16.07.2020 Views

Phân tích hàm lượng chì, cadimi trong nước biển ven bờ ở vùng bãi tắm Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

https://app.box.com/s/hoj6nomj1p2gw3ou9hsbnraft5qvkf28

https://app.box.com/s/hoj6nomj1p2gw3ou9hsbnraft5qvkf28

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG CHÌ, CADIMI

TRONG NƯỚC BIỂN VEN BỜ Ở VÙNG BÃI

TẮM THUẬN AN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ

NGUYÊN TỬ

Chuyên ngành: Hóa phân tích

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Ngô Văn Tứ

Thừa Thiên Huế, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu và

kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả

cho phép sử dụng.

Sinh viên

Lê Thị Thu Hiền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 2

1.1 Giới thiệu sơ lược về chì và cadimi ....................................................... 2

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về chì ................................................................. 2

1.1.1.1 Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của chì ........................... 2

1.1.1.2 Tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của chì .......... 2

1.1.1.3 Vai trò sinh học của chì và các nguồn gây ô nhiễm chì ............. 4

1.1.2 Giới thiệu sơ lược về cadimi ........................................................... 5

1.1.2.1 Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của cadimi...................... 5

1.1.2.2 Tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của cadimi ..... 6

1.1.2.3 Vai trò sinh học của chì và các nguồn gây ô nhiễm chì ............. 7

1.2 Giới thiệu về nguồn nước biển Thuận An .............................................. 8

1.3 Các phương pháp phân tích định lượng chì và cadimi .......................... 8

1.3.1 Phương pháp phân tích quang phổ .................................................. 8

1.3.1.1 Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử AES ...................... 8

1.3.1.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)................... 9

1.3.1.3. Phương pháp hấp thụ phân tử UV-VIS .................................... 9

1.3.2 Phương pháp phân tích điện hóa ................................................... 10

1.3.2.1 Phương pháp cực phổ ............................................................. 10

1.3.2.2 Phương pháp Von - Ampe hòa tan .......................................... 11

1.3.3 Các phương pháp khác ................................................................ 11

1.4 Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ......... 11

1.4.1 Nguyên tắc của phương pháp ........................................................ 11

1.4.2 Kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu .......................................................... 17

1.4.2.1 Nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa ......................................... 17

1.4.2.2 Nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa ....................................... 18


1.4.3 Ảnh hưởng và các biện pháp khắc phục trong phép đo quang phổ

hấp thụ nguyên tử .................................................................................. 20

1.4.3.1 Các yếu tố về phổ ................................................................... 21

1.4.3.2 Các yếu tố vật lí ...................................................................... 21

1.4.3.3 Các yếu tố hóa học ................................................................. 22

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 24

2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 24

2.2.1. Kĩ thuật thực nghiệm ................................................................... 24

2.2.1.1. Địa điểm lấy mẫu và lý lịch mẫu ........................................... 24

2.2.1.2. Lấy mẫu và xử lí mẫu ............................................................ 24

2.2.2 Phương pháp định lượng ............................................................... 25

2.2.3 Đánh giá độ tin cậy của phương pháp ........................................... 25

2.2.4 Xử lí số liệu thực nghiệm .............................................................. 27

2.3 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất .................................................................. 28

2.3.1 Thiết bị ......................................................................................... 28

2.3.2 Dụng cụ ........................................................................................ 28

2.3.3 Hóa chất ........................................................................................ 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 29

3.1 Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích chì, cadimi theo phương pháp

AAS .......................................................................................................... 29

3.1.1 Các thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử chì và cadimi ........... 29

3.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit ................... 30

3.2 Đánh giá phương pháp ........................................................................ 32

3.2.1 Khảo sát vùng nồng độ tuyến tính của Cd và Pb ........................... 32

3.2.2 Xây dựng đường chuẩn của chì và cadimi ..................................... 35

3.2.2.1 Đường chuẩn của chì .............................................................. 35

3.2.2.2 Đường chuẩn của cadimi ....................................................... 36

3.2.3 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của chì và cadimi ........ 37


3.2.4 Đánh giá độ lặp lại của phương pháp ............................................ 37

3.2.5 Đánh giá độ đúng của phương pháp .............................................. 38

3.4 Áp dụng quy trình phân tích hàm lượng chì và cadimi trong các mẫu

nước .......................................................................................................... 40

3.4.1 Thông tin mẫu ............................................................................... 40

3.4.2 Hàm lượng chì và cadimi trong một số mẫu nước biển ................. 40

KẾT LUẬN ................................................................................................. 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 44


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Tiếng Việt Tiếng Anh Viết tắt

1 Độ lệch chuẩn tương đối Relative standard deviation RSD

2 Giới hạn định lượng Limit of quantitation LOQ

3 Giới hạn phát hiện Limit of detection LOD

4 Đèn catot rỗng Halow Cathoe Lamps HCL

5 Phần triệu Part per million ppm

6 Phần tỉ Part per billion ppb

7 Quang phổ hấp thụ nguyên tử Atomic Absorption Spectrometry AAS

8 Quang phổ hấp thụ nguyên tử Flame Atomic Absorption F-AAS

ngọn lửa

Spectrometry

9 Quang phổ hấp thụ nguyên tử Electrothermal Atomization ETA-AAS

không ngọn lửa

Atomic Absorption Spectrometry


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các thông số tối ưu để xác định hàm lượng Pb .............................. 29

Bảng 3.2 Các thông số tối ưu để xác định hàm lượng Cd ............................. 30

Bảng 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của axit HNO 3 và nồng độ axit tới phép đo Cd .... 30

Bảng 3.4 Khảo sát ảnh hưởng của axit HCl và nồng độ axit tới phép đo Cd . 31

Bảng 3.5 Khảo sát ảnh hưởng của axit HNO 3 và nồng độ axit tới phép đo Pb ..... 31

Bảng 3.6 Khảo sát ảnh hưởng của axit HCl và nồng độ axit tới phép đo Pb 32

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát khoảng nồng độ của Pb ...................................... 33

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát khoảng nồng độ của Cd ...................................... 34

Bảng 3.9. Kết quả đo độ hấp thụ quang nguyên tử Pb của dãy dung dịch chuẩn35

Bảng 3.10. Kết quả đo độ hấp thụ quang nguyên tử Cd của dãy dung dịch chuẩn .... 36

Bảng 3.11 Các giá trị a, b (độ nhạy), S y , LOD, LOQ, R của phương pháp AAS 37

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ đúng của phép đo Pb trên nền mẫu nước biển

ở vùng bãi tắm Thuận An ............................................................................. 38

Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp đo Pb ...................... 39

Bảng 3.15 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp đo Cd ..................... 39

Bảng 3.16 Hàm lượng chính xác của chì trong một số mẫu nước biển ......... 40

Bảng 3.17 Hàm lượng chính xác của cadimi trong một số mẫu nước biển .... 40


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chì .................................................................................................. 2

Hình 1.2. Cadimi ............................................................................................ 5

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ A và nồng độ C x ................ 13

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử ................................ 14

Hình 1.5. Máy quang phổ hấp thụ AAS ........................................................ 15

Hình 1.6. Bộ phận lấy mẫu ........................................................................... 15

Hình 1.7. Bộ phận tro hóa mẫu ..................................................................... 16

Hình 3.1. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Pb ....................... 33

Hình 3.2. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Cd ....................... 34

Hình 3.3. Đồ thị đường chuẩn của Pb ........................................................... 35

Hình 3.4. Đồ thị đường chuẩn của Cd .......................................................... 36

Hình 3.5. Đồ thị hàm lượng Pb trong một số mẫu nước biển so với hàm lượng

Pb cho phép .................................................................................................. 41

Hình 3.6. Đồ thị hàm lượng Cd trong một số mẫu nước biển so với hàm lượng

Cd cho phép ................................................................................................. 42


MỞ ĐẦU

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan trọng và nhận được sự

quan tâm của toàn xã hội, trong đó ô nhiễm nguồn nước bởi các kim loại nặng

đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Ô nhiễm kim loại nặng

là rất khó loại bỏ bằng các phương pháp xử lí chất thải thông thường, nếu hàm

lượng quá giới hạn cho phép sẽ là nguồn gốc gây nên các căn bệnh hiểm

nghèo. Vì vậy mà vấn đề nghiên cứu, phân tích và đánh giá hàm lượng kim

loại nặng là việc làm thường xuyên của ngành quan trắc môi trường, đặc biệt

là môi trường nước.

Trong các kim loại nặng thì chì và cadimi là hai kim loại thường gặp và

có độ độc hại là rất lớn, ít bị đào thải khỏi cơ thể. Chì tích lũy trong não và

tủy xương, cadimi tích lũy trong thận và xương gây nguy hiểm cho con người.

Với môi trường biển hiện nay thì vấn đề gây nhức nhối trong dư luận

gần đây là sự kiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt

đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế càng làm dấy lên hồi chuông về tình trạng ô

nhiễm nguồn nước ngày càng nặng. Trước tình hình này thì hoạt động được

các cấp các ngành quan tâm chính là nghiên cứu và đánh giá mức độ ô nhiễm

của nguồn nước từ đó có những biện pháp giải quyết thích hợp.

Địa phận biển Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nằm trong khu

vực được cho là ô nhiễm trong sự kiện Formosa vừa qua nên việc nguồn nước

ở đây nhiễm kim loại nặng là điều không thể tránh khỏi.

Đối với việc phân tích hàm lượng chì và cadimi, có nhiều phương pháp

phân tích, trong đó phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Đây là

phương pháp có độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao, xác định được hơn 60

nguyên tố hóa học với độ nhạy từ 10 -4 đến 10 -5 % .

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích hàm lượng chì,

cadimi trong nước biển ven bờ ở vùng bãi tắm Thuận An, tỉnh Thừa Thiên

Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.”

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu sơ lược về chì và cadimi [5], [9], [13], [14], [15]

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về chì

1.1.1.1 Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của chì [13], [14]

Chì là nguyên tố phân bố phổ

biến trong tự nhiên, nó có mặt

trong vỏ trái đất, trầm tích, nước,

không khí và sinh vật. Trong tự

nhiên, Pb chiếm khoảng 1,6.10 -3

% khối lượng vỏ trái đất, khoảng

1,6.10 -4 % tổng số nguyên tử của

vỏ trái đất và

Hình 1.1. Chì

tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp chất như sunfua (PbS), sunfat (PbSO 4 ),

cacbonat(PbCO 3 ), hidroxit(Pb(OH) 2 ), mimetite ([PbCl 2 .3Pb 3 (AsO 4 ) 2 ]),

pyromorphite ([PbCl 2 .3Pb 3 (PO 4 ) 2 ])… Chì (Pb) thuộc phân nhóm chính nhóm

IV, chu kỳ 6 trong bảng hệ thống tuần hoàn, số hiệu nguyên tử là 82. Chì là

kim loại có màu xám thẫm và mềm, có khối lượng riêng lớn nhất. Chì có4

đồng vị thiên nhiên là 204 Pb (1,48%),

206 Pb (23,6%),

207 Pb (22,6%), 208 Pb (52,3).

Đồng vị phóng xạ bền nhất của chì là 202 Pb có chu kì bán hủy là 3.10 5 năm.

1.1.1.2 Tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của chì [5], [9], [13]

Đơn chất

Trữ lượng trong thiên nhiên của chì là 1.10 -4 % tổng số nguyên tử của vỏ

trái đất, tức là nguyên tố ít phổ biến. Chì là kim loại màu xám thẫm, rất mềm.

Ở điều kiện thường chì bị oxy hoá tạo thành lớp oxit màu xám xanh bao bọc

trên mặt bảo vệ chì không tiếp tục bị oxy hoá nữa. Chì tan được trong các axit:

axit clohiđric, axit sunfuric, axit nitrit, axit axetic và các axit hữu cơ khác.

Chì chỉ tương tác ở trên bề mặt với dung dịch axit clohiđric loãng và axit

2


sunfuric dưới 80% vì bị bao bởi lớp muối khó tan (PbCl 2 và PbSO 4 ) nhưng

với dung dịch đậm đặc hơn của các axit đó chì có thể tan vì muối khó tan của

lớp bảo vệ đã chuyển thành hợp chất tan:

PbCl 2 + 2HCl H 2 PbCl 4

PbSO 4 + H 2 SO 4 Pb(HSO 4 ) 2

Pb dễ dàng tác dụng với axit nitrit ở bất kỳ nồng độ nào, có thể tan trong

axit axetic và các axit hữu cơ khác.

Ngoài ra, chì có thể tương tác với dung dịch kiềm đặc khi đun nóng và giải

phóng khí H 2 .

Pb + 2KOH + 2H 2 O K 2 [Pb(OH) 4 ] + H 2

Hợp chất

Chì thường tồn tại trong các hợp chất ở mức oxi hóa +2 và +4. Ngược lại

với các nguyên tố khác trong phân nhóm IV, trạng thái oxi hóa đặc trưng nhất

của chì là các hợp chất Pb(II). Hiđrua của chì là PbH 4 , kém bền và chỉ tồn tại

ở nhiệt độ thấp. Chì tạo nên hai loại oxit chính là chì monoxit (PbO) và chì

đioxit (PbO 2 ). PbO ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các axit và dung dịch

kiềm đặc, khi đun nóng trong không khí ở 450 0 C, Pb chuyển thành Pb 3 O 4 .

PbO 2 là chất oxi hóa mạnh, nó không tan trong nước. PbO 2 có tính lưỡng

tính nhưng tan trong kiềm dễ hơn trong axit. Khi tan trong dung dịch kiềm, nó

tạo nên hợp chất hiđroxo kiểu M 2 [Pb(OH) 6 ]:

PbO 2 + 2KOH + 2H 2 O K 2 [Pb(OH) 6 ]

PbO 2 có màu nâu đen, khi đun nóng mất dần oxi tạo thành các oxit trong đó

Pb có số oxi hoá thấp hơn.

PbO 2 có thể bị khử dễ dàng bởi C, CO, H 2 đến kim loại. Nó là một trong

những chất oxi hóa mạnh thường dùng. Những chất dễ cháy như S, P khi

nghiền với bột PbO 2 sẽ bốc cháy, do đó PbO 2 là một thành phần của thuốc

diêm. Khi tương tác với axit H 2 SO 4 đậm đặc, PbO 2 giải phóng O 2 , với HCl

giải phóng Cl 2 . Trong môi trường axit đậm đặc, nó oxi hóa Mn (II) thành

Mn(VI), trong môi trường kiềm, oxi hóa Cr( III) thành Cr(VI):

3


5PbO 2 + 2MnSO 4 + 6HNO 3 2HMnO 4 + 3Pb(NO 3 ) 2 + 2PbSO 4 + 2H 2 O

3PbO 2 + 2Cr(OH) 3 +10KOH 2K 2 CrO 4 + 3K 2 [Pb(OH) 4 ] + 2H 2 O

Hiđroxit Pb(OH) 2 là kết tủa trắng, ít tan trong nước. Khi đun nóng nó bị

mất nước tạo thành oxit PbO. HiđroxitPb(OH) 2 cũng có tính chất lưỡng tính,

nó có khả năng tác dụng với cả axit và kiềm. Khi tan trong dung dịch kiềm

mạnh, Pb(OH) 2 tạo nên muối hiđroxo plombit.

Chì được dùng để làm tấm điện cực trong ăcquy, dây cáp điện, đầu đạn

và các ống dẫn trong công nghiệp hoá học. Chì hấp thụ tốt tia phóng xạ và tia

Rơnghen nên được dùng làm những tấm bảo vệ khi làm việc với những tia đó.

Tường của phòng thí nghiệm phóng xạ được lót bằng gạch chì, mỗi viên gạch

đó thường nặng hơn 10 kg. Chì và các hợp chất của chì đều rất độc, nên khi

tiếp xúc cần phải cẩn thận.

1.1.1.3 Vai trò sinh học của chì và các nguồn gây ô nhiễm chì [9], [14]

Chì và hợp chất của chì được xếp vào nhóm độc tố đối với cơ thể người.

Bình thường người tiếp nhận chì từ các nguồn không khí, nước và thực phẩm

nhiễm chì nhẹ, nhưng nếu hàm lượng chì tích lũy vượt ngưỡng cho phép thì

chì sẽ ức chế một số enzim quan trọng trong quá trình tổng hợp máu dẫn đến

không tổng hợp được hồng cầu. Khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu,

mô mềm và xương. Nó sẽ tồn tại trong máu qua một vài tuần, một vài tháng

ở các mô mềm và hàng năm ở xương. Chì trong xương, răng, tóc và móng tay

được ràng buộc chặt chẽ và ít gây hại.

Chì phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin và các sắc tố cần thiết cho

máu như cytochrom. Hàm lượng chì trong máu 0,3 ppm thì nó ngăn cản quá

trình sử dụng oxy để oxy hóa glucoza tạo năng lượng cho quá trình sống, vì

vậy gây nên tình trạng mệt mỏi tức thời và bệnh tật về lâu dài. Ở nồng độ cao

hơn có thể gây thiếu máu do thiếu hemoglobin. Hàm lượng chì trong máu

khoảng 0,5 - 0,8 ppm có thê gây rối loạn chức năng thận và phá hủy não.

Đối với người lớn, 94% lượng chì hấp thụ được lắng đọng trong xương

và răng. Tuy nhiên, đối với trẻ em chỉ khoảng 70%. Thực tế này tiếp tục chỉ

4


ra trẻ em nhiễm chì có nguy cơ hại đến sức khỏe cao hơn nhiều so với người

trưởng thành.

Ở trẻ em, ngay cả mức thấp tiếp xúc với chì có thể gây ra các thiệt hại

cho hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm

thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về

hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động… Trong trường hợp hiếm hoi, ngộ độc

chì có thể gây co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Trẻ em thường chịu tác hại của chì trầm trọng hơn là người trưởng thành

vì hệ thần kinh và các cơ quan còn non yếu và chưa hoàn chỉnh. Cơ thể trẻ em

hấp thụ chì gấp 4 đến 5 lần so với người lớn và thời gian mà chì phân hủy

cũng lâu hơn. Ngay cả khi còn nằm trong bụng mẹ, thì chì vẫn tác động đến

ảnh hưởng đến đứa bé sau khi sinh. Đối với phụ nữ mang thai, chì tích tụ

trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong xương. Nó có thể vượt qua hàng rào

nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé. Hậu quả xảy ra là thai nhi giảm tăng trưởng

và bà mẹ có nguy cơ sinh non.

Độc tố của chì có thể gây các bệnh về tai, mũi, họng, phế quản, máu,

gan, xương, và nhiều cơ quan khác.

1.1.2 Giới thiệu sơ lược về cadimi

1.1.2.1 Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của cadimi [13], [15]

Là một nguyên tố hiếm, chiếm khoảng

7,6.10 -6 % tổng số nguyên tử tương ứng

trong vỏ trái đất. Trong tự nhiên Cd

thường tồn tại trong hợp kim cùng với

Zn, Cu. Cadimi (Cd) là nguyên tố hoá

học thuộc nhóm IIB, chu kỳ 5 trong

bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

hoá học, số thứ tự 48, nguyên tử khối

112,41.

Hình 1.2. Cadimi

5


Cadimilà kim loại màu trắng bạc, mềm, có thể cắt bằng dao, dễ dát mỏng và

dễ mất ánh kim trong môi trường không khí do tạo màng oxit. Cadimi có 8

đồng vịtrong thiên nhiên như

106 108 110 111

Cd (1,215%), Cd (0,875%), Cd (12,39%), Cd (12,7%),

112 113 114 116

Cd (24,07%), Cd (12,26%), Cd (28,86%), Cd (7,58%). Trong các đồng

vị phóng xạ thì đồng vị 100 Cd có chu kì bán hủy 470 ngày đêm là bền nhất. Cd

có cấu hình lớp vỏ 18+2e là cấu hình tương đối bền. Do năng lượng ion hoá

thứ 3 rất cao làm cho năng lượng sonvat hoá hay năng lượng tạo thành mạng

lưới tinh thể không đủ để làm bền được cho trạng thái oxy hoá +3. Trạng thái

oxy hoá cao nhất của Cd chỉ là +2.

1.1.2.2 Tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của cadimi [5], [9], [13]

Đơn chất

Cd là kim loại nặng, mềm, dẻo, dễ uốn và dát mỏng, màu trắng ánh

xanh, dễ nóng chảy.Trong không khí ẩm cadimi dần dần bị bao phủ bởi lớp

oxit nên mất tính ánh kim và không bị gỉ. Khi đun nóng Cd tác dụng được với

oxy và nước tạo thành oxit. Cd dễ tan trong axit nitrit.

Ở nhiệt độ thường Cd bền với nước do có màng oxit bảo vệ, nhưng ở

nhiệt độ cao Cd khử hơi nước biến thành oxit, Cd dễ dàng tác dụng với axit

không oxi hóa giải phóng khí hiđro.

Cd là một kim loại độc hiện đại. Nó chỉ mới được phát hiện như một

nguyên tố vào năm 1817 và được sử dụng trong công nghiệp từ khoảng 50

năm trước. Hiện nay Cd là một kim loại rất quan trọng trong nhiều ứng dụng

khác nhau, đặc biệt Cd được sử dụng chủ yếu trong mạ điện, vì nó có đặc tính

không ăn mòn. Ngoài ra Cd còn được sử dụng làm chất màu cho công nghệ

sơn và công nghệ chất dẻo và là catot cho các nguồn pin niken-cadimi; sản

phẩm phụ của công nghệ luyện chì và kẽm.

Hợp chất

Cadimi oxit (CdO)

CdO có màu vàng đến nâu hay đen tùy thuộc vào quá trình chế hóa

nhiệt, nóng chảy ở 1813 0 C, có thể thăng hoa, không bị phân hủy khi đun

nóng, hơi CdO rất độc. CdO không tan trong nước chỉ tan trong axit và kiềm

6


nóng chảy:

CdO + 2KOH (nóng chảy) K 2 CdO 2 + H 2 O

CdO có thể điều chế bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc

phân hủy hiđroxit hay các muối cacbonat, nitrat.

Cadimi hiđroxit (Cd(OH) 2 )

Cd(OH) 2 là kết tủa nhầy, có màu trắng, khi đun nóng dễ mất nước biến

thành oxit. Cd(OH) 2 không thể hiện rõ tính lưỡng tính, tan trong dung dịch

axit, không tan trong dung dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy.

Muối của cadimi

Muối của Cd(II) đều không màu, các muối sunfat và nitrat của Cd đều

tan chỉ có muối sunfua, cacbonat của chúng ít tan trong nước. Các muối

clorua bị hiđrat hóa tạo nên các axit tương đối mạnh.

Ngoài ra, còn có nhiều phức chất của cadimi, Cd có khả năng tạo phức

mạnh với nhiều thuốc thử hữu cơ và vô cơ. Các phức của Cd(II) với halogen,

SCN - , CN - , NH 3 … đều là các phức tan. Các phức của Cd(II) tạo ra với thuốc

thử hữu cơ có màu đặc trưng, như phức với dithizon tạo ra cadimi-dithizonat

có màu đỏ tím. Các dihalogenua của Cd là chất ở dạng tinh thể màu trắng, có

nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

1.1.2.3 Vai trò sinh học của chì và các nguồn gây ô nhiễm chì [9], [15]

Cũng như các kim loại nặng khác thì cadimi xâm nhập vào hệ sinh thái

đất, nước, không khí từ nhiều nguồn khác nhau: khói bụi, nước thải của các xí

nghiệp sản xuất, nước thải công nghiệp,…

Cadimi xâm nhập vào cơ thể người bằng nhiều con đường khác nhau

như tiếp xúc với bụi cadimi, ăn uống các nguồn có sự nhiễm cadimi. Tùy theo

mức độ mà có thể mắc bệnh ung thư phổi, rối loạn thận, ảnh hưởng đến nội

tiết, máu và tim mạch. Nếu ăn phải một lượng đáng kể cadimi sẽ ngộ độc, có

thể dẫn đến tử vong. Mặc khác, cadimi còn là chất gây ung thư qua đường hô

hấp. Cadimi trong cơ thể khiến cho việc cố định canxi trở nên khó khăn dẫn

đến những tổn thương về xương gây đau đớn vùng xương chậu và hai chân.

7


Ngoài ra tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm

người thường xuyên tiếp xúc với cadimi.

Phần lớn cadimi thâm nhập vào cơ thể được đào thải ra ngoài, còn giữ lại

ở thận khoảng 1% do cadimi liên kết với protein tạo thành metallotion có ở

thận. Phần còn lại được giữ ở trong cơ thể và dần dần được tích tụ theo thời

gian. Khi lượng Cd 2+ được tích tụ đủ lớn, nó có thể thế chỗ Zn 2+ trong các

enzim quan trọng và gây rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh rối loạn chức

năng thận, gây thiếu máu, tăng huyết áp, phá hủy tủy xương gây ung thư….

Cadimi có thể can thiệp vào quá trình sinh học có chứa magie và canxi.

1.2 Giới thiệu về nguồn nước biển Thuận An

Bãi biển Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế là bãi biển cách thành

phố Huế 15 km về phía đông. Đây là một nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh này.

Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Bãi biển Thuận

An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi sông Hương đổ vào phá Tam

Giang rồi thông ra biển. Vì là nút giao thông nối liền vùng lưu vực sông

Hương, cửa Thuận An đóng vai trò trọng yếu đối với cố đô Huế về mặt chiến

lược, thương mại, cũng như kinh tế, du lịch.

1.3 Các phương pháp phân tích định lượng chì và cadimi[3],[4], [7], [8],

[9], [10]

1.3.1 Phương pháp phân tích quang phổ [3], [8], [9], [10]

1.3.1.1 Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử AES [3], [10]

- Nguyên tắc: Mẫu phân tích được chuyển thành hơi nguyên tử hay ion

tự do trong môi trường kích thích bằng cách dùng nguồn năng lượng phù hợp.

Thu, phân li, và ghi toàn bộ phổ phát xạ của nguyên tố cần phân tích nhờ máy

quang phổ. Đánh giá phổ đã ghi về mặt định tính và định lượng theo những

yêu cầu đặt ra.

- Đối tượng của phương pháp: Xác định hàm lượng các kim loại trong các

đối tượng mẫu khác nhau như địa chất, hóa học, nông nghiệp, thực phẩm, y

dược,… thuộc các loại mẫu rắn, mẫu dung dịch, mẫu bột, mẫu quặng, mẫu khí.

- Ưu điểm: Có độ nhạy rất cao và độ chính xác cao ( sai số dưới 10%).

8


Phân tích đồng thời nhiều nguyên tố trong một mẫu mà không cần tách riêng,

tiêu tốn ít mẫu, có thể kiểm tra được độ đồng nhất về thành phần của vật mẫu

ở những vị trí khác nhau. Kết quả phổ thu được ghi trên phim ảnh có thể lưu

trữ, khi cần thiết có thể đánh giá hay xem xét lại mà không cần phải có mẫu

phân tích.

1.3.1.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) [8], [9], [10]

Bằng cách chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do của nguyên tố cần phân

tích một chùm tia sáng đơn sắc có năng lượng phù hợp, có độ dài sóng trùng

với các vạch phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tố đó, chúng sẽ hấp thụ các

tia sáng và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. Dựa vào tín hiệu phổ này ta sẽ xác

định được hàm lượng nguyên tố cần phân tích. Sử dụng phép đo AAS, người

ta có thể phân tích được lượng vết của hầu hết các kim loại và cả những hợp

chất hữu cơ hay các anion không có phổ hấp thụ nguyên tử với độ nhạy, độ

chính xác và nhất là độ ổn định cao.

Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, phương pháp

phân tích AAS đã trở thành phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim

loại. Ở Việt Nam, tuy mới tiếp thu kỹ thuật phân tích phổ AAS, nhưng đã có

rất nhiêu công trình khoa học nghiên cứu và ứng dụng thành công phương

pháp này để xác định các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau.

1.3.1.3. Phương pháp hấp thụ phân tử UV-VIS [8], [9], [10]

Là phương pháp phân tích dựa trên việc đo phổ UV-VIS của những

chất có khả năng hấp thụ năng lượng chùm sáng để tạo ra phổ hấp thụ phân tử

và cả những chất không có phổ UV-VIS bằng cách cho tác dụng với một

thuốc thử thích hợp tạo ra hợp chất phức bền có khả năng hấp thụ tia bức xạ

và cho phổ UV-VIS nhạy.

Pb 2+ không có phổ hấp thụ phân tử UV-VIS, do đó ta chuyển nó về

dạng chì-dithizonat Pb (C 13 H 12 N 4 S) 2 khi cho tác dụng với dithizon

(diphenyldithiocacbazon C 13 H 12 N 4 S hay H 2 Dz ) trong môi trường pH=5,6.

Phức này được chiết vào dung môi hữu cơ CCl 4 (hoặc CHCl 3 ) và đem đo mật

9


độ quang tại bước sóng = 510 nm, biết mật độ quang ta có thể xác định nồng

độ của Pb với giới hạn phát hiện là 0,05 ppm.

1.3.2 Phương pháp phân tích điện hóa[4], [7],[8], [9]

1.3.2.1 Phương pháp cực phổ[4], [8], [9]

Nguyên tắc: Phương pháp cực phổ dựa trên việc nghiên cứu và sử dụng

các đường dòng thế được ghi trong các điều kiện đặc biệt.Trong đó các chất

điện phân có nồng độ khá nhỏ từ 10 -3 đến 10 -6 , còn chất điện ly trơ có nồng độ

lớn, gấp hơn 100 lần. Do đó, chất điện phân chỉ vận chuyển đến điện cực

bằng con đường khuếch tán.

Điện cực làm việc ( còn gọi là điện cực chỉ thị) là điện cực phân cực có

bề mặt rất nhỏ, khoảng vài mm 2 . Trong cực phổ cổ điển người ta dùng điện

cực chỉ thị là điện cực giọt thủy ngân. Điện cực so sánh là điện cực không

phân cực. Đầu tiên người ta dùng điện cực đáy thủy ngân có diện tích bề mặt

tương đối lớn, sau đó thay bằng điện cực calomen hay điện cực Ag/AgCl. Đặt

vào điện cực làm việc điện thế một chiều biến thiên liên tục nhưng tương đối

châm để có thể coi không đổi trong quá trình đo dòng I. Cực phổ hiện đại bao

gồm cực phổ sóng vuông và cực phổ xung vi phân đã đạt tới độ nhạy là 10 -5

đến 5.10 -7 .

Ưu điểm của phương pháp: Trang thiết bị tương đối đơn giản, tốn ít hóa

chất mà có thể phân tích nhanh với độ nhạy và độ chính xác khá cao. Trong

nhiều trường hợp có thể xác định hỗn hợp các chất vô cơ và hữu cơ mà không

cần tách chiết chúng ra. Do đó phương pháp này phù hợp để phân tích hàm

lượng các chất trong mẫu sinh học.

Bằng phương pháp này, có thể xác định Pb một cách hiệu quả cả trong

nền axit và nền bazơ. Một trong những nền axit tốt nhất là Natri tartrate 0,4M

+ Natri hiđrua tartrate 0,1M (cho pH = 4,5) và một lượng nhỏ gelatin (0,01%),

nếu có mặt Bi 3+ thì nồng độ gelatin phải 0,005% với thế nửa sóng là E 1/2 = -

-

0,48V. Trong nền bazơ, ví dụ như NaOH 1M, Pb tồn tại ở dạng ion HPbO 2

cũng bị khử rất dễ dàng với E 1/2 = - 0,755V.

10


1.3.2.2 Phương pháp Von - Ampe hòa tan [7], [8], [9]

- Phương pháp này có thể xác định được gần 30 kim loại trong khoảng

nồng độ 10 -6 đến 10 -9 M với độ chính xác khá cao có thể định lượng đồng thời

3 - 4 ion kim loại cùng có trong một dung dịch.

- Phương pháp này được thực hiện qua 2 giai đoạn:

+ Điện phân làm giàu chất cần phân tích lên bề mặt điện cực thế không

đổi, đo dưới dạng một kết tủa (kim loại, hợp chất khó tan).

+ Hòa tan kết tủa đã được làm giàu và ghi đo đường hòa tan. Nồng độ

của chất tương ứng với chiều cao của pic hòa tan.

- Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp có độ nhạy và độ chính xác

cao, kĩ thuật phân tích và trang thiết bị không quá phức tạp, kết quả ổn định.

Chính vì vậy mà phạm vi ứng dụng của phương pháp này rất rộng như phân

tích môi trường, xác định lượng vết kim loại trong nước biển và các loại nước

thiên nhiên. Ngoài ra phương pháp này còn sử dụng để phân tích kim loại

trong các mẫu lâm sàng ( máu, tóc, nước tiểu…) và trong các mẫu thực phẩm

( sữa, rau quả, gạo, thịt,…)

1.3.3 Các phương pháp khác[4], [7]

Ngoài các phương pháp trên, người ta còn sử dụng các phương pháp

khác để xác định hàm lượng chì và cadimi như: phương pháp quang phổ

huỳnh quang nguyên tử ( AFS), phổ khối plasma ( ICP-MS), kích hoạt nơtron

( NAA), quang phổ phát xạ nguyên tử plasma ( ICP-AES), …Mặc dù trong

một số trường hợ, các phương pháp này có độ nhạy cao và giới hạn phát hiện

thấp nhưng do chi phí thiết bị và phân tích đắt tiền hoặc quy trình phân tích

phức tạp,… nên hiện nay các phương pháp này ít được phổ biến trong các

phòng thí nghiệm ở Việt Nam.

1.4 Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [8], [9], [11]

1.4.1 Nguyên tắc của phương pháp [8], [9]

Ở điều kiện bình thường, nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản nên không

thu cũng không phát năng lượng dưới dạng các bức xạ. Đó là trạng thái bền

11


vững và có năng lượng nhất của nguyên tử. Khi ta chiếu một chùm tia sáng có

những bước sóng ( tần số) xác định vào nguyên tử dạng đám hơi thì các

nguyên tử đó sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với

những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó.

Lúc này nguyên tử đã nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và

nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản.

Đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi. Quá trình đó được gọi

là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra

phổ nguyên tử của nguyên tố đó hay còn gọi là phổ hấp thụ nguyên tử.

Nguyên tử không hấp thụ tất cả các bức xạ mà nó có thể phát ra trong

quá trình phát xạ, chỉ hấp thụ các vạch phổ nhạy, các vạch phổ đặc trưng và

các vạch phổ cuối cùng của các nguyên tố.

Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử thì cần thực hiện các

công việc sau đây:

- Hóa hơi mẫu phân tích để đưa về trạng thái khí.

- Nguyên tử hóa đám hơi đó, tức là phân ly các nguyên tử để tạo ra đám

hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố cần phân tích ở trong mẫu có

khả năng hấp thụ hoặc bức xạ ánh sáng đơn sắc, được thực hiện bởi 2 kĩ thuật

là: kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa đèn khí và kĩ thuật nguyên tử

hóa mẫu không ngọn lửa. Đây là giai đoạn quan trọng nhất và ảnh hưởng

quyết định đến kết quả của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử.

- Chọn nguồn phát tia sáng có bước sóng phù hợp với nguyên tố cần

phân tích và chiếu vào đám hơi đó thì phổ hấp thụ nguyên tử sẽ xuất hiện.

- Thu toàn bộ chùm sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ, phân ly

chúng thành phổ và chọn vạch phổ cần đo của nguyên tố phân tích để hướng

vào khe đo và đo cường độ của nó.

- Thu và ghi kết quả đo của cường độ vạch phổ hấp thụ. Dựa vào độ hấp

thụ định lượng các nguyên tố theo phương trình (1) xác định được nồng độ

hay hàm lượng chất nghiên cứu.

12


A

λ =

b

a. C (1)

Trong đó:

a: Hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào điều kiện thực nghiệm.

b: Hằng số bản chất, phụ thuộc vào từng phổ vạch của từng nguyên tố.

C: Nồng độ của nguyên tố phân tích có trong dung dịch mẫu.

A: Cường độ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử.

Phương trình (1) được gọi là phương trình cơ sở của phép định lượng các

nguyên tố theo phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử của nó. Đường biểu diễn

của phương trình ( hình 1) gồm 2 đoạn, một đoạn thẳng ( đoạn này b=1) và

một đoạn cong (b < 1).

13

C( µ g / ml)

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ A và nồng độ C x

AB: vùng tuyến tính (b=1), BC: vùng không tuyến tính (b<1)

Đây là 5 bước để tiến hành phép đo phổ hấp thụ nguyên tử.

Để thực hiện tốt các bước trên thì hệ thống máy đo phải hoàn thiện với các bộ

phận chính sau:

- Nguồn phát tia bức xạ cộng hưởng của nguyên tố cần phân tích, để

chiếu vào môi trường hấp thụ chứa các nguyên tử tự do của nguyên tố:

thường là đèn cathod rỗng HCL (Hollow Cathode Lamp) hoặc đèn phóng

điện không cực EDL (Electronic Discharge Lamp) hay nguồn phát bức xạ liên

tục đã được biến điệu.


- Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích, có hai loại kỹ thuật nguyên tử

hóa mẫu:

• Kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa, sử dụng khí C 2 H 2 và không

khí nén hoặc oxit nitơ (N 2 O), gọi là Flame AAS.

• Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa, sử dụng lò điện, gọi là

ETA-AAS (Electro -Thermal-Atomization AAS)

- Bộ đơn sắc có nhiệm vụ thu nhận, phân ly và chọn tia sáng cần đo

hướng vào nhân quang điện để phát tín hiệu hấp thụ nguyên tử của vạch phổ.

- Hệ thống chỉ thị tín hiệu hấp thụ của vạch phổ. Hệ thống này có thể là

điện kế chỉ năng lượng hấp thụ của vạch phổ, máy tự ghi pic của vạch phổ,...

- Với các máy hiện đại còn có thêm phần mềm điều khiển quá trình đo,

xử lí kết quả đo, vẽ đồ thị,…

3

1

I 0

I 1

2

4

5

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử

1- Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc

2- Hệ thống nguyên tử hóa mẫu

3- Hệ thống phân li quang học và ghi nhận tín hiệu

4- Bộ phận khuếch đại và chỉ thị kết quả đo

5- Máy tính điều khiển

14


Hình 1.5. Máy quang phổ hấp thụ AAS

Hình 1.6. Bộ phận lấy mẫu

15


Hình 1.7. Bộ phận tro hóa mẫu

Máy AAS có thể phân tích các chỉ tiêu trong mẫu có nồng độ từ ppb -

ppm. Mẫu phải được vô cơ hóa thành dung dịch rồi phun vào hệ thống

nguyên tử hóa mẫu của máy AAS. Khi cần phân tích nguyên tố nào thì ta gắn

đèn cathode lõm của nguyên tố đó. Một dãy dung dịch chuẩn của nguyên tố

cần đo đã biết chính xác nồng độ được đo song song. Từ các số liệu đo được

ta sẽ tính được nồng độ của nguyên tố cần đo có trong dung dịch mẫu đem

phân tích.

Ưu điểm của máy AAS :

- Độ chính xác của máy AAS cao: RSD < 2%

- Độ lặp lại rất tốt: RSD < 1%

- Độ nhạy: rất nhạy, đo dược hàm lượng tới ppb (microgam/ kg)

- Chi phí đầu tư thấp so với máy ICP-OES

- Phân tích được rất nhiều nguyên tố và thời gian phân tích nhanh

16


1.4.2 Kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu [8], [9], [11]

Nguyên tử hóa mẫu phân tích là một công việc hết sức quan trọng của

phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, bởi vì chỉ có các nguyên tử tự do ở trạng thái

hơi thì mới cho phổ hấp thụ nguyên tử. Mục đích của quá trình này chính là

tạo đám hơi nguyên tử tự do từ mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định để

phép đo đạt kết quả chính xác và có độ lặp lại cao. Đối với công việc này thì

người ta có hai kĩ thuật. Thứ nhất là kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu trong ngọn

lửa đèn khí. Đây là kĩ thuật ra đời đầu tiên nhưng độ nhạy không cao, nằm

trong vùng 0,05 -1 ppm. Tiếp sau nữa là kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn

lửa. Kĩ thuật này có độ nhạy rất cao và hiện nay được dùng phổ biến.

1.4.2.1 Nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa [8], [9], [11]

Đối với kĩ thuật này thì người ta dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn

khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích. Vì thế mà mọi quá trình xảy

ra phụ thuộc vào đặc trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí mà đặc biệt là

nhiệt độ ngọn lửa là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hóa mẫu phân tích.

Ngọn đèn khí muốn dùng phải thỏa mãn yêu cầu sau:

Ngọn lửa khí phải bao quát và cấp nhiệt đề được mẫu phân tích.

Năng lượng ( nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn, có thể điều

chỉnh được tùy theo từng mục đích phân tích mỗi nguyên tố và ổn định theo

thời gian, có thể lặp lại được trong các lần phân tích khác nhau đảm bảo phép

phân tích đạt kết quả đúng đắn.

Ngọn lửa phải thuần khiết tức là không có vạch phổ phụ hay tạo

phổ nền quá lớn ảnh hưởng đến phép đo.

Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn làm tăng độ nhạy phép đo…

Tiêu tốn ít mẫu phân tích

Khi tiến hành nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa, ta chuẩn bị mẫu ở

trạng thái dung dịch rồi dẫn dung dịch vào ngọn lửa đèn khí để nguyên tử hóa

mẫu. Quá trình nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa bao gồm 2 giai đoạn:

17


Thứ nhất, phun dung dịch mẫu thành các hạt sương mù nhỏ cùng

với khí mang và khí cháy, là các sol khí (aerosol), gọi là quá trình aerosol hóa.

Tốc độ dẫn dung dịch, dẫn khí và kĩ thuật của quá trình này ảnh hưởng trực

tiếp đến kết quả phân tích.

Thứ hai, dẫn hỗn hợp aerosol vào đèn đốt để nguyên tử hóa. Khí

mang là một trong hai khí để đốt, thường là không khí, oxi hay N 2 O. Tác

dụng nhiệt của ngọn lửa là làm bay hơi dung môi hòa tan mẫu và các chất hữu

cơ. Lúc này mẫu còn lại là các hạt rắn rất nhỏ trong ngọn lửa. Sau đó là quá

trình hóa hơi và nguyên tử hóa các hạt mẫu khô đó. Quá trình này xảy ra theo

2 cơ chế chính:

Nếu năng lượng (nhiệt độ) hóa hơi (E hh ) của các hợp phần có trong mẫu

nhỏ hơn năng lượng nguyên tử hóa (E n ) của nó thì xảy ra theo cơ chế 1.

Cơ chế 1: Me x R y (l) Me x R y (k) xMe (k) + yR (k)

Me (k) + hv phổ nguyên tử

Cơ chế này xảy ra đối với muối của halogen (trừ F), muối axetat, một số muối

nitrat, một số muối sunphat của kim loại. Cơ chế này cho phép đo phổ hấp thụ

nguyên tử có độ nhạy cao và ổn định.

Ngược lại nếu E hh > E n thì sẽ xảy ra theo cơ chế 2

Cơ chế 2: Me x R y (l) xMe (r) + yR (k) xMe (k)

Me (k) +hv phổ nguyên tử.

Cơ chế này xảy ra đối với các hợp chất muối của kim loại với sunphat,

photphat, silicat. Cơ chế này không ổn định nên phép đo phổ hấp thụ nguyên

tử kém ổn định. Vì thế người ta thường thêm vào mẫu các muối halogen hay

axetat của kim loại kiềm làm nền để hướng các quá trình xảy ra theo cơ chế 1

ưu việt và có lợi hơn.

1.4.2.2 Nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa[8], [9], [11]

Tuy ra đời sau kĩ thuật nguyên tử hóa trong ngọn lửa nhưng kĩ thuật này

được phát triển rất nhanh và hiện nay được ứng dụng rất phổ biến vì nó cho

phép đo phổ nguyên tử có độ nhạy rất cao mức ng - ppb, có khi gấp hàng trăm

18


đến hàng nghìn lần phép đo trong ngọn lửa. Do đó khi phân tích định lượng

vết các kim loại trong nhiều trường hợp không cần thiết phải làm giàu các

nguyên tố cần phân tích. Đặc biệt là khi xác định các nguyên tố vi lượng trong

các loại mẫu của y học, sinh học, dược phẩm, thực phẩm, nước giải khát…

Mặc dù độ nhạy cao nhưng trong một số trường hợp độ ổn định của phép

đo này kém hơn phép đo trong ngọn lửa do ảnh hưởng của phổ nền. Để khắc

phục vấn đề này, người ta lắp thêm hệ thống bổ chính nền vào máy đo phổ

hấp thụ nguyên tử.

Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu thì cần

lượng mẫu tương đối nhỏ từ 20 - 50 µL.

Về nguyên tắc, đây là quá trình nguyên tử hóa tức khắc trong thời gian

rất ngắn nhờ năng lượng của dòng điện công suất lớn là từ 200 - 500 A và

trong môi trường khí trơ. Quá trình này xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau:

sấy khô, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là

làm sạch cuvet. Trong đó, hai giai đoạn đầu là chuẩn bị cho giai đoạn nguyên

tử hóa để đạt kết quả tốt. Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố chính quyết

định mọi sự diễn biến của quá trình nguyên tử hóa mẫu.

- Sấy khô mẫu: Để thực hiện quá trình sấy tốt, đối với mỗi một loại mẫu

cần phải tiến hành nghiên cứu, phát hiện và chọn nhiệt độ, thời gian sấy cho

phù hợp. Nhiệt độ và thời gian sấy khô của mỗi loại mẫu phụ thuộc vào bản

chất của các chất ở trong mẫu và dung môi hòa tan nó. Thực nghiệm cho thấy

đa số các mẫu vô cơ trong dung môi nước được sấy khô nằm trong khoảng từ

100 - 150 0 C trong thời gian từ 25 - 40 giây.

- Tro hóa luyện mẫu: đây là giai đoạn thứ hai của quá trình nguyên tử

hóa mẫu. Mục đích là tro hóa (đốt cháy) các hợp chất hữu cơ và mùn có trong

mẫu sau khi đã sấy khô, đồng thời nung luyện ở một nhiệt độ thuận lợi cho

giai đoạn nguyên tử hóa tiếp theo đạt hiệu suất cao và ổn định, tro hóa mẫu từ

từ và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì phép đo luôn luôn cho kết quả

ổn định, và mỗi nguyên tố đều có một nhiệt độ tro hóa luyện mẫu giới hạn

19


trong phép đo ETA - AAS.

- Nguyên tử hóa: đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên tử hóa

mẫu, nhưng lại quyết định cường độ của vạch phổ nhưng nó lại bị ảnh hưởng

bởi hai giai đoạn trên. Giai đoạn này thực hiện trong thời gian rất ngắn, thông

thường là từ 3 đến 6 giây, rất ít khi đến 8 - 10 giây. Tuy nhiên tốc độ tăng

nhiệt độ lại là rất lớn để đạt đến nhiệt độ nguyên tử hóa và thực hiện phép đo

cường độ vạch phổ. Tốc độ tăng nhiệt độ thường là từ 1800 - 2500 0 C / giây,

thông thường người ta sử dụng tốc độ tối đa nguyên tử hóa của một nguyên tố

rất khác nhau. Đồng thời mỗi nguyên tố cũng có một nhiệt độ nguyên tử giới

hạn. Nhiệt độ này phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và cũng phụ

thuộc trong mức độ nhất định vào trạng thái và thành phần của mẫu mà nó tồn

tại, nhất là chất nền của mẫu nguyên tử hóa và cường độ vạch phổ của các

nguyên tố.

Nhiệt độ sấy, tro hóa mẫu và nguyên tử hóa của mỗi nguyên tố rất khác nhau.

Mỗi nguyên tố cần một nhiệt độ sấy, tro hóa và nguyên tử hóa giới hạn của nó.

1.4.3 Ảnh hưởng và các biện pháp khắc phục trong phép đo quang phổ

hấp thụ nguyên tử[8], [9], [11]

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích trong phép đo phổ hấp thu

nguyên tử rất đa dạng và phức tạp, có khi xuất hiện và cũng có khi không xuất

hiện, có ảnh hưởng hay không là tùy thuộc vào thành phần của mẫu phân tích

và matrix của nó. Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia thành 6 nhóm:

Nhóm 1: Các thông số của hệ máy đo phổ. Các thông số này cần khảo

sát và chọn cho từng trường hợp cụ thể. Thực hiện công việc này chính là quá

trình tối ưu hóa các thông số của máy đo cho một đối tượng phân tích.

Nhóm 2: Các điều kiện nguyên tử hóa mẫu. Các yếu tố này thể hiện rất

khác nhau tùy thuộc vào kĩ thuật được chọn để thực hiện quá trình nguyên tử

hóa mẫu.

Nhóm 3: Kĩ thuật và phương pháp được chọn để xử lí mẫu. Trong công

việc này nếu làm không cẩn thận sẽ có thể làm mất hay làm nhiễm bẩn thêm

20


nguyên tố phân tích vào mẫu. Do đó kết quả phân tích thu được không đúng

với thực tế mẫu. Vì thế, với mỗi loại mẫu ta phải nghiên cứu và phải chọn một

quy trình xử lí phù hợp nhất, để có được đúng thành phần mẫu và không làm

nhiễm bẩn mẫu.

Nhóm 4: Các ảnh hưởng về phổ

Nhóm 5: Các yếu tố vật lí

Nhóm 6: Các yếu tố hóa học

1.4.3.1 Các yếu tố về phổ [8], [9], [11]

- Sự hấp thụ nền: Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến

thì yếu tố này thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thì ảnh hưởng này ít

xuất hiện. Để loại trừ phổ nền ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ

hấp thụ nguyên tử hệ thống bổ chính. Trong hệ thống này người ta dùng đèn

W(W- habit lamp) cho vùng khả kiến.

- Sự chen lấn của vạch phổ: Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố

thứ ba ở trong mẫu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của

mẫu. Để loại trừ sự chen lấn của các vạch phổ của các nguyên tố khác cần

phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích phù hợp. Nếu bằng cách này

mà không loại trừ được ảnh hưởng này thì bắt buộc phải tách bỏ bớt nguyên

tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi mẫu phân tích trong một chừng mực nhất

định, để các vạch chen lấn không xuất hiện nữa.

- Sự hấp thụ của các hạt rắn: Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường

đi của chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được

gọi là sự hấp thụ giả. Để loại trừ sự hấp thụ này cần chọn đúng chiều cao của

đèn nguyên tử hoá mẫu và chọn thành phần hỗn hợp không khí cháy phù hợp.

1.4.3.2 Các yếu tố vật lí [8], [9], [11]

- Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu: Để loại trừ ảnh

hưởng này chúng ta có thể dùng các biện pháp sau: Đo và xác định theo

phương pháp thêm chuẩn, pha loãng mẫu bằng một dung môi hay một nền

phù hợp, thêm vào mẫu chuẩn một chất đệm có nồng độ đủ lớn, dùng bơm để

đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng ta mong muốn.

21


- Hiệu ứng lưu lại: Khi nguyên tử hoá mẫu để đo cường độ vạch phổ,

thì một lượng nhỏ của nguyên tố phân tích không bị nguyên tử hoá, chúng

được lưu lại trên bề mặt cuvet và cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử

hoá mẫu. Nhưng đến một lần nào đó thì nó lại bị nguyên tử hoá theo và do đó

tạo ra số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích tăng đột ngột không theo

nồng độ của nó trong mẫu. Cách khắc phục là: Làm sạch cuvet sau mỗi lần

nguyên tử hoá mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet.

- Sự ion hoá: Để loại trừ sự ion hoá của một nguyên tố phân tích có thể

sử dụng các biện pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hoá có nhiệt độ

thấp, mà trong điều kiện đó nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hoá,

thêm vào mẫu phân tích một chất đệm cho sự ion hoá. Đó là các muối

halogen của các kim loại kiềm có thế ion hoá thấp hơn thế ion hoá của nguyên

tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp.

- Sự kích thích phổ phát xạ: Yếu tố này xuất hiện thường làm giảm

nồng độ của các nguyên tử trung hoà có khả năng hấp thụ bức xạ trong môi

trường hấp thụ. Vì vậy, chọn nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu thấp phù hợp mà tại

nhiệt độ đó sự kích thích phổ phát xạ là không đáng kể hoặc không xảy ra đối

với nguyên tố phân tích, thêm vào mẫu các chất đệm để hạn chế sự phát xạ

của nguyên tố phân tích. Đó chính là các muối halogen của các kim loại kiềm,

có thể kích thích phổ phát xạ thấp hơn thế kích thích phổ phát xạ của nguyên

tố phân tích.

1.4.3.3 Các yếu tố hóa học [8], [9], [11]

- Nồng độ axit và loại axit trong dung dịch mẫu: Các axit càng khó bay

hơi thường làm giảm nhiều đến cường độ vạch phổ. Các axit dễ bay hơi gây

ảnh hưởng nhỏ. Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo phổ hấp thụ

nguyên tử người ta thường dùng môi trường là axit HCl hay HNO 3 1 hay 2%.

- Ảnh hưởng của các cation: Các cation có thể làm tăng, cũng có thể

làm giảm và cũng có thể không gây ảnh hưởng gì đến cường độ vạch phổ của

nguyên tố phân tích. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation nên chọn điều kiện

xử lý mẫu phù hợp để loại các nguyên tố ảnh hưởng ra khỏi dung dịch mẫu

22


phân tích, chọn các thông số của máy đo thích hợp và thêm vào mẫu phân tích

những chất phụ gia phù hợp.

- Ảnh hưởng của các anion: Nói chung các anion của các loại axit

dễ bay hơi thường làm giảm ít đến cường độ vạch phổ. Cần giữ cho nồng

độ của các anion trong mẫu phân tích và mẫu chuẩn là như nhau và ở một

giá trị nhất định không đổi. Mặt khác không nên chọn axit H 2 SO 4 làm môi

trường cuả mẫu cho phép đo AAS mà chỉ nên dùng axit HCl hay HNO 3

nồng độ dưới 2%.

- Thành phần nền của mẫu: Yếu tố ảnh hưởng này người ta quen gọi

là matrix effect. Nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện mà thường chỉ

thấy trong một số trường hợp nhất định. Thông thường đó là các mẫu có

chứa các nguyên tố nền ở dưới dạng các hợp chất bền nhiệt, khó bay hơi và

khó nguyên tử hoá.

- Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ: Sự có mặt của dung môi hữu cơ

thường làm tăng cường độ cuả vạch phổ hấp thụ nguyên tử của nhiều nguyên

tố lên nhiều lần. Đây là một phương pháp để tăng độ nhạy của phương pháp

phân tích này.

Kết luận: Phương pháp phân tích quang phổ với nhiều đặc tính ưu

việt như độ chọn lọc cao và độ chính xác cao, trong một số trường hợp không

cần làm giàu mẫu trước khi phân tích do đó sẽ ít tốn mẫu và hóa chất, đơn

giản trong vận hành, kết quả phân tích ổn định, sai số rất nhỏ, bằng sự ghép

nối với máy tính có thể tự động hóa quá trình đo và xử lí kết quả, hiện nay

người ta có thể xác định đến khoảng 60 – 70 nguyên tố kim loại với hàm

lượng cỡ ppm, khi kết hợp với kĩ thuật tạo hiđrua và kĩ thuật nguyên tử hóa

nhiệt điện, phương pháp này đạt độ nhạy tới cỡ 10 – 100 ppb.

Vì vậy phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những

phương pháp áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực phân tích. Nó ngày càng trở

thành công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, công

nghiệp hóa học, luyện kim, hóa dầu, y học, sinh học, công nghiệp dược phẩm,

nông nghiệp, an toàn thực phẩm và môi trường.

23


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu quy trình định lượng các kim loại nặng Pb và Cd trong

nước biển ven bờ ở vùng bãi tắm Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

- Áp dụng quy trình nghiên cứu để định lượng Pb và Cd trong một số

mẫu nước ở vùng bãi tắm Thuận An.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Kĩ thuật thực nghiệm

2.2.1.1. Địa điểm lấy mẫu và lý lịch mẫu

Chúng tôi tiến hành lấy 9 mẫu nước biển. Vị trí cụ thể được nêu ở bảng sau:

Bảng 2.1. Lý lịch mẫu

STT Ký hiệu

mẫu

Thông tin mẫu Thời gian lấy

mẫu

1 HTTD Tổ dân phố Hải Tiến - Tầng đáy Tháng 4/2017

2 HTTG Tổ dân phố Hải Tiến - Tầng giữa Tháng 4/2017

3 HTTM Tổ dân phố Hải Tiến - Tầng mặt Tháng 4/2017

4 AHTD Tổ dân phố An Hải - Tầng đáy Tháng 4/2017

5 AHTG Tổ dân phố An Hải - Tầng giữa Tháng 4/2017

6 AHTM Tổ dân phố An Hải - Tầng mặt Tháng 4/2017

7 MHTD Tổ dân phố Minh Hải - Tầng đáy Tháng 4/2017

8 MHTG Tổ dân phố Minh Hải - Tầng giữa Tháng 4/2017

9 MHTM Tổ dân phố Minh Hải - Tầng mặt Tháng 4/2017

2.2.1.2. Lấy mẫu và xử lí mẫu

Bình lấy mẫu là chai nhựa polyetilen có nút nhựa để chứa mẫu (loại

chai nước khoáng) dung tích 0,5 lít, tráng lại vài lần bằng chính mẫu đó

trước khi lấy mẫu.

Trong phân tích lượng vết giai đoạn xử lí mẫu là rất quan trọng đối với

cả quá trình phân tích. Do đó mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm

24


để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm lệch lạc kết quả. Các mẫu nước sau

khi lấy đầy vào chai, tiến hành thêm vào 0,5 lít mỗi mẫu 1mL axit HNO 3 65%

(Merck, Đức), đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát và ở nhiệt độ thường.

Lấy 500ml mẫu cần phân tích đã được axit hoá ở trên thêm vào đó 5ml axit

HNO 3 đặc, đun trên bếp điện cho đến khi dung dịch gần cạn, nếu có màu thì lại

thêm 5ml HNO 3 đặc và làm bay hơi lần nữa, động tác này lặp đi lặp lại cho đến

khi dung dịch không màu. Rồi làm bay hơi dung dịch đến cạn khô. Phần bã sau

khi để nguội hoà tan trong nước cất, đun nóng để hoà tan hết muối tan. Lọc qua

phễu lọc khô, giữ lấy đúng thể tích bằng 500ml để xác định Pb, Cd.

2.2.2 Phương pháp định lượng

Để xác định hàm lượng của một nguyên tố trong mẫu phân tích theo

phương pháp AAS chúng tôi thực hiện theo phương pháp đường chuẩn. Đây

là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và rất thích hợp vơi mục đích phân

tích hàng loạt mẫu của cùng một nguyên tố.

Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phương trình cơ bản của

phép đo A

b

= K. C ( K là hằng số thực nghiệm, nó luôn không đổi trong cùng

một điều kiện thực nghiệm), b là hằng số bản chất, khi b = 1 thì A tuyến tính

với C và một dãy dung dịch chuẩn ( ít nhất là bốn mẫu đầu) để dựng một

đường chuẩn, sau đó dựa vào đường chuẩn này để xác định được nồng độ của

nguyên tố cần phân tích khi đo được giá trị Ax rồi từ đó tính được hàm lượng

của nó trong mẫu phân tích.

Lấy một thể tích dung dịch xác định rồi pha loãng ( hoặc làm giàu nếu

cần thiết) theo các hệ số pha loãng phù hợp với Me như khi khảo sát sơ bộ

hàm lượng của chúng trong có trong mẫu thử, rồi tiến hành đo độ hấp thụ

quang của dung dịch đó.

Dựa vào giá trị độ hấp thụ A và đường chuẩn đã xây dựng chúng tôi xác

định được nồng độ của Pb và Cd trong các dung dịch mẫu đã qua xử lí.

2.2.3 Đánh giá độ tin cậy của phương pháp

Độ tin cậy của phương pháp được đánh giá qua độ nhạy, độ lặp lại, giới hạn

phát hiện ( LOD) và giới hạn định lượng ( LOQ), khoảng tuyến tính và độ đúng.

25


Độ lặp lại được đánh giá qua độ lệch chuẩn tương đối ( RSD %) : RSD

càng nhỏ thì độ lặp lại của phương pháp càng tốt. Trong nội bộ phòng thí

nghiệm, chấp nhận được là những RSD nhỏ hơn một nửa RSD H tính theo hàm

Horwitz:

RSD H

(%) = 2

(1−0.5log C )

Trong đó C là nồng độ chất phân tích được biểu diễn dưới dạng phân số.

Để xác định LOD của phương pháp, chúng tôi áp dụng quy tắc 3

Theo quy tắc này thì LOD được tính như sau:

y = y b + 3 hay y = y b + 3S b

Trong đó y là LOD hoặc tín hiệu ứng với LOD ( biết tín hiệu y sẽ tính

được LOD từ phương trình đường chuẩn hồi quy tuyến tính y = a + bC; LOD

= ( y – a)/b; yb là nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng; hoặc S b là độ lệch chuẩn

của nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng y b ; được xác định như sau: tiến hành thí

nghiệm để thiết lập phương trình đường chuẩn y = a + bC.

Từ đó xác định y b và S b bằng cách chấp nhận y b ( tín hiệu mẫu trắng) là

giá trị của y khi C =0, y = a ( đoạn cắt trên trục tung của đường chuẩn hồi quy

tuyến tính) và S b = S y ( độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn):

S

b

= S =

y

n

∑( y − Y ) 2

i i

i=

1

n − 2

Ở đây, y i là giá trị thực nghiệm của y và Y i là các giá trị tính từ phương

trình đường chuẩn của y. Sau đó, tính tín hiệu ứng với LOD: y = y b + 3S b = a

+ 3S y . Thay y vào phương trình đường chuẩn, biến đổi ta sẽ được công thức

tính LOD:

LOD =

3S

y

b

Ở đây, b là độ dốc của đường chuẩn hồi quy tuyến tính và b cũng là độ

nhạy của phương pháp: b = A/C.

26


Giới hạn định lượng (LOQ – Limit of Quantitation) là tín hiệu hay nồng

độ thấp nhất trên một đường chuẩn tin cậy và thường được chấp nhận:

10Sy

LOQ = ≈ 3.3LOD

b

Để kết quả phân tích đáng tin cậy, cần xác định những nồng độ ≥ LOQ.

Khoảng tuyến tính được xác định qua phương trình hồi quy biểu diễn

mối tương quan giữa A và nồng độ Me và hệ số tương quan (R).

Độ đúng của phương pháp xác định bằng cách phân tích mẫu thêm

chuẩn rồi tính độ thu hồi ( Rev).

Rev = ( lượng tìm thấy). 100% / ( lượng thêm vào + lượng có sẵn trong

mẫu).

Nếu |Rev - 100| ≤

thì phương pháp đạt độ đúng tốt.

Sử dụng phần mềm ... để tính toán thống kê, biểu diễn kết quả thí

nghiệm, thiết lập phương trình đường chuẩn và tính hệ số tương quan R.

2.2.4 Xử lí số liệu thực nghiệm

Kết quả đo AAS được thể hiện cụ thể sau khi đo thông qua phần mềm

kết nối giữa máy tính và máy AAS.

Áp dụng phần mềm Excel 2010 để xử lí và kiểm tra các sô liệu thực

nghiệm, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính và đánh giá tương quan.

Đánh giá hàm lượng các kim loại nặng bằng phương pháp thống kê.

Tính sai số

Các kết quả sau khi xử lí bằng phần mềm Excel 2010 trên máy vi tính và

biểu diễn dưới dạng:

X = X ± t S

α

X

Trong đó:

X là giá trị trung bình của các lần xác định

t α : chuẩn Student ứng với P = 0,95

S : sai số chuẩn của các giá trị trung bình được xác định bằng

X

27


biểu thức: S

X

=

S

n

Trong đó: S là độ lệch chuẩn

S =

N

( X − X

i )

i=

1

( n −1)

2

;

S

X

=

N

( X − X

i )

i=

1

n( n −1)

2

n: số lần thí nghiệm

2.3 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất

2.3.1 Thiết bị

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hiệu AA-7000 của hãng Shimazu

(Nhật Bản) cùng với hệ ghép nối thiết bị tự động bơm mẫu (ASC-7000).

- Máy AAS được điều khiển bởi máy tính (PC) thông qua phần mềm

WizAArd được lập trình rất thân thiện với người sử dụng.

- Đèn catot rỗng HCL, máy cất nước siêu sạch (Easypurell).

- Bếp điện.

2.3.2 Dụng cụ

- Các chai nhựa PE chứa mẫu

- Phễu lọc, giấy lọc và bình tia PE chưa nước cất hai lần.

- Bình định mức, pipet, micropipet, …

- Một số dụng cụ khác.

2.3.3 Hóa chất

- Chất chuẩn chì, cadimi ( hãng Merck của Đức) với nồng độ 1000 ppm

- Các loại axit HCl, HNO 3 nồng độ 65% của hãng Merck (Đức).

28


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Để quá trình phân tích đạt kết quả tốt, việc nghiên cứu để phát hiện và

chọn thông số đo phù hợp với mục đích phân tích định lượng các nguyên tố vi

lượng trong mỗi đối tượng mẫu là một công việc hết sức cần thiết và quan

trọng trong phương pháp AAS. Nhằm mục đích đó, chúng tôi khảo sát tìm các

vạch phổ đặc trưng có độ nhạy của hai nguyên tố Cd và Pb, tiếp theo là xây

dựng đường chuẩn, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo và

đánh giá độ lặp lại, độ đúng của phương pháp.

Đánh giá quy trình qua các yếu tố sau:

1. Xác định khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩnxác định hàm lượng

Pb và Cd bằng phương pháp AAS.

2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo.

3. Đánh giá độ đúng và độ lặp lại của phép đo.

4. So sánh hàm lượng trung bình Cd và Pb trong một số mẫu nước ở bãi

tắm Thuận An.

3.1 Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích chì, cadimi theo phương

pháp AAS

3.1.1 Các thông số máy đo phổ hấp thụ nguyên tử chì và cadimi

Bảng 3.1 Các thông số tối ưu để xác định hàm lượng Pb

Điều kiện

Thông số

Vạch phổ (nm)

283,3 nm

Cường độ đèn (mA) 10

Độ rộng khe sáng (nm) 1

Kiểu đèn

BGC-D2

29


Bảng 3.2 Các thông số tối ưu để xác định hàm lượng Cd

Điều kiện

Thông số

Vạch phổ (nm)

228,8 nm

Cường độ đèn (mA) 8

Độ rộng khe sáng (nm) 1

Kiểu đèn

BGC-D2

3.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit

Trong phép đo AAS, mẫu đo ở dạng dung dịch trong môi trường axit.

Loại axit hay nồng độ axit cũng có thể ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ hấp

thụ của nguyên tố cần phân tích. Các loại axit càng khó bay hơi càng làm

giảm cường độ vạch phổ theo thứ tự HClO 4 < HCl < HNO 3 < H 2 SO 4 < H 3 PO 4 <

HF nên gây ảnh hưởng lớn và ngược lại các axit dễ bay hơi thì gây ảnh hưởng

nhỏ. Vì vậy mà trong quá trình xử lí mẫu người ta sử dụng dung dịch axit

HNO 3 và HCl làm môi trường cho mẫu, do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát

ảnh hưởng của loại và nồng độ axit đến cường độ vạch phổ hấp thụ của Cd,

Pb.

Việc khảo sát được tiến hành trong điều kiện với các mẫu chuẩn trong đó

nồng độ Cd và Pb là 1 ppm và 2 ppm, thay đổi nồng độ các axit từ 1% - 3%.

Tiến hành khảo sát dung dịch Cd 1ppm và Pb 2ppm trong các axit HCl và

HNO 3 với các nồng độ từ 1% - 3%. Kết quả như sau:

Bảng 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của axit HNO 3 và nồng độ axit tới phép đo Cd

Nồng độ axit

1 2 3

HNO 3 (C%)

Lần 1 0,3051 0,3052 0,3049

Lần 2 0,3059 0,3058 0,3042

Lần 3 0,3052 0,3053 0,3045

Trung bình 0,3054 0,3054 0,3045

%RSD 0,1427 0,1053 0,1153

30


Bảng 3.4Khảo sát ảnh hưởng của axit HClvà nồng độ axit tới phép đo Cd

Nồng độ axit

HCl(C%)

1 2 3

Lần 1 0,3019 0,2985 0,2943

Lần 2 0,3008 0,2997 0,2954

Lần 3 0,3008 0,2994 0,2958

Trung bình 0,3012 0,2992 0,2952

%RSD 0,2109 0,2087 0,2631

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát, ta thấy cường độ hấp thụ của Cd trong

axit HNO 3 lớn hơn cường độ hấp thụ của Cd trong axit HCl. Vì vậy, chúng tôi

chọn dung dịch HNO 3 để tiếp tục nghiên cứu.

Bảng 3.5 Khảo sát ảnh hưởng của axit HNO 3 và nồng độ axit tới phép đo Pb

Nồng độ axit

HNO 3 (C%)

1 2 3

Lần 1 0,0741 0,0766 0,0772

Lần 2 0,0739 0,0768 0,0781

Lần 3 0,0736 0,0763 0,0785

Trung bình 0,0739 0,0766 0,0779

%RSD 0,3405 0,3285 0,8547

31


Bảng 3.6 Khảo sát ảnh hưởng của axit HClvà nồng độ axit tới phép đo Pb

Nồng độ axit

HCl(C%)

1 2 3

Lần 1 0,0714 0,0715 0,0741

Lần 2 0,0709 0,0721 0,0739

Lần 3 0,0704 0,0723 0,0735

Trung bình 0,0709 0,072 0,0738

%RSD 0,7052 0,5782 0,414

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát, ta thấy cường độ hấp thụ của Pb trong

axit HNO 3 lớn hơn cường độ hấp thụ của Pb trong axit HCl. Vì vậy, chúng tôi

chọn dung dịch HNO 3 để tiếp tục nghiên cứu.

3.2 Đánh giá phương pháp

3.2.1 Khảo sát vùng nồng độ tuyến tính của Cd và Pb

Phương trình cơ sở phân tích định lượng của một nguyên tố trong phép

đo AAS là:

Trong đó:

b

A = K.C

λ

A λ

: cường độ vạch phổ hấp thụ

K: hằng số thực nghiệm

C: nồng độ của nguyên tố trong mẫu đo phổ

b: hằng số bản chất ( 0 < b ≤ 1)

Trong một khoảng nồng độ nhất định thì b = 1 và mối quan hệ giữa A và

C là tuyến tính A = f (C). Vì vậy muốn xác định hàm lượng Pb và Cd thì cần

xác định được vùng nồng độ tuyến tính của phép đo khi xây dựng đường

chuẩn.

32


Để khảo sát khoảng tuyến tính Pb và Cd, chúng tôi tiến hành pha mẫu Pb

và Cd chuẩn trong nền HNO 3 2% với nồng độ tăng dần. Sau đó, đo độ hấp thụ

trong các điều kiện đã chọn và thu được kết quả như ở bảng 3.5

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát khoảng nồng độ của Pb

Nồng độ

Abs- Pb

(ppb) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

2,0 0,0181 0,0182 0,0186 0,0183

5,0 0,0432 0,0431 0,0437 0,0433

10,0 0,0883 0,0881 0,0879 0,0881

15,0 0,1253 0,1255 0,1262 0,1256

20,0 0,1660 0,1650 0,1580 0,163

25,0 0,2091 0,2092 0,2096 0,2093

30,0 0,2328 0,2338 0,2318 0,2328

Từ bảng số liệu trên, ta vẽ được đồ thị như sau:

0.3

0.25

Abs

- Pb

0.2

0.15

0.1

độ hấp thụ quang (Pb)

0.05

0

0 10 20 30 40

Nồng độ (ppb)

Hình 3.1. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Pb

33


Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy trong vùng nồng độ Pb từ

2,0 đến 30,0 ppb có sự tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ A với nồng độ

chì ( R 2 = 0,9984)

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát khoảng nồng độ của Cd

Nồng độ

Abs- Cd

(ppb) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

0,2 0,0182 0,0183 0,0181 0,0182

0,5 0,0534 0,0531 0,0531 0,0532

1,0 0,1281 0,1282 0,1283 0,1282

1,5 0,1887 0,1887 0,1889 0,1888

2,0 0,2591 0,2592 0,2594 0,2592

2,5 0,3233 0,3234 0,3239 0,3245

3,0 0,3899 0,3894 0,3892 0,3895

3,5 0,4119 0,4115 0,4111 0,4145

Từ bảng số liệu trên, ta vẽ được đồ thị như sau:

0.5

0.45

0.4

0.35

Abs - Cd

0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0

0 1 2 3 4

độ hấp thụ quang (Cd)

Nồng độ (ppb)

Hình 3.2. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Cd

34


Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy trong vùng nồng độ Cd từ 0,2

đến 3,5 ppb có sự tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ A với nồng độ

cadimi (R 2 = 0,9984)

3.2.2 Xây dựng đường chuẩn của chì và cadimi

Từ các số liệu thực nghiệm trên ta có thể xây dựng đồ thị có dạng

A = a + bC biểu thị sự phụ thuộc của độ hấp thụ A vào nồng độ C theo

phương pháp đường chuẩn. Kết quả thu được như sau:

3.2.2.1 Đường chuẩn của chì

Đường chuẩn của chì được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 2 ppb đến 20 ppb.

Bảng 3.9. Kết quả đo độ hấp thụ quang nguyên tử Pb của dãy dung dịch chuẩn

Nồng độ (ppb)

Độ hấp thụ quang

2,0 0,0183

5,0 0,0433

10,0 0,0881

15,0 0,1256

20,0 0,163

0.18

0.16

0.14

y = 0.008x + 0.003

R² = 0.998

Abs

- Pb

0.12

0.1

0.08

0.06

Độ hấp thụ quang (Pb)

0.04

0.02

0

0 5 10 15 20 25

Nồng độ (ppb)

Hình 3.3. Đồ thị đường chuẩn của Pb

35


Phương trình đường chuẩn của chì:

A 1 = 0,0038 + 0,0081.C Pb

Trong đó: A 1 : cường độ hấp thụ của Pb

C Pb : nồng độ của chì (ppb)

3.2.2.2 Đường chuẩn của cadimi

Đường chuẩn của cadimi được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 0,2 ppb đến

2,0 ppb.

Bảng 3.10. Kết quả đo độ hấp thụ quang nguyên tử Cd của dãy dung dịch chuẩn

Nồng độ (ppb)

Độ hấp thụ quang

0,2 0,0182

0,5 0,0532

1,0 0,1282

1,5 0,1888

2,0 0,2592

0.3

0.25

y = 0,1344x - 0,0103

R² = 0,9990

Ab

s -

Cd

0.2

0.15

0.1

độ hấp thụ quang (Cd)

0.05

0

Nồng độ (ppb)

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Phương trình đường chuẩn của cadimi:

A 2 = -0,0103 + 0,1344.C Cd

Hình 3.4. Đồ thị đường chuẩn của Cd

36


Trong đó: A 2 : cường độ hấp thụ của Cd

C Cd : nồng độ của cadimi (ppb)

3.2.3 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của chì và cadimi

Áp dụng các công thức tính ở mục 2.2.4 và phương trình đường chuẩn ở

mục 3.1.2, tiến hành xác định giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng

(LOQ) của phép đo AAS.

Các giá trị a, b (độ nhạy), S y , LOD, LOQ, R được trình bày ở bảng 3.11

Bảng 3.11 Các giá trị a, b (độ nhạy), S y , LOD, LOQ, R của phương pháp AAS

Ion kim

loại

a b S y

LOD

(mg/l)

LOQ

(mg/l)

R

Pb (II) 0,0038 0,0081 0,003 1,1.10 -3 3,7,10 -3 0,9984

Cd (II) 0,0103 0,1344 0,004 0,09.10 -3 0,298.10 -3 0,9990

3.2.4 Đánh giá độ lặp lại của phương pháp

Để đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo, ta dựa vào đường chuẩn.

Pha 2 mẫu có nồng độ ở điểm đầu, điểm cuối của đường chuẩn, cho mỗi chất

ở hai mức nồng độ 0,2 ppb, 2 ppb đối với Cd và 2,0 ppb, 20 ppb đối với Pb.

Thực hiện phép đo trong 3 lần kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.7 và 3.8

+ Đối với Pb:

2

1 1

(1−0,5.log )

9

.2

10

RSD

20,40% 1,30%( RSD )

= = >

H

2 2

20

1 1

(1−0,5.log )

9

.2

10

RSD

14,40% 2,31%( RSD )

= = >

H

2 2

+ Đối với Cd:

37


0,2

1 1

(1−0,5.log )

9

.2

10

RSD

28,83% 2,75%( RSD )

= = >

H

2 2

2

1 1

(1−0,5.log )

9

.2

10

RSD = = 20,40% > 0,14%( RSD )

H

2 2

1

Trong nội bộ phòng thí nghiệm RSD ≤ RSD là chấp nhận được khi

TN Horwitz

2

phân tích lượng vết và siêu vết (cỡ ppm hoặc ppb)

RSD H

(%) = 2

(1−0.5log C )

Như vậy, phương pháp đạt độ lặp lại tốt khi phân tích Cd và Pb trong

nước biển ở vùng bãi tắm Thuận An

3.2.5 Đánh giá độ đúng của phương pháp

Để đánh giá độ đúng, chúng tôi tiến hành thêm chuẩn trên nền mẫu thử

(kí hiệu: T 1 đối với Pb và T 2 đối với Cd). Với mỗi mẫu, chúng tôi thêm vào

từng lượng nhất định Pb, Cd ở điểm đầu, điểm giữa và cuối đường chuẩn. Kết

quả được biểu diễn ở bảng sau:

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ đúng của phép đo Pb trên nền mẫu nước biển

ở vùng bãi tắm Thuận An

Mẫu

Hàm lượng

Pb trong

mẫu (ppb)

Lượng Pb

thêm vào

(ppb)

Lượng Pb

xác định

được sau khi

thêm chuẩn

Độ thu hồi

(%)

(ppb)

T 1 2,352 2,0 4,15 95,36

T 1 2,352 10,0 12,26 99,26

T 1 2,352 20,0 23,26 104,06

38


Bảng 3.13 Kết quả đánh giá độ đúng của phép đo Cd trên nền mẫu nước biển

ở vùng bãi tắm Thuận An

Lượng Cd

Mẫu

Hàm

lượngCd

trong mẫu

(ppb)

Lượng Cd

thêm vào

(ppb)

xác định

được sau khi

thêm chuẩn

(ppb)

Độ thu hồi

(%)

T 2 0,573 0,2 0,723 93,53

T 2 0,573 1,0 1,497 95,17

T 2 0,573 2,0 2,644 102,76

Kiểm tra độ đúng của phương pháp đo dựa vào giá trị RSD H . Độ thu hồi Rev

(%) chấp nhận được khi : |100 - Rev | ≤ RSD H

Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp đo Pb

C Rev (%) 1/2RSD H (%) Kiểm tra

Thêm chuẩn 2 ppb 95,36 20,39 Đạt

Thêm chuẩn 10 ppb 99,26 16,00 Đạt

Thêm chuẩn 20 ppb 104,06 14,41 Đạt

Bảng 3.15 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp đo Cd

C Rev (%) 1/2RSD H (%) Kiểm tra

Thêm chuẩn 0,2 ppb 93,53 28,83 Đạt

Thêm chuẩn 1,0 ppb 95,17 22,63 Đạt

Thêm chuẩn 2,0 ppb 102,76 20,39 Đạt

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy, phương pháp đạt độ đúng tốt

với độ thu hồi nằm trong khoảng từ 95,36% đến 104,06% đối với Pb và từ

93,53 đến 102,76% đối với Cd, đều thỏa mãn hàm Horwitz. Từ đây có thể

39


thấy phương pháp phân tích đã chọn hoàn toàn phù hợp để định lượng Cd và

Pb trong nước biển ở vùng bãi tắm Thuận An.

3.4 Áp dụng quy trình phân tích hàm lượng chì và cadimi trong các mẫu nước

3.4.1 Thông tin mẫu

Xem thêm ở mục 2.2.1.1

3.4.2 Hàm lượng chì và cadimi trong một số mẫu nước biển

Kí hiệu

mẫu

Bảng 3.16 Hàm lượng chính xác của chì trong một số mẫu nước biển

Hàm lượng Pb (mg/L) X ε X ± ε

Lần 1 Lần 2 Lần 3

HTTD - - - KPH - -

HTTG 2,62.10 -3 1,99.10 -3 1,93.10 -3 2,18.10 -3 0,22.10 -3 2,18.10 -3 ±0,22.10 -3

HTTM 2,41.10 -3 2,00.10 -3 2,43.10 -3 2,28.10 -3 0,14.10 -3 2,28.10 - 3+0,14.10 -3

AHTD 2,42.10 -3 2,08.10 -3 1,86.10 -3 2,12.10 -3 0,16.10 -3 2,12.10 -3 ±0,16.10 -3

AHTG 2,17.10 -3 2,90.10 -3 1,53.10 -3 2,20.10 -3 0,40.10 -3 2,20.10 -3 ±0,40.10 -3

AHTM 2,85.10 -3 3,21.10 -3 2,88.10 -3 2,98.10 -3 0,11.10 -3 2,98.10 -3 ±0,11.10 -3

MHTD 2,73.10 -3 2,90.10 -3 3,28.10 -3 2,97.10 -3 0,16.10 -3 2,97.10 -3 ±0,16.10 -3

MHTG 2,33.10 -3 2,96.10 -3 3,62.10 -3 2,97.10 -3 0,37.10 -3 2,97.10 -3 ±0,37.10 -3

MHTM - - - KPH - -

Kí hiệu

mẫu

Bảng 3.17 Hàm lượng chính xác của cadimi trong một số mẫu nước biển

Hàm lượng Cd (mg/L) X ε X + ε

Lần 1 Lần 2 Lần 3

HTTD 0,57.10 -3 0,48.10 -3 0,48.10 -3 0,51.10 -3 0,03.10 -3 0,51.10 -3 ±0,03.10 -3

HTTG 0,38.10 -3 0,27.10 -3 0,31.10 -3 0,32.10 -3 0,03.10 -3 0,32.10 -3 ±0,03.10 -3

HTTM - - - KPH - -

AHTD 0,51.10 -3 0,66.10 -3 0,54.10 -3 0,57.10 -3 0,05.10 -3 0,57.10 -3 ±0,05.10 -3

AHTG 0,52.10 -3 0,63.10 -3 0,62.10 -3 0,59.10 -3 0,04.10 -3 0,59.10 -3 ±0,04.10 -3

AHTM 0,74.10 -3 0,61.10 -3 0,69.10 -3 0,68.10 -3 0,04.10 -3 0,68.10 -3 ±0,04.10 -3

MHTD 0,31.10 -3 0,21.10 -3 0,26.10 -3 0,26.10 -3 0,03.10 -3 0,26.10 -3 ±0,03.10 -3

40


MHTG 0,45.10 -3 0,35.10 -3 0,34.10 -3 0,38.10 -3 0,04.10 -3 0,38.10 -3 ±0,04.10 -3

MHTM - - - KPH - -

Nhận xét:

Hàm lượng chì và cadimi tập trung nhiều nhất tại An Hải.

Trong 3 tầng của nước biển: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy thì tầng

mặt có hàm lượng chì và cadimi ít. Cụ thể là trên tầng mặt tại Minh Hải

không phát hiện chì và cadimi; trên tầng mặt Hải Tiến thì không phát hiện chì.

0.06

0.05

Nồng độ chì

0.04

0.03

0.02

Hàm lượng Pb đo được

Giới hạn Pb cho phép

0.01

0

0 2 4 6 8 10

Mẫu

Hình 3.5. Đồ thị hàm lượng Pb trong một số mẫu nước biển so với hàm lượng

0.006

Pb cho phép

0.005

Nồng độ cadimi

0.004

0.003

0.002

Hàm lượng Cd đo được

Giới hạn Cd cho phép

0.001

0

0 2 4 6 8 10

Mẫu

41


Hình 3.6. Đồ thị hàm lượng Cd trong một số mẫu nước biển so với hàm lượng

Cd cho phép

Nhận xét: Qua phân tích một số mẫu nước biển thuộc các tổ dân phố

ở vùng bãi tắm Thuận An, cho thấy hàm lượng chì và cadimi đều đạt theo tiêu

chuẩn ISO 15586:2003 với giới hạn chì là 0,05 mg/l và cadimi là 0,005 mg/l.

42


KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tích hàm lượng chì, cadimi trong

nước biển ven bờ ở vùng bãi tắm Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử”chúng tôi rút ra một số kết luận

và kiến nghị như sau:

1. Đã lựa chọn được phương pháp thíchhợp và xây dựng được quy trình

phân tích hàm lượng kim loại chì và cadimi trong các mẫu nước biển.

2. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

trong xác định hàm lượng chì và cadimi trong nước biển, cụ thể:

Khảo sát xác định khoảng tuyến tính của Cd và Pb

Xây dựng đường chuẩn của chì và cadimi

Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của chì và cadimi

Đánh giá độ lặp lại của phương pháp

Đánh giá độ đúng của phương pháp

Xây dựng được quy trình xử lí mẫu và quy trình phân tích mẫu

bằng phương pháp AAS

3. Đã ứng dụng thành công quy trình để phân tích hàm lượng chì và

cadimi trong 9 mẫu nước biển thuộc 3 tổ dân phố tại Thuận An ở các vị trí

nước khác nhau: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy.

Kiến nghị:Trong phạm vi tìm hiểu, thì chúng tôi chỉ nghiên cứu hàm

lượng 2 kim loại là Pb và Cd. Tuy nhiên trong nước biển vẫn còn một số kim

loại nặng như Cu, Mn, Fe, As,… mà đề tài chúng tôi chưa đề cập đến được.

Cũng như phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ thực hiện tại vùng nước

biển thuộc 3 tổ dân phố là Hải Tiến, An Hải và Minh Hải trên địa bàn biển

Thuận An - tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi mong rằng cần có những đề tài

nghiên cứu tiếp theo về hàm lượng các kim loại khác trong nước biển cũng

như nâng cao, mở rộng địa bàn nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho toàn xã hội.

43


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Kim Chi (2008), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội

2. Trần Thị Lệ Chi (2010), Phân tích dạng kim loại chì(Pb) vàcadimi

(Cd) trong đất và trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử,

Luận văn Thạc sĩ Hóa phân tích, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái

Nguyên.

3. Nguyễn Thị Hân (2010), Xác định hàm lượng cadimi và chì trong một

số loại rau xanh tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ

hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS), Luận văn Thạc sĩ Hóa phân tích,

Trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

4. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung

(2007), Hóa học phân tích - phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ,

NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội

5. Nguyễn Viết Khẩn (2007), Xác định chì trong một số loại rau và quả

ở xã Thủy Thanh - Hương Thủy- Thừa Thiên Huế bằng phương pháp quang

phổ hấp thụ nguyên tử, Luận văn Thạc sĩ hóa học, Trường Đại học Sư phạm -

Đại học Huế

6. Lê Thanh Long (2001), Phân tích đánh giá hàm lượng một số kim loại

nặng trong hàu ở khu vực Quán Hàu - Tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ

Hóa học, Trường ĐHSP - Đại Học Huế

7. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội

8. Nguyễn Đình Luyện, Ngô Văn Tứ (2010), Phương pháp phân tích Lý

Hóa, Trường Đại học Sư phạm Huế

9. Trương Thị Nga (2015), Xác định hàm lượng chì và cadimi trong một

số loại thực phẩm chức năng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên

tử”, Luận văn Thạc sĩ Hóa phân tích, Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Huế

44


10. Hoàng Nhâm (2005), Hóa học vô cơ, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội

11. Hồ Viết Quý (2000), Phân tích lý hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội

12. Phạm Nguyễn Anh Thi (2011), Phân tích và đánh giá chất lượng

nước hồ trong Kinh Thành Huế, Luận văn thạc sĩ Khoa học hóa học, Đại học

khoa học, Đại học Huế

13. Phạm Hùng Việt, Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội (1999), Hóa học

môi trường cơ sở, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, Hà

Nội

Trang web

14. Wikipedia- Chì

15. Wikipedia- Cadimi

.

45

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!