong quốc kỳ anh liệtNiềm thiên thu đầm cỗ xe tangQuê xa không tiện đường đưa tiễnNghĩa tận sơ sài đám lạnh tanh(Tô Thùy Yên)Có đi xa, nhận nhiệm sở dưới Lục Tỉnh cận kề các mật khu, thảng hoặc tamới chứng kiến cảnh quét dọn chiến trường của quân đội sau trận đánh ban ngày tạiBa Càng, yết hầu giao liên vào các mật khu Vĩnh Long-Trà Vinh, mà khi xe đã đượcphép đi qua còn thấy vài xác người cháy đen vì đã xung phong lên đoàn xe binh vận.Hoặc trên sông Hậu Giang vào năm 1967, chứng kiến cảnh tiểu đĩnh Hải Quân HoaKỳ chận xét tàu đã hành khách, trình căn cước cho người Mỹ nhận mặt vì họ có sổđen những cán bộ nằm vùng.(Có lẽ đây là thời điểm của Chiến Dịch Phượng Hoàng, điều động do tình báoMỹ).Chiến tranh đối với người dân hậu cứ chỉ biết vài cái đậm nét như vậy. Cònđối với bộ đội miền Bắc xâm nhập vào thì càng mơ hồ, nghe nói mà chưa bao giờthấy. Mãi cho đến sau ngày 30.4.1975 mới có dịp chứng kiến họ giăng thành hàngmột từ ruộng đồng đi ra tiếp quản Thành Phố Vĩnh Long, xen kẽ quân mặt trận giảiphóng miền Nam mặc áo bà ba đen là những người quần áo kaki kiểu chính quy củabộ đội miền Bắc.Tô Thùy Yên và Nguyễn Bắc Sơn có nói đến cái điên say chiến đấu của đốiphương, khác với tư tưởng phản chiến trong thơ của họ. Tô Thùy Yên trực tiếp đốithoại về chiến tranh với bộ đội "Xích lời nguyền sinh Bắc tử Nam". Phản chiến có tínhchất nhân bản của hai nhà thơ, nhất là Nguyễn Bắc Sơn, khác với phản chiến kiểuđịch vận:Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mìnhĂn muối đá và điên say chiến đấuTa vốn hiền khô, ta là lính cậuĐi hành quân rượu đế vẫn mang theoMang trong đầu những . nghĩ trong veoXem chiến cuộc như tai trời ách nước.(Thơ Nguyễn Bắc Sơn)Nhưng có phải tất cả bộ đội miền Bắc đều hăm hở vào Nam chiến đấu nhưvậy hay không ? Câu trả lời: Xin đọc bài thơ trong cuốn nhật ký đánh rớt trên đườngmòn Hồ chí Minh mà một binh sĩ Nhảy Dù Hoa Kỳ đã lượm được, trong đó có nhữngcâu:Tôi chỉ muốn một mùa thu êm ái.Yêu và yêu mãi không quên…Tôi chỉ muốn lòng cô em rung động.Tình yêu tôi đã gắn bó chặt em rồi…Và xin đọc tập truyện Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh (xuất hiện năm1992, đã được dịch ra Pháp Văn). Tác giả là một bộ đội miền Bắc trong toán trinh sátthuộc đạo quân tiến đánh Sài Gòn vào tháng 4.1975. Đọc để thấy ở đó bản chất duy144 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tâm, lòng sợ hãi, tình nhân loại, tình hoài hương và tình đôi lứa, vẫn thấp thoáng bêncạnh hàng-ngũ-tính và đồng-đội-tính mà họ phải có nơi chiến trường.Sau chiến tranh, những sự thật về bản chất con người lần hồi sẽ được trìnhbày một cách trung thực. So với "Nỗi Buồn Chiến Tranh" trong cuốn tiểu thuyết miềnBắc xuất bản thời hậu chiến và "Nỗi Buồn Chiến Tranh" đã có trong thơ miền Namngay trong cuộc chiến, thì rõ ràng văn chương miền Nam đã thể hiện tính nhân bảnkhá sớm sủa.Văn Học Hải Ngoại Như Một Món Quà Cho Quê HươngTạp chí Văn Học đã có những bài cố gắng định nghĩa thế nào là Văn Học HảiNgoại, thế nào là sự khác nhau giữa Văn Học Hải Ngoại và Văn Học Lưu Vong, tạisao Văn Học của cộng đồng Việt Nam hiện tại chưa thể là đại lý cho Văn Học nội địaViệt Nam. Ở đây, người viết bài này không cố gắng đi tìm một định nghĩa, mà chỉlàm công việc dễ dàng hơn là ghi nhận một số hình thái của Văn Học Hải Ngoại: VănHọc như được hình thành bằng những dáng vẻ. Chỉ ghi nhận được năm hình tháiVăn Học Hải Ngoại, xin đóng góp vào công trình biên soạn 20 Năm Văn Học HảiNgoại khởi xướng do tạp chí Văn Học.1. Văn Học Hải Ngoại như một món quà phục vụ chính trị.Trong khuôn khổ dàn trải của hai mươi năm Văn Học Hải Ngoại đã có một sốtác phẩm rất đậm nét là tác phẩm văn chương dấn thân, văn chương phục vụ chínhtrị. Vài tựa đề tác phẩm cũng đủ phản ánh nội dung chứa đựng: Cùm Đỏ của PhạmQuốc Bảo, Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Tiếng Vọng Từ Đáy Vực của Nguyễn ChíThiện. Văn Học Hải Ngoại đậm nét chính trị, đó chính là Văn Học Lưu Vong, xácđịnh một chiến tuyến đối đầu với một chính thể mà Nhà Văn phải bỏ đi lưu vong.Riêng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không thực sự lưu vong, mà cho tác phẩm lưuvong bằng cách liều lĩnh đưa tác phẩm vào một tòa đại sứ nhờ chuyển ra ngoạiquốc, và nó đã xuất hiện như một tác phẩm thuộc Văn Học Hải Ngoại. Trong haimươi năm ở hải ngoại, tất nhiên còn rất nhiều tác phẩm dấn thân, ở đây chỉ mới liệtkê những tựa đề nổi bật nhất. Cũng như về báo chí, đã có ba tạp chí văn học gâynhiều tiếng vang nhất trong khuôn khổ 20 năm bỏ nước lưu vong, bị nhiều dư luậncông kích từ hải ngoại cũng như từ nội địa (đó là tạp chí Hợp Lưu), hoặc bị công kíchtừ nội địa (đó là tạp chí Làng Văn ở Canada, tạp chí Quê Mẹ ở Pháp). Xin chỉ kể vềmặt dư luận, tiếng vang công kích, mà không kể về tầm quan trọng gây ảnh hưởngchính trị. Còn nhiều tạp chí văn học cùng loại, nhưng không tạo ra tiếng vang dưluận, có khi quan trọng không kém mà bị chìm đi, hoặc vì không đúng lúc bị dư luận,hoặc bị lờ đi cho kém phần quan trọng về sự có mặt của nó. Bị công kích nhiều cũnglà một cách được quảng cáo, không gặp thời gặp cảnh thì không thể có dư luận.Tạp chí Hợp Lưu có vẻ nghiêng về văn chương thuần túy: Hợp lưu những cáihay của Văn Học Việt Nam nói chung (nội địa và hải ngoại), nhưng cái tên và sự cómặt của nó trong hoàn cảnh này đã xác định tạp chí là sản phẩm của một hoàncảnh, hoàn cảnh đối nghịch sáng tác văn chương ở nội địa và hải ngoại. Trong khiđó, tạp chí Thế Kỷ 21 là nơi quy tụ được nhiều bài nghiên cứu về chính trị như mộttập san đại học chính trị, nhưng các bài nghiên cứu này riêng biệt với văn chương,nên tạp chí Thế Kỷ 21 không hoàn toàn nằm trong phạm trù văn học dấn thân, vănđàn chính trị.2. Văn Học Hải Ngoại như một món quà văn chương hiện thực đời sống.Không phải là hiện thực xã hội nhằm phơi bày sự bất công, nhằm tố cáo mộtchế độ, nhằm xách động đấu tranh giai cấp hay lật đổ chính thể, mà là thứ hiện thựctự phát của nhóm người đến miền đất mới. Những hiện thực cùng khổ đó thể hiệntrong văn chương.145 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Những hiện thực có khi cũng lạc quan, so sánh với đời sống trước đây ở quênhà, cũng là một khía cạnh đã đi vào văn chương. Nổi bật nhất trong hình thái vănhọc hải ngoại này là thi phẩm của Nhà Thơ Cao Tần. Những phản ảnh của đất vàngười in rõ nét trong suốt tập thơ. Cảm hứng từ chỗ tìm ra được những phản ảnhđó, người viết bài này cũng đã thử đi tìm những nét phản ảnh "đất và người" trongthơ Viên Linh, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyên Sa, Thái Tú Hạp (tất cả đều đã đăngtrong tuần báo Saigon Times). Công việc đành bỏ dở dang vì cảm thấy gượng ép,tìm cho bằng được những phản ảnh này trong các tác phẩm mà tác giả không hề cóchủ định hiện thực đời sống nơi xứ người. Ví dụ tập thơ Thủy Mộ Quan của ViênLinh là những cảm hứng về Biển Đông huyền ảo có giải đất rất huyền sử, rất đẹp dùsuốt tập thơ là bóng tối của đáy vực Thái Bình Dương, là một thủy mộ bao la củangười Việt ra đi bằng vượt biển. Tác phẩm không có chỗ đứng cho những phản ảnhhiện thực đời sống nơi chốn tạm dung. Đi tìm chỉ là gượng ép đi tìm. Ví dụ tập ThơNguyễn Mạnh Trinh (do Người Việt xuất bản) là một kiến trúc nhiều tầng, trong mỗiđoạn thơ tác giả có cố gắng đổi mới ngôn ngữ, đổi mới hình ảnh ước lệ, xuất phát từmột duyên cớ, nên bài thơ có nhiều vấn đề đan chéo vào nhau, không phải chỉ mộtchủ đề xuyên suốt. Đi tìm những phản ảnh về đất và người chỉ là gượng ép, quyđiểm vào một điều mà tác giả không có chủ định thể hiện đậm nét. Ví dụ tập thơMiền Yêu Dấu Phương Đông của Thái Tú Hạp rõ ràng là một chủ đề về miền yêudấu của tác giả, cũng là hoài cảm chung của một cộng đồng đến một nơi xứ lạ gầnnhư trái ngược với truyền thống, với tâm hồn. Tuy nhiên tác giả không nêu ra sự sosánh trái ngược đó, nên vấn đề đi tìm những phản ảnh trái ngược đó, cũng chỉ làgượng ép. Tác giả chỉ có hoài cảm miền yêu dấu, hoài cảm mà không nêu ra nhữngbất mãn nào với hiện tại như ta đã thấy rất rõ qua Thơ Cao Tần. Đã nói hơi nhiều vềthơ, mặc dù là nói về thơ không mang dấu vết của hiện thực đời sống. Thơ "HiệnThực" thực sự có hiện diện, nhưng rải rác, xuyên suốt trong các thi phẩm đã xuấtbản. Vì các bài thơ không quy tụ hẳn thành một chủ đề, sự kiểm điểm thành mơ hồ.Trong số phải kể bài thơ "Đất Khách" rất cảm động của Thanh Nam.Về văn cũng vậy, văn chương thể hiện đời sống hiện diện rải rác trên các tạpchí qua các truyện ngắn. 14 năm tạp chí Văn là một tấm gương phản ảnh đầy đủ xãhội, đủ mọi nơi trên thế giới phản ảnh đời sống gởi về 14 năm cho tạp chí Văn quavô số truyện ngắn.Một tấm gương hiện thực đời sống làm quà cho quê hương, Nhà Văn MaiThảo đã trao tặng món quà đó trong 1 đêm kỷ niệm: "Đêm Mai Thảo và 14 Năm TạpChí Văn".Nhưng tạp chí Văn không hẳn là tấm gương chủ ý phản ảnh, nó là một tạp chívăn chương được Nhà Văn Mai Thảo trân quý săn sóc, coi nó như hóa thân củamình, một hóa thân hệ lụy với văn chương.3. Văn Học Hải Ngoại như một món quà thuần túy văn chương.Văn chương thuần túy, trước hết căn cứ vào ý hướng viết của một Nhà Văn,sau đó căn cứ vào mặt thể hiện của tác phẩm, tức là căn cứ ý hướng viết thế nào(bút pháp). Viết cái gì (câu truyện, đề tài) như là một thứ yếu, nhưng nếu không cónó, không có sự lựa chọn đề tài như một tiên khởi, thì Nhà Văn không thể có đượctác phẩm. Tại sao tác giả không chọn đề tài này mà là đề tài khác, không chọn đề tàiviễn xứ mà chọn đề tài chiến tranh đã xảy ra ở quê hương, điều đó tiềm ẩn . hướngviết cho ai. Viết cho người trong nước, người của chính thể mới, hay viết cho ngườihải ngoại, người của chế độ sụp đổ, hay viết cho người yêu văn chương. Ta có thểnói ý hướng tác giả là làm văn chương thì tác giả dĩ nhiên viết cho người yêu vănchương, không nhắm vào người cán bộ cao cấp hay một chính khách một tướnglãnh lưu vong. Căn cứ vào ý hướng đó mà ta truy ra một tác phẩm gọi là tác phẩm146 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


văn chương thuần túy, mặc dù tác phẩm là một dàn trải chiều dài của một thời kỳ lịchsử, một chứng liệu dồi dào của một thời chiến tranh. Xin kể tác phẩm trường thiêntiểu thuyết Mùa Biển Động của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác và Người Đi Trên Mâycủa Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng. Đề tài của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác là kể lạinhững biến cố lịch sử từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập đến khi miền Namsụp đổ năm 1975. Đây là chứng liệu sống vì tất cả là những điều chính tác giả đãmắt thấy tai nghe, chính tác giả đã sống trong thời kỳ ấy, bắt đầu lúc có ý thức vềchính trị. Những điều mắt thấy tai nghe không phải qua báo chí mà là những kinhnghiệm sống thực của những người trong ba gia đình tác giả quen biết, đó là nhữngchứng nhân bình thường, mẫu số chung của người dân sống trong thời kỳ chiếntranh. Tác giả không viết như loại bút ký mà như loại tiểu thuyết, một thể loại do hưcấu để thể hiện bằng bút pháp văn chương. Và Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác cũng đãnhiều lần xác định: Viết cái gì, trước hết là viết cho hay cái đã, viết hay là thẻ hànhnghề của một Nhà Văn. Do đó, ta có thể nói đây là một tác phẩm văn chương thuầntúy, mặc dù cái nhìn, sự nhận định của tác giả về một vấn đề là nhìn từ một góc độ,từ một phía, từ một lập trường, từ một vị trí quan sát.Và tác phẩm Người Đi Trên Mây của Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng cũng làtác phẩm về đề tài chiến tranh của đất nước ta, nhưng ý hướng viết của Nhà Văn làviết theo trường phái "Tiểu Thuyết Mới". Đề tài không quan trọng bằng bút pháp thểhiện đề tài đó, mà bút pháp theo trường phái "Tiểu Thuyết Mới" là bút pháp làm saotránh được những tiên kiến về tâm lý, chính trị, một bút pháp càng vô ngã thì càngtốt. Ý hướng của Nhà Văn là viết theo tiểu thuyết mới, đó là một ý hướng vănchương. Chưa có bài phê bình đầy đủ về mức độ thể hiện ý hướng đó đến đâu. Mặcdù tác phẩm cũng là một truyện kể, có hư cấu của một cốt truyện, có chất liệu của đềtài về chiến tranh, cho đến nay chưa có ai xếp loại đó là tác phẩm dấn thân hay hiệnthực đời sống. Nó là tiểu thuyết văn chương vậy.4. Văn Học Hải Ngoại như một món quà ngôn ngữ tinh luyện.Tác phẩm văn chương với ngôn ngữ tinh luyện, vấn đề này chỉ là đào sâuthêm hình thái của vấn đề văn chương thuần túy. Nó thành một đề mục mới vì cóliên quan đến tác phẩm người Việt viết bằng ngoại ngữ. Tạp chí Văn Học đã hơnmột lần bàn đến vấn đề này. Bài này chỉ thêm vài ý kiến: Món quà cho quê hươngkhông thể là món quà viết bằng ngoại ngữ. Trước đây đã có Les légendes desTerres Sérènes của Phạm Duy Khiêm, Le fils de la baleine của Cung Giũ Nguyên,các nhà viết văn học sử Việt Nam mặc nhiên đã không hình diện xếp các tác phẩmtrên vào văn học Việt Nam. Trái lại, các bài thơ với ngôn ngữ tinh luyện như "KhépKín" của Cung Trầm Tưởng, "Paris Có Gì Lạ Không Em" của Nguyên Sa, đã lànhững món quà từ viễn xứ gởi về cho quê hương, cho văn học Việt Nam. Cái haycủa các bài thơ trên, đại diện cho văn chương với ngôn ngữ tinh luyện viết từ hảingoại, vượt thoát các đề tài thường hay trở thành thông lệ cho văn chương viễn xứlà tình hoài hương, hiện thực đời sống tha phương. Văn chương họ mang dấu vếtcủa một nơi chốn đi du học. Đành rằng đi du học, mà du học ở một nơi thơ mộngnhư Thành Phố Paris, tất nhiên văn chương cũng lạc quan và đẹp như một truyệntình, không như bây giờ lưu vong miền hải ngoại. Lưu vong hay di dân, tất nhiênbước đầu sẽ gặp khó khăn gian khổ, tất nhiên văn chương là món quà hiện thực đờisống gởi về quê hương, kèm theo nỗi nhớ nhà, nhớ miền quê nghèo nhưng thânthiết hơn chốn tạm dung.Món quà đó ta đã nói rồi. Nhưng sau 10 năm hay 20 năm hải ngoại, chẳng lẽchỉ có món quà buồn bã đó. Ở đây, ta muốn đề cập đến loại văn chương với ngônngữ tinh luyện, nằm ngoài nỗi bất mãn cuộc sống, nằm ngoài niềm ray rứt nhớ quêhương, nằm ngoài giai đoạn dấn thân. Văn chương mang dấu vết miền viễn xứ,147 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nhưng không quá ám ảnh bóng tối nơi khổ ải lưu vong do thiên lệch vì tình yêu quêhương sâu đậm, cũng không quá lạc quan tô hồng những điều không có nơi miềnviễn xứ. Ta muốn nói đến những tác phẩm văn chương thuần túy ở ngoài nhữngước lệ về ngôn ngữ, ước lệ về tâm tình. Ta muốn nói đến tác phẩm văn chươngthuần túy, viết bằng ngôn ngữ tinh luyện, đề tài không đóng khung hiện thực đờisống, dấn thân chính trị, viết trong khung cảnh ta đang sống, ở Mỹ, ở Pháp, ở mọinơi trên thế giới. Làm sao không có dấu vết đời sống hằng ngày trong văn chương,nhưng đời sống đó chỉ là cái nền để nói những điều nào khác, nghĩa là không chỉ nóivề chính cái nền đó, cái nền lưu vong, cái nền viễn xứ, cái nền thông lệ.5. Văn Học Hải Ngoại như một món quà của truyền thống dân tộc.Món quà mà người viết văn chương gởi về cho quê hương chắc chắn sẽ làmón quà văn học, những tác phẩm văn chương, bên cạnh những món quà khác nhưnhững thành tựu về khoa học, về kinh tế, mà người Việt hải ngoại đã thành công nơixứ người. Trước hết là văn học, dồi dào hơn hết. Ta khẳng định như vậy, vì đó là hệquả của truyền thống yêu chuộng văn học của dân tộc ta. Ta khẳng định như vậy, vìchỉ cần xét về sự hiện diện của các tạp chí văn học trong suốt thời gian 20 năm hảingoại là thấy rõ. Một cộng đồng tương đối nhỏ, độ chừng 2 triệu người sống rải ráctrên khắp thế giới, mà tạp chí văn chương không khan hiếm. Người Việt chỉ thiếu vìđường xa cách trở, vì sự luân lưu phân phối không đến được, không phải thiếu vềsự hiện diện. So sánh với độc giả Hoa Kỳ, đông đảo, mà trong các siêu thị, trong cácnhà sách, số tạp chí chuyên về Văn Học rất ít, bên cạnh sự dồi dào phong phú củatạp chí giải trí, kỹ thuật chuyên môn, và khoa học.Cộng đồng ta đã có nhật báo, tuần báo, nguyệt san, bên cạnh các tạp chí vănhọc đã hiện diện lâu dài trong suốt thời gian 20 năm nơi xứ người: Tạp chí Văn, ThếKỷ 21, Văn Học, Làng Văn, Hợp Lưu, Quê Mẹ, và còn rất nhiều tạp chí văn học đãmột thời hiện diện nhưng ngắn ngủi. Các nhà sách người Việt cũng không thiếunhững tác phẩm văn chương đã được xuất bản, bên cạnh vô số các loại sách khác.Số người làm văn chương cũng rất đông đảo, nhiều nhất là các Thi Sĩ, có lẽ vì sángtác thơ tương đối ít công phu. Có thể nói, đúng vậy: Ít công phu về viết, nhưng khôngphải là ít công phu về vận dụng tâm hồn. Mà một khi bài thơ thành công thì sự "nhớđến" lại dễ dàng. Vì vậy có rất nhiều nhà thơ. Là những công trình khiêm tốn hơn âmnhạc, rất đắc dụng, vì dân tộc ta là một dân tộc Thi Sĩ, lúc nào cũng sẵn sàng, tâmhồn luôn luôn tìm đến. Ngoại cảnh nơi hải ngoại dù có khô khan, đầy tính kỹ nghệ,nhưng tâm hồn Đông Phương sẵn sàng sửa đổi, tái tạo, với sự trợ lực của thiênnhiên bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng đẹp, chỉ vì con người quá bận rộn, bon chenvới kỹ nghệ, với thương mại, mà lãng quên, đánh mất cái thi tính. Món quà khoa học,món quà kinh tế, có thể làm giàu cho quê hương. Và món quà văn học cũng làm giàucho nền văn chương, bắc một nhịp cầu giao cảm cho người nội địa với đất trời viễnxứ. Bài thơ "Mùa Thu Paris" của Cung Trầm Tưởng, tập văn "Trời Tháng Tư" củaPhạm Công Thiện, làm ta giao cảm với thời tiết, thời tiết Tây Phương làm êm máttâm hồn ta. Ta hưởng thụ cuộc đời qua văn chương. Mỗi lần đọc bài thơ "Mùa ThuCâu Cá" của Nguyễn Khuyến là mỗi lần tâm hồn ta chùng lại, thấy lòng mình thanhtịnh như còn nghe âm hưởng tiếng cá đớp đọng dưới chân bèo. Và mỗi lần đọc lạithơ về Paris của Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Phạm Công Thiện, ta cũng thấylòng mình lọc bỏ được những phiền lụy, tan loãng vào thiên nhiên dịu nhẹ và trongsáng. Cho nên món quà gởi về quê hương, mặc dù ta muốn đánh giá nó là món quàtruyền thống, nhưng ta không trông mong nó chỉ khép kín vào những tâm tình quayvề nguồn cội, quay về làng mạc quê hương, quay về cổ tục nếp sống quê nhà. Nóitóm là ta muốn một nền Văn Học Hải Ngoại phong phú, không phải chỉ có bấy nhiêuvấn đề, bấy nhiêu tình cảm, được lặp đi lặp lại. Tại sao Văn Học Hải Ngoại chưa sản148 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


xuất được những áng văn chương vượt tính hoài cảm quen thuộc về quê hương, tìmvề các nguồn cảm hứng phong phú hơn.Viết bằng ngôn ngữ tinh luyện mà lại không mang tính hoài niệm, có lẽ nềnvăn học đó chỉ trông mong vào các ngòi bút đã sống nơi hải ngoại lâu dài rồi, có trìnhđộ cao về Việt Ngữ. Điều đó chỉ thực hiện được bởi người thuộc thế hệ thứ nhất,muốn đóng góp những điều gì mới cho văn học quê hương, chưa có tham vọng viếttác phẩm bằng ngoại ngữ, đóng góp vào nền văn học viễn xứ. Công việc này có lẽphải dành cho những người thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba tốt nghiệp từ các trường đạihọc ở hải ngoại.Tạp chí Văn Học, số 119, tháng 3/1996, CaliforniaVăn Nghệ Đã Đi Về Đâu ?(LƯỢC TRÌNH VĂN HỌC SỬ KỂ TỪ 1954 ĐẾN 1963 VÀ VIẾT VỚI LẬPTRƯỜNG KHÔNG THEO HƯỚNG DẤN THÂN)I.- DƯ VANG VĂN NGHỆ LÒNG MẠN TIỀN CHIẾN VÀ DƯ VANG VĂNNGHỆ CHIẾN KHUKhông thể phủ nhận được giá trị của Văn Nghệ Tiền Chiến Lãng Mạn vớinhững công trình của Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyễn Tuân...ảnh hưởngcủa nó còn kéo dài đến ngày nay. Nhưng đã bớt đi hơn thời kỳ 1954: Một số nhà thơlại nổi danh với những bài thơ lãng mạn có giá trị tập trung một phần lớn trong tuầnbáo Đời Mới: Tạ Ký, Thanh Thuyền, Huy Phương, Tạ Tỵ, Châu Liêm, Mai BăngPhương, Phong Sơn, Thế Viên. Mặc dù thơ của họ nếu so sánh với Huy Cận, ThếLữ, có lẽ cũng không kém hơn bao nhiêu, nhưng vì họ là những hậu sinh lặp lại, nênkhông được ca ngợi nhiều lắm.Cho đến ngày nay một Vũ Hoàng Chương, một Đinh Hùng đã và đang cốgắng phục hồi thời đại vàng son của thơ mới, nhưng một con én không thể đem lạimùa Xuân. Mặc dù vậy một số thơ lãng mạn của hai ông xuất hiện trong thời kỳ gầnđây cũng được ca tụng ít nhiều: "Đăng Trình" của Vũ Hoàng Chương, "Sóng NướcĐồng Chiêm" của Đinh Hùng.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện khá nhiều nhà thơ danhtiếng, phần đông là những chiến sĩ sống miền rừng rậm chiến khu. Thơ họ tiềm tàngmột tinh thần hùng tráng của những cuộc dạ hành quân miền biên giới (Tây Tiến củaQuang Dũng, Nhà Tôi của Yên Thao), hoặc phảng phất những tâm tình ly biệt vìgiống nòi, vì quê hương (Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, Đây Tha La của Vũ AnhKhanh). Sau này những người trẻ tuổi làm thơ không khỏi say sưa với nhữngchuyến đi hùng tráng mà nghe "Sông M. Gầm Lên Khúc Độc Hành" (Quang Dũng)hoặc tiếng sóng dư vang của "Tiếng Hát Sông Lô" (Văn Cao) hoặc mơ mộng thấy"Mây Trời Bàng Bạc Sầu Ai Lao" (Đỗ Hữu) hoặc ngậm ngùi cho mối tình dang dở vìchiến cuộc: "Chân đã vẹt trên nẻo đường vạn dặm, áo nào không phai lạt chút tìnhxưa" (Yên Thao)...Cũng trên tờ tuần báo "Đời Mới" của ông Trần Văn Ân, những nhàthơ Thanh Thuyền, Châu Liêm, Diên Nghị, Viên Lăng, Huyền Viêm, Dao Ca, saunày, 1956, 1958 trên tờ Nhân Loại với những Nguyên Hữu, chịu ảnh hưởng rất nhiềuthơ kháng chiến. Họ cũng nói đến những chuyến đi (như Thanh Thuyền: Sương đổbờ tre buồn dậu thắm, nhạc mùa quê cũ chớm âm vang) những cuộc lên đường:(Như Mường Sơn:Đèn bể còn ai đang đứng giữĐêm nằm nghe vọng tiếng trùng dươngChòi cao khép chặt niềm cô lữCó biết những người đi bốn phương)149 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hoặc những hành trình biên giới (như Xuân Phụng: Gộp đá thay giường ngườingựa mỏi, căm thù trong giấc trắng chênh vênh), nhưng sự thực họ là những thanhniên thị thành lãng mạn, kháng chiến tưởng tượng, tâm trạng phát sinh do sự thánphục những người đã ra đi trong mùa Thu trước. Những vách đá, tiếng chim "Bắt CôTrói Cột" những vùng trời sau dãy Trường Sơn, những khói sương sơn cước, đã lànhững hình ảnh quen thuộc một thời xuất hiện trong văn thơ. Một số bài thơ loại này,tuy không thực, nhưng có một giá trị tồn tại đến ngày nay, được nhắc nhở đến do lờihay, hình ảnh đẹp, một phần nào nói lên được tâm hồn hoài vọng kháng chiến củalớp người trẻ tuổi thành thị (1)Một số nhà thơ cũng bắt chước thơ kháng chiến của Trần Hữu Thung, của TốHữu: Những nhà thơ nói nhiều về nông dân, về thợ thuyền. Một thời kỳ "Lúa" xuấthiện trong văn thơ. Một thời kỳ "Khoai Sắn" phát sinh trong văn nghệ. Một thời kỳ"Tiếng Nói Của Dân Nghèo" có cơ hội biến thành phong trào văn nghệ. Rồi tất cảnhững thời kỳ ấy mờ dần, không một tên tuổi đại diện cho khuynh hướng dấn thânhoặc mô phỏng Hiện Thực Xã Hội.II.- VĂN NGHỆ KHỞI LÊN TỪ CUỘC DI CƯ:Tháng 7 năm 1954..., một cuộc di cư vĩ đại đổ về phương Nam, văn nghệ từThủ Đô Hà Nội chuyển vào Thủ Đô Văn Hóa Sài Gòn (như lời Mai Thảo trong số ramắt của Tạp Chí Sáng Tạo) văn nghệ sôi nổi do những người của xứ "Nghìn NămVăn Vật".Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng góp mặt với những nhà thơ mới như Văn ThếBảo, Huyền Giang, Thái Thủy với những Nhà Văn mới như Doãn Quốc Sỹ, MaiThảo, Huy Sơn, Kỳ Văn Nguyên, Phan Lạc Tuyên, cùng nói lên một cảm nghĩ, mộttâm tình: Tình hoài hương, niềm đau đất nước bị qua phân, mong ngày giải phóngquê hương, cùng là những bài ca ngợi miền họ mới đến. Hiện tượng lạm dụng cũngđi liền, lạm dụng vì có quá nhiều nhà thơ giả tạo và bi thảm hóa: Nào là người emgái nhỏ còn ở bên kia vĩ tuyến, nào là những mẩu chuyện khóc than quê hương xacách. Tờ Sáng Tạo xuất hiện đem lại sự quân bình giá trị cho giai đoạn văn nghệ dicư. Tác phẩm "Đêm Giã Từ Hà Nội" của Mai Thảo là tác phẩm tiêu biểu cho vănnghệ thời kỳ này. Giá trị nó chẳng những phản ảnh cuộc di cư mà còn manh nha mộtlối hành văn mới, một nghệ thuật mới. Tiếp đến là những tên tuổi: Doãn Quốc Sỹ,Nguyễn Sỹ Tế, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan. Cùng một đề tài, cùng một tâm tình nhưngqua cuộc lựa chọn của thời gian, yếu tố của nghệ thuật chiến thắng yếu tố phản ảnhthời sự. Những tác phẩm đặt nặng thời đại tính đã chìm...mất vào dĩ vãng, trong khiđó tác phẩm nghệ thuật của Doãn Quốc Sỹ "U Hoài" sáng ngời mãi mãi...Đúng nhưlời bà Nguyễn Thị Vinh nhận định về cuốn U Hoài trong tin sách số 35 (1965): "Nógây cho tôi nỗi rung động nhẹ nhàng bàng bạc như cơn gió xưa cũ thoảng tới làmcho bao nhiêu kỷ niệm của quá khứ xa xôi mình không hề nghĩ đến chợt sống dậy...".Quan điểm nghệ thuật của tác giả thật rõ rệt: Xin đừng gắn cho tác phẩm vănchương vai trò của một tờ truyền đơn chính trị, dù thời đại có sôi bổng đến đâu thìnét đẹp U Hoài vẫn tồn tại như lời thơ Đinh Hùng: "Bài thơ lướt cánh chim huyền sử,có bóng em mơ suốt lộ trình". Riêng về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền danh tiếng hiệnnay, thật ra lúc đó (trong tờ Người Việt Tự Do) chưa có cái mới lạ ở những bài thơnặng về chính trị của ông. Thanh Tâm Tuyền chỉ danh tiếng qua danh nghĩa mộtngười sáng tạo trường thơ tự do, nghĩa là Thanh Tâm Tuyền chỉ có giá trị trongphạm vi lịch sử nghệ thuật của văn học mà thôi. Cũng như Đỗ Tấn, Nhà Thơ dấnthân, cũng như Ngô Xuân Phụng, Nhà Văn cùng khuynh hướng, không gây đượcmột ảnh hưởng sâu rộng để mọi người làm thơ dấn thân như các ông ấy. Chỉ vì quáthiên về chính trị mà thơ văn không xúc cảm được người đọc văn. Còn nhớ chăngvề giai đoạn văn nghệ di cư sôi động ấy có lẽ chỉ còn nhớ lời văn nhẹ nhàng đẹp150 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


như thơ của tác phẩm "U Hoài": "Mối Sầu của Huy lớn quá, chàng bỏ Hà Nội vàohẳn Sài Gòn trước Hiệp Định Genève nửa năm. Tới Sài Gòn, ông Giám Đốc TrườngKỹ Thuật biết tài chàng có đến tìm để mời chàng vào Ban Giáo Sư. Chàng từ chối rồilang thang khắp Lục Tỉnh: Chàng đi tìm một khuôn mặt U Hoài với những nét sầu vờivợi...Và cũng do kinh nghiệm bản thân đó, chàng mới thầm hiểu một cách thấu đáonếp sống của dân tộc mình chiến đấu anh dũng là vậy mà trong các tác phẩm vănnghệ để lại vẫn thoáng gợn đây đó những nét sầu vạn cổ".Xin trích ra đây một bài thơ nói về di cư, nhưng có trước năm 1954:Lời VềThuở trước quê em ở BắcVô Nam từ độ lên mườiMây trắng ngày ngày xa tắpNhớ quê em buồn khôn nguôiMái tóc dừa xanh Thủ ĐứcNgọt ngào thay trái sầu riêngGió bãi phù sa Bến LứcNay thuần sữa mẹ linh thiêngEm dẫu chỉ là con gáiQuê xinh soi bóng sông lànhTheo mẹ băng chừng quan táiBao giờ quên lũy tre xanhAnh nhé giùm em nhắn vớiNhớ quê em ngại thăm quêLửa phượng trời duyên Khánh HộiBạc Liêu dễ ở khó về.Vó ngựa từ hồi vỗ xuống NamTruông mòn đưa lối Hải Vân SanÁo nâu phai lạt mùi cây cỏLá rụng hoa rơi đất nước Chàm(Hồ Dzếnh. Trích trong Tạp Chí Phổ Thông của Đại Học Luật Hà Nội, trướcnăm 1954)III.- VĂN NGHỆ MỚI VỚI NHÓM SÁNG TẠOSau cuộc di cư, miền Nam đã lần hồi ổn định, sống trong những năm hòa bìnhtạm bợ. Văn nghệ đấu tranh ý thức hệ nhường chỗ cho nền nghệ thuật mới sángchói. Văn nghệ sĩ trở về phạm vi thực sự của mình là nghệ thuật thuần túy. Tờ SángTạo mở đầu nghệ thuật mới với lý thuyết gia Mai Thảo, với nhà thơ tự do Thanh TâmTuyền, Tô Thùy Yên, với nhà thơ tình yêu mới Nguyên Sa và rất nhiều Nhà Văn thơquen thuộc trên báo chí cùng một đường lối: Mai Trung Tĩnh, Viên Linh, Trần Dạ Từ,Quách Thoại, Vương Tân, Trần Lê Nguyễn, Sao Trên Rừng, Dương Nghiễm Mậu,Hoàng Anh Tuấn, Thạch Chương, Trần Dạ Từ, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Du Tử Lê,Vương Đức Lệ.Nguyên Sa một bên, Thanh Tâm Tuyền một bên, họ là những người gây đượcmột phong trào làm thơ tự do lớn lao, đến nỗi nhiều nhà thơ cũ phải lên tiếng, vì engại sự lấn át của thơ này đẩy họ vào sự lỗi thời. Nhưng họ e ngại không thành vấnđề vì mặc dù độc giả yêu chuộng thơ tự do, nhưng chỉ những bài nào có giá trị thựcsự và những bài thơ cũ của các nhà thơ trên nếu hay vẫn được mọi người nhắc nhởmãi mãi (trường hợp "Đăng Trình" của Vũ Hoàng Chương và Người Em Huyền Diệucủa Đinh Hùng". Mấy ai sống trong thời đại vệ tinh mà không nhớ những câu thơ đầytrăng sao vằng vặc của Vũ Hoàng Chương:151 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đêm đêm ta dõi mấy từng saoTìm một không gian mới lạ nàoLấp lánh quê trời thơ hẹn bếnGiam mình quê đất mãi hay sao?Hoặc mấy ai không tán thưởng những thi thần của Đinh Hùng:Em đến mong manh vóc ngọc chìmTàn canh hồn nhập bóng trăng imTa van từng đóa sao thùy lệNghe ý thơ sầu vút cánh chim...Trái lại những bài thơ lạm phát tự do của các nhà thơ xu thời khó lòng tồn tại.Trong lịch sử khai phá Ngôn Ngữ Mới cho Thơ tại miền Nam, ta phải kể Nguyên Savà Thanh Tâm Tuyền đứng đầu. Nghệ thuật vị nghệ thuật lại một phen ưu thắng vớinhững bài thơ của họ. Sau đây là hai bài thơ tiêu biểu của hai nhà thơ này:HịchBằng hơi thở thiên thầnBằng giọng nói đam mêBằng ngón tay mầu nhiệmTa truyền:Hỡi Sài Gòn ban đêm mở cửaTa truyền:Hãy rộng mở bốn cửa thành Đông Tây Nam Bắc để thơ ta đi vào từ bốn phíachân trời và thân thể ta vào theo lối mặt trời đi.Hỡi bóng tối hãy cất lên doanh trại,Hãy trấn đóng những nơi hiểm yếu, những mạch máu kinh thành, những đại lộcông trường ghế đá công viên,Ta sẽ đi thanh tra những mái tóc bâng quơ, những cánh tay buồn, những mốisầu thơ dại.Ở trong mối sầu nhỏ bé ta sẽ nhìn thấy nỗi sầu địa ngục ở trong ta.Lúc ta đi phải tắt hết những đèn xanh đèn đỏ, trật tự cuộc đời cho rộng mởtrùng trùng cánh cửa hư vô, Những cột đèn phải thắp lên tinh tú...Cho ta đi vào với tâm hồn đau niềm kinh thành bỏ ngõ.Cho ta đi giữa phố rộng cây cao, những vườn hoa đóng cửa nhìn những lácành run rẩy mà nghe hồn thảo mộc thấm vào xương...Sao chỉ về đây nằm gối đầu lên giòng sông lớn giang tay dài đại lộ mà nghekinh thành thổi hơi buồn Trompette ban đêm.(Thơ Nguyên Sa)Một Chỗ Trên Ô-Tô-BuýtBuổi chiều vào chật khoan xe. Đèn thắp lênTiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dàiMưa xuống bên ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnhMỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau.Thân mật ngó lên tóc rối nền trời khuyaNgó vào mắt hoang xa dòng sông không bờSau một ngày làm việc em mơ về mái ấm: khuôn mặt riêngTôi nghĩ về cuộc đời thẫm thầm hằng ngày.Trên những thành ô tô buýt người ta xô chạm vô tìnhTôi bám chặt cửa xe xin một chân đứngNhớ đến chúng bạn: một người bên xóm cỏ, một người ngoài Phú Thọ.152 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Muốn gặp nhau mang cảm tình qua hai chặng đường len giữa đám ồn ào.Chuyến xe buýt chạy trong một buổi chiều. Trời mưa mưa ngoài châu thành.Không tìm thấy bến, không đỗ lại.Vạt áo đã ướt đầyTóc em rét mướtMột ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trong tay.Xe còn chạy mưa hoài, dòng sông hoang, mắt bảo cố níu lấy cửa xe. Nhưngchúng ta không kiếm được một lời nào mà nói.[Thơ Thanh Tâm Tuyền]Hình ảnh đẹp theo cảm quan thời đại: Những dãy building giữa trăng sao,những ngã tư công viên lá đổ, những bến tàu ống khói mệt lả...là những chất liệumới cho thi ca hôm nay. Phải chăng có một sự chuyển hoán trong cảm quan conngười, cái đẹp thơ nmộng xa vời nhường chỗ cho cái đẹp quen thuộc trước mặt bịbỏ quên: "Thành Phố đêm mang nét sầu hoang phế, thùng rác cột đèn chó đói vàanh" (Thái Thủy). Thanh Tâm Tuyền đưa ra một nhận định cho thấy lối làm thơ củaông: Hình ảnh rời rạc nhưng tổng hợp bằng cái nhìn liên kết, âm điệu tiết điệu phảilắng nghe trong một "strophe" chứ không hạn định trong một câu thơ...Nguyên Sađược nhiều ảnh hưởng hơn, vì mặc dù thơ mới (thơ xuôi tự do), nhưng tâm hồn củaông cũ với tình yêu thường hằng, với cái đẹp trong vũ trụ thẩm mỹ cổ điển. Trái lại,Thanh Tâm Tuyền làm thơ bằng một thái độ hôm nay: Phản kháng vũ trụ thẩm mỹquen thuộc nhưng giả tạo (nỗi buồn trong thơ hôm nay, Thanh Tâm Tuyền). Mặc dầuông muốn chứng tỏ thơ ông là sản phẩm của thái độ sống ở đời hôm nay, nhưngphải công nhận thơ ông chứa đựng quan niệm nghệ thuật vụ hình thức (Trèo lên câybưởi hái hoa. Thanh Tâm Tuyền). Một số nhà thơ trẻ (2) chịu ảnh hưởng của phongtrào tìm tòi một lối thi ca độc đáo và họ đang đi trên con đường dọ dẫm. Vì có sự lạmphát, một số nhà thơ khuyên các bạn trẻ trước khi làm thơ tự do, càng phải làm thơcổ điển để quen thuộc với vũ trụ âm điệu thi ca, để sáng tác một âm điệu tàng ẩn củathơ tự do. Phải chăng đó là lời khuyên thành thật hay chỉ vì sợ thơ tự do mất giá trị vìquá dễ làm ? Và nhàm tai thiên hạ ? Song song với thi ca là văn. Về văn chỉ có MaiThảo là có một cố gắng sáng tạo về hành văn. Ta có cảm tưởng văn Mai Thảo làmột tảng mầu huy hoàng đổ xuống khung vải: Hình ảnh đẹp quyện vào nhau lướt điliên tục, những chữ dùng "sang trọng, trí thức". "Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời"là một thành công của ông sau "Đêm Giã Từ Hà Nội". Tác phẩm trên là một bài thơcó nét đẹp Tây Phương, vừa hùng dũng, vừa diễm tình, khiến ta nhớ đến nhữngcảnh chinh phạt mênh mông, viễn trình bát ngát, đồng thời bao hàm được quan niệmvị nghệ thuật cả ông: Muốn đạt tới nghệ thuật rồi đi tìm một đỉnh trời nghệ thuậtkhác, và cứ phải chinh phục hoài không bao giờ an nghỉ trong vinh quang. Sau đâylà một đoạn văn đầy nghệ thuật của ông:"Chàng có đôi mắt sâu nhưng chứa đựng những hoang vu tiền sử, những đỉnhtrời cao ngất không ngó thấy, những không gian bất tận không có dấu chân và sựsống của loài người. Đôi mắt phảng phất niềm mơ màng khó hiểu, như những cửangõ mở vào một thứ thế giới hư vô riêng biệt: Đôi mắt như hai vì sao trầm lặng, buồnrầu ẩn chứa mọi phần tâm linh cùng thẳm, tất cả định mệnh chàng ủ kín trong đó.Đôi mắt có một sức quyến rũ mãnh liệt, lúc ngủ, tròng mắt yên tĩnh bao bọc lấy đờisống hằng ngày, lấy tôi, trong cái nhìn khoan dung thỏa thuận. Đôi mắt khi cháy lên,khi ánh lửa dị thường nói sự bắt gặp của linh hồn chàng với niềm khát vọng tiền kiếp,đẩy chàng tách rời khỏi đời sống, mọi người chung quanh, đi vào những miền gióbão hoang vu, bí mật và xa xôi như khói lửa nghìn đời xa cách nhưng vẫn còn đó,vẫn thăm thẳm cháy trong lòng đất".153 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Một số Nhà Văn khác của nhóm Sáng Tạo: Mặc Đỗ, Duy Thanh, Trần LêNguyễn, Nguyễn Sĩ Tế, Trần Thanh Hiệp, không đạt tới sự thành công như MaiThảo, bởi thơ văn của họ có giá trị ít nhiều, nhưng chưa rõ nét sáng tạo như chủtrương của tạp chí. Một số tạp chí tương tự theo đường lối: "Hiện Đại", "Thế Kỷ HaiMươi", cũng được đón tiếp khá nồng nhiệt, và như hình tiến về sự thành công này,tờ Sáng Tạo vội lên tiếng phủ nhận giá trị thơ văn tiền chiến và vấp phải sự chốngđối khá lớn lao, nhất là ở Huế.Cũng trên tờ Sáng Tạo, một lối thơ lục bát mới mẻ thành hình, không phải mớivề âm điệu mà mới về ngôn ngữ tân kỳ, hình ảnh mới lạ, mà người khởi xướng có lẽlà Cung Trầm Tưởng, tác giả thi phẩm Tình Ca. Một phong trào làm thơ lục bát tânkỳ, tuy không lớn lao như phong trào thơ tự do, nhưng cũng rộng rãi với một số ThiSĩ đông đảo được cảm tình ít nhiều của độc giả: Trần Tuấn Kiệt, Sao Trên Rừng,Hoài Thương, Hoài Khanh, Hải Phương, Kim Tuấn, Hoàng Ngọc Liên, Hoàng TrúcLy, Phạm Trường, Kiêm Thêm, Trần Đức Uyển... Trong số này chỉ có thơ lục bát củaCung Trầm Tưởng, Viên Linh, Trần Tuấn Kiệt, Sao Trên Rừng là được kể như thànhcông trong sự đạt tới hồn thơ.Xin ghi lại đây một bài thơ lục bát tiêu biểu là mới mẻ.Khoác KínChiều đông tuyết lũng âm uBâng khuâng chiều tối tiếp thu trời buồnNhớ ngày tàu cũng đi luônGa thôn trơ nổi băng nguồn héo hon.Phương xa nhịp sắt bon bonTàu như dưới tỉnh núi còn vọng âmSân ga mái giọt âm thầmMáu đi có nhờ hồi tâm đêm nàoMình tôi với tuyết non caoVới cồn phố tịnh buốt vào xương daVới mây trên nhợt ánh tàVới đèn xóm hạ cũng là tịch liêuTôi về bước bước đăm chiêuTâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm(Cung Trầm Tưởng-Paris)Trong thời kỳ này một số nhà thơ phái nữ cũng được nhiều cảm tình của độcgiả như Tuệ Mai, Minh Đức, Hỷ Khương, Thanh Nhung, Cao Mỵ Nhân, Nhã Ca, tậptrung phần lớn trong ban tao đàn Bạch Nga, của Thi Sĩ Nguyễn Vỹ. Nhưng chỉ cóTrần Nhã Ca là được coi như có nhiều nét sáng tạo và tân tiến.IV.- THỜI KỲ VĂN CHƯƠNG VÀ SIÊU HÌNH HỌCCũng trong những năm hòa bình tạm bợ, phong trào triết lý hiện sinh đượccác ông Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Nghiêm Xuân Hồng du nhập từ TâyPhương vào. Họ viết nhiều sách bằng tiếng Việt, dạy triết lý hiện sinh ở các TrườngTrung Đại Học. Nhiều sự chống đối xảy đến để ngăn ngừa sự bành trướng của triếtlý này, nhiều sự chụp mũ chính trị, tôn giáo, cũng vì triết lý này. Triết học siêu nhâncủa Nietzsche được Thế Phong đề cao, triết lý về tồn thể (danh từ của Bùi Giáng)được ông Bùi Giáng ca tụng và phổ biến triết học Heidegger gây nhiều sự chống đối,rồi Phạm Công Thiện bước vào lãnh vực triết lý với nhiều bài viết trên tạp chí Mai.(Những bài đó sau này có in thành sách: Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Tiết Học,L. B. xuất bản). Ông Tam Ích nhũn nhặn hơn cũng nhảy vào hội tạp chí Nhân Loại,sau này trên Hải Triệu Âm và Thiện Mỹ. Có một sự chống đối về tầm độ trí thức giữanhững người ở Đại Học tỏ ý không tin sức học của người viết sách triết lý chưa qua154 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hết Đại Học, ngược lại giới Văn Nghệ sĩ lại chê sinh viên Giáo Sư Đại Học là nệ sáchvà không hiểu cái thâm trầm của triết lý.Riêng giới Văn Thơ phong trào triết lý hiện sinh ảnh hưởng sâu rộng đi đếnmột sự "lạm phát" về tư tưởng cho đời là bi đát phi lý với những tiếng la cào cấu,những tiếng cười nham nhở đi đến một sự "lạm phát" về chữ nghĩa, với những danhtừ triết học, những cái tên của các triết gia, những cái tên tác phẩm triết học TâyPhương. Một số người làm thơ làm văn có ít nhiều sự làm dáng trí thức. Một số tácphẩm có giá trị trong giai đoạn này: "Cũng Đành" của Dương Nghiễm Mậu, "ThửLửa" của Thao Trường, thơ của Bùi Giáng, các truyện ngắn của Nguyễn Đức Sơn,Lê Huy Oanh, Song Linh, Hoàng Đông Phương, Thế Nguyên, Thế Uyên. Một số tiểuthuyết có pha ít nhiều triết lý thời đại, tuy không phải là những siêu phẩm, nhưngcũng gây nhiều tiếng vang văn nghệ: Tiểu thuyết của Chu Tử, Tuấn Huy, Hoàng HảiThủy, Văn Quang. Đó là thời kỳ của những lá thư xanh, áo đỏ, thời kỳ của nhữngLoạn, những Yêu...Đặc biệt thơ của các Thi Sĩ Bùi Giáng, Hoài Khanh, Hải Phương(3), dùng nhiều danh từ triết học. Nhiều người làm thơ khác muốn ra khỏi vùng ảnhhưởng của triết học hiện sinh, muốn ra khỏi từ trường hấp dẫn trí thức của các danhtừ triết học, họ cố đem thi ca đề cập đến triết học về một viễn tượng vị nghệ thuật(không phải chỉ đề cập triết lý hiện sinh mà còn bao gồm nhiều tư tưởng khác) bằngcách cố tránh những chất liệu đã trở thành một cái "mode" của thời đại là nhữngdanh từ triết học, dù người ta trong thời kỳ này không ít thì nhiều tán thưởng triết lýbi đát có lẽ do thời đại phát hiện một sở thích như thế (Đây là thời kỳ chiến tranh vàxã hội thối nát) nhưng dầu thế nào yếu tố vị nghệ thuật vẫn ưu thắng: Một số bài thơcủa Bùi Giáng, Trần Tuấn Kiệt (nặng về nội tâm trường mộng siêu hình) tồn tại đếnbây giờ, ngược lại những bài thơ cùng loại triết lý, nhưng chát chúa của nhiều Thi Sĩkhác, đều mai một với thời gian. Một số Nhà Văn tập hợp trong tạp chí Bách Khoa(Vũ Hạnh, Nguyễn Ngu Ý) viết một số bài báo có giá trị, đề cao cái "hậu" trong vănchương, ca tụng sự bình thường của đời sống. Tiếc rằng các tác phẩm của họ, tùy ýhướng tốt như vật, nhưng không gây được nhiều tiếng vang (Mùa Xuân Trên ĐỉnhNon Cao, Vượt Thác của Vũ Hạnh chẳng hạn) (4). Sự chống đối triết lý hiện sinh tuykhông ra mặt như các ông Vũ Hạnh và Nguyễn Ngu Ý, những tác phẩm đi bên lềphong trào triết lý hiện sinh của các ông Kim Minh, Tường Hùng, Nguyễn Đình Toàn,Duy Lam, Lưu Nghi, Lê Vĩnh Hòa, Thanh Nam, Võ Hồng, Lý Hoàng Phong, BìnhNguyên Lộc, Nhật Tiến, Võ Phiến, Trần Phong <strong>Giao</strong>, Sơn Nam, Linh Bảo, Mặc Thu,Ngọc Linh, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Mạnh Côn, Lê Tất Điều, Ngô Thế Vinh, đã làmột thành trò hữu hiệu có một sức mạnh tiềm tàng dẫn đưa thanh niên trở về đờisống bình thường của xã hội vừa có cái đẹp, vừa có cái xấu, bao giờ cũng thế,không phải chỉ thời này mới có cái phi lý để la hét than phiền. Tác phẩm "HươngRừng Cà Mau" của Sơn Nam là một bài ca hùng tráng lịch sử khai phá, hùng vĩ củakhung trời chinh phục gian nan. Tác phẩm đẹp như một bản trường ca sông núi, đạtđến sự thành công vì giá trị nghệ thuật của nó, đồng thời bao hàm một tình cảm yêuquê hương thiết tha của tác giả.Thí dụ đây là một cảnh đặc biệt Hậu Giang lụt lội: Cảnh len trâu..."Má nó hồinào tới giờ chưa từng tới núi Ba Thê, vậy mà bây giờ thằng Nhã nó rành lắm đó!Cảnh núi non thanh lịch, trâu ăn cỏ ngẩng đầu coi mây bay lui tới, ngứa lưng thì trâucọ mạnh vô cột đèn vua chúa gãi sồn sột. Má nó biết không. Ở núi Ba Thê trâu lenăn cỏ trên đền vua thời xưa...Vua chúa mất hết, trâu thì đời đời kiếp kiếp còn đứngdửng dưng trên mặt đất này hoài...Hết cỏ thì qua chỗ khác, má nó đừng lo. Từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miệtBảy Núi. Oai vệ lắm kìa! Voi đi một lần đôi ba chục con là cùng, cọp đi hai ba con lànhiều.155 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cảnh đó ở miệt rừng ai cũng thấy. Đằng này trâu lội năm ba trăm con, đenđầu đặc nước! Kiếm bạc trăm là dễ chớ muốn được thấy cảnh đó không phải dễ,giống như hồi thiên địa sở khai, càn khôn hỗn độn. Mấy ông thầy chùa, bà vãi, ẩnmình trong cốc trên núi, chán cảnh trần tục, vậy mà họ còn bước ra ngóng mắt theobầy trâu len dữ dội......Thằng Kim đã hiểu lằn đen ở chân trời khi nãy là bầy trâu vô số kể đang lặnhụp. Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng, hơi trâu thở khò khè như câyrừng nổi gió.Hằng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lểu nhô lên bộ mặt ngơ ngác ba góc,giống hệt những trái ấu khổng lồ".Người phổ biến lý thuyết về văn chương triết lý hiện sinh có lẽ là ông NguyễnVăn Trung. Thí dụ bài "Văn Chương Và Siêu Hình Học" của ông là một bài đầu tiênbằng tiếng Việt về văn chương hiện sinh (đăng trong Sáng Tạo với bút hiệu HoàngThái Linh).Sau này ông còn đề cập nhiều trong tạp chí "Thế Kỷ 20", "Đại Học", về nềnvăn chương này và viết nhiều sách cùng một khuynh hướng lý thuyết (xây dựng tácphẩm tiểu thuyết). Ông được một số người coi như lý thuyết gia cho sự sáng tác đốivới các Nhà Văn Dương Nghiễm Mậu, Thao Trường, Thế Nguyên, (mặc dù cũng cómột số người phủ nhận), nhất là sau khi ông phân tích theo đường lối triết lý, theoviễn tượng văn chương siêu hình học, những chuyện ngắn của các Nhà Văn nàytrong "Xây Dựng Tác Phẩm Tiểu Thuyết". Thật ra tác phẩm của Dương Nghiễm Mậuhay không phải là hợp người "thời trang" triết lý hiện sinh, mà vì văn ông nhiều khảxúc do tính chất nghệ thuật. Cho dù ông viết chúng trong thời đại này hay trong thờiđại trước thì văn ông vẫn được ca tụng do những "cái hay" hàm chứa trong một tácphẩm nghệ thuật. Sau đây là một vài đoạn ngắn trong tác phẩm "Bên Sườn Núi Đá"đăng trong "Thế Kỷ 20", cho thấy giá trị của nghệ thuật văn chương Dương NghiễmMậu: "Cứ mỗi buổi sáng nghe tiếng kèn của Ông Hai, tiếng kèn có vẻ yếu, vọng lên ởthung lũng xa vắng và xao xuyến lạ lùng, tiếng kèn như mang tiếng nói độc nhất củacon người đến với từng thân cây, cành nhỏ, mảnh lá, cũng như từng bụi đất, mảngđá và làn nước nâu bao la vờn lên từng con sóng. Tiếng kèn muốn nhận sức có mặtnhỏ bé của con người. Ông già đốt lửa qua ngày này đêm khác không biết bao lâu.Có lúc ông chợt ngủ rồi lại thức và tiếp tục đốt lửa cho đến lúc không còn một thanhcủi, ông tìm mọi cái có thể cháy được mà đốt.Ngọn lửa tàn theo những trang sách cuối cùng. Ông già tin ở điều mình nói,nhất định thắng...Sau mùa biển động ít lâu có một chiếc xe theo con đường độc đạora ven sườn núi đá, người ta theo lời hẹn tới lấy cá, nhưng khi những người lái buôntới nơi thì không tìm thấy dấu vết gì tỏ ra rằng ở đó có bàn chân người đã đặt đến.Sườn núi đá vẫn khô cằn lầm lý, biển vẫn màu nâu. Bọn lái buôn nguyền quay xe, cókẻ nói lớn:- Tụi khốn kiếp thế mà dám giao hẹn!"Luận đề của truyện ngắn này khá rõ rệt:Sự chiến đấu vô vọng giữa con người là ông già thổi kèn với thiên nhiên làtrùng dương nổi sóng. Kết quả biển cả xóa bỏ dấu vết con người yếu đuối bên sườnnúi đó.Cái hay của truyện ngắn là ở bố cục diễn tiến và kết luận bỏ lửng của nó, ở lờivăn hình tượng nghệ thuật, còn đề tài triết lý kia bao giờ cũng có và không chắc đãthoát thai từ triết lý hiện sinh của thời này.Song song với những Nhà Văn chống đối triết lý hiện sinh, ngấm ngầm haycông khai, là nhà thơ có lập trường tiến bộ, những nhà phê bình khắt khe với tính156 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cách xu thời của "thời trang" văn nghệ: Lối thơ tự do bí hiểm kỳ khu và triết lý bi đátchưởi bới cuộc đời. Những nhà thơ điển hình đại diện là Thi Sĩ Nguyễn Nho Sa Mạc,Hữu Phương, nhất là Hoàng Bảo Việt, từ thi phẩm "Hy Vọng" đến "Những GiòngNước Trong", lập trường tiến bộ, tin tưởng cuộc đời của tác giả thật rõ rệt. Các nhàthơ Kiên Giang (chịu ảnh hưởng của Nguyễn Bính tiền chiến) và Anh Tuyến, cũng cónhững lập trường tương tự nhưng lạm dụng những chữ nghĩa không phải là chất liệucủa ngôn ngữ thi ca mà là ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, nên những nhà thơ ấyít được tán thưởng. Nhà phê bình đại diện cho lớp người trẻ nhìn đời không bi quan,không lạc quan (vì đời sống bao giờ cũng bao gồm hai khía cạnh thiện ác) là ĐặngTiến.Còn nhiều nhà phê bình cũng lập trường với Đặng Tiến là Phương Thảo,Phương Mai, Thư Trung, Thu Liễu, Nhất Anh, Quốc Chính, Uyên Thao. Phần lớn tậptrung trên tờ Tin Sách của Hội Văn Bút Việt Nam.V.- VĂN NGHỆ SAU NGÀY 1.11.1963Sau cuộc cách mạng 1.11.63, kết thúc một giai đoạn sôi bỏng trong nhữngngày Phật nạn, văn nghệ thuần túy nghệ thuật và văn nghệ lãng mạn quá thờinhường chỗ cho sinh hoạt báo chí được một phen cởi mở, ra nhiều đến nỗi người takhông còn nhớ có bao nhiêu tờ nhật báo. Sự sinh hoạt chính trị sôi bỏng, văn nghệlãng mạn với những Thanh Nam, Văn Quang, Tuấn Huy đều bị thờ ơ, tiểu thuyếtdiễm tình và thi ca phát hành đến Lục Tỉnh và miền Trung đều được gởi trả lại chotác giả và nhà xuất bản. Văn nghệ thuần túy nghệ thuật của thời "sáng tạo" lắngchìm. Một vài bài thơ quá hứng cảm ca tụng cuộc đảo chánh và bới đống tro tàn củachính quyền cũ không gây được một tiếng vang nào đáng kể. Người ta đang chờ đợimột nền văn nghệ mới phản ảnh thời kỳ này...Và nền văn nghệ đó đã đến với sự phát huy văn nghệ nhuốm màu tư tưởngPhật Giáo, với những Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, Tam Ích, Phạm Công Thiện. Báochí của Phật Giáo, tác phẩm văn nghệ của nhà xuất bản Lá Bối phát hành đều đặn."Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ..." Hoạt động mạnh nhất vềphạm vi văn hóa Phật Giáo là Đại Đức Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường (ngoài ra ông HồHữu Tường còn chủ trương đường lối phát huy văn minh tổng hợp trong tuần báoHòa Đồng). Những tạp chí khác cũng khá bổ ích cho độc giả: Phổ Thông, Văn, BáchKhoa, Văn Học.Những nhà thơ đóng góp cho sự thịnh vượng của nền văn nghệ Phật Giáo làNhất Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, tập trung trong tờ "Thiện Mỹ" và "Giữ ThơmQuê Mẹ". Tựu trung chưa có ai tạo được một cái tên lớn cho văn nghệ như mộtNguyên Sa, một Thanh Tâm Tuyền, một Mai Thảo, có lẽ vì họ đặt quá nặng chủtrương phát huy văn hóa Dân Tộc, không muốn làm nghệ thuật thuần túy ở ngoàimọi chủ trương chính trị, Tôn Giáo...Đặc biệt trong thời kỳ này chuyện giải trí Kiếm Hiệp được hoan nghênh lúcđầu, sau này cũng giảm bớt đi. Một câu hỏi được nêu ra: Phải chăng có người đãkhéo tuyên truyền cho sự thịnh vượng của chuyện Kiếm Hiệp để tái vì trang tinhthần, để mã thượng hóa một thế hệ thanh niên đã quá chán chường do triết lý hiệnsinh bộc phát vì thời thế.Không nhớ trên tờ nhật báo Ngày Nay số nào, tác giả là ai, có một bài nhậnđịnh khá đúng: Sở dĩ trong thời kỳ này người ta thích chuyện Kiếm Hiệp là để thoátly thực tế (xã hội vẫn nghèo đói, chiến tranh còn tiếp diễn) và những truyện đó còncó tính cách nhân bản), vì ít ra chúng cũng vị nhân sinh một phần nào: Thỏa mònnhu cầu tưởng tượng, thoát ly thực tế phũ phàng. Có những tác phẩm văn nghệ chủtrương vị nhân sinh, vì xã hội, mà lại viết bằng một lối văn, một cấu kết phản lại xã157 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hội, họ nhằm tới là thành phần lao động nông dân nghèo khổ, không có thì giờ tìmhiểu những sâu xa trong tác phẩm của họ.Những sinh hoạt văn nghệ khác đều trung bình với các tác phẩm được xuấtbản âm thầm của các nhà <strong>Giao</strong> Điểm, Phù Sa, Thời Mới, Sáng Tạo, Huệ Minh...màđó đây trong tác phẩm có ghi vài vết tích của thơ văn có lửa do cuộc chiến tranh tànkhốc còn tiếp diễn. (Đến năm 1965, có tờ Nghệ Thuật của ông Mai Thảo ra đời phảichăng muốn phục hồi thời "Sáng Tạo" đã mất). Qua những bài báo trong tờ tuần sannày: Thế Nào Là Văn Chương Dấn Thân (của Sơ Dạ Hương), Bối Cảnh Tiểu ThuyếtViệt Nam Bây Giờ (của Nguyễn Nhật Duật) có thể nói văn chương đang tìm về nghệthuật muôn đời, văn chương đang tìm về ước vọng của con người ngàn năm, vănchương đang tìm về viễn mơ thanh bình, không phải hiện thực xã hội..., nhất là MôPhỏng Hiện Thực Xã hội.Cũng cần kể thêm các nhà thơ trong quân ngũ mà đáng lẽ thơ văn của họbiểu hiện tính chất bi hùng của cuộc chiến, nhưng trái lại một thiểu số nói về nếpsống hào hoa của người quân nhân. Giữa lòng thời cuộc mà thi vị hóa các trái hỏachâu, mưa đêm poncho, màu áo hoa rừng...Đa số các nhà thơ quân đội là những sĩquan như Nhất Tuấn, Hoàng Ngọc Liên, Hà Huyền Chi, Hữu Phương, Diên Nghị,Duy Năng...VI. ĐƯỜNG ĐI CỦA HƠN 10 NĂM VĂN NGHỆQua diễn trình của đường đi văn nghệ, ta thấy văn nghệ đã có những khúcquanh lịch sử, văn nghệ không ít thì nhiều thoát thai từ một biến cố: Di cư, hòa bình,đảo chánh...Dù văn nghệ, có phát sinh từ một hoàn cảnh, nhưng yếu tố đem lại chotác phẩm một giá trị lâu dài vẫn là yếu tố nghệ thuật.Sau đảo chánh 1.11.1963, rất nhiều Nhà Văn sáng tác những tác phẩm làmsao sau này mọi người nhận ra họ là chứng nhân của thời đại. Tạm kể vài cái tên:Mai Thảo với Tiểu Thuyết "Trần Thị Lệ Ngọc" Hoàng Thu Đông với "Đệ Nhất PhuNhân" (cả hai đăng trên các nhật báo). Người ta đặt quá nặng vấn đề phản ảnh thờiđại mà yếu tố nghệ thuật trở thành thứ yếu. Thử hỏi những tác phẩm nào tồn tại lâudài phát xuất từ thời di cư, hòa bình, thời đại của triết lý hiện sinh ngự trị ? Phảichăng là những "U Hoài" của Doãn Quốc Sỹ, những "Bản Chúc Thư Trên Ngọn ĐỉnhTrời" của Mai Thảo, những bài thơ nghệ thuật của Thanh Tâm Tuyền và Nguyên Sa,những "Hương Rừng Cà Mau" của Sơn Nam...mà những tác phẩm ấy có âm hưởnglâu dài, thực ra là do nghệ thuật (Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ) do tình yêu quê hươngtha thiết (Sơn Nam).Nghệ thuật là cái Đẹp sau những phong ba của thực tế, cũng như con chimkêu ghềnh núi không hẳn là tiếng kêu thảng thốt mưu sinh, mà có khi là tiếng ca ngợicuộc đời.Hành trình trở về nhà của văn nghệ không phải một là con đường sạch sẵn domột lý thuyết hướng dẫn, mà là con đường lần mò do sự kiện văn nghệ diễn tiến phôbày lần lượt trong hơn 10 năm văn nghệ...(Đăng trong Tạp chí Văn Học, số 119, ấn hành tại Sài Gòn, ngày 1.1.1971, vàTạp chíKhởi Hành, California, số 62, tháng 12/2001)Chú thích:(1) Một vài câu thơ đẹp điển hình:- Buồn quá nghe xa dòng thác đổNgười ơi! Thương nhớ biết bao nhiêu (Đỗ Hữu)- Bàn tay tím một dòng mưa nắngThương nhớ ngày đi ngút dặm dài (Nguyễn Hữu)158 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(2) Thơ và triết học của Trần Văn Nam, trong "tập thơ độc nhất" và "tập thơ bổkhuyết", xuất bản 1963 tại Sài Gòn. (Đã đăng lại gần toàn bộ trong tạp chí Thời TậpHải Ngoại, thập niên 1990). Tự coi là Trẻ vì các văn ảnh "Thơ và Triết Học" xuất bảnnăm 1963, và bài V.N.Đ.Đ.V.Đ này đăng năm 1971 trên tạp chí Văn Học, Sài Gòn.(3) Xin trích vài câu thơ dùng danh từ triết học:...Tôi về mây gió trong thânTìm Xuân Tinh Thể chịu phân ly rồi (Bùi Giáng)(4) Bài này viết trước khi có lời phê bình "Mùa Xuân Trên Đỉnh Non Cao" cóẩn ý nói về những người trên núi, tức mặt trận giải phóng miền Nam.Bố Cục Tập Trung Qua Lục Bát Nguyễn Đức SơnTrong tác phẩm lục bát trường thiên như Truyện Kiều, ta có thể tìm được rảirác khắp các trang những câu thơ lấp lánh, vì vậy ta không hề thấy lối cấu trúc tậptrung xuống hai câu thơ cuối như ở những bài lục bát ngắn. Hầu hết các Thi Sĩ làmthơ lục bát ngắn đều áp dụng diễn tiến của kết cấu này. Khi thì hai câu cuối là mộthình thức nào đó của phép tu từ, khi thì hai câu cuối cho ta một ấn tượng bàng bạcxa xôi, hoặc một âm hưởng mịt mờ vang vọng. Ta lấy ví dụ trong thơ lục bát NguyễnĐức Sơn:Tôi về lắng cả buổi chiềuNghe chim ăn trái rụng đều trong kinhCòn một mình, hỏi một mìnhCó chăng hồn với dáng hình là haiTừng trưa nằm nghỉ đất dàiPhiêu phiêu nhẹ cái hình hài bay lên(Mang Mang)Hai câu thơ cuối đạt chất thơ dù không nhờ phép tu từ nào. Nguyễn Đức Sơngiúp ta tìm lại giây phút kinh nghiệm khi nằm dài thanh thản trên mặt đất, lúc ấy tanhư cảm thấy linh hồn nhẹ bay lên. Đề tài trong thơ Nguyễn Đức Sơn thườngnghiêng về siêu hình, như dưới đây là một người đang ngồi khóc trên đồi. Đồi này làđồi hư không, đồi của một hành giả hiện sinh sau khi cảm nghiệm cái vô lý mìnhđang tồn tại ở đời: “Tôi hiện hữu do ngẫu nhiên vì sự gặp gỡ của cha mẹ, ngoài ýmuốn của tôi” (Tư tưởng này có trong triết lý Hiện Sinh, phổ biến vào sách báo miềnNam Việt Nam vào những năm 1960 đến năm 1968 gì đó...). Đây là tiếng khóc muốnrời bỏ nhân thế, không muốn hệ lụy với đời, khác với đoạn trên là những liên hệ xãhội tính:Nhiều khi đợi nắng chiều tanTôi mông lung nghĩ theo làn mây trôiNgày kia nếu ở trên đờiCha tôi không cưới mẹ tôi bây giờSinh ra tôi có làm thơĐể điêu linh vẫn như chờ riêng thôiNhững đêm sao sáng đầy trờiBỗng nhiên tôi khóc trên đồi hư không.(Hồi Tưởng)Trước khi tiếp nhận ảnh hưởng của triết lý Hiện Sinh, Nguyễn Đức Sơn tỏ rarất thâm cảm thơ Thiền, Văn Học Thời Lý Thời Trần với các bài kệ ngắn của cácThiền Sư. Thơ Nguyễn Đức Sơn là những giao lưu giữa mỹ cảm và thiền cảm màvùng biển Nha Trang thường là nguồn cảm hứng vãng lai. Ngoài thơ, các truyệnngắn của Nguyễn Đức Sơn cũng bàng bạc thiền vị, bàng bạc mỹ cảm, bàng bạc triếtlý Hiện Sinh, như viết về cái chết rong rêu dưới đáy hồ im vắng, cái chết cho xong159 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


một đời mệt mỏi của những con vật trôi sông với xương bày trắng hếu tắp vào mộtcù lao xa khuất, nổi loạn chống lại đám người ồn ào dưới phố khi họ kéo nhau raxem một cách bất nhân trước cảnh con chuột cống bị thanh sắt đâm qua thân, nó đikhệnh khạng ngang qua đường, sắp chết.Thật ra đó là nổi loạn chống lại xã hội, không phải nổi loạn hư vô chủ nghĩahay nổi loạn vô chính phủ. (Nguyễn Đức Sơn, trong sách “Cát Bụi Mệt Mỏi”, “CáiChuồng Khỉ”, “Xóm Tắm Ngựa” do nhà xuất bản An Tiêm và Lá Bối).Trở lại bàn về Thơ Lục Bát với cấu trúc tập trung xuống hai câu cuối. Bài thơdưới đây, Nguyễn Đức Sơn tập trung bằng phép tu từ, thể cách so sánh. Thời thơ ấucủa Nguyễn Đức Sơn, đời sống riêng trong gia đình, có dấu ấn đi vào thơ như mộtvết thương. Nhờ trực cảm tiếp xúc với điệu buồn mưa cao nguyên, giọt đều mái lá,cây rừng chuyển động khi nhìn ra trước nhà, nên các câu ở đoạn giữa mới là nhữngcâu hay, vượt khỏi sự ưu ái dành cho cuối bài:Êm êm chiều xuống ngập lòngGió lên lùa cả mùa đông vào hồnSương mù giăng kín bản thônMái khoan thai đếm giọt buồn theo mưaCây rừng chuyển động sầu đưaNhịp vang theo nhịp như xưa lắm rồiSuối khô đã tiếp lượng trờiNgày thơ sao vẫn một đời tịch liêu.(Buồn Xa Xưa)Thơ cảm hứng thiên nhiên của Nguyễn Đức Sơn, thiền vị là một điều tất yếu.Nhưng nếu có dịp cảm hứng về cuộc sống thông tục, Nguyễn Đức Sơn cũng khôngđể lỡ dịp hướng về ý tưởng siêu hình, và cũng không quên lối cấu trúc tập trung ấy:- Buồn sao như dạ héo honĐời nghe ú ớ hãy còn sơ khaiNghe đời đau quặn trong thaiTiếng ru chan chứa đêm dài còn mang(Tiếng Ru Em)- Nắm tay lật úp đi conCo thân tròn trịa như hòn đá lănMuốn cho đời sống không cằnTập cho quen mất thăng bằng từ đây(Nhìn Con Tập Lật)Bài thơ “Nhìn Con Tập Lật” thiên về ý tưởng trừu tượng, bài “Tiếng Ru Em”thiên về hình tượng cụ thể. Ta nghĩ thơ nên nghiêng về cụ thể, vì ý tưởng nếu đạt, tachỉ có bài thơ lạ, còn hình tượng nếu diễn thật tới thì sẽ cho ta bài thơ mỹ cảm giaolưu với thiền cảm, hoặc mỹ cảm giao lưu với thần cảm.Nhà Văn Võ Phiến thường chú trọng đến những bài thơ có một giọng điệu đặcbiệt riêng, ví dụ bài “Tống Biệt” của Thâm Tâm với giọng điệu khinh bạc, bài “MộtNgày Nhàn Rỗi” của Nguyễn Bắc Sơn với giọng điệu nghênh ngang, bài “Bọt Nước”của Nguyễn Đức Sơn với giọng điệu của niềm đau dằng dặc. Ta có thể thêm, bài thơ“Bài Hành Phương Nam” của Nguyễn Bính với giọng điệu chua chát tình đời, bài“Anh Hùng Tận” của Tô Thùy Yên với giọng điệu khệnh khạng say rượu trước giờlâm trận không biết sống chết sẽ ra sao, bài thơ “Gởi Quà” của Luân Hoán với giọngđiệu chán ngán cuộc sống cơm áo và bất đắc chí ở xứ lưu vong...Giọng điệu thườngđến với các nhà thơ mà không do một sắp xếp trước. Trong khi làm thơ, giọng điệutự nhiên đến với Thi Sĩ, trào ra ngẫu nhĩ dưới ngòi bút. Cho nên những bài thơ cósắp đặt mang tính cấu trúc, như thơ lục bát với bố cục tập trung xuống hai câu thơ160 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cuối cùng, thường không tạo ra được một giọng điệu, chỉ là những bài thơ nghiêngvề mỹ cảm. Thơ lục bát nếu có một giọng điệu đặc biệt phải ở ngoài ý thức về cấutrúc, ví dụ rất hiếm hoi trong thơ Nguyễn Đức Sơn nhưng cũng đã có, đó là bài “MộtMình Nằm Thở Đủ Kiểu Trên Biển” mang giọng nghịch ngợm, tuy vậy vẫn có vẻ triếtlý:Đầu tiên tôi thở cái phàoBao nhiêu phiền não như trào ra theoNín hơi tôi thở cái phèoBao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không...Mới đây, một số bài thơ lục bát của Nguyễn Đức Sơn từ trong nước gởi ra,đăng trong tạp chí “Thế Kỷ 21” (tháng 11.1993), với những ý tưởng rất đả phá chốngđối chế độ, cùng những bài thơ về tư tưởng Phật Giáo đã làm trước đây (Hình nhưtrong tập thơ “Đêm Nguyệt Động”) được tạp chí cho đăng lại, Nguyễn Đức Sơnkhông ngần ngại dùng những từ ngữ thông tục táo bạo, nói về cái màn trinh nữ nhưgiảng đạo về sự đắm chìm vào vô minh. Tuy nhiên vẫn không phạm thượng tôn giáo,mà còn sáng tạo ra chất thơ mới, chưa ai so sánh được như vậy từ trước, bởi vì tácgiả chỉ có ý muốn nói chính cái màn đó làm cho ta hệ lụy, say đắm quá sẽ làm tiêuluôn đường về Niết Bàn. Tác giả dùng thể thơ lục bát rất chặt chẽ về vần điệu, khôngcần dùng đến vần lệch để có thể phóng khoáng, và cấu trúc vẫn là diễn tiến tập trungquen thuộc. Khuôn khổ, nhưng không phải là không sáng tạo được những điều mới:Em đang thay áo trong phòngHương xuân bay tỏa sóng lòng tôi đauVú thon quá độ nhiệm mầuTrộm nhìn quên hết ưu sầu thế gianTiêu luôn cái cõi Niết BànBắt tay chào nhé cái màn vô minh(Trinh Nữ)Nghịch ngợm, táo bạo, đả phá, nổi loạn, nhưng thực chất sâu thẳm củaNguyễn Đức Sơn là thơ hướng về nghệ thuật, nói rõ hơn là thơ thiên về mỹ cảmgiao lưu với thiền cảm. Trong chiều hướng đó, thơ Nguyễn Đức Sơn có nhiều bàiđạt tới độ tuyệt diệu, như bài “Mai Kia” mà người viết bài này muốn giới thiệu ở đoạnkết thúc để thưởng thức. Bài thơ vừa có những lời giản dị, vừa có những từ ngữlóng lánh. Tứ thơ thì thanh thản, một ngày nào kia con lớn lên, cha sẽ già, rồi tanbiến vào hư không đời đời:Mai kia tan biến hận thùGiữa đêm sao chiếu mịt mù phương đôngCha về ôm cả biển sôngDuỗi chân duỗi cẳng nằm không một đờiCho con cha hứa một lờiĐuổi mây thiên cổ rong chơi tối ngàyThu nào tóc bạc òa bayCó con chỉ trỏ mới hay tuổi giàCúi hôn trời đất đậm đàCha tan theo bóng trăng tà vạn niênNhư trái cây chín thì có lúc mùi, phải rụng khi vô cùng mật ngọt. Lục bát kiểutập trung như vậy trở thành thông lệ, được nhiều Thi Sĩ nhắm tới vì có tác dụng gâydư vang ấn tượng vào tâm hồn độc giả. Nhiều nhà thơ cũng đã ý thức về thông lệtrên, nên những câu hay có vẻ tu từ pháp, hoặc xa xôi bàng bạc, hoặc mịt mờ âmhưởng, được đưa vào đoạn giữa. Cái gì quen thuộc cũng trở thành đường mòn, tuykhông phải là đường mòn khuôn sáo vì có khi thi tứ rất sáng tạo, chẳng lặp lại của ai,161 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nhưng cũng là “đường mòn của kỹ thuật” làm thơ lục bát. (Tạp chí Văn Học, số208+209, tháng 8+9 năm 2003)Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm TưởngI.- TƯỢNG ĐÁ VÀ LÁ MÙA THUTrước 1975, có những người Việt qua học bên Pháp, lưu lại những bài thơgợi cảm về miền đất mà khi còn ở quê nhà chúng ta hằng mong ước đi đến. Trongsố những bài thơ đẹp về nơi ấy, có thơ của Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng. Cáiđẹp của thơ Nguyên Sa phảng phất sương mù của dòng sông Seine. Cái đẹp củathơ Cung Trầm Tưởng phảng phất không khí buốt giá của vòm trời nước Pháp, củaThủ Đô Paris mà dấu vết chúng ta thường gặp là tượng đá công viên. Tượng đácông viên, sản phẩm của văn hóa Tây Phương. Chúng ta biết như thế từ khi còn ởthời học sinh, một là qua bài hồi ký Pháp du hành trình của Học Giả Phạm Quỳnhtrong đoạn nói về Vườn Luxembourg, hai là qua bài hồi tưởng thời cắp sách đi họccủa Nhà Văn Anatole France, trong đó Nhà Văn nhớ lại bóng dáng của mình haimươi lăm năm về trước, cái bóng đang nhảy tung tăng như con chim sẻ trong ngàykhai trường, cái bóng dáng trên đường đi học thường qua một công viên nhìn lá thuvàng lả tả trên những pho tượng trắng. Nguyên Sa cũng đã từng ước ao làm mộtpho tượng trắng để đêm đêm chứng kiến những cặp tình nhân hò hẹn trên nhữngghế dài, dưới bóng sao và những hàng cây. Cái lối tình tự, khung cảnh để tình tự,mang nét Tây Phương, hiện diện trong thơ Cung Trầm Tưởng:- Mùa thu âm thầmBên vườn Lục xâmNgồi quen ghế đáKhông em buốt giá từ tâm.- Mùa thu đêm mưaPhố cũ hè xưaCông trường lá đổNgóng em kiên khổ phút giờII.- TÓC VÀNG VÀ MÀU MẮT TÂY PHƯƠNGKhông hiểu vì mặc cảm dân tộc hay vì một lý do nào khác, chúng ta thườngtrầm trồ những cặp vợ chồng: Chồng Việt vợ Pháp, nhất là khi người vợ Pháp lại làmột người đàn bà trẻ đẹp, có học thức. Khi qua Pháp, Cung Trầm Tưởng là một sinhviên du học, ông có người tình nhân là một cô gái Pháp mà chúng ta mường tượnglà phải đẹp và cũng học Trường Đại Học như ông, như thế mới đáp ứng lòngngưỡng mộ có tính chất thơ mộng của ta. Đã là người con gái Tây Phương thì đặcđiểm là tóc vàng và mắt nâu. Mắt đen lay láy cũng đẹp lắm, nhưng hình như để dànhcho người Đông Phương. Chúng ta nhận thấy trong thơ Cung Trầm Tưởng dángdấp người sinh viên Việt Nam du học vào ra một quán rượu mùa đông có người tìnhlà nữ sinh viên Pháp học ở Paris, nhưng nơi cư trú là một Tỉnh lỵ, cứ mỗi mùa Hè batháng hay một trăm ngày thì nàng lại trở về gia đình cha mẹ:- Mùa thu nơi đâuNgười em mắt nâuTóc vàng sợi nhỏMong em chín đỏ trái sầuMùa thu ParisTrời buốt ra điNgười em gác trọSang anh gót nhỏ thầm thì- Tiễn em về xứ mẹ162 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Anh nói bằng tiếng hônKhông còn gì lâu hơnMột trăm ngày xa cáchIII.- NHÀ GA ĐÈN VÀNG VÀ ĐOÀN TÀU TUYẾT PHỦTrong thời kỳ đất nước bị chiến tranh tàn phá, chúng ta muốn tìm lại hình ảnhcủa những chuyến xe lửa "chở người đi nhớ, kẻ về thương" (thơ Nguyễn Bính).Những đường xe lửa ấy của người Pháp làm ra trên đất nước ta. Trước năm 1975,muốn tìm lại, chúng ta thường nhìn về góc trời nước Pháp hiển hiện trong thơ CungTrầm Tưởng. Cũng là những sân ga đèn vàng, cũng là tiếng vọng của chuyến tàuầm ầm rồi mất hút, cũng người này đưa tiễn người kia, cũng nhà ga mái giọt âmthầm trong những ngày mưa. Chỉ có một cái khác là tuyết phủ đầy chuyến tàu trongnhững tháng mùa Đông. Còn đoàn tàu đi quanh co dưới thung lũng, tiếng cõi tắt lịmrồi vẳng lên trở lại, thì chính người viết bài cũng có ấn tượng khó quên khi còn ở quênhà:- Trên chùa Hải Đức ngó sangChuyến tàu xe lửa Nha Trang-Sài GònTàu đi khuất dạng sau nonHồi cõi rền rĩ tiếng còn vọng âmThời gian như có mạch ngầmChuyến tàu thơ ấu âm thầm lướt qua…(Ấn tượng khi ở trên Chùa Hải Đức)Vị trí của Cung Trầm Tưởng khi ở bên Pháp đứng nghe chuyến tàu chạy làmột nơi khá cao, thời gian là lúc sẩm tối, nhà cửa dưới thung lũng ẩn hiện nhữngánh đèn điện nhạt nhòa trong gió bay:- Mùa đông tuyết lũng âm uBâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồnNhớ ngày tàu cũng đi luônGa thôn trơ nỗi băng nguồn héo honPhương xa nhịp sắt bon bonTàu đi dưới tỉnh núi còn vọng âmSân ga mái giọt âm thầmMáu đi có nhờ hồi tâm đêm nàoMình tôi với tuyết non caoVới cồn phố tịnh buốt vào xương daVới mây trên nhạt ánh tàVới đèn xóm hạ cũng là tịch liênTôi về bước bước đăm chiêuTâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm(Khoác Kín)- Ga Lyon đèn vàngTuyết rơi buồn mênh mangCầm tay em muốn khócNói chi cũng muộn màngTàu em đi tuyết phủToa em lạnh gió đầy…IV.- KHOÁC KÍN ÁO VÀ LA CÀ QUÁN RƯỢUHễ nói về đời sinh viên du học, chúng ta thường gắn liền với một mối tình gặpgỡ trên đất người, và đời sống là một chuỗi ngày rất nghệ sĩ. Ít khi chúng ta nghĩ đếntrường hợp du học tự túc nghèo nàn, như trong cuốn "Mây Ngàn" Nhà Văn Vi Ta LêVăn Vị đã mô tả về một sinh viên nghèo, nghèo đến nỗi đi vào thư viện đã sơ ý để163 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


khoai tây đựng trong cặp da rơi rớt trước mắt những người con gái Tây Phương,nghèo đến nỗi phải mướn nơi trọ học thật cao trên từng lầu, và mỗi khi đói phải đemđi bán từng pho sách quý.- Tôi là sinh viên nghèoBữa có bữa khôngTôi là sinh viên nghèoTrong giới lao côngỞ tầng lầu cao ngấtMùa đông lạnh như cắtMùa hè nóng như thiêuLúc nào cũng túng rốiSống đầu tắt mặt tốiThân vất vả trăm chiềuÁo quần rách rưới mạng nhiều chỗSách học mang đi bán từng phoThân mây ngàn đâu xứ sởThương nỗi mẹ luống trông chờ(Vi Ta Lê Văn Vị)Hình ảnh người sinh viên du học hào hoa nghệ sĩ thì có rất nhiều, ở trong văncủa Phạm Công Thiện, trong thơ của Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng. Họ thườngla cà nơi quán rượu, trong xóm nghệ sĩ Saint-Germain de Pre's. Tuy rượu đỏ và càphê đen không có gì là xa hoa nhưng cũng có vẻ nhàn rỗi lắm. Cà phê đen choPhạm Công Thiện những giây phút tĩnh mịch trong khung cảnh "Bay đi những cơnmưa phùn", còn rượu đỏ dành cho Cung Trầm Tưởng đỡ bồn chồn tấc dạ khi chưathấy người yêu đến nơi hò hẹn:- Mùa thu ParisTrời buốt ra điHẹn em quán nhỏRưng rưng rượu đỏ tràn ly.Một đặc điểm nữa của vòm trời nước Pháp nơi xứ sở lạnh, là cách ăn mặc.Về mùa Đông buốt giá thì người nào cũng co ro khoác kín, khoác kín tấm thâm vàkhoác kín tâm sự của mình:- Tôi về bước bước đăm chiêuTâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêmMột vài đặc điểm có thể nào đại diện cho cả một vòm trời nước Pháp không ?Có thể lắm.Theo tinh thần nghệ thuật chấm phá thì chỉ cần vài nét. Cũng như một cànhtrúc la đà, một con thuyền nhỏ trên sông lam, có thể hình dung cả một vòm trời vàtâm hồn Đông Phương mà nay ta đã lâu rồi xa cách.Tìm lại tâm thức đón nhận thơ du học trở về và thơ lục bát đổi mới củaCung Trầm Tưởng(Bài phát biểu nhân dịp nhà thơ Cung Trầm Tưởng ra mắt sách taị QuậnCam- California, ngày 16.11.2003)Kính thưa quý vịKính thưa nhà thơ Cung Trầm TưởngTôi xin cám ơn anh Viên Linh, chủ bút Tạp chí Khởi Hành, đã có nhã ý mời tôilàm diễn giả khách qua đường để phát biểu đôi lời nhân dịp nhà thơ Cung TrầmTưởng ra mắt thi phẩm mới của ông tại báo quán nhật báo Người Việt. Đó cũng lànhờ một bài viết trước đây của tôi về thơ Cung Trầm Tưởng đăng trong Tạp chí KhơỉHành của anh Viên Linh.164 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trong bài đó, tôi nói về những ấn tượng đẹp mà chỉ trong ba bài thơ làm khidu học tại Pháp, và phổ biến khi Cung Trầm Tưởng trở về nước, nhà thơ tạo ranhững ấn tựơng khó quên trong tâm thức người thanh niên. Chỉ nội ba bài thơ MùaThu Paris, Chưa Bao Giờ Buồn Thế, và Khoác Kín, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đãphác họa cả một vòm trời nước Pháp. Tính chất lãng mạn của các thi ảnh Tượng Đávà Lá Mùa Thu, Người Em tóc vàng và màu mắt Tây phương, Nhà ga đèn vàng vàđoàn tàu tuyết phủ, Khoác kín áo và la cà quán rượu, đến nay vẫn còn âm vangtrong tâm thức những người ở lứa tuổi từ 55 đến 65, có nghĩa là tâm thức của ngườithanh niên 45 năm về trước, tâm thức vào thời giữa thập niên 50 cho đến giữa thậpniên 60. Nói như vậy không phải khẳng định tuổi trẻ hôm nay, thế hệ trưởng thành tạicác xứ văn hóa Tây phương, hoặc cả chúng ta ở tuổi trung niên hay quá trung niênnhưng đã sống nơi hải ngoại hơn hai thập niên rồi, tất cả không còn cảm thức cáchình tượng đẹp lãng mạn trong ba bài thơ du học và vương vấn mối tình người thiếunữ Tây phương hiện diện trong thơ Cung Trầm Tưởng. Nhưng tâm thức mỗi thời mỗikhác, vì vậy hôm nay ta thử tìm lại đặc tính của thời kỳ mà ta đã ở trong cuộc, thời kỳcấu taọ thành cảm thức tiếp nhận thơ du học trở về của Cung Trầm Tưởng. Ta thửnhớ lại đó là thời kỳ gì ? Ta nhớ lại đó là thời kỳ đất nước Việt Nam mới bị chia đôi ởvĩ tuyến 17, tiếp theo là cuộc di cư lớn của người miền Bắc đi vào miền Nam, xâydựng Miền Nam Việt Nam thành tiền đồn phòng giữ Đông Nam Á và trong vòng ảnhhưởng Tây phương. Vậy thì có liên hệ gì đến thơ du học với mối tình đẹp ở nướcPháp của Cung Trầm Tưởng ? Có liên hệ vì luồng gió đi du học bao trùm thời kỳ này.Pháp có Hội Việt-Pháp, Hoa Kỳ có Hội Việt-Mỹ, Tây Đức có Hội Việt -Đức, Anh mởra các kỳ thi cấp phát bằng Tài Năng Anh Ngữ. Thanh niên vừa tốt nghiệp Trung Họccó một số vào ra những nơi này để nghe ngóng các kỳ thi huấn luyện sinh ngữ vàcấp học bổng du học.Sách báo tài liệu do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, Tạp chí “Thế Giới Tự Do” củaMỹ phổ biến trong quần chúng, ấn tượng đậm nét đôí với giới thanh niên đang muốntìm hiểu là những Trường Đại Học đồ sộ danh tiếng, chất chứa bao nhiêu là tưởngtượng. Trong khi đó, những gia đình khá giả còn đầy thiện cảm với nền văn minh lâuđời của Pháp vẫn tìm cách gởi con du học Pháp quốc mà bấy giờ điều kiện du họccó phần khó hơn, do Miền Nam đang chuẩn bị đối phó với chiến tranh, thanh niênràng buộc vơí vấn đề quân dịch.Tuy vậy không khí đi du học vẫn là điều mơ ước, vẫn âm ỉ. Người có điều kiệnthì hy vọng một ngày nào đó lên đường, người chắc chắn không bao giờ có điều kiệnthì ước mơ. Nhà bên cạnh có anh bạn cùng lớp, được cha mẹ giàu có tìm cách gởiqua Paris, ít tháng sau đã thấy anh gởi hình về, ăn mặc chỉnh tề kiểu học trò xứ lạnh,cho biết anh được thu nhận vào Trung Học, vào lớp cùng trình độ như khi đang họctại Sài Gòn, chuẩn bị sang năm thi Tú Tài. Không rõ anh nói thật hay đùa. Người anhlớn tuổi cuối phố nhờ có người đi trước mách lối, lo học Anh Văn, nay đã thi đậu cuộcthi do cơ quan USOM mở ra để cấp học bổng du học Mỹ quốc, chuẩn bị lên đườngvào một Đại Học lừng lẫy ở San Francisco...Vài ví dụ đó để thấy không khí đi du họccủa thời kỳ cuối thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Những người không mảy may hyvọng thì chỉ còn ước mơ. Mà ước mơ được lưu giữ lâu dài, được dự trữ thườngxuyên, là nhờ những bài thơ đẹp. Ươc mơ tái xuất mỗi lần đọc lại bài thơ, khôngthoáng qua và mất đi như giấc mộng. Chỉ ba bài thơ, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đãkhắc sâu vào tâm thức một thế hệ thanh niên vốn ham học hỏi, yêu chuộng vănminh, lại thêm một thời thế gây xúc tác hướng ra thế giới bên ngoài. Ông không khắcvào gỗ đá như một điêu khắc gia, mà khắc vào tâm tư của thế hệ đang ước mơ códịp đi xa. Thơ ông đã khắc vào tâm hồn ta Tượng đá và thu vàng nơi công trường láđổ, tóc óng ả mượt mà và maù mắt Tây phương, nhà ga đèn vàng và đoàn tàu tuyết165 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


phủ, khoác kín áo và la cà quán rượu, hòa lẫn trong đó tính lãng mạn, lòng hiếu học,tâm hồn nghệ sĩ trước thiên nhiên. Cùng với con sông Seine mặc áo sương mù vàbến tàu nhà ga cũng sương mù mênh mông trong thơ Nguyên Sa, cả hai Thi SĩNguyên Sa và Cung Trầm Tưởng như có cái hẹn cùng thời, cùng một nơi du học,cùng một nơi thi thố tài năng trên Tạp chí Sáng Tạo, cùng một cảm hứng làm đẹpParis và Pháp quốc.Nhà thơ Cung TrầmTưởng không chỉ gây ấn tượng vòm trời nước Pháp vàotâm hồn thanh niên thời ấy, mà điều đáng kể thứ hai thì ông là người đầu tiên khởixướng đưa ngôn ngữ tân kỳ vào thơ lục bát. Không hẹn mà Tạp chí Sáng Tạo ra đờivào cuối thập niên 50 đã hân hạnh thành nơi sản xuất bốn nhà thơ tài danh, ThanhTâm Tuyền với Thơ Tự Do, Nguyên Sa vơí Thơ Tình Hiện Đại, Tô Thùy Yên với thơbảy chữ tân kỳ, Cung Trầm Tưởng với lục bát tân kỳ. Bây giờ đọc lại bài thơ lục bátđầu tiên được kể là tân kỳ đăng trong tạp chí ấy, bài “Khoác Kín”, ta thấy chỉ có vài từngữ tân kỳ như “buổi chiều tiếp thu trời buồn” hoặc “tâm tư khoác kín”, nhưng hơn 45năm về trước đã có vẻ khác với ngôn ngữ quy ước trong những bài thơ lục bát chuốtlọc của Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Trần Huyền Trân...Song song vơí tâmthức đón nhận luồng gió du học là tâm thức đón nhận những đổi mới văn chương,khác với thời Thơ Mới. Cái tâm thức do Tạp chí Sáng Tạo góp công tạo nên nhờtương phản với những Tạp chí văn chương chừng mực ít gây sôi nổi cùng thời. Dođó thơ Lục bát chỉ mơí tân kỳ thấp thoáng của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đã được đónnhận tốt. Tiếp theo, ông sáng tác nhiều bài thơ lục bát càng ngày càng thấy rõ chủtâm sáng tạo từ ngữ tân kỳ. Ta thử đọc lại một số câu thơ lục bát của ông trước năm1975 để thấy mức độ tân kỳ càng ngày càng gia tăng, nhưng không đến nổi khó hiểuvà còn rất thơ mộng:...Đêm nay trời khóc trời mưaGió lùa ẩm mục trời đưa thu vềTrời hay thu khóc ủ êCổ cao aó kín đi về buồn tôi...Ngày đi, chiều tới không nghiêmKhoan thai gió cởi phong niêm rũ buồnBờ nghiêng nắng giốc đường thuônThiết tha tiếng cũ nghe luồn không trung....Ngủ rêu bồn thềm nghìn thuHồn, đôi cánh vạc bay tù không gian...Ta cần nhắc lại một lần nữa là những câu thơ trên của nhà thơ Cung TrầmTưởng đã xuất hiện hơn 45 năm về trước, lùi lại thời gian xa như vậy để thấy tínhchất mấp mé rời xa quy ước so với lục bát đẹp trau chuốt nhưng khuôn khổ về từnghĩa của các nhà thơ thời lãng mạn tiền chiến. Tuy nhiên, vì chú trọng về thi ảnh thơmộng, mà thơ mộng nếu muốn độc giả cảm nhận ra thì tác giả như bị lôi kéo vào từnghĩa quy ước sao cho dễ hiểu, do đó thơ tân kỳ của ông chưa đến mức độ quá tânkỳ. Ấy là ta nói cái tân kỳ thấp thoáng của ông hơn 45 năm về trước, còn thơ lục bátđậm đặc mật độ tân kỳ mới sáng tác gần đây của Thi Sĩ thì ta cũng cần tìm hiểu chủtrương triệt để hơn nữa của ông. Xin chỉ nói lướt qua vì nằm ngoài đôi lời phát biểuhôm nay, bài nói này chỉ giới hạn thơ Cung Trầm Tưởng trước năm 1975, nhấn mạnhở chủ điểm “Tìm lại tâm thức đón nhận thơ du học trở về và thơ lục bát đổi mới” củaông. Lúc đó, tuy bài thơ đầu tiên chỉ mới tân kỳ thấp thoáng, nhưng thơ lục bát củaông đã hé cánh cửa mở đường thoát ra khỏi cái bóng bao trùm đầy hấp lực của lụcbát Huy Cận. Tiện đây xin kể lướt qua vài chủ trương triệt để tân kỳ cho lục bát mớisáng tác nơi hải ngoại của Cung Trầm Tưởng, đó là: Tận dụng khai thác mật ngônẩn ngữ, ngôn ngữ đôi, ngôn ngữ cầu hồn gọi vía, ngôn ngữ kinh sấm, thậm chí còn166 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


mô phỏng tiếng kêu của thú rừng chim muông, những vang vọng từ tiền kiếp xaxăm...Tại sao ngày xưa thấp thoáng tân kỳ mà ngày nay dầy đặc tân kỳ, thiết nghĩchắc có chủ đích. Thì tác giả bảo rằng làm thơ là luyện ngôn như luyện kim, ngàyxưa luyện ít còn bây giờ luyện nhiều, vậy dầy đặc ngôn ngữ tân kỳ là đương nhiêntheo hướng đi tới hoài của lịch sử, càng ngày phải càng hơn xưa. Ta thử đọc mộtđoạn thơ lục bát sau đây để thấy mật độ đậm đặc ngôn ngữ tân kỳ:...Ngủ xù bách gáy hi huNgỗng tao loạn đấm lồng tù không gianNgủ trườn cầu quá biên sanBóng hươu loãng bạt phiêu ngàn tuyết saNgủ lung liêng đốm lửa phàHớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng...Ta thử so sánh đoạn thơ trên với ba. thơ lục bát đầu tiên gọi là tân kỳ của ôngđăng trong tạp chí Sáng Tạo cách nay hơn 45 năm, ba. “Khoác kín”. Như một bàncân nghiêng lệch, xưa nặng về phía thi ảnh đẹp quy ước, chỉ điểm xuyết một hai thiảnh tân kỳ, nay thì cán cân lệch về phía tân kỳ, chỉ có hai câu cuối còn vướng chútquy ước.Cũng nhờ hai câu đó mà ta bắt gặp lại cái lúc tiên phong khởi xướng tân kỳcủa nhà thơ Cung Trầm Tưởng. “Hớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng” có một chúttân kỳ như “bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn”, và “Ngủ lung liêng đốm lửaphà” có một chút tân kỳ như “Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm”, nghĩa là phatrộn tân kỳ và bình thường để tạo nên câu thơ có vẻ mới mà vẫn phảng phất cái đẹpquy ước, dễ được tiếp nhận ngay tức khắc. Cái tân kỳ chừng mực và dễ tiếp nhậnngay tức khắc đó cũng là tâm thức thời ấy đang ước mong một nền văn chương mới,nhưng chưa mường tượng ra được những gì quá cách tân. Tạp chí Sáng Tạo dẫnđường một nền văn chương mới, nhưng cũng là nhờ tâm thức thanh niên yêu vănchương lúc đó đang chờ đợi đón nhận, vì sau 9 năm chiến tranh (1945- 1954) chưaxuất hiện điều gì mới về văn chương ngoài những bài thơ kháng chiến chống Pháp.Cũng như tâm thức hiếu học, ham đi du học của thanh niên giữa thập niên 50 đếngiữa thập niên 60 đã mở ra sẵn sàng do thời thế gây xúc tác, nhờ vậy những “Mùathu Paris công trường lá đổ, dòng sông Seine sương mù, ga Lyon đèn vàng, ngườiem Tây phương tóc vàng sợi nhỏ, những đường tàu mênh mông nối kết các thủ đôvăn minh...”trong thơ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng được tiếp nhận nồng hậu.Lúc đó còn quá sớm đối với thế hệ du học Hoa Kỳ nên trên tờ Sáng Tạo chưa cónhững bài thơ đẹp gởi về từ Cựu Kim Sơn hay Hoa Thịnh Đốn.Bài nói về tâm thức người thanh niên hơn 45 năm về trước khi đón nhận thơtình du học từ nước Pháp và thơ lục bát hé mở tân kỳ của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởngđến đây xin dứt lời.Kính chào quý vịGiải Thích Nhan Đề Bướm TrắngCó những Nhà Văn đặt ra lắm nhan đề tiểu thuyết rõ thật mơ hồ. Bướm Trắngcủa Nhất Linh là một thí dụ. Bởi nó mơ hồ nên nhan đề tiểu thuyết có thể mangnhiều ý nghĩa có tính cách biểu tượng, sự giải thích đôi khi lại đi quá xa: Dựa vàomột phạm trù triết học, dựa vào một thuyết lý văn chương thời thượng.Để tránh sự giải thích gán ghép bằng những kiến thức ngoại tại, tốt hơn hết tanên dựa vào những gì nội tại trong tác phẩm, hoặc dựa vào những từ ngữ đá độngđến nhan đề kia, hoặc dựa vào cốt truyện, hoặc dựa vào khuynh hướng của NhàVăn khi viết cuốn tiểu thuyết ấy.167 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trước hết, ta dựa vào từ ngữ bướm trắng được nhắc lại một đôi lần trong tácphẩm. Nếu thế, ta dễ đi đến một kết luận vội vàng, tưởng đâu rằng ý nghĩa của tácphẩm nằm trong một vài từ ngữ được nhắc lại ấy. Trong tác phẩm Nhất Linh đá độngđến cánh bướm trắng, đó là khi nhân vật Trương biết chàng mắc bệnh lao, có thể chỉsống trong vòng một năm nữa, lúc ấy chàng nhìn hoa cẩm chướng trắng mà mườngtượng những con bướm trắng của một thời thơ ấu lành mạnh và xa xôi. Dựa vàomột vài từ ngữ đá động đến nhan đề bướm trắng mà tưởng rằng ý nghĩa của tácphẩm là sự nuối tiếc thời thanh xuân tươi đẹp trong sáng, như thế cũng có phần nàođúng, nhưng ý nghĩa tìm ra ấy hình như quá dễ dàng. Có lẽ đâu Nhà Văn mở cửacho độc giả thấy ý nghĩa của nhan đề quá lộ liễu như thế:"Một bông hoa cẩm chướng trắng, gió lọt vào làm rung động như một cánhbướm. Tưởng đến một ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìnnhững con bướm trắng, bay trên một luống cải lấm tấm hoa vàng...".Vậy ta dựa vào cốt truyện để truy ra ý nghĩa của nhan đề xem sao.Trong phần cốt truyện, nhân vật Trương là một người bệnh hoạn, mang cáiám ảnh gần ngày chết nhưng lại cố dấu căn bệnh trầm kha của mình để yêu tha thiếtmột người con gái còn tràn đầy sức sống, trẻ đẹp và hơi kiêu hình. Trương tự làmkhổ mình với mối tình ấy, tự thấy mình quấy nhiễu người khác nhưng vẫn muốnđược yêu, tự đưa mình xuống hàng thấp kém hơn người yêu bằng con đường trụylạc và biển thủ, cho đến khi biết mình lành bệnh thì người yêu đã trở thành một viễnđích không vói tới được nữa. Và Trương cũng đã khám phá được tình yêu của mìnhtừ trước đến nay chỉ là thứ tình yêu xây trên ảo ảnh, vọng tưởng hóa người yêu đểtự làm khổ mình.Chàng tìm thấy một tình yêu giản dị hơn: Một người con gái đẹp hiền và giảndị nơi làng mạc quê hương vẫn sẵn sàng đến với chàng, một thứ tình yêu êm đềmnhư người vợ săn sóc chồng. Căn cứ vào cốt truyện trên đây, ta có thể kết luậnbướm trắng là biểu tượng của tình yêu giản dị, không phức tạp. Con bướm trắngkhông sặc sỡ nhưng êm ái đậu trên cây cỏ của vườn xưa…Nhưng dựa vào khuynh hướng viết tiểu thuyết của Nhất Linh, khuynh hướngphân tách tâm lý, đào sâu vào những ngõ ngách lòng người, ta lại có một ý nghĩakhác về biểu tượng con bướm trắng.Bướm trắng là con vật chập chờn, phất phơ trên cành lá, cho nên bướm trắngcó thể là biểu tượng cho cái nội tâm bí ẩn và bất trắc của con người. Tác phẩmBướm Trắng bày ra một cuộc phiêu lưu của tâm trạng, một cuộc tranh chấp của nộitâm, những khúc quanh đột ngột của tâm hồn: Trương muốn yêu Thu nhưng lạimuốn chết để thoát khỏi tình yêu của nàng, muốn thụt két nhưng trong thâm tâm lạimong người chủ hãng buôn đến sớm để làm cho mình không thể thụt két, biết mìnhkhông xứng đáng nhưng lại tìm cách làm cho Thu coi trọng mình và căm tức khinàng kiêu hình, gạt Thu gặp mình lần cuối cùng để lợi dụng cơ hội cho dục vọngnhục thể, nhưng lại sung sướng bỏ lỡ dịp ấy, cuối cùng về ở hẳn với Nhan nơi chốnthôn quê nhưng lại không dám vội vàng vướng víu Nhan để lòng mình đừng quênThu… Bướm Trắng, biểu tượng chập chờn của nội tâm con người bất trắc. BướmTrắng, biểu tượng giản dị của tình yêu êm đềm không phức tạp. Có lẽ đó là nhữnggiải thích gần nhất về nhan đề Bướm Trắng của Nhất Linh.(Trích Tạp Chí Thời Tập, ấn hành tại Sài Gòn ngày 25 tháng 10 năm 1974)Cảm Nghĩ Vài Bài Hát Đã Nghe1.- Âm nhạc là bộ môn văn nghệ truyền đạt rộng rãi nhất vào quảng đạiquần chúng.168 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Rộng rãi hơn bộ môn Văn giới hạn trong một thiểu số người ham chuộng sáchvở, dĩ nhiên là phải có ít nhiều trình độ học vấn ngôn ngữ Việt Nam. Cho nên bộ mônVăn giới hạn trong thời gian nếu một mai người Việt thuộc thế hệ thứ ba không cònhiểu biết nhiều về ngôn ngữ Việt Nam. Bộ môn Thơ lại còn bị giới hạn nhiều vàongôn ngữ dân tộc, bởi vì ngôn từ thi ca có tính cách vi diệu, mang trong nó cái hồncủa đất nước, của dân tộc.Điển hình của vi diệu ngôn ngữ Việt ở trong các bài ca dao, hát ru con, đúckết trong tâm hồn Nguyễn Du mà nhào nặn ra tác phẩm Truyện Kiều với thể thơ lụcbát thần kỳ. Thi tính là một điều khó đạt. Không phải ai hễ đặt ra câu ra vần là thànhra thơ. Bộ môn nghệ thuật hội họa có lẽ không bị giới hạn bởi ngôn ngữ dân tộc. Tácgiả thể hiện cảm nghĩ của mình qua màu sắc đường nét. Màu sắc đường nét có tínhcách quốc tế. Đem cái chung thể hiện cái đặc thù riêng biệt của màu sắc dân tộc,quang cảnh đất nước, đó là do tài sử dụng của họa sĩ. Nhưng hội họa lại bị giới hạntrong thiểu số người biết thưởng ngoạn. Bộ môn sân khấu như cải lương, hát bội,hát chèo, giới hạn bởi vấn đề trình diễn đòi hỏi phải có sân khấu, đòi hỏi phải có sốkhán giả đông đảo thì mới tồn tại nổi. Những điều kiện đó chỉ có nơi quê nhà, khóthực hiện nơi hải ngoại mà số người yêu thích ít, lại còn phân tán rải rác khắp thếgiới. Trái lại bộ môn âm nhạc có giá trị phổ biến cao. Mọi người, mọi giới, mọi trìnhđộ, mọi nơi, đều có thể cảm nhận cái hay, cái đẹp, qua âm thanh. Ta cảm nhận ýnghĩ của tác giả qua lời ca, tiếng nói của dân tộc. Cho dù các thế hệ thứ hai, thứ bacủa lớp người di dân Việt không giỏi về văn học ngôn ngữ, nhưng vẫn còn ngheđược tiếng nói của người Việt truyền miệng trong gia đình, trong cộng đồng, do đócòn cảm nhận được lời ca trong âm nhạc Việt nơi hải ngoại. Cho dù các thế hệ thứhai thứ ba không có các hình ảnh kỷ niệm về lũy tre, đình làng, ao bèo, ngõ trúc,cánh đồng, con trâu, không thể mường tượng được về nếp sống làng xóm bên dòngsông Cửu Long, sông Mã hay Hồng Hà, không thể thông cảm được cái ấm cúng củaThành Phố Sài Gòn, Nha Trang hay Hà Nội, nhưng có lẽ họ vẫn cảm nhận được cácmối tình xảy ra ở các nơi ấy mà nhạc sĩ nào đó phổ vào âm thanh, vào tiếng hát, vàcó lẽ họ vẫn cảm nhận được mối liên hệ thắm thiết của tình gia đình, cha mẹ, anhem, tình láng giềng, bà con thân cận, mà nhạc sĩ nào đó phổ vào tiếng hát, gởi vàoâm thanh. Tóm lại, họ vẫn còn cảm nhận được các giá trị tinh thần không bị giới hạnbởi không gian, bởi hình ảnh về một đất nước ở xa xôi tận bên kia bờ đại dương. Đólà nói về giá trị phổ biến của nghệ thuật âm thanh đối với thế hệ thứ hai thứ ba. (Biếtđâu nhờ sự đi lại dễ dàng, việc khứ hồi Việt Nam hải ngoại là thường xuyên do sựlàm ăn khấm khá của người Việt thế giới, sự phân chia thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứba sẽ dần dần ít cách biệt)2.- Nghĩ về nhạc ngoại quốc phổ thông đã có thời kỳ phổ biến tại ViệtNam.Lời ca điệu nhạc thích hợp cho con người đang có nỗi buồn phiền, hoặc sôinổi, hoặc nhớ thương, hoặc lo lắng. Tóm lại là những bài ca diễn tả thất tình của conngười. Có thể nghe nhạc trong bất cứ cảnh ngộ nào, không cần phải thính phòngsành điệu. Có thể hát nghêu ngao cho vơi nỗi buồn, nỗi thất vọng. Có thể hát để bộclộ vui mừng, phấn khởi. Loại nhạc mô tả thất tình, điệu nhạc phổ thông không đòi hỏitrình độ thẩm âm cao cấp, xem ra đây là loại nhạc sinh động thích hợp cho các lớpngười trong xã hội. Nhưng khi nhìn lại các bản nhạc đã có thời kỳ phổ biến tại ViệtNam, thời kỳ Quân Đội Mỹ có mặt tại đó, người Việt Nam hải ngoại có ấn tượng cácbản nhạc ấy bị vây chặt bởi kỷ niệm, bởi quá khứ. Vì họ đã từng nghe điệu nhạc lờica ấy tại một đất nước và trong một thời kỳ. Cho nên dù là các bài ca ngoại quốc,bằng tiếng Việt hay bằng tiếng nước ngoài, các bài ca như bị giới hạn bởi khônggian quê hương Việt Nam, và thời gian lúc có cuộc chiến tranh lớn tại đó. Nghe lại169 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ản "Que Sera, Sera" làm ta nhớ lại giọng ca của Doris Day đã từng ray rứt phát ratừ Đài Phát Thanh Sài Gòn, vang vang trên các đường hố có những hàng me. Lời catừng hồi lập lại "Biết ra sao ngày mai". Thấm thía, vì đó cũng từng là câu hỏi củangười Việt Nam trong chiến cuộc. Nghe lại bản "The River of No Return" làm ta nhớlại cuốn phim cùng một nhan đề đã được trình chiếu tại Việt Nam.Nhớ lại không khí náo nhiệt ấm cúng trước rạp hát Lê Lợi tại Sài Gòn. Cáinhớ đó cũng là cái nhớ chung về một Thành Phố thân yêu, náo nhiệt nhưng thânthương. Nếu không có kỷ niệm Thành Phố Sài Gòn, thời kỳ chiến tranh, thì các bài"Que Sera Sera" và "The River of No Return" đâu có ý nghĩa nào khác thêm vào bàihát tình của Hoa Kỳ, bản nhạc miền Viễn Tây của nước Mỹ. Lược qua vài bài hátngoại quốc trên đây để thấy, mặc dù là bài hát ngoại quốc, nhưng bị vây chặt bởi kỷniệm, bởi quá khứ Việt Nam chiến tranh. Nhiều khi gợi nhớ đau buồn, ta không cònthích nghe lại các bản nhạc ấy.3. Nhạc Việt mộng mơ về một nơi hải ngoại có ánh sáng văn minh.Người Việt Nam vốn là một dân tộc cầu tiến, có mặc cảm đất nước mìnhnghèo khó, dân tộc mình chưa văn minh lắm. Lòng họ thầm mong ước có dịp thămviếng, mở rộng tầm hiểu biết về một nơi chốn văn minh, hâm mộ những người đi duhọc trở về với văn bằng cao cấp. Có nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, nói lên giùm họ ước mơđó. Các bản nhạc phổ thơ nói về một nơi ánh sáng, nói về cuộc đời du học với cácmối tình giữa sinh viên mình với người thiếu nữ Tây Phương tóc vàng mắt xanh, nóivề dòng sông sương mù chảy ngang Thành Phố phát sinh lắm phong trào vănchương triết học, nói về những đường tàu xe lửa giã từ nhà ga đèn vàng đi vềnhững miền quê tuyết trắng. Phần lớn là nói về nước Pháp, là nơi người Việt cónhiều thế hệ đi du học. Các bản nhạc ấy phơi mở một chân trời, phơi bày sự cầu tiếntiềm ẩn bên trong những mô tả có cái bề ngoài là những cuộc tình, hoặc chỉ là mô tảcảnh tượng. Nghe lại bài "Paris Có Gì Lạ Không Em ?" phổ thơ Nguyên Sa, ngườiViệt hải ngoại vẫn cảm thấy bản nhạc phơi mở về một chân trời mới.Bản nhạc vẫn có giá trị là một ước mơ, mặc dù ta cũng đang ở hải ngoại. Ấntượng thưởng ngoạn âm nhạc của người Việt hải ngoại vẫn còn chấp nhận những gìđồng điệu với hiện tại, mặc dù bản nhạc đó họ đã từng nghe rồi ở quê nhà. Bản nhạckhông bị vây chặt bởi kỷ niệm, bởi quá khứ đau buồn, bản nhạc vẫn có giá trị mộttương lai. Ngày xưa ở quê hương, họ ước mơ qua Mỹ, qua Pháp, bây giờ đang ởnước Mỹ, họ vẫn còn ước mơ thấy ánh sáng Ba Lê, sương mù Luân Đôn. Nghe lạibản "Mùa Thu Paris" phổ thơ Cung Trầm Tưởng, người Việt tại Hoa Kỳ vẫn cònmường tượng thấy các đường tàu xe lửa nối liền những Thành Phố văn minh, từParis đi Berlin-Munich-Geneva-Rome-Venice-Marseille...Mặc dù ở Hoa Kỳ, mứcsống cao hơn với trung bình mỗi người một chiếc xe hơi riêng, nhưng người Việt tạiMỹ vẫn còn cảm thấy cái hay hay của những đường xe lửa dễ gặp gỡ những bạn bèsinh viên đại học ở những trạm dừng, đổi tàu, đổi tuyến, những giờ phút nối đuôixuống các Metro ở Paris, những quán cà phê lộ thiên, nơi họp mặt của những NhàVăn Nghệ ở khu Saint Germain des Prés. Vậy nên, các bản nhạc Việt mộng mơ vềmột nơi hải ngoại, dù đã cũ, đã phổ biến trước năm 1975 tại Việt Nam, vẫn cònmang một giá trị phơi mở chân trời. Có lẽ đó là vì ta có ấn tượng Paris là một cơ thểđang hình thành, không phải đã thành hình. Tại sao Thành Phố Vienna ở nước Áocó một vẻ cổ kính, trong khi đó Thành Phố Paris có lẽ xây dựng còn xưa hơn, ta vẫncảm thấy như Paris vẫn trẻ trung mới mẻ. Bởi vì Paris là nơi luôn có những biếnchuyển về chính trị, văn hóa, cho nên Paris như một tiềm năng khai phá. Đây chỉ làmột ấn tượng mơ hồ.4. Nhạc song ngữ như một hòa đồng vào cảnh mới.170 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nghe nhạc song ngữ, người Việt hải ngoại có ảo giác đang tách rời quá khứ,hòa đồng vào thế giới họ đang sống, tươi trẻ hướng về tương lai ở vùng đất mới. Chỉriêng các bản nhạc ngoại quốc đã từng phổ biến tại Việt Nam đủ làm cho họ đaubuồn kỷ niệm, chưa cần nói đến các bản nhạc Việt Nam, nhạc trước năm 1975, nhạctiền chiến trước năm 1975. Mỗi lần nghe lại là mỗi lần làm cho họ bùi ngùi, nhớquãng đời xưa, cuộc tình cũ, Thành Phố thân yêu, miền quê thơ ấu, nhớ thời còn đihọc, nhớ thời chiến tranh, nhớ thời vật lộn với cuộc đời. Có lúc muốn nghe lại, cũngcó lúc không muốn nghe lại, tùy theo hoàn cảnh khi vui khi buồn ở xứ người. Khi vui,họ thích nghe nhạc song ngữ, gây ảo giác hòa đồng vào thế giới hiện tại, khôngphân biệt nữa đây là xứ lạ quê người.Ví dụ nghe bản "Paris và Em" với tiếng hát Ngọc Lan, người Việt hải ngoại tạiHoa Kỳ lại có dịp trở lại vòm trời nước Pháp bằng mộng mơ, thấy mình như đi trongđêm khuya ở Paris, sống cái tráng lệ của đại lộ, công trường đại học, vỉa hè vănnghệ, đang đi với người tình hay người tình đã bỏ đi để lại một Paris không bao giờphụ rẫy. Và ví dụ nghe bản "Phong Diệp Tình" với tiếng hát Hải Lý, dù cảnh tượngmô tả là ở Đài Loan hay Hồng Kông, ta thấy gần gũi với lá phong mùa Thu bay khắptrời, với lá cây maple mùa Thu lá đỏ ở California, và chuyện tình là chuyện tình củamuôn đời, ở muôn nơi. Nghe nhạc song ngữ để cùng tươi sáng với các tráng lệ vănminh, để hòa đồng với cảnh mới người mới. Những ca sĩ tài danh trẻ trung kháccũng đang hát nhạc song ngữ, những nữ ca sĩ da trắng ngoại quốc cũng đang hátnhạc song ngữ, những ca sĩ lai hai dòng máu mới đến từ Việt Nam cũng đang hátnhạc song ngữ, song ngữ Việt Mỹ, song ngữ Việt Pháp, song ngữ Việt Hoa...Phảichăng đều vô tình tạo ra bầu trời quốc tế hóa cho cộng đồng người Việt hải ngoại,tương ứng với tính chất quốc tế, hiện diện khắp thế giới của chúng ta hiện nay.5. Nhi đồng ca thuở xưa chỉ là những bài hát hay cho người lớn hiện tại.Người lớn đã được nuôi dưỡng bằng kỷ niệm ấu thời nơi quê hương. Tuổi trẻhiện nay được nuôi dưỡng bằng kỷ niệm những tháng năm sống ở nước Hoa Kỳ.Tìm được nguyên nhân tại sao tuổi trẻ đến từ nhỏ và lớn lên tại Mỹ không yêu cácbản nhạc nhi đồng ta nghe thuở xưa, có lẽ nên nghĩ đến một giải pháp để duy tròtuổi trẻ người Việt hải ngoại hấp thụ, gìn giữ được hồn quê hương, bằng cách tạo ramôi trường sinh hoạt cộng đồng.Hình ảnh "chị Hằng Nga núp bóng sau lùm tre xanh" chắc khó tìm thấy trênđất Mỹ. Hình ảnh các em nhỏ nắm tay nhau múa hát bên đống rơm đống rạ, hát"suốt đêm trời sáng" và kêu gọi Hằng Nga "chị mau hãy xuống kẻo đêm tàn rồi" chắccũng khó tìm thấy nơi xứ Hoa Kỳ. Hồi tưởng về kỷ niệm khi nghe một bài hát có khichồng chất, thứ tự thời gian lẫn lộn trước sau, như khi nghe bản "Chú Cuội" của LêThương. Bài hát ấy, có lẽ mỗi người trong chúng ta đã nghe suốt một thời gian dài vìnó xuất hiện đã rất lâu, rất lâu rồi, lâu như bóng trăng già trên mái đình, trên rặngdừa, trên lũy tre, trên hàng cau…Và những ngày gần Tết Trung Thu, khi thời tiết mát mẻ, khi gió mơn man ládừa trên mái nhà, không làm sao ta quên được những lời hát trong bài Chú Cuội:"Gió không có nhà, gió bay muôn phương, biền biệt chẳng ngừng, trên trời nước ta".Những ai là con cháu thuở ấu thời, ngồi quây quần dưới ánh trăng ngoài sân, bênvõng, nghe ông bà kể chuyện cổ tích, chắc chắn không làm sao quên được nhữnglời hát trong bài Chú Cuội: "Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây, sáng mỏi chân rồi,sáng ngồi xuống đây". Những bài hát nhi đồng liên hệ đến bóng trăng với chú Cuội,Hằng Nga, rất phong phú đa dạng, vì nhi đồng gắn liền với Tết Trung Thu, một ngàylễ trong tập tục Trung Hoa nhưng đã trở thành nếp sống quen thuộc của người Việt,của nhi đồng Việt Nam, qua các hình ảnh đã Việt hóa nhờ lời ca của nhạc sĩ sángtác như "ông trăng, đèn ông sao" cũng như mứt gừng, mứt bí đóng góp với bánh171 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trung Thu. Nghe lại bài "Học Sinh Hành Khúc" mỗi người trong chúng ta chắc cóthật nhiều kỷ niệm, kỷ niệm từ thời còn là học sinh tiểu học: "Học sinh là người TổQuốc mong cho mai sau", lời hát đã phấn khích ta khi xếp hàng đứng chào cờ trướcsân trường có những cây bàng lá đỏ trái vàng, sân trường có những cây điệp tráikhô như những lưỡi đao lắc lư trước gió.Nguyên nhân kỷ niệm tăng giá trị thưởng thức cho các bản nhạc. Tuổi trẻ lớnlên tại Mỹ thiếu những kỷ niệm đó nên không yêu thích các bài hát nhi đồng thuở xaxưa. Ta suy nghĩ cần phải tạo môi trường, hoàn cảnh cho nhi đồng Việt Nam sốngtrên đất Mỹ duy trò được Hồn Quê Hương. Phát triển hội đoàn họp mặt như HướngĐạo, Gia Đình Phật Tử, Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam, phát triển sự trình diễn vănnghệ sân khấu trong dịp Tết, đố vui để học, khuyến khích tham dự vào các ngày lễnhư Lễ Hai Bà Trưng, Giỗ Tổ Hùng Vương, để nhân đó kể chuyện cổ tích chốngxâm lăng, hoặc lễ Tết Trung Thu được Việt hóa với cuộc rước đèn, lồng đèn đấtnước Việt Nam hình chữ S, lồng đèn ông sao ngự trên mái đình, lồng đèn ông trăngngự trên lũy tre (mái đình và lũy tre có thể cắt bằng bìa cứng). Có như thế nhi đồngViệt Nam hải ngoại mới có kỷ niệm khi nghe các bài "Rước Đèn Tháng Tám", "ChúCuội", "Chị Hằng Nga". Hoặc Chợ Tết Nguyên Đán cần có những hoạt cảnh trìnhdiễn trên sân khấu lộ thiên về sinh hoạt làng mạc ở Việt Nam, về nếp sống thiênnhiên nơi đồng quê Việt Nam, có như thế nhi đồng hải ngoại mới có kỷ niệm khinghe các bài "Trường Làng Tôi" hay "Em Bé Quê". Nhưng hay hơn hết là những dịptheo cha mẹ trở về thăm Việt Nam, không chỉ Sài Gòn mà nên có dịp đi về thôn làng,Quận lỵ xa xôi, được bồi dưỡng trở lại với hồn quê hương đất nước.(Giai phẩm Xuân 1994 của Tuần báo Sài-Gòn Times, California)Huyền Ảo Do Tương PhảnChẳng qua chỉ là những cảm tính khi nhận thấy có những đối cực trong mộtsố câu thơ huyền ảo, vì vậy nếu ta gọi đây là những “Mô Tả Khoa Học Về Hồn Thơ”thì thật là quá đáng. Gọi như vậy thành đi ngược lại điều mà đa số chúng ta đều xácnhận: Thơ thuộc về hồn cảm, giải thích đến đâu cũng không đúng hoàn toàn. Tự giớihạn là những cách sắp xếp có hệ thống được phần nào hay phần ấy, vì ta không thể“giăng lưới để chắt nước mùa thu” (Bùi Giáng).Nếu gọi đây là “Những Mô Tả Hiện Tượng Luận Về Hồn Thơ” thì lại quá đánghơn nữa, khi mà kiến thức về Hiện Tượng Luận Husserl của người viết bài này chỉhạn hẹp qua vài tài liệu bằng Việt Ngữ lúc còn đi học và đến bây giờ vẫn không tìmhiểu thêm, như một số trang trong cuốn “Triết Học Tổng Quát” của Giáo Sư NguyễnVăn Trung, “Đi tìm Một Căn Bản Tư Tưởng” của Học Giả Nghiêm Xuân Hồng, vài bàibáo và tài liệu giáo khoa của các Giáo Sư Trần Thái Đỉnh và Lê Tôn Nghiêm đăngtrong tạp chí “Đại Học” và “Đất Nước” (trước năm 1975), dăm ba câu về Hiện TượngLuận của Giáo Sư Trần Đức Thảo trong cuốn “Triết Lý Đã Đi Đến Đâu”, vì vậy xin dèdặt ghi lại những gì đã viết: “Theo Thạc Sĩ Trần Đức Thảo, hiện tượng luận là mộtphương pháp gắng tìm giải đáp duy lý (huyền lý thì đúng hơn), nhằm đem cái nộidung mơ hồ (như trực giác về Hồn Thơ) của triết lý văn chương vào cái hình thứcchính xác của triết lý khoa học. Rung cảm về Thơ là một nội dung mơ hồ, ta làm saocho người khác cùng biết cái biết của ta, cùng rung cảm cái rung cảm của ta, nghĩalà biến hồn thơ hay mỹ thể thành một đối tượng khách quan, phổ biến từ chủ thể ratha nhân, đó tức là đưa từ nội dung vào hình thức, hình thức ấy là cách xếp đặtnhằm khai triển từ từ những chân trời huyền bí của thi ca.”Tóm lại, đọc vài đoạn tài liệu bằng Việt Ngữ như đã nêu trên, và mới đây trongtạp chí “Đối Thoại” số tháng 8 năm 1994, ấn hành tại miền Nam California, nên172 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


không biết viết về “Hiện Tượng Luận Đối Với Hồn Thơ” như vậy có bừa bãi tùy tiệnlắm không ?Cuốnsách “La Phénoménologie et le Matérialisme Dialectique” của Trần ĐứcThảo, xuất bản tại Paris năm 1951, kể cả phần chuyên về triết lý Hiện Tượng Luậnđược học giới Pháp đánh giá là rất tốt, đến nay vẫn chưa có tài liệu dịch ra Việt Ngữ.Mô tả khoa học hay mô tả Hiện Tượng Luận đều là những từ ngữ quá lớn.Chẳng qua cảm nhận được những đối cực trong các câu thơ mà thôi. Đầu tiên là đốicực “Một Không Gian Bao La Làm Nền Cho Tạo Vật Bé Nhỏ”. Đối cực ấy gây niềmthương nhớ xa xôi hay nỗi lo sợ tương phản giữa vô cùng và hữu hạn. Con sông dàitrong thơ Huy Cận đành rằng là một dòng trường giang, nhưng đối với chân trờimênh mông thì dòng nước trên địa cầu chỉ là một vệt trắng dài ngoằn ngoèo trongmây khói. Sông đối với chân trời, khúc củi con thuyền đối với dòng sông:Thuyền về nước lại sầu trăm ngãCủi một cành khô lạc mấy dòng.Ai đã từng chứng kiến một cảnh chia ly, chuyến xe lửa bỏ lại sân ga và conđường sắt buồn như năm tháng đợi chờ, con tàu rời bến ra đi về một phương trờithấp thoáng trong mơ, thì làm sao không bàng hoàng xao xuyến trước một tạo vật bénhỏ lạc bầy:Chao ôi mong nhớ, ôi mong nhớMột cánh chim thu lạc cuối ngàn(Chế Lan Viên)Một tạo vật bé nhỏ trước chân trời là hình ảnh của những chuyến đi, một tạovật bé nhỏ trước tương lai mịt mù là viễn ảnh của cuộc đời vô định:Một xe trong cõi hồng trần như bay(Nguyễn Du)Thi Sĩ Đinh Hùng làm ta nhận thức sự lẻ loi của một tạo vật bé nhỏ trên nềnkhông gian bao la. Nếu tiếng sáo miệng của nhà sư Không Lộ bao trùm lạnh lẽo củabầu trời khi nhà sư đứng trên một đỉnh núi cao, thì tạo vật của Nhà Thơ Đinh Hùnglại bị bao trùm trong mây khói của một quang cảnh đối cực:Con hoẵng lạc bầy kêu đỉnh núiBỗng nghe trời biển nhớ muôn trùng(Đinh Hùng)Một Nhà Thơ khác chỉ cần vài nét chấm phá là phác họa ra cả một vùng trờirừng núi điệp trùng, trong ấy ẩn hiện một bóng người lang thang nơi hoang vắng.Bóng người quá nhỏ heo hút trong dãy Trường Sơn không ai khác lạ, chính là Thi SĩHữu Loan. Bài thơ thật dài nhưng khi ai đó đem đăng trong tuần báo “Đời Mới”(khoảng 1954-1955) thì chỉ có vài câu, và ký với bút hiệu “Hữu”:Đèo CảĐèo CảNúi cao vútMây trời Ai Lao sau đại dươngDặm về heo hútĐá bia mù sương.(Hữu)Từ đối cực về ngoại vật này, về sự tương phản giữa vô cùng và hữu hạn, ta bịxâm nhập vào tâm hồn cái tâm tình bi thiết, nhìn cuộc đời rốt cuộc là một “viễn vôngdã tràng”, âm hưởng do câu nói của một triết gia hiện sinh: “Đời người là một đammê vô ích”:Sóng thiên cổ khóc, biển tang chếHữu hạn nào không tủi nhỏ nhoiTiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ173 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.(Tô Thùy Yên)Tiếp theo, ta nói về đối cực thứ hai: “Thời Gian Chuyển Động Làm Nền ChoMột Khoảnh Khắc Đứng Im”. Thời gian là gì ? Đó là do sự chuyển động từ chỗ nàyđến chỗ khác (thời gian vật lý), từ cảm nhận quá khứ sang hiện tại về tương lai (thờigian tâm lý), từ đêm qua ngày trong chu kỳ bốn mùa tượng hình bằng cây trái vỗ vềâm điệu:Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà(Nguyễn Xuân Sanh)Trong khi thời gian lưu chảy, có một khoảnh khắc đứng im như nín thở đợichờ. Nếu vũ trụ này cứ đứng yên mãi thì đó là thế giới chết. Nếu cuộc đời này cứchuyển động mãi thì cũng là thế giới đều đều. Bánh xe đứng yên hay bánh xe cứquay mãi thì vẫn giống nhau trong “vũ trụ quan tĩnh”. Một câu thơ mà có hai tạo vậtcùng chuyển động cho ta cái ấn tượng bình lặng nơi tâm hồn. Dĩ nhiên thỉnh thoảngđọc được vài câu mà trong đó mọi sự cùng nhau trôi đi thì cũng hay lắm:Theo gió, tiếng cõi luồng bụi trúcKèm trăng, bóng núi quá đầu tường(Thiền Sư Viên Chiếu)Gió rủ canh đi ngàn liễu khócSông đùa lạnh tới bóng trăng run(Quách Tấn)Nhưng nếu câu thơ nào cũng tiếp tục như vậy thì sẽ gây ra nhịp điệu đều đều.Có cái buồn chán của đời du mục mà cũng có cái buồn chán của đời sống định cư.Vun vút chạy mãi hay bình lặng êm trôi hoặc tĩnh lặng đời đời, không làm nên nhữngcâu thơ linh động. Ta sẽ thấy hồn thơ có lẽ dệt bằng những giây phút nín thở trongbối cảnh một nhân vật ngồi im và một sự vật đang chuyển dời:Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay.(Vũ Đình Liên)Chúng ta cảm thấy thế nào khi chân trời mênh mông rất lặng lẽ lúc hoàng hônbỗng có bóng di động càng lúc càng nhanh như đang đi qua một giấc mơ:Ô kìa bên cõi trời đôngNgựa ai rong ruổi dặm hồng xa xa(Thanh Tịnh)Một thí dụ trong ca dao cho thấy rõ biện chứng thời gian và khoảnh khắc: Mộtcon đường dài kéo đi rất rất xa dưới ánh trăng huyền ảo, trên đó một bóng người lênđường lẻ loi. Hình tượng này là thời gian lưu chảy. Trong khi đó, một người thiếuphụ nằm nhìn ra song cửa nhìn theo bất động, đây chính là khoảnh khắc đứng yên:Anh đi đường ấy xa xaĐể em ôm bóng trăng tà năm canh(Ca Dao)Đối cực thứ ba tạo nên huyền ảo tính cho thơ là sự tương phản “Chiều SâuLàm Vực Thẳm Cho Chiều Cao”. Đây cũng là đối cực về ngoại vật nhưng chan chứatình cảm con người. Tình người trong bối cảnh đối cực này vô cùng siêu thoát, thứtình mà ngày xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thủ đắc khi sống trên “Bạch Vân Am” nhìnxuống cõi đời huyên náo. Nhà hiền triết Phù Ảo Quán. Đối cực đỉnh trời và thunglũng, chốn non xanh và nhân gian dưới thế đã trở thành một hứng cảm vãng lai trongthơ Huy Cận:174 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nai cao gót lẫn trong mùXuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về(Huy Cận)Non xanh ngây cả buổi chiềuNhân gian e cũng tiêu điều dưới kia(Huy Cận)Đối cực chiều cao và chiều sâu thường dẫn tới đề tài cõi tiên và cõi tục. Vớicách ngắt đoạn xuống hàng trong thể thơ tứ tuyệt cổ điển, Thi Sĩ Tản Đà đã trực giáclối diễn tả nhằm thể hiện thích hợp con đường trở lại trần gian của Lưu Nguyễn:Cái hạc bay lên vút tận trờiTrời đất từ nay cách xa mãiCửa độngĐầu nonĐường lối cũNghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.(Tản Đà)Đối cực chiều cao làm nền cho vực thẳm không những dành cho các bài thơsiêu thoát, mà có khi cũng hiện diện trong thi ca tả thực tố cáo trại tù thực dân Phápgiam hãm lý tưởng của những người yêu nước muốn giải phóng dân tộc. Bài thơ“Lao Bảo” của Dao Ca đăng trong tuần báo “Đời Mới” (khoảng năm 1954-1955) môtả một trại tù hung ác xây trên một cao điểm trong dãy Trường Sơn:Lao Bảo! Lao Bảo!Nghìn năm gió thổi lưu đàyĐèo nghiêng quán nhạtHốc núi mộ tù xâyDưới chân thép bénLưng đèo một trời mâyMan thiên xứ rợVàng vọt nắng chiều râyRừng nghiêm thác lạnhXơ xác chòi gió layCơm thiu nước suốiSương nắng mùi đắng cayĐầu kê mõm núiLưng còng phơi nắng gayRoi gai xiềng sắtRú rậm chừng bỏ thâyĐèo cao ngất hútGió loạn đùa tóc mâyĐêm đêm thác đổAi nằm nghe lá bay.(Dao Ca)Hẳn là ta đã thấy nhiều nét tả thực, nhưng cũng không thiếu chất thơ huyềnhoặc của một vùng vàng vọt trong nắng trong gió, trong tiếng thác đổ, quán nhạt vớichòi xơ xác, rú rậm với rừng nghiêm, mộ tù với cuộc đời đày ải...Vì vậy cũng có thểmột phần nào liệt vào huyền ảo tính của thi ca.Đối cực thứ tư là “Sự Im Lìm Làm Nền Cho Tiếng Động”. Sự im lìm có thể làmột trạng thái nội giới thuộc về thời gian tâm lý, mà cũng có thể là những khoảnhkhắc ngừng trôi thuộc thời gian vật lý. Đây là ví dụ rõ ràng về thời gian vật lý: KhúcCủi trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận là một khoảnh khắc du mục, nhưng nó175 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chỉ trôi đi khi ta đứng trên bờ nhìn xuống dòng sông. Nếu có một bộ lông xanh biếc,ta hóa thân thành “Con chim bói cá” đậu trên khúc củi thì sẽ thấy khúc củi là mộtkhoảnh khắc im lìm, trong khi đó thì bờ sông lại chuyển dịch trong đôi mắt của loàichim:Không cần gợi chút niềm thân mậtLặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.(Huy Cận)Như vậy, nhiều khoảnh khắc im lìm có thể tụ họp thành vùng yên lặng có tínhchất không gian vật lý. Một tiếng động nhỏ sẽ vang xa trong tâm hồn thanh vắng(thời gian tâm lý), mà cũng vang vào nơi xa khuất chốn lao xao (không gian vật lý):Tựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp đọng dưới chân bèo(Nguyễn Khuyến)Có sự im lặng ngoại giới nào mà không phải là sự im lặng của nội tâm. Ví dụkhi chờ đợi người yêu không thấy tới: Sự vắng ngắt ở bên ngoài chính là sự lắng đợiở bên trong, thị quan và thính giác đều căng thẳng. Vì vậy tiếng khua của đôi guốcnhỏ cũng vang dội trời khuya:Ngoài song đêm hạÔi buồn phố xáHoang liêu về chết tha maTiếng chân g. guốc, người xa vắng người.(Cung Trầm Tưởng)Trong mọi thứ im lặng, có lẽ im lặng của đời sống ao tù là tẻ ngắt hơn cả.Cuộc đời an phận trong lũy tre xanh, cuộc sống không hề dời đổi qua bao thăng trầmcủa triều đại, cái sinh hoạt ngày này qua ngày khác vẫn đều đều tiếp diễn, tất cảnhững trầm trầm đó đã dệt nên một cuộc đời buồn như tiếng khóc. Cho nên cónhững giây phút giao mùa làm xôn xao đôi chút cuộc đời tẻ ngắt ấy, và đó là lúc ThiSĩ xúc động do cảm nhận tính đối cực: “Sự Im Lìm Làm Nền Cho Tiếng Động”. Nóirõ hơn, cuộc đời của người con gái quay tơ là một kiếp sống im lìm, và cả tiếng lụase đều cũng là một thứ âm nhạc đầy khổ hạnh nên âm thanh trở nên buồn tẻ vàchìm trong vắng lặng ao tù. Chỉ có lúc giao mùa thì cuộc đời băng thạch ấy mới cóđôi chút xôn xao trong tâm hồn do cơn gió đầu mùa đem lại, cơn gió là một tiếngđộng âm vang vào cuộc đời:Năm năm tiếng lụa se đềuNhững chiều lạnh rớt gió vèo trong cây.(Lưu Trọng Lư)Xin kể thêm vài tiếng động âm vang trong văn học nhờ tính đối cực ấy, nhưtrong hoang vắng Thế Lữ nghe được tiếng con sóc chuyển cành trong chốn rừngkhuya, Anatole France nghe mỗi giọt mưa rơi là mỗi lần buốt giá đi vào tâm sự, và“Kích Trúc Thiền Sư” nghe được cả một tiếng động nhẹ của hạt cát nhỏ văng vào bụitrúc sau chùa.Hẳn là còn nhiều những đối cực trong văn chương, ví dụ “Bóng Tối Làm NềnCho Vệt Sáng”. Chắc chắn, sự mờ tỏ làm nên huyền ảo tính cho thơ. Huyền ảo gắnbó với lung linh: Trích thơ để dẫn chứng đối cực trên, thiết nghĩ sẽ rất dồi dào. Riêngnhững đối cực khác trong thơ không biết có giàu tính chất huyền ảo như năm đốicực đã nói trên hay không ? Và cũng có đối cực chênh chếch vẻ đồng dạng, như“Miền Vẩn Đục Làm Nền Cho Vùng Sáng Trong”, vì xét ra miền vẩn đục như đồngnghĩa với vệt sáng lung linh, với nhá nhem giao thoa vào bóng tối.(Đăng trong Tạp chí Chính Văn của Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, khoảng năm1967, và Đặc san Quảng Đà, Nam California, năm 2000)176 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Những Ngọn Cỏ Thi Trong Thơ Thái Tú Hạp1.- TÌM THƠ TRÊN NHỮNG SƯỜN ĐỒI HẢI NGOẠINhững nơi chốn đánh dấu chỗ tác giả làm thơ mang những địa danh thật đẹpnhư Rừng Lá Đỏ (Redwood), công viên Tiếng Vang (Echo Park), Đồi MontereyPark...nhưng thật sự tác giả không sáng tác lấy cảm hứng từ những nơi ấy. Nơichốn hải ngoại chỉ là ngoại cảnh không ảnh hưởng vào nội tâm. Nhà thơ lựa chọnnhững ngoại cảnh vắng vẻ để tìm ý thơ, chỉ có tính cách không gian như gian phòngyên lặng để tác giả ngồi vào bàn viết sáng tác. Nói tóm lại, nhà thơ không đi tìmnhững sợi cỏ thi trên các sườn đồi hải ngoại mà chính là đi tìm cỏ thi trong tâm hồn:Ta kiếm loài cỏ thiTrên cánh đồng biệt xứCánh đồng biệt xứ hay sườn đồi hải ngoại chỉ là bờ bến viễn phương để đứngngóng về nội địa Tổ Quốc, đúng như lời tác giả trong bài tựa tập thơ Miền Yêu DấuPhương Đông:“Thời gian rồi sẽ qua đi. Ta không còn lại gì trên những giòng ngôn ngữ chết.Tiếng nói như viên sỏi rơi chìm trong đáy hồ lạnh ngắt, buồn thảm nơi quê người.Phương đông có còn trong hồn viễn xứ những dấu tích trầm mặc yêu thương ?”Cho nên đi tìm những Phản Ánh của Đất và Người nơi chốn tạm dung trongtác phẩm này là điều không làm được, vì tác giả đã khẳng định từ nơi viễn xứ tâmhồn nhà thơ chỉ có Miền Yêu Dấu Phương Đông mà thôi. Những sợi cỏ thi tìm đượctrong tâm hồn chớ không phải trên các sườn đồi hải ngoại, dù các sườn đồi ấy mangnhững cái tên thật nên thơ, lại được chăm sóc phẳng phiu ở các Thành Phố vănminh nơi xứ người. Cỏ thi tác giả đi tìm được có khi là những câu thơ đẹp về tìnhhoài hương, nhớ nhà, nhất là Thành Phố Huế:- Ba năm chợt về như nắngĐầu sông gió thổi mây quaHiên nhà xưa em vẫn đợiHàng tre ríu rít chim caEm vẫn giữ bài thơ trong chiếc nónThuở làm chim Đồng Khánh hót sân trường.....Hồ Tịnh Tâm hương sen còn quý tộcTrăng Nội Thành cánh hạc lướt như tranhHuế bây giờ, Huế còn thơEm như lá trúc đôi bờ Hương GiangNội Thành chim bỏ đồi trăngCõi khuya nghe rụng tiếng đàn Nam Ai...Trong quá khứ, tác giả là người đi nhiều trên khắp miền đất nước, tình yêu TổQuốc đậm đà nên có những câu thơ đẹp gắn liền với từ ngữ đặc biệt chỉ địa danhnhư Đèo Rù Rì ở Nha Trang, những nhánh sông Cửu Long, hay nụ cười hồn nhiêncủa Sơn Nữ:Rù Rì chim bỏ rừng xanhXe qua nghe tiếng Cam Ranh thở dàiEm Hà Tiên vịnh trăng soiCửu Long mấy nhánh sông ngòi phu thêMười năm chưa hết ngậm ngùiPleimé thương mãi nụ cười thảo nguyên177 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cỏ thi tác giả tìm được có khi mang cái đẹp của tư tưởng Lão Trang nhìn đờithấy phù du mộng ảo, lấy ẩn dụ từ hình ảnh một triết nhân xuất thế cỡi con trâu đimất hút trên sa mạc miền Trung Á:Chiều qua đồi Liễu QuánTrâu và Người biệt tămCòn in ngàn lau trắngVương vấn hoài trong tâm(Chiều Qua Đồi Liễu Quán)Gió cát ngàn dặm xaTa làm thân mục tửNgủ say trên đồi hoaBỏ quên đời hư ảo(Cỏ Thi)Cỏ thi tác giả tìm được có khi mang cái đẹp của Thiền Học Phật Giáo, khôngchỉ nhìn đời như giấc mộng, mà còn thấy được cái lưu tồn vĩnh cửu như dòng nướcchảy hoài trong tâm thức:Không có gì ngọn đỉnhMây biền biệt bay quaCỏ ngàn năm vách đáGió hững hờ chia xaKhông có gì ngọn đỉnhHoa lá thiên thu nhòaCàn khôn như giọt nướcChảy hoài trong tâm ta(Như Không)Cỏ thi tìm được từ trong tâm hồn Đông Phương mà bầu trời thơ mộng là tưtưởng Lão Trang pha trộn với Thiền Học Phật Giáo, được thể hiện bằng không khícủa Đường Thi:Hoàng hạc vút cánh xaThành xưa trăng quạnh vắngHoang vu cõi ta bàNgàn năm chim mộng trắng...Thánh thi trên bia mụcHoàng hạc đã bay rồiCon trăng đồng trinh khuấtBên trời ta lẻ loi2.. NHƯ MÂY BAY QUA, NHƯ BỜ SÔNG LƯU LUYẾN VÀ NHƯ CON THÚỞ GÓC ĐƯỜNGTư tưởng về Phù Vân, Vô Thường được thể hiện qua các từ ngữ tác giảthường lặp lại như một ám ảnh, một hứng cảm vãng lai, đó là các từ ngữ Bay qua,Trôi xa, đi mất hút... Những từ ngữ ấy thật dồi dào hiện diện trong suốt tập thơ mangchất thơ về sự mất hút, rơi rụng tan tác:Mưa Phù Cát khóc chia lyBình Khê heo hút bóng mây cuối trờiMây vẫn theo đời mây rong ruổiNúi non nột dạ sắt son chờChiều qua đồi Liễu QuánTrâu và người biệt tămEm có còn nhớ ta178 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Như tiếng chim tiền kiếpVề trong cõi mù saBỏ đồi mây hiu hắtTri âm như cánh hạcVút qua ngàn biển khơiNgười chợt đến chợt đi như nắngRừng thiên thu vàng lá vô thườngBên cạnh các từ ngữ mô tả sự phù du thoáng qua, ta cũng thấy thấp thoángcác từ ngữ có vẻ đối lập cái vô thường trôi qua dửng dưng, đó là các từ ngữ mô tảtiềm ẩn sự níu kéo, vấn vương, như bờ sông lưu luyến dòng nước chảy:Gậy trúc ngắm mây hồngTa về cõi phương ĐôngTóc em giòng suối bạcCỏ thi tình quê hươngMột sớm ta về giòng sông xõa tócGậy trúc đầu non đứng ngắm quê hươngMai về từ chỗ chia xaBãi sông đầu bạc ngàn lau ngậm ngùiHình như cũng đối lập với sự đi qua, sự mất hút, là ấn tượng về sự ngừng lạitrong nỗi cô đơn và quãng đời tù hãm. Tác giả nói về sự trôi qua biền biệt rất đẹp, vềsự lưu luyến trò kéo cũng có chất thơ qua hình ảnh bờ sông xõa tóc, và về sự côđơn ở một góc rừng hay trong một căn phòng tĩnh vật cũng khá thi vị:Giờ như con thú sầu góc núiNúi thẳm vây đời nhốt biển khơiChợt nghe chim hót trong rừng thẳmTa nhớ rừng xưa kiếp tù nhânRừng với ta sầu không có tuổiTóc với mây bạc trắng đầu nonLoài dế đã bỏ quênLời ca buồn tháng chạpTa chong đèn cô đơnTrong căn phòng tĩnh vậtĐi tìm những phản ánh của Đất và Người nơi chốn tạm dung là một điềukhông tìm được trong tập thơ. Toàn thi phẩm Miền Yêu Dấu Phương Đông chỉ có bàithơ “Nghe Chim Hót Trong Rừng Redwood” là mang tựa đề về địa danh ở hải ngoại,nhưng tiếng chim trong rừng lá đỏ chỉ là một cái cớ, một liên tưởng đến khu rừng nơicó trại cải tạo tác giả đã sống qua nhiều năm sau năm 1975. Đây chắc không phải làmiền yêu dấu Phương Đông mà chỉ là kỷ niệm đời tù nhân, tuy vậy nó cũng được tácgiả nhắc nhở, vẫn có chuyện để nói hơn những địa danh nơi chốn xứ người mà nhàthơ chỉ coi như một bờ bến Viễn Phương chưa có một cảm hứng yêu dấu nào nhưmiền Đông Phương của tác giả.(Trích trong tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua” của Thái Tú Hạp, xuất bản năm1995)Thơ Như Một Đường Gươm Đơn Sơ Qua Thi Tập Của Mai ThảoI.- Thơ như một xóa bỏ tận cùng. Từ xóa bỏ chính nó. Nhà Văn Mai Thảocó một sự nghiệp lớn về văn học. Ông là tiểu thuyết gia của những truyện tình dài.Ông là nhà văn sáng tạo của nhiều tập truyện ngắn. Ông là người chủ biên củanhững tạp chí dài hơi ở quê nhà và tại hải ngoại. Nhưng ông lại coi thơ là tiếng nói179 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


tận cùng và chung quyết của văn chương, nên văn học không nói tới thơ của ông làmột thiếu sót.Theo quan điểm của ông, cái "không còn gì nữa hết là thơ". Quan điểm nàyrất gần với Đạo không diễn tả bằng ngôn ngữ thế gian được của Lão Tử, hay vôngôn như "niêm hoa vi tiếu" của Phật Giáo Thiền Tông. Vấn đề này thật thâm viễn,xin không lạm bàn ở đây. Đi sát với quan điểm này, ông có những bài thơ thực sựnhư muốn xóa bỏ ngôn ngữ văn chương, xóa bỏ thẩm mỹ của nghệ thuật, thi tínhcủa thơ, vượt qua cảm nhận của thưởng ngoạn bình thường. Làm thơ như ăn nhưngủ, rất gần với thơ Bùi Giáng mà ông có dịp nhắc đến (trong bài phỏng vấn nhữngđiều ông biết về Nhà Thơ Đinh Hùng).Đẩy linh cữu bạn vào lý hỏa thiêuTrở về phòng riêng lấy rượu uốngLy rượu không bạn buồn lạ lùngCứ uống như lúc bạn còn sống(Không Bạn)Quả thật như một xóa bỏ thơ, không vần điệu, không trau chuốt ngôn từ.Nhưng đọc thấy thấm thía lúc chấm dứt dửng dưng của số kiếp con người. Ý tạingôn ngoại. Mỗi người đọc có thể thấm thía một nội dung.Cánh rừng đang đổ gốc rồi gốcGiờ đổ gốc nữa đổ cái xậpĐứng ngây nhìn cái đổ thế nàoĐể tự đổ mày thấy đổ tao(Rừng Bạn)Bạn bè lớp lớp như rừng rồi lần lượt ngã gục. Số kiếp đốn hết cây này đếncây khác. "Đổ cái xập" nghe thật tức cười, nhưng hàm ý nói sự chấm dứt mỗi đờingười là vô phương chống đỡ. Cũng là ý tại ngôn ngoại.II.- Thơ như một nghệ thuật trau chuốt. Ngược với các bài thơ có thể nóisát với quan điểm thi ca của ông đã kể trên, ông còn có các bài thơ thật trau chuốt.Các bài thơ “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, Chờ Đợi Nghìn Năm, Em Đã HoangĐường Từ Cổ Đại...”, có thể nói là cao điểm của nghệ thuật thi ca Mai Thảo. Nhữngcâu thơ đẹp lóng lánh như kim cương, trong đó ta thấy thấp thoáng cánh chim huyềnsử, cái thâm trầm thấu thị của siêu hình Phật Giáo:- Sao không, hạt cát sông Hằng ấyCòn chứa trong lòng cả đại dương- Sao không, một điểm lân tinh vẫnCháy được lên từ đáy thẳm khơi- Sao không, nhật nguyệt đều tăm tốiTừ thuở chim hồng rét mướt bay- Ta cúi đầu đi khỏi bãi đờiNhư vì sao mỏi muốn lìa ngôiNhư thuyền xa bến vào muôn biểnTới đáy rừng chôn giấc ngủ voi"Như thuyền xa bến vào muôn biển" gợi nhớ con thuyền bôn tẩu xa lánh đờisống văn minh. "Tới đáy rừng chôn giấc ngủ voi" gợi nhớ hình ảnh các vị đại sư trênhang trên cốc trong núi, xa lánh cuộc đời huyên náo. Thơ với ông “ trọn đời như mộttình yêu kín thầm, tới cuối đời mới chịu phơi bày ra ánh sáng”. Tâm sự này hình nhưông đã gởi gấm vào bài Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại.III.- Thơ như một đường gươm đơn sơ. Ba bài thơ sau đây đạt tới chỗ rấttự nhiên của Mai Thảo. Đạt tới chỗ tự nhiên nhưng hàm ý không phải tự nhiên màcó. Đường gươm gọn gàng tưởng chừng đơn sơ không phải tự nhiên mà thành tựu:180 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Sớm ra đi sớm hoa không biếtĐêm trở về đêm cành không hayVầng trăng đôi lúc tìm ra dấuNơi góc tường in một bóng gầy(Không Tiếng)Khía cạnh thơ vẫn có trong đời sống thường nhật. Tác giả bắt được thi tínhđó. Nó thật với đời sống hằng ngày đi về nơi phòng trọ cũng là chỗ làm việc của ông.Vầng trăng tuần hoàn là người bạn lặng lẽ soi bóng tác giả vào góc tường. Gợi nhớcâu thơ của Thiền Sư Viên Chiếu "Theo gió, tiếng cõi luồng bụi trúc/Kèm trăng, bóngnúi quá đầu tường (Ngô Tất Tố dịch). Thảo mộc, vầng trăng, bóng người, xưa sauvẫn còn là thi tính, nguồn cảm hứng cho thi ca. Nó không mất tích trong huyên náocủa cuộc đời. Ta phải biết bắt lấy. Toàn bài rất giản dị mà lại hay, từ dùng đơn sơmà thi tính luân lưu tỏ rạng.Nửa khuya đợi bạn từ xa tớiCửa mở cầu thang để sáng đènBạn tới lúc nào không biết nữaMưa thả đều trên giấc ngủ đen(Đợi Bạn)Bài thơ hay ở tình bạn, ở từ dùng đắc địa, và vẫn khung cảnh có thi tính. Mưathả đều và cầu thang để sáng đèn diễn được cái ý trông ngóng và thời gian dài chờđợi. Ta hình dung một đêm mưa gió, các người bạn đang tới một phi trường bão rớt,mưa dằng dai...Đi vắng từ xa trở lại nhàBộ đồ cũ mặc, ấm trà phaTựa lưng vào vách tường thân thuộcTrong cõi riêng buồn thấy lại ta(Bộ Đồ Cũ Mặc)Bài thơ hay ở chỗ buồn lắng của nội tâm. Sau những chuyến đi, sau nhữngdặm dài của quãng đời, sau những công trình văn học, sau những vinh quang, có lẽông buồn vì cảm nghiệm trùng hợp ý tưởng của một Nhà Văn nào đó: "Đời người rốtcuộc đều là những đam mê vô ích". Ta không nghĩ như vậy. Bài thơ còn hay ở cáikhí vị Đông Phương: "Bộ đồ cũ mặc, ấm trà pha". Tác giả tìm được một chút nhànbên cạnh cái trôi chảy của đời sống huyên náo, sát với quan niệm nhàn không cầnphải tìm ở đâu xa."Nguyệt lai môn hạ nhàn".Đường gươm múa lượn tượng trưng cho thơ như một nghệ thuật trau chuốt,giống như kiếm pháp của người Tây Phương ta có dịp thấy qua trên màn ảnh. Cònđường gươm xóa bỏ đường gươm, chỉ còn là những đường bay của tinh lực, tượngtrưng cho quan điểm thi ca rất gần với Đạo Học, giống như "Tịch tà kiếm pháp" hoặc"Hấp tinh đại pháp" rất huyền bí mà ta có dịp đọc qua trong các truyện võ hiệp KimDung. Cuối cùng là đường gươm nhanh gọn tưởng như giản dị đơn sơ, tượng trưngcho nghệ thuật qua đó thơ làm lộ chất thi tính trong cái thật của cuộc sống thườngnhật. Đó là đường gươm không xóa bỏ phương tiện đao kiếm, còn chập chờn hìnhdạng ở cách thủ thế, nhưng một khi vung tay thì nhanh gọn nên ta có cảm tưởng rấtđơn sơ, không còn dấu vết của kỹ thuật tập luyện, giống như kiếm pháp của một võsĩ đạo Nhật Bản.(Tạp chí Hợp Lưu, số 16 về Văn nghiệp Nhà Văn Mai Thảo, tháng 4+5/1994)Nhà Văn Thích Xuề Xòa Mà Viết Tinh Tế181 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên đài truyền hình "Little Saigon" vàotháng 6 năm 1998, Nhà Văn Võ Phiến so sánh mình với Nhà Văn Mai Thảo, một bênlà gốc gác thôn quê, một bên là Nhà Văn của thành thị. Và ông tự nhận đã chịu ảnhhưởng và tiếp thu cái đẹp của văn nói từ các Nhà Văn miền Nam như Lê Xuyên,Vương Hồng Sển và mới đây là Nguyễn Văn Trấn. Ông muốn viết sao cho giản dị tựnhiên như nói chuyện, truyền thống khởi xướng từ Nguyễn Đình Chiểu, Trương VĩnhKý, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh. Quan điểm này của ông không mấy khác vớinhững bài báo ông viết cách nay độ ba mươi năm mỉa mai "văn chương hôm nay"của nhóm Sáng Tạo và "văn học viễn mơ" của văn chương bên lề cuộc chiến. (Xinđọc bài Đặng Tiến viết về thi tập "Thơ Thẩn").Nhưng có phải Võ Phiến là Nhà Văn viết xuề xòa, dễ dãi, thiếu chăm sóc vănchương. Có lẽ là không, vì ông đã từng nổi tiếng là Nhà Văn chẻ sợi tóc làm tư, quansát và phân tích tinh tường cảnh vật và con người (Ví dụ đoạn ông viết về cách ănuống biểu lộ cá tính trong tập truyện "Thác Đổ Sau Nhà"). Và trong văn của ông còncó chất thơ, cái thi tính không do cấu trúc của hành văn như Mai Thảo mà do ócquan sát tinh tế vẻ khác thường của cảnh vật bình thường (như đoạn viết về hìnhảnh người mẹ chới với giữa mây trắng bên kia bờ sông cao). Trong tập "Tùy Bút I",Nhà Văn Võ Phiến thường cảm hứng viết về những đề tài bình dân như món mắmdân tộc, món bánh tráng Bình Định, thú uống trà bằng tô lớn, ông chủ quán làm việcrụp rụp hào hứng, những món ăn phổ biến nhờ thời cuộc...Đọc vẫn thấy ông nhưmột người đứng ở ngoài nói về những điều bình dân, chưa thực sự nhập cuộc bằngvăn phong dân gian miền Nam như Hồ Biểu Chánh và Lê Xuyên. Cũng qua tập tùybút đó, ông ưa phân tích đặc điểm địa phương ở Việt Nam như tiếng Huế có âm vựchẹp nhất nước (đều đều, ít trầm bổng), giọng nói Bình Định gần giống như giọng nóimiền Nam (nếu ta nghe danh hề Hoài Linh hát đúng giọng dân ca Phú Yên qua bài"Trách Thân" thì thấy nhận xét của Võ Phiến thật chính xác), tại sao món "cao lầu"chỉ quanh quẩn ở Phố Hội An, người miền Nam khai khẩn đất mới ở đâu thì lấy tênmình đặt tên cho vùng đó (khai thác tới Sài Gòn thì có Bà Điểm Bà Quẹo, tới Cà Mauthì có sông Ông Đốc, gần tới biên giới phía Tây thì có núi Bà Đen...)Như đã nói trên, trong văn Võ Phiến có chất thơ, và ta có cảm tưởng tùy bútmới là thể thơ thích hợp cho ông, Nhà Văn ưa quan sát tỉ mỉ, thích phân tích chi li, vàvới tâm hồn Thi Sĩ. Ta nhận ra được tâm hồn thơ đó qua một số bài tùy bút (khôngphải tất cả) và qua sự nhạy cảm của ông về một vài nhà thơ miền Nam (Tập I và TậpII). So sánh Thơ Võ Phiến và Tùy Bút Võ Phiến, ta thấy thơ như con sông đào khuônkhổ quy định bởi vần điệu, còn tùy bút như con sông thiên nhiên mặc tình trổ nhánhquan sát, tự do đi vào ngõ ngách phân tích. Không cố ý kỳ vọng mà các bài tùy bútsau đây đã là Thơ Võ Phiến. Ít nhất ta lấy ra được ba bài thơ trong tập Tùy Bút I:Mùa xuân Con Én, Hạt Bọt Trà và Những Đám Khói. Ta bay chơi cùng con én: Én cómấy tên, én ăn gì, én ngủ ra sao, én kêu thế nào, én Phan Thiết, én Hà Tiên, énKhánh Hòa...Ta thưởng thức một bát trà Huế qua văn chương của Võ Phiến: Cáchnấu trà cho khách, cách uống trà một hơi thật ngon, cách quệt râu dính bọt trà saukhi uống...Và những đám khói đốt cỏ trên đồng ruộng mênh mông miền Kiến Tườngcứ vất vưởng chất thơ vào tâm hồn ta. Lần đầu tiên đọc được trên tuần báo KhởiHành cách nay chừng 25 năm, vậy mà vẫn là "những hình ảnh tan biến chậm chạp"trong cảm quan người đọc:"Chao ơi, những đám khói đốt cỏ ở chân trời trong nắng trưa, sao mà xúcđộng, cảm hoài. Những đám khói kể lể nỗi niềm bao la cuối một chân trời mênhmông. Đứng him mắt mà trông: Khói lặng lờ, không vội vì, khói bát ngát, nhẫn nại, xavời, hàng giờ, hàng giờ, khói tỏa, vừa hiền từ vừa mơ mộng...Sau một ngày đi, mệtmỏi, tê mê, đến đêm ta vừa đặt lưng xuống nằm ngủ, những đám khói ấy lại ùn lên182 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trong giấc mơ. Và trong giấc mơ, không gian mênh mông càng vắng lặng, khói tỏacàng chậm, càng bát ngát..."Xin trích một đoạn văn dài kể trên để thấy chất thơ của ông do óc quan sáttinh tế, thấy vẻ khác thường của cảnh vật bình thường. Cấu trúc văn chương VõPhiến không cầu kỳ, không dùng những chữ mới lạ, nhưng đâu phải là thiếu cái malực ngôn ngữ của tiếng thơ vang vọng và bàng bạc. Giai đoạn viết những bài báoquy tụ thành Tùy Bút I là lúc ông chưa chủ trương triệt để viết văn như nói chuyện.Ta cũng nhận ra tâm hồn thơ đó qua một số bài nhận định của ông về nhà thơTô Thùy Yên, Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn ĐứcSơn, Quách Tấn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ...Những rung động về thơ của ông nghiêngvề mỹ cảm giao lưu với thiền cảm, tìm thấy chất thơ trong vẻ giản dị mà không thôsơ, vẻ khác thường siêu hình trong cảnh vật bình thường. Ví dụ về Quách Tấn, ôngviết:"Quách Tấn là người như thế. Ông không đi nhiều, không thấy bao nhiêu cảnhlớn lao hùng vĩ, không vào Nam ra Bắc gì ráo. Ông chỉ vào ra một thư phòng, mộtmái hiên, một khoảnh vườn, nghe một tiếng lá, nhìn một tia nắng của thường nhật,và chỉ viết về những cái như thế. Nhưng thơ ông, nhất là những bài thơ con con củaông sau này, gây một sợ hãi vu vơ, mơ hồ, mà mênh mang. Sợ hãi trước sự tịchmịch".Nhận định tinh tế do rung cảm về thơ sâu sắc. Một tâm hồn không thơ thì cóthể nào nhặt ra được những hạt vàng lóng lánh trên một bãi cát. Họ thu lượm nhữngviên sỏi khuôn sáo mà tưởng lầm là các câu thơ hay. Một Thi Sĩ khác, với đề tài giảndị, lời thơ đơn sơ (trừ hai câu cuối) và đặt câu văn phạm bình thường, như bài thơdưới đây của Nguyễn Đức Sơn (Nhà Văn Võ Phiến sưu tập trong tập Thơ MiềnNam), chứng minh sự giản dị đó không phải là thiếu mỹ cảm, thiếu cấu trúc:Xem cha đốt cỏ ngoài rừngNâng niu mẹ ẵm theo mừng không conCó vài chiếc lá còn nonGió xua lửa khói nổ gi.n trên khôngNắng tà trải xuống mênh môngBước theo chân mẹ cha bồng hư vô(Đốt Cỏ Ngoài Rừng, Nguyễn Đức Sơn)Cả bài thơ tập trung xuống hai câu cuối, những lời đơn sơ ở đoạn trên chỉnhằm để chuẩn bị. Hình ảnh thơ quyện lấy tứ thơ. "Bồng hư vô" âm vang tư tưởngPhật Giáo, có sinh thì có diệt, có hiện hữu thì có hư vô, hiện tượng chỉ là sắc sắckhông không vô thường. Và hai câu này có lẽ là một linh cảm của Nguyễn Đức Sơn:Sau năm 1975, ông có một người con chết vì ăn phải nấm độc khi gia đình sinh sốngvất vưởng ở một miền rừng trên cao nguyên Trung Phần. Trở lại điều đã nói: Tùy bútmới là thơ của Võ Phiến. Đọc trong thi tập "Thơ Thẩn" của ông, thỉnh thoảng ta gặpvài câu thơ mà nếu là tùy bút thì sẽ là những dịp ông triển khai óc quan sát, đi vàongõ ngách phân tích như con sông rẽ nhiều nhánh khi đến chỗ trũng thấp, chỗ mờigọi của vẻ đẹp tinh tế. Nhưng vì là thơ, câu và vần gò bó, nên chỗ mời gọi của tiếngvọng, của âm vang, của bàng bạc, phải đành khép cửa, chấm dứt ở ngõ cụt. Ví dụ,đi sau câu thơ "Trời gần sáng mới có mưa rón rén" đáng lẽ phải còn nhiều tiếng títách của giọt mưa, của bao nhiêu tiếng động chung quanh, của bao nhiêu liên tưởng,khi mà lúc gần sáng còn nằm trên giường, trí óc dễ dàng phiêu linh. Và như câu"Sáng thức giấc mình nghe quạ kêu ngoài công viên. Nghe tiếng chân con chim khuatrên mái thiếc". Cũng buổi sáng, cũng tiếng động rón rén, vậy mà câu thơ đến đó thìthôi, đã bắt qua ý tưởng khác, không liên quan gì nữa đến tiếng con chim mời gọi183 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


quan sát và phân tích. Con chim này thật thiệt thòi so với "Con én mùa xuân" trongvăn tùy bút của Võ Phiến.Thiết nghĩ đem cái "Minh Triết Chân Quê" (chữ dùng của Đặng Tiến) vào vănhọc thì chỉ là về mặt nội dung, còn hình thức văn chương của Võ Phiến thấy khôngcó tính chân quê. Võ Phiến với đề tài về bánh tráng Bình Định hay mắm mòi PhanThiết, rõ ràng là không sang trọng như "Mười Đêm Ngà Ngọc" hay "Để Tưởng NhớMùi Hương", nhưng văn phong của ông và Mai Thảo vẫn cùng trong nhóm các NhàVăn được đào tạo từ lò hàn lâm chữ nghĩa. Có thể ông muốn đem lại một giá trị vănhọc cho những tiểu thuyết viết như nói chuyện, mà thực ra người viết tiểu thuyếtkhông chắc đã có ý định làm văn học, nghĩa là viết tiểu thuyết chỉ để sinh sống trongcác nhật báo. Khi Lê Xuyên viết "Chú Tư Cầu" hay "Rặng Trâm Bầu", có lẽ ôngkhông định tâm phát huy cái đẹp của văn nói. Nhà Văn Bình Nguyên Lộc viết cuốn"Tình Đất" hay tiểu thuyết "Đò Dọc", chắc có ý thức về việc đó vì Bình Nguyên Lộc làNhà Văn hơn là người viết tiểu thuyết định kỳ để sinh sống như Lê Xuyên. Thi SĩNguyễn Bính viết bài thơ "Chân Quê" với những câu:Hoa chanh lại nở vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quêTa nghĩ đây là những lời nói tế nhị, không chân quê, vì tác giả dùng lối ẩn dụthơ mộng để khuyến dụ người yêu đừng bắt chước tỉnh thành. Cũng vậy, trong bàiđó, Nguyễn Bính lại một lần áp dụng tu từ pháp:Hôm qua em đi tỉnh vềHương đồng cỏ nội bay đi ít nhiềuTa đừng nghĩ hễ trong thơ có những từ "thầy tu" hoặc trong văn có nhữnghình ảnh "bánh tráng, mắm mòi" thì tác giả đã là người chân quê. Có thể chân quêdo nơi sinh trưởng, do nguồn gốc tự lấy làm hình diện, nhưng văn phong biểu hiện lànhững người viết tinh luyện Việt Ngữ. Tinh luyện Việt Ngữ, hoặc do đào tạo từtrường ốc, hoặc là do viết lách già dặn.Ta nói Nhà Văn thích xuề xòa là nói về chủ trương đi tìm cái đẹp của văn nói,không nói về cách sống tư riêng của Nhà Văn, vì thực sự ta không biết nhiều về cánhân của Võ Phiến. Bài này viết trước khi đọc cuốn sách biên khảo rất đầy đủ củaNguyễn Hưng Quốc về Nhà Văn này. Nếu đã đọc trước thì chắc không còn hứng đểviết cho hết bài, vì những nhận định của Nguyễn Hưng Quốc gần như bao trùmnhững điều có thể nói về Nhà Văn chủ trương đi tìm cái đẹp của văn nói: "Có thể nóiđặc điểm nổi bật nhất trong văn phong Võ Phiến là ưu thế của lời nói...Võ Phiến cócông văn chương hóa khẩu ngữ...Năm 1959 (Võ Phiến) khen văn phong miền Nambằng một thứ văn phong tề chỉnh của miền Trung, miền Bắc...Năm 1986, Võ Phiếnnói về văn phong miền Nam bằng chính văn phong miền Nam, cũng "nhanh nhẹnthoăn thoắt", cũng "tuồng tuột ngon ơ"...đặc điểm nổi bật nhất của văn phong miềnNam chính là việc khai thác đến tận cùng khả năng của khẩu ngữ...Theo Võ Phiến,sức hấp dẫn chính của các truyện phơi-dơ-tông (tiểu thuyết đăng từng kỳ trên nhậtbáo) là ở đàm thoại...Tại sao gần đây Võ Phiến lại nói nhiều ?Tôi ngờ lý do chính là vì Võ Phiến sợ. Trước hết là sợ cái cũ, cái sáo...nhữngsáo ngữ có lúc tràn lan khắp nơi...ông nói nhiều vì ông sợ những cái đọc vội vàng,lúc nào cũng gấp gáp của con người đô thị cuối Thế Kỷ 20.(Nguyễn Hưng Quốc trong tập biên khảo "Võ Phiến" từ trang 32 đến trang 43).Qua vấn đề đặt ra giữa văn nói và văn viết, ta chợt có ý nghĩ riêng về thơ.Người nào thích thơ biểu hiện tự nhiên vui khỏe của đời sống sinh động thì chọn vănnói. (Một khi đi vào văn chương thì những đàm thoại trơn lu tuồng tuột vẫn có sự sắpxếp mang tính cấu trúc). Và người nào thích làm thơ thiên về mỹ cảm của ngôn ngữthì chọn văn viết (Nhà thơ thường tránh các từ ngữ đẹp đẽ khuôn sáo, đi tìm mỹ cảm184 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nghệ thuật dưới những bề ngoài cũng đơn sơ, cũng thường nhật). Nhìn cho rõ, cảhai đều đăm chiêu về cấu trúc, đều mang tính văn chương (có ý thức làm văn học),và cả hai đều muốn tỏ ra giản dị. Vấn đề là vì người đọc đã nhàm chán những khuônsáo cổ điển, những cũ mòn ước lệ. Cái sợ của nhà thơ cũng đồng dạng với cái sợcủa Nhà Văn mà Nguyễn Hưng Quốc đã nói ở đoạn trên.(Tạp chí Văn Học, California, số 150+151 về Văn nghiệp nhà văn Võ Phiến,tháng 10-11/1998)Sự Đồng Điệu Và Đột Ngột Trong Thơ Đinh HùngTa thử vạch ra sự tương đối thuần nhất trong diễn trình sáng tác của Thi SĩĐinh Hùng qua bài thơ "Sóng Nước Đồng Chiêm". Phần khá thuần nhất đó phơi bàykhá rõ ràng trong bố cục và vũ trụ ngôn ngữ thấy chung trong tập "Đường Vào TìnhSử". Bài thơ mô tả sóng nước mênh mang trên miền đồng chiêm, mùa nước lụt,khung cảnh làm nền cho cuộc chia ly giữa tác giả và người yêu. Ngoại giới mênhmông của sóng nước chỉ là một dịp dàn trải sự nhớ nhung trên khắp chiều dài vàchiều rộng. Tác giả đã bố cục qua ba phần chính: Bốn câu thơ đầu gần như là mộtngoại giới vô ngã vì chưa có sự can thiệp của tình người, mười hai câu thơ tiếp theolàm xuất hiện một nhân vật nữ mặc dù hình bóng của nàng chỉ thấp thoáng ra đitrong cảnh tràn đầy của mùa nước lớn, và hai mươi câu thơ sau cùng là vai trò củanhân vật nam bao trùm lên ngoại giới bằng một nội tâm thương nhớ. Ngoại giới vôngã, chuyển động của người đi, tình của kẻ ở, có lẽ đó là trật tự của bài thơ.Đã tìm thấy một dấu vết nhỏ của sự mạch lạc trong những phân đoạn, bây giờta thử truy tầm dấu vết luận lý chìm ẩn trong văn phạm sáng tạo từ ngữ của ĐinhHùng. Có thể nói tập thơ "Đường Vào Tinh Sử" của Đinh Hùng phơi bày một sự mâuthuẫn nội tại trong một số bài thơ giữa không khí mê hồn và khí hậu bình dị. Khôngkhí mê hồn bắt nguồn từ tập thơ trước của ông mà ta có thể tóm tắt trong những chủđề: Tiếng gọi tiền sử hoang vu có người rừng sống đời muông thú man dã, cõi thầntiên có loài hươu sao vàng diệp thơ thẩn trên triền núi, ca ngợi nữ sắc liêu trai tronglâu đài ma quái, thần chú gọi hồn thiên cổ trong mộ tối của điêu tàn phế tích TrungĐông...Khí hậu bình dị biểu hiện trong những bài thơ buồn nhớ bạn hiền, cảm hoàivề phía quê hương, hơi thở ruộng đồng in bóng người tình có thật trong đời nhưtrong bài "Sóng Nước Đồng Chiêm" trích dẫn ở đây.Không khí mê hồn có những từ ngữ đặc thù làm nên, không khí bình dị cónhững ngôn ngữ đồng dạng. Để làm thành mỗi thứ khí hậu, điều đó chứng tỏ sự canthiệp của lý trí. Lý trí chọn lựa những ngôn ngữ thích hợp cho bài thơ thuộc loại bìnhdị hay mê hồn.Xuất thần là đột nhập hoàn toàn vào công trình sáng tác trong một lóe sáng kỳdiệu ngắn ngủi, còn lựa chọn từ ngữ là một công trình có hoạch định của lý trí. Thi SĩĐinh Hùng rõ ràng đã có sự chọn lựa từ ngữ, nhưng đôi khi ông không tránh đượcsự mâu thuẫn nội tại trong một số bài thơ. Chẳng hạn bài "Sóng Nước Đồng Chiêm"thuộc loại có khí hậu bình dị nhưng thỉnh thoảng lại xen kẽ một vài câu thơ có khíhậu mê hồn. Từ ngữ mê hồn có nhiều đặc tính, riêng bài thơ kể trên thì tính chất mêhồn nằm trong hình ảnh sự bạo động đối với thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ muốnchuyển dời ngoại giới, khác với ý hướng đem tâm tình thỏa hiệp lên vạn vật. Conngười hòa đồng với thiên nhiên thuộc không khí bình dị, con người nuốt chửng thiênnhiên thuộc khí hậu mê hồn. Trời và nước bị bắt buộc kề vai lả lướt, khác với cộnghưởng thành một màu xám hay màu thiên thanh, dẫy núi đá nhìn ngây ngất người đimột cách si tình, một cách dục vọng, khác với sự luyến tiếc trong vị trí đứng âmthầm, dòng sông nơi viễn thôn, dòng Đà Giang, bị thu hình nghiêng trong khóe mắt,nhà cửa gối chăn trôi nổi rời rạc trong giấc chiêm bao nghiêng đổ sự vật: "Trời nước185 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


kề vai lả lướt buồn, Từng cù lao nhỏ nép sơn thôn...", "Em vượt Bồng sơn đến TuyếtSơn, Đà Giang nghiêng nữa khóe thu buồn...", "Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa,Gối chăn như hải đảo vô bờ, Sóng dâng hồn vách sầu nghiêng bóng...", "Em đi dãynúi nhìn ngây ngất, Đá cũng si tình nhớ gót son...".Có thể nói đó là những câu thơ có tính chất bạo động với sự vật, làm nên mộtcơ cấu mê hồn in đậm nét cái bản ngã có lẽ đầy nhiệt huyết, có khi tới cường độ bạođộng tương tự như những câu thơ dữ dội trong tập Mê Hồn Ca:"Đôi tay vì xé loài hoang thảoĐỏ máu căm hờn trên cỏ cây...""Ta thản nhiên đi trở lại núi rừngMột mặt trời đẫm máu xuống sau lưng..."Ôm nhan sắc với hai bàn tay sắtPhấn hương nhầu tan tác áo xiêm bay..."Đó là những từ ngữ, những giọng văn không thể đồng dạng lẫn lộn với giọngvăn hiền hậu và bình dị có tính chất thỏa thuận với thiên nhiên, khép mình thụ độngmặc tình cho sự vật dời đổi: "Tình đến bên người núi chắn ngang, Tà dương mái tócngút mây vàng...", "Chiều lại chiều mưa nước ngập đồng, Mộng vàng hoa mướp rụngven sông, Dài thương mặt nước mênh mang gió, Lòng bỗng trôi ra biển mấy trùng...".Dấu vết lý trí trong cách lựa chọn từ ngữ đồng dạng của tác giả không đạt tớichỗ hoàn hảo, một bài bình dị xen kẽ vài câu thơ mê hồn, biểu lộ sự không nhất trítrong diễn trình sáng tác. Ta có thể tìm thấy sự không nhất trí này trong các bài thơ"Khi Mới Lớn", "Gởi Hương Hồn Thạch Lam", "Thảo Dã Xuân Tinh"...Sự pha trộngiữa hai khí hậu ấy chứng tỏ lý trí không làm chủ tình hình khi sáng tạo, cảm hứngvề một điều gì khác vẫn nhiều khi bất tuân sự điều động xếp đặt của tiến trình mạchlạc nhằm quy tụ những đồng điệu, như bài thơ "Sóng Nước Đồng Chiêm" thỉnhthoảng in đậm nét lòng nhiệt huyết muốn làm dời đổi thiên nhiên của Thi Sĩ ĐinhHùng. Ngoại vật đảo nghiêng trong cơn mê sảng của nội tâm chỉ thích hợp chonhững sáng tác Mê Hồn Ca, không thích hợp thời kỳ bình lặng của tâm hồn trong"Đường Vào Tình Sử". Như thế, một bài thơ vừa có phần mạch lạc trong cách bốcục, điều động cho thuần điệu một vũ trụ ngôn ngữ, vừa có cảm hứng khác lạ độtnhập, có lẽ đó là sự đồng hành hằng có trong diễn trình sáng tác một bài thơ.(Trích "Đinh Hùng, Tác Giả và Tác Phẩm", "Đời" xuất bản, năm 1992,California)Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên SaI.- THƠ TÌNH MÃI MÃI HÓA THÂN VÀ THÍCH NGHI VỚI KHUNG CẢNHNguyên Sa là nhà thơ nổi tiếng về thơ tình, điều đó ai cũng rõ. Nguyễn Bínhcũng là một Thi Sĩ về thơ tình nổi tiếng, nhưng thơ tình Nguyễn Bính đã lui về dĩvãng trong khung cảnh quê hương thảo dã Việt Nam. Xuân Diệu cũng là một thinhân về tình yêu lưu danh, nhưng thơ tình Xuân Diệu cũng lui về quá khứ của giaiđoạn lãng mạn thời Pháp thuộc. Đinh Hùng cũng là một nhà thơ tình lưu danh,nhưng thơ tình Đinh Hùng đầy tính siêu thực dường như đã thuộc về thế giới tìnhsử.Trong văn học, thơ tình của Nguyên Sa mãi mãi còn trẻ trung và gần gũichúng ta. Điều đó chắc không phải vì Thi Sĩ Nguyên Sa sống cùng thời đại và lưuvong như chúng ta, mà vì thơ tình Nguyên Sa như mãi hóa thân và thích nghi vàokhung cảnh. Có lẽ Nguyên Sa không hoàn toàn làm thơ tình riêng tâm sự của mình,mà luôn luôn hóa thân vào cương vị những người tuổi trẻ khi yêu nhau, khi thì ởcương vị một học sinh thi rớt đã lớn tiếng chê trách thói lề xã hội quy định "muốn làmngười yêu phải đỗ tú tài", khi thì hóa thân vào cái nhìn chiêm ngưỡng trẻ trung186 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hướng về những người con gái đỏm dáng của "tám phố Sài Gòn". Đến khi ra hảingoại sống đời lưu vong, tác giả làm thơ tình vẫn tươi mát, hóa thân vào cương vịmột người thanh niên yêu đời, ngồi quán trên đường phố Bolsa:Chào tháng chạp, khi nào thì đến Tết ?Em mặc áo xanh hay áo thêu hồngBầu trời mây ở dưới áng mi congEm có muốn anh giữ giùm phân nửa ?Bài hát đó mang cho anh hò hẹnEm nhớ mang vàng cho cúc, ngọc cho lanMang cầu vồng cho khoảnh khắc mưa tanVà một chút vai em cho huệ trắng.Tháng Giêng và Anh rủ nhau châm điếu thuốcĐiếu thuốc đầu năm và điếu thuốc đầu ngàyVòng khói tròn khuyên phía trái, bên taiTà áo em có nhánh cười trong vũ điệuTháng Giêng và anh rót đầy trong ly rượuMột góc trời âu yếm, khúc BolsaYêu cuộn tròn trong tám chữ mây quaKhi em tới lượn vòng trên mái tóc(Tháng Giêng và Anh)Tác giả mãi mãi hóa thân vào tuổi trẻ, nên ngôn ngữ trong thơ tình của ông rấtgần gũi, tình tứ, duyên dáng (Sài Gòn gọi nhau bằng cưng, Sài Gòn ngồi thư viện rấtnghiêm. Thứ Bảy Sài Gòn, đi Bonard) và nét đẹp phụ nữ được mô tả rất gợi cảm, rấtyêu kiều (Đôi môi đỏ nét thu cong, cánh tay tà áo sát vòng eo, vai em huệ trắng, tàáo cười trong vũ điệu...). Tác giả hóa thân vào tuổi trẻ khi yêu nhau, nên các danhxưng Anh và Em thích hợp nhất cho các bài thơ tình. Có lẽ danh xưng Tôi và Emmới có nhiều bóng dáng của chính người làm thơ. Đôi khi Em và Anh là những kẻkhác ngoài tác giả.II.- LỤC BÁT NHƯ MỘT THỂ THƠ TÁC GIẢ ƯA CHUỘNG NHẤT Ở HẢINGOẠINguyên Sa là một Thi Sĩ về thơ tình. Bản chất thơ tình thì muôn thuở và ởmuôn nơi. Cái bóng thời thế trong hoàn cảnh lưu vong nơi hải ngoại không lưu dấutrong thơ ông.Nói như thế, nhưng ý hướng lựa chọn thể thơ lục bát chiếm phần lớn trongcác bài sáng tác từ năm 1982 đến 1988 trong "Thơ Nguyên Sa, Tập II" đã phản ánhmột phần nào ý hướng sáng tác văn thơ trong cái hạn hẹp của một nền văn chươngViệt Nam hải ngoại.Văn chương truyền miệng là một thực tế giữ gìn cho tiếng Việt tồn tại nơi hảingoại. Thể thơ gần với ca dao, là thể thơ lục bát ngắn gọn và dễ nhớ, có lẽ là hìnhthức đáng được trọng vọng nhất:Em đi qua đó, gần đườngSao không ghé lại nói còn hay khôngNhớ ngày cây bưởi đâm bôngMùi thơm hoa bưởi ngàn năm vẫn còn(Hoa Bưởi)Hoặc nói về những sự việc bình thường trong đời sống hàng ngày như xembộ phim Tàu, nghe hát cải lương, đọc thơ Tú Xương, nói về các thế vì một cách triếtlý như trong truyện vì hiệp Kim Dung, đó có lẽ là những điều gần gũi nhất nên có ởtrong văn thơ:Nãy giờ tìm được tuyệt chiêu187 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Trên đường vô núi, buổi chiều pha sươngTrông lên tượng Phật sơn sonNgó qua tục lụy vẫn còn ngẩn ngơTrở ra chặt mấy cây giàHai tay chai cứng nào ngờ vẫn đau(Tuyệt Chiêu)Nhưng lục bát là một thể thơ rất dễ làm mà rất khó đạt tới chất thơ, nhưnhững đường gươm giản dị mà cần phải tinh vi bay loáng thoáng. Cái tinh vi đặc biệtcủa thơ Nguyên Sa là ở chỗ mờ ảo bí ẩn. Bí ẩn của nội dung gắn liền với ngôn ngữdiễn tả hưn thực. Tác giả dụng công đạt tới sự bí ẩn đó, nên khi bàn về các bài thơlục bát ấy ta không nên gán ghép cái chủ quan của ta, không nên vì đoán một ýnghĩa. Thơ lục bát Nguyên Sa tự mỗi người khám phá ý nghĩa nội dung, nhưng cũngkhông thể truyền đạt chính xác cho người khác. Chỉ nên thưởng ngoạn những mờảo qua các hình tượng và nhạc tính của lục bát Nguyên Sa:Em vào tắm dưới hoa senNhững khe nước chảy, những miền hải lưuNhững thuyền lạc dưới trời saoHỏi em hay hỏi hoa đào của anhChỗ đào có lá sen xanhBờ xa cỏ thấp nghiêng mình dáng sôngTuyệt vời giữa một dòng trongĐầu sông tóc ướt, lưng vòng biển khơi.(Hoa Sen Và Hoa Đào)Một cảnh thơ mộng nào đây ? Hay đây là một hình tượng giống thơ Thi HàoNguyễn Du: Dầy dầy sẵn đúc một t.a thiên nhiên ? Ta không nên quả quyết mà chỉnên mơ hồ cảm nhận.Có ngày trời đất khách quanEm xoay mặt lại, anh làm người dưngTheo em địa ngục mấy tầngChỉ cho anh chỗ rất gần nhân gianChỗ phi lao đứng vài hàngAnh ngồi ngó miết nắng vàng nhớ em(Khách Quan)Thế nào là khách quan: Ta không rõ. Hay nội dung là một cuộc hoan lạc giữađôi trai gái, ta cũng không rõ.Khi em cởi áo nhọc nhằnCất son phấn chỗ rất gần xót xaAnh xin ân huệ kiếp xưaXếp phong sương cũ với ngờ vực quenAnh ru em ngủ cách riêngTrời Tô Châu xuống, giấc hoàng điệp bayĐắp lên mười ngón hao gầyCây trong giấc mộng mang đầy trái thơTrái Giang Nam những ngày mưaAnh ru em ngủ giấc mơ phù kiềuHải âm trả lại tiếng đềuTiếng son sắt ở, tiếng vào thiết tha(Tháng Tám Riêng)Bài thơ có âm hưởng tiếng dội hải triều trả lại từ vách đá ghềnh núi, dìu dặtkhúc nhạc “ Đêm Tô Châu”, vằng vặc trăng nước Giang Nam với những phù kiều,188 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


những hoàng điệp bay...Dĩ nhiên nội dung là chuyện tình nhưng mơ hồ như cái lưngchừng của tiếng nhạc thiết tha lơ lửng.Trong hoàn cảnh lưu vong, nhà thơ Nguyên Sa tiếp tục làm thơ tình, nói cựcđoan thì như ngoảnh mặt với thời thế. Do đó thơ của ông không có những dấu vếtphản ánh Đất và Người nơi cư trú mới. Nhưng cách lựa chọn thể thơ lục bát rất gầnvới văn chương truyền miệng, vài bài có nội dung khá rõ và gần gũi thân mật với đờisống thường nhật của người lưu vong, nhiều bài tác giả dụng công tạo sự bí ẩn mờảo để mãi mãi còn là một phơi mở những điều đó có lẽ phản ánh một phần nào ýhướng sáng tạo thích nghi với sự hạn hẹp của một nền văn chương Việt Nam hảingoại.(Trích trong “ Nguyên Sa, tác giả và tác phẩm”, tập I, xuất bản năm 1991,California)Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi CaCách đây khoảng mười năm, năm 1988, Nhà Thơ Nguyên Sa đã cho ra đờitập thơ thứ hai của ông, tại California. Trong đó có một số bài thơ lục bát bí ẩn, thấpthoáng mờ ảo về tình dục và thân thể mỹ nhân. Gần hai trăm năm trước, Thi HàoNguyễn Du, mặc dù đang sống trong xã hội dưới ảnh hưởng khe khắt của Nho Giáo,vậy mà đã có các câu thơ "Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên" hay "Con ong đã tỏđường đi lối về". Thơ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Vài người làm thơ có hình ảnh tìnhdục vì ẩn ức, vì thách đố chống lại phong tục tập quán xã hội, hoặc vì một tư tưởngtriết lý nào đó, hoặc vì để nhạo báng kẻ quyền trên chức trọng (như trong bài thơphổ biến tưởng chừng đã thuộc văn chương truyền khẩu: Vũng Lội Làng Ngang).Những câu thơ trên của Nguyễn Du, trước hết cho ta một ấn tượng về mỹ cảm. Bàithơ "Tháng Tám Riêng" của Nguyên Sa cũng cho ta một ấn tượng mỹ cảm. Trongkhoảng thời gian đã kể trên, ông còn có một số bài thơ cùng loại nhưng không đượcông cho in vào tập thơ thứ hai ấy (đăng trong tuần báo Dân Chúng dưới bút hiệuTrần Khiết). Đọc kỹ, ta cũng thấy một chút bí ẩn lồng trong cuộc gặp gỡ đẹp giữacon trăng và dòng sông, đàm thoại những điều gì đó thật mơ hồ:Ta vừa bán được con sôngỞ trên lầu cũ chỉ còn con trăngNửa đêm uống được ba phầnCon trăng xuống hỏi chỗ nằm ở đâuNày em dòng nước trắng phauCho ta bờ cỏ gối đầu nghe em.(Bờ Cỏ)Đến tập thơ thứ ba xuất bản năm 1995, cũng ở California, chỉ còn một vài câucó lẽ vẫn nằm trong chiều hướng về hình tượng bí ẩn thuộc về tập thơ thứ hai, nhưtrong bài "Tiếng Biển", "Âm Nhạc" và bài "Tôn Nữ Thanh Hằng" trích ở dưới đây:Gặp em Tôn Nữ Thanh HằngAnh mơ triều đại Công Tằng Nữ TônLúc vô thấy núi, thấy nonKhi về nhớ nốt ruồi son tuyệt vời...Nhưng đa số các bài thơ lục bát khác trong tập thơ thứ ba hình như đềuchuyển hướng về sự nhẹ nhàng, hình ảnh thanh thoát, tưởng như cổ điển. Một sốbài có vẻ thời sự, thực tế. Một ít bài thực sự gần với cổ điển, và một số bài nằmtrong ý hướng sáng tạo nhạc tính, sáng tạo hình ảnh. Đây là hai bài thơ điển hình vềsự nhẹ nhàng thanh thoát:Em cười tà áo bay trênĐám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa,189 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Anh ngồi chỗ hẹn hôm quaĐám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,Giấc mơ mặc áo lụa vàngNơi anh nằm ngủ có hàng thùy dương(Nhẹ Nhàng)Mùa xuân em mặc áo vàngỞ trong thơ cổ chim hoàng hạc bayEm vừa xoay nhẹ vai gầyNhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơNhìn coi chỗ cuối bài thơNụ hôn màu đỏ trời cho rượu đàoAnh nhìn em mới bước vàoNhìn xuân, xuân cất tiếng chào đầu năm(Thơ Xuân Áo Vàng)Áo Vàng, áo lụa vàng êm ái, màu áo phụ nữ, thường lai vãng trong thơNguyên Sa. Có lẽ áo xanh áo tím, ông cho thêm vào để đủ bộ trong thơ, không phảilà sở thích độc tôn của tác giả "Áo Lụa Hà Đông".Như đã nói trên, ý hướng của ông là sáng tạo nhạc tính, thứ nhạc tính tìnhyêu. Nhạc tính tình yêu là gì ? Để biết rõ điều này, ta thử đọc lại thơ Nguyên Sa:Điều ta dễ dàng nhận ra là có nhiều chữ ông thường lặp lại, rất nhiều điệp vận.Những vần bằng êm ái, gần như là khuôn sáo đối với thi ca, lại thấy thật dồi dàotrong thơ của ông, một lặp lại có chủ ý, rõ ràng như: Mây bay, áo bay, sương sa,trăng khuya, vòng tay, hiền ngoan, tuyệt vời, ngon, tròn, mưa, xưa, chiều, anh, em,nụ môi...Chú trọng về sự nhẹ nhàng, thơ tình dịu ngọt, thơ tình dành riêng cho âu cahạnh phúc, ông không ngại sử dụng điệp ngữ điệp âm, trong thơ lục bát cũng nhưtrong thơ bảy chữ. Đây không phải một khám phá của người đọc, mà chính ông có ýthức rất rõ về sự sáng tạo nhạc tính tình yêu đó qua loạt bài "Cuộc hành trình tên lụcbát", đoạn nói về điệp vận trong bài thơ "Paris, Có Gì Lạ Không Em": "Vần là mộthiện tượng cơ cấu, là sự phối âm của toàn thể chữ trong đoạn thơ hay bài thơ...Vẻđẹp của giáo đường không phải là cộng lại của những viên gạch. Kiến trúc của giáođường mang lại vẻ đẹp cho mỗi viên gạch...Tôi lựa chọn nền âm thanh, chọn lựa sựxuất hiện của những tiếng đồng âm, tạo nên một nền âm thanh...Vần sương và trănghoàn toàn lạc vận, vần em trở lại hai lần, trăng vần với trăng điệp âm điệp vận...Tôi không thấy người đọc nào than trách những sử dụng vần điệu vượt rangoài khuôn khổ của vần điệu, hoàn toàn xây dựng trên sự mơ ước sáng tạo, sựphối hợp âm thanh của cả đoạn, của nhiều đoạn, của toàn bài. Chỗ dung thân củathơ phải chăng là sự bao dung có tên là tình yêu ?" Quả thật khi nghe bản nhạc phổthơ Nguyên Sa "Paris Có Gì Lạ Không Em", ta không hề lưu ý về những điệp ngữđiệp vận của lời thơ. Tác giả khiêm tốn gọi đó là do sự "bao dung tình yêu", cám ơnngười đọc người nghe. Còn ta gọi đó là "nhạc tính tình yêu" do tác giả chủ tâm tạonên. Ta thử đọc bài thơ "Tương Tư", sự chủ tâm của tác giả biểu hiện trong nhữngđặc tính tương tự. Bài thơ có sáu đoạn mà vần khuya lặp lại đến ba lần: "Kể từnguyệt bạch xuống đêm khuya...Hay là gió lạnh lúc đêm khuya...Buổi tối tôi ngồinghe sao khuya...” Vần quen và em cũng lặp lại hai lần mà khi nghe giọng ngâm thơhay của Phương Hạnh trên đài truyền hình ta như hoàn toàn không lưu ý đến nhữngđiệp ngữ này. Lời thơ và giọng ngâm thơ, cũng như lời thơ và điệu nhạc hay, tăngcường cho nhạc tính tình yêu, vượt lên những săm soi quá để ý về chữ:Có phải rằng tôi chưa được quenLàm sao buổi sáng đợi chờ emHay từng hơi thở là âm nhạc190 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương.…Tôi không biết rằng lạ hay quenChỉ biết em mang theo nghê thườngCho nên cặp mắt mờ hư ảoCả bốn phương trời chỉ có em.Còn rất nhiều điệp ngữ trong bài "Tương Tư" và điệp ngữ từ bài này đến bàikhác, trong đó bao gồm những vần trại có tính cách tương đương mà tác giả khiêmtốn gọi là lạc vận. Vần trại thuộc về kỹ thuật cao, làm cho người đọc đừng thấy "quákỹ thuật" nếu dùng toàn là vần khít khao. Dĩ nhiên, kỹ thuật cao là để đưa tới nghệthuật:Có phải em mang trên áo bayHai phần gió thổi, một phần mâyHay là em gói mây trong áoRồi thở cho làn áo trắng bay ?...Anh nhớ em ngồi áo trắng thonNgàn năm còn mãi lúc gần quenEm gầy như liễu trong thơ cổAnh bỏ trường thi lúc Thịnh ĐườngĐến đây, ta nhận ra có một chút mâu thuẫn. Chủ ý dùng vần trại, vần tươngđương, tránh né vần khít khao, đó cũng là một hình thái đăm chiêu về từ ngữ, vềcách dùng chữ. Trong khi chủ ý của tác giả là để ta quên chữ mà cất cánh bay theonhạc tính tình yêu. Quên chữ, quên điệp ngữ, lâng lâng với tình yêu, chắc chỉ dànhriêng cho tình ca Nguyên Sa, tình ca dịu ngọt, tình ca âu yếm. Những thứ tình cakhác như tình say đắm quá đáng của Xuân Diệu, tình hoang đường siêu thực củaĐinh Hùng, tình phụ rẫy của Thái Can, tình vu vơ "đi lên đi xuống Thành Phố có em"của Vũ Hữu Định, tình đơn phương một chiều "thà là giọt mưa tan trên tượng đá, cócòn hơn không" của Nguyễn Tất Nhiên...chắc là phải có một thứ ngôn ngữ riêng, mộtcách làm thơ với kỹ thuật riêng nào đó. Mà cũng có thể họ chỉ cốt ý diễn tả tình ý,không chủ tâm tìm một sự hòa điệu chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Làm chotan loãng vào sự thưởng ngoạn, điều Thi Sĩ Nguyên Sa muốn đạt tới: "Chỗ dungthân của thơ phải chăng là sự bao dung có tên là tình yêu".Có nhà thơ nào định sáng tác thứ tình đau "Một Đời Tan Vỡ" như trong nhạcLam Phương, tình lỡ làng nhưng còn một chút gì hình diện vì người yêu lên xe hoachỉ vì sức ép của gia đình như trong bài "Gợi Giấc Mơ Xưa" của Nhạc Sĩ Lê HoàngLong, hoặc thứ tình hy sinh như trong bản "Nghìn Trùng Xa Cách" của nhạc sĩ PhạmDuy...liệu các nhà thơ ấy có liên tưởng đến sáng tạo cách cấu trúc riêng, chưa kể vềsự sáng tạo thể thơ riêng, tương tự việc tìm cơ cấu như Nhà Thơ Nguyên Sa. Chẳnghạn, dùng nhiều điệp ngữ vần trắc để tả tình hậm hực, cứ một hai chữ lại xuốnghàng để tả tình ấp úng (như Nguyễn Vỹ dùng để tả từng giọt mưa rơi)...Đa phầnchắc là chỉ mượn các thể thơ đã có sẵn, đừng dùng chữ quá xưa đã lỗi thời, đừngdùng chữ quá táo bạo ít ai dám đá động tới. Điều cốt yếu là có được một cái gì riêng,có chất thơ, không lập dị.Ngoài ra, trong các bài thơ lục bát ở tập ba, và một số bài thơ đăng rải ráctrong tạp chí ông dự định in vào tập bốn, đã thấy xuất hiện những hình ảnh dườngnhư là ảo giác, hóa thân vào các sự vật thiên nhiên:Cây tây chết ở Sơn KhêCây đông tróc gốc cành chia lá vàng(Trong bài: Phân Thân)Em đi mỗi nhánh một lầnNhánh xa đi trước, nhánh gần đi sau.191 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


(Trong bài: Dặn Dò)Ta cong mình xuống b.i xaCon sông thấy lạnh bước qua nằm cùng(Trong bài: Bãi Xa)Đá to rớt gốc cây đàoTa mang trả núi, vẫy chào cố nhân(Trong bài: Cố Nhân)Khi trời trả hết nắng mưaTrên lưu vực thượng sông chờ nhánh sau.(Trong bài: Ngũ Cung)Em đi mỗi nhánh, con sông bước qua nằm cùng, là những so sánh và nhâncách hóa lạ. Tác giả như bị ám ảnh về cây tróc gốc và chia lìa tan tác không có tronghai tập thơ trước. Hình tượng gần như ảo giác và ám ảnh buồn rầu đó, phải chăngđến với ông giai đoạn "hậu giải phẫu" vào tháng 8 năm 1988, sau khi ông phải đi trịchứng ung thư cổ. Đó là vì ta liên tưởng cách phân tích thơ do bệnh lý ám ảnh,giống như thơ Hàn Mặc Tử sau khi vào trại Cùi ở Quy Nhơn. Nhưng căn cứ vào mộtsố bài thơ tình yêu ông sáng tác cũng trong giai đoạn trên, và so sánh với hìnhtượng con trăng xuống uống nước cũng có vẻ ảo giác, sáng tác trước giai đoạn vàobệnh viện, ta lại có một kết luận khác: Nguyên Sa là nhà thơ luôn luôn tìm cái gì mớihơn trước cho thơ mình, một nhà thơ trọn đời hệ lụy với thi ca.28 tháng 4, 1998(Trích trong“Nguyên Sa, tác giả và tác phẩm”, tập II, xuất bản năm 1998 tạiCalifornia)Thơ Bảy Chữ Của Tô Thùy YênXin lướt qua những bài báo đã đọc viết về Tô Thùy Yên, sau đó mong bànthêm được một điều gì mới:Võ Phiến viết về khía cạnh siêu hình trong thơ của tác giả này, và về sau ôngđã nói siêu hình cũng là nội dung làm nên tác phẩm lớn, nói rõ tác phẩm lớn khôngchỉ luẩn quẩn ở cách dùng chữ, ở kỹ thuật, ở sáng tạo hình thức văn chương (xemtạp chí Văn Học, số 145, tháng 05/1998).Bùi Vĩnh Phúc có một bài nghiên cứu rất quy mô về Tô Thùy Yên, nhưng đọcqua phần giới thiệu các nội dung nghiên cứu, ta thấy thiếu vắng vấn đề thời thế rấtđậm nét trong thơ Thi Sĩ. Phần hình thức, ông trình bày rõ cách sáng tạo từ ngữ độcđáo của nhà thơ, gồm có cách chọn lựa ngôn ngữ theo quan hệ tương đương, theoquan hệ giáp cận, theo cách hoán chuyển từ loại (danh từ thành tính từ, hoặc dùngtrạng từ động từ ngoài quy ước của lời nói bình thường), và sự dồi dào những từ cóâm đôi như mịt mịt, ngất ngất, tuôn tuôn...trong thơ Tô Thùy Yên (xem tạp chí HợpLưu số 7 và số 8/1992)Và Nguyễn Tà Cúc liên hệ vấn đề "người Nam giọng Bắc", nhận định "Mỗi địaphương có cái đặc biệt cái xuất sắc riêng. Để tả những xuất sắc, đặc biệt ấy, khôngcó gì tốt hơn, toàn hảo hơn, là dùng những từ ngữ địa phương ấy...Chỉ nên xem xéthọ có đích thực, có xứng đáng là nhà thơ hay không như trường hợp Tô Thùy Yên"(xem tạp chí Khởi Hành số 10, tháng 8/1997).Tiện đây, người viết muốn bổ túc bài báo có nói phớt qua về Tô Thùy Yên, bài"Ma Lực Của Ngôn Ngữ" (trích tạp chí Khởi Hành số 8), chỉ bổ túc vắn tắt bằng cáchtrích ra đây để phân biệt giữa những câu thơ dùng phương pháp so sánh mới lạ dễ"bắt mắt" và phương pháp dùng ngôn ngữ với cấu trúc quy ước. Thơ bảy chữ nàocủa Tô Thùy Yên cũng ít nhiều hiện diện những tân kỳ rất nghệ thuật của ông, chỉ192 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


trích vài câu tiêu biểu dễ nhận ra, có lẽ không cần trình bày ông đã so sánh như thếnào:Con chim thoát xác thành cơn mộngBay liệng dài trên trí nhớ không…Chó tru, thăm thẳm ngây thiên địaMái ngói nghiêng triền trái rụng lăn…Dựng dậy hồn oan dĩ vãng nàoCon chim thần thoại mắt khoen sâu…Yêu cả con sâu cùng cái kiếnThả hồn theo cỏ lá bung phơi...Con đường duỗi sáng như dao bénRọc điếng hồn đêm chẳng kịp la...Rồi trong vô hạn chia lìa miếtCó cuốn theo mình bụi của nhauSau đây, xin cũng lấy vài câu ví dụ về từ ngữ và cấu trúc bình thường, khôngcó câu nào có vẻ nằm ngoài quy ước của lời nói dân gian, nhưng chất chứa thi tínhcủa một tâm hồn Thi Sĩ. Nhà Thơ Tô Thùy Yên từng đồng ý là làm sao đạt tới sự tựnhiên mà rất thơ đó: "Bậc vì công thượng thừa không để cho thấy chỗ tuyệt tử côngphu của mình" (Nguyễn Mạnh Trinh phỏng vấn Tô Thùy Yên trong tạp chí Hợp Lưusố 24 tháng 09/1995). Vậy ta đừng vạch tìm, vì công phu tập luyện của những câuthơ này chỉ nên tiếp nhận bằng cảm kích của tâm hồn:Cơn gió mơn man bờ bụi rậmKể dạo quanh vườn chuyện trống không…Thảng như con ngựa già vô dụngChủ bỏ ngoài trăng đứng một mình…Nghe cây dừa ngất ngó trùng điệpSuốt kiếp đau dài nỗi tả tơi…Đau khổ riêng gì nơi gió cátHè nhà, bụi chuối thức thâu đêm…Nhặt tàn thuốc cũ se thành điếuGẫm lại đời ta chút khói cayBây giờ ta mới đi thẳng vào vấn đề: Tại sao chỉ những bài thơ bảy chữ của TôThùy Yên mới dồi dào những ngôn ngữ thơ (gồm ngôn ngữ tân tạo và ngôn ngữ"tuyệt tử công phu" thấy như rất đơn sơ bình thường đó).Tô Thùy Yên thường sáng tác theo thể thơ mới bảy chữ và thể thơ tự do, nênta chỉ so sánh để thấy sự dị biệt trong hai thể thơ này. Ông chỉ làm một ít thơ lục bátvà vài thể thơ khác.Trong thơ tự do, có lẽ rất thưa thớt hình ảnh tân kỳ theo phương pháp sosánh, và cũng không nhiều những ngôn ngữ mới lạ do hoán chuyển từ loại hoặcdùng tính từ trạng từ ngoài quy ước văn phạm. Trái lại, hầu như bài thơ bảy chữ nàocủa Tô Thùy Yên cũng thấp thoáng hiện diện ít nhiều ngôn ngữ thơ như vậy. Phảichăng mỗi nhà thơ chỉ tương đắc với một thể thơ mà thôi. Điều này thực sự khôngđúng khi ta kiểm điểm các thể thơ đã dùng của các nhà thơ nổi tiếng khác.Chỉ khi nào đụng chạm đến thể thơ tự do thì mới nảy ra vấn đề tương đắc haykhông tương đắc. Ta thử đặt giả thuyết đối với thơ Tô Thùy Yên nói riêng, và đối vớicác nhà thơ đã từng làm thơ tự do mà không được đắc ý.193 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Giả thuyết như sau: Nhà Thơ Tô Thùy Yên chỉ tương đắc với thể thơ cókhuôn khổ tương đối, nghĩa là không phải khuôn khổ quá trói buộc, đó là thể thơ bảychữ theo lối thơ mới, có hạn chế mà cũng tự do.Ta so sánh điều này như một chiếc diều giấy cần phải có sợi dây nắm lại thìmới no gió mà bốc cao, vi vu trên bầu trời. Nếu cắt dây, nghĩa là quá tự do, thì nó lạiđâm nhào xuống đất.Một so sánh cụ thể nữa: Khi có nắng ban mai mà một vìi nước bắn vào bứctường cản trở, nước sẽ dội lại tung tóe với hơi nước tỏa ra tạo thành ngũ sắc cầuvồng. Nếu không có bức tường cản trở thì vòi nước sẽ rớt vào trống không, sáng tạokhông có dịp phát huy. Gặp giới hạn tương đối (số chữ, số câu, nhạc tính), nhà thơ"uốn nắn" tâm hồn để diễn tả cho đạt tứ thơ, nảy ra sự sáng tạo những lời thi cảm(mỹ cảm, linh cảm, tình cảm). Nhưng không phải tâm hồn ai cũng sáng tạo được ngũsắc cầu vồng. Cho dù có bức tường ngăn cản làm "đà xuất phát" thì cũng chẳngkhác bốn bức tường kín bưng nhốt lại tâm hồn thơ nghèo nàn của họ.Giả thuyết "khuôn khổ giới hạn tương đối" chỉ có tính cách chủ quan củangười viết bài này, khi nhận thấy sự dồi dào về ngôn ngữ sáng tạo (tân kỳ hoặc đơnsơ tuyệt kỹ) trong thơ bảy chữ, nghĩa là chỉ lưu ý về hình thức văn chương. Biết đâucó những nội dung lớn hoặc ngôn ngữ sáng tạo theo những cách khác nữa mà tachưa nhận ra trong thơ tự do của ông. Nói về nội dung thì cũng là chạm tới vấn đềsâu rộng cần phải viết thành một bài dài hay cả một cuốn sách. Nhưng nhân đây, tacũng có thể liệt kê một số nội dung có lẽ ai cũng nhận ra qua các bài thơ mà phầnlớn là thơ bảy chữ của Tô Thùy Yên:Tư tưởng đau lòng cuộc chiến tranh (như bài: Qua Sông, Anh Hùng Tận,Chiều Trên Phá Tam Giang)Tư tưởng về nhân thế mang chất hiền triết Đông Phương (như bài: Ta Trở LạiGian Nhà Cỏ, Tưởng Tượng Ta về Nơi Bản Trạch, Em Nhỏ, Làm Chi Chim BiểnBắc, Trường Sa Hành).Tư tưởng hoài cảm thời thế đổi thay nhưng cũng hé lộ sự lạc quan về tìnhngười muôn thuở (như bài: Mùa Hạn, Tàu Đêm, Ta Về, Nỗi Đợi).Nói theo Nhà Văn Võ Phiến, tác phẩm lớn thường nghiêng về đề tài siêu hình,như "Nam Hoa Kinh" của Trang Tử, "Dịch Hạch" của Camus, "Bán Linh Hồn ChoQuỷ" của Goethe...Nhà Văn nhắc đến làm ta nhớ lại truyện phim "Địa Ngục Môn",đây cũng là tác phẩm siêu hình nhưng cuối cùng nhân vật tỉnh ngộ không theo về vớiquỷ:"Đêm qua anh vì sĩ đạo đi vào Địa Ngục Môn với ý nghĩ giết người thì hômnay bước ra khỏi Địa Ngục Môn với áo nhà sư" (trong "Văn Học Phân Tích ToànThư" của Thạch Trung Giả, trang 529). Một bài thơ của Tô Thùy Yên, bài "TrườngSa Hành", cũng mấp mé ở biên bờ siêu hình đó.Ta đang bàn về thể thơ, về sáng tạo ngôn ngữ thơ, nghiêng về mỹ cảm củahình thức văn chương. Ta cũng mới lướt qua về nội dung tư tưởng. Hình như ta ítnói về tình cảm trong thơ. Vậy thì xin nói luôn: Theo thiển ý thì bài thơ "Tàu Đêm"của Nhà Thơ Tô Thùy Yên làm ta cảm động hơn hết. Hình như chuyến tàu xe lửanào cũng buồn. Nhưng chuyến tàu trong bài thơ "Vu Vơ" của Tế Hanh hoặc "ChuyếnTàu Đêm" của Nguyễn Bính là những nỗi buồn biệt ly thông thường thời bình yên, đilàm ăn tạm thời xa nhau.Cái buồn trong bài thơ "Tàu Đêm" của Tô Thùy Yên lắng đọng hơn nhiều:Tàu đi khoan xoáy sâu đêm thépTiếng nghiến ghê người, thác lửa sa!Lịch sử dường như rất vội vìTàu không đỗ lại các ga qua.194 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ôi những nhà ga rất cổ xưaDường như ta đã thấy bao giờĐến nay, người giữ ga còn đứngĐèn bão đong đưa chút sáng mờ.Tàu qua những ruộng đồng châu thổHiu hắt làng xa mấy chấm đènĐêm ở nơi đây buồn lặng lặngCái buồn trải nặng mặt bằng đen.Hỡi cô con gái trăng mười bốnĐêm có nằm mơ những hội xuânĐời có chăng lần cam dối mẹNhớ thương nào giấu thấm vành khăn ?…Tàu ơi hãy kéo cõi liên tụcCho tiếng rền vang dậy địa cầuLay động những tầng mê sảng tốiLoài người h.y thức, thức cùng nhau.Chuyến Tàu Đêm chở đoàn tù biệt xứ đi ra ngoài Bắc qua thơ Tô Thùy Yênnhư một lời trăn trối, thấy ngày mai vô định. Với viễn tượng đi tới cuối đời nên trongđó pha trộn hoài niệm thời thơ ấu, niềm vui nơi Thành Phố đông đúc xưa, một chúttrữ tình gợi nhớ những lời hát dân gian khi tàu chạy qua các làng mạc im lìm ở ngoàiBắc, tự cảm thấy là một phần tử dưới bánh nghiến lịch sử, kêu gọi nhân thế thứcdậy vì hình như mọi người đều lãng quên chuyến tàu vô định đang lao vào bóngđêm.Văn Cao, Dòng sông Ba Nhánh Sương MùNguồn của dòng sông mang tên Văn Cao là tâm hồn phong phú của nhà nghệsĩ tài ba, trong lãnh vực âm nhạc cũng như thi ca. Sau khi ra khỏi vùng lưu vựchoang vu của tiềm thức, dòng sông tẻ ra ba nhánh trôi miên man trong huyền ảo củakhói trắng sương mù. Nhánh sông dài nhất mang tên là dòng nước "Thiên Thai",dòng nước mênh mông chạy thẳng một đường dài về phía chân trời xa thẳm. Nóbiến mất trong mây khói nơi đây, dường như cả dòng sông đã từ từ cất mình bay lêncao, còn vọng xuống tiếng róc rách của con thuyền ai đó đang lạc về nơi tiên cảnh.Nhạc bồng lai hay sông nước dạt dào, hai con hạc trắng vỗ cánh hay hình bóng haichàng Lưu Nguyễn đưa tay giã từ quê hương tục lụy, ta nghe chìm đắm trong huyềnmộng mơ hồ. Có lúc bài hát như cơn thủy triều dâng lên trầm trầm, có lúc du dươngphảng phất hình dáng một bầy tiên nữ múa hát, những trái đào màu đỏ, những thắtlưng màu xanh da trời...Theo lời phê bình của Nietzsche thì đối với Nhạc Sư RichardWagner tất cả những gì hiển hiện đều trở thành tiếng vang và tất cả những âm vangđều lao mình về ánh sáng mà trở thành hình ảnh, đó là một tương quan giữa thị giácvà thính giác. Chính nhờ tương quan này mà tiếng nhạc của Văn Cao, giá nhưkhông có lời hát, vẫn có thể dẫn đưa chúng ta về miền sương khói của đào nguyên,thấy hiển hiện qua âm thanh một cõi thiên thai trong sáng nhịp nhàng đầy tiếng hát ởbên kia thời gian tục lụy. Cũng như một hòa âm tuyệt diệu có thể cho ta thấy trướcmắt một bình nguyên lồng lộng hay một sa mạc xa xăm trong tiếng trầm hùng củađoàn kỵ mã. Và cũng nhờ tương quan giữa thị giác và thính giác ấy mà Xuân Diệungày nào đã nghe được nhịp điệu trong màu vàng của rừng thông khi đến mùa tìnhái trút xuống mênh mông, phấn thông vàng hòa tấu một bản nhạc không có âmthanh mà chỉ có tiếng nhịp nhàng của màu sắc.Trong khi dòng sông thiên thai đầy màu sắc của thi ca Đông phương khuất lấpở cuối chân trời, nhánh sông "hiện thực" của Văn Cao bắt đầu trườn mình đi tới. Văn195 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cao Nhạc Sĩ, và Văn Cao cũng là một Nhà Thơ có tài, điển hình qua bài thơ "ChiếcXe Xác Qua Phường Dạ Lạc". Trong bài thơ này, Văn Cao mô tả một cảnh lầm thancủa xã hội, một hình ảnh tương phản vô cùng bất công khi chiếc xe xác chở thi hàicủa những kẻ nghèo đói đi ngang qua một xóm ăn chơi ở Hà Nội trong vụ đói năm1945. Nhánh sông thứ hai của tâm hồn Văn Cao bây giờ chảy quanh co trong mộtThành Phố sa đọa rác rưới, những dãy hồng lâu rũ rượi mấy hình hài trụy lạc, nhữngchuỗi tiền gieo mạnh trong ghê lạnh của đêm trường chết chóc, những ánh sáng vẫyngười vào đêm khỏa thân khiêu vũ, những điệu kèn vô luân, hương nha phiến chậpchùng, áo thế hoa lượn lờ tìm hoan lạc, trong lúc ấy thì chiếc xe xác âm thầm chởxác người ra khỏi Thành Phố khi tiếng gà bắt đầu gáy sáng. Nhánh sông hiện thựctrườn đi trong đêm tối, sương khói bây giờ là không khí ma trơi chập chờn, là ánhđèn đỏ quạnh máu người, là đốm lửa ngã tư hư huyền, là tiếng sáo ma quái của xexác, là ngoại ô lầy lội mưa đêm, là tiếng gà tàn canh báo tin những kiếp người đã rakhỏi vực...Tính chất hiện thực trong thơ Văn Cao pha lẫn với huyền hoặc, lầm thanxã hội trở thành một hình ảnh siêu thực ma quái. Nhánh sông hiện thực đi vào ThànhPhố không phô bày sự thật của cuộc đời, chỉ phản chiếu hình ảnh xã hội dưới đáynước bằng thêu dệt của tưởng tượng, trở thành một vũ trụ thẩm mỹ có vẻ kỳ ảodành cho văn chương, một thứ hiện thực trừu tượng chớ không phải hiện thực xãhội.Như thế nhánh sông thứ hai của Văn Cao vẫn là nhánh sông lẩn quất trongsương mù kỳ bí, chứng tỏ tâm hồn Văn Cao có nhiều cảm hứng về sự huyền ảo.Trích vài dòng ra đây để dẫn chứng cho thấy tính chất Siêu Thực còn gọi là HiệnThực Trừu Tượng có khuynh hướng nghiêng về Thần Bí:"Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửaChập chờn ảo hóa tà ma...Đôi dẫy hồng lâu cửa mở phấn saRũ rượi tóc những hình hài địa ngụcLạnh ngắt tiếng ca nhi phách giụcTình tang...não nuột khóc tàn sươngÁo thế hoa rũ rượi lượn đêm trườngTừng mỹ thể rạc hơi đèn phù thếBóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...Tiếng xe ma chở vội một đêm gầyXác trụy lạc rũ trên thềm lá phủ...…Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻoDặt dìu cung bậc âm dươngTàn xuân nhễ nhại mưa cô tịchĐầm đìa rả rích Phương ĐôngMang mang thở dài hồn đất TríchLưới thép trùng trùng khép cố đôCửa ô đau khổBốn ngã âm u(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thuGác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)Đêm đêm, đài canh tan tácBốn vực nhạc động, vẫy ngườiDẫy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đờiTa về gác gió cài then cửa rúTrên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ...196 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ngã tư nghiêng nghiêng xe xácĐi vào ngã khói Công YênThấy bâng khuâng lối cỏ hư huyềnHương nha phiến chập chờn mộng ảoBánh nghiến nhựa đang kêu sào sạo- Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe ?Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chềChở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vựcMưa, mưa hằng thao thứcTrong phố lội đìu hiuMưa, mưa tràn trên vực- Hang tối gục tiêu điềuMang linh hồn cô liêuTiếng xe càng ám ảnhTiếng xe dần xa lánhKhi gà đầu ô kêuNhánh sông thứ ba được nhận thấy qua tâm hồn Văn Cao mang tên là "BếnXuân". Đặc điểm của nhánh sông này là tính chất yêu đời, nhánh sông đi vào vùngsương khói thơ mộng của mùa Xuân và tuổi trẻ, bớt vẻ huyền ảo hơn hai nhánhsông đã kể trên.Sương mù đã bốc thành từng đám mây trắng, làm sáng tỏ một bến nướctrong Thành Phố có con sông chảy qua, khi gió mùa thơm ngát từng đàn én bay về,khi mùa mưa đến có bóng người thiếu nữ đến thăm căn nhà bên chiếc cầu soi nước,khi mùa ấm áp đã ra đi không quên mang theo lũ chim giang hồ và nàng cũng chỉđến thăm một lần mà thôi.Tiếng nhạc dìu dặt mỗi đêm khuya đưa con người trên dòng sông trở về bếnxuân mộng ước tương lai. Nhánh sông thứ ba vẫn là nhánh sông bắt nguồn từ tâmhồn nhạc sĩ, nên một khi thoát ra vẫn mang dáng dấp thi ca của trên sông khói sóng,sương mù tươi mát hơn thứ sương mù trên dòng sông hiện thực mà quái đản củamột Thành Phố đầy xác chết và chưa đủ không khí huyền ảo của mù sương nơichốn thiên thai. Nó chỉ êm ái dành cho một thời thanh bình đã mất: "Nhà tôi bênchiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, đôi cánh đang cùng dật dờ trên khắp bếnxuân..."Giáo Sư âm nhạc Trần Văn Khê khi phê bình bản nhạc "Trường Ca ConĐường Cái Quan" của Phạm Duy, có nhận xét là đoạn cuối của bản trường ca khôngcó mang nhiều hơi hám dân ca của miền Nam, nhất là tiếng nhạc của những câu"Người về Tiền Giang đi về xa xăm, người về Hậu Giang xây tổ uyên ương" không cótí gì là nhạc Việt cả, và hình như Phạm Duy cho rằng miền Nam chịu ảnh hưởng ÂuChâu nặng nên hành khúc Cửu Long Giang phải có hơi hám nhạc Âu Tây. Chúng ta,không phải ai cũng biết nhiều về âm nhạc, nhưng cũng xin có vài ý kiến nhân đó làmmột kết thúc cho bài viết về Văn Cao. Ta nghĩ là khi đến đoạn cuối của bản trườngca, Nhạc Sĩ Phạm Duy hơi lưỡng lự như mất nguồn cảm hứng về dân ca, lý do vìNhạc Sĩ chưa cảm thấy thích thú lắm dân ca của miền Nam, dân ca ở đây chưathấm sâu vào tâm hồn của ông. Nhưng bản hành khúc Cửu Long Giang vẫn hay,diễn tả được cái triền miên và mênh mông của dòng nước xuôi chảy về cuối chântrời. Điều đó chứng tỏ hình ảnh cụ thể của dòng sông tràn đầy đã nhập tâm vàongười nhạc sĩ để hóa thân thành những tiếng nhạc tha thiết hiếm có, nói rõ hơn,nguồn cảm hứng của Phạm Duy không phải dân ca miền Nam mà chính là dòngnước ngọt ngào cũng như tình người hòa thuận của miền Nam.197 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Đó chỉ là sự cảm nghĩ theo chủ quan, không biết có xa xôi lắm không. Từ cảmnghĩ hình ảnh thiên nhiên hóa thân vào âm thanh nghệ thuật, ta có thể nhận địnhngược lại là âm thanh cũng có thể cho ta hình dung ra một quang cảnh nào đó.Tiếng nhạc du dương trong trẻo của bản "Thiên Thai" cho thấy trước mắt một vùngthần tiên mây khói, tiếng nhạc êm đềm của bản "Bến Xuân" là màu tươi mát của khóisóng trên sông, và bài thơ huyền hoặc "Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc", cả ba lànhững dòng sông phảng phất một thứ sương mù kỳ ảo, tuy khác biệt đôi chút vềmàu sắc, nhưng từ nguồn một tâm hồn thơ mộng Văn Cao, nhạc sĩ thời tiền chiến.(Tạp chí Văn Học số 115, Sài Gòn, tháng 9/1970)Đi Tìm Lối Viết Tiểu Thuyết Qua Cuốn Đò Dọc ( 1)VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP.Muốn viết chủ đề "Đi Tìm Những Lối Viết Trong Tiểu Thuyết" thì người soạnphải vận dụng một thời gian khá lâu để đọc nhiều tác phẩm của văn học miền Namhiện đại (kể từ 1954), nhưng không thể nói là nhiều tác phẩm của một tác giả, bởi vìchủ đề có ý hướng đi tìm tác phẩm của tác giả chứ không đi tìm tác giả.Tìm hiểu một tác giả cần đến phương pháp suy luận quy nạp: Quy nạp nhiềutác phẩm của một người để đi tới một nhận định tổng quát về một tác giả. Còn đi tìmlối viết trong tiểu thuyết cần đến phương pháp suy luận diễn dịch: Diễn dịch từ mộtnhận định tổng quát về một tác giả (nhận định đó do nhà viết văn học sử cung cấp)hoặc diễn dịch từ một định nghĩa tổng quát về văn chương (định nghĩa này do cácnhà học giả đem lại) (2). Diễn dịch đưa tới những hệ luận, những hệ luận này là chìakhóa để viết tiểu thuyết. Khi viết tiểu thuyết chắc không ai căn cứ vào các hệ luận bởivì có thể chúng mới chỉ là trực giác hướng dẫn các Nhà Văn sáng tác. Không sángtác mà chỉ tìm hiểu từ đâu có những lối viết thì ta căn cứ vào các hệ luận. Chẳng hạnsau đây là một định nghĩa tổng quát về văn chương: Tiểu thuyết là truyện bịa đặt ynhư sự thật. Từ định nghĩa tổng quát này ta diễn dịch đưa tới một trong những hệluận: Bố cục của tiểu thuyết phải tuân theo trật tự của thời gian, nếu có đảo lộn thờigian (trong cốt truyện dĩ vãng nói đến trước) thì đó vẫn là sự thật của cuộc đời.Nhưng có hai loại hệ luận: Hệ luận thuộc về mặt nổi ai cũng có thể suy ra để tìm thấytrong tác phẩm, còn loại hệ luận thuộc về mặt chìm thì đây có lẽ là phần phát kiến,phần sáng tạo của nhà phê bình. Đó là hệ luận thuộc về bản chất sâu xa, cũng nhưhễ nói về sa mạc ta nghĩ đến mặt nổi là nơi khô khan nóng bức cát trắng ngút ngàn,còn mặt chìm thuộc về bản chất thì đó là nơi có thể chứa mỏ dầu do sự đảo lộn cáclớp đất thời nguyên thủy (rừng xanh bị chôn vùi trải qua hàng triệu năm đã biếnthành dầu hỏa).Cũng cần phải phân biệt với loại diễn dịch từ những thuyết lý ở ngoài tácphẩm, những thuyết lý do các triết gia đặt ra và dựa vào đó để giải thích gán ghépcho một tác phẩm văn chương. Chẳng hạn như triết lý hiện sinh gán cho một tiểuthuyết không có ý hướng diễn tả tư tưởng hiện sinh (có lẽ mãi về sau này văn họcsử miền Nam mới có vài tác phẩm chịu ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh), hoặc nhưquan niệm về tiểu thuyết mới gán ghép cho một cuốn sách viết từ thuở chưa có vấnđề tiểu thuyết mới (mãi về sau văn học sử miền Nam mới có một Huỳnh Phan Anh,một Nguyễn Quốc Trụ, ít nhiều chịu ảnh hưởng lối viết mới mẻ ấy).Lý tưởng của chủ đề "Đi Tìm Những Lối Viết Trong Tiểu Thuyết" là có baonhiêu nhận định về một tác giả thì phải tìm ra bấy nhiêu lối viết tiểu thuyết, do đóphải đi tìm trong nhiều tác phẩm của một tác giả mới đầy đủ. Trong khuôn khổ cógiới hạn, xin chỉ có thể diễn dịch từ một vài nhận định tổng quát về một tác giả màthôi, và chỉ căn cứ trên một tác phẩm nào đó của Nhà Văn ấy.ĐI VÀO CUỐN TIỂU THUYẾT "ĐÒ DỌC" CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC.198 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Dòng sông là con đường thiên lý nối liền Hà Nội-Sài Gòn (thật ra năm 1954không có nối liền). Thời gian bắt đầu câu chuyện là vào lúc quân viễn chinh Phápmới vừa rút về nước sau hiệp định ngưng bắn Geneve. Đò Dọc là những khách duhành xuôi ngược bằng đủ loại xe trên con đường thiên lý. Bến đỗ là Thái HuyênTrang nằm nép mình trên đường thiên lý thuộc vùng Biên Hòa, nơi đó có gia đìnhông Nam Thành gồm hai vợ chồng và bốn người con gái đã đến tuổi lỡ thì. Họ từ SàiGòn về lập trại sống đời thảo dã, vì ở đô thành quân viễn chinh Pháp rút đi sự làmăn của họ trở thành khó khăn. Ông bà thì dễ vì tuổi đã già, chỉ có bốn người con gáilỡ thời không vui bởi họ đã quen sống tại Sài Gòn, họ cần ở đó để may ra kiếm đượcnhững tấm chồng xứng đáng. Họ buồn lắm, nhưng buồn nhất là Hồng, thứ nữ củaông bà, bởi vì người yêu bất thành của Hồng vẫn còn lẩn quẩn nơi đô thành đầy kỷniệm của mối tình đầu. Cô Hoa và người em út. Quá thì chỉ buồn phải xa nơi cónhiều thú tiêu khiển dành cho tuổi trẻ. Còn Hương, trưởng nữ, vì tính tình lãnh đạmnên không buồn lắm mặc dù tuổi nàng đã đến hai mươi tám rồi. Họ vẫn còn hy vọngở sợi dây liên lạc giữa Thái Huyên Trang và Sài Gòn, sợi dây đó là người anh họ bặtthiệp, anh Bằng. Tháng ngày qua, họ mong mỏi người anh từ Sài Gòn đến, đemkhông khí trẻ trung và có thể đem đến vài người bạn trai xứng đáng mà họ ao ước.Còn ở đây trai tráng quê mùa quá, làm sao các cô để ý tới được. Nhưng các chuyếnđã dọc vẫn lạnh lùng xuôi ngược qua Thái Huyên Trang, không có người bạn trainào quen họ ở đây cả...Rồi một chuyến đò dọc cũng phải cặp bến: Họa Sĩ Long.Chàng đến do một tai nạn xe hơi, xe của Long bị lật trong đêm mưa trước TháiHuyên Trang.Chàng được đưa vào săn sóc, vết thương xoàng nhưng cũng phải nằm cảtuần lễ ở Thái Huyên Trang, rồi lại tìm cớ ở nán thêm cả tháng nữa: Chàng đề nghịvẽ truyền thần cho cả gia đình ông Nam Thành và được chấp thuận. Thời gian đó đủđể Long gây sóng gió trong lòng các cô gái lỡ thì. Long vốn là nghệ sĩ nên khôngcầm lòng được trước sắc đẹp của bốn cô nàng, nhưng con đò dọc của Long đậu sátvào cái bến mang tên loài hoa Hồng, bởi sắc đẹp của Hồng là sắc đẹp của đàn bà(Hồng đã hiến thân trong một phút hy sinh muốn giữ người yêu trong cuộc tình xưa.Họ đều vô tội, tất cả chỉ vì hoàn cảnh).Người chị cả Hương, tình tình lãnh đạm nên đứng bên lề cuộc sóng gió nơiThái Huyên Trang. Long chỉ coi Quá như người em gái ngây thơ mặc dù cô này cũngđã 22 tuổi.Hoa thì chàng khinh trong lòng vì nàng nói xấu chị bằng cách kể lại mối tìnhxưa của Hồng với ít nhiều thêm thắt. Có những đợt sóng lớn vỗ vào Thái HuyênTrang: Trận đánh nhau giữa Hồng và Hoa, Hồng nhảy xuống giếng tự vận được cứuthoát, Quá uống thuốc ngủ tự tử được đưa vào bịnh viện Bà Chiểu vì Quá khôngbằng lòng con đò dọc là chàng Côn đến hỏi cưới do sự giới thiệu của Bằng. Rồi mọisự cũng được êm xuôi do sự tọa rập sắp xếp của Long và Bằng, họ sắp xếp bằngcách đánh những đòn tâm lý đầy kiến hiệu làm cho Quá yêu Côn thật sự, Hoa thì vềvới Đăng, một công chức gương mẫu. Đám cưới của hai nàng cử hành trong mộtnăm. Long đã dọn sạch đường để dễ dàng tới với Hồng. Một gợn sóng nổi dậy trongtâm hồn của Long rồi cũng êm xuôi: Long chợt có ý nghĩ Hồng đã trở thành gái quêcủa Thái Huyên Trang, không đẹp đôi với mình khi về sống ở Sài Gòn. (Có lẽ đây làmột gượng ép của Nhà Văn Bình Nguyên Lộc, gượng ép cho hợp với ý định của ônglà nêu ra một lời can gián: Nơi thảo dã chỉ dành riêng cho tuổi già, thế hệ trẻ đã quensống nơi thành thị không nên đưa về chốn quạnh hiu mà tội nghiệp cho tuổi thanhxuân của họ).Áp dụng phương pháp tìm hiểu một lối viết trong cuốn tiểu thuyết "Đò Dọc":Diễn dịch từ những nhận định tổng quát về Nhà Văn Bình Nguyên Lộc (xin nhắc lại199 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


những nhận định tổng quát ấy do các Nhà Văn học sử cung cấp). Nhận định thứnhất là “ Bình Nguyên Lộc, Nhà Văn điển hình miền Nam", và nhận định thứ hai "NhàVăn của những chuyện hồn hậu". Tại sao là Nhà Văn miền Nam mà không là NhàVăn nói chung như một Thanh Tâm Tuyền, một Huỳnh Phan Anh: Đó không hẳn chỉvì nơi sinh quán của Nhà Văn là miền Nam mà chính vì cá tính miền Nam đã bộc lộqua tác phẩm. Cá tính miền Nam là những hệ luận thuộc về mặt nổi, hệ luận do sựdiễn dịch từ nhận định tổng quát: Bình Nguyên Lộc, Nhà Văn miền Nam. Những hệluận nổi ai cũng có thể nhận ra dù chỉ một lần đi vào tác phẩm của Bình Nguyên Lộc:Tận dụng ngôn ngữ miền Nam và tình yêu quê hương càng ngày càng thu hẹp vàotình yêu đất. Tận dụng ngôn ngữ miền Nam, điều này quá rõ ràng, dàn trải ở mỗi nơitrong suốt 290 trang sách. Đã có nhiều "Nhà Văn điển hình miền Nam" rồi: Hồ BiểuChánh, Sơn Nam, Nguyễn Thị Thụy Vũ (các cuốn tiểu thuyết thuộc giai đoạn saunhững "Mèo Đêm" và "Lao Vào Lửa"). Nhà Văn miền Nam, hầu như người nàomang nhìn hiệu này cũng là vì họ tận dụng ngôn ngữ miền Nam. Tuy thế có những dịbiệt: Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có vẻ nghiêng về nhân tình thế thái, Sơn Namnghiêng về lịch sử khẩn hoang, Thụy Vũ nghiêng về ám ảnh sự thịnh mòn củanhững gia đình phú hộ miệt vườn, và Bình Nguyên Lộc có vẻ nghiêng về tình đất.Vậy "tình đất" cũng là một hệ luận nổi diễn dịch từ nhận định tổng quát "Nhà Vănmiền Nam". Tình đất khiến xui Bình Nguyên Lộc phê bình nghiêm khắc cái thuở xưacủa Sài Gòn: Nơi không có dân chính gốc (chỉ toàn là thương gia và công chức đếntạm trú làm ăn), nơi không có cá tính nghĩa là không có nhân cách riêng để quyến rũdu khách đi nhớ về thương những nét đặc thù, nơi rất hiếm câu ca dao vì có phải làquê hương của ai đâu mà ngậm ngùi lưu niệm bằng những bài hát ngắn (Nhưng bâygiờ Sài Gòn đã là quê hương, nơi sinh trưởng của nhiều thế hệ, nơi đáng mơ về vìđã có cá tính có kỷ niệm mà mối tình của Hồng là một) (trang 43-44). Tình đất đãkhiến xui tình thương quê hương của Bình Nguyên Lộc càng lúc càng thu hẹp: Từmiền Nam thu hẹp về miền Đông, ông trách nhẹ miền Tây chưa giàu truyền thống vàlòng người chưa thuần hơn miền Đông (trang 67) rồi miền Đông càng lúc càng thuhẹp về Tỉnh Biên Hòa của ông: Các địa danh được làm bối cảnh đều nằm trong miềnnày, núi Châu Thới, làng Linh Chiểu, suối Lồ Ồ, miệt Tân Ninh:"Lấy chồng về miệt Tân NinhKéo dây giếng 30 sải, thất kinh ông bà"Tình đất đã khiến xui Bình Nguyên Lộc tạo ra nhân vật người anh họ tênBằng, anh chàng lo kiếm chồng cho các cô em để ông bà Nam Thành tiếp tục địnhcư nơi thảo dã Thái Huyên Trang, sống bám vào đất để làm gương, đừng bỏ về SàiGòn (cho các con ông có môi trường gặp gỡ người xứng đáng). "Tình đất" và "ngônngữ địa phương" là những hệ luận thuộc mặt nổi do sự diễn dịch từ nhận định "BìnhNguyên Lộc, Nhà Văn miền Nam". Và đây là hệ luận chìm: "Bình Nguyên Lộc muốnlàm Nhà Văn miền Nam hay tình cờ là Nhà Văn miền Nam ?”. Có thể nói Hồ BiểuChánh là Nhà Văn miền Nam một cách tự nhiên, cụ viết như tiếng nói hàng ngày mọingười xung quanh cụ quen dùng.Bằng chứng nào mà nói như vậy ? Cụ Hồ Biểu Chánh có cuốn sách nào để lạichứng tỏ cụ là người am tường ngôn ngữ đâu ? Trái lại Nhà Văn Bình Nguyên Lộcrất có nhiều hiểu biết về ngôn ngữ: Tác phẩm "Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc ViệtNam" có vô số chỗ so chiếu tiếng nói của các sắc dân trên dải đất Việt Nam, và tácphẩm "Lột trần Việt Ngữ" cũng chứa đựng nhiều kiến thức về ngôn ngữ. Và riêngtrong cuốn "Đò Dọc" cũng có lắm chỗ biểu lộ cái rành về ngôn ngữ của ông, chẳnghạn nơi trang 17 (Trong Nam gọi là bánh xèo, người Huế gọi là bánh khói), trang 63,(Trong Nam gọi là con chàng hiu, ngoài Bắc gọi là con chẫu chuộc. Trong Nam200 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


người con đầu trong nhà gọi là thứ hai, ngoài Bắc gọi là con cả), trang 204 (TrongNam từ ngữ lịch sự có nghĩa là đẹp trai, ngoài Bắc có nghĩa là đứng đắn biết điều)...Một nhận định tổng quát về Bình Nguyên Lộc mới được luận qua, và đây cũnglà một nhận định tổng quát do các Nhà Văn Học Sử quy định: “ Bình Nguyên Lộc,Nhà Văn của những chuyện hồn hậu”. Từ nhận định này ta lại diễn dịch ra các hệluận nổi và hệ luận chìm. Hệ luận nổi: Tâm lý nhân vật đa số đều tốt đẹp. Quả đúngnhư thế: Bà Nam Thành là người đàn bà vì chồng vì con, bản tính không thích nơithảo dã mà vì chồng nên cũng phải thích theo (trang 27), ông Nam Thành đối xử vớicon cái rất cởi mở, đến nỗi phân công mà cũng giải quyết bằng cách bắt thăm (trang35), bà phủ mẹ của Long thật là biết điều, hạ mình khiêm tốn trong lời tặng quà vànhận lời mời buổi cơm của ông bà Nam Thành (trang 152, 153, 155), Long là nghệ sĩyêu cái đẹp của hết người này đến người nọ trong 4 chị em, nhưng gặp gia đìnhđứng đứng đắn và đáng thương về hoàn cảnh lỡ thì, chàng nghĩ đến chuyện hợpthức hóa tình yêu (trang 168), người tình cũ của Hồng cũng là kẻ tốt đẹp, chỉ vì yếulòng không thắng nổi bản năng mà Thân, sinh viên y khoa, mồ côi cha mẹ, đã đi lạivới một nữ đồng khoa đến mang thai và chính Hồng đã phải hy sinh cho đứa hài nhilớn lên biết cha nó là ai (trang 219), người đáng kể sau chót là Hương, nhân vậtđược Bình Nguyên Lộc cho đứng ở bên lề sóng gió, do tính hồn hậu mà ông đã cứuvớt bằng cách tạo cho nàng một tâm lý lãnh đạm dửng dưng, làm người đọc cảmthấy nhẹ nhàng vì Hương có đau khổ gì đâu, nàng đâu có buồn vì sự lỡ thời.Tâm lý nhân vật đều tốt đẹp, trừ một đôi người như Hoa, tính tình thâm độckhi nói xấu chị bằng cách kể cho Long nghe mối tình đã có dấu vết tội lỗi giữa Thânvà Hồng, và Hoa cũng đã xấu xa khi lấy miếng chén bể đánh vào mặt người chị cốtlàm hư gương mặt xinh đẹp của Hồng, nhưng Bình Nguyên Lộc cũng đã cố gắng vớtvát giùm cho cái tâm lý đầy nhân dục của Hoa "...điều đó tuy bậy, nhưng những kẻmay mắn hơn liệu có lương thiện được hay không nếu đứng vào địa vị họ ?" (trang233). Những nhân vật tốt đẹp lồng trong một câu chuyện có hậu, các chị em TháiHuyên Trang rốt cuộc đều có đôi có bạn, đưa nhau về sống tại Sài Gòn. Thái HuyênTrang hiu quạnh nhưng không còn buồn bã trước những con đã dọc ngược xuôi trênđường thiên lý...Bây giờ ta nói đến hệ luận chìm diễn dịch từ nhận định "Nhà Văn của nhữngchuyện hồn hậu". Hồn hậu có phải là cái tính muốn mọi sự đều êm đẹp không ? Thếthì bản chất của hồn hậu là dung hòa mọi đối nghịch, dung hòa mọi mâu thuẫn, vậy"dung hòa mâu thuẫn" là hệ luận chìm của nhận định tổng quát kia. Còn gì mâuthuẫn hơn mối tình giữa ba chị em đối với một người thanh niên, thế mà Nhà VănBình Nguyên Lộc đã dung hòa được hết, đẹp nhất là họ đều thành đôi lứa với tìnhyêu chân thật chứ không phải bằng chấp vá: Quá ban đầu không yêu Côn vì đã trótyêu Long, trót yêu nên không thấy cái đẹp của Côn mà chỉ thấy anh chàng là mộtngười hủ lậu: Đi xem mắt vợ tương lai (thật ra ông già bà già chàng xưa chứ Côn làmột thanh niên trí thức văn minh, về sau Quá mới khám phá và yêu thành thật Côn,một phần nào cũng do ngón đòn tâm lý của Bằng tìm cách trói buộc hai tâm hồn). Vàcòn gì mâu thuẫn hơn thế hệ già thế hệ trẻ, nhưng Bình Nguyên Lộc cũng đã dunghòa được. Sau này nếu họ không thành đôi thì “mâu thuẫn không gian cư ngụ” củathế hệ già thế hệ trẻ không có lối thoát, nhưng chính nhờ bối cảnh Thái Huyên Trangđã se duyên cho họ nên mâu thuẫn kia đã được Bình Nguyên Lộc làm cho êm xuôi.Và sự đối nghịch then chốt của cuốn "Đò Dọc" cũng được san bằng: Ông bà NamThành ở lại Thái Huyên Trang hợp với tuổi già, các con ông trở lại Sài Gòn trẻ trunghợp với tuổi thanh xuân.Lối phê bình đi tìm những lối viết tiểu thuyết áp dụng phương pháp diễn dịchtừ những nhận định tổng quát về một Nhà Văn, hoặc từ một lời tự nhận của Nhà201 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Văn, hoặc từ một định nghĩa tổng quát về văn chương, ấy là lối phê bình không cốtnêu ra ưu khuyết điểm của tác phẩm, cho nên điều dở điều hay chỉ được ghi nhậnmột cách thấp thoáng, có lẽ là thiếu sót. Khuyết điểm dễ trông thấy (mà có phảikhuyết điểm không ?) là tác phẩm có quá nhiều chỗ vui nhộn. Nơi trang 80, Bằngđến chơi ở Thái Huyên Trang có vẻ xếp đặt quá: Các cô đang nghĩ đến Bằng tại saolâu quá không về đây, thì "Bỗng Hoa kêu rú lên" và Bằng xuất hiện. Lối tả cảnh trongvài đoạn độc đáo với liên tưởng rất gần gũi đời thường: "Sân sáng sao trông mờ mờnhư hừng đông. Vài con đom đóm nở trước mùa xẹt qua lại trên không trung thànhnhững lằn nhỏ dài như những mũi kim vàng trên vòm trời sao dầy đặc như dề cơmcháy. Đó là muôn ngàn đầu cây đinh bằng vàng đóng trên một tấm trần đen. Thỉnhthoảng một cây đinh long ra, rơi đi đâu không biết (sao băng)...Quặn quẹo là khúc đường từ nhà đổ xuống Chợ Thủ Đức và quặn quẹo làlòng của bốn ả nhớ nhà..." (trang 42-43). Ta đã hiểu tại sao Nhà Văn không dùngnhững tĩnh tự khuất khúc hoặc quanh co thay cho những chữ quặn quẹo ít thấytrong văn chương quy ước.Hình như Nhà Văn Bình Nguyên Lộc có khuynh hướng tả cảnh lạ hơn là vẻbình thường:Đèn pha trên xa lộ bắt tréo nhau như những lưỡi gươm dài mà mấy tay hiệp sĩdạ khách khổng lồ nào đang so kiếm giữa đêm trường (trang 44)...cam nhông "tiềnsử" kéo những khúc gỗ như thây người vừa bị lột da chói lìa dưới ánh nắng hè (trang57)…" Đèn pha xe hơi như những sợi giây đòi to cột dính xe trước với xe sau làmthành một đoàn dài trên đường thiên lý ban đêm (trang 62)...Kên kên bị đốt lửa mangtheo mỗi chú một cục lửa đỏ lìm trong bầu trời đen của đêm vừa xuống (trang 78)(1). Bình Nguyên Lộc tránh tiểu-thuyết-hóa nên làm cho độc giả không có cảm tưởngLong là nhân vật quá lý tưởng khiến ba chị em đều đem lòng yêu thương, sở dĩ họyêu vì hoàn cảnh Thái Huyên Trang hiu quạnh, vì do tâm trạng những cô gái sợ lỡthời. Những chỗ ngộ nhận thi vị như cuốn phim cuộc đời Thi Sĩ Henri Heine làm choQuá lầm tưởng Long chiếu cuốn phim để bày tỏ nỗi lòng mình (Quá thầm nghĩ Longmuốn nói chàng như Thi Sĩ Heine đã thông cảm tình yêu ngây thơ của cô gái), cònHồng nghĩ Long thầm trách nàng như trong phim Heine thầm trách thiếu phụ thờ ơtình yêu của Thi Sĩ...(Trong Tạp Chí Thời Tập, Sài Gòn, số ra ngày 10 tháng 10 năm 1974)(1) Đò Dọc, Ngày Mới tái bản, 1973.(2) Hoặc diễn dịch từ những lời tự nhận của Nhà Văn về khuynh hướng vănchương của họ (lời tự nhận này do các cuộc phỏng vấn đem lại).Đỉnh Gió Hú Của Emily Bronte (1)Tác Phẩm Lớn Trong Chương Trình Bậc Trung Học Cải Tổ Từ Niên Khóa1974-1975, thời Việt Nam Cộng HòaNgười lữ khách Lockwood đi tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn trong miền đồng cỏGimmerton, được chủ nhân Đỉnh Gió Hú cho mướn chỗ trú ngụ tại trang trạiThushcross-Grange cách đó bốn dặm đường. Đỉnh Gió Hú, nơi có lâu đài hoangvắng, có người chủ nhân Heathcliff lạnh lùng và những người thân cận lặng lẽ nhưcái bóng biệt lập với đời sống văn minh, nơi có oan hồn lảng vảng trên đồng cỏhoang sẽ trở về trong những đêm khuya gió thổi lồng lộng. Lockwood hoang mangmuốn tìm hiểu sự thật, và quá khứ của những chủ nhân trên lâu đài được lần lượt kểlại qua lời của bà lão Nelly Dean, kể lại bắt đầu từ ngày bà còn thơ ấu theo mẹ giúpviệc trên lâu đài Đỉnh Gió Hú.Chủ nhân thuộc thế hệ thứ nhất là ông Earnshaw, một người nhân đức, có haingười con: Một trai tên Hindley và một gái tên Catherine. Ngày nọ, ông đi ra Thành202 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Phố Liverpool, nhặt được một thằng nhỏ có nước da ngăm ngăm, nó tên làHeathcliff, có lẽ cha mẹ nó gốc gác Ấn Độ hay Bắc Phi gì đó. Ông Earnshaw rấtthương yêu thằng bé bị bỏ rơi này, tận tình bảo bọc cho nó chống lại những sự hấthủi chung quanh. Tình thương của ông dành cho nó càng ngày càng lấn lướt tìnhthương dành cho các con ông. Ganh tức, Hindley đối xử lắm khi tàn bạo vớiHeathcliff. Trái lại Catherine rất tâm đầu ý hợp với Heathcliff, hai đứa thường rongchơi trên khắp miền đồng cỏ hoang vu.Khi ông Earnshaw mất đi, Hindley trở thành chủ nhân thứ hai của lâu đài ĐỉnhGió Hú, càng xử tệ hơn với Heathcliff, không cho nó đi học. Heathcliff thường lêulổng cùng Catherine sống một đời man dại giữa thiên nhiên. Hindley và vợ tìm cáchly gián hai đứa, gây mặc cảm thấp kém cho Heathcliff trước một Catherine kiều diễmquý phái, bạn của những đứa trẻ quý phái khác thuộc một gia đình giàu có ở trangtrại Thushcross-Grange: Đó là cậu Edgar và cô Isabelle...Hindley trở thành mộtngười hư hỏng, say sưa và ác độc, có lần suýt làm chết đứa con trai là Harenton,may nhờ Heathcliff lanh tay cứu kịp...Catherine yêu Heathcliff có lẽ vì hợp tính man dã, nhưng lại kết hôn vớiEdgar, một người mà Heathcliff có ác cảm ngay từ nhỏ vì Edgar gây cho nó một mặccảm thua kém... Heathcliff bỏ đi giang hồ, mất cả tung tích trong một thời gian khálâu, và đó chính là thời gian mà Edgar và Catherine sống trọn vẹn hạnh phúc vớinhau...Rồi Heathcliff trở về, bấy giờ đã thành một người đàn ông quắc thước, cónhiều già dặn của một người tự học. Catherine vẫn còn yêu Heathcliff, nhiều lần làmkhổ và làm nhục chồng, nhưng Edgar độ lượng, một mực yêu thương vợ. Trong khiđó Heathcliff bắt đầu trả mối thù hận ngày xưa, đưa Hindley đi sâu vào cái bẫy cờbạc. Hindley mắc nợ Heathcliff càng ngày càng nhiều, chẳng bao lâu Heathcliff trởthành chủ nhân thứ ba của lâu đài Đỉnh Gió Hú, và trở thành người bảo bọc choHarenton bị cha bỏ bê vì say sưa, nhu nhược. Tới đó chưa thôi, Heathcliff lại ra tayquyến rũ Isabelle, em gái của Edgar, quyến rũ để trả thù người anh hiện là chồngcủa người yêu cũ của mình...Catherine hạ sinh một bé gái tên Cathy, gặp trườnghợp sinh khó nên nàng chết sau đó. Heathcliff hay tin, đứng lặng lẽ hàng mấy tiếngđồng hồ dưới cơn mưa tầm tã trong khu vườn bên cạnh ngôi nhà có đặt thi hàingười quá cố. Còn về nàng Isabelle, chịu không nổi trước mối thù hận sâu dầy trongtâm khảm Heathcliff, nàng bỏ trốn đi xa, không dám than van với người anh đau khổEdgar, và cũng hạ sinh một bé trai èo uột tên là Linton (con của Heathcliff).Mười mấy năm sau, Isabelle chết trong cô độc, Edgar đem cháu về nuôi ởtrang trại Thushcross Grange.Tại Đỉnh Gió Hú, sau khi Hindley chết đi, bé Harenton trở thành con nuôi củaHeathcliff. Mặc dù rất chịu bản chất hùng mạnh của Harenton, Heathcliff vẫn trả mốithù mà Hindley đối xử với mình khi xưa: Không cho Harenton đi học, bắt nó sốngmột đời man dã trên đồng cỏ hoang xung quanh Đỉnh Gió Hú. Heathcliff còn bó buộcEdgar phải giao trả đứa con của mình là nhỏ Linton hiện ở trang trại ThushcrossGrange, bắt nó đem về Đỉnh Gió Hú, mướn thầy dạy học, mong nó trở thành ngườicứng cỏi, nhưng Linton tỏ ra vô cùng yếu đuối và bạc nhược tinh thần. Khi nó lớn,Heathcliff gạ cho nó viết những bức thư tình lãng mạn, làm mủi lòng con gái củaEdgar là nàng Cathy, mục đích của Heathcliff tìm cách trói buộc Cathy lấy con mình,nhằm chiếm đoạt trang trại Thushcross-Grange nếu một mai Edgar mất đi. Dì Nelley-Dean bắt gặp những bức thư tình ấy, la mắng Cathy nhẹ dạ, nhưng chính dì vàCathy cũng bị Heathcliff gạt gẫm đưa về Đỉnh Gió Hú và nhốt họ tại đó trong nhữngngày ông Edgar hấp hối trên giường bệnh.Heathcliff bắt buộc Linton và Cathy trở thành vợ chồng trong những ngàynày...Ông Edgar mất, chẳng bao lâu Linton cũng chết vì nhiều bệnh tật, Thushcross-203 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Grange lọt về tay Heathcliff, Cathy là con dâu sống như hình bóng trong lâu đài ĐỉnhGió Hú. Vì thế cho nên, ở đoạn mở đầu của câu chuyện, người lữ khách muốnmướn nơi trú ngụ ở Thushcross-Grange đã phải lên Đỉnh Gió Hú để thương lượngvới Heathcliff...Người lữ khách ở nơi trú ngụ không lâu vì có việc cần phải đi gấp,bảy tháng sau, trở lại thăm Đỉnh Gió Hú, lữ khách mới biết ông Heathcliff cũng đãchết. Trước khi chết ông có những giao cảm lạ lùng với hồn ma Catherine còn langthang trên đồng cỏ hoang...Harenton và Cathy trở thành vợ chồng, trở thành chủnhân thứ tư của lâu đài Đỉnh Gió Hú (và cả trang trại Thushcross-Grange), lấy lạinhững gì mà cha họ đã đánh mất về tay Heathcliff.Đứng về phương diện huyền truyện, tức là loại văn chương có nhiều chất thơ,về phương diện kết cấu tiểu thuyết, và về phương diện giáo dục, Đỉnh Gió Hú đángđược gọi là tác phẩm xuất sắc về ba phương diện này. Về phương diện huyềntruyện, Đỉnh Gió Hú là một khúc ca thiên nhiên với những cánh đồng cỏ hoang, vớinhững nhân vật trẻ thơ sống một đời man dại trên khắp vùng thảo dã, với những hồnma lang thang tiếp nối một đời gắn bó nhưng bất thành trên dương thế, với lâu đàiđá tảng có những nhân vật trầm lặng mà nội tâm giông tố, với mưa lũ và sấm chớpmịt mùng trên đồng cỏ tương ứng từng lúc sự nổi dậy những tình cảm điên cuồng,với sườn đá khô và cỏ thanh hao trải dài, với tiếng động ma quái của những cànhthông quẹt vào cửa kính trong những đêm khuya gió hú trên lâu đài, với đêm trăngsoi sáng từng viên sỏi trên đường từ Thushcross-Grange lên Đỉnh Gió Hú, với mùaĐông tuyết trắng lấp đầy những hố sâu vực thẳm thành một vùng bao la bằng phẳngnhưng nguy hiểm chết người từ Đỉnh Gió Hú đổ xuống đồng bằng…Về phương diện kết cấu tiểu thuyết, năm 1801 và 1802 là thời điểm người lữkhách đến và ra đi, nhưng đó chính là khuôn khổ để phục hồi một quá khứ hai bamươi năm về trước với ba thế hệ và bốn lần thay chủ trên lâu đài Đỉnh Gió Hú. Thờikỳ thơ ấu của Heathcliff và Catherine là một truyện dài không kém gì truyện dài củathời kỳ ấu thơ thuộc thế hệ con cháu họ là mối tình khờ dại giữa Cathy và Linton. Vìvậy có thể nói Đỉnh Gió Hú gồm những câu chuyện lồng trong một câu chuyện.Không gian từ Đỉnh Gió Hú đến Thushcross-Grange cách nhau có bốn dặm đường,nhưng biết bao biến cố gia đình đã xảy ra cho hai địa điểm này, cuối cùng là ba nấmmồ với tình yêu bất diệt nằm rải rác gần nhau trong lớp cỏ thanh hao. Hình ảnh buồnthảm đó muốn nói với ta: Nếu khơi lại quá khứ thì có biết bao thiên tình sử chôn chặttrong những nấm mồ bên vệ đường hay ven sườn núi. Đỉnh Gió Hú: Một cuộc trả thùvô tiền khoáng hậu, một vụ sang đoạt tài sản có một không hai, một chuyện tình vĩđại, một bài học thấm thía về giáo dục gia đình, đề tài nào là chính cũng có thể đượccả.Về tâm lý nhân vật, ta đọc thấy những điển hình: Earnshaw nhân đức đi đếnchỗ bất công với con cái, Hindley cứng rắn nhưng đồng thời lại nhu nhược,Catherine kiều diễm nhưng mang bản chất hoang dã, Heathcliff đầy thù hận nhưngchung tình một cách man rợ, Edgar hiền lành mang trong tâm một sức mạnh tinhthần là lòng quảng đại, Linton yếu đuối cả thể chất lẫn tinh thần, Cathy giàu tình cảmlẫn lộn tình yêu với tình mẫu tử, Harenton thô lỗ mà dễ uốn nắn nên người...Trunglập bên những thù hận và đổi thay vai trò chủ nhân của lâu đài, phải kể đến nhữngnhân vật phụ như những bóng mờ nhạt mà chứng kiến hết mọi thăng trầm, sống trọnmột đời dài trên Đỉnh Gió Hú, ấy là lão nô bộc Joseph và dì Nelly-Dean. Họ là nhữngngười vui buồn theo những dâu biển trên Đỉnh Gió Hú và suốt một đời quẩn quanhkhông đi quá xa vùng đồng cỏ Gimmerton…Về phương diện giáo dục, Đỉnh Gió Hú phơi bày một sai lầm về giáo dục giađình, sự bất công trong tình thương của cha mẹ, sự bỏ bê con cái mặc chúng sốnggiữa thiên nhiên. Mặc cảm dốt nát cũng là một vấn đề được nêu ra trong Đỉnh Gió204 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hú qua hai mẫu nhân vật Heathcliff và Harenton. Đồng thời tác phẩm cũng đã phơibày một cách điển hình những tâm hồn non dại lúc bắt đầu giao động những tìnhcảm yêu đương, cho ta thấy tình cảm nhẹ dạ của chúng qua những bức thư tình gạtgẫm do mưu mô của người lớn. Những tình cảm đẹp của Cathy, trong tình yêu hàmchứa tình mẫu tử tình chị em đáng được coi như một mô hình trong trắng của tìnhyêu chưa hoen ố sự xấu xa, đối lập với sự tính toán vị kỷ của tuổi trưởng thành.Đỉnh Gió Hú là một tác phẩm quan trọng trong văn học sử nước Anh, sở dĩ tácphẩm được dành làm sách đọc thêm trong chương trình văn chương bậc trung học,có lẽ vì khía cạnh giáo dục của nó. Còn đối với những khía cạnh khác thì Đỉnh GióHú vẫn xứng đáng làm mẫu mực cho mọi trình độ học hỏi. Do đó ta có thể nói mộttác phẩm được gọi là vĩ đại hình như là tác phẩm dành cho mọi người, mỗi trình độvà mỗi cảm quan đều có thể nhìn thấy trong đó một phương diện cần thiết cho mình.(1) Đỉnh Gió Hú, bản dịch của Ngọc Linh (Dương Đại Tâm)(Tạp chí Thời Tập số ra ngày 17 tháng 12/1974 -Sài Gòn)Góp Phần Luận Về Văn Chương Viễn MơĐôi lời trình bày cùng tạp chí Khởi Hành:Bài này nguyên đã đăng trong tạp chí “Trình Bầy” cách nay hơn ba mươi năm,số 42 ra ngày 2 tháng 9 năm 1972 tại Sài Gòn, đó cũng là số cuối cùng của tạp chítrước khi tự đình bản kèm theo lời của ông Chủ Nhiệm Thế Nguyên nói lý do tự đìnhbản là vì “Luật Báo Chí” mới ra thời đó quy định nhiều chế tài gây khó khăn chungcho ngành báo chí, riêng cho tạp chí “Trình Bầy” vốn chủ trương văn chương dấnthân chính trị. Ông cho đăng bài này, lấy đó làm một ví dụ để bình phẩm: Chỉ có loạivăn chương vô thưởng vô phạt mới có thể chịu nổi luật báo chí khe khắt, và bài tôiviết ông nhận được từ lâu (gửi về tòa soạn vào tháng 5 năm 1971) mãi đến lúc Tạpchí từ biệt mới cho đăng. Riêng người viết bài này cũng biết chủ trương dấn thân củaTạp chí, nhưng sở dĩ gửi đến tòa soạn vì trước đó có đọc được lời của ông ThếNguyên như sau:“Trong phạm vi văn nghệ, tôi thấy có thể chấp nhận mọi khuynh hướng nhưlãng mạn, trữ tình, trừu tượng...Có sao đâu! Ta không cõi nhau vì tôi lãng mạn hoặctôi hiện thực, chúng ta chỉ tố cáo một mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranhlạnh thôi.” Như vậy, bài này đăng báo đã khá lâu, từ năm 1972, lúc đó tôi chỉ mới đọcmột ít nhận định về phê bình cơ cấu qua các bài báo Việt Ngữ do vài Giáo Sư và HọcGiả giới thiệu vào Văn Học Miền Nam, nên tôi đã thử đem thơ của Viên Linh làm vídụ cho phê bình cơ cấu, không khỏi có vài sai lầm về hiểu biết. Sau hơn ba mươinăm, tôi xin có dịp sửa sai đôi điều trên tờ “Khởi Hành” hiện nay của nhà thơ ViênLinh.VĂN CHƯƠNG LÀM ĐẸP TẤT CẢ.Tại sao có khuynh hướng mộng tưởng trong văn nghệ ? Tại vì rất nhiều cáitrên cõi đời này không đáp ứng sự ước mơ của chúng ta.Trước hết hãy nói về thiên nhiên không chiều đãi con người. Đâu phải miềnđất nào cũng là miền ôn đới có khí hậu mát lạnh phả vào tâm hồn mỏi mệt, có đỉnhnúi tuyết ngoạn mục nhô lên nền trời xanh lơ làm quang đãng tù ngục của đời người.Còn nóng bức của rừng già nhiệt đới, còn nắng cháy của sa mạc Bắc Phi. NguyễnTuân trước ngọn gió Lào ngạt thở, đã mường tượng nó phiêu lưu như đàn chó rượtđuổi từ Trường Sơn thốc ra Biển Đông, và nhìn người gánh nước trên con đườngkhô cằn buổi trưa hè im vắng như một người từ cõi tiên trở về cõi tục mà những giọtnước sóng sánh rớt lại phía sau là những vì sao đánh dấu lộ trình trên nền trời kimcương. Nguyễn Tuân đem sự tươi mát phả lên một ngoại giới không-chiều-đãi-tâmhồn.Chói chang của mặt trời và gào thét của gió chướng thành nhạt nhòa rất thẩmmỹ trong văn chương.205 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Cũng vậy, sa mạc im lìm không sự sống dưới bút pháp của Schopenhauer đãbiến thành những vẻ đẹp của văn chương, mất hết những cảm giác khô cháy trên damặt của người du mục. Schopenhauer cho rằng khi đắm chìm vào sự chiêm ngưỡngthuần túy xuyên qua một cõi miền đẹp thinh lặng nhưng không có sự sống trên samạc, ta có thể tự giải phóng ra khỏi lòng sợ hãi. Mải mê vẻ đẹp hoành tráng củamênh mông, con người như đang ở ngoài vòng sinh tử. Văn chương Schopenhauerđã làm đẹp một vùng trời thiêm thiếp hủy diệt mọi mầm mống sinh tồn.Một Triết Gia Văn Sĩ khác, Albert Camus, một hôm ngập mình trong nước trênbờ biển Bắc Phi chói nắng mặt trời và cát trắng, thấy bờ bãi tràn đầy những bônghoa lấp ló từ gạch đá. Nhà Văn ghi nhận màu sắc và hình dáng của từng bông hoa,có cái ngẩng đầu tròn trịa, có cái đỏ quạch nhỏ máu, có cái màu đặc sệt như kem, vàtâm hồn Nhà Văn giao cảm cùng vạn vật chan hòa hương hoa, sóng biển và tìnhthương không giới hạn của lòng người. Từ đó giấc mộng Địa Trung Hải thành hìnhtrong văn chương, vẻ đẹp miền nhiệt đới lên tiếng từ vịnh biển im lặng của ban trưa,và chỉ lên tiếng do sự đánh thức của một tâm hồn nghệ sĩ. Ở đây, Camus muốn nóiđến triết lý vui sống trên cõi đời hữu hạn, chỉ cần một chút hạnh phúc giản dị tronggiao cảm với thiên nhiên. Nhưng chúng ta chỉ đồng ý một phần, bởi vì nếu không cóvăn chương làm thành giấc mộng bằng từ ngữ thì có lẽ bờ biển Bắc Phi hừng hựcnóng không bao giờ trở thành giấc mộng Địa Trung Hải.Chúng ta đã nói đến thiên nhiên không chiều đãi tâm hồn, bây giờ hãy đề cậpmột xã hội không thanh bình để thêm thí dụ về cái đẹp oái-oăm của văn chương.Như Nhà Văn Mai Thảo hô hào lập bảo tàng viện cho mỗi làng xóm, cất giữ trong đónhững tàn tích thê thảm của chiến tranh. Lạ lùng thay, hình ảnh thê thảm lắm khi lạitrở thành hình ảnh đẹp của nghệ thuật. Chẳng hạn hình ảnh của “Người điên dướichân sườn Tam Đảo” với thân hình trần truồng chỉ khoác một “bao bố tời” trên lưngmà chạy phất phơ trên đỉnh núi, làm đích nhắm cho những họng súng của quânPháp (“Người điên dưới chân sườn Tam Đảo”, một truyện ngắn của Nhà Văn MaiThảo.) Hãy đọc đoạn văn sau đây tả tiếng còi cấp cứu trong giờ giới nghiêm, chúngta lại nhận thấy cái đẹp của câu văn viết cho một bối cảnh thật ra không đẹp chútnào, cũng của Mai Thảo: “Từ rất xa, nhỏ như một âm thanh sợi chỉ nhọn hoắt, tiếngcõi cấp cứu đuổi gấp theo những vòng bánh lăn miết tới tận cùng tốc lực, lớn dầnthành tiếng rú thét kín trùm.” So sánh với đoạn văn cực tả âm thanh trong vănchương Nguyễn Tuân, cả hai đã dùng từ ngữ đẹp của văn chương mà làm âm thanhhiện hữu bằng hình ảnh, âm thanh chỉ để nghe đã nhờ tương quan với sự vật màthành ra thấy được: “Thế rồi trăng nhú lên sau nóc nhà Philharmonique, tiếng cõi vẫnrỉ rền, rồi nấc mạnh, rồi chết hẳn, như tiếng tù-và ai oán của hiệp sĩ Roland cầu cứutrong thung lũng Ronceveaux. Tiếng cõi đau khổ vẳng ngân trong bảy tám khổ vừakhoan vừa dài, nâng đỡ lấy mảnh trăng ốm bị chém khuyết hẳn một góc. Mặt trăngvàng nẫu màu hoàng đản soi trên một chân trời sốt rét.” Một tiếng cõi cấp cứu, mộttiếng cõi báo động, hai Nhà Văn đã làm nên hai câu văn bất hủ về âm thanh, haihình ảnh đẹp của nghệ thuật dành cho bảo tàng viện cất giữ những tàn tích của haithời kỳ chiến tranh trên đất nước.Văn chương trái ngược với thực tế là như thế.Trong sinh hoạt văn học nhiều suy tưởng siêu hình hiện nay, không hiếm gìNhà Văn từ chối hình thức ngoạn mục của văn chương, đề cao những giây phút xuấtthần cho phép ta đột nhập vào thực tại vô hình ở bên kia bờ ngôn ngữ. Khuynghướng văn chương vụ hình thức có lý do tái xuất như một cách phản ứng lại nhữnggì quá đà, làm như cực đoan mà thật ra đó chỉ là thái độ điều hòa. Bây giờ chúng tatưởng rằng triết lý đã xâm nhập vào văn chương, mà thật ra từ xa xưa văn chươngđã là phần chủ yếu để truyền thông tư tưởng. Văn chương có vai trò ưu thế, không206 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ị coi là hình thức bề ngoài. Chúng ta thử so sánh tác phẩm của Lão Tử và Trang Tửthì sẽ rõ. Nếu chúng ta thấy đôi chút thi tính trong vài câu hiếm hoi nơi cuốn ĐạoĐức Kinh: “Một cơn gió lớn có thể nào kéo dài lâu hơn một buổi sáng mai. Một trậnmưa rào có thể nào không chấm dứt trong một ngày”, thì Nam Hoa Kinh của TrangTử lại nhiều ẩn dụ rất văn chương: “Cánh chim bằng bay trên mặt trùng dương nướcsóng sánh ba nghìn dặm, thung lũng núi rừng cùng bọng cây hóc đá hòa tấu một thứnhạc gió trong ngàn đời hoang dã, vực thẳm là chỗ cá nghê lượn lờ mà cũng là nơinước chảy tới, và còn là nơi nước dừng lại, chim quanh quách chỉ cần một cành nhỏtrong rừng sâu, và chuột đồng chỉ cần no lòng bằng một ngụm nước suối.”Lý thuyết vô vi, vô danh, tuyệt học, tri túc, chỉ là những câu nói trừu tượng,chính là nhờ hình thức văn chương khoác tấm áo đẹp cụ thể cho tư tưởng.Văn chương làm đẹp tất cả. Nói một cách làm ra vẻ cực đoan là hãy trả lại sựtôn sùng dành cho văn chương. Văn chương không nói lên cái gì về tư tưởng, vănchương không để làm gì như hành động dấn thân đòi hỏi, thì ít nhất văn chươngcũng đã có ý nghĩa: Văn chương là văn chương, văn chương là nghệ thuật, hìnhthức mỹ thể có khi hóa thân từ thiên nhiên nghiệt ngã hoặc tro tàn chiến tranh.VĂN CHƯƠNG VÀ CƯỜNG ĐỘ TÂM TÌNHKhi một cảm xúc tràn ngập tâm hồn, một nỗi bàng hoàng làm con người mấttự chủ, một cơn phẩn nộ lay động đến thể xác, một nỗi tuyệt vọng dày vì mỏi mệttâm não, những khi ấy ta kinh nghiệm thấy không thể làm gì được ngoài sự đi langthang cho khỏa khuây, hay ngồi bất động cho nguội lạnh tâm tình, có khi cũng đậpphá để giải tỏa cơn khủng hoảng.Ta không thể làm văn chương nghệ thuật những lúc ấy.Làm văn chương là ngồi vào bàn viết. Làm thơ nếu không cần đến trang giấytrước mặt thì mớ ngôn ngữ chập chùng cũng ám ảnh trong đầu óc, có khi sự lựachọn từ ngữ hoàn thành nơi tiềm thức mà có khi cũng hoàn thành trong ánh sáng ýthức của ta. Cường độ tâm tình rất mạnh mẽ khi xúc động, làm sao ta có thể bìnhtĩnh để hết lòng vào vũ trụ ngôn ngữ nhằm diễn tả vũ trụ tâm hồn. Chỉ những khi tâmtình đã giảm cường độ bộc phát lúc ban đầu, cảm xúc chỉ còn là hoài niệm luyếntiếc, sự cuồng nộ chỉ còn là cặn bã trong tâm hồn, văn chương mới có dịp gợi lại tâmtình đã qua. Những bài thơ tình tuyệt vọng mà rất đẹp của Alfred De Musset chắcchắn không phải được sáng tác lúc Thi Sĩ thất tình. Chúng ta đã chứng kiến kẻ thấttình thật sự hóa thân trong thể xác thiểu não, thật khác xa ẩn dụ về cái chết bi hùngcủa con chim Condor trong thơ Alfred De Musset.Cuồng phong phẫn nộ không thể nào gào thét trong văn chương, lửa nhiệthuyết không thể nào bùng cháy trên từng trang giấy. Tất cả chỉ còn là những tìnhcảm nhẹ nhàng, những phơn phớt đìu hiu làm nên tác phẩm đẹp. Cố gắng đem cảmxúc mạnh vào nghệ thuật có thể thành công nơi ca khúc trình diễn, nhưng bằng từngữ im lìm của văn chương thì không dễ gây tâm tình bão táp.Ta thử so sánh thơ Hàn Mặc Tử trong hai thời kỳ lành mạnh và bệnh hoạn.Ngôn ngữ thi ca thời kỳ bệnh hoạn là hóa thân của máu mủ sượng sùng trên da thịtbệnh cùi. Có thể đây là một trường hợp rất thích đáng để chứng minh sự gắn liềngiữa ngôn ngữ và thực tế. Nhưng đối với ai thiên về mỹ cảm thì sự gắn liền thực tạivào nghệ thuật sẽ không có tác phẩm gọi là đẹp văn chương. Vì Hàn Mặc Tử muốnthực tại hóa cảm giác đau đớn của căn bệnh vào nghệ thuật mà thơ của ông ở thờikỳ này có giá trị cho nghiên cứu về tâm-bệnh-lý hơn là cho nghệ thuật.Có lẽ ta lạc hướng vào nghệ thuật khi muốn đem sự cuồng nộ vào ngôn ngữ.Sự nhảy múa mê sảng, kích động nhạc, những tảng màu tóe lửa của Vincent VanGogh, tốc độ điên cuồng của tài tử James Dean, đó mới là chốn giải bày lòng cuồngnhiệt, là nơi thích hợp cho giông b.o tâm tình. Còn văn chương thì không thể, một khi207 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ngồi trước trang giấy là mỗi khi bắt buộc ta phong tỏa náo động, gạn lọc những thấttình vô minh, tâm tình bớt nguyên trạng vì đã có sự điều động của lý trí. Những bàithơ tình nồng cháy hối hả của Xuân Diệu theo ta nghĩ không hay bằng thơ trầm buồnhợp với mỹ cảm Đông phương của Huy Cận. Nói như Albert Camus trong bài “<strong>Giao</strong>Cảm”: “Có cần gì phải nói đến thần Dionysos để bảo rằng tôi thích vì nát nhũ hươngtròn nụ trước mũi” (Trần Phong <strong>Giao</strong> dịch.) Thần Dionysos tượng trưng cho sự saymê cuồng nhiệt. Có người cũng nhận thức đem sự giông bão tâm tình vào vănchương là không thích hợp, như Henry Miller không muốn viết như một Nhà Văn mànhư một biểu lộ thực tại siêu việt: Giọng văn ào ào vần vũ bất chấp tu từ pháp, bấtkể thô tục, từ chối văn chương là văn chương, ngôn ngữ và bản thể siêu hình của vũtrụ trở thành một (Người có nhiều bài Việt Ngữ viết về Henry Miller là Phạm CôngThiện.) Văn chương nghệ thuật theo cảm thức riêng của ta là thoát ly thực tế khôngchiều đãi tâm hồn, mỹ cảm luân lưu nhưng không bao giờ hiện thể, là một viễn mơgiữa lòng cuộc đời. Văn chương không đồng hóa với thực tại, dù thực tại xã hội haythực tại siêu hình. Thi ca hướng về vô hạn nhưng khó mà đồng hóa với vô hạn đó.Đọc trong vài bài báo giới thiệu, ta nhớ thuật ngữ dang dở giữa en-soi và pour-soitrong cách dùng của Sartre, ta có thể mượn nó để nói về sự dang dở giữa vănchương và thực tại, thực tại vô hạn cũng như thực tại hữu hạn.Cường độ mạnh mẽ của tâm tình ào ạt tuôn ra lúc ban đầu không thể hóathân trọn vẹn vào văn chương. Điều này rõ ràng trái ngược với nhiều người chủtrương một tiếng nói mạnh mẽ, coi sự mê sảng điên cuồng đôi khi là biểu hiện củathiên tài, và chắc họ sẽ nêu ra một tên tuổi lớn có tiếng nói như thế: FrédéricNietzche. Triết Gia này chia ra ba biến thái trong hành trình tư tưởng giác ngộ: “Thờikỳ lạc đà” gánh nặng truyền thống văn hóa cũ, trong đó có cảm quan thẩm mỹ (xinxem cuốn “Con Đường Sáng Tạo” của Nguyễn Hữu Hiệu” trang 52), thứ hai là từ lạcđà biến thái qua “Thời kỳ sư tử” gào thét trong sa mạc đòi đảo lộn mọi giá trị quyước, nhằm lấy lại sự tự do tâm linh mà kiếp lạc đà tuân phục mang nặng trên lưng từbấy lâu, thứ ba là sư tử biến qua “Thời kỳ trẻ thơ”, thời kỳ không còn nô lệ mà cũngkhông còn tranh chấp, trở về với hồn nhiên thảnh thơi như trạng thái an nhàn đạtđạo của Nhà Thiền Học. Người ta có thể nương theo đó mà chủ trương thơ văn cấtlên tiếng nói hùng hồn của thời kỳ sư tử, khinh bỉ cuộc đời, khinh bỉ văn hóa, khinh bỉđủ thứ...Nhưng mà văn chương khác thực tế rất xa. Người ta kể chuyện Nietzche đãcó lần chảy nước mắt trước một con ngựa bị đánh đập, thế mà tư tưởng của ông cóđoạn nói sự thương hại chỉ dễ có trong lòng các thiếu nữ nhà giàu, không thể cótrong lòng của bậc siêu nhân. Vì vậy thời kỳ lạc đà trong đó có cảm quan thẩm mỹđã bị vượt qua, nhưng văn chương của Nietzche trong đoạn nói về ba biến thái lại vôcùng đẹp đẻ: “Bênh vực văn hóa cũ được gọi là dinh dưỡng bằng trái sồi và cỏ lá trithức, trầm tư đi sâu vào tâm linh được coi như con sư tử trở về trong thẳm cùng samạc tịch liêu, thần thánh là con rồng vàng vĩ đại lấp lánh hàng ngàn cái vẩy trói buộcquy luật có những chữ mi phải...mi phải.” Frédéric Nietzche còn dùng đến ẩn dụ, còndùng đến văn chương, còn dùng đến thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn ngữ. Điều nàykhông phải là mâu thuẫn, vì ngôn ngữ văn tự chỉ là ngón tay chỉ chứ không phải mặttrăng chân lý. Nhưng ta chỉ thấy văn chương Nietzche đẹp hơn cái gì ông tìm thấynơi đời sống tâm linh, nghĩa là ta thích ngón tay lấp lánh từ ngữ của Nietzche hơn làtư tưởng về siêu nhân của Nietzche.Văn chương là thời kỳ lạc đà còn coi trọng thẩm mỹ, cho nên văn chươngkhông đồng hóa với thực tại, thực tại siêu hình là bản thể, thực tại xã hội là cuộc đờináo động, thực tại tâm lý là cường độ mạnh mẽ của tâm tình khi bộc phát. Vì vậy vănchương nghệ thuật không thể là nơi đem đổ ập những đam mê cuồng loạn được.Những bài thơ hay, những áng văn chương đẹp, đều có không khí trầm buồn lưu208 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chảy rất Đông phương, không phải sự mê sảng quằn quại mà là vẻ đẹp u hoài,không phải vọng động say sưa mà là tươi mát hay huyền ảo... Nhưng tại sao cónhững bài thơ đam mê, có những bài thơ trầm lặng ? Đó chẳng qua vì tâm tình chưagiảm cường độ đồng đều, và đối với ta thì những bài văn chương có vẻ đẹp bình dịnhư lắng sâu hơn.ĐẸP, THẬT, VÀ PHÊ BÌNH CƠ CẤUNhà Văn là kẻ đăm chiêu với ngôn ngữ. Nhưng nếu không bó buộc Nhà Vănphải nói lên điều gì về tư tưởng, thì cũng phải hỏi Nhà Văn đăm chiêu với ngôn ngữđể làm gì ? Có hai cách trả lời. Đăm chiêu với ngôn ngữ để diễn tả cho thật, trìnhbày cho sống động một quang cảnh đời, đó là khuynh hướng của văn chương hiệnthực xã hội. Và đăm chiêu với ngôn ngữ để diễn tả cho đẹp, cho rung động về mỹcảm, đó là khuynh hướng của văn chương vị nghệ thuật. Dĩ nhiên tả thực hay tả đẹpđều đòi hỏi sự xúc cảm tâm tình của Nhà Văn, nếu không thì tác phẩm không có dấuấn của bản ngã, của tâm tính người sáng tác. Sự phân chia vị nghệ thuật hay vịnhân sinh là phân chia theo hai quan điểm đối lập, còn có khuynh hướng trung dungtrộn lẫn hai quan điểm như Nhà Thơ Nguyên Sa đã nhiều lần bày tỏ trên tạp chí“Tiếng Nói”, và còn có người nằm trong khuynh hướng này mà sử dụng chất liệu củakhuynh hướng kia như Nhà Văn Thanh Tâm Tuyền trong cuốn “Dọc Đường”. Lối tảthực một cách sống động của Thanh Tâm Tuyền trong tác phẩm này không cókhuynh hướng hiện thực xã hội, hiện thực phê phán. Có lẽ ông chỉ sử dụng chất liệuđời sống hàng ngày không có chút gì thơ mộng để phản ứng lại lối dùng văn nghiêngvề trí thức thời Tự Lực Văn Đoàn hay ước lệ sáo ngữ thời cổ điển. Ông nằm trongkhuynh hướng lấy đời thường làm đối tượng, nhưng chủ đích vẫn là nghệ thuật,nghệ thuật là mục đích chứ không phải phương tiện. Nhân vật của ông là ngườikhách lỡ đường ôm bọc giấy bên lu nước, là người gác cổng hít hà chai dầu thơmcủa đứa con gái, là thầy cảnh sát giận vợ nên ôm cây đàn hát bài vọng cổ trên võng,là người lính Nghĩa Quân mút cái lá tre trên môi nghe chít chít từng hồi...Lời đối thoạitrong toàn cuốn “Dọc Đường” cũng sống sượng của tiếng nói đời thường ở miềnNam: “Cha này giỡn hoài ta...ông già gân dữ quá ta...xuống lẹ lên cha nội...tía tôichịu không thấu mà...” Chất liệu là đời sống hàng ngày cứ việc cho vào tác phẩm,nhưng ông cho vào có chủ đích truy tìm cảm quan nghệ thuật mới, không phải viết tựnhiên kiểu “văn nói” như Lê Xuyên.Đôi khi một vài hình ảnh xuất hiện chứng tỏ Thanh Tâm Tuyền có dấu tíchtâm hồn hướng về mỹ cảm: “Tôi không rõ thêm điều gì cả ngoài màu trời di chuyểnchậm chạp cho đến lúc giống hệt với cái khe hở thông với ngoại giới của cái trí nhớmỏi mòn. Suốt đêm không một tiếng súng nổ.” Thời tiền chiến, Xuân Diệu đem vàovăn chương hình ảnh thơ mộng của rừng thông trong “Phấn thông vàng” hay hìnhảnh bần cùng của bọn mèo hoang trên mái nhà, cả hai trở thành những áng vănchương đẹp. Nhà họa sĩ vẫn tạo ra được thẩm mỹ bằng màu sắc phối hợp từ hìnhảnh xóm nổi xấu xí dưới chân Cầu Ông Lãnh. Nghệ thuật bắt nguồn từ thực tạinhưng sửa đổi thực tại thành kết cấu thẩm mỹ.Máy chụp hình bắt lấy thực tại mà không chủ đích làm nổi bật một khía cạnhcần nên nói lên điều gì, máy ghi âm thâu nhận mọi âm thanh hỗn độn mà không chủđích phối âm, đó không phải là hóa thân để cảm, dù là để cảm cái mỹ (vị nghệ thuật)hay để gây cảm xúc dấn thân (vị nhân sinh).“Ghi nhận thực tại để ghi nhận”, điều này làm ta liên tưởng đến vấn đề “viết đểmà viết”. Viết để mà viết do ta hiểu mơ hồ câu nói của một nhà nhận định vănchương: “Nhà văn làm việc với những quan niệm, nhà phê bình làm việc với các kýhiệu” (Gérard Genette trong bài “Thuyết cơ cấu và phê bình văn học”, bản dịch đăngtrong tạp chí “Bách Khoa”, số 289, năm 1971). Nhà phê bình làm việc với các ký209 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hiệu, đó là phê bình cơ cấu. Phê bình cơ cấu không đi tìm nội dung xem tác giả nóicái gì trong tác phẩm, không đi tìm chủ đích của tác giả viết để làm gì, chỉ sắp xếpnhững ký hiệu nào vãng lai mà quy tụ thành chủ đề. Ví dụ Roland Barthes nhận thấytương quan lặp lại nhiều lần trong tác phẩm kịch của Racine (thuộc văn học Pháp) làsự biểu lộ quyền bính: Người khỏe cưỡng ép người yếu nhận mối tình của mình,người cha cưỡng ép người con phục tùng mệnh lệnh khe khắt, và Roland Barthesđưa ra chủ đề ham mê quyền bính để nói về tác phẩm Racine (xin đọc bài “Phê bìnhcơ cấu hình thức của Roland Barthes” trong cuốn “Lược Khảo Văn Học” tập III,Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xuất bản 1963). Đó là ví dụ một tương quan chìm hiệnhữu trong tác phẩm mà nhà phê bình cơ cấu cần phải tìm ra. Tương quan chìm đócó khi trái ngược với nội dung mà Nhà Văn gửi gấm vào tác phẩm. Phê bình cơ cấukhác phê bình cổ điển ở chỗ không nêu ra ý nghĩa nội dung, không nêu ra văn phạmgợi mỹ cảm hay văn phạm hiện thực gợi phê phán, mà chỉ cốt đưa ra chủ đề có tínhchất phác giác (hay sáng kiến) nhờ quy tụ những ký hiệu trong tác phẩm. Như vậynhà phê bình cơ cấu lấy ký hiệu để viết chủ đề, do đó cũng không có vấn đề “viết đểmà viết” như ta hiểu mơ hồ phê bình cơ cấu chỉ có việc “thu thập ký hiệu mà khôngcó xếp đặt ký hiệu”.Chẳng hạn tìm cái dở cái hay như thế này là cổ điển (cổ điển đối với phê bìnhcơ cấu): Thơ lục bát của Viên Linh có vài câu phối hợp từ ngữ không được chặt chẽnên mất vẻ tự nhiên, cũng như cần một lớp hồ đặc biệt làm dính liền những viêngạch của một kiến trúc thì mới không thấy được những khe hở tuy rằng rất nhỏ. Câuthơ “Cây rù bóng tối đi đo” của Viên Linh trở nên khó hiểu vì lẽ đó, chắc ý ông muốnnói bóng cây đổ xuống như đo ngang mặt đường và rầm rì trong bóng tối. Phê bìnhcổ điển cũng nhằm đưa ra những ưu điểm, và ưu điểm thi ca nếu không là tứ thơ thìlà nhạc tính, hoặc là do phối hợp từ ngữ gợi mỹ cảm, như câu thơ sau đây cũng củaViên Linh là một câu thơ đẹp và mới lạ. Ta hình dung một người ngồi quán chếnhchoáng trong một chiều bốc rượu, đối diện chân trời đỏ rực hoàng hôn, màu đỏ củaráng chiều cũng là màu đỏ trên da mặt của người ngồi quán cô đơn:Xa em rượu uống ngon hơnNgồi đây đỏ mặt hoàng hôn mới vềBỏ qua việc nêu lên ưu và khuyết điểm, phê bình cơ cấu chỉ có việc tìm ranhững tương quan hình thức nhằm quy tụ thành chủ đề, có bao nhiêu tương quanvề hình thức là có bấy nhiêu chủ đề. Thí dụ chỉ nội trong ba bài thơ của Viên Linhtrong tập thơ “Hóa Thân” (xuất bản năm 1964), bài “Ký Thác”, “Dấu Tích” và “TạThế”, ta đã thấy được hai nhóm từ ngữ làm nên hai tương quan quy tụ thành hai chủđề. Chủ đề thứ nhất là “Sự căng thẳng của các dự định” do các từ ngữ diễn tả ýtưởng tương đồng xen kẽ trong ba bài:Biển nằm dỗ mộng thùy dươngNon cao lộ nhỏ dừng cương muốn vềXuống rồi quẹo ngả nào đâyQuán thưa buồn tạt bụi đầy ghế conNgựa còn vọng suốt canh thâuXe lăn chầm chậm về đâu cũng vềDừng cương muốn về, quẹo ngả nào đây, về đâu cũng về...biểu hiện tâmtrạng chần chờ không dứt khoát vì giằng co giữa các ý định. Quy tụ những tương tự,ta lại thấy các từ ngữ nói lên được chủ đề thứ hai là “Sự đồng tình giữa con người vàđồ vật”, cũng xen kẽ trong ba bài thơ trên:Thôi người đón tiếp tương laiĐêm đang rời rã bên ngoài hành langThôi qua con lộ sương mù210 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hồn im nghe chiếc xe đã về khôngNgồi lên thấy khẽ bàng hoàngNghe trong viễn mộ đôi hàng ngựa raTa thấy có mối đồng tình: Người không hoài vọng tương lai nên thấy trời đêmrời rã, hồn cô đơn mường tượng đang đón chiếc xe đã trống vắng, từ ngữ tạ thế cóvẻ dành cho nhân vật quan trọng thì phải đồng hành với nghi lễ tôn nghiêm...Tóm lại phê bình cơ cấu nhằm đi tìm những tương quan chìm ẩn, không thiênvị khi phê bình, bởi lẽ phê bình cơ cấu đứng ngoài mọi bình phẩm ưu và khuyếtđiểm.ĐÔI DÒNG SỬA SAITrên đây là bài viết đã đăng trong tạp chí “Trình Bầy” vào năm 1972, trong đócó một câu thật sai lầm về kiến thức nên người viết đã bỏ ra khỏi bài, như sau:“Schopenhauer cho rằng khi đắm chìm vào sự chiêm ngưỡng thuần túy xuyên quamột chân trời không dục vọng trên sa mạc, ta có thể bắt gặp một bản thể huyềnnhiệm ở ngoài vòng sinh tử.”Bản thể huyền nhiệm âm vang cõi siêu hình miên viễn lạc quan, trong khiSchopenhauer chỉ muốn nói khi đắm chìm vào cái đẹp tinh khiết như bầu trời saotrên đại dương, hay cõi lặng thinh trên sa mạc, ta có lúc như quên đi nỗi lo âu sinhtồn. Bản thể hay thực tại vũ trụ theo triết gia này chính là ý chí mù quáng làm conngười và vạn vật quằn quại trong dục vọng, quay cuồng trong u minh.Thứ hai là một câu không chắc sai lầm, nhưng làm ta phân vân, đó là câu“phê bình cơ cấu nhằm đi tìm những tương quan chìm ẩn” trong thơ văn. Như vậy,tương quan chìm đó phải có sẵn trong tác phẩm, là đối tượng (khách thể) mà nhàphê bình có thể lấy ra bàn luận. Theo thiển nghĩ, cơ cấu không phải có sẵn mà donhà phê bình sáng tạo ra, nhà phê bình quy tụ ký hiệu có vẻ tương quan rồi đặt địnhchủ đề, cho nên thường là ngoài ý thức của tác giả. Ta có thể phân biệt đâu là sángtạo do chủ thể nhà phê bình, đâu là tàng ẩn vốn sẵn có trong tác phẩm: Nếu là tàngẩn thì nhiều người có thể tìm ra, nếu là sáng tạo thì chỉ có nhà phê bình nghĩ ra chủđề. Ví dụ những tương quan từ ngữ trong thơ Viên Linh đã nêu trên có thể đượcnhiều người đồng tình vì dễ tìm thấy, nên trước đây người viết bài này gọi là chủ đềdo cơ cấu thì thật không đúng. Có rất nhiều tương quan từ ngữ trong thi ca của cácnhà thơ lấy ngôn ngữ làm mục đích như Nhà Thơ Viên Linh, và tương quan từ ngữchưa phải là cơ cấu siêu hình như trong phê bình cơ cấu. Ví dụ Claude Levi-Straussbàn về cơ cấu siêu hình trong sự mạch lạc thuộc tâm não nhân loại, dù sơ khai hayvăn minh. Trong khi đó, tương quan từ ngữ vốn hiện thể trong thơ, chưa quá lớn laothành vấn đề như cơ cấu. Cho đến nay thì người viết bài này vẫn thấy lục bát CungTrầm Tưởng, Viên Linh, Tô Thùy Yên (dù chỉ có một bài) đăm chiêu về phối hợphình thức từ ngữ, cho nên ta dễ bắt gặp những tương quan dụng công. Nhưng cũngthời Văn Học Miền Nam đó, lục bát Bùi Giáng-Nguyễn Đức Sơn-Trần Tuấn Kiệt lạiđăm chiêu về triết lý, mà ngôn ngữ lắm khi kỳ lạ cốt để đưa về nội dung triết lý (triếtlý Thiền, triết lý Hiện Sinh Sartre, triết lý Hiện Sinh Heidegger...) Bây giờ thì vẫn thấyViên Linh còn tiếp tục đăm chiêu từ ngữ. Vậy xin không bàn cơ cấu gì nữa vì có vẻgượng ép, chỉ nhân dịp bổ túc thêm về cách “bố cục tập trung” trong thơ lục bát màngười viết bài này có lần bàn đến, thêm vài ý kiến nhờ đọc được bài thơ mới đâycủa Viên Linh đăng trong “Giai Phẩm Xuân 2004” của nhật báo “Viễn Đông”(Wesminster, Ca.):TRÊN TÀU HỎA PARIS-FRANNKFURT1.Thiếu em, thơ thiếu một dòng,Lời ca thiếu nhịp, trong lòng thiếu vui.211 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Tàu đi, tiếng sắt bùi ngùiĐáy toa gió giật bóng người lùi nhanh.Thiếu em, lan thiếu một nhànhTay dư mười ngón, bóng hình dư gương.Bánh lăn, trục cuốn chiếu giườngMột nghìn cửa sổ thiếu đường tìm em.Tàu êm, rượu rủ vào đêmLy men rót mãi cũng mềm lòng ga.Rượu say, đâu cũng là nhàHai thanh đường sắt thế mà gặp nhau.2.Chim bay từ Bắc sang NamMặt trời đang lại nỗi hàn đang xa.Em ơi từ lúc phôi phaMặt trăng càng tỏ sân ga càng gần.Con tàu lặng lẽ vào sânAnh là hành lý gửi lầm đến đây.Viên LinhThoạt tiên, ta bị “bắt mắt” bởi nhan đề bài thơ đầy gợi cảm. Sự gợi cảm nàybắt nguồn từ những bài thơ đi du học Âu Châu trở về của Nguyên Sa và Cung TrầmTưởng xuất hiện trong Văn Học Miền Nam cuối thập niên 1950. Ta vẫn còn mườngtượng những đường tàu, những nhà ga mênh mông nối liền các Thủ Đô văn minh,qua Đức là xứ của các triết gia siêu hình mà lãng mạn, qua Áo là xứ của các nhạc sĩlừng danh, chưa kể Paris ánh sáng là nơi khởi hành của các chuyến tàu xe lửa ướcmơ...Nhưng con tàu hỏa của Viên Linh thật trừu tượng, đó là chuyến tàu của truyệntình cho dù thỉnh thoảng tác giả nhắc ta trở về cụ thể có trục bánh xe, có đáy toa giógiật, có hai thanh đường sắt...Chỉ đoạn sau mới thật sự là chuyến tàu cụ thể khiđoàn xe lửa tiến vào sân ga lúc bóng trăng tỏ rạng.Nhưng ta bị bất ngờ với sân ga thiếu thân mật, có lẽ xô bồ, trái với ước mơđặt chân vào xứ sở mộng tưởng do sách vở. Và đó cũng là một cách “bố cục tậptrung” của lục bát, tập trung bằng bất ngờ vào hai câu cuối. Các nhà thơ làm thơ lụcbát ngắn thường tập trung vào hai câu cuối để gây ấn tượng bằng tu từ pháp nhưnhân cách hóa, bằng hai vế biền ngẫu trong câu tám, bằng thi ảnh thật đẹp...Hoặctập trung bằng câu thơ bàng bạc như “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (TảnĐà), hoặc bằng câu thơ vang vọng như tiếng quay tơ đều đều ngày tháng “Thời gianlặng rót một dòng buồn tênh” (Lưu Trọng Lư). Nhưng riêng Viên Linh trong bài nàytập trung bằng ý tưởng bất ngờ, chủ tâm làm trái với đinh ninh mơ tưởng của ta vềđoạn kết của một nhan đề thơ mộng.Những Thời Kỳ Văn Học Miền Nam Từ 1963 Đến 1975Có những biến cố đất nước (về chính trị, kinh tế, xã hội) cắm móc hình thànhcác thời kỳ văn học sử, nhưng không phải bất cứ biến cố nào cũng làm vai trò tácđộng gây biến chuyển cho sáng tác văn thơ, cho dù biến cố đó thật lớn bẻ ngoặc cảtình hình lịch sử quốc gia. Phần nhiều biến cố đất nước cũng là biến cố văn học,nhưng không phải tất cả đều như vậy. Ví dụ trong tình hình miền Nam từ 1954 đến1963 đã có hai biến cố lớn: Một là cuộc di cư sau hiệp định Genève đã hình thànhnền văn học miền Nam, giai đoạn đầu bao gồm trong ba dạng, văn học ý thức hệ đốilập ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, văn học do nhóm Sáng Tạo vừa có tính chính trị nhưvăn học ý thức hệ vừa có nhu cầu làm mới làm khác hơn nhóm Tự Lực Văn Đoàn vàvăn học thời triết lý hiện sinh do sách báo dịch thuật phát triển đồng thời với tình212 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hình xã hội bi quan, giai đoạn sau là văn học sau đảo chánh năm 1963. Trước thờiđiểm cuộc di cư, miền Nam cũng có sẵn một nền văn nghệ, nhưng chỉ là tiếp tụcthưởng thức tiểu thuyết nhóm Tự Lực Văn Đoàn phổ biến do nhà xuất bản “YểmYểm Thư Trang” của Thi Sĩ Đông Hồ, hoặc dư vang “văn nghệ chiến khu” do cảmtình với cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện trong các tác phẩm “Thu Hương” và“Chị Tập” của Hồ Hữu Tường “Sau dãy Trường Sơn” của Lý Văn Sâm “ Xin đắp mặttôi mảnh lụa hồng” (không nhớ tên tác giả) “Thơ mùa giải phóng” với Vũ Anh Khanh,Đông Hồ, Liên Chớp, Nguyễn Bính “Tuần báo Đời Mới” của ông Trần Văn Ân...(Tuầnbáo Đời Mới chuyên về thông tin nhưng được nhiều Nhà Văn thơ từ miền Trungmiền Bắc đóng góp bài vở, có mặt từ khoảng năm 1951 đến 1955 tại Sài Gòn.Vào năm 1954, người viết bài này chỉ là một thiếu niên 15 tuổi, nhờ may mắntrong nhà có mua đều đặn tuần báo, nhớ được một số bài thơ văn khá hay như củaTạ Ký, Thanh Thuyền, Diên Nghị, Kiêm Đạt, Song Hồ, Huy Phương, Thế Viên, MaiBăng Phương, Đỗ Hữu, Huyền Viêm, Dao Ca, Huyền Giang, Châu Liêm, Huy Trâm,Hà Bỉnh Trung, Duy Năng, Hồ Hán Sơn, Hà Việt Phương, Minh Đăng Khánh, DuySinh, Tô Thùy Yên, Thẩm Thệ Hà (?), Tô Kiều Ngân, Phong Sơn, Vân Long...nênsau này thỉnh thoảng nhắc lại, có lẽ do đó mà Nhà Thơ Viên Linh, Nhà Thơ Song Hồtưởng rằng tôi từng có thơ đóng góp trong tuần báo Đời Mới lâu đời này. Mãi về sau,khoảng năm 1956 hay 1957 tôi mới có thơ đăng trên báo, và chỉ thỉnh thoảng, bắtđầu trên tuần báo “Nhân Loại” của ông Anh Đào, như các bài thơ “Về thị thành”,“Phương ấy”, “Sơn cước”...) Biến cố chính trị lớn thứ hai đã hình thành khúc quặtcho văn học miền Nam là cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ TổngThống Ngô Đình Diệm, mà trổi bật sau đó là văn nghệ cực thịnh về Phật Giáo.Nhưng cũng trong thời gian từ 1954 đến 1963 có vài biến cố tuy quan trọng với lịchsử mà không quan trọng với văn học như cuộc trưng cầu dân ý truất phế Vua BảoĐại, chiến dịch Rừng Sát truy quét Bình Xuyên, cuộc oanh kích Dinh Độc Lập củahai phi công nổi loạn, cuộc đảo chánh bất thành năm 1960...Như vậy đã rõ khôngphải biến chuyển tình hình nào cũng nhất thiết đi kèm với biến chuyển văn học. Từ ýthức này, ta cũng có thể phân chia các thời kỳ văn học miền Nam kế tục chín nămchế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, quy định thêm hai thời kỳ văn học nữa trong chế độ ĐệNhị Cộng Hòa ở miền Nam từ năm 1963 đến 1975.Trong khuôn khổ mười hai năm kế tiếp ấy, có những biến cố chính trị làm thayđổi tình hình thật lớn, nhưng là những thay đổi chính trị tranh giành quyền lực giữacác phe phái không cộng sản, vì vậy chỉ là thay đổi cấp lãnh đạo phía trên, do đótình hình xã hội vẫn không thay đổi. Xã hội không có gì biến chuyển nên văn họccũng không phản ánh rõ nét để hình thành điều gì đáng kể. Ta có thể liệt kê nhữngthay đổi chính trị cấp trên đó như sau: Cuộc chỉnh lý quân đội do Tướng NguyễnKhánh cầm đầu, các cuộc xuống đường gây xáo trộn Thành Phố do sự giật dây từnhiều phe phái, cuộc độc diễn bầu cử Tổng Thống...Biến cố quân sự lớn như cuộcTổng công kích Tết Mậu thân 1968, cuộc oanh tạc suốt mười hai ngày liền đánhxuống Hà Nội do Không Lực Hoa kỳ, Mùa Hè Đỏ Lửa, Chiến Dịch Hạ Lào, Trận cốthủ An Lộc, Trận xua quân vào đất Kampuchia...dẫu có làm biến chuyển tình hìnhđất nước, nhưng là biến chuyển về mặt phân phối hay coi lại chiến lược đôi bên, cònxã hội miền Nam thì vẫn như cũ sau một vài ngày loạn lạc đầy khói lửa chếtchóc...Nhưng trong khuôn khổ thời gian mười hai năm đó, có hai biến cố thật sự làmgiao động nếp suy tư của người miền Nam, giao động trên hai chiều gần như tráingược. Một là giao động do xáo trộn kinh tế làm cho xã hội miền Nam quay cuồng,cũng là giao động do chiến trường có những trận đánh lớn ở cấp sư đoàn, oanh tạccơ trải thảm bom đạn vùng mật khu gần Sài Gòn, cả thế giới theo dõi cuộc chiếntranh càng lúc càng khốc liệt, văn thơ nghệ thuật đi vào ưu tư thời thế: Đó là thời kỳ213 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nửa triệu Quân Đội Mỹ trực tiếp chiến đấu tại miền Nam. <strong>Giao</strong> động thứ hai, ngượclại, là do thời kỳ tạm lắng trên nền tảng bất ổn của Hiệp Định Paris chỉ giải quyếtxong cho việc Mỹ rút quân và trao trả tù binh Mỹ. Tạm lắng mà sao gọi là giao động.Vì ổn định đời sống mà giao động về chính trị, tầng lớp trí thức thành thị manh nhakhuynh hướng đấu tranh thay thế chế độ suy yếu do tham nhũng do độc diễn, vàingười muốn đại diện cho thành phần thứ ba mang tham vọng đối thoại. Và giao độngcũng do miền Nam rục rịch xây dựng, rục rịch hưởng thụ, vì lẽ tất yếu những trậnđánh lớn đã hoàn toàn chấm dứt (cho đến khi có trận đánh Phước Long dò chừngphản ứng Quân Đội Mỹ có vào can thiệp trở lại hay không. Và phe cộng sản khôngthấy phía Hoa Kỳ phản ứng gì mới có trận kết thúc năm 1975.) Tóm lại từ năm 1963đến 1975, văn học miền Nam cắm móc vào hai thời kỳ, một gây nhiều xúc cảm vàmột ngừng trệ tình tự: Thời kỳ ưu tư thân phận đất nước (do nửa triệu Quân Đội Mỹđổ bộ vào Miền Nam) và Thời kỳ tạm lắng sau Hiệp định Paris.I.- Văn chương thời kỳ ưu tư thân phận đất nước.Có khá nhiều văn thơ xuất hiện trên báo chí, một số thi phẩm mang những nộidung này, nhưng ngày nay không được nhắc nhở, có thể do đề tài nói lên cảm nghĩquen thuộc ai cũng biết như vậy vào thời đó, cái thời mà đi đâu cũng thấy bóngQuân Đội Mỹ trong khi chiến sự xảy ra khắp nơi và hàng ngày. Chính vì nội dung aicũng nghĩ đến mà cách diễn tả không có gì nổi bật khiến cho ta không lưu ý. Nếu nộidung không ai nghĩ đến mà ta có thì mới được đời lắng nghe. Nếu nội dung quenthuộc mà cách diễn tả độc đáo thì mới dễ dàng phổ biến, vì đó là cách nói giùm tamột cách hay ho. Không ai nói thật hay ý nghĩ đồng điệu của đám đông mà có ngườinào đó nói hay thì mọi người sẽ vây quanh để lắng nghe. Một diễn giả hùng biện lôikéo được quần chúng là vì ông ta lột tả tài tình ý nghĩ thầm của quần chúng. Chonên văn thơ hiển nhiên tỏ bày ưu tư thân phận đất nước nằm trong hệ thống kìnhđịch quốc tế, mà đến nay bị lãng quên vì lỗi là ở người sáng tác không phô diễn hay.Phô diễn hay đòi hỏi nghệ thuật độc đáo, không lặp lại những sáo mòn. Chỉ cần bộclộ lòng yêu nước mà lại diễn tả hời hợt thì cũng khiếm khuyết đưa tới sự lãng quênkhông người nhắc nhở. Tại sao vẫn nội dung ưu tư thân phận đất nước mà nhữngbài hát của Phạm Duy như “Giọt mưa trên lá”, của Trầm Tử Thiêng như “Bảy ngànđêm góp lại”, của Trịnh công Sơn như “Tình ca người mất trí” được người đời lúc đóhát đi hát lại, đến nay nghe lại vẫn thấy thấm thía nỗi đau oan trái, định mệnh khôngmay của dân tộc. Được phổ biến rộng rãi vì chẳng những nói lên được tình tự chungcủa mọi người, mà còn vì nói lên một cách có nghệ thuật độc đáo, bởi trình độthưởng thức của nhân dân miền Nam thời ấy đã khá cao, nền tân nhạc đã đi nhữngbước dài. Còn văn thơ thì vẫn ít có những tác phẩm lớn, ngoài tập thơ thường đượcnêu làm tiêu biểu là “Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” của Nguyễn Bắc Sơn, ta chỉ nhớlại vài tập truyện như “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp” của Nhà VănThảo Trường, “Đi Tìm An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy” của ông Lê VănHảo (Giảng Sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, dạy môn Nhân Chủng Học ?) Người đànbà mang thai trên kinh Đồng Tháp là hiện thân của phức tạp nghịch cảnh khi conngười sống nơi vùng xôi đậu, vùng da beo của hai bên thời chiến tranh. Trang bi sửAn Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy mỗi thời được kể lại một cách ẩn ý,không thuần túy nghiên cứu cho học thuật, mà hình như phát biểu ngầm về chính trị,so sánh Mỵ Châu với các thành phần đang hợp tác với Hoa Kỳ. Lúc đó, ta nghĩ là“hình như”, sau này mới xác thực khi được biết ông Lê Văn Hảo đã “ra bưng” liềnsau Tết Mậu Thân cùng một lúc với các nhân vật Lữ Phương, Thanh Nghị, DươngQuỳnh Hoa... Nêu ra trường hợp ẩn ý bí mật trên đây để ta tự hỏi sao bên kia tuyêntruyền chính trị “khôn khéo” như vậy mà bên này cứ “vụng về” thở than thân phậnđất nước, cứ cho phổ biến rộng rải các văn thơ bài bản phản chiến có tác dụng gây214 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


chán chường. Nghĩ vậy mà không phải vậy, không phải “vụng về” đâu. Bởi vì nửatriệu quân Mỹ dàn trải trên khắp miền Nam, ở đâu cũng thấy, làm sao dân chúngmiền Nam không nhận định chiến tranh trên đất nước mình là chiến tranh quốc tế, sốmệnh dân tộc trong thế tương tranh giữa hai chủ nghĩa, đằng nào cũng phải ở vàomột phía, như hai cánh quân đang dàn trận xáp vào nhau thì ai cũng ràng buộc tronghàng ngũ. Vì vậy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cứ cho hát, cho đăng văn thơthan thở thân phận định mệnh của đất nước mà vẫn không sợ quân đội rã ngũ,không ngại lệnh động viên bất phục tùng. Hát lên một điều ai cũng cảm nghĩ có tácdụng như an ủi sự an bài không thể lẫn tránh. Tâm Lý Chiến như vậy không phải“vụng về”. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa không tan rã vì những bài hát phản chiếnmà sau này tan rã vì những lý do khác. Xem như vậy thì văn nghệ thời kỳ ưu tư thânphận đất nước không hẳn ru ngủ mà là khuyên nhủ ai cũng phải ở trong hàng ngũ.Phản chiến kiểu này không phải “phản chiến địch vận” cốt làm chán chường phe địch(chủ trương của phe xã hội chủ nghĩa), cũng không phải “phản chiến nhân bản” củathế giới ngoài cuộc xót thương dân tộc Việt Nam, vậy đây chính là loại “phản chiếnđộng viên ở yên hàng ngũ”. Phản chiến địch vận hay phản chiến thở than xemchừng đều là sách lược chiến tranh của hai bên. Thời gian từ 1965 đến 1972, các sưđoàn Hoa Kỳ đã trấn đóng và đụng trận ác liệt tại Cao Nguyên, vùng mật khu trungương cục miền Nam phía Tây Sài Gòn, nhưng nhân viên quân sự Mỹ và Đồng Minhnhư Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi rải khắp nơi tại Miền Nam gây xáo trộn kinhtế và đời sống dân chúng vì những lý do sau đây: Tiền Mỹ đổi ra tiền Việt Nam quáchênh lệch làm cho quân Mỹ kể từ cấp Trung Sĩ cũng trở thành những nhân vật tiềnbạc đầy túi, các dịch vụ cho Mỹ và đồng minh đem về lợi tức lớn như nghề chạy xeTaxi, cho Mỹ thuê nhà, thầu xây dựng cho Mỹ, công nhân làm hãng Mỹ, thông dịchviên, gái bán bar và bán dâm...Do đó các ngành nghề thuộc chính quyền Việt Nam,tư chức, nghề tự do, nghề lao động và nông dân...đều có mức sống thấp với thunhập bằng tiền Việt Nam, trừ những người tìm cơ hội tham nhũng, hoặc đầu cơ tíchtrữ trục lợi thương mại...Ảnh hưởng Triết Lý Hiện Sinh phổ biến từ trước năm 1963, đến giai đoạn nàymới thật sự táo tợn qua tác phẩm “Lao Vào Lửa” và “Mèo Đêm” của Nguyễn ThịThụy Vũ, mới thật sự chán chường qua tập truyện “Cát bụi mệt mỏi” và “Cái chuồngkhỉ” của Nguyễn Đức Sơn. Giai đoạn trước của triết lý hiện sinh chỉ mới là hiện sinhpha với lãng mạn qua tác phẩm “Vòng Tay Học Trò” của Nguyễn Thị Hoàng, hoặchiện sinh độc thoại nội tâm tra hỏi sự thừa thìi từ đâu gắn bó với thân xác mình quatruyện ngắn “Niềm đau nhức của khoảng trống” của Dương Nghiễm Mậu. Nghĩa làhiện sinh chưa do xã hội đảo điên thời cao điểm chiến tranh như từ năm 1965 đến1972. Trong bài viết “Hướng về Miền Nam Việt Nam” (Tạp chí Khởi Hành” số 92,tháng 6/2004), Giáo Sư Nguyễn Văn Trung có nói đến thơ văn của giới trẻ viết về nỗioan trái của đất nước, tưởng nhớ bạn bè chết trận, mơ ước hòa bình, đăng trongcác tạp chí Hành Trình, Đất Nước, Trình Bầy, Đối Diện. Hai tạp chí sau chỉ xuất hiệnvào giai đoạn cuối của thời kỳ chiến tranh ác liệt, bắt đầu bước qua thời kỳ tạm lắngsau Hiệp Định Paris, thời kỳ Việt Nam Hóa Chiến Tranh, nên tính chất của các tạpchí Trình Bầy và Đối Diện hướng về dấn thân chính trị đối lập với chính quyền ViệtNam Cộng Hòa hơn là than thở thân phận đất nước như văn thơ thời kỳ khốc liệtkhói lửa (tính chất oan trái thể hiện trong nhạc phản chiến của Trịnh công Sơn mới làphản ánh đúng thời điểm.) Cũng vào đúng thời điểm này, có các bài viết như “Vănchương tìm về viễn mơ hay hiện thực” (đăng trong Tạp chí Vấn Đề, số 7 năm 1967)nói lên ước mơ quay mặt với hiện thực đen tối, hoặc như bài “Văn chương tươi mátđã đi vào thời đại” (đăng trong tuần báo Khởi Hành năm 1970) nói lên ý hướng muốntách ra khỏi ảnh hưởng cửa triết lý hiện sinh chán chường và hư vô chủ nghĩa, hoặc215 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


như bài viết “Góp phần luận về văn chương viễn mơ” đề cao văn chương thuần túydo cấu trúc qua văn chương Nguyễn Tuân và Mai Thảo (đăng trong Tạp chí TrìnhBầy số 42 năm 1972). Cả ba bài do người viết bài này gửi đăng có tính cách cá nhântùy hứng trong các báo kể trên(1). Chủ trương ngoài thời thế thì phải đề cao văn chương vụ hình thức. Đềcao văn chương vụ hình thức thì lấy điển hình sẽ không còn ai thể hiện rõ ràng hơnbút pháp cầu kỳ của hai Nhà Văn này (nếu ta nói là văn chương sang cả thì chỉ nhấnmạnh nội dung hơn hình thức). Bị ngộ nhận từ “văn chương thiên về cấu trúc mỹcảm” thành “văn chương của đời sống giàu sang” nên mới có những bình phẩmkhuynh hướng trên là “nền văn chương ngoại lai viễn mơ của các thế lực đế quốc tráhình”. Bây giờ các nhà nghiên cứu xã hội có giải đáp nào cắt nghĩa tại sao ở vào giaiđoạn chiến tranh cao điểm, ở vào giai đoạn kinh tế lạm phát phi mã, ở vào giai đoạnxã hội đảo điên, ở vào giai đoạn triết lý bi đát...tại sao lại có khuynh hướng quay lưngvới thực tế, tìm về ước mơ ? Tác phẩm quẩn quanh nếp sống nơi thành thị “Sau giờgiới nghiêm” của Mai Thảo và mơ mộng lạc lòng đời “Vườn quên lòng” của Viên Linhxuất hiện trong thời điểm này. Mơ ước hòa bình rồi cũng thành hiện thực, nhưng làthứ hòa bình trên nền tảng bất ổn, từ đó lại nẩy sinh văn chương đối lập chính trịtrong nội bộ miền Nam để có thế mạnh đối phó tình hình Mỹ muốn ra đi.II.-Văn chương thời tạm lắng sau Hiệp định Paris.Tạm lắng trên nền tảng bất ổn vì Hiệp định Paris quy định các sư đoàn từngoài Bắc xâm nhập cứ ở nguyên vị trí, không cần rút về vĩ tuyến 17. Lực lượngxung đột hai bên tại miền Nam ở trong tình trạng da beo, xôi đậu, cài răng lược,nghĩa là vẫn đánh nhau nhưng không là trận địa chiến. Chỉ có Mỹ là rút quân, lấy vềhết phi công tù binh, bảo đảm can thiệp khi khởi phát chiến tranh lớn. Trong tìnhtrạng đó thì kinh tế miền Nam vẫn không thể tự túc, vẫn nhờ Mỹ viện trợ gạo TháiLan, vẫn nhờ Mỹ viện trợ xăng dầu, vẫn nhờ Mỹ tiếp viện súng đạn mà càng về saucàng tiếp viện hạn chế nên phải tiết kiệm hỏa lực. Nền chính trị thì suy yếu, độc diễnTổng Thống, nhưng miền Nam vẫn giữ được tình trạng sống an phận, không đến nỗihỗn độn tao loạn. Hình như người ta đã quen sống chịu đựng do cuộc chiến tranhquá dài, hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Nhưng những người trí thức,những Nhà Văn, những nhà báo, thì không thể an phận trước viễn tượng bất ổn vềquân sự, suy yếu về chính trị. Do đó văn chương không còn phải là than thở nỗi oantrái dân tộc, mà là dấn thân đòi làm trong sạch hàng ngũ, đối thoại với chính quyềnViệt Nam Cộng Hòa nhằm xây dựng chính phủ mạnh về chính trị. Vì vậy văn chươngthời kỳ này là những bài báo mạnh dạn của các Linh Mục Chân Tín, Nguyễn NgọcLan, Trần Hữu Thanh, các Nhà Văn trong ban biên tập của Tạp chí Trình Bầy, ĐốiDiện hậu thân của các Tạp chí Đất Nước, Hành trình thuộc giai đoạn trước. Các bàibáo chính luận chưa phải là sáng tác văn chương. Các bài báo chính văn đăng trongTrình Bầy, Đối Diện mới thuộc về văn học như “Giã từ nền văn chương trú ẩn” củaNguyên Sa, “Văn nghệ trước những mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh”của Thế Nguyên...Và những Nhà Văn Nhà Thơ ngoài nhóm Trình Bày-Đối Diện cónhững sáng tác gì phản ánh giai đoạn tạm lắng sau Hiệp Định Paris. Rất ít vì nhữnglý do trình bày sau đây. Tạm lắng nên bắt đầu có những xây dựng trung bình nhưsửa lại cầu đường, xây nhiều Trường Trung Học xuống đến Quận lỵ, cải tổ giáo dụcnhư soạn lại chương trình phải tiếp tục học Quốc Văn ở lớp 12, chấn chỉnh y tếxuống đến nông thôn, mở rộng đất canh tác để phần nào bớt nhập cảng gạo TháiLan, đời sống xã hội trở về nề nếp ít xáo trộn vì Quân Đội Mỹ và Đồng Minh đã rút đicuốn theo hết những cơ sở phục dịch. Một vài sáng tác phản ánh giai đoạn này thấyrõ đã xa lìa triết lý hiện sinh, phôi pha bức tranh đen tối xã hội về thế giới đĩ điếm.Mức sống trầm trầm nên không có những bài phóng sự thế giới ăn chơi hay xã hội216 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


đen, không có cả những sách du lịch vì người dân ít đi lại, ai cũng chỉ lo sao cho đủnhu cầu hàng ngày. Tạp chí văn chương hiện diện cho đến tháng 3 năm 1975 hìnhnhư chỉ còn có tờ Thời Tập. Tạp chí đối lập chính trị Đối Diện và nhật báo thuộcthành phần thứ ba Tin Sáng gây một số dư luận trong thời kỳ này. Thời gian tạmlắng như trên cũng đủ tạo ra một chút ấm áp đời sống, người ta tìm về chuyện tìnhnhẹ nhàng, do đó có phong trào đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao. Những cuốn như “Hảiâu phi xứ, Trôi theo dòng đời, Song ngoại, Mùa thu lá bay, Dòng sông ly biệt...” quabản dịch trong sáng của Liêu Quốc Nhĩ bán rất chạy, làm cho các Nhà Văn Thơ bấylâu nghiền ngẫm nội dung truyện phải là triết lý sâu sắc, kỹ thuật dựng truyện tân kỳphải là đa tầng của dòng ý thức hay cốt truyện không cốt truyện của Tiểu-thuyếtmới...đềumuốn chuyển hướng về văn phong dễ tiếp nhận, lãng mạn phơn phớt,không quá bi thảm, như “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, “Tới nơi em ở” của Viên Linh, “Hìnhnhư là tình yêu” của Hoàng Ngọc Tuấn.Góp gió làm thành một mùa dịch thuật, những tiểu thuyết tình đồ sộ nhưngxưa cũ của Tây phương lại thấy xuất hiện trong thời kỳ này như “Người tình đầu tiên,người yêu cuối cùng”, “Đỉnh gió hú”, “Xa đám người rồ dại”, “Tội ác và hình phạt”,“Một thời để yêu và một thời để chết”...Không ai tiên đoán được tương lai miền Namsẽ ra sao, trong khi những sư đoàn hai bên vẫn còn ở nguyên vị trí, trong khi kinh tếmiền Nam không phải chao đảo mà cũng không phải tự túc tự cường, trong khi chínhquyền miền Nam mặc dù kiểm soát được nội bộ, không còn những biểu tình xáotrộn, nhưng được lòng dân thì còn xa, trong khi đời sống xã hội tuy hết đảo điênnhưng toàn là an phận. Có những phanh phui thẩm lậu gạo, thẩm lậu lâm sản, thẩmlậu nhiên liệu mà hiện tượng phổ biến là đầu đường xó chợ đều thấy xăng dầu bàybán từng lít trong chai trong lọ. Tại sao có hiện tượng thẩm lậu? Bởi vì ngân khoảnviện trợ súng đạn xăng dầu của Mỹ dành cho Việt Nam Cộng Hòa bị cắt gần hết.Nhưng Hạm Đội Thứ Bảy của Hoa Kỳ vẫn bố trí ngoài Biển Đông có thể can thiệpngay tức khắc, chính vì vậy mà không ai dự trù sẽ có những biến cố lớn. Nhắc lạimột vài khía cạnh tình hình đó để tìm hiểu tại sao ít có văn thơ phản ánh giai đoạntạm lắng sau Hiệp Định Paris. Tại vì không ai tiên đoán viễn tượng Miền Nam sẽ rasao, có thể vẫn cứ tiếp tục tồn tại trong thế suy yếu mà được bảo vệ đó. Mà tìnhtrạng như vậy thì không có gì cảm xúc hay cảm hứng cho sáng tác văn học. Một làcực kỳ khốc liệt như giai đoạn trước, hai là hòa bình hạnh phúc thực sự, thì mới đivào văn chương. Cả hai đều không có trong giai đoạn này thì văn thơ đâu còn nguồnphát xuất suy tư hay tình tự. Có hai tạp chí thực sự ra đời trong khoảng thời gian tạmlắng sau Hiệp Định Paris là Đối Diện và Thời Tập (không nhớ rõ hai tạp chí tồn tạilâu đời là Bách Khoa và Văn có còn hiện diện trong lúc này hay đã đình bản). Nhưngtạp chí Đối Diện chuyên về chính trị đối lập. Chỉ còn tờ Thời Tập chuyên về văn học,trong đó không có những Nhà Văn nhà thơ nào mới tạo sự nghiệp sáng giá, nhữngtác giả tên tuổi đều thuộc các thời kỳ trước đóng góp bài vở, vẫn giữ đường hướngxưa của họ nên không phản ánh thời kỳ tạm lắng sau Hiệp Định Paris. Thiếu nhữngsáng tác phản ánh thời cuộc buồn chán, nên các tạp chí quay ra làm những số đặcbiệt văn học vinh danh tác giả, như Thời Tập với các số đặc biệt về Bình NguyênLộc, Nguyễn Tuân, Quang Dũng, Thâm Tâm, Khái Hưng, Lê Văn Trương... Giốngnhư khoảng thời gian trước đó không lâu (khoảng 1970 đến 1972) trên Tạp chí VănHọc của ông Phan Kim Thịnh có các số đặc biệt về Văn Cao, Phạm Duy, T. T. KH,Quang Dũng, Nguyễn Bính...Bài thơ “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Tô Thùy Yênsáng tác vào tháng 6 năm 1972 phản ánh giai đoạn trước về thân phận đất nước làmbãi chiến trường quốc tế, vì không có báo nào chịu đăng, bây giờ xuất hiện trên ThờiTập vào tháng 4 năm 1974, nghĩa là đã qua thời điểm chiến tranh khốc liệt, nên cũngkhông phản ánh giai đoạn tạm lắng. Nói chung là sáng tác cạn nguồn hứng khởi do217 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


không ai thấy viễn tượng đất nước sẽ ra sao, không môt ai tiên đoán được thời cuộccó ngày mình ra sống nơi hải ngoại.(Tạp chí Văn Học, California, số 228, tháng 11+12 năm 2005)(1) Riêng bài “Văn Chương tìm về Viễn Mơ hay Hiện Thực” đăng trong Tạp chíVấn Đề đã được Nhà Văn Thế Nguyên trích ra dẫn chứng để viết phản bác trong tiểuluận “Văn chương trước những mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh”,trích ra nhưng không để tên người viết Trần Văn Nam, và cũng không biết rõ đây chỉlà bài viết có tính cách cá nhân tùy hứng. Sau năm 1975, Giáo Sư Trần Hữu Tá sưutầm lại bài ấy của Thế Nguyên, do đó cũng không ghi tên người viết Trần Văn Nam(Xin xem cuốn “Nhìn Lại Một Chặng Đường Văn Học” của Giáo Sư Trần Hữu Tá, dầy1090 trang, xuất bản trong nước, năm 2000).Thơ Siêu Hình Của Mọi Thời Và Thơ Siêu Hình Hải NgoạiCó những câu hỏi thật dễ trả lời, vì vậy thường không ai đặt câu hỏi, chẳnghạn hỏi tại sao ta phải ăn, tại sao ta phải uống. Nếu ta hỏi tại sao các thi nhân hảingoại, ai cũng có ít nhất một hai câu về thơ siêu hình trong bài thơ của mình, câu trảlời thật dễ dàng: Vì thi nhân hải ngoại thuộc thế hệ thứ nhất đều ở vào lứa tuổi từtrung niên trở lên, và tuổi đó dễ có những suy tư xa xôi đôi khi vượt khỏi thời thế vàxã hội trước mắt. Trẻ nhất mà yêu văn chương Việt Ngữ và qua đây theo các diện ditản, vượt biên, thì bây giờ cũng suýt soát 45 tuổi. Sở dĩ chỉ kể thế hệ thứ nhất củađợt di tản và vượt biên mà thôi, vì các đợt ra đi ấy đã chấm dứt từ lâu, dễ phân biệtai là thế hệ thứ nhất, ai là thi nhân hải ngoại, ai là thế hệ thứ hai thứ ba bây giờ đãnhập vào dòng chính. Còn đợt ra đi có trật tự, ngoài Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòanhiều năm trong tù cải tạo khi qua đây thì đều đã già, nhưng thế hệ thứ nhất theodiện ra đi có trật tự thì đến nay vẫn chưa chấm dứt, ví dụ những người mới lấy vợlấy chồng theo chồng vợ qua đây nhập cư. Bốn mươi lăm là tuổi bắt đầu có nhữngsuy tư về siêu hình như đời người hữu hạn, có hay không đời sau, nguồn gốc tạohóa, con đường nào tìm tới vô biên. Yêu văn chương Việt Ngữ nên họ diễn tả cảmnghĩ bằng thi ca, hình thức nghệ thuật phổ thông nhất của người Việt. Ta chỉ lấy thờiđiểm trung bình của lứa tuổi nghiêng về đề tài siêu hình, vì cũng có thi nhân sớmnghiêng về đề tài ấy, nhất là khi đường đời gặp bất trắc. Ngũ thập tri thiên mệnh, câunói của người xưa có còn là chân lý bất di dịch hay không khi mà tuổi thọ ở các xứvăn minh tiên tiến bây giờ nhiều người sống hơn tám mươi. Thi nhân Việt Nam hảingoại, tuổi năm mươi dễ có các vần thơ siêu hình. Nhưng như vậy, thơ siêu hìnhcủa họ thường là thơ siêu hình của mọi thời. Thời xưa hay thời nay, ở trong nướchay ở hải ngoại, lưu vong hay tự nguyện xa xứ, tất cả cũng đều cảm nghĩ siêu hìnhvề nhân sinh quan và vũ trụ quan, những thắc mắc và những niềm tin, những trăntrở và những an nhiên tự tại, những suy nghiệm theo lý luận và nhũng trực giác bắtgặp ánh sáng chân lý...Vấn đề siêu hình là của mọi thời, ở mọi nơi, chỉ khác nhaucách phô diễn. Vì vậy sẽ khác với vấn đề cũng siêu hình, nhưng quy định do bốicảnh trong thời gian và không gian nhất định, ví dụ thời gian là sau lúc chiến tranhhoặc sau lúc vượt biên, không gian là nơi xa xứ. Do đó ta có thể phân biệt “Thơ siêuhình của mọi thời” và “Thơ siêu hình hải ngoại”. Chỉ có hai đặc tính đóng khungthành loại thơ siêu hình hải ngoại: Có liên hệ với cuộc chiến tranh và cuộc vượt biênvừa qua của dân tộc Việt Nam, kỳ dư đều là siêu hình của mọi thời.Nếu là siêu hình của mọi thời, thì cảm nghĩ của con người bất biến. Nhân loạithì bất kể trong nước hay ngoài nước, người thời xưa hay người thời nay, người củatất cả chủng tộc (sở dĩ chỉ nói đến ta vì vấn đề ngôn ngữ văn tự phô diễn). Đi vào chitiết thì thơ siêu hình của mọi thời không nằm ngoài mười phạm trù sau đây. Sắp xếpmười khuôn khổ như vậy chỉ để dễ dàng đặt vào thứ tự các câu thơ được trích dẫn.218 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Mười hình thái diễn tả nội dung siêu hình của mọi thời là: Vãng lai về hư vô của triếtlý hoài nghi chủ nghĩa. Từ ngữ mang ước vọng trăm năm ngàn năm. Tư tưởng mọisự phù du vô thường nên có vẻ bình thản cuộc đời. Thơ mệt mỏi đời người do còntrầm luân với các hệ lụy. Thơ về hư không, nhưng hư không này là cõi vĩnh hằngkhông vật chất. Ngôn ngữ ẩn mật huyền ảo hoặc thuộc về kỳ bí tạo hóa hoặc thuộcvề kỳ diệu khoa học. Ngôn ngữ đưa vào diệu lý đạo Phật hoặc mặc khải Thiên Chúa.Thơ kinh dị thuộc thế giới ma quỷ. Nội dung xám ngắt do ám ảnh cái chết và âmdương cách trở. Thơ trong nỗi buồn hết rồi thời thanh xuân.Thơ Vãng lai ý tưởng hư vô: Sở dĩ thường nhắc đến hư vô vì thi nhân chưacó niềm tin minh định, chưa gặp ánh sáng của Đức Tin như tín đồ thuần thành ThiênChúa Giáo, chưa đạt tới trình độ giác ngộ như bậc tu hành chốn Thiền Môn. ý tưởnghư vô là hệ quả của thứ hoài nghi chủ nghĩa, vì vậy họ chưa phải cả quyết khôngcòn gì ngoài cuộc đời này của triết lý hư vô chủ nghĩa. Những sự nghiệp, những thứgì xây dựng đời này, nếu còn lưu lại là lưu lại cho con cháu đời sau, cho văn minhnhân loại nơi trần gian, thế thôi: Đây cũng chính là chủ trương không còn kiếp nàonữa, như Nguyễn Công Trứ đã từng phát biểu “Không công danh thì nát với cỏ cây”.Chỉ cần công danh lưu lại cho đời: Thơ phát biểu về nhân sinh quan như vậy đã baohàm vũ trụ quan không có cõi siêu hình nào nữa ngoài xã hội trên Trái Đất. Mỗi thinhân có thể có nhiều quan niệm siêu hình cùng một lúc, khi thế này khi thế khác,không xác lập chủ nghĩa chuyên nhất như triết gia với duy...này hay duy...kia. Sắpxếp thơ họ vào một khuôn khổ phạm trù nào đó là do người viết bài này quy định chocó thứ tự, không phản ánh hết tâm hồn một thi nhân. Vì chỉ trích mỗi người một vàicâu thơ thích hợp, nên các câu thơ ấy sẽ không viết xuống hàng từng câu [tuy nhiênsẽ ghi đúng cách viết hoa hay không hoa tùy theo mỗi tác giả], không ghi xuất xứđăng trong báo nào hoặc từ tập thơ nào [tuy nhiên không thể thiếu sót nhan đề bàithơ], và có vài người trong nước gửi bài đăng báo ngoài nước, không thể biết hết đểphân biệt, nên chỉ kể chung là thơ hải ngoại. Người viết bài sắp xếp các câu thơ sauđây vào phạm trù vãng lai ý tưởng hư vô, như Trần Thị Lai Hồng trong bài thơ HạtBụi:Non xanh nước biếc xưa sau. Cớ sao ta chẵng thuở nào là ta. Cùng trong vũtrụ bao la Mảy may hạt bụi chẳng là hư khôngNguyễn Văn Ngọc trong bài Bên sông:Sông khơi dòng từ núi. tan vào biển mịt mùng. ta từ lòng mẹ tới. một ngày vềhư khôngNguyên Quân trong bài Trà đêm:Trà đêm/ ấm tách bày ra/ Rót đầy/ Tuần tự mời ta mời mình/ Mời ai/ Một cõilặng thinhTrần Mạnh Hảo trong bài Bên em:Chao ôi, đỉnh núi nâng tôi mãi/ Chợt biết tôi vừa hóa chấm sao/ Có phải tôingồi ngoài sinh diệt/ Cầm nhánh hư vô ngỡ đóa hồngKhoa Hữu trong bài Vĩnh biệt Mai Thảo:đất dung thân, mộ thiên tài/ bó hoa ta viếng đặt ngoài hư vôNguyễn Thanh Châu trong bài Lên phố núi:trùng điệp núi, xương rồng, rào rạt gió/ sầu biệt tôi nỗi nhớ cạn lòng sông/ xevun vút phía mặt trời rụng đỏ/ đâu tiếng uềng oàng lạnh suốt hư khôngNguyễn Phan Nhật Nam trong bài Nửa đời nhìn lại:Ai sẽ bên ta cuối cuộc đời/ Bây giờ tháng bảy vẫn mưa rơi/ Buồn ta ngồi đótrông mây trắng/ Mây trắng như em mãi cuối trờiBùi Bảo Trúc trong bài Cuối năm ở Arcadia:219 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Sớm mai người lẫn trong câu hát/ Tóc giống như sông cứ mịt mùng...Đènxanh vừa bật, người đi khuất/ Mà đã đầu sông với cuối sôngTô Kiều Ngân trong bài Dòng sông tiếng hát:Mai ta về/ Mái đầu chớm bạc/ Ngồi bên cầu cũ/ Nhìn dòng sông xưa/ Hỏisông/ Sông có nói chi mô/ Sông chỉ thở dài/ Mà nghe như thể vạn lời xót xa/ Về mộtthời đã qua/ Và những người đã xaLìm thúy trong bài Vô tình:Ta dã tràng xe cát/ Người sóng biển vô tình...Ta lá vàng tan tác/ Người giómưa vô tình...Ta cành khô ngóng đợi/ Người chim bay vô tìnhNgô Văn Quy trong bài Một hướng đời:Hạnh phúc là cánh vạc bay/ Xoay lưng một thoáng/ Vạc bay lưng trời...Haihàng nến đốt vội vàng/ Sợ tâm bay mất trên hàng sao băngPhạm Hồng Ân trong bài Cám ơn:Em bước vào đời anh quá sớm/ Khua vang từng tiếng động vô thường...Cámơn tiếng dép chừng vô nghĩa/ Mà dẫm trong anh triệu dấu đauHuy Tưởng trong bài Con đường:Con ong cái kiến/ qua đồi/ và trăng xanh nữa im lời nước mây...Mai ta bỏ phốlên phường/ dìu nhau đi suốt con đường hư khôngNguyễn Bắc Sơn trong bài Tâm hồn trẻ thơ: Thấy đám phù bình trên mặtnước/ Biết mình đi lộn nẻo bao la...Sông Mường Mán không dung hào kiệt/ Muôn đờibóng núi đứng chênh vênhMai Vi Phúc trong bài Nét hư vô:tượng đứng vô tình mưa tuyết bay/mang mang tuyết trải nhòa chân mây/ trênthảm u hoài không gian trắng/ một chấm quạ đen điểm lạc loàiLong Ân trong bài Rót rượu cho dòng sông:Rượu còn chưa vơi chiều đã cạn/ Chiều còn chưa đi, người đã xa/ Nghiêngchai rót xuống sông câm lặng/ Gửi chút ta về bạn hữu ta...Để sông lại một đời vôđịnh/ Để mây lại một đời vô danh/ Để ta lại một đời vô ng./ Để đời lại đời, đời vôminh...Nay ta trở lại dòng sông cũ/ Rượu đã nhạt trong chai nhẹ không/ Ta thấy sôngim nằm say ngủ/ Còn chính ta là sông mênh môngVương Nguyện trong bài Ngồi trên ghế dựa:Ngồi trên ghế dựa buồn/ Mới hay chiều đã tới...Ngồi trên ghế dựa buồn/ Mớihay ngày đã hếtTrần Nhựt Tân trong bài tham luận mà gần như thơ Trịnh công Sơn, chimhọa mi và nàng thơ:chàng đang ngồi trọ bên hiên nhà vì thật ra không có nhà để ở. Muốn được ởtrọ thì phải có một không gian để trọ, trọ là trọ trong không gian và thời gian. Nhưngchính cái hiên nhà kia cũng đang ở trọ, tức là không gian đang ở trọ và thời giancũng đang ở trọ...Không gian (mây, sương, gió, nắng, mưa...) và thời gian (trăm năm,đêm tối...) mà cũng ở trọ thì tất cả chỉ là hư vôPhương Triều với thơ tình Giọt sữa đấtmà sao ta cảm thấy cũng có thể liệt vào thơ siêu hình về hư vô. Cớ lẽ dongười viết bài này đã từng trải qua hai năm cư ngụ vùng Sađéc tác giả tả trong thơnên dễ lưu tâm giấc mơ tàn xảy ra ở nơi ấy, tan biến của đời thường cũng đôi khi gợicảm cho tan biến siêu hình: Mai họp chợ Nha Mân xuồng ghé sớm/ Em buổi chiềuRạch Rắn đợi anh sang/ Đâu biết trước mộng đau vùi giấc bướm/ Nha Mân buồnRạch Rắn đã sang ngang/ Đêm trở lại ngậm ngùi trăng cố thổ/ Bóng hình xưa bèobọt giấc mơ tàn.Từ ngữ mang ước vọng trăm năm ngàn năm: Cũng thuộc thi ca siêu hìnhcủa mọi thời, đó là các câu thơ thỉnh thoảng tái hồi những từ ngữ các nhà thơ biết là220 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


khuôn sáo mà vẫn hay dùng, có khi với chủ tâm, có khi tự động gần như vô thức. Tạisao ? Bởi vì các từ ngữ ngàn năm trăm năm mang ước vọng tiềm tàng của sinh vậthữu hạn luôn luôn muốn sống đời vô hạn, chí ít cũng mong vượt quá giới hạn dướitrăm năm. Có cả những tập truyện với nhan đề dùng các từ ngữ gợi cảm chất thơđó, như “Ngàn năm mây bay” của Văn Quang, “Thương hoài ngàn năm” của VõPhiến, “Người trăm năm cũ” của Hoàng Khởi Phong, và tác phẩm được giải Nobelcủa Gabriel Garcia Marquez “Trăm năm cô đơn”. Thơ hải ngoại với các từ ngữ đóthật là nhiều, như Võ Phiến trong bài Về:Ra đi tuổi chẳn năm mươi/ Năm mươi năm nữa nào nơi ta về/ Ngàn năm mâytrắng lê thêHải Phương trong bài Ta hành lý gởi lòng trai tang bồng:Bãi khuya/ đường sắt ga nằm/ song song bến đợi/ người trăm năm vềNguyễn Bá Trạc trong bài Thòng tay vào chợ: Trăm năm đục giấy tìm ai/Một dòng sông cạn/ mười hai bến đãNguyên Sa trong bài Sợi tóc:Nằm chơi ở góc rừng cây/ Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang/ Xin em mộtsợi tóc vàng/ Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau/ Biết đâu thảo mộc biết đau/ Biếtđâu có bản kinh cầu dâng lênCao Đồng Khánh trong bài Trò chơi người:dưới cây ngàn tuổi tôi nằm/ những mùa lá rụng dao đâm kinh hoàng/ mấyngàn năm nữa lang thang/ dưới cây ngàn tuổi tôi bàng hoàng đauTrần Vấn Lệ trong bài Chiêu hồn Quang Dũng:Người đi có thấy đầu Tây Lĩnh/ Có thấy Thu Giang sóng vỗ mù/ Tôi ở Bù Đăngngồi nhẫm tính/ Ngàn năm còn mấy buổi Xuân ThuLưu Nguyễn trong bài Trăm năm mây trắng:Ta về mùa cũ tịch liêu/ trăm năm mây trắng phủ chiều tiễn đưaThế Dũng trong bài Quê hương nửa đêm:Tim như đã chết/ thình lãnh xót xa/ có gì đâu...vẫn là ta/ cuộc tình kiếp trướcđã qua ngàn ngàyNguyễn thị Thanh Bình trong bài Gái mù:Nếu phải cùng anh ngựa hồng cưỡi/ Thì ta xin vó mỏi trăm nămĐặng Phú Phong trong bài Đoản khúc bốn mùa:Bây giờ là xuân/ Núi đồi vô tâm/ Con suối trong ngần/ Ôi em ân sủng/ Chờ emngàn nămĐoàn Minh Hải trong bài Bỏ:Em đi bỏ lại nụ cười/ bỏ luôn phố thị cho người trăm nămNguyễn Bạch Dương trong bài Âm vọng mưa:Mưa/ Rất giống/ Tiếng gieo nghìn năm trước...Mưa tuôn đồng ngập nước/Rặng trâm bầu/ Rung lá/ Ngó chân đê...Đưa tay lên tóc/ Vuốt ngầm sợi ướt/ Mưanghìn xưa ai vuốt tóc/ Giống bây giờNguyễn Tường Vy trong bài Khi xa người:Nghe trong tôi những tiếng thầm/ Tiếng khua định mệnh tiếng lầm cơduyên...Mình tôi lạc cõi trần ai/ Trăm năm còn lại một ngày về khôngNguyễn Đức Bạt Ngàn với bài Trong hương:tâm ta một sợi chỉ hồng/ hóa thân ngỗng trắng tang bồng muôn thuHồ Ông trong bài Thiên thu:bềnh bồng/ trong cõi vô minh/ ta ôm ngực rỗng/ thất tình/ thiên thuHà Huyền Chi trong bài Để nhớ, để nhớ thêm:Rồi sẽ đời biển dâu/ Buồn rêu xanh địa cầu/Năm hai ngàn sẽ tới/ Ta chậm đãngàn sau221 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hà Thượng Nhân trong bài xướng họa về Võ Phiến:Chuyện lòng dù viết bao nhiêu cuốn/ Chưa đủ gom vào một ý thơ/ Thơ ngắn.Tình dài, sông, biển cả/ Bạc đầu càng hiểu nghĩa đơn sơPhan Minh Khánh trong bài Nói với thời gian:mây có bao giờ thôi viễn xứ/ta chiều khép lại trăm nămNgữ An trong bài Ở Huế:Tôi còn lại hai mùa mưa nắng/ Dựa trăm năm gọi bước em vềVũ Cung trong bài Nơi anh mùa thu:hóa thân/ làm hạt mưa mau/rơi trên tóc biếc/ nhuộm màu thiên thuDương Như Nguyện trong bài Trông đợi:Ta đứng bên bờ sông định mệnh/ Thả vào con nước mảnh thuyền trôi/ Ví nhưtráng sĩ hào quang kiếm/ Tìm đấng minh quân suốt một đờiThảo Chi trong bài Trăm năm chẳng nợ:Đưa tay gạt lệ ngậm ngùi/ Ngăn làm sao được chim trời nó bay.Thơ mệt mỏi đời người trầm luân hệ lụy: Nếu thơ nói đến hư vô thì đó làthi ca hướng về vũ trụ quan, liên hệ vấn đề có hay không sự sáng tạo từ vô biên.Nếu thơ nói đến phù du vô thường thì liên hệ vấn đề đi tìm con đường giải thoát kiếpngười trầm luân.Một trong những cách giải thoát là an nhiên tự tại, tri túc như triết lý Trang Tử:“chim quanh quách chỉ cần một cành nhỏ trong rừng sâu và chuột đồng chỉ cần nolòng bằng một bụng nước suối”. Còn thơ nói đến cát bụi mệt mỏi đời người thì liênhệ sâu vào đời sống xã hội, hướng về nhân sinh quan. Sống ở đời là tranh chấp,như Sartre nói “Địa ngục là những kẻ khác”, và Heidegger cũng quan niêm tương tự,xã hội nhân quần chính là “Đế-quốc-người ta”. Quyền lợi, danh dự, tình yêu, sinh lãobệnh tử, quả làm mệt mỏi kiếp phù sinh, con người loay hoay trong đó như ngục tùkhó thoát ra. Trầm luân, nguồn cảm cho thi ca thở than kiếp người, như Phan LạcGiang Đông trong bài Tuyên ngôn của một người làm thơ:trái tim, một thế trận đau buồn/ sách vở ích gì/ vằng vặc ánh trăng suông/ lạnhđỉnh RainierXuyên Trà trong bài Quê ngoại:Con quạ đậu trên cánh đồng/ Đợi mùa xuân hay trốn mùa đông/ Có người điqua. Dừng lại/ Quay đầu bái tổ. Khói bên sông...Con quạ bẻ bắp bãi hoang/ Thươnghoài quê ngoại khúc hò khoan/ Chừng nghe đêm trường ai khóc/ Hương hỏa chaông. Trắng bạt ngànVạn Giả trong bài Ẩn dấu:Lượng đời vác nặng vai nghiêng/ Hồn dâu bể quẩn quanh tiền kiếp đau/ Sôngkhuya trắc ẩn điệu sầu/ Dội lời trăn trối về châu thổ buồn/ Hiên ngoài thêm một giọtsương/ Vọng thầm giọt nắng ấm nguồn cội xaLê Thị Kim trong bài Gọi suốt thiên thu: Ngón tay em gọi gió/Ngón tay emgọi mưa/ Ngón tay em gọi mùa/ Gọi ngọt ngào trái đắng...Nụ cười hoa vô ưu/ Đêmhéo sầu nhận đắm/ Tóc sóng dài sợi trắng/ Xô nhăn vầng trán đauNguyễn Thị Ngọc Lan trong Bài cho người:những nhịp đập vô vị, và hết một/ đời, vẫn những nhịp đập vô vị. Rồi/ thì ra đi,mất hút dấuHoàng Lộc trong bài Những ý thơ cũ của Quế Linh: Ta làm một kiếp sâuđo/ quẩn quanh trong lá sầu khô một đời/ Em qua gió tạt từng hồi/ Xô ta lủng lẳnggiữa trời oan khiênNguyễn Thị Thanh Bình trong bài Gió:Em nhỏ nhoi như hạt bụi/ Anh không thể cắn em ra nữa/ Cũng đừng thổi emvào khổ lụy/ Em biến mất rồi giữa khoảng trưa222 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Lữ Quỳnh trong bài Người bên kia núi:Anh bên kia núi/ Gõ nhịp lòng du/ Hát mệt nhoài cát bụiNguyễn Tà Cúc trong bài Công tử Long Xuyên:Chào chàng công tử Long Xuyên/ Đi đâu mà lạc tới miền phù sinh/ Khăn tangthắt cổ người tình/ Câu thơ khổ lụy hiện hình ái hoa/ Lên yên rong cõi ta bà/ Ngựa ôsải những bước già bước non/ Năm mươi tuổi chẳng còn son/ Sao trần gian rộng vẫncòn loanh quanhVương Ngự trong bài Ngọc lan xanh: Trong cây lá đã ngủ vùi/ Trong tôingười đã ngậm ngùi bước raHoàng Thượng Dung trong bài Thu rơi (Chỉ thoáng nghe qua bài thơ đượcphổ nhạc): Những lời như lá đổ/ Cho nát tình mây trôi...Em vô tình như đá/ Đâu biếtthu vừa quaThường Quán trong bài Ghi bên góc phố Flagstaff:nhiều đêm/ có lúc buồn bã tôi ghé vào/ một sân nhà thờ/ một hiên chùa/ ngồihằng giờ nhìn những chiếc/ lá da nâu theo nhau/ rụng ngã/ buổi trưa tiếng cõi hụ nônnao/ không ai muốn đi/ vậy mà tất cả đều rồi đã/ rời bỏLê Mây trong bài Hẻm đời tôi:Hồi chín mười tuổi tự dưng thích làm văn sĩ/ để tả con hẻm đen ngòm nướccống/ toàn người lao động/ Có ngọn đèn đường không hiểu phép lạ nào mà còncháy/ mỗi đêm khi có mưa làm ánh lên những ngọn đèn mù/ thăm thẳm...Con xómvẫn ngập nước sình đen/ Ánh lên ông trăng khuya soi chung những ngọn đèn mờ lụtHạc Thành Hoa trong bài Lên đèo:Lên đèo sắc cỏ hoa tươi/ ngỡ ngàng thấy bóng hoa cười/ trong sương/ Xuốngđèo lòng những vấn vương/ gió mang theo một làn hương/ chết ngườiHồng Khắc Kim Mai trong bài Phù thế:Tôi về gom hết đục trong/ Mở rương tìm bóng mở hồn tìm tôi/ Ôi chao ơi mấttiêu rồi/ Mớ phù sa ấy lở bồi cách xaNguyễn Tấn Hưng trong bài Bạn:Có ngờ đâu biển đời sâu thăm thẳm/ Học làm chi khi tuổi đã về chiều/ Đêmđêm nằm trở giấc mộng cô liêu/ Sách giáo khoa sao nghe mùi kinh kệTrần Thiện Hiệp trong bài Dõi chuyến phà sương:Tôi đến, lữ hành không đón đưa/ Tìm thăm lòng vịnh đã thu chưa/ Mà saophong đã vàng trên lá/ Em đã đi, về ướt hạt mưa...Em ơi! Thầm gọi, lòng tôi nhớ/ Dõichuyến phà sương, phà đã xaVõ Doãn Nhẫn trong bài Hoàng hôn:Thời gian còn lại của đời ta/ Có lẽ vài năm trọn tuổi già/ Bán đứt cho ngườitrên đất khách/ Một giờ cũng được mấy đô-laNguyễn Hải Phương trong bài Xa cách:Anh trao tay trăng rằm/ Em nhìn lầm trăng khuyết/ Xa rồi em có biết/ Trănggiữa trời cô đơnHuệ Thu trong bài Võ Phiến:Sợ đời bình phẩm nên “Thơ thẩn”/ Thao thức canh tàn một giấc mơTrần Ngân Tiêu trong bài Phân bua: Ta đã sạch sanh vốn cuộc đời/ Bêndòng cô lạnh có em thôi/ Ta còn đứng vững nhìn sông núi/ Vì có em cho một nụ cườiT. T. Mây Trên Ngàn trong bài Kể lể cùng ông Hạ Tri Chương:Sướng cho ông được về cố thổ/ Ta cuối đời chưa thấy quê đâu/ Phần tư ThếKỷ buồn lăn lóc/ Nắng ngả bên trời tóc trắng phauTường Linh trong bài Mây cố quận:223 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vươn cánh đại ngàn chạm trắng mây/ Quần sơn, thạch trận vẫn bày đây...Chủquán! Rót riêng ly rượu mới/ Để ta mời núi luận anh hùng/ Núi im, chẳng lẽ mình taluận/ Lại uống mà say chuyện thủy chungNguyễn Hữu Nhật trong bài Thơ hoa sen:Ánh trăng vào chỗ người ngồi/ mở tâm hồi hướng ra đồi trắng hoa...Gặp nhauđây, đây chia lìa/ chỉ nghe gió hú dưới bìa rừng thôngCao Xuân Tứ trong bài Đêm trừ tịch:Những vết thương nằm chơi trong ngăn tủ/ Rủ nhau về xe chỉ kéo da nonLâm Chương trong bài Đời ta cũng rất tầm thường:Mai thức dậy thấy mình vẫn thế/ vẫn rong rêu râu tóc bờm xờm/ thân cũ quadường như đóng bụi/ trong cái vòng lẩn quẩn áo cơmPhố Thị Ngọc Ni trong bài Tình yêu:tình yêu ngôn ngữ diệu kỳ/ nói ra trời đất hiểu gì không anhQuan Dương trong bài Dấu Xưa:Biển xưa trên bãi cát này/ Trôi qua, em để dấu giày trong tôi/ Đi qua thì cứ quathôi/ Sao còn lưu lại chi hoài tiếng chân/ Tội con sóng vỗ bao năm/ Chồm lên bờ xóavết bầm ngu ngơHồ Công Tâm trong bài Nẻo thu:Em xa...bặt tiếng nói cười/ Ta về trống trải hát lời vô ngônLê Bi trong bài Giã từ Mai Thảo:chỉ có những vì sao/ ông cô độc giữa một thế giới ồn ào/ chữ lên trời/ và ônglà một con bướm rất gầy/ không bay qua Nam Hoa/ mà nằm gần ly táchNguyễn Khánh Hòa trong bài Bán buôn:Cuối năm đi bán cái buồn/ cho không cái khó, tặng luôn cái sầuNguyễn Tất Nhiên trong bài Giữa trần gian tuyệt vọng:Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ/ phải ê chề cho tóc bạc với thời gian/ phải đautheo từng hớp rượu tàn/ phải khép mắt sớm hơn giờ thiên địnhThận Nhiên trong bài Bỏ phố:Những năm cuối thế kỷ buồn/ Con trăng bỏ phố ngược đường về non/ Khuyatrông góc phố chỉ còn/ Chơ vơ mấy trụ đèn đường khóc trăngThụy Châu trong bài Nếu em là một họa sĩ:Và có thể vẽ được những giấc mộng của mình/ Em sẽ vẽ một khu rừng chimhót/ Một thảm cỏ xanh...Và có thể vẽ được trí nhớ của mình/ Em sẽ vẽ một băng ghếgỗ/ Dưới giàn hoa...Và có thể vẽ được tình yêu của mình/ Em sẽ vẽ những hạt nướcmắt/ Rơi trong đêm tốiTạ Quang Trung trong bài Cuộc lữ hành vô vọng:Em chạy theo hình số tám/ Ta đuổi theo hụt hơi...Số tám là bất tận/ Không cóđiểm khởi đầu/ Không có điểm kết thúc...Cuộc lữ hành vô vọng/Không một phútthảnh thơi...Sau cuộc trăm năm hai đứa mình đều trở thành cát bụi...Còn lại chút tìnhngười/ Còn lại nỗi ngậm ngùi...Cát bụi có tình người/ Cát bụi biết ngậm ngùiNguyễn Trung Dũng trong bài Lục huyền cầm:ôm đàn lang thang bụi/ đời như thân mộc khô...trở về mười năm lẻ/ tay cứng,đàn đứt dây/ cõi người ta, ờ vậy/ thương ta kiếp lưu đàyNguyên Nghĩa trong bài Vết thương:Có khi buông cầy ta đứng thở/ Chợt hiểu thời gian ló vết thương/ Tháo ra, cònmáu bên trong ứa/ Còn thấu xương đau dưới thịt buồnĐỗ Kh. trong bài Tôi tìm em nơi người Tôi tìm không ra:Tôi tìm em nơi người sao tôi tìm ra/ Tôi tìm em nơi người tôi tìm không ra224 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nguyễn Lập Đông trong bài Bay cao: Bay cao trên lớp sương mù/ Nhân gianchừng đã hận thù nguôi ngoai/ Hỏi người từ độ xuân phai/ Tại sao tim lại đập ngoàinhân sinh.Thơ nhìn mọi sự phù du và an nhiên tự tại: Đoạn trước ta đã nói thi cathuộc phạm trù này liên hệ đến vấn đề giải thoát, không quá bi lụy như thơ mỏi mệtkiếp người, không đặt nghi vấn như thơ hư vô, tuy nhiên cũng chưa phải là thi cakhẳng định cõi vĩnh hằng. Vậy đây là thi ca cảm nghĩ nhân sinh quan, đi tìm hạnhphúc trong bình thản. Các thi nhân khi nói về mọi sự phù du thì thật đa dạng, cònnhững phát biểu thế nào là an nhiên tự tại chừng như hãy còn thưa thớt. Có lẽ là dosự phân vân chưa xác định rõ giữa trạng thái bình thản vô ưu vô cầu và trình độ trựcgiác nhập vào siêu hình thiêng liêng.Vậy, tiếp theo phạm trù này, cần phải thêm thi ca khẳng định cõi vĩnh hằng.Những câu thơ về thiêng liêng như thế, xin được xếp vào một phạm trù khác vớinhững câu thơ chỉ biểu lộ trạng thái an nhiên đời sống, chưa sâu đậm màu sắc tôngiáo. Không hiếm gì các câu thơ thể hiện nhân sinh quan giải thoát phiền não, giảithoát sự lo âu, giải thoát lòng sợ hãi những phù vân, như Trần Huy Sao trong bàiGiã từ hiên trăng Brookhurst:Ta đi nhé hiên trăng Brookhurst/ Gởi những Mùa Trăng vắng bóng người...Dễđã chín năm dài gắn bó/ Ta với Trăng cùng trọ mái hiên/ Ta với Trăng khi tròn khikhuyết/ Khi đầy vơi theo với dòng đờiTrần Dạ Từ trong bài Chiều Vạn hồ, nghe nhạc Cung Tiến:Giật mình. Nhìn nhau. Chiều Vạn hồ/ Tuyết bay. Tuyết bay. Tóc bạn cũCao Tần trong bài Gửi Thảo Trường:Tối qua quyết chí sẽ để râu...Râu lâu lâu cạo, lâu lâu để/ Cho tháng năm hèntí biển dâu...Râu bạc thân quen như chút gió/ Thổi từ thiên cổ đến hôm nay...Thôi thìta để râu cho quen/ Mai mốt tìm về nơi tịch mịch/ Vuốt ngậm ngùi dăm sợi thần tiên/Cho những đời sau làm cổ tíchNguyễn Nam An trong bài Yosemite:Anh một bữa chạy xe lên rừng núi/ Sáng nghe chim chiêm chíp dậy tưngbừng/ Bên bếp lửa hong niềm vui tìm đủ/ Chợt tiếng người đánh thức mộng còn lưngPhạm Cây Trâm trong bài Thực hư rồi rượu vẫn ân tình:Dù em lạc hướng đời trăm ngả/ Phiêu bồng theo cát bụi phù du/ Thất thếkhoanh đời nằm một xó/ Vẫn thấy em nơi lớp sương mùĐặng Hiền trong bài Thành Phố nắng:Trăng vẫn đến một mình lặng lẽ/ Rồi cũng đi chưa đến bao giờ...Đong chútnhớ giùm anh biển nắng/ Đôi mắt chiều tóc chảy dòng sôngTrần Bát Nhã trong bài Lời cuối:Ô kìa! Có tiếng xôn xao/ Bao nhiêu người tiễn tôi vào nghĩa trang...Dù tâmthức rất mơ hồ/ Cũng xin em nhớ xé tờ lịch rơiViên Linh trong bài Vuông tròn:Núi cao chín chín Ngọn Hồng/ Làm sao không kể/ cho tròn một trăm ?...Baongười sống đủ trăm năm/ Nhưng không ai thiếu chỗ nằm/ Dưới sâu...Dưới kia/ Lòngđất bao dầy/ Ngó vào thăm thẳm lòng này xa hơnThái Tuấn trong bài Ảo giác:Vườn hoang ghế đá lạnh/ Bệ vắng tượng, bơ vơ/ Dấu chân như dòng lệ/ Chỉđường vào cơn mơ/ Đầu cành hoa đêm nở/ Có con nhện giăng tơPhạm Cao Hoàng trong bài Gửi Hò và qui nhơn:đã bao ngày nghe đôi chân mỏi/ chiều thênh thang ngồi giữa rừng già/ lòng đãmở theo từng trang sách/ thì sá gì cái thuở hào hoaTô Thùy Yên trong bài Thấm thoát đời ta:225 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Gió dứt, tan hình tướng/ Chim qua trời mang theo vệt bay...Thấy trăng sángquá ngủ không đành/ Những mong có người thức chuyện V.N/ Mai chia tay, mangtheo phần trăng...Con vượn non xa khóc ảo ảnh/ Còn ta lộn chuyến, nén mà đi/ Sứcgià, đến lúc phải bỏ bớt/ Bỏ lại bên đường cái bóng taHuỳnh Liễu Ngạn trong bài Trôi:Sao không là sông nước/ Để chẳng còn tiếc thương/ Cứ trôi hoài trôi mãi/ Trôicho thành đại dươngHồ Trường An trong bài Vườn cau quê ngoại:Ngoại từ xanh tóc nay đầu bạc/ Vót chổi bao năm một chỗ ngồi...Vườn cauhòa tiếng tim châu thổ/ Dựng mộ bìa sau mái miếu đườngPhùng Minh Tiến trong bài Dòng sông cát lở:Cát một đời nằm nghe sóng vỗ/ Sông một đời chảy mãi không thôiTạ Tỵ trong bài Xuân Hành:Đốm lửa đầu môi leo lét cháy/ Thiêu dần năm tháng chẳng còn lâuLê Giang Trần trong bài Ở với Mai Thảo:Lòng đã thản nhiên như ấm nước/ Reo vui và nguội lạnh mỗi ngày/ Cửa chờ aiđến không hẹn trước/ Khép hờ, mở rộng, cứ vào thôiDuy Lam trong bài Giọt sương mai:Ánh nắng càng rạng rỡ/ Giọt sương càng long lanh/ Thâu tóm trong khoảnhkhắc/ Cả bầu trời mông mênh...Cuộc sống thật ngắn ngủi/ Chẳng lâu để kịp tan/ Giọtsương rơi lặng lẽ/ Biến đi rất nhẹ nhàngNguyệt Thư trong bài Vẫn tràn mùa xuân:chỉ một lằn ranh mỏng/ chia đôi bờ tử sinh/ phù du bao cuộc thế/ vô thườngmột tấm thânNguyễn Việt Thường trong bài Giấc ngủ của Mẹ:Thức bao năm/ Ngủ trăm năm/ Bình an/ Mẹ đẹp giấc nằm Vô ƯuLê Nguyên Tịnh trong bài Năm mươi, chiếc bóng hư vô:Đời qua/ chiếc bóng vô thường/ Tôi ngồi/ nghe sóng vỗ trường giang xaBùi Bích Hà trong bài Đá cuội:Mang từ một bờ biển xa/ Những viên đá cuội/ Mà mộng mơ em/ Nghe mênhmông cả trùng khơi sóng gọi...Những viên đá cuội thôi không làm phép lạ/ Chúnghiện nguyên hình/ Những viên sỏi buồn bã/ Lăn lóc/ Cùng những mảnh vụn/ Trái timcủa anhTrịnh Gia Mỹ trong bài Thì đời sống vẫn buồn tênh:Thì sông vẫn lặng lờ trôi/ Thì trăng vẫn thản nhiên soi bóng mìnhHoàng Vũ Thuật trong bài Mỗi ngày:Hạnh phúc và nước mắt/ Hai nhịp thủy triều khôn nguôi...Hai ta cũng vậy/Lênh đênh cho tận cuối trờiVĩnh Lộc trong bài Xuân tứ:Cơn bão tuyết mùa đông đã qua/ Trời xanh như vẫn tự bao giờ...Đêm bão quamặt trời đã mọc/ Mình ngỡ yêu như thuở ban đầuTuệ Nga trong bài Xuân nhớ: Thơ Quên, ta ném sầu qua cửa/ Xóa cả ThờiKhông đuổi bóng đêmNghiêm Xuân Hồng trong bài Bất toại từ: Văn chương chữ nghĩa đành bỏ lại/Tìm kiếm thiên thu nơi áng mây...Chai rượu năm xưa mờ khói biếc/ Rót tràn muônthuở, vẫn tay không.Thơ lạc quan về một thực tại miên viễn: Thực tại đó hoặc hữu hình của thếgiới vật lý hay vô hình thuộc cõi siêu việt, nhưng đều bất biến, tồn tại vĩnh hằng. Nóitheo triết học thì đây là thơ về bản thể đời đời vô sinh diệt. Nó khác với thơ bi quannhìn mọi sự rồi tan rã hư vô, cũng khác với thi ca chủ trò an nhiên tự tại khi biết vạn226 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


vật biến đổi vô thường, vậy nó là thơ lạc quan về quy luật bảo toàn năng lượng nếuta nhìn bằng con mắt khoa học, hoặc lạc quan của niềm tin Cõi Vô Cùng ngoàikhông gian thời gian. Riêng về sự lạc quan vật chất hằng cữu, tại sao thơ vật lý nhưvậy mà ta lại gọi là thơ siêu hình ?Bởi vì dù chủ trương vật chất tồn tại vĩnh viễn, nhưng thơ như vậy cũng vẫn làtriết lý về vũ trụ quan, nên vẫn là thơ siêu hình, như Hoàng Duy (Lê Văn Ba) trongbài Ta là gì:Dù cho thác đổ, sông dài/ Bể sâu, hồ cạn, hình hài đỏi thay/ Ta nguyên chấtnước tuôn đầy/ Đục mờ sáng tỏ, xưa nay vĩnh hằngPhạm Tăng trong bài Viết cho Như Phong:Chào gió! Chào mây! Chào trăng sao/ Bao la vũ trụ ta nhập vào/ Dưới kia cóquả cầu nho nhỏ/ Tro bụi tàn dư gửi đó sao...Tro bụi ương mầm cây cỏ lên/ Chút tacòn lại nhớ hay quên ?/ Thế gian xa đấy nhưng gần đấy/ Vũ trụ và ta, một: NhấtNguyênĐỗ Quý Toàn trong bài Cây báo xuân chiều:Nhưng ta biết dưới tầng lá mục/ Hạt cây khô đã vùi xuống đất...Ánh mặt trờiẩn trong từng hạt/ Hoa báo xuân vẫn chờ dưới đất...Ta thấy cả ngàn năm qua lại/Bên hồ tĩnh lặng núi an nhiênDung Nham trong bài Sống chết:Nước cạn rồi nên sương khói mong manh/ Và mây trắng trôi trời xanh bátngát... Chuyển hóa trở về Đạo hết bạn ơi/ Còn sống mãi có bao giờ chết đượcTrần Dạ Từ trong bài Hòn đá làm ra lửa:Có thể không còn/ Cũng chẳng mất đi đâu/ Dòng chảy nào không hao hụt, bốchơi/ Có thể chúng ta vẫn quanh quất đâu đó/ Như bọt nước tung tóe reo vui/ Nơi này.Nơi kia/ Trong bước đi bất tận của dòng suối sinh nởĐặng Tấn Tới trong bài Hết lòng: Một sớm nghe tiếng trúc/ Rào rạt qua lòng/Cả đục trongNguyễn Đức Sơn trong bài Thật thà:Khuya lạnh ôm con ngủ/ ôm đất trời quá cũ/ một kiếp mộng bao nhiêu/ trướcsau gạo một hũNguyễn Hàn Thư trong bài Hồi sinh:Những đồi thảo mộc từ tan tác/ Đang hồng hào trổ nhánh hồi sinhVõ Đại Tôn trong bài Một trời lộng bút:Đứng bên nay đại dương/ Nghe Thu Bồn sóng vỗ/ Trong lòng anh/ Cánh maivàng nở rộPhạm Quốc Bảo trong bài Được ngắm trên sông Mississipi lần đầu:Con người sống gửi, chết đi/ Con sông trăng cứ đến thì tháng năm/ Mấy aithấy được sông trăng/ Mà thương nhân loại nghìn năm tới nàySong Hồ trong bài Thơ và Hoa: Thơ là hoa của con người/ Hoa là thơ của trờiđất/ Thơ và Hoa không bao giờ chếtKhánh Trường trong bài Ốc ma:Ta như con ốc ma/ ngủ dưới vầng hoa trắng/ nghe thời gian chảy qua/ sinhsinh/ hóa hóa/ vô cùngTrần Tuấn Kiệt trong bài Sớm Chiều: Mặt trời lên giữa biển dâu/ Sớm nay tathấy ửng màu cổ kim/ Bụp vàng nở nhẹ trước hiên/ Nguồn vui tái hiện thanh thiêngiữa trờiHuy Trâm trong bài Chợ đồng hương:Vô chợ đồng hương để thấy thương/ Thấy mình chưa lầm nhận quê hương/Nghìn năm cam quít không thay đổi/ Cam vẫn là cam dẫu quít đường227 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nguyễn Mạnh Trinh trong bài Chủ nhật, nhớ bài thơ hớt tóc Nguyễn BắcSơn:Về đâu thì cũng về đâu đó/ Tóc bạc mà trời đất bao la/ Đợi rằm đến một vầngtrăng tỏ/ Chép lại bài thơ nhớ nước nhàPhan Lạc Tiếp trong bài Thời thiền ban trưa:chim nhỏ khoe cánh đẹp/ soi bóng với thinh không/ chim đậu trên đầu gỗ/ khôtrắng màu tháng năm...từ rong rêu gỗ mục/ bừng sống nhánh cỏ xanh/ lá non đùa giómát/ rong ruổi kiếp phù sinh...con kiến b. trên tay/ quẩn quanh chừng lạc lối/ Nhẹ thảkiến về cây/ Kiến mừng đi rất vộiĐặng Xuân Mai trong bài Đóa Chân Thường:Nụ vàng ủ hạt minh châu/ Nở ra năm cánh không màu thời gian/ Xuân đi/Xuân đến/ Xuân tàn/ Cành khô lá rụng mai vàng vẫn xuânTrần Văn Nam trong bài Lốc xoáy và bài Lửa tập trung:Tần số chu kỳ ánh sáng xa/ Đến từ thăm thẳm những thiên hà/ Mỗi đêm thưabớt vòng truyền sóng/ Vì vũ trụ này giãn nở ra...Mà Trận khai thiên có thật không/Trời sao nay vẫn lửa đang hồng/ Thiên hà, tinh tú, còn bay miết/ Sóng nhiệt đầy trờichẳng viển vôngNguyễn Khắc Nhân trong bài Cuối năm về San Diego:Về San Diego, xe vào phố/ Về San Diego/ xe qua cầu/ Gió vào mưa thành cơnbão nhỏ/ Chiều vào đêm và ta vào nhauLê Thị Kim trong bài Cảm xuân:Con chim bay ngang/ Thả một cọng rơm/Ngọn gió bay ngang/ Thả một hạtnắng/ Đám mây bay ngang/ Thả một giọt mưa/ Tình yêu băng ngang/ Nhú niềm hyvọngLê Mai Lĩnh trong bài Bên này bên kia núi Chứa Chan:Bên kia núi Chứa Chan, anh có em/ Em có anh bên này núi Chứa Chan...Quatrái núi, anh nhớ em và con/ Không vì thế ngày tháng mỏi mònCao Đông Khánh trong bài Cánh đồng trầm thủy:Trên nóc cao ốc trùng trùng đàn ông. Chót vót/ điệp điệp đàn bà. Cái Lớn. CáiBé/ những bái vật muôn năm trong gốc gác con người/ Cái Răng. Cái tóc. Cái lồn.Cái Hồn vía còn tươi/ Kẻ di tản đã ra khỏi đường chân biển...Đi hết ánh sáng. Đốt lửangoài giới hạnLý Đợi trong bài Nhã ca sợi lông:Dựng đứng sợi lông đầu tiên/ kích thích trí tưởng tượng/ lòng ham muốn gìđàn ông thứ một tỷ bước ra khỏi địa đàng/ không bởi trái táoĐỗ Quang Nghĩa trong bài Giữa tháng ba:Trong vườn/cây đợi mưa và cây đợi hoa/ Đầu mùa xuân/ chim gọi đàn, chimđang gọi đôi/ Rồi mưa/ mưa thì thầm, mưa tan trong hoaTrần Trung Đạo trong bài Ngọn đèn trong gió:Dù mưa rơi nặng hạt xuống phương này/ Em vẫn bước trên đồi xanh cỏ biếc/Ôi cao quý cánh hoa hồng Anh quốcThanh Tịnh Liên (Thích Nữ Chân Thiền) trong bài Ánh thái dương:Ồ/ Ánh mặt trời/ vẫn sáng soi...Nắng tắm/ muôn loài/ không mòn mỏi...Khôngkể/ công mình/ không giận dỗi...Tuyệt đối/ trung thành/ tĩnh lặng thôi!Trần Quốc Bình trong bài Tuần hoàn:Nước ra đại dương/ Bay ngược về nguồn/ Trải khắp quê hương...Thuyền giạtvào bờ/ Như những bài thơ/ Rải rác đơn sơLê Thánh Thư trong bài Hành hương:228 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Người về miền lửa táp/ nơi loài gai sinh ra từ bụi bờ rác rưởi/ nơi bàn chân đớnhèn không dám đi qua/ nơi đám côn trùng thường đêm mơ về cuộc truy hoan trênmái nhà...Tôi làm sao soi tìm những điều giấu mặt/ đời đờiDương Huệ Anh trong bài Cũng một ngày như mọi ngày:Có gì khác lạ ngày hôm nay/ Trái Đất bình yên như mọi ngày/ Chim vẫn kêuvà xe vẫn chạy/ Mặt trời mới mọc, mây còn bayĐịnh Nguyên trong bài Quê Hương:Mai mốt em về trăng thức mãi/ Trải vàng sông cũ nước vừa lên/ Đất trời lồnglộng thơm da thịt/ Trăng lại cùng em tắm nửa đêmNhư Chi trong bài Thắc mắc:Biển khơi nhớ sóng/ Thuyền nhớ nước trôi/ Hướng dương nhớ nắng/ Đêm nhớmặt trời...Vầng mây nhớ gió/ Rừng nhớ giọng chim/ Sương chiều nhớ cỏ/ Anh cònnhớ em ?Lưu Ly Ngọc trong bài Tạ tình:Một lần đi cứ như tình đã hết/ Hòn sỏi chìm gợn sóng một lần thôi/ Trăng sẽsáng, mặt hồ rồi sẽ đẹp/ Mấy ai buồn nhặt lại ánh chiều rơiCao Tiêu trong bài Chiều thu:Tình quê/ lòng chợt vấn vương/ nhạn thu múa cánh/ vẽ đường qua sôngVân Nương trong bài Vầng trăng khuyết:Một chút gì tồn tại/ Như ánh nắng chiều tà/ Vẫn luôn luôn tồn tại/ Hiu hắt trênđồi xaHoài Việt trong bài Bến quê:Người đi yêu bến cũ/ Con sông nhớ mặt ngườiChâu Đình An trong bài Đôi mắt trong gương:Vầng trăng mười sáu trên non/ Như đôi mắt ướt sáng tròn nhân gianNguyễn Hữu Nhật trong bài Tháng giêng cỏ non:giơ tay vuốt tóc thay lời/ tháng giêng mưa phất áo người vẫy nhau...người xachữ nghĩa vẫn gần/ mỗi năm trời đất một lần tháng giêngDương Kiền trong bài Khi Anh không còn là Anh:Anh là tiếng vọng/ Khi em hát/ Không gian xa âm vang giao động/ vút lên cao/trầm xuống thấp/ là anh/ là tiếng vọng/ ôm tròn em vào giấc mộng/ âm vangNguyễn Thị Minh Thủy trong bài Như bóng:sông nào chẳng sóng/ sóng chẳng là sông/ tình yêu như bóng/ nhập nhòa sắckhôngVi Khuê trong bài Ừ, thì xuân đến có sao đâu:Tại sao tôi chẳng làm thơ để/ Dang tay ôm lấy cái vô cùng...Tại sao tôi phảilàm thơ chứ/ Ừ, thì xuân đến. Có sao đâuLý Thừa Nghiệp trong bài Đưa người:Ta đưa người vô đạo/ Tâm tướng hề! như không/ Qua hết mùa giông bão/ Sennở trắng trên đồng.Thơ với ngôn ngữ ẩn mật muốn đạt tới huyền ảo: Các nhà thơ chủ tâmdùng những loại từ ngữ hoặc thuộc về mật ngôn trong kinh kệ của tôn giáo Đôngphương, hoặc vài hình ảnh dị thường có trong Kinh Thánh, nhưng chỉ cốt gợi chấthuyền ảo chứ không mang tính cách truyền giáo. Một số là những từ ngữ bí hiểm,khó hiểu, nhưng như vậy dễ làm cho ta cảm nghĩ thi ca thiên về trí tuệ. Hay nhất lànhững từ ngữ làm ta hiểu lờ mờ, đa trùng nghĩa, vây bọc bởi chất thơ về bí mật tạohóa, bí mật về sinh vật, bí mật về địa chất, bí mật về các chủng tộc con người. Takhông hiểu hết trọn ý tác giả nhưng ta thâu nhận được nhờ cảm tính thấy các câuthơ có vẻ quyến rũ mơ hồ bằng thi ảnh chứ không phải bằng ý tưởng lạ hay từ ngữngổ ngáo. Chủ tâm làm thơ huyền ảo chứ không phải chủ tâm tôn giáo, nhưng như229 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


vậy cũng là thơ siêu hình nhắm đưa ta vào thứ khí hậu hư hư thực thực. Điều họmong muốn là thi ca ảo diệu, mức độ tùy theo quá kỳ ảo hay chỉ mon men biên bờ,như Phạm Công Thiện trong bài Thơ cho khoảng trống:Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài, gái thổ gài tổ chim trên lưngngựa...Chim dồng dộc bay về Nam phố...Chim dồng dộc bay về mùa lúa chín có saophướn đi qua. Sao phướn đi qua.Lưu Hà trong bài Mây Sài Gòn bay hồi hôm:Bước ngắn là bước xôn xao/ Đâu đây thất lạc bước vào không tên/ Tồn khomột nhúm lãng quên/ Thôi thì gói ghém làm duyên luân hồiTrần Thảo Lư trong bài Nhạn môn quan:Vén mây cười rộ rền nhân thế/ thốn tận đền đài linh miếu rung/ tróc rễ triềuđình phong kiến lật/ xóa sạch ngàn năm sử cáo chungNguyễn Hải Chí (Chóe) trong bài Thăm thành Lisieux:Thăm giáo đường Thánh Nữ Thérèse/ Còn gặp lại xương bàn tay phảiViên Linh trong bài Tạp thi:Chó tru không phải vì roi quất/ Chỉ bởi vừng trăng chiếu giữa trưaHồ Minh Dũng trong bài Sấm chớp:Khi đứng bên đường ngoái cổ lại/ Sấm gọi bên trời chớp một bên/ Lòng kiamưa dội trên ghềnh đá/ Một sấm đi về một chớp quênThành Tôn trong bài Kín chỗ:Lưới ta đầy mòn thường hằng/ Nhựa khô cuống lá, sợi giăng chiều tà...Ngậmlòng xoải cánh hiên dơi/ Ngày treo thân nặng đêm bơi hồn mù/ Động nào trú cõimuôn thu/ Chân thân đảo quạnh che dù thiên cơHồ Thành Đức trong bài Hành phương Tây:Anh ra đi, đốt lửa lấp mặt trời/ Em ở lại, sững sờ xuân thay lá...Làm cánh chimtheo vòng ô thước/ Níu mặt trời ở lại với đại dươngĐức Phổ trong bài Quê tình:mái tranh treo ngọn khói/ chiều rụng hững hờ...mẹ quẩn quanh chái rạ/nhốtđời trong lu nước giếng/ làm sao qua khỏi làng/ bởi lũy tre tình/ măng mãiThế Dũng trong bài Trường ca lục bát lên đồng: Đêm đau đầy đọa ngôn từ/Cây xương rồng đổ, ấu thơ chết dài...Gian nhà cỏ lối rêu êm/ Trừng trừng cửa sổ tầuđêm vong tình...Nghe gà gáy, ứa tình đầu/ Ngày xuân trúng đạn. Cỏ rầu rầu đenNguyễn Phan Thịnh trong bài Gửi bạn:Những đêm sao đỉnh núi đội vương miện/ mặt trời lên/ cánh đại bàng chấpchới...tôi nghĩ rằng đi giữa nắng/ bạn với tôi sợ/ những người không có bóngNguyễn Bạch Dương trong bài Tư sự:Tin người vẽ chuyện viển vông/ Dạm mua cát lở về đong biển bồi...Ngỡ mìnhgiữ chắc đường bay/ Thả con chim sáo ra ngoài lồng treTrầm Phục Khắc trong Bài thơ muộn: Không sương không cửa sổ khôngtrăng/ Đồng loạt mùa hoa vô cảm lay/ Ghì hôn lặng lẽ đêm không ảnh/ Gặp vết nhautrong biệt tích nàyNguyễn Thanh Giang trong bài Trên một hành trình địa chất:Trên ba trăm mét còn gặp phù sa sông Hồng/ Gió phóng túng sải cánh bầykhủng điểu/ Sáu trăm mét nắng lùa phanh áo ngực/ Rừng già phơi đỉnh trọc cắt vàomây...Một ngàn hai trăm bốn mươi mét/ Biết đã qua suốt đợt biển tràn/ Những xác bọBa-thủy rồi không gặp nữa/ Gợn sóng này vỗ tận quê aiĐạm Thạch trong bài Con cá cháy:Con cá duồn từ Biển Hồ ngon thế nào Bến Tre đã biết/ Hay cá chìa vôi VàmLáng- Gò Công/ Tôi vẫn nhắc hoài con cá cháy/ Sống giữa dòng nước lợ miệt Trà230 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ôn/ [con cá thích trầm sâu giữa dòng mặn-ngọt/ ngoi ăn sương giữa đêm vềsáng]...Nhiều năm rồi đã biệt tăm/ Cá đổi vùng hay lẽ gì tuyệt chủng ?Nguyễn Đạt trong bài Chất ngất rừng Đại Ninh:Rừng thông Đại Ninh xanh sốt rét/ Co ro cùng tôi bên chân cầu...Bởi đâu rừngĐại Ninh sốt rét/ Một đêm liêu vắng lưng chừng đồi...Mở cửa liêu vắng nhìn huyễn hoặc/ Bởi đâu rừng Đại Ninh chất ngấtCung Trầm Tưởng trong bài Contretemps: Ngủ thuê ván mòn chợ chiều/Sếu ngông cuồng báo mộng nhiều vân du...Quan san xưa mưa, lên yên/ Ngựa đithiên kỷ chưa quên lối vềThanh Tâm Tuyền trong bài Chia tay:Nắng quái hoặc soi dốc núi/ Rừng cây nội cỏ úa mỏi/ Phất phơ đám cháymuộn chiều hôm/ Có nghe lòng đá tảng héo mòn...Phải người trú ngụ Hang CồnMây/ Về trông trời thẳm vũng hão ngút/ Trong gió hỗn lộng rợ trí/ đắm giạt Làng-quêkhông-nơi-đâuPhạm Ngũ Yên trong bài Tình khúc những ngày tạm dung:Ta vẫn là phượng đỏ/ Cháy bên tình em khô...Đêm có loài cúc núi/ Vàng rựcthềm chung cưĐynh Trầm Ca trong bài Trong bóng tối:Có thằng buồn quá/ ngồi ăn trái tim mình/ rồi ôm bóng tối/ rũ cười nhưđiên...có thằng buồn/ bỏ nghề làm thơ/ như khoét hết hai con mắt/ thấy đời là hư vôNguyễn Tôn Nhan trong bài Lạnh:Lạnh một tiếng gà trưa rớt ngập/ Nhân gian quạnh quẽ nhánh trơ xươngLữ Quỳnh trong bài Giấc mới:Bầy quạ giăng hàng trên dây thép/ Những nốt nhạc đen giữa hoàng hôn/ chậpchờn trùng vây mộ địaNghiêu Minh trong bài Như gió đời chim:Nếu mai về rừng thông mọc lại/ Đừng hỏi vì sao nương rẫy cạn tình/ Hãy đểcon sâu ngủ trong hoa trái/ và mơ làm người ô nhiễm môi sinhTrần Văn Nam trong bài Đền vách không:Lá già buông thòng tóc râu/ Những cây rẻ quạt đỉnh đầu nhô xanh/ Tàn khô rũ,bẹ xếp thành/ Hình thù cổ quái tay khoanh đứng tròn/ Rách tua hứng dọi hoàng hôn/Cây trong phố thị nghe mòn hoang vu/ Rừng xưa cách trở xa mù/ Uy nghi thảo mộclù lù cõi quên/ Đành thôi, kiếp sống trăng thềm/ Đó đây đứng trụ xây đền vách khôngHoài Ziang Duy trong bài Đi:Trứng trăm con nở tràn bọt nước/ Mới hay sĩ khí thổi ngoài sôngNguyễn Hàn Thư trong bài Thanh xuân thuở nọ:Bầy dơi chập choạng bay đo bóng tối/ Nghe tín hiệu mình gõ cửa thinh khôngCao hoàng Nhân trong bài Mưa rừng Trường Sơn:Phẫn nộ cơn hồng thủy/ Sầm sập rừng nguyên khai/ Cổ thụ gẫy, đá vỡ/ Đạibàng lộng cánh bayCao Mỵ Nhân trong bài Từ độ thuyền xa:Ô hay, tất cả đã hư không/ Từ độ thuyền xa bến nước ròng...Có đám bèo trôingầm gởi lại/ Hình ai in đậm mái chùa cong...Lặng lẽ mông lung thôi vĩnh biệt/ Áongười tu sĩ màn sông mưaLưu Hy Lạc trong bài Ở KT:Nghe đâu đó dường đầu cây/ giọng tu hú đầy chén mây đêm trời...Đi về thôigiở quẻ xâm/ ngồi lưng dốc mà mơ tầm nã nhau/ đã mười phương khua môi chào/chỉ bầy quạ đứng nguyên sào lặng yênTrân Sa trong bài Xử Nữ:231 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ây giờ chỉ còn tiếng thở đều đặn của chúng ta/ trong khu vườn những bônghoa trắng/ trắng, trắng xóa như giấc mơ bí mật của mẹNgô Nguyên Dũng trong bài Mặc khải:nghe ra rờn rợn hồn thịnh phế/ hừng đông đọc hết bản trường biên/ bới trokhấn nguyệt tìm chân lý/ chuông rơi mòn hạt lấp biển khôngĐào Trung Đạo trong bài Xuân tịnh vấn:xuân đến hay chưa ? Ta muốn hỏi/ Mây trắng làm sao biết trả lời...Thềmsương hoa ngủ ai người đợi/ Nỗi nhớ làm sao biết trả lờiPhạm Việt Cường trong Bài huyền du:Lắng nghe ngoài thiên cổ/ lời phù hư thơm xuân...gầy xanh ngày mộng mị/ trôidạt ngoài huyền duMai Thảo trong bài Ta thấy hình ta những miếu đền:Sao không, hạt cát sông Hằng ấy/ Còn chứa trong lòng cả đại dươngTuệ Sỹ trong bài Không Đề:Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở/ Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tanNam Dao trong bài Chữ người tử tù:Viết vào lòng người cứng hơn nham thạch/ Nhát chém treo ngành/ cổ còn sótda...một thời từng vũng/ vũng nào vang bóng chốn nghìn thu ?Đỗ Minh Tuấn trong bài Bút ký về cơn điên phiêu dạt và tìm gặp:Hồi tim đánh thức ba ngọn cỏ non/ Quăng chín dây leo buộc cánh chuồnchuồn...Ôi con chim lạnh thiên đường/ con sên bò nức nở/ trong nắng chiều thêlươngNguyễn Xuân Thiệp trong bài Những giọt lệ đồng thảo:ngoài biển/ chiều dậy tiếng hải âu kêu/ và gió/ có phải lúc ấy em nhìn thấy mộtcánh buồm vừa ra đi. trên nền xanh vô tận. màu của tranh Chagally...ngủ trên bậcthềm. dưới cây bông giấy/ ngủ ở sân ga/ thức giấc. trong chuyến xe lửa chạy nhưđiên qua đồng cỏ tíaBùi Vĩnh Phúc trong bài Mùa xưa:Đi trong rừng gió giật. Trời mưa/ Bầy ngựa đen sải qua đồi chớp...Những bônghoa đỏ. Mùi thơm bay trong trí nhớ/ Lũ thời gian như ngựa sải qua ngànHoàng xuân Sơn trong bài Cây cũ:Lên đường đáo hạn thiên san quải/ Không cánh hoàng hôn lạnh vết ngườiKhế Iêm trong bài Cõi vạn chiều:Như thể khoảng khắc của huyên náo/ Trôi ngoài ngọn nguồn, thân nhưsương...Mặt trời cắn một chiếc đã lớn/ Có bầy chim bỏ ra biển Đông...Ta về thóc ấmgiao mùa thở/ Uống hết một liều, tro cô liêuĐỗ Quý Toàn trong bài Uống bữa chiều ở chỗ Mai Thảo:Người đi bương bả vào cõi chết/ Vẳng nghe sói rú trăng đồng hoang...Nếu mộtmai địa cầu chết khô/ Thì thảng thốt trên không là gióDu Tử Lê trong bài Năm nghìn năm, tôi:rừng phân tay, chân đôi nơi/sông so vai cạn/ núi ngồi ốm, nhom...đêm thầntrùng. Ngày sâu ăn/ tiếng con cú/ lạnh/ năm nghìn năm/ tôiHuy Tưởng trong bài Đêm khát ở rừng nhiệt đới:Lá khát xanh/ Đêm khát trăng quẫy cựa sương tan/ Đất ngấm rền hồi chuôngkiệtDiễm Châu trong bài Ca ngợi bản thân:tôi bước chầm chậm/ những tầng mây cũng chậm lại theo tôi/ một lưỡi dao giảiphẫu/ lùa qua những vách mâyPhan Huyền Thư trong bài Gủi, Ngày hôm qua:ý nghĩ/ con mèo già/ cô độc. Mắt quá sáng/ Buồn/ vạch khóc vào đêm232 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Vi Thùy Linh trong bài Vili I:Con chim Vili mở bình minh bát ngát/ Tất cả ngưng đọng tất cả xao động/ Emnguyên tố thứ năm...Những câu thơ hát lạc gió bấc/ Tiếng chim Vili xuyên không gianHà Quốc Huy trong bài Không vấp nữa chia phôi:Cầm cái cung. Giương lên. Ngơ ngác/ Bắn vô tình, tên bay suốt hư vô...Cầmcái cung. Giương lên. Thầm đếm/ Lạy ông trời, tên đừng lạc đến đời sauMường Mán trong bài Mưa tím:đôi khi nhớ vút tận trời/ thành mưa trong núi bồi hồi mưa ra/ tím không riêngcủa hoa cà/ cả mưa cũng tím gọi là mưa mơNguyễn Hoàng Nam trong bài Sinh nhật:Nếu tôi/ chụp mường tượng một tấm ảnh/ chỉ có cửa kiếng quán phở mờ hơithở lạnh/ và mưa bay trắng xóa bên ngoàiTrần Nghi Hoàng trong bài Nụ cười em:những giọt lệ vẫn nằm sâu đáy biển/ là những giọt ngọc/ gói trong lòng loài ốctrai hai ngàn tuổi/ khép kín/ trái tim người mọc nhánhTrần Thảo Lư trong bài Trời Bataan mưa lâu:gió cầm chừng cắt buốt xương da/ mưa rỉ rả rục lòng biệt xứ/ nước đổ liền bảybữa không tha...Bataan mưa vùi dĩ vãng/ rừng im hiu hắt bóng tương laiHàn Song Tường trong bài Ngựa hồng:Ngựa hồng chạy bên bờ sông lạnh...Ngựa hồng đến giữa lòng em hoangdã...Đêm đã thiếp, ngựa hồng ngừng chạy...Trăng khóc mướt bên ngựa hồng mỏivó...Ngụa hồng ngủ tròn một ngày trỗi dậy/ Nốt ruồi son vui trên ngực dị thườngHoàng Phủ Cương trong bài Vào khuya:bữa tiệc da căng mặt trống/ bùng đêm lửa cháy ngươi mòn...thật sao tay hứngmưa đồng/ lạnh đã không chờ buổi quá giang/ ai gọi giữa đêm vừa tỉnh dậyDiệu Tần trong bài Mây bay:Nắng chói chang táp xuống rừng tre/ Con rựa vang lên ngời ánh thépTrần Kiêu Bạt trong bài Tâm cảnh: Giong thuyền ra đảo vắng/ Nuôi một đàncá voi/ Cùng chúng đi dạo chơi/ Khắp bốn bề biển rộng...Ta kéo vầng trăng khuya/Thắp giữa hồn lãng mạnNguyễn Tư trong bài Hạt nhớ:Dù chim biển hay chim trời/ Một mai rồi cũng xa lời yêu thương/ Hai tay ôm lấythiên đường/ Bỏ đây hạt nhớ trong vườn lãng quênTường Vũ Anh Thy trong bài Lá II:Suốt 6205 triệu đêm, kể cả ngày/ dưới đáy hồ Châu Mỹ/ chiếc lá nằm/ chờ/tịch mịchTrần Đình Ngọc trong bài Buổi sáng ở Corona Del Mar:Mây che nắng hạ mặt trời/ Gió vi vu thổi những lời đại dươngĐặng Thị Quế Phương trong bài Thư về Ban Mê Thuột:Tôi muốn hỏi một người đang ở núi/ Có bao giờ nghe gió nhắn gì không ?...Tôimuốn biết những hoa cà phê màu trắng/ Có thoát hồn trong vằng vặc những đêmtrăng ?Ngôn ngữ huyền ảo trong Phật Giáo và Thánh Kinh: Ta đã thấy loángthoáng trong các câu thơ trích dẫn ở trên hé lộ những âm vang từ tôn giáo, nhưngđa số các nhà thơ chủ tâm làm thơ ảo diệu, không chủ đích truyền thông diệu lý. Họcốt tạo ra lời bí ẩn hơn sáng sủa, thứ sáng sủa trong huyền ảo mà thi ca tín ngưỡngnhắm tới. Vì nếu mục đích là thông đạt tín ngưỡng thì đâu cần mơ hồ đa trùng nghĩamột cách thơ mộng. Với chủ đích rõ rệt truyền đạo thì dành cho những nhà tu hành.Thơ của họ cốt truyền giáo nên không chủ tâm làm thơ bí ẩn cho ta có dịp sắp xếpmột cách quy định vào một phạm trù văn học. Ngược lại, một số nhà thơ chủ tâm233 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


làm văn học thuộc phạm trù ngôn ngữ kể trên, và vì là Thi Sĩ nên tính cách sáng tạophô bày rõ rệt trong khi sử dụng từ ngữ thuộc về kinh điển. Có thể nói họ là các “ThiSĩ của ngôn ngữ tân kỳ về tôn giáo”. Đóng góp vào văn học gần như vô tình, một sốnhà tu hành làm thơ thấm đẫm Thiền Học: Thay vì dùng từ ngữ tôn giáo, chỉ dùng từngữ đời thường mà giá như ta không biết rõ họ là ai thì có khi nhầm lẫn tưởng là thơtình hay thơ tâm cảnh của thi nhân trần tục, như Tuệ Sỹ trong bài Trăng:Nhà đạo nguyên không khách/ Quanh năm bạn ánh đèn/ Thẹn tình trăng liếctrộm/ Bẽn lẽn núp sau rèm...Yêu nhau từ vạn kiếp/ Nhìn nhau một thoáng qua/ Nhàđạo nguyên không nói/ Trăng buồn trăng đi xaViên Lý trong bài Đường về quê cũ:Giọt sương khuya đọng ba ngàn cõi/ Tịch mịch trầm tư ngọn cỏ bồng...Ngày điđêm lại sương đong trọn/ Vô lượng hà sa thế giới trungHuyền Không trong bài Đài Đạo:Ta từ sanh tử về chơi/ Ngồi trên chót đỉnh mỉm cười với trăngThanh Trí Cao khi được tin mẹ vĩnh biệt:Tuổi của mẹ, đời so Thế Kỷ/ Kiếp vô thường chẳng có nghĩa chi...Lạy chưPhật! Soi đường chỉ lối/ Để người đi nhẹ bước thong dongThanh Hải trong bài Người yêu truyền kiếp:Ta xuống tìm em dưới cõi trần/ Người yêu truyền kiếp giữa trầm luân/ Đưathuyền Bát Nhã qua bể dục/ Vượt tử-sanh môn đến ngục cầmNghiêm Xuân Hồng trong bài Say vào hoa Tạng:Đáy thẳm không hư còn lồng lộng/ Nghiệp dĩ ngàn xưa mây trắng bayPhạm Công Thiện trong bài Bãi sương:đèn hiên nhà bật đỏ/ chim bồ nong trốn gió/ biển lụt tràn bãi sương/ mưa buồnrơi phố nhỏDu Tử Lê trong bài Sơn tự thi:cám ơn người tụng kinh siêu thoát/ tế độ hồn tôi vó ngựa mù/ nghe như Địatạng mà không phải/ bi lụy chân kinh Bát Nhã về...Sớm mai nhập định, chiều thươngnhớ/ đêm tối ngồi khô thế Kiết-giàThái Tú Hạp trong bài Yêu em mê muội:sớm ra đậm một chung trà/ vui cùng tuế nguyệt đất xa trời gần/ với tay thảngọn phù vân/ đông tây nhất quán một lần yêu em/ chia nhau giọt lệ êm đềm/ biểnsông cố quận đáp đền ơn nhauNgọc Hoài Phương trong bài Cuối bờ trần gian:Em còn lễ Phật trong chùa/ Ta ngồi chờ ở cuối bờ trần gian...Cõi tu nào cũngnhiệm màu/ Thì xin cứ để qua cầu sẽ hayMặc Đỗ trong bài Học đòi Haiku:Lão bà rắc nắm hạt/ Đàn chim sà xuống ăn/ Lão bà quay mình lại/ Đàn chimvù bay điHuệ Thu trong bài Tôi lên chùa,Tôi lên chùa/ đứng ngoài sân/ mùa thu lá trải/ cho trăng rớt nằm...tôi lên chùa/ngó mênh mông/ cái hư cái thực/ là vòng khói chăngVô Ngã trong bài Mốt mai:Mưa rơi trong gió sôn sao/ Nửa bay bến hoặc, Nửa vào bến mê/ Một mai cáđớp dưới khe/ Trăng treo động biếc, Ta về trên kinh/ Hoàng hôn lững thững tiếngkinh/ Bước chân sương khói, Ngoài tầng khói sươngCung Vũ trong bài Kim Cang tụng:Theo nhau rời biển Bắc/ Quên làn gió phương Nam/ Mưa nắng buồn vui mất/Chiều an trụ chân tâmLâm Hảo Dũng trong Bài gợi nhớ về Châu Đốc:234 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Em ở bên kia trời cách biệt/ Mắt buồn vây kín núi Sam xa/ Ta như lữ kháchkhông nhà cửa/ Ngủ đậu trong chùa mỗi tháng ba...Em khóc dòng sông đó phảikhông/ Đêm mơ về thấy chín con rồng/ Vẫy đuôi trên nóc Tây An Tự/ Đón Hội LongHoa một tối rằmNgô Minh Hằng trong bài Tiễn chân nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu:Chúc anh tịnh độ Niết Bàn/ Siêu thăng, mười cõi mây ngàn, hạc bayThi Vũ trong bài hồi ký viết như thơ nhan đề Chùa:Hồi nhỏ...Hai người đàn bà ấy dẫn tôi đến chùa. Đặt tôi nơi triền núi. Từ đó tôilàm kẻ chăn mây, ngơ ngác trước bao thị phi phố chợ...Chùa có mùi trầm hương vànhững thế giới chưa khui. Tôi bước vào chẳng ai để ý. Rồi ra đi không một lời chào.Như dã tràng chẳng bao giờ hỏi sóng vì sao không xe cátNguyệt Thư trong bài Đi tìm:Từ đông tây chia cách/ tìm hoài chẳng thấy đâu/ chợt quay về tâm thức/ tanằm trong mắt nhauLý Thừa Nghiệp trong bài Với tiếng Di-đà:Đất trời tám hướng mười phương/ Nghe chân ngựa gõ trên đường trốnghoangTrịnh Gia Mỹ trong bài Sang mùa:Bâng khuâng thấy mình bỗng lạ/ Xòe tay, một nắm hư không...Thấy ta từtrong tiền kiếp/ Vô thường một đóa thinh khôngTrần Hoàng Hoa trong bài Theo dấu chân người: Lặng lẽ lá bồ đề xanhthẳm/ Từng đêm nhập định cắt Luân hồiTrần Mộng Tú trong bài Cựu Ước:Trái tim quả táo đèn lồng/ Song song treo giữa mênh mông đất trời/ Anh ngồinghe tiếng thơ rơi/ Con rắn Cựu Ước đến mời mọc anh/ Em trao nửa trái táo xanh/Anh cắn tiền kiếp giữa vành môi thơmNguyễn Huy Phước trong bài Bi-Dong, lời tạ từ:Đêm Noel đảo mù sương đón Chúa/ Kỷ niệm đầy trong ký ức tươi xanh/ Contàu cũ nằm phơi trên bãi cát/ Sáng mai nào dấu cũ có còn đâyNguyễn Tất Nhiên trong bài Kẻ tự đóng đinh tim:vì chẳng được cầm tay nhau kể lể/ nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn/ Chúacũng cau mày ngắm nỗi cô đơn/ của một kẻ đóng tim mình trên thập giáVân Thy trong bài Thành:Cây trồng trước nhà thờ/ Xơ xác cành cây trụi/ Như những hồn hoang sơ/Trước Chúa quỳ xin tộiNguyễn Lập Đông trong bài Lễ chiều:Chiều nay đi lễ nhà thờ/ Thấy cây thánh giá đã mờ mờ nghiêng/ Giáo đườngnắng xế xiên xiên/ Tỉnh ra thấy ngủ ngoài hiên nhà thờ.Thơ siêu hình về cái chết và âm dương cách trở: Thơ thuộc phạm trù siêuhình này dĩ nhiên thê lương u ám, nhưng có bài tỏ ra tri thiên mệnh một cách bìnhtĩnh, đôi khi còn tỏ ra đùa cợt. Phần sưu tầm những câu thơ xếp vào phạm trù nàykhông được dồi dào, vì mấy ai muốn làm thơ về bản án tử hình số kiếp dành cho mọisinh vật, một thứ định mệnh Hữu-Tại-Thế (Être-au-monde) theo cách dùng từ ngữcủa Sartre và Heidegger. Đặc biệt thêm buồn rầu là những bài thơ nói về cách trởâm dương, đáng lẽ thơ mộng tình yêu thì đây chỉ là những cảm thán sinh ly tử biệt.Dù để triết lý về điểm hẹn cuối cùng của mọi người, không trước thì sau, thơ cố làmra vẻ tự nhiên, nhưng chất chứa trong đó nguyện vọng tồn tại lâu dài của đời ngườihữu hạn. Trừ phi những người đã quá chán ngán cuộc đời do bệnh nan y, do nỗithất vọng ê chề những hệ lụy làm họ mong sớm được giải thoát. Vì vậy không hiếm235 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thơ siêu hình về sự chết mang chất suy tư có vẻ bình tĩnh, như thơ Ngu Yên trongbài Kinh nghiệm sau khi xém chết:Nếu bạn có lần xém chết/ thử tính đời này đáng được bao nhiêu...tôi nói chobạn nghe/ tôi đã có lần xém chết/ nên cuộc đời này bán rẻ để mua vuiMai Thảo trong bài Không hiểu:Thế giới có triệu điều không hiểu/ Càng hiểu không ra lúc cuối đời/ Chẳng sao,khi đã nằm trong đất/ Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôiMặc Thu trong bài Tiếng thầm:Lui về mộ huyệt chưa chôn cất/ Kìa ánh bình minh đã ló raKhoa Hữu trong bài Ba cái chết một nỗi buồn:Ngày cuối năm, buồn trải thảm, nhớ/ gọi ba mươi năm về ngồi cùng/ bạn bè tasao như khói tụ/ như sương trời chưa đọng đã tan...mong mãi nương dâu xanh hóabiển/ bước đi về cỏ bãi thiên thu...Ba thằng chết còn ba đứa sống/ đứa mặt xanh đứaxám đứa vàng/ Xuyên ơi Uyển ơi Tường ơi mộng/bằng hữu ta chưa tụ lại tanTrân Sa trong Bài hát cho người mới qua đời:Mới nghe người ấy hát đây/ Hôm nay nghe tin người đã về trong đất/ Mộtmình. Tan rã. Và biến mất/ Người sẽ hóa thân là cỏ, là cây ?/ Là cát, là đá, là gió, làmây ?/ Tỷ triệu năm sau lại được làm người/ Ẩn mật ấy nào ai được biếtDiên Nghị trong bài Đàn hummingbird trở về (Vĩnh biệt Duy Năng):Bên chân đồi xanh đỏ/ Hummingbird lượn vòng/ nơi người yên nghỉ đó/ Ôi!Phù vân! Phù vân!...Chim đã về đường cũ/ Người ra đi mù tăm/ Nở thành hoa uyênnguyên/ giữa khu vườn thánh thiệnHuy Phương trong bài Huế oan khiên:Mệnh sử một thời mảnh đất Chiêm/ Nghìn năm thương Huế nỗi oan khiên/Nam ai một khúc ca đòi đoạn/ Trăng khuyết, nhang khuya, lạnh miếu đềnKhánh Hà trong bài Mùa xuân tiếng quạ:Hai con quạ bạc đầu/ Chia nhau bao ngày nắng/ Chia nhau bao ngày mưa/Gọi nhau vang rừng vắng/ Đầm ấm những mùa xưa...Khi mùa xuân trở lại/ Con quạvẫn một mình/ Mặt trời soi bóng lẻ/ Khản cổ gọi bạn tình/ Giữa trời đất lặng thinhKiệt Tấn trong bài Tiền giang Hậu giang:Nắng Tiền giang, mưa Hậu giang/ Nuôi tôi khôn lớn phù sa vàng/ Mai tôi vềđất xin em rắc/ Xuống con sông Cửu nhúm tro tànLâm Tường Dũ trong bài Cách ngăn:Lóng tay ngắn, đếm lui đếm tới/ Mà đốt thời gian mọc cứ dài/ Ngày đi cha mẹcòn xanh tóc/ Giờ cỏ xanh mồ mấy lớp thayBùi Nghi Trang trong bài Hỡi chim hoàng oanh:Dù anh nằm sâu dưới mộ/ Hay anh sống ở dương trần/ Có nghĩa là em cònyêu tôi/ Nên em cất tiếng hátNguyễn Hải Hà trong bài Chung mộng phù sinh:Ta như đá tự thời trầm tích/ Ngủ muôn đời tuyệt vọng đáy sông sâu...Tuồngảo hóa kiếp người chung mệnh số/ Đường trăm năm đâu khỏi nghĩa trang buồnĐoàn Văn Khánh trong bài Hóa kiếp tôi:Hai tấm ngắn. Bốn tấm dài/ Lầm lý tôi đóng quan tài cho tôi...Tôi làm cây súnghai đầu/ Đong đưa bóng chết qua cầu thế gianNguyễn Cát Minh Nguyệt trong bài Nhớ người đi:Mưa rơi mờ hư ảnh/ Vọng tiếng buồn thu không...Anh đã vào quên lòng/ emvẫn sầu miên man.Thơ nhớ tiếc thanh xuân nhưng đậm chất siêu hình: Thơ nhớ tiếc thanhxuân thích đáng xếp vào loại thơ tình. Sở dĩ nhớ tiếc thanh xuân mà xếp vào phạmtrù thơ siêu hình vì nội dung nói lên triết lý tổng hợp: Tổng hợp sự phù du (đã là một236 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


phạm trù trình bày ở đoạn trên), và sự tàn tạ vào cõi chết (cũng là một phạm trù đãtình bày rồi), và sự ước vọng tươi trẻ ngàn năm (lại một phạm trù đã nói đến). Tínhchất triết lý siêu hình ở các bài thơ nhớ tiếc thanh xuân mà ta đề cập ở đây như vậylà tròn một vòng hệ lụy của đời người: Hát theo tiếng lá xanh reo vui, khóc theo tiếnglá già rơi rụng, hóa thạch để giữ mãi bóng dáng lá của ngàn năm. Tình cũng có, kỷniệm ấu thơ cũng có, hiện thực sự cách biệt già trẻ cũng có, chân lý thời gian bấtphục hồi cũng có, chấp nhận làm ra vẻ lạc quan cũng có. Gần với phạm trù thực tạilặp đi lặp lại, thực tại vĩnh hằng, nhưng thực tại miên viễn này thuộc thời gian tính,khác thực tại không gian tính của vật chất. Rốt cuộc thì thời gian tính hay không giantính đều là hai mặt của bản thể vũ trụ, vì vậy thơ nhớ tiếc thanh xuân khởi từ giaotiếp nhân quần, chủ yếu là giao tiếp nam nữ, mà tiến dần về biên vực siêu hình, nhưKim Tuấn trong bài Tháng giêng Sài Gòn làm thơ yêu em:Tháng giêng Sài Gòn anh làm thơ yêu em/ Buổi chiều mù mưa bay xa trờiThành Phố...Tháng giêng yêu nhau, anh thắp mặt trời hồng/ Soi sáng trong anh niềmtin yêu vững chãiHoàng Du Thụy trong bài Cuối mùa:Là cánh chim vượt ngàn trùng biển cả/ Bay tìm con trống buổi đầu đông/ Anhnào biết cánh chim chiều lạc lòng/ Vẫn bay hoài giữa cõi mênh môngHà Thượng Nhân trong bài Vẫn thấy mùa xuân ăm ắp đầy:Ta nghe tiếng trẻ ngây thơ hát/ Ta thấy chim trời hớn hở bay/ Mừng nhauchẳng có cà phê đậm/ Vét túi còn nhúm thuốc lào say...truyền lửa cho nhau chungnửa điếu/ Mai kia nhớ mãi những hôm nayNhã Ca trong bài Đi trong tuổi nhỏ:Trong khu vườn trẻ thơ của nàng/ Có một con đường/ Con đường trôi ra biển/Với hai hàng phi lao/ Lặp lại những lời ru của mẹ/ Phi lao và những ghe cá mắm/Mặn nồng như hơi thở/ Đến bây giờ chưa nguôiNguyễn Xuân Hoàng trong bài Những hang động của tuổi thơ:Trong Thành Phố đó, tôi đã nhìn mình mòn chết/ Mất tích, sủi tăm, tan biếnnhư một hột muối trong biển...Cũng may/ đứa bé đó là tôi có được một bãi cát làmgiường, một rừng dương làm nhà, một biển xanh làm người tâm sựTrần Dzạ Lữ trong bài Ngày vẫy biệt khu rừng mơ tuổi nhỏ:Chính nơi đó tóc em bay từng sợi/ Cho ta thầm yêu mây của trời cao/ Tình rấtdại nên tình chưa dám nói/ Hồn tơ trời chưa buộc chỉ thương đauPhan Xuân Sinh trong bài Nhìn lại sau dĩ vãng:Tiếc gì nhau một nụ cười/ Sắc hương rồi cũng một thời nhạt phai/ Cầm bằngsông chẻ làm hai/ Nửa ngong ngóng, nửa miệt mài ra khơiChu Vương Miện trong bài Vấn thuốc hút:Nguyễn Bính có nuôi đàn bướm trắng/ Bay qua bay lại giậu mồng tơi/ Bỗngdưng vô cớ bay biền biệt/ Mới hay đã thành lụa tơ trờiKiệt Tấn trong bài Em áo chim:Con chim nho nhỏ/ xuống ăn bông cỏ/ chim ngước mỏ nhìn/ tình em áođỏ...con chim vành vành/ trốn giữa lùm chanh/ chim kêu tha thiết/ tiếc em áoxanh...con chim giang đầu/ mổ lá sầu đâu/ chim run lưỡi đắng/ nhắn em áonâu...chim vàng cánh nhỏ/ em nhỏ áo vàng/ khoai tím vồng lan/ em mang áotím...anh gọi thao thức/ chim ơi chim ơi/ em ơi em ơi/ chim ơi chim ơiPhù Sa Lộc trong bài Chia tay người con gái Cần Thơ:Ta uống đỏ chiều môi/ Ta uống vàng chiều rượu/ Chắc chắn say lắm rồi...Chiatay người con gái/ Tóc dài lưng mượt mà/ Sao ta buồn đến vậy/ Em tuổi bằng con taTrần Yên Hòa trong bài Màu cố quận:237 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Nhưng suốt đời, ta mãi là ta/ Một hình bóng tưởng chừng bất diệt/ Ơi em, emnhư là truyền thuyết/ Cố quận buồn sương phủ núi đồi xa...Ta về, qua Quận lỵ ngùithương/ Tưởng em đứng ba mươi năm và khócTrần Phù Thế trong bài Còn dài cuộc chơi:Nhìn quanh tuổi quá năm mươi/ Se se râu bạc cọng đời lung lay/ Đưa bàn tay,ngắm bàn tay/ Thấy đâu chỉ số còn dài cuộc chơiHồ Trường An trong bài Quạnh hơi thu:Thương em áo lục phai hồng/ Xuân theo con nước cạn ròng, bãi phơiVân Long trong bài Thu cảm:Em như con gió thổi qua ngang/ Trẻ, đến làm đau cả lá vàng...Xòe ra đôi sợimang màu nắng/ Bất chợt mùa thu vương kẽ tayPhan Thị Ngôn Ngữ trong bài Trang trải:Gian phòng vắng đèn vàng leo lắt/ Bóng anh ngồi trầm mặc đêm sâu/ Tóc hoarâm giờ trắng mái đầu/ Thời son trẻ ngậm ngùi đi qua cửaVũ Quỳnh Hương trong bài Khi ta đến và Khi ta về:Ôi các em đừng quên mang rượu đào/ Đưa ta về một chỗ để chiêm bao...Khita về ngất ngưởng mấy đường bay/ Thơ ở lại nhớ ta sầu nhỏ nhẹĐèo Văn Trấn trong bài Mưa về bản sáng:Cây thông còn khắc bao tâm sự/ kỷ niệm xuân thì cuối dốc xa/ thác văng dộivào miền ảo giác/ cà phê mấy giọt biết ta giàTrần Đình Ngọc trong bài Ngông cuồng:trả cha trả mẹ võng nằm/ trả cho chú cuội trăng rằm đầu nonSương Mai trong bài Chút gì hạnh phúc:chút gì hình như cô liêu/ Khi thời gian úa tiêu điều trời thu/ Chút gì hình nhưsương mù/ Bướm hoa mờ ảo, biển dâu cuộc tìnhMạc Phong Đình trong bài Dấu xưa:ngày tháng hạ em bỏ trường xa lớp/ riêng ta về giấc ngủ chẳng bình yên...emgái nhỏ tóc ôm bờ vai trắng/ dấu tương lai trong nét vẽ cung đìnhQuan Dương trong bài Mưa:Tò mò mở cửa ra coi/ Thấy mây đen còng bầu trời lang thang/ Ước gì em: sợimưa ngang/ Để tôi: mưa dọc, chận đàng cung nghinhTường Vũ Anh Thy trong bài Trên sông khói:xuân nay em đâu/ tóc xưa không còn nữa/ mưa hôm kia chở khói qua sôngKiêm Thêm trong bài Về thăm lại những chiều xuân:Rồi tôi sẽ về thăm những chiều xuân/ một góc ga cũ/ phố xưa...mái đình LaChữ/ vẻ buồn bã im lìm của cây mù u/ một lòng hoài cổNgữ An trong bài Ngẫu nhiên:Ra vườn hái mấy chùm hoa cỏ/ Hái thêm sương biếc ở trên cành/ Khi khôngchợt thấy chùm hoa nở/ Giật mình nhớ lại bóng xuân xanhHồ Công Tâm trong bài Mộng hay thực:gặp nhau còn ngỡ trong mơ/ nhịp cầu tay nắm còn ngờ gió bay/ hỡi người taychửa cầm tay/ mà như thân thiết bao ngày tháng quaVương Nguyện trong bài Mưa buổi sáng ở Garden Grove:Giọt lăn bên gót chân người/ Giọt đi trên phố, giọt ngồi dưới hiên...Mưa xưa.Phố cũ ngậm ngùi/ Thôi xa mưa. Đã nửa đời thanh xuânDã Thảo trong bài Mùa xuân áo đỏ:Paris xuân về khu Latin/ Tách cà phê đắng đuổi ưu phiền/ Khói thuốc xanhbay vờn nắng ấm/ Em có mơ thời ta sinh viên...Mùa xuân áo đỏ mùa xuân mới/ Tươithắm như ngàn đóa dạ lan.238 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Thơ siêu hình hải ngoại: bóng người tử sĩ sau làn khói chiến tranh Trênlà những sưu tầm thơ siêu hình của mọi thời qua chín phạm trù có tính cách khuônkhổ cho dễ đặt vào các câu thơ sưu tầm. Còn một phạm trù thơ siêu hình của mọithời nữa, nhưng chưa sưu tầm được các câu thơ thích đáng, đó là thơ kinh dị maquái. Có lẽ các thi nhân Việt Nam ít hứng cảm sáng tác loại thơ này. Nếu họ nói vềma thì chỉ phảng phất linh hồn có vẻ liêu trai như trong vài câu thơ của Tản Đà, hiếmkhi có thơ quỷ hút xương như thấy trong thơ thời trẻ của Chế Lan Viên. Thi ca hảingoai, nếu có vài câu thơ như vậy, thì đó là thơ siêu hình của mọi thời. Thi ca vớibóng người tử sĩ xuất hiện trong thơ hải ngoại chỉ là sự nhớ tiếc bạn bè chết trậntrong cuộc chiến tranh đã qua, và nhớ tiếc thuộc tình cảm, không phải cụ thể viết vềbóng ma. Thi nhân tạo ra một màn khói huyền ảo cho bóng người tử sĩ hiện về bêncạnh những chiến cụ hư hoại lăn lóc, làm cho ta thấy dấu tích chiến tranh nói lên tínhphù ảo, giống như hình ảnh chỉ còn lại hoang vu của chiếc cầu xe lửa chiến lược sụpđổ trên sông Kwai ở Thái Lan thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có thi nhân hồi ức cái chếtnhư định mệnh siêu hình của người bạn thế chân mình trong thời gian về phép. Cóngười tưởng tượng hồn tử sĩ hiện về trong Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam CộngHòa nay bị bỏ phế. Có người trở lại Cao Nguyên, nơi khởi đầu cuộc rút lui chiếnlược đầy sai lầm đưa tới sự sụp đổ Miền Nam, trở lại để khóc bạn bè gục ngã tạiđây. Lại có thi nhân rót rượu cúng hồn tử sĩ được cường điệu với gió hú rùng rợntrong những đêm trăng nơi sa mạc định cư. Người nửa, cường điệu vùng tam biênhoang dã và làm ta không phân biệt được hồn tử sĩ của phe nào, có thể lại làm talầm tưởng là tiếng than của người Thượng đòi ly khai, vì trong thơ nghe vang vọngtiếng quốc kêu và lắng động bóng ma Hời. Và đặc biệt, một người so sánh những lôcốt thời chiến tranh đã di hận vào tâm hồn hậu chiến như những bướu ung thư trongthân thể. Trên là lược qua nội dung thơ của bảy người, thơ của họ riêng trong nhữngbài sau đây thích đáng xếp vào phạm trù thơ siêu hình hải ngoai:Trần Thúc Vũ trong bài Phù ảo:Năm xưa ta vào trận/ Lòng như mây bốn phương/ Khói tanh ngày lửa đạn/ Tửsinh coi bằng không...Lửa bùng lên tháp pháo/ Đất lẫn trời ngổn ngang/ Nào đâu làPhù ảo/ Nào đâu là thép gang...Khuya từng khuya vuốt mắt/ Mênh mông đêm hỏachâu/ Bốn mươi năm lửa uất/ Ta đâu hề! Ta đâuLuân Hoán trong bài Bàn giao cho bạn địa bàn. Bàn giao cho bạn nghĩatrang vô tình:từ đồn Đức Hải ta về phép/ bạn thế chân ta kích xóm đêm...đâu có chỗ nàovừa mắc võng/ nằm hoài cũng mỏi cái lênh đênh...bạn mới ngả lưng lim dim mộng/cạc bin, bảy chín, lẫn AK/ trời xanh thăm thẳm hồn nhiên quá/ phận số dành riêngmỗi chúng ta ?...ta trở lại đồn qua xóm cũ/ rút colt bắn lẫy cái lu sành/ nước tràn, luvỡ, trời, ta khóc/ bóng bạn chập chờn đóm lệ xanh...Nam ơi, Đức Hải trưa nay vắng/biển lặng ngồi không xót phận mày/ ngày mai nhổ trại lùng Đức Phụng/ đến lượt tahay đứa nào đây ?Thái Anh Duy trong bài Thăm nghĩa trang:Tịch dương đêm mở trăng vào/ Đống xương ẩm mục, bầy sao tỏ tình/ Thầnlinh cúi mặt u linh/ Tan hoang thổ địa, ngả nghiêng nấm mồ...Đắng cay thắm mộtcuộc cờ/ Đấu trường khánh tận đôi bờ có hay...Lom khom tượng đá trăng khuya/Tâm mang nón sắt nắng mưa giữa đời/ Bây giờ hồn đá lâu rồi/ Quãng không/ lòng cóngậm ngùi bãi khôngPhan Ni Tấn trong bài Quê núi:trèo lên đỉnh dốc, đời sẽ thấy/ một rùng. một núi. một quê hương/ thảng thốtkêu bầy, chim ông lão/ than già như cây cội tà dương...bùi ngùi quê khóc khôngthành tiếng/ đất đỏ tràn đi khắp nẻo đường/ nắng bụi mờ trời, mưa lầy đất/ con chó239 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


cõi nhai miếng thảm thương...quê khóc giùm anh hùng mạc vận/ mùa mưa gục ngãngoài chiến trường/ mảnh hồn tan tác bay về núi/ sống lẫn vào trong nỗi tiếcthương...trèo lên cây sấu, cây cơm nguội/ hái xuống ăn cùng trái gió sương/ nhìnlung trên nẻo đời bay bụi/ kẻ còn, người mất, đứa tha hươngBùi Ngọc Tuấn trong bài Đêm sa mạc, say dâng anh hùng tận:giữa cuộc độc hành vào sa mạc/ rót đầy ba chén óng vàng trăng/ chén nàytưới hất trời thăm thẳm/ hồn xưa ngươi vút ánh sao băng...bạn bè thuở trước mangbinh nghiệp/ nay đã thành ma rú chiến trường...đêm vào sa mạc rót ba chén/ một đểmời trăng, một cúng hồn/ những anh hùng tận khi trời phụ/ một uống nghẹn ngào cholệ tuônVũ Đức Tô Châu trong bài Thu Tam Biên:Tam biên sơn mây ngục/ Rừng Tam biên kín đục sương mù/ Ta về A-Sầu mấybận/ Mục tử khổ sai, nhớ trận khinh thù...Bên trời viễn xứ/ Tam biên ta về xót nỗiquan san/ Mây thu giăng không trăng A-Lưới/ Đêm Xuyên-Khoảng, Xiêm- Rệp, A-Sao...Thương biết mấy những đồi hoang dã/ Bóng tàn thu tợ bóng ma Hời!...Ta địnhvị: Tây phương triền dốc thoải/ Vẳng bên trời/ Quốc! Quốc! gọi mùa rơiLê Thị Huệ trong bài Lô cốt:Tôi lớn dậy cùng những lô cốt chắn đường/ Tử thủ phố phường ướt nhữngđêm kinh con gái/ Máu chảy lai láng trong bản tin chiến trường buổi sáng...Lo cốt! lôcốt! Những hàng rào kẽm gai! Gai đâm ngang mặt trời quê hương chiến tranh/ Tôikhông được biết mùi hương của những nụ hoa chanh/ Nở cốm xanh trời Việt Namnhững trưa hè lưu tán...Họ để lại lô cốt những cái bướu trâu/Mọc u óc khắp tử cungtôi thời hậu chiến/ Chúng nổi tự bao giờ làm sao tôi hiểu thấu/ Những lô cốt còn lại từmột cuộc chiến tranh.Thơ siêu hình hải ngoại: Bóng ma trên đường vượt biểnĐây là phạm trù thứ hai, cũng là phạm trù cuối, của thơ siêu hình hải ngoại.Nếu chỉ nói về vượt biên, nối tiếp sau thời kỳ di tản 1975, và xảy ra trước thời kỳ rađi có trật tự, thì đã có một chương riêng trong sách dự thảo “Thi Nhân Việt Nam HảiNgoại”, đó là chương “Những giai đoạn rời khỏi đất nước”. Ở đây chỉ giới hạn thuộcvào phạm trù các câu thơ siêu hình của thời vượt biên mà thôi, nói rõ là những câuthơ phảng phất hồn ma bóng quế của những người không may bỏ mình trên biển vìbão tố, chết vì đói khát khi thuyền trôi giạt nhiều ngày, mất mạng vì bọn hải tặc. Oanhồn họ có thực sự về dương thế theo gót người tỵ nạn hay không, ta nghe có vàitrường hợp được kể lại cũng khá huyền hoặc. Nhưng trong thơ hải ngoại, hồn vấtvưởng chỉ là hệ quả tính giàu tưởng tượng triển khai từ lòng thương yêu: Người maymắn còn sống như thấy hình bóng thân nhân không may của họ trở về, có trườnghợp khi họ đã định cư yên bình ngó lại những người đang bôn ba kém may mắn, cótrường hợp cùng thời vượt biên gặp nạn và đã được cứu vớt: Vào những đêm mưagió nghe khắc khoải tiếng ai ngoài trời rừng núi hoang dã quanh các trại tỵ nạn, hoặcvào những đêm trăng mường tượng có bóng oan hồn lang thang trên bãi biển rải rácnhững xác tàu thuyền phế bỏ, như Mai Thảo trong bài Chỗ ấy:Con chim biển bay đi rồi lượn lại nhiều vòng/ Biển phẳng tắp chim thấy gì chỗấy ?/ Có phải ngàn thước thẳm dưới cánh hải âu/ Con chim trời ấy thấy/ Một cuộc đờivượt biển đã chìm châuĐỗ Quý Toàn trong bài Đêm mơ thấy người trên biển:Em té chơi vơi đầu ngọn sóng/ Rồi chợt bay trong cõi tĩnh không...Sóng hảmiệng nuốt thân trần lụy/ Bỗng dưng hồn chơi vơi thần phù...Em chợt về đêm quacánh bướm/ Lênh đênh vạt áo vẫn mờ sương/ Gió từ sa mạc trăng về biển/ Mà hồnlang thang đâu quê hươngViên Linh trong bài Lưu vực điêu tàn:240 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Lưu vực điêu tàn ở biển Đông/ Xương bầy như thú cháy rừng hoang/ Nhưngrừng không cháy, nào đâu thú/ Người chết thân chìm Thủy Mộ QuanNgô Tịnh Yên trong bài Hành phương Tây:Thả vào núi con quốc quốc/ Lại oán mình cái gia gia/ Để buồn đỗ quyên nhớnước/ Hộc máu trong mùa thu qua...Thả tro tàn ra biển Đông/ Hận mình đem đời trôinổi/ Chỉ oan uổng con dã tràng/ Suốt đời không oán không hối...Thả chiều cho bìmbịp kêu/ Nghe mênh mang đau tiếng quạ/ Nhìn mây dạt về phương Tây/ Thấy mìnhhoa lau trắng xóaNguyễn Thanh Châu trong bài Mộ khúc biển:Chuông cầu hồn từng chiều vẫn đổ/ Động bóng ngàn mây đỏ thảm thê/ Tiềnthân em hẳn là ngư nữ/ Nên biển tang xóa kiếp em về.(Đăng trong Giai Phẩm Xuân Ất Dậu 2005 của Nhật báo Người Việt)Mùa Thu Mênh Mông Và Mùa Thu Cục Diện Trong Thi Ca Hải NgoạiMùa màng thời tiết, kèm theo là những lễ hội. Nội dung thi ca hải ngoại lấy bốicảnh trong đó như cùng lúc tương ứng với ba chủ đề: Thơ tình hoài hương, thơ hộinhập vào đất mới, và thơ siêu hình của bao la trời đất. Ví dụ vào mùa Xuân lễ hộiTết, thơ hải ngoại đã từng đóng góp phong phú trên các giai phẩm xuân của Tạp chívăn chương, nhật báo và Tuần báo, nếu ta chịu khó sưu tầm thì cũng đã đến hàngtrăm bài trong suốt 30 năm (1975- 2005). Nhà thơ nào cũng đều có đôi ba bài liên hệđến xuân quê hương, xuân nơi xứ người, xuân tuần hoàn mạch sống hay xuân củathời gian trôi mãi. Còn vào mùa Đông tuyết rơi trắng xóa như ở bên Anh bên Pháphay ớ các Tiểu Bang phía Đông Hoa Kỳ, làm sao không có các bài thơ ngồi bên lýsưởi nhớ nắng vàng đồng lúa bao la với xóm làng yên tĩnh, làm sao không có nhữngbài thơ Mùa Giáng Sinh đi lễ với người tình nơi các Thành Phố quê nhà thuở xa xưa,làm sao không có thơ siêu hình của các nhà thơ tín ngưỡng tôn giáo. Và vào mùamưa ở vài Tiểu Bang Hoa Kỳ hiếm có mưa suốt tháng ở vùng khí hậu gần sa mạcnhư California nhưng không hiếm như ở Tiểu Bang Washington hay Tiểu BangFlorida hay Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn làm sao mưa tầm tã không hằn vết trong vài bàithơ hội nhập buồn trong những năm đầu nơi xứ người. Nhất là những người Việtsống với nghề đánh cá ven biển Texas thuộc Vịnh Mexico, họ đã và đang ra khơiđánh bắt trong những ngày mưa gió, và ta không quên tin tức trên các báo Mỹ viếtvề những năm đầu mới định cư họ còn bị kỳ thị bởi người địa phương. Mùa mưa làmbối cảnh cho hội nhập buồn những tháng ngày lam lũ khi mới đến định cư, nhữngcâu thơ của Giang Hữu Tuyên sáng tác tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn làm ta biết cónhững ngày mưa dai dẳng tại nơi đây, tương phản với mùa hoa anh đào nở rộ vàomùa Xuân bên dòng sông Hudson. Mãi đến khi ông mất, bài thơ này mới được phổbiến rộng nhờ nhật báo Người Việt ở Nam California. Điều đó nói lên sự kiện báo chíViệt Ngữ như những ốc đảo trong nước Hoa Kỳ rộng lớn và trong thế giới cách ngănbởi đại dương, viêc sưu tầm thơ hải ngoại chỉ có giới hạn. Bài thơ “Trời mưa đi phátbáo” đại diện cho thơ về hội nhập buồn khi mới định cư nơi xứ người, tương đươnggiá trị văn học phản ánh thời thế như bài thơ “Mai mốt anh về” của Cao Tần. Bài thơcủa Giang Hữu Tuyên sau ngày mất của ông hầu như ai cũng biết, nên không thểkhông ghi lại trọn bài như một chứng tích văn học:TRỜI MƯA ĐI PHÁT BÁOChiều ngả năm đường năm bảy ngảNgả nào cũng ướt giọt mưa rơiBao mùa mưa đã im giông bãoSao nước trường giang vẫn khứ hồiMười mấy năm làm tên phát báo241 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Lòng buồn theo thành quách xa xưaNhững trang tin dội từ quá khứRớt ngập ngừng cùng những hạt mưaMưa lót ngót đời loi ngoi mãiSáng chưa đi, chiều lại mưa vềMưa ngả năm từ năm bảy ngảNgả nào cũng mưa và mưa thôiXấp báo trên tay vừa ướt hếtVậy mà cứ đứng dưới mưa bayHình như những mùa mưa thuở trướcĐang về làm ướt trái tim ai.Mùa màng thời tiết và lễ hội vào mùa Thu, mùa gợi hứng nhiều nhất cho thica, chắc chắn có nhiều dấu ấn trong thơ người Việt xứ người. Đặc biệt nơi miềnNam California, nơi không phải hoàn toàn thuộc khí hậu ôn đới như miền BắcCalifornia, mà là khí hậu bán ôn đới, khí hậu bán sa mạc, nên giữa tháng chíndương lịch trời vô cùng oi bức với những ngày có luồng nhiệt đi qua hết sức nóng,với những ngày có gió sa mạc Santa Ana thổi đến rất khó chịu. Nhưng cũng là nơitiềm phục sẵn những hàng cây phong ôn đới, những rừng thông thuộc xứ lạnh,những vùng cây aspen mau chóng chuyển thành lá đỏ vào mùa Thu. Tất cả như sẵnsàng thuộc về mùa Thu. Quả là như vậy khi ngày Thu-phân 22 tháng 9 trở về thìngay tức khắc thời tiết sa mạc chuyển liền sang mùa lạnh ôn đới. Trên đường phốthấp thoáng có người mặc áo lạnh, tuy nhiên chưa phải tất cả ai cũng thấy cần thiếtkhoác kín như khi vào giữa mùa Thu bước sang Đông. Mùa Thu California càngthêm gợi cảm do từ những bài hát sang Thu trong chương trình phát thanh Việt Ngữ24 tiếng mỗi ngày tại miền Nam California. Đang đi trên xa lộ vào buổi sáng khoảngchín mười giờ, lúc mà bầu trời huyền ảo có màn sương mù trên các hàng cây, khíhậu mát dễ chịu, nghe bài hát mùa Thu của Nhạc Sĩ Thanh Trang mới thấm đẫmchất siêu hình của trời đất “với thu mênh mông” để rồi “tiếc thu mênh mông”:“Nhớ những đường về sương rơi mịt mùng/ Mắt biếc là màu riêng tôi lạnhlùng/ Thương cho người về cô đơn với bóng/ Mây chiều lạc loài đã xuống/ Với thumênh mông... Nhớ mãi đường chiều thu rơi ngàn trùng/ Tóc đã lạc cùng mây trôi ngạingùng/ Đêm mong người về cho vơi giá buốt/ Nghe hồn từng mùa đã khuất/ Tiếc thumênh mông.” Nội dung bài hát này thuộc về tình ca, nhưng ta cảm được chất siêuhình của trời đất qua từ ngữ mênh mông lặp lại mấy lần, và hình như điệp khúcmênh mông gây ấn tượng nhất cho người thưởng thức.Ta đặt câu hỏi: Có phải sở dĩ thính giả cảm được tính chất vừa cao vừa rộngvừa huyền ảo của mùa Thu là nhờ âm điệu của nhạc vút lên, nhờ tiếng hát của HọaMi của Khánh Hà của Thu Phương...? Nghĩa là dù bằng những lời khác thì ta vẫncảm thấy chất siêu hình đó, không nhất thiết nhờ từ ngữ mênh mông. Có đúng nhưvậy không ? Ta thử trám vào những nốt nhạc đó bằng các chữ “bao la” hay “cao xa”,như thế thì không hề lệch âm điệu, vậy tại sao ta không cảm được tính chất mênhmông của trời đất vào Thu. Ta có thể nói từ ngữ mênh mông chẳng những chỉ trỏ sựvật mà còn chính là sự vật, từ ngữ không là phương tiện phát biểu thực tại mà cònchính là thực tại. Từ ngữ là hóa thân của bản thể. Một ví dụ khác: Từ ngữ chỉ về sốlượng “ngàn” khác với từ ngữ số lượng “nghìn” (không kể ngàn có nghĩa là rừng nhưcây ngàn, lên thác xuống ngàn). Ngàn khơi chẳng hạn là từ ngữ chỉ số lượng trênđại dương, khi đọc lên có âm hưởng biểu hiện cõi miền lớn rộng, tức là chữ ngànkhơi chất chứa bản thể ngoại giới bao la. Còn nghìn xưa là từ ngữ chỉ số lượng thờigian, khi đọc lên có âm hưởng biểu hiện bề sâu quá khứ, tức là nghìn xưa chất chứabản thể độ dầy của lịch sử. Nếu ta dùng chữ ngàn xưa thì cũng được, cũng đồng242 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


nghĩa, nhưng ta không đồng cảm, không thị kiến thấy mịt mùng năm tháng lùi sâutrong dĩ vãng.Ta lại đặt câu hỏi: Nếu ngoại giới không phải vào mùa Thu, trời đất khôngphơn phớt sương mù, khí hậu không mát lạnh, không phải là lúc nhàn du chạy xethảnh thơi trên xa lộ, liệu ta có cảm thấy mùa Thu mênh mông khi nghe các lời hátcủa Nhạc Sĩ Thanh Trang.Thiếu hoàn cảnh như vậy, quả là ta không cảm được mùa Thu. Giả dụ nhưlúc viễn hành trên vùng sa mạc ngút ngàn hay viễn du trên đại dương không bờ bến,thay vì mênh mông bao gồm chiều rộng và chiều cao thì ta chỉ cảm thấy một chiềubao la mà thôi. Còn nói gì khi ta cư ngụ nơi thị tứ chật hẹp, hẻm phố che khuất bầutrời xanh, thời tiết oi bức không phân biệt mùa: Ta sẽ thấy nhân giới vật lộn với khókhăn đời sống thay thế cho nhiên giới mênh mông của mùa Thu. Cho nên ngoại giớimùa Thu, từ ngữ nghệ thuật, và đời sống kinh tế của con người phải hòa điệu vớinhau.Ta lại đặt thêm câu hỏi chót: Nếu như lời hát mùa Thu mênh mông ta đã có,âm điệu lên cao và lan xa đã gắn liền, ngoại giới mênh mông đang ngoài kia, nhưngsức khỏe của ta đang suy sụp, liệu ta có cảm nhận được mùa Thu đang quay vềhạnh phúc. Chắc chắn là không. Vậy là thêm yếu tố tình trạng cơ thể của con người,có lành mạnh thể xác thì mới tiếp nhận những ca ngợi cuộc đời, tâm hồn mở cửa vềphía siêu hình cao xanh. Nếu quá suy sụp vì bệnh tật không hy vọng cứu chữa thìtâm hồn chỉ mở cửa về phía siêu hình thần bí hay huyền bí tùy theo tín ngưỡng tôngiáo, mong được phù hộ hay mong sớm về cõi vĩnh hằng.Đến đây, ta nên đi sâu thêm nữa vào phân tích cảm nhận mênh mông. Siêuhình mà ta gọi là cao xanh mênh mông như vừa trình bày ở đoạn trên chỉ là thứ siêuhình còn vướng mắc vào sắc tướng của thế giới hữu hình. Như người Maori thuộcsắc tộc Polynesian hiện cư trú tại Tân Tây Lan, họ có những triền núi chạy thoaithoải xuống biển dùng để thủy táng người quá cố. Họ cầu nguyện cho linh hồn ngườichết trở về cõi đời đời ở phía Tây Thái Bình Dương cách đó mấy ngàn hải lý, nơiphát xuất nguồn gốc tổ tiên tộc người Polynesian, truy ra họ đã hành trình di cư đếnđây từ bao Thế Kỷ trước. Cõi miền như vậy chỉ là triển khai từ bao la của đại dương.Cũng như cõi đời đời của vài tộc người khác triển khai từ mênh mông sa mạc, từbình nguyên thảo nguyên, từ bầu trời xanh ngàn thuở mây bay, từ những đỉnh caongàn năm tuyết trắng...Đó không phải mênh mông của thấu thị “ba ngàn cõi”, củatrực giác “bình minh khắp muôn trời”, của huệ nhìn. Đến nay, vật lý nguyên tử mớithấy quả là sự thật khi khám phá mỗi nguyên tử, thậm chí mỗi hạt hạ nguyên tử (vihạt) cũng có cấu trúc mênh mông như đại dương giữa các phần tử tạo thành, điềumà William Blake (Thi Sĩ Anh 1757- 1827) đã từng viết: “To see the world in a grainof sand/ And a heaven in a wild flower/ Hold infinity in the palm of your hand/ Andeternity in an hour”, và như Nhà Văn Mai Thảo (1927-1998) cũng đã từng diễn tảtương tự: “Sao không, hạt cát sông Hằng ấy/ Còn chứa trong lòng cả đại dương”.Rất tiếc người viết bài này không nhớ hết các câu thơ chữ Hán sau đây, không biếtrõ của vị Thiền Sư nào, và trích ra đây có sai sót chữ nào hay không. Nhưng nộidung thì không lầm, cũng đều là ý tưởng đi vào thế giới cực nhỏ như đầu sợi lông,như trong hạt cải, mà thấy mô hình tương tự của vũ trụ cực đại: “Càn khôn tận thịmao đầu thượng/ Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”. Hành trình vào cấu trúc hạt hạnguyên-tửcực nhỏ để thấy sự tương đồng về cách tạo thành của vũ trụ vô cùng, nóiđơn giản như vậy vì ta muốn giảm bớt việc phải dùng các từ ngữ khoa học chuyênmôn như cơ học lượng tử (quantum theory) và vật lý vũ trụ (astrophysics). Tránh đisâu vào lãnh vực quá thông thái, nhưng ta nhận thấy rằng “đầu sợi lông” hoặc “tronghạt cải” hoặc “trong hạt cát” qua lời thơ của các Thi Sĩ vẫn còn là thế giới hữu hình243 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


quá lớn đối với hạt hạ-nguyên-tử (subatomic particle) hay hạt căn nguyên(elementary particles), lãnh vực cực nhỏ mà vẫn phải được thực nghiệm của vật lýlượng tử. Có thể đầu sợi lông hay lòng bàn tay hay hạt cát sông Hằng chỉ là nhữngbiểu tượng để chỉ thế giới siêu hình không thể biểu hiện ra được cho thế gian biếtbằng thị giác, thính giác, cảm giác. Nghĩa là thế gian không thể thấu thị bằng huệnhìn, bằng trực giác siêu nghiệm, nên các nhà thơ phải dùng sắc tướng hữu hình đểám chỉ. Nhưng đối với người đạt tới tình trạng đốn ngộ hay gần kề đốn ngộ thì mớithấy cái đẹp siêu hình vô sắc tướng. Theo William Blake: Vũ trụ phản ánh trong mộtbông hoa, vô tận của không gian phản ánh trong lòng bàn tay, vô cùng của thời gianphản ánh trong khoảnh khắc một tiếng đồng hồ. Biết mênh mông như vậy mà khôngđược giải thích bằng vật lý cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ thì siêu hình đó đối với tachỉ là dáng vẻ hữu hình, chỉ cảm được một cách nên thơ qua thị giác thính giác vàcảm giác, nghĩa là chỉ là sắc tướng mà ta tưởng đâu cũng đã tới trình độ thấu thị củabậc đại giác nói theo Đạo Phật, hoặc trực giác siêu nghiệm nói theo kiến thức Tâyphương. Vậy thì cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ, dù rằng ta chỉ biết một cách kháiquát, cũng có thể giúp ta biết được mênh mông trong thế giới cực nhỏ như sau:Trong vòng 100 năm trở lại đây, các nhà vật lý đã quan sát và đã thực nghiệm kiểmchứng cho xác thực, thấy rằng nhiệt năng (sức nóng) không phải tăng hay giảm liêntục, mà theo từng bậc làm thành từng bước đổi thay (quan sát một thanh sắt khinung nóng hay để nguội dần). Từ nhiệt năng, quan sát đến quang năng, thấy ánhsáng cũng không đi theo luồng liên tục mà là từng hạt nối đuôi nhau. Hạt ánh sánghay hạt quang tử đó vừa là hạt vừa là sóng. Nhiệt năng, rồi quang năng, rồi cácnăng lượng khác (điện năng và các tia vũ trụ) cũng đều là hạt và cũng đi bằng lànsóng. Kỳ lạ thay khi vật chất vừa là hạt vừa là sóng, tức hai dạng hiện hữu tráingược nhau. Từng hạt là từng điểm, còn sóng là lan truyền, vậy tại sao lại đồng hiệnhữu.Đi sâu vào sự tìm hiểu hạt, mà hạt đây là nguyên tử, mới biết mỗi nguyên tửđược cấu tạo như một hệ thái dương thu lại cực nhỏ, gồm một nhân và những hạtelectron đánh vòng các quỹ đạo quanh nhân, khoảng cách giữa nhân với các quỹđạo electron cũng xa vời vợi như giữa mặt trời với các quỹ đạo hành tinh. Quả là cảmột thế giới trong lòng một hạt nhỏ. Ta đâu thể trực giác được như vậy. Phải nhờvật lý nguyên tử giải thích ta mới thấy mênh mông trong lòng một hạt cát. Nhưngnguyên tử cũng còn phức tạp, vì trong nhân nguyên tử lại gồm một cơ cấu nhữnghạt cực nhỏ mà cực nặng (trong khi những hạt electron nhẹ hều như những đámmây bay đánh các vòng quỹ đạo chung quanh nhân). Các quỹ đạo này không cốđịnh, nghĩa là các hạt electron không chỉ bay vòng vòng trên quỹ đạo dành riêng, màcó khi nhảy đến vòng quỹ đạo gần kề nhân, có khi nhảy ra thật xa trên một quỹ đạothuộc vòng rìa. Mỗi lần nhảy là mỗi lần tăng năng lượng hay giảm năng lượng, làmcho nguyên tử có cơ hội kết hợp với nguyên tử khác, hay tách rời nguyên tử khác.Năng lượng mà electron hấp thụ hay nhả ra chính là các hạt quang tử, các hạt ánhsáng. Sở dĩ ta nói hơi dài kiến thức khoa học vật lý cũng là cách để trở về thi ca nóivề đất trời mênh mông. Thi Sĩ đạo sĩ biết bằng trực giác, còn ta biết mênh mông nhờnhững giải thích vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ. Vậy thì ta hãy tiếp tục hiểu thêm vềcác bước nhảy vô chừng của những hạt cực nhỏ. Vật chất, đại diện là hạt ánh sángvà các hạt năng lượng khác như điện tử, nhiệt năng, các tia vũ trụ, đều mang tínhmâu thuẫn vừa là hạt vừa là sóng. Vật chất có những bước nhảy tình cờ, vô chừng,xác xuất, bất định, không thể biết trước, không thể bắt một hạt electron đứng yên đểdụng cụ tinh vi quan sát, tốc độ và vị trí hạt electron hoán chuyển ngay tức khắc mỗilần bị quan sát. Thi Sĩ Đạo Sĩ nhờ huệ nhìn biết thực tại vô thường, có đó mà khôngđó, thế gian hư ảo. Nhưng ta được giải thích mới cảm nhận ra vẻ đẹp vũ trụ hư hư244 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


thực thực, nhờ thông qua kiến thức vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ, dù là kiến thứckhái quát vì mục đích của ta để liên hệ đến thi ca mà thôi.Tóm lại, qua cảm nhận mênh mông hữu hình về mùa Thu trong một tình khúccủa Nhạc Sĩ Thanh Trang, giúp ta có dịp bàn xa đến cảm tính mênh mông thuộc đờithường, bàn về thấu thị thuộc đạo học thiền học. Và cũng vào mùa Thu, cũng mộtđôi lần chạy xe thênh thang trên xa lộ, cũng thời tiết dễ chịu, cũng tâm thần và thểxác rất bình thường, ta lại nghe một bài hát mùa Thu khác, bài “Nhớ mùa thu Hà Nội”của Trịnh công Sơn qua tiếng hát Thu Phương, một ca sĩ mới từ Hà Nội sang địnhcư. Trời đất trong bài hát cũng mát dịu, thêm vẻ đẹp cổ kính mái ngói thấm nâu,thêm vẻ đẹp đặc thù ở đất Bắc với hoa sữa với cây bàng lá đỏ, nhưng có một điều gìnghe như nhắn nhủ thuộc về thời thế hơn là thuộc về tình ca trong bối cảnh mùa Thumênh mông. Có phải do ta định kiến vì những dư luận chung quanh thái độ ngườinhạc sĩ tài ba cả về tình ca, cả về nhạc thời chinh chiến.Không phải định kiến, mà chính là lời ca nêu câu hỏi cho ta trả lời, mỗi ngườicó thể trả lời một cách. Vì câu hỏi của người nhạc sĩ nêu ra giữa người với người,nên mặc nhiên bài hát hướng về nhân quần hơn là hướng về thiên nhiên. Nghĩa lànhạc sĩ khiến người nghe ngập ngừng tìm câu phải trả lời thuộc về thời thế, khôngthuộc về tình ca hay đạo ca. Xét về tổng thể, lời hát của người nhạc sĩ này đa số làtình ca nhưng chất chứa triết lý siêu hình đời người. Nhưng bài “Nhớ mùa thu HàNội” có tính chất hỏi han thời thế, vì vậy mùa Thu ta tạm gọi là cục diện chắn lốimênh mông mùa Thu, mùa Thu thắc mắc chắn lối chơi vơi mùa Thu. Trời cao xanhvẫn hiện diện, khí hậu mát lạnh vẫn hiện diện, thảo mộc chuyển màu vẫn tuần hoàn,lòng người nôn nao vẫn bất biến, tình tự trai gái vẫn muôn đời, cớ sao gọi là cụcdiện. Cục diện nằm trong câu hỏi của những lời hát, muốn nói điều gì đó không rõràng, ca ngợi một người hay nhớ tiếc một người gần như đều thích hợp cho cảmnhận tùy theo chủ quan thính giả. Phải suy nghĩ lời giải đáp cho một câu hỏi làm tanhư mất cảm tính đang lênh đênh, chẳng khác nào rượu đang bốc mà một lời nóilàm ta tỉnh dậy, đang mơ màng có một tiếng động khiến ta giật mình. Mùa Thu HàNội trong bài hát có phải là mùa Thu thời tiết hay muốn nhắc nhở “Mùa Thu tháng 8năm 1945”, nhớ đến một người tại sao liên hệ đến nhớ tới mọi người, tại sao tác giảyêu cầu “những con đường phải trả lời cho tôi”. Bao nhiêu nhắn gọi đó khiến cho bài“Nhớ mùa thu Hà Nội” mang tính cục diện thời thế, cục diện thuở nào chiến tranh,cục diện nhân quần đoàn thể. Nghe bài hát lúc trên xa lộ Nam California thênh thangvì đã hết là giờ bận rộn người đi làm buổi sáng, thời điểm đúng giữa mùa Thu trongtháng mười một, hàng cây phong và aspen đã chuyển hoàn toàn sang lá vàng lá đỏ,trên người khoác áo vừa đủ ấm cho thời tiết đang mùa Thu chưa phải sang Đông,nghĩa là tâm hồn và thể chất bình thường: Chừng ấy điều kiện đã đủ cho hồn ta lânglâng với bài hát mênh mông. Ta đón đợi, nếu không tình ca thì cũng phải thiên nhiênca, nếu không Đạo Ca thấu thị siêu hình thì cũng phải Thu Ca sắc tướng mỹ cảm,vậy mà bài hát ấy khiến mùa Thu lạc sang bờ thế sự ca. Ta thử nghe lại nguyên vănlời hát: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau/Phố xưa nhà cổ/ Mái ngói thấm nâu...Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữavề/ Thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/Thơm bước chân qua...Hồ Tây chiều thu/ Mặt nước vàng lay/ Bờ xa mời gọi/ Mànsương thương nhớ/Bầy sanh cầm nhỏ/ Vỗ cánh mặt trời...Hà Nội mùa thu/ Đi giữamọi người/ Lòng như thầm hỏi/ Tôi đang nhớ ai/ Sẽ có một ngày/ Trời thu Hà Nội/ Trảlời cho tôi/ Sẽ có một ngày/ Từng con đường nhỏ/ Trả lời cho tôi...Hà Nội mùa thu/Mùa thu Hà Nội/ Nhớ đến một người/ Để nhớ mọi người”.Mùa Thu tháng 8 năm 1945, thời điểm nhắc nhở có một biến cố lịch sử. Vàbài thơ mới đây trong thi ca hải ngoại lại nhắc Mùa Thu Hà Nội với một biến cố lịch245 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


sử khác. Sau bản Hiệp định Genève ký vào tháng 7 năm 1954 thì tiếp đến là mùaThu tác giả di cư vào Nam. Mùa Thu thế sự nào cũng mang tính cục diện thuộc nhângiới có những tâm thức đối nghịch, mặc dù cùng lấy bối cảnh mênh mông của trờiđất:Hà Nội của tôi,Hà Nội 50 mờ mờ trí nhớHà Nội mùa hè Cổ Ngư phượng đỏ,Hà Nội mùa thu Hoàn Kiếm mờ sương......Hà Nội 54 những đêm hấp hốiGiờ giới nghiêm lựu đạn nổ đâu đâyThằng H. thất tình đi lính cho Tây,Suýt nhảy xuống Điện Biên những giờ phút cuối.Hà Nội ơi, Hà Nội ơi, thôi đi hấp hốiNấc từng cơn, tháng 7, năm tư.Dương Kiền(Trích trong bài “Sáu mươi” đăng trong báo năm 2004)Ta thử đọc thơ mới đây của một người đang ở Hà Nội viết về mùa Thu nơi ấyđể xem có còn vương vấn thế sự hay không. Tác giả này ta nghe quen quen, có phảilà Vân Long hay Dương Vy Long, hình như đã xuất hiện trên báo “Đời Mới” tại SàiGòn cách nay trên 45 năm. Và cũng phảng phất vẻ cô đơn như trong một bài thơtrên báo ấy vào thời gian xa xôi kia. Không nhớ nhan đề bài thơ, không nhớ đến mộtcâu, nhưng người viết bài này vẫn nhớ khí hậu lặng lẽ của bài thơ, trong đó mô tảmột khách đường rừng ngồi sưởi ấm trong quán gió, có tiếng suối róc rách ngoài xa,có tiếng ngựa sột soạt đứng chờ bên quán, có tiếng củi lửa than hồng. Nội dung bàithơ chỉ là tả cảnh đường rừng, nhưng cái hay do khí hậu có vẻ lạnh lùng và lặng lẽvới một bóng người như chìm vào nội tâm. Bây giờ đọc bài thơ “Thu cảm” của tácgiả Vân Long mới sáng tác, ta không gặp lại khí hậu lặng lẽ xưa, vì tác giả mô tảđang đi trong Thành Phố đầy người qua lại. Nhưng trời đất vào Thu mênh mông trênđất Bắc vẫn còn đó, ta cảm nhận như không còn vướng víu những thắc mắc thế sự,nhưng lại vướng víu chuyện tình đời thường:THU CẢMHà Nội trời xanh màu cốm mớiTôi nhập vào thu vớí mọi người....Ai may áo mới cho Hà NộiVồng ngực ai căng đợi tỏ bày....Bước vào khoảng không em để lạiMột lần thêm trống trải nước mây....Xòe ra đôi sợi mang màu nắngBất chợt mùa thu vương kẽ tay!Vân LongCó phải vì tác giả còn hệ lụy với trần tục như “vồng ngực căng”, với tiếc nuốikhông còn mái tóc xanh thời trai trẻ, nên hình như bài thơ chưa đủ chơi vơi đi vàođất trời mùa Thu mênh mông, chẳng hạn không mênh mông như trong thơ Bích Khê.Bài thơ “Tỳ bà” của Bích Khê tuy cũng viết cho nàng, nhưng nàng trong “thơ tượngtrưng” quả là tượng trưng cho mơ hồ lắng động, nhân dạng không thật sự hiện hữu,không rõ nét như người em tràn đầy nhựa sống của đời thường. Vì thế thơ tình mùa246 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Thu của Bích Khê là sương khói mênh mông của tâm hồn mơ tưởng hướng vàothiên nhiên, vượt qua trình độ lòng mạn nhân giới, nhưng chưa tới mức thi ca khôngcòn dấu vết sắc tướng của hiện tượng hữu hình. Và vì vậy thơ Bích Khê đúng là thơcủa mùa Thu mênh mông: “Mây nhung pha màu thu trên trời/ Sương lam phơi màuthu muôn nơi...Cây đàn yêu đương làm bằng thơ/ Dây đàn yêu đương run trongmơ...Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”Nhắc vài câu thơ của Thi Sĩ tiền chiến, và bài thơ mùa Thu mới đây của ngườiHà Nội gửi đăng trên báo hải ngoại (báo Việt-Tide, Nam Califorrnia), để liên hệ xemcòn có thơ diệu vợi thời tiết tại hải ngoại hay không. Thấy nhiều, nhưng thoáng gặpmột bài có vẻ e ấp, nên xin nêu ra đây trước. E ấp, vì tác giả như ngại ngùng khôngmuốn gọi là thơ lòng mạn. Có phải người làm thơ e rằng từ ngữ lãng mạn quá đẫmtình ? Tại sao ta có ý nghĩ tác giả ngại ngùng ? Bởi vì bài thơ này đã được đăng hailần, lần đầu có tựa đề “Lòng mạn, Thu”, lần sau với nhan đề “Thu Thảo”. Tác giả làTrần Yên Hòa. Thu thảo mang ý nghĩa hướng về nhiên giới, còn lãng mạn hướng vềnhân giới. Có thể tác giả e gửi hai báo trùng bài một nhan đề, có thể tác giả khôngcòn thích từ ngữ lãng mạn, mong độc giả tìm thấy ở đây là thơ tâm cảnh, không phảithuần túy tình trai gái. Ta nghiêng về giải đáp tác giả muốn vượt qua thơ lãng mạntình yêu để hướng về thơ diệu vợi, bởi từ ngữ “em” không phải chỉ về người mà chỉvề thiên nhiên: Mùa Thu được nhân cách hóa thành người em hương sắc. Cho nênkhi trích dẫn ra đây, xin dùng nhan đề thứ hai thể theo sự sửa đổi của tác giả:THU THẢOThu đang đến nghĩa là em đang đếnBước chân em xao động cả sơn hà....Con ngựa hí suốt chặng đường mê mệtLá vàng ơi, thu đến tự bao giờ....Ta vẽ trong ta nhiều trang tình sửMột rừng phong vàng ruộm cả non sông....Ta mắc lưới em như dòng sinh mệnhEm vàng hoa, ta mắc võng ta chơi.Trần Yên HòaThơ lưng chừng giữa siêu thoát và lãng mạn. Chắc đó là con đường phải đikhi ta không được trang bị bằng tầm mắt thấu thị, nhưng cũng không còn tiếp tục vớithơ tình yêu thực sự đời thường.Quy Tụ Thơ Hoài Hương Vào Những Vùng Trọng ĐiểmBa chương trong sách dự thảo gồm 12 chương trong cuốn “Thi Nhân ViệtNam Hải Ngoại” là các chương Thơ Siêu Hình, Thơ Hoài Hương, Thơ Tình MuônThuở, xin được viết theo lối sưu tầm những câu thơ xuất sắc của các Thi Nhân hảingoại. Những chương này do đó thuộc về cách viết sưu tầm. Sở dĩ muốn sưu tầmtất cả những câu thơ xuất sắc của rất nhiều Nhà Thơ, vì gần như tất cả các Nhà Thơđều hơn một lần viết về thơ hoài hương, thơ siêu hình và thơ tình yêu. Nhữngchương còn lại trong 12 chương, sẽ đi sâu vào thơ của một số người viết cho nộidung liên hệ đến tâm cảnh của họ mà thôi, nghĩa là không liên hệ cho tất cả. Nêncách viết sẽ là tiểu luận, bàn trên một khía cạnh nào đó trong bối cảnh phát sinh, nóirõ là bối cảnh hải ngoại. Tóm lại, cuốn sách bao gồm hai cách viết, mang hai đặctính “sưu tầm và tiểu luận”, chưa phải phê bình văn học. Ví dụ như khi đi sâu vàotiểu luận thơ tù cải tạo của một số quân nhân: Thay vì lối quen không lạ là nêu ra sự247 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


hận thù hay gian khổ, cũng chẳng lạ khi đào sâu tính nhân bản không chính trị trongtình cảm nhớ gia đình, ta thử viết tiểu luận bàn về tâm cảnh có tính chất vừa mỹ cảmvừa siêu thực hướng về đỉnh núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Chứa Chan thỉnhthoảng lại tái hiện trong thơ tù cải tạo. Ví dụ thứ hai việc phải viết theo cách tiểu luận(vì chỉ là thơ của một số Thi Nhân hải ngoại mà thôi), nằm vào chương viết về thơ lộliễu tình dục của vài nhà thơ nữ. Lối quen không lạ khi nêu ra ý kiến sở dĩ họ viết táobạo tình dục chẳng qua chỉ là cung cách biểu hiện nữ quyền. Cũng không lạ khi nêura ý kiến thứ hai cho rằng đó chính là sự trỗi dậy của vô thức tập thể thời mẫu hệchưa bị chèn ép lễ nghi đặt định do phụ quyền về sau đã lấy mất thế thượng phongcủa họ. Vậy ta sẽ tiểu luận với ý kiến mới như sau: Tính chất muốn trổi bật về vănhọc của các Nhà Văn thơ nữ thuộc “thế hệ một rưỡi”, vì họ chưa thể viết nổi bằngngoại ngữ Anh Văn hay Pháp Văn như thế hệ thứ hai thứ ba, mà họ cũng khôngmuốn viết bằng Việt ngữ với đề tài nhiều Nhà Văn nam đã viết cả rồi.Với cách thức viết bằng tiểu luận, nghĩa là với tính chất nặng về suy luận thiếubao quát, đương nhiên đã không giống với cách viết sưu tầm biên khảo như chươngvề thơ hoài hương dành cho trọn bài viết kỳ này. Sưu tầm mang ý hướng càng đầyđủ thì càng tốt, vậy tại sao không sưu tầm thơ hoài hương từ hải ngoại hướng vềtừng Thành Phố, từng Tỉnh hay Quận lỵ làng xã của mỗi nhà thơ ? Tại sao lại sưutầm thơ hoài hương quy về một vài vùng trọng điểm ? Bởi vì quy về vài vùng trọngđiểm mới nói lên được tâm cảnh từng nhóm Thi Nhân hải ngoại, dù trong một hoàncảnh chung, dù họ đều là người Việt. Tính chất địa phương từng vùng khá rõ rệt.Tính chất địa phương do không gian cùng nhau cư ngụ, lâu dần thành cùng tiếngnói, cùng cách ăn ở, không hẳn do dị biệt về người. Tính chất vùng và tâm cảnh đókhông giống với tình hoài hương thuộc hoàn cảnh khác như thời Văn Học MiềnNam, thời Văn Học Pháp Thuộc, thời Văn Học Kháng Chiến Chống Pháp, hoặc xahơn như thơ hoài hương thời di dân vào đất nhượng địa Chiêm Thành, di dân vàođất bỏ hoang Chân Lạp. Cụ thể như thời Văn Học Miền Nam, thơ hoài hương saucuộc di cư tiếp theo Hiệp Định Genève là thơ hoài hương về những vùng trọng điểmnhư Hà Nội và vùng các Họ Đạo Công Giáo Bùi Chu-Phát Diệm. Sau đó là cuộcchiến tranh ròng rã 20 năm, người thôn quê có một số đổ lên thành thị. Ta sẽ vộinghĩ thơ hoài hương thời chiến tranh vừa qua là thơ hoài hương về làng mạc thônquê. Sự thật cuộc chiến tranh này là chiến tranh du kích theo thế cài răng lược, xôiđậu trà trộn, ngoài một số mật khu hay vùng trắng hoàn toàn được kiểm soát chặtchẽ. Chỉ một số là thơ nhớ về thôn quê khi người ta đã tản cư lên ở hẳn trên Tỉnh.Nếu ta ngẫm lại thì mới nhớ thơ hoài hương thời chiến tranh chính là thơ “lính xanhà”, “Tết này con không về”, nhớ làng khi ở tiền đồn với “phiên gác đêm xuân”, nhớThành Phố khi từ giã lên đường nhập ngũ mà đành “Trả lại em yêu”, nhớ trường cũbạn xưa vì đến tuổi khoác chiến y mà đành phải “biệt kinh kỳ”. Vậy thơ hoài hươngthời chiến tranh trong Văn Học Miền Nam là thơ nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ người yêu,nhớ trường, nhớ bạn học, nhớ nơi ở một thời bình yên, nhớ cuộc sống chưa đến lúcthi hành quân dịch. Vùng trọng điểm thơ hoài hương thời chiến tranh không cókhông gian rõ rệt chia vùng, mà có thời gian rõ rệt nhớ thời thanh bình chưa khói lửatriền miên.Tiếp theo thời Văn Học Miền Nam, thơ hoài hương thời Văn Học Hải Ngoạihướng về những vùng trọng điểm nào làm nổi bật tâm cảnh trong một thời kỳ ?Trước khi sưu tầm sắp xếp thơ hoài hương hải ngoại, thiết nghĩ ta cần phân biệt tìnhhoài hương quê quán khác với tình quê hương đất nước trùm phủ đến lãnh vựcquốc gia, cũng thế, phân biệt tình hoài hương quê quán khác với tình hoài hương trúquán, khác với hoài hương dành cho một cảm-tình-quán, và tình hoài hương quêquán cũng khác tình quê có tính chất thảo dã phân biệt với cuộc sống nơi thành thị.248 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Sưu tầm sắp xếp những câu thơ xuất sắc biểu hiện những thứ tình hoài hương kểtrên, thiết nghĩ qua thơ ta sẽ có đầy đủ ý nghĩa những thứ tình hoài hương đượcphân loại này, trước khi đi vào phần chính sẽ quy định các vùng trọng điểm của riêngtình hoài hương quê quán mà thôi. Nói rõ, bài viết này đặt trọng tâm ở tình về quêquán, nhưng không là quê quán của đơn vị nhỏ như làng mạc hay tỉnh huyện, màchính là quê quán ở vào đơn vị cấp vùng.Vậy trước hết ta phân biệt tình hoài hương quê quán thuộc cấp vùng với tìnhquê hương cấp cao hơn: Tình đất nước. Các nhà thơ viết về quê hương cấp quốcgia thường biểu lộ sự yêu mến khắp cả các vùng đất nước, mỗi nơi họ nêu ra vài nétđặc thù đáng yêu đáng mến, thành ra ta không thấy tác giả nghiêng nặng về mộtmiền nào. Ngày xưa Thi Sĩ Tản Đà vào Nam ra Bắc thường xuyên bằng đường xelửa Xuyên Việt, mỗi nơi ông ca tụng một món ăn đặc biệt chỉ nơi đó mới có, tình đấtnước như vậy nghiêng về văn hóa ẩm thực. Ngày nay ở hải ngoại, thơ hoài hươngcấp quốc gia dân tộc thường biểu hiện trong những bài thơ khá dài, vì ước vọng củanhà thơ là kể hết những hay đẹp của giang sơn: Gấm vóc và oai linh, đơn sơ và sâusắc, dịu mát và khắc nghiệt, nhất nhất đều là những thân thương được nhắc nhở.Trích ra những bài thơ quá dài nằm ngoài khuôn khổ sưu tầm những câu thơ xuấtsắc, vậy xin chỉ trích thơ một đôi người, như của Khoa Hữu, ở trong có một chút ĐàLạt, một chút Hội An, Sài Gòn, Buôn Mê Thuộc, Nha Trang, Củ Chi:Ba trăm năm Sài Gòn ơi/ Bãi dâu cát lở, đất bồi phù du...Ta về Nha Trang gió/Xô xát lời ca dao/ Tháp mấy tầng đá cổ/ Mòn một cõi chiêm bao...Củ Chi ơi gạchngói/ Người lính cũ về thăm/ Chiến trường xưa ngọn khói/ Lòng ta bia đá câm/ Conkinh dài trí nhớ/ Chiếc cầu qua lãng quên. Và thơ của Nguyễn Nam An trong bàiNhớ lại đã cảm xúc khi xuôi ngược đó đây vì đời Lính Nhảy Dù trước năm 1975:Như từ lâu bom đạn còn vọng tới/ Ru mãi đời xưa lính thú quê hương/ Con đi nhảydù, mẹ đừng trông đợi/ Ngày Túy Loan, đêm Đại Lộc đã thường. Phạm Hồng Ântrong bài Từ sông ra biển: Từ sông ra biển xuôi theo nước/ Đêm ghé Hòn Tre hẹnchuyến đi...Mai nương sóng bạc qua Hòn Nghệ/ Lơi lả trăng nghiêng một góctrời...Vòng về Bắc Đảo mưa phần phật/ Đốt lá rừng lên thức với nai...Mai hết kiếpngười xin hóa núi/ Ngàn năm hùng vĩ mũi Kwala.Tiếp theo, ta phân biệt thơ hoài hương quê quán với thơ hoài hương trú quánvà hoài hương dành cho một cảm tình quán. Trú quán chỉ là nơi cư ngụ tạm thời khilà công chức đổi đến làm việc một sở tại, thường là mướn nhà tạm trú một thời gian,có khi cũng tậu nhà định làm quán tạo dựng cơ sở làm ăn. Nếu mua nhà định ở vĩnhviễn thì trú quán trở thành cư ngụ quán. Dù trú quán hay cư ngụ quán thì nhà làkhông gian ở trọ thân thiết, vì vậy mà Triết Gia người Pháp tên Gaston Bachelard nóinhững tiếp xúc cụ thể với cánh cửa, chìa khóa, ngọn đèn khuya, bàn viết với giấymực, là những động từ thuộc về Hiện Tượng Luận, vì những ý hướng đó ẩn chứanhững cảm xúc cụ thể và thẩm mỹ, ngoài ý nghĩa thông thường của những từ ngữước lệ có thể diễn giải bằng tâm lý học hay xã hội học hay tâm sinh lý học. Hoặcnghe tiếng nước vỗ nhẹ trong đêm khuya vào những trụ cột dưới nhà sàn, gợi chongười nghe một ý nghĩa chưa từng ai nói thành khuôn sáo, thành ước lệ như nào làtiếng nước rỉ rên, tiếng nước ca hát, tiếng nước ngàn đời chảy mãi...Phải chăng cảmtính nước va vào trụ cột, làm mường tượng đến phù vân của bãi nền, cũng là mộttiếp xúc cụ thể thuộc về Hiện Tượng Luận. Còn tâm trạng dành cho một cảm tìnhquán là thứ tình hoài hương do hệ lụy tình cảm với quê hương người mình yêu, cótrường hợp còn đậm đà hơn tình quê quán vì tính keo sơn trai gái bao giờ cũngthành sức mạnh lắm khi vô địch. “The power of love”, nói mãi không bao giờ hết điềunày. Cảm tình quán có khi do tình bằng hữu, yêu quê hương của đôi vợ chồng ngườibạn chí tình. Cảm tình quán lại có khi yêu quê hương một người mình không quen249 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


iết ngoài đời, nhưng quen biết một cách tròu mến nhờ sách báo, hay qua lịch sử,như yêu quê hương của một Nhà Văn nhà thơ, quê hương của một vị anh hùng.Những câu thơ sưu tầm sau đây biểu lộ những dạng hoài hương trên (hoài hươngtrú quán, hoài hương cư ngụ quán, hoài hương dành cho một cảm tình quán), nhưNguyễn Đình Toàn trong bài Căn nhà cũ:có nước giếng soi trời trong/ Có những lá rơi ngoài song.Hoàng Xuân Thảo trong bài Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Em đi Vàm Cỏ Tâyheo hút/ lủi thủi tôi về Vàm Cỏ Đông...Lòng tôi bối rối như kinh rạch/ Chằng chịt dọcngang xẻ tứ bề...Điên điển đêm sương khơi bếp lửa/ Mù u dầu thắp viết thưxưa....Đồn nhỏ, cỏ năng che vách mái/ Lát ,bàng, chiếu nệm ngủ đơn sơ.Đỗ Quý Toàn trong bài Ở xa mừng đám cưới Lộc-Chu:Nếu có về Châu Đốc/ gởi lời thăm con trăng/ nhớ hồi nào mình lội/ giữa phùsa mênh mông...Nếu ghé ngang Bồng Sơn/ hãy bước hai chân trần/ băng qua dòngLại Giang/ nhìn dừa xanh ướt nắng/ cát trắng dài long lanh.Quỳnh Thi trong bài Cúng dường Thi Sĩ Nguyễn Tất Nhiên:Gòng xanh/ từ chốn cội nguồn/ nhảy chơi xuống đó/ tan thành giọt mưa...nhớngười xứ Bưởi duyên đưa/ cảnh xưa đã khác/ phố trưa vẫn còn.Hà Nguyên Dũng trong bài Đời thêm một cuộc chia tay ngậm ngùi:Xin chào Đà Nẵng sông Hàn/ Tôi như bèo giạt theo ngàn sóng đau...Đã embuộc bến sông Hàn/ Dẫu tôi đứng gọi cả ngàn năm không.Trần Vấn Lệ trong bài Chiều ngồi bên núi Chứa Chan:Ngồi đây/ nhớ núi Chứa Chan/ Ngó dòng xa lộ chang chang Biên Hòa/ Nhớngười xưa lắm/ ngày xa/ Chiều nay còn chút/ nắng tà, thương sao.Bùi Bảo Trúc trong bài Căn nhà ở đường Ngô Tùng Châu:Hãy gõ cửa, đêm nay ta trở lại/ Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không/ chiếcchìa khóa năm xưa ta làm gẫy...Này buổi tối cứ nằm yên ở đó/ Đèn ơi đèn đừng trởdậy đêm nay...Ngoài cửa sổ lao xao giàn bông giấy/ Cỏ cây ơi phút chốc đã nhưsương.Trần Văn Nam trong bài Nhà xưa:Nhà ta xưa mái lợp tôn/ Bên đường qua miệt Cái Vồn Cần Thơ/ Vườn ai mậnđỏ cuối bờ/ Nghe lòng cũng mát những giờ nước lên/ Ôi con lạch nhỏ không tên/ Nhàsàn nước gọi bãi nền không nơi.Một phân biệt nữa giữa tình hoài hương quê quán và tình quê thảo dã. Tìnhquê thảo dã đáng lý chỉ biểu hiện giới hạn trong thơ thi nhân đô thị ngay tại đất nướcViệt Nam, nhưng nó còn kéo dài trong tâm thức thi nhân hải ngoại, bởi vì đô thị ởcác xứ tiên tiến còn thập phần náo nhiệt, do đó tình yêu thảo dã muốn trở về thiênnhiên cũng thập phần hướng vọng. Thi ca nhuốm màu triết lý, thiền vị, siêu thoát, ẩndật ca, xa lánh phiền não, xa lánh hệ lụy nhân sinh...Khuynh hướng này đã sản sinhlắm nhà thơ lớn, bất hủ, không thiếu gì sách vở đề cập đến thi ca của họ. Sưu tầmthơ hải ngoại khuynh hướng hoài hương về miền thảo dã không mấy khó khăn. Rấttiếc ta phải đành bỏ qua các bài thơ cũng hướng về thảo dã, về thiên nhiên, nhưnglà thiên nhiên yên tịnh hay hùng vĩ của các xứ hải ngoại, do đó chưa phải là hoàihương thảo dã một nơi thân quen thời ấu thơ. Vừa thảo dã vừa là dấu ấn còn để lạilúc tuổi nhỏ mới đúng là quê hương kỷ niệm, càng đậm đà hơn khi đang ở hải ngoại,khi tuổi đã về chiều. Bây giờ không hiếm g. người hồi hương với tính cách khách dulịch, lại được trang bị các thứ máy chụp ảnh, máy quay phim tối tân, khi trở lại nơihải ngoại thì cho phổ biến nhanh chóng, cảnh thôn làng người cùng quê cùng xómvới nhà thơ có dịp phơi bày bằng hình ảnh cực kỳ rõ nét nhờ kỹ thuật tinh xảo,nhưng có lẽ vẫn không linh động huyền diệu bằng thơ hoài hương miền thảo dã.250 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Tình thảo dã, bởi vậy mang vẻ chung chung thuộc mọi miền đất nước, không rõ mộtđịa điểm nơi nào, như Định Nguyên trong bài Quê hương:Mai mốt em về trăng thức mãi/ Trải vàng sông cũ nước vừa lên/ Đất trời lồnglộng thơm da thịt/ Trăng lại cùng em tắm nửa đêm.Trần Lam Giang trong bài Gửi bạn:Viết thư không gửi về nhà/ Đốt thêm điếu thuốc nhìn hoa cải vàng ...Mai vềtắm ánh trăng quen/ Bơi dòng sông cũ/ chèo thuyền tịch dương.Vương Đức Lệ trong bài Bóng chim tăm cá:Cá biệt tăm rồi, chim khuất bóng/ May còn tiếng guốc gõ đêm sâu.Huy Trâm trong bài Hoa ngàn:Nơi đây lam chướng một miền/ Mắm thô, gạo lốc mà nên nghĩa tình.Hồ Thành Đức trong bài Ngồi vẽ thuyền, nhớ ca dao:Ngồi đây mà vẽ con thuyền ...Ngồi đây mà vẽ con sông...Ngồi đây mà vẽ câyđèn... Canh gà bỗng gáy giữa trưa/ Vườn sau trái rụng, tranh chưa đủ màu.Khánh Hà trong bài Nghe tiếng gà trưa:Ba mươi năm chưa trở lại nhà/ Tiếng gà eo óc tự làng xa/ Nhớ cây khế ngọtbên bờ giếng/ Mùa này chắc khế đã ra hoa.Nguyễn Thị Thanh Bình trong bài Như loài cá salmon:Như loài cá mỗi năm về cội cũ/ Ta cũng mỗi năm quê cũ kêu thầm...Mi sẽkhép lúc xuân về tươi đẹp/ Anh hãy về cho én lượn trên quê.Lê Giang Trần trong bài Người mũ đỏ Võ Thị Vui:mẹ ngồi hiu hắt ngọn đèn khuya/ nhớ ca dao mưa mái nhà chảy xuống.Hồ Công Tâm trong bài Quê hương mùa thương nhớ:Chim có đôi làm ổ ở ngọn cau/ Bông bưởi trắng có thơm lừng ngõ trước/ Cúccó vàng cho bướm lượn hiên sau...Nơi em ở mùa nào cây trái ngọt/ Hay bốn mùađều trổ trái thương đau.Thái Anh Duy trong bài Về đất mẹ:ngàn cau, ngàn lau đời đời đứng đợi/ biết người về tóc trắng phau phau.Thái Lâm trong bài Tết nhớ quê:Đường làng tấp nập xa gần/ Đi lễ Tết chúc thân nhân họ hàng/ Thánh đườnglễ sớm chuông vang/ Trống đình vào đám rộn ràng bay xa.Xin được lặp lại một lần nữa: Những dạng tình hoài hương sưu tầm trích dẫnở các đoạn trên đây chưa mang vẻ đặc thù của tình hoài hương quê quán. Quê quánbao hàm phải có địa danh nơi sinh trưởng. Và địa danh này rồi sẽ được quy về mộtvùng trọng điểm, như vậy mới đúng chủ đích của trọn bài này là cố gắng nêu ra tâmthức thời đại làm nẩy sinh tình tự về một miền nào đó. Và những vùng trọng điểmcủa tình hoài hương, xin được lần lượt trình bày.Tuy nhiên có những vùng trọng điểm hình thành do dư luận làm khoáy độngmột thời, nghĩa là không do tâm thức cùng chung của một nhóm người. Do dư luậnmột thời, cho nên có ít thi ca biểu hiện tâm thức. Dư luận một thời, đôi khi chỉ do ảnhhưởng sự hiện diện của một hai Nhà Văn làm nên những cái bóng được nói đếnnhiều. Họ cùng một quê quán, cùng có sự nghiệp văn chương vững vàng, và cùnglọt vào bối cảnh gây xôn xao văn học hải ngoại. Và có vùng trọng điểm do hệ quảlịch sử làm vùng này được nhắc nhở hoài, nhưng lại thiếu nguồn nhân lực, tức làkhông có nhiều người làm văn thơ, trong khi vào thời trước đã là nơi phát sinh lắmnhân tài văn học.Thiếu nhân lực văn chương do hoàn cảnh lịch sử, cho nên cũng không cónhiều thơ văn biểu hiện tình hoài hương quê quán. Đến đây thì cần phải nói rõ thêmnhững cảm nghĩ về vùng trọng điểm Bình Định và trọng điểm Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình. Riêng lý do thiếu nhân lực làm văn chương bởi vị trí địa lý Thanh Nghệ Tĩnh251 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Bình ở rất xa các trung tâm tập trung người di cư tại Hà Nội-Hải Phòng, sau khi HiệpĐịnh Genève ký kết năm 1954.Do vậy không có nhiều dân các vùng đó di cư vào Nam. Rồi 21 năm sau, tứcvào năm 1975, dĩ nhiên cũng rất ít người vùng đó di tản hay vượt biên hay xuấtngoại theo chương trình ra đi có trật tự. Hậu quả là ít có thơ văn hoài hương từ hảingoại về quê quán Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình. Xin trích dẫn vài câu hiếm hoi về thơ hoàihương quê quán vùng này, như Xuân Bích trong bài Nhớ:nhớ núi quầng biệt Quỳnh Côi/ nhớ hương bồ kết nhớ người mẹ quê/ nhớ conchim hót bụi tre/ nhớ nồi bánh Tết bên hè tranh thưa.Song Nhị trong bài Ba mươi năm về lại quê nhà:Tôi về Hà Tĩnh chiều nao...Tôi về tìm lại quê tôi/ Rưng rưng nước mắt khócngười nghìn thu/ Quê người tôi nhớ Nguyễn Du/ Quê tôi tôi đứng giữa mù mịt xa.Huy Trâm trong bài Đi chợ đồng hương:Tiếng ai mềm mại thân thương quá/ Em nói, nghe như người sông Lam.Phải nói rõ là ít có nhân lực văn chương vùng bốn tỉnh kể trên trong Văn HọcMiền Nam và Văn Học Hải Ngoại mà thôi, nhưng trái lại thì nhân lực văn chươngvùng đó chắc là nhiều trong Văn Học Miền Bắc sau 1954 và Văn Học Việt Nam sau1975, tất cả cũng do từ bối cảnh lịch sử. Còn Bình Định sở dĩ trở thành vùng trọngđiểm văn học hải ngoại là do dư luận giới văn chương phản bác hay ủng hộ chungquanh bộ sách Văn Học Miền Nam hơn ngàn trang của Nhà Văn Võ Phiến, và dưluận chung quanh bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Sông Côn Mùa Lũ ấn hành ởtrong nước của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác. Nội hai bộ sách của hai Nhà Văn làmnên dư luận xôn xao trong thời văn học hải ngoại, thiết nghĩ cũng đã đủ hình thànhvùng trọng điểm Bình Định-Phú Yên, vì hai Nhà Văn này chẳng những quê quán nơiấy, mà lại còn gây dư luận có tính chất quy chiếu về địa phương của hai ông, chêkhen do liên hệ địa phương cũng không ít. Tuy nhiên thơ hoài hương quê quán ấykhông dồi dào, nên gần như chỉ giữ vai trò rắc óng ánh thêm cho vùng được nổi bậtdo hai bộ sách văn xuôi. Như Vũ Đức Tô Châu trong bài Về thăm Cổ Lũy:Hỡi những câu hò đêm Cổ Lũy/ Trà Giang ơi/ Nước chảy về đâu/ Có biết tasầu trên bến cũ/ Sương gió tàn thu nhuộm mái đầu.Đặng Phú Phong trong bài Qui Nhơn người về:Từ trăng hoang phế soi/ Từ anh ra đi rồi/ Người lên Ghềnh Ráng đợi/ Ngườivề Qui Nhơn ơi...Thời gian vun vút trôi/ Kìa ai hát ru hời/ Còn đây đôi tháp đợi/ Ngườivề Qui Nhơn ơi.Trần Hoài Thư trong bài Từ buổi ta về:Bình Định ta về/ Bỗng dưng ba ngọn tháp trời/ bao bọc thằng con lưu lạc.Lâm Xương Yên: Ơn của mẹ ngày nào...buôn bán tảo tần xa, con bên mẹ/Đại Lãnh, xóm Chụt, Chợ Gành, Vạn Giã/ Mẹ con mình thổi cơm nhờ, lót dạ, chờchuyến tàu khuya...Có lần đốn củi lạc rừng trễ tàu ra, con ngủ bụi/ Mẹ lo âu ruột thắttừng cơn.Hoàng Duy (Lê Văn Ba): Đồng bao la ba dòng sông chảy/ Núi chập chùngnăm dãy non cao...Đèo Bến Đá, thành xây phía Bắc/ Đỉnh Cù Mông đồn gác phíaNam.Một vùng trọng điểm nữa được hình thành do hậu quả của lịch sử thì nhiều,còn do người bản quán thì lại ít. Thơ hoài hương của chính người bản quán Sài Gònrất lác đác, mà cũng không chắc họ là người bản quán, có thể từ Miền Tây hoặc từMiền Đông lên định cư từ rất lâu. Họ trở thành dân cố cựu Sài Gòn, có khi do đờisống vất vả tháng ngày ở những khu xóm lầm than nên dĩ nhiên khi ra hải ngoại họkhông có dấu ấn kỷ niệm đẹp của Sài Gòn. Và cũng có khi họ vốn từ thơ ấu đã cưngụ nơi những dinh thự sang trọng Sài Gòn, không có dịp sống để tựu thành kỷ niệm252 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


ở những nơi chen chúc bình thường hơn, vì vậy không có dịp so sánh để lòng-mạnhóahay trở về bình dân ngược với nếp sống thiếu hòa đồng mà mình đã ở. Một đôingười thì lại lui về ven đô, vì ngay chính trung tâm Sài Gòn thì không có gì để nói.Tại sao không có gì đáng nói ? Nào là “em tan trường về, đường mưa nho nhỏ”(Phạm Thiên Thư), nào “Sài Gòn tám phố” (Nguyên Sa), nào “dừng chân trênbến...Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi” (Y Vân), nhiều thứ đáng nói lắm.Nhưng xem lại thì phần nhiều là thơ của người không phải dân cố cựu Sài Gòn, gầnnhư các tác giả hầu hết là người Bắc di cư vào Nam sau 1954. Vì vậy khi ra hảingoại, không hiếm gì thơ hoài hương về cảm-tình-quán Sài Gòn, nào “Sài Gòn VĩnhBiệt” (Nam Lộc), nào “Đêm, nhớ trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê), và như Thanh TâmTuyền trong bài Trú mưa trên phố Hòa Hưng:Đột nhiên rào trận thiết tha/ Lạc trên phố bạn, nhớ nhà thân quen...Đạp xe lặnlội đường về/ Lênh đênh cây cối, bộn bề gió lay.Cổ Ngư trong bài Sài Gòn mùa thu:Sài Gòn mùa thu/ Hai mươi bảy độ/ Giữa lòng đường tràn trào xe cộ/ Có lốinào/ cho bóng thổ mộ/ xưa.Nguyễn Mạnh Trinh trong bài vòng quanh mấy ngả Sài Gòn:Để anh lau em giọt nước mắt/ Của cơn mưa bất chợt Sài Gòn/ Để anh ngon lyđậu bánh lọt/ Của ấu thơ hè phố thân quen.Xin chỉ trích vài câu thơ nhớ Sài Gòn để biết rằng đó là thơ hoài hương vềmột cảm-tình-quán như đã nói ở đoạn trước, chưa phải là thơ hoài hương quê quánSài Gòn cố cựu. Mà không chắc người cố cựu Sài Gòn là người bản quán. Có điềudân cố cựu hững hờ cái đẹp thơ mộng Sài Gòn. Có người chỉ nhớ cái đẹp hiện thựcmột chút huyền ảo hóa, pha trộn với hiện thực có sao nói vậy không màu mè, nhưPhương Triều trong bài Tết, xóm mộ:Nghĩa địa góc quen chiều chợ Tết/ Ông già mở lại gói đời quên...Xóm mộchiều nay đều đủ mặt...Ông già móc bọc, cô m. gánh/ Bầy biện cùng nhau đón tếtvề...Xóm mộ bao ngày không ánh lửa/ Chiều nay nhan khói lại tứ bề/ Những lều giótạt đầy hơi ấm/ Một chút tình xuân trên mỏi mê.Hoặc chỉ quay về ven đô, cũng hiện thực không màu mè vùng quê quán đầycỏ tranh không xa đô thành, nhưng ta thấy cũng có một chút hiện thực huyền ảo củatạo vật vẫn sinh hóa dưới trời nghiệt ngã, như Hà Nguyên Du trong bài Nơi câymọc:nơi cây mọc, đá sỏi già, đất cỗi/ gọi tên chi xứ Trảng, ơi quê nghèo...quanhcây mọc, bao nhánh cõi, lá úa/ bọ sâu nào ăn mất thuở tươi xanh.Vùng trọng điểm hoài hương kế tiếp nhờ là trung tâm du lịch biển: Nha Trang,và trung tâm du lịch khí hậu lạnh: Tây nguyên, Đà Lạt. Chẳng những là các trungtâm du lịch mà còn là nơi có những trường đào tạo Không Quân, Hải Quân vàTrường Võ Bị Quân Đội miền Nam. Những người tốt nghiệp xuất thân tại đây, bâygiờ thành người lưu vong hải ngoại, hỏi sao họ không hối tiếc thời vàng son nơi này,nơi làm bối cảnh cho họ gặp gỡ các giai nhân, hoặc nếu không được tác hợp thìcũng đã đi vào thơ phổ thành tình khúc “Em Pleiku má đỏ môi hồng...đi lên đi xuốngThành Phố có em” (Vũ Hữu Định), hoặc “Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt...tình yêu nhưbóng mây” (Song Ngọc), hoặc “tình nhớ trên thung lũng hồng. Ngàn sau rồi sẽ khócthầm” (Phạm Mạnh Cương), hoặc “Nha Trang ngày về” (Phạm Duy). Xem lại nhữngbài hát cũ nói về hai trung tâm du lịch này thì đều là những lời ca ngợi cảm-tìnhquán,nhưng đôi khi cũng có chính người quê quán ngợi ca như Nhạc Sĩ Minh Kỳ“Nha Trang là miền quê hương cát trắng...Nha Trang là miền khách du muốn tới/Cho phai bao nhiêu bụi đời”. Những bản nhạc tuyệt vời ca ngơị, và cảnh quan thựcsự đáng yêu như lời hát, đã gần hai mươi năm được tán thưởng khi ở trong nước,253 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


và đã đi theo họ ra hải ngoại để trở thành lời thơ hoài hương về trọng điểm du lịchcủa đất nước. Trong đó ta thấy thơ hoài hương quê quán cũng có, thơ hoài hươngcảm-tình-quán cũng có, thật khó phân biệt vì không biết rõ tác giả sinh trưởng nơiđâu.Khó biết rõ thân thế tác giả khi chỉ sưu tầm được những câu thơ mà thôi, tuynhiên người viết vẫn mong trích ra đúng thơ hoài hương quê quán, như Lê N. Khaitrong bài Hình như trong chiêm bao:Hình như tôi bị hớp hồn/ Khi con vạc lạc cuối còn kêu vang/ Hình như tôi gọitên nàng/ từ Ban Mê Thuột bạt ngàn về đây ?Trầm Mặc Hoa Huyền trong bài Pleiku còn đó:Pleiku phố núi sương mờ lạnh/ Nhuộm trắng đời nhau lúc biệt ly.Hải Phương trong bài Con đường chở đầy những sớm mai đi vẫn đợi:Những ngón tay phơi mở róc rách như hơi thở của dòng chảy thứ ngữ vựngmù sương lâm viên che phủ mờ mờ ngọn hải đăng Le Beau Rivage trùng dương dạtdào con sóng vỗ khát khao bờ bãi đến.Trần Thiện Hiệp trong bài Những con đường không quên:Con đường quê bằng bặc/ Lòng ta ở đồi mơ/ Trường Sơn mây xa đỉnh/ Cánhchim nào bơ vơ.Quan Dương trong bài Nha Trang:Tháp Bà ai thả trơn triền dốc/ Để cho nắng chảy xuống chân đồi...Nhìn tảngHòn Chồng đè hôn sóng/ Em có rợn hồn đợi chiêm bao ?...Thoảng tiếng cu cườmxưa gù gọi/ Tưởng già mà vẫn cứ hai mươi.Phan Nhiên Hạo trong bài Đà Lạt 1987-2002:Qua cửa sổ mờ sương tôi thấy người đàn bà/ gánh hai chiếc thúng/ Tôi khôngbiết bà gánh gì, nhưng/ tôi biết sức nặng của cuộc đời không ra khỏi được thunglũng.Nguyễn Dương Quang trong bài Dran, ngày về:tôi là giọt sương Dran sớm/ giọt sương Dran chiều...Đêm ngồi đợi sương mùbuông hư ảo/ chuyện xưa xui thác đổ ngàn hàng.Phan Ni Tấn trong bài Cũng người phố núi:Ngày xưa tôi cũng người phố núi...Làm bạn những con đường xuôi ngược/ Màithân mưa nắng cọ sương trời...Lên cao mới thấy mình lận đận/ Chém cha ba bồ chữmênh mông/ Từ trên Đại Học tôi rớt xuống/ Thành lính biên thùy trấn núi sông.Trần Quán Niệm trong bài Miền cát trắng:Nha Trang, biển, cát, nắng đầy/ Gió hoàng hoa gọi, sóng bầy cuộc vui/ Dừagià phơ phất lá cõi/ Ngàn năm đứng mỏi ngóng người tình xa.Trần Trúc Lâm trong bài Nhớ về Gia Nghĩa:Dòng suối Dak-Nông nước chảy miên man/ Bầy sơn nữ ngâm mình cười rúcrích...Có những đêm trăng lộng vàng tĩnh mịch/ Buôn bản xa mờ khói sóng mơbay...Nhớ quá đi thôi, chút gì tha thiết/ Ở cảnh ở người chẳng rõ từ đâu.Như đã trình bày ở đoạn khởi đầu của bài này, các vùng trọng điểm cho thơhoài hương không phải thời nào cũng giống nhau, mà do tâm thức riêng biệt hìnhthành từ bối cảnh lịch sử hay bối cảnh xã hội. Ví dụ thời Văn Học Miền Nam, vùngtrọng điểm văn chương Nam Bộ là ở Miền Đông với Nhà Văn Bình Nguyên Lộc. Ônglà cái bóng lớn với những truyện ngắn gợi thời lịch sử khai hoang ở miền Đồng Nai-Biên Hòa, nghĩa la cái bóng đó không do những tiểu thuyết tình phong tục xã hội,mặc dù một trong những cuốn tiểu thuyết ấy đem lại cho ông giải thưởng vănchương toàn quốc thuộc Văn Học Miền Nam trước 1975. Và vùng trọng điểm thứ haicho văn chương Nam Bộ thời Văn Học Miền Nam cũng lại là những truyện ngắn gợithời khai hoang Miền Tây, nhất là miền Cà Mau-Rạch Giá, với Nhà Văn Sơn Nam254 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


làm cái bóng lớn thứ hai. Nhưng đến thời Văn Học hải ngoại thì trọng điểm của vănchương Nam Bộ là hoài hương về quê quán miệt vườn. Tại sao không còn cảmhứng viết bi-hùng-sử như “Rừng Mắm” hay “Bà mọi hú” (hai truyện ngắn của BìnhNguyên Lộc), tại sao không còn cảm hứng viết về những nhân vật mở đường khaihoang về xứ khỉ ho cò gáy như “Cô Út về rừng” hay “Mùa len trâu” hay “Một cuộcbiển dâu” (ba truyện ngắn của Sơn Nam), tại sao lại là cảm hứng nhớ miệt vườntrong bối cảnh văn minh tân tiến ở hải ngoại? Thật dễ trả lời sự hình thành tâm thứcđó đối với người từ giã ruộng vườn để sống đời văn minh kỹ nghệ đất nước tân tiến.Nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh nêu lý do vì đây là lần đầu tiên người Lục Tỉnh Nambộ di cư. Cho dẫu sau này việc hồi hương về thăm quê nhà không mấy khó khăn,nhưng chỉ là về thăm mà không về ở. Sau hai ba chục năm định cư, họ đã bám rễcũng khá chặt vào đất mới. Miệt vườn với cảnh sông nước, với thú vui ấu thơ chốnquê mùa, với cây trái vườn xưa, với chim chóc và động vật ruộng đồng, với món ănđặc sản, với tụ họp bè bạn ăn uống, với hát vọng cổ nói thơ, với tình trai gái, vớicưới hỏi, với phong tục...Nhưng những thứ này ở đâu cũng có nơi những miền thônquê khác trên đất nước, đâu phải riêng ở Nam Bộ. Sở dĩ Nam Bộ được người quêquán nói đến nhiều, có lẽ do sự trù phú của Đồng Bằng Sông Cửu Long làm conngười quá triều mến, nhớ đến nhiều nên muốn nhắc lại hết kỷ niệm để san sẻ hoặchồi tưởng cho riêng mình. Hoài hương quê quán thôn làng ở những miền khác nhưở ngoài Bắc hay miền Trung, đã hình thành nền văn chương sau lũy tre xanh từ lâurồi, chỉ có thi ca miệt vườn là mới nở rộ gần đây thôi. Những câu thơ hay về tìnhhoài hương quê quán miệt vườn, biểu hiện tình thân dành cho địa hình, thổ ngơi,chim muông động vật, đặc sản, tình trai gái miệt vườn, dấu ấn kỷ niệm. Địa hìnhsông nước tràn trề ghi dấu trong thơ của Hồ Trường An trong bài Gò Công, đấtbưng ruộng biền:Cũng trũng, cũng gò, cũng rẫy đồng/ Một bề biển lớn, ba bề sông/ Bèo theonước cuốn qua Vàm Láng/ Nắng mở đường lên hợp chợ Giồng...Sóng lặng ghexuồng về trẩy hội/ Bão lên cò vạc tách xa bầy/ Sao như soi rạp chưa tuôn biển/ Đãnối vòng tay Vàm Cỏ Đông.Lâm Hảo Dũng trong bài Như kiếp thương hồ:Dăm chiếc ghe buôn về khắp xóm/ Cũng buồn, tôi dạo gốc ô môi/ Đời ai nhưnước lêu bêu ấy/ Trên những dòng sông rợp tiếng cười.Giang hữu Tuyên trong bài Mưa ở Arlington, nhớ mưa quê nhà:Hồn bình nguyên rộng trên tay/ Căng đầy nỗi nhớ sông dài phù sa/ Ơi miềnNam, ơi quê nhà/ Dưới ao sen nở mẹ già vo cơm.Nguyễn Vĩnh Long trong bài Bến Lức:Nhịp qua thương nhớ nhịp về/ Một dòng xanh nhỏ lời thề nước non/ Chân aidấu nhỏ đường mòn/ Câu hò Vàm Cỏ vẫn còn trên sông.Kiều Mộng Hà trong bài Bâu Búi:Ta về thăm lại dòng sông xưa/ Dòng sông buồn có những nhánh dừa...Nơiđây heo hút, gió vun vút/ Nước mặn đồng chua cỏ cháy khô...Chiều lắng bến sôngvàm Bâu Búi/ Tiễn đưa ta ra cửa Gành Hào...Ta trở về sau mười chín năm/ Chântrần trên cát đậm tình thâm/ Cám ơn đất cũ còn lưu giữ/ Kỷ niệm sâu trong nắm mộnầm.Trần Phù Thế trong bài Ngã tư lồng đèn:Anh từ Đại Ngãi đến/ Em từ Long Phú qua...Khẳm lừ ghe dưa hấu/ No đầyxuồng khoai lang...Vô tình anh quen em/ Ngã tư cột lồng đèn...Trăng sao làm nguyệtlão.Thổ ngơi cây trái và món ăn đặc sản, chim muông và động vật, được ghidấu trong thơ Hoàng Thượng Dung trong bài Nhớ xuân quê mẹ:255 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Mặn muối Bạc Liêu thương đót mắm/ Tháp Mười điên điển nở vàng chưa?...Lưu luyến Vũng Tàu hương mắm ruốc/ Hồng bay Bà Điểm lá trầu cay...Ôm hếttình quê hương thắm thiết/ Giật mình pháo nổ buồn lê thê.Phương Triều trong bài Trái mộng:Em đỏ mắt sơn xanh đời mốc lạnh/ Áo chàng-hiu nào mặc ếch chiềumưa...Con tép bạc múa râu đòi nước ngọt/ Vợ chồng tôm hí hửng cuộc vui đùa...Talỡ vận rong chơi ngày thất nghiệp/ Em vô tư không cả một câu chào...Con bửa củigục đầu trên vỏ quẹt/ Tay ai trò kéo nặng một đời nhau.Tài Nguyễn trong bài Quê nội Gò Công:Se sẻ chuyền cành, trao trảo gọi/ Võng bên hè say giấc ngủ trưa...Bắt conchuồn chuồn cắn rún sâu/ Chuồn ơi, mày giúp tao lội mau...Ốc bưu luộc chín thơmhương bưởi/ Câu cắm ruộng khuya chụp ễnh ương.Ngô Nguyên Dũng trong bài Puzzles cảnh quê nhà:lu nước lắng phèn ôm ấp bóng/ trăng mười lăm xối mát chân không/ lửa đomđóm thắp đèn hôn phối/ bần ngơ ngác rụng kín lưng sông...bụi khô khốc thổi vàngsân úa/ mối mọt âm thầm khóc nỗi riêng.Thy Lan Thảo trong bài Gò Công ơi, ta nhớ:Đậu rồng , me đất, bông so đũa/ Tôm đất nguyên đầu thơm canh chua...Lymắt trâu nhớ trà Bố Lỹ/ Gò Công ơi nhớ mấy cho vừa...Thịt cua quyên gạch, chuarau dấp/ Rượu đế Gò Me say được chưa ?Thái Thụy Vy trong bài Phù sa sông Hậu:Nhà tôi ở Chắc Cà Đao/ ở ngay sông Hậu, ngả Gò Ông Khâu...Ngủ nhà caocẳng mát ghê/ Chuột nướng rau ngỗ mải mê một đời.Và cường điệu tình trai gái miệt vườn, nhưng cũng cuồng nhiệt, sâu sắc,và ỡm ờ, như thơ của Kiệt Tấn trong bài Tiền Giang Hậu Giang:Nắng Tiền Giang, mưa Hậu Giang/ Xe lam vừa tới miệt Ba Càng/ Ruộng khôthổi nóng lùa hơ tóc/ Tóc em thơm phức mùi dưa gang...Nắng Tiền Giang, mưa HậuGiang/ Sông Mỹ đã đưa bến Vĩnh Tràng/ Bên chùa tôi đã ôm em siết/ Xa rồi cònluyến tiếc đã ngang.Nguyễn Tấn Hưng trong bài Tình Thu trên xứ Mỹ:Cồn Rồng một chuyến đã ngang/ Nước Cửu Long khoác cho nàng rửachân...Cầu Quây nối bước chân son/ Con đường Trưng Trắc đi mòn tuổi thơ.Đạm Thạch trong bài Chắc gì em:Kỷ niệm bồi hồi/ Dồn tôi thành sóng/ Xô tôi đâm đầu/ Vào em tảng băng...Tôivề thủ thỉ/ Ru ngọn dừa xanh/ Con đuông ẩn mình/ Đục tôi héo úa.Hồ Thanh trong bài Nỗi nhớ:Tháng 8 qua phà sang Rạch Miễu/ Một vùng mây nước nhớ bângkhuâng...Cầu khởi công rồi trơ cột sắt/ Triều dâng con nước chảy bình yên/ Mai kia vínếu đường thông tuyến/ Tủi phận em phà bị lãng quên...Ở đâu còn thấy bóng xà lan/Kéo một giòng ghe khẳm cát vàng/ Cơn suyễn trầm kha qua tiếng máy/ Thở cùngcụm khói, ánh sương tan.Nguyễn Thanh Châu trong bài Lời tỏ tình với cô gái Cần Thơ:Con cá lội dưới ao/ Con chim chuyền bụi ớt/ Có lẽ đâu kiếp trước, em thấy anhphải lòng/ Muốn nên vợ nên chồng...Câu ca dao dạm ngỏ/ Em đừng làm mặt khó/Kẻo mốt nọ mai kia.Hồ Tĩnh Tâm trong bài Một chiều mưa:Em bán dưa gang, tôi mua niềm hẹn ước/ Chuyến xe đã vụt chở giấc mơ xa.Viết để mang chất miệt vườn với phong vị của những câu hát vọng cổ, nhưngtừ ngữ vẫn tân kỳ sáng tạo như thường có ở thơ Tô Thùy Yên, trong bài Nhớ cómột lần trên bắc khuya:256 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ông lão khô quắt như thanh đước/ Đàn hát mưu sinh bến bắc đêm...Trăngthiếp, sao mê, sông ráo gió/ Buồn như sóng nối, tản không tan...Em về giồng dướiqua truông gió/ Bông sậy còn day ngất nỗi buồn...Tình . theo người đi một đổi/ Mộtđỗi, dài hơn bốn chục năm.Thời Văn Học Miền Nam, xin nhắc lai, vùng trọng điểm hoài hương, liền saunăm 1954 đối với các Nhà Thơ từ ngoài Bắc di cư vào là Hà Nội và châu thổ sôngHồng, bao gồm đặc biệt các Xứ Đạo Bùi Chu-Phát Diệm. Có thể nhắc nhở vài hìnhảnh dễ nhớ như “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” (Hoàng Anh Tuấn), “Tôi xa Hà Nội,năm lên mười tám, khi vừa biết yêu...Tôi xa Hà Nội, năm em mười sáu, xuân trònđắm say” (Anh Bằng), “Con đi xây tình viễn xứ, đâu có quên tình cố hương” (TháiThủy). Tuy nhiên thi ca hoài hương đất Bắc sau năm 1954 không để lại dấu ấn lớncho văn chương, không lớn như trong văn xuôi với Mai Thảo (Tập truyện ngắn Đêmgiã từ Hà Nội, Căn nhà vùng nước mặn), với Doãn Quốc Sỹ (Tập truyện dài Dòngsông định mệnh, Ba sinh hương lửa), với Thanh Tâm Tuyên (Tập truyện dài BếpLửa), với Nhất Linh (Tiểu thuyết Dòng sông Thanh Thủy). Mai Thảo viết lòng hoàihương như “con cá thu về đầm mình trong vùng biển cũ”, khác nào loài cá salmontrưởng thành ngoài đại dương, mà cuối đời theo tiếng gọi của bản năng, tìm về đúngdòng suối trong rừng già ở đất liền, nơi chúng nó được sinh ra. Và dù đang ở SàiGòn nóng bức mà khi đọc truyện Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, ta không khỏi thấygiá lạnh, giá lạnh đó do tác giả thấm từ đất Bắc đưa vào, tuy tác giả không chủ yếuviết về tình hoài hương. Đọc truyện Dòng sông Định Mệnh của Doãn Quốc Sỹ mớithấy tác giả yêu vô cùng con sông chảy qua làng ông, với những tiêu đề như thơ. Vuibuồn của sông tượng trưng cho truyện của một đời người: “Khúc quành của dòngsông. Con sông dài đi tìm ánh trăng mười sáu. Hai ngả sông đi về đâu ? Xacách. Hai nhánh sông gặp gỡ. Thuyền ơi thuyền, thuyền trôi nơi đâu. Khúcquành cũ, con sông xưa. Hai nhánh sông phân ly. Đêm trăng thuyền về bến cũ.Sông đã ra tới biển có còn khúc quành nào đâu”. Hai mươi mốt năm sau, tứcnăm 1975, và hai ba mươi năm nữa ở hải ngoại, vùng trọng điểm hoài hương quêquán Hà Nội và châu thổ sông Hồng được thay thế bằng hoài hương cảm-tình-quánSài Gòn (cũng là một điều đã nói ở đoạn trước). Những người lớn tuổi thực sự nhớHà Nội bằng kỷ niệm đã sống với, chỉ còn lác đác, hiếm có thi nhân “để lại con tim” vìmột mối tình dang dở như Nhạc Sĩ Anh Bằng ra đi lúc mười tám xuân xanh. Có thểcòn nhiều người, vào năm 1954 khi xa Hà Nội, lớn tuổi hơn, nhưng họ không lànhững thi nhân, không sáng tác thơ hoài hương Hà Nội khi ở hải ngoại. Nhữngngười trẻ, trong số đó thật là nhiều thi nhân, khi vào Nam năm 1954 thì trọn thời gianthanh xuân sống với kỷ niệm học hành, sự nghiệp, tình duyên, chiến tranh ở đó. Đầykỷ niệm trong thời đại chiến tranh khốc liệt tại miền Nam, họ đâu có gì kỷ niệm lúcmột hay năm sáu tuổi thì đã vào Nam, vậy đâu có gì để hoài hương về quê quán.Cũng giống như bây giờ thế hệ thứ hai thứ ba tại Hoa Kỳ hay Pháp quốc, hay Úc ĐạiLợi-Canada được nhắn nhủ “có bao giờ em hỏi, quê hương mình nơi đâu ?”. Kỷniệm sống-với mới làm nên thi ca tình tự, còn ngoài ra là thơ tìm lại nguồn cội dokhảo cổ, lịch sử, kiến thức. Thơ hoài hương do cảm hứng từ phát kiến mới về lịchsử, từ khảo cổ khai quật gần đây, từ du lịch theo tour hướng dẫn, chỉ là thơ hoàihương hứng cảm do được mở rộng tầm mắt, không phải thơ hoài hương xúc cảmdo kỷ niệm xa xôi. Sưu tầm được cả hai dạng hoài hương (xúc cảm và hứng cảm) vềquê quán vùng trọng điểm Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, xin trình bàytrước nhũng câu thơ hoài hương xúc cảm, như Hà Thượng Nhân trong bài Nhớ HàNội:Em hãy đến thăm dùm chùa Trấn Quốc/ Thăm Cầu Giấy thăm những ngườiquen thuộc/ Thăm quê hương dùm kẻ thiếu quê hương.257 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Viên Linh trong bài Nhớ Hà Nội:Em hãy đến thăm dùm bãi Nghi Tàm/ Nơi thuở nhỏ anh từng chạynhảy...Nghe tiếng véo von, nhớ về Hà Nội/ Nơi Trâu Vàng, Ngựa Đá, Cõi RồngXanh.Vĩnh Lộc trong bài Không đề:Đi trên đê Hồng Hà/ Nghe sóng mùa nước nổi...Đường Tràng Thi êm mát/Chuyến xe điện ngàn năm.Chu Vương Miện trong bài Cẩm Phả Min:xa quá lắm cửa ông Bạch Long Vỹ/ Cẩm Phả Min nhòa nhạt tuổi thơ/ 50 nămhồi còn để chỏm/ ngoái lại nhìn mái tóc lơ thơ.Và bài Cao Mỵ Nhân:Mấy chục năm xưa trên cõi Bắc/ Mừng xuân giữa núi phản tay phàn/ ruộngbậc thang nói vào phi mã biệt/ đầu Quảng Tây, thập vạn đại sơn...Năm mươi bốnnăm xa rồi đất Bắc...Đời chị đời em, ngó lại sững sờ.Hoàng Dương trong bài Lên phố lu:Tàu ngược, bè xuôi, núi lượn vòng/ Lũng dài mây đuổi nắng khoanh vùng/Xóm mới nhà ai vàng mái cọ/ Cuối ghềnh mưa ngả trắng sông Hồng.Trần Nguyên Anh trong bài Tháng sáu: Bạch Hạc Phong Châu nguồn đất tổ/Vĩnh Tường Phủ Vĩnh gốc quê tôi/ Ba Vì hữu ngạn cao sừng sững/ Hình ảnh mangtheo suốt cuộc đời.Ngã Cát Minh Nguyệt trong bài Xuân tha hương:Mưa bụi giăng trắng xóa/ Mờ phủ bóng quê nhà/ Hoa đào trên xứ lạ/ Khôngthắm đỏ hồn ta.Lưu Văn Vịnh trong bài Thơ ấu: Hồ Gươm mẻ một miếng/ bóng Rùa thần bọttan...lá me rơi lả tả/ kẹo kéo vỉa hè quen.. tuổi thơ là đám hội/ mây mây mây bay qua.Hoàng Song Liêm trong bài Về làng cũ:Trái sấu xanh thuở đầu đời đi học/ Vị trên môi còn chát chát chua chua/ Mộtchân trời tím ngát dưới chân đê/ Chợt nhớ tháng ba màu hoa gạo...Thương cái cò lặnlội mãi bờ ao/ Thương cái cò, chìm giấc ngủ tôi sâu.Trần Quốc Bình trong bài Làng tôi:Làng tôi cả thảy gồm ba xóm/ chạy dọc theo dòng sông uốn quanh...Ngôi đìnhcổ kính mang tên Đậu/ Có sân rộng rãi nhìn bao quanh...Tôi bỏ làng đi lúc tuổi xanh/Để lên theo học ở kinh thành/ Thế rồi đi mãi không quay lại/ Phiêu bạt theo thời buổichiến tranh.Có thể nhắc, thơ hoài hương quê quán Thủ Đô Hà Nội hay đồng bằng sôngHồng của các nhà thơ trên là thơ do xúc cảm những kỷ niệm còn lại khi vào Namnăm 1954. Thi nhân ít nhất cũng 13 hay 14 tuổi trở lên thì mới có kỷ niệm để mà viếtlại sau gần nửa Thế Kỷ rời xa.Tuy nhiên cũng có người lớn tuổi, đã thừa kỷ niệm, nhưng họ không hoàihương bằng xúc cảm mà bằng hứng cảm do đọc lại tài liệu lịch sử chính truyền hayhuyền sử cổ tích, do tin tức gần đây về cuộc khai quật thành Thăng Long hoặc ditích thời đại Hùng Vương tại châu thổ Hồng Hà. Những người trẻ hơn hoặc sinhtrưởng tại Miền Nam sau năm 1954 thì làm thơ hoài hương do hứng cảm nhờ nhữngchuyến đi du lịch càng ngày càng thường xuyên giữa hải ngoại và nội địa. Thế hệ giàvà trẻ, do kiến thức và du lịch, cùng nguồn hoài hương hứng cảm, như Trần HồngChâu trong bài Chợ huyện một tháng sáu phiên:Nhịp nhàng quẩy gánh chân đi/ Đôi vai bé nhỏ thần kỳ làm sao...Gió mưa lòngvẫn tấm son/ Đồi Lim phố huyện vây tròn tình em...Em là con gái ca dao/ Ngàn thuhồn Việt dạt dào lời thơ.Đỗ Quý Toàn trong bài Chuyện cũ, ở đất mới xa xăm:258 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Ở đất nước xa xăm/ nơi mỗi một dòng sông/ là một lời thân mến...Có mộtchàng Trương Chi/ vọng trường giang tiếng hát...Có chị Tấm cô đơn/ ra bờ ao đứngkhóc...Có cây cau trổ bông/ cây trầu leo quấn quít...Ở đất nước xa xăm/ lúa rì rào kểchuyện/ với đồng ngô bãi dâu/ chú Cuội bỏ quên trâu/ chỉ vì trăng đẹp quá.Nguyên Sa trong bài Tiễn bạn:Tiễn nhau nhớ tháng giêng mưa/ Sông Hồng nước đọng bóng chưa nhậphình/ Tiễn anh linh hiển u minh/ Cắn vào da thịt thấy mình bỏ đi.Thơ hoài hương về quê quán dồi dào nhất dành cho vùng trọng điểm có cảnhđẹp thanh tú, nhiều di tích lịch sử và lúc nào cũng nhiều người làm văn làm thơ:Trọng điểm Cố Đô Huế và Quảng Nam Đà Nẵng. Những vùng khác nếu trở nêntrọng điểm hoài hương là do biến thiên theo tâm cảnh từng thời kỳ, như thời gợi nhớlịch sử khai hoang Nam Bộ (thời Văn Học Miền Nam) mờ nhạt để nhường cho thờigợi nhớ miệt vườn Nam Bộ (thời Văn Học Hải Ngoại), còn trọng điểm hoài hươngHuế cùng Quảng Nam-Đà Nẵng thời nào cũng như nhau, thời Văn Học Miền Namhay thời Văn Học Hải Ngoại cũng vẫn là một tâm cảnh bất biến dành cho cố đô vàQuảng Đà. Nội mỗi một nơi cũng đủ làm thành trọng điểm nếu xét về số lượng cũngnhư phẩm lượng văn vật, tại sao gộp chung lại làm một. Lý do vì cố đô Huế vàQuảng Nam Đà Nẵng sát kề nhau, thơ liên hệ giữa hai miền gần như gắn bó, nhất làthơ tình, đúng như ca dao vẫn thường được nêu ra: “Học trò xứ Quảng ra thi/ Thấycô gái Huế chân đi không đành”. Kinh tế và lịch sử cũng nhiều liên hệ từ trước vàcòn mãi về tương lai khi đường hầm hiện đại Hải Vân làm sự qua lại giữa hai miềnkhông còn là đường đèo nguy hiểm, khi Cố Đô Huế đã trở thành khu bảo tồn di tíchđược Liên Hiệp Quốc bảo trợ, khi Hải Cảng Đà Nẵng được canh tân để mở đườngthông thương vận chuyển lớn qua Lào và Thái Lan, khi Chu Lai sẽ được xây dựngthành khu du lịch nhiều khách sạn năm sao và sòng bài quốc tế. Họa Sĩ Trịnh Cung,người quê quán Nha Trang, có lần đi thăm Huế, cho rằng với cảnh vật và cuộc sốngnơi đây thì ta không ngạc nhiên tại sao từ trước đến nay Huế vẫn nhiều Thi Sĩ. Sưutầm thơ trong sách báo, ta thấy Quảng Nam-Đà Nẵng cũng tương đương. Nhưng,chẳng hạn tình dành cho người con gái Huế làm có người quá nhớ Huế khi đangsống nơi hải ngoại, thơ đó chưa phải hoài hương quê quán như chủ đích bàn luậncùng sưu tầm của bài viết này, mà chỉ là thơ hoài hương cảm-tình-quán. Nếu thinhân có quê quán xa như ở ngoài Bắc hay trong Nam làm thơ nhớ Huế thì ta dễnhận ra đó là thơ hoài hương cảm tình quán.Còn như người xứ Quảng làm thơ yêu Huế thì ta lại phân vân có nên phânbiệt giữa cảm tình quán và quê quán, vì như đã nói hai nơi gần như một. (chỉ giọngnói khá phân biệt mà thôi). Sự gộp chung do cùng tính chất cùng tâm cảnh, do ngườiviết bài này có cảm tưởng mơ hồ như vậy, không phải do hiểu biết rõ về địa lý nhânvăn. Nhưng cũng xin trình bày vài hiểu biết nhân văn. Phân chia Bắc-Trung-Nam làphân chia chính trị do tính chất bảo hộ hay thuộc địa hay còn để trực thuộc triều đìnhNhà Nguyễn, bởi sự đặt định của thực dân Pháp. Phân chia Bắc-Nam sau hiệp địnhGeneve là phân chia để mỗi bên về một chủ nghĩa. Còn phân chia do địa lý nhânvăn, do quần cư sinh sống, là tự nhiên. Cho nên thơ hoài hương về hai miền gầnnhau là hoài hương về một miền địa lý nhân văn.Toàn cõi Việt Nam cũng chỉ là một miền địa lý nhân văn xét về chủng tộc,ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế. Nhưng tình quê quán có khi phải cảm đến đơn vị làng xã,thì hoài hương quê quán chung cho một vùng tâm cảnh không phải là phân chia vụnvặt. Cũng đều là thi ca hoài hương nhớ con người và cảnh trí hữu tình, nhớ di tíchthành quách hay di tích đền đài. Để thấy sự khó tách rời thơ hoài hương Huế-QuảngNam Đà Nẵng, xin trích dẫn trước tiên thơ hoài hương cảm tình quán của những259 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


người có quê quán hơi xa Huế và Quảng Nam-Đà Nẵng. Như Hà Huyền Chi trongbài Vienna:Anh tới Thành Phố nước/ Lòng gợn sóng Vienna/ Kè ôm nhau tình tự/ Saochúng mình chia xa...Thèm nghe tiếng rao hàng/ Chiều Đông Ba Gia Hội/ Đời tình đãsang trang...Nghìn ga vui đã tới/ Chẳng giúp ta quên nàng.Hoặc Nguyên Sa trong bài Tôn Nữ Thanh Hằng:Gặp em Tôn Nữ Thanh Hằng/ Anh vô triều đại Công Tằng Nữ Tôn...Tuốt trongđại nội trăng soi/ Chánh cung lại có nụ cười thứ phi.Và dưới đây thật là phong phú thơ hoài hương Huế-Quảng Nam Đà Nẵng,như Kiêm Đạt trong bài Về chân trời tím:Áo em lụa trắng sông Hương/ Qua đã Thừa Phủ nhớ thương rạt rào.Nguyễn Đức Bạt Ngàn trong bài Bên bờ Ô Lâu:Tôi về gặp lại hư không/ Bàn tay nội ngoại bay vòng nát tan...Khi về đậu giữatăm hơi/ Gà trưa gáy muộn ngang trời quạnh hiu.Huỳnh Liễu Ngạn trong bài Vân Lâu:Xõa vội tóc những hàng cây đứng gió/ mùa lên cao em hoàng tộc se màu...đôimắt ngó từ Vân Lâu dội xuống/ mà Hoàng thành tơ lụa trải niềm đau.Nguyễn Phương trong bài Tôn Nữ Mùa Xuân:Những tưởng mười năm em có hiểu/ chút gì si hận của riêng ai/ Mười nămgặp gỡ và câm nín/ Em vẫn vô tình, mây trắng bay...Tôn Nữ Mùa Xuân, năm thángđợi/ Vẫn còn bao tháng đợi năm chờ.Ngữ An trong Bài ở Huế:Huế chỉ có hai mùa mưa nắng/ Nắng thì buồn mưa lại trầm ngâm/ May còn cóem bên đồi nọ/ Để tôi về thả mộng qua sông.Kiêm Thêm trong bài Những đêm trăng thần thoại:tôi lớn lên cùng con sông/ chảy xuôi về mạn ngược...Dòng sông Bồ êm ả xuôitrôi.Phạm Cao Hoàng trong bài Trước khi rời bỏ Việt Nam:bữa đó con về thăm Phú Thọ...nồi cá rô thơm mùa lúa mới/ và tiếng cười vuicủa mẹ hiền...ngày mai con lại ra đi nữa/ cứ đi hoài mà chẳng đến nơi.Luân Hoán trong bài Tiên Phước 1946:Tiên Phước đội trời nghênh ngang đứng/ tôi chào ra mắt thuở lên năm/ lòngnhư vạt đất mời cây mọc/ xin gọi lại một lần, thay viếng thăm.Hà Quốc Huy trong bài Tết nhớ thằng bạn:Đi xa Huế dẫu đời lận đận/ Nhưng còn thành Nội ở trong tim/ Nhưng còn hìnhảnh núi Ngự sông Hương.Thái Tú Hạp trong bài Ta thấy ta về quê hương:Ở đó ta đã lớn lên/ Giữa Thành Phố Hội An...Có thuyền vui Cửa Đại/ Đêmtrăng vàng trải lưới vá đau thương...Áo lụa Duy Xuyên/ Thương về Tuy Phước/ ChiềuHải Vân mây khoác kín sao trời.Võ Đình Tuyết trong bài Thơ về Đà Nẵng:Đà Nẵng cùng ai thương nhớ thương/ Năm xưa, rượu tiễn bước lên đường/Hôm nay ngồi đếm từng trang sử/ Để thấy trang nào cũng xót thương.Phùng Minh Tiến trong bài Về thăm sông Thu Bồn:Sông Thu nay lở mai bồi/ Bèo tan Cửa Đại, mây trôi phương nào/ ...Trời ơi!Thoảng một nụ cười/ Theo nhau chi để lụy người núi sông.Mạc Phương Đình trong bài Ngũ Hành Sơn và kỷ niệm:Lời hẹn ước quyện vào năm cụm núi/ ngẩng đầu lên như thấy bóng thiênđường...Năm cụm núi vẫn ngàn năm chẳng đổi/ Cuộc tình mình vẫn mãi với trămnăm.260 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>


Hoàng Lộc trong bài Phố người, gặp đồng hương:Những cao lầu, hoành thánh/ Đã ăn ở Hội An/ Tới đâu rồi cũng tránh...Đã yêuở Hội An/ Tình đã ra cửa Đợi/ Tới đâu dù được yêu/ Cũng nghe mình có lỗi.Thành Tôn trong bài Hương đồng phấn nội:Đợt khói lam chiều tương tư mái rạ/ Anh có thấy gì trong đó hay không?...Trống sớm làng Trung, chuông chùa xóm Thượng/ Tiếng quê hương vang vọngtháng năm dài...Đợt khói lam chiều tương tư mái rạ/ Em có thấy gì trong đó haykhông ?Hoàng Định Nam trong bài Câu Lâu ngày về:Câu Lâu chỗ Thu Bồn tan rồi hợp/ Để cùng xuôi về biển mẹ mênh mông...Vô Tình trong bài Ai về xứ Huế:Ôi chao con nhỏ làm thơ ấy/ Lọt mắt anh chàng xứ Quảng Nam...Bỗng dưngtôi sợ mùa hoa đến/ Sẽ vắng người ta chắc quá dài/ Phượng vĩ nở đầy sân QuốcHọc/ Ve sầu Đồng Khánh nhớ thương ai.Lưu Nguyễn trong bài Nhũng ngày ở Cửa Đại, Hội An:Buổi sáng buổi chiều lang thang Cửa Đại/chân bước thênh thang, lòng chẳngmong cầu/ những áo những cơm những ngày dầu dãi...mây trắng mây xanh, phiêudu lồng lộng/ Thành Phố sau lưng, như thể nghìn trùng.Đặng Hiền trong bài Đà Nẵng tháng chạp:Gốc phố chết, tế bào khô khốc/ Mái rêu xanh ở chút tình cờ/ Đời của cát theovề thăm biển/ Một bước thôi chẳng thấy mặt người.Trần Yên Hòa trong bài Người cùng quê:thật tình tôi không biết/ anh là người Quảng Nam, Đại Lộc/ nếu biết/ tôi đã tìmđến anh/ trước ngày anh ra đi vĩnh viễn...Có phải anh đã bỏ đi vội vã, anh Trầm TửThiêng.Trần Trung Đạo trong bài Xuân nhớ Hội An:Em về phố Hội chiều mưa lớn/ Vóc ngọc ngà khoe dưới lụa hồng/ Ta như giọtnước mùa mưa đó/ Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông.Hồng Hoàng trong bài Để nhớ thời em:Một mai tóc bạc anh về núi/ tìm khối hoa cương trắng Ngũ Hành/ tạc em lênđỉnh cao vòi vọi/ để nhớ thời em xuân rất xanh.Lê Văn Bá trong bài Tiếp lời ru mẹ:Sông Thu ơi, quê nhà trời xa thẳm/ Mây Ngũ Hành có quyện đỉnh SơnChà...Đất Quảng bao dung theo tiếng hò đưa/ như nước trường giang mãi trong tìnhmẹ.Lê Thị Hàn trong bài Quê mẹ:Nhớ nhung về Bến Cát mờ sương/ Bóng nước mây đưa Đồi Vọng Cảnh...Taynhỏ chợt ôm ngày thơ dại/ Nửa vòng Trái Đất bỗng xa xôi.Dư Mỹ trong bài Quảng Nam ơi, vẫn còn đây nỗi nhớ:Quảng Nam ơi! Bao giờ ta trở lại/ Thăm một lần rồi mãi mãi mai sau/ Mai tachết dù vùi thây viễn xứ/ Hồn vẫn bay về nơi cắt rốn chôn nhau.(Đăng trong Giai phẩm Xuân Bính Tuất 2006 của Nhật báo Người Việt)261 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!