11.07.2018 Views

PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT SAPONIN TRONG CAO SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis) ĐÃ BẢO QUẢN

https://app.box.com/s/em4g57mpwf2rru7xeo6lgn7x9tmcsxlf

https://app.box.com/s/em4g57mpwf2rru7xeo6lgn7x9tmcsxlf

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />

<strong>PHÂN</strong> <strong>LẬP</strong> <strong>CÁC</strong> <strong>HỢP</strong> <strong>CHẤT</strong> <strong>SAPONIN</strong> <strong>TRONG</strong><br />

<strong>CAO</strong> <strong>SÂM</strong> <strong>NGỌC</strong> <strong>LINH</strong> (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>)<br />

<strong>ĐÃ</strong> <strong>BẢO</strong> <strong>QUẢN</strong><br />

Sinh viên thực hiện: PHẠM DUY <strong>LINH</strong><br />

Ngành: Công nghệ Hóa học<br />

Niên khóa: 2008 - 2012<br />

Tháng 8/2012


<strong>PHÂN</strong> <strong>LẬP</strong> <strong>CÁC</strong> <strong>HỢP</strong> <strong>CHẤT</strong> <strong>SAPONIN</strong> <strong>TRONG</strong><br />

<strong>CAO</strong> <strong>SÂM</strong> <strong>NGỌC</strong> <strong>LINH</strong> (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>)<br />

<strong>ĐÃ</strong> <strong>BẢO</strong> <strong>QUẢN</strong><br />

Tác giả<br />

PHẠM DUY <strong>LINH</strong><br />

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu<br />

cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học<br />

Giảng viên hướng dẫn:<br />

ThS. BÙI THẾ VINH<br />

Tháng 8/2012


LỜI CẢM ƠN<br />

Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô Bộ môn<br />

Công nghệ Hóa học trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em học<br />

tập và thực hành tốt, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho tương lai sau này.<br />

Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Trần Công Luận, giám đốc Trung tâm<br />

Sâm và Dược liệu Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được thực hành và<br />

nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn này.<br />

Em vô cùng cảm ơn thầy ThS. Bùi Thế Vinh đã tận tình hướng dẫn em từ lúc<br />

em bắt đầu đến khi hoàn thành đề tài, thầy luôn theo dõi, quan tâm chỉ dạy em giúp em<br />

giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để hiểu rõ hơn về nhiệm<br />

vụ luận văn của mình và thực hiện nhiệm vụ đó cách tốt nhất có thể.<br />

Em xin cảm ơn các thầy cô khác của Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM,<br />

cùng các anh chị đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.<br />

Con xin chân thành gửi đến gia đình lòng biết ơn sâu sắc, gia đình đã tạo cho<br />

con mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần và vật chất, làm chỗ dựa vững chắc để con yên<br />

tâm học tập và hoàn thành tốt bài luận văn của mình.<br />

Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08HH và tại Trung tâm Sâm và<br />

Dược liệu Tp.HCM đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện<br />

đề tài.<br />

i


liệu. [27] Dựa trên kĩ thuật sắc kí: sắc kí cột cổ điển, sắc kí bản mỏng, đề tài đã phân lập<br />

TÓM TẮT<br />

Đề tài nghiên cứu “<strong>PHÂN</strong> <strong>LẬP</strong> <strong>CÁC</strong> <strong>HỢP</strong> <strong>CHẤT</strong> <strong>SAPONIN</strong> <strong>TRONG</strong> <strong>CAO</strong><br />

<strong>SÂM</strong> <strong>NGỌC</strong> <strong>LINH</strong> (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>) <strong>ĐÃ</strong> <strong>BẢO</strong> <strong>QUẢN</strong>” được tiến hành tại Trung<br />

tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM, thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 8/2012.<br />

Saponin là một hợp chất chính có hoạt tính sinh học, có nhiều trong các cây<br />

thuộc chi Sâm (<strong>Panax</strong>), họ Nhâm Sâm (Araliaceae). <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> (sâm Ngọc<br />

Linh hay sâm Việt Nam, sâm K5,…) là một loài sâm đặc hữu của Việt Nam, ngoài các<br />

thành phần giống như các loài sâm nổi tiếng như sâm Triều Tiên (<strong>Panax</strong> ginseng) hay<br />

sâm Mỹ (<strong>Panax</strong> quinquefolium L) với cấu trúc protopanaxadiol, protopanaxatriol. Sâm<br />

Việt Nam còn có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol là majonosid R2 (MR2)<br />

chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có trong sâm. Thành phần này quyết định những<br />

khác biệt của sâm Việt Nam so với sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc trong trị<br />

và định danh được hai hợp chất saponin là majonoside R2 (MR2) và Ginsenoside<br />

Rb1. Ngoài ra, còn xác định được cấu trúc một phân tử đường là<br />

bằng kĩ thuật phổ học NMR.<br />

-D-Fructo pyranose<br />

ii


ABSTRACT<br />

The thesis "Isolation of the saponin compounds from <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong><br />

extract preserved" was conducted at HCMC Research Center of Ginseng and<br />

Medicinal Materials from 01/2012 to 8/2012.<br />

Saponin were the major compounds which have biological activity, can be<br />

found in the genus Ginseng (<strong>Panax</strong>), araliaceae. <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> (ginseng or<br />

ginseng Vietnam Ngoc Linh, K5 ginseng, ...) is an endemic species of ginseng in<br />

Vietnam, in addition to the ingredients like ginseng species known as Korean ginseng<br />

(<strong>Panax</strong> ginseng) or American ginseng (<strong>Panax</strong> quinquefolium L) with the structure of<br />

protopanaxadiol, protopanaxatriol, the Vietnam ginseng has the saponin compounds<br />

with majonosid dammaran ocotillol type (majonosid R2, MR2) over 50%<br />

concentration of saponin in ginseng. This component was the remarkable differences<br />

compared with Korean ginseng and Chinese ginseng[27].<br />

Basing on the chromatographic techniques: column chromatography, thin layer<br />

chromatography. This study has isolated and identified two compounds are saponins<br />

majonoside R2 (MR2) and ginsenoside Rb1. In addition, a sugar was also isolated and<br />

elucidared,it’s structure was determited that α-D-fructo-pyranose by NMR<br />

spectroscopy techniques.<br />

iii


MỤC LỤC<br />

iv<br />

Trang<br />

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i<br />

TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii<br />

ABSTRACT ................................................................................................................. iii<br />

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv<br />

Chương 1 ........................................................................................................................ 1<br />

GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1<br />

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1<br />

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 2<br />

1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2<br />

Chương 2 ........................................................................................................................ 3<br />

TỔNG QUAN ................................................................................................................. 3<br />

2.1 HỌ NHÂN <strong>SÂM</strong> (ARALIACEAE) ...................................................................... 3<br />

2.2 CHI <strong>SÂM</strong> (PANAX) ............................................................................................. 3<br />

2.3 <strong>PHÂN</strong> BỐ ............................................................................................................. 4<br />

2.4 GIỚI THIỆU VỀ <strong>SÂM</strong> <strong>NGỌC</strong> <strong>LINH</strong> .................................................................. 4<br />

2.4.1 Nguồn gốc và lịch sử phát hiện ..................................................................... 4<br />

2.4.2 Danh pháp khoa học ...................................................................................... 5<br />

2.4.3 Hình thái thực vật ........................................................................................... 5<br />

2.4.4 Dược tính ....................................................................................................... 8<br />

2.4.5 Quá trình nghiên cứu TPHH của sâm Ngọc Linh ........................................ 10<br />

2.5 TỔNG QUAN VỀ <strong>HỢP</strong> <strong>CHẤT</strong> <strong>SAPONIN</strong> ....................................................... 11<br />

2.5.1 Định nghĩa .................................................................................................... 11<br />

2.5.2 Tính chất của saponin .................................................................................. 12<br />

2.5.3 Phân loại saponin (theo thành phần hóa học) .............................................. 13<br />

2.5.4 Sự phân bố trong thực vật ............................................................................ 15<br />

2.6 KỸ THUẬT SẮC KÍ .......................................................................................... 16<br />

2.6.1 Sắc kí nhanh ................................................................................................. 17<br />

2.6.2 Sắc kí cột cổ điển ......................................................................................... 17<br />

2.6.3 Sắc kí lớp mỏng ........................................................................................... 18<br />

Chương 3 ...................................................................................................................... 20<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 20


3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................... 20<br />

3.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 20<br />

3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 20<br />

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20<br />

3.3 VẬT LIỆU ........................................................................................................... 20<br />

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 20<br />

3.3.2 Dụng cụ ........................................................................................................ 20<br />

3.3.3 Hoá chất ....................................................................................................... 21<br />

3.4.1 Sắc kí cột nhanh ........................................................................................... 23<br />

3.4.2 Sắc ký cột cổ điển ........................................................................................ 24<br />

3.4.2.1 Sắc ký cột T2 ........................................................................................ 24<br />

3.4.2.2 Sắc kí cột T4 ......................................................................................... 25<br />

Chương 4 ...................................................................................................................... 26<br />

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... 26<br />

4.1 KẾT QUẢ SẮC KÝ CỘT NHANH ................................................................... 26<br />

4.2 KẾT QUẢ SẮC KÝ CỘT CỔ ĐIỂN .................................................................. 27<br />

4.2.1 Kết quả cột T2 .............................................................................................. 27<br />

4.2.2 Kết quả sắc kí cột tổng kết các phân đoạn cột T4 ....................................... 31<br />

4.2.3 Tổng kết toàn bộ kết quả .............................................................................. 34<br />

4.3 THẢO LUẬN ...................................................................................................... 34<br />

Chương 5 ...................................................................................................................... 35<br />

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 35<br />

5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 35<br />

5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 35<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 36<br />

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 39<br />

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />

CTPT<br />

H 2 O<br />

H 2 SO 4<br />

MeOH<br />

CHCl 3<br />

EtOH<br />

TPHH<br />

SKLM<br />

SNL<br />

SVN<br />

Tp.HCM<br />

NXB<br />

công thức phân tử<br />

nước<br />

acid sulfuric<br />

methanol<br />

chloroform<br />

ethanol<br />

thành phần hóa học<br />

sắc kí lớp mỏng<br />

sâm Ngọc Linh<br />

sâm Việt Nam<br />

thành phố Hồ Chí Minh<br />

nhà xuất bản<br />

vi


DANH MỤC BẢNG<br />

Trang<br />

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát hạt thu hái trong tự nhiên ..................................................... 7<br />

Bảng 3.1 Thông số cột sắc kí cao áp (sắc kí cột nhanh) ............................................... 24<br />

Bảng 3.2 Thông số cột sắc kí của các phân đoạn cột thường ...................................... 24<br />

Bảng 3.3 Các phân đoạn của cột T2 .............................................................................. 24<br />

Bảng 3.4 Các phân đoạn của cột T2-3 .......................................................................... 25<br />

Bảng 3.5 Các phân đoạn của cột T4 .............................................................................. 25<br />

Bảng 4.1 Kết quả sắc ký cột nhanh ............................................................................... 26<br />

Bảng 4.2 Kết quả sắc ký cột T2 .................................................................................... 27<br />

Bảng 4.3 Kết quả các phân đoạn tách được từ phân đoạn cột T2-3 ........................... 28<br />

Bảng 4.4 Kết quả các phân đoạn tách được từ phân đoạn cột T4 ................................ 31<br />

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH<br />

Trang<br />

Hình 2.1 Cây sâm Ngọc Linh ......................................................................................... 5<br />

Hình 2.2 Rễ sâm Ngọc Linh trong tự nhiên .................................................................... 8<br />

Hình 2.3 Rễ sâm Ngọc Linh trồng .................................................................................. 8<br />

Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của saponin MR2 ............................................................... 11<br />

Hình 2.5 Cấu trúc hóa học của saponin Rb1 ................................................................ 11<br />

Hình 2.6 Cấu trúc hóa học của saponin Rd .................................................................. 11<br />

Hình 2.7 Cấu trúc hóa học của saponin Rg1 ................................................................ 11<br />

Hình 2.8 Phân loại saponin theo cấu trúc hóa học ........................................................ 13<br />

Hình 2.9 Một số khung triterpen (tt)............................................................................. 15<br />

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình tách, tinh sạch và xác định cấu trúc một chất ...................... 22<br />

Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt các kết quả thu được ................................................................ 23<br />

Hình 4.1 Bản SKLM các phân đoạn cột nhanh ............................................................ 26<br />

Hình 4.2 Kết quả các phân đoạn tách được từ phân đoạn T2 ....................................... 27<br />

Hình 4.3 Bản SKLM tất cả các phân đoạn cột T2-3 ..................................................... 30<br />

Hình 4.4 Kết quả SKLM của phân đoạn T2-3-6 so với chuẩn MR2 ............................ 30<br />

Hình 4.5 Cấu trúc hóa học của Saponin MR2 .............................................................. 31<br />

Hình 4.6 Bản SKLM tất cả các phân đoạn cột T4 ........................................................ 32<br />

Hình 4.7 T4-6 chấm so với các chuẩn .......................................................................... 33<br />

Hình 4.8 Cấu trúc Ginsenoside Rb1 ............................................................................. 33<br />

viii


Chương 1<br />

GIỚI THIỆU<br />

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Sâm Ngọc Linh là loài sâm đặc hữu ở Việt Nam đã được chứng minh có nhiều<br />

tác dụng dược lý như tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ tế<br />

bào gan, cải thiện trí nhớ, giúp chống viêm, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho<br />

tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, ngăn ngừa sự<br />

lão hóa, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc<br />

Linh còn có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính<br />

kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxy hóa, và hiệp lực tốt với thuốc<br />

kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường. [12,24,30]<br />

Sâm Ngọc Linh ngoài thành phần ginsenoside như các sâm khác, còn chứa hợp<br />

chất majonoside R2 (MR2), đây là điểm khác biệt mà các loài sâm khác không có. [15]<br />

Do vậy, việc đánh giá định tính, định lượng ginsenoside, đặc biệt là majornoside R2<br />

(MR2) góp phần tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, đánh giá chất lượng sâm Việt Nam, cũng<br />

như để so sánh, phân biệt với các loài sâm khác hay các mẫu dược liệu có hình dạng<br />

giống sâm là rất quan trọng.<br />

Hiện nay, nguồn dược liệu sâm rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên nguồn sâm<br />

Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam<br />

năm 1994 và có giá trị kinh tế rất cao, [11,16] chính vì giá trị này mà không ít các nhà<br />

kinh doanh vô tình hay cố ý khẳng định nguồn sâm của mình là sâm Ngọc Linh mặc<br />

dù chưa có đánh giá một cách chính xác về mặt khoa học: đặc điểm hình thái, thành<br />

phần hoá học,... Đứng trước thực trạng này, về mặt hoá phân loại, cần có các chất<br />

chuẩn được tinh sạch từ nguyên liệu sâm Ngọc Linh rõ nguồn gốc như các ginsenoside<br />

, đặc biệt là hợp chất majonoside R2 (MR2), dùng làm chuẩn đánh giá tiêu chuẩn<br />

nguyên liệu sâm Việt Nam. Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm các thành phần hoá học<br />

tồn tại trong sâm Ngọc Linh có nguồn gốc rõ ràng để làm các chuẩn đánh giá, kiểm<br />

1


định sâm mà tôi thực hiện đề tài: “Phân lập các hợp chất saponin trong cao sâm Ngọc<br />

Linh (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>) đã bảo quản”.<br />

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI<br />

Phân lập các hợp chất saponin từ cao chiết methanol của cây sâm Ngọc Linh<br />

(<strong>Panax</strong> Vietnamensis).<br />

1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI<br />

Cung cấp chất chuẩn đánh dấu (marker compound) phục vụ công tác đánh giá,<br />

kiểm tra chất lượng nguyên liệu cây sâm Ngọc Linh.<br />

Làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về thành phần, hoạt tính sinh học<br />

của những hợp chất saponin đã tách được.<br />

2


Chương 2<br />

TỔNG QUAN<br />

2.1 HỌ NHÂN <strong>SÂM</strong> (ARALIACEAE)<br />

Theo thống kê năm 1985 (Grushvitsky, Hà Thị Dung), họ Araliaceae ở Việt<br />

Nam có 110 loài, thuộc 18 chi. Trong đó, có 46 loài và 11 thứ là đặc hữu trong hệ thực<br />

vật Việt Nam, đã có 40 loài được sử dụng làm thuốc. Đến nay, số loài chưa được cập<br />

nhật và thống kê đầy đủ nhưng trên thực tế số loài trong họ đã tăng lên trên 130 loài<br />

(Shang, 1983, 1997) với trên 60 loài đặc hữu. [15]<br />

2.2 CHI <strong>SÂM</strong> (PANAX)<br />

Chi <strong>Panax</strong> thuộc giới Thực vật (Plantae), ngành Thực vật có hoa<br />

(Magnoliophyta), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida), bộ Hoa tán (Apiales), họ Cam<br />

Tùng (Araliaceae) theo hệ thống phân loại mới nhất của Jun Wen thống kê lại 11 loài<br />

và 1 thứ loài của chi <strong>Panax</strong>. [22]<br />

Ở Việt Nam, ghi nhận có sự hiện diện của 4 loài thuộc chi sâm: <strong>Panax</strong><br />

pseudoginseng Wall, <strong>Panax</strong> bipinnatifidus Seem, <strong>Panax</strong> stipuleanatus H. T. Tsaiet K.<br />

M. Feng và <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> Ha et Grushv. Đây là loài thứ 11 được phát hiện trong<br />

vòng 30 năm gần đây, là loài mới đối với khoa học và là loài đặc hữu trong hệ thực vật<br />

Việt Nam. [22]<br />

<strong>Panax</strong> là cây thảo mộc, sống nhiều năm, cao 0,4-0,8 m. Thân rễ (củ) nạc gồm<br />

nhiều đốt, phân nhánh, nằm ngang, đường kính 1,5-2,5 cm, phần đầu có nhiều vết sẹo<br />

do thân khi sinh tàn lụi, người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm, chiều<br />

dài rễ tùy theo số năm sinh trưởng. Lá kép chân vịt, gồm 2-3 cái, mọc vòng, lá chét<br />

thuôn, dài 10-14 cm, rộng 3-5 cm, gốc nhọn, đầu vuốt nhọn, mép khía răng cưa, cuống<br />

lá chét ngắn dưới 1 cm. [22]<br />

Cụm hoa tán, mọc ở ngọn, thường gồm 1 tán, cá biệt có tán phụ, cuống cụm hoa<br />

dài 15-30 cm. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, cuống hoa 1-1,5 cm, đài 5, hợp ở gốc, hình tam<br />

3


giới. [5] Tên khác: Sâm Việt Nam, sâm khu Năm (K5), sâm Đốt Trúc (Trúc Tiết Nhân<br />

giác, 5 cánh hoa hình tam giác rộng, nhị 5, chỉ nhị mảnh, bầu 2 ô, cá biệt 1 ô, bầu nhụy<br />

có 2-3 lá noãn, đầu nhụy chẻ đôi. [22]<br />

Quả hình cầu hoặc hình cầu hơi dẹt, đường kính 0,6-1,0 cm, khi chín màu đỏ<br />

hoặc cam, có chấm đen. Hạt 1-2, gần tròn, đường kính 2-3 mm, dài 3-4 mm, màu trắng<br />

xám. [22]<br />

2.3 <strong>PHÂN</strong> BỐ<br />

Vùng phân bố của chi này ở Bắc Bán Cầu, từ Himalaya đến Đông Bắc Trung<br />

Quốc, vùng Viễn Đông nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Sâm có tác dụng<br />

tốt và được nhiều người ưa dùng, cho nên một số loài như Nhân sâm đã được trồng<br />

hàng nghìn hecta tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Bắc Mỹ. [22]<br />

2.4 GIỚI THIỆU VỀ <strong>SÂM</strong> <strong>NGỌC</strong> <strong>LINH</strong><br />

2.4.1 Nguồn gốc và lịch sử phát hiện<br />

Sâm Ngọc Linh cũng là một loại nhân sâm thứ 20 được phát hiện trên thế<br />

Sâm), củ Ngải Rọm Con (Xê Đăng), hay cây Thuốc Giấu, Vietnam ginseng (Anh). [3]<br />

Năm 1973, lúc 16 giờ ngày 19 tháng 3, đoàn điều tra Dược Liệu ban Dân Y khu<br />

5 do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn, đã phát hiện được một<br />

loài <strong>Panax</strong> mọc thành quần thể ở độ cao 1800 m tại vùng Ngọc Lây, huyện Đắc Tô,<br />

tỉnh Kon Tum, và đặt tên là “sâm Đốt Trúc” với tên khoa học sơ bộ xác định là <strong>Panax</strong><br />

articulates L., họ Araliaceae. [3] Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng<br />

Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về<br />

vùng phân bố chi <strong>Panax</strong> xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi <strong>Panax</strong> họ<br />

Araliaceae một loài mới. Sau khi sâm được phát hiện, khu uỷ Khu 5 đã bí mật bảo vệ<br />

và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán<br />

bộ, chiến sĩ và nhân dân, đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược Liệu Hà Nội<br />

nghiên cứu. [6]<br />

Trải qua hơn 30 năm, sâm Ngọc Linh, một loài sâm đặc hữu của nước ta đã<br />

được thế giới biết đến với tên khoa học là <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> Ha et Grushv. [5]<br />

4


2.4.2 Danh pháp khoa học<br />

Dược sĩ Đào Kim Long đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là<br />

<strong>Panax</strong> articulatus KL Dao, hay <strong>Panax</strong> articulatus Kim Long Đào theo tên người phát<br />

hiện. [3] 12 năm sau, tên Nhân Sâm Việt Nam và tên khoa học là <strong>Panax</strong> vietnamesis Ha<br />

et Grushy, họ Cam Tùng Araliaceae, được công bố tại Viện Thực Vật Kamarov (Liên<br />

Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên. [5] Áp dụng quy tắc<br />

quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (ICBN - Tokyo code), điều 1, mục 3,<br />

phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có<br />

thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex,<br />

và khi đó tên<br />

khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế<br />

hiện nay sẽ phải là<br />

<strong>Panax</strong> articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985). [5]<br />

Giới (regnum):<br />

(không phân hạng):<br />

(không phân hạng):<br />

(không phân hạng):<br />

Bộ (ordo):<br />

Họ (familia):<br />

Phân họ (subfamilia):<br />

Chi (genus):<br />

Plantae<br />

Angiospermae<br />

Eudicots<br />

Asterids<br />

Apiales<br />

Araliaceae<br />

Aralioideae<br />

<strong>Panax</strong><br />

Phân chi (subgenus): <strong>Panax</strong> Hình 2.1: Cây sâm Ngọc Linh<br />

Đoạn (section):<br />

Loài (species):<br />

<strong>Panax</strong><br />

P. <strong>vietnamensis</strong><br />

2.4.3 Hình thái thực vật<br />

Sâm Ngọc Linh thuộc dạng cây thân thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ, cao<br />

khoảng 40-60 cm, đôi khi trên 1 m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5 cm, chiều dài tùy<br />

5


xuân. [8] Lá kép hình chân vịt, mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép dài 2-12 cm, mỗi lá kép<br />

theo số năm sinh trưởng, màu vàng nhạt hay màu vàng đất, có nhiều đốt, mang nhiều<br />

vết sẹo, mỗi vết sẹo tương đương với 1 năm tuổi. Thân rễ mang nhiều rễ con và những<br />

vết nhăn dọc, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi ngọt. Ở cuối thân rễ có rễ củ<br />

thường ít phát triển, có dạng con quay, hình trụ, đôi khi có dạng hình người, màu vàng<br />

nhạt, mang nhiều rễ con và có vân ngang. Thân rễ to nhất được phát hiện năm 1978 dài<br />

90 cm, có 62 vết sẹo và nặng 710 g. [8]<br />

Thân mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8 mm, thường<br />

rụng hằng năm sau mùa sinh trưởng. Tuy vậy, đôi khi có 2-3 thân vẫn tồn tại vài năm.<br />

Thân rễ có thể phân nhánh nhiều lần và hình thành một bụi sâm, nhưng rất hiếm. Cây<br />

sâm thường héo chết vào mỗi mùa đông, để rồi mọc trở lại từ củ sâm vào đầu mùa<br />

thường có 5 lá chét hình trứng ngược, hình mác hoặc bầu dục, mép khía răng cưa, đầu<br />

lá nhọn, đôi khi có mũi nhọn, gốc lá hình nêm. Lá chét ở giữa lớn nhất, dài 15 cm,<br />

rộng 3-5 cm. Gân lá hình lông chim, thường có 10 cặp, gân phụ hình mạng. Phiến lá<br />

màu xanh lục, mảnh, dễ rách, có nhiều lông cứng dài 1-2 mm, mặt dưới ít hơn. [18]<br />

Cây nảy mầm từ hạt chỉ có 1 lá kép với 5 lá chét, năm thứ 3 đa số 2 lá kép, năm<br />

thứ 4 đa số 3 lá kép, năm thứ 5 và 6 đa số 4-5 lá kép, rất hiếm gặp cây 6 lá kép. [18]<br />

Cụm hoa thường xuất hiện ở cây có 3 lá kép trở lên. Cuống cụm hoa dài 10-12<br />

cm mang 1 tán đơn ở tận cùng, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn ở phía dưới<br />

tán chính. Mỗi cụm hoa có 50-120 hoa, cuống dài 1-1,5 cm. [19]<br />

Hoa màu vàng lục nhạt, đường kính 3-4 mm, gồm 5 lá dài hợp thành hình<br />

chuông, trên chia thành 5 răng nhỏ, hình tam giác, dài 1-1,5 mm, 5 cánh hoa, 5 nhị<br />

màu trắng, dài 1,5-2 mm. Bao phấn hình xoan, đính lưng, đĩa hoa hơi lồi. Bầu cao 1-<br />

1,5 mm, có 2 lá noãn, nhưng thường chỉ có 1 lá noãn phát triển. Hoa thường nở vào<br />

buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ, lúc này nhiệt độ không khí khoảng 18-20°C và độ ẩm<br />

85-90%. Hoa nở dần từ ngoài vào và từ dưới lên. Đài hoa rụng 1-2 ngày sau khi nở và<br />

tán bắt đầu kết quả. Mùa hoa thay đổi tùy theo vùng nhưng thường bắt đầu từ tháng 4<br />

đến tháng 6. [19]<br />

6


Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi, có chấm đen không đều ở đỉnh. Quả chủ yếu<br />

có 1 hạt hình thận, một số ít quả hình cầu dẹt chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân<br />

khoảng 10 đến 30 quả. Quả có chứa 3 hạt hay hơn đến nay chưa tìm thấy. [19]<br />

Trọng lượng trung bình 1 quả là 275mg (ghi nhận trên quả). Thỉnh thoảng gặp<br />

quả khi chín không có chấm đen giống như quả của nhân sâm. Hạt màu trắng hay vàng<br />

nhạt, dài 6-8 mm, rộng 5-6 mm, dày 2 mm, bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm. Trọng lượng<br />

trung bình của 1 quả là 275 mg và 1 hạt là 75 mg. Số quả chín tối đa trên 1 tán có thể<br />

đến 40 nhưng thường số hạt thu được đáp ứng yêu cầu gieo trồng chỉ từ 10- 15 hạt.<br />

Quả chín rải rác trong tháng 5-tháng 6, chín rộ vào tháng 8 và giảm dần vào các tháng<br />

cuối năm. Ở triền phía đông Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam, mùa ra hoa kết trái có<br />

thể chậm hơn 1 tháng so với vùng sâm thuộc triền phía tây thuộc tỉnh Kon Tum. [17]<br />

Cây sâm Ngọc Linh đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác hoặc thành<br />

đám nhỏ dưới tán rừng kín xanh ẩm, độ cao 1900-2300 m. Nhiệt độ trung bình ở vùng<br />

có sâm mọc tự nhiên từ 15-18 o C, độ ẩm 90%, lượng mưa khoảng 3000 mm/năm, đất<br />

nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng.<br />

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát hạt thu hái trong tự nhiên. [14]<br />

Khảo sát trên 4910 quả thu hái tự nhiên %<br />

Tỷ lệ quả 1 hạt 85,3<br />

Tỷ lệ quả 2 hạt 14,7<br />

Tỷ lệ quả có chấm đen 98,8<br />

Tỷ lệ quả không chấm đen 1,2<br />

7


Hình 2.2: Rễ sâm Ngọc Linh trong tự nhiên<br />

Hình 2.3: Rễ sâm Ngọc Linh trồng<br />

2.4.4 Dược tính<br />

Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược Liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy<br />

thành phần saponin triterpen của Tam Thất, Nhân Sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11<br />

chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá<br />

của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết<br />

được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết<br />

(thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin dammaran có cấu<br />

trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ<br />

yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng<br />

saponin khung dammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất<br />

so với các loài khác của chi <strong>Panax</strong>. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 acid béo,<br />

8


16 acid amin (trong đó có 8 acid amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng,<br />

vi lượng. [27]<br />

Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố<br />

còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. [22]<br />

Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và acid amin dài<br />

hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân<br />

rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin. Trong lá và<br />

cọng đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.<br />

Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm<br />

lượng tinh dầu là 0,1%. [8]<br />

Sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc mọc ở vùng ôn đới và hàn đới. Chỉ riêng<br />

sâm Việt Nam mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Khác biệt chính ở các loài sâm này là<br />

đều có hoạt chất chính là saponin nhưng thành phần các nhóm chất khác nhau. Sâm<br />

Việt Nam được xếp cùng nhóm với sâm Triều Tiên là nhóm có hầu hết hoạt chất<br />

saponin thuộc khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có 1-2<br />

saponin olean có hàm lượng không đáng kể. Riêng sâm Trung Quốc chỉ có nhóm<br />

saponin dammaran, không có saponin olean. Cả ba được xem là những loài sâm quý<br />

hiện nay. Tuy nhiên chỉ có sâm Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran kiểu<br />

ocotillol với majonosid R2 (MR2) chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có trong sâm<br />

Việt Nam. Thành phần này quyết định những khác biệt của sâm Việt Nam so với sâm<br />

Triều Tiên và sâm Trung Quốc trong trị liệu. [25] Đặc biệt MR2 chiếm gần 50% hàm<br />

lượng saponin toàn phần từ phần dưới mặt đất của SVN và trở thành 1 hợp chất chủ<br />

yếu của SVN so với thành phần saponin trong các loài sâm khác trên thế giới và gấp<br />

48 lần hiệu suất chiết được từ Đại Diệp Tam Thất (<strong>Panax</strong> japonicum C.A. Mey. Var.<br />

major (Burk.) C.Y.Wu et K.M.Feng). [31] Hoạt chất majonoside R2 (MR2) có tác động<br />

ức chế cả giai đoạn bắt đầu và giai đoạn tiến triển của tế bào ung thư biểu mô da chuột<br />

được gây bằng nitric oxide phối hợp với 12-O-tetradecanoylphorbol-13 acetate (TPA)<br />

hay bằng peroxynitrite phối hợp với TPA. [25]<br />

Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin<br />

nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên<br />

thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con<br />

9


người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng<br />

cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. [13]<br />

2.4.5 Quá trình nghiên cứu TPHH của sâm Ngọc Linh<br />

1973: Nguyễn Thới Nhâm, Nguyễn Văn Bàn (Viện Dược Liệu). Sơ bộ phân<br />

tích trên SKLM so sánh sâm Việt Nam với Hồng Sâm Triều Tiên và Sâm Tam Thất.<br />

1976: Nguyễn Thới Nhâm, Lutomski, J ( Viện cây thuốc Poznan-Balan). Phân<br />

lập 13 hợp chất saponin đặt tên K5VN <strong>Panax</strong> osid 1-13 tương tự như saponosid có<br />

trong Sâm Triều Tiên.<br />

1978- 1981: Nguyễn Thới Nhâm và các cộng sự (Đơn vị nghiên cứu chuyên đề<br />

SK5). Nghiên cứu thành phần hóa học cơ bản và hợp chất saponin SVN: Xác định các<br />

acid béo, acid amin, các yếu tố vi đa lượng v.v... Phân lập được các saponin G.Rb1,<br />

G.Rg1 và MR2.<br />

1987: Nguyễn Thới Nhâm, Trần Công Luận, Lutomski, J (Viện cây thuốc<br />

Poznan- Balan). Phân lập và xác định cấu trúc 5 hợp chất saponin (MR2, PG.RT4,<br />

G.Rg1, G.Rd, G.Rb1).<br />

1987-1990: Nguyễn Thới Nhâm và cộng sự (Trung tâm Sâm VN). Nghiên cứu<br />

thành phần hoá học trong callus SVN nuôi cấy mô. Phân lập được 5 saponin và xác<br />

định được cấu trúc của PG-F11 và VG-R1. Các thành phần khác như acid béo, acid<br />

amin, b- sitosterol, daucosterin và các yếu tố vi đa lượng cũng được xác định.<br />

1987-1990: Trần Công Luận, Lutomski, J (Viện cây thuốc Poznan-Ba lan).<br />

Phân lập và xác định cấu trúc 7 polyacetylen trong sâm VN.<br />

1990: Nguyễn Minh Đức, Yamasaki K (Viện nghiên cứu khoa học Dược,<br />

Trường đại học Y Hiroshima - Nhật). Phân lập và xác định cấu trúc 49 saponin trong<br />

SVN, phát hiện 24 saponin mới, đặt tên VG.R1-R24.<br />

1999-2001: Võ Duy Huấn, Yamasaki, K (Viện nghiên cứu khoa học Dược,<br />

Trường đại học Y Hiroshima – Nhật). Phân lập và xác định cấu trúc 19 saponin trong<br />

lá SVN, phát hiện 8 saponin mới đặt tên VG.L1-L8.<br />

1999-2001: Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM và Sở Y tế Quảng Nam.<br />

Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu: phần thân rễ và rễ củ (đã đưa vào Dược điển Việt Nam<br />

tập 3) và phần lá (dự thảo).<br />

10


2001-2002: Trần Lê Quan, Kadota, S (Viện nghiên cứu Y học Phương Đông,<br />

trường Đại học Y Dược Toyama, Nhật bản). Phát hiên thêm 3 saponin và 1 genin<br />

trong SVN, 2 saponin mới là 20-O-Me-G.Rh1 và VG-R25.<br />

Một vài cấu trúc các hợp chất saponin<br />

Hình 2.4: Hình 2.5:<br />

Cấu trúc hóa học của saponin MR2<br />

Cấu trúc hóa học của saponin Rb1<br />

Hình 2.6: Hình 2.7:<br />

Cấu trúc hóa học của saponin Rd<br />

Cấu trúc hóa học của saponin Rg1<br />

2.5 TỔNG QUAN VỀ <strong>HỢP</strong> <strong>CHẤT</strong> <strong>SAPONIN</strong><br />

2.5.1 Định nghĩa<br />

11


Saponin là một nhóm glycosid lớn mà cấu trúc hóa học gồm có hai phần: phần<br />

đường và phần không đường thường gọi là aglycon, gặp rộng rãi trong thực vật, có<br />

tính chất đặc trưng. Saponin còn gọi là saponosid do chữ latinh “sapo” nghĩa là “xà<br />

phòng” (vì tạo bọt như xà phòng). Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một<br />

vài saponin.Ví dụ: sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức<br />

với cholesterol. [9]<br />

Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. [1]<br />

Một số dược liệu chứa saponin: Atisô, Bạch Thược, Cam Thảo, Cát Cánh, Cỏ<br />

Nhọ Nồi, Dâm Dương Hoắc, Dứa Bà, Đại, Hoa Hoè, Hoàng Kỳ, Kim Ngân, Mạch<br />

Môn, Ngưu Tất, Nhân Sâm, Phục Linh, Rau Má, Râu Mèo, Ngũ Gia Bì Chân Chim,<br />

Sài Đất, Sài Hồ, Sài Hồ Nam Sơn Thù, Tam Thất, Táo Nhân, Thất Diệp Đởm, Thiên<br />

Môn, Trạch Tả, Trinh Nữ Hoàng Cung, Viễn Chí, Vối. [2]<br />

2.5.2 Tính chất của saponin<br />

Saponin thường kết tinh ở dạng vô định hình , vị đắng, khó tinh chế, điểm nóng<br />

chảy từ 200°C trở lên . Bị tủa bởi acetat chì , sulfat amonium, hydroxid barium...Phần<br />

genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin. [9]<br />

Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có<br />

loại trung tính và loại kiềm. [9]<br />

Tan trong nước, cồn, rất ít tan trong aceton, eter, hexan. [9]<br />

Tạo bọt nhiều và bền khi lắc với nước vì có hoạt tính bề mặt cao. Có thể giải<br />

thích là do phân tử saponin có phần ưa nước và phần kị nước. Tính chất này làm cho<br />

saponin giống với xà phòng: có tính nhũ hóa và tẩy sạch. [9]<br />

Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng . Saponin làm vỡ tế bào hồng<br />

cầu còn gọi là tính phá huyết . Tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức giữa<br />

saponin với cholesterol và các ester của cholesterol trong màng hồng cầu, nhưng lại<br />

thấy có nhiều trường hợp chỉ số phá huyết và khả năng phá huyết không tỉ lệ thuận với<br />

nhau nên phải xét đến ảnh hưởng của saponin trên các thành phần khác của màng hồng<br />

cầu. Qua việc theo dõi tính phá huyết, người ta thấy rằng cấu trúc của phần aglycon có<br />

tác dụng trực tiếp đến tính phá huyết còn phần đường ảnh hưởng đến mức độ phá<br />

12


huyết. Hồng cầu của các động vật khác nhau cũng bị ảnh hưởng khác nhau đối với một<br />

loại saponin. [1]<br />

Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm<br />

mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun,<br />

sán, ốc sên. [1]<br />

Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu, liều cao<br />

gây nôn mửa, đi lỏng. [4]<br />

Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác. [9]<br />

Dưới tác dụng của enzym có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do axit loãng,<br />

saponin bị thuỷ phân thành các phần gồm sapogenin và phần đường gồm một hoặc<br />

nhiều phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucose, D-galactose, L-arabinose ...<br />

Phần sapogenin có thể là sapogenin steroid hoặc sapogenin triterpenoid. [4]<br />

2.5.3 Phân loại saponin (theo thành phần hóa học)<br />

Saponin được phân loại thành hai nhóm lớn dựa vào phần aglycon là: saponin<br />

steroid và saponin triterpen. Trong đó, saponin triterpen còn được chia thành<br />

pentacyclic (khung oleanan, ursan, hopan, lupan…) và tetracyclic (khung dammaran,<br />

nostan, cucurbitan…), còn saponin steroid thì có các nhóm như spirostan, furostan… [7]<br />

Saponin<br />

Saponin triterpenoid (30C)<br />

Saponin steroid (27C)<br />

Pentacyclic<br />

(5vòng 6 cạnh)<br />

1. Olean<br />

2. Ursan<br />

Tetracyclic<br />

5. Dammaran<br />

6. Lanostan<br />

7. Cucurbitan<br />

1. Spirostan<br />

2. Furostan<br />

3. Aminofurostan<br />

4. Spirosolan<br />

5. Solanidan<br />

6. Cấu trúc khác<br />

(4 vòng 6 cạnh,<br />

1 vòng 5 cạnh)<br />

3. Lupan<br />

4. Hopan<br />

Hình 2.8: Phân loại saponin theo cấu trúc hóa học. [7]<br />

13


30 29<br />

29<br />

19 20<br />

12 18<br />

11 13 17<br />

25 26<br />

2<br />

1 9 14<br />

15<br />

10 8<br />

16<br />

5<br />

3 4<br />

7<br />

27<br />

6<br />

24 23<br />

Oleanan<br />

21<br />

22<br />

28<br />

30 20<br />

19<br />

12 18<br />

11 13 17<br />

25 26<br />

2<br />

1 9 14<br />

15<br />

10 7<br />

16<br />

5<br />

3 4<br />

7<br />

27<br />

6<br />

24 23 Ursan<br />

29<br />

21<br />

22<br />

28<br />

28<br />

19 20<br />

12<br />

21<br />

11 13<br />

25 26<br />

18<br />

17<br />

2<br />

1 9 14<br />

15<br />

10 8<br />

16<br />

5<br />

3 4<br />

7<br />

27<br />

6<br />

24 23<br />

Hopan<br />

22<br />

29<br />

30<br />

2<br />

1<br />

3 4<br />

24<br />

23<br />

10<br />

5<br />

6<br />

30<br />

12<br />

11<br />

25 26<br />

9 14<br />

15 16<br />

8<br />

7<br />

20<br />

19<br />

18<br />

13<br />

Lupan<br />

27<br />

17<br />

21<br />

22<br />

28<br />

14


Hình 2.9: Một số khung triterpen [7]<br />

2.5.4 Sự phân bố trong thực vật<br />

Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là:<br />

Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae. Ðáng chú ý nhất là một số<br />

loài thuộc chi Dioscorea L. Agave L.Yucca L. [22]<br />

Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây hai lá mầm thuộc các họ như:<br />

Acanthaceae, Amaranthaceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyllaceae,<br />

Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae. [22]<br />

Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: tích lũy ở quả như Bồ<br />

Kết, Bồ Hòn, rễ như Cam Thảo, Viễn Chí, Cát Cánh, lá như Dứa Mỹ. [2]<br />

2.5.5 Hoạt tính của saponin<br />

Kháng khuẩn và kháng nấm: Do có khả năng tạo phức với sterol của màng tế<br />

bào nấm làm màng nấm tan rã. [12,15]<br />

Kháng viêm. [30]<br />

15


Ngăn ngừa ung thư: Saponin nhóm spirostan có nhiều chất có hoạt tính kháng<br />

ung thư. Các glycosid spirostanol có chứa trên bốn đơn vị đường thì thấy có tác dụng<br />

chống ung thư rõ rệt). Hoạt chất majonoside R2 (MR2) có tác động ức chế cả giai<br />

đoạn bắt đầu và giai đoạn tiến triển của ung thư biểu mô da chuột được gây bằng nitric<br />

oxide phối hợp với 12-O-tetradecanoylphorbol-13 acetate (TPA) hay bằng<br />

peroxynitrite phối hợp với (TPA). [24]<br />

Tác dụng hướng sinh dục. [12]<br />

Tác dụng lên hệ thần kinh. [12]<br />

Tác dụng lên động vật máu lạnh và côn trùng: được ứng dụng để chống mối,<br />

làm liệt giun. [30]<br />

Tổng hợp nội tiết tố: Saponin steroid được dùng để tổng hợp các nội tiết tố<br />

steroid như testosteron, progesteron, cortison. [17]<br />

2.6 KỸ THUẬT SẮC KÍ<br />

Sự sắc kí là một phương pháp vật lí để tách một hỗn hợp gồm nhiều loại hợp<br />

chất ra riêng thành từng chất đơn lẻ, dựa vào tính ái lực khác nhau của những loại hợp<br />

chất đó đối với một hệ thống (hệ thống gồm hai pha: một pha động và một pha tĩnh). [9]<br />

Pha tĩnh: có thể là chất rắn hoặc chất lỏng. Pha tĩnh tách riêng các hợp chất<br />

trong một hỗn hợp nào đó là nhờ vào tính chất hấp thu của nó. Pha tĩnh là chất rắn<br />

thường là alumin hoặc silicagel đã được xử lý, nó có thể được nạp nén vào trong một<br />

cột (sắc kí cột hở), hoặc được tráng thành một lớp mỏng, phủ lên trên bề mặt một tấm<br />

kiếng, tấm nhôm hoặc tấm nhựa (sắc kí lớp mỏng). Pha tĩnh là chất lỏng có thể là một<br />

chất lỏng được tẩm lên bề mặt một chất mang rắn hoặc một chuỗi dây carbon dài được<br />

gắn bằng một nối hóa trị lên trên chất mang rắn. [9]<br />

Pha động: có thể là chất lỏng hoặc chất khí. Chất khí được sử dụng trong kĩ<br />

thuật sắc kí khí, trường hợp này chất khí được gọi là khí mang hoặc khí vectơ. Chất<br />

lỏng dùng trong sắc kí giấy, sắc kí lớp mỏng, sắc kí cột, lúc này chất lỏng gọi là dung<br />

môi giải ly (eluant). [9]<br />

Có rất nhiều loại hệ sắc kí khác nhau và người ta có thể phân chia chúng dựa<br />

vào bản chất pha, cơ chế tách hay cấu hình của hệ sắc kí như sắc kí phân chia, sắc kí<br />

hấp thu, sắc kí trao đổi ion, sắc kí lọc gel. [9]<br />

16


2.6.1 Sắc kí nhanh<br />

Kĩ thuật sắc kí nhanh - cột khô được triển khai từ năm 1986 bởi hai nhóm nhà<br />

hóa học John C.Coll và S.William Pelletier. Hai ông đề nghị mô hình sắc kí này áp<br />

dụng cho các phòng thí nghiệm còn hạn hẹp trang thiết bị, có thế dễ dàng tìm thấy<br />

trong phòng thí nghiệm các dụng cụ cần thiết.<br />

Sắc kí nhanh cột khô là một biến đổi của sắc kí chớp nhoáng (SKCN), với một<br />

vài khác biệt như sau:<br />

Để gia tăng vận tốc giải ly của pha động, SKCN sử dụng một lực đẩy từ trên<br />

đầu cột xuống, còn sắc kí nhanh - cột khô dùng một lực hút tạo chân không ở đầu ra<br />

của cột nhờ một máy bơm hút loại nhẹ.<br />

SKCN sử dụng pha tĩnh là silicagel loại dùng cho sắc kí cột (hạt có kích cỡ 40-<br />

63 µm) còn sắc kí nhanh - cột khô sử dụng silicagel loại dùng cho sắc kí lớp mỏng<br />

(SKLM) (Merck 60H hoặc 60G; cỡ hạt 15-40 µm) hoặc alumina loại dùng cho SKLM<br />

(10 µm, diện tích bề mặt riêng lớn: 500m 2 .g -1 ).<br />

Trong quá trình giải ly, SKCN vẫn giữ một lớp dung môi ở trên đầu cột (cột<br />

không được khô); còn với sắc kí nhanh, cột sắc kí được rút khô sau mỗi phân đoạn thu<br />

được.<br />

Sắc kí nhanh có các ưu điểm sau:<br />

- Dụng cụ dễ dàng tìm được trong bất kỳ phòng thí nghiệm hóa học nào: phễu lọc<br />

xốp, bình tam giác, vòi nước tạo áp suất kém hoặc máy bơm hút loại yếu…<br />

- Thời gian sắc kí nhanh nhờ lực hút bên dưới để hút dung môi giải ly.<br />

- Thuận tiện cho người thao tác: quá trình sắc kí có thể bị gián đoạn mà không bị<br />

ảnh hưởng.<br />

- Khi muốn tạm dừng giữa chừng, hút khô cột, che chắn phần đầu cột để tránh<br />

bụi (đậy phễu bằng một tấm kiếng). Silicagel được hút khô, mẫu chất ở trạng thái khô,<br />

nằm nguyên tại vị trí trong cột.<br />

2.6.2 Sắc kí cột cổ điển<br />

Sắc kí cột là tên gọi để chỉ loại sắc kí được tiến hành ở điều kiện áp suất khí<br />

quyển, gồm một ống hình trụ, được đặt dựng đứng với đầu trên có thể hở hoặc kín, đầu<br />

dưới có gắn một khóa. Pha tĩnh là những hạt silicagel được nhồi vào ống hình trụ. Mẫu<br />

17


chất cần tách được đưa lên đầu cột trên bề mặt của pha tĩnh. Pha động là dung môi sẽ<br />

được rót liên tục vào đầu cột. Nhờ trọng lực, dung môi chảy từ trên xuống sẽ kéo theo<br />

những phân tử thích hợp làm chúng tách ra khỏi hỗn hợp. Hợp chất không phân cực<br />

được giải ly ra khỏi cột trước, hợp chất phân cực được giải ly sau. Như vậy, yếu tố<br />

quyết định đến hiệu quả của sắc kí cột phụ thuộc vào việc lựa chọn pha động, độ đặc<br />

khít của cột, dung môi sử dụng, tốc độ giải ly… nên cần phải lưu ý chúng. [9]<br />

Ưu điểm của phương pháp này là pha tĩnh và dụng cụ thí nghiệm tương đối rẻ,<br />

dễ kiếm, có thể triển khai với một lượng lớn mẫu chất. Đây là phương pháp thường<br />

được sử dụng để phân tách các chất ra khỏi hỗn hợp. [9]<br />

2.6.3 Sắc kí lớp mỏng<br />

Trong sắc kí lớp mỏng, pha tĩnh rắn sẽ được tráng thành một lớp mỏng, đều,<br />

phủ lên một nền phẳng như tấm kính, nhôm hay plastic. Chất hấp thụ trên tấm giá đỡ<br />

nhờ sulfat calci khan, hoặc tinh bột, hoặc một loại polymer hữa cơ. Để đưa mẫu lên<br />

những lớp mỏng đã được tráng này, người ta dùng ống vi quản (còn gọi là ống mao<br />

quản), vi quản là một ống thủy tinh có đường kính trong rất nhỏ, một đầu được vút<br />

nhọn. Sau khi mẫu đã được chấm lên bản, người ta sẽ cho bản vào một cốc chứa sẵn<br />

dung môi (pha động) với lượng thích hợp để giải ly. [9]<br />

- Bình sắc kí: là chậu, hũ, lọ…bằng thủy tinh, nhiều kích cỡ và hình dạng, có nắp đậy.<br />

- Pha tĩnh: là một lớp mỏng khoảng 0,25 mm của một loại chất hấp thụ như silicagel,<br />

alumin.<br />

- Pha động: là một loại dung môi hoặc hỗn hợp hai dung môi, di chuyển chậm dọc theo<br />

tấm sắc kí lớp mỏng và lôi kéo mẫu chất đi theo nó. Vận tốc di chuyển dung môi tùy<br />

thuộc vào các lực tương tác tĩnh điện mà pha tĩnh muốn níu giữ các mẫu chất ở lại pha<br />

tĩnh (hiện tượng hấp thụ của pha tĩnh) và tùy vào độ hòa tan của mẫu chất trong dung<br />

môi.<br />

- Mẫu cần phân tích: thường là hỗn hợp gồm nhiều hợp chất với độ phân cực khác. Sử<br />

dụng khoảng 1 microlit (1µL) dung dịch mẫu với nồng độ loãng 2-5%, nhờ một ống vi<br />

quản để chấm mẫu thành một điểm (vết) gọn trên pha tĩnh, ở vị trí cao hơn một chút so<br />

với mặt thoáng của dung môi đang chứa trong bình.<br />

Để quá trình sắc kí lớp mỏng đạt kết quả tốt, ta thấy cần phải lưu ý một số điểm<br />

như sau: khi chấm mẫu không được để vết chấm loang quá rộng, không chấm quá<br />

18


nhiều mẫu lên bản mỏng, phải sấy khô bản mỏng trước khi giải ly. Bình (hay cốc) giải<br />

ly phải được bão hòa dung môi, phải che kín để dung môi tránh bị bay hơi, làm sai<br />

lệch tỷ lệ, quan sát quá trình giải ly để biết các vết chấm có tách hay không. [9]<br />

Người ta sử dụng sắc kí lớp mỏng để lựa chọn dung môi phù hợp cho việc giải<br />

ly, xác định một cách tương đối độ tinh khiết của chất thu được, biết được số các hợp<br />

chất trong mẫu ban đầu hay để theo dõi quá trình sắc kí cột. [9]<br />

Sắc kí lớp mỏng có nhiều ưu điểm như: sử dụng ít chất hấp thu, cần rất ít mẫu<br />

chất nghiên cứu, quá trình triển khai sắc kí diễn ra nhanh nên trong một thời gian ngắn<br />

có thể biết ngay kết quả mẫu cần phân tích có bao nhiêu chất khác nhau. Ngoài ra còn<br />

có thể phân tích đồng thời mẫu và chất chuẩn đối chứng trong cùng điều kiện phân<br />

tích. Do đó, đây là phương pháp cũng được nhiều nhà nghiên cứu hóa học các hợp chất<br />

thiên nhiên sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm. [9]<br />

19


Chương 3<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU<br />

3.1.1 Thời gian<br />

Đề tài được tiến hành từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 8 năm 2012.<br />

3.1.2 Địa điểm<br />

Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn Hoá – Chế Phẩm, Trung tâm Sâm và Dược liệu<br />

Tp.HCM..<br />

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />

Phân lập một (hoặc nhiều hơn có thể) hợp chất saponin từ cao chiết methanol<br />

của cây sâm Ngọc Linh (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>).<br />

Xác định cấu trúc hoá học của hợp chất saponin tách được.<br />

3.3 VẬT LIỆU<br />

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />

Cao chiết methanol của cây sâm Ngọc Linh (<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>) được cung<br />

cấp từ phòng Hóa - Chế Phẩm, Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM.<br />

3.3.2 Dụng cụ<br />

Cân điện tử Meltler Toledo AB-204.<br />

Tủ sấy KC-65.<br />

Dụng cụ chứa: hũ thuỷ tinh nhỏ, becher.<br />

Bể điều nhiệt.<br />

Bếp điện.<br />

Bản silicagel F254 tráng sẵn trên nền nhôm (Merck, Art. 1,05554).<br />

Cột sắc kí nhiều kích cỡ, ống nghiệm.<br />

Bình lắng gạn.<br />

20


Ống đong các loại, pipet các loại, ống bóp cao su.<br />

Bông thuỷ tinh (có thể thay thế bằng bông gòn thông thường).<br />

Máy cô quay BUCHI (Đức).<br />

Bồn siêu âm Elma LC60H (Đức).<br />

Tủ hút chân không VWR S/P.<br />

3.3.3 Hoá chất<br />

Hệ dung môi dùng trong sắc kí<br />

Chloroform: CHCl 3<br />

Methanol: MeOH<br />

Nước cất: H 2 O<br />

Thuốc thử:<br />

Acid sulfuric: H 2 SO 4<br />

Ethanol 96 0 : C 2 H 5 OH<br />

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ sau<br />

21


Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tách, tinh sạch và xác định cấu trúc một chất<br />

22


Cao tổng<br />

(cao MeOH)<br />

SKCN<br />

T1<br />

SKC thường<br />

SKC thường<br />

T2 T3 T4 T5<br />

T2<br />

-1<br />

T2<br />

-2<br />

T2<br />

-3<br />

T4<br />

-1<br />

T4<br />

-2<br />

T4-<br />

3<br />

T4-<br />

4<br />

T4-<br />

5<br />

T4-<br />

6<br />

T4-<br />

7<br />

T4-<br />

8<br />

SKC thường<br />

KT<br />

Rb1<br />

T2-<br />

3-1<br />

T2-<br />

3-2<br />

T2-<br />

3-3<br />

T2-<br />

3-4<br />

T2-<br />

3-5<br />

T2-<br />

3-6<br />

T2-<br />

3-7<br />

MR2<br />

Hình 3.2: Sơ đồ tóm tắt các kết quả thu được<br />

3.4.1 Sắc kí cột nhanh<br />

Từ cao tổng methanol tiến hành chạy sắc kí cột nhanh thu được 5 phân đoạn lần<br />

lượt là:<br />

• oT1: CHCl 3<br />

• T2: CHCl 3 :MeOH (9:1)<br />

• T3: CHCl 3 :MeOH (8:2)<br />

• T4: CHCl 3 :MeOH (65:35)<br />

• T5: MeOH: 100%<br />

23


3.4.2 Sắc ký cột cổ điển<br />

Bảng 3.1: Thông số cột sắc ký cao áp (Sắc ký cột nhanh)<br />

Thông số cột<br />

Giá trị<br />

Lượng mẫu nạp, g 100<br />

Lượng chất hấp phụ, g 700<br />

Quy cách cột<br />

Đường kính trong, cm<br />

Chiều cao, cm<br />

24<br />

22<br />

15<br />

Dung môi giải ly CHCl 3<br />

CHCl 3 :MeOH<br />

MeOH<br />

Tốc độ chảy, giọt/phút 200<br />

Thể tích hứng, l/phân đoạn 2<br />

Tồng số phân đoạn hứng 5<br />

Bảng 3.2: Thông số cột sắc kí của các phân đoạn cột thường<br />

Thông số cột Cột T2 Cột T2-3 Cột T4<br />

Lượng mẫu nạp, g 15,7 4 15,56<br />

Lượng chất hấp phụ,<br />

200 250<br />

200<br />

g<br />

Quy cách cột<br />

- Đường kính tròn,<br />

3<br />

3,5<br />

3<br />

cm<br />

60<br />

60<br />

60<br />

- Chiều cao, cm<br />

Dung môi giải ly<br />

CHCl<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

3: MeOH:H 2 O<br />

MeOH<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

Tốc độ chảy,<br />

50 50<br />

50<br />

giọt/phút<br />

Thể tích hứng,<br />

50 50<br />

50<br />

ml/ống nghiệm<br />

Tổng số phân đoạn<br />

7 8<br />

3<br />

hứng<br />

3.4.2.1 Sắc ký cột T2<br />

đoạn nhỏ.<br />

Từ phân đoạn T2: CHCl 3 :MeOH (9:1) sau khi chạy sắc kí cột thu được 3 phân<br />

Bảng 3.3: Các phân đoạn của cột T2<br />

Tên phân đoạn Vị trí phân đoạn Ghi chú<br />

T2-1 1-10<br />

T2-2 11-55<br />

T2-3 56-220 Chọn rửa giải tiếp


Sắc kí cột T2-3<br />

Từ phân đoạn T2-3 sau khi chạy sắc ký thu được 7 phân đoạn nhỏ<br />

3.4.2.2 Sắc kí cột T4<br />

Bảng 3.4: Các phân đoạn của cột T2-3<br />

Tên phân đoạn Vị trí phân đoạn Ghi chú<br />

T2-3-1 1-76<br />

T2-3-2 77-100<br />

T2-3-3 101-130<br />

T2-3-4 131-280<br />

T2-3-5 281-520<br />

T2-3-6 521-680 Chất MR2 gần sạch<br />

T2-3-7 680-hết<br />

Từ sắc kí cột nhanh chọn một phân đoạn nữa là phân đoạn T4 CHCl 3 :MeOH<br />

(65:35) để tiến hành giải ly bẳng sắc kí cột cổ điển.<br />

Từ phân đoạn T4 sau khi chạy cột ta thu được 8 phân đoạn nhỏ<br />

Bảng 3.5: Các phân đoạn của cột T4<br />

Tên phân đoạn Vị trí phân đoạn Ghi chú<br />

T4-1 1-8<br />

T4-2 9-70<br />

T4-3 71-150<br />

T4-4 151-226<br />

T4-5 227-353 Kết tinh<br />

T4-6 354-394 Chất gần sạch<br />

T4-7 395-474<br />

T4-8 475-hết<br />

25


4.1 KẾT QUẢ SẮC KÝ CỘT NHANH<br />

Chương 4<br />

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

Từ 100 g cao chiết tổng, qua 5 hệ dung môi chiết, thu được 5 phân đoạn nhỏ<br />

của các hệ dung môi.<br />

Bảng 4.1: Kết quả sắc kí cột nhanh<br />

Dung môi khai triển Tên phân đoạn Khối lượng cao thu hồi, g<br />

CHCl 3 T1 8,3<br />

90:10 T2 15,7<br />

80:20 T3 17,9<br />

65:35<br />

T4 15,56<br />

MeOH 100% T5 34,24<br />

Hình 4.1: Bản sắc kí các phân đoạn cột nhanh<br />

26


Theo kết quả của sắc kí bản mỏng, nhận thấy ở phân đoạn T2 có chứa nhiều<br />

saponin và có một số vạch riêng biệt, dự đoán dễ tách – tinh sạch. Do đó ta chọn phân<br />

đoạn này để qua sắc kí cột tiếp tục tách tinh sạch saponin.<br />

4.2 KẾT QUẢ SẮC KÝ CỘT CỔ ĐIỂN<br />

4.2.1 Kết quả cột T2<br />

(85:15:10)<br />

T2-1 T2-2 T2-3<br />

Hình 4.2: Kết quả các phân đoạn tách được từ phân đoạn T2<br />

Bảng 4.2: Kết quả sắc kí cột T2<br />

Dung môi khai triển Tên phân đoạn Khối lượng cao thu hồi, g<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

85:15:10<br />

T2-1 1,462<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

75:25:10<br />

T2-2 4,126<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

65:35:10<br />

T2-3 5,089<br />

Theo sắc k í bản mỏng, ta thấy phân đoạn T 2-3 có vết rỏ ràng , ít tạp nên được<br />

dùng để thực hiện rửa giải tiếp tục.<br />

27


Kết quả sắc kí cột tổng kết các phân đoạn cột T2-3<br />

Bảng 4.3: Kết quả các phân đoạn tách được từ phân đoạn cột T2-3<br />

Dung môi khai<br />

triển<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

85:15:10<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

75:25:10<br />

100% MeOH<br />

Phân<br />

đoạn<br />

T2-<br />

3-1<br />

T2-<br />

3-2<br />

T2-<br />

3-3<br />

T2-<br />

3-4<br />

T2-<br />

3-5<br />

T2-<br />

3-6<br />

T2-<br />

3-7<br />

Phân<br />

đoạn<br />

hứng<br />

Khối<br />

lượng, g<br />

Sắc kí lớp<br />

mỏng<br />

Ghi chú<br />

1-76 0,059 3 vết (a) Nhiều tạp<br />

77-100 0,108<br />

Không rõ vết,<br />

có đường (a)<br />

101-130 0,179 4 vết (b)<br />

131-280 0,474 3 vết (b)<br />

281-520 0,836<br />

3 vết, tạp ít<br />

(b)<br />

521-680 0,275 1 vết (a,b)<br />

681-hết 2,016<br />

1 vết kéo dài<br />

(b)<br />

Ghi chú: (a): hệ dung môi sắc kí lớp mỏng là CHCl 3 :MeOH:H 2 O (70:30:10)<br />

Nhận xét các phân đoạn<br />

(b): hệ dung môi sắc kí lớp mỏng là CHCl 3 :MeOH:H 2 O (65:35:10)<br />

Có tủa<br />

xuất hiện<br />

Có tủa<br />

xuất hiện<br />

Có 1 vết<br />

tạp<br />

Chọn<br />

rửa giải<br />

Tủa trùng<br />

vết MR2<br />

Phân đoạn T2-3-1 (1-76) vết rất mờ, nhận thấy hợp chất saponin chưa phân giải<br />

xuống được cần tiếp tục rửa giải.<br />

Phân đoạn T2-3-2 (77-100) vết kéo dài không tách rời, vết có màu tím nhạt,<br />

đếm được 4 vết chính trong đó vết saponin nằm giữa các vết tạp. Cần tăng hệ giải ly<br />

trên SKLM để vết tách rõ hơn có thể nhận thấy vết saponin chính xác. Xuất hiện tủa<br />

màu trắng.<br />

Phân đoạn T2-3-3 (101-130) có 4 vết trong đó dễ dàng nhận thấy 1 vết saponin<br />

chính rất to màu tím đậm nằm trên cùng, còn 3 vết tạp ở dưới nhỏ hơn, màu nâu nhạt<br />

do có gắn đường.<br />

Phân đoạn T2-3-4 (131-280) còn 3 vết với 1 vết saponin chính nằm trên cùng<br />

nhưng màu nhạt hơn và nhỏ hơn vết saponin trong phân đoạn T2-3-3, 2 vết tạp ở dưới<br />

28


cũng nhỏ và màu nhạt. Cần tăng hệ để giải ly những chất phân cực hơn ra khỏi cột sắc<br />

kí.<br />

Phân đoạn T2-3-5 (281-520) chỉ còn 2 vết không tách rời, vết saponin rất to và<br />

đậm màu, vết dưới trùng vết MR2 và vết trên nằm trên vết MR2, khả năng tách được<br />

vết trên khi giải ly trong cột sắc kí sau.<br />

Phân đoạn T2-3-6 (521-680) vết trên từ phân đoạn T2-3-5 đã giải ly hết ra khỏi<br />

cột,vết dưới đã tinh sạch có Rf trùng với MR2, cần chấm kiểm tra trên hai hệ sắc kí<br />

khác nhau với bản SKLM dài 10 cm, tiến hành đo Rf xem có phải hoàn toàn giống<br />

chuẩn MR2.<br />

Phân đoạn T2-3-7 (681-hết) vết mờ và nhỏ chỉ thấy một vết chính. Tiến hành xả<br />

cột lấy kiệt phần chất còn bị giữ lại trong cột. Chọn phân đoạn dễ tách tiến hành giải ly<br />

trong cột sắc kí sau.<br />

Phân lập các chất đã tách được<br />

Tổng kết cột T2-3 thu được 7 phân đoạn trong đó 2 phân đoạn kết tủa là phân<br />

đoạn hứng T2-3-2 (77-100) và T2-3-3 (101-130). Sau khi cô cắn mẫu trên bếp điều<br />

nhiệt, đem cân lấy số liệu sau đó cho một lượng nhỏ methanol vào để bảo quản mẫu<br />

trong điều kiện thường<br />

Ta tách được MR2 từ phân đoạn T2-3-6 (521-680). Chấm chung T2-3-6 với<br />

MR2 ở 2 hệ SKLM khác nhau là CHCl 3 :MeOH:H 2 O (70:30:10) và CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

(65:35:10) trên bản SKLM dài 10 cm dùng để đo Rf xác định độ tinh sạch và so sánh<br />

sự khác nhau, giống nhau giữa chất tách được với chuẩn MR2.<br />

29


T2-3- 5<br />

chọn rửa<br />

giải<br />

Hình 4.3: Bản SKLM tất cả các phân đoạn từ cột T2-3<br />

Chú thích: các phân đoạn hứng được từ cột T2-3: T2-3-1(1-76), T2-3-2(77-100), T2-3-<br />

3(101-130), T2-3-4(131-280), T2-3-5(281-520), T2-3-6(521-680), T2-3-7(681-hết).<br />

Hình 4.4: Kết quả SKLM của phân đoạn T2-3-6 (521-680) so với chất chuẩn MR2<br />

Theo kết quả so sánh Rf giữa mẫu và chất chuẩn MR2 ở hai hệ dung môi khác<br />

nhau nhưng luôn cho các giá trị giống nhau. Kết luận đã tách được saponin MR2 từ<br />

cao chiết methanol của sâm Ngọc Linh.<br />

Cấu trúc hóa học của saponin tách được chính là cấu trúc của saponin<br />

majonoside R2 (MR2).<br />

30


Hình 4.5: Cấu trúc hóa học của saponin MR2<br />

4.2.2 Kết quả sắc kí cột tổng kết các phân đoạn cột T4<br />

Bảng 4.4: Tổng kết các phân đoạn tách được từ sắc kí cột T4<br />

Dung môi rửa<br />

giải<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

85:15:10<br />

Phân<br />

đoạn<br />

Phân đoạn<br />

hứng<br />

Khối<br />

lượng, g<br />

T4-1 1-8 0,376<br />

T4-2 9-70 1,125<br />

T4-3 71-150 1,317<br />

Sắc kí lớp<br />

mỏng<br />

2 vết kém phân<br />

cực (a)<br />

3 vết kém phân<br />

cực (a)<br />

3 vết, 2 vết đậm<br />

(a)<br />

Ghi chú<br />

Tạp<br />

nhiều<br />

Còn tạp<br />

Còn tạp<br />

T4-4 151-226 3,101 4 vết đậm (b) Tạp mờ<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

75:25:10<br />

CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

65:35:10<br />

T4-5 227-353 2,513 2 vết đậm (b) Kết tinh<br />

T4-6 354-394 2,120<br />

1 vết mờ và 1<br />

vết đậm (b)<br />

T4-7 395-474 3,116 2 vết mờ (b)<br />

Chất gần<br />

sạch<br />

100% MeOH T4-8 Rửa cột 1,692<br />

Nhận xét các phân đoạn<br />

31<br />

1 vết mờ bị kéo<br />

(b)<br />

Phân đoạn T4-1 (1-8) 2 vết mờ kém phân cực, vết bị kéo dài do tạp còn nhiều.<br />

Mới rửa giải do đó chất chưa giải ly.


Phân đoạn T4-2 (9-70) 3 vết kém phân cực, chất bắt đầu giải ly đã thấy 1 vết<br />

saponin mờ ở giữa 2 vết tạp.<br />

Phân đoạn T4-3 (71-150) 3 vết trong đó vết saponin ở giữa to hơn và đậm có<br />

màu tím, 2 vết tạp ở trên vả dưới màu nâu nhạt do có gắn đường.<br />

Phân đoạn T4-4 (151-226) vết bị kéo do chất đang giải ly ra khỏi cột nhiều<br />

nhưng hệ phân cực thấp không tách vết rõ được, thấy được 4 vết chính và nhiều tạp<br />

mờ. Cần tăng hệ giải ly cột và hệ chạy SKLM.<br />

Phân đoạn T4-5 (227-353) tăng hệ giải ly cột từ CHCl 3 :MeOH:H 2 O (85:15:10)<br />

thành CHCl 3 :MeOH:H 2 O (75:25:10) vết tách rõ thấy được 2 vết chính, vết dưới là vết<br />

saponin to và đậm màu, vết trên bị kéo vệt do kém phân cực. Xuất hiện kết tinh ở phân<br />

đoạn này, rửa sạch kết tinh bằng methanol lạnh, hòa tan kết tinh trong dung môi<br />

Chloroform và gửi đi đo phổ.<br />

Phân đoạn T4-6 (354-394) 1 vết saponin to rõ, màu tím đậm, và tạp kéo dài nên<br />

chọn phân đoạn này để tiếp tục giải ly loại tạp để tách được hợp chất saponin tinh<br />

sạch.<br />

Phân đoạn T4-7 (395-474) 1 vết mờ bị kéo dài, chất gần hết nên tiến hành rửa<br />

cột bằng methanol 100% cho sạch và xả cột.<br />

Phân đoạn T4-8: Rửa cột<br />

Chọn rửa<br />

giải tiếp<br />

Hình 4.6: Bản SKLM tất cả các phân đoạn cột T4<br />

32


Chú thích: các phân đoạn hứng từ cột T4 là T4-1(1-8), T4-2(9-70), T4-3(91-150), T4-<br />

4(151-226),T4-5(227-353), T4-6(354-394), T4-7(395-474).<br />

Phân đoạn T4-5 sau khi tinh sạch ta được 1 phân tử đường -D-Fructo pyranose<br />

Phân đoạn T4-6 sau khi chế hóa ta thu được Ginsenoside Rb1<br />

Hình 4.7: T4-6 chấm so với các chất chuẩn<br />

Hình 4.8: Cấu trúc ginsenoside Rb1<br />

33


4.2.3 Tổng kết toàn bộ kết quả<br />

Sắc ký cột chân không thu được 5 phân đoạn trong đó phân đoạn T2 và T4 được<br />

đem đi rửa giải để tách hợp chất tinh sạch.<br />

Sắc kí cột T2 thu được 3 phân đoạn, trong đó phân đoạn T2-3 có triển vọng tách<br />

được hợp chất tinh sạch.<br />

Sắc kí cột T2-3 thu được 7 phân đoạn, tách được hợp chất saponin MR2 với<br />

khối lượng là 60 mg.<br />

Sắc kí cột T4 thu được 8 phân đoạn, phân đoạn T4-5 (227-353) có kết tinh<br />

được đo phồ NMR, kết quả xác định được cấu trúc và định danh được một phân tử<br />

đường là<br />

-D-Fructo pyranose. Phân đoạn T4-6 (354-394) tách ra được 1 hợp chất<br />

tinh khiết là Ginsenoside Rb1 với khối lượng là 18 mg.<br />

4.3 THẢO LUẬN<br />

Lượng cao tổng ban đầu khá ít mà số lượng các saponin trong cao chiết lại<br />

nhiều nên khối lượng của mỗi chất sẽ ít. Qua mỗi cột sắc kí lại xảy ra hao hụt nên<br />

lượng chất mất đi khá đáng kể .Vì vậy cần lấy lượng cao chiết tổng nhiều hơn để khối<br />

lượng mỗi chất tách được nhiều hơn, dễ dàng cho việc xác định cấu trúc hơn.<br />

Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp tách chất khác như: dùng silicagel<br />

pha đảo, dùng phương pháp chế hóa silicagel,… Càng mở rộng phương thức thì kết<br />

quả thu được sẽ phong phú hơn.<br />

34


Chương 5<br />

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />

5.1. KẾT LUẬN<br />

Từ cao chiết methanol của sâm Ngọc Linh, thông qua các kĩ thuật sắc kí cột<br />

nhanh, sắc kí cột thường , sử dụng các hệ dung môi chạy sắc ký thích hợp và được<br />

kiểm tra độ tinh sạch bằng sắc ký bản mỏng , ta tiến hành phân lập được 2 Saponin là<br />

(majonoside R2) MR2 (60mg) và ginsenoside Rb1(18mg).<br />

Hai Saponin này rất có ý nghĩa trong công tác kiểm nghiệm và đánh giá chất<br />

lượng của sâm Việt Nam.<br />

5.2 KIẾN NGHỊ<br />

Kiến nghị tiếp tục tách và phân lập saponin từ các phân đoạn còn lại trong sắc<br />

kí cột nhanh.<br />

Kiến nghị kết hợp các phương pháp khác như: dùng sắc ký cột pha đảo, phương<br />

pháp chế hóa,…trong việc phân lập và tinh sạch saponin tiếp theo nhất là những phân<br />

đoạn về sau chất đã gần tinh sạch.<br />

Tiến hành thử hoạt tính sinh học của các saponin tách được.<br />

35


TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

Tài liệu tiếng Việt<br />

1. Bộ môn Dược Liệu (2007), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại Học Y<br />

Dược TPHCM.<br />

2. Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng<br />

chống một số bệnh cho người và vật nuôi, NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ.<br />

3. Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang (1991), Sơ lược quá trình phát hiện cây sâm<br />

Đốt Trúc ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum), trong: Liên chi hội Dược Học và Sở Y Tế<br />

Quảng Nam – Đà Nẵng, trang 138 – 146.<br />

4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học.<br />

5. Hà Thị Dung Grushvitzky I.V (1985), Một loài sâm mới thuộc chi sâm (<strong>Panax</strong> L.), họ<br />

nhân sâm (Araliaceae) ở Việt Nam, tạp chí Sinh học, tập 7(3), 45-48.<br />

6. Liên chi Hội Dược Học – Sở Y Tế QN-ĐN (1991), Tập tài liệu viết về lịch sử ngành<br />

Dược Khu 5 và tỉnh Quảng Nam – Đả Nẵng.<br />

7. Ngô Văn Thu (1990), Hóa học saponin, Trường Đại học Y Dược TPHCM.<br />

8. Nguyễn Bá Hoạt (1999), Những dẫn liệu về hình thái cây sâm mới phát hiện ở Việt<br />

Nam, thông báo Dược Liệu, số 1, 5-9.<br />

9. Nguyễn Kim Phi Phụng (2005). Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ. NXB Đại<br />

Học Quốc Gia TPHCM.<br />

10. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại Học<br />

Quốc Gia TPHCM.<br />

11. Nguyễn Tập (2006), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Tạp chí Dược liệu; số 3 (11);<br />

trang 97 – 105.<br />

12. Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2001), Nghiên cứu ứng dụng tác dụng antistress<br />

và tác dụng tăng lực của Sâm Việt Nam và Đinh lăng, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên<br />

cứu khoa học Bộ Y Tế ( Mã số đề tài KHYD-0225R ).<br />

13. Nguyễn Thới Nhâm và cộng sự (1993), Tóm tắt kết qủa nghiên cứu từ năm (1978-<br />

1992), Trung tâm Sâm Việt Nam- Bộ Y Tế.<br />

14. Nguyễn Thới Nhâm và Phan Văn Đệ (1980), Tóm tắt kết quả nghiên cứu đặc tính sinh<br />

học cây sâm K5 hoang dại trong 2 năm (1979-1980), TL.06/TV-89-ĐVSK5, 1-21.<br />

36


15. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm và một<br />

số cây thuốc thuộc họ Nhân Sâm, NXB Khoa học và Kĩ thuật. Hà Nội.<br />

16. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (1996), Sách Đỏ Việt Nam, Tập II- Phần thực vật, NXB<br />

Khoa Học và Kĩ thuật Hà Nội; trang 207 – 208.<br />

17. Phạm Hoàng Hộ (1972), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Bộ Giáo Dục Sài gòn. Q. I, tr.<br />

989, fig. 2492<br />

18. Phan Văn Đệ, Grushvitzky I.V., Skvortsova N.T.(1983), Đặc tính hình thái – giải<br />

phẫu lá của <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> (Araliaceae). Leningrad, Tạp chí Thực Vật học, tập<br />

70(4), 512-522.<br />

19. Phan Văn Đệ, Grushvitzky I.V., Skvortsova N.T., 1983, Những hoa tự bất thường của<br />

<strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong> (Araliaceae), Leningrad, Tạp chí Thực Vật học, tập 72(8), 1079-<br />

1082.<br />

Tài liệu tiếng Anh<br />

20. Antan I.S., Slepyan L.I., Minina S.A.; Shikov A.N., Legosteva A B, Vasil'eva<br />

A.L.,(1995), Development of the method of quantitative spectrophotometric<br />

determination of the main active agents in preparations of the ginseng selective strain.<br />

Pharmaceutical Chemistry Journal, Vol. 26, No. 6, 436-439<br />

21. Dan Zhou, Hong Jin, Huan-Bing Lin, Xue-Mei Yang , Yu-Fang Cheng, Feng-Jun<br />

Deng, Jiang-Ping Xu (2010), Antidepressant effect of the extracts from Fructus<br />

Akebiae. Pharmacology, Biochemistry and Behavior. 488–495.<br />

22. Grushvitzky I. V., Skvortsova N. T., Hà Thi Dung (1990), The genus <strong>Panax</strong><br />

(Araliaceae) in the flora of Vietnam. Bot. Jour. 75(6): 884 – 888<br />

23. Hiai S., Oura H., Nakajima T. (1976), Color reaction of some sapogenins and<br />

saponins with vanillin and sulfuric acid. Planta Med. 29(2), 116-122.<br />

24. Kazuo Yamasaki (1999), Bioactive saponins in Vietnamese ginseng, <strong>Panax</strong><br />

<strong>vietnamensis</strong>.<br />

25. Konoshima T., Takasaki M., Ichiishi E., Murakami T., Tokudo H., Nishino H., Duc<br />

N.M., Kasai R., Yamashaki K. (1997), Cancer chemopreventive activity of<br />

Majonoside-R2 from Vietnamese ginseng <strong>Panax</strong> <strong>vietnamensis</strong>. Cancer Lett, 147(1-2),<br />

11-16.<br />

37


26. Liang Z.M., Long M.S., Min S.S., Hua X.Z., Na L.A. (2001), Two New Triterpenoid<br />

Saponins from Aralia subcapitata. Natural Product Research. Volume 4.0 Issue 3.<br />

157-161.<br />

27. Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Thới Nhâm (1998), Chemical composition and<br />

pharmacological activities of Vietnamese ginseng, Advances in Ginseng Research,<br />

The Korean Society of Ginseng, 127-137.<br />

28. Nham, K. Yamasaki and O. Tanaka, New on biogenesis of dammarane triterpenoids.<br />

saponins from Vietnamese ginseng: Highlights Srivastava S.K., Jaina D.C., (1989),<br />

Triterpenoid saponins from plants of Araliaceae. Phytochemistry. Volume 28, Issue 2,<br />

644-64<br />

29. Thomas Barclay, Milena Ginic-Markovic, Martin R. Johnston, Peter Cooper , Nikolai<br />

Petrovsky (2012), Observation of the keto tautomer of D-fructose in D 2 O using 1H<br />

NMR spectroscopy. Carbohydrate 136–141<br />

30. Trần Lê Quan (2002), Biologically active saponin constituents from vietnamese<br />

ginseng plants, Ph. D Thesis, Falcuty of Pharmacology, Toyama Medical and<br />

Pharmaceutical University.<br />

31. Xuemei Yang, Guoliang Li, Lingyun Chen, Cong Zhang, Xinxiang Wan, Jiangping Xu<br />

(2010), Quantitative determination of hederagenin in rat plasma and cerebrospinal<br />

fluidby ultra fast liquid chromatography–tandem mass spectrometry method (1973–<br />

1979), Journal of Chromatography B.<br />

32. Yamasaki, Plenum Press, New York and London Yu S., Cai Y.M., Yiao L., Yang L.,<br />

Sheng C.M. (2008), Facile synthesis of oleanolic acid monoglycosides and<br />

diglycosides. Molecules. 13, 1472-1486<br />

38


PHỤ LỤC<br />

• Cách pha thuốc thử H 2 SO 4 10% trong EtOH<br />

Dùng ống đong 100 ml:<br />

- Cho vào ống đong khoảng 70 ml EtOH.<br />

- Cho thêm 7 ml H 2 SO 4 .<br />

- Đong thêm EtOH đến mức 100 ml.<br />

• Cách pha hệ dung môi CHCl 3 :MeOH<br />

- Đong lượng vừa đủ của mỗi chất theo đúng tỷ lệ (ví dụ: 85:25, 65:35)<br />

- Cho hệ dung môi vừa pha vào erlen, lắc đều cho các chất tác dụng với nhau, hoặc<br />

dùng máy siêu âm đánh đều dung môi này trong 15 phút.<br />

- Dùng toàn bộ hệ dung môi đó.<br />

• Cách pha hệ dung môi CHCl 3 :MeOH:H 2 O<br />

- Đong lượng vừa đủ của mỗi chất theo đúng tỷ lệ.(ví dụ: 65:35:10, 70:30:10)<br />

- Chú ý pha lần lượt CHCl 3, sau đó cho MeOH vào và cuối cùng là H 2 O. Không làm<br />

thay đổi vị trí các chất khi pha.<br />

- Cho hệ dung môi vừa pha vào bình lắng, lắc đều cho các chất trộn đều với nhau.<br />

- Để yên bình lắng đến khi toàn bộ dung môi trong suốt (có phân thành 2 lớp), lấy lớp<br />

bên dưới và bỏ lớp ở trên.<br />

• Kết quả đo phổ NMR của mẫu kết tinh phân đoạn T2-3-5 trong sắc kí cột T2-3<br />

[10,20,29]<br />

39


40


41


42


pyranose.<br />

Cấu trúc đường đã xác định được dựa vào phổ NMR là đường<br />

-D-Fructo<br />

Hình cấu trúc hóa học của đường<br />

-D-Fructo pyranose<br />

43

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!