02.01.2015 Views

Course handbook VN pdf.pdf - Hambrey Consulting

Course handbook VN pdf.pdf - Hambrey Consulting

Course handbook VN pdf.pdf - Hambrey Consulting

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Giới thiệu về luật chống bán phá giá của EU<br />

và Mỹ áp dụng cho mặt hàng thủy sản<br />

Cẩm nang khóa học<br />

Khóa đào tạo được POSMA tổ chức với sự hỗ trợ từ Danida (FSPS). Được chuẩn bị<br />

và thực hiện bởi John <strong>Hambrey</strong> và David Blandford.<br />

Tư vấn <strong>Hambrey</strong> 2010 - www.hambreyconsulting.co.uk


Nội dung<br />

Giới thiệu………………………………………………………………………………………..3<br />

1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử chống bán phá giá ………………………………….… …5<br />

2. Những nét cơ bản của các vụ kiện chống bán phá giá ……………………… ………..8<br />

3. Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ ……………………………………… …….10<br />

4. Quy trình chống bán phá giá của EU………………………… ………………… …...32<br />

5. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Hiệp định chống bán phá giá (ADA) ……..37<br />

6. Các Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO (DSP)…………………… … ……42<br />

7. Chiến lược và hành động …………………………………………………… …………..48<br />

Phụ lục 1: Một số định nghĩa ……………………………………………………………….51<br />

Phụ lục 2: Các vụ kiện giải quyết tranh chấp hiện nay của WTO và mối liên hệ đặc biệt đối với<br />

Việt Nam……………………………………………………………………………………….55<br />

Phụ lục 3: Một số vấn đề chính phát sinh từ kinh nghiệm các thủ tục chống bán phá giá được<br />

thực hiện bởi Hoa Kỳ chống lại hàng nhập khẩu cá da trơn và tôm từ Việt Nam …..59<br />

Phụ lục 4: Một số vấn đề trình bày dữ liệu………………………………… ……………65<br />

Phụ lục 5: Các trang web liên kết hữu ích……………………………………………….68<br />

Phụ lục 6: Đề cương khóa học…………………………………………………………….69<br />

Phụ lục 7: Chương trình Đào tạo Mẫu ………………………………………………….73<br />

2


Giới thiệu<br />

Tài liệu đào tạo này đã được soạn bởi Tiến sĩ John <strong>Hambrey</strong><br />

(nhà kinh tế học thuỷ sản) và Giáo sư David Blandford (chuyên gia<br />

thương mại quốc tế), bổ sung thêm một số tài liệu có trong ba khóa<br />

học một tuần tại Việt Nam – tại Đồ Sơn, Bình Định và Cần Thơ. Các<br />

khóa học được POSMA hỗ trợ với sự tài trợ của Danida (Chương<br />

trình FSPS).<br />

Quá trình bán phá giá diễn ra khi các sản phẩm của một quốc<br />

gia này được bán sang một quốc gia khác (xuất khẩu) với mức giá<br />

"thấp hơn giá thị trường". Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chi phí<br />

sản xuất cùng một khoản lợi nhuận hợp lý. Việc bán các sản phẩm với<br />

mức giá thấp một cách bất hợp lý có thể đe dọa khả năng tài chính của<br />

các nhà sản xuất trong nước, nước mà các sản phẩm đó đang được<br />

xuất khẩu đến. Nhiều quốc gia đã triển khai luật chống bán phá giá<br />

để chống lại mối đe dọa này. Theo luật đó, các nhà sản xuất tại nước<br />

nhập khẩu có thể đệ đơn khiếu nại đến chính quyền quốc gia, cáo<br />

buộc bán phá giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của họ. Nếu các<br />

cáo buộc bán phá giá được chứng minh là đúng thì sẽ có một loại thuế<br />

được áp dụng vào các mặt hàng xuất khẩu, tương đương với giá chênh<br />

lệch bán phá giá, hoặc đủ để có thể ngăn ngừa thiệt hại.<br />

Ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam đã phải trải qua hai<br />

vụ kiện chống bán phá giá khởi kiện bởi các nhà sản xuất Hoa Kỳ<br />

chống lại hàng nhập khẩu cá da trơn (3/2002 ) và tôm (4/2003). Thuế<br />

đánh vào các loại hàng hóa này là rất lớn, từ 37% đến 64% cho cá da<br />

trơn và 4$-26% đối với tôm - cao hơn rất nhiều so với mức lợi nhuận<br />

thông thường.<br />

Trong giai đoạn suy thoái, các quốc gia đều sẵn sàng bảo vệ<br />

các ngành công nghiệp nội địa khỏi cạnh tranh nước ngoài. Do đó, khi<br />

Việt Nam tiếp tục xuất khẩu các loại mặt hàng thủy hải sản sang thị<br />

trường Mỹ và Liên minh châu Âu thì khả năng có các vụ kiện trong<br />

tương lai là đáng kể.<br />

Các hành động chống bán phá giá, mặc dù trên lý thuyết có ý<br />

nghĩa giải quyết sự không công bằng trong thương mại, nhưng lại<br />

đang được sử dụng như một rào cản chống lại sự cạnh tranh công<br />

bằng, đặc biệt là chống lại giá lao động hiệu quả / thấp tại các nước<br />

đang phát triển. Các biện pháp đó mang tính phân biệt đối xử, làm suy<br />

yếu các nguyên tắc lợi thế so sánh, và kết quả là người tiêu dùng tại<br />

các quốc gia nhập khẩu phải trả nhiều tiền hơn cho mặt hàng đó, cũng<br />

như làm giảm lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu ở các nước<br />

Bán phá giá là<br />

gì<br />

Quá trình bán phá giá<br />

diễn ra khi các sản phẩm<br />

của một quốc gia này<br />

được bán sang một quốc<br />

gia khác (xuất khẩu) với<br />

mức giá "thấp hơn giá thị<br />

trường". Thuật ngữ này<br />

được sử dụng để chỉ chi<br />

phí sản xuất cùng một<br />

khoản lợi nhuận hợp lý.<br />

3


đang phát triển. Hầu hết các nhà kinh tế coi luật chống bán phá giá là một điều xấu.<br />

Các loại thuế chống bán phá giá thông thường không chỉ dựa trên các cách tính toán có<br />

mục tiêu cứng nhắc mà đang bị ảnh hưởng nhiều bởi các cách tiếp cận, phương pháp, và các<br />

nguồn dữ liệu. Điều này có nghĩa chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang và<br />

chính trị; tuy nhiên nó cũng có nghĩa chúng ta có thể phản ứng, chống lại các loại thuế này một<br />

cách mạnh mẽ tại nhiều thời điểm trong cả quá trình kiện. Trong khi các vụ kiện chống bán phá<br />

giá đều có nhiều thành kiến chống lại các quốc gia như Việt Nam, khả năng các vụ kiện được rút<br />

là rất ít. Do đó, với những chiến lược can thiệp hiệu quả, chúng ta vẫn có thể đạt được một thỏa<br />

thuận tốt hơn.<br />

Việt Nam đang ở một vị trí đặc biệt yếu do quy chế kinh tế phi thị trường (NME) của<br />

mình, được xác định khi gia nhập WTO năm 2007. Tình trạng này cho phép các quốc gia hoặc<br />

các tập đoàn kinh doanh như Mỹ và EU ước tính giá trị thị trường bằng cách sử dụng chi phí và<br />

giá cả tại các nước thứ 3 – các nước tương tự về tình trạng phát triển nhưng được công nhận là<br />

nền kinh tế thị trường. Điều này không mang lại hiệu quả cho ngành sản xuất Việt Nam.<br />

Chống bán phá giá là một vấn đề đa chiều và cách giải quyết hiệu quả vấn đề này phải<br />

yêu cầu một sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế và truyền thông.<br />

Khoá học này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng lớn nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất<br />

chính tại Việt Nam phát triển một chiến lược hiệu quả để tránh hoặc giảm thiểu những ảnh<br />

hưởng xấu của các biện pháp chống bán phá giá.<br />

Bài tập 1: Tầm quan trọng của chống bán phá giá<br />

1. Liệt kê c|c mối đe dọa chính đến khả năng sinh lời v{ tính bền vững<br />

trong d{i hạn v{ của c|c doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.<br />

2. Xếp hạng (ưu tiên) đối với những đe dọa n{y theo khía cạnh<br />

a) T|c động lịch sử<br />

b) T|c động tiềm t{ng trong tương lai<br />

3. Tầm quan trọng của chống b|n ph| gi| so với những rủi ro v{ mối đe<br />

dọa kh|c<br />

4


1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử chống<br />

bán phá giá<br />

Nhiều luật pháp đã được ban hành trong những năm đầu thế<br />

kỷ 20 như một biện pháp phòng thủ chống lại sự “bán phá giá bất<br />

chính”. “Bán phá giá bất chính” là quá trình xảy ra khi các công ty<br />

có thị trường trong nước được bảo hộ chống lại cạnh tranh bằng<br />

cách dùng tiền thu được từ bán hàng với giá cao trong nước để trợ<br />

giá cho hàng hóa bán ở các thị trường nước ngoài, do đó loại bỏ<br />

được sự cạnh tranh tại các thị trường đó. Các công ty này sau đó<br />

nắm sức mạnh độc quyền và bán lại hàng hóa với giá cao.<br />

Các luật chống bán phá giá đầu tiên đã được thông qua tại<br />

Canada vào năm 1904 để không cho thép được nhập khẩu vào<br />

Canada từ Mỹ, sau đó là các luật New Zealand (1905), Australia<br />

(1906) và Nam Phi (1914). Trong mọi trường hợp các nhà chức<br />

trách hải quan có thẩm quyền xác định việc bán phá giá có xảy ra<br />

hay không và đánh thuế để tăng giá hàng nhập khẩu tới một mức<br />

giá “thị trường” hoặc “bình thường”.<br />

Mục đích của các đạo luật đó đã nhanh chóng chuyển từ<br />

ngăn chặn các hành xử phi cạnh tranh (ví dụ như “bán phá giá bất<br />

chính”) sang hạn chế sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, tức là, để<br />

bảo hộ ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài.<br />

Việc sửa đổi luật Canada vào năm 1921 và 1930 có nghĩa rằng “giá<br />

trị thị trường công bằng” trong mọi trường hợp không thể “ít hơn<br />

chi phí sản xuất thực tế của mặt hàng tương tự… cộng với một mức<br />

tăng hợp lý cho chi phí bán hàng và lợi nhuận.”<br />

Đối với hầu hết các nước biểu thuế nhập khẩu hiện tại là<br />

cách chủ yếu hạn chế cạnh tranh nước ngoài (ví dụ, Hoa Kỳ) nhưng<br />

thẩm quyền chống bán phá giá đã được sử dụng rộng rãi ở Úc,<br />

Canada và Nam Phi. Việc sử dụng luật chống bán phá giá bắt đầu<br />

tăng lên từ những năm 1960 khi việc cắt giảm thuế quan được đàm<br />

phán theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu Dịch (GATT) đã<br />

trở nên ngày càng quan trọng.<br />

Kể từ đó, luật chống bán phá giá đã được sử dụng rộng<br />

khắp ở cả các nước phát triển và đang phát triển.<br />

Sự chuyển đổi<br />

từ luật chống<br />

cạnh tranh sang<br />

luật bảo hộ<br />

“mối quan tâm chủ yếu<br />

là để bảo vệ ngành sản<br />

xuất của Mỹ trước những<br />

nhà sản xuất nước ngoài<br />

có chi phí sản xuất thật<br />

sự thấp hơn, dù là do họ<br />

trả lương thấp hơn, gánh<br />

chịu ít chi phí điều tiết và<br />

kiểm soát ô nhiễm hơn,<br />

được quản lý tốt hơn, có<br />

nhân công giỏi hơn, hoặc<br />

có nhiều nhà máy và thiết<br />

bị hiện đại hơn.” (Richard<br />

Posner, Phân tích Luật<br />

pháp về mặt Kinh tế,<br />

1992, trang 310-311.)<br />

5


Hình 1: 10 nước đứng đầu trong các vụ kiện chống bán phá giá (1965-2008) (nguồn WTO)<br />

Quốc gia Số cuộc điều tra Số vụ kiện<br />

Ấn Độ 564 386<br />

Hoa Kỳ 418 268<br />

Cộng đồng Châu Âu 391 258<br />

Argentina 241 167<br />

Nam Phi 206 124<br />

Australia 197 75<br />

Brazil 170 86<br />

Trung Quốc 151 108<br />

Canada 145 90<br />

Thổ Nhĩ Kỳ 137 124<br />

Tất cả các thành viên WTO 3427 2190<br />

Đáng chú ý hơn cả là Ấn Độ - một nước đang phát triển – là nước sử dụng luật chống bán phá<br />

giá nhiều nhất, có nhiều vụ kiện hơn cả Mỹ hay Liên minh châu Âu.<br />

Hình 2: Các nước bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất (1965-2008) (nguồn WTO)<br />

Quốc gia Số cuộc Điều tra Số vụ kiện<br />

Trung Quốc 677 479<br />

Hàn Quốc 252 150<br />

Hoa Kỳ 189 115<br />

Đài Loan 187 120<br />

Indonesia 145 82<br />

Nhật 144 106<br />

Thái Lan 142 84<br />

Ấn Độ 137 84<br />

Nga 109 90<br />

Tất cả các thành viên WTO 3427 2190<br />

Không ngạc nhiên khi Trung Quốc, một quốc gia với mức hiệu quả về lương thấp cùng nền kinh<br />

tế phát triển nhanh chóng đã là mục tiêu của nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhất cho đến nay.<br />

6


Tuy nhiên bên cạnh đó Mỹ cũng là một quốc gia bị ảnh hưởng không kém bởi các vụ kiện chống<br />

bán phá giá.<br />

Hình 3: Các loại mặt hàng dẫn đầu trong các vụ kiện chống bán phá giá (1965-2008)<br />

(Nguồn WTO)<br />

Danh mục sản phẩm<br />

Các cuộc điều tra Số vụ kiện<br />

Kim loại thường (XV) 948 642<br />

Hóa chất (VI) 690 453<br />

Nhựa, cao su (VII) 440 286<br />

Máy móc (XVI) 313 173<br />

Dệt May (XI) 271 183<br />

Bột giấy và giấy (X) 163 95<br />

Xi măng, gốm sứ, thủy tinh (XIII) 114 60<br />

Tất cả sản phẩm 3427 2190<br />

Đáng chú ý là hai ngành nông nghiệp và thủy sản không có tên trong bảng này. Điều này phản<br />

ánh thực tế là cho đến gần đây ngành nông nghiệp đã được bảo hộ rất cao ở nhiều nơi trên thế<br />

giới, và "nhu cầu" cho các vụ kiện chống bán phá giá nhằm giảm cạnh tranh đã được hạn chế.<br />

Điều này có thể sẽ thay đổi khi mức thuế nông nghiệp giảm dần. Tuy vậy, ngành thủy sản của<br />

Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các vụ kiện chống bán phá giá: bởi Mỹ - vụ kiện cá Tra và<br />

Basa trong 3/2002, đối với tôm 4/2003.<br />

Những thông điệp chính: Chống bán phá giá có công bằng không Không<br />

<br />

<br />

<br />

Mang tính chất bảo hộ.<br />

Có khuynh hướng xử phạt những nhà sản xuất có hiệu quả<br />

Quy trình này có cái nhìn thiên lệch về các nước đang phát triển và những nền kinh tế “phi thị<br />

trường”<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

Chống bán phá giá sẽ xảy ra không Có lẽ<br />

Ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng với môi trường thuận lợi.<br />

Năng suất hoạt động và sản xuất tăng nhanh<br />

Tiền lương tương đối thấp<br />

“Sản phẩm tương tự đã được sản xuất tại các quốc gia phát triển hơn, với mức lương cao hơn<br />

trong nhiều năm.<br />

Các nền kinh tế đã phát triển dường như đang trải qua vấn đề suy thoái kinh tế.<br />

7


2. Những nét cơ bản của các vụ kiện chống<br />

bán phá giá<br />

Các thủ tục tố tụng thường được khởi xướng dưới hình thức một<br />

đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện nộp bởi hoặc thay mặt cho một<br />

ngành công nghiệp trong nước, đưa ra bằng chứng về bán phá giá, thiệt<br />

hại cho ngành công nghiệp trong nước, và mối quan hệ nhân quả giữa<br />

việc bán phá giá và thiệt hại đó;<br />

Các cuộc điều tra được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ<br />

(nhà chức trách theo thuật ngữ WTO). Việc điều tra xác định việc bán<br />

phá giá có diễn ra hay không căn cứ vào việc giá xuất khẩu có thấp hơn<br />

giá trị thị trường không (điển hình là giá của sản phẩm tương tự ở thị<br />

trường trong nước xuất khẩu). Trường hợp không sử dụng được giá bán<br />

hàng ở thị trường nội địa thì giá trị bình thường có thể được căn cứ vào<br />

giá bán hàng cho các nước thứ 3 hoặc giá trị suy định bao gồm giá<br />

thành sản xuất cộng với lợi nhuận.<br />

Người ta cũng xác định xem liệu hàng xuất khẩu được bán phá<br />

giá có gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất<br />

nội địa làm ra sản phẩm tương tự hay không<br />

Nếu sự xác định việc bán phá giá và thiệt hại đều được khẳng<br />

định thì quyết định cuối cùng là áp thuế chống bán phá giá cho các đợt<br />

nhập khẩu trong tương lai. Ở một số nước (như Mỹ), thuế được đánh giá<br />

trên cơ sở hiệu lực hồi tố – hàng nhập khẩu phải được đi kèm với thuế<br />

ước tính dưới hình thức tiền đặt cọc với thuế thực tế được xác định hằng<br />

năm. Ở các nước khác (ví dụ như Liên minh Châu Âu), thuế được áp<br />

trên cơ sở hiệu lực về sau, tức là được thu khi nhập khẩu với thuế suất<br />

được xác định trong quá trình điều tra.<br />

Các biện pháp tạm thời: có thể được áp đặt trong quá trình điều<br />

tra – sau khi xác định sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại. Các biện<br />

pháp đó thường là các hình thức ký quỹ hoặc tiền đặt cọc kèm theo các<br />

hàng nhập khẩu trong tương lai.<br />

Các cuộc điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt nếu nhà<br />

xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, ví dụ : đồng ý tăng giá để loại bỏ tổn<br />

thất gây ra bởi bán phá giá<br />

Thường có thời hạn cho các biện pháp chống bán phá giá.<br />

Một số thuật<br />

ngữ và định<br />

nghĩa<br />

Sản phẩm tương tự:<br />

“Một sản phẩm giống<br />

hệt, hoặc nếu không<br />

giống hệt thì tương tự về<br />

đặc điểm và cách sử<br />

dụng như sản phẩm được<br />

điều tra”<br />

Phần 771(4)(A) của Đạo<br />

luật Thuế quan Mỹ 1930<br />

Ngành sản xuất bị tác<br />

động (Ảnh hưởng):<br />

“Tập hợp tất cả các nhà<br />

sản xuất một sản phẩm<br />

tương tự nội địa, hoặc<br />

các nhà sản xuất với tổng<br />

sản lượng của 1 sản<br />

phẩm tương tự chiếm tỷ<br />

trọng lớn trong tổng sản<br />

phẩm quốc nội của sản<br />

phẩm (tương tự) đó”.<br />

Phần 771(4)(A) của<br />

Đạo luật Thuế quan Mỹ<br />

8<br />

1930


Các vấn đề thảo luận<br />

1. Ai được lợi nếu vụ kiện chống bán phá giá thành công<br />

2. Ai thua thiệt<br />

3. Cạnh tranh “không công bằng” là gì<br />

4. Có phải các vụ kiện chống phá giá giải quyết vấn đề cạnh tranh không bình<br />

đẳng không Nếu không phải thì mục đích của chúng là gì<br />

9


3. Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ<br />

Luật Pháp<br />

Luật pháp chủ yếu là Điều VII của Đạo luật Thuế quan năm 1930 được sửa đổi bởi Đạo luật<br />

Hiệp định vòng Uruguay http://ia.ita.doc.gov/regs/title7.html. Những yêu cầu đối với việc nộp<br />

đơn kiến nghị áp thuế chống bán phá giá được nêu trong Mục 732(b) của Đạo luật này.<br />

Các cơ quan liên quan<br />

1. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC): có nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế và việc làm. Có<br />

trách nhiệm thực thi luật thương mại của Mỹ. Đơn vị quản lý hoạt động nhập khẩu bao gồm 9 cơ<br />

quan (văn phòng). Văn phòng Trung Quốc/Nền kinh tế phi thị trường (NME) chủ yếu xử lý<br />

những những trường hợp có liên quan tới các quốc gia nêu trên.<br />

2. Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC): có trách nhiệm lớn trong các điều tra về các<br />

vấn đề thương mại.<br />

Thủ tục chống bán phá giá được nêu rõ trong Cuốn Sổ tay về Chống bán phá giá và Thuế Chống<br />

bán phá giá (bản 4056) http://www.usitc.gov/publications/by_type.htm<br />

Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá<br />

Có hai nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người có quyền đại<br />

diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không có quyền đó.<br />

Các bên liên quan bao gồm:<br />

Nhà chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài, hoặc nhà nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh<br />

doanh thương mại Mỹ với đa số các nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặt hàng liên quan;<br />

Chính phủ của nước sản xuất/xuất khẩu;<br />

Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước của Mỹ;<br />

Nghiệp đoàn hoặc nhóm công nhân Mỹ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán buôn sản phẩm<br />

tương tự liên quan;<br />

Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh doanh Mỹ với đa số tham gia chế tạo, sản xuất, hoặc<br />

bán buôn các sản phẩm tương tự liên quan.<br />

Đối tượng khác bao gồm người tiêu dùng và sử dụng hàng công nghiệp Mỹ.<br />

Tiếp cận thông tin<br />

Thông tin công khai trong phòng hồ sơ cộng cộng tại DOC (1401 Đại lộ Constitution , NW,<br />

Washington, DC). Các thông tin Độc quyền kinh doanh chỉ có thể được xem xét theo quy định<br />

của Lệnh bảo mật hành chính (gọi tắt là APO). Chỉ có những đại diện pháp lý của các bên quan<br />

tâm mới có thể xin tiếp cận với APO.<br />

10


Tổng quan về Quy trình chống bán phá giá (AD)<br />

Các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ thường được khởi<br />

xướng bởi các nhà sản xuất nội địa (Mỹ) (“Bên khởi kiện”) chống<br />

lại các nhà sản xuất nước ngoài (nhà xuất khẩu) (bên bị khởi kiện).<br />

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng có thể tự bắt đầu một cuộc điều tra<br />

chống bán phá giá, nhưng điều này rất hiếm (3 trường hợp trong 20<br />

năm).<br />

DOC and ITC cùng một lúc nhận đơn kiến nghị từ ngành<br />

công nghiệp bị ảnh hưởng của Mỹ (một đơn vị trong DOC sẽ tư<br />

vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp kiến nghị)<br />

DOC là cơ quan duy nhất có thẩm quyền mở hay không mở<br />

một cuộc điều tra. DOC xác định liệu việc bán phá giá có xảy ra<br />

hay không và mức độ của việc bán phá giá – nghĩa là bán hàng với<br />

mức giá dưới giá trị thị trường (LTFV) của các sản phẩm tương tự.<br />

Bên cạnh đó, ITC xác định xem ngành công nghiệp của Mỹ đang<br />

cạnh tranh với những sản phẩm bị cáo buộc là bán phá giá có bị<br />

thiệt hại hoặc đe dọa về vật chất bởi các hàng hóa nhập khẩu đó<br />

hay không.<br />

Cùng các cơ quan thực hiện một đánh giá của cả hai bán<br />

phá giá và thương tích, và nếu cả hai được tìm thấy sau đó ITC đưa<br />

ra một quyết định cuối cùng là bán phá giá đang diễn ra và cho<br />

phép tiền của thuế chống bán phá giá theo tính toán của DOC.<br />

Những cơ quan trên cùng nhau đưa ra đánh giá về mức độ<br />

bán phá giá và thiệt hại, và nếu cả hai yếu tố trên đều có thì ITC sẽ<br />

đưa ra quyết định cuối cùng rằng việc bán phá giá đang diễn ra<br />

cũng như áp thuế chống bán phá giá theo mức tính của DOC.<br />

Hình 1: Trình tự các sự kiện trong điều tra chống bán phá giá<br />

Thiệt hại vật<br />

chất<br />

Đạo luật định nghĩa<br />

“thiệt hại vật chất” là<br />

những thiệt hại nhỏ, vụn<br />

vặt, không đáng kể.<br />

Biên độ bán phá<br />

giá<br />

Là sự khác biệt giữa giá<br />

trả cho sản phẩm của Việt<br />

Nam tại Mỹ (đôi khi được<br />

hiểu như Giá của Mỹ,<br />

hoặc giá xuất khẩu) và giá<br />

thông thường hay giá thị<br />

trường của sản phẩm<br />

(dựa trên giá thành sản<br />

phẩm tại thị trường của<br />

chính nước xuất khẩu, hay<br />

đánh giá dựa theo chi phí<br />

sản xuất cộng lợi nhuận).<br />

11


Tỷ lệ thành công<br />

của các đơn kiện<br />

tại Mỹ<br />

Các thủ tục khởi kiện<br />

Bên khởi kiện phải điền vào một mẫu đơn khởi kiện với 5 phần<br />

chính:<br />

• Mục A. Thông tin chung – yêu cầu mô tả phạm vi của điều<br />

tra (ví dụ: những đặc tính kỹ thuật và chức năng của sản phẩm,<br />

phân loại thuế quan)<br />

• Mục B. Mô tả về hàng hóa “tương tự”, ví dụ như đặc tính<br />

của sản phẩm nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước, những nét<br />

tương tự, mức độ tương tác tại thị trường. Mục này cũng yêu cầu<br />

thông tin về nhà xuất khẩu và nhập khẩu<br />

• Mục C. Yêu cầu các thông tin về giá và bằng chứng về bán<br />

phá giá. Dữ liệu phải bao gồm thông tin liên quan đến giá hàng hóa<br />

của Mỹ và giá trị bình thường của sản phẩm tương tự ở nước ngoài.<br />

• Mục D. Tìm hiểu chứng cứ của các trường hợp nghiêm<br />

trọng như bán phá giá chiến lược nhằm xả hàng trước khi bị áp<br />

thuế.<br />

• Mục E. Liên quan tới chứng cứ về thiệt hại cho nhà sản xuất<br />

trong nước – chứng cứ có thật hay mối đe dọa.<br />

Pháp luật của Mỹ quy định những yêu cầu dưới đây phải được đáp<br />

ứng để mở một cuộc điều tra:<br />

1. Phải có chứng cứ về bán phá giá.<br />

2. Phải có chứng cứ rằng ngành công nghiệp của Mỹ hoặc là<br />

* bị thiệt hại vật chất<br />

* bị đe dọa thiệt hại vật chất<br />

* hoặc việc thành lập một ngành sản xuất tại Mỹ bị chậm trễ<br />

công bằng do hàng hóa nhập khẩu.<br />

<br />

Đánh giá của DOC về cáo buộc thiệt hại có thể dựa trên :<br />

giá trong nước sụt giảm<br />

Qua các quyết định sơ bộ,<br />

khoảng 80% các trường<br />

hợp có đơn kiện thành<br />

công.<br />

“Lũy tích”<br />

Khi đánh giá thiệt hại, bên<br />

khởi kiện và chính quyền<br />

có thể tổng hợp hoặc "lũy<br />

tích" các sản phẩm tương<br />

tự đến từ nhiều quốc gia.<br />

Điều này làm tăng tính<br />

tích cực trong quá trình<br />

đánh giá thiệt hại, và có<br />

nghĩa là chỉ một số ít các<br />

nhà xuất khẩu mới phải<br />

trả tiền thuế.<br />

12


sản xuất trong nước giảm<br />

sử dụng công suất giảm<br />

Giảm doanh thu ròng và thị phần<br />

Doanh thu mất do hàng nhập khẩu<br />

lợi nhuận giảm<br />

Việc làm giảm<br />

Phá sản<br />

Ngoài ra, phải có chứng cứ về mức độ hỗ trợ hợp lý cho các hành động chống bán phá giá:<br />

Bên khởi kiện và các bên ủng hộ của mình phải chiếm ít nhất 25% tổng giá trị khối lượng<br />

sản xuất trong nước<br />

Những người phản đối phải đại diện cho ít hơn 50% tổng sản lượng đầu ra của tất cả các<br />

bên bày tỏ ý kiến.<br />

Để bắt đầu một cuộc điều tra, DOC cũng phải xác định tính chất và phạm vi của sản phẩm<br />

tương tự, và ước tính biên độ bán phá giá (xem bảng bên).<br />

DOC có 20 ngày để đánh giá đơn yêu cầu và để xác định xem có nên bắt đầu một cuộc điều tra<br />

hay không. Nếu DOC xác định có căn cứ để mở một cuộc điều tra, một thông báo về việc điều<br />

tra sẽ được công bố trên ấn bản Đăng ký Liên bang (tập san chính thức của Chính phủ Liên<br />

bang). Một bảng liệt kê danh mục về việc mở một cuộc điều tra cũng sẽ được cung cấp để cho<br />

phép các xác định thông tin.<br />

Bài tập 2: Làm thế nào để né tránh các đơn khởi kiện mặt hàng Tra/Basa vào<br />

năm 2002<br />

Thảo luận. Tóm tắt kết luận của bạn trên đồ thị<br />

1. Các tác nhân vào g}y ra mối lo lắng đầu tiên đến c|c hộ nuôi c| da trơn của<br />

Mỹ<br />

2. Một c|ch chi tiết hơn, thảo luận lý do tại sao c|c nh{ xuất khẩu c|c da trơn<br />

từ việt Nam b|n b|n với gi| thấp hơn so với những sản phẩm tương tự của Mỹ ở<br />

một biên độ lớn như vậyLiên quan đến c|c vấn đề sau:<br />

a. Chi phí sản xuất thấp ở Việt Nam<br />

b. C|c biên độ lợi nhu}n (C|c hộ nuôi c| da trơn của Việt Nam)<br />

c. Mối quan hệ mặc cả không công bằng giữa hộ nuôi với nh{ chế biến<br />

d. Mối quan hệ mặc cả không công bằng giữa nh{ xuất khẩu v{ nh{ nhập<br />

khẩu<br />

e. Những nguyên nh}n kh|c<br />

3. Mối đe dọa đến c|c nh{ sản xuất nước ngo{i có thể được giảm như thế n{o<br />

– m{ không mất đi sự tăng trưởng xuất khẩu l{nh mạnh<br />

13


Thông điệp chính: Tránh chống bán phá giá<br />

• Hiểu biết về thị trường tốt hơn: Người bán (nhà sản xuất và nhà xuất khẩu) có<br />

khả năng cao hơn trong việc thương lượng mức giá tốt nhất có thể - “mức mà thị<br />

trường sẽ chấp nhận” – do đó bán hàng hóa rẻ hơn với biên độ thấp hơn.<br />

• Người bán xác định và tiếp cận được nhiều người mua hơn – để gia tăng cạnh<br />

tranh giữa các người mua/nhà nhập khẩu và tăng cường vị thế mặc cả của mình.<br />

• Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng (nhiều yếu tố<br />

chế biến hơn) – do đó sẽ có ít cạnh tranh hơn, ít gây tác động tới các nhà sản<br />

xuất khác<br />

• Đa dạng hóa thị trường - Ít gây tác động tới thị trường của bất kỳ ai, ít bị tổn<br />

thương trước bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ một thị trường.<br />

• Phối hợp / chia sẻ thông tin giữa nông dân-nhà chế biến-chính phủ<br />

• Giảm một cách hiệu quả số lượng các trang trại nhỏ hơn (ví dụ: thông qua các<br />

nhóm marketing hoặc hợp lý hóa) dẫn tới cạnh tranh giảm xuống và giá cả tăng<br />

lên<br />

Trên thực tế Việt Nam đã và đang tiến hành rất nhiều những biện pháp nêu trên (Ví<br />

dụ như quảng bá cá Tra từ Mỹ là chủ yếu đến hơn 60 quốc gia – Châu Âu, Nga, Trung<br />

Đông….; thông tin thị trường VASEP.)<br />

Quyết định của ITC<br />

ITC chủ yếu tập trung vào việc xác định liệu có thiệt hại, mối đe dọa gây thiệt hại, hoặc<br />

sự đình trệ nào theo như định nghĩa trong luật hay không. Trong khi DOC đánh giá tính chất của<br />

các chứng cứ gây thiệt hại, ICT sẽ quyết định xem liệu có bất cứ thiệt hại vật chất thực sự, hay<br />

mối đe dọa gây thiệt hại hay không. ITC cũng đưa ra quyết định riêng đối với sản phẩm tương<br />

tự.<br />

Trong đánh giá về thiệt hại của mình, ITC sẽ tiến hành đánh giá lũy tích các tác động liên<br />

quan đến sản phẩm tương tự từ một số quốc gia. Vì vậy, trong trường hợp vụ kiện chống bán<br />

phá giá tôm giữa Mỹ và Việt Nam, ITC "lũy tích" tôm nước lợ từ Việt Nam, Trung Quốc, Brazil,<br />

Thái Lan và Indonesia.<br />

ITC sẽ tham vấn rộng rãi trước khi đưa ra quyết định của mình. ITC ban hành một phiếu<br />

điều tra sơ bộ tới các nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà sản xuất nước ngoài được đại diện bởi luật<br />

sư. Mặc dù không cần thiết phải trả lời phiếu điều tra, nhưng hậu quả của việc không trả lời có<br />

thể sẽ rất tốn kém.<br />

Một Hội nghị công khai ở giai đoạn sơ bộ cho phép trình bày các lập luận. Khuyến khích<br />

có báo cáo tóm tắt sau hội nghị. Báo cáo của nhân viên sau đó được chuẩn bị, Ủy ban sẽ bỏ<br />

phiếu về cuộc điều tra. Cần chú ý rằng một nhân viên kinh tế của ITC sẽ tham gia vào quá trình<br />

điều tra, do đó những tranh luận mang tính chất kinh tế có thể có hiệu quả trong giai đoạn này<br />

14


Một quyết định sơ bộ được đưa ra trong vòng 45 ngày sau khi nộp đơn kiến nghị, hoặc<br />

25 ngày sau khi DOC mở cuộc điều tra chống bán phá giá. Một quyết định cuối cùng thường<br />

được đưa ra trong vòng 280 ngày kể từ khi nộp kiến nghị.<br />

Quyết định sơ bộ của DOC<br />

Theo sau quyết định của ITC, DOC chuẩn bị một phiếu điều tra chi tiết cho các đối tượng<br />

bắt buộc, ví dụ như nhà sản xuất/xuất khẩu của “sản phẩm tương tự”. Trường hợp không thể xem<br />

xét từng nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đã biết, DOC hạn chế cuộc điều tra ở những mẫu ngẫu<br />

nhiên, hoặc những công ty có thị phần sản phẩm xuất khẩu lớn nhất. Các công ty không được<br />

chọn có thể yêu cầu được trở thành đối tượng tự nguyện, nhưng DOC sẽ quyết định có điều tra<br />

họ hay không.<br />

Giai đoạn điều tra đối với các nền kinh tế phi thị trường sẽ là 2 quý tài khóa hoàn chỉnh<br />

gần đây nhất cho đến tháng có đơn kiến nghị.<br />

Bán phá giá được tính toán dựa trên so sánh giá bán ở Mỹ và giá trị bình thường. Với<br />

những nền kinh tế thị trường, giá trị bình thường được dựa trên<br />

a) Giá bán của sản phẩm giống hoặc sản phẩm tương tự ở 1 thị trường so sánh, hoặc<br />

b) “Giá trị suy định” dựa trên chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận.<br />

Đối với những nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, giá trị suy định bình thường<br />

được dựa trên các yếu tố sản xuất tại nền kinh tế phi thị trường cùng với các dữ liệu về giá, chi<br />

phí gián tiếp và lợi nhuận từ một nền kinh tế thị trường thay thế khác (như Ấn Độ hoặc<br />

Bangladesh).<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

Phiếu điều tra của DOC<br />

Phiếu điều tra của DOC cho các công ty (được hỏi) tại các nền kinh tế phi thị trường có cấu trúc<br />

như sau:<br />

Đơn xin/Chứng nhận đánh giá riêng biệt<br />

Mục A: Thông tin chung<br />

Mục B: Không áp dụng (thông tin bán hàng trên thị trường so sánh cho một nền kinh tế<br />

thị trường)<br />

Mục C: Doanh số ở thị trường Mỹ<br />

Mục D: Dữ liệu về các yếu tố trong sản xuất<br />

Mục E: Những ngành sản xuất thêm ở Mỹ<br />

Phụ lục: (Ví dụ: Phạm vi)<br />

Đối xử ―Nền Kinh tế Phi Thị trường‖<br />

Đối xử “Nền kinh tế phi thị trường” được quy định cụ thể trong Luật Thương Mại. Thuật ngữ<br />

„quốc gia có nền kinh tế phi thị trường‟ chỉ:<br />

“bất kỳ nước ngoài nào mà nhà cơ quan có thẩm quyền quyết định không vận hành theo<br />

các nguyên tắc chủ yếu về cơ cấu chi phí hay giá cả theo thị trường, khiến cho doanh số bán<br />

hàng tại nước đó không phản ánh „giá trị công bằng‟ của mặt hàng đó”.<br />

15


“Việc quyết định xem một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường sẽ tiếp tục giữ nguyên<br />

hiệu lực cho đến khi bị hủy bỏ bởi cơ quan có thẩm quyền”.<br />

Các công ty nước ngoài trong các vụ kiện chống bán phá giá có thể xin đánh giá riêng<br />

biệt (ví dụ như Tính toán biên bán phá giá của riêng họ). Các công ty thuộc nền kinh tế phi thị<br />

trường chỉ có thể làm điều này nếu họ chỉ ra không có bất kỳ sự kiểm soát nào của chính phủ cả<br />

về mặt pháp lý (theo luật) và trên thực tế;<br />

Bằng chứng pháp lý (theo luật):<br />

• không có quy định hạn chế trong giấy phép kinh doanh và xuất khẩu<br />

• ban hành theo luật việc kiểm soát có phân cấp<br />

• bất kỳ bằng chứng nào khác về sự kiểm soát có phân cấp.<br />

•<br />

Chứng cứ trên thực tế:<br />

• Các công ty đặt ra giá xuất khẩu độc lập với sự kiểm soát hay chấp thuận của chính phủ<br />

• nhà xuất khẩu vẫn giữ lại tiền bán hàng và đưa ra quyết định độc lập trong việc phân bổ<br />

lợi nhuận/thua lỗ tài chính<br />

• nhà xuất khẩu có quyền đàm phán và ký kết hợp đồng hay những thỏa thuận khác<br />

• nhà xuất khẩu có quyền tự chủ trong việc lựa chọn ban quản lý.<br />

Quyết định cuối cùng của DOC<br />

Sau khi xác định sơ bộ, DOC tiến hành xác minh tại chỗ những dữ liệu trong phiếu điều<br />

tra. DOC xem xét những lập luận về pháp lý và thực tế từ bên kiến nghị và bị đơn. Các bên tham<br />

gia có thể yêu cầu các phiên điều trần công khai hay kín để thảo luận các thông tin về vụ kiện.<br />

Sau đó DOC sẽ xác định lần cuối xem cáo buộc về bán phá giá có thể được ủng hộ hay không<br />

(95 % phán quyết là ủng hộ!) và biên độ bán phá giá là bao nhiêu. Khi có quyết định chính thức<br />

sẽ tiến hành giai đoạn điều tra cuối cùng của ITC.<br />

Cuộc điều tra và quyết định cuối cùng của ITC<br />

Phiếu điều tra cho giai đoạn cuối cùng của cuộc điều tra sẽ được phát ra, bao gồm tất cả<br />

các bên tham gia, bao gồm cả những bên mua hàng hóa nhập khẩu.<br />

Một phiên điều trần công khai sẽ được tổ chức. Báo cáo Tóm tắt trước phiên điều trần<br />

cũng được nhận. Lịch các đối tượng sẽ xuất hiện, nhân chứng… cũng được chuẩn bị trước. Các<br />

bên sau đó trình bày lời khai có tuyên thệ. Các Ủy viên hội đồng sẽ chất vấn các bên liên quan<br />

xem có phù hợp không.<br />

Báo cáo Tóm tắt sau phiên điều trần sẽ được tiến hành. Nhân viên của ITC sẽ lập Dự thảo<br />

Báo cáo cuối cùng và lấy nhận xét từ các bên. Sau đó các Ủy viên sẽ tổ chức một buổi họp báo<br />

cáo công khai cuối cùng và bỏ phiếu. Quyết định cuối cùng sẽ được chuyển đến DOC.<br />

16


Một số thông điệp chính: tìm hiểu về các cơ quan<br />

• 2 cơ quan then chốt là : ITC và DOC, hoạt động một cách độc lập.<br />

• Có cơ hội trình bày quan điểm mang tính pháp lý và kỹ thuật đến cả 2<br />

tổ chức:<br />

– Thông qua trình bày tại các hội nghị/ phiên điều trần<br />

– Giải trình về những vấn đề pháp lý – kỹ thuật<br />

– Trả lời Phiếu điều tra của cả 2 tổ chức.<br />

– Rà soát hành chính hàng năm và rà soát đột xuất (DOC)<br />

• ITC tập trung vào các chứng cứ về thiệt hại đối với nhà sản xuất<br />

trong nước, DOC tập trung vào biên độ bán phá giá.<br />

• ITC có lẽ ít thiên vị hơn cho ngành sản xuất nội địa hơn DOC<br />

17


Một số thông điệp chính: Lấy đúng thông tin và gửi tới đúng đối tượng<br />

càng sớm càng tốt<br />

• Cần thu thập những bằng chứng chắc chắn về “giá trị thực sự”. Cần chứng<br />

minh vì sao chi phí sản xuất lại thấp liên quan đến tiền công thấp và/hoặc hiệu<br />

quả sản xuất của mình, cũng như đến tính cạnh tranh của ngành.<br />

• Thông tin này phải được đưa đến đúng người đúng thời điểm:<br />

- Bộ Phương Mại Mỹ xem xét tại biên độ bán phá giá có thể xảy ra một cách<br />

đặc biệt dựa trên đánh giá sơ bộ trong 20 ngày.<br />

- Có cơ hội trình bày quan điểm, tranh luận trước những quyết định sơ bộ của<br />

Ủy ban thương mại quốc tế.<br />

- Mặc dù, Nếu một cuộc điều tra đầy đủ được khởi xướng, những thông tin tốt<br />

vẫn có thể ảnh hưởng đến cách tính toán biên độ bán phá giá của DOC<br />

- Thậm chí, nếu có thất bại, có thể khiếu nại lên WTO<br />

• Để gây ảnh hưởng, thông tin đệ trình phải kịp thời, phù hợp, súc tích và chính<br />

xác.<br />

• Bạn cần tư vấn tốt về mặt pháp lý, kết hợp với sự am hiểu về các vấn đề kinh tế<br />

và sản xuất tại:<br />

- Đất nước của bạn<br />

- Đất nước của bên khiếu nại<br />

- Đất nước được chọn làm quốc gia thay thế hay so sánh<br />

• Nếu không làm được sẽ tốn kém rất nhiều.<br />

• Bạn cần làm suy yếu luận điểm rằng sản phẩm xuất khẩu của bạn đang là<br />

nguyên nhân gây ra vấn đề:<br />

– Tách biệt sản phẩm của bạn với sản phẩm “tương tự” của đối phương<br />

– Tách biệt sản phẩm của bạn càng nhiều càng tốt với hàng nhập khẩu từ các<br />

nước khác<br />

• Bạn (hay là ai) cần phải trình bày những luận điểm then chốt càng sớm càng<br />

tốt trong cả quá trình để gây ảnh hưởng tới phạm vi, phương pháp luận của cuộc<br />

điều tra.<br />

• Chuẩn bị thông tin kỹ thuật để hỗ trợ cho việc xác định giá trị thực sự tại thời<br />

điểm DOC bắt đầu điều tra<br />

• Chia sẻ, phối hợp và hợp tác tốt sẽ dẫn đến kết quả:<br />

– Có thông tin tốt hơn<br />

– Có nhiều đầu vào hiệu quả hơn<br />

– Nhất quán hơn – và chắc chắn là đáng tin cậy hơn<br />

• Đừng khước từ những phiếu điều tra – tốt hơn nên tình nguyện<br />

18


Bài tập 3: Thông báo và gây ảnh hưởng tới cuộc điều tra.<br />

Thảo luận những ý dưới đây. Tóm tắt kết luận vào sơ đồ hoặc trên máy vi tính<br />

1. Tại sao định nghĩa về “các nhà sản xuất” ở c|c nước nhập khẩu lại quan<br />

trọng trong việc đ|nh gi| “thiệt hại”<br />

2. Tại sao định nghĩa về “sản phẩm tương tự” lại quan trọng<br />

3. Bạn có nghĩ rằng c|c sản phẩm được liệt kê trong danh s|ch của vụ kiện<br />

chống b|n gi| tôm của Mỹ có thể được x|c định như các sản phẩm tương<br />

tự Sử dụng c|c tiêu chuẩn của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ.<br />

4. Một số sản phẩm n{y, hoặc c|c dạng đặc biệt kh|c của chúng có nên bị<br />

loại trừ không<br />

5. Nếu quyết định loại trừ h~y sử dụng những tiêu chuẩn của Mỹ.<br />

Danh s|ch sản phẩm tương tự trong vụ kiện chống b|n ph| gi| tôm của Mỹ:<br />

“tôm, được đóng hộp hay đông lạnh, đánh bắt tự nhiên hay nuôi, bỏ đầu hay<br />

nguyên con, lột hay còn vỏ, bỏ đuôi hay không bỏ đuôi, lột chỉ hay không lột chỉ,<br />

được luộc hay con tươi, hoặc các chế biến khác ở dạng trong hộp hay đông lạnh”<br />

Các tiêu chí sử dụng bởi ITC để quyết định “sản phẩm tương tự”<br />

• Tính tương đồng vật lý (kích cỡ, lo{i,v...v)<br />

• Tính thay thế (như sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, như đầu v{o cho chế<br />

biến, tính vụ mùa)<br />

• Kênh ph}n phối (ví dụ để b|n lẻ, dịch vụ thức ăn, nh{ h{ng)<br />

• Cơ sở v{ quy trình chế biến<br />

• Nhận thức của kh|ch h{ng v{ nh{ sản xuất (ví dụ: định nghĩa tiêu<br />

chuẩn quốc gia)<br />

• Giá<br />

Bài tập 4: Sản phẩm tương tự và lũy tích<br />

Thảo luận những ý sau đây. Tóm tắt kết luận vào sơ đồ hoặc trên máy tính<br />

1. Bạn có thể mô tả được sự kh|c biệt của sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam với c|c<br />

quốc gia sau đ}y không (Trung Quốc, Brazil, Ecuador, Ấn Độ, Th|i Lan, Việt Nam) Bằng<br />

những c|ch n{o<br />

2. Liệu c}u hỏi trên có h{m ý gì về c|ch tính to|n gi| trị thực sự hay không<br />

3. Việc chỉ ra một hay nhiều sản phẩm của bạn kh|c biệt với những sản phẩm đang được<br />

nhập khẩu bởi c|c quốc gia kh|c như Trung Quốc v{ Th|i Lan có phải l{ quyền lợi của bạn<br />

hay không<br />

4. Nếu có, trong bản tóm tắt gửi đến DOC hay ITC, bạn sẽ thực hiện điều đó như thế n{o<br />

19


Tính toán biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị<br />

trường<br />

Giá trị công bằng hay giá trị thị trường<br />

Cách tính giá trị công bằng trong nền kinh tế phi thị trường<br />

dựa trên giá cả và chi phí sản xuất của một quốc gia thay thế - một<br />

nước có mức phát triển và nền kinh tế phi thị trường tương tự, là<br />

nước sản xuất đáng kể mặt hàng đem so sánh;<br />

DOC sử dụng các yếu tố về thông tin sản xuất từ phía bị<br />

đơn (ví dụ như sô lượng đầu vào sử dụng để tạo ra một đơn vị đầu<br />

ra trong suốt quá trình điều tra), và nhân những yếu tố đầu vào này<br />

với giá thay thế từ những dữ liệu thương mại có sẵn công khai,<br />

những ấn phẩm hay báo cáo tài chính của các nhà sản xuất tại quốc<br />

gia thay thế. DOC cũng sử dụng dữ liệu về các chi phí gián tiếp và<br />

lợi nhuận từ các quốc gia thay thế.<br />

Bangladesh là nước thay thế được sử dụng trong các cuộc<br />

điều tra về chống bán phá giá đối với Việt Nam liên quan đến mặt<br />

hàng fillet cá đông lạnh (bổ sung bởi số liệu từ Ấn độ và<br />

Indonesia) và mặt hàng tôm nước ấm.<br />

Một ví dụ được đưa ra trong hình 2 dưới đây<br />

Hình 2: Tính toán giá trị bình thường<br />

Các yếu tố sản<br />

xuất<br />

DOC sử dụng các yếu tố về<br />

thông tin sản xuất từ phía<br />

bị đơn cùng với các thông<br />

tin về giá cả tại thị trường<br />

của nước thay thế nhằm<br />

xây dựng giá trị thực sự<br />

cho nước có nền kinh tế<br />

phi thị trường<br />

Yếu tố sản xuất là tổng số<br />

lượng đầu vào (nguyên<br />

liệu thô, lao động, năng<br />

lượng...) được yêu cầu<br />

nhằm sản xuất ra một<br />

đơn vị sản phẩm (ví dụ<br />

như đầu vào/đầu ra),<br />

được đo lường trong suốt<br />

giai đoạn điều tra.<br />

20


Các thực tế có<br />

sẵn<br />

Nếu những thông tin nộp<br />

bởi phía bị đơn bị coi là<br />

không hợp l{ và đáng tin<br />

cậy, DOC có thể bỏ qua<br />

nó và vận dụng “các thực<br />

tế có sẵn” – ví dụ như bất<br />

Giá điều chỉnh của Mỹ<br />

Để có một so sánh công bằng giữa giá cả của Mỹ (hoặc bên<br />

xuất khẩu) đối với sản phẩm của Việt Nam và giá trị thị trường<br />

hoặc giá trị công bằng theo như tính toán ở trên, giá cả của Mỹ phải<br />

được điều chỉnh để có thể bao gồm các chi phí liên quan trong việc<br />

bán sản phẩm từ Việt Nam sang thị trường Mỹ.<br />

Hình 3 dưới đây cho thấy các loại điều chỉnh được thực hiện,<br />

mặc dù không phải tất cả đều liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt<br />

Nam.<br />

Hình 3: Điều chỉnh giá của Mỹ - cho nền kinh tế phi thị trường<br />

cứ thông tin nào được<br />

cho là hợp lý. Nếu có bất<br />

cứ chứng cứ nào chứng<br />

minh phía bị đơn không<br />

hợp tác hoặc gian dối,<br />

DOC có thể sử dụng các<br />

“thực tế có sẵn” bất lợi –<br />

nói theo cách khác thì<br />

đây là trường hợp xấu<br />

nhất có thể xảy ra. Điều<br />

này được thực hiện với<br />

mục đích trừng phạt các<br />

hành vi không hợp tác.<br />

21


Tính toán biên độ bán phá giá<br />

Biên độ bán phá giá có thể được tính toán đơn giản là sự khác biệt giữa giá trị ước tính thực sự<br />

và giá do Mỹ điều chỉnh, chia cho giá của Mỹ, tức là:<br />

Biên độ bán phá giá (%) = (giá trị công bằng- giá của Mỹ) / giá của Mỹ<br />

22


Bài tập 5: Giá trị thực sự hoặc giá trị thị trường<br />

Sử dụng kiến thức cá nhân, hoặc dữ liệu có sẵn trên Internet (ví du: dữ liệu chính phủ, dữ liệu<br />

của Viện nghiên cứu, dữ liệu của VIFEP, dữ liệu của VASEP) đưa ra ước lượng về giá trị<br />

thực sự hoặc giá trị thị trường cho sản phẩm tôm hoặc là cá da trơn theo USD/kg.<br />

Cách tính toán của bạn nên bao gồm ước lượng về chi phí sản xuất và lợi nhuận cho các nhà<br />

sản xuất (ví dụ: hộ nuôi hoặc ngư dân) và các nhà chế biến/xuất khẩu.<br />

Cách tính toán của bạn nên dựa trên cả giá đầu vào và sự hiệu quả của việc sử dụng yếu tố<br />

đầu vào (năng suất hay các yếu tố sản xuất).<br />

Làm việc theo nhiều nhóm hoặc nhóm đơn, tùy theo sự sắp xếp của lớp.<br />

1. Chi phí sản xuất vật liệu thô Số lượng<br />

được sử<br />

dụng/kg sản<br />

phẩm<br />

Đất (thuê/sở hữu)<br />

Nước<br />

Thực phẩm<br />

Hóa chất<br />

Năng lượng/nhiên liệu<br />

Lao động<br />

Chi phí gián tiếp *<br />

Bán hàng, các chi phí chung và chi phí quản lý<br />

Khác<br />

Tổng chi phí sản xuất(COP)<br />

Lợi nhuận<br />

Tổng giá trị thực sự/kg<br />

Giá /kg<br />

đầu vào<br />

Chi phí/kg<br />

thành phẩm<br />

2. Chi phí chế biến<br />

Đất (thuê/sở hữu)<br />

Nước<br />

Nguyên vật liệu thô (cá/tôm)<br />

Hóa chất<br />

Năng lượng, nhiên liệu<br />

Nhân công<br />

Chi phí cố định của nhà máy*<br />

Bán hàng, các chi phí chung và chi phí quản lý<br />

Khác<br />

Tổng chi phí sản xuất/kg<br />

Lợi nhuận<br />

Tổng giá công bằng<br />

23<br />

*: c|c chi phí bảo trì, bảo hiểm, sụt gi|, quản lý chung…


Những thông điệp chính: tính biên độ bán phá giá<br />

• Đối với một nền kinh tế phi thị trường, giá thành được xem là không đáng tin cậy.<br />

Giá trong nước được xem như là không đáng tin cậy. Các nhà chức trách sử dụng<br />

“giá trị thực sự trừ đi giá điều chỉnh của Mỹ”<br />

• Điều đó có thể gây ra sai sót nghiêm trọng:<br />

- Ước lượng giá nguyên vật liệu thô dựa vào nước thay thế - thường là những so<br />

sánh không thích hợp<br />

- Cách vận dụng biên độ lợi nhuân cao, hoặc tính chỉ số bình quân ngành tùy ý<br />

áp dụng cho tất cả các sản phẩm.<br />

Có thể sử dụng cách tính riêng của công ty (nếu muốn) nếu các công ty chứng<br />

minh được sự độc lập của mình đối với sự kiểm soát/chi phối của Chính phủ<br />

(bằng chứng)<br />

Việc đánh giá sẽ diễn ra nghiêm khắc – thẩm tra tại chỗ.<br />

Những thông điệp chính: Liệu có được phiên điều trần mang tính chất<br />

công bằng không<br />

• Mặc dù DOC có thể khước từ sự phản đối từ phía các nhà xuất khẩu, hoặc từ chối<br />

những thông tin đệ trình không đáng tin cậy:<br />

– Theo suy luận, những thông tin sẵn có tốt nhất có thể được sử dụng<br />

– DOC/ITC nhận thức rõ Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO có thể<br />

đưa ra phán quyết chống lại họ nếu các thông tin liên quan không được<br />

xem xét<br />

• Bên cạnh đó…Nếu các thông tin không đầy đủ/ không đúng/ không nhất quán<br />

được đưa ra, các nhà chức trách có thể sử dụng các thực tế có sẵn bất lợi, gây ra<br />

sự tăng biên độ bán phá giá.<br />

• Nhìn chung quá trình này mang tính thiên vị và chống lại bạn. Đó là vấn đề đặt<br />

ra cho việc giảm thiểu mức độ thiệt hại. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ hội tại nhiều<br />

thời điểm khác nhau rong quá trình tránh hoặc gây ảnh hưởng tới quá trình chống<br />

bán phá giá: sự hiểu biết, thông tin, phân tích, trình bày, ảnh hưởng.<br />

24


Quá trình điều tra và ra quyết định của Mỹ - một số nội dung chính<br />

Xác định phạm vi của các điều khoản<br />

Đơn khởi kiện thường được đưa ra bởi nhà sản xuất, thường là với sự giúp đỡ và tư vấn<br />

của DOC. Đơn khởi kiện thường chỉ rõ bản chất và phạm vi ban đầu của cuộc điều tra. Đơn khởi<br />

kiện thường bao gồm những nhận định ban đầu của “sản phẩm tương tự", "ngành công nghiệp<br />

trong nước" và có thể tập trung giải quyết vấn đề “lũy tích". Điều quan trọng là các bên bị đơn<br />

(hay bên bị đơn tiềm năng) phải bắt đầu tập trung chuẩn bị luận điểm của mình liên quan đến<br />

những vấn đề này khi có cơ hội.<br />

Định nghĩa mở rộng của “sản phẩm tương tự” sẽ có xu hướng làm tăng khả năng xác định<br />

thiệt hại. Nó cũng sẽ có xu hướng “lũy tích” nhiều sản phẩm từ các quốc gia khác nhau hơn, do<br />

đó sẽ làm tăng các luận điểm về thiệt hại. Thông thường, các nhà sản xuất của Việt Nam, vì lợi<br />

ích của mình, cần phải chứng minh rằng sản phẩm của mình rất đa dạng và hầu hết (nếu không<br />

nói là tất cả) sản phẩm của mình đều không thể được phân loại như sản phẩm tương tự (xem tiêu<br />

chuẩn được sử dụng bởi ITC trong Bài tập 3).<br />

Sự ghép đôi không tương thích giữa các sản phẩm tại thị trường trong nước và thị trường<br />

Mỹ có thể làm cho biên độ trở nên cao hơn (ví dụ, các sản phẩm có giá thấp hơn chỉ được bán ở<br />

Mỹ, sự khác biệt về giá cả liên quan đến nhu cầu theo mùa vụ; sự khác biệt trong cơ cấu chi phí<br />

sản xuất).<br />

Một định nghĩa rộng về ngành công nghiệp trong nước có thể là một lợi thế hay bất lợi<br />

cho Việt Nam và phía bị đơn (tức là công ty bị ảnh hưởng). Một định nghĩa rộng có thể làm tăng<br />

sự hỗ trợ cho các đơn kiện, nhưng việc chứng minh thiệt hại có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Tương<br />

tự, một định nghĩa rộng có thể làm suy yếu sự hỗ trợ nếu nó bao gồm các xưởng gia công, các<br />

bên có thể hưởng lợi từ tính sẵn có của các sản phẩm rẻ hơn.<br />

Tránh việc vận dụng các thực tế (bất lợi) có sẵn<br />

Một số lượng lớn các quyết định được đưa ra là dựa trên "những thực tế có sẵn" hơn là dữ<br />

liệu thực tế hoặc giá trị suy định". Việc cần thiết ở đây là phía bị đơn không được để cho DOC<br />

lấy lý do sử dụng những thực tế bất lợi sẵn có - nghĩa là phải đảm bảo rằng dữ liệu được cập nhật<br />

kịp thời, đầy đủ, chính xác và nhất quán.<br />

Phóng đại biên độ bán phá giá<br />

Bên khởi kiện và DOC có thể phóng đại biên độ bán phá giá bằng cách sử dụng nhiều<br />

phương pháp gây nghi vấn.<br />

Bán trên mức chi phí: Trong trường hợp các dữ liệu buôn bán tại thị trường nội địa được<br />

sử dụng để tính toán giá trị công bằng (với nền kinh tế thị trường), DOC chỉ áp dụng "giá bán<br />

trên mức chi phí" mà không sử dụng giá bán dưới mức chi phí. Do đó, biên độ bán phá giá có thể<br />

được phóng đại thông qua so sánh việc bán hàng tại Mỹ chỉ với mức giá trên.<br />

Giá trị suy định: DOC có thể thay thế "giá trị suy định" cho dữ liệu giá thực tế nếu bị coi<br />

là không tin cậy.<br />

26


Lợi nhuận: Các quyết theo chi phí không đo lường xem liệu doanh số bán hàng của Mỹ có ở<br />

dưới mức giá thành không – mà chỉ đo lường xem liệu chúng có ở dưới mức giá cộng với lợi<br />

nhuận hay không. DOC có thể sử dụng một tỷ lệ lợi nhuận trung bình ngành cho các loại sản<br />

phẩm khác nhau, ngả về cách tính biên độ bán phá giá cao (các nhà cung cấp có thể tạo ra lợi<br />

nhuận trung bình ngành trên các dòng sản phẩm của mình, nhưng không nhất thiết phải là tất cả).<br />

Tương tự, khi ước tính “giá trị suy định”, DOC nhất quán trong việc sử dụng tỉ lệ lợi nhuận cao.<br />

Quy về không: là một biện pháp khét tiếng trong việc đảm bảo một cách hiệu quả biên độ bán<br />

phá giá tích cực. Khi tính toán biên độ bán phá giá trung bình qua thời gian hoặc qua các sản<br />

phẩm, DOC thường bỏ qua các biên độ bán phá giá "tiêu cực", ví dụ như trong trường hợp giá<br />

của các sản phẩm nhập khẩu ở Mỹ cao hơn giá thị trường nội địa. Điều này thể hiện rõ ràng sự<br />

thiên vị trong quá trình xử lý dữ liệu, là nguyên nhân chính của một vài đơn khiếu nại tới Tổ<br />

chức Thương mại Thế giới (WTO).<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

Luật chơi<br />

Nếu không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin, hậu quả có thể sẽ rất tốn kém.<br />

Việc cung cấp thông tin chính xác là rất quan trọng để tránh bị phạt<br />

Tư vấn pháp lý là cần thiết<br />

Các tác động của các vụ kiện chống bán phá giá rất tốn kém<br />

Hệ thống của Mỹ rất phức tạp, các quy định rất nghiêm ngặt, nhưng quá trình và các yêu<br />

cầu pháp lý tương đối minh bạch. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là hệ thống này mang<br />

tính công bằng!<br />

Áp thuế bán phá giá<br />

Sau khi có xác định sơ bộ về bán phá giá của DOC (gọi tắt là “prelim”), “Việc thanh<br />

khoản” (tức là quyết định cuối cùng về các khoản thuế còn nợ Ngành Hải quan) bị đình lại đối<br />

với tất cả các lô hàng nhập khẩu trong tương lai. Các nhà nhập khẩu phải đặt cọc hoặc ký quỹ để<br />

dự phòng nộp thuế chống bán phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo trong thời gian<br />

xem xét (gọi tắt là POR) theo thuế suất được thông báo trong “prelim”.<br />

Sau khi có quyết định cuối cùng, phía bị đơn phải nộp tiền đặt cọc để dự phòng cho các<br />

mức thuế chống bán phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu với thuế suất được thông báo trong<br />

quyết định cuối cùng.<br />

ITC có 45 ngày để hoàn thành báo cáo cuối cùng xác định thiệt hại. Nếu có quyết định,<br />

hàng nhập khẩu trong tương lai phải chịu đặt cọc thuế chống bán phá giá với số tiền tương đương<br />

với thuế suất bán phá giá đã được tính toán.<br />

Nghĩa vụ pháp lý về tài chính cuối cùng đối với nhà nhập khẩu sẽ được xác định thông<br />

qua những rà soát hành chính do DOC tiến hành. Những rà soát này xác định số tiền thuế công<br />

bằng còn nợ trong thời gian rà soát (POR).<br />

27


Hình 4: Ví dụ về đợt rà soát lần đầu<br />

Tóm lược việc<br />

áp dụng và xem<br />

xét các loại thuế<br />

Các nhà xuất khẩu là đối<br />

tượng nộp thuế Chống<br />

bán phá giá theo quyết<br />

Hình 5: Ví dụ về các đợt rà soát tiếp theo<br />

định sơ bộ của DOC. Các<br />

nhà nhập khẩu phải đặt<br />

cọc hoặc k{ quỹ dự<br />

phòng nộp thuế chống<br />

bán phá giá đối với các lô<br />

hàng nhập khẩu tiếp theo<br />

trong thời gian xem xét<br />

đưa ra quyết định cuối<br />

cùng. Tỷ giá được điều<br />

chỉnh tại quyết định cuối<br />

cùng và sau đó là tại các<br />

đánh giá hàng năm, đánh<br />

giá hành chính, đánh giá<br />

cuối kz. Trách nhiệm của<br />

nước xuất khẩu (đối với<br />

các khoản thanh toán bổ<br />

sung, hoàn thuế) được<br />

điều chỉnh ở từng kz<br />

đánh giá kiểm điểm, dựa<br />

trên sự khác biệt giữa tỷ<br />

28<br />

giá trước đó và tỷ giá<br />

mới. Đây là một động cơ<br />

để tăng giá


Quyền truy sách sau quyết định cuối cùng<br />

1. Yêu cầu khắc phục các sai sót về phía Bộ (thương mại) – tức là, kiểm tra lại các con số<br />

xem việc tính toán các biên độ bán phá giá có đúng không (phải làm xong trong vòng 5 ngày sau<br />

khi DOC công bố các hồ sơ)<br />

2. Quyết định kháng cáo lên Tòa án thương mại quốc tế của Mỹ tại NewYork – Tiến hành<br />

thẩm tra tư pháp các biện pháp hành chính của các cơ quan chính phủ xử lý hàng nhập khẩu<br />

3. Đòi bồi hoàn thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp WTO<br />

4. Yêu cầu tiến hành rà soát hành chính trong Tháng đủ năm của Lệnh chống bán phá giá<br />

nhằm đạt được mức thuế chống bán phá giá thấp hơn<br />

30


Bài tập 6: Tình trạng nền kinh tế phi thị trường<br />

Quy chế nền kinh tế phi thị trường là một vấn đề đối với Việt Nam, có khả năng dẫn đến<br />

mức thuế chống bán phá giá cao hơn. Điều này cho phép giới chức trách của Mỹ sử dụng<br />

mức giá từ nước thứ 3 hoặc nước thay thế (như Bangladesh) để ước lượng giá trị thực<br />

sự. Vì ở Bangladesh, hệ thống sản xuất và phân phối là khác nhau và ít hiệu quả hơn, do<br />

vậy biên độ bán phá giá có thể sẽ cao hơn.<br />

Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá nền kinh tế thị trường của chính phủ Mỹ<br />

1. Mức độ chuyển đổi tiền tệ từ một quốc gia này sang tiền tệ của quốc gia khác.<br />

2. Mức độ tỷ lệ tiền lương được xác định trên cơ sở thỏa thuận tự do giữa người lao<br />

động và nhà quản lý doanh nghiệp.<br />

3. Mức độ các công ty liên doanh hay đầu tư của các nước được cho phép hoạt động<br />

tại một quốc gia<br />

4. Mức độ các chính phủ chi phối duy trì sở hữu và kiểm soát các phương thức sản<br />

xuất ở trong nước<br />

5. Mức độ chi phối/ kiểm soát của chính phủ trên sự phân phối về nguồn lực và các<br />

quyết định về giá hay sản lượng đầu ra của doanh nghiệp<br />

6. Những nhân tố khác mà cơ quan quản lý xem xét là đúng là theo nền kinh tế thị<br />

trường<br />

Một số những tiêu chí bổ sung áp dụng bởi Liên minh châu Âu:<br />

7. Chi phí sản xuất và tình hình tài chính của các doanh nghiệp không phải gánh chịu<br />

những biến động đáng kể nào từ hệ thống kinh tế phi thị trường trước đây, đặc biệt là<br />

trong mối liên quan tới sự sụt giá của tài sản, xóa bỏ các khoản đã thanh toán, trao đổi<br />

thương mại và thanh toán thông qua các khoản nợ bồi thường.<br />

8. Các doanh nghiệp liên quan là đối tượng của Luật phá sản và Luật tài sản, các luật bảo<br />

vệ tính nghiêm minh và ổn định của luật pháp cho sự hoạt động của các doanh nghiệp.<br />

Việt Nam được coi là nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO vào năm 2007. Việc<br />

Việt Nam chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường đóng vai trò hết sức cấp bách và quan<br />

trọng.<br />

Bài tập: xây dựng một tình huống nền kinh tế thị trường cho:<br />

a) Việt Nam<br />

b) Ngành hải sản Việt Nam<br />

c) Một công ty hải sản Việt Nam<br />

Sử dụng các tiêu chuẩn trình bày ở trên l{m cơ sở.<br />

Mỗi nhóm được phân công thực hiện 1 trong 3 nhiệm vụ nêu trên theo vai trò và sự quan<br />

tâm của nhóm mình.<br />

Người điều phối các nhóm sẽ đóng vai Ủy viên thương mại EU hoặc DOC – nghe vụ kiện,<br />

đặt câu hỏi cho c|c bên, đưa ra ph|n xét.<br />

31


4. Quy trình chống bán phá giá của EU<br />

Pháp luật<br />

Luật liên quan là Quy chế Hội đồng (EC) số 384/96 sửa đổi. Tham khảo:<br />

http://europa.eu/legislation_summaries/external_trade/r11005_en.htm<br />

Các biện pháp chống bán phá giá có thể được áp dụng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ bên<br />

ngoài EU, ngoại trừ các các thành viên trong khu vực kinh tế Châu Âu (Iceland, Liechstenstein<br />

và Na-uy) và trong trường hợp đó là trừ các sản phẩm bị loại ra theo hiệp định EEA (ví dụ như<br />

thủy sản)<br />

Các cơ quan<br />

• Tổng vụ thương mại (viết tắt DG Trade) trong Ủy ban Châu Âu – nhận các khiếu nại và<br />

tiến hành điều tra<br />

• Đại diện của các nước thành viên EU – lập thành một ủy ban quyết định xem có đủ<br />

chứng cứ để theo đuổi vụ khiếu nại.<br />

• Hội đồng bộ trưởng– chịu trách nhiệm chính thức thông qua các đề nghị của Ủy ban<br />

• Tòa án Chung (trước đây gọi là Tòa sơ thẩm) – có thẩm quyền xét xử các vụ kiện chống<br />

bán phá giá, đảm bảo các quyết định được thi hành.<br />

• Tòa án tối cao EU (viết tắt là ECJ) – tòa phúc thẩm cho các vụ việc thuộc lĩnh vực của<br />

Tòa án Chung (tức là, xem xét xem luật pháp có được tuẩn thủ không).<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

Thủ tục<br />

Thủ tục này được tóm tắt trong hình 6. Các nét chính bao gồm:<br />

Đơn khiếu nại được ngành công nghiệp bị ảnh hưởng gửi tới Tổng vụ Thương mại<br />

Ủy ban EU xác định căn cứ để điều tra thông của Tổng vụ Thương mại<br />

Quá trình điều tra được thực hiện: tiến hành làm thủ tục mẫu; phát bảng câu hỏi điều tra<br />

và nộp lại; thăm, gọi xác minh.<br />

Tạm kết luận và công bố các biện pháp tạm thời<br />

Thảo luận / tư vấn<br />

Công bố kết quả cuối cùng<br />

Thảo luận / tư vấn; cơ hội để thảo luận về thực hiện giá<br />

Biện pháp cuối cùng<br />

32


Hình 6: Các thủ tục chống bán phá giá của EU<br />

33


Những khác biệt chính so với Mỹ<br />

Đồng thời xử lý các thiệt hại và bán phá giá<br />

EC đánh giá chi tiết xem có đủ bằng chứng cho việc bán phá giá và thiệt hại hay không trước khi<br />

tiến hành điều tra. Tuy nhiên, ngưỡng thiệt hại có thể thấp hơn ngưỡng do ITC áp dụng.<br />

Chứng cứ tài liệu<br />

EC yêu cầu cứ liệu vững chắc về giá (thường là các hóa đơn) trong khi Mỹ lại linh hoạt hơn (ví<br />

dụ, những bản khai xác nhận việc báo giá miệng). Tuy nhiên, số lượng văn bản người khiếu nại<br />

phải nộp tại EU lại thấp so với ở Mỹ. Điều này liên quan tới các thủ tục mang nặng tính pháp lý<br />

của Mỹ (với chi phí pháp lý cao).<br />

Xem xét và đánh giá các luận cứ về thiệt hại<br />

Quy trình của EU bao gồm việc rà soát những luận cứ về thiệt hại muộn hơn (9-15 tháng) so với<br />

quy trình ở Mỹ (trong 45 ngày đầu)<br />

Ít phiếu điều tra hơn<br />

Hệ thống của EU bao gồm một phiếu điều tra duy nhất trong khi hệ thống Mỹ lại bao gồm phiếu<br />

điều tra khác nhau từ DOC & ITC, gây nhiều phiền hà cho các nhà xuất khẩu hơn so với hệ<br />

thống của EU.<br />

Thủ tục và chi phí pháp lý<br />

EU không đòi hỏi sử dụng tư vấn pháp lý trong khi bản chất hệ thống của Mỹ khiến cho việc này<br />

trở nên cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là quy trình tại EU ít tốn kém hơn, ít sự tham gia của<br />

luật sư và ít đơn khiếu nại hơn.<br />

Xác minh dữ liệu<br />

EC xác minh tất cả thông tin của bên khiếu nại trong khi ITC nói chung chỉ thực hiện công việc<br />

này đối với những nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, EC dễ lượng thứ hơn đối với những thông tin<br />

không chính xác (những lỗi nhỏ và thiếu sót) so với DOC, và trong quy trình của EU, việc xác<br />

minh thông tin về nhà xuất khẩu nhanh hơn (2-3 ngày so với DOC 2 tuần).<br />

Sự tiếp cận và tính minh bạch của thông tin<br />

Hệ thống EU công khai ít thông tin hơn – chỉ các bên liên quan đăng ký mới được tiếp cận. Hơn<br />

nữa, hệ thống của EU ít cho phép các bên tiếp cận các thông tin mật hơn so với hệ thống của Mỹ,<br />

do đó các thông tin chi tiết có sẵn (ví dụ, các tính toán biên bán phá giá) ít hơn rất nhiều trong<br />

các vụ kiện của EU.<br />

34


Trong quy trình của EU, các cuộc điều tra ít được thông báo trước.<br />

EC không tiết lộ đơn khiếu nại cho đến ngày mở cuộc điều tra trong<br />

khi DOC thực hiện điều này trước khi quyết định bắt đầu điều tra.<br />

Việc tính toán của EC ít công khai cho các bên tham gia kiểm tra.<br />

Phần mềm ít “thân thiện với người sử dụng” so với Mỹ, và các nhà<br />

xuất khẩu chỉ có thể kiểm tra tính toán của chính mình, chứ không<br />

phải của các đối thủ cạnh tranh.<br />

Thời điểm tiến hành các biện pháp tạm thời<br />

Các biện pháp tạm thời được thực hiện chậm hơn ở EU so với ở Mỹ.<br />

Các bên tham gia ở EU không biết liệu vụ việc có trở thành một vụ<br />

kiện hay không trong suốt thời gian 9 tháng từ khi quy trình bắt đầu.<br />

Ở Mỹ, điều này thường là rõ ràng sau khi có sự xác định sơ bộ của<br />

ITC (25 ngày).<br />

Cam kết giá<br />

EC sẽ áp dụng các cam kết về giá mà không cần có thỏa thuân giữa<br />

các bên khiếu nại. Điều này không có trong các vụ kiện ở Mỹ.<br />

Ít quy tắc về thuế hơn<br />

EC thường áp mức thuế thấp hơn (xem thanh bên) trong khi DOC<br />

thì không làm việc này.<br />

Rà soát tư pháp<br />

Rà soát tư pháp ít phổ biến hơn ở EU (có thể do văn hóa tuân thủ<br />

pháp luật ở Mỹ cao hơn).<br />

Áp dụng và xem xét thuế<br />

EC thường tính Biên độ bán phá giá thấp hơn. Đó là do sự khác<br />

nhau trong phương pháp tính giá trị bình thường và giá xuất khẩu.<br />

Tuy nhiên, thuế suất chỉ được thay đổi thông qua các rà soát tạm<br />

thời. Tại Mỹ, thuế suất có thể được thay đổi thông qua rà soát hành<br />

chính bao gồm cả những yếu tố hoàn cảnh đặc biệt hoặc thay đổi.<br />

Tính không tiếp tục, không gia hạn (sau 5 năm): ở EU cao hơn Mỹ.<br />

Hơn 50% các vụ kiện hết hạn mà không cần rà soát so với dưới 20%<br />

ở Mỹ. Khoảng 50% số vụ được rà soát với kết quả tiếp tục kéo dài,<br />

so với khoảng 90% số vụ ở Mỹ.<br />

Quy tắc áp thuế<br />

thấp hơn<br />

Thuế chống bán phá giá<br />

có thể được tính dựa trên<br />

hai cơ sở:<br />

a) Yêu cầu áp thuế nhằm<br />

giảm hoặc loại trừ tổn<br />

thất tới các nhà sản xuất<br />

nội địa, hoặc<br />

b) Áp thuế dựa trên biên<br />

độ bán phá giá đã tính<br />

toán.<br />

Quy tắc áp thuế thấp<br />

hơn, được đề cập tại<br />

Hiệp định Chống bán phá<br />

giá của WTO chỉ ra rằng<br />

thuế suất thấp hơn sẽ<br />

thường được lựa chọn.<br />

35


Đối xử nền kinh tế phi thị trường<br />

Về giá trị công bằng, EC lựa chọn một quốc gia tương tự và tính toán dựa trên kết quả của phiếu<br />

điều tra cho nước đó. DOC phân tích quy trình sản xuất của Nền kinh tế phi thị trường và sử<br />

dụng những giá trị quy đổi từ 1 nền kinh tế thị trường thay thế.<br />

Các công ty có thể xin được hưởng đối xử kinh tế thị trường đầy đủ theo các thủ tục của EU. Ở<br />

Mỹ, các công ty có thể đăng ký hưởng đối xử riêng biệt, nhưng vẫn bị đánh giá dựa trên phương<br />

pháp tính toán nền kinh tế phi thị trường.<br />

Quy về 0<br />

EC ít sử dụng phương pháp này. Việc sử dụng phương pháp Quy về Không của Mỹ tiếp tục gây<br />

nhiều tranh cãi.<br />

Lợi ích công cộng<br />

Quy trình của EU tập trung nhiều hơn tới lợi ích của công chúng trong việc đưa ra quyết định<br />

liệu có áp đặt thuế chống phá giá hay không. Hệ thống của Mỹ thì không như vậy (người sử<br />

dụng và người tiêu dùng có thể bình luận, nhưng không tiếp cận được các thông tin bảo mật và<br />

thông thường chỉ đưa ra những nhận xét liên quan đến thiệt hại).<br />

Tổng quan<br />

Hệ thống của EC được tập trung hóa (Tổng vụ Thương Mại là cơ quan đứng đầu), trong khi ở<br />

Mỹ có 2 cơ quan chính tham gia (DOC và ITC), nhưng việc ra quyết định thì phức tạp hơn do có<br />

sự dính líu của tất các nước thành viên trong quá trình rà soát.<br />

Hệ thống của EC ít minh bạch hơn – ít thông tin được cung cấp cho các bên tham gia hơn, nhưng<br />

lại linh hoạt hơn (ví dụ như kiểm tra lợi ích của công chúng và việc sử dụng quy tắc áp mức thấp<br />

hơn).<br />

• Những thông điệp chính : Quy trình châu Âu<br />

• Quy trình bán phá giá ở Châu Âu gần tương tự với Mỹ, tuy nhiên:<br />

- Ít minh bạch hơn<br />

- Đơn giản, linh hoạt hơn<br />

- Thiếu tính tuân thủ pháp lý hơn<br />

- Cho phép xem xét đến lợi ích của công cộng<br />

- Thường áp dụng quy tắc “áp thuế thấp hơn”<br />

• Nhìn chung, mức áp thuế tại Châu Âu có xu hướng thấp hơn so với ở Mỹ<br />

• Việc áp thuế thường được tránh thông qua các thỏa thuận<br />

36


5. Hiệp định chống bán phá giá (ADA) của Tổ chức Thương<br />

mại Thế giới (WTO)<br />

Nguồn gốc của ADA<br />

GATT không có bất kỳ cố gằng nào trong việc điều tiết việc bán phá giá vì điều này liên quan<br />

đến hành động của 1 công ty tư nhân hơn là 1 chính phủ, và do đó không bị điều chỉnh bởi các<br />

quy định của GATT. Tuy nhiên, cũng có mối quan ngại rằng việc quá hăng hái thực hiện chống<br />

bán phá giá có thể hạn chế hàng nhập khẩu được định giá công bằng. Điều VI của GATT 1947<br />

cho phép sử dụng chống bán phá giá và đặt ra một số quy định cơ bản. Vòng đàm phán Uruquay<br />

đã mang lại kết quả là một Hiệp định toàn diện (ADA) về việc thực hiện Điều VI như một phần<br />

của GATT 1994. Sau đây là tóm tắt các điều khoản chính của Hiệp định chống bán phá giá năm<br />

1994.<br />

Các điều khoản chính của ADA<br />

Điều 1 – Các nguyên tắc<br />

Các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể được áp dụng khi giá xuất khẩu thấp hơn giá<br />

trị công bằng và việc bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt vật chất.<br />

Điều 2 - Xác định việc bán phá giá<br />

• Bán phá giá xảy ra khi sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá trị công bằng của nó –<br />

thường là giá có thể so sánh được trong thị trường nội địa của nhà xuất khẩu<br />

• Nếu giá nội địa không được áp dụng, thì giá trị công bằng có thể căn cứ vào:<br />

– Giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc<br />

– Chi phí sản xuất ở nước xuất xứ cộng thêm chi phí bán hàng hợp lý và lợi nhuận.<br />

• Chi phí và lợi nhuận cần được tính toán dựa trên cơ sở các hồ sơ của nhà xuất khẩu.<br />

Cần có sự “so sánh công bằng” giữa Giá xuất khẩu và giá trị công bằng. Tất cả các sự<br />

khác biệt ảnh hưởng đến tính chất so sánh của giá cả cần được cho phép (ví dụ như thuế).<br />

Việc chuyển đổi đồng tiền phải dựa trên tỷ giá hối đoái của ngày giao dịch.<br />

Phải xác lập biên bán phá giá trên cơ sở so sánh về số bình quân gia trọng về giá hoặc<br />

trên cơ sở từng giao dich một.<br />

Điều 3 - Xác định thiệt hại<br />

Phải trình bày được hàng nhập khẩu bán phá giá đang gây ra thiệt hại.<br />

Phải kết luận được rằng hàng xuất khẩu bán phá giá sẽ tiếp diễn gây thiệt hại vật chất.<br />

Điều 4 - Định nghĩa của ngành công nghiệp nội địa<br />

Các công ty có thể bị loại trừ nếu có liên tới nhà xuất khẩu hoặc đang nhập khẩu sản<br />

phẩm liên quan.<br />

Điều 5 – Quá trình khởi đầu và điều tra tiếp theo<br />

37


Các cuộc điều tra cần được tiến hành trên cơ sở các đơn kiện bằng văn bản được viết bởi<br />

hoặc thay mặt cho ngành sản xuất nội địa hoặc bởi các nhà chức trách hữu quan nếu có đủ bằng<br />

chứng về bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố đó.<br />

Chính phủ của nước xuất khẩu phải được thông báo trước khi cuộc điều tra bắt đầu.<br />

Đơn khiếu nại sẽ bị từ chối nếu việc bán phá giá ở mức giá tối thiểu (dưới biên phá giá<br />

2%) hoặc thiệt hại là không đáng kể (dưới 3% phần đóng góp trong hàng nhập khẩu)<br />

Việc thông quan không được để bị cản trở trong suốt quá trình tố tụng về chống bán phá<br />

giá.<br />

Các cuộc điều tra cần được kết luận trong vòng 1 năm, và không có vụ nào kéo dài hơn<br />

18 tháng sau khi bắt đầu.<br />

Điều 6 – Bằng chứng<br />

Các bên liên quan sẽ được thông báo về những thông tin cần thiết và có cơ hội cung cấp<br />

bằng văn bản các thông tin đó, tiếp cận đầy đủ thông tin không bảo mật, có đầy đủ cơ hội bảo vệ<br />

lợi ích của mình.<br />

Cơ quan chức trách phải đảm bảo tính chính xác của thông tin được cung cấp.<br />

Trường hợp thông tin không được cung cấp, cơ quan chức trách có thể sử dụng các “thực<br />

tế sẵn có” để xác định.<br />

Các cơ quan cần công khai những kết quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng<br />

Các biên bán phá giá riêng rẽ nói chung cần được tính toán. Việc lấy mẫu có thể được sử<br />

dụng “ưu tiên việc tham vấn và ưng thuận của các bên liên quan”.<br />

Điều 7 – Các biện pháp tạm thời<br />

• Quy định bản chất của các loại thuế tạm thời và thời hạn áp dụng<br />

Điều 8 – Cam kết về giá<br />

• Cho phép kết thúc các điều tra/tố tụng về chống bán phá giá thông qua những cam kết về<br />

giá của nhà xuất khẩu.<br />

Điều 9 – Áp thuế và thu thuế<br />

• Chỉ rõ mong muốn áp dụng quy tắc áp thuế thấp hơn (thấp hơn biên độ bán phá giá nếu<br />

đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa)<br />

• Việc quyết định trách nhiệm pháp lý và việc hoàn thuế cuối cùng phải nhanh chóng được<br />

thực hiện (với thời hạn được xác định).<br />

Điều 10 – Hiệu lực hồi tố<br />

• Các biện pháp và mức thuế tạm thời chỉ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu sau khi đã<br />

được thông qua.<br />

• Bất kỳ sự khác biệt (tăng) nào giữa mức thuế tạm thời và mức thuế cuối cùng đều không<br />

được thu trong giai đoạn tạm thời, và bất kỳ khoản hoàn thuế nào (khi mức thuế cuối<br />

cùng ít hơn mức thuế tạm thời) cũng phải được thanh toán nhanh chóng.<br />

• Mức thuế chống phá giá cuối cùng có thể được áp dụng với hiệu lực hồi tố 90 ngày trước<br />

các biện pháp tạm thời trong những trường hợp nhất định (ví dụ, bên vi phạm tái phạm,<br />

bán phá giá ồ ạt).<br />

38


Điều 11 – Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại các mức thuế và cam kết về giá<br />

• Thuế chỉ được tiếp tục có hiệu lực trong một khoảng thời gian và chừng mực cần thiết để<br />

vô hiệu hóa việc bán phá giá gây ra thiệt hại.<br />

• Thuế cần được rà soát khi các bên liên quan bày tỏ yêu cầu rà soát (với điều kiện sau ít<br />

nhất là 1 năm)<br />

• Thuế chống bán phá giá chỉ được kéo dài 5 năm, trừ khi việc rà soát thời hạn xác định<br />

rằng việc áp thuế cần được kết thúc.<br />

Điều 12 – Thông báo và Giải thích công khai các quyết định<br />

• Cần cung cấp một bản thông báo và giải thích công khai đối với các quyết định.<br />

Điều 13 – Rà soát tư pháp<br />

• Một cơ quan độc lập phải được duy trì để rà soát các nội dung xác định.<br />

Điều 15 – Các quốc gia thành viên đang phát triển<br />

• Kêu gọi các biện pháp khắc phục “có tính xây dựng”<br />

Điều 16 – Uỷ ban về Thực hành Chống bán Phá giá<br />

Ủy ban này nên được thành lập, họp 1 năm 2 lần<br />

Điều 17 – Tham vấn và giải quyết tranh chấp<br />

• Cam kết về giải quyết tranh chấp được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh<br />

chấp theo các điều khoản của ADA<br />

• Các thành viên có thể yêu cầu tham vấn với các thành viên WTO khác nếu họ cảm thấy<br />

bất kỳ lợi ích nào của mình bị “vô hiệu hóa hoặc suy yếu” dưới các điều khoản ADA.<br />

• Nếu không đạt được một giải pháp mà các bên cùng thống nhất, vấn đề có thể được trình<br />

lên Cơ quan Giải quyết tranh chấp (gọi tắt là DSB), cơ quan này sẽ lập một hội đồng để<br />

xem xét vấn đề này.<br />

Điều 18 – Các Điều khoản cuối cùng<br />

• Các thành viên WTO phải có các bước cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ<br />

• Yêu cầu thông báo về những thay đổi trong luật pháp, quy định và thủ tục hành chính<br />

• Ủy ban hàng năm sẽ rà soát việc thực hiện và hoạt động của ADA<br />

Các Phụ lục:<br />

Các thủ tục điều tra tại chỗ<br />

Các thủ tục nhằm thu thập “thông tin sẵn có tốt nhất”.<br />

ADA – những diễn biến hiện tại và tương lai<br />

Một vòng đàm phán thương mại mới đã được bắt đầu tại Hội nghị cấp bộ trưởng ở Doha tháng<br />

11 năm 2001. Đoạn 28 của Tuyên Bố Bộ trưởng Doha nêu rõ<br />

“[các thành viên] đồng ý thương lượng nhằm làm rõ và tăng cường các chế tài theo Hiệp định<br />

về thực hiện Điều 6 của GATT 1994 [chống bán phá giá]… trong khi vẫn giữ nguyên các khái<br />

niệm, nguyên tắc và mục tiêu cơ bản…”, (nhấn mạnh).<br />

39


Dự thảo ADA của Chủ tọa Vòng đàm phán Doha được công bố vào tháng 11 năm 2007. Một số<br />

thay đổi đề xuất đã làm rõ và thắt chặt các điều khoản và thủ tục (ví dụ, một số hạn chế về việc<br />

sử dụng phương pháp quy về 0, trình bày rõ hơn về các yếu tố sẽ được xem xét trong quá trình<br />

xác định thiệt hại). Một số thay đổi đề xuất sẽ làm hiệp định yếu đi (ví dụ, loại bỏ các tham chiếu<br />

về quy tắc áp mức thuế thấp hơn). Dù có gì xảy ra, những hành động chống bán phá giá vẫn<br />

không bị cấm!<br />

Đánh giá chung về ADA<br />

Hiệp định này phần lớn điển chế hóa các thực hành chống bán phá giá ở EU và Mỹ.<br />

Hiệp định này cụ thể hơn ở nhiều điểm so với nhiều hiệp định khác của WTO – Ít tập<br />

trung vào các nguyên tắc chung. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn rất linh hoạt về phương pháp xác<br />

định thiệt hại và tính thuế chống bán phá giá.<br />

Hiệp định này bị coi là yếu trong các cách đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước<br />

đang phát triển.<br />

Một số diễn biến tích cực đang diễn ra tại Vòng Đàm phán Doha hiện nay, tập trung đặc<br />

biệt vào các phương pháp sử dụng trong việc quyết định và tính toán biên độ bán phá giá.<br />

Tăng cường ADA – Một số lựa chọn<br />

Các khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu cơ bản của hiệp đinh Chống bán phá giá chưa bao<br />

giờ được định nghĩa, do đó việc tái cơ cấu toàn diện là không chắc có khả năng xảy ra.<br />

Sửa đổi kỹ thuật<br />

Những sửa đổi kỹ thuật nào có thể được thực hiện trong Hiệp định để xóa bỏ một số điểm<br />

không công bằng của hệ thống<br />

1. Yêu cầu bên khiếu nại cung cấp bằng chứng kinh tế về các hành vi bóp méo thị trường và các<br />

hành vi bán phá giá, ví dụ như:<br />

* Những biện pháp thương mại cho phép giá bán tại thị trường trong nước cao hơn thị<br />

trường xuất khẩu<br />

* Số liệu đáng tin cậy về giá cả và chi phí sản xuất<br />

2. Yêu cầu cơ quan phụ trách chống bán phá giá xác định bằng chứng đáng tin cậy về sự phân<br />

biệt giá cả giữa các thị trường<br />

3. Cho phép bị đơn đưa ra bằng chứng chỉ ra rằng các phương pháp tính giá là dựa trên các nhân<br />

tố khác chứ không phải là bị bóp méo.<br />

4. Cho phép loại trừ việc bán hàng ở thị trường trong nước khi tính giá trị công bằng, chỉ trong<br />

trường hợp có sai số (cho phép bao gồm doanh số bán hàng dưới mức chi phí sản xuất)<br />

5. Loại trừ lợi nhuận khi tính chi phí sản xuất (giá trị suy định)<br />

6. Cấm “quy về 0” – bao gồm các khoản bán phá giá âm khi tính biên độ bán phá giá chung.<br />

7. Cấm so sánh giá xuất khẩu riêng rẽ với giá trị công bằng trung bình (chỉ so sánh giá ở cùng<br />

mức)<br />

40


8. Thắt chặt các quy tắc xác định thiệt hại<br />

– Yêu cầu bằng chứng về sự tương quan đáng kể giữa hàng nhập khẩu và sự sụt<br />

giảm lợi nhuận của ngành.<br />

– Yêu cầu sự tách bạch rõ ràng giữa ảnh hưởng của các nhân tố nhân quả đã biết<br />

khác.<br />

9. Tăng ngưỡng tối thiểu<br />

10. Yêu cầu áp dụng nguyên tắc đánh thuế thấp hơn<br />

11. Yêu cầu tiến hành áp dụng kiểm tra lợi ích công chúng trước khi áp thuế.<br />

12. Quy định bắt buộc chấm dứt các loại thuế sau 5 năm.<br />

41


6. Quy trình giải quyết tranh chấp WTO (DSP)<br />

Khái quát<br />

Là quy trình thông qua đó các thành viên có thể cố gắng giải quyết các tranh chấp trong việc<br />

thực hiện các hiệp định của GATT/WTO. DSP đã tồn tại từ khi có GATT, nhưng hệ thống này<br />

ban đầu rất yếu. Vấn đề chính ở đây là tất cả các quyết định về việc giải quyết tranh chấp đều<br />

phải được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, do đó chúng có thể dễ dàng bị chặn lại. Thỏa thuận về<br />

Giải quyết tranh chấp đã được thông qua như Phụ lục 2 của GATT vào năm 1994.<br />

Tổng quan về quá trình<br />

Quá trình này bắt đầu với một yêu cầu tham vấn giữa các bên. Yêu cầu phải có phản hồi<br />

trong vòng 10 ngày, tham vấn bắt đầu trong vòng 30 ngày; và 60 ngày là thời gian cho phép để<br />

giải quyết tranh chấp. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng hoặc không có giải pháp<br />

nào cả, bên khởi kiện có thể yêu cầu lập ra 1 Hội đồng để giải quyết.<br />

Một Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp có thể được lập ra trong vòng 45 ngày sau khi<br />

kết thúc tham vấn. Thông thường mất 6 tháng để chuẩn bị 1 báo cáo cho các bên; 3 tuần để lưu<br />

hành báo cáo đó đến các thành viên WTO. Bản báo cáo phải được thông qua trong vòng 60 ngày<br />

trừ khi có kháng cáo. Nếu có kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm đưa ra báo cáo trong khoảng từ 60-<br />

90 ngày.<br />

Toàn bộ quá trình được trình bày rõ trong hình 7.<br />

Các nét chính<br />

• Khoảng 20% các vụ kiện được giải quyết thông qua tham vấn<br />

• Việc lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp có thể bị ngăn cản 1 lần bởi Nước bị đơn.<br />

• Các thành viên Ban Hội thẩm (3-5 người) được chọn ra thông qua tham vấn các bên –<br />

được bổ nhiệm bởi Tổng thư ký WTO (SG) nếu không có thỏa thuận nào.<br />

• Các thành viên có thể đến từ bất kỳ nước nào, nhưng hoạt động vơi tư cách độc lập<br />

• Báo cáo của Ban Hội thẩm chỉ có thể bị bác bỏ nếu có sự đồng thuận.<br />

Công việc của Ban Hội thẩm<br />

Trước phiên điểu trần đầu tiên – mỗi bên trình bày trường hợp của mình bằng văn bản. Tại<br />

phiên điều trần đầu tiên, cả 2 bên trình bày trường hợp của mình. Tại Buổi họp thứ 2 – các bên<br />

trình bày và bác bỏ các lập luận. Các chuyên gia có thể được Ban Hội thẩm tham vấn về các vấn<br />

đề khoa học và kỹ thuật.<br />

Dự thảo đầu tiên được soạn, các mục sự kiện và lập luận của bản báo cáo được trình bày cho<br />

các bên. Các bên sau đó sẽ có 2 tuần để bình luận. Một báo cáo tạm thời sẽ bao gồm các kết quả<br />

và kết luận. Các bên sẽ có 1 tuần để yêu cầu rà soát, quá trình rà soát có thể diễn ra trong 2 tuần<br />

dành cho những cuộc họp bổ sung.<br />

42


Hình 7. Quy trình giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới<br />

Nước bị hại yêu cầu<br />

tham vấn theo DSP<br />

Tham vấn (có thể được Tổng<br />

thư ký WTO hướng dẫn)<br />

Khiếu nại được giải quyết<br />

hoặc rút lại (>50%)<br />

Trình bày<br />

miệng/văn<br />

bản/bác bỏ/tham<br />

vấn chuyên gia,<br />

lập Hội đồng giải<br />

quyết<br />

Báo cáo nộp cho các thành<br />

viên<br />

Nếu không có giải pháp, thì<br />

Phán quyết của Hội đồng giải<br />

quyết tranh chấp (DSB)<br />

Kháng nghị<br />

hoặc<br />

Các Bên thực hiện (15/31 vụ)<br />

Thông qua<br />

Báo cáo được<br />

khẳng định/sửa<br />

đổi/đảo ngược<br />

DSB chấp nhận<br />

hoặc bác bỏ trong<br />

30 ngày<br />

hoặc<br />

Thương lượng mức bồi<br />

thường<br />

DSB giám sát<br />

hoặc<br />

Quyền lợi là nước thành viên<br />

WTO<br />

bị đình chỉ (3/31 vụ) –<br />

43<br />

Đưa ra Trọng tài giải quyết (2/31<br />

vụ)


Báo cáo cuối cùng bao gồm kiến nghị của Ban Hội thẩm về các biện pháp thích hợp sẽ được nộp<br />

cho các bên, lưu hành đến tất cả các thành viên 3 tuần sau đó. Cơ quan giải quyết tranh chấp (Đại<br />

hội đồng) sẽ thông qua quyết định (phán quyết) trong vòng 60 ngày.<br />

Kháng nghị<br />

Mỗi bên có thể đưa ra kháng nghị một phán quyết – phải dựa trên các quan điểm của luật,<br />

với các bằng chứng không tồn tại hoặc bằng chứng mới<br />

Kháng nghị được điều trần bởi 3 thành viên của Ban phúc thẩm gôm 7 thành viên thường<br />

trực, mỗi thành viên phục vụ 1 nhiệm kỳ 4 năm và có vị trí được công nhận trong lĩnh vực luật<br />

và thương mại quốc tế. Ban phúc thẩm có thể công nhận, thay đổi hoặc đảo ngược các kết quả<br />

cũng như kết luận của Ban Hội thẩm. Cơ quan DSB phải chấp nhận hoặc bác bỏ báo cáo Ban<br />

phúc thẩm trong vòng 30 ngày.<br />

Hành động<br />

Thành viên phải tuyên bố với DSB ý định tuân theo các khuyến nghị trong vòng 30 ngày.<br />

Việc không hành động trong một “khoảng thời gian hợp lý” sẽ dẫn đến các cuộc thương lượng<br />

với quốc gia khởi kiện về mức bồi thường có thể cùng chấp thuận (ví dụ, giảm thuế cho bên<br />

khiếu kiện). Nếu không có thỏa thuận nào sau 20 ngày, DSB có thể được yêu cầu “tạm hoãn<br />

nhượng bộ hay nghĩa vụ”, có 30 ngày để quyết định. Việc đưa ra quyết định về các biện pháp áp<br />

dụng có thể hỏi ý kiến trọng tài.<br />

DSB giám sát việc thực thi của những phán quyết đã được thông qua.<br />

Các vụ kiện DSP<br />

Tính đến cuối tháng 7 năm 2010 – tổng cộng có 411 vụ giải quyết tranh chấp, trong đó có 83<br />

vụ liên quan đến Hiệp định chống bán phá giá (ADA). Thông thường các Hiệp định khác của<br />

WTO được trích dẫn trong những vụ kiện này, cơ sở chính của bên khởi kiện có thể khoong phải<br />

là sự vi phạm các điều khoản của ADA.<br />

40 vụ là khiếu nại chống lại Mỹ, 8 chống lại EU, 5 chống lại Mexico, và 4 chống lại<br />

Argentina.<br />

EC khởi kiện 12 vụ (trong đó 1 vụ đồng khiếu nại), Mexico 11 vụ, Ấn Độ 8 vụ. Trung Quốc<br />

đã khởi kiện 4 vụ kể từ khi gia nhập WTO năm 2001 - 2 chống lại EU và 2 chống lại Mỹ.<br />

30 trong 83 vụ kiện không vượt quá giai đoạn tham vấn. 16 vụ kiện bổ sung không yêu cầu<br />

lập Hội đồng giải quyết tranh chấp do rút đơn khiếu nại, có sự thỏa thuận chung, đạt được giải<br />

pháp, và các biện pháp chống bán phá giá được loại bỏ...<br />

Có 15 trong 31 vụ có lập Hội đồng, và quy trình này được hoàn tất dẫn đến kết quả tuân thủ<br />

hoặc thông báo ý định tuân thủ. 3 vụ dẫn đến việc đình chỉ các nhượng bộ. 2 vụ cần đến trọng<br />

tài. Các Ban Hội thẩm vẫn chưa hoàn tất công việc của mình trong những vụ còn lại.<br />

44


Các loại vụ kiện và những tác động<br />

Có ba loại vụ kiện chính liên quan đến ADA:<br />

Vấn đề thủ tục – các thủ tục được thực hiện bị cáo buộc là không nhất quán với những quy<br />

định trong ADA.<br />

Vấn đề phương pháp – phương pháp sử dụng trong tính toán biên bán phá giá và thuế áp<br />

dụng bị cáo buộc là không nhất quán với những quy định của ADA<br />

Những thách thức về pháp luật - luật của các quốc gia thành viên WTO bị cáo buộc là<br />

không nhất quán với ADA.<br />

<br />

<br />

<br />

Ví dụ:<br />

Bảng 1 mang đến một cái nhìn toàn diện về bản chất cũng như những kết quả đạt được của một<br />

số vụ kiện. Các vụ kiện này bao gồm các khiếu nại liên quan đến thủ tục, phương pháp và pháp<br />

luật.<br />

Bảng 1: Một số vụ kiện chống bán phá giá<br />

Vụ kiện Các nước Sản phẩm Phán quyết / kết quả<br />

DS99 – Thất<br />

bại trong việc<br />

rỡ bỏ thuế AD<br />

Hàn Quốc<br />

chống lại Hoa<br />

Kỳ<br />

Áp thuế AD với mặt hàng<br />

DRAMS (thanh bộ nhớ mở<br />

rộng).<br />

Hội đồng phán quyết rằng quyết định của Mỹ<br />

không dỡ bỏ thuế chống bán phá giá là không<br />

nhất quán với ADA vì không có bằng chứng của<br />

việc tiếp tục bán phá giá hoặc khả năng tái tục<br />

việc này. Mỹ cuối cùng đã đồng ý bãi bỏ thuế<br />

chống bán phá giá như một kết quả của một cuộc<br />

rà soát cuối kỳ.<br />

DS331. Tiến<br />

hành một cuộc<br />

điều tra AD<br />

Guatemala<br />

chống lại<br />

Mexico<br />

Áp thuế AD với mặt hàng<br />

thép ống.<br />

Hội đồng phán quyết rằng việc tiến hành điều tra<br />

chống bán phá giá không nhất quán với nghĩa vụ<br />

theo quy định của ADA (nhiều điều khoản).<br />

Mexico cuối cùng đã đồng ý xóa bỏ thuế chống<br />

bán phá giá.<br />

DS206. Sử<br />

dụng dữ liệu<br />

của bị đơn<br />

Ấn Độ chống<br />

lại Hoa Kỳ<br />

Áp thuế AD với mặt hàng<br />

thép tấm.<br />

Hội đồng phán quyết rằng quyết định của Mỹ sử<br />

dụng các “thực tế sẵn có” thay vì những thông tin<br />

được cung cấp bởi Cục Quản lý Thép của Ấn Độ<br />

là không nhất quán với ADA.<br />

DS179: so<br />

sánh giá<br />

Hàn Quốc<br />

chống lại Hoa<br />

Kỳ<br />

Tính toán thuế AD trên<br />

mặt hàng thép không gỉ.<br />

• Hội đồng phán quyết rằng:<br />

1. Do giá xuất khẩu và giá bình thường<br />

đều bằng đô-la Mỹ, việc Mỹ sử dụng<br />

cách chuyển đổi tiền tệ là không nhất<br />

quán với ADA.<br />

2. Những điều chỉnh bổ sung áp dụng<br />

45


DS141: Quy<br />

về 0<br />

DS343;<br />

DS344;<br />

DS350. Quy<br />

về 0<br />

DS136/162.<br />

Thách thức về<br />

luật pháp<br />

Ấn Độ chống<br />

lại EU<br />

Trường hợp<br />

đưa ra bởi<br />

Thái Lan,<br />

Mexico và EC<br />

EC và Nhật<br />

Bản chống lại<br />

Hoa Kỳ<br />

1.<br />

Áp thuế AD vào mặt<br />

hàng ga giường - sử dụng<br />

Quy về 0.<br />

Sử dụng Quy về 0 để áp<br />

thuế AD lên mặt hàng tôm,<br />

thép không gỉ, misc.<br />

Đạo luật Chống bán phá<br />

giá của Mỹ năm 1916 quy<br />

định bồi thường thiệt hại<br />

gấp 3 lần thông qua tố tụng<br />

dân sự và có thể bổ sung<br />

xử phạt về hình sự.<br />

trong việc tính “giá xuất khẩu thiết lập”<br />

được cho là không được phép.<br />

3. Việc sử dụng các số liệu thống kê một<br />

cách sai trái và không phù hợp, đặc biệt<br />

liên quan đến việc tính toán mức thuế<br />

trung bình được coi là không nhất quán<br />

với ADA<br />

Hội đồng giải quyết tranh chấp và Cơ quan phúc<br />

thẩm phán quyết rằng: việc sử dụng phương thức<br />

Quy về O là không nhất quán với ADA -- EC đã<br />

đồng ý sửa đổi quy định của minh về bán phá giá.<br />

Sự khác nhau trong các phán quyết của Hội đồng<br />

và Cơ quan Phúc thẩm trong nhiều vụ kiện làm<br />

cho phương thức quy về 0 này không rõ ràng.<br />

Hội đồng phán quyết rằng Đạo luật trên có thể<br />

không được thừa nhận theo điều VI của GATT và<br />

ADA, nếu các các điều khoản của nó đã không<br />

được áp dụng. Đạo luật được bãi bỏ năm 2004<br />

cho phép các vụ kiện còn đang tiếp diện được tiếp<br />

tục hoàn tất.<br />

DS217/234.<br />

Thách thức về<br />

Luật pháp<br />

Đạo luật Tiếp tục bán phá<br />

giá và trợ giá năm 2000 của<br />

Mỹ (Tu chánh án Byrd)<br />

quy định việc phân bổ tiền<br />

thuế Chống bán phá giá/Bù<br />

trừ trợ giá cho các nhà sản<br />

xuất nội địa<br />

Đạo luật này được cho là vô hiệu hóa<br />

hoặc giảm lợi ích của bên khiếu nại<br />

và quyền được trả đũa đã được chấp<br />

thuận. Đạo luật này được bãi bỏ năm<br />

2006 – các điều khoản của nó vẫn còn<br />

hiệu lực đến năm 2007<br />

Bài học từ các vụ kiện:<br />

Vấn đề thủ tục, phương pháp và ngay cả pháp luật nội địa có thể khiếu nại thành công<br />

thông qua DSP. Khiếu nại có thể dẫn đến những thay đổi rất có ý nghĩa trong một số trường hợp;<br />

ví dụ: xóa bỏ được thuế. Các khiếu nại thành công tiếp theo có thể thực hiện được; ví dụ:<br />

phương pháp Quy về 0<br />

Tuy nhiên, chỉ riêng DSP không thể giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới tố tụng<br />

chống bán phá giá vì nó bị ràng buộc bởi những quy định của ADA.<br />

46


Những thông điệp chính: Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSP)<br />

• Thủ tục giải quyết tranh chấp mang đến một cơ hội thật sự trong việc giải quyết<br />

sự không công bằng (mặc dù bị hạn chế bởi ADA)<br />

• Các vụ kiện đã tập trung giải quyết thành công<br />

– Các vấn đề về thủ tục<br />

– Phương pháp<br />

– Luật Pháp<br />

• Trung Quốc và Việt nam đều đang có một số vụ kiện liên quan tới DSP<br />

• Các quốc gia đang phát triển nhận hỗ trợ đặc biệt.<br />

• Những vấn đề chính đã được nêu ra trong các vụ kiện gần đây liên quan đến Việt<br />

Nam<br />

- Quy chế kinh tế phi thị trường (cụ thể trong Châu Âu)<br />

- Tính minh bạch (Châu Âu)<br />

- Quy về không<br />

- Cách tính toán giá được xây dựng công bằng.<br />

• Điều này chứng minh những lợi thế của các thành viên WTO. Mối quan tâm của<br />

Việt Nam là cố gắng đẩy mạnh ADA.<br />

47


7. Chiến lược và hành động<br />

Phần này tập trung vào một số yếu tố then chốt để ứng phó hiệu quả với nguy cơ của chống bán<br />

phá giá. Tuy nhiên, Bài tập 8 có thể được sử dụng như một cách chính để xây dựng và trao đổi ý<br />

kiến về chiến lược và hành động. Giảng viên/người điều phối nên giới thiệu những ý chính trong<br />

phần này như một thành phần của Bài tập 8.<br />

Exercise 8 : Chiến lược và hành động<br />

1. Liệt kê c|c thông tin v{ h{nh động được yêu cầu để phòng tr|nh v{ đ|p trả một<br />

c|ch hiệu quả đối c|c h{nh động chống b|n ph| gi| ở mỗi giai đoạn ph|t triển<br />

sản phẩm v{ quy trình chống b|n ph| gi|.<br />

2. Bao gồm những yếu tố sau :<br />

- Thông tin được yêu cầu<br />

- Ph}n tích được yêu cầu<br />

- C|c h{nh động cụ thể v{ tính đại diện cụ thể<br />

- Tr|ch nhiệm của h{nh động.<br />

Nghĩa l{ : Những gì nên l{m, khi n{o, bởi ai, như thế n{o<br />

3. Tóm tắt những kết quả của bạn trên sơ đồ chi tiết.<br />

Các yếu tố chính<br />

Có ba yếu tố quan trọng trong một chiến lược hiệu quả để đối phó mối đe dọa về chống bán phá<br />

giá:<br />

1. Tránh và chuẩn bị (thay đổi từ phản ứng bị động tới chủ động)<br />

Bài tập 7: Những Vấn đề tranh chấp của Việt Nam<br />

Lập một danh sách theo thứ tự ưu tiên về các nội dung: thủ tục, phương pháp hay luật lệ<br />

chống bán phá giá được sử dụng bởi Mỹ và EU mà không công bằng đối với Việt Nam.<br />

Những vấn đề nào có thể đệ trình lên WTO<br />

Những tranh luận nào sẽ được dùng để chứng minh sự tính không công bằng của<br />

nó<br />

Đơn khởi kiện có thể dựa trên những Điều khoản nào của ADA<br />

48


2. Ứng phó hiệu quả (thích nghi, hạn chế thiệt hại)<br />

3. Cải thiện các quy tắc thông qua WTO.<br />

Đối với tất cả yếu tố trên, yêu cầu phải có:<br />

Các thông tin chính xác; vào đúng thời điểm; ở đúng địa điểm / kênh<br />

Phối hợp chuyên môn kỹ thuật và pháp lý<br />

Liên minh và gây ảnh hưởng; thông tin liên lạc hiệu quả.<br />

o<br />

o<br />

o<br />

Hầu như tất cả yêu cầu đáp ứng những đòi hỏi nêu trên cũng cần thiết cho một chiến lược phát<br />

triển thị trường xuất khẩu thành công.<br />

Tránh và chuẩn bị<br />

Thông tin thị trường:<br />

Am hiểu giá cả ở các thị trường xuất khẩu tiềm năng<br />

o Cầu – các xu hướng tiêu dùng, v.v..<br />

o Cung – cấu trúc ngành sản xuất, cơ cấu tài chính, cấu trúc thể chế<br />

Nguồn: phương tiện truyền thông, tùy viên thương mại, học giả, khảo sát ngành<br />

Chịu trách nhiệm: các công ty, VASEP, các tổ chức đại diện khác<br />

Đa dạng hóa<br />

o Các thị trường – quốc gia, khu vực khác nhau,<br />

o Các loại sản phẩm – các loại sản phẩm khác nhau, các sản phẩm giá trị gia tăng;<br />

v.v.<br />

Chịu trách nhiệm: các công ty<br />

Các liên minh chiến lược<br />

o Các nhà nhập khẩu, chế biến, các công ty giá trị gia tăng<br />

o Những người tiêu dùng<br />

o Các chương trình quảng bá nấu ăn trên TV, v.v..<br />

Chịu trách nhiệm: các công ty, các tổ chức đại diện<br />

Ứng phó hiệu quả<br />

Chuẩn bị sẵn sàng<br />

o Các số liệu chất lượng cao về chi phí sản xuất, gồm các yếu tố đầu vào (năng<br />

suất) và giá cả;<br />

o Trong trường hợp có thể, các số liệu thu thập được cần nhất quán với tiêu chuẩn<br />

kế toán ở các nước là thị trường xuất khẩu;<br />

49


o Đặc biệt chú ý ghi chép các số lượng và giá cả gắn với việc sử dụng đất và nước,<br />

khấu hao, doanh số bán và chi phí hành chính, chi phí chung, lãi suất;<br />

o Theo dõi sát báo cáo tóm tắt về thị trường và các đặc điểm kinh tế và hiệu quả<br />

hoạt động của các nhà sản xuất ở các nước “tương tự” (có thể là nước thay thế)<br />

khác;<br />

o Xây dựng các tổ chức đại diện nhà sản xuất mạnh và nắm vững thông tin.<br />

Chịu trách nhiệm: các công ty, các tổ chức đại diện, các viện nghiên cứu/trường đại học, các<br />

ban ngành của chính phủ.<br />

Cần biết:<br />

Thông tin: biết được điều gì sắp xảy ra.<br />

Nguồn: báo chí thủy sản, các tạp chí và trang mạng về ngư dân khai thác và nuôi trồng<br />

thủy sản; các tùy viên văn hóa; các nhà nhập khẩu.<br />

Ứng phó nhanh (ngay khi có thông tin tiết lộ khả năng bị kiện)<br />

Cử lực lượng đặc trách (các công ty lớn, các tổ chức đại diện các nhà sản xuất/chế<br />

biến; chính phủ)<br />

Cử và phối hợp với các cố vấn về pháp lý, kỹ thuật và kinh tế (nhóm chuyên gia)<br />

Chịu trách nhiệm: lực lượng đặc trách<br />

Xây dựng cơ sở lập luận của bạn<br />

Tấn công vào lập luận của các bên kiến nghị về các mặt:<br />

o „Sản phẩm tương tự‟ (tìm cách giảm quy mô)<br />

o Lũy tích (tìm cách biệt hóa sản phẩm của bạn)<br />

o Định nghĩa nhà sản xuất, ngành (bị tác động) (nhằm mở rộng phạm vi)<br />

o Biên phá giá (Đưa ra các ước tính của bạn về giá trị công bằng và giá hàng<br />

xuất khẩu được điều chỉnh (ở Mỹ/EU); nếu phù hợp thì phê phán các con<br />

số ước tính ban đầu của các bên kiến nghị)<br />

o Các giá trị thay thế (lập luận đòi đối xử “nền kinh tế thị trường” (ME) cho<br />

các công ty và ngành; trình bày sự khác nhau giữa các hệ thống sản xuất<br />

và thị trường ở Việt Nam so với các nước „thay thế‟)<br />

Chịu trách nhiệm: lực lượng đặc trách (nhóm chuyên gia)<br />

Tổ chức các hội thảo tập huấn cho các công ty nhỏ hơn, và triển khai trợ giúp việc<br />

điền thông tin vào các phiếu điều tra.<br />

Trình bày lập luận của bạn trong mọi cơ hội tới DOC/ITC/EC/ các đồng minh tiềm năng<br />

Trước khi bắt đầu mở cuộc điều tra<br />

Trước khi có quyết định sơ bộ<br />

Trước khi có quyết định cuối cùng<br />

Trước khi rà soát<br />

Tranh thủ sự ủng hộ cho lập luận của bạn<br />

Các nhà kinh tế học độc lập ủng hộ tự do thương mại<br />

Các chính trị gia thông cảm với các nước đang phát triển<br />

50


Các nhà nhập khẩu và chế biến giá trị gia tăng<br />

Người tiêu dùng và các bài báo và tạp chí nhiều người đọc<br />

Các chương trình quảng bá nấu ăn trên TV.<br />

Tạo cơ hội để trình bày lý lẽ của bạn<br />

Yêu cầu rà soát hành chính<br />

Kháng nghị thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO<br />

Sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO<br />

Yêu cầu tham vấn với đối tác ở nước có đơn kiến nghị về chống bán phá giá<br />

Củng cố và thích nghi<br />

Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm………<br />

Sàng lọc và cô động thông tin tình báo (về thị trường, nhà sản xuất, nước thay thế,<br />

v.v..)<br />

Quảng bá thương mại công bằng: WTO và Hiệp định ADA<br />

Tăng cường liên minh với:<br />

Các nên kinh tế phi thị trường và các nước đang phát triển khác<br />

Các nhà kinh tế học ủng hộ tự do thương mại<br />

Các tổ chức viện trợ phát triển<br />

Các tổ chức phi chính phủ (NGO).<br />

Nâng cao nhận thức về sự bất công<br />

TV – các chương trình thời sự khu vực và toàn cầu và các vấn đề đương thời<br />

Báo và tạp chí quốc tế (The Economist; Wall Street Journal; Financial Times,<br />

Figaro, v.v..)<br />

Cung cấp thông tin đầu vào hiệu của cho các cuộc thương lượng trong khuôn khổ WTO và<br />

yêu cầu sửa đổi bản Hiệp định ADA<br />

Phối hợp trình bày lập luận của bạn với các nước khác – phối hợp hiệu quả và<br />

cung cấp thông tin đầu vào cho ASEAN và các nhóm nước khác để tối đa hóa tác<br />

động của lý lẽ của bạn.<br />

Lập nhóm chuyên gia pháp lý-kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp để phối hợp và tổng<br />

hợp các bằng chứng liên quan.<br />

Quy chế nền kinh tế phi thị trường (NME)<br />

Nỗ lực nhằm đạt đươc quy chế kinh tế thị trường (được EU và Hoa Kỳ chấp nhận) tại<br />

o Cấp công ty<br />

o Cấp ngành thủy sản<br />

o Cấp quốc gia Việt Nam<br />

51


Thông qua các bài thuyết trình lặp đi lặp lại của các vụ kiện Quy chế kinh tế thị trường có<br />

tham chiếu đến các tiêu chuẩn EU và Hoa Kỳ.<br />

Việc công nhận quy chế kinh tế thị trường ở cấp công ty là chuyện thường xuyên xảy ra. Việc<br />

công nhận quy chế kinh tế thị trường ở cấp ngành thủy sản sẽ có nhiều khó khăn hơn, nhưng dù<br />

sao cũng có thể đạt được trong trung hạn. Việc công nhận quy chế kinh tế thị trường ở cấp quốc<br />

gia sẽ có nhiều khó khăn hơn cho các lý do chính trị và do đó nên coi đây là một mục tiêu trungdài<br />

hạn.<br />

52


Phụ lục 1: Một số thuật ngữ và định nghĩa<br />

Các định nghĩa<br />

Bán phá giá (dumping)<br />

Bán sản phẩm vào một thị trường xuất khẩu ở một mức giá thấp hơn giá thông thường/giá trị<br />

công bằng<br />

Giá thông thường hay giá công bằng (Fair value or normal value)<br />

Là:<br />

a) Giá của sản phẩm xuất khẩu trong thị trường nội địa của nhà xuất khẩu, hoặc nếu sản phẩm<br />

không được bán trong thị trường của nhà xuất khẩu, hoặc nếu đất nước đó bị xếp vào nhóm quốc<br />

gia có nền kinh tế phi thị trường thì:<br />

b) Giá thông thường bao gồm ước lượng chi phí sản xuất cộng thêm với biên độ lợi nhuận hợp lý<br />

(cũng được hiểu là “giá trị xây dựng/ giá suy định”)<br />

Dữ liệu từ các nước thứ 3 hay nước thay thế có thể sử dụng cho trường hợp b)<br />

Giá xuất khẩu khởi điểm (ví dụ: ―Giá Mỹ‖; ―Giá châu Âu‖)<br />

Là mức giá người mua ở Mỹ/châu Âu hoặc nhà nhập khẩu trả cho nhà xuất khẩu Việt Nam.<br />

Có sự khác nhau về khái niệm sử dụng ở đây. Giá nhập khẩu cũng đôi khi được sử dụng. Vấn đề<br />

chính ở đây là phải hiểu rằng thuật ngữ này liên quan đến mức giá được trả bởi bên mua/nhà<br />

nhập khẩu EU/US trả cho nhà sản xuất Việt nam.<br />

Giá hàng hóa nhập khẩu được điều chỉnh (theo Mỹ/Châu Âu)<br />

Giá ban đầu (US/EU) trừ đi chi phí được ước tính cho việc vận chuyển hàng hóa từ nước xuất<br />

khẩu (Việt Nam), cụ thể hơn mức giá thông thường được ước tính tại Việt Nam.<br />

Biên độ phá giá (Dumping margin)<br />

Giá thông thường – giá điều chỉnh<br />

Thường ở dưới dạng phần trăm : (giá thông thường – giá điều chỉnh)/ giá điều chỉnh<br />

Sản phẩm tương tự (Like product)<br />

Sản phẩm tương tự là sản phẩm, hoặc nhóm sản phẩm được nhập khẩu gây ra thiệt hại đối với<br />

nhà sản xuất ở đất nước đang nhập khẩu. Chúng phải có độ tương tự nhất định để được coi là<br />

đang cạnh tranh với nhau (có ảnh hưởng đáng kể tới giá thành)<br />

Người khởi kiện (Petitioner or complainant)<br />

Đại diện của nhà sản xuất trong nước nhập khẩu nộp đơn kiện theo luật lệ chống bán phá giá của<br />

Mỹ hoặc châu Âu<br />

Bị đơn (Respondent)<br />

Cá nhân hay tổ chức đại diện cho lợi ích của nước xuất khẩu hoặc nhóm các công ty<br />

Thiệt hại (Injury)<br />

Thiệt hại đối với các nhà sản xuất của các nước nhập khẩu, làm giảm khả năng tài chính (mất đi<br />

khả năng tài chính, khả năng sinh lời, mất thị phần, mất cơ hội, mất việc làm...)<br />

Ngành công nghiệp (bị ảnh hưởng) tại Mỹ<br />

53


“Các nhà sản xuất sản phẩm tương tự, hoặc các nhà sản xuất có tỷ lệ lớn sản phẩm tương tự<br />

trong tổng sản phẩm đầu ra trong nước”<br />

(Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ 1930 Phần 771 (4)(A))<br />

Bán hàng với giá thấp hơn (Under selling)<br />

Bán hàng hóa trong thị trường tại mức giá thấp hơn nhiều so với mức giá của các nhà sản xuất<br />

khác.<br />

Lũy tích (Cumulation)<br />

Gộp tất cả các sản phẩm tương tự được nhập khẩu ở mức giá thấp từ một số nước xuất khẩu<br />

Quy về ―0‖ (Zeroing)<br />

Giá cả thay đổi rất nhiều qua thời gian. Biên độ bán phá giá vì vậy cũng thay đổi, có thể âm hoặc<br />

dương. Quy về “0” là khi tất cả biên độ bán phá giá âm (tương ứng với không bán phá giá) bị<br />

loại trừ khỏi cách tính biên độ bán phá giá bình quân.<br />

Nền kinh tế phi thị trường (Non Market economy)<br />

Cả châu Âu và Mỹ sử dụng một danh mục các tiêu chí để phán xét tình trạng nền kinh tế là thị<br />

trường hay phi thị trường.<br />

Các yếu tố sản xuất (Factors of production)<br />

Yếu tố Đầu vào của qui trình sản xuất:<br />

Ví dụ: thức ăn, hóa chất, nước, nhân công, năng lượng, nguyên liệu đóng gói, đá...<br />

Những thông số sản xuất<br />

Tính hiệu quả trong việc biến các yếu tố sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.<br />

Ví dụ: kg thức ăn/kg sản phẩm (thường được gọi là FCR)<br />

Ví dụ: yếu tố đầu ra của sản xuất /một đơn vị lao động (hiệu suất lao động)<br />

Dự liệu sẵn có và dữ liệu sẵn có bất lợi (Facts available and adverse facts available)<br />

Khi các dữ liệu được cung cấp bởi bị đơn bị coi là không tương thích hay không đáng tin<br />

cậy, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có thể sử dụng các dữ liệu của riêng mình hoặc những giả định<br />

(thông thường được cung cấp bởi bên khởi kiện). Bên cạnh đó, để khuyến khích việc đệ trình đầy<br />

đủ thông tin, Bộ Thương Mại có thể xử phạt bị đơn bằng việc sử dụng các dữ liệu sẵn có bất lợi<br />

(gọi tắt là AFA), nghĩa là chọn những tỷ lệ hay những ước tính mang tính chất gây khó dễ cho bị<br />

đơn.<br />

54


Phụ lục 2: Các trường hợp giải quyết tranh chấp của WTO<br />

hiện nay và mối liên hệ đặc biệt đối với Việt Nam.<br />

DS379 - US — Chống phá giá và thuế chống bán phá giá(Trung Quốc)<br />

Vụ kiện được bắt đầu (có yêu cầu về tham vấn) vào tháng 9 năm 2008<br />

Trung quốc yêu cầu tham vấn liên quan đến các loại thuế chống bán phá giá được áp đặt bởi Mỹ<br />

chiểu theo những quyết định thuế chống bán phá giá và những yêu cầu đưa ra bởi Bộ thương mại<br />

Mỹ trong một số cuộc điều tra.<br />

Ban Hội thẩm được thiết lập bởi Tổng cục thương mại vào tháng 3 năm 2009. Việc cung cấp báo<br />

cáo của Ban Hội thẩm bị trì hoãn 2 lần do mức độ phức tạp của vụ kiện. Vụ kiện này liên quan<br />

đến cả 2 thủ tục chi tiết theo Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM)<br />

cũng như Hiệp định Chống bán phá giá (gọi là ADA)<br />

Một vài điểm chính trong vụ kiện của Trung Quốc:<br />

1. Tranh cãi về quyết định coi các Doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là SOEs) là các cơ quan công<br />

mà Chính phủ quyết định yếu tố đầu ra.<br />

2. Tranh cãi về quyết định cho rằng quyền đất đai được cung cấp không tương xứng với số tiền trả.<br />

3. Tranh cãi về hướng giải quyết các khoản nợ của các Ngân hàng Nhà nước, qua đó, các dữ liệu<br />

của Trung quốc và việc sử dụng các thông tin hỗ trợ được thu thập từ bên ngoài Trung Quốc bị<br />

từ chối.<br />

4. Những thách thức gây lạm phát về thuế chống bán phá giá là kết quả của các phương pháp đã sử<br />

dụng và so sánh không công bằng giữa giá xuất khẩu và giá thông thường<br />

5. Đưa ra một số thách thức liên quan đến thủ tục chống bán phá giá, bao gồm:<br />

a. Không mời được các bên ảnh hưởng đến tham vấn và đưa ra đủ thời gian cho việc chuẩn bị trả<br />

lời phiếu điều tra.<br />

b. Không tính được những khó khăn đặc biệt trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu<br />

c. Không thể thông báo tới các bên ảnh hưởng về thông tin cần thiết nhằm đưa ra quyết định với<br />

cương vị của cơ quan công, cũng như không thành công trong việc tính đến các yếu tố của quá<br />

trình ra quyết định<br />

d. Không thể thông báo cho các bên xem xét cùng một lúc hành động chống bán phá giá và áp<br />

thuế chống bán phá giá, cũng như không thể thông báo về các thông tin cần thiết trong quá trình<br />

xem xét thực hiện những điều này.<br />

e. Sử dụng những suy luận và thực tế có sẵn bất lợi mà không thông báo cho các bên về những<br />

vấn đề quan tâm thực sự<br />

DS397 EC — Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm chốt khóa (Trung Quốc)<br />

Vụ kiện được khởi đầu (có yêu cầu về tham vấn) vào tháng 7 năm 2009. Ban Hội thẩm được<br />

thành lập vào tháng 12 năm 2009.<br />

Vụ kiện liên quan đến mục 9(5) của Quy định hội đồng Châu Âu số 384/96 (Quy định chống bán<br />

phá giá cơ bản của EC) cho rằng trong các vụ kiện mà hàng hóa nhập khẩu đến từ các nước có<br />

55


nền kinh tế phi thị trường, mức thuế sẽ được định rõ cho nước cung cấp có liên quan mà không<br />

cho từng nhà cung cấp, và mức thuế cá nhân sẽ chỉ được định rõ cho các nhà xuất khẩu chứng<br />

minh được họ đã thực hiện theo các tiêu chí liệt kê trong điều khoản đó. Trung Quốc cho rằng<br />

Cộng đồng châu Âu không thực thi một cách nhất quán những nghĩa vụ thủ tục khác nhau trong<br />

Hiệp định Chống bán phá giá. Trung quốc cũng cho rằng Cộng đồng Châu Âu không thực thi<br />

một cách nhất quán các nghĩa vụ của mình trong Hiệp định Chống bán phá giá - liên quan đến<br />

quy mô của sản phẩm tương tự, quy mô của ngành sản xuất nội địa, tiến hành phân tích thiệt hại<br />

và thiếu sự điều chỉnh so sánh về giá được tính toán theo biên độ chống bán phá giá.<br />

Do đó, Vụ kiện này mang đến những thách thức về mặt luật pháp, thủ tục và quyết định áp thuế<br />

cho EC. Một số vấn đề chính liên quan đến Việt Nam là:<br />

1. Quyết định tình trạng nền kinh tế phi thị trường là không hợp lý, không khách quan và có<br />

phân biệt đối xử<br />

2. Quyết định mang tính phân biệt (cách đối xử riêng biệt cho một bên) là không nhất quán<br />

3. Không có đủ thời gian phản hồi lại Phiếu điều tra về cách đối xử nền kinh tế phi thị<br />

trường/cách đối xử riêng rẽ.<br />

4. Không có đủ hỗ trợ trong nước để khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá<br />

5. Không tính đến tất cả những điều chỉnh thích hợp ảnh hướng tới so sánh giá.<br />

6. Quyết định về thiệt hại – một vài vấn đế, ví dụ:<br />

a. Sử dụng một mẫu của các nhà sản xuất trong nước<br />

b. Thất bại trong việc loại trừ hàng hóa nhập khẩu không bán phá giá<br />

c. Thất bại trong việc xem xét bằng chứng hoặc những yếu tố khác gây ra sự sụt giảm trong thị<br />

phần trong nước ,v..v<br />

d. Thất bại trong việc tiết lộ thông tin cần thiết cho các bên có liên quan.<br />

DS405 - EU — Biện pháp chống bán phá giá trên mặt hàng da giày (Trung Quốc)<br />

Vụ kiện bắt đầu vào tháng 2 năm 2010 (có yêu cầu tham vấn)<br />

Trung Quốc đang chịu thách thức đối với Luật chống bán phá giá cơ bản của EC. Luật<br />

này nêu rõ trong các vụ kiện hàng hóa nhập khẩu đến từ các nước có nền kinh tế phi thị trường,<br />

thuế chống bán phá giá sẽ được định rõ cho các nước cung cấp liên quan mà không định rõ cho<br />

mỗi đơn vị nhập khẩu riêng lẻ. Theo Trung Quốc, các nguyên tắc áp dụng của WTO đòi hỏi việc<br />

xác định một biên độ và thuế riêng lẻ định rõ cho từng nhà nhập khẩu và nhà sản xuất chứ không<br />

phải chỉ cho nước cung cấp nói chung. Trung Quốc trình bày rằng Luật cơ bản đã chỉ rõ thuế<br />

riêng lẻ sẽ chỉ được định rõ cho các nhà xuất khẩu chứng minh họ đáp ứng được các tiêu chuẩn<br />

đặt ra trong Hướng giải quyết nền kinh tế thị trường và Cách đối xử riêng rẽ. Trung Quốc cáo<br />

buộc rằng tiêu chuẩn để đạt được thuế riêng lẻ là không hợp lý, không khách quản và vi phạm<br />

nguyên tắc tối hệ quốc của GATT. Tổng cục thương mại của WTO đã thành lập một Ban Hội<br />

thẩm để kiểm tra vụ kiện này vào tháng 7 năm 2010.<br />

56


Vụ kiện này đã cho thấy sự phản đối chống lại các Luật lệ cơ bản của EU về chống bán<br />

phá giá, đặc biệt là phiên bản sửa đổi của mục 9(5) (quyết định nền kinh tế phi thị trường) và các<br />

loại thuế được áp đặt là kết quả của luật lệ này.<br />

Một số thách thức đưa ra chống lại cách tính toán thuế là :<br />

1. Thất bại trong việc xem xét các dữ liệu không thuộc diện lấy mẫu được nộp bởi các nhà xuất<br />

khẩu.<br />

2. Không xem xét hợp lý chi phí và lợi nhuận về hành chính, bán hàng và chi phí chung đối với một<br />

công ty được nhận quyết định riêng biệt<br />

3. Việc sử dụng không thích hợp khi coi Brazil là một nước tương tự. Thực tế là điều này đã không<br />

mang lại những thông tin thích hợp, đánh giá không thiên lệch.<br />

4. Định nghĩa về sản phẩm tương tự<br />

5. Các vấn đề liên quan đến việc tiến hành điều tra về thiệt hại, bao gồm việc sử ụng dữ liệu không<br />

được xác thực cung cấp bởi bên khiếu kiện, thiếu khách quan trong việc kiểm tra những tác động<br />

của hàng nhập khẩu đối với giá cả trong nước, sự tích lũy không thích hợp những hàng hóa nhập<br />

khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (những sản phẩm không tương tự) và thất bại trong việc xem<br />

xét tất cả các yếu tố có liên quan.<br />

6. Thất bại trong việc đảm bảo cung cấp nhanh chóng cho các bên liên quan những chứng cứ bằng<br />

văn bản cũng như những thông tin không bảo mật.<br />

7. Thất bại trong việc cung cấp tất cả thông tin không bảo mật có liên quan<br />

8. Không cung cấp đủ thời gian cho các bên để đưa ra phản hồi về đối xử nền kinh tế phi thị trường<br />

cũng như để trả lời các phiếu điều tra<br />

9. Không cung cấp đủ thời gian biện hộ chống lại các phán quyết cuối cùng.<br />

10. Thiếu tham vấn về các thủ tục lấy mẫu được sử dụng cho các nhà xuất khẩu.<br />

11. Sự áp dụng thuế mang tính phân biệt – thuế áp tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam, thậm chí biên<br />

độ bán phá giá được tính cho Việt Nam còn cao hơn.<br />

12. Phủ nhận việc cấp biên độ thuế riêng lẻ tới các nhà xuất khẩu.<br />

13. Giải thích không đủ về thông tin và luật pháp liên quan tới việc áp thuế cuối cùng.<br />

DS404 Mỹ - Các biện pháp chống bán giá về mặt hàng tôm (Việt Nam).<br />

Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn vào tháng 2 năm 2010. Bên cạnh một số đánh giá rà soát<br />

về hành chính và xuất nhập khẩu, yêu cầu tham vấn cũng bàn về luật pháp, quy định, thủ tục<br />

hành chính và các tập quán của Mỹ, bao gồm Quy về 0.<br />

Tại cuộc họp ngày 18 tháng 5 năm 2010, Cơ quan giải quyết tranh chấp thiết lập một Ban<br />

Hội thẩm. Liên minh Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Mexico và Thái Lan bảo lưu quyền bên thứ ba<br />

của họ. Sau đó, Trung Quốc và Ấn Độ bảo lưu quyền bên thứ ba. Điều này có nghĩa là lợi ích<br />

của các nước này sẽ được Ban Hội thẩm lưu tâm trong quá trình xem xét tranh chấp. Các nước<br />

này sẽ có cơ hội trình bày quan điểm với Ban hội thẩm, nêu ý kiến bằng văn bản trong báo cáo<br />

cuối cùng.<br />

57


Việt Nam cáo buộc rằng Mỹ đã hành động không nhất quán với những quy định của<br />

WTO khi áp dụng Quy tắc “Quy về 0” đối với việc xác định biên độ bán phá giá. Bên cạnh đó,<br />

Mỹ cũng nhiều lần không cho phía bị đơn Việt Nam – bên đang mong muốn rà soát - một cơ hội<br />

chứng minh về việc không bán phá giá. Phía bị đơn Việt Nam cũng không được tham gia vào<br />

quá trình rà soát. Mỹ cũng yêu cầu các công ty chứng minh tính độc lập đối với sự kiểm soát của<br />

chính phủ và áp dụng những thực tế có sẵn bất lợi đối với các công ty không được làm được điều<br />

này trong tất cả các cuộc rà soát. Việt Nam tranh luận rằng Mỹ đã xây dựng một tập quán về<br />

từng vấn đề, vụ việc này và Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hành động không nhất quán theo các nghĩa vụ của<br />

WTO liên quan đến những vấn đề này trong những cuộc rà soát đang diễn ra và trong tương lai.<br />

58


Phụ lục 3: Một số vấn đề chính phát sinh từ kinh nghiệm các thủ tục<br />

chống bán phá giá được thực hiện bởi Hoa Kỳ chống lại hàng nhập<br />

khẩu cá da trơn và tôm từ Việt Nam<br />

Trường hợp cá Tra/Basa<br />

Năm 2002 Hiệp hội Nông dân nuôi cá da trơn Hoa Kỳ đệ đơn kiện chống các công ty Việt Nam<br />

xuất khẩu cá Tra và Basa vào thị trường Hoa Kỳ. Vụ này cuối cùng dẫn đến thuế chống bán phá<br />

giá cao áp dụng đối với các công ty Việt Nam. Liệu sự việc này có thể tránh được hay thuế suất<br />

có thể được giảm thấp hay không<br />

Nguyên nhân<br />

Đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động đi kiện trong vụ cá Basa/Tra Xu hướng giá cả và khối<br />

lượng xuất/nhập khẩu<br />

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2003, lượng xuất khẩu cá Tra và Basa sang Hoa Kỳ<br />

tăng nhanh và rất có thể đã khiến, và chắc chắn có liên quan đến mức giá cá giảm mạnh. Giá cá<br />

da trơn giảm từ $2.88/pound năm 2000 xuống còn $2.37/pound năm 2002 và tỷ lệ phần trăm giá<br />

giảm trong giai đoạn 2000-2003 là 21%. Không những đây là sự giảm giá ấn tượng mà nó còn<br />

“đi ngược lại” xu hướng chung: giá của hầu hết các sản phẩm hải sản tăng trong thời điểm đó.<br />

Hơn nữa, cá Việt Nam “bán rẻ” hơn cá da trơn nuôi ở Hoa Kỳ từ 9,2% đến 38,6%. Cá<br />

Việt Nam cũng được cho là có chất lượng cao. Nói cách khác, cá da trơn Việt Nam có chất lượng<br />

ngon hơn hoặc tương đương cá của các nhà sản xuất Hoa Kỳ - và rẻ hơn rất nhiều.<br />

Các nhà sản xuất Việt Nam có thể đạt được sản lượng đáng chú ý và giá thấp do có nhiều<br />

thay đổi trong sản xuất cũng như nhiều nhân tố khác:<br />

Sản xuất nhanh chóng mở rộng do các nhà chế biến mở rộng và các kênh xuất<br />

khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng mở rộng;<br />

Chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể và đang giảm dần do năng suất tăng nhanh<br />

(trên mỗi đơn vị lao động; trên mỗi diện tích đơn vị);<br />

Tiền Đồng giảm giá so với Đôla Mỹ.<br />

(Mặc dầu vậy… đáng chú ý là trong Quyết định chống bán phá giá, Uỷ ban Thương mại<br />

Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) phát biểu rằng “bằng chứng có hiệu quả gia tăng là rất yếu”.)<br />

Nông dân nuôi cá da trơn Hoa Kỳ, vốn quen với sự cạnh tranh ít ỏi trong ngành sản xuất<br />

của mình, và đang bị bất lợi về mặt tiền lương và điều kiện tự nhiên, bị đe doạ nghiêm trọng do<br />

giá giảm nhanh chóng và mất thị phần, lợi nhuận hầu như chắc chắn bị tổn hại nhiều.<br />

Phản ứng ban đầu của họ là khởi động một chiến dịch chống lại hàng Việt Nam với lý lẽ<br />

đó là sản phẩm nước ngoài, bẩn và không phải là cá da trơn thực sự. Tại nhiều bang, họ đã có thể<br />

đạt được lệnh cấm dán nhãn sản phẩm Việt Nam có nguồn gốc Pangasius là “cá da trơn”. Không<br />

may cho họ chiến dịch này thất bại (bởi người tiên dùng và các nhà chế biến nhận ra rằng sản<br />

phẩm của Việt Nam rất tương tự (nếu không muốn nói là tốt hơn), chất lượng cao và giá thấp.<br />

59


Đơn kiện<br />

Vậy là Hội Nông dân Cá da trơn Hoa Kỳ nhờ cậy đến luật pháp chống bán phá giá. Tại<br />

thời điểm đó, biện pháp này là đặc biệt hấp dẫn bởi theo “Tu Chánh án Byrd” thuế chống bán<br />

phá giá có thể được tái phân bổ cho những người khởi kiện đã đệ đơn kiện chống bán phá giá. Vì<br />

vậy, họ nhờ cậy nhiều đến sự trợ giúp pháp lý, các cuộc điều tra có liên kết và chuẩn bị một đơn<br />

kiện đề xuất mức phạt rất cao và rất hiệu quả.<br />

Vấn đề chính được đề cập đến trong đơn kiện theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ bao<br />

gồm phạm vi của vấn đề (bản chất của ngành bị ảnh hưởng; bản chất của “sản phẩm tương tự;<br />

bằng chứng cho thấy giá cả tại Hoa Kỳ của sản phẩm Việt Nam thấp một cách không thực tế<br />

(thấp hơn giá trị hợp lý/chính đáng); và bằng chứng thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu giá thấp<br />

gây ra cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ.<br />

Điều trớ trêu là nông dân nuôi cá da trơn Hoa Kỳ đã tiêu một số tiền lớn vào chiến dịch<br />

để chứng tỏ rằng cá da trơn Việt Nam không phải là cá da trơn và không giống sản phẩm của<br />

Hoa Kỳ; sau đó họ lại chi tiêu rất nhiều tiền vào việc chứng minh rằng cá Tra và Basa Việt Nam<br />

là “sản phẩm tương tự”. Nói cách khác… họ đang tạo ra một cuộc chơi.<br />

Điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ<br />

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (BTM) xác định rằng có đủ cơ sở để tiến hành điều tra. Bản câu<br />

hỏi điều tra được gửi đến 25 công ty xuất khẩu lớn ở Việt Nam, các công ty tương tự ở<br />

Bangladesh và Ấn Độ (được chọn là các nền kinh tế thị trường “thay thế”, sản xuất “sản phẩm<br />

tương tự”), cũng như các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ nhằm khẳng định có thiệt hại hoặc có nguy cơ<br />

gây thiệt hại đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ.<br />

Họ nhận được trả lời của 7 công ty (“công ty trả lời bản câu hỏi điều tra”) tương ứng với<br />

23% lượng sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. Con số này bao gồm số liệu cho hai<br />

quí tài khoá (6 tháng) trước khi có đơn kiện.<br />

Ngày 31 tháng 1 năm 2003 BTM ra quyết định sơ bộ và yêu cầu các bên đóng góp ý kiến.<br />

Quá trình tham vấn (hồ sơ vụ kiện và tranh tụng, điều trần, bác bỏ lập luận, v.v.) sau đó đã diễn<br />

ra trong khi BTM tiếp tục cuộc điều tra, bao gồm thẩm tra tại chỗ số liệu do các công ty trả lời<br />

câu hỏi điều tra cung cấp. Cần lưu ý việc tranh tụng của bên khởi kiện (Hội Nông dân Cá da trơn<br />

Hoa Kỳ) là rất chi tiết và được hỗ trợ bởi nhiều lập luận pháp lý.<br />

Các sự kiện sau đó tiến triển như sau:<br />

Ngày 5/3, quyết định sơ bộ được sửa đổi<br />

17-24/3: thẩm tra xác minh doanh số bán và các nhân tố sản xuất của công ty trả<br />

lời bản câu hỏi điều tra<br />

5/5: Các công ty trả lời bản câu hỏi điều tra và bên khởi kiện nộp đóng góp ý kiến<br />

12/5: Các công ty trả lời bản câu hỏi điều tra và bên khởi kiện nộp phản bác<br />

23/5: điều trần công khai<br />

28/5: quyết định hoàn cảnh quan trọng<br />

60


Những vấn đề chính trong các cuộc viếng thăm qua lại này làm sáng tỏ thêm mọi việc xét<br />

về cơ hội thay đổi những ước tính về giá trị thông thường và giá ở Hoa Kỳ (có điều chỉnh). Đó<br />

là 1 :<br />

Dữ kiện sẵn có và dữ kiện bất lợi sẵn có.<br />

Bên khởi kiện lập luận rằng dữ liệu nhận được từ Việt Nam là chưa đầy đủ, không chính<br />

xác và không đáng tin cậy và rằng do vậy BTM cần sử dụng “dữ kiện sẵn có” thay vì dữ liệu từ<br />

các công ty trả lời bản câu hỏi điều tra. Hơn nữa, vì trong một số trường hợp có xảy ra sự thiếu<br />

hợp tác nên BTM cần thực thi quyền lực của mình để sử dụng “dữ kiện bất lợi sẵn có” nhằm hạn<br />

chế hành động không tuân thủ sau này. Thực ra mà nói điều này có nghĩa là thừa nhận trường<br />

hợp xấu nhất xảy ra hay sử dụng dữ liệu có xu hướng thổi phồng giá trị thông thường và làm<br />

tăng biên độ phá giá.<br />

Trong trường hợp này BTM kết luận rằng dữ liệu có thể sử dụng được – song trong một<br />

số trường hợp, do không đầy đủ hoặc thiếu nhất quán, việc sử dụng “một phần dữ kiện sẵn có”<br />

được cho phép. Do vậy, ví dụ một công ty đã bỏ không đưa vào việc sử dụng vỏ trấu, một công<br />

ty khác sử dụng đá trong quá trình sản xuất (mặc dù họ có lập luận họ có đưa vào nước). BTM<br />

chỉ đơn giản lấy con số tháng cao nhất cho các đầu vào này từ các nhà sản xuất khác và sử dụng<br />

chúng cho toàn bộ thời kỳ đối với các công ty này. Nhiều ví dụ khác về đầu vào mà các công ty<br />

trả lời câu hỏi điều tra đã không đưa vào và sau đó đã bị ước tính dựa trên cơ sở “dữ kiện bất lợi<br />

sẵn có” - thổi phồng thực sự biên độ phá giá được tính toán.<br />

“theo phần 773(c)(1)(B) của Đạo luật, Chính sách chung của chúng tôi l{ đ|nh gi| nh}n<br />

tố sản xuất mà công ty trả lời câu hỏi điều tra sử dụng để sản xuất h{ng ho| đang xét đến.<br />

Nếu đối tượng trả lời trong nền kinh tế phi thị trường là nhà sản xuất liên kết, chúng tôi<br />

xét đến các nhân tố sử dụng trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất”<br />

Bởi sản phẩm<br />

Có nhiều tranh luận chuyên môn về doanh số từ sản phẩm phụ (như da cá) liệu có và ở mức độ<br />

nào cần được đối chiếu với chi phí sản xuất.<br />

Trọng lượng tịnh và trọng lượng tổng<br />

Một số không nhất quán giữa trọng lượng tổng (bao gồm cả đánh bóng) và trọng lượng tịnh của<br />

sản phẩm đã được phát hiện và điều tra, song cuối cùng đã được giải quyết.<br />

Tỷ lệ lợi nhuận ở nước thay thế<br />

1 http://ia.ita.doc.gov/frn/summary/vietnam/03-15794-1.<strong>pdf</strong><br />

61


Tỷ lệ lợi nhuận sử dụng để ước tính giá trị thông thường<br />

hay hợp lý được lấy từ 2 công ty Bangladesh có các đặc<br />

điểm (được cho là) tương tự. Tính tương xứng và công<br />

bằng của điều này tuỳ thuộc vào sự nghiên cứu cẩn thận,<br />

song BTM bị tắc với các tỷ lệ lợi nhuận.<br />

Quan hệ với Chính phủ<br />

Bên khởi kiện kêu thiếu nhiều thông tin về quan<br />

hệ giữa lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp và chính phủ<br />

hay các công ty xuất khẩu khác. Nói chung BTM kết luận<br />

có lợi cho các công ty trả lời câu hỏi điều tra – nghĩa là<br />

thông tin đầy đủ và không có bằng chứng cho thấy có<br />

quan hệ với chính phủ hay quan hệ ngành không phù<br />

hợp.<br />

Xác định giá trị cá sống đầu vào cho qui trình sản<br />

xuất<br />

Mặc dù có tranh cãi pháp lý mạnh từ phía các<br />

công ty trả lời câu hỏi điều tra, BTM quyết định rằng họ<br />

không xem xét các nhân tố sản xuất trong các cơ sở chế<br />

biến – nói cách khác họ sử dụng giá ở nước thay thế cho<br />

cá sống sử dụng làm đầu vào cho các nhà máy chế biến<br />

thay vì tính một giá trị cho cá sống dựa trên đầu vào nhân<br />

tố ở Việt Nam và giá cả ở nước thứ ba thay thế.<br />

Đây là vấn đề quan trọng, và nó có nghĩa là hiệu<br />

quả sản xuất trong hệ thống nuôi trồng cá da trơn Việt<br />

Nam không được phản ánh trong giá cả thông thường<br />

hay hợp lý được tính toán..<br />

Quyết định của BTM dựa trên lập luận rằng dữ<br />

liệu của ngành chế biến là quá đa dạng và không đáng tin<br />

cậy, và rằng các nhà sản xuất không được tổng hợp một<br />

cách xác thực. Họ lập luận cụ thể là định lượng và định<br />

giá trị nước đầu vào cho nuôi cá Tra và Basa không đáng<br />

tin cậy.<br />

Mặc dù các công ty trả lời câu hỏi điều tra chuẩn<br />

bị cơ sở lý lẽ mạnh mẽ cho việc sử dụng đầu vào nguyên<br />

liệu, tính không tin cậy của dữ liệu đầu vào cho thấy có<br />

điểm yếu. Cái mà các công ty trả lời câu hỏi điều tra<br />

không tranh cãi là giá trị thị trường của cá da trơn ở<br />

Dữ kiện sẵn có<br />

Luật Chống bán phá giá Hoa Kz Bộ<br />

Thương mại sử dụng “dữ kiện sẵn<br />

có” khi đối tượng trả lời câu hỏi<br />

điều tra:<br />

(1) giữ lại thông tin được yêu cầu,<br />

(2) không cung cấp thông tin kịp<br />

thời và theo mẫu mà BTM yêu cầu,<br />

(3) cản trở đáng kể việc điều tra của<br />

BTM, hoặc<br />

(4) nộp thông tin không thể thẩm<br />

tra được.<br />

62


Quyết định của BTM về phương pháp định giá<br />

cá sống<br />

Sau khi cân nhắc cẩn thận hồ sơ bằng chứng đầy<br />

đủ thu thập trong điều tra, chúng tôi quyết định<br />

rằng, trong trường hợp này, định giá cả con cá sử<br />

dụng làm đầu vào trực tiếp cho sản xuất sản phẩm<br />

đang xét đến sẽ cho kết quả chính xác hơn là định<br />

giá đầu vào sử dụng cho sản xuất cả con cá. Các<br />

cân nhắc bao gồm: (1) thông tin tài chính của công<br />

ty nước thay thế, (2) mức liên kết thực tế của các<br />

Công tu trả lời câu hỏi điều tra, và (3) những vấn<br />

đề cụ thể về thông tin đầu vào có trong hồ sơ.<br />

Bangladesh thậm chí còn kém tin cậy hơn – và có<br />

nhiều bằng chứng cho thấy điều này là đúng. Mỉa<br />

mai thay, bên<br />

khởi kiện và BTM lập luận rằng sự khác biệt giữa hệ<br />

thống nuôi trồng của Bangladesh và Việt Nam là<br />

một lập luận đối lập lại việc sử dụng giá trị đầu vào<br />

nguyên liệu. Lập luận tương tự có thể đã được sử<br />

dụng để làm giảm tính công bằng hợp lý trong việc<br />

sử dụng giá cá da trơn của Bangladesh là đầu vào<br />

cho các cơ sở chế biến.<br />

Có thể rút ra bài học nào từ việc kiểm tra lập luận sử<br />

dụng trong trường hợp này và quyết định của BTM<br />

về các vấn đề này<br />

Can thiệp bất lợi<br />

“Bộ TM sẽ sử dụng, theo phần 782(d) và<br />

(e) của Đạo luật Thuế quan 1930, đã<br />

được sửa đổi *“Đạo luật”+, dữ liệu sẵn có<br />

để đi đến quyết định có thể áp dụng<br />

được. Can thiệp bất lợi là phù hợp<br />

“nhằm đảm bảo rằng một bên sẽ không<br />

đạt được kết quả có lợi hơn do không<br />

hợp tác, so với việc họ đã hợp tác đầy đủ<br />

từ đầu.”<br />

Hơn nữa, “bằng chứng khẳng định sự<br />

thiếu sự trung thực từ phía bên trả lời<br />

phiếu điều tra là không cần thiết trước<br />

khi BTM có thể đưa ra một suy luận bất<br />

lợi.” Sự can thiệp bất lợi có thể bao gồm<br />

việc dựa vào thông tin cung cấp trong<br />

Đơn kiện, quyết định cuối cùng trong<br />

cuộc điều tra, bất kz rà soát nào trước<br />

đó, hay bất kz thông tin nào có trong hồ<br />

sơ.<br />

Xem xét toàn bộ quá trình kiện tụng tại:<br />

http://ia.ita.doc.gov/frn/summary/vietnam/03-<br />

15794-1.<strong>pdf</strong><br />

63


Yêu cầu về việc xem xét các thông tin<br />

được nộp<br />

Theo phần 782(e) của Đạo luật, BTM không<br />

từ chối xem xét thông tin đệ trình nếu tất cả<br />

c|c yêu cầu sau được đ|p ứng:<br />

(1) thông tin được đệ trình v{o hạn chót đ~<br />

qui định;<br />

(2) thông tin có thể thẩm tra được;<br />

(3) thông tin không qu| thiếu đến mức nó<br />

không thể đóng vai trò l{ cơ sở đ|ng tin cậy<br />

cho việc đi đến quyết định |p dụng;<br />

(4) bên có quan t}m đ~ chứng tỏ rằng họ đ~<br />

h{nh động theo khả năng tối đa của mình,<br />

v{ (5) thông tin có thể được sử dụng m{<br />

không có khó khăn bất hợp lý.<br />

64


Phụ lục 4: Một số vấn đề trình bày dữ liệu<br />

Số liệu quốc gia về chi phí sản xuất<br />

Trong khóa học này, chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải có số liệu thích hợp,<br />

đáng tin cậy, và nhất quán nhằm hỗ trợ cho việc phản hồi chống lại nguy cơ của hành động<br />

chống bán phá giá. Trên thực tế Việt Nam cũng được đánh giá tương đối tốt về chất lượng và<br />

tần suất thu thập số liệu liên quan đến chi phí sản xuất thủy sản. Tuy nhiên, cách tổng hợp và<br />

trình bày số liệu mới là yếu tố quan trọng nhất.<br />

Đồ thị dưới đây cho thấy số liệu về chi phí sản xuất và lợi nhuận của quá trình sản xuất<br />

tôm sú thâm canh ở các bộ phận khác nhau của Việt Nam - thu thập bởi VIFEP / SUMA trong<br />

năm 2005.<br />

Có hai chi tiết đáng chú ý về các dữ liệu trên. Trước hết các dữ liệu rất biến thiên - phản<br />

ánh sự khác biệt trong điều kiện nuôi, kích cỡ của tôm và nhu cầu thị trường. Một số biến thiên<br />

cũng có thể do sự khác biệt giữa các nhóm khảo sát và phương pháp tiến hành - mặc dù điều này<br />

ít khi xảy ra khi chỉ có một tổ chức nghiên cứu duy nhất đứng lên tham gia.<br />

Thứ hai, dường như đây là một hoạt động có lợi nhuận cao - mặc dù có khả năng là<br />

những mất mát đáng kể định kỳ do dịch bệnh không được xét đến trong những số liệu này.<br />

Do đó, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi trình bày dữ liệu này cho các nhà chức trách<br />

châu Âu hoặc Mỹ. Việc lấy mẫu phải được giải thích một cách cẩn thận. Những lý do về sự khác<br />

biệt cũng phải được giải thích một cách cẩn thận. Nếu phải được tổng hợp hoặc tính trung bình,<br />

65


dữ liệu phải được tính một cách thích hợp. Bất kỳ dấu hiệu mâu thuẫn hoặc không đáng tin cậy<br />

nào sẽ tạo ra cái cớ sử dụng "dữ kiện có sẵn" (nghĩa là không sử dụng dữ liệu của phía mình).<br />

Biến thiên là một sự phản ánh chính xác của thực tế, tuy vậy nếu không được giải thích một cách<br />

cặn kẽ, nó sẽ được hiểu là một dấu hiệu của sự không đáng tin cậy.<br />

Sử dụng dữ liệu thay thế<br />

Chúng tôi đã trình bày ở trên việc các cơ quan chức trách của Mỹ và EU có thể dễ dàng<br />

như thế nào để trong việc tìm ra lỗi trong các số liệu cung cấp bởi Việt Nam. Tuy nhiên, phía bị<br />

đơn Việt Nam cũng nên chuẩn bị tốt để chỉ trích bất kỳ dữ liệu thay thế được sử dụng nào. Quả<br />

thực, dữ liệu thay thế được sử dụng bởi các nhà chức trách Mỹ trong quá khi bị coi là rất hạn chế<br />

và nghèo nàn.<br />

Bangladesh đã được sử dụng như một quốc gia thay thế trong cả hai vụ kiện cá da trơn và<br />

tôm. Đồ thị dưới đây cho thấy chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp nuôi trồng<br />

thuỷ sản khác nhau ở Bangladesh. Dữ liệu này được lấy từ Đánh giá toàn diện Ngành Thuỷ sản<br />

Bangladesh năm 2003, tài trợ bởi một số tổ chức viện trợ trong đó có AID của Mỹ, DFID, SIDA<br />

và Ngân hàng Thế giới. Các cột liên quan tới Pangas nuôi lồng và Pangas nuôi ao được chú trọng<br />

đặc biệt. Pangas nuôi lồng được tổ chức khá tốt nhưng với quy mô sản xuất nhỏ. Công nghệ này<br />

vẫn chiếm ưu thế xét về tổng sản lượng. Chi phí thì tương đối cao với lợi nhuận thấp. Mặt khác,<br />

Panga nuôi ao với mức độ thâm canh cao là tương đối mới; việc tiếp cận được đất đai, ao phù<br />

hợp vẫn còn hạn chế. Chi phí sản xuất thì thấp hơn đáng kể, các doanh nghiệp này do đó đã đạt<br />

được nhiều lợi nhuận.<br />

66


Giá thị trường cho Pangas ở Bangladesh vào thời gian đó phần lớn chỉ phản ánh chi phí<br />

sản xuất trong một hệ thống già cỗi và kém hiệu quả. Mặt khác, Việt Nam có cơ cấu chi phí điển<br />

hình thân thuộc hơn với văn hóa thâm canh ao, với giá thị trường thấp hơn. Với mục đích ước<br />

tính giá trị công bằng/giá trị thông thường của nguyên liệu Pangas thô, sống - tình hình công<br />

nghệ sản xuất và thị trường của Bangladesh đều không thể so sánh được với các ngành công<br />

nghiệp theo định hướng xuất khẩu chuyên sâu ở Việt Nam - và chúng ta có dữ liệu để chứng<br />

minh điều này.<br />

67


Phụ lục 5: Các trang web liên kết hữu ích<br />

Mỹ:<br />

Luật pháp<br />

http://ia.ita.doc.gov/regs/title7.html<br />

Bộ Thương mại Thương mại Quốc tế<br />

http://www.trade.gov/ia/<br />

Hướng dẫn chống bán phá giá của Bộ Thương mại<br />

http://ia.ita.doc.gov/admanual/index.html<br />

Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC)<br />

http://www.usitc.gov/<br />

Cẩm nang về chống bán phá giá<br />

www.usitc.gov / publications / year_in_review / tài liệu / <strong>handbook</strong>.<strong>pdf</strong><br />

Liên minh châu Âu:<br />

Pháp chế<br />

http://europa.eu/legislation_summaries/external_trade/r11005_en.htm<br />

Chống bán phá giá<br />

http://ec.europa.eu/trade/tackling-unfair-trade/trade-defence/anti-dumping/index_en.htm<br />

WTO<br />

Chống bán phá giá<br />

http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_e.htm<br />

68


Phụ lục 6: Đề cương Khóa học<br />

Giới thiệu về Luật chống bán phá giá của Mỹ và Châu Âu áp dụng đối với<br />

ngành thủy sản<br />

Chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp chính trong ngành sản xuất thủy sản và thương mại<br />

ở Việt Nam<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

<br />

Mục tiêu chung:<br />

Tăng năng lực cho các doanh nghiệp chủ chốt trong ngành chế biến thủy sản và kinh doanh<br />

thương mại ở Việt Nam để đáp trả những thách thức của các vụ kiện chống bán phá giá được đưa<br />

lại bởi các nhà sản xuất hay đối tượng khác ở Mỹ và Châu Âu, kết quả là đảm bảo cho hàng hóa<br />

xuất khẩu thủy sản có một tương lai phát triển bền vững và ổn định<br />

Kết quả của khóa học<br />

Nhận thức về các vấn đề<br />

Những người tham gia sẽ hoàn tất khóa học với hiểu biết sâu sắc về những bản chất cũng như<br />

tầm quan trong luật lệ chống bán phá giá:<br />

Tại sao các vụ kiện bán phá giá lại phổ biến.<br />

Tại sao hiểu biết về luật chống bán phá giá là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của các<br />

doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam<br />

Bản chất và tác động của các vụ kiện đến các sản phẩm thủy sản của Việt nam nơi được xem là<br />

đích ngắm của các luật lệ chống bán phá giá.<br />

Cơ hội cho Việt Nam để né tránh và đáp trả hiệu quả đối với các hành động chống bán phá giá.<br />

Kiến thức và hiểu biết<br />

Kết thúc khóa học học viên sẽ có những kiến thức nhiều hơn về kiến thức và sự hiểu biết về:<br />

Những hiệp định, quy tắt và thủ tục liên quan đến những cáo buộc về bán phá giá.<br />

Luật lệ và thủ tục trong quy trình của Mỹ, Châu Âu liên quan đến cáo buộc bán phá giá cũng như<br />

đặc biệt liên quan đến lĩnh vực thủy sản.<br />

Tác động lịch sử và của các hành động chống bán phá giá tiềm tàng của doanh nghiệp thủy sản<br />

Việt Nam.<br />

Kinh nghiệm từ các quốc gia khác.<br />

Kỹ năng và năng lực để đáp trả đến với những đe dọa bán phá giá.<br />

Kết thúc khóa học, học viên sẽ nắm rõ được về làm thế nào để né tránh những vụ kiện bán phá<br />

và làm cách nào để đối đầu hay đáp trả mặc cho các vụ kiện có được đưa lại.<br />

Hiểu và đánh giá về rủi ro của các vụ kiện chống bán giá<br />

Vai trò của chính phủ và các văn phòng chính phủ trong hỗ trợ các doanh nghiệp để phòng<br />

tránh/đối đầu với các vụ kiện chống bán phá giá, bao gồm cả nhu cầu tập huấn.<br />

Phát triển về các chính sách để giảm rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá.<br />

69


Phát triển về 1 kế hoạch cho doanh nghiệp mục tiêu tiếp cận tối đa hóa thị trường trong khi né<br />

tránh và đối đầu với các vụ kiện bán phá giá<br />

Sự hợp tác trong các doanh nghiệp để tránh thao túng giá dẫn đến các vụ kiến chống bán phá giá.<br />

Thu thập, phân tích, và cung cấp các thông tin kỹ thuật và tài chính để đáp trả đối với các vụ kiện<br />

chống bán phá giá.<br />

Phát triển cơ sở dữ liệu về những kinh nghiệm/ tiền lệ cho việc sử dụng trong trường hợp các vụ<br />

kiện chống bán phá giá..<br />

Chủ đề của khóa học<br />

Khóa học được cấu trúc một cách rộng xoay quanh những kết quả học tập nêu trên. Khóa học<br />

này chia thành 10 phần, mỗi phần là các bài trình bày bằng Powerpoint thảo luận/họp nhóm với<br />

nhau, các bài tập và trong một số phần dùng thêm các “case studies – nghiên cứu cho 1 trường<br />

hợp cụ thể. Mỗi phần tương ứng với một buổi( sáng hoặc chiều)<br />

Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính, các dạng bài tập và một số thông tin chủ yếu:<br />

Buổi 1: Giới thiệu<br />

• Giới thiệu về khóa học – các mục tiêu, các chủ đề, cấu trúc, các kết quả, các giảng viên – nhà tài<br />

trợ<br />

o Giới thiệu thành phần tham dự<br />

o Lấy ý kiến – những người tham dự‟ hiểu về chống bán phá giá”<br />

• Giới thiệu về những vấn đề then chốt được chỉ ra trong khóa học – viễn cảnh của nhà kinh tế, cơ<br />

hội để đáp trả, kinh nghiệm của Việt Nam, nền kinh tế phi thị trường, vấn đề đa khía cạnh<br />

o Bài tập – xếp hạng những đe dọa đến với nhà xuất khẩu và nhập khẩu<br />

Buổi 2: Lịch sử<br />

• Những đặc điểm cơ bản và lịch sử của các vụ kiện chống bán phá giá, ai sử dụng luật lệ về chống<br />

bán phá giá và tại sao<br />

o Thảo luận – trao đổi kinh nghiệm<br />

o Bài tập: tầm quan trọng của chống bán phá giá như là một đe dọa đến sự phát triển bền vững<br />

của nền sản xuất và xuất khẩu thủy sản<br />

Buổi 3: Rà soát quy trình chống bán phá giá của Mỹ<br />

• Một quy trình có kết cấu rất chặt chẽ<br />

• Khởi kiện<br />

o Bài tập: Vụ kiện Tra/Basa: rà soát về những cơ hội để ngăn cản hoặc tránh bị ảnh hưởng bởi<br />

khởi kiện, thảo luận về lý do cho “ việc bán hàng hóa rẻ hơn”, tìm ra những liên minh<br />

• Các cuộc điều tra và các quyết định<br />

o Bài tập: Những thông tin thiết yếu và bản phân tích để cung cấp 1 cuộc điều tra, “sản phẩm<br />

tương tự” và “ thiệt hại” đối với các nhà sản xuất trong đất nước nhập khẩu; “ sự cộng dồn” và<br />

thiệt hại<br />

• Cách tính thuế bán phá giá<br />

o Bài tập: sự so sánh về cách tính “giá thông thường” của cá da trơn và tôm, sử dụng a) Dữ liệu<br />

70


Việt Nam và b) Giá Bangladesh<br />

o Ảnh hưởng về cách định nghĩa “ sự cộng dồn” và “ sản phẩm tương tự” trong cách tính của “<br />

giá thông thường”<br />

• Áp dụng thuế, Rà soát và những thách thức<br />

Buổi 4: Chống bán phá giá của EU<br />

• Các cơ quan có liên quan<br />

• Qui trình<br />

• Những điểm khác biệt chủ yếu từ hệ thống của Mỹ<br />

• Cách tính thuế bán phá giá<br />

o Bài tập: những cơ hội để tác động vào quy trình EU (sơ đồ phát triển lớn)<br />

Buổi 5: Hiệp định chống bán phá giá của GATT/WTO<br />

• Tổng quan về Hiệp định<br />

• Những điều khoản chủ yếu của hiệp định chống bán phá giá (ADA) điều 1 đến 18<br />

• Đánh giá tổng quát<br />

o Bài tập: những hạn chế của ADA – quyền ưu tiên cho những thay đổi; liên minh cho những thay<br />

đổi<br />

• Vòng đàm phán Doha – những điểm mạnh và điểm yếu<br />

• Những nhu cầu và những cơ hội cho việc làm mạnh thêm ADA<br />

Buổi 6: Tranh chấp chống bán phá giá và cách giải quyết tranh chấp trong<br />

WTO<br />

• Tổng quan về quá trình giải quyết tranh chấp<br />

• Thủ tục giải quyết tranh chấp (gọi tắt là DSP) trong những vụ kiện chống bán phá giá<br />

• Những ví dụ và hàm ý của vụ kiện: những vấn đề thủ tục (giảm những đe dọa; sử dụng những dữ<br />

liệu sẵn có, so sánh giá, nền kinh tế phi thị trường); những vấn đề phương pháp luận (quy về 0 -<br />

zeroing); những thách thức đối với luật lệ quốc gia<br />

• Phạm vi và những hạn chế của DSP<br />

Bài tập: xây dựng một trường hợp về nền kinh tế thị trường cho ngành thủy sản và Việt Nam nói<br />

chung<br />

Buổi 7: Tóm tắt/ôn tập lại<br />

• Thông tin đúng; thời gian đúng; đúng địa điểm và đúng kênh thông tin<br />

• Cộng tác trongTư vấn của chuyên gia về luật và kỹ thuật<br />

• Liên minh và sự tác động; phương tiện liên lạc<br />

• Tăng sức mạnh của ngành nói chung để chống lại các vụ kiện và đe dọa khác<br />

• Thay đổi hệ thống (hướng giải quyết nền kinh tế phi thị trường, ADA)<br />

Bài tập: sơ đồ phát triển tổng quát, trong suốt quá trình đào tạo, sẽ sử dụng để phát triển chiến<br />

lược và hành động để ngăn cản hoặc giảm bớt thiệt hại đến ngành thủy sản Việt Nam dựa trên<br />

nguyên tắc dưới đây:<br />

71


Thay đổi cách tiếp cận từ phản ứng bị động sang tiên phong, chủ động hơn:<br />

Phòng tránh – Đáp trả – Giảm thiểu thiệt hại – thích ứng hoặc thay đổi<br />

72


Phụ lục 7: Chương trình Đào tạo Mẫu<br />

Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, khóa học có thể được kết thúc vào trưa ngày thứ Sáu.<br />

Thứ Hai<br />

08:00 Đăng ký<br />

08.30 Khai mạc và giới thiệu<br />

08:45 Giới thiệu khóa học và một số vấn đề chính<br />

09:15 Giới thiệu các thành phần tham dự và bản điều tra lấy ý kiến người<br />

học<br />

10:15 Giải lao( tiệc trà/cà fê)<br />

10:30 Phần 2: Lịch sử và luật chống bán phá giá<br />

11:30 Ăn trưa<br />

13:30 Bài tập 1 – Tầm quan trọng của chống bán phá giá<br />

14:30 Quy trình chống bán phá giá của Mỹ. Phần 1. Khởi kiện<br />

15:15 Thảo thuận<br />

15:30 Giải lao (tiệc trà)<br />

15:45 Bài tập nhóm 2: Làm sao để phòng tránh sự khởi kiện<br />

16:30 Giới thiệu về biểu đồ phát triển.<br />

17:00 Kết thúc<br />

Thứ 3<br />

08:00 Quy trình chống bán phá giá của Mỹ. Phần 2. Điều tra và quyết định.<br />

08.30 Câu hỏi làm rõ ý/ Thảo luận<br />

08:45 Bài tập 3: Thông báo và ảnh hưởng cuộc điều tra.<br />

09:45 Giải lao (trà/càfê)<br />

10:00 Quy trình chống bán phá giá của Mỹ. Phần 3. Tính toán biên độ bán<br />

phá giá<br />

11:00 Thảo luận/câu hỏi làm rõ ý<br />

11:30 Ăn trưa<br />

13:30 Bài tập: ước lượng giá thông thường ở Việt Nam.<br />

14:45 Thuyết trình /Thảo luận.<br />

15:00 Giải lao( tiệc trà)<br />

15:15 Quy trình chống bán phá giả của Mỹ Phần 4<br />

16:00 Thảo luận: Rà soát và thách thức – làm việc với biểu đồ<br />

Thứ 4<br />

08:00 Quy trình chống bán giá của Châu Âu – những khác biệt so với luật<br />

Mỹ<br />

09.00 Thảo luận<br />

73


09:30 Bổ sung/ôn tập với biểu đồ<br />

10:00 Giải lao (trà/ càfê)<br />

10:15 Hiệp định GATT: Tổng quan và những điều khoản chính<br />

11:15 Thảo luận.<br />

11:30 Ăn trưa<br />

13:30 Hiệp định GATT: những hạn chế, cơ hội phát triển.<br />

14:30 Thảo luận<br />

14:45 Bài tập: những hạn chế; quyền ưu tiên; liên minh<br />

15:45 Giải lao (tiệc trà)<br />

16:00 Phản hồi; cập nhật biểu đồ phát triển/Ôn tập<br />

Thứ 5<br />

08:00 Giải quyết tranh chấp theo GATT/WTO. Tổng quan. Thuyết trình<br />

08:45 Thảo luận<br />

09:00 Bài tập: Những vấn đề tranh chấp đối với Việt Nam<br />

10:00 Giải lao (trà/ càfê)<br />

10:15 Giải quyết tranh chấp theo GATT/WTO: Những kết quả. Thuyết<br />

trình<br />

11:00 Thảo luận<br />

11:30 Ăn trưa<br />

13:30 Bài tập : xây dựng một trường hợp cho nền kinh tế thị trường (Việt<br />

nam; ngành thủy sản; các công ty)<br />

15:00 Giải lao (tiệc trà)<br />

15:15 Phản hồi; cập nhật biểu đồ phát triển<br />

Thứ 6<br />

08:00 Tóm tắt của giảng viên về khóa học<br />

09:00 Thảo luận<br />

09:30 Thuyết trình: những điểm chính xuyên suốt qua các chủ đề<br />

10:00 Giải lao (trà/ càfê)<br />

10:15 Hoàn tất chiến lược/ biểu đồ<br />

11:30 Ăn trưa<br />

13:30 Hoàn tất chiến lược /biểu đồ<br />

14:30 Lấy ý kiến phản hồi khóa học<br />

15:00 Giải lao (tiệc trà)<br />

15:15 Tổng kết<br />

15:30 Trao chứng chỉ<br />

74

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!