12.05.2019 Views

Combo Công phá Lý thuyết môn Sinh Học 3 khối 10, 11, 12 năm 2019

https://app.box.com/s/47acvdozoxxb24afqtw9nrwfi3j2hvc9

https://app.box.com/s/47acvdozoxxb24afqtw9nrwfi3j2hvc9

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Nội dung chính:<br />

1. Các cấp tổ chức của cơ thể giới sống.<br />

2. Các giới sinh vật<br />

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG<br />

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG<br />

1. Giới thiệu các cấp độ tổ chức của thế giới sống<br />

Hình 2.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới<br />

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống<br />

Hình 2.2. Các cấp tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc<br />

c. Thế giới sống liên tục tiến hóa<br />

- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi và nảy nở, không ngừng tiến hóa.<br />

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc<br />

thứ bậc chặt chẽ.<br />

Nguyên tử Phân tử Bào quan Tế<br />

bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ<br />

thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái<br />

Hệ sinh quyển.<br />

- Các cấp tổ chức sống chính: tế bào, cơ thể,<br />

quần thể, quần xã, hệ sinh thái.<br />

- Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sinh<br />

vật và có những đặc điểm quan trọng sau:<br />

+ Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện<br />

đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.<br />

+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay<br />

nhiều tế bào các tế bào chỉ được sinh ra bằng<br />

cách phân chia tế bào.<br />

a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc<br />

- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây<br />

dựng tổ chức sống cấp trên.<br />

- Tổ chức sống cao hơn không chỉ có đặc điểm<br />

của các tổ chức sống thấp mà còn có những<br />

đặc tính trội hơn.<br />

b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh<br />

- Hệ thống mở: <strong>Sinh</strong> vật ở mọi tổ chức đều<br />

không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng<br />

với môi trường nên sinh vật không chỉ chịu sự<br />

tác động của môi trường mà còn góp phần làm<br />

biến đổi môi trường.<br />

- Mọi cấp tốc độ tổ chức sống từ thấp đến cao<br />

đều có cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì<br />

và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ<br />

thống cân bằng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Trang 1


- Các sinh vật trên Trái đất đều có đặc điểm chung do chung nguồn gốc nhưng tiến hóa theo các hướng<br />

khác nhau, giúp thế giới sống đa dạng và phong phú.<br />

II. CÁC GIỚI SINH VẬT<br />

Lịch sử phân loại các giới sinh vật<br />

- Vào thế kỉ XVIII, nhà phân loại học Cacline chia tất cả sinh vật thành hai giới: giới động vật và giới<br />

thực vật.<br />

+ Giới động vật bao gồm những sinh vật không có thành phần xenlulozo, sống dị dưỡng và di<br />

chuyển được.<br />

+ Giới thực vật bao gồm những sinh vật có thành xenlulozo sống tự dưỡng và cố định.<br />

- Đến thế kỉ XIX, các loài sinh vật như vi khuẩn, nấm, tảo, được xếp vào giới thực vật. Còn động vật<br />

nguyên sinh được xếp vào giới động vật.<br />

- Đến thể kỉ XX, người ta xếp các sinh vật vào hệ thống 5 giới<br />

+ Giới khởi sinh (Monera) gồm: vi khuẩn.<br />

+ Giới nguyên sinh (Protista) gồm: động vật nguyên sinh và tảo.<br />

+ Giới nấm (Fungi).<br />

+ Giới thực vật (Plantae).<br />

+ Giới động vật (Animalia).<br />

Đặc điểm giới khởi sinh (Monera)<br />

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 1 – 3pm,<br />

chúng xuất hiện khoảng 3,5 tỉ <strong>năm</strong> trước đây, vi khuẩn sống khắp mọi nơi từ trong đất, trong nước, trong<br />

không khí, trên cơ thể sinh vật khác, một số có khả năng tự động tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng<br />

ánh sáng mặt trời hoặc từ quá tình phân giải các chất hữu cơ và một số sống kí sinh.<br />

LƯU Ý<br />

Loài vi khuẩn cổ (Archaea) là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất, đã từng chiếm ưu thế trên trái đất,<br />

nhưng chúng tiến hóa theo một nhánh riêng, hiện nay, chúng thường sống trong những điều kiện rất khắc<br />

o<br />

o<br />

nghiệt (chịu đựng được nhiệt độ 0 C - <strong>10</strong>0 C , độ muối cao tới 25%).<br />

Đặc điểm giới nguyên sinh (Protista)<br />

Giới nguyên sinh gồm có:<br />

Tảo: Là những sinh vật nhân thực, đơn bài hay đa bào và có sắc tố quang hợp, tảo có khả năng<br />

tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng và là sinh vật quang tự dưỡng, sống ở dưới nước.<br />

Nấm nhầy: Là sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống trùng amip và pha<br />

hợp bào là <strong>khối</strong> nguyên sinh chất chứa nhiều nhân. Chúng là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh.<br />

Động vật nguyên sinh: Động vật nguyên sinh rất đa dạng, cơ thể chúng là một tế bào có nhân<br />

thực và các bào quan nên tiến hóa hơn các vi sinh vật khác, chúng là vi sinh vật dị dưỡng như trùng giày,<br />

trùng biến hình hoặc tự dưỡng như trùng roi.<br />

Đặc điểm của giới nấm (Fungi)<br />

Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, hệ sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục<br />

lạp, không có lông và roi.<br />

Trang 2


- Chúng sống ở đất, sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử nấm, là sinh vật dị dưỡng: hoạt sinh, kí<br />

sinh hoặc cộng sinh.<br />

- Các dạng nấm gồm có: chủ yếu là nấm men, nấm sợi, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau.<br />

- Người ta cũng xếp địa y vào giới nấm.<br />

Nấm không thuộc giới thực vật vì:<br />

Đặc điểm giới thực vật (Plantae)<br />

Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng,<br />

phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.<br />

- Giới thực vật được phân thành bốn ngành chính: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Chúng đều có chung<br />

một nguồn gốc là tảo lục đơn bào nguyên thủy.<br />

- Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới thực vật do phụ thuộc vào điều kiện môi trường<br />

khác nhau mà tiến hóa theo hai dòng 8 khác nhau.<br />

- Một dòng hình thành rêu (thể giao tử chiếm ưu thế). Dòng còn lại hình thành quyết, hạt trần, hạt kín<br />

(thể bào tử chiếm ưu thế).<br />

Đặc điểm giới động vật (Animalia)<br />

STUDY TIP<br />

- Nấm không có sắc tố quang hợp nên không có khả năng tự dưỡng.<br />

- Thành tế bào chủ yếu không phải là xenlulozo.<br />

- Nấm chỉ sinh trưởng ở ngọn, vách ngăn ngang giữa các tế bào có lỗ thông.<br />

- Chất dự trữ trong tế bào không phải là tinh bột.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản chủ yếu bằng bào tử.<br />

STUDY TIP<br />

- Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hóa khí hậu, hạn chế sự xói mòn, lụt lở, lũ<br />

lụt, hán hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.<br />

- Giới thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người.<br />

Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di truyền (nhờ có cơ quan vận động),<br />

có khả năng phản ứng nhanh.<br />

- Giới động vật được chia thành các ngành chính: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt,<br />

thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.<br />

- Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người<br />

(cung cấp thức ăn, nguyên liệu, dược liệu…)<br />

STUDY TIP<br />

Giới động vật rất đa dạng và phong phú, nhưng đều có chung một nguồn gốc là tiến hóa theo hướng ngày<br />

càng phức tạp về chức năng và thích nghi cao với điều kiện sống.<br />

*So sánh virut với các nhóm động vật, thực vật và nấm<br />

Giống nhau: Đều mang những đặc trưng cơ bản của sự sống như:<br />

- Cấu tạo từ hai dạng vật chất sống cơ bản là protein và axit nucleic.<br />

- Đều có các hoạt động sống cơ bản: Trao đổi chất, sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển, sinh sản, di truyền.<br />

Trang 3


Khác nhau:<br />

- Chưa có cấu tạo tế bào.<br />

Virut<br />

- Cơ thể chỉ gồm một trong hai loại axit nucleic.<br />

- Sống kí sinh bắt buộc.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản phải nhờ vào sự hoạt động của hệ gen<br />

của tế bào vật chủ.<br />

Thực vật, nấm, động vật<br />

- Có cấu tạo tế bào gồm: màng tế bào, chất tế bào,<br />

nhân, các bào quan.<br />

- Cơ thể gồm hai loại axit nucleic như ADN và<br />

ARN.<br />

- Có nhiều hình thức sống khác nhau như dị dưỡng,<br />

tự dưỡng.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hoàn toàn độc lập, nhờ hoạt động hệ gen<br />

của cơ thể mình.<br />

Trang 4


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?<br />

A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ thể D. Hệ sinh thái<br />

Câu 2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:<br />

A. <strong>Sinh</strong> quyển B. Hệ sinh thái C. Loài D. Hệ cơ quan<br />

Câu 3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:<br />

A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan<br />

Câu 4. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?<br />

A. Quần thể B. Quần xã C. Loài D. <strong>Sinh</strong> quyển<br />

Câu 5. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:<br />

1. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào.<br />

2. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.<br />

3. Cơ sở sinh sản là sự phân bào.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1 B. 1, 2 C. 1, 2, 3 D. 1, 3<br />

Câu 6. Nhờ quá trình điều hòa của cơ quan nào mà cơ thể động vật là một thể thống nhất?<br />

A. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. B. Hệ tiêu hóa và hệ nội tiết.<br />

C. Hệ thần kinh và thể dịch. D. Nhờ tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.<br />

Câu 7. Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống<br />

nào sau đây?<br />

A. Hệ sinh thái B. Quần thể sinh vật C. Quần xã sinh vật D. <strong>Sinh</strong> quyển<br />

Câu 8. Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?<br />

1. Là hệ thống mở.<br />

2. Tương tác với môi trường sống.<br />

3. Cấu trúc phù hợp với chức năng sống.<br />

4. Tự điều chỉnh.<br />

5. Không thay đổi.<br />

6. Hoạt động độc lập với chung quanh.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 4, 5, 6 B. 1, 2, 5 C. 5, 6 D. 1, 2, 3, 4<br />

Câu 9. Hệ thống mở là:<br />

A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường.<br />

B. Cần được môi trường cung cấp năng lượng.<br />

C. Phải bài tiết từ cơ thể ra môi trường những chất không cần thiết.<br />

D. Lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể.<br />

Câu <strong>10</strong>. Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là:<br />

A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng.<br />

B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau.<br />

C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau.<br />

Trang 5


D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng.<br />

Câu <strong>11</strong>. Vào thế kỉ XVIII, Cac Linne đã chia sinh vật thành 2 giới nào?<br />

A. <strong>Sinh</strong> vật bậc thấp và sinh vật bậc cao. B. <strong>Sinh</strong> vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.<br />

C. Thực vật và động vật. D. Tiến hóa thấp và tiến hóa cao.<br />

Câu <strong>12</strong>. Vào thế kỉ XIX, động vật nguyên sinh được xếp vào giới:<br />

A. Vi sinh vật B. Khởi sinh C. Thực vật D. Động vật<br />

Câu 13. Vi khuẩn được xếp vào giới nào?<br />

A. Khởi sinh B. Động vật C. Nguyên sinh D. Nấm<br />

Câu 14. Giới khởi sinh không có đặc điểm nào?<br />

A. Cơ thể đơn bào B. Sống theo phương thức tự dưỡng.<br />

C. Cơ thể chứa tế bào nhân thực. D. Sống theo phương thức dị dưỡng.<br />

Câu 15. Giới nguyên sinh có những đặc điểm nào?<br />

1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.<br />

2. Tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực.<br />

3. Sống theo phương thức dị dưỡng.<br />

4. Sống theo phương thức tự dưỡng.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1, 3, 4 B. 1, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3<br />

Câu 16. Giới nấm không có đặc điểm nào?<br />

1. Cơ thể đa bào phức tạp.<br />

2. Tế bào nhân sơ.<br />

3. Tế bào nhân thực.<br />

4. Sống theo phương thức tự dưỡng.<br />

5. Sống theo phương thức dị dưỡng.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 2 B. 3, 4 C. 2, 4 D. 1, 2, 5<br />

Câu 17. Giới thực vật có những đặc điểm nào sau đây?<br />

1. Sống theo phương thức dị dưỡng.<br />

2. Cơ thể đa bào phức tạp.<br />

3. Tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ.<br />

4. Sống cố định theo phương thức tự dưỡng.<br />

5. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4 D. 2, 4<br />

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới động vật?<br />

1. Tế bào nhân sơ.<br />

2. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.<br />

3. Sống chuyển động và theo phương thức dị dưỡng.<br />

4. Cơ thể đa bào phức tạp.<br />

Trang 6


Phương án đúng là:<br />

A. 1 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2<br />

Câu 19. Tế bào nhân sơ có các đặc điểm:<br />

1. Cấu trúc dưới mức tế bào.<br />

2. Đã có màng nhân nhưng vật chất di truyền ở mức độ sơ khai.<br />

3. Vật chất di truyền chưa được màng nhân bao bọc.<br />

4. Xuất hiện trước sinh vật nhân thực.<br />

5. Tiến hóa hơn so với tế bào nhân thực.<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4<br />

Câu 20. Làm giấm, sữa chua, bia, rượu, tương bần,… là ứng dụng của con người dựa vào hoạt động<br />

chuyển hóa của các sinh vật thuộc giới nào thực hiện?<br />

A. giới động vật B. giới Khởi sinh C. giới Nguyên sinh D. giới Nấm<br />

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không thuộc nhóm động vật nguyên sinh?<br />

A. Không có thành xenlulozo.<br />

B. Không có lục lạp.<br />

C. Cơ thể đa bào.<br />

D. Sống dị dưỡng, cơ thể vận động bằng lông hoặc roi.<br />

Câu 22. Nhóm thực vật nguyên sinh có các đặc điểm nào sau đây?<br />

1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.<br />

2. Có lục lạp nên tự dưỡng quang hợp.<br />

3. Có thể sống theo phương thức tự dưỡng hoặc dị dưỡng tùy vào sự có mặt của lục lạp hay không?<br />

4. Có thành xenlulozo.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 4<br />

Câu 23. Nấm nhầy có những đặc điểm cơ bản nào?<br />

A. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng.<br />

B. đa bào, dị dưỡng hoại sinh.<br />

C. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng quang hợp.<br />

D. đơn bào, cộng bào; dị dưỡng hoại sinh.<br />

Câu 24. Các nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?<br />

1. Nấm nhầy 2. Thực vật nguyên sinh<br />

3. Vi khuẩn lam 4. Vi sinh vật cổ 5. Động vật nguyên sinh<br />

Lựa chọn nào sau đây đúng?<br />

A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 5<br />

Câu 25. Trong số các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

1. Nấm là sinh vật thuộc tế bào nhân sơ.<br />

2. Mọi loài nấm đều thuộc cơ thể đa bào dạng sợi.<br />

3. Tùy theo loài, nấm có thể sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.<br />

Trang 7


4. Nấm sinh sản chủ yếu bằng cách nẩy chồi.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 26. Dạng sinh vật nào sau đây không được xếp cùng giới với các dạng sinh vật còn lại?<br />

A. Nấm men B. Nấm mốc C. Nấm nhầy D. Địa y<br />

Câu 27. Đặc điểm về cấu tạo nào sau đây không thuộc giới thực vật?<br />

1. Cơ thể phân hóa thành nhiều mô, nhiều cơ quan.<br />

2. Là những sinh vật nhân thực, đa bào.<br />

3. Lớp ngoài cùng của tế bào là màng nguyên sinh.<br />

4. Tế bào chứa lục lạp và chất diệp lục.<br />

5. Có không bào <strong>phá</strong>t triển.<br />

Đáp án nào sau đây đúng?<br />

A. 3, 5 B. 1, 4 C. 3 D. 2, 3<br />

Câu 28. Giới thực vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?<br />

1. Tự dưỡng nhờ chứa lục lạp.<br />

2. Thân cành vững chắc nhờ tế bào có mang xenlulozo.<br />

3. Có thể vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.<br />

4. Sử dụng chất vô cơ, tổng hợp chất hữu cơ.<br />

5. Có đời sống cố định.<br />

Đáp án nào sau đây đúng?<br />

A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 5 C. 1, 2, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5<br />

Câu 29. Giới động vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?<br />

1. Gồm những sinh vật nhân thực hoặc nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào.<br />

2. Cơ thể phân hóa thành các mô, cơ quan và các hệ cơ quan.<br />

3. Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.<br />

4. Đa phần có khả năng dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng.<br />

Đáp án nào sau đây đúng?<br />

A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3<br />

Câu 30. Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống:<br />

A. Một hệ thống mở.<br />

B. Có khả năng tự điều chỉnh.<br />

C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.<br />

D. Cả A, B, C đều đúng.<br />

Câu 31. Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được<br />

gọi là:<br />

A. Quần thể B. Loài sinh vật C. Hệ sinh thái D. Nhóm quần xã<br />

Câu 32. Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:<br />

A. Thực vật, nấm, động vật B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật<br />

C. Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh D. Nấm, khởi sinh, thực vật<br />

Câu 33. Câu có nội đúng trong các câu sau đây là:<br />

Trang 8


A. Chỉ có thực vật mới sống tự dưỡng quang hợp.<br />

B. Chỉ có động vật theo lối dị dưỡng.<br />

C. Giới động vật gồm các cơ thể đa bào và cùng có cơ thể đơn bào.<br />

D. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh.<br />

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:<br />

Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III).<br />

Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).<br />

Câu 34. Số (I) là:<br />

A. Nguyên sinh B. Động vật C. Khởi sinh D. Thực vật<br />

Câu 35. Số (II) là:<br />

A. Đa bào bậc cấp B. Đa bào bậc cao C. Đơn bào D. Đơn bào và đa bào<br />

Câu 36. Số (III) là:<br />

A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh bắt buộc D. Cộng sinh<br />

Câu 37. Số (IV) là:<br />

A. Thực vật B. Nguyên sinh C. Nấm D. Khởi sinh<br />

Câu 38. Số (V) là:<br />

A. Tự dưỡng theo lối hóa tổng hợp B. Tự dưỡng theo lối quang tổng hợp<br />

C. Dị dưỡng theo lối hoại sinh D. Kí sinh bắt buộc<br />

Câu 39. Cấu trúc nào sau đây được xem là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt giữa động vật có xương<br />

sống với động vật thuộc các ngành không có xương sống?<br />

A. Vỏ kitin của cơ thể B. Vỏ đá vôi C. Hệ thần kinh D. Cột sống<br />

Câu 40. Giới động vật <strong>phá</strong>t sinh từ dạng sinh vật nào sau đây?<br />

A. Trùng roi nguyên thủy B. Vi khuẩn C. Tảo đa bào D. Nấm<br />

Câu 41. Các ngành thuộc giới thực vật gồm:<br />

A. Tảo, rêu, hạt trần, hạt kín B. Quyết, tảo, hạt trần, hạt kín<br />

C. Tảo, rêu, quyết, cây xanh D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín<br />

Câu 42. Giới động vật được chia làm hai nhóm chính nào?<br />

A. Nhóm động vật ở nước và nhóm động vật ở cạn.<br />

B. Nhóm động vật bậc thấp và nhóm động vật bậc cao.<br />

C. Nhóm động vật đơn bào và nhóm động vật bậc cao.<br />

D. Nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống.<br />

Câu 43. Đặc điểm nào sau đây ở giới động vật có mà giới thực vật không có?<br />

A. Động vật chứa riboxom có chân còn trong tế bào thực vật thì không có chân.<br />

B. Ở tế bào động vật nhân có vai trò sinh lí trung tâm còn vai trò này ở tế bào giới thực vật do lục lạp<br />

đảm nhận.<br />

C. Tế bào động vật có màng nguyên sinh còn tế bào thực vật chỉ có màng xenlulozo.<br />

D. Giới động vật có cơ quan vận động và hệ thần kinh còn thực vật thì không.<br />

Câu 44. Nhóm động vật nào sau đây được đặc trưng bởi sự đối xứng hai bên?<br />

A. Thủy tức B. Trùng lỗ C. Dây sống đầu D. Da gai<br />

Trang 9


Câu 45. Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau:<br />

1. Cấp hệ sinh thái 2. Cấp tế bào<br />

3. Cấp cơ thể 4. Cấp loài<br />

5. Cấp quần thể 6. Cấp quần xã 7. Cấp sinh quyển<br />

Cách sắp xếp nào sau đây theo thứ tự từ tổ chức thấp đến cao?<br />

A. 1-2-3-4-5-6-7 B. 2-3-5-4-6-1-7 C. 2-3-4-5-6-7-1 D. 2-3-5-4-6-7-1<br />

Trang <strong>10</strong>


ĐÁP ÁN<br />

1. C 2. A 3. B 4. B 5. C 6. C 7. B 8. C 9. A <strong>10</strong>. D<br />

<strong>11</strong>. C <strong>12</strong>. D 13. A 14. C 15. A 16. C 17. D 18. D 19. B 20. B<br />

21. C 22. A 23. D 24. D 25. A 26. C 27. C 28. C 29. D 30. D<br />

31. B 32. A 33. C 34. A 35. C 36. B 37. D 38. A 39. D 40. A<br />

41. C 42. D 43. D 44. C 45. B<br />

Câu 1. Đáp án C.<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: Nguyên tử Phân tử Bào quan<br />

Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái <br />

Hệ sinh quyển.<br />

Câu 2. Đáp án A.<br />

Câu 3. Đáp án B.<br />

Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành là mô.<br />

Câu 4. Đáp án B.<br />

Loài là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên. Nó tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng<br />

không gian xác định, giống nhau về các dấu hiệu hình thái, sinh học và sinh thái. Các cá thể của loài này<br />

cách biệt về phương diện sinh sản với các cá thể của loài khác.<br />

Câu 5. Đáp án C.<br />

Nhắc lại định nghĩa và đặc điểm của tế bào:<br />

- Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.<br />

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách<br />

phân chia tế bào.<br />

Câu 6. Đáp án C.<br />

Câu 7. Đáp án B.<br />

Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống là quần<br />

thể sinh vật.<br />

Câu 8. Đáp án C.<br />

Các đặc điểm của một cấp độ tổ chức sống:<br />

- Hệ thống mở: <strong>Sinh</strong> vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi<br />

trường nên sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.<br />

- Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa<br />

sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Các cấp độ tổ chức sống đều phải tương tác với môi trường xung quanh và luôn luôn thay đổi.<br />

Câu 9. Đáp án A.<br />

Hệ thống mở: <strong>Sinh</strong> vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường<br />

nên sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án C.<br />

Trang <strong>11</strong>


Vào thế kỉ XVIII, nhà phân loại học Cacline chia tất cả sinh vật thành hai giới: giới động vật và giới thực<br />

vật.<br />

- Giới động vật bao gồm những sinh vật không có thành phần xenlulozo, sống dị dưỡng và di chuyển<br />

được.<br />

- Giới thực vật bao gồm những sinh vật có thành xenlulozo sống tự dưỡng và cố định.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án D.<br />

Đến thế kỉ XIX, các loài sinh vật như vi khuẩn, nấm, táo, được xếp vào giới thực vật. Còn động vật<br />

nguyên sinh được xếp vào giới động vật.<br />

Câu 13. Đáp án A.<br />

Câu 14. Đáp án C.<br />

<strong>Sinh</strong> vật thuộc giới khởi sinh chứa tế bào nhân sơ.<br />

Câu 15. Đáp án A.<br />

Giới nguyên sinh có những đặc điểm: cơ thể đơn bào hoặc đa bào, phương thức sống theo dị dưỡng hoặc<br />

tự dưỡng.<br />

Câu 16. Đáp án C.<br />

Nấm là tế bào nhân thực, đa bào, sống theo phương thức dị dưỡng.<br />

Câu 17. Đáp án D.<br />

Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng,<br />

phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.<br />

Câu 18. Đáp án D.<br />

Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di truyền (nhờ có cơ quan vận động),<br />

có khả năng phản ứng nhanh.<br />

Câu 19. Đáp án B.<br />

So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực<br />

Dấu hiệu so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực<br />

Đại diện Vi khuẩn các loại Thực vật, động vật đơn bào, động vật.<br />

Cấu trúc của nhân<br />

Cấu trúc tế bào và<br />

các bào quan<br />

Thành tế bào<br />

Kích thước tế bào và<br />

các bào quan<br />

Đã có bộ máy di truyền là một phân tử<br />

ADN dạng vòng gọi là vùng nhân,<br />

chưa có màng nhân.<br />

Chưa có lưới nội chất cùng các bào<br />

quan khác như lục lạp, ti thể, bộ máy<br />

gongi, không bào, lizoxom<br />

Các thành tế bào, chứa peptidoglican<br />

Bé<br />

Đã có nhân được bao bọc bên ngoài bởi<br />

màng kép.<br />

Có mạng lưới nội chất và các bào quan<br />

khác như lục lạp, ti thể bộ máy gongi,<br />

không bào, lizoxom.<br />

Ở tế bào thực vật có thành tế bào chứa<br />

chủ yếu xunlulozo, ở tế bào động vật<br />

không có thành tế bào, chỉ có chất nền<br />

ngoại bào.<br />

Lớn<br />

Trang <strong>12</strong>


Câu 20. Đáp án B.<br />

Giới Khởi sinh là nhóm vi sinh vật lên men.<br />

Câu 21. Đáp án C.<br />

Động vật nguyên sinh có cơ thể đơn bào.<br />

Động vật nguyên sinh rất đa dạng, cơ thể chúng là một tế bào có nhân thực và các bào quan nên tiến hóa<br />

hơn các vi sinh vật khác, chúng là sinh vật dị dưỡng như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng như<br />

trùng roi.<br />

Câu 22. Đáp án A.<br />

Thực vật nguyên sinh có đặc điểm:<br />

1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.<br />

2. Có lục lạp nên tự dưỡng quang hợp.<br />

3. Có thành tế bào.<br />

Câu 23. Đáp án D.<br />

Nấm nhầy là sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp bào là<br />

<strong>khối</strong> nguyên sinh chất chứa nhiều nhân. Chúng là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh.<br />

Câu 24. Đáp án D.<br />

Câu 25. Đáp án A.<br />

1 sai vì nấm không phải là tế bào nhân sơ.<br />

2 sai vì một số loài nấm thuộc đa bào dạng sợi.<br />

3 đúng.<br />

4 sai vì nấm sinh sản bằng bào tử.<br />

Câu 26. Đáp án C.<br />

Nấm nhầy thuộc giới nguyên sinh.<br />

Các loại còn lại thuộc giới nấm.<br />

Câu 27. Đáp án C.<br />

- Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng,<br />

phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.<br />

- Giới thực vật được phân thành bốn ngành chính: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Chúng đều có chung<br />

một nguồn gốc là tảo lục đơn bào nguyên thủy.<br />

- Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới thực vật do phụ thuộc vào điều kiện môi trường<br />

khác nhau mà tiến hóa theo hai dòng khác nhau.<br />

- Một dòng hình thành rêu (thể giao tử chiếm ưu thế). Dòng còn lại hình thành quyết, hạt trần, hạt kín<br />

(thể bào tử chiếm ưu thế).<br />

Câu 28. Đáp án C.<br />

Giới thực vật không có khả năng dị dưỡng.<br />

Câu 29. Đáp án D.<br />

Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di truyền (nhờ có cơ quan vận động),<br />

có khả năng phản ứng nhanh.<br />

Giới động vật được chia thành các ngành chính: thân lỗ, ruột khoang, giup dẹp, giun tròn, giun đốt, thân<br />

mềm, chân khớp, da gai và động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.<br />

Trang 13


Vậy 2,3 đúng.<br />

Câu 30. Đáp án D.<br />

Câu 31. Đáp án B.<br />

Câu 32. Đáp án A.<br />

Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là thực vật, nấm, động vật.<br />

Câu 33. Đáp án C.<br />

Câu 34. Đáp án A.<br />

Động vật nguyên sinh thuộc giới nguyên sinh (I) là những sinh vật đơn bào (II), sống dị dưỡng (III).<br />

Tảo thuộc giới khởi sinh (IV) sống tự dưỡng theo lối hóa tổng hợp (V).<br />

Câu 35. Đáp án C.<br />

Câu 36. Đáp án B.<br />

Câu 37. Đáp án D.<br />

Câu 38. Đáp án A.<br />

Câu 39. Đáp án D.<br />

Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt giữa động vật có xương sống với động vật thuộc các ngành không có<br />

xương sống là cột sống.<br />

Câu 40. Đáp án A.<br />

Động vật thường được coi là tiến hóa từ một loại trùng roi nguyên thủy có tế bào nhân chuẩn. Họ hàng<br />

gần gũi nhất được biết đến của chúng là Choanoflagellate. Nghiên cứu phân tử đặt động vật trong một<br />

siêu nhóm được gọi là opisthokonta (sinh vật lông roi sau), cùng với choanoglagellate, nấm và một số<br />

sinh vật nguyên sinh ký sinh nhỏ.<br />

Câu 41. Đáp án C.<br />

Các ngành thuộc giới thực vật gồm: tảo, rêu, quyết, cây xanh.<br />

Câu 42. Đáp án D.<br />

Giới động vật được chia làm hai nhóm chính: động vật có xương sống và động vật không có xương sống.<br />

Điểm khác biệt cơ bản nhất là động vật không xương sống có hệ thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi. Còn<br />

động vật có xương sống là hệ thần kinh dạng ống.<br />

Câu 43. Đáp án D.<br />

Giới thực vật không có cơ quan để di chuyển và không có hệ thần kinh như ở động vật.<br />

Câu 44. Đáp án C.<br />

Câu 45. Đáp án B.<br />

Nguyên tử Phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể Quần<br />

thể Quần xã Hệ sinh thái Hệ sinh quyển.<br />

Nội dung chính:<br />

PHẦN 2: SINH HỌC TẾ BÀO<br />

Trang 14


1. Thành phần hóa học của tế bào.<br />

2. Cấu trúc tế bào.<br />

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.<br />

4. Nguyên phân – Giảm phân.<br />

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO<br />

I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC<br />

1. Các nguyên tố hóa học<br />

a. Thành phần hóa học của tế bào<br />

- Khi phân tích thành phần hóa học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong tế<br />

bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được<br />

nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co… là cần thiết cho sự<br />

sống.<br />

- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm một tỉ<br />

lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.<br />

- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thế giới sống<br />

(chuyển hóa vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, sinh sản) trong<br />

khi các vật không sống thì không có khả năng này.<br />

LƯU Ý<br />

Nguyên nhân sự khác biệt này là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hóa học, sự tương tác của<br />

các chất hóa học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ có ở thế giới sống.<br />

b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.<br />

Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hóa học thành 2<br />

nhóm cơ bản:<br />

Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat,<br />

lipit… điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg..<br />

Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% <strong>khối</strong> lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim,<br />

các hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn,<br />

Co, Zn…<br />

STUDY TIP<br />

Sự tương tác giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối<br />

khoáng) và hợp chất hữu cơ (lipit, cacbohidrat, protein và axit nucleic).<br />

2. Nước vai trò của nước trong tế bào<br />

a. Cấu trúc hóa học của nước<br />

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hóa<br />

trị. Do đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu<br />

Trang 15


(phân cục) có khả năng hình thành liên kết hidro (H)<br />

giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử chất<br />

tan khác tạo cho nước có tính chất lí hóa đặc biệt (dẫn<br />

điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi…).<br />

Hình 2.3. Cấu trúc hóa học của nước<br />

Trang 16


PHẦN 1: SINH HỌC TẾ BÀO<br />

Với phần <strong>Sinh</strong> học tế bào, các em sẽ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo hóa học cũng như sinh học của tế bào,<br />

cấu tạo của nước, cacbohidrat, lipit, axit nucleic...Những kiến thức này làm nền tảng quan trọng cho các<br />

chương trình <strong>11</strong> và <strong>12</strong>, giúp các bạn tự tin hơn.<br />

Nội dung chính:<br />

1. Thành phần hóa học của tế bào<br />

2. Cấu trúc tế bào<br />

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào<br />

4. Nguyên phân – Giảm phân<br />

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO<br />

I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC<br />

1. Các nguyên tố hóa học<br />

a. Thành phần hóa học của tế bào<br />

- Khi phân tích thành phần hóa học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong tế<br />

bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được<br />

nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co... là cần thiết cho sự<br />

sống.<br />

- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm một tỉ<br />

lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.<br />

- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thế giới sống<br />

(chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, sinh sản) trong<br />

khi các vật không sống thì không có khả năng này.<br />

b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng<br />

Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hóa học thành 2<br />

nhóm cơ bản:<br />

Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbobidrat, lipit...<br />

điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...<br />

Nguyên tố vi lượng: (Có hàm lượng < 0,01% <strong>khối</strong> lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim,<br />

các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co,<br />

Zn...<br />

LƯU Ý<br />

Nguyên nhân sự khác biệt này là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hoá học, sự tương tác của<br />

các chất hóa học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.<br />

STUDY TIP<br />

Sự tương tác giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối<br />

khoáng) và hợp chất hữu cơ (lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).<br />

2. Nước vai trò của nước trong tế bào<br />

a. Cấu trúc hóa học của nước<br />

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá<br />

trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau<br />

(phân cực) có khả năng hình thành liên kết hiđro (H) giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử<br />

chất tan khác tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi...).<br />

Trang 1


. Vai trò của nước<br />

- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào<br />

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết<br />

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa<br />

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.<br />

II. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT<br />

1. Cacbohidrat<br />

a. Cấu tạo<br />

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O.<br />

b. Các loại cacbohidrat<br />

Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia đường ra thành các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.<br />

So sánh các loại đường:<br />

Trang 2


Đại diện<br />

Cấu tạo<br />

c. Chức năng<br />

- Đường đơn: Cung cấp năng lượng.<br />

Đường đơn Đường đôi Đường đa<br />

Deoxiribozơ, ribozơ,<br />

glucozơ (đường nho);<br />

đường fructozơ (đường<br />

quả); galactozơ<br />

Đừng đơn gồm 2 loại<br />

chủ yếu là đường 5C và<br />

đường 6C.<br />

- Đường đôi và đa: Chức năng dự trữ và cấu trúc.<br />

- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.<br />

Saccarozơ (glucozơ kết<br />

hợp với fructozơ thành);<br />

Lactozơ (galactozơ liên<br />

kết với glucozơ tạo<br />

thành)<br />

Gồm 2 phân tử đường<br />

đơn kết hợp lại với<br />

nhau.<br />

Glicôgen, tinh bột,<br />

xenlulôzơ, kitin.<br />

Gồm rất nhiều đơn phân<br />

liên kết với nhau theo<br />

dạng thẳng hay phân<br />

nhánh.<br />

Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ<br />

xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.<br />

STUDY TIP<br />

Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

2. Lipit<br />

a. Cấu tạo<br />

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng<br />

các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.<br />

b. Các loại lipit<br />

Lipit chia thành 2 nhóm lớn:<br />

- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp<br />

- Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm<br />

photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron,...)<br />

Phân biệt được mỡ, dầu và sáp:<br />

- Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon)<br />

liên kết với 3 axit béo<br />

- Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.<br />

- Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.<br />

- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu<br />

mạch dài (thay cho glixêrol).<br />

Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Trang 3


Phân biệt photpholipit và stêrôit:<br />

Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carotenoit và một số loại vitamin như A, D, E, K cũng là 1<br />

dạng lipid.<br />

c. Chức năng của lipit<br />

- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit)<br />

- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)<br />

- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon)…<br />

So sánh cacbohidrat và lipit:<br />

Giống nhau:<br />

- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.<br />

- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.<br />

- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.<br />

- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Khác nhau:<br />

- C: H: O = 1:2:1<br />

Cacbohidrat<br />

- Đơn vị cấu tạo là đường đơn<br />

- Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.<br />

- Cacbohidrat tan được trong nước.<br />

III. PROTEIN<br />

- C: H: O ≠ 1:2:1<br />

Lipid<br />

- Đơn vị cấu tạo là glixerol và axit béo.<br />

- Lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa<br />

phân.<br />

- Lipid tan trong dung môi hữu cơ không tan được<br />

trong nước.<br />

Ngoài ADN và ARN thì prôtêin cũng là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,<br />

mà các đơn phân của prôtêin là các axit amin (aa). Prôtêin có cấu trúc và chức năng cụ thể như sau:<br />

1. Cấu trúc prôtêin<br />

a. Cấu trúc hóa học của prôtêin<br />

Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1<br />

phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với<br />

nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay<br />

axêtylcôlin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa<br />

nước và đuôi kị nước.<br />

Chức năng: Thành phần cấu tạo màng sinh chất.<br />

Stêrôit là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực<br />

Ví dụ: Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất.<br />

Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon<br />

hoặc vitamin<br />

Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hooc<strong>môn</strong>. Một số<br />

hoocmon giới tính như testosteron và estrogen cũng là 1 dạng<br />

lipid.<br />

Trang 4


Mỗi axit amin gồm 3 thành phần:<br />

- Nhóm cacbôxy – COOH<br />

- Nhóm amin- NH 2<br />

- Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) → có 20 loại axit amin khác nhau.<br />

<strong>Công</strong> thức tổng quát của 1 axit amin:<br />

Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của axit amin này liên kết với nhóm<br />

cacbôxin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử<br />

prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.<br />

STUDY TIP<br />

Khối lượng 1 phân tử của 1 axit amin bằng 1<strong>10</strong>đvC.<br />

b. Cấu trúc không gian<br />

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:<br />

Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo.<br />

Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.<br />

Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành <strong>khối</strong> cầu.<br />

NHẬN XÉT<br />

Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt<br />

động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất<br />

của cơ thể sống.<br />

Lưu ý: Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc<br />

không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).<br />

2. Tính chất của prôtêin<br />

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng +<br />

thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Trang 5


3. Chức năng của prôtêin<br />

- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.<br />

- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.<br />

- Điều hòa sự trao đổi chất.<br />

- Bảo vệ cơ thể.<br />

IV. AXIT NUCLEIC<br />

1. ADN<br />

a. Cấu tạo của ADN<br />

ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân<br />

mà đơn phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X.<br />

Mỗi nucleotit gồm 3 phần:<br />

- 1 gốc bazo nito<br />

- 1 gốc đường đêoxiribozơ (C 5 H <strong>10</strong> O 4 )<br />

- 1 gốc axit phosphoric.<br />

Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho<br />

dieste) để tạo nên chuỗi poliucleotit.<br />

Chú ý: Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường<br />

đêoxiribôzơ của nucleotit này với gốc axit photphoric<br />

của nucleotit khác.<br />

STUDY TIP<br />

Nucleotit liền nhau: Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit<br />

theo tên của bazo nito.<br />

Phân tử ADN mạch kép gồm:<br />

- Là một chuỗi xoắn kép được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, theo đó:<br />

A ở mạch 1 luôn liên kết với T ở mạch 2 bằng 2 liên kết hidro<br />

G ở mạch 1 luôn liên kết với X ở mạch 2 bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.<br />

Do vậy, A = T, G = X (xét toàn mạch đôi)<br />

- Mỗi vòng xoắn có <strong>10</strong> cặp nucleotit dài 34 A 0 , đường kính vòng xoắn là 2nm.<br />

STUDY TIP<br />

- Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axit phosphoric của nucleotit với đường C5 của<br />

nucleotit tiếp theo.<br />

b. Chức năng của ADN<br />

Chức năng của ADN là lưu giữ thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ khả<br />

năng tự nhân đôi từ đó giúp duy trì đặc tính ổn định qua các thế hệ.<br />

Chú ý: Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng<br />

cho loài. ADN trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp<br />

không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào nên hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng<br />

cho loài.<br />

Trang 6


2. ARN<br />

a. Cấu tạo hóa học của ARN<br />

Tương tự như phân tử ADN thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các<br />

ribonucleotit.<br />

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:<br />

- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T.<br />

- 1 gốc đường ribolozo.<br />

- 1 gốc axit phosphoric.<br />

ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit. Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit<br />

trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.<br />

STUDY TIP<br />

Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường ribolozo của ribonucleotit này với gốc axit photphoric của<br />

ribonucleotit khác.<br />

b. Các loại ARN và chức năng<br />

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau:<br />

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông<br />

tin di truyền từ mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.<br />

Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có:<br />

- Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN<br />

- Mã mở đầu: tín hiệu khởi đầu phiên mã<br />

- Các codon mã hóa axit amin:<br />

- Mã kết thúc, mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã<br />

tARN có cấu trúc với 3 thùy, trong đó có một thùy mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã<br />

hóa axit amin trên phân tử mARN, tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp<br />

nên chuỗi polipeptit.<br />

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn<br />

kép cục bộ. rARN là loại ARN có cấu trúc có nhiều liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng<br />

lớn nhất trong tế bào.<br />

Trang 7


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1<br />

Câu 1. Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân<br />

tử?<br />

A. Vì cacbon có <strong>khối</strong> lượng nguyên tử là <strong>12</strong> đvC.<br />

B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.<br />

C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối<br />

hóa học khác.<br />

D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.<br />

Câu 2. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?<br />

1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.<br />

2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.<br />

3. Điều hòa nhiệt độ.<br />

4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.<br />

5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.<br />

Số đặc điểm đúng là:<br />

A. 2 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 3, 4, 5<br />

Câu 3. Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?<br />

1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.<br />

2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.<br />

3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.<br />

4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 3 D. 3, 4<br />

Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?<br />

1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.<br />

2. Chiếm tỉ lệ trong <strong>khối</strong> lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.<br />

4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3<br />

Câu 5. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:<br />

1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.<br />

2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.<br />

3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.<br />

4. Cacbohidrat, lipit và ARN.<br />

5. Protein và ADN.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3 B. 1, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 4, 5<br />

Trang 8


Câu 6. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:<br />

1. Glucozo a. Đường sữa<br />

2. Fructozo b. Đường mía<br />

3. Galactozo c. Đường quả<br />

4. Saccarozo d. Đường nho<br />

5. Pentozo<br />

Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?<br />

A. 1d-2c-4b-5a B. 1a-2b-3c-4d C. 1d-2c-3a-4b D. 1d-2c-3b-4a<br />

Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?<br />

1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.<br />

2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.<br />

3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.<br />

4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.<br />

5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 4 B. 3, 5 C. 2, 3, 5 D. 3<br />

Câu 8. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?<br />

1. Lactozo 2. Mantozo 3. Xenlulozo<br />

4. Saccarozo 5. Glicogen 6. Galactozo.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 4 B. 3, 5, 6 C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5<br />

Câu 9. Cacbohidrat có chức năng:<br />

1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.<br />

2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.<br />

4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.<br />

5. Là chất dự trữ cho tế bào.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 2, 4, 5 B. 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 4<br />

Câu <strong>10</strong>. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?<br />

A. 25 B. 35 C. 45 D. 55<br />

Câu <strong>11</strong>. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:<br />

A. C, H, O, N B. C, K, Na, P C. Ca, Na, C, N D. Cu, P, H, N<br />

Câu <strong>12</strong>. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?<br />

A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể<br />

Câu 13. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:<br />

A. Để bẻ gãy các liên kết hiđro giữa các phân tử<br />

B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các phân tử nước<br />

C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước<br />

Trang 9


D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.<br />

Câu 14. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:<br />

A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào<br />

B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể<br />

C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường<br />

D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.<br />

Câu 15. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?<br />

A. Liên kết peptit B. Liên kết hóa trị C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô<br />

Câu 16. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là:<br />

A. Glicôgen B. Fructôzơ C. Tinh bột D. Mantôzơ<br />

Câu 17. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cácbon?<br />

A. Glucôzơ, Fructôzơ, Pentôzơ<br />

B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ<br />

C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột<br />

D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ.<br />

Câu 18. Lipit là chất có đặc tính:<br />

A. Tan rất ít trong nước<br />

B. Tan nhiều trong nước<br />

C. Không tan trong nước<br />

D. Có ái lực rất mạnh với nước<br />

Câu 19. Lipit đơn giản gồm các hợp chất:<br />

A. Mỡ, dầu, và steroit<br />

B. Mỡ, sáp và photpholipit<br />

C. Photpholipit và steroit<br />

D. Mỡ, sáp và dầu<br />

Câu 20. Khi nói đến các cấu trúc của lipit đơn giản, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là đúng?<br />

1. Trong các nguyên cố C, H, O tỉ lệ của hidro chiếm thấp nhất.<br />

2. Đơn phân là các glixerol và axit béo.<br />

3. Sáp là phân tử được cấu trúc từ axit béo và rượu có mạch dài.<br />

4. Mỗi axit béo có từ 16-18 nguyên tử cacbon.<br />

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3<br />

Câu 21. Lipit phức tạp gồm các chất:<br />

A. Photpholipit và steroit<br />

B. Các este và photpholipit.<br />

C. Các photpholipit, mỡ, dầu và sáp.<br />

D. Các photpholipit, steroit, mỡ, dầu và sáp.<br />

Câu 22. Photpholipit có tính lưỡng cực vì:<br />

A. đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức.<br />

B. đầu ưa nước gắn với glixerol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của axit béo.<br />

Trang <strong>10</strong>


C. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của glixerol.<br />

D. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo.<br />

Câu 23. Trong các vitamin sau đây, vitamin nào tan trong nước?<br />

A. B, C, D, E B. B, C C. A, D, E, K D. E, A, B, C, D<br />

Câu 24. Lipit có các chức năng nào sau đây?<br />

1. Cấu trúc hệ thống các màng sinh học.<br />

2. Là chất dự trữ.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của enzim.<br />

4. Là thành phần cấu trúc của diệp lục.<br />

5. Là thành phần cấu tạo các vitamin A, D, E, K.<br />

6. Là thành phần cấu trúc của màng xenlulozo.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 25. Những điểm giống nhau giữa cacbohidrat và lipit gồm:<br />

1. đều được cấu tạo bởi 3 loại nguyên tố chính là C, H, O.<br />

2. đều là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào.<br />

3. đều là thành phần cấu trúc của các bộ phận tế bào.<br />

4. đều là nguyên liệu trực tiếp để oxi hóa tạo năng lượng.<br />

5. đều tham gia cấu tạo các hoocmon sinh dục.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2 C. 1, 2, 3 D. 2, 3<br />

Câu 26. Mỗi đơn phân của protein gồm các thành phần sau:<br />

A. Nhóm –NH2, nhóm –COOH, gốc hóa học R có hóa trị 1.<br />

B. Axit photphoric, đường C5H<strong>10</strong>O4<br />

, bazo nitrit.<br />

C. Axit photphoric, đường C5H<strong>12</strong>O4<br />

, bazo nitrit.<br />

D. Nhóm NH 2<br />

, nhóm COOH<br />

, bazo nitrit.<br />

Câu 27. Xét các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Mã di truyền có tính thoái hóa tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit<br />

amin.<br />

(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.<br />

(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô.<br />

(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.<br />

(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất.<br />

(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch<br />

thẳng.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 28. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

Trang <strong>11</strong>


1. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của protein gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.<br />

2. Protein bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidro để tăng độ vững chắc giữa các vòng.<br />

3. Protein bậc 3 hình cầu, trong protein bậc 4 các chuỗi polypeptit xếp thành <strong>khối</strong> dạng cầu.<br />

4. Protein nào có bậc càng cao, độ bền vững càng thấp.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 29. Sự đa dạng của protein do yếu tố nào sau đây quy định?<br />

1. Cấu trúc không gian.<br />

2. Trình tự sắp xếp axit amin.<br />

3. Liên kết hóa học.<br />

4. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 2, 4<br />

Câu 30. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về chức năng của protein:<br />

1. Kháng thể giúp bảo vệ cơ thể.<br />

2. Enzim giúp xúc tác các phản ứng trao đổi chất.<br />

3. điều hóa trao đổi chất.<br />

4. Quy định các tính trạng của cơ thể.<br />

5. Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 31. ADN được gọi là hợp chất cao phân tử sinh học vì:<br />

A. Khối lượng của nó lớn hơn gấp 3 lần so với 1 phân tử protein.<br />

B. Chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân.<br />

C. Khối lượng phân tử có thể lên đến hàng chục triệu đvC.<br />

D. B, C đúng.<br />

Câu 32. Liên kết nào sau đây giúp quy định cấu trúc không gian của ADN?<br />

A. Liên kết phosphodieste.<br />

B. Liên kết hidro.<br />

C. Liên kết hóa trị và liên kết hidro.<br />

D. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazo nitric.<br />

Câu 33. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm<br />

xem ở đó có nước hay không vì:<br />

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.<br />

B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa<br />

vật chất và duy trì sự sống.<br />

C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.<br />

D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào<br />

Câu 34. Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất:<br />

Trang <strong>12</strong>


A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại<br />

tế bào có chức năng bảo vệ.<br />

B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.<br />

C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

D. B và C.<br />

Câu 35. Photpholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan:<br />

A. trong nước cũng như các chất tích điện đi qua<br />

B. tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua.<br />

C. không tan trong lipit và trong nước đi qua.<br />

D. cả A và B.<br />

Câu 36. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là:<br />

A. chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

B. đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.<br />

C. đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.<br />

D. Cả A, B, C.<br />

Câu 37. Chức năng chính của mỡ là:<br />

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.<br />

B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.<br />

C. thành phần cấu tạo nên một số loại hooc<strong>môn</strong>.<br />

D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.<br />

Câu 38. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi:<br />

A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.<br />

B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.<br />

C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.<br />

D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.<br />

Câu 39. Chức năng không có ở prôtêin là:<br />

A. cấu trúc.<br />

B. xúc tác quá trình trình trao đổi chất.<br />

C. điều hòa quá trình trao đổi chất.<br />

D. truyền đạt thông tin di truyền.<br />

Câu 40. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị <strong>phá</strong> vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị<br />

ảnh hưởng nhất là:<br />

A. bậc 1. B. bậc 2. C. bậc 3. D. bậc 4.<br />

Câu 41. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có:<br />

A. nhiệt dung riêng cao.<br />

B. lực gắn kết.<br />

C. nhiệt bay hơi cao.<br />

D. tính phân cực.<br />

Câu 42. Hàm lượng ARN trong tế bào thay đổi phụ thuộc vào:<br />

Trang 13


1. Tế bào đang <strong>phá</strong>t triển hay đang phân bào.<br />

2. Tế bào đang ở kì nào của nguyên phân.<br />

3. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân.<br />

4. Tế bào còn non hay đã già, loại mô chứa tế bào đó.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4 C. 1 D. 4<br />

Câu 43. Cho các <strong>phá</strong>t biểu về chức năng của ARN như sau:<br />

1. mARN là phiên bản mã từ mạch khuôn của gen.<br />

2. tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và chuyển vận đến riboxom.<br />

3. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của NST.<br />

4. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit đặc biệt tạo thành bào quan riboxom.<br />

Trong số <strong>phá</strong>t biểu trên, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu không đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 44. Trong số các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu không đúng?<br />

1. Có hai loại axit nucleic là ARN và ADN.<br />

2. ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X còn ARN được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, U, G,<br />

X.<br />

3. ADN có nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.<br />

4. Có 3 loại ARN, mỗi loại có chức năng khác nhau.<br />

5. Protein là đại phân tử sinh học, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có vai trò cấu trúc và tham gia<br />

các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào.<br />

6. Protein được cấu tạo bởi các đơn phân axit amin, nối nhau bằng liên kết peptit. Có 4 loại cấu trúc<br />

không gian gồm: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Trang 14


ĐÁP ÁN<br />

1. D 2. B 3. C 4. D 5. C 6. C 7. A 8. A 9. A <strong>10</strong>. A<br />

<strong>11</strong>. A <strong>12</strong>. B 13. A 14. B 15. C 16. C 17. B 18. C 19. B 20. D<br />

21. A 22. D 23. B 24. C 25. C 26. A 27. B 28. C 29. C 30. D<br />

31. D 32. D 33. B 34. A 35. D 36. C 37. A 38. C 39. D 40. A<br />

41. D 42. B 43. D 44. A<br />

Câu 1. Đáp án D.<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác. Chính vì vậy, cacbon là<br />

nguyên tố hóa học quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử.<br />

Câu 2. Đáp án B.<br />

Vai trò của nước:<br />

- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào, bảo vệ cấu trúc tế bào.<br />

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.<br />

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ.<br />

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.<br />

Câu 3. Đáp án C.<br />

- Nguyên tố đa lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit...<br />

điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...<br />

- Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% <strong>khối</strong> lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các<br />

hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn...<br />

Chú ý: Nguyên tố vi lượng là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại enzim xúc tác các phản ứng sinh<br />

hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.<br />

Câu 4. Đáp án D.<br />

Câu 5. Đáp án C.<br />

Tất cả các hợp chất trên đều quan trọng với tế bào: cacbohidrat, lipit. ADN, ARN, protein.<br />

Câu 6. Đáp án C.<br />

Glucozo – đường nho; fructozo – đường quả; galactozo – đường sữa; saccarozo – đường mía.<br />

Câu 7. Đáp án A.<br />

Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit.<br />

Ví dụ: Phân tử glucôzơ và phân tử fructôzơ liên kết với nhau tạo thành đường saccarôzơ (đường mía).<br />

Phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo đường đôi lactôzơ (đường sữa).<br />

Các đường đôi có tên chung là disaccarit.<br />

Ý 3 sai vì đường đơn mới là nguyên liệu oxi hóa trực tiếp.<br />

Ý 5 sai vì đường đôi có <strong>12</strong>C.<br />

Câu 8. Đáp án A.<br />

Các loại đường đôi: lactozo, mantozo, saccarozo.<br />

Câu 9. Đáp án A<br />

- Đường đơn là cung cấp năng lượng<br />

Trang 15


- Đường đôi và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc.<br />

- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.<br />

- Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ<br />

xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.<br />

- Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

Hay nói chung cacbohidrat là nguyên liệu oxy hóa, chất dự trữ cho tế bào và tham gia xây dựng nhiều<br />

bộ phận cho tế bào.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án A.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án A.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án B.<br />

- Nước là một thành phần chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, khi thiếu nước không thể tiến hành chuyển hóa vật<br />

chất và duy trì sự sống của tế bào. Do vậy vai trò của nước trong tế bào là rất quan trọng.<br />

- Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử Hidro kết với một nguyên tử oxi bằng liên kết cộng hóa trị.<br />

- Nước là thành phần bắt buộc, chủ yếu trong mọi cơ thể sống và tế bào. Nước phân bố chủ yếu ở chất<br />

nguyên sinh trong tế bào. Nước là môi trường khuếch tán, là dung môi, môi trường phản ứng chủ yếu của<br />

các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng<br />

trong cơ thể.<br />

Câu 13. Đáp án A.<br />

Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđro và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây<br />

không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại<br />

trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các<br />

phân tử nước khác. Khi bẻ gãy liên kết hidro, nước sẽ bay hơi.<br />

Câu 14. Đáp án B.<br />

Khi nhiệt độ tăng cao, nước bốc hơi ra khỏi cơ thể nhằm mục đích là điều hòa nhiệt độ, tạo ra sự cân bằng<br />

nhiệt cho tế bào và cơ thể.<br />

Câu 15. Đáp án C.<br />

Câu 16. Đáp án C.<br />

Câu 17. Đáp án B.<br />

Câu 18. Đáp án C.<br />

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng<br />

các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.<br />

Câu 19. Đáp án B.<br />

Câu 20. Đáp án D.<br />

- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp nên ý 2 đúng.<br />

- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol) nên ý 3<br />

đúng.<br />

4 đúng vì mỗi axit béo có 16-18 cacbon. Chiều dài của chuỗi các axit béo trong triglyceride tự nhiên<br />

khác nhau, nhưng hều hết có 16, 18, hoặc 20 nguyên tử carbon. Các axit béo tự nhiên được tìm thấy ở<br />

thực vật và động vật thường chỉ gồm các số chẵn của các nguyên tử carbon.<br />

1 sai vì trong các nguyên tố tỉ lệ H chiếm cao nhất.<br />

Trang 16


Câu 21. Đáp án A.<br />

Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm<br />

photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron...)<br />

Câu 22. Đáp án D.<br />

Câu 23. Đáp án B.<br />

Các vitamin tan trong nước là vitami B, C.<br />

Các vitamin tan trong dầu là A, D, E, K.<br />

Câu 24. Đáp án C.<br />

Các ý đúng là 1, 2, 4, 5.<br />

- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit), diệp lục.<br />

- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu).<br />

- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon)...<br />

Câu 25. Đáp án C.<br />

Sự giống nhau:<br />

- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.<br />

- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.<br />

- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.<br />

- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Câu 26. Đáp án A.<br />

Cấu trúc hóa học prôtêin:<br />

- Khối lượng 1 phân tử của một aa bằng 1<strong>10</strong>đvC<br />

- Mỗi aa gồm 3 thành phần:<br />

+ Nhóm cacbôxy –COOH<br />

+ Nhóm amin –NH2<br />

+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) ⇒ có 20 loại aa khác nhau.<br />

Câu 27. Đáp án B.<br />

Tính thoái hóa mã di truyền thể hiện ở một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.<br />

- Có ADN cấu trúc mạch đơn trong một số loại virut.<br />

- Phân tử tARN có đoạn mạch đơn, có đoạn mạch kép.<br />

- rARN mới có hàm lượng cao nhất. mARN có hàm lượng thấp nhất do tổng hợp protein thì một mARN<br />

có thể dùng làm khuôn tổng hợp nhiều chuỗi polypeptit.<br />

- mARN dùng làm khuôn tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng nếu mARN không<br />

có cấu trúc xoắn cuộn giống như tARN hoặc rARN thì nó sẽ không thể liên kết bổ sung với các bộ ba đối<br />

mã trên tARN.<br />

Câu 28. Đáp án C.<br />

4 sai vì protein có bậc càng cao thì độ bền vững càng cao. Protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:<br />

- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

- Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo.<br />

- Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.<br />

Trang 17


- Cấu trúc bậc 3: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành <strong>khối</strong> cầu.<br />

Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).<br />

1, 2, 3 đúng.<br />

Câu 29. Đáp án C.<br />

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các<br />

aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Câu 30. Đáp án A.<br />

Tất cả đều đúng.<br />

Chức năng của prôtêin:<br />

- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.<br />

- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.<br />

- Điều hòa sự trao đổi chất.<br />

- Bảo vệ cơ thể.<br />

Câu 31. Đáp án D.<br />

ADN được gọi là hợp chất cao phân tử sinh học vì chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân và<br />

<strong>khối</strong> lượng phân tử có thể lên đến hàng chục triệu đvC.<br />

Câu 32. Đáp án D.<br />

Câu 33. Đáp án B.<br />

Câu 34. Đáp án A.<br />

Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

Câu 35. Đáp án D.<br />

- Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử<br />

glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay axêtylcôlin).<br />

Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước.<br />

- Photpholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan trong nước cũng như<br />

các chất tích điện đi qua và các chất tan tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không<br />

tích điện đi qua.<br />

- Các chất đi qua lớp kép photpholipit của màng sinh chất phải là chất không phân cực vì các chất phân<br />

cực sẽ bị nước (là chất cũng phân cực) bao quanh tạo thành lớp áo nước => không đi qua được phần kị<br />

nước giữa 2 lớp photpholipit.<br />

Câu 36. Đáp án C.<br />

Câu 37. Đáp án A.<br />

Chức năng chính của lipit: Dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Câu 38. Đáp án C.<br />

Câu 39. Đáp án D.<br />

Các bạn lưu ý truyền đạt thông tin di truyền là nhiệm vụ của ADN.<br />

Câu 40. Đáp án A.<br />

Bậc 1 ít bị ảnh hưởng vì liên kết chính của bậc 1 là liên kết peptit.<br />

Câu 41. Đáp án D.<br />

Trang 18


- Nước là thành phần chủ yếu, bắt buộc trong mọi tế bào và cơ thể sống. Trong tế bào, nước phân bố chủ<br />

yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản<br />

ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa<br />

trong tế bào.<br />

- Do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao<br />

đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên<br />

kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào.<br />

- Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có những đặc tính hóa – lí đặc biệt làm cho nó có vai trò rất<br />

quan trọng đối với sự sống (dung môi hòa tan các chất, môi trường khuếch tán và phản ứng, điều hòa<br />

nhiệt...).<br />

- Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc liên kết với các thành phần khác. Vì vậy, nước<br />

vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất tan cần thiết cho các hoạt động sống của tế<br />

bào, đồng thời nước còn là dung môi của các phản ứng sinh hóa.<br />

Câu 42. Đáp án B.<br />

Tế bào đang <strong>phá</strong>t triển, tế bào ở các mô hoạt động mạnh (mô cơ, mô tiết,...) có hàm lượng ARN rất cao và<br />

ngược lại.<br />

Câu 43. Đáp án D.<br />

Các ý đúng là 1, 2, 4.<br />

3 sai vì eo thứ cấp của NST chứa ADN tổng hợp các rARN, sau đó chúng tích tụ tạm thời tạo thành nhân<br />

con.<br />

Câu 44. Đáp án A.<br />

1, 2 đúng.<br />

3 sai vì cả ADN, ARN đều có biểu hiện của nguyên tắc bổ sung.<br />

4 sai vì có nhiều loại ARN.<br />

5, 6 đúng.<br />

Trang 19


CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO<br />

I. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT<br />

1. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào<br />

a. Khái niệm năng lượng<br />

- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.<br />

- Trạng thái của năng lượng:<br />

+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công (một trạng thái bộc lộ của năng lượng).<br />

+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (một trạng thái ẩn dấu của năng lượng).<br />

b. Các dạng năng lượng trong tế bào<br />

- Hóa năng<br />

- Nhiệt năng<br />

- Điện năng<br />

c. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào<br />

Cấu tạo của ATP:<br />

Hình 2.28. Cấu tạo của ATP<br />

- ATP gồm bazonito adenine, đường ribose và 3 nhóm phosphate.<br />

- 2 nhóm phosphate cuối cùng dễ bị <strong>phá</strong> vỡ để giải phóng ra năng lượng.<br />

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phosphate để<br />

trở thành ATP.<br />

ATP ADP + Pi + năng lượng<br />

Chức năng của ATP:<br />

- Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh<br />

hoặc những tế bào tiết ra các protein với tốc độ cao có thể tiêu tốn tới 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra.<br />

- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực): Vận chuyển<br />

chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ: tế bào thận của người sử dụng tới 80% lượng ATP được tế<br />

bào sản sinh ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu.<br />

STUDY TIP<br />

Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng<br />

ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng, gần như toàn bộ ATP của tế bào cơ bắp phải được huy động tức<br />

thì.<br />

2. Chuyển hóa vật chất<br />

a. Khái niệm<br />

- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.<br />

- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng<br />

- Bản chất: đồng hóa, dị hóa.<br />

Trang 1


. Đồng hóa và dị hóa<br />

Hình 2.29. Chuyển hóa vật chất<br />

Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng thời tích lũy năng<br />

lượng – dạng hóa năng).<br />

Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (đồng thời giải<br />

phóng năng lượng).<br />

II. ENZYM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZYM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT<br />

1. Enzim<br />

a. Khái niệm<br />

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim là tăng tốc độ của phản ứng mà<br />

không bị biến đổi sau phản ứng.<br />

b. Cấu trúc của enzim<br />

- Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.<br />

- Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác<br />

động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.<br />

c. Cơ chế tác động của enzim<br />

- Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim – cơ chất. Sau đó,<br />

bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm.<br />

- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.<br />

d. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim<br />

Hình 2.30. Cơ chế tác động của enzim<br />

Nhiệt độ: Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối<br />

ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.<br />

Trang 2


Độ pH: Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định. Ví dụ: enzim pepsin của dịch dạ dày<br />

người cần pH = 2.<br />

Nồng độ enzim và cơ chất: Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.<br />

Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Một số hóa chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.<br />

Nồng độ enzim: Với lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính enzim càng tăng.<br />

2. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất<br />

- Enzim giúp cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra nhanh hơn (không quyết định chiều phản<br />

ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào.<br />

- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều<br />

chỉnh hoạt tính của các enzim.<br />

- Ức chế ngược là kiểu điều hòa mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như<br />

1 chất ức chế hàm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.<br />

Hình 2.32. Con đường chuyển hóa vật chất trong tế bào<br />

STUDY TIP<br />

Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì không<br />

những sản phẩn không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng bị tích lũy lại gây độc cho tế bào<br />

hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các<br />

bệnh như vậy ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa<br />

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng, trong đó các phân tử cacbohidrat bị phân giải thành<br />

CO 2 và H 2 O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng được tích lũy trong ATP.<br />

Nơi diễn ra hô hấp tế bào: ti thể.<br />

Hình 2.32. Quá trình hô hấp ở tế bào thực vật<br />

Trang 3


1. Bản chất hô hấp tế bào<br />

Phương trình tổng quát: C H O O 6CO 6H O Q<br />

6 <strong>12</strong> 6 2 2 2<br />

- Là 1 chuỗi các phản ứng oxy hóa khử.<br />

Hình 2.33. Phương trình tổng quát hô hấp tế bào<br />

- Phân tử glucozo được phân giải từ từ, năng lượng giải phóng không ồ ạt.<br />

- Tốc độ quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào, ngoài ra còn có các yếu tố khác<br />

như: enzim, nhiệt độ…<br />

2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp<br />

Đặc điểm<br />

Các giai đoạn<br />

Đường phân<br />

Chu trình Crep<br />

Chuỗi chuyền electron<br />

hô hấp<br />

Nơi xảy ra Ở tế bào chất Chất nền của ti thể Màng trong của tế bào<br />

Chất tham gia Glucozo Axetyl - CoA NADH, FADH 2<br />

Sản phẩm<br />

a. Đường phân<br />

Axit pyruvic,<br />

ATP, NADH<br />

ATP, CO 2 , NADH,<br />

FADH 2<br />

H 2 O, ATP (nhiều)<br />

Sự tham gia của oxi Không Có Có<br />

- Là quá trình phân giải glucozo thành axit piruvic.<br />

- Nơi diễn ra: tế bào chất<br />

- Nguyên liệu: glucozo, 2ATP, 2NADH.<br />

- Diễn biến:<br />

+ Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.<br />

+ Đầu tiên glucozo được hoạt hóa sử dụng ATP.<br />

+ Glucozo (6C) 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)<br />

Kết thúc quá trình đường phân thu về 2ATP do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hóa glucozo<br />

trong giai đoạn đầu của đường phân và 2NADH.<br />

Trang 4


. Chu trình Crep<br />

- Nơi diễn ra: chất nền ti thể<br />

Hình 2.34. Quá trình đường phân<br />

- Nguyên liệu 2C 3 H 4 O 3 bị oxy hóa thành 2 Acetyl CoA<br />

- Diễn biến: Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể, axit piruvic chuyển hóa theo chu trình<br />

crep và bị oxi hóa hoàn toàn tạo thành 6CO 2 , 2ATP, 2FADH 2 và 8NADH.<br />

c. Chuỗi chuyền electron hô hấp<br />

- Diễn ra ở màng trong ti thể<br />

Hình 2.35. Chu trình Crep<br />

- Hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo<br />

ra nước.<br />

Hình 2.36. Chuỗi chuyền electron hô hấp<br />

Trang 5


STUDY TIP<br />

Như vậy ta có số ATP thu được sau khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose là 38 ATP<br />

d. Tổng năng lượng thu được của quá trình hô hấp<br />

Hình 2.37. Tổng năng lượng thu được của quá trình hô hấp<br />

Trang 6


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là<br />

A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.<br />

B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.<br />

C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.<br />

D. ađenin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.<br />

Câu 2. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong:<br />

A. quá trình đường phân. B. chuỗi chuyền điện tử.<br />

C. chu trình Crep. D. chu trình Canvin.<br />

Câu 3. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là<br />

A. đường phân. B. trung gian.<br />

C. chu trình Crep. D. chuỗi truyền electron hô hấp<br />

Câu 4. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì<br />

A. nó có các liên kết photphat cao năng dễ bị <strong>phá</strong> vỡ để giải phóng năng lượng.<br />

B. các liên kết photphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ <strong>phá</strong> hủy.<br />

C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.<br />

D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.<br />

Câu 5. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi bằng năng lượng của thế giới sống là các phản ứng<br />

A. oxi hóa khử. B. thủy phân. C. phân giải các chất. D. tổng hợp các chất.<br />

Câu 6. Đồng hóa là:<br />

A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.<br />

B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.<br />

C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.<br />

D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.<br />

Câu 7. Dị hóa là:<br />

A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.<br />

B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.<br />

C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạo từ các chất đơn giản.<br />

D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.<br />

Câu 8. Thành phần cơ bản của enzim là:<br />

A. lipit. B. axit nucleic. C. cacbo hidrat. D. protein.<br />

Câu 9. Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với<br />

A. cofactor. B. protein. C. coenzim. D. trung tâm hoạt động.<br />

Câu <strong>10</strong>. Tế bào cơ thể điều hòa tốc độ chuyển hóa hoạt động vật chất bằng việc tăng giảm:<br />

A. nhiệt độ tế bào. B. độ pH của tế bào.<br />

C. nồng độ cơ chất. D. nồng độ enzim trong tế bào.<br />

Câu <strong>11</strong>. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa của tế bào là:<br />

A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.<br />

B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.<br />

Trang 7


C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.<br />

D. điều chỉnh bằng ức chế ngược.<br />

Câu <strong>12</strong>. Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:<br />

A. thủy phân. B. oxi hóa khử. C. tổng hợp. D. phân giải.<br />

Câu 13. Đường phân là quá trình biến đổi:<br />

A. glucôzơ. B. fructôzơ. C. saccarôzơ. D. galactozơ.<br />

Câu 14. Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?<br />

A. Bắt đầu ôxy hóa glucôzơ.<br />

B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.<br />

C. Chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic<br />

D. Tất cả các điều trên.<br />

Câu 15. Trong quá trình hô hấp tếbào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:<br />

A. 1 ATP; 2 NADH. B. 2 ATP; 2 NADH. C. 3 ATP; 2 NADH. D. 2 ATP; 1 NADH.<br />

Câu 16. Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu<br />

trình là:<br />

A. glucozơ. B. axit piruvic. C. axetyl CoA. D. NADH, FADH.<br />

Câu 17. Con đường trao đổi chất chung cho cả lên men và hô hấp nội bào là:<br />

A. Chu trình Krebs. B. Chuỗi truyền điện tử.<br />

C. Đường phân. D. Tổng hợp axetyl-CoA từ pyruvat.<br />

Câu 18. Một phân tử glucôzơ đi vào đường phân khi không có mặt của O 2 sẽ thu được:<br />

A. 38 ATP. B. 4 ATP.<br />

C. 2 ATP. D. 0 ATP, bởi vì tất cả điện tử nằm trong NADH.<br />

Câu 19. Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu<br />

trình Crep là:<br />

A. glucozơ. B. axit piruvic. C. axetyl CoA. D. NADH, FADH.<br />

Câu 20. Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được<br />

A. 2 ATP B. 4 ATP C. 20 ATP D. 38 ATP<br />

Câu 21. Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở<br />

A. màng trong của ti thể. B. màng ngoài của ti thể.<br />

C. màng lưới nội chất tron. D. màng lưới nội chất hạt.<br />

Câu 22. Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong:<br />

A. lizôxôm. B. ti thể. C. lạp thể. D. lưới nội chất.<br />

Câu 23. Trong hô hấp hiếu khí, glucô được chuyển hoá thành pyruvate ở bộ phận<br />

A. màng trong của ti thể. B. tế bào chất C. màng ngoài của ti thể. D. dịch ti thể.<br />

Câu 24. Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là<br />

A. đảm bảo sự cân bằng O 2 và CO 2 trong khí quyển.<br />

B. tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thế.<br />

C. chuyển hoá gluxit thành CO 2 , H 2 O và năng lượng.<br />

D. thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.<br />

Trang 8


Câu 25. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào:<br />

A. hàm lượng oxy trong tế bào. B. tỉ lệ giữa CO 2 /O 2 .<br />

C. nồng độ cơ chất. D. nhu cầu năng lượng của tế bào.<br />

Trang 9


ĐÁP ÁN<br />

1.C 2.B 3.D 4.A 5.A 6.C 7.D 8.D 9.D <strong>10</strong>.D<br />

<strong>11</strong>.D <strong>12</strong>.B 13.A 14.D 15.B 16.C 17.C 18.C 19.C 20.D<br />

21.A 22.B 23.B 24.B 25.D<br />

Câu 1. Đáp án C<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- ATP gồm bazơnitơ adenin, đường ribose và 3 nhóm phosphat.<br />

- 2 nhóm phosphat cuối cùng dễ bị <strong>phá</strong> vỡ để giải phóng ra năng lượng.<br />

Câu 2. Đáp án B<br />

ATP sinh ra trong chuỗi chuyền điện tử tại tế bào.<br />

Câu 3. Đáp án D<br />

Dựa vào hình ảnh trên các bạn sẽ thấy ATP được tạo ra qua chuỗi chuyền electron là 34 ATP nhiều nhất.<br />

Câu 4. Đáp án A<br />

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phosphat để trở<br />

thành ATP:<br />

ATP —> ADP + Pi + năng lượng<br />

Câu 5. Đáp án A<br />

Câu 6. Đáp án C<br />

Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng thời tích luỹ năng<br />

lượng - dạng hoá năng).<br />

Câu 7. Đáp án D<br />

Dị hoá: Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (đồng thời giải<br />

phóng năng lượng).<br />

Câu 8. Đáp án D<br />

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.<br />

Câu 9. Đáp án D<br />

Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác<br />

động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

- Enzim giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn (không quyết định chiều phản<br />

ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào.<br />

Trang <strong>10</strong>


- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều<br />

chỉnh hoạt tính của các enzim.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án D<br />

Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như 1<br />

chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án B<br />

Câu 13. Đáp án A<br />

Đường phân có các đặc điểm:<br />

- Là quá trình phân giải glucozo thành axit piruvic.<br />

- Nơi diễn ra: tế bào chất<br />

- Nguyên liệu: glucozo/ 2ATP, 2NADH<br />

Câu 14. Đáp án D<br />

Diễn biến quá trình đường phân.<br />

- Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.<br />

- Đầu tiên glucozo được hoạt hóa sử dụng ATP.<br />

- Glucozo (6C) —> 2axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)<br />

Câu 15. Đáp án B<br />

Kết thúc quá trình đường phân thu về 2ATP do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hóa glucozo<br />

trong giai đoạn đầu của đường phân và 2NADH.<br />

Câu 16. Đáp án C<br />

Dựa vào hình các bạn thấy Acetyl CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chu trình Krebs.<br />

Câu 17. Đáp án C<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

- Glucozo (6C) —> 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)<br />

Trang <strong>11</strong>


Kết thúc quá trình đường phân thu về 2ATP do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hóa glucozo<br />

trong giai đoạn đầu của đường phân và 2NADH.<br />

Câu 19. Đáp án C<br />

Câu 20. Đáp án D<br />

Số ATP thu được sau khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose là 38 ATP.<br />

Câu 21. Đáp án A<br />

Chuỗi chuyền electron hô hấp:<br />

- Diễn ra ở màng trong ti thể<br />

- Hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi chuyền electron đến oxi để<br />

tạo ra nước.<br />

Câu 22. Đáp án B<br />

Hô hấp hiếu khí diễn ra tại ti thể.<br />

Câu 23. Đáp án B<br />

Câu 24. Đáp án B<br />

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng, trong đó các phân tử cacbohidrat bị phân giải thành<br />

CO 2 và H 2 O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng được tích lũy trong ATP.<br />

Câu 25. Đáp án D<br />

Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.<br />

Trang <strong>12</strong>


PHẦN 4: NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN<br />

Nội dung chính:<br />

1. Chu kỳ tế bào và nguyên phân.<br />

2. Giảm phân<br />

I. CHU KỲ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN<br />

1. Các giai đoạn của chu kỳ tế bào<br />

Kì trung gian: Gồm 3 pha là G1 , S,<br />

G2<br />

- Pha G 1<br />

: Tế bào tổng hợp các chất cho sự sinh trưởng<br />

- Pha S: Nhân đôi AND, NST ở trạng thái kép<br />

- Pha G 2<br />

: Tổng hợp nốt các chất cần thiết để chuẩn bị cho quá trình<br />

nguyên phân diễn ra.<br />

Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặc chẽ. Thời gian và tốc<br />

độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động<br />

vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh<br />

trưởng và <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể.<br />

Trong chu kì tế bào, kì trung gian chiếm phần lớn thời gian diễn ra chu kì tế bào<br />

2. Nguyên phân<br />

- Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

- Trao đổi chéo có thể xảy ra ở nguyên phân nhưng rất rất hiếm.<br />

- Gồm kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.<br />

Quá trình nguyên phân diễn ra như sau:<br />

- Kì đầu: NST đần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. NST ở<br />

trạng thái kép (2n).<br />

- Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi<br />

phân bào. NST ở trạng thái kép (2n).<br />

Trang 1


- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau về hai cực của tế bào. NST ở trạng thái đơn (4n).<br />

- Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. NST ở trạng thái đơn (2n).<br />

LƯU Ý<br />

Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào<br />

và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.<br />

Ý nghĩa của nguyên phân:<br />

+ Đối với sinh vật đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản.<br />

+ Đối với sinh vật đa bào: nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển, tái sinh mô và các bộ<br />

phận bị tổn thương.<br />

Kết quả: Qua quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và<br />

giống với bộ NST của tế bào mẹ.<br />

STUDY TIP<br />

Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn về dạng sợi mảnh (như trên hình) giúp thực hiện việc nhân đôi<br />

ADN, tổng hợp ARN và protein, chuẩn bị cho chu kì sau.<br />

II. GIẢM PHÂN<br />

Giảm phân là cơ chế hình thành các tế bào sinh dục đực và cái với số lượng NST giảm đi một nửa, tham<br />

gia vào quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới mang bộ NST đặc trưng cho loài.<br />

STUDY TIP<br />

Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp<br />

nhưng chỉ có 1 lần NST nhân đôi. Từ 1 tế bào mẹ ban đầu qua giảm phân cho 4 tế bào con có bộ NST<br />

giảm đi một nửa.<br />

1. Giảm phân 1<br />

Trước khi đi vào giảm phân, NST nhân đôi thành NST kép<br />

Kì đầu 1:<br />

- NST kép bắt đôi nhau theo từng cặp tương đồng, các NST dần dần co xoắn lại.<br />

- Các NST kép đẩy nhau ra từ phía tâm động<br />

- Trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.<br />

Trang 2


- Màng và nhân con biến mất, thoi vô sắc hình thành. NST lúc này là 2n (kép).<br />

Kì giữa 1:<br />

- NST tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đây là kì nhìn rõ nhiễm sắc thể nhất.<br />

- Thoi vô sắc từ hai cực tế bào đính vào một phía của mỗi NST kép.<br />

Kì sau 1:<br />

- Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc về một cực của tế bào. NST ở trạng<br />

thái kép 2n (kép).<br />

Kì cuối 1:<br />

- NST kép dần dần tháo xoắn.<br />

- Màng nhân và nhân con dần được hình thành, thoi vô sắc dần tiêu biến. NST ở trạng thái kép n<br />

(kép).<br />

STUDY TIP<br />

Kì giữa nguyên phân và giảm phân II NST kép chỉ xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

Còn kì giữa giảm phân I các NST kếp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

2. Giảm phân 2<br />

Kì đầu 2:<br />

- NST đóng xoắn cực đại, màng và nhân con biến mất.<br />

- Thoi vô sắc xuất hiện.<br />

Kì giữa 2:<br />

- NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

- Thoi vô sắc đính vào 2 phía của NST kép.<br />

Kì sau 2:<br />

NST tại tâm động trượt trên thoi vô sắc về 2 cực của tế bào.<br />

Kì cuối 2<br />

NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành.<br />

Kết quả: Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua phân chia giảm phân tạo ra 4 tế bào con có bộ NST là n.<br />

STUDY TIP<br />

Sauk hi kết thúc giảm phân 1 tế bào tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi NST. Giai<br />

đoạn chuẩn bị cho tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào.<br />

So sánh nguyên phân và giảm phân<br />

Giống nhau:<br />

- Có thoi phân bào.<br />

- Ở kì giữa lần phần II của giảm phân NST có trạng thái giống các NST ở kì giữa nguyên phân: Các<br />

cặp NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.<br />

- NST đều trải qua biến đổi: nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào,<br />

phân li về hai cực của tế bào, tháo xoắn.<br />

- Đều là một trong những cơ chế giúp duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.<br />

Khác nhau:<br />

Trang 3


Nguyên phân<br />

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của<br />

tế bào sinh dục.<br />

- Gồm 1 lần phân bào và 1 lần 1 NST nhân đôi.<br />

- Là quá trình nguyên nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra<br />

2 tế bào con giống nhau và giống với mẹ có bộ<br />

NST 2n.<br />

- Là cơ sở hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật<br />

Giảm phân<br />

- Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.<br />

- Gồm 2 lần phân bào với 2 lần NST nhân đôi.<br />

- Là quá trình giảm nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra<br />

4 tế bào con với bộ NST n.<br />

- Là cơ sở hình thức sinh sản hữu tính ở sinh<br />

vật.<br />

Trang 4


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể động<br />

vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được mô tả ở hình sau đây:<br />

Một số kết luận được rút ra như sau:<br />

(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.<br />

(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.<br />

(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.<br />

(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.<br />

(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n = 4.<br />

Số kết luận đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 2. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:<br />

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các<br />

<strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.<br />

(2) Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.<br />

(3) Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.<br />

(4) Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.<br />

(5) Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1<br />

Câu 3. Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường<br />

(tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:<br />

Trang 5


(1) Tế bào A mang có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.<br />

(2) Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.<br />

(3) Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.<br />

(4) Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.<br />

(5) Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.<br />

Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 4. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một<br />

học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:<br />

Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.<br />

(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.<br />

(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.<br />

(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) (b) (d) (c) (e).<br />

(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 5. Theo đõi sự phân bào của 1 cơ thể lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:<br />

Hình này mô tả:<br />

Trang 6


A. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.<br />

B. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.<br />

C. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I.<br />

D. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II.<br />

Câu 6. Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển<br />

vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không<br />

đúng?<br />

(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.<br />

(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.<br />

(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.<br />

(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.<br />

(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.<br />

(6) Tế bào A là tế bào thực vật.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 7. Cho các hình ảnh như sau:<br />

Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân.<br />

Một số nhận xét về hai hình như sau:<br />

1. Hình 1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của<br />

giảm phân I.<br />

2. Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

4. Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.<br />

5. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên<br />

mặt phẳng xích đạo.<br />

6. Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại<br />

và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

7. Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi.<br />

Trang 7


8. Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi<br />

các đoạn cromatit cho nhau.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 8. Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm<br />

có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân<br />

bào của một tế bào có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta<br />

bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.<br />

Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?<br />

(1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.<br />

(2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.<br />

(3) Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.<br />

(4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính.<br />

(5) Tế bào A có thể là tế bào của 1 loài thực vật nhưng không có màng xenlulôzơ.<br />

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1<br />

Câu 9. Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình<br />

phân bào.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đúng?<br />

(1) Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.<br />

(2) Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.<br />

(3) Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có<br />

tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.<br />

(4) Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu <strong>10</strong>. Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽ<br />

dưới đây?<br />

Trang 8


(1) Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: các cặp NST đã nhân đôi.<br />

(2) Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.<br />

(3) Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.<br />

(4) Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.<br />

(5) Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương<br />

đồng.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>11</strong>. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một<br />

quá trình phân bào nào đó.<br />

Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

(a) Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm.<br />

(b) Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I.<br />

(c) Toàn bộ giai đoạn II thuộc pha của kì trung gian.<br />

G 2<br />

(d) Đầu giai đoạn III, NST ở đang ở trạng thái kép.<br />

(e) Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn.<br />

(f) Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn.<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4<br />

Câu <strong>12</strong>. Điểm so sánh giữa nguyên phân và giảm phân nào là đúng?<br />

1. Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.<br />

2. Cách sắp xếp của các NST kép trong kì giữa của nguyên phân và kì giữa giảm phân I khác nhau.<br />

3. Cả hai đều có trao đổi chéo.<br />

4. Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I.<br />

1<br />

5. Ở mỗi tế bào con, nguyên phân có vật chất di truyền ổn định, còn vật chất di truyền đi ở giảm<br />

2<br />

phân.<br />

Trang 9


6. Cả hai đều là một trong những cơ chế giúp bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy<br />

trì ổn định qua các thế hệ.<br />

7. Nguyên phân không có trao đổi chéo và giảm phân có trao đổi chéo.<br />

A. 2, 3, 5, 6, 7 B. 1, 2, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 4, 5, 7<br />

Câu 13. Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là<br />

XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm<br />

sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, có<br />

bao nhiêu kết luận sau đây đúng?<br />

I. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được<br />

nhiễm sắc thể.<br />

II. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa <strong>12</strong> nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa <strong>11</strong> nhiễm sắc thể<br />

kép.<br />

III. Nếu trên tiêu bản, tế bào có 23 nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng thì tế bào này đang ở kì giữa I<br />

của giảm phân.<br />

IV. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được<br />

một số kì của quá trình phân bào.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

B<br />

Câu 14. Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX Y tiến hành giảm phân hình thành giao tử,<br />

trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm<br />

sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ<br />

tạo ra số loại giao tử tối đa là:<br />

A. 6 B. 7 C. 8 D. 4<br />

Câu 15. Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất:<br />

AB dd<br />

ab<br />

; tế bào<br />

thứ hai:<br />

AB Dd<br />

aB<br />

, Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế<br />

A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.<br />

B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.<br />

C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.<br />

D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.<br />

Câu 16. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động<br />

vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở<br />

hai tế bào này như sau:<br />

Trang <strong>10</strong>


Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1 chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số<br />

2 chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân.<br />

Cho một số <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.<br />

(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.<br />

1<br />

(3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ .<br />

2<br />

(4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a<br />

(5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen<br />

AaBbb và aab.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 17. Hình bên mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm<br />

sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau. Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình<br />

bên:<br />

(1) Bộ NST của loài 2n = 4<br />

(2) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II<br />

(3) Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau nguyên phân<br />

(4) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu protein động cơ vi ống bị ức chế<br />

(5) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật<br />

Có bao nhiêu kết luận đúng?<br />

Trang <strong>11</strong>


A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 18. Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh<br />

sản hữu tính?<br />

1. Phân ly của các cromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II.<br />

2. Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân Ï.<br />

3. Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu giảm phân I.<br />

4. Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa<br />

giảm phân I.<br />

A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 2 và 4<br />

Câu 19. Ở ruồi giấm (2n=8). Một tế bào sinh tinh thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Một số nhận<br />

xét đưa ra như sau:<br />

1. Ở kì đầu của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.<br />

2. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.<br />

3. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.<br />

4. Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con chứa 8 nhiễm sắc thể đơn.<br />

5. Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit.<br />

6. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit.<br />

7. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 4 tâm động.<br />

Những nhận xét đúng:<br />

A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 5 C. 3, 4, 7 D. 2, 4, 6<br />

Câu 20. Ở người trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân<br />

I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?<br />

A. Hội chứng Đao<br />

B. Hội chứng Tớc nơ<br />

C. Hội chứng XXX<br />

D. Hội chứng Clainơphentơ.<br />

Câu 21. Cônsixin là hóa chất gây đột biến không tác động vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân<br />

bào?<br />

1. Kì sau, khi các NST trong cặp tương đồng phân ly về hai cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn.<br />

2. Kì giữa, khi các NST liên kết với các thoi vô sắc và di chuyển về mặt phẳng phân chia tế bào.<br />

3. Kì đầu, khi màng nhân tan rã, NST bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành.<br />

4. Kì cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào<br />

con.<br />

A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4<br />

Câu 22. Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên<br />

tiêu bản tạm thời:<br />

1. <strong>Công</strong> việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát<br />

mẫu vật.<br />

2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta qua sát dưới vật kính <strong>10</strong>x để quan sát sơ bộ sau đó<br />

mới chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.<br />

3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST.<br />

4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác<br />

định các tế bào,sau đó dùng bội giác nhỏ.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

Trang <strong>12</strong>


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 23. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã<br />

vẽ lại sơ đồ sau:<br />

Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 8.<br />

(2) Ở giai đoạn b tế bào đang có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể.<br />

(3) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là a, b, d, c, e.<br />

(4) Tế bào được quan sát là tế bào của một loài động vật.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 3 B. `1 C. 4 D. 2<br />

Câu 24. Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số <strong>10</strong> có kiểu gen là<br />

AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình<br />

thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số <strong>10</strong> của một trong hai tế bào con được tạo ra từ<br />

giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?<br />

A. AAA, AO, aa. B. Aaa, AO, AA. C. AAA, AO, Aa. D. AAa, aO, AA.<br />

Câu 25. Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình<br />

giảm phân.<br />

Khẳng định nào sau đây không đúng?<br />

A. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân l còn tế bào 2 đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II.<br />

B. Nếu 2 cromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến<br />

lệch bội.<br />

C. Sau khi kết thúc toàn bộ quá trình phân bào bình thường, hàm lượng ADN trong mỗi tế bào con sinh<br />

ra từ tế bào 1 và tế bào 2 bằng nhau.<br />

Trang 13


D. Kết thúc quá trình giảm phân bình thường, tế bào 1 sẽ hình thành nên 4 loại giao tử có kiểu gen là:<br />

AB, Ab, aB, ab.<br />

Trang 14


ĐÁP ÁN<br />

1. B 2. A 3. C 4. A 5. D 6. D 7. C 8. D 9. B <strong>10</strong>. B<br />

<strong>11</strong>. B <strong>12</strong>. C 13. D 14. C 15. D 16. C 17. D 18. C 19. B 20. C<br />

21. C 22. B 23. B 24. A 25. D<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

(1) đúng vì vùng sinh sản là vùng mà các tế bào sơ khai thực hiện nguyên phân và các nhiễm sắc thể<br />

đang phân ly về hai cực tế bào nên đây là kì sau.<br />

(2) sai, trong cơ thể này tồn tại 3 nhóm tế bào có số lượng NST khác nhau vì hiện tượng rối loạn này<br />

chỉ xảy ra ở một số tế bào tạo ra 2n + 1, 2n -1 và các tế bào khác bình thường tạo ra 2n.<br />

(3) sai vì sự rối loạn này xảy ra ở tế bào 2n (2n = 4), giao tử đột biến có thể chứa 1 hoặc 3 NST.<br />

(4) sai vì đột biến này xảy ra ở các tế bào sinh dục sơ khai nên vẫn có thể truyền qua sinh sản hữu<br />

tính.<br />

(5) sai vì khi tạo ra các giao tử bất thường ở 20% tế bào, cơ thể này có thể bị giảm khả năng sinh sản.<br />

(6) đúng vì theo hình trên là rối loạn ở kỳ sau của nguyên phân và 1 NST kép không phân li tổng số<br />

NST trong tế bào là 4n = 8 nên 2n = 4.<br />

Câu 2. Đáp án A<br />

Quan sát hình vẽ ta thấy:<br />

+ Ở tế bào 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp tương<br />

đồng nên đây là kì sau của lần giảm phân 2.<br />

+ Ở tế bào 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như tế bào 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp<br />

tương đồng (A và a hay B và b) nên đây là kì sau của nguyên phân.<br />

+ Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, cơ thể mang tế bào 1 có bộ NST 2n = 4, có kiểu gen dị hợp<br />

hoặc đồng hợp.<br />

+ Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân, cơ thể mang tế bào 2 có bộ NST 2n = 4, có kiểu gen là<br />

AaBb.<br />

- Ý (1), (2), (5) không đúng.<br />

Câu 3. Đáp án C<br />

(1) đúng, vì ta thấy có 2 cặp alen A và a, B và b trong cùng 1 tế bào.<br />

(2) sai, vì ta thấy có tất cả 4 gen mà hai gen A và B lại cùng nằm trên 1 NST nên suy ra tế bào này có<br />

3 cặp NST 2n = 6.<br />

(3) đúng, quan sát tế bào này cho thấy cặp ở các NST số 1 và số 3 từ trên xuống, hai NST có thành<br />

phần gen không giống nhau nên đã có sự trao đổi chéo trong giảm phân 1.<br />

(4) sai, tế bào đang được quan sát trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện giảm phân 2, kết quả<br />

từ tế bào này cho được 2 loại giao tử là AB aB De và Ab ab De, tế bào còn lại là tế bào (n-1) kép chỉ chứa<br />

2 NST kép thuộc 2 cặp khác nhau (D kép hoặc d kép và E kép hoặc e kép) nên chỉ cho được 2 tế bào giao<br />

tử giống nhau về kiểu gen. Vậy, tế bào A chỉ có thể cho tối đa là 3 loại giao tử.<br />

(5) đúng, tế bào A đã bị rối loạn giảm phân 1 nên không thể tạo được giao tử bình thường mà có 2<br />

giao tử (n+1) và 2 giao tử (n -1).<br />

Câu 4. Đáp án A<br />

(1) đúng. Hình ảnh này mô tả quá trình nguyên phân vì quá trình phân bào này bao gồm đầy đủ các<br />

giai đoạn nhưng chỉ có 1 lần nhiễm sắc thể kép tách nhau và phân li về 2 cực (hình c). Quan sát hình c<br />

cũng thấy được ở mỗi phía của tế bào, các NST bao gồm từng đôi có hình thái giống nhau, gồm 2 chiếc<br />

lớn và 2 chiếc bé, nên ở mỗi cực NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng, đây cũng là một dấu hiệu phân<br />

biệt được quá trình nguyên phân với giảm phân 2.<br />

Trang 15


(2) sai, vì quan sát hình (d) dễ dàng xác định được bộ NST ở hình d (kỳ đầu) là 2n kép = 4 nên bộ<br />

NST của loài là 2n = 4.<br />

(3) sai, ở giai đoạn (b) là kỳ giữa, tế bào có 8 phân tử ADN nhưng chỉ thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể kép.<br />

(4) sai, thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) (d) (b) (c) (e).<br />

(5) sai, các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài thực vật. Các chỉ tiết có thể giúp nhận ra tế<br />

bào thực vật này là:<br />

- Ở hình (a) có vách tế bào.<br />

- Các giai đoạn đều không nhận thấy có sự xuất hiện trung thể (cơ quan <strong>phá</strong>t sinh thoi vô sắc ở tế bào<br />

động vật).<br />

- Có sự hình thành vách ngăn ở kì cuối (hình e).<br />

Câu 5. Đáp án D<br />

Từ hình vẽ trên ta thấy, các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, và xảy ra rối loạn, khi đó 1 cặp<br />

NST kép đi hết về cùng 1 phía tay phải sơ đồ trên minh họa rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm<br />

phân II.<br />

Câu 6. Đáp án D<br />

(1) Sai: Ta thấy tế bào A có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt<br />

phẳng xích đạo tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân I.<br />

(2) Đúng: Tế bào A có 2 cặp NST nên 2n = 4.<br />

(3) Sai: Tế bào A có 2 cặp NST kép với 4 cromatit nên mỗi gen đều có 4 alen.<br />

(4) Đúng: Khi kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép, các tế bào<br />

đơn bội ở trạng thái kép tiếp tục giảm phân II tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn.<br />

(5) Sai: Mỗi NST kép chỉ có 1 tâm động nên số tâm động là 4.<br />

(6) Sai vì tế bào A là tế bào động vật do có sự hiện diện của trung tử.<br />

Câu 7. Đáp án C<br />

Ý 1,2 đúng.<br />

Ý 3 sai vì Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Còn nguyên phân<br />

diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

Ý 4 sai vì trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các<br />

cực của tế bào.<br />

Ý 5 sai vì ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

Ý 6 sai vì kì giữa của nguyên phân và kì giữa của giảm phân II có đặc điểm chung là các NST kép đều<br />

co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

Ý 7 sai vì sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và không nhân đôi.<br />

Ý 8 sai vì ở kì đầu của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao<br />

đổi các đoạn cromatit cho nhau.<br />

Câu 8. Đáp án D<br />

1<br />

Ta có: 4.2 n 64 nên n = 5, 2n = <strong>10</strong><br />

Quan sát thấy NST đơn đang phân li về 2 cực nên chỉ có thể là kỳ sau của nguyên phân hoặc kỳ sau của<br />

GP2. Tuy nhiên, vì tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi NST duy nhất nên nếu tế bào A là tế bào trong<br />

hình thì phải có 20 NST đơn. Số NST đơn trong hình quan sát được chỉ có <strong>12</strong> nên được tách ra từ 6 NST<br />

kép. Do đó, tế bào trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện lần giảm phân 2. Như vậy ta có:<br />

(1) sai vì tế bào A đang thực hiện giảm phân.<br />

(2) đúng vì tế bào A bị rối loạn giảm phân 1 tạo ra 2 giao tử (n+1) và 2 gt (n-1).<br />

Trang 16


(3) sai vì đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến hoặc nếu có thể đi vào<br />

hợp tử ở thế hệ sau sẽ biểu hiện trên toàn bộ cơ thể.<br />

(4) sai vì đột biến giao tử có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

(5) sai vì tế bào này có trung thể nên phải là tế bào động vật.<br />

Câu 9. Đáp án B<br />

Tế bào 1 có thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân của loài 2n = 4 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n<br />

= 8.<br />

Tế bào 2 là kỳ sau giảm phân I của loài có 2n = 8.<br />

Tế bào 3 là kỳ sau nguyên phân của loài 2n =2 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n = 4.<br />

1 đúng.<br />

2 sai vì kết thúc giảm phân 1 của TB 2 tạo ra 2 tế bào mang bộ NST đơn bội kép với số lượng và hình<br />

dạng như nhau nhưng cấu trúc chưa chắc đã giống nhau.<br />

3 đúng vì nếu tế bào 1 và 2 thuộc 2 cơ thể khác nhau có thể tế bào sinh dưỡng của cơ thể 1 có 2n = 4<br />

1<br />

bằng so với tế bào thuộc cơ thể 2 2n = 8.<br />

2<br />

4 đúng vì tế bào 1 có thể thuộc cơ thể có 2n = 4 và tế bào 3 cũng có thể của cơ thể 2n = 4.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án B<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu đúng là (3), (5).<br />

1 sai vì kì đầu nguyên phân, thoi vô sắc chưa gắn vào tâm động.<br />

2 sai vì tế bào sinh dục sơ khai chưa tham gia giảm phân, nó nguyên phân nhiều lần thành tế bào sinh<br />

tinh rồi tế bào sinh tinh mới tham gia giảm phân.<br />

4 sai vì kì cuối giảm phân 1, các NST kép đã phân li hoàn toàn về 2 phía, tế bào trong quá trình phân<br />

đôi.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Dựa vào sự biến thiên nồng độ ADN trong tế bào ta có thể thấy được đây là quá trình giảm phân.<br />

- Giai đoạn I thuộc pha G1<br />

- Giai đoạn II thuộc pha S và G2<br />

- Giai đoạn III thuộc kì đầu I, kì giữa I, kì sau I.<br />

- Giai đoạn IV thuộc kì cuối I.<br />

- Giai đoạn V thuộc kì đầu II, kì giữa II, kì sau II.<br />

- Giai đoạn VI thuộc kì cuối II<br />

(a), (b), (d): đúng.<br />

(c) sai vì chỉ phần cuối giai đoạn II mới thuộc pha G 2<br />

phần đầu của giai đoạn II thuộc pha S.<br />

(e) sai vì NST có sự dãn xoắn, dài ra.<br />

(f) sai vì trong tế bào có n NST đơn.<br />

Sau đây là bảng số lượng NST trong mỗi tế bào qua các kì của Nguyên phân và Giảm phân nhé: (các em<br />

lưu ý là tiếp theo lần phân chia thứ I của giảm phân có một kỳ ngắn tương tự kỳ trung gian giữa hai lần<br />

nguyên phân nhưng không có sự sao chép vật liệu di truyền và do đó không có sự tạo thành các nhiễm sắc<br />

tử mới).<br />

Trang 17


Kì trung gian<br />

phaG<br />

1<br />

Kì trung gian<br />

pha S, G2<br />

Kì đầu<br />

Kì giữa<br />

Kì sau<br />

Nguyên<br />

phân<br />

Giảm<br />

phân I<br />

Giảm<br />

phân II<br />

2n (đơn) 2n (đơn) 2n (n kép)<br />

4n (2n kép)<br />

4n (2n kép)<br />

4n (2n kép)<br />

4n (4n đơn)<br />

4n<br />

(2n kép)<br />

4n<br />

(2n kép)<br />

4n<br />

(2n kép)<br />

4n<br />

(2n kép)<br />

2n (n kép)<br />

2n (n kép)<br />

2n (n kép)<br />

2n (đơn)<br />

Kì cuối 2n (đơn) 2n (n kép) n (đơn)<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án C<br />

Ý 1 sai vì nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục, còn giảm<br />

phân xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.<br />

Ý 2 đúng vì ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Ở<br />

kì giữa của giảm phân I, các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

Ý 3 đúng. Các em lưu ý đề hỏi là điểm so sánh mà đã là so sánh thì bao gồm cả điểm giống nhau và<br />

khác nhau nhé!!! Ở nguyên phân và giảm phân đều có trao đổi chéo.<br />

Ý 4 đúng. Ở kì sau của nguyên phân, các nhiễm sắc tử tách nhau hướng về hai cực của tế bào, NST<br />

lúc này ở trạng thái đơn (4n). Trong khi đó ở kì sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng<br />

di chuyển theo thoi vô sắc về một cực của tế bào. NST ở trạng thái kép 2n (kép).<br />

Y 5 đúng.<br />

Ý 6 đúng vì bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ bằng sự<br />

kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.<br />

Ý 7 sai vì ở nguyên phân và giảm phân đều có trao đổi chéo.<br />

Câu 13. Đáp án D<br />

Xét các kết luận:<br />

I đúng.<br />

II đúng vì ở châu chấu đực có bộ NST giới tính là XO (có 23 NST).<br />

III đúng.<br />

IV đúng.<br />

Câu 14. Đáp án C<br />

Một số tế bào:<br />

- Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I tạo giao tử: Aa,0<br />

B<br />

B B<br />

- Cặp NST giới tính bình thường tạo giao tử: X , Y tạo ra 4 loại giao tử: Aa X , X , AaY, Y<br />

B B<br />

Các tế bào khác giảm phân bình thường tạo giao tử: A X , a X , AY, aY<br />

Vậy có tối đa 8 loại giao tử được tạo ra.<br />

Trang 18


Câu 15. Đáp án D<br />

- Vì 1 tế bào sinh trứng khi giảm phân chỉ cho 1 trứng:<br />

+ Tế bào trứng thứ nhất giảm phân cho 1 trứng.<br />

+ Tế bào trứng thứ hai giảm phân cho 1 trứng.<br />

Câu 16. Đáp án C<br />

Chú ý: Dưới cùng độ phóng đại, tế bào Y có kích thước lớn hơn nên là tb sinh trứng, tế bào Y có kích<br />

thước nhỏ hơn nên là tế bào sinh tinh (hoặc tế bào Y phân bào lần thứ nhất cho một tế bào bé và một tế<br />

bào lớn — tế bào Y là tế bào sinh trứng).<br />

(1) Đúng.<br />

(2) Đúng. TB X tạo 2 giao tử ABb và 2 giao tử a<br />

(3) Sai. TB Y khi phân bào lần thứ nhất tạo ra một tế bào bé và một tế bào lớn. Tế bào bé tiếp tục<br />

phân bào sẽ tạo nên 2 tế bào tb: 1 tế bào AAB, 1 giao tử B nhưng hai tế bào này đều trở thành 2 thể định<br />

hướng. Tế bào lớn tiếp tục phân bào tạo ra 2 tế bào bình thường ab, một trong 2 tế bào này sẽ trở thành tế<br />

bào TRỨNG. Như vậy, tế bào Y chỉ tạo được 1 giao tử bình thường (trứng) có kiểu gen ab.<br />

(4) Đúng.<br />

(5) Sai. Vì chỉ có 1 trứng tạo ra nên sự thụ tinh giữa 2 tế bào này chỉ tạo được 1 hợp tử có kiểu gen<br />

AaBbb hoặc aab.<br />

Câu 17. Đáp án D<br />

4 NST đơn trong mỗi nhóm có hình dạng kích thước khác nhau nên đây không phải kì sau nguyên<br />

phân (do nguyên phân tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST giống nhau) mà là kì sau giảm phân II = Bộ NST<br />

của loài 2n = 8 nên (1) sai, (2) đúng, (3) sai<br />

Nếu protein động cơ vi ống bị ức chế thì các NST không thể tách nhau khỏi tâm động và di chuyển về<br />

hai cực tế bào như hình vẽ do sự di chuyển đó là nhờ vào protein động cơ nên (4) đúng<br />

Trên hình ta thấy các vi sợi mọc ra từ đôi trung thể, thực vật không có trung thể nên quá trình này<br />

không phải ở thực vật. Ở thực vật không có trung thể nên quá trình này không xảy ra ở thực vật.<br />

(5) sai<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

Hoạt động chủ yếu của NST tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính là:<br />

- Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm<br />

phân I.<br />

- Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I.<br />

Câu 19. Đáp án B<br />

Câu này khá dễ nếu các em nắm được những điểm cơ bản như sau:<br />

- NST nhân đôi ở kì trung gian, tồn tại trạng thái kép đến cuối kì giữa II. Đến kì sau II, NST kép tách đôi<br />

thành 2 NST đơn, phân li về 2 cực tế bào.<br />

- Cromatit chỉ tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có hai cromatit.<br />

- Mỗi NST dù ở thể kép hay thể đơn đều mang 1 tâm động. Có bao nhiêu NST trong tế bào thì có bấy<br />

nhiêu tâm động.<br />

Kì Số NST Số cromatit Số tâm động<br />

Trung gian 2n 4n 2n<br />

Trước I 2n 4n 2n<br />

Giữa I 2n 4n 2n<br />

Trang 19


Sau I 2n 4n 2n<br />

Cuối I n 2n n<br />

Trước II n 2n n<br />

Giữa II n 2n n<br />

Sau II 2n 0 2n<br />

Cuối II n 0 n<br />

Các ý đúng là 1, 2, 5<br />

Câu 20. Đáp án C<br />

- Hội chứng XXX tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang 1 NST X và 1 giao tử mang 2 NST<br />

XX. Giao tử mang 2 NST XX này chỉ được tạo ra khi xảy ra sự rối loạn cơ chế phân ly trong giảm phân ở<br />

mẹ mà thôi!!<br />

- Hội chứng Đao (3 NST số 21) được tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang 1 NST 21 và 1<br />

giao tử mang 2 NST 21. Giao tử mang 2 NST 21 hoàn toàn có thể được tạo ra do sự rối loạn cơ chế phân<br />

ly trong giảm phân 1 của người bố.<br />

- Hội chứng Tocno (XO) được thành nhờ sự kết 1 hợp 1 giao tử mang NST X từ mẹ và 1 giao tử O từ<br />

bố, trong trường hợp cặp NST XY rối loạn phân ly trong giảm phân 1 ta tạo được 2 loại giao tử O và XY.<br />

- Hội chứng Claiphentơ (XXY) được tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang NST X từ mẹ và 1<br />

giao tử mang XY từ bố, khi cặp NST XY của bố bị rối loạn phân ly trong giảm phân 1 tạo ra hai loại giao<br />

tử O và XY.<br />

Câu 21. Đáp án C<br />

Cônsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc (ở pha và kì đầu)<br />

khiến thoi vô sắc không được hình thành, khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác<br />

dụng.<br />

Ở kì giữa, kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong do vậy cônsixin không tác động được.<br />

Câu 22. Đáp án B<br />

- Ý 1. Sai, công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn<br />

từ ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Đúng.<br />

- Ý 4. Sai, trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác nhỏ để<br />

xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn.<br />

Vậy có 2 nhận định đúng và 2 nhận định sai.<br />

Câu 23. Đáp án B<br />

Đây là là quá trình là giảm phân II, dựa vào ảnh b: các NST kép, đứng thành 1 mặt phẳng ở giữa tế<br />

bào, không thấy có cặp NST nào tương đồng<br />

Và ảnh d: khi màng nhân tiêu biến, có 4 NST kép không đứng thành cặp tương đồng.<br />

Có n kép = 4 bộ NST của loài là: 2n = 8 (1) đúng.<br />

Giai đoạn b, tế bào có 8 phân tử AND thuộc 4NST kếp không tương đồng<br />

Thứ tự xảy ra các giai đoạn là: a d b c e. (3) sai<br />

<br />

(2) sai.<br />

Tế bào quan sát được là ở thực vật - vì có màng xenlulose bên ngoài, tế bào sẽ có hình <strong>khối</strong>, kết thúc<br />

phân bào tạo vách ngắn (4) sai<br />

G 2<br />

Trang 20


Vậy chỉ có (1) đúng.<br />

Câu 24. Đáp án A<br />

- Trong giảm phân II:<br />

Thể 4 nhiễm trên NST số <strong>10</strong><br />

Nhân đôi<br />

Kì giữa I (xếp 2 hàng)<br />

Kì giữa II (xếp 1 hàng)<br />

A A<br />

A A<br />

AAAa<br />

AAAAAAaa<br />

+ Nếu một nhiễm sắc thể AA của tế bào 1 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường<br />

sẽ tạo ra 3 loại giao tử: AAA, OA, Aa.<br />

+ Nếu một nhiễm sắc thể AA của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường<br />

sẽ cho 3 loại giao tử: AA, AAa, Oa.<br />

+ Nếu một nhiễm sắc thể a.a của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường<br />

sẽ cho 3 loại giao tử: AA, Aaa, OA.<br />

TB1<br />

A A<br />

A A<br />

Vậy chỉ có trường hợp của đáp án A là không xảy ra.<br />

Câu 25. Đáp án D<br />

Tế bào I đang ở kì giữa của giảm phân I, kết thúc quá trình giảm phân bình thường sẽ hình thành nên 2<br />

loại giao tử là AB, ab.<br />

A A<br />

a a<br />

TB2<br />

A A<br />

A a<br />

Trang 21


Nội dung chính:<br />

PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT<br />

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT<br />

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng.<br />

2. <strong>Sinh</strong> trưởng và sinh sản.<br />

3. Virut và bệnh truyền nhiễm<br />

I. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT<br />

1. Khái quát<br />

Khái niệm<br />

Vi sinh vật (VSV) là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi.<br />

Đặc điểm<br />

- Phần lớn là cơ thể đơn bào hoặc tập hợp đơn bào<br />

- Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh: do kích thước cơ thể nhỏ, diện tích tiếp xúc và trao đổi<br />

chất lớn.<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển nhanh.<br />

- Phân bố rộng: có ở hầu khắp các môi trường: nước, không khí, đất, sinh vật…<br />

2. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng<br />

Hình 2.41. Vi khuẩn E.coli<br />

Các loại môi trường cơ bản (trong phòng thí nghiệm)<br />

Trong phòng thí nghiệm; căn cứ vào các chất dinh dưỡng; người ta chia thành ba loại môi trường<br />

nuôi cấy:<br />

- Môi trường tự nhiên: Ví dụ: dịch chiết khoai tây,…<br />

- Môi trường tổng hợp: Ví dụ: dung dịch đường glucose <strong>10</strong>%...<br />

- Môi trường bán tổng hợp: Ví dụ: canh thịt + <strong>10</strong>ml dung dịch đường glucose <strong>10</strong>%.<br />

So sánh các kiểu dinh dưỡng<br />

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ<br />

Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2<br />

Vi khuẩn lam, tảo đơn<br />

bào, vi khuẩn lưu huỳnh<br />

màu tía và màu lục<br />

Trang 1


Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2<br />

Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ<br />

Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ<br />

3. Hô hấp và lên men<br />

So sánh hô hấp và lên men:<br />

Khái niệm<br />

Chất nhận electron<br />

cuối cùng<br />

Hiếu khí<br />

Là quá trình oxi hóa các<br />

phân tử hữu cơ để thu<br />

năng lượng cho tế bào<br />

Oxi phân tử<br />

Hô hấp<br />

Kị khí<br />

Là quá trình phân giải<br />

cacbohidrat để thu năng<br />

lượng cho tế bào<br />

Một phân tử vô cơ<br />

không phải oxi phân tử<br />

NO 2<br />

4<br />

như ,<br />

3<br />

SO <br />

Vi khuẩn nitrat hóa, vi<br />

khuẩn oxi hóa hidro, oxi<br />

hóa lưu huỳnh<br />

Vi khuẩn không chứa<br />

lưu huỳnh màu lục và<br />

màu tía<br />

Nấm, động vật nguyên<br />

sinh, phần lớn vi sinh<br />

vật không quang hợp.<br />

Lên men<br />

Quá trình chuyển hóa kị<br />

khí diễn ra trong tế bào<br />

chất<br />

Phân tử hữu cơ<br />

Sản phẩm<br />

CO2<br />

, H2O<br />

, năng lượng<br />

Chất vô cơ, chất hữu cơ,<br />

năng lượng<br />

II. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT<br />

Chất hữu cơ, năng<br />

lượng<br />

Vi sinh vật thể hiện đặc trưng sống của mình thông qua quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho<br />

quá trình sinh trưởng của mình và phân giải các chất lấy từ môi trường. Hai quá trình này diễn ra song<br />

song nhưng ngược chiều và có mối quan hệ mật thiết với nhau.<br />

1. Quá trình tổng hợp gồm các đặc điểm:<br />

- Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hóa, tổng hợp các chất của tế bào<br />

diễn ra rất nhanh.<br />

- Sự tổng hợp protein là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.<br />

nAxit amin<br />

<br />

Protein.<br />

- Tổng hợp polisaccarit nhờ chất khởi đầu là ADP – glucozo.<br />

(Glucozo) + ADP – glucozo (Glucozo) + ADP<br />

n<br />

<br />

n+1<br />

- Sự tổng hợp lipid ở vi sinh vật là do sự kết hợp glixerol và các axit béo bằng liên kết este.<br />

- Các bazo nito kết hợp với đường 5 cacbon và axit phosphoric để tạo ra các nucleotit, sự liên kết các<br />

nucleotit để tạo ra các axit nucleic.<br />

STUDY TIP<br />

- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: protein, polisaccarit,<br />

lipit và axit nucleic… từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.<br />

Trang 2


2. Quá trình phân giải<br />

a. Phân giải protein và ứng dụng<br />

Quá trình phân giải các protein phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vi sinh<br />

vật tiết proteaza ra môi trường. Các axit amin này được vi sinh vật hấp thu và phân giải để tạo thành năng<br />

lượng cho hoạt động sống của tế bào.<br />

Ứng dụng: phân giải protein của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm…<br />

b. Phân giải polisccharit và ứng dụng<br />

Lên men etilic:<br />

Tinh bột Glucozo Etanol + CO2<br />

Ứng dụng: sản xuất bia, rượu, làm nở bột mì.<br />

Lên men lactic:<br />

Tinh bột<br />

Axit lactic<br />

Tinh bột Axit lactic + CO 2<br />

+ Etanol + Axit axetic<br />

Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc<br />

Phân giải xenlulozo:<br />

Nấm (đường hóa)<br />

Vi khuẩn lactic đồng hình<br />

Vi khuẩn lactic dị hình<br />

Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulozo để phân giải xác thực vật làm cho đất<br />

giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.<br />

3. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải<br />

Nấm men rượu<br />

- Tổng hợp và phân giải là 2 qua trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế<br />

bào.<br />

- Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi<br />

sinh vật phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.<br />

Trang 3


Trang 4


CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT<br />

I. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT<br />

1. Khái niệm về sinh trưởng<br />

a. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.<br />

b. Thời gian thế hệ (g)<br />

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào<br />

trong quần thể tăng gấp đôi.<br />

o<br />

Ví dụ: VK E.coli 20 phân chia một lần (g = 20 ); trực khuẩn lao là <strong>12</strong>h (ở nhiệt độ 37 C ); nấm men bia<br />

o<br />

ở 30 C là 2h…<br />

<strong>Công</strong> thức tính thời gian thế hệ:<br />

với t: thời gian;<br />

n: số lần phân chia trong thời gian t.<br />

c. <strong>Công</strong> thức tính số lượng tế bào<br />

g = t/n<br />

Sau n lần phân chia từ N 0<br />

tế bào ban đầu trong thời gian t:<br />

Nt<br />

N0<br />

<br />

n<br />

2<br />

với<br />

N t<br />

: số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t<br />

: số tế bào ban đầu<br />

N 0<br />

n: số lần phân chia.<br />

2. <strong>Sinh</strong> trưởng của quần thể vi sinh vật<br />

a. Nuôi cấy không liên tục<br />

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm <strong>phá</strong>t, pha<br />

cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.<br />

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.<br />

Pha tiềm <strong>phá</strong>t (pha lag): Tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh<br />

trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của SV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzym<br />

chuẩn bị cho sự phân bào.<br />

Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy<br />

thừa và đạt đến cực đại. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ<br />

nhất.<br />

Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng<br />

bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và<br />

không đổi theo thời gian.<br />

Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh<br />

dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.<br />

Ý nghĩa: Nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.<br />

Trang 1


Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:<br />

- Chất dinh dưỡng cạn dần.<br />

b. Nuôi cấy liên tục<br />

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc<br />

hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.<br />

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng<br />

loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh <strong>khối</strong> hơn.<br />

3. <strong>Sinh</strong> sản của vi sinh vật<br />

STUDY TIP<br />

- Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.<br />

STUDY TIP<br />

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh <strong>khối</strong> vi sinh vật như các enzym, vitamin, etanol.<br />

Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và<br />

hình thành bào tử.<br />

Hình 2.42. Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật<br />

a. So sánh các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ<br />

Hình thức sinh sản Đặc điểm Đại diện<br />

Phân đôi<br />

Tạo thành bào tử<br />

Tế bào hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn<br />

tăng kích thước do sinh <strong>khối</strong> tăng và dẫn đến sự phân chia, ở<br />

giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp. Vòng ADN của vi<br />

khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa<br />

đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách<br />

ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.<br />

2 hình thức:<br />

- Bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.<br />

- Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh<br />

dưỡng.<br />

Vi khuẩn<br />

Vi sinh vật dị<br />

dưỡng metan<br />

Xạ khuẩn<br />

Trang 2


Phân nhánh và nảy<br />

chồi<br />

Một phần nhỏ của cơ thể mẹ lớn nhanh hơn vùng lân cận<br />

<strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

Vi khuẩn quang<br />

dưỡng màu tía<br />

b. So sánh các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực<br />

Hình thức sinh sản Đặc điểm Đại diện<br />

<strong>Sinh</strong> sản bằng bào tử<br />

- <strong>Sinh</strong> sản vô tính:<br />

+ Bào tử kín: bào tử được hình thành trong túi.<br />

+ Bào tử trần.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.<br />

- Nấm Mucor<br />

-Nấm Penicillium<br />

Nảy chồi Tương tự VSV nhân sơ sinh sản Nấm men rượu<br />

Phân đôi Tương tự VSV nhân sơ sinh sản Nấm men rượu rum<br />

Vừa sinh sản vô tính<br />

vừa sinh sản hữu tính<br />

- <strong>Sinh</strong> sản vô tính bằng cách phân đôi.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính hình thành bào tử chuyển động hay<br />

hợp tử nhờ sự kết hợp giữa 2 tế bào.<br />

Các tảo đơn bào, tảo<br />

lục, tảo mắt, trùng đế<br />

giày.<br />

Bảng so sánh nội bào tử và ngoại bào tử:<br />

Đại diện<br />

Ngoại bào tử<br />

Bào tử đốt<br />

Nội bào tử<br />

Đặc điểm<br />

Bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.<br />

Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.<br />

- Cấu trúc được hình thành khi VSV gặp điều kiện bất lợi.<br />

- Không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.<br />

- Có lớp vỏ dày và chứa canxidipicolinat.<br />

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT<br />

1. Các yếu tố hóa học<br />

a. Đặc điểm các chất dinh dưỡng<br />

Để sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, vi sinh vật cũng cần tất cả các chất dinh dưỡng như ở sinh vật bậc cao.<br />

Cacbon<br />

Nitơ, lưu huỳnh<br />

và photpho<br />

Oxy<br />

Vai trò<br />

- Là bộ khung cấu trúc của chất sống, và cho tất cả<br />

các chất hữu cơ.<br />

- Chiếm tới 50% <strong>khối</strong> lượng khô của 1 tế bào.<br />

- N, S là thành phần quan trọng trong các phân tử:<br />

Protein, ADN, ARN, ATP.<br />

- Lưu huỳnh dùng để tổng hợp ATP, các acid amin<br />

chứa lưu huỳnh như: xistein, methionin.<br />

- N chiếm 14% S và P chiếm khoảng 4%.<br />

Dựa vào nhu cầu oxi chia VSV thành:<br />

- Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi<br />

trường có oxi. (nấm, động vật nguyên sinh)<br />

Nguồn cung cấp<br />

- VSV hóa dị dưỡng: protein,<br />

cacbonhidrat, lipit<br />

- VSV hóa dị dưỡng: CO2<br />

- Từ ion NH 4<br />

+ trong một số<br />

chất hữu cơ hoặc từ NO <br />

3<br />

- Một số VSV lấy từ N 2<br />

: VK<br />

lam…<br />

Lấy từ khí quyển<br />

Trang 3


Các yếu tố sinh<br />

trưởng<br />

- Kị khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường<br />

không có oxi. (vi khuẩn uốn ván)<br />

- Kị khí không bắt buộc: sống trong môi trường có<br />

thể có oxi hoặc không. (nấm men rượu)<br />

- Vi hiếu khí: có thể sống trong môi trường có nồng<br />

độ oxi thấp hơn nồng độ oxi trong khí quyển. (vi<br />

khuẩn giang mai)<br />

Là các chất cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng<br />

chúng không thể tự tổng hợp: Vitamin, acid amin,<br />

base purin…<br />

Trong phòng thí nghiệm người ta nuôi cấy VSV chủ yếu trong môi trường thạch.<br />

b. Đặc điểm các chất ức chế sinh trưởng<br />

Môi trường nuôi cấy, môi<br />

trường tự nhien.<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng VSV có thể bị ức chế bởi nhiều loại hóa chất tự nhiên cũng như nhân tạo. Vì vậy người ta sử<br />

dụng các chất này để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.<br />

Các chất hóa học Cơ chế tác động Ứng dụng<br />

Các hợp chất phenol Biến tính các protein, màng tế bào. Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện.<br />

Các loại cồn (etanol,<br />

izopropanol 70-80%)<br />

Iot, rượu iot (2%)<br />

Clo (Natri hipoclorit)<br />

Hợp chất kim loại nặng<br />

(thủy ngân, bạc…)<br />

Các aldehit (phoocman<br />

dehit)<br />

Các loại khí etilen oxit<br />

(<strong>10</strong>-20%)<br />

Thay đổi khả năng cho đi qua của<br />

lipit ở màng sinh chất.<br />

Oxi hóa các thành phần tế bào<br />

<strong>Sinh</strong> oxi nguyên tử có tác động oxi<br />

hóa mạnh.<br />

Gắn vào nhóm SH của protein làm<br />

chúng bất hoạt.<br />

Bất hoạt các protein.<br />

Oxi hóa các thành phần tế bào.<br />

Thanh trùng phòng y tế, phòng thí<br />

nghiệm.<br />

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh<br />

viện.<br />

Thanh trùng nước máy, nước bể bơi,<br />

công nghiệp thực phẩm.<br />

Diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh<br />

dưỡng.<br />

Sử dụng rộng rãi trong thanh trùng.<br />

Khử trùng các dụng vụ nhựa, kim loại.<br />

Các chất kháng sinh Diệt khuẩn có tính chọn lọc. Dùng trong y tế, thú y.<br />

2. Các yếu tố vật lý<br />

a. Nhiệt độ<br />

Dựa vào nhiệt độ có thể chia VSV ra có 4 nhóm VSV:<br />

o o<br />

- VSV ưa lạnh: sống ở Nam cực ( t < 15 C)<br />

STUDY TIP<br />

Tìm hiểu về các chất dinh dưỡng chính có ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV có ý nghĩa:<br />

- Chủ động tạo ra các điều kiện nuôi cấy thích hợp đối với các VSV có lợi để kích thích sự <strong>phá</strong>t triển của<br />

chúng.<br />

- Tạo điều kiện không thích hợp đối với các VSV có hại để kìm hãm sinh trưởng của chúng.<br />

Trang 4


o<br />

o<br />

- VSV ưa ấm: sống ở đất nước, kí sinh ( t : 20 - 40 C )<br />

o<br />

- VSV ưa nhiệt: nấm, tảo, vi khuẩn (55 - 65 C )<br />

o<br />

- VSV ưa siêu nhiệt: vi khuẩn đặc biệt (75 - <strong>10</strong>0 C )<br />

b. Độ ẩm<br />

Hình 2.43. Nhiệt độ sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật<br />

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng<br />

dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.<br />

Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.<br />

STUDY TIP<br />

Nhìn chung vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều<br />

kiện độ ẩm thấp. Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.<br />

c. pH<br />

Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính<br />

enzim, sự hình thành ATP…<br />

Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính: vi sinh vật<br />

ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.<br />

d. Ánh sáng<br />

Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động<br />

hướng sáng… Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.<br />

e. Áp suất thẩm thấu<br />

VÍ DỤ<br />

Tia tử ngoại (độ dài sóng 250 – 260nm) thường làm biến tính các axit nucleic; các tia Ronghen, tia<br />

Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới <strong>10</strong>0nm) làm ion hóa các protein và axit nuclecic dẫn đến đột biến<br />

hay gây chết.<br />

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì<br />

vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu tương thì nước trong tế<br />

bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.<br />

Trang 5


d. Ánh sáng:<br />

Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng<br />

sáng...Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.<br />

VÍ DỤ<br />

Tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic; các tia Rơnghen, tia<br />

Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới <strong>10</strong>0 nm) làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến<br />

hay gây chết.<br />

e. Áp suất thẩm thấu:<br />

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì vậy,<br />

khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế<br />

bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.<br />

CHƯƠNG III. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM<br />

I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO CỦA VIRUS<br />

1. Hình thái<br />

Dựa vào hình thái ngoài của virus người ta chia virus làm 3 loại: cấu trúc <strong>khối</strong>, cấu trúc xoắn và cấu<br />

trúc hỗn hợp.<br />

- Cấu trúc xoắn (hình a): Capsome xắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic thường làm cho virus có<br />

hình que hoặc xoắn: virus đốm thuốc lá...<br />

- Cấu trúc <strong>khối</strong> (hình b): Capsome xắp xếp theo hình <strong>khối</strong> đa diện, gồm 20 mặt tam giác đều. VD:<br />

Virus bại liệt, thủy đậu...<br />

- Cấu trúc hỗn hợp (hình d): Phage có cấu tạo phức tạp nhất, đầu có cấu trúc <strong>khối</strong>, đuôi có cấu trúc<br />

xoắn, trụ đuôi có đĩa gốc là một hình 6 cạnh, có 1 lỗ ở giữa cho phép trục đuôi đi qua. Đĩa gốc có 6 gai<br />

đuôi từ đó mọc ra 6 lông đuôi mảnh và dai, giúp phage bám trên bề mặt vi khuẩn.<br />

Một số virus có thêm lớp vỏ bên ngoài lớp capsit gọi là vỏ ngoài (hình c), trên bề mặt vỏ ngoài có các<br />

gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virus bám chặt vào tế bào vật chủ.<br />

Trang 1


- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo TB.<br />

2. Cấu tạo<br />

STUDY TIP<br />

- Kích thước siêu nhỏ (tính bằng đơn vị nm, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi điện tử).<br />

- Cấu tạo rất đơn giản (vỏ protein và lõi là 1 loại Axit nucleic: có thể là DNA, RNA kép hoặc đơn).<br />

- Ký sinh nội bào bắt buộc: chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ. Ở bên ngoài tế bào vật chủ, virus<br />

được gọi là hạt virus hay virion.<br />

- Lõi acid nucleic của virus chính là bộ gen của chúng. Virus chỉ chứa DNA hoặc RNA (có thể là<br />

mạch đơn hoặc mạch kép).<br />

- Bao bên ngoài lõi acid nucleic là lớp protein: vỏ capsit được cấu tạo từ các capsome.<br />

Thí nghiệm của Franken và Conrat:<br />

STUDY TIP<br />

- Một số virus còn có thêm lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ lớp kép lipit và protein, bên trên có gai<br />

glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên đặc trưng cho virus. Lớp vỏ này thực chất là màng tế bào vật<br />

chủ được virus cải tạo.<br />

- Hai ông đã tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của chủng A và chủng B (cả 2 chủng đều gây bệnh trên<br />

cây thuốc lá)<br />

- Trộn lõi ARN của chủng A với protein của chủng B để tạo ra virus lai.<br />

- Nhiễm chủng virus lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh, sau khi phân lập ta thu được virus chủng A.<br />

Trang 2


II. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ<br />

1. Chu trình nhân lên của virut<br />

Chu trình nhân lên của virut trải qua 5 giai đoạn<br />

a. Sự hấp phụ<br />

- Các virut có gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ có thể<br />

bám vào được tế bào chủ.<br />

- Nếu không có sự đặc hiệu như trên thì virut không bám vào được.<br />

b. Xâm nhập<br />

- Phagơ: Enzim lizozim <strong>phá</strong> hủy thành tế bào vật chủ. Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ<br />

chui vào trong tế bào chủ, để vỏ ở bên ngoài.<br />

- Virut ở động vật: Đưa cả vỏ và lõi vào trong tế bào chủ, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic.<br />

c. <strong>Sinh</strong> tổng hợp<br />

- Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ, thông tin di truyền trong gen của phagơ điều<br />

khiển bộ máy sinh tổng hợp của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình.<br />

- Một số virut có lõi ARN có enzim phiên mã ngược. Enzim này sẽ tổng hợp phân tử ADN từ sợi<br />

ARN của mình, sau đó ADN này tích hợp vào ADN của vật chủ và sẽ tổng hợp ra lõi ARN và prôtêin<br />

của virut.<br />

d. Lắp ráp<br />

Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới.<br />

e. Phóng thích<br />

Virut được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ <strong>phá</strong> vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hay tạo thành một lỗ thủng<br />

trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài.<br />

Virut độc và virut ôn hòa:<br />

- Virut độc là những virut <strong>phá</strong>t triển làm tan tế bào Chu trình tan.<br />

- Virut ôn hòa là những virut mà bộ gen của nó gắn vào NST của tế bào nhưng tế bào vẫn sinh trưởng<br />

bình thường Chu trình tiềm tan.<br />

2. HIV và hội chứng AIDS<br />

a. Một số khái niệm<br />

HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.<br />

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch ở ngườido virut HIV gây ra.<br />

Bệnh cơ hội là bệnh do các vi sinh vật cơ hội nhân lúc hệ miễn dịch của cơ thể vật chủ bị suy giảm<br />

gây nên.<br />

b. Con đường lây truyền HIV<br />

HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường:<br />

STUDY TIP<br />

Điều này chứng tỏ acid nucleic có vai trò mang thông tin di truyền tổng hợp vỏ capsit và quan trọng<br />

nhất.<br />

- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng,... đã bị nhiễm HIV.<br />

- Qua đường tình dục: quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV.<br />

- Mẹ truyền cho con: mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.<br />

Trang 3


C. Các giai đoạn <strong>phá</strong>t triển bệnh<br />

Quá trình xâm nhập và nhân lên của HIV: hấp thụ, xâm nhiễm, phiên mã ngược, cài xen, sinh tổng<br />

hợp, lắp ráp, phóng thích.<br />

Các giai đoạn <strong>phá</strong>t triển bệnh AIDS:<br />

Giai đoạn Thời gian Biểu hiện<br />

Sơ nhiễm (cửa sổ) 2 tuần đến 3 tháng Biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ<br />

Không triệu chứng 1 – <strong>10</strong> <strong>năm</strong> Số lượng tế bào lympho T – CD4 giảm dần<br />

Biểu hiện bệnh<br />

d. Biện <strong>phá</strong>p phòng ngừa<br />

Các bệnh cơ hội xuất hiện: sốt, tiêu chảy<br />

không rõ nguyên nhân...Có triệu chứng điển<br />

hình của AIDS như viêm niêm mạc thực<br />

quản, phế quản, phổi, viêm não, ung thư da<br />

và máu,... kết quả là cơ thể chết.<br />

- Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ làm chậm tiến trình dẫn đến<br />

bệnh AIDS.<br />

- Để phòng ngừa bệnh cần:<br />

+ Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng<br />

+ Không tiêm chích ma túy.<br />

+ Thực hiện các biện <strong>phá</strong>p vệ sinh y tế.<br />

+ Mẹ bị nhiễm HIV nên cân nhắc trước khi mang thai<br />

III. VIRUS GÂY BỆNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG THỰC TIỄN<br />

1. Virus gây bệnh<br />

a. Virus ký sinh ở vi sinh vật (Bacteriaphage hay Phage)<br />

Hiện biết khoảng 3000 loại phage, ký sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn..) hoặc<br />

VSV nhân thực (nấm mốc, nấm sợi...) virus ký sinh ở nấm còn gọi là Mycovirus.<br />

Phage được nghiên cứu nhiều nhất là các phage của E.coli. Chúng có DNA dạng mạch kép và 90% có<br />

đuôi.<br />

Nhiều loại phage gây tổn hại lớn trong công nghiệp vi sinh: mỳ chính, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc<br />

kháng sinh.<br />

b. Virus ký sinh ở thực vật<br />

- Hiện biết khoảng <strong>10</strong>00 loại virus gây bệnh ở thực vật.<br />

Trang 4


- Virus không có khả năng tự xâm nhập vào tế bào thực vật mà<br />

phần lớn gây nhiễm do côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy... chích). Cây bị<br />

bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt. Số khác truyền qua vết<br />

xát do nông cụ gây ra.<br />

- Sau khi nhân lên ở 1 tế bào, virus di chuyển qua các tế bào khác<br />

nhờ cầu sinh chất nối tế bào này với tế bào khác và cứ thế lan rộng<br />

ra<br />

- Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu hoặc sọc vằn, lá bị xoăn<br />

hay héo, vàng rồi rụng, than bị lùn hay còi cọc.<br />

C. Virus ký sinh ở côn trùng<br />

STUDY TIP<br />

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus thực vật nên biện <strong>phá</strong>p tốt nhất là chọn giống sạch bệnh, vệ sinh<br />

đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian.<br />

Điều này chứng tỏ acid nucleic có vai trò mang thông tin di truyền tổng hợp vỏ capsit và quan trọng<br />

nhất.<br />

- Virus ký sinh ở côn trùng, khi đó côn trùng sẽ là vật chủ.<br />

- Virus tồn tại trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa. Có loại virus<br />

chỉ ký sinh ở côn trùng có loại ký sinh cả ở động vật có xương sống.<br />

- Nhóm virus chỉ ký sinh ở côn trùng: virus Baculo ký sinh ở bọ ăn lá cây<br />

- Nhóm virus ký sinh ở côn trùng sau đó lây nhiễm vào người và động vật: Người ta đã <strong>phá</strong>t hiện hơn<br />

150 loại virus ký sinh ở muỗi, bọ chét... Khi muỗi hoặc bọ chét đốt người chúng sẽ xâm nhiễm và gây<br />

bệnh như virus viêm não, virus Dengi gây bệnh sốt rét... Ví dụ: virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ<br />

sinh<br />

- Tùy loại virus mà chúng có thể ở dạng trần hoặc có thể bọc protein dạng tinh thể đặc biệt gọi là thể<br />

bọc.<br />

- Khi côn trùng ăn lá cây có chứa virus, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải bọc protein giải<br />

phóng virus, chúng xâm nhập vào tế bào ruột giữa của côn trùng và đi khắp cơ thể.<br />

2. Ứng dụng của virus trong thực tiễn<br />

Virus ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học cơ bản, trong sản xuất<br />

chế phẩm y học, nông nghiệp.<br />

a. Sản xuất các chế phẩm sinh học<br />

Một số phagơ (ví dụ: phagơ lamda) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu có cắt đi thì cũng<br />

không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng.<br />

Trang 5


Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng<br />

thành vật vận chuyển gen lí tưởng.<br />

Ứng dụng: sản xuất interferon, thuốc kháng sinh, vaccine..<br />

Inteferon là protein đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung<br />

thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây inteferon được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế<br />

bào bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di<br />

truyền có thể sản xuất inteferon với số lượng lớn nên giá thành hạ<br />

b. Trong nông nghiệp<br />

Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut<br />

Sự lây nhiễm của virus vào côn trùng: lấy ví dụ virus NPV.<br />

Virut nhân đa diện thuộc nhóm virut Baculo đã được lựa chọn để sản xuất thuốc trừ sâu. Chế phẩm<br />

này có ưu việt sau:<br />

- Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật<br />

và côn trùng có ích.<br />

- Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi. Do đó, có thể tồn tại<br />

rất lâu (thậm chí <strong>10</strong> <strong>năm</strong>) ngoài cơ thể côn trùng.<br />

- Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.<br />

LƯU Ý<br />

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường sống. Do<br />

đó, biện <strong>phá</strong>p phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm.<br />

IV. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH<br />

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có<br />

thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...<br />

1. Bệnh truyền nhiễm<br />

a. Bệnh truyền nhiễm<br />

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có<br />

thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...<br />

- Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện:<br />

+ Độc lực (tức khả năng gây bệnh);<br />

+ Số lượng nhiễm đủ lớn;<br />

+ Con đường xâm nhập thích hợp.<br />

b. Phương thức lây truyền<br />

Tùy loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau.<br />

Truyền ngang:<br />

- Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.<br />

Trang 6


- Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.<br />

- Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày....<br />

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt<br />

Truyền dọc:<br />

Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ<br />

bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa.<br />

C. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut<br />

Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm<br />

lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch<br />

máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp.<br />

Bệnh đường tiêu hóa: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một<br />

mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo<br />

phân. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột...<br />

Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi<br />

tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần<br />

kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi.<br />

Bệnh lây qua đường sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HTV hecpet (bóng nước sinh<br />

dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B).<br />

Bệnh da: Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng<br />

thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn<br />

cơm, sởi...<br />

1. Miễn dịch<br />

Trang 7


a. Miễn dịch không đặc hiệu<br />

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ:<br />

- Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị 3 tổn thương).<br />

- Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh<br />

vật ra khỏi cơ thể.<br />

- Dịch axit của dạ dày <strong>phá</strong> hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.<br />

- Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.<br />

- Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào.<br />

b. Miễn dịch đặc hiệu<br />

Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại: Miễn dịch thể dịch và<br />

miễn dịch tế bào.<br />

Miễn dịch thể dịch:<br />

- Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể<br />

dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết).<br />

- Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (miễn<br />

dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ: kháng nguyên virut, vi khuẩn.<br />

- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.<br />

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa. Điều đó có nghĩa là<br />

kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo<br />

thành.<br />

Miễn dịch tế bào:<br />

- Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức).<br />

- Tế bào này khi <strong>phá</strong>t hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut<br />

không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế<br />

bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.<br />

c. Phòng chống bệnh truyền nhiễm<br />

STUDY TIP<br />

Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không<br />

đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp <strong>phá</strong>t huy tác dụng.<br />

Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có<br />

thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện <strong>phá</strong>p tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát<br />

vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.<br />

Trang 8


CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 3<br />

Câu 1. Khi nuôi cấy vi sinh vật, môi trường tự nhiên:<br />

A. Môi trường chứa các chất tự nhiên, đã xác định được thành phần và số lượng.<br />

B. Môi trường chứa các chất được con người lấy từ tự nhiên, tổng hợp theo công thức nhất định.<br />

C. Môi trường gồm các chất trong tự nhiên có bổ sung thêm một số thành phần hóa học khác.<br />

D. Môi trường chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.<br />

Câu 2. Có bao nhiêu môi trường nuôi cấy cơ bản?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 3. Môi trường tổng hợp dùng nuôi cấy vi sinh vật có các đặc điểm sau:<br />

A. Môi trường đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.<br />

B. Môi trường đã biết số lượng nhưng chưa biết thành phần các chất chứa trong môi trường.<br />

C. Các chất lấy từ thiên nhiên, phù hợp nuôi sống vi sinh vật.<br />

D. Môi trường đã biết thành phần hóa học nhưng với hàm lượng ngẫu nhiên.<br />

Câu 4. Cho các môi trường cấp và đặc điểm của môi trường đó, hãy cho biết lựa chọn nào đúng?<br />

1. Môi trường bán tổng hợp a. chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.<br />

2. Môi trường tổng hợp b. chứa các chất đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi<br />

trường đó.<br />

3. Môi trường tự nhiên c. chứa các chất tự nhiên chưa biết được thành phần số lượng và các hóa<br />

chất đã biết thành phần số lượng.<br />

d. chứa các chất tự nhiên đã xác định thành phần, số lượng và chứa hóa<br />

chất chưa xác định thành phần và số lượng.<br />

A. 1a – 2b - 3c B. 1c – 2b - 3a<br />

C. 1d - 2c – 3a D. 1b – 2c – 3a<br />

Câu 5. Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là<br />

loại môi trường:<br />

A. tự nhiên B. tổng hợp.<br />

C. bán tổng hợp. D. không phải A, B,C<br />

Câu 6. Khi có ánh sáng và giàu CO 2 , một loại vi sinh vật có thể <strong>phá</strong>t triển trên môi trường với thành<br />

phần được tính theo đơn vị g/l như sau:<br />

(NH 4 ) 3 PO 4 (0,2); KH 2 PO 4 (1,0); MgSO 4 (0,2); CaCl 2 (0,1); NaCl(0,5).<br />

Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường<br />

A. tự nhiên B. nhân tạo<br />

C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.<br />

Câu 7. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường:<br />

A. tự nhiên B. tổng hợp.<br />

C. bán tổng hợp. D. không phải A, B,C<br />

Câu 8. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu:<br />

A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.<br />

Trang 9


C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.<br />

Câu 9. Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu:<br />

A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.<br />

C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.<br />

Câu <strong>10</strong>. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu:<br />

A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.<br />

C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.<br />

Câu <strong>11</strong>. Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ:<br />

A. ánh sáng và CO 2 . B. ánh sáng và chất hữu cơ.<br />

C. chất vô cơ và CO 2 . D. chất hữu cơ.<br />

Câu <strong>12</strong>. Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng?<br />

1. Vi khuẩn sắt 2. Vi khuẩn tía<br />

3. Vi khuẩn lam 4. Vi khuẩn nitrat hóa<br />

5. Vi khuẩn hoại sinh<br />

6. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.<br />

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 1, 4, 5<br />

C. 2, 3, 6 D. 1, 4, 6<br />

Câu 13. Trong các vi sinh vật sau đây, có bao nhiêu vi sinh vật nào không theo phương thức quang dị<br />

dưỡng?<br />

1. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.<br />

2. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.<br />

3. Tảo.<br />

4. Vi khuẩn lam.<br />

5. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.<br />

6. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 14. điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng là:<br />

A. Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ hoặc chất vô cơ.<br />

B. Đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời.<br />

C. Nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ.<br />

D. Đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.<br />

Câu 15. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sai đối với quá trình lên men?<br />

1. Nguyên liệu sử dụng là chất hữu cơ.<br />

2. Trải qua giai đoạn đầu gọi là đường phân.<br />

3. Xảy ra trong điều kiện thiếu oxi.<br />

4. Cho điện tử là chất vô cơ, nhận điện tử là chất vô cơ<br />

5. Hiệu suất năng lượng rất cao.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Trang <strong>10</strong>


Câu 16. Khi có ánh sáng và giàu CO 2 , một loại vi sinh vật có thể <strong>phá</strong>t triển trên môi trường với thành<br />

phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4 ) 3 PO 4 , KH 2 PO 4 (1,0); MgSO 4 (0,2); CaCl 2 (0,1); NaCl(0,5).<br />

Nguồn cacbon của vi sinh vật này là:<br />

A. chất hữu cơ B. chất vô cơ.<br />

C. CO 2 . D. cả A và B.<br />

Câu 17. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Giải phóng CO 2 , tỏa nhiệt và tạo ATP.<br />

2. Trải qua giai đoạn đường phân.<br />

3. Chất nhận điện tử cuối cùng đều là chất vô cơ.<br />

4. Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ.<br />

Trong các <strong>phá</strong>t biểu sau, số <strong>phá</strong>t biểu không phải điểm giống nhau giữa 3 quá trình hô hấp hiếu khí, kị<br />

khí và lên men?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 18. Trong sơ đồ chuyển hoá:<br />

CH 3 CH 2 OH + O 2 X + H 2 O + Năng lượng X là:<br />

A. axit lactic. B. rượu etanol.<br />

C. axit axetic D. axit xitric<br />

Câu 19. Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của:<br />

A. vi khuẩn lactic đồng hình.<br />

B. vi khuẩn lactic dị hình.<br />

C. nấm men rượu.<br />

D. nấm cúc đen.<br />

Câu 20. Chất nhận electron cuối cùng là là các hợp chất vô cơ xảy ra ở:<br />

A. Hô hấp hiếu khí B. hô hấp kị khí<br />

C. Lên men D. A và B<br />

Câu 21. Một học sinh viết phương trình tổng quát của quá trình lên men bị sai như sau:<br />

CH 3 CH 2 OH + O 2<br />

Vi khuẩn<br />

CH 3 COOH + H 2 O+Q<br />

axit piruvic Axit axetic (II) axit lactic<br />

(I)<br />

Phải điều chỉnh thế nào cho đúng?<br />

A. I (etanol); II (vi khuấn lactic); III (axit lactic).<br />

(III)<br />

B. I (axit piruvic); II (vi khuẩn axetic); III (axit axetic).<br />

C. I (etanol); II (vi khuẩn axetic); III (axit axetic).<br />

D. I (etilic); II (vi khuẩn propionic); III (axit propionic).<br />

Câu 22. Ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp hiếu khí xảy ra ở tại:<br />

A. Màng sinh chất B. màng ngoài ti thể.<br />

C. Màng trong ti thể D. Tế bào chất<br />

Trang <strong>11</strong>


Câu 23. Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của:<br />

A. nấm men rượu. B. vi khuẩn mì chính.<br />

C. nấm cúc đen. D. vi khuẩn lactic.<br />

Câu 24. Nội dung nào sau đây sai?<br />

A. Lên men là quá trình yếm khí, các electron sinh ra trong đường phân được chuyển cho phân tử hữu<br />

cơ oxi hóa.<br />

B. Trong hô hấp hiếu khí, các electron sinh ra đường phân được chuyển cho oxi và tạo ATP.<br />

C. Thực chất của lên men giấm là quá trình oxi hóa rượu, thực hiện bởi vi khuẩn axetic.<br />

D. Trong quá trình lên men lactic, chất nhận điện tử cuối cùng là CO 2 .<br />

Câu 25. Khi nói về quá trình tổng hợp axit nucleic và protein ở vi sinh vật, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây sai?<br />

1. ADN ở vi sinh vật có khả năng tự nhân đôi.<br />

2. Qúa trình phiên mã ngược ở vi sinh vật sử dụng sợi khuôn ARN để tổng hợp ADN.<br />

3. Phiên mã ngược xuất hiện ở HIV và tất cả các vi khuẩn<br />

4. Do vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nên quá trình tổng hợp protein cũng đơn giản hơn so với sinh<br />

vật bậc cao.<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 3 B. 2, 4 C. 3, 4 D. 2, 3, 4<br />

Câu 26. Sự tổng hợp sinh <strong>khối</strong> ở vi sinh vật lớn gấp nhiều lần so với vi sinh vật bậc cao là do:<br />

A. Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh <strong>khối</strong> ở vi sinh vật rất cao.<br />

B. Vi sinh vật dễ thích nghi với bất cứ môi trường.<br />

C. Các giai đoạn của quá trình đồng hóa của vi sinh vật xảy ra ngắn.<br />

D. Vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược.<br />

Câu 27. Nhờ hoạt động tổng hợp của vi sinh vật, đã bổ sung nguồn axit amin không thay thế cho loài<br />

người gồm:<br />

A. Xerin, Threonin, metionin, triptophan.<br />

B. Histidin, metionin, lizin, threonin.<br />

C. Triptophan, lizin, metionin, loxin.<br />

D. Lizin, threonin, triptophan, metionin.<br />

Câu 28. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có <strong>10</strong> 4 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào<br />

trong quần thể sau 2 h là:<br />

A. <strong>10</strong> 4 .2 3 B. <strong>10</strong> 4 .2 4 C. <strong>10</strong> 4 .2 5 D. <strong>10</strong> 4 .2 6<br />

Câu 29. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha<br />

A. tiềm <strong>phá</strong>t. B. cấp số.<br />

C. cân bằng động. D. suy vong.<br />

Câu 30. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh <strong>khối</strong> vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha:<br />

A. lag. B. log.<br />

C. cân bằng động. D. suy vong.<br />

Câu 31. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha:<br />

A. lag. B. log.<br />

Trang <strong>12</strong>


C. cân bằng động. D. suy vong.<br />

Câu 32. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào?<br />

A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh <strong>khối</strong> nhất định khỏi môi trường nuôi cấy.<br />

B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh <strong>khối</strong> dư thừa.<br />

C. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh <strong>khối</strong> khỏi môi trường nuôi cấy.<br />

D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh<br />

<strong>khối</strong> dư thừa.<br />

Câu 33. Thời gian thế hệ của vi sinh vật là:<br />

A. Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.<br />

B. Thời gian sống của vật chủ, chứa các vi sinh vật kí sinh<br />

C. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia.<br />

D. A và C.<br />

Câu 34. Đặc điểm của pha tiềm <strong>phá</strong>t trong nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức không liên tục là:<br />

A. Vi khuẩn tạo ra bào xác để phản ứng lại môi trường mới.<br />

B. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào.<br />

C. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các dây tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào.<br />

D. Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa làm thay đổi độ pH cho phù hợp.<br />

Câu 35. Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha<br />

lũy thừa sang pha cân bằng do:<br />

1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên.<br />

2. Tích lũy các chất độc hại.<br />

3. Lấy ra sinh <strong>khối</strong> và các chất thải.<br />

4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt.<br />

5. Nồng độ oxi giảm, độ pH môi trường thay đổi.<br />

A. 1, 3 B. 2, 4, 5 C. 2, 4 D. 1, 2, 3, 5<br />

Câu 36. Cho các pha nuôi cấy của quá trình nuôi cấy không liên tục vi khuẩn:<br />

1. Pha lũy thừa 2. Pha suy vong<br />

3. Pha cân bằng 4. Pha tiềm <strong>phá</strong>t<br />

Thứ tự các giai đoạn của quá trình này:<br />

A. 1-2-3-4 B. 4-1-3-2 C. 4-1-2-3 D. 1-4-3-2<br />

Câu 37. Vai trò chủ yếu của việc nuôi cấy không liên tục:<br />

A. Tiêu diệt số vi khuẩn gây bệnh.<br />

B. Sản xuất sinh <strong>khối</strong> vi sinh vật.<br />

C. Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của một chủng vi sinh vật nào đó.<br />

D. Chế tạo vacxin.<br />

Câu 38. Hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây?<br />

A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh <strong>khối</strong> nhất định khỏi môi trường nuôi cấy.<br />

B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh <strong>khối</strong> dư thừa.<br />

C. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh <strong>khối</strong> khỏi môi trường nuôi cấy.<br />

Trang 13


D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh<br />

<strong>khối</strong> dư thừa.<br />

Câu 39. Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất<br />

sinh học có giá trị?<br />

A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật.<br />

B. Vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh <strong>khối</strong> sẽ được lấy ra liên tục.<br />

C. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm <strong>phá</strong>t, chuẩn bị phân<br />

chia.<br />

D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản.<br />

Câu 40. Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là:<br />

A. nội bào tử. B. ngoại bào tử.<br />

C. bào tử đốt. D. Cả A, B, C.<br />

Câu 41. Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là<br />

A. phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.<br />

B. phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.<br />

C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính<br />

D. phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.<br />

Câu 42. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là:<br />

A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử.<br />

B. phân đội nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính.<br />

C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.<br />

D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính<br />

Câu 43. Xạ khuẩn sinh sản bằng:<br />

A. nội bào tử. B. ngoại bào tử<br />

C. bào tử đốt. D. bào tử vô tính<br />

Câu 44. Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là:<br />

A. không có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat.<br />

B. có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat.<br />

C. có màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat.<br />

D. có màng, không có vỏ và canxi dipicolinat.<br />

Câu 45. Nội bào tử bền với nhiệt vì có:<br />

A. vỏ và hợp chất axit dipicolinic.<br />

B. 2 lớp màng dày và axit dipicolinic.<br />

C. 2 lớp màng dày và canxi dipicolinic<br />

D. vỏ và canxi dipicolinat.<br />

Câu 46. Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất:<br />

A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật<br />

B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật<br />

C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được<br />

Trang 14


D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được<br />

Câu 47. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được:<br />

A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.<br />

B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.<br />

C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.<br />

D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.<br />

Câu 48. Cho các nguyên tố: Cacbon, brom, photpho, iot, nito, lưu huỳnh, clo, fluo, oxi. Những loại<br />

nguyên tố nào đều là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật?<br />

A. Cacbon, nito, oxi, photpho, fluo, iot.<br />

B. Oxi, lưu huỳnh, cacbon, photpho, nito.<br />

C. Nitơ, photpho, cacbon, oxi, brom.<br />

D. Lưu huỳnh, oxi, nito, clo, brom, cacbon.<br />

Câu 49. Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh bị vỡ ở nhiệt độ nào:<br />

A. ><strong>10</strong>°C B. > 30°C C. >20°C D. >40°C<br />

Câu 50. Vi sinh vật sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ từ 20°C – 40°C được gọi là:<br />

A. Vi sinh vật ưa ấm<br />

B. Vi sinh vật ưa nhiệt<br />

C. Vi sinh vật ưa lạnh<br />

D. Vi sinh vật ưa nóng vừa.<br />

Câu 51. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực<br />

A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.<br />

B. tẩy trùng trong bệnh viện<br />

C. khử trùng phòng thí nghiệm.<br />

D. thanh trùng nước máy<br />

Câu 52. Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng:<br />

A. các loại cồn.<br />

B. các andehit<br />

C. các hợp chất kim loại nặng.<br />

D. các loại khí ôxit.<br />

Câu 53. Cơ chế tác động của chất kháng sinh là:<br />

A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.<br />

B. ôxi hoá các thành phần tế bào.<br />

C. gây biến tính các protein.<br />

D. bất hoạt các protein.<br />

Câu 54. Virut có cấu tạo gồm:<br />

A. vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài.<br />

B. có vỏ prôtêin và ADN.<br />

C. có vỏ prôtêin và ARN.<br />

D. có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài.<br />

Trang 15


Câu 55. Cấu tạo chung của virut gồm thành phần chủ yếu nào?<br />

A. Gai glicoprotein và axit nucleic.<br />

B. Lõi ARN và vỏ capsit<br />

C. Vỏ capsit và lõi axit nucleic.<br />

D. Capsome và vỏ capsit.<br />

Câu 56. Hạt virut hay virion được gọi là:<br />

A. Virut ngoài tế bào chủ.<br />

B. Vi rút sống nửa kí sinh.<br />

C. Virut sống kí sinh hoàn toàn.<br />

D. Các ARN dạng vòng, không có vỏ capsit.<br />

Câu 57. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai<br />

chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn<br />

thương lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.<br />

1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.<br />

2. Cho virus lại nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bệnh.<br />

3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virus chủng B.<br />

4. Kết quả thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 58. Dựa vào hình thái bên ngoài, người ta phân biệt các loại virut nào?<br />

A. Virut độc, virut ôn hòa<br />

B. Virut cấu trúc xoắn, vi rut cấu trúc <strong>khối</strong>, virut cấu trúc hỗn hợp.<br />

C. Virut trần, virut vỏ ngoài.<br />

D. Virut khảm thuốc lá, virut Adeno.<br />

Câu 59. Virut gây bệnh ở vi khuẩn được gọi là:<br />

1. Riketsia 2. Thể thực khuẩn<br />

3. Phago 4. Bacterio phago<br />

5. Micoplasma 6. Prion<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 4<br />

C. 1, 2, 3, 4, 5, 6 D. 2, 3, 4<br />

Câu 60. Capsome là:<br />

A. lõi của virut.<br />

B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.<br />

C. vỏ bọc ngoài virut.<br />

D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.<br />

Câu 61. Cấu tạo loại virut nào sau đây có capsome tạo thành <strong>khối</strong> đa diện gồm 20 mặt tam giác đều?<br />

A. TMV B. HIV<br />

C. Virut khảm thuốc lá D. Virut adeno<br />

Trang 16


Câu 62. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì:<br />

A. tế bào có tính đặc hiệu.<br />

B. virut có tính đặc hiệu<br />

C. virut không có cấu tạo tế bào<br />

D. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.<br />

Câu 63. Con người dựa vào điều gì để phân loại virut?<br />

1. Mục đích nghiên cứu<br />

2. Vật chủ<br />

3. Vỏ capsit<br />

4. Phương tiện lây lan<br />

5. Cấu trúc của axit nucleic.<br />

6. Làm tan tế bào hay không<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4, 5<br />

C. 1, 2, 3, 4, 5, 6 D. 2, 3, 4<br />

Câu 64. Ứng dụng quan trọng nhất về nghiên cứu thực khuẩn là:<br />

A. Dùng thể thực khuẩn để tiêu diệt E.Coli.<br />

B. Tiêu diệt các vi khuẩn yếu trong cơ thể.<br />

C. Tiêu diệt virut gây bệnh ở động vật.<br />

D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác trong kĩ thuật di truyền.<br />

Câu 65. Virut gây bệnh ở thực vật chứa chủ yếu loại axit nucleic nào?<br />

A. ADN<br />

B. ARN mạch đơn và ADN mạch kép<br />

C. ARN<br />

D. ADN và ARN<br />

Câu 66. Quá trình tiềm tan là quá trình:<br />

A. virut nhân lên và <strong>phá</strong> tan tế bào.<br />

B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.<br />

C. virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.<br />

D. lắp axit nucleic vào protein vỏ.<br />

Câu 68. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự<br />

A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp – phóng thích<br />

B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích – lắp ráp<br />

C. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp – phóng thích<br />

D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.<br />

Câu 69. Trong quá trình sinh trưởng của phago, giai đoạn sinh tổng hợp là giai đoạn:<br />

A. Phá vỡ tế bào chủ mang các chất đã tổng hợp được, chui ra ngoài.<br />

B. Dùng bộ máy di truyền của tế bào chủ, tổng hợp ADN và vỏ capsit.<br />

C. đưa bộ gen của mình vào tế bào chủ, để lại vỏ capsit bên ngoài.<br />

Trang 17


D. Vỏ capsit bao lấy lõi ADN tạo phức hợp nucleocapsit.<br />

Câu 70. Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế<br />

bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampixilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến<br />

hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương<br />

<strong>phá</strong>p biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm<br />

vào ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, đồng thời tạo ra lượng sản<br />

phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này?<br />

1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh.<br />

2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng ampixilin.<br />

3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp.<br />

4. Vi khuẩn không chứa plasmit.<br />

5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân.<br />

6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen.<br />

7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn<br />

sinh trưởng bình thường.<br />

8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau.<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 71. Hiện nay, bệnh HIV-AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới và trở thành vấn đề nóng bỏng<br />

được nhiều người quan tâm. Bệnh HIV đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho nên vấn đề phòng bệnh<br />

được đặt lên hàng đầu. Sau đây là các biện <strong>phá</strong>p phòng chống HIV:<br />

(I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.<br />

(II) Không ăn chung, ngủ chung với người nhiễm HIV.<br />

(III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.<br />

(IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng.<br />

(V) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh HIV.<br />

(VI) Một số trường hợp thật cần thiết, máu của người nhiễm HIV vẫn có thể sử dụng để truyền.<br />

Có bao nhiêu biện <strong>phá</strong>p phòng tránh HIV đúng cách?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 72. Khi tế bào chủ bị nhiễm virut, tế bào này trở thành tế bào tiềm tan khi:<br />

A. Bị nhiễm loại virut ôn hòa và tế bào hoạt động bình thường<br />

B. Bị nhiễm loại virut độc nhưng tế bào vẫn hoạt động bình thường<br />

C. Bị nhiễm loại virut ôn hòa nhưng sau đó tế bào bị virut làm tan ra.<br />

D. Tế bào giết chết virut.<br />

Câu 73. Cơ chế xuất hiện hội chứng AIDS:<br />

A. HIV kí sinh làm tan tế bào lympho T, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và cơ thể nhiễm hàng loạt<br />

bệnh cơ hội.<br />

B. HIV gây rối loạn trao đổi chất ở tất cả các tế bào trong cơ thể bệnh nhân.<br />

C. HIV làm tan tế bào limpho B.<br />

D. HIV ức chế tế bào hồng cầu sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng.<br />

Câu 74. Inteferon là:<br />

Trang 18


A. Loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh.<br />

B. Loại protein chống virut, được sinh ra khi tế bào bị nhiễm virut.<br />

C. Loại thuốc được chế tạo đặc biệt dùng để chống virut thực vật.<br />

D. Loại virut ôn hòa được sử dụng để chống lại virut độc.<br />

Câu 75. Cơ chế miễn dịch tế bào:<br />

A. Tế bào limpho T độc tìm các vi khuẩn gây bệnh để thực bào.<br />

B. Tế bào limpho T độc tiết ra loại protein độc làm tan tế bào nhiễm khiến chúng không nhân lên<br />

được.<br />

C. Tế bào limpho T độc ức chế sự <strong>phá</strong>t triển của tế bào nhiễm.<br />

D. Tế bào limpho B độc làm tan tế bào vi khuẩn gây bệnh.<br />

Trang 19


ĐÁP ÁN<br />

1. D 2. C 3. A 4. B 5. C 6. C 7. A 8. A 9.B <strong>10</strong>. D<br />

<strong>11</strong>. A <strong>12</strong>. D 13. A 14. B 15. C 16. C 17. A 18. C 19.C 20. D<br />

21. C 22. A 23. D 24. D 25. C 26. A 27. D 28. D 29. B 30. C<br />

31. A 32. C 33. D 34. B 35. B 36. B 37. C 38. B 39. B 40. A<br />

41. B 42. C 43. C 44. D 45. D 46. D 47. D 48. B 49. C 50. A<br />

51. D 52. C 53. A 54. A 55. C 56. A 57. C 58. B 59. B 60. D<br />

61. D 62. B 63. D 64. D 65. C 66. B 67. D 68. D 69. B 70. A<br />

71. A 72. A 73. A 74. B 75. B<br />

Câu 1. Đáp án D.<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Môi trường tự nhiên: Môi trường chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số<br />

lượng.<br />

VD dịch chiết khoai tây.<br />

Câu 2. Đáp án C.<br />

- Trong phòng thí nghiệm; căn cứ vào các chất dinh dưỡng, người ta chia thành ba loại môi trường nuôi<br />

cấy:<br />

+ Môi trường tự nhiên: VD dịch chiết khoai tây,...<br />

+ Môi trường tổng hợp: dung dịch đường glucose <strong>10</strong>%,...<br />

+ Môi trường bán tổng hợp: canh thịt + <strong>10</strong>ml dung dịch đường glucose <strong>10</strong>%.<br />

Câu 3. Đáp án A.<br />

+ Môi trường tự nhiên (môi trường vi sinh vật tự nhiên) là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác<br />

định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một<br />

phần của thịt bò, cazein, bột đậu tương... dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa<br />

các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn<br />

phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).<br />

+ Môi trường tổng hợp (môi trường vi sinh vật tổng hợp) là môi trường trong đó các chất đều đã biết<br />

thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi<br />

trường chứa glucose là nguồn cacbon và muối a<strong>môn</strong> là nguồn nitơ.<br />

+ Môi trường bán tổng hợp (môi trường vi sinh vật bán tổng hợp) là môi trường trong đó có một số chất<br />

tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất<br />

hoá học đã biết thành phần và số lượng...<br />

Câu 4. Đáp án B.<br />

Câu 5. Đáp án C.<br />

Môi trường bán tổng hợp (môi trường vi sinh vật bán tổng hợp) là môi trường trong đó có một số chất<br />

tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất<br />

hoá học đã biết thành phần và số lượng... Từ đó, đề bài cho môi trường gồm: nước, muối khoáng, nước<br />

thịt nên đây là môi trường bán tổng hợp.<br />

Câu 6. Đáp án C.<br />

Môi trường đó là môi trường tổng hợp vì các chất đã biết rõ về thành phần và số lượng.<br />

Trang 20


Câu 7. Đáp án A.<br />

Câu 8. Đáp án A.<br />

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục dinh dưỡng theo kiểu quang tự<br />

dưỡng.<br />

Câu 9. Đáp án B.<br />

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng kiểu quang dị dưỡng.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D.<br />

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi sinh vật không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu hóa dị<br />

dưỡng.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án A.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án D.<br />

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn sắt là các vi sinh vật hóa tự<br />

dưỡng.<br />

Câu 13. Đáp án A.<br />

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh không thuộc quang dị dưỡng. 2,5 sai.<br />

Câu 14. Đáp án B.<br />

Câu 15. Đáp án C.<br />

Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, xảy ra trong điều kiện thiếu oxi.<br />

1, 2, 3 đúng.<br />

4 sai vì chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Ví dụ: đối với lên men lactic thì axit piruvic (chất<br />

nhận điện tử cuối cùng) bị khử ngay thành axit lactic. Sản phẩm chính là axit lactic. Do vi khuẩn thực<br />

hiện.<br />

5 sai vì hiệu suất năng lượng thấp<br />

Chú ý:<br />

Lên men rượu<br />

Tác nhân: nấm men<br />

Sản phẩm: CO 2 , rượu<br />

Câu 16. Đáp án C<br />

Câu 17. Đáp án A.<br />

Lên men Lactic<br />

Tác nhân: vi khuẩn lactic<br />

Sản phẩm: axit lactic.<br />

So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men<br />

Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men<br />

Chất nhận điện tử cuối cùng<br />

là oxi phân tử<br />

Oxi hóa hoàn toàn sản phẩm<br />

CO 2 và H 2 O năng lượng<br />

được sinh ra nhiều nhất<br />

Chất nhận điện tử cuối<br />

cùng là oxi liên kết<br />

<strong>Sinh</strong> ra sản phẩm trung<br />

gian, năng lượng sinh ra<br />

ít.<br />

Chất nhận điện tử cuối<br />

cùng là một chất hữu cơ.<br />

<strong>Sinh</strong> ra sản phẩm trung<br />

gian, năng lượng sinh ra<br />

ít.<br />

Dựa vào bảng trên ta có: ý 3 sai vì chất nhận điện tử cuối cùng không phải là chất vô cơ.<br />

Câu 18. Đáp án C.<br />

Câu 19. Đáp án C.<br />

Trang 21


Câu 20. Đáp án D.<br />

Hô hấp hiếu khí<br />

Chất nhận điện tử cuối cùng<br />

là oxi phân tử<br />

Câu 21. Đáp án C.<br />

Chất hình thành là giấm (axit axetic)<br />

CH 3 CH 2 OH + O 2 CH 3 COOH + H 2 O +Q<br />

Hô hấp kị khí<br />

Chất nhận điện tử cuối<br />

cùng là oxi liên kết<br />

Vi khuẩn axetic biến rượu thành giấm gồm 2 giống chủ yếu: Acetobacter và Gluconobacter. Khi để<br />

giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng tiếp tục biến axit axetic thành CO 2 , H 2 O làm pH tăng<br />

lên, giảm mất dần vị chua.<br />

Câu 22. Đáp án A.<br />

Dấu hiệu so sánh Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí<br />

Địa điểm xảy ra Màng sinh chất - Màng sinh chất (sinh vật nhân sơ)<br />

Nhu cầu oxi Không Có<br />

Chấp nhận electron cuối cùng Chất vô cơ Oxi<br />

Sản phẩm cuối cùng Axit pivuric CO 2 và H 2 O<br />

Hiệu quả năng lượng Thấp Cao<br />

Câu 23. Đáp án D.<br />

Câu 24. Đáp án D.<br />

Chất nhận điện tử cuối cùng của lên men là phân tử hữu cơ nên D sai.<br />

Câu 25. Đáp án C.<br />

- 3 sai vì phiên mã ngược xuất hiện ở HIV.<br />

- Màng trong ti thể (sinh vật nhân<br />

thực)<br />

- 4 sai vì quá trình tổng hợp protein cũng tương tự như sinh vật bậc cao.<br />

Câu 26. Đáp án A.<br />

Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh <strong>khối</strong> của các vi sinh vật rất cao và lớn gấp nhiều lần so với sinh<br />

vật bậc cao.<br />

Câu 27. Đáp án D.<br />

Trong 20 axit amin thường gặp trong phân tử protein có một số axit amin mà cơ thể người và động vật<br />

không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào qua thức ăn. 8 axit amin cần thiết cho người lớn:<br />

Lizin, threonin, triptophan, metionin, valin, isolozin, phenylalanine, arginine.<br />

Câu 28. Đáp án D.<br />

Sau hai giờ, số thế hệ là 6, số tế bào trong quần thể sau 2 h là: <strong>10</strong> 4 .2 6<br />

Câu 29. Đáp án B.<br />

Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa<br />

và đạt đến cực đại. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.<br />

Câu 30. Đáp án C.<br />

Trang 22


Câu 31. Đáp án A.<br />

Pha tiềm <strong>phá</strong>t (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh<br />

trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme<br />

chuẩn bị cho sự phân bào.<br />

Câu 32. Đáp án C.<br />

Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm<br />

chuyển hóa vật chất.<br />

Câu 33. Đáp án D.<br />

Thời gian thế hệ của vi sinh vật là:<br />

+ Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.<br />

+ Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia.<br />

Câu 34. Đáp án B.<br />

Pha tiềm <strong>phá</strong>t (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh<br />

trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme<br />

chuẩn bị cho sự phân bào.<br />

Câu 35. Đáp án B.<br />

Nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa<br />

sang pha cân bằng do: tích lũy các chất độc hại, dinh dưỡng cạn kiệt oxi giảm, pH môi trường thay đổi.<br />

Chú ý: So sánh giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục<br />

Dấu hiệu so<br />

sánh<br />

Đặc điểm về<br />

hình thức nuôi<br />

cấy<br />

Nuôi cấy liên tục<br />

- Bổ sung thường xuyên chất<br />

dinh dưỡng vào môi trường<br />

nuôi cấy.<br />

- Không ngừng loại bỏ chất<br />

thải và rút lượng sinh <strong>khối</strong><br />

thừa.<br />

Nuôi cấy không liên tục<br />

- Không bổ sung chất dinh<br />

dưỡng vào môi trường nuôi<br />

cấy.<br />

- Không loại các chất thải và<br />

không rút lượng sinh <strong>khối</strong> dư<br />

thừa.<br />

Đặc điểm về<br />

sinh trưởng<br />

Câu 36. Đáp án B.<br />

Câu 37. Đáp án C.<br />

Câu 38. Đáp án B.<br />

Pha lũy thừa kéo dài, mật độ<br />

vi sinh vật tương đối ổn định.<br />

Có 4 pha: tiềm <strong>phá</strong>t, lũy thừa,<br />

cân bằng và suy vong.<br />

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại<br />

bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh <strong>khối</strong> hơn.<br />

Câu 39. Đáp án B.<br />

Hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có<br />

giá trị vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh <strong>khối</strong> sẽ được lấy ra liên tục.<br />

Câu 40. Đáp án A.<br />

Các đặc điểm của nội bào tử:<br />

Trang 23


- Cấu trúc được hình thành khi VSV gặp điều kiện bất lợi.<br />

- Không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.<br />

- Có lớp vỏ dày và chứa canxidipicolinat.<br />

Câu 41. Đáp án B.<br />

Câu 42. Đáp án C.<br />

Câu 43. Đáp án C.<br />

Xạ khuẩn:<br />

- Hình thức tổ chức cơ thể: Dạng sợi, không vách ngắn, khuẩn lạc xạ khuẩn có cấu trúc phóng xạ với các<br />

vòng tỏa từ tâm.<br />

- Phương thức sống: Sống hoại sinh hay cộng sinh.<br />

- Hình thức sinh sản: <strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng bằng các ngoại bào tử được hình thành trên các cuống sinh<br />

bào tử ở đầu mút của sợi khí sinh. Bào tử <strong>phá</strong>t tán, gặp điều kiện thuận lợi sẽ <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể xạ<br />

khuẩn mới. Do vậy đây, là hình thành bào tử đốt.<br />

Câu 44. Đáp án D.<br />

Câu 45. Đáp án D.<br />

Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxidipicolinat nên bền với nhiệt.<br />

Bào tử ở vi sinh vật được hình thành khi:<br />

- Gặp điều kiện bất lợi.<br />

- Bào tử sinh sản tham gia vào quá trình sinh sản.<br />

Câu 46. Đáp án D.<br />

Để sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, vi sinh vật cũng cần tất cả các chất dinh dưỡng như ở sinh vật bậc cao.<br />

- Các chất dinh dưỡng giúp chủ động tạo ra các điều kiện nuôi cấy thích hợp đối với các VSV có lợi<br />

để kích thích sự <strong>phá</strong>t triển của chúng.<br />

- Tạo điều kiện không thích hợp đối với các VSV có hại để kìm hãm sinh trưởng của chúng.<br />

Câu 47. Đáp án D.<br />

Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật<br />

mà chúng không tự tổng hợp được.<br />

Câu 48. Đáp án B.<br />

Những nguyên tố là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật là Oxi, lưu huỳnh, cacbon, photpho, nito.<br />

Câu 49. Đáp án C.<br />

Câu 50. Đáp án A.<br />

VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh (t°: 20 - 40°C)<br />

Dựa vào nhiệt độ có thể chia VSV ra 4 nhóm:<br />

+ VSV ưa lạnh: Sống ở Nam cực(t°


Câu 53. Đáp án A.<br />

Câu 54. Đáp án A.<br />

Câu 55. Đáp án C.<br />

- Lõi acid nucleic của virus chính là bộ gen của chúng. Virus chỉ chứa DNA hoặc RNA (có thể là<br />

mạch đơn hoặc mạch kép)<br />

- Bao bên ngoài lõi acid nucleic là lớp protein: vỏ capsit được cấu tạo từ các capsome.<br />

- Một số virus còn có thêm lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ lớp kép lipit và protein, bên trên có gai<br />

glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên đặc trưng cho virus. Lớp vỏ này thực chất là màng tế bào vật<br />

chủ được virus cải tạo.<br />

Câu 56. Đáp án A.<br />

Ký sinh nội bào bắt buộc: chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ. Ở bên ngoài tế bào vật chủ, virus<br />

được gọi là hạt virus hay virion.<br />

Câu 57. Đáp án C.<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu đúng: 1, 2, 4.<br />

- Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng<br />

virut A và B. Cả hai chúng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn<br />

thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo<br />

thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được<br />

chủng virut A.<br />

- Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A.<br />

- Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.<br />

* Hình ảnh thí nghiệm:<br />

* Kiến thức cần nhớ:<br />

- Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin<br />

(gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là<br />

nuclêôcapsit.<br />

- Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép)<br />

trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.<br />

- Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.<br />

- Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. Vỏ ngoài là lớp lipit kép<br />

và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicoprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám<br />

lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vẻ ngoài gọi là virut trần.<br />

Trang 25


Câu 58. Đáp án B.<br />

Dựa vào hình thái ngoài của virus người ta chia virus làm 3 loại: cấu trúc <strong>khối</strong>, cấu trúc xoắn và cấu<br />

trúc hỗn hợp.<br />

- Cấu trúc xoắn (hình a): Capsome xắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic thường làm cho virus có<br />

hình que hoặc xoắn: virus đốm thuốc lá...<br />

- Cấu trúc <strong>khối</strong> (hình b): Capsome xắp xếp theo hình <strong>khối</strong> đa diện, gồm 20 mặt tam giác đều. VD:<br />

Virus bại liệt, thủy đậu…<br />

- Cấu trúc hỗn hợp (hình d): Phage có cấu tạo phức tạp nhất, đầu có cấu trúc <strong>khối</strong>, đuôi có cấu trúc xoắn,<br />

trụ đuôi có đĩa gốc là một hình 6 cạnh, có 1 lỗ ở giữa cho phép trục đuôi đi qua. Đĩa gốc có 6 gai đuôi từ<br />

đó mọc ra 6 lông đuôi mảnh và dai, giúp phage bám trên bề mặt vi khuẩn.<br />

Câu 59. Đáp án B.<br />

Câu 60. Đáp án D.<br />

Capsome là đơn phần cấu tạo nên vỏ capsit của vi khuẩn.<br />

Câu 61. Đáp án D.<br />

- Virus Adeno: lớp vỏ capsid dạng hình <strong>khối</strong> đa diện gồm 20 mặt tam giác đều với các gai glycoprotein<br />

nhô ra từ đỉnh góc.<br />

- Virus khảm thuốc lá có một vỏ trụ xoắn với hình dạng tổng thể như 1 chiếc que cứng.<br />

- HIV chứa hai bản sao của ARN chuỗi đơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ<br />

(capsid) hình nón.<br />

Câu 62. Đáp án B.<br />

- Các virut có gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ có thể bám<br />

vào được tế bào chủ.<br />

- Nếu không có sự đặc hiệu như trên thì virut không bám vào được và không gây bệnh được.<br />

Câu 63. Đáp án D.<br />

Câu 64. Đáp án D.<br />

Một số phagơ (ví dụ: phagơ lamda) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu có cắt đi thì cũng<br />

không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng.<br />

Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng<br />

thành vật vận chuyển gen lí tưởng.<br />

Câu 65. Đáp án C.<br />

Câu 66. Đáp án B.<br />

Virut ôn hòa là những virut mà bộ gen của nó gắn vào NST của tế bào những tế bào vẫn sinh trưởng<br />

bình thường Chu trình tiềm tan.<br />

Câu 67. Đáp án D.<br />

Câu 68. Đáp án D.<br />

Câu 69. Đáp án B.<br />

Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ, thông di truyền trong gen của phagơ điều khiển bộ<br />

máy sinh tổng hợp của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình.<br />

Câu 70. Đáp án A.<br />

Chọn các câu (3) (5) (6) (8).<br />

Trang 26


- Câu (1) sai là do vi khuẩn đã mang gen kháng cả 2 loại kháng sinh, nên vi khuẩn không bị tác động bởi<br />

kháng sinh. Vì vậy hệ gen trong nhân không chịu tác động bởi kháng sinh.<br />

- Câu (2) sai là do vi khuẩn mang cả 2 gen nhưng trong tế bào chất. Các gen kháng thuốc này thường<br />

nằm trong plasmit có nhiều trong tế bào chất của vi khuẩn.<br />

- Câu (4) sai do vi khuẩn có chứa plasmit mới có được gen kháng lại chất kháng sinh và tiếp tục sinh<br />

trưởng trong môi trường chứa kháng sinh.<br />

- Câu (7) sai, do vi khuẩn không mang gen kháng penicilin nên khi môi trường có penicilin vi khuẩn<br />

không có khả năng sinh trưởng và quần thể vi khuẩn dẫn tới suy vong.<br />

Lưu ý về định nghĩa sinh vật biến đổi gen là sinh vật có hệ gen bị biến đổi, bất hoạt, thêm hay bớt gen<br />

hoặc bổ sung lượng gen của sinh vật khác vào.<br />

Câu 71. Đáp án A.<br />

Các biện <strong>phá</strong>p làm đúng là:<br />

(I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.<br />

(III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.<br />

(IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng<br />

Câu 72. Đáp án A.<br />

Câu 73. Đáp án A.<br />

HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T<br />

có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T – CD4), đại thực bào và tế bào tua.<br />

Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4 thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp<br />

giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm<br />

bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh.<br />

Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung<br />

gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.<br />

Câu 74. Đáp án B.<br />

Inteferon là protein đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư<br />

và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây inteferon được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào<br />

bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có<br />

thể sản xuất inteferon với số lượng lớn nên giá thành hạ<br />

Câu 75. Đáp án B.<br />

Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào<br />

cơ thể.<br />

Các hình thức miễn dịch:<br />

1. Miễn dịch không đặc hiệu: miễn dịch tự nhiên, có tính chất bẩm sinh, cơ thể được miễn dịch nhờ hệ<br />

thống bảo vệ cơ thể như lớp biểu bì da ngoài cùng, niêm mạc các nội quan...<br />

2. Miễn dịch đặc hiệu:<br />

- Miễn dịch dịch thể: có thể được miễn dịch nhờ kháng thể được tiết ra từ các tế bào bạch cầu lympho<br />

B, chúng có vai trò ngưng kết, bao bọc virut, lắng kết và trung hòa độc tố.<br />

- Miễn dịch tế bào: Cơ thể được miễn dịch nhờ hoạt động của tế bào bạch cầu lympho T độc. Loại tế<br />

bào này sản xuất loại protein độc, có tác dụng làm tan tế bào chứa virut gây bệnh, ngăn chặn sự <strong>phá</strong>t<br />

triển của chúng.<br />

Trang 27


PHẦN 1: SINH HỌC TẾ BÀO<br />

Với phần <strong>Sinh</strong> học tế bào, các em sẽ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo hóa học cũng như sinh học của tế bào,<br />

cấu tạo của nước, cacbohidrat, lipit, axit nucleic...Những kiến thức này làm nền tảng quan trọng cho các<br />

chương trình <strong>11</strong> và <strong>12</strong>, giúp các bạn tự tin hơn.<br />

Nội dung chính:<br />

1. Thành phần hóa học của tế bào<br />

2. Cấu trúc tế bào<br />

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào<br />

4. Nguyên phân – Giảm phân<br />

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO<br />

I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC<br />

1. Các nguyên tố hóa học<br />

a. Thành phần hóa học của tế bào<br />

- Khi phân tích thành phần hóa học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong tế<br />

bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được<br />

nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co... là cần thiết cho sự<br />

sống.<br />

- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm một tỉ<br />

lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.<br />

- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thế giới sống<br />

(chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, sinh sản) trong<br />

khi các vật không sống thì không có khả năng này.<br />

b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng<br />

Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hóa học thành 2<br />

nhóm cơ bản:<br />

Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbobidrat, lipit...<br />

điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...<br />

Nguyên tố vi lượng: (Có hàm lượng < 0,01% <strong>khối</strong> lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim,<br />

các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co,<br />

Zn...<br />

LƯU Ý<br />

Nguyên nhân sự khác biệt này là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hoá học, sự tương tác của<br />

các chất hóa học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.<br />

STUDY TIP<br />

Sự tương tác giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối<br />

khoáng) và hợp chất hữu cơ (lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).<br />

2. Nước vai trò của nước trong tế bào<br />

a. Cấu trúc hóa học của nước<br />

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá<br />

trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau<br />

(phân cực) có khả năng hình thành liên kết hiđro (H) giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử<br />

chất tan khác tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi...).<br />

Trang 1


. Vai trò của nước<br />

- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào<br />

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết<br />

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa<br />

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.<br />

II. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT<br />

1. Cacbohidrat<br />

a. Cấu tạo<br />

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O.<br />

b. Các loại cacbohidrat<br />

Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia đường ra thành các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.<br />

So sánh các loại đường:<br />

Trang 2


Đại diện<br />

Cấu tạo<br />

c. Chức năng<br />

- Đường đơn: Cung cấp năng lượng.<br />

Đường đơn Đường đôi Đường đa<br />

Deoxiribozơ, ribozơ,<br />

glucozơ (đường nho);<br />

đường fructozơ (đường<br />

quả); galactozơ<br />

Đừng đơn gồm 2 loại<br />

chủ yếu là đường 5C và<br />

đường 6C.<br />

- Đường đôi và đa: Chức năng dự trữ và cấu trúc.<br />

- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.<br />

Saccarozơ (glucozơ kết<br />

hợp với fructozơ thành);<br />

Lactozơ (galactozơ liên<br />

kết với glucozơ tạo<br />

thành)<br />

Gồm 2 phân tử đường<br />

đơn kết hợp lại với<br />

nhau.<br />

Glicôgen, tinh bột,<br />

xenlulôzơ, kitin.<br />

Gồm rất nhiều đơn phân<br />

liên kết với nhau theo<br />

dạng thẳng hay phân<br />

nhánh.<br />

Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ<br />

xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.<br />

STUDY TIP<br />

Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

2. Lipit<br />

a. Cấu tạo<br />

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng<br />

các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.<br />

b. Các loại lipit<br />

Lipit chia thành 2 nhóm lớn:<br />

- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp<br />

- Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm<br />

photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron,...)<br />

Phân biệt được mỡ, dầu và sáp:<br />

- Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon)<br />

liên kết với 3 axit béo<br />

- Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.<br />

- Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.<br />

- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu<br />

mạch dài (thay cho glixêrol).<br />

Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Trang 3


Phân biệt photpholipit và stêrôit:<br />

Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carotenoit và một số loại vitamin như A, D, E, K cũng là 1<br />

dạng lipid.<br />

c. Chức năng của lipit<br />

- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit)<br />

- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)<br />

- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon)…<br />

So sánh cacbohidrat và lipit:<br />

Giống nhau:<br />

- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.<br />

- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.<br />

- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.<br />

- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Khác nhau:<br />

- C: H: O = 1:2:1<br />

Cacbohidrat<br />

- Đơn vị cấu tạo là đường đơn<br />

- Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.<br />

- Cacbohidrat tan được trong nước.<br />

III. PROTEIN<br />

- C: H: O ≠ 1:2:1<br />

Lipid<br />

- Đơn vị cấu tạo là glixerol và axit béo.<br />

- Lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa<br />

phân.<br />

- Lipid tan trong dung môi hữu cơ không tan được<br />

trong nước.<br />

Ngoài ADN và ARN thì prôtêin cũng là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,<br />

mà các đơn phân của prôtêin là các axit amin (aa). Prôtêin có cấu trúc và chức năng cụ thể như sau:<br />

1. Cấu trúc prôtêin<br />

a. Cấu trúc hóa học của prôtêin<br />

Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1<br />

phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với<br />

nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay<br />

axêtylcôlin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa<br />

nước và đuôi kị nước.<br />

Chức năng: Thành phần cấu tạo màng sinh chất.<br />

Stêrôit là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực<br />

Ví dụ: Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất.<br />

Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon<br />

hoặc vitamin<br />

Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hooc<strong>môn</strong>. Một số<br />

hoocmon giới tính như testosteron và estrogen cũng là 1 dạng<br />

lipid.<br />

Trang 4


Mỗi axit amin gồm 3 thành phần:<br />

- Nhóm cacbôxy – COOH<br />

- Nhóm amin- NH 2<br />

- Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) → có 20 loại axit amin khác nhau.<br />

<strong>Công</strong> thức tổng quát của 1 axit amin:<br />

Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của axit amin này liên kết với nhóm<br />

cacbôxin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử<br />

prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.<br />

STUDY TIP<br />

Khối lượng 1 phân tử của 1 axit amin bằng 1<strong>10</strong>đvC.<br />

b. Cấu trúc không gian<br />

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:<br />

Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo.<br />

Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.<br />

Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành <strong>khối</strong> cầu.<br />

NHẬN XÉT<br />

Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt<br />

động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất<br />

của cơ thể sống.<br />

Lưu ý: Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc<br />

không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).<br />

2. Tính chất của prôtêin<br />

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng +<br />

thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Trang 5


3. Chức năng của prôtêin<br />

- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.<br />

- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.<br />

- Điều hòa sự trao đổi chất.<br />

- Bảo vệ cơ thể.<br />

IV. AXIT NUCLEIC<br />

1. ADN<br />

a. Cấu tạo của ADN<br />

ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân<br />

mà đơn phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X.<br />

Mỗi nucleotit gồm 3 phần:<br />

- 1 gốc bazo nito<br />

- 1 gốc đường đêoxiribozơ (C 5 H <strong>10</strong> O 4 )<br />

- 1 gốc axit phosphoric.<br />

Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho<br />

dieste) để tạo nên chuỗi poliucleotit.<br />

Chú ý: Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường<br />

đêoxiribôzơ của nucleotit này với gốc axit photphoric<br />

của nucleotit khác.<br />

STUDY TIP<br />

Nucleotit liền nhau: Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit<br />

theo tên của bazo nito.<br />

Phân tử ADN mạch kép gồm:<br />

- Là một chuỗi xoắn kép được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, theo đó:<br />

A ở mạch 1 luôn liên kết với T ở mạch 2 bằng 2 liên kết hidro<br />

G ở mạch 1 luôn liên kết với X ở mạch 2 bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.<br />

Do vậy, A = T, G = X (xét toàn mạch đôi)<br />

- Mỗi vòng xoắn có <strong>10</strong> cặp nucleotit dài 34 A 0 , đường kính vòng xoắn là 2nm.<br />

STUDY TIP<br />

- Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axit phosphoric của nucleotit với đường C5 của<br />

nucleotit tiếp theo.<br />

b. Chức năng của ADN<br />

Chức năng của ADN là lưu giữ thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ khả<br />

năng tự nhân đôi từ đó giúp duy trì đặc tính ổn định qua các thế hệ.<br />

Chú ý: Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng<br />

cho loài. ADN trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp<br />

không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào nên hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng<br />

cho loài.<br />

Trang 6


2. ARN<br />

a. Cấu tạo hóa học của ARN<br />

Tương tự như phân tử ADN thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các<br />

ribonucleotit.<br />

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:<br />

- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T.<br />

- 1 gốc đường ribolozo.<br />

- 1 gốc axit phosphoric.<br />

ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit. Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit<br />

trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.<br />

STUDY TIP<br />

Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường ribolozo của ribonucleotit này với gốc axit photphoric của<br />

ribonucleotit khác.<br />

b. Các loại ARN và chức năng<br />

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau:<br />

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông<br />

tin di truyền từ mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.<br />

Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có:<br />

- Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN<br />

- Mã mở đầu: tín hiệu khởi đầu phiên mã<br />

- Các codon mã hóa axit amin:<br />

- Mã kết thúc, mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã<br />

tARN có cấu trúc với 3 thùy, trong đó có một thùy mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã<br />

hóa axit amin trên phân tử mARN, tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp<br />

nên chuỗi polipeptit.<br />

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn<br />

kép cục bộ. rARN là loại ARN có cấu trúc có nhiều liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng<br />

lớn nhất trong tế bào.<br />

Trang 7


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1<br />

Câu 1. Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân<br />

tử?<br />

A. Vì cacbon có <strong>khối</strong> lượng nguyên tử là <strong>12</strong> đvC.<br />

B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.<br />

C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối<br />

hóa học khác.<br />

D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.<br />

Câu 2. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?<br />

1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.<br />

2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.<br />

3. Điều hòa nhiệt độ.<br />

4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.<br />

5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.<br />

Số đặc điểm đúng là:<br />

A. 2 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 3, 4, 5<br />

Câu 3. Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?<br />

1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.<br />

2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.<br />

3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.<br />

4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 3 D. 3, 4<br />

Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?<br />

1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.<br />

2. Chiếm tỉ lệ trong <strong>khối</strong> lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.<br />

4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3<br />

Câu 5. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:<br />

1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.<br />

2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.<br />

3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.<br />

4. Cacbohidrat, lipit và ARN.<br />

5. Protein và ADN.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3 B. 1, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 4, 5<br />

Trang 8


Câu 6. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:<br />

1. Glucozo a. Đường sữa<br />

2. Fructozo b. Đường mía<br />

3. Galactozo c. Đường quả<br />

4. Saccarozo d. Đường nho<br />

5. Pentozo<br />

Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?<br />

A. 1d-2c-4b-5a B. 1a-2b-3c-4d C. 1d-2c-3a-4b D. 1d-2c-3b-4a<br />

Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?<br />

1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.<br />

2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.<br />

3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.<br />

4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.<br />

5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 4 B. 3, 5 C. 2, 3, 5 D. 3<br />

Câu 8. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?<br />

1. Lactozo 2. Mantozo 3. Xenlulozo<br />

4. Saccarozo 5. Glicogen 6. Galactozo.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 4 B. 3, 5, 6 C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5<br />

Câu 9. Cacbohidrat có chức năng:<br />

1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.<br />

2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.<br />

4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.<br />

5. Là chất dự trữ cho tế bào.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 2, 4, 5 B. 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 4<br />

Câu <strong>10</strong>. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?<br />

A. 25 B. 35 C. 45 D. 55<br />

Câu <strong>11</strong>. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:<br />

A. C, H, O, N B. C, K, Na, P C. Ca, Na, C, N D. Cu, P, H, N<br />

Câu <strong>12</strong>. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?<br />

A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể<br />

Câu 13. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:<br />

A. Để bẻ gãy các liên kết hiđro giữa các phân tử<br />

B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các phân tử nước<br />

C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước<br />

Trang 9


D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.<br />

Câu 14. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:<br />

A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào<br />

B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể<br />

C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường<br />

D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.<br />

Câu 15. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?<br />

A. Liên kết peptit B. Liên kết hóa trị C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô<br />

Câu 16. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là:<br />

A. Glicôgen B. Fructôzơ C. Tinh bột D. Mantôzơ<br />

Câu 17. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cácbon?<br />

A. Glucôzơ, Fructôzơ, Pentôzơ<br />

B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ<br />

C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột<br />

D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ.<br />

Câu 18. Lipit là chất có đặc tính:<br />

A. Tan rất ít trong nước<br />

B. Tan nhiều trong nước<br />

C. Không tan trong nước<br />

D. Có ái lực rất mạnh với nước<br />

Câu 19. Lipit đơn giản gồm các hợp chất:<br />

A. Mỡ, dầu, và steroit<br />

B. Mỡ, sáp và photpholipit<br />

C. Photpholipit và steroit<br />

D. Mỡ, sáp và dầu<br />

Câu 20. Khi nói đến các cấu trúc của lipit đơn giản, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là đúng?<br />

1. Trong các nguyên cố C, H, O tỉ lệ của hidro chiếm thấp nhất.<br />

2. Đơn phân là các glixerol và axit béo.<br />

3. Sáp là phân tử được cấu trúc từ axit béo và rượu có mạch dài.<br />

4. Mỗi axit béo có từ 16-18 nguyên tử cacbon.<br />

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3<br />

Câu 21. Lipit phức tạp gồm các chất:<br />

A. Photpholipit và steroit<br />

B. Các este và photpholipit.<br />

C. Các photpholipit, mỡ, dầu và sáp.<br />

D. Các photpholipit, steroit, mỡ, dầu và sáp.<br />

Câu 22. Photpholipit có tính lưỡng cực vì:<br />

A. đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức.<br />

B. đầu ưa nước gắn với glixerol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của axit béo.<br />

Trang <strong>10</strong>


C. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của glixerol.<br />

D. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo.<br />

Câu 23. Trong các vitamin sau đây, vitamin nào tan trong nước?<br />

A. B, C, D, E B. B, C C. A, D, E, K D. E, A, B, C, D<br />

Câu 24. Lipit có các chức năng nào sau đây?<br />

1. Cấu trúc hệ thống các màng sinh học.<br />

2. Là chất dự trữ.<br />

3. Là thành phần bắt buộc của enzim.<br />

4. Là thành phần cấu trúc của diệp lục.<br />

5. Là thành phần cấu tạo các vitamin A, D, E, K.<br />

6. Là thành phần cấu trúc của màng xenlulozo.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 25. Những điểm giống nhau giữa cacbohidrat và lipit gồm:<br />

1. đều được cấu tạo bởi 3 loại nguyên tố chính là C, H, O.<br />

2. đều là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào.<br />

3. đều là thành phần cấu trúc của các bộ phận tế bào.<br />

4. đều là nguyên liệu trực tiếp để oxi hóa tạo năng lượng.<br />

5. đều tham gia cấu tạo các hoocmon sinh dục.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2 C. 1, 2, 3 D. 2, 3<br />

Câu 26. Mỗi đơn phân của protein gồm các thành phần sau:<br />

A. Nhóm –NH2, nhóm –COOH, gốc hóa học R có hóa trị 1.<br />

B. Axit photphoric, đường C5H<strong>10</strong>O4<br />

, bazo nitrit.<br />

C. Axit photphoric, đường C5H<strong>12</strong>O4<br />

, bazo nitrit.<br />

D. Nhóm NH 2<br />

, nhóm COOH<br />

, bazo nitrit.<br />

Câu 27. Xét các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Mã di truyền có tính thoái hóa tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit<br />

amin.<br />

(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.<br />

(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô.<br />

(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.<br />

(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất.<br />

(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch<br />

thẳng.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 28. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

Trang <strong>11</strong>


1. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của protein gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.<br />

2. Protein bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidro để tăng độ vững chắc giữa các vòng.<br />

3. Protein bậc 3 hình cầu, trong protein bậc 4 các chuỗi polypeptit xếp thành <strong>khối</strong> dạng cầu.<br />

4. Protein nào có bậc càng cao, độ bền vững càng thấp.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 29. Sự đa dạng của protein do yếu tố nào sau đây quy định?<br />

1. Cấu trúc không gian.<br />

2. Trình tự sắp xếp axit amin.<br />

3. Liên kết hóa học.<br />

4. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 2, 4<br />

Câu 30. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về chức năng của protein:<br />

1. Kháng thể giúp bảo vệ cơ thể.<br />

2. Enzim giúp xúc tác các phản ứng trao đổi chất.<br />

3. điều hóa trao đổi chất.<br />

4. Quy định các tính trạng của cơ thể.<br />

5. Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 31. ADN được gọi là hợp chất cao phân tử sinh học vì:<br />

A. Khối lượng của nó lớn hơn gấp 3 lần so với 1 phân tử protein.<br />

B. Chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân.<br />

C. Khối lượng phân tử có thể lên đến hàng chục triệu đvC.<br />

D. B, C đúng.<br />

Câu 32. Liên kết nào sau đây giúp quy định cấu trúc không gian của ADN?<br />

A. Liên kết phosphodieste.<br />

B. Liên kết hidro.<br />

C. Liên kết hóa trị và liên kết hidro.<br />

D. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazo nitric.<br />

Câu 33. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm<br />

xem ở đó có nước hay không vì:<br />

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.<br />

B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa<br />

vật chất và duy trì sự sống.<br />

C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.<br />

D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào<br />

Câu 34. Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất:<br />

Trang <strong>12</strong>


A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại<br />

tế bào có chức năng bảo vệ.<br />

B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.<br />

C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

D. B và C.<br />

Câu 35. Photpholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan:<br />

A. trong nước cũng như các chất tích điện đi qua<br />

B. tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua.<br />

C. không tan trong lipit và trong nước đi qua.<br />

D. cả A và B.<br />

Câu 36. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là:<br />

A. chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

B. đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.<br />

C. đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.<br />

D. Cả A, B, C.<br />

Câu 37. Chức năng chính của mỡ là:<br />

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.<br />

B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.<br />

C. thành phần cấu tạo nên một số loại hooc<strong>môn</strong>.<br />

D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.<br />

Câu 38. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi:<br />

A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.<br />

B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.<br />

C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.<br />

D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.<br />

Câu 39. Chức năng không có ở prôtêin là:<br />

A. cấu trúc.<br />

B. xúc tác quá trình trình trao đổi chất.<br />

C. điều hòa quá trình trao đổi chất.<br />

D. truyền đạt thông tin di truyền.<br />

Câu 40. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị <strong>phá</strong> vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị<br />

ảnh hưởng nhất là:<br />

A. bậc 1. B. bậc 2. C. bậc 3. D. bậc 4.<br />

Câu 41. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có:<br />

A. nhiệt dung riêng cao.<br />

B. lực gắn kết.<br />

C. nhiệt bay hơi cao.<br />

D. tính phân cực.<br />

Câu 42. Hàm lượng ARN trong tế bào thay đổi phụ thuộc vào:<br />

Trang 13


1. Tế bào đang <strong>phá</strong>t triển hay đang phân bào.<br />

2. Tế bào đang ở kì nào của nguyên phân.<br />

3. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân.<br />

4. Tế bào còn non hay đã già, loại mô chứa tế bào đó.<br />

Đáp án đúng:<br />

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4 C. 1 D. 4<br />

Câu 43. Cho các <strong>phá</strong>t biểu về chức năng của ARN như sau:<br />

1. mARN là phiên bản mã từ mạch khuôn của gen.<br />

2. tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và chuyển vận đến riboxom.<br />

3. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của NST.<br />

4. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit đặc biệt tạo thành bào quan riboxom.<br />

Trong số <strong>phá</strong>t biểu trên, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu không đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 44. Trong số các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu không đúng?<br />

1. Có hai loại axit nucleic là ARN và ADN.<br />

2. ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X còn ARN được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, U, G,<br />

X.<br />

3. ADN có nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.<br />

4. Có 3 loại ARN, mỗi loại có chức năng khác nhau.<br />

5. Protein là đại phân tử sinh học, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có vai trò cấu trúc và tham gia<br />

các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào.<br />

6. Protein được cấu tạo bởi các đơn phân axit amin, nối nhau bằng liên kết peptit. Có 4 loại cấu trúc<br />

không gian gồm: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Trang 14


ĐÁP ÁN<br />

1. D 2. B 3. C 4. D 5. C 6. C 7. A 8. A 9. A <strong>10</strong>. A<br />

<strong>11</strong>. A <strong>12</strong>. B 13. A 14. B 15. C 16. C 17. B 18. C 19. B 20. D<br />

21. A 22. D 23. B 24. C 25. C 26. A 27. B 28. C 29. C 30. D<br />

31. D 32. D 33. B 34. A 35. D 36. C 37. A 38. C 39. D 40. A<br />

41. D 42. B 43. D 44. A<br />

Câu 1. Đáp án D.<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác. Chính vì vậy, cacbon là<br />

nguyên tố hóa học quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử.<br />

Câu 2. Đáp án B.<br />

Vai trò của nước:<br />

- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào, bảo vệ cấu trúc tế bào.<br />

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.<br />

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ.<br />

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.<br />

Câu 3. Đáp án C.<br />

- Nguyên tố đa lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit...<br />

điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...<br />

- Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% <strong>khối</strong> lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các<br />

hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn...<br />

Chú ý: Nguyên tố vi lượng là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại enzim xúc tác các phản ứng sinh<br />

hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.<br />

Câu 4. Đáp án D.<br />

Câu 5. Đáp án C.<br />

Tất cả các hợp chất trên đều quan trọng với tế bào: cacbohidrat, lipit. ADN, ARN, protein.<br />

Câu 6. Đáp án C.<br />

Glucozo – đường nho; fructozo – đường quả; galactozo – đường sữa; saccarozo – đường mía.<br />

Câu 7. Đáp án A.<br />

Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit.<br />

Ví dụ: Phân tử glucôzơ và phân tử fructôzơ liên kết với nhau tạo thành đường saccarôzơ (đường mía).<br />

Phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo đường đôi lactôzơ (đường sữa).<br />

Các đường đôi có tên chung là disaccarit.<br />

Ý 3 sai vì đường đơn mới là nguyên liệu oxi hóa trực tiếp.<br />

Ý 5 sai vì đường đôi có <strong>12</strong>C.<br />

Câu 8. Đáp án A.<br />

Các loại đường đôi: lactozo, mantozo, saccarozo.<br />

Câu 9. Đáp án A<br />

- Đường đơn là cung cấp năng lượng<br />

Trang 15


- Đường đôi và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc.<br />

- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.<br />

- Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ<br />

xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.<br />

- Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

Hay nói chung cacbohidrat là nguyên liệu oxy hóa, chất dự trữ cho tế bào và tham gia xây dựng nhiều<br />

bộ phận cho tế bào.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án A.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án A.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án B.<br />

- Nước là một thành phần chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, khi thiếu nước không thể tiến hành chuyển hóa vật<br />

chất và duy trì sự sống của tế bào. Do vậy vai trò của nước trong tế bào là rất quan trọng.<br />

- Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử Hidro kết với một nguyên tử oxi bằng liên kết cộng hóa trị.<br />

- Nước là thành phần bắt buộc, chủ yếu trong mọi cơ thể sống và tế bào. Nước phân bố chủ yếu ở chất<br />

nguyên sinh trong tế bào. Nước là môi trường khuếch tán, là dung môi, môi trường phản ứng chủ yếu của<br />

các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng<br />

trong cơ thể.<br />

Câu 13. Đáp án A.<br />

Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđro và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây<br />

không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại<br />

trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các<br />

phân tử nước khác. Khi bẻ gãy liên kết hidro, nước sẽ bay hơi.<br />

Câu 14. Đáp án B.<br />

Khi nhiệt độ tăng cao, nước bốc hơi ra khỏi cơ thể nhằm mục đích là điều hòa nhiệt độ, tạo ra sự cân bằng<br />

nhiệt cho tế bào và cơ thể.<br />

Câu 15. Đáp án C.<br />

Câu 16. Đáp án C.<br />

Câu 17. Đáp án B.<br />

Câu 18. Đáp án C.<br />

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng<br />

các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.<br />

Câu 19. Đáp án B.<br />

Câu 20. Đáp án D.<br />

- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp nên ý 2 đúng.<br />

- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol) nên ý 3<br />

đúng.<br />

4 đúng vì mỗi axit béo có 16-18 cacbon. Chiều dài của chuỗi các axit béo trong triglyceride tự nhiên<br />

khác nhau, nhưng hều hết có 16, 18, hoặc 20 nguyên tử carbon. Các axit béo tự nhiên được tìm thấy ở<br />

thực vật và động vật thường chỉ gồm các số chẵn của các nguyên tử carbon.<br />

1 sai vì trong các nguyên tố tỉ lệ H chiếm cao nhất.<br />

Trang 16


Câu 21. Đáp án A.<br />

Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm<br />

photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron...)<br />

Câu 22. Đáp án D.<br />

Câu 23. Đáp án B.<br />

Các vitamin tan trong nước là vitami B, C.<br />

Các vitamin tan trong dầu là A, D, E, K.<br />

Câu 24. Đáp án C.<br />

Các ý đúng là 1, 2, 4, 5.<br />

- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit), diệp lục.<br />

- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu).<br />

- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon)...<br />

Câu 25. Đáp án C.<br />

Sự giống nhau:<br />

- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.<br />

- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.<br />

- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.<br />

- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Câu 26. Đáp án A.<br />

Cấu trúc hóa học prôtêin:<br />

- Khối lượng 1 phân tử của một aa bằng 1<strong>10</strong>đvC<br />

- Mỗi aa gồm 3 thành phần:<br />

+ Nhóm cacbôxy –COOH<br />

+ Nhóm amin –NH2<br />

+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) ⇒ có 20 loại aa khác nhau.<br />

Câu 27. Đáp án B.<br />

Tính thoái hóa mã di truyền thể hiện ở một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.<br />

- Có ADN cấu trúc mạch đơn trong một số loại virut.<br />

- Phân tử tARN có đoạn mạch đơn, có đoạn mạch kép.<br />

- rARN mới có hàm lượng cao nhất. mARN có hàm lượng thấp nhất do tổng hợp protein thì một mARN<br />

có thể dùng làm khuôn tổng hợp nhiều chuỗi polypeptit.<br />

- mARN dùng làm khuôn tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng nếu mARN không<br />

có cấu trúc xoắn cuộn giống như tARN hoặc rARN thì nó sẽ không thể liên kết bổ sung với các bộ ba đối<br />

mã trên tARN.<br />

Câu 28. Đáp án C.<br />

4 sai vì protein có bậc càng cao thì độ bền vững càng cao. Protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:<br />

- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

- Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo.<br />

- Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.<br />

Trang 17


- Cấu trúc bậc 3: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành <strong>khối</strong> cầu.<br />

Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).<br />

1, 2, 3 đúng.<br />

Câu 29. Đáp án C.<br />

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các<br />

aa trong chuỗi pôlipeptit.<br />

Câu 30. Đáp án A.<br />

Tất cả đều đúng.<br />

Chức năng của prôtêin:<br />

- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.<br />

- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.<br />

- Điều hòa sự trao đổi chất.<br />

- Bảo vệ cơ thể.<br />

Câu 31. Đáp án D.<br />

ADN được gọi là hợp chất cao phân tử sinh học vì chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân và<br />

<strong>khối</strong> lượng phân tử có thể lên đến hàng chục triệu đvC.<br />

Câu 32. Đáp án D.<br />

Câu 33. Đáp án B.<br />

Câu 34. Đáp án A.<br />

Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành<br />

phần khác nhau của tế bào.<br />

Câu 35. Đáp án D.<br />

- Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử<br />

glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay axêtylcôlin).<br />

Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước.<br />

- Photpholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan trong nước cũng như<br />

các chất tích điện đi qua và các chất tan tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không<br />

tích điện đi qua.<br />

- Các chất đi qua lớp kép photpholipit của màng sinh chất phải là chất không phân cực vì các chất phân<br />

cực sẽ bị nước (là chất cũng phân cực) bao quanh tạo thành lớp áo nước => không đi qua được phần kị<br />

nước giữa 2 lớp photpholipit.<br />

Câu 36. Đáp án C.<br />

Câu 37. Đáp án A.<br />

Chức năng chính của lipit: Dự trữ năng lượng cho tế bào.<br />

Câu 38. Đáp án C.<br />

Câu 39. Đáp án D.<br />

Các bạn lưu ý truyền đạt thông tin di truyền là nhiệm vụ của ADN.<br />

Câu 40. Đáp án A.<br />

Bậc 1 ít bị ảnh hưởng vì liên kết chính của bậc 1 là liên kết peptit.<br />

Câu 41. Đáp án D.<br />

Trang 18


- Nước là thành phần chủ yếu, bắt buộc trong mọi tế bào và cơ thể sống. Trong tế bào, nước phân bố chủ<br />

yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản<br />

ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa<br />

trong tế bào.<br />

- Do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao<br />

đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên<br />

kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào.<br />

- Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có những đặc tính hóa – lí đặc biệt làm cho nó có vai trò rất<br />

quan trọng đối với sự sống (dung môi hòa tan các chất, môi trường khuếch tán và phản ứng, điều hòa<br />

nhiệt...).<br />

- Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc liên kết với các thành phần khác. Vì vậy, nước<br />

vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất tan cần thiết cho các hoạt động sống của tế<br />

bào, đồng thời nước còn là dung môi của các phản ứng sinh hóa.<br />

Câu 42. Đáp án B.<br />

Tế bào đang <strong>phá</strong>t triển, tế bào ở các mô hoạt động mạnh (mô cơ, mô tiết,...) có hàm lượng ARN rất cao và<br />

ngược lại.<br />

Câu 43. Đáp án D.<br />

Các ý đúng là 1, 2, 4.<br />

3 sai vì eo thứ cấp của NST chứa ADN tổng hợp các rARN, sau đó chúng tích tụ tạm thời tạo thành nhân<br />

con.<br />

Câu 44. Đáp án A.<br />

1, 2 đúng.<br />

3 sai vì cả ADN, ARN đều có biểu hiện của nguyên tắc bổ sung.<br />

4 sai vì có nhiều loại ARN.<br />

5, 6 đúng.<br />

Trang 19


CHƯƠNG II: CẢM ỨNG<br />

A – CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT<br />

I. HƯỚNG ĐỘNG<br />

1. Khái niệm hướng động<br />

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác<br />

định.<br />

Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.<br />

Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.<br />

2. Các kiểu hướng động<br />

Auxin có vai trò trong hướng động:<br />

LƯU Ý<br />

- Hướng đất: Hai măt của rễ có auxm phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm<br />

tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong<br />

xuổng<br />

- Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều<br />

kích thích sự kéo dài của tế bao, làm cây uốn cong về phía sáng.<br />

STUDY TIP<br />

- Các dạng tua cuốn của mướp, bầu, bí thuộc loại hướng động tiếp xúc<br />

- Hướng động tiếp xúc giúp các loài dây leo bám vào giá thể và vươn lên trên, hướng đến nguồn ánh sáng<br />

- Các dây leo sống trong các khu rừng rậm, sống trên các cành cây chủ cũng nhờ cơ chế này để bám trụ<br />

và vươn đến nguồn sáng phía trên.<br />

Kiểu hướng động<br />

Hướng sáng<br />

Hướng trọng lực<br />

Hướng hóa<br />

Đặc điểm<br />

- Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn<br />

sáng là hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại là hướng sáng<br />

âm.<br />

- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra<br />

nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích.<br />

- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao<br />

hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.<br />

- Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực.<br />

- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.<br />

- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.<br />

- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng...<br />

- Hướng hóa được <strong>phá</strong>t hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó....<br />

- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất.<br />

- Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.<br />

Trang 1


Hướng nước<br />

Hướng tiếp xúc<br />

- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.<br />

- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và<br />

phân bón trong đất.<br />

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.<br />

- Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ auxin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm<br />

vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.<br />

3. Vai trò của hướng động<br />

Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Ví dụ: Cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.<br />

II. ỨNG ĐỘNG<br />

1. Khái niệm ứng động<br />

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.<br />

Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối.<br />

- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới<br />

của cơ quan.<br />

Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở) và ngược lại<br />

(hoa đóng).<br />

2. Các kiểu ứng động<br />

Ứng động sinh trưởng<br />

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó<br />

các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan<br />

(như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác<br />

nhau do tác động của các kích thích không định<br />

hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt<br />

độ...).<br />

- Ứng động nở hoa: Hoa của cây bồ công anh nở<br />

ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc<br />

ánh sáng yếu.<br />

- Ứng động do nhiệt độ: Hoa nghệ tây và hoa tulip<br />

nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.<br />

- Quang ứng động<br />

- Nhiệt ứng động<br />

- Ứng động của lá<br />

Ứng động không sinh trướng<br />

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân<br />

chia và lớn lên của các tế bào của cây.<br />

- Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm.<br />

- Ứng động sức trương<br />

- Ứng động tiếp xúc<br />

- Ứng hóa ứng động<br />

Trang 2


Ứng động của cây trinh nữ khi va cham.<br />

Hình 3.25. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm<br />

LƯU Ý<br />

- Nguyên nhân gây ra sự cụp lá: Sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bi giảm do nước di chuyển<br />

vào những mô lân cận.<br />

- Sự đóng mở khí khổng: Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khi khổng.<br />

STUDY TIP<br />

Cơ chế ứng động sinh trưởng của sự quấn vòng ở các loài dây leo: Vận động quấn vòng do sự di chuyển<br />

đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau để di chuyển liên tục xoay<br />

quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy thuộc theo loại cây. Hoocmon giberelin kích thích vận động<br />

này cả ngày lẫn đêm.<br />

I – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT<br />

1. Khái niệm cảm ứng động vật<br />

B – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT<br />

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho<br />

sinh vật tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

+ Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật.<br />

+ Cảm ứng: Là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích<br />

+ Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó.<br />

+ Phản xạ: Một dạng điển hình của cảm ứng.<br />

- Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận:<br />

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).<br />

+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).<br />

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung<br />

ương).<br />

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,...).<br />

+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).<br />

Trang 3


Hình 3.26. Cung phản xạ<br />

- Hình thức, mức độ, tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ<br />

chức thần kinh của chúng.<br />

STUDY TIP<br />

Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích<br />

nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ phản ứng co của một bắp cơ tách<br />

rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ.<br />

2. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh<br />

- Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kích thích.<br />

Ví dụ: Trùng đế giày Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, trùng biến hình amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.<br />

3. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh<br />

So sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch:<br />

Hệ thần kinh Dạng lưới Dạng chuỗi hạch<br />

Đối tượng<br />

Đặc điểm cấu tạo<br />

Đặc điểm phản ứng<br />

Động vật đối xứng toả tròn: Ngành ruột<br />

khoang.<br />

Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong<br />

cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi<br />

thần kinh từ đó tạo thành mạng lưới.<br />

Phản ứng với kích thích bằng cách co<br />

toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều<br />

năng lượng, thiếu chính xác.<br />

Động vật đối xứng hai bên: Ngành giun<br />

dẹp, Giun tròn, Chân khớp.<br />

- Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành<br />

các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều<br />

dài của cơ thể.<br />

- Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm<br />

điều khiển.<br />

- Các hạch thần kinh được nối với nhau<br />

—> chuỗi hạch thần kinh<br />

Phản ứng mang tính chất định khu (tại<br />

vùng bị kích thích), chính xác hơn, tiết<br />

kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh<br />

dạng lưới.<br />

LƯU Ý<br />

- Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn<br />

nhiều năng lượng do hệ thần kinh có cấu tạo mạng lưới nên khi bị kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ<br />

lan toả nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể co lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng<br />

Trang 4


Chú ý: Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch<br />

- Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng<br />

- Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối<br />

hợp tăng cường<br />

- Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm<br />

năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới<br />

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống<br />

a. Cấu trúc<br />

- Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hệ thần kinh<br />

được bảo vệ bởi khung xương và hộp sọ.<br />

- Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.<br />

Hệ thần kinh trung ương:<br />

- Trong quá trình tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật, một số rất lớn các té bào thần kinh tập trung lại<br />

thành một ống nằm ở phía lưng của con vật để tạo thành hệ thần kinh trung ương<br />

- Hệ thần kinh trung ương ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phân hoá thành hai bộ phận não bộ và tủy<br />

sống<br />

- Não bộ nằm trong hộp sọ. Trong quá trình tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng ống, não bộ dần<br />

hoàn thiện và chia thành các phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Mỗi<br />

phần đảm nhận các chức năng khác nhau. Bán cầu đại não ngày càng <strong>phá</strong>t triển đóng vai trò quan trọng<br />

trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể<br />

- Tủy sống nằm trong xương sống<br />

- Hệ thần kinh trung ương có chức năng tiếp nhận, xử lí các thông tin và đưa ra các đáp ứng của cơ thể<br />

với những kích thích của môi trường.<br />

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống<br />

- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.<br />

- Các phản xạ ở hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp.<br />

- Các phản xạ đơn giản: Phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.<br />

- Các phản xạ phức tạp: Phản xạ có điều kiện và do một số lớn tế bào tham gia, đặc biệt là sự tham gia<br />

của tế bào thần kinh vỏ não.<br />

So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:<br />

Đặc điểm Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện<br />

Tính chất bẩm sinh<br />

Tính chất loài<br />

Có tính chất bẩm sinh, di truyền<br />

được.<br />

Có tính chất loài vĩnh viễn.<br />

Phản xạ này không di truyền. Được học được<br />

trong quá trình sống<br />

Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không<br />

được củng cố.<br />

Trung tâm phản xạ Là hoạt động dưới vỏ não. Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.<br />

Tác nhân kích thích và<br />

bộ phận kích thích<br />

Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân<br />

kích thích và bộ phận cảm thụ.<br />

Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích<br />

thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc<br />

điều kiện xây dựng phản xạ.<br />

Trang 5


LƯU Ý<br />

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng —> giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường<br />

STUDY TIP<br />

- Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.<br />

- Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của<br />

sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.<br />

II – ĐIỆN THẾ NGHỈ<br />

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,<br />

phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương. Ví dụ: Điện thế nghỉ ở tế<br />

bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích.<br />

Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV, của tế bào nón trong mắt<br />

ong mật là -50mV.<br />

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:<br />

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:<br />

- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào.<br />

- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.<br />

- Bơm Na - K.<br />

Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion<br />

- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài nên<br />

tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở.<br />

Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện<br />

dương so với mặt trong tích điện âm.<br />

Vai trò của bơm Na-K<br />

Ion Nồng độ trong tế bào (mM) Nồng độ ở dịch ngoại bào (mM)<br />

K+ 150 5<br />

Na+ 15 150<br />

Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào.<br />

- Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài vào phía bên trong màng tế bào làm cho trì nồng độ K+<br />

bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài, từ đó duy trì được điện thế nghỉ.<br />

- Hoạt động của bơm tiêu tốn năng lượng.<br />

- Bơm này còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động.<br />

- Bơm chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào.<br />

LƯU Ý<br />

K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ vì K+ mang điện tích dương đi từ trong<br />

ra ngoài màng (do nồng độ K+ bên trong cao hơn và do cổng K+ mờ) và nằm lại sát mặt ngoài màng tế<br />

bào và làm cho mặt ngoài của màng tế bào mang điện dương so với mặt trong mang điện âm. Bơm Na-K<br />

Trang 6


có chức năng vận chuyển K+ từ ngoài tế bào trả vào trong giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào luôn<br />

cao hơn bên ngoài<br />

III – ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH<br />

1. Đồ thị điện thế động<br />

Của tế bào thần kinh mực ống:<br />

- Giai đoạn mất phân cực: -70mV —> 0<br />

- Giai đoạn đảo cực: 35mV<br />

- Giai đoạn tái phân cực: -70mV<br />

Cơ chế hình thành điện thế động:<br />

Giai đoạn mất phân cực:<br />

- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động<br />

- Khi bị kích thích tính thấm của màng thay đổi cổng Na+ mở, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng<br />

làm trung hòa điện tích âm ở bên trong.<br />

- Dẫn đến điện thế 2 bên màng giảm nhanh từ -70mV đến 0mV.<br />

Giai đoạn đảo cực:<br />

- Các ion Na + mang điện dương đi vào trong không những để trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào,<br />

mà các ion Na + còn vào dư thừa.<br />

- Làm cho bên trong mang điện dương (+35 mV) so với bên ngoài mang điện tích âm.<br />

Giai đoạn tái phân cực:<br />

- Bên trong tế bào Na + nhiều nên tính thấm của màng đối với Na + giảm nên cổng Na + đóng. Tính thấm<br />

đối với K + tăng nên cổng K + mở rộng làm cho K + khuyếch tán từ trong tế bào ra ngoài nên bên ngoài<br />

mang điện tích dương. Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu (-70 mV).<br />

Hình 3.27. Đồ thị điện thế hoạt động<br />

STUDY TIP<br />

- Ở giai đoạn tái phân cực, K + đi qua màng tế bào ra ngoài (do tính thấm của màng đối với K + tăng, cổng<br />

K + mở rộng)<br />

- Do K + đi ra mang theo điện tích dương nên làm cho mặt ngoài của màng tế bào trở nên dương so với<br />

bên trong (ứng với giai đoạn tái phân cực)<br />

2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh<br />

Trang 7


- Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện.<br />

- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.<br />

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin:<br />

- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.<br />

- Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng<br />

khác trên sợi thần kinh.<br />

Hình 3.28. Sự lan truyền của xung thần kinh<br />

LƯU Ý<br />

Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần<br />

kinh không bao là khác nhau.<br />

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin<br />

- Bao mielin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao mielin co màu<br />

trắng và có tính chất cách điện.<br />

- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do đó<br />

tốc độ lan truyền rất nhanh (có mang chất cách điện).<br />

- Điện thế hoạt động lan truyền là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie nay<br />

sang eo Ranvie khác.<br />

So sánh:<br />

Đặc điểm so sánh Tế bào thần kinh không có mielin Tế bào thần kinh có mielin<br />

Đặc điểm cấu tạo<br />

Sự lan truyền xung<br />

thần kinh<br />

Không có bao mielin bọc trên sợi trục<br />

thần kinh.<br />

Xung thần kinh lan truyền là do sự<br />

mất phân cực, đảo cực, tái phân cực<br />

liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.<br />

Xung thần kinh lan truyền liên tục, từ<br />

vùng này sang vùng khác<br />

Có bao mielin có bản chất phospholipit<br />

(tính cách điện). Bao mielin bọc quanh<br />

sợi trục thần kinh không liên tục và ngắt<br />

quãng (eo Ranvie).<br />

Xung thần kinh lan truyền là do sự mất<br />

phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp<br />

từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.<br />

Xung thần kinh được lan truyền theo<br />

kiểu nhảy cóc<br />

Hướng lan truyền Lan truyền theo hai chiều. Lan truyền theo hai chiều.<br />

Tốc độ lan truyền<br />

Lan truyền chậm. Ở người tốc độ lan<br />

truyền xung thần kinh trên sợi thần<br />

kinh giao cảm là 3-5m/s.<br />

Lan truyền nhanh. Ở người tốc độ lan<br />

truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh<br />

vận động là <strong>10</strong>0m/s.<br />

Trang 8


STUDY TIP<br />

Tốc độ lan truyền trên sợi có miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi không có miêlin<br />

IV. TRUYỀN TIN QUA XINAP<br />

1. Xinap là gì?<br />

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ,<br />

tế bào tuyến ... có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.<br />

- Có 3 kiểu xinap:<br />

+ Xinap thần kinh - thần kinh<br />

+ Xinap thần kinh - cơ<br />

+ Xinap thần kinh - tuyến<br />

2. Cấu tạo xinap<br />

Hình 3.29. Các loại xinap<br />

A - Xinap thần kinh - thần kinh;<br />

B - Xinap thần kinh - cơ;<br />

C - Xinap thần kinh - tuyến<br />

Hình 3.30. cấu tạo của xinap<br />

Trang 9


- Xi nap gồm 2 loại xinap hóa học và xinap điện. Xinap hóa học là phổ biến nhất.<br />

- Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung<br />

gian hóa học.<br />

- Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin<br />

LƯU Ý<br />

Chất trung gian hoá hoc đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau ximáp và làm xuất hiện xung<br />

thần kinh lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau ximáp thuỷ phân axêtincholin thành axêtát và côlin.<br />

Hai chất này quay trở lại chuỳ ximáp và được tái tổng hơp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng<br />

xináp<br />

3. Quá trình truyền tin qua xinap<br />

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:<br />

- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca 2+ đi vào trong chuỳ xináp.<br />

- Ca 2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá<br />

học đi qua khe xináp đến màng sau.<br />

- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng<br />

sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.<br />

LƯU Ý<br />

Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo môt chiều (từ màng trước đến màng<br />

sau) vì màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước và màng trước cũng không<br />

có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học.<br />

V. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT<br />

1. Tập tính<br />

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên<br />

ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.<br />

2. Phân loại tập tính<br />

- Tập tính của động vật chia ra 2 loại:<br />

+ Tập tính bẩm sinh<br />

+ Tập tính học được<br />

Các tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được<br />

Đặc điểm<br />

Ví dụ<br />

3. Cơ sở thần kinh của tập tính<br />

Loại tập tính sinh ra đã có, di<br />

truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài<br />

Nhện thực hiện rất nhiều động tác<br />

nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ<br />

thành một tấm lưới.<br />

Loại tập tính hình thành trong quá trình sống của<br />

cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.<br />

Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là do bẩm sinh, vừa<br />

là do mèo mẹ dạy cho.<br />

Tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh<br />

vừa là do học được từ đồng loại.<br />

Trang <strong>10</strong>


Hình 3.31. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính<br />

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.<br />

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen quy định, bền vững, không thay đổi.<br />

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi. Quá trình hình<br />

thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các noron.<br />

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ<br />

của chúng.<br />

- Khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.<br />

STUDY TIP<br />

Sự hình thành các mối liên hệ giữa các noron là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể<br />

thay đổi.<br />

4. Một số hình thức học tập ở động vật<br />

a. Quen nhờn<br />

Là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần<br />

nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.<br />

Ví dụ: Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp<br />

nữa.<br />

b. In vết<br />

Là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ<br />

thấy ở những loài thuộc lớp chim. Nhờ in vết, chim non di chuyển theo chim bố mẹ do đó nó được chăm<br />

sóc nhiều hơn.<br />

c. Điều kiện hóa<br />

Điều kiện hóa đáp ứng Là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của<br />

các kích thích kết hợp đồng thời.<br />

Ví dụ: Thí nghiệm Paplop: Ống làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối<br />

hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới<br />

dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.<br />

Điều kiện hóa hành động: Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật<br />

chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó. Ví dụ: B.F.Skinno thả chuột vào lồng thí nghiệm.<br />

Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp và<br />

có thức ăn (phần thưởng), mỗi khi thấy đói bụng (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động<br />

chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.<br />

Trang <strong>11</strong>


d. <strong>Học</strong> ngầm<br />

- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái<br />

hiện để giải quyết những tình huống tương tự.<br />

Ví dụ: Thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.<br />

e. <strong>Học</strong> khôn<br />

Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.<br />

Ví dụ: Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. Các động vật có xương<br />

sống khác không thuộc bộ Linh trưởng không có khả năng làm như vậy.<br />

Chú ý: Người và động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển có rất nhiều tập tính học được vì:<br />

- Người và các động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập<br />

tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với<br />

phần bẩm sinh<br />

- Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và<br />

<strong>phá</strong>t triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức<br />

tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến động.<br />

LƯU Ý<br />

<strong>Học</strong> khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất <strong>phá</strong>t triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh<br />

trưởng<br />

5. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật<br />

a. Tập tính kiếm ăn<br />

- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi <strong>phá</strong>t ra từ con mồi.<br />

- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng <strong>phá</strong>t triển thì tập tính càng phức tạp.<br />

- Gồm các hoạt động: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.<br />

Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.<br />

b. Tập tính bảo vệ lãnh thổ<br />

- Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến<br />

đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.<br />

Ví dụ: Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu; chó, mèo, hổ,., đánh dấu lãnh thổ bằng nước<br />

tiểu.<br />

- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.<br />

c. Tập tính sinh sản<br />

- Là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi<br />

trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính<br />

ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,...<br />

- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết<br />

ra..) và môi trường trong (hooc<strong>môn</strong> sinh dục).<br />

- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.<br />

Ví dụ: Chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái<br />

d. Tập tính di cư<br />

- Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc<br />

Trang <strong>12</strong>


sinh sản.<br />

- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.<br />

- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.<br />

Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.<br />

e. Tập tính xã hội<br />

Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn), có tập tính vị<br />

tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),...<br />

6. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất<br />

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn<br />

nuôi, an ninh quốc phòng.<br />

- Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,...) làm xiếc.<br />

- Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để <strong>phá</strong>t hiện ma túy và<br />

bắt tội phạm.<br />

- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.<br />

- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc <strong>phá</strong> hoại cây trồng.<br />

Trang 13


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT<br />

Câu 1. Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ, được chi phối chủ yếu của nhân tố nào<br />

sau đây?<br />

A. Chất kìm hãm sinh trưởng etilen. B. Kích tố sinh trưởng auxin.<br />

C. Kích tố sinh trưởng giberelin. D. Kích tố sinh trưởng xitokinin.<br />

Câu 2. Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cong xuống.<br />

Hiện tượng này được gọi là:<br />

A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.<br />

B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương<br />

C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.<br />

D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.<br />

Câu 3. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất.<br />

2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.<br />

3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước tác nhân kích thích.<br />

4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của cây vươn về phía có ánh sáng.<br />

Phương án đúng:<br />

A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2,3 D. 1, 2, 3, 4<br />

Câu 4. Hướng động là:<br />

A. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.<br />

B. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.<br />

C. Vận động của rễ hướng về lòng đất.<br />

D. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.<br />

Câu 5. Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?<br />

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.<br />

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.<br />

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.<br />

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.<br />

Câu 6. Các kiểu hướng động dương của rễ là:<br />

A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.<br />

B. Hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.<br />

C. Hướng đất, hướng nước, hướng hoá.<br />

D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.<br />

Câu 7. Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?<br />

A. Chiếu sáng từ hai hướng. B. Chiếu sáng từ ba hướng<br />

C. Chiếu sáng từ một hướng. D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.<br />

Câu 8. Ứng động (Vận động cảm ứng) là:<br />

A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.<br />

Trang 14


B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.<br />

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.<br />

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.<br />

Câu 9. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?<br />

A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng<br />

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tác nhân kích thích.<br />

Câu <strong>10</strong>. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?<br />

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực<br />

dương.<br />

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.<br />

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.<br />

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực<br />

dương.<br />

Câu <strong>11</strong>. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?<br />

A. Hướng sáng. B. Hướng đất. C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc.<br />

Câu <strong>12</strong>. Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?<br />

A. ứng động đóng mở khí khổng. B. ứng động quấn vòng.<br />

C. ứng động nở hoa. D. ứng động thức ngủ của lá.<br />

Câu 13. Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây nằm ngang, sau đó rễ cây hướng đất dương?<br />

A. Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.<br />

B. Auxin có <strong>khối</strong> lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ<br />

cong hướng xuống đất.<br />

C. Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.<br />

D. Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng<br />

đất.<br />

Câu 14. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?<br />

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.<br />

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.<br />

C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.<br />

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.<br />

Câu 15. Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây đang nảy mầm nằm ngang, sau đó thân cây<br />

hướng đất âm?<br />

A. Auxin tập trung mặt dưới của thân, kích thích tế bào mặt dưới sinh sản nhanh, làm thân uốn cong lên<br />

phía trên.<br />

B. Auxin tập trung mặt trên của thân, kích thích tế bào ở đây sinh sản nhanh, làm cho thân hướng đất<br />

âm.<br />

C. Auxin tập trung mặt dưới của thân, ức chế không cho tế bào mặt này sinh sản, làm cho thân hướng<br />

đất âm.<br />

D. Auxin tập trung mặt trên của thân, ức chế lớp tế bào ở đây không cho chúng sinh sản, làm cho thân<br />

hướng đất âm.<br />

Trang 15


Câu 16. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh<br />

sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?<br />

A. Hướng sáng B. Hướng sáng âm<br />

C. Hướng sáng dương D. Hướng sáng và hướng gió<br />

Câu 17. Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả là vai trò của:<br />

A. Auxin B. Giberelin C. Chlorophyll D. Xitokinin<br />

Câu 18. Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ là tác dụng đặc trung của:<br />

A. Auxin B. Giberelin C. Etilen D. Axit abixic<br />

Câu 19. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự<br />

thay đổi:<br />

A. Sức trương nước của tế bào.<br />

B. Xung động thần kinh của thực vật.<br />

C. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật.<br />

D. A, B, C.<br />

Câu 20. Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học:<br />

A. Ánh sáng và các hoocmon thực vật.<br />

B. Sự hút nước và thoát nước của cây.<br />

C. Áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào.<br />

D. Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K + và Na + .<br />

Câu 21. Vận động quấn vòng của dây leo chịu sự chi phối của:<br />

A. Kích tố sinh trưởng auxin có tác dụng kích thích loại vận động này cả ngày lẫn ban đêm.<br />

B. Kích tố sinh trưởng auxin có tác dụng kích thích loại vận động này chỉ khi có ánh sáng.<br />

C. Kích số sinh trưởng giberelin, có tác dụng kích thích loại vận động này vào ban ngày.<br />

D. Kích tố sinh trưởng giberelin, có tác dụng kích thích loại vận động này cả ngày lẫn ban đêm.<br />

Câu 22. Vào mùa đông, các chồi, mầm chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ do:<br />

A. Cây cần phải tiết kiệm năng lượng.<br />

B. Sự trao đổi chất diễn ra chậm và yếu.<br />

C. Thiếu ánh sáng, bộ lá rụng nhiều.<br />

D. Cây tăng cường tổng hợp hợp chất kìm hãm sinh trưởng.<br />

Câu 23. Phản xạ là gì?<br />

B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT<br />

A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.<br />

B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.<br />

C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chi bên trong hoặc bên ngoài cơ<br />

thể.<br />

D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.<br />

Câu 24. Cảm ứng của động vật là:<br />

A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và <strong>phá</strong>t<br />

triển.<br />

Trang 16


B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

D. Phản ứng đối với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 25. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?<br />

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin Bộ phận phản hồi thông<br />

tin.<br />

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận thực hiện phản ứng Bộ phận phân tích và tổng hợp<br />

thông tin Bộ phận phản hồi thông tin.<br />

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin Bộ phận thực hiện phản<br />

ứng.<br />

D. Bộ phận trả lời kích thích Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận thực hiện phản ứng.<br />

Câu 26. Hệ thần kinh của giun dẹp có:<br />

A. Hạch đầu, hạch thân. B. Hạch đầu, hạch bụng.<br />

C. Hạch đầu, hạch ngực. D. Hạch ngực, hạch bụng.<br />

Câu 27. Ý nào không đúng đối với phản xạ?<br />

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.<br />

B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.<br />

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.<br />

D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.<br />

Câu 28. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?<br />

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm Hệ thần kinh Cơ, tuyến.<br />

B. Hệ thần kinh Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm Cơ, tuyến.<br />

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm Cơ, tuyến Hệ thần kinh.<br />

D. Cơ, tuyến Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm Hệ thần kinh.<br />

Câu 29. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:<br />

A. Duỗi thẳng cơ thể<br />

B. Co toàn bộ cơ thể.<br />

C. Di chuyển đi chỗ khác.<br />

D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.<br />

Câu 30. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:<br />

A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch<br />

nằm dọc theo chiều dài cơ thể.<br />

B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch<br />

nằm dọc theo lưng và bụng.<br />

C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch<br />

nằm dọc theo lưng.<br />

D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch<br />

được phân bố ở một số phần cơ thể.<br />

Trang 17


Câu 31. Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào?<br />

A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin Các cơ và<br />

nội quan thực hiện phản ứng.<br />

B. Các giác quan tiếp nhận kích thích Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin Các nội quan<br />

thực hiện phản ứng.<br />

C. Các giác quan tiếp nhận kích thích Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin Các tế bào mô<br />

bì, cơ.<br />

D. Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin Các giác quan tiếp nhận kích thích Các cơ và nội<br />

quan thực hiện phản ứng.<br />

Câu 32. Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch?<br />

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.<br />

B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.<br />

C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.<br />

D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.<br />

Câu 33. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?<br />

A. Tế bào cảm giác Mạng lưới thần kinh Tế bào mô bì cơ.<br />

B. Tế bào cảm giác Tế bào mô bì cơ Mạng lưới thần kinh.<br />

C. Mạng lưới thần kinh Tế bào cảm giác Tế bào mô bì cơ.<br />

D. Tế bào mô bì cơ Mạng lưới thần kinh Tế bào cảm giác.<br />

Câu 34. Hệ thần kinh của côn trùng có:<br />

A. Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.<br />

B. Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng<br />

C. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.<br />

D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.<br />

Câu 35. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:<br />

A. Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành<br />

mạng lưới tế bào thần kinh.<br />

B. Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng<br />

lưới tế bào thần kinh.<br />

C. Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế<br />

bào thần kinh.<br />

D. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần<br />

kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.<br />

Câu 36. Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?<br />

A. Diễn ra ngang bằng.<br />

B. Diễn ra chậm hơn một chút.<br />

C. Diễn ra chậm hơn nhiều.<br />

D. Diễn ra nhanh hơn.<br />

Câu 37. Phản xạ phức tạp thường là:<br />

Trang 18


A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào<br />

vỏ não.<br />

B. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh bong đó có các tế bào<br />

vỏ não.<br />

C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các<br />

tế bào tuỷ sống.<br />

D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các<br />

tế bào vỏ não.<br />

Câu 38. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?<br />

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.<br />

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.<br />

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.<br />

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.<br />

Câu 39. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?<br />

A. Là phản xạ có tính di truyền.<br />

B. Là phản xạ bẩm sinh.<br />

C. Là phản xạ không điều kiện.<br />

D. Là phản xạ có điều kiện.<br />

Câu 40. Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:<br />

A. Não và thần kinh ngoại biên.<br />

B. Não và tuỷ sống.<br />

C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.<br />

D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.<br />

Câu 41. Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:<br />

A. Não giữa. B. Tiểu não và hành não.<br />

C. Bán cầu đại não. D. Não trung gian.<br />

Câu 42. Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?<br />

A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.<br />

B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.<br />

C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.<br />

D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.<br />

Câu 43. Phản xạ đơn giản thường là:<br />

A. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần<br />

kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.<br />

B. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và<br />

thường do não bộ điều khiển.<br />

C. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và<br />

thường do tuỷ sống điều khiển.<br />

D. Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và<br />

thường do tuỷ sống điều khiển.<br />

Trang 19


Câu 44. Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?<br />

A. Thường do tuỷ sống điều khiển.<br />

B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.<br />

C. Có số lượng không hạn chế.<br />

D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.<br />

Câu 45. Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?<br />

A. Được hình thành trong quá trình, sống và không bền vững.<br />

B. Không di truyền được, mang tính cá thể.<br />

C. Có số lượng hạn chế.<br />

D. Thường do vỏ não điều khiển.<br />

Câu 46. Căn cứ vào chức năng hệ thần kinh có thể phân thành:<br />

A. Hệ thần kinh vận động điều khiển vận động hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều<br />

khiển các hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động.<br />

B. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động của các nội quan và hệ thần kinh sinh dưỡng điều<br />

khiển những hoạt động không theo ý muốn.<br />

C. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động không theo ý muốn và thần kinh kinh sinh dưỡng<br />

điều khiển những hoạt động theo ý muốn.<br />

D. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều<br />

khiển những hoạt động không theo ý muốn.<br />

Câu 47. Cung phản xạ "co ngón tay của người" thực hiện theo trật tự nào?<br />

A. Thụ quan đau ở da Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Sợi cảm giác của dây thần<br />

kinh tuỷ Các cơ ngón tay.<br />

B. Thụ quan đau ở da Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Các cơ ngón tay.<br />

C. Thụ quan đau ở da Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Sợi vận động của dây thần<br />

kinh tuỷ Các cơ ngón tay.<br />

D. Thụ quan đau ở da Tuỷ sống Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ Các cơ ngón tay.<br />

Câu 48. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?<br />

A. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.<br />

B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với<br />

ion.<br />

C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng<br />

tế bào với ion.<br />

D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm<br />

có chọn lọc của màng tế bào vói ion.<br />

Câu 49. Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?<br />

A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới Chuỗi hạch Dạng Ống.<br />

B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.<br />

C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.<br />

D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.<br />

Trang 20


Câu 50. Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?<br />

A. Do Na + mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên<br />

nằm sát màng.<br />

B. Do K + mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên<br />

nằm sát màng.<br />

C. Do K + mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích<br />

âm.<br />

D. Do K + mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của<br />

màng.<br />

Câu 51. Vì sao K + có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?<br />

A. Do cổng K + mở và nồng độ bên trong màng của K + cao.<br />

B. Do K + có kích thước nhỏ.<br />

C. Do K + mang điện tích dương.<br />

D. Do K + bị lực đẩy cùng dấu của Na + .<br />

Câu 52. Điện thế nghỉ là:<br />

A. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong<br />

màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.<br />

B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng<br />

mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.<br />

C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng<br />

mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.<br />

D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện<br />

âm và ngoài màng mang điện dương.<br />

Câu 53. Hoạt động của bơm Na + - K + để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?<br />

A. Vận chuyển K + từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K + giáp màng ngoài tế bào luôn cao và<br />

tiêu tốn năng lượng.<br />

B. Vận chuyển K + từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K + ở trong tế bào luôn tế bào luôn<br />

cao và không tiêu tốn năng lượng.<br />

C. Vận chuyển K + từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K + ở trong tế bào luôn tế bào luôn<br />

cao và tiêu tốn năng lượng.<br />

D. Vận chuyển Na + từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na + giáp màng ngoài tế bào luôn thấp<br />

và tiêu tốn năng lượng.<br />

Câu 54. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại "nhảy cóc"?<br />

A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.<br />

B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.<br />

C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.<br />

D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.<br />

Câu 55. Điện thế hoạt động là:<br />

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.<br />

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.<br />

Trang 21


C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.<br />

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.<br />

Câu 56. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?<br />

A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap D. Màng sau xinap.<br />

Câu 57. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực?<br />

A. Do Na + đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện âm.<br />

B. Do K + đi ra ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.<br />

C. Do Na + đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.<br />

D. Do Na + đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện dương.<br />

Câu 58. Hoạt động của bơm ion Na + - K + trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?<br />

A. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap.<br />

B. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap.<br />

C. Màng trước xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap.<br />

D. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap.<br />

Câu 59. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?<br />

A. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap.<br />

B. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap.<br />

C. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap.<br />

D. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap.<br />

Câu 60. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?<br />

A. Do K + đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.<br />

B. Do Na + đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.<br />

C. Do K + đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.<br />

D. Do Na + đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.<br />

Câu 61. Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao<br />

miêlin?<br />

A. Dẫn truyền theo lối "Nhảy cóc" từ eo Ranvie này chuyên sang eo Ranvie khác.<br />

B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.<br />

C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.<br />

D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.<br />

Câu 62. Xung thần kinh là:<br />

A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.<br />

B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động.<br />

C. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.<br />

D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.<br />

Câu 63. Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có<br />

bao miêlin?<br />

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.<br />

B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm.<br />

Trang 22


C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.<br />

D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.<br />

Câu 64. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển được hình thành rất nhiều?<br />

A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.<br />

B. Vì sống trong môi trường phức tạp.<br />

C. Vì có nhiều thời gian đê học tập.<br />

D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.<br />

Câu 65. Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?<br />

A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.<br />

B. Rất bền vững và không thay đổi.<br />

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.<br />

D. Do kiểu gen quy định.<br />

Câu 66. Các thông tin từ các thụ quan gửi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hoá như thế nào?<br />

A. Chỉ bằng tần số xung thần kinh.<br />

B. Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng phấn.<br />

C. Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn.<br />

D. Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn.<br />

Câu 67. Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?<br />

A. Tập tính bẩm sinh.<br />

B. Tập tính học được.<br />

C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được).<br />

D. Tập tính nhất thời.<br />

Câu 68. Tập tính quen nhờn là:<br />

A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.<br />

B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.<br />

C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.<br />

D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.<br />

Câu 69. In vết là:<br />

A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà<br />

nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.<br />

B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và<br />

giảm dần qua những ngày sau.<br />

C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm<br />

dần qua những ngày sau.<br />

D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và<br />

tăng dần qua những ngày sau.<br />

Câu 70. Tập tính học được là:<br />

A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.<br />

Trang 23


B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình <strong>phá</strong>t triển của loài, thông qua học tập và rút kinh<br />

nghiệm.<br />

C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,<br />

được di truyền.<br />

D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,<br />

mang tính đặc trưng cho loài.<br />

Câu 71. Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?<br />

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.<br />

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.<br />

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.<br />

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.<br />

Câu 72. <strong>Học</strong> ngầm là:<br />

A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết<br />

vấn đề tương tự.<br />

B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự<br />

dễ dàng.<br />

C. Những điều học được không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề<br />

tương tự một cách dễ dàng.<br />

D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề<br />

tương tự dễ dàng.<br />

Câu 73. <strong>Học</strong> khôn là:<br />

A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.<br />

B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.<br />

C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.<br />

D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.<br />

Câu 74. Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:<br />

A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.<br />

B. Sống trong môi trường đơn giản<br />

C. Không có thời gian để học tập.<br />

D. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.<br />

Câu 75. Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?<br />

A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.<br />

B. Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính.<br />

C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.<br />

D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.<br />

Câu 76. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:<br />

A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.<br />

B. Kích thích của môi trường kéo dài.<br />

C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.<br />

D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.<br />

Trang 24


Câu 77. Các loại tập tính có ở động vật có trình độ tổ chức khác nhau như thế nào?<br />

A. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có tập<br />

tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.<br />

B. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật bậc cao có<br />

nhiều tập tính học được.<br />

C. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có<br />

nhiều tập tính học được.<br />

D. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính học được. Động vật bậc cao có<br />

nhiều tập tính bẩm sinh.<br />

Câu 78. Ý nào không đúng với Axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?<br />

A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chuỳ xinap.<br />

B. Axêtincôlin bị Axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.<br />

C. Axêtat và côlin trở lại màng trước và vào chuỳ xinap để tái tổng hợp thành Axêtincôlin.<br />

D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap.<br />

Câu 79. Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?<br />

A. Phát huy những tập tính bẩm sinh.<br />

B. Phát triển những tập tính học tập.<br />

C. Thay đổi tập tính bẩm sinh.<br />

D. Thay đổi tập tính học tập.<br />

Câu 80. Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển thuộc loại tập tính nào?<br />

A. Phân lớn là tập tính bẩm sinh.<br />

B. Phần lớn là tập tính học tập.<br />

C. Số ít là tập tính bẩm sinh.<br />

D. Toàn là tập tính học tập.<br />

Trang 25


ĐÁP ÁN<br />

1.B 2.D 3.C 4.B 5.C 6.C 7.D 8.C 9.A <strong>10</strong>.B<br />

<strong>11</strong>.D <strong>12</strong>.B 13.D 14.B 15.A 16.A 17.A 18.B 19.A 20.A<br />

21.B 22.D 23.C 24.D 25.C 26.A 27.C 28.A 29.B 30.A<br />

31.B 32.D 33.A 34.D 35.C 36.D 37.D 38.A 39.D 40.C<br />

41.C 42.C 43.C 44.C 45.C 46.D 47.C 48.C 49.D 50.B<br />

51.A 52.C 53.C 54.C 55.A 56.D 57.B 58.D 59.D 60.B<br />

61.D 62.B 63.C 64.A 65.A 66.C 67.D 68.C 69.B 70.A<br />

71.C 72.C 73.A 74.A 75.B 76.A 77.C 78.A 79.C 80.B<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.<br />

- Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.<br />

- Rễ hướng đất dương:<br />

+ Do tác động trọng lực, lực hút của Trái Đất.<br />

+ Ở rễ, auxin phân bố nhiều hơn ở mặt trên, tại đây tế bào phân chia kéo dài và lớn nhanh hơn. Do vậy, rễ<br />

mọc theo hướng đâm xuống đất.<br />

- Thân hướng đất âm:<br />

Ngược lại, auxin phân bố mặt dưới của thân, tại đây tế bào phân chia nhanh, lớn lên và kéo dài ra. Nhờ<br />

vậy, thân uốn cong lên trên.<br />

Câu 2. Đáp án D<br />

Câu 3. Đáp án C<br />

- Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.<br />

- Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.<br />

Câu 4. Đáp án B<br />

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác<br />

định.<br />

Câu 5. Đáp án C<br />

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.<br />

- Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm.<br />

Câu 6. Đáp án C<br />

Các kiểu hướng động dương của rễ là: hướng đất, hướng nước, hướng hoá.<br />

- Hướng hóa được <strong>phá</strong>t hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó....<br />

- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.<br />

- Rễ hướng đất dương.<br />

Câu 7. Đáp án D<br />

Câu 8. Đáp án C<br />

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.<br />

Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối.<br />

Trang 26


- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới<br />

của cơ quan.<br />

Câu 9. Đáp án A<br />

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng. Còn<br />

hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác<br />

định nên khác nhau ở hướng của nhân tố kích thích.<br />

- So sánh giữa ứng động và hướng động:<br />

+ Giống nhau: Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi<br />

trường từ đó giúp thực vật tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

+ Khác nhau:<br />

Đặc điểm so sánh Hướng động Ứng động<br />

Tác nhân kích thích Từ một hướng xác định Không định hướng<br />

Hướng phản ứng của cơ quan<br />

thực vật với tác nhân kích thích<br />

Cơ chế<br />

Phụ thuộc hướng kích thích.<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng không đồng đều ở<br />

các tế bào thuộc 2 phía cơ quan.<br />

Không phụ thuộc hướng kích<br />

thích.<br />

Có sự sinh trưởng hoặc không có<br />

sự sinh trưởng (do biến động sức<br />

trương của vùng chuyên trách<br />

hoặc có rút chất nguyên sinh).<br />

Cơ quan thực hiện Có dạng hình trụ (thân, rễ...) Có dạng hình dẹp (cánh hoa, lá’...)<br />

Tốc độ Chậm Nhanh<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.<br />

- Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng là hướng sáng<br />

dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại là hướng sáng âm.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án D<br />

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.<br />

- Do phía kích thích (tiếp xúc) hông độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong<br />

theo cây gỗ<br />

- Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động tiếp xúc.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án B<br />

- Ứng động sinh trưởng gồm các vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học: Chỉ ứng động có tính chu kì<br />

theo thời gian nhất định trong ngày ở từng loại cây.<br />

- Ứng động đóng mở khí khổng, ứng động nở hoa và ứng động thức ngủ của lá đều theo thời gian nhất<br />

định trong ngày (có chu kì đồng hồ sinh học).<br />

Câu 13. Đáp án D<br />

Auxin phân bố nhiều ở mặt trên của rễ, kích thích tế bào phân chia và <strong>phá</strong>t triển làm rễ cong theo chiều<br />

hướng đất.<br />

Câu 14. Đáp án B<br />

Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm:<br />

+ Nguyên nhân gây ra sự cụp lá: Sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển<br />

vào những mô lân cận.<br />

+ Sự đóng mở khí khổng: Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.<br />

Trang 27


Câu 15. Đáp án A<br />

Auxin tập trung mặt dưới của thân, kích thích tế bào mặt dưới phân chia và lớn lên làm thân uốn cong lên<br />

phía trên.<br />

Câu 16. Đáp án A<br />

- Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng,<br />

gọi là hướng sáng dương.<br />

- Cơ chế: Hướng sáng dương có nguyên nhân do auxin phân bố không đều ở thân. Lượng auxin phân bố<br />

nhiều ở phía tối của thân, làm tếbào ở vùng tối phân chia mạnh hơn và kéo dài, lớn lên. Do vậy, ngọn cây<br />

mọc cong về phía có ánh sáng.<br />

Câu 17. Đáp án A<br />

Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả là vai trò của Auxin.<br />

Câu 18. Đáp án B<br />

Câu 19. Đáp án A<br />

Cây trinh nữ xếp lá khi bị va chạm cơ học do thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào.<br />

Câu 20. Đáp án A<br />

Ánh sáng và các hoocmon thực vật, là nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học.<br />

Câu 21. Đáp án B<br />

Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo thành các<br />

vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy theo từng loại cây.<br />

Vận động quấn vòng được chi phối bởi kích tố sinh trưởng giberelin, có tác dụng kích thích loại vận động<br />

này cả ngày lẫn ban đêm.<br />

Câu 22. Đáp án D<br />

Hiện tượng ngủ nghỉ của chồi, do cây tăng cường tổng hợp chất kìm hãm sinh trưởng.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

Phản xạ: Một dạng điển hình của cảm ứng. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích<br />

thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.<br />

Câu 24. Đáp án D<br />

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo<br />

cho sinh vật tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 25. Đáp án C<br />

- Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận:<br />

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).<br />

+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).<br />

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).<br />

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,...).<br />

+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).<br />

- Trình tự: Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin Bộ phận thực<br />

hiện phản ứng.<br />

Câu 26. Đáp án A<br />

- Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.<br />

- Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển.<br />

Trang 28


- Các hạch thần kinh được nối với nhau —> chuỗi hạch thần kinh.<br />

- Hệ thần kinh của giun dẹp gồm hạch đầu và hạch thân.<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

Câu 28. Đáp án A<br />

Câu 29. Đáp án B<br />

Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác.<br />

Câu 30. Đáp án A<br />

- Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.<br />

- Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển.<br />

Câu 31. Đáp án B<br />

Câu 32. Đáp án D<br />

Phản ứng ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch mang tính chất định khu (tại vùng bị kích thích), chính xác hơn,<br />

tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới nên D sai.<br />

Câu 33. Đáp án A<br />

Câu 34. Đáp án D<br />

Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu, hạch ngực và hạch bụng.<br />

Câu 35. Đáp án C<br />

Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh từ đó tạo thành<br />

mạng lưới.<br />

Câu 36. Đáp án D<br />

Tốc độ cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn ở thực vật.<br />

Câu 37. Đáp án D<br />

-Các phản xạ ở hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp.<br />

-Các phản xạ đơn giản: phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.<br />

-Các phản xạ phức tạp: phản xạ có điều kiện và do một số lớn tế bào tham gia, đặc biệt là sự tham gia của<br />

tế bào thần kinh vỏ não.<br />

Câu 38. Đáp án A<br />

Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương Sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hệ thần kinh<br />

được bảo vệ bởi khung xương và hộp sọ.<br />

Câu 39. Đáp án D<br />

Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi<br />

vận động của dây thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay.<br />

- Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và<br />

người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm<br />

co ngón tay lại.<br />

- Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài<br />

và rất bền vững.<br />

Câu 40. Đáp án C<br />

Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.<br />

Trang 29


Câu 41. Đáp án C<br />

Não bộ nằm trong hộp sọ. Trong quá trình tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng ống, não bộ dần<br />

hoàn thiện và chia thành các phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Mỗi<br />

phần đảm nhận các chức năng khác nhau. Bán cầu đại não ngày càng <strong>phá</strong>t triển đóng vai trò quan trong<br />

trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể.<br />

Câu 42. Đáp án C<br />

Trong quá trình tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng Ống, não bộ dần hoàn thiện và chia thành các<br />

phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.<br />

Câu 43. Đáp án C<br />

Các phản xạ đơn giản: Phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.<br />

Câu 44. Đáp án C<br />

Phản xạ không điều kiện chỉ có số lượng nhất định.<br />

Câu 45. Đáp án C<br />

- Phản xạ có điều kiện có số lượng không hạn chế.<br />

Đặc điểm Phản xạ khóng điều kiện Phản xạ có điều kiện<br />

Tính chất bẩm sinh<br />

Tính chất loài<br />

Có tính chất bẩm sinh, di<br />

truyền được.<br />

Có tính chất loài vĩnh viễn.<br />

Phản xạ này không di truyền<br />

Được học được trong quá trình sống.<br />

Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu<br />

không được củng cố.<br />

Trung tâm phản xạ<br />

Là hoạt động dưới vỏ não.<br />

Thường do tủy sống điều khiển.<br />

Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.<br />

Tác nhân kích thích và bộ<br />

phận kích thích<br />

Câu 46. Đáp án D<br />

Câu 47. Đáp án C<br />

Tuỳ thuộc tính chất của tác<br />

nhân kích thích và bộ phận cảm<br />

thụ.<br />

Không phụ thuộc tính chất tác nhân<br />

kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ<br />

phụ thuộc điều kiện xây dựng phản<br />

xạ.<br />

Thụ quan đau ở da Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Sợi vận động của dây. thần<br />

kinh tuỷ Các cơ ngón tay.<br />

Câu 48. Đáp án C<br />

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do các yếu tố sau:<br />

- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào không đều và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào.<br />

- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.<br />

Câu 49. Đáp án D<br />

- Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: Từ đối xứng toả tròn đến đối xứng 2 bên.<br />

Ví dụ: Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn Hệ thần kinh chuỗi hạch, ống đối xứng hai bên.<br />

Lợi ích: Phù hợp lối sống di chuyển về phía trước, hiệu quả phản ứng cao hơn (ĐV có hệ thần kinh lưới<br />

có thể phản ứng mọi phía nhưng vì thế mà hiệu quả phản ứng thấp).<br />

- Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày<br />

Trang 30


càng cao.<br />

Ví dụ: Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể Hệ thần kinh chuỗi<br />

hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch Hệ thần kinh ống lượng tế bào thần<br />

kinh nhiều, phân bố tập trung thành ống liên tục và phân chia thành nhiều phần thần kinh trung ương,<br />

thần kinh ngoại biên. Lợi ích: Phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng.<br />

- Tế bào thần kinh ngày càng phân bố tập trung ở đầu làm não <strong>phá</strong>t triển.<br />

Ví dụ: Hệ thần kinh lưới ko có não Hệ thần kinh hạch có hạch não nhưng nhỏ Hệ thần kinh ống có<br />

não rất <strong>phá</strong>t triển (phân chia thành 5 phần,...).<br />

Lợi ích: Phân hoá chức năng điều khiển các hoạt động về thần kinh trung ương, đặc biệt là não phản<br />

ứng nhanh, chính xác.<br />

Câu 50. Đáp án B<br />

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía<br />

trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.<br />

- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài à tính<br />

thấm của ion K + tăng, cổng K + mở.<br />

- Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện<br />

dương so với mặt trong tích điện âm.<br />

Câu 51. Đáp án A<br />

Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài nên tính<br />

thấm của ion K + tăng, cổng K + mở.<br />

Câu 52. Đáp án C<br />

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía<br />

trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.<br />

Ví dụ: Điện thế nghỉ ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích.<br />

- Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV; của tế bào nón trong mắt ong<br />

mật là -50mV.<br />

Câu 53. Đáp án C<br />

- Bơm này có nhiệm vụ chuyển K + từ phía ngoài vào phía bên trong màng tế bào làm cho trì nồng độ K +<br />

bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài, từ đó duy trì được điện thế nghỉ.<br />

- Hoạt động của bơm tiêu tốn năng lượng.<br />

- Bơm này còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động.<br />

- Bơm chuyển Na + từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào.<br />

Câu 54. Đáp án C<br />

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin<br />

+ Bao mielin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao mielin co màu trắng và<br />

có tính chất cách điện.<br />

+ Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do đó tốc độ<br />

lan truyền rất nhanh (có mang chất cách điện).<br />

+ Điện thế hoạt động lan truyền là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie nay sang<br />

eo Ranvie khác.<br />

+ Tốc độ lan truyền trên sợi có miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi không có miêlin.<br />

Câu 55. Đáp án A<br />

Trang 31


Câu 56. Đáp án D<br />

Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.<br />

Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.<br />

Câu 57. Đáp án B<br />

Giai đoạn tái phân cực:<br />

Bên trong tế bào Na + nhiều nên tính thấm của màng đối với Na + giảm nên cổng Na + đóng. Tính thấm đối<br />

với K + tăng nên cổng K + mở rộng làm cho K + khuyếch tán từ trong tế bào ra ngoài nên bên ngoài mang<br />

điện tích dương. Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu (-70 mV).<br />

Câu 58. Đáp án D<br />

Câu 59. Đáp án D<br />

Câu 60. Đáp án B<br />

- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.<br />

- Khi bị kích thích tính thấm của màng thay đổi cổng Na + mở, Na + khuếch tán từ ngoài vào trong màng<br />

làm trung hòa điện tích âm ở bên trong.<br />

- Dẫn đến điện thế 2 bên màng giảm nhanh từ -70 mV đến 0 mV.<br />

Câu 61. Đáp án D<br />

Câu 62. Đáp án B<br />

- Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện.<br />

- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.<br />

Câu 63. Đáp án C<br />

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin:<br />

+ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.<br />

+ Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng<br />

khác trên sợi thần kinh.<br />

Câu 64. Đáp án A<br />

Người và động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính<br />

ngày càng hoàn thiện do việc học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần<br />

bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh<br />

trưởng và <strong>phá</strong>t triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các lập<br />

tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.<br />

Câu 65. Đáp án A<br />

Đặc điểm của tập tính bẩm sinh:<br />

+ Rất bền vững và không thay đổi.<br />

+ Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.<br />

+ Do kiểu gen quy định.<br />

Câu 66. Đáp án C<br />

Câu 67 Đáp án D<br />

Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là:<br />

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ,<br />

đặc trưng cho loài.<br />

Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ<br />

Trang 32


+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và<br />

rút kinh nghiệm.<br />

Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.<br />

+ Tập tính hỗn hợp: Bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.<br />

Ví dụ: Mèo bắt chuột<br />

Câu 68. Đáp án C<br />

Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại<br />

nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.<br />

Câu 69. Đáp án B<br />

In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng<br />

này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim. Nhờ in vết, chim non di chuyển theo chim bố mẹ do đó nó<br />

được chăm sóc nhiều hơn.<br />

Câu 70. Đáp án A<br />

Câu 71. Đáp án C<br />

Câu 72. Đáp án C<br />

<strong>Học</strong> ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức<br />

đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.<br />

Câu 73. Đáp án C<br />

<strong>Học</strong> khôn là kiểu học phối họp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.<br />

Chú ý: <strong>Học</strong> khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất <strong>phá</strong>t triển như người và các động vật khác thuộc<br />

bộ Linh trưởng.<br />

Câu 74. Đáp án A<br />

Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học<br />

tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn<br />

nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời<br />

gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là<br />

nhờ các tập tính bẩm sinh.<br />

Câu 75. Đáp án B<br />

Câu 76. Đáp án A<br />

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ<br />

của chúng.<br />

- Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.<br />

Câu 77. Đáp án C<br />

Câu 78. Đáp án A<br />

Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở<br />

màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp:<br />

- Nếu chất trung gian hóa học gây hưng phấn, tác dụng lên màng sau làm thay đổi tính thấm của màng<br />

đối với ion Na + làm màng sau xuất hiện hưng phấn và tiếp tục truyền đi.<br />

- Nếu chất trung gian hóa học có tác dụng gây ức chế —> tác dụng lên màng sau làm thay đổi trạng thái<br />

của màng từ phân cực thành tăng phân cực và làm xuất hiện điện thế ức chế sau xinap. Vậy xung đến<br />

xinap dừng lại không được truyền đi nữa.<br />

Trang 33


- Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi,<br />

enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.<br />

- Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các<br />

bóng xinap.<br />

Câu 79. Đáp án C<br />

Thay đổi tập tính bẩm sinh bao giờ cũng đòi hỏi nhiều công sức nhất vì tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ<br />

không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.<br />

Câu 80. Đáp án B<br />

Tập tính kiếm ăn:<br />

- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi <strong>phá</strong>t ra từ con mồi.<br />

- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng <strong>phá</strong>t triển thì tập tính càng phức tạp.<br />

- Gồm các hoạt động: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.<br />

- Phần lớn là tập tính học tập.<br />

Trang 34


PHẦN 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN<br />

Nội dung chính:<br />

1. <strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển ở thực vật<br />

2. <strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển ở động vật<br />

A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT<br />

I. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT<br />

1. Khái niệm<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng của thực vật: là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế<br />

bào.<br />

2. <strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp<br />

a. Các mô phân sinh<br />

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt<br />

đời sống của cây.<br />

Có các loại mô phân sinh sau: Mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở<br />

cây 1 lá mầm).<br />

Mô phân sinh đỉnh: Nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh<br />

trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá<br />

mâm và cây Hai lá mầm.<br />

Mô phân sinh bên: Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự<br />

sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá<br />

mầm.<br />

Mô phân sinh lóng: Nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của<br />

lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.<br />

Trang 1


STUDY TIP<br />

- Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh từ đó giúp tăng trưởng chiều cao<br />

và đường kính thân.<br />

- Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tăng trưởng chiều cao và<br />

không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên).<br />

b. <strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp<br />

- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm.<br />

- Làm tăng chiều dài của thân và rễ.<br />

- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.<br />

c. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động<br />

nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.<br />

- Cấu tạo của cây thân gỗ gồm: gỗ lõi (ròng) màu sẫm ở trung tâm của thân.<br />

- Gỗ lõi gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già. Các tế bào này chỉ vận chuyển nước và các ion khoáng<br />

trong một thời gian ngắn. Chúng đóng vai trò làm giá đỡ cho cây.<br />

- Vòng gỗ kế tiếp phía bên ngoài là gỗ dác màu sáng. Gỗ dác gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ. Gỗ dác<br />

thực sự là mô mạch vận chuyển nước và ion khoáng. Tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ.<br />

- Trên mặt cắt ngang thân cây gỗ có các vòng đồng tâm với màu sáng và tối khác nhau. Đó là các vòng<br />

<strong>năm</strong>. Các vòng gỗ màu sáng gồm các mạch ống rộng hơn và thành ống mỏng hơn. Các vòng gỗ màu sẫm<br />

tối có thành dày hơn.<br />

STUDY TIP<br />

- Những hoa văn tự nhiên trên đồ gỗ là do những vòng <strong>năm</strong> tạo nên. Ở những loài cây khác nhau thì vòng<br />

<strong>năm</strong> cũng có nhiều đặc điểm khác nhau<br />

- Các nhà phân loại gỗ dựa vào vòng <strong>năm</strong> để phân loại gỗ. Các nhà kinh doanh dựa vào vòng <strong>năm</strong> để sản<br />

xuất những mặt hàng gia dụng, mỹ nghệ tùy vào mục đích.<br />

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng<br />

a. Nhân tố bên trong<br />

- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ<br />

cấp và sinh trưởng thứ cấp.<br />

- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.<br />

- Hooc<strong>môn</strong> thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.<br />

b. Nhân tố bên ngoài<br />

Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác<br />

nhau. Ví dụ: Những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.<br />

Hàm lượng nước: <strong>Sinh</strong> trưởng của cơ thể thực vật phụ thuộc vào độ no nước của các tế bào mô phân sinh,<br />

nơi diễn ra quá trình phân chia và sự sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được<br />

trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn 95%.<br />

Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến<br />

đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..).<br />

Trang 2


Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nồng độ oxi<br />

giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.<br />

Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự<br />

biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..).<br />

II. HOOCMON THỰC VẬT<br />

1. Khái niệm<br />

Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của<br />

cây.<br />

- Đặc điểm của hoocmon thực vật:<br />

+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận<br />

chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.<br />

+ Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.<br />

+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao.<br />

2. Hoocmon kích thích<br />

a. Auxin (Axit Indol Axetic - AIA)<br />

Nguồn gốc: <strong>Sinh</strong> ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh như<br />

hạt đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng,...<br />

Tác động:<br />

+ Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.<br />

+ Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nảy mầm, nẩy chồi, ra rễ<br />

phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh.<br />

- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.<br />

- Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người<br />

và động vật. Do đó không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.<br />

LƯU Ý<br />

- Auxin: kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh, kết hạt (cà chua)<br />

- Gibêrelin: <strong>phá</strong> ngủ cho hạt, củ (khoai tây), tạo quả không hạt (nho)<br />

- Xitôkinin: nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng.<br />

Trang 3


- Êtilen: thúc qua xanh nhanh chín và sản xuất dứa trái vụ<br />

- Axit abxixic: Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.<br />

3. Hoocmon ức chế<br />

a. Êtilen:<br />

b. Giberelin – GA<br />

Nguồn gốc: <strong>Sinh</strong> ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ,<br />

chồi đang nẩy mầm, trong hạt, quả đang hình thành, trong các lóng<br />

thân, cành đang sinh trưởng.<br />

Tác động:<br />

+ Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh<br />

trưởng của tế bào.<br />

+ Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích<br />

thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải<br />

tỉnh bột.<br />

c. Xitokinin<br />

- Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân<br />

chia tế bào.<br />

Tác động:<br />

+ Ở mức tế bào: Kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già<br />

của tế bào.<br />

+ Ở mức cơ thể: Hoạt hóa sự <strong>phá</strong>t sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi<br />

có mặt của auxin.<br />

Nguồn gốc: Được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của hầu hết các thực vật. Êtilen cũng sinh ra<br />

nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương, bị tác động của các điều kiện bất lợi,<br />

quả đang chín...<br />

Tác động: Êtilen thúc quả nhanh chín, rụng lá.<br />

b. Axit abxixic - AAB:<br />

- Nguồn gốc: AAB sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ và tích lũy ở các cơ quan đang hóa già<br />

- Tác động: Liên quan đến sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.<br />

STUDY TIP<br />

Tốc độ hình thành etilen phụ thuộc vào loại mô (mô phân sinh, mấu, mắt, nốt, quả,...).<br />

4. Tương quan Hoocmon thực vật<br />

Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế:<br />

Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt:<br />

- Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại.<br />

- Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.<br />

Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau:<br />

Tương quan giữa Auxin/Xitokinin điều tiết sự <strong>phá</strong>t triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật.<br />

- Khi ưu thế nghiêng về auxin, mô callus mô sẹo ra rễ.<br />

- Khi ưu thế nghiêng về xitokinin, chồi xuất hiện.<br />

Trang 4


III. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA<br />

1. Phát triển là gì?<br />

Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên<br />

quan: <strong>Sinh</strong> trưởng, phân hóa tế bào và mô, <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá,<br />

hoa quả).<br />

Chú ý: Cây ra hoa khi có những điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng). Tuỳ thuộc vào giống,<br />

loài cây mà các chồi ở đỉnh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái sinh sản.<br />

2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa<br />

a. Tuổi của cây<br />

Tuỳ vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.<br />

b. Nhiệt độ và quang chu kỳ<br />

* Nhiệt độ thấp:<br />

- Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí nhiệt độ thấp.<br />

- Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá.<br />

* Quang chu kỳ:<br />

Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và <strong>phá</strong>t<br />

triển của cây.<br />

- Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.<br />

Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:<br />

+ Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn <strong>12</strong> giờ). Ví dụ: đậu tương, vừng, cà phê, cà<br />

tím, mía...<br />

+ Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn <strong>12</strong> giờ). Ví dụ: hành, cà rốt, lúa mì...<br />

+ Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). Ví dụ: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng<br />

dương...<br />

LƯU Ý<br />

Trong nông nghiệp: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái<br />

ngủ. Ví dụ: củ khoai tây. Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện ngoại<br />

cảnh để chọn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Ví dụ: xen canh cây ưa sáng và ưa bóng<br />

- Trong lâm nghiệp: điều tiết tán che cho hạt nảy mầm<br />

- Trong công nghiệp: sử dụng hooc<strong>môn</strong> sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tỉnh bột thành<br />

mạch nha.<br />

* Phitocrom:<br />

- Đó là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng<br />

để nảy mầm, ví dụ, cây rau diếp.<br />

- Phitocrom là một loại protein hấp thụ ánh sáng.<br />

- Phitocrom tồn tại ở 2 dạng:<br />

+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sóng 660 nm): Pd<br />

Trang 5


P dx<br />

+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (ánh sáng có bước sóng 730 nm): Pdx<br />

làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở...<br />

c. Hoocmon ra hoa<br />

Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá ở điều kiện quang chu kì thích hợp và được vận<br />

chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.<br />

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. <strong>Sinh</strong> trưởng gắn<br />

với <strong>phá</strong>t triển và <strong>phá</strong>t triển trên cơ sở của sinh trưởng.<br />

4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển<br />

Ứng dụng kiến thức về sinh trường<br />

Trong ngành trồng trọt: Điều khiển sự sinh trưởng của thực vật theo ý muốn con người<br />

Ví dụ: + Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ (củ<br />

khoai tây)<br />

+ Sử dụng hooc<strong>môn</strong> sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tỉnh bột thành mạch nha.<br />

Ứng dụng kiến thức về <strong>phá</strong>t triển<br />

Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh để chọn cây trồng<br />

phù hợp với mùa vụ.<br />

Ví dụ: Xen canh cây ưa sáng và ưa bóng.<br />

STUDY TIP<br />

Xuân hóa là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ thấp. Nhiều loài cây<br />

dạng mùa đông (vùng ôn đới và cận nhiệt đới) chỉ ra hoa kết hạt sau khi đã trải qua một mùa đông giá<br />

lạnh tự nhiên hoặc được xử lý nhiệt độ thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân.<br />

B. SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT<br />

I. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT<br />

1. Khái niệm<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng <strong>khối</strong> lượng và kích thước của cơ thể do tăng số<br />

lượng và kích thước tế bào.<br />

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và <strong>phá</strong>t sinh<br />

hình thái cơ thể.<br />

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ<br />

trứng ra.<br />

- Dựa vào biến thái người ta phân chia sự <strong>phá</strong>t triển của động vật thành các kiểu sau:<br />

+ Phát triển không qua biến thái<br />

+ Phát triển qua biến thái: Biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.<br />

2. Phát triển không qua biến thái<br />

- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu<br />

tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.<br />

* Quá trình <strong>phá</strong>t triển của con người<br />

Giai đoạn phôi:<br />

- Diễn ra trong tử cung của người mẹ.<br />

Trang 6


- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim,<br />

gan, phổi, mạch máu...), kết quả hình thành thai nhi.<br />

Giai đoạn sau sinh:<br />

- Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự<br />

như người trưởng thành.<br />

STUDY TIP<br />

Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống <strong>phá</strong>t triển không qua biến<br />

thái<br />

3. Phát triển qua biến thái<br />

a. Phát triển qua biến thái hoàn toàn<br />

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và<br />

sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng<br />

thành.<br />

STUDY TIP<br />

Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và lưỡng cư, ...<br />

* Quá trình <strong>phá</strong>t triển của bướm:<br />

Giai đoạn phôi:<br />

- Diễn ra trong trứng.<br />

- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của sâu<br />

bướm (sâu bướm nở ra từ trứng).<br />

Giai đoạn hậu phôi:<br />

- Sâu bướm nhộng bướm non bướm trưởng thành trứng sâu bướm.<br />

- Giai đoạn hậu phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.<br />

- Sâu bướm (ấu trùng) có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với bướm (con trưởng thành).<br />

- Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác và biến đổi thành nhộng (nhộng thường được bảo vệ trong kén).<br />

- Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm.<br />

LƯU Ý<br />

Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa bằng<br />

đường saccarozo. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy đủ các enzim tiêu hóa protein, lipid và<br />

cacbohydrate.<br />

b. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn<br />

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà ấu trùng <strong>phá</strong>t triển chưa hoàn thiện, trải<br />

qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.<br />

STUDY TIP<br />

Gặp ở một số loài côn trùng như chấu chấu, cào cào, gián,…<br />

* Quá trình <strong>phá</strong>t triển của châu chấu:<br />

Giai đoạn phôi:<br />

- Diễn ra trong trứng.<br />

Trang 7


- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá tạo thành các cơ quan<br />

của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng).<br />

Giai đoạn hậu phôi:<br />

- Ấu trùng lột xác nhiều lần (4-5 lần) châu chấu trưởng thành.<br />

- Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.<br />

LƯU Ý<br />

Nhiều loại ấu trùng cũng ăn lá cây như bố mẹ chúng, trong ống tiêu hóa của chúng có đầy đủ enzim tiêu<br />

hóa protein, lipid, cacbohydrate để tạo ra các chất dễ hấp thụ như đường đơn, axit béo, glixerin và axit<br />

amin.<br />

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT<br />

1. Các nhân tố bên trong<br />

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển ở động vật gồm có:<br />

+ Yếu tố di truyền: Hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển<br />

+ Giới tính: Ở từng thời kì <strong>phá</strong>t triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau.<br />

+ Hoocmon sinh trưởng <strong>phá</strong>t triển.<br />

STUDY TIP<br />

Vào tuổi dậy thì nam và nữ có những thay đổi về thể chất, tâm lý vì: Vào tuổi dậy thì ở các vùng dưới đồi<br />

thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn và kích thích buồng trứng tăng<br />

cường tiết ostrôgen. Những biến đổi về thể chất và tâm sinh lý ở tuổi dậy thì của nam và nữ là do tác dụng<br />

của 2 hooc<strong>môn</strong> sinh dục này.<br />

a. Các hooc <strong>môn</strong> ảnh hưởng đến sự <strong>phá</strong>t triển của động vật có xương sống<br />

- Quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và <strong>phá</strong>t<br />

triển<br />

- Động vât có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron,<br />

estrogen.<br />

Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lý<br />

Hoocmon sinh<br />

trưởng (GH)<br />

Tiroxin<br />

Ostrogen<br />

Tuyến yên<br />

Tuyến giáp<br />

Buồng trứng<br />

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào<br />

qua tăng tổng hợp prôtêin<br />

- Kích thước <strong>phá</strong>t triển xương: xương dài ra và to lên<br />

- Kích thích chuyển hóa ở tế bào<br />

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể<br />

- Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng<br />

nọc thành ếch<br />

- Kích thích sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy<br />

thì do:<br />

+ Tăng <strong>phá</strong>t triển xương<br />

+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm<br />

sinh dục phụ thứ cấp.<br />

Testosteron Tính hoàn - Kích thích sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy<br />

Trang 8


thì nhờ:<br />

+ Tăng <strong>phá</strong>t triển xương.<br />

+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành câc đặc điểm<br />

sinh dục phụ thứ cấp<br />

+ Tăng tổng hợp prôtêin, <strong>phá</strong>t triển cơ bản<br />

LƯU Ý<br />

Một số bệnh liên quan đến sinh trưởng ở người: Bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người,<br />

bệnh chậm tiến do thiếu tizôxin ở trẻ em...<br />

STUDY TIP<br />

Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em, còn người<br />

khổng lồ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.<br />

b. Các hooc <strong>môn</strong> ảnh hưởng đến sự <strong>phá</strong>t triển của động vật không xương sống<br />

Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lý<br />

Ecdison<br />

Juvenin<br />

Tuyến trước ngực<br />

Thể allata<br />

- Gây lột xác ở sâu bướm<br />

- Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm<br />

- Gây lột xác ở sâu bướm<br />

- Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm<br />

Chú ý: - Sâu lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecdixon nhưng do ức chế của juvenlin nên không thể<br />

biến thành nhộng và nhộng thành bướm. Khi juvenlin giảm đến mức không ức chế được ecdixon thì<br />

ecdixon làm sau biến thành nhộng và sau đó là bướm.<br />

- Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm<br />

giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu<br />

tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em và động<br />

vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.<br />

Trang 9


LƯU Ý<br />

Hai hoocmon chủ yếu là ecdixon và juvenlin. Ecdixon gây lột xác kích thích sâu biến thành nhộng và<br />

bướm. Juvenlin phối hợp với ecdixon gây lột xác, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

2. Các nhân tố bên ngoài<br />

a. Thức ăn<br />

Là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật, do đó cần cung cấp<br />

đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.<br />

b. Nhiệt độ<br />

Mỗi loài động vật đều có khoảng nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, nhiệt độ quá cao hoặc<br />

quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật, nhất là động vật biến nhiệt.<br />

c. Ánh sáng<br />

Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:<br />

+ Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể.<br />

+ Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi thành<br />

xương.<br />

STUDY TIP<br />

Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm<br />

cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua<br />

đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của trẻ.<br />

3. Một số biện <strong>phá</strong>p điều khiển sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển ở động vật và người<br />

a. Cái tảo giống<br />

Chọn lọc nhân tạo: Khi nuôi động vật người ta chọn những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống.<br />

Lai giống giữa lợn, bò ... địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra những giống mới lớn nhanh, to<br />

khỏe.<br />

b. Cải thiện môi trường sống của động vật<br />

Áp dụng các chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi ứng với các giai đoạn khác nhau.<br />

Ví dụ: Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.<br />

c. Cái thiện chất lượng dân số<br />

Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, <strong>phá</strong>t hiện<br />

sớm các đột biến trong <strong>phá</strong>t triển phôi thai, giảm ô nhiễm môi trường, chống sử dụng các chất ma túy,<br />

thuốc lá, rượu bia...<br />

Trang <strong>10</strong>


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

A – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT<br />

Câu 1. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?<br />

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.<br />

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.<br />

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.<br />

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.<br />

Câu 2. Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?<br />

A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.<br />

B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.<br />

C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.<br />

D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.<br />

Câu 3. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?<br />

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.<br />

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.<br />

C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.<br />

D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.<br />

Câu 4. Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?<br />

A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm<br />

phía ngoài.<br />

B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm<br />

phía trong.<br />

C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm<br />

phía trong.<br />

D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm<br />

phía ngoài.<br />

Câu 5. Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:<br />

A. Vỏ Biểu bì Mạch rây sơ cấp Tâng sinh mạch Gỗ sơ cấp Tuỷ.<br />

B. Biểu bì Vỏ Mạch rây sơ cấp Tầng sinh mạch Gỗ sơ cấp Tuỷ.<br />

C. Biểu bì Vỏ Gỗ sơ cấp Tầng sinh mạch Mạch rây sơ cấp Tuỷ.<br />

D. Biểu bì Vỏ Tầng sinh mạch Mạch rây sơ cấp Gỗ sơ cấp Tuỷ.<br />

Câu 6. <strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp của cây là:<br />

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.<br />

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây<br />

một lá mầm và cây hai lá mầm.<br />

C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ<br />

chỉ có ở cây cây hai lá mầm.<br />

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ<br />

chỉ có ở cây cây một lá mầm.<br />

Câu 7. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?<br />

Trang <strong>11</strong>


A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.<br />

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.<br />

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.<br />

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).<br />

Câu 8. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là:<br />

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.<br />

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.<br />

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.<br />

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.<br />

Câu 9. Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:<br />

A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế<br />

bào thực vật, diệt cỏ.<br />

B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào<br />

thực vật, diệt cỏ.<br />

C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào<br />

thực vật, diệt cỏ.<br />

D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào<br />

thực vật, diệt cỏ.<br />

Câu <strong>10</strong>. Gibêrelin có vai trò:<br />

A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.<br />

B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.<br />

C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.<br />

D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.<br />

Câu <strong>11</strong>. Ở thực vật một <strong>năm</strong>, chu kì sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển có các giai đoạn theo trình tự:<br />

A. Ra hoa - tạo quả - nảy mầm - mọc lá - sinh trưởng rễ, thân, lá.<br />

B. Nảy mầm - ra lá - sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa - tạo quả - quả chín.<br />

C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa - kết hạt - nảy mầm.<br />

D. Quả chín - nảy mầm - ra lá - ra hoa - kết hạt.<br />

Câu <strong>12</strong>. Một chu kì sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của cây bắt đầu từ:<br />

A. Khi ra hoa đến lúc cây chết B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.<br />

C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa. D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.<br />

Câu 13. Cho các đặc điểm về hạt, thân, chu kì dinh dưỡng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm:<br />

1. Hạt có hai lá mầm.<br />

2. Thân nhỏ.<br />

3. Chu kì dinh dưỡng một <strong>năm</strong>.<br />

4. Thân lớn.<br />

5. Chu kì dinh dưỡng hai hay nhiều <strong>năm</strong>.<br />

6. Hạt có một lá mầm.<br />

Cây hai lá mầm có các đặc điểm:<br />

A. 2, 3, 4 B. 1, 4, 5 C. 1, 4, 6 D. 2, 4, 5<br />

Trang <strong>12</strong>


Câu 14. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều<br />

(B). (A) và (B) lần lượt là:<br />

A. Mô phân sinh; ngang. B. Đỉnh sinh trưởng; cao.<br />

C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang. D. Tế bào mạch rây; cao.<br />

Câu 15. Cho các chất gồm auxin, etilen, axit abxixic, xitokinin, phenol, giberelin. Các chất có vai trò kích<br />

thích sinh trưởng là:<br />

A. Axit abxixic, phenol. B. Auxin, giberelin, xitokinin.<br />

C. Axit abxixic, phenol, xitokinin. D. Tất cả các chất trên.<br />

Câu 16. Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:<br />

A. Đỉnh của thân và cành. B. Lá, rễ<br />

C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, cành<br />

Câu 17. Auxin chủ yếu sinh ra ở:<br />

A. Đỉnh của thân và cành. B. Phôi hạt, chóp rễ.<br />

C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, lá.<br />

Câu 18. Êtylen có vai trò:<br />

A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.<br />

B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.<br />

C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.<br />

D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.<br />

Câu 19. Người ta sử dụng Gibêrelin để:<br />

A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không<br />

hạt.<br />

B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và <strong>phá</strong>t triển bộ rễ, tạo quả<br />

không hạt.<br />

C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.<br />

D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, <strong>phá</strong>t triển bộ lá, tạo quả không<br />

hạt.<br />

Câu 20. Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu là:<br />

A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.<br />

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng<br />

đóng.<br />

C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.<br />

D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.<br />

Câu 21. Xitôkinin có vai trò:<br />

A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và <strong>phá</strong>t triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào.<br />

B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và <strong>phá</strong>t triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.<br />

C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự <strong>phá</strong>t triển của chồi bên và sự hoá già của tế<br />

bào.<br />

D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự <strong>phá</strong>t triển chồi bên, làm chậm sự hoá già<br />

của tế bào.<br />

Trang 13


Câu 22. Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?<br />

A. Trong hạt khô, GA và A.AB đạt trị số ngang nhau.<br />

B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.<br />

C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống<br />

rất mạnh, còn AAB đạt trị số cực đại.<br />

D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số<br />

cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.<br />

Câu 23. Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:<br />

A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.<br />

B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc.<br />

C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.<br />

D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.<br />

Câu 24. Đặc điểm nào không có ở hooc<strong>môn</strong> thực vật?<br />

A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hooc<strong>môn</strong> ở động vật bậc cao.<br />

B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.<br />

C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.<br />

D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.<br />

Câu 25. Êtylen được sinh ra ở:<br />

A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.<br />

B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.<br />

C. Hoa, lá, quả đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.<br />

D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.<br />

Câu 26. Phitôcrôm<br />

P dx<br />

có tác dụng:<br />

A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.<br />

B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.<br />

C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.<br />

D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.<br />

Câu 27. Cây dài ngày là:<br />

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.<br />

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn <strong>10</strong> giờ.<br />

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn <strong>12</strong> giờ.<br />

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.<br />

Câu 28. Các cây ngày ngắn là:<br />

A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.<br />

B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.<br />

C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.<br />

D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.<br />

Câu 29. Quang chu kì là:<br />

A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.<br />

Trang 14


B. Thời gian chiếu sáng xen kế với bóng tối bằng nhau trong ngày.<br />

C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.<br />

D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.<br />

Câu 30. Phitôcrôm là:<br />

A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh<br />

sáng để nảy mầm.<br />

B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần<br />

ánh sáng để nảy mầm.<br />

C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh<br />

sáng để quang hợp.<br />

D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các<br />

hạt cần ánh sáng để nảy mầm.<br />

Câu 31. Phát triển ở thực vật là:<br />

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với<br />

nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan<br />

với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với<br />

nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với<br />

nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

Câu 32. Mối liên hệ giữa Phitôcrôm P và P như thế nào?<br />

A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.<br />

B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau đưới sự tác động của ánh sáng.<br />

d<br />

C. Chỉ dạng P chuyển hoá sang dạng P dưới sự tác động của ánh sáng.<br />

d<br />

D. Chỉ dạng P chuyển hoá sang dạng P dưới sự tác động của ánh sáng.<br />

dx<br />

Câu 33. Phitôcrôm có những dạng nào?<br />

dx<br />

d<br />

dx<br />

A. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( P ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( P ) có bước<br />

sóng 730mm.<br />

d<br />

B. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( P ) có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( P ) có bước<br />

sóng 660mm.<br />

d<br />

C. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( P ) có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( P ) có bước<br />

sóng 760mm.<br />

d<br />

D. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( P ) có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( P ) có bước<br />

sóng 630mm.<br />

Câu 34. Cây trung tính là:<br />

d<br />

A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.<br />

B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.<br />

C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.<br />

dx<br />

dx<br />

dx<br />

dx<br />

Trang 15


D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày đài vào mùa nóng.<br />

B – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT<br />

Câu 35. <strong>Sinh</strong> trưởng của cơ thể động vật là:<br />

A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.<br />

B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.<br />

C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.<br />

D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.<br />

Câu 36. Những động vật sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển qua biến thái hoàn toàn là:<br />

A. Cá chép, gà, thỏ, khi. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.<br />

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.<br />

Câu 37. Biến thái là:<br />

A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ<br />

trứng ra.<br />

B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ<br />

trứng ra.<br />

C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.<br />

D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.<br />

Câu 38. <strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật không qua biến thái là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà con non có:<br />

A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.<br />

B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.<br />

C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.<br />

D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.<br />

Câu 39. Những động vật sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển không qua biến thái hoàn toàn là:<br />

A. Cá chép, gà, thỏ, khi. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.<br />

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.<br />

Câu 40. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hooc<strong>môn</strong> sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn<br />

đến hậu quả:<br />

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém <strong>phá</strong>t triển.<br />

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 41. Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật là:<br />

A. Nhân tố di truyển B. Hooc<strong>môn</strong>. C. Thức ăn. D. Nhiệt độ và ánh sáng<br />

Câu 42. <strong>Sinh</strong> trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:<br />

A. Trường hợp ấu trùng <strong>phá</strong>t triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng<br />

thành.<br />

B. Trường hợp ấu trùng <strong>phá</strong>t triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng<br />

thành.<br />

C. Trường hợp ấu trùng <strong>phá</strong>t triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng<br />

thành.<br />

D. Trường hợp ấu trùng <strong>phá</strong>t triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng<br />

thành.<br />

Trang 16


Câu 43. Ơstrôgen có vai trò:<br />

A. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.<br />

B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,<br />

vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.<br />

C. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.<br />

D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể.<br />

Câu 44. Ơstrôgen được sinh ra ở:<br />

A. Tuyến giáp. B. Buồng trứng<br />

C. Tuyến yên D. Tinh hoàn<br />

Câu 45. Hooc<strong>môn</strong> sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:<br />

A. Tinh hoàn B. Tuyến giáp C. Tuyến yên D. Buồng trứng<br />

Câu 46. Tirôxin được sản sinh ra ở:<br />

A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng<br />

Câu 47. Tirôxin có tác dụng:<br />

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,<br />

vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.<br />

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể.<br />

C. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.<br />

D. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.<br />

Câu 48. Hooc<strong>môn</strong> sinh trưởng có vai trò:<br />

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,<br />

vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.<br />

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể.<br />

C. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.<br />

D. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.<br />

Câu 49. Testostêrôn có vai trò:<br />

A. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.<br />

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể.<br />

C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,<br />

vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.<br />

D. Kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.<br />

Câu 50. Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:<br />

A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hooc<strong>môn</strong> Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH<br />

của tuyến yên.<br />

B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hooc<strong>môn</strong> kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra<br />

hooc<strong>môn</strong> Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.<br />

C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hooc<strong>môn</strong> kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FESH và LH<br />

của tuyến yên.<br />

D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hooc<strong>môn</strong> Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH<br />

và LH của tuyến yên<br />

Trang 17


Câu 51. Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển bị ảnh hưởng?<br />

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.<br />

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.<br />

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.<br />

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.<br />

Câu 52. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:<br />

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém <strong>phá</strong>t triển.<br />

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém <strong>phá</strong>t triển.<br />

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.<br />

D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.<br />

Câu 53. Thể vàng sản sinh ra hooc<strong>môn</strong>:<br />

A. EFSH. B. LH. C. HCG. D. Prôgestêron.<br />

Câu 54. Trong nuôi cấy mô ở thực vật, muốn chồi mọc nhanh và khỏe, người ta xử lí tỉ lệ các<br />

phitohoocmon như sau:<br />

A. Tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin.<br />

B. Tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin.<br />

C. Tỉ lệ xitokinin cao hơn axit abxixic.<br />

D. Tỉ lệ axit abxixic cao hơn xitokinin.<br />

Câu 55. Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, cần phải chú ý đến nguyên tắc quan trọng nào?<br />

1. Nồng độ sử dụng vừa phải.<br />

2. Đầy đủ nước, phân và tối ưu về khí hậu.<br />

3. Tính đối kháng và hỗ trợ của các phitohoocmon.<br />

4. Cần chọn lọc đối với chất diệt cỏ vì có thể gây độc cho cây trông.<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 2, 3,4 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4<br />

Câu 56. Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật?<br />

A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.<br />

B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.<br />

C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.<br />

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.<br />

Câu 57. Để chuyển hoa quả từ xanh sang chín (thúc cho nhanh chín), người ta điều chỉnh tỉ lệ giữa hai<br />

loại phitohoocmon nào là chủ yếu?<br />

A. Tỉ lệ giữa etilen và axit abxixic.<br />

B. Tỉ lệ giữa phenol và etilen.<br />

C. Tỉ lệ giữa axit abxixic và auxin.<br />

D. Tỉ lệ giữa auxin và etilen.<br />

Câu 58. Nội dung nào sau đây sai?<br />

A. Muốn ngọn mọc nhanh và ức chế <strong>phá</strong>t triển của chồi bên, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin<br />

và ngược lại.<br />

B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn etilen.<br />

Trang 18


C. Muốn hạt, củ kéo đài trạng thái ngủ nghỉ, con người xử lí hàm lượng giberelin cao hơn hàm lượng<br />

của axit abxixic.<br />

D. Muốn cây lâu hóa già, con người xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic.<br />

Câu 59. Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của trẻ nhỏ?<br />

A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành<br />

xương.<br />

B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành<br />

xương.<br />

C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành<br />

xương.<br />

D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.<br />

Câu 60. Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của động vật?<br />

A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.<br />

B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.<br />

C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.<br />

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.<br />

Câu 61. Juvenin có tác dụng:<br />

A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

Câu 62. Ecđixơn có tác dụng:<br />

A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.<br />

Trang 19


ĐÁP ÁN<br />

1. B 2. C 3. C 4. C 5. B 6. A 7. B 8. B 9. B <strong>10</strong>. A<br />

<strong>11</strong>. B <strong>12</strong>. B 13. B 14. C 15. B 16. C 17. A 18. D 19. C 20. C<br />

21. B 22. D 23. B 24. A 25. B 26. B 27. C 28. A 29. A 30. A<br />

31. C 32. A 33. A 34.B 35. B 36. B 37. C 38. C 39. C 40. C<br />

41.A 42.D 43.C 44.B 45.C 46.A 47.B 48.A 49.A 50.B<br />

51.A 52.D 53.D 54.A 55.A 56.A 57.D 58.C 59.B 60.A<br />

61.B 62.B<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp:<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm.<br />

- Làm tăng chiều dài của thân và rễ.<br />

- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.<br />

Câu 2. Đáp án C<br />

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:<br />

Biểu bì Vỏ Mạch rây sơ cấp Tầng sinh mạch Gỗ sơ cấp Tuỷ.<br />

Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp: Gỗ nằm phía trong còn mạch<br />

rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.<br />

Câu 3. Đáp án C<br />

- Mô phân sinh lóng: Nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của<br />

lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.<br />

- Mô phân sinh bên: Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh<br />

trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.<br />

Câu 4. Đáp án C<br />

Câu 5. Đáp án B<br />

Câu 6. Đáp án A<br />

- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm.<br />

- Làm tăng chiều dài của thân và rễ.<br />

Câu 7. Đáp án B<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động<br />

nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.<br />

Câu 8. Đáp án B<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động<br />

nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.<br />

Câu 9. Đáp án B<br />

Tác động của AIA<br />

- Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.<br />

- Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nẩy mầm, nẩy chồi, ra rễ<br />

phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh.<br />

Trang 20


- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.<br />

- Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và<br />

động vật.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án A<br />

Tác động của GA:<br />

- Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào, chiều dài của tế<br />

bào và chiều dài thân.<br />

- Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả<br />

không hạt, tăng tốc độ phân giải tỉnh bột.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án B<br />

Một chu kì sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của cây bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.<br />

Câu 13. Đáp án B<br />

So sánh cây hai lá mầm và cây một lá mầm:<br />

Cơ quan<br />

dinh dưỡng<br />

Cây một lá mầm<br />

Hạt 1 lá mầm 2 lá mầm<br />

Cây hai lá mầm<br />

Lá Gân lá xếp song song Gân lá phân nhánh<br />

Thân<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng theo<br />

chiều cao là chủ yếu<br />

- Bó mạch xếp lộn xộn<br />

Kiểu thân Bé Lớn<br />

Rễ Rễ chùm Rễ cọc<br />

Hoa Hoa mẫu 3 Hoa mẫu 4, 5<br />

- <strong>Sinh</strong> trưởng bề ngang là<br />

chủ yếu<br />

- Bó mạch xếp 2 bên, có tầng<br />

sinh mạch<br />

Chỉ tiêu <strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp <strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp<br />

Nơi sinh<br />

- Mô phân sinh đỉnh:<br />

thên, cành, rễ, chồi<br />

- Mô phân sinh lóng<br />

- Chủ yếu là mô phân sinh<br />

bên:<br />

+ Tầng sinh bần<br />

+ Tầng sinh mạch<br />

Bó mạch Xếp lộn xộn Xếp chồng chất<br />

Dạng sinh<br />

trưởng<br />

Thời gian<br />

sống<br />

Câu 14. Đáp án C<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng chiều cao<br />

Dưới 1 <strong>năm</strong><br />

<strong>Sinh</strong> trưởng bề ngang<br />

Nhiều <strong>năm</strong><br />

<strong>Sinh</strong> trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia tầng sinh vỏ và tâng sinh trụ làm cho cây lớn theo<br />

chiều ngang.<br />

Câu 15. Đáp án B<br />

Trang 21


Câu 16. Đáp án C<br />

- Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào. Xitokinin chủ yếu sinh ra<br />

ở tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.<br />

- Tác động:<br />

+ Ở mức tế bào: Kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.<br />

+ Ở mức cơ thể: Hoạt hóa sự <strong>phá</strong>t sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.<br />

Câu 17. Đáp án A<br />

Nguồn gốc: <strong>Sinh</strong> ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh: hạt<br />

đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng,...<br />

Câu 18. Đáp án D<br />

Ngưồn gốc: Được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của hầu hết các thực vật. Êtilen cũng sinh ra<br />

nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương, bị tác động của cá điều kiện bất lợi, quả<br />

đang chín...<br />

- Tốc độ hình thành etilen phụ thuộc vào loại mô (mô phân sinh, mấu, mắt, nốt, quả,...).<br />

- Tác động: Êtilen thúc quả nhanh chín, rụng lá.<br />

Câu 19. Đáp án C<br />

GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc<br />

độ phân giải tỉnh bột.<br />

Câu 20. Đáp án C<br />

- Nguồn gốc: AAB sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ và tích lũy ở các cơ quan đang hóa già.<br />

- Tác động: Liên quan đến sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.<br />

Câu 21. Đáp án B<br />

Xitokinin có vai trò kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và <strong>phá</strong>t triển chồi bên, làm chậm sự hoá già<br />

của tế bào.<br />

Câu 22. Đáp án D<br />

Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt:<br />

- Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại.<br />

- Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.<br />

Câu 23. Đáp án B<br />

Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và<br />

động vật. Do đó không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn<br />

Câu 24. Đáp án A<br />

Đặc điểm của hoocmon thực vật:<br />

- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận<br />

chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.<br />

- Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.<br />

- Tính chuyển hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao.<br />

Câu 25. Đáp án B<br />

Câu 26. Đáp án B<br />

P dx<br />

làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở...<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

Trang 22


Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:<br />

- Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn <strong>12</strong> giờ). Ví dụ: đậu tương, vừng, cà fe, cà<br />

tím, mía...<br />

- Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn <strong>12</strong> giờ). Ví dụ: hành, cà rốt, lúa mì...<br />

- Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). Ví dụ: cà chua, lạc, đậu, ngô,<br />

hướng dương...<br />

Câu 28. Đáp án A<br />

Câu 29. Đáp án A<br />

- Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ đài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và<br />

<strong>phá</strong>t triển của cây.<br />

- Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.<br />

Câu 30. Đáp án A<br />

Phitocrom: Đó là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt<br />

cần ánh sáng để nảy mầm, ví dụ, cây rau diếp.<br />

Câu 31. Đáp án C<br />

Phát triển thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể, biểu hiện ở 3 quá<br />

trình liên quan: sinh trưởng, phân hóa tế bào và mô, <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ,<br />

thân, lá, hoa quả).<br />

Câu 32. Đáp án A<br />

Phitocrom tồn tại ở 2 dạng:<br />

- Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sóng 660 nm): Pd<br />

- Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (ánh sáng có bước sóng 730 nm): Pdx<br />

Câu 33. Đáp án A<br />

Câu 34. Đáp án B<br />

Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn).Ví dụ: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng<br />

dương...<br />

Câu 35. Đáp án B<br />

<strong>Sinh</strong> trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng <strong>khối</strong> lượng và kích thước của cơ thể do tăng số<br />

lượng và kích thước tế bào.<br />

Câu 36. Đáp án B<br />

- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và<br />

sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng<br />

thành.<br />

- Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và lưỡng cư,<br />

Câu 37. Đáp án C<br />

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ<br />

trứng ra.<br />

- Dựa vào biến thái người ta phân chia sự <strong>phá</strong>t triển của động vật thành các kiểu sau:<br />

+ Phát triển không qua biến thái<br />

+ Phát triển qua biến thái: Biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.<br />

Câu 38. Đáp án C<br />

Trang 23


Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu<br />

tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.<br />

Câu 39. Đáp án C<br />

Câu 40. Đáp án C<br />

- Tuyến yên tiết ra hoocmon sinh trưởng có tác dụng:<br />

+ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.<br />

+ Kích thích <strong>phá</strong>t triển xương: xương dài ra và to lên. Vì vậy, nếu tuyến yên ở trẻ em tiết ra quá ít<br />

hoomon sinh trưởng GH thì trẻ em sẽ kém <strong>phá</strong>t triển, người nhỏ bé. Nếu tuyển yên ở trẻ em tiết ra<br />

quá nhiều sẽ khiến hình thành người khổng lồ.<br />

- Nếu hoocmon sinh trưởng được tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến ít phân<br />

chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, làm trẻ em chậm lớn<br />

hoặc ngừng lớn. Ngược lại, nếu hoocmon này tiết ra quá nhiều khi còn trẻ em thì tăng cường phân chia tế<br />

bào (do tăng tổng hợp protein và <strong>phá</strong>t triển xương), kết quả là <strong>phá</strong>t triển quá mức và trở thành người<br />

khổng lồ.<br />

Câu 41. Đáp án A<br />

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển ở động vật gồm có:<br />

+ Yếu tố di truyền: hệ gen chỉ phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

+ Giới tính: ở từng thời kì <strong>phá</strong>t triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau.<br />

+ Hoocmon sinh trưởng <strong>phá</strong>t triển<br />

Trong các yếu tố này, yếu tố di truyển đóng vai trò rất quan trọng điều khiển sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của<br />

động vật.<br />

Câu 42. Đáp án D<br />

Câu 43. Đáp án C<br />

- Kích thích sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:<br />

- Tăng <strong>phá</strong>t triển xương.<br />

- Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.<br />

Câu 44. Đáp án B<br />

Câu 45. Đáp án C<br />

Câu 46. Đáp án A<br />

Câu 47. Đáp án B<br />

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.<br />

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.<br />

- Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.<br />

Câu 48. Đáp án A<br />

Hoocmon sinh trưởng có vai trò:<br />

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin<br />

- Kích thích <strong>phá</strong>t triển xương: xương dài ra và to lên.<br />

Câu 49. Đáp án A<br />

Vai trò của testosteron: Kích thích sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:<br />

+ Tăng <strong>phá</strong>t triển xương.<br />

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.<br />

+ Tăng tổng hợp prôtêin, <strong>phá</strong>t triển cơ bắp.<br />

Trang 24


Câu 50. Đáp án B<br />

Câu 51. Đáp án A<br />

- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi<br />

đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như<br />

sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế. quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>i triển chậm lại.<br />

- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều<br />

so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số<br />

lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển<br />

hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị<br />

ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày hình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có<br />

thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể<br />

tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.<br />

Câu 52. Đáp án D<br />

Câu 53. Đáp án D<br />

Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc đạ con <strong>phá</strong>t<br />

triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH<br />

và LH.<br />

Câu 54. Đáp án A<br />

Xitokinin hoạt hóa sự <strong>phá</strong>t sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin nên muốn chồi mọc<br />

nhanh và khỏe, người ta sẽ xử lí để tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin.<br />

Câu 55. Đáp án A<br />

1. Nồng độ sử dụng vừa phải.<br />

2. Đầy đủ nước, phân và tối ưu về khí hậu.<br />

3. Tính đối kháng và hỗ trợ của các phitohoocmon.<br />

4. Cần chọn lọc đối với chất diệt cỏ vì có thể gây độc cho cây trồng.<br />

Cả 4 yếu tố trên đều rất quan trọng và cần được chú ý khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.<br />

Câu 56. Đáp án A<br />

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được có thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích<br />

thước tế bào, hình thành các cơ quan và hộ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng<br />

lượng cho các hoạt động sống của động vật.<br />

Câu 57. Đáp án D<br />

Để thúc cây nhanh chín, người ta thường điều chỉnh tỉ lệ giữa auxin và etilen.<br />

Câu 58. Đáp án C<br />

Muốn hạt, củ kéo dài trạng thái ngủ nghỉ, con người xử lí hàm lượng axit abxixic cao hơn giberelin.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) ức chế sự tăng trưởng:<br />

ABA ức chế sự tổng hợp acid nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ đó ảnh<br />

hưởng đến quá trình sinh trưởng <strong>phá</strong>t triển của cây, làm cây mau già và rút ngắn chu kỳ sống.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) điều chỉnh sự rụng:<br />

ABA kích thích sự hình thành tầng rời gây nên sự rụng. Khi có tác nhân cảm ứng sự rụng như nhiệt<br />

độ quá cao hay quá thấp, úng, hạn, sâu bệnh... thì hàm lượng ABA trong lá, quả tăng lên nhanh gây nên<br />

sự rụng của chúng. Vì vậy ở các bộ phận già sắp rụng có chứa nhiều ABA.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) điều chỉnh sự ngủ nghỉ:<br />

Trang 25


Trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA tăng lên gấp <strong>10</strong> lần so với cơ quan dinh dưỡng nên<br />

ức chế quá trình nảy mầm. Sự ngủ nghỉ kéo dài đến khi nào hàm lượng ABA trong đó giảm đến mức tối<br />

thiểu.<br />

Các biện <strong>phá</strong>p làm giảm ABA hoặc xử lí chất có tác dụng đối kháng với ABA như GA có khả năng <strong>phá</strong><br />

ngủ, kích thích nảy mầm. Chẳng hạn, xử lí lạnh và bảo quản có tác dụng giảm hàm lượng ABA rất nhanh<br />

(giảm 70% cho hạt và 30% cho quả, củ) và hạt, củ có thể nảy mầm khi gieo.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) điêu chỉnh sự đóng mở của khí khổng:<br />

Một trong những cơ chế điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng là cơ chế hormone. Khi hàm lượng<br />

ABA tăng lên trong lá thì các khí khổng đóng lại để hạn chế thoát hơi nước.<br />

Ví dụ: Xử lý ABA ngoại sinh cho lá làm khí khổng đóng lại nhanh chóng, vì vậy mà làm giảm sự thoát<br />

hơi nước của lá. Chức năng điều khiển sự đóng mở khí khổng có liên quan đến sự vận động nhanh chóng<br />

của ion K+. ABA gây cho tế bào đóng tạo nên “lỗ thủng” K+, mất sức trương và khí khổng đóng lại. Xử<br />

lý ABA ngoại sinh làm khí khổng đóng lại để hạn chế sự thoát hơi nước qua khí khổng, giảm sự mất nước<br />

của lá.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) được xem là hormone “stress”:<br />

Khi cây gặp các điều kiện bất thuận của môi trường thì hàm lượng ABA tăng lên nhanh chóng trong<br />

cây giúp cây trải qua tạm thời điều kiện bất thuận đó. Chẳng hạn, khi cây gặp hạn thì hàm lượng ABA<br />

trong lá tăng lên, khí khổng đóng lại và cây tránh được mất nước.<br />

- Axit Abxixic (Acid Abscisic) là hormone hóa già:<br />

Mức độ hóa già của cơ quan và của cây gắn liền với sự tích lũy ABA trong chúng. Khi hình thành cơ<br />

quan sinh sản và dự trữ là lúc ABA được tổng hợp và tích lũy nhiều nhất và tốc độ hóa già cũng tăng lên.<br />

Câu 59. Đáp án B<br />

Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm<br />

cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương,<br />

qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của trẻ.<br />

Câu 60. Đáp án A<br />

Câu 61. Đáp án B<br />

Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí<br />

Ecdison<br />

Juvenin<br />

Tuyến trước<br />

ngực<br />

Thể allata<br />

+ Gây lột xác ở sâu bướm<br />

+ Kích thích sâu biến thành<br />

nhộng và bướm<br />

+ Gây lột xác ở sâu bướm<br />

+ Ức chế quá trình chuyển<br />

hóa sâu thành nhộng và<br />

bướm<br />

Câu 62. Đáp án B<br />

Trang 26


I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT<br />

CHƯƠNG IV: SINH SẢN<br />

A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT<br />

<strong>Sinh</strong> sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự <strong>phá</strong>t triển liên tục của loài.<br />

So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật<br />

<strong>Sinh</strong> sản bào tử<br />

<strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng<br />

Đối tượng Rêu, dương xỉ,… Khoai tây, khoai lang, cỏ tranh,<br />

Nguồn gốc cây con Phát triển từ bào tử Phát triển từ một phần của cơ<br />

quan sinh dướng của cơ thể mẹ<br />

(rễ, thân, lá)<br />

Số lượng cá thể được tạo ra Nhiều Ít<br />

Biểu hiện của quá trình<br />

Phát tán<br />

- Thể bào tử → túi bào tử → bào<br />

tử → cá thể mới<br />

- Có sự xen kẽ thế hệ giao tử thể<br />

và bào tử thể<br />

Phát tán rộng, nhờ gió, nước và<br />

động vật<br />

- Một cơ quan sinh dưỡng → nẩy<br />

chồi → cá thể mới<br />

- Không có sự xen kẽ thế hệ<br />

Không <strong>phá</strong>t tán rộng<br />

STUDY TIP<br />

<strong>Sinh</strong> sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống<br />

nhau và giống cá thể mẹ<br />

Phương <strong>phá</strong>p nhân giống vô tính<br />

Ghép chồi và<br />

ghép cành<br />

Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác<br />

của các loài có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép<br />

cây phải thực hiện lúc cây còn non. Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock),<br />

cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép (scion). Ghép có thể kết hợp được chất<br />

lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.<br />

Chiết cành và<br />

giâm cành<br />

- Cắt cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn.<br />

- Nơi vết cắt sẽ mọc ra một <strong>khối</strong> tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau<br />

đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.<br />

Nuôi cấy tế bào<br />

và mô thực vật<br />

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng,<br />

bao phấn, túi phôi...). Tất cả thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.<br />

Sau đó, chuyển cây con ra trồng ở đất.<br />

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.<br />

- Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính toàn năng của tế<br />

bào (khả năng của tế bào đơn lẻ <strong>phá</strong>t triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình<br />

Trang 1


thường).<br />

Ưu điểm cúa các phương <strong>phá</strong>p nhân giống vô tính:<br />

LƯU Ý<br />

- Khi thực hiện nhân giống sinh dưỡng từ những phương <strong>phá</strong>p trên có ưu điểm là: giữ nguyên được tính<br />

trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân, rút ngắn được rất nhiều thời gian sinh<br />

trưởng của cây so với phương <strong>phá</strong>p trồng bằng hạt<br />

- Đặc biệt, phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô và tế bào thực vật sản xuất được số lượng lớn cây giống với giá<br />

thành thấp, tạo được giống sạch virut, phục chế được các giống quí bị thoái hóa, hiệu quả kinh tế cao.<br />

Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người<br />

- Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và <strong>phá</strong>t triển của loài.<br />

- Đối với con người: Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp.<br />

II.<br />

SINH $ẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT<br />

<strong>Sinh</strong> sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử<br />

<strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

* Những đặc trưng của sinh sản hữu tính<br />

- Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.<br />

- Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.<br />

- Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

<strong>Sinh</strong> sản hữu tính ở thực vật có hoa<br />

* Cấu tạo hoa<br />

Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy<br />

Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:<br />

STUDY TIP<br />

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.<br />

- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.<br />

* Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi<br />

Hình thành hạt phấn:<br />

Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo<br />

1 hạt phấn (n)<br />

Hình thành túi phôi:<br />

Tế bào noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa<br />

8 nhân (thể giao tử cái).<br />

* Quá trình thụ phấn và thụ tỉnh<br />

Thụ phấn:<br />

- Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.<br />

Trang 2


- Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của hoa cây nào thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn<br />

chéo (hạt phấn của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).<br />

STUDY TIP<br />

Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng, nước, gió, chim hoặc người.<br />

Thụ tỉnh:<br />

- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên<br />

hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.<br />

- Quá trình thụ tinh kép: Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn. Ống phấn sinh trưởng<br />

xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi — giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế<br />

bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo<br />

thành nhân tam bội (3n), <strong>phá</strong>t triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.<br />

+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) — hợp tử (2n).<br />

+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) — nhân nội nhũ (3n).<br />

LƯU Ý<br />

Ý nghĩa của thụ tỉnh kép: Hình thành bộ phân dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi <strong>phá</strong>t triển cho đến khi<br />

hình thành cây non có khả năng tự dưỡng, bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến<br />

đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.<br />

* Quá trình hình thành hạt, quả<br />

Hình thành hạt:<br />

- Noãn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) <strong>phá</strong>t triển thành hạt.<br />

- Hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

- Tế bào tam bội <strong>phá</strong>t triển thành nội nhũ — phôi nhũ.<br />

- Hạt gồm vỏ hạt, phôi và nội nhũ.<br />

- Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).<br />

Hình thành quả:<br />

- Bầu nhụy <strong>phá</strong>t triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.<br />

- Quả không có thụ tinh noãn —› quả giả (quả đơn tính).<br />

- Quá trình chín của quả: Bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu<br />

sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự <strong>phá</strong>t tán của hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh<br />

dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)<br />

STUDY TIP<br />

Sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống ở thực vật. Sự hình thành quả có vai<br />

trò cung cấp chất dinh đưỡng cho con người vì trong quả có tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất... cần<br />

cho cơ thể, ngoài ra trong 1 số quả có chứa chất hoạt tính dùng trong y dược<br />

Trang 3


B - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT<br />

I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT<br />

1. <strong>Sinh</strong> sản vô tính<br />

<strong>Sinh</strong> sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình,<br />

không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.<br />

- Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng<br />

(trinh sản) nhờ nguyên phân.<br />

* Cơ sở tế bào học:<br />

- <strong>Sinh</strong> sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.<br />

- Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.<br />

* Ưu điểm của sinh sản vô tính:<br />

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể<br />

thấp.<br />

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.<br />

- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.<br />

- Tạo ra các cá thể thích nghỉ tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể <strong>phá</strong>t triển<br />

nhanh.<br />

* Nhược điểm của sinh sản vô tính:<br />

- Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn<br />

đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.<br />

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật<br />

Hình thức sinh sản Đặc điểm Nhóm sinh vật<br />

Phân đôi<br />

Nảy chồi<br />

Phân mảnh<br />

Trinh sản<br />

Cơ thể mẹ tự co thắt thành 2 phần giống nhau, mỗi phần<br />

sẽ <strong>phá</strong>t triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo<br />

chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.<br />

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các<br />

vung lân cận và <strong>phá</strong>t triển tạo thành cơ thể mới.<br />

Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống<br />

tách độc lập<br />

Cơ thể mẹ tách nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp<br />

tục nguyên phân nhiều lần và <strong>phá</strong>t triển thành một cơ thể<br />

mới.<br />

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh, nguyên phân<br />

nhiều lần <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể đơn bội (n).<br />

Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.<br />

Động vật nguyên<br />

sinh, giun dẹp<br />

Ruột khoang, bọt biển<br />

Bọt biển<br />

Chân khớp như ong,<br />

kiến, rệp<br />

3. Ứng dụng<br />

* Nuôi mô sống<br />

Trang 4


- Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích<br />

hợp giúp cho mô đó tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Ứng dụng: Nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.<br />

* Nhân bản vô tính<br />

- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó <strong>phá</strong>t triển<br />

thành một phôi. Phôi này tiếp tục <strong>phá</strong>t triển thành một cơ thể mới.<br />

VÍ DỤ<br />

Nhân bản vô tính cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò, chó…<br />

II.<br />

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT<br />

<strong>Sinh</strong> sản hữu tính<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên<br />

hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:<br />

+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.<br />

+ Giai đoạn thụ tỉnh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).<br />

+ Giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi hình thành cơ thể mới.<br />

Giai đoạn hình thành tỉnh trùng và trứng<br />

- Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n)<br />

- Một tế bào sinh tỉnh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng.<br />

Giai đoạn thụ tỉnh<br />

- 1 trứng (n) + 1 tinh trùng (n) tạo ra hợp tử (2n) từ đó hình thành nên cơ thể mới.<br />

- Thụ tỉnh chỉ xảy ra giữa 2 cá thể bất kì, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác và<br />

ngược lại.<br />

STUDY TIP<br />

- Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái,<br />

nghĩa là con đực và con cái riêng biệt.<br />

- Vài loài giun đốt, vài loài thân mềm là động vật lưỡng tính, nghĩa là trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh<br />

dục đực và cơ quan sinh dục cái. Mặc dù, mỗi cá thể có thể tự tạo ra tinh trùng và trứng nhưng không thể<br />

tự thụ tinh<br />

Các hình thức thụ tinh<br />

Thụ tinh ngoài<br />

- Là hình thức thụ tinh trong đó tinh trùng gặp<br />

trứng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái<br />

đẻ trứng vào môi trường nước, con đực xuất tinh<br />

dịch lên trứng để thụ tinh<br />

- Thụ tinh ngoài, tinh trùng phải bơi trong nước để<br />

Thụ tinh trong<br />

- Là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh<br />

trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con<br />

cái.<br />

- Ở thụ tinh trong, trứng và tinh trùng gặp nhau<br />

trong cơ quan sinh sản con cái nên hiệu quả thụ<br />

Trang 5


gặp trứng nên hiệu quả thấp.<br />

tinh cao.<br />

3. Các hình thức sinh sản<br />

- Tất cả thú trừ thú bậc thấp đẻ con, phôi thai <strong>phá</strong>t triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ<br />

thể mẹ qua nhau thai.<br />

- Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng. Trứng thụ tinh nằm lại trong<br />

ống dẫn trứng và <strong>phá</strong>t triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất<br />

qua nhau thai như ở thú.<br />

III. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN<br />

1. Cơ chế điều hòa sinh tỉnh<br />

- Các hocmon kích thích sinh tinh trùng là hoocmon FSH, LH của tuyến yên và testosteron của tỉnh hoàn.<br />

Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.<br />

- FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

- LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron.<br />

- Testosteron kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.<br />

LƯU Ý<br />

Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ<br />

phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm<br />

không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.<br />

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng<br />

Các hocmon tham gia điều hòa sản sinh trứng là FSH và LH của tuyến yên.<br />

Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH. Ba loại hocmon đó ảnh<br />

hưởng đến quá trình <strong>phá</strong>t triển, chín và rụng trứng:<br />

- FSH kích thích <strong>phá</strong>t triển nang trứng.<br />

- LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.<br />

- Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con <strong>phá</strong>t<br />

triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH<br />

và LH.<br />

Ảnh hưởng của thân kinh và môi trường đến quá trinh sinh tinh và sinh trứng<br />

- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và<br />

rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.<br />

- Sự hiện diện và mùi con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình <strong>phá</strong>t<br />

triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.<br />

- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong<br />

cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.<br />

- Người nghiện thuốc lá, rượu, ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh<br />

sản tinh trùng.<br />

4. Một số biện <strong>phá</strong>p làm thay đổi số con<br />

Sử dụng hocmon hoặc chất kích thích tổng hợp<br />

Trang 6


Ví dụ: Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác<br />

làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở<br />

ra cá con.<br />

Thay đổi các yếu tố môi trường<br />

Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.<br />

Nuôi cấy phôi<br />

- Mục đích, làm tăng nhanh số lượng cá thể của một loài nào đó.<br />

- Kích thích rụng trứng → thụ tinh nhân tạo → thu nhận phôi → cấy các phôi vào tử cung con cái.<br />

Thụ tinh nhân tạo: Mục đích làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh.<br />

5. Một số biện <strong>phá</strong>p điều khiển giới tính<br />

- Sử dụng các biện <strong>phá</strong>p kỹ thuật.<br />

- Điều khiển bằng hocmon.<br />

6. <strong>Sinh</strong> đẻ có kế hoạch ở người<br />

<strong>Sinh</strong> đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con và khoảng cánh lần sinh sao cho phù hợp với việc nâng cao chất<br />

lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.<br />

Các biện <strong>phá</strong>p tránh thai<br />

- Có rất nhiều loại, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện <strong>phá</strong>p hợp lí để mang lại hiệu quả<br />

cao nhất.<br />

- Có nhiều biện <strong>phá</strong>p sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như: Dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh<br />

thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo...<br />

Trang 7


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?<br />

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lân cho 1 hạt phấn chứa 1 tế<br />

bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.<br />

B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn<br />

chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.<br />

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế<br />

bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.<br />

D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1<br />

tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.<br />

Câu 2. <strong>Sinh</strong> sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?<br />

A. Rêu, hạt trần B. Rêu, quyết C. Quyết, hạt kín D. Quyết, hạt trần<br />

Câu 3. <strong>Sinh</strong> sản vô tính là:<br />

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.<br />

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.<br />

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.<br />

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực<br />

và cái.<br />

Câu 4. Những cây ăn quả lâu <strong>năm</strong> người ta thường chiết cành là vì:<br />

A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.<br />

B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.<br />

C. Để tránh sâu bệnh gây hại.<br />

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.<br />

Câu 5. <strong>Sinh</strong> sản bào tử là:<br />

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được <strong>phá</strong>t sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử<br />

thể.<br />

B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được <strong>phá</strong>t sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào<br />

tử và giao tử thể.<br />

C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được <strong>phá</strong>t sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen<br />

kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.<br />

D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được <strong>phá</strong>t sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử<br />

thể.<br />

Câu 6. Đặc điểm của bào tử là:<br />

A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.<br />

B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.<br />

C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.<br />

D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.<br />

Câu 7. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?<br />

A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.<br />

Trang 8


B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.<br />

C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt đi truyền.<br />

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.<br />

Câu 8. <strong>Sinh</strong> sản hữu tính ở thực vật là:<br />

A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể<br />

mới.<br />

D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

Câu 9. Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:<br />

A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.<br />

B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.<br />

C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.<br />

D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.<br />

Câu <strong>10</strong>. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô?<br />

A. Phục chế những cây quý, hạ giá thanh cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.<br />

B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.<br />

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.<br />

D. Dễ tạo ra nhiều biến dị đi truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đặc điểm của bào tử là:<br />

A. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được <strong>phá</strong>t tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố<br />

của loài.<br />

B. Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được <strong>phá</strong>t tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của<br />

loài.<br />

C. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được <strong>phá</strong>t tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của<br />

loài.<br />

D. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được <strong>phá</strong>t tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố<br />

của loài.<br />

Câu <strong>12</strong>: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?<br />

A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi.<br />

B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.<br />

C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.<br />

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.<br />

Câu 13: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng:<br />

A. Gieo từ hạt. B. Ghép cành.<br />

C. Giâm cành. D. Chiết cành.<br />

Câu 14: <strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng là:<br />

A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.<br />

B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.<br />

Trang 9


C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.<br />

D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.<br />

Câu 15: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:<br />

A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành<br />

hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.<br />

B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.<br />

C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.<br />

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.<br />

Câu 16: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?<br />

A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.<br />

B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều<br />

mang n.<br />

C. Tế bào mẹ mang 2n, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.<br />

D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n.<br />

Câu 17: Tự thụ phấn là:<br />

A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuy của cây khác cùng loài.<br />

B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.<br />

C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.<br />

D. Sự kết hợp của tỉnh tử của cây này với trứng của cây khác.<br />

Câu 18: Ý nào không đúng khi nói về quả?<br />

A. Quả là do bầu nhuy dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.<br />

B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.<br />

C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.<br />

D. Quả có thể là phương tiện <strong>phá</strong>t tán hạt.<br />

Câu 19: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:<br />

A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.<br />

B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử<br />

và nhân nội nhũ.<br />

C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành<br />

hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.<br />

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.<br />

Câu 20: Thụ phấn chéo là:<br />

A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.<br />

B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.<br />

C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.<br />

D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.<br />

Câu 21: Ý nào không đúng khi nói về hạt?<br />

A. Hạt là noãn đã được thụ tinh <strong>phá</strong>t triển thành.<br />

B. Hợp tử trong hạt <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

Trang <strong>10</strong>


C. Tế bào tam bội trong hạt <strong>phá</strong>t triển thành nội nhũ.<br />

D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.<br />

Câu 22: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:<br />

A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.<br />

B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử<br />

và nhân nội nhũ.<br />

C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành<br />

hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.<br />

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.<br />

Câu 23: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?<br />

A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.<br />

B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.<br />

C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.<br />

D. Có khả năng thích nghỉ cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.<br />

Câu 24: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?<br />

A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.<br />

B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.<br />

C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.<br />

D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.<br />

Câu 25: <strong>Sinh</strong> sản vô tính ở động vật là:<br />

A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và<br />

trứng.<br />

B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.<br />

C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.<br />

D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.<br />

Câu 26: <strong>Sinh</strong> sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?<br />

A. Trực phân và giảm phân.<br />

B. Giảm phân và nguyên phân.<br />

C. Trực phân và nguyên phân.<br />

D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.<br />

Câu 27: Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật không xương sống?<br />

A. Phân mảnh, nảy chồi.<br />

B. Phân đôi, nảy chồi.<br />

C. Trinh sinh, phân mảnh.<br />

D. Nảy chồi, phân mảnh.<br />

Câu 28: <strong>Sinh</strong> sản hữu tính ở động vật là:<br />

A. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

Trang <strong>11</strong>


C. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể<br />

mới.<br />

D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành<br />

cơ thể mới.<br />

Câu 29: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:<br />

A. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng<br />

<strong>phá</strong>t triển thành phôi rồi <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

B. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng<br />

<strong>phá</strong>t triển thành phôi rồi <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

C. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng <strong>phá</strong>t triển thành<br />

phôi rồi <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng <strong>phá</strong>t triển thành phôi rồi <strong>phá</strong>t<br />

triển thành cơ thể mới.<br />

Câu 30: Hạn chế của sinh sản vô tính là:<br />

A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều<br />

kiện môi trường thay đổi.<br />

B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi<br />

trường thay đổi.<br />

C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường<br />

thay đổi.<br />

D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi<br />

trường thay đổi.<br />

Câu 31: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:<br />

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.<br />

B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.<br />

C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.<br />

D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.<br />

Câu 32. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?<br />

A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.<br />

B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.<br />

C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.<br />

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.<br />

Câu 33: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?<br />

A. Nảy chồi. B. Trinh sinh.<br />

C. Phân mảnh. D. Phân đôi.<br />

Câu 34: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:<br />

A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.<br />

B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.<br />

C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.<br />

Trang <strong>12</strong>


D. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể<br />

lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.<br />

Câu 35: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống?<br />

A. Phân đôi. B. Nảy chồi.<br />

C. Trinh sinh. D. Phân mảnh.<br />

Câu 36: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?<br />

A. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể.<br />

B. Bào tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

C. Mảnh vụn từ cơ thể <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

D. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới.<br />

Câu 37: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?<br />

A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.<br />

B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.<br />

C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.<br />

D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.<br />

Câu 38: LH có vai trò:<br />

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn<br />

C. Kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.<br />

Câu 39: Inhibin có vai trò:<br />

A. Ức chế tuyến yên sản xuất FSH.<br />

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron<br />

C. Kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

Câu 40: Hoocmon progesteron không có vai trò nào?<br />

A. Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng.<br />

B. Ức chế sự bài tiết LH.<br />

C. Kích thích nang trứng <strong>phá</strong>t triển và sự rụng trứng.<br />

D. Ức chế sự co bóp dạ con.<br />

Câu 41: FSH có vai trò:<br />

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron<br />

C. Kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.<br />

D. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.<br />

Câu 42: <strong>Sinh</strong> sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì:<br />

A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền,<br />

làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.<br />

Trang 13


B. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi<br />

của điều kiện môi trường.<br />

C. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền,<br />

làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi<br />

trường.<br />

D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt đi truyền,<br />

làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.<br />

Câu 43: Thể vàng tiết ra những chất nào?<br />

A. Prôgestêron và Ơstrôgen.<br />

B. FSH, Ostrôgen.<br />

C. LH, ESH.<br />

D. Prôgestêron,GnRH<br />

Câu 44: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?<br />

A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.<br />

B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.<br />

C. Đỡ tiêu tốn năng lượng.<br />

D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.<br />

Câu 45: Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:<br />

A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.<br />

B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và<br />

LH.<br />

C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.<br />

D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.<br />

Câu 46: GnRH có vai trò:<br />

A. Kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.<br />

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.<br />

C. Kích thích tuyến yên sản sinh LH và ESH.<br />

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

Câu 47: Testôstêron có vai trò:<br />

A. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.<br />

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra EFSH.<br />

C. Kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.<br />

D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

Câu 48: Prôgestêron và strôgen có vai trò:<br />

A. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động.<br />

B. Kích thích <strong>phá</strong>t triển nang trứng.<br />

C. Kích thích dạ con <strong>phá</strong>t triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.<br />

D. Kích thích tuyến yên tiết hooc<strong>môn</strong>.<br />

Trang 14


Câu 49: Những yếu tố nào sau đây gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh<br />

trùng?<br />

A. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu,<br />

nghiện ma tuý.<br />

B. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và thiếu ăn, suy dinh dưỡng.<br />

C. Căng thẳng thần kinh (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài và chế độ ăn không hợp lý gây rối<br />

loạn trao đổi chất của cơ thể.<br />

D. Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma<br />

tuý.<br />

Câu 50: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:<br />

A. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.<br />

B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.<br />

C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, ESH và LH.<br />

D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.<br />

Câu 51: Thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo biện <strong>phá</strong>p nào?<br />

A. Sử dụng hooc<strong>môn</strong> hoặc chất kích thích tổng hợp.<br />

B. Thay đổi yếu tố môi trường.<br />

C. Nuôi cấy phôi.<br />

D. Thụ tinh nhân tạo.<br />

Câu 52: Biện <strong>phá</strong>p nào có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?<br />

A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh.<br />

B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động.<br />

C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động.<br />

D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể gới tính ở hợp tử.<br />

Câu 53: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?<br />

A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.<br />

B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.<br />

C, Vì sợ ảnh hưởng đến sự <strong>phá</strong>t triển của thai nhi.<br />

D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.<br />

Câu 54: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:<br />

A. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới<br />

đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ostrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới<br />

đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

C. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới<br />

đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

D. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới<br />

đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

Câu 55: Thụ tinh nhân tạo được sử dụng trong các biện <strong>phá</strong>p nào?<br />

A. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.<br />

Trang 15


B. Thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, sử dụng hooc<strong>môn</strong> hoặc chất kích thích tổng hợp.<br />

C. Sử dụng hooc<strong>môn</strong> hoặc chất kích tổng hợp, thay đổi các yếu tố môi trường.<br />

D. Thay đổi các yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.<br />

Câu 56: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?<br />

A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.<br />

B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.<br />

C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.<br />

D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.<br />

Câu 57: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?<br />

A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.<br />

B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.<br />

C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.<br />

D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.<br />

Câu 58: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm:<br />

A. tăng nồng độ prôgestêrôn và ostrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi<br />

làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

B. tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi<br />

làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

C. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi<br />

làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

D. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi<br />

làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

Câu 59: Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì<br />

A. sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.<br />

B. tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.<br />

C. sợ ảnh hưởng đến sự <strong>phá</strong>t triển của thai nhi.<br />

D. định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.<br />

Câu 60: <strong>Sinh</strong> sản vô tính là hình thức sinh sản:<br />

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái<br />

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái<br />

C. Tạo ra cây con giống cây bố và mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái<br />

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và<br />

giao tử cái<br />

Trang 16


ĐÁP ÁN<br />

1. D 2. B 3. B 4. D 5. A 6. D 7. C 8. B 9. B <strong>10</strong>. D<br />

<strong>11</strong>. C <strong>12</strong>. C 13. D 14. A 15. B 16. C 17. B 18. B 19. B 20. C<br />

21. D 22. C 23. D 24. D 25. C 26. C 27. A 28. B 29. B 30. C<br />

31. A 32. B 33. D 34. D 35. C 36. B 37. B 38.B 39. A 40. C<br />

41. A 42. A 43. A 44. D 45. A 46. C 47. C 48. C 49. A 50. A<br />

51. C 52. A 53. D 54. A 55. B 56. D 57. D 58. A 59. D 60. B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Câu 1. Đáp án<br />

Dựa vào hình vẽ trên chúng ta nhận thấy D là đáp án chính xác<br />

Câu 2. Đáp án B<br />

<strong>Sinh</strong> sản bằng bào tử có ở rêu, quyết…<br />

Câu 3. Đáp án B<br />

Câu 4. Đáp án D<br />

- Vì nếu cây ăn quả khi trồng bằng hạt thì tạo ra cây mới và để thu hoạch được thì phải đợi thời gian dài<br />

nên ta sử dụng phương <strong>phá</strong>p chiết cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng để thu hoạch sớm hơn hiện quả<br />

kinh tế cao hơn.<br />

- Mô thực vật có thể nuôi cấy thành cây vì mỗi tế bào đó là một đơn vị cơ bản sống nó mang một lượng<br />

thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới (mang đầy đủ tính chất của một cây<br />

mới) nên khi mô đó được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nuôi trong môi trường thích hợp sẽ tạo<br />

thành cây mới.<br />

Câu 5. Đáp án A<br />

Câu 6. Đáp án D<br />

Đặc điểm của bào tử là mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.<br />

Trang 17


Câu 7. Đáp án C<br />

- Những đặc trưng của sinh sản hữu tính<br />

+ Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.<br />

+ Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.<br />

+ Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

- Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính<br />

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.<br />

+ Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị di truyền nên không thể chắc chắn sẽ giúp duy trì ổn định<br />

những tính trạng tốt về mặt di truyền.<br />

Câu 8. Đáp án B<br />

<strong>Sinh</strong> sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo<br />

nên hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

Câu 9. Đáp án B<br />

- Cắt lá để giảm thiểu lượng nước bốc hơi qua lá ở cành đó. Vì khi vừa ghép cành các mạch trên cành<br />

ghép và gốc ghép bị tổn thương và chưa thật sự thông với nhau, nếu nước bốc hơi nhiều quá cành ghép sẽ<br />

chết do thiếu nước.<br />

- Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để đảm bảo cành không bị xê dịch làm cho mối ghép bị hở và cũng<br />

để đảm bảo cách mạch của mối ghép tiếp xúc tốt hơn.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

Với phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô, cây con được tạo ra sẽ mang kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ cho mô nên<br />

sẽ không tạo ra biến đị đi truyền ở cây con. Vậy D sai.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án C<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án C<br />

Câu 13. Đáp án D<br />

Những ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p chiết cành<br />

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.<br />

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.<br />

- Thời gian nhân giống nhanh.<br />

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.<br />

Câu 14. Đáp án A<br />

<strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng là <strong>phá</strong>t triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá).<br />

Câu 15. Đáp án B<br />

- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên<br />

hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.<br />

Câu 16. Đáp án C<br />

Trang 18


- Sự hình thành túi phôi:<br />

Từ mỗi một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n) xếp<br />

chồng đè lên nhau. Các tế bào con này chưa phải là giao tử cái mà là các bào tử đơn bội cái (còn gọi là đại<br />

bào tử đơn bội). Trong 4 đại bào tử đơn bội đó ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống<br />

sót. Tế bào sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên<br />

phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi. Túi phôi là thể giao tử cái.<br />

Câu 17. Đáp án B<br />

Câu 18. Đáp án B<br />

- Bầu nhụy <strong>phá</strong>t triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.<br />

- Quả không có thụ tinh noãn — quả giả (quả đơn tính)<br />

- Quá trình chín của quả: Bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu<br />

sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự <strong>phá</strong>t tán của hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh<br />

dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)<br />

Câu 19. Đáp án B<br />

- Quá trình thụ tinh kép: Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn. Ống phấn sinh trưởng<br />

xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi — giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế<br />

bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo<br />

thành nhân tam bội (3n), <strong>phá</strong>t triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.<br />

+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) — hợp tử (2n)<br />

+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) — nhân nội nhũ (3n)<br />

- Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi <strong>phá</strong>t triển cho đến khi<br />

hình thành cây non có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi<br />

của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.<br />

Câu 20. Đáp án C<br />

Câu 21. Đáp án D<br />

Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).<br />

Câu 22. Đáp án C<br />

Trang 19


Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử<br />

có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.<br />

Câu 23. Đáp án D<br />

- Ưu điểm của sinh sản vô tính:<br />

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể<br />

thấp.<br />

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.<br />

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn<br />

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể <strong>phá</strong>t triển<br />

nhanh.<br />

- Nhược điểm của sinh sản vô tính:<br />

+ Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi. có thể dẫn<br />

đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.<br />

Câu 24. Đáp án D<br />

- Là hình thức thụ tinh trong đó tinh trùng gặp trứng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ<br />

trứng vào môi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.<br />

- Thụ tinh ngoài, tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thấp.<br />

Câu 25. Đáp án C<br />

<strong>Sinh</strong> sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình,<br />

không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.<br />

Câu 26. Đáp án C<br />

Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng<br />

(trinh sản) nhờ nguyên phân.<br />

Câu 27. Đáp án A<br />

Câu 28. Đáp án B<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên<br />

hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới.<br />

- <strong>Sinh</strong> sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:<br />

+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng<br />

+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).<br />

+ Giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi hình thành cơ thể mới.<br />

Câu 29. Đáp án B<br />

Trang 20


- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó <strong>phá</strong>t triển<br />

thành một phôi. Phôi này tiếp tục <strong>phá</strong>t triển thành một cơ thể mới. Ví dụ: cừu Dolly, một số loài động vật<br />

như chuột, lợn, bò chó...<br />

Câu 30. Đáp án C<br />

Câu 31. Đáp án A<br />

Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là: Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong,<br />

từ đẻ trứng đến đẻ con.<br />

Câu 32. Đáp án B<br />

Câu 33. Đáp án D<br />

Phân đôi: Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ <strong>phá</strong>t triển thành một cá thể. Sự<br />

phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.<br />

Câu 34. Đáp án D<br />

Câu 35. Đáp án C<br />

- Hiện tượng trinh sản: hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh, nguyên phân nhiều lần <strong>phá</strong>t triển thành<br />

cơ thể đơn bội (n). Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.<br />

- Hiện tượng trinh sản có thể gặp ở động vật có xương sống và động vật không xương sống.<br />

Câu 36. Đáp án B<br />

Câu 37. Đáp án B<br />

Ở động vật có cả hai hình thức sinh sản hữu tính và vô tính.<br />

Câu 38. Đáp án B<br />

- Các hocmon kích thích sinh tinh trùng là hoocmon FSH, LH của tuyến yên và testosteron của tinh hoàn.<br />

Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.<br />

- LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron.<br />

Câu 39. Đáp án A<br />

- Inhibin là hormone tham gia vào quá trình điều hòa sự phân tiết FSH, giữ vai trò quan trọng trong việc<br />

điều hòa chu kỳ sinh dục và rụng trứng ở gia súc cái.<br />

- Cơ chế tác động của Inhibin phối hợp với oestradiol và các hormone gonadotropin trong quá trình điều<br />

hòa chu kỳ sinh dục.<br />

- Inhibin với một chuỗi bán hủy dài và được toàn bộ các bao noãn có xoang tiết ra có thể ức chế sự phân<br />

tiết FSH và đóng các bao noãn rụng trứng.<br />

Trang 21


Câu 40. Đáp án C<br />

Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen.<br />

Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con <strong>phá</strong>t triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức<br />

chế vùng đưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH, ức chế sự co bóp của dạ con.<br />

Câu 41: Đáp án A.<br />

FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.<br />

Câu 42: Đáp án A.<br />

- Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền,<br />

làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường là ưu điểm<br />

của kiểu sinh sản giao phối so với sinh sản vô tính.<br />

- Trong khi đó sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều<br />

kiện sống thay đổi. có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.<br />

Câu 43: Đáp án A.<br />

Câu 44: Đáp án D.<br />

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của<br />

con cái.<br />

- Ở thụ tinh trong, trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh sản con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.<br />

Câu 45: Đáp án A.<br />

Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ<br />

phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm<br />

không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.<br />

Câu 46: Đáp án C.<br />

Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.<br />

Câu 47: Đáp án C.<br />

Testosteron kích thích <strong>phá</strong>t triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.<br />

Câu 48: Đáp án C.<br />

Câu 49: Đáp án A.<br />

Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng,<br />

làm giảm sản sinh tinh trùng.<br />

Câu 50: Đáp án A.<br />

Hai hoocmon này ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.<br />

Câu 51: Đáp án C.<br />

- Thụ tinh nhân tạo: Mục đích làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh.<br />

- Nuôi cấy phôi: Mục đích, làm tăng nhanh số lượng cá thể của một loài nào đó<br />

- Kích thích rụng trứng → thụ tinh nhân tạo → thu nhận phôi → cấy các phôi vào tử cung con cái.<br />

Câu 52: Đáp án A.<br />

Câu 53: Đáp án D.<br />

Câu 54: Đáp án A.<br />

Trang 22


Cơ sở khoa học của thuốc tránh thai: Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế<br />

ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không<br />

rụng.<br />

Câu 55: Đáp án B.<br />

Câu 56: Đáp án D.<br />

a. Ưu điểm của sinh sản vô tính<br />

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể<br />

thấp.<br />

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.<br />

- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.<br />

- Tạo ra các cá thể thích nghỉ tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.<br />

b) Hạn chế của sinh sản vô tính<br />

- Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn<br />

đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.<br />

- Không tạo ra biến dị nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa và chọn giống.<br />

Câu 57: Đáp án D.<br />

Thụ tinh ngoài<br />

- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể<br />

con cái.<br />

- Con cái đẻ trứng vào nước, con đực xuất tinh dịch<br />

lên trứng để thụ tinh.<br />

- Thụ tinh ngoài có hiệu suất thấp nên cần nhiều<br />

trứng, tinh trùng<br />

Thụ tinh trong<br />

- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể<br />

con cái.<br />

- Con đực giao phối với con cái và xuất tinh dịch<br />

vào cơ quan sinh sản cái để thụ tinh.<br />

- Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng,<br />

tinh trùng<br />

Câu 58: Đáp án A.<br />

Trong viên thuốc tránh thai có chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn và ơstrôgen nên uống thuốc tránh thai<br />

là làm tăng nồng độ prôgestêrôn và ostrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi<br />

làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.<br />

Câu 59: Đáp án D.<br />

Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ<br />

lệ trai và gái.<br />

Câu 60: Đáp án B.<br />

<strong>Sinh</strong> sản vô tính:<br />

- Tạo ra cá thể con giống hệt cá thể mẹ (về cả kiểu gen và kiểu hình);<br />

Trang 23


- Không có sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái.<br />

Trang 24


PHẦN 1: DI TRUYỀN HỌC<br />

Trong phần Di truyền học, chương Cơ chế biến dị và di truyền cho thấy bản chất của hiện tượng di<br />

truyền và biến dị là sự vận động của cấu trúc vật chất trong tế bào. Đây là một chương đóng vai trò nền<br />

tảng cho các chương còn lại của lớp <strong>12</strong>. Chương Quy luật di truyền cung cấp các khái niệm, quy luật di<br />

truyền, đặc điểm của các kiểu quy luật, cơ sở tế bào học và điều kiện nghiệm đúng của các quy luật, ý<br />

nghĩa của các quy luật di truyền. Di truyền học quần thể nghiên cứu về những khác biệt trong di truyền<br />

bên trong và giữa các quần thể. Nội dung cơ bản của chương Ứng dụng di truyền học là ứng dụng các<br />

kiến thức cơ bản về di truyền học đã được học ở các chương trước vào sản xuất và đời sống. Di truyền<br />

học người là một trong những chương khó nhất của chương trình <strong>12</strong>, những câu phân loại học sinh giỏi<br />

đều nằm ở phần này, học sinh cần học thật kĩ và hiểu bản chất của di truyền phả hệ, kết hợp di truyền gen<br />

nằm trên NST thường và NST giới tính.<br />

Nội dung chính:<br />

1. Cơ chế di truyền và biến dị<br />

2. Quy luật di truyền<br />

3. Di truyền học quần thể<br />

4. Ứng dụng di truyền học<br />

5. Di truyền học người<br />

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ<br />

I. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN.<br />

HỆ QUẢ<br />

Số lượng nu loại A = số lượng nu loại T, số lượng nu loại G = số lượng nu loại X.<br />

ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X.<br />

Lưu ý: Phân tử ADN mạch kép:<br />

- Là một chuỗi xoắn kép được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, theo đó: A ở mạch 1 luôn liên kết với<br />

T ở mạch 2 bằng 2 liên kết hidro, G ở mạch 1 luôn liên kết với X ở mạch 2 bằng 3 liên kết hidro và<br />

ngược lại.<br />

- Mỗi vòng xoắn có <strong>10</strong> cặp nucleotit dài 34 A o , đường kính vòng xoắn là 2nm.<br />

- Ở ADN mạch đơn vì A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết bổ sung với X nên A T; G<br />

X.<br />

ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Nhưng ADN sinh<br />

vật nhân thực có dạng mạch thẳng, kích thước lớn còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và<br />

Trang 1


không liên kết với protein histon. ADN của ti thể và lạp thể có cấu trúc mạch vòng tương tự như ADN<br />

của vi khuẩn.<br />

Chức năng của ADN là lưu giữ thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ khả<br />

năng tự nhân đôi từ đó giúp duy trì đặc tính ổn định qua các thế hệ.<br />

STUDY TIP<br />

Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài.<br />

ADN trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định,<br />

thay đổi tùy từng loại tế bào nên hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng cho loài.<br />

II. CẤU TRÚC, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA GEN<br />

1. Khái niệm gen<br />

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã hóa có thể là<br />

chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.<br />

2. Phân loại gen<br />

Dựa vào chức năng của sản phẩm người ta chia gen thành 2 loại là gen điều hòa và gen cấu trúc. Trong<br />

đó:<br />

Gen điều hòa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác.<br />

Gen cấu trúc là những gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay<br />

chức năng tế bào.<br />

Dựa vào cấu trúc vùng mã hóa của gen người ta phân loại gồm gen phân mảnh và gen không phân mảnh.<br />

Gen không phân mảnh là gen mà vùng mã hóa của nó liên tục, toàn bộ thông tin di truyền trên gen<br />

được dịch mã thành axit amin, gen này thường gặp ở sinh vật nhân sơ.<br />

Gen phân mảnh là gen mà vùng mã hóa không liên tục có các đoạn intron xen kẽ các đoạn exon.<br />

Trang 2


2. Cấu trúc của gen<br />

Gồm 3 vùng trình tự nucleotit.<br />

Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc gen, chứa trình tự các nucleotit đặc biệt giúp ARN<br />

polimeraza có thể nhận biết và liên kết khởi động quá trình phiên mã, đồng thời chứa trình tự<br />

nucleotit điều hòa quá trình phiên mã.<br />

Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.<br />

Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.<br />

III. MÃ DI TRUYỀN<br />

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong<br />

chuỗi polipeptit.<br />

Đặc điểm của mã di truyền<br />

- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit quy định một axit amin.<br />

- Có 64 bộ ba trong đó 3 bộ 3 không mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG, UGA), 1<br />

bộ ba – AUG vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa cho aa Metionin ở sinh vật nhân thực,<br />

aa Foocmin Metionin ở sinh vật nhân sơ.<br />

- Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.<br />

- Mã di truyền có tính phổ biến, tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ.<br />

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một loại bộ ba chỉ mã hóa cho một axit min.<br />

- Mã di truyền có tính thoái hóa: Một axit amin do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG và UGG.<br />

- Có một mã khởi đầu là 5’AUG3’; 3 mã kết thúc là 5’UAA3’; 5’UGA3’; 5’UAG3’.<br />

IV. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN<br />

1. Diễn biến quá trình nhân đôi ADN<br />

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở kì trung gian (pha S). Gồm 3 bước:<br />

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN<br />

Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của<br />

ADN tách nhau dần nhau tạo nên chạc hình<br />

chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.<br />

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới<br />

Enzim ADN pôlimêraza xúc tác hình thành<br />

mạch đơn mới theo chiều 5’ – 3’ (ngược<br />

chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit<br />

của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit<br />

của mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ<br />

sung (A - T, G - X).<br />

+ Trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được<br />

tổng hợp liên tục.<br />

+ Trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki).<br />

Trong đó:<br />

- Mạch mới được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ đến 3’ cùng chiều trượt enzim tháo xoắn.<br />

- Mạch mới được tổng hợp không liên tục theo chiều 5’ đến 3’ ngược chiều trượt enzim tháo xoắn.<br />

Trang 3


Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.<br />

Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con<br />

Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó có 1<br />

mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu.<br />

2. Những đặc điểm quan trọng cần chú ý với quá trình nhân đôi ADN<br />

- Về cơ bản, sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực gần giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ,<br />

chỉ khác biệt ở một số điểm cơ bản sau:<br />

+ Sự nhân đôi ADN diễn ra đồng thời ở nhiều đơn vị nhân đôi trên cùng một phân tử ADN.<br />

+ Hệ enzim tham gia phức tạp hơn.<br />

- Trong quá trình nhân đôi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được<br />

tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián<br />

đoạn, đầu kia liên tục).<br />

- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó từ 1 phân tử,<br />

sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2 k ADN, trong đó có hai phân tử chứa một mạch ADN của mẹ đầu tiên.<br />

STUDY TIP<br />

Quá trình nhân đôi AND là cơ sở cho sự nhân đôi NST, từ đó dẫn đến phân chia tế bào và sự sinh sản<br />

của cơ thể sinh vật.<br />

V. PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG ARN<br />

Có 3 loại ARN. Cả 3 loại đều có cấu trúc mạch đơn được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. Phân tử<br />

mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung. Phân tử tARN và rARN có nguyên tắc bổ sung.<br />

Đặc điểm và chức năng của từng loại ARN:<br />

Loại ARN Cấu trúc Chức năng<br />

mARN - Mạch thẳng có chiều từ 5’ đến 3’.<br />

tARN<br />

rARN<br />

- Đầu 5’ có trình tự nucleotit đặc hiệu để<br />

riboxom nhận biết và gắn vào.<br />

- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN<br />

đều có một bộ ba đối mã (anticodon) và 1<br />

đầu để liên kết với axit amin tương ứng.<br />

- Một đầu mang bộ ba đối mã, một đầu<br />

gắn với axit amin<br />

Gồm hai tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé<br />

liên kết với nhau khi dịch mã để tạo thành<br />

riboxom hoàn chỉnh.<br />

- Làm khuôn cho quá trình dịch mã<br />

ở riboxom.<br />

- Sau khi tổng hợp protein, mARN<br />

thường được các enzim phân hủy.<br />

- Vận chuyển axit amin tới riboxom<br />

để tổng hợp chuỗi polipeptit.<br />

- Nhận biết bộ ba trên mARN theo<br />

nguyên tắc bổ sung.<br />

Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi<br />

polipeptit.<br />

STUDY TIP<br />

Trong 3 loại ARN thì mARN có nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất<br />

(chiếm khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.<br />

Trang 4


STUDY TIP<br />

- Trong tế bào, rARN, tARN tương đối bền vững, mARN kém bền vững hơn.<br />

- Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu giữ trên ADN mà là trên ARN.<br />

VI. QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ<br />

Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào vào kì trung gian của quá trình phân bào (pha G của chu kì<br />

tế bào).<br />

Các bước phiên mã:<br />

Bước 1: Khởi đầu:<br />

Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’5’ và<br />

bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.<br />

Bước 2: Kéo dài chuỗi ARN:<br />

Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’5’ và các nuclêôtit trong môi<br />

trường nội bào liên kết với các nucleotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:<br />

A gốc – U môi trường ; T gốc – A môi trường<br />

G gốc – X môi trường ; X gốc – G môi trường<br />

Bước 3: Kết thúc:<br />

Khi enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc<br />

thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN được giải<br />

phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch<br />

đơn đóng xoắn ngay lại.<br />

- Một gen tiến hành phiên mã x lần thì sẽ tổng hợp được x<br />

phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo<br />

nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN đều có cấu<br />

trúc giống nhau. Cần lưu ý ở sinh vật nhân thực, mARN<br />

sơ khai trải qua quá trình hoàn thiện sẽ có thể tạo ra nhiều<br />

loại mARN trưởng thành khác nhau.<br />

- Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắnADN, tách 2 mạch của ADN vừa có chức năng<br />

tổng hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới.<br />

- Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin.<br />

- Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exôn tạo<br />

mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhận ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp. Các đoạn exon có thể<br />

được nối theo trình tự khác nhau nên sẽ có nhiều loại mARN được tạo ra từ cùng 1 gen.<br />

VII. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ<br />

Trang 5


Dịch mã là quá trình chuyển mã từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi<br />

polipeptit.<br />

Dịch mã có 2 giai đoạn chính:<br />

1. Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin<br />

- Dưới tác động của 1 số enzim, các axit amin tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với<br />

hợp chất ATP.<br />

Axit amin + ATP Axit amin hoạt hoá<br />

- Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, axit amin được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng phức hợp<br />

axit amin – tARN.<br />

Axit amin hoạt hoá + tARN Phức hợp axit amin – tARN<br />

STUDY TIP<br />

Trong quá trình dịch mã cần có 4 thành phần tham gia là mARN, tARN, riboxom và axit amin. Trong<br />

đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).<br />

2. Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit (3 bước)<br />

Bước 1: Mở đầu<br />

+ Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, axit amin mở đầu là foocmin metionin. Ở sinh vật nhân thực axit<br />

amin mở đầu là methionin.<br />

+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển<br />

đến bộ ba mở đầu (AUG).<br />

+ Axit amin mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó –UAX - khớp với mã mở đầu – AUG -<br />

trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng tổng<br />

hợp chuỗi polipeptit.<br />

Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit<br />

+ aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp<br />

với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung),<br />

một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở<br />

đầu với axit amin thứ nhất.<br />

+ Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận<br />

chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo,<br />

aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với<br />

bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung),<br />

hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và<br />

axit amin thứ nhất.<br />

+ Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận<br />

chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình<br />

cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết<br />

thúc của phân tử mARN. Như vậy, chuỗi pôlipeptit<br />

liên tục được kéo dài.<br />

Bước 3: Kết thúc :<br />

Trang 6


+ Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2<br />

tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi<br />

pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.<br />

+ Chuỗi polipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành protein có hoạt tính sinh học.<br />

STUDY TIP<br />

Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm<br />

ribôxôm (pôliribôxôm hay pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.<br />

Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:<br />

- Vật liệu di truyền (ADN) truyền cho đời sau qua cơ chế tự nhân đôi.<br />

- Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã<br />

(ADNARN) và dịch mã (ARNprôtêin).<br />

VIII. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN<br />

Điều hòa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra.<br />

- Trong mỗi tế bào số lượng gen rất lớn nhưng chỉ có một số ít gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại<br />

hoạt động rất yếu hoặc không hoạt động.<br />

LƯU Ý<br />

Điều hòa hoạt động gen đảm bảo hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường và sự<br />

<strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ thể. Ngoài ra, điều hòa hoạt động gen còn giúp nhận biết thời điểm gen<br />

hoạt động, lượng sản phẩm do gen tạo ra.<br />

Các đặc điểm của điều hòa hoạt động gen:<br />

Phức tạp, nhiều mức độ khác nhau.<br />

Điều hòa trước phiên mã: là điều hòa số lượng gen qui định tính trạng nào đó trong tế bào.<br />

Điều hòa phiên mã là điều hòa việc tạo ra số lượng mARN<br />

Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng prôtêin được tạo ra bằng cách điều khiển thời gian tồn tại của<br />

mARN, thời gian dịch mã hoặc số lượng ribôxôm tham gia dịch mã.<br />

Điều hòa sau dịch mã: làm biến đổi protein sau tổng hợp để có thể thực hiện chức năng nhất định.<br />

<strong>Sinh</strong> vật nhân sơ: Chủ yếu diễn ra điều hòa phiên mã.<br />

<strong>Sinh</strong> vật nhân thực: Điều hòa ở nhiều mức độ (Từ trước phiên mã đến sau dịch mã).<br />

1. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ<br />

Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường phân bố liền nhau thành từng<br />

cụm, có chung một cơ chế điều hòa gọi là Opêron.<br />

a. Cấu trúc Operon Lac:<br />

Vùng khởi động P (promoter): Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.<br />

Vùng vận hành O (operator): Có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự<br />

phiên mã.<br />

Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ<br />

trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.<br />

Trang 7


P – vùng khởi động của operon<br />

O – vùng vận hành<br />

Z, Y, A – Các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường<br />

lactose có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào<br />

LƯU Ý<br />

Trước mỗi opêron (nằm ngoài opêron) có gen điều hoà R. Khi gen điều hòa R hoạt động sẽ tổng hợp<br />

nên prôtêin ức chế. Prôtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành (O) dẫn đến ngăn cản quá trình<br />

phiên mã. R không phải là thành phần của Opêron.<br />

b. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ<br />

LƯU Ý<br />

Lactaza được tiết ra sẽ làm nhiệm vụ phân giải lactose trong môi trường. Khi đường lactose bị phân<br />

giải hết thì protein ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại.<br />

Khi môi trường không có lactose:<br />

Bình thường, gen điều hòa (R) tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào gen chỉ huy (O), do đó<br />

gen cấu trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động. Z, Y, A sẽ không thực hiện được phiên<br />

mã và dịch mã. Vì vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.<br />

Khi môi trường có lactose:<br />

Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng. Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prôtêin ức<br />

chế thay đổi cấu hình không gian ba chiều và trở nên bất hoạt (không hoạt động). Prôtêin ức chế<br />

không thể bám vào vùng vận hành và do vậy ARN poliemraza có thể liên kết với vùng khởi động<br />

để tiến hành phiên mã. Sau đó, các phân tử mARN của gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra<br />

các enzim phân giải đường lactose.<br />

Trang 8


2. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực<br />

- Đa số nhân thực có cơ thể đa bào và mỗi tế bào có biểu hiện sống không phải tự do, mà chịu sự biệt hóa<br />

theo các chức năng chuyên biệt trong mối quan hệ hài hòa với cơ thể.<br />

- Các vi khuẩn thường phản ứng trực tiếp với môi trường và biểu hiện gen thuận nghịch, như có đường<br />

lactose thì mở operon để phân hủy, khi hết đường thì operon đóng lại. Trong khi đó, các tế bào nhân thực<br />

có những con đường biệt hóa khác nhau và sự chuyển hóa là ổn định thường xuyên trong đời sống cá thể.<br />

- Tất cả những điểm nêu trên cho thấy sự điều hòa biểu hiện của gen nhân thực phức tạp hơn nhiều, mà<br />

hiện nay lại được biết ít hơn nhân sơ.<br />

Lưu ý: Khác với nhân sơ, nhiễm sắc thể của nhân thực có cấu trúc phức tạp. Ngay trên cấu trúc nhiễm<br />

sắc thể có sự tham gia của các protein, histone có vai trò điều hòa biểu hiện của gen. Sự điều hòa biểu<br />

hiện gen ở nhân thực phải qua nhiều mức điều hòa phức tạp hơn so với nhân sơ và qua nhiều giai<br />

đoạn như: nhiễm sắc thể tháo xoắn, phiên mã, biến đổi hậu phiên mã, mARN rời nhân ra tế bào chất,<br />

dịch mã và biến đổi sau dịch mã.<br />

IX. ĐỘT BIẾN GEN<br />

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.<br />

STUDY TIP<br />

Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục<br />

Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit. Có 3 dạng đột đột biến điểm là mất, thêm,<br />

thay thế một cặp nucleotit.<br />

- Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới. Đột biến gen có thể di truyền cho đời sau.<br />

- Tần số đột biến gen là <strong>10</strong> -6 đến <strong>10</strong> -4 . Tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số không giống<br />

nhau.<br />

- Cá thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Đột biến gen lặn ở trạng thái<br />

dị hợp chưa được gọi là thể đột biến. Tất cả các đột biến trội đều là thể đột biến.<br />

Trong các loại đột biến gen thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là phổ biến.<br />

Lưu ý: Trong điều kiện nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di<br />

truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần. Có thể gây đột biến định hướng vào<br />

một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo nên những sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất và đời<br />

sống.<br />

1. Nguyên nhân <strong>phá</strong>t sinh đột biến<br />

- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.<br />

- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.<br />

- Đột biến có thể <strong>phá</strong>t sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (độtbiến nhân tạo).<br />

2. Cơ chế <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen<br />

a. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN<br />

- Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí<br />

liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen. Khi<br />

có bazơ nito dạng hiếm thì phải sau ít nhất 2 lần nhân đôi mới <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen.<br />

Ví dụ: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G - X thành T - A.<br />

Trang 9


- Sai hỏng ngẫu nhiên: Ví dụ liên kết giữa carbon số 1 của đường pentozơ và ađenin ngẫu nhiên bị đứt <br />

đột biến mất adenin.<br />

STUDY TIP<br />

Tần số đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, cường độ tác nhân và đặc điểm cấu trúc<br />

của gen.<br />

b. Tác động của các tác nhân gây đột biến<br />

Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN đột biến gen).<br />

Tác nhân hóa học: Chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây biến đổi thay thế A - T <br />

G - X. Chất 5BU thấm vào tế bào thì phải sau 3 lần nhân đổi mới <strong>phá</strong>t sinh gen đột biến.<br />

Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes ... đột biến gen.<br />

3. Hậu quả, ý nghĩa của đột biến gen<br />

- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính cho thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần<br />

nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).<br />

- Trong các dạng đột biến gen thì đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit thường gây hậu quả nghiêm trọng<br />

hơn so với đột biến thay thế một cặp nucleotit. Nguyên nhân là vì mã di truyền là mã bộ ba nên khi mất<br />

hoặc thêm một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen. Do đó<br />

sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của protein. Đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba<br />

ở vị trí đột biến. Vì vậy, muốn gây đột biến gen phải sử dụng tác nhân đột biến tác động vào giai đoạn<br />

ADN nhân đôi (pha S của chu kì tế bào).<br />

- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống.<br />

- Đột biến gen chỉ tạo ra các alen mới của cùng một gen chứ không tạo ra gen mới.<br />

LƯU Ý<br />

- Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống.<br />

- Đột biến là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa vì nó tạo ra các alen mới. Qua giao phối, các alen<br />

mới sẽ tổ hợp với nhau để tạo nên các kiểu gen mới.<br />

Một số lưu ý đặc biệt về đột biến gen<br />

- Đột biến giao tử: <strong>phá</strong>t sinh trong giảm phân tạo giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.<br />

Đột biến gen trội: Sẽ được biểu hiện thành kiểu hình ngay ở cơ thể đột biến.<br />

Đột biến gen lặn: Biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa).<br />

Đột biến tiền phôi: Đột biến xảy ra ở những lần phân bào đầu tiên của hợp tử tồn tại trong cơ thể và<br />

truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.<br />

- Đột biến xoma: xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng, sẽ được nhân lên và biểu hiện ở một mô<br />

hoặc cơ quan nào đó (ví dụ: cành bị đột biến nằm trên cây bình thường do đột biến xoma ở đỉnh sinh<br />

trưởng). Đột biến xoma không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

X. NHIỄM SẮC THỂ<br />

Cấu trúc nhiễm sắc thể<br />

Nhóm sinh vật<br />

Vi khuẩn<br />

- Phân tử ADN dạng trần.<br />

- Mạch xoắn kép, dạng vòng.<br />

Đặc điểm cấu tạo<br />

Trang <strong>10</strong>


Virus<br />

<strong>Sinh</strong> vật nhân thực<br />

- Phân tử ADN trần, một số virut có vật chất di truyền là ARN.<br />

- Cấu tạo từ chất nhiễm sắc.<br />

- Tồn tại thành từng cặp tương đồng.<br />

- Có hai loại giới tính và thường.<br />

- Mỗi loài có một bộ NST riêng.<br />

STUDY TIP<br />

Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa thấp hay<br />

cao. NST của các loài khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.<br />

Số lượng NST là đặc trưng cho loài.<br />

1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST<br />

Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi<br />

qua các giai đoạn của chu kì tế bào. Hình thái NST thay đổi theo các kì của phân bào, nhưng hình dạng<br />

đặc trưng (rõ nhất, lớn nhất) là ở kì giữa bao gồm: tâm động, các trình tự khởi động nhân đôi và vùng đầu<br />

mút có tác dụng bảo vệ NST và không cho chúng dính vào nhau. Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu: tâm<br />

động, đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.<br />

- Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về cực tế bào trong quá trình<br />

phân bào.<br />

- NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.<br />

- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản.<br />

3<br />

- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1 vòng (chứa 146 cặp nucleotit) quanh <strong>khối</strong> prôtêin (8<br />

4<br />

phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.<br />

Trang <strong>11</strong>


- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm<br />

chiều ngang <strong>11</strong> nm gọi là sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi chất nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên<br />

thành sợi siêu xoắn 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = <strong>10</strong> -3 micromet).<br />

STUDY TIP<br />

- Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi.<br />

- Ở phần lớn các sinh vật lưỡng bội, bộ NST trong tế bào cơ thể thường tồn tại thành từng cặp tương<br />

đồng giống nhau về hình thái và số lượng, cũng như trình tự sắp xếp các gen.<br />

2. Chức năng của nhiễm sắc thể<br />

- NST có các chức năng khác nhau như: lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các<br />

cơ chế tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh... Do vậy, NST được coi<br />

là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.<br />

- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp. Nhiễm sắc thể thường gồm nhiều cặp, luôn tồn tại<br />

thành từng cặp tương đồng. Nhiễm sắc thể thường mang gen xác định việc hình thành các tính trạng<br />

thường. Còn NST giới tính có một cặp. Nhiễm sắc thể giới tính quy định việc hình thành tính trạng đực,<br />

cái ở sinh vật, quy định tính trạng sinh dục phụ và mang gen xác định một số tính trạng có hoặc không<br />

liên quan đến giới tính.<br />

XI. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ<br />

a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :<br />

Là những biến đổi trong cấu trúc<br />

nhiễm sắc thể.<br />

Có 4 dạng: mất đoạn, chuyển đoạn,<br />

đảo đoạn và lặp đoạn.<br />

b. Cơ chế <strong>phá</strong>t sinh và đặc điểm<br />

của các dạng đột biến<br />

Đột biến mất đoạn: là do 1 đoạn NST<br />

bị đứt ra và tiêu biến (đoạn không<br />

chứa tâm động của NST). Mất đoạn<br />

NST dẫn tới mất gen. Khi bị mất gen<br />

thì sẽ không có protein nên sẽ gây<br />

chết hoặc làm giảm sức sống của<br />

sinh vật. Đột biến mất đoạn được sử<br />

dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi<br />

kiểu gen, định vị vị trí gen.<br />

Đột biến đảo đoạn: là do 1 đoạn NST bị đứt ra và quay đảo 180°. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí<br />

gen trên NST gây ảnh hưởng đến hoạt động của gen (1 gen đang hoạt động khi chuyển sang vị trí mới có<br />

thể ngừng hoạt động hoặc ngược lại). Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.<br />

Đột biến chuyển đoạn: là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc 2 NST khác nhau. Đột<br />

biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Đột biến chuyển đoạn gây chết<br />

hoặc giảm khả năng sinh sản.<br />

Đột biến lặp đoạn: là hiện tượng 1 đoạn NST lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số<br />

lượng gen trên NST nên làm mất cân bằng giữa các gen trong hệ gen.<br />

Trang <strong>12</strong>


STUDY TIP<br />

Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể làm <strong>phá</strong>t sinh loài mới.<br />

Một số ví dụ về các dạng đột biến:<br />

Các dạng đột biến cấu trúc NST<br />

Đột biến mất đoạn<br />

Đột biến lặp đoạn<br />

Đột biến đảo đoạn<br />

Ví dụ đột biến<br />

- Hội chứng tiếng mèo kêu: mất một phần vai ngắn NST<br />

đoạn số 5.<br />

- Bệnh ung thư máu: mất đoạn NST 21<br />

- Ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của<br />

enzim amilaza, ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.<br />

- Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại<br />

trên các NST góp phần tạo ra loài mới.<br />

Đột biến chuyển đoạn - Ở người đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22<br />

và số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường nên gây<br />

bệnh ung thư bạch cầu tủy cấp tính.<br />

XII. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST<br />

1. Đột biến lệch bội<br />

a. Khái niệm và phân loại<br />

Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay vài cặp NST. Đó là biến đổi số<br />

lượng ở một cặp NST tương đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội.<br />

- Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường gặp 4 dạng chính:<br />

+ Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.<br />

+ Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.<br />

Trang 13


+ Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.<br />

+ Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.<br />

+ Dạng đặc biệt: (2n +1 + 1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào.<br />

(2n – 1 - 1) là thể một kép do có 2 thể 1 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào.<br />

b. Nguyên nhân và cơ chế <strong>phá</strong>t sinh<br />

- Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường<br />

của một hoặc 1 số cặp NST Một hoặc một vài tơ vô sắc không được hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp<br />

NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với<br />

các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.<br />

NHẬN XÉT<br />

Sự hình thành các cá thể lệch bội thông qua 2 cơ chế là giảm phân không bình thường, sự thụ tinh<br />

giữa các giao tử không bình thường và giao tử bình thường. Quá trình giảm phân tạo các giao tử n + 1<br />

và n - 1 có thể diễn ra ở lần phân bào thứ nhất hoặc thứ 2.<br />

- Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST<br />

khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau.<br />

Ví dụ: Một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường<br />

hợp thể ba hoàn toàn khác nhau.<br />

- Một loài có bộ NST 2n: số loại đột biến thể ba (2n + 1) = số loại đột biến thể một (2n - 1) = số loại đột<br />

<br />

1<br />

biến thể không 2n<br />

1 Cn<br />

.<br />

- Một loài có bộ NST 2n: số loại đột biến lệch bội thể ba kép (2n + 1 + 1) = số loại đột biến thể một kép<br />

<br />

2<br />

2n<br />

<strong>11</strong> Cn<br />

.<br />

STUDY TIP<br />

- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ<br />

thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.<br />

c. Hậu quả<br />

- Thể lệch bội đã được <strong>phá</strong>t hiện trên hàng loạt đối tượng như ở người, ruồi giấm, cà độc dược, thuốc lá,<br />

lúa mì...<br />

Trang 14


- Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ở cà độc dược đã <strong>phá</strong>t hiện được lệch<br />

bội ở cả <strong>12</strong> cặp NST tương đồng cho các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự <strong>phá</strong>t<br />

triển các gai.<br />

STUDY TIP<br />

- Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST làm mất cân bằng toàn hệ gen cơ thể không<br />

sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.<br />

Ví dụ: Một số bệnh do lệch bội ở người:<br />

+ Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n + 1) = 47 NST<br />

+ Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n + 1) = 47 NST<br />

+ Siêu nữ (XXX), (2n + 1) = 47 NST<br />

+ Tocnơ (thể một cặp giới tính XO) (2n – 1) = 45 NST<br />

d. Ý nghĩa<br />

Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.<br />

Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.<br />

Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.<br />

2. Đột biến đa bội<br />

LƯU Ý<br />

- Những loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào: đột biến gen, đảo đoạn,<br />

đột biến chuyển đoạn trên 1 NST.<br />

- Những loại đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên NST: đột biến gen, đột biến đảo đoạn<br />

NST, đột biến chuyển đoạn trên 1 NST, đột biến số lượng NST.<br />

- Những loại đột biến luôn làm gia tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào: đột biến lặp đoạn, đột<br />

biến đa bội, đột biến lệch bội thể ba, thể bốn.<br />

a. Khái niệm đột biến đa bội<br />

- Đa bội là một dạng đột biến số lượng NST, trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số đơn bội<br />

NST (3n, 4, 5n, 6n...). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n, 5n...NST được gọi là thể đa bội.<br />

- Thể đa bội được phân thành 2 dạng là thể tự đa bội (đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (đa bội khác<br />

nguồn).<br />

b. Cơ chế hình thành các dạng đa bội thường gặp<br />

Trang 15


- Tam bội được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n. Thể tam bội thường không có khả<br />

năng sinh sản hữu tính.<br />

- Tứ bội được sinh ra do sự kết hợp hai giao tử 2n hoặc sinh ra do tứ bội hóa 2n thành 4n.<br />

- Đột biến tam bội chỉ <strong>phá</strong>t sinh trong sinh sản hữu tính. Đột biến tứ bội <strong>phá</strong>t sinh trong sinh sản hữu tính<br />

hoặc cả vô tính.<br />

- Thể đột biến đa bội thường có cơ quan dinh dưỡng to, năng suất cao, được sử dụng để tạo các giống cây<br />

lấy củ, thân, quả.<br />

- Dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây đột biến tứ bội, sau đó lại dạng tứ bội với dạng lưỡng bội để<br />

tạo ra tam bội.<br />

c. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội<br />

- Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội do vậy quá trình tổng hợp các chất hữu cơ<br />

xảy ra mạnh mẽ. Tế bào thể đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng<br />

có kích thước lớn, <strong>phá</strong>t triển khỏe, chống chịu tốt.<br />

- Sự biến đổi số lượng NST hình thành các tứ bội thể cùng nguồn và sự lai khác loài đã đóng vai trò trong<br />

sự <strong>phá</strong>t sinh các dãy đa bội thể của cây dại và cả nguồn gốc <strong>phá</strong>t sinh của nhiều cây trồng. Đột biến đa bội<br />

có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống thực vật vì nó góp phần hình thành loài mới.<br />

STUDY TIP<br />

Thể đa bội ở động vật thường ít gặp vì dễ gây chết. Ở một số loài có thể thấy trong tự nhiên và có thể<br />

được tạo ra bằng thực nghiệm.<br />

Trang 16


Câu 1. Cho hình vẽ sau và các nhận định:<br />

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I<br />

1. Cả 8 dạng trên đều là đột biến cấu trúc NST.<br />

2. (7) là dạng chuyển đoạn không tương hỗ.<br />

3. Dạng (1) có thể gây nên hiện tượng giả trội.<br />

4. Dạng (2) thường xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1.<br />

5. Dạng (4) thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể.<br />

6. Dạng (5) còn được gọi là chuyển vị.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 5 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 2. Dưới đây là hình tARN hãy cho biết mô tả nào dưới đây về phân tử tARN là đúng nhất?<br />

A. tARN là một pôlinuclêôtit mạch thẳng, có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mạch khuôn<br />

của gen cấu trúc.<br />

Trang 17


B. tARN là một pôlinuclêôtit có đoạn mạch thẳng các nuclêôtit của phân tử liên kết trên cơ sở nguyên<br />

tắc bổ sung, có đoạn cuộn xoắn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang<br />

bộ ba đối mã (anticodon).<br />

C. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ở tất cả các nuclêôtit<br />

của phân tử, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối<br />

mã (anticodon).<br />

D. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ<br />

sung, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu, và một thùy tròn mang bộ ba đối<br />

mã (anticodon).<br />

Câu 3. Hình dưới mô tả sự kiện gì?<br />

A. Quá trình nhân đôi ADN.<br />

B. Quá trình phiên mã.<br />

C. Quá trình dịch mã.<br />

D. Quá trình kéo dài chuỗi pôlipeptit.<br />

Câu 4. Hình vẽ dưới thể hiện để gây đột biến đa bội, người ta đã sử dụng tác nhân hóa học là consixin.<br />

Hãy cho biết consixin được sử dụng vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?<br />

A. Tác động vào cuối pha G1, đầu pha S.<br />

B. Tác động vào cuối pha S, đầu pha G2.<br />

C. Tác động vào pha G2.<br />

D. Tác động vào kì sau của quá trình nguyên phân.<br />

Câu 5. Nguyên nhân gây ra bệnh trong hình dưới đây là gì?<br />

Trang 18


A. Đột biến mất đoạn nhỏ NST 21.<br />

B. Đột biến thay thế cặp T – A thành A –T trên gen tổng hợp Hb.<br />

C. Đột biến làm cho có 3 NST số 13.<br />

D. Chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 22 và NST số 9<br />

Câu 6. Cho hình vẽ về đột biến gen ở lục lạp tạo thể khảm:<br />

Nhận xét nào dưới đây là không hợp lí?<br />

A. Toàn cây hoa trắng do không tổng hợp chất diệp lục.<br />

B. Một tế bào mang đột biến sẽ có hai loại lục lạp xanh và trắng<br />

C. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng của lá cây.<br />

D. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân<br />

sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.<br />

Câu 7. Cho hình dưới và các <strong>phá</strong>t biểu:<br />

1. Hình bên vừa có dạng đột biến lệch bội và đột biến đa bội.<br />

2. Có 2 dạng không thuộc đột biến lệch bội.<br />

3. Dạng G là dạng đa bội chẵn.<br />

4. Trong hình không có thể bốn nhiễm<br />

5. Dạng A thường bị bất thụ.<br />

6. Các dạng B và C nếu tạo được thành giống thì rất có ý nghĩa trong tiến hóa hoặc chọn giống.<br />

7. Bộ NST của dạng E là 2n = 4.<br />

Trang 19


8. Trong các dạng đột biến lệch bội trên hình thì liên quan nhiều nhất đến 1 cặp NST.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 8. Cho hình vẽ sau:<br />

Dựa vào hình ảnh trên, một số bạn có những nhận định như sau:<br />

1. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực.<br />

2. Một mARN sơ khai được xử lý theo nhiều cách khác nhau để tạo ra nhiều loại mARN khác nhau, kết<br />

quả là tạo ra nhiều loại protein khác nhau từ một trình tự ADN.<br />

3. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất.<br />

4. Số loại mARN có thể tạo ra là 6.<br />

5. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ thì ngược lại, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm<br />

khuôn để tổng hợp protein.<br />

Có bao nhiêu nhận định sai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 9. Quan sát hình ảnh sau và hãy cho biết trong các nhận xét, có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

1. Hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân.<br />

2. Đột biến lệch bội này xảy ra do sự không phân ly của một cặp NST trong nguyên phân.<br />

3. Lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch<br />

bội hình thành thể khảm.<br />

4. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.<br />

5. Các thể lệch bội không bao giờ sống được do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp<br />

NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.<br />

Trang 20


6. Hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng ung thư máu ác tính là<br />

những ví dụ về thể lệch bội.<br />

7. Đột biến lệch bội thường gặp ở động vật bậc cao, ít gặp ở thực vật.<br />

8. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>10</strong>. Hình ảnh sau đây mô tả quá trình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. Coli khi môi trường<br />

không có lactose. Hãy quan sát hình ảnh và các em cho biết trong những nhận xét sau, có bao nhiêu nhận<br />

xét đúng?<br />

1. Protein ức chế được tổng hợp bởi gen điều hòa R, một trong những thành phần của Operon Lac.<br />

2. Nếu vùng vận hành (O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa (R) tạo ra có thể không liên kết<br />

được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.<br />

3. Vì môi trường không có lactose nên gen điều hòa R có thể hoạt động tạo ra protein ức chế liên kết<br />

với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.<br />

4. Mỗi gen cấu trúc mã hóa cho một chuỗi polipeptit khác nhau.<br />

A. 0 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>11</strong>.<br />

Dựa vào hình ảnh trên, một số đánh giá được đưa ra như sau:<br />

1. Hình ảnh này diễn tả hiện tượng tự đa bội trong nguyên phân.<br />

2. Cônsixin thường tác động vào pha S của chu kì tế bào.<br />

3. Hóa chất cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc.<br />

4. Cơ chế hình thành là do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST<br />

không phân li trong tế bào xoma là cơ chế duy nhất tạo ra thể đa bội.<br />

5. Rối loạn nguyên phân của tế bào xoma dẫn đến hiện tượng khảm ở mô và cơ quan cơ thể sinh vật.<br />

6. Các thể đa bội chẵn (4n) hoặc thể dị đa bội có thể tạo giống mới, có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn<br />

giống.<br />

7. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy quá trình tổng hợp chất hữu cơ<br />

xảy ra mạnh mẽ.<br />

Các em hãy cho biết có bao nhiêu đánh giá sai nào?<br />

Trang 21


A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu <strong>12</strong>. Hình ảnh sau đây miêu tả quá trình phiên mã ở gặp ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.<br />

Trong những nhận xét sau, nhận xét nào là đúng?<br />

1. Quá trình tổng hợp ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực luôn diễn ra theo hướng nhất định,<br />

luôn bắt đầu từ đầu 5’ và kết thúc với nucleotit ở đầu 3’.<br />

2. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. Ở tế bào<br />

nhân sơ, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng<br />

thành.<br />

3. Trong các tế bào nhân sơ, không có màng ngăn nhân, ngay khi đầu 5’ của mARN ló ra ngoài vị trí<br />

tổng hợp của ARN polymeraza thì riboxom sẽ tiếp cận và bắt đầu quá trình dịch mã. Quá trình phiên mã<br />

và dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ.<br />

4. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất và quá trình dịch mã diễn ra trong<br />

nhân.<br />

5. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tạo thành mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong tế bào<br />

chất.<br />

6. Trong các tế bào nhân thực, vì có màng nhân nên quá trình phiên mã diễn ra tách biệt với quá trình<br />

dịch mã.<br />

A. 1, 3, 6 B. 2, 4, 6 C. 3, 5, 6 D. 1, 4, 5<br />

Câu 13.<br />

Hình vẽ trên diễn tả vật chất di truyền ở các nhóm sinh vật. Hãy quan sát kĩ hình vẽ trên và cho biết trong<br />

những nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

1. Vật chất di truyền ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, hoàn toàn liên kết với protein, mạch xoắn kép<br />

dạng vòng.<br />

2. Ở sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.<br />

Trang 22


3. Ở sinh vật nhân thực, ADN của ty thể có cấu trúc xoắn kép vòng.<br />

4. NST của sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein<br />

histon.<br />

5. Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít luôn phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.<br />

6. Qua hình vẽ trên, ta nhận thấy phần lớn sinh vật có vật liệu di truyền là ADN, một số virus có ARN.<br />

7. Ở sinh vật nhân sơ, ngoài ADN vùng nhân còn có vòng ADN nhỏ hơn chứa vài gen được gọi là<br />

plasmid.<br />

8. Các gen plasmid có thể giúp các sinh vật nhân sơ sống trong môi trường có kháng sinh hoặc các chất<br />

dinh dưỡng lạ.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 14. Cho các hình ảnh sau :<br />

Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân.<br />

Một số nhận xét về hai hình như sau:<br />

1. Hình 1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm<br />

phân I.<br />

2. Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

4. Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.<br />

5. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt<br />

phẳng xích đạo.<br />

6. Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều có xoắn cực đại và<br />

xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

7. Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi.<br />

8. Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các<br />

đoạn cromatit cho nhau.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 15. Hình ảnh sau đây miêu tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.<br />

Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong những nhận xét sau những nhận xét nào sai?<br />

Trang 23


1. Hình 1 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi<br />

ADN của sinh vật nhân sơ.<br />

2. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch<br />

thẳng.<br />

3. Sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực có cơ chế giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ.<br />

4. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều<br />

đơn vị nhân đôi và do nhiều loại enzim tham gia.<br />

5. Các đoạn Okazaki ở tế bào sinh vật nhân sơ dài 30 - 400 nucleotit.<br />

6. Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều chỉ tạo một đơn vị tái bản.<br />

A. 1, 4, 6 B. 2, 5, 6 C. 2, 4, 5 D. 1, 5, 6<br />

Câu 16. Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 3 cặp NST trao đổi đoạn tại một điểm có<br />

thể tạo ra tối đa 256 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân<br />

bào của một tế bào có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta<br />

bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.<br />

Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?<br />

1. Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.<br />

2. Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.<br />

3. Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.<br />

4. Đột biến này di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

5. Tế bào A là tế bào thực vật.<br />

6. Đột biến này được gọi là đột biến đa bội.<br />

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3<br />

Câu 17. Intron là:<br />

A. Đoạn gen không mã hóa axit amin.<br />

B. Đoạn gen mã hóa axit amin.<br />

C. Đoạn gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã<br />

Trang 24


D. Gen phân mảnh xen kẽ với các exôn.<br />

Câu 18. Ở ADN mạch kép, số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit lại T, nguyên nhân là vì:<br />

A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.<br />

B. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có <strong>khối</strong> lượng bằng nhau.<br />

C. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.<br />

D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm trong nhân tế bào.<br />

Câu 19. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Gen cấu trúc là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.<br />

(2) Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh.<br />

(3) Bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.<br />

(4) Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại<br />

axit amin trừ UAA và UGG.<br />

(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc dịch mã.<br />

(6) Gen cấu trúc là những gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay<br />

chức năng của tế bào.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. (1), (4). B. (2), (6). C. (2), (3), (5). D. (4), (6).<br />

Câu 20. Sự khác nhau chủ yếu giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:<br />

A. Gen cấu trúc tổng hợp ra các sản phẩm như protein trong khi gen điều hòa không tổng hợp ra sản<br />

phẩm.<br />

B. Chức năng của sản phẩm.<br />

C. Cấu trúc của gen.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 21. Dựa vào hình ở câu 20 và cho biết ghi chú nào dưới đây là đúng?<br />

A. 2- ADN pôlimeraza, 5- enzim nối ligaza.<br />

B. 5- Đoạn Okazaki, 3- đoạn mồi.<br />

C. 1- ADN pôlimeraza, 5- mạch khuôn.<br />

D. 1- enzim tháo xoắn, 6- ADN pôlimeraza<br />

Câu 22. Dựa vào hình trên ta nhận thấy trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là:<br />

A. Mạch được kéo dài theo chiều 5’3’ so với chiều tháo xoắn.<br />

B. Mạch có chiều 5’3’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.<br />

C. Mạch có chiều 3’ đến 5’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.<br />

D. Mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.<br />

Câu 23. Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lần ở sinh vật nhân thực giúp:<br />

A. Sự nhân đôi diễn ra chính xác.<br />

B. Sự nhân đôi khỏi diễn ra nhiều lần.<br />

C. Sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng.<br />

D. Tiết kiệm nguyên liệu, enzim và năng lượng.<br />

Câu 24. Đoạn Okazaki là:<br />

Trang 25


A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.<br />

B. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn ADN trong quá trình nhân<br />

đôi.<br />

C. Đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.<br />

D. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân<br />

đôi.<br />

Câu 25. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật<br />

nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:<br />

A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />

B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polipeptit.<br />

C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.<br />

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />

Câu 26. Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của E.Coli<br />

khoảng <strong>10</strong>0 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ<br />

chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài<br />

chục lần là do:<br />

A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.<br />

B. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli.<br />

C. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ <strong>phá</strong> vỡ các liên kết hidro.<br />

D. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.<br />

Câu 27. Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự<br />

nhân đôi của ADN ở E.Coli về:<br />

1. Chiều tổng hợp.<br />

2. Các enzim tham gia.<br />

3. Thành phần tham gia.<br />

4. Số lượng các đơn vị nhân đôi.<br />

5. Nguyên tắc nhân đôi.<br />

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 5.<br />

Câu 28. Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN- pôlimeraza có chức năng:<br />

A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.<br />

B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3'- OH.<br />

C. Nối các đoạn Okazaki với nhau.<br />

D. Tháo xoắn phân tử ADN.<br />

Câu 29. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là không đúng?<br />

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được<br />

tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.<br />

B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị<br />

tái bản).<br />

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.<br />

D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.<br />

Trang 26


Câu 30. Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim pôlimeraza trong quá trình nhân đôi là đúng?<br />

A. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng<br />

mạch một, hết mạch này đến mạch khác.<br />

B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một<br />

mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.<br />

C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp hai<br />

mạch cùng một lúc.<br />

D. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp hai<br />

mạch cùng một lúc.<br />

Câu 31. Bệnh già trước tuổi (progeria) ở người hậu quả làm 1 đứa trẻ 9 tuổi có bề ngoài và chức năng<br />

sinh lí giống như 1 ông già 70 tuổi. Khi tách ADN của 1 bệnh nhân, người ta thấy có nhiều mảnh phân<br />

tử ADN nhỏ thay vì 1 phân tử ADN lớn. Nguyên nhân là do trong tế bào của người mắc bệnh này thiếu<br />

enzim:<br />

A. Topoisomeraza B. ARN pôlimeraza<br />

C. ADN ligaza D. ADN pôlimeraza.<br />

Câu 32. Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN:<br />

(1) Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />

(2) ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.<br />

(3) Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.<br />

(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADN pôlimeraza gống nhau.<br />

(5) Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.<br />

Đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực là:<br />

A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (5).<br />

C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).<br />

Câu 33. Enzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN?<br />

A. Ligaza. B. Gyrase.<br />

C. Endonucleaza. D. ADN pôlimeraza<br />

Câu 34. Quá trình nhân đôi tuân theo những nguyên tắc nào?<br />

A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn.<br />

B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />

C. Nguyên tắc bổ sung.<br />

D. Nguyên tắc bán bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />

Câu 35. Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có<br />

các nhận xét sau:<br />

(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.<br />

(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.<br />

(3) Có độ dài và số lượng các loại nucleotit bằng nhau.<br />

(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.<br />

(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.<br />

Nhận xét đúng là:<br />

Trang 27


A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4)<br />

C. (2), (4), (5) D. (3), (4), (5).<br />

Câu 36. Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép<br />

ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch<br />

bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung<br />

vào hỗn hợp thành phần gì?<br />

A. ARN pôlimeraza B. Enzim mồi.<br />

C. ADN pôlimeraza D. ADN ligaza.<br />

Câu 37. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để <strong>phá</strong> vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của<br />

phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit<br />

loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng?<br />

A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.<br />

B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.<br />

C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.<br />

D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.<br />

Câu 38. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:<br />

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.<br />

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />

(3) Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.<br />

(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ 3’.<br />

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự <strong>phá</strong>t<br />

triển của chạc chữ Y.<br />

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.<br />

A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5), (6)<br />

C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4), (6).<br />

Câu 39. Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:<br />

A. Tháo xoắn phân tử ADN.<br />

B. Nối các đoạn Okazaki với nhau.<br />

C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.<br />

D. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.<br />

Câu 40. Mỗi ADN con sau khi nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ<br />

các nucleotit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:<br />

A. Bổ sung.<br />

B. Bán bảo tồn.<br />

C. Bổ sung và bán bảo tồn<br />

D. Bổ sung và bảo tồn<br />

Câu 41. Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 15 phóng xạ chưa<br />

nhân đôi trong môi trường chỉ có N 14 , quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử<br />

ADN ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N 15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Trang 28


Câu 42. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã.<br />

(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).<br />

(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ -5’.<br />

(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’-5’'.<br />

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.<br />

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:<br />

A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4).<br />

C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4).<br />

Câu 43. Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:<br />

A. Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.<br />

B. Trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị.<br />

C. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay<br />

bằng Uraxin của ARN).<br />

D. Tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.<br />

Câu 44. tARN có bộ ba đối mã(anticodon) là 5’UAX3’ làm nhiệm vụ vận chuyển axit amin có tên là:<br />

A. Prolin. B. Tritophan.<br />

C. Mêtionin. D. Không có loại tARN này.<br />

Câu 45. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.<br />

(2) mARN có cấu tạo mạch thẳng.<br />

(3) Ở đầu 3’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần<br />

codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.<br />

(4) Loại ARN trong cơ thể bền vững nhất là mARN.<br />

(5) Tất cả các ADN dạng sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.<br />

(6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung<br />

gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn.<br />

(7) tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp protein).<br />

(8) Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 46. Điều nào sau đây không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật<br />

nhân sơ?<br />

A. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.<br />

B. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polipeptit.<br />

C. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành.<br />

D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo<br />

ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.<br />

Câu 47. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?<br />

A. mARN. B. tARN. C. rARN D. tARN và mARN.<br />

Trang 29


Câu 48. Các loại bazơ nitơ có trong cấu trúc của phân tử ARN là:<br />

A. Ađênin, Xitozin, Timin, Guanin.<br />

B. Ađênin, Xitozin, Uraxin, Timin.<br />

C. Ađênin, Xitozin, Uraxin, Guanin.<br />

D. Xitozin, Uraxin, Timin, Guanin.<br />

Câu 49. Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng điều hòa nằm ở:<br />

A. Đầu 5’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hòa phiên mã.<br />

B. Đầu 3’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã<br />

C. Đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.<br />

D. Đầu 3’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hòa phiên mã.<br />

Câu 50. Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?<br />

A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.<br />

B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.<br />

C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.<br />

D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.<br />

Câu 51. Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?<br />

A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với mạch khuôn theo nguyên<br />

tắc bổ sung (A bắt đôi với U, T bắt đôi với A,G bắt đôi với X và ngược lại) theo chiều từ 3’ đến 5’.<br />

B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.<br />

C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được<br />

giải phóng.<br />

D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ<br />

sung (A bắt đôi với U, T bắt đối với A, G bắt đối với X và ngược lại) theo chiều từ 5’ đến 3’.<br />

Câu 52. Trong quá trình phiên mã của một gen:<br />

A. Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.<br />

B. Chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.<br />

C. Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá<br />

trình dịch mã.<br />

D. Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào.<br />

Câu 53. Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:<br />

A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.<br />

B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.<br />

C. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza.<br />

D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.<br />

Câu 54. Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN là do:<br />

A. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn.<br />

B. số gen quy định tổng hợp nhiều hơn mARN.<br />

C. số lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn mARN.<br />

D. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN.<br />

Trang 30


Câu 55. Điều nào không đúng khi nói về quá trình hoàn thiện ARN?<br />

A. Các ribôzym có thể hoạt động trong quá trình cắt nối ARN.<br />

B. Các nucleotit có thể được bổ sung vào cả hai đầu của tiền mARN<br />

C. ARN sơ cấp thường dài hơn so với phân tử mARN rời khỏi nhân tế bào.<br />

D. Các exôn được cắt khỏi mARN trước khi phân tử này rời khỏi nhân tế bào.<br />

Câu 56. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về sinh vật nhân thực:<br />

1. Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài gen mã hóa tương ứng.<br />

2. Phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa.<br />

3. Nhiều chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp từ một phân tử mARN trưởng thành duy nhất.<br />

4. Một chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều riboxom.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 57. Bộ ba đối mã(anticodon) của tARN vận chuyển axit amin metionin là:<br />

A. 5’ AUG 3’. B. 3’ XAU 5’.<br />

C. 5’ XAU 3’. D. 3’AUG 5’.<br />

Câu 58. Đặc điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là:<br />

A. Có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza<br />

B. Phiên mã dựa trên mạch gốc của gen.<br />

C. Sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon.<br />

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.<br />

Câu 59. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:<br />

(1) Bộ ba đối mã phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.<br />

(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh<br />

(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.<br />

(4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ aa 1 - tARN.<br />

(5) Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ 3’.<br />

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa 1 .<br />

Thứ tự đúng các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:<br />

A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).<br />

B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).<br />

C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).<br />

D. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).<br />

Câu 60. Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5’XGA3’ mã hoá axit amin<br />

Acginin; 5' UXG 3’ và 5’ AGX 3’ cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5’ GXU 3’ mã hoá axit amin Alanin.<br />

Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật<br />

nhân sơ à 5’ GXTTXGXGATXG 3’. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí <strong>thuyết</strong>, trình tự các<br />

axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là:<br />

A. Xêrin - Alanin - Xêrin – Acginin<br />

B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin<br />

Trang 31


C. Acginin - Xêrin – Alanin – Xêrin<br />

D. Acginin - Xêrin - Acginin - Xêrin<br />

Câu 61. Cho các thông tin sau đây<br />

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.<br />

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.<br />

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.<br />

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các ôxôn lại với nhau thành mARN trưởng<br />

thành.<br />

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:<br />

A. (2) và (3). B. (3) và (4).<br />

C. (1) và (4). D. (2) và (4)<br />

Câu 62. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:<br />

A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’<br />

B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.<br />

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’<br />

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’<br />

Câu 63. Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp<br />

năng lượng:<br />

A. Để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN<br />

B. Để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.<br />

C. Để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN.<br />

D. Để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.<br />

Câu 64. Theo số liệu ước tính hiện nay, hệ gen của người chứa khoảng 20500 gen. Tuy vậy, có bằng<br />

chứng cho thấy các tế bào người có thể sản sinh nhiều hơn 20500 loại chuỗi pôlipeptit khác nhau. Quá<br />

trình nào sau đây có thể giải thích hiện tượng này?<br />

A. Các cách cắt intron khác nhau từ cùng một phiên mã ARN và các quá trình biến đổi các chuỗi<br />

pôlipeptit sau dịch mã<br />

B. Quá trình phiên mã trong nhân tế bào bao giờ cũng không chính xác dẫn đến số mARN được tổng<br />

hợp khi nào cũng lớn hơn số lượng gen.<br />

C. Trong quá trình phiên mã, gen điều hòa dễ xảy ra đột biến nên sẽ tạo ra nhiều mARN hơn so với gen<br />

cấu trúc.<br />

D. Cùng một gen cấu trúc có thể phiên mã nhiều cách khác nhau nên có thể tạo ra nhiều mARN thông<br />

tin khác nhau.<br />

Câu 65. Về cấu tạo, cả ADN và prôtêin đều có điểm chung:<br />

A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.<br />

B. Đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.<br />

C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste.<br />

D. Đều có thành phần nguyên tố hóa học giống nhau.<br />

Câu 66. Quá trình dịch mã dừng lại:<br />

A. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã sao.<br />

Trang 32


B. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.<br />

C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN.<br />

D. Khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc.<br />

Câu 67. Điều nào dưới đây là không đúng với các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân<br />

thực?<br />

A. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí đầu tiên thường bị cắt bỏ.<br />

B. Đều được tổng hợp trong tế bào chất của tế bào.<br />

C. Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu mARN.<br />

D. Axit amin methionin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi polipeptit.<br />

Câu 68. Pôlixôm có vai trò gì?<br />

A. Đảm bảo quá trình dịch mã diễn ra liên tục.<br />

B. Làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại.<br />

C. Làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại.<br />

D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.<br />

Câu 69. Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây là không đúng?<br />

A. Liên kết bổ sung hình thành trước liên kết peptit.<br />

B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi polipeptit.<br />

C. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp aa cuối cùng trên chuỗi polipeptit.<br />

D. Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là 5’ đến 3’<br />

Câu 70. Đặc điểm nào không đúng với quá trình dịch mã?<br />

A. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi<br />

điểm đọc đặc hiệu với một loại riboxom.<br />

B. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối<br />

mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.<br />

C. Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến<br />

khi gặp bộ ba kết thúc.<br />

D. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp<br />

từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.<br />

Câu 71. Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.<br />

A. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở<br />

đầu.<br />

B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN.<br />

C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.<br />

D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.<br />

Câu 72. Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào sinh vật nhân thực, không có sự tham gia<br />

của loại tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây?<br />

A. Mang bộ ba 5’AUG 3’.<br />

B. Mang bộ ba 3’ GAX 5’<br />

C. Mang bộ ba 5’ UAA 3’<br />

D. Mang bộ ba 3’ AUX 5’<br />

Trang 33


Câu 73. Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy<br />

trả các nucleotit về môi trường nội bào.<br />

B. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.<br />

C. Tiểu phần lớn của riboxom gắn với tiểu phần bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã<br />

của phức hợp mở đầu Met - tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN.<br />

D. Riboxom dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5’- 3’ ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ<br />

sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.<br />

Câu 74. Một phân tử mARN có <strong>12</strong>00 nucleotit, trong đó có một bộ ba mở đầu và 3 bộ ba có khả năng kết<br />

thúc dịch mã (bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 44 bộ ba, bộ ba UGA nằm cách bộ ba mở đầu 50 bộ<br />

ba, bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 69 bộ ba). Khi dịch mã, trên phân tử mARN này có <strong>10</strong> riboxom<br />

trượt qua một lần thì số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là:<br />

A. 700 axit amin. B. 5<strong>10</strong> axit amin.<br />

C. 450 axit amin. D. 3990 axit amin<br />

Câu 75. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể qua cơ chế:<br />

A. Nhân đôi ADN B. Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.<br />

C. Phiên mã, dịch mã. D. Nhân đôi ADN, dịch mã.<br />

Câu 76. Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình dịch mã?<br />

A. Kết thúc dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và thay đổi cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã<br />

tiếp theo<br />

B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, aa mêtionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.<br />

C. Ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là aa foocmin metionin đến riboxom để bắt đầu<br />

dịch mã.<br />

D. Sau khi được tổng hợp xong, các polipeptit giữa nguyên cấu trúc và tiếp tục hình thành các cấu trúc<br />

bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.<br />

Câu 77. Mô tả nào dưới đây về quá trình phiên mã và dịch mã là đúng?<br />

A. Phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra cùng một thời điểm<br />

B. Chiều dài của phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài đoạn mã hóa của gen.<br />

C. Mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra một phân tử mARN riêng.<br />

D. Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau tạo<br />

hành mARN trưởng thành.<br />

Câu 78. Một gen ở tế bào nhân chuẩn được cài vào ADN của vi khuẩn. Sau đó vi khuẩn phiên mã gen<br />

này thành mARN và dịch mã thành protein. Protein này hoàn toàn vô dụng đối với tế bào nhân chuẩn nói<br />

trên vì nó chứa quá nhiều axit amin so với protein cũng được tổng hợp từ gen đó nhưng ngay trong tế bào<br />

nhân chuẩn, thậm chí cả thứ tự axit amin ở đôi chỗ cũng khác. Nguyên do của sự khác biệt này là:<br />

A. Trong quá trình dịch mã các riboxom trong tế bào vi khuẩn đã không tìm được đúng codon trên<br />

mARN.<br />

B. Các protein ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã của vi khuẩn.<br />

C. <strong>Sinh</strong> vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ sử dụng các mã di truyền khác nhau.<br />

D. mARN do vi khuẩn phiên mã không được cắt tỉa (loại bỏ intron) như trong tế bào nhân chuẩn.<br />

Câu 79. Điều hòa hoạt động của gen chính là:<br />

Trang 34


A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.<br />

B. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.<br />

C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.<br />

D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.<br />

Câu 80. Quan sát hình bên và cho biết ghi chú nào sau đây là đúng?<br />

A. R- gen điều hòa, P-vùng vận hành, O-vùng khởi động, Z- gen cấu trúc.<br />

B. R- gen điều hòa, P- vùng khởi động, O- vùng vận hành, Z-gen cấu trúc.<br />

C. R-gen cấu trúc, P- vùng vận hành, O-vùng khởi động, Z-gen điều hòa.<br />

D. R-gen cấu trúc, P- vùng khởi động, O- vùng vận hành, Z- gen điều hòa.<br />

Câu 81. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động (promoter)<br />

là:<br />

A. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.<br />

B. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.<br />

C. Những trình tự nuclêôtit mạng thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.<br />

D. Những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã<br />

Câu 82. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi:<br />

A. Chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc<br />

B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.<br />

C. Prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.<br />

D. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.<br />

Câu 83. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường<br />

có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?<br />

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.<br />

B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.<br />

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.<br />

D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.<br />

Câu 84. Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?<br />

A. Vùng vận hành (O).<br />

B. Vùng khởi động (P).<br />

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A<br />

D. Gen điều hoà (R)<br />

Câu 85. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật gồm:<br />

1. Điều hòa phiên mã.<br />

2. Điều hòa dịch mã.<br />

3. Điều hòa sau dịch mã.<br />

4. Điều hòa qua Operon.<br />

Trang 35


5. Điều hòa ở từng gen.<br />

Điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ là:<br />

A. 1, 2, 3 B. 1, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 5.<br />

Câu 86. Trong cơ chế điều hòa Operon Lac, trong môi trường có lactozo cũng như không có lactozo gen<br />

điều hòa R luôn hoạt động tạo ra protein ức chế. Gen điều hòa R có đặc điểm cấu trúc như thế nào khiến<br />

nó luôn hoạt động?<br />

A. Gen điều hòa R vùng O bị đột biến nên không bị ức chế.<br />

B. Gen điều hòa R không có vùng O nên không bị ức chế.<br />

C. Gen điều hòa R tại vùng O của nó enzim ARN polimeraza luôn gắn vào.<br />

D. Gen điều hòa R vùng P của nó không bị protein ức chế gắn vào.<br />

Câu 87. Theo giai đoạn <strong>phá</strong>t triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì:<br />

A. Tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động.<br />

B. Tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạt hoạt động có khi đồng loạt dừng.<br />

C. Phần lớn các gen trong tế bào hoạt động.<br />

D. Chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động.<br />

Câu 88. Sự điều hòa đối với Ôperon lac ở E.Coli được khái quát như thế nào?<br />

A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng<br />

làm bất hoạt chất ức chế.<br />

B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế<br />

làm bất hoạt chất cảm ứng.<br />

C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và diễn ra bình thường khi chất cảm<br />

ứng làm bất hoạt chất ức chế<br />

D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và diễn ra bình thường khi chất cảm ứng<br />

làm bất hoạt chất ức chế<br />

Câu 89. Ở sinh vật nhân sơ, một nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền<br />

nhau thành cụm và có chung một cơ chế điều hòa gọi là operon. Việc tồn tại operon có ý nghĩa:<br />

A. Giúp một quá trình chuyển hóa nào đó xảy ra nhanh hơn vì các sản phẩm của gen có liên quan về<br />

chức năng cùng được tạo ra đồng thời<br />

B. Giúp các gen có thể đóng mở cùng lúc vì có cùng vùng điều hòa vì vậy nếu như đột biến ở vùng điều<br />

hòa thì chỉ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của 1 gen nào đó trong operon<br />

C. Giúp tạo nhiều sản phẩm của gen vì nhiều gen phân bố thành cụm sẽ tăng lượng sản phẩm vì vậy đáp<br />

ứng tốt với sự thay đổi điều kiện môi trường<br />

D. Giúp cho vùng promoter có thể liên kết dễ dàng hơn với ARN polimeraza vì vậy mà gen trong<br />

operon có thể cảm ứng dễ dàng để thực hiện quá trình phiên mã để tạo ra sản phẩm khi tế bào cần.<br />

Câu 90. Điều gì xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm nó không có khả<br />

năng đính kết vào vùng vận hành?<br />

A. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy<br />

B. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào vùng khởi động<br />

C. Các gen của operon được phiên mã liên tục<br />

D. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi<br />

Trang 36


Câu 91. Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon Lac là đúng?<br />

A. Khi môi trường có lactozo thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến<br />

đổi cấu hình nên có thể liên kết với vùng vận hành<br />

B. Khi môi trường có lactozo thì phân tử ARN polimeraza không thể liên kết với vùng vận hành<br />

C. Khi môi trường có lactozo thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị<br />

biến đổi cấu hình nên không thể liên kết với vùng vận hành<br />

D. Khi môi trường không có lactozo thì phân tử protein ức chế sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho<br />

nó bị biến đổi cấu hình nên không có thể liên kết với vùng khởi động<br />

Câu 92. Trong một số trường hợp ở E.Coli, khi môi trường không có đường lactozo nhưng operon Lac<br />

vẫn hoạt động tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo, khả năng nào sau đây có thể xảy ra?<br />

A. Đột biến xảy ra ở nhóm gen cấu trúc Z, Y, A làm enzim ARN polimeraza hoạt động mạnh hơn bình<br />

thường<br />

B. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến nên tổng hợp quá nhiều protein ức chế<br />

C. E.Coli tổng hợp nhiều enzim phân giải đường lactozo dự trữ<br />

D. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành làm protein ức chế không thể gắn vào vùng vận hành được nên<br />

ARN polimeraza hoạt động phiên mã<br />

Câu 93. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vùng vận hành operon Lac?<br />

A. Vùng vận hành (O) nằm trước vùng khởi động (P); là điểm gắn enzim ARN polimeraza<br />

B. Vùng vận hành (O) nằm trước vùng khởi động (P); là điểm gắn protein ức chế<br />

C. Vùng vận hành (O) nằm sau gen điều hòa (R), là điểm tổng hợp protein ức chế<br />

D. Vùng vận hành (O) nằm trước gen cấu trúc, là vị trí tương tác protein ức chế<br />

Câu 94. Sự phân hóa về chức năng trong ADN như thế nào?<br />

A. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động<br />

B. Chỉ một phần nhỏ ADN không mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hóa<br />

các thông tin di truyền<br />

C. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa<br />

D. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bô phận đóng vai trò điều hòa hoặc<br />

không hoạt động<br />

Câu 95. Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở các cấp độ nào?<br />

A. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã<br />

B. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ phiên mã và dịch mã<br />

C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã<br />

D. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã<br />

Câu 96. Bộ NST lưỡng bội là:<br />

A. Số cặp NST trong tế bào hợp tử<br />

B. Tập hợp toàn bộ các NST trong các tế bào của cơ thể<br />

C. Toàn bộ các NST bình thường trong một tế bào sinh dục sơ khai<br />

D. Số nhiễm sắc thể trong một tế bào sinh dưỡng bình thường<br />

Câu 97. Đặc trưng nào sau đây không phải của NST?<br />

A. Sắp xếp trong từng cặp tế bào 2n<br />

Trang 37


B. Có tính đặc trưng theo loài<br />

C. Có nhiều hình dạng khác nhau trong tế bào<br />

D. Hình thái luôn ổn định trong tế bào<br />

Câu 98. Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể có cấu trúc bao gồm:<br />

A. Hai nhiễm sắc thể độc lập và giống hệt nhau<br />

B. Hai cromatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động<br />

C. Hai nhiễm sắc thể ở trạng thái đóng xoắn và dính với nhau<br />

D. Hai nhiễm sắc thể ở trạng thái tháo xoắn và dính với nhau<br />

Câu 99. Cặp NST tương đồng bao gồm:<br />

A. Hai nhiễm sắc thể luôn ở trạng thái đơn giống hệt nhau mang tính chất một nguồn gốc<br />

B. Hai nhiễm sắc thể luôn ở trạng thái đơn giống hệt nhau mang tính chất hai nguồn gốc<br />

C. Hai nhiễm sắc thể giống nhau có thể ở trạng thái đơn hay trạng thái kép mang tính chất một nguồn<br />

gốc<br />

D. Hai nhiễm sắc thể giống nhau có thể ở trạng thái đơn hay trạng thái kép mang tính chất hai nguồn<br />

gốc<br />

Câu <strong>10</strong>0. Phát biểu đúng về cấu trúc sợi cơ bản của NST là:<br />

A. Là một chuỗi gồm nhiều nucleoxom do các phân tử ADN kết nối lại với nhau<br />

B. Mỗi nucleoxom của sợi cơ bản gồm 8 phân tử protein liên kết lại tạo dạng hình cầu và được quấn<br />

quanh bởi một đoạn ADN<br />

C. Giữa 2 nucleoxom kế tiếp có một đoạn ADN nối lại và trên đoạn có 8 phân tử protein histon<br />

D. Có đường kính rất nhỏ và được xác định bằng đơn vị micromet<br />

Câu <strong>10</strong>1. Hoạt động nào sau đây là chức năng của tâm động:<br />

A. Xúc tác cho nhân đôi NST<br />

B. Tạo ra tính đặc trưng của NST<br />

C. Ổn định chức năng di truyền của NST<br />

D. Giúp các NST trượt trên thoi vô sắc về cực tế bào trong quá trình phân bào<br />

Câu <strong>10</strong>2. Ở loài sinh sản vô tính, bộ NST của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau<br />

đây?<br />

A. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh<br />

B. Nguyên phân và giảm phân<br />

C. Giảm phân<br />

D. Nguyên phân<br />

Câu <strong>10</strong>3. Câu nào nói về cấu trúc của một Nucleoxom là đúng nhất?<br />

A. 8 phân tử protein histon liên kết với protein<br />

B. Lõi là 8 phân tử protein histon, phía ngoài được một đoạn ADN gồm 146 cặp nu quấn 7/4 vòng<br />

C. Một phân tử ADN quấn quanh <strong>khối</strong> cầu protein gồm 8 phân tử protein histon<br />

D. Một phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh <strong>khối</strong> cầu gồm 8 phân tử protein histon<br />

Câu <strong>10</strong>4. Vật chất di truyền của virus là:<br />

A. Phân tử axit nucleic liên kết với protein<br />

Trang 38


B. Sợi đơn ARN được bao bọc bởi protein<br />

C. Phân tử axit nucleic ở trạng thái trần<br />

D. Phân tử ADN được bao bọc bởi protein<br />

Câu <strong>10</strong>5. Ở sinh vật nhân thực, thành phần hóa học của chất nhiễm sắc tạo nên NST là:<br />

A. ADN và protein B. ADN, cromatit và protein<br />

C. ARN và protein D. ADN, ARN và protein<br />

Câu <strong>10</strong>6. Thứ tự nào sau đây thể hiện từ đơn giản đến phức tạp trong cấu trúc siêu hiển vi của NST?<br />

A. Nucleoxom – Sợi nhiễm sắc – Sợi cơ bản – NST<br />

B. Nucleoxom – Sợi nhiễm sắc – NST – Sợi cơ bản<br />

C. Nucleoxom – Sợi cơ bản – Sợi nhiễm sắc– NST<br />

D. NST – Sợi nhiễm sắc – Sợi cơ bản – Nucleoxom<br />

Câu <strong>10</strong>7. Trong các biểu sau đây về NST:<br />

1. NST là cấu trúc di truyền ở cấp độ tế bào, quan sát NST dưới kính hiển vi rõ nhất ở kì giữa của<br />

nguyên phân<br />

2. NST điển hình bao gồm tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu phiên mã ADN<br />

3. Ở sinh vật nhân sơ, NST chỉ chứa ADN mạch đơn, vòng và chưa có cấu trúc như tế bào nhân thực<br />

4. Nucleoxom là đơn vị cơ sở cấu tạo NST<br />

5. Nhiều loài động vật trong bộ NST không có NST giới tính<br />

6. Đột biến NST bao gồm đột biến mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 5 C. 2, 3, 6 D. 1, 2, 5<br />

Câu <strong>10</strong>8. Cặp nhiễm sắc thể giới tính quy định giới tính nào dưới đây là không đúng?<br />

A. Ở gà: XY- trống, XX- mái<br />

B. Ở tằm: XY- cái, XX- đực<br />

C. Ở người: XX- nữ, XY- nam<br />

D. Ở lợn: XX- cái, XY- đực<br />

Câu <strong>10</strong>9. Vì sao nói cặp NST giới tính XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?<br />

A. Vì NST X có đoạn mang gen còn trên NST Y thì không có gen tương ứng và ngược lại<br />

B. Vì NST X dài hơn NST Y<br />

C. Vì NST X ngắn hơn NST Y<br />

D. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Cho các nhận định sau về NST giới tính ở người:<br />

1. NST X không mang gen liên quan đến giới tính<br />

2. Trên vùng tương đồng của NST X và Y, gen không tồn tại thành cặp alen<br />

3. Trên NST Y mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng khác<br />

4. NST Y cũng tiến hành trao đổi chéo tại vùng gần tâm động với NST X ở kì đầu giảm phân I<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là :<br />

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3<br />

Trang 39


Câu <strong>11</strong>1. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực, dạng sợi có chiều ngang <strong>11</strong>nm được<br />

gọi là:<br />

A. Sợi cơ bản B. Sợi nhiễm sắc<br />

C. Vùng xếp cuộn D. Cromatit<br />

Câu <strong>11</strong>2. Trong nguyên phân, hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở kì nào?<br />

A. Cuối kì trung gian B. Kì đầu<br />

C. Kì giữa D. Kì sau<br />

Câu <strong>11</strong>3. Cho các nhận định sau về NST giới tính của người:<br />

1. NST Y có vai trò quyết định giới tính, NST X mang cả gen quy định giới tính và gen quy định các<br />

tính trạng bình thường của cơ thể<br />

2. Sự hiểu biết về sự tiến hóa của các gen trên NST Y cũng tương tự các gen trong ti thể<br />

3.Trong quá trình giảm phân I, vào kì đầu vẫn có sự trao đổi chéo giữa các gen thuộc vùng tương đồng<br />

nằm ở vùng gần tâm động của NST X và Y<br />

4. Bình thường chỉ có một NST X hoạt động còn NST X khác bị bất hoạt khi tế bào có từ 2 NST X trở<br />

lên<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là :<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>11</strong>4. Do đâu mà NST có khả năng bảo vệ thông tin di truyền:<br />

A. NST nằm trong nhân tế bào<br />

B. NST có khả năng tự nhân đôi, có khả năng giãn xoắn, đóng xoắn<br />

C. NST mang vật chất di truyền<br />

D. Các gen trên NST liên kết với protein histon và có các mức xoắn khác nhau<br />

Câu <strong>11</strong>5. Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:<br />

1. Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi<br />

2. Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính<br />

vào nhau<br />

3. Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào<br />

trong quá trình phân bào<br />

4. Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2<br />

Câu <strong>11</strong>6. Quan sát quá trình nguyên phân, người ta nhận thấy ở một NST không có sợi thoi phân bào<br />

đính vào NST ở kì giữa. Hiện tượng trên được giải thích là:<br />

A. Tế bào tổng hơp thiếu thoi phân bào<br />

B. Nhiễm sắc thể này không có tâm động<br />

C. Vì một lí do nào đó mà trình tự đầu mút của NST này bị mất<br />

D. Vì một lí do nào đó mà trình tự tâm động của NST bị mất<br />

Câu <strong>11</strong>7. Tế bào ruột châu chấu chứa 24 NST, tinh trùng bình thường của châu chấu chứa bao nhiêu<br />

NST?<br />

A. <strong>11</strong> hoặc <strong>12</strong> B. <strong>12</strong><br />

Trang 40


C. <strong>11</strong> D. 24<br />

Câu <strong>11</strong>8. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính<br />

2. NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen<br />

trên đó<br />

3. Số lượng NST là đặc trưng cho từng loài, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức<br />

độ tiến hóa của loài<br />

4. Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực<br />

5. NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài<br />

6. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST<br />

7. Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST<br />

8. Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2, 3, 6, 7 B. 1, 2, 4, 5 C. 2, 4, 6, 8 D. 3, 5, 6, 7<br />

Câu <strong>11</strong>9. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về NST giới tính ở người:<br />

1. NST Y là NST duy nhất không tiến hành trao đổi chéo<br />

2. NST X có kích thước nhỏ nhưng chứa tới hàng trăm gen<br />

3. NST Y chứa số gen tương tự như các gen khác<br />

4. Hầu hết các gen trên NST X có liên quan đến sự <strong>phá</strong>t triển giới tính<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 2, 3 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4<br />

Câu <strong>12</strong>0. Sự kết hợp giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng sau đó trao đổi chéo các<br />

đoạn có thể sẽ làm <strong>phá</strong>t sinh bao nhiêu biến dị dưới đây:<br />

1. Chuyển đoạn 2. Lặp đoạn<br />

3. Hoán vị gen 4. Đảo đoạn<br />

5. Mất đoạn 6. Thay thế các cặp nucleotit<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>12</strong>1. Một bazo nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi ADN sẽ <strong>phá</strong>t sinh dạng đột<br />

biến:<br />

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể<br />

B. Thêm một cặp nucleotit<br />

C. Thay thế một cặp nucleotit<br />

D. Mất một cặp nucleotit<br />

Câu <strong>12</strong>2. Cho các thông tin sau đây:<br />

1. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch<br />

2. Làm thay đổi số lượng gen trên NST<br />

3. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN<br />

4. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể<br />

Những thông tin nói về đột biến gen?<br />

Trang 41


A. 1, 2 B. 1, 4 C. 2, 3 D. 3, 4<br />

Câu <strong>12</strong>3. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về đột biến gen<br />

1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen<br />

2. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST<br />

3. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể<br />

4. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4<br />

Câu <strong>12</strong>4. Một quần thể sinh vật có gen a bị đột biến thành gen b, gen c bị đột biến thành gen d. Biết các<br />

cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn và các đột biến đều là đột biến nghịch. Trong số các<br />

kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu kiểu gen là của thể đột biến<br />

1. abcd 2.aacc 3.aadd 4.abdd<br />

5.abcc 6.aacd 7.bbdd 8.bbcd<br />

A. 3 B. 4 C. 8 D. 7<br />

Câu <strong>12</strong>5. Loại đột biến nào dưới đây <strong>phá</strong>t sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN tự<br />

nhân đôi?<br />

A. Thay thế một cặp A – T bằng cặp T –A<br />

B. Thay thế một cặp A – T bằng cặp G – X<br />

C. Thêm một cặp nucleotit<br />

D. Mất một cặp nucleotit<br />

Câu <strong>12</strong>6. Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, có bao nhiêu dạng là dạng đột biến<br />

gen?<br />

1. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST)<br />

2. Mất cặp nucleotít<br />

3.Tiết hợp và trao đổi chéo trong giảm phân<br />

4. Thay cặp nucleotít<br />

5. Đảo đoạn NST<br />

6. Mất đoạn NST<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5<br />

Câu <strong>12</strong>7. Trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây về đột biến gen ở sinh vật nhân thực, <strong>phá</strong>t biểu nào chưa đúng?<br />

A. Đa số đột biến điểm là đột biến thay thế nucleotit<br />

B. Đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit bất kì trong vùng mã hóa của gen không gây nên sự thay đổi về<br />

axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp<br />

C. Đột biến rơi vào vùng intron của gen không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen<br />

D. Đột biến thay thế cặp nuceotit có thể tự xuất hiện mà không có sự tác động của tác nhân gây đột biến<br />

Câu <strong>12</strong>8. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Trong chọn giống, người ta đã ứng dụng dạng đột biến chuyển đoạn để loại bỏ những gen không<br />

mong muốn<br />

2. Đột biến gen thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến nhiễm sắc thể<br />

Trang 42


3. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến mất đoạn có vai trò quan trọng nhất<br />

4. Đột biến thay thế một cặp nu ở bộ ba mã hóa axit amin cuối hầu như không làm thay đổi cấu trúc<br />

protein tổng hợp<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3<br />

Câu <strong>12</strong>9. Đột biến nào trong các loại đột biến sau có khả năng gây hại nhiều nhất?<br />

A. Mất ba Nucleotit ở phần giữa của gen<br />

B. Mất một Nucleotit trong intron ở giữa gen<br />

C. Mất một Nucleotit ở gần đầu cuối của trình tự mã hóa<br />

D. Mất một Nucleotit nằm xuôi dòng ngay gần điểm bắt đầu của trình tự mã hóa<br />

Câu 130. Xét cặp alen Bb bị đột biến. Trong tế bào đột biến mang các alen có <strong>10</strong>80 nucleotit loại T. Biết<br />

rằng gen B có 270 nucleotit loại A và gen b có 540 nucleotit loại T. Cho các nhận định sau:<br />

1. Dạng đột biến trên có thể là đột biến gen, đột biến dị bội hay đột biến đa bội<br />

2. Nếu dạng đột biến trên là do tác dụng của cônsixin thì dạng đột biến trên có thể tạo giao tử BB, Bb<br />

3. Dạng đột biến trên có thể là đột biến gen lặn<br />

4. Dạng đột biến trên có thể tạo giao tử BB, Bb, B, b<br />

Số nhận định chính xác là:<br />

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3<br />

Câu 131. Cho các sơ đồ mô tả các cơ chế gây đột biến:<br />

a) G* - T → G* - X* → G - X<br />

b) A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X<br />

c) G* - X → G* - A → A – T<br />

d) A – T → A – 5BU → G – 5BU → G - X<br />

Các sơ đồ viết đúng là:<br />

A. c và d B. b và c C. a D. d<br />

Câu 132. Có hai dòng thực vật đột biến thuần chủng kí hiệu là X và Y. Một dòng mang đột biến đồng<br />

hợp chuyển đoạn còn một dòng đồng hợp về đảo đoạn. Tuy nhiên cả hai dòng đều có hình thái rất giống<br />

nhau và không phân biệt được nếu không có các phân tích sâu sắc hơn. Biết rằng cả hai đột biến đều<br />

không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Vậy muốn xác định dòng nào thuộc dạng đột biến<br />

nào ta phải làm như thế nào?<br />

A. Phân tích bộ NST đem so sánh với nhiễm sắc đồ để thấy sự sai nhau<br />

B. Cho lai hai dòng này thuận nghịch rồi quan sát phân tích đời con mỗi phép lai<br />

C. Đem lai lần lượt các dòng này với các dòng thuần chủng bình thường và quan sát phân tích đời con<br />

mỗi dòng<br />

D. Gây đột biến cấu trúc dòng bình thường, sau đó lai lần lượt với mỗi dòng và quan sát, phân tích đời<br />

con lai mỗi dòng<br />

Câu 133. Một đột biến xảy ra làm gen trội A chuyển thành gen lặn a, gen này hiếm gặp trong quần thể<br />

sinh vật. Sau một thời gian thấy tần số tương đối của alen a tăng lên trong quần thể. Giải thích nào trong<br />

số các giải thích dưới đây là đúng nhất với trường hợp trên:<br />

A. Môi trường sống thay đổi theo hướng phù hợp với gen a<br />

Trang 43


B. Các cá thể mang gen đột biến giao phối với nhau làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn<br />

C. Do có nhiều cá thể đột biến khác nhau<br />

D. Do cá thể ban đầu bị đột biến NST dạng lặp đoạn do đó làm tăng nhanh số gen lặn<br />

Câu 134. Một đột biến sai nghĩa đã xảy ra ở vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ, tuy nhiên<br />

người ta thấy protein được tổng hợp từ gen này vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do:<br />

A. Tính thoái hóa của mã di truyền<br />

B. Đột biến xảy ra trong vùng intron<br />

C. Đã có một protein khác sửa sai<br />

D. Đột biến xảy ra rơi vào vùng không quy định cấu trúc không gian của protein<br />

Câu 135. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây liên quan nhiều nhất đến các dạng đột biến<br />

cấu trúc NST khác?<br />

A. Đột biến đảo đoạn B. Đột biến lặp đoạn<br />

C. Đột biến chuyển đoạn D. Đột biến mất đoạn<br />

Câu 136. Khi nói về đột biến gen, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Đột biến xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã<br />

B. Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của các tác nhân đột biến<br />

C. Đột biến gen xảy ra ở vùng mã hóa là nguyên nhân gây ra ung thư<br />

D. Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến<br />

Câu 137. Dạng đột biến nào sau đây làm gen alen cùng nằm trên 1 NST?<br />

A. Đột biến đảo đoạn B. Đột biến lặp đoạn<br />

C. Đột biến chuyển đoạn D. Đột biến mất đoạn<br />

Câu 138. Điểm nào giống nhau giữa đột biến trong tế bào chất và đột biến trong nhân là:<br />

A. Đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào<br />

B. Phát sinh trên ADN dạng vòng<br />

C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng<br />

D. Phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định<br />

Câu 139. Trong các <strong>phá</strong>t biểu dưới đây, <strong>phá</strong>t biểu nào không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến<br />

hóa?<br />

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới<br />

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình<br />

tiến hóa<br />

C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới<br />

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật<br />

Câu 140. Nói về đột biến cấu trúc NST, ý nào sau đây không đúng?<br />

A. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến ung thư<br />

B. Đột biến đảo đoạn cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản tương tự như đột biến chuyển đoạn<br />

C. Đột biến chuyển đoạn không xảy ra giữa các NST trong cặp tương đồng mà chỉ xảy ra giữa các NST<br />

không tương đồng<br />

D. Đột biến mất đoạn được ứng dụng để lập bản đồ gen<br />

Trang 44


Câu 141. Quan sát hình vẽ sau:<br />

Cặp (1) là:<br />

A. Đột biến thay thế cặp nucleotit<br />

B. Dạng tiền đột biến<br />

C. Thể đột biến<br />

D. Sự sắp xếp sai vị trí<br />

Câu 142. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Đột biến chuyển đoạn giúp tạo giống mới mang nhiều tính trạng quý cùng nhau<br />

2. Đột biến mất đoạn thường gây chết<br />

3. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động không gây bán bất thụ<br />

4. Đột biến lặp đoạn giúp cho sự tiến hóa của gen<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1, 4 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 3, 4<br />

Câu 143. Cho các nhận xét sau về đột biến ở người:<br />

1. Đột biến lệch bội về NST giới tính ít gây hại hơn NST thường<br />

2. Đột biến lệch bội về NST thường gây chết toàn bộ<br />

3. Đột biến đa bội cũng có thể xuất hiện ở người<br />

4. Đột biến dị bội về NST thường chỉ xảy ra ở những NST có số thứ tự gần với NST giới tính<br />

Số nhận xét đúng là:<br />

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 144. Trên mạch mã gốc của gen, tính từ đầu 5’ → 3’ của gen có thứ tự các vùng là:<br />

A. Vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa<br />

B. Vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa<br />

C. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc<br />

D. Vùng kết thúc, vùng điều hòa, vùng mã hóa<br />

Câu 25. Cho các loại đột biến sau đây:<br />

1. Đột biến mất đoạn NST<br />

2. Đột biến thể ba nhiễm<br />

3. Đột biến thể không<br />

4. Đột biến lặp đoạn NST<br />

5. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ<br />

6. Đột biến đảo đoạn NST<br />

Số loại đột biến không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN là:<br />

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3<br />

Câu 146. Cho cây lưỡng bội Bb và bb với nhau, đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen Bbbb. Đột<br />

biến tứ bội này xảy ra khi:<br />

Trang 45


A. Lần giảm phân một hoặc giảm phân hai ở cả bố và mẹ<br />

B. Lần giảm phân một của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của cơ thể bb<br />

C. Lần giảm phân hai của cơ thể Bb và giảm phân một của cơ thể bb<br />

D. Lần giảm phân hai ở cả bố và mẹ<br />

Câu 147. Cho các nguyên nhân sau đây:<br />

1. Do NST đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác<br />

2. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu của lần giảm phân I giữa 2 cromatit khác nguồn gốc của<br />

cặp NST đồng dạng<br />

3. Sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào<br />

4. Sự <strong>phá</strong> hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào trong phân bào<br />

Số nguyên nhân dẫn đến đột biến NST là:<br />

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 148. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?<br />

A. Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit<br />

B. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền<br />

C. Vì số nucleotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit<br />

D. Vì 3 nucleotit mã hóa cho một axit amin thì số tổ hợp sẽ là 4 3 =64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20<br />

loại axit amin<br />

Câu 149. Người ta không <strong>phá</strong>t hiện ra bệnh nhân có thừa hoặc thiếu NST số 1 hoặc số 2 là do:<br />

A. Các NST này có kích thước lớn, mang nhiều gen, do đó có sự biến đổi số lượng, gây mất cân bằng<br />

nghiêm trọng trong hệ gen<br />

B. Thừa hoặc thiếu NST này thường gây chết ngay từ giai đoạn sơ sinh<br />

C. Các NST này mang những trình tự đặc biệt, có thể tự động sửa sai ngay khi gặp phải các tác nhân<br />

đột biến<br />

D. Các NST này mang những gen quy định tính trạng quan trọng nên không thể bị đột biến<br />

Câu 150. Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp Aa. Cặp NST số 2 chưa cặp Bb. Nếu một số tế bào,<br />

cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 2 phân li bình thường thì cơ thể Aabb giảm<br />

phân sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử?<br />

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3<br />

Câu 151. Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt 1 đoạn cành<br />

lá to này đem trồng người ta thu được cây có tất cả lá to. Giả <strong>thuyết</strong> nào sau đây giải thích hiện tượng<br />

trên?<br />

A. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội<br />

B. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội<br />

C. Cây lá to được hình thành do đột biến gen<br />

D. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc NST<br />

Câu 152. Cho các dạng đột biến sau:<br />

1. Mất đoạn 2. Lặp đoạn<br />

3. Đột biến gen 4. Đảo đoạn ngoài tâm động<br />

5. Chuyển đoạn không tương hỗ<br />

Trang 46


Những dạng đột biến làm thay đổi hình thái NST?<br />

A. 1, 2, 4 B. 1, 3, 5 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 5<br />

Câu 153. Hóa chất 5BU ngấm vào tế bào vi khuẩn gây đột biến A – T thành G – X ở một gen cấu trúc<br />

nhưng cấu trúc của phân tử protein do gen tổng hợp vẫn không bị thay đổi. Nguyên nhân là do:<br />

A. Mã di truyền có tính thoái hóa<br />

B. Mã di truyền có tính đặc hiệu<br />

C. Gen có các đoạn intron<br />

D. Gen có các đoạn exon<br />

Câu 154. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị ung thư bạch cầu ác tính hemophylia là 45<br />

2. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị hội chứng Tocno là 47<br />

3. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị hội chứng Claifento là 47<br />

4. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Down là 47<br />

5. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là 45<br />

6. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh bạch tạng là 46<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 155. Ở một sinh vật nhân sơ, đoạn đầu gen cấu trúc có trình tự các Nucleotit trên mạch bổ sung là:<br />

5’ATGATXTXAGGAXGTXXGTGAAAXTXAATGX…3’<br />

Tác nhân gây đột biến làm cặp nucleotit thứ 26 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng<br />

hợp từ gen đột biến có số aa là:<br />

A. 5 B. 7 C. 8 D. 6<br />

Câu 156. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể có vai trò:<br />

(1) Xác định được vị trí của gen trên nhiễm sắc thể để lập bản đồ gen<br />

(2) Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn<br />

(3) Làm mất đi một số tính trạng xấu không mong muốn<br />

(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn<br />

Câu trả lời đúng là:<br />

A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3)<br />

C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4)<br />

Câu 157. Gen đột biến nào sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là:<br />

A. Gen quy định bệnh bạch tạng<br />

B. Gen quy định bệnh mù màu<br />

C. Gen quy định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm<br />

D. Gen quy định máu khó đông<br />

Câu 158. Đột biến gen thường xảy ra vào thời điểm:<br />

A. Pha S<br />

B. Khi NST đang đóng xoắn<br />

C. Khi ADN đang phân li cùng NST ở kì sau<br />

Trang 47


D. Pha G2<br />

Câu 159. Xét một phần của chuỗi polipeptit sau:<br />

Met – Val – Ala – Asp – Ser – Arg -…<br />

Thể đột biến về gen này quy định chuỗi polipeptit như sau: Met – Val – Ala – Glu – Ser – Arg -…<br />

Dạng đột biến trên có khả năng nhất sẽ là:<br />

A. Thêm 3 cặp nu B. Thay thế 1 cặp nu<br />

C. Mất 3 cặp nu D. Mất 1 cặp nu<br />

Câu 160. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh: Down, Toocno, Patau, Claiphento thì bệnh nào có số NST<br />

trong cơ thể khác nhau so với bệnh nhân còn lại?<br />

A. Bệnh Down B. Bệnh Patau<br />

C. Bệnh Claiphento D. Bệnh Toocno<br />

Câu 161. Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Một cá thể mà trong tế bào sinh dưỡng<br />

có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN là không đổi. Nguyên nhân là do?<br />

A. chuyển đoạn NST B. Lặp đoạn NST<br />

C. Sát nhập 2 NST D. Mất đoạn NST<br />

Câu 162. Ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào sau đây, NST tồn tại theo từng cặp tương đồng, mỗi<br />

cặp chỉ có hai chiếc?<br />

A. Thể tam bội và thể tứ bội<br />

B. Thể song nhị bội và thể không<br />

C. Thể một và thể ba<br />

D. Thể không và thể bốn<br />

Câu 163. Cho các yếu tố sau:<br />

1. Môi trường sống 2. Tính trội lặn của đột biến<br />

3. Tổ hợp gen 4. Tần số đột biến<br />

5. Dạng đột biến 6. Vị trí của đột biến<br />

7. Gen trong nhân hay ngoài nhân<br />

Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong số các yếu tố kể trên?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 164. Trong các loại đột biến: đột biến xoma, đột biến sinh dục, đột biến tiền phôi, đột biến dị bội thể.<br />

Loại đột biến biến nào không di truyền được qua sinh sản hữu tính?<br />

A. Đột biến sinh dục B. . Đột biến Xoma<br />

C. Đột biến tiền phôi D. . Đột biến dị bội thể<br />

Câu 165. Dạng đột biến cấu trúc nào có thể nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới?<br />

A. Đảo đoạn và chuyển gen<br />

B. Mất đoạn và lặp đoạn<br />

C. Đảo đoạn và lặp đoạn<br />

D. Chuyển đoạn và mất đoạn<br />

Câu 166. Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?<br />

A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa<br />

Trang 48


B. Mức độ gây hại của đột biến tùy thuộc vào môi trường cũng như tổ hợp gen<br />

C. Xét ở mức độ phân tử, phần lớn các đột biến điểm là trung tính<br />

D. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự polipeptit<br />

Câu 167. Một người có 48 NST gồm 45 NST thường, NST 21 gồm 3 chiếc giống nhau. NST giới tính<br />

gồm 3 chiếc trong đó có 2 chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng?<br />

A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng siêu nữ<br />

B. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Claiphento<br />

C. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Claiphento<br />

D. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Tocno<br />

Câu 168. Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế <strong>phá</strong>t sinh đột biến NST là đúng?<br />

A. Do rối loạn quá trính nhân đôi ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể<br />

B. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội<br />

C. Do rối loạn trao đổi chéo và rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn<br />

D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng NST<br />

Câu 169. Ở vi khuẩn, gen cấu trúc mã hóa protein A bị đột biến, gen đột biến điều khiển tổng hợp protein<br />

B. Cho biết phân tử protein B ít hơn A một axit amin và có 3 loại axit amin mới. Giả sử không có hiện<br />

tượng dư thừa mã di truyền và đột biến không làm xuất hiện mã kết thúc. Loại đột biến xảy ra trong gen<br />

mã hóa protein A là:<br />

A. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 codon liên tiếp<br />

B. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 4 codon liên tiếp<br />

C. Mất 3 cặp nucleotit liên tiếp<br />

D. Thay thế 15 nucleotit liên tiếp<br />

Câu 170. Tế bào ban đầu có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử<br />

một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần<br />

NST là:<br />

A. AaaBBbDd và AbDd hoặc AAabDd và aBBbDd<br />

B. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd AaBbbDd<br />

C. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd<br />

D. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd<br />

Câu 171. Có 4 dòng ruồi giấm thuộc 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen người ta thu được<br />

kết quả sau:<br />

+ Dòng 1: ABFEDCGHIK<br />

+ Dòng 2: ABCDEFGHIK<br />

+ Dòng 3: ABFEHGIDCK<br />

+ Dòng 4: ABFEHGCDIK<br />

Nếu dòng 3 là dòng gốc và đột biến đảo đoạn là nguyên nhân <strong>phá</strong>t sinh 3 dòng trên thì trình tự <strong>phá</strong>t sinh<br />

là:<br />

A. 3→2→1→4 B. 3→1→2→4<br />

C. 3→4→1→2 D. 3→2→4→1<br />

Câu 172. Cho các bệnh và hội chứng ở người:<br />

Trang 49


1. Ung thư máu 2. Hồng cầu hình lưỡi liềm<br />

3. Bạch tạng 4. Hội chứng Claiphento<br />

5. Dính ngón tay số 2, 3 6. Máu khó đông<br />

7. Hội chứng Tocno 8. Hội chứng Down<br />

9. Bệnh mù màu <strong>10</strong>. Bệnh phenylketo niệu<br />

Số bệnh và hội chứng do đột biến NST là:<br />

A. 6 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 173. Một loài có bộ NST 2n = 14. Ở lần nguyên phân đầu tiên của 1 hợp tử có 2 NST kép không<br />

phân li, ở những lần nguyên phân sau các cặp NST phân li bình thường. Số NST trong tế bào sinh dưỡng<br />

của loài này:<br />

A. Một loại có <strong>12</strong> NST, các tế bào khác có 16 NST<br />

B. Tất cả các tế bào đều có 14 NST<br />

C. Một loại có <strong>12</strong> NST, các tế bào khác có 14 NST<br />

D. Có 3 loại tế bào, một loại có 14 NST, một loại có 16 NST và một loại có <strong>12</strong> NST<br />

Câu 174. Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra vì:<br />

A. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng<br />

bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp NST<br />

B. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng<br />

bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp NST<br />

C. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng<br />

bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp NST<br />

D. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng<br />

bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp NST<br />

Câu 175. Dựa vào sự kiên nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST xảy ra?<br />

A. Sự sắp xếp của các NST tương đồng ở mặt phẳng phân bào trong kì giữa lần phân bào I<br />

B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I<br />

C. Sự tiết hợp các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I<br />

D. Sự co ngắn, đóng xoắn ở kì đầu lần phân bào I<br />

Câu 176. Loại đột biến cấu trúc NST nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành gen mới?<br />

A. Đột biến mất đoạn B. Đột biến chuyển đoạn<br />

C. Đột biến đảo đoạn D. Đột biến lặp đoạn<br />

Câu 177. Có các giao tử ở người như sau: I-(23+X), II-(21+Y), III-(22+Y), IV-(22+XX). Có bao nhiêu tổ<br />

hợp giao tử sẽ sinh ra cá thể bị hội chứng Claiphento không bị bệnh khác?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 178. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở một số tế bào<br />

không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể<br />

cái, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II.<br />

Ở phép lai: ♂Aabb x ♀aaBb, sự kết hợp giữa giao tử đực (n+1) và giao tử cái (n+1) sẽ tạo ra thể ba kép<br />

có kiểu gen là:<br />

A. AaaBBb hoặc aaabbb B. AaaBbb hoặc Aaabbb<br />

Trang 50


C. AAaBbb hoặc aaaBbb D. AaaBBb hoặc Aaabbb<br />

Câu 179. Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE. Sau đó đa bội hóa sẽ thu<br />

được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột<br />

biến được tạo ra từ phép lai này:<br />

A. Kiểu gen AABBDDEE B. Kiểu gen AaBbDdEe<br />

C. Kiểu gen AAbbddEE D. Kiểu gen aabbddEE<br />

Câu 180.<br />

Có các tật và bệnh DT sau:<br />

I. Bệnh máu khó đông<br />

II. Bệnh ung thư máu<br />

III. Bệnh bạch tạng<br />

IV. Bệnh thiếu máu hồng cầu<br />

V. Bệnh đao<br />

Hãy ghép đúng:<br />

Và các ĐB liên quan:<br />

1. Mất đoạn NST số 21<br />

2. Đột biến gen lặn trên NST X<br />

3. Đột biến gen lặn trên NST thường<br />

4. 3 NST số 21<br />

5. Đột biến gen trội trên NST thường<br />

A. I - 1, IV -2 B. II – 1<br />

C. III – 3, IV – 4 D. II – 2, V - 1<br />

Câu 181. Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây?<br />

1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi<br />

2.Tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn<br />

3.Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó<br />

4.Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2, 4 D. 3, 4<br />

Câu 182. Trong số các dạng đột biến: chuyển đoạn, mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn thì có bao nhiêu dạng<br />

đột biến cấu trúc NST có thể làm cho một số gen trên NST xếp lại gần nhau hơn?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 183. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Các đột biến lệch bội thừa gen gây chết nhiều hơn so với các thể lệch bội thiếu gen<br />

2. Đột biến sai nghĩa gây hậu quả giống nhau với các trường hợp khác nhau<br />

3. Tia UV gây đột biến bằng cách hình thành nhị phân Timin<br />

4. ESM là tác nhân gây đột biến thay thế cặp A – T thành G – X<br />

5. Các dạng đột biến cấu trúc NST được quan sát chủ yếu bằng cách nhuộm băng NST<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1, 3, 4 B. 3, 5 C. 2, 5 D. 2, 4<br />

Câu 184. Ở một loài thực vất, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng.<br />

Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có KG Bb ở đời con thu được phần lớn<br />

cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường,<br />

không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Cây hoa trắng có thể là đột biến gen và đột biến cấu<br />

trúc NST. Cây hoa trắng có thể là đột biến nào sau đây?<br />

Trang 51


A. Thể một nhiễm B. Thể ba nhiễm<br />

C. Thể không nhiễm D. Thể bốn nhiễm<br />

Câu 185. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mã di truyền?<br />

A. Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu AUG mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực<br />

B. Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên<br />

chung<br />

C. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại axit amin<br />

D. Vì có 4 loại nuclêotit khác nhau nên mã di truyền là mã bộ ba<br />

Câu 186. Một trong những đặc điểm của mã di truyền là:<br />

A. Không có tính thoái hóa<br />

B. Mã bộ ba<br />

C. Không có tính phổ biến<br />

D. Không có tính đặc hiệu<br />

Câu 187. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi ADN ở sinh<br />

vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?<br />

1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki<br />

2. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới<br />

3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản<br />

4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn<br />

5. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN<br />

6. Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 188. Cho các thông tin sau về quá trình nhân đôi ADN sinh vật:<br />

1. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình<br />

nguyên phân<br />

2. Trong qua trình nhân đôi, ADN tổng hợp hết mạch này đến mạch khác<br />

3. Có nhiều enzim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza<br />

4. Enzim ADN polimeraza tổng hợp liên tục mạch có chiều 3’ – 5’, tổng hợp gián đoạn ở mạch 5’ – 3’<br />

5. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do quá trình<br />

này diễn ra nhanh chóng hơn ở sinh vật nhân sơ<br />

6. Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ<br />

chế nhân đôi<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2, 3, 5 B. 3, 4, 6 C. 1, 3, 6 D. 2, 4, 6<br />

Câu 189. Cho các thông tin sau về quá trình phiên mã và dịch mã:<br />

1. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp mARN trên mạch khuôn ADN<br />

2. Trong qúa trình phiên mã, enzim ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí bộ ba (triplet)<br />

TAX<br />

3. Nhiều protein khác nhau lại được tổng hợp từ một gen ở tế bào nhân sơ là do sau khi phiên mã<br />

mARN sơ khai được loại bỏ các đoạn intron và nối lại các đoạn exon hình thành mARN trưởng thành<br />

Trang 52


4. Quá trình dịch mã bắt đầu khi tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu<br />

nằm gần codon mở đầu<br />

5. rARN bình thường tồn tại thành tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé, sau khi chuỗi polipeptit được hình<br />

thành, tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé rARN sẽ không tách nhau ra mà tiếp tục giữ nguyên cấu trúc để sử<br />

dụng qua một vài thế hệ tế bào<br />

6. Thông tin di truyền ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế nhân đôi,<br />

phiên mã và dịch mã<br />

Số thông tin sai:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 190. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về quá trình phiên mã và dịch mã:<br />

1. Quá trình phiên mã ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ở nhân tế bào<br />

2. Mạch ADN được phiên mã luôn luôn là mạch có chiều 3’ – 5’<br />

3. Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là enzim ARN polimeraza<br />

4. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay<br />

5. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, trong quá trình protein được tổng hợp vẫn có sự tham gia trực<br />

tiếp của ADN<br />

6. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với<br />

một nhóm riboxom, giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein các loại<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6<br />

C. 1, 2, 4, 5 D. 2, 3, 4, 6<br />

Câu 191. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra<br />

2. Điều hòa hoạt động gen phức tạp ở sinh vật nhân thực còn ở sinh vật nhân sơ thì đơn giản<br />

3. Ngay cả khi môi trường không có lactozo gen cấu trúc vẫn tổng hợp protein ức chế quá trình phiên<br />

mã<br />

4. Các gen quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozo được<br />

phân bố liền nhau từng cụm<br />

5. Gen điều hòa R đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động gen nên phải thuộc thành phần<br />

của operon<br />

6. Ở người phụ nữ bình thường, 1 trong 2 NST X bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành Barr<br />

là một ví dụ về điều hòa hoạt động gen<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 192. Cho các thông tin về các loại đột biên gen:<br />

1. Dựa vào tác hại của đột biến gen lên phân tử protein được tổng hợp nên, người ta phân loại đột biến<br />

gen thành các loại: đột biến sai nghĩa, đồng nghĩa và dịch khung<br />

2. Phần lớn các đột biến thay cặp thường vô hại đối với thể đột biến vì liên quan đến tính thoái hóa của<br />

mã di truyền<br />

Trang 53


3. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho thể đột biến nhưng phần lớn đột biến là có hại vì <strong>phá</strong> vỡ<br />

mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, giữa cơ thể với môi trường<br />

4. Đột biến gen xảy ra nhiều ở vi khuẩn, thực vật và ít gặp ở động vật<br />

5. Đột biến thay cặp A – T thành T – A ở codon 6 của gen β-hemoglobin dẫn đến sự thay thế axi<br />

glutamic bằng valin gây bệnh hồng cầu hình liềm<br />

6. Trong các loại đột biến thì đột biến thay thế cặp gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn cả vì không làm<br />

thay đổi vật chất di truyền của gen<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 1, 3, 6 B. 2, 3, 5 C. 1, 4, 6 D. 2, 4, 6<br />

Câu 193. Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen:<br />

1. Có nhiều nguyên nhân xảy ra đột biến, có thể là do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi<br />

chất xảy ra trong tế bào<br />

2. Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở trạng thái không thuận nghịch: dạng thường hoặc dạng hiếm<br />

3. Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến mất cặp trong quá trình nhân đôi<br />

ADN<br />

4. 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A – T thành G – X<br />

5. Để tạo đột biến thay cặp A – T thành G – X bằng 5 BU phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN<br />

6. Acridin là chất khi chèn vào mạch mới sẽ tạo đột biến thêm cặp nucleotit<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 194. Cho các bước tiến hành sau:<br />

1. Quan sát tiêu bản dưới dưới vật kính <strong>10</strong>x để sơ bộ xác định vị trí của những tế bào đã nhìn thấy NST<br />

2. Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính<br />

3. Chuyển sang quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x<br />

4. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản<br />

vào giữa vùng sáng<br />

Trình tự đúng của quá trình quan sát dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định là:<br />

A. 3→4→1→2 B. 4→2→1→3<br />

C. 4→1→3→2 D. 4→1→2→3<br />

Câu 195. Cho các nhận định sau nói về đột biến cấu trúc NST:<br />

1. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi cấu trúc trong NST<br />

2. Đột biến cấu trúc NST được <strong>phá</strong>t hiện nhờ quan sát bộ NST của tế bào và dễ <strong>phá</strong>t hiện nhất ở kì<br />

đầu của quá trình phân bào<br />

3. Các dạng đột biến cấu trúc NST bao gồm: mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn<br />

4. Đột biến mất đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn các loại đột biến khác vì gây chết, giảm<br />

khả năng sinh sản cho thể đột biến<br />

5. Lặp đoạn là dạng đột biến làm tăng số lượng gen trên NST do đó có thể có lợi cho thể đột biến<br />

6. Đảo đoạn tuy không làm thay đổi vật chất di truyền trên NST nên ít có ý nghĩa cho quá trình tiến<br />

hóa và chọn giống<br />

7. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi nhóm gen liên kết<br />

Trang 54


Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 196. Cho các nhận định sau nói về đột biến cấu trúc NST:<br />

1. Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen được gây ra bởi nhiều tác nhân tương tự nhau<br />

2. Bệnh ung thư máu và hội chứng tiếng mèo kêu là do mất đoạn NST<br />

3. Lặp đoạn NST giới tính ở ruồi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt có lợi cho thể đột biến còn lặp đoạn<br />

ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia<br />

4. Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối<br />

lại<br />

5. Ứng dụng chuyển đoạn làm giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng<br />

mang đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại.<br />

Có bao nhiêu nhận định sai?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 197. Cho các khẳng định về đột biến cấu trúc NST:<br />

1.Đột biến cấu trúc NST luôn luôn biểu hình thành kiểu hình ở cơ thể bị đột biến.<br />

2. Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục, ở cả trong nhân tế bào và<br />

ngoài nhân tế bào.<br />

3. Sự trao đổi chéo không cần giữa 2 NST cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn, mất đoạn<br />

NST.<br />

4. Đoạn NST bị mất có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động<br />

5. Đột biến mất đoạn NST được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST.<br />

6. Trong đột biến cấu trúc NST không có sự thay đổi số lượng NST trong bộ NST của loài.<br />

7. Tất cả các dạng đột biến cấu trúc NST đều là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.<br />

Những khẳng định đúng:<br />

A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 6 C. 2, 3, 5, 7 D. 1, 2, 3, 7<br />

Câu 198. Cho một số thông tin về đột biến số lượng NST<br />

1. Đột biến số lượng NST liên quan đến sự thay đổi số lượng bộ NST đặc trưng của loài.<br />

2. Đột biến số lượng NST gồm đột biến lệch bội và đột biến đa bội.<br />

3. Kết quả của đột biến đa bội là tạo ra tế bào thừa hoặc thiếu NST.<br />

4. So với đột biến cấu trúc NST thì đột biến số lượng NST gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn.<br />

5. Đột biến lệch bội được ứng dụng để loại bỏ các gen không mong muốn nằm trên NST như đột biến<br />

mất đoạn.<br />

6. Cơ thể 4n được tạo ra chỉ khi có sự kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội 2n.<br />

Có bao nhiêu thông tin sai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 199. Cho một số thông tin về đột biến số lượng NST:<br />

1. Đột biến đa bội liên quan đến hầu hết các NST trong tế bào<br />

2. Hội chứng Đao, Tớcnơ đều do đột biến dị đa bội gây ra<br />

3. Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính.<br />

Trang 55


4. Hiện tượng lại xa kèm theo đa bội hóa có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành<br />

loài ở nhiều loài động vật.<br />

5. Cơ thể tự đa bội có kích thước tế bào, <strong>phá</strong>t triển chống chịu tốt hơn so với cơ thể bình thường.<br />

6. Con la là cơ thể dị đa bội<br />

7. Hiện tượng đa bội thường gặp ở thực vật, không gặp ở động vật.<br />

Có bao nhiêu thông tin là sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 200. Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:<br />

1. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể<br />

2. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể<br />

3. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết<br />

4. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.<br />

5. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.<br />

6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên nhiễm sắc thể đó.<br />

Trong các hệ quả nói trên thì đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có bao nhiêu hệ quả?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 201. Cho các thông tin:<br />

1. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.<br />

2. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST<br />

3. Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể<br />

4. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN<br />

5. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.<br />

6. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.<br />

Trong 6 thông tin nói trên thì những thông tin nào là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc<br />

thể và đột biến lệch bội?<br />

A. 1, 3 B. 2, 6 C. 4, 5 D. 1, 4<br />

Câu 202. Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên<br />

tiêu bản tạm thời:<br />

1. <strong>Công</strong> việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát mẫu<br />

vật.<br />

2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta qua sát dưới vật kính <strong>10</strong>x để quan sát sơ bộ sau đó mới<br />

chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.<br />

3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST.<br />

4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định<br />

các tế bào sau đó dùng bội giác nhỏ.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 203. Cho các nội dung sau:<br />

1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.<br />

Trang 56


2. Theo cơ chế phiên mã, ADN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều từ 3’ đến 5’<br />

3. Khi đường lactozo bị phân giải hết thì protein chế không thể liên kết với vùng vận hành vì đã bị<br />

đường lactozo <strong>phá</strong> vỡ cấu trúc không gian của nó.<br />

4. Mức độ có hại và có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tùy thuộc vào<br />

tổ hợp gen.<br />

5. Đột biến gen khi đã <strong>phá</strong>t sinh sẽ nhân lên và luôn luôn truyền lại cho thế hệ sau.<br />

6. Lặp đoạn và chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.<br />

7. Sự rối loạn trong quá trình phân li của một số NST là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch bội và đa<br />

bội.<br />

Có bao nhiêu nội dung chính xác?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 204. Cho các nội dung sau:<br />

1. Gen có nhiều loại như gen điều hòa, gen cấu trúc,... trong đó các gen điều hòa là gen quy định các cơ<br />

quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể.<br />

2. Quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />

3. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’ có vai trò như giá đỡ phức hợp codon –<br />

anticodon.<br />

4. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là điều hòa phiên mã.<br />

5. Tác nhân vật lý như tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazo timin trên cùng 1 ADN liên kết với<br />

nhau dẫn đến <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen.<br />

3<br />

6. Nuleoxom gồm 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 nucleotit, quấn quanh 1 vòng. 4<br />

7. Sự tiếp hợp trao đổi chéo không cân giữa hai NST khác cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng chuyển<br />

đoạn tương hỗ.<br />

8. Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST của nhiều loài khác nhau trong một tế bào.<br />

Những nội dung đúng:<br />

A. 1, 2, 4, 5, 8. B. 2, 3, 5, 7, 8.<br />

C. 2, 3, 4, 5, 8. D. 1, 3, 6, 7, 8.<br />

Câu 205. Cho các trường hợp sau:<br />

(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.<br />

(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thêm 1 cặp nucleotit.<br />

(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.<br />

(4) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin<br />

(5) NST số 21 bị mất một đoạn gen nhỏ<br />

(6) Cặp NST giới tính XY không phân li trong giảm phân I.<br />

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5<br />

Câu 206. Ở một loài thực vật (2n = 6) có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau:<br />

1. Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử có thể tạo ra là 8.<br />

Trang 57


2. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường thì số<br />

loại giao tử tối đa có thể tạo ra là 16.<br />

3. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không li ở giảm phân II, giảm phân I bình thường và các cặp<br />

Bb, Dd không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường thì số loại giao tử có thể tạo ra là 80.<br />

4. Gây đột biến đa bội bằng consixin ở cơ thể này đã tạo ra các thể đột biến số lượng NST khác nhau, số<br />

thể đột biến có kiểu gen khác nhau có thể tìm thấy là 8.<br />

5. Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem cơ thể<br />

này tự thụ thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là (35:1) 3<br />

Số trường hợp cho kết quả dự đoán là đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 207. Cho các <strong>phá</strong>t biểu nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:<br />

1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau.<br />

2. Sự phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.<br />

3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN.<br />

4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1, 2 B. 2, 4 C. 3, 4 D. 1, 3<br />

Câu 208. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng nhất.<br />

2. Chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của mARN được tạo thành lần lượt là 5’ →3’ và 3’<br />

→5’.<br />

3. Vật chất di truyền của cơ thể sinh vật chưa có nhân có thể là ADN hoặc ARN.<br />

4. Sự không phân li của nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm đực xảy ra ở lần phân bào 2 của giảm phân<br />

ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các tinh trùng X, YY, O, Y, XX<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 209. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Một đột biến cấu trúc NST cũng có thể dẫn đến ung thư<br />

2. Một đột biến làm giảm sản phẩm của gen cũng có thể dẫn đến ung thư.<br />

3. Đột biến gen tiền ung thư thành gen ung thư có thể gây ra do các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học.<br />

4. Một đột biến thay thế cặp nucleotit dẫn đến sự đổi của 1 axit amin có thể dẫn đến ung thư.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4<br />

C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4<br />

Câu 2<strong>10</strong>. Cho các nhận định sau về đột biến số lượng NST:<br />

1. Lai xa kèm đa bội hóa là phương thức hình thành loài chủ yếu ở thực vật.<br />

2. Thể tam bội không thể tạo giao tử n đơn có khả năng thụ tinh do bất thụ.<br />

3. Một số loài như thằn lằn, cá hồi, giun đất là động vật đa bội.<br />

4. Hiện tượng đa bội có thể gặp ở động vật và thực với tần suất như nhau.<br />

Trang 58


5. Cỏ Spartina dùng làm thức ăn cho bò sữa là ví dụ về thể tự đa bội.<br />

6. Thể tam bội có thể tạo ra khi lai giữa thể lưỡng bội và tứ bội.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B.3 C. 5 D. 4<br />

Câu 2<strong>11</strong>. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Đột biến thay thế cặp nu gây hậu quả nặng nhất khi làm xuất hiện bộ ba quy định mã kết thúc.<br />

2. Đột biến gen làm cho gen tiền ung thư thành gen ung thư là đột biến gen lặn.<br />

3. Acridin là tác nhân đột biến hóa học có thể gây đột biến dịch khung.<br />

4. Ở loài lưỡng bội 2n, thể n + 2 không phải là thể lệch bội.<br />

5. Đột biến chuyển đoạn giúp làm tăng tính đa dạng của các nòi trong một loài.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 2<strong>12</strong>. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Ở người gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biểu hiện của điều hòa sau dịch mã.<br />

2. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi<br />

trường.<br />

3. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến nhất là pha S.<br />

4. Dạng đột biến thay thế có thể tự <strong>phá</strong>t sinh trong tế bào.<br />

5. Đột biến chuyển đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 213. Cho các nhận định sau:<br />

1. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết và mất khả năng sinh sản.<br />

2. Nếu đoạn đảo trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng tới sức sống<br />

và khả năng sinh sản của cá thể.<br />

3. Trong đột biến mất đoạn, đoạn bị mất nếu không chứa tâm động sẽ bị tiêu biến.<br />

4. Lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hóa và tạo ra các vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn<br />

lọc tự nhiên có thể hình thành các gen mới.<br />

5. Cùng với các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử, các cá thể đảo đoạn dị hợp tử khi giảm phân nếu trao đổi<br />

chéo xảy ra tại vùng đoạn đảo cũng sẽ bán bất thụ.<br />

6. Các cá thể đồng hợp tử mất đoạn thường bị chết, còn các cá thể mất đoạn dị hợp tử có thể chết do mất<br />

cân bằng gen hoặc gen lặn có hại biểu hiện.<br />

Những nhận định đúng là:<br />

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.<br />

C. 2, 3, 5, 6. D. 1, 3, 5, 6<br />

Câu 214. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Hậu quả của đột biến gen là vô hướng.<br />

2. Đột biến gen đa số gây hại.<br />

3. Đột biến vô nghĩa thường làm mất chức năng của protein.<br />

Trang 59


4. Đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả rất lớn.<br />

5. Trình tự đột biến là: gen → tiền đột biến → đột biến<br />

6. Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ được hạ xuống nhiều<br />

lần<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 4 B. 6 C. 5 D. 3<br />

Câu 215. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?<br />

A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin<br />

(êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron)<br />

B. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá<br />

trình phiên mã.<br />

C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit<br />

amin (intron).<br />

D. Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hòa, vùng mã hóa và<br />

vùng kết thúc.<br />

Câu 216. Khi xem xét một tế bào động vật đang phân chia, người ta thấy có những hiện tượng sau:<br />

- Các NST cách xa một đoạn so với mặt phẳng xích đạo và thoi phân bào bắt đầu có sự tiêu biến.<br />

- NST tồn tại ở dạng đơn.<br />

- Ở cùng một bên so với mặt phẳng xích đạo của thoi bào, có 2 NST bất thường về chiều dài.<br />

- Không tìm thấy các cặp NST tương đồng ở cùng một phía so với mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

Sau đó người ấy đưa ra các nhận định sau:<br />

(1) Tế bào đang ở kì sau giảm phân II.<br />

(2) Hiện tượng bất thường giữa 2 NST trên là do chuyển đoạn tương hỗ.<br />

(3) Ở kì đầu giảm phân I, 2 NST trên đã tiếp hợp và trao đổi chéo không cân.<br />

(4) Hiện tượng này có thể xảy ra không lâu kể từ thời điểm quan sát.<br />

Số nhận định đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 217. Cho hai mệnh đề sau:<br />

(a) Mã di truyền mang tính thoái hóa vì<br />

(b) Mỗi bộ mã di truyền mã hóa một axit amin<br />

Chọn một <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. (a) đúng, (b) đúng (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng (b) đúng (a) và (b)không liên quan nhân quả.<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) đúng<br />

Câu 218. Khi nghiên cứu về một loài thực vật lưỡng có 1 số thông tin sau:<br />

1. Thể dị bội tồn tại tối thiểu với số lượng NST của thể không kép, tối đa với số lượng NST của thể bốn.<br />

2. Thể đa bội tối đa đạt được là thể tứ bội và có thể kèm theo đột biến dị bội đơn nhưng không vượt quá 2<br />

NST<br />

Trang 60


3. Thể đơn bội không tồn tại.<br />

4. Bộ NST lưỡng bội của loài nằm trong khoảng 20 đến 30 NST<br />

Theo nghiên cứu trên, nếu quan sát ở kì giữa của quá trình nguyên phân thì có bao nhiêu nhận xét sau đây<br />

sai?<br />

(a) Số lượng NST trong bộ lưỡng bội tối đa bằng 30 NST.<br />

(b) Số lượng NST trong thể đơn bội tối thiểu bằng <strong>10</strong> NST<br />

(c) Số lượng NST tối thiểu của thể lệch bội bằng 18 NST<br />

(d) Số lượng NST tối thiểu của thể đa bội bằng 58 NST.<br />

(e) Số lượng NST tối đa của thể lệch bội bằng 32 NST.<br />

(f) Nếu loài trên là cà chua (2n = 24) thì số lượng NST tối đa có thể tìm thấy là 50 NST.<br />

A. 5 B. 6 C. 4 D. 3<br />

Câu 219. Cho đoạn ADN ngắn có trình tự sau:<br />

Mạch I: (2) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA GTA (1)<br />

Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT XAT (2)<br />

Đoạn ADN này của một loài sinh vật nhân thực và được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Gen nằm trên<br />

ADN tiến hành phiên mã. Biết theo chiều (2) sang (1) của mạch (I) và chiều (1) sang (2) cuả mạch (II)<br />

đều bắt đầu bằng exon và mỗi đoạn exon và intron đều chiếm 2 bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành<br />

của mARN không có sự hoán vị giữa các đoạn exon.<br />

Chuỗi polipeptit sẽ ngừng tổng hợp nếu gặp bộ 3 thúc hoặc chạm đến đầu tận cùng của mARN, bộ 3 mở<br />

đầu và bộ 3 kết thúc nằm liền kề nhau thì xem như số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh thu<br />

được bằng 0. Hãy cho biết các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng:<br />

(1) Nếu không xảy ra đột biến, số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh sẽ luôn có 2 axit amin.<br />

(2) Nếu xảy ra đột biến thay một cặp nucleotit bất kì, thì số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh<br />

tối đa có 5 axit amin.<br />

(3) Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nucleotit bất kì, mạch (II) làm khuôn, đầu (2) của mạch (II) là đầu<br />

5’ thì tối đa chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 4 axit amin.<br />

(4) Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nucleotit bất kì thì tối đa chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có <strong>10</strong> axit<br />

amin.<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 220. Một gen rất ngắn của sinh vật nhân sơ được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự<br />

nuclêôtit như sau:<br />

Mạch I: (2) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA (1).<br />

Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT (2).<br />

Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh. Hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t<br />

biểu sau có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

(1) Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) sang (2) sẽ cho một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh dài 1 axit<br />

amin.<br />

(2) Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) sang (1) thì trên 8 bộ ba trên mARN không tham gia dịch<br />

mã.<br />

Trang 61


(3) Để thu được chuỗi polypeptit dài 3 axit amin, thì mạch I là mạch bổ sung, đầu (1) trên mạch này là<br />

đầu 5’<br />

(4) Để thu được chuỗi polypeptit dài nhất, thì mạch I là mạch bổ sung, chiều phiên mã trên mạch I là từ<br />

(1) sang (2).<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 221. Cho một số tinh trùng có bộ NST như hình bên và các gen được kí hiệu trên 2 NST. Để thu<br />

được giao tử có NST mang gen như sau:<br />

Người ta gây đột biến giao tử theo trình tự:<br />

Lặp đoạn mang gen T → Mất đoạn mang gen U → Đảo đoạn mang gen GH → Chuyển đoạn tương hỗ<br />

giữa 2 đoạn mang gen G và R, biết phép gây đột biến chuyển đoạn chỉ thành công với gen nằm gần đầu<br />

mút NST.<br />

Và có các nhận xét sau:<br />

(1) Quá trình qua 4 bước thực hiện có thể hoán đổi thứ tự bước 1 và 2.<br />

(2) Thay vì gây đột biến đảo đoạn ở bước 3, ta gây đột biến mất đoạn mang gen H sẽ tốt hơn<br />

(3) Để không bị mất gen U mà vẫn được giao tử mong muốn, ta không gây đột biến mất đoạn mang<br />

gen U mà thực hiện chuyển đoạn không tương hỗ đoạn NST mang gen U sang nhánh ngắn NST còn lại<br />

ở bước 2.<br />

(4) Nếu không xét trình tự ta chỉ biết nội dung các bước cần thực hiện thì có thể sắp xếp 4 bước trên<br />

thành 4 trình tự khác nhau mà vẫn thu được giao tử mong muốn.<br />

Số nhận xét đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 222. Cho hai mệnh sau:<br />

(a) Đột biến gen thường có hại<br />

(b) Đột biến gen có thể tạo ra protein lạ.<br />

Chọn <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. (a) đúng, (b) đúng (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) sai<br />

Câu 223. Cho hai mệnh đề sau:<br />

(a) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa vì<br />

Trang 62


(b) Đa số đột biến gen gây hại cho sinh vật.<br />

Chọn <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. (a) đúng, (b) đúng (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) sai<br />

Câu 224. Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp NST kí hiệu là I, II, III, IV, V, VI.<br />

Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta <strong>phá</strong>t hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A, B, C, D. Phân<br />

tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau:<br />

Thể đột<br />

biến<br />

Số lượng NST đếm được ở từng cặp<br />

I II III IV V VI<br />

A 3 3 3 3 3 3<br />

B 4 4 4 4 4 4<br />

C 4 2 4 2 2 2<br />

D 2 2 2 3 2 2<br />

Dựa vào thông tin ở bảng trên và đề bài hãy cho biết trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định<br />

đúng:<br />

(1) Bộ NST lưỡng bội của loài này là 2n = <strong>12</strong>.<br />

(2) Thể đột biến A là thể tam bội, thể đột biến B là thể bốn.<br />

(3) Kí hiệu của thể đột biến C là 2n + 2 + 2.<br />

(4) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A, nhưng yếu hơn thể đột biến C.<br />

(5) Trong 4 thể đột biến trên, thể đột biến A thường khó được nhân lên nhất.<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 225. Có 3 tế bào (khác loài) đang nguyên phân ở 3 kì khác nhau. Dựa vào đặc điểm và số liệu đã<br />

cho, hãy cho biết trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng biết mỗi tế bào thuộc 1 trong 3<br />

loài sau đây: A (2n = <strong>12</strong>), B (2n = 24), C (2n = 48), tế bào loài C ở bắt đầu nguyên<br />

phân sớm hơn tế bào của loài B:<br />

Tế bào<br />

Kì<br />

1 Kì giữa<br />

2 Kì cuối 48<br />

Số tâm<br />

động<br />

Số cromatit<br />

3 48<br />

(a) Tế bào 1 là của loài A, tế bào 2 là của loài C.<br />

Số NST đơn<br />

Số NST<br />

kép<br />

(b) Tế bào loài C đang ở kì sau còn tế bào loài B đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân.<br />

(c) Số cromatit ở tế bào của loài C là 48.<br />

(d) Số tâm động ở tế bào C gấp hai số tâm động ở tế bào loài A.<br />

(e) Cả 2 tế bào loài B và loài C đều không còn NST kép.<br />

(f) Số NST đơn trong tế bào loài C là 96 NST<br />

Trang 63


A. 1 B. 3 C. 2 D. 5<br />

Câu 226. Xét 2 cặp NST của 1 loài có kiểu gen phân bố theo trật tự sau, biết mỗi gen quy định một tính<br />

trạng:<br />

Trong quá trình giảm phân của loài, người thấy xuất hiện các loại giao tử sau:<br />

Giao tử 1. ABCDE fghk<br />

Giao tử 2. AbCDE FGHK<br />

Giao tử 3. Abcdk fghE<br />

Giao tử 4. AdcbE FGHK<br />

Từ việc quan sát các giao tử và so sánh với trình tự gen trên 2 cặp NST ban đầu người ta đưa ra các nhận<br />

định sau:<br />

(1) Có 3 loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân bình thường.<br />

(2) Giao tử 1 được tạo ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST trong giảm phân.<br />

(3) Giao tử 2 được tạo ra do sự tiếp hợp trao đổi chéo cân giữa hai đoạn NST mang gen CDE và cdE<br />

trong giảm phân.<br />

(4) Giao tử 3 được hình thành do hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ giữa 1 trong 2 NST của mỗi cặp<br />

NST trong giảm phân.<br />

(5) Giao tử 4 được hình thành do hiện tượng chuyển đoạn trong cùng 1 NST trong giảm phân<br />

(6) Số lượng thể đột biến được hình thành nếu có sự thụ tinh giữa từng đôi một giữa các loại giao tử là<br />

6.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1<br />

Câu 227. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một<br />

quá trình phân phân bào nào đó. Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây có bao nhiêu<br />

đúng:<br />

Trang 64


(a) Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm<br />

(b) Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I.<br />

(c) Toàn bộ giai đoạn II thuộc pha G2 của kì trung gian.<br />

(d) Đầu giai đoạn III, NST ở đang ở trạng thái kép<br />

(e) Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn.<br />

(f) Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn.<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4<br />

Câu 228. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN của một tế bào thực vật lưỡng bội 2n trong một quá<br />

trình phân bào nào đó. Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu<br />

đúng:<br />

(a) Tế bào này có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh giao tử của loài thực vật này.<br />

(b) Giai đoạn III bao gồm kì đầu, kì giữa và kì sau của quá trình nguyên phân.<br />

(c) Để tạo tế bào của thể tứ bội 4n, ta cho consisin tác động vào đầu giai đoạn II.<br />

(d) Hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo nếu xảy ra sẽ xuất hiện ở giữa giai đoạn III.<br />

(e) Hiện tượng xuất hiện vách ngăn để phân chia tế bào sẽ xuất hiện ở giai đoạn IV.<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 229. Cho hình ảnh bên là chu kì tế bào ở một loài động vật. Dựa vào hình này kết hợp kiến thức đã<br />

học hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

(a) Chu kì tế bào bắt đầu ở pha G1, kết thúc ở pha M<br />

(b) Giai đoạn dễ xảy ra đột biến ADN nhất rơi vào pha G2.<br />

(c) Giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào là pha G1.<br />

(d) Nếu có trục trặc ở điểm giới hạn R, tế bào sẽ không đi vào pha S.<br />

(e) NST từ dạng đơn chuyển sang dạng kép khi kết thúc pha G2.<br />

Trang 65


(f) Đột biến cấu trúc NST thường xảy ra ở pha S vì pha này ADN thường bị đột biến.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 230. Cho hình vẽ dưới đây về các loại liên kết và thành phần trong phân tử ADN:<br />

Dựa vào hình này hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

(a) Theo <strong>Sinh</strong> học, liên kết 1 có tên thường gọi là liên kết cộng hóa trị.<br />

(b) Liên kết 2 là liên kết este photphat.<br />

(c) Liên kết 4 là liên kết hidro<br />

(d) X là loại đường có công thức phân tử là C 5 H <strong>10</strong> O 5<br />

(e) Y và Z có thể cặp bazơ nitơ G và X hoặc ngược lại X và G.<br />

A. 2 B. 1 C. 4 D. 5<br />

Câu 331. Phân tích hàm lượng ADN trong một tế bào của một loài sinh vật lưỡng bội qua các kiểu<br />

phân bào và qua các kỳ của phân bào, người ta sẽ được đồ thị bên nhưng đã bỏ qua các kì trung gian.<br />

Sau đó người ta đưa ra một số nhận định sau:<br />

(1) Đồ thị được ghi nhận mô tả sự <strong>phá</strong>t triển của tế bào sinh dục.<br />

(2) Giai đoạn a là pha G1 của kì trung gian.<br />

(3) Giai đoạn c là kì cuối của quá trình nguyên phân<br />

(4) Thời gian từ giai đoạn f đến hết giai đoạn h thuộc về quá trình giảm phân.<br />

(5) Giai đoạn g là kì cuối của giảm phân I.<br />

(6) Tế bào tổng cộng đã trải qua trọn vẹn 3 lần nguyên phân kể từ thời điểm bắt đầu phân tích.<br />

Số nhận định đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 332. Gen là một đoạn ADN mang thông tin:<br />

Trang 66


A. Mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.<br />

B. Quy định cơ chế di truyền<br />

C. Quy định cấu trúc của một phân tử prôtêin.<br />

. D. Mã hóa các axit amin<br />

Câu 233. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit khác nguồn<br />

gốc trong cùng cặp NST tương đồng.<br />

2. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể ứng<br />

dụng để chuyển gen từ người sang vi khuẩn.<br />

3. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã đều diễn ra ở tế bào chất.<br />

4. Cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường tác động vào pha S của chu kì tế bào.<br />

5. Cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào gây nên đột biến tam bội.<br />

6. Trong vùng điều hòa có vùng khởi động (promoter), nhờ trình tự này mà enzim ARN polymeraza có<br />

thể nhận biết ra mạch nào là mạch mang mã gốc để tổng hợp mARN và quá trình phiên mã bắt đầu<br />

7. Promoter có vị trí gần với điểm khởi đầu phiên mã và bản thân nó cũng phiên mã thành mARN.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 234. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa:<br />

A. Liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực.<br />

B. Liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ<br />

C. Không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực<br />

D. Không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ<br />

Câu 235. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển.<br />

2. Ở ARN, đường pentose là ribôzơ còn ở ADN là đeoxyribôzơ.<br />

3. Mỗi chu kỳ xoắn của ADN gồm <strong>10</strong> cặp base dài khoảng 3,4nm, đường kính vòng xoắn khoảng<br />

2nm.<br />

4. Nhờ vi khuẩn sản xuất protein như insulin điều trị bệnh cho người giải thích tính thoái hóa của mã<br />

di truyền.<br />

5. tARN, mARN, rARN có đặc điểm chung là đều có mạch thẳng.<br />

6. Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ<br />

chế nhân đôi.<br />

7. Quá trình phiên mã của tế bào sinh vật nhân sơ diễn ra trong nhân, trong khi quá trình dịch mã diễn<br />

ra trong tế bào chất.<br />

8. ADN trong NST có cấu trúc bện xoắn phức tạp cho nên trước khi phiên mã, NST phải tháo xoắn.<br />

Trong các <strong>phá</strong>t biểu sau, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 236. Trong 64 mã bộ ba di truyền, có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Đó là các bộ ba:<br />

A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UAA, UGA<br />

Trang 67


C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UGA, UAG<br />

Câu 237. Một con chuột có vấn đề <strong>phá</strong>t triển, nhưng vẫn còn khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi một<br />

nhà di truyền học - người <strong>phá</strong>t hiện ra rằng chuột này có 3 nhiễm sắc thể 21. Có bao nhiêu kết luận chắc<br />

chắn đúng khi dựa vào thông tin này?<br />

1. Quả trứng đã được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21<br />

2. Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.<br />

3. Giao tử được tạo ra bởi con chuột này sẽ có cả giao tử bình thường (một nhiễm sắc thể số 21) và giao<br />

tử bất thường (hai nhiễm sắc thể 21).<br />

4. Chuột này sẽ sinh ra các con chuột đều có 3 nhiễm sắc thể số 21.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 238. Nếu sự không phân ly xảy ra với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì giữa giảm phân I, vậy<br />

các tế bào con sẽ là:<br />

A. Tất cả các tế bào là n+1<br />

B. Một tế bào là n+1, hai tế bào là n, một tế bào là n-1.<br />

C. Hai tế bào là n, hai tế bào là n+1.<br />

D. Hai tế bào là n+1, hai tế bào là n-1.<br />

Câu 239. Mã di truyền có tính thoái hóa là hiện tượng:<br />

A. Có nhiều bộ ba khác nhau mã hóa cho một axit amin.<br />

B. Có nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.<br />

C. Có nhiều bộ hai mã hóa đồng thời nhiều axit amin.<br />

D. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.<br />

Câu 240. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền?<br />

A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ ba nucleotit đứng kế tiếp nhau quy định một axit amin.<br />

B. Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là một axit amin được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.<br />

C. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, và liên tục theo từng cụm ba nucleotit, không gối lên<br />

nhau.<br />

D. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng<br />

Câu 241. Từ ba loại nucleotit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit<br />

loại X?<br />

A. 19 B. 8 C. 27 D. 37<br />

Câu 242. Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh<br />

sản hữu tính?<br />

1. Phân ly của các cromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II<br />

2. Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân I<br />

3. Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu giảm phân I.<br />

4. Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm<br />

phân I.<br />

A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 2 và 4<br />

Trang 68


Câu 243. Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABb. Hai gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau,<br />

được minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang trải qua<br />

giai đoạn nào của chu kì tế bào?<br />

A. Giảm phân I<br />

B. Giảm phân I<br />

C. Nguyên phân<br />

D. Nguyên phân hoặc giảm phân<br />

Câu 244. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có<br />

tối đa bao nhiều loại mã bộ ba?<br />

A. 3 loại mã bộ ba B. 6 loại mã bộ ba<br />

C. 9 loại mã bộ ba D. 27 loại mã bộ ba<br />

Câu 245. Ở ruồi giấm (2n = 8). Một tế bào sinh tinh thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Một số<br />

nhận xét đưa ra như sau:<br />

1. Ở kì đầu của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc nhiễm sắc thể kép.<br />

2. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.<br />

3. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 16 tâm động<br />

4. Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con chứa 8 nhiễm sắc thể đơn.<br />

5. Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào có 8 cromatit.<br />

6. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, môi tế bào con có 8 cromatit.<br />

7. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 4 tâm động<br />

Những nhận xét đúng:<br />

A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 5 C. 3, 4, 7 D. 2, 4, 6<br />

Câu 246. Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin do nó quy định tổng hợp?<br />

A. Cả ba vùng của gen B. Vùng điều hòa.<br />

C. Vùng mã hóa. D. Vùng kết thúc<br />

Câu 247. Theo sự phân chia của một hợp tử, ở một giai đoạn người ta nhận thấy có hiện tượng như sau:<br />

Hậu quả của hiện tượng này :<br />

A. Thể khảm B. Thể không nhiễm<br />

C. Thể ba D. Thể tứ bội<br />

Trang 69


Câu 248. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.<br />

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí<br />

<strong>thuyết</strong>, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.<br />

B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào<br />

2 tạo ra hai tế bào đơn bội.<br />

C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8<br />

D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.<br />

Câu 249. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.<br />

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, e, B, f, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí<br />

<strong>thuyết</strong>, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của giảm phân II.<br />

B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào<br />

2 tạo ra hai tế bào đơn bội.<br />

C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8<br />

D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.<br />

Câu 250. Cho sơ đồ diễn tả quá trình tạo Cơ thể 2n/4n:<br />

Cho các từ gợi ý như sau:<br />

(a) NST nhân đôi;<br />

(c) không phân ly;<br />

(b) phân ly đồng đều,<br />

(d) phân bào nguyên phân;<br />

Trang 70


(e) 2n;<br />

(f) cơ thể khảm;<br />

(g) cromatit; (i) cơ thể 4n.<br />

Hãy điền các từ gợi ý trên vào đoạn văn miêu tả cơ chế tạo cơ thể 2n/4n từ hợp tử 2n.<br />

Sau lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các ........(4) và .........(5) về các cực tế bào tạo thành 2 phôi<br />

bào bình thường. Ở lần nguyên phân thứ hai: 1 phôi bào......(6) nguyên phân bình thường, phôi bào<br />

......(6) nguyên phân bất thường: 2........(7) của mỗi NST kép tách rời nhau ở tâm và.........(8) về hai cực<br />

tế bào, tạo thành phôi bào 4n. Phôi bào 2n và phôi bào 4n về sau <strong>phá</strong>t triển thành........(9) 2n/4n.<br />

Hãy chọn đáp án nối chính xác?<br />

A. 1-a-b; 2-d; 3-c-d; 4-a; 5-b; 6-e; 7-g; 8-c; 9-f.<br />

B. 1-a-b; 2-d; 3-c-i; 4-a; 5-f; 6-e; 7-g; 8-c; 9-i.<br />

C. 1-a-b; 2-d; 3-c-d; 4-a; 5-b; 6-e; 7-g; 8-c; 9-i.<br />

D. 1-a-b; 2-d; 3-c-d; 4-a; 5-b; 6-i; 7-g; 8-c; 9-f.<br />

Câu 251. Phát biểu sai về vai trò các vùng trong 1 gen cấu trúc?<br />

A. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.<br />

B. Vùng mã hóa của gen mang tín hiệu mã hóa các axit amin.<br />

C. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.<br />

D. Các tín hiệu trên các vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nucleotit.<br />

Câu 252. Cho bảng sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :<br />

1. Đảo đoạn a. Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một<br />

NST hoặc giữa các NST không tương đồng.<br />

2. Lặp đoạn b. Là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra<br />

rồi đảo ngược 180 o và nối lại.<br />

3. Chuyển đoạn c. Hệ quả của dạng đột biến này làm gia tăng số lượng<br />

gen trên NST.<br />

4. Mất đoạn d. Là trường hợp một đoạn của NST hoặc cả một NST<br />

này sáp nhập vào NST khác.<br />

5. Chuyển đoạn<br />

không tương hỗ<br />

e. Hội chứng tiếng mèo kêu là một ví dụ của dạng đột<br />

biến này.<br />

Các em hãy cho biết đáp án nối nào sau đây là chính xác?<br />

A. 1-b, 2-c, 3-a, 4-e, 5-d B. 1-a, 2-c, 3-b, 4-e, 5-d<br />

C. 1-d, 2-c, 3-e, 4-a, 5-b D. 1-c, 2-a, 3-a, 4-e, 5-d<br />

Câu 253. Ở người trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm<br />

phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?<br />

A. Hội chứng Đao.<br />

B. Hội chứng Tớc nơ.<br />

C. Hội chứng XXX. thường.<br />

D. Hội chứng Claiphentơ.<br />

Câu 254. Dưới đây là danh sách các sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân I. Nó không theo đúng thứ<br />

tự.<br />

Trang 71


1. Nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo.<br />

2. Nhiễm sắc thể tương đồng dãn xoắn<br />

3. Nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo<br />

4. Nhiễm sắc thể tương đồng phân ly tới các cực đối lập<br />

5. Nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau<br />

Đúng trình tự của các sự kiện này là gì?<br />

A. 13425 B. 15342<br />

C. 51342 D. 51432<br />

Câu 255. Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh<br />

sản hữu tính ?<br />

(1) Phân ly của các chromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II.<br />

(2) Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân I.<br />

(3) Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I.<br />

(4) Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm<br />

phân I.<br />

A. (1) và (2) B. (2) và (3)<br />

C. (3) và (4) D. (2) và (4)<br />

Trang 72


ĐÁP ÁN<br />

1. D 2. D 3. A 4. C 5. B 6. A 7. B 8. B 9. C <strong>10</strong>. B<br />

<strong>11</strong>. C <strong>12</strong>. A 13. B 14. C 15. D 16. A 17. A 18. A 19. B 20. B<br />

21. B 22. C 23. C 24. B 25. C 26. D 27. C 28. B 29. A 30. D<br />

31. C 32. D 33. B 34. B 35. C 36. D 37. A 38. D 39. C 40. B<br />

41. A 42. C 43. A 44. C 45. D 46. B 47. B 48. C 49. D 50. B<br />

51. A 52. D 53. D 54. A 55. D 56. A 57. C 58. C 59. A 60. D<br />

61. A 62. D 63. C 64. A 65. A 66. C 67. D 68. B 69. C 70. A<br />

71. A 72. D 73. C 74. C 75. C 76. A 77. A 78. D 79. C 80. B<br />

81. B 82. C 83. B 84. D 85. B 86. B 87. D 88. D 89. A 90. C<br />

91.C 92. D 93. D 94. D 95. D 96. D 97. D 98. B 99. B <strong>10</strong>0. B<br />

<strong>10</strong>1. D <strong>10</strong>2. D <strong>10</strong>3. B <strong>10</strong>4. C <strong>10</strong>5. A <strong>10</strong>6. C <strong>10</strong>7. C <strong>10</strong>8. A <strong>10</strong>9. A 1<strong>10</strong>. A<br />

<strong>11</strong>1. A <strong>11</strong>2. C <strong>11</strong>3. A <strong>11</strong>4. D <strong>11</strong>5. C <strong>11</strong>6. D <strong>11</strong>7. C <strong>11</strong>8. A <strong>11</strong>9. B <strong>12</strong>0. C<br />

<strong>12</strong>1. C <strong>12</strong>2. B <strong>12</strong>3. A <strong>12</strong>4. D <strong>12</strong>5. C <strong>12</strong>6. C <strong>12</strong>7. B <strong>12</strong>8. B <strong>12</strong>9. D 130. D<br />

131. D 132. C 133. B 134. C 135. D 136. C 137. B 138. D 139. B 140. C<br />

141. B 142. A 143. B 144. B 145. D 146. B 147. D 148. D 149. B 150. B<br />

151. A 152. D 153. A 154. B 155. A 156. B 157. C 158. A 159. B 160. D<br />

161. C 162. B 163. A 164. B 165. A 166. D 167. B 168. D 169. B 170. A<br />

171. C 172. C 173. A 174. B 175. C 176. D 177. B 178. D 179. B 18. B<br />

181. C 182. C 183. B 184. A 185. D 186. B 187. C 188. B 189. D 190. D<br />

191. D 192. C 193. A 194. D 195. A 196. B 197. A 198. D 199. D 200. C<br />

201. B 202. B 203. A 204. C 205. C 206. A 207. C 208. D 209. D 2<strong>10</strong>. B<br />

2<strong>11</strong>.C 2<strong>12</strong>. B 213. B 214. A 215. B 216. A 217. B 218. C 219. D 220. D<br />

221. B 222. B 223. B 224. B 225. C 226. A 227. B 228. B 229. C 230. C<br />

231. B 232. A 233. C 234. B 235. B 236. C 237. A 238. D 239. A 240. D<br />

241. A 242. C 243. A 244. D 245.B 246. C 247. A 248. D 249.A 250. A<br />

251. C 252. A 253. C 254. C 255. C<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Câu 1. Đáp án D.<br />

- Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu từng dạng đột biến là gì!<br />

+ (1) là đột biến mất đoạn.<br />

+ (2) là đột biến lặp đoạn.<br />

+ (3) là đột biến đảo đoạn không chứa tâm động.<br />

+ (4) là đột biến đảo đoạn chứa tâm động.<br />

+ (5) là đột biến chuyển đoạn trên một NST.<br />

+ (6) là đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.<br />

+ (7) là đột biến chuyển đoạn tương hỗ.<br />

+ (8) là hoán vị gen.<br />

Trang 73


- Ta xét từng ý:<br />

+ Ý 1 sai (8) do hoán vị gen không phải đột biến cấu trúc NST.<br />

+ Ý 2 sai do (7) là đột biến chuyển đoạn tương hỗ.<br />

+ Ý 3 đúng do mất đoạn có thể gây nên hiện tượng giả trội: đoạn bị mất chứa gen trội nên các alen lặn<br />

tương ứng trên NST còn lại sẽ biểu hiện kiểu hình.<br />

+Ý 4 đúng, lặp đoạn xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1.<br />

+ Ý 5 đúng đột biến đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống.<br />

+ Ý 6 đúng vì chuyển đoạn trên 1 NST thì gọi là chuyển vị và không thay đổi về vật chất di truyền mà chỉ<br />

gây nên sự thay đổi vị trí của gen.<br />

Câu 2. Đáp án D.<br />

Dựa vào hình chúng ta dễ dàng thấy điều này.<br />

Câu 3. Đáp án A.<br />

- Quá trình nhân đôi ADN gồm:<br />

+ Tháo xoắn phân tử ADN: nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo<br />

nên chạc chữ Y và để lộ hai mạch khuôn.<br />

+ Tổng hợp các mạch ADN mới:<br />

+ Enzim ADN polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A liên kết với<br />

T và G liên kết tạo thành: trong với X và ngược lại (nguyên tắc bổ sung).<br />

+ Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’ nên trên mạch khuôn 3’5’ mạch bổ<br />

sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ 3’ mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo<br />

nên các đoạn ngắn Okazaki. Sau đó, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN ligaza.<br />

+ Hai phân tử ADN được mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch mới tổng hợp, còn mạch kia là<br />

của ADN mẹ ban đầu(nguyên tắc bán bảo toàn).<br />

- Từ đó, ta thấy từ 1 ADN mẹ sau quá trình nhân đôi tạo ra hai phân tử ADN con mang mạch gốc của<br />

ADN mẹ. Hai phân tử ADN con hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ.<br />

- Quá trình nhân đôi diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực, xảy ra ở kì trung gian (kì này kéo dài 6-<br />

<strong>10</strong> giờ).<br />

Lưu ý: Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn. Các enzim tháo xoắn là enzim<br />

Topoisomerase, Gyrase (trong đó Gyrase có ở sinh vật nhân sơ như vi khuẩn E.Coli và thuộc<br />

Topoisomerase II).<br />

Câu 4. Đáp án C.<br />

Vì Consixin gây ức chế sự hình thành thoi vô sắc làm cản trở sự phân li của nhiễm sắc thể. Vậy nên cần<br />

tác động hóa chất này vào thời gian tổng hợp thoi phân bào mà cụ thể hơn là ở pha G2.<br />

Câu 7. Đáp án B.<br />

- Ý 1 Đúng, gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử<br />

ARN.<br />

- Ý 2 Sai, không phải tất cả các sinh vật nhân thực đều có vùng mã hóa không liên tục.<br />

- Ý 3 Sai, hoocmon, enzim là sản phẩm của gen điều hòa.<br />

- Ý 4 Sai, bằng thực nghiệm mới chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.<br />

Trang 74


- Ý 5 Đúng, mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên<br />

nhau.<br />

- Ý 6 Đúng, mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ<br />

một vài ngoại lệ.<br />

Vậy có tất cả 3 ý sai.<br />

Câu 8. Đáp án B.<br />

- Ý 1,2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong nhân.<br />

- Ý 4 sai vì các em nhìn kĩ hình ảnh ta thấy tuy các đoạn exon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng<br />

hai exon đầu và cuối cố định. Như vậy, chị giả sử nếu có n exon thì số mARN tạo ra là: (n-2)!<br />

Trong trường hợp này, n = 3 nên chỉ có một mARN được tạo ra.<br />

- Ý 5 đúng.<br />

Vậy có 2 nhận định sai.<br />

Câu 9. Đáp án C.<br />

- Ý 1 sai vì nhìn vào hình ảnh ta thấy ngay hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong nguyên<br />

phân. Từ một tế bào mẹ 2n ban đầu tham gia vào nguyên phân ta dễ thấy ở kì giữa các NST kép xếp thành<br />

một hàng ở mặt phẳng xích đạo.<br />

- Ý 2 đúng. Ta thấy rất rõ ràng khi quan sát tế bào ở kì sau của nguyên phân.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 sai vì đột biến lệch bội và đột biến mất đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.<br />

- Ý 5 sai vì các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản<br />

tùy loài do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.<br />

- Ý 6 sai vì hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng ung thư máu ác tính không phải là những ví dụ về thể<br />

lệch bội.<br />

- Ý 7 sai vì đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.<br />

- Ý 8 đúng.<br />

Vậy có 3 nhận xét đúng.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì gen điều hòa R không nằm trong Operon.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì môi trường dù có lactose hay không gen điều hòa R vẫn hoạt động để tổng hợp protein ức<br />

chế.<br />

- Ý 4 đúng vì 3 gen mã hóa cho chuỗi polipeptit khác nhau.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án C.<br />

- Ý 1 đúng. Hình ảnh trên diễn tả sự không phân ly của tất cả các cặp NST trong lần nguyên phân đầu<br />

tiên của hợp tử (2n) tạo nên thể tứ bội (2).<br />

- Ý 2 sai vì Cônsixin thường tác động vào pha G2 của chu kì tế bào.<br />

- Ý 3 đúng. Hóa chất cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho tất cả các cặp NST không phân<br />

ly được về hai cực của tế bào nên tạo thành thể tứ bội.<br />

- Ý 4 sai vì ngoài ra còn có cơ chế kết hợp hai giao tử (2n) với nhau để tạo thành thể tứ bội (4n).<br />

Trang 75


- Ý 5,6,7 đúng.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án A.<br />

- Ý 1 đúng quá trình phiên mã tạo ra mARN sơ khai ở tế bào nhân sơ và nhân thực giống nhau.<br />

- Ý 2 sai vì ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. Ở tế<br />

bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN<br />

trưởng thành.<br />

- Ý 3 đúng. Các em quan sát trên hình dễ dàng thấy được điều này nhé!<br />

- Ý 4 sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra ở tế<br />

bào chất.<br />

- Ý 5 sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình tạo thành mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong<br />

nhân.<br />

- Ý 6 đúng.<br />

Câu 13. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì vật chất di truyền ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết với protein, mạch xoắn<br />

kép dạng vòng.<br />

- Ý 2 đúng. Nhìn hình chúng ta nói được ngay<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 đúng. Chắc ý này phải vận dụng thêm kiến thức về NST chứ không chỉ coi hình các em nhỉ.<br />

- Ý 5 sai vì ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa<br />

cao hay thấp. NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở<br />

các gen trên đó.<br />

- Ý 6 đúng.<br />

- Ý 7 đúng. Plasmit là phân tử ADN nhỏ dạng vòng, thường có trong tế bào chết của nhiều loài vi khuẩn.<br />

Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.<br />

- Ý 8 đúng vì Plasmit thường chứa các gene hay nhóm gene) mang lại một ưu thế chọn lọc nào đó cho tế<br />

bào vi khuẩn chứa nó, ví dụ như khả năng giúp vi khuẩn kháng kháng sinh.<br />

Câu 14. Đáp án C.<br />

- Ý 1, 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Còn nguyên phân<br />

diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

- Ý 4 sai vì trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các<br />

cực của tế bào.<br />

- Ý 5 sai vì ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

- Ý 6 sai vì kì giữa của nguyên phân và kì giữa của giảm phân II có đặc điểm chung là các NST kép đều<br />

co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

- Ý 7 sai vì sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và không nhân đôi.<br />

- Ý 8 sai vì ở kì đầu của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi<br />

các đoạn cromatit cho nhau.<br />

Câu 15. Đáp án D.<br />

Trang 76


- Ý 1 sai vì hình 1 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và hình 2 diễn tả quá trình nhân<br />

đôi ADN của sinh vật nhân thực.<br />

- Ý 2, 3, 4 đúng.<br />

- Ý 5 sai vì các đoạn Okazaki ở tế bào sinh vật nhân sơ dài <strong>10</strong>00-2000 nucleotit.<br />

- Ý 6 sai vì ở sinh vật nhân thực tạo ra nhiều đơn vị tái bản còn ở sinh vật nhân sơ thì chỉ tạo ra một đơn<br />

vị tái bản.<br />

Câu 16. Đáp án A.<br />

n 3 3<br />

Theo đề bài ta có: 2 4 256 n 5 nên 2n = <strong>10</strong>.<br />

Quan sát hình ta thấy NST đơn đang phân li về 2 cực nên tế bào chỉ có thể đang ở kỳ sau của nguyên<br />

phân hoặc kỳ sau của giảm phân II. Tuy nhiên, vì tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi NST duy nhất nên<br />

nếu tế bào A là tế bào trong hình thì phải có 20 NST đơn.<br />

Số NST đơn trong hình quan sát được chỉ có <strong>12</strong> nên được tách ra từ 6 NST kép. Do đó, tế bào trong hình<br />

là tế bào (n+1) kép đang thực hiện lần giảm phân 2. Từ hình ảnh, ta thấy rằng tế bào lúc này đang ở kì sau<br />

của giảm phân II.<br />

- Ý 1 sai vì tế bào A đang thực hiện giảm phân.<br />

- Ý 2 đúng vì tế bào A bị rối loạn phân ly ở giảm phân 1 tạo ra 2 giao tử (n+1) và 2 giao tử (n-1).<br />

- Ý 3 sai vì sai vì đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của một phần cơ thể bị đột biến hoặc nếu<br />

có thể đi vào hợp tử ở thế hệ sau sẽ biểu hiện trên toàn bộ cơ thể.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

-Ý 5 sai vì tế bào này có trung thể nên phải là tế bào động vật.<br />

- Ý 6 sai vì đột biến này được gọi là đột biến lệch bội.<br />

Câu 17. Đáp án A.<br />

Câu 18. Đáp án A.<br />

Câu 19. Đáp án B.<br />

(1) Sai do gen điều hòa mới là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.<br />

(3) Sai do bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin mêtionin ở sinh vật nhân thực.<br />

(4) Sai do mã di truyền có tính thoái hóa tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin<br />

trừ AUG và UGG.<br />

(5) Sai do vùng kết thúc nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc của gen.<br />

Câu 20. Đáp án B.<br />

- Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng<br />

của tế bào<br />

- Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.<br />

Từ đó, ta thấy gen cấu trúc và gen điều hòa khác nhau ở chức năng của sản phẩm do những gen này tạo<br />

ra.<br />

Câu 21. Đáp án B.<br />

Nhìn vào hình ta thấy:<br />

1 - ADN polimeraza.<br />

2 - Enzim tháo xoắn.<br />

3 - Đoạn mồi.<br />

Trang 77


4 - Enzim nối ligaza.<br />

5 - Đoạn Okazaki.<br />

6 - ARN polimeraza tổng hợp mồi.<br />

Câu 22. Đáp án C.<br />

A: Sai vì mạch được kéo dài theo chiều 5’ 3’ so với chiều ngược chiều tháo xoắn.<br />

D: Sai vì mạch bổ sung không thể có trình tự các đơn phân giống mạch mã gốc<br />

Mạch tổng hợp gián đoạn được tổng hợp từng đoạn ngắn ngược với chiều <strong>phá</strong>t triển của chạc chữ Y.<br />

Mạch có chiều 3’ 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.<br />

Chọn C.<br />

Vì đây là câu hỏi có hình nên khá thuận lợi trong việc trả lời. Tuy nhiên, trong vài trường hợp những<br />

câu này không có hình vì vậy các em nên cố gắng nhớ chiều tổng hợp của các loại mạch này. Các em nên<br />

học thông qua hình trên để dễ tiếp thu hơn.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

- Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có cơ chế giống như sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Tuy<br />

nhiên, tế bào sinh vật nhân thực có nhiều phân tử ADN kích thước lớn. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều<br />

điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi và chính điểm này giúp quá trình nhân đôi diễn<br />

ra nhanh chóng, sự nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực do nhiều loại enzim tham gia.<br />

- Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc chữ Y, mỗi chạc có hai mạch, <strong>phá</strong>t sinh từ một điểm khởi đầu và<br />

được nhân đôi đồng thời.<br />

Câu 24. Đáp án B<br />

- Đoạn Okazaki được tổng hợp một cách gián đoạn do đó ta loại A, C.<br />

- Đoạn Okazaki được tổng hợp gián đoạn ngược chiều <strong>phá</strong>t triển của chạc chữ Y nghĩa là ngược với<br />

chiều tháo xoắn ADN trong quá trình nhân đôi. Vậy ta chọn B.<br />

Câu 25. Đáp án C<br />

Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là giống nhau. Nhưng sự nhân đôi ADN<br />

xảy ra tại nhiều điểm trên ADN tạo thành nhiều đơn vị nhân đôi còn sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ<br />

chỉ có 1 đơn vị tái bản và hệ enzim khác với sinh vật nhân thực.<br />

Câu 26. Đáp án D<br />

- Nấm men là sinh vật nhân thực do đó hệ gen của nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.<br />

- Mặc dù hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ<br />

gen của E.Coli (sinh vật nhân sơ) khoảng <strong>10</strong>0 lần nhưng tốc độ sao chép ADN của E.Coli chỉ nhanh hơn<br />

nấm men 7 lần là nhờ hệ gen ở nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản E.Coli giúp đẩy nhanh quá trình<br />

nhân đôi ADN.<br />

Lưu ý: Chỉ cần nhắc đến tốc độ sao chép ADN trong quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân thực các em hãy<br />

nghĩ ngay đến nguyên nhân là do hệ gen của tế bào sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản.<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị nhân đối (tái bản) và do nhiều loại enzim tham<br />

gia. Trong khi đó sự nhân đôi ADN diễn ra ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản và hệ enzim khác<br />

sinh vật nhân thực.<br />

Câu 28. Đáp án B<br />

- Dựa vào hình ta sẽ thấy enzim ARN polimeraza đóng vai trò tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’-OH.<br />

Trang 78


- Lưu ý số đoạn mồi bao giờ cũng nhiều hơn số đoạn Okazaki là 2 đơn vị.<br />

Câu 29. Đáp án A<br />

- Câu A sai vì đây là tế bào nhân thực nên quá trình nhân đôi xảy ra tại nhiều điểm khác nhau (đơn vị tái<br />

bản) khi tái bản xong thì ADN con của đơn vị tái bản trước sẽ nối iền với ADN con của đơn vị tái bản sau<br />

nhờ enzim nối bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân ligaza và vì vậy nên enzim nối<br />

ligaza sẽ tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.<br />

- Câu D đúng do trong quá trình nhân đôi ADN nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN là của các enzim tháo<br />

xoắn, sau khi phân tử ADN được tháo xoắn thì enzim ADN mới bắt đầu tham gia nhân đôi.<br />

Câu 30. Đáp án D<br />

- Enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’5' do đó ta loại B,C.<br />

- Enzim ADN polimeraza tổng hợp hai mạch cùng một do đó ta chọn D.<br />

Câu 31. Đáp án C<br />

Khi tách ADN của bệnh nhân, người ta thấy có nhiều mảnh phân tử ADN nhỏ thay vì một phân tử ADN<br />

lớn. Từ đó, ta thấy trong quá trình nhân đôi ADN của bệnh nhân, khi các đoạn ngắn được tổng hợp nhưng<br />

không được các enzim nối ligaza nổi chúng lại với nhau khiến hình thành nên nhiều mảnh phân tử ADN<br />

nhỏ thay vì một phân tử ADN con hoàn chỉnh bệnh nhân thiếu enzim ADN ligaza.<br />

Câu 32. Đáp án D<br />

Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là giống nhau do đó ở hai cơ chế đều có:<br />

+ Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.<br />

+ ADN polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’.<br />

+ Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.<br />

- Đối với ý 4 ta loại vì hệ enzim tham gia nhân đôi ADN sinh vật nhân thực phức tạp hơn so với nhân sơ.<br />

Hệ enzim ADN polimeraza có nhiều loại alpha, beta, gamma,... và cơ chế hoạt động phức tạp hơn.<br />

- Ý 5 loại vì ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm tái bản duy nhất còn sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái<br />

bản.<br />

Câu 33. Đáp án B.<br />

Enzim gyrase đóng vai trò tháo xoắn phân tử ADN nên đó là enzim cần tham gia đầu tiên vào quá trình<br />

nhân đôi ADN. Enzim này chỉ có ở sinh vật nhân sơ như vi khuẩn E.Coli và còn được gọi là<br />

Topoisomerase II. Enzim tháo xoắn ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ được gọi chung là<br />

Topoisomerase. Có hai loại Topoisomerase I và II.<br />

Câu 34. Đáp án B.<br />

Câu 35. Đáp án C.<br />

(1) Sai vì các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực nhân đôi đồng<br />

thời<br />

(2) Đúng. Ở các phân tử ADN trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực mang gen phân<br />

mảnh và tồn tại thành từng cặp alen.<br />

(3) Sai vì các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X) do<br />

đó A = T và G = X. Do đó, số lượng các loại nucleotit không bằng nhau.<br />

(4) Đúng. Các em lưu ý ở sinh vật nhân thực phân tử ADN có cấu trúc mạch kép thẳng, còn sinh vật nhân<br />

sơ có vật liệu di truyền là một phân tử ADN dạng vòng, mạch kép.<br />

(5) Đúng.<br />

Trang 79


Câu 36. Đáp án D.<br />

Ta thấy, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều<br />

phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nghĩa là một mạch được tổng hợp một cách liên tục, mạch còn lại tổng<br />

hợp gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn nhưng không được enzim nối ligaza nối lại với nhau nên mới xảy<br />

ra tình trạng trên. Vậy nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp enzim ADN ligaza.<br />

Câu 37. Đáp án A.<br />

Số liên kết hidro được tính bằng công thức:<br />

<br />

H 2A 3G<br />

Dựa vào công thức trên ta thấy phân tử ADN nào càng có nhiều nucleotit loại A, ít loại G thì số liên kết<br />

hidro càng ít do đó nhiệt độ nóng chảy của ADN càng thấp.<br />

Theo đề bài, ta có hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa<br />

nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai vì vậy phân tử ADN thứ nhất có nhiều loại A hơn so với<br />

phân tử ADN thứ hai. Do đó, nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ<br />

hai.<br />

Câu 38. Đáp án D.<br />

Câu 39. Đáp án C.<br />

Câu 40. Đáp án B.<br />

Mỗi ADN con sau khi nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các<br />

nucleotit tự do là cơ sở của nguyên tắc bán bảo toàn.<br />

Câu 41. Đáp án A.<br />

- Theo nguyên tắc bán bảo toàn, từ một phân tử ở vùng nhân chỉ chứa N 15 phóng xạ nhân đôi trong môi<br />

trường chỉ có N 14 tạo ra 4 tế bào con trong đó có 2 tế bào con mang một mạch là của ADN ban đầu nghĩa<br />

là có 2 phân tử ADN ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N 15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên.<br />

- Dù từ 1 phân tử ADN ban đầu qua quá trình nhân đôi tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con đi chăng nữa<br />

thì luôn luôn có 2 phân tử ADN con mang một mạch của ADN mẹ ban đầu.<br />

Câu 42. Đáp án C.<br />

- Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân ở tế bào sinh vật nhân thực.<br />

- Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn<br />

để lộ mạch mã gốc có chiều 3’5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (bắt đầu phiên mã).<br />

Sau đó, ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’5’ để tổng hợp nên phân tử<br />

mARN theo nguyên tắc bổ sung (A bắt đối với U, T bắt đôi với A, G bắt đôi với X và ngược lại) theo<br />

chiều 5’3’.<br />

- Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa<br />

được tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã thì 2 mạch đơn lập tức đóng xoắn lại<br />

ngay.<br />

Câu 43. Đáp án A.<br />

- A: Đúng vì cả hai đều được tổng hợp dựa trên mạch gốc của phân tử ADN mẹ.<br />

- B: Sai vì ADN có liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị còn ở phân tử mARN có liên kết cộng hóa trị để<br />

liên kết các ribonucleotit lại với nhau nhưng không có liên kết hidro.<br />

- C: Sai.<br />

Trang 80


- D: Sai vì mARN không tồn tại lâu trong tế bào, khi tổng hợp xong protein thì mARN thường được các<br />

enzim phân hủy.<br />

Câu 44. Đáp án C.<br />

Theo nguyên tắc bổ sung ta có: mARN: 5’ AUG 3’.<br />

Câu 45. Đáp án D.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng: (1), (2), (5), (6).<br />

Met - tARN: 3’ UAX 5’.<br />

(1) Đúng. ARN thông tin (mARN) được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom.<br />

(2) Đúng vì dùng làm khuôn để tổng hợp protein nên mARN có cấu tạo mạch thẳng.<br />

(3) Sai vì ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần<br />

codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.<br />

(4) Sai vì loại ARN trong cơ thể bền nhất là rARN. Do rARN có số liên kết hidro rất lớn, mạch xoắn<br />

phức tạp nên bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn, lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn.<br />

(5) Đúng. Tất cả sinh vật đều có quá trình phiên mã.<br />

(6) Đúng. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung<br />

gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn.<br />

(7) Sai vì rARN mới có chức năng kết hợp với protein tạo nên riboxom (nơi tổng hợp protein). Riboxom<br />

gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng lẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein, chúng mới liên kết với nhau<br />

thành riboxom hoạt động chức năng.<br />

(8) Sai vì phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn.<br />

Câu 46. Đáp án B.<br />

- A: Sai vì mỗi mARN ở sinh vật nhân thực chứa thông tin tổng hợp một loại chuỗi polipeptit trong khi<br />

đó ở sinh vật nhân sơ mỗi mARN chứa thông tin tổng hợp một số chuỗi polipeptit. Đó là điểm khác nhau<br />

về sự phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.<br />

- B: Đúng vì đây không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. Điều<br />

này không xảy ra ở cả hai quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.<br />

- C: Sai vì đây là điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.<br />

+ Đối với tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.<br />

+ Đối với tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã mới chỉ là mARN sơ khai phải được cắt bỏ các intron,<br />

nối các exon lại với nhau thành mARN trường thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng<br />

hợp protein.<br />

- D: Sai vì đây là điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ.<br />

+ Ở sinh vật nhân sơ có một loại enzim ARN polimeraza duy nhất tổng hợp cho cả ba loại ARN.<br />

+ Ở sinh vật nhân thực, mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polimeraza<br />

riêng xúc tác.<br />

Câu 47. Đáp án B.<br />

ARN vận chuyển (tARN) có chức năng mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò như “một người<br />

phiên dịch” tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. Để đảm<br />

nhiệm được chức năng này, mỗi phân tử tARN đều có một bộ ba đối mã (anticodon) có thể nhận ra và bắt<br />

đôi bổ sung với codon tương ứng trên mARN. Trong tế bào, có nhiều loại tARN khác nhau.<br />

Câu 48. Đáp án C.<br />

Trang 81


Câu 49. Đáp án D.<br />

Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có chức năng khởi động và điều hòa phiên mã.<br />

Câu 50. Đáp án B.<br />

B: Sai vì thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con nhờ vào cơ<br />

chế nhân đôi ADN chứ không phải phiên mã.<br />

Câu 51. Đáp án A.<br />

Ở câu này ta thấy 2 đáp án A và D ngược nhau về chiều do đó nhiều khả năng đáp án sẽ rơi vào trong 2<br />

câu này. Chúng ta đã biết enzim ARN polimeraza trược dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ đến 5’<br />

để tổng hợp phân tử mARN theo chiều 5’ đến 3’. Do đó A sai. Ta chọn A.<br />

Câu 52. Đáp án D.<br />

Câu 53. Đáp án D.<br />

- A: Sai vì trong 1 chu kì tế bào, quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra ở pha S (kì trung gian), còn quá trình<br />

phiên mã diễn ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào lúc NST ở dạng dãn xoắn, chứ hai quá trình này<br />

không diễn ra nhiều lần trong một chu kì tế bào.<br />

- B: Sai vì quá trình phiên mã khi diễn ra chỉ sử dụng mạch mã gốc của gen có chiều từ 3’ đến 5’ làm<br />

mạch khuôn tổng hợp nên mARN.<br />

- C: Sai vì chỉ có quá trình nhân đôi ADN mới có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza, còn quá trình<br />

phiên mã có sự xúc tác của enzim ARN polimeraza.<br />

- D: Đúng vì 2 quá trình này đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.<br />

Câu 54. Đáp án A.<br />

Câu 55. Đáp án D.<br />

- D: Sai vì các intron được cắt khỏi mARN trước khi phân tử này rời khỏi nhân tế bào.<br />

Câu 56. Đáp án A.<br />

1. Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài gen mã hóa tương ứng chiều dài của<br />

mARN sơ khai chỉ bằng từ điểm khởi đầu phiên mã đến điểm kết thúc phiên mã, trong các bài tập về<br />

phiên mã, việc tính và chiều dài mARN chiều dài gen là quy ước ngầm rằng chỉ xét đến đoạn phiên<br />

mã, còn về kiến thức cần hiểu đúng SAI.<br />

2. Phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa trên phân tử ADN chứa nhiều<br />

gen, với gen này thì mạch 1 làm mạch gốc, nhưng với gen kia thì thì mạch 2 lại làm gốc, vì vậy cả 2 mạch<br />

của ADN đều được phiên mã, hay có thể nói rằng khái niệm mạch mã gốc, mạch mã hóa chỉ đúng đối với<br />

gen độc lập SAI.<br />

3. Nhiều chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp từ một phân tử mARN trưởng thành duy nhất hiện<br />

tượng poliriboxom giúp tăng năng suất tổng hợp polipeptit cùng loại, đề nói nhiều chuỗi polipeptit chứ<br />

KHÔNG nói nhiều LOẠI chuỗi ĐÚNG.<br />

4. Một chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều riboxom.<br />

1 chuỗi polipeptit sẽ chỉ được tổng hợp từ 1 riboxom duy nhất, một LOẠI chuỗi polipeptit được tổng<br />

hợp từ nhiều riboxom thì mới đúng SAI.<br />

Vậy duy nhất một nhận định đúng.<br />

Câu 57. Đáp án C.<br />

Câu 58. Đáp án C.<br />

Trang 82


Câu 59. Đáp án A.<br />

Quá trình dịch mã diễn ra gồm hai giai đoạn:<br />

- Hoạt hóa axit amin: Trong tế bào chết, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được<br />

hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin- tARN(aa-tARN).<br />

- Hình thành chuỗi polipeptit:<br />

+ Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm gần codon mở<br />

đầu. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met-tARN (UAX) bổ sung chính xác với codon mở đầu (AUG)<br />

trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp tạo riboxom hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi<br />

polipeptit.<br />

+ Sau đó, codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aai -tARN. Riboxom giữ vai<br />

trò như một khung đỡ mARN và phức hợp aa-tARN với nhau đến khi hình thành liên kết peptit giữa axit<br />

amin và aa 1 Riboxom dịch đi một codon trên mARN để đỡ phức hợp Codon-anticodon cho đến khi axit<br />

amin thứ 1 hình thành liên kết peptit với axit amin thứ 2. Sau đó, riboxom dịch chuyển như đi một codon<br />

trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN.<br />

+ Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG, UAA,UGA) thì quá trình dịch mã hoàn tất.<br />

+ Nhờ một loại enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.<br />

Chuỗi polipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành protein có hoạt tính sinh học.<br />

Câu 60. Đáp án D.<br />

- Để giải dạng bài tập như thế này, đầu tiên các em nên viết lại mạch mã gốc theo chiều từ 3’ đến 5’, chia<br />

ra theo từng bộ ba như sau:<br />

Gen: 3’ GXT/ AGX/ GXT/ TXG 5’<br />

mARN: 5’ XGA/ UXG/ XGA/ AGX3’ (viết lại theo nguyên tắc bổ sung T liên kết với A, A liên kết với U<br />

và G liên kết với X và ngược lại).<br />

- Dựa vào trình tự từng codon trên mARN ta viết được trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch<br />

mã là: Acginin – Xêrin- Acginin – Xêrin.<br />

Câu 61. Đáp án A.<br />

- Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống nhau về cơ chế phiên mã và dịch mã. Do đó, quá trình<br />

dịch mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ đều diễn ra các sự kiện:<br />

+ Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.<br />

+ Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.<br />

Câu 62. Đáp án D.<br />

Vì mARN có chiều từ 5’ đến 3’ nên các mã quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã phải có chiều từ<br />

5’ đến 3’. Do đó, 3 bộ ba trên mARN quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: 5’UAA3’,<br />

5’UAG3’, 5’UGA3’.<br />

Câu 63. Đáp án C.<br />

Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và ATP, mỗi axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tạo nên<br />

phức hợp axit amin –tARN (aa-tARN).<br />

Câu 64. Đáp án A.<br />

Ở tế bào sinh vật nhân thực, mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với<br />

nhau thành mARN trưởng thành. Chính vì thế mà trong quá trình hình thành mARN trưởng thành, sẽ có<br />

những cách cắt intron khác nhau cũng như cách nối êxon khác nhau và từ đó tạo ra nhiều loại phân tử<br />

Trang 83


mARN khác nhau làm cho số phân tử mARN nhiều hơn hệ gen. Mỗi phân tử mARN lại có vai trò quy<br />

định tổng hợp một loại chuỗi polipeptit từ đó tạo ra nhiều chuỗi polipeptit hơn so với hệ gen.<br />

Câu 65. Đáp án A.<br />

- B: Sai vì ADN và protein không có các đơn phân giống nhau. ADN có các đơn phân là các nucleotit<br />

trong khi đó protein lại có các đơn phân là các axit amin.<br />

- C: Sai vì protein gồm các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.<br />

- D: Sai vì protein có thành phần nguyên tố hóa học rất phức tạp và không giống với ADN.<br />

Câu 66. Đáp án C.<br />

Câu 67. Đáp án D.<br />

- A: Đúng vì sau khi tổng hợp xong, nhờ một loại enzim đặc hiệu axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi<br />

polipeptit vừa tổng hợp. Chuỗi polipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bận cao hơn, trở thành protein<br />

có hoạt tính sinh học.<br />

- B: Đúng vì quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất của tế bào sinh vật nhân thực.<br />

- C: Đúng vì mARN được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein.<br />

- D: Sai vì trên mạch mARN có thể có nhiều bộ ba AUG mã hóa cho axit amin methionin chứ không phải<br />

axit amin methionin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi polipeptit. Tuy nhiên, mặc dù có thể có nhiều bộ ba<br />

AUG trên mạch mARN nhưng chỉ có bộ ba 5’ AUG3’ ở vị trí đầu tiên là có chức năng khởi đầu dịch mã.<br />

Câu 68. Đáp án B.<br />

Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một<br />

nhóm riboxom gọi là poliriboxom hay polixom. Sự hình thành polixom là sau khi riboxom thứ nhất dịch<br />

chuyển được một đoạn thì riboxom thứ hai liên kết vào mARN. Tiếp theo đó là riboxom thứ 3, thứ 4,...<br />

Như vậy, mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ một đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự hủy. Do<br />

đó, các polixom có vai trò giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại. Các riboxom được sử dụng qua<br />

vài thế hệ tế bào và có thể tham gia vào tổng hợp bất cứ loại protein nào.<br />

Câu 69. Đáp án C.<br />

- A: Đúng vì chỉ khi nào codon trên mARN hình thành liên kết bổ sung với anticodon tương ứng của<br />

phức hợp aa-tARN thì mới hình thành liên kết peptit giữa hai axit amin. Do đó, liên kết bổ sung được<br />

hình thành trước liên kết peptit.<br />

- C: Sai vì khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì ngay lập tức quá trình dịch mã kết thúc<br />

nên bộ ba kết thúc không được mã hóa thành trình tự của bất kì axit amin nào.<br />

- D: Đúng vì phân tử mARN có chiều từ 5’ đến 3’, riboxom sẽ dịch chuyển từ bộ ba mở đầu trên mARN<br />

bắt đầu từ 5’ đến 3’.<br />

Câu 70. Đáp án A.<br />

- A: Sai vì ở đầu 5 của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu nằm gần codon mở đầu để<br />

riboxom nhận biết và gắn vào. Đây là điểm duy nhất trên mARN mà bất kì loại riboxom nào cũng phải<br />

gắn vào để bắt đầu thực hiện quá trình dịch mã.<br />

- B, C chắc chắn đúng nếu các em nắm kĩ quá trình dịch mã sẽ dễ dàng nhận thấy.<br />

- D: Đúng vì trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời<br />

gắn với một nhóm riboxom nên mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ một đến nhiều chuỗi polipeptit<br />

cùng loại(có cấu trúc giống nhau).<br />

Câu 71. Đáp án A.<br />

Trang 84


Câu 72. Đáp án D.<br />

Các em nên lưu ý ba bộ ba kết thúc nằm trên phân tử mARN không bao giờ được mã hóa thành trình tự<br />

axit amin nghĩa là tARN mang những bộ ba đối mã tương ứng bổ sung với các bộ ba kết thúc này không<br />

tham gia vào quá trình dịch mã.<br />

mARN: 5’UAG3’, 5’UAA3’, 5’UGA3’.<br />

tARN: 3’AUX5’, 3’AUU5’, 3’AXU5’.<br />

Vậy ta chọn D.<br />

Câu 73. Đáp án C.<br />

- A: Sai vì khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại thì chuỗi<br />

polipeptit chỉ mới được tổng hợp xong, sau đó nhờ enzim đặc hiệu cắt bỏ axit amin mở đầu tạo thành<br />

chuỗi polipeptit hoàn chỉnh và tiếp tục hình thành bậc cao hơn trở thành protein có hoạt tính sinh học thì<br />

lúc này phân tử mARN mới được các enzim phân hủy trả các nucleotit về môi trường nội bào. Các em<br />

nên nhớ chỉ khi nào protein được tổng hợp xong thì mới là lúc phân tử mARN được các enzim phân hủy.<br />

- B: Sai vì trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 3’ của tARN.<br />

- C: Đúng (chỉ cần nhớ quá trình dịch mã là hoàn toàn nhận thấy câu này đúng).<br />

- D: Sai vì sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN, liên kết peptit<br />

mới được hình thành giữa hai axit amin kế tiếp nhau thì riboxom mới tiếp tục dịch chuyển một bộ ba trên<br />

mARN để đỡ phức hợp codon – anticodon tiếp theo.<br />

Câu 74. Đáp án C.<br />

- Bài này thực ra không khó chỉ cần các em ghi nhớ rằng khi riboxom di chuyển trên mARN gặp bộ ba<br />

mang tín hiệu kết thúc đầu tiên thì ngay lập tức quá trình phiên mã dừng lại.<br />

- Theo đề bài, bộ ba mang tín hiệu kết thúc đầu tiên là UAA cách mã mở đầu 44 bộ ba. Nghĩa là quá trình<br />

dịch mã lúc này đã tổng hợp được chuỗi polipeptit gồm 45 axit amin.<br />

- Mặt khác, khi dịch mã trên phân tử mARN này có <strong>10</strong> riboxom trượt qua một lần thì số axit amin mà môi<br />

trường cung cấp cho quá trình dịch mã là 450 axit amin.<br />

Câu 75. Đáp án C.<br />

- Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế<br />

nhân đôi.<br />

- Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên<br />

mã và dịch mã.<br />

Câu 76. Đáp án A.<br />

- A: Đúng vì sau khi kết thúc dịch mã, riboxom sẽ tách khỏi mARN và tách ra thành 2 tiểu đơn vị tồn tại<br />

riêng lẽ trong tế bào chất(thay đổi cấu trúc). Chỉ khi nào tổng hợp protein, chúng mới liên kết với nhau<br />

thành riboxom hoạt động chức năng.<br />

- B: Sai vì ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, aa foocminmêtionin được cắt khỏi chuỗi<br />

polipeptit.<br />

- C: Sai vì ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là aa mêtionin đến riboxom để bắt đầu dịch<br />

mã.<br />

- D: Sai vì sau khi được tổng hợp xong, nhờ loại enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi<br />

chuỗi polipeptit vừa tổng hợp để tạo thành chuỗi polipeptit hoàn chỉnh nghĩa là sau khi tổng hợp, chuỗi<br />

Trang 85


polipeptit có thay đổi cấu trúc và sau đó tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein<br />

có hoạt tính sinh học cao.<br />

Câu 77. Đáp án A.<br />

- A: Đúng vì ở tế bào sinh vật nhân sơ mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp<br />

protein và tế bào sinh vật nhân sơ không có màng nhân do đó quá trình phiên mã và dịch mã đều diễn ra ở<br />

tế bào chất và diễn ra đồng thời.<br />

Còn ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, quá trình dịch mã diễn ra<br />

trong tế bào chất.<br />

- B : Sai vì đoạn mã hóa của gen còn có vùng điều hòa và vùng kết thúc do đó chiều dài của phân tử<br />

mARN chỉ bằng chiều dài vùng mã hóa trên đoạn gen đó thôi. Vậy chiều dài phân tử mARN ngắn hơn<br />

chiều dài đoạn mã hóa của gen.<br />

- C : Sai vì mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra nhiều phân tử mARN.<br />

- D : Sai vì ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein.<br />

Câu 78. Đáp án D.<br />

Như các em đã biết gen của tế bào sinh vật nhân chuẩn là gen phân mảnh, xen kẽ các đoạn mã hóa axit<br />

amin (exon) là các đoạn không mã hóa (intron) nên sau khi phiên mã mARN sẽ bị cắt bỏ các intron và nối<br />

các exon lại với nhau hình thành nên mARN trưởng thành rồi mới đi qua màng nhân ra tế bào chất tham<br />

gia tổng hợp protein. Nhưng khi lấy gen ở tế bào sinh vật nhân chuẩn cài vào ADN của vi khuẩn, thì quá<br />

trình phiên mã sẽ diễn ra giống như đối với sinh vật nhân sơ, mARN sau khi được phiên mã trực tiếp làm<br />

khuôn tổng hợp protein, không được cắt bỏ các intron làm tạo ra protein chứa quá nhiều axit amin và<br />

trình tự các axit amin bị thay đổi khi so với protein được tổng hợp từ gen đó ngay trong tế bào nhân<br />

chuẩn.<br />

Câu 79. Đáp án C.<br />

Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra trong tế bào nhằm đảm bảo<br />

cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự <strong>phá</strong>t triển bình thường của<br />

cơ thể.<br />

Câu 80. Đáp án B.<br />

- Opêron Lac bao gồm:<br />

+ Z, Y, A : các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường<br />

lactozo có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.<br />

+ O (operator) : nằm trước cụm gen cấu trúc, vùng vận hành là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein<br />

ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.<br />

+ P (promoter) : nằm trước vùng vận hành,vùng khởi động, nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu<br />

phiên mã.<br />

- Một gen khác tuy không nằm trong thành phần của Opêron song đóng vai trò quan trọng trong điều hòa<br />

hoạt động của các gen của operon là gen điều hòa. Gen điều hòa R quy định tổng hợp nên protein ức chế.<br />

Các em chú ý khi học phần này cũng nên học thứ tự trước sau của các vùng nữa nhé.<br />

Câu 81. Đáp án B.<br />

Câu 82. Đáp án C.<br />

Câu 83. Đáp án B.<br />

- Sự điều hòa hoạt động của operon Lac:<br />

Trang 86


+ Khi môi trường không có lactozo:<br />

Gen điều hòa quy định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình<br />

phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.<br />

+ Khi môi trường có lactozo, một số phân tử đường liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình<br />

không gian ba chiều của nó làm cho protein ức chết không thể liên kết với vùng vận hành và do vậy ARN<br />

polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Sau đó, các phân tử mARN<br />

của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactozo.<br />

+ Khi đường lactozo bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình<br />

phiên mã.<br />

- Từ đó ta thấy dù ở môi trường nào thì gen điều hòa R vẫn luôn tổng hợp protein ức chế.<br />

Câu 84. Đáp án D.<br />

Câu 85. Đáp án B.<br />

- Quá trình điều hòa hoạt động của gen rất phức tạp xảy ra ở nhiều mức độ như:<br />

+ Điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào).<br />

+ Điều hòa dịch mã (điều hòa lượng protein được tạo ra).<br />

+ Điều hòa sau dịch mã (làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp để có thể thực hiện được chức năng<br />

nhất định).<br />

- Tuy nhiên, ở tế bào sinh vật nhân sơ điều hòa hoạt động gen xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.<br />

- Do đó, ta chọn điều hòa phiên mã và điều hòa qua Operon.<br />

Câu 86. Đáp án B.<br />

Các gen cấu trúc sở dĩ bị ức chế hoạt động là do có vùng vận hành tại đó protein ức chế liên kết ngăn cản<br />

quá trình phiên mã khiến chúng không hoạt động. Vì vậy, gen điều hòa R luôn hoạt động là do nó không<br />

có vùng O nên không bị ức chế.<br />

Câu 87. Đáp án D.<br />

Trong mỗi tế bào của cơ thể, để phù hợp với giai đoạn <strong>phá</strong>t triển của cơ thể hay thích ứng với các điều<br />

kiện của môi trường chỉ có một số gen hoạt động, còn phần lớn các gen còn lại ở trạng thái không hoạt<br />

động hoặc hoạt động rất yếu.<br />

Câu 88. Đáp án D.<br />

Ở đây các em nên lưu ý phân biệt giữa cụm từ “ chất cảm ứng” và “ chất ức chế”:<br />

+ “Chất cảm ứng” chính là các phân tử đường lactozo.<br />

+ “Chất ức chế” chính là protein ức chế.<br />

Câu 89. Đáp án A.<br />

- A : Đúng vì ở sinh vật nhân sơ, một nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố<br />

liền nhau thành cụm và có chung một cơ chế điều hòa gọi là operon do vậy các sản phẩm của gen có liên<br />

quan về chức năng được tạo ra đồng thời và giúp quá trình chuyển hóa nào đó xảy ra nhanh hơn.<br />

- B: Sai vì nếu xảy ra đột biến ở vùng điều hòa sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm được tạo ra của<br />

cả cụm gen cấu trúc chứ không chỉ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của 1 gen nào đó trong operon.<br />

- C: Sai vì nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành cụm và có chung<br />

cơ chế điều hòa không giúp tạo ra nhiều sản phẩm của gen vì sự hoạt động của operon chịu sự điều khiển<br />

của một gen điều hòa nằm trước operon, do đó nó chỉ tạo ra lượng sản phẩm vừa đủ để đáp ứng nhu cầu<br />

<strong>phá</strong>t triển của cơ thể hay điều kiện môi trường.<br />

Trang 87


- D: Sai vì việc nhóm gen cấu trúc liên quan về chức năng phân bố thành cụm không giúp cho vùng<br />

promoter có thể liên kết dễ dàng hơn với ARN polimeraza. Chỉ khi nào trong môi trường có lactozo, một<br />

vài phân tử đường lactozo liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó<br />

làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành thì khi đó ARN polimeraza mới có thể liên<br />

kết với vùng promoter để tiến hành phiên mã.<br />

Câu 90. Đáp án C.<br />

Một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm nó không có khả năng đính kết vào vùng vận<br />

hành và điều này tạo điều kiện cho ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã<br />

nghĩa là các gen ở operon sẽ phiên mã liên tục.<br />

Câu 91. Đáp án C.<br />

Câu 92. Đáp án D.<br />

Câu 93. Đáp án D.<br />

Câu 94. Đáp án D.<br />

ADN trong các tế bào sinh vật nhân thực có số lượng các cặp nucleotit rất lớn. Chỉ có một phần nhỏ ADN<br />

mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.<br />

Câu 95. Đáp án D.<br />

Sự biểu hiện điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã,<br />

dịch mã và sau dịch mã.<br />

+ Điều hòa trước phiên mã: nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn.<br />

+ Điều hòa phiên mã: điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.<br />

+ Điều hòa dịch mã: điều hòa lượng protein được tạo ra.<br />

+ Điều hòa sau dịch mã: làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp để có thể thực hiện được chức năng<br />

nhất định.<br />

Câu 96. Đáp án D.<br />

- A, B sai trong trường hợp hợp tử đó (cơ thể đó) bị đột biến (số lượng NST).<br />

- C sai vì trong tế bào nếu không bị đột biến cấu trúc NST nhưng lại bị đột biến số lượng NST thì 2n<br />

không bằng với tất cả các NST bình thường trong tế bào.<br />

- D đúng rồi.<br />

Câu 97. Đáp án D.<br />

Câu 98. Đáp án B.<br />

Câu 99. Đáp án B.<br />

Cặp NST tương đồng gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên NST. 1 NST có<br />

nguồn gốc từ giao tử của bố, 1 NST có nguồn gốc từ giao tử của mẹ.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Đáp án B.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Đáp án D.<br />

(1) Chromatit<br />

(2) Tâm động – Nơi 2 chromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá<br />

trình nguyên phân và giảm phân.<br />

(3) Cánh ngắn<br />

(4) Cánh dài<br />

Trang 88


Câu <strong>10</strong>2. Đáp án D.<br />

Lưu ý là đề hỏi ở loài sinh sản vô tính nên không thể nào có các quá trình giảm phân hay thụ tinh được.<br />

Vậy chỉ nhờ vào quá trình nguyên phân mà thôi.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Đáp án B.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Đáp án C.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Đáp án A.<br />

Ở sinh vật nhân thực, thành phần hóa học của chất nhiễm sắc tạo nên NST là ADN và protein histon.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Đáp án C.<br />

Theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp trong cấu trúc siêu hiển vi của NST là Nucleoxon Sợi cơ bản <br />

Sợi nhiễm sắc NST.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Đáp án C.<br />

- Ý 1. Đúng.<br />

- Ý 2. Sai, trình tự khởi đầu nhân đôi.<br />

- Ý 3. Sai, ADN mạch kép, vòng<br />

- Ý 4. Đúng<br />

- Ý 5. Đúng, những loài động vật bậc thấp không có NST giới tính.<br />

- Ý 6. Sai, đột biến NST bao gồm đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.<br />

Vậy có tất cả 3 ý sai.<br />

Câu <strong>10</strong>8. Đáp án A.<br />

Ở gà, chim, bướm, tằm có cặp NST giới tính ở:<br />

- Giới đực: XX.<br />

- Giới cái: XY.<br />

Câu <strong>10</strong>9. Đáp án A.<br />

XY là cặp NST tương đồng không hoàn toàn vì trên X và Y có những vùng không tương đồng. Vùng này<br />

trên X mang gen nhưng trên Y không mang gen và ngược lại.<br />

Trang 89


Câu 1<strong>10</strong>. Đáp án A.<br />

- Ý 1 sai vì NST X mang cả gen có liên quan và không liên quan đến giới tính.<br />

- Ý 2 sai vì gen tồn tại thành từng cặp alen trên vùng tương đồng.<br />

- Ý 3 đúng trên NST Y có cả gen quy định giới tính cũng như gen quy định tính trạng khác.<br />

- Ý 4 sai vì vùng tương đồng nằm ở hai đầu mút.<br />

Vậy chỉ có 1 <strong>phá</strong>t biểu đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>1. Đáp án A.<br />

Theo thứ tự ta có đường kính các sợi như sau:<br />

- ADN mạch xoắn kép: 2nm.<br />

- Sợi nhiễm sắc: 30nm.<br />

- Sợi cơ bản: <strong>11</strong>nm.<br />

- Vùng xếp cuộn: 300 nm<br />

- Cromatit: 700 nm.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Đáp án C.<br />

Ở kì giữa, NST có đường kính có thể lên đến 1400 nm.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Đáp án A.<br />

- Ý 1 đúng (XX, XXX hay OX đều là nữ nhưng XY, XYY là nam).<br />

- Ý 2 đúng vì sự tiến hóa giữa các gen trên ti thể và NST Y là tương tự nhau.<br />

- Ý 3 sai vì vùng tương đồng thuộc hai đầu mút của NST.<br />

- Ý 4 đúng<br />

Vậy chỉ có 1 ý sai.<br />

Câu <strong>11</strong>4. Đáp án D.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Đáp án C.<br />

- Chỉ có ý 2 đúng vì vùng đầu mút của NST là vùng chứa nhiều trình tự lặp lại, nó có tác dụng bảo vệ các<br />

NST và giúp các NST không dính vào nhau. Đồng thời nó còn giúp các cấu trúc phía trong NST không bị<br />

ngắn lại, bảo vệ các gen trên đó.<br />

- Ý 1 sai vì điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu nhân đôi là trình tự bái bản (Or i )<br />

- Ý 3 sai vì vị trí liên kết của NST với thoi vô sắc là tâm động.<br />

- Ý 4 sai vì vị trí xảy ra trao đổi chéo có thể là bất kì vị trí nào trên NST.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Đáp án D.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Đáp án C.<br />

Trước tiên ta đến với một số kiến thức sau:<br />

- Cơ chế xác định giới tính kiểu X-Y:<br />

+ XX là cái và XY là đực: người, thú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me.<br />

+ XX là đực và XY là cái: chim, ếch, nhái, bướm, bò sát, dâu tây.<br />

- Cơ chế xác định giới tính kiểu X-O:<br />

+ XX là cái và XO là đực: châu chấu, dế và một số loài sinh vật.<br />

+ XX là đực và XO là cái: bọ nhậy<br />

Trang 90


- Cơ chế xác định giới tính kiểu đơn bội – lưỡng bội: ở hầu hết các loài ong và kiến thì con cái có bộ NST<br />

2n và con đực có bộ NST là n.<br />

Với đề bài cho là châu chấu đực thì NST sẽ là XO:<br />

- Khi đó, nếu là tinh trùng có chứa X sẽ có <strong>12</strong> NST.<br />

- Còn tinh trùng không có X (O) sẽ có <strong>11</strong> NST.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì ở 2 đầu mút của NST Y cũng có cặp tương đồng với NST X do đó trong kì đầu giảm phân I,<br />

các sự kiện trao đổi chéo vẫn diễn ra như cặp NST tương đồng.<br />

- Ý 2 sai vì NST X có kích thước trung bình chứ không phải là nhỏ đâu!<br />

- Ý 3 sai vì NST Y chứa số gen ít hơn các NST khác.<br />

- Ý 4 sai vì hầu hết các gen trên NST X không có liên quan đến sự <strong>phá</strong>t triển giới tính.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Đáp án C.<br />

Trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo các NST trong kì đầu giảm phân, các cromatit có thể bị đứt ra<br />

và trao đổi vị trí cho nhau:<br />

+ Nếu đoạn bị đứt bằng nhau thì sẽ xảy ra hoán vị gen.<br />

+ Nếu đoạn đứt có độ dài không bằng nhau sẽ dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn.<br />

Vậy có 3 loại biến dị có thể xảy ra là 2, 3, 5<br />

Câu <strong>12</strong>2. Đáp án B.<br />

- Các thông tin nói về đột biến gen là 1 và 4.<br />

- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen và liên quan đến một hay một số cặp<br />

nucleotit nhé nên rõ ràng nếu đã nhận định thế thì ý 2 và 3 dễ thấy nó sai.<br />

Câu <strong>12</strong>3. Đáp án A.<br />

- Ý 1 đúng do đó là định nghĩa: đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen.<br />

- Ý 2 sai vì đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.<br />

- Ý 3 đúng vì đột biến gen có thể tạo ra các alen mới, từ đó tạo ra một sinh giới vô cùng phong phú và đa<br />

dạng.<br />

- Ý 4 đúng vì đột biến gen làm thay đổi chuỗi polinucleotit của gen sẽ dẫn đến thay đổi trình tự chuỗi<br />

poliribonucleotit của mARN, qua đó dẫn đến thay đổi trình tự axit amin tương ứng, gây nhiều điều có hại.<br />

Nhưng mặt khác vẫn có những trường hợp đột biến gen không có lợi mà cũng không gây hại hay thậm chí<br />

lại có lợi: giúp cho sinh vật ngày càng đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và có ý nghĩa trong<br />

công tác chọn giống.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Đáp án D.<br />

Trong câu hỏi này có các điều cần phải biết, đó là thế nào là thể đột biến? Đột biến nghịch là gì?<br />

- Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến gen đã được biểu hiện ở kiểu hình.<br />

- Đột biến thuận là đột biến thành alen lặn, đột biến nghịch là đột biến thành alen trội.<br />

- Đột biến thường là đột biến lặn vì đa số các gen đột biến thuận có tần số cao hơn so với đột biến nghịch,<br />

nghĩa là hướng đột biến từ gen trội đột biến thành gen lặn.<br />

Như vậy, tóm lại theo đề cho thì ta sẽ có b trội hơn so với a và d trội hơn so với c.<br />

Vậy chỉ cần KG nào có b hoặc d thì đều là thể đột biến (bị một trong hai cũng là đột biến).<br />

Vì vậy thể bình thường duy nhất có thể là aacc, còn 7 KG còn lại đều là thể đột biến.<br />

Trang 91


Câu <strong>12</strong>5. Đáp án C.<br />

- Đề bài không quá khó khăn, đơn giản là kiểm tra một ít kiến thức.<br />

- Tác nhân đề bài không nói đến nhưng ta vẫn biết đó chính là acridin.<br />

- Acridin nếu chèn vào mạch khuôn cũ gây đột biến thêm một cặp nu, khi chèn vào mạch khuôn mới gây<br />

đột biến mất một cặp nu.<br />

- Ở đây đề bài cho là chèn vào mạch khuôn nên C là câu trả lời đúng.<br />

Câu <strong>12</strong>6. Đáp án C.<br />

- Trong chương trình học hầu như khi xét đến đột biến gen chỉ xét tới đột biến điểm.<br />

- Có ba dạng đột biến điểm chính, đó là: mất cặp nucleotit; thêm cặp nucleotit và thay thế cặp nucleotit<br />

(ngoài ra còn có dạng đảo vị trí cặp nu).<br />

- 2 trong số các dạng đột biến xuất hiện trong câu hỏi lần lượt là các ý 2 và 4.<br />

- Từ đó tìm được đáp án đúng cho câu hỏi là có 2 ý đúng.<br />

Câu <strong>12</strong>7. Đáp án B.<br />

- A đúng: đa số đột biến điểm là đột biến thay thế cặp nucleotit.<br />

- B sai vì nếu xảy ra ở một nucleotit bất kì đột biến mất hoặc thêm trong vùng mã hóa của gen đều gây<br />

nên sự thay đổi về axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp.<br />

- C đúng vùng intron là vùng không mã hóa axit amin.<br />

- D đúng đó là do tác nhân bên trong (xuất hiện bazo nito dạng hiếm)<br />

Câu <strong>12</strong>8. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì trong chọn giống người sử dụng đột biến mất đoạn nhỏ để chuyển một gen không mong muốn<br />

ra khỏi quần thể.<br />

- Ý 2 sai vì đột biến nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến gen vì khi <strong>phá</strong>t<br />

sinh sẽ biểu hiện ngay ở một phần hay toàn bộ cơ thể và thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và<br />

sự sinh sản của sinh vật.<br />

- Ý 3 sai vì đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Sử dụng đột<br />

biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại. Đột biến đảo đoạn chỉ có vai trò trong tiến hoá. Đột biến<br />

mất đoạn thì chỉ có ứng dụng với mất đoạn nhỏ.<br />

- Ý 4 sai vì thay thế một cặp nu ở bộ ba mã hóa axit amin cuối có thể ít ảnh hưởng chứ không phải hầu<br />

như là không thay đổi.<br />

Câu <strong>12</strong>9. Đáp án D.<br />

Xuôi dòng tức là phía 5’ của mạch mã gốc sẽ dẫn đến dịch khung mã di truyền sớm nên sẽ gây hại rất to<br />

lớn nên D là đáp án chính xác.<br />

Câu 130. Đáp án D.<br />

Tế bào đột biến có <strong>10</strong>80 Timin. Ta có các trường hợp:<br />

<strong>10</strong>80T = 4T B = 2T B + T b = 2T b<br />

Vậy KG của tế bào đột biến có thể là BBBB, BBb, bb.<br />

- Tế bào đột biến bb là dạng đột biến gen lặn (gen trội biến thành gen lặn) (ý 3 đúng)<br />

- Tế bào đột biến BBb là dạng đột biến dị bội, khi giảm phân tạo giao tử có thể tạo ra các giao tử BB, Bb,<br />

B, b (ý 4 đúng).<br />

Trang 92


- Tế bào đột biến BBBB là dạng đột biến đa bội có thể hình thành do tác dụng của cônxisin, và giảm phân<br />

tạo giao tử sẽ chỉ tạo ra giao tử BB nên ý 2 sai.<br />

- Rõ ràng dạng đột biến trên có thể là đột biến gen, đột biến dị bội hay đột biến đa bội nên ý 1 đúng.<br />

Vậy có tất cả 3 ý đúng.<br />

Câu 132. Đáp án C.<br />

- Đem lại với dạng bình thường ta sẽ được các dòng dị hợp về đột biến.<br />

- Sau đó quan sát kì đầu giảm phân 1 của các thể đột biến dị hợp.<br />

- Nếu có xuất hiện vòng kép là đột biển đảo đoạn.<br />

- Nếu có xuất hiện hình chữ thập hoặc số 8 là đột biến chuyển đoạn.<br />

Câu 133. Đáp án B.<br />

Do ta chưa biết gen a có lợi hay có hại nên chỉ có thể xác định sự tăng dần tần số alen a là do sự giao phối<br />

giữa các cá thể mang gen đột biến nên đúng nhất là đáp án B.<br />

Câu 134. Đáp án C.<br />

- A sai vì đột biến sai nghĩa làm thay đổi axit amin do đó không phải là tính thoái hóa của mã di truyền<br />

- B sai vì đột biến xảy ra ở vùng quy định axit amin nên nó rơi vào exon.<br />

- C đúng vì khi axin amin không thuộc vùng quy định cấu trúc không gian thì sẽ không ảnh hưởng đến<br />

hoạt tính của enzim.<br />

- D sai vì protein sửa sai protein là không thể vì sự biến đổi là kéo theo.<br />

Câu 135. Đáp án D.<br />

Từ một đoạn NST bị mất đi thì sẽ gây đột biến mất đoạn. Đoạn mất đảo ngược lại và gắn vào Cromatit đó<br />

gây đột biến đảo đoạn, đoạn bị mất đính vào cromatit chị em hoặc không chị em gây đột biến lặp đoạn,<br />

đoạn này gắn vào NST không tương đồng sẽ gây đột biến chuyển đoạn.<br />

Câu 136. Đáp án C.<br />

- A sai vì không phải là mọi vị trí.<br />

- B sai vì có thể xảy ra đột biến gen mà không cần các tác nhân đột biến.<br />

- D sai vì đột biến gen đa số có hại, một số trung tính và có thể có lợi<br />

Rõ ràng nguyên tắc “mọi”, “tất cả”, “luôn” dễ dàng đưa ta tới với đáp án đúng.<br />

Câu 137. Đáp án B.<br />

Gen alen là trên cùng một cặp NST tương đồng, vì vậy chỉ có dạng đột biến lặp đoạn mới xảy ra giữa các<br />

NST trong cặp tương đồng, còn chuyển đoạn là các NST không tương đồng.<br />

Câu 138. Đáp án D.<br />

Phát sinh ngẫu nhiên, vô hướng và mang tính cá thể là các đặc điểm của đột biến nói chung. Một câu hỏi<br />

không phải là quá khó!<br />

Câu 139. Đáp án B.<br />

- A đúng. Ví dụ như hiện tượng sát nhập đoạn của tinh tinh trở thành loài mới là loài người.<br />

- B sai vì đột biến NST vẫn có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.<br />

- C đúng, đột biến đa bội giúp mau chóng hình thành loài mới.<br />

- D đúng vì đột biến gen có thể tạo ra các alen mới.<br />

Câu 140. Đáp án C.<br />

Trang 93


- Một lần nữa đề tìm câu sai thì từ “chỉ” dễ dàng đưa ta đến kết quả. Với các câu đúng thì từ “có thể”<br />

thường là đúng (tỉ lệ khoảng 70%).<br />

- Câu C sai vì đột biến chuyển đoạn có thể xảy ra trên cùng 1 NST.<br />

Câu 141. Đáp án B.<br />

Chưa thể coi (1) là thể đột biến hay là dạng đột biến thay thế được vì rất có thể sẽ có enzim sửa sai nên<br />

(1) chỉ có thể được coi là dạng tiền đột biến.<br />

Câu 142. Đáp án A.<br />

- Ý 1 đúng vì đột biến chuyển đoạn có thể tạo nhóm gen liên kết mới.<br />

- Ý 2 sai vì đột biến mất đoạn lớn mới đúng.<br />

- Ý 3 sai vì nếu xảy ra trao đổi chéo trong vùng đảo đoạn cũng gây bán bất thụ.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

Vậy có tất cả 2 ý đúng.<br />

Câu 143. Đáp án B.<br />

- Ý 1 đúng như hội chứng siêu nữ, Toocno, Claifento, thì người bị vẫn sống bình thường.<br />

- Ý 2 sai ví dụ như hội chứng Down thì người bệnh vẫn sống được.<br />

- Ý 3 sai vì ở người hệ thần kinh rất <strong>phá</strong>t triển nên không thể xảy ra đột biến đa bội.<br />

- Ý 4 sai, có thể xảy ra ở các tế bào có số thứ tự xa với NST giới tính (thấy từ “chỉ” là đã thấy nghi nó sai<br />

rồi).<br />

Câu 144. Đáp án B.<br />

- Ở câu này nhiều bạn sẽ nhầm lẫn là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Nhưng đây là thứ tự<br />

các vùng trên mạch mã gốc của gen theo chiều 3’ 5’. Vì vậy, các em nên lưu ý đọc kĩ đề để xem theo<br />

chiều nào.<br />

- Vì đề yêu cầu theo chiều 5’ đến 3’ nên các vùng trên gen có trình tự vùng kết thúc, vùng mã hóa và<br />

vùng điều hòa.<br />

Câu 145. Đáp án D.<br />

- Đột biến số lượng NST sẽ không ảnh hưởng đến chiều dài của gen.<br />

- Các đột biến về cấu trúc NST làm thay đổi chiều dài gen vì NST là cấu trúc mang gen (AND) nên từ<br />

những biến đổi về cấu trúc NST cũng gây ra những biến đổi tương ứng ở ADN.<br />

- Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi chiều dài gen do chỉ đảo thôi!<br />

- Vậy các ý đúng là 2, 3, 6.<br />

Câu 146. Đáp án B.<br />

- Các em để ý là cơ thể Bbbb được tổ hợp từ giao tử Bb và bb.<br />

- Xét giao tử Bb, nó có thể được tạo ra ở cơ thể có KG Bb thông qua giảm phân I bị rối loạn không phân<br />

li.<br />

- Xét giao tử bb, giao tử này có thể được tạo ra ở cơ thể có KG Bb thông qua giảm phân II bị rối loạn<br />

không phân li. Ngoài ra giao tử bb còn có thể được tạo ra ở cơ thể bb nếu cơ thể này bị rối loạn không<br />

phân li trong giảm phân (kể cả giảm phân 1 hoặc giảm phân 2)<br />

- Vậy cơ thể Bbbb được tạo ra từ lần giảm phân một của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của cơ thể bb.<br />

Câu 147. Đáp án D.<br />

- Ý 1 là nguyên nhân gây ra đột biến chuyển đoạn NST.<br />

Trang 94


- Ý 3 và 4 là nguyên nhân gây ra đột biến số lượng NST.<br />

- Ý 2 là hiện tượng trao đổi chéo giữa cặp NST tương đồng khác nguồn trong kì đầu giảm phân!<br />

Câu 148. Đáp án D.<br />

Trong ADN chỉ có 4 loại nucleotit (A,T,G,X) nhưng trong protein lại có khoảng 20 loại axit amin.<br />

- Nếu 1 nucleotit xác định một axit amin thì có 4 1 = 4 tổ hợp, chưa đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin.<br />

- Nếu 2 nucleotit cùng loại hay khác loại xác định một axit amin thì có 4 2 = 16 tổ hợp, vẫn chưa đủ để mã<br />

hóa cho 20 loại axit amin.<br />

- Nếu 3 nucleotit cùng loại hay khác loại xác định một axit amin thì có 4 3 = 64 tổ hợp, thừa đủ để mã hóa<br />

cho 20 loại axit amin. Do đó, mã di truyền là mã bộ ba.<br />

Câu 149. Đáp án B.<br />

Câu 151. Đáp án A.<br />

- Một cây có cành lá to bất thường suy ra xảy ra đột biến đa bội do đột biến đa bội thường làm tăng hàm<br />

lượng ADN, tăng tốc độ trao đổi chất, làm cho kích thước tế bào, mô cơ quan <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Các thể đa bội chẵn rất có ý nghĩa trong chọn giống.<br />

- Nhận biết thể đa bội bằng quan sát dựa vào đặc điểm hình thái thường to hơn so với bình thường.<br />

Câu 152. Đáp án D.<br />

- Các dạng đột biến làm thay đổi hình thái NST là 1, 2, 5.<br />

- Đột biến gen và chuyển đoạn không tương hỗ không làm thay đổi hình thái của NST<br />

Câu 153. Đáp án A.<br />

- Tính thoái hóa của mã di truyền được thể hiện ở nhiều bộ ba cùng quy định 1 axit amin.<br />

- Do mã di truyền có tính thoái hóa nên cấu trúc protein không thay đổi.<br />

Câu 154. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai do đột biến gây bệnh này là đột biến chuyển đoạn, không làm thay đổi số lượng NST trong tế<br />

bào.<br />

- Ý 2 sai vì người bị Tocno là nữ chỉ có 1 NST X nên số lượng NST chỉ là 45.<br />

- Ý 3 đúng, người bị bệnh Claifento là nam (XXY).<br />

- Ý 4 đúng, người bị bệnh Down có 3 NST số 21.<br />

- Ý 5 sai, người bị bệnh ung thư máu chỉ là mất đoạn chứ không làm thay đổi số lượng NST.<br />

- Ý 6 đúng vì bệnh bạch tạng là đột biến gen.<br />

Câu 155. Đáp án A.<br />

- Đề bài cho đoạn mạch bổ sung có chiều 5’ – 3’. Khi tổng hợp protein từ mARN, trước đó là quá trình<br />

phiên mã tạo mARN từ mạch mã gốc 3’ – 5’ theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.<br />

Nên trình tự Nu trên ARN thay vì ta viết lại đoạn mạch mã gốc 3’- 5’ rồi viết mARN thì nhìn vào đoạn<br />

mạch bổ sung, ta thay T bằng U được:<br />

Mạch bổ sung:<br />

5’ATGATXTXAGGAXGTXXGTGAAAXTXAATGX...3’<br />

mARN:<br />

5’AUG ATX UXA GGA XGU XXG UGA AAX UXAA TGX...3’<br />

- Cặp nucleotit thứ 26 G-X bị mất tạo bộ 3 UAA ở bộ 3 thứ 9, đây là bộ 3 kết thúc. Vậy có 8 bộ 3 trước<br />

đó được mã hóa nên có 8 aa trong protein tạo thành => cách giải này sai.<br />

Trang 95


- Trên mARN bộ mã mở đầu 5’AUG3’ mã hóa aa mở đầu sẽ bị cắt khỏi chuỗi polipeptit, hình thành cấu<br />

trúc bậc cao hơn trở thành protein có hoạt tính sinh học =>Do đó phải trừ 1 aa là 8 – 1 = 7 => cách giải<br />

này cũng sai.<br />

- Để ý kĩ, ở bộ 3 thứ 7 là 5’UGA 3’ đây là bộ 3 kết thúc, nó nằm trước bộ 3 kết thúc tạo thành sau khi bị<br />

đột biến, khi gặp tín hiệu kết thúc thì gen ngừng phiên mã tạo mARN, nên chỉ có 6 aa trước được dịch mã<br />

và tạo thành 6 – 1 = 5 aa ở prôtêin hoàn chỉnh. Đáp án A<br />

Câu 156. Đáp án B.<br />

- (1) Đột biến mất đoạn cùng với hoán vị gen, đột biến lệch bội dùng để xác định vị trí của gen trên nhiễm<br />

sắc thể.<br />

- (2), (3) Người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở<br />

một số giống cây trồng.<br />

- (4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn. Đây là ứng dụng của đột biến đảo<br />

đoạn: làm gen nào đó vốn đang hoạt động này chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng<br />

giảm mức độ hoạt động.<br />

Câu 157. Đáp án C.<br />

- A là đột biến gen lặn trên NST thường.<br />

- B và D là đột biến gen lặn trên NST giới tính X.<br />

- C là đột biến gen trội kí hiệu là HbS gây nên (HbA- >HbS). Nặng nhất người bệnh có thể bị tử vong khi<br />

gen này ở trạng thái đồng hợp tử về alen gây đột biến (HbS/HbS).<br />

Câu 158. Đáp án A.<br />

Do tại pha S xảy ra quá trình nhân đôi ADN nên do đó các đột biến gen thường xảy ra tại giai đoạn này.<br />

Câu 159. Đáp án B.<br />

Nhận thấy chỉ có axit amin số 4 bị thay đổi thôi, các axit amin còn lại không đổi, và số lượng axit amin<br />

cũng không đổi nên sẽ là dạng đột biến thay thế một cặp nu.<br />

Câu 160. Đáp án D.<br />

- Bệnh Down là do NST số 21 có 3 NST nên tổng số NST là 47.<br />

- Bệnh Patau là do NST số 13 có 3 NST nên tổng số NST là 47.<br />

- Bệnh Claiphento là do NST giới tính có 3 NST (XXY) nên tổng số NST là 47.<br />

- Bệnh Tocno là do NST giới tính của người nữ chỉ có 1 chiếc nên tổng số NST là 45.<br />

Câu 161. Đáp án C.<br />

Nhận thấy số lượng NST bị giảm đi 1 chiếc mà hàm lượng ADN là không đổi chứng tỏ đã có sự sát nhập<br />

2 NST thành 1.<br />

Câu 162. Đáp án B.<br />

Câu 163. Đáp án A.<br />

- Các yếu tố mà giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào là 1 và 3, các yếu tố còn lại không phải.<br />

- Một đột biến gen có thể có hại nhưng môi trường thay đổi hoặc trong một tổ hợp gen nào đó cũng có thể<br />

trở thành có lợi.<br />

Câu 164. Đáp án B.<br />

- Đột biến xoma là loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính, nó tạo ra thể khảm và mất đi khi<br />

cơ thể đó mất đi.<br />

Trang 96


- Các loại đột biến sinh dục, tiền phôi hay dị bội thể đều có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

Câu 165. Đáp án A.<br />

Đảo đoạn và chuyển đoạn có thể nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới do chúng gây ra sự bán bất thụ<br />

ở cơ thể đột biến. Các cá thể đảo đoạn dị hợp tử khi giảm phân nếu trao đổi chéo xảy ra trong vùng đoạn<br />

đảo sẽ tạo thành một nửa các giao tử không bình thường. Các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử cũng có hiện<br />

tượng bán bất thụ.<br />

Câu 166. Đáp án D.<br />

- A đúng vì đột biến gen có thể tạo ra alen mới.<br />

- B đúng, một gen có hại nhưng trong môi trường thích hợp nó vẫn có thể có lợi.<br />

- C đúng theo như Kimura.<br />

- D sai vì đột biến thay thế cặp nu chỉ thay đổi một axit amin.<br />

Câu 167. Đáp án B.<br />

- Vì có 3 NST số 21 nên người đó mắc hội chứng Down.<br />

- Còn 3 NST giới tính nên loại D chỉ có 1 NST giới tính, 2 trong NST giới tính giống nhau nên không thể<br />

là XXX (siêu nữ) nên A sai. NST giới tính đó là XXY hoặc XYY, mà ở người có Y nên người đó phải là<br />

nam nên loại tiếp C.<br />

- Vậy chỉ có B là hợp lí nhất.<br />

Câu 168. Đáp án D.<br />

- A sai vì rối loạn quá trình nhân đôi ADN dẫn đến đột biến gen.<br />

- B sai vì rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến lệch bội.<br />

- C sai vì lặp đoạn, đảo đoạn là do quá trình trao đổi chéo không cân.<br />

- D đúng vì rối loạn phân li NST có thể dẫn đến lệch bội hoặc đa bội tùy trường hợp.<br />

Câu 169. Đáp án B.<br />

- Phân tử protein B ít hơn A 1 axit amin chứng tỏ đột biến mất 3 cặp nu (loại D).<br />

- Phân tử protein có 3 axit amin mới cho thấy đột biến xảy ra ở 4 codon liên tiếp nên sẽ làm ảnh hưởng<br />

đến 4 axit amin trong đó mất 1 và thay đổi 3.<br />

Câu 171. Đáp án C.<br />

- Dòng 4 xuất <strong>phá</strong>t từ dòng 3 do đột biến đảo đoạn IDC → CDI.<br />

- Dòng 1 xuất <strong>phá</strong>t từ dòng 4 do đột biến đảo đoạn HGCD → DCGH.<br />

- Dòng 2 xuất <strong>phá</strong>t từ dòng 1 do đột biến đảo đoạn FEDC → CDEF.<br />

Câu 172. Đáp án C.<br />

1. Ung thư máu là do đột biến mất đoạn NST số 21.<br />

2. Hồng cầu hình lưỡi liềm là do đột biến thay thế gen T - A thành A –T.<br />

3. Bạch tạng là đột biến gen lặn nằm trên NST thường.<br />

4. Hội chứng Claiphento (XXY) do đột biến số lượng NST.<br />

5. Tất dính ngón tay số 2,3 do đột biến gen trên NST Y.<br />

6. Máu khó đông do đột biến gen lặn trên NST X và Y không alen.<br />

7. Hội chứng Tocno (OX) do đột biến số lượng NST.<br />

8. Hội chứng Down do NST số 21 có 3 NST.<br />

Trang 97


9. Mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính hoặc cũng có thể trên NST thường (còn tùy vào mù<br />

màu gì).<br />

<strong>10</strong>. Bệnh phenylketo niệu là đột biến gen do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển<br />

hóa axit amin phêninalanin thành tirôxin trong cơ thể.<br />

Vậy các đột biến NST là 1, 4, 7, 8.<br />

Câu 173. Đáp án A.<br />

Ở lần nguyên nhân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội xảy ra làm rối loạn phân li của các NST, cụ thể có 2<br />

NST kép không phân li nên tất cả các tế bào về sau chỉ có 2 loại (B và D sai). Chắc chắn cả hai loại đều<br />

không thể có số NST bình thường và sẽ là một loại có <strong>12</strong> NST, một loại có 16 NST.<br />

Câu 174. Đáp án B.<br />

Trong tế bào, các nucleotit tồn tại ở 2 dạng: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm dễ bắt cặp nhầm<br />

gây nên đột biến thay thế cặp nu. Một trong những minh họa thường gặp là: G’ – X G’ – T – A –T<br />

Câu 175. Đáp án C.<br />

Dựa vào sự tiếp hợp các NST trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I mà ta có thể nhận biết được đột<br />

biến cấu trúc NST:<br />

+ Đột biến chuyển đoạn tạo cấu trúc hình chữ thập.<br />

+ Đột biến đảo đoạn tạo cấu trúc hình số 8.<br />

+ Đột biến mất đoạn hoặc lặp đoạn thì sẽ xuất hiện một vòng lồi lên, không bắt cặp.<br />

Câu 176. Đáp án D.<br />

- Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen làm cho tạo nhiều bản sao của gen phân tán khắp hệ gen.<br />

- Đột biến xảy ra ở một trong các bản sao này sẽ tạo thành các alen mới và đóng vai trò quan trọng trong<br />

tiến hóa.<br />

Câu 177. Đáp án B.<br />

Cá thể bị hội chứng Claiphento có kiểu gen là XXY. Để không bị bệnh nào khác thì phải có đủ 44 NST<br />

được bố mẹ cung cấp đều nghĩa là mỗi người phải cho 22 nên chỉ có tổ hợp giữa 3 và 4 là phù hợp.<br />

Câu 178. Đáp án D.<br />

- Cơ thể đực Aabb có cặp Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II bình thường cho giao tử là<br />

Aab.<br />

- Cơ thể cái aaBb có cặp Bb không phân ly trong giảm phân II cho giao tử là aBB, abb.<br />

Ta có:<br />

aBB<br />

abb<br />

Aab AaaBBb Aaabbb<br />

Câu 179. Đáp án B.<br />

Cơ thể được tạo ra do lai xa và đa bội hóa có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.<br />

Câu 180. Đáp án D.<br />

Các cặp đúng: I - (2), III - 3, V – (1), II - (1), IV - 5<br />

Câu 181. Đáp án C.<br />

-Ý 1 sai do gen lặn bị gen trội át chế.<br />

Trang 98


- Ý 3 sai do dù điều kiện thay đổi phù hợp nhưng ở trạng thái dị hợp tử thì gen lặn vẫn không được biểu<br />

hiện.<br />

Câu 182. Đáp án C.<br />

Các dạng đột biến có thể làm một số gen trên NST xếp lại gần nhau hơn là mất đoạn, chuyển đoạn và đảo<br />

đoạn.<br />

Câu 183. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì đột biến lệch bội thừa gen gây chết ít hơn so với các thể lệch bội thiếu gen nguyên nhân là do<br />

sự thiếu hụt sản phẩm từ các gen cần thiết cũng như gen lặn có hại được biểu hiện và gây chết.<br />

- Ý 2 sai vì hậu quả là khác nhau giữa các trường hợp tùy thuộc vào đặc điểm của axit amin được thay thế<br />

và vị trí xảy ra đột biến: vị trí có ảnh hưởng đến trung tâm hoạt động hay không, tính chất của 2 axit amin<br />

có khác nhau nhiều hay không.<br />

- Ý 3 đúng, tia UV gây đột biến bằng cách hình thành nhị phân Timin. Khi tế bào sửa sai do tia UV<br />

thường gây ra đột biến X thành T.<br />

- Ý 4 sai, EMS là tác nhân gây đột biến thay thế cặp G –X thành A –T.<br />

- Ý 5 đúng, các dạng đột biến cấu trúc NST được quan sát chủ yếu bằng cách nhuộm băng NST.<br />

Vậy có 2 ý đúng là 3 và 5 nhé.<br />

Câu 184. Đáp án A.<br />

Cây hoa trắng có thể là từ cây có KG Bb bị đột biến thành thể một nhiễm b. Khi đó khi không có sự xuất<br />

hiện của gen B thì hoa sẽ có màu trắng.<br />

Câu 185. Đáp án D.<br />

Bộ ba AUGlà mã mở đầu với chức năng khởi đầu quá trình dịch mã và mã hóa axit amin metionin ở sinh<br />

vật nhân thực (ở sinh vật nhân sơ là foocmin metionin). Do đó, A đúng:<br />

Mã di truyền có các đặc điểm sau:<br />

+ Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại<br />

lệ. B đúng.<br />

+ Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG<br />

và UGG. C đúng.<br />

+ Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.<br />

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.<br />

Câu 186. Đáp án B.<br />

Câu 187. Đáp án C.<br />

Trong 6 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản (số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi).<br />

Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng<br />

tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở quá trình nhân đôi của tất cả các phân tử<br />

ADN.<br />

Trong 6 đặc điểm trên thì có 5 đặc điểm chung.<br />

(Ở đặc điểm số (6), nhân đôi ADN sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu là vì<br />

hình thành đoạn ARN mồi cần 4 loại nucleotit A, U, G, X).<br />

Câu 188. Đáp án B.<br />

- Ý 1 Sai, quá trình phân bào.<br />

Trang 99


- Ý 2 Sai, hai mạch được tổng hợp cùng lúc.<br />

- Ý 3 đúng, enzim chính là ADN polimeraza.<br />

- Ý 4 đúng (cẩn thận các chiều tránh nhầm lẫn).<br />

- Ý 5 Sai, quá trình nhân đôi diễn ra chậm hơn do cấu trúc gen phức tạp.<br />

- Ý 6 đúng, thông qua nguyên tắc bán bảo toàn.<br />

Vậy có tất cả 3 <strong>phá</strong>t biểu đúng là 3, 4 và 6.<br />

Câu 189. Đáp án D.<br />

- Các ý 1, 3, 4, 6 là chính xác.<br />

- Ý 2 Sai, rARN không bị phân hủy sau khi tổng hợp protein.<br />

- Ý 5 Sai, kích thước và <strong>khối</strong> lượng ARN nhỏ hơn ADN.<br />

- Như vậy có 2 thông tin không chính xác.<br />

Câu 190. Đáp án D.<br />

- Ý 1 Sai, quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN không riêng gì mARN.<br />

- Ý 2 Sai, enzim ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.<br />

- Ý 3 Sai, ở tế bào nhân thực.<br />

- Ý 4 Sai, quá trình dịch mã bắt đầu là giai đoạn hoạt hóa axitamin.<br />

- Ý 5 Sai, sau khi chuỗi polipeptit được hình thành rARN tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé của rARN sẽ<br />

tách nhau.<br />

- Ý 6 Sai, thông tin di truyền ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã<br />

và dịch mã.<br />

Vậy cả 6 ý đã cho đều sai :3<br />

Câu 191. Đáp án D.<br />

- Các ý đúng là 2, 3, 4, 6<br />

- Ý 1 Sai, quá trình phiên mã ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ở tế bào chất.<br />

- Ý 5 Sai, ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã.<br />

Vậy có tất cả 5 ý đúng và 3 ý không đúng!<br />

Câu 192. Đáp án C.<br />

- Ý 1 Đúng, điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.<br />

- Ý 2 Sai, điều hòa hoạt động gen phức tạp ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ.<br />

- Ý 3 Sai, gen điều hòa.<br />

- Ý 4 Đúng, các gen quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozo<br />

được phân bố liền nhau thành từng cụm.<br />

- Ý 5 Sai, gen điều hòa R không thuộc thành phần Operon.<br />

- Ý 6 Đúng, Ở người phụ nữ bình thường, 1 trong 2 NST X bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành<br />

thể Barr là một ví dụ về điều hòa hoạt động gen.<br />

Vậy có tất cả 3 <strong>phá</strong>t biểu đúng.<br />

Câu 193. Đáp án A.<br />

- Các ý đúng: 1, 3, 6<br />

- Ý 2 Sai, đột biến gen có thể vô hại (trung tính)<br />

Trang <strong>10</strong>0


- Ý 3 Sai, tất cả sinh vật đều xảy ra đột biến.<br />

- Ý 4 Sai, thay cặp T-A thành A-T.<br />

Vậy ta có được 3 ý đúng.<br />

Câu 194. Đáp án D.<br />

Câu 195. Đáp án A.<br />

- Ý 1. Đúng.<br />

- Ý 2. Sai, dễ <strong>phá</strong>t hiện nhất ở kì giữa.<br />

- Ý 3. Đúng<br />

- Ý 4. Sai, giảm sức sống<br />

- Ý 5. Đúng<br />

- Ý 6. Sai, đảo đoạn sắp xếp lại các gen trên NST góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.<br />

- Ý 7. Đúng, đột biến chuyển đoạn trong cùng 1 NST không làm thay đổi nhóm gen liên kết.<br />

Vậy có 4 nhận định đúng và 3 nhận định sai.<br />

Câu 196. Đáp án B.<br />

- Ý 1. Đúng.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Sai, lặp đoạn NST giới tính gây hại cho ruồi giấm.<br />

- Ý 4. Đúng.<br />

- Ý 5. Đúng.<br />

Câu 197. Đáp án A.<br />

- Ý 1. Đúng.<br />

- Ý 2 Sai, ngoài nhân tế bào không có NST.<br />

- Ý 3. Đúng.<br />

- Ý 4. Đúng.<br />

- Ý 5. Đúng.<br />

- Ý 6. Sai, đột biến chuyển đoạn Robertson làm sáp nhập hai NST lại với nhau vẫn làm thay đổi số lượng<br />

NST trong bộ NST của loài.<br />

- Ý 7. Sai, những đột biến cấu trúc ở NST lớn thường gây chết ở giai đoạn thai kì sẽ không được nhân lên<br />

nên không có ý nghĩa cho tiến hóa và chọn giống.<br />

Vậy có 4 khẳng định đúng.<br />

Câu 198. Đáp án D.<br />

- Ý 1. Đúng.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Sai, kết quả của đột biến đa bội là tạo ra tế bào có số lượng NST tăng gấp bội.<br />

- Ý 4. Sai, đột biến lệch bội vẫn gây hậu quả nghiêm trọng.<br />

- Ý 5. Sai, đột biến lệch bội không được ứng dụng loại bỏ gen không mong muốn vì nếu làm như thế sẽ<br />

dẫn đến mất NST của tế bào gây hậu quả nghiêm trọng.<br />

- Ý 6. Sai, cơ thể 4n còn được tạo ra khi hợp tử 2n không phân li ở lần đầu tiên<br />

Vậy có 4 ý sai tất cả.<br />

Trang <strong>10</strong>1


Câu 199. Đáp án D.<br />

- Ý 1. Sai, đột biến đa bội liên quan đến toàn bộ NST của tế bào.<br />

- Ý 2. Sai, các bệnh đạo và tớcnơ liên quan đến đột biến dị bội.<br />

- Ý 3. Đúng.<br />

- Ý 4. Sai, ở nhiều loài thực vật.<br />

- Ý 5. Đúng.<br />

- Ý 6. Sai, la là cơ thể lai xa.<br />

- Ý 7. Sai, ít gặp ở động vật.<br />

Chỉ 2 thông tin đúng và tới 5 thông tin sai!<br />

Câu 200 Đáp án C.<br />

Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại.<br />

Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. Do thay đổi vị<br />

trí gen trên nhiễm sắc thể nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang<br />

hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy<br />

đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Như vậy đối chiếu<br />

với bài toán thì chỉ có các hệ quả số (1), số (4) và số (5) là của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.<br />

Câu 201. Đáp án B.<br />

Cả đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội đều có đặc điểm:<br />

+ Không làm thay đổi chiều dài của ADN và không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc<br />

thể. (2)<br />

+ Xảy ra ở cả thực vật và động vật → (6)<br />

Câu 202. Đáp án B.<br />

- Ý 1. Sai, công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ<br />

ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Đúng<br />

- Ý 4. Sai, trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác<br />

định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn.<br />

Vậy có 2 nhận định đúng và 2 nhận định sai.<br />

Câu 203. Đáp án A.<br />

- Ý 1. Sai, trừ một vài trường hợp ngoại lệ.<br />

- Ý 2 Sai, enzim ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều từ 3’ đến 5’.<br />

- Ý 3. Sai, khi đường lactozo bị phân giải hết thì protein ức chế liên kết với vùng vận hành ức chế quá<br />

trình phiên mã.<br />

- Ý 4. Đúng<br />

- Ý 5. Sai, một số đột biến gen <strong>phá</strong>t sinh sẽ được sửa chữa, một số khác là đột biến gen trội gây chết ngay<br />

trong giai đoạn hợp tử.<br />

- Ý 6. Đúng.<br />

- Ý 7. Sai, hiện tượng đa bội do sự không phân li ở toàn bộ NST trong tế bào.<br />

Chỉ có 2 nội dung là chính xác.<br />

Trang <strong>10</strong>2


Câu 204. Đáp án C.<br />

- Ý 1. Sai, gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Đúng<br />

- Ý 4. Đúng.<br />

- Ý 5. Đúng<br />

- Ý 6. Sai, 146 cặp nucleotit<br />

- Ý 7. Sai, hai NST khác cặp tương đồng không có hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo.<br />

- Ý 8. Đúng<br />

Câu 205. Đáp án C.<br />

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. Trong<br />

các trường hợp nêu trên thì các trường hợp (1), (2) làm biến đổi cấu trúc của ADN dẫn tới <strong>phá</strong>t sinh đột<br />

biến gen. Các trường hợp khác không làm biến đổi cấu trúc của ADN nên không làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến<br />

gen.<br />

Câu 206. Đáp án A.<br />

- Ý 1. Sai, nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số loại giao tử có thể tạo ra là 8.<br />

- Ý 2. Đúng.<br />

- Ý 3. Sai, cặp Aa cho các loại: A, a, O, AA, aa: 5 loại.<br />

cặp Bb cho các loại: B, b, O, Bb: 4 loại.<br />

cặp Dd cho các loại: D, d, O, Dd: 4 loại.<br />

Vậy tổng cộng có 5 × 4 × 4 – 1 = 79 (do giao tử O bị tiêu biến).<br />

- Ý 4. Sai khi gây đột biến đa bội bằng consixin có thể thành công hoặc không thành công.<br />

Aa → AAaa, Aa: 2 kiểu.<br />

Bb → BBbb, Bb: 2 kiểu.<br />

Dd → DDdd, Dd: 2 kiểu.<br />

Vậy tổng cộng có 2 × 2 × 2 - 1 = 7 (do AaBbDd không bị đột biến).<br />

- Ý 5. Sai, tỉ lệ phân li kiểu hình là (35:1) 3 .<br />

Câu 207. Đáp án C.<br />

- Ý 1: tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau o sai vì có những<br />

gen bị bất hoạt cả đời chứ không bao giờ được phiên mã.<br />

- Ý 2: Sự phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào sai vì trong 1 số bào quan như ty thể, lục lạp cũng<br />

chứa các gen → cũng xảy ra phiên mã.<br />

- Ý 3: Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN + đúng vì ở nhân<br />

thực 1 số gen là không phân mảnh do đó sẽ không có giai đoạn hoàn thiện mARN.<br />

- Ý 4: Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất <br />

đúng vì hầu hết các gen ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh do đó thông qua quá trình cắt intron và nối<br />

exon sẽ có thể tạo ra rất nhiều loại mARN khác nhau từ 1 gen duy nhất.<br />

Vậy có tất cả 2 <strong>phá</strong>t biểu đúng là 3 và 4.<br />

Câu 208. Đáp án D.<br />

- Các ý không cùng liên quan tới một chủ đề nhưng không sao cả, bởi đây là tổng ôn mà!<br />

Trang <strong>10</strong>3


- Ý 1 sai vì dạng đột biến chuyển đoạn là đột biến cấu trúc NST. Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan<br />

trọng trong quá trình hình thành loài mới, sử dụng đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại.<br />

- Ý 2 sai vì chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của mARN lần lượt là 3’ 5’ và 5’ 3’.<br />

- Ý 3 sai vì vật chất di truyền của cơ thể chưa có nhân luôn là ADN. Virus mới có vật chất di truyền là<br />

ARN nhưng virus chỉ được coi là dạng sống chứ chưa phải là cơ thể sống.<br />

- Ý 4 sai vì tế bào của ruồi giấm đực mang cặp XY khi giảm phân 1 bình thường sẽ cho 2 tế bào là XY và<br />

YY. Do một trong hai tế bào này bị rối loạn giảm phân 2 nên:<br />

+ Nếu XX bị rối loạn sẽ cho giao tử XX và O, tế bào còn lại giảm phân bình thường cho 2 giao tử Y.<br />

+ Nếu YY bị rối loạn giảm phân sẽ cho giao tử YY, O, tế bào còn lại XX sẽ cho 2 giao tử X.<br />

Vì thế nên chính xác phải <strong>phá</strong>t biểu: Sự không phân li của nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm đực xảy ra<br />

ở lần phân bào 2 của giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các tinh trùng X, YY, O hoặc Y, XX, O.<br />

Vậy cả 4 <strong>phá</strong>t biểu đều sai.<br />

Câu 209. Đáp án D.<br />

- Ý 1 đúng vì ví dụ như đột biến lặp đoạn sẽ dẫn đến đột biến lặp gen làm tăng sản phẩm gây nên ung thư.<br />

- Ý 2 đúng, ví dụ như gen ức chế <strong>khối</strong> u.<br />

- Ý 3 đúng vì cả ba loại tác nhân trên đều dẫn đến đột biến gen.<br />

- Ý 4 đúng trong trường hợp nếu axit amin đó rơi vào vùng quy định những đặc tính của protein liên quan<br />

đến sự tồn tại của protein đó.<br />

Câu 2<strong>10</strong>. Đáp án B.<br />

- Ý 1 đúng, có đến 75% thực vật có hoa là thể dị đa bội.<br />

- Ý 2 sai vì mặc dù thể tam bội thường bị bất thụ do không tạo được giao tử bình thường trong giảm phân<br />

vì các NST tương đồng không thể tiếp hợp bình thường. Tuy nhiên, theo lí <strong>thuyết</strong> nếu tạo giao tử n NST<br />

đơn thì vẫn có khả năng thụ tinh bình thường dù xác suất là cực nhỏ.<br />

- Ý 3 đúng, ngoài ra có thể kể thêm các động vật đa bội khác như kì nhông, tằm dâu. Gần đây, người ta<br />

còn tìm thấy loài động vật đa bội có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

- Ý 4 sai vì đa bội thường gặp ở động vật ít hơn thực vật do có cơ chế cách li sinh sản phức tạp, có hệ thần<br />

kinh <strong>phá</strong>t triển, dễ bị rối loạn về giới tính nếu đa bội, nhất là ở động vật bậc cao.<br />

- Ý 5 sai vì cỏ Spartina là thể dị đa bội của một loài cỏ từ Anh và một loài cỏ từ Mỹ có bộ NST là <strong>12</strong>0 (50<br />

+ 70)<br />

- Ý 6 đúng, lại thể 2n với 4n ta có thể được 3n.<br />

Vậy có 3 ý đúng và 3 ý sai.<br />

Câu 2<strong>11</strong>. Đáp án C.<br />

- Ý 1 sai do đột biến thay thế cặp nu gây hậu quả nặng nhất khi rơi vào bộ ba mở đầu làm cho quá trình<br />

dịch mã không thể diễn ra.<br />

- Ý 2 sai vì gen tiền ung thư là các gen lặn, khi bị đột biến, sản phẩm của chúng sẽ kích thích tế bào tăng<br />

sinh liên tục, do đó đây là đột biến gen trội.<br />

- Ý 3 đúng, acridin có thể gây nên đột biến mất hoặc thêm cặp nu làm dịch khung mã di truyền<br />

- Ý 4 đúng vì lệch bội phải là thể 2n x .<br />

- Ý 5 sai vì đột biến đảo đoạn mới giúp làm tăng tính đa dạng của các nòi trong một loài. Đột biến đảo<br />

đoạn gây ra sự sắp xếp lại các gen, góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong một loài, góp<br />

Trang <strong>10</strong>4


phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn lặp đi lặp lại trên các<br />

NST đã góp phần tạo nên loài mới.<br />

Vậy chỉ có 2 ý đúng.<br />

Câu 2<strong>12</strong>. Đáp án B.<br />

- Ý 1 sai vì đó là biểu hiện điều hòa trước phiên mã. Quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân<br />

thực rất phức tạp, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN<br />

tổng hợp), điều hòa dịch mã (điều hào số lượng protein tạo ra), điều hòa sau dịch mã (làm biến đổi protein<br />

sau khi được tổng hợp)<br />

- Ý 2 sai vì nguyên nhân gây ra ung thư là do các đột biến gen hoặc đột biến NST, tuy nhiên điều kiện<br />

môi trường cũng là yếu tố gây ra ung thư. Ung thư là loại bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát của các tế<br />

bào dẫn đến sự rối loạn chu kì tế bào hình thành <strong>khối</strong> u. Ung thư thường xảy ra ở tế bào xoma nên không<br />

di truyền được. Nếu <strong>khối</strong> u ở yên tại một vị trí gọi là u lành tính. Nếu <strong>khối</strong> u di chuyển tới máu hoặc các<br />

cơ quan khác gọi là u ác tính.<br />

- Ý 3 đúng vì trong chu kì tế bào, đột biến dễ xảy ra nhất vào lúc NST duỗi xoắn cực đại, chuẩn bị cho<br />

nhân đôi do tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân đột biến lúc đóng xoắn vì thế dễ bị tác động. Thời điểm<br />

đó chính là pha S – pha nhân đôi của NST.<br />

- Ý 4 hoàn toàn chính xác.<br />

- Ý 5 sai, đột biến chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gen liên kết.<br />

Câu 213. Đáp án B.<br />

Cả 6 nhận định đã cho đều chính xác.<br />

Câu 214. Đáp án A.<br />

- Ý 1 đúng do đột biến gen là vô hướng nên hậu quả của nó cũng vô hướng.<br />

- Ý 2 đúng do đột biến gen khi được biểu thị làm rối loạn hệ thống di truyền của cơ thể, làm thay đổi kiểu<br />

hình, dẫn đến giảm sức sống hoặc khả năng sinh sản.<br />

- Ý 3 đúng do đột biến vô nghĩa làm chuỗi polipeptit ngắn lại.<br />

- Ý 4 sai, đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường không gây hậu quả do intron thường bị mất đi sau<br />

đó theo quá trình chế biến mARN.<br />

- Ý 5 đúng, hiển nhiên.<br />

- Ý 6 sai, Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ được tăng lên<br />

nhiều lần.<br />

Vậy có tất cả 4 nhận định đúng.<br />

Câu 215. Đáp án B.<br />

Mỗi gen mã hóa protein gồm 3 vùng trình tự nucleotit:<br />

vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Do đó đáp án D đúng.<br />

+ Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3 của mạch mã gốc của gen, có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN<br />

polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã đồng thời cũng chứa trình tự<br />

nucleotit đặc biệt điều hòa quá trình phiên mã. Do đó đáp án B sai.<br />

+ Vùng mã hóa: Mang thông tin mã hóa các axit amin. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng<br />

mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin<br />

(intron). Các gen này gọi là gen phân mảnh. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi<br />

là gen không phân mảnh. Vậy đáp án A, C đúng.<br />

Trang <strong>10</strong>5


+ Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.<br />

Câu 216. Đáp án A.<br />

- Thoi phân bào bắt đầu tiêu biến, NST tồn tại ở dạng đơn suy ra tế bào đang phân chia đang ở kì sau của<br />

nguyên phân hoặc giảm phân II. Tuy nhiên không tìm thấy các cặp NST tương đồng ở cùng một phía so<br />

với mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào suy ra tế bào đang ở kì sau của giảm phân II. Vậy (1) đúng.<br />

- 2 NST bất thường về chiều dài này là 2 NST khác cặp tương đồng, nguyên nhân <strong>phá</strong>t sinh không nhất<br />

thiết là chuyển đoạn tương hỗ có thể là chuyển đoạn không tương hỗ. Vậy (2) sai.<br />

- (3) sai vì 2 NST này khác cặp tương đồng nên không có hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo.<br />

- (4) sai vì Cơ chế của chuyển đoạn là do sự đứt gãy NST sau đó có sự trao đổi đoạn bị đứt hoặc cho đoạn<br />

bị đứt giữa 2 NST khác cặp tương đồng, cho nên có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong quá trình phân<br />

bào.<br />

Câu 217. Đáp án B.<br />

(a), (b) đều đúng nhưng mỗi bộ mã di truyền mã hóa một axit amin không thể hiện tính thoái hóa của mã<br />

di truyền.<br />

Câu 218. Đáp án C.<br />

Từ các thông tin trên ta tóm tắt lại như sau:<br />

1. Thể dị bội: 2n + x với x = {-4, -3, ..., +2}/ {0}<br />

2. Thể đa bội: yn + x với y ={3, 4}, x = (-2, -1, ...,2}<br />

3. Thể đơn bội n không tồn tại.<br />

4. Bộ lưỡng bội 2n = {20, 21,...,30}.<br />

(a) đúng vì bộ lưỡng bội tối đa là 2n max = 30.<br />

(b) sai vì thể đơn bội không tồn tại.<br />

(c) sai vì 2n min + x min = 20 – 4 = 16.<br />

(d) sai vì y min × n min + x min = 3 × <strong>10</strong> – 2 = 28.<br />

(e) đúng vì 2n max + x max = 30 + 2 = 32.<br />

(f) sai vì số lượng NST tối đa quan sát được là số lượng NST tối đa của thể đa bội = y max × n max + x max<br />

= 60 + 2 = 62 NST<br />

Câu 219. Đáp án D.<br />

- Do có sự cắt intron và nối exon ở sinh vật nhân thực nên để thuận tiện cho việc làm bài, ta bỏ đi các bộ<br />

ba của intron:<br />

Mạch I: (2) TAX ATG TXA AXT TAG XAT (1)<br />

Mạch II: (1) ATG TAX AGT TGA ATX GTA (2)<br />

- (1) Sai.<br />

Nhận xét, bình thường:<br />

+ Nếu mạch II làm khuôn, chiều (1) (2) là chiều phiên mã, sẽ có 2 bộ ba TAX mã hóa cho codon mở<br />

đầu nằm ở vị trí 1 và 3; có 1 bộ ba AXT mã hóa cho codon kết thúc ở vị vị trí 4. Vậy sẽ có trường hợp<br />

chuỗi polipeptit hoàn chỉnh không có axit amin nào và có 2 axit amin<br />

+ Nếu mạch I làm khuôn, tính theo chiều (1) (2) là phiên phiên mã, sẽ có 2 bộ ba TAX mã hóa cho<br />

codon mở đầu nằm ở vị trí 1 và 3; có 1 bộ ba AXT mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 4. Vậy sẽ có trường<br />

hợp chuỗi polipeptit hoàn chỉnh không có axit amin nào và có 2 axit amin<br />

Trang <strong>10</strong>6


+ Nếu mạch II làm khuôn, tính theo chiều (1) (2) là phiên mã, sẽ có 1 bộ ba TAX mã hóa cho codon<br />

mở đầu nằm ở vị trí 2; có 1 bộ ba ATX mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 5. Vậy sẽ có trường hợp chuỗi<br />

polipeptit hoàn chỉnh có 2 axit amin nào.<br />

+ Nếu mạch II làm khuôn, tính theo chiều (2) (1) là phiên mã, sẽ không có bộ ba TAX mã hóa cho<br />

codon mở đầu; không có bộ ba mã hóa cho codon kết thúc.<br />

- (2) Đúng.<br />

Giả sử mạch I là mạch khuôn, chiều phiên mã là chiều (2) (1), ví dụ cho bộ ba TAX mã hóa cho codon<br />

mở đầu nằm ở vị trí 1; đột biến thay cặp ở nucleotit thứ 3 trên bộ ba AXT mã hóa cho Codon kết thúc ở vị<br />

trí 4 thành AXX khi đó quá trình dịch mã kết thúc tại đầu tận cùng của mARN vậy có tổng cộng 5 axit<br />

amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh (đây là trường hợp tối đa đoạn gen này đạt được, không cần xét<br />

thêm nữa).<br />

- (3) Đúng<br />

Vì đầu (II) là đầu 5’ nên chiều phiên mã là chiều (1) (2) Lưu ý lúc này phải sử dụng đoạn ADN của đề<br />

bài cho vì đột biến dịch khung xảy ra.<br />

Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT XAT (2)<br />

Để thu được số axit amin tối đa thì bộ ba TAX ở vị trí thứ 2 phải là codon mở đầu, suy ra đột biến thêm<br />

cặp sẽ xảy ra sao cho không có mã kết thúc trên mARN trưởng thành vì đoạn gen này chỉ tối đa cho 4 axit<br />

amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh. Nếu bình thường không có đột biến thì bộ ba ATX mã hóa cho<br />

codon kết thúc (UAG) ở vị trí 5. Nếu đột biến thêm cặp, chẳng hạn vào bộ ba này trên gen:<br />

(1)... ATX GTA ... (2) (1)... AAT XGT A...(2) thì đoạn gen này cho 4 axit amin trong chuỗi polipeptit<br />

hoàn chỉnh.<br />

- (4) Sai, dựa vào số codon trên mARN trưởng thành không thể cho <strong>10</strong> axit amin trong chuỗi polipeptit<br />

hoàn chỉnh.<br />

Câu 220. Đáp án D.<br />

+ Nếu mạch I làm khuôn, chiều (2) (1) là chiều phiên mã, sẽ có 1 bộ ba TAX mã hóa cho codon mở<br />

đầu nằm ở vị trí 1; có 3 bộ ba ATT (hoặc AXT hoặc ATX) mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 3, 4 và 6.<br />

Vậy sẽ có trường hợp huỗi polipeptit hoàn chỉnh có 1 axit amin.<br />

+ Nếu mạch I làm khuôn, chiều (1) (2) là chiều phiên mã, sẽ có 1 bộ ba TAX mã hóa cho codon mở<br />

đầu nằm ở vị trí 2; có 1 bộ ba AXT mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 7. Vậy sẽ có trường hợp chuỗi<br />

polipeptit hoàn chỉnh có 4 axit amin.<br />

+ Nếu mạch II làm khuôn, chiều (2) (1) là chiều phiên mã, sẽ có 1 bộ ba TAX mã hóa cho codon mở<br />

đầu nằm ở vị trí 2; có 1 bộ ba ATX mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 9. Vậy sẽ có trường hợp chuỗi<br />

polipeptit hoàn chỉnh có 6 axit amin.<br />

+ Nếu mạch II làm khuôn, chiều (2) (1) là chiều phiên mã, sẽ có 1 bộ ba TAX mã hóa cho codon mở<br />

đầu ở vị trí 1; có 1 bộ ba ATT mã hóa cho codon kết thúc ở vị trí 5. Vậy sẽ có trường hợp chuỗi polipeptit<br />

hoàn chỉnh có 3 axit amin.<br />

(1) Sai vì mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) sang (2) sẽ cho một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh dài 4<br />

axit amin.<br />

(2) Đúng vì trên mạch I có tổng cộng <strong>11</strong> bộ ba, bộ mã kết thúc nằm ở vị trí 3, bộ ba mở đầu ở vị trí 1.<br />

(3) Đúng, để thu được chuỗi polypeptit dài 3 axit amin, thì mạch I là mạch bổ sung, đầu (1) trên mạch này<br />

là đầu 5’ suy ra mạch II là mạch khuôn, chiều phiên mã từ (2) sang (1).<br />

(4) Sai vì mạch I không tham gia phiên mã.<br />

Trang <strong>10</strong>7


Câu 221. Đáp án B.<br />

- Trình tự đề bài cho ta khai triển được như sau:<br />

EF*GH và RS*TU<br />

Lặp đoạn mang gen T<br />

Mất đoạn mang gen U<br />

Đảo đoạn mang gen G và H<br />

CĐTH giữa đoạn mang gen G và R<br />

EF*GH và RS*TTU<br />

EF*GH và RS*TT<br />

EF*HG và RS*TT<br />

EF*HR và GS*TT<br />

(1) đúng vì nếu thực hiện như thế vẫn tạo ra giao tử mang NST GS*TT.<br />

EF*GH và RS*TU<br />

Mất đoạn mang gen U<br />

Lặp đoạn mang gen T<br />

Đảo đoạn mang gen G và H<br />

CĐTH giữa đoạn mang gen G và R<br />

EF*GH và RS*T<br />

EF*GH và RS*TT<br />

EF*HG và RS*TT<br />

EF*HR và GS*TT<br />

(2) sai vì đột biến mất đoạn gây nguy cơ mất cân bằng hệ gen cao hơn và ảnh hưởng đến sức sống của<br />

giao tử hơn là đột biến đảo đoạn.<br />

(3) đúng vì<br />

EF*GH và RS*TU<br />

Lặp đoạn mang gen T<br />

CĐKTH đoạn mang gen U<br />

Đảo đoạn mang gen G và H<br />

CĐTH giữa đoạn mang gen G và R<br />

EF*GH và RS*TTU<br />

UEF*GH và RS*TT<br />

UEF*HG và RS*TT<br />

(4) Ta đã có 2 phương <strong>phá</strong>p:1 của đề bài và 1 trong ý (1).<br />

UEF*HR và GS*TT<br />

- Thật ra với 6 phần tử nếu hoán vị sẽ có tối đa 4! = 24 cách, ý này 90% sẽ sai.<br />

- Ta có thể chứng minh thêm 3 cách nữa để có 5 cách > 4 cách ở ý (4).<br />

+ Cách thứ nhất: Lặp đoạn mang gen T Mất đoạn mang gen U Đảo đoạn mang gen G và H <br />

Chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 đoạn mang gen G và R.<br />

Trang <strong>10</strong>8


+ Cách thứ hai: Mất đoạn mang gen U Lặp đoạn mang gen T Đảo đoạn mang gen G và H <br />

Chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 đoạn mang gen G và R.<br />

+ Cách thứ ba: Lặp đoạn mang gen T Đảo đoạn mang gen G và H Mất đoạn mang gen U Chuyển<br />

đoạn tương hỗ giữa 2 đoạn mang gen G và R.<br />

+ Cách thứ tư: Lặp đoạn mang gen T Đảo đoạn mang gen G và H Chuyển đoạn tương hỗ giữa 2<br />

đoạn mang gen G và R Mất đoạn mang gen U.<br />

+ Cách thứ tư: Mất đoạn mang gen U Đảo đoạn mang gen G và H Lặp đoạn mang gen T Chuyển<br />

đoạn tương hỗ giữa 2 đoạn mang gen G và R.<br />

Câu 222. Đáp án B.<br />

Việc tạo ra protein lạ từ đột biến gen chưa chắc làm cho đột biến gen có hại<br />

Câu 223. Đáp án B.<br />

(a), (b) đều đúng nhưng 2 mệnh đề này không liên quan gì nhau.<br />

Câu 224. Đáp án B.<br />

- (1) Đúng vì có 6 cặp NST suy ra 2n = <strong>12</strong>.<br />

- (2) Sai vì B là thể tứ bội.<br />

- (3) Đúng, cặp NST I và III có thêm 2 NST.<br />

- (4) Sai thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến C.<br />

- (5) Đúng vì thể đột biến A là thể tam bội thường bất thụ.<br />

Câu 225. Đáp án C.<br />

- Số tâm động ở các kì trong nguyên phân có thể bằng 2n hoặc 4n suy ra tế bào 2 có thể là loài B (2n =<br />

24, 4n = 48) hoặc loài C (2n = 48).<br />

- Số NST đơn chỉ có thể có kì sau (4n) hoặc kì cuối (2n) suy ra tế bào 2 có thể là loài B hoặc C.<br />

- Đề bài cho rằng tế bào loài C bắt đầu nguyên phân sớm hơn tế bào loài B nên tế bào bào loài C sẽ ở kì<br />

cuối (tế bào 2) và tế bào loài B sẽ ở kì sau (tế bào 3), còn lại tế bào loài A (tế bào 1) ở kì giữa.<br />

Ta có thể điền bảng số liệu này:<br />

Tế bào<br />

Kì<br />

Số tâm<br />

động<br />

Số<br />

crômatit<br />

Số NST<br />

đơn<br />

Số NST<br />

kép<br />

1, A Kì giữa <strong>12</strong> 24 0 <strong>12</strong><br />

2, C Kì cuối 48 0 96 0<br />

3, B Sau 48 0 48 0<br />

Vậy các ý đúng là (a), (e), (f).<br />

Câu 226. Đáp án A.<br />

- (1) Sai vì chỉ có 2 loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân bình thường là giao tử 1 (phân li<br />

độc lập và tổ hợp tự do) và giao tử 2 (hoán vị gen).<br />

- (2) Đúng<br />

- (3) Sai vì ngoài sự tiếp hợp trao đổi chéo cân giữa hai đoạn NST mang gen CDE và cdE, còn có thể xảy<br />

ra giữa hai đoạn NST mang gen AB và Ab.<br />

- (4) Sai vì giao tử 3 được hình thành do hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ chắc chắn giữa đoạn mang gen<br />

E trên NST AbcdE và đoạn mang gen k trên NST fghk.<br />

Trang <strong>10</strong>9


- (5) Sai, giao tử 4 được hình thành do hiện tượng đảo đoạn NST mang gen bcd thành dcb.<br />

- (6) Đúng vì khi có sự thụ tinh:<br />

+ Giữa giao tử 1 và 2 là hai giao tử bình thường nên không xét đến.<br />

ABCDE fghk<br />

+ Giữa giao tử 1 và 3, cá thể sinh ra có kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vì đoạn NST<br />

Abcdk fghE<br />

mang gen k không có alen tương ứng.<br />

ABCDE FGHK<br />

+ Giữa giao tử 1 và 4, cá thể sinh ra có kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vì đoạn NST<br />

AdcbE fghk<br />

mang gen d và b không có alen tương ứng.<br />

AbCDE FGHK<br />

+ Giữa giao tử 2 và 3, cá thể sinh ra có kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vì đoạn NST<br />

Abcdk fghE<br />

mang gen k không có alen tương ứng.<br />

AbCDE FGHK<br />

+ Giữa giao tử 2 và 4, cá thể sinh ra có kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vì đoạn NST<br />

AdcbE FGHK<br />

mang gen d và b không có alen tương ứng.<br />

Abcdk FGHK<br />

+ Giữa giao tử 3 và 4, cá thể sinh ra có kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vì đoạn NST<br />

AdcbE fghE<br />

mang gen d và b không có alen tương ứng.<br />

Câu 227. Đáp án B.<br />

Dựa vào sự biến thiên nồng độ ADN trong tế bào ta có thể thấy được đây là quá trình giảm phân.<br />

- Giai đoạn I thuộc pha G 2<br />

- Giai đoạn II thuộc pha S và G 2<br />

- Giai đoạn III thuộc kì đầu I, kì giữa I, kì sau I<br />

- Giai đoạn IV thuộc kì cuối I.<br />

Giai đoạn V thuộc kì đầu II, kì giữa II, kì sau II.<br />

- Giai đoạn VI thuộc kì cuối II.<br />

(a), (b), (d): đúng.<br />

(c) sai vì chỉ phần cuối giai đoạn II mới thuộc pha G 2 phần đầu của giai đoạn II thuộc pha S.<br />

(e) sai vì NST có sự dãn xoắn, dài ra.<br />

(f) sai vì trong tế bào có n NST đơn.<br />

Câu 228. Đáp án B.<br />

Dựa vào đồ thị, ta thấy được đây là hiện tượng nguyên phân có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào<br />

sinh dục sơ khai sinh giao tử). Vậy (a) đúng.<br />

- Giai đoạn I: pha G 1<br />

- Giai đoạn II: pha S, pha G 2 , do pha G 2 là lúc hình thành thoi tơ vô sắc do đó nếu dùng consisin tác động<br />

sẽ ngăn cản hình thành thoi tơ vô sắc, nhưng phải tác động vào cuối giai đoạn II. Vậy (c) sai.<br />

- Giai đoạn III: kì đầu, kì giữa, kì sau của nguyên phân suy ra (b) đúng.<br />

- Giai đoạn IV: kì cuối của nguyên phân.<br />

(d) sai vì hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu, tức đầu giai đoạn III.<br />

(e) đúng vì hiện tượng xuất hiện vách ngăn để phân chia tế bào xảy ra ở kì cuối (giai đoạn IV).<br />

Trang 1<strong>10</strong>


Câu 229. Đáp án C.<br />

(a) Đúng.<br />

(b) Sai vì giai đoạn dễ xảy ra đột biến ADN nhất rơi vào pha S vì ADN nhân đôi<br />

(c) Đúng, theo hình vẽ ta thấy pha G1 chiếm thời gian nhiều nhất.<br />

(d) Đúng.<br />

(e) Sai NST chuyển từ dạng đơn sang dạng kép khi kết thúc pha S.<br />

(f) Sai, đột biến cấu trúc NST thường xảy ra ở pha G1 vì lúc này NST ở dạng sợi mãnh, thời gian ở pha<br />

G1 dài.<br />

Câu 230. Đáp án C.<br />

(a) sai vì liên kết 1 có tên thường gọi là liên kết este photphat, mặc dù theo Hóa học bản chất nó là liên<br />

kết cộng hóa trị.<br />

(b) sai vì liên kết 2 là liên kết cộng hóa trị.<br />

(c) sai vì liên 3 mới là liên kết hydro, liên kết 4 là liên kết glucozit (có sự tham gia của đường).<br />

(d) sai vì đây là đường trên ADN nên có công thức phân tử là C 5 H <strong>10</strong> O 4<br />

(e) đúng vị Y và Z liên kết với nhau bằng 3 liên kết hydro.<br />

Câu 231. Đáp án B.<br />

(1) Đúng vì theo đồ thị ta thấy có cả quá trình nguyên phân và giảm phân xảy ra.<br />

2) Sai vì đề bài đã nói bỏ qua các kì trung gian trên đồ thị.<br />

(3) và (4) đúng.<br />

(5) sai, giai đoạn g bao gồm kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II.<br />

(6) sai vì tế bào tổng cộng đã trải qua trọn vẹn 2 lần nguyên phân kể từ thời điểm bắt đầu phân tích.<br />

Câu 232. Đáp án A.<br />

Câu 233. Đáp án C.<br />

- Ý 1 sai vì sự trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST tương đồng<br />

gây ra đột biến mất đoạn và lặp đoạn. Chuyển đoạn tương hỗ là sự trao đổi đoạn giữa các NST không<br />

tương đồng (một đoạn của một NST này chuyển sang một NST khác và ngược lại).<br />

- Ý 2 sai vì ứng dụng chuyển gen thường sử dụng chuyển đoạn không tương hỗ và kỹ thuật thường dùng<br />

là công nghệ ADN tái tổ hợp.<br />

- Ý 3 sai vì ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi và phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, dịch mã diễn ra<br />

trong tế bào chất.<br />

- Ý 4 sai vì cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường tác động vào pha G2 của chu kì tế<br />

bào.<br />

- Ý 5 sai vì hiện tượng lại giống mới có thể tạo ra đột biến tam bội (sự kết hợp của giao tử 2n với giao tử<br />

bình thường n sẽ tạo thành thể tam bội 3n).<br />

- Ý 6 đúng.<br />

- Ý7 sai vì Promoter có vị trí gần với điểm khởi đầu phiên mã và bản thân nó không phiên mã thành<br />

mARN.<br />

Câu 234. Đáp án B.<br />

Câu 235. Đáp án B.<br />

- Ý 1,3 đúng.<br />

Trang <strong>11</strong>1


- Ý 2 đúng. Ở ARN, đường pentose là ribôzơ còn ở ADN là đêoxyribôzơ.<br />

- Ý 4 sai vì nhờ vi khuẩn sản xuất protein như insulin điều trị bệnh cho người giải thích tính phổ biến của<br />

mã di truyền.<br />

- Ý 5 sai vì mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp protein nên mARN có cấu tạo mạch thẳng, còn<br />

rARN và tARN không có cấu tạo mạch thẳng.<br />

- Ý 6 đúng.<br />

- Ý 7 sai vì quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời trong tế bào chất của sinh vật nhân sơ.<br />

- Ý 8 đúng. Đây là một trong những giai đoạn của cơ chế điều hòa gen ở sinh vật nhân thực.<br />

Vậy có 3 <strong>phá</strong>t biểu sai.<br />

Câu 236. Đáp án C.<br />

Trong số 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba này là UAA, UAG, UGA và<br />

được gọi là bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.<br />

Câu 237. Đáp án A.<br />

- Chuột có 3 NST 21 là do giao tử bình thường kết hợp giao tử có 2 NST 21 nên có thể nhận 2 NST 21 từ<br />

trứng của mẹ hay tinh trùng của bố. Hoặc do thể cực xâm nhập ngược vào trứng đã được thụ tinh.<br />

- Ý 4 sai vì chỉ có 50% chuột con có 3 nhiễm sắc thể 21.<br />

Do đó ý 3 là chính xác nhất.<br />

Câu 239. Đáp án A.<br />

Câu 240. Đáp án D.<br />

Mã di truyền có tính phổ biến chứ không có tính riêng biệt.<br />

Câu 241. Đáp án A.<br />

- Số mã bộ ba tạo ra từ ba loại nucleotit A,G, X là 3 3 = 27 loại mã.<br />

- Số mã bộ ba tạo ra từ hai loại nucleotit A,G là 2 3 =8 loại mã. Vậy số mã bộ ba chứa ít nhất một nucleotit<br />

loại X là 27 – 8 = 19 loại mã.<br />

Lưu ý: Số mã bộ ba được tạo ra từ x loại nucleotit sẽ là x 3 loại mã.<br />

Câu 243. Đáp án A.<br />

Nhìn vào hình ảnh ta nhận thấy các NST kép đang phân ly về hai cực của tế bào nên chúng ta chắc chắn<br />

rằng tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I.<br />

Nhắc lại kiến thức về nguyên nhân và giảm phân:<br />

- Nguyên phân:<br />

+ Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.<br />

+ Trao đổi chéo có thể xảy ra ở nguyên phân nhưng rất rất hiếm<br />

+ Gồm kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.<br />

Tóm tắt đặc điểm của NST qua các kì như sau:<br />

+ Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. NST ở trạng<br />

thái kép (2n)<br />

+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân<br />

bào. NST ở trạng thái kép (2n).<br />

Lưu ý: Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình<br />

phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.<br />

Trang <strong>11</strong>2


+ Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau về hai cực của tế bào. NST ở trạng thái đơn (4n)<br />

+ Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. NST ở trạng thái đơn (2n).<br />

Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn về dạng sợi mảnh (như trên hình) giúp thực hiện việc nhân đôi<br />

ADN, tổng hợp ARN và protein, chuẩn bị cho chu kì sau.<br />

Ý nghĩa của nguyên nhân:<br />

+ Đối với sinh vật đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản.<br />

+ Đối với sinh vật đa bào: nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển, tái sinh mô và các bộ phận bị<br />

tổn thương.<br />

Kết quả: Qua quá trình nguyên phân từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và<br />

giống với bộ NST của tế bào mẹ.<br />

- Giảm phân:<br />

+ Giảm phân là cơ chế hình thành các tế bào sinh dục đực và cái với số lượng NST giảm đi một nửa, tham<br />

gia vào quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể mới mang bộ NST đặc trưng cho loài.<br />

+ Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp<br />

nhưng chỉ có 1 lần NST nhân đôi.<br />

Từ 1 tế bào mẹ ban đầu qua giảm phân cho 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa.<br />

Giảm phân 1:<br />

Trước khi đi vào giảm phân, NST nhân đôi hình thành NST kép<br />

-Kì đầu 1:<br />

+ NST kép bắt đối nhau theo từng cặp tương đồng, các NST dần dần co xoắn lại.<br />

+ Các NST kép đẩy nhau ra từ phía tâm động<br />

+ Trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.<br />

+ Màng và nhân con biến mất, thoi vô sắc hình thành. NST lúc này là 2n (kép).<br />

- Kì giữa 1:<br />

+ NST tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đây là kì nhìn rõ nhiễm sắc thể nhất<br />

+ Thoi vô sắc từ hai cực tế bào đính vào một phía của mỗi NST kép.<br />

Lưu ý, kì giữa nguyên nhân và giảm phân II NST kép chỉ xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Còn<br />

kì giữa giảm phân I các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.<br />

- Kì sau 1:<br />

+ Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc về một cực của tế bào. NST ở trạng thái<br />

kép 2n (kép).<br />

- Kì cuối 1:<br />

+ NST kép dần dần tháo xoắn.<br />

+ Màng nhân và nhân con dần được hình thành, thoi vô sắc dân tiêu biến. NST ở trạng thái kép n (kép).<br />

Giảm phân 2:<br />

Sau khi kết thúc giảm phân 1 tế bào tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi NST. Giai đoạn<br />

chuẩn bị chỉ tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào.<br />

- Kì đầu 2:<br />

+ NST đóng xoắn cực đại, màng và nhân con biến mất.<br />

+ Thoi vô sắc xuất hiện.<br />

Trang <strong>11</strong>3


- Kì giữa 2:<br />

+ NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.<br />

+ Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép.<br />

- Kì sau 2:<br />

NST tại tâm động trượt trên thoi vô sắc về 2 cực của tế bào.<br />

- Kì cuối 2:<br />

NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành.<br />

Kết quả: Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua phân chia giảm phân tạo ra 4 tế bào con có bộ NST là n.<br />

So sánh nguyên nhân và giảm phân:<br />

* Giống nhau:<br />

- Có thoi phân bào.<br />

- Ở kì giữa lần phần II của giảm phân NST có trạng thái giống các NST ở kì giữa nguyên phân: Các cặp<br />

NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.<br />

- NST đều trải qua biến đổi: nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân<br />

li về hai cực của tế bào, tháo xoắn.<br />

- Đều là một trong những cơ chế giúp duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.<br />

* Khác nhau:<br />

Nguyên phân<br />

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh<br />

sản của tế bào sinh dục.<br />

- Gồm 1 lần phân bào và 1 lần 1 NST nhân<br />

đôi.<br />

- Là quá trình nguyên nhiễm từ 1 tế bào mẹ<br />

tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống với<br />

mẹ có bộ NST 2n.<br />

- Là cơ sở hình thức sinh sản vô tính ở sinh<br />

vật.<br />

Câu 244. Đáp án D.<br />

Giảm phân<br />

- Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.<br />

- Gồm 2 lần phân bào với 2 lần NST nhân đôi.<br />

- Là quá trình giảm nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra<br />

4 tế bào con với bộ NST n.<br />

- Là cơ sở hình thức sinh sản hữu tính ở sinh<br />

vật.<br />

Số loại mã bộ ba được cấu tạo từ 3 loại nucleotit A, T, G là 3 3 = 27 loại mã.<br />

Câu 245. Đáp án B.<br />

Câu này khá dễ nếu nắm được những điểm cơ bản như sau:<br />

- NST nhân đôi ở kì trung gian, tồn tại trạng thái kép đến cuối kì giữa II. Đến kì sau II, NST kép tách đôi<br />

thành 2 NST đơn, phân li về 2 cực tế bào.<br />

- Cromatit chỉ tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có hai cromatit.<br />

- Mỗi NST dù ở thể kép hay thể đơn đều mang 1 tâm động. Có bao nhiêu NST trong tế bào thì có bấy<br />

nhiêu tâm động.<br />

Kì Số NST Số cromatit Số tâm động<br />

Trung gian 2n 4n 2n<br />

Trang <strong>11</strong>4


Trước I 2n 4n 2n<br />

Giữa I 2n 4n 2n<br />

Sau I 2n 4n 2n<br />

Cuối I n 2n n<br />

Trước II n 2n n<br />

Giữa II n 2n n<br />

Sau II 2n 0 2n<br />

Cuối II n 0 n<br />

Các ý đúng là 1, 2, 5.<br />

Câu 246. Đáp án C.<br />

Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa cho các axit amin do đó nó quyết định cấu trúc phân tử protein do<br />

gen quy định tổng hợp.<br />

Câu 247. Đáp án A.<br />

Dựa vào hình trên ta mô tả được quá trình như sau:<br />

Sau lần nguyên nhân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST nhân đôi và phân ly đồng đều về các cực tế bào tạo<br />

thành 2 phôi bào bình thường. Ở lần nguyên phân thứ hai: 1 phôi bào 2n nguyên phân bình thường, phôi<br />

bào 2n nguyên phân bất thường: 2 cromatit của mỗi NST kép tách rời nhau ở tâm và không phân ly về hai<br />

cực tế bào, tạo thành phôi bào 4n. Phôi bào 2n và phôi bào 4n về sau <strong>phá</strong>t triển thành cơ thể khảm 2n/4n.<br />

Lưu ý: Cơ thể khảm là cơ thể ngoài dòng tế bào 2n bình thường còn có một hay nhiều dòng tế bào khác<br />

bất thường về số lượng hoặc về cấu trúc.<br />

Câu 248. Đáp án D.<br />

- Ở tế bào 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp tương đồng<br />

nên đây là kì sau của lần giảm phân 2.<br />

- Ở tế bào 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như tế bào 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp tương<br />

đồng (A và a hay B và b) nên đây là kì sau của nguyên phân.<br />

Vậy đáp án đúng là D.<br />

Câu 249. Đáp án A.<br />

Câu này hoàn toàn tương tự câu 26.<br />

Nhưng lúc này chúng ta thấy ở cả hai tế bào đều có không có sự tồn tại của các cặp tương đồng nên cả hai<br />

tế bào đều ở kì sau của giảm phân 2.<br />

Câu 250. Đáp án A.<br />

Câu 251. Đáp án C.<br />

Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.<br />

Câu 252. Đáp án A.<br />

- Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại.<br />

- Lặp đoạn là dạng đột biến mà hệ quả của nó làm gia tăng số lượng gen trên NST.<br />

- Chuyển đoạn là là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không<br />

tương đồng.<br />

Trang <strong>11</strong>5


- Mất đoạn. Hội chứng tiếng mèo kêu là một ví dụ của dạng đột biến này.<br />

- Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp một đoạn của NST hoặc cả một NST này sáp nhập vào NST<br />

khác.<br />

Câu 253. Đáp án C.<br />

- Hội chứng XXX tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang 1 NST X và 1 giao tử mang 2 NST XX.<br />

Do bố bị rối loạn GP1 nên chỉ có thể tạo ra giao tử XY, giao tử mang 2 NST XX có thể tạo ra từ bố, nếu<br />

là rối loạn GP2.<br />

- Hội chứng Đao(3 NST số 21) được tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang 1 NST 21 và 1 giao tử<br />

mang 2 NST 21. Giao tử mang 2 NST 21 hoàn toàn có thể được tạo ra do sự rối loạn cơ chế phân ly trong<br />

giảm phân 1 của người bố.<br />

- Hội chứng Tocno(XO) được thành nhờ sự kết 1 hợp 1 giao tử mang NST X từ mẹ và 1 giao tử O từ bố,<br />

trong trường hợp cặp NST XY rối loạn phân ly trong giảm phân 1 ta tạo được 2 loại giao tử O và XY.<br />

- Hội chứng Claiphentơ (XXY) được tạo thành nhờ sự kết hợp của 1 giao tử mang NST X từ mẹ và 1 giao<br />

tử mang XY từ bố, khi cặp NST XY của bố bị rối loạn phân ly trong giảm phân 1 tạo ra hai loại giao tử O<br />

và XY.<br />

Câu 254. Đáp án C.<br />

Thứ tự đúng:<br />

- Nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp với nhau.<br />

- Nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi chéo.<br />

- Nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.<br />

- Nhiễm sắc thể tương đồng phân ly tới các cực đối lập.<br />

- Nhiễm sắc thể tương đồng dãn xoắn.<br />

Câu 255. Đáp án C.<br />

Hoạt động chủ yếu của NST tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính là:<br />

- Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm<br />

phân I.<br />

- Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I.<br />

Câu 5. Đáp án B.<br />

- Hình trên là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm<br />

- Đột biến thay thế cặp T - A thành A – T ở vị trí axit amin thứ 6 sẽ gây biến đổi axit glutamic thành valin<br />

làm cho hồng cầu thành hình lưỡi liềm.<br />

- Lưu ý thêm:<br />

Trang <strong>11</strong>6


+ A là bệnh ung thư máu.<br />

+ C là bệnh Patau.<br />

+ D là bệnh bạch cầu ác tính.<br />

Câu 6. Đáp án A.<br />

Các em để ý một điều như sau: thân cây khi chưa hóa gỗ có màu xanh cũng giống như lá cây nhưng khác<br />

ở chỗ màu xanh của thân cây là do gen trong nhân quy định còn màu xanh của lá lại do gen ngoài nhân<br />

quy định (cụ thể là ở lục lạp). Hiểu được điều đó thì các em không ngần ngại gì mà không khoanh vào A<br />

cả. Hình vẽ với chú thích sau sẽ minh họa rõ!<br />

Câu <strong>11</strong>8. Đáp án A.<br />

- Ý 1 sai do ở một số loài chỉ có 1 NST giới tính.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 đúng, ví dụ tinh tinh có 48NST còn người có 46NST nhưng rõ ràng người tiến hóa hơn.<br />

- Ý 4 sai vì vi khuẩn chưa có cấu trúc NST điển hình như sinh vật nhân thực.<br />

- Ý 5 sai, các NST có hình dạng, kích thước đặc trưng tùy vào từng loài.<br />

- Ý 6 đúng, với cấu trúc cuộn xoắn, chiều dài NST có thể được rút ngắn từ 15000 – 20000 lần.<br />

- Ý 7 đúng, do các nguyên nhân sau:<br />

+ NST là cấu trúc mang gen: các gen trên NST sắp xếp theo trình tự nhất định và di truyền cùng nhau.<br />

+ Nhờ trình tự nucleotit đặc hiệu và các mức xoắn khác nha.<br />

+ Sau khi nhân đôi, mỗi NST co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn đính nhau ở tâm động<br />

Trang <strong>11</strong>7


+ Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ qua các cơ chế: nguyên<br />

phân, giảm phân, thụ tinh.<br />

- Ý 8 sai, trên NST ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định các tính trạng khác. Ở người<br />

trên NST Y đã <strong>phá</strong>t hiện 78 gen liên quan chủ yếu đến sự hoạt động của hệ sinh dục còn trên NST X đã<br />

giải mã thấy 754 gen, trong đó hầu hết các gen quy định các tính trạng thường của cơ thể.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Đáp án C.<br />

Bazơ nito dạng hiếm bắt cặp trong quá trình nhân đôi ADN sẽ gây đột biến thay thế nucleotit. Điển hình<br />

là trường hợp G* gây đột biến thay thế G – X thành A – T. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp khác:<br />

Câu 131. Đáp án D.<br />

- Chỉ có sơ đồ d là được viết đúng:<br />

A – T A – 5BU G - 5BU G- X.<br />

(hình minh họa ở trang bên).<br />

- Sơ đồ a hay c nếu viết đúng phải là:<br />

G* - X G * - T A - T.<br />

Câu 150. Đáp án A.<br />

Trang <strong>11</strong>8


- Một số tế bào ở cặp NST số 1 không phân li ở giảm phân II tạo ra các giao tử AA, aa, O.<br />

- Do là một số nên vẫn có các tế bào khác của cặp NST số 1 phân li bình thường sẽ tạo giao tử A,a.<br />

- Cặp NST số 3 phân li bình thường tạo giao tử b.<br />

- Vậy cơ thể Aabb sẽ tạo 5 loại giao tử: Aab; aab; ab; Ab; b NST số 1 và số 2 là những NST lớn, mang<br />

nhiều gen, do đó sự thay đổi số lượng NST sẽ gây mất cân bằng lớn về hệ gen và người ta nhận thấy rằng<br />

biến đổi số lượng NST số 1, 2 thường hay chết từ rất sớm nhưng là từ giai đoạn sơ sinh.<br />

Câu 170. Đáp án A.<br />

- Tế bào có 3 cặp NST: AaBbDd<br />

- Một NST của cặp Aa không phân li sẽ tạo ra AAa và a hoặc Aaa và A.<br />

- Một NST của cặp Bb không phân li sẽ tạo ra BBb và b hoặc Bbb và B.<br />

- Các tế bào con có thể có thành phần KG là AaaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.<br />

Hình vẽ sau giải thích cơ chế một cách trực quan nhất:<br />

Các đáp án B, C, D vẫn sai ở một số chỗ nhất định.<br />

Câu 238. Đáp án D.<br />

Dựa vào hình ảnh sau đây các em sẽ hiểu rõ hơn:<br />

Quan sát hình ảnh ta nhận thấy rõ ràng rằng sự không phân ly xảy ra với một cặp nhiễm sắc thể tương<br />

đồng ở kì giữa giảm phân I sẽ tạo ra hai tế bào là n+1 và hai tế bào là n-1.<br />

Nếu sự không phân ly xảy ra với một cặp NST tương đồng ở một trong hai tế bào con của kì giữa giảm<br />

phân II sẽ tạo ra hai tế bào là n, một tế bào n+1 và một tế bào là n-1.<br />

Câu 242. Đáp án C.<br />

Hoạt động chủ yếu của NST tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính là:<br />

Trang <strong>11</strong>9


- Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm<br />

phân I.<br />

- Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I gây ra hoán vị gen tạo ra nguồn<br />

biến dị vô cùng phong phú. Các em xem hình ảnh sau để hiểu rõ hơn.<br />

Sau khi trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu giảm phân I tạo ra hai giao tử mới là<br />

Bv và bV.<br />

Trang <strong>12</strong>0


CHƯƠNG II: QUY LUẬT DI TRUYỀN<br />

I. QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEN<br />

- Mỗi gen nằm tại một vị trí xác định trên NST, vị trí đó được gọi là locut. Từ một gen ban đầu, đột<br />

biến gen sẽ tạo ra nhiều alen mới.<br />

- Một tế bào sinh tinh khi giảm phân không có hoán vị gen chỉ tạo tối đa 2 loại giao tử, nếu có hoán vị<br />

gen thì tối đa tạo ra 4 loại giao tử. Một tế bào sinh trứng giảm phân chỉ tạo ra 1 trứng.<br />

Chú ý: Các cặp gen (alen) phân li độc lập với nhau khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác<br />

nhau. Nếu chúng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì liên kết với nhau. Các cặp gen phân li độc<br />

lập với nhau sẽ tạo ra vô số biến dị tổ hợp.<br />

STUDY TIP<br />

Một cơ thể có n cặp gen dị hợp, phân li độc lập với nhau khi giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử.<br />

1. Nội dung của quy luật phân li<br />

Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen.<br />

- Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một<br />

cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.<br />

- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li<br />

đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này và<br />

50% số giao tử chứa alen kia.<br />

a. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li<br />

- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại<br />

thành từng cặp, các gen nằm trên các NST.<br />

- Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều<br />

về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó.<br />

b. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li<br />

- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng.<br />

- 1 gen quy định 1 tính trạng. Số lượng cá thể con lai phải lớn.<br />

- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.<br />

- Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.<br />

c. Ý nghĩa của quy luật phân li<br />

Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng<br />

trên cơ thể sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là các tính<br />

trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một<br />

mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và<br />

tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.<br />

- Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới<br />

năng suất và phẩm chất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng<br />

phép lai phân tích.<br />

Hiện tượng trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện<br />

tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.<br />

- Thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian là do gen trội A không át chế hoàn toàn gen lặn a.<br />

Trang 1


Hình 1.16. Hiện tượng trội không hoàn toàn<br />

Tác động của gen gây chết: Các alen gây chết là những đột biến có thể trội hoặc lặn làm giảm sức sống<br />

hoặc gây chết đối với các cá thể mang nó và do đó, làm biến đổi tỉ lệ 3:1 của Menđen.<br />

2. Nội dung quy luật phân li độc lập<br />

Các cặp gen (alen) phân li độc lập với nhau khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.<br />

a. Cơ sở tế bào học<br />

Hình 1.17. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập<br />

Các cặp alen nằm trên các NST tuông đồng khác nhau.<br />

Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử<br />

dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.<br />

b. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập<br />

Khi các cặp alen phân li độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một lượng lớn biến dị tổ hợp,<br />

điều này đã giải thích sự đa dạng của sinh giới.<br />

Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ<br />

thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.<br />

Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái<br />

<strong>Công</strong> thức tổng quát:<br />

Số cặp gen dị hợp F 1<br />

= số cặp tính trạng<br />

đem lai<br />

Số lượng các<br />

loại giao tử F 1<br />

Số tổ hợp<br />

giao tử ở F 2<br />

Tỉ lệ phân li<br />

kiểu gen F 2<br />

Số lượng các<br />

loại kiểu gen F 2<br />

Tỉ lệ phân li<br />

kiểu hình F 2<br />

Số lượng các<br />

loại kiểu hình F 2<br />

1 2 4 1 : 2 : 1 3 3 : 1 2<br />

2 4 1 6 (1:2:1) 2 9 (3: 1) 2 4<br />

... ... ... ... ... ...<br />

n 2 n 4 n ( 1 : 2 : 1 ) n 3 n (3:1) n 2 n<br />

STUDY TIP<br />

Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập có thể dự đoán kết quả phân ly kiểu<br />

hình ở đời sau. Do đó, qua lai giống con người có thể tổ hợp lại các gen, tạo ra các giống mới có năng<br />

suất cao, phẩm chất tốt<br />

II. QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN<br />

Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locut khác nhau (gen không alen) trong quá<br />

trình hình thành một kiểu hình.<br />

Trang 2


1. Ý nghĩa của tương tác gen<br />

STUDY TIP<br />

Tương tác bổ sung làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm<br />

những tính trạng mới trong công tác lai tạo giống.<br />

- Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa các sản<br />

phẩm của các gen với nhau để quy định 1 tính trạng.<br />

- Tương tác bổ sung là trường hợp 2 hay nhiều gen cùng<br />

tác động qua lại theo kiểu bổ sung cho nhau để quy định<br />

loại kiểu hình mới so với lúc nó đứng riêng.<br />

- Trong một phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình của đời con là 9:7<br />

hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1 thì tính tính trạng di truyền theo<br />

quy luật tương tác bổ sung.<br />

- Trong phép lai phân tích, nếu đời con có tỉ lệ 1:3 hoặc<br />

1:2:1 hoặc 1:1:1:1 thì tính trạng di truyền theo quy luật<br />

tương tác bổ sung.<br />

- Tương tác át chế là trường hợp gen này có vai trò át chế<br />

không cho gen kia biểu hiện ra kiểu hình của nó. Tương<br />

tác át chế làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

- Tương tác cộng gộp là trường hợp 2 hay nhiều gen cùng<br />

quy định sự <strong>phá</strong>t triển của 1 tính trạng. Mỗi gen trội (hay lặn) có vai trò tương đương nhau là làm tăng<br />

hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng với 1 đơn vị nhất định và theo chiều hướng cộng gộp (tích lũy).<br />

Tương tác cộng gộp làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

- Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và<br />

chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường, (tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, <strong>khối</strong> lượng<br />

gia súc, gia cầm).<br />

- Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp melanine nên làm<br />

da có màu sậm hơn.<br />

- Môi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động cộng gộp).<br />

- Ví dụ: Tính trạng da trắng ở người do các alen: a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định, (vì các alen này không có<br />

khả năng tạo sắc tố melanin), gen trội A1, A2, A3 làm cho da màu đâm.<br />

2. Tác động hiệu của gen<br />

Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa<br />

hiệu.<br />

=> Các gen trong một tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong một cơ thể cũng có tác dụng qua<br />

lại với nhau vì cơ thể là một bộ máy thống nhất.<br />

Hình 1.19. Gen HbS gây hàng loạt các rối loạn bệnh lí ở người<br />

Ví dụ: Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi (- hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin.<br />

Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng họp chuỗi (- hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin,<br />

Trang 3


nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi<br />

hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.<br />

III. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN<br />

1. Di truyền liên kết hoàn toàn<br />

a. Đối tượng nghiên cứu<br />

Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ<br />

nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít (2n = 8).<br />

Hình 1.20. Bộ nhiễm sắc thể của ruồi<br />

Hai cặp gen Aa và Bb di truyền phân li độc lập với nhau nếu chúng nằm trên 2 cặp NST khác nhau; di<br />

truyền liên kết với nhau nếu chúng cùng nằm trên một cặp NST.<br />

Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau và tạo thành một nhóm gen liên kết. Bộ NST của loài<br />

là 2n thì số nhóm gen liên kết là n.<br />

Trong tế bào, số lượng gen nhiều hon rất nhiều so với số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.<br />

b. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết hoàn toàn<br />

Hình 1.21. Cơ sở tế bào học của quy luật di truyền liên kết hoàn toàn<br />

- Các gen quy định các tính trạng khác nhau cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau.<br />

STUDY TIP<br />

- Liên kết gen làm hạn chế biến dị tổ hợp và đảm bảo di truyền bền vững giữa các nhóm tính trạng.<br />

- Trong chọn giống người ta có thể sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển các gen có lợi vào cùng<br />

một NST để chúng di truyền cùng nhau tạo ra các nhóm tính trạng tốt<br />

2. Hoán vị gen<br />

LƯU Ý<br />

Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, tạo ra các nhóm tính<br />

trạng tốt.<br />

- Hoán vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn cromatit tương đồng khác nguồn gốc<br />

ở kì đầu của giảm phân 1.<br />

- Ở kì đầu của nguyên phân cũng có thể có hoán vị gen.<br />

Tần số hoán vị gen<br />

tổng giao tử hoán vị<br />

Tần số hoán vị gen =<br />

x <strong>10</strong>0<br />

tổng số giao tử<br />

Trang 4


- Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách của gen và không vượt quá 50%.<br />

- Bản đồ di truyền là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong<br />

nhóm liên kết.<br />

- Khi lập bản đồ di truyền, cần phải xác định số nhóm gen liên kết, trình<br />

tự và khoảng cách của các gen trong nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.<br />

- Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM<br />

(centiMoocgan).<br />

- Dựa vào việc xác định tần số hoán vị gen, người ta xác lập trình tự và<br />

khoảng cách của các gen trên nhiễm sắc thể: 1% HVG = 1cM.<br />

- Để xác định các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập, liên kết hoàn<br />

toàn hay hoán vị gen chúng ta so sánh tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con với<br />

tích tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng. Trong hường hợp các cặp tính<br />

trạng di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình của đòi con bằng<br />

tích tỉ lệ từng cặp tính trạng. Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế biến dị tổ<br />

hợp) cho nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé hơn trường hợp phân li độc<br />

lập. Còn hoán vị gen thì lớn hơn trường hợp phân li độc lập.<br />

- Khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen thì:<br />

- Tỉ lệ kiểu hình lặn: aabb = ab x ab<br />

Tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB- = 0,25 -aabb<br />

Tỉ lệ kiểu hình A-B- = aabb + 0,5.<br />

- Tìm tần số hoán vị gen nên dựa vào kiểu gen đồng hợp lặn aabb.<br />

- Nếu phép lai có nhiều nhóm gen liên kết thì phải phân tích và loại bỏ<br />

những nhóm liên kết không có hoán vị gen, chỉ tập ữung vào nhóm liên<br />

kết có hoán vị gen.<br />

- Nếu bài toán cho các loại giao tử thì phải xác định đâu là giao tử liên kết, đâu là giao tử hoán vị theo<br />

nguyên tắc: giao tử hoán vị < 0,25.<br />

IV. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH<br />

1. Nhiễm sắc thể giới tính<br />

NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.<br />

- Mỗi NST giói tính có 2 đoạn:<br />

+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.<br />

+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.<br />

+ Kiểu XX, XY:<br />

- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người.<br />

- Con cái XY, con đực XX: chim, bướm, cá, ếch nhái.<br />

+ Kiểu XX, XO:<br />

- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.<br />

- Con cái XO, con đực XX: bọ nhậy.<br />

2. Đặc điểm di truyền liên kết trên NST X<br />

- Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau.<br />

- Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới.<br />

- Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn<br />

nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình.<br />

- Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo:<br />

+ Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.<br />

+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới.<br />

Cơ sở tế bào học: Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm<br />

phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen.<br />

3. Đặc điểm di truyền liên kết giới tính trên NST Y<br />

- NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có.<br />

- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới.<br />

- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.<br />

Ví dụ: Người bố có tật có túm lông ở vành tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái<br />

Trang 5


thì ko bị tật này.<br />

4. Ý nghĩa di truyền liên kết giới tính<br />

- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.<br />

- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.<br />

- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.<br />

Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái bằng<br />

cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực có<br />

năng suất tơ cao hcm.<br />

V. QUY LUẬT DI TRUYỀN NGOÀI NST<br />

STUDY TIP<br />

Gen nằm ngoài nhân (nằm trong tế bào chất) không di truyền theo quy luật phân li của Menđen mà di<br />

truyền theo dòng mẹ. Nhưng không phải mọi hiện tượng di truyền theo 1 dòng mẹ cũng là di truyền tế<br />

bào chất.<br />

- Trong tế bào, gen không chỉ nằm trong nhân tế bào (trên NST thường hoặc NST giới tính) mà gen còn<br />

nằm trong tế bào chất (ti thể, lục lạp).<br />

- Gen nằm trong tế bào chất thì tính trạng di truyền theo dòng mẹ (kiểu hình của con do yếu tố di truyền<br />

trong trứng quyết định). Nguyên nhân là vì khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không<br />

truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ<br />

được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.<br />

Hình 1.23. Cơ sở tế bào của lai thuận, lai nghịch<br />

Ví dụ: Khi lai 2 thứ Đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:<br />

Lai thuận: P: (♀) Xanh lục x (♂) Lục nhạt<br />

F 1 : <strong>10</strong>0% Xanh lục<br />

Lai nghịch: P: (♀) Lục nhạt x (♂) Xanh lục<br />

F 1 : <strong>10</strong>0% Lục nhạt<br />

Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F 1 có kiểu hình giống mẹ.<br />

Đặc điểm di truyền ngoài nhân:<br />

- Kết quả lai thuận khác lai nghịch, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ (di truyền theo dòng mẹ).<br />

- Các tính trang di truyền không tuân theo quy luât di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không<br />

được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.<br />

- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có<br />

cấu trúc di truyền khác.<br />

LƯU Ý<br />

Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.<br />

VI. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN<br />

- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen (ADN) —> mARN —> Prôtêin —> Tính trạng<br />

- Với cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau cho những kiểu hình khác nhau.<br />

- Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen.<br />

- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.<br />

- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.<br />

- Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi<br />

trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng.<br />

1. Thường biến<br />

- Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, <strong>phá</strong>t sinh trong quá trình <strong>phá</strong>t triển cá thể dưới<br />

ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến biển đổi KG.<br />

Trang 6


Những lưu ý quan trọng về thường biến<br />

- Chỉ biến đổi kiểu hình.<br />

- Không biến đổi kiểu gen.<br />

- Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định.<br />

- Không di truyền được.<br />

- Không có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.<br />

- Chỉ có giá trị thích nghi.<br />

- Ý nghĩa: Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình để tồn tại trước môi trường luôn thay đổi (có ý<br />

nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá).<br />

2. Mức phản ứng của kiểu gen<br />

- Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức<br />

phản ứng của 1 KG (Giới hạn thường biến của kiểu gen).<br />

- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng.<br />

- Có 2 loại mức phản ứng:<br />

+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lượng như: năng suất sữa, <strong>khối</strong> lượng, tốc độ<br />

sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa.<br />

+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng như: tỉ lệ bơ, sữa...<br />

Các đặc điểm cần lưu ý về mức phản ứng của kiểu gen<br />

- Mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.<br />

- Di truyền được vì do kiểu gen quy định.<br />

- Thay đổi theo từng loại tính trạng.<br />

Phương <strong>phá</strong>p xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá<br />

thể sinh vật có cùng 1 kiểu gen, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt<br />

đồng loạt cành của cùng 1 cây đem hồng và theo dõi đặc điểm của chúng.<br />

Sự mềm dẻo về kiểu hình: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi<br />

trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình.<br />

Các đặc điểm quan trọng của sự mêm dẻo vê kiểu hình<br />

- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.<br />

- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.<br />

- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.<br />

STUDY TIP<br />

- Kiểu gen quy định mức phản ứng, khả năng về năng suất của giống. Kỹ thuật sản xuất quy định<br />

năng suất cụ thể của một giống. Như vậy để nâng cao năng suất cần có kỹ thuật chăm sóc cao<br />

đồng thời với việc làm thay đổi vốn gen (cải tạo giống)<br />

Trang 7


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. Nội dung của quy luật phân li là:<br />

A. Các gen nằm trên một NST cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.<br />

B. Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen, do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân<br />

nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp.<br />

C. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên ở<br />

F 2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1.<br />

D. Thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.<br />

Câu 2. Nội dung cơ bản <strong>thuyết</strong> giao tử thuần khiết Menđen là:<br />

A. Giao tử chỉ mang một alen đối với mỗi cặp alen của gen đó.<br />

B. Trong cơ thể lai, các "nhân tố di truyền" không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thế<br />

hệ P.<br />

C. Các giao tử không chịu áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên.<br />

D. Các nhân tố di truyền khi tồn tại thành cặp trong tế bào chúng hòa trộn vào nhau thành một.<br />

Câu 3. Cho các nội dung sau về quy luật Menđen:<br />

(I) Phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu di truyền học của Menđen là phương <strong>phá</strong>p lai và phân tích con lai.<br />

(II) Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menđen chủ yếu là cây đậu Hà Lan.<br />

(III) Quy luật di truyền của Menđen bao gồm 2 quy luật: quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.<br />

(IV) Điều kiện nghiệm đúng trong quy luật phân li độc lập là các gen và các NST luôn tồn tại thành từng<br />

cặp.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 4. Phương <strong>phá</strong>p lai và phân tích con lai của Menđen bao gồm các bước sau:<br />

1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả <strong>thuyết</strong> giải thích kết quả.<br />

2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời<br />

F 1 , F 2 , F 3 .<br />

3. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.<br />

4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả <strong>thuyết</strong> của mình.<br />

Hãy sắp xếp các bước sau theo trình tự hợp lí:<br />

A. 3, 2, 4, 1. B. 3, 4, 1, 2. C. 3, 2, 1, 4. D. 3, 2, 4, 1.<br />

Câu 5. Alen là những trạng thái...... (K: khác nhau, G: giống nhau) của cùng một gen, alen này khác alen<br />

kia ở...... (M: một cặp nuclêôtit, S: một hoặc một số cặp nuclêôtit) là sản phẩm của hiện tượng...... (B:<br />

biến dị tổ hợp, Đ: đột biến gen), sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về chức năng, mỗi alen<br />

quy định một biểu hiện khác nhau của......(C: cùng một loại tính trạng, L: hai loại tính trạng). Những<br />

chỗ...... là các cụm từ với các kí hiệu tương ứng lần lượt là:<br />

A. G, M, B, C. B. B. G, M, Đ, C. C. K, S, B, L. D. K, S, Đ, C.<br />

Câu 6. Thế nào là cặp alen?<br />

A. 2 alen thuộc các gen khác nhau cùng có mặt trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br />

B. 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br />

C. 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br />

D. 2 alen giống nhau hoặc khác nhau thuộc cùng 1 gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br />

Câu 7. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F 1 . Cho F 1<br />

lai với nhau, điều kiện để F 2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 là:<br />

1. Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.<br />

2. Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn.<br />

3. Mỗi cặp gen nằm trên NST tương đồng.<br />

A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 1, 3. D. 2, 3.<br />

Câu 8. Cho các nội dung sau:<br />

a. Để kiểm tra giả <strong>thuyết</strong> của mình, Menđen đã làm thí nghiệm kiểm chứng bằng phép lai thuận nghịch.<br />

b. Locut là một trạng thái của gen với một trình tự nucleotit xác định.<br />

c. Các gen alen thường có cùng locut.<br />

d. Quy luật phân li độc lập luôn dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

Trang 8


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 9. Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen là:<br />

A. Số lượng cá thể đem lai phải lớn.<br />

B. Cá thể đem lai phải thuần chủng.<br />

C. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.<br />

D. Tính trạng trội là trội hoàn toàn.<br />

Câu <strong>10</strong>. Cho hình ảnh sau, cho biết hình này nói về hiện tượng gì?<br />

A. Gen quy định màu hoa bị đột biến khi hai alen A và a tương tác với nhau trong cơ thể lai hoa hồng.<br />

B. Môi trường thay đổi làm xuất hiện hiện tượng thường biến kéo theo xuất hiện màu hoa mới.<br />

C. Hiện tượng alen A trội không hoàn toàn so với alen a làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa đỏ và<br />

trắng là hoa hồng.<br />

D. Không có lời mô tả hiện tượng nào là đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>. Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?<br />

A. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.<br />

B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.<br />

C. Chọn đôi giao phối phù hợp với mục đích sản xuất.<br />

D. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.<br />

Câu <strong>12</strong>. Quy luật phân li độc lập của Menden được <strong>phá</strong>t biểu như sau:<br />

A. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di<br />

truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.<br />

B. Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp<br />

tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.<br />

C. Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền<br />

của cặp tính trạng kia.<br />

D. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì mỗi<br />

tính trạng đều phân tính ở F 2 theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.<br />

Câu 13. Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng<br />

khác nhau bởi n cặp tương phản. Số loại kiểu gen khác nhau ở F 2 là:<br />

A. 3 n B. 2 C. (1:2:1) n D. (1:1) n<br />

Câu 14. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:<br />

A. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong <strong>phá</strong>t sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa<br />

đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen.<br />

B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong <strong>phá</strong>t sinh giao tử đưa đến sự<br />

phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.<br />

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong <strong>phá</strong>t sinh giao tử kết hợp với<br />

sự tác động qua lại giữa các gen không alen.<br />

D. Sự phân li của các cặp NST kéo theo sự phân li của các cặp gen kéo theo sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa<br />

các NST.<br />

Câu 15. Quy luật phân li độc lập của Menden thực chất nói về:<br />

A. Sự phân li độc lập của các alen ở giảm phân.<br />

B. Sự tổ hợp tự do các alen khi thụ tinh.<br />

C. Sự phân li độc lập các tính trạng.<br />

D. Sự phân li kiểu hình theo biểu thức (3 + l) n .<br />

Câu 16. Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:<br />

A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.<br />

B. Liên kết gen hoàn toàn.<br />

Trang 9


C. Hoán vị gen.<br />

D. Các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.<br />

Câu 17. Đặt tên cho hình ảnh bên dưới:<br />

A. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li.<br />

B. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.<br />

C. Quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

D. Trong các tên trên, không có tên nào phù hợp.<br />

Câu 18. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Để xác định chính xác kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội, ta sử dụng phép lai phân tích.<br />

(2) Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có kiểu hình xấp xỉ 3 trội: 1 lặn thì điều kiện cần sự phân<br />

li và tổ hợp của các cặp alen trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh giao tử.<br />

(3) Nguyên nhân Menđen <strong>phá</strong>t hiện ra quy luật phân li độc lập là do trong các phép lai, ông sử dụng<br />

dòng thuần chủng khác nhau về nhiều tính trạng.<br />

(4) Nếu cơ thể có kiểu n kiểu gen đồng hợp, m kiểu gen dị hợp thì số kiểu hình tối đa ở đời con là 2 n .<br />

(5) Trên Trái Đất không thể tìm được 2 người có kiểu gen khác nhau vì số kiểu gen dị hợp là quá lớn.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 19. Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a<br />

quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F 1 , các cây F 1 tự thụ phấn<br />

được F 2 . Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lý<br />

<strong>thuyết</strong>, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F 2 sẽ là:<br />

A. Trên mỗi cây chỉ có một loài hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm 75%.<br />

B. Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó cây có hoa đỏ chiếm 75%.<br />

C. Trên mỗi cây có cả hoa đỏ và hoa trắng, trong đó hoa đỏ chiếm 75%.<br />

D. Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa đỏ chiếm 75%.<br />

Câu 20. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Gieo hạt vàng thuần chủng và hạt xanh thuần<br />

chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F 1 và cho chúng tự thụ phấn được các<br />

hạt F 2 . Nhận định nào dưới đây là không chính xác nhất về các kết quả của phép lai nói trên:<br />

A. Ở thế hệ lai F 1 ta sẽ thu được toàn bộ là hạt vàng dị hợp.<br />

B. Trong số toàn bộ các hạt thu được trên cây F 1 ta sẽ thấy tỷ lệ 3 vàng : 1 xanh.<br />

C. Nếu tiến hành gieo các hạt F 2 và cho chúng tự thụ phấn nghiêm ngặt, sẽ có những cây chỉ tạo ra hạt<br />

xanh.<br />

D. Trên tất cả các cây F 1 , chỉ có một loại hạt được tạo ra hoặc hạt vàng, hoặc hạt xanh.<br />

Câu 21. Trong phép lai một cặp tính trạng tưorng phản (P), cần phải có bao nhiêu điều kiện trong các<br />

điều kiện sau để F 2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn?<br />

a) Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST.<br />

b) Tính trạng trội phải hoàn toàn.<br />

c) Số lượng cá thể thu được ở đời lai phải lớn.<br />

d) Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.<br />

e) Mỗi gen quy định một tính trạng.<br />

Trang <strong>10</strong>


f) Bố và mẹ thuần chủng.<br />

Số điều kiện cần thiết là:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 22. Cho hai mệnh đề (a) và (b), nhận xét nào sau đây về hai mệnh đề là đúng:<br />

(a) Lai phân tích dùng để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang kiểu hình lặn vì<br />

(b) Phép lai phân tích ứng dụng quy luật phân li độc lập.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu 23. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Đem gieo các hạt vàng thuần chủng và hạt xanh<br />

thuần chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F 1 và cho chúng tự thụ phấn được<br />

các hạt F 2 . Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về các kết quả của phép lai nói trên là?<br />

(a) Ở thế hệ hạt lai F 1 ta sẽ thu được toàn bộ là các hạt vàng dị hợp.<br />

(b) Trong số toàn bộ các hạt thu được trên cây F 1 ta sẽ thấy tỷ lệ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh.<br />

(c) Nếu tiến hành gieo các hạt F 2 và cho chúng tự thụ phấn nghiêm ngặt, sẽ có những cây chỉ tạo ra<br />

hạt xanh.<br />

(d) Trên tất cả các cây F 1 , chỉ có một loại hạt được tạo ra hoặc hạt vàng, hoặc hạt xanh.<br />

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4<br />

Câu 24. Ở bò gen D quy định lông đen là ưội hoàn toàn so với gen d quy định lông vàng. Một con bò đực<br />

lông đen giao phối với con bò cái thứ nhất thì thu được một con bê lông đen thứ nhất. Cũng con bò đực<br />

lông đen ấy giao phối với con bò cái thứ hai thì được một con bê lông đen thứ hai, giao phối với con bò<br />

cái thứ ba thì được con bê lông vàng. Theo kết quả này người ta có một số nhận định sau:<br />

(1) Có 4 con bò và bê chắc chắn biết được kiểu gen.<br />

(2) Bò cái thứ hai chắc chắn mang alen lặn, bò cái thứ ba chắc chắn mang alen trội.<br />

(3) Trong kiểu gen của 7 con bò và bê trên có tổng cộng 4 alen trội và 6 alen lặn trở lên.<br />

(4) Nếu lai phân tích bò cái thứ hai kết quả cho bê con thứ tư có lông đen thì con bò này có kiểu gen<br />

đồng hợp trội.<br />

Số nhận định sai là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 25. Đặc điểm nào sau không phải của tác động gen không alen?<br />

A. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh.<br />

B. Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.<br />

C. Xảy ra hiện tượng gen trội lấn át gen lặn alen với nó.<br />

D. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở đời con.<br />

Câu 26. Cho các nội dung sau về tương tác gen:<br />

(I) Tương tác gen thực ra là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.<br />

(II) Chỉ có sự tương tác giữa các gen không alen còn các gen không alen không có sự tương tác với nhau.<br />

(III) Tương tác bổ sung chỉ xảy ra giữa hai gen không alen còn từ 3 gen trở lên không có tương tác này.<br />

(IV) Màu da của con người do ít nhất 3 gen tương tác cộng gộp, càng có nhiều gen trội da càng đen.<br />

(V) Trong tương tác cộng gộp, các gen có vai trò như nhau trong việc hình thành tính trạng.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 27. Cho tính trạng và kiểu hình biểu hình sau, có thể xếp các tính trạng này vào quy luật tương tác<br />

gen nào:<br />

Tính trạng<br />

Quy luật tương tác<br />

a. Màu hoa. (đỏ - vàng - trắng)<br />

b. Chiều dài tai nhỏ.<br />

1. Tương tác bổ sung<br />

c. Lông (đen - xám - trắng)<br />

d. Màu da. (đen - trắng)<br />

e. Màu hạt của lúa mì.<br />

2. Tương tác át chế<br />

(đỏ đậm - đỏ - đỏ hồng - hồng- trắng)<br />

Trang <strong>11</strong>


f. Hình dạng quả. (tròn - dẹt - dài)<br />

g. Hình dạng mào gà.<br />

(quả đào - hoa hồng - hạt đậu - chiếc lá) 3. Tương tác cộng gộp<br />

h. Chiều cao cây ngô.<br />

A. 1 -(a, e, f); 2-(g); 3-(b, c, d, h). B. 1-(a, e, g); 2-(c, f); 3-(b, d, h).<br />

C. 1-(a, f, g); 2-(c); 3-(b, d, e, g, h). D. 1-(a, f, g); 2-(c, d); 3-(b, e, g, h).<br />

Câu 28. Muốn phân biệt được hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn với hiện tượng gen đa hiệu người ta<br />

làm như thế nào?<br />

A. Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai.<br />

B. Dùng đột biến gen để xác định<br />

C. Tạo điều kiện để xảy ra hoán vị.<br />

D. Dùng phương <strong>phá</strong>p lai phân tích.<br />

Câu 29. Khi nghiên cứu ở ruồi giấm Moocgan nhận thấy ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, lông<br />

cứng ra, trứng đẻ ít đi, tuổi thọ ngắn...Hiện tượng này được giải thích:<br />

A. Gen cánh cụt đã bị đột biến.<br />

B. Tất cả các tính hạng ứên đều do gen cánh cụt gây ra.<br />

C. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động trực tiếp của môi trường lên gen quy định cánh cụt.<br />

D. Gen cánh cụt đã tương tác với gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác.<br />

Câu 30. Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều gen thì:<br />

A. Các dạng trung gian tạo ra càng nhiều.<br />

B. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.<br />

C. Xu hướng chuyển sang tác động bổ trợ.<br />

D. Vai trò của các gen trội bị giảm xuống.<br />

Câu 31. Khi cho các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số cặp gen lai với nhau thu được F 1 đồng<br />

tính, cho F 1 giao phối với nhau thu được F 2 . Sau đây là các tỉ lệ kiểu hình của F 2 ở các cặp bổ mẹ:<br />

Cặp bố mẹ I II III IV<br />

Tỉ lệ kiểu hình 9:7 63:1 9:3:3:1 <strong>12</strong>:3:1<br />

Cặp bố mẹ V VI VII VIII<br />

Tỉ lệ kiểu hình 9:6:1 13:3 15:1 255:1<br />

Nếu biết rằng các cặp gen này tương tác với nhau thì có bao nhiêu cặp bố mẹ có tính trạng chịu sự di<br />

truyền theo quy luật tương tác bổ trợ và tương tác cộng gộp:<br />

A. 3 B. 5 C. 6 D. 8<br />

Câu 32. Cho các nội dung sau:<br />

(I) Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.<br />

(II) Các tính trạng <strong>khối</strong> lượng, thể tích sữa, tỉ lệ nạt mỡ chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.<br />

(III) Tính trạng thường chịu ảnh hưởng của tương tác cộng gộp là tính trạng chất lượng.<br />

(IV) Tương tác gen tạo ra biến dị tổ hợp.<br />

(V) Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học <strong>thuyết</strong> Menđen mà còn mở rộng thêm học<br />

<strong>thuyết</strong> Menđen.<br />

(VI) Hiện tượng gen gây chết tạo ra tỉ lệ 2 : 1 là tác động của gen đa hiệu.<br />

(VII) Hiện tượng con lai sinh ra có kiểu hình hoàn toàn không giống bố mẹ chỉ tìm thấy ở hiện tượng<br />

tương tác gen.<br />

Có bao nhiêu nội dung sai?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 33. Ở một loài động vật, màu lông được quy định bởi 2 cặp gen không alen (A, a và B, b) phân li độc<br />

lập tác động qua lại theo sơ đồ sau:<br />

Trang <strong>12</strong>


Giao phối 2 cá thể thuần chủng khác nhau (lông đen và lông trắng) thu được F 1 toàn cá thể lông xám. Cho<br />

F 1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là:<br />

A. 9 xám : 3 trắng : 4 đen.<br />

B. 9 xám : 3 đen : 4 trắng<br />

C. 9 xám : 7 đen.<br />

D. <strong>12</strong> xám : 3 đen : 1 trắng.<br />

Câu 34. Cho F 1 dị hợp 2 cặp gen lai với nhau ở thế hệ F 2 thu được tỉ lệ 9 cao: 7 thấp.<br />

- Cho F 1 lai với cá thể thứ 1. Thế hệ lai thu được 3 cao : 1 thấp.<br />

- Cho F 1 lai với cá thể thứ 2. Thế hệ lai thu được 1 cao : 3 thấp.<br />

Kiểu gen của cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:<br />

A. AABb và aabb. B. AaBb và Aabb. C. Aabb và aabb. D. AaBb và aabb.<br />

Câu 35. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen<br />

đồng hợp lặn, thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F 1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng ở<br />

P, đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra,<br />

sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật:<br />

A. Tương tác át chế.<br />

B. Tương tác cộng gộp.<br />

C. Tương tác bổ sung.<br />

D. Phân ly.<br />

Câu 36. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập.<br />

Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:<br />

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu<br />

được F 1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F 2 là:<br />

A. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.<br />

B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng<br />

C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.<br />

D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.<br />

Câu 37. Phép lai giữa hai ruồi giấm cánh vênh cho ra 50 con cánh vênh và 24 con cánh thẳng với giả<br />

<strong>thuyết</strong> này ý kiến nào sau đây là hợp lý hơn cả?<br />

A. Bố mẹ không thể thuần chủng.<br />

B. Alen cánh vênh là đột biến trội gây chết<br />

C. Gen gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn.<br />

D. Không thể xuất hiện ruồi cánh vênh dị hợp.<br />

Câu 38. Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa đỏ đậm (Đ), cánh hoa đỏ tươi<br />

(T) và cánh hoa đỏ nhạt (N). Có hai dòng thuần Đ khác nhau (kí hiệu là Đ 1 và Đ 2 ) khi tiến hành đem lai<br />

với hai dòng thuần T và N thu được kết quả như sau:<br />

Kiểu hình F 2<br />

Phép lai Cặp bố, mẹ (P) Kiểu hình F 1<br />

Đ N T<br />

1 Đ 1 x N <strong>10</strong>0% Đ 479 39 <strong>11</strong>9<br />

2 Đ 1 x T <strong>10</strong>0% Đ 90 0 31<br />

Trang 13


3 T x N <strong>10</strong>0% T 0 44 132<br />

4 Đ 2 x N <strong>10</strong>0% Đ 182 60 0<br />

5 Đ 2 x T <strong>10</strong>0% Đ 287 24 73<br />

Phân tích kết quả các phép lai và cho biết quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật<br />

trên:<br />

A. Trội không hoàn toàn.<br />

B. Tương tác át chế lặn (9:4: 3).<br />

C. Tương tác bổ sung (9:6:1).<br />

D. Tương tác át chế trội (<strong>12</strong> : 3 :1).<br />

Câu 39. Điểm chung giữa quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền tương tác gen là:<br />

1. Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

2. Đều có tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 giống nhau.<br />

3. Đều có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen không alen.<br />

4. Đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 giống nhau.<br />

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 3, 4.<br />

Câu 40. Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng<br />

tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:<br />

Theo sơ đồ trên thì có bao nhiêu kiểu gen cho hoa màu vàng và bao nhiêu kiểu gen cho hoa đỏ?<br />

A. 2 và 8. B. 4 và 8. C. 8 và 4. D. 2 và 4.<br />

Câu 41. Trong phép lai 1 cặp ruồi giấm, F 1 thu được tỉ lệ 2 cái: 1 đực. Dựa vào kết quả phép lai này, hãy<br />

cho biết trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng:<br />

(1) Có hiện tượng gen gây chết ở ruồi đực.<br />

(2) Gen gây chết là gen trội.<br />

(3) Nếu cho F 1 tạp giao sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình 3 đực : 4 cái.<br />

(4) Lai phân tích ruồi cái đời P sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình 1 đực : 1 cái.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 42. Ở cà chua, A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, B quy định quả tròn<br />

trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. Cho F 1 lai phân tích thu được kết quả sau: 5 đỏ, tròn: 1<br />

vàng, tròn: 5 đỏ, bầu dục: 1 vàng, bầu dục. Biết nếu loài này bị đột biến dị bội, số lượng NST của thể này<br />

tối đa sẽ bằng số lượng NST của thể bốn và tối thiểu là thể ba, không <strong>phá</strong>t sinh các đột biến nào khác nữa,<br />

giao tử lệch bội vẫn có sức sống bình thường. Dựa vào kết quả phép lai và đề bài, hãy cho biết có bao<br />

nhiêu nhận xét sau đúng:<br />

(1) Tính trạng màu quả và hình dạng quả di truyền phân li độc lập với nhau.<br />

(2) Tính trạng màu quả và hình dạng quả di truyền liên kết không hoàn toàn.<br />

(3) Số kiểu gen cây F 1 thỏa phép lai trên là 6.<br />

(4) Nếu biết cây F 1 không ở thể ba thì biết số kiểu gen cây F 1 thỏa phép lai trên là 2.<br />

(5) Số phép lai phân tích thỏa đề bài là <strong>12</strong>.<br />

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3<br />

Câu 43. Ở chuột, màu lông được quy định bởi một số alen, alen trội là trội hoàn toàn. Trong đó C b - đen,<br />

C c - kem, C s - bạc, C z - bạch tạng, theo thứ tự trội lặn là C b > C s > C c > C z . Có bao nhiêu dự đoán sau đây<br />

không đúng?<br />

(1) Nếu cho cá thể lông đen x cá thể lông bạc thì đời con có thể có 3 loại kiểu hình.<br />

(2) Xét các cá thể bình thường sẽ có tối đa 9 loại kiểu gen về các alen trên.<br />

(3) Nếu cho cá thể lông đen x cá thể lông đen thì đời con có thể có 3 loại kiểu hình.<br />

(4) Có tối đa 5 loại kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình lông đen.<br />

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4<br />

Trang 14


Câu 44. Ở chuột, màu lông do 2 gen quy định, mỗi gen có 2 alen. Nếu có mặt gen A, chuột sẽ có lông<br />

màu trắng, không có gen A nhưng có gen B chuột có lông nâu, không có cả 2 gen chuột cho lông màu<br />

xám. Các cặp gen phân li độc lập. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?<br />

(1) Cho chuột lông trắng dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau, tỉ lệ kiểu hình thu được là: <strong>12</strong> trắng : 3 nâu: 1 xám.<br />

(2) Chuột trắng thuần chủng gồm 2 kiểu gen quy định.<br />

(3) Cho chuột trắng AAbb giao phối với một chuột bất kì khác luôn cho đời con có kiểu hình lông trắng.<br />

(4) Cho chuột lông trắng giao phối với chuột lông xám có thế thu được đời con có 3 loại kiểu hình.<br />

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3<br />

Câu 45. Cho F 1 lai với nhau, đời con có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 3 cây quả tròn : 3 cây quả bầu dục : 1 cây quả<br />

dài. Tổ hợp nhận định các kết luận nào sau đây không đúng nhất?<br />

(1) Chỉ cần có mặt một trong 2 gen trội thì sẽ cho kiểu hình quả tròn.<br />

(2) Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.<br />

(3) Kiểu hình quả dài có kiểu gen đồng hợp lặn.<br />

(4) Có mặt cả 2 gen trội không alen thì mới có kiểu hình quả dẹt.<br />

A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng.<br />

B. (2) đúng, (3) đúng, (4) đúng.<br />

C. (1) sai, (2) đúng, (4) sai.<br />

D. (1) đúng, (2) sai, (4) sai.<br />

Câu 46. Khi nói về hiện tượng tương tác gen, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen với nhau.<br />

B. Tương tác gen không làm xuất hiện các kiểu hình mới ở đòi con so với bố mẹ.<br />

C. Tương tác gen thực chất là do sản phẩm của các gen tương tác với nhau.<br />

D. Tương tác gen là hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau tạo ra kiểu hình mới.<br />

Câu 47. Ở một loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại<br />

cho hoa màu trắng. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

(1) Tính trạng màu hoa là kết quả của tác động bổ trợ giữa 2 gen A và B.<br />

(2) Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F 1 thu được hoa giống toàn hoa đỏ thì kiểu gen đời P là<br />

aaBB x aabb.<br />

(3) Lai phân tích cây đậu F 1 ở phép lai aaBB x aabb sẽ thu được tỉ lệ đời con <strong>10</strong>0% hoa trắng.<br />

(4) Phép lai có thể thu được hoa đỏ thuần chủng là AaBB x AaBb.<br />

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1<br />

Câu 48. Theo dõi sự di truyền màu sắc của quả một loài cây người ta thu được đời con phân li với tỉ lệ: 4<br />

quả đỏ : 3 quả vàng : 1 quả xanh.<br />

Người ta đưa các kết luận về sự di truyền như sau:<br />

(1) Màu sắc quả có thể di truyền theo quv luật tương tác át chế trội hoặc át chế lặn.<br />

(2) Nếu màu quả chịu tương tác át chế trội thì khi lai 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen sẽ cho tỉ lệ kiểu hình đời<br />

con là 9:3:4.<br />

(3) Nếu có mặt 2 gen trội không alen với nhau, cây có thể cho 1 trong 3 kiểu hình quả đỏ, vàng hoặc xanh.<br />

(4) Cây đồng hợp lặn về 2 cặp gen có thể cho kiểu hình quả đỏ.<br />

(5) Nếu màu quả chịu tương tác át chế lặn thì cây đồng hợp trội ở tỉ lệ đời con trên có quả màu đỏ.<br />

Số kết luận đúng là:<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 49. Ở một loài côn trùng, khi côn trùng mắt đỏ lai phân tích ở Fa có tỉ lệ kiểu hình 2 con cái mắt đỏ :<br />

1 con đực mắt trắng : 1 con đực mắt đỏ. Dựa vào phép lai trên hãy cho biết có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

1. Tính trạng màu mắt di truyền theo tương tác gen bổ sung và di truyền liên kết với giới tính.<br />

2. Tính trạng màu mắt di truyền theo tương tác gen cộng gộp và di truyền liên kết với giới tính.<br />

3. Côn trùng mắt đỏ đem lai ở giới đồng giao.<br />

4. Côn trùng lai với côn trùng mắt đỏ, ở giới dị giao và có kiểu gen đồng hợp lặn.<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 50. Cho chuột F 1 tạp giao với tạp giao với các chuột khác trong 3 phép lai sau:<br />

- Phép lai 1: Thế hệ con phân li theo tỉ lệ 6 lông trắng : 1 lông nâu : 1 lông xám.<br />

- Phép lai 2: Thế hệ con phân li theo tỉ lệ 4 lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám.<br />

- Phép lai 3: Thế hệ con phân li theo tỉ lệ <strong>12</strong> lông trắng : 3 lông nâu : 1 lông xám.<br />

Trang 15


Biết gen quy định nằm trên NST thường.<br />

Cho các kết luận sau:<br />

(1) Quy luật di truyền trong 3 phép lai trên là tương tác át chế trội.<br />

(2) Con chuột F 1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.<br />

(3) Chuột khác ở phép lai 1 có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen, trong đó cặp gen dị họp mang gen không át<br />

chế.<br />

(4) Chuột khác ở phép lai 2 có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen, trong đó cặp gen đồng hợp mang gen không<br />

át chế.<br />

(5) Chuột F 1 đem lai phân tích sẽ cho tỉ lệ đời con 1 lông trắng : 2 lông nâu : 1 lông xám.<br />

Số kết quả đúng là:<br />

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3<br />

Câu 51. Khi tiến hành các phép lai giữa cá thể cà chua, người ta thu được kết quả sau đây :<br />

- Phép lai 1: Cà chua quả tròn x cà chua quả dài thu được đồng loạt quả tròn.<br />

- Phép lai 2: Cà chua quả dẹt x cà chua quả dài thu được đồng loạt quả dẹt.<br />

- Phép lai 3: Cà chua quả dẹt x cà chua quả tròn thuần chủng thu được tỉ lệ 1 quả dẹt : 1 tròn.<br />

- Phép lai 4: Cà chua quả tròn x cà chua quả tròn thu được tỉ lệ 1 quả tròn : 2 quả dẹt : 1 quả dài.<br />

- Phép lai 5: Cà chua quả dẹt x cà chua quả dẹt thu được tỉ lệ 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài.<br />

Cho các nhận định sau về kết quả các phép lai trên :<br />

1. Màu quả chịu ảnh hưởng tương tác bổ trợ.<br />

2. Trong 5 phép lai, ở đời P có 5 cây cà chua có kiểu gen thuần chủng.<br />

3. Có 1 phép lai bố hoặc mẹ mang gen dị hợp.<br />

4. Có 2 phép lai bố và mẹ mang gen dị hợp.<br />

5. Có 1 phép lai cả hai cây đời P đều chưa biết rõ kiểu gen.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 52. Khi tiến hành một phép lai giữa các giống gà, người ta thu được kết quả sau:<br />

1. Cho gà lông trắng x gà lông nâu thuần chủng thu được tỉ lệ 1 gà lông trắng : 1 gà lông nâu.<br />

2. Cho gà lông trắng x gà lông trắng thu được tỉ lệ 13 gà lông trắng : 3 gà lông nâu.<br />

3. Cho gà lông nâu x gà lông nâu thu được tỉ lệ 1 gà lông trắng : 3 gà lông nâu.<br />

Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Dựa vào kết quả của các phép lai trên người ta<br />

đưa ra các kết luận sau:<br />

a) Gà lông trắng ở phép lai 1 có 6 kiểu gen khác nhau thỏa yêu cầu.<br />

b) Phép lai 1 có 6 sơ đồ lai khác nhau thỏa yêu cầu.<br />

c) Đời P ở phép lai 3 có cùng kiểu gen.<br />

Tổ hợp nhận định đúng về các kết luận là:<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (c) đúng.<br />

B. (a) sai, (b) đúng, (c) sai.<br />

C. (a) sai, (b) đúng, (c) đúng<br />

D. (a) đúng, (b) sai, (c) đúng.<br />

Câu 53. Cho hai mệnh đề (a) và (b), có nhận xét gì về hai mệnh đề này:<br />

a. Gen HbA là gen đa hiệu vì<br />

b. Gen HbS đột biến từ gen HbA gây bệnh hồng cầu hình liềm gây ra hàng loạt rối loạn bệnh lí.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu 54. Cho bảng thông tin sau về đặc điểm các gen phân loại theo sự tác động kiểu hình:<br />

Cột A<br />

Cột B<br />

(1) Gen đa hiệu (a) Hoạt động ở quá trình sớm của giai đoạn <strong>phá</strong>t triển cá thể<br />

(2) Gen gây chết (b) Gen làm cho đặc điểm của gen khác không biểu hiện được<br />

(3) Gen át chế (c) Tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng<br />

(4) Gen bổ trợ (d) Có sự tác động qụa lại với nhau làm xuất hiện kiểu hình mới<br />

Tổ hợp kết nối thông tin sai là:<br />

Trang 16


A. (1)-(c); (2)-(a); (3)-(b)<br />

B. (1)-(c); (2)-(a); (4)-(d)<br />

C. (1)-(c); (3b); (4)-(d)<br />

D. (1)-(c); (2)-(b); (4)-(d)<br />

Câu 55. Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen:<br />

A. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm<br />

phân và thụ tinh.<br />

B. Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ<br />

hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh.<br />

C. Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí do trao đổi chéo sẽ<br />

phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.<br />

D. Các gen không alen có cùng locut trên cặp NST đồng dạng liên kết chặt chẽ với nhau trong giảm<br />

phân và thụ tinh.<br />

Câu 56. Xét các kết luận sau đây:<br />

(1) Hoán vị gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.<br />

(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến.<br />

(4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kểt với nhau.<br />

(5) Số nhóm gen liên kết luôn bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.<br />

Có bao nhiêu kết luận sai?<br />

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 57. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn<br />

toàn, sự phân li kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con của phép lai: ABD/abd x ABD/abd có kết quả:<br />

A. Như kết quả lai một cặp tính trạng ở F 2 .<br />

B. Như kết quả tương tác bổ sung ở F 2 .<br />

C. Giống tác động cộng gộp 2 kiểu gen ở F 2 .<br />

D. Giống kết quả phép lai 2 cặp tính trạng phân li độc lập ở F 2 .<br />

Câu 58. Trong quá trình di truyền các tính trạng có hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và<br />

không xảy ra đột biến. Hiện tương trên xảy ra là do:<br />

a) Các gen quy định các cặp tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và xảy ra trao đổi đoạn<br />

tương ứng.<br />

b) Các tính trạng trên do một gen quy định.<br />

c) Các gen quy định các tính trạng trên liên kết hoàn toàn.<br />

d) Nhiều gen quy định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung.<br />

Câu trả lời đúng là:<br />

A. (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (3). D. (2), (3).<br />

Câu 59. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? Tần số hoán vị gen được tính bằng:<br />

A. Tỷ lệ phần trăm mang gen hoán vị.<br />

B. Tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể mang giao tử hoán vị trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.<br />

C. Kết quả của phép tính: <strong>10</strong>0% - tỷ lệ phần trăm số giao tử mang gen liên kết.<br />

D. Tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể mang kiểu hình khác bố mẹ trên tổng cá thể thu được phép lai phân tích.<br />

Câu 60. Cho khoảng cách giữa các gen (cM) như sau:<br />

O-R : 3; R-A : 13; R-G : 5; M-R : 7; G-A : 8; O-G : 8; M-G : <strong>12</strong>; G-N : <strong>10</strong>; O-N : 18.<br />

Trật tự sắp xếp nào sau đây là đúng:<br />

A. MORGAN. B. MOGANR. C. MAGNOR. D. MORNAG.<br />

Câu 61. Khi lai thuận và lai nghịch hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có<br />

tua cuốn với nhau đều được F 1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó cho F 1 giao phấn với nhau được F 2 có tỉ<br />

lệ 3 hạt trơn có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. Cho biết một gen quy định một tính trạng. Trong<br />

các kết luận sau kết luận nào là không chính xác về phép lai trên?<br />

A. Hai tính trạng di truyền liên kết theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.<br />

B. Các gen quy định hai tính trạng nằm trên NST thường.<br />

C. Hạt trơn, có tua cuốn là hai tính trạng trội hoàn toàn.<br />

Trang 17


D. Mỗi tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden.<br />

Câu 62. Cho hình ảnh sau mô tả quá trình trao đổi chéo tạo ra các giao tử tái tổ hợp gen:<br />

Cho biết vị trí các alen A, a, B, b. Dựa vào hình vẽ hãy cho biết hoán vị gen xảy ra ở cặp alen nào và kết<br />

quả của quá trình giảm phân này tạo ra các giao tử tái tổ hợp nào?<br />

A. Hoán vị xảy ra ở cặp alen A và a, giao tử tái tổ hợp: Ab, aB.<br />

B. Hoán vị xảy ra ở cặp alen B và b, giao tử tái tổ hợp: Ab, aB.<br />

C. Hoán vị xảy ra ở cặp alen A và a, giao tử tái tổ hợp: AB, ab.<br />

D. Hoán vị xảy ra ở cặp alen B và b, giao tử tái tổ hợp: AB, ab.<br />

Câu 63. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B:quả tròn, b:quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này<br />

cùng nằm trên một NST tương đồng. Hiện tượng nào dưới đây không xảy ra quá trình di truyền?<br />

A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen chi phối tính trạng trong quá trình di truyền.<br />

B. Thay đổi vị trí của các gen trên NST tương đồng do trao đổi chéo trong giảm phân.<br />

C. Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp.<br />

D. Xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp tạo ra các tổ hợp gen mới.<br />

Câu 64. Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen<br />

Aa Bd<br />

bD<br />

không xảy ra đôt biến nhưng<br />

xảy ra hoán vị gen giữa alen B và alen b. Theo lí <strong>thuyết</strong>, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm<br />

phần của tế bào trên là:<br />

A. ABd, aBD, abD, Abd hoặc ABD, aBd, AbD, abd.<br />

B. ABd, abD, aBd, AbD hoặc ABd, Abd, aBD, abD.<br />

C. ABD, abd, aBD, Abd hoặc aBd, abd, ABD, AbD.<br />

D. ABd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd.<br />

Câu 65. Cho các nội dung sau về liên kết gen và hoán vị gen:<br />

(1) Liên kết gen là hiện tượng phổ biến hơn phân li độc lập.<br />

(2) Các gen nằm trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.<br />

(3) Sự hoán vị gen xảy ra ở kì đầu giảm phân I giữa hai crômatit chị em.<br />

(4) Tần số hoán vị gen thường được xác định nhờ phép lai phân tích.<br />

(5) Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân còn các hình thức phân bào khác không có hiện tượng này.<br />

(6) Xét cá thể có 2 cặp gen dị hợp liên kết với nhau hoàn toàn, nếu cho cá thể này tự thụ sẽ không xuất<br />

hiện tượng biến dị tổ hợp ở đời con.<br />

Có bao nhiêu nội dung sai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 66. Có thể chứng minh được hai gen cùng nằm trên một NST có khoảng cách bằng 50 cM bằng cách<br />

sử dụng:<br />

A. Gây đột biến gen. B. Lai phân tích.<br />

C. Lai thuận nghịch. D. Gen thứ 3 nằm ở khoảng giữa 2 gen.<br />

Câu 67. Cho bảng thông tin sau về các sự kiên xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể:<br />

Sự kiện xảy ra<br />

Số loại giao tử được gấp lên<br />

1. Trao đổi chéo đơn (tại một điểm). a. 3 lần.<br />

2. Trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc. b. 2 lần.<br />

3. Trao đổi chéo tại 2 điểm cùng lúc (trao đổi chéo kép). c. 4 lần.<br />

Hãy nối sự kiện xảy ra và số loại giao tử được gấp lên cho phù hợp:<br />

A. 1-a; 2-c; 3-b. B. 1- c; 2-a; 3-b. C. 1-b; 2-a; 3- c. D. 1- c; 2-b; 3-a.<br />

Trang 18


Câu 68. Trật tự phân bố các gen tính theo đơn vị trao đổi chéo trên NST số 2 của ruồi giấm là: 1 - Râu<br />

cụt; 44, 5 - Mình đen; 63,2 - Cánh cụt; 14 - Cánh teo; 55,7 - Mắt tía; <strong>10</strong>8,5 - Thân đốm. Đột biến mất<br />

đoạn 15-50 và 60-70 trên NST số 2. Trật tự phân bố các gen trên NST sau đột biến là:<br />

A. Râu cụt - Cánh teo - Mắt tía - Mình đen - Thân đốm.<br />

B. Râu cụt - Cánh teo - Mắt tía - Thân đốm.<br />

C. Râu cụt - Cánh teo - Thân đốm.<br />

D. Râu cụt - Cánh teo - Mình đen - Cánh cụt - Thân đốm.<br />

Câu 69. Cho các nội dung sau:<br />

(1) Moocgan <strong>phá</strong>t hiện hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn nhờ phép lai thuận nghịch.<br />

(2) Đơn vị khoảng cách trên bản đồ là centimoocgan ứng với tần số hoán vị gen <strong>10</strong>%.<br />

(3) Hiện tượng liên kết gen giúp duy trì sự ổn định các tính trạng của loài.<br />

(4) Hoán vị gen và đột biến là hai hiện tượng không bình thường trong quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

(5) Trong thực tế, hiện tượng hoán vị gen của đa số các loài đều xảy ra ở hai giới với tần số bằng nhau.<br />

(6) Nhờ việc lập bản đồ di truyền, con người có thể giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách mò<br />

mẫm và rút ngắn được thời gian tạo giống.<br />

Có bao nhiêu nội dung chính xác?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 70. Sự khám <strong>phá</strong> ra quy luật di truyền liên kết gen đã không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật<br />

phân li độc lập vì:<br />

A. Mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn.<br />

B. Các gen cùng trên cùng 1 NST liên kết với nhau còn các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng sẽ<br />

phân li độc lập với nhau trong quá trình di truyền.<br />

C. Trong tế bào, số lượng gen là rất lớn còn số lượng NST bị hạn chế.<br />

D. Trên mỗi cặp NST có rất nhiều cặp gen và trong mỗi tế bào lại có nhiều cặp NST đồng dạng nhau.<br />

Câu 71. Trường hợp nào sau đây làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp?<br />

(I) Trường hợp gen này có tác dụng kiềm hãm không cho gen alen với nó biểu hiện ra kiểu hình.<br />

(II) Trường hợp hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò<br />

tương đương nhau.<br />

(III) Trường hợp hai hay nhiều gen khác locut tác động qua lại quy định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ.<br />

(IV) Trường hợp một gen cùng chi phối sự <strong>phá</strong>t triển của nhiều tính trạng.<br />

A. IV. B. II. C. II, III. D. I, II, III.<br />

Câu 72. Trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, tạp giao 2 cơ thể dị hợp 2 cặp<br />

gen cho thế hệ lai có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,0625. Đây là tỉ lệ<br />

của quy luật di truyền nào?<br />

A. Quy luật hoán vị gen và tương tác gen.<br />

B. Quy luật liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen.<br />

C. Quy luật tương tác gen hoặc phân ly độc lập.<br />

D. Quy luật phân li độc lập hoặc hoán vị gen.<br />

Câu 73. Menden đã <strong>phá</strong>t hiện ra quy luật di truyền phân li độc lập ở 7 cặp tính trạng tương phản. Sau này<br />

các gen tương ứng quy định 7 cặp tính trạng này được tìm thấy trên 4 NST khác nhau. Phát biểu nào sau<br />

đây là phù hợp để giải thích cho kết luận trên?<br />

A. Mặc dù một số gen liên kết, song khoảng cách trên NST của chúng xa đến mức mà tần số tái tổ hợp<br />

của chúng đạt 50%.<br />

B. Mặc dù một số gen liên kết, song kết quả các phép lai cho kiểu hình phân li độc lập vì sự tái tổ hợp<br />

trong giảm phân không xảy ra.<br />

C. Hệ gen đơn bội của đậu Hà Lan chỉ có 4 NST.<br />

D. Mặc dù một số gen liên kết, song trong các thí nghiệm của Menden, chúng phân li độc lập một cách<br />

tình cờ.<br />

Câu 74. Ở một loài thực vật, hoa tím (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a), quả vàng (b) là lặn hoàn<br />

toàn so với quả xanh (B). Hai lôcut gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành phép lai giữa<br />

cây dị hợp 2 tính với cây hoa tím, quả vàng thuần chủng. Nhận định nào dưới đây là không chính xác về<br />

kết quả của phép lai?<br />

A. Nếu không có hoán vị, trong tổng số cây thu được ở đời con, cây hoa tím, quả vàng chiếm 50%.<br />

Trang 19


B. Tỉ lệ quả vàng và quả xanh ở đời con luôn xấp xỉ nhau bất kể tần số hoán vị bằng bao nhiêu.<br />

C. Đời con có 4 lớp kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen giữa 2 lôcut.<br />

D. Có hai dạng cây p có kiểu hình hoa tím, quả xanh thỏa mãn phép lai nói trên.<br />

Câu 75. Bản đồ gen ở NST số II của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) như sau:<br />

Nếu gọi cặp alen A, a quy định kiểu hình cánh dài - xén, cặp alen B,b quy định kiểu hình thân xám - đen,<br />

cặp alen D,d quy định kiểu hình chân ngắn - dài, cặp alen E, e quy định cánh thẳng - dãn. Biết alen lặn<br />

quy định kiểu hình thể đột biến.<br />

AB<br />

Thì 1 tế bào sinh tinh của cơ thể ruồi đưc có kiểu gen và tất cả tế bào sinh trứng của cơ thể ruồi cái<br />

ab<br />

DE<br />

có kiểu gen giảm phân bình thường cho tỉ lệ giao tử như thế nào?<br />

de<br />

A. Ruồi đực: 32,25% : 32,25% : 17,75% : 17,75%;<br />

Ruồi cái: 34,1% : 34,1% : 15,9% : 15,9%.<br />

B. Ruồi đực: 1 : 1;<br />

Ruồi cái: 34,1% : 34,1% : 15,9% : 15,9%.<br />

C. Ruồi đực: 1 : 1 : 1 :1 hoặc 1:1;<br />

Ruồi cái: <strong>10</strong>0%.<br />

D. Ruồi đực: 1 :1;<br />

Ruồi cái: 1 :1 :1 :1.<br />

Câu 76. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 2 cM,<br />

BC = 17 cM, BD = 6 cM, CD = 23 cM, AC = 15 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là:<br />

A. ABCD. B. CABD. C. BACD. D. DABC.<br />

Câu 77. Cho các quy luật di truyền sau đây:<br />

1. Quy luật phân li.<br />

2. Quy luật phân li độc lập.<br />

3. Quy luật tương tác gen.<br />

4. Quy luật liên kết gen.<br />

5. Quy luật hoán vị gen.<br />

Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở<br />

đời bố mẹ?<br />

A. 1,2, 4,5. B. 2,4,5. C. 2, 5. D. 2, 3, 5.<br />

AB<br />

Câu 78. Ở người xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng có kiểu gen Dd . Biết rằng các gen liên kết<br />

ab<br />

hoàn toàn. Nếu khi giảm phân có hiện tượng đột biến lệch bội ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd thì<br />

có bao nhiêu thành phần gen trong mỗi loại giao tử dưới đây có thể được tạo ra:<br />

(1) ABDD (2) Abdd (3) ABD (4) AB<br />

(5) abDD (6) abdd (7) abD (8) ABdd<br />

(9) ABDd (<strong>10</strong>) abDd (<strong>11</strong>) ab (<strong>12</strong>) abd<br />

A. 9 B. 3 C. <strong>10</strong> D. <strong>11</strong><br />

Câu 79. Giả sử không có hoán vị gen, không <strong>phá</strong>t sinh đột biến mới và cá thể đang xét thuộc giới đồng<br />

giao thì trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về nhóm gen liên kết?<br />

(1) Thể đa bội chẵn có thể số nhóm gen liên kết bằng một phần hai số lượng bộ NST của thể này.<br />

(2) Thể đa bội lẻ có thể có số nhóm gen liên kết bằng một phần ba số lượng bộ NST của thể này.<br />

(3) Thể đơn bội có số nhóm gen liên kết bằng số lượng bộ NST của thể này.<br />

(4) Thể song nhị bội có số nhóm gen liên kết bằng một nửa số lượng bộ NST của thể này.<br />

(5) Thể một kép có số nhóm gen liên kết bằng số lượng bộ NST đơn bội của loài.<br />

Trang 20


(6) Thể ba có số nhóm gen liên kết bằng số lượng bộ NST đơn bội của loài.<br />

(7) Thể không có số nhóm gen liên kết bằng số lượng bộ NST đơn bội của loài.<br />

A. 2 B. 4 C. 5 D. 7<br />

Câu 80. Nguyên nhân <strong>phá</strong>t sinh biến dị tổ hợp là:<br />

A. Sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập hay do sự hoán vị gen trong giảm phân và tổ hợp tự do của<br />

các cặp nhiễm sắc thể.<br />

B. Sự giảm số lượng nhiễm sắc thế trong giảm phân đã tạo tiền đề cho sự hình thành các hợp tử lưỡng<br />

bội khác nhau.<br />

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng khi bố, mẹ có kiểu hình khác nhau.<br />

D. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái, tạo thành nhiều kiểu tổ hợp giao tử.<br />

Câu 81. Phát biểu nào sau đây đúng với hai mệnh đề sau:<br />

a) Số nhóm gen liên kết thường nhiều hơn số NST trong bộ đơn bội của loài vì<br />

b) Hiện tượng hoán vị gen xảy ra phổ biến.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Ab<br />

Câu 82. Xét môt tế bào sinh tinh có kiểu gen X D Y giảm phân bình thường. Cho trường hợp giảm<br />

aB<br />

phân tạo các loại tinh trùng sau đây, biết rằng các tinh trùng tạo ra đều sống sót:<br />

(1) AbX D ; abY.<br />

(2) ABX D ; ABY; abX D ; abY.<br />

(3) AbY; aBX D .<br />

(4) AbX D ; AbY; aBY; aBX D .<br />

(5) ABX D ; abY.<br />

(6) ABY; abX D .<br />

(7) ABX D ; AbX D ; aBY; abY.<br />

(8) ABY; AbY; aBX D ; abX D .<br />

(9) AbX D ; aBY.<br />

(<strong>10</strong>) abX D ; AbX D ; aBY; ABY.<br />

(<strong>11</strong>) abY; AbY; ABX D ; aBX D .<br />

Số trường hợp có thể xảy ra là:<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 8<br />

Câu 83. Trật tự phân bố các gen tính theo đơn vị trao đổi chéo trên nhiễm sắc thể số 2 của ruồi giấm là:<br />

0 - Râu cụt; 48,5 - Mình đen; 65,6 - Cánh cụt; 13 - Cánh teo; 54,5 - Mắt tía; <strong>10</strong>7,5 - Thân đốm. Đột biến<br />

đảo 50 - 70 trên nhiễm sắc thể số 2.<br />

Trật tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể sau đột biến theo chiều từ phải sang trái là:<br />

A. Thân đốm - mình đen - cánh teo - râu cụt.<br />

B. Râu cụt - cánh teo - mình đen - cánh cụt - mắt tía - thân đốm.<br />

C. Râu cụt - cánh teo - mình đen - thân đốm.<br />

D. Thân đốm - mắt tía - cánh cụt - mình đen - cánh teo - râu cụt.<br />

DE<br />

Câu 84. Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa:<br />

de<br />

A. 8 loại giao tử. B. 32 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 16 loại giao tử.<br />

Câu 85. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể<br />

tương đồng ở kì đầu 1.<br />

(2) Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể.<br />

(3) Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.<br />

(4) Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị.<br />

(5) Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu ở<br />

trên là không đúng?<br />

Trang 21


A. 3 B. 1 C. 2 D. 4<br />

ABD<br />

Câu 86. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo giữa các crômatit thì sẽ<br />

abc<br />

tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử:<br />

A. 8 loại giao tử. B. 32 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 16 loại giao tử.<br />

Câu 87. Phát biểu nào sau đây đúng với hai mệnh đề trên:<br />

a) Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%<br />

b) Các gen nằm trên NST tương đồng có xu hướng liên kết với nhau.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu 88. Ở một loài thực vật lưỡng bội khi nghiên cứu tính trạng màu hoa và kích thước quả người ta thu<br />

được kết quả sau:<br />

- Phép lai thứ nhất thu được tỉ lệ 3 cây hoa đỏ, quả nhỏ : 1 cây hoa vàng quả to.<br />

- Phép lai thứ hai thu được tỉ lệ 2 cây hoa đỏ, quả nhỏ: 1 cây hoa vàng, quả nhỏ: 1 cây hoa đỏ, quả to.<br />

- nhưng khi lai phân tích các cây ở đời con có kiểu hình khác bố mẹ thì kết quả đồng tính.<br />

- Phép lai thứ ba thu được tỉ lệ như phép lai thứ hai nhưng khi lai phân tích các cây ở đời con có kiểu<br />

hình khác bố mẹ thì kết quả phân tính.<br />

Dựa vào kết quả trên hãy cho biết có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây đúng:<br />

(1) Ở gen quy định màu hoa và kích thước quả cùng nằm trên 1 NST thường.<br />

(2) Tính trạng hoa đỏ trội hơn hoa vàng, quả to trội hơn quả nhỏ.<br />

(3) Cây đời p ở phép lai thứ nhất có kiểu gen dị hợp tự đều và kiểu hình hoa đỏ quả nhỏ.<br />

(4) Phép lai thứ hai thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình giống tỉ lệ kiểu gen.<br />

(5) Cây đời P ở phép lai thứ ba đều có kiểu gen dị hợp tử chéo.<br />

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3<br />

Câu 89. Cho cây lai F 1 lần lượt giao phấn với với các cây khác, thu được kết quả như sau:<br />

Với cây thứ nhất có cùng bố mẹ thu được tỉ lệ 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng.<br />

Với cây thứ hai thu được ti lệ 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả vàng : 1 cây thấp, quả vàng.<br />

Với cây thứ ba thu được tỉ lệ 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng.<br />

Dựa vào kết qủa trên hãy cho biết có bao nhiêu kết quả đúng trong các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

a) Cây F 1 có kiểu gen dị hợp tử chéo.<br />

b) Cây thứ hai chứa một alen trội trong kiểu gen quy định quả đỏ.<br />

c) Đem lai phân tích cây thứ ba thu được ti lệ đời con 1 cây cao, quả vàng : 1 cây thấp, quả vàng.<br />

d) Đem lai phân tích một trong các cây ở đời con có tính trạng trội ở phép lai thứ ba sẽ không thu được kết<br />

quả đồng tính.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 90. Cho hai mệnh đề sau, nhận đúng nào sau đây đúng với hai mệnh đề này:<br />

Hoán vị gen không tạo ra nhóm gen liên kết mới.<br />

Hoán vị gen do hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo giữa hai NST đơn cùng cặp tương đồng.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) sai.<br />

Câu 91. Cho một loài thực vật, xét hai tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen<br />

trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên NST thường, hoán vị gen xảy ra trong quá trình <strong>phá</strong>t<br />

sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng với cây<br />

có kiểu hình lặn về của hai tính trạng trên (P), thu được F 1 . Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 . Biết<br />

rằng không xảy ra đột biến. Theo lí <strong>thuyết</strong>, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng về F 2 :<br />

(1) Có <strong>10</strong> loại kiểu gen.<br />

(2) Kiểu hình trội về hai tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.<br />

(3) Kiểu hình lặn về hai tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.<br />

(4) Có 2 loại kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen.<br />

Trang 22


A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 92. Cho các hình vẽ về các đoạn gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử:<br />

Dựa vào hình vẽ, hãy cho biết trong các <strong>phá</strong>t biểu sau có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

(1) Nếu trong 4 hình trên, mỗi hình đại diện cho 1 tế bào sinh tinh thì số loại giao tử tạo ra là 8.<br />

(2) Ba hình (b), (c), (d) đều là kết quả của hiện tượng hoán vị gen ở hình (a).<br />

(3) Hình (b) và (c) là trao đổi chéo tại 1 chỗ, hình (d) là trao đổi chéo tại hai chỗ.<br />

(4) Nếu xảy ra trao đổi tại hai chỗ không cùng lúc sẽ cho đồng thời kết quả hình (b) và (d).<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 93. Ở một loài cây, khi nghiên cứu về hai tính trạng, người ta thấy hai tính trạng này do 2 gen cùng<br />

nằm trên NST thường quy định, mỗi gen có 2 alen và alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cá thể dị hợp về<br />

2 cặp gen lai với nhau thu được F 1 . Dựa vào phép lai này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao<br />

nhiêu nhận định đúng, biết quá trình giảm phân tạo giao tử có xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở 2 giới.<br />

(1) Nếu có sự phân biệt giới tính thì số phép lai khác nhau thỏa mãn đề bài là 4.<br />

(2) Tỉ lệ kiểu hình trội cả 2 tính trạng ở F 1 luôn chiếm hơn một nửa đơn vị với tần số hoán vị gen ở 2<br />

giới là bất kì.<br />

(3) Ở F 1 , tỉ lệ kiểu hình trội về tính trạng này bằng tỉ lệ kiểu hình trội về tính trạng kia với tần số hoán vị<br />

gen ở 2 giới là bất kì.<br />

(4) Ở F 1 , tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng nhỏ hơn một nửa đơn vị so với tỉ lệ kiểu hình trội cả 2 tính<br />

trạng với tần số hoán vị gen ở 2 giới là bất kì.<br />

(5) Ở F 1 , tổng tỉ lệ kiểu hình lặn về 1 và 2 tính trạng bằng một nửa đơn vị với tần số hoán vị gen ở 2 giới<br />

là bất kì.<br />

(6) Ở F 1 , tổng tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng và lặn về 1 tính trạng nhất định bằng ba phần tư đơn vị<br />

với tần số hoán vị gen ở 2 giới là bất kì.<br />

(7) Ở F 1 , tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng đạt cực đại bằng ba phần tư đơn vị.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 94. Trong điều kiện không có đột biến, có hai tế bào sinh tinh của một loài thú có kiểu gen AB<br />

ab<br />

giảm phân.<br />

Trong những trường hợp sau đây có bao nhiêu trường hợp đúng:<br />

1. Tạo 2 loại giao tử AB và ab có tỉ lệ bằng nhau.<br />

2. Tạo 2 loại giao tử Ab và aB có tỉ lệ bằng nhau.<br />

3. Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.<br />

4. Tạo 4 loại giao tử với số giao tử liên kết gấp đôi số giao tử hoán vị.<br />

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2<br />

BD<br />

Câu 95. Môt tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa thưc hiện giảm phân tạo giao tử. Nếu quá trình giảm<br />

bd<br />

BD<br />

phân có sự không phân li của cặp NST mang 2 cặp gen trong giảm phân I thì những loại tinh trùng<br />

bd<br />

có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh này là:<br />

A. A BD bd và a hoặc A BD và a bd.<br />

B. A BD BD; a bd bd; A và a hoặc a BD BD: A bd bd; A và a.<br />

C. A BD: a bd; A và a hoặc a BD: A bd; A và a.<br />

D. A BD bd, A BD, a bd và a hoặc a BD bd, a BD. A bd và A<br />

Câu 96. Cho các nhận định sau:<br />

a) NST giới tính là NST chỉ chứa các gen quy định giới tính.<br />

Trang 23


) Trên NST giới tính, vùng tương đồng chiếm phần lớn NST.<br />

c) Ở sinh vật bình thường, NST giới tính có thể chỉ có 1 NST X, hoặc 2 NST như XX, XY.<br />

d) Để xác định giới tính, người ta thường áp dụng phương <strong>phá</strong>p di truyền học phân tử.<br />

e) Số lượng gen nằm trên NST X nhiều hơn hẳn so với số lượng gen nằm trên NST Y.<br />

Có bao nhiêu nhận định sai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 97. Cho bảng thông tin sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:<br />

Loài<br />

Đặc điểm về cặp NST giới tính<br />

1. Cá, chim, bướm, bò sát, lưỡng cư. a. Con đực là XX, con cái là XO.<br />

2. Ruồi giấm, thú, người. b. Con đực là XY, con cái là XX.<br />

3. Châu chấu, ong, bọ xít, rệp. c. Con đực là XO, con cái là XX.<br />

4. Bọ nhậy. d. Con đực là XX, con cái làXY.<br />

A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. C. 1- b, 2-d, 3-c, 4-a. D. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a.<br />

Câu 98. Khi nói về NST giới tính ở người, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen.<br />

B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.<br />

C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp.<br />

D. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.<br />

Câu 99. Trong trường hợp di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên các NST giới tính X, kết quả của<br />

phép lai thuận và lai nghịch khác nhau là do:<br />

A. Có sự thay đổi quá trình làm bố, làm mẹ trong quá trình lai.<br />

B. Do sự khác biệt trong cặp NST giới tính ở cơ thể bố và mẹ nên bố mẹ không đóng vai trò như nhau<br />

trong quá trình di truyền các tính trạng.<br />

C. Do hiện tượng di truyền chéo, cơ thể XX sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau.<br />

D. Do hiện tượng di truyền thẳng, cơ thể XY sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Cho các thông tin sau:<br />

I. Để tìm ra quy luật di truyền liên kết với giới tính, Moocgan kết họp giữa lai thuận nghịch và lai<br />

phân tích.<br />

II. Nhờ <strong>phá</strong>t hiện sự di truyền liên kết với giới tính ở một số tính trạng, con người có thể phân biệt<br />

được giới tính của vật nuôi ở giai đoạn trứng và con non sơ sinh.<br />

III.Ở người, gen nằm trên Y không alen trên X di truyền thẳng tức bố truyền con trai, mẹ truyền con<br />

gái.<br />

IV.Tật dính ngón số 2, 3 và túm lông trên tai là do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X<br />

quy định.<br />

Có bao nhiêu thông tin chưa chính xác?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>10</strong>1. Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết giới tính?<br />

A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X.<br />

B. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính là hiện tượng di truyền của tính trạng thường mà các gen đã<br />

xác định chúng nằm trên NST giới tính.<br />

C. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen.<br />

D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi<br />

là di truyền liên kết với giới tính.<br />

Câu <strong>10</strong>2. Cho các tính trạng sau, dựa vào kiến thức đã học kết hợp đáp án, hãy cho biết các tính trạng nào<br />

dưới đầy di truyền liên kết với giới tính?<br />

1. Màu mắt (đỏ - trắng) của ruồi giấm.<br />

2. Lông mèo (hung - đen - tam thề).<br />

3. Màu hoa (đỏ - trắng).<br />

4. Màu lông gà (vằn - nâu).<br />

5. Bệnh máu khó đông.<br />

6. Bệnh bạch tạng.<br />

A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 5.<br />

Trang 24


Câu <strong>10</strong>3. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST<br />

giới tính X ở người?<br />

A. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai.<br />

B. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên<br />

Y át chế.<br />

C. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái.<br />

D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Ở loài tằm (2n=28), để phân biệt đực cái ngay từ giai đoạn trứng người ta đã dùng cách gây đột<br />

biến chuyển đoạn:<br />

A. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST <strong>10</strong> sang NST X.<br />

B. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số <strong>10</strong>.<br />

C. Không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số <strong>10</strong>.<br />

D. Tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST số <strong>10</strong> sang NST X.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Ở mèo gen D quy định lông đen, gen d quy định lông hung đều nằm trên NST X, không có alen<br />

trên Y. Gen D trội không hoàn toàn nên mèo có kiểu gen dị hợp Dd có màu lông tam thể. Cho các nội<br />

dung sau, nội dung nào là không chính xác?<br />

A. Mèo đen và mèo hung xuất hiện cả ở hai giới đực và cái.<br />

B. Mèo tam thể chi có thể ở mèo cái, không có ở mèo đực.<br />

C. Mèo tam thể có khả năng sinh sản bình thường trong tự nhiên.<br />

D. Tính trạng màu lông tuân theo quy luật di truyền chéo.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Ở người tính trạng men răng do một gen quy định. Khi thống kê ở số đông những đứa trẻ sinh<br />

ra từ các cặp vợ chồng trong đó những người chồng đều xỉn men răng, còn những người vợ đều có men<br />

răng bình thường thì thấy 50% số con bị xỉn men răng đều là con gái, 50% số con còn lại có men răng<br />

bình thường toàn là con trai. Tính chất di truyền của bệnh xỉn men răng như thế nào?<br />

A. Xỉn men răng do một gen lặn nằm trên X quy định.<br />

B. Xỉn men răng do một gen trội nằm trên NST thường quy định.<br />

C. Xin men răng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.<br />

D. Xỉn men răng do một gen trội nằm trên X quy định.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Ở một loài chim yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép<br />

lai thu được kết quả như sau:<br />

- Phép lai 1: đực lông xanh X cái lông vàng —> F 1 : <strong>10</strong>0% lông vàng.<br />

- Phép lai 2: đực lông vàng X cái lông vàng —> F 1 : <strong>10</strong>0% lông vàng.<br />

- Phép lai 3: đực lông vàng X cái lông xanh —> F 1 : 50% cái vàng : 50% đực xanh.<br />

A. Liên kết với giới tính.<br />

B. Tương tác gen.<br />

C. Phân li độc lập của Menđen.<br />

D. Di truyền qua tế bào chất.<br />

Câu <strong>10</strong>8. Ý nghĩa trong của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là đối với y học là:<br />

A. Giúp phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm.<br />

B. Giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền liên kết với giới tính.<br />

C. Giúp hạn chế sự xuất hiện trong trường hợp bất thường của cặp NST giới tính.<br />

D. Giảm số trường hợp bất thường về số lượng của cặp NST giới tính<br />

Câu <strong>10</strong>9. Cho hai mệnh đề (a) và (b), có nhận xét gì về hai mệnh đề này:<br />

a) Bệnh bạch tạng và máu khó đông không đi kèm với nhau vì<br />

b) Gen quy định hai bệnh này nằm trên hai NST khác nhau.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

C. (a) sai, (b) đúng.<br />

D. (a) đúng, (b) sai.<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Khi nói về đặc điểm nhiễm sắc thể của tế bào, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Trong tế bào sinh dưỡng luôn có một cặp nhiễm sắc thể giới tính.<br />

B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen<br />

C. Nhiễm sắc thể giới tính có trong tế bào sinh dục và các tế bào sinh dưỡng.<br />

Trang 25


D. Trong tế bào sinh dưỡng chứa nhiều cặp nhiễm sắc thể thường và có thể chứa 1 cặp nhiễm sắc thể<br />

giới tính.<br />

Câu <strong>11</strong>1. Cho hai mệnh đề (a) và (b), có nhận xét gì về hai mệnh đề này:<br />

a. Bệnh mù màu và máu khó đông di truyền liên kết hoàn toàn vì<br />

b. Gen quy định hai bệnh này nằm trên NST X.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

C. (a) đúng, (b) sai.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Khi nói về NST giới tính có các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) NST giới tính chỉ có ở động vật.<br />

(2) NST giới tính có ở tất cả các loài động vật.<br />

(3) Ở những loài có NST giới tính thì luôn có nhiều hơn 1 loại NST giới tính trong quần thể.<br />

(4) Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng thường.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu chính xác là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>11</strong>3. Cho các trường hợp sau, biết rằng cá thể XY đang xét có kiểu gen đồng hợp:<br />

(a) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa 2 vùng (1) và (2).<br />

(b) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (5) và (7).<br />

(c) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (1) và (4).<br />

(d) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo cân giữa 2 vùng (3) và (4).<br />

(e) Đột biến đảo đoạn giữa vùng (8) và (4).<br />

Số trường hợp không tạo ra nhóm gen liên kết mới là:<br />

A. 2 B. 1 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>11</strong>4. Cho hai mệnh đề sau, nhận đúng nào sau đây đúng với hai mệnh đề này:<br />

a) X và Y là hai loại NST giới tính.<br />

b) Ngoài gen quy định giới tính, X và Y còn mang gen quy định các tính trạng khác.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Cho hai mệnh đề (a) và (b), nhận xét nào sau đây về hai mệnh đề là đúng:<br />

a) Tật dính ngón tay số 2 và số 3 di truyền thẳng vì<br />

b) Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen nằm trên Y quy định.<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Gen trong tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây?<br />

I. Có mạch thẳng.<br />

II. Tôn tại thành từng cặp alen.<br />

III. Hoạt động độc lập với gen trong nhân.<br />

Trang 26


IV. Có khả năng tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã.<br />

A. I, IV. B. III. C. I, II. D. I<br />

Câu <strong>11</strong>7. Xét các trường hợp sau:<br />

(1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST này có nhiều cặp gen.<br />

(2) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.<br />

(3) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có nhiều cặp gen.<br />

(4) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có ít cặp gen.<br />

(5) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.<br />

(6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen.<br />

Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường họp gen không tồn tại thành cặp alen?<br />

A. 2 trường hợp. B. 3 trường hợp. C. 4 trường hợp. D. 5 trường hợp.<br />

Câu <strong>11</strong>8. Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách rất đặc<br />

biệt là:<br />

A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.<br />

B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.<br />

C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.<br />

D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái trội hoàn toàn so với gen trong giao tử đực.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Khi nói về gen ngoài nhân, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Di truyền theo dòng mẹ thường xảy ra ở các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định.<br />

B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.<br />

C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.<br />

D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Ở một loài động vật, xét sự di truyền của một tính trạng do 1 gen có 2 alen chi phối. Cho lai P<br />

thuần chủng mang các cặp alen khác nhau thu được F 1 và F 2 đều có tỷ lệ kiểu hình là 1:1. Có thể giải<br />

thích như thế nào về sự di truyền của tính trạng trên?<br />

A. Tính trạng do gen nằm ở đoạn tương đồng trên NST giới tính quy định.<br />

B. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.<br />

C. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định.<br />

D. Tính trạng do gen nằm ở đoạn không tương đồng trên NST giới tính X quy định.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Kết quả lai thuận nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai<br />

giới tính thì có thể kết luận:<br />

A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính.<br />

B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.<br />

C. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.<br />

D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như<br />

tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen<br />

nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này,<br />

các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá;<br />

tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng<br />

trong các kết luận sau đây?<br />

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng<br />

hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.<br />

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của<br />

cơ thể lông có màu đen.<br />

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.<br />

(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen ở vùng<br />

này khiến cho lông mọc lên có màu đen.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>12</strong>3. Cho các nội dung sau về di truyền trong tế bào chất:<br />

(1) Gen nằm trong tế bào chất có khả năng bị đột biến nhưng không thể biểu hiện thành kiểu hình.<br />

(2) Không phải mọi di truyền tế bào chất là di truyền theo dòng mẹ.<br />

(3) Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ tạo sự phân tính ở kiểu hình đời con lai.<br />

Trang 27


(4) Di truyền qua tế bào chất xảy ra ở nhiều đối tượng như ngựa đực giao phối với lừa cái tạo con la.<br />

(5) Ứng dụng hiện tượng bất thụ đực, người ta tạo ra hạt lai mà không cân tốn công hủy phấn hoa cây mẹ.<br />

Có bao nhiêu nội dung sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>12</strong>4. Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, <strong>phá</strong>t biểu nào<br />

sau đây không đúng?<br />

A. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.<br />

B. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức<br />

phản ứng hẹp.<br />

C. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.<br />

D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác<br />

nhau.<br />

Câu <strong>12</strong>5. Cho các nội dung sau:<br />

(1) Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ thì tính<br />

trạng này di truyền theo dòng mẹ.<br />

(2) Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến.<br />

(3) Các tính trạng <strong>khối</strong> lượng, thể tích sữa, tỉ lệ nạt mỡ chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.<br />

(4) Thường biến luôn có lợi cho sinh vật.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu <strong>12</strong>6. Sau đây là một số đặc điểm của thường biến:<br />

(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.<br />

(2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.<br />

(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.<br />

(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.<br />

(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đen biển đoi kiêu gen.<br />

Có bao nhiêu đặc điểm là đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>12</strong>7. Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được<br />

phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Gen quy định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất.<br />

Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?<br />

A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có<br />

khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.<br />

B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công<br />

hủy bỏ nhụy của cây làm bố.<br />

C. Cây ngô bất thụ đực có khả năng sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được<br />

hạt phấn hữu thụ.<br />

D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn<br />

giống.<br />

Câu <strong>12</strong>8. Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là:<br />

(1) Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.<br />

(2) Thường biến <strong>phá</strong>t sinh trong quá trình <strong>phá</strong>t triển cá thể còn hầu hết đột biến lại xuất hiện ở các thế hệ sau.<br />

(3) Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.<br />

(4) Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.<br />

(5) Thường biến xuất hiện đồng loạt, định hướng còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, theo hướng không xác<br />

định.<br />

Có bao nhiêu đặc điểm khác nhau nêu ra là đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>12</strong>9. Cho hình ảnh về biến đổi hình dạng cây rau mác ở các tầng nước khác nhau và một số thông tin<br />

liên quan:<br />

Trang 28


I. Hiện tượng kiểu hình của cây rau mác biến đổi theo độ sâu của nước là do thường biến.<br />

II. Hiện tượng trên có thể liên quan đến sự biến đổi kiểu gen kéo theo sự thay đổi hình dạng lá của cây<br />

rau mác.<br />

III. Không phải tất cả các cây rau mác ở cùng một tầng nước đều có hình dạng lá như nhau.<br />

IV. Theo hình trên, ta thấy nếu càng xuống sâu thì thân cây càng dài ra và dạng lá hình mũi mác dần<br />

dần tiêu biến khi xuống tầng nước càng sâu.<br />

V. Giả sử hạt của cây mác có lá hình dài ở tầng nước thấp nhất trong hình đem đi gieo trồng trên cạn<br />

thì đời con thu được sẽ là những cây rau mác có dạng lá hình dải.<br />

VI. Tập hợp các kiểu hình trên được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định dạng lá của cây rau<br />

mác.<br />

Tổ hợp các thông tin đúng là:<br />

A. (I),(II),(V). B. (I), (II), (IV). C. (I), (IV), (V). D. (I), (IV), (VI).<br />

Câu 130. Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn ỉ 9 tháng tuổi đạt 50kg, trong khi đó lợn Đại Bạch 9<br />

tháng tuổi đạt 90kg. Kết quả này nói lên:<br />

A. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn lợn ỉ.<br />

B. Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại Bạch có mức phản ứng rộng hơn lợn ỉ.<br />

C. Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.<br />

D. Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.<br />

Câu 131. Cho một số thông tin sau:<br />

(1) Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.<br />

(2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá<br />

thể có cơ chế xác định giới tính là XY.<br />

(3) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X.<br />

(4) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính<br />

là XO.<br />

(5) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường.<br />

(6) Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.<br />

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn.<br />

Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 132. Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả<br />

năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột biến gen trên ADN trong nhân gây bệnh bạch<br />

tạng của cây?<br />

A. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân sẽ<br />

làm toàn thân có màu trắng.<br />

B. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến có<br />

thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau.<br />

C. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không di<br />

truyền được cho thế hệ tế bào sau.<br />

D. Không thể phân biệt được.<br />

Câu 133. Cho sự biến đổi về chiều cao của cùng một giống lúa khi trồng ở các mực nước khác nhau<br />

Sự tăng dần chiều cao của cây khi trồng ở mực nước càng sâu dần là do hiện tượng gì:<br />

Trang 29


Mực nước (m) 0,1 0,2 0,5 0,7 1,0 1,2<br />

Chiều cao cây (cm) 40 50 70 90 <strong>10</strong>0 <strong>10</strong>5<br />

A. Đột biến. B. Thường biến.<br />

C. Thích nghi kiểu gen. D. <strong>Sinh</strong> trưởng vượt mức giới hạn.<br />

Câu 134. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng<br />

suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng Sông Cửu Long cho năng suất <strong>10</strong> tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?<br />

A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.... đã thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.<br />

B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất do môi trường sống ở các<br />

vùng có sự sai khác nhau.<br />

C. Năng suất thu được giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định<br />

D. Tập hợp tất cả các kiểu hình về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng<br />

năng suất của giống lúa X.<br />

Câu 135. Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:<br />

Phép lai thuận<br />

Phép lai nghịch<br />

P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm<br />

F 1 : <strong>10</strong>0% số cây lá đốm<br />

F 1 : <strong>10</strong>0% số cây lá xanh<br />

Nếu lấy hạt phấn của cây F 1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F 1 ở phép lai thuận thì theo lí <strong>thuyết</strong>, thu<br />

được F 2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài cây này di truyền theo quy luật nào?<br />

A. <strong>10</strong>0% số cây lá xanh, liên kết giới tính.<br />

B. <strong>10</strong>0% số cây lá xanh, di truyền ngoài nhân.<br />

C. <strong>10</strong>0% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân.<br />

D. <strong>10</strong>0% số cây lá đốm, phân li.<br />

Câu 136. Khi nói về sự liên quan giữa kiểu gen, kiểu hình về môi trường thì câu nào sai?<br />

A. Giữa kiểu gen với ngoại cảnh và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.<br />

B. Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động riêng rẽ độc lập nhau.<br />

C. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động giữa các gen và ngoại cảnh.<br />

D. Ngoài tác động giữa các gen alen, còn tác động tương hỗ các gen không alen quy định sự hình thành<br />

tính trạng.<br />

Câu 137. Một bệnh di truyền gây nên chứng động kinh ở người là do:<br />

A. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong nhân làm cho các tế bào thần kinh không sản sinh đủ ATP<br />

nên các tế bào bị chết và các mô thần kinh bị thoái hóa.<br />

B. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên các tế<br />

bào bị chết và các mô bị thoái hóa.<br />

C. Một đột biến mất đoạn NST số 9 làm cho cơ thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào thần kinh bị<br />

chết và các mô bị thoái hóa.<br />

D. Một đột biến thay thế hai cặp nucleotit ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh<br />

đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô bị thoái hóa.<br />

Câu 138. Cho các bước sau:<br />

(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.<br />

(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.<br />

(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.<br />

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:<br />

A. (1)(2) (3). B. (1) (3) (2). C. (3) (1) (2). D. (2) (1) (3).<br />

Câu 139. Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường?<br />

A. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chỉ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài cơ thể.<br />

B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã có sẵn mà chỉ truyền cho con alen để tổ hợp với<br />

nhau thành kiểu gen.<br />

C. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.<br />

D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.<br />

Câu 140. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về ADN trong nhân và ADN ngoài nhân:<br />

1. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.<br />

Trang 30


2. ADN ngoài nhân liên kết với protein histon còn ADN trong nhân thì không.<br />

3. Nhìn chung, ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit nhiều hơn so với ADN ngoài nhân.<br />

4. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng thẳng còn ADN ngoài nhân có cấu trúc đơn dạng vòng.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 141. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Nhận xét nào<br />

sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?<br />

A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.<br />

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ đều bị bệnh.<br />

C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới.<br />

D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.<br />

Câu 142. Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây đúng?<br />

1. ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhiễm sắc thể.<br />

2. Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến và di truyền cho thế hệ sau.<br />

3. ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.<br />

4. ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 143. Ở cây vạn niên thanh người ta thấy đôi khi lá cây xuất hiện các đốm xanh và trắng. Nguyên<br />

nhân của hiện tượng này là do:<br />

A. Tác động của môi trường. B. Đột biến gen trong tế bào chất.<br />

C. Đột biến gen ở trong nhân. D. Đột biến gen trong lục lạp.<br />

Câu 144. Cho các <strong>phá</strong>t biểu về thường biến như sau:<br />

1. Có khả năng di truyền được cho thế hệ sau.<br />

2. Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.<br />

3. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.<br />

4. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.<br />

5. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng về thường biến?<br />

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 145. Sự mềm dẻo kiểu hình được hiểu là:<br />

A. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.<br />

B. Sự điều chinh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.<br />

C. Tính trạng có mức phản ứng rộng.<br />

D. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định.<br />

Câu 146. Chọn <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. Màu hoa là tính trạng biểu hiện chỉ phụ thuộc vào kiểu gen.<br />

B. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng.<br />

C. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta phải tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng<br />

một kiểu gen.<br />

D. Không có giống cây trồng hoặc vật nuôi nào thể hiện sự vượt trội hơn so với các giống khác trong<br />

mọi điều kiện môi trường.<br />

Câu 147. Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau<br />

đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần<br />

để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:<br />

1. Tất cả cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.<br />

2. Tất cả cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.<br />

3. Tất cả các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.<br />

4. Tất cả các cây con đều có kiểu gen giống mẹ.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 148. Cho hai mệnh đề (a) và (b), nhận xét nào sau đây về hai mệnh đề là đúng:<br />

a) Gen ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ vì<br />

b) Khối tế bào chất của giao tử cái lớn gấp nhiều lần tế bào chất của giao tử đực.<br />

Trang 31


A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quan nhân quả.<br />

B. (a) đúng, (b) sai.<br />

C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả.<br />

D. (a) sai, (b) đúng.<br />

Câu 149. Khi cho giao phối hai dòng côn trùng cùng loài thân có màu đen và thân có màu xám với nhau<br />

thu được F 1 . Cho F 1 giao phối với nhau thu được F 2 có tỉ lệ:<br />

a) Ở giới đực: 3 thân đen: 1 thân xám.<br />

b) Ở giới cái: 3 thân xám: 1 thân đen.<br />

Biết màu thân do 1 gen có 2 alen quy định. Khẳng định nào sau đây đúng?<br />

A. Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.<br />

B. Có hiện tượng gen gây chết ở giới cái gây ra các tỉ lệ khác nhau ở đực và cái.<br />

C. Tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định.<br />

D. Sự biểu hiện của tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.<br />

Câu 150. Khi nghiên cứu về tính trạng <strong>khối</strong> lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: gam/<strong>10</strong>00 hạt), người<br />

ta thu được kết quả ở bảng sau và một số nhận định:<br />

Giống lúa A B C D<br />

Khối lượng tối đa 300 260 345 325<br />

Khối lượng tối thiểu 200 250 190 270<br />

(1) Tính trạng <strong>khối</strong> lượng hạt lúa là tính trạng chất lượng vì có mức phản ứng không quá rộng.<br />

(2) Trong 4 giống lúa, giống C là giống có mức phản ứng rộng nhất.<br />

(3) Trong 4 giống lúa, giống B là giống có mức phản ứng hẹp nhất.<br />

(4) Ở vùng có điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng sông Cửu Long nên trồng giống lúa C.<br />

(5) Ở vùng có điều kiện khí hậu thất thường như vùng Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ nên trồng<br />

giống lúa B.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B. 1 C. 5 D. 4<br />

Câu 151. Cho những đặc điểm sau của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực:<br />

(1) Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến<br />

(2) Phân phối đều cho các tế bào con.<br />

(3) Thường không tồn tại từng cặp alen.<br />

(4) Số lượng gen ít hơn gen trong nhân tế bào.<br />

(5) Quá trình nhân đôi và phiên mã xảy ra trong tế bào chất.<br />

Số đặc điểm đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 152. Khoảng cách từ gen A đến gen B bằng hai lần khoảng cách từ gen A đến gen C. Hai lần<br />

khoảng cách từ gen A đến gen D bằng ba lần khoáng cách từ gen A đến gen C. Trong các thứ tự dưới đây<br />

thì có bao nhiêu thứ tự là đúng?<br />

(1) CADB. (2) DCAB. (3) BDCA. (4) BCAD.<br />

(5) ABCD. (6) CBDA. (7) ABDC. (8) DBCA.<br />

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2<br />

Câu 153. Trong các <strong>phá</strong>t biểu sau, <strong>phá</strong>t biểu nào dưới đây là đúng?<br />

A. Trội không hoàn toàn có thể quan sát thấy được trên cây hoa giấy vừa có hoa đỏ, vừa có hoa trắng.<br />

B. Hiện tượng tương tác cộng gộp gặp không nhiều trong cuộc sống.<br />

C. Trội không hoàn toàn và át chế bởi gen trội khác locut thực chất đều là tương tác gen.<br />

D. Các bệnh tật di truyền ở người không di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn.<br />

Câu 154. Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau về tỉ lệ phân li KG ở F 1 ; F 2 trong trường hợp lai một tính<br />

trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn đối với cùng một phép lai là:<br />

A. Không thể có sự giống nhau nào vì tỉ lệ phân li là khác nhau.<br />

B. Do cơ sở tế bào học giống nhau.<br />

C. Do quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau.<br />

D. Do quá trình thụ tinh xuất hiện số tổ hợp như nhau.<br />

Câu 155. Cho các hệ quả sau:<br />

1. Bên cạnh các kiểu hình giống bố mẹ, còn có các KH khác bố mẹ. Những KH này được gọi là các biến<br />

Trang 32


dị tổ hợp.<br />

2. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp ở F 2 là kết quả của sự tổ hợp các cặp alen tương ứng của P qua quá<br />

trình <strong>phá</strong>t sinh giao tử và thụ tinh.<br />

3. Nếu biết được các gen quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập với nhau thì ta có thể dự<br />

đoán trước được các kết quả phân li KH ở đời sau.<br />

4. Tính được xác suất cặp vợ chồng nào đó mắc một bệnh trên NST thường sinh ra đời con bị bệnh là<br />

bao nhiêu từ đó có thể tư vấn cho họ.<br />

5. Lai hai dòng thuần chủng mang các gen tương phản để được đời con có ưu thế lai cao nhất.<br />

Số hệ quả có thể được suy ra từ các quy luật của Menden là:<br />

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2<br />

Câu 156. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về đặc điểm của các phân tử liên quan đến di truyền:<br />

Cột A<br />

Cột B<br />

a. ADN trên NST 1. Có cấu trúc gần giống với ADN trên tảo lam<br />

b. ADN ti thể 2. Liên quan đến bệnh động kinh<br />

c. ADN lạp thể 3. Là vật chất di truyền của một số loài virus<br />

d. ARN 4. Liên kết với protein histon<br />

Trong tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?<br />

A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c B. 1-c, 2-b, 3-d, 4-d C. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d<br />

Câu 157. Cho bảng thông tin sau về kết quả ở phép lai thuận nghịch về tính trạng do gen nằm ở các vị trí<br />

khác nhau quy định:<br />

Cột A<br />

Cột B<br />

(1) gen nằm trong tế bào chất (a) lai thuận khác lai nghịch, tính trạng<br />

phân bố đồng đều ở hai giới<br />

(2) gen nằm trên X không alen (b) lai thuận giống lai nghịch, tính trạng<br />

tương ứng trên Y<br />

phân bố đồng đều ở hai giới<br />

(3) gen nằm trên Y không alen (c) lai thuận khác lai nghịch, tính trạng<br />

tương ứng trên X<br />

phân bố không đồng đều ở 2 giới<br />

(4) gen nằm trên vùng tương<br />

đồng của NST X và Y<br />

(d) lai thuận khác lai nghịch, tính trạng<br />

phân bố chỉ ở một giới<br />

Tổ hợp kết nối thông tin 2 cột đúng:<br />

A. (1)-(b); (2)-(c);(3)-(d);(4)-(a)<br />

B. (1)-(a); (2)-(c);(3)-(d);(4)-(b)<br />

C. (1)-(a); (2)-(c);(3)-(b);(4)-(d)<br />

D. (1)-(b); (2)-(d);(3)-(a);(4)-(c)<br />

Câu 158. Cho bảng thông tin sau về ý nghĩa và ứng dụng của các quy luật di truyền:<br />

Quy luật<br />

Ý nghĩa và ứng dụng<br />

(1) Phân li (a) Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể xác định bản đồ gen<br />

(2) Phân li độc lập (b) Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng<br />

(3) Liên kết hoàn toàn (c) Kiểm tra kiểu gen của bố mẹ bằng phép lai phân tích<br />

(4) Hoán vị gen (d) Dự đoán được kết quả phân ly kiểu hình ở đời sau<br />

(5) Liên kết giới tính<br />

(e) Phân biệt sớm giới tính để điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục đích<br />

sản xuất<br />

Tổ hợp kết nối thông tin đúng:<br />

A. (1)-(d); (2)-(c); (3)-(a) B. (1)-(c); (3)-(b); (4)-(a)<br />

C. (2)-(d); (4)-(b); (5)-(e) D. (3)-(d); (4)-(b); (5)-(e)<br />

Câu 159. Cho các cá thể F 1 của các cặp bố mẹ thuần chủng dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích thu được tỉ<br />

lệ kiểu hình ở đời con như sau:<br />

Cặp bố mẹ 1 2 3 4<br />

Tỉ lệ kiểu hình 3:1 1:2:1 1 :1 :1 :1 1:1<br />

Biết các phép lai phân tích này nằm trong giới hạn các quy luật sau đây, không có hiện tượng trội không<br />

hoàn toàn hoặc các đột biến <strong>phá</strong>t sinh:<br />

I. Phân ly độc lập. II. Tương tác 9:7<br />

Trang 33


III. Tương tác 9:6:1 IV. Tương tác 9:3:3:1<br />

V. Tương tác 13:3 VI. Tương tác <strong>12</strong>:3:1<br />

VII. Tương tác 15:1 VIII. Liên kết hoàn toàn<br />

Với kết quả trên và gợi ý về các quy luật di truyền, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu<br />

nhận định đúng:<br />

a) Cặp bố mẹ thứ nhất có tính trạng chịu chi phối của 1 trong các quy luật I, II, V.<br />

b) Cặp bố mẹ thứ hai có tính trạng chịu chi phối của 1 trong các quy luật III, V, VI.<br />

c) Phép lai phân tích 2 tính trạng có thể rơi vào con F 1 của cặp bố mẹ thứ tư.<br />

d) Phép lai phân tích 2 tính trạng có thể rơi vào con F 1 của cặp bố mẹ thứ ba.<br />

e) Cặp bố mẹ có nhiều các quy luật chi phối phù hợp nhất là cặp bố mẹ thứ tư.<br />

f) Cặp bố mẹ có ít các quy luật chi phối phù hợp nhất là cặp bố mẹ thứ hai.<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 1<br />

Câu 160. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của<br />

động vật luỡng bội:<br />

Cột A<br />

Cột B<br />

1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm<br />

sắc thể thường.<br />

a. Phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình<br />

giảm phân giao tử.<br />

2. Các gen nằm trong tế bào chất. b. Thường được sắp xếp theo một trật tự nhất<br />

định và di truyền cùng nhau tạo thành một<br />

nhóm gen liên kết.<br />

3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng<br />

của nhiễm sắc thể giới tính X.<br />

4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên<br />

một nhiễm sắc thể.<br />

5. Các cặp gen thuộc các locut khác nhau<br />

trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.<br />

c. Thường không được phân chia đồng đều cho<br />

các tế bào con trong quá trình phân bào.<br />

d. Phân li đồng đều về giao tử trong quá trình<br />

giảm phân.<br />

e. Thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử<br />

nhiều hơn ở giới đồng giao tử.<br />

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào sau đây đúng:<br />

A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e.<br />

C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.<br />

Câu 161. Trong quá tình ôn thi, một bạn học sinh khi so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm gen nằm trên<br />

NST thường và gen nằm trên NST giới tính đã lập bảng thống kê sau:<br />

Gen nằm trên NST thường<br />

Gen nằm trên NST giới tính<br />

(1) Số lượng nhiều (2) Số lượng ít<br />

(3) Có thể bị đột biến (4) Không thể bị đột biến<br />

(5) Tồn tại thành từng cặp tương đồng (6) Không tồn tại thành từng cặp tương đồng<br />

(7) Có thể quy định giới tính (8) Có thể quy định tính trạng thường.<br />

(9) Phân chia đồng đều trong phân bào (<strong>10</strong>) Không phân chia đồng đều trong phân bào<br />

Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm khi lập bảng thống kê trên:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 162. Bảng thông tin sau nói về cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền:<br />

Cột A<br />

Cột B<br />

(a) Quy luật phân li<br />

(1) Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính dẫn tới sự<br />

phân li và tổ hợp các gen nằm trên NST giới tính<br />

(b) Quy luật phân li độc lập<br />

(2) Sự phân li đồng đều của các cặp NST tương đồng<br />

trong giảm phân<br />

(c) Quy luật di truyền liên kết<br />

(3) Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST<br />

hoàn toàn<br />

(d) Quy luật di truyền liên kết với<br />

giới tính<br />

(4) Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp cùng<br />

nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh<br />

Trang 34


(5) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác<br />

(e) Quy luật di truyền ngoài nhân<br />

nguồn ở kì đầu giảm phân I<br />

(6) Giao tử chỉ truyền nhân mà không truyền tế bào<br />

(f) Quy luật hoán vị gen chất cho trứng, gen nằm trong tế bào chất hầu như chỉ<br />

được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.<br />

Tổ hợp kết nối thông tin không đúng nhất?<br />

A. (a)-(2); (e)-(6); (f)-(5) B. (a)-(2); (b)-(3); (c)-(1)<br />

C. (a)-(3); (c)-(2); (d)-(1); (f)-(5) D. (a)-(3); (b)-(2)<br />

ĐÁP ÁN<br />

1.B 2.B 3.C 4.C 5.D 6.D 7.A 8.A 9.C <strong>10</strong>.C<br />

<strong>11</strong>.A <strong>12</strong>.A 13.A 14.B 15.A 16.A 17.A 18.A 19.A 20.D<br />

21.C 22.B 23.C 24.D 25.C 26.B 27.C 28.B 29.B 30.A<br />

31.C 32.A 33.B 34.A 35.C 36.B 37.B 38.D 39.C 40.B<br />

41.C 42.C 43.A 44.B 45.D 46.C 47.A 48.A 49.A 50.D<br />

51.D 52.C 53.A 54.D 55.A 56.B 57.A 58.D 59.D 60.A<br />

61.D 62.D 63.A 64.A 65.D 66.D 67.C 68.B 69.A 70.C<br />

71.C 72.D 73.A 74.C 75.D 76.B 77.B 78.D 79.C 80.A<br />

81.A 82.C 83.D 84.D 85.C 86.C 87.A 88.D 89.A 90.D<br />

91.B 92.C 93.C 94.D 95.D 96.D 97.D 98.B 99.B <strong>10</strong>0.B<br />

<strong>10</strong>1.D <strong>10</strong>2.C <strong>10</strong>3.C <strong>10</strong>4.A <strong>10</strong>5.C <strong>10</strong>6.D <strong>10</strong>7.A <strong>10</strong>8.B <strong>10</strong>9.C 1<strong>10</strong>.A<br />

<strong>11</strong>1.D <strong>11</strong>2.A <strong>11</strong>3.A <strong>11</strong>4.C <strong>11</strong>5.A <strong>11</strong>6.C <strong>11</strong>7.B <strong>11</strong>8.A <strong>11</strong>9.A <strong>12</strong>0.B<br />

<strong>12</strong>1.D <strong>12</strong>2.C <strong>12</strong>3.C <strong>12</strong>4.A <strong>12</strong>5.C <strong>12</strong>6.A <strong>12</strong>7.A <strong>12</strong>8.D <strong>12</strong>9.D 130.B<br />

131.C 132.A 133.B 134.D 135.C 136.B 137.B 138.B 139.A 140.B<br />

141.A 142.D 143.D 144.B 145.A 146.A 147.A 148.A 149.D 150.A<br />

151.C 152.B 153.C 154.B 155.A 156.C 157.B 158.B 159.A 160.A<br />

161.B 162.D<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

Quy luật phân li có nội dung là mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen, do sự phân li đồng đều<br />

của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp.<br />

Câu 2. Đáp án B<br />

- Giao tử thuần khuyết là một khái niệm Menđen đặt ra nhằm giải thích kết quả thí nghiêm của mình về<br />

quy luật phân li.<br />

- Nội dung của khái niệm này nói về sự không hòa trộn vào nhau mà vẫn giữa nguyên bản chất ở đời con<br />

của các "nhân tố di truyền" (theo Menđen) còn theo di truyền học hiện đại gọi đây là các alen của bố và<br />

mẹ.<br />

Câu 3. Đáp án C<br />

- (I) Đúng, phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu di truyền học của Menđen là phương <strong>phá</strong>p lai và phân tích con lai.<br />

- (II) Đúng, đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menđen chủ yếu là cây đậu hà lan.<br />

- (III) Đúng, quy luật di truyền của Menđen bao gồm 2 quy luật: quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.<br />

- (IV) Sai, điều kiện nghiệm đúng trong quy luật phân li là các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp.<br />

Câu 4. Đáp án C<br />

Trình tự các bước như sau:<br />

1. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.<br />

2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời<br />

F 1 , F 2 , F 3 .<br />

3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả <strong>thuyết</strong> giải thích kết quả.<br />

4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả <strong>thuyết</strong> của mình.<br />

Câu 5. Đáp án D<br />

Câu 6. Đáp án D<br />

Trang 35


Cặp gen được hiểu là 2 alen giống nhau hoặc khác nhau thuộc cùng 1 gen trên cặp NST tương đồng ở<br />

sinh vật lưỡng bội, 2 alen này phải có cùng lôcut. Ví dụ như AA, Aa, aa.<br />

Câu 7. Đáp án A<br />

Phép lai một cặp tính trạng để thu được tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 3 :1 thì cần thỏa những điều kiện sau:<br />

1. Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.<br />

2. Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn.<br />

Không có điều kiện thứ 3 do phép lai chỉ xét một cặp tính trạng do một cặp gen quy định.<br />

Câu 8. Đáp án A<br />

(a) Sai, để kiểm tra giả <strong>thuyết</strong> của mình, Menden đã làm thí nghiệm kiểm chứng bằng phép lai phân tích.<br />

(b) Sai, alen là một trạng thái của gen với một trình tự nucleotit xác định.<br />

(c) Đúng, trường hợp bình thường không có đột biến xảy ra các gen alen có cùng locut.<br />

(d) Sai, nếu xảy ra đột biến thì kết quả kiểu hình không đúng với quy luật phân li độc lập.<br />

Câu 9. Đáp án C<br />

Quy luật phân li của Menden đề cập đến quá trình giảm phân tạo giao tử, các alen cùng cặp phân li đồng<br />

đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia, cho nên điều kiện nghiệm đúng<br />

của quy luật phân li là quá trình giảm phân xảy ra bình thường.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án C<br />

Hình ảnh trên là hiện tượng gen trội không hoàn toàn. Hiện tượng này do di truyền học hiện đại <strong>phá</strong>t hiện.<br />

Ở thời Menden, ông chưa <strong>phá</strong>t hiện ra hiện tượng này.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án A<br />

Quy luật phân li được ứng dụng nhiều trong phép lai một tính trạng (phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần<br />

chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản) khi đó do sự phân li đồng đều của các cặp<br />

alen về các giao tử của bố và mẹ dẫn đến kiểu hình biểu hiện ở F 1 Aa (<strong>10</strong>0%) là tính trội nên người ta áp<br />

dụng quy luật này để xác định tính trội, lặn.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án A<br />

- Ở đây ta có thể dễ dàng nhận ra đáp án đúng chỉ có thể là A hoặc B do quy luật phân li độc lập phải đề<br />

cập đến vấn đề sự di truyền độc lập của các tính trạng.<br />

- Tuy nhiên đáp án đúng phải là A vì đối tượng nghiên cứu của Menden là các cá thể thuần chủng.<br />

+ C sai vì phép lai hai cơ thể này có thể khác nhau về nhiều cặp tính trạng.<br />

+ D sai vì chưa nói lên được bản chất của quy luật phân li độc lập.<br />

Câu 13. Đáp án A<br />

- Với phép lai 1 tính: F 1 : Aa x Aa cho F 2 : 3 kiểu gen (AA, Aa, aa) = 3 1<br />

- Với phép lai 2 tính: F 1 : AaBb x AaBb cho F 2 : 9 kiểu gen (AABB, AaBB, AABb, AaBb, AAbb, Aabb,<br />

aaBB, aaBb, aabb) = 3 2 .<br />

Vậy với phép lai n tính sẽ cho 3 n .<br />

Câu 14. Đáp án B<br />

Do đề bài hỏi về quy luật phân li độc lập cho nên có thể nói những đáp án mang từ "độc lập" sẽ có cơ hội<br />

đúng nhiều hơn và ở bài này cũng vậy nên ta loại các đáp án A, D.<br />

- Điều kiện nghiệm đúng trong quy luật phân li độc lập là các gen quy định các tính trạng khác nhau phải<br />

nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, cho nên sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST<br />

tương đồng trong <strong>phá</strong>t sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.<br />

+ A sai vì đây là cơ sở tế bào học của quy luật phân li.<br />

+ C chắc chắn sai vì các quy luật của Menđen không đề cập đến cụm từ "gen không alen".<br />

Câu 15. Đáp án A<br />

Quy luật phân li độc lập của Menden thực chất nói về sự phân li độc lập của các alen ở giảm phân.<br />

Câu 16. Đáp án A<br />

Quy luật phân li độc lập cho ta thấy sự di truyền độc lập và tổ hợp lại của các tính trạng sẽ tạo ra vô số<br />

kiểu gen dị hợp góp phần tạo nguồn biến dị tổ hợp cho sinh giới.<br />

Câu 17. Đáp án A<br />

Hình ảnh trên biểu thị cho cơ sở tế bào của quy luật phân li. Trong hình có 1 cặp NST tương đồng phân li<br />

đồng đều về hai cực của tế bào tạo ra 4 giao tử đơn bội.<br />

Câu 18. Đáp án A<br />

(1) Đúng, muốn biết chính xác kiểu gen của cá thể có kiểu kiểu hình trội, ta sử dụng phép lai phân tích.<br />

Trang 36


(2) Sai, trong phép lai một tính trạng, để đời sau có kiểu hình xấp xỉ 3 trội: 1 lặn không những cần sự<br />

phân li và tổ hợp của các cặp alen trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh giao tử mà còn gen trội là trội hoàn toàn.<br />

(3) Sai, nguyên nhân Menden <strong>phá</strong>t hiện ra quy luật phân li độc lập là do trong các phép lai, ông sử dụng<br />

dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng.<br />

(4) Đúng.<br />

(5) Sai, có thể tìm ra hai người có kiểu gen giống nhau ở trường hợp đồng sinh cùng trứng.<br />

Câu 19. Đáp án A<br />

-Tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 75% đỏ : 25% trắng.<br />

-Theo đề bài, mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình cho nên trên mỗi cây chỉ có một loại hoa.<br />

Câu 20. Đáp án D<br />

- Do hạt vàng trội so với hạt xanh, P thuần chủng nên khi lai cho F 1 <strong>10</strong>0% hạt vàng.<br />

- Đáp án D lại nói là F 1 có cây tạo hạt xanh là sai.<br />

Câu 21. Đáp án C<br />

Các điều kiện cần thì (2), (3), (4), (5), (6).<br />

Điều kiện (1) Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST, không cần thiết vì chỉ xét một cặp tính trạng.<br />

Câu 22. Đáp án B<br />

(a) đúng, (b) sai vì phép lai phân tích ứng dụng quy luật phân li.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

Thí nghiệm đậu Hà Lan ở Menden quá quen thuộc với các em rồi đúng không? Cho nên ta biết tính trạng<br />

màu hạt này phải do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định. Theo đề bài hạt vàng trội hơn hạt<br />

xanh, anh quy ước A- (vàng); aa (xanh).<br />

a) Đúng vì các cây hạt vàng có kiểu gen thuần chủng (AA) x aa sẽ cho F 1 là Aa (hạt vàng dị hợp).<br />

b) Đúng vì Aa x Aa (hạt vàng dị hợp) sẽ cho F 2 là 3A- (hạt vàng) : 1aa (hạt xanh).<br />

c) Đúng vì trong tỉ lệ F 2 (3 vàng : 1 xanh) sẽ có những cây hạt xanh (aa) khi đó những cây này tự thụ sẽ<br />

cho ra hạt xanh.<br />

d) Sai vì <strong>10</strong>0 % cây F 1 cho hạt vàng.<br />

Câu 24. Đáp án D<br />

- Bò đực x bò cái 3 cho con lông vàng (dd) vậy bò đực có mang alen D vậy bò đực có kiểu gen Dd, bò<br />

cái 3 có kiểu gen Dd hoặc dd.<br />

- Bò đực (Dd) x bò cái 1 và bò cái 2 đều cho con lông đen (D-) vậy bò cái 1 và 2 có thể có kiểu gen DD<br />

hoặc Dd hoặc dd.<br />

(1) Sai vì chỉ có bò đực lông đen và con bê lông vàng mới biết rõ kiểu gen.<br />

(2) Sai vì bò cái thứ hai có kiểu D- , bò cái thứ ba có kiểu gen -d.<br />

(3) Sai vì bò đực có kiểu gen Dd, 2 con bò cái 1 và 2 chưa biết kiểu gen, bò cái thứ ba có kiểu gen -d, 2 con<br />

bê 1 và 2 có kiểu gen D-, con bê 3 có kiểu gen dd, vậy có tổng cộng 3 alen trội và 4 alen lặn trở lên.<br />

(4) Sai vì khi lai phân tích bò cái 2 chưa biết kiểu gen, sinh ra con có lông đen D- thì không thể kết luận<br />

con bò này có kiểu gen đồng hợp trội DD.<br />

Câu 25. Đáp án C<br />

Trong tác động giữa các gen không alen không xảy hiện tượng gen trội át gen lặn alen với nó.<br />

Câu 26. Đáp án B<br />

(I) Sai, tương tác gen thực ra là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen trong quá trình hình<br />

thành kiểu hình.<br />

(II) Sai, gen alen vẫn có sự tương tác tạo ưu thế lai.<br />

(III) Sai, nhiều hơn 2 gen vẫn xảy ra tương tác bổ sung.<br />

(IV) Đúng, màu da người do ít nhất 3 gen tương tác cộng gộp, càng có nhiều gen trội da càng đen.<br />

(V) Đúng, trong tương tác cộng gộp, các gen vai trò như nhau trong việc hình thành tính trạng.<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

Bài tập này chủ yếu củng cố kinh nghiệm cho người học, giúp nhận diện nhanh các tính trạng thường gặp<br />

chịu sự tác động của quy luật tương tác nào khi ra trong đề mà không cần xét tỉ lệ.<br />

Câu 28. Đáp án B<br />

Khi bị đột biến, gen đa hiệu làm thay đổi một loạt các tính trạng mà nó bị chi phối trong khi gen liên kết<br />

hoàn toàn thì những tính trạng bị thay đổi chỉ là những tính trạng đang xét. Nhờ hiện tượng này người ta<br />

phân biệt gen đa hiệu và gen liên kết hoàn toàn.<br />

Trang 37


Câu 29. Đáp án B<br />

Đây là hiện tượng gen đa hiệu, gen quy định cánh chi phối nhiều tính trạng khác như đốt thân, lông,...<br />

Câu 30. Đáp án A<br />

Trong tương tác cộng gộp, các gen có vai trò như nhau trong sự biểu hiện tính trạng, tương tác cộng gộp<br />

do càng nhiều gen quy định thì kiểu hình trung gian càng nhiều.<br />

Câu 31. Đáp án C<br />

- Các cặp bố mẹ chịu tác động tương tác bổ trợ: I (tỉ lệ 9:7), III (tỉ lệ 9:3:3:1), V (tỉ lệ 9:6:1).<br />

- Các cặp bố mẹ chịu tác động tương tác cộng gộp: II (tỉ lệ 63:1, 3 cặp gen tương tác), VII (tỉ lệ 15:1, 2<br />

cặp gen tương tác), VIII (tỉ lệ 255:1, 4 cặp gen tương tác).<br />

- Các cặp bố mẹ còn lại là tương tác át chế.<br />

Câu 32. Đáp án A<br />

(I) Đúng.<br />

(II) Sai, tỉ lệ nạt mỡ là tính trang chất lượng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.<br />

(III) Sai, tính trạng thường chịu ảnh hưởng của tương tác cộng gộp là tính trạng số lượng.<br />

(IV) Đúng.<br />

(V) Đúng, tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học <strong>thuyết</strong> Menden mà còn mở rộng thêm học<br />

<strong>thuyết</strong> Menden.<br />

(VI) Đúng, gen đa hiệu gây chết thường ở trạng thái đồng hợp nhất là đồng hợp trội cho nên tạo tỉ lệ 2:1.<br />

(VII) Sai, còn có thể là do đột biến.<br />

Câu 33. Đáp án B<br />

- Theo sơ đồ ta thấy: nếu A_B_: xám; A_bb : đen; các kiểu gen còn lại cho lông trắng (không màu).<br />

- Ở F 2 cho tỉ lệ kiểu gen 9 A_B_ : 3 A_bb : 3 aaB_ : 1 aabb (9 xám : 3 đen : 4 trắng).<br />

Câu 34. Đáp án A<br />

- Do đây là bài toán tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9:7.<br />

- Ta quy ước: A_B_: cây cao; các kiểu gen còn lại cho cây thấp.<br />

- F1 có kiểu gen AaBb.<br />

Để có đáp án nhanh ta suy luận như sau:<br />

+ Nếu lai với cây thứ nhất cho tỉ lệ 3 cao: 1 thấp thì không thể nào là đáp án B và D vì hai đáp án này nói<br />

cây thứ nhất có kiểu gen giống cây F 1 khi lai sẽ cho tỉ lệ 9 : 7.<br />

+ Mặt khác ta có nhận xét tỉ lệ cây cao chiếm 3/4 > 50%, trong khi cây F 1 có 1/2 alen trội, vậy để có nhiều<br />

cây cao ở đời con như thế thì cây thứ nhất phải có kiểu gen có nhiều alen trội vậy ta loại C và chọn A.<br />

Câu 35. Đáp án C<br />

- Bài nên xử lí theo kinh nghiệm không nên viết sơ đồ lai hay gì đó. Đầu tiên ta loại phương án D, vì nó<br />

chắc chắn sai vì nếu đây là bài toán lai 1 cặp tính trạng thì khi lai cây hoa đỏ F 1 giao phấn với cây hoa<br />

trắng ở đời P (lai phân tích) sẽ cho tỉ lệ 1:1.<br />

- Nếu là tương tác át chế, do bài chỉ có 2 kiểu hình đỏ - trắng nên F 1 phải cho kiểu hình hoa trắng (kinh<br />

nghiệm).<br />

- Nếu là tương tác cộng gộp thì khi lai phân tích phải cho 3 đỏ : 1 trắng.<br />

- Khi lai cây hoa đỏ F 1 giao phấn với cây hoa trắng ở đời P (coi như là phép lai phân tích) mà tỉ lệ 3 : 1, tỉ<br />

lệ cao nghiêng về cây có kiểu hình hoa trắng thì đây là dạng tương tác bổ sung (tương tác kiểu 9:7).<br />

- Ngoài ra có thể nói thêm phần tương tác bổ sung khi cho cơ thể F 1 (AaBb) đem lai phân tích với cơ thể<br />

(aabb).<br />

- Nếu đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình :<br />

+ 3:1 suy ra tương tác bổ sung kiểu 9:7.<br />

+ 1:2:1 suy ra tương tác bổ sung kiểu 9:6:1.<br />

+ 1 :1 :1 :1 suy ra tương tác bổ sung kiểu 9:3:3:1.<br />

Câu 36. Đáp án B<br />

- Theo sơ đồ ta thấy: nếu A_B_ : hoa đỏ; các kiểu gen còn lại cho hoa trắng (không màu).<br />

- Ở F 2 cho tỉ lệ kiểu gen 9 A_B_ : 3 A_bb : 3 aaB_ : 1 aabb (9 đỏ : 7 trắng).<br />

Câu 37. Đáp án B<br />

- Bố mẹ cánh vênh sinh con cánh thẳng suy ra cánh vênh là trội và kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa.<br />

- Ở bài này tỉ lệ 50 con cánh vênh : 24 con cánh thẳng = 2 : 1, đây là tỉ lệ của gen gây chết, và gen gây<br />

chết là gen trội, gây chết ở trạng thái đồng hợp trội (AA) do đó đời con còn lại là 2 Aa : 1 aa.<br />

Trang 38


- Trường hợp gen gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn như câu C đề cập không thể xảy ra ở bài này, muốn<br />

gen chết ở trạng thái đồng hợp lặn phải xuất hiện kiểu hình trung gian của kiểu gen Aa mới phân biệt<br />

được gen có gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn hay không.<br />

Câu 38. Đáp án D<br />

- Thật ra bài toán này không khó do bảng kết quả phép lai gây nhiễu cho người làm, ta chỉ cần xét tỉ lệ đời<br />

F 2 sẽ thấy rất rõ ràng:<br />

Tỉ lệ kiểu hình F<br />

Phép lai<br />

2<br />

Đ N T<br />

1 <strong>12</strong> 1 3<br />

2 3 0 1<br />

3 0 1 3<br />

4 3 1 0<br />

5 <strong>12</strong> 1 3<br />

- Theo bảng xử lí số liệu, ta thấy rõ ngay đây là kiểu tương tác át chết trội<br />

Câu 39. Đáp án C<br />

1. Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp là đúng, ở tương tác gen việc tạo biến dị tổ hợp thông qua tương tác<br />

cộng gộp xuất hiện các kiểu hình trung gian hay các loại tương tác khác tạo kiểu hình khác với bố mẹ.<br />

2. Đều có tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 giống nhau là đúng do bài này chưa nói rõ đời P và F 1 thế nào nhưng<br />

các bạn phải thông minh một chút để chấp nhận nó vì cả 4 đáp án đều có số 2.<br />

3. Đều có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen không alen là đúng vì quy luật phân li độc lập khi<br />

xét đều có nhiều gen quy định các tính trạng khác nhau và tương tác gen cũng có nhiều gen không<br />

alen mới tương tác với nhau được. Cả hai trường hợp các gen đều nằm trên các NST khác nhau phân<br />

li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân.<br />

4. Sai, tương tác gen có nhiều kiểu cho nên kiểu hình F 2 không phải lúc nào cũng giống được với phân li<br />

độc lập.<br />

Câu 40. Đáp án B<br />

- Theo đề bài để cho hoa màu vàng thì cây phải có kiểu gen: K_L_mm.<br />

Vậy có 2 x 2 = 4 kiểu gen.<br />

- Để cho hoa màu đỏ thì cây phải có kiểu gen: K_L_M_.<br />

- Vậy có 2x2x2 = 8 kiểu gen.<br />

Câu 41. Đáp án C<br />

- Theo bài toán, tỉ lệ là 2 cái :1 đực, cho thấy có hình tượng gen gây chết ở ruồi đực vì bình thường tỉ lệ<br />

sinh sản là 1 đực : 1 cái, suy ra (1) đúng.<br />

- Hiện tượng gây chết ở ruồi đực mà không gây chết ở ruồi cái suy ra gen gây chết nằm trên NST giới<br />

tính và là NST giới tính X, ta có phép lai thỏa đề bài là X A X a x X A Y, F 1 2 cái trội: 1 đực trội: 1 đực lặn<br />

vậy gen gây chết là gen lặn suy ra (2) sai.<br />

- Các phép lai còn lại như X A X A x X a Y, X A X a x X a Y,... không thỏa yêu cầu.<br />

- Tạp giao F 1 : X A X A , X A X a x X A Y sẽ cho tỉ lệ 4 cái trội: 3 đực trội: 1 đực lặn vậy tỉ lệ thu được là 3 đực :<br />

4 cái suy ra (3) đúng.<br />

(4) sai vì ruồi đực không có kiểu hình lặn đã chết.<br />

Câu 42. Đáp án C<br />

Với kết quả phép lai 5 đỏ, tròn: 1 vàng, tròn: 5 đỏ, bầu dục: 1 vàng, bâu dục = (5 đỏ : 1 vàng) x (1 tròn : 1<br />

bầu dục), ta suy ra được tính trạng màu quả và hình dạng quả di truyền phân li độc lập với nhau suy ra (1)<br />

đúng, (2) sai.<br />

- Tỉ lệ 5 :1 ta nghĩ đến:<br />

+ Thể AAa giảm phân tạo tỉ lệ giao tử 5A- : la.<br />

+ Thể AAaa giảm phân tạo tỉ lệ giao tử 5A-: la-.<br />

- Tỉ lệ 1 :1 ta nghĩ đến:<br />

+ Thể Bb giảm phân tạo tỉ lệ giao tử 1B : 1b.<br />

+ Thể Bbb giảm phân tạo tỉ lệ giao tử 1B- : 1b-.<br />

+ Thể Bbbb giảm phân tạo tỉ lệ giao tử 1B- : 1B-.<br />

Trang 39


(do đề bài giới hạn ở số lượng NST của thể dị bội chỉ dừng lại ở 2n + 2 cho nên ở các alen của cùng một<br />

gen chỉ có tối đa 4 alen và số lượng alen đếm trên kiểu gen không quá 6)<br />

Kiểu gen cây F 2<br />

AAaBb, AAaBbb, AAaaBb<br />

Kiểu gen cây đồng hợp lặn<br />

aabb, aaabb, aabbb, aaabbb, aaaabb, aabbbb<br />

Tổng cộng có 3 kiểu gen<br />

Tổng cộng có 6 kiểu gen<br />

Vậy (3) sai, (4) đúng, (5) sai.<br />

Câu 43. Đáp án A<br />

(1) đúng vì cho ví dụ phép lai C b C z (lông đen) x C s C z (lông bạc) cho tỉ lệ đòi con 2 đen : 1 bạc : 1 bạch<br />

tạng, có 3 loại kiểu hình.<br />

(2) sai vì với các cá thể bình thường có thể có tổng cộng <strong>10</strong> kiểu gen.<br />

(3) sai vì phép lai C b -(lông đen) x C b - (lông đen) cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 đen : 1 bất kì vậy có<br />

tối đa 2 kiểu hình.<br />

(4) sai vì kiểu hình lông đen có số kiểu là 4: C b C b , C b C c , C b C s , C b C z .<br />

Câu 44. Đáp án B<br />

- Theo đề bài ta thấy, màu lông mèo di truyền theo quy luật tương tác át chế <strong>12</strong>:3:1. Và kiểu gen A-B- và<br />

A-bb cho lông trắng, aaB- cho lông nâu và aabb cho lông xám.<br />

(1) đúng vì khi lai AaBb x AaBb với nhau ta thu được tỉ lệ kiểu hình <strong>12</strong> trắng : 3 nâu : 1 xám.<br />

(2) đúng vì chuột lông trắng thuần chủng có kiểu gen là AABB hoặc AAbb.<br />

(3) đúng vì kiểu gen AAbb khi lai với bất cứ chuột nào cũng cho kiểu gen A--b có kiểu hình lông trắng.<br />

(4) đúng vì có phép lai AaBb (lông trắng) x aabb (lông xám) cho đời con 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb :<br />

1aabb (2 trắng : 1 nâu : 1 xám)<br />

Câu 45. Đáp án D<br />

- Tỉ lệ 4 kiểu hình khác nhau về một tính trạng là 9:3:3:1, ta có thể suy ra ngay đó là tỉ lệ tương tác bổ<br />

sung 9:3:3:1<br />

- Quy ước gen: A-B- : dẹt, A-bb : tròn, aaB- : bầu dục, aabb: dài.<br />

(1) sai vì phải có mặt gen A và không có mặt gen B mới cho kiểu hình quả tròn.<br />

(2) đúng vì tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ 9:3:3:1.<br />

(3) đúng vì kiểu hình quả dài do kiểu gen aabb quy định.<br />

(4) đúng vì khi có cả gen A và B mới cho kiểu hình quả dẹt.<br />

- Theo kết quả trên ta thấy:<br />

+ Đáp án A nhận định sai về (1) và (2).<br />

+ Đáp án B đúng hoàn toàn.<br />

+ Đáp án C nhận định sai về (4).<br />

+ Đáp án D sai hoàn toàn.<br />

Câu 46. Đáp án C<br />

Tương tác gen bản chất là tương tác giữa các sản phẩm do các gen tạo ra.<br />

Câu 47. Đáp án A<br />

Theo đề bài ta thấy màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ 9:7; kiểu gen A-B- (hoa đỏ), các kiểu<br />

gen còn lại cho hoa trắng.<br />

(1) đúng vì sự tác động bổ trợ của 2 gen trội A và B hình thành màu hoa.<br />

(2) sai vì để thu được <strong>10</strong>0% hoa đỏ (A-B-) từ 2 giống trắng đậu thuần chủng thì kiểu gen đời P phải là<br />

AAbb x aaBB.<br />

(3) đúng vì phép lai: aaBB x aabb cho <strong>10</strong>0% aaBb (hoa trắng).<br />

(4) đúng vì phép lai: AaBB x AaBb có cho kiểu gen AABB (hoa đỏ thuần chủng).<br />

Câu 48. Đáp án A<br />

- Với tỉ lệ 4 quả đỏ : 3 quả vàng : 1 quả xanh ta có tổng cộng 8 tổ hợp tức 4x2 suy ra kiểu gen bố mẹ có<br />

tổng cộng 3 cặp gen dị hợp : 1 cặp gen đồng hợp, đồng thời với tỉ lệ 3 kiểu hình này anh nghĩ ngay đến<br />

tương tác 9:6:1, <strong>12</strong>:3:1 và 9:4:3.<br />

- Kiểu gen ờ đời p sẽ là AaBb x aaBb (hoặc Aabb), không thể là AaBb x AABb (hoặc AaBB) vì đời con<br />

sẽ chắc chắn có gen trội A (hoặc B) không cho tỉ lệ kiểu hình như trên được, do hiện nay thi theo hình<br />

thức trắc nghiệm nên anh chỉ chọn kiểu gen aaBb để giải bài này.<br />

Trang 40


- AaBb x aaBb cho F 1 : 3A-B-: 1 A-bb : 3aaB-: 1 aabb.<br />

+ Nếu là tương tác 9:6:1 thì 3A-B- cho quả vàng; 1aabb cho quả xanh; còn lại cho quả đỏ.<br />

+ Nếu là tương tác <strong>12</strong>:3:1 thì 3A-B- + 1 A-bb cho quả đỏ (gen A át), 3aaB- cho quả vàng, 1aabb cho quả xanh.<br />

+ Nếu là tương tác 9:3:4 thì 3aaB- + laabb cho quả đỏ (aa át), 3A-B- cho quả vàng, 1A-bb cho quả xanh.<br />

(1) sai vì màu quả còn có thể di truyền theo quy luật bổ sung 9:6:1.<br />

(2) sai vì tương tác át chế trội không thể cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:4 ở phép lai 2 cá thể có 2 cặp gen dị hợp.<br />

(3) sai vì theo các trường hợp tương tác trên, cây có 2 gen trội A-B- chỉ có thể quả vàng hoặc quả đỏ.<br />

(4) đúng vì theo trường hợp tương tác 9:3:4, cây aabb cho kiểu hình quả đỏ.<br />

(5) sai vì theo trường hợp tương tác 9:3:4 (át chế lặn), cây AABB có kiểu hình quả vàng.<br />

Câu 49. Đáp án A<br />

- Theo đề bài, anh thấy tỉ lệ đời con có sự phân bố kiểu hình không đồng đều ở 2 giới, phép lai phân tích<br />

cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng suy ra quy luật di truyền chi phối bài này là tương tác gen và di truyền liên kết với<br />

giới tính.<br />

- Tương tác gen xuất hiện hai kiểu hình ở đời con suy ra có thể là tương tác 9:7,13:3 và 15:1.<br />

- Vì xét cả giới tính mà đời con cho 4 tổ hợp cho nên trên tổng kiểu gen của bố mẹ sẽ có 1 cặp gen dị<br />

hợp.<br />

- Xét cặp giới tính, do sự phân li kiểu hình không đều ở hai giới nên đời P phải có kiểu gen X B Y x X b X b ,<br />

không thể là X B X B x X b Y hoặc X B X b x X b Y vì 2 phép lai này cho kiểu hình ở đời con không có sự khác<br />

biệt giữa 2 giới.<br />

- Vậy phép lai là AaX B Y x aaX b X b (dị hợp 1 cặp gen), F a : 1AaX B X b : 1AaX b Y : 1aaX B X b : 1aaX b Y (2<br />

con cái mắt đỏ : 1 con đực mắt đỏ : 1 con đực mắt trắng) suy ra mắt trắng là do không có cả alen A, B và<br />

tương tác này theo kiểu cộng gộp.<br />

- Vậy chỉ có (2) là đúng.<br />

Câu 50. Đáp án D<br />

- Ở phép lai 3, thấy rõ tỉ lệ kiểu hình <strong>12</strong> : 3 : 1, từ đây ta có thể quy ước gen ngay: A-B- + A-bb (gen A<br />

át): lông trắng, aaB-: lông nâu; aabb : lông xám, vậy (1) đúng, (2) đúng.<br />

- Phép lai thứ nhất cho tỉ lệ kiểu hình 6 : 1 : 1 (8 tổ hợp, 3 cặp gen dị hợp) và cho kiểu hình lông xám<br />

(aabb) suy ra bố mẹ là AaBb x Aabb (gen A át), vậy (3) sai.<br />

- Phép lai thứ hai cho kiểu tỉ lệ kiểu hình 4 : 3 :1 (8 tổ hợp, 3 cặp gen dị hợp) và cho kiểu hình lông xám<br />

(aabb) suy ra bố mẹ là AaBb x aaBb (gen A át), vậy (4) đúng.<br />

(5) sai vì khi lai phân tích chuột F 1 (AaBb) sẽ cho tỉ lệ kiểu gen 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb (2 trắng :<br />

1 nâu : 1 xám)<br />

Câu 51. Đáp án D<br />

- Ở phép lai 5 ta thấy rõ tỉ lệ kiểu hình 9 :6 :1, từ đây em có thể quy ước gen ngay : A-B- : quả dẹt; A-bb<br />

+ aaB- : quả tròn; aabb : quả dài, vậy (1) đúng.<br />

- Phép lai 1 cho đồng loạt quả tròn vậy cây quả tròn có cặp gen đồng hợp trội suy ra kiểu gen của bố mẹ<br />

là AAbb (hoặc aaBB) x aabb<br />

- Phép lai 2 cho đồng loạt quả dẹt vậy cây quả dẹt có kiểu gen đồng hợp trội suy ra kiểu gen của bố mẹ là<br />

AABB x aabb.<br />

- Phép lai 3 A-B- (dẹt) x AAbb hoặc aaBB (tròn thuần chủng) cho tỉ lệ 1 dẹt: 1 tròn vậy cây quả dẹt phải<br />

có kiểu gen AABb X AAbb hoặc AaBB X aaBB hoặc AaBb x AAbb hoặc AaBb x aaBB.<br />

- Phép lai 4 có cho kiểu hình quả dài (aabb) vậy bố mẹ phải có kiểu gen Aabb (tròn) x aaBb(tròn).<br />

(1) đúng, màu quả chịu ảnh hưởng tương tác bổ trợ 9 :6 :1.<br />

(2) đúng, ở đời P của 5 phép lai có 5 cây cà chua có kiểu gen thuần chủng.<br />

(3) đúng vì phép lai 3 có bố hoặc mẹ mang gen dị họp<br />

(4) đúng vì có 2 phép lai 4 và 5 bố và mẹ mang gen dị họp.<br />

(5) đúng vì phép lai 1 có bố hoặc mẹ chưa biết rõ kiểu gen, các phép lai 2, 4, 5 đều đã biết kiểu gen bố<br />

mẹ, phép lai 3 cả bố và mẹ đều chưa biết rõ kiểu gen.<br />

Câu 52. Đáp án C<br />

- Ở phép lai 2 em thấy rõ tỉ lệ kiểu hình 13 :3, từ đây em có thể quy ước gen ngay : A-B- + A-bb + aabb<br />

(gen A át) cho lông trắng, aaB- cho lông nâu.<br />

- Ở phép lai 1, tỉ lệ 1 trắng: 1 nâu, kiểu hình lông nâu (aaB-) cho thấy bố mẹ đều phải cho giao từ có a<br />

(đối với trường hợp gen A át), vậy phép lai là AaBB, AaBb hoặc Aabb (trắng) x aaBB (nâu thuần chủng),<br />

Trang 41


đối với trường hợp gen B át thì phép lai là AABb, AaBb, aaBb (trắng) x AAbb (nâu thuần chủng), vậy gà<br />

lông trắng ở phép lai 1 có 5 kiểu gen khác nhau thỏa yêu cầu và 6 sơ đồ lai khác nhau thỏa mãn suy ra (a)<br />

sai, (b) đúng.<br />

- Ở phép lai 3, tỉ lệ 1 trắng : 3 nâu có 4 tổ hợp (bố mẹ tổng cộng dị hợp 2 cặp gen), vậy kiểu gen của bố<br />

mẹ là aaBb (nâu) x aaBb (nâu), vậy (c) đúng.<br />

Câu 53. Đáp án A<br />

Câu 54. Đáp án D<br />

Tổ hợp kết nối thông tin đúng là (1)-(c); (2)-(a); (3)-(b); (4)-(d).<br />

Câu 55. Đáp án A<br />

- Đây là nội dung về cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen, cho nên các gen không alen phải nằm<br />

trên cùng 1 cặp NST tương đồng.<br />

- B sai vì việc phân li ngẫu nhiên trong trong giảm phân và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ<br />

tinh là của nội dung quy luật phân li.<br />

- C sai vì nhắc đến trao đổi chéo là của hiện tượng hoán vị gen.<br />

- D sai các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng không thể có cùng lôcut.<br />

Câu 56. Đáp án B<br />

Trong các kết luận trên:<br />

(1) : Sai, hoán vị gen góp phần xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

(2) : Sai, các gặp gen càng nằm gần nhau thì khả năng liên kết càng lớn, tần số hoán vị càng thấp.<br />

(3) : Đúng, trong cơ thể số lượng NST rất ít so với số lượng gen.<br />

(4) : Đúng, hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau không thể liên kết với nhau.<br />

(5) : Sai, số nhóm gen liên kết thường bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài, ví dụ ở trường hợp cơ<br />

thể dị giao (XY) bình thường, số nhóm gen liên kết bằng n+1.<br />

Câu 57. Đáp án A<br />

- ABD/abd x ABD/abd cho đời con 1 ABD/ABD : 2 ABD/abd : 1 abd/abd (3 trội: 1 lặn).<br />

- Kết quả trên giống như kết quả lai một cặp tính trạng ở F 2 : 1AA : 2Aa : laa.<br />

Câu 58. Đáp án D<br />

- Hiện tượng các tính trạng luôn đi cùng nhau theo chương trình học chỉ xảy ra ở hai hiện tượng đó là<br />

hiện tượng gen liên kết hoàn toàn và gen đa hiệu.<br />

(1) Đây là hiện tượng hoán vị gen.<br />

(2) Đây là hiện tượng gen đa hiệu.<br />

(3) Đây là hiện tượng gen liên kết hoàn toàn.<br />

(4) Đây là hiện tượng tương tác gen (kiểu bổ sung).<br />

Câu 59. Đáp án D<br />

- Các cách tính ở các đáp án A, B, C đều đúng.<br />

- Cách tính tần số hoán vị gen ở đáp án D chỉ đúng trong trường hợp phép lai phân tích.<br />

Câu 60. Đáp án A<br />

Đối với bài này nếu ta sắp xếp các gen theo trật tự đúng sẽ mất nhiều thời gian, tuy nhiên ta có thể để chút<br />

về ý đồ của bài thì thấy rõ bài muốn ta sắp xếp các chữ cái trong tên của MORGAN sao cho đúng thứ tự.<br />

Câu 61. Đáp án<br />

- Trong bài này có 2 đáp án A và D trái ngược nhau vậy chắc chắn có một trong 2 đáp án sẽ đúng.<br />

- Nếu phép lai 2 tính trạng di truyền theo kiểu phân li độc lập ở F 2 sẽ cho tỉ lệ 9:3:3:1.<br />

- Nếu phép lai 2 tính trạng di truyền theo kiểu liên kết hoàn toàn ở F 2 sẽ cho tí lệ 3:1.<br />

- Do đề hỏi kết luận không chính xác nên ta chọn D.<br />

Câu 62. Đáp án D<br />

- Theo hình vẽ, ta chú ý hình hai NST kép đã qua tiếp hợp và trao đổi chéo thì đoạn trao đổi chéo là phần<br />

nằm ở hai alen B, b nên hoán vị xảy ra ở cặp alen B và b.<br />

- Giao tử tái tổ hợp là giao tử hoán vị nên sẽ là AB, ab.<br />

Câu 63. Đáp án A<br />

- Do đề cho giả thiết 2 cặp gen này cùng nằm trên một NST tương đồng. Đây là điều kiện nghiệm đúng<br />

của quy luật liên kết gen hoặc hoán vị gen cho nội dung đúng sẽ rơi vào các nội dung xoay quanh 2 quy<br />

luật này.<br />

A. Sai vì các gen này phân li cùng nhau do cùng nằm trên 1 NST.<br />

Trang 42


B. Đúng vì đây là hiện tượng trao đổi chéo (hoán vị gen).<br />

C. Đúng vì liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp.<br />

D. Đúng vì có thể xuất hiện hiện tượng hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

Câu 64. Đáp án A<br />

Bb<br />

Bb<br />

- Khi tế bào sinh tinh Aa giảm phân có hoán vị giữa gen D và d chỉ xét :<br />

bD<br />

bD<br />

Theo hình vẽ:<br />

- Nếu A đi cùng Bd, a đi cùng bD thì sẽ cho các loại giao tử ABd, Abd, aBD, abD.<br />

- Nếu A đi cùng bD, a đi cùng Bd thì sẽ cho các loại giao tử ABD, AbD, aBd, abd.<br />

Câu 65. Đáp án D<br />

a) Đúng, do số lượng NST ít hơn rất nhiều lần so với số lượng gen của cơ thể.<br />

b) Sai, các gen nằm trên cùng một NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau do hiện tượng hoán<br />

vị gen.<br />

c) Sai, sự hoán vị gen xảy ra ở kì đầu giảm phân I giữa hai crômatit không chị em.<br />

d) Đúng, để xác định tần số hoán vị người ta gen thường xác định bằng phép lai phân tích.<br />

e) Sai, hoán vị gen ngoài xảy ra trong giảm phân còn xảy ra ở nguyên phân.<br />

f) Sai, nếu trường hợp cá thể dị hợp tử chéo, khi tụ thụ vẫn tạo biến dị tổ hợp ở đời con.<br />

Câu 66. Đáp án D<br />

- Khi khoảng cách giữa 2 gen trên cùng 1 NST có khoảng cách bằng 50 cM, nếu dùng phép lai phân tích<br />

để xác định tần số hoán vị sẽ bị nhầm với hiện tượng phân li độc lập do đó không kết luận được 2 gen<br />

cùng nằm trên cùng một NST.<br />

- Cho nên ta có thể sử dụng thêm gen thứ 3 quy định tính trạng nào đó ở khoảng giữa 2 gen này. Ví dụ<br />

gen A và gen B có khoảng cách 50 cM, chọn gen c nằm giữa gen A và B cách A 20 cM, cách gen B 30<br />

cM (thực chất xem hai gen này có liên kết với gen thứ ba là C hay không). Sau đó đó thực hiện phép lai<br />

phân tích giữa gen B và C rồi giữa gen A và C để chứng minh.<br />

Câu 67. Đáp án C<br />

Câu 68. Đáp án B<br />

Sau khi sắp xếp các gen quy định tính trạng trên NST ta thấy:<br />

+ Đoạn 15-50 bị mất sẽ kéo theo mất gen quy định tính trạng mình đen.<br />

+ Đoạn 60-70 bị mất sẽ kéo theo mất gen quy định tính trạng cánh cụt.<br />

Vậy trật tự bố các gen trên NST sau đột biến là: Râu cụt<br />

- Cánh teo - Mắt tía - Thân đốm.<br />

Câu 69. Đáp án A<br />

(1) Sai, nhờ phép lai phân tích.<br />

(2) Sai, đơn vị khoảng cách trên bản đồ là centimoocgan ứng với tần số hoán vị gen 1%.<br />

(3) Đúng, liên kết gen giúp duy trì sự ổn định các tính trạng của loài.<br />

(4) Sai, hoán vị gen là hiện tượng bình thường trong quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

(5) Sai, cả hai loài đều có hiện tượng hoán vị gen là đa số nhưng với tần số bằng nhau thì rất hiếm xảy ra.<br />

(6) Đúng, nhờ việc lập bản đồ di truyền, con người có thể giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách<br />

mò mẫm và rút ngắn được thời gian tạo giống.<br />

Câu 70. Đáp án C<br />

Trang 43


Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn phân li độc lập do số lượng gen trong tế bào rất lớn còn số lượng bị<br />

hạn chế cho nên quy luật liên kết gen đến sau không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân li độc lập.<br />

Câu 71. Đáp án C<br />

Biến dị tổ hợp: là những biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua<br />

giảm phân và thụ tinh trong quá trình giao phối. Biểu hiện của loại biến dị này là là sự tổ hợp lại các tính<br />

trạng vốn có của bố mẹ hoặc làm xuất hiện tính trạng mới.<br />

(I) Hiện tượng gen trội át gen lặn không có ý nghĩa trong việc làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />

(II) Hiện tượng này xảy ra ở tương tác cộng gộp, tạo các kiểu hình trung gian cung cấp nguồn biến dị tổ hợp.<br />

(III) Hiện tượng này xảy ra ở tương tác bổ sung (9:6:1; 9:3:3:1) hay tương tác át chế (<strong>12</strong>:3:1) tạo ra các<br />

kiểu hình khác hẳn bố mẹ cung cấp nguồn biến dị tổ hợp.<br />

(IV)Hiện tượng gen đa hiệu chi phối nhiều tính trạng không có ý nghĩa trong việc làm tăng biến dị tổ hợp.<br />

Câu 72. Đáp án D<br />

Đây là bài toán 2 tính trạng, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, P thuần chủng lai với nhau tạo F 1 , F 1<br />

tạp giao cho F 2 với 4 kiểu hình cho nên ta loại quy luật tương tác gen và liên kết hoàn toàn.<br />

Vậy chỉ còn 2 quy luật có thể xảy ra.<br />

+ Quy luật phân li độc lập: cho aabb = 0,0625 = 1/16.<br />

+ Quy luật hoán vị gen cho ab/ab = 1/16 (tần số hoán vị f = 50%).<br />

Câu 73. Đáp án A<br />

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập là các gen quy định các tính trạng khác nhau phải<br />

nằm trên các cặp NST khác nhau.<br />

- Tái tổ hợp hiểu nôm na là hiện tượng hoán vị.<br />

- Lời giải thích ở câu C là sai vì không đề cập đến vấn đề tỉ lệ gen liên kết giống với tỉ lệ phân ly độc lập,<br />

ngoài ra kiến thức câu này nêu ra cũng sai vì bộ NST đơn bội của đậu Hà Lan là n =<strong>12</strong>.<br />

- Lời giải thích ở câu D cũng không hợp lí, Menden thực hiện thí nghiệm trên rất nhiều cây cho nên xác<br />

suất để các gen liên kết thể hiện tỉ lệ của phân li độc lập là rất thấp.<br />

- Lời giải thích ở câu B lại càng không hợp lí bởi khi thực hiện phép lai 7 cặp tính trạng nếu các gen liên<br />

kết mà không xảy ra hoán vị thì sẽ không có cơ hội cho tỉ lệ kiểu hình giống phân li độc lập.<br />

- Việc Menden nhầm lẫn là do trong 7 cặp tính trạng này sẽ có các tính trạng mà gen quy định nó liên kết<br />

với nhau, cụ thể là có 3 cặp gen liên kết với nhau nằm trên 3 cặp NST khác nhau (mỗi NST chứa 1 cặp<br />

quy định 2 tính trạng), cặp còn lại có 1 gen quy định một tính trạng đồng thời tần số hoán vị giữa các gen<br />

này phải đạt mức tối đa bằng 50 % để tỉ lệ kiểu hình của gen liên kết giống với phân li độc lập.<br />

Câu 74. Đáp án C<br />

- Để tìm ra đáp án nhanh với các đáp án A, B, C, D độ khó giảm dần ta đi ngược từ dưới lên để tìm đáp<br />

án sai.<br />

- Cây P có kiểu hình hoa tím, quả xanh có 2 kiểu gen Ab/Ab hoặc Ab/ab suy ra D đúng.<br />

- Nếu cây P có kiểu gen Ab/Ab lai với cây dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) thì không thể cho 4 kiểu hình suy<br />

ra C sai.<br />

Câu 75. Đáp án D<br />

- Ở ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị gen cho nên 1 tế bào sinh tính sẽ cho 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng<br />

nhau là 1:1.<br />

- Ở ruồi giấm cái có xảy ra hoán vị gen do xét tất cả tế bào sinh trứng nên ta sử dụng bản đồ di truyền<br />

theo hình bên ta thấy gen D và gen E cách nhau 99,2 - 31 = 68,2 cM > 50 cM. Do khoảng cách quá xa<br />

giữa hai gen D và E cho nên tần số hoán vị đạt mức tối đa f = 50% suy ra tỉ lệ giao tử là 1:1:1:1.<br />

Câu 76. Đáp án B<br />

Để làm dạng này, trước tiên ta quan sát số liệu về các đoạn gen và kết hợp đáp án.<br />

Nhận thấy:<br />

+ BC + BD = CD do đó B nằm giữa C và D vậy chỉ có đáp án B và D là thỏa mãn.<br />

+ AB + AC = BC do đó A nằm giữa B và C vậy chỉ có đáp án còn đáp án B là chính xác.<br />

Câu 77. Đáp án B<br />

- Trong bài này, mấu chốt vấn đề nằm ở chữ "các" tính trạng.<br />

- Các quy luật phân li và tương tác gen theo chương trình học chỉ đề cập đến một tính trạng cho nên ta<br />

loại hai quy luật này.<br />

- Các quy luật còn lại đều có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ.<br />

Trang 44


Câu 78. Đáp án D<br />

AB<br />

-Trong bài này do 2 căp gen liên kết khi giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử liên kết<br />

ab<br />

và hoán vị: AB, ab, Ab, aB đều thỏa yêu cầu, cho nên ta không quan tâm đến nó chỉ qua tâm đến cặp Dd.<br />

-Hiện tượng đột biến lệch bội xảy ra trong giảm phân là do sự không phân li NST ở kì sau giảm phân I<br />

hoặc kì sau giảm phân II:<br />

+ Nếu ở giảm phân I: cặp Dd sẽ cho các loại giao tử Dd, D, d, O.<br />

+ Nếu ở giảm phân II: cặp Dd sẽ cho các loại giao tử: DD, d, O hoặc dd, D, O<br />

AB<br />

- Tổ hợp lại 2 cặp gen liên kết và cặp Dd sẽ cho được tất cả các loại giao tử đề bài nêu ra.<br />

ab<br />

Câu 79. Đáp án C<br />

- Do thỏa điều kiện là không có hoán vị gen, không <strong>phá</strong>t sinh đột biến mới, cá thể đang xét là XX thì số<br />

nhóm gen liên kết sẽ bằng số lượng NST trong bộ đơn bội của loài.<br />

- Để tránh trùng lặp gen nên nếu có một hoặc một nhóm (hai, ba,…) NST tương đồng người ta quy ước<br />

chỉ tính là một nhóm gen liên kết.<br />

(1) sai vì thể đa bội chẵn 4n, 6n,… số nhóm gen liên kết không thể bằng một phần hai số lượng bộ NST<br />

của thế này.<br />

(2) đúng vì thể tam bội 3n có số nhóm gen liên kết bằng n.<br />

(3) đúng vì thể đơn bội n có số nhóm gen liên kết bằng n.<br />

(4) đúng vì thể song nhị bội (2n x + 2n y ) có số nhóm gen liên kết bằng n x + n y .<br />

(5) đúng vì thể một kép (2n – 1 – 1) có số nhóm gen liên kết bằng n.<br />

(6) đúng vì thể ba (2n + 1) có số nhóm gen liên kết bằng n.<br />

(7) sai vì thể không (2n – 1) mất một cặp NST tương đồng nên chỉ có số nhóm gen liên kết bằng n - 1<br />

Câu 80. Đáp án A<br />

Đáp án A là đáp án đầy đủ nhất đề cập về cơ chế <strong>phá</strong>t sinh biến dị tổ hợp thông qua hai quy luật li độc lập<br />

và hoán vị gen.<br />

Câu 81. Đáp án A<br />

Nhờ hoán vị gen xảy ra phổ biến nên hiện tượng này làm cho số nhóm gen liên kết thường nhiều hơn số<br />

NST trong bộ đơn bội của loài.<br />

Câu 82. Đáp án A<br />

Ab<br />

- Xét 2 cặp gen liên kết nếu giảm phân không xảy ra hoán vị gen sẽ cho các loại giao tử Ab và aB,<br />

aB<br />

nếu giảm phân xảy ra hoán vị gen AB, Ab, aB, ab. Với thông tin này ta loại được các trường hợp (1), (2),<br />

(5), (6)<br />

- Trường hợp (4) sai vì ta chỉ thấy Ab và aB trong các giao tử này, chứng tỏ không phải là trường hợp<br />

hoán vị gen, cặp NST X D Y sẽ phân li đồng đều trong quá trình giảm phân, X D sẽ đi về 1 Ab, Y sẽ đi về<br />

aB và ngược lại.<br />

- Các trường hợp (3), (7), (8), (9), (<strong>10</strong>), (<strong>11</strong>) đều đúng.<br />

Câu 83. Đáp án D<br />

- Sắp xếp gen theo trật tự bình thường từ trái sang phải ta có: Râu cụt (0) – cánh teo (13) – mình đen<br />

(48,5) – mắt tía (54,5) – cánh cụt (65,6) – thân đốm (<strong>10</strong>7,5).<br />

Do tính theo chiều từ phải sang trái nên sau khi đột biến đảo đoạn sẽ cho thứ tự là: Thân đốm – mắt tía –<br />

cánh cụt – mình đen – cánh teo – râu cụt.<br />

Câu 84. Đáp án D<br />

DE<br />

- Cặp Aa giảm phân cho A,a; cặp Bb giảm phân cho B, b, 2 cặp gen liên kết giảm phân tối đa cho<br />

de<br />

DE, de, De, eD.<br />

- Vậy có tối đa 2 x 2 x 4 = 16 loại giao tử<br />

Câu 85. Đáp án C<br />

(1) sai vì hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chép giữa 2 cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc<br />

thể tương đồng ở kì đầu 1.<br />

Trang 45


(2) Đúng vì khi hoán vị gen xảy ra các gen không alen sẽ có cơ hội tái hợp trên cùng một NST<br />

(3) Đúng vì hoán vị gen góp phần tạo biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.<br />

(4) Sai vì các gen càng xa nhau lực liên kết càng yếu càng dễ hoán vị<br />

(5) Đúng vì tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%.<br />

Câu 86. Đáp án C<br />

Do chỉ có 1 tế bào sinh tinh mặc dù có trao đổi chéo thì cũng chỉ tạo ra tối đa 4 loại giao tử.<br />

Câu 87. Đáp án A<br />

Các gen nằm trên NST tương đồng có xu hướng liên kết với nhau là một trong những nguyên nhân làm<br />

tần số hoán vị gen không quá 50%<br />

Câu 88. Đáp án D<br />

- Nhìn vào các kết quả phép lai 2 tính mà tỉ lệ đời con 3:1 hay 1:2:1, các em dễ dàng nhận ra đây là<br />

trường hợp của liên kết hoàn toàn suy ra (1) đúng.<br />

AB AB<br />

- Phép lai 1 cho tỉ lệ 3:1 đây là tỉ lệ đặc trưng cho phép lai 2 cá thể dị hợp tử đều và theo đó ta<br />

ab ab<br />

quy ước được: đỏ (A) > vàng (a), nhỏ (B) > to (b) suy ra (2) sai, (3) đúng.<br />

- Phép lai 2 cho tỉ lệ 1:2:1, đời con không có kiểu hình vàng – to (aabb) suy ra bố hoặc mẹ hoặc cả 2 đều<br />

không tạo ra giao tử ab nhưng lại có kiểu hình vàng – nhỏ (aaBB hoặc aaBb) tức cùng tạo aB hoặc một<br />

bên aB, một bên ab và đỏ - to (AAbb hoặc Aabb) tức cùng tạo ra Ab hoặc một bên Ab, một bên ab vậy<br />

Ab Ab Ab AB<br />

kiểu gen của bố mẹ là hoặc . Tuy nhiên ở khi lai phân tích các cây con có kiểu hình<br />

aB aB aB ab<br />

khác bố mẹ mà đời F a đồng tính thì con lai phải thuần chủng.<br />

Ab Ab<br />

Ab AB<br />

Vậy phép lai 2 là , đồng thời phép lai 3 là suy ra (5) sai.<br />

aB aB<br />

aB ab<br />

Ab Ab aB<br />

- Kết quả phép lai 2 là 2 :1 :1 có tỉ lệ kiểu hình bằng tỉ lệ kiểu gen suy ra (4) đúng.<br />

aB Ab aB<br />

Câu 89. Đáp án A<br />

- Nhìn vào các kết quả phép lai 2 tính mà tỉ lệ đời con 3:1 hay 1:2:1, các em dễ dàng nhận ra đây là<br />

trường hợp của liên kết hoàn toàn.<br />

AB AB<br />

- Phép lai với cây thứ nhất cho tỉ lệ 3:1 đây là tỉ lệ đặc trưng cho phép lai 2 cá thể dị hợp tử đều <br />

ab ab<br />

và theo đó ta quy ước được: cao (A) > thấp (a), đỏ (B) > vàng (b) suy ra (a) sai.<br />

- Phép lai với cây thứ hai cho đời con có kiểu hình thấp - vàng (aabb) và cao - vàng (A-bb) suy ra kiểu<br />

Ab<br />

gen của cây thứ hai là suy ra (b) sai vì cây thứ hai chứ alen trôi ab quy định thân cao.<br />

ab<br />

- Phép lai với cây thứ ba cho đời con có kiểu hình thấp - vàng (aabb) và thấp - đỏ (aaB-) suy ra kiểu gen<br />

aB<br />

aB ab<br />

của cây thứ hai là , khi lai phân tích cây thứ ba sẽ cho F a : 1 : 1 (1 cây thấp, quả đỏ : 1 cây thấp,<br />

ab<br />

ab ab<br />

quả vàng) suy ra (c) sai.<br />

AB aB<br />

(4) Đúng vì phép lai thứ ba: không tao ra con lai thuần chủng có kiểu hình hội về một hoặc hai<br />

ab ab<br />

tính trạng.<br />

Câu 90. Đáp án D<br />

a) Sai vì hoán vị gen tạo ra nhóm gen liên kết mới<br />

b) Sai vì hoán vị gen do hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo giữa hai cromatit của cùng cặp tương đồng.<br />

Câu 91. Đáp án B<br />

Lấy đại diên phép lai F 1 : AB <br />

aB<br />

ab ab<br />

(1) Đúng vì phép lai trên cho tối đa <strong>10</strong> kiểu gen.<br />

(2) Đúng A-B- = 50% + aabb ≥ 50% suy ra lớn nhất.<br />

Trang 46


(3) Sai vì tỉ lệ kiểu gen aabb không nói kết luận chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong trường hợp tổng quát này.<br />

AB Ab<br />

(4) Đúng đó là 2 kiểu gen và .<br />

ab aB<br />

Câu 92. Đáp án C<br />

a) Đúng là 8 loại: ABD, abd; aBD, Abd; ABd, abD; AbD, aBd.<br />

b) Đúng, ba hình (b), (c), (d) đều là kết quả của hiện tượng hoán vị gen ở hình (a).<br />

c) Đúng, hình (b) và (c) là trao đổi chéo tại 1 chỗ, hình (d) là trao đổi chéo tại hai chỗ.<br />

d) Sai vì nếu xảy ra trao đổi tại hai chỗ không cùng lúc sẽ cho đồng thời kết quả hình (b) và (c).<br />

Câu 93. Đáp án C<br />

AB AB AB Ab Ab AB Ab Ab<br />

(1) Đúng đó là ; ; ; <br />

ab ab ab aB aB ab aB aB<br />

(2) Đúng vì A_B_ = 50% + aabb > 50%.<br />

(3) Đúng vì A_bb = aaB_ = 0,25 - aabb.<br />

(4) đúng vì A_B_ = 50% + aabb.<br />

(5) Sai vì A-bb + aaB_ + 2 x aabb = 0,5.<br />

(6) Đúng vì A_B_ +A_bb (hoặc aaB_) = 0,75.<br />

(7) Sai vì A_B_ +A_bb = 0,75 suy ra A_B_ < 75% do đề bài bảo có hoán vị nên dấu bằng không thể xảy<br />

ra.<br />

Câu 94. Đáp án D<br />

a) Đúng với trường hợp 2 tế bào sinh giảm phân bình thường không có hoán vị gen.<br />

b) Sai vì với trường hợp giảm phân bình thường không có hoán vị gen hay có hoán vị gen thì không thể<br />

chỉ tạo 2 loại giao tử Ab và aB có tỉ lệ bằng nhau.<br />

c) Đúng với trường hợp 2 tế bào sinh giảm phân bình thường và đều có hoán vị gen.<br />

d) Sai vì với trường hợp 2 tế bào sinh giảm phân bình thường, 1 có hoán vị gen và 1 không có hoán vị thì<br />

có số giao tử liên kết gấp ba số giao tử hoán vị.<br />

Câu 95. Đáp án D<br />

BD<br />

- Xét cặp NST mang gen không phân li ở giảm phân I thì sẽ cho các loại giao tử mang gen: BD bd,<br />

bd<br />

BD, bd, O. Vậy ta loại B, C<br />

Cặp Aa sẽ cho các loại giao tử mang gen A và a. Trong trường hợp này 1 tế bào sinh tinh sẽ cho 4 loại<br />

giao tử nên ta loại A.<br />

Câu 96. Đáp án D<br />

a) Sai, ngoài các gen quy định giới tính NST giới tình còn các gen quy định tính trạng thường.<br />

b) Sai, trên NST giới tính, vùng không tương đồng chiếm phần lớn NST.<br />

c) Sai, một số loài như thực vật, vi khuẩn còn không có NST giới tính.<br />

d) Sai, để xác định giới tính, người ta thường áp dụng phương <strong>phá</strong>p tế bào học thông qua NST giới tính.<br />

e) Đúng, theo nghiên cứu số lượng gen nằm trên NST X nhiều hơn hẳn so với số lượng gen nằm trên<br />

NST Y, ngoài ra ta cũng thấy rằng NST X có kích thước lớn hơn NST Y nên điều này là hiển nhiên.<br />

Câu 97. Đáp án D<br />

Đây là kiến thức bài học, bài tập này nhằm củng cố lại.<br />

Câu 98. Đáp án B<br />

- Trên vùng không tương đồng của NST giới tính thì gen nằm trên X sẽ không alen tương ứng trên Y,<br />

gen nằm trên Y sẽ không alen tương ứng trên X.<br />

- Trên vùng tương đồng của NST giới tính thì gen tồn tại thành từng cặp alen.<br />

Câu 99. Đáp án B<br />

- Đáp án D sai vì gen nằm trên các NST giới tính X di truyền chéo.<br />

- Đáp án C sai vì chỉ đề cập đến vấn đề di truyền gen trên NST X không nói đến phép lai thuận nghịch.<br />

- Ngược lai đáp án A sai vì chỉ đề cập đến đặc điểm của phép lai thuận nghịch mà không nói đến vấn đề<br />

di truyền gen trên NST X.<br />

- Chỉ có đáp án B là đúng giải thích được vấn đề di truyền gen trên NST X và đặc điểm của phép lai<br />

thuận nghịch. Tuy nhiên đáp án này còn ngắn gọn do đề ra theo dạng trắc nghiệm.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Đáp án B<br />

Trang 47


- Đúng, Moocgan kết hợp giữa lai thuận nghịch và lai phân tích trên đối tượng ruồi giấm và đã tìm ra<br />

quy luật di truyền liên kết với giới tính.<br />

- Đúng.<br />

- Sai, gen nằm trên Y di truyền thẳng tức bố truyền con trai,mẹ không mang gen không thể truyền con gái.<br />

- Sai, tật dính ngón số 2, 3 và túm lông trên tai là do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Đáp án D<br />

Hiện tượng di truyền liên kết giới tính phải do gen nằm trên NST giới tính quy định.<br />

Câu <strong>10</strong>2. Đáp án C<br />

- Đây là kiến thức cần lưu ý để giải nhanh các bài toán lai.<br />

- Trong các tính trạng trên có các tính trạng di truyền liên kết với giới tính là:<br />

1. Màu mắt (đỏ - trắng) của ruồi giấm.<br />

2. Lông mèo (hung - đen - tam thê).<br />

4.Màu lông gà (vằn - nâu).<br />

5. Bệnh máu khó đông.<br />

- Ngoài ra còn gặp bệnh mù màu ở người cũng di truyền liên kết với giới tính.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Đáp án C<br />

- Bệnh di truyền liên kết với giới tính nằm trên NST X sẽ di truyền chéo.<br />

- Người bố có kiểu gen X a Y sẽ truyền gen gây bệnh cho tất cả các đứa con gái.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Đáp án A<br />

Ở tằm, XX là đực, XY là cái. Tằm cái cho ít tơ hơn tằm đực. Vì vậy để đỡ tốn kém người ta sẽ nuôi tằm<br />

đực nên phải loại bỏ tằm cái. Một gen trên cặp NST số <strong>10</strong> quy định tính trạng màu sắc của trứng tằm.<br />

Tính trạng trứng màu xẫm trội hơn trứng màu sáng. Vì vậy, người ta chuyển gen này sang NST giới tính<br />

kết hợp với lựa chọn bố mẹ phép lai thì có thể biết được và lựa chọn tằm đực.<br />

- Sau đó ta cần phân biệt giữa chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ:<br />

+ Chuyển đoạn tương hỗ là loại đột biến trong đó 2 NST không tương đồng trao đổi đoạn cho nhau.<br />

+ Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp một đoạn NST hoặc cả một NST này sát nhập vào NST<br />

khác.<br />

- Nhưng khi chuyển tương hỗ nghĩa là phải chuyển cả gen trên NST giới tính cho NST <strong>10</strong> và NST <strong>10</strong> cho<br />

NST giới tính nhưng chưa biết là gen ở cùng locut đó ở NST giới tính là gì, chuyển đi có hại cho tằm hay<br />

không nên ta chọn phương <strong>phá</strong>p chuyển đoạn không tương hỗ là chỉ chuyển từ NST <strong>10</strong> sang NST giới<br />

tính X thôi!<br />

Câu <strong>10</strong>5. Đáp án C<br />

- Tính trạng màu lông do gen nằm trên NST X không alen tương ứng trên Y nên di truyền chéo.<br />

- Mèo đen và mèo hung xuất hiện ở cả 2 giới là đúng.<br />

- Mèo tam thể có khả năng sinh sản bình thường trong tự nhiên là đúng, thực tế đời sống ta cũng thấy<br />

mèo tam thể vẫn sinh con bình thường.<br />

- Mèo tam thể chỉ có thể ở mèo cái, không có ở mèo đực là sai, thực tế mèo đực tam thể rất hiếm do phải<br />

<strong>phá</strong>t sinh đột biến tạo giao tử lệch bội XX hoặc XY để tạo ra mèo đực tam thể có kiểu gen X D X d Y.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Đáp án D<br />

- Nếu đề bài nhắc đến tỉ lệ kiểu hình ở đời con có hiện tượng không đều ở hai giới hoặc những bài có số<br />

liệu "ngoằn ngoèo" kèm theo giới tính sau kiểu hình thì gen quy định sẽ nằm trên NST giới tính (đây là<br />

mẹo giải trắc nghiệm), loại B, C.<br />

- Theo đề bài tỉ lệ đời con là 1 XX : 1 XY nên phải người mẹ (XX) có kiểu gen đồng hợp.<br />

- Vì gen quy định tính trạng men răng nằm trên X suy ra có hiện tượng di truyền chéo, thực vậy người<br />

con trai có men răng bình thường nhận gen từ mẹ, tức nhiên gen này cũng truyền cho con gái của mình do<br />

bà có kiểu gen đồng hợp. Nhưng gen này lại không biểu hiện ở người con gái suy ra nó là gen lặn.<br />

Vậy gen quy định xỉn men răng là gen trội nằm trên X.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Đáp án A<br />

-Ở phép lai 3, tỉ lệ kiểu hình đời con có sự phân bố không đồng đều ở 2 giới nên chắc chắn gen quy định<br />

tính trạng phải nằm trên NST giới tính.<br />

-Ngoài trường hợp di truyền liên kết giới tính còn trường hợp gen nằm trong tế bào chất, nhận dạng quy<br />

luật này không khó, bạn chỉ việc thấy đời con không có sự phân li tính trạng đồng thời con lai có kiểu<br />

hình giống mẹ.<br />

Trang 48


Câu <strong>10</strong>8. Đáp án B<br />

- Các bệnh di truyền liên kết với giới tính là những bệnh gây ra do gen nằm trên NST giới tính.<br />

- Việc phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm ít có nghĩa đối với y học do nếu biết sớm giới tính<br />

của thai nhi sẽ dẫn đến gia đình thai phụ yêu cầu được <strong>phá</strong> thai. Hiện tượng này gây mất cân bằng giới<br />

tính như hiện nay "nam thừa nữ thiếu".<br />

- Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền<br />

liên kết với giới tính mới có ý nghĩa với y học, giảm tỉ lệ trẻ sinh ra mắc các bệnh này sinh ra thấp đi.<br />

- Việc hạn chế sự xuất hiên bất thường về đột biến NST giới tính (cấu trúc, số lượng) không liên quan<br />

đến các bệnh do gen nằm trên NST giới tính quy định.<br />

Câu <strong>10</strong>9. Đáp án C<br />

a) Sai vì 2 bệnh này có thể cùng xuất hiện trên một cơ thể người bệnh.<br />

b) Đúng vì bệnh bạch tạng do gen quy định nằm trên NST thường, bệnh máu khó đông do gen nằm trên<br />

NST X quy định.<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Đáp án A<br />

Tế bào sinh dưỡng bị đốt biến vẫn có thể mất NST giới tính ví dụ như hội chứng Tơc-nơ (XO).<br />

Câu <strong>11</strong>1. Đáp án D<br />

a) Sai vì hai bệnh này di truyền liên kết không hoàn toàn.<br />

b) Đúng vì hai bệnh do gen nằm trên NST X quy định.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Đáp án A<br />

(1) Sai vì NST giới tính vẫn tìm thấy ở thực vật, ví dụ như cây dâu tây,...<br />

(2) Sai vì ở một số loài động vật bậc thấp vẫn không có NST giới tính.<br />

(3) Sai vì ví dụ trong quần thể ong, kiến, mối,... chỉ có một loại NST giới tính X.<br />

(4) Đúng vì NST giới tính ngoài mang gen quy định giới tính còn mang gen quy định tính trạng thường.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Đáp án A<br />

- Các vùng (1), (2), (3), (4) là các vùng tương đồng trên NST X và NST Y, vì cá thể mang kiểu gen đồng<br />

hợp nên cặp gen tồn tại ở các vùng này sẽ giống nhau.<br />

- Các vùng còn lại là những vùng không tương đồng gen ở các vùng này không giống.<br />

(a) là trường hợp lặp đoạn, mất đoạn gen ở vùng (1) và (2) sẽ làm xuất hiện nhóm gen liên kết mới.<br />

(b), (c) là trường hợp xuất hiện nhóm gen liên kết mới vì vùng (5) và (7) hay vùng (1) và (4) đều mang<br />

những gen khác nhau.<br />

(d) là trường hợp hoán vị gen nhưng không làm xuất hiện nhóm gen liên kết mới vì vùng (3) và (4) mang<br />

gen giống nhau.<br />

(e) là trường hợp không làm xuất hiện nhóm gen liên kết mới vì vùng (8) và (4) cùng nằm trên 1 NST.<br />

Câu <strong>11</strong>4. Đáp án C<br />

(a) đúng, (b) đúng nhưng việc X và Y là hai loại NST giới tính không liên quan đến việc X và Y còn quy<br />

định các tính trạng khác.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Đáp án<br />

(a), (b) đều đúng và có mối quan hệ nhân quả với nhau.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Đáp án C<br />

Gen nằm trong nhân (NST thường, vùng tương đồng<br />

Gen nằm trong tế bào chất<br />

của NST giới tính)<br />

Trong nhân có NST<br />

Trong tế bào chất không có NST<br />

ADN mạch kép, thẳng<br />

ADN mạch kép, vòng, trần<br />

Gen tồn tại thành từng cặp alen<br />

Khả năng nhân đôi, phiên mã, dịch mã<br />

Khi bị đột biến biểu hiện thành kiểu hình nếu là đột biến<br />

trội hoặc đột biến lặn nếu sau đột biến cơ thể mang kiểu<br />

gen đồng hợp lặn<br />

Gen không tồn tại thành từng cặp alen<br />

Khi bị đột biến không biểu hiện ngay<br />

thành kiểu hình<br />

Với các đặc điểm nêu trên thì gen nằm trong tế bào chất không có các đặc điểm I, II.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Đáp án B<br />

Các trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen:<br />

(2) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.<br />

(5) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.<br />

Trang 49


(6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen.<br />

Câu <strong>11</strong>8. Đáp án A<br />

- Nguyên nhân các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách rất đặc biệt là do giao<br />

tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hon so với giao tử đực.<br />

- Trong thụ tinh tạo hợp tử, giao tử cái (trứng) có kích thước lớn hơn nhiều lần so với giao tử đực, cho<br />

nên lượng gen nằm trên tế bào chất của tế bào trứng là rất lớn so với tế bào tinh trùng. Tinh trùng chỉ có<br />

vai trò chủ yếu là truyền nhân (NST) của mình.<br />

- Câu B nói giao tử đực không góp gen nằm trong tế bào chất là sai, giao tử đực vẫn có góp gen nằm<br />

trong tế bào chất nhưng lượng này rất ít.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Đáp án A<br />

- Di truyền theo dòng mẹ thường xảy ra ở các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định.<br />

- Gen nằm ngoài nhân là gen không alen nên lúc nào cũng biểu hiện thành kiểu hình.<br />

- Các gen ngoài nhân không phải lúc nào cũng phân chia đều cho các tế bào con.<br />

- Gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình ở cả 2 giới.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Đáp án B<br />

Ta dùng phương <strong>phá</strong>p loại trừ bài này:<br />

- Do xét một tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định mà tỉ lệ ở F 1 là 1 :1 nên gen không nằm trên NST<br />

thường hoặc vùng tương đồng của NST giới tính (cho tỉ lệ <strong>10</strong>0%), suy ra loại A.<br />

- Đề bài không đề cập đến tỉ lệ kiểu hình kèm theo giới tính nên loại D (di truyền liên kết với giới tính).<br />

- Tỉ lệ F 1 , F 2 có sự phân tính nên gen này nằm ngoài nhân (cho tỉ lệ <strong>10</strong>0%) là không thể, suy ra loại C.<br />

Vậy B là đáp án đúng.<br />

- Hiện tượng tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính là một trong những hiện tượng của yếu tố môi<br />

trường bên trong tác động đến sự biểu hiện của gen. Trong chương trình học ta thường gặp tính trạng này<br />

do gen nằm trên NST thường quy định nhưng lại chịu ảnh hưởng của giói tính, thường thì kiểu gen dị hợp<br />

ảnh hưởng này.<br />

- Ví dụ:<br />

+ Kiểu gen Hh ở cừu đực thì có sừng còn ở cừu cái thì không sừng.<br />

+ Kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam còn ở nữ thì không biểu hiện.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Đáp án D<br />

Ta có kiến thức sau:<br />

Vị trí của gen Kết quả lai thuận nghịch ở F 1 và F 2<br />

Gen nằm trên NST thường. Giống nhau và phân bố đồng đều ở hai giới.<br />

Gen nằm trên NST giới tính. Khác nhau và phân bố không đồng đều ở hai giới.<br />

Gen nằm trong tế bào chất. Khác nhau và phân bố đồng đều ở hai giới.<br />

- Với kiến thức này ta chọn đáp án D.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Đáp án C<br />

- Gen quy định màu lông thông qua prôtêin là sản phẩm của nó tạo ra, nhiệt độ cao hay thấp sẽ làm biến<br />

tính prôtêin. Với thông tin này các kết luận đúng sẽ là (1), (2),(3)<br />

- Kết luận (4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến<br />

gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen là sai vì việc prôtêin bị biến tính không liên quan đến<br />

việc thay đổi cấu trúc gen gây ra đột biến gen.<br />

Câu <strong>12</strong>3. Đáp án C<br />

(1) Sai, gen nằm trong tế bào chất có khả năng bị đột biến và vẫn có khả năng biểu hiện thành kiểu hình ở<br />

cơ thể mang gen đột biến.<br />

(2) Sai, mọi di truyền tế bào chất đều là di truyền theo dòng mẹ.<br />

(3) Sai, hiện tượng di truyền theo dòng mẹ không tạo sự phân tính ở đời con lai.<br />

(4) Sai, ngựa đực giao phối với lừa cái tạo con bác-đô còn ngựa cái giao phối với lừa đực tạo con la.<br />

(5) Đúng, hiện tượng bất thụ đực ví dụ như ở loài ngô, người ta ứng dụng tạo hạt lai mà khỏi tốn công<br />

hủy phấn hoa cây mẹ.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Đáp án A<br />

Trang 50


<strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản thông qua cơ chế nguyên phân cho nên kiểu gen của đời con<br />

nếu không xảy ra đột biến gì sẽ giống hoàn toàn cá thể mẹ. Mức phản ứng do kiểu gen quy định cho nên<br />

các cá thể con sẽ có mức phản ứng giống cá thể mẹ, trừ trường hợp bị đột biến.<br />

Câu <strong>12</strong>5. Đáp án C<br />

a) Đúng.<br />

b) Sai, kiểu gen không thay đổi mà kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường<br />

khác nhau mới gọi là thường biến.<br />

c) Sai, tỉ lệ nạt mỡ là tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.<br />

d) Đúng, thường biến giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường nên luôn luôn có lợi cho<br />

sinh vật.<br />

Câu <strong>12</strong>6. Đáp án A<br />

- Thường biến có đặc điểm làm biến đổi kiểu hình một cách đồng loạt với các cơ thể có cùng kiểu gen<br />

khi chịu tác động thay đổi của cùng điều kiện môi trường, không làm biến đổi kiểu gen nên không di<br />

truyền.<br />

- Thường biến còn có tên gọi khác như mềm dẻo kiểu hình, thích nghi kiểu hình.<br />

Vậy trong các đặc điểm trên chỉ có đặc điểm (3) và (5) là đúng.<br />

Câu <strong>12</strong>7. Đáp án A<br />

Hiện tượng bất thụ đực do gen nằm trong tế bào chất quy định. Nếu lấy cây bất thụ đực làm cây cái được<br />

thụ tinh bởi phấn hoa của cây hữu thụ thì thế hệ con tất cả đều bất thụ đực. Hiện tượng này được ứng<br />

dụng để tạo hạt lai mà khỏi tốn công hủy bỏ phấn hoa cây mẹ.<br />

Câu <strong>12</strong>8. Đáp án D<br />

Thường biến<br />

Đột biến<br />

Biến đổi kiểu hình, không biến đổi<br />

Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình<br />

kiểu gen<br />

Đồng loạt, định hướng<br />

Cá thể, vô hướng<br />

Do tác động thay đổi của môi trường Do các tác nhân gây đột biến: lí, hóa, sinh, rối<br />

loạn sinh tổng hợp trong môi trường nội bào<br />

Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật Đa số là có hại, một số đột biến là trung tính và<br />

thích nghi với điều kiện sống có lợi<br />

Không di truyền<br />

Có khả năng di truyền được cho thế hệ sau<br />

Theo bảng so sánh trên thì các nội dung đúng là I, II, IV, V.<br />

Câu <strong>12</strong>9. Đáp án D<br />

(I) Đúng, hình vẽ trên là hiện tượng thường biến.<br />

(II) Sai, thường biến không có sự biến đổi kiểu gen.<br />

(III) Đúng, thường biến có tính đồng loạt nhưng không phải tất cả các cây rau mác ở cùng một tầng đều<br />

có hình dạng lá như nhau vì có thể xảy ra hiện tượng đột biến.<br />

(IV) Đúng.<br />

(V) Sai, thường biến không di truyền nên hạt của cây mác có lá hình dải đeo gieo trồng trên cạn thì đời<br />

con thu được cây rau mác có dạng là hình mũi mác.<br />

(VI) Đúng.<br />

Câu 130. Đáp án B<br />

- Do trong điều kiện thích hợp nhất nên các giống lợn sẽ cho cân nặng đạt mức tối đa với kiểu gen của nó<br />

quy đinh. Kĩ thuật nuôi dưỡng và tác động của môi trường sẽ không còn là yếu tố quyết định vì đề bài đã<br />

cho "điều kiện thích hợp nhất", suy ra trong trường hợp này, kiểu gen sẽ đóng vai trò chủ đạo.<br />

- Kiểu gen nào có mức phản ứng càng rộng tức sẽ có giới hạn cân nặng càng cao sẽ càng chiếm ưu thế.<br />

- Việc tính trạng do nhiều gen chi phối chỉ góp phần tìm ra các kiểu hình mới không có ý nghĩa trong<br />

trường hợp này.<br />

Câu 131. Đáp án C<br />

Các trường hợp đột biến gen biểu hiện thành kiểu hình là (1), (2), (3), (4), (6).<br />

Câu 132. Đáp án A<br />

- Hiện tượng bạch tạng ở cây do gen đột biến trên ADN trong nhân giống như bệnh bạch tạng ở người do<br />

gen lặn quy định. Khi bị bệnh này toàn thân cây sẽ có màu trắng làm mất khả năng tổng hợp diệp lục<br />

Trang 51


khiến cây không quang hợp được dẫn đến chết. Hiện tượng này thường bắt gặp ở các cây sống xung<br />

quanh các khu công nghiệp.<br />

- Trong khi đó trường hợp đột biến gen nằm ngoài nhân (lục lạp) sẽ xuất hiện kiểu hình trung gian do có<br />

rất nhiều lục lạp trong tế bào, chỉ một số lục lạp mang gen đột biến còn lại các lục lạp khác vẫn mang gen<br />

bình thường. Muốn cây có kiểu hình bạch tạng thì toàn bộ lục lạp trong tế bào phải mang gen đột biến.<br />

- Cho nên khi nói "gen nằm trong tế bào chất bị đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình ở thể đột biến" là<br />

sai, ta phải hiểu kiểu hình ở thể đột biến khi toàn bộ các lục lạp (ti thể) đều mang gen đột biến.<br />

Câu 133. Đáp án B<br />

Hiện tượng trên là hiện tượng thường biến do môi trường thay đổi nên kiểu gen quy định chiều cao của<br />

cây biến đổi kiểu hình để thích nghi.<br />

Câu 134. Đáp án D<br />

- A sai vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không làm kiểu gen thay đổi.<br />

- B sai vì năng suất chỉ có một mức phản ứng.<br />

- C sai năng suất lúa ngoài chịu ảnh hưởng của môi trường còn chịu ảnh hưởng của kiểu gen quy định.<br />

Câu 135. Đáp án C<br />

- Kết quả lai thuận nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới<br />

tính thì gen nằm trong tế bào chất.<br />

- Ở phép lai giữa hai cây F 1 thì cây lá đốm là mẹ nên F 2 sẽ cho <strong>10</strong>0% cây lá đốm (kiểu hình giống mẹ).<br />

Câu 136. Đáp án B<br />

Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động qua lại với nhau. Như câu D đã đề cập, trong kiểu gen ngoài<br />

tác động giữa các gen alen là hiện tượng gen trội át gen lặn còn tác động tương hỗ các gen không alen quy<br />

định sự hình thành tính trạng đó là hiện tương tác gen không alen.<br />

Câu 137. Đáp án B<br />

- Theo kiến thức đã học, ta biết bệnh động kinh là bệnh di truyền do gen nằm trong ti thể quy định. Ta<br />

loại hai đáp án A, C vì hai đáp án nằm không nhắc đến gen nằm trong ti thể.<br />

- Để chọn ra một đáp án trong hai đáp án B và D còn lại, ta suy luận như sau: Trong chương trình học,<br />

gen bị đột biến thành gen gây bệnh thường do đột biến điểm như bệnh bạch tạng, hồng cầu hình liềm...<br />

cho nên ta chọn B.<br />

Câu 138. Đáp án B<br />

Để xác định mức phản ứng cần tiến hành các bước:<br />

1. Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.<br />

2. Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.<br />

3. Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.<br />

Câu 139. Đáp án A<br />

Trong quá trình biểu hình thành kiểu hình, kiểu gen ngoài chịu tác động của yếu tố bên ngoài cơ thể vẫn<br />

chịu tác động bên trong. Ví dụ ở trường hợp gen tương tác, với những tổ hợp gen khác nhau vẫn có khả<br />

năng cho kiểu hình khác nhau.<br />

Câu 140. Đáp án B<br />

(1) đúng vì ADN ngoài nhân và trong nhân nhân đôi độc lập nhau.<br />

(2) sai vì ADN ngoài nhân không liên kết với protein histon còn ADN trong nhân thì có.<br />

(3) đúng vì ADN trong nhân hầu hết có nhiều nucleotit hơn ADN ngoài nhân.<br />

(4) sai vì ADN ngoài nhân có cấu trúc kép dạng vòng.<br />

Câu 141. Đáp án A<br />

Bệnh do gen quy định nằm trên ti thể di truyền theo dòng mẹ, mẹ bị bệnh thì tất cả con sinh ra đều bị<br />

bệnh, bất kể bố có bị bệnh hay không.<br />

Câu 142. Đáp án D<br />

a) đúng vì ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập với ADN trong NST.<br />

b) đúng vì gen nằm ngoài nhân vẫn có thể bị đột biến và di truyền cho thế hệ sau.<br />

c) sai vì ADN ti thể và lục lạp vẫn có cấu trúc dạng vòng.<br />

d) sai vì ADN ngoài nhân không phân bố đều cho các tế bào con.<br />

Câu 143. Đáp án D<br />

Đáp án B và D đều đúng về hiện tượng. Tuy nhiên nhận định nguyên nhân hiện tượng này là ở gen trong<br />

lục lạp cụ thể hơn trong tế bào chất.<br />

Trang 52


Câu 144. Đáp án B<br />

(1) sai vì thường biến không có khả năng di truyền.<br />

(2) sai vì đột biến mới là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.<br />

(3) đúng vì thường biến giúp cơ thể thích nghi trước sự biến đổi của môi trường.<br />

(4) đúng vì thường biến có đặc điểm biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều<br />

kiện môi trường.<br />

(5) đúng vì thường biến <strong>phá</strong>t sinh chủ yếu do ảnh hưởng môi trường.<br />

Câu 145. Đáp án A<br />

- Đáp án B đề cập vấn đề đột biến.<br />

- Đáp án C, tính trạng có mức phản ứng rộng là đặc điểm của tính trạng số lượng.<br />

- Đáp án D, đây là khái niệm của "sao chép kiểu gen", các em sẽ được giới thiệu khi học Đại học nếu<br />

chọn ngành liên quan đến lĩnh vực <strong>Sinh</strong> học.<br />

Câu 146. Đáp án A<br />

Màu hoa là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, không phải là tính trạng biểu hiện chỉ<br />

phụ thuộc vào kiểu gen.<br />

Câu 147. Đáp án A<br />

Gen ngoài nhân gồm nhiều alen, có khả năng nhân đôi độc lập với sự nhân lên của tế bào và phân bố<br />

không đều cho các tế bào con nên một đột biến gen lặn xảy ra ngoài nhân thì tế bào con có thể nhận được<br />

gen đột biến hoặc không, kiểu hình ở đời con có thể là xanh (chỉ nhận gen bình thường), đốm (nhận cả<br />

gen đột biến và gen bình thường), hoặc bạch tạng (chỉ nhận gen đột biến và gây chết vì mất khả năng<br />

quang hợp).<br />

Câu 148. Đáp án A<br />

Gen ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ vì <strong>khối</strong> tế bào chất của giao tử cái lớn gấp nhiều lần tế bào chất<br />

của giao tử đực. Đó là nội dung cơ sở tế bào học của di truyền ngoài nhân.<br />

Câu 149. Đáp án D<br />

Nhìn vào kết quả F 2 ta sẽ loại được các đáp án B vì không có tỉ lệ 2 : 1 (tỉ lệ đặc trưng của gen gây chết),<br />

đáp án C vì tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định phân bố đồng đều ở 2 giới.<br />

- Đáp án A sai vì màu thân chỉ do 1 gen có alen quy định, đồng thời nếu gen di truyền liên kết với giới<br />

tính không thể cho tỉ lệ 3 cái đen : 3 đực xám : 1 cái xám : 1 đực đen.<br />

- Đáp án D đúng vì F 1 : Aa x Aa cho F 2 1AA : 2Aa : laa; giả thiết thể dị hợp Aa cho thân đen ở giới đực<br />

và thân xám ở giới cái sẽ đúng với kết quả phép lai này.<br />

Câu 150. Đáp án A<br />

(1) Sai, tính trạng <strong>khối</strong> lượng hạt lúa là tính trạng số lượng vì có thể đo lường được.<br />

(2) Sai vì giống A là giống có mức phản ứng rộng nhất.<br />

(3) Đúng vì giống B là giống có mức phản ứng hẹp nhất.<br />

(4) Đúng vì trong điều kiện khí hậu ổn định kết hợp kĩ thuật chăm sóc tốt giống sẽ cho <strong>khối</strong> lượng tối đa.<br />

(5) Sai vì nên trồng giống lúa D vì dù trong điều kiện khí hậu thất thường,... giống D vẫn cho <strong>khối</strong> lượng<br />

hạt lúa tối thiểu lớn hơn <strong>khối</strong> lượng tối đa của giống B (270>260).<br />

Câu 151. Đáp án C<br />

(1) sai vì gen ngoài nhân vẫn có khả năng bị đột biến.<br />

(2) sai vì gen nằm ngoài nhân không phân phối đều cho các tế bào con.<br />

(3) đúng vì gen nằm ngoài nhân không tồn tại thành từng cặp alen.<br />

(4) đúng vì số lượng gen ngoài nhân ít hơn số lượng gen trong nhân.<br />

(5) đúng vì gen nằm ngoài nhân tức ở tế bào chất nên quá trình nhân đôi, phiên mã,... xảy ra ở tế bào chất.<br />

Câu 152. Đáp án B<br />

- Một câu hỏi có khi chỉ cần vẽ là ra, nhưng nếu ta tính toán một chút thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.<br />

- Dựa vào đề bài, các số liệu cho không cụ thể cho lắm, vậy ta sẽ tự chọn lượng chất cho nó.<br />

- Theo đề, nếu ta cho khoảng cách từ A đến D bằng 3 cM thì khoảng cách từ A đến C sẽ là 2 cM và<br />

khoảng cách từ A đến B sẽ là 4 cM.<br />

- Sau đó, vẽ ra giấy theo đề bài: trước tiên vẽ đường thẳng qua AB.<br />

- Khoảng cách từ gen A đến gen B bằng hai lần khoảng cách từ gen A đến gen C nên có 2 vị trí C, C nằm<br />

trong đoạn AB thì C là trung điểm AB, C nằm ngoài đoạn AB thì đoạn CA bằng một nửa đoạn AB và ắt<br />

hẳn C nằm về phía A chứ không nằm về phía B được.<br />

Trang 53


- Với TH1: C là trung điểm AB thì theo dữ kiện thứ 2 ta lại có 2 trường hợp:<br />

+ Nếu D nằm trong đoạn AB thì D sẽ nằm giữa C và B (do 2 < 3 < 4) khi đó trật tự gen là ACDB (chiều<br />

ngược lại đương nhiên cũng đúng là BDCA).<br />

+ Nếu D nằm ngoài đoạn AB thì trật tự sẽ là DACB (chiều ngược lại là BCAD).<br />

- Với TH2: C nằm ngoài AB về phía A ta cũng có 2 trường hợp<br />

+ Nếu D nằm khác phía với C qua A thì D sẽ nằm giữa A và B (do 3 < 4), trật tự gen là CADB (BDAC).<br />

+ Nếu D nằm cùng phía với C qua A thì C sẽ nằm giữa A và D (do 2 < 3), trật tự gen là DCAB (BACD).<br />

Đối chiếu lên trên thì ta thấy các ý 1, 2, 3, 4 thỏa mãn.<br />

Câu 153. Đáp án C<br />

- A sai do A là hiện tượng thể khảm tạo ra bởi đột biến <strong>phá</strong>t sinh ở tế bào sôma.<br />

- B sai do hiện tượng này gặp nhiều như các tính trạng năng suất vật nuôi cây trồng, tính trạng chiều cao<br />

con người.<br />

- C đúng vì trội không hoàn toàn thực chất là tương tác gen alen còn át chế trội là tương tác gen không<br />

alen.<br />

- D sai, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm.<br />

Câu 154. Đáp án B<br />

- Một câu hỏi không quá khó tuy nhiên có thê làm cho một số em chọn phải đáp án sai.<br />

- A chắc chắn là không đúng vì dù ở trội hoàn toàn và không hoàn toàn tỉ lệ phân li KH có thể khác nhau<br />

nhưng tỉ lệ phân li KG sẽ là giống nhau.<br />

- C hay D nghe có vẻ đúng nhưng nếu chỉ mình nó không là chưa đủ để tạo nên sự giống nhau.<br />

- Đáp án đúng phải là do cơ sở tế bào học giống nhau. Cơ sở tế bào học của 2 hiện tượng này là: sự phân<br />

li đồng đều và tổ hợp tự do của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ<br />

hợp của các alen trong cặp.<br />

Câu 155. Đáp án A<br />

Cả 5 hệ quả trên đều có thể được suy ra từ các quy luật của Menden.<br />

Câu 156. Đáp án C<br />

- Các em tránh nhầm lẫn khi nối cột mà chọn đáp án A.<br />

- Cũng đừng chọn đáp án khi chưa đọc hết câu mà chọn đáp án B, về nguyên tắc thì không sai nhưng<br />

kiến thức của tổ hợp 4-d là sai.<br />

Câu 157. Đáp án B<br />

Câu 158. Đáp án B<br />

Tổ hợp đúng là (1)-c, (2)-d, (3)-b, (4)-a, (5)-e.<br />

Câu 159. Đáp án A<br />

Quy luật<br />

Tỉ lệ Fa<br />

I. Phân li độc lập (2 tính) 1:1:1:1<br />

II. Tương tác 9:7 3:1<br />

III. Tương tác 9:6:1 1:2:1<br />

IV. Tương tác 9:3:3:1 1:1:1:1<br />

V. Tương tác 13:3 3:1<br />

VI. Tương tác <strong>12</strong>:3:1 1:2:1<br />

VII. Tương tác 15:1 3:1<br />

VIII. Liên kết hoàn toàn (2 tính) 1:1<br />

Vậy:<br />

+ Cặp bố mẹ thứ nhất có tỉ lệ kiểu hình 3:1 suy ra các quy luật chi phối có thể là II, V, VII.<br />

+ Cặp bố mẹ thứ hai có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 suy ra các quy luật chi phối có thể là III, VI.<br />

+ Cặp bố mẹ thứ ba có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 suy ra các quy luật chi phối có thể là I, IV<br />

+ Cặp bố mẹ thứ tư có tỉ lệ kiểu hình 1:1 suy ra các quy luật chi phối có thể là VIII.<br />

Các câu đúng là: (c), (d).<br />

Câu 160. Đáp án A<br />

Câu 161. Đáp án B<br />

Các ý sai là (4), (6), (7), (<strong>10</strong>).<br />

Câu 162. Đáp án D<br />

Tổ hợp kết nối thông tin đúng là (a)-(2), (b)-(3), (c)-(4), (d)-(1), (e)-(6); (f)-(5).<br />

Trang 54


- Đáp án A đúng <strong>10</strong>0%.<br />

- Đáp án B sai ở tổ hợp (c)-(1) tức 2/3 đúng.<br />

- Đáp án c sai ở tổ hợp (a)-(3); (c)-(2) tức 2/4 đúng.<br />

- Đáp án D sai ở tổ hợp (a)-(3); (b)-(2) tức 0/2 sai.<br />

Trang 55


I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ<br />

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ<br />

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài. Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài<br />

trong tự nhiên.<br />

Hình 1.24. Vốn gen của quần thể<br />

Đặc điểm vốn gen thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.<br />

(1) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó<br />

trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó tại thời điểm xác định.<br />

(2) Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số<br />

cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.<br />

STUDY TIP<br />

Mỗi quần thể có một vốn gen chung và đặc trưng. Vốn gen là tập hợp toàn bộ các alen của tất cả các gen<br />

trong quần thể.<br />

II. QUẦN THỂ TỰ PHỐI<br />

Đặc điểm:<br />

+ Các cá thể tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh, kiểu gen gồm các dòng thuần.<br />

+ Quần thể tự phối có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình thấp nên kém thích nghi. Do vậy khi môi<br />

trường thay đổi thì quần thể tự phối có khả năng thích nghi kém, dễ bị tuyệt diệt. Vì vậy trong quá trình<br />

tiến hóa, các loài tự phối ngày càng ít dần.<br />

Hình 1.25. Hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô thụ phấn qua nhiều thế hệ<br />

- Trong quá trình tự phối liên tiếp qua các thế hệ:<br />

+ Tần số tương đối các alen không thay đổi.<br />

Trang 1


+ Tần số tương đối các kiểu gen thay đổi.<br />

STUDY TIP<br />

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và<br />

tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.<br />

III. QUẦN THỂ GIAO PHỔI NGẪU NHIÊN<br />

Đặc điểm: Các cá thể giao phối tự do, thành phần kiểu gen đa dạng và thường ở trạng thái cân bằng di<br />

truyền, tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình rất cao.<br />

IV. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ<br />

Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi- Vanbec. Khi đó thoả mãn<br />

đẳng thức:<br />

Quần thể cân bằng => p + q = 1<br />

P 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa = 1.<br />

1. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec<br />

2. Ý nghĩa của định luật Hacđi - Vanbec<br />

a. Ý nghĩa lý luận<br />

(3) Số lượng cá thể phải đủ lớn và không xảy ra biến động di truyền.<br />

Trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện này có thể được đáp ứng, nhất là<br />

ở những quần thể tách biệt với môi trường bên ngoài.<br />

(4) Các các thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tức<br />

là không có sự chọn lọc trong quá trình giao phối. Đây là điều kiện khó xảy ra<br />

trong thực tế.<br />

(5) Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau. Điều kiện<br />

này chỉ được thỏa ở một số tính trạng, phổ biến là các tính trạng số lượng có sự di<br />

truyền theo qui luật tương tác cộng gộp - các alen khác nhau có vai trò như nhau<br />

trong việc hình thành kiểu hình, và phần lớn chúng không ảnh hưởng nhiều đến<br />

sức sống của cá thể.<br />

(6) Không có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên. Rõ ràng đây là<br />

điều kiện khó đáp ứng nhất.<br />

(7) Không có hiện tượng di - nhập gen. Có thể được đáp ứng với những<br />

quần thể sống tách biệt với các quần thể khác.<br />

Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền của quần thể và giải thích vì sao có những quần thể ổn định trong<br />

thời gian dài.<br />

b. Ý nghĩa thực tiễn<br />

Khi biết một quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có<br />

thể suy ra tần số tương đối của các alen trong quần thể ngược lại nếu biết tần số xuất hiện một đột biến<br />

nào đó có thể dự đoán xác suất bắt gặp thể đột biến đó hoặc sự tiềm tàng các gen đột biến có hại trong<br />

quần thể, giúp ích rất nhiều trong y học và trong chọn giống.<br />

c. Một số công thức tính toán quan trọng<br />

n n 1<br />

(8) Một gen có n alen thì trong quá trình giao phối tự do sẽ tạo ra loại kiểu<br />

2<br />

<br />

<br />

Trang 2


gen trong đó có n kiểu gen đồng hợp và<br />

<br />

<br />

n n 1<br />

2<br />

kiểu gen dị hợp.<br />

- Nếu hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau, trong đó gen A có x alen, gen B có y<br />

<br />

x x 1 y y 1<br />

alen thì số kiểu gen có thể có trong quần thể là: .<br />

2 2<br />

STUDY TIP<br />

Dòng thuần là một tập hợp các cá thể của cùng một loài có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các<br />

cặp gen. Một gen có n alen thì sẽ tạo ra n dòng thuần về gen này. Nếu gen A có x alen, gen B có y alen,<br />

gen D có z alen thì quá trình tự phối liên tục sẽ tạo ra số dòng thuần là: x.y.z.<br />

Trang 3


Câu 1. Cho nội dung sau nói về quần thể:<br />

CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

(a) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.<br />

(b) Về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối.<br />

(c) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định.<br />

(d) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 2. Cho các nội dung sau:<br />

I. Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó<br />

trong quần thể.<br />

II. Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá<br />

thể có trong quần thể.<br />

III. Dù quần thể là tự phối hay giao phối ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ nếu<br />

như không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác.<br />

IV. Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả<br />

các gen trong quần thể.<br />

V. Tần số kiểu hình của quần thể sẽ thay đổi nếu như quần thể đó là quần thể giao phối ngẫu nhiên.<br />

Các nội dung đúng là:<br />

A. I, II. B. I, III, IV. C. I, II, III, IV. D. I, II, III, IV, V.<br />

Câu 3. Xét một gen có 2 alen, quá trình giao phối ngẫu nhiên đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần<br />

thể. Cho rằng không có đột biến xảy ra, quần thể và gen nói trên có đặc điểm gì?<br />

A. Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường.<br />

B. Quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y.<br />

C. Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường hoặc quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST X ở đoạn<br />

không tương đồng với Y.<br />

D. Quần thể ngũ bội, gen nằm trên NST thường.<br />

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi - Vanbec?<br />

A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có<br />

khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.<br />

B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen<br />

ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác.<br />

C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen<br />

ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.<br />

D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen<br />

ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.<br />

Câu 5. Cho các nội dung sau:<br />

(I)<br />

(II)<br />

(III)<br />

Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.<br />

Có sự di nhập gen.<br />

Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau.<br />

Trang 4


(IV)<br />

(V)<br />

(VI)<br />

Không chịu áp lực của chọn lọc.<br />

Đột biến xảy ra nhưng tần số đột biến thuận lớn hơn tần số đột biến nghịch.<br />

Quần thể không cách li với các quần thể khác.<br />

Có bao nhiêu nội dung là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 6. Vốn gen của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều nào là cần thiết để hiện tượng<br />

trên xảy ra?<br />

A. Đột biến không xảy ra.<br />

B. Quần thể đạt cân bằng di truyền.<br />

C. Quần thể cách li với các quần thể khác.<br />

D. Không xảy ra các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

Câu 7. Phương <strong>phá</strong>p tính tần Số alen trong quần thể trong trường hợp trội không hoàn toàn là:<br />

A. Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.<br />

B. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian<br />

C. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội.<br />

D. Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn.<br />

Câu 8. Ý nghĩa tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là:<br />

A. Giúp cho quần thế cân bằng di truyền lâu dài.<br />

B. Làm cho quần thể <strong>phá</strong>t sinh nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc<br />

tự nhiên.<br />

C. Tạo điều kiện cho các gen <strong>phá</strong>t sinh đột biến, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự<br />

nhiên.<br />

D. Giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi.<br />

Câu 9. Khi nói về quần thể tự phối, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng:<br />

A. Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.<br />

B. Chọn lọc từ các quần thể thường kém hiệu quả<br />

C. Số thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm.<br />

D. Quần thể đa dạng về kiểu gen, kiểu hình<br />

Câu <strong>10</strong>. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở:<br />

A. Số lượng cá thể và mật độ quần thể.<br />

B. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.<br />

C. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.<br />

D. Tần số alen và tần số kiểu gen.<br />

Câu <strong>11</strong>. Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào:<br />

A. Ngăn cản tổ hợp alen trội làm thoái hóa giống.<br />

B. Hạn chế dị tật do alen lặn gậy ra.<br />

C. Đảm bảo luân thường đạo lý làm người.<br />

D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc.<br />

Trang 5


Câu <strong>12</strong>. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:<br />

A. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử lặn.<br />

B. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử trội.<br />

C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.<br />

D. Tăng dần kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.<br />

Câu 13. Khi nói về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là không<br />

đúng:<br />

A. Các cá thể giao phối tự do với nhau.<br />

B. Đơn vị sinh sản, đơn vị tiến hóa của loài<br />

C. Hạn chế về kiểu gen và kiểu hình.<br />

D. Sự trao đổi vật chất di truyền trong quần thể không ngừng diễn ra.<br />

Câu 14. Khi nói về quần thể, số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

(1) Quần thể tự phối điển hình gồm có thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh.<br />

(2) Đậu Hà Lan là thực vật sinh sản bằng cách tự thụ phấn.<br />

(3) Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền, từ tần số kiểu hình sẽ suy ra được tần số alen và<br />

tần số kiểu gen của quần thể.<br />

(4) Sau mỗi thế hệ tự phối, kiểu gen dị hợp giảm đi một nửa.<br />

(5) Đặc trưng về nhóm tuổi là đặc trung di truyền của quần thể.<br />

(6) Quần thể ngẫu phối luôn luôn cân bằng di truyền.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 15. Trong một quần thể ngẫu phối, nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì:<br />

A. Không có tính ổn định, đặc trưng cho từng quần thể.<br />

B. Chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.<br />

C. Chịu sự chi phối của quy luật liên kết gen.<br />

D. Có tính ổn định, đặc trưng cho từng quần thể.<br />

Câu 16. Dấu hiệu nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi - Vanbec:<br />

A. Mọi cá thể trong quần thể đều sống sót và sinh sản như nhau.<br />

B. Không xảy ra đột biến.<br />

C. Giảm phân bình thường các giao tử có khả năng thụ tinh như nhau.<br />

D. Quần thể phải lớn, không có sự giao phối tự do.<br />

Câu 17. Khi nói về đặc điểm của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên, <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

A. Giao phối không ngẫu nhiên có các kiểu: tự thụ phấn, giao phối cận huyết và giao phối có chọn lọc.<br />

B. Quần thể giao phối không ngẫu nhiên tạo điều kiện cho alen lặn biểu hiện thành kiểu hình.<br />

C. Làm biến đổi tần số alen một cách chậm chạp.<br />

D. Làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm dị hợp.<br />

Câu 18. Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất:<br />

A. Không đặc trưng nhưng ổn định.<br />

B. Không đặc trưng và không ổn định<br />

C. Đặc trưng và ổn định.<br />

Trang 6


D. Đặc trưng và không ổn định.<br />

Câu 19. Định luật Hacdi - Vanbec phản ánh:<br />

A. Trạng thái động của quần thể.<br />

B. Sự mất ổn định của tần số alen trong quần thể.<br />

C. Sự ổn định của tần số alen trong quần thể.<br />

D. Trạng thái cân bằng của quần thể.<br />

Câu 20. Ý nào sau đây là quan trọng nhất trong khái niệm quần thể:<br />

A. Các cá thể giao phối tự do với nhau.<br />

B. Số đông cá thể cùng loài.<br />

C. Tồn tại qua nhiều thế hệ.<br />

D. Chiếm một khoảng không gian xác định.<br />

Câu 21. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên:<br />

A. Kiểu hình của quần thể.<br />

B. Kiểu gen của quần thể.<br />

C. Vốn gen của quần thể.<br />

D. Thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

Câu 22. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacdi -Vanbec:<br />

A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở tiến hóa<br />

B. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ kiểu hình.<br />

C. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định trong thời gian dài.<br />

D. Từ tỉ lệ các cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra tần số của alen đột biến trong<br />

quần thể.<br />

Câu 23. Trong một quần thể thực vật có hoa, kiểu hình hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, tính trạng<br />

này do một gen có hai alen quy định, hãy cho biết quần thể nào sau đây luôn đạt trạng thái cân bằng di<br />

truyền là:<br />

A. <strong>10</strong>0% hoa đỏ.<br />

B. 25% hoa đỏ : 75% hoa trắng.<br />

C. <strong>10</strong>0% hoa trắng.<br />

D. 25% hoa trắng : 75% hoa đỏ.<br />

Câu 24. Bản chất của định luật Hacđi - Vanbec là:<br />

A. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen không đổi.<br />

B. Tần số tương đối của các kiểu hình không đổi.<br />

C. Sự giao phối tự do và ngẫu nhiên.<br />

D. Tần số tương đối của các kiểu gen không đổi.<br />

Câu 25. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về di truyền học quần thể:<br />

(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng<br />

thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn<br />

giống.<br />

Trang 7


(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế<br />

hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất<br />

cân bằng di truyền.<br />

(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.<br />

(5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần<br />

số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.<br />

(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số<br />

các alen trong quần thể.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 26. Cho các nội dung sau:<br />

(a) Nhìn chung thì vốn gen của quần thể là rất lớn và đặc trưng cho quần thể ở một thời điểm xác định.<br />

(b) Hiện tượng suy thoái giống chỉ xảy ra khi quần thể giao phối cận huyết hoặc tự thụ.<br />

(c) Từ tần số kiểu gen và tần số alen người ta xây dựng cấu trúc di truyền của quần thể qua đó dự tính<br />

được xác suất bắt gặp thể đột biến cũng sự tiềm tàng hay đột biến có hại.<br />

(d) Quần thể cân bằng di truyền được hiểu là quần thể có tỉ lệ các kiểu gen của các gen tuân theo công<br />

thức p 2 + 2pq + q 2 = 1.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 27. Khi nói về quần thể tự thụ phấn, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.<br />

B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.<br />

C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.<br />

D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.<br />

Câu 28. Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi:<br />

A. Số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể.<br />

B. Tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.<br />

C. Số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.<br />

D. Số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.<br />

Câu 29. Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần<br />

thể sẽ biến đổi như thế nào?<br />

A. Tân số alen thay đổi theo hướng làm tăng alen trội và giảm alen lặn, nhưng tần số kiểu gen không<br />

thay đổi.<br />

B. Tần số alen không thay đổi nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ đồng hợp và tăng tỉ<br />

lệ dị hợp.<br />

C. Tân số alen thay đổi theo hướng làm tăng alen lặn và giảm alen trội, nhưng tần số kiểu gen không<br />

thay đổi.<br />

D. Tân số alen không thay đổi nhung tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ<br />

đồng hợp.<br />

Trang 8


Câu 30. Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được 2 cá thể giống nhau vì:<br />

A. Số biến dị tổ hợp rất lớn.<br />

B. Một gen có nhiều alen.<br />

C. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.<br />

D. Số gen trong kiểu gen là rất lớn.<br />

Câu 31. Phát biểu nào sau đây là không đúng:<br />

A. Đậu Hà Lan là loài tự thụ phấn.<br />

B. Quần thể người chắc chắn là loài ngẫu phối<br />

C. Chim bồ câu là loài giao phối cận huyết.<br />

D. Hầu hết các loài động vật là loài giao phối.<br />

Câu 32. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa<br />

kiểu gen dị hợp với đồng hợp lặn phản ánh điều gì:<br />

A. Trong quần thể tỉ lệ dị hợp ngày càng cao, kiểu hình trội ngày càng chiếm ưu thế.<br />

B. Trong quần thể tỷ lệ dị hợp ngày càng thấp, kiểu hình lặn ngày càng chiếm ưu thế.<br />

C. Trong quần thể tỷ lệ dị hợp ngày càng thấp, kiểu hình trội ngày càng chiếm ưu thế.<br />

D. Trong quần thể tỉ lệ dị hợp ngày càng cao, kiểu hình lặn ngày càng chiếm ưu thế.<br />

Câu 33. Cho các so sánh sau giữa quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối, số so sánh đúng là:<br />

(1) Kiểu hình ở quần thể tự phối kém đa dạng hơn.<br />

(2) Quần thể giao phối ít tồn tại gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại.<br />

(3) Quần thể giao phối có đột biến lặn có thể tồn tại ở kiểu gen di hợp lâu hơn.<br />

(4) Các gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp là đặc điểm quan trọng của quần thể tự phối.<br />

(5) Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các thể trong quần thể giao phối hạn chế hơn.<br />

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4<br />

Câu 34. Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn:<br />

A. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một loại kiểu hình vượt trong quần thể.<br />

B. Giải thích tại sao các cá thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các cá thể đồng hợp.<br />

C. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện thay đổi.<br />

D. Giải thích tại sao quá trình giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng về kiểu gen.<br />

Câu 35. Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối:<br />

A. Cân bằng di truyền.<br />

B. Đa dạng di truyền.<br />

C. Kiểu gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp.<br />

D. Sự ràng buộc với nhau về mặt sinh sản.<br />

Câu 36. Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hacdi - Vanbec số nội dung đúng:<br />

(1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên.<br />

(2) Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen tương ứng.<br />

(3) Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ ngang nhau.<br />

(4) Không có đột biến <strong>phá</strong>t sinh hoặc nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.<br />

(5) Không có di - nhập gen giữa các quần thể.<br />

Trang 9


(6) Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 37. Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacdi - Vanbec là:<br />

A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.<br />

B. Có thể xác định tần số tương đối của các kiểu gen và các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần<br />

thể.<br />

C. Khẳng định sự duy trì những đặc điểm đã đạt được trong tiến hóa cũng quan trọng không kém sự<br />

<strong>phá</strong>t sinh các đặc điểm mới và sự biến đổi các đặc điểm đã có.<br />

D. Cơ sở để giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài.<br />

Câu 38. Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm hai alen: alen B quy định cánh đen<br />

trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xám. Quần thể chim ở thành phố A ở trạng thái cân bằng di<br />

truyền có <strong>10</strong>000 con, trong đó có 6400 con cánh đen. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang một khu<br />

cách li bên cạnh có điều kiện sống tương tự và sau vài thế hệ <strong>phá</strong>t triển thành một quần thể B ở trạng thái<br />

cân bằng, trong đó có <strong>10</strong>00 con, trong đó có 640 con cánh xám<br />

Nhận định đúng về hiện tượng trên là:<br />

Quần thể A<br />

Quần thể B<br />

6400 con cánh đen 360 con cánh đen<br />

A. Quần thể B không thay đổi về tần số alen mà chỉ thay đổi về thành phần kiểu gen so với quần thể A<br />

do sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên.<br />

B. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của yếu tố ngẫu<br />

nhiên.<br />

C. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của chọn lọc tự<br />

nhiên.<br />

D. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của hiện tượng<br />

di nhập gen.<br />

Câu 39. Khi nói về quần thể tự phối, có các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Các cá thể trong quần thể không có mối quan hệ với nhau.<br />

(2) Vốn gen của quần thể bị phân thành những dòng thuần.<br />

(3) Tần số alen sẽ được thay đổi qua các thế hệ.<br />

(4) Số cá thể dị hợp tăng, số cá thể đồng hợp giảm.<br />

(5) Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc 0,2AA + 0,8Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn<br />

kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 40. Tần số tương đối của các alen được tính như sau:<br />

A. p(A) = p 2 + pq; q(a) = q 2 + pq.<br />

B. p(A) + q(a) = 1.<br />

C. p(A) = p 2 + 2pq; q(a) = q 2 + 2pq.<br />

D. p(A) + q(a) = 1-p 2 .<br />

Trang <strong>10</strong>


Câu 41. Trong quần thể giao phối A quy định quả tròn tần số là p(A), a quy định quả bầu dục có tần số là<br />

q(a). Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng vì:<br />

A. p 2 .q 2 = (pq) 2 . B. p 2 .q 2 = (pq/2) 2 . C. P 2 q 2 = 2(pq) 2 . D. p 2 q 2 = (2pq/2) 2 .<br />

Câu 42. Xét quần thể thực vật có cấu trúc di truyền như sau: xAA + yAa + zaa = 1 với alen A, a và<br />

x+y+z=l.<br />

Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về quần thể trên:<br />

(1) Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là x + y/2 và z + y/2.<br />

(2) Sau một thế hệ ngẫu phối quần thể trên sẽ là một quần thể cân bằng nếu như trước đó quần thể<br />

chưa cân bằng.<br />

(3) Nếu như y = 2xz, quần thể trên sẽ là quần thể cân bằng.<br />

(4) Sau một thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen đồng hợp trội sẽ có tần số là x+ y/4.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4<br />

Câu 43. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả<br />

như sau:<br />

Một số nhận xét được rút ra như sau:<br />

Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa<br />

(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.<br />

F 1 0,04 0,32 0,64<br />

F 2 0,04 0,32 0,64<br />

F 3 0,5 0,4 0,1<br />

F 4 0,6 0,2 0,2<br />

F 5 0,65 0,1 0,25<br />

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F 3 đến F 4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội.<br />

(3) Ở thế hệ F 3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.<br />

(4) Ở thế hệ F 1 và F 2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.<br />

(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F 3 .<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 44. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về di truyền học quần thể:<br />

(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng<br />

thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.<br />

(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ<br />

thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại<br />

mất cân bằng di truyền.<br />

(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.<br />

(5) Nếu một quần thể chi xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần<br />

Trang <strong>11</strong>


số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.<br />

(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số<br />

các alen trong quần thể.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 45. Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn<br />

toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của<br />

loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?<br />

A. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.<br />

B. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ.<br />

C. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng.<br />

D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng.<br />

Câu 46. Ở 1 loài thực vật, màu sắc hạt do một gen có 2 alen quy định: gen B quy định hạt vàng trội hoàn<br />

toàn so với alen b quy định hạt xanh.Cho các quần thể sau: quần thể 1: <strong>10</strong>0% cây cho hạt vàng; quần thể<br />

2: <strong>10</strong>0% cây cho hạt xanh; quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh. Quần thể luôn ở trạng thái cân bằng Hacđi-<br />

Vanbec là:<br />

A. Quần thể 2 và quần thể 3.<br />

B. Quần thể 1.<br />

C. Quần thể 2.<br />

D. Quần thể 1 và quần thể 2.<br />

Câu 47. Xét 1 gen có 2 alen A và a nằm trên NST giới tính X, không có alen tưong ứng trên Y. Gọi p và<br />

q lần lượt là tần số alen A và a. Nếu tần số alen ở 2 giới bằng nhau thì cấu trúc di truyền của quá trình ở<br />

trạng thái cân bằng di truyền là:<br />

A. p 2 X A X A + 2pq X A X a + q 2 X a X a = 1.<br />

1<br />

B. p 2 X A X A + pqX A Xa + q 2 X a X a 1<br />

+ pX A 1<br />

Y + qX a Y=1.<br />

2<br />

2 2<br />

C. p 2 X A X A + 2pq X A X a + q 2 X a X a 1<br />

+ pX A 1<br />

Y + qX a Y =1.<br />

2 2<br />

1<br />

D. p 2 X A X A + 2pqX A X a 1<br />

+ q 2 X a X a 1<br />

+ pX A 1<br />

Y+ qX a Y=1.<br />

2<br />

2 2 2<br />

Câu 48. Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn<br />

hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA + 0,28Aa + 0,26aa = 1. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói<br />

về quần thể nói trên?<br />

A. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.<br />

B. Có hiện tượng tự thụ phần ở một số các cây trong quần thể.<br />

C. Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.<br />

D. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.<br />

Câu 49. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ<br />

xuất <strong>phá</strong>t (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y<br />

Trang <strong>12</strong>


(0 < Y < 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của<br />

các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý <strong>thuyết</strong>, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F 3 của quần thể là:<br />

7Y <br />

7Y<br />

A. 1<br />

cây hoa tím : cây hoa trắng.<br />

16 <br />

16<br />

3Y <br />

3Y<br />

B. 1<br />

cây hoa tím : cây hoa trắng.<br />

8 <br />

8<br />

Y <br />

Y<br />

C. 1<br />

cây hoa tím : cây hoa trắng.<br />

4 <br />

4<br />

15Y <br />

15Y<br />

D. 1<br />

cây hoa tím : cây hoa trắng.<br />

32 <br />

32<br />

Câu 50. Cho các trường hợp quần thể chưa đạt cân bằng di truyền sau:<br />

(1) Trường hợp 1: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST X thì chỉ cần sau 2 thế hệ ngẫu<br />

phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

(2) Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST thường thì chỉ cần sau 1 thế hệ<br />

ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

(3) Trường hợp 3: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần<br />

thể ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.<br />

(4) Trường hợp 4: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST X thì sau 5-7 thế hệ quần thể<br />

ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.<br />

(5) Trường hợp 5: Nếu quần thể xảy ra hiện tượng tự thụ thì quần thể sẽ không bao giờ đạt cân bằng di<br />

truyền.<br />

Có bao nhiêu trường hợp đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 51. Xét quần thể động vật có vú, cặp alen A, a quy định màu lông nằm trên NST X. Khi cân bằng di<br />

truyền, tần số alen A được tính bằng công thức nào:<br />

1<br />

A. p(A) = p(X A 1<br />

) ♂ + p(X A ) ♂.<br />

2 2<br />

1<br />

B. p(A) = p(X A 1<br />

) ♂ + p(X A )♀.<br />

2 2<br />

1<br />

C. p(A)= p(X A 1<br />

) ♂ + p(X A ) ♀.<br />

2 2<br />

D. Không có công thức nào nêu ra là đúng.<br />

Câu 52. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định<br />

bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng?<br />

A. Nữ giới (0,49 X M X M : 0,42 X M X m : 0,09 X m X m ), nam giới (0,3X M Y : 0,7X m Y).<br />

B. Nữ giới (0,36 X M X M : 0,48 X M X m : 0,16 X m X m ), nam giới (0,4 X M Y : 0,6 X m Y).<br />

C. Nữ giới (0,81 X^X M : 0,18 X M X m : 0,01 X m X m ), nam giới (0,9 X M Y : 0,1 X m Y).<br />

D. Nữ giới (0,04 X M X M : 0,32 X M X m : 0,64 X m X m ), nam giới (0,8 X M Y : 0,2 X m Y).<br />

Trang 13


Câu 53. Biết gen quy định chiều dài cánh ở một loài chim nằm trên NST thường quy định, biết alen V<br />

quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen V quy định cánh ngắn. Cho bảng thông tin sau, biết quần thể<br />

chim này<br />

Với a + b = 1; c + d = 1 biết a ≠ b ≠ c ≠ d.<br />

Tần số alen ♂ ♀<br />

V a c<br />

V b d<br />

Để quần thể xảy ra cân bằng di truyền thì cần trải qua bao nhiêu thế hệ ngẫu phối và tần số alen V bằng<br />

bao nhiêu:<br />

A. 1 thế hệ, p(V) = a c<br />

2<br />

B. 2 thế hệ, p(V) = a c<br />

2<br />

C. 1 thế hệ, p(V) = b d<br />

2<br />

D. 2 thế hệ, p(V) = b d<br />

2<br />

Câu 54. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở<br />

các thế hệ như sau:<br />

P: 0,55AA + 0,35Aa + 0,<strong>10</strong>aa = 1.<br />

F 1 : 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.<br />

F 2 : 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.<br />

F 3 : 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1.<br />

F 4 : 0,35AA + 0,15Aa + 0,5aa = 1.<br />

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.<br />

B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.<br />

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.<br />

Câu 55. Quần thể liên kết với giới tính có tỉ lệ đực : cái = 1:1, thì sau bao nhiêu thế hệ sẽ cân bằng di<br />

truyền:<br />

A. 2 thế hệ B. 1 thế hệ C. 5 đến 7 thế hệ. D. 7 đến 9 thế hệ.<br />

Câu 56. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất <strong>phá</strong>t có thành phần kiểu gen là: 0,4225BB + 0,4550Bb +<br />

0,<strong>12</strong>25bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao<br />

hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:<br />

A. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.<br />

B. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.<br />

C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.<br />

Trang 14


D. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.<br />

Câu 57. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1.<br />

Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.<br />

(2) Tần số các alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy<br />

nhiêu.<br />

(3) Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số các alen càng gần 0.<br />

(4) Tần số của alen có thể là các giá trị: 0; 0,25; 0,5; 1.<br />

Tổ hợp các nhận xét đúng:<br />

A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. III, IV. D. I, II, III, IV.<br />

Câu 58. Ở một loài động vật có alen A quy định thực quản rộng, alen a quy định thực quản hẹp. Những<br />

cá thể có kiểu gen Aa biểu hiện tính trạng thực quản bình thường. Những cá thể có thực quản bình thường<br />

có khả năng thích nghi cao hơn được chọn lọc giữ lại và sinh sản ưu thế hơn hẳn so với những cá thể còn<br />

lại. Nếu như cho ngẫu phối qua rất nhiều thế hệ thì:<br />

A. Số cá thể có thực quản rộng ngày càng gia tăng.<br />

B. Tần số alen quy định thực quản rộng ngày càng tiến gần 0.<br />

C. Tần số alen quy định thưc quản hẹp ngày càng tiến về 1.<br />

D. Tần số alen A, a ngày càng tiến gần 0,5.<br />

Câu 59. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Nếu khả năng thích<br />

nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như<br />

thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?<br />

A. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.<br />

B. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.<br />

C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.<br />

D. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.<br />

Câu 60. Cho các quần thể với tần số kiểu hình như sau.<br />

(1) 0,01 A A + 0,18Aa + 0,81aa = 1.<br />

(2) 0,5 A A + 0,5aa = 1.<br />

(3) 0,42AA + 0,30Aa + 0,28aa = 1.<br />

(4) 0,25AA + 0,25Aa + 0,5aa = 1.<br />

(5) 0,2X A Y +0,3X A Y +0,08X A X A + 0,24X A X a + 0,18X a X a =1.<br />

Số quần thể cân bằng di truyền là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 61. Giả sử rằng có 2 loại cá thể mang kiểu hình khác biệt nhau tồn tại trong một quần thể hoang dại<br />

với tần số như nhau. Biết rằng sự khác biệt giữa 2 loại cá thể trên có di truyền. Kiểu hình chiếm 1% có<br />

kiểu gen nào là phù hợp nhất?<br />

Cá thể Loại 1 Loại 2<br />

Đực 90% <strong>10</strong>%<br />

Cái 99% 1%<br />

Trang 15


A. X a Y. B. X a X a . C. Aa. D. X a X a .<br />

Câu 62. Khẳng định nào sau đây đối với hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết là sai?<br />

A. Tốc độ xuất hiện các đột biến lặn ở các dòng tự phối thường nhanh hơn ở các dòng giao phối kể cả<br />

giao phối cận huyết.<br />

B. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm cho các đột biến lặn nhanh biểu hiện thành kiểu hình.<br />

C. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.<br />

D. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn phân hoá quần thể thành nhiều dòng thuần khác nhau.<br />

Câu 63. Cho các quần thể với cấu trúc di truyền như sau:<br />

(1) 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1.<br />

(2) 0,01AA + 0,18Aa + 0.81aa =1.<br />

(3) 0,1X A Y + 0,4 X a Y + 0,02 X A X A + 0,16 X A X a + 0,32 X a X a =1<br />

(4) 1Aa = 1.<br />

(5) 0,25AA +0,25aa + 0.5Aa = 1.<br />

(6) 1AA =1<br />

Số quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:<br />

A. 4 B. 5 C. 3 D. 2<br />

Câu 64. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?<br />

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.<br />

(2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.<br />

(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.<br />

(4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.<br />

(5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.<br />

(6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi,<br />

eo biển,...<br />

A. (2), (3) và (6). B. (1),(3) và (6). C. (1),(4) và (6). D. (2), (3) và (5).<br />

Câu 65. Ở một loài thực vật, alen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng.<br />

Tần số alen B được biễu diễn qua biểu đồ bên, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng<br />

di truyền. Hãy sắp xếp các quần thể này theo thứ tự tăng dần tần số kiểu gen thể dị hợp:<br />

A. 1,2,3,4. B. 3,2,1,4. C. 2,3,1,4. D. 4,1,3,2.<br />

Trang 16


Câu 66. Cho thành phần kiểu gen của các quần thể sau về tính trạng màu lông ở một loài động vật do gen<br />

có 2 alen quy định, biết alen A quy định lông nâu trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám<br />

Quần thể I II III IV V VI VII<br />

AA 0,09 0,56 0,01 0,32 0,25 0,24 0,50<br />

Aa 0,42 0,32 0,18 0,64 0,50 0,40 0,00<br />

aa 0,49 0,<strong>12</strong> 0,81 0,04 0,25 0,36 0,50<br />

Có bao nhiêu quần thể cân bằng di truyền:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 5<br />

Câu 67. Cho cấu trúc di truyền của các quần thể ốc sên, biết màu vỏ Ốc do gen có 3 alen quy định, alen<br />

A l quy định vỏ màu nâu, alen A 2 quy định vỏ màu vàng, alen a quy định vỏ màu xám. Tính trội lặn như<br />

sau: A 1 > A 2 > a.<br />

Quần thể 1: 0,01 A 1 A 1 + 0,04 A 1 A 2 + 0,14A 1 a + 0,04 A 2 A 2 + 0,28 A 2 a +0,49 aa = l. (I)<br />

Quần thể 2: 0,16 A 1 A 1 + 0,40 A 1 A 2 + 0,08 A 1 a + 0,25 A 2 A 2 + 0,1 A 2 a + 0,01 aa = 1. (II)<br />

Quần thể 3: 0,09 A 1 A 1 + 0,16 A 2 A 2 + 0,09 aa = 1. (III)<br />

Quần thể 4: 0,33 A 1 A 2 + 0,33 A 1 a + 0,33 A 2 a = 1. (IV)<br />

Các quần thể cân bằng di truyền là:<br />

A. (I). B. (I), (II). C. (I), (II), (IV). D. (I), (II), (III), (IV).<br />

Câu 68. Cho cấu trúc di truyền của các quần thể sau:<br />

(1) <strong>10</strong>0% các cá thể của quần thể có kiểu hình lặn.<br />

(2) <strong>10</strong>0% các cá thể của quần thể có kiểu hình trội.<br />

(3) <strong>10</strong>0% các cá thể của quần thể có kiểu gen đồng hợp trội.<br />

(4) 0,08X A X A + 0,24X A X a + 0,18X a X a + 0,2X A Y + 0,3X a Y = 1.<br />

(5) xAA+yAa+zaa=l với (y/2) 2 = x 2 .z 2 .<br />

(6) Quần thể có tần số alen A ở giới XX là 0,8, ở giới XY là 0,2.<br />

(7) 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.<br />

(8) 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 nhưng kiểu gen aa không có khả năng sinh sản.<br />

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền gồm:<br />

A. 1, 3, 4, 7. B. 2, 4, 5, 8. C. 1, 3, 4, 5, 7. D. 2, 4, 6, 8.<br />

Câu 69. Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng sau đây?<br />

(1) Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành<br />

đến thời điểm hiện tại.<br />

(2) Tân số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần<br />

thể.<br />

(3) Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó<br />

trên tổng số cá thể có trong quần thể.<br />

(4) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu<br />

gen của quần thể.<br />

Trang 17


(5) Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng tần số tất cả các kiểu gen liên quan đến alen đó.<br />

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 70. Cho 2 quần thể chuột sau, biết alen A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với alen a quy<br />

định lông hung, cá thể mang gen dị hợp về 2 alen này cho lông xám.<br />

Quần thế 1 AA Aa aa Quần thể 2 AA Aa aa<br />

Số cá thể 80 <strong>10</strong> <strong>10</strong> Số cá thể 16 48 36<br />

Tần số<br />

KG<br />

0,8 0,1 0,1<br />

Tần số<br />

KG<br />

0,16 0,48 0,36<br />

Giả sử quần thể 1 sống ở ruộng lúa,, quần thể 2 sống ở ruộng khoai cách nhau bởi 1 con kênh dẫn nước.<br />

Do dịch bệnh kéo dài nên ruộng lúa ở nơi quần thể 1 sinh sống bị chết dần, dẫn đến 50 chuột lông đen, 5<br />

chuột lông xám ở quần thể 1 di cư sang quần thể 2 (quần thể 2 đáp ứng đủ nhu cầu sống cho


ĐÁP ÁN<br />

1.B 2.C 3.B 4.C 5.B 6.B 7.A 8.D 9.D <strong>10</strong>.D<br />

<strong>11</strong>.B <strong>12</strong>.D 13.C 14.A 15.D 16.D 17.C 18.C 19.D 20.A<br />

21.C 22.A 23.C 24.C 25.D 26.B 27.C 28.B 29.D 30.C<br />

31.B 32.C 33.A 34.C 35.B 36.C 37.C 38.B 39.C 40.A<br />

41.D 42.A 43.B 44.D 45.B 46.C 47.B 48.B 49.A 50.D<br />

51.B 52.C 53.B 54.B 55.C 56.A 57.D 58.D 59.B 60.B<br />

61.B 62.C 63.A 64.A 65.D 66.C 67.B 68.A 69.D 70.A<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

a) Sai vì quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong khoảng không gian, tại một thời<br />

điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do với nhau và tạo ra thế hệ con hữu thụ.<br />

b) Đúng, về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối.<br />

c) Sai, khu phân bố của quần thể không thể lúc nào cũng ổn định vì chịu nhiều tác động bên ngoài<br />

của môi trường lẫn sự hoạt động của các cá thể bên trong quần thể.<br />

d) Đúng, quần thể tự thụ thường xuất hiện ở những loài thực vật lưỡng tính, rất hiếm gặp quần thể tự<br />

phối ở động vật.<br />

Câu 2. Đáp án C<br />

- Nội dung thứ nhất là đúng, tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng ti lệ phần trăm<br />

số giao tử của alen đó trong quần thể.<br />

- Nội dung thứ hai là đúng, tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu<br />

gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.<br />

- Nội dung thứ ba là đúng, quần thể tự phối hay giao phối ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua<br />

các thế hệ nếu như không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác.<br />

- Nội dung thứ tư là đúng, mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định, vốn gen là toàn bộ<br />

các alen của tất cả các gen trong quần thể.<br />

- Nội dung thứ <strong>năm</strong> là sai, tần số kiểu gen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên không đổi qua các thế<br />

hệ nên tần số kiểu hình cũng sẽ không đổi.<br />

Câu 3. Đáp án B<br />

Ta sẽ giải lần lượt các đáp án A, B, C, D gặp đáp án nào đúng trước sẽ kết thúc giải.<br />

Giả sử gen có 2 alen A, a:<br />

+ Quần thể tứ bội sẽ có các kiểu gen: AAAA, AAAa, Aaaa, aaaa suy ra có 4 kiểu gen. (loại A và C)<br />

+ Quần thể lưỡng bội có gen nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y: X A X A , X A X a , x a x a , X A Y,<br />

X a Y suy ra có 5 kiểu gen nên chọn B.<br />

Câu 4. Đáp án C<br />

- Đối với dạng trắc nghiệm lí <strong>thuyết</strong> dài dòng như thế này các em không cần đọc hết chỉ cần tìm từ<br />

khóa chính sẽ chọn được đáp án ngay.<br />

- Định luật Hacđi - Vanbec nói về sự cân bằng di truyền của quần thể tức tần số alen và thành phần kiểu<br />

Trang 19


gen không đổi qua các thế hệ cho nên <strong>phá</strong>t biểu đúng sẽ có từ "không đổi", nhìn vào đáp án ta chọn<br />

ngay C.<br />

Câu 5. Đáp án B<br />

- Trong các nội dung trên thì nội dung: (I), (III), (IV) là đúng.<br />

- Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec bao gồm:<br />

+ Quần thể phải có kích thước lớn.<br />

+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.<br />

+ Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau.<br />

+ Không có đột biến xảy ra, nếu có thì tần số đột biến thuận và nghịch là ngang nhau.<br />

+ Không có sự di, nhập gen.<br />

+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác.<br />

Câu 6. Đáp án B<br />

- Vốn gen của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ có thể hiểu là quần thể đã đạt trạng thái<br />

cân bằng di truyền tuân theo định luật Hacđi - Vanbec.<br />

- Khi đó những điều kiện nghiệm đúng của quy luật này quần thể đã đáp ứng như: đột biến không xảy<br />

ra, quần thể cách li với các quần thể khác, không xảy ra các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

Câu 7. Đáp án A<br />

Trong trường hợp trội không hoàn toàn muốn tính tần số alen của gen ta phải dựa vào kiểu hình mà kiểu<br />

gen quy định. VD: A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với a quy định hoa trắng.<br />

P: AA hoa đỏ: Aa hoa hồng: aa hoa trắng.<br />

Suy ra: Tần số alen A = hoa đỏ +<br />

Tần số alen a = hoa trắng +<br />

Câu 8. Đáp án D<br />

1<br />

2<br />

1<br />

2<br />

hoa hồng.<br />

hoa hồng.<br />

- Đa hình cân bằng: ưu tiên duy trì thể dị hợp, không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác. Ví<br />

dụ nhóm máu người: I A I A , I A I O , I B I O , I B I B , I A I B , I O I O . Quần thể có càng nhiều kiểu gen khác nhau thì khi<br />

môi trường sống có sự thay đổi, sẽ thích ứng tốt hơn. Ta giải thích cho điều này là bởi nhiều kiểu gen thì<br />

mỗi kiểu sẽ có khả năng khác nhau ở mỗi điều kiện môi trường, khi môi trường thay đổi thì kiểu gen nào<br />

phù hợp với môi trường đó sẽ được giữ lại.<br />

=> Ý nghĩa tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là sự thích ứng cao khi môi trường sống thay<br />

đổi.<br />

Câu 9. Đáp án D<br />

- Do tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên quần thể phân hóa thành các dòng thuần -> A và C đúng.<br />

- Do quần thể phân hóa thành các dòng thuần -» không có sự đa dạng về kiểu hình, kiểu gen - việc chọn<br />

lọc là kém hiệu quả -» B đúng, D sai.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

Phương án A, B, C là đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Trang 20


Điều luật cấm kết hôn gần trong vòng 3 thế hệ nhằm hạn chế sự tổ hợp của các alen lặn có hại. Khi kết<br />

hôn gần alen lặn có hại có cơ hội tổ hợp lại với nhau quy định tính trạng xấu. Theo nghiên cứu, một số<br />

bệnh tật di truyền như bệnh bạch tạng, máu khó đông, mù màu... là những bệnh do alen lặn quy định.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án D<br />

Câu 13. Đáp án C<br />

- Quần thể ngẫu phối là quần thể mà các cá thể giao phối tự do với nhau do đó mà có sự trao đổi vật<br />

chất di truyền (alen) -» A và D đúng.<br />

- B đúng: Quần thể ngẫu phối là đơn vị tiến hóa, đơn vị sinh sản của loài do thỏa mãn điều kiện:<br />

+ Có thực trong tự nhiên.<br />

+ Ràng buộc với nhau về mặt sinh sản. Chính sự rằng buộc nhau về mặt sinh sản giúp quần thể ngẫu phối<br />

tồn tại thực trong không gian và thời gian.<br />

- C sai do quần thể giao phối tự do với nhau nên có sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình<br />

Câu 14. Đáp án A<br />

(1) Đúng.<br />

(2) Sai, đậu Hà Lan vẫn có khả năng sinh sản bằng cách tạo giao phấn.<br />

(3) Đúng.<br />

(4) Đúng.<br />

(5) Sai, đặc trưng về nhóm tuổi là đặc trưng về sinh thái.<br />

(6) Sai, quần thể ngẫu phối chỉ cân bằng khi thỏa mãn điểu kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi -<br />

Vanbec. Nhưng thực tế, quần thể luôn chịu tác động của các nhân tố tác động bên ngoài như: di nhập<br />

cá thể, chọn lọc, đột biến...<br />

Câu 15. Đáp án D<br />

Quần thể ngẫu phối:<br />

- Thỏa mãn những điều kiện của định luật Hacdi - Vanbec nên cân bằng di truyền, tấn số alen, tần số<br />

kiểu gen không đổi qua các thế hệ do do có tính ổn định.<br />

- Mỗi quần thể có sự đặc trưng riêng khác nhau bởi tần số alen và tần số kiểu gen.<br />

Câu 16. Đáp án D<br />

D sai do quần thể phải lớn và phải có sự giao phối tự do.<br />

Câu 17. Đáp án C<br />

Cho dù là quần thể giao phối không ngẫu nhiên hay là quần thể giao phối ngẫu nhiên thì đều không làm<br />

thay đổi tần số alen.<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

- Do tần số alen của gen khác nhau giữa các quần thể nên thành phần kiểu gen có tính đặc trưng.<br />

- Do quần thể giao phối ngẫu nhiên nên tần số kiểu gen, tần số alen không đổi qua các thể hệ -> tính ổn<br />

định.<br />

Câu 19. Đáp án D<br />

Định luật Hacdi - Vanbec phản ánh trạng thái cân bằng trong quần thể.<br />

Câu 20. Đáp án A<br />

Câu 21. Đáp án C<br />

Vốn gen của quần thể là tổng tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.<br />

Trang 21


Câu 22. Đáp án A<br />

Ý nghĩa của định luật Hacdi - Vanbec bao gồm:<br />

- Ý nghĩa thực tiễn: Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen, tần số các alen và ngược lại, biết được<br />

tần số của một đột biến nào đó có thể dự tính xác suất bắt gặp thể đột biến đó trong quần thể. Ví dụ:<br />

Tính xác suất bắt gặp một người bị bệnh bạch tạng trong quần thể người.<br />

- Ý nghĩa lý luận: Phản ánh trạng thái cân bằng của quần thể, từ đó giải thích được vì sao trong tự nhiên<br />

có những quần thể được duy trì ổn định qua những thời gian dài.<br />

Tuy nhiên định luật này cũng bắt gặp những hạn chế. Trong thực tế, các thể đồng hợp trội, dị hợp, đồng<br />

hợp lặn có giá trị thích ứng khác nhau. Quá trình đột biến, chọn lọc không ngừng diễn ra làm cho tần số<br />

alen bị biến đổi, phản ánh trạng thái động của quần thể.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

Giả sử A: hoa đỏ, a: hoa trắng.<br />

- Quần thể chỉ cân bằng di truyền khi thỏa mãn hệ thức p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa =1 với p 2 x q 2 = (2pq/2) 2<br />

(1).<br />

- Xét các trường hợp ở trên thì chỉ có quần thể <strong>10</strong>0% hoa trắng có p(A) = 0, q(a) = 1 -> thỏa mãn (1).<br />

Câu 24. Đáp án C<br />

Sự giao phối tự do và ngẫu nhiên là bản chất của theo định luật Hacđi - Vanbec. Nhờ có sự giao phối<br />

ngẫu nhiên quần thể mới đạt cân bằng di truyền và tần số alen, tần số kiểu gen không đổi.<br />

Câu 25. Đáp án D<br />

a) sai vì quá trình tự thụ không làm thay đổi tần số alen.<br />

b) đúng vì ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho tiến hóa và chọn giống.<br />

c) sai vì nếu đã đúng điều kiện nghiệm đúng trong định luật Hacđi - Vacben, thì quần thể sẽ cân bằng<br />

di truyền mãi mãi.<br />

d) sai vì quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.<br />

e) đúng vì quá trình ngẫu phối tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi.<br />

f) sai vì từ số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì không thể suy ra tần số alen của quần thể. Ví dụ<br />

như trường hợp gen đa alen (nhóm máu) phải yêu cầu phải biết được số lượng cá thể của mỗi kiểu<br />

hình, tính trội - lặn ...<br />

Câu 26. Đáp án B<br />

a) Đúng.<br />

b) Sai, hiện tượng thoái hóa giống được hiểu ở nhiều trường hợp hơn khi chỉ xảy ra ở giao phối cận<br />

huyết hoặc tự thụ như khả năng sinh sản hiệu suất thụ tinh thấp,...<br />

c) Đúng.<br />

d) Sai, Quần thể cân bằng di truyền được hiểu là quần thể có tỉ lệ các kiểu gen của một gen tuân theo<br />

công thức p 2 + 2pq + q 2 = 1.<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

- Ở một số loài, cá thể có kiểu gen đồng hợp sẽ cho sức sống và phẩm chất tốt hơn thể dị hợp nên tự thụ<br />

qua nhiều thế hệ sẽ đưa đời con về các dòng thuần khác nhau, không phải lúc nào cũng gây hiện<br />

tượng thoái hóa giống nên A sai, C đúng.<br />

- Tự thụ làm không thay đổi tần số alen nên B sai.<br />

Trang 22


- Quần thể tự thụ làm giảm kiểu gen dị hợp, tăng kiểu gen đồng hợp nên sẽ làm giảm đa dạng di truyền<br />

nên D sai.<br />

Câu 28. Đáp án B<br />

Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi tần số tương<br />

đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.<br />

Câu 29. Đáp án D<br />

- Khi một quần thể tự thụ phấn hay giao phối ngẫu nhiên thì tần số của alen sẽ không thay đổi.<br />

- Đối với trường hợp tự thụ phấn thì kiểu gen đồng hợp sẽ tăng, dị hợp sẽ giảm.<br />

- Sau đây là ví dụ cho quần thể tự thụ phấn:<br />

P: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa= 1.<br />

F 1 : 0,72AA + 0,16Aa + 0,<strong>12</strong>aa= 1.<br />

F 2 ; 0,76AA + 0,08Aa + 0,16aa= 1.<br />

F 3 : 0 78AA + 0,04Aa + 0,18aa= 1.<br />

Câu 30. Đáp án C<br />

Bản chất của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên tự do giữa các cá thể tạo ra vô số biến dị tổ<br />

hợp, do đó mà các cá thể trong quần thể giao phối chỉ giống nhau những nét cơ bản, chúng sai khác nhau<br />

rất nhiều chi tiết (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).<br />

Câu 31. Đáp án B<br />

- Một quần thể được xem là ngẫu phối hay giao phối không ngẫu nhiên còn phụ thuộc vào tính trạng<br />

mà mình đang xét.<br />

- Quần thể người vừa được xem là quần thể ngẫu phối vừa được xem là quần thể giao phối không ngẫu<br />

nhiên (giao phối có chọn lọc). (SGK cơ bản)<br />

Câu 32. Đáp án C<br />

Trong quần thể ngẫu phối khi tần số alen lặn ngày càng giảm -> tần số alen trội ngày càng tăng -> sự<br />

chênh lệch giữa 2 alen càng nhiều thì tỉ lệ gen dị hợp càng giảm, kiểu hình trội ngày càng chiếm ưu thế.<br />

Câu 33. Đáp án A<br />

Tiêu chí Quần thể tự phối Quần thể giao phối<br />

Kiểu hình Kém đa dạng. Đa dạng hơn (tính đa hình).<br />

Kiểu gen<br />

Sự trao đổi vật chất di<br />

truyền<br />

Biểu hiện đột biến<br />

Từ bảng trên thấy so sánh đúng: (1), (3).<br />

Câu 34. Đáp án C<br />

- Các gen tồn tại chủ yếu ở trạng<br />

thái đồng hợp, ít dị hợp.<br />

- ít tồn tại gen gây chết, nửa gây<br />

chết và có hại.<br />

- Sự trao đổi thông tin di truyền<br />

giữa các cá thể và với quần thể<br />

lân cận bị hạn chế.<br />

- Đột biến nhanh chóng biểu<br />

hiện ra kiểu hình và chịu tác dụng<br />

của chọn lọc.<br />

- Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp,<br />

ít đồng hợp.<br />

- Tồn tại gen gây chết, nửa gây chết.<br />

- Sự trao đổi thông tin di truyền giữa<br />

các cá thể và với quần thể lân cận diễn<br />

ra rất mạnh mẽ.<br />

- Đột biến lặn có điều kiện tồn tại ở<br />

trạng thái dị hợp lâu hơn.<br />

Trang 23


Tính đa hình về kiểu gen, càng nhiều tổ hợp kiểu gen khác nhau càng quy định nhiều kiểu hình khác nhau<br />

-» Sự chọn lọc càng tỏ ra hiệu quả, sinh vật càng thích ứng nhanh hơn khi đứng trước sự chọn lọc.<br />

Câu 35. Đáp án B<br />

Quần thể ngẫu phối do có sự giao phối tự do nên có sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình -> đa dạng di<br />

truyền là một đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối (SGK cơ bản).<br />

Câu 36. Đáp án C<br />

Để quần thể đạt trạng thái cân bằng cần thỏa mãn các điều kiện: (1), (3), (4), (5).<br />

Câu 37. Đáp án C<br />

Nhiều bạn cứ nghĩ là ý nghĩa thực tiễn thì nó có thể liên quan đến các yếu tố tự nhiên, thực tế và nhầm<br />

tưởng đáp án D. Nhưng trong sách giáo khoa đã nói rõ về sự xác định được tần số các alen của các gen<br />

trong quần thể là ý nghĩa thực tế của định luật Hacdi-Vanbec.<br />

Câu 38. Đáp án B<br />

- Quần thể A đang ở trạng thái cân bằng di truyền:<br />

6400<br />

Tỉ lệ con cánh đen bằng = 0,64<br />

<strong>10</strong>000<br />

—> Tỉ lệ con cánh xám = 0,36<br />

—> q 2 = 0,36 —> q = 0,6, p = 0,4.<br />

- Quần thể B đang ở trạng thái cân bằng di truyền:<br />

p 2 BB + 2 pqBb + q 2 bb = 1.<br />

640<br />

Tỉ lệ con cánh xám bằng = 0,64<br />

<strong>10</strong>00<br />

—> q 2 = 0,64<br />

—> q = 0,8, p = 0,2.<br />

p 2 BB + 2pqBb + q 2 bb = 1.<br />

Điều kiện sống tương tự nên loại trừ sự tác động của chọn lọc tự nhiên, đồng thời sự biến đổi tần số tương<br />

đối lớn, nên yếu tố có khả năng tác động nhất là yếu tố ngẫu nhiên. Do sự tách nhóm nhỏ và tự thiết lập<br />

quần thể mới thường chỉ mang một phần gen của quần thể ban đầu.<br />

Câu 39. Đáp án C<br />

(1) Sai: Các cá thể trong quần thể tự phối hoặc những loài sinh sản vô tính, sinh sản sinh dưỡng tuy<br />

không có mối quan hệ đực cái nhưng vẫn có mối quan hệ mẹ con, quan hệ về mặt kiếm ăn, tự vệ,<br />

chống chịu các yếu tố ngoại cảnh.<br />

(2) Đúng<br />

(3) Đúng<br />

(4) Đúng: Tần số alen không thay đổi, chỉ tần số kiểu gen thay đổi thao hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp, tăng<br />

tỉ lệ đồng hợp.<br />

(5) Sai: P: 0,2AA + 0,8Aa =1 sau một thế hệ tự thụ phấn —> F 1 : 0,4AA + 0.4Aa + 0.2aa =1.<br />

Như vậy sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gen đồng hợp chiếm 60%.<br />

Câu 40. Đáp án A<br />

- Ta có cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1.<br />

Trang 24


- Tần số alen được tính bằng tỉ lệ giao tử mang alen đó. Cho nên p(A) = p 2 + pq; q(a) = q 2 + pq.<br />

- Đáp án B nêu ra biểu thức p(A) + q(a) = 1 là đúng nhưng không phải cách tính tần số alen.<br />

Câu 41. Đáp án D<br />

- Trong 2 đáp án A và D về bản chất toán học là như nhau và đúng với dấu bằng ở 2 vế.<br />

- Nhưng biểu thức nêu ra bản chất là công thức của phép thử xem quần thể đã đạt cân bằng hay chưa<br />

khi đưa ra bài toán cho cấu trúc di truyền quần thể có con số cụ thể. Ví dụ quần thể có cấu trúc di<br />

truyền: 0,3AA + 0,4Aa + 0,3aa = 1 đã cân bằng hay chưa? Khi đó ta sẽ áp dụng công thức này với p 2 ,<br />

q 2 là hai số 0,3; 0,4; 2pq là số 0,4.<br />

Câu 42. Đáp án A<br />

(1) xAA + yAa + zaa = 1<br />

Aa<br />

Aa<br />

=> p(A) = AA + = x + y/2; q(a) = aa + = z + y/2.<br />

2<br />

2<br />

(2) Nếu quần thể bất kỳ có dạng như trên chưa cân bằng, chỉ cần qua một thế hệ ngẫu phối (giao phối<br />

ngẫu nhiên) thì quần thể này sẽ cân bằng. Ta lấy ví dụ quần thể có cấu trúc di truyền: 0,2AA + 0,4Aa +<br />

0,4aa = 1; sau một thế hệ ngẫu phối cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ trở thành 0,16AA + 0,48Aa +<br />

0,36aa = 1, đây là một quần thể cân bằng.<br />

(3) Để quần thể trên ở trạng thái cân bằng, quần thể phải có dạng p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1. Do đó ta suy<br />

ra 2 x z = y.<br />

(4) Sau một thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen Aa sẽ có tần số là = y/2 => kiểu gen AA (ở thế hệ sau) = x + y/4.<br />

=> Có 3 <strong>phá</strong>t biểu đúng là 1, 2, 4.<br />

Câu 43. Đáp án B<br />

(1) sai, F 1 và F 2 tần số alen là 0,2A: 0,8a; F 3 , F 4 và F 5 tần số alen là 0,7A: 0,3a.<br />

(2) sai, từ F 3 quần thể xảy ra hiện tượng tự phối vì tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị<br />

hợp.<br />

(3) đúng vì có thể đã xảy ra biến động di truyền do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm kích thước<br />

quần thể giảm mạnh và thay đổi đột ngột tần số alen.<br />

(4) sai, các nhân tố tiến hóa có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nên trong một số trường hợp có<br />

thể không làm thay đổi tần số (ví dụ chọn lọc tự nhiên tác động cùng di nhập gen).<br />

(5) Đúng.<br />

Câu 44. Đáp án D<br />

(1) sai vì quá trình tự thụ không làm thay đổi tần số alen.<br />

(2) đúng vì ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho tiến hóa và chọn giống.<br />

(3) sai vì nếu đã đúng điều kiện nghiệm đúng trong định luật Hacđi - Vanbec, thì quần thể sẽ cân bằng di<br />

truyền mãi mãi.<br />

(4) sai vì quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.<br />

(5) đúng vì quá trình ngẫu phối tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi.<br />

(6) sai vì từ số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì không thể suy ra tần số alen của quần thể.Ví dụ như<br />

trường hợp gen đa alen (nhóm máu) phải yêu cầu phải biết được số lượng cá thể của mỗi kiểu hình,<br />

tính trội - lặn...<br />

Câu 45. Đáp án B<br />

Trang 25


- Theo đề bài: AA : hoa đỏ, Aa : hoa hồng, aa : hoa trắng. Cho nên quần thể toàn hoa đỏ ở đáp án B :<br />

<strong>10</strong>0 % AA (hoa đỏ) là quần thể đang ở trạng thái cân bằng<br />

- Quần thể ở toàn hoa hồng ở đáp án A : <strong>10</strong>0% Aa (hoa hồng) là quần thể cân bằng chỉ ở đời P nếu qua<br />

1 thế hệ trong quần thể, có một số cá thể tự thụ thì quần thể sẽ mất cân bằng ngay. Do đó khi chọn đáp<br />

án ta phải có sự cân nhắc xem đáp án nào đúng nhất.<br />

Câu 46. Đáp án C<br />

BB, Bb: hạt vàng; bb: hạt xanh.<br />

+ Quần thể 1: X BB + y Bb = 1 (<strong>10</strong>0% hạt vàng) chưa chắc cân bằng.<br />

+ Quần thể 2: <strong>10</strong>0%bb = 1 (<strong>10</strong>0% hạt xanh) chắc chắn cân bằng.<br />

+ Quần thể 3: x BB + y Bb + 0,25bb = 1 (25% hạt xanh) chưa chắc cân bằng.<br />

Vậy chỉ có quần thể 2 luôn cân bằng di truyền.<br />

Câu 47. Đáp án B<br />

- Ở quần thể cân bằng di truyền, nếu xét riêng.<br />

+ Ở cá thể XX thì cấu trúc di truyền sẽ là p 2 X A X A + 2pq X A X a + q 2 X a X a = 1.<br />

+ Ở cá thể XY thì cấu trúc di truyền sẽ là pX A Y + qX a Y = 1.<br />

Nếu xét chung để quy về tổng tỉ lệ kiểu gen bằng 1 mà tỉ lệ cái đực : cái là 1:1 ta nhân hai biểu thức cho<br />

1/2<br />

Vậy cấu trúc chung sẽ là<br />

1<br />

2<br />

p 2 X A X A + pqX A 1<br />

Xa + q 2 X a X a 1<br />

+ pX A 1<br />

Y + qX a Y = 1.<br />

2 2 2<br />

Câu 48. Đáp án B<br />

- Quần thể này rõ ràng không phải ở trạng thái cân bằng di truyền (muốn cân bằng thì cấu trúc của nó là<br />

0.36AA + 0.48Aa + 0.16aa =1) mà có hiện tượng tự thụ phấn, suy ra A sai, B đúng<br />

- Nếu quá trình giao phối tiếp tục như thế hệ cũ thì tần số kiểu gen dị hợp sẽ giảm, suy ra C sai<br />

- Xảy ra ngẫu phối thì chỉ cần 1 thế hệ đã đạt cân bằng. (2 thế hệ khi tần số A, a ở 2 giới khác nhau) suy<br />

ra D sai.<br />

=> B là đáp án đúng.<br />

Câu 49. Đáp án A<br />

Quần thể ban đầu: (1-Y) AA: Y Aa<br />

Qua 3 thế hệ tự thụ phấn: áp dụng công thức tính được<br />

- Hoa đỏ<br />

7Y<br />

AA Aa 1 aa 1<br />

16<br />

Câu 50. Đáp án D<br />

Các trường hợp đúng là:<br />

1<br />

1<br />

8 7Y<br />

aa Y 2 16<br />

cây hoa trắng<br />

- Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST thường thì chỉ cần sau 1 thế hệ<br />

ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

- Trường hợp 3: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần<br />

thể ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.<br />

Trang 26


- Trường hợp 4: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST X thì sau 5-7 thế hệ quần thể<br />

ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.<br />

- Trường hợp 5: Nếu quần thể xảy ra hiện tượng tự thụ thì quần thể sẽ không bao giờ đạt cân bằng di<br />

truyền.<br />

- Trường hợp 1 sai vì nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST X thì chỉ cần sau 1 thế hệ<br />

ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

Câu 51. Đáp án B<br />

Hiểu một cách đơn giản, con cái có 2X còn con đực có 1X nên khi tính tần số alen chung ta lấy<br />

alen ở giới cái cộng với<br />

Câu 52. Đáp án C<br />

1<br />

3<br />

tần số alen ở giới đực.<br />

- Gen M, m quy định tính trạng bình thường và tính trạng bệnh nằm trên NST giới tính.<br />

2<br />

3<br />

tần số<br />

- Với quần thể trên NST giới tính, để cân bằng di truyền thì tần số alen ở giới đực và cái phải bằng<br />

nhau, ở giới XX phải có dạng x 2 X A X A + 2xyX A X a + y 2 X a X a = 1, ở giới XY thì phải có dạng xX A Y +<br />

yX a Y=l, với x + y = 1.<br />

Do đó ở từng quần thể ta có tần số alen như sau:<br />

A. Giới XX: X M = 0,7; X m = 0,3.<br />

Giới XY: X M = 0,3; X m = 0,7.<br />

B. Giới XX: X M = 0,6; X m = 0,4.<br />

Giới XY: X M = 0,4; X m = 0,6.<br />

C. Giới XX: X M = 0,9; X m = 0,1.<br />

Giới XY: X M = 0,1; X m = 0,9.<br />

D. Giới XX: X M = 0,2; X m = 0,8.<br />

Giới XY X M = 0,8; X m = 0,2.<br />

Ở giới XX, quần thể đều có dạng x 2 X A X A + 2xyX A X a + y 2 X a X a =1. Kết hợp với tần số alen của từng đáp<br />

án như trên ta suy ra quần thể ở câu C là quần thể cân bằng di truyền.<br />

Câu 53. Đáp án B<br />

- Do tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể ngẫu phối sẽ<br />

cân bằng di truyền.<br />

- Nếu gen nằm trên NST thường thì tần số alen đời con khi đạt cân bằng sẽ bằng trung bình cộng của<br />

tần số bố mẹ.<br />

Câu 54. Đáp án B<br />

Từ P đến F 4 ta đều nhận thấy kiểu gen AA và Aa giảm dần qua các thế hệ, từ đó ta suy ra CLTN đang loại<br />

bỏ dần kiểu hình trội (A_) ra khỏi quần thể.<br />

Câu 55. Đáp án C<br />

Câu hỏi này là một câu hỏi khá khó vì phải chứng minh rất dài, cần VD cụ thể để chứng minh sao cho dễ<br />

hiểu nhất nên nếu như gặp câu này ở đâu thì bạn nên nhớ đáp án luôn, rồi sau đó đọc chứng minh để hiểu<br />

rõ bản chất. Sau đây tôi sẽ chứng minh:<br />

Trang 27


Giả sử quần thể có dạng: a X A Y + b X a Y + c X A X A +d X A X a + e X a X a =1<br />

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số alen ở 2 giới bằng nhau = tần số alen chung được<br />

tính như sau:<br />

- Tần số giao tử mang alen<br />

A =<br />

số giao tử mang alen A<br />

tổng số giao tử<br />

=<br />

a c.c d<br />

a c.c d b d e.e <br />

- Tần số giao tử mang alen a = 1 - tần số giao tử mang alen A.<br />

Sau mỗi thế hệ con đực nhận 1X từ mẹ nên tần số alen liên kết với giới tính bằng tần số kiểu gen của mẹ.<br />

con cái nhận 1X từ bố và 1X từ mẹ, nên tần số alen liên kết giới tính nhận được bằng trung bình cộng tần<br />

số kiểu gen của bố và mẹ.<br />

VD : quần thể ban đầu:<br />

- Giới đực: 0,2 X A Y + 0,8 X a Y<br />

- Giới cái: 0,2 X A X A + 0,6 X A X a + 0,2X a X a<br />

Chứng minh:<br />

Giới đực: p(X A ) = 0,2, q(X a ) = 0,8 -> quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

Giới cái: p(X A ) = 0,5, q(X a ) = 0,5.<br />

- Khi cân bằng di truyền tần số alen được tính theo công thức ở trên -> p(X A )= 0,4, q(X a )= 0,6.<br />

- Cấu trúc di truyền khi quần thể đạt trạng thái cân bằng:<br />

Giới đực: 0,4X A Y + 0,6 X a Y = 1<br />

Giới cái: 0,16 X A X A +0,48 X A X a + 0,36X a X a = 1<br />

Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?<br />

Thế hệ p 1 2 3<br />

Giới đực 0,2X A 0,5X A 0,35X A 0,425X A<br />

Giới cái 0,5X A 0,35X A 0,425X A 0,3875X A<br />

Thế hệ 4 5 6<br />

Giới đực 0,3875X A 0,40625X A 0,39785X A<br />

Giới cái 0,40625X A 0,39785X A 0,4 X A<br />

Như vậy sau từ 5 đến 7 thế hệ sẽ đạt trạng cân bằng.<br />

Câu 56. Đáp án A<br />

- Theo đề bài thể dị hợp Bb có sức sống cao hơn hai thể đồng hợp BB và bb.<br />

- Ở dạng bài toán này, ta cứ giả sử quần thể ngẫu phối sẽ ra qua rất nhiều đời, khi đó cá thể BB và bb sẽ<br />

còn rất ít và gần như bằng 0, thể dị hợp Bb chiếm đa số hay nói khác đi cấu trúc di truyền quần thể là<br />

<strong>10</strong>0%Bb = 1.<br />

Vậy tần số alen B và b gần bằng nhau nên đáp án A là đáp án đúng.<br />

Câu 57. Đáp án D<br />

Trang 28


- Ta có tổng các tần số alen bằng 1 khi đó để thể dị hợp Aa càng cao tức tích pq càng lớn.<br />

2<br />

p q <br />

- Theo cô-si: Aa = 2pq 2<br />

0,5 , dấu bằng xảy ra khi p = q = 0,5.<br />

2 <br />

- Giá trị p và q càng xa nhau thì Aa càng nhỏ.<br />

Theo kiến thức trên:<br />

I. Tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5 là đúng.<br />

II. Tần số các alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy<br />

nhiêu là đúng.<br />

III. Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số các alen càng gần 0 là đúng.<br />

IV. Tần số của alen có thể là các giá trị: 0,0.25, 0,5,1 là đúng, chú ý từ "có thể".<br />

Câu 58. Đáp án D<br />

- Trong trường hợp đề bài cho ngẫu phối qua nhiều thế hệ thì tần số kiểu gen AA, aa ngày càng tiến gần<br />

0, Aa ngày càng tiến gần 1.<br />

- Do đó mà tần số alen A, a ngày càng tiến gần nhau hơn và ngày càng tiến vê 0,5. Tần số Aa đạt max<br />

tại p(A) = q(a) = 0,5.<br />

Câu 59. Đáp án B<br />

- Ban đầu ta thấy p(A) = 0,64 + 0,32/2 = 0,8; q(a) = 0,2.<br />

- Do kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa nên tần số alen A ngày càng giảm còn tần số alen<br />

a ngày càng tăng nhưng tổng 2 hai tần số alen này vẫn bằng 1.<br />

- Theo nhận xét ở câu 31, tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng<br />

gần giá trị 0,5 cho nên trong giai đoạn đầu hai giá trị q tăng từ 0,2 lên 0,5 còn p thì giảm từ 0,8 xuống<br />

0,5 khi đó thể dị hợp sẽ tăng dần. Trong giai đoạn sau, giá trị q tiếp tục tăng lên từ 0,5 đến cận 1 còn p<br />

thì tiếp tục giảm từ 0,5 đến cận 0 khi đó thể dị hợp sẽ giảm dần.<br />

Câu 60. Đáp án B<br />

Có 2 quần thể cân bằng di truyền là 1 và 5.<br />

+ Với quần thể thường, quần thể nào có dạng x 2 AA+2xyAa+y 2 aa=l với x+y=l là quần thể cân bằng di<br />

truyền.<br />

+ Với quần thể trên NST giới tính, để cân bằng di truyền thì tần số alen ở giới đực và cái phải bằng nhau,<br />

ở giới XX phải có dạng x 2 X A X A + 2xyX A X a + y 2 X a X a = 1, ở giới XY thì phải có dạng xX A Y + yX a Y = 1,<br />

với x + y = 1.<br />

Câu 61. Đáp án B<br />

- Để ý rằng tần số kiểu hình ở đực khác với cái, nên quần thể này có cặp alen đang xét liên kết với giới<br />

tính.<br />

- Ở tỉ lệ kiểu hình đực loại 2 = 0,1 trong khi đó ở tỉ lệ lỉ kiểu hình cái loại 2 = (0,1) 2 nên kiểu hình của<br />

cái loại 2 là X a X a (gen lặn nằm trên NST giới tính).<br />

Câu 62. Đáp án C<br />

- A đúng vì ở các dòng tự phối, kiểu gen đồng hợp tăng lên qua các thế hệ và kiểu gen dị hợp giảm dần<br />

qua các thế hệ.<br />

- B đúng vì giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp qua các thể hệ nên tạo<br />

điều kiện cho các đột biến lặn được biểu hiện thành kiểu hình qua các thế hệ.<br />

Trang 29


- C sai vì ở 1 số loài do tập tính sinh sản và đặc tính của loài nên tự thụ phấn và giao phối gần là 1 hình<br />

thức giúp loài đó duy trì nòi giống mà không ảnh hưởng gì. Ví dụ như 1 số loài tự thụ phấn nghiêm<br />

ngặt như đậu Hà Lan, bưởi,..<br />

- D đúng.<br />

Câu 63. Đáp án A<br />

Câu 64. Đáp án A<br />

- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác<br />

định, giữa các cá thể có khả năng giao phối để sinh ra thế hệ sau hữu thụ (trừ các loài sinh sản vô tính<br />

và trinh sản).<br />

- Trong các đặc điếm trên, chỉ có đặc điểm 2, 3, 6 có ở quần thể.<br />

- Đặc điểm 1 sai vì quần thể phải gồm nhiều cá thể sinh vật cùng loài chứ những cá thể khác loài không<br />

được coi là quần thể.<br />

- Đặc điểm 4 sai vì ở quần thể các cá thể cùng sống trong 1không gian xác định và thường gần nhau<br />

chứ không phải xa nhau.<br />

- Đặc điểm 5 sai vì các cá thể trong quần thể thường có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau về 1 tính<br />

trạng nào đó.<br />

Câu 65. Đáp án D<br />

Đối với dạng bài này ta có chú ý như sau:<br />

1<br />

- Khi quần thể cân bằng di truyền thì tần số kiểu gen thể di hợp = 2pq = 2p(1 - p) 2 = 0,5 (theo Côsi).<br />

4<br />

- Từ đó, ta có nhận xét sau:<br />

+ Thể dị hợp có tần số lớn nhất khi p = q = 0,5.<br />

+ Tần số alen p và q càng chênh lệch nhau thì tần số kiểu gen thể dị hợp càng giảm và ngược lại thì càng<br />

tăng.<br />

Cho nên từ nhận xét trên, không cần tính toán, ta cũng biết tần số kiểu gen thể dị hợp được sắp xếp như<br />

sau: 4< 1 < 3 < 2.<br />

Câu 66. Đáp án C<br />

Quần thể cân bằng phải thỏa định luật Hacđi - Vanbec p 2 + 2pq + q 2 = 1.<br />

Bao gồm các quần thể:<br />

Câu 67. Đáp án B<br />

I. p(A) = 0,3; q(a) = 0,7.<br />

III. p(A) = 0,1; q(a) = 0,9.<br />

V. p(A) = 0,5; q(a) = 0,5.<br />

- Ở quần thể đang xét, gen có 3 alen muốn cân bằng thì phải thỏa: p 2 + q 2 + r 2 + 2pq + 2qr + 2pr = 1 (với<br />

p là tần số alen A l , q là tần số alen A 2 , r là tần số alen a)<br />

Vậy chỉ có quần thể 1 (p = 0,1; q = 0,2; r = 0,7) và quần thể 2 (p = 0,4; q = 0,5; r = 0,1) là hai quần thể<br />

cân bằng.<br />

Câu 68. Đáp án A<br />

(1) <strong>10</strong>0% aa = 1 suy ra quần thể đạt cân bằng di truyền.<br />

(2) xAA + yAa = 1 suy ra quần thể chưa đạt cân bằng di truyền.<br />

Trang 30


(3) <strong>10</strong>0% AA = 1 suy ra quần thể đạt cân bằng di truyền.<br />

(4) 0,08X A X A +0,24X A X a +0,18X a X a +0,2X A Y+ 0,3X a Y= 1 vì p = 0,2 x 2 = 0,4; X A X A = 0,08 ≠ 2(p) 2 suy<br />

ra quần thể chưa đạt cân bằng di truyền.<br />

(5) xAA+yAa+zaa=l với (y/2) 2 = x 2 .z 2 suy ra quần thể đạt cân bằng di truyền.<br />

(6) Quần thể có tần số alen A ở giới XX là 0,8, ở giới XY là 0,2 suy ra quần thể chưa đạt cân bằng di<br />

truyền do tần số alen ở giới đực và cái không bằng nhau.<br />

0,42 <br />

(7) 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aai = 1 vì 0,49 x 0,09 = = 0,0441 suy ra quần thể đạt cân bằng di<br />

2 <br />

truyền.<br />

(8) 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 nhưng kiểu gen aa không có khả năng sinh sản tức có nghĩa quần thể<br />

đến mùa sinh sản tạo đời con chỉ còn các cá thể AA và Aa tham gia giao phối cho nên quần thể không<br />

cân bằng di truyền được.<br />

Câu 69. Đáp án D<br />

Đặc trưng di truyền của quần thể:<br />

Vốn gen của quần thể bao gồm tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tại thời điềm hiện<br />

tại —» 1 sai; 4 đúng.<br />

Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc<br />

locut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể —» 2 sai.<br />

Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bởi tỉ số các thể có kiểu gen đó trên tổng số cá<br />

thể của quần thể —> 3 đúng.<br />

Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng số tất cả các alen trong locut gen đó trong quần<br />

thể —> 5 sai. Các đáp án đúng 3, 4.<br />

Kiến thức phần di truyền quần thể khá đơn giản và cũng giúp cho các bạn kiếm điểm, vì vậy trong quá<br />

trình học nên học kĩ nhé!<br />

Câu 70. Đáp án A<br />

Trước khi di cư:<br />

- Quần thể 1: p(A) = 0,85, q(a) = 0,15.<br />

- Quần thể 2: p(A) = 0,4, q(a) = 0,6.<br />

Sau khi di cư:<br />

- Quần thể 1<br />

2<br />

AA (lông đen) Aa (lông xám) Aa (lông hung) Tổng số: 45 cá thể<br />

13<br />

p A 18<br />

Số cá thể 30 5 <strong>10</strong> <br />

Tần số KG<br />

2<br />

3<br />

1<br />

9<br />

2<br />

9<br />

<br />

q a<br />

5<br />

<br />

8<br />

- Quần thể 2:<br />

AA (lông đen) Aa (lông xám) Aa (lông hung) Tổng số: 45 cá thể<br />

Trang 31


Số cá thể 66 53 <strong>10</strong> pA<br />

37<br />

<br />

62<br />

Tần số KG<br />

66<br />

155<br />

53<br />

155<br />

36<br />

155<br />

<br />

q a<br />

25<br />

<br />

62<br />

(1) Đúng ban đầu cả 2 quần thể đều có <strong>10</strong>0 cá thể sau di cư quần thể 2 có 155 cá thể, quần thể 1 có 45 cá<br />

thể.<br />

(2) Sai trước di cư tần số alen A quần thể 1 là 0,85, tần số alen a quần thể 2 là 0,6.<br />

(3) Sai trước di cư quần thể 1 không đạt trạng thái cân bằng, quần thể 2 đạt trạng thái cân bằng di truyền<br />

do thỏa mãn: p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa =1 với p 2 x q 2 = (2pq/2).<br />

(4) Đúng, đối với quần thể tính trạng do gen nằm NST thường quy định, trải qua ít nhất 2 lần ngẫu phối<br />

mới cân bằng di truyền.<br />

37<br />

(5) Đúng sau di cư quần thể 2 có p(A) = lớn hơn p(A) = 0,4<br />

62<br />

(6) Sai theo dự kiện đã cho thì ruộng khoai có thể cung cấp nguồn sống cho tối đa 180 cá thể, tuy nhiên<br />

sau nhập cư quần thể 2 mới có 155 cá thể -> không có sự cạnh tranh.<br />

Vậy có 3 nhận xét không đúng là: (2), (3), (6).<br />

Trang 32


CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC<br />

I. TẠO GIỐNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP<br />

Giống là một tập hợp cá thể sinh vật do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều<br />

kiện ngoại cảnh, có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định, thích<br />

hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định.<br />

1. Quy trình tạo giống mới bao gồm các bước<br />

- Tạo nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp).<br />

- Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn.<br />

- Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.<br />

- Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.<br />

2. Phương <strong>phá</strong>p tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống<br />

- Nguyên liệu cho quá trình chọn giống được tạo ra từ nguồn biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ<br />

hợp.<br />

- Các phương <strong>phá</strong>p tạo nguồn nguyên liệu gồm:<br />

Lai hữu tính: Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.<br />

Gây đột biến: Tạo ra các đột biến di truyền.<br />

<strong>Công</strong> nghệ gen: Tạo ra ADN tái tổ hợp.<br />

3. Nguồn nguyên liệu của chọn giống<br />

a. Nguồn gen tự nhiên<br />

Nguồn gen tự nhiên có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên có nguồn gốc từ các động - thực vật hoang dã.<br />

Hình 2.26. Nguồn gen tự nhiên<br />

Đặc điểm của giống vật nuôi có nguồn gốc từ tự nhiên là những nhóm sinh vật được hình thành ở một<br />

địa phương bất kì có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường ở địa phương đó.<br />

STUDY TIP<br />

Lợi ích: Có sẵn trong tự nhiên, không phải mất tiền của và công sức để tạo ra; thích nghi tốt với môi<br />

trường sống của chúng.<br />

b. Nguồn gen nhân tạo<br />

Đặc điểm của nguồn gen này là do con người chủ động tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt<br />

của con người.<br />

- Được tạo ra thông qua quá trình đột biến và lai tạo.<br />

STUDY TIP<br />

Lợi ích: Tạo ra nguồn gen phong phú, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của con người.<br />

Trang 1


Quá trình lai tạo để tạo giống lợn Waton Mochibuta ở trang trại Global Pig Farm ở Nhật Bản<br />

Hình 1.27. Nguồn gen nhân tạo<br />

II. CHỌN GIỐNG VẶT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN BIẾN DỊ TỔ HỢP<br />

1. Biến dị tổ hợp<br />

Biến dị tổ hợp là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản hữu<br />

tính.<br />

Nguyên nhân tạo biến dị tổ hợp là do quá trình giao phối.<br />

Cơ sở tế bào học<br />

- Quá trình <strong>phá</strong>t sinh giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân<br />

hình thành nhiều tổ hợp gen khác nhau trong giao tử đực và giao tử cái.<br />

- Quá trình thụ tinh: Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái qua thụ tinh hình thành nhiều<br />

tổ hợp gen khác nhau ở thế hệ con cháu.<br />

- Hoán vị gen: Do bắt chéo trao đổi đoạn ở kì đầu I giảm phân dẫn đến tái tổ hợp gen giữa từng cặp<br />

NST tương đồng.<br />

Phương <strong>phá</strong>p tạo biến dị tổ hợp: Thông qua hình thức lai giống.<br />

2. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp<br />

Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:<br />

Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống.<br />

Bước 2: Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn.<br />

Bước 3: Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần<br />

chủng.<br />

Hình 1.28. Phương <strong>phá</strong>p tạo dòng thuần chủng ở thực vật<br />

Trang 2


Tạo giống lai có ưu thế lai:<br />

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và <strong>phá</strong>t<br />

triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.<br />

Đặc điểm của ưu thế lai:<br />

- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F 1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.<br />

- Ưu thế lai cao nhất thể hiện ở lai khác dòng.<br />

Giả <strong>thuyết</strong> về cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:<br />

- Giả <strong>thuyết</strong> về ưu thế lai được thừa nhận rộng rãi nhất là <strong>thuyết</strong> siêu trội.<br />

- Nội dung giả <strong>thuyết</strong>: Kiểu gen dị hợp có sức sống, sức sinh trưởng <strong>phá</strong>t triển ưu thế hơn hẳn dạng<br />

đồng hợp trội và đồng hợp lặn. Có thể tóm tắt giả <strong>thuyết</strong> này như sau AA < Aa > aa.<br />

Giải thích hiện tượng ưu thế lai bằng <strong>thuyết</strong> siêu trội:<br />

- Mỗi alen của một gen thực hiện chức năng riêng của mình; ở<br />

trạng thái dị hợp thì chức năng của cả 2 gen đều được biểu hiện.<br />

- Mỗi alen của gen có khả năng tổng hợp riêng ở những môi<br />

trường khác nhau, do vậy kiểu gen dị hợp có mức phản ứng rộng<br />

hơn.<br />

- Cả 2 alen ở trạng thái đồng hợp sẽ tạo ra số lượng một chất nhất<br />

định quá ít hoặc quá nhiều còn ở trạng thái dị hợp tạo ra lượng<br />

tối ưu về chất này.<br />

LƯU Ý<br />

Qua lai giống, người ta thấy con lai sinh ra một chất mà không thấy ở cả bố và mẹ thuần chủng, do đó cơ<br />

thể mang gen dị hợp được chất này kích thích <strong>phá</strong>t triển.<br />

Phương <strong>phá</strong>p tạo ưu thế lai:<br />

Bước 1: Tạo dòng thuần chủng trước khi lai bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua 5-7 thế hệ.<br />

Bước 2: Cho các dòng thuần chủng lai với nhau:<br />

Tùy theo mục đích người ta sử dụng các phép lai: Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép.<br />

Bước 3: Chọn các tổ hợp có ưu thế lai mong muốn.<br />

Phương <strong>phá</strong>p duy trì ưu thế lai:<br />

- Ở thực vật: Cho lai sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính.<br />

- Ở động vật: Sử dụng lai luân phiên: cho con đực con lai ngược lại với cái mẹ hoặc đực đời bố lai<br />

với cái ở đời con.<br />

Ứng dụng của ưu thế lai: Là phép lai giữa hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F 1 làm mục<br />

đích kinh tế (để làm sản phẩm) không làm giống.<br />

III. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN<br />

Đột biến và phương <strong>phá</strong>p gây đột biến:<br />

- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp<br />

độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến<br />

đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.<br />

- Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều<br />

kiện tự nhiên.<br />

Trang 3


STUDY TIP<br />

Đa số là đột biến gen lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và<br />

chọn giống.<br />

Phương <strong>phá</strong>p tạo đột biến:<br />

- Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí.<br />

- Tạo đột biến bằng các tác nhân hóa học.<br />

- Tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p sốc nhiệt.<br />

Đối tượng áp dụng:<br />

Vi sinh vật: Phương <strong>phá</strong>p tạo giống sinh vật bằng gây đột biến đặc biệt hiệu quả vì tốc độ sinh sản của<br />

chúng rất nhanh nên chúng nhanh chóng tạo ra các dòng đột biến.<br />

Thực vật: Phương <strong>phá</strong>p gây đột biến được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm, hoặc đỉnh sinh trưởng<br />

của thân, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.<br />

Động vật: Phương <strong>phá</strong>p gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc<br />

thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể<br />

nên rất khó xử lý. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa.<br />

Quy trình tạo giống mới bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến gồm các bước:<br />

Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.<br />

Bước 2: Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.<br />

Bước 3: Tạo dòng thuần chủng.<br />

Một vài thành tựu trong chọn giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến:<br />

- Tạo được chủng nấm penicilium đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. Tạo<br />

được chủng vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần dạng ban đầu.<br />

- Xử lý giống lúa Mộc Tuyền bằng tia gama tạo ra giống lúa MT 1 chín sớm, cây thấp và cứng, chịu phân,<br />

chịu chua, năng suất tăng 15-25%. Lai giống có chọn lọc giữa <strong>12</strong> dòng đột biến từ giống ngô M 1 tạo<br />

thành giống ngô DT 6 chín sớm, năng suất cao, hàm lượng prôtêin tăng 1,5%, tinh bột giảm 4%.<br />

- Táo Gia Lộc xử lí NMU —> táo má hồng cho năng suất cao.<br />

- Đa bội hóa ở nho.<br />

IV. TẠO GIỐNG BẰNG CỒNG NGHỆ GEN<br />

Hình 1.30. Đột biến thân lùn ở lúa<br />

<strong>Công</strong> nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi<br />

hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.<br />

Kỹ thuật chuyển gen (kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp) là chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào<br />

Trang 4


nhận bằng nhiều cách khác nhau.<br />

1. Thành phần tham gia<br />

Tế bào cho là những tế bào chứa gen cần chuyển (vi khuẩn, thực vật, động vật).<br />

Tế bào nhận: vi khuẩn, tế bào thực vật (tế bào chồi, mầm), tế bào động vật<br />

(như tế bào trứng, phôi).<br />

Enzyme gồm enzym cắt giới hạn và enzyme nối.<br />

Enzyme cắt giới hạn (restrictaza): cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở<br />

những vị trí nucleotid xác định.<br />

Enzyme nối (ligaza): tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN, tạo<br />

ADN tái tổ hợp.<br />

Thể truyền (véctơ chuyển gen) là phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi,<br />

tồn tại độc lập trong tế bào và mang gen từ tế bào này sang tế bào khác,<br />

thể truyền có thể là các plasmid, virut hoặc một số NST nhân tạo như ở<br />

nấm men.<br />

ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN từ các phân tử khác nhau (thể<br />

truyền và gen cần chuyển).<br />

2. Quy trình tạo ADN tái tổ hợp<br />

a. Tạo ADN tái tổ hợp<br />

- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.<br />

- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính.<br />

- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp.<br />

b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận<br />

- Dùng muối CaCl 2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ<br />

dàng đi qua màng.<br />

c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp<br />

- Để nhận biết được các tế bào vi khuẩn nào nhận được ADN tái tổ hợp thì các nhà khoa học thường sử<br />

dụng thể truyền là các gen đánh dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu nhờ đó ta có thể dễ dàng nhận biết<br />

được sự có mặt của các ADN tái tổ hợp trong tế bào.<br />

- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.<br />

Trang 5


3. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống<br />

Hình 1.32. <strong>Công</strong> nghệ chuyển gen<br />

<strong>Sinh</strong> vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi<br />

ích của mình.<br />

<strong>Sinh</strong> vật biến đổi gen có thể được tạo ra theo các cách sau:<br />

- Đưa thêm 1 gen lạ của 1 loài khác vào hệ gen (gọi là sinh vật chuyển gen).<br />

- Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen.<br />

- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen.<br />

4. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen<br />

a. Tạo động vật chuyển gen<br />

* Mục tiêu<br />

- Tạo nên giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn.<br />

- <strong>Sinh</strong> vật biến đổi gen có thể được tạo ra dùng trong ngành<br />

công nghiệp dược phẩm (như nhà máy sinh học sản xuất<br />

thuốc cho con người).<br />

* Phương <strong>phá</strong>p<br />

- Tách lấy trứng ra khỏi cơ thể sinh vật rồi cho thụ tinh<br />

trong ống nghiệm (hoặc lấy trứng đã thụ tinh).<br />

- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử.<br />

- Cấy hợp tử đã được chuyển gen vào tử cung của con vật<br />

để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.<br />

- Nếu gen được chuyển gắn thành công vào hệ gen của<br />

hợp tử và phôi <strong>phá</strong>t triển bình thường thì sẽ cho ra đời<br />

một sinh vật biến đổi gen (chuyển gen).<br />

Trang 6


. Tạo giống cây trồng biến đổi gen<br />

* Mục tiêu<br />

- Tạo giống cây trồng kháng sâu hại.<br />

- Tạo giống cây chuyển gen có đặc tính quý.<br />

- Tạo giống cây biến đổi gen có sản phẩm được bảo quản tốt hơn.<br />

* Phương <strong>phá</strong>p<br />

- Tạo ADN tái tổ hợp: tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.<br />

- Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng enzim cắt restrictaza.<br />

- Nối đoạn vừa cắt vào plasmit nhờ enzim ligaza.<br />

- Tái sinh cây từ tế bào nuôi cấy cây có đặc tính mới.<br />

c. Tạo giống vi sinh vật biến đổi gen<br />

Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người: Insulin là hormone của tuyến tụy có chức năng<br />

điều hòa glucose trong máu. Trường hợp insulin do cơ thể sản xuất không đủ hoặc mất chức năng sẽ gây<br />

bệnh tiểu đường do glucose bị thải ra qua nước tiểu.<br />

STUDY TIP<br />

Gen tổng hợp insulin được tách từ cơ thể người và chuyển vào vi khuẩn E.coli bằng plasmid. Sau đó, nuôi<br />

cấy vi khuẩn để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho con người.<br />

V. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO<br />

<strong>Công</strong> nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật áp dụng phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô hoặc tế bào trong môi trường<br />

dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh mang đặc tính của cơ thể cho<br />

mô, tế bào.<br />

1. Các giai đoạn của công nghệ tế bào<br />

Bước 1: Tách các tế bào từ cơ thể động vật hay thực vật.<br />

Bước 2: Nuôi cấy tế bào trong môi trường nhân tạo để hình thành mô sẹo.<br />

Bước 3: Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành các cơ quan hoặc tạo thành cơ thể<br />

hoàn chỉnh.<br />

Mỗi tế bào trong cơ thể sinh vật đều được <strong>phá</strong>t sinh từ hợp tử thông qua quá trình phân bào miễn nhiễm.<br />

Điều đó có nghĩ là bất kì tế bào nào của thực vật như rễ, thân, lá … ở thực vật đều chứa thông tin di<br />

truyền cần thiết của một cơ thể hoàn chỉnh và các tế bào đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành<br />

cây trưởng thành.<br />

STUDY TIP<br />

Cơ sở khoa học của phương <strong>phá</strong>p nhân giống bằng công nghệ tế bào là<br />

tính toàn năng của của tế bào sinh vật.<br />

2. Tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật<br />

a. <strong>Công</strong> nghệ nuôi cấy hạt phấn<br />

- Ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p này là tạo ra các dòng thuần chủng; tính trạng<br />

chọn lọc được sẽ rất ổn định.<br />

- Tạo dòng thuần lưỡng bội từ dòng đơn bội dựa trên đặc tính của hạt phấn là<br />

Trang 7


có khả năng mọc trên môi trường nhân tạo thành dòng đơn bội và tất cả các gen của dòng đơn bội được<br />

biểu hiện ra kiểu hình cho phép chọn lọc invitro (trong ống nghiệm) những dòng có đặc tính mong muốn.<br />

LƯU Ý<br />

Dùng để chọn các cây có đặc tính chống chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, kháng thuốc diệt cỏ...<br />

Dùng để tạo ra dòng thuần chủng, tính trạng chọn lọc sẽ rất ổn định.<br />

b. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo<br />

- Ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p này là nhân nhanh giống cây trồng quý - hiếm và sạch bệnh, tạo ra nhiều cá<br />

thể mới có kiểu gen giống với cá thể ban đầu.<br />

- Nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu<br />

thế lai.<br />

c. Dung hợp tế bào trần<br />

Hình 1.35. Dung hợp tế bào trần<br />

- Ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p này là tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài nhưng không<br />

cần phải trải qua sinh sản hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ của con lai.<br />

- Quy trình tạo giống mới bằng phương <strong>phá</strong>p dung hợp tế bào trần.<br />

d. Chọn dòng tế bào xoma có biến dị<br />

Hình 1.36. Chọn dòng tế bào xoma có biến dị<br />

Ưu điểm là tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.<br />

STUDY TIP<br />

Phương <strong>phá</strong>p này tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo thể<br />

lệch bội khác nhau.<br />

3. Tạo giống bằng công nghệ tế bào ở động vật<br />

a. Nhân bản vô tính ở động vật<br />

Trang 8


Nhân bản vô tính ở động vật được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào<br />

sinh dục, chỉ cần tế bào chất của noãn bào.<br />

- Lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, sau đó loại nhân của tế bào trứng.<br />

- Lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân tế bào.<br />

- Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.<br />

- Nuôi cây trứng đã được cấy nhân trên môi trường nhân tạo cho <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

- Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.<br />

- Cừu con sinh ra là cừu Đôly có kiểu hình giống với kiểu hình cừu cho nhân tế bào.<br />

b. Ý nghĩa<br />

- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc động vật biến đổi gen.<br />

- Tạo ra các giới động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.<br />

c. Cấy truyền phôi<br />

Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác<br />

nhau, sau này sinh ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.<br />

Trang 9


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV<br />

Câu 1. Đặc điểm của cây lai được tạo thành từ phương <strong>phá</strong>p dưới là:<br />

A. Dị hợp mọi cặp gen.<br />

B. Đồng hợp mọi cặp gen.<br />

C. Có tỷ lệ dị hợp cao hơn cây lai được tạo ra từ phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn.<br />

D. Thường được sử dụng làm giống do có đặc tính di truyền ổn định<br />

Câu 2. Hình ảnh bên dưới thể hiện phương <strong>phá</strong>p nào trong những phương <strong>phá</strong>p chọn, tạo giống thực vật:<br />

A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Cấy truyền phôi. D. Lai tế bào trần.<br />

Câu 3. Nhận xét nào sai?<br />

A. Các con bò con sinh ra đều mang những tính trạng giống nhau.<br />

B. Các con bò con sinh ra đều có kiểu gen như nhau<br />

Trang <strong>10</strong>


C. Những con bò con sinh ra có mang những đặc điểm giống với các bò mẹ mang thai hộ.<br />

D. Đây là phương <strong>phá</strong>p cấy truyền phôi.<br />

Câu 4. Cho các phương <strong>phá</strong>p sau:<br />

(1) Nuôi cấy mô tế bào.<br />

(2) Cho sinh sản sinh dưỡng.<br />

(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.<br />

(4) Tự thụ phấn bắt buộc.<br />

Để duy trì năng suất và phẩm chất của cây lai F 1 của giống lúa ở hình trên. Phương <strong>phá</strong>p sẽ được sử dụng<br />

là:<br />

A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (3).<br />

Câu 5. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hình ảnh dưới đây?<br />

(1) Đây là phương <strong>phá</strong>p tạo giống bằng công nghệ tế bào.<br />

(2) Đây là phương <strong>phá</strong>p tạo giống bằng công nghệ gen.<br />

(3) Phương <strong>phá</strong>p này ứng dụng sự đặc tính toàn năng của tế<br />

bào.<br />

(4) Phương <strong>phá</strong>p này thường được sử dụng để nhân nhanh<br />

các giống quý hiếm.<br />

(5) Phương <strong>phá</strong>p này không được sử dụng trên động vật.<br />

(6) Phương <strong>phá</strong>p này có thể tạo nên một quần thể cây mới<br />

có kiểu gen giống hệt nhau.<br />

(7) Phương <strong>phá</strong>p này có thể tạo nên một quần thể cây mới<br />

có kiểu gen đồng hợp.<br />

(8) Phương <strong>phá</strong>p này bắt buộc phải tiến hành trong phóng thí nghiệm.<br />

A. 1 B. 3 C. 5 D. 7<br />

Câu 6. Cho hình ảnh sau:<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng với phương <strong>phá</strong>p trên?<br />

(1) Có 2 phương <strong>phá</strong>p để loại bỏ thành xenlulozo là sử<br />

dụng enzim và vi phẫu.<br />

(2) Đây là phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô tế bào thực vật.<br />

(3) Tạo được con lai mang 2 bộ NST khác nhau của 2<br />

loài.<br />

Trang <strong>11</strong>


(4) Con lai pomato không có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

(5) Trong các bước của quá trình có sử dụng cosixin để cho con lai có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

(6) Phương <strong>phá</strong>p này loại bỏ giới hạn về loài và cách ly sinh sản<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 7. Có bao nhiêu nhận xét sai về hình ảnh sau?<br />

(1) Cừu con 6 mang mọi đặc tính di truyền của cừu 2.<br />

(2) Bước số 4 người ta tiến hành loại bỏ nhân và mọi bào quan trong tế bào chất, chỉ để lấy tế bào chất.<br />

(3) Bước số 3 người ta tiến hành loại bỏ hoàn toàn tế bào chất và mọi bào quan trong tế bào chất, chỉ lấy<br />

nhân.<br />

(4) Cừu 5 chỉ có vai trò nhận phôi, nuôi dưỡng và chăm sóc phôi thai, chứ không tham gia vào quá trình<br />

di truyền.<br />

(5) Cừu con 6 mang mọi đặc tính di truyền của cừu 1.<br />

(6) Cừu con 6 được sinh ra theo phương <strong>phá</strong>p nhân bản vô tính.<br />

(7) Bước số 4 người ta có thể tiến hành trên mọi tế bào của sinh vật.<br />

(8) Phương <strong>phá</strong>p này dùng để bảo toàn và nhân nhanh các giống quý hiếm.<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 8. Phát biếu nào về quá trình nuôi cấy hạt phấn là không đúng?<br />

A. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra các dòng lưỡng bội thuần chủng.<br />

B. Dòng tế bào đơn bội được xử lý bằng hóa chất với liều lượng thích hợp tạo ra các dòng tế bào lưỡng<br />

bội.<br />

C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.<br />

D. Giống được tạo ra từ phương <strong>phá</strong>p này có sức chống chịu rất tốt khi môi trường thay đổi.<br />

Câu 9. Sử dụng tia tử ngoại gây đột biến gen thì cần tác động vào pha nào của chu kỳ nào của tế bào?<br />

A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha M.<br />

Câu <strong>10</strong>. Trong tạo giống bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ,<br />

phương <strong>phá</strong>p nào sau đây không được sử dụng?<br />

A. Chuyển gen bằng súng bắn gen.<br />

B. Chuyển gen bằng thể thực khuẩn.<br />

Trang <strong>12</strong>


C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.<br />

D. Chuyển gen bằng plasmid với điều kiện đã làm biến đổi thành tế bào.<br />

Câu <strong>11</strong>. Trong quá trình chọn giống bằng gây đột biến trên đối tượng là vi khuẩn, quá trình nào sau đây<br />

là không cần thiết?<br />

A. Sử dụng tác nhân đột biến với một liều lượng nhất định.<br />

B. Tạo dòng thuần chủng.<br />

C. Chọn lọc các cá thể đột biến.<br />

D. Nhân dòng các cá thể mang đột biến trong môi trường thích hợp.<br />

Câu <strong>12</strong>. Vì sao phải chọn lọc các cá thể mang đột biến?<br />

A. Do đột biến là ngẫu nhiên và vô hướng.<br />

B. Do tác nhân vật lý, hóa học tác động không đều lên mọi cá thể.<br />

C. Do đột biến luôn có lợi, phải chọn lọc ra cá thể nào mang được đột biến có lợi nhất.<br />

D. Do mọi cá thể mang một kết quả của quá trình đột biến, phải chọn lọc những cá thể có khả năng sinh<br />

sản cao hơn, sức chống chịu tốt hơn.<br />

Câu 13. Những loài thực vật nào có thể thực hiện chọn giống bằng biến dị tổ hợp?<br />

A. Những loài sinh sản sinh dưỡng.<br />

B. Những loài sinh sản hữu tính.<br />

C. Những loài sinh sản bằng bào tử.<br />

D. Loài thực vật nào cũng có thể thực hiện bằng phương <strong>phá</strong>p trên.<br />

Câu 14. Cho các thành tựu:<br />

1. Tạo chủng vi khuẩn ecoli sản xuất insulin cho người.<br />

2. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.<br />

3. Tạo giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ.<br />

4. Tạo giống mang gen của 2 loài bằng quá trình lai tế bào.<br />

Thành tựu của kỹ thuật di truyền là:<br />

A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 4. D. 1 và 3.<br />

Câu 15. Có bao nhiêu nguồn gen tự nhiên trong những nguồn gen sau?<br />

(1) Khoai tây hoang dại ở Mehico.<br />

(2) Những con cá rô thuần chủng được lai tạo trong hồ nuôi tự nhiên.<br />

(3) Giống lúa Đông Xuân OM2517 được lai tạo từ các dòng thiên nhiên.<br />

(4) Giống heo Thuộc Nhiêu được lai tạo từ giống heo Việt Nam và heo Pháp.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 16. Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường<br />

nhân tạo trong điều kiện 8-<strong>10</strong>°C. Dòng nào chịu lạnh được sẽ mọc, còn các dòng không chịu lạnh được<br />

thì sẽ không mọc lên thành cây. Giải thích nào là hợp lý cho thí nghiệm trên?<br />

A. Do hạt phấn của 1 cây có chung một kiểu gen, nên toàn bộ hạt phấn đều được chọn.<br />

B. Nhiệt độ là một tác nhân chọn lọc trong quá trình chọn lọc nhân tạo.<br />

Trang 13


C. Phương <strong>phá</strong>p này không tối ưu, do một số gen lặn cũng quy định việc chịu lạnh, khi đó, các gen trội<br />

tương ứng trong cặp alen sẽ át chế làm cho chúng không được biệu hiện, làm lãng phí vốn gen.<br />

D. Sau khi chọn lọc và tiến hành đa bội hóa sẽ tạo được dòng tế bào lưỡng bội thích ứng tốt với mọi<br />

điều kiện ngoại cảnh.<br />

Câu 17. Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào chắc chắn<br />

rằng đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình?<br />

A. Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.<br />

B. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài.<br />

C. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa trên cùng một cây.<br />

D. Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài.<br />

Câu 18. Nếu sử dụng gen quy định insulin của người và cấy vào tế bào vi khuẩn, nhận xét nào là đúng?<br />

A. Gen sẽ không được phiên mã do không có nguyên liệu phù hợp.<br />

B. Gen sẽ không được dịch mã do bộ mã di truyền không tương thích.<br />

C. Gen sẽ vẫn được phiên mã bình thường.<br />

D. Hoạt động gen sẽ bị rối loạn.<br />

Câu 19. Một gen có 2 alen, một nhà khoa học dùng kỹ thuật chuyển gen mang alen lặn vào trong vi<br />

khuẩn Ecoli, nhận định nào sau đây là đúng?<br />

A. Gen lặn sau khi chuyển không biểu hiện nên protein không được tổng hợp.<br />

B. Gen lặn sẽ không được biểu hiện do thiếu liều gen của alen còn lại.<br />

C. Gen lặn sẽ được phiên mã, riboxom của tế bào vi khuẩn dịch mã để tổng hợp protein tương ứng.<br />

D. Gen lặn không được biểu hiện thành tính trạng.<br />

Câu 20. Ưu điểm của kỹ thuật di truyền là:<br />

A. Có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau.<br />

B. Có thể sản xuất được các hóoc-<strong>môn</strong> cần thiết cho người với số lượng lớn.<br />

C. Sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 21. Giả sử trong quá trình tạo cừu Đoly:<br />

- Trong nhân tế bào của cừu có cặp gen quy định màu lông gồm 2 alen, A màu đen trắng trội hoàn toàn<br />

so với a màu xám.<br />

- Trong tế bào chất của cừu có gen quy định màu mắt gồm 2 alen, B màu đen trội hoàn toàn so với b màu<br />

nâu.<br />

- Cừu cho nhân màu trắng (được tạo ra từ cừu mẹ màu trắng và cừu cha màu xám), có mắt màu đen.<br />

- Cừu cho trứng có màu xám, có mắt màu nâu.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sai?<br />

(1) Không xác định được màu lông của cừu Đoly.<br />

(2) Không xác định được màu mắt của cừu Đoly.<br />

(3) Cừu Đoly sinh ra với lông màu trắng.<br />

(4) Cừu Đoly sinh ra với màu mắt đen.<br />

(5) Cừu Đoly được tạo ra từ nhân của cừu cho nhân và tế bào trứng của cừu cho trứng.<br />

Trang 14


(6) Cừu cho nhân có kiểu gen AaBb.<br />

(7) Cừu cho trứng có kiểu gen aabb.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 22. Đặc điểm của những cá thể cây lúa chịu lạnh được tạo ra từ phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn:<br />

(1) Những cây lúa này có cùng kiểu gen.<br />

(2) Những cây lúa đều thuần chủng.<br />

(3) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau nếu như cùng trong một giai đoạn sinh trưởng.<br />

(4) Những cây lúa có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen.<br />

(5) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau, kể cả khi chúng khác giai đoạn sinh trưởng.<br />

Những nhận xét đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 23. Người ta hạt phấn của một cây có bộ NST lưỡng bội 2n=24, đem thụ phấn bằng phương <strong>phá</strong>p thụ<br />

nhồi với noãn của một cây có bộ NST 2n=<strong>12</strong>. Sau đó vì muốn cây lai này có thể sinh sản hữu tính, người<br />

ta tiến hành dùng consixin để đa bội hóa. Sau đó, vì muốn kết hợp dòng gen của cây song nhị bội trên với<br />

một cây khác, người ta lấy mô của cây song nhị bội, <strong>phá</strong> hủy thành xenlulozo rồi đi lai tế bào với rễ của<br />

cây mới có bộ NST 2n=72. Tế bào được tạo thành này được nuôi trong môi trường đặc biệt <strong>phá</strong>t triển<br />

thành một cây. Đặc điểm của cây lai trên:<br />

A. Có bộ NST 6n=<strong>10</strong>8, cây này bất thụ.<br />

B. Có bộ NST 6n=144, cây này hữu thụ.<br />

C. Có bộ NST 6n=<strong>10</strong>8, cây này hữu thụ.<br />

D. Có bộ NST 6n=144, cây này bất thụ.<br />

Câu 24. Mục đích của quá trình gây đột biến ở cây trồng và vật nuôi là:<br />

A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.<br />

B. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.<br />

C. Làm tăng năng suất ở cây trồng và vật nuôi.<br />

D. Cả A, B, C.<br />

Câu 25. Quá trình phân loại các cá thể đã nhận được ADN tái tổ hợp, người ta thường sử dụng qua mấy<br />

tác nhân chọn lọc?<br />

A. Chỉ 1 tác nhân chọn lọc.<br />

B. Thường sử dụng 2 tác nhân chọn lọc.<br />

C. Không cần tác nhân chọn lọc nào do hiệu suất của quá trình chuyển gen là <strong>10</strong>0%.<br />

D. Tối đa là 1 tác nhân chọn lọc do quá trình chuyển ADN tái tổ hợp thường thành công với hiệu suất<br />

rất cao.<br />

Câu 26. Sử dụng đột biến đa bội lẻ cho bao nhiêu loài cây nào sao đây để nâng cao năng suất:<br />

(1) Ngô. (2) Đậu tương.<br />

(3) Củ cải đường. (4) Đại mạch.<br />

(5) Dưa hấu. (6) Nho.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 27. Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để<br />

lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là:<br />

Trang 15


A. Gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.<br />

B. Gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.<br />

C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virút.<br />

D. Cà chua này là thể đột biến<br />

Câu 28. Vì sao khi sử dụng đoạn ADN mang gen quy định tổng hợp Insulin từ người cấy vào tế bào vi<br />

khuẩn Ecoli người ta phải tiến hành tinh chế, hoặc tiến hành phiên mã thành ARN trong tế bào người, rồi<br />

mới đem cây đoạn mARN tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn ADN. Lời giải thích nào là phù hợp?<br />

A. Do đoạn ADN của người quá dài và phức tạp so với tế bào vi khuẩn.<br />

B. Do đoạn ADN của người là đoạn gen phân mảnh, còn vi khuẩn có hệ gen không phân mảnh.<br />

C. Do người và vi khuẩn sử dụng hai bộ mã di truyền hoàn toán khác nhau.<br />

D. Do tế bào vi khuẩn không đủ năng lượng để phiên mã và dịch mã một đoạn gen phức tạp.<br />

Câu 29. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Cừu Đoly mang những tính trạng giống cừu cho nhân.<br />

2. Có thể sử dụng cấy truyền phôi để tái tạo ra các cơ quan và nội tạng của người, mà khi thực hiện quá<br />

trình cấy ghép các cơ quan này không bị hệ miễn dịch của người loại thải.<br />

3. Dung hợp tế bào tế bào thực vật không cần <strong>phá</strong> hủy thành xenlulozo bên ngoài.<br />

4. Tạo giống động vật có 2 phương <strong>phá</strong>p chính là cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kỹ thuật<br />

chuyển nhân.<br />

5. Cừu Đoly được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p cấy truyền phôi.<br />

6. Các cá thế được tạo ra từ phương <strong>phá</strong>p cấy truyền phôi đều có kiểu gen hoàn toán khác nhau.<br />

Nhận xét đúng là:<br />

A. (6), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (6), (4), (5).<br />

Câu 30. Những bất lợi khi sử dụng thể thực khuẩn trong quá trình chuyển gen là gì?<br />

A. Không xác định được chính xác tế bào vật chủ.<br />

B. Phải mang những đoạn gen lớn, không mang được những loại gen nhỏ do kích thước không phù hợp.<br />

C. Có khả năng <strong>phá</strong> hỏng hệ gen của người, do đó khi sử dụng phải làm yếu đi.<br />

D. Phải sử dụng CaCl 2 hoặc xung điện làm dãn màng tế bào thì thể thực khuẩn mới chuyển được đoạn<br />

gen vào.<br />

Câu 31. Cho các thành tựu sau:<br />

(1) Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra etilen.<br />

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội.<br />

(3) Tạo giống gạo vàng, tổng hợp được Beta-Caroten.<br />

(4) Tạo nho không hạt.<br />

(5) Tạo cừu Đoly.<br />

(6) Sản xuất protein huyết thanh của người từ cừu.<br />

Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 32. Thực chất của phương <strong>phá</strong>p cấy truyền phôi là:<br />

(1) Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.<br />

Trang 16


(2) Tạo được một nhóm cá thể với vô số biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình chọn giống.<br />

(3) Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.<br />

(4) Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người.<br />

Các phương án sai là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 33. Khi thực hiện lai xa, con lai xa thường bất thụ là do:<br />

A. Tế bào sinh dục không có khả năng phân chia tạo giao tử.<br />

B. Do bộ NST của 2 loài không tương thích về hình thái, số lượng, phân bố locus.<br />

C. Do bộ nhiễm sắc thể chứa bộ đơn bội của 2 loài khác nhau, làm bất hoạt khả năng phân chia của tế<br />

bào.<br />

D. Do con lai xa thường sinh sản vô tính.<br />

Câu 34. Kacpechenco đã thực hiện thí nghiệm bằng hai phương <strong>phá</strong>p đó là:<br />

A. Lai xa và nuôi cấy hạt phấn.<br />

B. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp và đa bội hóa.<br />

C. Lai xa và đa bội hóa.<br />

D. Lai tế bào và đa bội hóa.<br />

Câu 35. Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen:<br />

A. <strong>Sinh</strong> vật biến đổi gen dùng làm thương phẩm có thể không an toàn cho người.<br />

B. Hiện tượng dòng gen, làm <strong>phá</strong>t tán các gen kháng ra các loài tự nhiên, ảnh hưởng đến các hệ sinh<br />

thái nông nghiệp.<br />

C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại kháng sinh.<br />

D. Tất cả các đáp án trên.<br />

Câu 36. Consixin gây ra hiện tượng gì:<br />

A. Cản trở sự hình thành eo thắt phân chia tế bào, gây ra đột biến dị bội.<br />

B. Cản trở sự hình thành trung tử, gây ra đột biến đa bội.<br />

C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc, gây ta đột biến đa bội.<br />

D. Cản trở sự hình thành cromatit, gây đột biến dị bội.<br />

Câu 37. Những tác nhân hóa học có phản ứng chọn lọc với từng loại nucleotit xác định có thể ứng dụng<br />

nhằm gây đột biến:<br />

A. Đột biến đa bội. B. Đột biến dị bội.<br />

C. Đột biến gen. D. Đột biến số lượng NST.<br />

Câu 38. Số nhận xét đúng về plasmit:<br />

1. Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.<br />

2. Tồn tại trong tế bào chất.<br />

3. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.<br />

4. Trên plasmit không chứa gen.<br />

5. Plasmit có khả năng phân chia độc lập với hệ gen tế bào.<br />

6. Thường mang theo các gen kháng thuốc.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Trang 17


Câu 39. Thụ tinh nhân tạo là một thành tựu áp dụng phưong <strong>phá</strong>p nào?<br />

A. Sử dụng công nghệ gen.<br />

B. Sử dụng công nghệ tế bào.<br />

C. Nuôi cấy tế bào gốc.<br />

D. Nuôi cây mô.<br />

Câu 40. Phân bố hợp lý vào bảng sau:<br />

Phương <strong>phá</strong>p<br />

Thành tựu<br />

Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp<br />

Tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến<br />

<strong>Công</strong> nghệ tế bào<br />

<strong>Công</strong> nghệ gen<br />

1. Tạo bò hướng thịt ở Việt Nam bằng cách sử dụng bò đực Zebu và bò cái VN.<br />

2. Heo Thuộc Nhiêu ở miền tây thuộc tỉnh Long An có nguồn gốc từ heo Việt Nam và heo Pháp.<br />

3. Nho tứ bội.<br />

4. Bào tử nấm penicilium được xử lý bằng tia phóng xạ.<br />

5. Dâu Bắc Ninh được xử lý bằng Consixin tạo ra giống tam bội.<br />

6. Giống lúa MT1 được tạo ra do Lúa mộc tuyền xử lý bằng tia Gamma.<br />

7. Nuôi cấy mô Phong lan trong môi trường vô trùng.<br />

8. Nuôi cấy tế bào gốc.<br />

9. Giống lúa gạo vàng mang gen quy định tổng hợp Beta - caroten.<br />

<strong>10</strong>.Bò sản xuất được protein C chữa máu vón cục gây tắt mạch ở người.<br />

<strong>11</strong>.E.coli sản xuất Somatostatin, một loại hoocmon đặc biệt được tổng hợp tại não người và động vật.<br />

<strong>12</strong>.E.coli sản xuất insulin chữa bệnh cho người.<br />

Câu 41. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng<br />

trong quá trình chọn giống?<br />

A. Để nhân nhanh các dòng đã có.<br />

B. Vì đây là phương <strong>phá</strong>p nhanh nhất để tạo ra các dòng thuần chủng.<br />

C. Vì chỉ có tự thụ mới tạo ra dòng thuần chủng.<br />

D. Vì chỉ có tự thụ và giao phối gần mới tạo ra một lượng biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình chọn<br />

giống.<br />

Câu 42. Thể truyền là:<br />

A. Là vectơ mang gen cần chuyển.<br />

B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.<br />

C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp.<br />

D. Tất cả giải đáp đều đúng.<br />

Câu 43. Trong quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp, người ta sử dụng phép lai này để tạo ra vô số<br />

kiểu gen và kiểu hình. Từ đó, chọn lọc những cá thể mang các tính trạng mong muốn, đem đi kiểm tra<br />

tính thuần chủng của các cá thể, rồi tiến hành nhân dòng thuần:<br />

Trang 18


A. AaBbCcDd x AaBbCcDd. B. AaBbCcDd x aaBBccDD<br />

C. AaBbCcDd x aabbccDD. D. AABBCCDD x aabbccdd.<br />

Câu 44. Vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy <strong>phá</strong>t biểu<br />

đúng?<br />

(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.<br />

(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.<br />

(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.<br />

(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.<br />

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1<br />

Câu 45. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Tác động ưu thế nhất của enzim restrictaza là cắt ở những vị trí xác định trên đoạn ADN.<br />

2. Trong môi trường tạo ADN tái tổ hợp, chỉ cần trong môi trường có ligaza, ADN cho và plasmit thì<br />

luôn tạo thành ADN tái tổ hợp.<br />

3. Enzim ADN ligaza có vai trò tạo cầu nối photphodieste để hình thành nên đoạn ADN tái tổ hợp.<br />

4. ADN tái tổ hợp có khả năng phân chia độc lập trong tế bào vật chủ.<br />

5. 2 loại thể truyền phổ biến nhất là Plasmit và thể thực khuẩn.<br />

6. Có thể sử dụng phagơ - lamđa làm thể truyền cho vật chủ là vi khuẩn lam.<br />

Số nhận xét sai là:<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 46. Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật, người ta áp dụng phương <strong>phá</strong>p nào sau đây?<br />

A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F 1 với các cá thể thế hệ P.<br />

B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F 1 .<br />

C. Cho các cá thể thế hệ F 1 tự thụ phấn.<br />

D. <strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng.<br />

Câu 47. Trong phương <strong>phá</strong>p lai tế bào, để kích thích tế bào lai <strong>phá</strong>t triển thành cây lai người ta sử dụng:<br />

A. Virút Xenđê. B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol.<br />

C. Xung điện cao áp. D. Hoóc-<strong>môn</strong> phù hợp.<br />

Câu 48. Giống là một quần thể vật nuôi, cây trồng hay chủng vi sinh vật do con người tạo ra:<br />

A. có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi trường.<br />

B. có những tính trạng di truyền đặc trưng, phẩm chất tốt, năng suất cao, ổn định.<br />

C. thích hợp với những điều kiện đất đai, khí hậu kỹ thuật sản xuất nhất định.<br />

D. Tất cả những ý trên.<br />

Câu 49. Cho các bước sau:<br />

1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và để hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

2. Lấy trứng ra khỏi tế bào và cho thụ tinh nhân tạo.<br />

3. Nuôi tế bào xoma của 2 loài trong ống nghiệm.<br />

4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để mang thai và đẻ.<br />

Sắp xếp các bước theo đúng trình tự của quá trình cấy truyền phôi ở động vật:<br />

Trang 19


A. (2) (3) (4). B. (3) (2) (1) (4).<br />

C. (2) (4) (1). D. (2) (1) (3) (4).<br />

Câu 50. Phép lai nào sau đây có bản chất là giao phối cận huyết?<br />

A. Lai kinh tế. B. Lai xa. C. Lai cải tiến giống. D. Lai khác thứ.<br />

Câu 51. Giả sử giống lúa: alen A gây bệnh vàng lùn trội hoàn toàn so với alen a có khả năng kháng bệnh<br />

này. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên từ một giống lúa ban đầu có kiểu<br />

gen AA, người ta thực hiên các bước sau:<br />

1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.<br />

2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.<br />

3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.<br />

4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.<br />

Quy trình tạo giống theo thứ tự:<br />

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 2, 4. C. 1, 3, 2. D. 1, 2, 3.<br />

Câu 52. Vì sao tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến ít và dường như không áp dụng cho động vật?<br />

A. Vì hệ gen của động vật vô cùng phức tạp.<br />

B. Khó thực hiện do động vật là loài bậc cao, có khả năng di chuyển và suy nghĩ.<br />

C. Do động vật chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể.<br />

D. Động vật có số lượng NST nhiều hơn các nhóm phân loại khác.<br />

Câu 53. Cho ví dụ sau:<br />

Dòng A x Dòng B Con lai C.<br />

Dòng D x Dòng E Con lai F.<br />

Con lai C x Con lai F Con lai G dùng trong sản xuất.<br />

Con lai G là kết quả của phép lai:<br />

A. Lai khác dòng đơn và lai phân tích.<br />

B. Lai khác dòng kép và lai phân tích<br />

C. Lai khác dòng đơn và lai kinh tế.<br />

D. Lai khác dòng kép và lai kinh tế.<br />

Câu 54. Giả sử bò có 3 cặp gen, mỗi gen 2 alen, trội và lặn là hoàn toàn. Thực hiện các phép lai:<br />

(1) AAbbDD x AABBdd. (2) AAbbDd x aaBBDD.<br />

(3) aabbdd x AABBDD. (4) AAbbDD x aaBBdd.<br />

(5) aaBBdd x AAbbDD. (6) AaBbDd x aabbdd.<br />

Có bao nhiêu phép lai tạo ra ưu thế lai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 55. Để giải thích về hiện tượng ưu thế lai, người ta giải thích như sau:<br />

1. Ưu thế lai được hình thành do sự tác động cộng gộp của các alen trội có lợi trong kiểu gen, nghĩa là<br />

kiểu gen nào có càng nhiều alen trội thì kiểu gen đó càng ưu thế.<br />

2. Ưu thế lai được tạo ra là do con lai F 1 dị hợp mọi cặp gen, các alen lặn có hại bị trung hòa bởi lượng<br />

alen trội, nên không biểu hiện thành kiểu hình, nên F 1 ưu thế hơn so với cha mẹ ở đời P.<br />

Nguyên nhân nào đã làm sụp đổ 2 giả <strong>thuyết</strong> trên và làm xuất hiện giả <strong>thuyết</strong> siêu trội?<br />

Trang 20


A. Phép lai phân tích. B. Tạo ra dòng thuần chủng.<br />

C. Phép lai trở lại. D. Quá trình đột biến.<br />

Câu 56. Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào?<br />

A. Liều lượng và cường độ của các tác nhân.<br />

B. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động.<br />

C. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động.<br />

D. Tất cả các yếu tố trên.<br />

Câu 57. Sắp xếp các bước sau theo đúng trình tự của quá trình nhân bản vô tính của cừu Đoly:<br />

1. Chuyển phôi vào tử cung con mẹ để nó mang thai hộ. Sau một thời gian mang thai tự nhiên, cừu mẹ<br />

đẻ ra con.<br />

2. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong môi trường đặc biệt. Tách lấy tế bào trứng và<br />

loại bỏ nhân của cừu cho trứng.<br />

3. Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

4. Chuyển nhân từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân vào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.<br />

A. (4) (3) (1) (2). B. (2) (3) (4) (1).<br />

C. (2) - (4) (3) (1). D. (2) (4) (1) (3).<br />

Câu 58. Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế<br />

bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampitxilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến<br />

hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương<br />

<strong>phá</strong>p biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm vào<br />

ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, đồng thời tạo ra lượng sản phẩm.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này?<br />

1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh.<br />

2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng ampixilin.<br />

3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp.<br />

4. Vi khuẩn không chứa plasmit.<br />

5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân.<br />

6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen.<br />

7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn<br />

sinh trưởng bình thường.<br />

8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau.<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 59. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

(1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất.<br />

(2) Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con.<br />

(3) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.<br />

(4) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng không đồng nhất về kiểu hình.<br />

(5) Phương <strong>phá</strong>p sinh sản sinh dưỡng là phương <strong>phá</strong>p phổ biến nhất để duy trì ưu thế lai ở thực vật.<br />

(6) Phương <strong>phá</strong>p sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu thế lai<br />

được gọi là lai khác dòng kép.<br />

Trang 21


Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu không đúng khi nói về ưu thế lai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 60. Giống dâu tam bội được tạo ra theo quy trình:<br />

A. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó tiến hành đem lai hai dòng tứ bội với nhau.<br />

B. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó đem lai tế bào hạt phấn của dòng tứ bội vừa tạo ra với tế bào<br />

lưỡng bội bình thường.<br />

C. Đa bội hóa dòng lưỡng bội sau đó dùng tia phóng xạ <strong>phá</strong> hủy đi một bộ đơn bội để hình thành dòng<br />

tam bội.<br />

D. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó đem cây tứ bội lai hữu tính với dòng lưỡng bội bình thường.<br />

Câu 61. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu nói đúng về ưu thế lai?<br />

1. Trong ưu thế lai người ta không sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai thuận nghịch vì để tiến hành lai thuận<br />

nghịch cần rất nhiều thời gian và trang thiết bị hiện đại.<br />

2. Năng suất cao, phẩm chất tốt.<br />

3. Con lai được sử dụng làm giống.<br />

4. <strong>Sinh</strong> trưởng nhanh, <strong>phá</strong>t triển tốt, sức sống cao.<br />

5. Biện <strong>phá</strong>p duy trì ưu thế lai ở động vật là phương <strong>phá</strong>p lai hồi giao.<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 62. Kết quả được xem là quan trọng nhất của quá trình ứng dụng kỹ thuật chuyển gen là:<br />

A. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau.<br />

B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lý, hóa phù hợp.<br />

C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi và cây trồng ứng dụng vào<br />

công tác tạo ra giống mới.<br />

D. Giải thích được nguồn gốc của vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nucleic.<br />

Câu 63. Khi nói về vai trò của plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, <strong>phá</strong>t biểu nào sau<br />

đây là đúng?<br />

A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển vào sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tếbào<br />

nhận.<br />

B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn vào được ADN vùng nhân tế bào nhận.<br />

C. Nhờ có plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.<br />

D. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.<br />

Câu 64. Ưu điểm của phương <strong>phá</strong>p tạo giống bằng đột biến là:<br />

A. Dễ thực hiện, có thể dự đoán kết quả khi tiến hành.<br />

B. Có thể tạo ra được giống mới mang đặc điểm của 2 loài.<br />

C. Có thể tạo ra giống mới có những đăc tính mới khác với tổ tiên.<br />

D. Có thể tạo ra giống mới đồng hợp tất cả các gen.<br />

Câu 65. Khi tiến hành lai cải bắp và cải củ, Kapechenco đã tạo ra được con lai mang bộ NST đơn bội của<br />

2 loài. Ông muốn cây lai này hữu thụ nên tiến hành đa bội hóa nó, cây cải sau khi ông đa bội hóa gọi là:<br />

A. Cây song nhị bội. B. Cây song lưỡng bội. C. Cây tự đa bội. D. Cây lai xa.<br />

Trang 22


Câu 66. Trong quá trình chuyển gen chống sâu hại lên cây thuốc lá, người ta lấy nguồn gen từ loài sinh<br />

vật nào:<br />

A. Từ cỏ dại. B. Từ vi khuẩn<br />

C. Từ virut. D. Từ những cây thuốc lá khác.<br />

Câu 67. Có 3 loài thực vật. Loài A có 2n=24, loài B có 2n=36, loài C có 2n=46. Muốn tạo ra một giống<br />

thực vật mới mang hệ gen của cả 3 loài trên, ta thực hiện bằng các phương <strong>phá</strong>p:<br />

1. Sử dụng công nghệ lai tế bào và không cần dùng đến consixin, chỉ cần nuôi cấy trong môi trường<br />

thích hợp với các hoocmon sinh trưởng.<br />

2. Sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai hữu tính, qua 2 lần sử dụng cosinxin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa<br />

yêu cầu.<br />

3. Sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai hữu tính, qua 3 lần sử dụng consixin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa<br />

yêu cầu.<br />

4. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen, chuyển vào tế bào của một loài toàn bộ NST của 2 loài còn lại.<br />

A. (1) và (4) B. (2) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (2)<br />

Câu 68. Đặc điểm nổi bật của phương <strong>phá</strong>p lai tế bào so với lai xa:<br />

A. Tránh được hiện tượng bất thụ của con lai.<br />

B. Tạo được dòng thuần chủng nhanh nhất.<br />

C. Tạo được giống mới mang những đặc điểm mới không có ở bố mẹ.<br />

D. Tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài bố mẹ.<br />

Câu 69. Điểm khác biệt trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hóa học là:<br />

A. Tác nhân hóa học chỉ gây nên đột biến gen, không gây ra đột biến NST.<br />

B. Tác nhân hóa học gây nên đột biến có tính chọn lọc cao hơn tác nhân vật lý.<br />

C. Tác nhân vật lý khả năng gây đột biến cao hơn tác nhân hóa học.<br />

D. Tác nhân vật lý dễ sử dụng hơn, đơn giản hơn, không yêu cầu các điều kiện nghiêm ngặt.<br />

Câu 70. <strong>Công</strong> nghệ tế bào thực vật không có khả năng:<br />

A. Nhân nhanh các giống quý hiếm.<br />

B. Tạo được giống tổ hợp gen 2 loài khác xa nhau.<br />

C. Tạo dòng mà tất cả các cặp gen đều ở trạng trái đồng hợp.<br />

D. Tạo trụ thế lai.<br />

Câu 71. Phương <strong>phá</strong>p phổ biến dùng trong chọn giống vi sinh vật:<br />

A. Lai tế bào.<br />

B. Lai khác dòng.<br />

C. Lai giữa loài thuần chủng và loài hoang dại.<br />

D. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lý, hóa.<br />

Câu 72. Trong phương <strong>phá</strong>p tạo ưu thế lai lai khác dòng kép được cho là ưu việt hơn lai khác dòng đơn<br />

vì:<br />

A. Việc tiến hành lai đơn giản hơn, không mất nhiều thời gian chọn giống.<br />

B. Tạo được nhiều giống mới có nhiều phẩm chất tốt hơn.<br />

C. Tổ hợp được nhiều gen quí của nhiều dòng cho đời F 1 .<br />

Trang 23


D. Tạo được nhiều hơn các cá thể mang gen dị hợp.<br />

Câu 73. Từ một cây trồng có kiểu gen quý, người ta sử dụng công nghệ tế bào nào để tạo ra một quần thể<br />

cây trồng đồng nhất kiểu gen?<br />

A. Nuôi cấy tế bào in vitro tạo mô sẹo.<br />

B. Nuôi cấy hạt phấn.<br />

C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma co biến dị.<br />

D. Dung hợp tế bào trần.<br />

Câu 74. Ở thực vật để củng cố duy trì ưu thế người ta thường dùng phương <strong>phá</strong>p nào?<br />

A. Lai hữu tính giữa các cá thể F 1 .<br />

B. Lai luân phiên.<br />

C. Nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.<br />

D. Cho F 1 tự thụ phấn.<br />

Câu 75. Trong các phương <strong>phá</strong>p dưới đây có bao nhiêu phương <strong>phá</strong>p nhằm tạo ưu thế lai?<br />

(1) Lai khác thứ. (2) Lai phân tích.<br />

(3) Lai khác dòng đơn. (4) Lai khác dòng kép.<br />

(5) Lai thuận nghịch. (6) Lai hồi giao.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 76. Trong việc tạo ưu thế lai lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần nhằm mục đích gì?<br />

A. Phát hiện ra đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp gen có giá trị kinh tế nhất.<br />

B. Phát hiện được đặc điểm di truyền tốt ở dòng mẹ.<br />

C. Xác định vai trò của các gen liên kết với giới tính.<br />

D. Đánh giá sự ảnh hưởng của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế<br />

cao nhất.<br />

Câu 77. 3 phương <strong>phá</strong>p tạo dòng thuần là:<br />

A. Tự thụ phấn, lai khác dòng, lai phân tích.<br />

B. Tự thụ phấn, nuôi hạt phấn, lai hồi giao.<br />

C. Tự thụ phấn, nuôi hạt phấn, gây đột biến thể dị bội.<br />

D. Lai khác dòng, gây đột biến thể dị bội, tự thụ phấn.<br />

Câu 78. Ưu thế nổi bật nhất của kĩ thuật di truyền là:<br />

A. Sản xuất một loại văc xin với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.<br />

B. Tạo ra các thực vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.<br />

C. Khả năng tái tổ hợp thông tin di truyền của các loài khác nhau trong bậc thang phân loại.<br />

D. Tạo ra các động vật chuyển gen mà phép lai khác không thực hiện được.<br />

Câu 79. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống bằng công nghệ gen?<br />

A. Chuyển gen trừ sâu bệnh từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được giống bông kháng sâu bệnh.<br />

B. Tạo chuột nhắt chứa hoocmon sinh trưởng từ chuột cống.<br />

C. Tạo cừu biến đổi gen tạo protein người trong sữa.<br />

D. Tạo giống nho và dưa hấu tam bội có năng suất cao, không có hạt.<br />

Câu 80. Cho các khẳng định dưới đây về plasmit, số khẳng định đúng là:<br />

Trang 24


1. Các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tế bào sống hoặc được tổng hợp in vi tro.<br />

2. Có khoảng 150 loại enzim cắt restrictaza khác nhau, các loại enzim này đều được tìm thấy ở vi khuẩn.<br />

3. ADN tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của ADN cho và nhận khớp bổ sung với nhau.<br />

4. Plasmit của tế bào nhận được nối với plasmit của tế bào cho nhờ enzim nối ligaza.<br />

5. Chỉ có một enzim cắt restricgaza do virut tổng hợp và chỉ cắt tại một điểm xác định.<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 81. Phép lai nào sau đây là lai gần?<br />

A. Tự thụ phấn ở thực vật.<br />

B. Giao phối cận huyết ở động vật.<br />

C. Cho lai giữa các cá thể bất kỳ.<br />

D. Cả A và B.<br />

Câu 82. Lai xa là gì?<br />

A. Là lai hai bố mẹ của cùng một loài ở cách xa nhau.<br />

B. Là lai hai bố mẹ thuộc hai loài khác nhau, hoặc thuộc các chi, họ khác nhau.<br />

C. Là lai hai bố mẹ của cùng một loài, nhưng thuộc hai giống khác nhau.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 83. Ưu thế lai là:<br />

A. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển vượt trội so với<br />

các dạng bố mẹ.<br />

B. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản và <strong>phá</strong>t triển vượt trội so với các<br />

dạng bố mẹ.<br />

C. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản và <strong>phá</strong>t triển vượt trội so với các<br />

cá thể khác cùng loài.<br />

D. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển vượt trội so với<br />

các cá thể khác cùng loài.<br />

Câu 84. Cho các nhận định sau:<br />

1. Là phương <strong>phá</strong>p chủ động tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn giống.<br />

2. Bắt buộc phải tiến hành phân lập những cá thể theo mong muốn của quá trình chọn giống.<br />

3. Luôn phải tiến hành tạo dòng thuần sau khi xử lý bằng đột biến và phân lập.<br />

4. Có thể tiến hành trên mọi loài sinh vật sống, đặc biệt hiệu quả đối với động vật.<br />

5. Gồm có 3 bước cơ bản trong suốt quá trình tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p đột biến.<br />

6. Khi thực hiện quá trình, chỉ cần quan tầm đến liều lượng, hàm lượng của tác nhân đột biến.<br />

7. Không cần tiến hành phân lập vì đột biến xảy ra theo một hướng duy nhất.<br />

8. Ở Việt Nam phương <strong>phá</strong>p này đã được ứng dụng để tạo ra được nhiều chủng vi sinh vật, giống cây<br />

trồng như lúa, đậu tương, ... có nhiều đặc điểm quý.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 85. Cơ sở của quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp là:<br />

A. Hình thành nên các alen mới, phục vụ cho nhu cầu của quá trình chọn giống, tạo giống.<br />

Trang 25


B. Sự tương tác qua lại của các alen khác nhau, trên cùng một gen làm mở rộng giới hạn thường biến.<br />

C. Tạo ra cá thể có sự tổ hợp vật chất di truyền của hai loài.<br />

D. Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân ly độc lập, tổ hợp tự do, nên tổ hợp mới luôn được<br />

hình thành trong quá trình sinh sản hữu tính.<br />

Câu 86. Cho các nhận định sau:<br />

1. Bước đầu tiên là lai hai dòng thuần chủng với nhau.<br />

2. Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng phương <strong>phá</strong>p tự thụ hoặc giao phối gần.<br />

3. Có thể sử dụng nhiều phép lai, để tìm ra tổ hợp lai hợp lý.<br />

4. Nếu con lai F 1 được sử dụng làm giống, thì sẽ gây thoái hóa giống về sau.<br />

5. Nếu con lai F 1 được sử dùng làm vật phẩm, thì phương <strong>phá</strong>p lai trên gọi là lai kinh tế.<br />

6. Cơ sở di truyền của ưu thế lai được dựa trên giả <strong>thuyết</strong> siêu trội.<br />

Có bao nhiêu nhận định là sai về ưu thế lai?<br />

A. 0 B. 2 C. 4 D. 6<br />

Câu 87. Đâu là giải thích đúng về ưu thế lai theo giả <strong>thuyết</strong> siêu trội?<br />

A. Do trong cơ thể con lai F 1 có chứa nhiều gen trội hơn bố mà mẹ nên có ưu thế lai.<br />

B. Do trong cơ thể con lai F 1 có chứa nhiều tính trạng trội hơn bố và mẹ nên có ưu thế lai.<br />

C. Do trong cơ thể con lai F 1 có chứa nhiều cặp gen dị hợp hơn bố mẹ, do sự tác động qua lại của các<br />

alen khác nhau, nên có ưu thế lai.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 88. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Nuôi cấy mô thực vật luôn tạo ra được một quần thể thực vật có kiểu gen giống nhau và đều đồng<br />

hợp.<br />

2. Dung hợp tế bào thực vật mở ra một hướng mới về việc kết hợp những đặc tính của hai loài khác nhau<br />

mà lai hữu tính không có khả năng đạt được.<br />

3. Nuôi cấy hạt phấn luôn tạo ra những quần thể thực vật có kiểu gen giống nhau và đều đồng hợp.<br />

4. Không cần phải loại bỏ thành tế bào khi dung hợp tế bào trần của tế bào thực vật.<br />

5. Cần một giai đoạn chọn lọc hạt phấn, trước khi tiến hành đem nuôi cấy.<br />

6. Cả ba phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô tế bào thực vật, dung hợp tế bào trần và nuôi cấy hạt phấn đều phải<br />

diễn ra trong phòng thí nghiệm.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 89. Phép lai nào không thể tạo ra ưu thế lai:<br />

A. AABBDDEEXX x aabbddeeXY.<br />

B. AABBDDeeXX x aabbddEEXY.<br />

C. AABBddEEXY x aabbDDeeXX.<br />

D. AaBbDdEeXX x AaBbDdEeXY.<br />

Câu 90. Tế bào trần là:<br />

A. Là tế bào đã được loại bỏ gen.<br />

B. Là tế bào đã được loại bỏ <strong>khối</strong> nguyên sinh chất<br />

Trang 26


C. Là tế bào đã được loại bỏ hết bào quan.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 91. Nhận xét nào là đúng về phương <strong>phá</strong>p (P.P) nuôi cấy mô tế bào thực vật và nuôi cấy hạt phấn:<br />

A. P.P nuôi cấy mô có thể tạo ra được một cây hoàn chỉnh, còn nuôi cấy hạt phấn thì không.<br />

B. P.P nuôi cấy hạt phấn phấn bắt buộc phải sử dụng cosixin để từ hạt phấn có thể hình thành một cây<br />

hoàn chỉnh, còn P.P nuôi cấy mô thì không cần.<br />

C. Cả 2 phương <strong>phá</strong>p đều tạo ra một cây hoàn chỉnh có kiểu gen đồng hợp tử.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 92. Có bao nhiêu nhận xét sai khi nói về P.P cấy truyền phôi động vật?<br />

1. Đây là P.P dùng để nhân nhanh các động vật quý hiếm.<br />

2. Từ 16 tế bào của hợp tử sẽ được tách chiết thành nhiều tế bào riêng biệt và được đưa vào tử cung của<br />

các con vật khác (cái nhận phôi), để mang thai hộ.<br />

3. P.P này vượt qua được rào cản cách ly sinh sản giữa các loài, có thể hợp nhất vật chất di truyền của 2<br />

loài khác nhau.<br />

4. Các cá thể được tạo ra từ P.P này có kiểu gen đồng nhất.<br />

5. Cái nhận phôi và phôi không cần đồng pha.<br />

6. Con cái cho phôi và cái nhận phôi phải đồng pha.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 93. Giả sử, người ta gây ra một đột biến trên tế bào phôi của bò, tạo ra được một giống bò có năng<br />

suất sữa cao gấp đôi so với giống bò bình thường. Biết gen I quy định tính trạng năng suất sữa của bò<br />

nằm trên NST số 2, có 2 alen là A và a, A trội không hoàn toàn so với a, A quy định năng suất sữa gấp<br />

đôi a. Trên NST số 2 còn có gen II quy định tính hạng độ dài đuôi của bò, có 2 alen là B Và b, B trội<br />

không hoàn toàn so với b, B quy định đuôi dài, b quy định đuôi ngắn. Gen I và II liên kết hoàn toàn.<br />

Trong các phương <strong>phá</strong>p nhau, phương <strong>phá</strong>p nào là tối ưu nhất để loại bỏ các cá thể bò cho năng suất sữa<br />

thấp sau khi gây đột biến:<br />

A. Giải trình tự NST số 2 để tìm alen A và a, loại bỏ các cá thể có alen a trong kiểu gen.<br />

B. Vắt sữa toàn bộ những con bò vừa gây đột biến, sau đó đem kiểm định về năng suất sữa, loại bỏ<br />

những con bò cho năng suất thấp.<br />

C. Dựa vào tính trạng liên kết với tính trạng năng suất sữa, tính trạng độ dài đuôi bò, loại bỏ những con<br />

bò có đuôi ngắn.<br />

D. Sử dụng đoạn mồi huỳnh quang tìm ra alen a trong kiểu gen của các con bò, loại bỏ bò nào cho kết<br />

quả dương tính với đoạn mồi huỳnh quang.<br />

Câu 94. Mô sẹo là gì?<br />

A. Là một nhóm tế bào chưa biệt hóa, có khả năng sinh trưởng mạnh.<br />

B. Là vết sẹo trên một mô chuẩn bị biệt hóa.<br />

C. Là mô của tế bào sẹo.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 95. Cho các loài sau đây, loài nào không thể tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p biến dị tổ hợp?<br />

(1) Vi Khuẩn. (2) Gà.<br />

(3) Hoa hồng. (4) Vi rút.<br />

(5) Rêu. (6) Trùng đế giày.<br />

Trang 27


(7) Vi khuẩn lam.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 96. Cơ chế tác động của Cosixin:<br />

A. Phá vỡ liên kết hidro trong đoạn DNA.<br />

B. Phá vỡ tâm động, làm chúng không còn khả năng liên kết với thoi vô sắc.<br />

C. Phá vỡ cấu trúc trung thể, làm thoi vô sắc không được hình thành.<br />

D. Ức chế hình thành thoi vô sắc, làm các NST không gắn lên được.<br />

Câu 97. Cho hai nhận xét sau:<br />

(A) Cây song nhị bội không có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

(B) Do có bộ NST đơn bội kép, không có các cặp tương đồng nên ức chế trong quá trình giảm phân.<br />

A. (A) đúng, (B) đúng có quan hệ nhân quả.<br />

B. (A) đúng, (B) đúng không có quan hệ nhân quả.<br />

C. (A) đúng, (B) sai.<br />

D. (A) sai, (B) sai.<br />

Câu 98. Cho hai nhận xét sau:<br />

(A) Cây song lưỡng bội có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

(B) Do nó kết hợp được bộ NST của hai loài khác nhau.<br />

A. (A) đúng, (B) đúng có quan hệ nhân quả.<br />

B. (A) đúng, (B) đúng không có quan hệ nhân quả.<br />

C. (A) đúng, (B) sai.<br />

D. (A) sai, (B) đúng.<br />

Câu 99. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Do khả năng sinh sản nhanh.<br />

2. Do khả năng sinh trưởng nhanh.<br />

3. Có bộ gen phức tạp.<br />

4. Có sử dụng chung một bộ mã di truyền như loài người.<br />

5. Có bộ gen đơn giản.<br />

6. Vòng đời ngắn.<br />

7. Có khả năng sinh sản vô tính.<br />

8. Hệ gen có ít cơ chế sửa lỗi, dễ bị đột biến.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói thuận lợi khi chọn vi khuẩn là đối tượng để gây đột biến trong chọn<br />

giống?<br />

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8<br />

Câu <strong>10</strong>0. Nhận xét đúng về ưu thế lai:<br />

1. Ưu thế lai được giải thích bằng giả <strong>thuyết</strong> siêu trội.<br />

2. Khởi đầu quá trình tạo ưu thế lai là quá trình tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.<br />

3. Ưu thế lai chỉ được tạo ra khi lai hai dòng thuần chủng về mọi tính trạng, kể cả những tính trạng<br />

không quan trọng cho quá trình chọn giống.<br />

4. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh sản vá <strong>phá</strong>t<br />

Trang 28


triển vượt trội so với bố mẹ.<br />

5. Tùy từng trường hợp mà tổ hợp lai có thể cho ra ưu thế lai, khi đảo vai trò bố mẹ, ưu thế lai sẽ biến<br />

mất.<br />

6. Trong mọi trường hợp lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau đều tạo được ưu thế lai.<br />

7. Ưu thế lai tăng dần qua các thế hệ do lượng gen tốt ngày càng được tích lũy nhiều hơn.<br />

8. Phép lai mà sử dụng con lai F 1 làm thương phẩm gọi là phép lai kinh tế.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>10</strong>1. Enzim nào dùng để cắt giới hạn trên đoạn ADN cho trước?<br />

A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza. C. ADN Endonuclease. D. AND Exonuclease<br />

Câu <strong>10</strong>2. Eduardo Kac, giáo sư thuộc <strong>Học</strong> viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ đã kết hợp với các nhà Di truyền<br />

học Pháp đã tạo một con thỏ chuyển gen có khả năng <strong>phá</strong>t ra ánh sáng màu lục ở trong tối bằng cách vi<br />

tiêm gen mã hoá protein huỳnh quang màu xanh lá cây có nguồn gốc từ sứa vào hợp tử thỏ. Đây là hướng<br />

nghiên cứu mới phục vụ cho mục đích nghệ thuật. "Nó là một vật để cho hoạ sĩ thí nghiệm trên nền của<br />

khung vẽ và hoàn toàn khác với thí nghiệm để tạo ra một sự sống." Hãy cho biết chú thỏ Elba này đã<br />

được tạo thành nhớ ứng dụng công nghệ di truyền nào?<br />

A. Sử dụng đột biến trong tạo giống mới.<br />

B. Dung hợp tế bào trần.<br />

C. <strong>Công</strong> nghệ gen tế bào động vật.<br />

D. Cấy truyền phôi.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Sữa thỏ chứa protein người được dùng để bào chế thành một loại thuốc mới điều trị bệnh<br />

angioedema do di truyền, một bệnh rối loạn máu hiếm gặp có thể dẫn việc sung phồng các mô của cơ thể.<br />

Để tạo ra một lượng sản phẩm lớn hơn, người ta muốn chuyển đoạn gen trên vào bò, do lượng sữa bò tạo<br />

ra có năng suất cao hơn nhiều so với thỏ. Phương <strong>phá</strong>p nào có thể tạo thành loại bò trên:<br />

A. Cấy truyền phôi. B. Dung hợp tế bào trần<br />

C. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp. D. <strong>Công</strong> nghệ gen tế bào động vật.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Giai đoạn nhân non là gì?<br />

A. Là giai đoạn trước thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái chưa hòa hợp.<br />

B. Là giai đoạn sau khi thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái chưa hòa hợp.<br />

C. Là giai đoạn sau khi thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái đã hòa hợp.<br />

D. Là giai đoạn sau khi hợp tử đóng ổ ở tử cung, lúc mà nhân của giao tử đực và cái đã hòa hợp.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng<br />

hợp insulin của người như sau:<br />

(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.<br />

(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.<br />

(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.<br />

(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.<br />

Trình tự đúng của các thao tác trên là:<br />

A. (2) (4) (3) (1). B. (1) (2) (3) (4).<br />

C. (2) (1) (3) (4). D. (1) (4) (3) (2).<br />

Trang 29


Câu <strong>10</strong>6. Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành:<br />

A. Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn<br />

nhân non), cho hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.<br />

B. Đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.<br />

C. Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương <strong>phá</strong>p vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen<br />

được biểu hiện.<br />

D. Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn <strong>phá</strong>t triển mượn để tạo ra con mang gen cần chuyển tạo<br />

điều kiện cho gen đó được biểu hiện.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Cho các thành tựu sau:<br />

(1) Dâu tam bội.<br />

(2) Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.<br />

(3) Dưa hấu không hạt.<br />

(4) Vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin của người.<br />

(5) Chuột nhắt mang gen hooc<strong>môn</strong> tăng trưởng GH của chuột cống.<br />

(6) Cừu Đôly.<br />

(7) Giống lúa chiêm chịu lạnh.<br />

(8) Cây pomato.<br />

Có bao nhiêu thành tựu là sinh vật biến đổi gen.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu <strong>10</strong>8. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Bước đầu tiên của phương <strong>phá</strong>p tạo giống bằng biến dị tổ hợp là lai hai cá thể bố mẹ thuần chủng.<br />

(2) Giống lúa IR8 được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p đột biến.<br />

(3) Có 3 bước trong quá trình chọn giống bằng phương <strong>phá</strong>p đột biến.<br />

(4) Dâu tằm lưỡng bội được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p dung hợp tế bào trần.<br />

(5) Cừu Đôly được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p nhân bản vô tính.<br />

(6) Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn có thể tạo ra một quần thể cây đồng hợp về mọi cặp gen.<br />

(7) Có thể sử dụng virut Xende hoặc polietylenglicol trong phương <strong>phá</strong>p tạo giống bằng công nghệ gen tế<br />

bào vi sinh vật để nâng cao năng suất.<br />

(8) Chỉ có phương <strong>phá</strong>p dung hợp tế bào trần có khả năng kết hợp vật chất di truyền của 2 loài khác nhau.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8<br />

Câu <strong>10</strong>9. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Plasmit được xem như một phần hệ gen của tế bào vi khuẩn.<br />

(2) Tính trạng có hệ số di truyền cao thường chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ canh tác.<br />

(3) Giống lúa DT6 được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến.<br />

(4) Trong công nghệ gen tế bào vi sinh vật, có thể sử dụng muối CaCl 2 hoặc xung điện để làm dãn màng<br />

sinh chất của tế bào.<br />

(5) Để tách dòng tế bào ADN tái tổ hợp, không thể sử dụng các gen đánh dấu là các gen kháng kháng<br />

sinh.<br />

Trang 30


(6) Để tạo nên giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt, người ta có thể dùng tác nhân đột biến<br />

làm khóa gen hoặc mất đoạn gen mã hóa etilen.<br />

(7) Do tế bào thực vật có thành tế bào xenlulozo rất dày, nên muốn dung hợp tế bào trần phải <strong>phá</strong> bỏ hoàn<br />

toàn thành này.<br />

(8) Trong phương <strong>phá</strong>p nhân bản vô tính, tế bào nhận nhân bắt buộc phải là tế bào trứng.<br />

Có bao nhiêu nhận xét ĐÚNG:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lý và hóa học là:<br />

A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây ra đột biến gen.<br />

B. Tác nhân hóa học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn.<br />

C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến mà không gây ra đột biến NST.<br />

D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi.<br />

Câu <strong>11</strong>1. <strong>Công</strong> nghệ gen tế bào vi sinh vật ban đầu được áp dụng với mục đích gì?<br />

A. Tạo ra các dòng vi khuẩn không có khả năng sản sinh ra các sản phẩm của một gen nào đó.<br />

B. Tạo ra các dòng vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh hơn.<br />

C. Tạo ra các dòng vi khuẩn có khả năng sản sinh ra một luợng lớn sản phẩm của gen nào đó của một<br />

loài khác.<br />

D. Tạo ra các dòng vi khuẩn mất khả năng sinh sản.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Giống táo má hồng được chọn ra từ kết quả xử lí đột biến hóa chất nào trên giống táo Gia Lộc?<br />

A. 5-BU. B. NMU. C. EMS. D. Cosixin.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Lai kinh tế là phép lai:<br />

A. Giữa con giống từ nước ngoài với con giống cao sản trong nước, thu được con lai có năng suất tốt<br />

dùng để nhân giống.<br />

B. Giữa loài hoang dại với cây trồng hoặc vật nuôi để tăng tính đề kháng của con lai.<br />

C. Giữa 2 bố mẹ thuộc 2 giống thuần khác nhau rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm, không dùng làm<br />

giống tiếp cho đời sau.<br />

D. Giữa một giống cao sản với giống có năng suất thấp để cải thiện giống.<br />

Câu <strong>11</strong>4. Lí do nào khiến tia tử ngoại chỉ được dùng dể xử lí cho đối tượng vi sinh vật, bào tử và hạt<br />

phấn?<br />

A. Không có khả năng xuyên sâu.<br />

B. Không có khả năng ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức tế bào sống.<br />

C. Không gây đột biến.<br />

D. A và B đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Các tác nhân vật lý nào dưới đây được sử dụng để gây đột biến nhân tạo:<br />

A. Tia X, tia gamma, tia beta, chùm notron.<br />

B. Tia tử ngoại<br />

C. Sốc nhiệt.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Trang 31


Câu <strong>11</strong>6. Hoàn thành bảng sau:<br />

<strong>Công</strong> nghệ Phương <strong>phá</strong>p Kết quả<br />

(1)<br />

Tạo ra quần thể cây đồng nhất<br />

mang kiểu gen đồng hợp.<br />

<strong>Công</strong> nghệ tế bào<br />

Dung hợp tế bào trần. (2)<br />

(3)<br />

Có thể tạo ra một quần thể cây<br />

đồng nhất và giống cây mẹ.<br />

a. Nuôi cấy mô.<br />

b. Nuôi cây hạt phấn.<br />

c. Cấy truyền phôi.<br />

d. Nhân bản vô tính.<br />

e. Tạo ra cá thể mới, mang bộ NST 4n của 2 cá thể cùng loài.<br />

f. Tạo ra một cá thể mới, mang bộ NST 2n của loài A và 2n của loài B.<br />

g. Tạo ra một quần thể đồng nhất về kiểu gen<br />

h. Kết hợp được những đặc tính của 2 loài khác nhau.<br />

A. (1) - b, (2) - f, h; (3) - a.<br />

B. (1)-a; (2) - g, h; (3) - b.<br />

C. (1) -b; (2) - f; (3) - h.<br />

D. (1)-a;(2)-h;(3)-b.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Trong quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp, sau khi lai hai dòng thuần chủng tạo được F 1 dị<br />

hợp mọi cặp gen, ta sử dụng F 1 x F 1 , mục đích của việc làm này:<br />

A. Để thu được kiểu gen thuần chủng mong muốn.<br />

B. Tạo dòng thuần do đây là một quá trình tự thụ, hoặc phối cận.<br />

C. Để tạo ra vô số kiểu gen, từ đó sử dụng tác nhân chọn lọc, để lấy được tổ hợp gen mong muốn.<br />

D. Để tạo ưu thế lai, con lai vượt trội so với thế hệ F 1 .<br />

Câu <strong>11</strong>8. Trong chọn giống, phương <strong>phá</strong>p tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ<br />

không có vai trò:<br />

A. Giúp củng cố một đặc tính mong muốn nào đó.<br />

B. Tạo những dòng thuần chủng.<br />

C. Tạo các thế hệ sau có ưu thế vượt trội so vói bố mẹ.<br />

D. Giúp <strong>phá</strong>t hiện các gen xấu để loại bỏ chúng ra khỏi quần thể.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Trong chọn giống thực vật, để tạo được dòng thuần nhanh nhất người ta dùng phương <strong>phá</strong>p:<br />

A. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.<br />

B. Dung hợp tế bào trần.<br />

C. Nuôi cấy hạt phấn.<br />

D. Nuôi cấy tế bào.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza có vai trò:<br />

Trang 32


A. Tạo các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit.<br />

B. Tạo đầu dính của phân tử ADN của tế bào cho và thể truyền.<br />

C. Tạo liên kết hiđro giữa các nuclêôtit của đoạn gen cấy và ADN thể truyền.<br />

D. Lắp ghép các đoạn ADN từ các nguồn gốc khác nhau theo nguyên tắc bổ sung.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Đem lai lừa cái với ngựa đực thu được con la, đây là phương <strong>phá</strong>p:<br />

A. Lai cải tiến giống. B. Lai tạo giống mới. C. Lai gần. D. Lai xa.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Cho các đặc điểm sau:<br />

- Đây là phương <strong>phá</strong>p tế bào để tạo ra một giống mới.<br />

- Đối tượng tác động là tế bào thực vật.<br />

- Trong suốt quá trình, có sử dụng chất hóa học cosixin.<br />

- Kết quả là tạo thành một quần thể đồng hợp về mọi cặp gen.<br />

- Phương <strong>phá</strong>p này được ứng dụng để nhân nhanh giống quý.<br />

Các đặc điểm sau đang nói về:<br />

A. Phương <strong>phá</strong>p lai tế bào trần.<br />

B. Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn.<br />

C. Phương <strong>phá</strong>p lai xa, kèm theo đa bội hóa.<br />

D. Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô.<br />

Câu <strong>12</strong>3. Ở một loài thực vật, người ta quan sát được có 3 gen, gen I quy định năng suất cây trồng, có 2<br />

alen là A và a, A quy định năng suất cao, a quy định năng suất thấp, gen II quy định khả năng chịu phèn,<br />

có 2 alen là B và b, B quy định khả năng chịu phèn cao, b quy định không có khả năng chịu phèn, gen III<br />

quy định khả năng chịu hạn của cây, có 2 alen là C và c, C quy định tính chịu hạn cao, c quy định tính<br />

không chịu được hạn, biết các gen nằm trên các NST khác nhau và trội lặn hoàn toàn. Người ta tiến hành<br />

chọn ra giống mới, có năng suất cao, chịu phèn thấp, chịu hạn cao, bằng sơ đồ dưới đây, bước nào tiến<br />

hành SAI trong các bước sau:<br />

A. P B. F 2 . C. F 4 . D. Tất cả các bước đều đúng.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Mục đích của công nghệ gen là:<br />

A. Gây ra đột biến gen.<br />

B. Gây đột biến NST.<br />

C. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen "lai".<br />

D. Tạo biến dị tổ hợp.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Cho các thành tựu sau:<br />

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.<br />

Trang 33


(2) Tạo cừu sản sinh protein trong sữa.<br />

(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp 3 - caroten trong hạt.<br />

(4) Tạp giống dưa hấu đa bội.<br />

(5) Tạo giống lúa lai HYT <strong>10</strong>0 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R)là R<strong>10</strong>0, HYT<strong>10</strong>0 có năng<br />

suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do trung tâm Nghiên cứu và <strong>phá</strong>t triển lúa Việt<br />

Nam lai.<br />

(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.<br />

(7) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin ở người.<br />

(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quí hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.<br />

(9) Tạo giống bông kháng sâu hại.<br />

Số thành tựu được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p công nghệ gen là:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Trang 34


ĐÁP ÁN<br />

1.C 2.B 3.C 4.A 5.C 6.C 7.A 8.D 9.C <strong>10</strong>.B<br />

<strong>11</strong>.B <strong>12</strong>.A 13.B 14.D 15.A 16.B 17.A 18.C 19.C 20.D<br />

21.D 22.C 23.C 24.A 25.B 26.B 27.A 28.B 29.C 30.C<br />

31.B 32.D 33.B 34.C 35.D 36.C 37.C 38.B 39.B 40.<br />

41.B 42.D 43.A 44.D 45.C 46.A 47.D 48.D 49.C 50.C<br />

51.C 52.C 53.D 54.B 55.B 56.D 57.C 58.A 59.C 60.D<br />

61.B 62.A 63.C 64.C 65.A 66.B 67.D 68.A 69.B 70.D<br />

71.D 72.C 73.B 74.C 75.B 76.D 77.C 78.C 79.D 80.C<br />

81.D 82.B 83.A 84.B 85.D 86.A 87.C 88.B 89.D 90.D<br />

91.D 92.A 93.C 94.A 95.C 96.D 97.D 98.B 99.C <strong>10</strong>0.C<br />

<strong>10</strong>1.C <strong>10</strong>2.C <strong>10</strong>3.D <strong>10</strong>4.B <strong>10</strong>5.D <strong>10</strong>6.A <strong>10</strong>7.A <strong>10</strong>8.B <strong>10</strong>9.D 1<strong>10</strong>.B<br />

<strong>11</strong>1.C <strong>11</strong>2.B <strong>11</strong>3.C <strong>11</strong>4.D <strong>11</strong>5.D <strong>11</strong>6.A <strong>11</strong>7.C <strong>11</strong>8.C <strong>11</strong>9.B <strong>12</strong>0.A<br />

<strong>12</strong>1.D <strong>12</strong>2.B <strong>12</strong>3.B <strong>12</strong>4.D <strong>12</strong>5.C<br />

Câu 1. Đáp án C<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Tỷ lệ đồng hợp hay dị hợp của cây lai trên hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ động hợp, dị hợp của tế bào<br />

loài A và B, do đó, ta không thể xác định tỷ lệ đồng hợp hay dị hợp của cây. Do cây lai được tạo ra từ<br />

phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn luôn đồng hợp, nên cây lai từ phương <strong>phá</strong>p này có tỷ lệ dị hợp cao<br />

hơn.<br />

- Nhận xét: câu B và câu D về cơ bản đề nói cây lai này đồng hợp mọi cặp gen, vậy nên loại cả 2 đáp án<br />

này.<br />

Câu 2. Đáp án B<br />

Người ta cắt ngang ở giữa củ cà rốt, thu được một <strong>khối</strong> tế bào gọi là các mô. Sau đó đem <strong>khối</strong> tế bào này<br />

đi nuôi cấy trong môi trường tạo thành các mô sẹo, rồi cuối cùng sử dụng hoocmon sinh trường để những<br />

mô sẹo <strong>phá</strong>t triển thành cây hoàn chỉnh. Đây là phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô.<br />

Câu 3. Đáp án C<br />

Bố mẹ mang thai hộ chỉ đóng vai trò mang thai và sinh sản, không đóng góp vật chất di truyền cho những<br />

bò con được sinh ra, nên bò con sinh ra không mang những đặc điểm giống bò mẹ mang thai hộ.<br />

Câu 4. Đáp án A<br />

- Cây lúa F 1 trong hình mang các tính trạng nổi trội hơn so với bố mẹ nên đây là ưu thế lai của giống<br />

lúa này.<br />

- Để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai vốn có kiểu gen dị hợp, cần các<br />

phương <strong>phá</strong>p giúp duy trì kiểu gen dị hợp. Do đó, các biện <strong>phá</strong>p (1) Nuôi cấy mô tế bào và (2) Cho<br />

sinh sản sinh dưỡng (giâm, chiết, ghép) tạo ra được nhiều cá thể có kiểu gen dị hợp giống cá thể ban<br />

đầu.<br />

- Các phương <strong>phá</strong>p (3), (4) chỉ tạo được các dòng thuần chủng.<br />

Trang 35


Câu 5. Đáp án C<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (6), (8).<br />

Đây là phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô được thực hiện trên đối tượng là thực vật.<br />

(1) Đúng, thấy trên hình, các phương <strong>phá</strong>p không tác động vào hệ gen, mà chỉ tác động vào tế bào.<br />

(2) Sai, nhận thấy (1) và (2) là 2 phương <strong>phá</strong>p hoàn toàn khác nhau, nên một trong hai sẽ đúng.<br />

(3) Đúng, đặc tính toàn năng của tế bào được thể hiện ở việc từ một tế bào gốc, có thể tạo ra nhiều tế bào<br />

khác và có khả năng biệt hóa thành một cơ thể hoàn chỉnh.<br />

(4) Đúng.<br />

(5) Sai, có thể tiến hành nuôi cây mô ở động vật, như việc tạo ra các cơ quan từ chính mô gốc của cơ thể,<br />

làm hạn chế việc đào thải khi cấy ghép mô, cơ quan.<br />

(6) Đúng, do các cá thể này được tạo ra từ một tế bào duy nhất.<br />

(7) Sai, phương <strong>phá</strong>p này chỉ tạo ra được những cá thể có kiểu gen đồng nhất, độ đồng hợp hay dị hợp<br />

phụ thuộc vào kiểu gen của mô, tế bào nuôi cấy.<br />

(8) Đúng, phương <strong>phá</strong>p này cần một môi trường invitro, môi trường nuôi cấy cần bổ sung các chất dinh<br />

dưỡng, các hóa chất, thuốc chống nấm, ... nên sẽ được diễn ra trong phòng thí nghiệm.<br />

Câu 6. Đáp án C<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (6).<br />

Đây là phương <strong>phá</strong>p dung hợp tế bào trần.<br />

(1) Đúng, vì thành tế bào xenluzo của thực vật rất dày, cản trở quá trình dung hợp tế bào chất, dung hợp<br />

nhân.<br />

(2) Sai, đây là phương <strong>phá</strong>p dung hợp tế bào trần.<br />

(3) Đúng, con lai pomato vừa mang bộ NST của cả chua và bộ NST của khoai tây.<br />

(4) Sai, con lai pomato mang bộ NST lưỡng bội của cả cà chua và khoai tây, có chứa các cặp tương đồng,<br />

là một cây song lưỡng bội.<br />

(5) Sai, do việc dung hợp hai tế bào lưỡng bội, nên không cần sử dụng cosixin để hình thành cặp tương<br />

đồng để có thể bắt cặp trong giảm phân tạo giao tử.<br />

(6) Đúng, cả chua và khoai tây là 2 loài có cách ly sinh sản, phương <strong>phá</strong>p này <strong>phá</strong> vỡ rào cản cách ly sinh<br />

sản, hình thành được một cá thể mới co khả năng sinh sản hữu tính, hình thành loài mới.<br />

Câu 7. Đáp án A<br />

Đây là phương <strong>phá</strong>p nhân bản vô tính ở động vật, bằng kỹ thuật chuyển nhân.<br />

Chọn các nhận xét (1), (2), (5), (7).<br />

(1) Sai, cừu con 6 mang đặc tính di truyền của cả cừu 1 và cừu 2.<br />

(2) Sai, bước 4 người ta chỉ tiến hành loại bỏ nhân, tế bào chất và mọi bào quan đều được giữ lại, nguyên<br />

nhân là để cho tế bào có thể phân chia và lớn lên, kéo theo hệ quả là cừu con 6 giống cừu 2 bởi các<br />

tính trạng di truyền theo tế bào chất.<br />

(5) Sai<br />

(7) Sai, tế bào nhận nhân bắt buộc phải là tế bào trứng, vì nhân cần tế bào chất của noãn bào mới có khả<br />

năng tạo thành hợp tử và <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

Câu 8. Đáp án D<br />

- Do kết quả của quá trình nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo được cây thuần chủng về mọi cặp gen. Những cây<br />

Trang 36


thuần chủng có sức chống chịu rất kém khi môi trường thay đổi do có vốn gen hạn chế.<br />

- Liên hệ thực tế với những loài như sư tử, đậu Hà Lan là 2 loài điển hình cho quá trình giao phối gần<br />

(phối cận) và tự thụ, nên khi biến đổi khí hậu toàn cầu, những loài này có nguy cơ suy vong cao.<br />

Câu 9. Đáp án C<br />

Pha S tiếp theo pha G 1 nếu tế bào vượt qua được điểm R, trong pha này có sự sao chép ADN và nhân đôi<br />

nhiễm sắc thể, có hiện tượng giãn xoắn và mở xoắn của các sợi nhiễm sắc, dễ dàng cho tia tử ngoại tác<br />

động gây ra đột biến gen.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án B<br />

Có 2 lý do:<br />

1. Thể thực khuẩn là virút với vật chủ ký sinh lên là vi khuẩn, tế bào thực vật không phải là tế bào vi<br />

khuẩn, nên không phải là vật chủ của loài này.<br />

2. Thể thực khuẩn nhận diện và bám lên thành tế bào nhờ vào những dấu chuẩn nhận biết, hay còn gọi là<br />

các lipoprotein trên màng tế bào. Thành xenlulozo dày và vững chắc, không có sự xuất hiện của các<br />

dấu chuẩn, làm cho thể thực khuẩn không có khả năng nhận biết chính xác vật chủ.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có hệ gen đơn giản, gồm đoạn ADN vòng dạng mạch kép, không tồn tại thành<br />

cặp tương đồng. Nên dù là một biến đổi nhỏ trên kiểu gen đã biểu hiện thành kiểu hình, dù cho đó là biến<br />

đổi thành alen lặn, vậy nên không cần tạo dòng thuần chủng ở tế bào vi khuẩn.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án A<br />

Do đột biến là ngẫu nhiên và vô hướng, với cùng một tác nhân kích thích nhưng có nhiều kết quả của đột<br />

biến, phải lựa chọn đột biến nào phù hợp với nhu cầu và yêu cầu sản xuất.<br />

Câu 13. Đáp án B<br />

Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại vật chất di truyền thông qua giảm phân và thụ tinh. Chỉ những loài sinh<br />

sản hữu tính mới có xuất hiện hai quá trình trên.<br />

Câu 14. Đáp án D<br />

Kỹ thuật di truyền là công nghệ gen: chọn 1 và 3.<br />

- Có 2 là thành tựu của phương <strong>phá</strong>p gây đột biến.<br />

- 4 là thành tựu của công nghệ tế bào (lai tế bào).<br />

Câu 15. Đáp án A<br />

Nguồn gen tự nhiên là nguồn gen được lấy hoàn toàn từ thiên nhiên và không qua bàn tay của con người.<br />

Câu 16. Đáp án B<br />

- Câu A sai là do các hạt phấn là nhưng giao tử đực, sau khi trải qua quá trình giảm phân đã tạo nên vô<br />

số kiểu gen khác nhau.<br />

- Câu C sai là do hạt phấn đơn bội, dù kiểu gen mang alen lặn cũng biểu hiện thành kiểu hình.<br />

- Câu D sai là do sau khi đa bội hóa các cây đều là dòng thuần chủng, nên thích ứng kém khi điều kiện<br />

môi trường thay đổi.<br />

Câu 17. Đáp án A<br />

- Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp hạt phấn sẽ <strong>phá</strong>t hiển thành cây đơn bội, dù<br />

là alen lặn cũng biểu hiện thành kiểu hình.<br />

Các câu sai:<br />

Trang 37


- B, C và D sai là do khi đem hạt phấn gieo lên nhụy, hay đi lai với tế bào sinh dưỡng, tế bào giao tử cái<br />

hoặc tế bào sinh dưỡng, nếu có alen trội, alen trội sẽ lấn át hoàn toàn alen lặn và làm nó không được<br />

biểu hiện thành kiểu hình.<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

- Do trong tế bào vi khuẩn vẫn có đầy đủ các enzim và các đơn phân cũng như năng lượng cho quá<br />

trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường.<br />

- Nhận xét: Tế bào vi khuẩn có thể có cấu trúc đơn giản hơn tế bào người, nhưng bên trong tế bào của<br />

chúng vẫn có enzim và đầy đủ năng lượng để thực hiện quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã như<br />

tế bào người.<br />

Câu 19. Đáp án C<br />

Hệ gen của vi khuẩn là đơn bội, nên dù là alen lặn cũng vẫn được phiên mã và biểu hiện.<br />

Câu 20. Đáp án D<br />

- Kỹ thuật di truyền có tạo được ADN tái tổ hợp nên có khả năng kết hợp thông tin của 2 loài.<br />

- Có khả năng sản xuất các chế phẩm như hooc-mon, vacxin,... với số lượng lớn trong thời gian ngắn<br />

làm hạ giá thành.<br />

- Trong đó ưu điểm nổi bật nhất là có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau<br />

Câu 21. Đáp án D<br />

Các đáp án sai là (1), (2), (4), (6), (7).<br />

Lưu ý: Cừu Đoly sinh ra giống với cừu cho nhân những tính trạng do gen trong nhân quy định, giống với<br />

cừu cho trứng những tính trạng do gen trong tế bào chất quy định:<br />

- Cừu cho nhân có màu trắng, là tính trạng cho 1 gen trong nhân quy định, cừu Đoly nhận hoàn toàn<br />

lượng gen trong nhân của cừu cho nhân, nên cũng có màu trắng.<br />

- Cừu cho trứng có mắt màu nâu, là tính trạng do 1 gen trong tế bào chất quy định, cừu Đoly nhận hoàn<br />

toàn gen trong tế bào chất của cừu cho trứng, nên có mắt màu nâu.<br />

- (1) và (2) sai là do xác định được màu mắt của cừu, cừu Đoly sinh ra với màu trắng và màu mắt nâu.<br />

- (6) và (7) sai là do gen trong tế bào chất không tồn tại thành cặp tương đồng, nên không có kiểu gen<br />

BB, Bb hay bb.<br />

Câu 22. Đáp án C<br />

Các đáp án đúng là (2), (3), (4)<br />

- Những đặc điểm của phương <strong>phá</strong>p này cần lưu ý:<br />

1. Những cây này đều thuần chủng do sử dụng Consixin đa bội hóa hạt phấn đơn bội thành dòng lưỡng<br />

bội<br />

2. Những cây này có thể khác kiểu gen nhau, nhưng phải có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen. Do<br />

trong tự nhiên, tính trạng thường không chịu ảnh hưởng của một gen mà chịu ảnh hưởng của nhiều<br />

gen tương tác cộng gộp với nhau, trong quá trình chọn lọc bằng nhiệt độ, những hạt phấn nào có cùng<br />

số lượng alen trội sẽ sinh trưởng bình thường, ví dụ như hạt phấn có kiểu gen ABdE và hạt phấn có<br />

kiểu gen aBDE có cùng số alen trội nên chúng cùng biểu hiện tính trạng như nhau.<br />

Lưu ý: Trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau, thì sức chịu lạnh của bản thân một cây đã khác<br />

nhau, huống gì đây là một tập hợp những cây có kiểu gen chưa chắc giống nhau. Như lúc bạn lớn lên thì<br />

khả năng chịu lạnh tốt hơn lúc bạn còn nhỏ, và bạn bây giờ thì chịu lạnh tốt hơn thằng em 4 tuổi của bạn.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

Trang 38


Lưu ý: Phấn và noãn là tế bào giao tử, nên có bộ NST đơn bội (n), sau khi đa bội hóa thì cây sẽ có 2 bộ<br />

NST lưỡng bội (2n). Tế bào rễ là tế bào sinh dưỡng, nên chứa bộ NST lưỡng bội (2n).<br />

Câu 24. Đáp án A<br />

Biến dị di truyền có 2 loại là đột biến và biến dị tổ hợp. Có thể hiểu:<br />

- Biến dị tổ hợp là một quá trình sắp xếp lại những gì đã có, như xếp lại những bộ quần áo có sẵn trong<br />

tủ đồ.<br />

- Đột biến là quá trình tạo ra cái mới, cũng như mua một bộ đồ mới về và bỏ vô tủ đồ vậy.<br />

Câu 25. Đáp án B<br />

Sau khi chuyển ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn có 3 trường hợp có thể xảy ra:<br />

1. ADN của tế bào cho và tế bào vi khuẩn kết hợp với nhau.<br />

2. ADN của tế bào cho tự uốn và kết lại thành vòng.<br />

3. ADN của tế bào vi khuẩn tự nối lại thành vòng như trước.<br />

4. ADN của tế bào cho và của vi khuẩn không nối lại với nhau mà tồn tại tự do trong môi trường.<br />

Thường sử dụng 2 tác nhân chọn lọc, một tác nhân dùng để nhận biết dấu chuẩn trên đoạn gen của tế bào<br />

cho, một tác nhân dể nhận biết dấu chuẩn trên tế bào vi khuẩn, vậy những tế bào vi khuẩn nào nhận được<br />

ADN tái tổ hợp mới sống sót và sinh trưởng sau khi đã chọn lọc.<br />

Câu 26. Đáp án B<br />

- Ta chọn (3), (5), (6).<br />

- Lưu ý là những cây tiến hành đa bội lẻ không có khả năng sinh sản hữu tính, nên những loại cây này<br />

không có khả năng tạo hoa và kết hạt. Đột biến đa bội lẻ chỉ sử dụng cho những cây lấy thành phẩm là<br />

cơ quan sinh dưỡng.<br />

- Nhận xét: Trong đáp án có 3 loại cây lấy cơ quan sinh dưỡng, 3 loại cây lấy cơ quan sinh sản làm<br />

thương phẩm, vậy đáp án 3 có thể là một ưu tiên hàng đầu.<br />

Câu 27. Đáp án A<br />

- Etilen là hoocmon của sự chín, khi gen quy định tổng hợp atilen bị bất hoạt, hoocmon này không<br />

được sản sinh và ức chế sự chín.<br />

- Nhận xét: về đáp án, ta thấy A và B có ý trái ngược nhau, nên đáp án có thể là 1 trong 2 câu này.<br />

Câu 28. Đáp án B<br />

Do vi khuẩn có cấu trúc gen không phân mảnh, nên không có quá trình tinh chế mARN sơ khai để trở<br />

thành mARN trưởng thành, do đó phải tự tinh chế nhân tạo, hoặc sử dụng enzim phiên mã ngược.<br />

Câu 29. Đáp án C<br />

(1)đúng, khi câu nhận xét là chỉ mang tính trạng giống cừu cho nhân thì sai, vì cừu Đoly giống với cừu<br />

cho trứng ở những tính trạng do gen trong tế bào chất quy định.<br />

(6)sai, đều có kiểu gen giống nhau vì được tách ra từ một phôi gốc.<br />

Câu 30. Đáp án C<br />

- Câu A: Thể thực khuẩn có khả năng xác định vật chủ vô cùng chính xác do các dấu chuẩn là các<br />

lipoprotein tưong thích với đĩa bám của virút.<br />

- Câu B: Thế thực khuẩn chỉ mang được những đoạn gen nhỏ.<br />

- Câu D: Thể thực khuẩn có khả năng đâm xuyên qua màng và bơm đoạn ADN của mình vào, gọi là<br />

phương <strong>phá</strong>p tải nạp.<br />

Trang 39


- Nhận xét: Thể thực khuẩn về bản chất thì nó vẫn là virút, là một vật ký sinh và đa số những vật ký<br />

sinh đều gây hại. Hơn nữa, virút chưa được gọi là một thực thể sống, nên nó không thể có kích thước<br />

lớn.<br />

Câu 31. Đáp án B<br />

Ta chọn (2) và (4).<br />

Các đáp án còn lại:<br />

- Phương <strong>phá</strong>p sử dụng công nghệ gen: (1), (3) và (6).<br />

- Phương <strong>phá</strong>p sử dụng công nghệ tế bào là (5) (phương <strong>phá</strong>p sinh sản vô tính)<br />

Câu 32. Đáp án D<br />

Quá trình cấy truyền phôi tạo ra một nhóm cá thể có kiểu gen giống nhau.<br />

Câu 33. Đáp án B<br />

Vì không tương thích về hình thái, số lượng và phân bố locus nên cặp nhiễm sắc thể không có ái lực để<br />

bắt cặp trong giảm phân, làm ức chế quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

Câu 34. Đáp án C<br />

Kacpechenco tiến hành lai xa cải bắp và cải củ, thành cây lai xa, sau đó do muốn cây lai xa hữu thụ nên<br />

ông tiến hành dung consixin đa bội hóa cây lai xa tạo nên cây song nhị bội hữu thụ.<br />

Câu 35. Đáp án D<br />

- Câu A: do sinh vật vốn đã thích nghi lâu dài với hệ gen cũ, hệ gen đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại<br />

qua nhiều thế hệ, bây giờ ta thay đổi hệ gen đó, có khả năng sẽ tạo ra sản phẩm có hại cho sức khỏe<br />

con người.<br />

- Câu B: Các plasmit trong tế bào vi khuẩn có khả năng chuyển giao lẫn nhau, khi 2 vi khuẩn tiếp xúc<br />

hay gần nhau chúng tiến hành truyền cầu nối liên bào, nối liền hai tế bào chất, sau đó các plasmit của<br />

vi khuẩn này sẽ chuyển giao cho vi khuẩn kia.<br />

- Câu C: Việc tạo ra kháng sinh với số lượng lớn giá thành hạ dễ dàng làm cho việc sử dụng kháng sinh<br />

phổ biến hơn và sử dụng với một cường độ nhiều hơn, sẽ tạo ra trạng thái "nhờn thuốc" hay "quen<br />

thuốc" với một số chủng vi khuẩn.<br />

Câu 36. Đáp án C<br />

Consixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, do đó khi tác động consixin cần tác động vào pha G2 của chu<br />

kỳ tế bào.<br />

Câu 37. Đáp án C<br />

Tác nhân hóa học gây ảnh hưởng đến các Nucleotit- đơn phân cấu tạo nên gen, đột biến ở mức độ phân<br />

tử, còn gọi là đột biến gen.<br />

Câu 38. Đáp án B<br />

- Các câu đúng (1), (2), (5), (6).<br />

- Câu (3) sai vì trong mỗi plasmit có thể có một đến nhiều plasmit.<br />

- Câu (4) sai vì trên plasmit vẫn mang gen.<br />

Câu 39. Đáp án B<br />

Thụ tinh nhân tạo là phương <strong>phá</strong>p thực hiên trên tế bào giao tử, là một phương <strong>phá</strong>p sử dụng công nghệ tế<br />

bào.<br />

Câu 40.<br />

Trang 40


Phần cơ sở khoa học các bạn có thể đọc thêm để hiểu, có những thành tựu mà sách giáo khoa không đề<br />

cập tới, nếu có xuất hiện trong đề thi, người ra đề phải ra thật rõ, nhất là về phương thức tiến hành thành<br />

tựu đó, nên các bạn yên tâm là đề sẽ không ra những thành tựu "trên trời" không ai biết được, ví dụ như<br />

Phương <strong>phá</strong>p<br />

Thành tựu<br />

Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 1,2<br />

Tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến 3, 4, 5,6<br />

<strong>Công</strong> nghệ tế bào 7,8<br />

<strong>Công</strong> nghệ gen 9,<strong>10</strong>,<strong>11</strong>,<strong>12</strong><br />

* Cơ sở khoa học của thành tựu:<br />

1. Bò đực Zebu có năng suất và chất lượng tốt, tuy nhiên không thích hợp với điều kiện tự nhiên<br />

và khí hậu Việt Nam. Những gen quy định sức chống chịu và thích nghi thường là những gen nằm trong<br />

tế bào chất, sử dụng bò cái VN đã được tuyển chọn, sẽ tạo ra được tổ hợp con lai F 1 gọi là bò cái nền, từ<br />

đó đem F 1 x F 1 để tạo ra một tập hợp cá thể với mọi kiểu gen và kiểu hình, rồi tiến hành chọn lọc theo các<br />

hướng khác nhau.<br />

2. Heo Bồ Xụ được tiến hành lai với heo Yorkshire, sau đó lấy đời con lai F 1 lai trở lại với heo<br />

Yorkshire, qua nhiều thế hệ, gọi là phương <strong>phá</strong>p lai cải tạo giống. Qua nhiều đời lai, heo nái Bồ Xụ sẽ<br />

được cải thiện vóc dáng lẫn chất lượng.<br />

3. Bộ NST được nhân lên gấp bội, làm cho lượng vật chất di truyền được nhân đôi, ảnh hưởng đến<br />

các hoạt động sinh lý, sinh hóa cũng tăng lên đáng kể. Làm tăng sinh <strong>khối</strong> và chất lượng thành phẩm.<br />

4. Tia phóng xạ xuyên sâu và xuyên qua các mô sống, gây ảnh hưởng trực tiếp lên ADN, ARN.<br />

Gây đột biến gen, đột biến NST, tạo ra chủng penicilium cho năng suất tăng 200 lần. Thu được thành<br />

phẩm là kháng sinh peniciline.<br />

5. Bộ NST được tăng lên theo số nguyên, đây là một đột biến số lượng NST - đột biến đa bội lẻ,<br />

làm ức chế quá trình sinh sản của giống. Giống không tạo được hạt, nên mọi dinh dưỡng được đưa lên<br />

cho những cơ quan sinh trưởng. Giống cho năng suất cao, chất lượng tốt.<br />

6. Tia gamma gây ra ảnh hưởng lên bộ NST của loài, tạo nên giống lúa mới: Ngắn ngày, thấp,<br />

chịu chua - phèn.<br />

7. Do tính toàn năng của tế bào, một mô cũng có khả năng tạo thành một nhóm cây hoàn chỉnh.<br />

Mỗi mô trên một tế bào đều có kiểu gen hoàn toàn giống nhau, do đó khi đã lai tạo được một giống tốt,<br />

việc nhân lên là vô cùng nhanh chóng.<br />

8. Tế bào gốc là một tế bào chưa phân hóa, do đó khi nuôi cấy trong môi trường đặt biệt, với sự<br />

kích thích của các hóa chất định hướng việc <strong>phá</strong>t triển của tế bào gốc theo hướng nào, có khả năng tạo ra<br />

các cơ quan, nội tạng, cũng như là một cơ thể hoàn chỉnh.<br />

9. Beta - caroten khi vào cơ thể người quy định tổng hợp vitamin A. Việc chuyển gen này vào<br />

trong lúa nhẳm bổ sung một lượng vitamin A cho các trẻ em bị rối loại do thiếu loại vitamin này. Hơn<br />

nữa việc chuyển gen này lại tạo nên một lượng vitamin lớn với giá cả không quá cao như lượng vitamin<br />

tinh khiết, phải đưa vào cơ thể người bằng cách tiêm.<br />

<strong>10</strong>. Người ta cấy gen này vào trong cơ thể của bò, và gen được biểu hiện ở tuyến sữa. Tạo ra một<br />

dạng sữa có hàm lượng protein bổ sung cho người.<br />

<strong>11</strong>. Samatostatin được tổng hợp ở vùng dưới đồi thị với số lượng rất ít. Hoomon này có chức năng<br />

điều hòa hoocmon sinh trưởng và insulin đi vào máu. Hơn nữa cả somatostatin và insulin đều là những<br />

hoocmon không cần thiết cho quá trình sinh trưởng của E.coli, đối với coli đây là những phế phẩm trong<br />

Trang 41


quá trình sinh trưởng nên bị đào thải ra môi trường bên ngoài bằng con đường xuất bào. E.coli lại sinh<br />

trưởng rất mạnh, nên lượng hoocmon bị đào thải là rất lớn. Con người chỉ cần rút chiết dịch nuôi cấy và<br />

tách chiết lượng protein này.<br />

<strong>12</strong>. Insulin là hoocmon tuyến tụy, có chức năng điều hòa glucôzơ trong máu.<br />

Câu 41. Đáp án B<br />

- Tự thự hay giao phối cận huyết làm tăng tỷ lệ đồng hợp, giảm tỷ lệ dị hợp.<br />

- Loại các câu:<br />

A: Để nhân nhanh các dòng người ta sử dụng nuôi cây mô, nuôi cấy hạt phấn hay sinh sản vô tính,...<br />

C: Không chỉ có tự thụ mà còn giao phối cận huyết cũng tạo dòng thuần.<br />

D: Tự thụ và giao phối cận huyết ngày càng làm giảm các biến dị tổ hợp do tiến tới đồng hợp tăng, dị hợp<br />

giảm.<br />

Câu 42. Đáp án D<br />

Đặc điểm cần có của một thể truyền là:<br />

- Mang được gen cần chuyển.<br />

- Có khả năng phân chia độc lập với hệ gen của tế bào. Khi thể truyền hợp với ADN cần chuyển thì tạo<br />

thành một phân tử gọi là ADN tái tổ hợp.<br />

Câu 43. Đáp án A<br />

Phép lai trên là phép lai F 1 x F 1 . Phép lai thỏa mãn 2 điều kiện:<br />

- Dị hợp mọi cặp gen cần xét.<br />

- Bố và mẹ phải có kiểu gen giống nhau.<br />

Câu 44. Đáp án D<br />

- 1 sai, nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ không thể tự nhân lên trong tế bào nhận.<br />

- 2 sai, không có plasmid, tế bào nhận phân chia bình thường.<br />

- 3 sai, plasmid không đưa gen cần chuyển vào vùng nhân tế bào nhận.<br />

- 4 đúng.<br />

Câu 45. Đáp án C<br />

2 nhận xét sai là (2) và (6).<br />

- (2) sai, là do trong môi trường tạo ADN tái tổ hợp còn cần năng lượng cho quá trình tạo cầu nối<br />

photphodieste của enzim ADN ligaza, là ATP.<br />

- (6) sai, không thể sử dụng phagơ - lamđa làm thể truyền cho vật chủ là vi khuẩn lam, vì phago - lamđa<br />

là thể truyền xác định cho vi khuẩn E.coli.<br />

Nhận xét: Cần nắm rõ vai trò của 2 loại enzim là restrictaza và ligaza do 2 loại này ít được đề cập trong<br />

SGK, nhưng đề thi vẫn khai thác.<br />

Câu 46. Đáp án A<br />

Lai trở lại là sử dụng con lai F 1 lai trở lại với đời P nhẳm củng cố những đặc tính có sẵn, hay còn gọi là lai<br />

hồi giao.<br />

Loại các câu:<br />

- B: Khi tạp giao làm tạo ra vô số biến dị tổ hợp, làm mất đi ưu thế lai<br />

- C: Cho F 1 tự thụ gây ra hiện tượng thoái hóa giống, làm giảm ưu thế lai.<br />

- D: <strong>Sinh</strong> sản sinh dưỡng chỉ có thể duy trì ưu thế lai, nhung không thể cũng cố nó.<br />

Trang 42


Nhận xét: Chỉ có một số trường hợp mới có thể lai trở lại với P, vì một số con lai mang ưu thế bất thụ<br />

(con la).<br />

Câu 47. Đáp án D<br />

Các đáp án:<br />

- A sai, virút xenđê đã bị làm yếu có khả năng <strong>phá</strong> hủy lớp thành tế bào tăng nhanh khả năng dung hợp<br />

tế bào chất.<br />

- B sai, keo hữu cơ polietilen glicol là một dung dịch keo hữu cơ cấu tạo nên thành tế bào, sau khi dung<br />

hợp nhân, dung hợp tế bào chất thì sử dụng keo hữu cơ này sẽ tăng tốc độ kết dính và chữa lành vết<br />

thương của thành tế bào.<br />

- C sai, xung điện cao áp gây ra những biến đổi lên màng tế bào, biến dạng màng<br />

Đề cho là tế bào lai nghĩa là loại tế bào được hình thành sau khi quá trình lai tế bào hoàn tất, để 1 tế bào<br />

<strong>phá</strong>t triển thành cây lai thì cần hooc-mon phù hợp, các câu A B C chỉ làm tăng tốc độ khi tiến hành lai tế<br />

bào chứ không giúp tế bào <strong>phá</strong>t triển thành cây.<br />

Câu 48. Đáp án D<br />

Giống bao gồm những cá thể thuần chủng có kiểu gen như nhau nên có cả 3 đặc điểm A, B, C.<br />

Lưu ý là giống chỉ thích hợp và <strong>phá</strong>t triển tốt nhất với những điều kiện đất đai, khí hậu kỹ thuật sản xuất<br />

nhất định, khi điều kiện thay đổi các giống nhanh chóng suy vong.<br />

Câu 49. Đáp án C<br />

Nhận xét:<br />

- Nếu bạn nắm rõ kiến thức về cấy truyền phôi, dễ dàng nhận thấy ý (3) là vô lý => loại những đáp án<br />

có ý số (3), loại A, B, D.<br />

- Khi thấy đề có 4 bước mà trong đáp án lại xuất hiện những đáp án có 3 bước, vậy phải cẩn thận rằng<br />

có đáp án "bẫy" và có một bước có thể không cần thiết.<br />

- Có 3 đáp án mà số (2) là bước đầu tiên, thường thì ta sẽ loại đi đáp án mà không có số (2) là bước đầu,<br />

chỉ là thường thôi nhé, không phải mọi trường hợp đều làm vậy.<br />

Câu 50. Đáp án C<br />

- Lai kinh tế là phép lai dùng F 1 làm thưong phẩm, không dùng làm giống.<br />

- Lai xa là lai giữa 2 cá thể khác loài hoặc khác chi để tạo ra ưu thế lai.<br />

- Lai cải tiến giống (hay còn gọi là lai hồi giao) là lấy F 1 lai trở lại với P để tăng cường, cũng cố và duy<br />

trì những tính trạng tốt từ thời P.<br />

- Lai khác thứ là phương <strong>phá</strong>p lai giữa 2 thứ thuần chủng khác nhau tạo ra ưu thế lai.<br />

- Lưu ý: Thứ là gì?<br />

- <strong>Sinh</strong> giới được chia theo trật tự: Loài chi họ bộ lớp ngành giới. Nhóm phân loại<br />

dưới loài gồm có: Nòi đối với động vật và Thứ đối với thực vật.<br />

Câu 51. Đáp án C<br />

- Các bước thực hiên theo thứ tự là 1 3 2.<br />

- Do gen A là trội hoàn toàn so với a, khi tiến hành chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh, chỉ<br />

những cây có kiểu gen aa mới thể hiện được tính trạng kháng bệnh. Cây có kiểu gen aa đã là dòng<br />

thuần về tính trạng nói trên nên không cần quá trình tạo dòng thuần (bước 4) nữa.<br />

Trang 43


- Nhận xét: trong sách giáo khoa là 4 bước, nhưng cần chú ý những dữ kiện đề bài, tránh không bị<br />

"bẫy".<br />

Câu 52. Đáp án C<br />

- Do hệ thần kinh điều khiển, nên khi thay đổi bất cứ một hoạt động nào của hệ thống vật chất di<br />

truyền, đều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm rối loạn hoạt động sinh lý, khả năng tử vong là rất cao.<br />

Mặt khác do cơ quan sinh sản của động vật nằm sâu bên trog cơ thể nên chúng phản ứng rất nhạy và<br />

dễ bị chất khi xử lý bằng tác nhân vật lý, hóa học.<br />

- Lưu ý câu D: không phải tất cả các loài động vật đều có số lượng NST nhiều hơn các nhóm phân loại<br />

khác, như thực vật là một ví dụ. Đậu Hà lan với 2n = 24 trong khi ruồi giấm 2n = 8.<br />

Câu 53. Đáp án D<br />

Ta thấy:<br />

- Con lai C được tạo ra từ một phép lai khác dòng, Con lai F cũng được tạo ra từ một phép lai khác<br />

dòng khác. Vậy G là kết quả của một phép lai khác dòng kép. Loại A và C.<br />

- Trong ví dụ hoàn toàn không nhắc tới việc trội và lặn, nên ở ví dụ trên lai phân tích là không thể xảy<br />

ra, loại A và B.<br />

- Con lai G được dùng ngay vào sản xuất. Đây là một phép lai kinh tế.<br />

Câu 54. Đáp án B<br />

Các câu được chọn là (3), (4), (5). Muốn tạo ra ưu thế lai, cặp bố mẹ phải thuần chủng và khác xa nhau về<br />

vật chất di truyền.<br />

Câu 55. Đáp án B<br />

Việc tạo ra dòng thuần chủng đã lật đổ hoàn toàn 2 giả <strong>thuyết</strong> trên, vì dù dòng thuần có thỏa 2 giả <strong>thuyết</strong><br />

trên nhưng vẫn không ưu thế như F 1 .<br />

- Với (1) kiểu gen có càng nhiều alen trội thì càng có ưu thế. Giả sử với phép lai hai tính Aabb x aaBB<br />

AaBb, con lai F 1 vẫn thể hiện ưu thế hơn P trong khi số lượng alen trội trong F 1 là 2 và P cũng là 2.<br />

- Với (2) ta xét phép lai AABB x aabb AaBb, theo (2) AABB và AaBb đều biểu hiện kiểu hình trội,<br />

hơn nữa AABB còn không có alen lặn trong kiểu gen, nhưng dòng thuần AABB không biểu hiện ưu<br />

thế như AaBb.<br />

- Về giả <strong>thuyết</strong> siêu trội: Sự tác động của các gen alen với nhau trong cặp tương đồng làm mở rộng giới<br />

hạn thường biến. A không chỉ hoạt động riêng lẽ, mà A còn tác động đối kháng, tương phản với a để<br />

mở rộng giới hạn thường biến, nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra ưu thế lai.<br />

Câu 56. Đáp án D<br />

Do các nguyên nhân sau:<br />

- Đối với mỗi đối tượng, phải có những liều lượng khác nhau. Ví dụ như khi tác động lên tế bào thực<br />

vật, muốn gây ra đột biến lệch bội chỉ cần sử dụng một lượng ít consixin, trong khi muốn gây đột biến<br />

đa bội phải dùng một lượng consixin nhiều hơn để ức chế quá trình hình thành thoi vô sắc. Sử dụng<br />

các tác nhân như tia phóng xạ, ta Gamma nếu sử dụng quá liều lượng có khả năng <strong>phá</strong> hủy luôn cả<br />

cấu trúc thành tế bào và hệ nhiễm sắc.<br />

- Đối với mỗi đối tượng, thời gian tác động của tác nhân đột biến khác nhau gây ra những đột biến khác<br />

nhau. Như muốn gây ra đột biến đa bội cần phải tác động Consixin và pha G2 của chu kỳ tế bào.<br />

Câu 57. Đáp án C<br />

Nhận xét: Thấy có 3 đáp án mà (2) đứng đầu, 2 đáp án mà (1) đứng cuối, ta có thể nghi ngờ và xem xét<br />

Trang 44


kỹ hơn ở những đáp án này, nếu thấy hợp lý thì chọn, không cần quan tâm đối A và D. Nhưng nếu thấy<br />

vô lý thì ta loại ngay và chỉ tập trung vào A, D thôi.<br />

Câu 58. Đáp án A<br />

Chọn các câu (3) (5) (6) (8).<br />

- Câu (1) sai là do vi khuẩn đã mang gen kháng cả 2 loại kháng sinh, nên vi khuẩn không bị tác động<br />

bởi kháng sinh.<br />

- Câu (2) sai là do vi khuẩn mang cả 2 gen nhưng trong tế bào chất.<br />

- Câu (4) sai do vi khuẩn có chứa plasmit mới có được gen kháng lại chất kháng sinh và tiếp tục sinh<br />

trường trong môi trường chứa kháng sinh.<br />

- Câu (7) sai, do vi khuẩn không mang gen kháng penicilin nên khi môi trường có penicilin vi khuẩn<br />

không có khả năng sinh trường và quần thể vi khuẩn dẫn tới suy vong.<br />

Lưu ý về định nghĩa sinh vật biến đổi gen là sinh vật có hệ gen bị biến đổi, bất hoạt, thêm hay bớt gen<br />

hoặc bổ sung lượng gen của sinh vật khác vào.<br />

Câu 59. Đáp án C<br />

- (1) sai vì ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen dị hợp nhất.<br />

- (2) đúng, vì lai thuận nghịch có thể làm thay đổi tế bào chất; mối quan hệ giữa gen trong nhân và gen<br />

ngoài nhân nên có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con.<br />

- (3) đúng, đôi khi lai thuận cho ưu thế lai nhưng lai nghịch không cho ưu thế lai, và các cặp bố mẹ phải<br />

mang những cặp gen tương phản thì mới có thế có ưu thế lai cao.<br />

- (4) sai, người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng mang kiểu gen dị hợp.<br />

- (5) đúng, phương <strong>phá</strong>p sinh sản sinh dưỡng là phương <strong>phá</strong>p phổ biến nhất để duy trì ưu thế lai ở thực<br />

vật vì tạo ra được nhiều cá thể mang kiểu gen dị hợp như ban đầu.<br />

- (6) sai vì phương <strong>phá</strong>p sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu<br />

thế lai được gọi là lai khác dòng đơn.<br />

Câu 60. Đáp án D<br />

A: Tạo ra cây lai tứ bội (4n).<br />

B: Tạo ra cây lai tứ bội (4n).<br />

C: Tác nhân đột biến là tia phóng xạ một tác nhân đột biến khó định hướng nên không thể dùng để <strong>phá</strong><br />

hủy NST, có nguy cơ gây ra <strong>phá</strong> hủy tế bào hoặc <strong>phá</strong> hủy sai lệch đi lượng NST.<br />

Câu 61. Đáp án B<br />

(1) Đúng, do trong một số tổ hợp lai, phép lai thuận không cho ưu thế, nhưng phép lai nghịch lại xuất hiện<br />

con lai có ưu thế, do đó cần sử dụng lai thuận nghịch để tìm ra tổ hợp lai có ưu thế lai cao.<br />

(2), (4) Đúng: Con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng <strong>phá</strong>t triển vượt trội<br />

so với bố mẹ.<br />

(3) Sai: Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta không sử dụng F 1 làm giống vì từ F 2 trở đi biểu hiện ở ưu<br />

thế lai giảm dần, thay vào đó giống sẽ càng ngày bị thoái hóa do xuất hiện thể đồng hợp lặn (biểu hiện<br />

tính trạng xấu).<br />

(5) Đúng, để duy trì ưu thế lai:<br />

- Thực vật: thường hay dùng các phương <strong>phá</strong>p giâm, triết, ghép...<br />

- Động vật thường sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai hồi giao (cho con lai F 1 ) lai trở lại với bố mẹ ban đầu.<br />

Câu 62. Đáp án A<br />

Trang 45


B: Kết quả của quá trình tạo giống bằng phương <strong>phá</strong>p gây đột biến.<br />

C: Kết quả của quá trình ứng dụng biến dị tổ hợp vào chọn giống.<br />

D: Đây là phương <strong>phá</strong>p phân tử, phân tích vật chất di truyền, không là kết quả của chuyển gen.<br />

Lưu ý: Kỹ thuật chuyển gen người ta cũng có thể điều chỉnh hay sửa chữa các gen. Ví dụ như muốn tăng<br />

cường hoạt động của một gen chỉ cần bổ sung hàm lượng alen của gen đó vào tế bào. Một gen bị hư hỏng<br />

có thể bổ sung gen lành vào hoạt động thay thế cho gen bệnh. Muốn bất hoạt một gen chỉ cần bổ sung<br />

một đoạn gen khác mang alen trội lấn át hoạt động của gen đó.<br />

Câu 63. Đáp án C<br />

Ta loại trừ các đáp án:<br />

- A khi không có plasmit, đoạn gen đó có vào được trong tế bào cũng không được nhân lên do hệ gen<br />

tồn tại tự do trong tế bào chất, các enzim sẽ nhận biết như một đoạn gen lạ và tiến hành phân ra đoạn<br />

gen trả lại các Nucleotit tự do vào môi trường.<br />

- B gen cần chuyển không gắn vào nhân và tồn tại trong tế bào chất để có thể phân chia độc lập với hệ<br />

gen tế bào.<br />

- D tế bào nhận phân chia bình thường do đoạn gen này không có vai trò trong quá trình phân chia tế<br />

bào.<br />

Câu 64. Đáp án C<br />

- A: Không đoán trước được kết quả, đột biến là ngẫu nhiên và vô hướng.<br />

- B: Đây là đặc điểm của kỹ thuật chuyền gen, hay lai tế bào.<br />

- D: không đồng hợp các gen. Đột biến có thể tạo ra alen mới, tạo nên trạng thái dị hợp tử.<br />

Câu 65. Đáp án A<br />

- Cây song nhị bội và cây song lưỡng bội đều chứa bộ NST 4n gồm 2n của loài A và 2n của loài B.<br />

- Cây song nhị bội chỉ phản ánh về số lượng mà không phản ánh về nguồn gốc NST, trong cặp NST<br />

tương đồng có 2 chiếc NST đều cùng nguồn gốc. Tất cả những cây song nhị bội đều đồng hợp mọi<br />

cặp gen. Thường được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p lai xa và đa bội hóa.<br />

- Cây song lưỡng bội phản ánh về nguồn gốc của NST và cả về số lượng NST, trong cặp tương đồng có<br />

2 NST có nguồn gốc khác nhau. Do đó cây song lưỡng bội không phải luôn đồng hợp. Cây song<br />

lưỡng bội thường tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p lai tế bào.<br />

Câu 66. Đáp án B<br />

Với những câu về ví dụ trong sách giáo khoa thì bạn cần phải học thuộc vì đôi khi đây là những thành tựu<br />

từ thực nghiệm và ta phải tôn trọng bước tiến hành cũng như kết quả của thực nghiệm. Nhưng hướng đề<br />

ra ngày càng mở rộng và sẽ hạn chế những câu hỏi như thế này.<br />

Câu 67. Đáp án D<br />

(1) không cần dùng consixin vì khi lai tế bào, khi tiến hành lai tế bào xong thì bộ NST trong tế bào lai là 3<br />

bộ NST lưỡng bội của 3 loài, và giống thực vật mới này trên lý <strong>thuyết</strong> hữu thụ.<br />

(2) và (3) phải trải qua 2 lần sử dụng consixin gây đa bội hóa mới tạo được cây lai hữu thụ. Khi lai hữu<br />

tính, giả sử như lai A và B, tế bào lai sẽ chứa nA trong 2nA và nB trong 2nB, tiến hành đa bội hóa mới có<br />

thể sinh sản và tiếp tục giao phấn với loài C. Sau đó con lai được tạo ra mang 3 bộ NST đơn bội, nA nB<br />

và nC. Đa bội hóa lần cuối để tạo ra loài mang 2nA 2nB 2nC hữu thụ.<br />

Câu 68. Đáp án A<br />

A: Lai tế bào tạo ra con lai mang bộ NST lưỡng bội, lai xa tạo ra con lai mang bộ NST đơn bội của 2 loài,<br />

Trang 46


do không tương thích về hình dạng, số lượng và sự phân bố locus nên không có ái lực để bắt cặp trong kỳ<br />

đầu giảm phân I, ức chế quá trình giảm phân tạo giao tử.<br />

B: Lai tế bào không tạo ra dòng thuần chủng.<br />

C: Đây là ưu thế của phương <strong>phá</strong>p đột biến.<br />

D: Đây là ưu thế của cả 2 phương <strong>phá</strong>p.<br />

Câu 69. Đáp án B<br />

Cấu trúc NST cơ bản là một cấu trúc hóa học, và việc gây ra các dạng đột biến được coi như là một phản<br />

ứng hóa học, mỗi một chất hóa học có phản ứng riêng biệt và có tính chuyên hóa cao. Như 5 - BU gây ra<br />

đột biến thay cặp Nucleotit (A-T=G-X), Acridin gây ra đột biến mất cặp hay thêm cặp Nucleotit tùy thuộc<br />

vào đoạn mạch mà nó tác động vào trong quá trình tái bản (chèn vào mạch đang tổng hợp gây ra mất một<br />

cặp Nu, chèn vào mạch gốc thêm một cặp Nu).<br />

Câu 70. Đáp án D<br />

A: Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy mô thực vật nhân nhanh giống quý hiếm.<br />

B: Phương <strong>phá</strong>p lai tế bào kết hợp được gen của 2 loài khác nhau.<br />

C: Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phần tạo ra dòng mà tất cả các gen đều ở trạng thái đồng hợp.<br />

Câu 71. Đáp án D<br />

Hệ gen của vi khuẩn khá đơn giản, chỉ cần sử dụng tác nhân đột biến sẽ nhanh chóng chọn được những<br />

alen cần thiết cho nhu cầu của con người. Hơn nữa tế bào vi khuẩn là tế bào đơn bội, dù chỉ cần một đột<br />

biến nhỏ cũng biểu hiện thành kiểu hình.<br />

Nhận xét: đối với vi khuẩn, không có sự xuất hiện của các phép "lai" trong quá trình chọn giống.<br />

Câu 72. Đáp án C<br />

(8) Lai khác dòng kép: A x B = C<br />

(9) Lai khác dòng đơn: A x B = C<br />

D x E= H => H x C = G<br />

Như vậy lai khác dòng kép sẽ tổ hợp được nhiều gen quí của nhiều dòng khác nhau trong đời F 1 mà càng<br />

nhiều gen dị hợp thì ưu thế lai càng cao.<br />

Câu 73. Đáp án B<br />

Tổng quát:<br />

1. Phương <strong>phá</strong>p lai giống tạo giống mới:<br />

a. Nuôi cây hạt phấn:<br />

- Nguyên liệu: Hạt phấn hoặc noãn (n) chưa thụ tinh<br />

- Quy trình:<br />

+ Nuôi cấy hạt phấn và noãn(n) trong môi trường nhân tạo do ở dạng (n) nên luôn biểu hiện thành kiểu<br />

hình<br />

+ Chọn lọc ở mức tế bào trong ống nghiệm chọn ra kiểu hình mong muốn (n) gây lưỡng bội hóa thành<br />

(2n) bằng 2 cách:<br />

Cách 1: Tế bào (n) gây lưỡng bội thành cây 2n sau đó cho <strong>phá</strong>t triển thành cây.<br />

Cách 2: Từ tế bào (n) cho <strong>phá</strong>t triển thành cây đơn bội sau đó tiến hành lưỡng bội hóa cây đa bội<br />

- Hiệu quả: Hiệu quả với giống cây kháng sâu bệnh, chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn...vv<br />

- Thành tựu: Giống lúa chiêm chịu lạnh<br />

Trang 47


. Chọn dòng tế bào xô ma có biến dị:<br />

- Nguyên liệu: Tế bào(2n)<br />

- Quy trình:<br />

+ Nuôi cấy tế bào 2n trong môi trường nhân tạo chúng sẽ sinh sản thành các dòng tế bào có tổ hợp NST<br />

khác nhau.<br />

+ Tạo ra biến dị cao hơn mức bình thường (biến dị xoma).<br />

+ Sử dụng tạo giống cây trồng mới có kiểu gen khác nhau và khác P.<br />

- Hiệu quả: Tạo giống cây trồng mới có kiểu gen khác nhau<br />

- Thành tựu: Chọn lọc dòng tế bào xoma có biến dị giống lúa CR2O3 tạo giống DR2 chịu hạn, phèn, năng<br />

suất cao.<br />

c. Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng):<br />

- Nguyên liệu: Tế bào sinh dưỡng 2n của 2 loài khác nhau<br />

- Quy trình:<br />

+ Sử dụng enzim hoặc vi phẫu để loại bỏ thành xenlulozo để tạo tế bào trần<br />

+ Kích thích sự dung hợp của 2 tế bào trần này<br />

+ Cho vào môi trường hoocmon thích hợp để cho tế bào lai <strong>phá</strong>t triển thành cây lai.<br />

- Hiệu quả: Tạo giống cây trồng mới mang đặc điểm của loài<br />

- Thành tựu: Tạo ra giống cây pomato từ cây cà chua và cây khoai tây<br />

2. Phương <strong>phá</strong>p nhân giống:<br />

Nuôi cây tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo:<br />

- Nguyên liệu: Tế bào của cây như: chồi, lá, thân, rễ,....<br />

- Quy trình:<br />

+ Cho tế bào của cây nuôi cấy tạo mô sẹo (mô chưa chuyên biệt hóa về chức năng, có khả năng sinh<br />

trưởng tốt..)<br />

+ Từ tế bào mô sẹo điều khiển cho chúng chuyên biệt hóa thành các mô khác nhau và tái sinh thành cây<br />

trưởng thành<br />

- Hiệu quả:<br />

+ Nhân nhanh các giống cây trồng có các đặc tính tốt<br />

+ Bảo tồn các nguồn gen quí khỏi nguy cơ tuyệt chủng<br />

- Thành tựu: Khoai tây, mía, dừa<br />

Câu 74. Đáp án C<br />

Để duy trì ưu thế lai:<br />

- Thực vật: thường hay dùng các phương <strong>phá</strong>p sinh sản sinh dưỡng như giâm, triết, ghép...<br />

- Động vật: thường sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai hồi giao (cho con lai F 1 ) lai trở lại với bố mẹ ban đầu.<br />

Câu 75. Đáp án B<br />

3 phương <strong>phá</strong>p để tạo ưu thế lai là: lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép, lai thuận nghịch.<br />

Câu 76. Đáp án D<br />

Trong ưu thế lai người ta sử dụng lai thuận nghịch để chọn ra hướng có biểu hiện tốt đối với những tính<br />

trạng do gen trong tế bào chất qui định, nhằm đánh giá, dò tìm tổ hợp lai cho giá trị kinh tế cao nhất.<br />

Câu 77. Đáp án C<br />

3 phương <strong>phá</strong>p để tạo ra dòng thuần:<br />

- Tự thụ phấn (thực vật); ở thực vật người ta thụ phấn qua nhiều thế hệ nhằm tạo ra dòng thuẩn chủng<br />

Trang 48


về tính trạng mong muốn sau đó nhân lên thành giống thuần.<br />

- Dùng coxisin 0,1%-2% với thời gian thích hợp nhằm lưỡng bội hóa thể đơn bội thành lưỡng bội.<br />

- Gây đột biến thể dị hợp theo hình thức đột biến trội, và đột biến lặn.<br />

+ Đột biến trội Aa —> AA.<br />

+ Đột biến lặn Aa —> aa.<br />

Câu 78. Đáp án C<br />

Ưu thế nổi bật nhất chính là việc lắp ghép được các loại vật chất, thông tin di truyền của các loài khác<br />

nhau vào cùng một cơ thể.<br />

Nhận xét:<br />

A cũng là một ưu thế của kĩ thuật di truyền nhưng không là ưu thế nổi bật nhất.<br />

B sai, có thể sử dụng phương <strong>phá</strong>p lai tế bào để tạo ra thực vật mang gen của 2 loài.<br />

D sai, cấy truyền phôi cũng có thể tạo ra động vật mang hệ gen của loài khác, tạo thành thể khảm trên cơ<br />

thể con lai.<br />

Câu 79. Đáp án D<br />

Tạo giống nho và dưa hấu không hạt có năng suất cao là thành tựu của việc sử dụng tác nhân hóa học<br />

trong việc tạo giống mà cụ thể là sử dụng consixin 0.1%-2% làm cản trở sự hình thành thoi vô sắc trong<br />

quá trình giảm phân.<br />

Câu 80. Đáp án C<br />

Chọn các câu đúng: (1), (2), (4), (3).<br />

Lưu ý: ngoài các enzim restrictaza do vi khuẩn tổng hợp thì người ta cũng tìm thấy rất nhiều loại được<br />

tổng hợp in vitro (trong ống nghiệm) khoảng 150 loại.<br />

Câu 81. Đáp án D<br />

Lai gần là phương <strong>phá</strong>p lai cùng loài trong cùng một thế hệ, hoặc những thế hệ kế cận nhau.<br />

Câu 82. Đáp án B<br />

Lai xa là lai hai bố mẹ thuộc hai loài khác nhau, hoặc thuộc các chi, họ khác nhau, vậy cơ thể lai xa luôn<br />

bất thụ. Để giải quyết hệ quả trên, người ta tiến hành đa bội hóa để tạo ra loài mới hữu thụ.<br />

Câu 83. Đáp án A<br />

Con lai F 1 có thể bất thụ do các NST trong cùng một cặp không tương đồng với nhau, không bắt cặp được<br />

trong giảm phân và ức chế quá trình tạo giao tử.<br />

Câu 84. Đáp án B<br />

Chọn các đáp án (1), (2), (5), (8).<br />

(1) Đúng, đột biến sẽ tạo ra các alen mới, tạo nguyên liệu cho quá trình tạo giống, chọn giống.<br />

(2) Đúng, vì đột biến diễn ra ngẫu nhiên và vô hướng, nên sẽ tạo ra được vô số kiểu hình khác nhau trong<br />

một mẫu gây đột biến.<br />

(3) Sai, nếu áp dụng phương <strong>phá</strong>p trên vi khuẩn, thì không cần tiến hành tạo dòng thuần mà thay vào đó<br />

là bước nhân dòng vi khuẩn vừa phân lập được.<br />

(4) Sai, đặc biệt có hiệu quả trên vi khuẩn, phương <strong>phá</strong>p này ít được sử dụng trên động vật, do đột biến là<br />

vô hướng, động vật là loài được hệ thần kinh điều khiển, nên có thể gây hại cho loài.<br />

(5) Đúng, (1) xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến, (2) chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong<br />

muốn, (3) tạo dòng thuần chủng.<br />

Trang 49


(6) Sai, không chỉ là liều lượng và hàm lượng của tác nhân mà còn quan tâm đến thời gian tác động, kiểu<br />

tác động của tác nhân, ...<br />

(7) Sai, vì đột biến diễn ra ngẫu nhiên và vô hướng.<br />

(8) Đúng.<br />

Câu 85. Đáp án D<br />

A: Sai, cơ sở của quá trình đột biến.<br />

B: Sai, cơ sở của ưu thế lai.<br />

C: Sai, cơ sở của tạo giống bằng lai xa, hoặc dung hợp tế bào trần.<br />

Câu 86. Đáp án A<br />

(1) Đúng, bước đầu tiên là tạo ra 2 dòng thuần chủng, tiếp theo tiến hành lai hai dòng thuần chủng khác<br />

xa nhau về vật chất di truyền tạo ra con lai dị hợp về những gen liên quan đến tính trạng cần quan tâm.<br />

(2) Đúng, tự thụ hoặc giao phối gần làm tăng tỷ lệ xuất hiện thể đồng hợp, tạo dòng thuần chủng.<br />

(3) Đúng, trong quá trình tạo ra ưu thế lai, người ta phải thử nghiệm nhiều tổ hợp lai để tìm ra tổ hợp lai<br />

có ưu thế nhất.<br />

(4) Đúng, con lai F 1 dị hợp mọi cặp gen liên quan đến tính trạng cần quan tâm, nếu đem làm giống sẽ làm<br />

gia tăng những kiểu gen đồng hợp, làm giảm tỷ lệ dị hợp, làm thoái hóa giống.<br />

(5) Đúng.<br />

(6) Đúng, giả <strong>thuyết</strong> siêu trội được chứng minh bằng việc tạo ra dòng thuần chủng, ưu thế lai vẫn biểu<br />

hiện rõ ở cá thể mang những cặp gen dị hợp hơn là những cá thể cặp gen đồng hợp, do tác động qua lại<br />

của 2 alen khác nhau, làm mở rộng giới hạn thường biến.<br />

Câu 87. Đáp án C<br />

Theo giả <strong>thuyết</strong> siêu trội, do sự tác động qua lại của các alen khác nhau của cùng một gen, làm cho giới<br />

hạn thường biến của cơ thể sinh vật được mở rộng, tạo ra ưu thế lai, vượt trội hơn bố mẹ về sức chống<br />

chịu, năng suất, chất lượng, khả năng sinh trưởng,...<br />

Câu 88. Đáp án B<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4).<br />

(1) Sai, nuôi cấy mộ thực vật không tạo ra quần thể thực vật có kiểu gen đồng hợp.<br />

(2) Đúng.<br />

(3) Sai, nuôi cấy hạt phấn không tạo thành quần thể thực vật có kiểu gen giống nhau.<br />

(4) Sai, phải loại bỏ thành tế bào, vì thành tế bào thực vật là lớp xenlulozo rất dày, ngăn cản quá trình hòa<br />

nhập tế bào chất, cũng như là hòa màng nhân.<br />

(5) Đúng, quá trình giảm phân đã tạo ra vô số giao tử, nên phải chọn lọc những giao tử đáp ứng với nhu<br />

cầu chọn giống.<br />

(6) Đúng, vì đây đều là những phương <strong>phá</strong>p cần đến hóa chất và phải thực hiện trong môi trường invitro.<br />

Lưu ý: Phương <strong>phá</strong>p nuôi cấy hạt phấn.<br />

- Do quá trình giảm phân, tạo ra vô số loại giao tử khác nhau, nên phải có bước tiến hành chọn lọc giao<br />

tử.<br />

- Những gen quy định tính trạng chất lượng, thường sẽ tương tác với nhau theo nguyên tác cộng gộp,<br />

nghĩa là càng nhiều alen trội (lặn) thì cây càng có sức chống chịu, năng suất tốt hơn.<br />

Vậy sau quá trình chọn lọc, với cùng một tác nhân, những giao tử nào có lượng alen trội (lặn) là bằng<br />

Trang 50


nhau và đáp ứng tốt với tác nhân chọn lọc sẽ được chọn, ví dụ giao tử có kiểu gen ABDe và giao tử có<br />

kiểu gen aBDE đều được chọn.<br />

Do đó sẽ tạo ra được các cá thể không hoàn toàn giống nhau về kiểu gen.<br />

Câu 89. Đáp án D<br />

Phép lai có thể tạo ra được ưu thế lai, phải đảm bảo rằng 2 cá thể mang lai phải thuần chủng. Phép lai D<br />

được ứng dụng trong phương <strong>phá</strong>p chọn giống bằng biến dị tổ hợp.<br />

Câu 90. Đáp án D<br />

- Tế bào trần là tế bào thực vật đã bị loại bỏ thành tế bào, chỉ còn <strong>khối</strong> tế bào chất bao quanh và nhân tế<br />

bào.<br />

- Tế bào trần có thể được tạo ra bằng nhiều cách: từ dịch huyền phù tế bào, tế bào mô sẹo hoặc từ mô tươi<br />

nguyên trạng như lá qua tác động của các enzyme: Pectinase phân hủy pectin, celluloase phân hủy<br />

cellulose, hemicellulase phân hủy hemicellulose.<br />

Câu 91. Đáp án D<br />

A: Sai, độ đồng hợp của P.P nuôi cấy mô tùy thuộc vào mô nuôi cấy.<br />

B: Sai, cả hai phương <strong>phá</strong>p đều tạo ra được một cây hoàn chỉnh.<br />

C: Sai, từ hạt có thể <strong>phá</strong>t triển thành một cây đơn bội hoàn chỉnh.<br />

Câu 92. Đáp án A<br />

Chọn các nhận xét (2), (3), (5).<br />

(1) Đúng, với một phôi bằng cách sinh sản hữu tính bình thường chỉ tạo được một cá thể, với cách tách<br />

phôi ra và cấy vào các con cái nhận phôi, có thể tạo được nhiều cá thể hơn.<br />

(2) Sai, phôi là giai đoạn từ 2 - 8 tế bào.<br />

(3) Đúng, cấy truyền phôi cần trải qua một trong những bước sau: Tách phôi, phối hợp 2 hay nhiều phôi<br />

(có thể khác loài) thành thê khảm, biến đổi thành phần trong phôi, trước khi cấy vào cái nhận phôi.<br />

(4) Đúng, từ một phôi gốc có cùng kiểu gen, nên các cá thể tạo ra đồng nhất về kiểu gen.<br />

(5) Sai, bắt buộc phải đồng pha.<br />

(6) Đúng.<br />

Lưu ý: Khái niệm về đồng pha: Là sự phù hợp về trạng thái sinh lý sinh dục của con cái nhận phôi và con<br />

cái cho phôi, hoặc phôi. Do trong quá trình <strong>phá</strong>t triển của phôi, mỗi giao đoạn cần có sự cung cấp dinh<br />

dưỡng, môi trường sinh lý khác nhau, cần có sự đồng nhất hay phù hợp, để phôi <strong>phá</strong>t triển tốt.<br />

Câu 93. Đáp án C<br />

Dựa vào tính trạng liên kết là phương <strong>phá</strong>p ít tốn kém và có xác suất chính xác khá cao. Giải trình tự và<br />

sử dụng đoạn mồi huỳnh quang là hai phương <strong>phá</strong>p chuyên ngành, cần có kỹ thuật và kinh phí cao.<br />

Câu 94. Đáp án A<br />

Nhóm mô sẹo được tạo ra khi nuôi cấy một tế bào gốc, đó là nhóm tế bào chưa biệt hóa, có khả năng sinh<br />

trưởng mạnh, có tính toàn năng cao.<br />

Câu 95. Đáp án C<br />

Các câu chọn là (1), (4), (5), (6), (7).<br />

- Phương <strong>phá</strong>p biến dị tổ hợp chỉ áp dụng với những loài sinh sản hữu tính.<br />

- Vi khuẩn sinh sản vô tính.<br />

- Vi sinh vật sinh sản vô tính.<br />

Trang 51


- Những loài thực vật bậc thấp sinh sản vô tính, như rêu sinh sản bằng bào tử.<br />

Câu 96. Đáp án D<br />

Cosixin làm ức chế các đơn phân cấu tạo nên thoi vô sắc, hạn chế sự trùng phân của chúng thành các sợi<br />

đại phân tử dài.<br />

Do đó, thường tác động Cosixin vào cuối pha G2 của chu kỳ tế bào, tại pha G2 trung thể hoàn tất quá<br />

trình nhân đôi và thoi vô sắc chuẩn bị được hình thành. Tác động cosixin vào đây, sẽ tạo nên xác suất<br />

toàn bộ thoi vô sắc đều không được hình thành là rất cao.<br />

Câu 97. Đáp án D<br />

Cây song nhị bội có khả năng sinh sản hữu tính do có bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.<br />

Câu 98. Đáp án B<br />

Cây song lưỡng bội có khả năng sinh sản hữu tính, do trong tế bào có chứa bộ NST lưỡng bội của hai loài<br />

khác nhau, có các cặp tương đồng nên giảm phân vẫn được diễn ra.<br />

Câu 99. Đáp án C<br />

Chọn các nhận xét (1), (2), (4), (5), (6), (7), (8).<br />

- Có 2 đặc tính cơ bản:<br />

+ Có hệ gen đơn giản.<br />

+ Có vòng đời ngắn.<br />

- Vòng đời ngắn là nguyên do gây ra các hệ quả như sinh sản nhanh để duy trì nòi giống, sinh trưởng<br />

nhanh, vi khuẩn là một cơ thể đơn bào nên sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính, ứng dụng những lợi<br />

thế đó, ta có thể nhanh chóng có một quần thể ổn định về số lượng, kèm theo đó là thu được một lượng<br />

sản phẩm lớn trong thời gian ngắn.<br />

- Hệ gen đơn giản nên chứa ít gen, việc hình thành một cơ chế sửa lỗi phức tạp và hoàn hảo rất khó, do đó<br />

tần số đột biến có thể xảy ra cao hơn, đa dạng hơn, việc sử dụng vi khuẩn, với một tác nhân đột biến, có<br />

thể hình thành nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, phù hợp cho quá trình chọn giống.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Đáp án C<br />

Chọn (1), (2), (5), (6).<br />

Các câu sai là do:<br />

(3) sai, khi tiến hành chọn giống dựa trên tiêu chí về một tính trạng nào đó, chỉ cần cặp lai thuần chủng về<br />

những gen quy định tính trạng đó. Không cần phải thuần chủng về mọi cặp.<br />

(4) sai, ưu thế lai không thể hiện tính vượt trội hơn bố mẹ về khả năng sinh sản, do đa số trong các trường<br />

hợp, con lai mang ưu thế thường bất thụ, như con la.<br />

(6) đúng, trong một số trường hợp, mặc dù cặp bố mẹ đều thuần chủng nhưng con lai lại không mang ưu<br />

thế, ví dụ như Lừa đực x ngựa cái -» con la có ưu thê cao. Nhung lừa cái x ngựa đực -» con Bacđô, không<br />

thể hiện ưu thế lai.<br />

(7) sai, ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, do tỷ lệ đồng hợp tăng và dị hợp giảm.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Đáp án C<br />

A: Có tác dụng tạo liên kết cộng hóa trị giữa các Nucleotit, theo chiều từ 5' - 3'.<br />

B: Có tác dụng nối các đoạn Okazaki.<br />

C: Có tác dụng cắt giới hạn các đoạn ADN nhỏ trên đoạn ADN cho trước.<br />

D: Có tác dụng phân ra các đơn phân Nucleotit trên đoạn ADN cho trước.<br />

Trang 52


Lưu ý: ADN Endonuclease, ADN Exonuclease đều thuộc vào loại enzim restrictaza, đều được gọi là<br />

enzim cắt giới hạn, nhưng có chắc năng khác nhau.<br />

Câu <strong>10</strong>2. Đáp án C<br />

Trên mô tả, Eduardo Kac đã tiến hành trên hợp tử, là giai đoạn một tế bào, khác với giai đoạn phôi là từ 2<br />

- 8 tế bào. Do đó chỉ có đáp án công nghệ gen là phù hợp nhất.<br />

Lưu ý: Nếu có đáp án đột biến mà đối tượng tác động là động vật, thì nên xem xét thật kỹ, vì đột biến rất<br />

ít sử dụng trên động vật, do có hệ thần kinh điều khiển.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Đáp án D<br />

Tạo giống bằng cấy truyền phôi và tạo giống bằng công nghệ gen tế bào động vật đều có khả năng tổ hợp<br />

gen của 2 loài khác nhau vào trong một cá thể, nhưng:<br />

- Với cấy truyền phôi ta nhận được một cơ thể khảm, vừa có những tế bào bình thường, vừa có những<br />

tế bào có biến đổi gen, tổ hợp gen.<br />

- Với tạo giống bằng công nghệ gen tế bào động vật có thể tạo thành một cơ thể mà toàn bộ tế bào của<br />

cơ thể đều mang tổ hợp gen của 2 loài.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Đáp án B<br />

Giai đoạn nhân non được bắt đầu ngay sau khi tinh trùng vào được trong trứng, hay giao tử đực vừa mới<br />

kết hợp với giao tử cái, lúc mà nhân của cả 2 tế bào giao tử chưa hòa hợp với nhau. Sau khi nhân của 2<br />

loại giao tử được hòa hợp, hợp tử từ giai đoạn nhân non, sẽ tiến hành phân chia và bước sang giai đoạn<br />

phôi bào, từ 2 - 8 tế bào.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Đáp án D<br />

Có thể thấy có 2 đáp án có (1) ở đầu và 2 đáp án có (2) ở đầu, vậy ta xem xét 2 đáp án này trước, thấy (1)<br />

là bước đầu tiên, nên ta loại A, C. Thấy (2) là bước cuối cùng, nên ta chọn D.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Đáp án A<br />

A: Sai, phương <strong>phá</strong>p này sẽ tạo ra được một cơ thể khảm, gồm những tế bào bình thường và những tế bào<br />

khảm mang dòng gen tái tổ hợp, làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể.<br />

B: Sai, phương <strong>phá</strong>p này sẽ tạo ra được một cơ thể khảm, cá thể cái có thể sẽ mất đi sự cân bằng trong cơ<br />

thể, hoặc dòng tế bào khảm này không có khả năng di truyền cho con, sẽ không tạo được con lai mang<br />

gen cần chuyển.<br />

C: Sai, phương <strong>phá</strong>p này tương tự như tiêm gen vào con vật lúc vừa sinh ra, tạo ra một cơ thể khảm.<br />

<strong>Sinh</strong> vật chuyển gen là sinh vật có hệ gen đã được con người làm biến đổi để phù hợp với nhu cầu chọn<br />

giống, thỏa mãn yêu cầu mọi tế bào trong cơ thể con vật đều mang dòng gen bị biến đổi này. Vậy sinh vật<br />

được tạo ra từ phương <strong>phá</strong>p cấy truyền phôi, không được gọi là sinh vật biến đổi gen.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Đáp án A<br />

Chọn các thành tựu (2), (4), (5).<br />

- <strong>Sinh</strong> vật chuyển gen là sinh vật có hệ gen đã được con người làm biến đổi để phù hợp với nhu cầu chọn<br />

giống, có các cách biến đổi như:<br />

+ Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.<br />

+ Làm biến đổi, tăng hoặc giảm cơ chế tác động của gen.<br />

+ Loại bỏ hoặc bất hoạt gen.<br />

- Những sinh vật không bị tác động lên hệ gen, mà chỉ tác động vào số lượng của NST như dưa hấu<br />

không hạt, dâu tam bội, hay những sinh vật có sự tổ hợp gen của 2 loài bằng các phối hợp 2 bộ NST khác<br />

Trang 53


nhau, như cây pomato thì không được gọi là sinh vật biến đổi gen.<br />

Câu <strong>10</strong>8. Đáp án B<br />

Chọn các nhận xét (1), (2), (4), (8).<br />

(1) Sai, bước đầu tiên là tạo ra hai cá thể thuần chủng khác nhau về kiểu gen.<br />

(2) Sai, IR8 được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p chọn giống bằng biến dị tổ hợp.<br />

(3) Đúng, (1) gây đột biến, (2) chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn, (3) tạo dòng thuần.<br />

(4) Sai, dâu tam bội được tạo ra bằng phương <strong>phá</strong>p đột biến.<br />

(5) Đúng.<br />

(6) Đúng, do có sử dụng cosixin nên tạo thành quần thể cây đồng hợp từ, nhưng không đồng nhất kiểu<br />

gen.<br />

(7) Đúng, virut Xende dùng để <strong>phá</strong> màng tế bào, còn polietylenglicol là một chất dùng làm liền màng tế<br />

bào.<br />

(8) Sai, ngoài dung hợp tế bào trần còn có cấy truyền phôi, công nghệ gen, ...<br />

Câu <strong>10</strong>9. Đáp án D<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (7), (8).<br />

(1) Đúng, là dạng AND vòng nhỏ có khả năng phân chia độc lập với hệ gen trong nhân.<br />

(2) Sai, hệ số di truyền càng cao càng phụ thuộc vào di truyền, ít phụ thuộc vào chế độ canh tác.<br />

(3) Đúng, DT6 được tạo từ M1, có đặc tính là chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein tăng 1.5%,...<br />

(4) Đúng.<br />

(5) Sai, có thể sử dụng gen đánh dấu là gen kháng kháng sinh, như gen kháng ampiciline, tetraciline,...<br />

(6) Sai, cà chua bị bất hoạt etilen là do sử dụng công nghệ gen tế bào thực vật.<br />

(7) Đúng, thành tế bào cản trở quá trình dung hợp tế bào chất, dẫn đến dung hợp nhân.<br />

(8) Đúng, chỉ có tế bào trứng, tế bào chất của noãn bào mới có khả năng tạo hợp tử và trở thành phôi bào.<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Đáp án B<br />

A: Sai, 5 - BU gây ra đột biến gen.<br />

B: Đúng, cơ chế tác động của các tác nhân hóa học là chọn lọc, như 5 - BU chỉ gây đột biến gen, cosixin<br />

chỉ gây đột biến NST, ... tuy nhiên với cường độ và liều lượng khác nhau, tác động vào những thời điểm<br />

khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác nhau.<br />

C: Sai, cosixin gây ra đột biến NST.<br />

D: Sai, hạn chế hoặc không sử dụng tác nhân đột biến lên vật nuôi, do chúng có hệ thần kinh điều khiển.<br />

Câu <strong>11</strong>1. Đáp án C<br />

Vi khuẩn có khả năng sinh trưởng nhanh có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn trong một thời gian ngắn.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Đáp án B<br />

Táo Gia Lộc được xử lý bang Nitrozo metyl ure (NMU), là một tác nhân siêu đột biến có khả năng gây<br />

đột biến cao làm cho <strong>10</strong>0% hoặc hầu hết số họ cây ở thế hệ thứ 2 <strong>phá</strong>t sinh đột biến, nó có khả năng ankyl<br />

hóa bazơ hoặc gốc photphat, gây ghép đôi sai, dẫn đến đồng hoán A - T thành G - X.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Đáp án C<br />

Câu <strong>11</strong>4. Đáp án D<br />

Trang 54


- Tia tử ngoại không có khả năng ion hóa nên khi tác động vào tế bào sẽ được AND hấp thụ, tạo nên<br />

một năng lượng dẫn đến đột biến.<br />

- Vì không có khả năng xuyên sâu nên chỉ có thể tác động lên vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, những<br />

loại tế bào mà hệ gen của nó không nằm quá sâu trong tổ chức tế bào, dễ bị tác động bởi tác nhân đột<br />

biến.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Đáp án D<br />

Dựa vào tính chất vật lý của các tác nhân mà người ta sử dụng nó với những mục đích khác nhau.<br />

- Tia phóng xạ: bao gồm tia α, β, γ, χ chùm notron.<br />

+ Cơ chế đột biến: Khi chiếu xạ vào mô sống chúng kích thích và gây ion hóa các nguyên tử, các<br />

phân tử AND, ARN trong tế bào chịu tác động trực tiếp của tia phóng xạ hoặc tác động gián tiếp qua sự<br />

tác động lên phân tử nước.<br />

+ Ứng dụng: Gây đột biến gen, đột biến NST khi tác động lên hạt khô, hạt nảy mầm, đỉnh sinh<br />

trưởng, hạt phấn, bầu nhụy,...<br />

- Tia tử ngoại: Là những tia bức xạ có bước sóng từ <strong>10</strong>00 - 4000 A°.<br />

+ Cơ chế đột biến: Tia tử ngoại sẽ kích thích nhưng không gây ra phản ứng ion hóa và được AND<br />

hấp thụ nhiều nhất ở bước sóng 2570 A°.<br />

+ Ứng dụng: Do không có khả năng xuyên sâu nên được dùng để gây đột biến gen và đột biến<br />

NST ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn,...<br />

- Sốc nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường tăng hay giảm một cách đột ngột làm cơ chế nội cân bằng của cơ thể<br />

không khởi động kịp.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Đáp án A<br />

<strong>Công</strong> nghệ Phương <strong>phá</strong>p Kết quả<br />

Nuôi cấy hạt phấn.<br />

Tạo ra quần thể cây đồng nhất mang kiểu gen đồng<br />

hợp.<br />

<strong>Công</strong> nghệ tế bào Dung hợp tế bào trần.<br />

Tạo ra một cá thể mới, mang bộ NST 2n của loài A và<br />

2n của loài B. Kết hợp được những đặc tính của 2 loài<br />

khác nhau.<br />

Nuôi cấy mô<br />

Có thể tạo ra một quần thể cây đồng nhất và giống cây<br />

mẹ.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Đáp án C<br />

Khi lai hai dòng thuần chủng khác nhau tạo được F 1 , F 1 dị hợp mọi cặp gen. Lai F 1 x F 1 sẽ tạo ra được<br />

mọi tổ hợp kiểu gen và kiểu hình, từ đó chọn được những cá thể có kiểu hình mong muốn đi kiểm tra độ<br />

thuần chủng.<br />

Câu <strong>11</strong>8. Đáp án C<br />

Quá trình tự thụ phấn làm mất đi dạng dị hợp, mất đi sự tương tác giữa các alen trong kiểu gen, gây ra<br />

hiện tường thoái hóa giống.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Đáp án B<br />

Trong các đáp án chỉ có mỗi B có khả năng tạo ra dòng thuần chủng.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Đáp án A<br />

Có 2 loại enzim trong quá trình chuyễn gen:<br />

Trang 55


- Enzim cắt giới hạn: Làm nhiệm vụ tạo đầu dính tương hợp của 2 đoạn gen.<br />

- Enzim nối: Tạo liên kết photphodieste giữa các nucleotit.<br />

Lưu ý: Liên kết giữa 2 nucleotit trên cùng một mạch là liên kết photphodieste, là một loại liên kết cộng<br />

hóa trị. Liên kết giữa 2 nucleotit trên 2 mạch đơn là liên kết hidro.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Đáp án D<br />

Lai xa là lai hai bố mẹ thuộc hai loài khác nhau, hoặc thuộc các chi, họ khác nhau, vậy cơ thể lai xa luôn<br />

bất thụ. Để giải quyết hệ quả trên, người ta tiến hành đa bội hóa để tạo ra loài mới hữu thụ.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Đáp án B<br />

Có hai phương <strong>phá</strong>p có sử dụng cosixin trong quá trình là B và C.<br />

Phương <strong>phá</strong>p này dùng để nhân nhanh các giống quý, không phải sử dụng để làm tạo ra một giống có sự<br />

kết hợp di truyền giữa hai loài. Chọn B.<br />

Câu <strong>12</strong>3. Đáp án B<br />

- Ở P, tiến hành lai hai bố mẹ đồng hợp về những gen cần quan tâm để tạo ra F 1 dị hợp mọi cặp gen.<br />

- F 1 , dị hợp mọi cặp gen là cơ sở để tạo ra F 1 có mọi kiểu gen và kiểu hình.<br />

- Ở F 2 , người ta sẽ chọn ra những cây hy vọng có thể tạo ra giống cây có năng suất cao, chịu phèn thấp,<br />

chịu hạn cao, các gen là trội lặn hoàn toàn nên sẽ không chọn những cây có năng suất thấp và có tính<br />

chịu hạn thấp, vẫn chọn cây có tính chịu phèn cao (có thể có kiểu gen Bb hoặc BB), vẫn có thể tạo ra<br />

bb trong những lần lai tiếp theo.<br />

- F 3 là quá trình kiểm định tính đồng hợp, dị hợp bằng cách cho các cá thể tự thụ.<br />

- F 4 là kết quả sau khi chọn lọc ở F 3 và tiếp tục tiến hành nhân thêm nhiều cá thể có kiểu gen đồng hợp,<br />

tạo ra quần thể giống có kiểu gen mong muốn.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Đáp án D<br />

Ưu điểm và mục đích lớn nhất của công nghệ gen là quá trình tạo ra được dòng AND tái tổ hợp, kết hợp<br />

được đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau, đồng thời tạo được một lượng sản phẩm lớn trong một<br />

thời gian ngắn.<br />

Câu <strong>12</strong>5. Đáp án C<br />

(1), (2), (3), (7), (9) là công nghệ gen.<br />

(4) , (6): Dạng tự đa bội.<br />

(5) : Phương <strong>phá</strong>p lai tạo.<br />

(8): Phương <strong>phá</strong>p công nghệ tế bào<br />

Trang 56


CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI<br />

PHẦN 1: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI<br />

Nội dung chính:<br />

1. Thuận lợi<br />

2. Khó khăn<br />

PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI<br />

Nội dung chính:<br />

1. Nghiên cứu phả hệ<br />

2. Nghiên cứu đồng sinh<br />

3. Nghiên cứu di truyền quần thể<br />

4. Nghiên cứu tế bào<br />

5. Phương <strong>phá</strong>p di truyền học phân tử<br />

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI<br />

Thuận lợi<br />

- Mọi thành tựu khoa học cuối cùng đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người.<br />

- Những đặc điểm về hình thái, sinh lí và rất nhiều những bệnh di truyền ở người đã được nghiên cứu toàn<br />

diện nhất và gần đây nhất là thành tựu giải mã thành công bộ gen người.<br />

Khó khăn<br />

- Người chín sinh dục muộn, số lượng con ít và đời sống kéo dài.<br />

- Số lượng NST khá nhiều, kích thước nhỏ và ít sai khác về hình dạng, kích thước.<br />

- Không thể áp dụng phương <strong>phá</strong>p lai, phân tích di truyền và gây đột biến như các sinh vật khác vì lí do<br />

xã hội.<br />

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI<br />

1. Nghiên cứu phả hệ<br />

Mục đích: Nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay<br />

nhiễm sắc thể giới tính, di truyền theo những quy luật di truyền nào.<br />

Nội dung: Nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua<br />

nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền…).<br />

Kết quả: Xác định được mắt nâu, tóc quăn là tính trạng trội, còn mắt đen, tóc thẳng là tính trạng lặn. Bệnh<br />

mù màu đỏ và lục, máu khó đông do những gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định.<br />

Trang 1


Hạn chế: Tốn nhiều thời gian, nếu sự theo dõi, ghi chép không đầy đủ thì kết quả không chính xác, không<br />

hiệu quả đối với bệnh rối loạn do phiên mã, dịch mã vì không liên quan đến kiểu gen, không di truyền qua<br />

đời sau.<br />

STUDY TIP<br />

Phương <strong>phá</strong>p theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng<br />

họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm<br />

soát) được gọi là phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu phả hệ.<br />

2. Nghiên cứu đồng sinh<br />

- Có hai loại sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.<br />

- Người ta dựa vào hàng loạt đặc điểm về số lượng và chất lượng để phân biệt trẻ sinh đôi cùng hay khác<br />

trứng:<br />

+ Trẻ sinh đôi cùng trứng <strong>phá</strong>t triển từ một<br />

trứng đã thụ tinh nên có cùng kiểu gen (trong<br />

nhân) bắt buộc cùng giới.<br />

+ Trẻ sinh đôi khác trứng <strong>phá</strong>t triển từ hai<br />

trứng thụ tinh khác nhau trẻ sinh đôi khác<br />

trứng có kiểu gen khác nhau và có thể cùng<br />

giới tính hoặc khác giới tính.<br />

Mục đích: Nhằm xác định tính trạng chủ yếu<br />

do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều<br />

vào điều kiện môi trường.<br />

Nội dung: So sánh những điểm giống nhau<br />

và khác nhau của cùng một tính trạng ở trẻ<br />

đồng sinh sống trong cùng một môi trường<br />

hay khác môi trường.<br />

Kết quả: Nhóm máu, bệnh máu khó đông... phụ thuộc vào kiểu gen. Khối lượng cơ thể, độ thông minh<br />

phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường.<br />

Hạn chế: Không phân biệt được cách thức di truyền của tính trạng.<br />

3. Nghiên cứu di truyền quần thể<br />

Mục đích: Tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền, hậu quả của kết hôn gần<br />

cũng như nghiên cứu nguồn gốc của các nhóm tộc người.<br />

Nội dung: Dựa vào công thức Hacdi-Vanbec xác định tần số các kiểu hình để tính tần số các gen trong<br />

quần thể liên quan đến các bệnh di truyền.<br />

Kết quả: Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến<br />

đó trong quần thể.<br />

Hạn chế: Chỉ xem xét được đối với quần thể cân bằng, ít có tác dụng với cá nhân cụ thể.<br />

4. Nghiên cứu tế bào<br />

- Đây là phương <strong>phá</strong>p được dùng phổ biến hiện nay để <strong>phá</strong>t hiện và quan sát nhiễm sắc thể, qua đó xác<br />

định các dị dạng nhiễm sắc thể, các hiện tượng lệch bội, hiện tượng cấu trúc lại nhiễm sắc thể dẫn đến<br />

nhiều bệnh di truyền hiểm nghèo ở người.<br />

Trang 2


5. Phương <strong>phá</strong>p di truyền phân tử<br />

Mục đích<br />

Mục đích: Tìm ra khiếm khuyết về nhiễm sắc thể của<br />

các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.<br />

Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ<br />

nhiễm sắc thể của những người mắc bệnh di truyền với<br />

những người bình thường.<br />

Kết quả: Phát hiện nhiễm sắc thể của những người mắc<br />

hội chứng Đao (3 NST 21), Claiphentơ (XXY), Tơcnơ<br />

(XO)…<br />

Hạn chế:<br />

- Tốn kém hóa chất và phương tiện khác.<br />

- Không giải thích được nguồn gốc <strong>phá</strong>t sinh của các<br />

bệnh di truyền cấp phân tử.<br />

- Chỉ đề cập được tới một cá thể cụ thể mà không thấy<br />

được bức tranh toàn cảnh trong cộng đồng.<br />

Xác định được cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng hay<br />

bệnh, tật di truyền nhất định.<br />

Nội dung<br />

Bằng các phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu khác nhau ở mức phân tử, người ta<br />

đã biết chính xác vị trí của từng nuclêôtit của từng gen tương ứng với<br />

mỗi tính trạng nhất định.<br />

Kết quả<br />

Hạn chế: Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao và phương tiện đắt tiền.<br />

Một số kiến thức cần lưu ý kĩ:<br />

- Xác định được bộ gen của người có trên 30 nghìn gen khác nhau.<br />

Những kết quả này có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu y sinh học người.<br />

- Những nghiên cứu về đột biến (ADN) hoặc về hoạt động của gen ở<br />

người đều dựa trên sự biểu hiện kiểu hình (thể đột biến).<br />

- Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gây chết hoặc nửa<br />

gây chết.<br />

- Bảo vệ vốn gen của loài người bằng 3 cách (tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân<br />

đột biến, dùng liệu <strong>phá</strong>p gen, tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh).<br />

- Liệu <strong>phá</strong>p gen là việc chữa bệnh di truyền bằng cách khắc phục những sai hỏng di truyền. Muốn tiến<br />

hành liệu <strong>phá</strong>p gen thì phải sử dụng công nghệ gen để chuyển gen vào tế bào của người bệnh.<br />

- Ung thư là tăng số lượng tế bào gây nên <strong>khối</strong> u và di căn. Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến<br />

gen trội xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền cho đời sau.<br />

- Bệnh Pheninketo niệu do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra. Cơ thể người bệnh không có<br />

enzim chuyển hóa pheninalanin thành tiroxin. Nếu áp dụng chế ăn ít pheninalanin ngay từ lúc nhỏ thì<br />

có thể hạn chế được bệnh.<br />

- Các bệnh do gen lặn trên NST thường gây ra thì biểu hiện ở cả hai giới với tỉ lệ như nhau. Những<br />

Trang 3


ệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định thì biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.<br />

Những bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính Y quy định thì chỉ biểu hiện ở nam mà không có ở nữ.<br />

- Khi bệnh do gen lặn quy định thì bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh. Bố mẹ bị bệnh<br />

thì tất cả các con đều bệnh.<br />

- Khi bệnh do gen trội quy định thì bố mẹ không bị bệnh không thể sinh con bị bệnh. Bố mẹ bị bệnh<br />

thì vẫn có thể sinh con bình thường.<br />

- Khi bệnh do gen trên NST X quy định thì mẹ bị bệnh sẽ sinh con trai bị bệnh. Khi bệnh do gen trội<br />

trên NST X quy định thì bố bị bệnh sẽ sinh ra con gái bị bệnh.<br />

- Virut HIV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn. Khi virut xâm nhập vào tế bào bạch cầu thì diễn ra<br />

quá trình phiên mã ngược.<br />

- Hình ảnh ở bên miêu tả quá trình phiên mã ngược của virut HIV.<br />

- Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người. Hạt virut gồm hai phân tử<br />

ARN, các protein cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục.<br />

- Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN. Sau đó, cũng nhờ<br />

enzim này, từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử<br />

ADN mạch kép được tạo sẽ xen vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen. Từ đây, ADN virut nhân đôi<br />

cùng với hệ gen người<br />

STUDY TIP<br />

Từ những hiểu biết về sai sót trong cấu trúc và hoạt động của bộ gen người, có thể dự báo khả năng xuất<br />

hiện những dị hình ở thế hệ con cháu. Trên cơ sở đó giúp y học lâm sàng có những phương <strong>phá</strong>p chữa trị<br />

hoặc giảm nhẹ những hậu quả.<br />

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V<br />

Câu 1: Ở người, hội chứng nào sau đây không liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể?<br />

A. Hội chứng Claiphentơ.<br />

B. Hội chứng Đao.<br />

C. Hội chứng Tớcnơ.<br />

D. Hội chứng Macphan.<br />

Câu 2: Cho các nội dung sau về những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:<br />

I. Người sinh sản muộn, đẻ ít con.<br />

II. Vì các lí do đạo đức xã hội không thể áp dụng các phương <strong>phá</strong>p lai và gây đột biến.<br />

III. Số lượng NST tương đối ít, kích thước nhỏ, có nhiều điểm sai khác về hình dạng và kích thước.<br />

IV. Đời sống của con người kéo dài hơn nhiều loài sinh vật khác.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 3: Đối với y học di truyền học có vai trò:<br />

A. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và dự phòng, điều trị một phần một số bệnh di truyền<br />

và một số các dị tật bẩm sinh trên người.<br />

B. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh<br />

trên người.<br />

Trang 4


C. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh<br />

trên người.<br />

D. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bệnh di truyền trong những gia đình mang<br />

đột biến.<br />

Câu 4: Cho phả hệ sau về một bệnh di truyền do gen có 2 alen quy định, giả sử bạn là con của 2 người<br />

II.1 và II.5 trong phả hệ thì trong các miêu tả sau đây, miêu tả nào là đúng, biết người con đầu dòng tính<br />

thứ hai<br />

A. Cậu 3 bị bệnh, cô 3 không bị bệnh, bà ngoại không mang alen lặn.<br />

B. Chú tư không bị bệnh, cậu út mắc bệnh, mẹ mang alen lặn.<br />

C. Ông ngoại mắc bệnh, ba và bà nội mang alen lặn.<br />

D. Dì tư mang alen lặn, chú tư và ông ngoại không mắc bệnh.<br />

Câu 5: Sau đây là kết quả của phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu phả hệ:<br />

1. Tóc thẳng trội hơn tóc quăn.<br />

2. Mắt 1 mí trội hơn mắt 2 mí.<br />

3. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.<br />

4. Bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST Y quy định.<br />

5. Bệnh bạch tạng di truyền liên kết với giới tính.<br />

6. Hai bệnh mù màu và máu khó đông do hai gen nằm trên cùng một NST quy định.<br />

Có bao nhiêu kết quả đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là của đồng sinh cùng trứng?<br />

I. Xuất <strong>phá</strong>t từ cùng một hợp tử.<br />

II. Các cá thể giống nhau về kiểu hình, khác nhau về kiểu gen.<br />

III. Nhiều trứng, thụ tinh với nhiều tinh trùng có kiểu gen giống nhau.<br />

IV. Có kiểu gen (kiểu nhân) giống nhau.<br />

Có bao nhiêu phương án đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 7: Cho 2 mệnh đề sau:<br />

(a).<br />

s<br />

Hb<br />

(Hb: Hemoglobin) là gen đa hiệu Vì<br />

A<br />

s<br />

(b). Hb chỉ có 1 hiệu quả, còn Hb nhiều tác động.<br />

Nhận xét nào sau đây đúng với 2 mệnh đề này:<br />

A. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) có liên quả nhân quả.<br />

B. (a) sai, (b) đúng.<br />

Trang 5


C. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không có liên quan nhân quả.<br />

D. (a) đúng, (b) sai.<br />

Câu 8: Nghiên cứu phả hệ, không có vai trò nào sau đây?<br />

I. Dự đoán khả năng xuất hiện tính trạng ở đời con cháu.<br />

II. Biết được tính trội, lặn, quy luật di truyền một số tính trạng ở loài người.<br />

III. Phát hiện được bệnh khi <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

IV. Xác định kiểu gen của cá thể được nghiên cứu qua phả hệ.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. I, II B. II, III C. III D. IV<br />

Câu 9: Nội dung nào dưới đây nói về phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu trẻ đồng sinh là không đúng?<br />

A. Nghiên cứu các cặp sinh đôi hoặc nhóm đồng sinh có thể <strong>phá</strong>t hiện ảnh hưởng của môi trường đối<br />

với các kiểu gen đồng nhất.<br />

B. Giúp xác định tính trạng hoặc bệnh nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng hoặc bệnh nào chịu<br />

ảnh hưởng của môi trường.<br />

C. Các trẻ đồng sinh cùng trứng sẽ có chất liệu di truyền giống như các anh chị em trong cùng một gia<br />

đình do đó sẽ là một đối tượng rất tốt cho nghiên cứu vai trò của yếu tố môi trường lên kiểu hình.<br />

D. Những khác biệt giữa các trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép nghĩ đến vai trò của môi trường lên sự<br />

hình thành tính trạng hoặc bệnh.<br />

Câu <strong>10</strong>: Mục đích của di truyền y học tư vấn là:<br />

1. Giải thích nguyên nhân cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.<br />

2. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.<br />

3. Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.<br />

4. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.<br />

Câu <strong>11</strong>: Liệu <strong>phá</strong>p gen là phương <strong>phá</strong>p:<br />

A. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.<br />

B. Loại bỏ ra khỏi cơ thể các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.<br />

C. Sử dụng plasmit làm thể truyền để thay thế các gen bệnh bằng gen lành.<br />

D. Sử dụng virus làm thể truyền để thay thế các gen bệnh bằng gen lành.<br />

Câu <strong>12</strong>: Một bệnh di truyền do một gen quy định xuất hiện trong phả hệ dưới đây:<br />

Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Bệnh do gen nằm trên NST X quy định.<br />

Trang 6


B. Bệnh do gen lặn trên NST thường hoặc gen lặn trên NST X quy định.<br />

C. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.<br />

D. Bệnh do gen lặn trên NST thường và gen lặn trên NST X quy định.<br />

Câu 13: Đặc điểm không đúng về ung thư là:<br />

A. Ung thư có thể là do đột biến cấu trúc NST.<br />

B. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.<br />

C. Ung thư là 1 loại bệnh do 1 tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành <strong>khối</strong> u và<br />

sau đó di căn.<br />

D. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.<br />

Câu 14: Cho sơ đồ phả hệ sau về 1 bệnh di truyền ở người:<br />

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không xảy ra đột biến mới ở tất cả<br />

những người trong phả hệ. Hãy chọn <strong>phá</strong>t biểu đúng nhất trong các <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

A. Bệnh này do gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y quy định.<br />

B. Người II<br />

5,III 2, III3<br />

đều có kiểu gen đồng hợp.<br />

C. Bệnh này do gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định.<br />

D. Bệnh này có thể là bệnh pheninketo niệu.<br />

Câu 15: Cho các thông tin sau:<br />

(I). Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến là một phương <strong>phá</strong>p bảo vệ vốn gen của<br />

loài người.<br />

(II). Hai kĩ thuật phổ biến trong sàng lọc trước sinh là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.<br />

(III). Để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả chính xác cần xây dựng được phả hệ của người bệnh<br />

không cần chuẩn đoán bệnh.<br />

(IV). Liệu <strong>phá</strong>p gen là kĩ thuật trong tương lai nhằm mục đích phục hồi chức năng của tế bào, khắc<br />

phục sai hỏng nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào.<br />

(V). Trí tuệ hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của di truyền.<br />

(VI). Bệnh AIDS được gây nên bởi vi khuẩn HIV.<br />

Có bao nhiêu thông tin sai?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 16: Vai trò của di truyền y học tư vấn đối với xã hội là:<br />

A. Giảm bớt được gánh nặng di truyền cho gia đình và xã hội vì những trẻ tật nguyền.<br />

B. Tránh và hạn chế tác hại của tác nhân gây đột biến đối với bản thân.<br />

C. Phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN để chẩn đoán bệnh di truyền.<br />

Trang 7


D. Phát hiện được một số bệnh di truyền ở người.<br />

Câu 17: Cho các bước trong tư vấn di truyền y học sau:<br />

1. Lập cây phả hệ.<br />

2. Xác định bệnh bằng các xét nghiệm.<br />

3. Tính xác suất nguy cơ mắc bệnh.<br />

4. Chuẩn đoán trước sinh.<br />

5. Chuẩn đoán bệnh.<br />

6. Kết luận và đưa ra lời khuyên<br />

Hãy sắp xếp quy trình tư vấn theo trật tự đúng<br />

A. 5, 2, 4,1, 3, 6 B. 2, 5,1,4, 3, 6 C. 5, 2,1, 3,4, 6 D. 2, 5,1,3, 4, 6<br />

Câu 18: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để <strong>phá</strong>t hiện sớm bệnh pheninketo niệu ở người?<br />

A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.<br />

B. <strong>Sinh</strong> thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.<br />

C. Cho chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.<br />

D. <strong>Sinh</strong> thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích AND.<br />

Câu 19: Cho một bệnh di truyền được biểu diễn qua phả hệ sau, bệnh này do gen gì quy định, gen này<br />

nằm ở đâu:<br />

A. Gen trội nằm trên NST thường.<br />

B. Gen lặn nằm trên NST thường.<br />

C. Gen trội nằm trên NST giới tính X.<br />

D. Gen nằm trong tế bào chất.<br />

Câu 20: Cho các nội dung sau về nghiên cứu di truyền học ở người:<br />

(a). Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa tirôzin thành<br />

axit amin phêninalanin.<br />

(b). Khối u ác tính không có khả năng di chuyển vào máu và đi vào các cơ quan khác.<br />

(c). Bệnh ung thư vú là do đột biến gen trội gây ra.<br />

(d). Nhiều bệnh ung thư chưa thuốc đặc trị, người ta thường áp dụng xạ trị, hóa trị để ức chế <strong>khối</strong> u, các<br />

phương <strong>phá</strong>p này thường ít gây tác dụng phụ.<br />

(e). Ngày nay, ung thư xảy ra hầu hết là do môi trường tác động cũng như thói quen ăn uống của con<br />

người.<br />

Có bao nhiêu nội dung sai:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Trang 8


Câu 21: Cho các <strong>phá</strong>t biểu về sự di truyền một số bệnh ở người:<br />

1. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit.<br />

2. Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.<br />

3. Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được.<br />

4. Ở người đã <strong>phá</strong>t hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.<br />

5. Các bệnh Đao, mù màu, phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1<br />

Câu 22: Ở người, kiểu gen IAI A,IAIO<br />

quy định nhóm máu A; kiểu gen IBI B, IBIO<br />

quy định nhóm máu B;<br />

kiểu gen I I quy định nhóm máu AB; kiểu gen I I quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người<br />

A<br />

B<br />

O O<br />

ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha<br />

mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?<br />

A. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.<br />

B. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.<br />

C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.<br />

D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.<br />

Câu 23: Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn (a, b) nằm trên nhiễm<br />

sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định, biết có xảy ra hoán vị gen. Một phụ nữ bị bệnh mù<br />

màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù<br />

màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào sau đây là đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?<br />

A. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.<br />

B. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.<br />

C. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.<br />

D. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông.<br />

Câu 24: Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:<br />

Những kết luận từ phả hệ trên:<br />

1. Gen quy định bệnh trên là gen trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường.<br />

2. Gen quy định bệnh trên là gen lặn và nhiều khả năng gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không<br />

có alen tương ứng trên Y.<br />

3. Gen quy định bệnh trên là gen lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.<br />

4. Người II 9<br />

có kiểu gen dị hợp.<br />

5. Con của cặp vợ chồng II2<br />

và II3<br />

sinh ra có nguy cơ mắc bệnh.<br />

Có mấy kết luận chắc chắn sai?<br />

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Trang 9


Câu 25: Khi nghiên cứu về tính trạng chiều cao ở người người ta có bảng thông tin sau đây:<br />

Người 45, XO 46, XX 47, XXX 46, XY 47, XXY<br />

Chiều cao (m) 1,3 1,6 1,8 1,7 1,85<br />

Dựa vào bảng thông tin này hãy cho biết trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng:<br />

(a). Số lượng NST X và chiều cao ở người có sự tương quan nhau.<br />

(b). Gen quy định chiều cao nằm trên NST X không nằm trên NST Y.<br />

(c). Sự bất hoạt NST X ở người có 2 NST X trở lên không làm gen quy định chiều cao ngừng hoạt động.<br />

(d). Vùng bị bất hoạt trên NST X chủ yếu nằm ở vùng tương đồng.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 26: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về các bệnh di truyền ở người?<br />

A. Bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen làm mất enzim phân hủy phêninalanin, làm cho chất này tích<br />

tụ và gây đầu độc não, người ta có thể <strong>phá</strong>t hiện sớm và không cho bệnh nhân ăn thức ăn có chứa<br />

phêninalanin.<br />

B. Bệnh di truyền ở người là những bệnh di truyền được từ đời này sang đời khác, vì vậy Đao và Tơc<br />

nơ không phải là các bệnh di truyền.<br />

C. Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến gen dạng thay thế cặp T A thành cặp A T dẫn đến đột<br />

biến vô nghĩa.<br />

D. Bệnh bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, nếu bố mẹ đều bị bệnh nhưng sinh<br />

con bình thường có thể là do bố mẹ mang các alen đột biến lặn thuộc các lôcut khác nhau nên các gen trội<br />

không alen tương tác bổ sung với nhau.<br />

Câu 27: Khi nói về các bệnh di truyền ở người, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Bệnh mù màu là bệnh của nam giới.<br />

B. Bệnh máu khó đông xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng xác suất ở nam cao hơn ở nữ.<br />

C. Bệnh bạch tạng thường xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng xác suất gặp ở nữ cao hơn ở nam.<br />

D. Hội chứng Đao là do hai giao tử đều thừa một nhiễm sắc thể kết hợp với nhau tạo ra.<br />

Câu 28: Bằng phương <strong>phá</strong>p đơn giản nào người ta có thể xác định được bệnh máu khó đông ở người là<br />

do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y?<br />

A. Nghiên cứu tế bào học. B. Xét nghiệm ADN.<br />

C. Nghiên cứu di truyền quần thể. D. Nghiên cứu phả hệ.<br />

Câu 29: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư.<br />

Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn<br />

đến <strong>khối</strong> u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:<br />

A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.<br />

B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.<br />

C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.<br />

D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.<br />

Câu 30: Quan sát các thông tin về kết quả nghiên cứu tế bào học và nghiên cứu phả hệ ở người:<br />

I. Bệnh mù màu đỏ lục a. Ở nữ thừa 1 NST X<br />

II. Hội chứng Đao b. 3 NST Số 21<br />

Trang <strong>10</strong>


III. Hội chứng Tocno c. Mất đoạn NST 21<br />

IV. Hội chứng 3X<br />

d. Đột biến gen lặn trên X<br />

V. Hội chứng Claiphento e. Đột biến gen lặn trên NST thường<br />

Sắp xếp các thông tin sao cho hợp lý?<br />

f. Nam NST XXY<br />

g. Ở nữ giới khuyết NST X<br />

A. Id, IIg, IIIb, IVf , Va B. Id,Ilb,IIIg, IVf , Va C. Id, IIb, IIIg, IVa, Vf D. Id, IIf , IIIg,IVb,Va<br />

Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về di truyền trí năng?<br />

A. Trong sự biểu hiện trí tuệ, gen cấu trúc có vai trò quan trọng hơn gen điều hòa.<br />

B. Chỉ số IQ không chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường.<br />

C. Chỉ số IQ là tính trạng số lượng và do nhiều gen chi phối.<br />

D. Những người có IQ dưới 45 là do di truyền từ gia đình.<br />

Câu 32: Điều nào không phải là nguyên nhân gây ung thư?<br />

A. Do đột biến di truyền ngẫu nhiên. B. Tác nhân gây đột biến.<br />

C. Các virus gây ung thư. D. Các vi khuẩn gây ung thư.<br />

Câu 33: Cho hình bên là kết quả phân tích bộ NST của một thai nhi 16 tuần bằng phương <strong>phá</strong>p sinh thiết<br />

tua nhau thai. Dựa vào hình bên hãy cho biết trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng:<br />

(1). Bộ NST của thai nhi có 46 NST.<br />

(2). Bộ NST của thai nhi có 45 NST.<br />

(3). NST được đánh dấu số 1 trong hình thuộc cặp NST số 1.<br />

(4). 2 NST được đánh dấu 2 và 3 là một cặp NST tương đồng.<br />

(5). Thai nhi khi sinh ra chắc chắn là người có hội chứng Tumer.<br />

(6). Thai phụ cần được yêu cầu ngưng thai kì.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 34: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc<br />

bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào?<br />

A. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.<br />

B. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.<br />

C. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.<br />

D. Hàm lượng phêninalanin có trong máu.<br />

Câu 35: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về bệnh ung thư?<br />

Trang <strong>11</strong>


A. U ác tính khi các tế bào có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác<br />

trong cơ thể tạo nên nhiều <strong>khối</strong> u khác nhau.<br />

B. Những gen ung thư được tạo thành do đột biến gen tiền ung thư thường được di truyền qua các thế<br />

hệ.<br />

C. Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế<br />

bào cơ thể dẫn đến hình thành <strong>khối</strong> u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.<br />

D. Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến trội.<br />

Câu 36: Ở người số thai nam bị sẩy cao hơn số thai nữ là do:<br />

A. Gen đột biến gây chết ở trên NST Y làm tỉ lệ thai nam bị sẩy nhiều hơn.<br />

B. Tinh trùng mang NST Y nhẹ hơn nên có tốc độ vận chuyển nhanh hơn tinh trùng mang NST X, do<br />

đó tỉ lệ thụ tinh của các tinh trùng Y cao hơn.<br />

C. Trên NST X có thể mang các gen lặn đột biến có hại do đó các thai nam có tỉ lệ sẩy thai cao.<br />

D. NST X mang các gen lặn đột biến có hại trong khi đó NST Y không mang các gen tương ứng với<br />

NST X nên thai nam có tỉ lệ sẩy thai và đẻ non hơn thai nữ.<br />

Câu 37: Cho phả hệ bên. Theo phả hệ, bệnh gây ra có thể là bệnh gì trong các bệnh sau đây?<br />

A. Bệnh mù màu B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh phêninkêtô niệu D. Bệnh động kinh<br />

Câu 38: Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người trên thế giới hiện nay. Có<br />

những <strong>phá</strong>t biểu về căn bệnh này:<br />

1. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến u ác tính là phân bào trong được tiến hành nên mô<br />

chết tạo thành u.<br />

2. Bệnh ung thư có thể do đột biến gen <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên trong cơ thể, cũng có thể do virut xâm nhập<br />

gây ra.<br />

3. Bệnh ung thư <strong>phá</strong>t sinh trong bào sinh dưỡng có khả năng di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu<br />

tính và vô tính.<br />

4. Gen tiền ung thư là gen lặn.<br />

5. Sự đột biến của gen ức chế <strong>khối</strong> u là đột biến trội.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. (1), (2) B. (2), (4) C. (4), (5) D. (3), (4)<br />

Câu 39: Một đột biến của một gen nằm trong ty thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau<br />

đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?<br />

A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ đều bị bệnh.<br />

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ bị bệnh.<br />

C. Bệnh này chủ yếu gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam.<br />

D. Nếu bố bình thường, mẹ bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.<br />

Câu 40: Cho các thông tin và hình ảnh sau:<br />

Trang <strong>12</strong>


1. Đây là phương <strong>phá</strong>p sinh thiết tua nhau thai. Bằng phương <strong>phá</strong>p này người ta có thể chuẩn đoán thai<br />

nhi có bị bệnh di truyền hay không.<br />

2. Những người có tiền sử mắc bệnh hay trong gia đình có người mắc bệnh nên áp dụng phương <strong>phá</strong>p này<br />

trước khi sinh con.<br />

3. Bệnh Đao có thể <strong>phá</strong>t hiện nhờ phương <strong>phá</strong>p này.<br />

4. Khi thai nhi bị bệnh tật di truyền nào đó, nếu cần người ta sẽ ngưng thai kì để hạn chế những việc xin<br />

những đứa trẻ bị tật nguyền.<br />

5. Chỉ cần quan sát các nhiễm sắc thể của tế bào phôi bong ra, các bác sĩ có thể chuẩn đoán được các bệnh<br />

như phenyl keto niệu để từ đó áp dụng các biện <strong>phá</strong>p ăn kiêng hợp lí giúp hạn chế tối đa hậu quả xấu.<br />

Tổ hợp đáp án đúng là:<br />

A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4<br />

Câu 41: Một cặp vợ chồng đều có tuổi 42. Họ đã có hai người con gái, bây giờ gia đình kinh tế <strong>phá</strong>t<br />

triển và trước các tác động từ xã hội nay họ lại muốn sinh thêm một đứa con trai. Trước các thông tin<br />

trên, lời khuyên đối với cặp vợ chồng trên có nội dung đúng nhất là vì tỷ lệ sinh ra con mắc các bệnh di<br />

truyền:<br />

A. tỉ lệ nghịch cùng với tuổi của người mẹ, gia đình chưa có con trai nên họ nên sinh thêm đứa con trai.<br />

B. tỉ lệ nghịch cùng với tuổi của người mẹ, gia đình có hai người con nên họ không nên sinh con nữa.<br />

C. tăng lên cùng với tuổi của người mẹ, gia đình đã có hai người con nên họ không nên sinh con nữa.<br />

D. tăng lên cùng với tuổi của người mẹ, gia đình chưa có con trai nên họ nên sinh thêm một đứa con<br />

trai.<br />

Câu 42: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO được quy định bởi một locus 3 alen với mối quan hệ trội lặn<br />

A B O<br />

là I I I . Ở một gia đình có 5 đứa con trong đó 2 đứa máu A, 1 đứa máu O, 1 đứa máu AB, 1 đứa<br />

máu B. Nhận định nào sau đây là chính xác?<br />

A. Hai đứa con cùng máu A nhưng khác nhau kiểu gen.<br />

B. Bố máu A dị hợp và mẹ máu B dị hợp.<br />

C. Chưa thể xác định được hết kiểu gen của các thành viên trong gia đình.<br />

D. Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng trên đều có kiểu gen dị hợp về locus này.<br />

Câu 43: Cho các thông tin sau về một bệnh di truyền do gen có 2 alen quy định trong 2 gia đình của một<br />

cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2. Biết người vợ và người chồng là một người nam và một người nữ bất kì<br />

chưa kết hôn trong 2 phả hệ.<br />

- Bố vợ bị bệnh, mẹ chồng không bị bệnh.<br />

- Chị dâu mắc bệnh, anh rễ không bị bệnh.<br />

- Em trai mắc bệnh.<br />

- Bệnh này do gen có 2 alen quy định.<br />

Trang 13


Với những thông tin này, phả hệ nào sau đây được lập chính xác nhất:<br />

A.<br />

B.<br />

C.<br />

D.<br />

Câu 44: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về bệnh tật di truyền ở người:<br />

(1) Bệnh mù màu, máu khó đông và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền chéo.<br />

(2) Túm lông ở tai và tật dính ngón tay 2-3 ở người có hiện tượng di truyền thẳng.<br />

(3) Một người từ đồng bằng lên núi cao thì số lượng hồng cầu thay đổi là triệu chứng của người bị bệnh<br />

nào đó khi gặp điều kiện môi trường thích hợp tự động bộc <strong>phá</strong>t.<br />

(4) Các bệnh Đao, bệnh hồng cầu hình liềm là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.<br />

(5) Bệnh pheninketo niệu nếu biết cách giảm khẩu phần ăn chứa nhiều phenylalanin cho bệnh nhân thì<br />

dần dần bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.<br />

(6) Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn sáng tỏ.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 45: Điều nào sau đây đúng khi nói về một bệnh di truyền do đột biến gen trội trên NST thường<br />

quy định?<br />

A. Nếu cả cha và mẹ bị bệnh thì <strong>10</strong>0% các con họ đều bị bệnh.<br />

B. Tất cả những người cha bị bệnh đều sinh ra con bị bệnh.<br />

C. Những người mẹ bị bệnh không bao giờ di truyền bệnh này cho con trai.<br />

D. Nếu một em bé bị bệnh chứng tỏ ít nhất một trong các ông bà của em bé bị bệnh.<br />

Câu 46: Nghiên cứu ở người người ta thấy có một số bệnh tật di truyền sau:<br />

1. Ung thư máu.<br />

2. Hội chứng tiếng mèo kêu.<br />

3. Tật xướng chi ngắn.<br />

4. Bệnh phênilketo niệu.<br />

5. Mù màu.<br />

6. Teo cơ bẩm sinh.<br />

Trang 14


Các tật bệnh được xếp cùng nhóm bệnh tật do đột biến gen là:<br />

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 3, 4, 5, 6 D. 2, 3, 4<br />

Câu 47: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:<br />

(1) Bệnh bạch tạng.<br />

(2) Bệnh phêninkêto niệu.<br />

(3) Bệnh ung thư máu.<br />

(4) Tật dính ngón tay số 2 và 3.<br />

(5) Hội chứng Down.<br />

(6) Bệnh máu khó đông.<br />

(7) Hội chứng tiếng khóc mèo kêu.<br />

(8) Hội chứng Claiphentơ.<br />

Có bao nhiêu trường hợp gặp ở nam và không gặp ở nữ hoặc gặp ở nam và ít gặp ở nữ?<br />

A. 4 B. 5 C. 7 D. 6<br />

Câu 48: Cho các nội dung sau:<br />

(1) Phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu phả hệ phải nghiên cứu ít nhất 2 đời.<br />

(2) Nghiên cứu tế bào học <strong>phá</strong>t hiện được các bệnh di truyền do đột biến NST gây ra.<br />

(3) Ở người, có thể nói đa số tính trạng xấu về ngoại hình là tính trạng trội còn ngược lại là tính trạng lặn.<br />

(4) Chỉ số ADN có tính chuyên biệt về loài rất cao nên có ưu thế hơn hẳn so với các chỉ tiêu hình thái,<br />

sinh lí, sinh hóa.<br />

(5) Liệu <strong>phá</strong>p gen mở ra những triển vọng chữa trị bệnh HIV.<br />

(6) Bệnh HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch để các vi sinh vật khác tấn công như lao, ecoli,...<br />

Có bao nhiêu nội dung chính xác?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 49: Khi xét nghiệm ADN để nhận lại họ hàng nhiều <strong>năm</strong> bị thất lạc do chiến tranh, người ta thu<br />

được kết quả như hình dưới đây:<br />

Biết rằng, đối tượng 3 (ĐT 3) nhỏ nhất khoảng <strong>10</strong> tuổi, đối tượng 1 (ĐT 1) lớn nhất trên dưới 60 tuổi, 2<br />

đối tượng 2 và 4 (ĐT 2 và ĐT 4) có độ tuổi xấp xỉ nhau khoảng 30 tuổi. Sau khi đọc kết quả này, dịch vụ<br />

xét nghiệm ADN trả về cho họ kết quả như hình trên và các kết luận sau:<br />

(1) Cả 4 người đều có quan hệ huyết thống với nhau.<br />

(2) Đối tượng 1 và 2 có quan hệ họ hàng gần hơn đối tượng 3 và 4.<br />

(3) Đối tượng 1 và 2 có quan hệ họ hàng gần hơn đối tượng 2 và 3.<br />

(4) Đối tượng 3 và 4 có quan hệ họ hàng xa nhất.<br />

Tổ hợp nhận định kết luận chính xác là<br />

A. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng. B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng.<br />

C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng. D. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.<br />

Câu 50: Cho nội dung sau về HIV-AIDS:<br />

Trang 15


(1) HIV- AIDS là bệnh do virút gây ra.<br />

(2) HIV- AIDS có ba con đường lan truyền: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con.<br />

(3) HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường máu.<br />

(4) Bệnh HIV có 2 giai đoạn: sơ nhiễm (thời kì cửa sổ) và giai đoạn AIDS.<br />

(5) Người bị HIV thường chết do virút HIV làm mất sức đề kháng, sụt cân, sốt, lở loét toàn thân.<br />

(6) Hiện nay, HIV đã trở thành căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc đặc trị và đang đe dọa tính mạng nhân loại.<br />

Có bao nhiêu nội dung đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 51: Cho phả hệ sau, biết bệnh trong phả hệ là một trong hai bệnh phêninkêtô niệu hoặc bệnh máu<br />

khó đông:<br />

Có bao nhiêu thông tin nói đúng về bệnh này?<br />

(a) Bệnh này do gen lặn gây ra và di truyền liên kết.<br />

(b) Nếu áp dụng phương <strong>phá</strong>p chọc dò dịch ối phân tích ADN có thể <strong>phá</strong>t hiện sớm trẻ mắc bệnh này.<br />

(c) Vai trò của bố mẹ là như nhau khi truyền gen gây bệnh cho con.<br />

(d) Trong phả hệ có 6 người biết chắc chắn kiểu gen.<br />

(e) Ngoài phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu phả hệ có nghiên cứu <strong>phá</strong>t hiện bệnh này bằng phương <strong>phá</strong>p di<br />

truyền học phân tử.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 52: Bệnh X được nghiên cứu trong một dòng họ N qua 4 thế hệ được thể hiện qua phả hệ sau:<br />

Biết không xảy ra đột biến mới, bệnh do một gen quy định thì có bao nhiêu người trong phả hệ biết chắc<br />

chắn kiểu gen?<br />

A. 20 B. 17 C. 22 D. 19<br />

Câu 53: Nối thông tin sau cho đúng về bệnh tật di truyền ở người:<br />

1. Hội chứng Đao a. Bệnh di truyền liên kết với giới tính<br />

2. Bệnh hồng cầu hình liềm b. Chỉ xuất hiện ở người nam không xuất hiện ở<br />

Trang 16


người nữ<br />

3. Bệnh mù màu c. Chỉ xuất hiện ở người nữ không xuất hiện ở<br />

người nam<br />

4. Bệnh bạch tạng d. Bệnh nhân thường thấp bé, má phệ cổ rụt<br />

5. Hội chứng Claiphentơ e. Bệnh nhân khi bị bệnh xuất hiện hàng loạt các<br />

rối loạn bệnh lí trong cơ thể<br />

6. Hội chứng Siêu nữ f. Bệnh do đột biến gen lặn gây ra, nhóm người này<br />

thường xuất hiện với tần số thấp trong quần thể<br />

A. 1 - f, 2 - e, 3 - a, 4 - b, 5 - a, 6 - c. B. 1 - f, 2 - a, 3 - e, 4 - d, 5 - b, 6 - c.<br />

C. 1 - d, 2 - e, 3 - a, 4 - f, 5 - b, 6 - c. D. 1 - d, 2 - e, 3 - a, 4 - f, 5 - c, 6 - b.<br />

Câu 54: Kết luận nào sau đây là không đúng về di truyền ở người?<br />

A. Cả con trai và con gái đều nhận giao tử chứa nhiễm sắc thể X của mẹ.<br />

B. Chỉ con gái nhận giao tử chứa nhiễm sắc thể X của mẹ còn con trai thì không.<br />

C. Con trai nhận giao tử chứa nhiễm sắc thể X của mẹ và giao tử chứa nhiễm sắc thể Y của bố.<br />

D. Con gái nhận giao tử chứa nhiễm sắc thể X của mẹ và giao tử chứa nhiễm sắc thể X của bố.<br />

Câu 55: Cho hình ảnh và các thông tin sau về bệnh ung thư vú:<br />

(a) Bệnh ung thư vú thường gặp ở nữ giới, ít gặp ở nam giới.<br />

(b) Bệnh này có thể áp dụng một số phương <strong>phá</strong>p chữa bệnh như xạ trị, hóa trị nhưng chỉ có thể tác<br />

dụng kéo dài sự sống của bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn.<br />

(c) Ung thư vú xảy ra do nguyên nhân gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư.<br />

(d) Triệu chứng ung thư vú thường gặp như đau vú, núm vú tiết dịch,... khi gặp các triệu chứng này<br />

phải đến gặp ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị.<br />

(e) Khối u ở vú sau khi tăng sinh quá mức sẽ đi vào máu và đến các cơ quan khác của cơ thể.<br />

Số thông tin đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 56: Phả hệ sau nói về căn bệnh đái tháo đường:<br />

Theo phả hệ trên có bao nhiêu thông tin sau đây là chính xác?<br />

Trang 17


I. Bệnh đái tháo đường có khả năng di truyền cho thế hệ sau.<br />

II. Cả vợ lẫn chồng nếu bị đái tháo đường thì nguy cơ sinh con bị bệnh đái tháo đường rất cao.<br />

III. Khả năng truyền bệnh cho con ở người mẹ cao hơn ở bố.<br />

IV. Hiện nay bệnh đái tháo đường chưa tìm ra nguyên nhân gây ra.<br />

V. Người bệnh đái tháo đường muốn kéo dài tuổi thọ phải duy trì khẩu phần hợp lí, ăn nhiều chất bột<br />

đường.<br />

VI. Insulin là thuốc chữa đái tháo đường hiệu quả nhất hiện nay.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 57: Cho các bệnh, tật di truyền sau:<br />

(1) Bệnh pheninketo niệu.<br />

(2) Hội chứng Claiphentơ.<br />

(3) Hội chứng Etout.<br />

(4) Tật dính ngón tay số 2 và số 3<br />

(5) Hội chứng Patau<br />

(6) Bệnh máu khó đông.<br />

Số bệnh tật gặp ở nam mà ít gặp ở nữ và số bệnh tật gặp ở cả nam và nữ lần lượt là<br />

A. 3 và 3 B. 1 và 3 C. 3 và 1 D. 4 và 2<br />

Câu 58: Một cụ bà không may bị tai nạn giao thông khi băng qua đường. Do bị chấn thương ở đầu và mất<br />

nhiều máu, bác sĩ yêu cầu gia đình nạn nhân truyền máu gấp cho cụ bà. Được biết thông tin về nhóm máu<br />

của gia đình này qua phả hệ như sau, tuy nhiên có một số người trong gia đình vắng mặt, một số khác<br />

chưa rõ thông tin về nhóm máu.<br />

Hỏi gia đình nạn nhân sẽ đưa ai ra để truyền máu cho cụ bà là thích hợp nhất. Biết cụ bà là người số I.1<br />

trong phả hệ:<br />

A. Người số II.6. B. Người số III.6. C. Người số II.2. D. Người số III.3.<br />

Câu 59: Cho các bệnh ung thư sau và đặc điểm của từng bệnh. Dựa vào hiểu biết thực tế hãy kết nối các<br />

thông tin ở 2 cột cho hợp lý:<br />

Bệnh<br />

Đặc điểm<br />

1. Ung thư máu. a. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ không xuất hiện ở nam.<br />

2. Ung thư tuyến tiền liệt. b. Người bệnh thường là những người có lối sống<br />

không lành mạnh, thường xuyên uống nhiều bia<br />

rượu và hút thuốc.<br />

3. Ung thư cổ tử cung. c. Bệnh thường ít được mọi người quan tâm. Bệnh<br />

Trang 18


do tiếp xúc với tia cực tím, tỉ lệ tử vong thấp, điều<br />

trị bệnh ít gặp khó khăn.<br />

4. Ung thư gan và ung thư phổi. d. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam không xuất hiện ở nữ.<br />

Người nam bị này thường vào độ tuổi trung niên.<br />

5. Ung thư da. e. Hiện nay phương <strong>phá</strong>p điều trị bệnh chủ yếu là<br />

thay tủy với tủy xương của một người hiến có tủy<br />

xương phù hợp. Tỉ lệ thành công rất thấp, nguy cơ<br />

tái <strong>phá</strong>t rất cao.<br />

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-e, 5- c. B. 1-e, 2-d, 3-a, 4-c, 5-d.<br />

C. 1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c. D. 1-e, 2-b, 3-a, 4-d, 5-c.<br />

Câu 60: Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y<br />

chi phối. Xét một gia đình, bố mẹ đều bình thường nhưng sinh ra một đứa con gái bị bệnh mù màu. Nhận<br />

định nào dưới đây là chính xác khi nói về quá trình sinh sản của gia đình nói trên?<br />

A. Đứa con gái bị mù màu kèm theo các biểu hiện của hội chứng siêu nữ.<br />

B. Nguyên nhân của hiện tượng là quá trình giảm phân bất thường ở người bố, cặp NST giới tính không<br />

phân ly trong giảm phân.<br />

m m<br />

C. Biểu hiện kiểu hình là nữ, song kiểu gen của cá thể này là X X Y, hội chứng Claiphentơ.<br />

D. Cá thể nữ này chắc chắn khả năng sẽ truyền lại gen mù màu cho con trai do di truyền chéo.<br />

Câu 61: Vào ngày X tháng Y <strong>năm</strong> Z, khi đang lưu thông trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình<br />

Chánh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn N (32 tuổi) <strong>phá</strong>t hiện một vật nửa<br />

đen, nửa trắng nằm trong bụi rậm ven đường ray xe lửa. Anh N cho hay: "Nghĩ rằng có chuyện không<br />

hay nên tôi tiến sát lại thì tá hỏa khi nhìn thấy thi thể một người đang trong quá trình phân hủy. Trên thi<br />

thể, người này mặc quần bò đen, áo màu trắng có hoa văn màu tím. Đặc biệt là, thi thể này khác thường<br />

vì không có đầu, không có bàn tay, hai bàn chân đã mất."<br />

Ngay sau khi được thông báo về vụ việc, cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Trong lúc<br />

này, nhiều người nghi ngờ đây là xác chị H trong một vụ án khá nổi tiếng gần đây nên đã thông báo cho<br />

gia đình nạn nhân H. Tuy vậy, lúc đó gia đình chị H chưa thể đưa ra xác nhận vì thi thể đang trong tình<br />

trạng phân hủy và bị mất nhiều bộ phận như đầu, bàn chân, bàn tay.<br />

Trong trường hợp trên để nhận diện thi thể đó có phải là chị H hay không, cơ quan điều tra đã làm gì?<br />

A. Tiếp tục dò tìm các khu vực xung quanh để tìm lại thêm các bộ phận như đầu, bàn chân, bàn tay có<br />

trùng khớp với phần thi thể vừa tìm được hay không.<br />

B. Phân tích mô trong các bộ phân tìm được bằng chỉ số sinh lí, sinh hóa nhằm xác định thời gian các tế<br />

bào đã trải qua bao lâu có trùng khớp với ngày nạn nhân bị mất tích.<br />

C. Phân tích chỉ số ADN trong tế bào các bộ phận xem có trùng khớp với người thân trong gia đình nạn<br />

nhân hay không.<br />

D. Không thể xác nhận danh tính nạn nhân phải tạm ngưng điều tra một thời gian chờ vụ án xuất hiện<br />

các manh mối mới.<br />

Câu 62: Hiện nay, bệnh HIV-AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới và trở thành vấn đề nóng bỏng<br />

được nhiều người quan tâm. Bệnh HIV đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho nên vấn đề phòng bệnh<br />

được đặt lên hàng đầu. Sau đây là các biện <strong>phá</strong>p phòng chống HIV:<br />

(I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.<br />

Trang 19


(II) Không ăn chung, ngủ chung với người nhiễm HIV.<br />

(III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.<br />

(IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng.<br />

(V) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh HIV.<br />

(VI) Một số trường hợp thật cần thiết, máu của người nhiễm HIV vẫn có thể sử dụng để truyền.<br />

Có bao nhiêu biện <strong>phá</strong>p phòng tránh HIV đúng cách?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 63: Trong vụ án hình sự, trên móng tay nạn nhân có để lại một số mẫu da nhỏ mà đội điều tra nghi<br />

ngờ là của hung thủ. Để giam giữ và điều tra đối tượng tình nghi, đội này yêu cầu cho xét nghiệm ADN ở<br />

3 người là đối tượng 1 (ĐT 1), đối tượng 2 (ĐT 2), đối tượng 3 (ĐT 3) và thu được kết quả như sau:<br />

Dựa vào kết quả xét nghiệm ADN, hãy chọn <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. Hung thủ là đối tượng 2, đối tượng 2 và nạn nhân có quan hệ huyết thống.<br />

B. Hung thủ là đối tượng 1, đối tượng 1 và đối tượng 3 có quan hệ huyết thống.<br />

C. Hung thủ là đối tượng 1, đối tượng 2 và nạn nhân có quan hệ huyết thống.<br />

D. Hung thủ là đối tượng 2, đối tượng 1 và đối tượng 3 có quan hệ huyết thống.<br />

Câu 64: Từ đó hệ thống nhóm máu ABO được chia làm 4 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm<br />

O.<br />

Cơ thể nhóm máu A có kháng nguyên A và có kháng thể b.<br />

Cơ thể nhóm máu B có kháng nguyên B và có kháng thể a.<br />

Cơ thể nhóm máu AB có kháng nguyên A và B và không có kháng thể a và b.<br />

Cơ thể nhóm máu O không có kháng nguyên A và B và có cả kháng thể a và b.<br />

Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện. Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp<br />

bố mẹ - con) nào dưới đây là đúng?<br />

Cặp bố mẹ:<br />

- Cặp bố mẹ thứ nhất (I): người chồng nhóm máu có kháng nguyên A, người vợ nhóm máu có kháng thể<br />

b.<br />

- Cặp bố mẹ thứ hai (II): người chồng nhóm máu có kháng thể a, người vợ nhóm máu có kháng thể b.<br />

- Cặp bố mẹ thứ ba (III): người chồng nhóm máu có kháng thể a, người vợ nhóm máu không có kháng<br />

nguyên A và B.<br />

Con:<br />

- Người con thứ nhất (1): nhóm máu có kháng nguyên B.<br />

- Người con thứ hai (2): nhóm máu có kháng thể a và b.<br />

- Người con thứ ba (3): nhóm máu có cả kháng nguyên A và B<br />

A. I-3, II-1, III-2 B. I-2, II-3, III-1 C. I-1,II-3,III-2 D. I-1,II-2,III-3<br />

Câu 65: Cho phả hệ sau về bệnh X của một gia đình qua 4 thế hệ:<br />

Trang 20


Biết X là bệnh di truyền đơn gen có 2 alen là A và a (A trội hoàn toàn so với a)<br />

Dựa vào phả hệ hãy cho biết có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là đúng:<br />

(1) Bệnh trong phả hệ do alen lặn nằm trên NST thường quy định.<br />

(2) Trong phả hệ này có 23 người biết rõ kiểu gen.<br />

(3) Người số I.4 có kiểu hình bình thường, người số II.7 mang alen lặn.<br />

(4) Tổng số alen trội trong kiểu gen của loài người II.3 và IV.7 là 2 alen.<br />

(5). Giả sử cặp vợ chồng III.4 và III.5 sắp sinh đứa con thứ 7 thì việc xác định giới tính của thai nhi có<br />

ý nghĩa rất lớn trong việc dự đoán mắc bệnh X.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 66: Cho 2 phả hệ sau và giả sử bạn là người con 1 của cặp vợ chồng ở vị trí II.5 trên 2 phả hệ và bạn<br />

có kiểu hình bình thường.<br />

Biết bệnh trên phả hệ do gen có 2 alen quy định, người con đầu dòng tính là con cả và có một số nhận<br />

định sau đây:<br />

(1) Bệnh do alen trội nằm trên NST thường quy định.<br />

(2) Trong gia đình bạn nếu tính cả nội ngoại 3 thế hệ thì có tổng cộng 31 người sẽ biết kiểu gen.<br />

(3) Bạn có tổng cộng 3 người anh họ không bị bệnh và 3 cô em họ bị bệnh.<br />

(4) Mợ hai của bạn đang mang thai và thai nhi vẫn có nguy cơ mắc bệnh.<br />

(5) Thím tư và cậu út của bạn đều có kiểu hình bình thường.<br />

(6) Cô út của bạn là người duy nhất trong phả hệ chưa biết kiểu gen.<br />

Trang 21


Số nhận đinh đúng là:<br />

A. 2 B. 4 C. 1 D. 5<br />

Câu 67: Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, đặc điểm di truyền<br />

của bệnh này là:<br />

A. Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh.<br />

B. Bệnh di truyền theo dòng mẹ.<br />

C. Nếu bố mẹ bị bệnh thì chỉ có con trai bị bệnh.<br />

D. Chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh.<br />

Câu 68: Cho thông tin về 1 gia đình qua 3 đời khảo sát như sau:<br />

- Đối tượng đang xét để xưng hô trong gia đình là người cháu ở thế hệ thứ 3.<br />

- Bà nội không bị bệnh, ông nội không rõ thông tin.<br />

- Bác hai trai bên cha, chú út, cậu út và cha đều bị bệnh X.<br />

- Dượng ba (chồng của cô ba, cô ba là chị của ba) không bị bệnh nhưng con trai dượng bị bệnh X.<br />

- Ông ngoại và bà ngoại không bị bệnh X.<br />

Biết X là bệnh di truyền do gen có 2 alen quy định, người con đầu dòng tính thứ hai.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhân định sau:<br />

(1) Bệnh X do gen lặn nằm trên NST thường.<br />

(2) Cô ba của đối tượng sinh con gái thì chắc chắn cô gái không bị bệnh.<br />

(3) Ông nội, cô ba và cả mẹ đối tượng đều biết được kiểu gen.<br />

(4) Giả sử mợ út và thím út đều mang thai, nếu cả hai người siêu âm đều là con trai thì con của mợ út có<br />

nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với con của thím út<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 69: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp có thể gặp ở cả nam và<br />

nữ?<br />

(1) Bệnh phêninkêto niệu.<br />

(2) Bệnh ung thư máu.<br />

(3) Hội chứng Đao.<br />

(4) Tật có túm lông ở vành tai.<br />

(5) Hội chứng Tơcnơ.<br />

(6) Bệnh máu khó đông<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5<br />

Câu 70: Cho các trường hợp truyền máu sau:<br />

I. Người nhóm máu A thứ nhất truyền máu cho người nhóm máu AB.<br />

II. Con trai của người nhóm máu AB truyền máu cho người nhóm máu B thứ nhất.<br />

III. Con gái của người nhóm máu AB truyền máu cho người máu A thứ hai.<br />

IV. Con gái của người nhóm máu A thứ nhất truyền máu cho người nhóm máu O.<br />

V. Chồng người nhóm máu AB truyền máu cho người nhóm máu B thứ hai.<br />

Biết tất cả các trường hợp đều truyền máu đúng nguyên tắc, chồng người nhóm máu AB có kiểu gen dị<br />

hợp.<br />

Trang 22


Cho các nhận định sau đây:<br />

(1) Ngoại trừ trường hợp người có nhóm máu O, những người đi cho có các nhóm máu còn lại đều có<br />

kiểu gen dị hợp.<br />

(2) Số người được nhận máu và biết rõ kiểu gen trong 5 trường hợp trên là 2.<br />

(3) Trong những người ở 5 trường hợp trên, số người không được phép truyền máu cho người có nhóm<br />

máu A là 5.<br />

(4) Trong những người ở 5 trường hợp trên, số người không được phép nhận nhóm máu B là 4.<br />

(5) Trong những người ở 5 trường hợp trên, số người sở hữu kháng thể a hoặc b trong nhóm máu là 8.<br />

(6) Trong những người ở 5 trường hợp trên, số người không sở hữu kháng thể a hoặc b trong nhóm máu<br />

là 1.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 71: Cho 4 hình dưới đây là 4 NST đồ của 4 người giấu tên. Dựa vào hình hãy cho biết trong các<br />

nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng:<br />

(1) Có tối đa 3 người có kiểu hình bình thường.<br />

(2) Có 2 người ở thể dị bội.<br />

(3) Có 1 người có 47 NST.<br />

(4) Có 1 người có 45 NST<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 72: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây không cùng nhóm với các bệnh và hội chứng còn lại theo tiêu<br />

chí về sự biểu hiệu của gen:<br />

A. Bệnh hồng cầụ hình liềm. B. Hội chứng Macphan.<br />

C. Bệnh phenylketo niệu. D. Bệnh bạch tạng.<br />

Câu 73: Cho các trường hợp truyền máu và phả hệ sau:<br />

Trang 23


I. Người máu A truyền máu cho người máu AB.<br />

II. Người máu O truyền máu cho người máu A.<br />

III. Người máu B truyền máu cho người máu B.<br />

IV. Người máu O truyền máu cho người máu AB.<br />

Biết:<br />

- 8 người trên là 8 người trong phả hệ.<br />

- Mỗi người chỉ có thể nhận hoặc truyền máu cho một người.<br />

- Người số III.1 có nhóm máu O ở trường hợp IV, người số II.1 có nhóm máu AB, người máu O còn lại<br />

là người số II.5.<br />

- Cháu không truyền máu cho dì, con gái chưa chồng truyền máu cho mẹ và con rể nhận máu từ bố vợ.<br />

Hãy cho biết có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây đúng:<br />

(1) Những trường hợp trên đều truyền máu đúng nguyên tắc.<br />

(2) Trường hợp III sẽ có tỉ lệ đào thải thấp nhất khi truyền máu theo lí <strong>thuyết</strong>.<br />

(3) Người II.3 truyền máu cho người II.5<br />

(4) Người III.1 truyền máu cho người II.1<br />

(5) Người số I.2 có nhóm máu AB còn người số II.3 có nhóm máu A.<br />

(6) Cả 8 người trong phả hệ đều biết rõ kiểu gen.<br />

A. 1 B. 5 C. 3 D. 4<br />

Câu 74: Hình dưới đây là kết quả xét nghiệm ADN của 6 đổi tượng (ĐT):<br />

Dựa vào kết quả xét nghiệm này hãy cho biết các thông tin sao có bao nhiêu thông tin đúng, biết độ tuổi<br />

của các đối tượng xoay quanh độ tuổi phù hợp để làm con hai người bố và mẹ.<br />

(1) Đối tượng 1 là con của bố mà không phải là con của mẹ.<br />

(2) Đối tượng 2 là con của mẹ và bố.<br />

(3) Đối tượng 3 là không phải là con của mẹ và bố.<br />

(4) Đối tượng 4 là con của mẹ mà không phải là con của bố.<br />

(5) Đối tượng 2 và 4 là anh chị em cùng mẹ khác cha.<br />

(6) Đối tượng 1 và 2 là anh chị em cùng cha khác mẹ.<br />

(7) Đối tượng 1 và 3 là anh chị em cùng mẹ khác cha<br />

A. 4 B. 3 C. 6 D. 7<br />

Câu 75: Cho 2 hình dưới đây là 2 bộ NST của 2 người, biết hai người này đã sống được hơn 1 <strong>năm</strong><br />

tuổi, bề ngoài của hai người này khác nhau và cả hai đều có những dấu hiệu bất thường về khuôn mặt,<br />

tay chân.<br />

Trang 24


Dựa vào hình và đặc điểm nêu trên, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định<br />

đúng, biết nếu có đột biến số lượng NST xảy ra thì chỉ xảy ra ở NST thường:<br />

(a) Cả hai người đều có số lượng NST bằng nhau.<br />

(b) Nếu hai người bị đột biến ở NST khác nhau thì một người bị đột biến NST số 18 và người kia bị đột<br />

biến NST số 13 hoặc ngược lại.<br />

(c) Cả hai người đều bị đột biến số lượng NST.<br />

(d) Hai người có thể bị đột biến 1 trong 3 NST 13, 18 hoặc 21.<br />

(e) Một người bị sứt môi còn người kia có ngón trỏ dài hơn ngón giữa thì NST đột biến lần lượt ở NST<br />

số 13 và NST số 18<br />

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4<br />

ĐÁP ÁN<br />

l. D 2. C 3. A 4. D 5. B 6. B 7. D 8. C 9. C <strong>10</strong>. C<br />

<strong>11</strong>. D <strong>12</strong>. B 13. B 14. C 15. D 16. A 17. C 18. D 19. B 20. D<br />

21. B 22. B 23. A 24. B 25. B 26. D 27. B 28. D 29. B 30. C<br />

31. C 32. D 33. B 34. C 35. B 36. D 37. D 38. B 39. D 40. D<br />

41. C 42. C 43. C 44. A 45. D 46. C 47. A 48. C 49. A 50. B<br />

51. C 52. C 53. C 54. B 55. C 56. D 57. B 58. C 59. C 60. B<br />

61. C 62. A 63. D 64. B 65. A 66. B 67. A 68. A 69. B 70. C<br />

71. B 72. D 73. B 74. D 75. D<br />

Câu 1: Đáp án D<br />

Hội chứng Macphan liên quan đến gen đa hiệu.<br />

Câu 2: Đáp án C.<br />

- Các nội dung I, II, IV là đúng.<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Nội dung III sai vì số lượng NST ở người tương đối nhiều (2n = 46), sự khác nhau giữa về hình dạng và<br />

kích thước NST là rất ít.<br />

Câu 3: Đáp án A.<br />

- Trong các đáp án nêu ra thì đáp án A là đầy đủ nhất.<br />

- Y học di truyền học có vai trò giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và dự phòng, điều trị một<br />

phần một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người.<br />

Trang 25


Câu 4: Đáp án D.<br />

Bệnh do alen lặn (a) nằm trên NST thường quy định.<br />

- Đáp án A sai vì câu ba không bị bệnh, bà ngoại mang alen lặn.<br />

- Đáp án B sai vì mẹ chưa chắc mang alen lặn.<br />

- Đáp án C sai vì ông ngoại không mắc bệnh.<br />

Câu 5: Đáp án B.<br />

- Bài này không khó nếu các bạn biết cách loại trừ đáp án.<br />

- Ở chương quy luật di truyền ta đã biết bệnh máu khó đông và mù màu do gen lặn quy định nằm trên<br />

NST X. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định nên kết quả 3, 6 là đúng, kết quả 4, 5<br />

là sai.<br />

- Ở người các bạn lưu ý các tính trạng biểu hiện thành ngoại hình như mắt, mũi, miệng, ... có sự gen quy<br />

định rất đặc biệt, hễ gen trội sẽ quy định kiểu hình xấu còn gen lặn sẽ quy định kiểu hình đẹp.<br />

- Ví dụ tóc quăn trội hơn tóc thẳng, mắt 1 mí trội hơn mắt 2 mí, môi dày trội hơn môi mỏng, ...<br />

Với kiến thức này thì kết quả 1 sai, kết quả 2 đúng.<br />

Câu 6: Đáp án B.<br />

- Hai trẻ sinh đôi cùng trứng là kết quả của quá trình thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng nhưng sau<br />

đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào <strong>phá</strong>t triển thành 1 cơ thể.<br />

- Với thông tin này ta biết được những đứa trẻ đồng sinh cùng trứng sẽ có cùng kiểu gen và các phương<br />

án đúng là I và IV.<br />

Vậy có 2 phương án đúng<br />

Câu 7: Đáp án D.<br />

Câu 8: Đáp án C.<br />

- Dạng bài hỏi tổ hợp đáp án đúng ta nên sử dụng phương án loại trừ để tìm được đáp án nhanh hơn<br />

không nên phân biệt đúng sai hết tất cả các nội dung cho ở đề bài.<br />

- Ở nội dung III: Phát hiện được bệnh khi <strong>phá</strong>t triển thành phôi chắc chắn đáp án này là sai do nghiên cứu<br />

phả hệ (các bài tập hình vẽ các bạn hay tính xác suất) chỉ về mặt lí <strong>thuyết</strong> nên không thể <strong>phá</strong>t hiện bệnh<br />

khi <strong>phá</strong>t triển thành phôi suy ra ta loại các đáp án A, D.<br />

- Các tính trạng ngoại hình ở người có quy luật "trội xấu lặn đẹp" do nghiên cứu phả hệ mà ra, cho nên<br />

nội dung II là đúng, ta loại B, vậy đáp án C là đúng.<br />

Câu 9: Đáp án C.<br />

Trang 26


- Phương <strong>phá</strong>p nghiên cứu trẻ đồng sinh <strong>phá</strong>t hiện được sự ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện<br />

kiểu gen do các cá thể người được nghiên cứu có kiểu gen đồng nhất với nhau từ đó biết được tính trạng<br />

nào chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen hay của môi trường. Đây là các nội dung các đáp án A, B, D đề<br />

cập.<br />

- Ở đáp án C, nội dung cho rằng các trẻ đồng sinh có vật chất di truyền giống với các anh chị em trong<br />

gia đình là sai, vật chất di truyền được thể hiện qua kiểu gen của mọi người trên Trái Đất, kiểu gen của<br />

toàn cơ thể không ai giống ai cả (trừ trường hợp đồng sinh cùng trứng).<br />

Câu <strong>10</strong>: Đáp án C.<br />

Trong tư vấn di truyền y học, vẫn có bước xây dựng phả hệ di truyền của những người đến cần được tư<br />

vấn, tuy nhiên đây chỉ là một bước trung gian không phải là mục đích của tư vấn di truyền. Cho nên nội<br />

dung 4 là sai, ta loại các đáp án A, B, D.<br />

Câu <strong>11</strong>: Đáp án D.<br />

Liệu <strong>phá</strong>p gen là một kĩ thuật chữa bệnh của tương lai, hiện nay phương <strong>phá</strong>p chưa được phổ biến bởi độ<br />

tin cậy thấp, giá thành cao và chỉ chữa trị được một số bệnh. Liệu <strong>phá</strong>p gen là phương <strong>phá</strong>p chữa bệnh<br />

bằng cách virút đã bị loại bỏ những gen gây bệnh và gắn gen lành, sau đó cho chúng cho xâm nhập vào tế<br />

bào bệnh nhân nhằm thay thế các gen đã bị bệnh bằng gen lành.<br />

Câu <strong>12</strong>: Đáp án B.<br />

- Theo phả hệ trên, đối tượng bệnh là người nam, mặt khác bố mẹ bình thường mà sinh con bị bệnh chắc<br />

chắn bệnh do gen lặn quy định và bố mẹ đều mang alen lặn.<br />

- Giả sử trường hợp:<br />

+ Gen lặn quy định bệnh nằm trên NST thường thì các cặp bố mẹ trong phả hệ có kiểu gen Aa x Aa (thỏa<br />

yêu cầu).<br />

+ Gen lặn quy định bệnh nằm trên NST giới tính thì các cặp bố mẹ trong phả hệ có kiểu gen X A Y x X A X a<br />

(thỏa yêu cầu để người con sinh ra bị bệnh là nam).<br />

Câu 13: Đáp án B.<br />

- Đáp án A đúng, ví dụ như bệnh ung thư máu do đột biến cấu trúc NST số 21.<br />

- Đáp án B sai vì không phải mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành<br />

ung thư.<br />

- Đáp án C đúng vì ung thư là 1 loại bệnh do 1 tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình<br />

thành <strong>khối</strong> u và sau đó di căn.<br />

- Đáp án D đúng vì ung thư do nhiều nguyên nhân nhưng mọi nguyên nhân đều dẫn đến hệ quả biến đổi<br />

cấu trúc ADN.<br />

Câu 14: Đáp án C.<br />

- Từ phả hệ dễ dàng suy ra đây là bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, do đó ta lựa<br />

chọn được ngay đáp án đúng là C và loại bỏ đáp án sai là A.<br />

- Đáp án B sai vì IIỈ 2 chưa xác định được rõ kiểu gen.<br />

- Đáp án D sai vì bệnh pheninketo niệu do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.<br />

Câu 15: Đáp án D.<br />

(I) Đúng.<br />

(II) Đúng.<br />

Trang 27


(III) Sai, để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả chính xác cần xây dựng được phả hệ của người bệnh và<br />

cần chuẩn đoán bệnh.<br />

(IV) Sai, liệu <strong>phá</strong>p gen vẫn có khả năng thêm chức năng mới cho tế bào.<br />

(V)Sai, tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến trí tuệ.<br />

(VI) Sai, bệnh AIDS được gây nên bởi virút HIV.<br />

Câu 16: Đáp án A.<br />

Di truyền học tư vấn giúp đưa ra lời khuyên và dự đoán nguy cơ mắc bệnh của thai nhi cho các cặp vợ<br />

chồng muốn có con, đặc biệt là những cặp vợ chồng mắc bệnh di truyền hoặc trong dòng họ có người mắc<br />

bệnh di truyền để giảm thiểu nguy cơ sinh con bị tật nguyền.<br />

Câu 17: Đáp án C.<br />

Câu 18: Đáp án D.<br />

Bệnh pheninketo niệu là bệnh ở cấp độ phân tử liên quan đến ADN cho nên kĩ thuât sử dụng để sàng lọc<br />

trước sinh sẽ liên quan đến ADN.<br />

Câu 19: Đáp án B.<br />

Theo phả hệ, vì có trường hợp bố mẹ không bệnh nhưng lại sinh con bệnh cho nên chắc chắn gen gây<br />

bệnh là gen lặn.<br />

Câu 20: Đáp án D.<br />

(a) Sai, phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit<br />

amin phêninalanin thành tirôzin.<br />

(b) Sai, <strong>khối</strong> u ác tính có khả năng di chuyển vào máu và đi vào các cơ quan khác.<br />

(c) Sai, bệnh ung thư vú là do đột biến gen lặn gây ra.<br />

(d) Sai, nhiều bệnh ung thư chưa thuốc đặc trị, người ta thường áp dụng xạ trị, hóa trị để ức chế <strong>khối</strong> u,<br />

các phương <strong>phá</strong>p này thường gây tác dụng phụ rất nặng nề.<br />

(e) Đúng.<br />

Câu 21: Đáp án B.<br />

(1) đúng vì bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến thay cặp làm axit amin Glutamic chuyển thành Valin.<br />

(2) sai vì bệnh bạch tạng do gen nằm trên NST thường quy định nên không có hiện tượng di truyền thẳng.<br />

(3) sai hội chứng Đao là bệnh di truyền vì bệnh <strong>phá</strong>t sinh là do bố mẹ truyền 3 NST cho con cái.<br />

(4) đúng vì các hội chứng Tơcnơ, Claiphentơ, Đao <strong>phá</strong>t sinh là do đột biến lệch bội.<br />

(5) sai vì bệnh Đao là bệnh di truyền ở cấp độ tế bào.<br />

Câu 22: Đáp án B.<br />

- Bài tập về nhóm máu trong di truyền học thường đánh vào các nhóm máu đặc biệt là nhóm máu AB và<br />

O đặc biệt là nhóm máu O do nếu con sinh ra máu O thì kiểu gen của bố và mẹ sẽ có alen I O , là một gợi ý<br />

người làm bài.<br />

- Đó là kinh nghiệm khi làm bài cho nhanh, ta thử áp dụng cho bài này ở đáp án B, nếu mẹ có nhóm O sẽ<br />

không thế sinh con máu AB và ngược lại mẹ nhóm máu AB không thể sinh con máu O. Do đó không cần<br />

biết người cha nhóm máu gì thì trường hợp ở đáp án B sẽ biết được đứa con nào là con của người mẹ nào.<br />

Câu 23: Đáp án A.<br />

- Gen lặn a quy định bệnh máu khó đông và gen lặn b quy định bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Hai gen này<br />

cùng nằm trên NST X.<br />

Trang 28


- Theo đề bài:<br />

+ Người vợ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông có kiểu gen: X Ab X -b .<br />

+ Người chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục có kiểu gen X aB Y.<br />

- Cho nên hiện tượng hoán vị gen trong trường hợp này không có ý nghĩa.<br />

P: X Ab X -b x X aB Y suy đời con có các kiểu gen X Ab X aB , X -b X aB , X -b Y, X ab Y.<br />

-Từ các kiểu gen này ta thấy <strong>10</strong>0% con trai sinh ra bị mù màu đỏ - xanh lục, các trường hợp khác nêu ra ở<br />

các đáp án B, C, D đều sai hoặc chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào kiểu gen chính xác của người mẹ.<br />

Câu 24: Đáp án B.<br />

- Theo phả hệ tao thấy bệnh xuất hiện đại đa số ở nam giới mẹ không bệnh sinh con bị bệnh suy ra gen<br />

gây bệnh là gen lặn nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Ngoài ra bệnh còn có thể<br />

do gen lặn nằm trên NST thường hoặc vùng tương đồng của NST X và Y quy định nhưng đây chỉ là<br />

trường hợp xảy ra với xác suất thấp suy ra (1) chắc chắn sai, (2) và (3) chưa chắc chắn sai.<br />

(4) đúng người II.9 có kiểu gen dị hợp (X A X a hoặc Aa) là đúng vì sinh con trai bị bệnh (X a Y, X a Y a hoặc<br />

aa)<br />

(5) chưa chắc chắn sai vì II.2 x II.3: X A X a (hoặc Aa) x X A Y (hoặc X A Y A , Aa,...) sinh con vẫn có nguy cơ<br />

mắc bệnh.<br />

Câu 25: Đáp án B.<br />

(a) Đúng, càng nhiều NST X chiều cao của người càng tăng.<br />

(b) Sai vì theo bảng số liệu ta thấy được Y cũng góp phần tạo chiều cao ở người nam suy ra gen quy định<br />

chiều cao nằm trên NST X lẫn trên Y.<br />

(c) Đúng vì nếu NST X bị bất hoạt kéo theo sự bất hoạt của gen quy định chiều cao thì không có sự khác<br />

biệt giữa ngươi 45, XO; 46, XX; 47, XXX.<br />

(d) Sai vì gen quy định chiều cao có ở NST X và Y suy ra nó nằm trên vùng tương đồng, cho nên vùng bị<br />

bất hoạt trên NST X không thể nằm ở vùng tương đồng.<br />

Câu 26: Đáp án D.<br />

- Đáp án A sai vi chỉ cho bệnh nhân ăn ít thức ăn có chứa phêninalanin không thể không cho ăn các thức<br />

ăn này, vì các thức ăn dùng hằng ngày đa phần có chứa phêninalanin.<br />

- Đáp án B sai vì bệnh Đao và Tơc nơ là các bệnh di truyền, mặc dù người mắc 2 bệnh này không sinh<br />

sản được nhưng nếu xét ở đời bố mẹ của người bệnh thì sự di truyền thể hiện ở đột biến giao tử của bố mẹ<br />

làm <strong>phá</strong>t sinh 2 bệnh này.<br />

- Đáp án C sai vì đột biến thay cặp T-A thành cặp A-T dẫn đến đột biến sai nghĩa.<br />

- Đáp án D đúng vì bệnh bạch tạng có thể do gen lặn ở các locus khác nhau quy định, ví dụ trường hợp<br />

bố bệnh (aaBB) x mẹ bệnh (AAbb) sẽ sinh con bình thường (AABB)<br />

Câu 27: Đáp án B.<br />

- Đáp án A sai vì bệnh mù màu xuất hiện ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ ít gặp hơn.<br />

- Đáp án C sai vì bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định nên xác suất gặp ở nữ và ở<br />

nam bằng nhau.<br />

- Đáp án D sai vì người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 nên cần 1 trong 2 giao tử của bố hoặc mẹ thừa<br />

1 NST.<br />

Câu 28: Đáp án D.<br />

- Nghiên cứu phả hệ là phương <strong>phá</strong>p đơn giản để xác định quy luật di truyền của bệnh.<br />

Trang 29


- Xét nghiệm ADN sẽ không khả quan do chưa biết bệnh máu khó đông nằm trên NST nào, chưa định<br />

hướng được đoạn gen nằm ở đâu trên NST.<br />

- Nghiên cứu tế bào học sẽ không có kết quả với các bệnh di truyền phân tử như máu khó đông.<br />

- Nghiên cứu di truyền quần thể phạm vi rộng và tốn nhiều công sức, phức tạp hơn nghiên cứu phả hệ.<br />

Câu 29: Đáp án B.<br />

Gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư là đột biến gen trội, gen này xuất hiện trong các tế bào<br />

sinh dưỡng nên không di truyền được.<br />

Câu 30: Đáp án C.<br />

Khi gặp bài tập dạng này, bạn cần lưu ý nếu có sự trùng lặp giữa các đáp án ta mạnh dạn bỏ qua không<br />

xét đến sự trùng lặp này làm gì cho mất thời gian kết hợp với việc loại dần các đáp án sai.<br />

- Ý I cả 4 đáp án đều nối với d ta bỏ qua.<br />

- Ý II: hội chứng Đao, hội chứng này người bệnh có 3 NST số 21 vậy II nối với b, ta loại A, D.<br />

- Ý III hai đáp án B, C đều nối với g ta bỏ qua.<br />

- Ý IV: hội chứng 3X, hội chứng này còn gọi là hội chứng siêu nữ, người nữ có 3 NST X nên thừa 1 NST<br />

X vậy IV nối với a, ta loại B và chọn C.<br />

Câu 31: Đáp án C.<br />

Trí năng là khả năng trí tuệ của con người.<br />

- Sự biểu hiện của trí tuệ phụ thuộc nhiều vào gen điều hòa hơn là gen cấu trúc nên A sai.<br />

- Chỉ số IQ là chỉ số đánh giá sự di truyền trí năng, chỉ số này là tính trạng số lượng nên do nhiều gen chi<br />

phối nên C đúng.<br />

- Là tính trạng số lượng nên chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường nên B sai.<br />

- Những người có IQ dưới 45 nguyên nhân thường do gen hoặc NST đột biến nên D sai.<br />

Câu 32: Đáp án D.<br />

Ung thư có nhiều tác nhân gây ra như đột biến di truyền, tác nhân lí hóa sinh, virút nhưng không có vi<br />

khuẩn gây ung thư.<br />

Câu 33: Đáp án B.<br />

(1) sai, (2) đúng vì khi đếm số lượng NST trên hình ta thấy có tổng cộng 45 NST.<br />

(3) đúng vì NST số 1 là lớn nhất.<br />

(4) sai vì trong bộ NST này 3 NST được đánh số 1, 2, 3 là 3 NST lớn nhất trong đó NST số 1 là lớn nhất<br />

nên 2 NST được đánh số 2 và 3 sẽ có 1 chiếc thuộc cặp NST số 1,1 chiếc thuộc cặp NST số 2.<br />

(5) đúng vì ở người thể một chỉ có duy nhất hội chứng Turner mới tồn tại tới tuần 16 tuần trở đi, các<br />

trường hợp đa bội, lệch bội kép, lệch bội từ thể không trở xuống hay thể một ở NST khác đều sớm bị sẩy<br />

thai.<br />

(6) đúng vì đứa con sinh ra sẽ bị Turner nên tốt nhất bác sĩ nên yêu cầu thai phụ ngưng thai kì.<br />

Câu 34: Đáp án C.<br />

Bệnh phêninkêtô niệu làm người bệnh không có khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin gây đầu<br />

độc não, vì vậy sự biểu hiện mức độ nặng nhẹ phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thích ứng của tế bào thần<br />

kinh não giữa các người bệnh.<br />

Câu 35: Đáp án B.<br />

Trang 30


Gen ung thư được tạo thành do đột biến gen tiền ung thư xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng nên không di<br />

truyền cho thế hệ sau.<br />

Câu 36: Đáp án D.<br />

- Trong bài này ta nên loại trừ các đáp án.<br />

- Đáp án B chắc chắn sai do lạc đề.<br />

- Ta đã biết gen nằm trên Y là rất ít và hầu hết các bệnh được học trong chương trình như mù màu, máu<br />

khó đông,... là do gen lặn nằm trên NST X không alen tương ứng trên NST Y, ở người nam chỉ cần nhận<br />

một alen lặn sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình còn ở người nữ phải cần đến 2 alen do alen gây bệnh là<br />

alen lặn nên A sai.<br />

- Đáp án C là đúng nhưng chưa rõ bằng đáp án D vì không nói rõ gen nằm trên NST X này thuộc vùng<br />

tương đồng hay không tương đồng.<br />

Câu 37: Đáp án D.<br />

Theo phả hệ ta thấy bệnh này khi người mẹ mắc thì con sinh ra đều bị bệnh nên bệnh do gen nằm ngoài tế<br />

bào chất quy định, vậy trong 4 phương án trên chỉ có bệnh động kinh là do gen nằm ngoài tế bào chất quy<br />

định.<br />

Câu 38: Đáp án B.<br />

- Một số lưu ý:<br />

+ Gen tiền ung thư là gen lặn nên đột biến của nó là đột biến gen trội.<br />

+ Gen ức chế <strong>khối</strong> u là gen trội nên đột biến của nó là đột biến gen lặn.<br />

- Ta sẽ có nội dung (4) đúng, (5) sai suy ra loại A, C.<br />

- Ở nội dung (3) cho rằng ung thư di truyền qua sinh sản hữu tính là sai do bệnh này xuất hiện ở tế bào<br />

sinh dưỡng suy ra loại D.<br />

Câu 39: Đáp án D.<br />

Bệnh động kinh do gen nằm trong ti thế tức nằm trong tế bào chất quy định, bệnh này di truyền theo dòng<br />

mẹ. Nếu mẹ bị bệnh thì các con đều bị bệnh.<br />

Câu 40: Đáp án D.<br />

- 1, 2, 3, 4: Đúng.<br />

- Theo hình vẽ đây là phương <strong>phá</strong>p sinh thiết tua nhau thai, những người có tiền sử mắc bệnh hay trong<br />

gia đình có người mắc bệnh nên áp dụng phương <strong>phá</strong>p này trước khi sinh con để tránh sinh những đứa<br />

con tật nguyền.<br />

Bệnh Đao là một bệnh do đột biến số lượng NST làm xuất hiện 3 NST số 21, nhờ phương <strong>phá</strong>p này sẽ<br />

<strong>phá</strong>t hiện ra tế bào có bị đột biến số lượng NST.<br />

- 5: Sai, không thể chỉ quan sát các nhiễm sắc thể của tế bào phôi bong ra mà bác sĩ có thể chuẩn đoán<br />

được các bệnh cần phải thực hiện phân tích, so sánh, ...<br />

Câu 41: Đáp án C.<br />

- Ở bài này, ta liên hệ cụ thể ở bệnh Đao, người mẹ càng lớn tuổi sinh con mắc bệnh Đao càng cao, cho<br />

nên tỉ lệ sinh ra con mắc bệnh di truyền sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ.<br />

- Theo chính sách kế hoạch hóa gia đình của nhà nước Việt Nam "gia đình 2 con, vợ chồng hạnh phúc",<br />

người mẹ này đã có 2 người rồi không nên sinh con nữa.<br />

Câu 42: Đáp án C.<br />

Trang 31


Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O để sinh được các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen<br />

I A I O và I B I O .<br />

- Đáp án A sai vì hai đứa con có cùng nhóm A và có kiểu gen I A I O .<br />

- Đáp án B sai vì chỉ biết hai người phải có kiểu gen I A I O và I B I O nhưng chưa xác định được ai nhóm A và<br />

ai nhóm máu B.<br />

- Đáp án C đúng vì với những dữ kiện này chỉ xác định được kiểu gen của 5 đứa con còn bố và mẹ chưa<br />

xác định được như đã nói ở đáp án B.<br />

- Đáp án D sai vì chắc chắn đứa con máu O sẽ có kiểu gen đồng hợp I O I O .<br />

Câu 43: Đáp án C.<br />

- Đáp án A sai vì em trai mắc bệnh nên phả hệ bên phải là phả hệ của gia đình người vợ, suy ra phả hệ<br />

bên trái là phả hệ của gia đình người chồng, tuy nhiên ở phả hệ này không có người nam chưa kết hôn.<br />

- Đáp án B sai vì phả hệ được lập chưa chính xác, không có quy luật di truyền nào phù hợp với bệnh do<br />

gen có 2 alen quy định.<br />

- Đáp án C đúng vì em trai mắc bệnh nên phả hệ bên phải là của người chồng và người chồng là người<br />

II.3, người vợ là người II.5 ở phả hệ bên trái. Ngoài ra khi kiểm tra lại các giả thiết, cũng như quy luật di<br />

truyền, ta thấy phả hệ được lập phù hợp.<br />

- Đáp án D sai vì trong cả hai phả hệ nhưng người người độc thân đều là người nam.<br />

Câu 44: Đáp án A.<br />

(1) Sai, bệnh bạch tạng do gen lặn quy định nằm trên NST thường.<br />

(2) Đúng, túm lông ở tai và tật dính ngón tay 2-3 ở người có hiện tượng di truyền thẳng do gen lặn nằm<br />

trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể Y.<br />

(3) Sai, một người từ đồng bằng lên núi cao thì số lượng hồng cầu thay đổi, đây là hiện tượng thường<br />

biến, hiện tượng này xảy ra để giúp cơ thể điều chỉnh nội môi do vùng núi ít oxi hơn đồng bằng.<br />

(4) Sai, bệnh Đao là bệnh di truyền ở cấp độ tế bào.<br />

(5) Sai, không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.<br />

(6) Đúng, hiện nay nguyên nhân và cơ chế gây ung thư chưa được làm sáng tỏ.<br />

Câu 45: Đáp án D.<br />

Ta gọi alen trội A quy định bệnh, alen lặn a bình thường.<br />

- Đáp án A sai vì cha và mẹ bị bệnh thì chưa chắc sinh con bị bệnh nếu bố mẹ dị hợp: Aa x Aa.<br />

- Đáp án B sai vì cha bị bệnh thì chưa chắc sinh con bị bệnh nếu bố không có kiểu gen đồng hợp: Aa x<br />

aa.<br />

- Đáp án C sai vì gen nằm trên NST thường thì không có hiện tượng di truyền chéo.<br />

- Đáp án D đúng vì nếu đời cháu bị bệnh tức mang alen A trội, alen này được thừa hưởng từ bố mẹ và bố<br />

mẹ thừa hưởng từ ông bà nên ít nhất một trong các ông bà của em bé bị bệnh.<br />

Câu 46: Đáp án C.<br />

- Trong bài ta chắc chắn biết mù màu và phênilketo niệu là hai bệnh do đột biến gen lặn gây ra nên ta loại<br />

đáp án A.<br />

- Hội chứng tiếng mèo kêu (do đột biến cấu trúc NST số 5) và ung thư máu (do đột biến cấu trúc NST số<br />

21) là 2 hai bệnh do đột biến NST ta loại đáp án B, D.<br />

Câu 47: Đáp án A.<br />

Trang 32


- Trường hợp gặp ở nam và không gặp ở nữ: (4), (8).<br />

- Trường hợp gặp ở nam và ít gặp ở nữ: (3), (6).<br />

Câu 48: Đáp án C.<br />

(1) Sai, phải nghiên cứu ít nhất 3 đời.<br />

(2) Đúng, nghiên cứu tế bào học <strong>phá</strong>t hiện được các bệnh di truyền do đột biến NST gây ra.<br />

(3) Đúng, có thể nói đa số tính trạng xấu về ngoại hình là tính trạng trội còn ngược lại là tính trạng lặn.<br />

(4) Sai, chỉ số ADN có tính chuyên biệt cá thể.<br />

(5) Đúng, liệu <strong>phá</strong>p gen mở ra những triển vọng chữa trị bệnh HIV do hiện nay HIV chưa chữa trị được.<br />

(6) Đúng, HIV là hội chứng gây suy giảm miễn dịch.<br />

Câu 49: Đáp án A.<br />

- Mức độ gần gũi về huyết thống thể hiện qua số lượng đoạn ADN giống nhau:<br />

- Lưu ý mức độ gần gũi như sau: cha mẹ - con cái > anh - chị - em > ông bà - cháu > cô, dì, chú, bác, cậu<br />

- cháu.<br />

+ Đối tượng 1 với đối tượng 2 giống nhau: 4 đoạn ADN.<br />

+ Đối tượng 1 với đối tượng 3 giống nhau: 2 đoạn ADN.<br />

+ Đối tượng 1 với đối tượng 4 giống nhau: 4 đoạn ADN.<br />

+ Đối tượng 2 với đối tượng 3 giống nhau: 4 đoạn ADN.<br />

+ Đối tượng 2 với đối tượng 4 giống nhau: 3 đoạn ADN.<br />

+ Đối tượng 3 với đối tượng 4 giống nhau: 1 đoạn ADN.<br />

Ngoài ra kết hợp với lứa tuổi có thể kết luận:<br />

+ Đối tượng 1 với đối tượng 2 và 4 có quan hệ cha mẹ - con cái<br />

+ Đối tượng 1 với đối tượng 3 có quan hệ ông bà - cháu<br />

+ Đối tượng 2 với đối tượng 3 có quan hệ cha mẹ - con cái<br />

+ Đối tượng 2 với đối tượng 4 có quan hệ anh - chị - em<br />

+ Đối tượng 3 với đối tượng 4 có quan hệ cô, dì, chú, bác, cậu - cháu.<br />

(1) đúng vì có đoạn ADN cả 4 người đều giống nhau.<br />

(2) đúng vì đối tượng 1 với đối tượng 2 có quan hệ cha mẹ - con cái gần hơn đối tượng 3 với đối tượng 4<br />

có quan hệ cô, dì, chú, bác, cậu - cháu.<br />

(3) sai vì giữa đối tượng 1 và 2 hay đối tượng 2 và 3 đều có quan hệ cha mẹ - con cái.<br />

(4) đúng vì đối tượng 3 với đối tượng 4 có quan hệ cô, dì, chú, bác, cậu - cháu là xa nhất.<br />

Câu 50: Đáp án B.<br />

(1) Đúng.<br />

(2) Đúng.<br />

(3) Sai, HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường tình dục.<br />

(4) Sai, bệnh HIV có 4 giai đoạn: sơ nhiễm, nhiễm HIV không triệu chứng, cận AIDS và AIDS.<br />

(5) Sai, người bị HIV thường chết do bị các vi sinh vật khác tấn công do suy giảm miễn dịch.<br />

(6) Đúng.<br />

Câu 51: Đáp án C.<br />

Trang 33


- Theo phả hệ trên và đề bài cho biết là một trong hai bệnh bệnh phêninkêtô niệu hoặc bệnh máu khó<br />

đông thì gen quy định bệnh là gen lặn.<br />

- Nếu là bệnh máu khó đông thì gen lặn sẽ nằm trên NST X tuy nhiên cặp vợ chồng II.5 và II.6, người<br />

chồng không bị máu khó đông sẽ không thể sinh con gái III.8 bị máu khó đông cũng như người con gái<br />

III.8 này bị máu khó đông này lại không thể sinh được các đứa con trên ở thế hệ thứ IV bình thường.<br />

- Vậy bệnh trên là bệnh phêninkêtô niệu:<br />

(a) Sai, bệnh này do gen lặn gây ra nằm trên NST thường.<br />

(b) Đúng, bệnh phêninkêtô niệu do gen quy định.<br />

(c) Đúng, bệnh này do gen nằm trên NST thường nên vai trò của bố mẹ là như nhau khi truyền gen gây<br />

bệnh cho con.<br />

(d) Sai, có 9 người biết chắc chắn kiểu gen: I.1; I.2; II.3; II.4; III.2; III.3; IV.1; IV.2; IV.3 (bạn đọc tự<br />

giải)<br />

(e) Đúng, bệnh do gen quy định nên có khả năng nghiên cứu bằng phương <strong>phá</strong>p di truyền học phân tử.<br />

Câu 52: Đáp án C.<br />

- Bệnh X do gen trội nằm trên NST thường quy định, không thể là gen lặn trên NST thường quy định vì ở<br />

đời con, số lượng người bị bệnh đã quá nửa.<br />

- Mặt khác phả hệ có điều đặc biệt là ở các cặp vợ chồng 1 trong 2 người thì có người bị bệnh và đời con<br />

có người không bị bệnh (aa) suy ra bố mẹ có kiểu gen Aa (bị bệnh) x aa (bình thường), con sinh ra nếu<br />

bình thường sẽ có kiểu gen aa, nếu bị bệnh sẽ có kiểu gen Aa.<br />

- Cho nên tất cả các người trong phả hệ đều biết chắc chắn kiểu gen. Tổng cộng có 22 người.<br />

Câu 53: Đáp án C.<br />

- Hội chứng Đao - Bệnh nhân thường thấp bé, má phệ cổ rụt.<br />

- Bệnh hồng cầu hình liềm- Bệnh nhân khi bị bệnh xuất hiện hàng loạt các rối loạn bệnh lí trong cơ thể.<br />

- Bệnh mù màu - Bệnh di truyền liên kết với giới tính.<br />

- Bệnh bạch tạng - Bệnh do đột biến gen lặn gây ra, nhóm người này thường xuất hiện với tần số thấp<br />

trong quần thể.<br />

- Hội chứng Claiphentơ - Chỉ xuất hiện ở người nam không xuất hiện ở người nữ.<br />

- Hội chứng Siêu nữ - Chỉ xuất hiện ở người nữ không xuất hiện ở người nam<br />

Câu 54: Đáp án B.<br />

Con trai có nhận giao tử chứa nhiễm sắc thể X của mẹ.<br />

Câu 55: Đáp án C.<br />

(a) Đúng, bệnh ung thư vú có thể xảy ra ở cả nam và nữ tuy nhiên người nam nguy cơ mắc thấp hơn.<br />

(b) Đúng, bệnh ung thư vú không thể chữa khỏi hoàn toàn chỉ có thể áp dụng một số phương <strong>phá</strong>p chữa<br />

bệnh như xạ trị, hóa trị nhưng gây hậu quả nặng nề cho người bệnh.<br />

(c) Sai, ung thư vú xảy ra do nguyên nhân gen ức chế <strong>khối</strong> u bị đột biến.<br />

(d) Đúng.<br />

(e) Đúng, vì ung thư vú gây ra <strong>khối</strong> u ác tính.<br />

Câu 56: Đáp án D.<br />

I, II, III, VI: Đúng.<br />

Trang 34


Bệnh đái tháo đường thật ra hiện nay cũng chưa được xác định rõ là di truyền theo kiểu nào và do gen nào<br />

nằm trên đâu quy định.<br />

Nhưng theo phả hệ ta thấy bệnh này ít nhất có khả năng di truyền cho thế hệ sau nên (I) đúng.<br />

(II) Đúng vì ở cặp vợ chồng thế hệ thứ IV, cả hai đều bị bệnh và sinh con mắc bệnh 6/7 người cho nên<br />

nguy cơ sinh con bị bệnh đái tháo đường rất cao.<br />

(III) Đúng vì trong các cặp vợ chồng ở thế hệ I, II, III nếu người vợ bị bệnh hầu như sinh con bị bệnh.<br />

(IV) Sai hiện nay bệnh đái tháo đường đã tìm ra nguyên nhân là do tụy ngừng hoạt động không sản sinh<br />

insulin điều hòa lượng đường huyết trong máu.<br />

(V) Sai, ăn ít chất bột đường.<br />

(VI) Đúng vì Insulin là thuốc chữa đái tháo đường hiệu quả nhất hiện nay.<br />

Câu 57: Đáp án B.<br />

(1) Bệnh pheninketo niệu do gen lặn nằm trên NST thường, gặp ở cả nam và nữ.<br />

(2) Hội chứng Claiphentơ, người bệnh có 3 NST giới tính XXY, chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ.<br />

(3) Hội chứng Etout, người bệnh có 3 NST số 18, gặp ở cả nam và nữ.<br />

(4) Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen nằm trên NST Y quy định, chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ.<br />

(5) Hội chứng Patau, người bệnh có 3 NST số 13, gặp ở cả nam và nữ.<br />

(6) Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X không alen tương ứng trên Y, bệnh thường gặp ở<br />

nam, ít gặp ở nữ.<br />

Vậy có 1 bệnh tật gặp ở nam mà ít gặp ở nữ và 3 bệnh gặp ở cả nam và nữ<br />

Câu 58: Đáp án C.<br />

Quy ước I A I O , I A I A : máu A; I B I O , I B I B máu, I O I O : máu O, I A I B : máu AB.<br />

- Cụ bà sinh được người con máu O (I O I O ) và người con máu AB (I A I B ) mà có chồng máu B nên cụ bà có<br />

nhóm máu A và có kiểu gen I A I O .<br />

- Như vậy những người có nhóm máu phù hợp (do đã biết thông tin) truyền máu được cho cụ bà đều<br />

vắng, số người khác biết thông tin nhưng có nhóm máu không phù hợp nên ta sẽ đi tìm người có mặt và<br />

có nhóm máu phù hợp với cụ bà.<br />

- Đầu tiên là người II.6 người này có chồng máu O nhưng vắng mặt, sinh con có máu A, máu B nên<br />

người này có máu AB sẽ không truyền được cho cụ bà,<br />

- Người con III.6 chưa rõ máu A hay B nên không chọn.<br />

- Tiếp theo là người II.2, người này lấy chồng máu B sinh con có máu A, máu O nên chắc chắn người<br />

này có nhóm máu A truyền được cho cụ bà.<br />

- Người con III.3 chưa rõ nhóm máu gì nên không chọn.<br />

Câu 59: Đáp án C.<br />

Với bạn ít quan tâm đến bệnh này, bài này sẽ rất khó để làm đúng. Tuy nhiên ta có thể sử dụng phương<br />

<strong>phá</strong>p loại trừ như sau:<br />

- Nội dung 1 về ung thư máu sẽ liên quan đến tủy nên 1 nối với e suy ra ta loại A.<br />

- Nội dung 2 về ung thư tuyến tiền liệt, nếu các bạn không biết ta bỏ qua nội dung này.<br />

- Nội dung 3 về ung thư cổ tử cung cả B, C, D, 3 đều nối với a, ta bỏ qua nội dung này.<br />

Trang 35


- Nội dung 4 về ung thư gan và phổi nội dung này rất quen thuộc, các bạn cũng hay nghe nói người hút<br />

thuốc thường có nguy cơ ung thư phổi cao, còn người uống nhiều bia rượu thường có nguy cơ ung thư<br />

gan cao nên 4 nối với b. Vậy ta chọn C, loại B và D<br />

Câu 60: Đáp án B.<br />

Giả sử gen gây bệnh là alen lặn m. Để có khả năng sinh con gái bị mù màu mà không xảy ra đột biến gen<br />

(do các đáp án không đề cập đến việc gen bị đột biến) thì:<br />

+ Người mẹ phải có kiểu gen X M X m .<br />

+ Người cha có kiểu gen X M Y.<br />

Bài này thuộc dạng câu phân loại nên ta sẽ xét từng đáp án để chắc chắn:<br />

+ Đáp án A, người con gái này bị mù màu mà mắc hội chứng siêu nữ tức có kiểu gen X m X m X m , với kiểu<br />

gen của bố mẹ như trên không thể cho con có kiểu gen này.<br />

+ Đáp án B, quá trình giảm phân bất thường ở người bố, NST giới tính không phân li:<br />

- Nếu không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo giao tử: X M Y, O.<br />

- Nếu không phân li ở giảm phân II, giảm phân I bình thường sẽ tạo giao tử: X M X M , YY, O.<br />

Mẹ giảm phân bình thường tạo giao tử: X M , X m .<br />

Như vậy người con gái này vẫn có khả năng bị bệnh mù màu nếu X m + O = X m O.<br />

+ Đáp án C, kiểu hình là nữ nhưng kiểu gen là X m X m Y là không hợp lí vì nếu có mặt NST Y sẽ quy định<br />

giới tính là nam.<br />

+ Đáp án D, theo đáp án B người nữ này khi mắc bệnh sẽ bị hội chứng Tớc nơ khi đó người này khó có<br />

thể sinh con được nên không thể chắc chắn sẽ truyền lại gen mù màu cho con trai.<br />

Câu 61: Đáp án C.<br />

- Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nucleotit không mang thông tin di truyền, hay nói cách khác là<br />

sự lặp lại của các đoạn intron. Trình tự này đặc trưng cho mỗi cá thể.<br />

- Việc nghiên cứu và giải mã chỉ số ADN, để tìm ra sự trùng khớp của các đoạn bị trùng lặp này ở người<br />

thân của nạn nhân.<br />

- Theo lời báo của GSTT, sau khi tiếp nhận thi thể này, Viện Khoa học hình sự Bộ <strong>Công</strong> an tiến hành xét<br />

nghiệm, phân tích, giám định ADN từ mẫu xương của xác phụ nữ trôi sông, với mẫu tế bào niêm mạc của<br />

mẹ nạn nhân, mẫu tóc của bố đẻ và con trai chị H. Đến nay, cơ quan giám định Bộ <strong>Công</strong> an đã kết luận<br />

xác phụ nữ trên là xác chị H.<br />

Câu 62: Đáp án A.<br />

Các biện <strong>phá</strong>p làm đúng là:<br />

(I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.<br />

(III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng.<br />

(IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh rang.<br />

Câu 63: Đáp án D.<br />

Theo hình ta thấy ADN trên nạn nhận và đối tượng 2 có phần trùng khớp với nhau, ngoài ra ADN giữa<br />

đối tượng 1 và 3 có phần trùng khớp với nhau, vậy hung thủ là đối tượng 2, đối tượng 1 và đối tượng 3 có<br />

quan hệ huyết thống.<br />

Câu 64: Đáp án B.<br />

Từ thông tin đề bài trên, ta xử lí lại theo nhóm máu như sau:<br />

Trang 36


Cặp bố mẹ I II III<br />

Nhóm máu A và A A và B B và O<br />

Con 1 2 3<br />

Nhóm máu B O AB<br />

Cặp cha mẹ thứ I cả hai nhóm máu A không thể sinh con máu B và máu AB nên đứa con thứ 2 là của họ<br />

vậy I - 2, ta chọn B, loại các đáp án còn lại.<br />

Câu 65: Đáp án A.<br />

- Theo phả hệ, ta thấy có sự di truyền chéo ở thế hệ II sang thế hệ III, thế hệ II và IV bệnh xét hiện ở nam<br />

nhiều hơn nữ suy ra bệnh do gen nằm trên NST giới tính quy định.<br />

- Xét cặp vợ chồng 1.1 và 1.2, bố không bệnh nhưng sinh con gái bị bệnh do đó gen gây bệnh là gen trội<br />

suy ra (1) sai.<br />

- Kiểu gen của các người trong phả hệ<br />

Vậy có tổng cộng 22 người biết rõ kiểu gen, suy ra (2) sai.<br />

(3) đúng vì người II.7 có mang alen lặn, người 1.4 (X a Y) có kiểu hình bình thường.<br />

(4) sai vì người II.3 có kiểu gen X A X a , người II.7 có kiểu gen X ? X a chưa biết.<br />

(5) sai vì III.4 x III.5 : X A Y x X A X a sinh con tỉ lệ nam nữ bình thường hay mắc bệnh đều như nhau.<br />

Câu 66: Đáp án B.<br />

(1) Đúng vì bố mẹ không bệnh sinh con bị bệnh, không có hiện tượng di truyền chéo.<br />

(2) Sai vì trên phả hệ có 31 người biết rõ kiểu gen (bạn đọc tự giải) trừ người II.8 ở phả hệ trái, cộng thêm<br />

bạn có kiểu gen aa suy ra có tổng cộng 32 người.<br />

(3) Sai vì bạn có tổng cộng 2 người anh họ không bị bệnh và 3 cô em họ bị bệnh.<br />

(4) Đúng vì mợ hai là người II.4 phả hệ phải, vợ chồng mợ có kiểu gen Aa x aa suy ra sinh con vẫn có<br />

nguy cơ mắc bệnh.<br />

(5) Đúng vì thím tư là người II.7 phả hệ trái và cậu út là người II.8 phả hệ phải.<br />

(6) Đúng người II.8 chưa biết kiểu gen là cô út<br />

Câu 67: Đáp án A.<br />

Bố mẹ không bị bệnh nhưng mang gen lặn vẫn có thể sinh con bị bệnh.<br />

Câu 68: Đáp án A.<br />

(1) Sai bệnh X do gen lặn nằm trên NST X quy định vì theo thông tin trên ta thấy những người bị bệnh<br />

toàn là người nam.<br />

Trang 37


(2) Đúng vì con trai của cô ba bị bệnh nên vợ chồng cô ba có kiểu gen X A Y x X A X a suy ra nếu cô ba sinh<br />

con gái thì con gái không bị bệnh.<br />

(3) Sai vì bà ngoại và ông ngoại không bệnh như sinh cậu út bị bệnh X vậy ông bà sẽ có kiểu gen X A Y x<br />

X A X a suy ra chưa biết kiểu gen của mẹ.<br />

(4) Sai vì chưa biết rõ kiểu gen của hai người này.<br />

Câu 69: Đáp án B.<br />

Các bệnh gặp cả nam và nữ là (1), (2), (3), (6), trong đó<br />

(6) bệnh máu khó đông do gen lặn nằm NST X quy định gặp ở nam và ít gặp ở nữ.<br />

(4) Tật có túm lông ở vành tai chỉ gặp ở nam.<br />

(5) Hội chứng Tơcnơ chỉ gặp ở nữ.<br />

Câu 70: Đáp án C.<br />

Ta có thông tin truyền máu như sau:<br />

Trường hợp Người truyền máu Kiểu gen của người<br />

truyền máu<br />

I A I A I O AB<br />

II B I B I ? B<br />

III A I A I O A<br />

IV O I O I O O<br />

V B I B I O B<br />

Giải thích:<br />

Người nhận máu<br />

- Người máu A thứ nhất sinh được con gái máu O ở trường hợp IV, suy ra người này có kiểu gen I A I O .<br />

- Ở trường hợp V, chồng người máu AB có kiểu gen dị hợp để truyền máu đúng nguyên tắc thì người này<br />

phải có kiểu gen I B I O .<br />

- Con gái và con trai của người mẹ máu AB ở 2 trường hợp II và III có kiểu gen như trên vì bố x mẹ: I B I O<br />

xI A I B .) Tổng cộng:<br />

+ Nhóm máu A có 3/<strong>10</strong> người.<br />

+ Nhóm máu B có 4/<strong>10</strong> người.<br />

+ Nhóm máu AB có 1/<strong>10</strong> người.<br />

+ Nhóm máu O có 2/<strong>10</strong> người.<br />

(1) sai vì người truyền máu ở trường hợp II chưa biết kiểu gen.<br />

(2) đúng vì chỉ có người máu AB ở trường hơp I và người máu O ở trường hợp IV biết rõ kiểu gen.<br />

(3) đúng vì người không được phép truyền máu cho người có nhóm máu A là người có máu B hoặc AB.<br />

Tổng cộng có 5 người.<br />

(4) sai vì người không được phép nhận nhóm máu B là người có máu A hoặc O. Tổng cộng có 5 người.<br />

(5) sai vì người sở hữu kháng thể a hoặc b trong nhóm máu là người có nhóm máu A hoặc B. Tổng cộng<br />

có 7 người.<br />

(6) đúng vì người không sở hữu kháng thể a hoặc b trong nhóm máu là người có nhóm máu AB. Tổng<br />

cộng có 1 người.<br />

Câu 71: Đáp án B.<br />

Trang 38


(1) đúng vì trong 4 hình trên chỉ có hình A và C có 46 NST.<br />

(2) đúng vì trong 4 hình trên có hình B và C có 47 NST.<br />

(3) sai vì có 2 người có 47 NST.<br />

(4) sai vì không có người nào có 45 NST.<br />

Câu 72: Đáp án D.<br />

Gen quy định các bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Macphan và phenylketo niệu là gen đa hiệu.<br />

Câu 73: Đáp án B.<br />

(1) đúng vì theo đề bài<br />

(2) đúng, khi truyền đúng nhóm máu và đúng kiểu gen thì tỉ lệ đào thải là thấp nhất theo lí <strong>thuyết</strong>.<br />

(5), (6) đúng vì theo phả hệ trên đã giải.<br />

- Cháu không truyền máu cho dì suy ra dì không phải máu AB.<br />

- Bố và mẹ không phải máu AB vì sinh con máu O.<br />

- Bố vợ đã truyền máu cho con rể, con gái chưa chồng (dì) truyền máu cho mẹ, cô đã là máu O nên người<br />

mà cháu truyền trong trường hợp IV là cậu (máu AB).<br />

- Trường hợp bố vợ truyền máu cho con rể sẽ là 1 trong 2 trường hợp I và III vì người máu O còn lại là<br />

cô đã chiếm trường hợp II, nhưng con rể không thể là người máu AB vậy ta loại trường hợp I, nhận<br />

trường hợp III và kết luận bố vợ máu B, con rể máu B, suy ra (4) đúng.<br />

Trang 39


- Người cô máu O (II.5) phải truyền cho vợ (II.3) vì dì (II.2) truyền máu cho mẹ (1.2). Vậy vợ và dì có<br />

nhóm máu A, mẹ có nhóm máu AB suy ra (3) sai.<br />

Câu 74: Đáp án D.<br />

(1) Đúng vì đối tượng 1 có những đoạn ADN giống của bố mà không giống của mẹ.<br />

(2) Đúng vì đối tượng 2 có những đoạn ADN giống của bố và giống của mẹ.<br />

(3) Đúng vì đối tượng 3 không có đoạn ADN nào giống của bố mẹ.<br />

(4) Đúng vì đối tượng 4 có những đoạn ADN giống của mẹ mà không giống của bố.<br />

(5) Đúng vì đối tượng 2 và 4 có những đoạn ADN giống nhau và giống của mẹ.<br />

(6) Đúng.<br />

(7) Đúng vì đối tượng 1 và 3 có những đoạn ADN giống nhau nhưng đối tượng 3 không có đoạn ADN<br />

nào giống của bố<br />

Câu 75: Đáp án D.<br />

(a) Đúng vì cả hai người đều có 47 NST.<br />

(b) Sai vì ngoài đột biến ở 2 NST 18 và 13, hai người này có thể bị bệnh Đao.<br />

(c) Đúng vì cả hai người đều có 47 NST lớn hơn 2n.<br />

(d) Đúng vì dựa vào chi tiết về đặc điểm và tuổi sống được ta có thể kết luận 2 người này có thể bị đột<br />

biến 1 trong 3 NST 13,18 hoặc 21.<br />

(e) Đúng vì sứt môi là dấu hiệu nhận biết người có 3 NST số 13 bị hội chứng Patau, ngón trỏ dài hơn<br />

ngón giữa là dấu hiệu nhận biết người có 3 NST số 18 bị hội chứng Eutout.<br />

Trang 40


PHẦN 2: TIẾN HÓA<br />

Tiến hóa là một phần rất hay của chương trình <strong>Sinh</strong> học <strong>12</strong>, phần này khi đi thi rất dễ sai vì số lượng câu<br />

hỏi đánh đố khá nhiều. Khi học, các bạn cần đọc thật kĩ các khái niệm và so sánh các khái niệm với nhau.<br />

Ôn đi ôn lại thật kĩ, phân tích sự khác nhau của các học <strong>thuyết</strong> tiến hóa sẽ giúp các bạn tránh khỏi sự<br />

nhầm lẫn khi thi.<br />

Nội dung chính:<br />

1. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa<br />

2. Sự <strong>phá</strong>t sinh và <strong>phá</strong>t triển của sự sống trên Trái Đất<br />

CHƯƠNG 1: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA<br />

I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA<br />

1. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp<br />

Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch.<br />

Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại<br />

địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.<br />

- Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa.<br />

+ Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử<br />

<strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển và diệt vong của các loài sinh vật.<br />

+ Căn cứ vào phương <strong>phá</strong>p đo độ phân rã của các nguyên tố phóng<br />

xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch từ đó suy ra tuổi của lớp đất<br />

đá chứa chúng.<br />

- Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.<br />

STUDY TIP<br />

Bằng phương <strong>phá</strong>p địa tầng học (xem xét sự bồi tụ của trầm tích...) ta có thể xác định được một cách<br />

tương đối tuổi của các lớp đất đá giúp xác định tuổi của hóa thạch trong đó.<br />

2. Bằng chứng tiến hóa gián tiếp<br />

Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu<br />

giữa các loài.<br />

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy<br />

các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.<br />

LƯU Ý<br />

Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.<br />

Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh<br />

Cơ quan tương đồng:<br />

Hình 1.43. Cơ quan tương đồng<br />

- Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình <strong>phá</strong>t<br />

triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.<br />

- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.<br />

Cơ quan thoái hoá: Là những cơ quan <strong>phá</strong>t triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống<br />

của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài<br />

vết tích xưa kia của chúng.<br />

Trang 1


Cơ quan tuơng tự:<br />

- Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có<br />

kiểu hình thái tương tự.<br />

- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.<br />

3. Bằng chứng tế bào học<br />

- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào<br />

là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.<br />

- Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo của cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự <strong>phá</strong>t sinh và <strong>phá</strong>t<br />

triển cá thể và chủng loại.<br />

- Các hình thức sinh sản và lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào - hình thức sinh sản<br />

của tế bào:<br />

+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân.<br />

+ Các cơ thế đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết với quá trình<br />

nguyên phân từ bào tử hay tế bào sinh dưỡng ban đầu.<br />

+ Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được <strong>phá</strong>t triển từ hợp tử thông qua quá trình nguyên<br />

phân. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh.<br />

4. Bằng chứng sinh học phân tử<br />

- Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các địa phân tử: ADN, ARN và protein.<br />

- Tất cả các loại có vật chất di truyền là ADN trừ một số loại virut có vật chất di truyền là ARN ADN có<br />

vai trò là vật chất mang thông tin di huyền. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN<br />

có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền.<br />

Hình 1.46. So sánh thành phần các axit amin trong chuỗi polipeptit<br />

Trang 2


- Tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng<br />

chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin.<br />

- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ<br />

hàng giữa các loài trên Trái Đất.<br />

- Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tưcmg đồng giữa các phân tử (ADN, prôtêin)<br />

của chúng càng cao và ngược lại.<br />

STUDY TIP<br />

ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Chính các<br />

yếu tố này tạo nên tính đặc trưng cho phân tử ADN của mỗi loài. Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về<br />

thành phần số lượng và đặc biệt trật tự sắp xếp của các nucleotit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa<br />

các loài.<br />

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA<br />

<strong>Học</strong> <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại<br />

1. Nguồn nguyên liệu tiến hóa<br />

Biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa gồm biến dị tổ hợp và đột biến (đột biến<br />

gen và đột biến NST).<br />

Quá trình giao phối ngẫu nhiên: Phát tán các biến dị trong quần thể và làm phong phú thêm vốn gen của<br />

quần thể. Tuy nhiên, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì nó không làm thay đổi thành<br />

phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.<br />

Quá trình tác động của chọn lọc tự nhiên: Tác động trực tiếp lên kiểu hình, sàng lọc các kiểu hình có lợi<br />

phù hợp với môi trường, biến thiên kiểu gen của quần thể từ đó làm thay đổi vốn gen của quần thể.<br />

Quần thể - đơn vị tiến hóa cơ sở có các đặc điểm:<br />

Theo Timôphêep Rixôpxki, đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:<br />

- Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.<br />

- Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.<br />

- Tồn tại thực trong tự nhiên.<br />

LƯU Ý<br />

Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở, vì:<br />

- Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên.<br />

- Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất.<br />

- Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ.<br />

2. Các nhân tố tiến hóa<br />

a. Đột biến<br />

Vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa<br />

+ Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. Quá trình <strong>phá</strong>t sinh đột biến đã gây ra một áp<br />

lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi<br />

tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến với từng gen thường rất thấp và đột biến có tính<br />

thuận nghịch nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với các quần thể lớn.<br />

+ Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

Đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây<br />

ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.<br />

Đột biến là nguồn nguyên liệu của tiến hóa<br />

Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn. Ban đầu alen lặn thường tồn<br />

tại ở thể dị hợp nên không biểu hiện ở kiểu hình. Qua quá trình giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng<br />

hợp và được biểu hiện. Giá trị thích nghi của thể đột biến phụ thuộc môi trường sống và tổ hợp đột biến.<br />

Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi<br />

+ Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng <strong>phá</strong> vỡ mối quan hệ hài hòa trong<br />

kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời.<br />

Trong môi trường quen thuộc, thể đột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi so với dạng<br />

gốc. Nhưng đặt vào điều kiện mới, nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn.<br />

+ Ví dụ: Ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm trong môi trường bình thường, nhưng<br />

Trang 3


lại sinh trưởng nhanh trong môi trường có DDT.<br />

Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp đột biến<br />

+ Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một<br />

tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi.<br />

+ Ví dụ: Sâu bọ có màu sắc sặc sỡ là các thể đột biến thường nổi bật trên nền lá xanh so với sâu<br />

màu xanh. Chúng thường có mùi hôi, nọc độc gây nguy hiểm cho chim ăn sâu. Nhờ có màu sắc sặc sỡ<br />

nên chúng kịp báo hiệu cho các loài chim tránh tấn công chúng. Như vậy màu sắc sặc sỡ trở thành đặc<br />

điểm thích nghi theo hướng "báo hiệu".<br />

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì:<br />

Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa, nhưng trong đó đột biến gen là nguồn<br />

nguyên liệu chủ yếu, vì so với đột biến NST thì:<br />

+ Đột biến gen phổ biến hơn. Tuy tần số đột biến của từng gen là thấp, nhưng tần số đột biến<br />

chung của tất cả các gen trong mỗi quần thể là khá lớn, do ở mỗi loài có hàng vạn gen khác nhau.<br />

+ Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.<br />

LƯU Ý<br />

Các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng một vài<br />

đột biến lớn mà bằng sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ.<br />

b. Di - nhập gen<br />

Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là di - nhập gen hay dòng gen.<br />

Vai trò của di - nhập gen đối với tiến hóa<br />

+ Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể. Các cá thể nhập cư mang đến những<br />

alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có làm phong phú vốn gen của quần thể nhận.<br />

+ Đây cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng không theo một chiều hướng<br />

xác định. Di - nhập gen có thể chỉ làm tăng hay giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể. Mức độ ảnh<br />

hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc vào quần thể. Di nhập gen<br />

cũng có thể biểu hiện dưới hình thức đơn giản như truyền hạt phấn nhờ sâu bọ hoặc gió giữa các quần thể<br />

thực vật.<br />

STUDY TIP<br />

Di - nhập gen còn được gọi là dòng gen nhằm chỉ sự trao đổi gen giữa các quần thể.<br />

c. Các yếu tô ngẫu nhiên<br />

Kích thước quần thể giảm mạnh thì tần số alen thay đổi nhanh chóng: Kích thước quần thể giảm mạnh tức<br />

là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số<br />

kiểu gen một cách nhanh chóng. Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể,<br />

ngược lại, gen có hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.<br />

d. Giao phối không ngẫu nhiên<br />

- Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa:<br />

Giao phối không ngẫu nhiên (tự phối, tự thụ phấn, giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn)<br />

không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần<br />

số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp. Do vậy, giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa<br />

dạng di truyền của quần thể. Tuy nhiên giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa.<br />

Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp là biến<br />

dị tổ hợp cho tiến hóa. Ngẫu phối còn làm trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ<br />

hợp gen thích nghi. Tuy vậy, ngẫu phối không phải là nhân tố của quá trình tiến hóa, vì ngẫu phối tạo ra<br />

trạng thái cân bằng di truyền của quần thể, trong đó tần số alen và tần số kiêu gen của quần thể đều không<br />

thay đổi.<br />

- Quần thể ngẫu phối giúp cung cấp biến dị di truyền<br />

+ Mỗi quần thể có số gen rất lớn, nên tần số đột biến chung của tất cả các gen trong mỗi quần thể<br />

là khá lớn.<br />

+ Ngẫu phối làm cho đột biến được <strong>phá</strong>t tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu<br />

hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp.<br />

LƯU Ý<br />

Hai quá trình đột biến và ngẫu phối đã tạo cho quần thể trở thành một kho biến dị di truyền vô cùng<br />

Trang 4


phong phú. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các<br />

gen đột biến đã <strong>phá</strong>t sinh từ lâu nhung tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp.<br />

e. Chọn lọc tự nhiên<br />

Tác động của CLTN theo quan niệm hiện đại<br />

+ Tác động chủ yếu của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau<br />

trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong môi gen biến đổi theo hướng xác định và các<br />

quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.<br />

+ Chọn lọc tự nhiên không những là nhân tố quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của<br />

quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc: ổn định, vận động và<br />

phân hóa.<br />

Các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn<br />

Ở các sinh vật lưỡng bội, các alen trội chịu tác động chọn lọc nhanh hơn nhiều so với các alen lặn<br />

vì alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình, trong khi đó alen lặn ở trạng thái dị<br />

hợp không biểu hiện kiểu hình. Do chọn lọc tác động vào kiểu gen hay alen thông qua tác động vào kiểu<br />

hình nên toàn bộ các alen trội có hại đều bị đào thải.<br />

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hóa<br />

+ Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của<br />

những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá<br />

thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này khẳng định vai trò của thường biến<br />

trong quá trình tiến hóa.<br />

+ Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của<br />

các alen, tạo ra những tổ hợp gen đảm bảo sự thích nghi với môi trường, là nhân tố định hướng quá trình<br />

tiến hóa.<br />

Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số của các alen biến đổi theo hướng xác định. Dưới tác động cùa<br />

chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể. Ví dụ: Nếu những cá thể mang<br />

kiểu hình của alen A tỏ ra thích nghi hơn những cá thể mang kiểu hình của alen a thì dưới tác dụng của<br />

chọn lọc tự nhiên tần số của alen A ngày càng tăng, trái lại tần số của alen a ngày càng giảm.<br />

Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến, chẳng hạn để<br />

giảm tần số ban đầu của một alen đi một nua dưới tác động của chọn lọc tự nhiên chỉ cần số ít thế hệ.<br />

III. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT<br />

1. Vai trò của các nhân tố hình thành các đặc điểm thích nghi<br />

Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gen) trên cơ thể sinh vật<br />

là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình<br />

giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.<br />

Quá trình đột biến tạo ra alen mới, tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc.<br />

Quá trình giao phối <strong>phá</strong>t tán đột biến có lợi, tạo các tổ hợp gen thích nghi.<br />

Quá trình chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình, loại bỏ các kiểu hình bất lợi và củng cố các kiểu<br />

hình có lợi từ đó làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi.<br />

2. Cơ chế di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi<br />

a. Cơ chế chung hình thành các đặc điểm thích nghi của loài theo <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại<br />

Trong quần thể ban đầu: Xuất hiện các đột biến nên tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp trong quần thể làm<br />

xuất hiện nhiều loại kiểu hình (có những kiểu hình chiếm ưu thế, và những kiểu hình kém ưu thế hơn) làm<br />

phân hóa kiểu hình.<br />

=> Chọn lọc tự nhiên tác động củng cố và giữ lại các kiểu hình ưu thế và loại thải các kiểu hình kém ưu<br />

thế.<br />

STUDY TIP<br />

Quá trình giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng tỉ lệ các cá thể có kiểu hình ưu thế trong quần thể —» xuất<br />

hiện kiếu hình thích nghi.<br />

b. Giải thích cơ chế hóa đen của bướm bạch dương<br />

Quần thể ban đầu xuất hiện các đột biến bướm trắng và bướm đen<br />

- Khi môi trường chưa ô nhiễm: Thân cây bạch dương màu trắng, bướm trắng đầu trên thân cây bạch<br />

dương từ đó không bị chim sâu <strong>phá</strong>t hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì dễ bị <strong>phá</strong>t hiện —» Số lượng<br />

Trang 5


ướm đen trong quần thể giảm, bướm hắng chiếm ưu thế.<br />

- Khi môi trường bị ô nhiễm: Thân cây bạch dương bị khói bụi bám nên hóa đen, bướm trắng đầu trên<br />

thân câu bạch dương —> dễ bị chim sâu <strong>phá</strong>t hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì khó bị <strong>phá</strong>t hiện —><br />

Số lượng bướm trắng trong quần thể giảm, bướm đen chiếm ưu thế.<br />

c. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối<br />

- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý<br />

nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi<br />

và bị thay thế bởi đặc điểm thích nghi hơn.<br />

Ví dụ: Cá đã thích nghi trong môi trường nước nếu đưa ra khỏi nước thì chết.<br />

- Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng <strong>phá</strong>t sinh, chọn lọc<br />

tự nhiên vẫn không ngừng tác động. Vì vậy trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang<br />

nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước.<br />

Ví dụ: Cây hạt kín hoàn thiện hơn cây hạt trần, cá xương hoàn thiện hơn cá sụn...<br />

IV. LOÀI VÀ CƠ CHẾ CÁCH LI<br />

1. Loài sinh học và tiêu chuẩn phân biệt loài<br />

Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có<br />

khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm<br />

quần thể thuộc loài khác.<br />

Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.<br />

Các dạng cách li:<br />

- Cách li địa lí (cách li không gian)<br />

+ Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...<br />

+ Khoảng cách địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.<br />

+ Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.<br />

+ Phân hóa vốn gen của quần thể.<br />

- Cách li sinh sản<br />

Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao<br />

phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.<br />

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.<br />

Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ớ, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.<br />

Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai<br />

hữu thụ.<br />

- Cách li trước hợp tử<br />

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.<br />

Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.<br />

Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.<br />

Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.<br />

Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.<br />

- Cách li sau hợp tử<br />

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di<br />

truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.<br />

+ Thụ tinh được nhưng hợp từ không <strong>phá</strong>t triển.<br />

+ Hợp tử <strong>phá</strong>t triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.<br />

2. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới<br />

a. Sự phân li các nhóm phân loại<br />

<strong>Sinh</strong> giới tiến hóa theo hai hướng:<br />

- Tiến hóa đồng quy tính trạng.<br />

- Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng.<br />

Trang 6


Tiến hóa đồng quy tính trạng<br />

Tiến hóa phân li tính trạng<br />

- Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng 1. Một số loài thuộc những nhóm phân loại<br />

khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng<br />

tích lũy biến dị có lợi theo những hướng thích có những nét đại cương trong hình dạng cơ<br />

nghi nhất và sự đào thải những dạng trung gian thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ<br />

kém thích nghi, con cháu xuất <strong>phá</strong>t từ 1 gốc quan, gọi đó là sự đồng quy tính trạng.<br />

chung ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày 2. Do cùng sống trong điều kiện giống<br />

càng khác xa nhau. Căn cứ vào quan hệ họ hàng nhau nên đã được chọn lọc theo cùng 1<br />

gần xa người ta xếp các loài con cháu của cùng 1 hướng, cùng tích lũy những đột biến tương<br />

tổ tiên vào các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, tự như nhau.<br />

bộ, lớp, ngành.<br />

Ví dụ: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài<br />

- Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ khác nhau nhưng cùng sống trong nước<br />

sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có nên hình dạng ngoài của chúng rất giống<br />

1 nguồn gốc chung.<br />

nhau.<br />

b. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới<br />

- Ngày càng đa dạng, phong phú: Chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên<br />

sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng.<br />

- Tổ chức ngày càng cao: Chọn lọc tự nhiên chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong<br />

hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do<br />

đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao.<br />

- Thích nghi ngày càng hoàn thiện: dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dạng thích nghi hơn sẽ thay<br />

thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện.<br />

Chú ý: Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác<br />

định, có những sinh vật duv trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các<br />

nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và <strong>phá</strong>t triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những<br />

nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao.<br />

STUDY TIP<br />

Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với<br />

những nhịp độ không giống nhau.<br />

Trang 7


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I<br />

Câu 1. Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ?<br />

A. Ngà voi và sừng tê giác.<br />

B. Cánh chim và cánh côn trùng.<br />

C. Cánh dơi và tay người.<br />

D. Vòi voi và vòi bạch tuột.<br />

Câu 2. Nguyên nhân hình thành nên các cơ quan tương tự là gì?<br />

A. Do hình thành từ một quần thể gốc, nên vẫn thực hiện chung chức năng tới thời điểm hiện tại.<br />

B. Do đặc trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau, nên chọn lọc tự nhiên tác động theo những<br />

hướng khác nhau, tích lũy đột biến khác nhau.<br />

C. Các loài khác nhau nhưng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau, chọn lọc tự nhiên tác<br />

động theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự nhau.<br />

D. Do hình thành từ một quần thể gốc, nhưng đặt trong những môi trường khác nhau nên các cơ quan<br />

phân hóa và thực hiện chức năng khác nhau.<br />

Câu 3. Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng<br />

nguồn gốc trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi?<br />

1. Cánh chim và tay người.<br />

2. Cánh dơi và cánh bướm.<br />

3. Tay người và chi trước của chó.<br />

4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn.<br />

5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 4. Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh?<br />

a) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.<br />

b) Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.<br />

c) Sự tương đồng về <strong>phá</strong>t triển phôi của một số loài động vật có xương sống.<br />

d) Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.<br />

e) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.<br />

f) Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 5. Có bao nhiêu bằng chứng nào sau đây thuộc loại cơ quan được miêu tả trong hình?<br />

1. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.<br />

2. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.<br />

3. Trong hoa đực của cây đu đủ có <strong>10</strong> nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.<br />

4. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự <strong>phá</strong>t triển của biểu bì thân.<br />

5. Cánh dơi và cánh chim đều có chức năng giống nhau là giúp sinh vật thích nghi với đời sống bay lượn.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 6. Trên chuyến hành trình của mình, Đacquyn đã nghiên cứu hòn đảo Galapagôt và ông đã ghi nhận<br />

được nhưng thông số sau:<br />

- Có <strong>10</strong>5 loài chim trong đó có 82 loài là dạng đặc hữu.<br />

- Trong 48 loài thân mềm thì có 41 loài đặc hữu.<br />

- Ở đây không có một loài lưỡng cư nào.<br />

- Tổng cộng có 700 loài thực vật, 250 là loài đặc hữu.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng về Galapagôt?<br />

Trang 8


1. Là đảo lục địa.<br />

2. Thành phần loài đa dạng hơn nhiều so với đất liền.<br />

3. Nhiều loài đặc hữu hơn trong đất liền.<br />

4. Chỉ những loài có khả năng di cư hay <strong>phá</strong>t tán mạnh thì mới có khả năng xuất hiện trên đảo.<br />

5. Ít những loài động vật có kích thước lớn.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 7. Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương được nâng lên và chưa bao giờ có sự<br />

liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thành phần loài trên 2 loại đảo trên?<br />

A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương.<br />

B. Đảo đại dương thường hình thành những loài đặc hữu.<br />

C. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng.<br />

D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục địa gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài<br />

tương tự như ở lục địa Châu Âu.<br />

Câu 8. Phát biểu nào sai trong các <strong>phá</strong>t biểu sau?<br />

A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì thời gian giống nhau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi thai<br />

càng dài.<br />

B. Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì càng có những đặc điểm giống nhau trong cấu trúc gen,<br />

ADN, protein và ngược lại.<br />

C. Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng<br />

đó.<br />

D. Những tài liệu về bằng chứng địa lý sinh học đã chứng minh mỗi loài sinh vật được <strong>phá</strong>t sinh tại một<br />

thời điểm xác định trong lịch sử, tại một vùng nhất định.<br />

Câu 9. Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò<br />

sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về:<br />

A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hóa. C. Cơ quan tương đồng D. Cơ quan cùng nguồn.<br />

Câu <strong>10</strong>. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Tất cả các cơ thể từ động vật đến thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

2. Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, thể hiện bằng chứng về nguồn gốc<br />

chung của sinh giới.<br />

3. Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng phôi sinh học so<br />

sánh.<br />

4. Nguyên nhân mà thú có túi còn tồn tại đến thời điểm này hoàn toàn là do điều kiện tự nhiên trong khu<br />

vực phù hợp với hoạt động sinh lý của chúng.<br />

5. Đảo đại dương chỉ có những loài đặc hữu.<br />

6. Đảo đại dương chỉ có những loài di cư từ nơi khác đến.<br />

7. Đảo lục địa có thành phần loài đa dạng hơn đảo đại dương và có một số loài giống với vùng lục địa<br />

lân cận.<br />

Phát biểu nào đúng?<br />

A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (7). C. (1), (2), (4). D. (1), (6), (7).<br />

Câu <strong>11</strong>. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?<br />

1. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.<br />

3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X<br />

4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.<br />

5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách<br />

tự nhiên trong giới vô sinh.<br />

6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>12</strong>. Bằng chứng có độ tin cậy và <strong>thuyết</strong> phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu<br />

hóa thạch là:<br />

A. Hóa thạch. B. Phôi sinh học. C. Tế bào học. D. Phân tử.<br />

Câu 13. Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?<br />

A. Răng khôn ở người.<br />

Trang 9


B. Manh tràng của thú ăn thịt.<br />

C. Túi bụng của Kangguru.<br />

D. Chi sau của thú biển.<br />

Câu 14. Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới?<br />

1. Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phần<br />

số lượng và trình tự các axit amin.<br />

2. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.<br />

3. Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X.<br />

4. Trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài.<br />

5. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 15. Nội dung của <strong>thuyết</strong> tế bào học là:<br />

A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

B. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

C. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng?<br />

1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi thai.<br />

2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài vế cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit.<br />

3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi beta - Hb như nhau chứng tỏ cùng<br />

nguồn gốc gọi là bằng chứng tế bào học.<br />

4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ<br />

tiên xa gọi là bằng chứng phôi sinh học so sánh.<br />

5. Đa số các loài sinh vật có mã di truyền và hành phần protein giống nhau, chứng minh nguồn gốc chung<br />

của sinh giới thuộc loại bằng chứng sinh học phân tử.<br />

A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5).<br />

Câu 17. Phát biểu nào dười đây là không đúng?<br />

A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một vài cơ quan nào đó mất đi chức năng ban đầu, tiêu giảm<br />

dần và chỉ để lại vài dấu tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa.<br />

B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa <strong>phá</strong>t triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ<br />

C. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan <strong>phá</strong>t triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.<br />

D. Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hoàn toàn trái ngược nhau và không bao giờ tìm thấy<br />

những sự trùng hợp giữa 2 cơ quan này.<br />

Câu 18. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?<br />

1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào.<br />

2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.<br />

3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X<br />

4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.<br />

5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách<br />

tự nhiên trong giới vô sinh.<br />

6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 19. Cho các hiện tượng sau:<br />

1. Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn).<br />

2. Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới<br />

đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền.<br />

3. Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác.<br />

4. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiều chi tiết.<br />

5. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.<br />

6. Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với<br />

những điều kiện khác nhau.<br />

7. Đà điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay.<br />

8. Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương<br />

Trang <strong>10</strong>


là thú có túi mới <strong>phá</strong>t triển đa dạng nhất.<br />

9. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang <strong>phá</strong>t triển thành mang nhưng ở người chúng lại <strong>phá</strong>t triển<br />

thành xương tai giữa và sụn thanh quản.<br />

<strong>10</strong>. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau.<br />

<strong>11</strong>. Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân.<br />

<strong>12</strong>. Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau<br />

không nhiều.<br />

Có các nhận định sau về các hiện tượng trên đây:<br />

a) Có 3 hiện tượng thuộc bô <strong>môn</strong> khoa học là địa lí sinh học.<br />

b) Có 5 hiện tượng thuộc bộ <strong>môn</strong> khoa học giải phẫu học so sánh.<br />

c) Có 3 hiện tượng thuộc bộ <strong>môn</strong> khoa học là sinh học phân tử.<br />

d) Có 1 hiện tượng thuộc bộ <strong>môn</strong> khoa học là phôi sinh học so sánh.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 0 B. 2 C. 4 D. 1<br />

Câu 20. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:<br />

A. Cho thấy các loài này <strong>phá</strong>t triển theo hướng thoái bộ sinh học.<br />

B. Cho thấy các loài này <strong>phá</strong>t triển theo hướng tiến bộ sinh học.<br />

C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.<br />

D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.<br />

Câu 21. Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ nay sang thế<br />

hệ khác vì:<br />

A. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều truyền cho đời con thông qua cơ chế phiên mã và dịch<br />

mã. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.<br />

B. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều được di truyền cho đời sau nhờ quá trình nguyên phân.<br />

Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng này ra khỏi cơ thể.<br />

C. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều do gen quy định. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thế tác động<br />

dựa trên kiểu hình có lợi có hại của sinh vật.<br />

D. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều di truyền cho đời con nhờ quá trình giảm phân và thụ<br />

tinh. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.<br />

Câu 22. Ở cây ngô đôi khi xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, điều này chứng minh được điều gì?<br />

A. Chứng minh được đột biến xảy ra thường xuyên trong mọi cơ thể sinh vật.<br />

B. Chứng minh được hoa ngô trước khi là loài đơn tính thì đã từng là loài hoa lưỡng tính.<br />

C. Chứng minh được ngô là loài dễ xảy ra đột biến.<br />

D. Chứng minh hướng tiến hóa quay về tổ tiên xưa hơn là hoàn thiện để phù hợp với ngoại cảnh.<br />

Câu 23. Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng vượn người nào sau đây gần gũi<br />

với loài người nhất?<br />

A. Vượn. B. Đười ươi. C. Gôrila. D. Tinh tinh.<br />

Câu 24. Thuyết thực bào nội cộng sinh được <strong>phá</strong>t biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào<br />

sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ. Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của<br />

nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa. Nhận xét đúng về giả <strong>thuyết</strong> trên?<br />

A. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.<br />

B. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị<br />

dưỡng.<br />

C. Đây là bằng chứng sinh học tế bào, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.<br />

D. Đây là bằng chúng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị<br />

dưỡng.<br />

Câu 25. Cơ quan tương tự được hình thành do:<br />

A. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên.<br />

B. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau.<br />

C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống khác nhau.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau.<br />

Câu 26. Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ?<br />

(a) Gai xương rồng và gai hoa hồng.<br />

Trang <strong>11</strong>


(b) Cánh dơi và cánh bướm.<br />

(c) Chân của người và chi trước của ếch.<br />

(d) Tuyến nước bọt ở người và tuyên nọc độc ở bò cạp.<br />

(e) Màng bơi của chân ếch và màng bơi ở chân vịt.<br />

(f) Cánh chuồn chuồn và cánh chim yến.<br />

(g) Chi trước của chó sói và chi trước của voi.<br />

(h) Chi trước của chuột chũi và tay người.<br />

(i) Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng.<br />

(j) Gai thanh long và gai xương rồng.<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 27. Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, <strong>phá</strong>t biếu nào sau đây là đúng?<br />

A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi của<br />

các loài động vật.<br />

B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi của<br />

các loài động vật.<br />

C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi<br />

của các loài động vật.<br />

D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau trong<br />

giai đoạn sau của quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi.<br />

Câu 28. Đâu không phải là bằng chứng sinh học phân tử?<br />

A. Protein của loài đều cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.<br />

B. ADN của các loài sinh vật đều đuợc cấu tạo từ 4 nucleotit.<br />

C. Mã di truyền của đa số các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.<br />

D. Cơ thể sống đều đuợc cấu tạo từ tế bào.<br />

Câu 29. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ một nguồn gốc chung gọi là cơ quan<br />

tương tự.<br />

B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ).<br />

C. Nhưng loài có họ hàng càng gần nhau thù trình tự axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu<br />

huớng khác xa nhau.<br />

D. Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều đuợc cấu tạo từ tế bào.<br />

Câu 30. Cho các dữ kiện sau:<br />

1. Ruột thừa ở nguời là vết tích ruột tịt của động vật ăn cỏ.<br />

2. Phôi người giai đoạn 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở cổ.<br />

3. 5-6 đốt cùng của người là vết tích đuôi của động vật.<br />

4. Các phản ứng trao đổi chất ở nguời và động vật có xương, xảy ra các giai đoạn tương tự nhau.<br />

5. Nguời cổ đại Nêanđectan có cấu tạo cơ thể giống cả vượn người ngày nay và loài người ở những<br />

điểm nhất định.<br />

6. Phôi người đuợc hai tháng, vẫn còn đuôi khá dài.<br />

7. Có những trường hợp ở nguời xuất hiện lớp lông bao phủ toàn thân hoặc có vài đôi vú.<br />

8. Người và động vật có xương, đều có cấu tạo đối xứng hai bên, cột sống là trục chính, cơ quan dinh<br />

dưỡng nằm ở phía phần bụng, cơ quan thần kinh ở lưng.<br />

9. Tay nguời có vuốt hoặc có người mọc đuôi dài 20- 25cm.<br />

<strong>10</strong>. Một số kháng nguyên, kháng thể ở người và động vật giống nhau.<br />

Gọi a là số các dữ kiện là bằng chứng giải phẫu học so sánh; b là số dữ kiện là bằng chúng về cơ quan<br />

thoái hóa. Mối quan hệ giữa a và b là:<br />

A. a + b = 9. B. a-b = 1. C. a + 2 = 2b. D. 2a - 3b = 1<br />

Câu 31. Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn đuợc di truyền từ đời này sang đời khác<br />

mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng?<br />

A. Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố<br />

ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa.<br />

B. Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ không ảnh hưởng đến sự tiến<br />

hóa của quần thể.<br />

Trang <strong>12</strong>


C. Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể.<br />

D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền nên được chọn lọc tự nhiên<br />

giữ lại.<br />

Câu 32. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh<br />

giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.<br />

(2) Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn<br />

khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền<br />

(3) Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự <strong>phá</strong>t tán các bào tử, phấn, quả hạt.<br />

(4) Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa<br />

(5) Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật<br />

nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có nhiều gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 33. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?<br />

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ.<br />

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh<br />

vật nhân thực lưỡng bội.<br />

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động<br />

trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.<br />

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các<br />

alen trong quần thể.<br />

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.<br />

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3<br />

Câu 34. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là không đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của quá trình tiến<br />

hoá?<br />

(1) Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa.<br />

(2) Tất cả các thường biến đều không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.<br />

(3) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.<br />

(4) Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều nguyên liệu của quá trình tiến hóa.<br />

(5) Suy cho cùng, nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa.<br />

(6) Biến dị thứ cấp là nguồn nguyên liệu chủ yếu hơn so với biến dị sơ cấp.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 35. Theo Đacquyn nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:<br />

A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST.<br />

C. Đột biến số lượng NST. D. Biến dị cá thể.<br />

Câu 36. Một số nhận xét về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo như sau:<br />

1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.<br />

2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới.<br />

3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành.<br />

4. Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện.<br />

5. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật.<br />

6. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.<br />

7. Con đường phân ly tính trạng trong chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là các cơ chế cách ly dẫn đến hình<br />

thành loài mới.<br />

8. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 3 B. 6 C. 4 D. 5<br />

Câu 37. Cho những quan niệm học <strong>thuyết</strong> Đacquyn:<br />

1. Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài <strong>phá</strong>t sinh trong đời sống cá thể của sinh vật.<br />

2. Biến dị xác định là biến dị cá thể.<br />

3. Biến dị xác định là mọi cá thể trong cùng một loài đều có những biến đổi giống nhau trước điều kiện<br />

ngoại cảnh.<br />

Trang 13


4. Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.<br />

5. Biến dị đồng loạt di truyền được.<br />

6. Biến dị cá thể di truyền được.<br />

7. Biến dị không xác định là nguyên liệu chủ yếu cho qua trình chọn giống và tiến hóa.<br />

8. Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu quan niệm đúng?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 38. Phát biểu nào sai trong các <strong>phá</strong>t biểu sau?<br />

A. Theo Đacquyn, biến dị là những sai khác của một sinh vật so với đồng loại.<br />

B. Theo Đacquyn, những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.<br />

C. Đacquyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị.<br />

D. Theo Đacquyn, toàn bộ sinh giới hiện nay đều có chung một nguồn gốc.<br />

Câu 39. Hạn chế lớn nhất của học <strong>thuyết</strong> Đacquyn là:<br />

A. Chưa xác định được mọi loài trên trái đất đều có chung nguồn gốc.<br />

B. Không đề cập đến tác động của ngoại cảnh trong suốt quá trình sinh trưởng của loài.<br />

C. Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân <strong>phá</strong>t sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.<br />

D. Chưa khắc sâu vào đấu tranh sinh tồn.<br />

Câu 40. Chọn lọc tự nhiên đứng trên quan điểm của Đacquyn về bản chất là:<br />

A. Sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong<br />

quần thể.<br />

B. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.<br />

C. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các có thể trong quần thể.<br />

D. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

Câu 41. Khái niệm của chọn lọc tự nhiên:<br />

A. Là quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy những biến dị có lợi cho cơ thể sinh vật.<br />

B. Là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.<br />

C. Là quá trình hình thành nên các đặc điểm thích nghi của sinh vật và hình thành loài mới.<br />

D. Là một quá trình có thể tác động lên mọi sinh vật.<br />

Câu 42. Đâu là đặc điểm giống nhau của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:<br />

A. Phương thức chọn lọc. B. Đối tượng của quá trình chọn lọc.<br />

C. Động lực của quá trình chọn lọc. D. Kết quả của quá trình chọn lọc.<br />

Câu 43. Nguyên nhân của quá trình tiến hóa theo Đacquyn là:<br />

A. Môi trường thay đổi một cách từ từ, chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng với sự biến đổi đó, tự<br />

vươn lên để hoàn thiện.<br />

B. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật.<br />

C. Tích lũy biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại cho cơ thể sinh vật.<br />

D. Di truyền tất cả các tập tính <strong>phá</strong>t sinh trong đời sống cá thể cho thế hệ con.<br />

Câu 44. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên?<br />

(1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.<br />

(2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.<br />

(3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.<br />

(4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là <strong>phá</strong>t tán và trung hòa đột biến.<br />

(5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

A. (1), (3). B. (2), (4). C. (1), (5). D. (2),(3).<br />

Câu 45. Cho hình ảnh sau:<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng về hình ảnh trên:<br />

1. Đây là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của những loài khác nhau.<br />

2. Đây là những cơ quan có cùng nguồn gốc <strong>phá</strong>t triển của phôi.<br />

Trang 14


3. Đây là những cơ quan thể hiện hướng tiến hóa phân li.<br />

4. Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau.<br />

5. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan cũng thuộc vào nhóm những cơ quan tương tự, như các<br />

cơ quan trên hình.<br />

6. Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình<br />

thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 46. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh<br />

học phân tử.<br />

(2) Cơ quan tương tự phản ứng hướng tiến hóa phân li.<br />

(3) Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.<br />

(4) Lớp lông mao bao bọc cơ thể người là cơ quan thoái hóa.<br />

(5) Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu nhiều hơn đảo lục địa.<br />

(6) Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như ở phần lục địa gần đó.<br />

(7) Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của cá thể trong quần thể.<br />

(8) Đối với Đacquyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên các cá thể<br />

riêng lẻ.<br />

Các nhận xét đúng:<br />

A. (1), (3), (5), (7). B. (1), (4), (5), (6). C. (1), (4), (5), (7). D. (1), (3), (5), (6).<br />

Câu 47. Có bao nhiêu nhận xét sai trong các nhận xét sau?<br />

1. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương tự.<br />

2. Những bằng chứng tiến hóa đóng vai trò chứng minh nguồn gốc của sinh giới.<br />

3. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.<br />

4. Có 2 quá trình chọn lọc: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.<br />

5. Động lực của cả 2 quá trình chọn lọc là như nhau.<br />

6. Cả 2 quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo con đường phân ly tính trạng.<br />

7. <strong>Học</strong> <strong>thuyết</strong> Đacquyn đề cao đấu tranh sinh tồn, theo ông những biến dị đồng loạt (biến dị xác định) ít<br />

có ý nghĩa trong tiến hóa.<br />

8. Biến dị không xác định theo quan niệm của Đacquyn tương tự như đột biến trong quan niệm của<br />

<strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại.<br />

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1<br />

Câu 48. Hình ảnh bên diễn tả loại cơ quan thuộc bằng chứng giải phẫu so sánh:<br />

Cho các cặp cơ quan sau:<br />

1. Cánh chuồn chuồn và cánh dơi;<br />

2. Tua cuốn của đậu và gai xương rồng;<br />

3. Chân dế dũi và chân chuột chũi;<br />

4. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên;<br />

5. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật;<br />

6. Mang cá và mang tôm.<br />

Trong số các cặp cơ quan trên, số lượng cặp cơ quan thuộc loại<br />

cơ quan được miêu tả trong hình là:<br />

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5<br />

Câu 49. Đâu là thời điểm để phân biệt <strong>thuyết</strong> tiến hóa cổ điển và <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại?<br />

A. Sự ra đời của học <strong>thuyết</strong> tế bào.<br />

B. Sự ra đời của ngành di truyền học.<br />

C. Sự ra đời của sinh học phân tử.<br />

D. Sự ra đời của địa lý sinh học.<br />

Câu 50. Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm :<br />

A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ.<br />

B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và <strong>thuyết</strong> tiến hóa trung tính.<br />

C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và <strong>thuyết</strong> tiến hóa bằng con đường sinh thái.<br />

Trang 15


D. Thuyết tiến hóa trung tính và <strong>thuyết</strong> tiến hóa bằng đột biến lớn.<br />

Câu 51. Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:<br />

A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.<br />

B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.<br />

C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.<br />

D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.<br />

Câu 52. Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ ?<br />

A. Diễn ra trong một thời gian dài.<br />

B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.<br />

C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.<br />

D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.<br />

Câu 53. Có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.<br />

3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.<br />

4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.<br />

5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.<br />

6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.<br />

7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.<br />

8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa tổng hợp.<br />

A. 5 B. 3 C. 4 D. 6<br />

Câu 54. Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?<br />

1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.<br />

2. Tiến hóa lớn là trung tâm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.<br />

3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.<br />

4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.<br />

5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.<br />

6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 55. Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích<br />

nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?<br />

1. Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.<br />

2. Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.<br />

3. Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.<br />

4. Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ<br />

lại.<br />

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1<br />

Câu 56. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của<br />

nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và vượn người như sau:<br />

Loài sinh vật<br />

Trình tự các nucleotit<br />

Người<br />

XAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG<br />

Gôtila<br />

XTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT<br />

Đười ươi<br />

TGT-TGT-TGG-GTX-TGT-GAT<br />

Tinh tinh<br />

XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG<br />

Có thể rút ra kết luận gì về trình tự mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa người với các loài vượn<br />

người?<br />

A. Người tinh tinh đười ươi gôrila.<br />

B. Người đười ươi tinh tinh gôrila.<br />

C. Người gôrila tinh tinh đười ươi.<br />

D. Người tinh tinh gôrila đười ươi.<br />

Câu 57. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:<br />

(1) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.<br />

Trang 16


(2) Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.<br />

(3) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.<br />

(4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.<br />

(5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.<br />

(7) Làm <strong>phá</strong>t sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên:<br />

A. (1), (4), (5). B. (3), (6), (7). C. (4), (6). D. (2), (5), (7).<br />

Câu 58. Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì?<br />

A. Loài. B. Gen. C. Cá thể. D. Quần thể.<br />

Câu 59. Trong các loài sau đây, đâu là loài gốc hình thành nên 3 loài còn lại?<br />

A. Su hào. B. Súp lơ. C. Cải bruxen. D. Mù tạc hoang dại.<br />

Câu 60. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết<br />

quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?<br />

1. Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.<br />

2. Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.<br />

3. Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.<br />

4. Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.<br />

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4<br />

Câu 61. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng với đặc điểm của đột biến:<br />

1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.<br />

2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng.<br />

3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp.<br />

4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến.<br />

5. Đa số đột biến là trung tính.<br />

6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen.<br />

7. Phần lớn alen đột biến là alen trội.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 62. Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:<br />

1. Chọn lọc tự nhiên.<br />

2. Đột biến.<br />

3. Di - nhập gen.<br />

4. Ngẫu phối.<br />

5. Giao phối ngẫu nhiên.<br />

6. Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 63. Ở một quần thể, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen A và a, trong đó alen A trội hoàn toàn<br />

so với alen a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền qua 5 thế hệ:<br />

Thế hệ<br />

Tỉ lệ kiểu gen<br />

F 1 0.36AA 0.48Aa 0.16aa<br />

F 2 0.40AA 0.40Aa 0.20aa<br />

F 3 0.45AA 0.30Aa 0.25aa<br />

Trang 17


F 4 0.48AA 0.24Aa 0.28aa<br />

F 5 0.5AA 0.20Aa 0.30aa<br />

Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào:<br />

A. Di - nhập gen. B. Đột biến.<br />

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên<br />

Câu 64. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên:<br />

(1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.<br />

(2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.<br />

(3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.<br />

(4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là <strong>phá</strong>t tán và trung hòa đột biến.<br />

(5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguốn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

A. (1), (3). B. (2), (4). C. (1), (5). D. (2), (3).<br />

Câu 65. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:<br />

A. Là quá trình hình thành loài mới.<br />

B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.<br />

C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.<br />

D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.<br />

Câu 66. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò của quá trình cách ly?<br />

A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.<br />

B. Góp phân thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.<br />

C. Làm tăng tần số alen từ đó hình thành nên loài mới.<br />

D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.<br />

Câu 67. Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp<br />

chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột<br />

biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên:<br />

A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa.<br />

B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa.<br />

C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.<br />

D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.<br />

Câu 68. Giả sử tần số tương đối của các alen ở trong một quần thể là 0.5A: 0.5a, đột ngột biến thành<br />

0.7A: 0.3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?<br />

A. Sự <strong>phá</strong>t tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.<br />

B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.<br />

C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen a thành A.<br />

D. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.<br />

Câu 69. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Làm đa dạng vốn gen của quần thể.<br />

2. Làm nghèo vốn gen của quần thể.<br />

3. Là một nhân tố tiến hóa định hướng.<br />

4. Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

5. Trong mọi tính huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể.<br />

6. Làm xuất hiện alen mới trong quần thể.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng với đặc điểm của nhân tố tiến hóa di - nhập gen?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 70. Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới?<br />

A. Cách li địa lý. B. Di - nhập gen.<br />

C. Các biến dị di truyền trong quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 71. Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn<br />

cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:<br />

A. Biến động di truyền. B. Di - nhập gen.<br />

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Thoái hóa giống.<br />

Câu 72. Cho các thông tin sau:<br />

(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.<br />

Trang 18


(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.<br />

(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều<br />

biểu hiện thành kiểu hình.<br />

(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.<br />

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn<br />

nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực:<br />

A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4).<br />

Câu 73. Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật:<br />

A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen.<br />

B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên và các yêu tố ngẫu nhiên.<br />

D. Đột biến và di - nhập gen.<br />

Câu 74. Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?<br />

1. Làm đa dạng vốn gen quần thể .<br />

2. Là nhân tố tiến hóa định hướng.<br />

3. Làm tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.<br />

4. Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 75. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.<br />

2. Di - nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.<br />

3. Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.<br />

4. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.<br />

5. Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.<br />

6. Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.<br />

7. Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 76. Cho những nhận xét sau:<br />

1. Đột biến gen và di - nhập gen đều tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.<br />

2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi<br />

thành phần kiểu gen của quần thể<br />

3. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen đều làm nghèo vốn gen quần thể.<br />

4. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.<br />

5. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.<br />

6. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm<br />

chạp.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.<br />

8. Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 77. Cho các nhân tố tiến hóa:<br />

1. Đột biến.<br />

2. Di - nhập gen.<br />

3. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />

Cho các đặc điểm sau:<br />

a) Thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

b) Làm nghèo vốn gen của quần thể.<br />

c) Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

d) Là nhân tố tiến hóa có hướng.<br />

e) Không làm thay đổi thành phấn kiểu gen của quần thể.<br />

f) Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.<br />

Đâu là đáp án nối chính xác giữa nhân tố tiến hóa và đặc điểm của nhân tố đó?<br />

Trang 19


A. 1. (a), (c), (f); 2. (a), (b); 3. (b).<br />

B. 1. (a), (d), (f); 2. (a), (b); 3. (e).<br />

C. 1. (a), (b), (c); 2. (a), ánh sáng); 3. (b).<br />

D. 1. (a), (c), (f); 2. (b), (f); 3. (d).<br />

Câu 78. So với đột biến NST thì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa vì:<br />

A. Alen đột biến có lợi có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự<br />

nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.<br />

B. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp<br />

vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không đổi qua các thế hệ.<br />

C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh<br />

vật.<br />

D. Đa số đột biến gen là có hại, nên chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại những<br />

đột biến có lợi.<br />

Câu 79. Đâu là nhận xét đúng?<br />

A. Quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, vì vai<br />

trò chính của nó là tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

B. Ngẫu phối không phải là một nhân tố tiến hóa và không có vai trò trong tiến hóa.<br />

C. Di - nhập gen chỉ làm đa dạng vốn gen của quần thể.<br />

D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố quy định chiều hướng của sự tiến hóa, làm tăng đồng hợp và<br />

giảm dị hợp.<br />

Câu 80. Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong<br />

quá trình tiến hóa?<br />

1. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.<br />

2. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác.<br />

3. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong các tổ hợp gen khác.<br />

4. Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.<br />

5. Đột biến trong quần thể là phổ biến, đặc biệt là đột biến gen.<br />

Có bao nhiêu đáp án đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 81. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần<br />

thể:<br />

1. Chọn lọc tự nhiên.<br />

2. Đột biến.<br />

3. Di - nhập gen.<br />

4. Giao phối ngẫu nhiên.<br />

5. Phiêu bạt di truyền.<br />

6. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 82. Nhận xét nào sai?<br />

A. Nhân tố tiến hóa vừa có khả năng làm đa dạng, vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể.<br />

B. Mọi nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

C. Quá trình giao phối bằng gió cũng có khả năng tạo ra hiện tượng di - nhập gen.<br />

D. Đột biến làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể chậm nhất.<br />

Câu 83. Nhân tố nào ít làm ảnh hưởng nhất đối với cân bằng Hardi - Vanbec?<br />

A. Phiêu bạt gen. B. Di - nhập gen.<br />

C. Giao phối không tự do. D. Đột biến.<br />

Câu 84. Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự nào?<br />

A. Phát sinh đột biến Sự <strong>phá</strong>t tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản.<br />

B. Phát sinh đột biến Cách li sinh sản giữa các quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc Phát tán<br />

đột biến qua giao phối Chọn lọc các đột biến có lợi.<br />

C. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản Phát tán đột biến giao phối.<br />

D. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Sự <strong>phá</strong>t sinh đột biến Cách li sinh sản.<br />

Câu 85. Nhận xét nào đúng?<br />

Trang 20


A. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức loài.<br />

B. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài.<br />

C. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ trên loài.<br />

D. Tiến hỏa nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hóa lớn lại xảy ra ở mức độ cá thể.<br />

Câu 86. Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả 2<br />

quần thể là:<br />

A. Đột biến. B. Di - nhập gen.<br />

C. Biến động di truyền. D. Chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 87. Nhân tố cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa:<br />

A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên.<br />

B. Quá trình đột biến và cơ chế cách li.<br />

C. Quá trình đột biến và biến động di truyền.<br />

D. Quá trình đột biến và quá trình giao phối.<br />

Câu 88. Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về đột biến?<br />

1. Đột biến là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

2. Áp lực của đột biến là không đáng kể đối với quẩn thể có kích thước lớn.<br />

3. Tân số đột biến từ <strong>10</strong> 4 đến <strong>10</strong> 6 .<br />

4. Phần lớn đột biến là có hại cho cơ thể sinh vật.<br />

5. Tuy tần số đột biến rất nhỏ, nhưng đột biến trong quần thể rất phổ biến.<br />

6. Giá trị của đột biến phụ thuộc vào môi trường.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 89. Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì:<br />

A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần<br />

thể.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng của loài.<br />

Câu 90. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây về vai trò của chọn lọc tự nhiên là<br />

không đúng?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh chóng làm biến đổi tần số tương đối của các alen.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiên các alen mới và làm thay đổi tần số tương đối của các alen.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và tác động gián tiếp làm thay đổi thành phần kiểu<br />

gen.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.<br />

Câu 91. Theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ dài, chân cao là vì:<br />

A. Đây là biến dị do giao phối không ngẫu nhiên tạo ra và tích lũy.<br />

B. Đây là biến dị di truyền xuất hiện ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố.<br />

C. Qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao.<br />

D. Đây là biến dị do chọn lọc tự nhiên tạo ra và tích lũy.<br />

Câu 92. Tính đa hình về di truyền của quần thể được tăng lên nhờ các nhân tố:<br />

1 - Đột biến. 2 - Giao phối ngẫu nhiên.<br />

3 - Chọn lọc tự nhiên. 4 - Nhập gen.<br />

5 - Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 2,3,4,5. D. 1, 2, 3, 4, 5<br />

Câu 93. Áp lực của chọn lọc tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào:<br />

A. Điều kiện môi trường sống.<br />

B. Thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

C. Mật độ cá thể của quần thể.<br />

D. Kích thước của quần thể.<br />

Câu 94. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:<br />

(1) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.<br />

(2) Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.<br />

(3) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.<br />

Trang 21


(4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.<br />

(5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.<br />

(7) Làm <strong>phá</strong>t sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên:<br />

A. (1), (4), (5). B. (3), (6), (7). C. (4), (6). D. (2), (5), (7).<br />

Câu 95. Phát biểu nào sau đây mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa nhỏ?<br />

A. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm có lợi.<br />

B. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể trong quần thể.<br />

C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối.<br />

D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng tiến hóa.<br />

Câu 96. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1.Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.<br />

2.Quần thể càng nhỏ càng dễ chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

3.Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số<br />

alen theo hướng xác định.<br />

4.Tiến hóa có thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.<br />

5.Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các<br />

cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

6.Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.<br />

7.Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú là do chọn lọc tự<br />

nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.<br />

8.Đột biến gen hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật, xuất hiện vô hướng và có tần số thấp, luôn di<br />

truyền được cho thế hệ sau.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng:<br />

A. 2 B. 4 C. 5 D. 7<br />

Câu 97. Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của<br />

quần thể là:<br />

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.<br />

C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />

Câu 98. Giả sử tần số tương đối các alen của một gen ở một quần thể là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi<br />

thành 0,8 A và 0,2A. Quần thể có thể đã chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nào sau đây?<br />

A. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động khiến quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.<br />

B. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng alen A thành a.<br />

C. Sự <strong>phá</strong>t tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.<br />

D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.<br />

Câu 99. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá<br />

thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sâu đây là hợp lí?<br />

A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến<br />

làm tăng tần số alen có hại.<br />

B. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di<br />

truyền của quần thể.<br />

C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số<br />

alen đột biến có hại.<br />

D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen<br />

cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi cho quần thể.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Khi nói về các nhân tố tiến hóa <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với<br />

các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác<br />

định và có ảnh hưởng lớn đến những quần thể có kích thước nhỏ.<br />

C. Cứ khoảng 1 triệu giao tử sẽ có một giao tử mang alen bị đột biến. Với tốc độ như vậy đột biến gen<br />

không làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

Trang 22


D. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc<br />

mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể do đó có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số<br />

alen của quần thể.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Thuyết tiến hóa hiện đại đã <strong>phá</strong>t triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những<br />

điểm nào sau đây?<br />

1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các<br />

gen tương tác thống nhất.<br />

2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong<br />

đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.<br />

3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.<br />

4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiêu theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.<br />

A. 2,3,4. B. 2,3. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.<br />

Câu <strong>10</strong>2. Phát biểu nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?<br />

A. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những<br />

cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

B. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau<br />

trong quần thể.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen<br />

của quần thể.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không<br />

chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà còn đối với cả quần thể.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?<br />

A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi.<br />

B. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.<br />

C. Sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.<br />

D. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm<br />

thích nghi.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá<br />

thể sinh vật đều có thể tiến hóa.<br />

2. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa<br />

đều là đột biến.<br />

3. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá<br />

trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.<br />

4. Giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu<br />

gen của quần thể.<br />

5. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.<br />

6. Ở vi khuẩn đột biến gen lặn có hại khi mới <strong>phá</strong>t sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống<br />

như đào thải alen trội có hại.<br />

7. Quần thể có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể ít bị biến đổi vì tác động của các yếu tố<br />

ngẫu nhiên lên quần thể bị hạn chế.<br />

8. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nhiều cá thể mang kiểu<br />

hình thích nghi với môi trường.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 6<br />

Câu <strong>10</strong>5. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất <strong>phá</strong>t có thành phần kiểu gen là:<br />

36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.<br />

Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so<br />

với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:<br />

A. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.<br />

B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.<br />

C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.<br />

D. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.<br />

Trang 23


Câu <strong>10</strong>6. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa<br />

lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.<br />

2. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả<br />

những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là<br />

kiểu chọn lọc ổn định.<br />

3. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi<br />

có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.<br />

4. Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự <strong>phá</strong>t tán các bào tử, phấn, quả hạt.<br />

5. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.<br />

6. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật<br />

nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có ít gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.<br />

7. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại<br />

tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.<br />

8. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, nhưng chủ yếu<br />

chọn lọc ở mức độ cá thể và quần thể.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>10</strong>7. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết<br />

quả:<br />

Thành phần KG F 1 F 2 F 3 F 4 F 5<br />

AA 0,64 0,64 0,20 0,16 0,16<br />

Aa 0,32 0,32 0,40 0,48 0,48<br />

aa 0,04 0,04 0,40 0,36 0,36<br />

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F 3 là:<br />

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên<br />

C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên<br />

Câu <strong>10</strong>8. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.<br />

2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.<br />

3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó<br />

tạo ra loài mới.<br />

4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được <strong>phá</strong>t tán<br />

5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong<br />

phú vốn gen của quần thể.<br />

6. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc<br />

chống lại alen trội.<br />

8. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể làm nghèo vốn gen và giảm sự<br />

đa dạng di truyền của quần thể.<br />

Số các <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 7<br />

Câu <strong>10</strong>9. Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn<br />

lọc định hướng là kết quả của:<br />

A. Chọn lọc vận động. B. Chọn lọc gián đoạn<br />

C. Chọn lọc ổn định. D. Sự biến đổi ngẫu nhiên.<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?<br />

A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên<br />

C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.<br />

D. Đột biến và di - nhập gen.<br />

Trang 24


Câu <strong>11</strong>1. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?<br />

(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.<br />

(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.<br />

(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.<br />

(4) Chúng đều làm giảm sự đa dạng di truyền.<br />

(5) Chúng đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.<br />

(6) Chúng đều làm thay đổi tần số alen một cách rất chậm chạp.<br />

Câu trả lời đúng là :<br />

A. (1), (2), (5). B. (1), (4). C. (2), (3), (6). D. (3), (4), (5).<br />

Câu <strong>11</strong>2. Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên ?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tân số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật<br />

lưỡng bội.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc<br />

chống lại alen trội.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?<br />

A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.<br />

B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.<br />

C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.<br />

D. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.<br />

Câu <strong>11</strong>4. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền<br />

ở các thế hệ như sau:<br />

P : 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.<br />

F 1 : 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.<br />

F 2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.<br />

F 3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.<br />

F 4 : 0,15AA + 0,<strong>10</strong>Aa + 0,75aa = 1.<br />

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?<br />

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.<br />

C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Một quần thể chứa nhiều biến dị di truyền, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên thì các sự kiện<br />

sau đây sẽ lần lượt xảy ra:<br />

1. Phân hóa khả năng sinh sản.<br />

2. Áp lực chọn lọc mới.<br />

3. Thay đổi tần số alen trong quần thể.<br />

4. Sự thay đổi môi trường sống<br />

A. 4, 2, 1, 3. B. 4, 2, 3, 1. C. 4, 1, 2, 3. D. 2, 4, 1, 3.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi?<br />

A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kế.<br />

B. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động di nhập gen bị hạn chế.<br />

C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế.<br />

D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của CLTN bị hạn chế.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Theo quan niệm hiện đại, quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, cấu trúc di truyền<br />

ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác<br />

dụng của các nhân tố tiến hóa.<br />

2. Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến<br />

nhiễm sắc thể là nguyên liệu chủ yếu.<br />

3. Chọn lọc ổn định diễn ra khi khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ.<br />

4. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

Trang 25


5. Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở<br />

nên không đồng nhất.<br />

6. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của alen mà làm thay đổi thành<br />

phần kiểu gen của quần thể.<br />

7. Phân ly độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành<br />

nên nguồn biến dị lớn cho quá trình tiến hóa.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>11</strong>8. Vai trò quan trọng nhất của giao phối với chọn lọc tự nhiên là:<br />

A. Trung hòa tính có hại của đột biến.<br />

B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.<br />

C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.<br />

D. Phát tán đột biến trong quần thể.<br />

Câu <strong>11</strong>9. Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây<br />

chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?<br />

A. Gen đột biến nằm trên NST thường.<br />

B. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn không tương đồng.<br />

C. Gen đột biến nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng.<br />

D. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn tương đồng.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có<br />

khả năng thích nghi cao nhất?<br />

A. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.<br />

B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng tự phối.<br />

C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng ngẫu phối.<br />

D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông đen hòa mình với môi trường, từ gen A bị đột<br />

biến thành gen lặn a quy định màu lông trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù <strong>phá</strong>t hiện. Trường hợp nào sau<br />

đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể?<br />

A. Gen A nằm trên NST thường.<br />

B. Gen A nằm trong ti thể.<br />

C. Gen A nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng.<br />

D. Gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể<br />

sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì:<br />

A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.<br />

B. Vi khuẩn dễ có kích thước nhỏ và sinh sản nhanh.<br />

C. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.<br />

D. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.<br />

Câu <strong>12</strong>3. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ liên tiếp thư được kết quả:<br />

Thế hệ AA Aa aa<br />

F 1 0,64 0,32 0,04<br />

F 2 0,64 0,32 0,04<br />

F 3 0,24 0,52 0,24<br />

F 4 0,16 0,48 0,36<br />

F 5 0,09 0,42 0,49<br />

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?<br />

A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.<br />

B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.<br />

C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:<br />

Trang 26


Thế hệ Kiêu gen A A Kiểu gen Aa Kiểu gen aa<br />

F 1 0,49 0,42 0,09<br />

F 2 0,49 0,42 0,09<br />

F 3 0,22 0,36 0,42<br />

F 4 0,24 0,32 0,44<br />

F 5 0,26 0,28 0,46<br />

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.<br />

C. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen.<br />

D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.<br />

Câu <strong>12</strong>5. Theo <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại, thực chất chọn lọc tự nhiên là:<br />

A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy biến dị có lợi cho sinh vật.<br />

B. Phân hóa khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.<br />

C. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.<br />

D. Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

Câu <strong>12</strong>6. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình<br />

kém thích nghi.<br />

2. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một<br />

hướng.<br />

3. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm<br />

thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.<br />

4. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.<br />

5. Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc<br />

làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.<br />

6. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng<br />

di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy<br />

định những tính trạng thích nghi.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>12</strong>7. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Nếu<br />

khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen di hợp Aa sẽ<br />

thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể ?<br />

A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.<br />

B. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.<br />

C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.<br />

D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.<br />

Câu <strong>12</strong>8. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn<br />

so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu<br />

có thành phần kiểu gen là 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ,<br />

làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen<br />

của quần thể ở các thế hệ tiếp theo được mô tả bằng sơ đồ nào sau đây?<br />

A. 0 ,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa -> 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.<br />

B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa -> 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa.<br />

C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa -> 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa.<br />

D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,36Aa + 0,09aa -> 0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa.<br />

Câu <strong>12</strong>9. Nghiên cứu về tính trạng màu sắc thân của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc<br />

lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng. Biết 2<br />

quần thể trên ở 2 vùng xa nhau nhưng có điều kiện môi trường giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1<br />

Trang 27


có 45 cơ thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cơ thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào thông tin ở trên<br />

nhiều khả năng nhất xảy ra các quần thể này là do:<br />

A. Biến động di truyền. B. Dòng gen. C. Chọn lọc vận động. D. Chọn lọc phân hóa.<br />

Câu 130. Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được ưu tiên tiếp<br />

cận con cá cái và thụ tinh. Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành có kích thước nhỏ thường ẩn náu<br />

giữa các tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi cá cái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều<br />

không cạnh tranh được với hai dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh. Ví dụ trên minh họa cho hình<br />

thức chọn lọc:<br />

A. Ổn định. B. Vận động. C. Định hướng. D. Phân hóa.<br />

Câu 131. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn<br />

nhiều so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu:<br />

A. Chọn lọc ổn định.<br />

B. Chọn lọc vận động.<br />

C. Chọn lọc loại bỏ đồng hợp tử ra khỏi quần thể.<br />

D. Chọn lọc phân hóa.<br />

Câu 132. Ý có nội dung không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi là:<br />

A. Môi trường tạo ra các kiểu hình thích nghi và qua quá trình chọn lọc tự nhiên các kiểu hình này sẽ<br />

ngày càng phổ biến.<br />

B. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có<br />

sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.<br />

C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng quy định kiểu hình thích<br />

nghi.<br />

D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng<br />

<strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột biến của loài cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 133. Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh.<br />

Sau 1 thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài mới thích nghi hơn với môi trường trong<br />

khi quần thể loài B có nguy cơ bị tiêu diệt. Điều nào sau đây giải thích không hợp lý?<br />

A. Quần thể loài A có tốc độ <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B.<br />

B. Loài A có tốc độ sinh sản chậm và chu kì sống dài hơn.<br />

C. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.<br />

D. Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn.<br />

Câu 134. Theo quan niệm hiện đại, những yếu tố vừa tham gia hình thành quần thể thích nghi, vừa tham<br />

gia hình thành loài mới:<br />

A. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.<br />

B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.<br />

C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, cơ chế cách li sinh sản.<br />

D. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.<br />

Câu 135. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì càng nhanh chóng hình thành các<br />

chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì:<br />

A. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.<br />

B. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.<br />

C. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.<br />

D. Khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.<br />

Câu 136. Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của loài bướm Biston betularia tại các vùng<br />

công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX?<br />

A. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi, nên bướm màu đen được chọn lọc tự nhiên<br />

giữ lại. Số cá thể màu đen được sống sót, con cháu ngày một đông và thay dần dạng trắng.<br />

B. Trong môi trường không có bụi than,màu đen là màu có hại bị đào thải.<br />

C. Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm, là nguyên nhân tạo sự hóa đen của các loài bướm<br />

ở vùng công nghiệp.<br />

D. Dạng đen xuất hiện do đột biến gen trội đa hiệu,vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm<br />

tăng sức sống của bướm.<br />

Câu 137. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

Trang 28


1. Quần thể không có vốn gen đa hình khi hoàn cảnh sống thay đổi sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng<br />

loạt.<br />

2. Áp lực chọn lọc càng lớn thì quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi diễn ra càng chậm.<br />

3. Mỗi đặc điếm thích nghi chỉ hợp lý tương đối.<br />

4. Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì gen được biểu hiện ra ngay kiểu hình và sinh sản nhanh.<br />

5. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn<br />

trong quần thể.<br />

6. Chọn lọc tự nhiên tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham<br />

gia quy định các đặc điểm thích nghi.<br />

7. Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi đột biến có kháng DDT sinh trưởng<br />

nhanh hơn dạng ruồi bình thường.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 7<br />

Câu 138. Sự hình thành màu đen đặc trưng <strong>phá</strong>t hiện ở loài bướm (Biston betularia) tại các vùng công<br />

nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX là bằng chứng độc đáo về:<br />

A. Mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường.<br />

B. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />

C. Sự <strong>phá</strong>t sinh đột biến trong quá trình sinh sản.<br />

D. Tầm quan trọng của quá trình giao phối.<br />

Câu 139. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí<br />

các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần đầu xử lí, tỉ lệ sống sót của các dòng<br />

rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến <strong>10</strong>0% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng chống DDT:<br />

A. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.<br />

B. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên từ trước.<br />

C. Là sự biến đổi đồng loạt đế thích ứng trực tiếp với môi trường chứa DDT.<br />

D. Không liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến đã <strong>phá</strong>t sinh trong quần thể.<br />

Câu 140. Quần thể vi khuẩn truyền gen kháng thuốc kháng sinh bằng các con đường:<br />

A. Từ mẹ sang con.<br />

B. Biến nạp.<br />

C. Truyền dọc và truyền ngang.<br />

D. Tải nạp, biến nạp.<br />

Câu 141. Thuyết tiến hóa tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu<br />

nào dưới đây không chính xác?<br />

A. Khả năng chống DDT liên quan đến những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã <strong>phá</strong>t sinh từ trước<br />

một cách ngẫu nhiên.<br />

B. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a,b,c,d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu<br />

aabbccdd.<br />

C. Khi ngừng xử lí DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh vì đã<br />

qua chọn lọc.<br />

D. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT<br />

Câu 142. Ô nhiễm không khí từ cuộc cách mạng công nghiệp đã làm đen vỏ cây bạch dương ở Anh. Sự<br />

thay đổi này của môi trường sẽ gây ảnh hưởng thế nào đối với các loài bướm đậu trên cây bạch dương?<br />

A. Thay đổi tần số alen.<br />

B. Tăng số lượng cá thể bướm có màu đen.<br />

C. Phân hóa khả năng sống sót.<br />

D. Tất cả các điều kiện trên.<br />

Câu 143. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn<br />

sâu <strong>phá</strong>t hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này hình thành được là vì:<br />

A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.<br />

B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.<br />

D. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.<br />

Trang 29


Câu 144. Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hòa lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này<br />

mà sâu khó bị chim <strong>phá</strong>t hiện:<br />

A. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích<br />

màu sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên.<br />

B. Quan niệm di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu<br />

sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên.<br />

C. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích<br />

màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loạt dưới tác<br />

động của ngoại cảnh.<br />

D. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích<br />

màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi xuất hiện đồng loạt dưới tác động<br />

của ngoại cảnh.<br />

Câu 145. Nguyên nhân của hiện tượng đa hình cân bằng là do:<br />

A. Trong quần thể giao phối có sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình.<br />

B. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau trên cùng một quần thể.<br />

C. Biến dị tổ hợp và đột biến luôn luôn xuất hiện trong quần thể dù hoàn cảnh sống không thay đổi.<br />

D. Các kiểu hình đều ở trạng thái cân bằng ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để thay<br />

thế hoàn toàn dạng khác.<br />

Câu 146. Hiện tượng "quen thuốc" của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do:<br />

A. Liên quan tới việc <strong>phá</strong>t sinh những đột biến mới giúp chúng có khả năng kháng thuốc <strong>phá</strong>t sinh khi<br />

bắt đầu sử dụng kháng sinh.<br />

B. Liên quan tới việc <strong>phá</strong>t sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc <strong>phá</strong>t sinh sau khi sử<br />

dụng kháng sinh một thời gian.<br />

C. Liên quan tới việc <strong>phá</strong>t sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc <strong>phá</strong>t sinh khi sử<br />

dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy định.<br />

D. Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc<br />

đã <strong>phá</strong>t sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh.<br />

Câu 147. Một quần thể sau ăn lá ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,5AA: 0,3 Aa: 0,2aa. Do bị xử lý bằng<br />

thuốc trừ sâu, cấu trúc di truyền của quần thể sau là: 0,3AA: 0,2Aa: 0,5aa. Kết luận chính xác nhất là:<br />

A. Đột biến đã làm cho tần số alen thay đổi rất chậm chạp, có thể coi như không đáng kể.<br />

B. Giao phối không ngẫu nhiên làm tần số alen không thay đổi nhưng làm tăng tần số kiểu gen lặn và<br />

giảm tần số kiểu gen trội.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên làm tần số alen thay đổi theo hướng tăng tần số alen lặn và giảm tần số alen trội.<br />

D. Yếu tố môi trường (thuốc trừ sâu) làm tần số alen thay đổi theo hướng tăng tần số alen lặn và giảm<br />

tần số alen trội.<br />

Câu 148. Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật<br />

xuất hiện trước vì:<br />

A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy<br />

định những tính trạng thích nghi.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số<br />

lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gen thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho<br />

các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng<br />

dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.<br />

Câu 149. Điều nào sau đây không đúng với sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi?<br />

A. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điếm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bởi<br />

đặc điểm thích nghi khác.<br />

B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng <strong>phá</strong>t sinh do đó các đặc<br />

điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.<br />

C. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý<br />

nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.<br />

Trang 30


D. Trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh<br />

vật xuất hiện trước đó.<br />

Câu 150. Phát biểu nào dưới đây về tiến hóa là đúng?<br />

A. Áp lực chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất chi phối nhịp độ tiến hóa.<br />

B. Mỗi nhóm sinh vật, qua những thời gian địa chất khác nhau luôn luôn có những nhịp điệu tiến hóa<br />

giống nhau.<br />

C. Trong lịch sử, các nhóm sinh vật khác nhau tiến hóa với nhịp độ tương ứng với mức độ biến động<br />

của điều kiện khí hậu, địa chất.<br />

D. Nhịp điệu tiến hóa chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là áp lực của quá trình<br />

đột biến.<br />

Câu 151. Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số<br />

loại:<br />

A. Kiểu gen ở trạng thái cân bằng ổn định.<br />

B. Alen ở trạng thái cân bằng ổn định.’<br />

C. Kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.<br />

D. Đặc điểm thích nghi ở trạng thái cân bằng ổn định.<br />

Câu 152. Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là:<br />

A. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao.<br />

B. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên<br />

duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen.<br />

C. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định,<br />

không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác.<br />

D. Chọn lọc tự nhiên không <strong>phá</strong>t huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền<br />

Câu 153. Vi khuẩn gây bệnh có tốc độ kháng thuốc kháng sinh nhanh là do:<br />

Hệ gen đơn bội nên các gen đột biến lặn cũng được biểu hiện và chịu sự tác động của chọn lọc.<br />

Trong các quần thể vi khuẩn đã có sẵn gen kháng thuốc.<br />

Vi khuẩn dễ <strong>phá</strong>t sinh đột biến và có tốc độ sinh sản rất nhanh nên các alen kháng thuốc được nhân lên<br />

nhanh chóng.<br />

Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, quần thể vi khuẩn sẽ <strong>phá</strong>t sinh các alen đột biến có khả năng kháng<br />

thuốc.<br />

Trong điều kiện sống kí sinh, các chủng vi khuẩn đột biến có tốc độ sinh sản nhanh hơn bình thường.<br />

A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 5. C. 2, 4, 5. D. 1, 2, 3.<br />

Câu 154. Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 alen lặn a,b,c,d tác động theo kiểu cộng<br />

gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường.<br />

Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có<br />

kiểu gen aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gen khác nhau. Nếu người ta phun DDT<br />

trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển tốt nhất sau khi<br />

ngừng phun DDT?<br />

A. Quần thể 1. B. Quần thể 1 và 2. C. Quần thể 3. D. Quần thế 1 và 3.<br />

Câu 155. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái<br />

và di truyền.<br />

2. Loài thân thuộc là những loài có quan hệ xa về nguồn gốc.<br />

3. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu<br />

chuẩn sinh lí- sinh hóa là chính xác nhất và khách quan nhất.<br />

4. Đối với trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) để phân<br />

biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.<br />

5. Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.<br />

6. Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái<br />

và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả.<br />

7. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố liên tục hay<br />

gián đoạn tạo thành các nòi.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng:<br />

Trang 31


A. 2 B. 3 C. 5 D. 6<br />

Câu 156. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc:<br />

A. Tiêu chuẩn hóa sinh. B. Tiêu chuẩn hình thái.<br />

C. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản. D. Tiêu chuẩn sinh lí.<br />

Câu 157. Tại vùng thượng lưu sông Amour có nòi chim sẻ ngô châu Âu và nòi chim sẻ ngô Trung Quốc<br />

song song tồn tại nhưng không có dạng lai. Đây là giai đoạn chuyển từ dạng nào sang loài mới?<br />

A. Nòi địa lí. B. Nòi sinh thái. C. Nòi sinh học. D. Quần thể.<br />

Câu 158. Câu nói nào sau đây chính xác nhất?<br />

A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mới tất yếu dẫn đến quá trình hình thành loài mới.<br />

B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới.<br />

C. Đặc điểm mới thích nghi là kết quả của các đột biến vô hướng đã qua chọn lọc.<br />

D. Quá trình hình thành đặc điểm mới là cơ sở dẫn đến sự hình thành loài mới.<br />

Câu 159. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Loài là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp và hệ thống<br />

di truyền kín.<br />

2. Hai nòi địa lí khác nhau thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.<br />

3. Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của<br />

cơ thể vật chủ.<br />

4. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau.<br />

5. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách nhanh chóng qua<br />

nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.<br />

6. Cách ly địa lí luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới.<br />

7. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.<br />

8. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo nhiều<br />

hướng khác nhau dần dần hình thành nòi địa lý, tạo ra loài mới. Số câu <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 6<br />

Câu 160. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?<br />

A. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái.<br />

B. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài.<br />

C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.<br />

D. Mỗi loài có thể có nhiều nòi sinh thái khác nhau.<br />

Câu 161. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào<br />

sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?<br />

1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.<br />

2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.<br />

3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.<br />

4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.<br />

5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.<br />

6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.<br />

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 5, 6. C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 1, 3, 5, 6.<br />

Câu 162. Cho các thông tin sau:<br />

1. Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông đen.<br />

2. Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.<br />

3. Một con suối nước chảy quanh <strong>năm</strong> làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau.<br />

4. Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là giao phối với<br />

những con lông màu đen.<br />

5. Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể.<br />

Những thông tin góp phần hình thành nên loài thỏ mới:<br />

A. (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).<br />

Câu 163. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?<br />

(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống<br />

hên cạn.<br />

(2) Một số loài kì giông sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai<br />

Trang 32


<strong>phá</strong>t triển không hoàn chỉnh và bất thụ.<br />

(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.<br />

(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm<br />

phương Tây giao phối vào cuối hè.<br />

(5) Các phân tử protein bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích<br />

nên không thể kết hợp được với nhau.<br />

(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn <strong>phá</strong>t triển bình<br />

thường và hữu thụ nhưng con lai hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và<br />

cho hạt lép.<br />

A. (2),(3),(5). B. (2),(3),(6). C. (1),(3),(6). D. (2), (4), (5).<br />

Câu 164. Cho các ví dụ:<br />

1. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng không hình thành hợp tử.<br />

2. Hai quần thể sinh sản vào hai mùa khác nhau.<br />

3. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng phôi bị chết trước khi sinh.<br />

4. Các cá thể giao phối với nhau và sinh con nhưng con không sinh sản hữu tính.<br />

5. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau nên mặc dù ở trong một môi trường nhung bị cách li sinh sản.<br />

Sau đây là các ví dụ về cách li sau hợp tử:<br />

A. 1, 2, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 3, 4.<br />

Câu 165. Nhận định nào sau đây là đúng?<br />

A. Sự hình thành loài mới xảy ra ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi<br />

con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội <strong>phá</strong>t triển thành loài mới.<br />

B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này có chu kì<br />

sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn loài có chu kì sống dài.<br />

C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di<br />

truyền, bởi sự cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.<br />

D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh hơn ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực<br />

vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.<br />

Câu 166. Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì:<br />

A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.<br />

B. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới.<br />

C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.<br />

D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây<br />

nên bởi các nhân tố tiến hóa.<br />

Câu 167. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển, ngăn cản các cá thể của quần thể<br />

cùng loài gặp gỡ và giao phối.<br />

2. Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.<br />

3. Sự hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.<br />

4. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển mạnh.<br />

5. Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác<br />

nhau và được đa bội hóa.<br />

6. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách<br />

bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái<br />

khác nhau.<br />

7. Hình thành loài bằng con đường địa lí nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân<br />

hóa kiểu gen của loài gốc sẽ diễn ra nhanh hơn.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 5<br />

Câu 168. Ví dụ nào dưới đây không thuộc dạng cách li sinh sản?<br />

A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau.<br />

B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám.<br />

C. Hai quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vonga và ở phía trong bờ sông.<br />

D. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.<br />

Trang 33


Câu 169. Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới:<br />

A. Bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với các loài động vật có khả năng<br />

<strong>phá</strong>t tán mạnh.<br />

B. Là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới,<br />

cách li sinh sản với quần thể gốc.<br />

C. Không gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.<br />

D. Là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.<br />

Câu 170. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái<br />

và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù sống cùng trong một hồ<br />

nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá<br />

có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con.<br />

Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài nào không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?<br />

A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí.<br />

Câu 171. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể <strong>phá</strong>t triển mạnh, một số cá thể <strong>phá</strong>t<br />

tán sang loài cây N. Những cá thể có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N<br />

thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa<br />

lí nhưng ở hai ở sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen<br />

của hai quần thể đến mức làm xuất hiện sự cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là ví dụ về hình<br />

thành loài mới:<br />

A. Bằng lai xa và đa bội hóa.<br />

B. Bằng cách li sinh thái.<br />

C. Bằng cách li địa lí.<br />

D. Bằng tự đa bội.<br />

Câu 172. Phát biểu nào trong câu dưới đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường<br />

địa lí?<br />

A. Hình thành loài khác khu địa lí ít xảy ra hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có<br />

cùng kích thước vì dòng gen (di- nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm giảm<br />

cơ hội phân hoá di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.<br />

B. Hình thành loài khác khu địa lí xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài<br />

khơi có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm<br />

tăng cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài tăng lên.<br />

C. Hình thành loài khác khu địa lí xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài<br />

khơi có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm<br />

giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.<br />

D. Hình thành loài khác khu địa lí ít xảy ra hơn ở các đảo xa bờ so với các đảo gần bờ có cùng kích<br />

thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo xa bờ làm giảm cơ hội phân<br />

hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.<br />

Câu 173. Vai trò chủ yếu của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa là:<br />

A. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen.<br />

B. Nguồn nguyên liệu cơ cấp cho chọn lọc.<br />

C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.<br />

D. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.<br />

Câu 174. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?<br />

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.<br />

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.<br />

(3) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.<br />

(4) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không <strong>phá</strong>t triển.<br />

(5) Do chênh lệch về thời kì siánh sángh trưởng và <strong>phá</strong>t triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông<br />

Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.<br />

(6) Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.<br />

A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).<br />

Câu 175. Trong tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi:<br />

A. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định của mỗi loài.<br />

Trang 34


B. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.<br />

C. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hóa của các phân tử protein.<br />

D. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của các nhiễm sắc thể và cách phân bố của các gen trên đó.<br />

Câu 176. Quan điểm nào sau đây không đúng?<br />

A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.<br />

B. Lai xa kết hợp đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.<br />

C. Cơ chế đa bội tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế dẫn đến hình thành loài mới.<br />

D. Cơ chế tự đa bội tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế dẫn đến hình thành loài mới.<br />

Câu 177. Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài bằng con đường địa lí là:<br />

A. Do môi trường ở các khu vực địa lí khác nhau.<br />

B. Do các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.<br />

C. Do đột biến và chọn lọc tự nhiên tích lũy theo nhiều hướng khác nhau.<br />

D. Do chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại địa lí để đến với nhau.<br />

Câu 178. Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì:<br />

A. Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.<br />

B. Cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.<br />

C. Cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển mạnh hơn cây lưỡng bội.<br />

D. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.<br />

Câu 179. Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: loài lúa mì<br />

(T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm<br />

sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ<br />

dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì<br />

(T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm:<br />

A. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.<br />

B. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.<br />

C. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.<br />

D. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.<br />

Câu 180. Sự lai xa và đa bội hóa sẽ dẫn đến hình thành loài mới trong trường hợp:<br />

A. Lai xa giữa hai loài thực vật tạo ra con lai, con lai được đa bội hóa và cách li sinh sản với loài khác.<br />

B. Cơ thể lai xa có sức sống và thích nghi cao với môi trường, sinh sản để tạo quần thể mới cách li sinh<br />

sản với loài khác.<br />

C. Các cá thể lai xa có bộ NST song nhị bội, sinh sản hữu tính bình thường và cách li sinh sản với loài khác.<br />

D. Các cá thể lai xa phải có bộ NST và ngoại hình khác với các dạng bố mẹ.<br />

Câu 181. Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Đặc điểm của hệ động vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác động của<br />

chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.<br />

B. Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li, những vùng địa lí tách ra càng sớm càng có nhiều dạng<br />

sinh vật đặc hữu và dạng địa phương.<br />

C. Hệ động vật trên các đảo đại lục thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển như<br />

dơi, chim. Không có lưỡng cư và thú lớn nêu đảo tách ra khỏi đất liền.<br />

D. Mỗi loài động vật hay thực vật đã <strong>phá</strong>t sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định tại một vùng nhất định.<br />

Câu 182. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài xảy ra một cách nhanh chóng.<br />

2. Đột biến lặp đoạn và đảo đoạn có thể dẫn đến sự hình thành loài mới.<br />

3. Bộ NST của tinh tinh và người khác nhau ở 9 NST có đảo đoạn qua tâm.<br />

4. NST số 2 của người có thể do sự sáp nhập hai NST của vượn người.<br />

5. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở động vật.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 183. Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng hai môi trường<br />

khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantozo. Sau đó bà cho 2 loại ruồi sống chung và nhận thấy "ruồi<br />

mantozo" không thích giao phối với "ruồi tinh bột". Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí<br />

nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:<br />

Trang 35


A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Lai xa và đa bội hóa.<br />

Câu 184. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, mối liên quan giữa các cơ chế cách li<br />

trong quá trình hình thành loài mới là:<br />

A. Cách li địa lí —> Cách li trước hợp tử —> Cách li sau hợp tử.<br />

B. Cách li địa lí —> Cách li hợp tử —> Cách li sau hợp tử.<br />

C. Cách li địa lí —> Cách li sau hợp tử —> Cách li trước hợp tử.<br />

D. Cách li địa lí —> Cách li sinh thái —> Cách li hợp tử.<br />

Câu 185. Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí.<br />

Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?<br />

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.<br />

B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ mỗi dạng trung gian có<br />

thể hình thành nên các loài mới.<br />

C. Trong tự nhiên sự cách li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do<br />

sinh vật <strong>phá</strong>t tán, di cư.<br />

D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với<br />

các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.<br />

Câu 186. Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.<br />

B. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chi thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.<br />

C. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan<br />

đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.<br />

D. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di<br />

truyền.<br />

Câu 187. Nhận định nào sau đây đúng về loài sinh sản hữu tính?<br />

A. Không có quan hệ về mặt sinh sản nên cấu trúc di truyền luôn cố định không thay đổi qua các thế hệ.<br />

B. Không có quan hệ đực cái nên mỗi cá thể đều được xem là 1 đơn vị tiến hóa.<br />

C. Có thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen giống nhau giữa các loài khác nhau.<br />

D. Giữa các cá thể không quan hệ về mặt sinh sản nên khó xác định ranh giới các loài thân thuộc.<br />

Câu 188. Nguyên nhân chính làm cho đa số cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng là:<br />

A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài.<br />

B. Không phù hợp cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.<br />

C. Không có cơ quan sinh sản.<br />

D. Bộ NST của bố, mẹ trong con lai khác nhau về hình dạng, số lượng, cấu trúc.<br />

Câu 189. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. Cách li địa lí và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.<br />

B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dãn đến hình thành loài mới.<br />

C. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.<br />

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.<br />

Câu 190. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng:<br />

A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người.<br />

B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, bộ, họ, lớp, ngành.<br />

C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại xếp vào cùng một chi.<br />

D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.<br />

Câu 191. Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc<br />

đơn giản là do:<br />

A. Quá trình tiến hóa duy trì những quần thể thích nghi nhất.<br />

B. Quá trình tiến hóa tạo nên sự đa dạng loài trong quần thể.<br />

C. Quá trình tiến hóa củng cố những đột biến trung tính trong quần thể.<br />

D. Quá trình tiến hóa chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị có hại.<br />

Câu 192. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hóa của sinh giới?<br />

A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung.<br />

B. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.<br />

C. Dạng sinh vật nguyên thủy nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hóa thạch sống.<br />

Trang 36


D. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hóa thành những chi khác<br />

nhau rồi thành những loài khác nhau.<br />

Câu 193. <strong>Sinh</strong> giới được tiến hóa theo các chiều hướng:<br />

1. Ngày càng đa dạng và phong phú.<br />

2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.<br />

3. Từ trên cạn xuống dưới nước.<br />

4. Thích nghi ngày càng hợp lí.<br />

Phương án đúng:<br />

A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4.<br />

Câu 194. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau luôn giống nhau.<br />

2. Trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy các biến dị thích nghi theo nhiều hướng<br />

khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự đồng quy tính trạng.<br />

3. Kết quả của sự phân li tính trạng là từ một vài dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng khác nhau và<br />

khác với các dạng tổ tiên ban đầu.<br />

4. Trong những hướng tiến hóa chung của sinh giới,thích nghi là hướng cơ bản nhất.<br />

5. Một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát là những nhóm đã và đang tiến bộ sinh học.<br />

6. Quá trình tiến hóa diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm có chung một<br />

nguồn gốc.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng hướng, trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau<br />

đưa đến sự đồng quy tính trạng.<br />

8. Sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì các sinh vật có tổ<br />

chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Số các <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 195. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là gì?<br />

A. Phức tạp hóa tổ chức cơ thể.<br />

B. Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi.<br />

C. Phân hóa đa dạng.<br />

D. <strong>Sinh</strong> sản nhanh.<br />

Câu 196. Mô tả nào sau đây đúng với hiện tượng thoái bộ sinh học?<br />

A. Khu phân bố của loài được mở rộng làm giảm mật độ cá thể.<br />

B. Số lượng quần thể của loài giảm, kích thước quần thể giảm.<br />

C. Kiên định các đặc điểm thích nghi đã hình thành từ trước.<br />

D. Số lượng quần thể của quần xã giảm, quần xã bị suy thoái.<br />

Câu 197. Tiến bộ sinh học là xu hướng <strong>phá</strong>t triển ngày càng mạnh thể hiện ở các dấu hiệu:<br />

1. Số lượng cá thể tăng dần, tì lệ sống sót ngày càng cao.<br />

2. Khu phân bố mở rộng và liên tục.<br />

3. Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.<br />

4. Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng, và phong phú.<br />

A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 2,3,4. D. 2, 3.<br />

Câu 198. Xu hướng cơ bản của sự <strong>phá</strong>t triển tiến bộ sinh học là:<br />

A. Giảm dần số lượng cá thể, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.<br />

B. Duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.<br />

C. Nội bộ ngày càng ít phân hóa, khu phân bố ngày càng trở nên gián đoạn.<br />

D. Giảm bớt sự lệ thuộc vào các điều kiện môi trường bằng những đặc điểm thích nghi mới ngày càng<br />

hoàn thiện.<br />

Câu 199. Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:<br />

Nhân tố tiến hóa<br />

Đặc điểm<br />

(1) Đột biến (a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen<br />

của quần thể theo 1 hướng xác định.<br />

(2) Giao phối không ngẫu nhiên (b) Làm <strong>phá</strong>t sinh các biến dị di truyền của quần thể,<br />

cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.<br />

Trang 37


(3) Chọn lọc tự nhiên (c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi<br />

quần ánh sánghể, dù alen đó là có lợi.<br />

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên (d) Không làm thay đổi lân số tương đối của alen<br />

nhưng làm thay đổi thành phân kiểu gen của quần<br />

thể.<br />

(5) Di nhập gen (e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn<br />

gen của quần thể.<br />

Tổ hợp ghép đúng là:<br />

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c, 5e. B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c, 5-e. C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5e. D. 1-b, 2-a, 3-d, 4-e, 5-c.<br />

Câu 200. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu<br />

được kết quả như trong bảng sau:<br />

Thành phần KG Thế hệ F 1 Thế hệ F 2 Thế hệ F 3 Thế hệ F 4<br />

AA 0,64 0,64 0,2 0,16<br />

Aa 0,32 0,32 0,4 0,48<br />

aa 0,04 0,04 0,4 0,36<br />

Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:<br />

(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 .<br />

(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 .<br />

(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F 3 có cấu trúc di truyền như vậy.<br />

(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.<br />

Những kết luận đúng là:<br />

A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).<br />

Câu 201. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Tuyến vú ở nam là một cơ quan thoái hóa.<br />

2. Một cơ quan thoái hóa bỗng dưng hoạt động trở lại được gọi là hiện tượng lại tổ.<br />

3. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.<br />

4. Theo định luật <strong>phá</strong>t sinh sinh vật: "Sự <strong>phá</strong>t triển của một cá thể phản ánh một cách rút gọn sự <strong>phá</strong>t<br />

triển của một quần thể".<br />

5. Cơ quan tương tự khác nhau về nguồn gốc trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi.<br />

6. Bằng chứng tế bào học là bằng chứng trực tiếp chứng minh mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.<br />

7. Cơ quan thoái hóa <strong>phá</strong>t triển đầy đủ trên cơ thể người trưởng thành.<br />

8. Cơ quan tương tự chứng minh nguồn gốc chung của các loài.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 202. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Vi khuẩn có hệ gen vòng đơn, tương tự như hệ gen của ti thể và lục lạp.<br />

2. Lục lạp có cấu trúc màng đơn như cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn.<br />

3. Ti thể được xem như một vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh với trong tế bào nhân thực.<br />

4. Lạp thể được xem như vi khuẩn dị dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực.<br />

5. Ti thể sinh sản bằng hình thức trực khuẩn như vi khuẩn.<br />

6. Riboxom của lạp thể là loại 80S như của vi khuẩn.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng để chứng minh ti thể và lạp thể có nguồn gốc vi khuẩn, cộng sinh vào tế bào<br />

nhân thực?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 203. Dựa trên các số liệu giải phẫu và phân tích trình tự ADN, người ta đã xây dựng được cây tiến<br />

hóa phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài như hình sau:<br />

Trang 38


Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với cá phổi.<br />

2. Thằn lằn có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thú.<br />

3. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với chim.<br />

4. Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thằn lằn và rắn.<br />

5. Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn so với đà điểu.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 204. Cho các cơ quan sau:<br />

(1) Xương cụt ở người<br />

(2) Túi mật.<br />

(3) Ruột thừa ở người.<br />

(4) Lớp lông mao trên cơ thể.<br />

(5) Răng nanh.<br />

(6) Tuyến nước bọt.<br />

(7) Răng khôn<br />

(8) Mấu tai.<br />

Có bao nhiêu cơ quan là cơ quan thoái hóa?<br />

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8<br />

Câu 205. Khi tiến hành so sánh sự khác nhau về các axit amin trong chuỗi hemoglobin giữa các loài,<br />

người ta thấy như sau:<br />

Nhận xét nào sai về kết quả trên?<br />

A. Người có họ hàng gần gũi với gorilla hơn so với ếch.<br />

B. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

C. Đây là bằng chứng trực tiếp nói lên người có nguồn gốc từ loài Gorilla.<br />

D. Những loài có số lượng sai khác trong chuỗi polipeptit càng nhiều thì càng có quan hệ họ hàng xa nhau.<br />

Câu 206. Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với<br />

noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến<br />

hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ <strong>phá</strong>t hiện thấy tại vùng<br />

tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép <strong>phá</strong>t sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này<br />

Trang 39


sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì <strong>phá</strong>t triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào<br />

sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.<br />

Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:<br />

(1) Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sau hợp tử.<br />

(2) Cây C là một loài mới.<br />

(3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.<br />

(4) Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B.<br />

(5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương <strong>phá</strong>p lai hữu tính.<br />

Số nhận xét chính xác là:<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu 207. Đacquyn có nhận xét sau: "Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá<br />

thể lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản." Theo quan điểm của Đacquyn, giải thích nào đúng cho<br />

nhận xét trên?<br />

A. Đột biến luôn diễn ra, mà cá thể là đối tượng của đột biến, việc sinh ra một lượng lớn cá thể, làm<br />

tăng sự đa dạng của quần thể lên tối đa, sự đa dạng giảm dần cho đến lúc sinh sản.<br />

B. Cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn.<br />

C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn xảy ra và làm giảm số lượng quần thể, do đó để bảo tồn số lượng cá thể<br />

trong loài, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thế lớn hơn số cá thể sống tới độ<br />

tuổi sinh sản.<br />

D. Biến dị cá thể luôn có xu hướng xảy ra trong quá trình sinh sống của cá thể, do đó khi số lượng cá<br />

thể càng nhiều, càng nhiều biến dị cá thể có thể xảy ra, loại trừ trường hợp những biến dị xấu xảy ra làm<br />

tử vong, số còn lại có khả năng duy trì nòi giống cho loài.<br />

Câu 208. Đâu là quá trình đấu tranh sinh tồn theo quan niệm của Đacquyn?<br />

A. Môi trường làm tác động lên cơ thể sinh vật, làm những loài to lớn ngày càng mất đi, những loài nhỏ<br />

vẫn được duy trì do có đa dạng về di truyền hơn quần thể sinh vật có kích thước lớn.<br />

B. Đột biến làm những loài có cơ chế sửa lỗi tốt vẫn sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển, những loài có cơ chế sửa<br />

lôi do đột biến gây ra càng yếu, thì ngày càng giảm số lượng.<br />

C. Những cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi thì tăng số lượng, biến dị di truyền kém<br />

thích nghi thì giảm số lượng.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 209. Người ta thực hiện một nghiên cứu trên các loài sinh vật, nhận thấy rằng, cấu trúc di truyền của<br />

các loài này đều có một cấu tạo chung, gồm những đơn phân là axit nucleic, liên kết với các thành phần<br />

không phải axit nucleic, được nằm trong một cấu trúc màng tế bào được cấu tạo chủ yếu từ protein, lipit<br />

và các hợp chất kết hợp như glycoprotein, glycolipit, glycocalyx,... Nhận xét nào sai về nghiên cứu trên?<br />

A. Đây là bằng chứng tế bào học.<br />

B. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Trang 40


C. Đây là một bằng chứng gián tiếp để chứng minh nguồn gốc chung của các loài.<br />

D. Mục đích của nghiên cứu là để chứng minh nguồn gốc chung của loài.<br />

Câu 2<strong>10</strong>. Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locut 2 alen trội lặn<br />

hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này<br />

như sau:<br />

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội gấp 1,5 lần tần số alen lặn.<br />

Có hiện tượng tự thụ phấn ở quần thể qua rất nhiều thế hệ.<br />

Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ tiếp tục giảm.<br />

Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.<br />

Số lượng các nhận xét không chính xác là:<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5<br />

Câu 2<strong>11</strong>. Cho các nhận xét sau:<br />

1. <strong>Sinh</strong> vật trong thiên nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo 2 quá trình, vừa tích lũy vừa đào thải.<br />

2. Thuyết tiến hóa trung tính cho rằng mọi đột biến diễn ra trên cơ thể sinh vật đều là đột biến trung tính.<br />

3. Tiến hóa lớn diễn ra trước, tiến hóa nhỏ diễn ra sau.<br />

4. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố phụ quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của cây trồng và vật nuôi.<br />

5. Động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.<br />

6. Theo Lamac mọi biến đổi trên cơ thể do sự thay đổi ngoại cảnh tác động lên cơ thể sinh vật, đều được<br />

truyền lại cho thế hệ sau.<br />

7. Biến dị cá thể xuất hiện thông qua quá trình sinh sản hữu tính.<br />

8. Biến dị đồng loạt xuất hiện thông qua quá trình sinh sản hữu tính.<br />

9. Theo Đacquyn, biến dị đồng loạt có ý nghĩa lớn trong chọn giống và tiến hóa.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về học <strong>thuyết</strong> tiến hóa?<br />

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8<br />

Câu 2<strong>12</strong>. Trong quần thể Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O là 42%; nhóm A xấp xỉ 21%, nhóm B khoảng<br />

20%, nhóm AB khoảng 17%, các nhóm máu tồn tại song song với nhau, không nhóm máu nào chiếm ưu<br />

thế hơn nhóm máu nào, cũng không nhóm máu có những đặc điểm thích nghi hơn số còn lại. Nhận xét<br />

nào sai khi nói về nhóm máu của người Việt Nam?<br />

A. Đây là hiện tượng đa hình cân bằng.<br />

B. Nhiều nhóm máu tồn tại song song trong một quần thể là một minh chứng cho quá trình củng cố<br />

những đột biến ngẫu nhiên trung tính.<br />

C. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 213. Nhận xét nào sai khi nói về học <strong>thuyết</strong> tế bào?<br />

A. Không phải tế bào nào cũng có màng sinh chất.<br />

B. Không phải tế bào nào cũng có các bào quan giống nhau.<br />

C. Không phải tế bào nào cũng có một nhân.<br />

D. Không phải tế bào nào cũng có vật chất di truyền là axit nucleic.<br />

Câu 214. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Đặc điểm của hệ động thực vật trên một khu vực địa lý phụ thuộc vào điều kiện địa lý của vùng đó.<br />

(2) Sự <strong>phá</strong>t sinh các loài sinh vật trên đảo đại dương là một ví dụ của diễn thế thứ sinh.<br />

(3) Do sự cách ly địa lý, nên hệ động vật trên đảo <strong>phá</strong>t triển theo một hướng khác, tạo nên các loài đặc hữu.<br />

(4) Số lượng loài ở đảo đại dương đa dạng hơn so với đảo lục địa.<br />

(5) Thú có túi là loài đặc hữu của châu úc, do lục địa này tách khỏi đại lục địa từ giai đoạn sớm.<br />

(6) Sự giống ánh sáng nhau về đặc điểm của các loài trên những đảo lân cận nhau là do điều kiện tự<br />

nhiên của những đảo này tương tự nhau.<br />

(7) Các loài có tần suất xuất hiện nhiều trên đảo đại dương chủ yếu là những loài côn trùng, chim có<br />

khả năng vượt biển, những loài có kích thước nhỏ.<br />

(8) Những khu vực địa lý tách ra khỏi đại lục địa càng sớm thì số lượng các loài đặc hữu càng cao.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về bằng chứng địa lý sinh học?<br />

A. 1 B. 3 C. 5 D. 7<br />

Câu 215. Trong bằng chứng sinh học phân tử, sự sai khác trong cấu trúc của ADN và protein giữa các<br />

loài được giải thích ánh sáng thế nào là đầy đủ nhất?<br />

Trang 41


A. Do các nhân tố tiến hóa. B. Do đột biến.<br />

C. Do di nhập gen. D. Do chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 216. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.<br />

(2) Được hình thành thông qua quá trình sinh sản hữu tính.<br />

(3) Được hình thành trong quá trình sinh sống của sinh vật.<br />

(4) Biểu hiện đồng loạt, biết trước và ít có ý nghĩa trong tiến hóa.<br />

(5) Biểu hiện riêng lẻ, không biết trước và có ý nghĩa lớn trong tiến hóa.<br />

(6) Tương ứng với khái niệm thường biến trong <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại.<br />

(7) Tương ứng với khái niệm biến dị tổ hợp trong <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại.<br />

Gọi a là số nhận xét đúng về khái niệm biến dị cá thể của Đacquyn.<br />

Gọi b là số nhận xét đúng về khái niệm biến dị đồng loạt của Đacquyn.<br />

Tìm mối liên hệ giữa a và b:<br />

A. 2a + b = <strong>11</strong>. B. 2b + a = <strong>11</strong>. C. a-b = 1. D. b-a = 1.<br />

Câu 217. Theo Đacquyn, đâu là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị tạo thành những biến đổi lớn?<br />

A. Tính thích nghi. B. Tính đấu tranh C. Tính di truyền. D. Tính phức tạp.<br />

Câu 218. Đâu là trung tâm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại?<br />

A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa lớn.<br />

C. Nghiên cứu đơn vị tiến hóa cơ sở. D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 219. Cho các nhận xét sau:<br />

1. CLTN đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình tiến hóa nhỏ.<br />

2. Tần số đột biến trên từng gen thấp, trung bình là <strong>10</strong> 6 -<strong>10</strong> 4 .<br />

3. Các loài phân biệt nhau bằng một vài đột biến lớn.<br />

4. Đột biến tạo ra nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

5. Giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài có sự cách li sinh sản tuyệt đối.<br />

6. Chính mối quan hệ của các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản đã tạo cho quần thể tồn tại theo thời<br />

gian và không gian.<br />

7. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện trước, chọn lọc nhân tạo xuất hiện sau.<br />

8. Theo Lamac mọi cá thể trong loài đều có phản ứng như nhau trước mọi điều kiện hoàn cảnh.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 220. Cho các ví dụ sau:<br />

1. Trong giai đoạn <strong>phá</strong>t triển của phôi, trong khi phôi cá xuất hiện vây bơi, thì phôi thằn lằn, thỏ người<br />

lại xuất hiện chi <strong>năm</strong> ngón.<br />

2. Chi trước của người và báo có những cấu tạo xương tương tự nhau, gồm các cấu trúc như xương cánh<br />

tay, xương quay, xương trụ, các xương cổ tay, xương đốt bàn, đốt ngón tay.<br />

3. Mọi tế bào đều có màng sinh chất bao bọc, để giới hạn môi trường bên trong và bên ngoài tế bào.<br />

4. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống là các đại phân tử hữu cơ: axit nucleic, protein.<br />

5. Cánh dơi và cánh chuồn chuồn cùng làm động tác bay.<br />

6. Lục địa úc tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh. Vào thời điểm đó ánh sáng chưa có thú có<br />

nhau, nên đến nay châu úc vẫn có thú có túi.<br />

7. Mọi tế bào đều có nhân.<br />

8. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã di truyền.<br />

Sử dụng các ví dụ, để hoàn thiện bảng:<br />

Bằng chứng tiến hóa<br />

Ví dụ<br />

Bằng chứng giải phẫu học so sánh<br />

Bằng chứng phôi sinh học so sánh<br />

Bằng chứng địa lý sinh học<br />

Bằng chứng tế bào học.<br />

Bằng chứng sinh học phân tử<br />

Câu 221. Cho các dữ kiện sau:<br />

(1) Cánh dơi.<br />

Trang 42


(2) Mặt lưng của phần ngực ở côn trùng.<br />

(3) Giảm sự thoát hơi nước.<br />

(4) Gai hoa hồng.<br />

(5) Rễ.<br />

(6) Dự trữ dinh dưỡng.<br />

Sử dụng các dữ kiện để hoàn thành bảng sau:<br />

Cơ quan Nguồn gốc Chức năng<br />

Chi trước của bò sát<br />

Bay<br />

Cánh bướm<br />

Gai xương rồng<br />

Lá<br />

Biểu bì thân<br />

Bảo vệ<br />

Củ hoàng tinh<br />

Thân<br />

Củ khoai lang<br />

Câu 222. Cho các bằng chứng sau:<br />

(1) Tất cả cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.<br />

(2) Cánh dơi và cánh bướm là cơ quan tương tự.<br />

(3) Ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật ăn cỏ là cơ quan tương đồng.<br />

(4) Mọi tế bào đều có cấu tạo tương tự nhau.<br />

(5) Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.<br />

(6) Gai xương rồng có nguồn gốc từ lá.<br />

(7) Hoa bắp là loài hoa đơn tính, nhưng có dấu tích của hoa lưỡng tính.<br />

(8) Trong giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi, có những giai đoạn giống nhau của người và các loài động vật khác.<br />

Có bao nhiêu bằng chứng chứng minh sinh giới có chung một nguồn gốc?<br />

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8<br />

Câu 223. Sự kiện nào dưới đây không phải là bằng chứng tiến hóa?<br />

A. Các cá thể cùng loài có những kiểu hình khác nhau.<br />

B. Sự giống nhau của các protein ở những loài khác nhau.<br />

C. Các cơ quan tương đồng.<br />

D. Sự tương tự trong cấu trúc NST ở những loài khác nhau.<br />

Câu 224. Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào?<br />

A. Bằng chứng sinh học phân tử.<br />

B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh<br />

C. Cơ quan tương tự.<br />

D. Cơ quan tương đồng.<br />

Câu 225. Bằng chứng tiến hóa nào dưới đây khác với tất cả các bằng chứng tiến hóa còn lại?<br />

A. Bằng chứng sinh học phân tử.<br />

B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh<br />

C. Bằng chứng phân tử, tế bào.<br />

D. Bằng chứng hóa thạch.<br />

Câu 226. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết<br />

quả như sau:<br />

Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa<br />

F 1 0,04 0,32 0,64<br />

F 2 0,04 0,32 0,64<br />

F 3 0,5 0,4 0,1<br />

F 4 0,6 0,2 0,2<br />

F 5 0,65 0,1 0,25<br />

Một số nhận xét được rút ra như sau:<br />

(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.<br />

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F 3 đến F 4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội.<br />

(3) Ở thế hệ F 3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.<br />

(4) Ở thế hệ F 1 và F 2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.<br />

Trang 43


(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F 3 .<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 227. Hiện tượng lại tổ là:<br />

A. Trường hợp cơ quan tương đồng <strong>phá</strong>t triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó.<br />

B. Trường hợp cơ quan thoái hóa <strong>phá</strong>t triển mạnh ở phôi của một cá thể nào đó.<br />

C. Trường hợp cơ quan thoái hóa lại <strong>phá</strong>t triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó.<br />

D. Trường hợp cơ quan tương tự lại <strong>phá</strong>t triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó.<br />

Câu 228. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể tồn tại trong tự nhiên trong một thời gian<br />

dài là 0.5A: 5a đột ngột biến đổi thành <strong>10</strong>0%A. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tương trên?<br />

A. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.<br />

B. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn.<br />

D. Một thiên tai xảy ra, làm giảm đột ngột số lượng cá thể trong quần thể.<br />

Câu 229. Một vài <strong>phá</strong>t biểu về CLTN như sau:<br />

1. CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.<br />

2. CLTN là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.<br />

3. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.<br />

4. CLTN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không thay đổi tần số alen.<br />

5. CLTN gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.<br />

6. CLTN không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.<br />

7. CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn<br />

8. Coli nhanh HCM so với quần thể ruồi giấm.<br />

9. CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu là chính xác?<br />

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2<br />

Câu 230. Hoàn thành bảng sau:<br />

Bằng chứng Đặc điểm Ví dụ<br />

Cánh dơi và chi trước của hổ.<br />

Giải phẫu học so sánh<br />

Phôi sinh học so sánh<br />

Bằng chứng địa lý sinh học.<br />

Nghiên cứu trên đối tượng tế<br />

bào<br />

Nghiên cứu trên đối tượng<br />

phôi, so sánh sự giống khác<br />

nhau trong giai đoạn <strong>phá</strong>t<br />

triển phôi.<br />

Nghiên cứu sự hình thành các<br />

loài trên các lục địa, sự di<br />

chuyển và tách rời của các lục<br />

địa, sự giống và khác nhau<br />

của các loài trên những khu<br />

vực địa lý khác nhau.<br />

Nghiên cứu cấu trúc vi thể<br />

nhỏ hơn cấu trúc tế bào.<br />

Gai xương rồng và gai hoa hồng.<br />

Tất cả các loài đều được cấu tạo từ tế<br />

bào, mọi tế bào đề có cấu tạo chung là<br />

màng tế bào, <strong>khối</strong> nguyên sinh chất và<br />

nhân hoặc vùng nhân chứa vật chất di<br />

truyền.<br />

a) Nghiên cứu những cấu trúc giải phẫu học, so sánh giữa các loài khác nhau, tìm ra nguồn gốc chung<br />

của sinh vật, đồng thời tìm ra vai trò và cách tác động của chọn lọc tự nhiên, cũng như các nhân tố tiến<br />

hóa khác.<br />

b) Trong giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi, trong khi phôi cá thì <strong>phá</strong>t triển thành vây thì phôi của người và các<br />

loài bò sát <strong>phá</strong>t triển thành chi trước.<br />

c) Bằng chứng tế bào học.<br />

Trang 44


d) Một số loài đặc trưng ở vùng Cổ bắc như lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi.<br />

e) Bằng chứng sinh học phân tử.<br />

f) ADN của mọi loài đều được cấu tạo từ các loại bazo ni tơ, một gốc phôtphat và một gốc đường 5C.<br />

Câu 231. Hoàn thành bảng sau:<br />

Đặc điểm<br />

Đột biến<br />

Chiều hướng (1)<br />

Trình tự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen (2)<br />

Tần số đột biến (3)<br />

Ý nghĩa (4)<br />

a) Vô hướng.<br />

b) Với từng gen nhỏ là từ <strong>10</strong> 6 - <strong>10</strong> 4 .<br />

c) Thay đổi tần số alen rồi thay đổi thành phần kiểu gen.<br />

d) Thay đổi thành phần kiểu gen rồi thay đổi tần số alen.<br />

e) Tuy nhiên, trong cơ thể sinh vật có nhiều gen nên tần số đột biến về một gen nào đó là rất lớn.<br />

f) Qua quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú cho tiến hóa.<br />

g) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

h) Tần số đột biến lớn.<br />

i) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

j) Qua quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị sơ cấp vô cùng phong phú cho tiến hóa.<br />

A. (1) - a; (2) - d; (3) - b, e; (4)-i, j.<br />

B. (1) - a; (2) - d; (3) - b, e; (4) - i, f.<br />

C. (1)-a; (2) - c; (3) - b, e; (4) - g, j.<br />

D. (1)-a; (2) - c; (3) - b, e; (4)-g,f.<br />

Câu 232. Cho các đặc điểm sau:<br />

(1) Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(2) Làm tăng tính đa dạng cho thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(3) Ngẫu nhiên và vô hướng.<br />

(4) Làm giảm tính đa dạng cho thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(5) Thường xảy ra trong quần thể nhỏ.<br />

(6) Có áp lực trên quần thể lớn nhiều hơn so với quần thể nhỏ.<br />

(7) Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

(8) Có lợi hay có hại cho một cá thể bất kỳ sẽ phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và điều kiện môi trường.<br />

Gọi a là số nhận xét đúng về nhân tố tiến hóa đột biến.<br />

Gọi b là số nhận xét đúng về nhân tố tiến hóa yếu tố ngẫu nhiên.<br />

Mối quan hệ giữa a và b là:<br />

A. a + b = <strong>11</strong>. B. a - b = 3. C. 2b - a =2. D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 233. Cho hình ảnh sau:<br />

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li được thể hiện trong<br />

hình?<br />

1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả<br />

năng sinh sản.<br />

2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc<br />

loài khác.<br />

3. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.<br />

4. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp<br />

tử không <strong>phá</strong>t triển.<br />

5. Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển nên một số<br />

quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với<br />

các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.<br />

6. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử<br />

nhưng hợp tử bị chết ngay.<br />

7. Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đông<br />

giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương Tây giao phối vào<br />

Trang 45


cuối hè.<br />

8. Các phân tử protein bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích<br />

nên không thể kết hợp được với nhau.<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4<br />

Câu 234. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

1. Sự biến dị di truyền giữa các cá thể trong quần thể.<br />

2. Những cá thể mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh hoàn không có khả năng tạo tinh trùng.<br />

3. Các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.<br />

4. Những cá thể thích nghi với môi trường thường sinh nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi.<br />

5. Chỉ một số lượng nhỏ con cái sinh ra có thể sống sót.<br />

6. Quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.<br />

7. Trong quần thể, những cá thể mang gen trội bị loại bỏ nhanh chóng làm tần số alen biến đổi không<br />

theo hướng xác định.<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu nào cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên trong quần thể?<br />

A. 1, 3, 4, 7. B. 2, 4, 5, 6. C. 2, 5, 6, 7. D. 1, 2, 4, 5, 6.<br />

Câu 235. Cho các <strong>phá</strong>t biểu như sau:<br />

1. So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì đột<br />

biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể<br />

sinh vật.<br />

2. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì alen đột biến có lợi hay hại không<br />

phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến<br />

qua các thế hệ.<br />

3. Sự cách li địa lí không những góp phân duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa<br />

các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa mà còn đóng vai trò loại bỏ những cá thể mang kiểu<br />

gen quy định các đặc điểm không có khả năng thích nghi.<br />

4. Theo quan niệm hiện đại, loài mới có thể hình thành từ con đường tự đa bội.<br />

5. Theo quan niệm hiện đại, không thể hình thành loài mới nếu các quần thể cách li không có khả năng<br />

sinh sản hữu tính.<br />

6. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được <strong>phá</strong>t tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và<br />

kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp.<br />

7. Trong tự nhiên, các thể song nhị bội thường trở thành loài mới do thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc<br />

thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con<br />

lai bất thụ.<br />

8. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5<br />

Câu 236. Cho các biện <strong>phá</strong>p:<br />

1. Lai giữa các dòng khác nhau.<br />

2. Tự thụ phấn liên tục.<br />

3. Lai giữa các nòi trong cùng khu vực địa lí.<br />

4. Lai giữa các thứ thuộc cùng một loài ở các vùng địa lí khác nhau.<br />

5. Lai giữa các cá thể có quan hệ cùng huyết thống với nhau.<br />

Để khắc phục hiện tượng thoái hóa giống có thể dùng biện <strong>phá</strong>p:<br />

A. 1,2 B. 3,5 C. 1,4 D. 2,3<br />

Câu 237.<br />

Dựa vào hình ảnh trên một số bạn đã đưa ra nhận định sau:<br />

1. Hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc<br />

điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dưong trong<br />

môi trường không có bụi than.<br />

2. Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu:<br />

vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng<br />

khả năng sinh sản của bướm.<br />

3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi<br />

Trang 46


phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.<br />

4. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó <strong>phá</strong>t hiện, nên<br />

thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại.<br />

5. Ảnh hưởng trực tiếp của bụi than đã làm biến đổi màu sắc của cánh bướm.<br />

6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của 4 nhân tố: đột biến, giao<br />

phối, chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản.<br />

Theo các em có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 238.<br />

Cá voi Cá chép Cá Rông Kì nhông Chó Người<br />

Cá voi 0% 59,4% 54,2% 61,4% 56,8% 53,2%<br />

Cá chép 0% 48,7% 53,2% 47,9% 48,6%<br />

Cá Rông 0% 46,9% 46,8% 47%<br />

Kì nhông 0% 44,3% 44%<br />

Chó 0% 16,3%<br />

Người 0%<br />

Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi polipeptit anpha trong phân tử hemoglobin. Có các nhận định<br />

về bảng trên:<br />

1. Bảng trên là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

2. Trong các loài đã cho, loài có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người là cá voi.<br />

3. Người có quan hệ gần với cá chép hơn kì nhông.<br />

4. Cá chép có quan hệ gần với chó hơn kì nhông.<br />

5. Cá voi có quan hệ gần với người hơn kì nhông.<br />

6. Chó có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.<br />

7. Cá Rồng có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.<br />

8. Bằng chứng phôi sinh học so sánh được phản ánh qua bảng trên đã chứng tỏ nguồn gốc thống nhất<br />

của các loài.<br />

9. Bảng trên giúp ta nhận thấy rằng sự khác nhau về trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit càng nhỏ<br />

thì các loài có quan hệ họ hàng càng gần.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 6<br />

Câu 239. Cho một số trường hợp sau:<br />

1. Cừu có thể giao phối với dễ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử chết mà không <strong>phá</strong>t triển thành phôi.<br />

2. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho<br />

loài hoa của cây khác.<br />

3. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong<br />

lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không tạo ra hợp tử.<br />

4. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.<br />

5. Hai loài vịt trời chung sống trong cùng khu vực địa lí và làm tổ cạnh nhau, không bao giờ giao phối<br />

với nhau.<br />

6. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không <strong>phá</strong>t triển.<br />

7. Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vân giao phối với nhau, tuy nhiên phân lớn con lai<br />

<strong>phá</strong>t triển không hoàn chỉnh và bất thụ.<br />

Có bao nhiêu trường hợp cách li sau hợp tử?<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 5<br />

Câu 240. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là<br />

không đúng?<br />

1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển...ngăn cản các cá thể của quần thể<br />

cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.<br />

2. Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.<br />

3. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể<br />

được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.<br />

4. Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới.<br />

Trang 47


5. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, <strong>phá</strong>t tán và những loài ít di cư.<br />

6. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.<br />

Số phương án đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 241. Để giải thích trong tự nhiên các thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là<br />

hợp lí nhất?<br />

A. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ nhiểm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài<br />

khác nhau.<br />

B. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới.<br />

C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật.<br />

D. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao phối<br />

trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ.<br />

Câu 242.<br />

Dựa vào hình vẽ trên, nhiều bạn đưa ra ý kiến của mình<br />

như sau:<br />

1. Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới<br />

bằng đa bội hóa cùng nguồn.<br />

2. Sự hình thành loài bằng đột biến lớn diễn ra rất<br />

nhanh chóng.<br />

3. Tế bào của lúa mì Triticum aestivum chứa bộ NST<br />

của hai loài bố mẹ, cơ thể loài lúa mì này chỉ có thể<br />

sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính<br />

được.<br />

4. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài<br />

thường xảy ra ở thực vật.<br />

5. Sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi<br />

các NST đang co xoắn cực đại tại kì giữa.<br />

6. Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm<br />

ba bộ NST của ba loài khác nhau.<br />

7. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài<br />

duy nhất diễn ra nhanh chóng.<br />

Những ý kiến nào là đúng?<br />

A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 7 C. 2, 4, 6 D. 2, 4, 5<br />

Câu 243. Cho các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc<br />

a) Tiêu chuẩn hình thái<br />

b) Tiêu chuẩn sinh lí-sinh hóa<br />

c) Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái<br />

d) Tiêu chuẩn cách li sinh sản.<br />

Cho các ví dụ sau:<br />

1. Protein trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng của loài ếch hồ miền Nam Liên Xô chịu nhiệt cao hơn<br />

protein tương ứng của loài ếch hồ miền Bắc Liên Xô tới 3-4 °C.<br />

2. Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ Cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancaloit còn cà chua thì<br />

không.<br />

3. Sáo mỏ đen, sáo mỏ vàng và sáo nâu được xem là ba loài khác nhau.<br />

4. Loài ngựa hoang phân bố ở vùng Trung Á, loài ngựa vằn sống ở châu Phi.<br />

5. Rau dền gai và rau dền cơm là hai loài khác nhau.<br />

6. Hợp tử được tạo thành và <strong>phá</strong>t triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.<br />

7. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp được với nhau khi thụ tinh.<br />

8. Cấu trúc bậc một của ADN ở người và tinh tinh khác nhau 2,4% số nucleotit.<br />

9. Hai loài mao lương với một loài sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất còn một<br />

loài sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa.<br />

<strong>10</strong>. Giống muỗi Anopheles ở châu Âu gồm 6 loài giống hệt nhau, khác nhau về màu sắc trứng, sinh<br />

cảnh...<br />

Trang 48


<strong>11</strong>. Các loài thân thuộc có hình thái giống nhau được gọi là "những loài anh em ruột".<br />

Đáp án nối nào sau đây là chính xác và các em hãy cho biết để phân biệt các loài vi khuẩn tiêu chuẩn nào<br />

được sử dụng chủ yếu?<br />

A. (a)- 3,5; (b)-1,4,8; (c)- 2,<strong>10</strong>; (d)- 6,7,9,<strong>11</strong>; Tiêu chuẩn hóa sinh.<br />

B. (a)- 2,3; (b)-1,5,<strong>10</strong>; (c)- 4,9; (d)- 6,7,8,<strong>11</strong>; Tiêu chuẩn sinh lí.<br />

C. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,9; (d)- 6,7,<strong>10</strong>,<strong>11</strong>; Tiêu chuẩn hóa sinh.<br />

D. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,<strong>10</strong>; (d)- 6,7,9,<strong>11</strong>; Tiêu chuẩn sinh lí.<br />

Câu 244. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Bằng chứng địa lí - sinh học về tiến hóa phản ánh nguồn gốc chung của các loài sinh vật.<br />

2. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb như nhau chứng tỏ hai loài<br />

có cùng tổ tiên xa.<br />

3. Gà và khỉ khác hẳn nhau, nhưng có giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên<br />

xa, gọi là bằng chứng phôi sinh học.<br />

4. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần protein giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của<br />

sinh giới, thuộc bằng chứng sinh học phân tử.<br />

5. Những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là<br />

cơ quan tương đồng.<br />

6. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai<br />

đoạn sau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi của các loài sinh vật.<br />

7. Bằng chứng địa lí sinh học nói lên sự giống nhau giữa các loài chủ yếu do có chung nguồn gốc, hoặc<br />

do môi trường sống giống nhau.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu nào không đúng?<br />

A. 1, 3, 7 B. 2,4,5 C. 2, 3,5,6 D. 2, 5, 6, 7<br />

Câu 245. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Di - nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột<br />

biến và không có chọn lọc tự nhiên.<br />

2. Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tụ nhiên là tích lũy các đặc tính thu được trong<br />

đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.<br />

3. Tự thụ phấn liên tục giúp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.<br />

4. Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng cơ quan tương tự.<br />

5. Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên là đào thải các cá thể mang kiểu gen quy<br />

định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả<br />

năng sinh sản tốt.<br />

6. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên diễn ra theo những<br />

hướng khác nhau.<br />

7. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.<br />

8. Tất cả các biến dị đều di truyền được và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.<br />

9. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên là những nhân tố có khả<br />

năng làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể.<br />

<strong>10</strong>. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn<br />

so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.<br />

<strong>11</strong>. Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến <strong>phá</strong>t tán trong quần thể<br />

tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên đa số biến dị tổ hợp.<br />

<strong>12</strong>. Tiến hóa nhỏ vẫn có thể xảy ra nếu quần thể không có biến dị di truyền.<br />

Gọi a là số <strong>phá</strong>t biểu đúng, b là số <strong>phá</strong>t biểu sai, đâu là mối quan hệ đúng giữa a và b?<br />

A. b-2 = a + 2 B. 2a + 3 = b C. a + 3 = b- 2 D. 2b + 3 = a + 7<br />

Câu 246. Cho những nhận định sau:<br />

1. Theo quan niệm hiện đại, đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của tiến hóa.<br />

2. Theo <strong>thuyết</strong> tiến hóa trung tính, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà<br />

là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.<br />

3. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng tần số alen.<br />

4. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do chức năng giống nhau đều giúp cơ<br />

thể bay.<br />

Trang 49


5. Một số thể tứ bội(4n) tỏ ra thích nghi sẽ <strong>phá</strong>t triển thành một quần thể mới tứ bội và hình thành loài<br />

mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do khi chúng giao phâh với nhau tạo ra thể tam<br />

bội(3n) bất thụ.<br />

6. Thể tự đa bội có thể được hình thành qua nguyên phân và tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.<br />

7. Theo quan niệm Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức<br />

tạp luôn thay đổi của con người.<br />

Những nhận định đúng:<br />

A. 1, 2, 5, 7 B. 2, 4, 5, 6 C. 1, 3, 6, 7 D. 3, 4, 5, 7<br />

Câu 247. Điểm khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên nào là đúng?<br />

1. Đều là nhân tố tiến hóa.<br />

2. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn giao phối không<br />

ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và không làm thay đổi tần số alen.<br />

3. Chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thế còn giao phối không ngẫu nhiên thì<br />

không.<br />

4. Theo quan niệm hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có các cá<br />

thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường còn kết quả của giao phối<br />

không ngẫu nhiên dẫn đến nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền.<br />

5. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen<br />

đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử còn chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và<br />

thành phần kiểu gen phụ thuộc vào hướng thay đổi của môi trường.<br />

A. 1,2,4 B. 2,4,5 C. 2,3,4 D. 1, 3, 4, 5<br />

Câu 248. Điểm so sánh giữa di- nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên nào là đúng?<br />

1. Di-nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn yếu tố ngẫu nhiên thì không.<br />

2. Di-nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên đều là nhân tố tiến hóa.<br />

3. Di-nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen theo chiều hướng không xác định.<br />

4. Di-nhập gen luôn làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thể còn yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn<br />

gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.<br />

5. Di-nhập gen có thế xảy ra ở bất cứ quần thể nào dù kích thước lớn hay nhỏ, yếu tố ngẫu nhiên thường<br />

tác động vào quần thể có kích thước nhỏ.<br />

A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 5 C. 2, 4, 5 D. 1, 2, 4<br />

Trang 50


Câu 249.<br />

Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành tiến hóa lớn và tiến hóa<br />

nhỏ. Một vài nhận xét được đưa ra như sau:<br />

1. Tiến hóa lớn là quá trình diễn ra trên quy mô lớn, trải qua hàng<br />

triệu <strong>năm</strong> làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.<br />

2. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần<br />

thể.<br />

3. Loài là đơn vị nhỏ nhất có thể của tiến hóa.<br />

4. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới được hình thành.<br />

Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.<br />

5. Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu thực nghiệm.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 250.<br />

Các em hãy cho biết câu nào miêu tả sơ đồ trên là đúng<br />

nhất?<br />

A. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng<br />

con đường cách li tập tính, sự trao đổi vốn gen của quần thể A<br />

và B ngày càng giảm, loài mới được hình thành khi cách li<br />

sinh sản với quần thể gốc.<br />

B. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng<br />

con đường cách li sinh thái, sự trao đổi vốn gen của quần thể<br />

A và B ngày càng giảm, loài mới được hình thành khi cách li<br />

sinh sản với quần thể gốc. Quá trình này thường xảy ra với<br />

các loài động vật có khả năng <strong>phá</strong>t tán mạnh.<br />

C. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, sự trao đổi vốn gen<br />

của quần thể A và B ngày càng ít, loài mới được hình thành khi có cách li sinh sản diễn ra. Quá trình này<br />

thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp.<br />

D. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế cách li bất kì, sự trao đổi vốn gen của<br />

quần thể A và B ngày càng ít, loài mới hình thành khi có cách li sinh sản.<br />

Câu 251. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,<br />

A. cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.<br />

B. đột biến là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

C. sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với các quần thể có kích<br />

thước lớn.<br />

D. cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các<br />

quần thể trong quá trình hình thành loài mới.<br />

Câu 252. Theo học <strong>thuyết</strong> Đacuyn:<br />

A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn<br />

giống và tiến hóa.<br />

B. Những biến dị đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa cho tiến hóa.<br />

C. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên<br />

liệu cho chọn giống và tiến hóa.<br />

D. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và<br />

tiến hóa.<br />

Câu 253. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Trong quần thể giá trị thích nghi của kiểu gen AA= 0; Aa = 1; aa = 0 phản ánh quần thể đang diễn ra<br />

hình thức chọn lọc ổn định.<br />

2. Chọn lọc vận động là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải<br />

những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình.<br />

3. Kiểu chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.<br />

4. Theo bằng chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức gián phân.<br />

5. Những bằng chứng giải phẫu học so sánh cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài,<br />

Trang 51


giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa.<br />

6. Bằng chứng phôi sinh học so sánh <strong>phá</strong>c họa lược sử tiến hóa của loài.<br />

7. Bằng chứng giải phẫu học so sánh có sức <strong>thuyết</strong> phục nhất.<br />

8. Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng.<br />

9. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Gọi a là số <strong>phá</strong>t biểu đúng, b là số <strong>phá</strong>t biểu sai (a≠b), đâu là biểu thức phản ánh đúng mối quan hệ giữa a<br />

và b?<br />

2<br />

A. a <strong>11</strong> b 4 B. 4a 2 -9ab + 5b 2 =0 C. a 2 + 4 = b 2 + 6 D. a + 3 = 2b -1<br />

Câu 254. Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò:<br />

A. làm <strong>phá</strong>t sinh alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể<br />

B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khác loài.<br />

C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể cùng loài.<br />

D. làm biến đổi tần số alen theo những hướng khác nhau.<br />

Câu 255. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Hình thành quần thể mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.<br />

2. Kanguru là loài thú có túi sống trên mặt đất, chân sau dài và khỏe, nhảy xa chân trước rất ngắn. Ở<br />

châu Đại Dương có một loài kanguru do chuyển sang kiếm ăn trên cây mà hai chân trước lại dài ra,<br />

leo treo như gấu. Ví dụ này phản ánh rõ sự hợp lí tuyệt đối của các đặc điểm thích nghi.<br />

3. Vai trò của quá trình ngẫu phối là cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.<br />

4. Đóng góp quan trọng nhất của học <strong>thuyết</strong> Đacuyn là <strong>phá</strong>t hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn<br />

lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi cây trồng.<br />

5. Tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân ly tính trạng là cơ sở để giải thích sự<br />

hình thành loài mới và nguồn gốc thống nhất của các loài.<br />

6. Khi cho giao phối giữa ruồi giấm mắt đỏ và ruồi giấm mắt trắng với nhau người ta thấy ruồi cái mắt đỏ<br />

lựa chọn ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn ruồi đực mắt trắng. Đây là ví dụ về giao phối không ngẫu nhiên.<br />

7. Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên<br />

không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải.<br />

8. Quần thể không có vốn gen đa hình thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt<br />

hàng loạt, không có tiềm năng thích ứng.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu nào sai?<br />

A. 1, 4, 7 B. 1, 2, 4, 7 C. 1, 2, 5, 7 D. 2, 3, 6, 8<br />

Câu 256. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại duơng hay tồn tại những loài đặc trung không có ở nơi nào<br />

khác trên trái đất?<br />

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.<br />

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện <strong>phá</strong>t tán đi nơi khác.<br />

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.<br />

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.<br />

Câu 257. Điều nào sau đây là sai khi nói về loài sinh học và cơ chế cách li?<br />

A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản chỉ được áp dụng với loài sinh sản hữu tính.<br />

B. Hai quần thể thân thuộc chỉ trở thành hai loài khi và chỉ khi có sự cách li sinh sản.<br />

C. Các cá thể thuộc hai loài có thời gian giao phối khác nhau đây là dạng cách li trước hợp tử.<br />

D. Lừa và ngựa lai với nhau sinh ra con la bất thụ là do sự tiếp hợp nhiễm sắc thể trong <strong>phá</strong>t sinh giao<br />

tử không thực hiện được ở la.<br />

Câu 258. Cho bảng sau:<br />

1. Giao phối ngẫu nhiên a. Làm thay đổi thành phần kiểu gen không làm thay đổi tần số<br />

alen của quần thế.<br />

2. Giao phối không ngẫu nhiên b. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.<br />

3. Các yếu tố ngẫu nhiên c. Làm cho đột biến được <strong>phá</strong>t tán trong quần thể tạo ra sự đa hình<br />

về kiểu gen và kiểu hình.<br />

4. Chọn lọc tự nhiên d. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp vô cùng phong phú cho quá trình<br />

tiến hóa.<br />

5. Đột biến e. Làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.<br />

Trang 52


Đáp án nối nào sau đây là chính xác?<br />

A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d B. 1-c, 2-e,3-b, 4-a, 5-d<br />

C. 1-c, 2-a-b, 3-b, 4-e, 5-d D. 1-d, 2-a-b, 3-b, 4-c, 5-e<br />

Câu 259. Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?<br />

A. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau.<br />

B. Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.<br />

C. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN.<br />

D. Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn<br />

lọc tự nhiên giữ lại.<br />

Câu 260. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Đóng góp chủ yếu của học <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại là giải thích được tính đa dạng và thích nghi của<br />

sinh giới.<br />

2. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thế sau 1 thế hệ bởi yếu tố ngẫu nhiên.<br />

3. Theo Đacuyn, điều quan trọng nhất làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính trạng đó là trong mỗi vật<br />

nuôi hay cây trồng sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau.<br />

4. Trong các dạng đột biến gen thì đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó<br />

tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu<br />

hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.<br />

5. Hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng<br />

có một số loài đặc trưng là vì đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau (kỉ Đệ tứ) nên những loài giống<br />

nhau xuất hiện trước đó và những loài khác xuất hiện sau.<br />

6. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở<br />

rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.<br />

7. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác là ví dụ cách li sau hợp tử.<br />

8. Quá trình hình thành quần thể mới luôn dẫn đến hình thành loài mới.<br />

9. Trong chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, tổ chức ngày càng cao là hướng cơ bản nhất.<br />

<strong>10</strong>. Theo quan niệm hiện đại, loài có tập tính càng tinh vi phức tạp thì càng có cơ hội hình thành loài mới nhanh.<br />

<strong>11</strong>. Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích<br />

thước lớn là do chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn.<br />

Gọi a là số <strong>phá</strong>t biểu sai, b là số <strong>phá</strong>t biểu đúng và a 2 - b = c. Biểu thức nào sau đây phù hợp với mối quan<br />

hệ của a, b và c?<br />

2<br />

A. a 9 2 c b 3<br />

B.<br />

2 2<br />

a b 1 c b 6<br />

C. a b c 1<br />

2 2<br />

D. a b<br />

2<br />

c <strong>12</strong><br />

Câu 261. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài mới?<br />

A. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập<br />

nhau.<br />

B. Loài mới được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chậm chạp.<br />

C. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở<br />

rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.<br />

D. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.<br />

Câu 262.<br />

1. Cách li địa lí a. là quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng.<br />

2. Lai xa và đa bội hóa b. là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.<br />

3. Tiến hóa nhỏ c. quá trình hình thành loài thường xảy ra một cách chậm chạp<br />

qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.<br />

4. Tiến hóa lớn d. đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy<br />

định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi.<br />

5. Chọn lọc tự nhiên e. là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu <strong>năm</strong><br />

làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.<br />

6. Các đặc điểm thích nghi f. chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này nó có thể thích<br />

nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.<br />

Đáp án nối nào sau đây là chính xác?<br />

Trang 53


A. 1-a; 2-c; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e; 5-d; 6-f<br />

C. 1-c; 2-b; 3-a; 4-e; 5-d; 6-f D. 1-e; 2-b; 3-c; 4-f; 5-a; 6-d<br />

Câu 263. Cổ Hươu cao cổ là một tính trạng đa gen. Trong các thung lũng ở Kênia người ta nghiên cứu<br />

thấy chiều dài trung bình cổ của Hươu cao cổ ở 8 thung lũng có số đo như sau: 180cm; 185cm; 190cm;<br />

197,5cm; 205cm; 2<strong>10</strong>cm; 227,5cm; 257,5cm. Theo các em sự khác nhau đó là do:<br />

A. ảnh hưởng của môi trường tạo ra các thường biến khác nhau trong quá trình sống.<br />

B. chiều dài cổ có giá trị thích nghi khác nhau tuỳ điều kiện kiếm ăn ở từng thung lũng.<br />

C. chiều cao cây khác nhau, Hươu phải vươn cổ tìm thức ăn với độ cao khác nhau.<br />

D. nếu không vươn cổ lên cao thì phải chuyển sang thung lũng khác để tìm thức ăn.<br />

Câu 264. Thuyết tiến hóa hiện đại đã <strong>phá</strong>t triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những<br />

điểm nào sau đây?<br />

1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng rẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ kiểu gen.<br />

2. Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ quần thể.<br />

3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.<br />

4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4<br />

Câu 265. Cho các nhận định sau:<br />

1. Tiêu chuẩn hình thái được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài.<br />

2. Theo học <strong>thuyết</strong> Đacuyn, chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn<br />

nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.<br />

3. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.<br />

4. Giao phối không ngẫu nhiên có khả năng làm giảm tần số alen lặn gây hại.<br />

5. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.<br />

6. Giao phối không ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng làm quần thể thoái hóa.<br />

7. Áp lực chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột biến của loài.<br />

8. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 266. Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật<br />

được mô tả ở hình sau:<br />

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình<br />

thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. Cho một số <strong>phá</strong>t<br />

biểu sau về con đường hình thành loài này:<br />

1. Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít<br />

gặp ở động vật.<br />

2. Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình<br />

thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và<br />

quần thể B.<br />

3. Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.<br />

4. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có<br />

sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách<br />

li cơ học.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 267. Cho hình ảnh như sau:<br />

Dựa vào hình ảnh, có một số ý kiến như sau:<br />

1. Hình ảnh trên miêu tả quá trình hình thành loài bằng hình thức<br />

lai xa và đa bội hóa.<br />

2. Loài cây mới được tạo thành từ việc lai cây cải bắp và cải củ<br />

có rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp.<br />

3. Tất cả con lai được tạo ra hoàn toàn bất thụ.<br />

Trang 54


4. Có một số ít cây lai lại hữu thụ do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai<br />

(con lai chứa 18 NST của cải bắp và 18 NST của cải củ).<br />

5. Quá trình hình thành loài mới bằng hình thức lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở động vật nhiều hơn<br />

thực vật.<br />

Các em hãy cho biết ý kiến nào là đúng?<br />

A. 1,3,4 B. 1,4 C. 1,3 D. 1,3,4,5<br />

Câu 268.<br />

Hình ảnh trên phản ánh cho chúng ta thấy rằng mỗi loài<br />

vật nuôi, cây trồng bao gồm rất nhiều giống đa dạng,<br />

phong phú, mang những đặc điểm thích nghi phù hợp<br />

với nhu cầu, thị hiếu của con người như loài heo trên.<br />

Nhân tố chính của quá trình hình thành các giống vật<br />

nuôi, cây trồng này là chọn lọc nhân tạo. Một số ý kiến<br />

về chọn lọc nhân tạo được đưa ra như sau:<br />

1. Tính chất của chọn lọc nhân tạo là do con người tiến<br />

hành, vì lợi ích của con người.<br />

2. Động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là sự đấu tranh<br />

sinh tồn.<br />

3. Vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo là tích lũy các biến dị nhỏ xuất hiện riêng rẽ thành những biến<br />

đổi lớn sâu sắc, phổ biến cho cả một giống.<br />

4. Sự chọn lọc được tiến hành theo cùng một hướng trên cùng một đối tượng.<br />

5. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là từ một loài tổ tiên hoang dại ban đầu hình thành nhiều giống khác<br />

nhau rõ rệt, mỗi giống thích nghi cao độ với nhu cầu nhất định của con người.<br />

6. Do chưa nghiên cứu sâu vào nguyên nhân và cơ chế <strong>phá</strong>t sinh biến dị, Đacuyn cho rằng con người<br />

không thế chủ động gây ra biến dị mong muốn, con người chỉ vô tình đặt vật nuôi, cây trồng vào<br />

những điều kiện sống khác nhau, biến dị sẽ <strong>phá</strong>t sinh một cách ngẫu nhiên.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 269. Cấu trúc xương ở phân trên của tay người và cánh dơi là rất giống nhau, trong khi đó các xương<br />

tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác.<br />

Tuy nhiên, các dẫn liệu di truyền đều chứng minh rằng ba loài trên đều được phân li tù một tổ tiên chung<br />

và trong cùng một thời gian. Điều nào sau đây giải thích hợp lí nhất?<br />

A. Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cách thay đổi cấu<br />

tạo để phù hợp với môi trường sống.<br />

B. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi<br />

trước của cá voi.<br />

D. Các gen đột biến của cá voi nhanh hơn người và dơi.<br />

Câu 270. Khi phân tích ADN một số gen ở người rất giống tinh tinh. Giải thích nào sau đây là đúng nhất?<br />

A. Người và tinh tinh có chung tổ tiên.<br />

B. Người được tiến hóa từ tinh tinh.<br />

C. Tinh tinh được tiến hóa từ người.<br />

D. Do người và tinh tinh được tiến hóa theo hướng đồng quy.<br />

Câu 271. Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau<br />

nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:<br />

1. Khi tiếp xúc với hóa chất sâu tơ bị đột biến xuất hiện alen kháng thuốc.<br />

2. Trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.<br />

3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.<br />

4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được.<br />

Có bao nhiêu giải thích đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 272. Khi nói về nhân tố tiên hóa. Xét các đặc điểm sau:<br />

Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quẩn thể.<br />

Trang 55


Đều làm thay đổi tẩn số alen không theo hướng xác định.<br />

Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.<br />

Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Số đặc điểm mà cả nhân tố di-nhập gen và nhân tố<br />

đột biến đều có là:<br />

A. 4 đặc điểm. B. 2 đặc điểm. C. 5 đặc điểm. D. 3 đặc điểm.<br />

ĐÁP ÁN<br />

1.C 2.C 3.D 4.A 5.A 6.B 7C 8.C 9.A <strong>10</strong>.D<br />

<strong>11</strong>.B <strong>12</strong>.D 13.C 14.C 15.A 16.B 17D 18.B 19.C 20.C<br />

21.C 22.B 23.D 24.C 25.B 26.A 27C 28.D 29.D 30.C<br />

31.A 32.A 33.B 34.A 35.D 36.A 37C 38.B 39.C 40.C<br />

41.A 42.A 43.B 44.C 45.C 46B 47.C 48.B 49.B 50.B<br />

51.A 52.B 53.D 54.C 55.C 56.D 57.C 58.D 59.D 60.A<br />

61.A 62.B 63.C 64.C 65.C 66.B 67.D 68.A 69.B 70.B<br />

71.B 72.C 73.D 74.C 75.C 76.C 77.A 78.C 69.A 80.C<br />

81.D 82.B 83.D 84.A 85.C 86.B 87.D 88.B 89.A 90.B<br />

91.B 92.B 93.A 94.C 95.D 96.B 97.D 98.C 99.D <strong>10</strong>0.C<br />

<strong>10</strong>1.D <strong>10</strong>2.A <strong>10</strong>3.A <strong>10</strong>4.D <strong>10</strong>5.B <strong>10</strong>6.C <strong>10</strong>7.A <strong>10</strong>8.B <strong>10</strong>9.A 1<strong>10</strong>.D<br />

<strong>11</strong>1.B <strong>11</strong>2.C <strong>11</strong>3.D <strong>11</strong>4.A <strong>11</strong>5.A <strong>11</strong>6.C <strong>11</strong>7.C <strong>11</strong>8.B <strong>11</strong>9.B <strong>12</strong>0.C<br />

<strong>12</strong>1.D <strong>12</strong>2.C <strong>12</strong>3.B <strong>12</strong>4.A <strong>12</strong>5.D <strong>12</strong>6.B <strong>12</strong>7.A <strong>12</strong>8.B <strong>12</strong>9.A 130.D<br />

131.A 132.A 133.B 134.A 135.C 136.C 137.C 138.B 139.B 140.C<br />

141.C 142.D 143.A 144.B 145.D 146.D 147.C 148.B 149.B 150.A<br />

151.C 152.C 153.D 154.C 155.B 156.A 157.A 158.D 159.B 160.C<br />

161.D 162.D 163.B 164.D 165.A 166.D 167.B 168.D 169.B 170.C<br />

171.B 172.A 173.D 174.B 175 C 176.D 177.C 178.A 179.D 180.B<br />

181.C 182.B 183.C 184.A 185.D 186.D 187.D 188.D 189.A 190.B<br />

191.A 192.D 193.C 194.C 195.C 196.B 197.B 198.D 199.B 200.A<br />

201.D 202.B 203.B 204.B 205.C 206.A 207.B 208.C 209.A 2<strong>10</strong>.A<br />

2<strong>11</strong>.B 2<strong>12</strong>.D 213.A 214.D 215.A 216.B 217.C 218.A 219.C 220.<br />

221. 222.B 223.A 224.C 225.D 226.B 227.C 228.D 229.B 230.<br />

231.D 232.D 233.C 234.B 235.C 236.C 237.B 238.D 239.B 240.B<br />

241.D 242.C 243. C 244.D 245.A 246.A 247.B 248.B 249.C 250.D<br />

251.B 252.C 253.B 254.C 255.C 256.A 257.D 258.C 259.A 260.B<br />

261.C 262.B 263.B 264.B 265.D 266.C 267.B 268.C 269.C 270.A<br />

271.B 272.A<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Câu 1. Đáp án C<br />

Hướng tiến hóa phân kỳ được biểu hiện bởi những cơ quan tương đồng - những cơ quan có cấu tạo tương<br />

tự nhau nhưng thực hiện chức năng khác nhau.<br />

- Ngà voi là biến đổi chức năng của răng nanh còn sừng tê giác là biến đổi của xương mặt.<br />

- Cánh chim là <strong>phá</strong>t triển của hệ cơ xương còn cánh côn trùng được <strong>phá</strong>t triển từ biểu bì thân.<br />

- Cánh dơi và tay người đều có nguồn gốc <strong>phá</strong>t sinh là chi trên của lớp thú.<br />

- Vòi voi là biến đổi của mũi, còn vòi bạch tuột là biến đổi của lớp da thân.<br />

Câu 2. Đáp án C<br />

Đặc điểm để xác định cơ quan tương tự:<br />

- Khác nguồn gốc: có nguồn gốc không liên quan đến nhau, như gai hoa hồng là do kéo dài của biểu bì<br />

thân, gai xương rồng là biến dạng của lá. Dùng đặc điểm này, ta loại A, B và D.<br />

- Phải thực hiện chung một chức năng, như cánh chim và cánh côn trùng đều dùng để bay.<br />

Nhận xét: Ý A và D là trái ngược nhau, ý C và B là trái ngược nhau, dạng câu hỏi về nguyên nhân này<br />

Trang 56


thường hướng vào tác động của quá trình chọn lọc và tích lũy đột biến, nên ta thường tập trung vào C và<br />

B -> có thể loại A và D.<br />

Câu 3. Đáp án D<br />

- Cơ quan mà đề bài đề cập đến là cơ quan tương đồng.<br />

- Nhận xét: Số (5) đây là một dạng cơ quan tương đồng, nhưng ruột thừa của người không còn cộng sinh<br />

với vi khuẩn để tiêu hóa thực vật như ở thỏ, nó không còn thực hiện được chức năng như trước, còn gọi là<br />

cơ quan thoái hóa. Vậy cơ quan thoái hóa cũng là một ví dụ của cơ quan tương đồng.<br />

Câu 4. Đáp án A<br />

Chọn các câu (a) và (c)<br />

(a) là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

(c) là bằng chứng phôi sinh học so sánh.<br />

Nhận xét: Bằng chứng giải phẫu học thường nhắc về các cơ quan, không liên quan đến hệ thống tế bào,<br />

hay cấu trúc hệ gen.<br />

- Bằng chứng phôi sinh học so sánh chỉ nói đến sự giống, khác nhau của giai đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi.<br />

- Bằng chứng tế bào học nói đến những điểm tương tự nhau trong cấu trúc và hoạt động sinh trưởng, sinh<br />

sản của tế bào.<br />

- Bằng chứng sinh học phân từ nói đến gen, ADN, ARN.<br />

Câu 5. Đáp án A<br />

Cơ quan được miêu tả trong hình chính là cơ quan thoái hóa.<br />

(3) là cơ quan thoái hóa.<br />

(1), (2) là cơ quan tương đồng.<br />

(4), (5) là cơ quan tương tự.<br />

Lưu ý: Cơ quan thoái hóa cũng thuộc cơ quan tương đồng.<br />

Câu 6. Đáp án B<br />

Ta thấy:<br />

- Đa số các loài trên đảo là những loài có khả năng di cư, <strong>phá</strong>t tán xa, như chim, côn trùng, thân mềm,<br />

các loài thực vật và quan trọng là không có lưỡng cư -> kết luận được galapagôt là đảo đại dương - loại<br />

đảo được hình thành do quá trình hoạt động địa chất hoặc các rạn san hô làm cho lớp đất nên dưới đại<br />

dương được nâng cao lên tạo thành đảo. Do đó không mang theo các loài sống ở khu vực đất liền, chi có<br />

những loài di cư đến sinh sống trên đảo.<br />

- Thành phần loài đơn giản và không phong phú như trong đất liền, tuy nhiên do trở ngại địa lý khá lớn<br />

và đảo cũng là một môi trường lý tưởng để hình thành loài nên số lượng loài đặc hữu là rất cao.<br />

Câu 7. Đáp án C<br />

Các loài xuất hiện ở đảo đại dương là các loài có khả năng di cư và <strong>phá</strong>t tán mạnh như: chim, côn trùng,<br />

những loài thực vật thụ phấn bằng gió, hay những loài sinh sản bằng bào tử. Một số loài bò sát như trăn<br />

có khả năng nhịn ăn nhiều ngày liền.<br />

Câu 8. Đáp án C<br />

Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo không chỉ do điều kiện địa lý sinh thái trên đảo quyết định mà<br />

còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các khu vực địa lý khác vào những thời điểm nào.<br />

Câu 9. Đáp án A<br />

Do các cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nhưng cùng thực hiện chung một chức năng.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

Các đáp án sai:<br />

(2) Sai là do đa số các loài sử dụng chung một bộ mã di truyền, chứ không phải mọi sinh vật.<br />

(3) Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng sinh học phân tử<br />

(4) Nguyên nhân chủ yếu mà thú có túi còn tồn tại là do lục địa Úc tách ra khỏi đại lục địa vào thời gian<br />

sớm, lúc mà chưa có sự tiến hóa của động vật bậc cao, do không có động vật bậc cao đóng vai trò như tác<br />

nhân chọn lọc (ăn thịt) những loài thấp hơn, nên những loài động vật bậc thấp được duy trì đến thời điểm<br />

hiện tại.<br />

(5) Đảo đại dương không "chỉ" có những loài đặc hữu, mà có nhiều loài đặc hữu do trở ngại địa lý.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Chọn các câu (1), (5), (6).<br />

(2) sai là do quá trình nguyên phân của thực vật và động vật khác nhau, khi phân chia tế bào động vật tạo<br />

Trang 57


eo thắt từ ngoài vào trong, còn tếbào thực vật tạo vách ngăn phân cách từ trong ra ngoài. Ngoài ra cần nhớ<br />

thêm vi khuẩn sinh sản bằng hình thức trực phân.<br />

(3) và (4) đều là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Nhận xét: Những mà học <strong>thuyết</strong> tế bào nhắc đến, có thể xuất hiện như một bằng chứng tế bào học:<br />

- Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.<br />

- Tế bào chỉ được tạo thành từ những tế bào trước dó.<br />

- Mọi chức năng sống đều được xảy ra trong tế bào.<br />

- Tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển những hoạt động sống đó.<br />

- Tế bào có thế truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tiếp theo.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án D<br />

- Mới vào có thể loại ngay A vì A là bằng chứng trực tiếp.<br />

- Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chinh xác nhất có khoa học nhất và hơn nữa các bằng<br />

chứng khác cũng xuất <strong>phá</strong>t từ bằng chứng này.<br />

Câu 13. Đáp án C<br />

Túi bụng là cơ quan cần thiết có chức năng quan trọng với Kangrugu nên nó không phải là cơ quan thoái<br />

hóa.<br />

Câu 14. Đáp án C<br />

Loại đi (4) vì là bằng chứng phôi sinh học so sánh.<br />

Câu 15. Đáp án A<br />

- Nhận xét: về khái niệm thì B bao quát hơn, nhưng A mới là khái niệm chính xác.<br />

- Đây là một câu lý <strong>thuyết</strong> thuần trong sách giáo khoa. Có thể nói đây là dạng câu hỏi học thuộc lòng và<br />

quan trọng hơn là thuộc lòng từng chữ. Nguyên nhân chủ yếu của dạng câu hỏi này là do thực nghiệm<br />

trên do 2 nhà khoa học tìm ra trên tế bào thực vật và tế bào động vật, nên ta phải tôn trọng những thành<br />

quả và <strong>phá</strong>t biểu của họ. Đề đang theo hướng mở, sẽ hạn chế những câu hỏi như thế này.<br />

Câu 16. Đáp án B<br />

(3) sai là do đó gọi là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Nhận xét đáp án:<br />

- Loại đáp án có số (3), loại A.<br />

- Bao quát toàn bộ đáp án: Thấy (4) luôn đúng nên ta không qua tâm đến (4). Đã loại được 2 đáp án ra<br />

khỏi vùng xem xét, giờ ta chỉ cần đọc thật kỹ 3 đáp án còn lại xem có sai sót gì hay không?<br />

Câu 17. Đáp án D<br />

- Có những cơ quan của 2 loài sinh vật vừa là cơ quan tương tự vừa là cơ quan tương đồng như cánh dơi<br />

và cánh chim.<br />

- Cánh dơi và cánh chim đều có nguốn gốc từ chi trước của lớp động vật thuộc siêu lớp Tetrapoda. Có<br />

cùng thể thức cấu tạo về phân bố xương, cơ, dây thần kinh, mạch máu...<br />

Câu 18. Đáp án B<br />

Chọn các câu (1), (5), (6).<br />

(2) sai là do quá trình nguyên phân của thực vật và động vật khác nhau, khi phân chia tế bào động vật tạo<br />

eo thắt từ ngoài vào trong, còn tế bào thực vật tạo vách ngăn phân cách từ trong ra ngoài. Ngoài ra cần<br />

nhớ thêm vi khuẩn sinh sản bằng hình thức trực phân.<br />

(3) và (4) đều là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Nhận xét: Những mà học <strong>thuyết</strong> tế bào nhắc đến, có thể xuất hiện như một bằng chứng tế bào học:<br />

- Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.<br />

- Tế bào chỉ được tạo thành từ những tế bào trước dó.<br />

- Mọi chức năng sống đều được xảy ra trong tế bào.<br />

- Tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển những hoạt động sống đó.<br />

- Tế bào có thể truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tiếp theo.<br />

Câu 19. Đáp án C<br />

Cả 4 nhận định đều đúng. Từng ý của hiện tượng trong bảng sau:<br />

Trang 58


Hiện tượng Bộ <strong>môn</strong> KH Giải thích<br />

Địa lý sinh học.<br />

Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo<br />

quan sát của Đacquyn)<br />

Các loài chim bạch yến mà<br />

Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo<br />

Galapagop rất khác nhau từ đảo<br />

này tới đảo khác và khác xa các<br />

dạng ở đất liền.<br />

Một số người không tiếp tục mọc<br />

răng khôn ở tuổi trưởng thành như<br />

những người khác.<br />

Cánh tay người và chi trước của<br />

ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau<br />

nhưng khác biệt về nhiêu chi tiết.<br />

Về cơ bản bộ mã di truyền là<br />

giống nhau ở sinh vật nhân sơ và<br />

sinh vật nhân thực.<br />

Các loài động vật có xương sống<br />

đều có chi trước tương tự nhau<br />

nhưng cấu tạo chi lại thích nghi<br />

với những điều kiện khác nhau.<br />

Đia lý sinh học.<br />

Giải phẫu học so<br />

sánh.<br />

Giải phẫu học so<br />

sánh.<br />

<strong>Sinh</strong> học phân tử.<br />

Giải phẫu học so<br />

sánh.<br />

Đả điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng Giải phẫu học so<br />

không biết bay.<br />

sánh.<br />

Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, Địa lý sinh học.<br />

châu Nam Cực và châu Đại<br />

Dương những chỉ có ở châu Đại<br />

Dương là thú có túi mới <strong>phá</strong>t triển<br />

đa dạng nhất.<br />

Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành<br />

mang <strong>phá</strong>t triển thành mang<br />

nhưng ở người chúng lại <strong>phá</strong>t triển<br />

thành xương tai giựa và sụn thanh<br />

quản.<br />

Trong tế bào của các cơ thể sống<br />

hiện nay đều tồn tại enzim, ATP,<br />

ADN tương tự nhau.<br />

Phôi sinh học so<br />

sánh.<br />

<strong>Sinh</strong> học phân tử.<br />

Nam mĩ không có loài thỏ do Nam Mĩ tách ra<br />

khỏi đại lục địa trước khi những động vật này<br />

được <strong>phá</strong>t sinh. Các loài chỉ được <strong>phá</strong>t sinh<br />

tại những khu vực nhất định và tại những thời<br />

điểm xác định trong lịch sử.<br />

Quần đảo galapagop như đã đề cập từ trước,<br />

cũng có thể xem như một dấu hiệu để nhận<br />

biết đây là bằng chứng địa lý sinh học. Chim<br />

là loài có khả năng di cư, tuy nhiên đảo là<br />

một môi trường lý tưởng cho quá trình hình<br />

thành loài bởi các trở ngại địa lý hạn chế cho<br />

việc du nhập gen, góp phần cho chọn lọc tự<br />

nhiên phân hóa vốn gen quần thể gốc.<br />

Răng khôn vốn được xem như một cơ quan<br />

dự trữ cho cơ thể, vào thời kỳ trước, con<br />

người xử dụng hàm răng để gặm, xé những<br />

thức ăn, những loại thức ăn chưa chín nên dai<br />

và cứng hơn, răng nanh, răng hàm đều có thể<br />

gãy, rụng. Do đó việc dự trữ một chiếc<br />

răng là cần thiết. Ngày nay đã hiện đại hơn,<br />

nên chiếc răng khôn không còn giữ vị trí thay<br />

thế như trước nữa, là một cơ quan thoái hóa.<br />

Cấu trúc tương tự nhau, tay người để cầm<br />

nắm, còn chân ếch nhái dùng để làm điểm tựa<br />

cho cơ thể khi chân sau dùng sức bật. Đây là 2<br />

cơ quan tương đồng.<br />

Khi nhắc đến hệ gen, thì đó là bằng chứng sinh<br />

học phân tử.<br />

Giải phẫu học so sánh thường nói đến các cơ<br />

quan, nên rất dễ nhận biết.<br />

Đây là những cơ quan thoái hóa.<br />

Như có giải thích ở những bài trước, do Nam<br />

Mi, châu Nam Cực và châu Đại Dương tách<br />

khỏi đại lục địa vào thời gian rất sớm, nên vẫn<br />

còn duy trì được những cấu trúc sơ khai.<br />

Đây là bằng chứng khá dễ nhầm lẫn với giải<br />

phẫu học so sánh. Sự khác biệt thể hiện ở bằng<br />

chứng phôi sinh học là so sánh những sự kiện<br />

diễn ra trong phôi, khi các <strong>khối</strong> mô chưa phân<br />

hóa thành cơ quan hoàn chỉnh.<br />

Cần lưu ý là ATP cũng là một cấu trúc phân tử<br />

trong tế bào, đóng vai trò là một "đồng tiền<br />

năng lượng".<br />

Trang 59


Chi sau của ếch nhái và ngón chân<br />

vịt đều có màng da nối liền các<br />

ngón chân.<br />

Số axit amin sai khác nhau trong<br />

cấu trúc phân tử hemoglobin của<br />

các loài linh trưởng sai khác nhau<br />

không nhiều.<br />

Giải phẫu học so<br />

sánh.<br />

<strong>Sinh</strong> học phân tử.<br />

Chi sau của ếch nhái cũng có cấu tạo màng<br />

bơi như chân vịt, vừa có cấu tạo tương tự<br />

nhau, vừa có chức năng như nhau nên đây<br />

cũng là một ví dụ về 2 cơ quan vừa tương tự,<br />

vừa tương đồng.<br />

Nói về axit amin là bằng chứng về sinh học<br />

phân tử.<br />

Câu 20. Đáp án C<br />

- Do không còn thực hiện những chức năng như trước, nên những cơ quan này phân hóa về cấu trúc để<br />

phù hợp với chức năng hiện tại, không đề cập đến việc tiến bộ hay thoái bộ sinh học.<br />

Có 2 loại bằng chứng tiến hóa:<br />

- Trực tiếp: Chỉ có bằng chứng hóa thạch.<br />

- Gián tiếp: Phôi sinh học so sánh, giải phẫu học, sinh học phân tử, tế bào học.<br />

Câu 21. Đáp án C<br />

- Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, có lợi thì tích lũy có hại thì đảo thải, cơ quan thoái hóa vốn đã<br />

mất đi chức năng, không lợi cũng không hại nên không chịu tác động đáo thải của chọn lọc tự nhiên.<br />

- Do cơ quan không còn chức năng như trước, nên thoái hóa và giảm dần đi cấu tạo.<br />

- Các câu A B D sai do không phải "tất cả các đặc điểm" của bố mẹ đều di truyền cho con.<br />

Câu 22. Đáp án B<br />

Hoa ngô là hoa đơn tính nên không thể xuất hiện hạt ngô (hợp tử) trên bông cờ. Hiện tượng này giải thích<br />

cho việc lại tổ, trở về dạng xa xưa vốn là loài hoa lưỡng tính, chứ không phân tính như thời điểm hiện tại.<br />

Câu 23. Đáp án D<br />

Số sai khác trong phân tử Hemoglobin của loài linh trưởng cho thấy Hemoglobin của người và tinh tinh là<br />

hoàn toàn như nhau.<br />

Câu 24. Đáp án C<br />

Nhận xét đáp án:<br />

Về việc nhận định xem đây là bằng chứng gì, thì các đáp án đa phần khác nhau, trừ A và D, xem xét với<br />

đề bài, giả <strong>thuyết</strong> là sự hình thành và tiến hóa của tế bào. Nên đây là bằng chứng sinh học tế bào. Chọn C.<br />

Câu 25. Đáp án B<br />

Nguyên nhân chính trong việc hình thành cơ quan tương tự là sống trong những môi trường tương tự<br />

nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng như nhau làm tích lũy những gen như nhau, các gen<br />

này biểu hiện ra môi trường ngoài với cùng một dạng hình thái. Như gai xương rồng và gai hoa hồng, đều<br />

đóng vai trò hạn chế thoát hơi nước và bảo vệ.<br />

Câu 26. Đáp án A<br />

Chọn các câu (a), (b), (e), (f).<br />

- Gai xương rồng là biến dạng lá.<br />

- Gai hoa hồng là kéo dài của biểu bì thân.<br />

- Cánh dơi là sự kéo dài của xương ngón làm căng màng da.<br />

- Chân người dùng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể.<br />

- Chi sau của ếch dùng để quạt nước và dùng làm sức bật.<br />

- Màng bơi chân ếch và chân vịt đều dùng để bơi và cũng có cấu tạo tương tự nhau.<br />

- Cánh chuồn chuồn là cấu tạo bởi cánh màng, có các lỗ khí<br />

- Cánh chim yến là do liên kết lông vũ mọc ra từ biểu bì và có một vài xương ngón bị thoái hóa.<br />

- Chi trước của chó sói tương đương với chân sau, đầu chân có vuốt nhọn thích nghi với hoạt động săn mồi.<br />

- Chi trước của voi dùng để nâng đỡ thân hình đồ sộ nên có cấu tạo vững chắc.<br />

- Chi trước của chuột chũi thích nghi với hướng đào bới và sinh sống trong hang, nên có vuốt nhọn đóng<br />

vai trò như chiếc xẻng thích nghi với cử động đào đất và hất đất ngược về sau.<br />

- Gai thanh long là biến dạng của lá.<br />

Về việc xác định cơ quan tương tự, thường ta nhìn vào chức năng của các cơ quan, khi cùng chức năng thì<br />

là cơ quan tương tự. Những câu hỏi về ví dụ như thế này cũng sẽ không vượt ra khỏi trọng tâm sgk,<br />

Trang 60


những ví dụ trên cho bạn tham khảo thêm và khắc sau kiến thức.<br />

Câu 27. Đáp án C<br />

D sai, nghiên cứu về những giống nhau trong giai đoạn đầu và khác nhau trong những giai đoạn sau.<br />

Câu 28. Đáp án D<br />

Đáp án D là bằng chứng tế bào học.<br />

Câu 29. Đáp án D<br />

A sai vì nó gọi là cơ quan tương đồng.<br />

B sai vì cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, phản ánh tiến hóa phân kỳ.<br />

C sai vì chúng càng có trình tự axit amin tương tự nhau.<br />

D đúng, đây là nội dung của học <strong>thuyết</strong> tế bào.<br />

Câu 30. Đáp án C<br />

- Cơ quan thoái hóa sẽ thuộc bằng chứng giải phẫu học so sánh. Từ đề hỏi thôi nếu các em không biết<br />

điều này sẽ dẫn đến những sai lầm.<br />

- Nên ta sẽ có các dữ kiện về cơ quan thoái hóa là 1, 3, 7, 9. Vậy b = 4 (trường hợp cơ quan thoái hóa<br />

<strong>phá</strong>t triển mạnh biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ nên hiện tượng lại tổ cũng là cơ<br />

quan thoái hóa)<br />

- Các dữ kiện về bằng chứng giải phẫu học so sánh là 1, 3, 5, 7, 8, 9 nên a = 6.<br />

- Dễ thấy a + 2 = 2b.<br />

- Còn các ý 2, 6 là bằng chứng phôi sinh học so sánh.<br />

Câu 31. Đáp án A<br />

- Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị chọn lọc tự nhiên đào thải vì những cơ quan này thường<br />

không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.<br />

- Những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến<br />

hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.<br />

Câu 32. Đáp án A<br />

- 1 đúng.<br />

- 2, 3 đúng.<br />

- 4 đúng vì thông qua giao phối nguồn biến dị thứ cấp (biến dị di truyền) được hình thành, cung cấp<br />

nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.<br />

- 5 sai do chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể<br />

sinh vật nhân thực lưỡng bội vì vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên alen lặn cũng được biểu hiện ra kiểu hình<br />

ngay và vi khuẩn sinh sản rất nhanh.<br />

Câu 33. Đáp án B<br />

- Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều là nhân tố tiến hóa nên 1 sai.<br />

- 2 đúng. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen<br />

đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp, không làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

- 3 sai vì cả hai nhân tố này đều làm giảm sự đa dạng vốn gen của quần thể.<br />

- 4, 5 đúng.<br />

Câu 34. Đáp án A<br />

- (1) đúng, hiện tượng nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa.<br />

- (2) đúng, vì thường biến không liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền. Do vậy, thường<br />

biến không di truyền qua các thế hệ.<br />

- (3) đúng.<br />

- (4) sai, chỉ có những đột biến và biến dị tổ hợp có khả năng truyền được qua các thế hệ mới được xem<br />

là nguyên liệu cho tiến hóa. Những trường hợp đột biến gây mất khả năng sinh sản hay đột biến gen trội<br />

hoàn toàn gây chết sẽ không thể cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.<br />

- (5) đúng vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.<br />

- (6) đúng, biến dị tổ hợp thường có số loại nhiều hơn đột biến nên được xem là nguồn nguyên liệu chủ<br />

yếu hơn.<br />

Câu 35. Đáp án D<br />

Ở giai đoạn của Đacquyn, chưa có những khái niệm về gen, nhiễm sắc thế hay quá trình đột biến, nên ta<br />

loại A, B, C.<br />

Trang 61


Câu 36. Đáp án A<br />

- Chọn các câu (2), (3), (5).<br />

- Giống nhau giữa CLTN và CLNT:<br />

- Biến dị là nguồn nguyên liệu cho cả 2 quá trình.<br />

- Kết quả đều dẫn đến sự phân ly tính trạng, tạo nên sự đa dạng cho sinh giới.<br />

- Bao gồm 2 quá trình song song là đào thải và tích lũy.<br />

Nội dung Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo<br />

Đối tượng Mọi loài sinh vật. Cây trồng vật nuôi.<br />

Thời gian bắt đầu<br />

Khi chưa hình thành sự sống, tác động<br />

ADN, ARN, sẽ được nhắc tới trong<br />

chương Sự <strong>phá</strong>t sinh sự sống trên trái đất.<br />

Khi con người bắt đầu biết trồng trọt<br />

và chăn nuôi.<br />

Động lực Đấu tranh sinh tồn Nhu cầu thị hiếu của con người.<br />

Kết quả Hình thành loài mới. Hình thành thứ mới và nòi mới.<br />

Thích nghi<br />

Vật nuôi, cây trồng thích nghi với<br />

<strong>Sinh</strong> vật hoang dại thích nghi với môi<br />

điều kiện canh tác và nhu cầu sống<br />

trường sống của chúng.<br />

của con người.<br />

Câu 37. Đáp án C<br />

Chọn các câu (3), (4), (6), (7), (8).<br />

(1) sai, phải <strong>phá</strong>t sinh thông qua quá trình sinh sản<br />

- Biến dị đồng loạt là biến dị xác định, vì ta dễ dàng xác định được chiều hướng của biến dị, có ý nghĩa<br />

tương đồng với quan niệm thường biến của sinh học hiện đại. Do đó, không di truyền được, ít có ý nghĩa<br />

trong chọn giống và tiến hóa<br />

- Biến dị cá thể là biến dị không xác định, vì khó có thể xác định chiều hướng, tương đồng với quan niệm<br />

của đột biến và biến dị tổ hợp. Do đó di truyền được, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và<br />

tiến hóa.<br />

Câu 38. Đáp án B<br />

Những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất là những vật sinh có đặc điểm thích nghi tốt nhất.<br />

Câu 39. Đáp án C<br />

A. Theo Đacquyn mọi loài đều có nguồn gốc chung.<br />

B. Đacquyn nhận xét: tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh chi gây ra những biến đổi đồng loạt theo một<br />

hướng xác định.<br />

C. Do trình độ khoa học đương thời không cho phép Đacquyn nghiên cứu sâu hơn vào cơ chế.<br />

D. <strong>Học</strong> <strong>thuyết</strong> Đacquyn nhấn mạnh về đấu tranh sinh tồn.<br />

Câu 40. Đáp án C<br />

- Trong quan niệm của học thuyến Đacquyn, chưa có sự tồn tại khái niệm gen, nên ta loại A và D.<br />

- Nguyên nhân của sự phân hóa khả năng sinh sản là dù cho một cá thể khỏe mạnh và thích nghi tốt,<br />

nhưng không có khả năng sinh sản, nghĩa là không đóng góp được những biến dị của mình cho thế hệ sau,<br />

thì cá thể đó xem như vô nghĩa về tiến hóa.<br />

Câu 41. Đáp án A<br />

- B phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể: là bản chất của CLTN.<br />

- C hình thành nên các đặc điểm thích nghi của sinh vật và hình thành loài mới: là kết quả của CLTN.<br />

- D tác động lên mọi sinh vật: là đối tượng của CLTN.<br />

Câu 42. Đáp án A<br />

Về 2 phương thức chọn lọc: Đều chọn lọc dựa trên cơ chế di truyền và biến dị của loài, gồm 2 mặt song<br />

song nhau là đào thải và tích lũy.<br />

Câu 43. Đáp án B<br />

- A và D là quan niệm của Lamac.<br />

- C là cơ chế tiến hóa theo học <strong>thuyết</strong> Đacquyn.<br />

Nhận xét: Ta có thể loại nhanh câu A và D, sau đó xem xét thật kỹ B và C. Đây đều là 2 khái niệm chính<br />

xác của phần học <strong>thuyết</strong> Đacquyn, điều quan trọng trong dạng câu trả lời này, là bạn phải xác định được<br />

khái niệm nào thuộc vào phần nào.<br />

Câu 44. Đáp án C<br />

Về giao phối ngẫu nhiên:<br />

Trang 62


- Đây không phải là một nhân tố tiến hóa do không thay đổi tần số alen và thành phân kiểu gen của quần<br />

thể, mà duy trì trạng thái cân bằng, ổn định của quần thể.<br />

- Các đột biến tạo nên các alen mới, giao phối ngẫu nhiên làm <strong>phá</strong>t tán các alen này, tổ hợp các alen này<br />

vào những tổ hợp kiểu gen khác nhau, làm trung hòa đột biến.<br />

- Giao phối ngẫu nhiên tạo nên các biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

Câu 45. Đáp án C<br />

Chọn các nhận xét (1), (2), (3), (6), (7).<br />

Đây là những cơ quan tương đồng, là những cơ quan có cùng nguồn gốc, được chọn lọc tự nhiên tác động<br />

theo những hướng khác nhau, làm phân li và hình thành những đặc điểm khác nhau phù hợp với hoàn<br />

cảnh sinh sống.<br />

Để xác định cơ quan tương đồng:<br />

- Khác chức năng.<br />

- Có những cấu tạo tương tự nhau.<br />

- Nằm ở những vị trí tương tự nhau trên cơ thể.<br />

Câu 46. Đáp án B<br />

- Nhận xét: Đây là một câu lý <strong>thuyết</strong> dài và đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của 2 chương. Các đáp án (1)<br />

và (5) xuất hiện trong 4 câu trả lời, nên không cần quan tâm đến 2 đáp án này.<br />

- Số (3) phản ánh hướng tiến hóa phân ly (phân kỳ), loại A, D.<br />

- Số (7) bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể<br />

trong quần thể. Vi một cá thể dù có sinh sống tốt mà không sinh sản thì vô nghĩa trong tiến hóa.<br />

- Số (8) không có mặt trong 4 đáp án, do đó cũng không cần quan tâm đến phương án này. Nhưng đây là<br />

quan điểm về CLTN theo quan niệm hiện đại.<br />

Câu 47. Đáp án C<br />

Chọn các câu (1), (3), (5).<br />

- (1) là cơ quan tương đồng.<br />

- (3) hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp, trong các bằng chứng ta học ở chương này đều là bằng<br />

chứng gián tiếp.<br />

- (5) như đã đề cập ở trước, động lực của 2 quá trình khác nhau.<br />

Câu 48. Đáp án B<br />

Hình ảnh bên thể hiện những cơ quan thuộc loại cơ quan tương tự.<br />

- Cơ quan tuơng tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống<br />

nhau nên có kiểu hình thái tương tự.<br />

- Cơ quan tương tụ phản ánh sự tiến hoá đồng quy.<br />

- Cơ quan tương tự: (1), (3), (4) và (6).<br />

- Các loại cơ quan còn lại đều phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới: (2) là cơ quan tương đồng, (5) là<br />

cơ quan thoái hóa.<br />

Lưu ý: So sánh giữa cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự:<br />

Cơ quan tương đồng<br />

- Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là<br />

những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ<br />

thể ở các loài khác nhau, có cùng nguồn gốc trong<br />

quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo<br />

giống nhau.<br />

- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.<br />

Cơ quan tương tự<br />

- Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức<br />

năng) là những cơ quan có nguồn gốc khác<br />

nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng<br />

giống nhau nên có hình thái tương tự.<br />

- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa<br />

đồng quy.<br />

Câu 49. Đáp án B<br />

Sự ra đời của di truyền học đặt nền móng cho sự <strong>phá</strong>t triển của nhiều ngành sinh học từ vi mô như <strong>Sinh</strong><br />

học tế bào, <strong>Sinh</strong> học phân tử,... đến mức vĩ mô như di truyền học quần thể, sinh thái học. Là tiền đề cho<br />

sự ra đời của <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại.<br />

Câu 50. Đáp án B<br />

Nhận xét: Đó là 2 tiêu đề trong bài của sách giáo khoa, đôi khi đề không đi sâu vào khai thác những phần<br />

nhỏ mà khai thác dạng bao quát.<br />

Câu 51. Đáp án A<br />

Trang 63


Thuyết tiến hóa tổng hợp là sự tổng hợp các thành tựu lý <strong>thuyết</strong> trong nhiều lĩnh vực sinh học, bao gồm 2<br />

quá trình là tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ, trong đó tiến nhỏ là trọng tâm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa tổng hợp.<br />

Câu 52. Đáp án B<br />

A, C, D đều là đặc điểm của tiến hóa lớn.<br />

Câu 53. Đáp án D<br />

- Chọn các câu (1), (2), (4), (6), (7), (8).<br />

(3) sai, cả 2 quá trình này diễn ra song song.<br />

(5) sai, tiến hóa lớn là quá trình hình thành nhóm phân loại trên loài không có biến đổi thành phần kiểu<br />

gen.<br />

- Lưu ý: (7) tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ, do:<br />

- Tiến hóa nhỏ diễn ra dẫn đến sự phân ly tính trạng, dẫn đến hình thành loài mới. Sự phân ly tính trạng<br />

vẫn tiếp tục diễn ra trên phạm vi loài tất yếu dẫn tới hình thành các phân loại trên loài như chi, họ, bộ,<br />

lớp, ngành.<br />

Câu 54. Đáp án C<br />

Chọn các câu (2), (3), (5), (6).<br />

- Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ là 2 nội dung của <strong>thuyết</strong> tiến hóa tổng hợp.<br />

- Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ diễn ra song son<br />

Khái niệm<br />

Tiến hóa nhỏ<br />

Là quá trình biến đổi tần số alen và thành<br />

phần kiểu gen của quần thể hình thành nên<br />

loài mới.<br />

Tiến hóa lớn<br />

Hình thành các nhóm phân loại trên loài<br />

như: chi, họ, hộ, lớp, ngành, giới.<br />

Thời gian Diễn ra trong một thời gian ngắn. Diễn ra trong thời gian dài.<br />

Quy mô Diễn ra trong quy mô hẹp. Diễn ra trên quy mô rộng hơn.<br />

Nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.<br />

Ý nghĩa Là trọng tâm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa tổng hợp. Kể từ khi việc nghiên cứu tiến hóa nhỏ đạt<br />

tới đỉnh cao, người ta mới tiến hành nghiên<br />

cứu tiến hóa lớn. Tiến hóa lớn là hệ quả của<br />

tiến hóa nhỏ nhung cũng có những đặc điểm<br />

riêng.<br />

Nội dung<br />

chính<br />

Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: <strong>phá</strong>t<br />

sinh đột biến, <strong>phá</strong>t tán và tổ hợp đột biến<br />

thông qua giao phối, chọn lọc các biến dị<br />

có lợi, cách ly sinh sản giữa quần thể đã bị<br />

biến đổi với quan thê gốc.<br />

Tiến hóa lớn hình thành nên các phân loại<br />

trên loài. Góp phần sáng tỏ quan niệm của<br />

Đacquyn về quan hệ và nguồn gốc chung<br />

của các loài.<br />

Câu 55. Đáp án C<br />

- Các kết luận đúng là (1), (3).<br />

- Bằng chứng này chứng tỏ là đu đủ đực và đu đủ cái có chung một nguồn gốc sau đó phân li thành các<br />

cây đon tính.<br />

- Cơ quan thoái hóa vẫn còn là do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen<br />

quy định tính trạng nhụy.<br />

- Cơ quan nhụy không còn chức năng nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 56. Đáp án D<br />

- Tinh tinh chỉ khác người 1 bộ ba.<br />

- Gorila khác người 2 bộ ba.<br />

- Đười ươi khác người 4 bộ ba.<br />

- Sự sai khác càng ít thì quan hệ càng gần gũi. Vậy đáp án là D.<br />

Câu 57. Đáp án C<br />

(1) Sai vì nếu alen có lợi đó là alen lặn thì chọn lọc tự nhiên không thể nào loại bỏ hoàn toàn alen đó ra<br />

khỏi quần thể.<br />

(2) Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.<br />

(3) Sai vì đột biến mới làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.<br />

(4) Đúng vì áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn nên làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần<br />

Trang 64


kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.<br />

(5) Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

(6) Đúng.<br />

(7) Sai vì đây là vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa.<br />

Câu 58. Đáp án D<br />

- Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể. Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa những điều kiện cơ bản sau:<br />

+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.<br />

+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.<br />

+ Tồn tại thực trong tự nhiên.<br />

- Cá thể không là đơn vị tiến hóa cơ sở vì mỗi cá thể có 1 kiểu gen, khi kiểu gen đó biến đổi do chỉ có 1<br />

cá thể nên cũng không được truyền lại cho thế hệ sau.<br />

- Loài không là đơn vị tiến hóa: trong tự nhiên loài tồn tại như một hệ thống quần thể cách ly tuyệt đối<br />

với nhau; cấu trúc phức tạp, hệ gen của một loài là hệ gen kín nên không có sự biến đổi cấu trúc di truyền.<br />

Câu 59. Đáp án D<br />

Quá trình chọn lọc nhân tạo đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau tự gốc mù tạc hoang dại bạn đầu: súp lơ,<br />

súp lơ xanh, bắp cải, cải xoăn, cải Bruxen, su hào.<br />

Câu 60. Đáp án A<br />

- Trong các đặc điểm trên, các đặc điểm 1, 3, 4 đúng.<br />

- Theo như hình, khi điều kiện sống khó khăn thì các cá thể không có khả năng thích nghi sẽ bị đào thải<br />

nên sự đa dạng di truyền sẽ giảm và các cá thể thích nghi được giữ lại, <strong>phá</strong>t triển ổn định qua các thế hệ.<br />

- Đặc điểm 2 sai vì sau khi điều kiện sống khó khăn thì chọn lọc tự nhiên sẽ tác động, giữ lại những kiểu<br />

hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại —> tần số kiểu gen, tần số alen sẽ thay đổi so với quần thể<br />

ban đầu.<br />

Câu 61. Đáp án A<br />

1. Đúng, đột biến tạo ra các alen mới, tăng tính đa dạng cho quần thể.<br />

2. Sai, đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng.<br />

3. Đúng, do tần số đột biến thấp và áp lực đột biến là không lớn.<br />

4. Sai.<br />

5. Sai, đa số đột biến có hại cho cơ thể sinh vật, do <strong>phá</strong> vỡ quan hệ hài hòa được hình thành qua nhiều<br />

<strong>năm</strong> tiến hóa.<br />

6. Đúng, phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.<br />

7. Sai, phần lớn alen đột biến là alen lặn, tồn tại ở trạng thái dị hợp trong quần thể, được truyền cho các<br />

thế hệ sau qua giao phối.<br />

- Lưu ý các câu (1), (2), (3), (6) các đề đại học rất thích khai thác những ý trên.<br />

- Câu (1) và (4) trái ngược nhau, nên ta loại một trong 2. Yêu cầu của đề là đếm, không phải xác định câu<br />

nào đúng, chỉ cần ta chọn 1 trong 2, không cần quan tâm ta chọn câu nào.<br />

Câu 62. Đáp án B<br />

Chọn các câu (2), (3), (6).<br />

(1) chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất định huớng cho quá trình tiến hóa<br />

(5) giao phối ngẫu nhiên và ngẫu phối không là nhân tố tiến hóa.<br />

Lưu ý: Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng trong việc quy định sự biến đổi thành<br />

phần kiểu gen của quần thể (làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp),<br />

nhưng là một nhân tố vô hướng trong quy định chiều hướng của sự tiến hóa.<br />

Câu 63. Đáp án C<br />

Ta rút tần số alen của các thế hệ, nhận thấy tần số alen A = 0,6, tần số alen a = 0,4, không đổi qua các thệ<br />

hệ. Tuy nhiên, thành phần kiểu gen của quần thể lại thay đổi, vậy đây là hình thức tác động của giao phối<br />

không ngẫu nhiên.<br />

Câu 64. Đáp án C<br />

Về giao phối ngẫu nhiên:<br />

- Đây không phải là một nhân tố tiến hóa do không thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần<br />

thể, mà duy trì trạng thái cân bằng, ổn định của quần thể.<br />

- Các đột biến tạo nên các alen mói, giao phối ngẫu nhiên làm <strong>phá</strong>t tán các alen này, tổ hợp các alen này<br />

vào những tổ hợp kiểu gen khác nhau, làm trung hòa đột biến.<br />

Trang 65


- Giao phối ngẫu nhiên tạo nên các biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

Câu 65. Đáp án C<br />

A là kết quả của tiến hóa nhỏ.<br />

B là bản chất của tiến hóa lớn.<br />

D là kết quả của đột biến và giao phối.<br />

Câu 66. Đáp án B<br />

- A sai, cách ly tạo ra những sai khác ngày càng lớn giữa 2 quần thể, di nhập gen làm xóa nhòa những<br />

khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể.<br />

- B sai, cách ly không làm tăng về tần số alen, chỉ có các yếu tố như đột biến và di - nhập gen mới tạo ra<br />

nhưng alen mói làm tăng tần số alen của quần thể.<br />

- D sai, do kết quả của tiến hóa nhỏ là sự hình thành loài, không có sự tăng cường khác nhau về kiểu gen<br />

của loài.<br />

Câu 67. Đáp án D<br />

- Thể đột biến kiếm ăn tốt hơn và chống chịu tốt hơn, do đó đột biến này có lợi cho sinh vật (thể đột<br />

biến).<br />

- Thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản, nên không đóng góp hệ gen của mình vào vốn gen của quần<br />

thể, nên vô nghĩa với tiến hóa.<br />

Câu 68. Đáp án A<br />

Với các đáp án:<br />

- B, Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.<br />

- C, Đột biến làm thay đổi tần số rất chậm, việc thay đổi đột ngột như trên không thể hình thành do đột biến.<br />

- D, Cả 2 quá trình này đều không làm thay đổi tần số alen.<br />

Câu 69. Đáp án B<br />

Chọn các câu (1), (2), (4), (6).<br />

Về di - nhập gen:<br />

- Tồn tại song song hai quá trình là di gen (biểu hiện ở sự xuất cư, hay quá trình thụ tinh bằng gió, <strong>phá</strong>t<br />

tán bào tử) và nhập gen (biểu hiện ở sự nhập cư của một nhóm quần thê) nên vừa làm đa dạng, vừa làm<br />

nghèo vốn gen của quần thể.<br />

- Là một nhân tố tiến hóa vô hướng.<br />

- Vì là nhân tố tiến hóa nên luôn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- Sự thay đổi tần số nhanh hay chậm phụ thuộc vào: số lượng cá thể di - nhập gen và kích thước quần thể,<br />

như một quần thể có kích thước quá lớn mà số cá thể di - nhập quá ít thì cũng không làm thay đổi lớn.<br />

- Quá trình nhập gen làm cho một alen lạ xuất hiện trong quần thể.<br />

Câu 70. Đáp án B<br />

- A sai, cách li địa lý tạo nên các cản trở về mặt địa lý, tạo cơ hội cho các nhân tố tiến hóa tác động, làm<br />

phân hóa vốn gen của quần thể bị cách ly với quần thế gốc.<br />

- C sai, các biến dị di truyền trong quần thể gia tăng sự khác biệt của các quần thể với nhau.<br />

- D sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen làm phân hóa vốn gen<br />

của quần thể.<br />

- B đúng, di - nhập gen làm xóa nhòa đi sự sai khác giữa các quần thể với nhau, làm cản trở sự cách ly,<br />

không có sự cách ly giữa các quần thể sẽ không có sự hình thành loài mới.<br />

Câu 71. Đáp án B<br />

Thấy có sự trao đổi vật chất di truyền giữa 2 quần thể, đó là sự <strong>phá</strong>t tán hạt phấn, nên đây là quá trình di -<br />

nhập gen giữa 2 quần thể.<br />

Câu 72. Đáp án C<br />

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi tần số của vi khuẩn nhanh hơn sinh vật nhân thực:<br />

- Vi khuẩn sinh sản nhanh, nhanh hơn nhiều lần so với sinh vật nhân thực, thời gian của mỗi thế hệ lại<br />

ngắn nên quá trình thay đổi tần số alen diễn ra liên tục qua từng thế hệ.<br />

- Vi khuẩn có hệ gen đơn bội, nên mọi đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình, và chịu sự tác động của chọn<br />

lọc tự nhiên do đó làm thay đổi một cách nhanh chóng.<br />

Câu 73. Đáp án D<br />

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm xuất hiện alen mới. Các quá trình giao phối chủ yếu tạo nên các<br />

nguồn biến dị tổ hợp và biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại vật chất di truyền chứ không tạo ra lượng vật chất<br />

Trang 66


di truyền mới.<br />

- Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàn lọc, không tạo ra alen mới.<br />

- Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen quần thể, không làm xuất hiện alen mới làm phong<br />

phú vốn gen quần thể.<br />

Câu 74. Đáp án B<br />

Chọn câu (3).<br />

Về giao phối không ngẫu nhiên:<br />

- Đây là một nhân tố tiến hóa đặc biệt, chỉ làm thay đổi tỷ lệ kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen của<br />

quần thể.<br />

- Kết quả của quá trình giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa<br />

dạng di truyền.<br />

- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.<br />

Câu 75. Đáp án C<br />

Chọn các câu (2), (3), (5).<br />

- (1) sai, đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp, nguyên liệu thô ban đầu, giao phối tạo nên biến dị tổ hợp<br />

là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />

- (4) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.<br />

- (6) sai, đột biến tạo ra các alen mới làm đa dạng vốn gen quần thể.<br />

- (7) sai, tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì thành phần kiểu gen của quần thể không<br />

đổi, quần thể không tiến hóa.<br />

Câu 76. Đáp án C<br />

Các câu chọn (5), (6), (7), (8).<br />

- (5) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.<br />

- (6) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen chỉ làm thay đổi thành phần kiểu<br />

gen của quần thể.<br />

- (7) sai, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen một cách từ từ, chậm chạp và theo 1 hướng xác định.<br />

- (8) sai, yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.<br />

Câu 77. Đáp án A<br />

Nhận xét cách loại đáp án: Chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. Loại C, B, D.<br />

Câu 78. Đáp án C<br />

- A sai, do giá trị của đột biến, lợi hay hại, phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.<br />

- B sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu hình, gián tiếp làm phân hóa kiểu gen.<br />

- D sai, đa số đột biến ở trạng thái lặn và tồn tại ở dạng dị hợp, nên dù là một đột biến gây hại nếu ở thể<br />

lặn vẫn không loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.<br />

- C đúng, do đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen, thường chỉ liên quan đến một hoặc một số<br />

cặp Nucleotit. Mỗi NST có đến hàng vạn Nucleotit nên đột biến gen làm thay đổi không đáng kể, cũng ít<br />

ảnh hưởng đến sinh sản của cơ thể.<br />

Câu 79. Đáp án A<br />

- A. Đúng, do áp lực của đột biến rất nhỏ, nếu tần số đột biến là <strong>10</strong> -5 thì cần tới 69000 thế hệ để làm giảm<br />

tần số alen ban đầu.<br />

- B. Sai, ngẫu phối có vai trò <strong>phá</strong>t tán và tổ hợp các đột biến, tạo nên biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ<br />

cấp của quá trình tiến hóa.<br />

- C. Sai, Di - nhập gen tồn tại cả 2 quá trình, di gen và nhập gen, có thể làm đa dạng hay nghèo vốn gen<br />

quần thể.<br />

- D. Sai giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng trong việc quy định sự biến đổi thành<br />

phân kiểu gen của quần thể, nhưng là một nhân tố vô hướng trong quy định chiều hướng của sự tiến hóa.<br />

Câu 80. Đáp án C<br />

Chọn các câu (2), (3), (4), (5).<br />

Nguyên nhân mà đột biến, chủ yếu là đột biến gen có vai trò quan trọng trong tiến hóa:<br />

- Đột biến là phổ biến trong quần thể, tuy tần số đột biến của 1 gen là rất thấp, nhưng trong mỗi cá thể có<br />

vô số gen và trong quần thể có nhiều cá thể.<br />

- Giá trị của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.<br />

- Đa số đột biến gen thường tồn tại ở thể lặn, nên tạo ra trạng thái dị hợp, làm cho đột biến không có cơ hội<br />

Trang 67


iểu hiện ra kiểu hình, được lưu giữ trong quần thể, chờ cơ hội gặp thể đồng hợp lặn mới được biểu hiện.<br />

Câu 81. Đáp án D<br />

Chọn các câu (1), (2), (3), (5)<br />

- (4) giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.<br />

- (6) giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen<br />

của quần thể.<br />

Câu 82. Đáp án B<br />

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

Câu 83. Đáp án D<br />

- Phiêu bạt gen, di - nhập gen đều làm thay đổi nhanh cấu trúc di truyền của quần thể.<br />

- Giao phối không tự do dễ dàng <strong>phá</strong> vỡ sự cân bằng của quần thể.<br />

- Đột biến là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.<br />

Câu 84. Đáp án A<br />

- Nhận xét: Đầu tiên phải có <strong>phá</strong>t sinh, sau đó mới <strong>phá</strong>t tán, loại C và D.<br />

- Kết quả của tiến nhỏ là hình thành loài, vậy nên cách li sinh sản là bước cuối cùng, loại B.<br />

Câu 85. Đáp án C<br />

- Tiến hóa nhỏ tác động lên quần thể, có nghĩa là toàn bộ cá thể, làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần<br />

thể đó.<br />

- Tiến hóa lớn là hình thành nhóm phân loại trên loài, tiến hóa lớn tác động lên mức độ trên loài.<br />

- Nhận xét: về các đáp án, ta dễ dàng thấy được mức độ tác động của tiến hóa nhỏ khác nhau ở 4 đáp án.<br />

Vậy nên nếu xác định được chính xác mức độ tác động của tiến hóa nhỏ là quần thể, thì loại nhanh 3 đáp<br />

án A, B, D.<br />

Câu 86. Đáp án B<br />

Quá trình di nhập gen có thể xảy ra do một nhóm cá thể di cư từ quần thể A sang quần thể B, do đó vừa<br />

làm thay đổi thành phần kiểu gen ở quần thể A, vừa làm thay đổi ở quần thể B.<br />

Câu 87. Đáp án D<br />

Đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp, nguyên liệu tinh, giao phối tạo nên các biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ<br />

cấp, nguyên liệu thô cho quá trình tiến hóa.<br />

Câu 88. Đáp án B<br />

1. Sai, đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp.<br />

2. Đúng, quần thể có kích thước càng lớn thì càng chứa nhiều cá thể, tần số đột biến là <strong>10</strong> -6 đến <strong>10</strong> -4 , nghĩa<br />

là cứ 1 triệu đến 1 vạn giao tử thì mói có 1 giao tử bị đột biến, do đó áp lực của đột biến là không lớn.<br />

3. Sai, tần số đột biến là <strong>10</strong> -6 đến <strong>10</strong> -4<br />

4. Đúng, do đột biến <strong>phá</strong> hủy mối quan hệ hài hòa trong nội bộ cơ thể sinh vật, giữa cơ thể sinh vật với<br />

môi trường vốn đã được chọn lọc tự nhiên hình thành nên qua quá trình tiến hóa lâu dài.<br />

5. Đúng, tuy tần số thấp, nhưng trong 1 cá thể có tới hàng vạn gen, trong một quần thể lại có tới hàng<br />

trăm, hàng nghìn cá thể, nên đột biến là phổ biến.<br />

6. Đúng, giá trị của đột biến phụ thuộc vào môi hường và tổ hợp gen, nếu đáp án (6) là chỉ phụ thuộc vàp<br />

môi trường, thì câu này sai.<br />

Câu 89. Đáp án A<br />

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó làm<br />

biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên<br />

sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến<br />

hóa, tốc độ nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- Từ đó ta thấy:<br />

+ Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen. Loại C.<br />

+ Chọn lọc tự nhiên không làm tăng tính đa dạng của loài vì chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân<br />

hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Do<br />

đó, những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình giúp làm khả năng sống sót và sinh sản thì sẽ có<br />

nhiều cơ hội đóng góp các gen của mình cho thế hệ sau. Ngược lại, những cá thể có kiểu gen quy định<br />

kiểu hình kém thích nghi và khả năng sinh sản kém thì tần số alen quy định các kiểu hình này sẽ giảm dần<br />

ở các thể hệ sau. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của loài. Loại D.<br />

+ Chọn lọc tự nhiên làm phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc là đúng tuy nhiên nội dung câu B chỉ là<br />

Trang 68


một phần của câu A. Vì ta thấy nội dung ở câu A không chỉ nói lên chọn lọc tự nhiên làm phân hóa kiểu<br />

gen của quần thể gốc mà chọn lọc tự nhiên còn đóng vai trò quy định chiều hướng tiến hóa, hướng biển<br />

đổi tần số kiểu gen của quần thể.<br />

-Vậy chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản vì chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng<br />

tiến hóa, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến<br />

hóa có hướng.<br />

Lưu ý: Nhân tố tiến hóa cơ bản là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen<br />

của quần thể.<br />

Câu 90. Đáp án B<br />

Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố:<br />

+ Chọn lọc chống lại alen trội: trong trường hợp này, chọn lọc tự nhiên có thê nhanh chóng làm thay đổi<br />

tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp tử.<br />

+ Chọn lọc chống lại alen lặn: chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường<br />

hợp chống lại alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp. Chọn lọc không bao giờ loại<br />

bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu<br />

gen dị hợp tử.<br />

- A, C, D: Đúng.<br />

- B: Sai vì chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện alen mới.<br />

Câu 91. Đáp án B<br />

- A: Sai vì giao phối không ngẫu nhiên không tạo ra biến dị, giao phối không ngâu nhiên làm nghèo vốn<br />

gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.<br />

- B: Đúng vì theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ dài, chân cao đây là biến dị xuất hiện ngẫu nhiên<br />

từ trước và thích nghi với điều kiện của môi trường sống nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy và củng cố.<br />

- C: Sai. Loài hươu cao cổ dài,chân cao là vì qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao. Đây<br />

không phải là kết luận của <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại mà là kết luận của học <strong>thuyết</strong> tiến hóa Lamac<br />

- D: Sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra biến dị di truyền.<br />

Câu 92. Đáp án B<br />

- Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến) cho quá trình tiến hóa, làm tăng tính đa hình<br />

của quần thể.<br />

- Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến <strong>phá</strong>t tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu<br />

hình, tạo ra vô số biến dị tổ hợp.<br />

- Chọn lọc tự nhiên không làm tăng tính đa hình cho quần thể.<br />

- Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền. Do đó đây là nhân tố<br />

làm giảm tính đa hình của quần thể.<br />

- Nhập gen làm tăng tính đa hình của quần thể.<br />

Câu 93. Đáp án<br />

Khi môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ gây áp lực làm thay đổi tần<br />

số alen theo một hướng xác định, giúp quần thể thích nghi với điều kiện của môi trường sống. Do đó áp<br />

lực của chọn lọc tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.<br />

Câu 94. Đáp án C<br />

1. Sai vì nếu alen có lợi đó là alen lặn thì chọn lọc tự nhiên không thể nào loại bỏ hoàn toàn alen đó ra<br />

khỏi quần thể.<br />

2. Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.<br />

3. Sai vì đột biến mới làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất<br />

chậm.<br />

4. Đúng vì áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn nên làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần<br />

kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.<br />

5. Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

6. Đúng.<br />

7. Sai vì đây là vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa.<br />

Câu 95. Đáp án D<br />

Câu 96. Đáp án B<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng: (3), (4), (6), (8).<br />

Trang 69


- (3) Sai vì nhân tố đột biến không làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.<br />

- (4) Sai vì tiến hóa không xảy ra với quần thể không có biến dị di truyền, lúc đó không có nguyên liệu<br />

(sơ cấp và thứ cấp) cung cấp cho quá trình tiến hóa nên quá trình tiến hóa không thể diễn ra.<br />

- (6) Sai vì biến dị xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng chỉ được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng mà không<br />

thể di truyền qua sinh sản hữu tính. Nếu biến dị không được di truyền qua các thế hệ sau thì không đóng<br />

góp vào vốn gen của quần thể, và vô nghĩa về mặt tiến hóa.<br />

- (8) Sai vì đột biến gen nếu xảy ra ở tế bào sinh dưỡng chỉ có thể nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng mà<br />

không thể di truyền qua sinh sản hữu tính. Do đó, không phải đột biến gen nào cũng có thể di truyền được<br />

cho thế hệ sau.<br />

Câu 97. Đáp án D<br />

- A: Các yếu tố ngẫu nhiên thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định.<br />

+ Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể<br />

trờ nên phổ biến trong quần thể.<br />

+ Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và<br />

thành phần kiểu gen của quần thể và ngược lại. Do đó ta loại A.<br />

- B: Đột biến vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- C: Di- nhập gen vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- D: Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà làm thay đổi thành phần kiểu gen<br />

của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. Vì<br />

thế giao phối không ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa.<br />

Lưu ý: Tần số kiểu gen dị hợp giảm là nguyên nhân làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Tuy<br />

nhiên, các quần thể xảy ra sự giao phối không ngẫu nhiên không phải quần thể nào cũng bị thoái hóa. Vì<br />

đối với các quần thể có thành phần kiểu gen ban đầu đồng hợp thì khi xảy ra sự giao phối không ngẫu<br />

nhiên không làm cho quần thể bị thoái hóa.<br />

Câu 98. Đáp án C<br />

- Ta thấy tần số tương đối các alen của một gen ở một quần thể là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành<br />

0,8A và 0,2a. Tần số tương đối các alen bị biến đổi đột ngột như vậy là do quần thể đang chịu tác động<br />

của các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

- Sở dĩ tần số tương đối các alen biến đổi đột ngột như vậy nguyên nhân là do sự <strong>phá</strong>t tán hay di chuyển<br />

của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với<br />

quần thể gốc. Nhóm cá thể sáng lập này chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần<br />

thể gốc, do đó tạo ra sự biến đổi lớn trong cấu trúc di truyền của quần thể mới.<br />

Câu 99. Đáp án D<br />

- Những loài sinh vật khi bị con người săn bắt, khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ<br />

có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít, quần thể dễ bị tác động bởi<br />

các yếu tố ngẫu nhiên, số lượng cá thể ít dẫn đến hiện tượng giao phối do sự gặp gỡ giữa đực và cái thấp<br />

trong quần thể gây ra hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên(giao phối cận huyết). Do đó ta loại đáp án B<br />

và C.<br />

- A: sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể chứ không làm<br />

thay đổi tần số tương đối các alen do đó nó không làm tăng tần số alen có hại. Vậy ta chọn D.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Đáp án C<br />

- A: Đúng vì chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các<br />

cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

+ Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản<br />

của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />

+ Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của<br />

các cá thể trong quần thể nhưng thiên về phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể hơn.<br />

- B: Đúng.<br />

- C: Sai vì tần số đột biến với từng gen rất thấp nên quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với<br />

quần thể lớn. Tuy vậy, đột biến vẫn làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.<br />

- D: Đúng.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Đáp án D<br />

- Thuyết tiến hóa hiện đại đã <strong>phá</strong>t triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm:<br />

Trang 70


+ Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các<br />

gen tương tác thống nhất.<br />

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó<br />

các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.<br />

+ Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa<br />

- Đối với ý 3, chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền đã xuất hiện ở học <strong>thuyết</strong> của<br />

Đacuyn chứ không phải do <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại mở rộng quan niệm của Đacuyn nên ta loại ý này.<br />

Câu <strong>10</strong>2. Đáp án A<br />

A: sai vì trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của<br />

những cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần<br />

thể.<br />

Câu <strong>10</strong>3. Đáp án A<br />

- Chọn lọc tự nhiên có vai trò đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang kiểu gen<br />

quy định kiểu hình thích nghi, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Do đó, B, C, D đúng.<br />

- Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các kiểu gen thích nghi.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Đáp án D<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng: (1), (2), (3), (6), (7), (8).<br />

1. Đúng vì theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên diễn ra ở mọi cấp độ, nhưng chủ yếu là chọn lọc ở<br />

mức cá thể và quần thể. Do đó, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể<br />

sinh vật đều có thể tiến hóa.<br />

2. Đúng. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến), quá<br />

trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa.<br />

Vậy xét cho cùng, mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa đều xuất <strong>phá</strong>t từ đột biến.<br />

3. Đúng vì các nhân tố tiến hóa khác ngoài chọn lọc tự nhiên đều có khả năng làm thay đổi tần số alen<br />

và thành phần kiểu gen của quần thể nhưng không nhân tố nào có thể định hướng cho quá trình tiến<br />

hóa, làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng thích nghi với điều kiện môi trường<br />

và cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật như chọn lọc tự nhiên.<br />

4. Sai vì giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa vì nó không làm thay đổi tần số các<br />

alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

5. Sai vì áp lực đột biến không đáng kể, nhất là đối với các quần thể lớn, làm thay đổi tần số alen và<br />

thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Áp lực chọn tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá<br />

trình đột biến chẳng hạn, để giảm tần số ban đầu của một alen đi một nửa dưới tác động của chọn lọc<br />

tự nhiên chỉ cần số ít thế hệ.<br />

6. Đúng vì vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên đột biến gen lặn cũng được biểu hiện ra kiểu hình như đối với<br />

đột biến gen trội và vi khuẩn có khả năng sinh sản rất nhanh nên đột biến gen lặn có hại khi mới <strong>phá</strong>t<br />

sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống như đào thải alen trội có hại.<br />

7. Đúng vì quần thể có kích thước càng lớn thì càng ít chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

8. Đúng.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Đáp án B<br />

Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so<br />

với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm<br />

dần tần số kiểu gen đồng hợp. Tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi tần số alen trội và tần số alen lặn có xu<br />

hướng bằng nhau. Do đó ta chọn B.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Đáp án C<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai: (2), (6), (7).<br />

- (2) Sai vì Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết<br />

quả những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là<br />

kiểu chọn lọc vận động.<br />

Lưu ý: + Chọn lọc ổn định là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào<br />

thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình. Kiểu chọn lọc này diễn ra khi điều kiện sống<br />

không thay đổi qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp<br />

tục kiên định kiểu gen đã đạt được.<br />

Trang 71


+ Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc<br />

cũng thay đổi. Kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới.<br />

+ Chọn lọc phân hóa diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên<br />

không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải. Chọn<br />

lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc.<br />

Tiếp theo, mỗi nhóm chịu tác động của kiểu chọn lọc ổn định. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân hóa<br />

thành nhiều kiểu hình.<br />

- (6) Sai do chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể<br />

sinh vật nhân thực lưỡng bội vì vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên alen lặn cũng được biểu hiện ra kiểu hình<br />

ngay và vi khuẩn sinh sản rất nhanh.<br />

- (7) Sai vì theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự<br />

nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Đáp án A<br />

Ta thấy ở thế hệ thứ 3, tần số alen bị biến đổi đột ngột do đó quần thể chịu tác động bởi các yếu tố ngẫu<br />

nhiên.<br />

Nhận xét: Đối với những dạng bài như thế này các em không cần thiết phải lập bảng tần số alen như trên<br />

nếu thấy thành phần kiểu gen của quần thể bị biến đổi đột ngột ở một thế hệ thì kết luận ngay các yếu tố<br />

ngẫu nhiên gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền ở thế hệ đó.<br />

Câu <strong>10</strong>8. Đáp án B<br />

Số các <strong>phá</strong>t biểu đúng: (4), (7), (8)<br />

1 - Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể<br />

nghiên cứu bằng thực nghiệm.<br />

2 - Sai vì chướng ngại địa lí lý mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và<br />

giao phối với nhau.<br />

3 - Sai vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi<br />

4 - Đúng<br />

5 - Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp<br />

điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.<br />

6 - Sai vì đột biến trung tính là biến dị di truyền nhưng không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên<br />

7 - Đúng<br />

8 - Đúng<br />

Câu <strong>10</strong>9. Đáp án A<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Đáp án D<br />

Câu <strong>11</strong>1. Đáp án B<br />

1. - Đúng.<br />

2. - Sai vì các yếu tố ngẫu nhiên mang tính ngẫu nhiên nhưng chọn lọc tự nhiên thì có tính định hướng.<br />

3. - Sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì thường không<br />

dẫn đến sự thích nghi.<br />

4. - Đúng. Cả hai yếu tố đều làm giảm sự đa dạng di truyền.<br />

5. - Sai vì chọn lọc tự nhiên mới làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo<br />

hướng xác định còn các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng không xác định.<br />

6. - Sai vì đây là đặc điểm của nhân tố đột biến.<br />

Câu <strong>11</strong>2. Đáp án C<br />

- A: Sai vì ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng <strong>phá</strong>t sinh, chọn<br />

lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.<br />

- B: Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể<br />

Trang 72


sinh vật lưỡng bội.<br />

- D: Sai vì chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể vì alen trội vẫn<br />

biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp tử<br />

Câu <strong>11</strong>3. Đáp án D<br />

Câu <strong>11</strong>4. Đáp án A<br />

Dựa vào cấu trúc di truyền qua các thế hệ ta thấy rằng càng về sau, tần số kiểu gen dị hợp trội và đồng<br />

hợp trội càng giảm nghĩa là số cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Đáp án A<br />

Khi môi trường sống thay đổi, chọn lọc tự nhiên gây ra áp lực mới tác động lên quần thể, đảm bảo sự<br />

sống sót và sinh sản ưu thế cho những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với điều kiện<br />

sống mới dẫn đến sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể và gián<br />

tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

Câu <strong>11</strong>6. Đáp án C<br />

Câu <strong>11</strong>7. Đáp án C<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu đúng: (1),(3), (6),(7)<br />

- (2) Sai vì đột biến gen mới là nguyên liệu chủ yếu<br />

- (4) Sai vì một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của các yếu tố<br />

ngẫu nhiên, còn nếu chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn thì nó vẫn còn tồn tại ở thể dị hợp.<br />

- (5) Sai vì chọn lọc phân hóa (gián đoạn) diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay<br />

đổi nhiều và trở nên không đồng nhất<br />

Câu <strong>11</strong>8. Đáp án B<br />

Câu <strong>11</strong>9. Đáp án B<br />

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên alen nên đột biến chỉ bị loại bỏ khi<br />

biểu hiện ra kiểu hình.<br />

- Do đó ta thấy chỉ có câu B đúng vì khi gen nằm trên NST Y ở vùng không tương đồng thì không có<br />

alen trên X nên luôn ở dạng đơn gen, do vậy đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị loại bỏ.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Đáp án C<br />

Khả năng thích nghi của quần thể phụ thuộc vào tính đa hình của quần thể. Quần thể có tính đa hình càng<br />

cao thì khả năng thích nghi càng cao. Tính đa hình thể hiện ở sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Số loại<br />

kiểu gen của quần thể phụ thuộc vào hình thức sinh sản và kích thước của quần thể. Do đó quần thể có<br />

kích thước lớn và sinh sản bằng ngẫu phối có tính đa hình cao nhất.<br />

Câu <strong>12</strong>1. Đáp án D<br />

Gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù <strong>phá</strong>t hiện nên dễ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, vì<br />

đây là đột biến lặn nên nó chỉ biểu hiện ra kiểu hình và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ khi không có gen trội<br />

lấn át. Do đó, ta thấy nếu gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng thì khi bị đột biến<br />

thành gen a, đột biến lặn sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và nhanh chóng bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.<br />

Câu <strong>12</strong>2. Đáp án C<br />

Câu <strong>12</strong>3. Đáp án D<br />

- Dựa vào bảng nghiên cứu ta thấy, tại thế hệ 3 thành phần kiểu gen của quần thể bị biến đổi một cách<br />

đột ngột nên quần thể chịu tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

- Sau đó, ta thấy từ thế hệ thứ 3 đến thế hệ thứ 5 tần số kiểu gen đồng hợp tử tăng dần và tần số kiểu gen<br />

dị hợp tử giảm dần, nên quần thể lúc này chịu tác động bởi giao phối không ngẫu nhiên.<br />

Khi bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể một cách đột ngột (giảm mạnh). Khi<br />

quần thể có số lượng cá thể ít thì các cá thể sẽ giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên).<br />

Như vậy, quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động của giao phối không<br />

ngẫu nhiên.<br />

Câu <strong>12</strong>4. Đáp án A<br />

Thế hệ Tần số alen A Tần số alen a<br />

F 1 0,8 0,2<br />

F 2 0,8 0,2<br />

F 3 0,5 0,5<br />

F 4 0,4 0,6<br />

Trang 73


F 5 0,3 0,7<br />

Dựa vào bảng nghiên cứu ta thấy tại thế hệ 3 tần số alen của quần thể bị biến đổi đột ngột nên quần thể<br />

chịu tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

Từ thế hệ 3 trở đi, ta thấy tần số alen A giảm dần và tần số alen a tăng dần, quần thế đang bị tác động bởi<br />

chọn lọc tự nhiên. Vậy quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động bởi chọn<br />

lọc tự nhiên.<br />

Câu <strong>12</strong>5. Đáp án D<br />

- Chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ sàng lọc và loại bỏ những kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.<br />

Mặt khác, mặt chủ yếu của tiến hóa là khả năng sinh sản để di truyền cho đời sau. Do vậy, mặt chủ yếu<br />

của chọn lọc tự nhiên là làm phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong<br />

quần thể.<br />

Câu <strong>12</strong>6. Đáp án B<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu sai: (2), (5), (6)<br />

(1) Đúng<br />

(2) Sai vì mặc dù các cá thể cùng loài sống trong một khu vực địa lí vẫn có thể có các điều kiện sống<br />

khác nhau nên chọn lọc tự nhiên vẫn có thể tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau.<br />

(3) Đúng vì khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội thì sẽ làm giảm tần số alen trội và tăng<br />

tần số alen lặn. Còn khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể đồng hợp lặn thì làm giảm tần số alen lặn. Còn<br />

chọn lọc tự nhiên chống lại cả thể đồng hợp trội và lặn với áp lực chọn lọc như nhau thì chọn lọc tự nhiên<br />

không làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

(4) Đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen trội có lợi ra khỏi quần thể và alen lặn có<br />

hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Do vậy, không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại<br />

bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.<br />

(5) Sai vì đột biến không làm giảm tính đa dạng di truyền.<br />

(6) Sai vì kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự<br />

đa dạng di truyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng làm cho quần thể bị suy thoái và diệt vong vì<br />

các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định, nó có thể làm một alen có<br />

lợi trở nên phổ biến trong quần thể<br />

(7) Đúng vì chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ sàng lọc và loại bỏ những kiểu gen quy định kiểu hình kém<br />

thích nghi.<br />

Lưu ý: Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, không tạo ra kiểu hình thích nghi.<br />

Câu <strong>12</strong>7. Đáp án A<br />

- Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A và ưu tiên cho alen a nên tần số alen a tăng dần.<br />

- Kiểu gen Aa có tỉ lệ lớn nhất khi tần số alen A = a = 0,5.<br />

- Tần số alen A lúc đầu là 0,7 do chọn lọc nên sẽ giảm dần, tới lúc nào đó nó sẽ bằng 0,5 và khi đó thì tỉ<br />

lệ Aa là lớn nhất và trong quá trình đó tỉ lệ KG Aa sẽ tăng dần. Sau đó tần số alen A sẽ giảm dần đến 0<br />

còn tần số alen a sẽ tăng lên đến 1 và tỉ lệ KG Aa sẽ giảm dần đến 0 (có thể dễ dàng chứng minh các điều<br />

này bằng bất đẳng thức AM - GM). Tóm lại, ở giai đoạn đầu của chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho<br />

đến 0,5 sau đó giảm dần.<br />

Câu <strong>12</strong>8. Đáp án B<br />

- Khi được rải sỏi thì chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen trội. Khi chọn<br />

lọc chống lại alen trội thì tần số alen trội sẽ giảm. Tuy nhiên, do quần thể cá ngẫu phối nên quần thể ở thế<br />

hệ con non vẫn đạt trạng thái cân bằng di truyền.<br />

- Ta chọn B vì tần số alen A giảm dần và cấu trúc di truyền mới cân bằng di truyền.<br />

- Các đáp án C và D nhìn có vẻ đúng nhưng ở C thì QT thứ 3 và D ở QT thứ 2 có tổng 3 KG cộng lại<br />

chưa bằng 1 nữa. Các em nên hết sức cẩn thận nhé!<br />

Câu <strong>12</strong>9. Đáp án A<br />

Môi trường của 2 quần thể là giống nhau nên không thể là hình thức chọn lọc phân hóa hay vận động:<br />

+ Chọn lọc phân hóa xảy ra khi môi trường sống biến động liên tục, chọn lọc sẽ bảo tồn các cá thể ở 2<br />

cực của dãy kiểu hình (thường là AA và aa) loại bỏ tính trạng trung gian.<br />

+ Chọn lọc vận động xảy ra khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thường bảo tồn AA<br />

hoặc aa.<br />

+ Dòng gen (di- nhập gen) không thể gây ra sự khác biệt giữa hai quần thể như vậy.<br />

Trang 74


+ Do đó chỉ có biến động di truyền vì trong 2 quần thể, mỗi quần thể chỉ còn lại 1 alen (A hoặc a) vì<br />

biến động di truyền có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen nào đó ra khỏi quần thể dù là lợi hay hại.<br />

Câu 130. Đáp án D<br />

Các kiểu gen quy định kiểu hình to hoặc nhỏ được tích lũy còn kiểu hình trung bình dần bị loại bỏ ra khỏi<br />

quần thể. Đây là vì dụ minh họa hình thức chọn lọc phân hóa.<br />

Câu 131. Đáp án A<br />

Chọn lọc ổn định xảy ra khi môi trường sống ổn định, không thay đổi qua nhiều thế hệ, chọn lọc thường<br />

bảo tồn những cá thể có tính trạng trung bình, loại bỏ các cá thể chệch xa mức trung bình và thường ưu<br />

tiên bảo tồn cá thể dị hợp tử.<br />

Câu 132. Đáp án A<br />

- A: Sai vì môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thế có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu<br />

hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.<br />

- B: Đúng<br />

- C: Đúng vì khả năng thích nghi tốt với môi trường và đểlại nhiều cho thế hệ sau thường không phải là<br />

một tính trạng đơn gen mà do rất nhiều gen cùng quy định. Vì vậy, quá trình hình thành quần thể thích<br />

nghi là quá trình tích lũy các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi.<br />

- D: Đúng. Sự hình thành đặc điếm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả một quá trình lịch sử chịu sự<br />

chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Do đó,quá trình hình thành quần<br />

thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột biến của<br />

loài cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 133. Đáp án B<br />

Quần thể loài A đã tiến hóa thành loài mới thích nghi hơn với môi trường trong khi quần thể loài B có<br />

nguy cơ bọ tiêu diệt. Điều đó cho thấy loài A có tốc độ <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy biến dị nhanh hơn loài B. Do<br />

đó loài A có tốc độ sinh sản nhanh và chu kì sống ngắn.<br />

Câu 134. Đáp án A<br />

+ Quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối bởi 3 nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc<br />

tự nhiên.<br />

+ Một nhóm cá thể di cư đến vùng khác tương đối khác biệt tạo nên quần thể mới thì do có sự khác biệt<br />

về điều kiện môi trường nên chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để chọn lọc những biến dị có lợi<br />

<strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên trong quần thể, dẫn đến hình thành quần thể sinh vật có các đặc điềm thích nghi<br />

mới, nếu sự cách li với quần thể gốc diễn ra thì loài mới sẽ hình thành. Do đó, quá trình hình thành loài<br />

mới thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.<br />

Lưu ý: Đây chỉ là một ví dụ về sự hình thành loài mới để giúp các em thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự<br />

hình thành loài.<br />

Qua đó ta thấy những yếu tố vừa tham gia hình thành quần thể thích nghi vừa tham gia hình thành loài<br />

mới là đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 135. Đáp án C<br />

Môi trường thuốc kháng sinh đóng vai trò sàng lọc những dòng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong<br />

quần thể. Do vậy, nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì áp lực chọn lọc càng gia tăng,<br />

nhanh chóng chọn lọc ra những dòng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên trong quần<br />

thể, càng nhanh chóng hình thành các chủ vi khuẩn kháng thuốc.<br />

Câu 136. Đáp án C<br />

+ Sự phân tích di truyền đã xác định dạng đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu<br />

đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm. D đúng.<br />

+ Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó <strong>phá</strong>t hiện, vì vậy<br />

thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Số cá thể màu đen được sống sót nhiều hơn, con<br />

cháu chúng ngày càng đông và thay thế dần dạng trắng. A đúng, C sai.<br />

+ Trong môi trường không có bụi đen, màu trắng trở nên có lợi cho bướm hơn nên được chọn lọc tự nhiên<br />

giữ lại và dạng đen bị đào thải. Do đó B đúng.<br />

Câu 137. Đáp án C<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng: (1), (3), (4),(5), (6)<br />

1. - Đúng vì khả năng thích nghi của quần thể phụ thuộc vào độ đa dạng di truyền của quần thể. Quần<br />

thể có độ đa dạng càng cao thì khả năng thích nghi càng cao. Vì vậy, quần thể không có vốn gen đa<br />

Trang 75


hình thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt, không có tiềm năng<br />

thích ứng.<br />

2. - Sai vì áp lực chọn lọc tự nhiên càng lớn thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi diễn ra càng<br />

nhanh<br />

3. - Đúng vì mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định, trong<br />

môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.<br />

4. - Đúng. Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì hệ gen của mỗi tế bào chỉ có 1 phân tử ADN nên<br />

alen đột biến có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình và quá trình sinh sản nhanh chóng đã tăng nhanh số<br />

lượng vi khuẩn có gen kháng thuốc. Hơn nữa, một số loại vi khuẩn lại được thêm gen kháng thuốc từ<br />

môi trường qua virut hoặc qua quá trình biến nạp.<br />

5. - Đúng vì quá trình chọn lọc tự nhiên luôn đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy<br />

làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần mức độ hoàn thiện của các<br />

đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác.<br />

6. - Đúng.<br />

7. - Sai. Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi đột biến có kháng DDT sinh<br />

trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường vì dạng ruồi đột biến có kháng DDT phải tốn năng lượng để<br />

hình thành chất kháng DDT.<br />

Câu 138. Đáp án B<br />

Câu 139. Đáp án B<br />

Để hình thành đặc điểm thích nghi kháng DDT, chọn lọc tự nhiên đã tác động để chọn lọc ra những biến<br />

dị có khả năng chống DDT <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên từ trước. Do đó, khả năng chống DDT liên quan đến<br />

những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã <strong>phá</strong>t sinh từ trước.<br />

Câu 140. Đáp án C<br />

Gen đột biến kháng thuốc nhanh chóng lan rộng trong quần thể không chỉ bằng cách truyền từ tế bào vi<br />

khuẩn mẹ sang tế bào vi khuẩn con qua quá trình sinh sản (được gọi là truyền theo hàng dọc) mà còn<br />

truyền từ tế bào vi khuẩn này sang tế bào vi khuẩn khác (được gọi là truyền theo hàng ngang). Sự lan<br />

truyền đó bằng các cơ chế như biến nạp (gen kháng thuốc từ môi trường trực tiếp xâm nhập vào tếbào vi<br />

khuẩn mẫn cảm với thuốc) hoặc thông qua virut, gen kháng thuốc có thể được truyền từ vi khuẩn này<br />

sang vi khuẩn khác (tải nạp) của cùng một loài hoặc giữa các loài.<br />

Câu 141. Đáp án C<br />

- Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã <strong>phá</strong>t sinh từ trước.<br />

Trong môi trường có DDT thì những đột biến tỏ ra có ưu thế hơn, do đó chiếm tỉ lệ ngày càng cao.<br />

- Giả sử tính kháng DDT là do 4 alen lặn a,b,c,d tác động bổ sung thì kiểu gen aabbccdd có tính đề kháng<br />

cao nhất.<br />

- Ruồi dại có kiểu gen AABBCCDD không có tính kháng DDT do đó sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển tốt trong<br />

môi trường không có DDT.<br />

Câu 142. Đáp án D<br />

Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì vậy thể đột biến được chọn lọc tự<br />

nhiên giữ lại trong khi đó dạng bướm trắng bị đào thải dẫn đến sự phân hóa khả năng sống sót, tác động<br />

của chọn lọc tự nhiên gián tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

Câu 143. Đáp án A<br />

Lưu ý: Theo quan niệm của Đacuyn, đặc điểm thích nghi này hình thành được là vì chọn lọc tự nhiên tích<br />

lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.<br />

Câu 144. Đáp án B<br />

- A: Sai vì quan niệm hiện đại củng cố chứ không bác bỏ quan niệm của Đacuyn.<br />

- C, D: Sai vì việc giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã<br />

xuất hiện đồng loạt dưới tác động của ngoại cảnh là quan niệm của Lamac.<br />

Câu 145. Đáp án D<br />

Hiện tượng đa hình cân bằng là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng<br />

thái cân bằng ổn định. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một<br />

alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thê dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. Các thể dị hợp thường tỏ<br />

ra có ưu thế hơn so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích<br />

Trang 76


nghi trước ngoại cảnh. Do vậy, hiện tượng này đảm bảo cho quần thể hay loài thích ứng với những điều<br />

kiện khác nhau của môi trường sống.<br />

Câu 146. Đáp án D<br />

Các em lưu ý các đặc điểm thích nghi hình thành dựa trên việc chọn lọc những đột biến hoặc những tổ<br />

hợp đột biến có lợi <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên từ trước khi quần thể chịu tác động bởi những yếu tố bên ngoài<br />

chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng sinh...<br />

Câu 147. Đáp án C<br />

- A: Sai vì sau khi bị xử lí thuốc cấu trúc di truyền quần thể bị thay đổi trong một thời gian ngắn do vậy<br />

đột không phải là nguyên nhân làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />

- B: Sai vì giao phối không ngẫu nhiên giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp.<br />

- C: Đúng vì chọn lọc tự nhiên mói có thể làm thay đổi tần số alen theo một hưóng xác định.<br />

- D: Sai vì yếu tố môi trường không làm thay đổi tần số alen<br />

Câu 148. Đáp án B<br />

Câu 149. Đáp án B<br />

- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý<br />

nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.<br />

- Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm<br />

thích nghi khác.<br />

- Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp vẫn không ngừng <strong>phá</strong>t sinh, chọn lọc tự<br />

nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện. Trong lịch sử những<br />

sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước.<br />

Câu 150. Đáp án A<br />

A: Đúng.<br />

B: Sai vì mỗi nhóm sinh vật qua những thòi gian địa chất khác nhau có những nhịp độ tiến hóa khác nhau.<br />

C: Sai vì nhịp độ tiến hóa không phụ thuộc mức độ biến động của điều kiện khí hậu, địa chất.<br />

D: Sai vì nhịp điệu tiến hóa chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là áp lực của chọn<br />

lọc tự nhiên.<br />

Câu 151. Đáp án C<br />

Câu 152. Đáp án C<br />

C: Sai vì trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng<br />

nào ưu thế hội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác. D: Đúng vì sự đa hình cân bằng trong<br />

quần thể cũng chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính và sự tiến hóa diễn<br />

ra bằng sự củng cố đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Do vậy, chọn<br />

lọc tự nhiên không <strong>phá</strong>t huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền.<br />

Câu 153. Đáp án D<br />

Câu 154. Đáp án C<br />

- Khi phun DDT, trong môi trường DDT quần thể 1 sẽ bị tiêu diệt vì các cá thể có kiểu gen AABBCCDD<br />

không có khả năng kháng DDT. Quần thể 3 có các cá thể mang các kiểu gen khác nhau do vậy chắc chắn<br />

quần thể này vẫn tồn tại vì chứa các kiểu gen khác nhau giúp quần thể có khả năng kháng DDT. Quần thể<br />

2 chắc chắn tồn tại tốt trong môi trường chứa DDT vì quần thể 2 gồm các cá thể có kiểu gen aabbccdd.<br />

Do đó sau khi phun, chỉ còn quần thể 2 và 3 tồn tại.<br />

- Sau khi ngừng phun DDT hoàn toàn, trong môi trường không có DDT, quần thể 2 <strong>phá</strong>t triển rất chậm vì<br />

các cá thể trong quần thể phải mất năng lượng để hình thành chất kháng DDT. Trong khi đó, quần thể 3<br />

có các cá thể mang nhiều kiểu gen khác nhau do đó trong quần thể có các cá thể sinh trưởng tốt trong môi<br />

trường không DDT. Vậy quần thể 3 sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển tốt nhất.<br />

Câu 155. Đáp án B<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai: (2), (3), (5)<br />

1.- Đúng.<br />

2. - Sai vì loài thân thuộc là những loài có quan hệ gần gũi về nguồn gốc.<br />

3. - Sai vì để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng<br />

tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất và khách quan nhất.<br />

4. - Đúng vì nếu các cá thể của hai quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau, sống trong cùng một<br />

khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ thì<br />

Trang 77


hai quần thể đó thuộc hai loài.<br />

5. - Sai vì tiêu chuẩn cách li sinh sản không thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.<br />

6. - Đúng.<br />

7. - Đúng.<br />

Câu 156. Đáp án A<br />

Câu 157. Đáp án A<br />

Tại vùng thượng lưu sông Amua, nòi châu Âu và nòi Trung Quốc cùng tồn tại mà không có dạng lai. Có<br />

thể xem đây là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang loài mới. Lưu ý:<br />

- Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực xác định. Hai nòi địa lí khác nhau có khu phân<br />

bố riêng biệt.<br />

- Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu<br />

vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.<br />

- Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc hên những phân khác nhau của cơ<br />

thể vật chủ.<br />

Câu 158. Đáp án D<br />

A: Sai vì tuy quá trình hình thành loài mới gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi nhưng<br />

quá trình hình thành quần thể với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới<br />

chưa chắc các quần thể này xảy ra sự cách li sinh sản với quần thể gốc. Ví dụ: Các chủng tộc người hiện<br />

nay khác biệt nhau về nhiều đặc điểm hình thái, kích thước, màu da,., là do thích nghi với các điều kiện<br />

môi trường khác nhau nhưng sự khác biệt về các đặc điểm thích nghi này chưa đủ dẫn đến cách li sinh sản<br />

nên các chủng tộc người hiện nay vẫn thuộc cùng một loài là Homo sapiens.<br />

B: Sai vì sự thay đổi điều kiện sinh thái không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới.<br />

Khi điều kiện sinh thái thay đổi, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể làm thay đổi tần số alen theo một<br />

hướng xác định, hình thành nên các đặc điểm thích nghi mới nếu xảy ra cách li sinh sản với quần thể gốc<br />

thì mới dẫn đến sự hình thành loài mới. Do đó dù điều kiện sinh thái thay đổi cũng chưa chắc loài mới<br />

được hình thành.<br />

C: Sai vì đặc điểm thích nghi là kết quả của các biến dị đã qua chọn lọc.<br />

D: Đúng vì quần thể với các đặc điểm thích nghi mới được hình thành nếu các nhân tố tiến hóa làm phân<br />

hóa vốn gen của các quần thể đến mức làm xuất hiện sự cách li sinh sản giữa quần thể này với quần thể<br />

gốc, loài mới dần được hình thành. Vì vậy, quá trình hình thành đặc điểm mới là cơ sở dẫn đến sự hình<br />

thành loài mới.<br />

Câu 159. Đáp án B<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng: (3), (4), (8)<br />

1. - Sai vì loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ sở.<br />

2. - Sai vì hai nòi địa lí khác nhau có khu phân bố riêng biệt.<br />

3. - Đúng.<br />

4. - Đúng.<br />

5- Sai vì quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp, qua<br />

nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.<br />

6 - Sai vì sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các<br />

quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. Sự cách li địa lí không phải sự cách li sinh sản mặc dù do có<br />

sự cách li địa lí nên các cá thể của các quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau. Khi sự cách li sinh<br />

sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. Sự cách li sinh sản xuất hiện giữa các quần thể<br />

hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có những quần thể cách li địa lí rất lâu nhưng vẫn không thể hình<br />

thành loài mới. Do vậy, cách li địa lí không phải lúc nào cũng dẫn đến hình thành loài mới.<br />

7 - Sai vì điều kiện địa lí chi đóng vai trò chọn lọc những kiểu gen thích nghi. Nhân tố trực tiếp gây ra<br />

những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật là do đột biến, giao phối tạo ra các biến dị di truyền.<br />

8 - Đúng.<br />

Câu 160. Đáp án C<br />

Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản là sai vì các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một<br />

loài vẫn có thể giao phối với nhau.<br />

Câu 161. Đáp án D<br />

Các cơ chế cách li sinh sản (gọi tắt là cơ chế cách li) được chia thành hai loại: cách li trước hợp tử và cách<br />

Trang 78


li sau hợp tử. Cách li trước hợp tử thực chất là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Các loại<br />

cách li trước hợp tử gồm:<br />

- Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài<br />

có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.<br />

- Cách li tập tính: các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa<br />

chúng thường không giao phối với nhau<br />

- Cách li thời gian: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa khác nhau nên chúng<br />

không có điều kiện giao phối với nhau.<br />

- Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau<br />

nên chúng không giao phối với nhau.<br />

- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.<br />

Dựa vào đề bài ta thấy hai loài họ hàng này sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với<br />

nhau do đó hai loài này cách li trước hợp tử. Ta chọn 1,3,5,6.<br />

Câu 162. Đáp án D<br />

1 Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con lông đen. Điều này có nghĩa trong quần thể<br />

xuất hiện dạng thỏ đột biến có màu lông đen. Việc <strong>phá</strong>t sinh đột biến ngẫu nhiên trong quần thể cũng góp<br />

phần hình thành nên loài mới.<br />

2 - Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt. Còn những con mạnh khỏe thì không. Ta thấy,<br />

những con thỏ không thích nghi được sẽ bị đào thải, chọn lọc tự nhiên làm phân hóa khả năng sống sót và<br />

khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, điều này góp phần hình thành nên loài thỏ mới.<br />

3 - Một con suối nước chảy quanh <strong>năm</strong> làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp<br />

nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là hiện tượng cách li sinh sản một trong những yếu tố<br />

quan trọng góp phần hình thành loài thỏ mới.<br />

4 - Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là giao phối với<br />

những con lông màu đen. Lâu dài sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thế cách li về tập tính<br />

giao phối với quần thể gốc. Qúa trình này cứ tiếp diễn và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân<br />

hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc và loài mới dần được hình thành.<br />

5 - Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể và những cá thể sống sót<br />

có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu là một trong những nguyên nhân góp<br />

phần hình thành nên loài mới.<br />

Câu 163. Đáp án B<br />

- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.<br />

- Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống<br />

hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về cấu trúc di truyền như số lượng, hình thái NST...<br />

nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh<br />

sản, thậm chí bị bất thụ. Hoặc cá thể của hai loài thân thuộc khi giao phối thụ tinh được tạo ra hợp tử<br />

nhưng hợp tử không <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Các em lưu ý chỉ khi nào hai loài thân thuộc giao phối với nhau có tạo ra hợp tử thì mới thuộc dạng<br />

cách li sau hợp tử. Vì có nhiều trường hợp hai loài giao phối nhưng không tạo ra hợp tử thì không phải<br />

dạng cách li sau hợp tử.<br />

Câu 164. Đáp án D<br />

Câu 165. Đáp án A<br />

A: Đúng vì sự hình thành loài mới xảy ra ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân<br />

thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện, tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố và<br />

mẹ. Và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội <strong>phá</strong>t triển thành loài mới.<br />

B, D: Sai vì sự hình thành loài mới ở các loài thực vật nhanh hay chậm không phụ thuộc vào kích thước<br />

các loài thực vật.<br />

C: Sai vì các loài thực vật khác xa nhau về di truyền thì rất khó để tạo thành con lai của hai loài. Không<br />

thể tạo ra được con lai song nhị bội để có thể <strong>phá</strong>t triển thành loài mới.<br />

Câu 166. Đáp án D<br />

A: Sai. Sự xuất hiện cách li sinh sản không phụ thuộc vào cách li địa lí, sự cách li sinh sản xuất hiện giữa<br />

các quần thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có thể có nhiều quần thể sống cách li với nhau về<br />

mặt địa lí rất lâu nhưng vì chưa xuất hiện cách li sinh sản nên vẫn không hình thành nên loài mới.<br />

Trang 79


B: Sai. Điều kiện địa lí chỉ đóng vai trò chọn lọc kiểu gen thích nghi chứ không sản sinh ra đột biến.<br />

C: Sai.<br />

D: Đúng. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,., ngăn cản các cá thể của quần<br />

thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Do đó các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được<br />

chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Vì vậy, cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và<br />

thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa.<br />

Lưu ý: Khi hỏi đến vai trò quan trọng nhất của cách li địa lí thì chỉ có một vai trò duy nhất là giúp duy trì<br />

sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa).<br />

Câu 167. Đáp án B<br />

- Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng: 2, 5.<br />

- Phát biểu 5 sai vì ở thực vật một cá thể không thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách<br />

lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa. Dù theo phưong thức nào, loài mới cũng không xuất hiện<br />

với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển như một<br />

mắc xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.<br />

Sự hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí phổ biến ở thực vật, động vật có khả năng <strong>phá</strong>t tán mạnh.<br />

Câu 168. Đáp án D<br />

A: Cách li trước hợp tử (cách li cơ học).<br />

B: Cách li tập tính.<br />

C: Cách li trước hợp tử (cách li nơi ở).<br />

D: Cách li địa lí.<br />

Câu 169. Đáp án B<br />

Câu 170. Đáp án C<br />

- Loại ngay D do chúng ở trong cùng một hồ nên không phải là cách li địa lí.<br />

- Hai loài cá này được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách sau: thoạt đầu, những cá thể đột biến có<br />

màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, nên các cá thể có cùng màu săc thích giao phối<br />

với nhau hơn mà ít giao phối với các cá thể bình thường. Lâu dần, sự giao phối có lựa chọn này tạo nên<br />

một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc. Qúa trình này cứ tiếp diễn và cùng với các<br />

nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc và<br />

loài mới dần được hình thành.<br />

Câu 171. Đáp án B<br />

Hai quần thể này sống trong cùng khu vực địa lí nhưng ở hai ở sinh thái khác nhau. Các cá thể trong mỗi<br />

quần thể thích giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của quần thể khác. Lâu dần, các nhân tố<br />

tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể đến mức làm xuất hiện sự cách li sinh sản và<br />

hình thành loài mới. Do vậy, đây là quá trình hình thành loài mới bằng cách li sinh thái.<br />

Lưu ý: Trong cùng một khu phân bố địa lí, những điều kiện sinh thái khác nhau nên chọn lọc tự nhiên<br />

tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau tạo ra nòi sinh thái rồi hình thành nên loài mới.<br />

Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái phổ biến ở thực vật, động vật ít di chuyển.<br />

Câu 172. Đáp án A<br />

Câu 173. Đáp án D<br />

Các cơ chế cách li sinh sản ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể khác loài. Vì vậy, vai trò chủ yếu<br />

của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa là củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen.<br />

Câu 174. Đáp án B<br />

Câu 175. Đáp án C<br />

+ Hai loài khác nhau được phân biệt bởi sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định của mỗi loài là<br />

tiêu chuẩn địa lí- sinh thái.<br />

+ Hai loài khác nhau được phân biệt bởi sự đứt quãng về một tính trạng nào đó là tiêu chuẩn hình thái.<br />

+ Hai loài khác nhau được phân biệt bởi sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hóa của các phân tử<br />

protein là tiêu chuẩn sinh lí- sinh hóa.<br />

+ Tiêu chuẩn cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số<br />

lượng, hình thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường<br />

không có kết quả.<br />

Câu 176. Đáp án D<br />

Cơ chế tự đa bội tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế dẫn đến hình thành loài mới là sai<br />

Trang 80


vì cơ chế tự đa bội chỉ tạo ra các dạng đa bội chẵn chứ không tạo ra dạng tam bội (đa bội lẻ) được.<br />

+ Những con đường hình thành loài sẽ diễn ra nhanh chóng khi liên quan với những đột biến lớn như<br />

đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.<br />

+ Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở<br />

động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối<br />

loạn về giới tính.<br />

+ Thể đa bội cùng nguồn như thể tứ bội(4n) được hình thành do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n<br />

được tạo ra qua giảm phân của các thể lưỡng bội(2n). Từ một số thể tứ bội tỏ ra thích nghi sẽ <strong>phá</strong>t triển<br />

thành một quần thể mới tứ bội và thành loài mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do khi<br />

chúng giao phấn với nhau tạo ra thể tam bội (3n) bất thụ.<br />

Câu 177. Đáp án C<br />

Câu 178. Đáp án A<br />

Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra thể tam bội bất thụ.<br />

Câu 179. Đáp án D<br />

Loài lúa mì (T. monococcum) có bộ NST 2n(AA)=14 lai với loài cỏ dại (T. speltoỉdes) có bộ NST<br />

2n(BB)=14 đã tạo ra con lai bất thụ có bộ NST n+n(AB)=14. Sau đó gấp đôi bộ NST ta được loài lúa mì<br />

hoang dại (A.squarrosa) có bộ NST 4n(AABB) = 28. Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ<br />

dại (T. tauschii) có bộ NST 2n(DD)=14 đã tạo ra con lai. Con lai bất thụ 3n(ABD) = 21. Sau đó gấp đôi<br />

bộ NST con lai này ta được loài lúa mì Triticum aestivum có bộ NST 6n (AABBDD)=42. Vậy loài lúa mì<br />

(T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.<br />

Câu 180. Đáp án B<br />

Câu 181. Đáp án C<br />

C: sai vì hệ động vật trên các đảo đại lục thường đa dạng và phong phú, do được bổ sung nguồn sinh vật<br />

nhập cư từ đất liền. Tuy nhiên, trên những đảo đại lục này, có ít loài có khả năng vượt biển như chim, dơi<br />

do khoảng cách giữa các đảo này với đất liền gần.<br />

Câu 182. Đáp án B<br />

- Số <strong>phá</strong>t biểu đúng: 1, 3, 4.<br />

- Phát biểu 2 sai vì đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn mói có thể dẫn đến hình thành loài mới. Do chúng<br />

làm thay đổi chức năng của gen trong nhóm liên kết mới, làm thay đổi kích thước và hình dạng của NST.<br />

Thoạt tiên xuất hiện một số cá thể mang đột biến đảo đoạn hay chuyển đoạn NST, nếu tỏ ra thích nghi,<br />

chúng sẽ <strong>phá</strong>t triển và chiếm một phần trong khu phân bố dạng gốc, sau đó lan rộng ra.<br />

- Phát biểu 5 sai vì lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài rất ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ<br />

chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.<br />

Câu 183. Đáp án C<br />

Các gen giúp ruồi tiêu hóa được tinh bột và đường mantozo có tác động đồng thời lên tập tính giao phối<br />

của ruồi. Ruồi giấm có tập tính thu hút bạn tình bằng vũ điệu đặc thù cùng với sự rung cánh <strong>phá</strong>t ra những<br />

bản "tình ca" nhưng không quên gửi đi các tín hiệu mùi vị hóa học từ lóp vỏ kitin của mình. Các alen quy<br />

định sự tiêu hóa loại đường cũng làm ảnh hưởng đến việc quy định thành phần hóa học của vỏ kitin,<br />

khiến thành phần hóa học của vỏ kitin của "ruồi tinh bột" khác với "ruồi mantozo" và do đó quy định tập<br />

tính giao phối của chúng nên "ruồi tinh bột" có xu hướng giao phối với "ruồi tinh bột " hơn là "ruồi<br />

mantozo".<br />

Câu 184. Đáp án A<br />

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thì đầu tiên sinh vật bị cách li địa lí dẫn tới ở mỗi<br />

điều kiện địa lí khác nhau thì chọn lọc tự nhiên tác động theo nhiều hướng khác nhau nên đã hình thành<br />

các nhóm sinh vật có hình thái, sinh li khác nhau. Do vậy, cách li địa lí dẫn tới cách li sinh sản ở mức<br />

trước hợp tử sau đó dẫn tới cách li sau hợp tử.<br />

Câu 185. Đáp án D<br />

Các quần thể khác khu vực địa lí thì cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong<br />

khi đó các quần thể trong cùng khu vực địa lí dòng gen dễ xảy ra giữa các quần thể.<br />

Câu 186. Đáp án D<br />

A: sai vì lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.<br />

B: sai vì hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn có thể thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân và<br />

được tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính vừa có thể được thực hiện thông qua cơ chế lai hữu tính như<br />

Trang 81


thể tứ bội (4n) được hình thành do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n được tạo qua giảm phân của các<br />

thể lưỡng bội (2n)<br />

C: sai vì hình thành loài bằng cách li tập tính còn có thể xảy ra khi trong quần thể không xuất hiện các đột<br />

biến liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống với điều kiện các cá thể thuộc<br />

quần thể này có tập tính giao phối riêng nên không giao phối với các cá thể của quần thể gốc.<br />

Lưu ý: Với những câu <strong>phá</strong>t biểu có từ "mọi", "chỉ", "luôn luôn", "luôn" thường là những câu sai. Tuy<br />

nhiên trong một số trường hợp các em cũng nên cân nhắc kĩ.<br />

Câu 187. Đáp án D<br />

A sai do cấu trúc di truyền vẫn có thế thay đổi qua các thế hệ qua đột biến<br />

B sai do loài, cá thể không được coi là một đơn vị tiến hóa cơ sở, đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể<br />

C sai do mỗi loài khác nhau có tần số alen và thành phần kiểu gen khác nhau.<br />

Câu 188. Đáp án D<br />

Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ. Do hai bộ NST này không tương đồng<br />

khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc nên trong kì đầu lần phân bào I của giảm phân không xảy ra<br />

sự tiếp hợp, gây trở ngại cho sự <strong>phá</strong>t sinh giao tử. Vì vậy, cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà<br />

không sinh sản hữu tính được. Tuy nhiên trong tự nhiên vẫn có các cơ thể lai xa được hình thành và có<br />

khả năng sinh sản hữu tính.<br />

Câu 189. Đáp án A<br />

Cách li địa lí không tạo ra các kiểu gen. Cách li địa lí chỉ đóng vai trò duy trì sự khác biệt về tần số alen<br />

và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi nhân tố tiến hóa.<br />

Câu 190. Đáp án B<br />

Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng hình<br />

thành các đơn vị phân loại trên loài vì sau khi hình thành loài ban đầu, chọn lọc tự nhiên tiếp tục tác động<br />

trên quy mô lớn, trong thời gian lịch sử lâu dài, tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau. Kết quả là từ<br />

một dạng ban đầu đã <strong>phá</strong>t sinh ra nhiều dạng khác rõ rệt và khác xa với dạng tổ tiên, dần dần hình thành<br />

các đơn vị phân loại trên loài như chi, bộ, họ, lớp, ngành.<br />

Lưu ý: Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Quá trình biến<br />

đổi trên quy mô lớn, trải qua thời gian lịch sử lâu dài làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài được gọi<br />

là tiến hóa lớn.<br />

Câu 191. Đáp án A<br />

Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc đơn giản là<br />

do quá trình tiến hóa duy trì những quần thể thích nghi vì quá trình tiến hóa của sinh giới chính là quá<br />

trình thích nghi với môi trường sống, trong những điều kiện xác định những sinh vật duy trì tổ chức<br />

nguyên thủy của chúng hoặc đơn giản hóa tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 192. Đáp án D<br />

A: Đúng. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, theo quy mô rộng lớn, qua thời gian lịch sử lâu dài,<br />

tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu. Qua đó chứng minh<br />

toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú là kết quả của quá trình tiến hóa tù một nguồn gốc chung B, C:<br />

Đúng rồi<br />

D: Sai vì theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hóa thành những nòi<br />

khác nhau rồi thành những loài khác nhau<br />

Câu 193. Đáp án C<br />

Từ một gốc chung, dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, đặc biệt của chọn lọc tự nhiên, theo con đường<br />

phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hóa theo những hướng chung sau đây:<br />

+ Ngày càng đa dạng và phong phú.<br />

+ Tổ chức cơ thể ngày càng cao.<br />

+ Thích nghi ngày càng hợp lí.<br />

Trong các hướng trên, thích nghi là hướng co bản nhất.<br />

Câu 194. Đáp án C<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng: (3), (4), (6), (7)<br />

(1) Sai vì tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau<br />

(2)Sai trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy các biến dị thích nghi theo nhiều<br />

hướng khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự phân li tính trạng.<br />

Trang 82


(5)Sai vì một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát đang thoái bộ sinh học<br />

(8) Sai. Sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì các sinh<br />

vật có tổ chức thấp mà vẫn đảm bảo thích nghi thì vẫn tồn tại và <strong>phá</strong>t triển. Vì trong những chiều hướng<br />

tiến hóa chung của sinh giới, hướng thích nghi là cơ bản nhất.<br />

Câu 195. Đáp án C<br />

Tiến bộ sinh học là xu hướng <strong>phá</strong>t triển ngày càng mạnh biểu hiện ở 3 dấu hiệu:<br />

- Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao<br />

- Khu phân bố mở rộng liên tục<br />

- Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú<br />

Ví dụ, các nhóm giun tròn, côn trùng, cá xương, chim, thú, cây hạt kín là những nhóm đã và đang tiến bộ<br />

sinh học.<br />

Giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường bằng các đặc điểm thích nghi mới ngày càng hoàn thiện là xu hướng<br />

cơ bản của sự <strong>phá</strong>t triển tiến bộ.<br />

Với xu hướng <strong>phá</strong>t triển như 3 dấu hiệu trên thì nguyên nhân chủ yếu của tiến bộ sinh học chính là sự thích<br />

nghi hợp lí với môi trường sống hay nói cách khác là nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi.<br />

Câu 196. Đáp án B<br />

Thoái bộ sinh học là xu hướng ngày càng bị tiêu diệt ở 3 dấu hiệu:<br />

- Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp<br />

- Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn<br />

- Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.<br />

Ví dụ, một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư, bò sát đang thoái bộ sinh học. Kém thích nghi với môi<br />

trường là nguyên nhân dẫn đến thoái bộ sinh học.<br />

Ngoài ra hướng tiến hóa thứ 3 là kiên định sinh học. Dấu hiệu của hướng này là duy trì sự thích nghi ở<br />

mức độ phù hợp, số lượng cá thể không tăng không giảm.<br />

Lưu ý: Trong 3 hướng trên, tiến bộ sinh học là hướng quan trọng hơn cả.<br />

Câu 197. Đáp án B<br />

Câu 198. Đáp án D<br />

Câu 199. Đáp án B<br />

Câu 200. Đáp án A<br />

- 1 sai vì đột biến không thể làm tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột và nhanh<br />

chóng chỉ sau vài thế hệ như vậy. Làm thay đổi thành phần kiểu gen một cách đột ngột là do yếu tố ngẫu<br />

nhiên.<br />

- 2 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách đột ngột và<br />

không theo một hướng xác định.<br />

- 3 sai vì: aa = 0,04 vô sinh.<br />

AA = 0,64; Aa = 0,32 sinh sản được<br />

=> Tần số alen lúc này:<br />

0,8 0,16 5 1<br />

A : a A : a<br />

0,8 0,16 0,8 0,16 6 6<br />

F 3 có thành phần kiểu gen:<br />

2 2<br />

5 5 1 1 25 <strong>10</strong> 1<br />

AA: 2. . Aa : aa AA : Aa : aa<br />

6 6 6 6 36 36 36<br />

- 4 đúng vì A 0,64 0,8<br />

Câu 201. Đáp án D<br />

Chọn các nhận xét (1), (2), (3), (5).<br />

(1) Đúng, ở nữ tuyến vú còn hoạt động do hoạt động nuôi con, mang thai, còn nam tuyến vú bị thoái hóa<br />

do không thực hiện những nhiệm vụ trên.<br />

(2) Đúng.<br />

(3) Đúng, do sống trong cùng một môi trường, chịu chung một áp lục của CLTN nên các cơ quan tích lũy<br />

những đột biến giống nhau, hình thành nên những đặc điểm giống nhau.<br />

(4) Sai, sự <strong>phá</strong>t triển của một cá thể phản ánh một cách rút gọn sự <strong>phá</strong>t triển của một loài.<br />

Trang 83


(5) Đúng.<br />

(6) Sai, bằng chứng tế bào học là một bằng chứng gián tiếp.<br />

(7) Sai, cơ quan thoái hóa <strong>phá</strong>t triển không đầy đủ và bị mất chức năng.<br />

(8) Sai, cơ quan tương đồng chứng minh nguồn gốc chung của loài, cơ quan tương tự chứng minh vai trò<br />

của chọn lọc tự nhiên trong quá trình <strong>phá</strong>t triển và thích nghi.<br />

Câu 202. Đáp án B<br />

Chọn các nhận xét (1), (5).<br />

1. Đúng.<br />

2. Sai, lục lạp và ti thể có cấu trúc màng kép và có 2 lớp màng giống như màng tế bào vi khuẩn.<br />

3. Sai, ti thể được xem như một vi khuẩn dị dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực.<br />

4. Sai, lạp thể được xem như một vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực.<br />

5. Đúng.<br />

6. Sai, Riboxom của ti thể, lạp thể và vi khuẩn là loại 70S, của sinh vật nhân thực là 80S.<br />

Các bằng chứng để chứng minh ti thể và lạp thể có nguồn gốc từ vi khuẩn:<br />

- Có hệ gen vòng đơn và các plasmit.<br />

- Có khả năng sinh sản như vi khuẩn, bằng hình thức trực khuẩn.<br />

- Riboxom loại 70S.<br />

- Ti thể được xem như là một vi khuẩn dị dưỡng, sử dụng đường được tế bào hấp thụ, trải qua các quá<br />

trình để hình thành ra năng lượng.<br />

- Lạp thể được xem như một vi khuẩn tự dưỡng, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, để chuyển hóa<br />

thành năng lượng liên kết cao năng trong các hợp chất hữu cơ.<br />

Câu 203. Đáp án B<br />

- 1, 2, 4 đúng.<br />

- 3 sai vì nhìn vào cây tiến hoá, ta thây thú ở gần lưỡng cư và xa chim nên có thể nhầm tưởng chúng có<br />

họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn. Thực chất, thú và chim có chung gốc thứ 3 nên thú có họ hàng gần với<br />

chim hơn là với lưỡng cư.<br />

Câu 204. Đáp án B<br />

Chọn các cơ quan (1), (3), (4), (5), (7), (8).<br />

(1) Đúng, xương cụt là dấu tích của đuôi của loài linh trưởng là tổ tiên của con người, đuôi cần cho quá<br />

trình giữ thăng bằng, leo trèo.<br />

(2) Sai, túi mật thuộc đường dẫn mật phụ, tham gia vào quá trình dự trữ và cô đặc mật, vẫn còn thực hiện<br />

chức năng trên cơ thể.<br />

(3) Đúng, ruột thừa của người là dấu tích của ruột tịt của các loài động vật ăn cỏ, do bị thoái hóa nên con<br />

người không còn khả năng tiêu hóa xenlulozo.<br />

(4) Đúng, lớp lông mao trên cơ thể là dấu tích của lớp lông bao quanh cơ thể động vật, đóng vai trò giữ ấm.<br />

(5) Đúng, khi chưa có lửa, tổ tiên loài người phải ăn thịt sống nên răng nanh <strong>phá</strong>t triển mạnh và sắt nhọn,<br />

để xé thức ăn, răng cối và tiền cối <strong>phá</strong>t triển to và thô, để nghiền thức ăn.<br />

(6) Sai, tuyến nước bọt có chức năng thấm ướt và làm mềm thức ăn, ngoài ra còn chứa enzim amilaza<br />

thủy phân tinh bột, còn giữ chức năng trên cơ thể người.<br />

(7) Đúng, răng khôn là răng cối cuối cùng.<br />

(8) Đúng, mấu tai là dấu tích của tai các loài động vật, do tai không có các gò nên mấu tai <strong>phá</strong>t triển làm<br />

âm thanh theo 1 chiều nhất định, giống hình cái phễu, tai của người đã có gò tai, bắt âm thanh theo mọi<br />

hướng nên mấu tai bị thoái hóa.<br />

Câu 205. Đáp án C<br />

- Chỉ có bằng chứng hóa thạch là bằng chứng trực tiếp.<br />

- Bằng chứng sinh học phân tử nghiên cứu về sự giống, khác trong cấu trúc phân tử của các loài, nhằm<br />

làm sáng tỏ nguồn gốc <strong>phá</strong>t sinh các loài.<br />

Câu 206. Đáp án A<br />

Chồi <strong>phá</strong>t sinh là do sự dung hợp tế bào.<br />

(1) sai vì không hình thành hợp tử nên là cách li trước hợp tử.<br />

(2) sai, cây C là một cá thể chưa thể gọi là loài mới, loài phải tồn tại bằng ít nhất là một quần thể thích nghi.<br />

(3) sai, cây C là kết quả của sự dung hợp tế bào trân.<br />

(4) đúng, cây C mang đặc tính của hai loài vì mang bộ 2 bộ NST lưỡng bội của cả hai loài.<br />

Trang 84


(5) sai, cây C mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài và NST tồn tại thành cặp tương đồng nên vẫn có thể<br />

được nhân giống bằng lai hữu tính.<br />

Câu 207. Đáp án B<br />

- Các cá thể sinh ra phải đấu tranh với nhau, để giành quyền sinh tồn, nguồn sống của môi trường là hữu<br />

hạn, những cá thể nào có biến dị càng ưu thế, càng thích nghi thì cá thể đó càng có khả năng sống sót.<br />

- Biến dị cá thể là ngẫu nhiên, do đó không phải toàn bộ cá thể sinh ra đều mang biến dị thích nghi, việc<br />

sinh ra số cá thể lớn hơn nhiều so với số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản để đảm bảo rằng những biến dị<br />

tốt của loài và số lượng loài vẫn được duy trì cho thế hệ sau.<br />

Câu 208. Đáp án C<br />

Những cá thể có biến dị di truyền thích nghi sẽ có khả năng sống sót cao hơn, do đó có thể sinh sản và di<br />

truyền những biến dị này lại cho thế hệ con, do đó số lượng cá thể có biến dị thích nghi ngày càng tăng,<br />

cá thể kém thích nghi ngày càng giảm. Đacquyn gọi quá trình này là chọn lọc tự nhiên.<br />

Lưu ý: Theo quan niệm của học <strong>thuyết</strong> Đacquyn chưa có những khái niệm về đột biến, yếu tố ngẫu<br />

nhiên,... của học <strong>thuyết</strong> hiện đại, mà chỉ có biến dị cá thể, biến dị di truyền, biến dị đồng loạt,...<br />

Câu 209. Đáp án A<br />

Nghiên cứu dựa trên sự phân tích về thành phân hóa học của các cấu trúc tế bào, nghĩa là nghiên cứu ở<br />

mức độ vi thể, nhỏ hơn mức độ tế bào, vậy đây là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

Về bằng chứng sinh học phân tử:<br />

- Nghiên cứu và đưa ra bằng chứng về nguồn gốc chung của các loài.<br />

- Sự giống nhau về các cấu trúc phân tử càng nhiều, thì 2 loài càng có họ hàng gần nhau trong quá trình<br />

tiến hóa.<br />

- Tác động của CLTN tích lũy những đặc tính di truyền khác nhau, làm từ một nguồn gốc chung, các cấu<br />

trúc đa phân tương tác với nhau theo một cách khác, để hình thành nên một cơ thể sống mới.<br />

Câu 2<strong>10</strong>. Đáp án A<br />

P: 0,5AA: 0,2Aa: 0,3aa<br />

Quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền.<br />

0,2<br />

Tân số alen A là 0,5 + = 0,6<br />

2<br />

Tần số alen a là 0,4.<br />

Quần thể trên sẽ đạt trạng thái cân bằng sau 1 thế hệ ngẫu phối.<br />

Cấu trúc quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa<br />

Kiểu giao phối của quần thể trên là giao phối không ngẫu nhiên. Chưa thể khẳng định <strong>10</strong>0% đó là tự thụ<br />

phấn hoàn toàn.<br />

Quần thể giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa.<br />

Vậy các <strong>phá</strong>t biểu sai là (1), (2), (4).<br />

Câu 2<strong>11</strong>. Đáp án B<br />

Chọn các nhận xét (1), (5), (6), (7).<br />

(1) Đúng, tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.<br />

(2) Sai, không phải mọi đột biến đều là trung tính, nhưng đa số là đột biến trung tính.<br />

(3) Sai, hai quá trình diễn ra song song.<br />

(4) Sai, chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quyết định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi,<br />

cây trồng.<br />

(5) Đúng, con người là nhân tố quyết định nhu cầu chọn lọc, do đó thúc đẩy quá trình, làm phân hóa vốn<br />

gen, hình thành những giống, nòi mới.<br />

(6) Đúng, do sự truyền lại tính trạng theo kiểu cộng dồn này sự biểu hiện của một tính trạng ngày càng<br />

được <strong>phá</strong>t trien.<br />

(7) Đúng, biến dị cá thể được hiểu như biến dị tổ hợp theo quan niệm tiến hóa hiện đại.<br />

(8) Sai, biến dị đồng loạt xuất hiện trong giai đoạn sinh sống của cá thể, xuất hiện đồng loạt và theo một<br />

hướng xác định, dễ nhận biết.<br />

(9) Sai, theo Đacquyn biến dị đồng loạt ít có vai trò trong chọn giống và tiến hóa.<br />

Câu 2<strong>12</strong>. Đáp án D<br />

- Sự tồn tại nhiều alen quy định nhóm máu, và nhiều nhóm máu trong quần thể người, không nhóm nào<br />

ưu thế hơn nhóm nào là một biểu hiện của hiện tượng đa hình cân bằng, thay vì chọn lọc tẩy trừ để sàng<br />

Trang 85


lọc ra các cá thể có kiểu gen đồng hợp thích nghi cao, thì đa hình cân bằng duy trì ưu thế các thể dị hợp<br />

về một hoặc một số cặp alen nào đó.<br />

- Đa hình cân bằng giúp quần thể chống lại sự thay đổi của môi trường, tích lũy các alen để chờ cơ hội<br />

được biểu hiện.<br />

Câu 213. Đáp án A<br />

Cấu tạo tế bào điển hình của các nhóm sinh vật<br />

Tế bào động vật<br />

Mọi tế bào từ đơn bào đến đa bào, từ động vật đến<br />

thực vật đều chia sẻ chung các cấu trúc như:<br />

- Có màng tế bào, để ngăn cách giữa môi trường bên<br />

trong và môi trường bên ngoài tếbào.<br />

- Có nhân, hoặc vùng nhân bao lấy vật chất di truyền,<br />

là axit nucleic tương tác với các protein, bên trong. Có<br />

vài trường hợp ngoại lệ như tế bào hồng cầu không có<br />

nhân, do đó không có vật chất di truyền, tế bào nhân sơ<br />

chỉ có vùng nhân do chưa có màng nhân, tế bào gan có<br />

2 - 3 nhân,...<br />

- Có chứa các bào quan khác nhau tùy vào kích thước<br />

và nhu cầu của tế bào. Như tế bào thực vật có lục lạp, còn tế bào động vật thì không.<br />

Câu 214. Đáp án D<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (5), (6), (7), (8).<br />

(1) Đúng, đặc điểm của hệ động thực vật phụ thuộc vào 2 yếu tố chính, đó là điều kiện địa lý và thời điểm<br />

mà lục địa đó tách rời khỏi những lục địa khác và đại lục địa.<br />

(2) Sai, là diễn thế nguyên sinh, do đảo đại dương được hình thành thì ở đây chưa có sinh vật.<br />

(3) Đúng, cách li là cơ chế thúc đẩy sự phân li, làm các quần thể lân cận không thể trao đổi dòng gen cho<br />

nhau.<br />

(4) Đúng, chỉ có những loài có khả năng vượt biển mới có thể xuất hiện và sinh sống trên đảo đại dương.<br />

(5) Đúng, lục địa úc tách ra trong giai đoạn sớm, lúc mà thú có nhau còn chưa xuất hiện, đồng thời có những<br />

điều kiện khí hậu ổn định cho sự <strong>phá</strong>t triển của thú có túi đến thời điểm này, mà không bị loại trừ.<br />

(6) Đúng, CLTN phân hóa vốn gen theo những hướng tương tự nhau, làm hình thành nên những đặc điểm<br />

giống nhau.<br />

(7) Đúng.<br />

(8) Đúng, cách li địa lý dưới tác động của chọn lọc tự nhiên dẫn đến cách ly sinh sản, hình thành nên<br />

những loài đặc hữu cho từng vùng. Khu vực địa lý tách ra càng sớm thì thời gian để CLTN tác động<br />

càng nhiều, càng xuất hiện nhiều loài đặc hữu.<br />

Câu 215. Đáp án A<br />

- Nhân tố tiến hóa như đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên phân hóa vốn gen của quần thể,<br />

cùng với CLTN tác động sàng lọc, vừa tích lũy, vừa đào thải. Quần thể mới ngày càng có vốn gen khác<br />

với quần thể gốc, sau đó sự cách li sinh sản có khả năng diễn ra và hình thành loài mới.<br />

- Đột biến, di nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên tác động lên các alen, kiểu gen của quần thể. Gen<br />

được phiên mã, dịch mã thành protein, tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình, CLTN tác động<br />

vào kiểu hình, gián tiếp ảnh hưởng đến kiểu gen.<br />

Câu 216. Đáp án B<br />

- Nhận xét đúng về khải niệm biến dị cá thể của Đacquyn: (2), (5), (7) —> a = 3.<br />

- Nhận xét đúng về khái niệm biến dị đồng loạt của Đacquyn: (1), (3), (4), (6) —> b = 4<br />

Biến dị cá thể<br />

Biến dị đồng loạt<br />

Xuất hiện thông qua quá trình sinh sản Xuất hiện trong quá trình sinh sống của cá thể, thông qua<br />

hữu tính của sinh vật.<br />

Xảy ra ngẫu nhiên, trên từng cá thế khác<br />

nhau và không đoán trước được kết quả<br />

của biến dị.<br />

quá trình tương tác của cơ thể với môi trường<br />

Xảy ra theo 1 hướng xác định, mọi cá thể đều có biểu hiện<br />

như nhau và có thể đoán trước được kết quả của biến dị.<br />

Tương ứng với khái niệm biến dị tổ hợp. Tương ứng với khái niệm thường biến.<br />

Trang 86


Câu 217. Đáp án C<br />

Tính di truyền chính là cơ sở cho sự tích lũy những biến dị, đặc biệt là những biến dị cá thể xuất hiện tại<br />

thế hệ bố mẹ, sau đó được truyền cho con thông qua sinh sản hữu tính, con vừa nhận biến dị của cha mẹ,<br />

vừa tích lũy biến dị cho riêng mình, tạo tiền đề cho những biến đổi lớn.<br />

Câu 218. Đáp án A<br />

Sự <strong>phá</strong>t triển di truyền học quần thể và sinh học phân tử, các vấn đề về tiến hóa nhỏ đang ngày càng được<br />

làm rõ hơn, nhiều nghiên cứu cũng tìm ra những cơ chế làm thay đổi tần số trong quá trình tiến hóa.<br />

Ngoài ra tiến hóa nhỏ được nghiên cứu trong một thời gian ngắn hơn so với tiến hóa lớn, quy mô cũng<br />

nhỏ hơn, nên trở thành trọng tâm trong nghiên cứu.<br />

Câu 219. Đáp án C<br />

Chọn các nhận xét (6), (7), (8).<br />

(1) Sai, mọi nhân tố tiến hóa đều đóng vai trò như nhau trong tiến hóa nhỏ.<br />

(2) Sai, từ <strong>10</strong> -6 - <strong>10</strong> -4 .<br />

(3) Sai, các loài phân biệt nhau bằng sự tích lũy những đột biến nhỏ, chứ không phải bằng những đột biến<br />

lớn.<br />

(4) Sai, đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, giao phối tạo nguyên liệu thứ cấp cho quá<br />

trình tiến hóa.<br />

(5) Sai, sự cách li sinh sản tuyệt đối chỉ xảy ra với quần thể các loài khác nhau, với những quần thể cùng<br />

loài, chỉ xảy ra cách li sinh sản tương đối, do rào cản địa lý.<br />

(6) Đúng, quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở, là đơn vị sinh sản của loài, do mối quan hệ giữa các cá thể<br />

trong quần thể về mặt sinh sản, quần thể có thể duy trì số lượng theo thời gian.<br />

(7) Đúng, chọn lọc tự nhiên xuất hiện khi các sinh vật ra đời, chọn lọc nhân tạo xuất hiện khi con người<br />

bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt.<br />

(8) Đúng, theo ông môi trường biến đổi từ từ và chậm chạp, mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi và<br />

biến đổi để phù hợp với môi trường.<br />

Câu 220. Đáp án<br />

Bằng chứng tiên hóa<br />

Ví dụ<br />

Bằng chứng giải phẫu học so sánh (2), (5)<br />

Bằng chứng phôi sinh học so sánh (1)<br />

Bằng chứng địa lý sinh học (6)<br />

Bằng chứng tế bào học (3)<br />

Bằng chứng sinh học phân tử (4)<br />

(7)Sai, tế bào hồng cầu không có nhân, tế bào vi khuẩn chỉ có vùng nhân.<br />

(8)Sai, đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.<br />

Câu 221. Đáp án<br />

Cơ quan Nguồn gốc Chức năng<br />

(1) Chi trước của bò sát<br />

Bay<br />

Cánh bướm (2)<br />

Gai xương rồng Lá (3)<br />

(4) Biểu bì thân Bảo vệ<br />

Củ hoàng tinh<br />

Thân<br />

(6)<br />

Củ khoai lang (5)<br />

Câu 222. Đáp án B<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (6), (7), (8).<br />

(2) Nói về sự tác động của CLTN trong quá trình tiến hóa, không nói về nguồn gốc chung của các loài.<br />

(5) Sai, chỉ đa số các loài chứ không phải mọi loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.<br />

Câu 223. Đáp án A<br />

Bằng chứng tiến hóa dùng để chứng minh các loài đều có chung một nguồn gốc, đồng thời nêu ra những<br />

tác động của các nhân tố tiến hóa tác động vào sự phân hóa các loài.<br />

Câu 224. Đáp án C<br />

Trang 87


Cơ quan tương tự chứng minh được sự tồn tại của chọn lọc tự nhiên, cơ chế và cách thức tác động, khi<br />

tồn tại trong cùng một môi trường như nhau, thì chọn lọc tự nhiên tích lũy và đào thải những biến dị như<br />

nhau, nên hình thành nên những đặc điểm giống nhau.<br />

Câu 225. Đáp án D<br />

Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về quá trình tiến hóa và nguồn gốc chung của sinh giới, trong khi tất cả<br />

bằng chứng còn lại đều là gián tiếp.<br />

Câu 226. Đáp án B<br />

(1) sai, F 1 và F 2 tần số alen là 0,2A: 0,8a; F 3 , F 4 và F 3 tần số alen là 0,7A: 0,3a.<br />

(2) sai, từ F 3 quần thể xảy ra hiện tượng tự phối vì tăng đồng hợp, giảm dị hợp.<br />

(3) đúng vì có thể đã xảy ra biến động di truyền do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm kích thước<br />

quần thể giảm mạnh và thay đổi đột ngột tần số alen.<br />

(4) sai, các nhân tố tiến hóa có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nên trong một số trường hợp có<br />

thể không làm thay đổi tần số (ví dụ chọn lọc tự nhiên tác động cùng di nhập gen).<br />

(5) Đúng.<br />

Câu 227. Đáp án C<br />

- Hiện tượng lại tổ là tự <strong>phá</strong>t triển mạnh trở lại của một cơ quan thoái hóa, trên cơ thể sinh vật chứ không<br />

phải <strong>phá</strong>t triển mạnh trong giai đoạn phôi. Tại thời điểm phôi, có những cơ quan <strong>phá</strong>t triển mạnh, nhưng<br />

tới lúc trưởng thành thì lại thoái hóa đi và không còn chức năng nữa.<br />

- Ví dụ như ống động mạch, nối động mạch chủ và động mạch phổi, trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi<br />

được nuôi từ dinh dưỡng thông qua rốn của mẹ, máu thai lúc này là máu pha, đến giai đoạn thai chuẩn bị<br />

sinh ra, ống động mạch thoái hóa, tạo thành dây chằng động mạch, máu trong cơ thể được phân chia<br />

thành máu giàu CO 2 và máu giàu O 2 .<br />

Câu 228. Đáp án D<br />

- Nhận thấy có sự thay đổi tần số alen một cách đột ngột, nguyên nhân có thể xảy ra nhất chỉ là một yếu<br />

tố ngẫu nhiên xảy ra, làm giảm số lượng cá thể đột ngột.<br />

- Đột biến xảy ra, chỉ có thể làm thay đổi rất nhỏ trên tần số alen, đột biến diễn ra từ từ và chậm chạp.<br />

- Trong một quần thể tồn tại thực trong tự nhiên, CLTN không thể loại hoàn toàn alen lặn trong một lần tác<br />

động, vì sự phong phú về vốn gen, các kiểu gen dị hợp mang alen trội, nên vẫn có khả năng thích nghi.<br />

Câu 229. Đáp án C<br />

- 1 sai vì chọn lọc tự nhiên có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp<br />

lên kiểu hình và qua đó làm thay đổi gián tiếp thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.<br />

- 2 sai vì đó là vai trò của chọn lọc tự nhiên.<br />

- 3 sai vì chọn lọc tự nhiên diễn ra ngay cả trong điều kiện môi trường ổn định.<br />

- 4 sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- 5 sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.<br />

- 6 sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ <strong>phá</strong>t huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất<br />

hữu cơ tạo điều kiện chọn chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao<br />

bởi màng lipit nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ<br />

giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.<br />

- 7 đúng vì E.Coli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là sinh vật nhân thực.<br />

- 8 sai vì alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở dạng dị hợp tử và không bị đào thải qua các thể hệ.<br />

Câu 230.<br />

Bằng chứng Đặc điểm Ví dụ<br />

Giải phẫu học so<br />

sánh<br />

(a)<br />

(0) Nghiên cứu trên đối tượng tế bào<br />

Phôi sinh học so<br />

sánh<br />

Nghiên cứu trên đối tượng phôi, so<br />

sánh sự giống khác nhau trong giai<br />

đoạn <strong>phá</strong>t triển phôi<br />

Cánh dơi và chi trước của hổ. Gai xương rồng<br />

và gai hoa hồng.<br />

Tất cả các loài đều được cấu tạo từ tế bào, mọi<br />

tế bào đề có cấu tạo chung là màng tế bào,<br />

<strong>khối</strong> nguyên sinh chất và nhân hoặc vùng<br />

nhân chứa vật chất di truyền.<br />

(b)<br />

Trang 88


Bằng chứng địa lý<br />

sinh học<br />

(e)<br />

Nghiên cứu sự hình thành các loài<br />

trên các lục địa, sự di chuyển và<br />

tách rời của các lục địa, sự giống<br />

và khác nhau của các loài trên<br />

những khu vực địa lý khác nhau<br />

Nghiên cứu cấu trúc vi thể nhỏ hơn<br />

cấu trúc tế bào<br />

(d)<br />

(f)<br />

Câu 231. Đáp án D<br />

Đặc điểm<br />

Đột biến<br />

Chiều hướng.<br />

(a). Vô hướng<br />

Trình tự thay đổi tần số alen và<br />

thành phần kiểu gen<br />

(c). Thay đổi tần số alen rồi thay đổi thành phần kiểu gen.<br />

(b). Với từng gen nhỏ là<br />

Tân số đột biến<br />

(e). Tuy nhiên, trong cơ thể sinh vật có nhiều gen nên tân số đột<br />

biến về một gen nào đó là rất lớn.<br />

(g). Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá<br />

trình tiến hóa.<br />

Ý nghĩa<br />

(f). Qua quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp vô<br />

cùng phong phú cho tiến hóa.<br />

Câu 232. Đáp án D<br />

- Các nhận xét đúng về nhân tố tiến hóa đột biến: (1), (2), (3), (7), (8) —> a = 5.<br />

- Các nhận xét đúng về nhân tố tiến hóa yếu tố ngẫu nhiên: (1), (3), (4), (5) —> b = 4.<br />

(1) Là điều kiện để 1 nhân tố là nhân tố tiến hóa.<br />

(2) Chỉ đúng với đột biến do tạo ra các alen mới, làm đa dạng cho vốn gen của quần thể.<br />

(3) Đột biến và yếu tổ ngẫu nhiên đều diễn ra ngẫu nhiên, không quy định hướng tiến hóa theo 1 chiều<br />

nhất định, nên vô hướng.<br />

(4) Chỉ đúng với yếu tố ngẫu nhiên do yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể trong quần thể, dẫn<br />

đến làm giảm sự đa dạng.<br />

(5) Chỉ đúng với yếu tố ngẫu nhiên, do quần thể nhỏ thì sự hỗ trợ giữa các cá thể càng kém, do đó với<br />

một sự thay đổi đột ngột của môi trường, đều có thể ảnh hưởng mạnh lên quần thể.<br />

(6) Sai với đột biến lẫn yếu tố ngẫu nhiên, xét trên quần thể lớn, với tần số đột biến là <strong>10</strong> -5 thì cần tới<br />

1<br />

69000 thế hệ để tần số alen đó chỉ còn lại , đối với yếu tố ngâu nhiên, quần thể càng lớn thì các cá<br />

2<br />

thể càng có sự hỗ trợ lẫn nhau, nên tác động không đáng kể.<br />

(7) Chỉ đúng với đột biến, đột biến tạo ra alen mới, là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.<br />

(8) Chỉ đúng với đột biến.<br />

Câu 233. Đáp án C<br />

Các trường hợp trong hình chính là hiện tượng cách li trước hợp tử:<br />

- Cách li trước hợp tử: những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. Đây là cơ chế ngăn cản<br />

sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Các loại cách li trước hợp tử gồm:<br />

+ Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các<br />

loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh sảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.<br />

+ Cách li tập tính: các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa<br />

chúng thường không giao phối với nhau.<br />

+ Cách li thời gian: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản ở những mùa khác nhau nên<br />

chúng không giao phối với nhau.<br />

+ Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên<br />

chúng không giao phối với nhau.<br />

- Cách li sau hợp tử là những trở ngại trong việc tạo ra con lai hay ngăn cản con lai hữu thụ.<br />

Trang 89


Các ví dụ cách li trước hợp tử: 2, 3, 5, 7, 8.<br />

Câu 234. Đáp án B<br />

- Ý 1 đơn thuần chỉ nói lên các biến dị di truyền xuất hiện trong quần thể chứ không cho thấy sự tác động<br />

của chọn lọc tự nhiên như thế nào, loại bỏ ra sao nên ta loại ý này.<br />

- Ý 2 cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên vì những cá thể mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh<br />

hoàn không có khả năng tạo tinh trùng, đây là đột biến có hại nên không di truyền cho con cái thế hệ sau.<br />

- Ý 3 sai vì ý này chỉ nói lên rằng các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường<br />

có thể nuôi dưỡng, chứ không đề cập đến việc chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những con không có khả năng<br />

thích nghi và giữ lại những con có khả năng thích nghi thế nào.<br />

- Ý 4 đúng vì những cá thể thích nghi sẽ <strong>phá</strong>t triển tốt hơn và sinh sản tốt hơn những cá thể kém thích<br />

nghi (do mang các đặc điểm thích nghi tốt nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại và đóng góp các gen của<br />

chúng cho thế hệ sau).<br />

- Ý 5 đúng vì do đấu tranh sinh tồn (chọn lọc tự nhiên) nên có nhiều con cái chết trước thời kì sinh sản.<br />

- Ý 6 đúng vì kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các<br />

kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.<br />

- Ý 7 sai vì trong quần thể, những cá thể mang gen trội bị loại bỏ nhanh chóng làm tần số alen biến đổi<br />

theo hướng xác định mới cho thấy sự tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 235. Đáp án C<br />

- Ý 1 đúng. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật về<br />

sức sống và khả năng sinh sản, thậm chí có thể gây chết!!<br />

- Ý 2 sai vì alen đột biến dù lợi hay hại đều phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường. Trong môi trường<br />

này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có thể là hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ<br />

hợp gen khác thì alen đột biến đó lại có thể có lợi.<br />

- Ý 3 sai vì cách li địa lí không đóng vai trò loại bỏ những cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm<br />

không có khả năng thích nghi (đây là vai trò của chọn lọc tự nhiên).<br />

- Ý 4 đúng. Hình thành loài bằng cơ chế đa bội hóa cùng nguồn (tự đa bội) phổ biến ở thực vật. Ví dụ:<br />

Thể đa bội cùng nguồn, như thể tứ bội (4n) được hình thành do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n. Tử<br />

một số thể tứ bội tỏ ra thích nghi <strong>phá</strong>t triển thành quần thể mới tứ bội và hình thành loài mới do cách li<br />

với loài gốc 2n vì 4n x 2n => 3n (con lai bất thụ).<br />

- Ý 5 sai vì vẫn có thể hình thành loài mới nếu các quần thể cách li không có khả năng sinh sản hữu<br />

tính(như các loài vi khuẩn mới). Các loài mới này không có khả năng sinh sản hữu tính nên không thể áp<br />

dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt 2 loài thân thuộc nên gặp khó khăn trong việc xác định ranh<br />

giới giữa các loài thân thuộc.<br />

- Ý 6 đúng. Lưu ý là giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì nó không làm thay đổi thành<br />

phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.<br />

- Ý 7 đúng. Vì khi các thể song nhị bội giao phối trở lại với các dạng bố mẹ cho con lai bất thụ nghĩa là<br />

các thể song nhị bội này cách li sinh sản (cách li sau hợp tử) với bố mẹ của chúng nên hoàn toàn có khả<br />

năng các thể này hình thành loài mới.<br />

- Ý 8 sai. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.<br />

Lưu ý: Có hai loại bằng chứng tiến hóa:<br />

+ Bằng chứng trực tiếp: các hóa thạch.<br />

+ Bằng chứng gián tiếp: gồm có bằng chứng giải phẫu học so sánh, bằng chứng tế bào học, bằng<br />

chứng sinh học phân tử, bằng chứng phôi sinh học so sánh và bằng chứng địa lí sinh vật học.<br />

Câu 236. Đáp án C<br />

- Lai các dòng khác nhau làm giàu vốn gen và tăng sự đa dạng về di truyền, giúp khắc phục hiện tượng<br />

thoái hóa giống. Ý 1 đúng.<br />

- Tự thụ phấn liên tục làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền khiến hiện tượng thoái hóa giống<br />

trở nên trầm trọng hơn. Ý 2 sai.<br />

- Lai giữa các nòi trong cùng khu vực địa lí không khắc phục được hiện tượng thoái hóa giống vì giữa<br />

các nòi trong cùng khu vực địa lí không có sự khác biệt nhiều về dòng gen nên khi lai ít làm tăng sự đa<br />

dạng di truyền. Ý 3 sai. (Các em lưu ý các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể<br />

giao phối với nhau).<br />

- Lai giữa các thứ thuộc cùng một loài ở những khu vực địa lí khác nhau khắc phục được hiện tượng<br />

Trang 90


thoái hóa giống vì các thứ cùng một loài ở những khu vực địa lí khác nhau có sự khác biệt khá lớn về<br />

dòng gen nên khi lai tạo ra được sự đa dạng về di truyền, giàu vốn gen. Ý 4 đúng.<br />

- Lai giữa các cá thể có quan hệ cùng huyết thống (giao phối không ngẫu nhiên) làm nghèo vốn gen,<br />

giảm đa dạng di truyền khiến hiện tượng thoái hóa giống trầm trọng hơn nhiều.<br />

Câu 237. Đáp án B<br />

- Ý 1 sai vì hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo<br />

bạch dương trong môi trường có bụi than. Câu này tuy dễ nhưng nếu không để ý kĩ dễ sập bẫy.<br />

- Ý 2 sai vì dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh<br />

bướm vừa làm tăng sức sống của bướm.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 đúng. Trong môi trường không có bụi than thì ngược lại bướm màu trắng được chọn lọc tự nhiên<br />

giữ lại.<br />

- Ý 5 sai vì bụi than không đóng vai trò biến đổi màu sắc của bướm. Những biến dị quy định màu sắc của<br />

bướm đã <strong>phá</strong>t sinh ngẫu nhiên trong quần thể, dưới sự thay đổi của điều kiện sống, các biến dị có lợi được<br />

chọn lọc tự nhiên giữ lại.<br />

- Ý 6 sai vì sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự<br />

chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biên, giao phối, chọn lọc tự nhiên.<br />

Câu 238. Đáp án D<br />

- Ý 1 đúng. Các em cứ nhớ rằng liên quan đến ADN, protein, axit amin, mã di truyền là liên quan đến<br />

bằng chứng sinh học phân tử. Bảng trên thể hiện tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi polipeptit<br />

anpha trong phân tử hemoglobin nên đó là bằng chứng sinh học phân tử.<br />

- Ý 2 sai vì trong các loài đã cho, loài có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người là chó do tỉ lệ sai khác<br />

các axit amin ở chuỗi polipeptit anpha trong phân tử hemoglobin của chó so với người thấp nhất 16,3%.<br />

- Ý 3 sai vì tỉ lệ sai khác của kì nhông (44%) nhỏ hơn tỉ lệ sai khác của cá chép với người (48,6%).<br />

- Ý 4 đúng giải thích tương tự ý 3.<br />

Tương tự như vậy ta có ý 5,6 đúng, ý 7 sai. Ý 8,9 đúng. Vậy có tất cả 6 ý đúng.<br />

Câu 239. Đáp án B<br />

- Trường hợp 1 là cách li sau hợp tử. Các em lưu ý con bố và con mẹ lai với nhau phải tạo ra hợp tử, hợp<br />

tử bị chết, không <strong>phá</strong>t triển hay hợp tử <strong>phá</strong>t triển thành con lai, con lai bị bất thụ hoặc chết non mới là<br />

cách li sau hợp tử.<br />

- Trường hợp 2 là cách li trước hợp tử (cách li cơ học).<br />

- Trường hợp 3 không phải cách li sau hợp tử mặc dù hai loài sáo mỏ đen và sáo mỏ vàng giao phối với<br />

nhau nhưng không hề tạo ra hợp tử.<br />

- Trường hợp 4 là cách li trước hợp tử(cách li tập tính).<br />

- Trường hợp 5 là cách li trước hợp tử (cách li sinh cảnh).<br />

- Trường hợp 6, 7 là cách li sau hợp tử.<br />

Vậy có 3 trường hợp cách li sau hợp tử.<br />

Câu 240. Đáp án B<br />

(2) sai vì cách li địa lí thời gian dài chưa chắc đã dẫn đến cách li sinh sản. ví dụ như loài người, ngày<br />

trước sống ở các vùng khác nhau (cách li địa lý) nhưng vẫn không hề dẫn đến cách li sinh sản<br />

(5) sai vì cách li địa lý hiếm gặp ở các loài ít di cư.<br />

(6) sai vì cách li địa lý là những ngăn trở địa lý (núi, sông,...) chứ không phải trở ngại sinh học.<br />

Các em nên lưu ý khi hỏi đến vai trò quan trọng nhất của cách li địa lí thì chỉ có một vai trò duy nhất là<br />

giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố<br />

tiến hóa.<br />

Câu 241. Đáp án D<br />

Câu 242. Đáp án C<br />

- Ý 1 sai vì hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng đa bội hóa khác nguồn.<br />

- Ý 2 đúng. Quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng, liên quan với những đột biến lớn như đa<br />

bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.<br />

- Ý 3 sai tuy cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính nhưng các em lưu ý<br />

loài lúa mì Triticum aestivum lại có khả năng sinh sản hữu tính.<br />

- Ý 4 đúng lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật<br />

Trang 91


vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối<br />

loạn về giới tính.<br />

- Ý 5 sai vì sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi các NST đang phân li.<br />

- Ý 6 đúng, ý này rất dễ chúng ta chỉ cần nhìn vào hình vẽ thôi là được đáp án.<br />

- Ý 7 sai vì lai xa và đa bội hóa không phải là con đường hình thành loài duy nhất diễn ra nhanh chóng.<br />

Vậy các ý đúng là 2, 4, 6.<br />

Câu 243. Đáp án C<br />

Câu này nhìn tuy dài nhưng lại khá dễ buộc các em phải nhớ bài. Chịu khó xem sách giáo khoa thường<br />

xuyên các em nhé. Và nhớ để phân biệt các loài vi khuẩn tiêu chuẩn được sử dụng chủ yếu là tiêu chuẩn<br />

hóa sinh. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn hình thái.<br />

Câu 244. Đáp án D<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì người và tinh tinh khác nhau, nhưng sự khác nhau về trình tự axit amin trong một đoạn<br />

polipeptit ß- Hb chứng tỏ hai loài có cùng tổ tiên xa. (Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì<br />

trình tự và tỉ lệ các axit amin và nucleotit càng giống nhau và ngược lại). Đây là bằng chứng sinh học<br />

phân tử.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 đúng vì tính thống nhất sinh giới thể hiện ở mã di truyền, mã di truyền của các loài có đặc điểm<br />

giống nhau. Protein của các loài đều được cấu tạo từ trên 20 loại axit amin(thành phần protein của các<br />

loài giống nhau) và mỗi loại protein của loài được đặc trưng bởi thành phần, số lượng và đặc biệt là<br />

trật tự sắp xếp của các loại axit amin.<br />

- Ý 5 sai vì những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc<br />

được gọi là cơ quan tương tự. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá<br />

trình <strong>phá</strong>t triển phôi.<br />

- Ý 6 sai vì phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong giai đoạn đầu, khác<br />

nhau ở giai đoạn sau trong quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi của các loài sinh vật. Sự giống nhau trong quá<br />

trình <strong>phá</strong>t triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn<br />

gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai<br />

đoạn <strong>phá</strong>t triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.<br />

- Ý 7 sai. Điều kiện tự nhiên giống nhau không phải là yếu tố quyết định sự giống nhau giữa các loài,<br />

sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Vì những khu vực địa<br />

lí khác xa nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau vẫn thường có các loài khác biệt.<br />

Câu 245. Đáp án A<br />

- Ý 1 sai vì di- nhập gen không phải nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi<br />

không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên vì còn có yếu tố ngẫu nhiên...<br />

- Ý 2 sai vì theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên đã phân hóa vể khả năng sống<br />

sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.<br />

- Ý 3 sai tự thụ phấn chỉ góp phần làm hiện tượng thoái hóa giống thêm trầm trọng do tự thụ phấn làm<br />

nghèo vốn gen, giảm đa dạng di truyền.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

- Ý 5 sai vì theo quan niệm của <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại, tác động của chọn lọc tự nhiên là đào thải các<br />

cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định<br />

kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.<br />

- Ý 6 đúng. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên diễn ra theo<br />

những hướng khác nhau. Ban đầu, các cơ quan này có có cùng nguồn gốc trong quá trình <strong>phá</strong>t triển<br />

phôi, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau làm các cơ quan này có có sự sai khác về<br />

các chi tiết. Do đó, cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.<br />

- Ý 7 đúng.<br />

- Ý 8 sai không phải biến dị nào cũng di truyền được như biến dị xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.<br />

- Ý 9 sai do giao phối ngẫu nhiên thiết lập trạng thái cân bằng của quần thể.<br />

- Ý <strong>10</strong> sai. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể<br />

sinh vật nhân thực lưỡng bội do hệ gen của mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có 1 phân tử ADN nên alen đột<br />

biến có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình, alen dù lặn hay trội cũng biểu hiện ra kiểu hình nhanh chóng.<br />

Trang 92


Vì vậy, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn rất nhanh.<br />

- Ý <strong>11</strong> đúng.<br />

- Ý <strong>12</strong> sai vì tiến hóa sẽ không diễn ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.<br />

Vậy a = 4; b = 8 ta chọn A.<br />

Câu 246. Đáp án A<br />

- Ý 1, 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định có thể làm<br />

tăng hoặc làm giảm tần số alen.<br />

- Ý 4 sai vì cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự do chức năng giống nhau đều<br />

giúp cơ thể bay.<br />

- Ý 5 đúng,<br />

- Ý 6 sai vì thể tự đa bội có thể được hình thành qua nguyên phân (NST nhân đôi nhưng không phân li)<br />

và tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.<br />

- Ý 7 đúng.<br />

Câu 247. Đáp án B<br />

- Ý 1 sai đây là điểm giống nhau.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng về vốn gen của quần thể và giao phối không ngẫu<br />

nhiên cũng vậy.<br />

- Ý 4,5 đúng.<br />

Câu 248. Đáp án B<br />

- Ý 1 sai vì di-nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của<br />

quần thể.<br />

- Ý 2 đúng (nhiều bạn cho rằng ý này sai nhưng các em hãy ghi nhớ điểm so sánh bao gồm cả giống<br />

nhau và khác nhau nhé).<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 sai vì di-nhập gen có thể làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thể nhưng cũng có thể làm giảm<br />

sự đa dạng đó.<br />

- Ý 5 đúng. Di-nhập gen có thể xảy ra ở bất cứ quần thể nào dù lớn hay nhỏ. Yếu tố ngẫu nhiên thường<br />

tác động vào quần thể có kích thước nhỏ.<br />

Câu 249. Đáp án C<br />

- Ý 1, 2, 4 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì quần thể mới là đơn vị nhỏ nhất có thể của tiến hóa.<br />

- Ý 5 sai vì tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Qúa trình này diễn ra trên<br />

quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài và thường được nghiên cứu gián tiếp, chứ không thể<br />

nghiên cứu bằng thực nghiệm.<br />

Vậy có 2 <strong>phá</strong>t biểu sai.<br />

Câu 250. Đáp án D<br />

- Nhìn vào hình và đáp án chúng ta loại ngay câu B vì cách li sinh thái thường xảy ra với thực vật và<br />

những động vật ít di chuyển xa.<br />

- Nhưng đề yêu cầu là tìm câu đúng nhất mà, nhìn vào hình ảnh, các em có thể thấy loài A và loài B đều<br />

có thể được hình thành bằng một cơ chế cách li bất kì, không nhất thiết phải là cách li địa lí, sinh thái hay<br />

tập tính. Do đó, mình chọn đáp án tổng quát nhất bao gồm cả hai đáp án còn lại luôn đó là D.<br />

Câu 251. Đáp án B<br />

- A sai vì cùng một kiểu gen có thể cho kiểu hình khác nhau nếu chúng ta đặt nó vào những môi trường<br />

sống có điều kiện khác nhau. Vì kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.<br />

- C sai vì sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với các quần thể có<br />

kích thước nhỏ (chịu tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên).<br />

- D sai cách li địa lí là nhân tố gián tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các<br />

quần thể trong quá trình hình thành loài mới.<br />

Câu 252. Đáp án C<br />

Câu 253. Đáp án B<br />

- Ý 1 đúng vì kiểu gen Aa (Aa = 1) quy định tính trạng trung bình. Mà hình thức chọn lọc ổn định bảo<br />

Trang 93


tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung<br />

bình. Do đó khi trong quần thể có giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0; Aa = 1; aa = 0 phản ánh quần<br />

thể đang diễn ra hình thức chọn lọc ổn định.<br />

- Ý 2 sai vì đó là chọn lọc ổn định.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

+ Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc<br />

trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được.<br />

+ Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định. Kết quả là đặc<br />

điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới.<br />

+ Chọn lọc phân hóa diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở<br />

nên không đồng nhất.<br />

- Ý 4 sai theo bằng chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức trực<br />

phân.<br />

- Ý 5,6 đúng.<br />

- Ý 7 sai vì bằng chứng sinh học phân tử mới có sức <strong>thuyết</strong> phục nhất.<br />

- Ý 8 đúng. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài<br />

tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.<br />

- Ý 9 sai vì mọi gen không thống nhất về chức năng. Dựa vào chức năng, các gen được chia ra hai loại:<br />

gen điều hòa và gen cấu trúc.<br />

5<br />

Vậy a = 5;b = 4—> a = b, a ≠ b nên ta chọn B.<br />

4<br />

Dạng bài này đề tuy dài nhung không khó, chị cố tình thêm phần tính toán vào để tăng thêm "sức đề<br />

kháng" cho các em.<br />

Câu 254. Đáp án C<br />

Câu 255. Đáp án C<br />

- Ý 1 sai vì hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.<br />

- Ý 2 sai vì ví dụ này phản ánh sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 sai vì đóng góp quan trọng nhất của học <strong>thuyết</strong> Đacuyn là chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có<br />

1 nguồn gốc chung. Chị nghĩ rằng khá nhiều bạn sai ở câu này. Các em nhớ nhé đây mới là đóng góp quan<br />

trọng nhất. Việc <strong>phá</strong>t hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi cây<br />

trồng chỉ là bước đệm, cơ sở giúp Đacuyn xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài.<br />

- Ý 5 đúng.<br />

- Ý 6 đúng vì đây là sự giao phối có chọn lọc nên nó thuộc giao phối không ngẫu nhiên.<br />

- Ý 7 sai vì chọn lọc phân hóa diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và<br />

trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải.<br />

- Ý 8 đúng.<br />

Vậy những <strong>phá</strong>t biểu sai là 1, 2, 4, 7.<br />

Câu 256. Đáp án A<br />

Câu 257. Đáp án D<br />

Câu này khá dễ chúng ta chỉ cần sử dụng phương <strong>phá</strong>p loại trừ cũng tìm ra đáp án D ngay.<br />

Câu 258. Đáp án C<br />

Nhìn dạng bảng thế này nhưng nội dung cũng rất dễ, các em chỉ cần nắm vững kiến thức của sách giáo<br />

khoa là hoàn toàn có thể giải quyết nhanh gọn.<br />

1. Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến được <strong>phá</strong>t tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và<br />

kiểu hình. (1-c)<br />

2. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen không làm thay đổi tần số alen của<br />

quần thể. Và nó cũng làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (2-a-b)<br />

3. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (3-b)<br />

4. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. (4-e)<br />

Câu 259. Đáp án A<br />

Trang 94


A sai vì ngoài đột biến đó vẫn còn đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong<br />

giai đoạn 2-8 phôi bào (đột biến tiền phôi) có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và di truyền cho thế hệ<br />

sau bằng sinh sản hữu tính.<br />

Câu 260. Đáp án B<br />

- Ý 1 sai vì đóng góp chủ yếu của học <strong>thuyết</strong> tiến hóa hiện đại là làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ.<br />

- Ý 2 đúng vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Một alen dù lặn hay<br />

trội cũng có thể nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể ngay sau 1 thế hệ.<br />

- Ý 3, 4, 5, 6 đúng.<br />

- Ý 7 sai vì đó là ví dụ cách li trước hợp tử.<br />

- Ý 8 sai vì quá trình hình thành quần thể mới không phải lúc nào cũng dẫn đến hình thành loài mới nếu<br />

sự cách li sinh sản không diễn ra. Nhưng sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể<br />

mói.<br />

- Ý 9 sai vì vì trong chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, thích nghi ngày càng hợp lí mới là hướng<br />

cơ bản nhất.<br />

- Ý <strong>10</strong>,<strong>11</strong> đúng.<br />

Vây a = 4, b = 7, c = 9 và thế vào từng đáp án để chọn.<br />

Câu 261. Đáp án C<br />

Câu 262. Đáp án B<br />

1. Cách li địa lí là quá trình hình thành loài thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung<br />

gian chuyển tiếp. (1-c)<br />

2. Lai xa và đa bội hóa là quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng. (2-a)<br />

3. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. (3-b)<br />

4. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu <strong>năm</strong> làm xuất hiện các đơn vị<br />

phân loại trên loài. (4-e)<br />

5. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích<br />

nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi.(5-d)<br />

6. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này nó có thế thích nghi nhưng<br />

trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. (6-f)<br />

Mẹo: Các em để ý trong khưng đáp án có hai đáp án 1-c đầu tiên chúng ta giữ lại và loại 2 đáp án còn lại.<br />

Thông thường đề thi đại học hay cho như vậy để làm chúng ta phân vân, nhưng nhờ vậy mình đã loại<br />

nhanh đáp án không cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ tương đối.<br />

Câu 263. Đáp án B<br />

Câu 264. Đáp án B<br />

Câu 265. Đáp án D<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì theo học <strong>thuyết</strong> Đacuyn, chỉ có các biến dị cá thể xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là<br />

nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Các em luôn nhớ rằng nhắc đến Đacuyn là nhắc đến biến<br />

dị cá thể.<br />

- Ý 3 sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.<br />

- Ý 4 sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo chiều<br />

hướng làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử chứ không làm thay<br />

đổi tần số alen.<br />

- Ý 5 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể có thành phần kiểu gen chỉ gồm những<br />

kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />

- Ý 6 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì<br />

thành phần kiểu gen vẫn được giữ nguyên không đổi nên quần thể không bị thoái hóa.<br />

- Ý 7 sai vì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi mới phụ thuộc vào khả năng <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột<br />

biến của loài.<br />

- Ý 8 sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.<br />

Vậy có 5 <strong>phá</strong>t biểu sai.<br />

Câu 266. Đáp án C<br />

Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.<br />

(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.<br />

Trang 95


(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt<br />

về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.<br />

(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.<br />

(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu<br />

nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học<br />

(cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).<br />

Câu 267. Đáp án B<br />

Hình ảnh trên miêu tả quá trình hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa. Năm 1928, Kapetrenco đã<br />

tiến hành lai cây cải bắp với cây cải củ. Hầu hết con lai bất thụ. Tuy nhiên, một số rất ít cây lai lại hữu thụ<br />

do ngẫu nhiên đột biển xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai.<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì loài cây mới tạo ra có rễ cải bắp còn lá lại là lá của cải củ.<br />

- Ý 3 sai vì hầu hết con lai bất thụ nhưng vẫn có một số ít có khả năng hữu thụ do đột biến xảy ra làm<br />

tăng gấp đôi bộ NST của con lai. (song nhị bội hữu thụ)<br />

- Ý 4 đúng.<br />

- Ý 5 sai vì hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở thực vật, rất hiếm khi<br />

xảy ra ở động vật.<br />

Vậy 1,4 đúng.<br />

Câu 268. Đáp án C<br />

- Ý 1,3 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tạp luôn thay đổi của<br />

con người.<br />

- Ý 4 sai vì sự chọn lọc được tiến hành theo nhiều hướng trên cùng một đối tượng.<br />

- Ý 5 đúng. Chị đưa ra thêm những kiến thức này nhằm mở rộng cho các em nhiều hơn nữa.<br />

- Ý 6 đúng.<br />

Câu 269. Đáp án C<br />

- A sai vì loài nào tiến hóa cũng có quá trình chọn lọc tự nhiên tham gia.<br />

- B sai vì chi trước của cá voi là vây bơi vẫn thích nghi với môi trường sống dưới nước.<br />

- D sai vì điều này không chắc chắn được.<br />

Câu 270. Đáp án A<br />

Câu 271. Đáp án B<br />

Các ý 1 và 2 trái ngược nhau và trong 2 ý đó thì ý 2 là chính xác.<br />

- Ý 3 đúng, do các alen kháng thuốc được tích lũy ngày càng nhiều nên hiệu quả phun thuốc sẽ giảm.<br />

- Ý 4 sai vì dù có sinh sản nhanh đến đâu nhưng nếu không có alen kháng thuốc tích lũy thì cũng sẽ dẫn<br />

đến diệt vong.<br />

Câu 272. Đáp án A<br />

Chỉ có ý 3 sai do nhân tố đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.<br />

Trang 96


CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT<br />

I. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT<br />

Quá trình <strong>phá</strong>t sinh sự sống trên trái đất trải qua 3 giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và<br />

tiến hóa sinh học<br />

1. Tiến hóa hóa học<br />

Giai đoạn tiến hóa hóa học gồm 3 bước:<br />

a. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ<br />

- Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất (được hình thành cách<br />

đây khoảng 4,5 tỉ <strong>năm</strong>) có chứa các khí như hơi nước, khí CO 2 ,<br />

NH 3 , và rất ít khí nitơ... Khí ôxi chưa có trong khí quyển nguyên<br />

thủy.<br />

- Dưới tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên, các chất vô<br />

cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C, H<br />

rồi đến các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O và 4 nguyên tố C, H,<br />

O, N.<br />

b. Sự hình thành các đại phân tử từ những chất hữu cơ đơn giản<br />

- Các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên<br />

thủy, trên nền đáy bùn sét của đại dương, chúng có thể được cô<br />

đọng lại và hình thành các chất trùng hợp như prôtêin và axit<br />

nucleic.<br />

c. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi<br />

- Hiện nay người ta giả thiết rằng, phân tử có các khả năng tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN. Chúng<br />

có thể tự nhân đôi không cần đến sự tham gia của enzim.<br />

- Trong quá trình tiến hóa đầu tiên, ARN được dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền, về sau, chức<br />

năng này được chuyển cho ADN, còn chức năng xúc tác được chuyển cho prôtêin và ARN chỉ đóng vai<br />

trò truyền đạt thông tin di truyền như hiện nay.<br />

LƯU Ý<br />

Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi Stanley<br />

Miller (1953).<br />

STUDY TIP<br />

- Nhiều thực nghiệm đã chứng minh sự trùng hợp ngẫu nhiên của các đơn phân, các axit amin, thành các<br />

đại phân tử prôtêin trên nền bùn sét nóng.<br />

- Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng các nuclêôtit có thể tự tổng hợp thành các phân tử ARN mà không<br />

cần đến enzim.<br />

2. Tiến hóa tiền sinh học<br />

Sự xuất hiện các đại phân tử ARN, ADN cũng như prôtêin chưa thể hiện sự sống. Sự sống chỉ thể hiện<br />

khi có sự tương tác của các đại phân tử đó trong một tổ chức nhất định là tế bào. Sự xuất hiện các tế bào<br />

nguyên thủy - tức là sự tập hợp của các đại phân tử trong một hệ thống mở, có màng lipôprôtêin bao bọc<br />

Trang 1


ngăn cách với môi trường ngoài nhưng có khả năng trao đổi chất với môi trường là bước khởi đầu cần<br />

thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.<br />

LƯU Ý<br />

Các nhà thực nghiệm cũng đã chứng minh rằng một hệ như vậy có thể được hình thành ngẫu nhiên từ các<br />

đại phân tử ở dạng các giọt côaxecva hoặc giọt cầu trong phòng thí nghiệm.<br />

3. Tiến hóa sinh học<br />

- Từ các tế bào nguyên thủy, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên<br />

(trên cơ sở đột biến trong gen và chọn lọc của môi trường) sẽ tiến<br />

hóa hình thành nên các cơ thể đơn bào đơn giản - tế bào sinh vật<br />

nhân sơ cách đây 3.5 tỉ <strong>năm</strong>.<br />

- Từ tế bào nhân sơ tổ tiên sẽ tiến hóa thành các sinh vật nhân sơ và<br />

nhân thực.<br />

- Sự tiến hóa sinh học diễn ra cho đến ngày nay và tạo ra toàn bộ<br />

sinh giới ngày nay.<br />

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT<br />

Hình 1.49. Các đại địa chất và sinh vật tưong ứng<br />

- Lịch sử <strong>phá</strong>t triển của sinh vật gắn liền với lịch sử <strong>phá</strong>t triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi điều kiện địa<br />

chất, khí hậu đã thúc đẩy sự <strong>phá</strong>t triển của sinh giới.<br />

- Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh<br />

hưởng tới động vật và có tính dây chuyền trong quần xã. Sự tác động giữa các sinh vật với nhau lại gây ra<br />

Trang 2


những biến đổi tiếp theo. Vì vậy, sự <strong>phá</strong>t triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp<br />

của điều kiện địa chất, khí hậu.<br />

LƯU Ý<br />

<strong>Sinh</strong> giới đã <strong>phá</strong>t triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hoàn<br />

thiện. Càng về sau nhịp độ tiến hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt được những trình độ<br />

thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ<br />

III. SỰ PHÁT TRIỂN LOÀI NGƯỜI<br />

1. Những bằng chứng vế nguồn gốc của loài người từ động vật<br />

a. Bằng chứng giải phẫu so sánh<br />

- Cấu tạo cơ thể người rất giống thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống như các thành<br />

phần của bộ xương, vị trí sắp xếp các nội quan...<br />

- Người có một số đặc điểm chung của động vật có vú như lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hóa,<br />

đẻ con....<br />

b. Bằng chứng phôi sinh học<br />

Sự <strong>phá</strong>t triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử mà động vật đã trải qua như khe mang<br />

của cá, đuôi của bò sát, nhiều đôi vú của thú.<br />

STUDY TIP<br />

Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa là di tích của những cơ quan xưa kia <strong>phá</strong>t triển ở động vật<br />

như ruột thừa, xương cụt,...<br />

2. Những đặc điểm cơ bản nào phân biệt người với động vật<br />

- Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích xác định.<br />

+ Vượn người ngày nay chỉ biết sử dụng những công cụ sẵn có trong tự nhiên (hòn đá, cành cây)<br />

một cách ngẫu nhiên, nhất thời hoặc cải biến đôi chút công cụ đó bằng các cơ quan trên cơ thể chúng<br />

(dùng tay bẻ, răng tước cành cây).<br />

+ Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ lao động một cách có hệ thống, bằng cách dùng một vật<br />

trung gian (dùng hòn đá lớn đập vỡ hòn đá nhỏ). Bằng lao động, con người tạo ra những điều kiện sống<br />

cho mình, giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường tự nhiên.<br />

So sánh giữa người và vượn người:<br />

Giống nhau:<br />

- Hình dạng và kích thước cơ thể, bộ xương và răng tương tự như nhau (<strong>12</strong>-13 đôi xương sườn, 5-<br />

6 đốt cùng, 32 răng).<br />

- Cùng có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống nhau. Cấu tạo ADN của người và tính tính giống<br />

nhau ở 98% các cặp nuclêôtit.<br />

- Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh<br />

nguyệt (28-30 ngày), thời gian mang thai (270-275 ngày), mẹ cho con bú đến 1 <strong>năm</strong>.<br />

- Não có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. Biết biểu lộ tình cảm vui, buồn, giận dữ..., biết dùng cành<br />

cây để lấy thức ăn trên cao.<br />

Trang 3


Khác nhau:<br />

Vượn người<br />

- Đi lom khom: Cột sống cong hình cung,<br />

lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp, tay<br />

dài hơn chân.<br />

- Ăn thức ăn sống, cứng: Bộ răng thô, răng<br />

nanh <strong>phá</strong>t triển, xương hàm to, góc quai hàm<br />

lớn.<br />

- Não nhỏ: ít nếp nhăn, thùy trán ít <strong>phá</strong>t triển,<br />

mặt dài và lớn hơn hộp sọ. Chưa có tiếng nói<br />

nên chưa có lồi cằm, võ não chưa có vùng cử<br />

động nói và vùng hiểu tiếng nói, chưa có tư<br />

duy trừu tượng.<br />

- Bộ NTS 2n = 48.<br />

Người<br />

- Đi thẳng mình: Cột sống cong chữ S, lồng ngực hẹp<br />

bề trước - sau, xương chậu rộng, tay ngắn hơn chân.<br />

- Ăn thức ăn nấu chín, mềm: Bộ răng bớt thô, răng<br />

nanh ít <strong>phá</strong>t triển, xương hàm bé, góc quai hàm nhỏ.<br />

- Não lớn: Nhiều khúc cuộn và nếp nhăn, thùy trán<br />

<strong>phá</strong>t triển, sọ lớn hơn mặt. Có tiếng nói nên có lồi<br />

cằm, võ não có vùng cử động nói và vùng hiểu tiếng<br />

nói, có tư duy trừu tượng.<br />

- Bộ NST 2n = 46<br />

STUDY TIP<br />

Nhờ có bộ não <strong>phá</strong>t triển và có tiếng nói, người có khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm, truyền đạt<br />

kinh nghiệm sống và lao động cho nhau tốt hơn.<br />

3. Những giai đoạn chính trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài người<br />

a. Các dạng vượn người hóa thạch<br />

- Một nhánh của dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là<br />

Đriôpitec được Gocđơn <strong>phá</strong>t hiện <strong>năm</strong> 1927 ở châu Phi, sống cách đây khoảng 18 triệu <strong>năm</strong>.<br />

- Từ Đriôpitec dẫn đến loài người qua một dạng trung gian đã bị tuyệt diệt là Ôxtralôpitec.<br />

b. Các dạng người vượn hóa thạch<br />

Ôxtralôpitec sống ở cuối kỉ Thứ 3, cách nay khoảng 2-8 triệu <strong>năm</strong>. Chúng đã chuyển từ trên cây<br />

xuống mặt đất, đi bằng 2 chân, mình hơi khom về trước, cao <strong>12</strong>0-140cm, sọ 450-750cm 3 . Chúng đã biết<br />

sử dụng cành cây, hòn đá và mảnh xương thú để tự vệ và tấn công thú dữ.<br />

STUDY TIP<br />

Hóa thạch của Ôxtralôpitec được <strong>phá</strong>t hiện lần đầu tiên <strong>năm</strong> 1924 ở Nam Phi.<br />

c. Người cổ Homo<br />

Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo, chúng đã bị tuyệt diệt, sống cách nay 35.000 <strong>năm</strong><br />

đến 2 triệu <strong>năm</strong>.<br />

- Homo habilis (người khéo léo), sống cách nay 1,6-2 triệu <strong>năm</strong>, cao 1-1,5m, não 600-800cm 3 , sống thành<br />

đàn, đi thẳng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.<br />

- Homo erectus (người đứng thẳng), sống cách nay 35.000 <strong>năm</strong> - 1,6 triệu <strong>năm</strong>.<br />

+ Pitêcantrôp (người cổ Java, được Đuyboa <strong>phá</strong>t hiện <strong>năm</strong> 1961 ở Java, Inđônêxia) sống cách nay<br />

từ 35.000 <strong>năm</strong> -1 triệu <strong>năm</strong>, cao 170cm, sọ 900 - 950cm 3 , đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ<br />

bằng đá.<br />

+ Xinantrôp (người Bắc Kinh, được <strong>phá</strong>t hiện <strong>năm</strong> 1927 ở Chu Khẩu Điếm, gần Bắc kinh) sống<br />

cách nay từ 50-70 vạn <strong>năm</strong>, sọ <strong>10</strong>00cm 3 , đi thẳng đứng. Biết chế tạo công cụ bằng đá và xương chưa có<br />

hình thù rõ rệt, biết dùng lửa, dùng thịt thú làm thức ăn.<br />

Trang 4


+ Người Heiđenbec (được <strong>phá</strong>t hiện <strong>năm</strong> 1907 tại Heiđenbec, Đức) có lẽ đã tồn tại ở châu Âu<br />

cách đây khoảng 500.000 <strong>năm</strong>.<br />

- Homo nêanđecthalensis (người Nêanđectan)<br />

+ Sống cách nay từ 5-20 vạn <strong>năm</strong> (hóa thạch được <strong>phá</strong>t hiện đầu tiên <strong>năm</strong> 1856 ở Nêanđec, Đức,<br />

về sau được tìm thấy ở các châu khác), cao 155-165cm, sọ 1400cm 3 , xương hàm nhỏ, bắt đầu có lồi cằm<br />

chứng tỏ đã có tiếng nói. Biết ghè đẽo đá silic có cạnh sắc thành dao, rìu mũi nhọn. Sống trong hang đá,<br />

hái lượm và săn bắt tập thể. Biết che thân bằng da thú và biết dùng lửa thông thạo.<br />

+ Người Nêanđec không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là một nhánh của chi Homo<br />

và đã bị tuyệt diệt nhường chỗ cho người hiện đại.<br />

STUDY TIP<br />

Hóa thạch của Homo habilis được vợ chồng Liccây tìm thấy ở Onđuvai (Tanzania) <strong>năm</strong> 1961-1964. Sau<br />

đó được tìm thấy ở nhiều châu khác.<br />

d. Người hiện đại (Homo sapiens)<br />

- Sống cách nay 3-5 vạn <strong>năm</strong> (hóa thạch đầu tiên được tìm thấy <strong>năm</strong> 1868 ở làng Crômanhôn,<br />

Pháp), cao 180cm, sọ 1700cm 3 , trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ. Biết<br />

chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như lưỡi rìu có lỗ để tra cán, lao có ngạnh,<br />

kim khâu và móc câu bằng xương. Đã có tranh vẽ mô tả quá trình sản xuất và mầm <strong>môn</strong>g của tôn giáo.<br />

- Người Crômanhôn kết thúc thời đại đồ đá cũ (3,5 vạn - 2 triệu <strong>năm</strong>), sau đó là thời đại đồ đá<br />

giữa (1,5-2 vạn <strong>năm</strong>) rồi đến thời đại đồ đá mới (7-<strong>10</strong> ngàn <strong>năm</strong>), tiếp theo là thời đại đồ đồng, đồ sắt...<br />

Người Crômanhôn đã chuyển từ giai đoạn tiến hóa sinh học sang giai đoạn tiến hóa xã hội.<br />

Trang 5


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II<br />

Câu 1. Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn:<br />

A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.<br />

B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.<br />

C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.<br />

D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.<br />

Câu 2. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh:<br />

A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hóa học đã được tạo nên từ những chất vô cơ theo con<br />

đường hoá học.<br />

B. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các đại phân tử hữu cơ đơn giản thành<br />

các đại phân tử hữu cơ phức tạp.<br />

C. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.<br />

D. <strong>Sinh</strong> vật đầu tiên đã hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.<br />

Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng?<br />

A. Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành.<br />

B. Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước.<br />

C. Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO 2 , khí NH 3 .<br />

D. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học.<br />

Câu 4. Quá trình tiến hóa dẫn tới sự hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản<br />

không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào?<br />

A. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.<br />

B. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.<br />

C. Hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.<br />

D. Tia tử ngoại và năng lương sinh học.<br />

Câu 5. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:<br />

A. Axit nuclêic và prôtêin.<br />

B. Axit amin và prôtêin.<br />

C. Prôtêin và lipit.<br />

D. Axit amin và axit nuclêic.<br />

Câu 6. Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn:<br />

A. Tiến hóa hóa học tiến hóa tiền sinh học tiến hóa sinh học.<br />

B. Tiến hóa hóa học tiền hóa sinh học tiến hóa tiền sinh học.<br />

C. Tiến hóa sinh học tiến hóa hóa học tiến hóa tiền sinh học.<br />

D. Tiến hóa sinh học tiến hóa tiền sinh học tiến hóa hóa học.<br />

Câu 7. Từ hợp chất vô cơ đã hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên nhờ:<br />

A. Hoạt động của hệ enzim xúc tác.<br />

B. Các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sấm sét, sự phân rã các chất phóng xạ.<br />

C. Dung nham trong lòng đất.<br />

D. Mưa axit.<br />

Trang 6


Câu 8. Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào?<br />

A. Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học.<br />

C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa xã hội.<br />

Câu 9. Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Những nhận xét không đúng là:<br />

(1) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố:<br />

C, N, H, O.<br />

(2) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.<br />

(3) Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất<br />

hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.<br />

(4) Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.<br />

(5) ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử AND.<br />

A. (3), (4). B. (2), (5). C. (2), (4). D. (3), (5).<br />

Câu <strong>10</strong>. Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô<br />

cơ vì:<br />

A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.<br />

B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ tổng hợp.<br />

C. Không tổng hợp được các hạt Côaxecva trong điều kiện hiện tại.<br />

D. Không đủ điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bên ngoài cơ thể sẽ lập tức bị phân<br />

hủy.<br />

Câu <strong>11</strong>. Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là:<br />

A. Hình thành nên các Côaxecva.<br />

B. Hình thành nên các protobiont.<br />

C. Hình thành nên tế bào Prokaryote.<br />

D. Hình thành nên tế bào Eukaryote.<br />

Câu <strong>12</strong>. Theo quan niệm hiện đại về sự <strong>phá</strong>t sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong<br />

khí quyển nguyên thủy?<br />

A. Mêtan (CH 4 ) B. Hơi nước (H 2 O). C. Ôxi (O 2 ). D. Xianôgen (C 2 N 2 ).<br />

Câu 13. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các<br />

dạng người tổ tiên?<br />

(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.<br />

(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.<br />

(3) Dáng đứng thẳng.<br />

(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.<br />

(5) Có lồi cằm.<br />

(6) Chi <strong>năm</strong> ngón.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống,<br />

sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục.<br />

Trang 7


B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì<br />

được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ.<br />

C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng<br />

phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu.<br />

D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự<br />

thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.<br />

Câu 15. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.<br />

2. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N 2 nhiều O 2 và các hợp chất chứa Cacbon.<br />

3. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.<br />

4. Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.<br />

5. Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

6. Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.<br />

7. Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.<br />

8. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 16. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học?<br />

A. Sự xuất hiện của các enzim.<br />

B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.<br />

C. Sự tạo thành các Côaxecva.<br />

D. Sự hình thành nên màng lipôprôtêin.<br />

Câu 17. Thí nghiệm của S. Miller đã chứng minh:<br />

A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.<br />

B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.<br />

C. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.<br />

D. Ngày nay các hợp chất hữu cơ phổ biến vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.<br />

Câu 18. Phát biểu không đúng về sự <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển sự sống trên Trái Đất?<br />

A. Sự xuất hiện của sự sống được đánh dấu bằng sự kiện: có sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ có<br />

khả năng nhân đôi với môi trường.<br />

B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên được hình<br />

thành bằng con đường hóa học.<br />

C. Chọn lọc tự nhiên không tác động vào giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành tế bào sơ<br />

khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào xuất hiện.<br />

D. Quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 giai đoạn nhỏ.<br />

Câu 19. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?<br />

A. <strong>Sinh</strong> sản và di truyền.<br />

B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.<br />

C. Tổng hợp và phân giải các chất.<br />

Trang 8


D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.<br />

Câu 20. Thuộc tính nào dưới đây không phải là thuộc tính của Côaxecva?<br />

A. Có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ trong dung dịch.<br />

B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.<br />

C. Có khả năng phân chia thành những giọt nhỏ dưới tác dụng cơ giới.<br />

D. Là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào.<br />

Câu 21. Thực chất của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành:<br />

A. Mầm mống của sự sống.<br />

B. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.<br />

C. Prôtêin và axit Nuclêic từ các chất hữu cơ.<br />

D. Các chất hữu cơ và vô cơ từ các nguyên tố nổi lên trên bề mặt thạch quyển nhờ nguồn năng lượng tự<br />

nhiên.<br />

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng trôi dạt lục địa?<br />

A. Đã gây nên những cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật.<br />

B. Gây nên sự biến đổi mạnh mẽ điều kiện khí hậu.<br />

C. Là sự kiện đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của sự <strong>phá</strong>t sinh các loài sinh vật mới.<br />

D. Làm thay đổi một cách mạnh mẽ cấu tạo của các loài sinh vật mới.<br />

Câu 23. Ý nào sau đây không phải là một trong các bước hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất bằng<br />

con đường hoá học?<br />

A. Hình thành các đơn phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ.<br />

B. Trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử.<br />

C. Hình thành nên tế bào nhân sơ.<br />

D. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã,<br />

dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.<br />

Câu 24. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?<br />

A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể<br />

vô cơ.<br />

B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định<br />

qua các thế hệ.<br />

C. Sự <strong>phá</strong>t sinh sự sống là quá trình tiến hoá của hợp chất cacbon dẫn đến sự hình thành hệ tương tác<br />

các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.<br />

D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.<br />

Câu 25. Sự sống <strong>phá</strong>t tán từ dưới nước lên trên cạn vào giai đoạn nào của quá trình tiến hóa:<br />

A. Tiến hóa hóa học.<br />

B. Tiến hóa sinh học.<br />

C. Tiến hóa tiền sinh học.<br />

D. Sự sống được bắt đầu ngay từ trên cạn, vì vậy không có sự di cư từ dưới nước lên cạn.<br />

Câu 26. Thực nghiệm đã chứng minh được ARN xuất hiện trước khi xuất hiện ADN,và chúng có khả<br />

năng nhân đôi mà không cần xúc tác, sau này vai trò xúc tác của ARN được chuyển cho:<br />

A. Prôtein. B. ADN. C. Axit amin. D. Vẫn giữ vai trò là chất xúc tác.<br />

Trang 9


Câu 27. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về hóa thạch, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Hóa thạch là sự hóa thành đá của các sinh vật.<br />

B. Có những xác sinh vật được giữ nguyên trong tảng băng hà vẫn được gọi là hóa thạch.<br />

C. Dựa vào hóa thạch con người có thể xác định tuổi cũng như thời kì <strong>phá</strong>t sinh, diệt vong của một loài<br />

sinh vật cụ thể nào đó.<br />

D. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá.<br />

Câu 28. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá.<br />

2. Thời gian bán rã của C 14 là khoảng 5730 <strong>năm</strong>.<br />

3. Khi nghiên cứu tuổi địa tầng bằng thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ, sai sót là trên <strong>10</strong>%.<br />

4. Người ta sử dụng 2 loại đồng vị phóng xạ là C <strong>12</strong> và U 238 để tính tuổi địa tầng.<br />

5. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử <strong>phá</strong>t triển của sinh giới.<br />

6. Lớp vỏ trái đất không thống nhất mà được chia thành từng vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 29. Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng?<br />

A. Sự <strong>phá</strong>t triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng tới sự<br />

<strong>phá</strong>t triển của băng hà.<br />

B. Mặt đất có thể bị nâng lên hoặc sụt xuống do đó nước biển rút ra xa hay tiến sâu vào bờ.<br />

C. Các đại lục địa có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền.<br />

D. Chuyển động của quá trình tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố<br />

lại đại lục địa.<br />

Câu 30. Cho biết đâu là hóa thạch trong các ví dụ cho dưới đây:<br />

(1) Xác của các vị vua được giữ trong kim tự tháp Ai Cập.<br />

(2) Xác sinh vật hóa đá trong lòng đất.<br />

(3) Xác voi ma mút được giữ nguyên trong các tảng băng hà.<br />

(4) Những vật dụng của người cổ đại như búa rìu.<br />

(5) Những cây gỗ hóa đá ở Tây Nguyên.<br />

(6) Xác sâu bọ được giữ nguyên màu sắc, hình dáng trong lớp nhựa hổ <strong>phá</strong>ch.<br />

A. (2), (3), (5), (6). B. (2), (3), (4). C. (1),(4),(5),(6). D. (3),(5),(6).<br />

Câu 31. Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:<br />

(1) Một số nhà sinh vật học đã tìm thấy ở trên vùng núi cao hóa thạch sinh vật biển, chứng tỏ nơi đây<br />

ngày xưa đã từng là biển.<br />

(2) Để xác định tuổi của lớp đất tương đối mới, người ta thường đo chu kì bán rã của Urani phóng xạ.<br />

(3) Thời gian phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian mà 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân<br />

rã nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định lượng chất phóng xạ trong mẫu sẽ phân rã chỉ còn<br />

một nửa.<br />

(4) Để xác định độ tuổi tương đối của hóa thạch, người ta đo chu kì phân rã của các chất phóng xạ<br />

như Urani, C 14 , C <strong>12</strong><br />

(5) Để xác định độ tuổi tuyệt đối của hóa thạch người ta dùng phương <strong>phá</strong>p địa tầng học.<br />

Trang <strong>10</strong>


(6) Nơi nào có nhiều hóa thạch than đá chứng tỏ nơi này xưa kia từng là rừng cây <strong>phá</strong>t triển.<br />

A. (1), (3), (6). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (6). D. (1), (4), (5).<br />

Câu 32. Căn cứ vào đặc điểm nào của đồng vị phóng xạ để xác định tuổi của hóa thạch:<br />

A. Đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.<br />

B. Đồng vị phóng xạ có trong lớp đất đá chứa hóa thạch.<br />

C. Đồng vị phóng xạ phân rã một cách đều đặn và không phụ thuộc vào môi hường.<br />

D. Cả 3 phương án trên.<br />

Câu 33. Người ta chia giai đoạn <strong>phá</strong>t triển của trái đất thành:<br />

A. 6 đại và <strong>12</strong> kỉ. B. 5 đại và <strong>12</strong> kỉ. C. 6 đại và <strong>11</strong> kỉ. D. 5 đại và <strong>11</strong> kỉ.<br />

Câu 34. Mô tả nào dưới đây về lịch sử <strong>phá</strong>t triển sự sống trên Trái Đất là không đúng?<br />

A. Trong kỉ Cambri (cách đây khoảng 542 triệu <strong>năm</strong>) lượng ôxi trên trái đất về cơ bản là giống như<br />

lượng ôxi trên trái đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật ngày nay được <strong>phá</strong>t sinh trong thời kì này.<br />

B. Trong kỉ Cambri lượng ôxi trên trái đất bằng 5% lượng ôxi trên trái đất hiện nay và một số ngành<br />

động vật như ngày nay được <strong>phá</strong>t sinh từ thời kì đó.<br />

C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đêvon (cách đây khoảng 409 triệu <strong>năm</strong>).<br />

D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pecmi (cách đây khoảng 290 triệu <strong>năm</strong>).<br />

Câu 35. Sự sống từ dười nước di chuyển lên cạn vào kỉ nào? Và điều kiện nào giúp cho sự kiện này xảy<br />

ra?<br />

A. Kỉ Silua, do hoạt động quang hợp tạo ra oxi phân tử và hình thành lớp ôzôn làm màn chống tia tử<br />

ngoại.<br />

B. Kỉ Silua, do nước biển rút nhanh, buộc động vật phải thích nghi với đời sống trên cạn.<br />

C. Kỉ Cacbon, do hoạt động quang hợp tạo ra oxi phân tử và hình thành lớp ôzôn làm màn chống tia tử<br />

ngoại.<br />

D. Kỉ Cacbon, do nước biển rút nhanh, buộc động vật phải thích nghi với đời sống trên cạn.<br />

Câu 36. Băng hà trong lịch sử sinh giới xuất hiện đầu tiên ở kỷ nào:<br />

A. Kỉ Pecmi. B. Kỉ Cacbon. C. Kỉ Silua. D. Kỉ Ôcđôvic.<br />

Câu 37. Cho các sự kiện sau:<br />

1. Tích lũy ôxi khí quyển.<br />

2. Trái đất được hình thành.<br />

3. Phát sinh nhóm ngành động vật.<br />

4. Phân hóa tảo.<br />

5. Xuất hiện thực vật có hoa.<br />

6. Động vật lên cạn.<br />

7. Bò sát cổ ngự trị.<br />

8. Phát sinh thú và chim.<br />

Có bao nhiêu sự kiện xuất hiện trong đại Nguyên <strong>Sinh</strong>?<br />

A. 1 B. 4 C. 6 D. 8<br />

Câu 38. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch là:<br />

A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, <strong>phá</strong>t triển và diệt vong của chúng.<br />

Trang <strong>11</strong>


B. Suy được tuổi của lớp đất đá chứa chúng.<br />

C. Là tài liệu nghiên cứu lịch sử trái đất.<br />

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.<br />

Câu 39. Trong số các <strong>phá</strong>t biểu sau đây, những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

(1) Tên của kỉ Cacbon và Kreta được đặt theo tên của loại đá điển hình ở kỉ đó.<br />

(2) Tên của kỉ Đêvon và kỉ Jura được đặt theo tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp<br />

đất đá thuộc ki đó.<br />

(3) Sự <strong>phá</strong>t sinh của sinh giới luôn diễn ra một cách chậm chạp và theo sau sự <strong>phá</strong>t sinh của điều kiện khí<br />

hậu địa chất.<br />

(4) Khi trái đất mới bắt đầu hình thành, sự sống đã nảy nở.<br />

(5) Sau khi có sự tuyệt chủng hàng loạt một số cá thể may mắn sống sót sẽ tiếp tục sinh sản tăng lên về<br />

mặt số lượng và di truyền những đặc điểm của tổ tiên cho con cháu của mình.<br />

(6) Chim và thú được <strong>phá</strong>t sinh ở kỉ Tam Điệp, đại Trung <strong>Sinh</strong>.<br />

A. (3), (2), (6). B. (1), (2), (5). C. (3),(4),(5). D. (1), (2), (6).<br />

Câu 40. Cho các sự kiện sau:<br />

1. Ở kỷ Silua mực nước biển dâng cao và xuất hiện thực vật có mạch.<br />

2. Kỷ Cambri có sự phân hóa lớp tảo.<br />

3. Ở kỷ Cacbon có sự xuất hiện của thực vật có hạt.<br />

4. Kỷ Jura là thời kỳ hưng thịnh của động vật bò sát cổ.<br />

5. Kỷ Kreta (Phấn Trắng) là thời điểm xuất hiện của thực vật có hoa.<br />

6. Trong đại Thái Cổ Trái Đất được hình thành.<br />

7. Kỷ Đệ Tứ có sự xuất hiện loài người.<br />

8. Ở kỷ Ôcđôvic và Pecmi có quá trình băng hà.<br />

Có bao nhiêu sự kiện đúng?<br />

A. 1 B. 3 C. 6 D. 8<br />

Câu 41. Cho các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là của kỉ Pecmi?<br />

A. Các đại lục địa liên kết với nhau, khí hậu khô lạnh.<br />

B. Xuất hiện cây hạt trần.<br />

C. Phân hóa bò sát cổ và côn trùng.<br />

D. Dương xỉ <strong>phá</strong>t triển mạnh.<br />

Câu 42. Sự kiện quan trọng nhất trong đại Cổ sinh là:<br />

A. Xuất hiện sự sống nguyên thủy.<br />

B. Sự tiến lên cạn của các loài động vật.<br />

C. Sự <strong>phá</strong>t triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ.<br />

D. Thực vật hạt trấn và bò sát <strong>phá</strong>t triển ưu thế.<br />

Câu 43. Thứ tự sắp xếp đúng của đại cổ sinh:<br />

A. Cambri Ôcđôvic Đêvôn Silua Than đá Pecmi.<br />

B. Pecmi Than đá Đêvôn Silua Cambri Ôcđôvic.<br />

C. Cambri Ôcđôvic Silua Đêvôn Cacbon Pecmi.<br />

Trang <strong>12</strong>


D. Cambri Đêvôn Ôcđôvic Silua Than đá Pecmi.<br />

Câu 44. Đặc điểm của kỉ Silua (đại Cổ sinh) được coi là quan trọng nhất:<br />

A. Xuất hiện cây có mạch, quyết trần, động vật tiến lên cạn.<br />

B. Mực nước biến giảm, khí hậu khô.<br />

C. Phân hóa tảo.<br />

D. Bắt đầu xuất hiện bò sát.<br />

Câu 45. Đặc điểm của hệ động - thực vật ở kỉ Đệ Tứ:<br />

A. Phân hóa bò sát cổ, <strong>phá</strong>t sinh chim và thú.<br />

B. Thực vật hạt kín xuất hiện, động vật có vú tiến hóa.<br />

C. Phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ và chim thú.<br />

D. Phân hóa cá xương, <strong>phá</strong>t sinh lưỡng cư và côn trùng.<br />

Câu 46. Nhận xét nào sau đây không đúng?<br />

A. Hệ gen của người và tinh tinh giống nhau trên 98%.<br />

B. Vượn người và người đều có 4 nhóm máu A, B, AB và O.<br />

C. Vượn người và người cũng thuộc bộ linh trưởng.<br />

D. Vượn người và người đều có dạng cột sống hình chữ S.<br />

Câu 47. Cho các nhận xét sau về sự sai khác giữa người và vượn:<br />

(1) Xương chậu của người nhỏ hơn xương chậu của vượn người.<br />

(2) Bộ não của người lớn hơn vượn người.<br />

(3) Người có lồi cằm còn vượn người thì không.<br />

(4) Răng của người thô hơn so với vượn người.<br />

(5) Người có dáng đi thẳng còn vượn người có dáng đi khom.<br />

(6) Vượn người có khả năng giao tiếp đơn giản và chỉ có thể tư duy cụ thể, người có hệ thống tín hiệu thứ<br />

hai <strong>phá</strong>t triển, nên có khả năng tư duy trừu tượng.<br />

(7) Lồng ngực của người rộng trước sau, còn của vượn người thì rộng trái phải.<br />

Số nhận xét đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 48. Trong lịch sử <strong>phá</strong>t sinh loài người, loài nào sau đây xuất hiện sau cùng?<br />

A. Homo Neanderthalensis. B. Homo Erectus.<br />

C. Homo Habilis. D. Homo Sapiens.<br />

Câu 49. Nhận xét nào không đúng với tiến hóa xã hội?<br />

A. Chọn lọc tự nhiên vẫn tác động trong suốt quá trình tiến hóa.<br />

B. Tiến hóa xã hội trở thành nhân tố quyết định sự sống của sự <strong>phá</strong>t hiển của con người và xã hội.<br />

C. Tiến hóa xã hội diễn ra từ từ và chậm chạp hơn tiến hóa sinh học.<br />

D. Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội.<br />

Câu 50. Quá trình <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển sự sống của loài người gồm những giai đoạn nào:<br />

A. Người tối cổ người cổ Homo người hiện đại.<br />

B. Vượn người hóa thạch người cổ Homo người hiện đại.<br />

C. Người tối cổ vượn người hóa thạch người cổ Homo người hiện đại.<br />

Trang 13


D. Vượn người hóa thạch người tối cổ người cổ Homo người hiện đại.<br />

Câu 51. Cho những <strong>phá</strong>t biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo<br />

Neanderthalensis, số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

1. Sống thành bộ lạc.<br />

2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.<br />

3. Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.<br />

4. <strong>Công</strong> cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 52. Cho các nhận xét sau về hướng tiến hóa của loài người, nhận xét sai là:<br />

A. Tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, răng xương hàm bớt thô.<br />

B. Vẫn giữ nguyên một số đặc điểm thích nghi của tổ tiên như: vẫn còn xương vành mày.<br />

C. <strong>Công</strong> cụ lao động ngày càng phức tạp.<br />

D. Sống xã hội ngày càng phức tạp.<br />

Câu 53. Cho các bằng chứng sau, có bao nhiêu bằng chứng chứng minh loài người và vượn người có<br />

chung nguồn gốc:<br />

1. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, giận dữ, ... biết dùng cành cây để lấy thức ăn.<br />

2. Chu kỳ kinh nguyệt từ 28 - 30 ngày.<br />

3. Thời gian mang thai là 270 - 275 ngày.<br />

4. Nếp nhăn ở não người rất <strong>phá</strong>t triển dẫn đến tăng cao diện tích võ não, não người có vùng cử động nói<br />

và hiểu tiếng nói.<br />

5. Không có đuôi.<br />

6. Có thể đứng thằng bằng 2 chân.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 54. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu<br />

được kết quả như trong bảng sau:<br />

Thành phần kiểu gen Thế hệ F 1 Thế hệ F 2 Thế hệ F 3 Thế hệ F 4<br />

AA 0,64 0,64 0,2 0,16<br />

Aa 0,32 0,32 0,4 0,48<br />

aa 0,04 0,04 0,4 0,36<br />

Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:<br />

(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 .<br />

(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F 3 .<br />

(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F 3 có cấu trúc di truyền như vậy.<br />

(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.<br />

Những kết luận đúng là:<br />

A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).<br />

Câu 55. Điểm khác biệt rõ nét nhất về bản chất để phân biệt loài người với động vật:<br />

A. Khả năng tư duy và hệ thống tín hiệu số 2.<br />

Trang 14


B. Cấu tạo cơ thể và tập tính.<br />

C. Các thùy rãnh và các trung tâm.<br />

D. Câu tạo bộ não.<br />

Câu 56. Loài nào được coi là có họ hàng gần gũi nhất với loài người?<br />

A. Tinh tinh. B. Vượn C. Đười ươi. D. Khỉ Gôrila.<br />

Câu 57. Đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã <strong>phá</strong>t triển?<br />

A. Xương hàm bé. B. Răng nanh ít <strong>phá</strong>t triển<br />

C. Góc quai hàm nhỏ. D. Có lồi cằm rõ.<br />

Câu 58. Hệ quả quan trọng nhất của việc hình thành dáng đứng thẳng:<br />

A. Thích nghi với việc chạy và rượt đuổi kẻ thù của 2 chi sau.<br />

B. Giải phóng đôi tay cho việc cầm nắm.<br />

C. Điều chỉnh lại hệ cột sống hình chữ S giúp hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.<br />

D. Tạo điều kiện cho việc hình thành ngôn ngữ.<br />

Câu 59. Cây chủng loại <strong>phá</strong>t sinh của bộ Linh trưởng cho ta thấy mối quan hệ họ hàng giữa Người và một<br />

số loài vượn người. Cây chủng loại được thiết lập chủ yếu dựa vào bằng chứng nào?<br />

A. Tế bào. B. Hình thái giải phẫu so sánh<br />

C. Quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi. D. Phân tử.<br />

Câu 60. Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về sự hình thành và <strong>phá</strong>t triển của loài người?<br />

A. Từ tổ tiên người đứng thẳng Homo Erectus đã <strong>phá</strong>t sinh ra người khéo léo Homo Habilis.<br />

B. Trong chi Homo chỉ xuất hiện một loài duy nhất là Homo Sapiens.<br />

C. Nội dung chủ yếu của <strong>thuyết</strong> "ra đi từ châu Phi" cho rằng: người H. Erectus từ Châu Phi sang các<br />

châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.<br />

D. Loài vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.<br />

Câu 61. Cho sơ đồ và các nhận xét sau:<br />

1. Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.<br />

2. Số (3) còn gọi là người khéo léo.<br />

3. Số (4) đã tuyệt chủng.<br />

4. Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.<br />

5. Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.<br />

6. Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.<br />

7. Số (2) đã có dáng đứng thẳng và giải phóng 2 chi trước.<br />

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 62. Vượn người ngày nay có thể chuyển thành người không?<br />

A. Có, nếu ở điều kiện như lúc trước.<br />

B. Có, nếu chịu tác động của các yếu tố xã hội.<br />

Trang 15


C. Không, vì đã thích nghi với môi trường riêng và lịch sử không bao giờ lặp lại.<br />

D. Không, vì nhân tố sinh học không còn tác động đến sự <strong>phá</strong>t triển của loài vượn nữa.<br />

Câu 63. Loài người không thể biến đổi thành loài khác vì:<br />

A. Có cấu trúc tinh vi và phức tạp hết mức.<br />

B. Có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh.<br />

C. Hoàn toàn thoát khỏi tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

D. Ít chịu tác động của quy luật sinh học.<br />

Câu 64. Nội dung chủ yếu của <strong>thuyết</strong> "ra đi từ Châu Phi" cho rằng:<br />

A. Người Homo Sapiens hình thành từ loài Homo Erectus ở Châu Phi.<br />

B. Người Homo Sapiens hình thành từ loài Homo Erectus ở các châu lục khác.<br />

C. Người Homo Erectus di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành Homo Sapiens.<br />

D. Người Homo Erectus được hình thành từ loài người Homo Habilis.<br />

Câu 65. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng<br />

đứng thẳng.<br />

2. Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.<br />

3. Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.<br />

4. Người Neanderthanlensis có cùng một nguồn gốc chung với loài Homo Sapiens nhưng tiến hóa theo 2<br />

nhánh khác nhau và hiện đã tuyệt chủng.<br />

5. Người hiện đại không có nền văn hóa.<br />

6. Người Neanderthanlensis đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo như: dao, búa, rìu,... và bước đầu có đời<br />

sống văn hóa.<br />

7. Người vượn hóa thạch đã chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất.<br />

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 66. Xét trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc của 1 gen mã hóa cấu trúc nhóm enzim<br />

Đehidrogenaza:<br />

Người: ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ...<br />

Tinh tinh: ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ...<br />

Grorila: ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ...<br />

Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ...<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?<br />

1. Người và tinh tinh khác nhau 1 nuclêôtit trong đoạn pôli nuclêôtit.<br />

2. Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.<br />

3. Người và Grôrila khác nhau 3 nuclêôtit trong đoạn poli nuclêôtit.<br />

4. Người và Grôrila khác nhau tối đa là 2 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.<br />

5. Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.<br />

6. Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất.<br />

7. Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.<br />

Trang 16


A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 67. Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người và loài linh trưởng, việc nghiên cứu hệ gen ti<br />

thể và gen thuộc vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có ưu thế vì:<br />

A. Tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên NST thường.<br />

B. Kiểu hình do các gen này quy định di truyền nguyên vẹn cho thế hệ con.<br />

C. Ở các loài linh trưởng có chế độ phụ hệ trong quan hệ xã hội.<br />

D. Được di truyền theo dòng mẹ và bố nên dễ xây đựng sơ đồ phả hệ và cây chủng loại, tính trạng, vậy<br />

nên sử dụng những tính trạng càng dễ <strong>phá</strong>t hiện, càng thuận lợi cho quá trình.<br />

Câu 68. Dáng đứng thẳng có vai trò quan trọng làm cho loài người có sự khác biệt cơ bản với động vật là:<br />

A. Hình thành bàn tay con người là cơ quan lao động.<br />

B. Hình thành bàn tay con người là sản phẩm của lao động.<br />

C. Hình thành bàn tay con người là cơ quan thực hiện hoạt động chế tạo công cụ theo mục đích.<br />

D. Hình thành bàn tay con người giúp con người có bộ não có khả năng tư duy.<br />

Câu 69. Đặc điểm khác nhau cơ bản nhất về cấu tạo giữa Người và vượn người là:<br />

A. Cấu tạo bộ xương.<br />

B. Cấu tạo tay chân<br />

C. Cấu tạo về bộ răng<br />

D. Cấu tạo và kích thước của bộ não<br />

Câu 70. Khi nói về nhân tố chi phối sự <strong>phá</strong>t sinh loài người, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn vượn người hóa<br />

thạch và người cổ<br />

B. Ngày nay nhân tố tự nhiên không còn tác động đến sự <strong>phá</strong>t triển của loài người nữa.<br />

C. Nói nhân tố xã hội có vai trò quyết định trong giai đoạn sau vì về mặt cấu tạo con người đã tiến hóa<br />

ở mức siêu đẳng nhất rồi nên nhân tố sinh học dù có tác động cũng không mang lại hiệu quả<br />

D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội luôn có vai trò tích cực trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh <strong>phá</strong>t triển của<br />

con người.<br />

Câu 71. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.<br />

(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N 2 nhiều O 2 và các hợp chất chứa Cacbon.<br />

(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.<br />

(4) Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.<br />

(5) Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />

(6) Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.<br />

(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.<br />

(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.<br />

Có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7<br />

Câu 72. Cho các hợp chất phân tử sau được xuất hiện trong quá trình tiến hóa hóa học:<br />

1. Axit amin, nuclêôtit 4. ARN<br />

Trang 17


2. Cacbonhidrô 5. Prôtêin, axit nuclêic<br />

3. Saccarit, lipit 6. ADN<br />

Phương án nào sau đây là đúng khi sắp xếp các hợp chất, phân tử đã cho theo thứ tự xuất hiện từ trước<br />

đến sau:<br />

A. 231564.<br />

B. 132564.<br />

C. 231546.<br />

D. 132546.<br />

Câu 73. Phức hệ nào biểu hiện đặc tính của sự sống như nhân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài<br />

theo phương thức đồng hóa, dị hóa:<br />

A. Prôtêin - Lipit B. Prôtêin - Gluxit C. Prôtêin - Nuclêôtit D. Prôtêin - Axit nuclêic<br />

Câu 74. Fox thực hiện thí nghiệm tạo ra prôtêin nhiệt nhằm chứng minh điều gì:<br />

A. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ chất vô cơ đơn giản.<br />

B. Trong điều kiện nguyên thủy, chất hữu cơ được hình thành từ năng lượng tự nhiên.<br />

C. Các đơn phân axitamin kết hợp được với nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản.<br />

D. Các đơn phân nuclêôtit kết hợp với nhau tạo thành đại phân tử axit nuclêic.<br />

Câu 75. Khi nói về nguồn gốc sự sống, khẳng định nào sau đây chưa chính xác:<br />

A. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học đã có sự hình thành tế bào sơ khai đầu tiên.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn tiến hóa hóa học.<br />

C. Thực chất của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành mầm mống sống đầu tiên.<br />

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên có sự tham gia của năng lượng sinh học.<br />

Câu 76. Trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống<br />

chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự:<br />

A. Hình thành các đại phân tử.<br />

B. Xuất hiện các enzim.<br />

C. Hình thành lớp màng bán thấm.<br />

D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.<br />

Câu 77. Khi nói về hóa thạch, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây chưa chính xác:<br />

A. Muốn hình thành được hóa thạch sinh vật nhất thiết phải có bộ phận cứng, khó phân hủy như xương,<br />

răng...<br />

B. Xác của sinh vật biển thường rất dễ hình thành hóa thạch.<br />

C. Bằng chứng sinh học phân tử, sinh học tế bào là bằng chứng gián tiếp, còn hóa thạch là bằng chứng<br />

trực tiếp phản ánh quan hệ tiến hóa giữa các loài.<br />

D. Sử dụng C 14 để xác định tuổi của hóa thạch có thời gian bán rã khoảng 5730 <strong>năm</strong>.<br />

Câu 78. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về bằng chứng trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa<br />

giữa các loài sinh vật:<br />

A. Việc tìm thấy vỏ sò, di tích của sinh vật biển để lại trong lớp đất đá trên vùng núi và sa mạc là một<br />

điều vô lý<br />

B. Nghiên cứu về hóa thạch chỉ cho chúng ta biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau<br />

chứ không biết được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.<br />

Trang 18


C. Hóa thạch là dẫn liệu quí để nghiên cứu vỏ Trái đất.<br />

D. Để xác định độ tuổi tuyệt đối của hóa thạch người ta thường căn cứ vào thời gian lắng đọng của các<br />

lớp trầm tích.<br />

Câu 79. Hiện tượng trôi dạt lục địa là một trong những yếu tố để phân chia thời gian địa chất vì:<br />

A. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và <strong>phá</strong>t tán, tiến hóa, tuyệt chủng của nhiều loài<br />

sinh vật.<br />

B. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và <strong>phá</strong>t tán, tiến hóa của sinh vật.<br />

C. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và sự tiến hóa của sinh vật.<br />

D. Nó làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật<br />

Câu 80. Trong lịch sử <strong>phá</strong>t triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở:<br />

A. Đại Trung sinh B. Đại Cổ sinh C. Đại Tân sinh D. Đại Thái cổ<br />

Câu 81. Trong lịch sử <strong>phá</strong>t sinh và <strong>phá</strong>t triển của sinh vật trên Trái Đất cho đến nay, hoá thạch của sinh<br />

vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại:<br />

A. Tân sinh. B. Trung sinh C. Thái cổ. D. Nguyên sinh.<br />

Câu 82. Trong lịch sử <strong>phá</strong>t triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm<br />

ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:<br />

A. Dương xỉ <strong>phá</strong>t triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.<br />

B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương <strong>phá</strong>t triển. Phát sinh thú và chim.<br />

C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.<br />

D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng<br />

Câu 83. Bò sát cổ lần lượt <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển, tuyệt diệt ở các kỉ:<br />

A. Cacbon - Jura - Đệ tam B. Pecmi - Jura - Đệ tam<br />

C. Pecmi - Jura - Đệ tứ D. Cacbon - Jura - Kreta<br />

Câu 84. Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?<br />

A. Kreta B. Đệ tam C. Silua D. Cacbon<br />

Câu 85. Cây hạt trần và bò sát khổng lồ <strong>phá</strong>t triển hưng thịnh ở đại Trung sinh do:<br />

A. Sự <strong>phá</strong>t triển của cây hạt trần là nguồn thức ăn dồi dào của các loài lưỡng cư, mà lưỡng cư lại là một<br />

mắt xích tiêu thụ của bò sát khổng lồ.<br />

B. Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại đời sống dưới nước và<br />

<strong>phá</strong>t triển mạnh.<br />

C. Khí hậu ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự <strong>phá</strong>t triển của thực vật hạt trần, kéo theo sự <strong>phá</strong>t triển<br />

của bò sát.<br />

D. Do sự <strong>phá</strong>t sinh của nhiều loài chim, thú ở kỉ Triat(đại Trung sinh) là mắt xích tiêu thụ quan trọng<br />

của bò sát cổ.<br />

Câu 86. Khi nói về kỉ Đệ tam, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Lục địa gần giống hiện nay, đầu kỉ khí hậu ấm áp, cuối kỉ lạnh.<br />

B. Phân hóa các lớp thú, chim, sâu bọ.<br />

C. Rừng thu hẹp, vượn người xuống đất <strong>phá</strong>t triển thành Người.<br />

D. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế.<br />

Trang 19


Câu 87. Bảng sau cho thông tin về các kỉ địa chất:<br />

Tên kỉ Sự kiện quan trọng<br />

1. Cambri. a. Phát sinh nhóm linh trưởng.<br />

2. Silua. b. Tuyệt diệt động vật biển.<br />

3. Cacbon. c. Phát sinh chim, thú.<br />

4. Pecmi. d. Bò sát cổ, hạt trần ngự trị.<br />

5. Triat. e. Động vật xương sống đầu tiên, sinh vật di cư lên cạn.<br />

6. Jura. f. Phát sinh ngành động vật.<br />

7. Kreta. g. Xuất hiện thực vật có hoa.<br />

8. Đệ tam. h. Xuất hiện loài người.<br />

9. Đệ tứ. i. Phát sinh bò sát, thực vật có hạt.<br />

Tổ hợp ghép đôi đúng, khi nối các kỉ ở cột A tương ứng với sự kiện quan trọng diễn ra ở cột B:<br />

A. 1 - f, 2 - e, 3 - i, 4 - b, 5 - c, 6 - d, 7 - g, 8 - a, 9 - h.<br />

B. 1 - f, 2 - e, 3 - c, 4 - b, 5 - i, 6 - d, 7 - g, 8 - h, 9 - a.<br />

C. 1 - e, 2 - f, 3 - c, 4 - b, 5 - i, 6 - d, 7 - g, 8 - a, 9 - h.<br />

D. 1 - e, 2 - f, 3 - i, 4 - b, 5 - c, 6 - d, 7 - g, 8 - h, 9 - a.<br />

Câu 88. Cho cây tiến hóa sau:<br />

Phát biểu sai là:<br />

A. Người và tinh tinh là họ hàng gần nhau nhất.<br />

B. Tại điểm U cho thấy người và tinh tinh có chung một tổ tiên.<br />

C. Loài tại đỉnh U chắc chắn phải là loài Người.<br />

D. Loài người hiện đại được tiến hóa trực tiếp từ loài tại đỉnh U.<br />

Câu 89. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?<br />

A. Kết hợp nghiên cứu về hệ thống học sinh học và Cổ sinh vật học giúp vẽ được cây <strong>phá</strong>t sinh chủng<br />

loại.<br />

B. Cằm của Người là một đặc điểm mới xuất hiện gần đây nhất so với các đặc điểm khác trên nhánh<br />

tiến hóa loài Người.<br />

C. Số axit amin trên chuỗi hemogobin của khi Rhêsut khác so với Người là 3.<br />

D. Gorila được xem là loài có họ hàng gần gũi thứ 2 với loài Người.<br />

Câu 90. Trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài Homo sapiens, khẳng định nào sau đây không đúng?<br />

A. Từ Homo erectus đã hình thành nên loài Homo sapiens.<br />

Trang 20


B. Người và các loài vượn người hiện nay chỉ mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung cách đây khoảng 5-<br />

7 triệu <strong>năm</strong>.<br />

C. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là Homo habilis.<br />

D. Homo habilis có thể tích hộp sọ lớn hơn Homo erectus và đã biết dùng lửa.<br />

Câu 91. Dáng đứng thẳng có vai trò quan trọng làm cho loài người có sự khác biệt cơ bản với động vật<br />

là:<br />

A. Hình thành bàn tay con người là cơ quan lao động.<br />

B. Hình thành bàn tay con người là sản phẩm của lao động.<br />

C. Hình thành bàn tay con người là cơ quan thực hiện hoạt động chế tạo công cụ theo mục đích.<br />

D. Hình thành bàn tay con người giúp con người có bộ não có khả năng tư duy.<br />

Câu 92. Yếu tố đóng vai trò chính trong việc giúp con người thoát khỏi trình độ động vật:<br />

A. Dùng lửa.<br />

B. Biết sử dụng công cụ lao động và lao động<br />

C. Có hệ thống tín hiệu thứ hai<br />

D. Chuyển từ đời sống trên cây xuống đất.<br />

Câu 93. Phát biểu nào sau đây là không đúng?<br />

A. Tay người không chỉ là cơ quan mà còn là sản phẩm của quá trình lao động.<br />

B. Lao đông đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.<br />

C. Quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài người bắt đầu từ cuối kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân <strong>Sinh</strong>.<br />

D. Tiếng nói con nguời đã <strong>phá</strong>t sinh từ nhu cầu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lao động.<br />

Câu 94. Khi nói về nhân tố tiến hóa, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng:<br />

A. Ngày nay loài người chỉ chịu tác động của nhân tố xã hội mà không chịu tác động của nhân tố tự<br />

nhiên nữa.<br />

B. Nhờ có nhân tố tự nhiên mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên.<br />

C. Nhờ có nhân tố xã hội mà tuổi thọ của con người ngày càng tăng cao.<br />

D. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người là kết quả của nhân tố xã hội.<br />

Câu 95. Dạng vượn người bắt đầu xuất hiện ở kỉ nào?<br />

A. Đệ tứ. B. Krêta. C. Đệ tam. D. Tân sinh.<br />

Câu 96. Đặc điểm nào sau đây chưa có ở vượn người?<br />

A. Biết dùng cành cây để lấy thức ăn.<br />

B. Đứng thẳng và đi bằng hai chân.<br />

C. Hình dạng và kích thước tương đồng với người.<br />

D. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn.<br />

Câu 97. Khi nói về quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài người, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không chính xác?<br />

A. Cây <strong>phá</strong>t sinh dẫn đến hình thành loài người có rất nhiều cành bị chết.<br />

B. Cây <strong>phá</strong>t sinh dẫn đến hình thành loài người chỉ còn cành duy nhất là người Homo sapiens.<br />

C. Loài <strong>phá</strong>t hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo êrêctus.<br />

D. Trong chi Homo đã <strong>phá</strong>t hiện ra ít nhất 8 loài khác nhau.<br />

Trang 21


Câu 98. Cho sơ đồ <strong>phá</strong>t sinh loài người sau đây:<br />

(1) Người hiện đại là loài nằm ở nhánh cao nhất do đó mà không thể tiến hóa thành loài khác.<br />

(2) Loài người <strong>phá</strong>t sinh qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 nhánh trong hình vẽ.<br />

(3) Ở nhánh thứ 3, người cổ gồm 3 đại diện.<br />

(4) Người vượn ở nhánh thứ 2 là dạng vượn người sống ở đầu kỉ Đệ Tam.<br />

(5) Hiện nay 3 nhánh đầu vần tồn tại do thích nghi được với điều kiện chọn lọc.<br />

(6) Tổ tiên chung của cả 4 nhánh này là một (thuộc lớp Thú).<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng:<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 99. Khi nói về nguồn gốc sự sống, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Tế bào nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.<br />

B. Tế bào nhân sơ xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.<br />

C. Tế bào nhân thực xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa sinh học.<br />

D. Đơn bào nhân thực xuất hiện trước rồi mới tới đa bào nhân thực.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Trôi dạt lục địa giúp <strong>phá</strong>t sinh các loài mới.<br />

(2) Lịch sự Trái đất được chia làm 5 Đại.<br />

(3) Các kỉ được đặt tên theo tên địa phương nơi đầu tiên người ta nghiên cứu lớn đất đá, hoặc theo tên lớp<br />

đất đá.<br />

(4) Sự biến đổi liên tục của Trái Đất kéo theo sự biến đổi của bộ mặt sinh giới.<br />

(5) Sau mỗi lần sáp nhập, chia tách các lục địa đã làm hủy diệt toàn bộ sinh vật sống trước đó.<br />

(6) Ngày nay, hiện tượng trôi dạt lục địa không còn diễn ra nữa.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

A. 2 B. 1 C. 3 D. 0<br />

Trang 22


ĐÁP ÁN<br />

1. B 2. B 3. B 4. D 5. A 6. A 7. B 8. A 9. B <strong>10</strong>. D<br />

<strong>11</strong>. B <strong>12</strong>. C 13. B 14. B 15. A 16. B 17. A 18. C 19. A 20. D<br />

21. A 22. D 23. C 24. B 25. C 26. A 27. A 28. C 29. D 30. A<br />

31. B 32. D 33. D 34. A 35. A 36. D 37. A 38. D 39. D 40. D<br />

41. D 42. B 43. C 44. A 45. C 46. D 47. C 48. D 49. C 50. D<br />

51. A 52. B 53. C 54. A 55. A 56. A 57. D 58. B 59. D 60. C<br />

61. A 62. C 63. D 64. A 65. B 66. C 67. D 68. C 69. D 70. A<br />

71. A 72. C 73. D 74. C 75. D 76. D 77. A 78. C 79. A 80. C<br />

81. D 82. B 83. D 84. D 85. C 86. D 87. A 88. C 89. C 90. D<br />

91. C 92. B 93. C 94. C 95. C 96. B 97. C 98. C 99. B <strong>10</strong>0. A<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

Sự sống trên Trái đất được <strong>phá</strong>t sinh qua 2 giai đoạn: tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học, cụ thể:<br />

- Tiến hóa hóa học: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng<br />

tự nhiên.<br />

- Tiến hóa tiền sinh học: là quá trình hình thành mầm mống sống đầu tiên đánh dấu bằng sự xuất hiện của<br />

tế bào nguyên thủy.<br />

Sự <strong>phá</strong>t triển của sự sống thể hiện qua quá trình tiến hóa sinh học.<br />

Câu 2. Đáp án B<br />

- Năm 1950, Fox và cộng sự tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150°C -<br />

180°C và đã tạo ra được các chuỗi polipeptit ngắn gọi là (prôtêin khô) prôtêin nhiệt.<br />

- A là thí nghiệm của Milơ và Urây.<br />

- C và D là kết quả của quá trình tiến hóa trong tự nhiên không phải là thí nghiệm của Fox.<br />

Nhận xét: thí nghiệm của Milơ và Urây diễn ra sau (1953) nhưng chứng minh cho những sự kiện diễn ra<br />

trước trong lịch sử. Thí nghiệm của Fox và cộng sự diễn ra trước (1950) nhưng chứng minh cho những sự<br />

kiện diễn ra sau trong lịch sử.<br />

Câu 3. Đáp án B<br />

- Câu A sai vì mầm mống sự sống đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học khi mà hình<br />

thành tế bào nguyên thủy đầu tiên có khả năng trao đổi chất và nhân đôi.<br />

- Câu C sai vì trong khí quyển nguyên thủy chưa có hoặc chứa rất ít khí ôxi.<br />

- Câu D sai vì hợp chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp dựa trên nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng<br />

mặt trời, tia tử ngoại, sấm sét...trong giai đoạn tiến hóa hóa học.<br />

Câu 4. Đáp án D<br />

Quá trình hình thành các chất vô cơ là diễn biến trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chưa có sự hình thành<br />

sinh vật nên không có nguồn năng lượng sinh học.<br />

Câu 5. Đáp án A<br />

Người ta đã chứng minh cơ sở vật chất của sự sống chính là prôtêin và axit nuclêic. Vì:<br />

Trang 23


- Prôtêin: là hợp phần chủ yếu cấu tạo nên chất nguyên sinh và là thành phần chức năng cấu tạo của<br />

enzim và hooc<strong>môn</strong>. Ngoài ra prôtêin còn giữ nhiều vai trò quan trọng như điều hòa, chất xúc tác, vận<br />

chuyển...<br />

- Axit nuclêic (có trong ADN và ARN) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, di truyền và tiến<br />

hóa.<br />

Câu 6. Đáp án A<br />

- Tiến hóa hóa học tạo ra từ những chất vô cơ đơn giản nhất, hình thành nên các hợp chất hữu cơ phức<br />

tạp, rồi từ đó mới đến tiến hóa tiền sinh học hình thành nên sự sống đầu tiên, các tế bào sống rồi cuối<br />

cùng mới đến tiến hóa sinh học, tạo ra các cơ thể đa bào và toàn bộ sinh giới.<br />

- “Tiền” diễn tả một ý xảy ra trước, tiến hóa tiền sinh học phải xảy ra trước tiến hóa sinh học, vậy loại B,<br />

C, D.<br />

Câu 7. Đáp án B<br />

Dưới tác động của nhiều nguồn năng lương tự nhiên như hoạt động của núi lửa, bức xạ nhiệt mặt trời, sự<br />

phân rã của các nguyên tố phóng xạ ... mà hợp chất hữu cơ đơn giản nhất được hình thành như<br />

cacbohiđrô, saccarit, lipit...<br />

Câu 8. Đáp án A<br />

- Tiến hóa hóa học: CLTN tác động lên các ADN, ARN, prôtêin, những cấu trúc hữu cơ không đảm bảo<br />

chức năng vẫn bị loại bỏ và phân hủy.<br />

- Tiến hóa tiền sinh học: chọn lọc tự nhiên tác động lên các giọt dầu, các hạt Coaxecva, thông qua những<br />

đợt sóng, những cơn gió <strong>phá</strong> vỡ các cấu trúc của những hạt Coaxecva, chỉ có những hạt nào có cấu trúc<br />

ổn định và thích nghi nhất mới tồn tại.<br />

- Tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội có khi sự sống đã bắt đầu, do đó chọn lọc tự nhiên tác động lên<br />

toàn bộ các loài sinh vật, các thực thể sống.<br />

Câu 9. Đáp án B<br />

- (2) sai vì trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất vô cơ có trước và chất hữu cơ có sau. Do tác động của<br />

nguồn năng lượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, năng lượng mặt trời, sự phân rã của các nguyên tố<br />

phóng xạ nên các nguyên tố nhẹ như C, N, O, H nổi nên trên bề mặt thạch quyển kết hợp thành các hợp<br />

chất vô cơ sau đó là hình thành nên các chất hữu cơ.<br />

- (5) sai vì ngày nay, bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được đại phân tử nhân đôi đầu tiên là<br />

ARN mà không phải ADN. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzim. Trong quá trình tiến hóa<br />

ban đầu, ARN được dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền sau đó chức năng này được chuyển dần<br />

cho ADN, và chức năng làm xúc tác thì chuyển dần cho prôtêin.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án D<br />

Có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:<br />

- Quá trình tiến hóa từ phương thức tổng hợp các chất vô cơ cần một nguồn năng lượng rất lớn, như năng<br />

lượng từ hoạt động địa chất, núi lửa, tia sét,... ngày nay các nguồn năng lượng đó không hoạt động mạnh<br />

như trước, nên hạn chế cho quá trình.<br />

- Oxi là nguyên tố chính gây ra sự phân hủy, chất hữu cơ tạo ra bên ngoài cơ thể ngay lập tức bị oxi hóa<br />

và phân hủy vào trong môi trường.<br />

Đại dương là nơi cho các chất hữu cơ hình thành, tránh được hoạt động của năng lượng mạnh cũng như<br />

lượng oxi dồi dào, tuy nhiên trong lòng đại dương có tồn tại những sinh vật sống và các sinh vật này sử<br />

dụng các chất hữu cơ làm nguồn thức ăn. Hạt coaxecva có tạo ra cũng bị những loài cá ăn mất.<br />

Trang 24


Câu <strong>11</strong>. Đáp án B<br />

- Coaxecva là các hạt nhỏ chứa các chất hữu cơ bên trong, chỉ những hạt nhỏ nào hội đủ các yếu tố như<br />

có màng bán thấm, chứa bên trong là prôtêin, axit nuclêic, có khả năng phân chia, sinh trưởng thì mới<br />

được chọn lọc tự nhiên giữ lại hình thành nên tế bào sơ khai.<br />

- Protobiont là tế bào sơ khai, kết quả của tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên tế bào sơ khai.<br />

- Prokaryote là tế bào nhân sơ, trong giai đoạn tiến hóa sinh học mới có sự xuất hiện của tế bào này.<br />

Eukaryote là tế bào nhân thực, trong giai đoạn tiến hóa sinh học mới có sự xuất hiện của tế bào này.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án C<br />

- Trong khí quyển nguyên thủy hầu như không tồn tại khí oxi, nguyên tố oxi có thể có nhưng phân tử oxi<br />

lại không được tồn tại.<br />

- Nếu có sự tồn tại của oxi thì các quá trình oxi hóa đã xảy ra và phân hủy các hợp chất hữu cơ.<br />

- Nếu có sự tồn tại của oxi thì không phải đợi đến kỷ Silua động vật mới di chuyển lên cạn.<br />

- Nếu có sự tồn tại của oxi thì không có giai đoạn tích lũy oxi khí quyển trong đại nguyên sinh.<br />

Câu 13. Đáp án B<br />

- Trong các dạng người tổ tiên, cần loại trừ Homo neanderthalesis (người Neanđectan) vì không phải tổ<br />

tiên trực tiếp của loài người.<br />

- Chỉ có hai đặc điểm (1) (có đời sống văn hóa và tôn giáo) và (5) (có lồi cằm) là chưa có ở nhóm người<br />

trước đó là Homo erectus.<br />

Câu 14. Đáp án B<br />

B sai, do các quá trình đột biến vẫn thường xuyên xảy ra do đó cấu trúc của ADN không hoàn toàn duy trì<br />

nguyên vẹn qua các thế hệ.<br />

Câu 15. Đáp án A<br />

Chọn các câu (2), (3), (4), (7).<br />

- (2) sai do trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy không có O 2 .<br />

- (3) sai, ARN xuất hiện trước ADN, do không đảm bảo chức năng di truyền ổn định như ADN nên sau<br />

này được thay thể bởi ADN.<br />

- (4) sai, được hình thành trong lòng đại dương.<br />

- (7) sai, quá trình này vẫn còn được tiếp tục, bằng chứng là quá trình hình thành loài vẫn thường xuyên<br />

xảy ra.<br />

Về đại dương là môi trường lý tưởng:<br />

- Đại dương tạo ra một môi trường ổn định và tránh được các tác nhân vật lý, hóa học, những nguồn năng<br />

lượng mạnh tác động tới các chất hữu cơ.<br />

- Rơi vào trong lòng đại dương, nơi có nước bao bọc, prôtêin có một đầu kị nước, một đầu ưa nước, lipit<br />

lại là hợp chất kị nước, do đó tạo điều kiện để 2 loại hợp chất này hợp lại với nhau, bao bọc lấy hợp chất<br />

hữu cơ bên trong hình thành lớp màng bán thấm, để thực hiện trao đổi chất có chọn lọc với môi trường<br />

ngoài.<br />

Câu 16. Đáp án B<br />

Đây là sự kiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học.<br />

Câu 17. Đáp án A<br />

- Thí nghiệm của Miller được thực hiện vào <strong>năm</strong> 1953, khi ông tiến hành phóng tia lửa điện qua hỗn hợp<br />

Trang 25


các chất khí giống như trong điều kiện khí quyển nguyên thủy (H 2 O, H 2 , NH 3 , CH 4 ...) và thí nghiệm đó đã<br />

chứng minh được rằng các chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ bằng con đường hóa<br />

học, kể cả axit amin.<br />

- Câu B, C sai vì hợp chất hữu cơ được hình thành bằng con đường hóa học dưới sự tác động của các<br />

nguồn năng lượng tự nhiên.<br />

- Câu D sai: ngày nay các chất hữu cơ phổ biến không được hình thành bằng con đường hóa học nữa mà<br />

bằng con đường sinh học.<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

- Câu A đúng vì sự xuất hiện của các đại phân tử nhân đôi như ADN, ARN, hay prôtêin chưa đánh dấu sự<br />

sống, sự sống chỉ xuất hiện khi các đại phân tử này có sự tương tác nhất định trong một tế bào còn được<br />

gọi là tế bào nguyên thủy.<br />

- Câu B đúng vì chất hữu cơ đầu tiên được hình thành bằng con đường hóa học dưới sự tác động của các<br />

nguồn năng lượng tự nhiên như sấm sét, hoạt động của núi lửa...<br />

- Câu D đúng vì quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 giai đoạn:<br />

+ Giai đọan 1: hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản.<br />

+ Giai đoạn 2: hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản.<br />

+ Giai đoạn 3: sự hình thành các đại phân tử nhân đôi.<br />

Câu 19. Đáp án A<br />

Axit nuclêic là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các chuỗi nuclêôtit nhằm truyền tải thông tin di<br />

truyền. Có hai loại axit nuclêic là axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN), thông qua quá<br />

trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã để truyền đạt cũng như bảo quản thông tin di truyền cơ sở cho quá<br />

trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.<br />

Câu 20. Đáp án<br />

Về Côaxecva:<br />

- Có khả năng hấp thụ các chất trong dung dịch do có lớp màng bao bọc, đây là lớp màng bán thấm có<br />

tính chọn lọc, có khả năng hấp thụ lẫn đào thải một cách có chọn lọc vật chất hữu cơ, làm cho hạt<br />

Côaxecva có khả năng lớn lên.<br />

- Dưới tác dụng của sóng, các hạt côaxecva có thể bị đánh vỡ ra, xem như là tự phân chia, những hạt nhỏ<br />

này chỉ tồn tại khi chúng được bao quanh bởi màng bán thấm và tiếp tục hấp thụ vật chất, lớn lên, rồi lại<br />

chịu tác động của sóng biển làm phân chia, tiếp tục như vậy cho đến khi chúng hội tụ được những đặc<br />

điểm cần có của tế bào sơ khai:<br />

(1) Trao đổi chất với môi trường ngoài.<br />

(2) Có khả năng phân chia mà không cần tác động của môi trường.<br />

(3) Có sự tương tác lẫn nhau của 2 dạng vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.<br />

Khi hội tụ đủ những đặc điểm trên thì hình thành nên hạt prôtôbiont.<br />

Câu 21. Đáp án A<br />

Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sau khi có sự hình thành các đại phân tử hợp chất hữu cơ như<br />

prôtêin, axit nuclêic, axit amin... trong môi trường nước, chúng tổ hợp lại với nhau. Do có đặc tính kị<br />

nước mà các phân tử lipit sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bán thấm bao bọc bên ngoài, tạo điều kiện<br />

cho chúng tương tác với nhau theo các nguyên tắc lý, hóa. Sự tổ hợp các đại phân tử ấy hình thành các<br />

giọt nhỏ liti (giọt côaxecva) có khả năng nhân đôi, phân chia và lớn lên dưới sự tác động của chọn lọc tự<br />

Trang 26


nhiên dần dần hình thành nên tế bào sơ khai đầu tiên thế hiện mầm mống của sự sống, chọn lọc tự<br />

nhiên vẫn tác động không ngừng.<br />

Câu 22: Đáp án D.<br />

- Khái niệm: Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo dịch chuyển do sự chuyển động<br />

của các <strong>khối</strong> dung nham nóng chảy bên trong lòng đất gây nên một sự biến đổi lớn bề mặt trái đất.<br />

- Hậu quả:<br />

Sự thay đổi một cách mạnh mẽ điều kiện khí hậu dẫn đến sự <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t tán của các sinh vật...<br />

Động đất, sóng thần, sự kiến tạo các <strong>khối</strong> núi (núi lửa) do vậy mà đã gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt của<br />

các sinh vật làm tiền đề để <strong>phá</strong>t sinh mạnh mẽ của các loài mới thích nghi với môi trường mới hơn.<br />

- Kết luận: Sự <strong>phá</strong>t sinh <strong>phá</strong>t triển của sinh giới gắn liền với sự biến đổi của điều kiện khí hậu.<br />

Câu 23: Đáp án C.<br />

Quá trình hình thành tế bào nhân sơ đầu tiên hay còn gọi là cơ thể đơn bào đơn giản đầu tiên được <strong>phá</strong>t<br />

sinh trong giai đọan tiến hóa sinh học. Các tế bào nguyên thủy sau khi được hình thành trong giai đoạn<br />

tiến hóa tiền sinh học sẽ chịu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên cơ sở đột biến gen và chọn lọc môi<br />

trường để hình thành nên cơ thể đơn bào đơn giản đầu tiên.<br />

Câu 24: Đáp án B.<br />

A. Đúng vì: như chúng ta đã biết các cấp tổ chức sống từ phân tử cho đến cấp độ cơ thể đều có khả năng<br />

trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài như khả năng vận động, sinh sản, trao đổi chất theo phương<br />

thức đồng hóa và dị hóa. Đó cũng chính là đặc điểm để phân biệt tổ chức sống với những vật thể vô cơ<br />

như: cái bút, cái máy tính...<br />

B. Sai vì ADN có khả năng nhân đôi nhưng cũng có khả năng bị đột biến nên không thể giữ cấu trúc<br />

nguyên vẹn qua các thể hệ được.<br />

C. Đúng vì sự <strong>phá</strong>t sinh sự sống trải qua 2 giai đoạn:<br />

- Giai đoạn 1: tiến hóa hóa học là sự phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ chứa cacbon:<br />

- C CH CHO CHON<br />

- Giai đoạn 2: các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học là cơ sơ để hình<br />

thành các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.<br />

D. Đúng vì cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nucleic. Do<br />

axit nuclêic có chức năng sinh sản và di truyền, còn prôtêin là hợp phần chủ yếu của rất nhiều hợp chất<br />

tham gia vào các hoạt động sống như enzim và hooc<strong>môn</strong>, ngoài ra prôtêin còn giữ rất nhiều vai trò quan<br />

trọng như điều hòa, xúc tác, vận chuyển....<br />

Câu 25: Đáp án C.<br />

Trong quá trình tiến hóa tiền sinh học, sau khi có sự tổ hợp các hợp chất hữu cơ trong một hệ thống mở<br />

gọi là giọt côaxecva thì lúc này chọn lọc tự nhiên cũng bắt đầu tác động hình thành nên các tế bào dị<br />

dưỡng (không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ) đầu tiên. Sau đó cũng nhờ có chọn lọc tự nhiên mà<br />

hình thành nên diệp lục, từ đó hình thành sinh vật tự dưỡng, mà điển hình là cây xanh (cây xanh sẽ thực<br />

hiện quá trình quang hợp từ CO 2 , H 2 O...) để tạo ra phân tử ôxi tạo tiền đề để tổng hợp ôzôn giúp ngăn cản<br />

tia cực tím, từ đó mà sinh vật di cư từ dưới nước lên cạn.<br />

Câu 26: Đáp án A.<br />

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh được rằng các đơn phân nuclêôic có thể tự tập hợp thành các đoạn<br />

ngắn ARN mà không cần đến enzim, mặt khác trong tế bào ARN cũng có thể đóng trò là chất xúc tác sinh<br />

Trang 27


học như enzim (gọi là ribôzim). Về sau chức năng này chuyển dần cho prôtêin.<br />

Câu 27: Đáp án A.<br />

Nhận thấy có phương án A, D cùng định nghĩa về hóa thạch, nên có thể một trong 2 phương án sai, ta có<br />

thể xem xét 2 phương án này trước.<br />

- Hóa thạch là di tích sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất sau khi chết đi, chứ không phải là sự<br />

hóa đá của xác sinh vật.<br />

Ta có thể hiểu như sau: sau khi sinh vật chết thì phần mềm như các lớp thịt, mô... sẽ bị phân hủy hết, sau<br />

cùng chỉ còn lại xương bao lấy các khoang trống. Dưới các lớp đất đá các khoang trống này sẽ được lấp<br />

đầy bằng silic ôxit kết quả đúc thành các bộ phận như sinh vật trước khi chết.<br />

- B đúng vì: Bên cạnh những hóa thạch hóa đá, còn có những hóa thạch được giữ nguyên trong tảng băng<br />

hà như xác voi ma mút hay xác sâu bọ được giữ nguyên hình dạng, màu sắc trong nhựa hổ <strong>phá</strong>ch.<br />

- C đúng vì bằng các phương <strong>phá</strong>p địa tầng học, đo thời gian phóng xạ của các nguyên tố người ta có thể<br />

đo được tuổi của hóa thạch và đó cũng chính là tuổi của lớp đất đá của nó.<br />

Câu 28: Đáp án C.<br />

Chọn các câu (1), (2), (6).<br />

(3) sai, sai sót dưới <strong>10</strong>%.<br />

(4) sai, người ta sử dụng C 14 và U 238 .<br />

(5) sai, hóa thạch là bằng chứng trực tiếp, gián tiếp là: bằng chứng sinh học phân tử, sinh học tế bào, địa<br />

lý sinh học, giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh.<br />

Câu 29: Đáp án D.<br />

Mỗi khi có động đất là các mảng kiến tạo đang di chuyển, nếu quá trình kéo dài có thể làm phân bố lại<br />

các đại lục địa.<br />

Câu 30: Đáp án A.<br />

Nhắc lại về hóa thạch: Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất<br />

đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ <strong>phá</strong>ch.<br />

- Ý (1) không phải vì xác vị vua không được giữ trong lớp đất đá, mặt khác xác của vị vua được bảo quản<br />

trong kim tự tháp dưới tác động của bàn tay con người, không có yếu tố tự nhiên không phải hóa<br />

thạch.<br />

- Ý (4): vật dụng của người cổ đại là công cụ lao động chứ không phải là di tích của sinh vật.<br />

Câu 31: Đáp án B.<br />

- (2) sai vì để xác định tuổi của lớp đất đá tưcmg đối mới người ta thường đo chu kì bán rã của C 14 vì nó<br />

có chu kì bán rã khoảng 5730 <strong>năm</strong> trong khi đó của U 238 lại là 4,5 tỉ <strong>năm</strong>.<br />

- Cần phải chú ý xem khi xác định độ tuổi của hóa thạch thì xác định độ tuổi tương đối hay là độ tuổi<br />

tuyệt đối vì tùy vào mục đích khác nhau mà người ta sử dụng theo phương <strong>phá</strong>p khác nhau. Cụ thể:<br />

Tiêu chí Xác định tuổi tương đối Xác định tuổi tuyệt đối<br />

Mục đích Xác định tuổi sơ bộ Xác định tuổi cụ thể<br />

Căn cứ<br />

Sự lắng đọng của các lớp trầm tích phủ<br />

lên nhau. Nếu như lớp trầm tích ở độ sâu<br />

thì tuổi hóa thạch càng cao và ngược lại<br />

Sử dụng cacbon 14 để xác đinh hóa<br />

thạch non Sử dụng urani 238 để xác<br />

định hóa thạch già<br />

Trang 28


Phương <strong>phá</strong>p<br />

Sai số<br />

Xác định thời gian lắng đọng của các lóp<br />

trầm tích phủ nên nhau từ nông đến sâu<br />

Sai số lớn, kết quả không chính xác<br />

Xác định thời gian bán rã của các<br />

chất phóng xạ<br />

Sai số nhỏ, sai số nhỏ dưới <strong>10</strong>%, kết<br />

quả chính xác<br />

Chú ý: Các nhà cổ sinh vât học đã tìm thấy hóa thạch của động vật cổ biến ở gần thành phố Lạng Sơn<br />

điều đó chứng tỏ xưa kia vùng này từng là biển.<br />

Câu 32: Đáp án D<br />

Do đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch và trong lớp đất đá chứa hóa thạch. Có khả năng phân rã một<br />

cách đều đặn và không phụ thuộc vào môi trường nên người ta sử dụng chúng để xác định tuổi của hóa<br />

thạch.<br />

Câu 33: Đáp án D.<br />

- Gồm 5 đại: Thái Cổ, Nguyên <strong>Sinh</strong>, Cổ <strong>Sinh</strong>, Trung <strong>Sinh</strong>, Tân <strong>Sinh</strong>.<br />

- Gồm <strong>11</strong> kỉ: Cambri, Ôcđôvic, Silua, Đêvôn, Cacbon, Pecmi, Triât, Jura, Kreta, Đệ Tam, Đệ Tứ.<br />

Câu 34. Đáp án A<br />

Khi nói đến bất cứ một kỉ nào thì ta cần nhớ một số ý chính sau:<br />

(1) Xuất hiện vào khoảng thời gian nào?<br />

(2) Đặc điểm khí hậu địa chất như thế nào?<br />

(3) Những sinh vật điển hình ở kỉ này ra sao?<br />

- Phát sinh loài nào?<br />

- Phân hóa những loài nào?<br />

- Phát triển cực thịnh của sinh vật.<br />

- Tuyệt diệt.<br />

Tương tự như vậy ta thấy một số đặc điểm của kỉ Cambri như sau:<br />

(1) Xuất hiện: cách đây 542 triệu <strong>năm</strong>.<br />

(2) Khí hậu, địa chất: khí quyển có nhiều CO 2 , phân bố lục địa khác xa bây giờ.<br />

(3) <strong>Sinh</strong> vật điển hình:<br />

Phát sinh: các ngành động vật với đầy đủ các đại diện của ngành động vật không xương sống.<br />

Phân hóa: tảo.<br />

Như vậy: về địa chất, khí hậu khác xa bây giờ, do đó mà hệ động vật cũng khác xa bây giờ.<br />

Câu 35: Đáp án A.<br />

Vào kỷ Silua:<br />

- Hình thành lục địa.<br />

- Mực nước biển dâng cao.<br />

- Khí hậu nóng ẩm.<br />

- Động vật lên cạn.<br />

- Cây có mạch.<br />

Câu 36: Đáp án D.<br />

Có 2 lần băng hà trong lịch sử mà sách giáo khoa đề cập đến, lần đầu tiên vào kỷ Ocđôvic, lần thứ 2 vào<br />

kỷ Pecmi.<br />

Câu 37: Đáp án A.<br />

Trang 29


Chỉ có (1) xuất hiện trong đại nguyên sinh.<br />

(2) xuất hiện trong đại Thái Cổ.<br />

(3) (4) (6) xuất hiện ở đại Cổ <strong>Sinh</strong>.<br />

(5) (7) (8) xuất hiện ở đại Trung <strong>Sinh</strong>.<br />

Câu 38: Đáp án D.<br />

- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về sự <strong>phá</strong>t triển của sinh giới.<br />

- Nghiên cứu hóa thạch:<br />

+ Suy đoán được tuổi của hóa thạch, của lớp đất đá chứa chúng bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ.<br />

+ Suy đoán được lịch sử của quá trình <strong>phá</strong>t triển, biết được khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm của vùng đất đó, ví<br />

dụ như nhận thấy xuất hiện nhiều hóa thạch rêu, nấm, thì vùng đất đó có độ ẩm cao.<br />

+ Hóa thạch cũng mở ra một chuỗi thức ăn trong giai đoạn đó, có khả năng tái hiện lịch sử của lóp vỏ trái<br />

đất lúc đó.<br />

Câu 39: Đáp án D.<br />

Người ta đặt tên cho các kỉ dựa vào tên của loại đá điển hình cho lớp đất đá nghiên cứu thời kì đó, ngoài<br />

ra còn dựa vào tên địa phương mà ở đó lần đầu tiên người ta tiến hành nghiên cứu.<br />

+ Câu (3) sai vì sự <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển của sinh giới luôn diễn ra nhanh hơn sự biến đổi chậm chạp của<br />

điều kiện khí hậụ.<br />

+ Câu (4) sai vì khi Trái Đất mới được hình thành, sự sống chưa được hình thành, ban đầu chỉ là sự hình<br />

thành các hợp chất đơn giản, sau đó là các đại phân tử nhân đôi (ARN, ADN) tuy nhiên sự sống chỉ bắt<br />

đầu khi các đại phân tử nhân đôi này có sự tương tác với môi trường bên ngoài trong một hệ hoàn chỉnh -<br />

giọt côaxecva.<br />

+ Câu (5) sai, sau khi điều kiện khí hậu địa chất thay đổi mạnh mẽ, đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt<br />

của các loài sinh vật đồng thời cũng là điều kiện dẫn đến <strong>phá</strong>t sinh các loài sinh vật mới có các đặc điểm<br />

mới khác xa với tổ tiên ban đầu của chúng.<br />

Câu 40: Đáp án D.<br />

Mọi sự kiện đều đúng.<br />

Về bảng đại địa chất thì thật sự rất khó học, không chỉ là sinh vật <strong>phá</strong>t sinh và còn là điều kiện tự nhiên và<br />

khí hậu của mỗi kỷ như thế nào. Cách học của mình là tìm ra sự liên kết giữa điều kiện tự nhiên, tên mỗi<br />

kỷ và sự kiện trong kỷ.<br />

Ví dụ nhé:<br />

- Kỉ Cacbon (Than đá), có sự xuất hiện của hạt trần, dương xỉ <strong>phá</strong>t triển mạnh, lưỡng cư ngự trị và <strong>phá</strong>t<br />

sinh bò sát. Điều ta thấy liên kết là than đá màu đen, hạt của các cây cũng màu đen, dương xi cũng đen,<br />

một cách đơn giản để liên kết các sự kiện với nhau.<br />

- Kỉ Kreta (Phấn trắng) có sự xuất hiện của thực vật có hoa, có hoa thì có hạt phấn, vậy nên xuất hiện vào<br />

kỷ Phần trắng.<br />

- Kỉ Jura có sự hưng thịnh của bò sát cổ, chắc ai cũng nghe qua “công viên kỷ Jura” rồi, một trong những<br />

cách để nhớ.<br />

- Hãy tìm mọi cách để ghi nhớ, những cái càng quen thuộc thì càng dễ nhớ.<br />

- Bảng đại địa chất nên học từ dưới lên theo trình tự <strong>phá</strong>t sinh phân hóa hưng thịnh (ngự trị) suy<br />

vong (với một số loài).<br />

Câu 41: Đáp án D.<br />

Dương xỉ <strong>phá</strong>t triển mạnh ở kỉ Cacbon, đại Cổ sinh, không phải kỉ Pecmi.<br />

Câu 42: Đáp án B.<br />

A. Sự xuất hiện sự sống nguyên thủy: đại Thái cổ.<br />

Trang 30


B. Ở đại Cổ sinh (cụ thể là ki Silua) diễn ra sự kiện đánh dấu sự <strong>phá</strong>t triển quan trọng của sinh giới đó là<br />

sự tiến lên cạn của các loài động vật, thực vật do vào thời kì đó nước biển dâng, hình thành lục địa và<br />

tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại là cơ sở để có sự di cư nên cạn.<br />

C. Sự <strong>phá</strong>t triển của thực vật hạt kín và sâu bọ: đại Tân sinh.<br />

D. Sự <strong>phá</strong>t triển hưng thịnh của thực vật hạt trần và bò sát: đại Trung sinh.<br />

Câu 43: Đáp án C.<br />

- Với kiểu ra đề trắc nghiệm hiện nay, việc dựa vào đáp án đôi khi sẽ giúp ta tiết kiệm được nhiều thời<br />

gian hơn.<br />

- Nhìn vào đáp án có thể thấy phương án A, C, D đều bắt đầu bằng kỉ Cambri và kết thúc bằng kỉ Pecmi,<br />

rất có thể một trong 3 pương án có thể là đáp án. Ta sẽ kiểm tra ba phương án này trước.<br />

Câu 44: Đáp án A.<br />

Câu B mực nước biển giảm, khí hậu khô: kỉ Ôcđôvic.<br />

Câu C phân hóa tảo: kỉ Cambri.<br />

Câu D bắt đầu xuất hiện bò sát: kỉ Cacbon.<br />

Câu 45: Đáp án C.<br />

Câu A: phân hóa bò sát cổ, <strong>phá</strong>t sinh chim và thú: kỉ Tam Điệp.<br />

Câu B: thực vật hạt kín xuất hiện, động vật có vú tiến hóa: kỉ Phần trắng.<br />

Câu D: phân hóa cá xương, <strong>phá</strong>t sinh lưỡng cư và côn trùng: kỉ Đêvôn.<br />

Câu 46: Đáp án D.<br />

Vượn người có cột sống hình chữ C, người có cột sống hình chữ S, với 2 khúc cong, 2 điểm uốn làm<br />

giảm áp lực đè nén trong quá trình “treo” nội tạng và quá trình di chuyển của cơ thể.<br />

Câu 47: Đáp án C.<br />

- Chọn các câu (2), (3), (5), (6).<br />

1. Sai, xương chậu của người lớn hơn xương chậu của vượn người, do dáng đi đúng thẳng, áp lực dồn vào<br />

trọng tâm bên dưới, nên xương chậu phải to để đỡ cho phần trọng lực đó, vượn người có dáng đi khom,<br />

nên trọng lực dồn vào 2 tay trước, xương chậu nhỏ hơn.<br />

2. Đúng.<br />

3. Đúng, do nhu cầu giao tiếp, ban đầu bằng những âm thanh như la, tru giống với loài động vật, tiếp theo<br />

là sự ra đời của tiếng nói, hoạt động cằm là nơi bám của các cơ lưỡi nên tiếng nói càng <strong>phá</strong>t hiển thì cằm<br />

càng lồi ra.<br />

4. Sai, vượn người ăn những thức ăn thô, cứng, ăn thực vật, nên có bộ răng thô, răng nanh <strong>phá</strong>t triển,<br />

xương hàm to, góc quai hàm lớn, còn người đã biết sử dụng lửa để làm chín, nên bộ răng đã bớt thô.<br />

5. Đúng, giữa kỷ thứ ba, băng hà tràn xuống phía nam, diện tích rừng bị thu hẹp, vượn người bắt buộc<br />

phải thay đổi lối sống trên cây xuống dưới đất. Càng tiến tới nơi trống trải, dáng đi càng được cải thiện, từ<br />

leo trèo, sang đứng thẳng và giải phóng 2 chi trước.<br />

6. Đúng, do nhu cầu giao tiếp và lao động tập thể nên tiếng nói ra đời, não bộ của người có khả năng phản<br />

ánh khách quan thực tại dưới dạng trừu tượng, hình thành nên ý thức.<br />

7. Sai, do dáng đứng làm nên sự thay đổi này, lồng ngực của người rộng trái phải, hẹp trước sau, còn lồng<br />

ngực của vượn người rộng trước sau và hẹp trái phải.<br />

Câu 48: Đáp án D.<br />

Lịch sử trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài người đi theo thứ tự: Homo Habilis Homo Erectus Homo<br />

Neanderthanlensis Homo Sapiens.<br />

Lưu ý sơ đồ trên chỉ là trình tự xuất hiện trước sau, không phản ánh đến nguồn gốc của các loài.<br />

Câu 49: Đáp án C.<br />

Trang 31


Tiến hóa xã hội diễn ra nhanh hơn tiến hóa sinh học, hãy thử tưởng tượng một vùng nông thôn trong thời<br />

đại hiện đại hóa, chỉ cần một hay hai <strong>năm</strong> thì đã có nhiều sự thay đổi, hình thành nên nhiều cái mới, tiến<br />

bộ và văn minh hơn, trong khi quá trình hình thành một loài có thể xảy ra trong một thời gian rất dài, trải<br />

qua nhiều dạng trung gian.<br />

- A đúng, do chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên loài, tiến hóa xã hội có vai trò phần nào làm giảm tác<br />

động của chọn lọc tự nhiên lên con người.<br />

- B đúng, tiến hóa xã hội ra những thành tựu mới ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sự<br />

<strong>phá</strong>t triển của xã hội.<br />

- D đúng, do các hoạt động xã hội như nhu cầu giao tiếp, trao đổi, hoạt động nhóm, truyền thụ kinh<br />

nghiệm làm cho bộ máy <strong>phá</strong>t âm ngày càng hoàn thiện và hình thành tiếng nói, đồng thời kích thích sự<br />

<strong>phá</strong>t triển của não bộ và của các cơ quan cảm giác, do đó con người là sản phẩm cũa tiến hóa xã hội.<br />

Câu 50: Đáp án D.<br />

Quá trình <strong>phá</strong>t sinh, <strong>phá</strong>t triển loài người được chia ra làm 4 giai đoạn chính:<br />

Vượn người hóa thạch. Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Châu Phi, sống cách đây 18 triệu <strong>năm</strong>.<br />

Người tối cổ (người vượn hóa thạch), hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Nam Phi <strong>năm</strong> 1924, sống cách<br />

đây 2 - 8 triệu <strong>năm</strong>.<br />

Giai đọan người cổ Homo: người cổ Homo thuộc chi Homo đã tuyệt diệt cách đây 35000 <strong>năm</strong>-2 triệu<br />

<strong>năm</strong>. Gồm có Homo Habilis, Homo Erectus, Homo Nêanderthalensis<br />

Người hiện đại: Homo sapiens.<br />

Câu 51: Đáp án A.<br />

Chọn (3), (4).<br />

Câu (1) sai vì người H. Nêanderthalensis mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-<strong>10</strong>0 người<br />

chưa có đời sống bộ lạc.<br />

Câu (2) sai vì người Nêanderthalensis mới chỉ bước đầu có nối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người<br />

hiện đại Homo Sapiens mới có nền văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.<br />

Câu 52: Đáp án B.<br />

- Với hình thức trắc nghiệm hiện nay đôi khi việc dựa vào đáp án để loại trừ 3 phương án, lại tỏ ra hiệu<br />

quả hơn với việc tìm ra một phương án chính xác:<br />

- Ta có thể suy luận ngay một chút cũng có thể hiểu được sơ bộ về sự tiến hóa của loài người từ mặt cấu<br />

tạo cho đến lối sống và sinh hoạt.<br />

Cụ thể:<br />

- Mặt cấu tạo: Ngày càng hoàn thiện dần về mặt cơ quan cũng như hình dạng: Tầm vóc cao lớn dần, đi<br />

thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, răng xương hàm bớt thô, xuất hiện lồi cằm, xương vành mày<br />

biến mất.<br />

- <strong>Công</strong> cụ lao động: <strong>Công</strong> cụ lao động ngày càng phức tạp, đem lại hiệu quả cao hơn, ví dụ như từ việc<br />

chỉ dùng gậy, đá để san bắt hái lượm dần dần đã chế tạo được lao có ngạnh, kim, móc câu bằng xương,<br />

búa...<br />

Đời sống xã hội ngày càng phức tạp: từ việc chỉ sống theo bầy đàn dần dần sống theo thị tộc, bộ lạc...<br />

Câu 53: Đáp án C.<br />

Chọn các đáp án (1), (2), (3), (4), (6).<br />

Những bằng chứng cho thấy loài người và vượn người có chung nguồn gốc là những điểm giống nhau<br />

hay tương tự nhau trong cấu trúc, sinh lý của 2 loài.<br />

Trang 32


Câu 54: Đáp án A.<br />

- 1 sai vì đột biến không thể làm tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột và nhanh<br />

chóng chỉ sau vài thế hệ như vậy. Làm thay đổi thành phần kiểu gen một cách đột ngột là do yếu tố ngẫu<br />

nhiên.<br />

- 2 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách đột ngột và<br />

không theo một hướng xác định.<br />

- 3 sai vì:<br />

aa = 0,04 vô sinh.<br />

AA = 0,64; Aa = 0,32 sinh sản được Tần số alen lúc này<br />

0,8 0,16 5 1<br />

A : a A : a<br />

0,8 0,16 0,8 0,16 6 6<br />

F 3 có thành phần kiểu gen:<br />

2 2<br />

5 5 1 1 <br />

AA: 2. . Aa : aa<br />

6 6 6 6 <br />

4 đúng vì A 0,64 0,8<br />

25 <strong>10</strong> 1<br />

AA : Aa : aa<br />

36 36 36<br />

Câu 55: Đáp án A.<br />

Hệ thống tín hiệu thứ 2 có thể được hiểu đơn giản là tiếng nói và chữ viết, ban đầu vượn người chỉ gọi<br />

nhau bằng các tiếng la, tru... sau dần do .sự thay đổi môi trường sống cũng như phương thức lao động<br />

<strong>phá</strong>t sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm mà đã hình thành nên hệ thống âm thanh tách bạch (tiếng nói),<br />

chữ viết. Bên cạnh đó, khi não bộ ngày càng <strong>phá</strong>t triển thì ý thức xuất hiện, tư duy ngày càng nâng cao<br />

dần. Động vật không có khả năng này.<br />

Câu 56: Đáp án A.<br />

Tinh tinh được coi là có họ hàng gần gũi nhất với người vì theo nghiên cứu về ADN và prôtêin thấy tinh<br />

tinh có tới 97,6% số cặp nuclêôtit giống của người, trong khi các loài khác đều ít hơn.<br />

Câu 57: Đáp án D.<br />

Cằm là nơi bám của các cơ lưỡi, sự chuyển động của lưỡi tạo nên âm tiết làm cho cằm càng lồi ra.<br />

- A, xương hàm bé là quá trình thoái hóa đi, do nguồn thức ăn không còn thô và cứng như trước, không<br />

còn việc phải sử dụng hàm với lực mạnh để nghiền nát thức ăn cứng.<br />

- B, con người đã biết sử dụng lửa nên việc răng nanh nhỏ cũng là do thoái hóa, độ dai của thịt không còn<br />

như trước, đồng thời cũng có các công cụ khác để xé thịt, răng nanh bị giảm đi chức năng.<br />

- C, góc quai hàm nhỏ cũng do thoái hóa vì nguồn thức ăn không còn như trước, góc quai hàm càng lớn<br />

thì hàm mở càng rộng và càng tạo ra lực lớn để cắn, nghiền thức ăn.<br />

Câu 58: Đáp án B.<br />

Dáng đi khom của loài phải có điểm tựa là 2 chi trước, dáng đứng thẳng dồn hoàn toàn trọng tâm vào bên<br />

dưới, kéo theo hàng loạt những biến đổi về cấu tạo và hình thái trên cơ thể vượn người (cột sống, lồng<br />

ngực, chậu hông, ...) nhưng hệ quả quan trọng nhất là giải phóng 2 chi trước khỏi việc vận chuyển cơ thể,<br />

thuận lợi cho việc cầm nắm, chế tác công cụ. Trải qua hàng vạn <strong>năm</strong> dưới tác động của qua trình lao động<br />

làm cho bản tay ngày càng hoàn thiện chức năng.<br />

Câu 59: Đáp án D.<br />

Để thiết lập được cây <strong>phá</strong>t sinh chủng loại người ta đã dựa vào mức độ tương đồng của nhiều đặc điểm<br />

như: đặc điểm chung về hình thái, giải phẫu cũng như sinh lý... nhưng người ta dựa vào chủ yếu là những<br />

đặc điểm chung về ADN và prôtêin (bằng chứng sinh học phân tử), mức độ tương đồng về thành phần<br />

ADN cũng như prôtêin càng nhiều thì chúng có quan hệ càng gần gũi.<br />

Trang 33


Câu 60: Đáp án C.<br />

A. Sai vì loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là H. Habilis (người khéo léo) sau đó tiến hóa thành<br />

nhiều loài khác trong đó có H. Erectus (người đứng thẳng).<br />

B. Trong chi Homo có rất nhiều loài như: H. habilis, H. erectus, H. Nêadnerthalensis, H. sapiens...<br />

C. Dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và NST Y của người cùng nhiều bằng chứng hóa thạch khác đã<br />

ủng hộ quan điểm cho rằng loài người sinh ra ở Châu Phi rồi <strong>phá</strong>t tán sang các châu lục khác.<br />

D. Loài vượn người ngày nay và người có chung nguồn gốc và tiến hóa theo 2 hướng khác nhau chứ<br />

không phải vượn người là tổ tiên của người.<br />

Câu 61: Đáp án A.<br />

Chọn các câu (a) và (b).<br />

1. Người khéo léo.<br />

2. Người đứng thẳng.<br />

3. Người hiện đại.<br />

Dựa vào đặc điểm của những loài người này mà ta có thể dễ dàng trả lời được các câu trên.<br />

Câu 62: Đáp án C.<br />

Vượn người ngày nay không thể tiến hóa thành loài nào khác vì:<br />

- Điều kiện lịch sự hình thành trái đất đã trải qua.<br />

- Vượn người ngày nay đã quá thích nghi với lối sống leo trèo.<br />

Câu 63: Đáp án D.<br />

A. Sai, cấu tạo của các cơ quan hay hệ gen của con người vẫn luôn tồn tại những biến đổi, là những đột<br />

biến xảy ra thường xuyên, có thể làm cho chúng phức tạp hơn, tinh vi hơn.<br />

B. Sai, sự thích nghi có tính tương đối, có thể thích nghi tốt trong môi trường này nhưng lại kém thích<br />

nghi trong môi trường khác.<br />

C. Sai, chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên mọi sinh vật sống.<br />

D. Đúng, sự ra đời của tiến hóa xã hội làm cho con người thoát khỏi sự phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự<br />

nhiên và môi trường, điều dó làm giảm tác động của các quy luật sinh học tới con người, con người có thể<br />

chủ động tác động để thay đổi ngoại cảnh.<br />

Câu 64: Đáp án A.<br />

Về 2 quan niệm nói về sự địa điểm <strong>phá</strong>t sinh loài người, ta nhớ những ý căn bản sau:<br />

- Có 2 học <strong>thuyết</strong>, <strong>thuyết</strong> đơn nguồn (<strong>thuyết</strong> ra đi từ châu Phi) và <strong>thuyết</strong> đa nguồn, (<strong>thuyết</strong> ngoài châu Phi)<br />

+ Thuyết đơn nguồn: Homo Erectus được tiến hóa thành Homo Sapiens sau đó <strong>phá</strong>n tán sang các châu lục<br />

khác, học <strong>thuyết</strong> này được nhiều người ủng hộ.<br />

+ Thuyết đa nguồn: Homo Erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau,<br />

Homo Erectus tiến hóa thành Homo Sapiens, học <strong>thuyết</strong> này được ít người ủng hộ hơn và được xem như<br />

nền của quan niệm phân biệt chủng tộc.<br />

Nhận xét: Câu B và C hoàn toàn giống nhau, chỉ đảo lại cách nói, vậy loại nhanh B và C.<br />

Câu 65: Đáp án B.<br />

- Chọn câu (5) và (1).<br />

(5) sai, người hiện đại có một nền văn hóa phức tạp.<br />

(1) sai, vượn người hóa thạch chưa có dáng đứng thẳng.<br />

- Một số điểm cần lưu ý:<br />

+ Vượn người hóa thạch: hóa thạch được tìm thấy ở Châu Phi.<br />

+ Người vượn hóa thạch: Chuyển từ đời sống trên cây xuống ở mặt đất.<br />

+ Người khéo léo: có dáng đứng thẳng, biết chế tác công cụ.<br />

Trang 34


+ Người đứng thẳng: biết sử dụng lửa.<br />

+ Homo Neadnerthalensis: chế tạo công cụ tinh xảo hơn và có đời sống văn hóa, có tiếng nói.<br />

Câu 66: Đáp án C.<br />

- Chọn các câu (1) (2) (4) (6) (7).<br />

Người: ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ...<br />

Tinh tinh: ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ...<br />

Grorila: ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ...<br />

Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ...<br />

Những nuclêôtit được bôi đen chỉ sự sai khác cần cho những câu hỏi của bài toán.<br />

- Nhận xét: cần xác định rõ các bộ 3, để tránh sự nhầm lẫn, trong nội bộ 1 bộ 3 khi bị thay cặp, nếu không<br />

phải là bộ 3 kết thúc thì vẫn được mã hóa ra axit amin, do đó, dù cho khác nhau 5 hay 6 nuclêôtit hên<br />

đoạn gen, nhung số lượng axit amin bị thay đổi chỉ có tối đa 3 hay 4.<br />

Câu 67: Đáp án D.<br />

- Do thoát khỏi được các quy luật di truyền thông thường, gen trên NST và gen thuộc vùng không tương<br />

đồng trên Y di truyền theo những cách hoàn toàn khác.<br />

- Gen ti thể chỉ di truyền theo dòng mẹ, gen thuộc vùng không tương đồng của Y chỉ biểu hiện ở giới dị<br />

giao nên mọi loại đột biến dù trội hay lặn đều được biểu hiện thành kiểu hình.<br />

Câu 68: Đáp án C.<br />

Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống di chuyển chuyển bằng 2 chân trên mặt đất đã giải phóng chi<br />

trước, hình thành bàn tay giúp chế tạo công cụ có mục đích. Việc chế tạo công cụ lao động theo mục đích<br />

nhất định đảm bảo sự sinh tồn <strong>phá</strong>t triển, làm chủ thiên nhiên. Bằng công cụ lao động con người tác động<br />

được vào thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh... là những điểm khác nhau cơ bản giữa con người và động vật.<br />

Câu 69: Đáp án D.<br />

- Bên cạnh những điểm giống nhau về cấu tạo sinh lý, quá trình <strong>phá</strong>t triển phôi thai... người và vượn<br />

người cũng có một số điểm khác nhau cơ bản về mặt cấu tạo.<br />

- Bảng tổng quát sự khác nhau về mặt cấu tạo giữa người và vượn người:<br />

Người<br />

Hộp sọ lớn hơn so với mặt, không có xương vành mày,<br />

trán dô và cao, răng nanh bớt thô và nhỏ dần. có nồi<br />

cằm, xương hàm dưới không <strong>phá</strong>t triển<br />

Tay ngắn hơn chân, ngón tay cái <strong>phá</strong>t triển, việc cầm<br />

nắm, cử động đã dễ dàng hơn nhiều.<br />

Não to hơn, nhiều nếp nhăn, bán cầu đại não có nhiều<br />

vùng mới.<br />

Dáng đúng thẳng, cột sống hình chữ s, xương chậu to ra<br />

giúp nâng đỡ cơ thể<br />

Vượn người<br />

Mặt lớn hơn so với hộp sọ, có xương vành<br />

mày, trán thấp, răng nanh <strong>phá</strong>t triển, không<br />

có nồi cằm, xương hàm dưới <strong>phá</strong>t triển.<br />

Tay dài hơn chân, ngón tay cái không <strong>phá</strong>t<br />

triển, cử động khó khăn<br />

Não chưa <strong>phá</strong>t triển, ít nếp nhăn, bán cầu<br />

đại não ít vùng mới<br />

Dáng đứng khom, cột sống hơi cong ngang<br />

thắt lung, xương chậu hẹp<br />

Có hệ thống tín hiệu số 2 và tư duy Chưa có hệ thống tín hiệu số 2<br />

- Dựa vào bảng trên ta có thể thấy về mặt cấu tạo thì sự <strong>phá</strong>t triển về kích thước não là cơ bản nhất cho<br />

thấy sự khác nhau giữa người và vượn người. Sự tăng dần về mặt kích thước não bộ (từ 450 cm 3 tăng lên<br />

1350 cm 3 ở người hiện đại) làm tăng khả năng tư duy, ngôn ngữ và tiếng nói - điểm khác nhau rõ nét nhất<br />

Trang 35


giữa người và vượn người.<br />

Câu 70: Đáp án A.<br />

- A đúng vì những biến đổi trên cơ thể vượn người hóa thạch (đi bằng 2 chân...) cũng như của người<br />

cổ(biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bộ não <strong>phá</strong>t triển...) là kết quả của quá trình tích lũy các biến<br />

dị và quá trình chọn lọc tự nhiên (nhân tố sinh học)<br />

- B sai vì ngày nay nhân tố tự nhiên vẫn còn tác động đến đời sống con người tuy nhiên không mạnh mẽ,<br />

thay vào đó là nhân tố xã hội ngày càng có vai trò quyết định hơn.<br />

- C sai vì về mặt cấu tạo con người đã dần hoàn thiện hơn giúp thích nghi ở mức tối đa nhất với môi<br />

trường sống nhưng chưa phải là tiến hóa ở mức siêu đẳng, hoàn thiện nhất.<br />

- D sai vì bên cạnh sự tác động tích cực đến đời sống con người thì các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội<br />

cũng tác động xấu đến con người như:<br />

+ Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên suy thoái<br />

+ Dịch bệnh, tệ nạn xã hội, chiến tranh...<br />

Câu 71: Đáp án A.<br />

- Chọn các câu (2), (3), (4), (7).<br />

(2) sai do trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy không có<br />

(3) sai, ARN xuất hiện trước ADN, do không đảm bảo chức năng di truyền ổn định như ADN nên sau này<br />

được thay thể bởi ADN.<br />

(4) sai, được hình thành trong lòng đại dương.<br />

(7) sai, quá trình này vẫn còn được tiếp tục, bằng chứng là quá trình hình thành loài vẫn thường xuyên<br />

xảy ra.<br />

- Về đại dương là môi trường lý tưởng:<br />

+ Đại dương tạo ra một môi trường ổn định và tránh được các tác nhân vật lý, hóa học, những nguồn năng<br />

lượng mạnh tác động tới các chất hữu cơ.<br />

+ Rơi vào trong lòng đại dương, nơi có nước bao bọc, prôtêin có một đầu kị nước, một đầu ưa nước, lipit<br />

lại là hợp chất kị nước, do đó tạo điều kiện để 2 loại hợp chất này hợp lại với nhau, bao bọc lấy hợp chất<br />

hữu cơ bên trong hình thành lớp màng bán thấm, để thực hiện trao đổi chất có chọn lọc với môi trường<br />

ngoài.<br />

Câu 72: Đáp án C.<br />

Quá trình <strong>phá</strong>t sinh và <strong>phá</strong>t triển sự sống gắn liền với sự phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các nguyên<br />

tố C, H, N...<br />

Quá trình tiến hóa học được chia làm 3 giai đoạn nhỏ:<br />

1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản: cacbonhidrô (C, H), saccarit, lipit (C, H, O), axit amin, nuclêôtit<br />

(C, H, O, N).<br />

2. Hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản: axit amin, nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên<br />

chất trùng hợp prôtêin, axit nuclêic.<br />

3. Hình thành đại phân tử nhân đôi: ARN hình thành trước, rồi sau đó mới đến ADN.<br />

Câu 73: Đáp án D.<br />

Khi các đại phân tử như lipit, gluxit, axit nuclêic, prôtêin ... xuất hiện trong môi trường nước chúng tập<br />

hợp thành những phức hệ khác nhau (gọi là giọt coaxecva). Các phức hệ mang dấu hiệu hiện tượng trao<br />

đổi chất, sinh sản theo mức độ khác nhau. Tuy nhiên chỉ phức hệ prôtêin - axit nuclêic mới có đủ điều<br />

kiện hình thành kiểu trao đổi theo phương thức đồng hóa, dị hóa, cũng như kiểu sinh sản tái bản dựa trên<br />

nguyên liệu nuclêôtit tạo ra con cháu giống mình.<br />

Trang 36


Câu 74: Đáp án C.<br />

Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp vói nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản<br />

trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, ông Fox và các cộng sự vào <strong>năm</strong> 1950 đã tiến hành thí nghiệm đun<br />

nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ từ 150 °C đến 180°C và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn<br />

(gọi là prôtêin nhiệt).<br />

Câu 75: Đáp án D.<br />

D sai do sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên là sự tác động của nguồn năng tự nhiên<br />

(năng lượng mặt trời, sấm sét, núi lửa phun trào...)<br />

Câu 76: Đáp án D.<br />

Cơ chế tự sao chép, lắp ghép các Nu theo đúng nguyên tắc bổ sung là điều kiện để tạo ra thế hệ con cháu<br />

giống với bố mẹ ban đầu.<br />

Câu 77: Đáp án A.<br />

A sai vì không chỉ những cơ thể có bộ phận cứng, khó phân hủy như xương, răng ... mới hình thành được<br />

hóa thạch mà còn có thể là xác của sinh vật mềm yếu như thằn lằn, sâu bọ, sứa ... được giữ nguyên vẹn<br />

trong hổ <strong>phá</strong>ch, tảng băng...<br />

B đúng: Xác của sinh vật biển thường rất dễ hình thành hóa thạch do sinh vật biển sau khi chết đi thường<br />

lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát biển qua các niên đại địa chất sẽ biến thành một số dạng khác<br />

nhau như đá vôi, trầm tích... những dạng này khó làm tổn hại đến xác sinh vật.<br />

Câu 78: Đáp án C.<br />

Trước tiên phải hiểu câu hỏi đề cập đến bằng chứng trực tiếp tức là hóa thạch<br />

A sai: Việc tìm thấy hóa thạch sinh vật biển trên vùng núi chứng tỏ xưa kia nơi đây từng là biển.<br />

B sai: bằng các phương <strong>phá</strong>p, các nhà khoa học có thể biết được tuổi của hóa thạch biết được loài nào<br />

xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau, cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.<br />

D sai: việc nghiên cứu thời gian lắng đọng của lớp trầm tích để xác định độ tuổi tương đối của hóa thạch.<br />

Lớp càng sâu tuổi càng lớn và ngược lại. Xác định độ tuổi tuyệt đối dùng phương <strong>phá</strong>p đồng vị phóng xạ.<br />

Câu 79: Đáp án A.<br />

Câu 80: Đáp án C.<br />

Câu 81: Đáp án D.<br />

Câu 82: Đáp án B.<br />

Kỉ Triat.<br />

(1) Xuất hiện: cách đây 250 triệu <strong>năm</strong>.<br />

(2) Khí hậu, địa chất: khí hậu khô, lục địa chiếm ưu thế.<br />

(3) <strong>Sinh</strong> vật điển hình:<br />

- Phát sinh: chim và thú.<br />

- Phân hóa: bò sát cổ.<br />

- Cá xương <strong>phá</strong>t triển, cây Hạt trần ngự trị.<br />

Câu 83: Đáp án D.<br />

Câu 84: Đáp án D.<br />

Thực vật có hạt xuất hiện đầu tiên ở kỉ Cacbon. Đầu kỉ ấm, nóng hình thành quyết khổng lồ, sau đó<br />

mưa nhiều, rừng sụp lở quyết bị vùi lấp. Cuồi kỉ biển rút lui, khí hậu khô xuất hiện dương xỉ có hạt<br />

(Thực vật có hạt).<br />

Trang 37


Câu 85: Đáp án C.<br />

Đại Trung sinh với đặc điểm về khí hậu nổi bật là ấm áp ở kỉ Jura tạo điều kiện thuận lợi cho sự <strong>phá</strong>t triển<br />

của những cây hạt trần cao, to... cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho bò sát khổng lồ. Tại thời điểm này<br />

bò sát khổng lồ chiếm ưu thế cả 3 môi trường.<br />

Câu 86: Đáp án D.<br />

Kỉ Đệ tam:<br />

(1) Xuất hiện: cách đây 65 triệu <strong>năm</strong><br />

(2) Khí hậu: đầu kỉ ấm áp, giữa kỉ ôn hòa, cuối kỉ lạnh<br />

(3) <strong>Sinh</strong> vật điển hình:<br />

- Phát sinh: Nhóm linh trưởng.<br />

- Phân hóa: lớp chim, thú<br />

- Cây có hoa ngự trị<br />

Nhận xét: Đầu kỉ ấm giữa kỉ khô, ôn hòa tạo điều kiện cho sự <strong>phá</strong>t triển của cây hạt kín tạo nguồn<br />

thức ăn cho chim và thú, kéo theo sự <strong>phá</strong>t triển của sâu bọ thú ăn sâu bọ. Cuối kỉ khí hậu lạnh tạo<br />

điều kiện cho sự <strong>phá</strong>t triển của cây ưa lạnh, xuất hiện đồng cỏ thú ăn cỏ.<br />

Câu 87: Đáp án A.<br />

Bảng trên đã hệ thống lại những kỉ địa chất, những sự kiện quan trong diễn ra hay có mặt trong các đề thi<br />

thử và thi đại học nhằm giúp các em củng cố lại những kiến thức trọng tâm.<br />

1 - f: Kỉ Cambri: khí quyển nhiều ôxi, sự sống chủ yếu là ở biển, <strong>phá</strong>t sinh các ngành động vật có chân<br />

khớp, tôm ba lá, da gai...<br />

2 - e: Kỉ Silua: khí hậu khô, xuất hiện thực vật đầu tiên đó là quyết trần, động vật có xương sống đầu tiên<br />

đó là cá giáp. Thực vật xuất hiện trên cạn thực hiện quang hợp tạo O 2 , hình thành ozon là bức màn chắn<br />

tia tử ngoại điều kiện thuận lợi cho sinh vật di cư lên cạn.<br />

3 - i: Kỉ Cacbon: cuối kỉ biển rút lui, khí hậu lạnh, khô dương xi có hạt xuất hiện. Lưỡng cư đầu cứng<br />

đã thích nghi với điều kiện trên cạn và trở thành bò sát đầu tiên thích nghi với điều kiện khô.<br />

4 - b: Kỉ Pecmi: Lục địa ngày càng dâng cao, khí hậu ngày càng khô hơn, băng hà xuất hiện tuyệt diệt<br />

nhiều động vật biển.<br />

5 - c: Kỉ Triat: lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô, phân hóa bò sát cổ ở mức cao hơn. Phân hóa chim, thú.<br />

6 - d: Kỉ Jura: khí hậu ấm áp thực vật hạt trần ngự trị bò sát cổ ngự trị.<br />

7 - g: Kỉ Kreta: biển thu hẹp, khí hậu khô, thực vật có hoa xuất hiện và nhanh chóng thích nghi với điều<br />

kiện khô, nắng gay gắt, sinh sản hoàn thiện. Cuối kỉ thực vật đã có cây một lá mầm, cây hai lá mầm.<br />

8 - a: Kỉ Đệ tam: Lục địa gần giống hiện nay, tạo điều kiện cho sự <strong>phá</strong>t triển mạnh mẽ của thực vật hạt<br />

kín, kéo theo sự <strong>phá</strong>t triển của chim, thú... dẫn đến sự <strong>phá</strong>t sinh của nhóm linh trưởng.<br />

9 - h: Xuất hiện loài người trải qua 4 giai đoạn: vượn người hóa thạch người tối cổ Người Homo <br />

người hiện đại.<br />

Câu 88: Đáp án C.<br />

Loài tại đỉnh U là tổ tiên chung của loài Người và tinh tinh, chưa chắc là loài Người, cũng chưa hẳn là<br />

loài tinh tinh. Đã có rất nhiều biến đổi trong suốt quá trình tiến hóa từ loài ở đỉnh U cho đến người hiện<br />

đại, bao gồm cả rất nhiều loài tổ tiên không được thể hiện trong biểu đồ cây tiến hóa. Bên cạnh đó còn có<br />

những biến đổi trong nhóm tinh tinh để trở thành những đại diện hiện nay.<br />

Câu 89: Đáp án C.<br />

Khỉ Rhêsut có số axit amin trên chuỗi hêmôglôbin khác với Người là 8.<br />

Câu 90: Đáp án D.<br />

- Homo Habilis có thể tích hộp sọ là 600 - 800 cm 3 nhỏ hơn Homo erêctus có thể tích hộp sọ là 900 - 950<br />

Trang 38


cm 3 .<br />

- Homo habilis đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, tuy nhiên phải đến Homo erêctus mới biết<br />

dùng lửa.<br />

Câu 91: Đáp án C.<br />

Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống di chuyển chuyển bằng 2 chân trên mặt đất đã giải phóng chi<br />

trước, hình thành bàn tay giúp chế tạo công cụ có mục đích. Việc chế tạo công cụ lao động theo mục đích<br />

nhất định đảm bảo sự sinh tồn <strong>phá</strong>t triển, làm chủ thiên nhiên. Bằng công cụ lao động con người tác động<br />

được vào thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh... là những điểm khác nhau cơ bản giữa con người và động vật.<br />

Câu 92: Đáp án B.<br />

Bằng công cụ lao động và thông qua quá trình lao động con người tác động được vào thiên nhiên, cải tạo<br />

hoàn cảnh, việc chế tạo công cụ lao động đã giúp con người thoát khỏi trình độ động vật.<br />

Câu 93: Đáp án C.<br />

Quá trình <strong>phá</strong>t sinh loài người bắt đầu từ kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.<br />

Câu 94: Đáp án C.<br />

A sai ngày này các nhân tố sinh học vẫn tác động đối vói cơ thể con người. Nhưng xã hội loài người <strong>phá</strong>t<br />

triển chủ đạo bởi nhân tố xã hội.<br />

B sai nhờ có nhân tố xã hội mà loài người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh<br />

hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình.<br />

C đúng, với sự <strong>phá</strong>t triển của khoa học công nghệ (nhân tố xã hội) con người ngày càng được hoàn thiện,<br />

tuổi thọ ngày càng được gia tăng đáng kể.<br />

D sai những biến đổi trên cơ thể của các dạng vượn người hóa thạch là kết quả tích lũy các đột biến và<br />

biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên (nhân tố sinh học).<br />

Câu 95: Đáp án C.<br />

Ở kỉ Đệ tam thú ăn sâu bọ tách thành bộ khỉ, giữa kỉ dạng vượn người phân bố rộng. Cuối kỉ, khí hậu lạnh<br />

đột ngột, rừng thu hẹp một số vượn Người vào rừng, một số vượn người chuyển từ đời sống trên cây<br />

xuống dưới mặt đất.<br />

Câu 96: Đáp án B.<br />

Do vượn người có cột sống hình cung, lồng ngực hẹp ngang, xương chậu hẹp, tay dài hơn chân, chân có<br />

gót chân kéo dài. Nên dù có thể đứng và đi bằng hai chân nhưng không thể đứng thẳng mà đi lom khom<br />

và tay phải tì xuống đất.<br />

Câu 97: Đáp án C.<br />

Loài <strong>phá</strong>t hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo habilis.<br />

Cầu 98: Đáp án C.<br />

(1) Đúng. Người hiện đại ngày nay chủ yếu chịu tác động của nhân tố xã hội, thoát khỏi sự phụ thuộc vào<br />

môi trường và có thể tác động để cải tạo môi trường do đó mà khó có thể tiến hóa thành loài nào khác.<br />

(2) Đúng<br />

(3) Đúng, ở nhánh thứ 3 người cổ Homo gồm 3 đại diện: Homo habilis, Homo erectus, homo<br />

neanderthalensis.<br />

(4) Sai: Người vượn ở nhánh thứ 2 đại diện là Oxtralopitec sống ở cuối kỉ Đệ Tam.<br />

(5) Sai: Nhánh người hiện đại đã qua chọn lọc và tồn tại đến ngày nay, còn 3 nhánh khác chỉ tồn tại một<br />

thời gian sau đó bị hủy diệt chỉ còn để lại dấu tích.<br />

(6) Đúng: Cả 4 nhánh tiến hóa của loài Người đều xuất <strong>phá</strong>t từ một tổ tiên chung thuộc bộ Linh Trưởng,<br />

lớp Thú.<br />

Câu 99: Đáp án B.<br />

Trang 39


- Tiến hóa tiền sinh học: xuất hiện tế bào nguyên thủy.<br />

- Tiến hóa sinh học: tế bào nhân sơ tế bào nhân thực.<br />

- Đơn bào nhân thực xuất hiện cách đây 1,5- 1,7 tỉ <strong>năm</strong> đa bào nhân thực xuất hiện cách đây 670 <strong>năm</strong>.<br />

Câu <strong>10</strong>0: Đáp án A.<br />

(1) Đúng, sự trôi dạt lục địa gây nên những biến đổi mạnh mẽ về khí hậu -> dẫn đến sự biến đổi của sinh<br />

giới, hàng loạt loài tuyệt chủng dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt loài mới, tạo diện mão mới cho Trái<br />

Đất.<br />

(2) Đúng: đại Thái Cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.<br />

(3) Đúng. Mỗi kỉ mang tên một loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ trước đó hoặc tên của địa phương<br />

lần đầu tiên nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó:<br />

VD: Kỉ Cambri: tên cũ của xứ Wales ở Anh, kỉ Silua: Tên một tộc người sống ở xứ Wales, kỉ Đêvôn:<br />

Devonshie là một quân tại Anh, kỉ Than đá: than đá là hóa thạch chủ yếu...<br />

(4) Đúng;<br />

(5) Sai: sau mỗi lần sáp nhập, chia tách không làm hủy diệt toàn bộ mà những loài sống sót sẽ bước vào<br />

giai đoạn bùng nổ <strong>phá</strong>t sinh các loài mới, chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.<br />

(6) Sai; Ngày nay hiện tượng trôi dạt lục địa vẫn diễn ra. Ví dụ lục địa Bắc Mĩ đang tách khỏi lục địa Âu -<br />

Á với tốc độ 2cm mỗi <strong>năm</strong>.<br />

Trang 40


SINH THÁI HỌC<br />

Nội dung chính:<br />

1. Cá thể và quần thể sinh vật<br />

2. Quần xã sinh vật<br />

3. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.<br />

<strong>Sinh</strong> thái học là chủ đề rất hay và chiếm 15% đề thi vì vậy các bạn cần phải học thật chắc phần này. Đây<br />

là chương không khó và hoàn toàn có thể đạt trọn vẹn điểm. Để làm được điều đó các bạn cần nắm thật<br />

vững những chủ đề sau:<br />

1. Đặc điểm môi trường sống và các nhân tố sinh thái.<br />

2. Đặc điểm quần thể sinh vật và các mối quan hệ trong quần thể sinh vật.<br />

3. Đặc điểm quần xã sinh vật và mối quan hệ quần xã, ý nghĩa của các mối quan hệ.<br />

4. Diễn thế sinh thái<br />

PHẦN 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT<br />

I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI<br />

1. Môi trường sống<br />

- Là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác<br />

động lên sự sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển và những hoạt động khác của sinh vật.<br />

- Mỗi loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lý– sinh thái và tập tính với môi<br />

trường sống đặc trưng. Chẳng hạn, sống trong nước, cá thường có thân hình thoi, có vẩy hay da trần được<br />

phủ bởi chất nhờn, có vây bơi. Những động vật sống trên tán cây có chi dài, leo trèo giỏi (khỉ, vượn) hay<br />

có màng da nối liền thân với các chi để “bay” chuyền từ tán cây này sang tán cây khác (sóc bay, cầy<br />

bay)…<br />

- Các loại môi trường:<br />

Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.<br />

Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên<br />

trái đất.<br />

Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh.<br />

Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như<br />

Trang 1


sinh vật kí sinh, cộng sinh.<br />

2.Nhân tố sinh thái<br />

- Là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.<br />

- Các nhóm nhân tố sinh thái:<br />

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh<br />

sinh vật.<br />

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một<br />

sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.<br />

Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng<br />

lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.<br />

3. Giới hạn sinh thái<br />

- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại<br />

và <strong>phá</strong>t triển ổn định theo thời gian.<br />

STUDY TIP<br />

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực<br />

Trang 2


hiện các chức năng sống tốt nhất.<br />

- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.<br />

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận<br />

(khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.<br />

4. So sánh nơi ở và ổ sinh thái<br />

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.<br />

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh<br />

thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái<br />

Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái<br />

giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức<br />

là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc<br />

khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa ổ<br />

sinh thái để tránh cạnh tranh.<br />

II. QUẦN THỂ SINH VẬT<br />

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian<br />

xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để<br />

sinh sản tạo thành những thế hệ mới.<br />

1. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể<br />

a. Đặc điểm quan hệ hỗ trợ<br />

- Sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho<br />

quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh<br />

sản của các cá thể.<br />

- Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.<br />

VÍ DỤ<br />

Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các<br />

cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống<br />

riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.<br />

Trang 3


. Đặc điểm quan hệ cạnh tranh<br />

- Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống<br />

khác …, các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá<br />

mập thụ tinh trong, phôi <strong>phá</strong>t triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau,<br />

do đó, lứa con non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.<br />

- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp,<br />

đảm bảo sự tồn tại và sự <strong>phá</strong>t triển của quần thể.<br />

VÍ DỤ<br />

- Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng.<br />

- Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp<br />

hổ, báo bố mẹ.<br />

- Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các<br />

phôi non hay trứng chưa nở.<br />

2. Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh<br />

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường<br />

sống, đảm bảo sự tồn tại và <strong>phá</strong>t triển hưng thịnh.<br />

- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi<br />

trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ<br />

tránh kẻ thù tốt hơn, … Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể tốt hơn.<br />

III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ<br />

1. Đặc điểm phân bố của các cá thể trong không gian<br />

Đồng đều Ngẫu nhiên Theo nhóm<br />

Đặc<br />

điểm<br />

Điều kiện sống<br />

phân bố đồng<br />

Điều kiện sống phân bố<br />

đồng đều.<br />

Điều kiện sống<br />

phân bố không<br />

Trang 4


đều.<br />

đồng đều.<br />

Giữa các cá thể<br />

trong quần thể có<br />

sự cạnh tranh<br />

gay gắt, tính lãnh<br />

thổ cao.<br />

Giữa các cá thể trong<br />

quần thể không có sự cạnh<br />

tranh gay gắt, không có<br />

tính lãnh thổ cao mà cũng<br />

không thích sống tụ họp.<br />

Các cá thể sống<br />

thành bầy đàn<br />

tập trung ở nơi<br />

có điều kiện<br />

sống tốt nhất.<br />

Ý nghĩa<br />

Giảm cạnh tranh.<br />

Khai thác và sử dụng<br />

nguồn sống có hiệu quả.<br />

Hỗ trợ nhau.<br />

Ví dụ<br />

Chim cánh cụt,<br />

cỏ trên thảo<br />

nguyên, chim hải<br />

âu,…<br />

Cây gỗ trong rừng mưa<br />

nhiệt đới, sò sống ở phù<br />

sa,..<br />

Hươu, trâu rừng<br />

sống thành bầy<br />

đàn, giun sống ở<br />

nơi có độ ẩm<br />

cao, cỏ lào…<br />

2. Tỉ lệ giới tính<br />

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường<br />

xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều<br />

kiện sống.<br />

Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính<br />

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong<br />

chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví<br />

dụ, các đàn gà, hươu, nai, … người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì<br />

được sự <strong>phá</strong>t triển của đàn.<br />

STUDY TIP<br />

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều<br />

kiện môi trường thay đổi.<br />

3. Đặc điểm các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể<br />

- Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh<br />

sản, nhóm tuổi sau sinh sản.<br />

- Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái và tuổi quần thể.<br />

Tuổi thọ sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.<br />

Tuổi thọ sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.<br />

Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.<br />

a. Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi<br />

- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống<br />

của môi trường.<br />

- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh… các cá thể non và<br />

già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.<br />

- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ<br />

đó kích thước quần thể tăng lên.<br />

Trang 5


STUDY TIP<br />

Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản<br />

tập tính di cư,…<br />

b. Đặc điểm tháp tuổi của quần thể<br />

Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái <strong>phá</strong>t triển số lượng của quần thể: quần thể đang <strong>phá</strong>t triển (quần thể trẻ),<br />

quần thể ổn định và quần thể suy thoái (quần thể già).<br />

+ Quần thể trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao.<br />

+ Quần thể ổn định có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau.<br />

+ Quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản.<br />

LƯU Ý<br />

Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số. Mỗi nhóm tuổi được xem<br />

như một đơn vị cấu trúc tuổi của quần thể. Do đó, khi môi trường biến động, tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi<br />

theo, phù hợp với điều kiện mới. Nhờ thế, quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình.<br />

IV. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ<br />

Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng<br />

tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong).<br />

1. Các kiểu biến động số lượng<br />

Có 2 kiểu biến động số lượng: biến động không theo chu kỳ và biến động theo chu kỳ.<br />

Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch<br />

bệnh.<br />

Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và<br />

hoạt động của thủy triều, chu kỳ mùa, chu kỳ nhiều <strong>năm</strong>.<br />

- Chu kì ngày đêm, phổ biến ở sinh vật phù du, như các loài tảo có số lượng cá thể tăng vào ban ngày<br />

và giảm vào ban đêm, do ban ngày tầng nước được chiếu sáng nên chúng quang hợp và sinh sản<br />

nhanh.<br />

- Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều, như rươi sống ở nước lợ các vùng ven biển Bắc bộ đẻ<br />

rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết.<br />

- Chu kì mùa, mùa xuân và mùa hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và <strong>phá</strong>t triển của hầu hết<br />

các loài động vật và thực vật. Như ruồi, muỗi sinh sản và <strong>phá</strong>t triển nhiều nhất vào các tháng xuân hè,<br />

Trang 6


giảm vào các tháng mùa đông.<br />

- Chu kì nhiều <strong>năm</strong>, như loài chuột thảo nguyên có chu kì biến động số lượng theo chu kì từ 3-4 <strong>năm</strong>.<br />

2. Nguyên nhân gây biến đổi số lượng cá thể trong quần thể<br />

Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể là các nhân tố vô sinh và các<br />

nhân tố hữu sinh.<br />

- Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể<br />

trong quần thể nên còn được gọi là các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể.<br />

Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên<br />

không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, …<br />

- Các nhân tố hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức<br />

sinh sản và mức độ tử vong, sự <strong>phá</strong>t tán của các cá thể trong quần thể … là các yếu tố bị chi phối bởi mật<br />

độ cá thể của quần thể nên gọi là các nhân tố phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. Các nhân tố hữu<br />

sinh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng,<br />

khả năng sống sót của con non, … và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.<br />

VÍ DỤ<br />

Đối với sâu bọ ăn thực vật thì các nhân tố khí hậu có vai trò quyết định, còn đối với chim nhân tố quyết<br />

định lại thường là thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè.<br />

3. Ý nghĩa của nghiên cứu về biến động số lượng cá thể<br />

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời<br />

vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong <strong>năm</strong>, nhằm đạt được năng suất<br />

cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự <strong>phá</strong>t triển quá mức của<br />

các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.<br />

4. Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể<br />

a. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể<br />

Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố của môi trường hoặc có thể<br />

tác động làm giảm số cá thể của quần thể hoặc tác động làm tăng số cá thể của quần thể:<br />

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt …) quần thể<br />

tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể, …<br />

làm cho số lượng cá thể trong quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn mức độ bình thường.<br />

- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian, nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống<br />

chật chội,… cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể.<br />

STUDY TIP<br />

Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả<br />

năng cung cấp nguồn sống của môi trường.<br />

b. Xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể ở mức cân bằng<br />

- Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng là do: mật<br />

độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh<br />

sản và tử vong của cá thể. Khi số lượng cá thể thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như<br />

nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,…) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể<br />

tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.<br />

Trang 7


LƯU Ý<br />

Hiện tượng “tự tỉa thưa” là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ do điều kiện môi<br />

trường thích hợp, các cây non mọc quá dày, nhiều cây không nhận được ánh sáng và muối khoáng nên<br />

chết dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện môi trường chúng sống.<br />

Trang 8


Câu 1. Giới hạn sinh thái là:<br />

CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể<br />

tồn tại và <strong>phá</strong>t triển được theo thời gian.<br />

B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể<br />

tồn tại và <strong>phá</strong>t triển được theo thời gian.<br />

C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với<br />

nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển qua thời gian.<br />

D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển qua thời gian.<br />

Câu 2. Cho các <strong>phá</strong>t biểu nói về giới hạn sinh thái là:<br />

1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà<br />

ở đó sinh vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển được theo thời gian.<br />

2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái<br />

hẹp.<br />

3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức<br />

chế hoạt động sinh lý của sinh vật.<br />

4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.<br />

5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này<br />

sang vùng khác.<br />

6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4<br />

Câu 3. Những nội dung nào sau đây là đúng?<br />

1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.<br />

2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.<br />

3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.<br />

4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng<br />

thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.<br />

5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.<br />

A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2) C. (1), (4), (5) D. (3), (2), (4)<br />

Câu 4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?<br />

1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.<br />

2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.<br />

3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.<br />

4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.<br />

A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)<br />

Câu 5. Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?<br />

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa<br />

các loài.<br />

B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.<br />

Trang 9


C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.<br />

Câu 6. Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:<br />

A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.<br />

B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.<br />

C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu <strong>phá</strong>t triển của quần thể.<br />

D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.<br />

Câu 7. Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quí hiếm<br />

khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần<br />

thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì:<br />

A. Kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di<br />

truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.<br />

B. Kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền.<br />

C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.<br />

D. Số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng dần số alen lặn có hại.<br />

Câu 8. Có <strong>12</strong>00 cá thể chim, để <strong>12</strong>00 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện<br />

trong những điều kiện dưới đây:<br />

1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.<br />

2. Các cá thể chim này phải cùng một loài.<br />

3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.<br />

4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.<br />

Số điều kiện cần là:<br />

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3<br />

Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ?<br />

A. Kích thước quần thể nhỏ.<br />

B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng.<br />

C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.<br />

D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém.<br />

Câu <strong>10</strong>. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện<br />

tượng này thể hiện mới quan hệ:<br />

A. Cạnh tranh cùng loài B. Hỗ trợ cùng loài<br />

C. Cộng sinh D. Hỗ trợ khác loài<br />

Câu <strong>11</strong>. Những <strong>phá</strong>t biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?<br />

1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.<br />

2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả<br />

năng sinh sản.<br />

3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối<br />

quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.<br />

Trang <strong>10</strong>


5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và <strong>phá</strong>t triển<br />

của loài.<br />

A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (4), (5) D. (2), (3), (5)<br />

Câu <strong>12</strong>. Cho ví dụ sau về khả năng lọc nước của một loài thân mềm (Sphaerium corneum):<br />

Số lượng<br />

con<br />

Tốc độ lọc<br />

(ml/ giờ)<br />

Nhận xét nào sau đây không đúng?<br />

A. Đây là ví dụ về hỗ trợ loài.<br />

B. Tốc độ lọc tốt nhất là 7,5 ml/ giờ (<strong>10</strong> con).<br />

C. Số lượng cá thể càng cao thì tốc độ lọc càng nhanh.<br />

D. Ví dụ trên phản ánh hiệu quả nhóm.<br />

1 5 <strong>10</strong> 15 20<br />

3,4 6,9 7,5 5,2 3,8<br />

Câu 13. Nếu như trong một mẻ lưới đánh cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều hơn, còn cá lớn thì rất<br />

ít, điều đó chứng tỏ:<br />

A. Cá đang bước vào thời kì sinh sản.<br />

B. Nghề cá đang khai thác hiệu quả.<br />

C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng.<br />

D. Nghề cá đang rơi vào tình trạng khai thác quá mức.<br />

Câu 14. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới<br />

diệt vong. Giải thích nào sau đây là không hợp lý?<br />

A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.<br />

B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những<br />

thay đổi của môi trường.<br />

C. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái giảm.<br />

D. Nguồn sống của môi trường giảm không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần<br />

thể.<br />

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố của các thể trong quần thể?<br />

A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh<br />

gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.<br />

B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa<br />

các cá thể trong quần thể.<br />

C. Một trong các ý nghĩa của kiểu phân bố đồng đều là giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong<br />

quần thể.<br />

D. Một trong các ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại<br />

điều kiện bất lợi của môi trường sống.<br />

Câu 16. Khả năng thích nghi của động vật ở nơi không có ánh sáng là?<br />

A. Cơ quan thị giác <strong>phá</strong>t triển.<br />

B. Cơ quan xúc giác tiêu giảm.<br />

C. Nhận biết nhau bằng mùi đặc trưng.<br />

Trang <strong>11</strong>


D. Cơ quan thị giác tiêu giảm.<br />

Câu 17. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:<br />

A. Kiểu phân bố của quần thể.<br />

B. Kích thước quần thể.<br />

C. Cấu trúc tuổi của quần thể.<br />

D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.<br />

Câu 18. Cho các hoạt động sau:<br />

1. Gà thường đi kiếm ăn vào buổi sáng tới khi trời tối mới về chuồng.<br />

2. Cây họ đậu mở lá khi trời sáng và khép lại khi trời tối.<br />

3. Cây thường mọc cong về nơi có ánh sáng.<br />

4. Xoan thường rụng lá vào mùa đông.<br />

5. Hoa Quỳnh thường nở vào lúc đêm khuya.<br />

6. Chim di cư từ nơi giá lạnh về nơi ấm áp để sinh sản.<br />

7. Khi gặp lạnh người thường có phản ứng nổi gai ốc.<br />

Số hoạt động không phải là nhịp sinh học là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 19. Có bao nhiêu mối quan hệ trong số những mối quan hệ sau đây không phải là mối quan hệ của<br />

quần thể được phản ánh trong hình<br />

(1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1<br />

cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.<br />

(2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.<br />

(3) Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác)<br />

nên cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.<br />

(4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.<br />

(5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 20. Một nhà sinh thái học đang nghi ngờ một quần thể tăng trưởng một cách nhanh chóng, cơ sở nào<br />

để ông ta khẳng định điều đó?<br />

A. Chứa nhiều cá thể tiền sinh sản hơn cá thể đang sinh sản.<br />

B. Kích thước quần thể gần với sức chứa của môi trường.<br />

C. Kích thước quần thể thấp hơn sức chứa của môi trường.<br />

D. Chứa nhiều cá thể đang trong thời kì sinh sản.<br />

Câu 21. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:<br />

A. Nguồn thức ăn từ môi trường B. Sức sinh sản<br />

C. Sức tử vong D. Kích thước quần thể<br />

Trang <strong>12</strong>


Câu 22. Hai loài sinh vật có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau trong đó có một loài rộng thực và một loài<br />

hẹp thực cùng sống chung trong một quần xã. Nguyên nhân phổ biến giúp chúng có thể cùng sinh sống<br />

trong một sinh cảnh là:<br />

A. Chúng phân hóa về không gian sống để kiếm ăn trong phạm vi cư trú của mình.<br />

B. Loài hẹp thực bị cạnh tranh loại trừ và bị đào thải khỏi quần xã.<br />

C. Loài hẹp thực di cư sang một quần xã khác để giảm bớt sự cạnh tranh đối với loài rộng thực .<br />

D. Chúng hỗ trợ nhau tìm kiếm con mồi và chia sẻ con mồi kiếm được.<br />

Câu 23. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên đời sống sinh vật?<br />

A. Các tia tử ngoại giúp sinh vật có thể tổng hợp vitamin D tuy nhiên có thể gây ra đột biến.<br />

B. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu sòi thường đình dục.<br />

C. Môi trường nước là môi trường thích hợp với động vật có giới hạn chịu nhiệt rộng.<br />

D. Cây đước có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân xuống nhằm giữ vững cơ thể đó là sự thích nghi của cơ thể<br />

với môi trường sống.<br />

Câu 24. Sau khi nghiên cứu quần thể cá chép trong một cái ao người ta thu được kết quả như sau: 15% cá<br />

thể trước tuổi sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sinh sản, 35% cá thể sau sinh sản, biện <strong>phá</strong>p nào mang lại hiệu<br />

quả kinh tế hơn cả để trong thời gian tới tỉ lệ số cá thể trước tuổi sinh sản sẽ tăng lên?<br />

A. Thả vào ao cá những cá thể cá chép con.<br />

B. Thả vào ao cá những cá thể trước sinh sản và đang sinh sản.<br />

C. Thả vào ao cá những cá thể đang sinh sản.<br />

D. Đánh bắt những cá thể sau tuổi sinh sản.<br />

Câu 25. Kết luận nào sau đây không đúng về động vật hằng nhiệt?<br />

A. Các loài thuộc lớp thú, chim là động vật hằng nhiệt.<br />

B. Động vật hằng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước nhỏ hơn động vật hằng nhiệt ở vùng nóng.<br />

C. Khi ngủ đông gấu vẫn giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định.<br />

D. Động vật hằng nhiệt có cơ chế tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể.<br />

Câu 26. Sự quần tụ giúp sinh vật:<br />

1. Dễ dàng săn mồi và chống lại kẻ thù tốt hơn.<br />

2. Dễ bắt cặp trong mùa sinh sản.<br />

3. Khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết sẽ cao hơn.<br />

4. Có giới hạn sinh thái rộng hơn.<br />

A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)<br />

Câu 27. Về mặt sinh thái, cân bằng quần thể là:<br />

A. Trạng thái thành phần kiểu gen của quần thể đạt mức cân bằng.<br />

B. Trạng thái có quần thể có số lượng cá thể ổn định, phù hợp với sức chứa của môi trường.<br />

C. Trạng thái mà quần thể có số lượng cá thể giữ nguyên không thay đổi.<br />

D. Trạng thái mà thành phần kiểu gen của quần thể có tần số alen duy trì không thay đổi qua các thế hệ<br />

ngẫu phối.<br />

Câu 28. Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành:<br />

A. Trồng cây ưa sáng trước, ưa bóng sau.<br />

Trang 13


B. Trồng cây ưa bóng trước, ưa sáng sau.<br />

C. Trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm.<br />

D. Cây ưa ẩm trước, cây chịu hạn trồng sau.<br />

Câu 29. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ sinh trưởng và thời gian <strong>phá</strong>t dục của sinh vật sẽ:<br />

A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian <strong>phá</strong>t dục kéo dài.<br />

B. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian <strong>phá</strong>t dục rút ngắn.<br />

C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian <strong>phá</strong>t dục rút ngắn.<br />

D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian <strong>phá</strong>t dục kéo dài.<br />

Câu 30. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về mật độ cá thể của quần thể, các <strong>phá</strong>t biểu không đúng là:<br />

1. Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.<br />

2. Mật độ cá thể của quần thể không đánh giá được mức độ suy vong hay <strong>phá</strong>t triển của một quần thể.<br />

3. Ở trạng thái cân bằng, mức sinh sản là cao nhất.<br />

4. Khi mật độ giảm nhanh thì sức sinh sản tăng.<br />

5. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện<br />

tích.<br />

6. Mật độ cá thể trong quần thể luôn cố định theo thời gian.<br />

A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (4), (5) C. (1), (2), (5), (6) D. (2), (5), (6)<br />

Câu 31. Những đặc trưng của quần thể giao phối là:<br />

(1) Tỉ lệ giới tính.<br />

(2) Cấu trúc nhóm tuổi.<br />

(3) Sự đa dạng về thành phần loài.<br />

(4) Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.<br />

(5) Kiểu phân bố.<br />

A. (1), (2), (5) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (4), (5)<br />

Câu 32. Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng.<br />

Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:<br />

A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.<br />

B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.<br />

C. Biến động số lượng không theo chu kì.<br />

D. Thường biến.<br />

Câu 33. Theo quan niệm hiện đại thì đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể bao gồm:<br />

A. Kích thước quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu phân bố.<br />

B. Kích thước quần thể, sự phân bố, cấu trúc nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính.<br />

C. Tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu tăng trưởng, cấu trúc nhóm tuổi.<br />

D. Tần số kiểu gen, kiểu phân bố, tỉ lệ giới tính.<br />

Câu 34. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một hay một số nhân tố sinh thái mà tại đó sinh<br />

vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

2. Loài có mức độ tiến hóa càng cao thì khả năng phân bố càng rộng vì giới hạn sinh thái hẹp.<br />

Trang 14


3. Nhìn chung cây ở vùng nhiệt đới hẹp nhiệt hơn cây ở vùng ôn đới.<br />

4. Ngoài khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái sinh vật vẫn có thể tồn tại.<br />

5. Để duy trì một số nhân tố nông nghiệp ở khoảng thuận lợi, con người thường cày bừa đất, bón phân,<br />

tưới nước ở mức độ phù hợp cho cây trồng.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 35. Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể<br />

đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong<br />

môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng trong số các đặc điểm<br />

sau:<br />

(1) Đường cong sống sót hình lõm.<br />

(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.<br />

(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.<br />

(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.<br />

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2<br />

Câu 36. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có kích thước các phần nhô ra như tai, đuôi, chi<br />

nhỏ hơn các phần tương ứng với loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng xích đạo. Hiện tượng này phản ánh<br />

ảnh hưởng của nhân tố nào?<br />

A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. Ánh sáng D. Gió<br />

Câu 37. Phát biểu đúng về cấu trúc tuổi của quần thể trẻ là:<br />

A. Đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao.<br />

B. Đáy tháp hẹp, nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản.<br />

C. Đáy tháp rộng, cạnh tháp có chiều thẳng đứng.<br />

D. Đáy tháp rộng vừa phải, tỉ lệ sinh cân bằng với tỉ lệ tử vong.<br />

Câu 38. Quần thể nào sau đây phân bố đồng đều:<br />

A. Những con giun sống ở nơi ẩm ướt.<br />

B. Đám cỏ lào mọc ven rừng.<br />

C. Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi biển.<br />

D. Những con sâu trên cây chuối.<br />

Câu 39. Khi sống trong cùng một sinh cảnh, chung nguồn thức ăn. Để giảm bớt sự cạnh tranh, một số loài<br />

thường có xu hướng:<br />

A. Một số loài tự tách ra khỏi quần thể sáp nhập vào quần thể khác.<br />

B. Phân li ổ sinh thái.<br />

C. Lựa chọn nơi ở mà có ít kẻ thù.<br />

D. Phân li thành nhiều kiểu hình khác nhau.<br />

Câu 40. Để thích nghi với môi trường nước, một số loài có mang (cá, tôm) đặc điểm này giúp cá, tôm:<br />

A. Bơi nhanh hơn trong môi trường nước.<br />

B. Định hướng khi bơi ở mực nước sâu, thiếu ánh sáng.<br />

C. Lấy được lượng oxi hòa tan ít ỏi trong nước.<br />

D. Để giúp duy trì thân nhiệt.<br />

Trang 15


Câu 41. Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyển ở mức<br />

thấp. Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất người ta sử dụng cách nào trong<br />

các cách dưới đây?<br />

A. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên.<br />

B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên .<br />

C. Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại từ quần thể khác.<br />

D. Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.<br />

Câu 42. Điều nào sau đây cho thấy rõ nhất một quần thể đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?<br />

A. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ.<br />

B. Kích thước quần thể dao động xung quanh 500 cá thể.<br />

C. Loài này rất hiếm.<br />

D. Độ đa dạng di truyền của quần thể đang ngày một suy giảm.<br />

Câu 43. Loài chuột cát ở đài nguyên có giới hạn chịu nhiệt từ<br />

0C<br />

20C<br />

. Ví dụ đã cho nói đến quy luật sinh thái nào?<br />

A. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.<br />

B. Quy luật giới hạn sinh thái.<br />

50C<br />

30C<br />

và có khoảng thuận lợi từ<br />

C. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.<br />

D. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.<br />

Câu 44. Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng<br />

đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành<br />

thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là:<br />

A. Giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài.<br />

B. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong.<br />

C. Rong làm nguồn thức ăn cho cá.<br />

D. Giúp giữ độ pH của nước trong hồ ổn định.<br />

Câu 45. Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong <strong>năm</strong>, còn vào thời gian khác thì hầu<br />

như giảm hẳn. Quần thể này:<br />

A. Biến động số lượng theo chu kì <strong>năm</strong>.<br />

B. Không phải biến động số lượng.<br />

C. Biến động số lượng theo chu kì mùa.<br />

D. Biến động số lượng không theo chu kì.<br />

Câu 46. Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:<br />

A. Do mỗi <strong>năm</strong> lại có sự thay đổi của các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.<br />

B. Do những thay đổi có tính chu kì của môi trường .<br />

C. Do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hàng <strong>năm</strong>.<br />

D. Do hoạt động của thiên tai.<br />

Câu 47. Nhóm nào sau đây chỉ có động vật hằng nhiệt:<br />

A. Chim bói cá, cá voi, cá thu, thằn lằn.<br />

B. Cá voi, cá sấu, hải cẩu, chim cánh cụt.<br />

Trang 16


C. San hô, cá sấu, cá mập, chim cánh cụt.<br />

D. Chim bói cá, cá voi, chim hải âu, chim cánh cụt.<br />

Câu 48. Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên:<br />

A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố theo nhóm C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi<br />

Câu 49. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác:<br />

A. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh.<br />

B. Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông.<br />

C. Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp.<br />

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.<br />

Câu 50. Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới thay đổi:<br />

A. Ổ sinh thái của loài.<br />

B. Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.<br />

C. Kích thước của môi trường sống.<br />

D. Kích thước quần thể.<br />

Câu 51. Hình vẽ trên biểu thị sự biến động số lượng cá thể của quần thể mèo rừng và thỏ là loại biến<br />

động:<br />

A. Không theo chu kì B. Theo chu kì mùa<br />

C. Theo chu kì nhiều <strong>năm</strong> D. Theo chu kỳ tuần trăng<br />

Câu 52. Nhận định nào sau đây đúng?<br />

A. Cạnh tranh là động lực của tiến hóa.<br />

B. Cạnh tranh làm giảm sự đa dạng sinh học do làm chết nhiều loài sinh vật.<br />

C. Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh trong cùng<br />

một loài.<br />

D. Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp, do sinh vật luôn có xu hướng quần tụ với nhau.<br />

Câu 53. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không<br />

theo chu kì?<br />

A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những <strong>năm</strong> có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống<br />

dưới 8C<br />

.<br />

B. Ở Việt Nam, hàng <strong>năm</strong> vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.<br />

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 <strong>năm</strong> đến 4 <strong>năm</strong>, số lượng cáo lại tăng lên gấp <strong>10</strong>0 lần và sau đó lại<br />

giảm.<br />

Trang 17


D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khi hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.<br />

Câu 54. Lớp động vật nào sau đây có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ môi trường:<br />

A. Bò sát B. Chim C. Cá xương D. Thú<br />

Câu 55. Cho hình sau:<br />

Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />

A. Biến động số lượng của hai loại này không theo chu kì.<br />

B. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau.<br />

C. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn 1990-1996.<br />

D. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những <strong>năm</strong> 1965-1975 là một trong những nguyên nhân cho<br />

sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975-1980.<br />

Câu 56. Hãy sắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể lớn dần của các loài sau đây: Chó sói, chuột<br />

cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ?<br />

A. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, chó sói, voi.<br />

B. Voi, thỏ, chó sói, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.<br />

C. Nhái bén, chuột cống, bọ dừa, chó sói, thỏ, voi.<br />

D. Voi, chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.<br />

Câu 57. Hình sau thể hiện mối quan hệ nào?<br />

A. Quan hệ hỗ trợ cùng loại B. Quan hệ cạnh tranh cùng loài<br />

C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm D. Hiện tượng tỉa thưa<br />

Câu 58. Nói về quần thể, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Mức độ sinh sản của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi mật độ cá thể ở mức trung bình .<br />

B. Mức độ sinh sản của quần thể tăng cao khi mật độ cá thể tăng cao.<br />

C. Trong tự nhiên, các quần thể dễ dàng đạt kích thước tối đa.<br />

Trang 18


D. Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào mật độ quần thể.<br />

Câu 59. Ý nào sau đây không đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?<br />

A. Cạnh tranh cùng loài lâu dần sẽ dẫn đến phân hóa ổ sinh thái.<br />

B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những động lực thúc đẩy cho sự tiến hóa.<br />

C. Cạnh tranh đôi khi chỉ xảy ra ở một giới trong loài.<br />

D. Cạnh tranh thường xảy ra ở động vật, ít xảy ra ở thực vật.<br />

Câu 60. Nói về kích thước quần thể, ý nào sau đây không đúng?<br />

A. Kích thước quần thể có 2 cực trị.<br />

B. Kích thước tối đa của quần thể đạt được khi cân bằng sức chứa với môi trường.<br />

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể mà ở đó đủ để quần thể tồn tại.<br />

D. Kích thước tối đa mang đặc tính của loài.<br />

Câu 61. Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu giảm mạnh số cá thể trong nhóm tuổi:<br />

A. Nhóm tuổi sinh sản B. Nhóm tuổi trước sinh sản<br />

C. Nhóm tuổi sau sinh sản và sinh sản D. Nhóm tuổi sau sinh sản<br />

Câu 62. Quan sát biểu đồ hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được<br />

ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2<br />

loài theo hình (b).<br />

Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.<br />

(2) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thái của mỗi loài đều bị thu hẹp.<br />

(3) Trong giai đoạn đầu, kích thước quần thể mỗi loài có thể đã bị giảm sút.<br />

(4) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ<br />

xảy ra sự cạnh tranh.<br />

Số nhận xét đúng là:<br />

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2<br />

Câu 63. Một hình tháp dân số có đặc điểm: tuổi 15 chiếm 30% dân số; tuổi già dưới <strong>10</strong>%, tuổi thọ trung<br />

bình thấp. Hình tháp có đặc điểm như trên được gọi là:<br />

A. Hình tháp dân số già B. Hình tháp dân số trẻ<br />

C. Hình tháp dân số trung bình D. Hình tháp dân số <strong>phá</strong>t triển<br />

Trang 19


Câu 64.<br />

Trong ví dụ trên, giữa thỏ tuyết và linh miêu thì có các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Số lượng thỏ tuyết khống chế số lượng linh miêu.<br />

2. Số lượng linh miêu khống chế số lượng thỏ tuyết.<br />

3. Điều kiện môi trường làm biến đổi số lượng cả hai loại.<br />

4. Đây là một ví dụ về cân bằng sinh học.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 65. Cho các hình vẽ sau và một số nhận định:<br />

Trang 20


1. Có 3 mối quan hệ có thể dẫn đến sự tiêu diệt loài.<br />

2. Có 4 mối quan hệ là cạnh tranh cùng loài.<br />

3. Kiểu quan hệ giữa các cá thể trong hình D còn có thể gặp ở thực vật.<br />

4. Ở hình G, con có kích thước to hơn là con cái.<br />

5. Ở cá mập cũng có mối quan hệ như mối quan hệ ở hình H.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4<br />

Câu 66. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?<br />

A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.<br />

B. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết.<br />

C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng khi chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây<br />

vươn về phía nguồn sáng.<br />

D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều<br />

thức ăn.<br />

Câu 67. Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc<br />

nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:<br />

A. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm B. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt<br />

C. Phiến lá dày, lá có màu xanh đậm D. Phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt<br />

Câu 68. Cho các nguyên nhân sau:<br />

a) Do đột biến gen.<br />

b) Do ngẫu nhiên.<br />

c) Do phân cắt khi phân bố.<br />

Trang 21


d) Do thiên tai, dịch bệnh.<br />

e) Do sự <strong>phá</strong>t tán hay di chuyển một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.<br />

Nguyên nhân làm xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể là:<br />

A. c, d, e B. a, b C. a, b, c, d, e D. b, c, d, e<br />

Câu 69. Thảo nguyên có những đặc điểm nào sau đây?<br />

a) Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa.<br />

b) Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.<br />

c) Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh.<br />

d) Loài ưu thế thường là cỏ.<br />

Đáp án đúng là:<br />

A. b, c, d B. a, b, c, d C. a, c, d D. c, d<br />

Câu 70. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời<br />

sống sinh vật.<br />

2. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.<br />

3. Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.<br />

4. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay<br />

đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.<br />

5. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D.4<br />

Câu 71. Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:<br />

1. Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất<br />

cứ điều kiện khắc nghiệt nào.<br />

2. Trong sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.<br />

3. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông <strong>năm</strong> 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động<br />

theo chu kì mùa.<br />

4. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể.<br />

5. Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.<br />

6. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.<br />

A. (1), (3), (4), (6) B. (3), (4), (6) C. (2), (4), (5) D. (1), (4), (5), (6)<br />

Câu 72. Phát biểu nào không đúng về kích thước quần thể?<br />

A. Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần<br />

thể.<br />

B. Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn về số lượng mà quần thể có thể đạt được.<br />

C. Kích thước quần thể là đặc trưng của loài mang tính di truyền.<br />

D. Quần thể phân bố rộng, nguồn sống dồi dào có kích thước lớn hơn quần thể nơi hẹp, nguồn sống hạn<br />

chế.<br />

Câu 73. GSTT Group dự định dành tặng cho các bạn thủ khoa trong kì thi thử đại học GSTT tổ chức một<br />

chuyến tham quan thảm thực vật vùng núi cao Phanxipang, ngọn núi cao nhất nước ra (tài trợ tiền vé máy<br />

Trang 22


ay cho cả các bạn miền Nam). Trước khi có cơ hội tham quan, bằng kiến thức sinh học, một số em đã<br />

đưa ra một số nhận xét. Hỏi nhận xét nào sau đây đúng?<br />

A. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, số lượng cá thể của một quần<br />

thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số<br />

cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.<br />

B. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của<br />

một quần thể ít hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và<br />

số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.<br />

C. Ở chân núi có số loài thực vật ít hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một<br />

quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và<br />

số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.<br />

D. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần<br />

thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, tuy nhiên các cây ở chân núi thấp<br />

hơn và số cành cũng ít hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.<br />

Câu 74. Cho các tập hợp sinh vật sau:<br />

1. Những con cá cùng sống trong một con sông.<br />

2. Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên cây.<br />

3. Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.<br />

4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn.<br />

5. Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.<br />

6. Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.<br />

7. Những cây mọc ở ven bờ hồ.<br />

8. Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.<br />

9. Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.<br />

<strong>10</strong>. Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.<br />

Số tập hợp sinh vật là quần thể là:<br />

A. 5 B. 8 C. 6 D. 7<br />

Câu 75. “Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá <strong>phá</strong>t triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì<br />

đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào?<br />

A. Quy luật giới hạn sinh thái.<br />

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.<br />

C. Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái.<br />

D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.<br />

Câu 76. Cho các hiện tượng sau:<br />

1. Hai con sói đang săn một con lợn rừng.<br />

2. Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.<br />

3. Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.<br />

4. Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.<br />

5. Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.<br />

6. Gà ăn ngay trứng của mình sau khi vừa đẻ xong.<br />

Trang 23


7. Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.<br />

8. Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.<br />

9. Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.<br />

Số hiện tượng là quan hệ hỗ trợ là:<br />

A. 5 B. 4 C. 6 D. 3<br />

Câu 77. Cho các nhiệm vụ sau đây:<br />

1. Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.<br />

2. Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kì ngày và đêm và các chu kì Địa lí<br />

của Trái Đất cùng với sự thích nghi vủa sinh vật với môi trường.<br />

3. Nghiên cứu cơ chế di truyền các tập tính bẩm sinh và thứ sinh.<br />

4. Nghiên cứu sự hình thành quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể tự nhiên.<br />

5. Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng qua chuỗi và lưới thức ăn.<br />

6. Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, giáo<br />

dục dân số.<br />

Số nhiệm vụ thuộc phạm vi của <strong>Sinh</strong> thái học:<br />

A. 5 B. 4 C. 6 D. 3<br />

Câu 78. Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:<br />

1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.<br />

2. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.<br />

3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.<br />

4. Xảy ra ở các quần thể chim cánh cụt, dã tràng, hươu, nai.<br />

5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.<br />

6. <strong>Sinh</strong> vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.<br />

Số đặc điểm đúng là:<br />

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 79. Nội dung nào sau đây sai đối với tăng trưởng với tiềm năng sinh học và tăng trưởng?<br />

1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có hình chữ J còn đường cong tăng trưởng thực tế<br />

có hình chữ S.<br />

2. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có kích thước cơ thể nhỏ, còn loài tăng trưởng thực tế<br />

có kích thước cơ thể lớn.<br />

3. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có tuổi thọ cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có tuổi<br />

thọ thấp.<br />

4. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có sức sinh sản cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có<br />

sức sinh sản thấp.<br />

5. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học chịu tác động chủ yếu vởi các nhân tố hữu sinh còn loài<br />

tăng trưởng theo thực tế chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố vô sinh.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 3, 5 B. 1, 2, 4 C. 3 D. 2, 5<br />

Câu 80. Nếu thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thể thì sau đó loại quần thể thường phục<br />

hồi nhanh nhất là loại quần thể nào?<br />

Trang 24


A. Quần thể có tuổi sinh thái thấp.<br />

B. Quần thể có tuổi sinh thái cao.<br />

C. Quần thể có tuổi sinh lí cao.<br />

D. Quần thể có tuổi sinh lí thấp.<br />

Câu 81. Những đặc điểm nào sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật?<br />

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.<br />

2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.<br />

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.<br />

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.<br />

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.<br />

6. Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.<br />

Tổ hợp câu đúng là:<br />

A. 1, 4, 6 B. 1, 3, 5 C. 3, 4, 5 D. 4, 5, 6<br />

Câu 82. Cho các nguyên nhân sau đây:<br />

1. Xảy ra giao phối cận huyết.<br />

2. Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.<br />

3. <strong>Sinh</strong> sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.<br />

4. Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.<br />

Số nguyên nhân mà nếu kích thước quần thể dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong?<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 83. Hiện tượng nào sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?<br />

1. Tự tỉa cành ở thực vật.<br />

2. Ăn thịt đồng loại.<br />

3. Cạnh tranh sinh học cùng loài.<br />

4. Quan hệ cộng sinh.<br />

5. Ức chế cảm nhiễm.<br />

A. 1, 2, 3 B. 4, 5 C. 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5<br />

Câu 84. Cho các hiện tượng sau:<br />

1. Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.<br />

2. Cây sống liền rễ thành từng đám.<br />

3. Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.<br />

4. Chim di cư theo đàn.<br />

5. Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.<br />

6. Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.<br />

Số quan hệ được gọi là quần tụ là:<br />

A. 6 B. 3 C. 5 D. 4<br />

Câu 85. Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình và môi trường, chu kì <strong>phá</strong>t triển của loài và tốc độ sinh<br />

sản của động vật biến nhiệt. Kết luận nào sau đây là đúng?<br />

A. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kì sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong <strong>năm</strong> sẽ tăng.<br />

Trang 25


B. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh, tốc độ sinh sản của loài<br />

càng giảm.<br />

C. Chu kì sống tỉ lệ thuận với tốc độ <strong>phá</strong>t triển của loài.<br />

D. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với sự <strong>phá</strong>t triển của loài.<br />

Số phương án đúng là:<br />

A. 4 B. 1 C. 2 D.3<br />

Câu 86. Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại cá<br />

theo độ tuổi ở từng vùng như sau:<br />

Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:<br />

(1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.<br />

(2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.<br />

(3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.<br />

(4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể <strong>phá</strong>t triển ổn định.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 87. Trong các điều kiện dưới đây, nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?<br />

1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.<br />

2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.<br />

3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước của cây trồng.<br />

4. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.<br />

A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4<br />

Câu 88. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.<br />

2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.<br />

3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với<br />

động vật đẳng nhiệt.<br />

4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 2, 4 D.1, 4<br />

Trang 26


Câu 89. Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:<br />

1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.<br />

2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng,<br />

ta không phải bận tâm đến khu phân bố.<br />

3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách<br />

hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng.<br />

4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.<br />

Số phương án đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1<br />

Câu 90. Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật?<br />

1. Cây mọc vươn về phía có ánh sáng.<br />

2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.<br />

3. Cùng loài, cây mọc nơi nhiều ánh sáng có vỏ dày hơn, thân cây nhạt, cây thấp và tán rộng hơn.<br />

4. Những cây tầm gửi ưa bóng sống nhờ trên cây khác.<br />

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2<br />

Câu 91. Điều nào sau đây không đúng?<br />

A. Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.<br />

B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.<br />

C. Một số động vật ngủ đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ giới hạn.<br />

D. <strong>Sinh</strong> vật luôn sinh trưởng, <strong>phá</strong>t triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.<br />

Câu 92. Cho các đặc điểm sau:<br />

1. Thân có vỏ dày, màu nhạt.<br />

2. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.<br />

3. Thân có vỏ mỏng, màu thẫm.<br />

4. Lá nằm nghiêng, phiến lá dày, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.<br />

5. Cường độ chiếu sáng thấp, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.<br />

6. Cường độ chiếu sáng cao, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.<br />

Các đặc điểm thuộc cây ưa bóng là?<br />

A. 2, 3, 6 B. 2, 3, 5 C. 1, 4, 6 D. 1, 4, 5<br />

Câu 93. Cho ví dụ về hoạt động thường gặp của sinh vật:<br />

1. Khi triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.<br />

2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.<br />

3. Chim và thú thay lông trước mùa đông tới.<br />

4. Hoa nguyệt quế nở vào mùa trăng.<br />

5. Hoa anh đào nở vào mùa xuân.<br />

6. Gà đi ăn từ sáng, đến tối mới quay về tổ.<br />

7. Cây họ Đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối.<br />

8. Chim di cư từ bắc sang nam vào mùa đông.<br />

Số hoạt động là nhịp sinh học là?<br />

Trang 27


A. 8 B. 6 C. 5 D. 7<br />

Câu 94. Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tố hơn cây sống riêng<br />

rẽ.<br />

Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?<br />

1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.<br />

2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.<br />

3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.<br />

4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai rừng.<br />

A. 2 B. 4 C. `1 D.3<br />

Câu 95. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21C<br />

đến 35C<br />

. Giới hạn chịu đựng về<br />

độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì có bao nhiêu loại môi trường mà<br />

sinh vật có thể sống?<br />

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20C<br />

đến 35C<br />

, độ ẩm từ 75% đến 95%<br />

B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C<br />

đến 40C<br />

, độ ẩm từ 85% đến 95%<br />

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C<br />

đến 30C<br />

, độ ẩm từ 85% đến 95%<br />

D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ <strong>12</strong>C<br />

đến 30C<br />

, độ ẩm từ 90% đến <strong>10</strong>0%<br />

Câu 96. Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau<br />

một thời gian dài, quần thể loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn loài B có<br />

nguy cơ tuyệt diệt. Trong các giải thích dưới đây, giải thích nào là không hợp lí?<br />

A. Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn quần thể loài B.<br />

B. Quần thể loài A có tốc độ <strong>phá</strong>t sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B.<br />

C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn loài B.<br />

D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn loài B.<br />

Câu 97. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài ong mắt đỏ ở<br />

nước ta, các nhà khoa học đã đưa ra bảng sau: (Biết rằng các ô trống là các ô chưa lấy đủ số liệu)<br />

Nhiệt độ (<br />

Thời gian <strong>phá</strong>t triển (ngày)<br />

C<br />

) Loài 1 Loài 2 Loài 3<br />

15 31,4 30,65<br />

20 14,7 16<br />

30 9,63 <strong>10</strong>,28<br />

35 7,1 7,17 7,58<br />

Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

1. Cả 3 loài đều chết nếu ở nhiệt độ lớn hơn 35C<br />

Chết Chết Chết<br />

2. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng ngắn.<br />

3. Thời gian sinh trưởng ở cùng nhiệt độ của loài 3 luôn là lớn nhất.<br />

4. Không có sự khác nhau quá lớn về thời gian sinh trưởng ở cùng một mức nhiệt độ của cả 3 loài.<br />

Trang 28


5. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc nước ta là từ <strong>11</strong>C<br />

đến 15C<br />

thì ít nhất một trong ba<br />

loài ong sẽ đình dục<br />

A. 3 B. 5 C. 4 D. 2<br />

Câu 98. Ở những loài sinh vật sống trong nước, những quần thể khác nhau trong một loài sống ở những<br />

môi trường có hàm lượng oxi khác nhau thường có tổng diện tích các lá mang (của cơ thể) thay đổi thích<br />

ứng để bảo đảm sự hô hấp. Giả sử trong một loài có 4 quần thể A, B, C, D với tổng diện tích lá mang lần<br />

lượt là 2350; 1800; 2700; 1300 đơn vị phân bố trong các môi trường nước khác như: suối đầu nguồn, hạ<br />

lưu sông, suối nước ấm. Sự sắp xếp nào sau đây là chính xác?<br />

A. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.<br />

B. Quần thể A: hồ; quần thể B: suối đầu nguồn; quần thể C: hạ lưu sông; quần thể D: suối nước ấm.<br />

C. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối nước ấm; quần thể D: suối đầu nguồn.<br />

D. Quần thể A: hạ lưu sông; quần thể B: hồ; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.<br />

Câu 99. Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái:<br />

1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.<br />

2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.<br />

3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi.<br />

4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại.<br />

5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao.<br />

Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật?<br />

A. 3 B. 5 C. 4 D. 2<br />

Câu <strong>10</strong>0. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.<br />

2. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng<br />

trọt.<br />

3. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố<br />

cùng là phân bố theo nhóm.<br />

4. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa<br />

các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi<br />

quần thể.<br />

5. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng<br />

không gian xác định.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai:<br />

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2<br />

Câu <strong>10</strong>1. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể<br />

tồn tại và <strong>phá</strong>t triển ổn định theo thời gian.<br />

2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật<br />

thực hiện các chức năng sống tốt nhất.<br />

3. Ổ sinh thái của một loài cũng giống như nơi ở của chúng. Cả hai đều là nơi cư trú của loài đó.<br />

Trang 29


4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải<br />

phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.<br />

5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.<br />

6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.<br />

7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài<br />

có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.<br />

8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.<br />

9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng:<br />

A. 4 B. 5 C. 7 D. 8<br />

Câu <strong>10</strong>2. Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?<br />

I. Vi sinh vật II. Chim<br />

III. Con người<br />

IV. Thực vật<br />

V. Thú VI. Ếch nhái, bò sát<br />

A. I, II, V B. I, IV, VI C. II, III, V D. I, III, VI<br />

Câu <strong>10</strong>3. Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng<br />

nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?<br />

A. Quy tắc về kích thước cơ thể.<br />

B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.<br />

C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt.<br />

D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:<br />

A. Thực vật, động vật và con người.<br />

B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.<br />

C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.<br />

D. Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể<br />

Một số nhận xét được đưa ra như sau:<br />

1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu<br />

nhiên<br />

2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong<br />

môi trường.<br />

Trang 30


3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở<br />

hình 1.<br />

4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong một<br />

môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.<br />

5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.<br />

6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.<br />

7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình<br />

3.<br />

8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường<br />

và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.<br />

Các em hãy cho biết những <strong>phá</strong>t biểu nào sai?<br />

A. 1, 4, 8 B. 1, 2, 7 C. 3, 5, 6 D. 2, 4, 7<br />

Câu <strong>10</strong>6. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Biến động số lượng được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi của điều kiện sống,<br />

đặc biệt là nguồn thức ăn và không gian sống cũng như các nhân tố môi trường khác.<br />

2. Biến động không theo chu kì thường xảy ra với các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp.<br />

3. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm.<br />

4. Cạnh tranh là nhân tố duy nhất điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.<br />

5. Hiện tượng “tự tỉa thưa” gặp phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.<br />

6. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.<br />

7. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến quần thể bị suy thoái, nghèo nàn về vốn gen, mất sự đa dạng di truyền.<br />

8. Các cây thông nhựa liền rễ nhau là ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.<br />

9. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.<br />

Các em hãy cho biết trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu <strong>10</strong>7. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể<br />

xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là<br />

do:<br />

A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi<br />

của môi trường.<br />

B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực và cá thể cái là ít.<br />

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.<br />

D. Cả A, B và C<br />

Câu <strong>10</strong>8. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?<br />

A. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái<br />

Đất.<br />

B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng,<br />

<strong>phá</strong>t triển của sinh vật.<br />

C. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp<br />

tới sinh vật.<br />

Trang 31


D. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời<br />

sống sinh vật.<br />

Câu <strong>10</strong>9. Cho các nhận xét sau:<br />

1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong<br />

điều kiện môi trường thay đổi.<br />

2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.<br />

3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.<br />

4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, <strong>năm</strong> hoặc tùy điều kiện môi trường<br />

sống.<br />

5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm<br />

năng sinh học của các cá thể cao.<br />

6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.<br />

7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.<br />

8. Đường cong tăng trưởng kinh tế có hình chữ J.<br />

Trong số những <strong>phá</strong>t biểu trên có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Cho hình ảnh sau:<br />

Một số nhận xét được đưa ra như sau:<br />

1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J.<br />

2. Trong điều kiện môi trường lý tưởng thì mức sinh sản là tối đa và mức tử vong là tối thiểu, do đó sự<br />

tăng trưởng đạt tối đa.<br />

3. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng chữ J.<br />

4. Sự tăng trưởng kích thước quần thể của các loài trong thực tế bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường.<br />

Do đó, quần thể chỉ đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.<br />

5. Thực tế có môi trường lí tưởng, nhiều loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp tăng trưởng gần với<br />

kiểu hàm mũ. Tuy nhiên, theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột<br />

ngay cả khi kích thước quần thể chưa đạt tối đa do chúng mẫn cảm với các tác động của các nhân tố hữu<br />

sinh.<br />

Trong số những nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét sai?<br />

Trang 32


A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu <strong>11</strong>1. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:<br />

I. Môi trường không khí II. Môi trường trên cạn<br />

III. Môi trường đất<br />

IV. Môi trường xã hội<br />

V. Môi trường nước VI. Môi trường sinh vật<br />

A. I, II, IV, VI B. I, III, V, VI C. II, III, V, VI D. II, III, IV, V<br />

Câu <strong>11</strong>2. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm<br />

dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:<br />

(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.<br />

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của<br />

môi trường.<br />

(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.<br />

(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.<br />

Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?<br />

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4<br />

Câu <strong>11</strong>3. Cho một số nhận định sau:<br />

1. Những kiểu quan hệ: cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể<br />

dẫn đến sự tiêu diệt loài.<br />

2. Ở quần thể cá sống sâu, con đực nhỏ biến đổi hình thái, cấu tạo, sống kí sinh vào con cái là ví dụ của<br />

quan hệ kí sinh cùng loài.<br />

3. Quần thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.<br />

4. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa<br />

của môi trường.<br />

5. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và ngược<br />

lại.<br />

6. Trong quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm nó suy yếu,<br />

do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công.<br />

7. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lý thay đổi, giới hạn sinh thái đối<br />

với nhiều nhân tố bị thu hẹp.<br />

8. Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác.<br />

Gọi a là số <strong>phá</strong>t biểu đúng, b là số <strong>phá</strong>t biểu sai. Biểu thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ của a và<br />

b?<br />

A. a 2b<br />

<strong>10</strong><br />

B. a b 5<br />

C. a 1 8b<br />

D. a 3 b 8<br />

Câu <strong>11</strong>4. Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ<br />

30C , trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0C<br />

đến 20C<br />

thể hiện quy luật sinh thái:<br />

A. Giới hạn sinh thái.<br />

B. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.<br />

C. Không đồng đều của các nhân tố sinh thái.<br />

D. Tổng hợp của các nhân tố sinh thái.<br />

Câu <strong>11</strong>5. Màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là:<br />

50C<br />

đến<br />

Trang 33


A. Nhận biết đồng loại B. Dọa nạt<br />

C. Khoe mẽ với con cái trong mùa sinh sản D. Báo hiệu<br />

Câu <strong>11</strong>6. Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm là:<br />

A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn.<br />

B. Do không có kẻ thù.<br />

C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.<br />

D. Do nguồn sống thuận lợi.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên:<br />

A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định.<br />

B. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái.<br />

C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ.<br />

D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.<br />

Câu <strong>11</strong>8. Chuồn chuồn, ve sầu… có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng<br />

mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?<br />

A. Không theo chu kỳ B. Theo chu kỳ ngày đêm<br />

C. Theo chu kỳ tháng D. Theo chu kỳ mùa<br />

Câu <strong>11</strong>9. Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi<br />

Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây đúng?<br />

A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.<br />

B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.<br />

C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.<br />

D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.<br />

Câu <strong>12</strong>0. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có điểm chung là:<br />

A. Chỉ xuất hiện khi mật độ quần thể tăng cao.<br />

B. Đều có lợi cho sự tồn tại và <strong>phá</strong>t triển của quần thể.<br />

C. Đều làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.<br />

D. Đều giúp duy trì mật độ của quần thể ổn định qua các thế hệ.<br />

Trang 34


ĐÁP ÁN<br />

1. B 2. A 3. B 4. D 5. C 6. C 7. A 8. D 9. C <strong>10</strong>. B<br />

<strong>11</strong>. A <strong>12</strong>. C 13. D 14. D 15. B 16. D 17. B 18. C 19. B 20. B<br />

21. A 22. A 23. C 24. D 25. B 26. D 27. B 28. A 29. B 30. C<br />

31. A 32. B 33. B 34. B 35. D 36. A 37. A 38. C 39. B 40. C<br />

41. B 42.D 43.B 44.A 45.C 46.B 47.D 48.B 49.C 50.C<br />

51. D 52.A 53.A 54.A 55.D 56.D 57.A 58.A 59.D 60.D<br />

61. B 62.A 63.B 64.A 65.B 66.C 67.A 68.A 69.A 70.B<br />

71.A 72.B 73.A 74.A 75.D 76.A 77.A 78.C 79.A 80.D<br />

81.D 82.B 83.B 84.B 85.D 86.A 87.A 88.D 89.A 90.D<br />

91.D 92.B 93.A 94.C 95.B 96.C 97.A 98.C 99.C <strong>10</strong>0.D<br />

<strong>10</strong>1.B <strong>10</strong>2.C <strong>10</strong>3.B <strong>10</strong>4.D <strong>10</strong>5.A <strong>10</strong>6.C <strong>10</strong>7.D <strong>10</strong>8.B <strong>10</strong>9.B 1<strong>10</strong>.C<br />

<strong>11</strong>1.C <strong>11</strong>2.A <strong>11</strong>3.C <strong>11</strong>4.A <strong>11</strong>5.C <strong>11</strong>6.C <strong>11</strong>7.D <strong>11</strong>8.D <strong>11</strong>9.B <strong>12</strong>0.B<br />

Câu 1. Đáp án B<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

- Câu A sai vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn<br />

nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển được theo thời gian chứ không phải là của nhiều nhân tố<br />

sinh thái.<br />

- Câu C sau vì đây là khái niệm về ổ sinh thái, chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.<br />

- Câu D sai vì: “Giới hạn sinh thái” thì chắc chắn sẽ được hiểu là một khoảng giá trị xác định chứ không<br />

thể là một giá trị cụ thể nào đó.<br />

Câu 2. Đáp án A<br />

- Chọn (2), (3), (5).<br />

- Câu (1) sai vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn<br />

nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển được theo thời gian.<br />

- Câu (4) sai vì những loài có giới hạn sinh thái càng rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân<br />

bố càng rộng.<br />

- Câu (6) sai vì loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái rộng hơn đối với loài có họ hàng gần sống ở<br />

vùng gần xích đạo.<br />

Lưu ý: Câu 5 đúng vì: xác định giới hạn sinh thái của mỗi loài về từng nhân tố sinh thái nhằm điều chỉnh<br />

giá trị sinh thái của từng giống vật nuôi cây trồng sao cho thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển<br />

của chúng khi di nhập từ vùng này sang vùng khác.<br />

Câu 3. Đáp án B<br />

1. Đúng: Các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.<br />

2. Đúng: Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã<br />

tiến hóa cao hơn. Ví dụ: Cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.<br />

3. Sai: Thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: Cây xanh quang hợp tốt nhất<br />

ở nhiệt độ 20C<br />

30 C,0C<br />

thì ngừng quang hợp.<br />

Trang 35


4. Sai: Động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì khi nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ<br />

môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây<br />

rối loạn.<br />

Ví dụ: Trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta, ếch nhái chết hàng loạt.<br />

5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: Ở 15C<br />

mọt bột sẽ ăn<br />

nhiều hơn và ngừng ăn ở 8C<br />

.<br />

Câu 4. Đáp án D<br />

1. Biến đổi hình thái và sự phân bố của sinh vật: cây xương rồng sống ở sa mạc có gai là biến dạng của lá<br />

nhằm hạn chế thoát hơi nước.<br />

2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý. Ở ruồi giấm chu kì sống là 17 ngày đêm ở nhiệt độ 18C<br />

, và rút<br />

ngắn còn <strong>10</strong> ngày ở 25C<br />

.<br />

3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng: Cây xanh quang hợp tốt ở<br />

nhiệt độ 20C<br />

30 C,0C<br />

thì ngừng quang hợp.<br />

4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: Ở 15C<br />

mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và<br />

ngừng ăn ở 8C<br />

Câu 5. Đáp án C<br />

Kích thước quần thể là số lượng cá thể, <strong>khối</strong> lượng chất sống tích lũy của quần thể trong khoảng không<br />

gian phân bố của quần thể chứ không phải không gian sinh sống của cá thể trong quần thể (nơi ở).<br />

Câu 6. Đáp án C<br />

- Quần thể tăng trưởng theo hàm số mũ (tăng trưởng theo đồ thị hình chữ J) trong điều kiện sống đầy đủ,<br />

thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu sống của quần thể.<br />

- Thường gặp đối với những loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, mức sinh sản cao, khả năng thích nghi<br />

cao, phục hồi quần thể nhanh.<br />

Câu 7. Đáp án A<br />

Câu 8. Đáp án D<br />

- Chọn (2), (3), (4)<br />

- Câu 1 vẫn thiếu vì nếu như là 2 loài khác nhau thì cho dù có sống trong một khoảng thời gian dài thì<br />

chúng cũng không thể là một quần thể.<br />

Câu 9. Đáp án C<br />

Quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ hay là đường cong tăng trưởng có hình J thường gặp ở<br />

một số loài như tảo, nấm, vi khuẩn … có các đặc điểm như: Kích thước quần thể nhỏ, tuổi thọ thấp,<br />

tuổi chín sinh dục sớm, tốc độ sinh sản nhanh, tập tính chăm sóc con non kém, khả năng phục hồi quần<br />

thể nhanh, chịu tác động chủ yếu của nhân tố vô sinh…<br />

Câu <strong>10</strong>. Đáp án B<br />

- Liền rễ là hiện tượng mà rễ của một số cây cùng loài sống gần nhau, nối liền với nhau giúp sử dụng<br />

nguồn nước, muối khoáng tốt hơn, giúp cây sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển tốt. Loại A, D.<br />

- Mối quan hệ cộng sinh là cộng sinh giữa 2 loài khác nhau mà cả hai bên cùng có lợi. Loại A, C.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đáp án A<br />

- Nhận xét: với những câu dạng như này, ta nên dựa vào đáp án đôi khi lại tỏ ra hiệu quả hơn.<br />

Trang 36


- Ví dụ: thấy (2) xuất hiện ở cả bốn phương án nên ta có thể không cần xét đến ý (2), (5) xuất hiện ở cả 3<br />

phương án nên ta có thể xem xét (5) trước, nếu (5) sai chọn ngay được B.<br />

- Bảng tổng quát về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:<br />

+ Điều kiện:<br />

+Biểu hiện:<br />

+ Ý nghĩa:<br />

Hỗ trợ<br />

Xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi,<br />

các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn<br />

nhau để tăng cường khả năng kiếm<br />

ăn, sinh sản, chống lại kẻ thù và<br />

điều kiện bất lợi của môi trường…<br />

Thực<br />

vật<br />

Động<br />

vật<br />

Hỗ trợ<br />

Cây liền rễ: cây sống quần tụ,<br />

các rễ nối liền nhau sử dụng<br />

nước và muối khoáng hiệu quả,<br />

giúp cây sinh trưởng và chịu hạn<br />

tốt hơn…<br />

Cây mọc theo nhóm: cây sống<br />

theo nhóm biểu hiện hiệu quả<br />

nhóm, cây chịu được gió bão và<br />

hạn chế thoát hơi nước.<br />

Hiệu quả nhóm: động vật kiếm<br />

ăn theo bầy đàn thì khả năng<br />

kiếm ăn chống lại kẻ thù sẽ cao<br />

hơn khi riêng rẽ. Ví dụ: bồ nông<br />

xếp thành hàng sẽ kiếm bắt được<br />

nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn<br />

riêng rẽ.<br />

Phân công hợp lý trong bầy đàn:<br />

sự phân công hợp lý công việc<br />

trong các tổ chức sống theo kiểu<br />

mẫu hệ như: ong, kiến, mối…<br />

Cạnh tranh<br />

Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể<br />

tăng quá cao, nguồn sống của môi<br />

trường không đáp ứng đủ nhu cầu sống<br />

của các cá thể trong quần thể, dẫn đến<br />

hiện tượng cạnh tranh nhau về thức ăn,<br />

nơi ở, ánh sáng, con cái…<br />

Cạnh tranh<br />

- Khi xảy ra cạnh tranh thì một số<br />

cây yếu sẽ bị đào thải khỏi quần<br />

thể, để duy trì mật độ hợp lý.<br />

- Ví dụ: hiện tượng tỉa thưa cành ở<br />

thực vật<br />

Tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm:<br />

khi mật độ cá thể của quần thể<br />

tăng lên quá cao, nguồn sống kém,<br />

dẫn đến hiện tượng cạnh tranh<br />

nhau làm tăng mức độ tử vong.<br />

Kí sinh cùng loài: hiện tượng kí<br />

sinh của cá đực (Edriolychnus<br />

schmidti) trên cá thể cái để giảm<br />

sức ép về nguồn thức ăn hạn hẹp<br />

khi sống vùng nước sâu.<br />

Ăn thịt đồng loại: khi quá thiếu<br />

thức ăn một số loài thường ăn<br />

trứng của chúng đẻ ra hoặc cá thể<br />

lớn ăn cá thể bé: ví dụ cá mập con<br />

mới nở sử dụng trứng chưa nở làm<br />

thức ăn.<br />

Trang 37


Hỗ trợ<br />

Đảm bảo cho quần thể:<br />

- Thích nghi.<br />

Câu <strong>12</strong>. Đáp án C<br />

- Tồn tại ổn định.<br />

- Khai thác nguồn sống tối ưu…<br />

Cạnh tranh<br />

- Đảm bảo cho mật độ, kích thước quần<br />

thể duy trì ở mức độ hợp lý.<br />

- Cạnh tranh là động lực của tiến hóa.<br />

Hiệu quả nhóm chỉ đạt ở mức tối đa khi số lượng cá thể phù hợp nhất với hoạt động sống của quần thể<br />

Câu 13. Đáp án D<br />

Số lượng cá con nhiều trong khi số lượng cá lớn ít, điều đó chứng tỏ cá lớn trong hồ đang bị khai thác<br />

quá mức, lớp cá con (nhóm trước sinh sản) chưa kịp thay thế. Nếu như tiếp tục đánh bắt sẽ đe dọa đến<br />

lượng có con trong hồ cần phải dừng việc khai thác.<br />

Câu 14. Đáp án D<br />

Kích thước quần thể là tổng số lượng con/ <strong>khối</strong> lượng chất sống tích lũy trong quần thể trong khoảng<br />

phân bố của quần thể. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì:<br />

- Cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái giảm khả năng sinh sản giảm.<br />

- Thường xuyên xảy ra giao phối cận huyết quần thể suy thoái.<br />

- Số lượng cá thể quá ít nên khả năng hỗ trợ nhau giảm, khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi<br />

giảm.<br />

Câu 15. Đáp án B<br />

Đặc<br />

điểm<br />

Ý nghĩa<br />

Ví dụ<br />

Câu 16. Đáp án D<br />

Đồng đều Ngẫu nhiên Theo nhóm<br />

Điều kiện sống<br />

phân bố đồng đều.<br />

Giữa các cá thể<br />

trong quần thể có<br />

sự cạnh tranh gay<br />

gắt, tính lãnh thổ<br />

cao.<br />

Giảm cạnh tranh<br />

Chim cánh cụt, cỏ<br />

trên thảo nguyên,<br />

chim hải âu…<br />

Điều kiện sống phân<br />

bố đồng đều.<br />

Giữa các cá thể<br />

trong quần thể<br />

không có sự cạnh<br />

tranh gay gắt, không<br />

có tính lãnh thổ cao<br />

mà cũng không thích<br />

sống tụ họp.<br />

Khai thác và sử<br />

dụng nguồn sống có<br />

hiệu quả.<br />

Cây gỗ trong rừng<br />

mưa nhiệt đới, sò<br />

sống ở phù sa…<br />

Điều kiện sống phân bố<br />

không đồng đều.<br />

Các cá thể sống thành<br />

bầy đàn tập trung ở nơi<br />

có điều kiện sống tốt<br />

nhất.<br />

Hỗ trợ nhau.<br />

Hươu, trâu rừng sống<br />

thành bây đàn, giun<br />

sống ở nơi có độ ẩm<br />

cao, cỏ lào…<br />

- Những loài không có ánh sáng thì cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn, nhường chỗ cho sự <strong>phá</strong>t triển<br />

của cơ quan xúc giác hoặc cơ quan <strong>phá</strong>t sáng.<br />

Trang 38


- Những nơi thiếu ánh sáng như vùng biển sâu thì cơ quan thị giác thường có xu hướng mở to hoặc đính<br />

trên các cuống thịt, xoay quanh bốn phía để mở rộng tầm nhìn.<br />

Câu 17. Đáp án B<br />

- Mật độ cá thể trong quần thể: là số lượng cá thể hay sinh <strong>khối</strong> trên 1 đơn vị S hay V.<br />

- Là nhân tố đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì: là nhân tố nội tại điều chỉnh kích thước quần thể do<br />

mật độ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức sinh sản và tử vong.<br />

Câu 18. Đáp án C<br />

- Nhịp sinh học là những phản ánh có nhịp nhàng của sinh vật trước những thay đổi có tính chu kì của<br />

môi trường sống.<br />

- Xét tới định nghĩa trên ra thấy các hiện tượng 3, 5, 7 không phải là nhịp sinh học.<br />

Câu 19. Đáp án B<br />

Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện trong hình chính là quan hệ cạnh tranh cùng<br />

loài<br />

1. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1<br />

cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. Do vậy đây là ví dụ của cạnh tranh cùng<br />

loài.<br />

2. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng. Ví dụ này thể<br />

hiện các cá thể trong quần thể (nhóm) tận dụng được nguồn sống của môi trường và không ảnh hưởng đến<br />

nguồn sống riêng của nhau nên đây không phải cạnh tranh.<br />

3. Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác)<br />

nên đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài. Cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.<br />

4. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.<br />

Từ đó giúp các cá thể bảo vệ con trong mùa sinh sản, những cá thể có sức sống kém hơn phải di chuyển<br />

đi. Vậy đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài.<br />

5. Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng. Quan hệ hợp tác và<br />

phân tầng xã hội giúp cho các cá thể có công việc và nhiệm vụ và tận dụng tốt nguồn sống.<br />

Số đáp án không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh: 2, 5<br />

Câu 20. Đáp án B<br />

Câu 21. Đáp án A<br />

- Một quần thể tồn tại trong môi trường luôn có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể sao<br />

cho phù hợp với sức chứa của môi trường. Có rất nhiều yếu tố tham gia cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá<br />

thể trong quần thể trong đó nguồn thức ăn đóng vài trò quan trọng nhất. Cụ thể:<br />

- Khi nguồn thức ăn trở nên dồi dào số lượng cá thể tăng cao (tăng sinh sản, giảm tử vong), đến một mức<br />

nào đó mà môi trường không cung cấp đủ nguồn sống thì nguồn thức ăn lại trở nên thiếu hụt, thiếu nơi ở<br />

dẫn đến mức tử vong tăng cao, mức sinh sản giảm kết quả đưa số lượng cá thể về mức cũ.<br />

Câu 22. Đáp án A<br />

Theo như hình các em dễ thấy rằng các loài có ổ sinh thái trùng nhau sẽ xảy ra cạnh tranh do vậy để nó có<br />

thể sống cùng một sinh cảnh thì bắt buộc phải phân hóa về không gian sống để kiếm ăn trong phạm vi cư<br />

trú của mình.<br />

Câu 23. Đáp án C<br />

Trang 39


- A. Đúng, tia tử ngoại là tia có bước sóng ngắn, có thể kích thích sự chuyển hóa tiền vitamin D thành<br />

vitamin D, tuy nhiên có thể gây đột biến do làm tổn thương cấu trúc protein.<br />

- B, D. Đúng.<br />

- C. Môi trường nước là môi trường có nhiệt độ ổn định, nên thích hợp với động vật có giới hạn chịu nhiệt<br />

hẹp. Ví dụ: cá ra khỏi nước cá sẽ chết.<br />

Câu 24. Đáp án D<br />

- Để tăng tỉ lệ số cá thể trước tuổi sinh sản thì có rất nhiều cách tuy nhiên biện <strong>phá</strong>p được coi là bền vững<br />

nhất là: đánh bắt số cá thể ở tuổi sau sinh sản. Vì như vậy sẽ tạo được không gian sinh trưởng và <strong>phá</strong>t<br />

triển cho nhóm cá thể thuộc nhóm tuổi còn lại.<br />

- Nếu như thực hiện biện <strong>phá</strong>p thả vào ao cá những cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh<br />

sản thì nhóm cá thể mới này sẽ cần có thời gian để thích ứng với môi trường mới, mặt khác sẽ có nhiều cá<br />

thể không thích nghi được với môi trường mới dẫn đến chết không mang lại hiệu quả kinh tế.<br />

Câu 25. Đáp án B<br />

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh thường có kích thước lớn hơn loài có họ hàng gần gũi với chúng<br />

nhưng sống ở vùng nóng do chúng có lớp mỡ dày để giữ ấm cơ thể, ngăn cản sự tản nhiệt (quy tắc<br />

Becman). Ví dụ: gấu trắng ở bắc cực to hơn gấu ngựa sống ở vùng nhiệt đới. Xem hình ảnh dưới câu 36.<br />

Câu 26. Đáp án D<br />

- Chọn (1), (2), (3)<br />

- Sự quần tụ đem lại hiệu quả nhóm như: Dễ dàng săn mồi và chống lại kẻ thù tốt hơn, dễ bắt cặp trong<br />

mùa sinh sản, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết sẽ cao hơn…<br />

- Nhắc lại về giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái giúp sinh vật có thể<br />

tồn tại và <strong>phá</strong>t triển theo thời gian. Như vậy, sự quần tụ sẽ không ảnh hưởng gì đến giới hạn sinh thái<br />

(không thể có chuyện khi sống theo bầy đàn thì giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam tăng từ<br />

5,6C<br />

42C<br />

đến <strong>10</strong>C<br />

45C<br />

được).<br />

Câu 27. Đáp án B<br />

- Đề bài nói về mặt sinh thái nên loại A, D do đó là về mặt di truyền.<br />

- Số lượng cá thể của quần thể luôn dao động xung quanh trạng thái cân bằng di truyền chứ không giữ<br />

nguyên không đổi.<br />

Câu 28. Đáp án A<br />

- Đề bài cho là vận dụng sự thích nghi của sinh vật đối với ánh sáng nên loại ngay được phương án D.<br />

- Tất nhiên là phải trồng cây ưa sáng trước rồi mới tới cây ưa bóng. Vì nếu như trồng ngược lại thì làm<br />

sao có “bóng” để cây ưa bóng có thể sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển được.<br />

Câu 29. Đáp án B<br />

Khi nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động sinh lý trong cơ thể sẽ tăng lên<br />

trưởng tăng lên chu kì sống rút ngắn lại qua đó làm thời gian <strong>phá</strong>t dục rút ngắn lại.<br />

Câu 30. Đáp án C<br />

- Ý (1) sai vì sức sinh sản chỉ đạt cực đại khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng.<br />

tốc độ sinh<br />

- Ý (2) sai mật độ cá thể trong quần thể phản ánh tương quan giữa mức sinh trưởng và mức tử vong thông<br />

qua đó phản ánh mức sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của quần thể. Khi mật độ tăng quá cao, mức tử vong tăng<br />

và sinh sản giảm từ đó đưa quần thể về trạng thái cân bằng và ngược lại.<br />

Trang 40


- Ý (5) sai vì mật độ cá thể trong quần thể là số lượng cá thể sống trong một đơn vị diện tích hay thể tích<br />

chứ không nhất thiết là số cá thể trưởng thành.<br />

- Ý (6) sai vì mật độ cá thể trong quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng chứ không phải luôn cố<br />

định.<br />

Câu 31. Đáp án A<br />

- Quần thể có 5 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính, cấu trúc nhóm tuổi, kiểu phân bố các cá thể trong quần<br />

thể, kiểu tăng trưởng, mật độ cá thể trong quần thể.<br />

- (3) và (4) là đặc trưng của quần xã.<br />

Câu 32. Đáp án B<br />

- Câu A sai vì: nhịp sinh học đề cập đến “khả năng” phản ứng nhịp nhàng của cơ thể đối với sự biến động<br />

có tính chu kì của môi trường, có tính di truyền.<br />

- Câu C sai vì thường biến là khả năng thay đổi kiểu hình phù hợp với môi trường, và không có tính di<br />

truyền. Còn hiện tượng đề cấp đến ở trên có tính di truyền.<br />

Câu 33. Đáp án B<br />

Dễ dàng nhận thấy đặc trưng về tần số alen, tần số kiểu gen là đặc trưng về mặt di truyền nên loại bỏ<br />

những phương án nào chứa tần số alen, tần số kiểu gen.<br />

Câu 34. Đáp án B<br />

- Ý 1 sai, giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có<br />

thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển. Lưu ý là chỉ một thôi nhé.<br />

- Ý 2 sai vì giới hạn sinh thái khi ấy sẽ rộng chứ không hẹp đâu.<br />

- Ý 3 đúng do nhiệt độ vùng ôn đới biến động cao hơn.<br />

- Ý 4 đúng vì vẫn còn khoảng chống chịu.<br />

- Ý 5 đúng, không có gì để bàn.<br />

Vậy có 3 ý đúng.<br />

Câu 35. Đáp án D<br />

- Các đặc điểm đúng là (1) (2).<br />

- (3) sai, chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố vô sinh.<br />

- (4) sai, chúng thường không có khả năng chăm sóc con non tốt.<br />

Lưu ý:<br />

Trang 41


Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (đường cong lí <strong>thuyết</strong>, tăng trưởng theo hàm số mũ): nếu<br />

nguồn sống của quần thể và diện tích cư trú của quần thể không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể<br />

trong quần thể là rất lớn – có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn<br />

toàn thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy<br />

đường cong tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J.<br />

Tăng trưởng thực tế - tăng trưởng trong điều kiện hạn chế (đường cong tăng trưởng hình chữ S): trong<br />

thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì:<br />

+ Sức sinh sản không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều<br />

kiện hạn chế của môi trường.<br />

+ Điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở, dịch bệnh,..)<br />

Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của<br />

quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.<br />

Đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn và bị giới hạn:<br />

Câu 36. Đáp án A<br />

Môi trường bị giới hạn<br />

Kích thước cơ thể lớn.<br />

Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu<br />

đến muộn.<br />

<strong>Sinh</strong> sản chậm, sức sinh sản thấp.<br />

Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất<br />

tốt.<br />

Môi trường không giới hạn<br />

Kích thước cơ thể nhỏ.<br />

Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu<br />

đến sớm.<br />

<strong>Sinh</strong> sản nhanh, sức sinh sản cao.<br />

Không biết chăm sóc con non.<br />

- Quy tắc Anlen: để giảm bớt sự tỏa nhiệt của cơ thể, kích thước các phần nhô ra như tai, đuôi, chi… của<br />

động vật sống ở vùng ôn đới thường nhỏ hơn các phần tương ứng với loài có họ hàng gần gũi sống ở<br />

vùng xích đạo giúp động vật có thể chịu đựng được thời tiết giá lạnh ở vùng ôn đới.<br />

Câu 37. Đáp án A<br />

- Quần thể trẻ là quần thể có sức sinh sản cao ti lệ nhóm tuổi trước và đang sinh sản chiếm tỉ lệ lớn<br />

đáy tháp rộng loại B, D.<br />

<br />

Trang 42


Câu 38. Đáp án C<br />

- Những con giun sống ở nơi ẩm ướt , đám cỏ lào mọc ven rừng là phân bố theo nhóm.<br />

- Con sâu trên cây chuối là phân bố ngẫu nhiên.<br />

Câu 39. Đáp án B<br />

- Ổ sinh thái là không gian sinh thái chứa đựng tất cả các giới hạn sinh thái, do vậy việc trùng lặp ở sinh<br />

thái là điều không thể tránh khỏi. Khi có sự trùng lặp về ổ sinh thái thường dẫn đến cạnh tranh loại trừ.<br />

Do đó mà khi sống trong cùng một sinh cảnh, có chung nguồn thức ăn chúng thường phân li ổ sinh thái để<br />

giảm cạnh tranh.<br />

Câu 40. Đáp án C<br />

- Câu A, đặc điểm giúp cá bơi nhanh hơn trong nước là: cơ thể hình thoi, dẹp bên, và có vây…<br />

- Câu B, khi bơi dưới mực nước sâu, thiếu ánh sáng, cá thường định hướng bằng sóng âm.<br />

Câu 41. Đáp án B<br />

- Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt là một biện <strong>phá</strong>p không bền vững, mất nhiều công sức.<br />

- Du nhập thêm một quần thể mới từ một quần thể khác, biện <strong>phá</strong>p này cần có thời gian để những cá thể<br />

mới thích nghi với môi trường mới, mặt khác số cá thể mới này là do đã bị loại từ quần thể khác nên có<br />

khả năng có sức sống kém.<br />

- Việc bắt chúng sinh sản bắt buộc gây suy giảm đa dạng di truyền. Do có thể xảy ra giao phối cận huyết.<br />

Câu 42. Đáp án D<br />

Độ đa dạng di truyền của quần thể có thể hiểu là đa dạng về vốn gen giữa các cá thể trong quần thể hoặc<br />

là giữa quần thể này với quần thể khác.<br />

Câu 43. Đáp án B<br />

Giới hạn sinh thái cho ta biết khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và<br />

<strong>phá</strong>t triển. Ở ví dụ trên cho thấy giới hạn chịu nhiệt của loài chuột cát ở đài nguyên quy luật giới hạn<br />

sinh thái.<br />

Lưu ý: - Quy luật tác động không đồng đều: các loài khác nhau phản ứng không như nhau đối với sự tác<br />

động của cùng một nhân tố sinh thái. Mỗi giai đoạn khác nhau của cơ thể cũng phản ứng không như nhau<br />

đối với sự tác động của cùng một nhân tố sinh thái.<br />

- Quy luật tác động tổng hợp: các nhân tố sinh thái tác động và chi phối lẫn nhau để tác động cùng một<br />

lúc lên cơ thể sinh vật sinh vật sẽ có phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố sinh thái.<br />

Câu 44. Đáp án A<br />

Rong là nơi cư trú tuyệt vời của những loài động vật nổi, giúp chúng sinh sôi nảy nở, gián tiếp tạo nguồn<br />

thức ăn cho cá giảm sự cạnh tranh.<br />

Câu 45. Đáp án C<br />

Số lượng cá thể ruồi thường tăng lên vào mùa hè, còn các mùa khác giảm hẳn, sự tăng giảm số lượng có<br />

tính chu kì biến động theo chu kì mùa<br />

Câu 46. Đáp án B<br />

Biến động số lượng theo chu kì thường do hoạt động có tính chu kì của môi trường như chu kì ngày đêm,<br />

chu kì mùa, chu kì tuần trăng.<br />

Câu 47. Đáp án D<br />

- Động vật hằng nhiệt: là động vật có mức nhiệt độ cơ thể ổn định, không phụ thuộc vào môi trường,<br />

thường gặp : thuộc lớp chim, thú…<br />

Trang 43


- Động vật biến nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường như: một số loại động vật<br />

có xương sống như cá , một số loại không có xương sống, động vật lưỡng cư, bò sát như: ếch , nhái …<br />

A. Loại thằn lằn.<br />

B. Loại cá sấu.<br />

C. Loại cá sấu, san hô.<br />

Câu 48. Đáp án B.<br />

Kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố thường gặp trong tự nhiên. Vì sinh vật thường có xu hướng quần<br />

tụ.<br />

Câu 49. Đáp án C.<br />

Sự biến động số lượng của quần thể mèo rừng và thỏ là loại biến động theo chu kì nhiều <strong>năm</strong>. Số lượng<br />

cá thể của hai loài này khống chế lẫn nhau theo cơ chế: thỏ là thức ăn của mèo rừng nên khi số lượng thỏ<br />

nhiều nguồn thức ăn dồi dào số lượng mèo rừng tăng cao đến một thời điểm nhất định, lượng<br />

thỏ lại giảm sút do bị mèo rừng ăn nhiều nên lại làm hạn chế nguồn thức ăn của mèo rừng giảm số<br />

lượng mèo. Cứ như vậy, 2 loài này luôn khống chế số lượng lẫn nhau.<br />

Câu 50. Đáp án C.<br />

Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng rộng.<br />

Câu 51. Đáp án D.<br />

Kích thước quần thể là số lượng cá thể, <strong>khối</strong> lượng hay năng lượng tích lũy của quần thể trong khoảng<br />

phân bố nên khi xảy ra biến động số lượng cá thể của quần thể thì sẽ làm thay đổi kích thước của quần<br />

thể.<br />

Câu 52. Đáp án A.<br />

Cạnh tranh là động lực của quá trình tiến hóa vì:<br />

- Cạnh tranh xảy ra sẽ dẫn đến sự di cư của các cá thể tìm ra ổ sinh thái mới dưới tác dụng của<br />

chọn lọc tự nhiên có khả năng hình thành loài mới.<br />

- Sau cạnh tranh những cá thể mang đặc điểm có lợi sẽ sống sót, sinh sản ưu thế hình thành quần thể<br />

thích nghi.<br />

Câu 53. Đáp án A.<br />

Số lượng ếch nhái chỉ giảm khi có mùa đông lạnh dưới 8C<br />

,hiện tượng này không theo chu kì không<br />

phải biến động số lượng theo chu kì.<br />

B. biến động theo chu kì mùa.<br />

C. biến động theo chu kì nhiều <strong>năm</strong>.<br />

D. biến động theo chu kì mùa.<br />

Câu 54. Đáp án A.<br />

Lớp động vật phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ môi trường là động vật biến nhiệt, có nhiệt độ cơ thể phụ<br />

thuộc vào nhiệt độ môi trường: bò sát.<br />

Câu 55. Đáp án D.<br />

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy ngay sự biến động số lượng của hai loài trên hoàn toàn không phụ thuộc vào<br />

nhau. Ví dụ như ở giai đoạn 1965 - 1975, số lượng nai sừng tấm tăng mạnh nhưng số lượng chó sói lại<br />

giảm, điều đó chứng tỏ nai sừng tấm không phải là thức ăn của chó sói nên sự biến động số lượng không<br />

phụ thuộc vào nhau.<br />

Trang 44


Câu 56. Đáp án D.<br />

- Loài có kích thước cơ thể càng lớn thì kích thước quần thể càng nhỏ.<br />

- Trình tự đúng là: Voi , chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa.<br />

Câu 57. Đáp án A.<br />

- Mới vào có thể loại ngay D vì để hỏi mối quan hệ!<br />

- Hiện tượng trên là quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

- Hình a là hai cây thông có rễ liền nhau.<br />

- Hình b là khi một cây bị chặt đi.<br />

- Hình c là cây bị chặt đi có chồi mọc lên.<br />

- Rõ ràng nhờ quan hệ hỗ trợ nên cây bị chặt vẫn sống sót.<br />

Câu 58. Đáp án A.<br />

- A đúng vì khi đó khả năng sinh sản đạt lớn nhất giữa các cá thể và khoảng trống trong quần thể còn vừa<br />

hợp lí.<br />

- B sai vì mật độ cao thì cạnh tranh sẽ tăng lên. Tỉ lệ tử vong rất cao làm chết nhiều cá thể có khả năng<br />

sinh sản trong quần thể nên khiến khả năng sinh sản giảm đi.<br />

- C sai vì trong tự nhiên rất khó có điều kiện sống nào là tối ưu, luôn có các nhân tố hạn chế.<br />

- D sai vì mức độ sinh sản phụ thuộc chặt chẽ vào mật độ quần thể.<br />

Câu 59. Đáp án D.<br />

Cạnh tranh là hiện tượng xảy ra phổ biến ở cả động vật thực vật.<br />

Câu 60. Đáp án D.<br />

- A đúng vì đó là kích thước tối đa và kích thước tối thiểu.<br />

- B, C đúng theo định nghĩa.<br />

- D sai vì kích thước tối thiểu mới mang đặc tính của loài.<br />

Câu 61. Đáp án B<br />

Khi số cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản bị tử vong thì sau đó, quần thể sẽ đối mặt với việc giảm kích<br />

thước mạnh nên sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối gần.<br />

Câu 62. Đáp án A<br />

- (1) đúng, trong giai đoạn đầu, hai loài có sự trùng nhau về nguồn sống, chứng tỏ hai loài có thể đã sử<br />

dụng cùng một loại thức ăn.<br />

- (2) đúng, trong giai đoạn b, ổ sinh thái mỗi loài đều bị thu hẹp.<br />

- (3) đúng, sự cạnh tranh có thể làm giảm sút số lượng cá thể trong quần thể mỗi loài.<br />

- (4) sai, hai loài đều có thể đạt đến kích thước quần thể tối đa, gần như không cạnh tranh về dinh dưỡng<br />

nhưng có thể cạnh tranh về nơi ở.<br />

Câu 63. Đáp án B<br />

Hình tháp như trên là hình tháp dân số trẻ, có đáy rộng, đỉnh hẹp. Minh họa về 3 kiểu tháp dân số:<br />

Trang 45


Trang 46


Câu 64. Đáp án A<br />

Số lượng linh miêu biến động theo số lượng thỏ tuyết (linh miêu là loài ăn thịt) do đó số lượng thỏ tuyết<br />

khống chế số lượng linh miêu nên ý 1 đúng, các ý 2, 3 sai. Và đây không phải là cân bằng sinh học nên ý<br />

4 sai.<br />

Câu 65. Đáp án B<br />

- Đầu tiên ta xét từng mối quan hệ:<br />

+ Hình A: quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

+ Hình B: quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

+ Hình C: quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

+ Hình D: quan hệ cạnh tranh cùng loài.<br />

+ Hình E: quan hệ cạnh tranh cùng loài.<br />

+ Hình F: quan hệ ăn thịt đồng loại.<br />

+ Hình G: quan hệ kí sinh cùng loài.<br />

+ Hình H: quan hệ ăn thịt đồng loại.<br />

- Ta xét tiếp tới các ý:<br />

+ Ý 1 sai vì cạnh tranh hay kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp<br />

cho các loài tồn tại và <strong>phá</strong>t triển một cách hưng thịnh.<br />

+ Ý 2 sai vì chỉ có 2 mối quan hệ là cạnh tranh cùng loài.<br />

+ Ý 3 đúng, mối quan hệ cạnh tranh cùng loại cũng xảy ra ở thực vật như thường.<br />

+ Ý 4 đúng, con đực rất nhỏ, biến đổi về mặt cấu tạo hình thái để sống kí sinh vào con cái chỉ để thụ<br />

tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp.<br />

+ Ý 5 đúng, cá mập thụ tinh trong, phôi <strong>phá</strong>t triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa<br />

nở và phôi nở sau, do đó lứa con non ra đời chỉ một vài con nhưng rất khỏe mạnh.<br />

Vậy có tất cả 3 ý đúng.<br />

Câu 66. Đáp án C<br />

Trang 47


Nhịp sinh học là sự phản ứng của cơ thể một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi có tính chu kì của môi<br />

trường sống. Dựa vào kiến thức trên ta thấy các đáp án A, B, D là đúng. Còn đáp án C chỉ là sự thích nghi<br />

của thực vật đối với ánh sáng.<br />

Câu 67. Đáp án A<br />

Đặc điểm của thực vật thuộc nhóm cây ưa bóng là: phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm, mô giậu ít <strong>phá</strong>t<br />

triển, lá thường xếp nằm ngang, thường mọc dưới các cây khác.<br />

Câu 68. Đáp án A<br />

Nguyên nhân xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể do chia cắt khi phân bố hoặc do thiên tai,<br />

dịch bệnh hoặc do <strong>phá</strong>t tán hay di chuyển nhóm cá thể đi lập quần thể mới. Biến động di truyền làm thay<br />

đổi đột ngột tần số các alen, thành phần kiểu gen của quần thể. Biến động di truyền thường xảy ra và tác<br />

động lớn đối với quần thể có kích thước nhỏ.<br />

Câu 69. Đáp án A<br />

- Động vật chủ yếu ở thảo nguyên là cỏ nên A sai.<br />

- Các thảo nguyên tự nhiên chủ yếu có trong các khu vực nhận được 500 tới 900 mm lượng mưa mỗi<br />

<strong>năm</strong>, trong khi các sa mạc chỉ nhận được lượng mưa mỗi <strong>năm</strong> không quá 250mm còn các rừng mưa nhiệt<br />

đới thì nhận trên 2000mm, vì thế nên sinh vật thích nghi với nhân tố sinh thái này.<br />

Câu 70. Đáp án B<br />

- Ý 1 đúng theo định nghĩa.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì rõ ràng nấm là nhân tố hữu sinh.<br />

- Ý 4 đúng, tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật.<br />

- Ý 5 sai vì giới hạn sinh thái của sinh vật càng hẹp thì sinh vật phân bố càng hẹp.<br />

Vậy có 3 ý đúng.<br />

Câu 71. Đáp án A<br />

- Ý (1) sai vì. Mật độ cỏ không thể tồn tại mãi theo thời gian được vì khi vượt quá kích thước quần thể sẽ<br />

dẫn đến cạnh tranh sinh học cùng loài.<br />

- Ý (3) Biến động không theo chu kì.<br />

- Ý (4) Nhân tố hữu sinh là nhân tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể hay còn được gọi là nhân tố<br />

phụ thuộc vào mật độ quần thể.<br />

- Ý (6) sai. Tuổi sinh lý là tuổi sống tối đa của một cá thể nào đó trong quần thể. Tuổi trung bình của các<br />

cá thể trong quần thể được gọi là tuổi quần thể.<br />

Câu 72. Đáp án B<br />

B sai vì kích thước tối đa là số lượng các thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức<br />

chứa của môi trường.<br />

Câu 73. Đáp án A<br />

Để nhìn thì dài nhưng thật ra khá dễ dàng, do ở đỉnh núi môi trường khắc nghiệt hơn nên cây cũng kém<br />

<strong>phá</strong>t triển hơn so với ở chân núi!<br />

Câu 74. Đáp án A<br />

- Để giải bài tập này ta dựa vào định nghĩa của quần thể<br />

Trang 48


- Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất<br />

định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.<br />

- Như vậy ta sẽ có:<br />

+ 1 không là quần thể vì cá nói chung là nhiều loài.<br />

+ 2 là quần thể.<br />

+ 3 không là quần thể.<br />

+ 4 không là quần thể vì chim nói chung như thế có thể là nhiều loài.<br />

+ 5 là quần thể.<br />

+ 6 không phải là quần thể vì cá rô phi đơn tính không thể tạo được đời con.<br />

+ 7 không phải là quần thể vì cây là quá chung chung.<br />

+ 8 là quần thể.<br />

+ 9 là quần thể.<br />

+ <strong>10</strong> là quần thể, ếch và nòng nọc của nó là cùng một loài.<br />

Vậy có 5 tập hợp là quần thể.<br />

Câu 75. Đáp án D<br />

Đó là ứng dụng của quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái đến các chức phận của cơ<br />

thể. Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.<br />

Câu 76. Đáp án A<br />

- 1, là quan hệ cạnh tranh, chắc các em không tin nhỉ, nếu thêm chữ “cùng” thành “cùng săn” thì mới là<br />

quan hệ hỗ trợ bởi sói tuy sống theo bầy nhưng những cuộc đi săn nếu theo bầy thì ắt hẳn sẽ nhiều con<br />

trong đó con đầu đàn chỉ huy, và đề cho chỉ hai con thì khi ấy bản năng tự lập đơn độc của loài sói sẽ<br />

khiến chúng cạnh tranh với nhau.<br />

- 2, ắt hẳn là hỗ trợ rồi, di cư thành đàn giúp tránh được kẻ thù đồng thời cũng giảm sức lực khi bay.<br />

- 3, thế này mới gọi là hỗ trợ nhé.<br />

- 4, nhiều em cho rằng là cạnh tranh nhưng đây lại là hỗ trợ đấy các em ạ, đây thể hiện rõ hiệu suất nhóm,<br />

số cá thể tăng quá cao nên phải tách ra để giảm mật độ thì mới hiệu quả.<br />

- 5, đây là quan hệ cạnh tranh, các cây giành nhau để lấy ánh sáng.<br />

- 6, đây là quan hệ ăn thịt đồng loại.<br />

- 7 đây là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau chống lại kẻ thù.<br />

- 8 là mối quan hệ hỗ trợ.<br />

- 9 là quan hệ cạnh tranh.<br />

Vậy có 5 mối quan hệ hỗ trợ.<br />

Câu 77. Đáp án A<br />

- <strong>Sinh</strong> thái học không có nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế di truyền tập tính bẩm sinh và thứ sinh<br />

- Các nhiệm vụ còn lại đều thuộc phạm vi của sinh thái học.<br />

Câu 78. Đáp án C<br />

- Ý 1 đúng, các cá thể không tập hợp thành nhóm.<br />

- Ý 2 sai, phân bố đồng đều không phổ biến trong tự nhiên.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

Trang 49


- Ý 4 sai vì chim cánh cụt, dã tràng phân bố đều còn hươu, nai lại phân bố theo nhóm.<br />

- Ý 5 sai, phân bố theo nhóm mới tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.<br />

- Ý 6 sai, phân bố ngẫu nhiên mới giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.<br />

Vậy có 2 đặc điểm đúng thôi.<br />

Câu 79. Đáp án A<br />

Các loài có kiểu tăng trưởng thực tế có kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, sức sinh sản thấp, chịu tác<br />

động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh còn các loài có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thì ngược<br />

lại tức là có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố<br />

vô sinh. Từ đó ta dễ dàng thấy các ý đúng là 3 và 5.<br />

Câu 80. Đáp án D<br />

Khi có thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết ở quần thể thì sau đó quần thể thường hồi phục nhanh<br />

nhất là quần thể có tốc độ sinh sản cao, tuổi sinh lí thấp. Vì tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá<br />

thể từ lúc sinh ra đến lúc chết đi vì già. Vậy nên tuổi sinh lí thấp thì các thế hệ nối tiếp nhau trong quần<br />

thể có tuổi không chênh nhau nhiều. Vì vậy khi gặp sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết thì các thế hệ nói tiếp<br />

nhau sẽ <strong>phá</strong>t triển nhanh hơn so với các quần thể khác.<br />

Câu 81. Đáp án D<br />

- Ta dựa vào định nghĩa của quần thể: Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng<br />

phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.<br />

- Do đó các tổ hợp đúng phải là 1, 2, 3 còn các ý 4, 5, 6 là những đặc điểm không có ở một quần thể sinh<br />

vật.<br />

Câu 82. Đáp án B<br />

Một quần thể có kích thước dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong vì sẽ giao phối cận huyết tạo điều<br />

kiện để alen lặn có hại biểu hiện; việc hỗ trợ nhau kiếm ăn và tự vệ kém khiến cho việc tiếp tục giảm sút<br />

số lượng cá thể và khả năng sinh sản giảm làm quần thể khó có cơ hội tiếp tục <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 83. Đáp án B<br />

- Các mối quan hệ 4, 5 là mối quan hệ giữa hai loài khác nhau.<br />

- 1, 2,3 mới là đấu tranh cùng loài.<br />

Câu 84. Đáp án B<br />

- Cần nhớ là quần tụ thuộc mối quan hệ hỗ trợ nhưng quan hệ hỗ trợ thì chưa chắc đã là hiện tượng quần<br />

tụ đâu nhé!<br />

- Các mối quan hệ thể hiện quần tụ là 1, 2, 4.<br />

- 3 là quan hệ hỗ trợ nhưng không phải quần tụ.<br />

- 5 là quan hệ cạnh tranh còn 6 là quan hệ ăn thịt đồng loại.<br />

Câu 85. Đáp án D<br />

- Chu kì sống càng dài thì số thế hệ trong <strong>năm</strong> càng ít, tốc độ <strong>phá</strong>t triển của loài càng chậm. Vậy chu kì<br />

sống tỉ lệ nghịch với tốc độ <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Vậy chỉ trừ ý 3 là sai thì 3 ý còn lại đều đúng!<br />

Câu 86. Đáp án A<br />

- Các mẻ lưới đánh bắt ở từng vùng phản ánh tình trạng quần thể cá hiện tại.<br />

- Quần thể ở vùng A có dạng tháp tuổi trẻ, đại diện cho quần thể đang <strong>phá</strong>t triển.<br />

Trang 50


- Quần thể ở vùng B có dạng tháp tuổi ổn định.<br />

- Quần thể ở vùng C có dạng tháp tuổi suy thoái.<br />

Từ phân tích này, cho thấy:<br />

(1) sai, vì quần thể ở vùng C phải là quần thể có mật độ cao nhất do tỉ lệ nhóm trước sinh sản rất ít,<br />

nhóm sau sinh sản rất đông chứng tỏ sức sinh sản của quần thể giảm. Điều này thường xảy ra khi mật độ<br />

quần thể quá cao.<br />

(2) sai vì quần thể ở vùng C là dạng suy thoái nên tốc độ tăng trưởng thường chậm nhất trong 3 vùng.<br />

(3) đúng, vùng B đang được khai thác một cách hợp lý, do đó, quần thể có dạng tháp ổn định.<br />

(4) sai, vì mật độ cá thể trong quần thể vùng C cao nên muốn giúp quần thể ở vùng C <strong>phá</strong>t triển ổn định<br />

cần đánh bắt các con ở độ tuổi trưởng thành để làm giảm mật độ chứ không nên thả thêm cá vào, sẽ càng<br />

tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể.<br />

Câu 87. Đáp án A<br />

- Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ môi trường đến sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ<br />

môi trường thay đổi ở một chừng mực nào đó, sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể vượt<br />

ra khỏi giới hạn thích hợp sẽ làm tăng hay giảm cường độ chuyển hóa và gây ra rồi loạn trong quá trình<br />

sinh lý bình thường của cơ thể. Khi nhiệt độ hạn thấp xuống tới một mức độ nào đó, đầu tiên là làm<br />

ngưng trệ chức năng tiêu hóa, sau đó đến chức năng vận động, rồi đến tuần hoàn và sau cùng là hô hấp.<br />

- Ảnh hưởng gián tiếp là nhiệt độ có thể tác động lên động vật như một loại tín hiệu, tín hiệu nhiệt độ có<br />

thể làm thay đổi điều kiện <strong>phá</strong>t triển, sinh sản và sự hoạt động của động vật.<br />

Như vậy cả 4 ý đều đúng: nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, sự phân bố của sinh vật, làm tăng tốc độ<br />

trao đổi chất, ảnh hưởng đến hầu hết quá trình sinh lí, ảnh hưởng đến quá trình sinh lí hay quá trình tiêu<br />

hóa ở động vật.<br />

Câu 88. Đáp án D<br />

- Ý 1 đúng, các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái.<br />

- Ý 2 sai, cả thực vật cũng phản ứng với nhiệt độ. Từ “chỉ” càng củng cố hơn niềm tin cho ta về độ sai của<br />

câu hỏi.<br />

- Ý 3 sai do động vật đẳng nhiệt tiến hóa hơn nên trước những thay đổi của môi trường nó thích nghi<br />

nhanh hơn. Nếu môi trường thay đổi quá nhanh sẽ dẫn đến sự chết của các động vật biến nhiệt.<br />

- Ý 4 đúng, do có khả năng thích nghi cao nên chúng phân bố rộng khắp.<br />

Câu 89. Đáp án A<br />

- Ý 1 đúng vì sẽ xác định được các điều kiện tối ưu nhất, thích nghi nhất cho từng loại vật nuôi, cây trồng<br />

- Ý 2 sai vì việc định khu phân bố rất quan trọng trong nuôi trồng.<br />

- Ý 3 đúng, có thể xác định được loài vật nào thích nghi hay không thích nghi với một vùng nào đó, giúp<br />

cho việc phân bố chúng một cách hợp lí nhất.<br />

- Ý 4 sai, ở giới hạn trên hoặc giới hạn dưới thì sinh vật đúng là không bị chết nhưng không nên giữ ở<br />

mức đó vì nó sẽ kìm hãm sự <strong>phá</strong>t triển của sinh vật, nên giữ ở khoảng thuận lợi.<br />

Vậy 2 ý đúng là 1, 3<br />

Câu 90. Đáp án D<br />

- Các hiện tượng chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật là 1, 3.<br />

- Hiện tượng 2 là ảnh hưởng của nhiệt độ.<br />

Trang 51


- Hiện tượng 4 thì tầm gửi sống kí sinh để hấp thu chất dinh dưỡng chứ không phải là ảnh hưởng của ánh<br />

sáng.<br />

Câu 91. Đáp án D<br />

- Tới câu này thấy đáp án nào cũng đúng đúng.<br />

- Nhưng lại một lần nữa từ “luôn” lại lên tiếng.<br />

- Không phải là luôn ở khoảng nhiệt độ cực thuận thì sinh vật <strong>phá</strong>t triển tốt vì còn có các nhân tố sinh thái<br />

khác nữa chi phối đến sinh vật.<br />

Câu 92. Đáp án B<br />

Cây ưa bóng có đặc điểm: lá nằm ngang, phiến lá mỏng có màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn, thân<br />

có vỏ mỏng, màu thẫm, cường độ chiếu sáng thấp, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.<br />

Câu 93. Đáp án A<br />

Cả 8 ví dụ đã cho đều là nhịp sinh học.<br />

Câu 94. Đáp án C<br />

- Ví dụ đã cho là hiện tượng hiệu suất nhóm.<br />

- Vậy ra cần phải tìm được hiện tượng nữa mà cũng thể hiện hiệu suất nhóm.<br />

- Xét các đáp án ta thấy chỉ đáp án C: một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con<br />

thì được là thể hiện điều này.<br />

Câu 95. Đáp án B<br />

- Câu này cũng dễ thôi, chỉ cần trong khoảng giá trị của nhiệt độ và độ ẩm thì sinh vật có thể sống được.<br />

- Ý 1 không thể do nhiệt độ là 20C<br />

thì đã dưới nhiệt độ tối thiểu là 21C<br />

.<br />

- Ý 2 không thể do nhiệt độ có thể lên tới 40C<br />

quá cao so với mức tối đa 35C<br />

.<br />

- Ý 3 hoàn toàn phù hợp.<br />

- Ý 4 không phù hợp do độ ẩm <strong>10</strong>0% cao hơn mức tối đa mà sinh vật có thể sống là 96%<br />

Vậy chỉ có 1 trường hợp phù hợp.<br />

Câu 96. Đáp án C<br />

- Nhìn các đáp án 3 và 4 trái ngược nhau hoàn toàn nên một trong hai ắt sẽ sai, không cần xét hai đáp án<br />

kia mà thật ra hai đáp án kia cùng dễ nhận biết là đúng.<br />

- Ta có loài mà có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn sẽ có được các thế hệ tiếp nối nhau,<br />

do đó sẽ dễ thích nghi hơn với môi trường. Vì thế đáp án sai là C.<br />

Câu 97. Đáp án A<br />

- Rõ ràng điều cần làm là trước tiên điền vào các ô trống.<br />

- Từ công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu: T ( x k)<br />

n ta dễ dàng có ngưỡng nhiệt <strong>phá</strong>t triển (k) của 3<br />

loài lần lượt là<br />

Xét từng ý:<br />

<strong>10</strong>,6 C;<strong>10</strong>,4 C;<strong>11</strong>,0C<br />

. Từ đó có thể hoàn thiện bảng dễ dàng.<br />

+ Ý 1 đúng, vì ở 35C<br />

đã chết thì lớn hơn sẽ càng chết nhiều nữa!<br />

+ Ý 2 sai, nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng dài.<br />

+ Ý 3, sau khi hoàn thiện bảng, dễ thấy nó là đúng.<br />

+ Ý 4 đúng, rõ ràng là chênh nhau không quá nhiều.<br />

Trang 52


+ Ý 5 sai vì rõ ràng loài có ngưỡng nhiệt thấp nhất để <strong>phá</strong>t triển đã là ở <strong>10</strong>, 4C<br />

nên cả 3 loài sẽ không<br />

đình dục mà chỉ sinh trưởng chậm hơn.<br />

Câu 98. Đáp án C<br />

- Trong điều kiện hàm lượng oxi trong nước ít (điều kiện hô hấp khó khăn), diện tích các lá mang sẽ tăng<br />

lên để lấy được nhiều oxi hơn.<br />

- Nơi phân bố của quần thể theo như đáp án C bởi:<br />

+ Ở suối đầu nguồn: hàm lượng oxi thường cao, có khi bão hòa.<br />

+ Ở hồ: nơi nước đứng, hàm lượng oxi thường thấp hơn so với dòng chảy.<br />

+ Ở hạ lưu sông: nước chảy chậm, hàm lượng oxi thường cao hơn nơi nước đứng.<br />

+ Ở suối nước ấm: hàm lượng oxi thấp nhất do nhiệt độ cao, khả năng hòa tan của oxi kém đi.<br />

Câu 99. Đáp án C<br />

- Cả 5 ý đã cho thì cả 5 đều là tác động của ánh sáng đối với sinh vật.<br />

- Nhưng chú ý là đề hỏi động vật các em nhé nên loại ý 5 ra nhé, chú ý đọc kĩ đề!<br />

- Các ý 1 và 4 cho thấy ánh sáng có vai trò giúp động vật định hướng trong không gian.<br />

- Các ý 2 và 3 có ảnh hưởng đến sinh trưởng và <strong>phá</strong>t dục ở động vật.<br />

Câu <strong>10</strong>0. Đáp án D<br />

- Ý 1 đúng, người ta ứng dụng mối quan hệ hỗ trợ ở thực vật vào việc phòng hộ, chắn lũ, chắn cát, nhờ<br />

vào hiện tượng liền rễ. Hinh minh họa bên dưới:<br />

- Ý 2 đúng, người ta ứng dụng cạnh tranh để tính mật độ và khoảng cách, số lượng thích hợp trong chăn<br />

nuôi hay trồng trọt.<br />

- Ý 3 sai do các cây gỗ trong rừng có kiểu phân bố là ngẫu nhiên, chỉ vậy thôi cũng đủ để ý này là sai.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

- Ý 5 sai, đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với mỗi quần thể là có khả năng sinh sản, tạo thành<br />

những thế hệ mới.<br />

Câu <strong>10</strong>1. Đáp án B<br />

- Ý 1 đúng.<br />

Trang 53


- Ý 2 sai vì khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật<br />

thực hiện các chức năng sống tốt nhất.<br />

- Ý 3 sai vì ổ sinh thái của một loài khác với nơi của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú ổ sinh thái biểu hiện<br />

cách sinh sống của loài đó.<br />

- Ý 4 đúng. Có hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ của môi<br />

trường.<br />

+ Quy tắc về kích thước cơ thể: động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so<br />

với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.<br />

+ Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi chi… của cơ thể: (quy tắc này thì ngược lại với quy tắc<br />

trên). Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn tai, đuôi, chi… của loài<br />

động vật tương tự sống ở vùng nóng.<br />

- Ý 5 sai vì cây ưa sáng phải có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô<br />

giậu <strong>phá</strong>t triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt<br />

lá…<br />

- Ý 6 sai vì các loài khác nhau thì phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.<br />

Ý 7, 8, 9 đúng<br />

- Xem hình ảnh bên:<br />

Câu <strong>10</strong>2. Đáp án C<br />

Câu <strong>10</strong>3. Đáp án B<br />

- Có lẽ khi nhìn vào câu này nhiều em sẽ chọn câu A nhưng quy tắc về kích thước cơ thể có nội dung là<br />

kích thước cơ thể động vật vùng ôn đới lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng<br />

gần sống ở vùng nhiệt đới.<br />

- Câu A chỉ đúng khi nó mang nội dung là quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi chi… của cơ thể,<br />

nên ta chọn B. Đáp án B bao gồm cả quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận<br />

tai, đuôi chi… của cơ thể.<br />

Câu <strong>10</strong>4. Đáp án D<br />

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống<br />

sinh vật. Nhân tố sinh thái gồm hai nhóm:<br />

- Nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả những nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.<br />

- Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật<br />

hoặc nhóm sinh vật này với một sinh vật hoặc nhóm sinh vật khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố<br />

sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh vật.<br />

Câu <strong>10</strong>5. Đáp án A<br />

- Ý 1 sai vì hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố ngẫu nhiên và hình 3 là kiểu phân bố<br />

theo nhóm.<br />

- Ý 2 đúng vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố<br />

không đồng đều trong môi trường, các cá thể luôn có xu hướng quần tụ với nhau.<br />

- Ý 3 đúng.<br />

- Ý 4 sai vì hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong<br />

môi trường và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.<br />

- Ý 5, 6, 7 đúng.<br />

Trang 54


- Ý 8 sai vì hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi<br />

trường và khi các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt.<br />

Để nhớ cách phân bố rất dễ:<br />

- Vì cạnh tranh gay gắt nên buộc các cá thể phải phân bố đồng đều để tránh sự cạnh tranh đúng không<br />

nào!!<br />

- Phân bố theo nhóm thì dĩ nhiên giúp cho các cá thể nó hỗ trợ lẫn nhau và tận dụng nguồn sống tốt hơn,<br />

cũng giống như chúng ta làm việc theo nhóm, phối hợp ăn ý để cho hiệu quả công việc tốt nhất.<br />

- Phân bố ngẫu nhiên chắc chắn là trong môi trường lúc này điều kiện sống phân bố đều và không có sự<br />

cạnh tranh thì các cá thể mới có thể phân bố chỗ nào cũng được nhỉ.<br />

Câu <strong>10</strong>6. Đáp án C<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì biến động không theo chu kì thường xảy ra với những loài có vùng phân bố hẹp và kích thước<br />

quần thể nhỏ.<br />

- Ý 3 đúng. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm.<br />

Ví dụ như số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm. Ngược lại, số<br />

lượng cá thể của các loài động vật nổi lại tăng vào ban đêm, giảm vào ban ngày do chúng sinh sản tập<br />

trung vào ban đêm.<br />

- Ý 4 sai vì cạnh tranh không là nhân tố duy nhất điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Ngoài sự cạnh<br />

tranh giữa các cá thể trong quần thể còn có sự di cư, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh<br />

cùng là những cơ chế quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.<br />

- Ý 5 sai vì hiện tượng “tự tỉa thưa” đều gặp ở thực vật và động vật.<br />

- Ý 6 đúng.<br />

- Ý 7 sai vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ<br />

phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Ý 8 sai vì các cây thông nhựa liền rễ với nhau là ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.<br />

Nhớ đó mà nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác quan<br />

phần rễ liền nhau. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các<br />

cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ này chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.<br />

- Ý 9 đúng.<br />

Câu <strong>10</strong>7. Đáp án D<br />

Câu <strong>10</strong>8. Đáp án B<br />

B sai vì môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn<br />

tại, sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của sinh vật.<br />

Câu <strong>10</strong>9. Đáp án B<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 sai vì tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.<br />

- Ý 3 sai vì tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

- Ý 5 đúng.<br />

Trang 55


- Ý 6 sai vì mức độ sinh sản của quần thể sinh vật không những phụ thuộc thức ăn có trong môi trường<br />

mà còn phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong<br />

đời… và tỉ lệ đực/ cái của quần thể.<br />

- Ý 7 đúng.<br />

- Ý 8 sai vì đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.<br />

Câu 1<strong>10</strong>. Đáp án C<br />

- Ý 1 đúng.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 sai vì trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng (thực tế) có dạng chữ S.<br />

- Ý 4 đúng.<br />

- Ý 5 sai vì theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột ngay cả khi<br />

kích thước quần thể chưa đạt tối đa do chúng mẫn cảm với các tác động của các nhân tố vô sinh.<br />

Câu <strong>11</strong>1. Đáp án C<br />

Câu <strong>11</strong>2. Đáp án A<br />

- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, số lượng cá thể quá ít dễ gây ra hiện tượng giao phối<br />

gần làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền, làm quần thể bị suy thoái. Ý 1 đúng.<br />

- Số lượng cá thể quá ít nên các cá thể hỗ trợ nhau sẽ ít đi, dễ bị những vật ăn thịt khác tấn công, không<br />

tận dụng được nguồn sống của môi trường tốt, không chống chọi được với sự thay đổi của môi trường.<br />

Điều này cũng làm cho quần thể suy thoái. Ý 2 đúng.<br />

- Số lượng cá thể quá ít làm các cá thể đực và cái ít cơ hội tiếp xúc nhau dẫn đến khả năng sinh sản giảm.<br />

- Số lượng cá thể ít nên sự cạnh tranh giữa các cá thể không cao nên ý 4 không đúng.<br />

Câu <strong>11</strong>3. Đáp án C<br />

- Ý 1 sai vì những kiểu quan hệ: cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần<br />

thể không dẫn đến tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và <strong>phá</strong>t triển một cách hưng thịnh.<br />

- Ý 2 đúng.<br />

- Ý 3 đúng vì khi quần thể mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản sẽ làm cho quần thể chỉ tồn<br />

tại nhóm tuổi sau sinh sản, khi đó làm quần thể mất khả năng sinh sản, dần bị suy thoái và diệt vong.<br />

- Ý 4, 5, 6, 7, 8 đúng.<br />

Vậy a = 7 và b = 1. Ta chọn C.<br />

Câu <strong>11</strong>4. Đáp án A<br />

Câu <strong>11</strong>5. Đáp án C<br />

Câu <strong>11</strong>6. Đáp án C<br />

Điều kiện thí nghiệm là môi trường lý tưởng và vi khuẩn E.Coli sinh sản rất nhanh trong điều kiện thí<br />

nghiệm với số lượng tăng nhanh theo hàm mũ. Do đó, sự tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E.Coli tăng<br />

trưởng theo tiềm năng sinh học.<br />

Câu <strong>11</strong>7. Đáp án D<br />

Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non nghĩa là việc khai thác cá đã quá mức. Nếu tiếp tục đánh bắt<br />

thêm, quần thể cá sẽ suy kiệt. Đây là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta hiện nay, chính sự đánh bắt quá<br />

mức không quan tâm đến sự tồn tại của quần thể sinh vật biển đã làm rất nhiều loài cá quý hiếm rơi vào<br />

tình trạng diệt vong.<br />

Trang 56


Câu <strong>11</strong>8. Đáp án D<br />

Câu <strong>11</strong>9. Đáp án B<br />

Câu <strong>12</strong>0. Đáp án B<br />

Trang 57


CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT<br />

I. QUẦN XÃ SINH VẬT<br />

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không<br />

gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể<br />

thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.<br />

1. Các đặc trưng cơ bản của quần xã<br />

a. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã<br />

Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi<br />

loài. Đặc trưng này biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã có thành phần loài càng lớn thì độ đa<br />

dạng càng cao.<br />

b. Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm<br />

Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh <strong>khối</strong> lớn, hoặc<br />

do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu<br />

thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông là loài<br />

chiếm ưu thế, các loài cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.<br />

Loài đặc trưng: Loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh<br />

Phúc, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.<br />

STUDY TIP<br />

Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài<br />

hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng<br />

lên, chúng phải chia sẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.<br />

2. Đặc điểm phân bố các loài trong không gian<br />

Sự phân bố các loài trong không gian làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả<br />

sử dụng nguồn sống của môi trường. Có các kiểu phân bố:<br />

Phân bố theo chiều thẳng đứng<br />

- Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều<br />

tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu<br />

sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống<br />

thấp có tầng vượt tán, tâng táng rừng, tầng dưới<br />

tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo<br />

theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong<br />

rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các<br />

cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây;<br />

trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt<br />

đất và trong các tầng đất.<br />

Phân bố theo chiều ngang<br />

- Ở quần xã biển, sinh vật phân bố theo độ sâu của<br />

nước tùy thuộc vào như câu sử dụng ánh sáng của<br />

từng loài. Ở lớp nước mặt có tảo lục, tảo lam;<br />

xuống sâu hơn có tảo nâu; lớp nước có ánh sáng<br />

yếu nhất dưới cùng có tảo đỏ.<br />

- Trên đất liền sinh vật phân bố thành các vùng<br />

khác nhau trên mặt đất, mỗi vùng có số lượng sinh<br />

vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các<br />

điều kiện tự nhiên.<br />

- <strong>Sinh</strong> vật phân bố theo chiều ngang thường tập<br />

trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như<br />

vùng đất màu mỡ, có độ ẩm thích hợp, thức ăn đồi<br />

đào...<br />

- Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật<br />

Trang 1


ất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.<br />

3. Quan hệ dinh dưỡng<br />

Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các quan hệ dinh đưỡng khác nhau:<br />

Nhóm các sinh vật sản xuất bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.<br />

Nhóm các sinh vật tiêu thụ bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động<br />

vật ăn động vật.<br />

Nhóm sinh vật phân giải là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên.<br />

Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất…<br />

II. DIỄN THẾ SINH THÁI<br />

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi<br />

của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định<br />

1 . Những nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế của quần xã sinh vật<br />

Diễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên nhân:<br />

Nguyên nhân bên ngoài: Đó là tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường vật<br />

lí, nhất là thay đổi khí hậu, thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã. Mưa bão, lũ<br />

lụt, hạn hán, núi lửa... là các nhân tố sinh thái ngoại cảnh, gây nên sự chết hàng loạt các loài sinh vật,<br />

Trên vùng bị hủy diệt của tự nhiên, quần xã sinh vật mới dần đần được hình thành và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Nguyên nhân bên trong: Bên cạnh những tác động ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong<br />

quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm<br />

loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. Tuy nhiên, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu<br />

thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn<br />

trở thành ưu thế mới.<br />

Chú ý: Hoạt động khai thác tài nguyên của con người như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập<br />

ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển,... là nguyên nhân bên trong đóng vai trò rất<br />

quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật.<br />

- Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể được coi là hành động “tự đào huyệt<br />

chôn mình” của diễn thế sinh thái. Vì việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:<br />

+ Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.<br />

+ Thảm thực vật bị mất đần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu,...và là nguyên nhân của nhiều thiên<br />

tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn, ...<br />

+ Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định và gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật.....<br />

- Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.<br />

- Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai<br />

thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con<br />

người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.<br />

Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi<br />

trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.<br />

(1) So sánh các loại diễn thế sinh thái<br />

Trang 2


Giai đoạn khởi đầu Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối Nguyên nhân của<br />

diễn thế<br />

Diễn thế nguyên<br />

sinh<br />

Khởi đầu từ môi<br />

trường trống trơn<br />

Các quần xã sinh<br />

vật biến đổi tuần<br />

tự, thay thế lẫn<br />

nhau và ngày càng<br />

<strong>phá</strong>t triển đa dạng<br />

Hình thành quần<br />

xã đỉnh cực<br />

- Tác động mạnh<br />

mẽ của ngoại cảnh<br />

lên quần xã<br />

- Cạnh tranh gay<br />

gắt giữa các loài<br />

trong quần xã<br />

Diễn thế thứ sinh<br />

Khởi đầu ở môi<br />

trường đã có quần<br />

xã sinh vật <strong>phá</strong>t<br />

triển nhưng bị hủy<br />

diệt<br />

Một quần xã mới<br />

phục hồi thay thế<br />

quần xã bị hủy<br />

diệt, các quần xã<br />

biến đổi tuần tự<br />

thay thế lẫn nhau<br />

Có thể hình thành<br />

nên quần xã tương<br />

đối ổn định<br />

- Tác động mạnh<br />

mẽ của ngoại cảnh<br />

lên quần xã<br />

- Cạnh tranh gay<br />

gắt giữa các loài<br />

trong quần xã<br />

- Hoạt động khai<br />

thác tài nguyên của<br />

con người<br />

STUDY TIP<br />

Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái: Trong quá trình diễn thế, các yếu tố<br />

cấu trúc, những mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều biến đổi. Sự<br />

biến đổi này xảy ra trên cơ sở xuất hiện các mối liên hệ ngược, trước hết là mối quan hệ con mồi - vật sử<br />

dụng và sự cạnh tranh giữa các loài. Nhờ đó quần xã hướng đến trạng thái cân bằng, tồn tại và <strong>phá</strong>t triển<br />

một cách ổn định theo thời gian.<br />

Trang 3


CÂU HỎI ÔN TẬP<br />

Câu 1. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần xã sinh vật?<br />

A. Quần xã sinh vật có cấu trúc động.<br />

B. Trong lòng mỗi quần xã thường xuyên xảy ra các mối quan hệ: hỗ trợ, đối địch.<br />

C. Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng nằm ngang.<br />

D. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại.<br />

Câu 2: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện:<br />

A. Tận dụng diện tích rừng và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong rừng.<br />

B. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau.<br />

C. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau.<br />

D. Sự hỗ trợ nhau của các loài cây để cùng nhau lấy được nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất.<br />

Câu 3: Khi nói về quần xã sinh vật, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là không đúng?<br />

A. Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú.<br />

B. Rừng cây ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là một quần xã.<br />

C. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng<br />

có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và <strong>phá</strong>t triển ổn định theo thời gian.<br />

D. Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập<br />

trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang.<br />

Câu 4: Điều nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?<br />

A. Trong quần xã, các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở, thường có quan hệ cạnh tranh với nhau.<br />

B. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu thế, có loài<br />

thắng thế.<br />

C. Chỉ những cá thể khác loài mới có cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thể cùng loài sẽ rất ít<br />

hoặc không cạnh tranh với nhau.<br />

D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các loài tồn tại trong thiên nhiên <strong>phá</strong>t triển một cách ổn định.<br />

Trang 4


Câu 5: Trong vườn cây có múi, loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy<br />

được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì<br />

kiến đỏ đuổi được loài kiến hôi, đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Cho các nhận định sau:<br />

1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi là cạnh tranh khác loài.<br />

2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi là hội sinh.<br />

3. <strong>Sinh</strong> vật ăn thịt đầu bảng trong ví dụ trên là kiến đỏ nếu ta xây dựng một lưới thức ăn.<br />

4. Nếu xây dựng một lưới thức ăn thì sẽ có 3 loài là thức ăn của kiến đỏ.<br />

Những nhận định sai là:<br />

A.1,3,4. B.1,2,3. C.2,3,4. D.1,2,4.<br />

Câu 6: Vào mùa hè, các yếu tố giới hạn chính đối với các động vật thủy sinh sống trong các hồ nước<br />

nông là:<br />

A. Độ pH của nước và nhiệt độ.<br />

B. Nhiệt độ và hàm lượng oxi hòa tan.<br />

C. Nguồn thức ăn và ánh sáng.<br />

D. Ánh sáng và độ pH của nước.<br />

Câu 7: Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi có quy luật. Ý nào sau đây sai?<br />

A. Tổng sản lượng và sinh <strong>khối</strong> của quần xã tăng.<br />

B. Hô hấp của quần xã tăng, còn sản lượng sơ cấp tỉnh (PR) giảm.<br />

C. Thành phần loài ngày càng đa dạng nhưng số lượng cá thể mỗi loài ngày một tăng.<br />

D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, quan hệ sinh học giữa các loài ngày càng trở nên căng thẳng.<br />

Câu 8: Cho các quá trình sau:<br />

(2) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt<br />

(3) Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng<br />

(4) Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.<br />

(5) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy<br />

Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:<br />

A.3 B.1 C.2 D.4<br />

Câu 9: Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình<br />

bên. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là đúng?<br />

Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.<br />

Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.<br />

Trang 5


Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.<br />

Loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A.<br />

Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.<br />

A.1 B.2 C. 3 D. 4<br />

Câu <strong>10</strong>: Cho các nhận định sau:<br />

1. Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để<br />

mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là điễn thế nguyên sinh.<br />

2. Tùy vào điều kiện <strong>phá</strong>t triển thuận lợi hay không mà diễn thế nguyên sinh có thể hình thành nên<br />

quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.<br />

3. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã<br />

sinh vật, diễn thế sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.<br />

4. Dù cho nhóm loài ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài<br />

nào có khả năng cạnh tranh với nó.<br />

5. Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai<br />

thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.<br />

6. Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.<br />

Những nhận định sai là:<br />

A.1,2,4. B. 2,3,4. C. 1;3;5. D.2,4, 6.<br />

Câu <strong>11</strong>: Mối quan hệ nào sau đây sẽ làm tăng cường lượng đạm cho đất?<br />

A. Quan hệ giữa cây lúa và rong rêu trong ruộng lúa.<br />

B. Quan hệ giữa loài thực vật với các loài vi khuẩn ký sinh trong quần thể sinh vật.<br />

C. Quan hệ giữa tảo và nấm trong địa y.<br />

D. Quan hệ giữa cây họ đậu và vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu.<br />

Câu <strong>12</strong>: Cho các nhận định sau:<br />

1. Quần xã là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.<br />

2. Chuỗi thức ăn chất mùn bã → động vật đáy → cá chép → vi sinh vật được mở đầu bằng sinh vật hóa<br />

tự dưỡng.<br />

3. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh vật.<br />

4. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài trong quần<br />

xã.<br />

5. Một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ hợp tác.<br />

6. Thông qua việc quan sát một tháp sinh <strong>khối</strong>, chúng ta có thể biết được các loài trong chuỗi thức ăn<br />

và lưới thức ăn.<br />

Những nhận định không đúng là:<br />

A.1,2,3,5, 6. B.2,3, 5, 6. C.1,2,3,6. D.1, 2, 4, 5,6:<br />

Câu 13: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, <strong>phá</strong>t biểu nào sau đây là đúng?<br />

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác.<br />

B. Quan hệ đối kháng, ít nhất một loài được lợi.<br />

C. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích cho tất cả các loài.<br />

D. Quan hệ đối kháng làm cho các loài đều bị hại.<br />

Trang 6


Câu 14: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:<br />

1. Tảo nước ngọt nở hoa cùng sống với các loài tôm, cua.<br />

2. Cây nắp ấm bắt côn trùng.<br />

3. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ lớn.<br />

4. Trùng roi sống trong ruột mối.<br />

5. Loài cá ép sống bám trên cá lớn.<br />

6. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt cháy rận.<br />

7. Dây tơ hồng sống bám trên các cây trong vườn.<br />

8. Địa ý sống bám trên cây thân gỗ.<br />

Từ các mối quan hệ sinh thái trên có các nhận định dưới đây:<br />

Có 4 mối quan hệ là quan hệ hội sinh.<br />

Có 6 mối quan hệ sinh thái giữa các loài đã được đề cập đến.<br />

Có 2 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh.<br />

Có 3 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài tham gia.<br />

Số nhận định đúng là:<br />

A.4 B.3 C.2 D.1<br />

Câu 15: Diễn thế ở một đầm nước nông diễn ra thế nào?<br />

A. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau<br />

→Đáy đầm bị nông đần có cỏ và cây bụi → Vùng đất trũng có các loài thực vật sống → Rừng cây bụi và<br />

cây gỗ.<br />

B. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau →<br />

Đáy đầm bị nông đần có các loài thực vật sống → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và<br />

cây gỗ.<br />

C. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có các loài thực vật sống → Đáy đầm bị nông đần có<br />

nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và<br />

cây gỗ.<br />

D. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có các loài thực vật sống → Đáy đầm bị nông đần có<br />

nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và<br />

cây gỗ.<br />

Câu 16: Cho các hiện tượng sau:<br />

1. 1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.<br />

2. 2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.<br />

3. 3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.<br />

4. 4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu.<br />

5. Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ.<br />

5. 6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ.<br />

6. 7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm.<br />

7. 8. Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú.<br />

8. 9. Chim cú mèo ăn rắn.<br />

9. <strong>10</strong>. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung.<br />

Trang 7


<strong>10</strong>. <strong>11</strong>. Những con gấu tranh giành ăn thịt một con thú.<br />

<strong>11</strong>. <strong>12</strong>. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.<br />

<strong>12</strong>. 13. Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.<br />

13. 14. Một số cây khi <strong>phá</strong>t triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh <strong>phá</strong>t triển.<br />

Quan hệ sinh thái nào có nhiều hiện tượng được kể ở trên nhất<br />

A. Quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

B. Quan hệ đấu tranh cùng loài.<br />

C. Quan hệ hợp tác.<br />

D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

Câu 17: Cho các dạng sinh vật sau:<br />

1. 1. Một tổ kiến càng.<br />

2. 2. Một đồng cỏ.<br />

3. 3. Một ao nuôi cá nước ngọt.<br />

4. 4. Một thân cây đổ lâu <strong>năm</strong>.<br />

5. 5. Các loài hổ khác nhau trong một thảo cầm viên.<br />

Những dạng sinh vật được coi là quần xã sinh vật là:<br />

A. 1,2,4. B.1,3,5. C. 2,3,4 D. 3,4,5.<br />

Câu 18: Một ao cá nuôi bình thường thu hoạch được khoảng 2 tấn cá/ha. Nếu ta bón cho nó thêm một<br />

lượng phân vô cơ vừa phải, theo em năng suất của ao này sẽ như thế nào? Tại sao như vậy?<br />

A. Tăng vì cung cấp thêm nuồn thức ăn cho tảo.<br />

B. Giảm vì làm ô nhiễm môi trường nước ao.<br />

C. Giảm vì gây ra hiện tượng nước nở hoa.<br />

D. Tăng vì cạnh tranh giữa động vật nổi ít khốc liệt hơn.<br />

Câu 19: Cho các mối quan hệ sau đây:<br />

Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm ăn cá.<br />

Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.<br />

Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh.<br />

Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.<br />

Trùng roi sống trong ruột mối.<br />

Có bao nhiêu mối quan hệ là ức chế - cảm nhiễm?<br />

A.4 B.2 C. 1 D.3<br />

Câu 20: Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò<br />

rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc<br />

bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc<br />

bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng<br />

làm thức ăn. Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét; Chim<br />

điệc bạc với côn trùng; Chim gõ bò với ve bét. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đúng về các mối quan hệ trên?<br />

II.<br />

III.<br />

Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi.<br />

Trang 8


IV. Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi.<br />

V. Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi.<br />

VI. Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ.<br />

A.2 B. 4 C. 1 D. 5<br />

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?<br />

A. Thành phần loài của quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của<br />

mỗi loài.<br />

B. Quan hệ của các loài luôn đối kháng.<br />

C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.<br />

D. Giữa các nhóm loài có quan hệ về mặt dinh dưỡng, trong quần xã các cá thể chia thành các nhóm:<br />

sinh vật sản xuất, sinh vật tiều thụ và sinh vật phân giải.<br />

Câu 22: Cho các mối quan hệ sau:<br />

1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.<br />

2. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ.<br />

3. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.<br />

4. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.<br />

5. Chim sáo đậu trên lưng trâu.<br />

6. Con kiến và cây kiến.<br />

7. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.<br />

Những mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?<br />

A.1,4,5,6 B.1,2,3,4. C.1,4,6,7. D.2,3,5,7.<br />

Câu 23: Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào?<br />

A. Sự cạnh tranh giữa các loài.<br />

B. Kích thước cá thể của quần thể.<br />

C. Mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.<br />

D. Mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh.<br />

Câu 24: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.<br />

2. Loài ngẫu nhiên có vai trò thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào<br />

đó.<br />

3. Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự <strong>phá</strong>t triển của các loài khác, duy trì sự ổn<br />

định của quần xã.<br />

4. Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của<br />

chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.<br />

5. Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng <strong>phá</strong>t triển của quần xã.<br />

6. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với<br />

các loài khác.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2,6. B. 1; 3. C. 4,6. D. 3, 5<br />

Trang 9


Câu 25: Cho các nhóm sinh vật sau đây:<br />

1. 1. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn<br />

2. 2. Cây tràm trong rừng xã quần U Minh<br />

3. 3. Bò rừng Bizong sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mĩ<br />

4. 4. Cây cọ trong vùng đồi Vĩnh Phú<br />

5. 5.Cây Lim trong quần xã rừng Lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn<br />

6. 6. Cây lau, lách thường gặp trong các quần xã mưa nhiệt đới Có bao nhiêu dạng sinh vật là loài đặc<br />

trưng?<br />

A.5 B.4 C.2 D.3<br />

Câu 26: Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về:<br />

A. Quần thể sinh vật.<br />

B. Quần xã sinh vật.<br />

C. Đàn ốc.<br />

D. Một nhóm hỗn hợp cũng không phải quần xã cũng không phải quần thể.<br />

Câu 27: Cho các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau:<br />

1. Tôm vệ sinh và lươn.<br />

2. Ốc mượn hồn và hải quỳ.<br />

3. Cá bống biển và tôm vỏ cứng.<br />

4. Cá ép và cá mập.<br />

5. Cá vảy chân và vi khuẩn <strong>phá</strong>t sáng.<br />

6. Hải quỳ và cá hề.<br />

Có bao nhiêu mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi?<br />

A.5 B.6 C.2 D.3<br />

Câu 28: Một ao nuôi cá, sau thu hoạch người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho việc nuôi tiếp cho vụ sau. Sau<br />

khi tháo nước vào, trong ao này có hiện tượng gì xảy ra?<br />

A. Biến động số lượng cá thể.<br />

B. Diễn thế nguyên sinh.<br />

C. Diễn thế thứ sinh.<br />

D. Diễn thế sinh thái.<br />

Câu 29: Chọn đáp án đúng:<br />

A. Hải quỳ và cua là mối quan hệ hợp tác.<br />

B. Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ cộng sinh.<br />

C. Phong lan bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ ký sinh.<br />

D. Vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ cộng sinh.<br />

Câu 30: Cho các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau:<br />

1. Dương xỉ sống bám trên cây thân gỗ để lấy nước và ánh sáng, không gây hại cây gỗ.<br />

2. Nhờ hải quỳ, cá trốn được kẻ thù và bảo vệ hải quỳ khỏi bị số cá khác ăn xúc tu.<br />

3. Trùng roi sống trong bụng mối chứa enzim xenlulaza giúp mối phân giải xenlulozo thành đường<br />

glucozo, mối cung cấp đường cho trùng roi.<br />

Trang <strong>10</strong>


4. Cò và nhạn làm chung tổ để ở.<br />

5. Kền kền sử dụng thức ăn thừa của thú.<br />

6. Vi khuẩn Rhizobium chứa enzim nitroengaza cố định nito khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ<br />

đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần.<br />

7. Sán, giun sống trong cơ quan tiêu hóa của lợn.<br />

Gọi x là số mối quan hệ hội sinh; y là số mối quan hệ hợp tác, z là số mối quan hệ cộng sinh.<br />

Mối quan hệ giữa x, y, z là:<br />

A. x y z<br />

B. x z y<br />

C. x y z<br />

D.<br />

z y x<br />

Câu 31: Mối quan hệ nửa ký sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?<br />

A. Cỏ dại - lúa.<br />

B. Dây tơ hồng - cây nhãn.<br />

C. Tầm gửi - cây hồng xiêm.<br />

D. Giun đũa - lợn.<br />

Câu 32: Trong số các hiện tượng dưới đây thì sẽ có bao nhiêu hiện tượng xảy ra nếu một quần xã sinh vật<br />

có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chế?<br />

1. 1. Quần xã có cấu trúc càng ổn định vì có lưới thức ăn phức tạp, nhiều loài rộng thực.<br />

2. 2. Quần xã dễ xảy ra điễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi<br />

nhanh.<br />

3. 3. Quần xã sẽ có cấu trúc ít ổn định vì số lượng lớn loài sẽ dẫn đến cạnh tranh nhau gay gắt.<br />

4. Quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn do<br />

thức ăn trong môi trường can kiệt dần.<br />

A. 0 B. 2 C.1 D.3<br />

Câu 33: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật nào có thể xuất hiện<br />

đầu tiên ở đảo này:<br />

A. Sâu bọ.<br />

B. Thực vật hạt trần.<br />

C. Thực vật thân cỏ có hoa.<br />

D. Địa y.<br />

Câu 34: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

1. 1. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt<br />

vong vì sự cạnh tranh diễn ra ít.<br />

2. 2. Sự cạnh tranh trong từng loài là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ đa dạng của quần xã.<br />

3. 3. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác<br />

kìm hãm.<br />

4. 4. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vũng vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi<br />

đại đương.<br />

5. 5. Trong quá trình diễn thế, sinh <strong>khối</strong>, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp tinh đều tăng.<br />

6. 6. Có thể ứng dụng khống chế sinh học bằng việc sử dụng thiên địch thay cho việc sử dụng thuốc trừ<br />

sâu góp phần tạo sự bền vững trong nông nghiệp.<br />

Trang <strong>11</strong>


Những <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A.1,2,4,5. B.1,2,3,6. C.2,3,4,6. D.1,3,5,6.<br />

Câu 35: Trong nghề nuôi cá, để thu hoạch được năng suất tối đa, người ta cần:<br />

A. Nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn.<br />

B. Nuôi nhiều cá với mật độ càng cao càng tốt.<br />

C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.<br />

D. Nuôi nhiều loài cá thuộc các tâng nước khác nhau.<br />

Câu 36: Hình vẽ sau đây mô tả dòng vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái<br />

Trong các <strong>phá</strong>t biểu dưới đây, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng<br />

trong hệ sinh thái?<br />

(1) Thành phần quần xã sinh vật chỉ bao gồm các nhóm B, C, D.<br />

(2) Nếu thiếu nhóm C thì sự tuần hoàn vật chất vẫn diễn ra bình thường.<br />

(3) Năng lượng thất thoát ở a, b, c, d, e đều cùng loại.<br />

(4) Nhóm A và D thuộc về nhân tố sinh thái vô sinh.<br />

(5) Nhóm B chỉ bao gồm các loài sinh vật có khả năng tự dưỡng.<br />

A. 4 B.3 C. 2 D.5<br />

Câu 37: Những con ong mật lấy phấn và mật hoa, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho sự thụ phấn của hoa<br />

được hiệu quả hơn. Quan hệ của hai loài này là:<br />

A. Cộng sinh. B. Hợp tác.<br />

C. Hội sinh. D. Ký sinh.<br />

Câu 38: Trong tự nhiên quan sát thấy loài chim hút mật có tên là Azhisodian chuyên đi lấy mật hoa trên<br />

những cây hoa Decophyla smanara. Dựa vào thông tin trên có thể biết mối quan hệ giữa hai loài này có<br />

thể là bao nhiêu mối quan hệ trong các mối quan hệ sau:<br />

1. Cộng sinh. 2. Hợp tác.<br />

3. Cạnh tranh khác loài.<br />

4. Động vật ăn thực vật. 5. Ức chế cảm nhiễm.<br />

A. 4 B.1 C. 3 D.2<br />

Trang <strong>12</strong>


Câu 39: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Kết quả của diễn thế sinh thái là thay đổi cấu trúc quần xã.<br />

(2) Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới<br />

là vi sinh vật.<br />

(3) Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển là diễn thế<br />

thứ sinh.<br />

(4) Nguyên nhân bên trong thúc đẩy diễn thế sinh thái là mức sinh sản và mức tử vong của các loài trong<br />

quần xã.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu sai là:<br />

A.2 B.1 C. 4 D.3<br />

Câu 40: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao sau:<br />

A. Quan hệ ký sinh.<br />

B. Quan hệ hội sinh.<br />

C. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt.<br />

D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.<br />

“Tò vò mà nuôi con nhện<br />

Về sau nó lớn nó quyện nhau đi<br />

Tò vò ngồi khóc tỉ tỉ<br />

Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào.”<br />

Câu 41: Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây về diễn thế sinh thái:<br />

(1) Diễn thế là quá trình <strong>phá</strong>t triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai<br />

đoạn trung gian để đến quẫn xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực).<br />

(2) Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được.<br />

(3) Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và<br />

phù hợp với môi trường.<br />

(4) Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh.<br />

Những <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A.1,3. B.3, 4. C.1,4. D.2, 3.<br />

Câu 42: Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến<br />

hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn<br />

trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây<br />

chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A<br />

cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ:<br />

A. Ký sinh. B. Cạnh tranh.<br />

C. Hội sinh. D. Ức chế cảm nhiễm.<br />

Câu 43: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:<br />

(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng đễ bị thay đổi.<br />

(2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.<br />

(3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng đần.<br />

(4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.<br />

Trang 13


Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A.3 B.2 C. 1 D. 4<br />

Câu 44: Cho các dữ kiện sau:<br />

I. Một đầm nước mới xây dựng.<br />

II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy hầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các<br />

loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.<br />

III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc<br />

ven bờ đầm.<br />

IV. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đần đến sống trong đầm.<br />

V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.<br />

Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?<br />

A. I III II IV V<br />

B. I III II V<br />

IV<br />

C. I II III IV V<br />

D. I II III V<br />

IV<br />

Câu 45: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm:<br />

1. 1. Cạnh tranh. 2. Kí sinh.<br />

2. 3. Ức chế cảm nhiễm.<br />

3. 4. <strong>Sinh</strong> vật này ăn sinh vật khác.<br />

Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là:<br />

A.2,3,1,4. B.1,3,2, 4.<br />

C.2,1,4,.3. D.1,2, 3,4.<br />

Câu 46: Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên thân gỗ, một phần thân của dây leo phồng lên tạo<br />

nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo nhận chất dinh<br />

dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu<br />

đục thân cây. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần<br />

lượt là:<br />

A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.<br />

B. Vật ăn thịt-con mồi, hợp tác, hội sinh.<br />

C. Cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác.<br />

D. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác.<br />

Câu 47: “Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai” được hiểu là dạng:<br />

A. Diễn thế phân hủy. B. Diễn thế nguyên sinh.<br />

C. Diễn thế thứ sinh. D. Diễn thế dị dưỡng.<br />

Câu 48: Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?<br />

A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với<br />

điều kiện môi trường sống.<br />

B. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, luôn lấn át các loài khác và ngày càng<br />

chiếm ưu thế trong quần xã.<br />

Trang 14


C. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên<br />

như: khí hậu, thổ nhưỡng.<br />

D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh là diễn<br />

thế xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống.<br />

Câu 49: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt,<br />

<strong>phá</strong>t biểu nào sau đây đúng?<br />

A. <strong>Sinh</strong> vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.<br />

B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.<br />

C. <strong>Sinh</strong> vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.<br />

D. <strong>Sinh</strong> vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.<br />

Câu 50: Cho các quần xã sinh vật sau:<br />

(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.<br />

(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.<br />

(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi.<br />

(4) Rừng lim nguyên sinh.<br />

(5) Tràng cỏ.<br />

Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng<br />

Sơn là:<br />

A. ( 5) (3) (1) (2) (4)<br />

B. ( 2) (3) (1) (5) (4) .<br />

C. ( 4) (1) (3) (2) (5) .<br />

D. ( 4) (5) (1) (3) (2) .<br />

Câu 51: Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:<br />

(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.<br />

(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.<br />

(3) Cây tâm gửi sống trên thân cây khác.<br />

(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.<br />

(5) Trùng roi sống trong ruột mối.<br />

(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.<br />

Có bao nhiêu mối quan hệ cùng loại với mối quan hệ được thể hiện trong hình?<br />

A. 1 B. 3 C. 5 D. 6<br />

Câu 52: Để chia độ phong phú của các loài trong quần xã người ta dùng các kí hiệu: 0; +; ++; +++;<br />

++++. Các kí hiệu trên được biểu thị lần lượt là:<br />

A. Không có; hiếm; nhiều; rất nhiều; quá nhiều.<br />

B. Không có; hiếm; không nhiều; nhiều; rất nhiều.<br />

C. Ít gặp; hiếm gặp; hay gặp; gặp nhiều; gặp rất nhiều.<br />

D. Không có; rất hiếm; hiếm; nhiều; rất nhiều.<br />

Câu 53: Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng?<br />

A. Quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.<br />

Trang 15


B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.<br />

C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể ăn thịt.<br />

D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo quần thể vật ăn thịt biến động theo.<br />

Câu 54: Quan hệ giữa hai loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:<br />

Cho biết dấu (+) là loài được lợi, dấu (-) là loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn mối quan hệ nào:<br />

A. Ức chế cảm nhiễm và kí sinh.<br />

B. Cạnh tranh và vật ăn thịt - con mồi.<br />

C. Cộng sinh, hợp tác và hội sinh.<br />

D. Kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.<br />

Câu 55: Cho một số loài có đặc điểm sinh thái như sau:<br />

1. 1. Cá rô: ăn tạp, sống ở tầng mặt, tầng giữa.<br />

2. 2. Cá chạch: ăn mùn, sống ở tầng đáy.<br />

3. 3. Cá mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng mặt.<br />

4. 4. Cá lóc: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.<br />

5. 5. Cá trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.<br />

6. 6. Cá mè trằng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng mặt.<br />

7. 7. Cá trắm đen: ăn thân mềm, sống ở tầng đáy<br />

8. Trong số các nhận xét dưới đây thì những nhận xét nào là sai?<br />

a. Không thể nuôi chung tất cả các loài ở trong một ao mà không có sự cạnh tranh.<br />

b. Có thể nuôi chung nhiều nhất 6 loài ở cùng một ao mà không có sự cạnh tranh.<br />

c. Có thể nuôi chung cá rô với 3 loài khác trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.<br />

d. Nếu nuôi chung cá mè hoa và cá mè trắng thì ắt hẳn sẽ có cạnh tranh về thức ăn.<br />

e. Cá rô và cá trắm đen tuy cùng ăn tạp nhưng vẫn có thể nuôi chung trong một ao mà không xảy ra cạnh<br />

tranh.<br />

f. Ở tầng mặt, tối đa sẽ có 2 loài mà khi nuôi cùng sẽ không xảy ra cạnh tranh.<br />

A.a, b, c B.a, c, d, f. C.b ,c , f. D.b , c, d, f.<br />

Câu 56: Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã nếu:<br />

A. Con mồi là loài ưu thế trong quần xã.<br />

B. Nó cho phép các loài ăn thịt khác nhập cư.<br />

C. Nó cạnh tranh loại trừ động vật ăn thịt khác.<br />

D. Nó làm cho con mồi có số lượng tương đối ít trong quần xã.<br />

1. Câu 57: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:<br />

2. 1. Hải quỳ và cua<br />

3. 2. Cây nắp ấm bắt mồi<br />

4. 3. Kiến và cây kiến<br />

Trang 16


5. 4. Virut và tế bào vật chủ<br />

6. 5. Cây tầm gửi và cây chủ<br />

7. 6. Cá mẹ ăn cá con<br />

8. 7. Địa y<br />

9. 8. Tự tỉa cành ở thực vật<br />

<strong>10</strong>. 9. Sáo đậu trên lưng trâu<br />

<strong>11</strong>. <strong>10</strong>. Cây mọc theo nhóm<br />

<strong>12</strong>. <strong>11</strong>. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh<br />

13. <strong>12</strong>. Khi gặp nguy hiểm, đàn ngựa rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa<br />

Hãy cho biết trong số các nhận định sau đây về các mối quan hệ sinh thái trên thì có bao nhiêu nhận định<br />

đúng?<br />

a) Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra<br />

trong quần thể.<br />

b) Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.<br />

c) Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.<br />

d) Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh.<br />

e) Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh<br />

f) Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.<br />

A. 5 B. 6 C. 3 D. 4<br />

Câu 58: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là đúng?<br />

A. Hồ có ít chất hữu cơ thường dẫn đến thiếu hụt oxy.<br />

B. Cường độ quang hợp thấp ở hồ do có nhiều chất hữu cơ.`<br />

C. Hồ có rất nhiều chất hữu cơ thường dẫn đến chết nhiều loài.<br />

D. Trầm tích ở hồ ít chất hữu cơ, chứa nhiều chất hữu cơ đã được phân giải.<br />

Câu 59: Cho các dạng sinh vật sau:<br />

1. Những con ếch sống trong các ao, hồ.<br />

2. Một đám ruộng lúa.<br />

3. Một ao cá nước ngọt.<br />

4. Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú.<br />

5. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ.<br />

6. Các loài sinh vật sống trong sa mạc.<br />

7. Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn ở Đà Lạt.<br />

8. Các loài sinh vật sống trong một cái ao và trên bờ ao.<br />

9. Các loài sinh vật trong con sông Hồng.<br />

Những dạng sinh vật nào là quần xã?<br />

A.1,2,4,9. B.2,3,6,7. C.1,4,5,6. D.2,3,5,8.<br />

Câu 60: Cho các hiện tượng sau:<br />

I. Quá trình hình thành hệ sinh thái rừng từ đồi trọc.<br />

Trang 17


II. Để cây trồng cho năng suất cao trong quá trình trồng trọt người nông dân bón cho cây với các loại<br />

phân khác nhau như phân chuồng, phân hóa học, phân vi lượng...<br />

III. Từ một rừng Lim sau một thời gian biến đổi thành rừng thưa.<br />

IV. Số lượng cá thể của các quần thể sinh vật trên xác một con gà ngày càng giảm dần.<br />

Có bao nhiêu hiện tượng là diễn thái sinh thái?<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Câu 61: Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm:<br />

A. Tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã.<br />

B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian, cấu trúc quần xã và kích thước quần xã.<br />

C. Số lượng loài, hoạt động chức năng và sự phân bố của các loài trong không gian của quần xã.<br />

D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 62: Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các <strong>phá</strong>t biểu sau đây:<br />

(1) Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.<br />

(2) Thứ tự đúng của các giai đoạn là a - e - c - b - đ.<br />

(3) Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong.<br />

(4) Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất.<br />

(5) Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây thân thảo ưa bóng.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 2 B. 4 C. 5 D. 1<br />

Câu 63: Theo một nghiên cứu cho thấy, sự phân tầng của loài tảo biển tùy theo độ sâu có sự khác nhau.<br />

Trên bề mặt nông, người ta tìm thấy loài tảo lục là nhiều nhất, xuống càng sâu, thì tỷ lệ tìm thấy các loài<br />

tảo khác tăng lên, như <strong>10</strong>m - 40m người ta tìm thấy nhiều tảo nâu, 60m ~ <strong>10</strong>0m tảo đỏ là loài có số lượng<br />

nhiều nhất. Nhận xét nào đúng về nghiên cứu trên?<br />

A. Đây là sự phân tầng theo chiều chéo của quần xã sinh vật.<br />

B. Đây là sự phân tầng theo chiều đọc của quần xã sinh vật.<br />

C. Đây là sự phân tầng theo chiều ngang của quần xã sinh vật.<br />

Trang 18


D. Tất cả đều sai.<br />

Câu 64: Ý nghĩa của sự phân bố các cá thể trong không gian quần xã:<br />

A. Giảm sự cạnh tranh giữa các loài.<br />

B. Tăng hiệu quả khai thác và sử dụng ngưồn sống của các loài.<br />

C. Phù hợp với nhu cầu sống của từng loài.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 65: Cho các nhận xét sau:<br />

1. 1. Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.<br />

2. 2. Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiêu dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.<br />

3. 3. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.<br />

4. 4. Phân bố từ đỉnh núi, sườn núi, tới chân núi là sự phân bố theo chiều dọc.<br />

5. 5. <strong>Sinh</strong> vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.<br />

6. Có bao nhận xét đúng khi nói về quần xã sinh vật?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 66: Có bao nhiêu mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 7<br />

Câu 67: “Loài tôm vệ sinh, một loài liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng<br />

nhọn hoắt lởm chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm<br />

ăn đã có từ lâu đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn<br />

và cá.” - Theo khoahoc.tv.<br />

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây, sai khi nói về thông tin trên:<br />

1. Đây là quan hệ cộng sinh.<br />

2. Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi.<br />

3. Đây là mối quan hệ bắt buộc phải có trong giai đoạn sống của 2 cá thể.<br />

4. Quan hệ giữa vi khuẩn và tảo đơn bào với địa y cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên.<br />

5. Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa 2 loài khác nhau trong quần xã.<br />

6. Đây là quan hệ hội sinh.<br />

7. Quan hệ giữa lươn biển và cá nhỏ cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 68: Cymothoa exigua là một loại sinh vật có hình đáng nhỏ như con rệp và được tìm thấy nhiều ở<br />

khu vực quanh vịnh California, loài này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc<br />

lưỡi cá, đần đần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá.<br />

Cho các nhận xét sau:<br />

1. Đây là mối quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã.<br />

2. Đây là mối quan hệ một bên có lợi, một bên bị hại.<br />

3. Nếu vật chủ bị chết đi, thì Cymothoa exigua cũng sẽ chết.<br />

4. Đây là hiện tượng khống chế sinh học.<br />

5. Quan hệ giữa tầm gửi và cây thân gỗ cũng thuộc cùng loại như quan hệ của loài Cymothoa exigua.<br />

6. Có 2 dạng ký sinh, một là ký sinh hoàn toàn, hai là bán ký sinh.<br />

Trang 19


7. Đây là quan hệ ký sinh hoàn toàn.<br />

8. Đây là quan hệ bán ký sinh.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về Cymothoa exigua?<br />

A. 1 B. 3 C. 5 D. 2<br />

Câu 69: “Thủy triều đỏ” là tên gọi khi vùng biển có hiện tượng nở hoa bùng <strong>phá</strong>t của tảo. Khi tảo nở hoa<br />

ảnh hưởng xấu đến hàng loạt động vật giáp xác thân mềm như nghêu, trai, sò, vẹm, hầu. Những động vật<br />

thân mềm xuất xứ từ vùng này có nguy cơ tiềm ẩn cho con người khi sử dụng làm thức ăn, vì bản thân<br />

chúng có thể chứa độc tố từ tảo độc.<br />

Cho các nhận xét sau:<br />

1. 1. Hiện tượng “thủy triều đỏ” là ví dụ của quan hệ ký sinh.<br />

2. 2. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật cho thấy, sự tồn tại và sinh trưởng của sinh vật này gây hại đến sự<br />

sinh trưởng của sinh vật khác.<br />

3. 3. Quan hệ giữa 2 loài cho thấy một loài có hại, một loài có lợi.<br />

4. 4. Đây là quan hệ khống chế sinh học.<br />

Nhận xét nào đúng khi nói về hiện tượng “thủy triều đỏ”?<br />

A. (1) và (2). B. (2) và (3).<br />

C. Chỉ có (4). D. Chỉ có (2).<br />

Câu 70: Điểm khác biệt về hai loài trong quan hệ ký sinh và quan hệ con mồi - vật ăn thịt:<br />

A. Trong quan hệ ký sinh, sự sống của loài ký sinh phụ thuộc vào loài bị hại.<br />

B. Trong quan hệ con mồi - vật ăn thịt, số lượng loài ăn thịt luôt nhiều hơn con mồi.<br />

C. Trong quan hệ ký sinh, số lượng loài ký sinh luôn ít hơn loài bị hại.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 71: Quan hệ giữa loài vi sinh vật phân giải xenlulozo trong manh tràng của động vật ăn cỏ và động<br />

vật ăn cỏ thuộc loại:<br />

A. Ký sinh. B. Cộng sinh.<br />

C. Hội sinh. D. Hợp tác.<br />

Câu 72: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là:<br />

A. Một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác.<br />

B. Hai loài kiềm hãm sự <strong>phá</strong>t triển của nhau.<br />

C. Một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông.<br />

D. Một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít.<br />

Câu 73: Trong quần xã có tối thiểu:<br />

A. 2 loài. B. 1 loài. C. 3 loài. D. Nhiều loài.<br />

Câu 74: Trong rừng hổ không có vật ăn thịt chúng là do:<br />

A. Hổ có vuốt chân và răng nanh sắc chống lại mọi kẻ thù.<br />

B. Hổ có sức mạnh không có loài nào địch nổi.<br />

C. Hổ chạy nhanh, vật ăn thịt khác khó lòng đuổi được.<br />

D. Hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo ra một quần thể vật ăn thịt nó có đủ số lượng tối<br />

thiểu để tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Trang 20


Câu 75: Khi đi từ mặt đất lên đỉnh núi cao hay đi từ mặt nước xuống vùng sâu của đại dương thì số lượng<br />

loài và số lượng cá thể mỗi loài:<br />

A. Đều giảm.<br />

B. Đều tăng.<br />

C. Số lượng loài giảm, cá thể mỗi loài tăng.<br />

D. Số lượng loài tăng, cá thể mỗi loài giảm.<br />

Câu 76: Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?<br />

A. 1 nguyên nhân. B. 2 nguyên nhân.<br />

C, 3 nguyên nhân. D. 4 nguyên nhân.<br />

Câu 77: Động lực chính cho quá trình diễn thế sinh thái diễn ra:<br />

A. Biến đổi của môi trường.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên.<br />

C. Quần xã sinh vật.<br />

D. Tất cả đều đúng.<br />

Câu 78: Cho các nhận xét sau:<br />

(1) Diễn thế nguyên sinh trải qua 3 giai đoạn.<br />

(2) Diễn thế thứ sinh trải qua 4 giai đoạn.<br />

(3) Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà không có quần xã nào đang tồn tại.<br />

(4) Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà không có quần xã nào đang tồn tại.<br />

(5) Một khu rừng bị đột cháy hoàn toàn, sau đó quá trình diễn thế nguyên sinh sẽ xảy ra.<br />

(6) Khi đảo đại dương được hình thành, diễn thế thứ sinh sẽ xảy ra.<br />

(7) Quá trình cuối của diễn thế sinh thái gọi là quá trình đỉnh cực.<br />

(8) Diễn thế thường là một quá trình vô hướng.<br />

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về diễn thế sinh thái?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 79: Cho các diễn biến sau:<br />

Quần xã khởi đầu, chủ yếu là cây một <strong>năm</strong>.<br />

Quần xã cây bụi.<br />

Quần xã cây thân thảo.<br />

Quần xã cây gỗ lá rộng.<br />

Quần xã đỉnh cực.<br />

Sắp xếp các diễn biến sau theo trình tự điễn thế thứ sinh trên vùng đất canh tác bỏ hoang:<br />

A. ( 1) (3) (5) (2) (4)<br />

B. ( 1) (3) (2) (4) (5) .<br />

C. ( 1) (3) (4) (2) (5) .<br />

D. ( 1) (4) (3) (2) (5) .<br />

Câu 80: Cho các đặc điểm sau:<br />

- Diễn ra trên một môi trường không có sinh vật.<br />

Trang 21


- Là một quá trình định hướng, có thể biết trước kết quả.<br />

- Nghiên cứu quá trình này giúp ta biết được quy luật <strong>phá</strong>t triển của quần xã sinh vật.<br />

- Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tiên phong, giai đoạn giữa và giai đoạn đỉnh cực.<br />

Trong suốt quá trình, song song với sự biến đổi trong quần xã là quá trình biến đổi về điều kiện tự nhiên<br />

của môi trường.<br />

Các đặc điểm sau đang nói về quá trình nào?<br />

A. Diễn thế sinh thái.<br />

B. Diễn thế thứ sinh<br />

C. Diễn thế nguyên sinh.<br />

D. Không thể xác định được.<br />

Câu 81: Cho các đặc điểm sau:<br />

(1) Đây là một mối quan hệ giữa hai loài trong quần xã sinh vật.<br />

(2) Trong đó, một loài có lợi, một loài bị hại.<br />

(3) Số lượng loài bị hại luôn ít hơn số lượng loài có lợi.<br />

(4) Dinh dưỡng của loài có lợi không phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của loài bị hại.<br />

Những đặc điểm trên đang nói về:<br />

A. Quan hệ bán ký sinh.<br />

B. Quan hệ ký sinh hoàn toàn.<br />

C. Quan hệ cạnh tranh.<br />

D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.<br />

Câu 82: “Những con đỉa nước ngọt có thân hình giống sâu với hai miệng trên cơ thể. Mỗi chiếc miệng là<br />

một ống hút công suất lớn, cho phép đỉa bám chặt vào mục tiêu. Đỉa thường tấn công cá và động vật bò<br />

sát. Nếu gặp người chúng cũng không ngán. Địa sử dụng những chiếc răng sắc nhọn hoặc vòi hình kim để<br />

chọc thủng da trước khi hút máu. Chúng có thể trữ một lượng máu gấp vài lần <strong>khối</strong> lượng cơ thể. Khi no,<br />

đỉa rời khỏi con mồi.” — theo Thế giới những loài hút màu (khoahoc.tv)<br />

Quan hệ giữa địa những loài vật bị nó hút máu là:<br />

A. Quan hệ cạnh tranh.<br />

B. Quan hệ vật ăn thịt —- con mồi.<br />

C. Quan hệ bán ký sinh.<br />

D. Quan hệ ký sinh hoàn toàn.<br />

Câu 84: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn,<br />

một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Cho các loài thực vật sau, hãy dự đoán trình<br />

tự xuất hiện của các loài này.<br />

(1) Cây cỏ ưa sáng.<br />

(2) Cây bụi nhỏ ưa sáng.<br />

(3) Cây gỗ nhỏ ưa sáng.<br />

(4) Cây nhỏ chịu bóng.<br />

(5) Cây cỏ ưa bóng.<br />

A. ( 1) (2) (3) (4) (5)<br />

Trang 22


B. ( 5) (4) (3) (2) (1) .<br />

C. ( 1) (4) (5) (2) (3) .<br />

D. ( 1) (5) (4) (2) (3) .<br />

Câu 85: Điều nào không đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh:<br />

A. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.<br />

B. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.<br />

C. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng <strong>phá</strong>t triển đa dạng.<br />

D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.<br />

Câu 86: Giai đoạn nào dưới đây không có trong diễn thế nguyên sinh?<br />

A. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.<br />

B. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường chỉ có rêu.<br />

C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật <strong>phá</strong>t tán đầu tiên tới hình thành nên quần xã tiên<br />

phong.<br />

D. Giai đoạn giữa là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.<br />

Câu 87: Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã thường có số lượng loài phong phú là do:<br />

A. Môi trường thuận lợi.<br />

B. Sự định cư của các quần thể tới vùng đệm.<br />

C. Ngoài các loài vùng rìa còn có những loài đặc trưng.<br />

D. Diện tích rộng.<br />

Câu 88: Kết quả của diễn thế sinh thái là:<br />

A. Thay đổi cấu trúc của quần xã.<br />

B. Thiết lập mối cân bằng mới.<br />

C. Tăng sinh <strong>khối</strong>.<br />

D. Tăng số lượng quần thể.<br />

Câu 89: Xu hướng chung của diễn thế sinh thái:<br />

A. Từ quần xã già đến quần xã trẻ.<br />

B. Từ quần xã trẻ đến quần xã già.<br />

C. Tùy từng giai đoạn mà từ quần xã già đến quần xã trẻ và ngược lại.<br />

D. Không thể xác định được.<br />

Câu 90: Hoàn thành bảng sau:<br />

Quan hệ Đặc điểm Ví dụ<br />

Cộng sinh<br />

- Hợp tác chặt chẽ giữa<br />

hai hay nhiều loài<br />

- (A)<br />

- Nấm, vi khuẩn và tảo<br />

đơn bào cộng sinh trong<br />

địa y<br />

- (C)<br />

- (D)<br />

- Hải quỳ và cua<br />

Trang 23


Hỗ trợ<br />

Đối kháng<br />

(B)<br />

Hội sinh<br />

Cạnh tranh<br />

(G)<br />

- Hợp tác giữa hai hay<br />

nhiều loài và không phải<br />

là quan hệ chặt chẽ và<br />

nhất thiết phải có đối<br />

với mỗi loài<br />

- Tất cả các loài đều có<br />

lợi<br />

- Hợp tác giữa hai loài,<br />

trong đó một loài có lợi<br />

còn loài kia không có lợi<br />

cũng không có hại gì<br />

- Các loài tranh giành<br />

nhau nguồn sống như<br />

thức ăn, chỗ ở,…<br />

- (F)<br />

- Một loài sống nhờ trên<br />

cơ thể của loài khác, lấy<br />

các chất nuôi sống cơ<br />

thể từ loài đó<br />

- Chim sáo và trâu rừng<br />

- Chim mỏ đỏ và linh<br />

dương<br />

- Lươn biển và cá nhỏ<br />

- Cây phong lan bám<br />

trên cây thân gỗ<br />

- Rêu sống bám vào<br />

thân cây cổ thụ<br />

- Cá ép sống bám trên cá<br />

lớn<br />

- (E)<br />

- Thực vật tranh giành<br />

ánh sáng, nước, muối<br />

khoáng<br />

- Cạnh tranh thức ăn<br />

giữa cú và chồn ở trong<br />

rừng<br />

- Cây tầm gửi và cây<br />

thân gỗ<br />

- Dây tơ hồng và cây gỗ<br />

- Giun kí và cơ thể<br />

người<br />

Ức chế - Cảm nhiễm - (I) - Tảo giáp nở hoa gây<br />

độc cho cá, tôm, cua và<br />

chim ăn các loài bị độc<br />

(K)<br />

- Một loài sử dụng loài<br />

khác làm thức ăn, bao<br />

gồm: động vật ăn thực<br />

vật; động vật ăn thịt;<br />

thực vật bắt sâu bọ<br />

- (H)<br />

- Bò ăn cỏ;<br />

- Chim ăn sâu;<br />

- Ếch ăn côn trùng;<br />

- Hổ ăn thịt thỏ;<br />

- Cây nắp ấm bắt ruồi<br />

D. Hai bên đều có lợi.<br />

E. Vi khuẩn lam và cây họ Đậu.<br />

F. Hợp tác.<br />

G. Hà xun (Balamus) bám trên mai rùa biển, trên da cá mập.<br />

Trang 24


H. Các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài thắng thế còn lại các loài khác bị hại hoặc cả 2<br />

cùng bị hại.<br />

I. Kí sinh.<br />

J. Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loại khác.<br />

K. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động vi sinh vật ở xung quanh.<br />

L. <strong>Sinh</strong> vật này ăn sinh vật khác.<br />

M. Vi khuẩn sống trong ruột mối giúp mối tiêu hoá xenlulôzơ.<br />

Trang 25


ĐÁP ÁN<br />

1. C 2. B 3. C 4. C 5. D 6. B 7. C 8. B 9. C <strong>10</strong>. B<br />

<strong>11</strong>. D <strong>12</strong>. D 13.A 14. B 15. C 16. B 17. C 18. A 19. B 20. D<br />

21. B 22. C 23. B 24. C 25. D 26. B 27. C 28. B 29. D 30. C<br />

31. C 32. C 33. D 34. A 35. D 36. A 37. B 38. C 39. C 40. C<br />

41. B 42.D 43. A 44. A 45. A 46. A 47. C 48. B 49.A 50. C<br />

51. A 52.B 53.B 54. D 55. D 56. A 57. A 58. C 59. D 60. B<br />

61. A 62. D 63. B 64. D 65. B 66. A 67. D 68. C 69. D 70. A<br />

71. B 72. B 73. A 74. D 75. A 76. B 77. C 78. D 79. B 80.A<br />

81. A 82. C 83. B 84. A 85. A 86. B 87. C 88. B 89. B 90.<br />

Câu 1. Đáp án C<br />

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br />

A. Quần xã sinh vật là một cấu trúc động, do tác động qua lại giữa các loài trong quần xã với môi trường:<br />

- Bản thân quần xã gồm nhiều quần thể, mỗi quần thể có mức dao động về kiểu gen nhất định gắn với<br />

kích thước của từng loài trong quần thể.<br />

- Các loài trong quần xã làm biến đổi môi trường, môi trường biến đổi lại tác động đến thành phần, cấu<br />

trúc quần xã.<br />

- Ở các vùng đệm của một số loài của 2 quần xã xảy ra sự tác động rìa làm biến đổi quần thể bởi sự xâm<br />

nhập các loài mới vào quần xã, tạo cạnh tranh biến đổi tương quan kiểu gen từng quần thể của quần xã.<br />

B. Các loài trong quần xã gắn bó với nhau theo các mối quan hệ, trong lòng mỗi quần xã thường xuyên<br />

xảy ra các mối quan hệ: hỗ trợ, đối địch.<br />

C. Sai, phải là: cấu trúc thường gặp của quần xã là kiểu phân tầng thẳng đứng. Vai trò của cấu trúc phân<br />

tầng thẳng đứng là:<br />

- Phân bố hợp lí không gian sống phù hợp cho các quần thể trong quần xã phù hợp điều kiện sống, kiếm<br />

mồi.<br />

- Phân bố khả năng sử dụng nguồn sống trong quần xã, làm giảm mức cạnh tranh giữa các cá thể và giữa<br />

các quần thể nhờ vậy duy trì được sự ổn định của quần xã.<br />

D. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại, khi điều kiện<br />

môi trường khắc nghiệt chỉ có một số ít quần thể mới thích nghỉ mới được tồn tại trong quần xã. Do đó ở<br />

những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì có độ đa dạng cao, còn ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt có<br />

độ đa dạng thấp.<br />

Câu 2: Đáp án B.<br />

Khi phân bố theo chiều thẳng đứng nghĩa là các loài cây ưa sáng sẽ ở tầng cao nhất và theo thứ tự giảm<br />

đần nhu cầu của các cây đối với ánh sáng. Điều đó giúp tận dụng hoàn hảo ngưồn sáng với mức độ nhu<br />

cầu phù hợp của mỗi loài cây.<br />

Câu 3: Đáp án C.<br />

A. Đúng, ở mỗi quần xã khác nhau sẽ có những loài khác nhau và tùy vào môi trường sống mà số loài và<br />

số lượng loài khác nhau. Ví dụ như ở quần xã sa mạc thì số lượng cây xương rồng sẽ nhiều hơn quần xã<br />

rừng nhiệt đới. Nguyên nhân được giải thích là do quần xã ở sa mạc phù hợp với điều kiện để <strong>phá</strong>t triển<br />

cây xương rồng hơn.<br />

Trang 26


B. Đúng, quần xã là tập hợp của nhiều loài khác nhau sống trong một sinh cảnh, ở đây sinh cảnh là rừng<br />

quốc gia Xuân Thùy, còn ở rừng này sẽ có nhiều loài khác nhau, ví dụ như sóc, hổ, khi... nên đây được<br />

gọi là một quần xã.<br />

C. Sai, quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng<br />

có quan hệ chặt chế với nhau và với môi trường để tồn tại và <strong>phá</strong>t triển ổn định theo thời gian.<br />

D. Đúng, tùy thuộc vào các môi trường khác nhau mà có sự phân hóa theo chiều thẳng đứng hay theo<br />

chiều ngang khác nhau. Mục đích của sự phân hóa này là giảm khả năng cạnh tranh của các loài, giúp tận<br />

dụng nguồn sống một cách tối đa nhất.<br />

Câu 4: Đáp án C.<br />

Các cá thể cùng loài vẫn cạnh tranh nhau gay gắt khi gặp điều kiện bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở.<br />

Câu 5: Đáp án D.<br />

- Ý 1 sai vì đó là quan hệ kí sinh<br />

- Ý 2 sai vì đó là quan hệ hợp tác (không yêu cầu sự phụ thuộc, có hoặc không đều được).<br />

- Ý 3 là ý đúng.<br />

- Ý 4 sai vì chỉ có 2 loài đó là sâu và rệp cây!<br />

Vậy chỉ có duy nhất một ý đúng!<br />

Câu 6: Đáp án B.<br />

- Ở hồ nước nông vào mùa hè, nhiệt độ trong hồ thường tăng cao, làm cho O¿ hòa tan giảm do đó động<br />

vật trong hồ có giới hạn hẹp lại.<br />

- Vì thế nhiệt độ và hàm lượng oxi hòa tan là các yếu tố giới hạn chính đối với các động vật thủy sinh<br />

sống trong các hồ nước nông.<br />

Câu 7: Đáp án C.<br />

- Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của một loài lại giảm. Cả 4 ý trên đều được ghi rõ ở<br />

trang 242 sách giáo khoa <strong>12</strong>.<br />

- Có thể không cần nhớ lí <strong>thuyết</strong> ở câu này, mà chỉ qua từ ngữ được sử dụng “ngày càng đa dạng”<br />

“nhưng” “ngày một tăng”; hai đại lượng cùng hướng đến sự tích cực mà lại sử dụng “từ quan hệ”<br />

“nhưng”, thì đã thấy đã có vấn đề.<br />

Câu 8: Đáp án B.<br />

- Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung<br />

gian để đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực). Có 2 loại diễn thế đó là diễn thế<br />

nguyên sinh và điễn thế thứ sinh.<br />

- Các quá trình 1,3,4 có thể dẫn đến diễn thế sinh thái.<br />

- Quá trình 2 không dẫn đến diễn thế vì quần xã gần như không thay đổi. Người ta thường nói “<strong>Sinh</strong> lão<br />

bệnh tử” nên nếu người ta không bắt các con vật ốm yếu hay cây gỗ già thì chúng cũng sẽ chết. Vậy nên<br />

sẽ không xảy ra diễn thế<br />

Câu 9: Đáp án C.<br />

(1) sai vì mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ dinh dưỡng: Loài A là con mồi, loài B là vật ăn thịt.<br />

(2) sai vì loài A là con mồi thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn loài B.<br />

(3) đúng, trong quan hệ con mồi, vật ăn thịt, sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số<br />

lượng của loài B và ngược lại.<br />

(4) đúng, loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A để làm thức ăn.<br />

Trang 27


(5) đúng, mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.<br />

Câu <strong>10</strong>: Đáp án B.<br />

- Ý 1 đúng vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.<br />

- Ý 2 sai vì tùy vào điều kiện <strong>phá</strong>t triển thuận lợi hay không mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên<br />

quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.<br />

- Ý 3 sai vì những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật mới là động lực<br />

chính cho quá trình diễn thế.<br />

- Ý 4 sai, nếu nhóm loài ưu thế hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống thì nó sẽ tạo điều kiện<br />

cho loài khác cạnh tranh thay thế.<br />

- Ý 5 đúng, nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và<br />

khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.<br />

- Ý 6 đúng rừng nguyên sinh đa dạng sinh học và có hiệu quả kinh tế cao hơn rừng thứ sinh.<br />

Câu <strong>11</strong>: Đáp án D.<br />

Vi khuẩn ở nốt sần cây họ đậu có vai trò cố định nito, do đó làm tăng lượng đạm cho đất.<br />

Câu <strong>12</strong>: Đáp án D.<br />

- Ý 1 sai vì cá thể mới là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.<br />

- Ý 2 sai vì sinh vật mở đầu là sinh vật phân giải chất hữu cơ.<br />

- Ý 3 đúng vì cạnh tranh không làm hai loài suy vong mà ngược lại còn thúc đẩy chúng <strong>phá</strong>t triển.<br />

- Ý 4 sai vì quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.<br />

- Ý 5 sai vì mối quan hệ đó là hội sinh (một loài có lợi còn loài kia không lợi cũng không hại).<br />

- Ý 6 sai vì ta không thể biết được chính xác chuỗi và lưới thức ăn như thế nào, ta chỉ có thể biết được<br />

mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.<br />

Vậy có tới 5 ý sai.<br />

Câu 13: Đáp án A.<br />

- Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác. Trong quan hệ hỗ trợ các loài đều có<br />

lợi hoặc ít nhất không bị hại.<br />

- Quan hệ đối kháng bao gồm quan hệ cạnh tranh, ký sinh, ức chế cảm nhiễm và quan hệ sinh vật này ăn<br />

sinh vật khác. Loài thắng thế sẽ <strong>phá</strong>t triển mạnh còn loài bị hại sẽ suy thoái. Tuy nhiên, trong nhiều<br />

trường hợp cả hai loài ít nhiều đều bị hại.<br />

- Như vậy đáp án A là chính xác.<br />

Câu 14: Đáp án B.<br />

Câu 15: Đáp án C.<br />

- Đầu tiên đọc đề ta hãy xác định là đề yêu câu đếm số nhận định đúng.<br />

- Sau đó ta lại nhìn lên nhận định thấy nó liên quan đến các quan hệ sinh thái, nhìn tiếp lên trên đó là 8<br />

quan hệ đã cho ở trên thì thế nào cũng phải xác định 8 mối quan hệ đó là gì?<br />

- Ta sẽ có lần lượt 8 mối quan hệ sinh thái cũng không khó nhận biết lắm:<br />

+ 1 là quan hệ ức chế -cảm nhiễm (tảo “vô tình” làm tôm, cua bị hại).<br />

+ 2 là quan hệ vật ăn thịt - con mồi (quá là hiển nhiên luôn).<br />

+ 3 là quan hệ hội sinh (cây gỗ không hại gì trong khi phong lan được lợi).<br />

+ 4 là quan hệ cộng sinh (cả hai loài đều được lợi, ví dụ cũng thường thấy).<br />

Trang 28


+ 5 là quan hệ hội sinh (cá lớn không lợi cũng không hại, trong khi cá nhỏ được bảo vệ).<br />

+ 6 là quan hệ hợp tác (hai loài trên không nhất thiết phải có sự ràng buộc).<br />

+ 7 là quan hệ kí sinh (cây là vật chủ, dây tơ hồng là vật kí sinh).<br />

+ 8 là quan hệ hội sinh (tương tự như ý 3).<br />

Như vậy ta sẽ có:<br />

+ Ý a sai vì chỉ có 3 mối quan hệ là hội sinh (3, 5, 8).<br />

+ Ý b đúng, 6 quan hệ đó là: ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, hội sinh, cộng sinh, hợp tác, kí<br />

sinh.<br />

+ Ý c sai vì chỉ có mối quan hệ số 4 là cộng sinh.<br />

+ Ý d đúng vì các mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài là ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, kí<br />

sinh.<br />

- Như vậy có tất cả 2 nhận định đúng.<br />

Câu 16: Đáp án B.<br />

- Dù đáp án không hỏi số lượng cụ thể của từng quan hệ sinh thái nhưng để tìm ra quan hệ sinh thái nào<br />

được liệt kê nhiều nhất.<br />

- Cần chú ý điều nữa là đề bài không cho là 14 hiện tượng được kể ở trên đều thuộc 4 quan hệ sinh thái<br />

mà đáp án cho. Tránh ngộ nhận để không ra kết quả sai (có tới 8 quan hệ sinh thái).<br />

- Ta có các quan hệ sinh thái lần lươt là:<br />

+ Quan hệ hỗ trợ cùng loài: 2, <strong>12</strong><br />

+ Quan hệ đấu tranh cùng loài: 6, 7, <strong>11</strong><br />

+ Quan hệ ăn thịt con mồi: 9<br />

+ Quan hệ cộng sinh: 1, 3<br />

+ Quan hệ hợp tác: <strong>10</strong><br />

+ Quan hệ hội sinh: 8<br />

+ Quan hệ kí sinh: 4, 5<br />

+ Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: 13, 14<br />

Như vậy đáp án B là đáp án chính xác.<br />

Câu 17: Đáp án C.<br />

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở<br />

đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và <strong>phá</strong>t triển ổn định.<br />

- Chú ý phải là các loài khác nhau, không thể cùng một loài nên chỉ có 3 trường hợp đúng đó là 2,3,4.<br />

Câu 18: Đáp án A.<br />

Bón một lượng phân vô cơ vừa phải sẽ giúp cho tảo trong ao cá <strong>phá</strong>t triển mạnh, từ đó tăng nguồn thức ăn<br />

cho cá, qua đó sẽ giúp năng suất của ao sẽ tăng.<br />

Câu 19: Đáp án B.<br />

Ta phải tìm hiểu xem từng mối quan hệ là quan hệ gì.<br />

- Ý 1 là quan hệ ức chế cảm nhiễm (một ví dụ rất điển hình).<br />

- Ý 2 là quan hệ hội sinh, loài có lợi là cây phong lan, còn cây thì không sao do phong lan chỉ nhờ vào cây<br />

gỗ để vươn lên lấy ánh sáng.<br />

- Ý 3 là quan hệ ức chế cảm nhiễm, cây tỏi không “cố ý” làm hại ai cả.<br />

Trang 29


- Ý 4 là quan hệ cạnh tranh khác loài.<br />

- Ý 5 là quan hệ cộng sinh.<br />

Vậy có 2 hiện tượng là quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

Câu 20: Đáp án D.<br />

a. Bò rừng - côn trùng: ức chế càm nhiễm<br />

b. Bò rừng - chim gõ bò: hợp tác<br />

c. Bò rừng - chim điệc bạc: hội sinh<br />

d. Bò rừng - ve bét: kí sinh<br />

e. Chim diệc bạc - côn trùng: sinh vật ăn sinh vật<br />

f. Chim gõ bò - ve bét: sinh vật ăn sinh vật<br />

Các <strong>phá</strong>t biểu đúng là (1) (2) (4)<br />

- 3 sai, các mối quan hệ mà chỉ có 1 loài có lợi là c, đ, e, £.<br />

- 5 sai, bò rừng làm hại đến côn trùng.<br />

Câu 21: Đáp án B.<br />

Các đặc trưng cơ bản của quần xã:<br />

- Tính đa dạng về loài của quần xã.<br />

- Số lượng các nhóm loài của quần xã: loài ưu thế, loài đặc trưng, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt...<br />

- Hoạt động chức năng của các nhóm loài: theo chức năng, quần xã gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu<br />

thụ và sinh vật phân giải.<br />

- Sự phân bố của các loài trong không gian theo chiều thắng đứng hoặc theo chiều ngang.<br />

Câu 22: Đáp án C.<br />

-Ý 1 là quan hệ cộng sinh.<br />

- Ý 2 là quan hệ hội sinh.<br />

- Ý 3 là quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

- Ý 4 là quan hệ cộng sinh.<br />

- Ý 5 là quan hệ hợp tác<br />

- Ý 6 là quan hệ cộng sinh.<br />

- Ý 7 là quan hệ cộng sinh.<br />

Vậy có 4 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh.<br />

Câu 23: Đáp án B.<br />

Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như:<br />

- Sự cạnh tranh giữa các loài.<br />

- Mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.<br />

- Mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.<br />

Do đó, ta loại B.<br />

Câu 24: Đáp án C.<br />

- Các ý đúng là 4, 6.<br />

- Một câu hỏi thuần túy về lí <strong>thuyết</strong> cơ bản nhưng nếu không nắm cẩn thận ta sẽ dễ nhầm lẫn.<br />

Trang 30


- Sau đây là một số tổng hợp về kiến thức, từ đó xét lên các <strong>phá</strong>t biểu phía trên sẽ thấy sai và đúng ở đâu.<br />

* Căn cứ vào vai trò nhất định của nhóm loài, trong quần xã người ta chia làm 3 loại nhóm loài:<br />

+ Loài ưu thế: có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, sinh <strong>khối</strong> lớn, có vai trò quyết định chiều hướng<br />

<strong>phá</strong>t triển của quần xã.<br />

+ Loài thứ yếu: có vai trò thay thế loài ưu thế khi nhóm loài này bị diệt vong.<br />

+ Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng<br />

mức đa dạng cho quần xã.<br />

* Trong quần xã người ta lại phân ra làm 2 nhóm loài:<br />

+ Loài chủ chốt: gồm một vài loại (vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự <strong>phá</strong>t triển<br />

của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.<br />

+ Loài đặc trưng: chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các<br />

loài khác.<br />

Câu 25: Đáp án D.<br />

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó nên xét theo tiêu chí đó thì các dạng sinh vật đúng là<br />

2, 4, 5.<br />

- Các ý 1 và 6 thì hiển nhiên là rất rộng rồi (trên cạn và rừng mưa nhiệt đới) nên không thể là đúng được.<br />

- Có thể nhiều em lầm tưởng về ý 3 nhưng ý 3 cũng không phải do Bắc Mĩ là một khu vực rất rộng lớn,<br />

hiểu nôm na là gồm 2 đất nước là Canada và Hoa Kì trong đó Hoa Kì là nước có diện tích thứ 4 thế giới<br />

nên đó ắt hẳn không phải chỉ ở một nơi thôi!<br />

Câu 26: Đáp án B.<br />

- Ốc sống dưới đáy hồ là tập hợp nhiều quần thể ốc khác nhau. Ví dụ như ốc sót, ốc mưu, ốc cày, ốc<br />

xoắn...Chúng có mỗi quan hệ chặt chế với nhau và với môi trường để tồn tại, ổn định và <strong>phá</strong>t triển theo<br />

thời gian.<br />

- Đây là một câu hỏi về tự nhiên ứng dụng với lý <strong>thuyết</strong> về quần xã khá dễ, tuy nhiên nếu em nào chọn<br />

đáp án A thì nên nhớ rằng, ốc có nhiều loài khác nhau chứ không phải chỉ riêng một loài.<br />

Câu 27: Đáp án C.<br />

- Các mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi là cộng sinh và hợp tác.<br />

- Cả 6 mối quan hệ trên đều làm cả hai loài sinh vật có lợi, sau đây là chỉ tiết của từng mối quan hệ ở trên:<br />

+ Loài tôm vệ sinh liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm<br />

chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm ăn đã có từ<br />

lâu đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn và cá.<br />

+ Một số loài ốc mượn hồn thường cõng hải quỳ trên lưng. Chẳng phải hải quỳ mỏi chân và muốn đi nhờ,<br />

thật ra cả 2 đều được lợi: ốc thì dùng hải quỳ để xua đuổi kẻ thù (vì hải quỳ có chứa độc tố trong những<br />

chiếc tua của mình), ngược lại, hải quỳ nhờ ốc mà có thể thoát khỏi tình trạng “bán thân bất toại” và có<br />

thể kiếm được nhiều thức ăn hơn khi chu du cùng ốc.<br />

+ Cá bống biển và tôm vỏ cứng chung sống vui vẻ cùng nhau. Cả 2 cùng sống trong 1 cái hang do tôm<br />

đào, và cá lại có nhiệm vụ bảo vệ tôm. Thị lực của loài tôm này rất kém, dó đó chúng phải nhờ bống vốn<br />

rất tỉnh mắt cảnh giới cho lúc nào thì an toàn để ra ngoài. Ngược lại, bống thì nhờ tôm mà có được một<br />

“ngôi nhà” để nương náu và nghỉ ngơi.<br />

+ Cá mập có lẽ là loài ít được yêu mến nhất dưới đại dương. Chúng to xác, dữ dẫn, độc ác. Vậy tại sao<br />

chúng lại quá rộng lượng để cho loài cá ép bám vào dưới bụng của mình? Trước đây, quan hệ này được<br />

Trang 31


cho là quan hệ hội sinh — một loài được hưởng lợi, còn một loài chẳng hưởng được gì, nhưng bây giờ<br />

mọi sự đã rõ, không chỉ nhặt nhạnh thức ăn thừa của cá mập, cá ép còn giúp dọn đẹp các loài ký sinh sống<br />

dưới bụng của cá mập; và lợi ích chúng hưởng từ cá mập đã quá rõ ràng: dù thèm món cá ép đến mấy<br />

nhưng chẳng con vật nào đám cả gan lượn lờ trước mặt “tử thần”.<br />

+ Cá vảy chân có ngoại hình thật kinh khủng, chúng cũng khá thủ đoạn khi dùng chính nạn nhân của<br />

mình để dụ dỗ các nạn nhân khác. “Cần câu cơm” của chúng chính là cái ăng-ten <strong>phá</strong>t sáng đu đưa ở trên<br />

đầu, thật ra loài này không có khả năng <strong>phá</strong>t sáng, ánh sáng đó là từ hàng triệu vi khuẩn <strong>phá</strong>t sáng - một<br />

món ăn của cá vảy chân - bám vào đó để khỏi trôi vào cái miệng khủng khiếp phía dưới.<br />

+ Cá hề có lẽ là loài duy nhất có khả năng kháng lại độc tố của hải quỳ. Chúng có thể tung tăng qua lại<br />

giữa những chiếc tua đầy chất độc mà không hề hấn gì. Hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, và để đáp<br />

ơn, chúng lại bảo vệ loài cá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác.<br />

Câu 28: Đáp án B.<br />

- Khi người ta vệ sinh ao thì ao đã không còn một sinh vật nào nữa, nó coi như trở về thời đại nguyên<br />

thủy, khi ta tháo nước vào ao, mầm mống sinh vật bắt đầu xuất hiện vì thế ta có thể coi quá trình này là<br />

diễn thế nguyên sinh.<br />

- Bổ sung thêm một ít lý <strong>thuyết</strong> về diễn thế nguyên sinh và thứ sinh như sau:<br />

+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có gì và kết quả là hình thành một quần<br />

xã tương đối ổn định.<br />

+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống nhưng nay đã<br />

bị hủy diệt hoàn toàn.<br />

Câu 29: Đáp án D.<br />

- Cộng sinh là sự hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi. Mặt khác<br />

các loài này không thể tách rời nhau bởi mối quan hệ này, nếu tách rời chúng sẽ không tồn tại được.<br />

- Hợp tác giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi, khác với cộng sinh, quan hệ hợp<br />

tác không chặt chẽ và không nhất thiết phải có đối với mỗi loài, chỉ điễn ra những khoảng thời gian và<br />

thời điểm nhất định. (Mối quan hệ giữa hợp tác và cộng sinh thường hay dễ nhầm lẫn, vì thế các em cần<br />

lưu ý).<br />

- Hội sinh là sự hợp tác giữa 2 loài, trong đó 1 loài có lợi và loài kia không có lợi cũng không có hại gì.<br />

+ Hải quỳ và cua là mối quan hệ cộng sinh vì hai loài này dựa vào mối quan hệ này mới tồn tại và <strong>phá</strong>t<br />

triển được.<br />

+ Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác, chim mỏ đỏ đậu trên linh dương để bắt và ăn các<br />

loài sinh vật gây hại cho linh đương.<br />

+ Phong lan bám trên cây gỗ là mối quan hệ hội sinh, phong lan nhờ được bám vào cây gỗ nên mới có<br />

môi trường sinh sống và <strong>phá</strong>t triển nhưng không lấy bất kỳ một chất dinh dưỡng nào từ cây gỗ cả, chỉ<br />

bám vào thôi nên không gây hại cho cây gỗ.<br />

+ Vi khuẩn và tảo đơn bảo trong địa y là mối quan hệ cộng sinh, hai loài này lấy chất dinh đưỡng của<br />

nhau để <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu 30: Đáp án C.<br />

Đầu tiên ta vẫn phải xác định các mối quan hệ:<br />

- 1 là quan hệ hội sinh.<br />

- 2 là quan hệ hợp tác, cả hai đều có lợi nhưng không “sống chết phải có nhau”.<br />

Trang 32


- 3 là quan hệ cộng sinh.<br />

- 4 là quan hệ hợp tác.<br />

- 5 là quan hệ hội sinh.<br />

- 6 là quan hệ cộng sinh.<br />

- 7 là quan hệ kí sinh.<br />

Vậy x = y = z = 2.<br />

Câu 31: Đáp án C.<br />

- Cỏ dại và lúa là cạnh tranh.<br />

- Dây tơ hồng và cây nhãn là ký sinh,<br />

- Tầm gửi và cây hồng xiêm là nửa ký sinh.<br />

- Giun đũa và lợn là ký sinh.<br />

Lưu ý: <strong>Sinh</strong> vật ký sinh hoàn toàn không có khả năng tự dưỡng, sinh vật nửa ký sinh vừa lấy các chất<br />

nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.<br />

- Tầm gửi có thể tự dưỡng bằng cách quang hợp, và có thể lấy chất dinh dưỡng từ cây hồng xiêm.<br />

Câu 32: Đáp án C.<br />

Chỉ có duy nhất một ý đúng đó là ý 1 vì quần xã sinh vật có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ sinh<br />

thái càng chặt chẽ thì quần xã có cấu trúc càng ổn định vì có lưới thức ăn phức tạp, nhiều loài rộng thực<br />

nên nếu một loài bị mất đi sẽ có loài khác thay thế làm cho độ đa dạng càng cao và sẽ ít có khả năng xảy<br />

ra diễn thế sinh thái.<br />

Câu 33: Đáp án D.<br />

Địa y là sinh vật dễ sinh sống và <strong>phá</strong>t triển ở điều kiện thiếu thốn về thức ăn, nó có thể tự tổng hợp chất<br />

hữu cơ nhờ có tảo và nấm cộng sinh với nhau.<br />

Câu 34: Đáp án A.<br />

- Ý 1 sai do quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ít ổn định, kém<br />

phong phú, đa dạng, có nguy cơ diệt vong cao khi môi trường thay đổi.<br />

- Ý 2 sai vì mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào sự cạnh tranh trong loài vì sự cạnh tranh này<br />

chỉ diễn ra trong loài và là động lực của sự tiến hóa của loài, không có vai trò làm tăng hay giảm mức độ<br />

đa dạng của quần xã.<br />

- Ý 3 đúng vì đó là định nghĩa.<br />

- Ý 4 sai, <strong>phá</strong>t biểu thì ý đầu đúng nhưng ý sau sai bởi độ đa dạng ở bờ cao hơn so với khơi đại dương nên<br />

<strong>phá</strong>t biểu đúng phải là: cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vùng vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ<br />

khơi đại dương vào bờ.<br />

- Ý 5 sai do sản lượng sơ cấp tỉnh giảm.<br />

- Ý 6 đúng do việc áp dụng khống chế sinh học giúp bảo vệ môi trường do không gây ô nhiễm.<br />

Câu 35: Đáp án D.<br />

A. Sai, nếu nuôi nhiều loài cá trong một chuỗi thức ăn, các loài sẽ ăn thịt lẫn nhau dẫn đến năng suất sẽ bị<br />

suy giảm.<br />

B. Sai, nuôi nhiều cá với mật độ càng cao sẽ xảy ra cạnh tranh khác loài làm giảm năng suất mạnh. Cạnh<br />

tranh ở đây bao gồm cạnh tranh nguồn sống, cạnh tranh chỗ ở, thức ăn...<br />

Trang 33


C. Sai, nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và nguồn thức ăn dư thừa sẽ xảy ra cạnh tranh cùng loài,<br />

mặc dù thừa thức ăn nhưng đâu phải cạnh tranh nào cũng là cạnh tranh thức ăn phải không các em, nó có<br />

thể cạnh tranh nhau ánh sáng, nơi sống... nữa. Mặt khác, ngưồn thức ăn dư thừa còn gây ô nhiễm môi<br />

trường sống nữa đó.<br />

D. Đúng, nuôi nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau, điều này dựa trên lý <strong>thuyết</strong> về sinh thái. Các<br />

loài cá ở các ổ sinh thái khác nhau (các tầng nước khác nhau) sẽ không cạnh tranh nhau về thức ăn, chỗ<br />

ở... nhờ đó có thể tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà không gây ra cạnh tranh khác loài.<br />

Câu 36: Đáp án A.<br />

- Quan sát hình vẽ ta thấy:<br />

+ Thành phần hữu sinh gồm: B (sinh vật sản xuất); C (sinh vật tiêu thụ); D (sinh vật phân giải).<br />

+ Thành phân vô sinh: A (sinh cảnh).<br />

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái qua quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất, năng<br />

lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và trở lại mỗi trường ở dạng nhiệt (a, b, c, d, e đều là nhiệt<br />

năng).<br />

- Sự tuần hoàn vật chất diễn ra theo chiều: Bắt đầu đi từ môi trường vào quần xã sinh vật thông qua sinh<br />

vật sản xuất, và từ quần xã sinh vật trở lại môi trường thông qua sinh vật phân giải. <strong>Sinh</strong> vật tiêu thụ trong<br />

hệ sinh thái chỉ làm quá trình tuần hoàn vật chất diễn ra chậm hơn thôi.<br />

Như vậy ý (1), (2), (3), (5) đúng.<br />

Câu 37: Đáp án B.<br />

Đây là mối quan hệ hợp tác. Lưu ý rằng quan hệ hợp tác là quan hệ giữa 2 loài mà giữa chúng đều có lợi.<br />

Ở đây ong mật được lợi là lấy mật từ hoa còn hoa được lợi là sẽ được thụ phấn nhờ ong. Để ý rằng đây<br />

không phải là quan hệ cộng sinh, ong có thể lấy mật từ cây khác, và hoa có thể được thụ phấn nhờ loài vật<br />

khác như côn trùng. Do đó quan hệ giữa ong và hoa là không bắt buộc, nếu bắt buộc thì mới là quan hệ<br />

cộng sinh.<br />

Câu 38: Đáp án C.<br />

- Nếu chim chỉ sống nhờ mật hoa loài này và hoa này chỉ thụ phấn nhờ chim này thì đó là mối quan hệ<br />

cộng sinh.<br />

- Nếu chim có thể sống nhờ những mật hoa khác loài này cũng như hoa này có thể thụ phấn nhờ chim<br />

khác thì đó là mối quan hệ hợp tác.<br />

- Chim hút mật hoa nên có thể là động vật ăn thực vật.<br />

- Tất nhiên là cạnh tranh khác loài và ức chế cảm nhiễm hoàn toàn không phù hợp.<br />

Vậy có thể có 3 mối quan hệ là đúng.<br />

Câu 39: Đáp án C.<br />

- Ý 1 sai do kết quả của diễn thế sinh thái là thiết lập mối cân bằng mới vì thực chất của quá trình diễn thế<br />

sinh thái là sự thay thế các dạng quần xã cuối cùng tiến đến một quân xã ổn định.<br />

- Ý 2 sai do trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần<br />

xã mới là thực vật.<br />

- Ý 3 sai, đó là diễn thế nguyên sinh.<br />

- Ý 4 sai vì nguyên nhân bên trong thúc đẩy diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh gay gắt của các loài trong<br />

quần xã.<br />

Câu 40: Đáp án C.<br />

Trang 34


Tò vò làm tổ và đẻ trứng vào trong tổ, tò vò mẹ tìm sau bắt bỏ vào tổ để nuôi con. Không may nhện lẻn<br />

vào tổ và ăn mất ấu trùng tò vò con rồi nằm lại trong tổ chờ tò vò mẹ bắt sâu về ăn. Nói cách khác tò vò<br />

mẹ coi như đang nuôi con nhện. Và do nhện ăn thịt tò vò con nên mối quan hệ ở đây được xem là mối<br />

quan hệ con mồi - vật ăn thịt.<br />

Câu 41: Đáp án B.<br />

1. Sai, Diễn thế là quá trình <strong>phá</strong>t triển thay thế tuần tự của quần xã sinh vật (chứ không phải là quần thể<br />

sinh vật), từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quẫn xã cuối cùng tương đối ổn định.<br />

2. Sai, Diễn thế thường là một quá trình định hướng và có thể dự báo được (chứ không phải là không thể<br />

dự báo được.<br />

3. Đúng, Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã<br />

và phù hợp với môi trường. Nguyên nhân là do môi trường thay đổi nên các chỉ số sinh thái cũng phải<br />

biến đổi.<br />

4. Đúng, Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là điễn thế thứ sinh. Nương rẫy bỏ<br />

hoang thì trước đây là nương rẫy cũng đã tồn tại một quần xã.<br />

5. Diễn thế thứ sinh (hay thứ cấp) xảy ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay<br />

đã bị hủy diệt hoàn toàn.<br />

Như vậy có 2 <strong>phá</strong>t biểu đúng.<br />

Câu 42: Đáp án D.<br />

- Ta thấy loài côn trùng A đã vô tình làm hại đến loài thực vật B. Loài thực vật B quả bị hỏng đã vô tình<br />

giết chết ấu trùng của A (luật nhân quả). Do đó đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

- Nhiều bạn sẽ bị nhầm vào cộng sinh hay hội sinh khi chỉ dựa vào các đữ kiện đầu tiên của đề bài. Điều<br />

này là chưa chính xác.<br />

- Ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà hoạt động của loài sinh vật này làm ảnh hưởng đến hoạt động của<br />

loài khác, gây hại cho loài đó.<br />

- Cộng sinh là mối quan hệ mà hai loài đều có lợi và mối quan hệ này là bắt buộc, không thể tách rời<br />

nhau, nếu tách rời nhau thì chúng sẽ không thể tồn tại.<br />

- Hội sinh là mối quan hệ mà một trong hai loài sẽ có lợi, loài còn lại sẽ không có hại và cũng không được<br />

lợi gì.<br />

Câu 43: Đáp án A.<br />

1. Sai, quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn định (càng khó thay đổi) chứ không phải dễ<br />

thay đổi.<br />

2. Đúng, độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi môi trường có điều<br />

kiện thuận lợi (nguồn sống thỏa mãn, điều kiện khí hậu thích hợp...) thì quần xã sẽ có nhiều loài sinh vật<br />

hơn. Còn khi điều kiện không thuận lợi, các loài trong quần xã sẽ tranh giành với nhau nên loài nào<br />

không cạnh tranh được, sẽ có số lượng giảm dần, từ đó độ đa dạng của quần xã giảm xuống.<br />

3. Đúng, quá trình diễn thế nguyên sinh xảy ra ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nào, chính vì<br />

thế, khi điễn thế nguyên sinh càng <strong>phá</strong>t triển, thì độ đa dạng của quần xã sẽ càng cao.<br />

4. Đúng, độ đa dạng quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có càng nhiều loài<br />

sinh vật thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau rất gay gắt, từ đó dẫn đến sự phân li ổ sinh thái diễn ra mạnh<br />

hơn.<br />

Như vậy có tất cả 3 <strong>phá</strong>t biểu đúng.<br />

Trang 35


Câu 44: Đáp án A.<br />

Thực ra bài này mang tính thực tiễn nhiều hơn là lý <strong>thuyết</strong>, chỉ cân vận dụng kiến thức thực tế là làm<br />

được. Ở đây chúng ta chỉ cần xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.<br />

Câu 45: Đáp án A.<br />

- Mối quan hệ kí sinh- vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm cho nó suy yếu, do<br />

đó, dễ bị vật ăn thịt tấn công. Vì vậy, loài bị hại trong mối quan hệ này có mức độ bị hại thấp nhất.<br />

- Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là một loài sinh vật trong quá trình sống vô tình gây hại cho các loài<br />

khác thậm chí khiến cho các loài bị hại bị tiêu diệt do đó mức độ bị hại của nó cao hơn kí sinh.<br />

- Mối quan hệ cạnh tranh gây ra hệ quả khiến cả hai loài đều bị hại hoặc một loài thắng thế còn loài khác<br />

bị hại, tuy nhiên mức độ bị hại vẫn cao hơn ức chế cảm nhiễm nhiều nhưng thấp hơn sinh vật này ăn sinh<br />

vật khác.<br />

Do đó ta có: kí sinh < ức chế cảm nhiễm < cạnh tranh < sinh vật này ăn sinh vật khác.<br />

Câu 46: Đáp án A.<br />

Dựa vào đề ta thấy:<br />

- Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh<br />

sống trong đó và đồng thời loài dây leo nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ.<br />

Mối quan hệ này cả hai loài đều có lợi và không thể tách rời nhau được nên mối quan hệ giữa dây leo và<br />

kiến là quan hệ cộng sinh.<br />

- Loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên thân gỗ đễ hiểu rằng loài cây leo hoàn toàn có lợi còn cây<br />

thân gỗ không có lợi cũng không có hại gì vì vậy quan hệ giữa đây leo và thân gỗ là hội sinh.<br />

- Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây do đó kiến và cây đều có lợi nhưng<br />

không nhất thiết phải cần có nhau nên mối quan hệ giữa kiến và thân gỗ là quan hệ hợp tác.<br />

Câu 47: Đáp án C.<br />

Sông ngày xưa đã lên đồng có nghĩa lúc này các loài thủy sinh sống trên con sông này không còn nữa,<br />

sông này đã lên đồng (không còn nước nữa) hình thành nên môi trường mới và các quần xã sinh vật trước<br />

kia đã bị tiêu diệt hoàn toàn, quá trình diễn thế diễn ra lúc này chính là diễn thế thứ sinh.<br />

Câu 48: Đáp án B.<br />

- A, C, D là những định nghĩa về quá trình diễn thế, dễ dàng nhận ra các câu này đúng.<br />

- B sai vì loài ưu thế làm biến đổi điều kiện môi trường mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của<br />

mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế.<br />

Câu 49: Đáp án A.<br />

Ở bài này ta có thể cho ví dụ để hình dung cho dễ hiểu:<br />

- Quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh như: bọ chét kí sinh trên chó.<br />

- Quan hệ con mồi — sinh vật ăn thịt như: hổ với nai.<br />

Câu A đúng, bọ chét có kích thước cơ thể nhỏ hơn chó.<br />

Câu B sai, mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh không phải là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng<br />

khống chế sinh học, ngoài nó ra còn quan hệ con mồi- vật ăn thịt.<br />

Câu C sai, để cân bằng sinh thái thì sinh vật ăn thịt phải có số lượng cá thể nhỏ hơn con mồi như nai có<br />

rất nhiều con trong đàn, sinh sản nhanh hơn so với hổ có ít con trong đàn, sinh sản chậm.<br />

Câu D sai, bọ chét có số lượng nhiều trong khi chỉ kí sinh trên một con chó.<br />

Câu 50: Đáp án C.<br />

Trang 36


Diễn thế thứ sinh có trình tự như sau:<br />

Rừng lim nguyên sinh—› Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng —› Cây gỗ nhỏ và cây bụi —› Cây bụi và cây cỏ<br />

chiếm ưu thế —› Trảng cỏ.<br />

Câu 51: Đáp án A.<br />

Mối quan hệ được thể hiện trong hình là quan hệ hội sinh.<br />

(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa (quan hệ cạnh tranh, hai loài đều bị hại)<br />

(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ (quan hệ hội sinh, chỉ cây phong lan được lợi)<br />

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác (quan hệ kí sinh - vật chủ, chỉ cây tầm gửi được lợi)<br />

(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn (quan hệ vật ăn thịt — con mồi, chỉ hổ được lợi)<br />

(5) Trùng roi sống trong ruột mối (quan hệ cộng sinh, hai loài đều có lợi).<br />

(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò (quan hệ hợp tác, hai loài đều có lợi)<br />

Câu 52: Đáp án B.<br />

Một câu hỏi cũng không khó lắm, tuy nhiên đôi khi các em lại không để ý mảng này.<br />

Câu 53: Đáp án B.<br />

A đúng, con mồi còn thường có kích thước nhỏ hơn vật ăn thịt.<br />

B sai vì khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt chậm hơn so với quần thể con mồi.<br />

C đúng, do quần thể con mồi có số lượng nhiều hơn!<br />

D đúng.<br />

Câu 54: Đáp án D.<br />

A sai vì ức chế cảm nhiễm sẽ có một loại bị hại còn loài kia không lợi cũng không hại.<br />

B sai vì cạnh tranh thì cả hai loài đều hại.<br />

C sai vì cộng sinh, hợp tác, hội sinh đều không có loài bị hại.<br />

Câu 55: Đáp án D.<br />

- Ý a đúng, nếu nuôi chung cả 7 loài thì sẽ có cạnh tranh.<br />

- Ý b sai, chỉ có thể nuôi nhiều nhất 5 loài là 2, 3, 5, 6, 7. Cá rô và cá lóc là các loài ăn tạp, nuôi chung sẽ<br />

xảy ra cạnh tranh.<br />

- Ý c sai. Cá rô sống ở tầng mặt và tầng giữa nên để không xảy ra cạnh tranh thì phải nuôi chung với các<br />

loài ở tầng đáy. Có 3 loài như thế tuy nhiên trong đó có cá lóc ăn tạp nên nếu nuôi cá lóc thì nếu nuôi 2<br />

loài còn lại sẽ xảy ra cạnh tranh. Vì thế không thể có chuyện nuôi với cả 3 loài mà không xảy ra cạnh<br />

tranh.<br />

- Ý d sai vì cá mè hoa và cá mè trắng tuy cùng sống ở tầng mặt và cùng ăn thức ăn nổi nhưng một loài ăn<br />

động vật, còn loài kia ăn thực vật nên sẽ không cạnh tranh.<br />

- Ý e đúng vì chúng sống ở các tầng nước khác nhau.<br />

- Ý f sai, tối đa có thể nuôi đc 3 loài: 3, 5, 6.<br />

Vậy có 4 ý sai là b, c, d, f.<br />

Câu 56: Đáp án A.<br />

B sai vì cho loài ăn thịt khác vào nhập cư nó sẽ mất đi vị trí chủ chốt của nó trong quần xã.<br />

C sai vì nếu loại trừ các loài ăn thịt khác nó sẽ làm mất đi sự đa dạng của quần xã.<br />

D sai vì như thế mất sự cân bằng do quần xã sẽ không đủ khả năng cung cấp thức ăn cho loài ăn thịt là<br />

loài chủ chốt.<br />

Trang 37


Câu 57: Đáp án A.<br />

Ta xét từng mối quan hệ:<br />

- 1 là quan hệ cộng sinh: hải quỳ chứa chất độc giúp cua tự vệ, ngước lại cua mang hải quỳ đến nơi ẩm<br />

ướt để kiếm thức ăn. Mối quan hệ này các tài liệu viết đôi chỗ khác nhau nhưng các em cứ yên tâm đã<br />

bảo là nó là cộng sinh nhé!<br />

- 2 là quan hệ động vật ăn thịt con mồi.<br />

- 3 là quan hệ cộng sinh: cây kiến là nơi ở của loài kiến, thức ăn thừa của kiến cung cấp chất đỉnh dưỡng<br />

cho cây.<br />

Sách giáo khoa cũng bảo nó là cộng sinh nhé, còn nghỉ ngờ thì các em cứ mở ra xem nhé!<br />

- 4 là quan hệ kí sinh: virut làm hại vật chủ.<br />

- 5 là quan hệ kí sinh (chính xác hơn là bán kí sinh): cây tầm gửi lấy một phần nước và khoáng của cây<br />

chủ để tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.<br />

- 6 là quan hệ ăn thịt đồng loài.<br />

- 7 là quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và nấm.<br />

- 8 là quan hệ cạnh tranh cùng loài.<br />

- 9 là quan hệ hợp tác: sao ăn động vật kí sinh trên lưng trâu, đồng thời báo động cho trâu biết khi gặp thú<br />

dữ.<br />

- <strong>10</strong> là quan hệ hỗ trợ cùng loài, cây mọc theo nhóm làm tăng hiệu quả của nhóm, tránh được gió bão.<br />

- <strong>11</strong> là quan hệ ức chế cảm nhiễm, khi <strong>phá</strong>t triển thành tảo hiển vi tiết chất độc làm chết cá con xung<br />

quanh.<br />

- <strong>12</strong> là quan hệ hỗ trợ cùng loài, đây là tác dụng của hiệu quả nhóm giúp cho loài tự vệ.<br />

Sau đó ta xét đến từng ý:<br />

- Ý a đúng.<br />

- Ý b sai, các mối quan hệ ăn thịt đồng loài, cạnh tranh cùng loài không làm hại cho loài mà ngược lại<br />

giúp cho loài <strong>phá</strong>t triển hưng thịnh hơn. Nên chỉ có 4 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật là<br />

2, 4, 5, <strong>12</strong>.<br />

- Ý c đúng, có 3 mối quan hệ là cộng sinh, 2 mối quan hệ là hỗ trợ cùng loài.<br />

- Ý d đúng, rõ ràng không có mối quan hệ nào là hội sinh.<br />

- Ý e đúng, 4, 5 là các mối quan hệ kí sinh.<br />

- Ý f rõ ràng là đúng<br />

Vậy có tất cả 5 nhận định đúng. Rõ ràng nếu ta xét từng mối quan hệ bị nhầm thì khi đếm số nhận định sẽ<br />

sai. Một câu hỏi đòi hỏi tổng hợp các kiến thức lại với nhau.<br />

Câu 58: Đáp án C.<br />

A sai vì chất hữu cơ oxy khuếch tán tốt và oxy được sử dụng bình thường bởi các sinh vật trong hồ.<br />

B sai vì hồ có nhiều chất hữu cơ thì vi khuẩn lam, tảo lam <strong>phá</strong>t triển mạnh do đó quang hợp diễn ra mạnh.<br />

C đúng vì hiện tượng phú dưỡng sẽ làm cho vi khuẩn lam, tảo lam <strong>phá</strong>t triển mạnh do đó làm tăng sinh<br />

vật ăn chúng, sinh vật phân hủy, ... do đó giảm đến đáng kể lượng oxy trong hồ dẫn đến giết chết nhiều<br />

loài có khả năng chịu đựng kém.<br />

D sai vì trầm tích lắng đọng chưa phân giải.<br />

Câu 59: Đáp án D.<br />

Trang 38


Ta dựa vào định nghĩa của quần xã sinh vật. Khi đó ta sẽ có các dạng sinh vật là quần xã là 2,3,5,8.<br />

Câu 60: Đáp án B.<br />

I. Diễn thế nguyên sinh.<br />

II. Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.<br />

III. Diễn thế thứ sinh.<br />

IV. Diễn thế phân hủy.<br />

Diễn thế phân hủy là một loại diễn thế sinh thái mà SGK không đề cập. Diễn thế này khởi đầu là xác của<br />

động thực vật. Sau đó các quần xã sinh vật phân hủy hoạt động. Kết thúc là vật chất bị phân hủy hết và<br />

không còn quần xã sinh. So với hai diễn thế thứ sinh và nguyên sinh, diễn thế phân hủy diễn ra nhanh<br />

chóng.<br />

Câu 61: Đáp án A.<br />

Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm: tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã.<br />

Câu 62: Đáp án D.<br />

- Phát biểu đúng là (1).<br />

- 2 sai, thứ tự đúng là a e c d b<br />

- 3 sai, e mới là quần xã sinh vật tiên phong.<br />

- 4 sai, quần xã giai đoạn b mới có độ đa dạng cao nhất.<br />

- 5 sai, thành phần chủ yếu của quần xã e là cây thân thảo ưa sáng.<br />

Lưu ý: Trong diễn thế nguyên sinh: Sự <strong>phá</strong>t triển của các đây theo hướng những cây có kích thước nhỏ<br />

số lượng nhiều sẽ xuất hiện trước, những cây có kích thước lớn, số lượng ít sẽ xuất hiện sau.<br />

- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.<br />

- Giai đoạn giữa:<br />

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.<br />

+ Vậy gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, cây gỗ nhỏ tạo nên bóng râm, các cây cỏ chịu bóng xuất<br />

hiện.<br />

+ Cây nhỏ ưa bóng xuất hiện sống dưới bóng của những cây gỗ nhỏ.<br />

+ Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần đần bị chết cho thiếu ánh sáng, và bị những cây ưa bóng và chịu bóng<br />

thay thế.<br />

+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn<br />

khoảng trống.<br />

Câu 63: Đáp án B.<br />

Sự phân tầng của loài tảo theo độ sâu là sự phân tầng theo chiều dọc, do ánh sáng trong nước yếu là<br />

nguyên nhân sự phân hóa yếu của các đặc điểm giải phẫu của lá cây sống chìm trong nước, tảo nâu phân<br />

bố sâu (từ độ sâu <strong>10</strong>-40m) nhờ chúng có sắc tố phụ màu nâu (phytoxanthine), tảo đỏ phân bố sâu hơn (có<br />

thể từ 60 - <strong>10</strong>0m) vì chúng có sắc tố màu đỏ (phycoerythrine) và màu lam (phycocyanine) hấp thụ được<br />

các tia sáng xuống sâu.<br />

Câu 64: Đáp án D.<br />

Câu 65: Đáp án B.<br />

Chọn các nhận xét (3), (5).<br />

(1) Sai, được chia thành 4 tầng: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng gỗ dưới tán và tầng gỗ đưới cùng.<br />

Trang 39


(2) Sai, tùy theo nhu cầu sống của từng loài, mà quần xã có những sự phân tầng khác nhau, không có sự<br />

ưu thế.<br />

(3) Đúng, vì thực vật đóng vai trò trong một chuỗi thức ăn, thực vật phân tầng kéo theo sự phân tầng của<br />

động vật.<br />

(4) Sai, theo 1 hệ quy chiếu nhất định, đối với núi là một hệ quy chiếu, thì sự tập trung trên một mặt<br />

phẳng của hệ quy chiếu là sự phân bố theo chiều ngang.<br />

Câu 66: Đáp án A.<br />

Có 2 quan hệ giữa các loài trong quần xã: Hỗ trợ và đối kháng.<br />

Câu 67: Đáp án D.<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (6).<br />

Thông tin trên nói về quan hệ hợp tác, tôm, lươn hay cá đều có lợi trong mối quan hệ này, tuy nhiên<br />

không có sự ràng buộc nào giữa hai cá thể, nên đây chỉ dừng ở quan hệ hợp tác, chứ không chặt chẽ như<br />

cộng sinh.<br />

Câu 68: Đáp án C.<br />

Chọn các nhận xét (2), (3), (5), (6), (7).<br />

(1) Sai, đây là quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.<br />

(2) Đúng, Cymothoa exigua là loài có lợi, cá là loài bị hại.<br />

(3) Đúng, đây là mối quan hệ ký sinh, nếu vật chủ chết thì vật ký sinh cũng chết.<br />

(4) Sai.<br />

(5) Đúng, vì cả hai ví dụ đều thuộc quan hệ kí sinh trong đó cây tầm gửi và cây thân gỗ thuộc loại bán<br />

ký sinh.<br />

(6) Đúng, ký sinh hoàn toàn là vật ký sinh phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng được lấy từ vật chủ, bán<br />

ký sinh là vật ký sinh chỉ phụ thuộc một phần, một phần có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho<br />

mình.<br />

(7) Đúng, Cymothoa exigua không có khả năng tổng hợp chất dinh đưỡng cho riêng nó.<br />

(8) Sai.<br />

Câu 69: Đáp án D.<br />

Thủy triều đỏ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, thuộc loại quan hệ đối kháng giữa các loài trong<br />

một quần xã. Trong quá trình <strong>phá</strong>t triển, các loài vi tảo sẽ tạo ra các loại độc tố như độc tố gây liệt cơ, độc<br />

tố thần kinh, độc tố gây mất trí nhớ, độc tố tiêu chảy,... những độc tố này hòa tan trong nước, được các<br />

loài sinh vật khác hấp thụ, dẫn đến sự tử vong cho chúng.<br />

(1) Sai, do đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm.<br />

(2) Đúng.<br />

(3) Sai, đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm, một loài có hại, một loài không lợi cũng không hại.<br />

(4) Sai.<br />

Đặc điểm của khống chế sinh học:<br />

- Do tác động hỗ trợ hoặc tác động đối kháng giữa các loài trong quần xã.<br />

- Số lượng của loài bị khống chế ở mức nhất định, không tăng, cũng không giảm.<br />

Câu 70: Đáp án A.<br />

Trong quan hệ ký sinh:<br />

Trang 40


- Sự sống của hai loài gần như phụ thuộc vào nhau, nếu sự sống của loài ký sinh quyết định sự sống của<br />

loài bị hại, do đó loài ký sinh luôn giữ và duy trì sự sống cho loài bị hại, và ngược lại, nấu loài bị hại chết<br />

đi, thì loài ký sinh cũng không còn vật chủ.<br />

- Số lượng loài ký sinh luôn nhiều hơn loài bị hại.<br />

- Kích thước loài ký sinh luôn nhỏ hơn so với loài bị hại.<br />

Câu 71: Đáp án B.<br />

Nhận xét:<br />

- Đây là mối quan hệ cả hai bên cùng có lợi, vi sinh vật phân giải xenlulozo để hấp thụ những đơn phân,<br />

ngoài ra còn sử dụng những đơn phân được phân giải trong ruột bò để tổng hợp những hợp chất riêng cho<br />

mình. Ngoài ra bò còn có thể tiêu hóa những loài vi sinh vật này, để bổ sung đạm. Vậy ta loại những mối<br />

quan hệ thuộc loại cạnh tranh giữa 2 loài trong quần xã.<br />

- Đây là mối quan hệ bắt buộc phải có trong giai đoạn <strong>phá</strong>t triển = Đây là mối quan hệ cộng sinh.<br />

- Đây không phải là quan hệ ký sinh, vì vi khuẩn không sử dụng ngưồn dinh dưỡng của động vật ăn cỏ,<br />

vốn dĩ những loài động vật này cũng không có các loại enzim để phân hủy xenlulozo, mà ngược lại, loài<br />

vi khuẩn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật ăn cỏ.<br />

Câu 72: Đáp án B.<br />

- Những loài cạnh tranh với nhau thường có chung nguồn gốc, nên sử dụng chung một nguồn thức ăn,<br />

chia sẻ chung môi trường sinh sống. Do đó thường có kích thước tương tự nhau.<br />

- Quá trình cạnh tranh dẫn đến phân ly ổ sinh thái, làm giảm cạnh tranh giữa 2 loài. Trong suốt quá trình,<br />

sẽ có một loài thắng thế, một loài bị hại. Tuy nhiên cả hai loài đều nhận một phần bất lợi về mình.<br />

Câu 73: Đáp án A.<br />

Quần xã là tập hợp những loài và mối quan hệ giữa các loài, vậy nên tối thiểu phải có 2 loài trong quần<br />

xã. Quần xã có càng nhiều loài, số lượng cá thể trong mỗi loài càng lớn thì quần xã càng ổn định.<br />

Câu 74: Đáp án D.<br />

Trong mối quan hệ vật ăn thịt — con mồi, số lượng vật ăn thịt thường ít hơn số lượng con mồi. Hổ<br />

thường là loài đứng cuối của chuỗi thức ăn, do đó có số lượng cá thể ít, nếu có loài khác ăn thịt hổ, phải<br />

có số lượng ít hơn nữa, sản lượng giảm, làm các cá thể này không thể duy trì được thành một quần thể.<br />

Câu 75: Đáp án A.<br />

- Dựa vào nhu cầu của từng loài, sự phân tầng theo độ sâu có sự khác nhau.<br />

- Trên mặt nông của nước, có các sinh vật phù dù, sinh vật nổi, nhiệt độ của nước ấm, có những dòng<br />

chảy hỗn độn, quan trọng là có ánh sáng, tạo nên sự đa dạng cho các loài thực vật, sự đa dạng của thực<br />

vật kéo theo sự đa dạng của các loài động vật. Xuống càng sâu, nhiệt độ nước càng thay đổi, dòng nước<br />

ổn định hơn, nhưng thiếu ánh sáng, giảm nồng độ oxi hòa tan, làm hạn chế cho sự <strong>phá</strong>t triển của các loài<br />

thực vật, kéo theo động vật cũng kém đa dạng về loài và cả số lượng loài.<br />

Câu 76: Đáp án B.<br />

Có 2 nguyên nhân chính gây ra diễn thế sinh thái:<br />

- Nguyên nhân bên ngoài, hay nguyên nhân khách quan, từ những yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng lên quần xã.<br />

- Nguyên nhân bên trong, hay nguyên nhân chủ quan, từ nội bộ quần xã, do sự cạnh tranh giữa các loài<br />

trong quần xã,<br />

Câu 77: Đáp án C.<br />

Trang 41


- Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến<br />

đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức<br />

cạnh tranh cao hơn thay thế, là động lực chính cho quá trình diễn thế diễn ra.<br />

- Yếu tố môi trường là nhân tố khởi động cho quá trình diễn thế, yếu tố quần xã sinh vật, sự tương tác<br />

giữa các loài là động lực chính cho quá trình diễn thế.<br />

Câu 78: Đáp án D.<br />

Chọn các nhận xét (1), (3), (4), (7).<br />

1. Đúng, đầu tiên là quá trình hình thành quần xã tiên phong, sau đó là giai đoạn hỗn hợp gồm những<br />

sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế cho nhau, giai đoạn cuối sẽ hình thành nên quần xã tương đối ổn<br />

định.<br />

2. Sai, diễn ra 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giữa và cuối.<br />

3. Đúng, diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh đều diễn ra trên môi trường không có quần xã nào<br />

đang tồn tại.<br />

4. Đúng.<br />

5. Sai, điễn ra quá trình diễn thế thứ sinh. Do trước đây đã từng tồn tại một quần xã, và đã bị hủy diệt<br />

hoàn toàn.<br />

6. Sai, điễn ra quá trình diễn thế nguyên sinh. Đảo đại dương được hình thành, khi đó chưa có bất kỳ<br />

một quần xã nào từng tồn tại.<br />

7. Đúng. Kết quả của diễn thế sẽ tạo ra một quần xã tương đối ổn định, gọi là giai đoạn đỉnh cực.<br />

8. Sai, kết quả của diễn thế thường được báo trước và là một quá trình định hướng.<br />

Câu 79: Đáp án B.<br />

- Quá trình bắt đầu phải là (1) - quần xã tiên phong.<br />

- Quá trình kết thúc phải là (5) - quần xã đỉnh cực.<br />

- Trong quá trình biến đổi, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ những loài có kích thước nhỏ, số<br />

lượng cá thể nhiều, đến những loài có kích thước lớn, số lượng cá thể ít hơn. Vậy cây thân gỗ phải xuất<br />

hiện cuối.<br />

Câu 80: Đáp án A.<br />

Những đặc điểm trên hoàn toàn không đề cập đến trước đây, trên môi trường xảy ra diễn thế, đã có sinh<br />

vật tồn tại hay không, nên ta không có cơ sở để chứng minh quá trình trên là diễn thế nguyên sinh hay thứ<br />

sinh.<br />

Câu 81: Đáp án A.<br />

- Từ hai dữ kiện đầu ta suy ra được, một là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, hai là quan hệ ký sinh.<br />

- Từ dữ kiện (3) ta loại quan hệ vật ăn thịt— con mồi, quan hệ ký sinh gồm 2 loại là bán ký sinh và ký<br />

sinh hoàn toàn.<br />

- Từ dữ kiện (4) ta loại quan hệ ký sinh hoàn toàn.<br />

Câu 82: Đáp án C.<br />

Câu 83: Đáp án B.<br />

Trong suốt quá trình diễn thế sinh thái luôn có sự biến đổi giữa các quần xã, song song với sự biến đổi<br />

của môi trường.<br />

Câu 84: Đáp án A.<br />

Trang 42


Sự <strong>phá</strong>t triển của các đây theo hướng những cây có kích thước nhỏ số lượng nhiều sẽ xuất hiện trước,<br />

những cây có kích thước lớn, số lượng ít sẽ xuất hiện sau.<br />

- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.<br />

- Giai đoạn giữa:<br />

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.<br />

+ Vây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, cây gỗ nhỏ tạo nên bóng râm, các cây cỏ chịu bóng xuất<br />

hiện.<br />

+ Cây nhỏ ưa bóng xuất hiện sống dưới bóng của những cây gỗ nhỏ.<br />

+ Cây cỏ và cây bụi ưa sáng đần dần bị chết cho thiếu ánh sáng, và bị những cây ưa bóng và chịu bóng<br />

thay thế.<br />

+ Cây gỗ ưa sáng xạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và đần đần thắng thế chiếm phần lớn<br />

khoảng trống.<br />

Câu 85: Đáp án A.<br />

Diễn thế nguyên sinh luôn dẫn đến việc hình thành một quần xã ổn định, diễn thế thứ sinh phần nhiều sẽ<br />

dẫn đến sự suy vong cho quần xã.<br />

Câu 86: Đáp án B.<br />

Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong thường là những loài có kích thước nhỏ, có số lượng cá<br />

thể nhiều và thường là các loài tự dưỡng. Ngoài rêu còn có tảo, địa y, cây chỏ nhỏ,....<br />

Câu 87: Đáp án C<br />

Sự phân cách về mặt địa lý giữa các quần xã chỉ có tính tương đối. Mỗi quần xã đều có một hoặc một vài<br />

loài đặc trưng. Vùng chuyển tiếp giữa hai quần xã hay nói cách khác là vùng chung của hai quần xã sẽ tồn<br />

tại loài đặc trưng của cả 2 quần xã, nên thành phần loài ở đây thường phong phú hơn.<br />

Câu 88: Đáp án B.<br />

Kết quả của diễn thế sinh thái là hình thành nên một quần xã mới, có cấu trúc ổn định, thiết lập sự cân<br />

bằng mới giữa các loài sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.<br />

Câu 89: Đáp án B.<br />

- Đây là câu hỏi rất dễ nhầm lẫn.<br />

- Nếu là diễn thế thứ sinh, yếu tố môi trường đã làm cho quần xã già đã tồn tại lâu đời trở thành quần xã<br />

trẻ, sau đó diễn thế sinh thái diễn ra, luôn theo xu hướng đưa quần thể từ trẻ, trở thành quần thể già.<br />

Câu 90:<br />

(A) - 1 (B) - 3 (C) - 2 (D) - <strong>10</strong><br />

(E) - 4 (F) - 5 (G) - 6 (H) - 8<br />

(I) - 7 (K) - 9<br />

Trang 43


Câu 1. Phản xạ là:<br />

ĐỀ TỰ LUYỆN SỐ 1<br />

A. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.<br />

B. phản ứng của cơ thể chỉ trả lời lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.<br />

C. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường sống thông qua hệ thần kinh.<br />

D. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường sống.<br />

Câu 2. Vì sao tập tính học được ở người và động vật có hệ thần kinh <strong>phá</strong>t triển được hình thành rất<br />

nhiều?<br />

A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.<br />

B. Vì sống trong môi trường phức tạp.<br />

C. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.<br />

D. Vì có nhiều thời gian để học tập.<br />

Câu 3. Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc có khi<br />

kẻ đến <strong>phá</strong> tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về tập<br />

tính nào ở động vật?<br />

A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.<br />

C. Tập tính sinh sản. D. Tập tính vị tha.<br />

Câu 4. <strong>Sinh</strong> trưởng sơ cấp của cây là:<br />

A. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô<br />

phân sinh lóng.<br />

B. sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô<br />

phân sinh lóng.<br />

C. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên.<br />

D. sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên.<br />

Câu 5. Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:<br />

A. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.<br />

B. không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và động vật.<br />

C. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.<br />

D. làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.<br />

Câu 6. Phát triển ở thực vật là:<br />

A. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm hai quá trình liên quan với nhau: sinh<br />

trưởng, phân hóa và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

B. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình không liên quan với nhau:<br />

sinh trưởng, phân hóa và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh<br />

trưởng, phân hóa và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm hai quá trình không liên quan với<br />

nhau: sinh trưởng, phân hóa và <strong>phá</strong>t sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.<br />

Câu 7. Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu <strong>phá</strong>t triển mà:<br />

A. ấu trùng <strong>phá</strong>t triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng<br />

thành.<br />

Trang 1/5


B. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.<br />

C. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.<br />

D. ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian<br />

(ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.<br />

Câu 8. Tirôxin có tác dụng:<br />

A. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích <strong>phá</strong>t<br />

triển xương (xương dài ra và to lên).<br />

B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển bình thường của cơ<br />

thể.<br />

C. kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng <strong>phá</strong>t triển xương, kích thích<br />

phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái.<br />

D. kích thích sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng <strong>phá</strong>t triển xương, kích thích<br />

phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực.<br />

Câu 9. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh<br />

trưởng và <strong>phá</strong>t triển của trẻ nhỏ?<br />

A. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa natri,<br />

hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

B. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi,<br />

hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

C. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa kali,<br />

hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

D. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa oxi, hình<br />

thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển.<br />

Câu <strong>10</strong>. Đặc điểm không đúng khi nói về nguyên nhân sử dụng phương <strong>phá</strong>p chiết cành đối với những<br />

cây ăn quả lâu <strong>năm</strong> là:<br />

A. để tránh sâu bệnh gây hại. B. rút ngắn thời gian sinh trưởng.<br />

C. sớm cho thu hoạch. D. biết trước đặc tính của quả ở thế hệ con.<br />

Câu <strong>11</strong>. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:<br />

A. ADN và ARN<br />

B. ADN và prôtêin histon<br />

C. ARN và prôtêin histon<br />

D. Axit nuclêic và prôtêin<br />

Câu <strong>12</strong>. Một tế bào có kiểu gen AABb tiến hành giảm phân nếu ở kỳ sau của giảm phân 2 các NST kép<br />

đều không phân li thì:<br />

A. mỗi giao tử có bộ NST n 1<br />

B. Tạo ra các giao tử có bộ NST n kép là AABB, AAbb<br />

C. tạo ra giao tử có bộ NST n đơn là AB, Ab<br />

D. không tạo ra giao tử hoặc giao tử bị chết<br />

Câu 13. Quá trình nào không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm <strong>phá</strong>t sinh đột biến gen:<br />

A. Phiên mã tổng hợp ARN.<br />

Trang 2


B. Nhân đôi ADN.<br />

C. Dịch mã tổng hợp prôtêin.<br />

D. Phiên mã tổng hợp ARN và nhân đôi ADN.<br />

Câu 14. Nguồn biến dị nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình tạo giống mới?<br />

A. Thường biến. B. ADN tái tổ hợp.<br />

C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến.<br />

Câu 15. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu<br />

trúc nào sau đây có đường kính <strong>11</strong> nm?<br />

A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).<br />

B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).<br />

C. Crômatit.<br />

D. Sợi cơ bản.<br />

Câu 16. Cho 1 nhóm tế bào có bộ NST lưỡng bội là 2n thực hiện quá trình nguyên phân. Ở 1 vài tế bào<br />

trong quá trình NP có 1 NST không phân li. Những tế bào mang bộ NST dị bội nào sau đây được hình<br />

thành trong nguyên phân?<br />

A. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2. B. 2n + 1, 2n – 1.<br />

C. 2n +1, 2n – 1, 2n – 2. D. 2n + 1, 2n – 1, 2n.<br />

Câu 17. Có một dung dịch chứa ADN và ARN tinh khiết. Dung dịch này có độ pH:<br />

A. Lớn hơn 7. B. Bằng 7.<br />

C. Bé hơn 7. D. Không xác định được.<br />

Câu 18. Một nhà khoa học muốn cài một đoạn gen vào plasmit để chuyển gen. Ông đang có trong tay hai<br />

ống nghiệm chứa:<br />

Ống nghiệm 1: đoạn ADN mang gen cần chuyển đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn X.<br />

Ống nghiệm 2: plasmit dùng làm thể truyền đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn Y.<br />

Quy trình nào sau đây có thể giúp nhà khoa học tạo ra ADN tái tổ hợp mang gen cần chuyển?<br />

A. Hòa hai ống nghiệm với nhau và cho vào enzim ligaza.<br />

B. Cho enzim cắt giới hạn X vào ống nghiệm 2; hòa hai ống nghiệm với nhau rồi kích thích CaCl 2 hoặc<br />

xung điện cao áp.<br />

C. Cho enzim cắt giới hạn Y vào ống nghiệm 1; hòa hai ống nghiệm với nhau rồi cho enzim ligaza.<br />

D. Hòa hai ống nghiệm với nhau đồng thời kích thích CaCl 2 hoặc xung điện cao áp.<br />

Câu 19. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong<br />

tăng.<br />

(2) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không bị giới hạn.<br />

(3) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường bị giới hạn và không<br />

đồng nhất.<br />

(4) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều,<br />

đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.<br />

Theo phương diện lí <strong>thuyết</strong>, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4<br />

Trang 3


Câu 20. Cho các <strong>phá</strong>t biểu về khu sinh học trên cạn.<br />

(1) Mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự là: Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng<br />

rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.<br />

(2) Các khu sinh học phân bố theo vĩ độ giảm dần là: Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng rụng<br />

lá theo mùa → Rừng mưa nhiệt đới.<br />

(3) Trong các khu sinh học trên cạn, trên cùng 1 đơn vị diện tích, rừng mưa nhiệt đới có sinh <strong>khối</strong> lớn<br />

nhất.<br />

(4) Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng ôn đới.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1<br />

Câu 21. Chọn lọc tự nhiên sẽ không làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể khi:<br />

A. không có <strong>phá</strong>t sinh đột biến mới.<br />

B. có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.<br />

C. quần thể không có kiểu hình lặn có hại.<br />

D. mức sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen trong quần thể là như nhau.<br />

Câu 22. Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?<br />

A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có<br />

khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.<br />

B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra<br />

trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.<br />

C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các<br />

phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit.<br />

D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do<br />

hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.<br />

Câu 23. ADN là phân tử xoắn kép chứa 4 loại nucleotit khác nhau. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu dưới đây về<br />

thành phần hóa học và sự tái bản của ADN là đúng?<br />

(1) Trình tự các nucleotit trên hai mạch giống nhau.<br />

(2) Trong phân tử ADN sợi kép, số lượng nucleotit có kích thước bé bằng số lượng nucleotit có kích<br />

thước lớn.<br />

(3) Nucleotit đầu tiên trên mạch axit nuclêic mới được xúc tác bởi ADN –pôlimeraza.<br />

(4) Mạch được tổng hợp liên tục là mạch bổ sung với mạch khuôn 5’ – 3’ tính từ khởi điểm tái bản.<br />

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2<br />

Câu 24. Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?<br />

(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.<br />

(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng<br />

hoặc xám.<br />

(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.<br />

(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của<br />

môi trường đất.<br />

Trang 4


(5) Ở người bệnh pheninketo niệu do 1 gen lặn trên NST thường quy định. Nếu không được <strong>phá</strong>t hiện và<br />

chữa trị kịp thời thì trẻ em bị bệnh sẽ bị thiểu năng trí tuệ.<br />

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2<br />

Câu 25. Về phương diện lí <strong>thuyết</strong>, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi xảy ra bao<br />

nhiêu điều kiện trong số các điều kiện dưới đây?<br />

(1) Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.<br />

(2) Nguồn sống của môi trường rất dồi dào.<br />

(3) Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.<br />

(4) Không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn.<br />

(5) Mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.<br />

(6) Điều kiện ngoại cảnh hoàn toàn thuận lợi.<br />

(7) Khả năng sinh học của cá thể thuận lợi cho sự sinh sản.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 26. Cho các thông tin sau:<br />

(1) Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái.<br />

(2) Điều kiện nhiệt độ môi trường.<br />

(3) Tập tính và tập quán hoạt động.<br />

(4) Hàm lượng chất dinh dưỡng.<br />

Số lượng các nhân tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính là:<br />

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2<br />

Câu 27. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây đúng?<br />

(1) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa<br />

các loài.<br />

(2) Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và <strong>phá</strong>t triển.<br />

(3) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng<br />

cung cấp nguồn sống của môi trường.<br />

(4) Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và <strong>phá</strong>t triển.<br />

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4<br />

Câu 28. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là:<br />

A. do mỗi loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau nên sự phân tầng giúp tăng khả năng sử dụng nguồn<br />

sống.<br />

B. do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau nên sự phân tầng làm giúp tiết kiệm diện tích.<br />

C. do nhu cầu làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.<br />

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều<br />

kiện sống khác nhau.<br />

Câu 29. Hình bên dưới mô tả về quá trình sinh sản ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu khẳng<br />

định sau đây là đúng?<br />

Trang 5


(1) Hình 1 là hiện tượng đồng sinh khác trứng, hình 2 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng.<br />

(2) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là <strong>10</strong>0%.<br />

(3) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu là 50%.<br />

(4) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính là 50%.<br />

(5) Hình 1 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.<br />

(6) Người ta có xác định mức phản ứng của các tính trạng nếu đem nuôi hai đứa trẻ (3) và (4) trong điều<br />

kiện môi trường khác nhau.<br />

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1<br />

Câu 30. Cho lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản như hình bên dưới. Hãy cho biết trong các nhận xét sau, có<br />

bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

(1) Lưới thức ăn này chỉ có một loại chuỗi thức ăn.<br />

(2) Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4.<br />

(3) Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng.<br />

(4) Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là một mắt xích chung.<br />

(5) Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái.<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2<br />

Câu 31. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:<br />

A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho<br />

chúng.<br />

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.<br />

Trang 6


C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với<br />

hệ sinh thái tự nhiên.<br />

D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần cấu trúc ít hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.<br />

Câu 32. Ở một loài lưỡng bội (đực XY, cái: XX) xét 1 gen quy định màu mắt có 2 alen là A: màu đỏ trội<br />

hoàn toàn so với alen a quy định màu trắng. Khi quần thể ngẫu phối hình thành tối đa 5 loại kiểu gen về<br />

gen này. Cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ đều có màu mắt đỏ thì:<br />

A. Chắc chắn tất cả con đều mắt đỏ.<br />

B. Có thể xuất hiện con cái mắt trắng.<br />

C. Có thể xuất hiện con đực mắt trắng.<br />

D. Con đực và con cái đều có thể xuất hiện mắt trắng.<br />

Câu 33. Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định sau?<br />

(1) Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixom giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại.<br />

(2) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’ – 5’ trên phân tử mARN.<br />

(3) Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX.<br />

(4) Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc<br />

cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.<br />

(5) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho<br />

quá trình dịch mã tiếp theo.<br />

Phương án đúng là:<br />

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3<br />

Câu 34. Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, các alen trội lặn hoàn toàn. Lôcut<br />

gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Locut 3 quy định hình dạng lông có 2 alen,<br />

trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau. Ba locut này cùng nằm<br />

trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí <strong>thuyết</strong>, số loại kiểu gen và số<br />

loại kiểu hình tối đa về ba locut trên là:<br />

A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình.<br />

B. 36 kiểu gen và <strong>12</strong> kiểu hình.<br />

C. 9 kiểu gen và <strong>12</strong> kiểu hình.<br />

D. 36 kiểu gen và 8 kiểu hình.<br />

AB<br />

Ab<br />

Câu 35. Ở một loài thực vật, thực hiện phép lai giữa hai cơ thể P: DdEEee x ddEEe, biết quá<br />

ab<br />

aB<br />

trình giảm phân ở bố lẫn mẹ xảy ra hoàn toàn bình thường và không có đột biến mới <strong>phá</strong>t sinh. Theo lí<br />

<strong>thuyết</strong>, số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trong quần thể của loài trên là:<br />

A. 18 B. 9 C. <strong>10</strong> D. <strong>12</strong><br />

Câu 36. Khi nói về cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra một số nhận<br />

xét sau:<br />

(1) Trên màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.<br />

(2) Trên màng tilacoit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang<br />

hợp.<br />

(3) Chất nên strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.<br />

Trang 7


Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3<br />

Câu 37. Ở người gen quy định nhóm máu ABO có 3 alen I A , I B , I O . Trong quần thể người có tối đa bao<br />

nhiêu phép lai cho đời con đồng tính về tính trạng nhóm máu.<br />

A. 7 B. 9 C. <strong>11</strong> D. 13<br />

Câu 38. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau<br />

đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li sinh sản?<br />

1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.<br />

2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc con lai bất thụ.<br />

3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.<br />

4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.<br />

5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.<br />

6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.<br />

Có mấy nguyên nhân đúng?<br />

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6<br />

Câu 39. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau đây về các hiện tượng di truyền trên cơ thể sinh vật nhân thực:<br />

(1) Khi xét hai gen liên kết trên một cặp NST thường thì mỗi alen của mỗi gen vẫn tuân theo quy luật<br />

phân li<br />

(2) Để các cặp gen nghiệm đúng quy luật phân li độc lập hay liên kết gen cần phải có những điều kiện<br />

nhất định.<br />

(3) Trong các hiện tượng di truyền phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen thì phân li độc<br />

lập là hiện tượng phổ biến nhất.<br />

(4) Sự tương tác giữa các alen của một gen không thể làm xuất hiện kiểu hình mới trên cơ thể sinh vật.<br />

(5) Một tính trạng có thể được quy định bởi một hoặc hai gen hoặc được quy định bởi một gen mà gen đó<br />

còn quy định những tính trạng khác.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu ở trên đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 40. Theo dõi sự thay đổi thành phần kiểu gen qua 4 thế hệ liên tiếp của một quần thể, người ta thu<br />

được kết quả ở bảng sau:<br />

Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên bị thay đổi bởi tác động của các nhân tố tiến hóa nào sau đây?<br />

A. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />

B. Chọn lọc tự nhiên.<br />

C. Đột biến.<br />

D. Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

Trang 8


Câu 41. Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽ<br />

dưới đây?<br />

(1) Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: Các cặp NST đã nhân đôi.<br />

(2) Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.<br />

(3) Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.<br />

(4) Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.<br />

(5) Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương<br />

đồng.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 42. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai<br />

chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn<br />

thương lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.<br />

1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.<br />

2. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bệnh.<br />

3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virus chủng B.<br />

4. Kết quả thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic.<br />

Có bao nhiêu nhận định đúng?<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 43. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về nhiễm sắc thể:<br />

1. NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là AND và protein histon.<br />

2. Chỉ có thể quan sát NST bằng kính hiển vi.<br />

3. NST được nhìn rõ nhất ở kì đầu nguyên phân khi chúng đã co xoắn cực đại.<br />

4. Vùng đầu mút có tác dụng duy nhất là bảo vệ các NST.<br />

5. Ở sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.<br />

6. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST co xoắn trong quá trình phân bào.<br />

7. Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên<br />

NST nên luôn gây hại cho thể đột biến.<br />

8. Số lượng NST nhiều hay ít là nhân tố quan trọng nhất phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.<br />

Trong số những <strong>phá</strong>t biểu trên, <strong>phá</strong>t biểu nào không đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 44. Điểm so sánh giữa nguyên phân và giảm phân nào là đúng?<br />

1. Nguyên nhân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.<br />

2. Cách sắp xếp của các NST kép trong kì giữa của nguyên phân và kì giữa giảm phân I khác nhau.<br />

3. Cả hai đều có trao đổi chéo.<br />

Trang 9


4. Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I.<br />

5. Ở mỗi tế bào con, nguyên phân có vật chất di truyền ổn định, còn vật chất di truyền đi 1/2 ở giảm phân.<br />

6. Cả hai đều là một trong những cơ chế giúp bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn<br />

định qua các thế hệ.<br />

7. Nguyên phân không có trao đổi chéo và giảm phân có trao đổi chéo.<br />

A. 2, 3, 5, 6, 7 B. 1, 2, 4, 5, 6<br />

C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 4, 5, 7<br />

Câu 45. Một nhóm sinh viên khi làm thí nghiệm nhằm xác định quy luật di truyền của tính trạng hình<br />

dạng ở hạt đậu Hà Lan đã thu được kết quả như sau: P thuần chủng hạt trơn x hạt nhăn được F 1 , cho F 1 tự<br />

thụ phấn thì thu được F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình : 315 hạt trơn : 85 hạt nhăn. Nhóm sinh viên này dùng<br />

2<br />

<br />

phương <strong>phá</strong>p để xem xét kết quả thí nghiệm có tuân theo quy luật phân li hay không? Biết công thức<br />

<br />

2<br />

(O E)<br />

2<br />

tính giá trị . Trong đó: O là số liệu quan sát, E là số liệu lí <strong>thuyết</strong>.<br />

E<br />

Giá trị<br />

2<br />

<br />

được mong đợi là:<br />

A. 3,36 B. 3,0 C. 1,<strong>12</strong> D. 6,71<br />

Câu 46. Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể động<br />

vật, người ta quan sát thấy có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được mô tả ở hình sau đây:<br />

Một số kết luận được rút ra như sau:<br />

(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.<br />

(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.<br />

(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.<br />

(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.<br />

(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.<br />

(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2 n 4 .<br />

Số kết luận đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 47. Ở động vật không xương sống thường có rất ít tập tính học được. Có bao nhiêu giải thích sau đây<br />

là đúng?<br />

(1) Động vật không xương sống sống trong môi trường ổn định.<br />

(2) Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn.<br />

(3) Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các nơron.<br />

(4) Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém <strong>phá</strong>t triển.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Trang <strong>10</strong>


Câu 48. Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Có bao<br />

nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây đúng?<br />

(1) Nếu giảm phân không <strong>phá</strong>t sinh đột biến thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử.<br />

(2) Nếu giảm phân không <strong>phá</strong>t sinh đột biến thì tối thiểu sẽ tạo ra 2 loại giao tử.<br />

(3) Nếu giảm phân có một tế bào <strong>phá</strong>t sinh đột biến, cặp NST mang gen Aa không phân li ở giảm phân I,<br />

giảm phân 2 diễn ra bình thường thì tối thiểu sẽ tạo ra 4 loại giao tử.<br />

(4) Nếu giảm phân có một tế bào <strong>phá</strong>t sinh đột biến, cặp NST mang gen Bb không phân li ở giảm phân I,<br />

giảm phân 2 diễn ra bình thường thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ các loại là 2:2:1:1.<br />

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1<br />

Câu 49. Hiện tượng nào sau đây có thể làm cho một quần thể mất cân bằng di truyền?<br />

(1) Các tia phóng xạ xuất hiện trong môi trường làm gia tăng tần số đột biến gen.<br />

(2) Động đất làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể xuống còn 1/3 so với ban đầu.<br />

(3) Các cá thể gặp gỡ và giao phối một cách ngẫu nhiên.<br />

(4) Một số cá thể của quần thể giao phối với các cá thể khác loài sinh ra con lai bất thụ.<br />

(5) Một số loại tinh trùng có hiệu suất thụ tinh cao hơn các loại khác.<br />

A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4).<br />

C. (1), (2), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).<br />

Câu 50. Có 2 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu trong<br />

quá trình giảm phân, ở một tế bào có NST kép mang gen bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân<br />

I diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo suy luận lí <strong>thuyết</strong>, quá trình giảm<br />

phân nói trên có thể sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ:<br />

(1) 2 loại với tỉ lệ 1:1:1.<br />

(2) 4 loại với tỉ lệ 1:1:1:1.<br />

(3) 6 loại với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1.<br />

(4) 5 loại với tỉ lệ 2:2:2:1:1.<br />

(5) 4 loại với tỉ lệ 4:2:1:1.<br />

(6) 6 loại với tỉ lệ 2:2:2:2:1:1.<br />

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3<br />

Trang <strong>11</strong>


ĐÁP ÁN<br />

1. C 2. A 3. D 4. A 5. B 6. C 7. C 8. B 9. B <strong>10</strong>. A<br />

<strong>11</strong>. B <strong>12</strong>. B 13. B 14. A 15. D 16. B 17. C 18. C 19. A 20. A<br />

21. D 22. C 23. B 24. C 25. B 26. B 27. C 28. D 29. B 30. C<br />

31. A 32. C 33. D 34. B 35. C 36. C 37. D 38. D 39. B 40. D<br />

41. B 42. C 43. D 44. C 45. B 46. B 47. B 48. A 49. C 50. C<br />

Trang <strong>12</strong>


ĐỀ TỰ LUYỆN SỐ 2<br />

Câu 1. Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì:<br />

A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.<br />

B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi.<br />

C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt.<br />

D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.<br />

Câu 2. Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào:<br />

A. qua thành tĩnh mạch và mao mạch.<br />

B. qua thành mao mạch.<br />

C. qua thành động mạch và mao mạch.<br />

D. qua thành động mạch và tĩnh mạch.<br />

Câu 3. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc dòng máu trong hệ mạch, kết luận nào sau đây đúng?<br />

A. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhấp ở mao mạch.<br />

B. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhấp ở tĩnh mạch.<br />

C. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung bình ở mao mạch.<br />

D. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.<br />

Câu 4. Hình dưới đây mô tả sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi:<br />

Từ hình vẽ trên cho các <strong>phá</strong>t biểu sau:<br />

(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này tiếp<br />

nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều<br />

khiển.<br />

(2) Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển<br />

hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hooc<strong>môn</strong>.<br />

(3) Bộ phận thực hiện là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc<br />

hooc<strong>môn</strong> (hoặc tín hiệu thần kinh và hooc<strong>môn</strong>) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong<br />

trở về trạng thái cân bằng và ổn định.<br />

(4) Liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường sau<br />

khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu đúng là:<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 5. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng:<br />

Trang 1/5


A. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng<br />

nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.<br />

B. đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn<br />

làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.<br />

C. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh<br />

hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.<br />

D.không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng<br />

chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.<br />

Câu 6. Ứng động (vận động cảm ứng) là:<br />

A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích đồng thời.<br />

B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích có hướng hoặc vô hướng.<br />

C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.<br />

D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.<br />

Câu 7. Ý nào không đúng đối với phản xạ?<br />

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.<br />

B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.<br />

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.<br />

D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.<br />

Câu 8. Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch?<br />

A. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.<br />

B. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.<br />

C. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.<br />

D. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.<br />

Câu 9. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao nhiêu miêlin theo cách “nhảy cóc” vì:<br />

A. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.<br />

B. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.<br />

C. tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.<br />

D. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.<br />

Câu <strong>10</strong>. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap?<br />

A. Màng trước xinap. B. Khe xinap.<br />

C. Chùy xinap. D. Màng sau xinap.<br />

Câu <strong>11</strong>. Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit?<br />

A. Dễ xảy ra hơn so với dạng đột biến gen khác.<br />

B. Có nhiều thể đột biến hơn so với các dạng đột biến gen khác.<br />

C. Chỉ có thể làm thay đổi thành phần nucleotit của một bộ ba.<br />

D. Thường gây hậu quả nghiêm trọng so với các dạng đột biến gen khác.<br />

Câu <strong>12</strong>. Ở 1 loài thực vật, xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn. Biết rằng 2 gen này nằm trên 2<br />

cặp NST khác nhau. Gen A đột biến thành a, gen b đột biến thành gen B. Trong quần thể của loài trên ta<br />

xét các cơ thể có kiểu gen:<br />

(1) AABb. (2) AaBb. (3) aaBB.<br />

Trang 2/5


(4) Aabb. (5) aabb.<br />

Trong các cơ thể trên, thể đột biến bao gồm<br />

A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5).<br />

C. (3), (4), (5). D. (5)<br />

Câu 13. Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người<br />

ta dùng phép lai nào sau đây?<br />

A. Lai phân tích.<br />

B. Lai xa.<br />

C. Lai khác dòng.<br />

D. Lai thuận nghịch.<br />

Câu 14. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế:<br />

A. Nguyên phân và giảm phân.<br />

B. Nhân đôi và dịch mã.<br />

C. Phiên mã và dịch mã.<br />

D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.<br />

Câu 15. Tự thụ phấn là:<br />

A. sự thụ phấn giữa các giao tử của các cây khác nhau thuộc cùng loài.<br />

B. sự thụ phấn giữa các giao tử khác nhau thuộc cùng một cây.<br />

C. sự thụ phấn xảy ra mà không có sự can thiệp của con người.<br />

D. sự thụ phấn không có sự tác động của các tác nhân bên ngoài.<br />

Câu 16. Cho các nhân tố sau đây:<br />

(1) Giao phối ngẫu nhiên.<br />

(2) Giao phối không ngẫu nhiên.<br />

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />

(4) Đột biến.<br />

(5) Chọn lọc tự nhiên.<br />

(6) Di – nhập gen.<br />

Những nhân tố tiến hóa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể là:<br />

A. (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (4), (5), (6).<br />

C. (3), (4), (5), (6). D. (2), (3), (5), (6).<br />

Câu 17. Cơ quan nào sau đây không được xem là bằng chứng về nguồn gốc chung các loài?<br />

(1) Cơ quan thoái hóa.<br />

(2) Cơ quan tương tự.<br />

(3) Cơ quan tương đồng.<br />

A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (1). D. (2).<br />

Câu 18. Khi nói về cơ chế điều hòa theo mô hình Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli. Nhận định nào sau đây<br />

không đúng?<br />

A. Các gen cấu trúc trong operon thường có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hòa.<br />

B. Trong mô hình Opêron Lac ở E.coli, vùng điều hòa gồm: vùng khởi động và vùng vận hành.<br />

Trang 3/5


C. Trong mô hình Opêron Lac ở E.coli, vùng điều hòa gồm: gen điều hòa và vùng khởi động.<br />

D. Gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêotit là: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.<br />

Câu 19. Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định và gen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai:<br />

(1) aaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDd x aabbDd.<br />

(3) AabbDd x aaBbdd. (4) aaBbDD x aabbDd.<br />

(5) AaBbDD x aaBbDd. (6) AABbdd x AabbDd.<br />

Theo lí <strong>thuyết</strong>, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ<br />

bằng nhau?<br />

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1<br />

Câu 20. Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN –<br />

pôlimeraza và enzim AND – pôlimeraza?<br />

(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.<br />

(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinucleôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.<br />

(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.<br />

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.<br />

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch<br />

ADN khuôn.<br />

Phương án đúng là?<br />

A. (4), (5).<br />

B. (1), (2), (3), (4), (5).<br />

C. (1), (3), (4), (5).<br />

D. (1), (2), (3)<br />

Câu 21. Một gen có 4050 liên kết hiđrô, tổng phần trăm giữa G với một loại nuclêôtit khác là 70%.<br />

Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A + G = 40% số nuclêôtit của mạch và X – T là 20% số nuclêôtit<br />

của mạch. Số nuclêôtit loại A trên một mạch của gen là:<br />

A. 150. B. 450. C. 600. D. 750.<br />

Câu 22. Theo quan niệm hiện đại thì cơ thể sống xuất hiện đầu tiên trên trái đất là:<br />

A. nấm.<br />

B. thực vật.<br />

C. sinh vật nhân sơ.<br />

D. động vật nguyên sinh.<br />

Câu 23. Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?<br />

A. Ánh sáng.<br />

B. Nước.<br />

C. Nhiệt độ.<br />

D. Mối quan hệ giữa các sinh vật.<br />

Câu 24. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà<br />

A. số lượng cá thể của quần thể duy trì không đổi do tỉ lệ sinh sản cân bằng với tỉ lệ tử vong.<br />

Trang 4/5


B. số lượng cá thể của quần thể được duy trì tương đối ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn<br />

sống của môi trường.<br />

C. tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.<br />

D. tỉ lệ đực và cái của quần thể cân bằng và được duy trì ổn định qua các thế hệ.<br />

Câu 25. Cho biết các bước của một quy trình như sau:<br />

(1) Trồng những cây này trong điều kiện môi trường khác nhau.<br />

(2) Theo dõi ghi nhận biểu hiện của các tính trạng ở những cây trồng này.<br />

(3) Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.<br />

(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.<br />

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định 1 tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải<br />

thực hiện theo trình tự:<br />

A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (2) → (4) → (3).<br />

C. (4) → (2) → (1) → (3). D. (3) → (1) → (2) → (4).<br />

Câu 26. Tính trạng do gen thuộc vùng không tương đồng nằm trên NST giới tính X quy định có bao<br />

nhiêu đặc điểm phù hợp trong các đặc điểm sau đây?<br />

(1) Tính trạng lặn dễ biểu hiện ở giới dị giao.<br />

(2) Có hiện tượng di truyền chéo.<br />

(3) Tính trạng lặn không bao giờ biểu hiện ở giới đồng giao.<br />

(4) Lai thuận và lai nghịch có thể cho kết quả khác nhau.<br />

(5) Mẹ (XX) dị hợp sẽ luôn sinh ra hai dạng con đực với tỉ lệ ngang nhau.<br />

(6) Bố (XY) bị bệnh sẽ sinh ra tất cả các con đực đều không bị bệnh.<br />

A. 6 B. 4 C. 3 D. 5<br />

Câu 27. Cho chuột đuôi ngắn, cong lai với đuôi dài thẳng. F 1 toàn đuôi ngắn cong. Cho các con F 1 lai với<br />

nhau được F 2 với số lượng như sau: 203 chuột đuôi ngắn cong; 53 chuột dài thẳng; 7 chuột ngắn thẳng; 7<br />

chuột dài, cong. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định, 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên cùng 1<br />

NST. Nếu có HVG chỉ xảy ra ở con chuột cái. Ở F 2 có 1 số con chuột mang gen đồng hợp lặn chết trong<br />

giai đoạn phôi. Số chuột đồng hợp lặn chết trong giai đoạn phôi là:<br />

A. 5 B. 7 C. <strong>10</strong> D. 13<br />

Câu 28. Cho các thông tin về hóa thạch:<br />

(1) Loài cá Phổi có hình dạng gần như không thay đổi trong suốt hàng triệu <strong>năm</strong> tiến hóa nên chúng được<br />

xem như là “hóa thạch sống”.<br />

(2) Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, <strong>phá</strong>t triển và diệt vong của các loài.<br />

(3) Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.<br />

(4) Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp cho ta thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.<br />

Các thông tin đúng về hóa thạch là:<br />

A. (1), (2) và (3) B. (3) và (4)<br />

C. (2) và (3) D. (1) và (4)<br />

Câu 29. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân<br />

thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định cây<br />

có màu hoa hồng. Các cặp gen này nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Theo lý <strong>thuyết</strong>, có bao<br />

Trang 5/5


nhiêu phép lai cho kết quả đời con có tỉ lệ phân ly kiểu gen đúng bằng tỉ lệ phân ly kiểu hình (không kể<br />

đến vai trò của bố mẹ)? Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau.<br />

A. 26 B. 20 C. 16 D. 30<br />

Câu 30. Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trại trái cân bằng, người ta thả vào đó một<br />

số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa các chất dinh dưỡng,<br />

làm cá chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do<br />

A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.<br />

B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.<br />

C. cá khai thác quá mức động vật nổi.<br />

D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và <strong>phá</strong>t triển của tảo.<br />

Câu 31. Xét hai tế bào sinh tinh ở một loài (2n = 8) có kiểu gen AaBbDdX E Y thực hiện quá trình giảm<br />

phân, trong đó, ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp NST thường chứa cặp gen Aa không phân li ở<br />

lần phân bào I, NST giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các cặp NST khác đều phân li bình<br />

thường. Số loại giao tử tối đa được tạo thành là:<br />

A. 4 B. 6 C. 8 D. 16<br />

Câu 32. Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 8 (mỗi cặp nhiễm sắc thể gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố<br />

và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% số tế bào chỉ xảy ra<br />

trao đổi chéo tại một điểm ở cặp số 1, có 40% số tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp số 3,<br />

các tế bào còn lại không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí <strong>thuyết</strong>, loại tinh trùng mang tất cả các nhiễm sắc thể<br />

có nguồn gốc từ bố có tỉ lệ là<br />

A. 2,5%. B. 4%. C. 7,5%. D. 5%.<br />

AB DE<br />

Câu 33. Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa các gen A và gen B là 40cM, gen D và<br />

ab de<br />

gen E là 30cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử. Tính theo<br />

lý <strong>thuyết</strong>, trong số các loại giao tử ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỷ lệ:<br />

A. 6% B. 7% C. <strong>12</strong>% D. 18%<br />

Câu 34. Ở một loài lưỡng bội, xét hai gen I và II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, trong đó gen I có 3<br />

alen, gen II có 4 alen. Gen III và gen IV đều nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY, mỗi<br />

gen có 2 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về<br />

tất cả các cặp gen?<br />

A. <strong>10</strong>8 B. 216 C. 72 D. 144<br />

Câu 35. Theo lí <strong>thuyết</strong>, đời con của phép lai nào sau đây sẽ có nhiều loại kiểu gen nhất?<br />

A.<br />

B.<br />

C.<br />

AB DE Ab De<br />

Hh hh<br />

ab de ab de<br />

AB DE<br />

X X<br />

ab de<br />

AB DE<br />

X Y<br />

ab De<br />

H h H<br />

AB DE Ab De<br />

Hh Hh<br />

ab de aB dE<br />

D. AaBbDdEeHh AaBbDdEeHh.<br />

Câu 36. Trong một quần thể bướm sâu đo bạch dương (P) có cấu trúc di truyền là: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa =<br />

1 (A quy định cánh đen và a quy định cánh trắng). Nếu những con bướm cùng màu chỉ thích giao phối<br />

Trang 6/5


với nhau và quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì theo lý <strong>thuyết</strong>, ở thế hệ F 2 ,<br />

tỉ lệ bướm cánh trắng thu được là bao nhiêu?<br />

A. 52% B. 48% C. 25% D. 28%<br />

Câu 37. Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng<br />

tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:<br />

Các alen đột biến a, b, c đều không tạo ra được các enzim A, B và C tương ứng. Khi các sắc tố không<br />

được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây<br />

hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F 1 . Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, thu được F 2 .<br />

Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là đúng về mặt lý <strong>thuyết</strong>?<br />

(1) Ở F 2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.<br />

(2) Ở F 2 có <strong>12</strong> kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.<br />

(3) Ở F 2 , kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.<br />

(4) Trong số hoa trắng ở F 2 , tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp là 78,57%.<br />

(5) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở F 2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời lai là 29,77%.<br />

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4<br />

Câu 38. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao là do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do<br />

một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn<br />

thuần chủng (P) thu được F 1 <strong>10</strong>0% thân cao, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F 2 gồm 4 loại<br />

kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỷ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình <strong>phá</strong>t sinh giao tử<br />

đực và cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với<br />

phép lai trên?<br />

(1) F 2 có <strong>10</strong> loại kiểu gen.<br />

(2) F 2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang 1 tính trạng trội và một tính trạng lặn.<br />

(3) Ở F 2 , số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen F 1 chiếm tỷ lệ 64,72%.<br />

(4) F 1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.<br />

(5) Ở F 2 , số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỷ lệ 24,84%.<br />

A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4)<br />

C. (1), (2), (5) D. (5), (2), (3)<br />

Câu 39. Ở một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền, xét hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập.<br />

Trong quần thể này, tần số alen A là 0,8; tần số alen b là 0,6. Theo lí <strong>thuyết</strong>, có bao nhiêu dự đoán sau đây<br />

đúng?<br />

(1) Trong quần thể này có 35,36% số cây đồng hợp 2 cặp gen.<br />

(2) Trong quần thể này có 31,2% số cây dị hợp 1 cặp gen.<br />

(3) Trong quần thể này có số cây đồng hợp 2 cặp gen lớn hơn số cây dị hợp 2 cặp gen.<br />

Trang 7/5


(4) Trong quần thể này có 9 loại kiểu gen thuộc về 2 cặp gen đang xét.<br />

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4<br />

Câu 40. Ở người, bệnh mù màu do một gen có 2 alen quy định. Quan sát phả hệ bên dưới và cho biết có<br />

bao nhiêu nhận xét đúng?<br />

(1) Những người trong phả hệ trên có thể có 5 loại kiểu gen.<br />

(2) Bệnh này gặp ở người nam nhiều hơn nữ.<br />

(3) Trong phả hệ trên có 4 người chưa biết chắc chắn kiểu gen do không đủ dữ kiện.<br />

(4) Xác suất để người III 4 có kiểu gen giống người III 3 là 50%.<br />

(5) Nếu người phụ nữ số III 4 kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống với người III 8 thì xác suất<br />

sinh một người con trai mắc bệnh là.<br />

(6) Xác suất kiểu gen của người II 1 là X M X M : X M X m .<br />

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3<br />

Câu 41. Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau<br />

đây?<br />

(1) Thí nghiệm A nhằm <strong>phá</strong>t hiện sự hút khí O 2 , thí nghiệm B dùng để <strong>phá</strong>t hiện sự thải CO 2 , thí nghiệm<br />

C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.<br />

(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO 2 từ quá trình hô hấp của hạt.<br />

(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.<br />

(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO 2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.<br />

Trang 8/5


(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả<br />

thí nghiệm.<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 42. Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:<br />

(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.<br />

(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.<br />

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác.<br />

(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.<br />

(5) Trùng roi sống trong ruột mối.<br />

(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.<br />

Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?<br />

A. 2 B. 3 C. 5 D. 6<br />

Câu 43. Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu<br />

bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy ở tất cả các tế bào đều có sự xuất hiện của 94<br />

NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một<br />

số nhận xét được rút ra như sau:<br />

(1) Các tế bào trên đang ở kì sau của quá trình giảm phân 1.<br />

(2) Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Claiphentơ.<br />

(3) Thai nhi không thể mắc hội chứng Tơcnơ.<br />

(4) Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.<br />

(5) Có thể sử dụng liệu <strong>phá</strong>p gen để loại bỏ những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi.<br />

Số kết luận đúng là:<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 44. Cho các <strong>phá</strong>t biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:<br />

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.<br />

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.<br />

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.<br />

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.<br />

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.<br />

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía<br />

trước.<br />

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn<br />

quần xã được hình thành trước.<br />

Có bao nhiêu <strong>phá</strong>t biểu đúng?<br />

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />

Câu 45. Cho các khẳng định dưới đây về đột biến gen:<br />

(1) Chỉ có đột biến gen mới có khả năng tạo ra alen mới của một locus.<br />

(2) Khi alen trội A trội hoàn toàn đột biến thành alen a, cơ thể có kiểu gen Aa gọi là thể đột biến.<br />

(3) Có thể gây đột biến nhân tạo định hướng có chủ đích vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để<br />

tạo ra các dòng đột biến khác nhau.<br />

Trang 9/5


(4) Đột biến gen ở vùng mã hóa của gen chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi trình tự amino acid có trong chuỗi<br />

polypeptide mà gen đó mã hóa.<br />

Số khẳng định chính xác là:<br />

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4<br />

Câu 46. Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số <strong>10</strong> có kiểu gen là<br />

AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình<br />

thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số <strong>10</strong> của một trong hai tế bào con được tạo ra từ<br />

giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?<br />

A. AAA, AO, aa<br />

B. Aaa, AO, AA<br />

C. AAA, AO, Aa<br />

D. AAa, aO, AA<br />

Câu 47. Ở một số giống cây trồng, người nông dân có thể dùng dao khía vỏ quanh gốc cây một vòng tròn<br />

không khép kín (khoảng 1/2 - 2/3 vòng), điều này có thể đạt hiệu quả:<br />

(1) Kích thích quá trình ra hoa do ức chế quá trình sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn sinh sản.<br />

(2) Ngăn cản con đường vận chuyển đường từ lá xuống rễ, do vậy đường sẽ chuyển đến tích lũy ở quả<br />

làm cho quả ngọt hơn.<br />

(3) Gây ra trạng thái tổn thương, cây trồng sẽ đáp ứng miễn dịch, tiết ra các chất chống lại sâu bọ.<br />

(4) Kích thích quá trình <strong>phá</strong>t triển của lá và các cơ quan sinh dưỡng như củ và thân, cành do tập trung<br />

nhiều khoáng chất ở rễ.<br />

Các hiệu quả có thể thu được là:<br />

A. (1) và (2) B. (1); (2) và (4)<br />

C. (2); (3) và (4) D. Chỉ (2)<br />

Câu 48. Khi nói về quá trình sinh sản ở người và các khía cạnh liên quan, một sinh viên đưa ra các <strong>phá</strong>t<br />

biểu dưới đây:<br />

(1) FSH và LH từ vùng dưới đồi tác động trực tiếp lên tuyến yên và kích thích tuyến yên tiết ra các kích<br />

thích tố tuyến sinh dục.<br />

(2) Thuốc tránh thai uống hàng ngày đóng vai trò thay đổi nội tiết, ức chế quá trình rụng trứng của nữ<br />

giới.<br />

(3) Việc quan hệ tình dục vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (sau ngày hành kinh cuối cùng khoảng 14 ngày) sẽ<br />

tăng xác suất thụ thai.<br />

(4) Testosterol từ tế bào kẽ tinh hoàn tiết ra có tác dụng ức chế tuyến yên tiết FSH và LH.<br />

Số <strong>phá</strong>t biểu chính xác là:<br />

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4<br />

Câu 49. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh. Một học sinh<br />

đưa ra các nhận xét về các vấn đề di truyền liên quan đến tính trạng này ở người:<br />

(1) Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là <strong>10</strong>0% bị bệnh động kinh.<br />

(2) Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh.<br />

(3) Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó<br />

có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường.<br />

Trang <strong>10</strong>/5


(4) Đột biến này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào<br />

việc tạo nên tinh trùng và trứng.<br />

(5) Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.<br />

Số nhận xét đúng là:<br />

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4<br />

Câu 50. Quang phân li nước là quá trình:<br />

A. Diệp lục sử dụng năng lượng ánh sáng, biến đổi nước thành H 2 và O.<br />

B. Oxi hóa nước tạo H + và điện tử, đồng thời giải phóng oxi<br />

C. Sử dụng H + và điện tử, tổng hợp ATP<br />

D. Biến đổi nước thành lực khử NADPH.<br />

Trang <strong>11</strong>/5


ĐÁP ÁN<br />

1. B 2. C 3. C 4. C 5. B 6. D 7. D 8. B 9. C <strong>10</strong>. B<br />

<strong>11</strong>. D <strong>12</strong>. A 13. A 14. B 15. A 16. B 17. B 18. C 19. D 20. A<br />

21. B 22. D 23. B 24. B 25. A 26. C 27. B 28. B 29. D 30. C<br />

31. C 32. C 33. C 34. B 35. C 36. A 37. B 38. B 39. B 40. B<br />

41. D 42. B 43. A 44. A 45. A 46. A 47. A 48. A 49. C 50. B<br />

Trang <strong>12</strong>/5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!