02.05.2021 Views

TỔNG HỢP NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ XANH METHYLEN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

https://app.box.com/s/d3vn3g3idy392iopvn5fy521uxewxs0u

https://app.box.com/s/d3vn3g3idy392iopvn5fy521uxewxs0u

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

X Ử L Ý X A N H M E T H Y L E N

T R O N G M Ô I T R Ư Ờ N G N Ư Ớ C

vectorstock.com/27117080

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

TỔNG HỢP NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ

ỨNG DỤNG XỬ LÝ XANH METHYLEN

TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THI ̣HỒ NG HÀ

TỔNG HỢP NANO ZnO PHA TẠP Ag

VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ

XANH METHYLEN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÓA HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ HỒNG HÀ

TỔNG HỢP NANO ZnO PHA TẠP Ag

VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ

XANH METHYLEN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO KH ÓA LU ẬN T ỐT NGH IỆP

HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. ĐINH VĂN TẠC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2019


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CB

e -

EDX

Eg

FWHM

h +

PAA

PEG

PVA

pzc

UV

VB

Vis

XRD

Λ

Vùng dẫn của chất bán dẫn

Điện tử vùng dẫn

Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X

Năng lượng vùng cấm

độ rộng nửa chiều cao vạch nhiễu xạ cực đại

Lỗ trống trong vùng hóa trị

Poli acrylic axit

Poli etylen glycol

Poli vinyl ancol

Điểm điện tích zero - Point of zero charge

Ánh sáng cực tím (λ = 200 – 400nm)

Vùng hóa trị của chất bán dẫn

Ánh sáng khả kiến (λ = 400 – 700nm)

Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X

Bước sóng ánh sáng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

1.1. Các chỉ số đặc trưng của vật liệu ZnO tại nhiệt độ phòng 4

1.2. Phân loại các quá trình oxi hóa nâng cao 14

2.1. Hóa chất sử dụng 16

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần dùng 16

2.3.

Sự phụ thuộc của mật độ quang A vào nồng độ xanh

methylen ở bước sóng 665 nm

18

3.1.

Giá trị kích thước tinh thể trung bình của các mẫu ZnO pha

tạp Ag

29

3.2. Thành phần các nguyên tố có trong vật liệu ZnO pha tạp Ag 30

3.3.

Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu ZnO và ZnO

pha tạp Ag

31

3.4.

Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu 2%Ag –ZnO tại

các giá trị pH khác nhau

32


3.5.

Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu 2%Ag–ZnO với

các khối lượng khác nhau

34

3.6.

Hiệu suất xử lý xanh methylen tương ứng với các cường độ

chiếu sáng

35

3.7.

Hiệu suất xử lý xanh methylen tương ứng với thời gian

chiếu sáng

37


Số hiệu

hình vẽ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên hình vẽ

Trang

1.1. Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lục phương kiểu wurtzite 5

1.2.

Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lập phương đơn giản kiểu

halit

5

1.3. Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lập phương kiểu sphalerit 5

1.4.

Cấu trúc đối xứng vùng năng lượng lý thuyết (a) và thực

nghiệm (b)

6

1.5. Cấu trúc phân tử của xanh methylen 11

2.1.

Sơ đồ tổng hợp nano ZnO và nano ZnO pha tạp Ag bằng

phương pháp đốt cháy gel

17

2.2. Thiết bị tổng hợp ZnO và ZnO pha tạp Ag 18

2.3.

2.4.

Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen ở λ= 665

nm

Thiết bị khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản

ứng phân hủy xanh methylen

19

21

2.5. Sơ đồ các bước chuyển dịch năng lượng. 24

3.1. Nano ZnO (a) và nano ZnO pha tạp Ag (b) 26

3.2.

Phổ XRD của các mẫu ZnO pha tạp Ag 1%; 2%; 3% và

ZnO không pha tạp Ag

27


3.3. Phổ XRD của mẫu ZnO không pha tạp Ag 27

3.4. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 1% 28

3.5. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 2% 28

3.6. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 3% 29

3.7. Phổ EDX của vật liệu xúc tác ZnO pha tạp Ag 30

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

3.12.

Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào phần

trăm Ag pha tạp trong ZnO

Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào pH

của dung dịch

Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào khối

lượng 2%Ag-ZnO

Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào

cường độ chiếu sáng

Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào thời

gian chiếu sáng

31

33

34

36

37


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN ............................................................................................................. 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ ZnO .......................................................................... 4

1.1.1. Tính chất vật lí của ZnO ...................................................................... 4

1.1.2. Cấu trúc tinh thể ZnO .......................................................................... 4

1.1.3. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnO .................................................... 6

1.1.4. Tính chất điện và quang của ZnO ....................................................... 7

1.1.5. Một số ứng dụng của ZnO ................................................................... 7

1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NANO OXIT KIM LOẠI ...... 8

1.2.1. Phương pháp sol-gel ............................................................................... 8

1.2.2. Phương pháp tổng hợp đốt cháy .......................................................... 9

1.3. TỔNG QUAN VỀ XANH METHYLEN ............................................. 11

1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẨM MÀU DỆT NHUỘM ..... 12

1.4.1. Phương pháp keo tụ ........................................................................... 12

1.4.2. Phương pháp sinh học ....................................................................... 13

1.4.3. Phương pháp lọc ................................................................................ 13

1.4.4. Phương pháp hấp phụ ........................................................................ 13

1.4.5. Phương pháp oxi hóa nâng cao ......................................................... 14

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 16

2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ................................................................. 16

2.1.1. Hoá chất ............................................................................................. 16

2.1.2. Thiết bị thí nghiệm ............................................................................ 16

2.2. TỔNG HỢP NANO ZnO VÀ ZnO PHA TẠP Ag BẰNG PHƯƠNG

PHÁP ĐỐT CHÁY GEL ................................................................................ 16

2.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU

NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ

YẾU TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY XANH METHYLEN ................. 18

2.3.1. Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen ................................ 18

2.3.2. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp............................................... 19


2.3.3. Ảnh hưởng của pH ............................................................................ 20

2.3.4. Ảnh hưởng của lượng xúc tác ........................................................... 20

2.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng ................................................ 20

2.3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng ................................................. 21

2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU ... 22

2.5.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD) ........................................... 22

2.5.2. Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) ...................... 23

2.5.3. Phương pháp đo phổ hấp thụ UV-Vis ............................................... 24

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 26

3.1. ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU XÚC TÁC ................................................. 26

3.1.1. Tổng hợp nano ZnO và ZnO pha tạp Ag ........................................... 26

3.1.2. Kết quả đo phổ XRD ......................................................................... 26

3.1.3. Kết quả đo phổ EDX ......................................................................... 30

3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN

QUÁ TRÌNH QUANG PHÂN HỦY XANH METHYLEN .......................... 31

3.2.1. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp............................................... 31

3.2.2. Ảnh hưởng của pH ............................................................................ 32

3.2.3. Ảnh hưởng của lượng xúc tác ........................................................... 33

3.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng ................................................ 35

3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng ...................................................... 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40


1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng xấu và ngày càng nghiêm trọng đến đời

sống của con người ở mức độ toàn cầu. Chất gây ô nhiễm môi trường chủ yếu được

sinh ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người. Trong số

các nguồn gây ra ô nhiễm, nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp được xem

là nguồn ô nhiễm đáng lưu ý nhất. Chất ô nhiễm môi trường có thể là các chất vô cơ

hoặc các chất hữu cơ. So với các hợp chất vô cơ thì nhìn chung các hợp chất hữu cơ

độc hại có trong nước thải khó xử lý hơn. Trong đó, các hợp chất hữu cơ như phenol,

rhodamine B, alizarin red S, xanh metylen, thuộc loại phổ biến trong nước thải công

nghiệp.Các hợp chất này có độc tính cao đối với con người và động vật, những hợp

chất này khó phân hủy trong tự nhiên, dễ hấp thụ qua da vào cơ thể phát huy độc tính

và phá hoại tế bào sống.Vì vậy, việc nghiên cứu xử lý và tách loại các hợp chất hữu

cơ độc hại trong môi trường nước là việc làm quan trọng và cấp thiết. Có nhiều

phương pháp để tách loại xử lý các chất hữu cơ độc hại trong nước, trong đó, phương

pháp dùng quang xúc tác bán dẫn được sử dụng rộng rãi vì có hiệu quả cao.

Gần đây, một số chất bán dẫn được sử dụng làm chất xúc tác quang như kẽm

oxit ZnO, titan đioxit TiO2, kẽm titanat Zn2TiO3....Trong số đó, TiO2 đã được nghiên

cứu nhiều. So với TiO2 , kẽm oxit ZnO có độ rộng vùng cấm cao (3,27eV) tương

đương với độ rộng vùng cấm của TiO2 (3,3eV) và cơ chế của phản ứng quang xúc tác

của nó giống như của TiO2 nhưng ZnO lại có phổ hấp thụ ánh sáng mặt trời rộng hơn

của TiO2. Do đó ZnO là chất xúc tác quang đầy hứa hẹn cho quá trình oxi hóa quang

xúc tác các hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời

Các nghiên cứu cho thấy, cách hiệu quả nhất để tăng hoạt tính quang xúc tác

của ZnO trong vùng khả kiến bằng cách làm giảm độ rộng vùng cấm của nó là làm

giảm kích thước của vật liệu hoặc biến tính ZnO bằng một số kim loại như Ag, Ce...

Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tổng hợp nano ZnO pha tạp

Ag và ứng dụng xử lý xanh methylen trong môi trường nước”.

1


2

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Nano ZnO pha tạp Ag

- Xanh methylen

3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp vật liệu nano ZnO pha tạp Ag với tỉ lệ nAg/nZnO lần lượt là 0%;

1%; 2% và 3% bằng phương pháp đốt cháy gel.

- Nghiên cứu các đặc trưng và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu để

xử lí xanh methylen

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tổng hợp nano ZnO pha tạp Ag và ứng dụng làm xúc tác quang xử lý xanh

methylen

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về thành phần hóa

học của xúc tác cần tổng hợp.

4.2. Nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp tổng hợp nano: phương pháp đốt cháy gel ở nhiệt độ thấp, dùng

axit citric làm chất nền phân tán.

- Nghiên cứu cấu trúc của nano ZnO và nano ZnO pha tạp Ag bằng nhiễu xạ tia

X, phổ tán sắc năng lượng EDX và phương pháp đo phổ UV-VIS.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý thuyết tổng quan.

- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong quá

trình thực nghiệm.

- Nghiên cứu quy trình tổng hợp mẫu xúc tác: nano ZnO pha tạp Ag và ứng

dụng làm xúc tác quang xử lý xanh methylen

- Nghiên cứu các ảnh hưởng của xúc tác và một số yếu tố khác đến hiệu suất

phân hủy xanh methylen


3

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Phần 1. Mở đầu

Phần 2. Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Phần 3. Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ ZnO

1.1.1. Tính chất vật lí của ZnO

Ở điều kiện thường, kẽm oxit có dạng bột trắng mịn, không mùi. Khi nung ở

nhiệt độ trên 300 0 C, nó chuyển sang màu vàng và sau khi làm lạnh thì trở lại màu

trắng. ZnO rất khó nóng chảy, có khả năng thăng hoa, không phân hủy khi đun nóng

và hơi rất độc.

Bảng 1.1. Các chỉ số đặc trưng của vật liệu ZnO tại nhiệt độ phòng

Khối lượng mol

Điểm nóng chảy

Điểm sôi

81,408g/mol

1950 0 C

2360 0 C

Độ hòa tan trong nước 0,16mg/10ml (30 0 C)

Độ rộng vùng cấm

Năng lượng liên kết exciton

3,2eV

60 meV

Chiết suất 2,0041

ΔH 0

ΔS 0

-348 kJ/mol

43,9 J·K −1 m

1.1.2. Cấu trúc tinh thể ZnO

Trong tự nhiên, ZnO tồn tại ở ba dạng cấu trúc đó là: tinh hệ lục phương kiểu

wurtzite, tinh hệ lập phương kiểu halit và tinh hệ lập phương kiểu sphalerit . Tinh hệ

lục phương kiểu wurtzite là cấu trúc bền, ổn định nhiệt nên là cấu trúc phổ biến nhất.

Với cấu trúc này, mỗi nguyên tử oxi liên kết với bốn nguyên tử kẽm và ngược lại.

Mỗi ô đơn vị của ZnO chứa hai nguyên tử oxi và hai nguyên tử kẽm. Liên kết chủ

yếu là liên kết ion. Cấu trúc lập phương đơn giản kiểu halit là cấu trúc giả bền của

ZnO, chỉ tồn tại dưới điều kiện áp suất cao. Lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh:


5

nếu áp suất chuyển pha được tính khi một nửa lượng vật chất đã hoàn thành quá trình

chuyển pha thì áp suất chuyển pha từ tinh hệ sáu phương kiểu wurzite sang tinh hệ

lập phương kiểu halit là khoảng 8,7 GPa. Khi áp suất giảm tới 2 GPa thì cấu trúc lập

phương kiểu halit lại biến đổi thành cấu trúc lục phương kiểu wurzite. Hằng số mạng

của cấu trúc lập phương kiểu halit khoảng 4,27 Å. Ở nhiệt độ cao, trong điều kiện

ZnO được kết tinh trên các chất nền có cấu trúc ô mạng cơ sở thuộc tính hệ lập

phương, ZnO sẽ kết tinh ở tinh thể lập phương kiểu sphalerit. Đây cũng là cấu trúc

không bền của ZnO .

Hình 1.1. Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lục phương kiểu wurtzite

Hình 1.2. Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lập phương đơn giản kiểu halit

Hình 1.3. Cấu trúc ô mạng cơ sở tinh hệ lập phương kiểu sphalerit


6

1.1.3. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnO

Tinh thể ZnO có cấu trúc vùng cấm thẳng, với độ rộng vùng cấm 3,2 eV ở

nhiệt độ phòng. Cấu hình đám mây điện tử của nguyên tử O là: 1s 2 2s 2 2p 4 và của Zn

là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 . Trạng thái 2s, 2p và mức suy biến bội ba trong trạng thái

3d của Zn tạo nên vùng hóa trị. Trạng thái 4s và suy biến bội hai của trạng thái 3d

trong Zn tạo nên vùng dẫn. Từ cấu hình điện tử và sự phân bố điện tử trong các quỹ

đạo, chúng ta thấy rằng Zn và Zn 2+ không có từ tính bởi vì các quỹ đạo đều được lấp

đầy điện tử, dẫn đến momen từ của các điện tử bằng không. Theo mô hình cấu trúc

năng lượng của ZnO được Birman đưa ra thì cấu trúc vùng dẫn có đối xứng r7 và

vùng hóa trị có cấu trúc suy biến bội ba ứng với ba giá trị khác nhau r9, r7 và r7. Hàm

sóng của lỗ trống trong các vùng con này có đối xứng cầu lần lượt là: r9 → r7 → r7.

Nhánh cao nhất trong vùng hóa trị có cấu trúc đối xứng r9, còn hai nhánh thấp hơn

có cấu trúc r7. Chuyển dời r9 → r7 là chuyển dời với sóng phân cực Ec, chuyển dời

r7 → r7 là chuyển dời với mọi phân cực . Thông qua việc khảo sát các kết quả thực

nghiệm về phổ hấp thụ và phổ phát xạ, Thomas đã đồng nhất ba vùng hấp thụ exciton

là ba vùng A, B, C lần lượt tương ứng với độ rộng khe năng lượng là 3,370 eV; 3,378

eV và 3,471 eV ở nhiệt độ T = 77 0 K, tương ứng với ba nhánh trong vùng hóa trị. Tuy

nhiên, theo kết quả thực nghiệm, người ta thấy có sự chuyển dời là: r7 → r9 → r7.

Điều này cho thấy sự tách quỹ đạo spin của bán dẫn ZnO ngược so với các bán dẫn

A II B VI khác.

a) b)

r7

r7

C B A

r9

C B A

r7

r7

r9

Hình 1.4. Cấu trúc đối xứng vùng năng lượng lý thuyết (a) và thực nghiệm (b)


7

1.1.4. Tính chất điện và quang của ZnO

Mạng tinh thể ZnO hoàn hảo được tạo thành do sự liên kết của cation Zn 2+ và

anion O 2- , không có sự xuất hiện của các hạt tải điện tự do. Tuy nhiên, trong thực tế

mạng tinh thể lại không hoàn hảo, nguyên nhân là do khuyết nút oxi. Vì thế ZnO là

một chất bán dẫn, nó hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn

điện ở nhiệt độ phòng. Theo ta có thể chế tạo màng ZnO với độ dẫn điện cao bằng

cách ủ nhiệt màng trong môi trường H2 để tạo nút khuyết oxi.

ZnO còn có hiệu ứng áp điện. Nguồn gốc của hiệu ứng này là do trong cấu

trúc tinh thể của ZnO có các nguyên tử kẽm liên kết với các nguyên tử oxi theo kiểu

tứ diện. Tâm của các điện tích dương và các điện tích âm có thể bị lệch đi do áp lực

bên ngoài dẫn đến méo mạng. Quá trình lệch này tạo ra các momen lưỡng cực định

xứ và như vậy trong toàn bộ tinh thể xuất hiện momen lưỡng cực ở cấp độ vĩ mô.

Trong các loại bán dẫn có liên kết tứ diện, ZnO có tensor áp điện cao nhất, điều này

có thể tạo ra các tương tác cơ - điện lớn.

Tính chất quang của ZnO thể hiện sự tương tác giữa sóng điện tử với vật liệu.

Khi chiếu ánh sáng lên bề mặt sẽ xảy ra sự chuyển dời điện tử lên các mức kích thích.

Sau một thời gian điện tử có xu hướng chuyển xuống mức năng lượng thấp hơn kèm

theo sự bức xạ sóng điện từ.

1.1.5. Một số ứng dụng của ZnO

ZnO là một thành phần quan trọng trong các loại kem, thuốc mỡ điều trị da

khô, các bệnh da nhiễm khuẩn, da bị kích ứng, điều trị các vết bỏng nông, không

rộng, bảo vệ da do nắng, điều trị cháy nắng…

Nano ZnO có nhiều hình dạng khác nhau như màng mỏng, sợi nano, dây nano,

thanh nano, ống nano hay tồn tại ở dạng lá, dạng lò xo, dạng đĩa, dạng cánh hoa…

Tùy vào từng ứng dụng mà người ta sẽ tổng hợp nano ZnO có với những dạng phù

hợp. Ví dụ nano ZnO sẽ được điều chế dạng transitor màng mỏng, ứng dụng sản xuất

màng ảnh hoặc pin mặt trời do màng mỏng ZnO có độ linh động điện tử cao, chế tạo

diot phát quang do ZnO có khả năng tránh tác dụng của điện từ trường và tia tử ngoại.

Việc điều chế dạng sợi nano ZnO sẽ được lựa chọn nếu dùng cho các hệ cảm biến khí


8

vì khi tồn tại ở dạng sợi sẽ giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa vật liệu ZnO với khí, làm

tăng đáng kể độ nhạy so với cảm biến dùng màng mỏng ZnO.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng của nano ZnO. Chen

và cộng sự [5] đã nghiên cứu khả năng quang xúc tác phân hủy metyl da cam của vật

liệu. El-Kemary và cộng sự sử dụng nano ZnO làm quang xúc tác phân hủy

ciprofloxacin trong nước. Hayata [9] lại tổng hợp nano ZnO trong phân hủy phenol

từ nước...

1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NANO OXIT KIM LOẠI

1.2.1. Phương pháp sol-gel

Phương pháp này dựa vào sự thủy phân và ngưng tụ ancolat kim loại hoặc

ancolat precursor định hướng cho các hạt oxit phân tán vào trong sol. Sau đó sol được

làm khô và ngưng tụ thành mạng không gian ba chiều gọi là gel. Gel là tập hợp gồm

pha rắn được bao bọc bởi dung môi [9]. Nếu dung môi là nước thì sol và gel tương

ứng được gọi là aquasol và alcogel. Chất lỏng được bao bọc trong gel có thể loại bỏ

bằng cách làm bay hơi hoặc chiết siêu tới hạn. Sản phẩm rắn thu được là xerogel và

aerogel tương ứng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ đồng nhất của sản phẩm là dung môi, nhiệt độ,

bản chất của precursor, pH, xúc tác, chất phụ gia. Dung môi có ảnh hưởng đến động

học quá trình, còn pH ảnh hưởng đến các quá trình thủy phân và ngưng tụ. Có bốn

bước quan trọng trong quá trình sol-gel: hình thành gel, làm già gel, khử dung môi

và xử lí bằng nhiệt để thu được sản phẩm.

Phương pháp sol-gel rất đa dạng tùy thuộc vào tiền chất tạo gel và có thể qui

về ba hướng sau: thủy phân các muối, thủy phân các ancolat và sol-gel tạo phức.

Trong ba hướng này, thủy phân các muối được nghiên cứu sớm nhất, phương pháp

thủy phân các ancolat đã được nghiên cứu khá đầy đủ còn phương pháp sol-gel tạo

phức hiện đang được nghiên cứu nhiều và đã được đưa vào thực tế sản xuất [9].

Phương pháp sol-gel có một số ưu điểm sau:

- Tạo ra sản phẩm có độ tinh khiết cao.

- Điều chỉnh được các tính chất vật lí như sự phân bố kích thước mao quản, số


9

lượng mao quản của sản phẩm.

- Tạo ra sự đồng nhất trong pha ở mức độ phân tử.

- Điều chế mẫu ở nhiệt độ thấp và bổ sung dễ dàng một số thành phần.

Việc tổng hợp oxit nano ZnO bằng phương pháp sol-gel đã thu hút được sự

quan tâm của nhiều tác giả. Braja Gopal Misha và cộng sự [9] đã sử dụng phương pháp

này để tổng hợp được oxit nano ZnO pha tạp Ce ở 500 0 C. Oxit thu được có dạng thanh,

kích cỡ đồng đều. Hayata và cộng sự [20] tổng hợp nano ZnO bằng phương pháp solgel

biến đổi và ứng dụng phân hủy phenol trong nước thải. Đi từ Zn(CH3COO)2.H2O,

Ce(NO3)3.6H2O các tác giả M. Yousefi và cộng sự cũng đã tổng hợp nano ZnO pha

tạp Ce dạng màng mỏng với kích thước trung bình của vật liệu giảm từ 28,6 nm đến

26,3 nm khi pha tạp từ 2%Ce đến 10%Ce. Tác giả M. Rezaei cũng sử dụng

Zn(CH3COO)2.2H2O, Ce(SO4)2.4H2O và NaOH đã thu được oxit ZnO pha tạp Ce có dạng

hình cầu.

1.2.2. Phương pháp tổng hợp đốt cháy

Trong những năm gần đây, phương pháp tổng hợp đốt cháy trở thành một

trong những kĩ thuật quan trọng trong điều chế và xử lí các vật liệu gốm mới,

composit, vật liệu nano và chất xúc tác. Phương pháp này được biết như là quá trình

tổng hợp tự lan truyền nhiệt độ cao phát sinh trong quá trình phản ứng. Tùy thuộc

vào trạng thái của các chất phản ứng, tổng hợp đốt cháy có thể chia thành: đốt cháy

trạng thái rắn, đốt cháy dung dịch, đốt cháy gel polime và đốt cháy pha khí.

Trong quá trình tổng hợp đốt cháy xảy ra phản ứng oxi hóa-khử, tỏa nhiệt

mạnh giữa hợp phần chứa kim loại và hợp phần không kim loại, phản ứng trao đổi

giữa các hợp chất hoạt tính hoặc phản ứng giữa hợp chất hay hỗn hợp oxi hóa khử…

Để ngăn ngừa sự tách pha cũng như tạo ra sự đồng nhất cao cho sản phẩm, người ta

thường sử dụng các tác nhân tạo gel. Một số polime hữu cơ được sử dụng làm tác

nhân tạo gel như PVA, PEG, PAA, một số cacbohidrat như monosaccarit, disaccarit,

hợp chất poli hydroxyl như sorbitol, manitol [12]. Ngoài ra, các polime còn đóng vai

trò là nhiên liệu cung cấp nhiệt cho quá trình đốt cháy gel, làm giảm nhiệt độ tổng

hợp mẫu. Trong phương pháp này, dung dịch tiền chất gồm dung dịch các muối kim


10

loại (thường là muối nitrat) được trộn với polime hòa tan trong nước tạo thành hỗn

hợp nhớt. Làm bay hơi nước hoàn toàn hỗn hợp này và đem nung thu được các oxit

mịn. Pha, hình thái học của mẫu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bản chất, hàm

lượng polime sử dụng, pH, nhiệt độ tạo gel, nhiệt độ và thời gian nung.

Phương pháp này có một số ưu điểm sau:

- Tạo ra oxit nano ở nhiệt độ thấp hơn trong một thời gian ngắn.

- Tiết kiệm được năng lượng vì có thể đạt ngay sản phẩm cuối cùng mà không

cần phải xử lí nhiệt thêm.

- Hạn chế được sự tạo pha trung gian.

- Thiết bị công nghệ tương đối đơn giản.

- Sản phẩm có độ tinh khiết cao, có thể dễ dàng điều khiển được hình dạng và

kích thước của sản phẩm.

Những ưu điểm trên làm cho tổng hợp đốt cháy trở thành một phương pháp

hấp dẫn để sản xuất vật liệu mới. Nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp này để chế

tạo các oxit nano. Chẳng hạn như, Braja Gopal Misha đã sử dụng muối

Ce(NO3)3.6H2O, Zn(NO2)2.6H2O và axit citric ở 500 0 C trong 3 giờ, để tổng hợp được

hỗn hợp nano oxit CeO2-ZnO, các hạt thu được có kích thước khá đồng đều. Nhóm

các tác giả Ekambaram và Jung đã sử dụng phương pháp này để điều chế xúc tác

quang nano ZnO pha tạp một số kim loại chuyển tiếp. Trong luận văn này phương

pháp đốt cháy gel sử dụng axit citric được dùng để điều chế nano ZnO pha tạp Ag

làm vật liệu quang xúc tác. Tính chất của axit citric phụ thuộc vào độ thủy phân, khối

lượng phân tử. Axit citric dễ dàng bị thủy phân tỏa nhiệt ở nhiệt độ thấp (khoảng

400 0 C) để lại rất ít tạp chất chứa cacbon. Axit citric tương đối bền, không độc, có giá

thành tương đối rẻ và được xem là vật liệu thân thiện với môi trường.


11

1.3. TỔNG QUAN VỀ XANH METHYLEN

Xanh methylen có công thức phân tử là C 16 H 18 ClN 3 S, khối lượng phân tử là

319,85 g/mol có cấu trúc được mô tả trong Hình 1.5.

CH Cl -

3

CH 3

N

N

H 3 C

CH3

S +

N

Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của xanh methylen

Ở nhiệt độ phòng, xanh methylen tồn tại ở dạng rắn không mùi, màu xanh đen

hay màu xanh lá cây thẫm có ánh đồng đỏ. Tinh thể xanh methylen khó tan trong

nước lạnh và rượu etylic, khi đun nóng thì tan dễ hơn, khi hòa tan vào nước hình

thành dung dịch có màu xanh lam. Trong môi trường nước, xanh methylen tồn tại ở

dạng cation, hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến (700 – 550 nm), cực đại hấp thụ

tại bước sóng 664 nm. Với liều lượng thích hợp, xanh methylen là loại thuốc có thể

dùng cho toàn thân hoặc tại chỗ để đặc trị một số bệnh ngoài da, bệnh viêm da. Đặc

biệt là những bệnh ngoài da do virus thể hiện bằng những tổn thương da phồng rộp,

mụn nước như: thủy đậu, bệnh Herpes…Xanh methylen còn có tính khử, giúp giải

độc và tính sát khuẩn nhẹ, ngăn ngừa sỏi oxalat nên được dùng sát trùng đường tiết

niệu. Xanh methylen cũng là một loại thuốc nhuộm được sử dụng khá phổ biến trong

công nghiệp dệt nhuộm, thường sử dụng trực tiếp nhuộm màu vải, sợi bông hay dùng

để nhuộm giấy; nhuộm các sản phẩm từ tre nứa, mành trúc, da và chế mực viết.

Ngộ độc xanh methylen có thể dẫn các bệnh về mắt, da, đường hô hấp, đường

tiêu hóa và thậm chí gây ung thư. Nồng độ xanh methylen trong nước quá cao sẽ cản

trở sự hấp thụ oxi vào nước từ không khí do đó là cản trở sự sinh trưởng của các động

thực vật, gây ra hiện tượng xáo trộn hoạt động của vi sinh vật và ảnh hưởng đến quá

trình làm sạch nước. Trong nghiên cứu này, xanh methylen được chọn như một hợp

chất gây ô nhiễm nguồn nước để khảo sát khả năng quang xúc tác của vật liệu nano

ZnO pha tạp Ag.


12

1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẨM MÀU DỆT NHUỘM

Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu trong nướ c thải dêt ̣ nhuôṃ là các hợp chất màu

hữu cơ bền, khó bi ̣phân hủ y sinh ho ̣c như: xanh methylen, machite, rhodamine B,

alizarin red S, phenol... Trong quá trình sản xuất dệt nhuộm có sử dụng nhiều nguyên

liệu phụ gia, hóa chất và các loại thuốc nhuộm khác nhau nên nước thải của ngành

dệt nhuộm rất phức tạp. Bên cạnh đó, trong quá trình dệt nhuộm cũng thải ra các hóa

chất khác như:

- Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các chất

bụi dính vào sợi (trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).

- Các hóa chất sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm như: hồ tinh bột, H2SO4,

H2O2, NaOH, Na2CO3, các chất trơ, các chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy rửa. Lượng

hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu là khác nhau và đi vào nước

thải qua từng công đoạn cũng khác nhau .

Nước thải dệt nhuộm có sự dao động rất lớn về lưu lượng và hàm lượng các

chất ô nhiễm. Tùy theo mặt hàng sản xuất và yêu cầu chất lượng sản phẩm mà cơ sở

sản xuất sử dụng các kỹ thuật nhuộm cũng như các hóa chất trợ nhuộm khác nhau.

Do đó yêu cầu cấp thiết là phải xử lý chúng trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Một số phương pháp xử lý nước thải thường được áp dụng như: phương pháp keo tụ,

phương pháp sinh học, phương pháp lọc, hấp phụ, oxi hóa tăng cường…

1.4.1. Phương pháp keo tụ

Đây là phương pháp thông dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Nước thải dệt

nhuộm có tính chất như một dung dịch keo với các tiểu phân có kích thước hạt 10 -7 –

10 -5 cm, các tiểu phân này có thể đi qua giấy lọc. Hiện nay, keo tụ là phương pháp

tiền xử lý thích hợp cho việc tách và loại bỏ các hạt keo, giảm độ màu và độ đục đến

một giới hạn để có thể tiến hành các bước xử lý tiếp theo.


13

1.4.2. Phương pháp sinh học

Phương pháp xử lí này dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật để phân huỷ

các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một

số chất khoáng hoá làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Quá trình phân huỷ

các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxi hoá sinh hoá. Phương pháp này

không gây ô nhiễm thứ cấp, chi phí vận hành rẻ, ổn định, khá hiệu quả và tận dụng

được nguồn vi sinh trong nước thải. Tuy nhiên thời gian xử lý lâu, lượng bùn thải tạo

ra đòi hỏi các khâu xử lý tiếp theo. Ngoài ra cần phải duy trì lượng dinh dưỡng N, P

nhất định cũng như nhiệt độ, độ pH đảm bảo cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa,

phương pháp kém hiệu quả khi nguồn nước thải có chứa những loại thuốc nhuộm có

cấu trúc bền, khó phân huỷ sinh học, hoặc các chất tẩy rửa...

1.4.3. Phương pháp lọc

Các kỹ thuật lọc thông thường là quá trình tách chất rắn ra khỏi nước khi cho

nước đi qua vật liệu lọc có thể giữ cặn và cho nước đi qua. Các kỹ thuật lọc thông

thường không xử lý được các tạp chất tan nói chung và thuốc nhuộm nói riêng. Hơn

nữa, phương pháp này vẫn có một số nhược điểm như giá thành của màng và thiết bị

lọc cao nhưng năng suất thấp do thuốc nhuộm lắng xuống làm bẩn màng .

1.4.4. Phương pháp hấp phụ

Đây là phương pháp tách trực tiếp các cấu tử tan trong nước. Ưu điểm của

phương pháp là:

- Có khả năng làm sạch nước ở mức độ cao, đáp ứng nhiều cấp độ chất lượng.

- Quy trình xử lý đơn giản, công nghệ xử lý không đòi hỏi thiết bị phức tạp.

- Vật liệu hấp phụ có độ bền khá cao, có khả năng tái sử dụng nhiều lần nên chi

phí thấp nhưng hiệu quả xử lý cao.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này nằm trong chính bản chất của

nó là chuyển chất màu từ pha này sang pha khác, cần có thời gian tiếp xúc, tạo một

lượng thải sau hấp phụ và không xử lý triệt để chất ô nhiễm.

Trong thực tế để đạt được hiệu quả xử lý và hiệu quả kinh tế, người ta không

dùng đơn lẻ mà thường kết hợp các phương pháp xử lý hóa lý, hóa học, sinh học,


14

nhằm tạo nên một quy trình xử lý hoàn chỉnh. Một số ví dụ của sự kết hợp trên:

- Keo tụ + xử lý sinh học + hấp phụ + oxy hóa tăng cường.

- Keo tụ + oxy hóa tăng cường + xử lý sinh học.

- Xử lý sinh học + keo tụ + hấp phụ.

- Oxy hóa tăng cường + keo tụ.

- Oxy hóa tăng cường + xử lý sinh học.

1.4.5. Phương pháp oxi hóa nâng cao

Quá trình oxi hoá nâng cao được chia thành hai nhóm chính là nhóm các quá

trình oxi hóa không nhờ tác nhân ánh sáng và nhóm các quá trình oxi hóa nhờ tác

nhân ánh sáng. Các quá trình oxi hoá nâng cao trong từng nhóm được trình bày cụ

thể trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Phân loại các quá trình oxi hóa nâng cao

Nhóm các quá trình oxi hóa không

nhờ tác nhân ánh sáng

Nhóm các quá trình oxi hóa nhờ

tác nhân ánh sáng

Quá trình Fenton

Quá trình Peroxon

Quá trình Catazon

Quá trình oxi hóa điện hóa

Quá trình Fenton điện hóa

Quá trình siêu âm

Quá trình bức xạ năng lượng cao

Quá trình H2O2/UV

Quá trình O3/UV

Quá trình H2O2/UV + O3

Quá trình quang Fenton

Quá trình quang Fenton biến thể

Quá trình UV/H2O

Quá trình quang xúc tác bán dẫn

Các quá trình oxi hóa nâng cao là những quá trình phân hủy oxi hóa dựa vào

gốc tự do hoạt động hydroxyl • OH được tạo ra ngay trong quá trình xử lý. Gốc

hydroxyl có khả năng oxi hóa tất cả các hợp chất hữu cơ dù là loại khó phân hủy sinh


15

học nhất, biến chúng thành các hợp chất vô cơ như: CO2, H2O và các axit vô cơ.

Trong luận văn này, các thuốc nhuộm được xử lý bằng phương pháp quang xúc tác

bán dẫn. Đây là một trong những kỹ thuật oxi hóa nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng.

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, phương pháp này có vai trò quan trọng trong

lĩnh vực xử lý nước thải. Kỹ thuật này có những ưu điểm là:

- Sự phân hủy các chất hữu cơ có thể đạt đến mức vô cơ hóa hoàn toàn.

- Không sinh ra bùn hoặc bã thải.

- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp.

- Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.

- Chất xúc tác không độc, rẻ tiền.


16

CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ

2.1.1. Hoá chất

Bảng 2.1. Hóa chất sử dụng

TÊN HÓA CHẤT CÔNG THỨC NGUỒN GỐC

Kẽm nitrat Zn(NO3)2.6H2O Trung Quốc

Axit citric C6H8O7.H2O Trung Quốc

Xanh methylen (MB) C 16 H 18 N 3 SCl Trung Quốc

Bạc nitrat AgNO3 Trung Quốc

Etanol tuyệt đối C 2 H 5 OH Trung Quốc

2.1.2. Thiết bị thí nghiệm

Bảng 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần dùng

Cân phân tích

Bóng đèn compact 15W,

20W, 40W

Chén sứ

Lò nung Cốc thủy tinh các loại Pipet các loại

Máy đo UV – VIS Bình định mức các loại Phễu lọc

Máy đo pH Metler Cuvet thủy tinh Đũa thủy tinh

Máy li tâm Cuvet nhựa Ống nghiệm

Máy khuấy từ Con khuấy từ Tủ sấy

2.2. TỔNG HỢP NANO ZnO VÀ ZnO PHA TẠP Ag BẰNG PHƯƠNG

PHÁP ĐỐT CHÁY GEL

Quy trình tổng hợp ZnO và ZnO pha tạp Ag được tổng hợp theo tài liệu ,

nhưng trong nghiên cứu này AgNO3 được thêm vào hỗn hợp ngay từ đầu. Cách tiến

hành như sau: Hòa tan 17,47gam Zn(NO3)2.6H2O bằng 50 ml nước cất và 12,353 gam

axit citric C6H8O7.H2O bằng 20ml nước cất. Trộn hai dung dịch với nhau, thêm vào


17

hỗn hợp trên 20 ml etanol tuyệt đối. Thêm một lượng AgNO3 lần lượt là 0 gam;

0,1gam; 0,2 gam và 0,3 gam tương ứng với tỉ lệ nAg/nZnO trong 4 mẫu lần lượt là

0%; 1%; 2% và 3%. Dung dịch được khuấy liên tục trên máy khuấy từ gia nhiệt trong

khoảng nhiệt độ 70-80 0 C với tốc độ 400 vòng/phút. Khi 2/3 lượng nước bay hơi, thu

đươc gel trong suốt, sánh và nhớt. Sau khi được làm khô ở nhiệt độ khoảng 70-80 0 C

trong 7 giờ, gel chuyển thành dạng vật liệu xốp như bọt biển, đây chính là tiền chất

của xúc tác. Sau 3 giờ được gia nhiệt ở nhiệt độ 500 0 C, tiền chất sẽ cháy, thoát nhiều

khí (hỗn hợp của CO2 và NO2). Khi quá trình cháy kết thúc sẽ thu được sản phẩm

dạng bột mịn. Vì quá trình cháy diễn ra rất nhanh nên cacbon thường không cháy hết,

do đó sản phẩm được nung ở nhiệt độ thích hợp để loại bỏ lượng cacbon này.

Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp nano ZnO và nano ZnO pha tạp Ag bằng phương pháp

đốt cháy gel


18

Hình 2.2. Thiết bị tổng hợp ZnO và ZnO pha tạp Ag

2.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU

NANO ZnO PHA TẠP Ag VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU

TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY XANH METHYLEN

2.3.1. Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen

Đầu tiên, tiến hành đo phổ UV-Vis của dung dịch xanh methylen để xác định

peak có mật độ quang lớn. Sau đó, chọn peak này để xây dựng đường chuẩn và định

lượng. Peak được chọn ở đây có bước sóng 665 nm. Đường chuẩn và đồ thị biểu diễn

sự phụ thuộc của mật độ quang vào nồng độ xanh methylen được trình bày ở Bảng

2.3 và Hình 2.3.

Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của mật độ quang A vào nồng độ xanh methylen ở bước

sóng 665 nm

C (ppm) 0,1 1 2 2.5 3 4 5

A 0,038 0,223 0,440 0,568 0,684 0,905 1,124


19

1.2

1

A

0.8

0.6

y = 0.2238x + 0.0061

R² = 0.9995

0.4

0.2

0

0 1 2 3 4 5 6

C (ppm)

Hình 2.3. Đường chuẩn xác định nồng độ xanh methylen ở λ= 665 nm

2.3.2. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp

- Chuẩn bị 4 cốc dung tích 250 ml, mỗi cốc chứa 100 ml dung dịch xanh

methylen có nồng độ 10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch mỗi cốc đến pH = 8.

- Cân chính xác 0,1 gam mỗi loại ZnO tinh khiết, 1%Ag-ZnO, 2%Ag-ZnO và

3%Ag-ZnO đem phân tán lần lượt trong 4 cốc trên.

- Khuấy trong bóng tối 30 phút để đạt được sự cân bằng hấp phụ và sự phân tán

đồng đều của các hạt xúc tác [12].

- Các dung dịch huyền phù này được chiếu sáng trực tiếp bằng đèn compact

40W trong điều kiện khuấy liên tục suốt quá trình phản ứng và bóng đèn được để

cách dung dịch phản ứng khoảng 20 cm. Chúng tôi lựa chọn đèn Compact Fluoren

(hãng Phillip) 40W vì loại đèn này có độ sáng ổn định, cường độ sáng lớn và có quang

phổ trong vùng khả kiến (bước sóng λ ≥ 400 nm). Phản ứng được tiến hành trong 120

phút.

- Sau thời gian phân hủy, các dung dịch được li tâm tách loại bột xúc tác, tiến

hành đo mật độ quang trên máy đo quang ở bước sóng 665 nm và dựa vào đường

chuẩn để suy ra nồng độ xanh methylen còn lại trong dung dịch.

Hiệu suất quá trình quang xúc tác được tính theo công thức (2.1).


20

H(%) =

Co − C

Co

. 100% (2.1)

Trong đó:

H (%): hiệu suất của quá trình quang xúc tác

Co và C là nồng độ xanh methylen trong dung dịch trước và sau khi tiến hành

phân hủy quang xúc tác

2.3.3. Ảnh hưởng của pH

- Chuẩn bị 5 cốc dung tích 250 ml, mỗi cốc chứa 100 ml dung dịch xanh

methylen có nồng độ 10 ppm, điều chỉnh pH mỗi cốc lần lượt về pH = 3; 5; 7; 9; 11.

- Cho vào mỗi cốc 0,1 gam vật liệu nano ZnO pha tạp Ag 2%, khuấy trong bóng

tối 30 phút sau đó đem chiếu sáng bằng đèn compact 40W. Phản ứng được tiến hành

trong 120 phút.

- Sau thời gian phân hủy, các dung dịch được li tâm tách loại bột xúc tác, tiến

hành đo mật độ quang trên máy đo quang ở bước sóng 665 nm và dựa vào đường

chuẩn để suy ra nồng độ xanh methylen còn lại trong dung dịch.

2.3.4. Ảnh hưởng của lượng xúc tác

- Chuẩn bị 4 cốc dung tích 250 ml, mỗi cốc chứa 100 ml dung dịch xanh

methylen có nồng độ 10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch mỗi cốc đến pH = 8.

- Cho vào mỗi cốc lần lượt các khối lượng nano ZnO pha tạp Ag 2%, tương ứng

là 0,05 gam, 0,15 gam, 0,2 gam và 0,3 gam.

- Khuấy ở tốc độ không đổi trên máy khuấy từ trong bóng tối 30 phút sau đó

đem chiếu sáng bằng đèn compact 40W. Phản ứng được tiến hành trong 120 phút.

- Sau thời gian phân hủy, các dung dịch được li tâm tách loại bột xúc tác, tiến

hành đo mật độ quang trên máy đo quang ở bước sóng 665 nm và dựa vào đường

chuẩn để suy ra nồng độ xanh methylen còn lại trong dung dịch.

2.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng

- Chuẩn bị 3 cốc dung tích 250 ml, mỗi cốc chứa 100 ml dung dịch xanh

methylen có nồng độ 10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch mỗi cốc đến pH = 8.


21

- Cho vào mỗi cốc 0,1 gam nano ZnO pha tạp Ag 2%, khuấy ở tốc độ không đổi

trên máy khuấy từ trong bóng tối 30 phút.

- Tiến hành chiếu sáng 3 cốc theo thứ tự bằng đèn compact 15W; 20W và không

chiếu sáng. Phản ứng được tiến hành trong 120 phút.

- Sau thời gian phân hủy, các dung dịch được li tâm tách loại bột xúc tác, tiến

hành đo mật độ quang trên máy đo quang ở bước sóng 665 nm và dựa vào đường

chuẩn để suy ra nồng độ xanh methylen còn lại trong dung dịch.

2.3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng

- Chuẩn bị 5 cốc dung tích 250 ml, mỗi cốc chứa 100 ml dung dịch xanh

methylen có nồng độ 10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch mỗi cốc đến pH = 8.

- Cho vào mỗi cốc 0,1 gam nano ZnO pha tạp Ag 2%, khuấy ở tốc độ không đổi

trên máy khuấy từ trong bóng tối 30 phút sau đó chiếu sáng bằng đèn compact 40W.

- Lần lượt dừng khuấy các cốc tại thời gian tương ứng t = 30; 60; 90;150; 180

phút, các dung dịch được li tâm tách loại bột xúc tác, tiến hành đo mật độ quang trên

máy đo quang ở bước sóng 665 nm và dựa vào đường chuẩn để suy ra nồng độ xanh

methylen còn lại trong dung dịch.

Hình 2.4. Thiết bị khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng phân hủy

xanh methylen


22

2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU

Sau khi được điều chế bằng phương pháp đốt cháy gel, các đặc trưng lý hóa

của các mẫu vật liệu được đo bằng các phương pháp: nhiễu xạ tia X (XRD), phổ UV-

VIS và phổ EDX.

2.5.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD)

Đây là một phương pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và công

nghệ, nhằm xác định các đặc trưng của vật liệu. Phương pháp này dùng để phân tích

pha (kiểu và lượng pha có mặt trong mẫu), ô mạng cơ sở, cấu trúc tinh thể, kích thước

hạt. Tinh thể bao gồm một cấu trúc trật tự theo ba chiều với tính tuần hoàn đặc trưng

dọc theo trục tinh thể học. Khoảng cách giữa các nguyên tử hay ion trong tinh thể chỉ

vài Å xấp xỉ bước sóng của tia X. Khi chiếu một chùm tia X vào mạng tinh thể sẽ có

hiện tượng nhiễu xạ .

Sự nhiễu xạ thỏa mãn phương trình sau:

Trong đó:

2dsinθ = nλ (2.2)

d là khoảng cách giữa hai mặt phẳng tinh thể song song

θ là góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ

λ là bước sóng của tia X

n là bậc phản xạ, n = 1, 2, 3…

Phương trình (2.2) được gọi là phương trình Vulf-Bragg. Đây là phương trình

cơ bản trong nghiên cứu cấu trúc bằng tia X. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen đã cung

cấp các thông tin rõ ràng vể các phân tử có tỉ lệ thành phần khối lượng trong hợp chất

đủ lớ n. Tuy nhiên đối vớ i các hat ̣ có tỉ lê ̣thành phần khối lươṇg ≤ 5% hoă ̣c vô điṇh

hiǹh thì không thể phát hiêṇ được. Do đó không bao giờ chắc chắn rằng không có

pha la ̣khi sử duṇg phương pháp XRD. Mă ̣c khác, bề măt ̣ - nơi tâ ̣p trung hoat ̣ tińh xúc

tác cũng không nhâṇ biết qua nhiêũ xa ̣tia X.


23

Nhiễu xạ tia X (XRD) của vật liệu được ghi trên máy D8 ADVANCE (Bruker-

Đức, khoa Hoá học, ĐHKHTN) với bức xạ CuKα (λ = 0,154056 nm, 40 kV, 40 mA),

góc đo 25-75 o .

Kích thước tinh thể trung bình được tính theo công thức Debye-Scherrer:

0,9.

d =

.cos

(2.3)

Trong đó:

2θ là vị trí của đỉnh, đơn vị rad

Β là độ rộng nửa chiều cao vạch nhiễu xạ cực đại (FWHM), đơn vị rad

d là kích thước tinh thể trung bình, đơn vị nm

λ = 0,154056 nm

2.5.2. Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)

Đây là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi phổ

tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ. Khi chùm điện tử có năng lượng

lớn được chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác

với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử. Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các

tia X. Tần số tia X phát ra đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất

rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa

học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ lệ phần trăm của các nguyên

tố này. Độ chính xác của EDX ở cấp độ một vài phần trăm (thông thường ghi nhận

được sự có mặt của các nguyên tố có tỉ phần cỡ 3-5% trở lên). Tuy nhiên, phương

pháp này tỏ ra không hiệu quả với các nguyên tố nhẹ (ví dụ B, C...) và thường xuất hiện

hiệu ứng chồng các đỉnh tia X của các nguyên tố khác nhau.

Thành phần các nguyên tố trong mẫu vật liệu được xác định bằng phương pháp

phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX, JEOL - JSM 6490) tại trung tâm đánh giá hư hỏng

vật liệu, Hà Nội.


24

2.5.3. Phương pháp đo phổ hấp thụ UV-Vis

Sự hấp thụ của phân tử trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến (UV-Vis)

phụ thuộc vào cấu trúc electron của phân tử. Phương pháp này được dùng chủ yếu để

xác định lượng nhỏ các chất, tốn ít thời gian so với các phương pháp khác. Phương

pháp này dùng để định tính, định lượng, ngoài ra nó còn cho phép nghiên cứu mối

quan hệ giữa cấu trúc phân tử và sự hấp thụ bức xạ do đó dẫn tới làm sáng tỏ mối

quan hệ giữa cấu tạo và màu sắc.

Phương pháp này dựa trên bước nhảy của electron từ orbitan có mức năng

lượng thấp lên orbitan có mức năng lượng cao khi bị kích thích bằng các tia bức xạ

trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến có bước sóng nằm trong khoảng 200 -

800 nm.

Hình 2.5. Sơ đồ các bước chuyển dịch năng lượng.

Trong đó:

n: obitan phân tử không kiên kết

π: obitan phân tử liên kết π

π *: obitan phân tử π phản liên kết

σ: obitan phân tử liên kết σ

σ *: obitan phân tử σ phản liên kết

Các electron khi bị kích thích bởi các bức xạ điện từ sẽ nhảy lên các obitan có

mức năng lượng cao hơn, các bước nhảy: σ →σ *, π →π*, n →π*, n →σ*, tùy vào


25

năng lượng kích mà các electron thực hiện các bước chuyển năng lượng khác nhau.

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào định luật Lambert-Beer.

Phương trình:

A = lg I =lC

I

0

(2.4)

Trong đó:

A: độ hấp thụ ánh sáng (tỉ lệ thuận với nồng độ C)

I, I 0 : cường độ bức xạ điện từ trước và sau khi qua chất phân tích

ε: hệ số hấp thụ

l: độ dày cuvet

C: nồng độ chất phân tích

Trong giới hạn nhất định, mật độ quang A phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ

C. Dựa vào đồ thị đường chuẩn về sự phụ thuộc mật độ quang của dung dịch vào

nồng độ có thể tính được nồng độ của dung dịch. Phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại

và khả kiến UV-Vis thường ược sử dụng phổ biến để phân tích các chất.

Phổ hấp thu ̣UV-Vis củ a các mâũ tổng hợp được đo tại phòng thí nghiêṃ, khoa

Hóa học, Đại học Sư phaṃ Đà Nẵng.


26

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU XÚC TÁC

3.1.1. Tổng hợp nano ZnO và ZnO pha tạp Ag

Vật liệu xúc tác nano ZnO và ZnO pha tạp Ag được điều chế bằng phương

pháp đốt cháy gel có dạng bột mịn và màu sắc như Hình 3.1.

Hình 3.1. Nano ZnO (a) và nano ZnO pha tạp Ag (b)

3.1.2. Kết quả đo phổ XRD

Kết quả ghi phổ XRD của các mẫu ZnO tinh khiết, 1%Ag-ZnO, 2%Ag-ZnO

và 3%Ag-ZnO được chỉ ra ở các Hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6. Các mẫu thu được sau

khi nung ở 500°C trong 3 giờ đều là đơn pha ZnO với các peaks đặc trưng của góc

tán xạ (2θ) lần lượt là 31,840; 34,480; 36,269; 47,560; 56,480; 62,960; 66,4; 67,8 và

69. Như vậy, việc pha tạp Ag vào ZnO không làm thay đổi cấu trúc lục phương

wurtzite của ZnO.

Trong phổ XRD của ZnO pha tạp Ag có sự xuất hiện của tất cả các peaks xuất

hiện trong quang phổ XRD của ZnO. Các đỉnh nhiễu xạ của Ag được quan sát tại các

góc tán xạ (2θ) là 29,03; 38,25 và 44,75 trong phổ XRD của các Hình 3.4, 3.5, 3.6

cho thấy Ag có sẵn trên bề mặt của các mẫu này.


27

Lin (Cps)

3000

2900

2800

2700

2600

2500

2400

2300

2200

2100

2000

1900

1800

1700

1600

1500

1400

1300

1200

1100

1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

VNU-HN-SIEMENS D5005- Mau ZnO - M1, 2, 3, 4

10 20 30 40 50 60 70

2-Theta - Scale

File: Thao-DaNang-M1.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 2.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 19:26:50

Y + 15.0 mm - File: Thao-DaNang-M2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 16:02:34

Y + 30.0 mm - File: Thao-DaNang-M3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 17:46:50

Y + 45.0 mm - File: Thao-DaNang-M4.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 16:57:00

05-0664 (D) - Zincite, syn - ZnO - Y: 74.32 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

04-0783 (I) - Silver-3C, syn - Ag - Y: 10.55 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

Hình 3.2. Phổ XRD của các mẫu ZnO pha tạp Ag 1%; 2%; 3% và ZnO không pha

tạp Ag

1600

VNU-HN-SIEMENS D5005- Mau ZnO - M4

1500

1400

d=2.4735

1300

1200

1100

Lin (Cps)

1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

d=2.8120

d=2.6010

d=1.9092

d=1.6230

d=1.4758

d=1.4054

d=1.3772

d=1.3571

0

10 20 30 40 50 60 70

2-Theta - Scale

File: Thao-DaNang-M4.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 16:57:00

05-0664 (D) - Zincite, syn - ZnO - Y: 74.32 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

Hình 3.3. Phổ XRD của mẫu ZnO không pha tạp Ag


28

1600

VNU-HN-SIEMENS D5005- Mau ZnO - M1

1500

1400

1300

d=2.4729

1200

1100

1000

Lin (Cps)

900

800

700

d=2.8115

d=2.6005

600

500

400

300

200

100

d=2.3571

d=2.0384

d=1.9092

d=1.6231

d=1.4756

d=1.4431

d=1.4061

d=1.3770

d=1.3574

0

10 20 30 40 50 60 70

2-Theta - Scale

File: Thao-DaNang-M1.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 2.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 19:26:50

05-0664 (D) - Zincite, syn - ZnO - Y: 60.00 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

04-0783 (I) - Silver-3C, syn - Ag - Y: 4.02 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

Hình 3.4. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 1%

1600

VNU-HN-SIEMENS D5005- Mau ZnO - M2

1500

1400

1300

1200

1100

1000

d=2.4731

Lin (Cps)

900

800

700

d=2.8118

600

500

400

300

200

100

d=2.6001

d=2.3577

d=2.0426

d=1.9088

d=1.6231

d=1.4760

d=1.4436

d=1.4055

d=1.3771

d=1.3572

0

10 20 30 40 50 60 70

2-Theta - Scale

File: Thao-DaNang-M2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 16:02:34

05-0664 (D) - Zincite, syn - ZnO - Y: 50.91 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

04-0783 (I) - Silver-3C, syn - Ag - Y: 7.89 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

Hình 3.5. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 2%


29

1600

VNU-HN-SIEMENS D5005- Mau ZnO - M3

1500

1400

1300

1200

1100

1000

d=2.4739

Lin (Cps)

900

800

700

600

500

400

300

200

100

d=2.8123

d=2.6011

d=2.3563

d=2.0425

d=1.9093

d=1.6231

d=1.4762

d=1.4424

d=1.4064

d=1.3770

d=1.3568

0

10 20 30 40 50 60 70

2-Theta - Scale

File: Thao-DaNang-M3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 07/24/18 17:46:50

05-0664 (D) - Zincite, syn - ZnO - Y: 44.43 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

04-0783 (I) - Silver-3C, syn - Ag - Y: 10.33 %- d x by: 1.000 - WL: 1.54056

Hình 3.6. Phổ XRD của mẫu ZnO pha tạp Ag 3%

Từ giá trị độ rộng nửa chiều cao vạch nhiễu xạ cực đại trên giản đồ XRD và

áp dụng công thức Debye-Scherrer, tính được kích thước tinh thể trung bình của các

mẫu chất. Kết quả tính kích thước tinh thể trung bình của các mẫu ZnO pha tạp Ag

được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Giá trị kích thước tinh thể trung bình của các mẫu ZnO pha tạp Ag

nAg/nZn λ (nm) 2 β (độ) D (nm)

0% 0,154056 36,288 0,328 24,2

1% 0,154056 36,297 0,355 22,4

2% 0,154056 36,294 0,401 19,8

3% 0,154056 36,282 0,434 18,3

Từ kích thước tinh thể trung bình của các mẫu ZnO và ZnO pha tạp Ag, ta

thấy rằng các hạt thu được đều có kích thước nano. Khi tăng tỉ lệ nAg/nZnO từ 0%

đến 3% kích thước hạt vật liệu giảm dần từ 24,2 nm xuống 18,3 nm. Từ đó có thể kết

luận rằng việc pha tạp Ag trong ZnO đã hạn chế sự gia tăng kích thước hạt .


30

3.1.3. Kết quả đo phổ EDX

Sự có mặt của các nguyên tố trong vật liệu ZnO pha tạp Ag được kiểm tra

bằng phổ tán sắc năng lượng EDX. Kết quả được chỉ ra ở Hình 3.7.

Hình 3.7. Phổ EDX của vật liệu xúc tác ZnO pha tạp Ag

Kết quả ghi phổ EDX của mẫu vật liệu 2%Ag-ZnO cho phép ta khẳng định

mẫu thu được là tinh khiết. Ngoài các peaks đặc trưng cho Zn và O với cường độ lớn

còn có các peaks của Ag ở vị trí 3 keV, chứng tỏ sự có mặt của Ag trong vật liệu

ZnO. Phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong vật liệu ZnO pha tạp Ag được chỉ

ra ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần các nguyên tố có trong vật liệu ZnO pha tạp Ag

Nguyên tố O Zn Ag Tổng % khối lượng

Phần trăm khối lượng (%) 20,75 76,20 3,05 100

Bảng 3.2 đã chỉ ra rằng phần trăm khối lượng của Zn là 76,20% và của Ag là

3,05%, tương ứng với phần trăm số mol giữa Ag và Zn là 2,4% xấp xỉ với giá trị mẫu

pha thực tế (2%).


31

3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN

QUÁ TRÌNH QUANG PHÂN HỦY XANH METHYLEN

3.2.1. Ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phần trăm Ag pha tạp trong vật liệu nano ZnO

đến hiệu suất phân hủy xanh methylen được trình bày ở Bảng 3.3 và Hình 3.8.

Bảng 3.3. Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu ZnO và ZnO pha tạp Ag

nAg/nZnO C0(ppm) A C (ppm) H (%)

0% 10 1,946 8,664 13,36

1% 10 0,436 1,921 80,79

2% 10 0,317 1,389 86,11

3% 10 0,452 1,992 80,08

100

80

H%

60

40

20

0

0 1 2 3 4

nAg/nZnO (%)

Hình 3.8. Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào phần trăm Ag pha

tạp trong ZnO


32

Từ kết quả này, có thể thấy việc pha tạp Ag vào ZnO đã làm tăng mạnh hiệu

suất phân hủy xanh methylen và ở giá trị pha tạp 2% Ag, chất xúc tác quang có hoạt

tính quang xúc tác cao nhất.

Kết quả này có thể được giải thích như sau: khi hàm lượng Ag pha tạp vào

ZnO nhỏ (dưới 2% về số mol), Ag sẽ chen vào trong cấu trúc lục phương của ZnO,

từ đó Ag chiếm các electron từ vùng dẫn. Quá trình này làm giảm sự tái tổ hợp

electron và lỗ trống mang điện tích dương (h + ) trên bề mặt ZnO. Do đó, khiến cho

điện tử dễ dàng chuyển lên vùng dẫn hoặc lỗ trống dễ dàng di chuyển xuống vùng

hóa trị. Vì thế khi pha tạp Ag (dưới 2% về số mol) thì hoạt tính xúc tác tăng . Nhưng

khi hàm lượng Ag pha tạp tiếp tục tăng lớn hơn 2% về tỷ lệ mol, nhiều nguyên tử Ag

sẽ chen vào trong cấu trúc lục phương của ZnO có thể làm cản trở quá trình hấp thụ

ánh sáng của ZnO dẫn đến làm hoạt tính quang xúc tác của ZnO giảm đi. Mặt khác,

do bán kính nguyên tử Ag bằng 1,42Å lớn hơn bán kính ion Zn 2+ bằng 0,60Å nên

việc chen nhiều nguyên tử Ag trong cấu trúc của ZnO có thể làm biến dạng cấu trúc

lục phương của ZnO.

3.2.2. Ảnh hưởng của pH

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phân hủy xanh methylen

được chỉ ra ở Bảng 3.4 và Hình 3.9 dưới đây.

Bảng 3.4. Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu 2%Ag –ZnO tại các giá trị pH

khác nhau

pH C0 (mg/l) A C (mg/l) H (%)

3 10 1,812 8,069 19,31

5 10 1,272 5,656 43,44

7 10 0,973 4,320 56,80

8 10 0,317 1,389 86,11

9 10 0,314 1,376 86,24

11 10 0,309 1,353 86,47


33

H%

100

80

60

40

20

0

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

pH

Hình 3.9. Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào pH của dung dịch

Kết quả cho thấy, hiệu suất xúc tác quang xử lí xanh methylen của vật liệu

nano ZnO pha tạp 2% Ag tăng khi pH của dung dịch tăng từ 4 đến 8. Tuy nhiên, khi

thay đổi pH từ 8 đến 12 thì hiệu suất tăng không đáng kể. Do đó, pH=8 được chọn

làm điều kiện tối ưu cho quá trình quang xúc tác xử lý xanh methylen.

Kết quả trên có thể được giải thích như sau: Chất quang xúc tác Ag-ZnO có

điểm điện tích không (pzc) ở pH = 7,18 [42]. Bên dưới điểm điện tích không, chất

xúc tác quang học có điện tích dương và trên điểm tích điện không thì chất xúc tác

quang có điện tích âm. Như vậy, ở pH thấp hơn pcz, xúc tác Ag-ZnO tích điện dương

mà xanh methylen cũng tích điện dương nên chúng đẩy nhau làm giảm quá trình

truyền năng lượng, dẫn đến hoạt tính xúc tác giảm. Còn ở pH=8, xúc tác Ag-ZnO tích

điện âm hút xanh methylen tích điện dương, làm quá trình truyền năng lượng dễ dàng

hơn dẫn đến hiệu suất xử lý cao. Nhưng nếu ở giá trị pH cao hơn (pH=9 và pH=11),

xanh methylen bi ḥấp phu ̣vớ i lươṇg lớ n trên bề mặt chất xúc tác gây cản trở sự thâm

nhập của ánh sáng dẫn đến hiệu suất xử lý không tăng nhiều nữa.

3.2.3. Ảnh hưởng của lượng xúc tác


34

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất phân hủy

xanh methylen được chỉ ra ở Bảng 3.5 và Hình 3.10.

Bảng 3.5. Hiệu suất xử lý xanh methylen của vật liệu 2%Ag–ZnO với các khối

lượng khác nhau

m 2%Ag-

ZnO

C0 (ppm) A C (ppm) H (%)

0,05 10 0,552 2,439 75,61

0,1 10 0,317 1,389 86,11

0,15 10 0,315 1,380 86,20

0,2 10 0,310 1,359 86,42

0,3 10 0,362 1,590 84,10

90

85

H%

80

75

0.05 0.15 0.25 0.35

Khối lượng 2%Ag-ZnO (g)

Hình 3.10. Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào khối lượng 2%Ag-

ZnO


35

Kết quả cho thấy, khi tăng khối lượng chất xúc tác từ 0,05g đến 0,1g hiệu suất

phản ứng tăng mạnh. Với lượng xúc tác 0,1g, 0,15g và 0,2g, hiệu suất phản ứng thay

đổi không đáng kể. Khi lượng xúc tác quang trên 0,2g hiệu suất phản ứng giảm. Do

đó, lượng xúc tác 2%Ag-ZnO bằng 0,1g được chọn làm điều kiện tối ưu cho quá trình

quang xúc tác xử lý xanh methylen.

Sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng phân hủy xanh methylen vào lượng quang

xúc tác có thể được giải thích do sự sẵn có của các vị trí hoạt động ở bề mặt vật liệu

hấp phụ và mức độ thâm nhập ánh sáng trong môi trường phản ứng [8]. Khi tăng số

lượng chất xúc tác từ 0,05g đến 0,2g sẽ làm tăng tổng diện tích bề mặt vật liệu xúc

tác và do đó làm tăng số lượng các vị trí hoạt động cho phản ứng quang xúc tác. Tuy

nhiên, khi tăng quá 0,2g dẫn đến tăng các tương tác hạt-hạt của xúc tác quang, làm

cho một phần đáng kể chất xúc tác không thể tiếp cận được với xanh methylen hoặc

bức xạ gọi là sự cản quang.

3.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng

Trong phản ứng quang xúc tác thì một yếu tố rất quan trọng và được xem là

yếu tố then chốt ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý đó là nguồn chiếu sáng. Xúc tác Ag-

ZnO biến tính chỉ có khả năng hoạt động trong vùng ánh sáng khả kiến do vậy điều

kiện ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xử lý. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của

cường độ chiếu sáng đến hiệu suất phân hủy xanh methylen được chỉ ra ở được chỉ

ra ở Bảng 3.6 và Hình 3.11.

Bảng 3.6. Hiệu suất xử lý xanh methylen tương ứng với các cường độ chiếu sáng

Điều kiện chiếu sáng C0 (mg/l) A C (mg/l) H (%)

15W 10 0,549 2,426 75,74

20W 10 0,403 1,773 82,27

40W 10 0,317 1,389 86,11

không chiếu sáng 10 2,242 9,991 0,09


36

H%

100

80

60

40

20

0

0 2 4

Công suất đèn (W)

Hình 3.11. Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào cường độ chiếu

sáng

Kết quả trên chỉ ra rằng cường độ ánh sáng ảnh hưởng vô cùng lớn đến hiệu

suất xử lý xanh methylen. Khi chưa được chiếu sáng, phản ứng phân hủy xanh

methylen xảy ra không đáng kể. Khi tăng cường độ chiếu sáng, hiệu suất phản ứng

quang xúc tác phân hủy xanh methylen tăng mạnh. Do đó, trong luận văn này, đèn

Compact Fluoren (hãng Phillip) với công suất 40W được chọn làm điều kiện tối ưu

cho quá trình quang xúc tác xử lý xanh methylen.

Điều này được giải thích như sau: khi tăng cường độ chiếu sáng, vật liệu xúc

tác 2%Ag-ZnO hấp thụ một năng lượng lớn sẽ sản sinh gốc tự do hoạt động hydroxyl

• OH. Gốc hydroxyl này có khả năng oxi hóa tất cả các hợp chất hữu cơ dù là loại khó

phân hủy sinh học nhất, biến chúng thành các hợp chất vô cơ như: CO2, H2O và các

axit vô cơ.


37

3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến hiệu suất phân hủy

xanh methylen được chỉ ra ở được chỉ ra ở Bảng 3.7 và Hình 3.12.

Bảng 3.7. Hiệu suất xử lý xanh methylen tương ứng với thời gian chiếu sáng

t (phút) C0 (mg/l) A C (mg/l) H (%)

30 10 1,572 6,997 30,03

60 10 0,606 2,681 73,19

90 10 0,423 1,863 81,37

120 10 0,317 1,389 86,11

150 10 0,310 1,358 86,42

180 10 0,306 1,340 86,60

H%

100

80

60

40

20

0

30 60 90 120 150 180 210

t (phút)

Hình 3.12. Sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh methylen vào thời gian chiếu sáng


38

Kết quả trên cho thấy, hiệu suất xử lý xanh methylen tăng nhanh trong 90 phút

đầu, sau đó tăng chậm dần và qua thời điểm sau 90 phút thì hầu như tăng không đáng

kể. Từ 120 đến 180 phút, đường biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất xử lý xanh

methylen vào thời gian chiếu sáng gần như nằm ngang. Do vậy, 120 phút được chọn

làm thời gian tối ưu để xử lý xanh methylen bằng xúc tác quang nano 2%Ag-ZnO.

Kết quả này có thể được giải thích như sau: khi thời gian tăng lên thì số lượng

các xúc tác 2%Ag-ZnO sẽ tiếp xúc nhiều với các phân tử xanh methylen, do đó hiệu

suất xử lý xanh methylen cũng sẽ tăng lên. Khi đã đạt cân bằng, lượng chất xúc tác

đã tiếp xúc tối đa với các phân tử xanh methylen nên dù thời gian có tăng lên thì khả

năng xử lý cũng không tăng nữa.


39

I. KẾT LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với mục tiêu tổng hợp nano Zn pha tạp Ag và ứng dụng làm xúc tác quang xử

lý xanh methylen trong môi trường nước, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Tổng hợp được vật liệu xúc tác nano ZnO tinh khiết, 1%Ag-ZnO,

2%Ag-ZnO và 3%Ag-ZnO bằng phương pháp đốt cháy gel sử dụng axit citric. Kết

quả XRD cho thấy vật liệu có cấu trúc tinh thể lập phương wurtzite và có kích thước

nano. Kết quả ghi phổ EDX của mẫu vật liệu 2%Ag-ZnO cho phép ta khẳng định

mẫu thu được là tinh khiết v à s ự c ó m ặt c ủa Ag trong v ật li ệu ZnO

2. Đã xác định được, ở điều kiện: pH = 8, nồng độ xanh methylen là 10

ppm, hàm lượng xúc tác 2%Ag-ZnO là 0,1 g và sử dụng bóng đèn Compact 40W

chiếu sáng trong 120 phút là các điều kiện tối ưu cho phản ứng sử dụng quang xúc

tác xử lý xanh methylen. Khi đó hiệu suất đạt 86,11%.

II. KIẾN NGHỊ

Nếu có thời gian tôi sẽ nghiên cứu thêm:

1. Việc sử dụng các vật liệu này để xúc tác quang cho phản ứng xử lý một

số chất hữu cơ độc hại khác trong nước.

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất oxi hóa bổ trợ như H2O2 và K2S2O8

đến quá trình phân hủy xanh methylen


40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Nguyễn Tinh Dung (2006), Hoá học phân tích, phần III: Các phương pháp

định lượng hoá học, NXB Giáo Dục.

[2] Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV – Vis, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Hóa học nano – Công nghệ nền và vật liệu

nguồn, Nhà xuất bản khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

TIẾNG ANH

[4] Belver, C., R. Bellod, S.J. Stewart, F.G. Requejo and M. Fernández-García,

(2006), Nitrogen- containing TiO2 photocatalysts: Part 2. Photocatalytic behavior

under sunlight excitation, Appl. Catal. B: Environ. 65:309-314.

[5] Chen, C., J.Liu, P.Liu and B.Yu (2011), Investigation of Photocatalytic

Degradation of Methyl Orange by Using Nano-Sized ZnO Catalysts, Adv. Chem.

Engi. Sci. 1: 9-14.

[6] Choppali, U.and P. G. Brian (2008), Structural and optical properties of

nanocrystalline ZnO thin films synthesized by the citrate precursor route, Journal of

Luminescence 128:1641–1648

[7] Daneshvar, N., M.H. Rasoulifard, A.R. Khataee and F. Hosseinzadeh (2007),

Removal of C.I. Acid Orange 7 from aqueous solution by UV irradiation in the

presence of ZnO nanopowder, J. Hazard. Mater.143: 95–101.

[8] Goncalves, M.S.T., A.M.F. Oliveira-Campos, E.M.M.S. Pinto, P.M.S.

Plasencia and M.J.R.P. Queiroz (1999), Photochemical Treatment of Solutions of Azo

Dyes Containing TiO2. Chemosphere, 39:781-786.

[9] Hayata, K., M.A. Gondalb, M. Mazen, M. Khaleda, A. Shakeel, M. Ahsan, M.

Shemsid (2011), Nano ZnO synthesis by modified sol gel method and its application

in heterogeneous photo catalytic removal of phenol from water, Applied Catalysis A:

General393:122–129.


41

[10] He, H.Y., Q. Liang (2012), Enhancement in the optical transmittance of ZnO:

Al powders by Mo co-doping, Current Applied Physics 222: 1-5.

[11] Hong, R.Y., J.H. Li, L.L. Chen, D.Q. Liu, H.Z. Li, Y. Zheng and J. Ding

(2009), Synthesis, surface modification and photocatalytic property of ZnO

nanoparticles., Powd.Techno.19:426– 432.

[12] Houas. A, Lachheb. H, Ksibi. M, Elaloui. E, Guillard. C, Herrmann. J. –M

(2001). Photocatalytic degradation pathway of methylene blue in water, Appl. Catal.,

B Environ., 31, 145-157.

[13] Jian-xiao, L. V., C.Ying, X.Guo-hong, Z.Ling-yun, and W.Su-fen (2011),

‘‘Decoloration of methylene blue simulated wastewater using a UV-H2O2 combined

system’’ Journal of Water Reuse and Desalination 45:321-356.

[14] Li, B. and Y. Wang (2010), Facile synthesis and photocatalytic activity of

ZnO-CuO nanocomposite, Super lattices. Super lattices and Micro structures. 47:

615-623.

[15] Li, D. and H. Haneda (2003), Synthesis of nitrogen-containing ZnO powders

by spray pyrolysis and their visible-light photocatalysis in gas-phase acetaldehyde

decomposition, J. Photocatalysis. Chemosphere. 51: 171-178.

[16] Liqiang, J., W. Dejun , W. Baiqi, L. X.ShudanBaifu, F. Honggang, and S.

Jiazhong (2006), Effects of noble metal modification on surface oxigen composition,

charge separation and Photo catalytic activity of ZnO nanoparticles, Journal of

Molecular Catalysis A: Chemical 244: 193– 200.

[17] Liu,G., G. Li, X. Qiu and L. Li (2009), Synthesis of ZnO/titanate

nanocomposites with highly photocataytic activity under visible light irradiation, J.

Alloys Compd. 481: 492–497.

[18] M. Kitano, M. Shiojiri (1997), Benard convection ZnO/resin lacquer coating

a new approach to electrostatic dissipative coating, Powder Technol, 93, pp. 267–

273.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!