29.04.2020 Views

eBook TTVBVNHN-Vùng QC-ON Số 2

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Số 2 - Tháng 5 Năm 2020

____________________________________________________________________________________[Tapez ici]

[Tapez ici]

[Tapez ici]


Ban Biên Tập

• Ngọc Anh

• Nguyễn Hải Bình

• Trang Châu

• Thy Phương Lê Hoàng Điệp

• Khánh Giao Phùng Văn Hạnh

• Thảo Linh Phạm Xuân Hiền

• Dương Nghiệp Huân

• Tâm Huyền

• Văn Ngọc Nguyễn Ngọc Lang

• Sương Mai

• Cấn Thị Bích Ngọc

• Hải Phong

• Mai Bình Phương

• Lê Quốc

• Tố Quyên

• Kiều Sơn

• Nguyễn Tài

• Tiểu Thu Nguyễn Thu Thu

• Nguyễn Khuê Tú

• Yên Vũ

Chủ nhiệm - Chủ bút

• Trang Châu

Thực hiện - Trình bày

• Dziên Hồng Designs

Thư từ và bài vở xin liên lạc:

lvtrangchau@yahoo.ca

Lá thư Văn Bút

e

Book 2 của Văn Bút/Vùng Québec-Ontario

được thực hiện giữa lúc đại dịch Covid 19

đang gây tang tóc trên địa cầu, và thời gian

hủy diệt kéo dài còn chưa biết đến bao lâu. Trong

chúng ta, may mắn cho đến hôm nay, không có ai

vướng phải căn bệnh lây lan hiểm nghèo này. Nhưng

thơ văn chúng ta đã phảng phất mùi cay đắng về thân

phận con người, về những oan trái trong xã hội mà hệ

lụy này mang tới.

Hưởng ứng lời kêu gọi của ban thực hiện eBook của

Hội, mỗi người viết đã có nỗ lực đáng kể trong việc

chăm sóc bài viết của mình, giúp nhẹ gánh cho ban

thực hiện và tiếp sức cho chuyến đi đường dài.

Xin nhắc lại eBook là nơi chúng ta hội tụ để, qua sáng

tác, tâm tình, chia sẻ giữa chúng ta với nhau cùng với

một số thân hữu. Ở đây không có cao thấp, không có

trên dưới; ở đây chỉ có vòng tròn ngồi bên nhau, nghe

nhau, mở lòng cho nhau, học hỏi lẫn nhau trong tinh

thần văn hữu.

eBook 2 này đến tay quí anh chị đúng vào thời điểm

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại bầu lại Ban Chấp Hành/

Trung Ương nhiệm kỳ 2020-2023. Đường lối của Văn

Bút/ Vùng Québec-Ontario từ trước đến nay chưa bao

giờ thay đổi: Ban Chấp Hành/ Trung Ương nào, bằng

hành động, thể hiện tình đoàn kết chúng ta tích cực

hợp tác trong khả năng có được. Ban Chấp Hành/

Trung Ương nào chỉ gây chia rẽ, xáo trộn chúng ta chỉ

im lặng làm trọn nhiệm vụ của mình với Văn Bút

Quốc Tế mà thôi.

Xin chúc mọi người may mắn, bền sức và vững tay

bút để vượt qua cơn sóng gió này.

______________________________________________________________________________

______[Tapez ici] [Tapez ici] [Tapez ici]


Mục lục

Tác giả Tựa bài Thể loại Trang

• Quan Âm Bồ Tát mẹ hiền ơi! Thơ 4

Dương Nghiệp Huân

• Covid-19

Thơ 5-6

Khánh Giao -

Phùng Văn Hạnh

Trang Châu

Đặng Vũ Vương (translator)

Hải Phong

Sương Mai

Mai Bình Phương

Nguyễn Tài

Yên Vũ

• Tưởng nhớ

• Cháu cười

• Nhà Tiên tri (Kỳ 2)

• Gửi người đồng nghiệp trẻ

To a young colleague (dịch)

• Tháng tư, nhìn lại

• Ai về nhắn với Chu Công Cẩn...

• Tôi đã thấy…

• Sông và biển

• Nhớ…

• Nghi ngờ

• Kỷ vật cho em

• Ai trách ai bây giờ?

• Những giọt mưa cuối tuần

• Một ngày để tùy nghi

• Nỗi lòng người xa quê

• Gửi tình

• Tìm nhau trong tuyệt vọng

Hồi ký

Thơ

Dịch thuật

Thơ

Anh ngữ

Thơ

Truyện xưa

Đoản văn

Thơ

Thơ

Thơ

Truyện ngắn

Thơ

Tùy bút

Tùy bút

Thơ

Thơ

Thơ

7-14

15-16

17-21

22-23

24-25

96-97

26-37

78-79

38

39

40

41-46

47

48-49

50-51

52

53

54

Lê Quốc • Một hiện tượng văn học lạ Tùy bút 55-60

Nguyễn Hải Bình

• Biệt hành

• Biệt hành - Phạm Cao Tùng

• Đường về

Thơ

Nhạc phổ thơ

Thơ

Tiểu Thu • Cố nhân Truyện ngắn 64-74

Văn Ngọc

Thảo Linh Phạm Xuân

Hiền

• Vi khuẩn thăm Tàu

• Tương tư

• Lỡ hẹn

• Biển nhớ

• Nhớ ngày đau thương

Thơ

Thơ

Thơ

Thơ

Thơ

Thy Phượng • Như cơn gió thoảng Tùy bút 82-91

Kiều Sơn • Hình vui mùa Covid Sưu tầm 92-95

Bích Ngọc • Một thời để nhớ Tùy bút 98-103

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mục Lục 3

61

62

63

75

76

77

80

81


ỏa tai xứ Úc mới vừa rồi

Lại đến Cô Vy khắp mọi nơi

Mới đó xót xa Ý khốn khổ

Giờ đây sửng sốt Mỹ rụng rời

Thương người hấp hối xa con cháu

Tội kẻ cách ly gần tháng trời

Biết đến bao giờ mới hết nạn?

Quan Âm Bồ Tát mẹ hiền ơi!

Dương Nghiệp Huân

Montréal 31-03-2020

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Dương Nghiệp Huân 4


Ah grâce à lui le Coronavirus

Le télétravail devient la norme

On nous dit de se laver les mains avec de l'eau

propre

Savon et Purell, maintenant c'est la mode

Surtout ne touchons pas au nez, à la bouche et aux yeux

Ne serrons plus les mains, mais saluons comme le Bouddha

Entre deux personnes, gardons au moins un mètre de distance

N'oubliez pas de couvrir la bouche quand vous toussez ou éternuez

À moins que vous vouliez paniquer les autres

Et les masques N95 sont maintenant très "hot"

Car il n'en reste plus dans les stocks!

Mais le cauchemar de tout le monde

C'est la chasse aux papiers de toilette, mais voyons donc!

Dorénavant j'apprécie de Gollum!

Il y a des personnes qui disent que c'est fou et ridicule

C'est vrai mais je trouve que grâce à sa pénurie

On sait les apprécier et les utiliser de façon raisonable sans gaspillage

Maintenant on parle de la distanciation sociale

Simplement pour nous protéger, en évitant la contagion éminente à nos

proches

Fini le cinéma, les théâtres, les bars, les gyms, les églises et les temples

Fini les voyages en croisières ou en avion

Peut-être c'est une bonne chose pour nous sauver de l'argent

Peut-être c'est le moment de nous calmer

Pour trouver le bonheur intérieur

Au lieu de nous sentir emprisonnés dans la quarantaine

Nous ferons des voyages virtuels

En lisant un livre, écoutant la musique ou regardant un film

Nous pourrons aussi écrire un journal, une chanson, une pièce de musique ou des

poèmes

Dans la rue, au métro ou dans les stations de train

Soudain il y a moins du monde

Un sentiment de solitude envahissant

Mais il y a aussi une sorte de sérénité

Dans la tranquillité nous découvrons nos sens

Le son devient plus distinct et le ciel plus bleu

Nous respirons l'air plus fraîche du printemps qui va venir

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Dương Nghiệp Huân 5


Oui la vie est encore belle

Car on sait qu'il y a des personnes qui nous aiment

Ou au moins, il y a une personne qui nous tient à cœur

Elle est peut être proche ou très loin...

Nous voulons dire Merci aux politiciens et aux autorités

aux médecins, aux infirmières, infirmiers et aux travailleurs dans le domaine de la santé

qui travaillent fort pour notre sécurité et bien-être jour et nuit

Nous savons que la vie est encore très difficile

Tant que le Coronavirus est encore là et nous n'avons pas de vaccin

Mais ce qui a un début doit avoir une fin

Nous détestons les virus, c'est certain

Mais nous comprenons aussi qu'ils sont le produit des êtres humains

Ils ne tombent pas du ciel

Ils sont nos propres orphelins

Il n'y a pas, certainement, des effets sans causes

Ils nous rappellent d'être responsable de ce qu'on fait

Si nous voulons un beau futur, pensons à ce qu'on sème aujourd'hui

Coronavirus est venu pour nous réveiller et nous donner la leçon de l'entraide, de la

collaboration et de la solidarité

Oui nous devons avoir l'amour, la compassion, le pardon et la pitié

Coronavirus a attaqué le poumon

La respiration difficile, soif de l'air nous rappelle que les forêts ont souffert aussi

Nous devons protéger notre Terre sans la polluer, mais l'embellir

Nous devons cesser montrer du doigt, les chicanes et la guerre

Car nous sommes tous sœurs et frères et compatriotes dans la même famille sur la

"Planète Terre"

Coronavirus est venu et nous quittera

COVID-19 sera un jour pas loin une page de l'histoire

Alors gardons nous nos espoirs

Ensemble nous prions et faisons tout pour notre Santé et Bonheur

Pour les personnes décédées, nous prions qu'elles soient aux Cieux pour une vie

éternelle.

Namo Buddhaya

Dương Nghiệp Huân

Montréal 16-03-2020

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Dương Nghiệp Huân 6


C

ha tôi qua đời cách đây một tháng.

on cái làm việc nơi xa tụ tập về để

tiễn đưa người cha thân yêu về nơi yên

nghỉ cuối cùng. Sau lễ an táng một tuần,

lần lượt các anh chị tôi, trở về nhiệm sở

làm việc. Có người theo chồng về tận Âu

châu. Vài ba người khác về từ bốn chân

trời nước Mỹ rộng lớn. Ngay Canada cũng

cách nhau hàng 600 km. Lại một lần ly

tán. Nhớ hồi máy bay chở gia đình 6 người

từ phi trường Palawan đến Ottawa. Xuống

phi cơ phải đi theo hành lang dài dặc của

phi trường. Qua một khúc ngoặt hành lang

thấy mấy anh đang đợi. Ùa chạy lại ôm

chặt nhau. Bao nhiêu năm xa cách. Câu

chuyện nổ như bắp rang. Trên đường về

nhà anh Trân, nhìn thành phố Ottawa, với

những ngôi nhà thấp xinh xắn, những cao

ốc nhấp nháy muôn vạn ánh đèn, giống

như lạc vào cõi tiên. Đêm ấy cũng là đêm

thần tiên với chúng tôi. Nhà anh Trân thuê

nhỏ, vì anh ở một mình. Cả nhà 9 người

trải nệm lên tấm thảm phòng khách nằm

chung để nói chuyện cho dễ. Tuy vui

sướng, nhưng rồi giấc ngủ cũng đến, bắt

đầu là mấy em nhỏ. Mới đó mà đã hơn 30

năm.

Sau tang lễ, tôi nán ở lại bên mẹ tôi, để bà

bớt cô đơn, buồn thảm. Nhân rảnh rỗi, tôi

xuống tầng dưới nhà để tìm lại những sách

vở cũ mà tôi bỏ lại nhà cha mẹ, lúc đi lấy

chồng. Tình cờ tôi thấy trên giá sách cái

cặp cũ của cha tôi đầy ắp giấy tờ. Tôi

mang lên phòng, mở ra xem, thì đây là

những bài cha tôi viết, lúc về hưu. Viết cho

con cái, cho bạn bè. Có những sáng tác thơ

văn hoàn chỉnh hay còn lở dở.

Cha viết: ''Những năm cuối đời của ba,

các con có gia đình riêng, làm việc mỗi

nơi xa, cha thường gửi E-mail tâm tình với

các con về chuyện sống cho phải đạo''.

Con còn nhớ một lần cha nói: "ngày nào

đó ba sẽ ra nằm một mình ngoài tuyết lạnh

vĩnh viễn. Chắc buồn lắm''. Cha ơi, cha

đâu có buồn nữa cha! Chúng con mới buồn

cha ạ. Ngày đưa cha ra nghĩa địa, một buổi

chiều Đông tuyết trắng xóa. Cây cối chỉ là

những nhánh cành đen đủi in lên bầu trời

đục như sữa. Xứ lạ, quê người. Buồn da

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 7


diết. Ở nơi vĩnh hằng, chắc cha muốn các

con cười lên, sống yên vui.

Khi cha còn sống, mỗi lần mừng tuổi cha

chúng con viết trên thiệp: "to a special

Dad". Vâng, cha đã trang bị cho chúng con

những hiểu biết để vào đời với tự tin,

những nguyên tắc để tổ chức một cuộc

sống hài hòa giữa nội tâm và ngoại cảnh.

Có một chuyện cha kể xem như mẫu mực

cuộc sống hài hòa. Đó là một truyện ngắn

của một văn sỹ Pháp. Đại khái câu truyện

như sau:

Trong một trường tiểu học vùng quê

nước Pháp, ông giáo ra một đề luận cho

học sinh: "Các em đã học qua lịch

sử nước ta và biết nhiều vị anh hùng. Em

hãy tả vị anh hùng mà em ưa thích. Hãy

nêu lên lý do vì sao ưa thích". Cả lớp chăm

chỉ làm bài. Riêng có một em bé, cắn quản

bút, ngồi tư lự. Thầy giáo đi qua thấy thế

liền bảo: "em lo làm bài đi chứ, kẻo hết

giờ".

Em bé đứng dậy, bẽn lẽn, thủ thỉ vào tai

thầy: "Con thấy cha con là một vị anh

hùng con ưa thích. Con muốn tả, song sợ

lạc đề, nên do dự mãi". Thầy giáo cũng

ngạc nhiên, vì trong làng nhỏ mà ông dạy

học, ông biết gần hết mọi người. Cha em

bé là kỹ sư Thévol. Có gì mà anh hùng.

Song ông nghĩ nên tôn trọng ý kiến của em

bé, nên ông bảo: "Nếu em thấy cha em là

vị anh hùng mà em yêu thích thì em cứ tả".

Nó ngồi xuống, viết một mạch, và nộp bài

đúng giờ.

Tối hôm ấy về nhà, ông tò mò lấy bài luận

của em bé ra xem trước. Nó tả:

"Em có học lịch sử, và biết nhiều vị anh

hùng như Jeanne D’Arc, Charlemagne,

Napoléon v. v. Song không vị nào em ưa

thích bằng cha em. Cha em là một vị anh

hùng chân chính.

Người ta bảo anh hùng thường rất mạnh.

Cha em mạnh lắm. Cha em có thể chống

hai gối, hai tay, bò quanh phòng, chở em

và hai em nhỏ trên lưng, một cách ung

dung, thỉnh thoảng vùng vẫy và rống lên

như con bò vậy. Mạ em kể cũng mập và

nặng. Thế mà cha em có thể bồng mạ lên

thang lầu dễ dàng, vừa cười ỏn ẻn.

Người ta nói anh hùng rất thông minh.

Cha em thông minh lắm. Bài toán nào khó

em hỏi, ba cũng giải đáp rõ ràng. Các câu

hỏi khoa hoc cũng thế. Những thắc mắc

của em thuờng ngày, cũng được cha giải

thích tường tận.

Người ta bảo anh hùng giúp ích mọi

người. Cha em cũng thế. Mỗi lần em theo

cha đi chơi quanh làng. Ai ai cũng niềm

nở cám ơn cha em: - "Chào ông Thévol,

ông chữa máy bơm nước cho tôi bây giờ

chạy rất tốt". - "Cám ơn ông Thévol, ông

chữa cái truyền hình của tôi, bây giờ hình

ảnh rất rõ".

Tóm lại cha em là một vị anh hùng mà em

thích nhất. Cha em đem lại vui vẻ cho con

cái, hạnh phúc cho gia đình, tiện nghi,

thoải mái cho mọi người. Các vị anh hùng

trong sử sách, ngoài việc hữu ích cho xã

hội, còn mang lại chiến tranh, chết chóc.

Với ba em, chỉ có hòa bình và an lạc".

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 8


Với chuyện kể vừa rồi, chắc cha muốn

khuyên chúng con có cuộc sống bình

thường, hòa hợp với xã hội. Là người cha

tốt, là người mẹ gương mẫu, là người có

ích cho những người chung quanh,không

có tham vọng làm anh hùng lớn, nhưng là

những anh hùng nhỏ vô danh như ông

Thévol. Cũng như ở Canada người ta vừa

vinh danh một thiếu nữ nhảy xuống sông

để vớt người suýt chết đuối.

Trong một Email khác cha viết: Đừng có

ảo tưởng cải tạo xã hội. "Vivre et laisser

vivre". Sống và để người khác sống. Nếu

mỗi người bình thường chu toàn bổn phận

mình, xã hội

sẽ tiến bộ

trong hòa

bình hạnh

phúc. Những

người có

tham vọng

lớn như

Hitler, Stalin,

Mao, Hồ, là

những người

gây xáo trộn

lớn trong xã

hội, gây nên những cơn sóng thần, xô ngã

các gia đình yên vui trôi giạt trong đớn

đau, tan nát. Hai câu thơ của Nguyễn công

Trứ:

Làm trai đứng giữa trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.

xua thanh niên Việt vào con đường kiếm

danh. Có người đã đốt một trong 8 kỳ công

thế giới, mong có danh để lại đời sau.

Danh cụ Nguyễn nói dĩ nhiên là danh

thơm. Song làm ngươi ham kiếm danh như

họ Hồ chẳng hạn, tự ví mình như Đức Trần

Hưng Đạo, tiêu diệt các đảng phái đối lập,

để độc quyền đi vào lịch sử. Dĩ nhiên đó

không phải là danh thơm mà là ô danh.

Nếu cụ Trứ sống đến ngày nay chắc là cụ

sẽ viết:

Làm người trên cõi đời bi thảm

Phải sống hài hòa với anh em.

Milan Kundera trong "Immortality", mô tả

bao nhiêu người muốn đi vào bất tử, đã

hành động lố lăng. Tính bất tử gắn liền với

tài ba thật sự. Goethe không đi tìm bất tử,

song những say mê của Goethe làm các

thế hệ theo sau say mê theo.

Câu chuyện trên y như là mẫu mực mà cha

đã theo.

Chúng con

quên sao

được

những ngày

thơ, cha

bày đồ chơi

mới mua ra

chơi với

chúng con.

Cha đã làm

ngựa cho

chúng con

cưỡi. Mỗi lần té dồn cục là một trận cười

nghiêng ngửa. Nhớ những ngày hè bãi

biển Sơn Chà, cha tập chúng con bơi. Nhớ

những tối cha làm bài với chúng con. Mùa

thi lục cá nguyệt cha ôn bài giùm chúng

con. Ngày gia đình vượt biên, thuyền chật

hẹp, không có chỗ nằm ngủ, cha dắt con ra

be thuyền. Cha nằm ngoài con nằm trong.

Nhờ vậy con mới ngủ được một giấc ngon

lành. Dĩ nhiên là ba phải thức, nắm chặt

điểm tựa, để khỏi rơi xuống biển. Các anh

lớn kể là lúc cha còn làm bệnh viện Đà

Nẵng, mỗi lần đi ra phố, hoặc về chơi các

vùng an ninh quanh Đà Nẵng, thế nào

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 9


cũng có vài người chào cha mà cha không

biết. Hỏi ra thì là những người bị thương

tật đã được cha chữa khỏi:

- Bác sỹ không nhớ tôi? Tôi bị xe cán gãy

cánh tay. Bác sỹ đã chữa lành.

- Tôi bị bỏng vì bom xăng. Bác sỹ đã vá

da cho. Chắc bác sỹ quên tôi rồi.

Có một bác nông phu gặp cha, nằn nì mời

cả gia đình mình ghé nhà ông ăn bắp

nướng. Xưa kia ông bị đau lưng, sau khi

bưng một nong tằm nặng. Lưng đau đến

nỗi ông không lao động được và gia cảnh

sa sút. Sau khi được cha giải phẫu lưng,

ông ta có thể cày bừa trở lại và gia đình

nay sung túc.

Cha thường nhấn mạnh đến lòng bác ái.

"Charity begins at home". Nếu không

thương yêu người thân trong gia đình, thì

bác ái đối với đồng loại chỉ là giả dối. Bác

ái trong từng cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày.

Nhà giáo dục Mỹ Henry James có nói:

"Three things in human life are important.

The first is to be kind. The second is to be

kind. The third is to be kind". (có ba điều

quan trọng trong cuộc đời, thứ nhất là yêu

thương, thứ hai là yêu

thương, thứ ba cũng là

yêu thương). Luôn

luôn hòa nhã, khả ái

thông cảm với mọi

người. Giận dữ là

không bác ái. Nói xấu

là không bác ái. Hãy

giữ lòng thanh thản

trong mọi tình huống.

Như thế ta mới tạo nên

một môi trường hòa

hợp thân thiện. Ngạn

ngữ Đức có câu: "Eine

schoene gesicht ist

nich jedem gegeben, aber eine freundlich

gesicht, konnen wir alle machen" (một bộ

mặt đẹp, không phải ai cũng có, song một

bộ mặt thân thiện thì ai ai cũng làm được).

Mỗi người có một thứ thông minh riêng.

Kẻ thông minh về toán. Kẻ thông minh về

thương mãi. Song mỗi người cần phải có

thông minh luân lý (intelligence morale).

Một trẻ nhỏ có thông minh luân lý sẽ cố

gắng học hành, ngoan ngoãn, vì biết đó là

những điều mẹ cha mong mỏi. Lúc đau nó

không rên rỉ để giảm bớt lo âu của người

thân. Đi bên đau khổ kẻ khác mà dửng

dưng, là không có thông minh đó. Lắng

nghe, chú ý đến tâm tư kẻ khác, biết và

trăn trở khi mình chăn êm nệm ấm, mà

người khác đói khát lạnh lẽo, là có thông

minh luân lý. Thông minh nầy đưa ta đến

cử chỉ bác ái. Thông minh nầy cần được

dạy dỗ, phát triển nơi em bé. Hồi còn bé,

cha hay dẫn chúng con đến thăm những

gia đình nghèo khó, và chúng con tự mình

cho họ tiền dành dụm. Nhiều trẻ em nghèo

láng giềng đến nhà mình, chia đồ chơi với

chúng con. Cha cũng nuôi trẻ em hè phố

trong nhà Là chủ tịch hội phụ huynh học

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 10


sinh cha đã cấp nhiều học bổng cho học

sinh nghèo. Cha mẹ thường cho chúng con

tiền riêng để tự mua sắm những gì mình

thích, nhưng phải trích ra 1% cho từ thiện.

Đến tuổi lớn khôn, cha thường cư xử với

chúng con như bạn. Chúng con không có

tuổi phản kháng, bởi vì chúng con có thể

tâm sự với cha về tình yêu, về những

khủng hoảng tuổi dậy thì. Mẹ cũng như

cha, là người bạn tâm tình của chúng con.

Cha có viết cho chúng con một bài thơ:

Không vui sao được, hỡi các con

Cha sống bao năm trên thế gian

Giữa triệu triệu người đi sóng bước

Bảy miệng kêu cha, thật véo von

Ôi bảy thiên thần của mẹ cha

Nâng niu, yêu quí, phúc chan hòa

Tuổi thơ kỷ niệm không phai nhạt

Tổ ấm trần gian, sống thiết tha

Những ngày cộng sản chiếm quê hương

Cửa nhà, sự nghiệp thảy tiêu tan

Mẹ cha rốt cuộc bàn tay trắng

Của quí nay còn, bảy các con

Mười hai năm tù đầy gian khổ

Hình ảnh các con luôn nhắc nhở

Cho ba phấn đấu, vượt gian nan

Đáp lại hận thù bằng yêu thương

Bài thơ này cha làm trong tù cải tạo.

Chúng con hay chọc quê cha. Anh Trân

nói là chúng con chiêu dụ cho cha thêm

bảy miệng kêu cha nữa. Cô út nhí nhảnh

hỏi: "kêu cha thật véo von là nghe có âm

nhạc trong đó, phải không cha? Tại sao

cha không viết bảy miệng kêu ba thật dễ

thương? Có phải dễ thương là khi nhìn,

còn nghe thì phải là véo von?"

Trong thư cuối cùng ba viết cho chúng

con: "Gia đình mình sum họp ở xứ người

với hai bàn tay trắng. Cơ quan từ thiện

cho áo quần, bàn ghế, giường tủ. Các con

đã cố gắng học hành để giành một chỗ

đứng trong xã hội mới cạnh tranh cao".

Nhiều khi khuya thức dậy, thấy các con

ngồi giữa chồng sách cao, thương các con

quá. Chúng mình ở trong căn hộ thuê có

ba phòng ngủ. Ba cậu con trai một phòng.

Ba cô con gái một phòng. Ngủ chung trên

sàn gỗ thêm ấm ở xứ lạnh khủng khiếp.

Mẹ các con đi làm ban ngày, song vẫn lo

nấu nướng, cung cấp cho cả nhà những

món ăn nóng, ngon. Mẹ còn lo cho các con

bữa ăn trưa bới đem đến trường.

Những ngày ấy thật ấm cúng và đượm tình

thương. Thấy mẹ cực khổ, các con thường

ôm mẹ và ao ước khi ra đi làm, sẽ mua cho

mẹ xe Mercedes, mua vé máy bay cho mẹ

đi du lịch. Nay các con đều ra trường và

có nghề nghiệp vững chãi, có gia đình

riêng, có nhà riêng rộng rãi, tiện nghi. Cha

mẹ cũng có xe riêng, nhà riêng để dưỡng

già, cũng đã đi du lịch năm châu. Chỉ tiếc

là các con không gom lại một chỗ. Thời

làng xã nhỏ hẹp đã qua. Thời quả đất của

loài người đang hình thành. Cha mẹ cám

ơn các con đã thương yêu cha mẹ nhiều và

đem nhiều niềm vui cho cha mẹ lúc tuổi

già cũng như trong quá khứ. Các cháu

cũng mang lại cho ông bà những niềm vui

êm dịu bao la.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 11


Ngày già của cha, áo quần các con sắm

cho vào dịp lễ, dư thừa phải mang cho từ

thiện. Các con lo liệu cho ba từ khăn lau

nhỏ, giày dép, thuốc men. Ngoài ra còn

chở ba đi bác sỹ thường xuyên để sống lâu

cùng chúng con. Ngày mới yêu nhau, ba

mạ cùng đọc quyển "Treize à la douzaine"

của Galbraith thấy một gia đình đông con

vui quá, bèn có ý ấy. Nếu không có biến

cố năm 75, có lẽ gia đình mình cũng đông

hơn. Mỗi con, mỗi đứa một vẻ, làm vui

thêm cuộc sống. Mãi đến ngày hôm nay,

cha mẹ sống chung với hai gia đình nhỏ

các con, dưới một mái nhà. Trong nhà lúc

nào cũng có tiếng trẻ bi bô, chạy nhảy, bữa

ăn đông người, rộn tiếng cười. Những dịp

lễ, các con xa về tụ họp, nói chuyện tíu tít,

chọc phá nhau làm cha mẹ trẻ lại thời còn

sinh viên.

Cuộc đời bản chất vốn bi thảm. Nietzche

trong Ecce homo nói về Văn minh Hy Lạp

và chủ nghĩa bi quan viết những câu đối

thoại sắc bén. Midas hỏi Silène cái gì quí

nhất cho con người. Silène đáp: "hỡi loài

sâu bọ đáng thương, kẻ chỉ sinh ra bởi tình

cờ và đau xót, tại sao ngươi buộc ta phải

nói những điều chẳng làm ngươi vừa lòng

khi nghe. Điều quí giá nhất, mà ngươi

không bao giờ chấp nhận được, là đừng

sinh ra, không hiện hữu, chẳng là gì cả.

Điều quí giá thứ hai là ngươi hãy chết

sớm". Nhưng người Hy Lạp đã tự chế ngự

nỗi bi quan của mình bằng nghệ thuật và

bằng ảo ảnh. Họ đã để lại những đền đài,

điêu khắc, thơ ca, kịch nghệ, và cả triết học

thâm thúy nữa. Các con hãy chế ngự nỗi

cô đơn và bi thảm đời mình bằng nghệ

thuật sống mà các triết gia nhân bản đã

phác họa. Cha con mình đã nhiều lần ngồi

lại bàn thảo về tư tưởng của Kierkegaard,

Jaspers, Heidegger, Nietzche.

Kierkegaard trình bày nhiều lối sống để

chúng ta chọn lựa. Cốt yếu là lựa chọn đầy

ý thức và trách nhiệm. Đức tin tôn giáo và

sự hy sinh chắp cánh cho ta trong hành

động. Nietzche khơi dậy chí hùng cường

theo nhiều lối khác nhau tìm cách điểm

xuyết đời mình một hướng đi lên tốt đẹp

và thánh thiện. "Hôn nhân là ý chí hùng

tráng để cùng sáng tạo một duy nhất cao

hơn những kẻ sáng tạo ra nó". Hệ thống

hóa hiện sinh như Hégel, Marx đưa đến

những sai nhầm nghiêm trọng, bởi vì con

người chưa hiểu hết, và chẳng bao giờ hiểu

hết hiện sinh đang đổi thay không ngừng.

Biện chứng pháp, không nắm được bản

chất của thực tại, đã khiến triết gia hiện đại

không sử dụng nữa. Thay thế vào đó là

hiện tượng luận (phénoménologie).

Jaspers, với tất cả sáng suốt, quân bình dẫn

ta vào kho tàng khôn ngoan nhân loại, để

ta tự mình tìm ra lối sống khôn ngoan.

Tình yêu hiện sinh, chứ không phải từ chối

hiện sinh, mang lại cuộc đời mọi giá trị.

Vả lại không hiện hữu, con người làm sao

có thể phán đoán, đo lường, so sánh, kết

án hiện sinh.

Chúng ta bước vào đời không có sự đồng

ý của chúng ta, sống không thể hoàn toàn

theo ý mình muốn, rồi chết cũng ngoài dự

tưởng. Rõ ràng không phải ta làm chủ vận

mạng mình, mà là một đấng tối cao, là

Thượng Đế. Và một khi Người đã xuống

thế gian mặc lấy thân xác con người, để

chỉ chúng ta lối sống, ta được an ủi biết

mấy. Cô đơn, bi thảm cuộc đời Người đã

sống qua. Lời dặn dò Người đã để lại.

Chúng ta sẽ sống theo lời dặn dò ấy.

Chúng ta đi qua cuộc đời nầy một lần, và

một lần mà thôi. Những điều tốt đẹp gì

chúng ta có thể làm được, những ưu ái gì

chúng ta có thể dành cho đồng loại, chúng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 12


ta làm ngay, không chần chờ, không trao

lại cho ai, không chểnh mảng, bởi vì

chúng ta không còn có cơ hội nữa.

Người dặn dò "yêu người như yêu ta vậy".

Vâng ta phải biết yêu ta, để đời ta mang

nhiều vui tươi, phấn khởi rồi ta yêu người

như yêu ta vậy.

Triết gia Descarte đã nói: Je pense donc je

suis (tôi suy tư tức là tôi tồn tại). Ông

không nói: tôi cảm giác tức là tôi tồn tại.

Descartes đã đặt nặng đời sống tinh thần,

tâm linh. Ông hàng xóm của mình ở

Montréal, người Canadien chính gốc treo

trước nhà một biểu ngữ: « Je choisis le

bonheur » (tôi chọn Hạnh phúc). Ông giải

nghĩa cho cha rằng mục đích cuộc đời là

đi tìm hạnh phúc, và ông ta tìm cảm giác

vui thú.

Nhưng Alexander Solzhenitsyn nói người

ta sinh ra để rồi chết. Chết ở tuổi 89,

A. Solzhenitsyn, người được giải Nobel,

đã minh chứng phần nào những điều ông

ta phát biểu với sinh viên ĐH Harvard 30

năm về trước. Năm 1994 ông trở về Nga,

quê hương mà 50 năm về trước ông bảo vệ

chống Đức quốc xã xâm lăng, và chống

"tai họa của nền nhân bản thiếu tâm linh

và vô tôn giáo" (như ông phát biểu ở ĐH

Harvard) cho đến cuối đời. "Nếu nhân loại

có lý khi cho rằng con người sinh ra để

được hạnh phúc, thì con người đã chẳng

phải chết". Câu phát biểu của ông trước cử

tọa sinh viên năm 1968 đã làm họ bàng

hoàng.

Điều đáng bàn cãi trong phát biểu của

Solzhenitsyn không phải ở chỗ người ta

sinh ra để chết. Sinh viên Harvard đã bàng

hoàng vì, cũng như bao nhiêu người

đương thời, đều cho rằng sự chết là

nguyên do và lý lẽ vì sao tìm kiếm hạnh

phúc thế gian là mục tiêu của hiện sinh con

người.

Solzhenitsyn không đồng ý. Ông cho ý

niệm ấy là sự cốt hoá (ossified: cứng nhắc)

của tiêu đề trường phái Khai sáng

(enlightenment: philosophical movement

in Europe in which reason and

individualism were emphasized at the

expense of tradition).

Đa số sinh viên và giáo sư ngồi nghe văn

sỹ lưu đày Nga nói đều tin tưởng rằng mục

đích của xã hội là giảm bớt sự khổ đau của

nhân loại và xây đắp hạnh phúc. Họ tuởng

những quyển sách xoay chuyển thế giới

"một ngày trong đời của Ivan Desinovich"

và "Quần đảo Goulag" có mục đích phá

hủy xã hội Xô Viết vì nó không giảm được

đau khổ, cũng như không đem lại hạnh

phúc. Họ đã nhầm. Solzhenitsyn không

thích xã hội vật chất, đi tìm hanh phúc

bằng mọi giá của xã hội Mỹ (lâu đài

Playboy của Hugh Hefner, màn thoát y

Las Vegas, kỹ nghệ dục tình và ấu dâm,

những chuyến cruise hào nhoáng, ca khúc

"the material girl" của Madona, đời sống

dịu ngọt dolce vita ở Ý v. v.) nên ông vội

vã quay về Nga sau khi CS sụp đổ

Solzhenitsyn đã xô xát với hệ thống Xô

Viết vì hệ thống này có ý và tự xưng là

bước vào thời kỳ Khai Sáng. Nếu người

hậu Khai Sáng thấy rằng hiện sinh có hạn,

nên phải đi tìm hạnh phúc trên thế gian,

chứ không còn mục đích nào khác, thì

người tiền Khai Sáng nhận xét rằng "cơ

thể mình được tạo ra để chết và hủy hoại"

sẽ kết luận rằng "nhiệm vụ trên trần thế rõ

ràng là có một ý hướng tâm linh".

Người Hậu Phục Hưng (post-renaissance)

nói: "Mục tiêu của đời sống là hạnh phúc

vì chúng ta sẽ chết, Người Tiền Phục

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 13


Hưng (pré-renaissance) bảo: "Mục đích

của cuộc sống không phải là hạnh phúc,

bởi vì anh sẽ chết". A. Solzhenitsyn là

người Tiền Phục Hưng.

Là một bậc sư của văn chương thế kỷ

20, Solzhenitsyn không thua kém tiền bối

Leo Tolstoy thế kỷ 19. A. Solzhenitsyn có

tài kể một câu chuyên, vẽ khung cảnh, và

xác định nhân vật. Ông ta có con mắt nghệ

sỹ và lời nói của tiên tri Sấm truyền cũ.

Ông là một người thần trí bị chà đạp

(alienated) bởi thời đại vật chất XHCN,

nhưng ông không dễ bị thuyết phục và khó

bị hủ hóa hay sợ sệt. Ông không thích Âu

Mỹ. Các thức giả Tây phương đã nhận ra:

trong chiến tranh lạnh, ông là kẻ thù của

kẻ thù ta, nhưng không phải là bạn ta.

Solzhenitsyn cãi cọ chính yếu là với

Erasmus ở Rotterdam, triết gia Hòa Lan,

chứ không phải với Stalin. Erasmus đã dẫn

dắt nhân loại thế kỷ 15 vào đường sai lạc

với những tư tưởng lấy con người làm

trọng tâm (anthropocentric ideas).

Solzhenitsyn cho rằng hệ thống CS mà

ông khinh chê như là một hệ lụy không

tránh khỏi bắt nguồn từ nhân bản Erasmus.

Ông đã phát biểu ở Harvard: "chúng ta đã

đặt quá nhiều hy vọng vào cải cách xã hội

và chính trị, để cuối cùng thấy rằng chúng

ta đã mất một vốn liếng quý là đời sống

tâm linh".

Vâng mục đích cuộc đời là khai sáng

tâm linh. Những gì tốt đẹp, cao cả, sâu

xa, huyền nhiệm chúng ta kết hợp và

sống với tất cả tâm tình. Chính cách

sống ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc

tuyệt vời. Không đặt hạnh phúc là mục

tiêu mà chúng ta đi vào cõi Thiên đàng

cả trên trần thế và thế giới vĩnh hằng.

Có thể nói chúng ta là nòi tâm linh, được

sinh ra ở gian trần, chứ không là một hữu

thể nhân hình do tiến hóa Darwin mà ra,

từ khỉ tập tành đời sống con người:

Ta sống cuộc đời nhân loài

Gốc nguồn ta vẫn là nòi tâm linh

(Không phải hữu thể nhân hình)

Tập tành cuộc sống tâm linh trên đời

Khánh Giao - BS Phùng Văn Hạnh

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 14


S

áng xuân nội cháu ra vườn,

Ngắm xem tulip đơm bông đầu mùa.

Cháu ngồi bên cạnh luống hoa,

Ngoan hiền cười nói lòng già rộn vui.

Cháu cười cảnh vật cùng cười

Cười cháu duyên dáng vui tươi lạ thường:

Không gian một đóa hoa hường,

Đôi môi nhuận thắm nét cong tuyệt trần.

Sáng trong răng ngọc trắng ngần,

Mắt cười đen láy ánh băng sáng ngời.

Trán thơ hồ phẳng lặng soi,

Má hồng núng sũng một đôi nụ cười.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 15


T

óc tơ óng ả nắng cài,

Lung linh bên má rũ vai cùng cười.

Chim reo, lá múa, hoa mời

Nhập vào hương sắc một trời vui dâng.

Niềm vui êm ái lâng lâng,

Niềm vui cùng với thiên thần kết giao.

Niềm vui mầu nhiệm dạt dào,

Niềm vui bất tuyệt đi vào bao la.

Vui sao thấy cháu trổ hoa,

Mừng vui biết mấy tre già mọc măng.

Khánh Giao -

BS Phùng văn Hạnh

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 16


Khalil Gibran

The Prophet

Nhà Tiên Tri

Trang Châu chuyển ngữ (Kỳ 2)

Văn Đàn Lá Phong hân hạnh giới thiệu tác phẩm The Prophet của tác giả Khalil

Gibran được nhà văn Trang Châu chuyển ngữ dưới tựa đề Nhà Tiên Tri (Kỳ thứ 2)

L

àm Việc

Bây giờ một nông dân thưa:

- Xin ngài nói về Làm Việc.

Nhà tiên tri đáp:

- Các ngươi làm việc để được bước cùng

nhịp với đất và hồn đất. Vì ăn không ngồi

rồi khiến mình trở nên xa lạ với thời tiết,

tự tách rời ra khỏi đoàn thể của đời sống

đang đường bệ và khuất phục trong kiêu

hãnh tiến về vô tận.

Khi các ngươi làm việc các ngươi như

chiếc ống tiêu, biến tiếng thì thầm của thời

khắc thành những âm điệu.

Ai trong các ngươi là kẻ muốn trở thành

cây sậy câm nín trong khi mọi người đồng

thanh ca hát.

Luôn luôn nguời ta nói với các ngươi làm

việc là một điều bất hạnh và làm công việc

nặng là một nỗi khốn cùng.

Nhưng ta, ta nói với các ngươi rằng khi

các ngươi làm việc các ngươi hoàn tất một

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 17


phần giấc mơ xa xôi nhất của thế gian mà

các ngươi được ủy thác ngay từ lúc giấc

mơ được nẩy sinh.

Nếu các ngươi biết chung lưng trong công

việc thật sự là các ngươi yêu đời.

Và biết yêu đời qua công việc là được

truyền biết bí mật thầm kín của đời sống.

Nhưng vì đau đớn mà các ngươi cho rằng

sinh ra ở đời là một sự buồn thảm và coi

gánh nặng của thể xác như một dấu bất

hạnh ghi trên trán các ngươi, thì ta trả lời

rằng chỉ với mồ hôi đổ ra trên trán các

ngươi mới bôi xóa được những gì khắc ghi

trên trên trán các ngươi.

Người ta nói với các ngươi rằng đời sống

rất tối tăm và trong cơn mỏi mệt các ngươi

lập lại lời của những kẻ mỏi mệt đã nói.

Ta thì ta nói với các ngươi rằng:

Đời sống quả thật tối tăm trừ nơi nào có đà

vươn tới.

Tất cả đà vươn tới đều mù quáng trừ nơi

nào có hiểu biết.

Tất cả hiểu biết đều vô dụng trừ nơi nào

có làm việc.

Tất cả công việc đều vô vị trừ nơi nào có

tình yêu.

Và khi các ngươi yêu công việc các ngươi

tự gắn bó với chính mình, gắn bó cùng

nhau và gắn bó cùng Thượng Đế.

Và thế nào là yêu công việc?

Là dệt tấm áo với những sợi chỉ rút từ lòng

mình như là để cho người yêu mặc.

Là xây một căn nhà với tất cả âu yếm nồng

nàn như là để cho người yêu ở.

Là gieo hạt giống với tất cả dịu dàng và

gặt hái với tất cả hân hoan như là để cho

người yêu ăn trái.

Là gởi tất cả tinh thần vào mỗi thứ các

ngươi dựng nên.

Và nên nhớ rằng những linh hồn đã siêu

thoát luôn ở cạnh các ngươi và phù hộ các

ngươi.

Ta thường nghe các ngươi nói như là các

ngươi nói trong khi mơ ngủ: "Làm nghề

chạm trổ đá cẩm thạch để thấy bóng hồn

mình in trên đá là sang cả hơn nghề nông".

Và: "kẻ lấy màu sắc của móng cầu vồng

trải lên khung lụa, vẽ nên hình dáng người

là sang cả hơn kẻ đóng dép cho đôi bàn

chân".

Ta thì ta nói với các ngươi, không phải

như khi mơ ngủ mà giữa thanh thiên bạch

nhật rằng tiếng gió thổi qua cây đa khổng

lồ cũng không nhẹ nhàng gì hơn khi thổi

qua nhánh cỏ tí hon.

Cây nào biết lấy tình yêu biến đổi tiếng gió

thành cung đàn cây ấy mới thật là cao lớn.

Công việc là tình yêu được cụ thể hóa.

Nếu các ngươi chán ghét công việc mình

làm thì tốt hơn nên bỏ công việc ấy, ra

ngồi ở cửa đền và nhận bố thí của những

kẻ đang làm việc trong vui tươi.

Nếu các ngươi dửng dưng trong khi làm

bánh, các ngươi làm một thứ bánh chua

không đủ no nửa dạ người ăn.

Nếu các ngươi miễn cưỡng trong khi ép

nho, sự hối tiếc của các ngươi là chất độc

nhỏ vào rượu.

Và nếu các ngươi ca hát như những thiên

thần nhưng chính các ngươi không thích

bài hát đó thì coi như các ngươi bít tai

không cho người khác nghe bài hát ấy cả

ngày lẫn đêm.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 18


M

ột thiếu phụ thưa:

Xin ngài luận cho chúng tôi nghe về

Niềm Vui và Nỗi Buồn.

Nhà tiên tri đáp:

- Niềm vui chính là nỗi buồn không dấu

mặt.Và cùng một cái giếng nơi từng

thoát ra nụ cười cũng là nơi từng chứa

đầy lệ.

Nỗi sầu bi càng đào sâu tâm hồn các

ngươi thì các ngươi càng chứa đựng

nhiều niềm vui.

Cái bát rượu các ngươi uống há chẳng

phải là cái bát từng bị hung nóng trong

lò của người thợ gốm?

Và cây đàn ru tâm hồn các ngươi há

chẳng phải là mảnh gỗ từng bị đẽo gọt?

Khi các ngươi vui vẻ các ngươi hãy

nhìn tận đáy lòng các ngươi, các ngươi

sẽ thấy những gì đang mang niềm vui

cho các ngươi chỉ là những gì từng đem

lại nỗi buồn cho các ngươi.

Khi các ngươi buồn bã hãy nhìn lại lần

nữa lòng các ngươi, các ngươi sẽ thấy

sự thật các ngươi đang khóc vì những

gì từng là niềm hoan lạc của các ngươi.

Trong các ngươi kẻ nầy nói: "Niềm vui

thường lớn hơn nỗi buồn", kẻ khác lại

nói: "Không, nỗi buồn lớn hơn niềm

vui".

Ta thì ta nói với các ngươi rằng niềm

vui và nỗi buồn không bao giờ rời xa

nhau. Chúng đến cùng nhau và khi gã

nầy ngồi với các ngươi ở bàn ăn thì các

ngươi hãy nhớ rằng gã kia đang ngủ

trên giường các ngươi.

Sự thật các ngươi bị treo ở một cái cân

giữa niềm vui và nỗi buồn của các

ngươi.

Chỉ khi nào hai bàn cân đều trống trơn

các ngươi mới đứng yên và được thăng

bằng.

Vì không còn cách nào khác hơn.

Khi người giữ kho tàng nhấc các ngươi

lên để cân vàng và bạc, lúc bấy giờ

niềm vui hay nỗi buồn nơi các ngươi

mới được nâng lên hay hạ xuống.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 19


M

ột người thợ hồ tiến đến và thưa:

- Xin ngài nói về Nhà Cửa.

Nhà tiên tri đáp:

- Trong mơ ước của các ngươi hãy xây

một nơi hưu trí ở sa mạc trước khi xây một

ngôi nhà trong thành phố.

Vì khi hoàng hôn xuống các ngươi phải trở

về nhà thì kẻ lữ hành trong các ngươi một

mình ở phương xa cũng cần trở về nhà.

Nhà của các ngươi chính là thể xác lớn

nhất của các ngươi.

Nhà của các ngươi lớn lên dưới ánh mặt

trời và yên ngủ trong im lặng của đêm

trường.

Nhà của các ngươi cũng có những giấc

mơ. Các ngươi có tin nhà các ngươi cũng

biết mơ không? Trong giấc mơ các ngươi

có tin nhà của các ngươi rời thành phố để

dạo qua những rừng cây hay núi đồi?

Ôi! Nếu ta có thể hái được nhà các ngươi

trong bàn tay và, như một người gieo

giống đem đi gieo rắc khắp rừng già và

đồng cỏ. Chớ gì ta có thể biến những thung

lũng thành những đường phố, những lối

mòn xanh um thành những lộ nhỏ cho các

ngươi, để các ngươi có thể tìm gặp nhau

qua các vườn nho, để các ngươi tẩm vào y

phục của các ngươi mùi thơm của đất.

Nhưng bây giờ chưa phải là lúc những

chuyện đó xảy ra.

Trong cơn sợ hãi, tổ tiên các ngươi đã

quây quần các ngươi lại. Cơn sợ hãi ấy sẽ

còn kéo dài một thời gian. Còn một thời

gian nữa những bờ thành của thị trấn vẫn

ngăn chia nơi trú ngụ của các ngươi với

đồng cỏ của các ngươi.

Hãy nói cho ta hay, hỡi dân thành phố Ô

Pha Lê, các ngươi có gì trong những ngôi

nhà ấy? Các ngươi cất giữ gì sau lớp cửa

then cài kia?

Các ngươi có chăng sự an lạc, một thứ thôi

thúc êm đềm thể hiện quyền lực của các

ngươi?

Các ngươi có chăng những kỷ niệm,

những vòm chói lóa xiên ngang chóp đỉnh

của thần trí?

Các ngươi có chăng vẻ đẹp để chuyển

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 20


hướng những vật vô tri như gỗ đá và

hướng dẫn chúng về đi về phía núi Thánh?

Hãy nói cho ta hay, các ngươi có tất cả các

thứ đó trong nhà các ngươi không?

Hay các ngươi chỉ có sự an lạc hay lòng

thèm muốn sự an lạc. Ước muốn phù du

ấy một khi được rước vào nhà nó sẽ trở

thành trước là khách nhưng sau là chủ.

Vâng, nó trở thành như kẻ dạy thú, với

chĩa và đinh ba, nó biến những ước muốn

cao thượng của các ngươi thành những thứ

trò hề.

Tay nó là nhung tơ nhưng lòng nó là sắt

đá.

Nó đứng đầu giường ru ngủ các ngươi và

chế riễu sự trang nghiêm của thể xác.

Nó phỉ báng những vị giác tốt của các

ngươi bằng cách đặt chúng vào một lớp

bông mềm như người ta dùng để đặt quanh

những chiếc bình dễ vỡ.

Sự thật lòng thèm muốn an lạc hủy diệt

đam mê của tâm hồn.

Nhưng các ngươi, những đứa con của

không gian, các ngươi, những kẻ lo lắng

trong khi nghỉ ngơi, các ngươi sẽ không bị

bắt giữ lẫn bị rèn luyện cho thuần tính.

Nhà các ngươi không phải là chiếc neo mà

là một cột buồm.

Nhà các ngươi không phải là một tấm khăn

màu mè che dấu một vết thương, nhà các

ngươi như mí mắt che chở con ngươi.

Các ngươi sẽ không xếp cánh lại để chui

qua cửa, sẽ không cúi đầu để khỏi chạm

trần, cũng không ngại thở vì sợ bức tường

sụp đổ.

Các ngươi sẽ không ở những ngôi nhà mồ

mà kẻ chết xây cho người sống.

Dù được xây nguy nga tráng lệ, nhà các

ngươi không thể chứa đựng những thầm

kín lẫn che dấu ước muốn của các ngươi.

Bởi vì tất cả những gì vô tận nơi các ngươi

sẽ trú ngụ một lâu đài trên thiên giới.

Cánh cửa chính của lâu đài là sương mai

và những cánh cửa sổ là tiếng ca và yên

lặng của đêm trường.

(Còn tiếp)

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 21


A

nh tên Li

Li Wenliang

Cái tên tiền định của chia lìa bi thảm

Tôi cuối đường một đời áo trắng

Anh đầu non sức sống tràn đầy

Chúng ta không quen nhau

Chưa từng hay biết tuổi tên nhau

Chúng ta cách xa nhau ngàn vạn dặm

Lần đầu cũng là lần cuối

Nhìn thấy mặt anh

Chúng ta vẫn còn xa cách

Bởi một chiếc mặt nạ

Chiếc mặt nạ của ngăn chia

Yên lành và bệnh tật

Sự sống và cái chết!

Nhưng chúng ta vẫn gần nhau

Qua cánh tay giương lên

Đọc lời thề Hippocrate:

Với tất cả lương tâm

Chữa lành bệnh tật trong khả năng có

được

Thoa dịu nỗi đau của người thống khổ

An ủi những kẻ khốn cùng

Nhưng người ta đã nhân danh

Cơ quan hữu trách

Biến những lời cảnh giác tai ương

Thành những hành vi phạm pháp

Những tin đồn thất thiệt

Người ta đã che dấu, kiểm duyệt

Tiếng nói của lương tâm!

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 22


Rồi tất cả trở nên muộn màng

Khi gian ngoa không còn lấp che sự thật

Và thảm họa ập xuống

Đời anh, gia đình anh, đất nước anh!

Tôi làm gì được cho anh

Ngoài giòng nước mắt chảy ngược vào

tim

Và con tim nổ bùng bất lực!?

Li

Li Wenliang

Người đồng nghiệp trẻ chưa hề quen biết

Anh đi rồi

Đồng nghiệp còn lại của anh xác quyết:

"Trên đời không có anh hùng trên trời

rơi xuống,

Chỉ có những người bình thường liên

tục tiến lên"

Li

Li Wenliang

Tôi xin nói với riêng anh:

"Mừng anh đã làm đẹp lời thề

Sau một lần đưa tay tuyên thệ".

Trang Châu

Montréal 07-02-2020

LI

LI WENLIANG

CHÚNG TÔI KHÓC ANH

CẢ THẾ GIỚI KHÓC THƯƠNG ANH

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 23


Y

our name is Li*

our full name is Li Wenliang

A fated name of tragic separation

Me at the end of a white coat’s

professional journey

And you still full of vigor at the start of

your career

We don’t know each other

Never aware of each other’s identities

Thousands of miles are lying between us

This is the first time and also the last time

That I saw your face

Even that we are still separated by a face

mask

A mask separating

Well being from illness

And life from death

However, we are close to each other

Through both of us raising raising our

arms

To recite the Hippocratic oath:

That in full conscience

And within our capabilities to cure all

ailments

To alleviate the suffering of those in

anguish

And to offer consolations for those in

distress

But there were people who in the name

Of the responsible authorities

Interpreted the warnings of a coming

disaster

As spreading fallacious rumors

They tried to suppress and to censor

The voices of conscience!

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 24


Then it became too late for everything

When fallacy and lies could not hide the

truth

And disaster struck down

On your life, your family, your country

What I could do for you

Besides the flow of tears running back to

the heart

And from helplessness my heart to

implode?!

Li Wenliang

The young colleague that I never got to

know

You were gone

Your surviving colleagues keep asserting:

"In this world there are no heroes

falling down from heaven

There are only ordinary people

continually going ahead"

Li Wenliang

I would like personally to convey to you

these words:

"Congratulations for embellishing the

oath

That one time with your raised arm

You had sworn to uphold".

*Li (in Vietnamese means separation)

Trang Châu

Montreal February 07, 2020

Translated from Vietnamese poem by Đặng Vũ Vương, M.D.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 25


Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng.

Đ

ó là hai câu thơ của Tôn Thọ Tường

trong bài "Tôn phu nhân qui Thục"

mà tôi được học thời còn ở bậc trung học.

Tôn Thọ Tường đã dùng bài này để biện

minh cho việc ông ra làm việc với chính

quyền Pháp. Bài thơ đã gây ra trận bút

chiến ngoạn mục trong lịch sử văn học

nước nhà, giữa Tôn Thọ Tường và cụ Phan

Văn Trị cùng nhóm bài chống Pháp, trong

thời kỳ nước ta bị Pháp xâm lăng. Tại sao

Tôn Thọ Tường lại ví hoàn cảnh của mình

với hoàn cảnh của Tôn phu nhân? Đó là

chuyện lát nữa, xin xem hồi sau sẽ rõ!

Bây giờ, chúng ta nên bắt đầu bằng chuyện

Tôn phu nhân đã. Tôn phu nhân không xa

lạ gì với những "fan" của truyện Tam

Quốc, nói về một thời kỳ đầy giao động và

khói lửa kéo dài gần 100 năm, và nổi bật

nhất trong giai đoạn đó là sự tranh chấp

giữa ba thế lực chính trị Ngụy (Tào Tháo),

Thục (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền); trong

đó thế lực của Tào Tháo lớn mạnh nhất, vì

nắm Thiên Tử trong tay, và dùng chiêu bài

"phò Hán" để sai khiến chư hầu. Để chống

lại với thế lực này, Ngô và Thục đã lắm

phen phải liên minh. Tuy ngoài mặt gọi là

liên minh, nhưng hai phe này cũng chỉ

bằng mặt không bằng lòng, nhất là trong

vụ tranh chấp thành Kinh Châu, bên Tôn

Quyền năm lần bảy lượt đòi, bên Lưu Bị

dằng dai không trả, nên cả hai bên đã lắm

phen tìm cách tiêu diệt nhau để dành lấy

đất Kinh Châu, là một địa điểm chiến lược

trọng yếu. Tôn phu nhân đã là một con cờ

trong ván bài chính trị đó, được đặt để vào

một cuộc hôn nhân chính trị, và kết thúc

bằng cái chết để trọn nghĩa phu thê.

Bà tên Tôn Thượng Hương, là con gái út

của thái thú quận Trường Sa là Tôn Kiên;

và là em của Tôn Sách và Tôn Quyền,

những người đã tạo nên cơ nghiệp cho nhà

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 26


Đông Ngô. Bà được mô tả là người tài

giỏi, cương cường như hai anh, thích tập

đao múa kiếm, thị tỳ hơn 100 người lúc

nào cũng đeo gươm giáo đứng hầu.

Năm 209, sau chiến thắng lẫy lừng của

liên minh Ngô-Thục trong trận Xích Bích,

phá tan giấc mộng thống nhất của Tào

Tháo, cục diện chính trị đã hình thành thế

chân vạc; thì ít lâu sau, liên minh Ngô-

Thục lại rạn nứt, hục hặc nhau về chuyện

Kinh Châu. Đúng thời điểm ấy, vợ của

Lưu Bị là Cam phu nhân qua đời. Quân do

thám dò biết về báo với Ngô hầu Tôn

Quyền. Đô đốc Chu Công Cẩn (Chu Du)

thừa cơ hội đó, bàn mưu với Tôn Quyền

toan diệt Lưu Bị, dâng kế xin cho người

sang Kinh Châu giả làm mối Tôn tiểu thư

cho Lưu Bị, rồi lừa cho Lưu Bị sang Giang

Đông, bắt giam lại để làm con tin đánh đổi

Kinh Châu. Tôn Quyền theo kế ấy, sai Lã

Phạm làm ông mai, sang Kinh Châu ngỏ ý

với Lưu Bị nhưng ông từ chối, viện cớ vợ

mới mất, hơn nữa em gái Ngô hầu còn son

trẻ e không xứng đôi vừa lứa.

Lã Phạm phải thuyết phục mãi:

- Tôn quận chúa có nhan sắc, hiền hậu, nếu

hai nhà kết Tấn Tần với nhau thì giặc Tào

Tháo không dám nhìn ngó đến phía đông

nam nữa. Việc này công tư đều có lợi.

Tối đến, Lưu Bị bàn với "quân sư quạt…

lông" Khổng Minh, ông cũng tán thành:

- Tôi bói dịch được quẻ đại cát. Chúa công

cứ nhận lời đi, tôi sẽ nghĩ mẹo khiến cho

Chu Du không làm gì ta được.

Nói rồi sai Tôn Càn cùng theo Lã Phạm về

Giang Đông dâng sính lễ chọn ngày cưới.

Lưu Bị e dè:

- Chu Du muốn lập mưu hại ta, sao quân

sư lại xúi ta lao mình vào hang cọp?

Khổng Minh cười cười:

- Chu Du không che được mắt tôi, tôi chỉ

cần một mẹo nhỏ là bẻ gãy được âm mưu

của Chu Du, chúa công sẽ cưới được em

gái Ngô hầu, mà Kinh Châu cũng không

hề hấn gì.

Nói đoạn gọi dũng tướng Triệu Vân vào

đưa cho 3 cẩm nang, dặn dò cứ theo thứ tự

mà thi hành.

Tháng 10 mùa đông năm ấy, tức năm Kiến

An thứ 14, sau khi giao Kinh Châu cho

Khổng Minh trông coi, Lưu Huyền Đức

(Lưu Bị) dưới sự hộ tống của Triệu Vân,

Tôn Càn cùng 500 tinh binh, dùng chục

chiếc thuyền rời Kinh Châu, vượt Trường

Giang sang Giang Đông ra mắt Tôn

Quyền. Lênh đênh trên sóng nước, lòng áy

náy không yên. Triệu Vân an ủi:

- Quân sư giao cho ba túi gấm, hẳn có mẹo

hay, chúa công đừng lo.

Đến Nam Từ, Triệu Vân y kế của Khổng

Minh, nói Huyền Đức mang rượu và dê

đến ra mắt Kiều quốc lão thuật chuyện

Đông Ngô sai Lã Phạm sang làm mối.

Đồng thời, Triệu Vân sai 500 quân sỹ, áo

thắm quần điều, tấp nập ra phố chợ mua

sắm đồ sính lễ, truyền tin Lưu hoàng thúc

sang làm rể Đông Ngô. Thế là, tin quận

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 27


chúa Đông Ngô sắp được gả cho hoàng

thất nhà Hán lan truyền như nước chảy.

Nói về Kiều quốc lão, là cha của hai cô gái

đẹp nhất Giang Đông thời ấy là Đại Kiều

đã gả cho Tôn Sách, và Tiểu Kiều đã gả

cho Chu Du; nói nôm na Kiều quốc lão là

sui gia với Ngô quốc thái, mẹ của Tôn

Sách và Tôn Quyền. Sau khi được Lưu

Huyền Đức đến bái kiến và báo tin vui,

Kiều quốc lão lật đật vào ngay trong cung

chúc mừng bà sui gia. Ngô quốc thái hỏi:

- Chuyện gì mà chúc mừng?

- Tôn quận chúa sắp làm dâu nhà Hán,

chàng rể Lưu hoàng thúc đã sang đến nơi

rồi, đang rầm rộ ngoài phố sắm sửa dê lợn,

hoa quả để kết hôn, cả thành đều biết, sao

còn dấu tôi?

Ngô quốc thái tá hỏa tam tinh, cho gọi Tôn

Quyền vào hỏi cho ra lẽ và khóc rống lên

rồi mắng:

- Mày thật không coi tao ra gì nữa rồi! Trai

dựng vợ, gái gả chồng là chuyện thường

tình, nhưng mày có gả em mày cũng phải

nói trước với tao chứ? Nay cả thành đều

biết, chỉ có tao, nếu không nhờ Kiều quốc

lão báo tin thì tao cũng không biết gì cả!

Tôn Quyền giật mình, thưa:

- Không phải đâu mẹ! Đó chỉ là kế của

Chu Du, lừa Lưu Bị đến đây để đòi đổi lấy

Kinh Châu, nếu hắn không nghe thì giết

đi, chứ nào phải thật đâu mà mẹ bi thương

đến thế.

Nghe thế, Ngô quốc thái lại còn nổi giận

thêm, réo gọi Chu Du mà mắng:

- Ngươi làm đô đốc, quản lĩnh binh tướng

6 quận, 81 châu, không nghĩ được cách gì

lấy Kinh Châu mà phải đem con gái bà ra

làm mồi nhử để giết Lưu Bị. Mày muốn

cho con bà chưa chồng mà mang tiếng góa

bụa, có phải lỡ dở cả một đời nó không?

Thế mà cũng gọi là mưu mẹo à, hở thằng

kia!

Rồi cứ chửi mắng Chu Du không ngớt.

Kiều quốc lão cũng thêm vào:

- Nếu dùng kế ấy, dù có lấy được Kinh

Châu, cũng bị thiên hạ chê cười.

Tôn Quyền biết lỗi ngồi im thin thít,

không nói được lời gì. Kiều quốc lão can:

- Nay đã lỡ rồi, Lưu hoàng thúc cũng là

bậc hào kiệt thời nay, nếu Quốc thái được

người rể ấy thì cũng xứng đáng, không

làm nhục gì tiểu thư đâu.

Ngô quốc thái ra lệnh Tôn Quyền ngày

mai mở tiệc ở chùa Cam Lộ, mời Huyền

Đức đến để bà coi mắt, nếu ưng thì sẽ cho

cưới. Lã Phạm lại dâng kế với Tôn Quyền,

sai 300 quân đao phủ phục sẵn hai bên

hành lang, nếu Ngô quốc thái không bằng

lòng thì đao phủ đổ ra mà bắt trói Huyền

Đức.

Huyền Đức được tin, bàn với Triệu Vân và

Tôn Càn. Triệu Vân nói:

- Buổi ra mắt ngày mai, dữ nhiều lành ít,

tôi phải đem 500 binh đi bảo vệ chúa công.

Hôm sau, Huyền Đức mặc áo giáp hộ thân,

khoác cẩm bào bên ngoài, cùng Triệu Vân

và đoàn tùy tùng, đao kiếm sáng loáng đi

theo, thẳng đến chùa Cam Lộ, vào ra mắt

Ngô hầu. Tôn Quyền thấy Huyền Đức

diện mạo phi thường, Triệu Vân mặc giáp

bạc, nai nịt gọn ghẽ, oai phong lẫm lẫm,

thì có ý hoảng sợ, dẫn Huyền Đức vào ra

mắt Ngô quốc thái. Bà nhìn thấy Huyền

Đức đường đường có tướng đế vương,

trong bụng mười phần ưng ý, nói với Kiều

quốc lão:

- Người này thật xứng làm rể ta.

Kiều quốc lão cũng chúc mừng:

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 28


- Lưu hoàng thúc uy nghi đường bệ, tướng

mạo như rồng như phượng, nhân nghĩa tỏa

khắp thiên hạ, thật đáng chúc mừng cho

quốc thái kén được rể hiền.

Thế là lộng giả thành chân, Huyền Đức

nghiễm nhiên trở thành rể Đông Ngô. Tôn

tiểu thư không hay biết gì mưu kế của anh,

nghe lời mẹ kết hôn với Huyền Đức. Tính

khí bà uy nghiêm, lúc nào cũng có các nữ

thị vệ gươm giáo tua tủa khiến Huyền Đức

lắm phen rùng mình, bảo phu nhân cất các

thứ đồ chơi đó đi, không phải thứ để cho

phụ nữ chơi.

Hoảng trông thị nữ đeo gươm đứng,

Cứ tưởng Đông Ngô đặt phục binh!

Phu nhân tủm tỉm cười, nói:

- Đã hơn nửa đời người chinh chiến còn sợ

gươm đao à? - Nói rồi sai vệ sỹ dọn cất hết

gươm giáo trong phòng.

Huyền Đức cùng Tôn phu nhân tâm đầu ý

hợp. Chu Du thấy kế của mình thất bại, lại

hiến kế cho Tôn Quyền hết lòng chiều

chuộng cung phụng đủ mọi thứ xa hoa để

lung lạc nhuệ khí của Huyền Đức, khiến

ông không tha thiết gì đến việc trở về Thục

hội ngộ cùng quân sư Khồng Minh, và hai

người em kết nghĩa Quan - Trương nữa.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy

chốc đông tàn xuân tới, gần đến ngày tết

nguyên đán, Triệu Vân lại y hẹn mở túi

gấm xem kế của Khổng Minh rồi vào tâu

với Huyền Đức:

- Sáng nay Quân sư có sai người sang báo

là Tào Tháo khởi 50 vạn tinh binh sang

đánh Kinh Châu, trả thù hận Xích Bích.

Nguy đến nơi rồi, chúa công phải về ngay

mới được.

Huyền Đức vào gặp Tôn phu nhân, rơm

rớm nước mắt (khóc là nghề của chàng!)

nói:

- Tôi nghĩ đến phận nương nhờ đất khách,

sống không phụng dưỡng được mẹ cha,

nay tết nhất đến nơi, cũng không thờ cúng

được tổ tiên, lấy làm hổ thẹn.

Tôn phu nhân nói:

- Phu quân đừng giấu nữa, nãy thiếp đã

nghe hết lời của Triệu Tử Long báo tin

Kinh Châu nguy cấp rồi, phu quân muốn

về nên mượn cớ đó thôi. Nay thiếp đã là

vợ của chàng, thì sống cũng là người của

họ Lưu, chết cũng là ma nhà họ Lưu.

Thôi thì phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin theo.

Nói rồi hiến kế:

- Đến hôm mồng một tết, thiếp với phu

quân xin phép mẹ ra bờ sông tế tổ, rồi cùng

lẻn về Thục, có được không?

Ngày nguyên đán, vào mùa xuân năm

Kiến An thứ 15, hai vợ chồng đến chúc tết

Ngô quốc thái, xin phép ra bờ sông tế tổ

tiên, trong lúc Tôn Quyền cùng văn võ mở

yến tiệc mừng xuân. Trước khi từ biệt,

Tôn phu nhân dâng lên mẹ một lọn tóc

mây, gói trong chiếc khăn lụa. Ngô quốc

thái đón nhận, hai giọt lệ rơi trên má. Ngô

quốc thái có biết ý con gái mình không?

Xin để độc giả suy đoán. Ôi, tấm lòng bao

la của người mẹ!

Tôn Quyền đêm ấy uống rượu say không

hề biết chuyện Huyền Đức đã lẻn đi cùng

em gái mình. Tả hữu không ai dám đánh

thức ông. Hôm sau tỉnh rượu, nghe tin ấy,

Tôn Quyền cả giận ném nghiên mực

xuống đất, vỡ tan, rồi truyền cho hai tướng

đem 500 tinh binh đuổi bắt.

Có người tâu rằng Quận chúa rất uy dũng,

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 29


lo rằng các tướng và quân sỹ không dám

ra tay. Tôn Quyền lại rút ngay thanh gươm

đang đeo ra lệnh:

- Đem thanh gươm này đuổi theo em ta và

Lưu Bị đem về đây, nếu chúng kháng cự

thì cứ chém!

Cuộc trốn chạy của Huyền Đức thật không

dễ dàng. Đằng sau quân Ngô đuổi đến gần,

đằng trước Chu Du đoán biết có ngày

Huyền Đức sẽ trốn nên đã đặt binh phục

sẵn, đánh dồn lại. Tôn phu nhân cũng

không vừa, bà xuống xe vừa chặn, vừa

quát tháo mắng các tướng, để Huyền Đức

thoát chạy đến tận bờ sông, nơi đó Triệu

Vân đã dàn quân ứng chiến. Huyền Đức

hơi vững dạ, nhìn dòng sông nước chảy

mênh mông mà đau xót nhớ đến những

ngày êm ấm

ở Đông Ngô,

ứa nước mắt.

Giờ thì không

một bóng

thuyền, chắc

chết nơi đây.

Phía sau lại

nghe tiếng vó

ngựa vang

rền, quân

Ngô đuổi đến

nơi. Huyền

Đức than:

- Chạy cả

ngày mệt mỏi, nay quân lại đuổi đến, chắc

là ta chết không có chỗ chôn thây!

Chợt Triệu Vân nhớ đến lời Khổng Minh

dặn: khi nào đến nước đường cùng thì mở

túi gấm thứ ba, liền mở ra xem rồi theo kế,

men theo bờ sông đến một dãy lau sậy rậm

rạp, đã thấy một dãy hơn chục chiếc

thuyền đậu sẵn ở đó. Ôi! Sự vui mừng nói

sao cho siết. Huyền Đức, Tôn phu nhân và

tướng sỹ lên cả thuyền. Thì ô hay, ở đâu

xuất hiện một người khăn lượt, áo the, tay

phe phẩy quạt lông, bước ra khoang lạy

chào:

- Chúc mừng chúa công. Gia Cát Lượng

tôi chờ ngài ở đây đã lâu rồi.

Hóa ra những người giả làm lái buôn trong

thuyền đều là quân Kinh Châu cả.

Trên bờ, quân Ngô đến nơi, tên bắn ra tới

tấp. Dưới sông thì nước ầm ầm nổi sóng,

nhìn ra, thì là Chu Du kéo đoàn chiến

thuyền Đông Ngô ào ào đuổi tới.

Đoàn thuyền Kinh Châu lướt đi trên sóng

sang đến bờ bên kia, bèn bỏ thuyền, lên bộ

kéo nhau chạy thoát thân. Quân của Chu

Du đuổi tới

cũng ùa lên

bộ rầm rộ

đuổi theo.

Bỗng đâu

trống đánh

vang trời, từ

trên sườn

núi, một toán

quân kéo ra,

một tướng

mặt đỏ, râu

dài dẫn đầu,

oai phong

lẫm liệt,

chính là

Quan Vân Trường. Chu Du kinh hãi, quay

ngựa bỏ chạy. Quân Thục đánh tràn, quân

Ngô thua to, Chu Du nhẩy được xuống

thuyền thì quân sỹ Kinh Châu ở trên bờ

đồng thanh hô:

Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ,

Đã mất phu nhân, lại thiệt quân!

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 30


Chu Du uất ức gầm lên một tiếng: "Kế của

ta thất bại, còn mặt mũi nào về nhìn Ngô

hầu nữa", vết thương do trận đánh lần

trước chưa lành, lại vỡ tung ra, ngã quỵ

xuống thuyền, bất tỉnh. Khổng Minh

không cho quân đuổi theo, tất cả kéo về

Kinh Châu ăn mừng và khao thưởng tướng

sỹ.

Tôn phu nhân theo chồng về Thục, vì hai

người vợ của Huyền Đức đều đã mất, nên

phu nhân lo quản việc nhà và chăm sóc A

Đẩu (Lưu Thiện), lúc đó là con trai duy

nhất của Huyền Đức và Cam phu nhân (đã

mất).

Hai năm sau, mối quan hệ giữa Ngô và

Thục lại trở nên căng thẳng. Lợi dụng lúc

Lưu Huyền Đức đem quân vào Tây

Xuyên, văn võ bàn kế với Tôn Quyền sai

quân lấp lối vào Xuyên, chặn đường về

của Huyền Đức.

Ngô quốc thái nghe được giận lắm, ngăn

lại: "Ta có mỗi đứa con gái gả cho Lưu Bị,

nay bọn ngươi động binh thì tính mạng

con gái ta ra sao?". Lại mắng Tôn Quyền:

- Mày thừa kế 81 châu quận do cha anh

gây dựng chưa đủ sao, lại vì chút lợi mà

quên tình anh em?

Tôn Quyền sợ mẹ đành vâng dạ, rồi lén

dùng kế, cho người giả đem thư sang Thục

báo tin với Tôn phu nhân rằng Ngô quốc

thái bị bệnh nặng, bà muốn gặp con gái lần

cuối, và dặn dò đem cả cháu ngoại A Đẩu

về cho bà xem mặt. Thực ra là Tôn Quyền

muốn gọi Tôn phu nhân về để Ngô quốc

thái yên tâm, và muốn bắt A Đẩu làm con

tin.

Tôn phu nhân đọc thư, toan báo với quân

sư Khổng Minh để xin đi, thì người đưa

thư ngăn lại nói: "nếu quân sư bảo phải

chờ báo tin cho Lưu hoàng thúc, rồi chờ

lệnh ngài thì lỡ việc hết, nay thuyền bè đã

sẵn sàng cả rồi, phu nhân lên thuyền ngay

cho kịp".

Phu nhân nóng ruột vì mẹ bệnh nặng, do

đó, bà thu xếp cùng với 30 thị nữ rồi bồng

A Đẩu 7 tuổi, trốn theo thuyền để về Đông

Ngô. Gặp lúc Triệu Vân đi tuần về, nghe

tin rụng rời tay chân, quất ngựa như bay

đến bờ sông gọi thuyền lại, nhưng thuyền

của phu nhân cứ vùn vụt bay trên sóng.

Triệu Vân lên được chiếc thuyền nhỏ ven

bờ, cầm giáo nhảy lên bảo người lái đuổi

theo thuyền phu nhân, lúc đó đang bắn tên

như pháo sang thuyền Triệu Vân. Vân lấy

giáo gạt ra, nhảy vọt sang thuyền lớn.

Quân Ngô khiếp vía, ngã ùm xuống sông

cả đám. Vào đến khoang thuyền, thấy Tôn

phu nhân đang ôm A Đẩu, Triệu Vân thưa:

- Chủ mẫu đi đâu sao không báo cho quân

sư biết? Lại đem cả tiểu chủ đi?

Tôn phu nhân nói:

- Mẹ ta ốm nặng, không kịp báo cho quân

sư. Ta phải đem A Đẩu đi vì để lại Kinh

Châu không ai chăm sóc.

Triệu Vân nói:

- Chủ mẫu muốn đi thì đi, nhưng phải để

tiểu chủ lại.

Nói rồi, giằng lấy A Đẩu trong tay Tôn

phu nhân, ôm ra đứng đầu thuyền. Phu

nhân quát đám thị tì có võ nghệ xông vào

đánh chém Triệu Vân. Vân một tay ôm A

Đẩu, tay kia vung đao chém loạn xạ cả lên,

cả đám "nữ tặc" ngã chúi vào nhau. Triệu

Vân có một mình giữa giòng, không sao

đưa A Đẩu vào bờ được. Bỗng đâu một

đoàn độ mươi chiếc thuyền vùn vụt bay

tới, cờ quạt rợp trời, trống chiêng vang

dội. Triệu Vân kinh hồn hoảng vía, nhìn ra

thì thấy một tướng cầm xà mâu, mắt tròn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 31


to thét lớn:

- Tẩu tẩu, phải để cháu ở lại đây.

Ouf. Hết hồn! Thì ra Trương Phi, lúc đó

đang đi tuần tiễu, nghe báo tin Tôn phu

nhân mang A Đẩu đi, vội vàng đem đoàn

thuyền chạy theo chặn lại. Trương Phi cứu

được Triệu Vân và A Đẩu, cùng mừng rỡ

nhảy qua thuyền mình quay về, vừa lúc

thuyền lớn của Khổng Minh tới tiếp cứu.

Thấy A Đẩu được cứu, mọi người hớn hở

bơi thuyền trở về doanh trại.

Sau khi Tôn phu nhân về Đông Ngô, từ

đấy tình nghĩa phu thê đứt đoạn, không ai

nghe nói gì về bà nữa.

Năm 221, Lưu Bị và Khổng Minh ở Thục

nghe đồn rằng Hán Hiến Đế đã bị

Tào Phi giết hại (tin không đúng, xin

xem hồi cuối sẽ rõ!), bèn phát tang.

Quần thần nhiều lần khuyên Lưu Bị

đăng cơ, và cuối cùng ông đã chấp

thuận lên ngôi Hoàng đế để nối tiếp

nhà Hán. Từ đó nhà Thục Hán bắt

đầu.

Tiếp đến là cái chết của hai người

em kết nghĩa Quan Vũ và Trương

Phi đã khiến Lưu Bị dồn sự căm tức

lên Đông Ngô, và quyết tâm kéo đại

binh báo thù, bất chấp lời khuyên

can của Khổng Minh, Triệu Vân và các

tướng. Lòng nôn nóng trả thù đã khiến

Lưu Bị mù quáng và đưa ông đến việc liên

tiếp thất trận. Cuối cùng, trong trận Di

Lăng - Hào Đình, ông lại phạm một lỗi

lầm lớn về việc dựng trại san sát nhau liên

tiếp 700 dặm, phạm vào một tối kỵ

của binh gia. Quả nhiên, quân Ngô

thừa lúc trời nổi gió đã dùng hỏa

công tấn công vào liên trại của

Thục, Lưu Bị trở tay không kịp,

quân sĩ bị giết mấy vạn người, phần

còn lại tan vỡ bỏ chạy. Cuối cùng

Lưu Bị phải bỏ cả mũ giáp chạy về

thành Bạch Đế.

Bên Đông Ngô, mấy hôm trước,

Tôn phu nhân nằm mơ thấy Lưu Bị

đứng trước mặt khóc mà không nói

gì. Tâm thần hoảng loạn, bà đứng dậy ra

ngoài đi quanh thì nghe ngoài hành lang

bán tán về việc quân Thục bị thua trận, và

loan "tin vịt" là Lưu hoàng thúc đã chết

trong đám loạn quân rồi. Phu nhân nhớ lại

giấc mộng, choáng váng ngất đi. Ngô quốc

thái an ủi, rồi cho gọi Tôn Quyền đến

mắng cho một trận, Tôn Quyền chỉ lặng

thinh.

Hôm sau, Tôn phu nhân cho bày hương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 32


hoa sẵn, rồi mặc áo tang ra bờ sông khấn

vái. Lạy xong bà gọi "Hoàng thúc, thiếp

theo chàng đây" rồi lao mình xuống giòng

Trường Giang cuồn cuộn sóng. Mọi người

kinh hãi, tìm cách cứu, một mặt cấp báo

với Tôn Quyền nhưng khi Tôn Quyền đến

nơi thì chỉ thấy sóng nước nhấp nhô dưới

trời thanh đãng. Người đời sau lập đền thờ

Tôn phu nhân trên bến sông, gọi là đền

Khiêu Cơ.

Cụ Phan Kế Bính có thơ khen rằng:

Tiên chủ thua quân tới Bạch Thành,

Phu nhân nghe nạn vội quyên sinh.

Bến sông nay vẫn còn bia tạc,

Chói lọi nghìn thu tiếng gái trinh.

------------------

N

hà thơ Tôn Thọ Tường đã dựa vào

điển tích này mà viết bài "Tôn phu

nhân qui Thục". Ông tự ví mình như Tôn

phu nhân, lấy chồng thì phải theo chồng,

dù vẫn nặng lòng với cố hương. Ông ra

làm việc với người Pháp, không có nghĩa

là không nặng lòng với quê cha đất tổ!

Ông tận tụy với chức vụ, được người Pháp

nể trọng, sau thăng đến chức Đốc phủ sứ.

Trong một chuyến công du ra Bắc cùng

với viên Lãnh sự Pháp, ông bị bệnh và

chết, lúc chết vẫn nghèo như trước, rõ ràng

việc ông cộng tác với người Pháp không

hẳn là để cầu vinh.

Ông luôn bày tỏ niềm u uất đối với những

lời khích bác, chê bai của phe bài chống

Pháp, nên gửi tâm sự vào thơ để bày tỏ nỗi

lòng, biện bạch cho việc "qui Pháp" của

ông. Bài Tôn phu nhân qui Thục; hay bài

Từ Thứ qui Tào là những thí dụ điển hình.

Tôn phu nhân một lòng thờ chồng mà theo

về Thục, Từ Thứ vì mẹ mà phải bỏ Thục

theo Tào, ra đi mà ruột đứt lòng đau!

Bài Tôn phu nhân qui Thục chỉ vỏn vẹn 8

câu, Tôn Thọ Tường ca ngợi Tôn phu nhân

"Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông",

cùng lời nhắn nhủ của Tôn phu nhân gửi

đến đô đốc Chu Du ở 4 câu cuối:

Son phấn thà cam dày gió bụi,

Đá vàng chi để thẹn non sông.

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.

Bài thơ đã tạo nên một trận bút chiến với

nhiều bài họa lại, có ý châm chích ông,

điển hình là bài của cụ Phan Văn Trị, cũng

tả cảnh lúc Tôn phu nhân bịn rịn rời đất

Đông Ngô như: "mặt ngả trời chiều biệt

cõi Đông", và kết thúc với 4 câu, mượn lời

nhắn nhủ của Tôn phu nhân gửi đến anh

trai Tôn Quyền, chủ ý là để "mắng" Tôn

Thọ Tường:

Hai vai tơ tóc bền trời đất,

Một gánh cương thường nặng núi sông.

Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết,

Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng!

Ý nhắn nhủ với Tôn Thọ Tường rằng: Tôn

phu nhân là gái, phải theo chồng là lẽ

thường rồi (hai vai tơ tóc…), chưa kể bà

còn là gạch nối để giữ vững tình hòa hảo

giữa Ngô-Thục (gánh cương thường nặng

núi sông). Chứ còn Tôn Thọ Tường có

phải là gái đâu, mà giặc Pháp có phải là

chồng của ông đâu mà nói là ông "phải"

theo! Ông là trai thì phải thờ chúa chứ!

Chuyện bút chiến, xin không phê phán,

việc đó đã có lịch sử phê phán rồi.

Cũng trong tâm trạng biện bạch đó, Tôn

Thọ Tường còn có bài thơ Từ Thứ qui Tào.

Từ Thứ là một mưu sĩ của Lưu Bị, rất được

trọng dụng và đã nhiều lần bày mưu giúp

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 33


Lưu Bị thắng Tào Tháo. Tháo mến tài

muốn chiêu dụ ông nhưng không biết

dùng cách gì. Quân sư quạt mo Trình Dục

bày kế "Từ Thứ chí hiếu, chỉ còn một mẹ

già không ai chăm sóc. Thừa tướng nên

lừa mẹ hắn về

Hứa Xương, rồi

bảo bà viết thư

gọi con về hàng,

chắc Từ Thứ

nghe theo". Tào

Tháo y kế, bắt

được mẹ Từ

Thứ, mang về

đối đãi rất tử tế,

rồi bảo bà viết

thư gọi con về

hàng. Từ mẫu

nổi giận, ném

nghiên mực vào mặt Tào Tháo. Tháo toan

giết bà, nhưng Trình Dục can và đem Từ

mẫu nuôi nấng ở riêng một nhà, ân cần

phụng dưỡng, thường xuyên đem đồ biếu

kèm danh thiếp. Từ mẫu cảm động cũng

gửi thiếp cám ơn. Nhờ đó, Trình Dục bắt

chước được chữ viết của bà, liền giả chữ

bà, viết thư sai người đem đến cho Từ

Thứ, nói nếu Từ Thứ về hàng Tào Tháo thì

may ra mạng của bà mới được cứu thoát.

Từ Thứ đọc thư thấy đúng chữ của mẹ,

không cầm được nước mắt, vào yết kiến

Huyền Đức, kể lể sự tình. Huyền Đức đau

lòng khóc rống lên, đành lòng để Từ Thứ

ra đi.

Tôn Càn khuyên Huyền Đức giữ Từ Thứ

lại đừng cho đi, Tào Tháo không dụ hàng

được Thứ, hẳn sẽ mang mẹ già ra giết, Từ

Thứ ắt sẽ mang bụng thù mà cố sức giúp

Thục đánh Tào. Huyền Đức không nghe:

- Ta thà chết chứ không làm những việc

bất nhân bất nghĩa như thế.

Rồi đành lòng tiễn Từ Thứ đi hết chặng

đường này đến chặng đường khác, hai

người nước mắt như mưa! Đến bên bìa

rừng, Huyền Đức dừng cương ngựa, trông

theo Từ Thứ, rồi khóc mà nói:

- Từ Nguyên

Trực đi rồi, ta

phải làm sao?

Rồi gạt nước

mắt chỉ roi

vào rừng nói:

- Ta muốn

chặt hết cây

cối nơi này!

Quân sĩ hỏi

duyên cớ,

Huyền Đức

nói:

- Rừng cây

này che khuất Nguyên Trực của ta.

Từ Thứ đến Hứa Xương vào yết kiến Tào

Tháo rồi vội vã đến gặp mẹ, quỳ lạy khóc

lóc. Từ mẫu hoảng hốt hỏi nguyên do. Từ

Thứ nói nhận được thư mẹ bị khốn ở chỗ

Tào Tháo nên vội vã về. Bà giận quá mắng

rằng:

- Mày là đồ nhơ nhuốc. Mấy năm trôi giạt,

tao tưởng mày học hành nên thân, sao còn

ngu thế hở con? Mày không biết Tào Tháo

là tên nghịch tặc dối vua lừa chúa à, mà

còn còn vác mặt bỏ chỗ sáng về chỗ tối?

Tao còn mặt mũi nào trông thấy thiên hạ

nữa. Mày đã đọc sách mà không hiểu rằng

trung hiếu không thể vẹn toàn à?

Từ Thứ cứ dập đầu xuống đất khóc, không

dám ngẩng mặt lên, lúc sau người nhà ra

báo rằng Từ mẫu đã treo cổ lên sà nhà rồi.

Từ Thứ chạy vào thì mẹ đã tắt thở. Đời sau

có thơ khen rằng: Hiền thay Từ mẫu!

Tiếng thơm muôn thuở!

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 34


Từ đó, Từ Thứ tuy thân gửi nơi Tào mà

hồn lúc nào cũng vấn vương nơi đất Thục.

Mặc cho Tào Tháo trọng dụng đến đâu,

ông cũng nguyện không dâng một kế nào.

Tôn Thọ Tường cũng dùng điển tích này

nói lên nỗi lòng của mình khi phải uốn

mình về với giặc Pháp! Khác gì Từ Thứ

phải nén lòng ở với Tào!

-----------------

N

hững tấm gương trung liệt của nhi nữ

như Từ Mẫu không thiếu trong

truyện Tam Quốc. Những người đàn bà

son sắt thờ chồng cũng không phải chỉ có

Tôn phu nhân. Tào Tiết hoàng hậu cũng là

một tấm gương sáng, hết dạ thờ chồng là

vua Hán Hiến đế Lưu Hiệp, vị vua cuối

cùng của triều đại nhà Hán.

Bà là một chứng tích của việc "cây đắng

sinh trái ngọt". Là con gái của Tào Tháo,

bà và người chị cùng người em gái, được

cha là Tào Tháo đưa vào cung làm phi tần

cho vua Hiến đế, với mục đích tạo thế lực

cho mình. Đó là năm 213 sau công

nguyên. Cùng năm đó, vợ vua Hiến Đế là

Phục hoàng hậu bị Tào Tháo giết hại, vì

hoàng hậu âm thầm liên lạc với cha là

Phục Hoàng, tìm cách diệt Tào, bị Tào

Tháo phát giác .

Phục hoàng hậu chết rồi, Tào Tháo đề nghị

vua Hiến Đế (trên thực tế là ép buộc) lập

con gái mình là Tào Tiết lên làm hoàng

hậu. Tào hoàng hậu, cũng như người chị

và người em, dù vào cung với tư cách Quý

nhân, nhưng không được Hiến Đế sủng ái,

lý do dễ hiểu vì họ là con của Tào Tháo, là

người uy hiếp vua, thậm chí là nắm Thiên

tử trong tay để sai khiến chư hầu. Do đó,

ba chị em bà đều có cuộc sống tẻ lạnh

trong cung. Tuy vậy, Tào hoàng hậu luôn

một mực trung thành với Hiến đế và Hán

triều, nhiều lần bất đồng âm mưu soán

nghịch của cha và anh.

Năm 220, Tào Tháo mất, con là Tào Phi

lên thay ngôi Ngụy Vương của Tào Tháo,

tháng 10 năm đó Tào Phi soán ngôi nhà

Hán, ép Hiến Đế thoái vị.

Hán Hiến Đế về cung nói lại cho Tào Tiết

hoàng hậu nghe, bà cả giận quát ầm ĩ:

- Các ngươi đều là bọn loạn tặc! Cha ta

công cán lẫy lừng, uy chấn thiên hạ, mà

còn không dám soán vị Thiên tử. Nay anh

ta tự vị nhiều lần, còn muốn soán Hán,

Hoàng Thiên tất không phù hộ!

Tào Phi cho người vào cung hỏi ngọc tỷ

truyền quốc, lúc đó do bà cất giữ. Tào

hoàng hậu nhất định không đưa, bà nói:

"ngọc tỷ chỉ có vua được quyền dùng, anh

ta là gì mà dám đòi lấy?". Sau vì bị ép bức,

bà cầm ngọc tỷ ném xuống lầu, khóc mắng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 35


Tào Phi rằng: "Trời không phù hộ cho nhà

ngươi đâu". Hành động "ném tỷ trách

huynh" của bà đã được sử sách ghi chép.

Hiến Đế từ đó cảm lòng trung nghĩa của

hoàng hậu, đã hết lòng yêu thương bà. Tào

Tiết làm hoàng hậu được cả thảy 7 năm.

Tào Phi lên

ngôi, lập ra

triều Tào

Ngụy, đày vua

Hiến đế ra Sơn

Dương, giáng

làm Sơn

Dương công,

hưởng lộc vạn

hộ. Tào Tiết

hoàng hậu là

người vợ duy

nhất được đi

theo vua, trở

thành Sơn

Dương công phu nhân. Triều đại lừng

danh nhà Đông Hán chính thức chấm dứt

từ đó sau hơn 400 năm trị vì.

Ở Sơn Dương, phu nhân khuyên chồng bỏ

y phục xa hoa, ăn mặc đơn sơ, hành y cứu

giúp dân chúng nhờ những bài thuốc quí

học được trong cung; nên được người Sơn

Dương ca tụng là Long Phụng y gia. Đến

nay tại Bách Gia Nham Cảnh khu, có bia

đá khắc hình vẽ Hiến Đế hành y đồ. Dân

chúng mang ơn, bốn mùa dâng tặng sản

vật, nhờ thế mà cuộc sống của hai vợ

chồng khá thảnh thơi.

Năm 234, Sơn Dương công (Hiến đế) qua

đời lúc 53 tuổi, làm Sơn Dương công được

14 năm. Ông được Ngụy Minh đế (là con

Tào Phi, nối ngôi cha) cho an táng theo

nghi lễ Thiên tử, đặt thụy hiệu là Hiếu

Hiến hoàng đế. Đến năm 260, Sơn Dương

công phu nhân (Tào Tiết hoàng hậu) cũng

qua đời, được hợp táng cùng chồng theo

nghi lễ an táng của Hán triều hoàng hậu,

được đặt thụy hiệu là Hiến Mục hoàng

hậu.

Coi như một happy ending cho cuộc đời

của vị vua và

hoàng hậu cuối

cùng của Hán

triều, cũng như

một kết cục tốt

đẹp cho vị

hoàng hậu bị

thất sủng, cuối

cùng đã được

cùng chồng

chung hưởng

hạnh phúc đến

chết nhờ tấm

lòng trung

hạnh. Thật là

Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Theo

các sử gia, trường hợp bị soán ngôi và

được sống trọn vẹn yên ổn đến chết như

Hán Hiến đế không có nhiều. Vì thế cuộc

nhường ngôi Hán-Ngụy được xem là hiếm

có. Người đàn bà trung liệt đến chết cũng

lại được về bên cạnh chồng đến thiên thu.

……………..

C

ũng là trung trinh tiết liệt, nhưng Tôn

phu nhân lại không được một kết cục

tốt đẹp như thế. Từ khi bà về Giang Đông

cho đến khi chết cũng không được gặp lại

chồng, cũng không thấy kể là Lưu hoàng

thúc có nghĩ đến bà không? Hay hận bà đã

bỏ đi không lời từ biệt, lại còn toan đem

cả A Đẩu đi cùng?

Ngày nay, tại Vũ Hầu Tự, tỉnh Tứ Xuyên,

là nơi thờ Lưu Bị và các tướng Thục

Hán thời xưa, sau lối đi quanh co bao bọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 36


bởi bức tường dài, cũng chỉ thấy tấm bia

"Hán Chiêu Liệt hoàng đế chi mộ", được

dựng vào năm Càn Long thứ 53 (năm

1788), là nơi hợp táng của Lưu Bị cùng hai

người vợ là Cam phu nhân (mẹ A Đẩu), và

Ngô phu nhân (Lưu Bị cưới sau khi Tôn

phu nhân về Giang Đông) mà thôi.

Thương thay cho Tôn phu nhân, vì tham

vọng chính trị của người anh trai, khiến

tình duyên lở dở, sinh ly tử biệt. Đền

Khiêu Cơ ngàn năm sau biết có còn hương

khói? Hay hồn xác ngàn đời ngậm ngùi

theo sóng nước Trường Giang?

Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết,

Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng?

Hải Phong

Lối vào Vũ Hầu Tự

Bia thờ Hán Chiêu Liệt Hoàng đế

Thành Kinh Châu

được nhắc đến trong bài

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 37


Như dòng sông ôm hoài con nước lớn

Yêu thương anh, em yêu mãi một người

Nước và sông sẽ còn mãi nhau thôi

Như em sẽ còn yêu anh mãi mãi…

Dù xa cách, dù ngàn trùng xa ngái

Anh của em em biết: vẫn yêu em

Vẫn nhớ em trong mỗi sáng, mỗi đêm…

Bằng tất cả với trái tim nồng nhiệt

Em hiểu lắm, anh vẫn yêu tha thiết

Muốn ôm em, muốn ấp mãi vào lòng

Em như con lạch nhỏ chảy vào sông

Em cần lắm một dòng sông thương mến

Anh cuả em, anh là sông là … biển

Biển của em: biển phẳng lặng, êm đềm

Em yêu anh, anh: sông biển cuả em

Sông và biển ôm hoài con nước lớn…

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 38


Em nhớ anh nhiều anh biết không

Nhớ anh như nước nhớ dòng sông

Nhớ như con nước chờ ra biển

Nhớ lắm, làm sao dạy được lòng?

Đã biết bao lần em nhớ anh

Nhìn trời chỉ thấy bóng trời xanh

Anh đâu, em biết tìm đâu nhỉ?

Chỉ thấy tháng ngày bay mất nhanh

Đã biết bao lần nước mắt em

Chảy vào tim lẻ lúc về đêm

Không mong, không đợi gì thêm nữa

Để tránh cho lòng đau đớn thêm

Em cố quên đi một mối tình

Tình yêu tha thiết của ngày xanh

Thời gian ơi, hãy là thang thuốc

Hãy giúp em quên một bóng hình.

Sương Mai

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 39


Tôi còn một trái tim vơi

Tình yêu đã cạn, mạch đời đã khô

Lòng tôi đầy những nghi ngờ

Nghi trăng thôi sáng, nghi tơ thôi mềm

Lòng tôi dừng lại bên thềm

Tay không gõ cửa màn đêm ngậm ngùi

Tôi ngờ đời chẳng còn vui

Tình ơi, còn có giữa đời này không

Tôi ngờ tôi kẻ bạc lòng

Buồn. Tôi đóng cửa, ngoài song gió

lùa

Còn đâu một trái tim xưa

Tràn đầy yêu dấu bốn mùa đều xuân

Tim tôi đầy lắm, có lần…

Sao bây giờ bỗng… ngại ngần tiếng

yêu?

Sương Mai

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 40


Sau khi xem xong chương trình ca nhạc

Asia với chủ đề "Lá thư từ chiến

trường" đã gợi lại cho tôi biết bao là kỷ

niệm đầm ấm của ngày xưa, ngày còn cắp

sách đến trường của tuổi đôi chín mơ

mộng, và rồi những nhớ nhung da diết khi

anh đã chọn binh nghiệp cho tương

lai. Những lá thư cũ của anh đã được viết

từ trường huấn luyện xa xôi, kế tiếp là từ

chiến trường hiện rõ trong trí của tôi.

Năm đầu của cấp ba, khi tựu trường tôi ghi

danh học lớp đệ tam B (tức là lớp 10 ban

B). Trong lớp gồm 50 học sinh nam nữ

nhưng chỉ có 18 nữ sinh, còn bao nhiêu là

nam sinh. Vì là con gái chúng tôi được ưu

tiên ngồi ở dãy bàn đầu ngoài cửa bước

vào, sau lưng là dãy bàn dành cho nam

sinh, thỉnh thoảng tôi nghe lời xì xào từ

những nam sinh ngồi ở bàn phía sau: Gái

mà đi ban B, học toán tình cảm khô như

que củi, tối ngày đếm số thì còn gì là con

gái chứ. Con gái phải học ban C, văn

chương mới có tình cảm ướt át hay là ban

A cho nhẹ nhàng. Nghe xong những câu

nói lén của những nam sinh ngồi phía sau

tôi thầm nghĩ. "Dễ bộ đi ban B thì tình cảm

khô khan à? Ai nói?".

Vừa thi xong đệ nhị cá nguyệt cũng là

ngày sắp bãi trường, tất cả thầy cô và học

sinh có chung một nỗi buồn vì sắp phải xa

nhau. Thầy chủ nhiệm Đặng Trường

Phước tổ chức cho cả lớp đi cắm trại trước

khi nghỉ học. Đối với tất cả học sinh khi

nghe thầy báo cho biết cắm trại hè, chúng

tôi đồng ý không thể bỏ qua, mọi người

họp lại phân chia công việc. Bên nữ thì

mỗi đứa mang theo một món ăn, còn phần

bên nam thì nước uống, lều, củi, bếp…

Sau khi đến nơi, dựng lều xong chúng tôi

chia nhau công việc, người thì đi nướng

thịt, người lặt rau và nướng bánh mì. Mọi

người vừa ăn hát, đọc thơ và chuyền nhau

viết lưu bút... Trưa hôm đó sau khi ăn

uống xong, chúng tôi rủ nhau đua xe đạp,

chuyền banh, đánh vũ cầu, đi câu cá cạnh

bờ hồ. Tôi còn đang chăm chú nhìn theo

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 41


cái phao, thấy nó đang nhúc nhích, tôi vội

giựt và reo lên:

- A, có cá rồi, cá rô.

Không biết từ lúc nào anh trưởng lớp đã

đứng sau lưng tôi vội lên tiếng:

- Mai giỏi quá, tôi câu mãi chẳng được

con nào cả.

Anh gỡ cá và móc mồi khác cho tôi. Một

lúc sau anh đưa cho tôi cuốn tập và nói:

- Mai cất đi về nhà rồi hãy mở ra xem.

Tôi rất ngạc nhiên và chần chừ. Anh nhìn

mỉm cười khẽ bảo

- Cất vào túi xách đi, mau lên coi chừng

tụi nó thấy.

Tôi nhìn sang chỗ khác rồi lặng lẽ cất vào

túi xách. Chiều, khi về đến nhà vội vàng

vào phòng mở ra xem, trong đó có những

cánh phượng đã khô ép vào trang sách và

kèm theo một lá thư bằng giấy pelure màu

xanh nhạt. Tôi thầm cười:

Ai bảo là ban B tình cảm khô khan như

que củi? Cũng lãng mạn lắm chứ. Sau khi

xem thư xong tôi cảm thấy bối rối suy

nghĩ. Ngày mai khi đi học chắc gặp anh tôi

sẽ ngại lắm không tự nhiên như lúc trước.

Sáng hôm sau khi đến trường gặp anh tôi

run lắm và nhìn chỗ khác anh gọi nhỏ:

- Mai. Đọc thư chưa? Tại sao lại tránh né

tôi?

Tôi cúi xuống không dám nhìn anh, nói lí

nhí:

- Mai đọc rồi và đọc nhiều lần

lắm.

Thế là từ đó mỗi ngày đi học gặp

nhau, nhưng tôi thấy không được

tự nhiên như lúc trước, rồi tình

yêu của chúng tôi bắt đầu nẩy

nở, có những cuộc hẹn hò đi xem

phim, dạo bờ hồ Tĩnh Lặng.

Những giờ nghỉ trong ngày

chúng tôi ngồi ngoài công viên

cùng bàn bạc những bài toán khó

hay một vài câu thơ.

Hè đến, chúng tôi phải tạm chia

tay ba tháng.Và những nỗi buồn không

tên, những niềm nhớ da diết của người con

gái mới biết yêu lần đầu luôn mong thời

gian qua thật nhanh để gặp lại người mà

mình nhớ nhớ, thương thương.

Ngày tựu trường năm sau, chúng tôi cũng

học chung lớp 11. Anh luôn là người giỏi

toán được thầy cô khen. Những ngày nghỉ

chúng tôi hẹn với nhau để làm toán hoặc

tham khảo mọi bài vở. Rồi từ đó chúng tôi

càng quyến luyến, đậm đà hơn. Thời gian

dần trôi tình yêu của cả hai cũng lớn dần

theo năm tháng.

Cuối năm lớp đệ nhất (lớp 12) tôi rớt, anh

đậu, biết tôi buồn nên anh hết lời an ủi:

- Năm nay không đậu thì năm tới đậu có

gì đâu mà buồn. Vì học tài thi mạng mà

Mai có dự định học lại một năm nữa hay

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 42


không?

Tôi gật đầu rơm rớm nước mắt:

- Mẹ bắt buộc tôi phải học lại một năm

nữa, mẹ nói phải có tú tài toàn phần rồi sau

đó học ngành nghề gì thì cũng xin được

việc làm.

Tôi chợt nhìn anh và hỏi:

- Còn anh đậu rồi sao không tiếp đại học

mà đi lính. Anh nheo mắt nhìn tôi cười:

- Thời chiến tranh, trước sau gì cũng phải

đi lính, không đi hiện dịch cũng phải lọt

vào trừ bị dù muốn dù không cũng phải thi

hành nghĩa vụ,

thay vì mặc áo

học sinh ôm tập

đến trường, bây

giờ mặc áo lính

ôm súng ra chiến

trường, trường

hợp nào cũng

giống nhau.

Sau khi thi đỗ tú

tài hai, anh đã

ghi tên vào

trường võ bị Đà

Lạt, chàng trai

trẻ ngày nào đã

chọn binh nghiệp. Anh để lại sau lưng

một mối tình đang độ nồng nàn. Ngày chia

tay anh, tôi khóc thật nhiều, thật nhiều.

Anh ôm tôi và nói:

- Nín đi em, hứa với anh phải biết chăm

sóc mình để anh yên lòng đi giữ quê

hương, mong quê hương sớm thanh bình

để thấy được nụ cười trên môi mọi người,

trong đó có em.

Sau gần nửa tháng mỏi mòn chờ đợi, cuối

cùng tôi cũng nhận được thư anh. Khỏi

nói, tôi mừng đến dường nào hai tay run

run mở thư đọc:

"Đà Lạt sương mù,

Mai,

Anh đặt chân đến Đà Lạt thành phố sương

mù, thời tiết lúc nào cũng lành lạnh, đồi

núi mênh mông bạt ngàn, không giống như

Sài Gòn. Những buổi chiều cuối tuần anh

đi lang thang cạnh bờ hồ Than Thở mà ao

ước phải chi giờ này có Mai bên cạnh

chắc vui lắm. Giờ này Mai đang làm gì?

Đang đứng dưới những bóng phượng

trong sân trường để chia tay tạm biệt với

bạn bè trong

niên học cuối

phải không?

Năm nay

phượng trổ

hoa nhiều

không? Mai

có nhặt

những cánh

hoa màu đỏ

ép vào trang

sách để nhớ

anh không?

Mỗi ngày học

tập trong

quân trường rất mệt mỏi nhưng đêm về

anh thấy thời gian vẫn còn chậm. Hay là

tại anh nhớ Mai nhiều và mơ về Sài Gòn

nên thấy thời gian đi chậm lại. Đầu óc anh

lúc nào cũng đầy hình ảnh của Mai anh

mong sớm được gặp lại Mai.

TB: Đồi núi Đà Lạt có rất nhiều Mai mọc

trong rừng, nhớ Mai nên anh tạm đặt tên

cho Mai là "Mai rừng" nhé.

Nhớ em nhiều.

Hôn em"

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 43


Tôi xếp lá thư lại, đầu óc lâng lâng như

vừa say rượu. Tôi nhớ anh thật nhiều, thật

nhiều…

Thời gian ba năm ở trường võ bị Đà Lạt

chúng tôi thường xuyên thư đi thư lại,

thấm thoát đã đến ngày ra trường, anh

chọn về binh chủng Biệt kích 81 dù.

Ngày ra trường của anh, rất tiếc tôi không

đến để chia vui cùng anh được. Tôi nóng

lòng chờ đợi thư anh.Tôi đếm từng ngày,

chờ đợi mỏi mòn cuối cùng cũng nhận

được thư đầu tiên sau hơn nửa tháng. Nhìn

con dấu ngoài bì thư là vùng cao nguyên

Pleiku. Vội vàng mở ra đọc:

"Pleiku sương mù,

Mai rừng của anh,

Anh đến Pleiku gần nửa đêm, phố xá như

đang say ngủ. Đêm nay thời tiết trở mùa,

cái lạnh của Pleiku làm lòng anh cảm thấy

cô đơn. Phố núi buồn càng làm anh nhớ

em vô cùng. Đường xá vắng xe cộ, anh

nằm co ro với cây súng bên mình phải chi

nó là em. Phố núi vào ban đêm sương mù

dầy đặc. Trên con đường vắng vẻ, thỉnh

thoảng có một vài người bán hàng rong co

ro với đôi gánh trên vai lê thê trở về nhà

trong muộn màng. Những cô gái miền cao

nguyên nhờ khí hậu mát mẻ nên có nước

da hồng hào. Nơi này họ trồng nhiều cà

phê và trà, những vườn cây ăn trái, trên

cao nhìn xuống có những mảnh ruộng

hình ô vuông giống như con cờ trông rất

đẹp. Anh thích ngồi một mình với ly cà phê

nóng, uống thật chậm để thưởng thức vị

đắng vẫn giữ trong cổ họng.

Khi nào anh về phép sẽ kể em nghe. Dạo

này em khỏe không? Công việc làm có cực

lắm không em? Đêm nay nằm nghe tiếng

súng đì đùng nổ từ xa xa vọng về, anh cảm

thấy cô đơn và nhớ em vô cùng, không biết

giờ này em có ngủ được không? Có nhớ

anh không?

Thôi khuya rồi anh đi ngủ đây. Chúc em

được nhiều giấc mơ đẹp, nhưng nhớ trong

đó có anh nhé

Mong thư em.

Hôn Mai rừng của anh"

Thư của lính rất chân thật, không hoa mỹ,

không chải chuốt, anh viết rất ngắn gọn,

thật lòng, anh thường nhắc những địa danh

cho tôi nghe, anh viết với tâm sự và nỗi

bâng khuâng lo lắng của một quân nhân

ngoài chiến trường, thường đối đầu với tử

sinh.

Hôm nay tôi lại nhận được thư anh. Tôi

coi đó là món ăn tinh thần rất cần thiết cho

tôi thư viết từ Bình Long:

"Mai rừng của anh,

Anh dừng quân tại một doanh trại, rừng

núi mênh mông giữa hai tỉnh Bình Long và

Phước Long. Rừng núi toàn tre lồ ồ chen

trùng trùng điệp điệp khu rừng này cũng

có những người lính đã trút hơi thở cuối

cùng ở đây. Chiến tranh là đau thương là

mất mát, nhưng đã là quân nhân thì Tổ

quốc - Danh dự - Trách nhiệm, phải khắc

ghi nằm lòng.

Em, anh đang viết thư cho em thì vẫn nghe

tiếng súng nổ đì đùng từ xa vọng chợt nghĩ

miên man: Ở xa xôi đó có bao nhiêu người

lại ra đi cho cả hai bên, bạn và thù. Có

bao vành khăn tang quấn vội trên đầu

người vợ trẻ vẫn còn đọng nét ái ân. Có

bao nhiêu đứa trẻ mất cha ngơ ngác nhìn

mẹ chúng sầu thảm theo sau quan tài, rồi

ông bà đã khô nước mắt khóc con, xót xa

thương dâu trẻ, cháu thơ ngây...

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 44


Em ơi! Lính thời loạn mà, không thể hẹn

trước gì cả. Chỉ cầu nguyện bình an từng

giờ nói chuyện mà quên hỏi em có khỏe

không? Có nhớ anh không? Riêng anh nhớ

em nhiều lắm.

Em giữ sức khỏe nhé. Chúc em vui

Hôn Mai rừng của anh"

.............................

"Vùng hoả tuyến

Mai em,

Anh vừa nhận được

thư em, nhưng vì

hành quân liên tục,

nên trả lời hơi muộn.

Hôm nay anh viết thật

nhiều, nhưng diễn tả

không hết những nỗi

nhớ nhung, hy vọng

sẽ có một ngày phép

về gặp lại em sẽ kể

cho em nghe những

chiến công oanh liệt

của đơn vị anh. Em

ơi, viết sao cho hết

nỗi nhớ người vợ sắp

cưới, người vợ trẻ khi

mà ngày cưới gần kề

bên. Ở đây hoa rừng

rất nhiều đếm không

hết tên những loài

hoa, nhưng không có Mai rừng làm thơm

ngát lòng anh... Bây giờ anh tạm nhờ khu

bưu chính mang thư này về an ủi em. Đơn

vị của anh đang đóng quân ở vùng biên

giới Miên Việt

Về đêm những làn gió núi thổi đến lạnh

người, chung quanh chỉ một màu xanh của

lá. Cấp chỉ huy vừa ký cho anh tờ đơn xin

cưới và 14 ngày phép thường niên. Cầm tờ

đơn trong tay lòng nao nao khó tả.

Mai rừng ráng chờ anh một tuần nữa

nghe, em chuẩn bị cho anh một bộ veste,

anh không thích mặc quân phục. À em còn

nhớ Vĩnh không? Nó là đàn em của

anh, kỳ này nó cũng về phép chung với

anh và Vĩnh sẽ làm rể phụ, em chọn một

cô dâu phụ cho xứng đôi với Vĩnh dùm

anh. Chúng ta có hai tuần trăng mật thật

hạnh phúc bên nhau,

nghĩ tới giây phút em

và anh được mọi

người chúc phúc anh

hồi hộp quá. Thôi anh

không nói nữa, có vẻ

như anh đang chuếnh

choáng vì men hạnh

phúc.

Chúc em mạnh khỏe.

Hôn Mai rừng của

anh"

Đọc những lá thư

được gởi từ các địa

danh khác nhau, lúc

hành quân chỗ này,

khi dời đi chỗ khác.

Đôi lúc được nghỉ

thời gian ngắn, anh

vẫn tranh thủ viết thư

cho tôi. Tất cả đều

thấm đẫm tình yêu

nồng ấm gởi về cho người yêu ở hậu

phương. Nhờ vào tình yêu mà anh quên

mọi khó khăn nhọc nhằn và cả nguy hiểm

khi kề cận tử sinh.

Hôm nay tôi vừa nhận được thư anh khi

mở bao thư ra, trong thư không phải tờ

giấy pelure màu xanh mà là vỏ của bao

thuốc lá Bastos xanh. Thương quá là

thương cho người lính Việt Nam Cộng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 45


Hòa tuy thiếu phương tiện nhưng tình vẫn

nồng nàn cháy bỏng anh còn viết thêm

mấy câu thơ để làm quà.

"Vùng hoả tuyến,

Mai rừng yêu của anh,

Hôm qua nằm mơ thấy mình được phép về

thăm em. Em đón anh bằng ánh mắt ngấn

nước và nụ hôn nồng nàn. Giây phút đó

không ngừng khuấy động tâm hồn anh,

anh mong thời gian qua nhanh để anh

được gặp em cho thỏa lòng nhung nhớ.

Anh tặng em bài thơ có chữ Batos mà anh

học từ thằng bạn để em đọc cho vui nhé:

Bài thơ Bastos xanh như sau:

Bước em đi nhịp nhàng trong tiếng pháo

Anh đứng nhìn lòng ngơ ngẩn trông theo

Say đôi mắt từng nhìn anh đắm đuối

Tiếc bờ môi mềm dịu dáng mỹ miều

Ôm trong lòng một mối tình đang nở

Sống trong mơ một duyên kiếp bẽ bàng.

Mong bài thơ này sẽ làm em vui, nhớ giữ

sức khỏe dùm cho anh đó, khi về phép anh

sẽ thưởng

Yêu em Mai rừng"

Không ngờ lời dặn dò của anh trở thành

nỗi đau vĩnh biệt, ngày hôm đó, có người

lính mang lá thư về báo, anh đã gục ngã

giữa chiến trường khi giao tranh cùng

địch quân. Một viên đạn đã trúng vào lồng

ngực làm anh chết tại chỗ không kịp nói

lời nào, khi nghe báo tin anh tử trận tôi

bàng hoàng không tin vào tai của mình.

Tôi muốn khóc nhưng không thể khóc

được, có cái gì đó nghẹn ở cổ khó bật

thành tiếng. Tôi, tôi đã chuẩn bị áo cưới

cho cả anh và tôi nhưng giờ thì...!

Hỡi ơi! Áo cưới đã thay bằng áo tang bây

giờ chuẩn bị cái gì đây. Đón anh về trong

hoàn cảnh này ư? Tôi chết lặng người khi

chiếc xe chở anh trong quan tài được phủ

lá cờ vàng ba sọc đỏ có hai người bạn đồng

đội ngồi hai bên.

Anh mất đi khiến tôi thấy đời mình hụt

hẫng như không còn điểm tựa. Cái chết

thật dễ dàng và mau lẹ như một hơi thở,

mau lẹ hơn cả cái hôn vội vàng của anh

khi từ giã tôi.

Thời gian tuổi đời chồng chất, mới đó khi

nhìn lại tóc đã điểm sương. Chiến tranh đã

qua hơn bốn mươi năm, lửa lòng đã lạnh.

Hôm nay tôi lại mở ra những lá thư cũ tuy

đã úa vàng theo năm tháng, nhưng với tôi

là một kỷ vật vô giá mà lúc nào tôi cũng

trân trọng.

Tàn tro nguội lạnh từ lâu.

Bùi ngùi nhớ lại niềm đau thuở nào

Nhắc anh lệ vẫn tuôn trào

Lời tình mật ngọt rót vào trong tim

Mắt mờ đậm dấu chân chim

Buồn vui thì cũng nổi chìm thế nhân

Cuộc đời như thoáng phù vân

Giữ bao kỷ vật đến ngần ấy thôi.**.

** (Hoàng Phương Sadec)

Mai Bình Phương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 46


Đường xưa mờ hơi sương

Ngóng chờ ai trở lại

Nhớ những ngày trẻ dại

Ngập ngừng thú đau thương.

Thôi thì thôi không nói

Để con đường ngủ yên

Dẫu khi buồn lặng hỏi:

Ai, người nhớ, người quên?

Thời gian trôi không đợi

Thoáng từng ngày qua mau

Tuổi hoàng hôn đã vội

Lạnh lùng bước theo sau.

Đường xưa ngày đêm chờ

Gót tình vẫn chưa qua

Ai người lên tiếng gọi:

Người xưa đâu bây giờ?

Mai Bình Phương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 47


M

ùa đông như sắp tàn lụi, hoa tuyết

chồng chồng lớp lớp, xẹp dần, xẹp dần

như cái bong bóng xì hơi, mềm nhũn ra…

mềm nhũn ra, những giọt nước leo lách

quanh co, mãi liu riu thành dòng, chảy...

chảy...

Chiều thứ sáu, qua khung cửa, tôi nhìn

quanh bốn phương, chỉ thấy mây mù phủ

khuất ánh tà dương. Mưa, rỉ rả, cứ đều đều

rơi lộp bộp trên mái nhà tạo nên những âm

thanh nghe văng vẳng cái hoài cảm, mông

lung mà thần bí. Bầu trời nửa sáng nửa âm

u làm cho không gian sâu kín thêm, lạnh

lùng cô tịch thêm. Hẳn, đã tách rời khỏi

nhân gian. Nhìn trước ngó sau thấy như

không xa, mà hình như cũng không gần,

nó cứ thấp thoáng, nó cứ chập chùng…

chập chùng...

Gió thì cứ mãi rù rì với cây trơ lá, như

nhắn nhủ những điều thật bí ẩn của thiên

nhiên. Cành theo gió đong đưa, như ngàn

cánh tay vẫy gọi. Những giọt mưa đeo

cành, lung linh, lấp lánh, trong ánh sáng rã

rời, ảo mờ, gợi bao niềm nhớ từ ký ức cứ

ùa về, ùa về, nghe bâng khuâng những nỗi

niềm vu vơ, không tên, mênh mang, mênh

mang...

Bốn bề đang chìm đắm trong yên lặng.

Màn đêm kép lại. U tịch. Cõi đêm ngập

tràn, đầy những ngôn từ, những âm thanh,

thầm thì, rì rào. Những tương giao kỳ bí

của thần linh trong cõi tịch mịch, không

cùng. Nhân gian không thể hiểu.

Bên ngoài mưa vẫn còn rơi, mưa cứ mãi

rơi lộp bộp vang đều, vang đều những âm

thanh huyền hoặc, u áo.

Tôi, bên trong vẫn lặng nhìn một cảnh trời

đêm. Một bầu trời hun hút đầy thần bí,

huyễn hoặc trông bao la vô tận, mà hình

như cũng đang khép lại dần trong một

không gian u tịch, thần thoại.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 48


Thỉnh thoảng có một ngọn gió lùa qua làm

chao đảo mạnh cây cối rồi biến mất vào hư

không. Những lùm cây vây bủa bởi màn

đêm giờ trở nên đen ngòm, đen ngòm, trơ

trẽn, đong đưa, lay động, lay động. Xa xa

ẩn hiện những ánh đèn vàng cũ nhấp nháy,

chập chờn, như bản tình ca cao chới với,

nấc nghẹn, nhấp nhô, bồng bềnh, trong

đêm mưa gió hiu hắt.

Vâng, một buổi chiều cuối tuần vắng lặng,

trong thinh không, tôi ngắm những giọt

mưa rơi, óng ánh đậu trên cành khi chiều

đang khép lại. Những mầu nhiệm của

thiên nhiên huyền bí mãi đang biểu hiện

quanh ta triệu triệu năm qua, và mãi mãi,

mãi mãi...

Nguyễn Tài

Montréal 13-03-2020

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 49


Cuối tuần trời đẹp như đã sắp vào xuân.

Trời trong xanh cao thẳm. Nắng ấm chan

hòa, tuyết trắng tinh nằm phơi đang quên

mình chìm đắm trong giấc ngủ. Cứ để cho

xuân xanh tươi mượt thập thò bước chân

vào ngưỡng cửa. Những cánh hoa tuyết

mềm mại như buông xuôi tất cả nằm lắng

nghe những giọt nước long lanh đang rộn

ràng xuôi dòng theo ghềnh thác… tận trời

cao, những giọt nắng cứ mãi rơi đều trên

vùng tuyết trắng mênh mông. Gió hây hây

dìu dịu như tiếng ru của mùa xuân phảng

phất.

Tôi, trong một trạng thái tâm lý như lười

biếng, như không biết cần phải làm gì... cứ

buông. Mặc một ngày để tùy nghi như

chiếc lá khô trôi theo dòng nước chảy tự

nhiên. Vậy thôi, tôi cứ bước ra khỏi căn

phòng bé nhỏ tối tăm, để tìm một không

gian rộng rãi hơn, một không khí tươi mát

hơn. Và, hãy tùy nghi cho dòng suy nghĩ

của ngày cuối tuần, vô sự.

Tôi lái xe đến một tiệm cà phê. Mua mà

uống trong xe. Lang thang qua những nẻo

đường quen thuộc của thành phố, cảm

thấy trong lòng thật bình an như phép lạ

mầu nhiệm đang hiển bày.

Chạy dọc theo con đường Papineau dài,

xuyên nam bắc, rồi tôi quẹo phải trên

đường Emille-Journeau. Ở đây là một

công viên rộng mênh mông, tôi cũng đã

đến đây một lần vào mùa hè. Mùa hè đầy

cây cối um tùm xanh mát, có những hố

nước sâu hun hút, trong vắt, yên tĩnh, in rõ

cả bầu trời mây trắng long lanh. Thật làm

lòng tôi hấp dẫn yêu quý thiên nhiên hơn.

Hôm nay, trở lại trong mùa đông còn làm

tôi vô cùng ngạc nhiên. Một khung cảnh

siêu thực, hoành tráng. Một cõi trời đất

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 50


như không rào ngõ, buông lung, hoang dã.

Một cõi đất trời bao la vô tận.

Tôi không ngờ rằng có nhiều người đến

đây sinh hoạt trong mùa đông như vậy.

Người ta đi bộ, chạy bộ, tập thể dục, đi ski,

đi racket… con đường chung quanh công

viên này đi bộ phải mất hai giờ đồng hồ.

Tuyệt đẹp, một vùng không gian mênh

mông trong lành trắng tinh, như cuốn tập

mới ngày đầu nhập học. Bình an trong

từng bước chân.

Tôi hòa nhập theo dòng người, trôi êm

đềm theo điệu nước, bập bềnh lang thang

mà ngắm nhìn trời đất trắng toát bao la

không biên cương. Tôi bước trên tuyết

trắng tinh, mềm, xốp, phát ra âm thanh rào

rạt như tiếng nói tự lòng đất vang lên… có

những nơi bắt đầu tan biến thành vũng

nước trong, loang loáng, long lanh dưới

ánh nắng. Tôi đặt từng bước đi cẩn thận

theo lối mòn để đừng bị lún sâu.

Dòng người trôi bềnh bồng như lục bình

trên sông, vô tư lự, thật êm đềm bình an.

Tiếng nói, tiếng cười, vang vang trong

không gian, âm thanh ấy làm ấm áp, đầm

ấm, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Ở

giữa một khung trời tuyết trắng mênh

mang mà lại biến tan cái lạnh giá mùa

đông. Lạ nhỉ. Có phải chăng vì những trái

tim tràn đầy sự sống cùng hòa được theo

nhịp đập với trái tim thiên nhiên. Vâng, tôi

nghĩ vậy. Trên mỗi gương mặt mọi người

đều tỏa lên nét rạng ngời niềm yêu thương,

tin tưởng vào cuộc sống an lành nơi đây.

Vùng đất rộng thênh thang này, bao nhiêu

là công trình bồi đắp xây dựng bằng những

trái tim biết yêu thương và phục vụ cho

hạnh phúc, để bốn mùa được đều đặn sinh

hoạt cho dân cư thành phố. Tôi thật

ngưỡng mộ tấm lòng yêu nước, thương

dân chân chính của tổ tiên nơi đây.

Có một sinh hoạt rất đặc biệt vào mùa hè.

Đó là hội những người yêu thích diều,

người ta tổ chức một ngày thả diều. Ô! Cả

một vùng không gian vô cùng ngoạn mục

trong sắc màu rực rỡ đầy hào hứng, vui

nhộn. Lẽ đương nhiên, nhất là trẻ con

được tận hưởng niềm vui và hạnh phúc, no

nê.

Từng bước đi chậm rãi, tôi để lòng ghi ơn

những tổ tiên đất đai nơi này. Nghĩ, mà vô

cùng cảm động và thương họ đã đổ mồ hôi

chịu bao gian khổ bồi đắp quê hương đất

nước mỗi ngày để lo từng sinh hoạt cho

mọi người dân được an sinh vui hưởng sau

những ngày làm việc mệt nhọc. Những

công viên cho người lớn, cho trẻ con, luôn

có đầy đủ tiện nghi và nhân viên phục vụ

để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Tôi thong dong từng bước trên con đường

trắng toát, giáp một vòng tròn mà đôi chân

không hề thấy mệt mỏi, người chỉ rươm

rướm mồ hôi. Hôm nay, trời thật đẹp và

mát rười rượi. Tôi có cảm giác gần gũi bên

mùa xuân đang vội đến. Hay mùa xuân

trong tâm tưởng làm cho tôi cảm nhận

được sự hân hoan, hạnh phúc trong lòng

nên được thấy gần gũi yêu mến thiên nhiên

mà biến tan cái lạnh giá và mệt mỏi.

Nguyễn Tài

Montréal 23-02-2020

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 51


Con ra đi Việt Nam giờ hấp hối

Bước đăng trình con biền biệt xứ xa

Nơi quê hương còn có bóng mẹ già

Ngồi tựa cửa trông con lòng khắc khoải.

Anh ra đi, giang sơn sầu đẫm lệ

Lời nghẹn ngào, xin từ biệt quê hương!

Nhìn xa xa, dần khuất những phố phường

Tim se sắt, từ đây đành cách biệt!

Bước chân đi không hẹn ngày trở lại

Một lạy này xin từ tạ mẫu thân

Mẹ, mẹ yêu, con gọi mãi bao lần

Mẹ tha thứ, con xin đành bất hiếu.

Thầm gửi em, muộn màng nhưng tha thiết

Nụ hôn nồng thay từ tạ cùng em

Mong em yêu cuộc sống được êm đềm

Xin đừng trách người anh nơi viễn xứ.

Đêm vắng lặng, đèn khuya hiu hắt chiếu

Nhớ nhung nhiều hình ảnh mẹ yêu ơi!

Bước chân con, dù góc biển chân trời

Mong được phút đoàn viên bên gối Mẹ.

Anh len chân theo đoàn người lữ thứ

Bước phong trần đâu biết được ngày mai

Anh xa em dù ngày tháng năm dài

Lòng nhớ mãi tình em-em nước Việt

Yên Vũ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 52


Tìm lại con đường xưa

Nhớ em mấy cho vừa

Ngày xưa em đứng đợi

Đôi vai gầy ướt mưa.

Trời buồn, trời mưa tuôn

Chơ vơ ghế đá buồn

Hắt hiu lòng nhung nhớ

Từng đêm về cô đơn.

Giữa đất trời mênh mông

Buồn se sắt cõi lòng

Em về phương trời ấy

Chạnh niềm nhớ ai không?

Từng bước đêm dần rụng

Lung linh ngọn nến tàn

Cúi nhìn ly rượu cạn

Sao cơn buồn chưa tan?

Yên Vũ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 53


Cha tìm con dọc theo bờ biển mặn

Sóng bạc đầu cuốn mất đứa con yêu

Cha lang thang bờ vắng chiều chiều

Tìm con mãi, dã tràng xe biển cát!

Mẹ tìm con dọc theo bờ biển mặn

Mẹ đợi chờ âu yếm một vòng tay

Mẹ lang thang đâu kể tháng kể ngày

Mẹ mong mãi con yêu về với Mẹ.

Em tìm anh dọc theo bờ biển mặn

Anh xa rồi, em hụt hẫng đôi tay

Tìm anh đâu sao lệ đẫm đêm ngày

Trong khoé mắt ái ân còn đọng nét.

Em dẫn con dọc theo bờ biển mặn

Bập bẹ hoài chưa gọi được tên cha

Nhìn con thơ, thương quá tuổi ngọc ngà

Vành sô trắng trên đầu sao quá vội…

Yên Vũ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 54


Khoảng giữa thế kỷ 20, lừng lững xuất

hiện một nhà văn không giống ai: độc đáo,

cuồng nhiệt, đam mê, sống hết mình, viết

cũng hết mình và dám đẩy ngòi bút mình

đi sâu vào những vùng cấm kỵ (tabou),

những vùng mà bức tường đạo đức kiên cố

cản ngăn, làn ranh văn học thời kỳ cũ mới

còn chưa rõ nét (Cuộc bút chiến về truyện

Kiều giữa giáo sư Phạm Thiều, đại diện

phe cựu học; và nhà chính trị Phan văn

Hùm, đại diện phe tân học từ Pháp về).

Sống hết mình, viết hết mình, chưa đủ.

Còn phải viết "sự thật, thật đến độ giống

như tự khoả thân trước cuộc đời, thì cái

tâm thành đó cộng với tài năng phải thành

nghệ thuật". Nhà văn nầy đã thực hiện

được lời của văn hào Dostoievsky: "Tôi đã

viết hết những điều mà thiên hạ chỉ dám

nói một nửa" (Nguyễn mộng Giác - Nghĩ

gì về Kiệt Tấn).

Người viết muốn nói đến: Hiện tượng

Kiệt Tấn

Ở Kiệt Tấn, người ta nhìn thấy nổi bật, ba

đặc tính: "Sống hết mình - Viết hết mình

và - Viết thật đến không còn chỗ để giấu".

Nhà phê bình văn học Nguyễn hưng Quốc

cũng không ngại ngùng, bình rằng: "Tôi ít

tin nhà văn nào như tôi đã tin Kiệt Tấn. Ở

những nhà văn khác, tôi thấy sự tài hoa. Ở

Kiệt Tấn tôi vừa thấy sự tài hoa vừa thấy

sự thành thật" (Nguyễn Hưng Quốc - bình

về Kiệt Tấn).

Người ta trách Kiệt Tấn viết bạo, viết sự

thật đến lõa lồ, viết những đoạn văn khiến

nhà đạo đức phải quay mặt đi chỗ

khác.Tuy nhiên nếu nhìn sang lãnh vực

hôi họạ người ta vẫn thấy nhan nhản, trong

các cuộc triển lãm, những bức hoạ về phụ

nữ khoả thân của Picasso thuộc trường

phái lập thể, trị giá hằng triệu $US, của

Pierre Auguste Renoir, của Vincent

Vangoch, Paul Gauguin, Lê Trung, Bùi

xuân Phái - những tranh khoả thân về phụ

nữ cũng dẫy đầy. Dường như không thấy

ai phê bình về sự kiện nầy.

Chỉ thấy nhà nghiên cứu văn học Nguyễn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 55


Vy Khanh nhân xét về một nhà thơ trước

những bức hoạ lõa thể: "Trực giác nhà thơ

như có ma lực khiến nhìn tĩnh vật sống

động. Người đẹp trong tranh như hiện

thành xác thịt, khiến nhà thơ Bích Khê

sống lại cả ngũ quan!"

(…) Nàng là tuyết, hay da nàng tuyết diễm

Nàng là hương, hay nhan sắc lên hương?

(…) Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi

Cho tôi nút môt dòng sâm ngọt lộng

Ôi! lồ lộ một tòa hoa nghiêm động

Tôi run run hãm lại cánh hồn si (…)

(Nguyễn Vy Khanh VNVH thế kỷ 20 - Bích

Khê, Tranh lõa thể, trang 229).

Trong lãnh vực văn chương, cũng không

thiếu những câu thơ, những áng văn mô tả

những xúc cảm trước cái đẹp thuần thẫm

mỹ và nghệ thuật của người phụ nữ. Thi

hào Nguyễn Du tả Kiều tắm:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Làu làu, sẵn đúc một toà thiên nhiên

Thật sự Nguyễn Du có thấy Kiều tắm bao

giờ? Chỉ là sản phẩm của tưởng tượng,

nhân nghĩ đề vẻ đẹp của người phụ nữ mà

viết ra, không chút khêu gợi dục tính, cũng

không làm động lòng tà dục, khi đọc hai

câu thơ nầy.

Một Nguyễn Tuân "nghe" được cái "tấm

tức sinh lý" trong một cuộc giao hoan lưng

chừng qua tiếng đàn hậm hực của cuộc

mây mưa không trọn vẹn. Qua tiếng đàn

mà "nghe" được cái "tấm tức sinh lý" phải

là người có một cảm nhận sâu thẫm và vi

tế của tâm hồn! Chẳng phải là nghệ thuật

sao?

Bình Nguyên Lộc phải đè nén cái "ái ân",

thâu ngắn nó lại, để cho "cái tiếc thương

dài ra" (Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc

thương). Một món ăn ngon mà chỉ ăn được

phân nửa, sẽ là một món ăn ngon suốt đời.

Một cuộc tình dang dở, ân ái nửa chừng,

sẽ là một cuộc tình yêu thương mãi mãi,

nhớ thương đời đời… Đó cũng là cuộc

"tình chỉ đẹp khi còn dang dở của Hồ

Dzếnh"; Vương Thực Phủ (Tác giả Mái

Tây,Tây sương Ký - Bản dịch của văn hào

Nhượng Tống). Tác giả Mái Tây thời

phong kiến với bức tường đạo đức cao

nghệu mà cảm tác được những bản văn tả

chuyện chăn gối phòng the như trong Mái

Tây thật hiếm có trên đời. Căp Trương

quân Thụy và Thôi Oanh Oanh giống như

"Romeo-Juliet" trong tuyệt phẩm của văn

hào Shakespeare, nhưng câu chuyện tình

của Thôi Trương, cảnh yêu đương còn cực

kỳ diễm ảo, táo bạo hơn nhiều nhưng là

một sự táo bạo đầy thẫm mỹ nghệ thuật thi

ca:

Sau khi giả vờ mắng Trương một trận, khi

Trương trèo tường sang nhà Thôi. Thế

nhưng nàng Thôi "lòng trong như đã mặt

ngoài còn e" một đêm trăng, theo con hầu

sang nhà trọ của Trương tại Mái Tây chùa

Phổ Cứu. Hai người gặp gỡ nhau. Chàng

Trương quỳ xuống đỡ nàng lên. Nàng

Thôi e thẹn: "Cúi đầu chẳng chịu trông

lên. Hai tay lần mãi đường viền gối thêu".

Tình yêu đã lên tới đỉnh điểm, Vương

Thực Phủ hạ bút:

Tha cho nhau tội lần khân

Mở dần khuyết áo, cởi lần giây đai

Chưa quen ngây ngất cả người

Buồng khuya lan xạ ngát mùi hương

xông

Then mây mở cửa động đào

Đào tiên hớn hở đón chào tin xuân

Rồng mây cá nước mặn mà

Nụ đơn nở, giọt sương sa đầm đìa

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 56


Nhị non hương sớm bốn bề

Tha hồ con bướm đi về thong dong.

(Vương Thực Phủ - Mái Tây, Tây

sương Ký, trang 291)

Bảo rằng tục thì hơi nặng lời. Bảo rằng

không tục thì sự thật rõ ràng trước mắt, ai

đọc cũng hiểu. Thế phải dùng ngôn ngữ

nào đây? Có lẽ là những giây phút rung

cảm trước vẻ đẹp thẩm mỹ của phái nữ mà

tưởng tượng ra những hình tượng đẹp đẽ,

đầy tính chất nghệ thuật bằng những vần

thơ bát ngát, mênh mông, ngôn từ như

mây như khói, ẩn dụ mờ ảo như lạc vào

chốn Thiên Thai. Không thể kết án là khêu

gợi mà cũng không thể nói không gây chút

xao xuyến nào trong lòng độc giả. Kim

Thánh Thán viết: "Thơ Quốc Phong mê

gái mà không dâm. Trời ơi! Mê gái với

dâm thì có khác nhau là mấy? Theo ý tôi

(Kim Thánh Thán) thì mê gái mà không

dâm, ấy là kẻ chắc chưa từng mê gái bao

giờ! " Kiêt Tấn đọc câu nầy chắc là mừng

lắm! Mấy trăm năm trước đã có người nói

hộ giùm tư tưởng của mình. Và có lẽ mấy

ngàn năm sau có lẽ cũng thế.

Người viết dẫn ra nhiều thí dụ của dòng

văn học truyền thống được nối dài qua

dòng văn học hải ngoại, để chứng minh

rằng trước Kiệt Tấn, đã có nhiều thi ca, hội

hoạ cũng đã nói nhiều về vẻ đẹp của người

phụ nữ trong trạng thái nguyên thuỷ,

nhưng với Kiệt Tấn thì khác, trần tục và

táo bạo hơn.

Hiện tượng Kiệt Tấn

Hiện tượng thì có nhiều trong các lãnh

vực: thiên nhiên, sinh hoạt con người, sinh

hoạt văn chương, hội hoạ. Tuy nhiên,

trong lãnh vực văn học, phải có cái gì khác

biệt, nổi bật mà người khác không có hoặc

có mà chỉ phớt qua, hay che giấu, tránh né

vì ngại đụng chạm, vì sợ dư luận, vì e bị

đánh giá lá vô đạo đức. Kiệt Tấn có cái

ngưới khác không có. Kiệt Tấn không ngại

những điều người khác ngại, cộng thêm

cái thật và tài năng, Kiệt Tấn được các nhà

văn học xếp vào một hiện tượng trong

dòng văn học hải ngoại.

Nhà văn khác có thể khai thác vùng đất

cấm bằng con mắt kỹ thuật, kiểu cách.

Nhưng Kiệt Tấn thì lừng lững bước vào

bằng sự đam mê cuồng nhiệt, quằn quại

điên cuồng, nồng nàn tha thiết nhưng

không thiếu nét nghệ thuật, văn chương.

Do đó, tác phẩm của ông lôi cuốn người

đọc.

Về tình yêu, Kiệt Tấn quan niệm: "Riêng

tôi, tôi không quan niệm tình yêu mà

không có tình dục. Nếu ép tôi bỏ một chữ,

có lẽ tôi giữ lại tình dục". (Đêm cỏ tuyết,

trang 61) và Kiệt Tấn khi yêu thì "Yêu điên

cái đầu, yêu mù con mắt. Yêu đứng tim.

Yêu tắt thở. Yêu hết thuốc chữa. Với

Louise trở lại thì sau khi dứt bản đàn và

mấy câu ca lõm bõm, chính nàng thổi tắt

ngọn đèn cầy và trong bóng tối nàng ôm

tôi siết thiệt chặt, hôn lên môi một nụ hôn

rất dài có hương vị hoa hồng. Nàng xô ngã

tôi lên giường và tiếp tục đóng vai chủ

động. Tôi nhận đón nhận mình mẩy nàng

nhồi sóng trên thân thể mình, từng đợt xô

tới, từng đợt xô lui, chập chùng…chập

chùng từng đợt. Nàng nói lảm nhảm

những gì tôi nghe không rõ, chỉ nghe

loáng thoáng tiếng khóc… Je t’aime… I

love you Bambino! " (Nụ cười tre trúc,

trang 214).

Về đàn bà, Kiệt Tấn phát biểu: "Tôi ghiền

đàn bà như ghiền ma túy. Không có đàn

bà, tôi cảm thấy sự sống trống rỗng, mênh

mông, hoang vu dễ sợ. Tôi có thể ngã ra

chết được" (Thương nàng bấy nhiêu, trang

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 57


82).

Cuộc sống Kiệt Tấn không bao giờ thiếu

đàn bà, hết Louise, Danyèle, Andrée

(Québec) Hélène (Montmartre), đến cô gái

vùng quê Chicoutimi xuống Québec học

nghề, rồi cô gái Ý quên tên v.v… (chưa kể

Việt Nam): "Tôi lăn lóc bập bềnh theo

triều âm của yêu nữ lôi cuốn. Tôi thay

người yêu. Tôi đổi người tình. Mấy bận

mấy em cười, bao lần mấy em khóc. Người

tình thay đổi theo bông hoa đổi thay của

thời tiết. Nằm gần Louise, tôi muốn chung

tình với Louise, nhưng khi nằm gần

Danyèle tôi lại quên hết. Nàng có một nữ

tính rất kỳ lạ. Nàng có một âm lực rất kỳ

lạ. Trong dòng âm lực đó, tôi chỉ là một

cọng thép bị cuốn phăng trong dòng từ

tính mãnh liệt. Tôi không rõ trời đất có

từng tạo ra một sinh thể nào liền lạc hơn

Danyèle không? Núi đồi mà phẳng phiu,

cao nguyên mà châu thổ, chập chùng mà

suông mượt. Tưởng ao hồ mà sóng lớn,

tưởng êm xuôi mà chớn chở không ngừng.

Dở coi. Nàng cười rúc rích "Đừng anh,

nhột em mà" (Nụ cười tre trúc, trang 200).

Ngôn ngữ tả đàn bà của

Kiệt Tấn rất lạ. Không

giống với những nhà văn

khác. Kiệt Tấn chỉ tả đàn

bà ở trạng thái uyên

nguyên (không quần áo).

Cái lạ, cái khác biệt trong

tình yêu cũng như trong

ngôn ngữ, vượt ra ngoài cái

thông thường. Nhìn chung,

quả tình Kiệt Tấn không

giống ai và đam mê cuồng

nhiệt. tham lam, yêu

thương nồng nàn, có khi

trâng tráo, sống sượng đến

bệnh hoạn (ngó thấy là

muốn đè xuống tuột quần, trang 245 sđd),

có khi rên rỉ, ngất ngư, mê mệt; nhưng

dưới cái vỏ sần sùi, dung tục đó, che giấu

một sư thật và lòng yêu thương chân

thành.

Sống hết mình, viết hết mình, Kiệt Tấn

còn Thật cũng hết mình. Những cuộc tình

là thật, không hư cấu tưởng tượng. Những

tên tuổi bất cứ ai trong tác phẩm đều là tên

thật, tên anh chị em trong gia đình: hai

Phát, ba Lợi, tư Trinh, năm Lộc, sáu Kiệt

(còn có biệt hiệu là Út Bạc Liêu, trang 11)

và Ánh, người bạn đời cũng không tha,

cũng có mặt trong tác phẩm. Những bạn

bè Kiệt Tấn cũng hoàn toàn là tên thật:

Thứ, Nhựt, Lộc, Danh, Kiệt. Cây đa mấy

lá, chúng anh "săn đá" 5 thằng. Cả anh

Ngại làm thợ mộc, thằng Gia bạn của Kiệt

Tấn cũng là tên thật tuốt luốt. Tên tuổi

người tình của anh cũng tên thật luôn

(Tuyết, Louise, Danyèle, Hélène, Tuyết,

Cẩm Hồng, Ánh v.v…)

Kiệt Tấn còn nhìn quê hương qua hình

ảnh của mẹ già, nghe tiếng cười của mẹ

qua tiếng tre trúc rì rào. Ông viết về mẹ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 58


bằng một văn phong thật thiết tha: "Nếu

ngọc trai là ngọc của sò biển, nếu gạo thóc

là hạt ngọc của trời thì nước mắt là ngọc

của má tôi. Cả đời tôi má buông nhả loại

ngọc đó rất nhiều, cho bất cứ gì, cho bất

cứ ai, vô tình hay cố ý, đến gõ trái tim bà.

Tôi thường ví trái tim bà là một bồ lúa,

mỗi hột lúa là một mối thương tâm, một

mối thương tâm rất gần với chữ từ bi. Bởi

vậy khi má tôi khóc, đừng tưởng bà đau

khổ, đừng tưởng bà hy sinh rút ruột cho

con ăn. Khi sung sướng, người ta có thể

chảy nước mắt. Vì vậy nước mắt của má

tôi cũng rì rào như nụ cười tre trúc của

bà: thương yêu che chở và rộng lượng".

(Nụ cười tre trúc, trang 20-21).

Thương quê hương qua hình ảnh của bà

mẹ già mà có người cho rằng bà là tượng

trưng cho quê hương. Kiệt Tấn nói:

"Không, Bà mẹ già ấy chính là quê hương.

Vì vậy, ông thương cả những bà già bán

cà rem cây, bà già bán đậu phọng lép,

bà già lượm lon" "Trời hỡi! sao thương

quá sức! "; "Thương đứt từng khúc ruột"

(sđd, trang 152).

Kiệt Tấn còn quan niệm về lãnh tụ là "tủ

lạnh" và triết lý cuộc đời là triết lý cái "lỗ

rún": Ngó lỗ rún của mình mà lý luận. Mê

lắm (Sđd, trang 133).

Kiệt Tấn là người miền Nam, ruột để

ngoài da, hay nói toạc ra những gì mình

nghĩ, không quanh co, rào đón trước sau.

Ngôn ngữ sặc mùi Nam bộ: "Con thằn lằn

nó hiền thấy mồ" "Ầu ơ! Má ơi! Con vịt

chết chìm, Con thò tay vớt nó, cá lìm kìm

rỉa tay", "dị hụ quá! " "qua hẹn qua qua,

bây giờ qua qua". Một chiếc xe bán mì,

dừng lại trước nhà nàng, một người đàn

ông đi xâm xâm về phía tôi, dừng lại, cất

tiếng hỏi: "Ai ló? Ai lứng ló? " Giọng cắc

chú lơ lớ. Tôi vừa trả lời nho nhỏ: "Tui

đây, Tui đây mà… Nhà tui ở gần đây" -

"Zậy hả? Xao lị không ỉa chong nhà mà lị

da ỉa lây làm cái zì? " - "Tui…tui đi lượm

banh" - "Hà! Chòi lất ơi mí tỏn xáng mà lị

lá banh thì pà con lối xóm làm xao ngủ cho

liệt? " - "Hổng có đá" - "Ồ ồ… Mà lị làn

cái zì kí thụt da thụt dô hoài làm ngộ tiểng

lị là thằng ăn chộm chí! Hầy lá!... " Văn

Kiệt Tấn là vậy đó. Thật lạ và độc đáo.

Gọi Kiệt Tấn là một hiện tượng - một hiện

tượng văn học. Vì trước Kiệt Tấn không

có (Có nhưng không giống) và sau Kiệt

Tấn thì chưa thấy… Văn phong ngọt ngào

lôi cuốn. Ngôn ngữ thuần chất Nam bộ

không pha trộn, nhiều điệu hát huê tình,

câu hò hẹn ước làm xao động cả dòng sông

Tiền, sông Hậu, sông Cổ chiên, sông Mỹ

Tho. Tình yêu, nhứt là tình yêu đàn bà, có

lẽ là tuyệt chiêu của Kiệt Tấn. Đi đâu, chỗ

nào cũng có người yêu, cũng có cảnh ái ân

say đắm, chia tay ngậm ngùi! Tự hỏi sao

có quá nhiều người yêu quá vậy? KT hư

cấu, tưởng tượng? - Không, là thật đấy!

Tình yêu quê hương qua mẹ già, qua mấy

bà già lượm lon, bán đậu phộng, bà già bán

cà rem cây, nghèo khổ thiệt thà, ôi!

"thương quá là thương". Lại còn xen vào

thi ca qua các cuộc tình: "Ra về để áo lại

đây. Để khuya anh đắp gió Tây lạnh lùng".

Chia tay người yêu cũng đầy thi tính:

"Mây tối nay về u ám quá, đường sầu ướt

át phố mờ sương, ta xé lòng nhau làm mấy

mảnh, em một phương trời anh một

phương!" Mượn lời của Lý Trác Ngô đề

tựa Mái Tây để kết luận - một cách chủ

quan rằng: "Viết văn, để lại tấc lòng cho

ngàn đời đáng thương biết mấy! "

Tuy không dám so sánh Kiệt Tấn với

người xưa, nhưng qua những Bình,

Thương, Nghĩ của Nguyễn Hưng Quốc,

Thuỵ Khuê, Nguyễn Mộng Giác và nhận

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 59


xét của Đoàn Nhã Văn. Nguyễn Mạnh

Trinh, phỏng vấn của Phan Thị Trọng

Tuyến và Đặng Mai Lai, người viết rất tán

đồng nhận xét cùng với các vị trên rằng:

Kiệt Tấn đã có một chỗ đứng trên dòng

văn học hải ngoại.

Lê Quốc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 60


Hôm nay về lại trần gian

Trong tâm mang gói hành trang vô thường

Chuyện đời sẽ nhẹ như sương

Tan trên cỏ biếc dọc đường Thiền đi

Lòng không lạc tới bến mê

Ngồi nghe khúc hát ngày về bên sông

Trời xanh mây trắng mênh mông

Bay đi giữa cụm nắng hồng hoàng hôn

Không vương vào túi càn khôn

Để tâm vô thức tạo muôn lụy trần

Đường về túi nặng hồng ân

Chân tâm làm vốn xa dần Thiền trang

Hôm nay về lại trần gian

Trong tâm mang gói hành trang vô thường

Chuyện đời còn lắm tơ vương

Ngồi nghe khúc hát Nghê Thường bên sông

Nguyễn Hải Bình

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Hải Bình 61


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Hải Bình 62


Bỗng dưng có vạt nắng hồng

Trên cao rớt xuống bềnh bồng trong mây

Lối mòn len giữa hàng cây

Có tôi đếm bước như ngày hôm qua

Thân tâm tỉnh thức thăng hoa

Để không tham ái họa là hận sân

Để không tiếc nuối phù vân

Sẽ không tạo nghiệp trầm luân một đời

Sinh ra một kiếp làm người

Nhân gian thế sự buông trôi ngày về

Để rồi không lạc bến mê

Đâu đây bến Giác nẻo về Hằng giang…

Nguyễn Hải Bình

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Hải Bình 63


N

hận được điện thư của bà chị dâu báo

tin sức khỏe của mẹ không được tốt

lắm, Mỵ Khanh bàn với chồng năm nay

nàng về ăn Tết với mẹ một tháng. Nam,

chồng Mỵ Khanh thì nhất định không về

VN, khi mà đất nước vẫn còn dưới ách

thống trị của Bắc quân!

Với số tuổi tám mươi chín, bà Tân đã như

ngọn đèn sắp hết dầu. Tuy chỉ hơi bị lẫn,

nhưng bà vẫn ăn ngủ bình thường, nói

cười sang sảng. Thỉnh thoảng lên cơn

suyễn, nhờ có thuốc của người anh rể Mỵ

Khanh từ Canada gửi về nên không có gì

đáng ngại. Hai năm nay cặp chân yếu hẳn

nên bà ngồi một chỗ. Mỵ Khanh đã gọi về

bao nhiêu lần, nói mẹ phải đi lại thường

xuyên thì các bắp thịt mới không bị teo.

Bà nhất định không nghe vì bị té nhiều lần

khiến bà sợ hãi.

Trước khi đi một tuần nàng ăn ngủ không

yên. Viết giấy dán trên tủ lạnh dặn dò con

gái một tuần hai lần tưới cây cối và trông

chừng ba mươi giò lan cho mẹ. Con gái la

trời vì mẹ cứ dặn đi dặn lại thứ nào một

tuần hai lần, thứ nào một tuần một lần, thứ

nào phải xịt nước lên lá. Còn một số cây

kiểng để trong garage, v.v….và v.v…

khiến con bé cứ lộn tùng phèo. Sau cùng

Mỵ Khanh đành thở dài, tự an ủi đến đâu

hay đến đó. Cây nào may mắn thì sống.

Không đủ may thì nghẻo! Nam thì mỗi

chiều chịu khó ghé nhà con gái ăn cơm.

Nếu không anh ta dám nhịn ăn, vì tài nấu

bếp chỉ hạn chế ở món trứng chiên ốp la

(đôi khi khét!) Thấy vợ lo lắng Nam chép

miệng:

- Em cứ lo con bò trắng răng. Cưng quên

là hồi xưa anh đi hành quân liên miên, khi

trong rừng, lúc trên núi. Lính tráng đánh

giặc ăn toàn lương khô khó nuốt, vậy mà

anh vẫn sống hùng, sống mạnh. Em đi có

một tháng mà cứ lo anh chết đói. Yên chí

về thăm mẹ cho vui vẻ. Bảo đảm lúc em

trở qua, anh vẫn còn sống nhăn. (Nam đổi

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 64


giọng tếu), mà không chừng vắng cô Bắc

Kỳ nho nhỏ (của ngày xửa ngày xưa!),

không phải hằng ngày nghe cái điệp khúc

"anh phải ăn cái này, anh phải uống cái

kia. Ý, không được làm cái nọ, nguy hiểm

cho sức khỏe lắm…." anh sẽ… trẻ ra cả

chục tuổi!

Mỵ Khanh háy chồng, mắt có đuôi:

- Xí, tại người ta lo cho mình chứ bộ!

Được rồi. Cho mấy người tự lực cánh sinh.

Ít bữa coi có cần bà già này không. Chỉ sợ

có lúc sẽ năn nỉ tui mau mau trở qua…

Chừng đó biết tay tui nha!

Nam cười cầu tài:

- Đùa thôi. Anh lúc nào chẳng cần đến bàn

tay ngà ngọc của em săn sóc.

Mỵ Khanh cười:

-Vậy mới là

người thức thời!

Các ông sổng vợ

ra là… hỏng

ngay!

- Thôi, thôi, biết

rồi. Khổ lắm nói

mãi! Anh chịu

thua!

Vợ chồng Mỵ

Khanh là thế.

Hơi khắc khẩu

nhưng yêu nhau thắm thiết. Ngày xưa

Nam đã theo đuổi nàng khổ sở mới lấy

được. Ở ngoại quốc trai thừa gái thiếu mà

lị!

***

Hai ngày trước khi lên đường, xem TV

thấy bên New York và Boston chìm ngập

dưới tuyết. Bao nhiêu chuyến bay bị dời

lại, Mỵ Khanh lo quá. Lần này phi cơ sẽ

ngừng ở phi trường Chicago trước khi tiếp

tục đi Hồng Kông và trạm cuối là Phi

trường Tân Sơn Nhất. May mắn đến ngày

cuối, Chicago nắng đẹp. Nhưng phải ra

phi trường lúc ba giờ sáng khiến Mỵ

Khanh lo lắng thức luôn không dám ngủ.

Mỗi lần qua đoan Mỹ là bực mình hết sức.

Mặt mày mấy anh chàng nhân viên lạnh

tanh, không thua khí hậu ngoài trời là mấy.

Hình như nhìn ai họ cũng thấy toàn là

dân… khủng bố. Tháng vừa qua, vợ chồng

Mỵ Khanh sang Mỹ thăm người bạn bị

bệnh nặng, Nam bị bắt đi qua máy

scanner. Chàng bất mãn, vì mỗi lần qua cái

máy này, trong người bị nhiễm không

nhiều thì ít chất phóng xạ!

Trước khi chia tay, Mỵ Khanh căn dặn

chồng đủ thứ. Nam gật đầu lia lịa cho vợ

an lòng. Ôi, đàn bà Việt Nam! Lúc nào

cũng chỉ biết lo

cho chồng con.

Họ vui vẻ, hạnh

phúc là các bà

vui vẻ hạnh

phúc!

Phi trường

Chicago rộng

mênh mông,

nhưng được chỉ

dẫn chu đáo.

Tìm đến phòng

đợi, nàng gặp vài người quen cũng về Việt

Nam ăn Tết. Người đến từ Florida, kẻ đến

từ Minnesota. Trẻ con chạy rần rần, người

lớn thì người nằm kẻ ngồi la liệt. Nói

chuyện cười hỉ hả thoải mái. Mỵ Khanh

nhớ lần chuyển máy bay từ phi trường

Charles De Gaulle bên Pháp, nàng đã gặp

những gia đình Việt nam đi lao động từ

Bắc Âu về Việt Nam ăn Tết. Trẻ con độ ba

đến sáu bảy tuổi rượt đuổi nhau, la hét ầm

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 65


ĩ. Chúng giựt những chiếc điện thoại công

cộng từ trên giá xuống chơi. Sau đó bỏ treo

tòng teng. Thế mà bố mẹ chúng vẫn bình

thản nhìn đàn con chơi đùa như đang ở nhà

mình. Những người ngoại quốc ngồi đó thì

cau mày khó chịu! Mỵ Khanh không còn

ngạc nhiên khi thấy nhiều người Việt Nam

không còn dám nhận mình là người Việt

khi người ngoại quốc có hỏi!

Đẩy xe hành lý ra ngoài trong cái nóng

hầm hập, tuy đã là cuối tháng mười hai.

Mỵ Khanh nhìn dáo dác. Những tiếng gọi

mừng rỡ "Cô. Cô. Tụi con đây nè!" khiến

nàng quên hết mệt nhọc, sau hai mươi

tiếng đồng hồ ngồi trên ba chuyến bay.

Các cháu, con người anh quá cố của Mỵ

Khanh, chạy đến vây quanh cô. Nàng nhìn

các cháu lòng rưng rưng. Khi nàng rời

khỏi đất nước thì có đứa còn chưa ra đời.

Thế mà giờ đây đứa nào cũng con cái đề

huề. Mỵ Khanh lên chiếc taxi bảy chỗ ngồi

cùng các cháu về nhà. Bà chị dâu ngoài

sáu mươi, năm nay tóc đã bạc nhiều hơn

bốn mươi năm trước. Mỵ Khanh thương

chị vô cùng. Không hiểu sao ông anh duy

nhất của nàng lại ham con đến thế. Hai anh

chị hợp đồng sản xuất cả thảy một chục

mười hai! Nàng nhớ ngày xưa, chị lúc nào

cũng đầu tắt mặt tối, không khi nào ngơi

với đàn con mười hai đứa. Có món ngon

vật lạ gì đều nhường cho chồng, cho con.

Thế mà vẫn bị mẹ chồng bắt ne bắt nét.

Bà Tân mong con gái về, nên dù đã hơn

mười một giờ bà vẫn còn thức để chờ. Mỵ

Khanh xót xa khi thấy mẹ gầy hơn trước.

Nàng ôm mẹ giọng nghẹn ngào:

- Lần này con thấy mẹ gầy hơn trước. Mẹ

ăn ngủ không được sao?

Bà Tân cười móm mém:

- Mẹ già rồi ăn ngủ ngày càng ít đi con ạ.

Không sao đâu, mẹ khỏe lắm. Con về chơi

được bao lâu?

- Con về thăm mẹ một tháng. Đáng lẽ ở

lâu hơn, nhưng cháu Mỵ Hoa sắp sinh, con

phải về sớm.

Bà Tân nhìn sang chị Tiến, chị dâu Mỵ

Khanh, cười sung sướng:

- Thế là tôi lại có thêm cháu cố. Phúc đức

quá!

Chị Tiến hối con dọn phở gà cho cô ăn

trước khi đi ngủ. Lần này đi hãng United

Airline cho ăn tệ quá nên Mỵ Khanh ăn tô

phở gà (nhất là gà đi bộ, da vàng ươm, thịt

dai chứ không bở rệp như gà công nghiệp)

một cách ngon lành. Cả nhà nói chuyện

đến hơn một giờ đêm mới chịu đi ngủ. Mỵ

Khanh ngủ một giấc ngon lành đến 7 giờ

mới dậy. Lúc bước ra khỏi phòng, mùi

thức ăn thơm phức khiến nàng thấy đói

bụng cồn cào. Cả nhà đã thức từ lâu và

đang dọn ăn sáng. Chị Tiến hỏi:

- Cô ngủ ngon không? Chắc trái giờ còn

khó chịu lắm.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 66


Mỵ Khanh suýt soa:

- Chà thơm quá! Mấy hôm trước khi về tới

đây mất ngủ, nên đêm qua em ngủ ngon

lắm. Chị làm món gì mà thơm thế hở chị?

Chị Tiến cười:

- Mẹ nói cô vẫn thích xôi lúa nên sáng nay

chị thổi xôi lúa và bánh cuốn cho cô dùng.

Cô ngồi xuống đi. Để chị pha cà phê rồi

mời mẹ ra ăn sáng luôn. Năm giờ mẹ đã

thức rồi.

Mỵ Khanh vội vàng nói:

- Chị để đó em tự pha được rồi. Em uống

cà phê không đường. Sợ bị mắc bệnh tiểu

đường thì khổ, nên giờ hạn chế chất ngọt

tối đa.

Chị Tiến cười khanh khách:

- Buồn cười thật cô ạ. Người nào ở nước

ngoài về cũng ăn lạt như nước ốc. Kiêng

đường, kiêng muối tối đa. Chị thì chịu

thôi. Kiêng quá cũng không tốt đâu. Có

khi trong người thiếu chất mặn, ngọt thì bỏ

xừ!

Mỵ Khanh cũng cười: - Ông bà ta nói "có

kiêng có lành" mà chị. Thôi để em vào mời

mẹ ra ăn sáng.

Chưa kịp vào thì bà Tân đã lọ mọ đi ra:

- Gớm, mới sáng mà các cô nói gì rôm rả

thế? Mỵ (trong nhà gọi Mỵ Khanh là Mỵ

cho gọn) ăn chưa con?

Mỵ Khanh dìu mẹ ngồi vào bàn:

- Con chờ mẹ ra mới ăn. Đêm qua mẹ ngủ

ngon không? Con thì ngủ một giấc thẳng

cẳng đến sáng. À, chị Tiến ơi, chút nữa em

cần liên lạc với một người quen. Cô ấy ở

ngoại ô xa xa. Em chỉ mới liên lạc vài ngày

trước khi về đây. Cô ấy tên Kim Ngân.

- Bạn của cô hở?

- Không. Em chưa từng gặp qua. Có vài

người bạn bên Canada và Mỹ nhờ em

mang tiền về giúp cho các anh em Thương

phế binh đang sống trong hoàn cảnh khó

khăn. Gọi là chút quà mọn giúp cho gia

đình các anh ăn Tết ấy mà. Cô Kim Ngân

biết những người này. Em liên lạc để cô ấy

dẫn em đi thăm và tặng quà.

Chị Tiến gật đầu, mặt thoáng ngậm ngùi:

- Thế thì tốt quá. Thỉnh thoảng chị đi phố

gặp những người cụt tay cụt chân lê lết ăn

xin ngoài đường. Trông họ nhếch nhác,

rách rưới, bệnh hoạn mà muốn rớt nước

mắt. Những lần đó chị đều giúp đỡ chút ít.

Cô nghĩ, nhà mình lúc trước cũng đâu khá

giả gì.

Bà Tân xen vào:

- Tội nghiệp họ. Con giúp họ là tích phước

cho con cháu.

Mỵ Khanh cười:

- Con chỉ làm hộ cho các bạn con thôi mẹ

à. Với lại "thi ân bất cầu báo" mà mẹ!

Ba người vừa ăn vừa nhắc chuyện xưa.

Anh Tiến của Mỵ Khanh mất trên mười

năm rồi. Hồi xưa anh cũng ở trong quân

đội một thời gian, bị thương nên được giải

ngũ. Về sau anh mất vì viêm gan. Chị Tiến

ở vậy nuôi đàn con và mẹ chồng. Vì thế

Mỵ Khanh rất quý chị.

Ăn xong nàng gọi điện thoại cho Kim

Ngân. Một giọng Huế nhẹ nhàng từ đầu

giây bên kia:

- Dạ, em nghe đây!

- Kim Ngân hả? Biết ai đây không? Nghe

giọng Huế nhẹ như thơ hay quá là hay!

Thôi nói ngay khỏi thắc mắc nhé. Chị Mỵ

Khanh đây.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 67


Có tiếng reo vui ở đầu giây bên kia:

- Ô, chị Mỵ Khanh! Chị về hồi nào?

- Chị về tới tối hôm qua. Ngày mai em

rảnh không? Chị em mình sẽ gặp nhau.

Giọng Kim Ngân ngập ngừng:

- Chị Khanh ơi, hôm trước em có báo cho

các chị trường hợp anh Quân đang nằm

nhà thương, hôm nay anh về nhà rồi vì bác

sĩ chê. Anh bị lở loét hết cả người, máu mủ

tùm lum chị ạ. Em vào thăm mà anh cứ

chảy nước mắt! Nhưng hôm qua có người

bên Mỹ gửi cho anh ấy ba trăm. Vì thế chị

em mình không cần phải giúp cho anh ấy

nữa. Em hỏi thật chị nhe. Các anh chị định

giúp bao nhiêu tiền để em tính.

Sau khi nghe con số, Kim Ngân nói:

- Vậy chúng ta sẽ giúp cho 6 anh. Mà họ ở

xa lắm, tận Biên Hòa lận. Chị có thể đi đến

đó được không?

Mỵ Khanh sốt sắng:

- Được chứ em. Em cứ cho địa chỉ đi. Chị

sẽ đi taxi đến đó.

Kim Ngân ngập ngừng:

- Chị ơi, nếu chị em mình đi làm từ thiện,

mà chi ra 600 ngàn tiền taxi thì em thấy

phí quá. Số tiền này một người có thể sống

cả tháng đó chị ạ. Em nghĩ vậy nhưng còn

tùy chị. À chị có thể đi xe gắn máy không

chị? Từ đây lên đó độ ba mươi cây số. Đi

về vị chi là sáu mươi cây.

Mỵ Khanh giật mình, tự thấy ngượng nên

vội nói:

- Nếu vậy cách tốt nhất là Kim Ngân đến

nhà, rồi chị sẽ đưa tiền. Tùy em muốn cho

ai cũng được nhé.

- Thế thì độ hai tiếng nữa em đến chị nhé.

Em phải nhờ người trông hai đứa cháu nội

rồi mới đi được. Hôm nay con dâu em đi

làm chị ạ. Mà chị ơi, chị đưa tiền cho em

như vậy chị không sợ sao?

- Sợ gì cơ? Sợ em giật hả? Chị sẽ níu áo

anh Hưng bên Mỹ.

Hai chị em cười dòn dã. Kim Ngân có

người anh lớn bên Mỹ. Anh Hưng sang

theo diện HO. Trong gia đình có hai người

anh tử trận. Một người trận Bình Giả, một

người trận Bình Long nên Kim Ngân rất

thương các anh thương phế binh. Lúc nào

rảnh là cô đi tìm các anh để cho tiền. Khi

thấy trường hợp nào thê thảm quá thì cô

liên lạc với anh trai bên Mỹ, nhờ anh vận

động bạn bè xin giúp. Vợ chồng Mỵ

Khanh quen Hưng qua một người bạn thân

của Mỵ Khanh. Nghe nàng về, cô bạn

mừng quá, gửi điện thư nhờ Mỵ Khanh

cầm tiền về. Nàng liên lạc vài lần với Kim

Ngân. Thế là quen.

Lúc cô cháu gái mở cửa mời khách vào,

Mỵ Khanh không khỏi ngạc nhiên vì Kim

Ngân đứng trước mặt nàng trẻ và xinh đẹp

hơn nàng tưởng tượng. Hai chị em tay bắt

mặt mừng. Mỵ Khanh không khỏi ái ngại

vì Kim Ngân phải đổi vài chuyến bus mới

tới đây. Nghe Mỵ Khanh nói, Ngân cười

hiền lành:

- Nếu được làm hơn thế nữa em cũng làm

chị ạ. Nhìn các anh thương lắm cơ. Những

người ở thành phố nhận được giúp đỡ

thường, nhưng các anh ở xa, có người từ

mấy chục năm qua vẫn không nhận được

bất cứ sự giúp đỡ nào từ nước ngoài. Hôm

qua em phải lên chùa Từ Quang tìm anh

Thân. Anh cụt hai chân, một tay không xử

dụng được. Hằng ngày anh xin ăn trong

thành phố. Chỉ cuối tuần mới lên xin trên

chùa. Chùa ở xa, anh lại cụt hai chân nên

không đi bus được. Lần nào cũng đi xe

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 68


ôm. Có ngày xin không đủ trả tiền xe ôm

nữa đó chị. Thế là đói!

Mỵ Khanh kêu lên:

- Sao ông xe ôm không chở dùm mà lấy

tiền?

Kim Ngân cười khổ:

- Chị ơi, ông xe ôm cũng phải sống chứ.

Chở dùm lấy tiền đâu nuôi vợ con hở chị?

Mỵ Khanh thấy yêu tiếng "Chị ơi" của

Kim Ngân quá. Nàng tò mò:

- Thế em có tìm ra anh Thân không?

- Có chị ạ. Em đã tìm ra và chụp hình để

làm hồ sơ. Hy vọng anh được bên đó giúp

đỡ. Chỉ có điều địa chỉ hơi rắc rối. Anh

hiện được tá túc trong một góc sân của một

gia đình. Không biết nếu xin được, tiền gửi

về địa chỉ này, người ta có đưa cho anh

không.

- Chắc có chứ em. Tình cảnh anh ai mà

đành lòng!

- Chị ơi, mãnh lực đồng tiền lớn lắm. Ở

đây giết người vì chút tiền không hiếm đâu

ạ.

Mỵ Khanh nói:

- Bần cùng sinh đạo tặc phải không em.

Bây giờ thế này. Chị đưa số tiền chị nói

hôm qua cho em. Em cứ tự nhiên giúp ai

thì giúp. Khi nào rảnh em đưa chị đi thăm

vài anh ở gần đây. Chị sẽ giúp thêm em

nhé.

Kim Ngân vui vẻ:

- Được chị ạ. Ngày mai nếu chị rảnh, em

đưa chị đi thăm anh Vũ Tuân. Anh ở

gần nhà thương Thống Nhất. Là nhà

thương Vì Dân cũ đó chị. Anh này bị

thương nằm một chỗ từ tháng hai năm

1977. Nửa người anh, từ thắt lưng trở

xuống không còn cảm giác. Anh nằm một

chỗ với chiếc ống nhựa nối bàng quang

với một túi ny lông chứa nước tiểu. Đã hơn

ba mươi năm như thế. Tuy nhiên tinh thần

anh rất vững. Anh sáng tác thơ, làm PPS…

gửi lên mạng khắp thế giới. Ngày mai chị

đến thăm chắc anh mừng lắm. Mấy khi có

người từ ngoại quốc về thăm.

Mỵ Khanh vui vẻ:

- Vậy ngày mai chị em mình hẹn gặp nhau

trước cửa bệnh viện Thống Nhất nhé. À,

Kim Ngân thấy anh ấy cần gì để chị mua

mang đến?

- Anh Tuân nằm một chỗ nên cần hai loại

thuốc viên làm từ nguyên liệu thiên nhiên.

Viên gấc và viên tảo. Theo em biết, viên

tảo là một dạng rong biển giúp anh đi cầu

thông. Anh Tuân nằm một chỗ nên ruột

làm việc yếu lắm. Anh cần uống loại này

hằng ngày.

- Chị sẽ biếu thêm cho vợ anh ấy một chai

dầu gió xanh. Chị thấy bên này rất chuộng

dầu gió xanh.

Giọng Kim Ngân bỗng ngậm ngùi:

- Tội nghiệp chị Cúc. Tiếng là lấy chồng

chứ thật ra vì thương hoàn cảnh của anh

Tuân mà chị ấy về ở chung để săn sóc cho

anh ấy, chứ bại liệt như anh Tuân, chị Cúc

còn trông mong gì nữa? Em nghe nói mấy

hôm nay chị ấy về quê thăm mẹ bệnh. Nhà

chỉ có đứa cháu trông nom anh Tuân.

Ngày mai mười giờ chị nhé.

Kim Ngân đi rồi, Mỵ Khanh bỗng thấy

bâng khuâng. Vũ Tuân! Cái tên này gợi

cho nàng một trời kỷ niệm. Của thời con

gái. Vũ Tuân là mối tình đầu của Mỵ

Khanh. Hai người gặp nhau trong một

buổi chiều mưa. Sài Gòn mưa tháng sáu.

Năm bảy tư, Mỵ Khanh đang học Văn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 69


Khoa năm thứ nhất. Hôm đó nàng cần mua

cuốn sách nên ghé nhà sách Khai Trí. Hai

bàn tay cùng đưa tới một lượt, cầm cùng

cuốn sách. Một cách bất ngờ. Một bàn tay

với những ngón thuôn dài trắng nuột nà và

một bàn tay gân guốc phong sương. Mỵ

Khanh giật mình rụt tay lại, nhìn qua bên

cạnh và bắt gặp một cặp mắt sáng rực đang

nhìn nàng. Nụ cười lộ hàm răng trắng đều

trên khuôn mặt rám nắng của chàng trai:

- Xin lỗi cô. Tôi thật vô ý!

Mỵ Khanh ngượng ngùng:

- Dạ không có chi. Hôm khác tôi mua cũng

được.

- Hình như cô cần cuốn sách để học phải

không? Cô lấy đi. Tôi mua chỉ để đọc thôi.

Không có cuốn này thì cuốn khác.

Mỵ Khanh ngạc nhiên:

- Sao ông biết tôi mua để học?

Chàng cười ranh mãnh:

- Chiếc cặp của cô nói cho tôi biết đấy.

Mỵ Khanh đỏ hồng đôi má:

- Tôi… tôi…

Chàng nhìn sâu vào mắt người con gái

xinh thật xinh. Trong tà áo dài lụa đơn sơ

màu thiên thanh, mái tóc dài óng ả, nổi bật

đôi mắt to mơ màng trên khuôn mặt bầu

bĩnh chưa mất hết vẻ trẻ thơ. Chàng bỗng

mỉm cười, đôi mắt nhìn nàng trở nên nồng

ấm:

- Đợi tôi một tí nhé. Nhớ đừng đi trước khi

tôi trở lại đấy.

Không đợi Mỵ Khanh trả lời, chàng cầm

cuốn sách đi nhanh lại quầy trả tiền. Ít phút

sau trở lại, đưa túi xách cho Mỵ Khanh:

- Cầm đi cô bé. Cố học cho thật giỏi nhé.

Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp

lại. Xin chào.

Chàng quay gót và Mỵ Khanh đứng đó

như trời trồng, ngẩn ngơ với cuốn sách

trên tay. Không thốt được nửa lời. Trời ơi,

cô bé kêu thầm, có chuyện này thật sao?

Mình sẽ gặp lại chàng một ngày nào đó?

Mỵ Khanh lắc đầu, chớp chớp cặp mắt để

trấn tỉnh. Người đâu mà lạ quá, không

giống bất cứ người con trai nào nàng quen

trước đây. Rồi cô bé cũng mỉm cười, cặp

mắt trở nên mơ màng và trái tim non bỗng

đập những nhịp bất thường.

Mỵ Khanh còn đứng đó thì chàng bỗng lại

hiện ra, bằng xương bằng thịt trước mắt,

cười cười:

- Ông Trời không muốn tôi xa cô bé rồi..

Ngoài kia đang mưa to. Tôi lại không đem

theo áo mưa. Chúng ta tiếp tục trò chuyện

trong khi chờ cơn mưa dứt hạt nhé. Tôi tên

Tuân. Còn cô bé?

Mỵ Khanh cắn môi, ngập ngừng vài giây

rồi quyết định:

- Tôi tên Mỵ Khanh!

Tuân kêu lên, giọng vừa ngạc nhiên vừa

thú vị và đầy ngưỡng mộ:

- Mỵ Khanh. Tên đẹp quá và thật hợp với

cô bé.

Mỵ Khanh mím môi bất mãn. Dám gọi

người ta là cô bé. Có lẽ đoán được tâm

trạng người con gái trước mặt, Tuân mỉm

cười:

- Xin lỗi… Mỵ Khanh. (Ừ nhỉ, tên đẹp như

thế không gọi thì… phí quá. Chàng nghĩ

thầm). Tôi là lính trong binh chủng Biệt

Động Quân. Tôi được nghỉ phép ít hôm

nên mới có mặt nơi này. Có lẽ hôm nay là

ngày may mắn của tôi, vì được làm quen

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 70


với một người con gái… xinh nhất thủ đô.

Mỵ Khanh cau mày, trách móc:

- Ông nói xạo! Tôi rất tầm thường…

Tuân cười xòa:

- Không nhất thì nhì vậy nhé. Nhưng thật

tình đối với tôi, cô bé là người xinh nhất.

Tuy ngoài miệng phản đối, nhưng trong

thâm tâm Mỵ Khanh thấy vui vui. Cô gái

nào không vui khi được khen đẹp?

Thế là nhờ cơn mưa mùa hạ mà họ quen

nhau, rồi yêu nhau. Những buồn vui, giận

hờn, nhớ nhung nối tiếp. Tuân miệt mài

với chiến trận và Mỵ Khanh vẫn cắp sách

đến trường. Họ dự định khi nàng ra trường

thì cưới nhau. Cả một tương lai ngọt ngào

trước mặt. Nhưng Tháng Tư Bảy Lăm đã

khiến họ chia lìa vĩnh viễn. Mỵ Khanh

theo gia đình xuống tàu Đại Hàn ra khơi,

trong khi đó Tuân đang kẹt ở miền Tây…

***

Hôm sau với tâm trạng bồn chồn, Mỵ

Khanh đến nơi hẹn với Kim Ngân. Hai chị

em đi vào con hẻm khá rộng. Kim Ngân

bảo cô đến thăm Vũ Tuân hầu như hàng

tuần, để mang hồ sơ của các thương phế

binh đến nhờ Tuân chuyển bằng e-mail ra

ngoại quốc. Vũ Tuân dù nằm một chỗ

nhưng với tinh thần quyết đấu, anh đã mầy

mò học xử dụng máy vi tính thật thành

thạo và giúp các đồng đội cũ với tất cả tấm

lòng và nhiệt tâm của anh. Nhìn thấy con

hẻm rộng với nhà cửa khang trang. Những

ngôi nhà nhiều tầng khiến Mỵ Khanh

không khỏi thắc mắc. Nếu Tuân nghèo sao

lại có thể ở trong khu nhà cao cửa rộng

này. Nhưng chưa kịp hỏi thì Kim Ngân

nói:

- Mình đến rồi chị. Nhà anh Tuân bên kia.

Thì ra, chen vào giữa những căn nhà lầu

đẹp đẽ còn có một căn nhà nho nhỏ, mái

tôn. Kim Ngân tự động mở cửa mời Mỵ

Khanh vào. Gian trước trống trơn, có một

chiếc xe máy, nghe nói của cháu vợ Tuân.

Vì cô ấy đi vắng nên nhờ cháu đến trông

dùm. Nhưng hình như anh ta đã đi đâu đó.

Kim Ngân và Mỵ Khanh đi vào căn phòng

phía sau. Kim Ngân nói to:

- Anh Tuân ơi có khách phương xa đến

thăm.

Trong ánh sáng lờ mờ hắt vào từ khuôn

cửa sổ, Mỵ Khanh thấy hình dáng một

người đàn ông rất gầy nằm trên chiếc

giường nhỏ, nửa thân dưới đắp chiếc chăn

mỏng. Thấy khách vào, ông với tay lên sợi

giây phía đầu giường kéo chiếc mành cho

căn buồng sáng hơn. Mỵ Khanh tiến đến

bên giường, nghiêng đầu nhìn. Tim nàng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 71


nhói đau. Cũng cặp mắt ấy, tuy kém tinh

anh, nhưng vẫn ánh lên nét thông minh.

Vầng trán rộng, mái tóc bây giờ muối

nhiều hơn tiêu. Đúng là Tuân của nàng

ngày xưa. Chỉ khác là tấm hình hài quá

tiều tụy. Mỵ Khanh không nhịn được,

nghẹn ngào:

- Anh Tuân!

Người đàn ông giật mình, chăm chú nhìn,

bỗng kêu lên thảng thốt:

- Mỵ Khanh! Phải Mỵ Khanh không?

Sự bất ngờ khiến chàng đưa cánh tay về

phía Mỵ Khanh một cách vô thức. Như

một người sắp chết đuối định với một

chiếc phao. Mỵ Khanh ngồi thụp xuống,

cầm bàn tay gầy gò của chàng, thổn thức:

- Sao anh ra tới nông nỗi này? Sau khi sang

Canada, em đã hỏi biết bao nhiêu người

quen, nhưng không ai biết tin tức gì của

anh cả. Em nghĩ là anh đã…

- Đã chết phải không? Tuân cười buồn,

tiếp lời Mỵ Khanh. Anh cũng tưởng mình

chết biết bao nhiêu lần. Nhưng trời Phật

vẫn còn thương nên anh mới sống tới ngày

hôm nay. Coi kìa, đừng khóc. Sưng cặp

mắt đẹp bây giờ. Anh không ngờ mình còn

được may mắn gặp lại em.

Mỵ Khanh lau những giọt lệ đang lăn dài

trên má:

- Em cũng vậy. Khi nghe Kim Ngân nói

tên anh, em đã hy vọng là anh thật.

Kim Ngân từ trong bếp bước ra với khay

nước mời khách. Thấy Mỵ Khanh đang

cầm tay Tuân, cặp mắt đỏ hoe, vội hỏi:

- Ủa, hai anh chị quen nhau à?

Tuân cười:

- Mỵ Khanh và anh quen nhau trước bảy

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 72

lăm.

Kim Ngân cười ranh mãnh:

- Thì ra là cố nhân!

Mỵ Khanh phân trần:

- Năm bảy lăm chị theo gia đình rời Việt

Nam bằng tàu Đại Hàn. Sau đó sang định

cư Canada và mất tin tức anh Tuân từ đó

đến nay. Thật bất ngờ cho chị khi gặp lại

anh trong tình cảnh này! Thú thật chị vừa

mừng cũng vừa đau lòng quá em ạ!

Nói xong Mỵ Khanh lại rơm rớm nước

mắt. Tay nàng vẫn nắm chặt bàn tay gầy

gò của Tuân. Chàng để yên và nhìn Mỵ

Khanh với cặp mắt thật thiết tha:

- Anh cám ơn trời Phật đã run rủi cho em

đến với anh hôm nay. Biết bao lần anh

từng mơ thấy em. Được nắm tay em một

lần như hôm nay là anh mãn nguyện. Anh

nghĩ là em đã có một gia đình rất hạnh

phúc phải không? Anh ấy thế nào?

Mỵ Khanh gật đầu:

- Nam là một người chồng tốt. Anh ấy rất

yêu em. Chúng em có hai con. Một trai

một gái. Khi em sang Canada, lúc đầu vừa

đi học vừa đi làm. Cày cục mãi cũng lấy

được mảnh bằng kế toán. Em đi làm cho

một công ty kế toán lớn và nơi đây em đã

gặp Nam. Em lập gia đình suýt soát ba

mươi năm rồi.

- Thế mà vẫn trẻ trung và xinh đẹp như

ngày xưa. Chỉ hơi đẫy người ra một tí.

Nhưng càng đẹp!

- Anh không thay đổi tí nào. Vẫn miệng

lưỡi ngọt như mật!

Tuân cười, nheo mắt:

- Vì thế ngày xưa mới có một cô bé tên Mỵ

Khanh chịu yêu anh lính quèn phải không?

(Và Tuân đổi giọng nghiêm nghị) Anh chỉ


đùa cho vui thôi, em đừng hiểu lầm nhé.

Thân phận anh ngày hôm nay chỉ là một

kẻ tật nguyền, một người vô dụng.

Mỵ Khanh vội cướp lời:

- Không, anh đừng nói thế. Tuy không còn

nguyên vẹn như xưa, nhưng dù nằm một

chỗ, anh vẫn giúp được những bạn bè hoàn

cảnh bi đát hơn anh kia mà. Em nghe Kim

Ngân kể, có những anh vừa mất cả hai

chân, vừa mù cả hai mắt, còn đeo thêm

bệnh tâm thần. Anh như thế này phải kể là

còn may mắn anh ạ.

Tuân kể, giọng uất nghẹn:

- Em chưa biết anh đã sống như thế nào

sau ngày mất nước đâu. Những tù cải tạo

như anh, có bị thương nặng cỡ nào cũng bị

họ xem như đống giẻ rách. Anh đã từng

chết đi sống lại hàng trăm lần. Bị thương

bầm dập từ thắt lưng trở xuống, nằm một

chỗ đến nỗi lở loét cả người, máu mủ bê

bết. Mà thôi, nhắc lại làm gì cho mất vui

phải không em. Có ai ngờ chúng mình còn

có cuộc hội ngộ ngày hôm nay.

Mỵ Khanh đau xót, nước mắt rưng rưng:

- Kể cho em nghe hoàn cảnh của anh sau

ngày em ra đi...

Tuân mỉm cười, giọng đầy yêu thương:

- Vẫn mau nước mắt như xưa! Ừ, để anh

kể lại em nghe khúc phim dĩ vãng đầy

thương đau của anh…

***

… Sau ngày Quân đội miền Nam tan đàn

rã nghé, Tuân đã luồn lách từ miền Tây về

Sài Gòn và tìm đến nhà người yêu thì cửa

đã đóng im ỉm. Hàng xóm cho biết cả gia

đình đã ra đi hôm hăm tám tháng tư. Với

cõi lòng tan nát, chàng về nhà trên khu

Lăng Cha Cả tá túc với mẹ. Khi ra trình

diện chàng bị bắt đi học tập cải tạo như tất

cả quân cán chính của chế độ Việt Nam

Cộng Hòa. Trong một lần đi gỡ mìn, trái

mìn nổ tung khiến thân thể chàng bị

thương trầm trọng. Hai người khác bị tử

vong. Trong những ngày chiến đấu với tử

thần, sự đau đớn khốc liệt khiến Tuân có

ý nghĩ chẳng thà chết quách như hai người

kia mà khỏe thân hơn. Nhưng rồi tất cả

cũng qua đi. Giòng sông đời vẫn lạnh lùng

trôi. Cuốn theo những mảnh đời bèo bọt.

Không thể làm gì để thay đổi, chàng đành

chấp nhận sống những tháng ngày khổ ải,

chán chường. Cho qua ngày đoạn tháng.

Cho hết một kiếp điêu linh. Mỗi khi hồi

tưởng lại chàng không khỏi rùng mình.

Dưới chế độ này, thân phận người Thương

phế binh của chế độ cũ như chàng không

hơn một con vật. Họ sống lây lất khắp

hang cùng ngõ hẻm, nhờ vào lòng từ tâm

của ông đi qua bà đi lại. Chàng không hề

có ý định hỏi thăm bất cứ ai để tìm lại Mỵ

Khanh, khi nhìn lại cơ thể tật nguyền của

mình. Tìm làm gì? Yêu là hy sinh. Là

mong cho người yêu được hạnh phúc. Vì

thế chàng phải vĩnh viễn biến ra khỏi cuộc

đời Mỵ Khanh.

Những giọt nước mắt nóng hổi rớt xuống

bàn tay gầy guộc khiến Tuân choàng tỉnh.

Chàng nhìn người thiếu phụ đang nắm bàn

tay xương xẩu của mình, những giọt nước

mắt vẫn tiếp tục rơi khiến chàng xót xa.

Tuân cố cười thật tươi:

- Nhưng hôm nay anh vui lắm. Được gặp

lại em, dù một lần là anh mãn nguyện.

Càng vui hơn khi biết em hạnh phúc với

chồng con. Mỵ Khanh, chuyện chúng

mình đã là dĩ vãng. Em yên tâm, anh

không hề đòi hỏi em bất cứ chuyện gì. Cứ

xem nhau như bạn bè thân thiết và quên đi

những ngày hoa mộng xưa.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 73


Giọng Mỵ Khanh nghẹn ngào:

- Em cám ơn anh. Em cũng hiểu, những gì

đã qua không thể quay lại. Vậy trong thời

gian em còn ở đây, anh cho phép thỉnh

thoảng em đến thăm anh. Về bên kia, em

sẽ thường xuyên gửi E-mail. Nhưng

không biết có phiền lòng chị ấy hay

không?

Tuân cười, giọng bỗng reo vui:

- Mỵ Khanh đừng lo. Cúc vì cám cảnh mà

chịu lấy anh. Em xem, anh đem lại gì cho

cô ấy? Cúc rất dễ thương, có tấm lòng Bồ

Tát. Suốt đời anh chỉ biết cắn cỏ ngậm

vành, tri ân cô ấy. Nếu không chê, Tết này

em đến ăn một cái Tết nghèo với gia đình

anh.

Mỵ Khanh nhìn Tuân, ánh mắt đầy trách

móc:

- Phải nói là em được hân hạnh đến ăn Tết

với anh chị. Anh yên tâm, em sẽ đến. Đây

sẽ là cái Tết hết sức ý nghĩa đối với em.

Giọng Kim Ngân từ bếp vọng lên:

- Anh chị tâm sự xong chưa? Em đã hâm

xong bánh cuốn rồi nè. Chúng ta ăn trưa

nhé. Để mừng cuộc hội ngộ của

anh Tuân và chị Mỵ Khanh.

Không ngờ hai anh chị đã có

một cuộc tình thơ mộng. Em rất

ngưỡng mộ.

Tuân mắng yêu:

- Cô đáng đánh đòn lắm nhé.

Không chịu báo cho anh biết

trước. Chỉ nói là có người từ

phương xa về thăm.

Kim Ngân cười khanh khách:

- Em muốn dành cho anh một

bất ngờ. Mà bất ngờ thật phải không anh?

Không cám ơn mà còn mắng em. Thiệt

tình!

Tuân và Mỵ Khanh nhìn nhau mỉm cười.

Họ thấy không cần nói gì nữa. Mùa Xuân

đang bước đến. Thật rộn ràng và ngọt

ngào.

Tiểu Thu

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 74


Vi khuẩn đến thăm Hoàng Hạc Lâu

Thương thay Hồ Bắc ở bên Tàu

Hoang tàn Vũ Hán người rơi rụng

Đổ nát Bắc Kinh quạ bám bâu

Thôi Hiệu câu thơ còn đậm nét

Gác vàng dấu tích chửa phai màu

Tập Bình ước vọng thâu toàn vũ

Vi khuẩn ngập tràn mộng úa mau

Văn Ngọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 75


C

hiều nay em chẳng ghé thăm chơi

ảm nhận hư vô đến với đời

Ánh nắng ngoài hiên dần lịm tắt

Giọt sương trước ngõ vội tuôn rơi

Dấu chân sỏi đá còn ghi nhớ

Dáng ngọc tơ phong mãi đón mời

Ai nỡ vô tình chôn kỷ niệm

Cho lòng hiu quạnh ngắm chiều rơi

Văn Ngọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 76


T

rời đông giá lạnh buốt xương

Bữa cơm chiều đợi thiu ươn trong nồi

Bồn chồn hết đứng lại ngồi

Người yêu lầm hiểu lòng tôi rối bời

Ngày mai bữa tiệc định mời

Người yêu hờn giận xa vời ấp e

Mối tình phủ nhớ thương che

Đã cùng nhau hứa không khoe với đời

Dẫu tin yêu mãi không phai

Nỗi buồn ray rứt trải dài không gian

Mong cho giấc ngủ được an

Không suy nghĩ quẩn võ vàng xác thân

Thương nhau gắn bó muốn gần

Thâu canh chờ đợi bao lần nến chong

Làm sao ai hiểu mà mong

Ôm người yêu dấu vào lòng cùng ta

Văn Ngọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 77


Reng… reng…

Tiếng chuông điện thoại quen thuộc vang

lên trong căn phòng nhỏ, bà Hậu từ từ đẩy

chiếc xe lăn ra sát cửa sổ, nhìn ra ngoài

trời âm u báo hiệu cơn mưa sắp đến. Bên

kia đường, Thịnh, con trai bà ra khỏi xe,

ngước nhìn lên vẫy tay chào Mẹ như mọi

ngày.

Từ hơn một tháng nay, trong khu nhà

dưỡng lão, không còn ai được tự do vào

thăm viếng như trước nữa. Thịnh vẫn hàng

ngày lái xe đến, đứng dưới đường, có lúc

dẫn theo 2 đứa con nhỏ đến chào bà nội.

Nhiều hôm trời lạnh, thương cháu, bà phải

nén lòng đẩy chiếc xe lăn, quay trở vào

phòng để con yên tâm ra về, dù lòng bà chỉ

muốn kéo dài giây phút được nhìn hai bàn

tay bé tí xíu giơ lên vẫy vẫy. Nước mắt bà

ứa ra.

Từ sau ngày bà bị stroke, không còn tự lo

cho mình được, nghĩ đến con trai, vừa phải

đi làm lo cho cả gia đình, vừa phải tự chăm

sóc cho 2 đứa con còn nhỏ, bà đã đề nghị

với con cho bà vào nhà dưỡng lão, có bác

sỹ, y tá săn sóc. Thịnh cũng không còn lựa

chọn nào khác trong hoàn cảnh đơn thân

nuôi con. Bà yên lòng với cuộc sống mới

trong viện dưỡng lão. Những ngày gần

đây, bà Hậu đã chứng kiến không ít cảnh

các ông bà bạn cao niên trong cư xá được

xe cứu thương đến đưa đi, không ai tiễn

chân, lòng bà đau xót, nhưng không bao

giờ bà ngờ được có ngày đến phiên bà

cũng lại nằm trên xe cứu thương, đơn độc

để vào bệnh viện. Tiếng còi xe hụ lên như

tiếng tử thần đến gọi, làm bà hoang mang,

hoảng loạn.

Một tuần lễ đầu, Thịnh còn được phép vào

bệnh viện thăm mẹ, mỗi lần chỉ được 15

phút, nhưng rồi sau đó, lệnh cấm càng

ngày càng nghiêm ngặt, bà chỉ được phép

mỗi ngày được hai cô y tá dìu đến bên cửa

sổ, nhìn xuống bên kia đường, nói chuyện

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 78


với con qua ánh mắt, qua hình ảnh con trai

mờ nhạt.

Hai hôm nay thì bà không ngồi dậy được

nữa, được chuyển sang khu "yên nghỉ"

dành cho những bệnh nhân đến thời kỳ

cuối. Tuy bà không hiểu gì nhiều, nhưng

cũng đoán biết phần nào trong những lúc

nửa mê nửa tỉnh, cổ họng khô rát, đau ran,

đầu nóng bừng bừng. Cô y tá mỗi ngày

cầm chiếc điện thoại để gần cho bà nghe

tiếng con, và tiếng hai đứa cháu nội bập bẹ

"bà nội, sao Nội lâu về?". Bà chỉ mong gọi

tiếng "con" thân thương như những ngày

mẹ con, bà cháu còn đoàn tụ một nhà,

nhưng bà đã không nói được nữa rồi. Đôi

môi mấp máy, bà gật gật đầu cám ơn cô y

tá.

Đêm nay, mưa gió lại về, tiếng mưa gõ đều

trên cửa kính căn phòng bệnh. Bà miên

man trong cơn mê, gọi thầm trong mơ

"Ông ơi! Chờ tôi…" đầu óc bà chợt tỉnh

táo vô chừng, bà nhớ lại những bài pháp

thoại đã được nghe Thầy giảng nên cố

niệm "Nam Mô A-Di-Đà Phật" 10 lần,

nhất tâm bất loạn để được Ngài đón về cõi

tịnh độ. Nhưng làm sao được, chỉ vừa

niệm được chữ "Nam Mô…" thì tâm trí bà

đã lãng đãng mơ màng trở về căn nhà nhỏ,

có giàn mướp sau hè và những cánh hoa

vàng mong manh đong đưa trong gió; đến

căn bếp nhỏ của ngôi nhà, nơi bà đã sống

với con trai trong những năm cuối đời; đến

tiếng ê a bập bẹ tiếng Việt của hai đứa

cháu; thì còn mong gì đến chuyện "nhất

tâm bất loạn"? Như thế bà sẽ đi về đâu

đây?

Hai giọt nước mắt bà lăn xuống chiếc gối

trắng, bà ú ớ gọi "con" nhưng tiếng kêu

không thoát ra cổ họng. Hai cô y tá nghe

tiếng động chạy vội vào, nhìn vào những

biểu đồ chằng chịt bên giường bệnh, đưa

mắt nhìn nhau lắc đầu.

Bà Hậu đưa tay quờ quạng trong khoảng

không, kìa con, kìa cháu đang ở trước mặt

bà, bà chỉ muốn được nắm tay chúng, bất

chợt tiếng nói thoát ra khỏi miệng bà một

tiếng "con!" thống khổ. Hai cô y tá kéo

ghế đến ngồi hai bên giường, cầm tay bà :

- Con bà không được phép vào đây với bà.

Nhưng bà không cô đơn đâu. Chúng tôi sẽ

ở đây với bà cho đến phút cuối.

Bà không hiểu gì, chỉ thấy khuôn mặt con

trai ẩn hiện trong mầu áo trắng, chỉ thấy

đôi bàn tay ấm áp truyền hơi nóng đến tay

bà. Ôi, bàn tay của hai đứa cháu thân

thương làm ấm cả lòng bà. Bà nhắm mắt

tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ vừa đến.

Rồi bà chợt thấy mình nhẹ bỗng, bay bổng

lên cao, bà nhìn thấy hết những gì xảy ra

bên dưới và chung quanh bà. Ôi! Đức Phật

Di Đà có đâu xa? Vẫn ẩn hiện đâu đây

dưới những mầu áo trắng. Bà cũng nhìn

thấy đức Quán Thế Âm, không phải là

một, mà là hai, cũng trong mầu áo trắng,

vẫn ngồi bên bà, vẫn ấp ủ đôi bàn tay gầy

guộc của bà trong lúc chia ly. Và lạ thay,

bà cũng thấy ngoài trời mưa lất phất, bên

kia đường, chiếc xe mầu xanh quen thuộc

và hình dáng thân thương của đứa con yêu,

mắt ngước nhìn lên chiếc cửa sổ bệnh viện

đang nghẹn ngào gọi "Mẹ ơi!"

Hải Phong

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 79


Biển xanh gợi nhớ tình xưa

Bên nhau thuở ấy nghe mưa gọi thầm

Giờ đây chiếc bóng hoài mong

Sầu trong biển nhớ nỗi lòng bơ vơ

Nhớ em viết mấy vần thơ

Người đi, kẻ ở ngẩn ngơ u sầu

Thương ai nuối tiếc tình đầu

Còn chi đâu nữa vạn sầu nhớ nhung

Montréal 15/11/2019

Thảo Linh Phạm Xuân Hiền

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thảo Linh Phạm Xuân Hiền 80


Quê hương tang tóc đôi bờ

Người chia đôi ngả ngóng chờ khôn nguôi

Bao năm giông bão dập vùi

Ngày này, năm ấy ngậm ngùi ly hương

Quê tôi sao lắm đau thương

Vì ai nông nỗi đôi đường cách xa

Ai đi không nhớ quê nhà

Hẹn ngày dựng lại sơn hà tự do

Montréal 15/04/2020

Thảo Linh Phạm Xuân Hiền

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thảo Linh Phạm Xuân Hiền 81


Lần đầu từ Cao Nguyên về thành đô,

Phương phải lấy máy bay quân sự về

kịp dự khóa học cấp tốc mã số do phái

đoàn Y Tế Mỹ tổ chức cho phần đông

nữ dược sỹ khóa 1966 đầu tiên bị trưng

dụng theo bắt thăm, cần phục vụ cho

các trung tâm y tế toàn khoa các tỉnh xa

trong thời kỳ chiến tranh giữa hai miền

Nam Bắc Việt Nam. Chuyến bay quá

xóc và nguy hiểm. Một động cơ bị trục

trặc với sức gió quá mạnh của bão, hai

cánh máy bay nghiêng qua nghiêng lại,

trồi lên trụt xuống, mất thăng bằng, là

là gần chân núi. Phương nắm chặt tay

ghế, sợ hãi nhìn qua cửa. Bầu trời mây

xám giăng đầy, sương khói mịt mù,

rừng rậm hoang vắng. Những người

lính Việt cộng có thể núp trong những

bụi cây to rậm rạp chằng chịt, chĩa súng

AK bắn lên lúc nào không biết! Nàng

chỉ biết nhắm mắt, đọc kinh để qua cơn

sợ hãi, tim đâp mạnh, nhịp thở dồn dập,

buồn ói không cầm được. Nhờ Thượng

đế che chở, nên máy bay đáp xuống sân

khó khăn lắm, nhưng rồi cũng an toàn.

Phương hoàn hồn khi ra khỏi sân bay,

đặt chân xuống đất liền. Phương lấy lại

bình tĩnh, hít thở mạnh, quá mừng vì

biết mình còn sống. Nàng đảo mắt nhìn

quang cảnh sống động xung quanh,

nhiều người chờ đợi, đón thân nhân từ

hải ngoại, đi ra vào sân bay tấp nập.

Khóa học kéo dài 2 giờ, một ông dược

sỹ Việt Nam đứng cạnh một ông người

Mỹ y phục quân nhân, chào các dược

sỹ phát biểu:

-Tôi rất hân hạnh gặp các cô dược sỹ trẻ

đẹp đến họp ở buổi học nầy.

Ông thầy người Mỹ vui nhộn, cố học

tiếng Việt nói lơ lớ, vui vẻ bắt tay từng

dược sỹ khi kết thúc buổi học ra về.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 82


Phương gặp các bạn dược sỹ cùng khóa

với bao nhiêu là chuyện thích thú tha hồ

kể lại, chọc phá, xem người nào đã có

người yêu chưa? Lúc đó Hoa vào, đảo

mắt tìm kiếm Phương không thấy. Từ

xa Ngân chạy lại, kéo tay nàng tới chỗ

Hoa đứng, cùng nhìn nhau thân mật dò

xét:

- Hoa sắp đám cưới rồi phải không?

Nghe tin lan truyền là anh chàng này

du học bên Pháp đẹp trai, cách cư xử có

vẻ nịnh đầm Tây phương lắm, vừa về

nước đã bị cô gái nầy đớp hồn rồi! Hoa

có vẻ tươi mát yêu đời hơn lúc học thi

nhiều. Tốt nghiệp vẻ vang, tình yêu tiếp

sức cho đời, Hoa rất lạc quan ở tương

lai đầy hứa hẹn.

Ngân bảo:

- Nhà sửa thơ dí dỏm kể chuyện tiếu,

pha trò duyên dáng, không bao giờ đau

khổ vì tình! Anh nào lạc hồn thơ chọc

nàng, không khéo thì bị lời sửa thơ trả

đũa như búa đập vào đầu đau lắm.

Ba người bạn thân tình cười vui đùa

sung sướng. Hoa ôm chầm lấy Phương

và Ngân báo tin mừng:

- Hẹn gặp lại ở lễ thành hôn nhé!

Các bạn ở phòng họp xôn xao lên tiếng

hỏi Hoa:

- Ai sẽ được mời ăn cưới, có mời hết

bạn cùng khóa không?

Sau đó Hoa từ giã Ngân, đi ra ngoài sân

cùng Phương nói chuyện bí mật:

- Có người bạn của anh Dũng, tên

Quang, kỹ sư về điện lực muốn tìm ý

trung nhân. Với điều kiện là người đẹp,

thùy mị không khó tánh, phải nói và

hiểu tiếng Pháp. Hoa liền nghĩ đến

Phương là người bạn thân mến của

mình. Hoa tin là anh sẽ OK vô điều kiện

và chạy theo đuôi người đẹp khó tánh,

đuổi đi đâu cũng không được! Mình hỏi

thật Phương có thần tượng nào trong

tim chưa?

Hoa có diễm phúc gặp Dũng, nhưng có

tìm hiểu rõ người yêu chưa? Phương thì

phải đi làm xa Saigon, thời gian đến 2

năm thì chưa biết Quang có thích tìm

việc ở tỉnh lẻ không? Mà thôi Phương

chưa quen biết, để tìm hiểu anh ấy, chỉ

còn 4 ngày Phương phải trở lại Cao

nguyên gió lạnh mưa bùn xa lắm ngại

quá! Mình có lẽ cao số về tình duyên,

thì dây dưa thêm phiền lòng.

Ngày mốt chiều 6 giờ ở trên thuyền Mỹ

Cảnh ngay bến tàu sông Sàigòn, Hoa

mời Phương đi dùng cơm tối với Dũng

và Quang, để xem tướng mạo và cách

cư xử anh chàng nầy ra sao. Biết đâu

Phương sẽ bị “coup de foudre”.

Và mọi chuyện tiếp theo sẽ được như ý!

Thôi Hoa không muốn Dũng phãi chờ

ở ngoài xe lâu quá, quyết định như vậy

đừng quên lỡ hẹn nhé!

Trở về nhà vào buổi chiều quá mệt, chỉ

muốn ăn nhanh xong buổi cơm tối.

Nàng trò chuyện hỏi han sức khỏe ba

và mọi người, tươi cười để trả lời về

cách sống khi xa ba và anh chị. Phương

vào phòng riêng, không khí hơi lạnh vì

xa vắng lâu ngày, mọi thứ vẫn như cũ

không thay đổi. Chợt nhìn lên tường

thấy các bức ảnh chụp cùng các bạn

dược sỹ khi nhận bằng hành nghề, tấm

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 83


bằng dược sỹ chưa đóng khung. Ngày

mai nàng sẽ đi tìm mua một khung hình

mới thật đẹp.

Sáng hôm sau nàng tỉnh dậy bởi tiếng

chim sẻ hót vang trên cành hoa sứ màu

trắng sữa nở trước nhà, hương thơm

ngào ngạt tỏa rộng khắp nơi đập vào

mũi làm nàng tỉnh hẳn người. Nàng vội

mở rộng cửa sổ, đón luồng không khí

nóng ấm lùa vào phòng, cố hít thở một

hơi dài thoải mái. Giương mắt nhìn ra

bầu trời trong xanh, những đám mây

trắng bềnh bồng, pha lẫn với những

đám mây hồng phơn phớt nhẹ trôi. Sự

nóng bỏng đầu hè làm nàng toát mồ hôi.

Vài tia nắng bình minh chiếu sáng qua

những giọt sương đêm long lanh còn

đọng trên lá, nhẩy múa xuyên qua cành

cây kẽ lá, chợt rơi trên mái tóc đen

huyền xõa ngang vai. Phương vội đi

tắm lấy lại sự tươi mát cho cơ thể, tâm

hồn nàng cũng ướt đẫm niềm vui. Sau

đó nàng tìm chọn cho mình một chiếc

áo dài màu xanh thu thủy, thêu cành

trúc thủy mạc trang nhã trên tà áo, làm

nổi bật thân hình ẻo lả. Nàng chọn đôi

giầy và ví màu xanh dương đậm khiêm

nhường hòa hợp với màu áo. Với đôi

mắt thoáng buồn, nhưng đầy ý chí xây

dựng cho mình một tương lai vững

chắc. Nàng bới tóc cao lên và cài lên

chiếc nơ nhung đen rất thích hợp với

khuôn mặt đầy đặn với khí hậu nóng

bức của mùa hè nơi đây. Đã mười phút

rồi, Phương đứng trước gương ngắm

bóng dáng mình, vuốt lại tà áo dài, nàng

tỏ ra hài lòng với lối trang phục hôm

nay.

Mình sẽ đi dạo phố sắm sửa hay đi thăm

bạn đây? Không cần biết! Uyên

Phương đi vào phòng mà ba nàng

thường làm việc hằng ngày. Nàng hỏi

han ba, dặn dò sức khỏe nũng nịu nhìn

ba thương mến bảo:

- Ba nên uống thuốc bổ mỗi ngày, chai

thuốc mà con đã mua cho ba hôm trước,

ba của con đã già hơn vì làm việc quá

nhiều.

Ba hơi cảm động bảo:

- Con nên lấy 500 $ ba cho con, rồi nhét

vào ví tay để cho con gái mua sắm linh

tinh.

Lúc đó cử chỉ ấy làm cho Phương sực

nhớ mình đã 25 tuổi! đã tự lập rồi! Tiền

lương hằng tháng, nàng chưa biết tiêu

xài và tiết kiệm ra sao đây? Nàng hôn

tay ba cảm ơn và bảo:

- Con gái ba giàu lắm, con sẽ mua

những gì ba thích nhất để làm quà cho

ba đây?

Ánh mắt ba già trìu mến nhìn con sung

sướng, hãnh diện có được một cô con

gái biết tự lo cho mình một tương lai

vững vàng. Hai cha con nhìn nhau cười

vui, cảm thấy tràn đầy hạnh phúc và

mãn nguyện.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 84


Uyên Phương chào ba ra cửa, tiếng ve

sầu lảng vảng đâu đây. Những cành hoa

phượng vỹ màu fushia đỏ rực hồng

thắm, nhuộm cả một góc trời. Uyên

Phương như lạc vào thế giới thi sỹ

mộng mơ. Nàng cảm thấy bầu trời

nhuộm màu hồng tình yêu. Nàng muốn

yêu và được yêu tha thiết. Nàng tản bộ

trên đường Nguyễn Huệ và Tự Do giữa

đám người thanh

niên, thiếu nữ, cười

nói xôn xao náo

nhiệt. Những tà áo

muôn màu tung bay

lượn trong gió ấm.

Những cặp uyên

ương yêu đời đi dạo

phố, dọc theo các

cửa hàng tráng lệ,

nhìn qua khung cửa

trưng bày đầy hàng

hóa thời trang đắt

tiền.

Nàng vui vẻ tung

tăng, rẽ qua ngả ba

đường Taberd và

góc Thống Nhất

hướng về Thánh

đường Đức Bà.

Nàng dừng trước

cửa bái gối, vào trong đi lên trước bàn

thờ Thánh Joseph bế Chúa Hài Nhi.

Phương đứng kế bên tuợng Đức Mẹ,

dâng bó hoa Lys màu trắng ngà trong

sạch, hương thơm bay phảng phất nơi

đây. Nàng cúi đầu thành kính đọc kinh

thật lâu, để tâm hồn được thanh thản.

Nàng tạ ơn Chúa đã che chở gia đình

được hòa thuận an lành vui mạnh trong

cuộc sống hiện tại. Phương bái gối trở

ra, tiếp tục trở lại đường Tự Do với một

nỗi buâng khuâng khó tả. Nàng đi

ngang qua một tòa nhà đồ sộ, một cao

ốc mới, Phương mải ngước lên nhìn

hàng chữ to nổi bật sáng lấp lánh từ xa.

Như một luồng điện giật, nàng chợt

quay người lại vì có tiếng chào hỏi:

- Phương về lúc

nào, sao không báo

tin cho bạn bè đến

thăm?

Nghe giọng nói trầm

ấm quen thuộc, nàng

nhận ra Tân với ánh

mắt đầy thiện cảm.

Trong lòng thấy

dâng lên niềm vui

khó tả, nàng hỏi:

- Tân làm việc ở đây

đã lâu chưa, anh có

khỏe không?

Phương về đi học và

được nghỉ phép thời

gian không lâu lắm.

Rất vui gặp anh

hôm nay, có rảnh

không?

- Phương ở đây, chờ Tân vào phòng thu

xếp với nhân viên vài việc. Anh cần

vắng mặt cả buổi trưa. Sau đó xin phép

cùng Phương vừa đi tản bộ xả hơi, vừa

vui vẻ chuyện trò cùng nhau, còn gì

bằng. Lâu lắm từ ngày Phương đi làm

xa, có thật nhớ bạn ở thành đô không

đó?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 85


- Làm sao quên được! Có những chiều

ngoài giờ làm hết việc, buồn chán quá!

Phương có những chiều cô đơn, ngồi

nhìn về phương trời xa xăm, muốn bỏ

nhiệm sở quay về thành đô. Để thả hồn

tưởng tượng mình đang đi dạo phố

Saigon vào những chiều nắng nhẹ, ăn

những món ngon, đi ciné cùng cô bạn

thân thiết, xem những phim tình lãng

mạng. Đời sống quá khô khan ở Pleiku,

không có gì để giải trí, thành phố đi

năm ba phút đã quay về chốn cũ. Các

anh Y Nha Dược ở đây lớn hơn Phương

khá nhiều tuổi, phần nhiều chưa lập gia

đình, các anh lo làm phòng mạch kiếm

nhiều tiền sau giờ làm việc ở Quân Y

viện, làm gì có giờ để họp bạn. Nhiều

anh có gia đình, thỉnh thoảng mời các

anh chưa lập gia đình và Phương đến

nhà dùng cơm chiều, thì đã là quí quá,

được an ủi lắm rồi. Trong những buổi

lễ trong đại tổ chức ở club Phượng

Hoàng, các nhân vật quan trọng của

tỉnh được mời. Không quên được mời

các bác sỹ quân nhân, bác sỹ Giám Đốc

Dân Y Viện và dược sỹ trưởng phòng.

Ông TrungTướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh

Quân đoàn 2 đa tình cùng Minh Hiếu,

nàng ca sỹ diễm kiều như một nàng tiên

xuất hiện, ra sàn nhảy khai mạc buổi lễ.

Ca khúc du dương bất hủ “lâu đài tình

ái đó, có trên trần gian …” trổi lên, các

anh bác sỹ Y Nha Dược được dịp trầm

trồ rửa mắt nhìn theo bước nhảy uyển

chuyển của nàng ca sỹ Minh

Hiếu.Tiếng nhạc như lôi cuốn thúc dục

mọi người phải gia nhập nhảy theo các

điệu nhạc mê ly vang lên...

Tân nghe Phương kể chuyện rất vui,

chú ý lúc nào cũng hòa đồng. Chàng có

dáng mạo trang nhã, hiền hòa, lịch

thiệp, hoạt bát, giúp đỡ và thông cảm

người khác. Đối với phái nữ Tân càng

tế nhị hơn, tôn trọng ý kiến, chia sẽ

quan niệm, rất lạc quan khi đối thoại.

Tư cách nầy là điểm nổi bật của Tân.

Chàng du học ở Mỹ về nước, được chọn

phục vụ mở mang cho nền kỹ thuật Việt

Nam còn thấp kém, chưa theo kịp các

nước Âu Mỹ tân tiến. Chánh phủ Việt

Nam cấp học bổng cho Tân du học ở

đại học kỹ sư MIT của Mỹ.

Phương và Tân tiếp tục đi bên cạnh

chuyện trò không dứt. Chàng ân cần vui

vẻ hiếu kỳ, muốn biết phương pháp làm

việc trong ngành Y Nha Dược, các kỹ

nghệ, kiến trúc nhà cửa, đời sống người

dân ở tỉnh Pleiku ra sao? Phương dè dặt

chưa biết đề tài đối thoại của mình nên

chỉ trả lời ngắn gọn. Nàng tự hỏi có nên

biết về đời sống của Tân những ngày

qua trong công việc nghề nghiệp, chức

vụ, tình cảm gia đình ra sao không? Tự

nhiên Phương nghĩ là không nên đi sâu

vào đời tư của Tân, mà chỉ hiếu kỳ

muốn biết đời sống sinh viên du học ở

Mỹ sau khi tốt nghiệp, có tìm được việc

dễ dàng không? Được phép ở lại nếu

lập gia đình cùng người đã có thẻ xanh

của Mỹ không? Tân cho biết thêm là

sinh viên hải ngoại thời đó, không được

phép ghi danh ờ trường đại học các

ngành Y Nha Dược đã có ở Việt Nam.

Phương và Tân được quen biết trong

buổi tiệc sinh nhật tại nhà Quỳnh, cô

bạn gái học Văn Khoa. Khi giới thiệu

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 86


mới được biết Tân sau khi về Việt Nam,

làm giáo sư anh văn dạy lớp tối ở Hội

Việt Mỹ. Phương cũng đang đi học bổ

túc anh văn lúc bãi trường rảnh rỗi.

Tình cờ trùng hợp nhà Tân lại ở bên kia

cầu vòng qua Khánh Hội, nhà Phương

ở bên nầy cầu không xa lắm. Qua

những đề tài nói chuyện, hai người có

những quan niệm tư tưởng giống nhau.

Thỉnh thoảng trước buổi học tối,

Phương hay hỏi Tân cách phát âm đúng

chuẩn cho những danh từ, những câu

đối thoại thông thường khi giao tế trong

nghề nghiệp như thế nào?

Tân mời Phương uống café, ăn bánh

ngọt ở kiosque của trường. Chàng dạy

cách phát âm, bắt nàng lập lại cho đúng

giọng Mỹ, những lúc còn sớm chưa vào

lớp. Có những hôm Phương không có

xe velosolex đi về, vì thỉnh thoảng bị

anh họ mượn xe chở bạn gái đi chơi.

Tân xin phép được đưa Phương về tận

nhà ở cùng đường trên xe Vespa của

chàng.

Một tình cảm nhẹ nhàng kín đáo lâng

lâng xâm chiếm tâm hồn nàng, nhưng

Phương đôi khi nhận thấy một nét buồn

thoáng qua che dấu nơi Tân. Tân

thường nhắc đến mẹ và không bao giờ

nói đến ba, Tân ờ chung với mẹ trong

một căn hộ khang trang chưng bày khá

sang trọng theo lối Âu Mỹ. Hoàn cảnh

gia đình đơn chiếc, nên Tân phải đi làm

nhiều giờ để nuôi và săn sóc sức khỏe

cho mẹ, Phương cảm thấy thương cảm

và mến Tân nhiều hơn trong giới hạn

tình bạn. Chính Phương cũng không

biết rõ tâm tình mình biến chuyển ra

sao, chớm nở, lờ mờ.

Phương nhớ đến những món quà nho

nhỏ gởi về khi Tân đi công tác ở hải

ngoại. Chiếc thuyền rồng bằng ngà voi

từ Thái Lan xinh xắn gởi về, Phương rất

thích khi nhận được, giữ mãi những kỷ

vật trân qúi này. Đôi lúc ngại ngùng,

nàng suy nghĩ mình sẽ trả lại ân tình của

Tân ra sao? Tân rất mến Phương nhưng

chưa bao giờ đề cập đến hôn nhân. Đó

là bí ẩn mà Phương chưa biết và chưa

muốn tìm hiểu. Vì tự ái và tôn trọng sự

lựa chọn của Tân và của riêng nàng.

Tân thường hay suy tư và nghĩ ngợi xa

xôi.

Phương nhớ lại ngày đầu tiên ra ga xe

bus để đi lên phi trường Tân Sơn Nhất,

đến nơi bổ nhiệm làm việc cho Bệnh

viện trung tâm Y Tế toàn Khoa Pleiku.

Tân có đến tiễn đưa nàng cùng đi với

chị. Chàng cẩn thận viết bảng tên chi

tiết dán vào valise, dặn dò từ lúc đi đến

lúc nhận hàng khi tới. Tân săn sóc

Phương như tình người anh cả đối với

cô em gái nhỏ. Phương lên xe không

quên cám ơn, nhìn Tân mỉm cười với

đôi mắt u sầu và lo lắng. Đây là lần đầu

tiên nàng phải xa gia đình.

Tân nhìn nàng như muốn thổ lộ điều gì

nhưng rồi lại im lặng trầm ngâm khó

hiểu.

- Are you fine today? the sunshines in

your smile.

Câu nói pha trò bằng Anh ngữ làm

Phương bật cười quay về hiện tại. Một

nụ cười dịu hiền duyên dáng mà Mẹ

nàng ban cho. Tân nhìn nàng trìu mến

như muốn ôm giữ nụ cười ấy mãi trong

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 87


ký ức.

Một buổi sáng dưới cành thông trong

sân bệnh viện, nàng được điện tín của

Tân mở ra vội vàng:

- Có người ờ thành đô vẫn nhớ đến

Phương luôn…

Cô nhân viên ở phòng thơ ký, đứng bên

cạnh vừa nhìn trộm và chọc ghẹo

Phương:

- Chị có người yêu còn dấu diếm chi

rựa? Khi nào ăn mừng cho mình biết,

chuẩn bị để dành tiền nghe! nàng vui

vẻ bắt tay Phương chúc mừng, nhưng

Phương đáp lại:

- Không phải như cô nghĩ đâu! Chỉ là

bạn thôi, chưa có hứa hẹn gì cả.

Khí hậu trưa hè Sài thành hôm nay rất

nóng, Tân mời Phương cùng dùng bữa

ăn trưa. Phương hơi ái ngại nhưng sự

thành khẩn của Tân cuối cùng thuyết

phục nàng. Trên đường Nguyễn Huệ

gần chỗ làm của Tân, có tiệm mì Hảo

Huê mà Phương thường thích ăn,

Phương tự ý chọn món mì nước cho

mình, Tân cũng rất tán thành chọn theo,

sau đó rẽ vào tiệm kem Pole Nord để có

thì giờ tâm sự chuyện trò thoải mái.

Chàng gọi ly café đắng, bánh ngọt tráng

miệng theo lối Mỹ. Nàng lúc nào cũng

vẫn thích trái cây đầu mùa và kem nước

dừa. Tân dò xét tâm tình nàng, chàng

phá tan bầu không khí yên lặng và chọc

Phương:

- Có cây si nào nẩy mầm vươn lên xứ

lạnh không?

Nàng thừa hiểu ý nghĩa câu hỏi, dí dỏm

trả đũa:

- Xứ lạnh mưa phùn gió bụi, thì cây si

nào mà sống được! Chỉ có hàng thông

cao ngất cổ thụ đứng yên, những cơn

gió thoảng qua chỉ đủ làm rung nhẹ

cành lá thôi! Khi nào thông reo giữa

trời thì Phương cho anh biết nhé!

Luôn dịp nầy, Phương cũng dò xét tình

cảm Tân đối với nàng ra sao, một cách

kín đáo và khẽ hỏi:

- Chừng nào anh có người đẹp muốn

nâng khăn sửa túi, trói chặt anh cho

Phương biết nhé.

Tân rất chân thật. Chàng tâm sự trong

lúc nầy với ánh mắt buồn đau khổ:

- Vì hoàn cảnh gia đình khi cha anh là

luật sư theo phong trào chống Pháp, bị

bắt buộc tập họp về miền Bắc sau khi

chia đôi đất nước Việt Nam. Khi ấy anh

còn quá nhỏ, mẹ anh không muốn ra

Bắc, vì được một gia đình bạn thân giúp

đỡ theo lời hứa với ba anh, giúp tiền khi

cần cho mẹ anh để sống chờ ngày ba trở

về. Hai gia đình có hứa hẹn làm thông

gia. Gia đình bên ấy rất chiều anh, Trân

con gái đầu lòng chờ đợi ngày anh du

học trở về Việt Nam từ lâu, nhưng anh

chưa muốn lập gia đình, phải lo cho mẹ

sống an nhàn. Cách sống cũng không

hợp với cô ấy, trình độ hiểu biết quá

chênh lệch. Anh không biết làm sao cho

hợp tình hợp lý. Anh không muốn vong

ân bội nghĩa, làm buồn mẹ và gia đình

cha mẹ cô ấy. Thỉnh thoảng anh cũng

nghe lời mẹ, đến thăm cô ấy, tình cảm

thì lợt lạt chưa biết sẽ đi về đâu? Anh

hiện giờ trong vòng chiến đấu giữa lý

trí và tình cảm rung động của con tim.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 88


Rồi Tân hỏi:

- Phương có thể giúp anh lựa chọn con

đường phải đi không? Chờ đợi câu trả

lời vậy có được không?

- Phương sẽ cầu Thượng Đế cho anh

được bình an vui mạnh, giúp anh sáng

suốt trong sự chon lựa sau nầy.

Đến lúc phải trở lại văn phòng làm việc,

khi đi ngang qua cửa hàng bán hoa, Tân

dừng lại nhìn bó hoa hồng nhung hé nở

với chút suy tư đa cảm. Bỗng dưng

chàng vội vàng tiến lại gần chậu hoa

violette hồng tím đưa mắt nhìn Phương

như ngỏ ý muốn tặng nàng để kỷ niệm

ngày hôm nay. Phương thầm hiểu ý

chàng, nàng tiến lại gần cầm lấy chậu

hoa bé nhỏ xinh xắn, vuốt ve cánh hoa

nhẹ nhàng mơn trớn, nàng dịu dàng nói:

-Hoa voliette đẹp thật, mầu hoa tím kín

đáo và nhớ nhung.

Tân quay lại thầm cám ơn sự trầm lặng

trong ánh mắt nàng. Chàng ngưỡng mộ

và khen nàng bằng một giọng thật nhỏ

chỉ đủ hai người nghe:

- Phương có vẻ vững vàng trưởng thành

hơn ba tháng trước.

Cuộc sống tự lập xa gia đình đào tạo

cho nàng một nếp sống mới! một quan

niệm thực tế dễ dàng chọn lựa một

tương lai thành công và như ý. Tân nhìn

xa vắng, nhưng chàng quay về thực tại

và bảo:

- Dầu ở nơi nào và tình cảnh thế nào?

thì chỉ một thoáng tình cảm chân thành,

thông cảm cao quí, cũng đủ mang lại sự

êm đềm tươi mát như cơn gió thoảng

trong nắng ấm mùa hè…

Hôm sau theo lời mời, Phương cùng

Hoa, Dũng, Quang, ăn tối tại nhà hàng

Mỹ Cảnh. Các bạn trò chuyện rất vui

nhộn, rất cởi mở. Quang hay nhìn lén

quan sát cử chỉ của nàng, hay gợi ý xem

Phương có yêu ai chưa? Các thức ăn rất

ngon miệng, vì từ lâu Phương xa

Saigon, nên rất vừa ý bữa tiệc hôm đó.

Quang có tâm lý hiểu người, vì anh ấy

đã hơn 30 tuổi rồi. Anh nôn nóng có

người nâng khăn sửa túi hòa hợp. Bữa

ăn kéo dài đến khuya, nhưng rồi tiệc

nào cũng phải tàn. Khi ra về, Quang xin

phép đưa Phương về, hỏi địa chỉ bệnh

viện nơi Phương làm việc, có mời nàng

đi ngang nhà riêng của Quang vừa mua

ở gần sở làm. Quang vừa được bổ

nhiệm việc làm với Ty Điện Lực Gia

Định. Phương về nhà hơi khuya, nàng

không muốn mời anh vào chào anh chị.

Quang có vẻ lưu luyến và nắm siết chặt

tay, hôn má nàng. Phương không có

phản ứng kịp, nhưng cũng hơi cảm xúc.

Quang quá lịch lãm, vui vẻ và tự nhiên.

Chàng dò ý:

- Nếu Phương không muốn về lại

Pleiku, thì Phương không cần bằng

dược sỹ liền. Phương lấy cớ bệnh

không đi xa được, sẽ can thiệp với Bộ

Y Tế sau. Không có vấn đề gì quá khó

giải quyết, trừ khi không có sự đồng ý

của Phương thôi.

Phương về nhà trằn trọc suy nghĩ mãi,

không biết sẽ ra sao ngày sau? Tiến hay

lùi, mà có can đảm bỏ nhiệm sở việc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 89


làm không? Cha nàng có vui chấp nhận

đồng ý không? Mà chưa hiểu rõ Quang

sao chấp nhận liền. Phải có thời gian

tìm hiểu chuyện hôn nhân lâu dài, đâu

có nhìn bề ngoài hứa hẹn được, phải tìm

hiểu quá khứ nữa. Phương thầm nghĩ tại

sao duyên số mình trắc trở chỉ vì phải

đi làm việc ở "chỗ khỉ ho cò gáy"

không đáng nầy.

Nàng tức giận phái đoàn y tế Mỹ tại sao

lại bày ra việc dược sỹ phải nhận nhiệm

sở ở xa theo sự bắt buộc mà không có

sự đồng ý ở một nước Việt nam có nhân

quyền và tự do nầy. Phương ngồi dậy

viết vào 2 miếng giấy nhỏ "có được,

không được" rồi nhắm mắt bốc thăm 5

lần. Sau cùng là thăm lọt ra "không

được". Thế là nàng đọc kinh cám ơn

Đức Mẹ và mẹ nàng đã mất, xin che chở

nàng mỗi khi có việc quan trọng không

tự giải quyết được. Nàng đi vào giấc

ngủ say sưa không còn suy tư hay biết

gì nữa.

Trước khi về Pleiku, Quang có tới nhà

thăm Phương và xin phép được gặp ba.

Anh chào ba kính cẩn, lễ phép trò

chuyện vui vẻ tự nhiên. Ba cũng có cảm

tình với anh, riêng Phương suy nghĩ lại

và trả lời:

-Thời gian rất ngắn, tiếc quá! Nếu có

duyên, thì việc gì cũng có kết quả tốt.

Xin anh đừng chờ Phương; còn có bao

nhiêu cô gái trẻ đẹp, anh Quang sẽ gặp

ở những dịp khác tình cờ, làm sao biết

trước được ngày mai.

-Quang sẽ chờ sự quyết định của

Phương, người mà anh có thiện cảm

ngay lần đầu tiên gặp gỡ, mong là

Phương đừng chê và quên anh.

Sáu tháng trôi qua, Hoa có viết thơ,

nhắc lại chuyện Quang vẫn chờ và nhớ

Phương, mong nàng về phép và quyết

định ra sao? Phương gởi thơ cho Hoa:

- Khó quá Hoa ơi! Phương nhớ lại lời

tử vi của Ông Trần Hữu Ích là "cô nên

lập gia thất trễ thì tốt hơn" Phương phải

có dịp tìm hiểu Quang lâu hơn. Phương

chưa muốn lập gia đình trước khi hết

nhiệm kỳ 2 năm. Phương muốn được

về làm dược sỹ ở Saigon gần gia đình.

Bảy tháng sau, được tin Quang do mai

mối giới thiệu cưới Lan. Nàng là giáo

sư dạy français không đẹp lắm, tánh

tình dễ mến, rất cởi mở, có duyên ăn nói

như Hoa. Lan là con của một gia đình

giáo sư khoa học nổi tiếng ở Saigon,

bạn với mẹ Quang. Quang gởi thiệp

hồng mời: "Phương có thể xin về phép

không? Dự tiệc cưới và giới thiệu Lan

với Phương, xin được làm bạn tốt mãi".

Phương viết thơ trả lời: "Cám ơn anh

Quang và xin gởi quà mừng vậy. Tiếc

quá, không dự được tiệc cưới, vì nhân

viên phòng dược vừa được thuyên

chuyển về Cần Thơ. Cậu dược tá đã ở

đây 5 năm rồi sắp cưới vợ. Phương phải

chờ người dược tá mới về thay thế. Xin

thành thật cầu chúc anh Quang và cô

Lan trăm năm hạnh phúc mãi mãi bên

nhau".

Sau lần gặp Tân, Phương không có dịp

về Saigon thường xuyên. Phương cũng

lơ lửng, khó cho Phương để trả lời câu

giải đáp cho Tân.

Hai năm sau, Tân có tới dự đám cưới

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 90


Phương được tổ chức ở Saigon tháng

12/1968. Ngày ấy không biết tại sao

Phương không một lời hỏi thăm Tân có

lập gia đình chưa? Chỉ mời Tân một

mình để chia xẻ niềm vui trong ngày

hạnh phúc của mình. Tân không từ chối

mà tới dự tiệc chúc mừng. Tân trầm

lặng nhìn Phương tươi cười với các

bạn. Vì quá bận rộn Phương quên cả sự

có mặt của Tân ngày hôm ấy, thật là vô

tình quá! Nàng có biết nỗi lòng của bạn

mình ra sao từ dạo ấy không?

Phương được biết Tân vượt biên,

nhưng chiếc ghe rời bến chưa ra đi khỏi

hải phận Việt Nam, bị sóng đánh tan

tành, vợ con đã chết hết. Tân bơi lội rất

chuyên nghiệp bám vào mảnh ván bể,

nên thoát chết. Anh được trôi giạt trở lại

giòng sông Sàigòn, được đưa về bệnh

viện cứu sống.

Sau nầy được biết Tân đã an cư lập

nghiệp tại tiểu bang Californie do một

người quen thuật lại.

Thời gian qua đi, mỗi người đã có đời

sống với hoàn cảnh hiện tại rất hạnh

phúc. Sự nghiệp mỗi người ở một

phương trời khác. Đại gia đình với con

cháu đầy bổn phận. Tình và nghĩa gắn

bó, đó là những gì ta đang có, phải trân

quí nó, còn dĩ vãng chỉ còn lại ở một

góc nào đó trong ký ức.

Những kỷ niệm êm đềm đã qua tô điểm

cho cuộc sống. Thời thanh xuân chưa

vướng bụi trần. Bài thơ nầy Uyên

Phương rất thích:

Tình chỉ đẹp, khi còn dang dở

Đời hết vui, khi đã vẹn câu thề

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ

Cho nghìn sau, lơ lửng với nghìn xưa...

Mong có dịp nào Tân đọc được bài thơ

nầy. Xin đừng buồn người em gái nhỏ

thời xa xưa ấy.

Thy Phượng

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ

Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa…

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 91


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Kiều Sơn sưu tầm 92


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Kiều Sơn sưu tầm 93


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Kiều Sơn sưu tầm 94


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Kiều Sơn sưu tầm 95


Tháng tư

nhớ

để ngậm ngùi

Tang thương một thuở dập vùi tương lai.

Mất sông

mất núi

mất người

Trắng tay còn lại một đời lưu vong.

Lênh đênh

biển sóng lạnh lùng

Tấm thân vô xứ bạn cùng ai đây?

Người đi

mang kiếp lạc bầy

Bơ vơ tàn tạ chuỗi ngày đơn côi .

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 96


Rừng hoang, nước độc

một thời

Thương người ở lại chịu đời đắng

cay.

Vạn bàn tay

níu bàn tay

Đường vô khổ nạn biết ngày nào

ra!

Bắc Nam

tưởng đẹp một nhà

Ai, người lỡ vận phải sa miệng

hùm?

Những còng tay

những siết chân

những thân đày đọa

những tâm oán hờn.

Bốn mươi lăm năm

cô đơn

Giữa hoa lệ

vẫn nghe hồn chân quê.

Người đi

không phải quên về

Bởi đau nhân thế nên tê tái lòng.

Còn ngày

còn tháng

còn mong

Còn trong ước nguyện một xuân

thái hòa.

Ta về

nói với riêng ta

Vỡ cơn mộng dữ nở hoa bốn mùa.

TRANG CHÂU

Montréal 22/04/2020

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 97


Bích Ngọc

C

hiếc máy bay từ từ đáp xuống phi

đạo. Montreal chiều tháng bảy

không một gợn mây, trời trong vắt, gió

mơn man cùng những tia nắng lung linh

nhảy múa trên cao như chào đón bước

chân của Thùy. Nàng cảm thấy yêu thành

phố này ngay. Xa Việt Nam đã 18 năm,

đây là lần đầu tiên Thùy đến Montreal.

Nhiều người bạn của Thùy đã ca tụng

thành phố của muôn nóc giáo đường, của

những ngôi nhà xưa cổ với những con

đường lát đá xinh xinh. Thành phố của

những quán cà phê vỉa hè thơ mộng rộn

rã tiếng cười. Thành phố trai thanh gái

lịch của tình yêu và hò hẹn... Phố xá

Montréal đầy hấp lực nhưng cũng thoang

thoáng đâu đây một nỗi đe dọa mơ hồ

khiến Thùy cứ chần chừ tránh những dịp

du lịch qua thành phố mang bản sắc Pháp

giữa lòng Bắc Mỹ này. Nhưng lần này thì

Thùy không lẩn trốn được nữa, Cô bạn

thân Gia Long ngày xưa đi lấy chồng, hơi

chút trễ tràng so với bạn bè cùng tuổi.

Mong Hoài Hương sẽ nắm giữ được hạnh

phúc đừng như mình… Thùy cắn nhẹ

môi, một chút xót xa dâng lên làm cay cay

đôi mắt. Ngày Thùy chia tay với Tuấn

cũng là lúc nhận được thiệp hồng của

Hoài Hương. Có những vì sao khi tỏ khi

nhạt. Hẳn Hoài Hương và Thùy không

cùng chung một dải sao trời cho nên khi

Thùy bị xoáy lốc trong bão tố tình cảm là

lúc Hoài Hương hân hoan bước sang phần

bên kia đời sống, bắt đầu những chia sẻ

cay ngọt với một người. Cánh thiệp vu

quy của Hoài Hương là thông điệp của

hạnh phúc, của tình yêu thăng hoa. Mặc

dù đang ê chề trăm nỗi, con tim khô héo

của Thùy cũng rạo rực chia vui với bạn,

nàng quyết định làm một chuyến du hành

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 98


qua đây làm chứng nhân cho một kết hợp

có duyên có hậu vì không phải lúc nào

thượng đế cũng nhẫn tâm gieo hiu hắt

trong cuộc đời bằng những tan tác chia ly.

Ngày cưới, Hoài Hương rạng rỡ áo trắng,

má hồng, mắt long lanh cười, tươi và tinh

khiết như cành hoa

lan. Thùy độc thân,

không vướng bận

nên được vinh dự

theo sát, phục vụ

cô dâu. Hoài

Hương thật may

mắn được ngày

đẹp trời, gió quên

bay, mây trong

xanh, niềm hân

hoan rạng ngời

trên từng khuôn

mặt khách tham dự. Tiếng cười của cô

dâu, chú rể ngân vang trong nắng chiều

rộn rã. Hạnh phúc thật sự đã có trong tay

nên niềm vui choán ngợp cả không gian.

Đã lâu lắm Thùy không có được ngày

hoàn hảo như thế.

Dạ tiệc buổi tối, Thùy được rảnh hơn vì

cô em gái của Hoài Hương đã thay thế

nàng chăm sóc cho cô dâu. Thùy được

ngồi thoải mái trong bàn cùng với chị em

của Hoài Hương. Đang mải mê nghe cô

em dâu của bạn thao thao về Montreal với

sắc màu quyến rũ của bốn mùa xuân hạ

thu đông, một bàn tay đặt vội vã nhưng

đầy níu kéo trên vai Thùy với tiếng gọi

thảng thốt. Ngạc nhiên, Thùy qua lại. Căn

phòng chợt chao nghiêng với những

khoảng tối sáng nhập nhòa và những tiếng

kêu rối rít trong ký ức. Khoa của ngày xưa

đang sừng sững trước mặt. Khoa của bờ

biển Merang 18 năm trước. Trời ạ, đừng

khóc Thùy ơi! Tưởng như là đã quên,

tưởng như là sẽ dửng dưng giây phút gặp

lại... Kỷ niệm một thời thơ trẻ với những

cười đùa nghịch ngợm, tiếng hát rộn ràng

lẫn những băn khoăn ưu tư của những con

chim sớm lìa tổ khiến cho tuổi mới lớn

của Khoa, của Thùy và những người bạn

đồng hành trên

hoang đảo tỵ nạn

ngày xưa mang một

âm hưởng vô cùng

đặc biệt.

Trong cơn xúc

động, Thùy bật ra

một câu hỏi phản

xạ: Khoa đó hở?

Hạnh Chi đâu?

Dáng Khoa càng lúc

càng đậm nét trong

mắt và tâm trí, quá

khứ mỗi lúc mỗi gần hơn. Tiếng nói ngày

xưa vang lên: Anh không ngờ được gặp

lại Mộng Thùy hôm nay. Tạ ơn trời. Hạnh

Chi có việc phải đi Paris, không về kịp

hôm nay.

Buổi tiệc cưới đang vui bỗng trở thành tẻ

nhạt, chậm chạp trôi. Tâm hồn Thùy lao

xao những tiếng sóng vỗ, có bước chân ai

đang vội vã quay về vùng ký ức xa xôi.

Vùng biển vắng năm nào với ngày tháng

rong rỗi, đếm thời gian đi mà lòng ngổn

ngang những lo toan. Không nơi nào mà

thời gian lại rẻ như trên dải đất tỵ nạn,

may mà có Khoa, Toàn, Thiều, Dũng,

Hạnh Chi, Tường Vi... Trên đảo, ngoài

những lần gặp Cao Ủy Tỵ Nạn và những

lần đi khám sức khỏe, thời gian như

ngừng trôi. Tụi trẻ đã tìm đến nhau rong

chơi, ca hát cho quên những lo lắng muộn

phiền. Tương lai còn xa, bên kia bờ đại

dương. Trên những bãi cát vàng hoe, bên

những thầm thì của sóng biển là tiếng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 99


cười, tiếng hát của bọn Thùy. Có những

ước mơ của tuổi đôi mươi đã quyện vào

tiếng đàn, lời ca bay cao, bay xa. Cũng có

những giây phút ngậm ngùi lo sợ về một

điểm đến mông lung. Đời sống ở trại là

những tiễn đưa, những trông chờ, lo lắng

và hy vọng. Đó là một phần đời không thể

quên. Những con chim nhỏ như Thùy,

như Khoa, Dũng, Thiều đã giã biệt quê

hương ngục tù, mạo hiểm trên những con

thuyền chòng chành vượt đại dương tìm

về miền đất hứa. Một cuộc viễn hành quá

nặng nề cho lứa tuổi chúng tôi. Có những

mất mát to lớn trong những cuộc hải hành

vừa qua. Như Hạnh Chi với vành khăn

tang trắng muốt đến tê tái lòng, ba mẹ,

anh em đã sâu lắm rồi trong lòng biển

lạnh. Với thân đơn côi và tâm hồn mảnh

khảnh, Hạnh Chi nhìn về tương lai với

bao tư lự, băn khoăn. Như em Thiều tuổi

chỉ mới mười lăm nhưng đã rất đạo mạo

như một giáo viên lâu nghề vì cha còn

đang trong trại tù xa xôi, mẹ đang bôn ba

những buổi chợ trời. Tuổi trẻ nhốn nháo

trong tao lọan nhưng cũng dễ tìm nguồn

an ủi bên bạn bè cùng cảnh. Thùy nguôi

ngoai nỗi nhớ nhà nhờ các bạn cùng trang

lứa và cùng cảnh. Khoa là niểm an ủi, nơi

trút bỏ muộn phiền, âu lo của nàng. Tháng

ngày thong thả trôi. Vào một buổi chiều

nhạt nắng, Khoa đã tỏ tình với Thùy bên

ven biển vắng. Gió mênh mang thổi, gió

thổi bay tà áo, gió thổi lay lòng người,

hạnh phúc chợt tràn trề, tung bay, reo vui

giữa đất trời bao la. Nỗi mơ ước được rời

trại đã bớt thôi thúc. Những ngày kế tiếp,

bầu trời như hồng hơn, nắng đã vơi gay

gắt và gió dịu dàng hơn, con bé Thùy

chìm trong hạnh phúc ngắn ngủi vì Khoa

rời trại đi Canada một tháng sau đó.

- Mơ mộng gì thế nhỏ? Cho bà về trước

đó. Bà có vẻ phờ lắm rồi.

Hoài Hương lắc vai Thùy:

- Hương đã nhờ Khoa đưa Thùy về. Hay

đúng hơn, Hương nháy mắt, Hương đã

cho Khoa cái diễm phúc đêm nay anh đưa

em về. Ai mà biết hai người quen nhau từ

trước. Thế giới này nhỏ thật.

Thùy ôm Hoài Hương:

- Ừ thôi Thùy về, chúc mi và chàng vạn

vạn ngày hạnh phúc. Ngày mai Thùy về

San Diego rồi. Hai người phải thu xếp

sang đó ngắm biển.

Giọng Hoài Hương ướt sũng:

- Bon voyage Thùy. Cám ơn Thùy về tất

cả những gì Thùy đem đến cho Hương

những ngày qua. Hương giao thùy cho

anh Khoa đó. Đừng để bạn Hương buồn,

Hương sẽ giận.

Khoa lè lưỡi:

- Dạ kẻ hèn này đâu dám chọc giận nhị vị

tiểu thư.

Ngồi trên xe, Khoa lướt nhanh qua những

con đường lập lòe những ánh màu.

- Mười tám năm xa nhau. Thùy hãy cho

phép anh gần bên em đêm cuối cùng của

em tại Montréal nhé. Anh cứ ngỡ mình

đang mơ một giấc mộng đẹp. Đừng đánh

thức anh Thùy ơi.

Giọng Khoa trầm ấm, Thùy nghe lòng

lâng lâng. Ngày mai đi, một bóng hình rất

thân thương, chôn sâu kín tận đáy lòng,

vừa tìm lại được, rồi sẽ lại xa. Tất cả vội

vã quá, như chính cuộc đời bất thường

của mình. Cưỡng lại lý trí, Thùy im lặng,

Thùy cũng muốn bên Khoa đêm nay, phút

giây này rồi sẽ kết lại trong tim như

những viên hạt trai vô giá. Xe xa dần

những con lộ réo rắt nhạc đêm, Khoa đưa

Thùy lên đỉnh Mont- Royal nhìn xuống

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 100


hàng cây yên ngủ và xa xa một thành phố

chong đèn. Montreal trên đỉnh sương mù,

Thùy nghe hồn mình cô đọng những nỗi

niềm trầm uẩn. Khoa lặng yên nhìn Thùy:

- Em vẫn đẹp như ngày nào. hình như thời

gian chẳng lưu lại được dấu vết gì nơi em.

Vẫn là Mộng Thùy của ngày xưa. Anh đã

nhận ra được em ngay trong muôn vạn

bóng người.

Khoa đổi giọng trách móc:

- Em đến đây từ hôm nào mà im hơi thế.

Khi anh tìm lại được con chim nhỏ của

anh thì em lại sắp tung cánh bay.

Thùy lại nghe lao đao con tim yếu đuối,

nhưng chỉ nhẹ nhàng đáp trả:

- Khoa chỉ hơi chút xíu tròn trịa hơn xưa,

còn thì vẫn thế.

Khoa vẫn giữ giọng hờn dỗi:

- Sao em lẩn tránh anh hở Mộng Thùy?

Anh đã làm gì để em giận ghét anh đến

thế?

Có những tiếng kêu phản kháng trong

lòng Thùy: Khoa ơi, em chẳng bao giờ

ghét được anh, chỉ có điều... Nhưng Thùy

chỉ hỏi:

- Hạnh Chi ra sao rồi hở anh?

Khoa hờ hững: Vẫn

bình thường. Chi

làm counselor cho

một hãng điện toán,

thỉnh thoảng phải đi

xa.

- Tội nghiệp anh, gà

trống chăm con...

Khoa cười buồn:

- Tụi anh chưa, và

có lẽ chẳng bao giờ

có con để anh có

diễm phúc làm con

gà trống lo cho con.

Còn em, cái người

may mắn kia đâu lại

để em đi xa một mình?

Thùy áo não:

- Cái người đó nay lại càng may mắn hơn

vì tụi em đã xa nhau rồi. Em có một cháu

gái mười tuổi, Thùy Anh đang ở với ông

bà ngoại, thường thì cháu ở với em.

Khoa siết chặt tay Thùy, xót xa:

- Tội nghiệp em tôi. Nhưng anh không

hiểu tại sao ngày trước em lại trốn tránh

anh. Anh có lỗi gì hở Mộng Thùy? Anh

cứ ngỡ những chiều bên nhau nhìn trăng

rơi trên sóng nước Merang, những lần thủ

thỉ tâm sự cùng nhau đã kết chặt vận

mạng hai đứa. Mộng Thùy và Đăng Khoa

mãi mãi đồng hành bên nhau trên con

đường hạnh phúc. Vậy mà... Anh đã lầm

lỗi gì để em giận ghét anh đến độ phải

tuyệt giao? Biết bao lá thơ gửi cho em bị

trả lại vì địa chỉ đã thay đổi.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 101


Rồi sau đó, Hạnh Chi đưa anh đọc bức thơ

em gửi khoe hạnh phúc. Anh bàng hoàng,

giận em vô cùng và cũng quá đau đớn khi

nhận ra rằng anh đã thật sự mất em, mất

em không

lý do. Lúc

ấy tự ái và

những

vướng bận

học hành

đã giữ

chân anh

lại, mặc

dù anh rất

muốn mạo

hiểm đi

tìm em.

Nhiều năm sau nữa, anh vẫn có ý định

này, nhưng Tường Vi cho biết em đã lập

gia đình. Thế là hết. Em không thể tưởng

tượng được niềm đau, nỗi hụt hẫng của

anh.

Thùy cúi đầu che nước mắt:

- Em cũng đâu vui sướng gì khi cố tình

cắt đứt liên lạc với anh.

Khoa lắc vai thùy:

- Anh không hiểu em, anh có lỗi gì khiến

em ghét anh đến thế?

- Em không ghét, không giận anh nhưng

em thương Hạnh Chi.

Thùy buột miệng nói một mạch như đã

không còn kềm giữ được lòng:

- Giá đừng có Hạnh Chi trên đảo, giá

Hạnh Chi đừng gặp quá nhiều bất hạnh,

giá Hạnh Chi và anh đừng đến cùng một

thành phố, em sẽ không để anh xa em.

Thùy thổn thức tiếp:

- Anh biết không, ngày anh rời đảo, em

càng thân với Hạnh Chi. Em thương Hạnh

Chi với những mất mát quá to lớn. Những

lần Hạnh Chi tâm sự, em khám phá ra

được trái tim mỏng manh yếu đuối của

bạn mình. Rồi đến cái ngày định mệnh,

em tình cờ

đọc được

nhật ký

của Chi.

Cả bầu trời

như sụp

đổ, em

muốn quỵ

ngã trước

mối tình

câm lặng

nhưng rất

nồng nàn

của Hạnh Chi dành cho anh. Có oan

nghiệt không hở anh? Người bạn thương

yêu của em dành trọn trái tim cho anh. Em

còn gì để nói, để ước ao, để mơ mộng?

Thùy thở dài:

- Em đã bị xung đột tình cảm trong nhiều

ngày. Em tự trách mình, trách trời đã xui

khiến em đọc những hàng chữ si tình

đáng thương kia. Em không đủ can đảm

hủy diệt niềm vui sống độc nhất của con

người bất hạnh đó. Cuối cùng em phải cố

quên anh. Em đã phải dối lòng mình: em

chưa yêu anh.

Khoa ôm vai Thùy, kinh ngạc, giọng nửa

trách móc nửa xót xa:

- Em cao cả và ngốc nghếch quá Thùy ơi.

Có ai đem tình yêu ra cân nhắc như em.

Em hy sinh hạnh phúc chúng ta. Đáng lẽ

anh phải giận em, hận em, nhưng anh

không thể. Bóng hình em luôn ngự trị

trong tim anh.

Thùy buồn buồn:

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 102


- Em không cao cả. Em quả có suy tính.

Em ngẫm nghĩ Hạnh Chi có lợi điểm là ở

cùng thành phố với anh, ba mẹ anh đều

yêu mến Hạnh Chi. Sự kết hợp của hai

người là một hạnh vận vuông tròn. Tất cả

đều do định mệnh. Nếu em và anh đến với

nhau, gương mặt đau khổ đầy tuyệt vọng

của Hạnh Chi sẽ muôn đời ám ảnh em,

liệu chúng ta có thể vui sống bên nhau?

Khoa thở mạnh:

- Em vụng tính, em khờ dại quá Thùy ơi.

Anh chỉ yêu em. Khi đã mất em thì anh

còn màng chi đâu. Hạnh Chi hay ai khác

cũng như nhau thôi.

- Đừng tàn nhẫn với Hạnh Chi như thế.

Em chỉ muốn đem lại hạnh phúc cho anh

và Hạnh Chi.

Khoa cay đắng:

- Hạnh phúc là cái gì quá trừu tượng.

Càng mong mỏi thì nó lại càng mong

manh, xa cách. Như anh chỉ có một ước

muốn nhỏ đã bao năm qua mà nào anh đã

đạt được. Anh chỉ muốn khi chợt thức

giấc nửa đêm, được nghe tiếng thở đều

của em trong giấc ngủ, như ngày xưa em

thiu thiu ngủ khi hai đứa ngồi nghe sóng

vỗ trên triền đá. Một giấc mơ bình thường

như thế mà phức tạp vô ngần.

Khoa bỗng trở nên tha thiết:

- Thùy ơi, tương lai chúng mình bây giờ

tùy thuộc vào em. Chỉ cần em ban lệnh ra,

nhất nhất anh sẽ tuân theo. Em phải nhớ

em là mối tình đầu, mối tình muôn thuở.

Ngay phút đầu gặp gỡ, nhìn ánh mắt thơ

ngây thánh thiện của em, anh biết rằng

trái tim anh đã thuộc về em. Hạnh Chi biết

rằng anh xem nàng như một người em

hơn là một người vợ, Hạnh Chi sẽ hiểu.

Thùy bật khóc:

- Lệnh của em là anh phải luôn thương

yêu, bảo bọc Hạnh Chi. Em đã quá yếu

lòng đêm nay, em đã kể hết những nỗi

niềm riêng tư của mình. Em nghĩ anh

được quyền biết vị trí của anh trong tim

em. Nhưng ta không có quyền làm khổ

Hạnh Chi. Nếu nhớ tới em, thỉnh thoảng

anh trở lại đồi núi này tìm về kỷ niệm,

như em đã bao lần lái xe ra biển hồi tưởng

thuở đôi ta tung tăng nhảy sóng dưới ánh

trăng vàng huyền diệu. Đối với em,

những giây phút đó thật cần thiết cho đời

sống hiện tại. Bây giờ em thật hạnh phúc

vì em đã tìm lại được anh và biết rằng em

có một chỗ đứng trong tim anh, đó sẽ là

động lực khiến em vững bước trong cuộc

đời. Mình sẽ luôn gần nhau trong tâm

tưởng. Phá vỡ một hạnh phúc để xây dựng

hạnh phúc khác e sẽ gặp nhiều gập ghềnh

cay đắng. Em rất sợ ta gần nhau trong

khoảng không gian nhưng hai tâm hồn

luôn vật vã với những ân hận, mặc cảm

bởi những đổ vỡ chung quanh. Gặp lại

anh hôm nay trong tình xưa tha thiết, Em

yêu và được yêu, còn diễm phúc nào hơn.

Yêu không phải là chiếm hữu. Tình yêu

đích thực là biết hy sinh và vui với hạnh

phúc của người thương. Anh hãy về với

Hạnh Chi để ta luôn được hãnh diện về

nhau. Hãy về với Hạnh Chi để hình ảnh

anh luôn rực rỡ trong tim em.

Tiếng cô tiếp hành viên lảnh lót gọi tên

chuyến bay. Thùy đẩy hành lý vào bên

trong. Dáng Khoa nghiêng nghiêng trong

vạt nắng sớm vẫy tay chào. Thùy biết

hình ảnh này đã đi sâu vào tâm khảm

mình.

Bích Ngọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 103


Mọi chi tiết xin liên lạc

Trang Châu

lvtrangchau@yahoo.ca

Thực hiện & Trang trí

Dziïn Höìng Designs

dzienhongdesigns@hotmail.com

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Liên lạc 104

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!