11.07.2021 Views

Chủ đề STEM Chế tạo mô hình bảng tuần hoàn bằng nguyên liệu tái chế, Làm giấm ăn từ hoa quả, Làm nước tẩy rửa enzym sinh học, Làm đậu phụ, Làm sữa chua, Chế tạo test thử nhận biết hàn the trong thực phẩm, Gói bánh chưng xanh

https://app.box.com/s/z3ci12pauhkk43vh1xn64jwue1va08jd

https://app.box.com/s/z3ci12pauhkk43vh1xn64jwue1va08jd

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

M Ộ T S Ố C H Ủ Đ Ề D Ạ Y H Ọ C

T H E O Đ Ị N H H Ư Ớ N G S T E M

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

Chủ đề STEM Chế tạo mô hình bảng tuần hoàn

bằng nguyên liệu tái chế, Làm giấm ăn từ hoa

quả, Làm nước tẩy rửa enzym sinh học, Làm đậu

phụ, Làm sữa chua, Chế tạo test thử nhận biết

hàn the trong thực phẩm, Gói bánh chưng xanh

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN..................................................................1

I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN...............................................2

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP .............................................................................................5

1.Mô tả giải pháp trước khi tạo sáng kiến .................................................................5

2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến .....................................................................6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................6

I. Vấn đề dạy học STEM trên thế giới và tại Việt Nam.............................6

II. Một số vấn đề về STEM và phát triển năng lực .....................................7

1. Khái niệm STEM...............................................................................7

2. Giáo dục STEM.................................................................................9

3. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM.................................................9

4. Một số vấn đề về phẩm chất và năng lực........................................ 10

5.Giáo dục STEM với phát triển năng lực của HS .............................12

6.Các phương thức giáo dục STEM ....................................................13

7. Quy trình xây dựng chủ đề STEM ..................................................16

8.Thiết kế tiến trình dạy học STEM ....................................................17

CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM

A. CHỦ ĐỀ STEM THEO PHƯƠNG THỨC HỌC TRÊN LỚP ................21

Chủ đề 1: Chế tạo mô hình bảng tuần hoàn bằng nguyên liệu tái chế ..22

Chủ đề 2: Làm giấm ăn từ hoa quả........................................................ 36

B. CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM BẰNG PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM 42

Chủ đề 1: Làm nước tẩy rửa enzym sinh học ........................................44

Chủ đề 2: Làm đậu phụ ........................................................................ 49

Chủ đề 3: Làm sữa chua .................................................................. 53

Chủ đề 4: Chế tạo test thử nhận biết hàn the trong thực phẩm ........... 58

Chủ đề 5: Gói bánh chưng xanh .......................................................... 67

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: .........................................................................70

1.Hiệu quả kinh tế.................................................................................................... 70

2.Hiệu quả về mặt xã hội......................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................72

1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biện là Nghị quyết

Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 thánh 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo , nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế[1] .Ngày 28/12/2018 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Ban

Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua[2].

Trong đó chú trọng vào hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất của

người học. Chương trình vừa được thông qua có sự thay đổi rất lớn ở cấp Trung

học phổ thông (THPT), hướng đến định hướng nghề nghiệp từ lớp 10. Cấp THPT

được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có sự thay đổi khá

lớn. Trong đó, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thuộc nhóm môn Khoa học tự

nhiên được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi HS nắm vững

những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ

năng vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống...

Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo

định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

ban hành Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về hướng dẫn thực

hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng

lực và phẩm chất học sinh[3]

Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về

việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ [4]:

“…Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề

nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất

mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật

và Toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”.

Và đưa ra nhiệm vụ [4] “…Thúc đẩy triển khai giáo dục về Khoa học, Công nghệ,

2


Kỹ thuật và Toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí

điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018…”

Để thực hiện chỉ thị trên,Ngày 14/08/2020 Bộ GD-ĐT ban hành công văn số

3089/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn việc triển khai thực hiện giáo dục STEM

trong giáo dục trung học [5]

Trong chương trình Trung học phổ thông Hóa học là môn khoa học có sự kết

hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, do đó dạy và học hóa học không chỉ

dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính

thực tế của môn học. Chính vì vậy, Giáo dục STEM đòi hỏi người GV dạy học

thông qua việc giao các nhiệm vụ cho HS. Khi đó HS được tiến hành thí nghiệm,

được vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa để giải thích các hiện tượng hóa có trong

đời sống, nghiên cứu bản chất hóa học của các quá trình sản xuất. Khi triển khai các

dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các

nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học qua đó

HS phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành, phát triển

phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 bộ môn hóa học, vai trò

trong việc giảng dạy STEM là hết sức quan trọng kết hợp với các bộ môn khác như

Toán học, Vật lí, Tin học, Công nghệ nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của

học sinh

Vì vậy tôi chọn đề tài "Xây dựng một số chủ đề dạy học theo định hướng

STEM nhằm phát triển năng lực cho học sinh "

3


II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Qua nhiều năm thực tế giảng dạy tôi thấy thực trạng giáo dục ở cơ sở như sau

* Về phía giáo viên :

- Hiện nay một số giáo viên chỉ chú trọng đến dạy học truyền thụ kiến thức

vì áp lực thi cử mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học phát triển năng lực cho

học sinh

- Có nhiều giáo viên đã tiếp cận với các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy

học tích cực để giảng dạy trên lớp nhằm phát huy các năng lực của học sinh, tuy

nhiên thời lượng có hạn nên các phương pháp chỉ là hình thức mà chưa đi sâu cụ

thể để giải quyết một vấn đề cụ thể đặc biệt là vấn đề liên quan đến thực tế , đời

sống

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tích hợp được với nhiều bộ môn

do kiến thức về các bộ môn khác còn hạn chế

- Trong các bài học nhiều giáo viên còn chưa chú trọng vận dụng những

kiến thức để liên hệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Về phía bản thân là một giáo viên hóa học, mặc dù trong có tiết dạy đã sử

dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như hoạt động nhóm, chuyên

gia, nêu vấn đề, phát vấn học sinh nhưng hiệu quả chưa được cao do thời gian trên

lớp hạn chế.

- Dạy học chưa định hướng được nghề nghiệp cho học sinh

* Về phía học sinh

- Nhiều học sinh còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động , không có tính

sáng tạo, không giải thích được các hiện tượng tự nhiên, không giải quyết được các

tình huống phát sinh trong cuộc sống

- Nhiều học sinh chưa yêu thích môn hóa học nói riêng và môn khoa học tự

nhiên nói chung do tâm lí ngại suy nghĩ, ngại tìm tòi, ngại khám phá

4


- Nhiều học sinh kiến thức hàn lâm rất tốt nhưng không được thực hành

nhiều, do đó khi bắt tay vào làm thì lúng túng, vụng về. Nhiều học sinh mặc dù

hiểu biết nhiều nhưng kỹ năng phản biện thuyết trình kém không thể hiện được hết

ý tưởng của mình

- Học sinh chưa chủ động trong công việc, chưa có khả năng lập kế hoạch

và thực hiện kế hoạch vì vậy khả năng sáng tạo còn hạn chế

- Học sinh chưa tích hợp được nhiều môn học để giải thích cũng như chế tạo

ra những sản phẩm mong muốn

- Học sinh chưa biết được quy trình nghiên cứu khoa học, thử nghiệm nên

thường có tâm lí chán nản, không kiên trì

- Chưa định hướng được nghề nghiệp, không biết mình thích nghề gì và

nghề gì phù hợp với năng lực của mình.

Như vậy với phương pháp dạy học truyền thống, học sinh khó có thể rèn

luyện, phát triển được các năng lực của bản thân.Việc đưa phương pháp giáo dục

STEM vào giảng dạy là góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất,

năng lực cho học sinh.

2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I. Vấn đề dạy học STEM trên thế giới và tại Việt Nam

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0 hiện nay đòi hỏi sức sáng tạo rất lớn của con người. Giáo dục

STEM chính là điều kiện thuận lợi nhất giúp học sinh tích hợp kiến thức các môn

khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên nền tảng toán học nhằm hiện thực hóa các ý

tưởng trong sáng tạo khoa học và kỹ thuật. Chính vì vậy, hiện nay STEM đang

được phổ biến hơn 70 nước, trong đó có khoảng 40 nước đã đưa mô hình STEM

vào chương trình dạy học. Diễn đàn và triển lãm giáo dục STEM quốc tế lần thứ 6

đã quy tụ 120 nước trên khắp thế giới. Tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên

5


cứu giáo dục và giáo viên đã thảo luận về những thách thức và triển vọng trong

tương lai của giáo dục STEM trên thế giới.

Tại Việt Nam, từ năm học 2013-2014 đến nay, giáo dục STEM đã được triển

khai trong chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan, gắn với

đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông qua xây dựng và thực

hiện các chủ đề/dự án học tập gắn với thực tiễn. Hàng năm, Bộ GD-ĐT tổ chức

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học và

chọn cử học sinh tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) tại Hoa

Kỳ. Chính thức tham dự Intel ISEF từ năm 2012 đến nay, năm nào học sinh Việt

Nam cũng đoạt giải tại hội thi này. Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục

Trung học năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh việc vận

dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án

trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học. Quán

triệt tinh thần giáo dục tích hợp giáo dục STEM trong việc thực hiện chương trình

giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan. Năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào

tạo đã phối hợp với Hội Đồng Anh triển khai chương trình thí điểm về giáo dục

STEM cho 14 trường THCS và THPT tại các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương,

Hải Phòng, Quảng Ninh và Nam Định

II. Một số vấn đề về STEM và phát triển năng lực

1. Khái niệm STEM[6]

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công

nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng

khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán

học của mỗi quốc gia. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học

được mô tả bởi chu trình STEM (Hình 1), trong đó Science là quy trình sáng tạo ra

kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế

6


công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu

nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác

Science

Engineers: Solve

problems

(Kỹ sư: Giải quyết vấn

đề)

Technology

Knowledge

Math

Scientists: answer

questions

(Nhà khoa học: Trả lời

câu hỏi)

Engineering

the STEM cycle

Hình 1:Chu trình STEM (theo https://www.knowatom.com)

“Science” trong chu trình STEM được mô tả bởi một mũi tên từ “Technology”

sang “Knowledge” thể hiện quy trình sáng tạo khoa học. Đứng trước thực tiễn với

"Công nghệ" hiện tại, các nhà khoa học, với năng lực tư duy phản biện, luôn đặt ra

những câu hỏi/vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, đó là các câu

hỏi/vấn đề khoa học. Trả lời các câu hỏi khoa học hoặc giải quyết các vấn đề khoa

học sẽ phát minh ra các "Kiến thức" khoa học. Ngược lại, “Engineering” trong chu

trình STEM được mô tả bởi một mũi tên từ “Knowledge” sang “Technology” thể

hiện quy trình kĩ thuật. Các kĩ sư sử dụng "Kiến thức" khoa học để thiết kế, sáng

tạo ra công nghệ mới. Như vậy, trong chu trình STEM, "Science" được hiểu không

chỉ là "Kiến thức" thuộc các môn khoa học (như Vật lí, Hoá học, Sinh học) mà bao

hàm "Quy trình khoa học" để phát minh ra kiến thức khoa học mới. Tương tự như

vậy, "Engineering" trong chu STEM không chỉ là "Kiến thức" thuộc lĩnh vực "Kĩ

thuật" mà bao hàm"Quy trình kĩ thuật" để sáng tạo ra "Công nghệ" mới. Hai quy

trình nói trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng tạo khoa học – kĩ thuật

7


theo mô hình "xoáy ốc" mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến thức khoa học tăng

lên và cùng với nó là công nghệ phát triển ở trình độ cao hơn.

2. Giáo dục STEM[6]

Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn đề

thực tiễn ("công nghệ" hiện tại) cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếm

lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải pháp

giải quyết vấn đề ("công nghệ" mới). Như vậy, mỗi bài học STEM sẽ đề cập và

giao cho học sinh giải quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải

huy động kiến thức đã có và tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng. Quá

trình đó đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo "Quy trình khoa học" (để chiếm lĩnh

kiến thức mới) và "Quy trình kĩ thuật" để sử dụng kiến thức đó vào việc thiết kế và

thực hiện giải pháp ("công nghệ" mới) để giải quyết vấn đề. Đây chính là sự tiếp

cận liên môn trong giáo dục STEM, dù cho kiến thức mới mà học sinh cần phải học

để sử dụng trong một bài học STEM cụ thể có thể chỉ thuộc một môn học.

Như vậy, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học

sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn,

qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với

những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế –

xã hội.

3. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM[6]

Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù

hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là:

– Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên

cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công

nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội

ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất.

8


– Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM:Các dự án học tập trong giáo

dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề

thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức

với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

– Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai

các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện

các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các

hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng

lực cho học sinh.

– Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục

STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật

chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông

cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.

– Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học,

học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp,

năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện

tốt giáo dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học,

lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về

nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

4. Một số vấn đề về phẩm chất và năng lực

Theo từ điển tâm lí học, : “NL là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của

tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều khiển bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện

tốt một dạng hoạt động nhất định”.

“NL là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải

quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề

9


nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm

cũng như sự sẵn sàng hành động” [7]

“NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất

định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân

khá như hứng thú, niềm tin, ý chí…NL của cá nhân được đánh giá qua phương thức

và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo

dục và Đào tạo xác định: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ

tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng

hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý

chí,...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn

trong những điều kiện cụ thể” [8]

Trong sáng kiến này tôi sử dụng khái niệm NL theo chương trình Giáo dục

phổ thông tổng thể.

10


Hình 2: Năng lực và phẩm chất của HS

5.Giáo dục STEM với phát triển năng lực của HS

Mục tiêu giáo dục STEM

Phát triển năng

lực đặc thù STEM

Phát triển năng

lục cốt lõi

Định hướng

nghề nghiệp

11


-Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho học sinh đó

là những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ

thuật, Toán học trong đó HS biết liên kết các kiến thức để giải quyết các vấn đề

thực tiễn .Học sinh biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm

-Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS trong giáo dục STEM nhằm trang bị cho

HS những cơ hội và thách thức trong nền kinh tế cạch tranh toàn cầu, HS sẽ được

phát huy khả năng phản biện, khả năng hợp tác để thành công

-Giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho học sinh là tạo cho HS có những

kiến thức, kỹ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng

như cho nghề nghiệp tương lai của HS. Từ đó góp phần xây dựng lực lượng lao

động có năng lực phẩm chất tốt, đặc biệt trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục

tiêu xây dựng và phát triển đất nước

6.Các phương thức giáo dục STEM

a) Dạy học các môn học theo phương thức giáo dục STEM

Đây là phương thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo

cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá

trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn.

Sau đây là phân tích ưu điểm, hạn chế của phương pháp và một số hình thức

dạy học

Ưu điểm Hạn chế Một số hình thức

+ Các chủ đề bài học

STEM bám sát các chủ

đề , chương trình học của

bộ môn

+ Tất cả học sinh

được tham gia hoạt động

+ Mức độ dạy học

STEM thấp, GV chỉ dạy

được những vấn đề đơn

giản

+ Khả năng tích hợp

liên môn còn hạn chế

12

+ Sau khi dạy hết một

chuyên đề, cho GV tổ

chức cho HS hoạt động về

STEM liên quan đến kiến

thức trong chuyên đề đó

+ Trong phần ứng dụng,

GV cho HS thực hành để


STEM

+ Không phát sinh

thời gian học tập

+Thông qua hoạt

động STEM HS nhớ

được, hiểu rõ sâu hơn về

kiến thức đã học trên lớp

+Tiết học sôi động,

không nhàm chán, HS

hứng thú với giờ học

+HS chưa có khả

năng định hướng nghề

nghiệp cho bản thân

+ HS không rèn luyện

được nhiều các kỹ năng:

giải quyết vấn đề, lập kế

hoạch, thuyết trình, phản

biện...

tạo sản phẩm

+Vận dụng kiến thức đã

học để giải thích một số

hiện tượng trong tự nhiên,

đời sống

b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM

Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các ứng dụng

khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của

khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao

hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan

tâm của xã hội tới giáo dục STEM.

Sau đây là phân tích ưu điểm, hạn chế của phương pháp và một số hình thức

dạy học

Ưu điểm Hạn chế Một số hình thức

+ Các chủ đề bài học

STEM không thuộc một

môn học nào mà tích hợp

nhiều môn

+Các hoạt động diễn

ra ngoài không gian lớp

+ Phát sinh thời gian

học tập

+ Cần phải phối hợp

với các cơ sở giáo dục

nghề, các trường đại học,

doanh nghiệp, gia đình

+ Vận dụng kiến thức liên

môn để thực hành để tạo

sản phẩm

+ Tổ chức cho HS đi học

tập trải nghiệm, hoạt động

ngay ở các cơ sở sản xuất

13


học do đó tạo được hứng

thú với môn học STEM

+ Mức độ dạy học

STEM cao hơn cần tích

hợp nhiều môn

+ Nhiều học sinh

được tham gia hoạt động

STEM

+ HS tham gia các

hoạt động là cơ hội thấy

được sự phù hợp về năng

lực, sở thích, giá trị của

bản thân với nghề nghiệp

thuộc lĩnh vực STEM

+ Cần có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các GV

toán, vật lí, hóa học, sinh

học, công nghệ, tin học...

+ Cần kinh phí lớn để

làm các dự án

+ Cần phải có kế

hoạch lâu dài, được sự

phê duyệt của nhà trường

+ Tổ chức cho HS đi học

tập trải nghiệm, nghiên

cứu ở các viện nghiên

cứu, các trường đại học,

các cơ sở dạy nghề

+ Tổ chức câu lạc bộ

STEM

+ Tổ chức ngày hội

STEM

+ Tổ chức ngày trải

nghiệm theo chủ đề trong

dịp lễ tết để vận dụng kiến

thức về STEM

c) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa

học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hoạt động này không mang

tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các

hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Sau đây là phân tích ưu điểm, hạn chế của phương pháp và một số hình thức

dạy học

Ưu điểm Hạn chế Một số hình thức

+ Các chủ đề bài học

STEM không thuộc một

môn học nào mà tích hợp

+ Chỉ một số học sinh

có năng lực, sở thích tham

gia

+ HS tham gia nghiên cứu

khoa học dưới sự hướng

dẫn của GV và các nhà

14


nhiều môn

+ Mức độ dạy học

STEM cao hơn cần tích

hợp nhiều môn

+ Phát hiện và bồi

dưỡng những HS có năng

lực, sở thích và hứng thú

với các hoạt động tìm tòi ,

khám phá khoa học kỹ

thuật

+ HS tham gia các

hoạt động là cơ hội thấy

được sự phù hợp về năng

lực, sở thích, giá trị của

bản thân với nghề nghiệp

thuộc lĩnh vực STEM.

+ Phát sinh nhiều thời

gian nghiên cứu

+ Cần phải phối hợp

với các viện nghiên cứu ,

các trường đại học, doanh

nghiệp, gia đình

+ Cần có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các GV

toán, vật lí, hóa học, sinh

học, công nghệ, tin học...

+ Cần kinh phí lớn để

làm các dự án

+ Cần phải có kế

hoạch lâu dài, được sự

phê duyệt của nhà trường

khoa học

+ HS tham gia dự thi

KHKT do Sở GD-ĐT và

Bộ tổ chức

+HS tham gia dự thi

KHKT do Sở Khoa học và

Công nghệ tổ chức

+ HS tham gia dự thi

KHKT, STEM do các

doanh nghiệp tổ chức và

tài trợ

+ HS tham gia cuộc thi ý

tưởng khởi nghiệp do Ban

Chấp hành Trung Đoàn tổ

chức

Như vậy tùy vào mức độ yêu cầu của từng cấp, từng lớp học và tùy

điều kiện, nguồn lực của mỗi trường mà các trường học, GV chọn những

phương phức dạy học STEM sao cho phù hợp

7. Quy trình xây dựng chủ đề STEM[6]

a) Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá

trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công

nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học.

b) Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

15


Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải

quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong

chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng

đã biết để xây dựng bài học.

c) Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề

Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả

thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.

d) Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ

thuật.

- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm

học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập. Các

hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở

nhà và cộng đồng).

- Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của

học sinh bên ngoài lớp học.

8.Thiết kế tiến trình dạy học STEM[7]

- Mỗi bài học STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động dưới đây.

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng

vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu

chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng

giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản

16


phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả

sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải

nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.

– Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.

– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện

tượng, sản phẩm, công nghệ...

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung

(Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi

về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương

tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm

vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian,

địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự

hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông

thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó,

học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản

phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời

học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng.

– Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.

– Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp

nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung

(Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết

kế).

17


– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu

đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức

mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân,

nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS

đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ

bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có);

đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của

các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm

khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm.

– Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế.

– Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn

thiện.

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa

chọn/hoàn thiện.

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS

trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo

luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết

kế mẫu thử nghiệm.

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn

thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và

đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu

để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi.

– Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.

18


– Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế;

thử nghiệm và điều chỉnh.

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ

vật…đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá.

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng

cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và

thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã

hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.

– Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.

– Nội dung: Trình bày và thảo luận.

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật...

đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo.

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và

sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video,

dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày,

triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp

tục hoàn thiện.

19


CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM

A. CHỦ ĐỀ STEM THEO PHƯƠNG THỨC HỌC TRÊN LỚP

Dạy học định hướng STEM theo phương thức học tập trên lớp là phương thức

dạy học chủ yếu đã áp dụng từ lâu trong hầu hết các môn học. HS vận dụng kiến

thức đã học trong chủ đề để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn hoặc sử dụng

kiến thức đã học để làm ra một số sản phẩm thực tế.

Đối với trường tôi ngay từ đầu năm học các tổ nhóm chuyên môn đã thảo luận để

chọn ra những chủ đề nào thích hợp để có thể giảng dạy theo phương thức này

Chủ đề STEM Khối Bài dạy

Mô hình nguyên tử 10 Cấu tạo nguyên tử

Mô hình bảng tuần hoàn từ vật

liệu tái chế

10 Bảng tuần hoàn

Mô hình liên kết cộng hóa trị 10 Liên kết cộng hóa trị

Nuôi tinh thể 10 Liên kết ion.Tinh thể ion

Mô hình tinh thể nguyên tử, tinh

thể phân tử

10 Tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử

Chất tẩy KMnO 4 10 Phản ứng oxihoa khử

Nước Javen 10 Hợp chất chứa Oxi của Clo

Mô hình tầng ozon, sự suy giảm

tầng ozon

10 Oxi-ozon

Tạo chất chỉ thị từ thiên nhiên 11 PH dung dịch.Chất chỉ thị axit-bazo

Làm giấm ăn 11 Axit cacboxylic

Mô hình hiệu ứng nhà kính 11 Hợp chất của Cacbon

Làm kem khói 11 Hợp chất của Cacbon

20


Pha chế nước rửa tay khô 11 Ancol

Làm xà phòng 12 Thực hành 1-12

Pin điện hóa 12 Ăn mòn kim loại

Mạ kim loại 12 Điều chế kim loại

nghiệm

Sau đây tôi xin giới thiệu một số chủ đề mà bản thân đã nghiên cứu và thử

Chủ đề 1: Chế tạo mô hình bảng tuần hoàn bằng nguyên liệu tái chế

A. Lí do chọn chủ đề

Trong chương 2 của sách giáo khoa lớp 10 về Bảng Tuần Hoàn : kiến thức rất

trừu tượng , khó hình dung nên việc học sinh trải nghiệm làm mô hình Bảng Tuần

Hoàn giúp các em hiểu sâu hơn về nguyên tắc sắp xếp và ý nghĩa của Bảng Tuần

Hoàn

Vấn đề thứ hai, rác thải và xử lí rác thải đang là mối quan tâm rất lớn của toàn

xã hội nên làm Bảng Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế giúp các em tiết kiệm chi phí,

có ý thức về bảo vệ môi trường, phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo làm ra những vật

dụng khác tái chế và làm giảm lượng rác thải ra môi trường

B-MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo của Bảng tuần

Hoàn từ đó học sinh vận dụng Bảng tuần hoàn để khai thác thông tin về ô nguyên

tố , chu kì, nhóm nguyên tố đặc biệt là các nguyên tố nhóm A

- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tái chế rác thải là một trong

những vấn đề quan trọng cần giải quyết ngay trong giai đoạn này của xã hội

- Học sinh có thể sáng tạo và thiết kế các mô hình Bảng tuần hoàn dễ sử

dụng, độc đáo

2.Kỹ năng

-Học sinh có kỹ năng đọc và lấy thông tin, phối hợp làm việc nhóm và thuyết trình

về mô hình Bảng Tuần Hoàn của mình đã làm

3.Phát triển phẩm chất

- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường : không xả rác bừa bãi không đúng

nơi quy định

- Tích cực tham gia quá trình làm mô hình và phản biện cho mô hình của nhóm

mình trước lớp

4. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

-Năng lực công nghệ

21


- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực toán học

-Năng lực thẩm mỹ

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S) : Hiểu được nguyên tắc sắp xếp và ý nghĩa của Bảng tuần hoàn

-Công nghệ ( T) : Nêu được công dụng và sử dụng thành thạo súng bắn keo, kéo,

dao dọc giấy….

-Kỹ thuật( E) : đọc các tài liệu về hướng dẫn làm mô hình từ đó vận dụng vào mô

hình Bảng tuần hoàn

-Toán học ( M) : tính toán và đo được chiều dài, chiều rộng của các ô nguyên tố;

kích cỡ từng mô hình; tính toán thống kê điểm của từng nhóm lên thuyết trình dựa

vào điểm thành viên

B.CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên

1.1 Phương tiện dạy học

- máy tính, ti vi thông minh, video về vật liệu tái chế , một số mô hình Bảng tuần

hoàn khác …

- phòng học, có bàn làm việc nhóm

1.2 Chuẩn bị của học sinh

- sách giáo khoa lớp 10 môn hóa

- Vật liệu tái chế ( thùng xốp, bìa catông, nút chai………….), bút màu hoặc hộp

màu nước, thước kẻ, súng bắn keo, bút chì, dao dọc giấy, kéo…

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

-Phương pháp hoạt động nhóm

-Phương pháp tự luận nêu vấn đề

E.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Địa điểm tổ chức lớp: lớp học

Tiết 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN VÀ

NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG TUẦN HOÀN

Gồm 2 hoạt động

+ Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của mô hình Bảng Tuần Hoàn

+Hoạt động 2: Nghiên cứu về Bảng Tuần Hoàn

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của mô hình Bảng Tuần Hoàn( 15 phút)

A.Mục đích hoạt động

Sau hoạt động này học sinh có khả năng:

+ Biết được một số mô hình Bảng Tuần Hoàn mà các bạn ở trường khác

đã làm

+ Vật liệu tái chế cần chọn làm mô hình

+ Liệt kê được các tiêu chí sản phẩm từ đó định hướng thiết kế sản phẩm

B.Nội dung hoạt động

GV cho học sinh xem mô hình bảng tuần hoàn của học sinh các trường khác từ

đó giới thiệu nhiệm vụ của dự án làm mô hình Bảng Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế

22


C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Xác định được yêu cầu mô hình Bảng Tuần Hoàn: kích thước, loại vật liệu sử

dụng, hình dáng vật

D.Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Tổ chức nhóm học tập( 2 phút)

-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm

dự án: gồm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng

10 -11 bạn

Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí

Tìm hiểu về các mô hình Bảng Tuần

Hoàn làm từ vật liệu tái chế ( 5 phút)

GV: chiếu video về các mô hình Bảng

Tuần Hoàn bằng tivi thông minh cho học

sinh

YouTube: Tòa tuần hoàn hóa học-

Thanh Thủy12

-GV : cho học sinh xem các mô hình

Bảng Tuần Hoàn khác

Thống nhất tiến trình dự án ( 3 phút)

GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và

yêu cầu học sinh ghi vào nhật kí học tập

Bước 1: Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức kĩ năng

liên quan

Bước 3: Lập bản phương án thiết kế và

báo cáo

Bước 4: Làm sản phẩm

Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm

Thống nhất yêu cầu và tiêu chí sản

phẩm( 3 phút)

GV: đưa ra yêu cầu cho sản phẩm

1, Mô hình Bảng Tuần Hoàn có hình

dạng như thế nào?

2, Em sử dụng những vật liệu nào để làm

Bảng Tuần Hoàn?

3, Thông tin em cần ghi trong Bảng

Tuần Hoàn?

GV: tổng kế lại tiêu chí sản phẩm

Hoạt động 2: Nghiên cứu về Bảng Tuần Hoàn ( 30 phút)

A.Mục đích hoạt động

23

Hoạt động của học sinh

-Học sinh ngồi theo nhóm, cùng nhau

bầu nhóm trưởng, thư kí

HS: các nhóm cử bạn thư kí ghi lại các

mô hình cô giáo cung cấp

HS khác theo dõi video và hình ảnh để

lựa chọn ý tưởng cho nhóm mình

HS: thư kí mỗi nhóm ghi các nhiệm vụ

yêu cầu của GV

Các học sinh trong nhóm khác lắng

nghe và bổ sung các thông tin cho bạn

thư kí

HS: ghi lại các yêu cầu về sản phẩm

HS: đặt câu hỏi cho GV về vật liệu và

những thông tin trong Bảng Tuần Hoàn


Sau hoạt động này :

- Học sinh nắm được nguyên tắc sắp xếp các nguên tố trong Bảng Tuần Hoàn

-Học sinh hiểu được cấu tạo của Bảng Tuần Hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm

- Học sinh biết vận dụng để từ CHe tìm được vị trí nguyên tố trong Bảng Tuần

Hoàn

B.Nội dung hoạt động

Học sinh tìm hiểu kiến thức về bảng tuần hoàn: ( bài 7 trang 32 sách giáo khoa

môn hóa lớp 10)

Và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập sau đó GV sẽ gọi đại diện nhóm lên trình bày

sau đó GV chốt lại các vấn đề chính của bài

C.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Phiếu trả lời câu hỏi

- Kiến thức trọng tâm trong bài Bảng Tuần Hoàn trong vở ghi

D.Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV

Mở đầu ( 5 phút)

GV: Phát phiếu học tập và cho học sinh

làm trong 3 phút

GV gọi một nhóm trả lời các thông tin

trong phiếu học tập số 1

GV: yêu cầu HS mở Bảng Tuần hoàn

trang 37 sách giáo khoa để xem các

nguyên tố trên của bài nằm ở hàng, cột

nào trong Bảng Tuần Hoàn

Nghiên cứu Bảng Tuần Hoàn ( 20

phút)

GV: Phát phiếu học tập và cho học sinh

làm trong 10 phút

GV gọi đại diện nhóm trả lời các thông

tin trong phiếu học tập số 2

Hoạt động của HS

HS: làm bài tập trong phiếu, có sự bàn

bạc giữa các thành viên trong nhóm

HS: đại diện nhóm được gọi trả lời

thông tin trong phiếu học tập

HS: một học sinh trả lời câu hỏi

HS: làm bài tập trong phiếu, có sự bàn

bạc giữa các thành viên trong nhóm

HS: đại diện nhóm được gọi trả lời

thông tin trong phiếu học tập

GV : chốt lại các thông tin để về học

sinh có thể tổng hợp trong vở ghi

Tổng kết và giao nhiệm vụ ( 5 phút)

GV : nhận xét về tiến độ làm việc của

các thành viên trong nhóm

GV: giao nhiệm vụ tuần sau

HS: đại diện nhóm ghi lại các nhiệm vụ

cần làm trong tuần tới

24


Nhiệm vụ học tập :Dựa trên kiến thức

vừa tìm hiểu ( vật liệu tái chế, kiến thức

về Bảng Tuần Hoàn) các em hãy xây

dựng bản thiết kế về “ Mô hình Bảng

Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế”

Yêu cầu sản phẩm

Poster bản thiết ké bao gồm các nội

dung:

-Cấu tạo ( hình vẽ)

-Nguyên liệu dự kiến

-Cách bước tiến hành

Lưu ý :

GV có thể lựa chọn linh hoạt hình thức

bản thiết kế : poster( giấy roki, lịch

cũ…), bản trình chiếu powerpoint, hình

vẽ trên bảng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1 : Cho các nguyên tố sau: Na ( Z =11) ; Al ( Z =13), Cl ( Z =17)

A, Viết CHe nguyên tử nguyên tố trên

B, Những nguyên tố trên có đặc điểm chung gì về số lớp electron

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………

Câu 2 : Cho các nguyên tố sau: Be ( Z =4) ; Mg ( Z =12), Ca ( Z =20)

A, Viết CHe nguyên tử nguyên tố trên

B, Những nguyên tố trên có đặc điểm chung gì về số electron lớp ngoài

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………

25


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu hỏi 1: Dựa vào Bảng Tuần Hoàn trang 37 , em hãy cho biết nguyên tắc sắp

xếp Bảng Tuần Hoàn

( xét theo điện tích hạt nhân, hàng ngang và cột dọc)

1, Điện tích hạt nhân sắp xếp như thế nào?

......................................................................................………………………………

………………………………………………………………………

2, Các nguyên tố trong một hành có đặc điểm gì?

.............................................................................……………………………………

………………………………………………………………….

3, Các nguyên tố trong một cột có đặc điểm gì?

...................................................................................………………………………

…………………………………………………………………………

Câu hỏi 2:Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1,Chu kì là gì?

......................................................................................................................................

...……………………………………………………………………………………

……………………

2, Mối quan hệ giữa STT của chu kì và STT lớp e ?

...............................................................

3, Số chu kì nhỏ và chu kì lớn?

.............................................................................................

4, Chu kì nào chưa hoàn thành?

.....................................................................................................

5, Quy luật của mỗi chu kì ?

............................................................................................................

…………………………………………………………………………

6, Nhóm nguyên tố là gì?

.....................................................................................................................

………………………………………………………………………………………

7,Bảng Tuần Hoàn có bao nhiêu cột và được chia làm mấy nhóm A, mấy nhóm B?

.....................…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………

8, Đặc điểm của nhóm A (loại nguyên tố, mối quan hệ số e lớp ngoài và STT nhóm

………………………………………………………………………………………

……………………………………..............................................................................

....................................................................................

9, Đặc điểm của nhóm B(loại nguyên tố, mối quan hệ số e hóa trị và STT nhóm?

...............................…………………………………………………………………

……………………………………….

26


TIẾT 2: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN

TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ

(Báo cáo : 45 phút)

Tiết 2 gồm hoạt động 3 : Trình bày bản thiết kế mô hình Bảng Tuần Hoàn từ vật

liệu tái chế

A.Mục đích hoạt động

Sau hoạt động này học sinh có khả năng:

- Mô tả bản thiết kế về Bảng Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế

- Vận dụng các kiến thức Bảng Tuần Hoàn, toán học để giải thích cho mô hình

của nhóm mình

- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu cho mô hình Bảng Tuần hoàn

B.Nội dung hoạt động

Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm ở nhà để hoàn thành bản thiết kế, cử bạn lên

thuyết trình, góp ý để bài thuyết trình tốt nhất

Hướng dẫn lập phương án thiết kế

1. Mỗi thành viên vẽ ít nhất 1 ý tưởng thiết kế sản phẩm, cập nhật vào nhật kí cá

nhân

2.Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý

tưởng tốt nhất . Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm

3. Vẽ phác họa thiết kế của sản phẩm . Ghi rõ

- Chú thích từng bộ phận của sản phẩm

- Liệt kê các nguyên liệu ứng với từng bộ phận

- Dự kiến về kích thước, hình dáng, chiều dài, chiều rộng……

- Vận dụng các kiến thức về Bảng Tuần Hoàn để giải thích về hình dáng, kích

thước ở trên

C.Dự kiến sản phẩm

- Bản thiết kế

- Bản ghi nhận đóng góp ý kiến đóng góp của các bạn học và các câu hỏi, ý kiến

của nhóm phản biện

D.Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV

Mở đầu- Tổ chức báo cáo( 5 phút)

GV: thông báo tiến trình của buổi báo

cáo

+ Thời gian báo cáo mỗi nhóm : 3 phút

+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi :3

phút

+ Trong khi các bạn báo cáo, mỗi học

sinh ghi chú ý nhận xét và đặt câu hỏi

tương ứng

GV thông báo tiêu chí đánh giá cho bản

thiết kế

27

Hoạt động của HS

HS: cử bạn đại diện nhóm ghi yêu cầu

của GV về việc báo cáo sản phẩm

Các học sinh khác nhận phiếu đánh giá

và nghiên cứu trước khi đánh giá từng

nhóm


Báo cáo( 30 phút)

GV: mời từng nhóm lên báo cáo

GV: sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá

phần trình bày của học sinh

Tổng kết và dặn dò( 10 phút)

-GV đánh giá phần báo cáo của nhóm

dựa trên các tiêu trí

+ Nội dung

+ Hình thức bài báo cáo

+ Kỹ năng thuyết trình ( trình bày và

trả lời câu hỏi)

-GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của

GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế

và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu

-GV thông báo nhiệm vụ của hoạt động

học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản

phẩm

HS: cử bạn đại diện nhóm báo cáo, các

bạn khác lắng nghe và bổ sung câu trả

lời của bạn lên báo cáo

HS nhóm khác cho điểm và ghi nhận xét

nhóm lên báo cáo

- HS ghi lại nhận xét giáo viên

- HS tham khảo mô hình của các bạn

nhóm khác để hoàn thiện ý tưởng

nhóm mình

Hình 3,4:Bản thiết kế của HS

PHỤ LỤC 1:BÁO CÁO DỰ ÁN

TT Nội dung công việc Phân công Đánh giá nhiệm vụ

1

2

3

4

5

6

28


PHỤ LỤC 2:BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

(dùng cho GV)

Nội dung các phần đánh giá

Điểm

1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận thiết bị 1

BẢN PHƯƠNG ÁN

THIẾT KẾ

2 Có liệt kê rõ ràng danh mục các nguyên liệu

tái chế sử dụng

3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật( loại vật

liệu, độ dài, độ dày, số lượng…..)

1

1

HÌNH THỨC BẢN

THIẾT KẾ

4 Trình bày được nguyên tắc sắp xếp BTH 1

5 Nêu ứng dụng của mô hình BTH 1

6 Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 1

7 Poster có màu sắc hài hòa, bố cụ hợp lí 1

8 Trình bày thuyết phục 1

KĨ NĂNG THUYẾT

TRÌNH

9 Trả lời được câu hỏi phản biện 1

10 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản 1

biện có chất lượng cho nhóm báo cáo

TỔNG ĐIỂM 10

Hoạt động 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN TỪ VẬT LIỆU

TÁI CHẾ

(Học sinh làm mô hình trong 2 tuần ở nhà)

A.Mục đích hoạt động

-Thi công mô hình Bảng Tuần Hoàn từ phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn

- Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh

B.Nội dung hoạt động

HS thi công làm Bảng Tuần Hoàn ngoài giờ học . GV theo dõi và hỗ trợ HS

C.Dự kiến sản phẩm

- Mô hình Bảng Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế

- Bản thiết kế sau điều chỉnh

- Bản báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công bình chữa cháy

D.Cách thức tổ chức hoạt động

29


GV có thể lập nhóm Fecebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình thi công sản

phẩm . Từ đó GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết

HS thử nghiệm chế tạo các mô hình và ghi vào nhật ký công việc

HS: cử học sinh viết phần báo cáo cho sản phẩm khi hoàn thành

PHỤ LỤC 3:KẾ HOẠCH CỦA CHÚNG TÔI

TT Công việc Thời gian Ghi chú

1

2

3

4

Sản phẩm thử nghiệm

Lần 1

PHỤ LỤC 4: THI CÔNG SẢN PHẨM

Hình ảnh

Nhược điểm của lần làm mô hình đầu tiên

Lần 2

Hình ảnh

Ưu Điểm:……………………………………….

Vấn đề tồn tại ( nếu có ):………………………………………………………….

30


Tiết 3:TRÌNH BÀY SẢN PHẨM MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN VÀ THẢO

LUẬN

( 45 phút trên lớp)

Tiết này bao gồm hoạt động 5:Trình bày sản phẩm mô hình Bảng Tuần Hoàn và

thảo luận

A.Mục đích hoạt động

-Trình bày cách thực hiện mô hình Bảng Tuần Hoàn( nguyên tắc sắp xếp,loại

vật liệu, cách tiến hành, thời gian và chi phí thực hiện

-Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm

- Đề xuất các ý tưởng cải tiến mô hình Bảng Tuần Hoàn

B.Nội dung hoạt động

HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS

giải thích sự hình thành công hay thất bại của mô hình Bảng Tuần Hoàn và đề xuất

phương án cải tiến

C.Dự kiến sản phẩm

- Mô hình Bảng Tuần Hoàn từ vật liệu tái chế

- Phần thuyết trình được soạn trên Word, powerpoint, hình vẽ, poster

D.Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của Giáo Viên

Mở đầu- Tổ chức báo cáo( 5 phút)

GV: cho học sinh xem video về vật liệu tái

chế

Youtube: sức sống từ rác thải tái chế

GV: Nêu nhiệm vụ học sinh đã thực hiện

được trong các tiết trước

Tiết 1:Xác định yêu cầu của mô hình Bảng

Tuần Hoàn và nghiên cứu về Bảng Tuần

Hoàn

Tiết 2:Trình bàybản thiết kế mô hình Bảng

Tuần Hoàn

2 tuần trước: Các em làm mô hình Bảng

tuần Hoàn ở nhà

Tiết hôm nay các em sẽ trình bày sản

phẩm mô hình Bảng Tuần Hoàn

GV: Đưa nhiệm vụ của nhóm báo cáo và

các học sinh của các nhóm khác sẽ chấm

điểm cho nhóm báo cáo và thư kí từng

nhóm sẽ ghi lại kết quả

GV cử hai bạn lên dẫn chương trình báo cáo

sản phẩm của các nhóm

Hoạt động của Học Sinh

HS xem video trên tivi thông minh

HS lắng nghe và bạn lên thuyết trình của

các nhóm lên chuẩn bị

HS cả lớp nhận phiếu đánh giá để chấm

điểm cho các nhóm báo cáo

Bạn thư kí mỗi nhóm nhận tờ tổng hợp

đê4r đánh giá các nhóm và ghi nhận xét cho

nhóm mình

31


Báo cáo các nhóm (30 phút)

GV cùng HS khác nghe các nhóm báo cáo

GV hướng dẫn các học sinh trong các nhóm

chấm điểm nhóm lên báo cáo và hướng dẫn

thư kí tập hợp và ghi các thông tin lên tờ

tổng hợp

Tổng kết, đánh giá sản phẩm của các

nhóm

(5 phút)

Gv: tổng hợp điểm và nhận xét các nhóm

thông qua tờ tổng hợp điểm chung

GV: Đưa các câu hỏi về BTH để học sinh

khai thác mô hình mà mình vừa thiết kế

được

GV: Đưa câu hỏi mở để HS phát triển mô

hình Bảng Tuần Hoàn

HS: Một HS của nhóm báo cáo lên trình

bày

Trong 3 phút và 3 phút tranh biện

HS: lắng nghe bạn báo cáo

HS: cho điểm và nhận xét chung về nhóm

báo cáo

HS: các nhóm khác đưa câu hỏi phản biện

cho nhóm lên trình bày

HS: 1 HS làm thư kí ghi thông tin các

nhóm

HS : chú ý lắng nghe , giơ tay trả lời câu

hỏi

Một số hình ảnh tiết dạy

Hình 5,6: Nhóm 1 thuyết trình sản phẩm làm từ vật liệu tái chế

32


Hình 7,8: Nhóm 2 thuyết trình sản phẩm : Ngôi nhà xanh

Hình 9,10: Nhóm 3 thuyết trình sản phẩm : Chiếc hộp bốn mùa

Hình 11,12:Nhóm 4 thuyết trình :Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam

33


PHỤ LỤC 5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO HỌC SINH

LỚP:………………………… NHÓM:……………

HỌ VÀ TÊN:………………………………………………………………..

STT TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

I.Báo cáo kiến thức

(15 đ)

II.Bản phương án

thiết kế

(15đ)

III. Mô hình Bảng

Tuần Hoàn

(30đ)

4. Kỹ năng thuyết

trình

(20đ)

1.Đầy đủ nội dung cơ

bản về chủ đề được

báo cáo

2. Poster có màu sắc

hài hòa, bố cục hợp lí

3.Đầy đủ nội dung

theo yêu cầu cơ bản

4. Bản trình chiếu có

màu sắc hài hòa, bố cụ

hợp lí

5. Đảm bảo đầy đủ

thông tin của BTH

6.BTH được chế tạo

từ nguyên liệu tái chế

7.BTH có hình thức

đẹp

8.BTH dễ tra cứu

thông tin

1.Trình bày mạch lạc,

rõ ràng

2. Kết hợp với cử chỉ,

phương tiện khác để

hỗ trợ trình bày

3. Trả lời câu hỏi phản

biện

4. Tham gia đóng góp

ý kiến, đặt câu hỏi

phản biện cho nhóm

khác

10

5

10

5

10

10

5

5

5

5

5

5

5.Kỹ năng làm việc

nhóm

(20đ)

1.Kế hoạch có tiến

trình và phân công

nhiệm vụ rõ ràng

2.Mỗi thành viên tham

gia đóng góp ý tưởng .

hợp tác hiệu quả để

hoàn thành dự án

10

10

34


Chủ đề 2: Làm giấm ăn từ hoa quả

A.Lí do chọn chủ đề

Giấm là một chất lỏng có vị chua, được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau

như lên men từ rượu, lên men táo, chuối, mạch nha, gạo hay giấm thơm. Mỗi loại

có cách sử dụng khác nhau bởi mùi vị chúng mang lại cho món ăn cũng khác nhau.

Thành phần chính của giấm là dung dịch axit axetic (CH 3 COOH) có nồng độ

khoảng 5%. Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng nhiều

trong các nền ẩm thực châu Á, châu Âu trong ẩm thực ngoài việc tăng hương vị cho

món ăn thì giấm còn có thể khử đi những mùi khó ưa của thực phẩm như mùi tanh

của cá, thịt vịt, hải sản...

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có trưng bán nhiều giấm giả được pha

chế bằng axit dán mác giấm gạo, đánh lừa người tiêu dùng, gây ra nhiều tổn hại đối

với sức khỏe.Khi thực hiện chủ đề này HS biết được quy trình làm giấm, vai trò của

giấm trong đời sống , giúp HS hình thành NL thực nghiệm, khả năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn, tăng động lực học tập trong môn Hóa học.

B.Mục tiêu

1.Kiến thức

- HS hiểu được tính chất hóa học của axit nói chung và axit cacboxylic nói riêng .

- Biết được một số axit cacboxylic trong tự nhiên và sự gần gũi của nó trong đời sống

chúng ta.

- HS trình bày được quy trình sản xuất giấm ăn từ các nguyên liệu khác nhau

2.Kĩ năng

- HS nắm được quy trình và có phương pháp làm một số loại giấm: giấm

chuối, giấm táo, giấm gạo… và một số ứng dụng của axit cacboxylic

- HS có công thức có thể tự nuôi giấm tại nhà

3.Phát triển phẩm chất

- Hiểu được vai trò của một số axit cacboxylic trong đời sống.

- Tăng hứng thú tìm hiểu, khám phá khoa học gắn liền với thực tiễn, tạo động

lực để HS phát triển và sáng tạo cái mới.

- Tăng sự đoàn kết, hợp tác trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

4. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- NL giải quyết vấn đề.

- NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- NL hợp tác.

-NL thuyết trình

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S): Cách xác định môi trường của các chất.

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm và thích hợp và an toàn

thực phẩm: hoa quả, cơm gạo, cái giấm, rượu vang, đường, bia…

-Kỹ thuật (E): Bản quy trình tạo ra giấm ăn theo phương pháp truyền thống.

35


-Toán học (M): Định lượng và xác định môi trường của sản phẩm.

C.Chuẩn bị

-Chuẩn bị của GV: xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nguyên liệu cho buổi

hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS và thành viên tham gia.

- Nguyên liệu: hoa quả (táo, chuối…), hũ thủy tinh, đường, dây buộc, vải

khô…

- Tài liệu: tài liệu có liên quan đến quy trình tạo ra giấm ăn.

-Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài học ở nhà, tìm hiểu thông tin, sổ

ghi chép cá nhân.

D. Phương pháp dạy học

+ Dạy học dự án

+ Dạy học nhóm

E.Tiến trình

- Địa điểm: Tại phòng học của lớp.

- Thời gian: 2 tiết.

HĐ 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn

- Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu cần thiết tạo giấm ăn từ phương

pháp truyền thống dùng trong cuộc sống

Hoạt động của GV – HS

- GV chiếu slile và thông tin: Báo

Pháp luật thứ năm ngày 24/1/2019

"Rùng mình sản xuất giấm ăn

bằng nước lã và axit"

+ Hiện nay trên thị trường có nhiều

loại giấm giả gây ảnh hưởng đến sức

khỏe con người. Vậy để an toàn

chúng ta có thể tự tạo giấm ăn dùng

trong cuộc sống hay không?

+ Axit trong giấm ăn chính là axit

axetic có những tính chất gì?

Nguyên liệu nào có thể dùng?

+ Quy trình sản xuất giấm ăn từ

phương pháp truyền thống như thế

nào?

- HS ghi chép, tìm hiểu tài liệu và

thảo luận với nhau

Nội dung

Báo Pháp luật thứ năm ngày 24/1/2019

HĐ 2: Nghiên cứu kiến thức nền

- Mục tiêu: HS nắm được tính chất của axit cacboxylic đặc biệt là axit axetic (giấm

ăn). Phương pháp lên men giấm truyền thống.

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

36


- GV tổ chức trò chơi ghép tranh về

tính chất của axit cacboxylic (ví dụ

CH 3 COOH)

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV phát cho mỗi nhóm các mảnh

ghép để ghép lại thành hình vuông

giúp HS ôn lại kiến thức về tính chất

hóa học của axit cacboxylic

- HS tiếp nhận hoạt động GV giao.

- HS thảo luận thực hiện ghép hình

theo hướng dẫn của GV.

- HS báo cáo kết quả hoạt động.

- GV gọi bất kì HS lên viết các

phương trình hóa học của axit axetic

với: Mg, vỏ trứng (CaCO 3 ), backing

soda (Na 2 CO 3 ), NaOH

- GV nhận xét

Đề xuất các giải pháp thực hiện

- Mục tiêu: Từ nhu cầu thực tiễn HS đưa ra một số giải pháp thực hiện

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

- HS nghiên cứu tài liệu đưa ra quy

trình làm giấm ăn từ hoa quả (chuối, Quy trình làm giấm :

táo...)

GV yêu cầu HS nhận xét phần trình Hoa quả + Đường --> Giấm

bày của các nhóm, GV nhận xét về

sự chuẩn bị quy trình làm giấm ăn

của các nhóm.

GV yêu cầu HS trình bày bản chất

hóa học của quá trình làm giấm ăn.

Bản chất hóa học:

Phản ứng thủy phân:

- Đề ra các nguyên liệu, dụng cụ cần C 12 H 22 O 11 +H 2 O C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6

dùng

Phản ứng lên men rượu

HS trình bày bản chất hóa học của

C 6 H 12 O 6 2CO 2 + 2C 2 H 5 OH

quá trình làm giấm ăn từ đường và

Phản ứng lên men giấm

men giÊm

trái cây.

⎯⎯⎯⎯→

C

Tinh bột→ đường → rượu etylic → 2 H 5 OH + O 2 CH 3 COOH +

H 2 O

37

⎯⎯→

H +

men r­ î u

⎯⎯⎯⎯→


axit axetic

HĐ 3: Lựa chọn giải pháp

- Mục tiêu: Từ các giải pháp đề xuất lựa chọn giải pháp tối ưu

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

- 4 nhóm HS chọn làm giấm chuối,

giấm táo, giấm xoài, giấm dứa

- chuẩn bị nguyên liệu và nghiên cứu

các bước của quá trình lên men.

- Thư kí ghi chép các bước chuẩn bị

làm

- Nguyên liệu, dụng cụ làm giấm ăn: Giáo

viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh

chuẩn bị.

Nguyên liệu:

+ Nước.

+ Đường.

+ Trái cây.

Dụng cụ làm giấm ăn:

+ Bình chứa.

+ Vải khô sạch.

+ Dây buộc.

HĐ 4: Thử nghiệm và đánh giá

Mục tiêu: - HS nghiên cứu quy trình sản xuất giấm, thực hiện

- HS hiểu được quá trình lên men của giấm, cũng như các phản ứng thực hiện quá

trình đó.

Hoạt động của GV – HS

- GV cho HS thảo luận nhóm sau đó

đại diện 1 nhóm lên trình bày cách

làm

Các nhóm khác bổ sung và GV chốt

lại cách tiến hành

- HS các nhóm làm sản phẩm ngay

trên lớp, một HS làm thư ký ghi nhật

ký từng ngày

Nội dung

Nhiệm vụ 5: các nhóm thực hành làm giấm

- Nhóm 1: Làm giấm chuối

- Nhóm 2: Làm giấm dứa

-Nhóm 3: Làm giấm gạo

-Nhóm 4: Làm giấm táo

HĐ 5: Chia sẻ và thảo luận

Mục tiêu: Thực hiện và giới thiệu sản phẩm cho các bạn trong lớp.

Nêu được tác dụng của giấm trong đời sống.

Dùng sản phẩm của mình trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ ẩm thực

Hoạt động của GV – HS

- Đại diện các nhóm trưng bày sản

phẩm của nhóm mình và thuyết

trình.

- Thảo luận đánh giá chung cả lớp về

chất lượng giấm tại mỗi nhóm

Nội dung

- Đưa ra quy trình lên men giấm từ hoa quả

bằng phương pháp truyền thống hiệu quả, dễ

thực hiện

- Sử dụng giấm tự làm trong buổi sinh hoạt

câu lạc bộ ẩm thực

38


Điều chỉnh kế hoạch

Mục tiêu: Nhận xét, mở rộng chủ đề

Hoạt động của GV – HS

- GV tóm tắt nội dung chủ đề bài

học, và đưa ra nhận xét đánh giá sơ

bộ, rút kinh nghiệm cho các nhóm

- Gv yêu cầu các nhóm bổ sung và

hoàn thiện sản phẩm làm tư liệu dạy

học hoặc làm sản phẩm nghiên cứu

khoa học

- GV tuyên dương các nhóm cá nhân

làm việc hiệu quả

Nội dung

- Mô hình nhân rộng , về nhà mỗi HS tự làm

một lọ giấm ăn cho gia đình

- Liên hệ với CLB ẩm thực của trường để

giới thiệu sản phẩm

Sau đây là một số hình ảnh của dự án :

Hình 13,14: Học sinh thuyết trình về cách làm giấm

Hình 15,16: Sản phẩm được dùng trong hội thi nấu ăn của trường

39


Phụ lục 1: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm

Tiêu chí Quy trình Mùi vị Màu sắc Hình thức Thuyết

trình

Yêu cầu Thiết kế Vị chua Màu hơi Để trong lọ

được quy thanh, mùi vàng, nước thủy tinh,

trình, Làm thơm của trong con giấm

đúng quy hoa quả đặc

hình thành

trình, đảm trưng

bảo

VSATTT

Thuyết

trình lưu

loát, thể

hiện được

hoạt động

của nhóm

Điểm tối đa 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm

Nhóm 1

Tổng

điểm

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm

Chủ động lập kế Chủ động hoàn thành

hoạch ( 10điểm) các công việc được

giao(10 điểm )

Nguyễn

Văn An

.........

.........

.........

Chia sẻ sẻ, thảo luận với

các thành viên khác

( 10 điểm)

Điểm

40


XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM BẰNG PHƯƠNG THỨC

TRẢI NGHIỆM

Trải nghiệm trong Câu lạc bộ STEM

Dạy học trong câu lạc bộ là mô hình dạy học được nhiều trường áp dụng , trong

đó có trường THPT Nguyễn Khuyến. Trường có nhiều câu lạc bộ cho học sinh trải

nghiệm : Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện, CLB vẽ, CLB ẩm thực, CLB tiếng anh,

CLB truyền thông, CLB hát múa, CLB nhảy, CLB sách...Trong đó CLB STEM thu

hút được nhiều học sinh tham gia hơn cả, từ đó thấy rằng HS rất hào hứng với hoạt

động giáo dục này

Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn ,ngay từ đầu năm

học nhóm STEM đã có buổi tuyển quân của các câu lạc bộ, Sau khi tuyển quân, các

học sinh chia theo nhóm, mỗi nhóm các HS đều có cùng một sở thích, cùng một đam

mê và có các giáo viên phụ trách từng làm các dự án khác nhau.

Trong buổi sinh hoạt đầu tiên, các HS rất hào hứng tham gia vào việc xây dựng

các chủ đề STEM dưới sự định hướng và tư vấn của GV

Sau đây là một số dự án mà HS yêu thích, có khả năng thực hiện được đối với bộ

môn chính là hóa học

Chủ đề Lớp Tích hợp liên môn

Trang trí phòng CLB

STEM

Làm chất tẩy rửa enzym bồ

hòn

11 Toán , Kỹ thuật, Mỹ thuật , Hóa học

11 Hóa học, sinh học, công nghệ

Chiết suất tinh dầu 11 Hóa học, sinh học, công nghệ , vật lý

Trồng rau thủy canh 11 Hóa học, Sinh học, công nghệ , vật lý ,

toán học

Bình chữa cháy mini 11 Hóa học, công nghệ , vật lý, toán học

Làm đèn lồng 10 Toán , Kỹ thuật, Mỹ thuật , Hóa học

Làm đèn kéo quân 10 Toán , Kỹ thuật, Mỹ thuật , Hóa học

Làm các sản phẩm từ nến 11 Toán , Kỹ thuật, Mỹ thuật , Hóa học, vật

Làm rượu vang 12 Toán , Sinh học , Hóa học, Công nghệ

Làm đậu phụ 12 Toán , Sinh học , Hóa học, Công nghệ

Làm sữa chua 12 Toán , Sinh học , Hóa học, Công nghệ

Làm kẹo lạc, vừng 12 Hóa học, sinh học, công nghệ , toán học

41


Một số hình ảnh về CLB STEM của trường

Hình 17,18: Giới thiệu về CLB STEM cho HS

Hình 19,20: Ngày tuyển quân của CLB STEM. Học sinh đăng ký vào câu lạc bộ

stem

Hình 21,22: HS tích cực đăng ký vào CLB STEM

42


Hình 23: HS tự thiết kế và vẽ trang trí CLB

STEM

Hình 24: HS thảo luận, nghiên cứu

trong CLB

Chủ đề 1: Làm nước tẩy rửa enzym sinh học

A.Lí do chọn chủ đề

Mỗi ngày,con người sinh hoạt đều thải một lượng rác ra môi trường, lâu ngày,

nhiều người lượng rác ngày càng nhiều lên.Vấn đề đặt ra những rác thải đó làm sao

chúng ta hạn chế và tiết kiệm để sử dụng vào mục đích khác.Mỗi gia đình không thể

thiếu nước rửa bát, lau sàn nhà. Những loại nước tẩy rửa này đều là hóa chất, nếu

dùng không đúng cách sẽ hại đến sức khỏe của bản thân, mặt khác những hóa chất

này ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, sinh vật trong nước.

Từ những rác thải hữu cơ như vỏ chanh, cam, bưởi, dứa...có thể tạo ra được

nước rửa bát, lau nhà mà an toàn với sức khỏe con người và môi trường

B.Mục tiêu

1.Kiến thức

-HS nắm được quá trình lên men sản phẩm hữu cơ bằng enzym

-Vai trò của bồ hòn trong việc tẩy rửa

2.Kỹ năng

-Phân loại rác thải

-Làm thực hành hóa học

3.Phát triển phẩm chất

-Ý thức bảo vệ môi trường

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng

- Ý thức tiết kiệm trong cuộc sống

4.Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

-NL giải quyết vấn đề

-NL làm việc nhóm

-NL thực hành thí nghiệm

-NL nghiên cứu, tìm tòi, khám phá

b. Năng lực STEM

43


-Khoa học (S): Vai trò của bồ hòn, enzym trong đời sống. Thành phần hữu

cơ có trong vỏ hoa quả: Đường, tinh dầu,enzym

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên liệu dư thừa để làm, giá thành rẻ.Sử

dụng các nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng

-Kỹ thuật (E): Quy trình lên men sinh học

-Toán học (M): Định lượng và xác định nguyên liệu cần dùng

C.Chuẩn bị

-Dụng cụ: Bình nhựa 7 lit

-Nguyên liệu: Vỏ trái cây: Vỏ bưởi, cam,chanh,mít,dứa...Bồ hòn, đường nâu(nước

mía, mật mía)

D.Phương pháp

-Dạy học dự án

-Hoạt động nhóm

E.Tiến trình

Địa điểm : Phòng thực hành hóa

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

*GV tổ chức cho HS xem video về môi trùng xung quanh chúng ta đang bị ô

nhiễm bởi rác thải sinh hoạt. Nước sông,ao,hồ bị ô nhiễm nặng nề do nhiều chất

thải hóa chất

-Dự kiến sản phẩm của HS

-HS xác định được vấn đề đặt ra là giảm lượng rác thải sinh hoạt và giảm lượng hóa

chất tẩy rửa trong mỗi gia đình

* GV chốt lại vấn đề : Chúng ta cần phân loại rác thải.Đối với rác thải nhựa cần thu

gom để tái chế, đối với rác thải hữu cơ có thể làm phân bón hoặc nước tẩy rửa

Để đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, tận dụng rác thải chúng ta làm dự

án : Chất tẩy rửa enzym sinh học từ vỏ trái cây

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

GV tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức nền:

+ Thành phần của vỏ trái cây, thành phần của quả bồ hòn và vai trò của bồ hòn

Hình thức : Hoạt động nhóm, nghiên cứu trên mạng

Dự kiến sản phẩm : HS biết được thành phần của vỏ trái cây có glucozo, enzym

sinh học. Bồ hòn có chứa chất tẩy rửa có thể giặt rửa được vết bẩn, dầu mỡ

Vai trò của enzym là chuyển hóa các chất hữu cơ như sau

C 12 H 22 O 11 C 6 H 12 O 6 C 2 H 5 OH CH 3 COOH

-Đề xuất giải pháp :

Giải pháp 1: Đun nước bồ hòn lên để làm chất tẩy rửa

44


Giải pháp 2: Vỏ trái cây lên men tạo ra nước tẩy rửa

Giải pháp 3: Rác thải hữu cơ + bồ hòn lên men tạo ra nước tẩy rửa

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

Với giải pháp 1: Nước bồ hòn không để được lâu, lâu ngày sẽ thối có mùi khó chịu

Với giải pháp 2: Khả năng tẩy rửa kém

KL dùng giải pháp 3 là tốt nhất : Sử dụng vỏ trái cây và bồ hòn lên men làm nước

tẩy rửa vì bồ hòn sẽ chiết suất ra cùng với enzym có tính năng tẩy rửa, có mùi thơm,

để được lâu ngày

Hoạt động 4: Tiến hành thực nghiệm, đánh giá

-GV giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm làm một bình enzym tẩy rửa từ các loại vỏ quả

khác nhau.Các nhóm theo dõi quá trình lên men của hỗn hợp trên trong 3 tháng

Tỷ lệ : 1kg đường + 3kg vỏ quả và bồ hòn+ 10 lit nước

+ Nhóm 1: Vỏ dứa+ bồ hòn +sả+ 0,5kg đường + 5 lít nước

+Nhóm 2: Vỏ chuối+ bồ hòn + quế + 0,5kg đường + 5 lít nước

+Nhóm 3: Vỏ cam, chanh, bưởi + bồ hòn +0,5kg đường + 5 lít nước

+Nhóm 4: Vỏ cam,chanh,bưởi + bồ hòn + nước vo gạo +0,5kg đường + 5 lít nước

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Các nhóm báo cáo kết quả thực nghiệm sau 3 tháng

Kết quả thu được :

-Các nhóm đều tạo ra được con men dày, nhiều

-Khả năng tẩy rửa rất tốt

-Không hại da tay, không ảnh hưởng đến môi trường

-Con men có thể dùng cho lần lên men tiếp theo hoặc đổ xuống cống sẽ lên men chất

hữu cơ trong cống, tốt cho môi trường

Điều chỉnh :

-Nhóm 4 cho thêm nước vo gạo vào khả năng lên men nhanh nhất

-Nhóm 2 Có mùi thơm của quế rất dễ chịu

Kết luận : Dự án có thể mở rộng và phát triển hơn nữa. Về nhà mỗi HS tự làm một

bình nước tẩy rửa enzym sinh học từ các rác thải hữu cơ , vận động gia đình dùng để

bảo vệ môi trường và sức khỏe

45


Một số hình ảnh của dự án

Hình 25,26: Các nhóm HS làm thực hành

Hình 27,28: Sản phẩm sau 7 ngày

Hình 29,30: Sản phẩm thu được sau 3 tháng

46


Phụ lục 1:Tiêu chí đánh giá sản phẩmTiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm (GV đánh giá )

Tiêu chí Quy trình Màu , mùi Hình thức Tính năng

tẩy rửa

Thuyết trình

Yêu cầu Thiết kế được Màu vàng Để trong Rửa sạch Thuyết trình

quy trình, nhạt, nước bình nhựa, bát đĩa, tẩy lưu loát, thể

Làm đúng quy trong, Mùi con men sạch vết bẩn hiện được

trình, đảm bảo thơm của dày sàn nhà, bàn hoạt động

vệ sinh hoa quả đặc

bếp của nhóm

trưng

Điểm tối 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm

đa

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Tổng

điểm

Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm ( Các thành viên trong nhóm đánh

giá nhau)

Chủ động lập Sáng tạo tìm tòi Chủ động hoàn Chia sẻ sẻ, thảo Điểm

kế hoạch

( 10điểm)

ra những nguyên

liệu rẻ tiền, bảo

vệ môi trường

(10điểm)

thành các công

việc được giao

(10 điểm )

luận với các thành

viên khác

( 10 điểm)

Nguyễn

Văn An

.........

.........

.........

47


Chủ đề 2: Làm đậu phụ

A. Lí do chọn chủ đề

Đậu phụ là món ăn thường xuyên của mỗi gia đình. Nguồn nguyên liệu rẻ tiền

nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao. Cách làm đậu phụ đơn giản , nhiều gia đình đã có

thu nhập từ việc làm đậu. Nếu hiểu được quy trình, ta cũng có thể tạo ra được sản

phẩm từ đậu và phát triển hơn

B. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Trong thành phần đậu tương có chứa nhiều protein

-Protein là nguồn dinh dưỡng đối với con người

-Protein có thể kết tủa trong môi trường axit

2.Kỹ năng

-Thực hành hóa học

-Thực hành làm đậu

3.Phát triển phẩm chất

- Yêu lao động

-Yêu môi trường sống xung quanh

4.Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

-NL giải quyết vấn đề

-NL hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ

-NL lên kế hoạch

-NL thuyết trình

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S): Protein có trong đậu nành, Sự đông tụ protein trong môi

trường axit. protein ở trạng thái rắn có thể tạo ra được nhiều món ăn ưu thích

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên , rẻ tiền có

hàm lượng dinh dưỡng cao để tạo ra sản phẩm là đậu phụ

-Kỹ thuật (E): Bản quy trình làm ra đậu từ hạt đậu nành , thiết kế khuôn

dùng để ép đậu.

-Toán học (M): Định lượng nguyên liệu, đo chế tạo khuôn theo kích thước

C.Chuẩn bị

-Dụng cụ: Máy say , nồi nấu , dây lọc, khuôn

-Nguyên liệu : Đậu nành, giấm(chanh)

D.Phương pháp

-Vấn đáp

-Hoạt động nhóm

E. Tiến trình

-Địa điểm : Phòng nấu ăn của CLB ẩm thực

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

GV tổ chức hoạt động nhóm ,yêu cầu hoạt động nhóm tìm hiểu các vấn đề:

48


- Protein trong tự nhiên có ở đâu? Nguồn nào là rẻ nhất? Vai trò của protein với

dinh dưỡng của con người

Dự kiến sản phẩm HS : + Protein trong tự nhiên có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,

đậu nành .

+ Nguồn protein trong tự nhiên rẻ nhất là đậu nành

KL: Protein có nhiều trong thịt, cá, nhưng rẻ nhất lại có trong đậu nành, vấn đề đặt

ra là tạo các sản phẩm ăn hàng ngày từ đậu nành

Hoạt động 2: Kiến thức nền, Đề xuất giải pháp

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học trong chuyên đề protein, trong đó có kiến

thức đông tụ protein

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận đề suất các giải pháp

Dự kiến sản phẩm HS

Các giải pháp làm các sản phẩm từ đậu nành

+ Làm sữa đậu

+ Làm tào phớ ( váng đậu)

+ Làm đậu rang

+ Làm đậu phụ

Hoạt động 3: Chọn giải pháp

Làm đậu phụ : Có thể làm thức ăn : Đậu luộc, đậu rán, đậu nướng, đậu ăn nẩu

Hoạt động 4: Thực hành

Các nhóm thực hành theo các bước

+Ngâm đậu trong 6 tiếng để đậu nở ra

+ Xay đậu, lọc bỏ bã đậu

+ Nấu chín

+ Cho giấm ( chanh ) để kết tủa protein

+ Cho váng đậu vào khuôn rồi ép

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, Điều chỉnh

Các nhóm phản biện và chấm điểm cho nhau

Thảo luận và điều chỉnh

Rút kinh nghiệm làm đậu từ các nhóm

Để đậu mịn cần xay nhuyễn, lọc sạch bã nhiều lần

Khi nấu đậu khuấy và đun nhỏ lủa để không bị cháy

49


Một số hình ảnh về dự án

Hình 31: HS xay đậu, lọc bỏ bã

Hình 32: HS nấu nước đậu

Hình 33: Cho nước chua

Hình 34: Ép đậu vào khuôn

Hình 35,36: Sản phẩm hoàn thành

50


Phụ lục 1: Tiêu chí đánh giá sản phẩmTiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm

(GV đánh giá )

Tiêu chí Quy trình Màu , mùi Hình thức Vị Thuyết trình Tổng

điểm

Yêu cầu Thiết kế được

quy trình,

Làm đúng quy

trình, đảm bảo

vệ sinh

Màu trắng,

mùi thơm

của đậu

Miếng đậu

đẹp, mịn

đúng kích

thước của

khuôn

Vị béo

ngậy, mềm,

mịn không

Thuyết trình

lưu loát, thể

hiện được

hoạt động

của nhóm

Điểm tối 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm

đa

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm ( Các thành viên trong nhóm đánh

giá nhau)

Chủ động lập Sáng tạo tìm tòi Chủ động hoàn Chia sẻ sẻ, thảo Điểm

kế hoạch

( 10điểm)

ra những nguyên

liệu rẻ tiền, bảo

vệ môi trường

(10điểm)

thành các công

việc được giao

(10 điểm )

luận với các thành

viên khác

( 10 điểm)

Nguyễn

Văn An

.........

.........

.........

51


Chủ đề 3: Làm sữa chua

A. Lí do chọn chủ đề

Sữa chua là món ăn rất tốt cho sức khỏe,hàm lượng dinh dưỡng trong sữa

chua cao, kích thích tiêu hóa . Cách làm sữa chua đơn giản , nhiều gia đình đã có

thu nhập từ việc làm sữa chua. Nếu hiểu được quy trình, ta cũng có thể tạo ra được

sản phẩm từ sữa và phát triển hơn

B. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Trong thành phần sữa có chứa nhiều protein, chất béo, canxi,vitamin

-Protein là nguồn dinh dưỡng đối với con người

-Protein có thể kết tủa trong môi trường axit

- Phản ứng lên men

2.Kỹ năng

-Thực hành hóa học

-Thực hành làm sữa chua

3.Phát triển phẩm chất

- Yêu lao động

-Yêu môi trường sống xung quanh

4.Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

-NL giải quyết vấn đề

-NL hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ

-NL lên kế hoạch

-NL thuyết trình

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S): Protein có trong sữa, Sự đông tụ protein trong môi trường

axit, phản ứng lên men để tạo ra axit lactic. Axit lactic rất tốt cho quá trình tiêu hóa

trong cơ thể con người ..

-Công nghệ (T): Sử dụng sữa bò nguyên liệu dễ mua để thực hiện, lên men

lactic

-Kỹ thuật (E): Bản quy trình làm ra sữa chua

-Toán học (M): Định lượng nguyên liệu

C.Chuẩn bị

-Dụng cụ: Cốc, nồi pha chế , bình ủ sữa chua

-Nguyên liệu : sữa đặc, bột sữa , men lactic

D.Phương pháp

-Vấn đáp

-Hoạt động nhóm

E. Tiến trình

-Địa điểm : Phòng nấu ăn của CLB ẩm thực

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

52


GV tổ chức hoạt động nhóm ,yêu cầu hoạt động nhóm tìm hiểu các vấn đề:

- Protein trong tự nhiên có ở đâu? Vai trò của protein với dinh dưỡng của con người

Dự kiến sản phẩm HS : + Protein trong tự nhiên có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,

đậu nành .

GV tổ chức cho HS nghiên cứu về vai trò của sữa chua theo hình thức hoạt động

nhóm

Dự kiến sản phẩm:

+ Sữa chua hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột( trong sữa chua

có chứa nhiều vi khuẩn sinh học probiotic

+Tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể

+ Giúp giảm cân

+ Ngăn ngừa huyết áp, giảm cholesterol

+ Bổ xung canxi,giúp xương chắc khỏe, giúp làm đẹp da

GV kết luận : Sữa chua là thức ăn phổ biến, dễ ăn, đa dạng, rất tốt cho sức khỏe

Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để tạo được sữa chua

Hoạt động 2:Nghiên cứu kiến thức nền, đề xuất giải pháp

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học trong chuyên đề protein, trong đó có kiến

thức đông tụ protein

Gv yêu cầu HS tra cứu về phản ứng lên men của glucozo có trong sữa

HS thuyết trình

Dự kiến sản phẩm HS

Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic tạo ra axit lactic, làm cho sữa từ

dạng lỏng sang dạng sệt

men lactic

C 6 H 12 O 6

2 CH 3 CH(OH)COOH

Đề xuất giải pháp

-Các nhóm thảo luận đề suất các giải pháp

+ làm sữa chua từ sữa tươi

+ làm sữa chua từ sữa đặc

+ làm sữa chua hoa quả

Hoạt động 3: Chọn giải pháp

Chọn giải pháp : làm sữa chua từ Sữa đặc có đường, sữa tươi, sữa chua làm men

Hoạt động 4: Thực hành

GV tổ chức hoạt động nhóm, đề xuất quy trình làm sữa chua từ nguyên liệu ban đầu

là : Sữa đặc có đường, sữa tươi, sữa chua làm men

Dự kiến sản phẩm HS, quy trình làm sữa chua

+ Trộn hỗn hợp sữa đặc có đường+ sữa tươi

+ Đun hỗn hợp trên bếp đến khi sôi lăn tăn

+ Khi hỗn hợp nguội bớt cho sữa cái vào khuấy đều

+ Múc sữa chua vào lọ, cốc,hũ rồi ủ trong thùng ở nhiệt độ 40 0 C trong 4 tiếng

+ Sau khi sữa lên men thành sữa chua, cho vào tủ lạnh để bảo quản

GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm

53


Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả

Dự kiến sản phẩm : Các lọ sữa chua, bảng thuyết trình

KL: Các nhóm đều có kết quả sữa chua , tuy nhiên độ mịn thơm của mỗi nhóm

khác nhau

Dự án có thể phát triển hơn nữa, mỗi HS đều có thể tự làm sữa chua cho gia đình

Một số hình ảnh về dự án :

Hình 37,38: HS thực hành làm sữa chua

Hình 39,40: Kết quả làm sữa chua

54


Tiêu chí đánh giá sản phẩmTiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm (GV đánh giá )

Tiêu chí Quy trình Màu , mùi Hình thức Vị Thuyết trình Tổng

điểm

Yêu cầu Thiết kế được

quy trình,

Làm đúng quy

trình, đảm bảo

vệ sinh

Màu

trắng,mịn có

mùi thơm

đặc trưng

của sữa

Để trong lọ

thủy tinh ,

có tính thẩm

mỹ

Vị ngọt,

chua nhẹ,

thanh mát,

béo ngậy

của sữa

Thuyết trình

lưu loát, thể

hiện được

hoạt động

của nhóm

chua

Điểm tối 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm

đa

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm ( Các thành viên trong nhóm đánh

giá nhau)

Chủ động lập Sáng tạo tìm tòi Chủ động hoàn Chia sẻ sẻ, thảo Điểm

kế hoạch

( 10điểm)

ra những nguyên

liệu bảo đảm

VSATTP

(10điểm)

thành các công

việc được giao

(10 điểm )

luận với các thành

viên khác

( 10 điểm)

Nguyễn

Văn An

.........

.........

.........

55


Trải nghiệm STEM trong dịp sinh hoạt tập thể

Một trong những điểm mạnh của trường là sinh hoạt tập thể trong các dịp lễ,

tết . Trong buổi sinh hoạt tập thể học sinh được học tập, trải nghiệm rèn luyện các kỹ

năng thuyết trình trước tập thể, mạnh dạn, tự tin trước đám đông

Để có được những chủ đề STEM, cần có sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà

trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chuyên môn, ban giám hiệu, giáo viên và phụ

huynh HS

Các buổi hoạt động STEM được lồng ghép vào buổi sinh hoạt tập thể theo chủ

đề.hình thức cho các khối lớp dự thi , sau đó chấm điểm và trao giải

Sau đây là một số chủ đề có thể tích hợp và thực hiện

Chủ đề Khối Dịp tổ chức

Ngày hội STEM 10,11,12 Tháng 12

Hội thi làm bánh 11 Trung thu

Hội thi làm đèn lồng, đèn kéo quân 11 Trung thu

Hội thi nấu bữa cơm gia đình 10 20/10

Hội thi nhận biết thực phẩm bẩn 11 Tết nguyên đán

Hội thi gói bánh chưng 12 Tết nguyên đán

Hội thi nấu cỗ ngày tết 11 Tết nguyên đán

Hội thi làm các sản phẩm từ nến 11 Tết nguyên đán

Hội thi làm các sản phẩm STEM từ

vật liệu tái chế

12 Ngày môi trường thế giới

5/6

Hội thi tỉa hoa từ rau,củ, quả 11 8/3

Tổ chức cho HS đi học tập tại các

cơ sở kinh doanh

11,12 26/3

56


Chủ đề 4: Chế tạo test thử nhận biết hàn the trong thực phẩm

A. Lí do chọn chủ đề

Vào các dịp lễ tết, trong mâm cơm của người Việt không thể thiếu các món

giò, chả.Để cho giò , chả, bún, phở... có độ dai, giòn, bảo quản lâu hơn các tiểu

thương thường cho thêm hàn the. Hàn the là hóa chất mà bộ y tế đã cấm sử dụng

làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm vì có tác hại tới sức khỏe con người .

Vậy làm cách nào chúng ta có thể nhận biết được trong thực phẩm có chứa

hàn the trong khi thiếu các thiết bị . Nghệ là một loại củ có sẵn trong vườn nhà hay

trong các chợ , dùng nghệ để xác định hàn the là vô cùng tiện lợi và rẻ tiền

B. Mục tiêu

1.Kiến thức

- HS nắm được một số chất chỉ thị trong tự nhiên từ hoa, củ, quả

-Biết chiết suất, và làm giấy chỉ thị xác định môi trường

-Biết được công thức và môi trường của hàn the

2.Kỹ năng :

- Học sinh thực hành hóa học và chế tạo ra kit thử nhận biết hàn the có trong thực

phẩm từ nguyên liệu sẵn rẻ tiền có trong tự nhiên như : củ nghệ

- Học sinh thực hành nhận biết được thực phẩm có chứa hàn the bằng kit thử vừa

làm

3. Phát triển phẩm chất

- Tạo sự hứng thú tìm tòi khám phá nghiên cứu khoa học của học sinh

- Tính trung thực trong học tập và lao động

4.Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- NL làm việc nhóm

- NL giải quyết vấn đề

-NL sáng tạo, chủ động trong công việc

- NL thuyết trình

-NL thẩm mỹ

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S): Cách xác định môi trường của các chất.

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm từ hoa, củ , quả để làm

thuốc thử môi trường

-Kỹ thuật (E): Bản quy trình chế tạo ra test thử .

-Toán học (M): Định lượng và xác định nguyên liệu cần dùng

C. Chuẩn bị

1. Giáo viên chuẩn bị

- Phổ biến kế hoạch và nội dung trải nghiệm stem cho các học sinh khối 11

- Hướng dẫn cách làm chất chỉ thị màu tự nhiên ( dạy ở bài PH dung dịch lớp 11)

- Hóa chất và dụng cụ cần thiết cho 10 lớp thực hành.

Kê bàn ghế : 12 bộ bàn ghế ngắn

57


Dụng cụ thí nghiệm : 10 bộ thí nghiệm : Cốc , ống nghiệm , ống hút , kẹp, gang tay

Hóa chất , thực phẩm cho 10 lớp : Cồn, nghệ, giò, chả, bún, mọc, que gỗ, kit thử

của bộ công an

-Biểu điểm chấm

2. Học sinh cần chuẩn bị

1.Nhân sự: Mỗi lớp 2 học sinh

Học sinh làm chuyên gia nghe hướng dẫn cách làm và thực hành thử nghiệm tại

phòng thực hành môn hóa học

2.Dụng cụ :

- Một rổ sạch

- Một rây lọc bã nghệ

- Kéo thủ công, băng dính 2 mặt, bút màu để vẽ trang trí

- Một máy sấy tóc

3.Kiến thức :

-Tìm hiểu kiến thức về hàn the:

Công thức hóa học, môi trường hàn the. Tác hại của hàn the đối với sức khỏe con

người.

Những thực phẩm nào hay dùng hàn the. Mục đích người chế biến thực phẩm cho

hàn the vào thực phẩm để làm gì

- Tìm hiểu về các chất chỉ thị có trong tự nhiên

D. Phương pháp

- Chuyên gia

- Hoạt động nhóm : Mỗi lớp 1 nhóm 3 học sinh

- Địa điểm thực hành: Tại sân trường khu A

- Chấm điểm cho mỗi lớp

E. Tiến trình thực hiện

Buổi 1: 3 tiết

-Địa điểm : Tại phòng thực hành bộ môn hóa học

-Đối tượng: Mỗi lớp 2 HS làm chuyên gia

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

- GV giới thiệu mục đích của chủ đề , HS tìm hiểu về hàn the, tác hại , các chất chỉ

thị có trong tự nhiên

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

- HS tìm hiểu về hàn the có công thức hóa học có tên gọi là muối borat

- Các chất chỉ thị có trong tự nhiên : Nước bắp cải tím, củ dền, hoa đậu biếc , nghệ .

- Đề xuất giải pháp : Dùng chất chỉ thị tự nhiên để xác định muối borat

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

- Các nhóm làm thử nghiệm: Chiết suất chất chỉ thị và thử môi trường

- KL : Dùng nước nghệ nhận biết màu môi trường muối borat là dễ nhất

58


- Các nhóm chuyên gia về hướng dẫn lại cho học sinh lớp mình cách làm giấy nghệ

và thử sản phẩm

Một số hình ảnh của chủ đề

Hình 41: HS chiết suất chất chỉ thị từ bắp

cải tím, củ dền

Hình 42: HS chiết suất chất chỉ thị từ

củ nghệ

Buổi 2: 3 tiết

Hình 43,44: HS thử nghiệm với các chất chỉ thị tự nhiên khác nhau

-Địa điểm: Tại sân trường khu

-Đối tượng: Bốc thăm ngẫu nhiên mỗi lớp 2HS để làm thực hành. Chấm

điểm và trao giải cho các lớp

Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạt động stem và tác hại của thực phẩm bẩn, ý

nghĩa của việc chế tạo ra test thử thực phẩm bẩn

MC (do lớp đề cử và GV chọn) :Ngày tết đang đến gần, trong mâm cơm của mỗi

gia đình chúng ta không thể thiếu các món như giò, chả. Để cho giò , chả, bún,

59


phở... có độ dai, giòn, bảo quản lâu hơn các tiểu thương thường cho thêm hàn the.

Hàn the là hóa chất mà bộ y tế đã cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực

phẩm vì có tác hại tới sức khỏe con người .

Trong buổi trải nghiệm stem hôm nay các bạn học sinh lớp 11 sẽ chế tạo ra kit thử

để nhận biết hàn the có trong thực phẩm

Hoạt động 2: Các nhóm thực hành làm thí nghiệm chế tạo ra giấy nghệ và

thử giấy nghệ với các môi trường khác nhau

- Giã củ nghệ tươi

- Hòa nghệ giã với 5ml cồn

- Lọc qua dây để thu được nước nghệ

- Ngâm giấy vào dung dịch nghệ 2 phút rồi sấy khô

- Thử giấy nghệ với với dung dịch natriborat với các nồng độ khác nhau để tạo

bảng màu

Hoạt động 3: Chế tạo test thử

-Dán giấy nghệ vào que gỗ làm hai phần , một phần để thử và một phần để đối

chứng

-Trang trí que gỗ sao cho đẹp , khoa học

Hoạt động 4: Nhận biết mẫu thực thẩm nào chứa hàn the

Dùng kit thử vừa làm được để nhận biết mẫu thực phẩm (giò, chả, bánh ..) nào có

chứa hàn the mà ban tổ chức đưa ra. Dùng kit thử của bộ công an để nhận ra hàn

the trong các mẫu thực phẩm trên, đối chiếu kết quả

Hoạt động 7: Các nhóm phản biện lẫn nhau .Giáo viên nhận xét và cho điểm

của các nhóm theo từng hoạt động

Hoạt động 8: Các nhóm rút kinh nghiệm và mở rộng dự án, áp dụng ngay vào

trong đời sống, ngay trong dịp tết Nguyên đán

Phiếu ghi kết quả hoạt động 2:

Dung dịch thử Phần dán giấy nghệ để tạo bảng màu của HS

dung dịch muối borat 0,01%

dung dịch muối borat 0,05%

dung dịch muối borat 0,1%

dung dịch muối borat 0,2%

dung dịch muối borat 1%

60


Phiếu ghi kết quả hoạt động 3,4:

Mẫu thử Sự chuyển màu giấy

nghệ

Mẫu giò 1

Mẫu giò 2

Mẫu mọc

Mẫu chả

Bánh cuốn

Một số hình ảnh của chủ đề :

Sự chuyển màu của

kit thử của bộ công an

Kết luận

Hình 45,46: Học sinh thực hành làm giấy nghệ từ củ nghệ tươi

Hình 47: HS thử sự đổi màu của giấy nghệ

đối với dung dịch muối borat (hàn the).

61

Hình 48: HS thuyết trình về kết quả

hoạt động 2


Hình 49,50: Các nhóm HS đang làm test thử và thử các thực phẩm có trên thị trường

Hình 51,52: Sản phẩm của HS trong hoạt động 4

62


Biểu điểm chấm hoạt động của GV

Lớp

11A1

Quá trình

làm: Sạch

sẽ, trật tự ,

đúng quy

trình :

20 điểm

Thử giấy

nghệ với

dung dịch

muối borat

Tạo được

bảng màu

chính xác

20 điểm

Thử sản

phẩm

Tìm đúng

các mẫu thực

phẩm nào có

chứa hàn the

20 điểm

Sản

phẩm

thu được

Làm

được kít

thử đẹp,

đúng

20 điểm

Thuyết

trình tốt

20 điểm

Tổng điểm

11A2

11A3

11A4

11A5

11A6

11A7

11A8

11A9

11A10

63


Chủ đề 5: Gói bánh chưng xanh

A. Lí do chọn chủ đề

Bánh chưng là món ăn truyền thống từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam trong

những dịp lễ tết.Trước kia mỗi dịp tết đến, cả gia đình tụ họp cùng nhau gói bánh

trưng luộc bánh, mang những tấm bánh đẹp nhất, ngon nhất lên cúng tổ tiên, chính vì

vậy mà truyền thống gia đình luôn được giữ vững, các thành viên trong gia đình gắn

kết với nhau. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế và công nghiệp, nhiều gia đình

đã không còn gói bánh trưng. Tổ chức cho HS gói bánh trưng để giữ gìn bản sắc văn

hóa của dân tộc

B. Mục tiêu

1.Kiến thức :

- HS biết được trong các thành phần có bánh chưng, từ đó chuẩn bị nguyên liệu để

gói bánh

- HS biết được cách luộc bánh chưng, bóc và cắt bánh chưng

-HS biết cách tạo khuôn bánh

2.Kỹ năng :

- Kỹ năng thực hành cắt lá, rửa lá, vo gạo, đồ đỗ

-Kỹ năng gói bánh theo đúng yêu cầu kích thước do ban tổ chức đề ra

3. Phát triển phẩm chất

- Giữ gìn bản sắc văn hóa của Dân tộc

- Kết nối, yêu thương mọi người

4.Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- NL làm việc nhóm

- NL lên kế hoạch, giao nhiệm vụ

-NL giải quyết vấn đề

-NL tìm tòi khám phá

-NL thuyết trình

b. Năng lực STEM

-Khoa học (S): Xác định thành phần trong bánh chưng, nguồn dinh dưỡng

có trong bánh chưng

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên vật liệu ngon, an toàn thực phẩm để

gói bánh : Gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lá dong, buộc dây lạt bằng giang

-Kỹ thuật (E): Bản quy trình gói bánh, đẹp, chắc tay

-Toán học (M): Định lượng thành phần sao cho hợp lí , chế tạo khuôn bánh

đúng kích thước

64


C. Chuẩn bị

- Dụng cụ : Chiếu, mâm, khuôn bánh

- Nguyên liệu : Gạo, đỗ, lá, lạt , thịt lợn , gia vị

D.Phương pháp

-Hoạt động nhóm

-Chấm điểm cho mỗi lớp

E.Tiến trình

Buổi 1: Hoạt động gói bánh chưng tại lớp học

-Địa điểm : Tại lớp học

-Thời gian : Tiết sinh hoạt lớp

-Đối tượng: Cả lớp chia nhóm 4 nhóm

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

GV giới thiệu mục đích của chủ đề

GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ngày tết cổ truyền của Việt Nam qua xem video

Dự kiến sản phẩm : HS nêu được ý nghĩa của việc cần phải giữa gìn bản sắc dân

tộc, giữ gìn nét văn hóa ẩm thực ngày tết

Trong mâm cỗ cúng gia tiên và bữa ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng

GV tổ chức cho HS đóng vai, kể chuyện bánh chung bánh dày

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

- HS tìm hiểu về bánh chưng có thành phần là gì

- HS thảo luận Tìm nguyên liệu thích hợp để làm nhân bánh, tìm nguyên liệu và

dụng cụ thích hợp để gói bánh

- Đề xuất giải pháp :

+ Gói bánh bằng lá dong, hình chữ nhật

+ Gói bánh bằng lá chuối, dạng dài gọi là bánh tét

+ Gói bánh kết hợp với tạo màu xanh cho bánh bằng lá riềng

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

GV và HS cùng nhau chọn giải pháp

*Thành phần bánh chưng : Gạo nếp , đỗ xanh, thịt ba chỉ

* Nguyên liệu gói : Lá dong, lạt.Dụng cụ: Khuôn , mâm

GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm ra quy trình gói bánh

*Quy trình gói

Lá bọc ngoài--> Gạo--> Đỗ-->Thịt-->Đỗ-->gạo--> Lá gói--> Lạt buộc

*GV tổ chức cho HS định lượng, cân đo lượng gạo, đỗ , thịt thích hợp trong 1 chiếc

bánh

65


Hoạt động 4: Thực hành

GV tổ chức cho HS theo nhóm

Mỗi nhóm có một tổ trưởng để phân công công việc

Hoạt động 5: Thảo luận, rút kinh nghiệm

GV tổ chức cho HS thảo luận để rút kinh nghiệm, tuyên dương nhóm HS nào gói

đúng quy trình, đẹp , kỹ thuật nhất

Thảo luận, rút kinh nghiệm.Để bánh ngon cần chú ý

+ Gói chắc tay, buộc lạt chặt

+ Để đẹp, gấp lá mặt ngoài tạo hình

+ Để bánh vuông thành sắc cạch,khi gói nén chặt các góc

+ Định lượng gạo, đỗ, thịt chuẩn để tạo được bánh đều , đúng kích thước

Buổi 2: Hội thi gói bánh chưng tại sân trường

Hoạt động 1: Xác định vấn đề và giải pháp

MC được HS đề cử và GV chọn lựa HS có khả năng làm MC tốt nhất

MC giới thiệu ý nghĩa của cuộc thi

MC tổ chức cho các lớp lên bốc thăm ngẫu nhiên 3 HS /lớp để tham gia gói bánh

MC thông báo thành phần ban giám khảo

Ban giám khảo tuyên bố thể lệ cuộc thi và biểu điểm chấm

Hoạt động 2: Các lớp thực hành gói bánh

Ban tổ chức phân chia mỗi lớp một khu vực

Các lớp trải chiếu, mâm ra chuẩn bị

Các lớp nhận tiếp nhận nguyên liệu và dụng cụ do lớp chuẩn bị

Hoạt động 3: Hoàn thành sản phẩm

GV tổ chức cho HS bày sản phẩm, trang trí sản phẩm

GV tổ chức cho HS dọn vệ sinh khu vực

Cử một HS thuyết trình

Hoạt động 4: Chấm điểm, rút kinh nghiệm và trao giải

66


Một số hình ảnh của chủ đề

Hình 53,54: HS thực hành gói bánh chưng tại lớp

Hình 55,56: HS thực hành gói bánh chưng

Hình 67,58: Sản phẩm gói bánh và nấu cỗ của của HS

67


Biểu điểm chấm hoạt động

Lớp

10A1

Quá trình

làm:

Sạch sẽ,

trật tự

20 điểm

Gói

đúng

quy trình

20 điểm

Gói chắc

tay, buộc

lạt chặt

20 điểm

Hình thức :

Đẹp vuông

vắn, gấp lá

khéo tạo

hình đẹp

20 điểm

Thuyết

trình tốt

20 điểm

Tổng

điểm

10A2

10A3

10A4

10A5

10A6

10A7

10A8

10A9

10A10

68


KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM

Qua công tác điều tra tôi thu được kết quả sau

- Học sinh đã có hứng thú học môn hóa học nói riêng và môn khoa học tự nhiên nói

chung cụ thể : Ban đầu học sinh đăng ký vào lớp 10 ban A là 10% còn chủ yếu là

vào ban D, đến năm lớp 11 HS đăng ký vào ban A là 80%, đến năm 12 HS đăng ký

vào ban A là 100%.

- 80% HS thích thú, hào hứng với các hoạt động STEM

-95% HS thích thú, hào hứng với các hoạt động trải nghiệm vào các dịp lễ tết

- 100% HS đã rèn luyện được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng

lực sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm

-100% HS có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong sinh hoạt, biết yêu thương

chia sẻ và giúp đỡ mọi người

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:

1.Hiệu quả kinh tế :

- Các dự án dạy học STEM sau khi hoàn thành, HS có thể triển khai các dự án tại

gia đình, làm tiết kiệm cho kinh tế gia đình. Giữ gìn sức khỏe, vệ sinh an toàn thực

phẩm bảo vệ môi trường cũng là tiết kiệm cho gia đình và xã hội

- Sản phẩm nước tẩy rửa enzym sinh học đã bán được nhiều , có thể phát triển

thành dự án lớn có hiệu quả kinh tế cao

-Dự án làm sữa chua đang phát triển rất tốt, HS đang làm và bán phục vụ cho GV

và HS trong trường

-HS định hướng nghề nghiệp đúng là góp phần tạo nên được những lực lượng lao

động tâm huyết, đam mê, có phẩm chất và năng lực tốt để phát triển kinh tế cho gia

đình và xã hội

2.Hiệu quả về mặt xã hội

69


- Thông qua hoạt động giáo dục STEM học sinh được phát triển về phẩm chất như:

Yêu lao động, yêu con người, sẵn sàng học hỏi, hòa nhập để giúp đỡ mọi người.HS

có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội

-Học sinh được rèn luyện các kỹ năng :Giải quyết vấn đề, Giao tiếp, hợp tác ,khả

năng tư duy sáng tạo, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống

-GV và cán bộ quản lý có được ý tưởng cho một số hoạt động nhằm phát triển năng

lực của HS

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi không vi phạm bản

quyền .

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(xác nhận)

...........................................................................

...............................................................

(Ký tên, đóng dấu)

70


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nghị quyết Trung ương,(2013), số 29-NQ/TW ngày 04 thánh 11 năm 2013

2.Bộ GD-ĐT, (2018),Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Ngày 28/12/2018

3.Bộ Giáo dục và Đào tạo ,(2017),Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn

thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển

năng lực và phẩm chất học sinh

4. Thủ tướng chính phủ (2017), Nguyễn Xuân Phúc, Chỉ thị về việc tăng cường

NL tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Số 16/CT- TTg, Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam.

5.Bộ GD-ĐT,(2020), ban hành công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn

việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học

6.Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn STEM giai đoạn 2

7. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi

mới mục tiêu, nội dung và PPDH, NXB ĐHSP, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

9. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề STEM cho

HS THCS và THPT, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình giáo

dục phổ thông theo định hướng phát triển NL HS, Hà Nội – lưu hành nội bộ.

71

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!