05.02.2021 Views

eBook TT VĂN BÚT QUÉBEC Số 3

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

____________________________________________________________________________

[Tapez ici]

[Tapez ici]


Ban Biên Tập

• Ngọc Anh

• Nguyễn Hải Bình

• Trang Châu

• Thy Phương Lê Hoàng Điệp

• Khánh Giao Phùng Văn Hạnh

• Thảo Linh Phạm Xuân Hiền

• Dương Nghiệp Huân

• Tâm Huyền

• Văn Ngọc Nguyễn Ngọc Lang

• Sương Mai

• Cấn Thị Bích Ngọc

• Hải Phong

• Mai Bình Phương

• Lê Quốc

• Tố Quyên

• Kiều Sơn

• Nguyễn Tài

• Tiểu Thu Nguyễn Thu Thu

• Nguyễn Khuê Tú

• Yên Vũ

Chủ nhiệm - Chủ bút

• Trang Châu

Thực hiện - Trình bày

• Dziên Hồng Designs

Thư từ và bài vở xin liên lạc:

lvtrangchau@yahoo.ca

L

ẽ ra, theo thông lệ hai năm một lần, vào thời

điểm này, hội viên Văn Bút Québec đang

chuẩn bị một lúc hai công việc: Viết bài cho

Giai Phẩm Xuân Tân Sửu cùng tham gia tổ chức

buổi văn nghệ dạ vũ gây quỹ cho hội vào đầu tháng

5. Nhưng vì đại dịch Covid 19 đang hoành hành

mạnh đợt 2 nên cả hai dự tính đều phải ngưng lại.

Nhưng trong cái rủi vẫn còn cái may: Cái may lớn

nhất là tất cả hội viên chúng ta, cho đến hôm nay,

không ai bị nhiễm con vi khuẩn quái ác này. Mặt

khác, bị hạn chế những sinh hoạt bình thường bên

ngoài, chúng ta rảnh rỗi thì giờ hơn để sáng tác. Nhờ

sự tận tình của toàn thể hội viên, chúng ta có được

eBook 3 rất mỹ thuật hôm nay, để chúng ta cùng

thân hữu của chúng ta có dịp nhìn ngắm cùng “nhâm

nhi” trong những ngày đầu xuân Tân Sửu.

Nhìn lại, mới đó mà Văn Bút Québec đã trải qua 33

mùa xuân trên đất khách.Cũng như mọi tổ chức, hội

cũng có lúc thịnh, lúc suy. Số hội viên ở cao điểm

nhất có 50 người và lúc thấp nhất 10 người. Nhưng

nhiều chưa hẳn đã thấy mạnh mà ít cũng không tỏ

ra là yếu. Và đối với cộng đồng người Việt tị nạn ở

Montréal, Văn Bút Québec lúc nào cũng được nhìn

là hội của những người cầm bút đứng đắn.

Nhà văn Tam Ích, trong bài viết giới thiệu một tác

phẩm văn chương, đã ví người cầm bút như một

kiếm khách thời xưa: “Không phải khoác một bộ áo

dạ hành, đeo một thanh trường kiếm rồi thoắt đi,

thoắt lại mà thành kiếm khách. Ở kiếm khách cốt

nhất là đường kiếm”. Cho nên chúng ta viết là để

trau dồi, để tiến tới, để phát huy, để đạt một “đường

kiếm” riêng cho mình.

Với tin vui thuốc chủng ngừa sẽ được phân phối,

đem lại an toàn cho mọi người, chúng ta ẩn dưỡng

đón xuân năm nay đồng thời chuẩn bị sinh lực cho

mùa xuân năm tới. Minh nhật hựu phùng xuân,

ngày mai trời lại sáng.

____________________________________________________________________________

[Tapez ici]

[Tapez ici]


MỤC LỤC

Tác giả Tựa bài Thể loại Trang

• Chỉ có hai điều

Thơ 4 - 5

Khánh Giao - BS Phùng • Một kiếp người

Truyện ngắn 6 - 17

Văn Hạnh

• Sự tĩnh lặng của linh hồn Thơ 94 - 95

• Hạnh phúc

Thơ 96 - 97

Tố Quyên • Au revoir maman Thơ 18

• Sớm mai

Thơ 19

• Cuộc sống

Thơ 20

Tiểu Thu • Đàn ông năm bảy lá gan Truyện ngắn 21 - 29

Nguyễn Hải Bình

• Ngàn thu một cõi Thơ 30

• Vieillir en beauté Thơ 31

Mai Bình Phương

• Tưởng là rong rêu Truyện ngắn 32 - 37

Trang Châu

Thảo Linh Phạm Xuân

Hiền

• Em và bóng lá

• Một lời xin

• Nhà tiên tri

• Dặn con khi khôn lớn

Đặng Vũ Vương

• Xuân tha hương

• Xuân nhớ tình xưa

Thơ

Thơ

Truyện dịch

Thơ

Chuyển ngữ

Thơ

Thơ

38

39

40 - 45

106 - 109

112 - 113

Nguyễn Tài • Ẩn ức Truyện ngắn 48 - 51

• Xuân tâm

Thơ 52 - 53

Văn Ngọc

• Tâm tư tuổi hạc

Thơ 54

• Dĩ vãng

Thơ 55

Lê Quốc • Nắm đất Tùy bút 56 - 60

• Lãng đãng

Thơ 61

Yên Vũ

• Khóc thầm

Thơ 62

• Tương tư khúc

Thơ 63

Cấn Thị Bích Ngọc • Lấy chồng Đài Loan Ký sự 64 - 69

• Đêm buồn nhớ một vì sao Thơ 70 - 71

Nghiệp Huân Dương

• Covid 19 Trùng trùng Thơ 72 - 73

duyên khởi

• Anh gọi em…

Thơ 74 - 75

Thy Phượng • Mùa hè năm ấy Hồi ký 76 - 89

• Bóng trăng sầu

Thơ 90

Sương Mai

• Xin lỗi…

Thơ 91 - 92

• Có không anh

Thơ 93

Hải Phong • Mầu lá Truyện ngắn 94 - 105

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mục lục 3

46

47


Có 2 điều bạn nên tiết kiệm:

Sức khỏe, lời hứa hẹn với ai.

2 điều bạn phải đổi thay:

Bản thân, nhận thức, mỗi ngày tiến lên.

2 điều phải giữ gìn cho kỹ:

Niềm tin, nhân cách, hãy vẹn toàn.

2 điều trân trọng cõi lòng:

Gia đình,hiện tại mới mong an bình

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 4


2 điều phải tự mình thực hiện:

Lao động, chịu trách nhiệm việc làm.

2 điều quên để bình tâm

Đau thương, thù hận, xóa tan vết tì

2 điều phải khắc ghi tạc dạ:

Công sinh thành, thiên hạ đỡ đần.

2 điều giúp ta công thành:

Đam mê cùng với quyết tâm kiên trì.

2 điều không thể thi hành được:

Hại kẻ khác, bội ước lòng tin

2 điều bảo vệ tận tình:

Danh tín, lẽ phải, phân minh, rạch ròi

2 điều phải thức thời chấp nhận:

Sự chết, người tâm tánh khác nhau.

2 điều kiểm soát từ đầu

Bản năng, cảm xúc, để hầu khỏi sai

2 điều phải tránh xa, từ bỏ:

Ích kỷ, bị cám dỗ tội khiên

2 thứ: kinh nghiệm bạc tiền

Phải được xử dụng, không nên hẹp hòi

2 điều tỏ ra không sợ sệt

Là cái ác, sống thật nên người

2 điều ta phải dưỡng nuôi:

Tình yêu, sự bao dung đời nhiễu nhương

2 điều phải đạt trong đời sống:

Hạnh phúc và chí hướng công thành

2 điều ta phải sẵn sàng:

Tiếp đón ngày mới, khó khăn cản đường

2 điều phải ghi lòng xúc tiến:

Các điều trên thực hiện hằng ngày

Làm thật tốt, thật hăng say

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 5


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 6


ách mạng Mùa Thu 1945, tiếp

theo là Toàn quốc kháng chiến

1946, là những thời điểm mà thế

hệ lưu vong trên 70 tuổi nhớ đến với

nhiều nỗi đau thương, ngậm ngùi.

Riêng tôi kỷ niệm tản cư những năm

kháng chiến chống Pháp thật khó quên.

Gia đình tôi bỏ làng ở tỉnh Quảng

Nam, chạy vào tận Bình Định. Lúc đầu

sống ở Bồng Sơn sau dời lên Hội Yên,

và sống ở đó cho đến ngày hồi cư về

làng cũ.

Một kỷ niệm khó quên là sông Lại

Giang. Sông xuất phát từ thung lũng

An Lão, chảy ra cửa biển Bàu Tượng,

xuyên qua các cánh đồng phì nhiêu

quận Hoài Ân, Hoài Nhơn. Về mùa

đông, con sông thu hẹp, cạn dòng, trừ

khi lũ lụt. Trái lại mùa nắng, mức nước

sông lên cao, chảy chậm lại vì cứ độ

một cây số thì có hệ thống dẫn thủy

nhập điền gọi là “bờ xe gió” hay “dàn

xe gió” (noria): Vào đầu Xuân, các

làng ven sông bắt đầu đóng cừ ngang

sông, ghép vỉ tre vào cừ, làm thành đập

chắn, dồn nước vào một lạch chảy xiết

sát bờ. Một giàn chừng 5 đến 10 bánh

xe đặt ngang qua lạch. Giàn là một kiến

trúc giống như sườn một căn lầu hai

từng gồm những cột gỗ đóng sâu vào

lòng lạch, và những xà ngang dọc, nối

kết vào cột, bằng dây mây. Giàn có

nhiều ngăn, và trong mỗi ngăn là một

bánh xe. Xà ngang nâng bánh xe có

khấc lót sắt cho trục tựa vào. Mỗi bánh

xe, có trục gỗ bịt sắt hai đầu, từ đó các

nan gỗ dài 3m tỏa ra nâng vành có bề

ngang 1m. Tất cả đều ghép lại bằng

những sợi mây, do những thợ chuyên

nghiệp làm. Những tấm vỉ tre cản nước

1m x 1m, được cột, cách khoảng đều

đặn, vào đầu mút nan, sát vành. Nước

đẩy những tấm vỉ làm bánh xe quay

trên trục. Các ống tre lồ ô, có đáy là

mắt tre, và có miệng hướng lên cao khi

vành xe được nâng lên khỏi mặt nước

sông, cột nghiêng 45 độ trên vành, múc

nước. Lên đến đỉnh, ống tre nằm

ngang, trút nước vào các máng xối dẫn

nước vào ruộng. Giữa các bờ xe gió, là

những hồ nước xanh biếc, phẳng lặng.

Bờ cừ cũng chừa một lối hẹp ở giữa

dòng sông cho đò dọc đi lại. Hội Yên

là một làng nông nghiệp ven sông Lại

Giang, có xưởng dệt vải Ba-ta (của dân

tản cư từ Phú bông, Quảng Nam vào),

có xưởng giấy sản xuất loại giấy màu

vàng sẫm (vì thiếu hóa chất tẩy bột

giấy), có Ủy Ban Kháng Chiến Miền

Nam (UBKCMN) trấn đóng, nên cuộc

sống ở đây có phần náo nhiệt. Với tôi,

Lại Giang thay thế Thu Bồn nơi quê

cũ, cũng đầy ắp kỷ niệm thiếu thời: tắm

sông, chèo thuyền...

Kháng chiến chống Pháp bước vào

năm thứ sáu. Liên khu 5 từ Đèo Hải

Vân vào đến Bình Thuận, gồm cả Cao

Nguyên Trung Phần là một quân khu

lớn. Từ Đèo Cả vào Nam, toàn bộ Cao

Nguyên, và hơn nửa tỉnh Quảng Nam

mạn Bắc, là vùng xôi đậu hoặc hoàn

toàn nằm dưới sự kiểm soát của Pháp,

và chính quyền Quốc gia thời Bảo Đại,

nhất là các thị xã, quận lỵ, và thành

phố. Vùng hoàn toàn do UBKC Liên

khu 5 kiểm soát gồm nửa tỉnh Quảng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 7


Nam mạn Nam, tỉnh Quảng Ngãi và

Phú Yên. Năm 1952 Liên quân Pháp

và Bảo an Đoàn, trong chiến dịch

Atlante, đổ bộ lên Qui-Nhơn, và Tuy

hòa, (thành phố bỏ ngỏ do tiêu thổ

kháng chiến), rồi lan tỏa ra các vùng

phụ cận, thu hẹp phạm vi kiểm soát của

UBKC.

Vợ chồng Bác sĩ Hoa, làm việc ở Bệnh

viện Song Thanh, gần Qui-Nhơn, phải

di tản ra làng Hội Yên. Họ tá túc trong

nhà ông Chánh Bích, một địa chủ giàu

có trong làng. Trang trại ông Bích là

một khu vườn rộng lớn gần một mẫu

tây, có hàng rào xương rồng dày, kín,

vây bọc bốn phía. Cổng vào là một

ngôi nhà nhỏ, lợp ngói, khép lại bằng

hai cánh cửa lim. Tiếp theo cổng là lối

đi vào nhà, giữa hai hàng dâm bụt cắt

xén đẹp

mắt, và

những

chậu hoa

lớn, trồng

đủ thứ hoa

nhiều màu,

thơm ngát.

Bóng mát

những cây

ăn quả làm

lối đi mát

rượi. Rời

lối đi rợp

mát, khách

bước vào

sân gạch

rộng lớn,

chan hòa

ánh sáng, mà vào mùa gặt dùng để phơi

lúa. Một dãy nhà dài, lợp ngói đỏ, có

hàng hiên rộng, làm thành chữ U, bọc

hai bên và chính diện sân. Vườn sau

dãy nhà là thế giới êm mát, rợp bóng

cây ăn quả. Gia đình tôi đã thuê một

góc vườn, dựng một mái nhà tranh để

ở. Chính vì thế mà tôi có dịp gần gũi

hai ông bà Bác sĩ Hoa.

BS Hoa đã tốt nghiệp Y khoa, đại Học

Paris năm 1942. Vợ ông, bà Khương

Băng Tuyết, tốt nghiệp viện Quốc gia

Âm Nhạc Paris khoa Dương cầm cùng

năm ấy. Ông, quê Đà Nẵng, con một

phú thương. Cha ông có tàu buôn lớn,

chở hàng đi về các cảng Sài gòn, Hải

Phòng,Vinh, và là chủ nhân những dãy

phố cho thuê, dày đặc ở Đà Nẵng. Bà,

quê Sài gòn cũng con một đại phú gia.

Hai người

đã quen

biết nhau ở

Paris,

trong một

buổi họp

mặt sinh

viên du

học, và

một tình

yêu lớn đã

nảy nở,

trong

khung

cảnh lãng

mạn của

kinh đô

hoa lệ nhất

Châu Âu.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 8


Sau ba năm say đắm, tràn đầy hạnh

phúc, cộng với nỗi mừng vui đỗ đạt,

công thành, danh toại, họ hối hả về

Việt Nam để thành hôn cuối năm 1942.

Lễ cưới được cử hành ở Sài gòn thật

linh đình. Rước dâu về Đà Nẵng phải

thuê bao cả hai toa tàu hạng nhất. Lễ ra

mắt cô dâu ở họ nhà trai cũng linh đình

không kém. Đám cưới xong, đôi tân

hôn đi hưởng tuần trăng mật ở Ý, rồi

ghé Paris để sống lại kỷ niệm thân

thương. Ba tháng sau họ trở về Đà

Nẵng. Nhưng không phải là để mở

phòng mạch hành nghề. Cả hai ông bà

đều là con một, và cùng kế thừa một

sản nghiệp đồ sộ của đôi bên phụ mẫu

đã qua đời vài năm sau. Các nghiệp vụ

doanh thương đã có những gia nhân

thân tín đứng cai quản, và hàng tuần

báo cáo thu nhập. Vì thế BS Hoa thấy

không phải hành nghề chi cho mệt, mà

cùng vợ hưởng thụ cuộc sống thư

nhàn, đi du lịch khắp nước, từ Bắc, chí

Nam. Họ giao du rộng rãi và như Mạnh

Thường Quân, trong nhà lúc nào cũng

đầy thực khách, và cả ba, bốn bàn mạt

chược. Nhưng biến cố năm 1945 dồn

dập đến: Cách mạng Mùa Thu rồi Toàn

quốc kháng chiến. Pháp trở lại tái

chiếm Đà Nẵng. Ông Cử Diện, cha BS

Hoa, xưa kia đã từ quan thời Pháp để

xoay qua kinh doanh. Ông đã giúp đỡ

rộng rãi phong trào yêu nước Đông du,

cấp học bổng cho học sinh giỏi và có

chí hướng du học Pháp. Vì thế BS Hoa,

cũng chẳng ưa gì chế độ thực dân, đã

chọn lựa đi tản cư, khi thành phố lọt

vào tay Pháp. Hai ông bà đã gói ghém

vàng bạc, nữ trang đi vào tận Quảng

Ngãi rồi Bình Định. Bà không quên

mang theo đàn dương cầm, mà sự

chuyên chở kềnh càng tốn tiền không

ít. Ngày mà bà chở dương cầm về Hội

Yên, ít nhất phải sáu người lực lưỡng

mới đem được đàn xuyên qua cổng nhà

ông Chánh Bích.

Ở lứa tuổi 16, lối sống của ông bà BS

Hoa thu hút trí tò mò của tôi. Ông lúc

ấy độ 30 tuổi, nét mặt nghiêm nghị,

thanh tú, trí thức. Bà khoảng 25, với vẻ

đẹp quý phái, cân đối, khỏe mạnh,

đúng như lời thơ ông tặng bà lúc mới

quen nhau:

Xinh xinh sao thân nở đặn đầy

Xinh xinh sao đôi má hồng hồng

Xinh xinh sao nụ cười êm ái

Xinh xinh sao dáng đi quý phái

Xinh xinh sao vầng trán phẳng phiu

Xinh xinh sao mái tóc mỹ miều

Mái tóc xõa của tuổi xanh ngăn ngắt

Và đôi mắt, ồ đôi mắt

Là một trời tình tứ, ngây thơ..

Ngước nhìn, anh những thẫn thờ,

Nàng tiên tiền kiếp, trong mơ đây rồi...

Trong khi mọi người ăn mặc xuềnh

xoàng với vải ta sần sùi, ông bà với áo

quần vải vóc ngoại mượt mà, trắng tinh

hoặc màu sắc óng ả. Ban ngày khi ông

đi làm ở bệnh viện Liên khu cách Hội

Yên một cánh đồng, bà ở nhà, làm bếp,

trồng hoa, và nhất là đàn dương cầm cả

giờ. Bà không đi chợ mua đồ ăn, mà

gửi tiền, nhờ người khác mua.

Để tránh con mắt tò mò, ông bà ít ra

ngoài. Thảng hoặc có đi dạo trong làng

thì lựa ban đêm, trên những hẻm mờ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 9


tối. Thấy tôi nghe lén bà đàn, bà nẩy ý

dạy tôi đánh đàn. Nhờ cách dạy tận tâm

và có phương pháp, tôi tiến bộ nhanh.

Tôi bước vào thế giới huyền diệu của

âm thanh qua các bài menuet đơn giản

nhưng réo rắt, những bài Songe d'été,

Princesse Czardas, La prière d'une

vierge, La chapelle au clair de lune,

Lettre à Élise, v.v... dịu dàng thơ

mộng. Những bài bà đàn thì

rất khó và dài dặc của những

nhạc sĩ cổ điển nổi danh,

như Beethoven, Bach,

Mozart, Brahms, Chopin,

Mendelssohn, cùng rất

nhiều nhà soạn nhạc khác

mà tôi không nhớ hết. Tôi

nghe tâm tình bà qua bài

“sonate au clair de lune” của

Beethoven, lúc xao xuyến,

lúc hối tiếc, giận dỗi và sự

thanh thản cuối cùng.

Bà kể tôi nghe Beethoven lúc nhỏ đã bị

cha xiềng chân vào đàn, để tập đánh

đàn cả ngày cho giỏi. Bà cũng kể uy

lực của âm nhạc qua chuyện nhạc sĩ

nầy có cô học trò cũ đến thăm, thổ lộ

ông nghe nỗi buồn vô vọng vì đứa con

mới chết. Ông không nói gì, ngồi trước

dương cầm, dạo những khúc nhạc êm

ái đến nỗi một giờ sau, người học trò

thấy lòng thanh thản trở lại, vơi đi nỗi

buồn mất con...

Bà cũng kể khi mới về làm dâu, cha mẹ

chồng nghe bà tốt nghiệp dương cầm,

bèn bảo bà đánh đàn cho nghe. Ngồi

trước phím đàn, bà e lệ hỏi:

-Thưa ba mẹ muốn con đàn bài gì?

Bà mẹ chồng âu yếm bảo:

-Con đàn sáu câu vọng cổ cho ba mẹ

nghe.

Bà đã khóc thầm, trong bụng thấy tủi,

vì công phu mình học thật quá thừa để

đàn 6 câu vọng cổ đơn giản. Phải chi

nói mình đàn sonate của Beethoven

hay Mazurkas của Chopin cho thỏa

chí.

Qua những chuyện bà kể, qua đối thoại

tâm tình của hai ông bà, tôi biết mối

tình họ được xây đắp trong sự hài hòa,

quên mình, lắng nghe nguyện vọng của

nhau để đem lại niềm vui cho người

mình yêu. Tôi biết được Paris có sông

Seine chảy về hướng Tây (nước ta

phần lớn sông đều chảy về Đông) và

chia Paris thành hai phần Nam (tả

ngạn), Bắc (hữu ngạn). Trung tâm

thành phố là nhà thờ Notre Dame nằm

trên cù lao giữa dòng sông Seine. Từ

trung tâm ấy, Montmartre với đền thờ

Sacré Cœur ở hướng Bắc. Hướng Nam

là Montparnasse. Quảng trường

Bastille ỏ hướng Đông. Tháp Eiffel

cao vọi ở hướng Tây. Vì những cuộc

hẹn hò trên các nẻo đường Paris, mà họ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 10


thuộc thành phố rộng lớn nầy như

trong lòng bàn tay, chỗ nào có cà-phê

ngon, chỗ nào

có tiệm ăn

Việt Nam,

tiệm

Mandarin bán

tới con vịt số

mấy. Họ tìm

kỷ niệm nhiệt

đới ở đường

Cherche

Midi. Họ đi

trên “bâteau

mouche” để

nhớ lại kỷ

niệm chuyến đi trước. Họ lang thang

trên những nẻo đường ngoại ô, tay cầm

tay, nói không bao giờ hết chuyện như:

-“trời hôm nay đẹp”, -“ừ, trời hôm nay

đẹp thật” –“anh có nhớ mình quen

nhau lúc nào?”, -“Em có biết tối qua,

nhớ em không ngủ được” v.v...

Ông Chánh Bích có một thuyền gỗ dài

độ 10m. Giữa thuyền là một căn nhà

nhỏ 3m X 4m có mái lợp cót che mưa

nắng, có cửa sổ treo rèm hai bên, có

cửa ra vào, đằng lái và đằng mũi.

Trong nhà nhỏ có một bộ bàn ghế tiếp

khách. Thời trước ông hay đi lại trên

Lại giang, hoặc tiếp đãi bạn bè trên

thuyền nầy. Nhưng từ ngày Cách mạng

Mùa Thu, ông biết chính quyền không

ưa gì lối sống tư sản, nên ông không

dùng thuyền nữa, mà chỉ cho mượn đãi

khách.

Ông bà BS Hoa đã mượn thuyền để

thưởng thức vẻ đẹp đêm trăng trên Lại

giang, nhân kỷ niệm 10 năm thành

hôn. Vì biết chèo thuyền nên tôi được

tháp tùng hai

ông bà. Hôm

ấy cũng có BS

Đồi, đi xe đạp

trên 100km,

từ Quảng ngãi

vào thăm.

Chúng tôi 4

người, đợi

hoàng hôn

xuống, mới

rời nhà ra bến

xưởng giấy,

mang theo

đèn cầy, trà, bếp cồn cùng đồ ăn. Trăng

rằm đã lên ở chân trời, tròn, sáng. Hàng

dừa hai bên bờ sông, lá đung đưa theo

gió, lấp lánh ánh trăng. Mặt nước

phẳng lặng in trăng xuống đáy, lan tỏa

những vòng vàng rực. Chúng tôi xuống

thuyền. Tôi mở dây buộc thuyền và ra

sau lái khua chèo, nhẹ nhàng đẩy

thuyền ra giữa sông. Đến nơi tôi thả

neo, giữ thuyền đứng yên một chỗ. Tôi

giúp khiêng bàn ra đằng mũi, chúng tôi

ngồi vào bàn, im lặng ngắm vẻ đẹp

chung quanh: Bầu trời có ít vẩn mây,

sâu thẳm. Trăng lên cao một ngọn sào

trên chóp hàng dừa, tỏa ánh sáng bàng

bạc trên sông. Dàn xe gió lấp lánh dưới

trăng, nước đổ ra trên máng xối như

những dòng bạc sáng lung linh. Tiếng

nước đổ rào rào, tiếng trục xe gió mài

trên đà nâng, rên rỉ kéo dài nghe thật

buồn. Tình tự xa quê nhà vì tản cư, nỗi

khổ chiến tranh, làm chùng lòng mọi

người. Bà BS Hoa lên tiếng trước phá

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 11


tan im lặng: “Tôi vào trong pha trà, nấu

chè và sửa soạn thức ăn.” Tôi vào giúp

bà và để hai bác sĩ ngồi tâm sự với

nhau. BS Đồi có mang theo một hộp

phó mát Camembert và hai ổ bánh mì

dài. Ông có người bà con, là gián điệp

nhị trùng, đã lén mang những thức ấy

từ Đà Nẵng vào cho ông. Vì muốn chia

với bạn thân, ông phải giấu của “quốc

cấm” ấy vào xách tay, và lặn lội đường

xa. Tối hôm ấy, sau khi chúc vợ chồng

BS Hoa tràn đầy hạnh phúc, chúng tôi

bắt đầu ăn bánh mì với phó mát, mà

gần 7 năm không được ăn, một món ăn

không có gì đặc biệt ở Paris hoặc Đà

Nẵng, song trong hoàn cảnh tản cư

hiện tại, quả là ngon tuyệt, mặc dù

bánh mì đã lâu ngày, không còn giòn

và ngọt. Hai ông bác sĩ còn uống thêm

rượu đế, để giải sầu. Sau đó tráng

miệng với chè đậu xanh đánh, mùi vị

rất ngon, mà bà BS Hoa đã nấu từ chiều

với một “recette” đặc biệt. Cuối cùng

là uống trà Bắc Thái, mà một cán bộ

miền Bắc vào, tạ ơn BS Hoa đã chữa

trị cho anh ta bệnh sốt rét. Trà ngon

thơm, và làm mọi người tỉnh ngủ. Hai

bác sĩ, ngồi giữa sông, không sợ tai

vách, mạch rừng, đã phê bình những

mưu toan UBKCMN che đậy dã tâm

xích hóa cuộc kháng chiến, dành công

đầu cho đảng Lao động, một đảng

Cộng sản trá hình. Sự bất mãn của họ

giải nghĩa vì sao họ trốn về thành,

chừng sáu tháng sau cuộc gặp gỡ trên.

Trăng đã xế về Tây lạnh lùng, xa vắng.

Chúng tôi đi nghỉ. Hai vợ chồng BS

Hoa trải chiếu nằm trong phòng nhỏ.

Tôi và BS Đồi nằm dưới trăng ở mũi

thuyền. Vì uống trà, tôi trằn trọc, khó

ngủ, và nghe vợ chồng BS Hoa to nhỏ,

âu yếm. Đến gần sáng thì tôi chợp mắt

ngủ.

Cũng nhờ có tiền, ông bà BS Hoa đã

móc nối với ngư dân ở Tam Quan. Một

ngày cuối tuần họ giả đi tắm biển.

Trong đêm tối họ xuống thuyền buồm,

ra khơi. Chuyến đi trót lọt, và hai ngày

sau họ đã về đến bãi biển Sơn Chà.

Trình diện với cơ quan an ninh thành

phố xong, ông bà được bạn bè cũ đến

bảo lãnh. Vì ngôi nhà cũ bị lính Pháp

trấn đóng, ông bà phải lang thang sống

nhờ người quen, đồng thời mướn luật

sư, tìm cách lấy lại tài sản cũ. Lúc ra đi

tản cư vội vã, không mang theo giấy tờ

sở hữu nhà đất. Giấy tờ của sở nhà đất

chính phủ cũng bị cháy rụi, lúc giao

tranh trong thành phố. Các nhà cho

thuê nay có chủ mới. Riêng những tàu

buôn thì phần bị phá hoại, lúc Pháp tái

chiếm cảng Đà Nẵng, phần bị trôi dạt

mất tăm. Tài sản bên bà BS Hoa ở Sài

gòn lại càng khó thu hồi lại được, vì

không tìm lại được gia nhân cũ, và

những chứng từ sở hữu. Vì cứ đinh

ninh sẽ trở về lối sống nhàn nhã trước

kia, hai ông bà theo đuổi kiện tụng, cả

ở Sài gòn và Đà Nẵng. Rốt cuộc chỉ đòi

lại được hai căn nhà nhỏ, nhưng phải

bán đi để lo luật sư. Thế là phải lang

thang sống nhờ bạn bè. Nhưng tình bác

ái lâu ngày rồi cũng mệt mỏi. Bạn bè

xa lánh, và có người nói xúc phạm. Hai

ông bà thấy tủi nhục, ôm nhau khóc lóc

cho tình đời đen bạc. Ông bà bàn định

sẽ cùng nhau tự tử. Thuốc ngủ đã mua

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 12


hai liều mạnh. Trong tuyệt vọng não

nề, bỗng ông sực tỉnh:

-“A quên mình còn cái bằng Bác sĩ.”

Thế là hai ông bà đứng lên, hăng hái

kiến tạo cuộc đời mới. Họ vay mượn

bạn bè ít vốn để mở phòng mạch. Ba

năm sau họ

đã trang trải

được nợ nần,

mua xe, mua

nhà, có đời

sống ổn định

và tìm lại

hạnh phúc

ngày xưa.

Gia đình có

thêm hai đứa

con, một trai,

một gái. Ông

không quên

mua cho bà

một đàn

dương cầm

mới. Trong

nhà lại dập

dìu tiếng

nhạc rộn vui,

thanh thản.

Thời đệ nhất

Cộng hòa

ông làm ty trưởng y tế Đà Nẵng, đồng

thời là giám đốc bệnh viện thành phố.

Khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào Việt Nam và

leo thang chiến tranh, có những đoàn

văn nghệ từ Mỹ sang, đi khắp chiến

trường, biểu diễn cho lính Mỹ xem, để

nâng cao tinh thần chiến đấu của họ.

Có một đoàn văn nghệ biểu diễn quanh

Đà Nẵng trong nhiều tháng, trong ấy

có một nhạc sĩ dương cầm Mỹ trẻ, tên

gọi là Bill, tốt nghiệp âm nhạc viện

Nữu Ước. Anh chỉ là Trung sĩ, chắc là

để thi hành

nghĩa vụ

quân sự.

Đoàn văn

nghệ ấy,

gồm nhiều

ca sĩ nổi

danh, có lần

giúp vui cho

bệnh nhân

Bệnh viện

Đà Nẵng

trong dịp

Giáng sinh.

Phần lớn họ

hát các bài

thánh ca như

Jingle Bell,

Silent Night,

v.v... Cảm

động nhất là

các ca sĩ

ngoại đã hát

những bài

thánh ca Việt

như bản “Đêm đông” của nhạc sĩ Hải

Linh. Bill và bà Băng Tuyết đệm đàn,

rồi không biết vì sao, hai người lại cho

hội trường thưởng thức độc tấu dương

cầm , bà với bản Rhapsodie Hongroise

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 13


của Litz, Bill với bản Lieder của

Brahms. Họ âm thầm so tài và mọi

người đều bị lôi cuốn bởi dòng nhạc

êm ái, điêu luyện. Sau đêm biểu diễn

ông bà BS Hoa mời Bill đến tư gia ăn

những món đặc sản Việt. Bà Tuyết và

Bill lại có dịp bàn luận về âm nhạc. Bill

xuất thân gia đình vọng tộc, nói tiếng

Pháp thạo, vì đã từng qua Paris học hỏi

dương cầm. Chàng lại đẹp trai, khiêm

nhường, ăn nói có duyên và nhiệt tình.

Bà Tuyết được trời ưu đãi, trẻ lâu, lúc

ấy tuy gần 40, song da dẻ vẫn mịn

màng, đẹp mà không cần son phấn. Hai

người phục tài nhau, và cùng một mê

say: nhạc dương cầm cổ điển. Từ đó,

Bill thường đến nhà bà Tuyết và hai

tâm hồn đa cảm làm giàu cho nhau

bằng những khám phá lý thú bên đàn

dương cầm, thâm nhập vào sự tinh anh,

tài ba, xuất thần của các nhạc sĩ thiên

tài. Sở dĩ tôi

biết được các

chi tiết trên về

gia đình BS

Hoa vì sau khi

ông bà về

thành, gia đình

tôi cũng hồi cư

về làng cũ. Tôi

ra Huế tiếp tục

học, rồi vào trường Y Sài gòn. Khi đi

học cũng như khi ra trường, tôi vẫn

thường xuyên đến thăm ông bà. Lúc về

Tổng Y Viện Duy Tân, cuối tuần tôi

thường chơi mạt chược ở tư thất ông

bà. Kết thúc bi thảm sau đây tôi đã cố

tìm hiểu, và cho đến nay nghĩ đến tôi

vẫn còn bàng hoàng:

Sự đi lại thân thiết giữa bà Tuyết và

Bill đi vào một ngã rẽ định mệnh.

Không hề nghi ngờ lòng chung thủy

của vợ, bỗng một hôm, sau một ca mổ

căng thẳng, BS Hoa đột nhiên muốn về

nhà nghỉ ngơi. Mở khóa vào nhà,

phòng khách không có ai, trong nhà im

ắng. Ông đoán là vợ đi phố và các con

đều đến trường. Ông lặng lẽ đi vào

phòng ngủ và thấy Bill ôm vợ mình,

hai người say sưa trong giấc ngủ. Ông

choáng váng, lặng người, song cũng

vẫn bình tĩnh, không làm ồn ào. Khóa

cửa nhà lại như cũ, ông trở lại nhà

thương làm việc. Chiều đến ông về

nhà, xem như không có gì xảy ra.

Trong bữa ăn tối ông vẫn vui vẻ trò

chuyện với vợ và con. Nhưng tối đó

ông

không

vào

phòng

ngủ

như

thường

lệ. Bà

Tuyết

có trực

giác là có điều gì nghiêm trọng. Bà trăn

trở, và cuối cùng ra phòng làm việc của

chồng. Đèn vẫn sáng. Đồng hồ phòng

khách ngân nga điểm hai giờ.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 14


Chồng bà gục đầu trên bàn viết, thân

thể bất động, chùng xuống trên ghế

bành rộng. Hai cánh tay xoải trên bàn,

đè một lá thư. Như cái máy, bà rút lá

thư xem:

“Em thân yêu. Em hãy xem cái chết

của anh như một tai nạn xuất huyết

não cấp tính, và làm ma chay bình

thường, để khỏi gây những lời dị nghị,

có hại cho em và cho con cái chúng ta.

Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu, và

cầu mong em thanh thản, yên vui trong

hạnh phúc mới. Riêng anh đã ích kỷ

chọn sự yên lặng của nấm mồ.”

Trong hốt hoảng bà điện thoại cho tôi

đến gấp. Năm phút sau tôi đã có mặt ở

nhà bà. Khám xác và nhìn lọ thuốc ngủ

trên bàn, tôi biết BS Hoa đã dùng một

liều cực mạnh, và đã tắt thở từ lâu. Thể

theo lời người quá cố, tôi đứng ra lo

việc ma chay long trọng, mà hầu hết

những nhân vật tai mắt của thị xã đều

đến phúng điếu, song không mảy may

hay biết sự tình, chỉ thương tiếc BS

Hoa đã sớm ra đi vì bạo bệnh.

Chừng ba tháng sau tang lễ, bà BS Hoa

xuống tóc, vào tu ở một ngôi chùa gần

nhà. Bà từ biệt thế giới dương cầm, âm

nhạc. Bà buộc vợ chồng tôi dọn về ở

nhà bà, tiếp tục coi sóc phòng mạch

của chồng bà, và theo dõi hai con bà

nay đã vào Đại học ở Sài gòn.

Vì sao BS Hoa đã chọn cái chết? Có lẽ

vì quen sống trong tiện nghi, cuộc đời

không có những thử thách, lao đao, nên

sự thích nghi, đối đầu với biến cố rất

yếu. Ông đã có một tình yêu lớn, ông

trân quý, xây đắp, và là nơi trú ẩn an

toàn cho ông. Ông đã tìm thấy ở đó

hạnh phúc lớn nhất của mình. Nhưng

biến cố xảy đến, làm cho lâu đài tình ái

của ông sụp đổ tan tành. Những điều

đẹp đẽ ông trân quý trở nên xấu xa, đen

tối không phương cứu vãn. Ông thất

vọng não nề. Ông quan niệm cuộc đời

quá đẹp. Ông không chấp nhận sự yếu

đuối, bội phản. Thật ra vợ ông chỉ là

yếu đuối, mà không bội phản. Thiên

chúa Giáo khác Phật Giáo ở điểm căn

bản. Phật giáo hoàn toàn đặt sự giải

thoát khỏi thất tình, lục dục bằng sự tự

chủ bản thân, nghĩa là chỉ ta cứu lấy ta.

Trái lại Chúa Jesus đã nói: “Linh hồn,

thì siêu thoát, nhưng xác thịt yếu đuối.”

Sai lầm là nhân bản (to err is human).

Biết con người yếu đuối tội lỗi nên

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 15


Chúa đã đổ máu ra cứu chuộc nâng đỡ,

và sẵn sàng thứ lỗi, khi con người biết

hối lỗi và trở về với đường ngay, lẽ

thẳng. Sự cứu rỗi con người không thể

tự người làm được, mà phải nhờ vào sự

cộng tác, dẫn dắt của Thượng Đế. Bởi

người là người, không phải là thần

thánh. Tự biết mình yếu đuối, và thấy

sự yếu đuối của người khác là sự cao

cả của con người. (la grandeur de

l'homme est grande en ce qu'il se

connait misérable, et aussi en ce qu'il a

vu la misère d'autrui). BS Hoa phải

rộng lượng thứ lỗi cho sự yếu đuối của

vợ. Sự im lặng của ông thật đáng ca

ngợi, để tránh những đổ vỡ to lớn hơn

nữa. Nhưng ông đã ích kỷ tìm sự im

lặng của nấm mồ. Ông không biết như

thế là làm tan nát

tấm lòng yêu thương

chân thật của vợ ông,

và mối tình lớn mà

hai người un đúc sẽ

đứt đoạn. Ông phải

chấp nhận đau

thương, để tình yêu

thêm sâu sắc và biết

hy sinh hơn nữa.

Ông đã làm vợ ông

từ bỏ một sự phong

phú, giàu có tâm hồn

là âm nhạc, vì bà cho

đam mê nầy là đầu

mối của sự sa đọa.

Một tục ngữ Đức có

nói:“Khi người ta

đưa quỷ nắm ngón tay, nó sẽ chụp luôn

cả cánh tay.” Một cách tránh xa quyến

rũ tội lỗi, là đừng bao giờ thử xem một

tí. Đây cũng là bài học quá muộn cho

bà Tuyết. Trong thâm sâu tâm hồn, bà

đau khổ biết bao, khi thấy chính lỗi lầm

mình đã đưa chồng vào tuyệt vọng. Tôi

thường hay đến chùa thăm bà và đàm

đạo với bà về triết lý nhà Phật. Bà đã

tìm lại được sự thanh thản tâm hồn ở

cửa thiền, và sự tương thông với người

chồng quá cố thân yêu.

Bà tận tâm trong công việc từ thiện của

Chùa. Nhưng điều làm tôi vui mừng

nhất là bà đã cho mang đàn dương cầm

của bà vào chùa. Bà đã trở lại với âm

nhạc để tìm lại sự an bình mới. Bà đã

sáng tác nhiều ca khúc thâm trầm siêu

thoát, mà mỗi khi tôi

vào thăm, bà đàn cho

tôi nghe. Đó là

những truyền cảm

linh thiêng của

người mẹ thứ hai

trong đời tôi. Tôi ra

về với tâm lời

khuyên của tôi. Sự

có mặt một ngoại

nhân có thể gây dị

nghị. Thư anh gửi

cho bà Tuyết sau đó,

tôi đã hủy đi hết và

dặn anh nên chỉ liên

lạc với tôi. Anh có

trao đổi với tôi nhiều

ý kiến hay. Anh nói

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 16


là những năm cuối trung học Loyola,

tại thị trấn quê anh, do các linh mục

dòng Tên (jesuites) cai quản, anh đã

học qua nhiều khóa giáo lý. Khi nói

đến hôn nhân, các linh mục giảng dạy

nhấn mạnh, là phải giữ thanh khiết

trước ngày thành hôn. Ở Mỹ hiện nay

trong các trường trung học, có những

hội đoàn thanh niên nam nữ, thệ giữ

đồng trinh (virgin) trước khi lập gia

đình.

Giáo lý đưa ra nguyên tắc là không

được tách rời tình yêu ra khỏi nhục dục

(sex). Chỉ tìm thú vui xác thịt là tội lỗi.

Anh nói:

-“Tôi đã xem thường điều giảng dạy

trên, và hậu quả là đổ vỡ và hối tiếc

không nguôi. Trong 10 giới răn mà

Moise nhận lãnh từ Thượng Đế có

điều: chớ lấy vợ chồng người. Tôi đã

phạm tội trọng (péché mortel)”

Sau nầy khi tôi qua Mỹ, tôi có đến nhà

anh chơi. Anh đã 60 tuổi. Anh kể là sau

khi giải ngũ, anh trở về dạy âm nhạc tại

trường trung học Loyola, ở Wichita,

quê anh. Anh đổi qua chơi phong cầm

cho các nhà thờ. Anh rất mộ đạo và đã

yên vui xây dựng gia đình gương mẫu

trong giáo xứ. Anh khoe với tôi, các

con và cháu của anh đều là hội viên hội

“Thệ giữ đồng trinh trước ngày thành

hôn.” Trên góc bàn thờ Chúa trong nhà

có để ảnh bà Tuyết ngồi trước dương

cầm lúc ở Đà Nẵng. “Như thế để nhắc

nhở gia đình tôi cầu nguyện cho bà”,

anh nói. Trầm ngâm giây lát anh thêm:

“Những tình cảm sôi nổi, những thị

hiếu nhất thời, những say mê của trào

lưu mới, những thú vui thân xác, theo

thời gian sẽ qua đi, nhưng đạo đức,

luân lý, bổn phận, trách nhiệm, tự chế,

khắc kỷ, là trường cửu, và là những

yếu tố tạo nên giá trị của con người”.

Khánh Giao

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 17


Maman

Vẫn biết

Sinh lão bệnh tử , định luật đời người

Nhưng vẫn muốn giữ thật lâu, giữ mãi

Vòng tay ráng níu kéo, mẹ vẫn đi

Nhẹ nhàng , thanh thản giấc an lành

Còn mong lắm nụ cười trìu mến

Còn thèm nhiều mẹ chăm sóc hỏi han

Vẫn không muốn

Không rời xa , không vĩnh biệt

Chỉ là tạm biệt , mẹ thân yêu

Tố Quyên

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tố Quyên 18


Tia nắng ban mai vừa ló dạng

Giọt sương trên lá nhẹ long lanh

Cảnh hồng e thẹn khoe sắc thắm

Vương nhẹ cánh mềm đón nắng mai

Nắng ấm dần lên xoá bóng đêm

Chim muông thức giấc hót bên thềm

Vườn hoa run nhẹ cười trong gió

Ong bướm vờn bay múa điệu say

Trời xanh mây trắng nhẹ nhẹ bay

Tóc xoã vai gầy thêm ngất ngây

Dáng ai dạo ngắm vườn hoa thắm

Cho hồn thi sĩ chợt đắm say

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tố Quyên 19


Hơi thở ấm, trái tim đập từng nhịp

Cảm nhận được vui buồn

Ánh nắng ban mai, đẹp

Lòng tự nhiên vui vui

Tự nhiên thấy cuộc đời thật đẹp, thật nhiều hy vọng

Tiếng chim ríu rít

Mang đến rộn ràng, chờ đợi

Niềm tin yêu rồi sẽ đến, ngọt ngào, ấm áp

Ngước mặt lên

Bóng đêm bị đẩy lùi lại phía sau

Xa dần, xa dần

Những nỗi buồn lo dần tan biến

Cuộc sống là thế

Một chặng đường dài

Lúc gập ghềnh , lúc bằng phẳng

Lúc vui, lúc buồn

Lúc này, lúc khác

Chân vẫn phải bước

Vẫn phải đi hết chặng đường dài

Sau cơn mưa trời lại sáng

Ánh nắng lại chan hòa, ấm áp

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tố Quyên 20


Tiểu Thu

Dưới ánh mặt trời chói chang, ruộng

lúa chín trải dài từ con lộ mới vô tít

trong làng Mỹ-Nghĩa như một tấm

thảm vàng khổng lồ. Những bông lúa

no tròn rạp lên nhau theo chiều gió.

Từng đàn chim dòng dọc, chim se sẻ

bay lên, sà xuống từ chỗ nọ sang chỗ

kia như những đám mây nhỏ...

Nhà ông Cả Phương, đám thợ gặt ở nơi

khác tới cũng đã tề tựu đông đủ. Họ ăn

ở luôn tại đây. Những thợ gặt trong

làng, mỗi buổi chiều xong việc ai về

nhà nấy.

Mợ tư Tâm, dâu ông bà Cả, đang mang

thai đứa con thứ ba. Cái bầu bảy tháng

khiến mợ đi đứng nặng nề, chậm chạp.

Tuy vậy mợ vẫn phải chỉ huy đám hỏa

đầu quân nấu cơm cho thợ ăn ngày ba

buổi. Chẳng phải cao lương mỹ vị gì,

nhưng món mắm lóc chưng đường hủ,

nước đặc quánh, rắc hành tiêu thơm

phức được mọi người chiếu cố đặc

biệt. Bầu, bí, rau cải đầy vườn nên họ

cũng được ăn thả cửa. Mợ Tư đãi ngộ

đám thợ gặt rất rộng rãi nên ai cũng

ráng làm hết sức, không hề than cực.

Mỗi bữa trưa, con Ni với thằng Ban,

đứa đội thúng cơm, đứa đội thúng đồ

ăn, tay xách bình trà Huế ra đồng. Dưới

tàng cây gáo cổ thụ tỏa bóng mát như

một cây lộng khổng lồ, hai đứa bày

cơm nước trên chiếc đệm cói. Ðám thợ

gặt bu xung quanh, vừa ăn vừa cười

giỡn râm ran. Thúng cơm gạo nàng tây

trắng nõn không mấy chốc đã hết sạch.

Sau khi tráng miệng mỗi người một

trái chuối lá xiêm chín vàng lườm, họ

quay ra người ăn miếng trầu, kẻ vấn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 21


điếu thuốc rê, hút phun khói mịt mù.

Sau chén trà Huế nóng hổi, họ tiếp tục

gặt cho tới xế chiều...

Chỗ mang cá giáp con lộ mới, ông Cả

dùng làm chỗ đạp lúa. Hai con bò vừa

đạp lúa vừa nhơi rơm nhóc nhách. Sau

đó lúa được giê cho sạch hột lép, rồi đổ

trên những tấm đệm trải dài hai bên

con lộ đá

xanh. Sau vài

nắng, hột lúa

thiệt khô mới

đổ vô bồ, chờ

lái tới mua.

Rơm được

chất xung

quanh một

thân tre khô

cao độ ba, bốn

thước thành

cây rơm. Rơm

dùng cho trâu bò ăn vào mùa nước,

hoặc nướng bánh phồng, bánh tráng

trong dịp Tết. Ðôi khi dùng nướng cá

lóc, cá bông bọc đất sét cũng rất tiện

lợi.

Cứ cách một hai tối, mợ Tư lại đãi đám

thợ gặt một nồi chè đậu xanh hoặc đậu

đỏ. Nhà có vườn dừa bát ngát nên nồi

chè nào cũng được nêm nước cốt dừa

béo ngậy. Bà Cả có cằn nhằn sao hoang

phí thì mợ Tư chỉ cười chống chế:

- Tội nghiệp họ làm cực khổ quá má à.

Nồi chè đối với mình đâu có đáng bao

nhiêu.

Mà thiệt năm nào ông bà cũng cho

trồng vài công đậu ở miếng đất giáp

với nghĩa địa của đại gia đình họ

Nguyễn. Miếng đất có độ hai công nên

không đáng trồng lúa. Thiệt tình mà

nói, những gia đình có của dưới quê,

đã giàu càng ngày càng giàu thêm bởi

quanh năm họ không phải chi tiêu

nhiều cho vấn đề ăn uống. Gia đình

ông Cả Phương có vườn dừa bán trái

quanh năm. Cam, quít, soài mỗi mùa

đều có lái tới đặt cọc trước. Lúa ruộng

góp mỗi năm

cả chục ngàn

giạ. Nếu được

giá thì bán cho

lái. Không thì

cậu mợ Tư

Tâm mướn

ghe chài chở

lên Chợ-Lớn

bán cho mấy

chành lúa. Sau

mùa lúa bắt

đầu tát đìa. Ông Cả có vài cái đìa khá

lớn rải rác trong ruộng nhà. Mùa nước

lớn, ngoài đồng nước ngập mênh

mông. Tôm cá đủ loại từ sông Cái lội

vô kiếm ăn. Ðến khi nước giựt, cá từ từ

tụ lại sống trong đìa. Ngoài cá tôm,

trong đìa còn có sen, súng mọc đầy.

Mùa sen nở rộ, mỗi luồng gió thoảng

qua, mang hương thơm bay lồng lộng

khắp cánh đồng. Cứ vài hôm bà Cả sai

thằng Ban ra đìa cắt hoa sen về cho bà

cúng Phật. Cọng bông súng, mợ Tư

bóp dấm làm gỏi trộn khô cá lóc, cá

sặc, hoặc trộn với bông điên điển, lá

lụa, lá soài non chấm mắm kho cũng

ngon tuyệt vời!.. Năm nào tát đìa xong,

tôm cá nhiều quá ăn không hết, mợ Tư

và con Ni phải đem xuống chợ Cao-

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 22


Lãnh bán bớt. Gà, vịt lúc nào cũng sẵn

vài chục con trong sân. Heo vài con

trong chuồng. Mợ Tư lại có tay trồng

rau. Vạt rau sau hè lúc nào cũng xanh

tươi. Mợ cảm thấy lòng thư thái, êm ả

khi ngắm đàn bướm

đủ màu bay lượn

trên những luống cải

lấm tấm hoa vàng.

Tai nghe tiếng vo ve

của đám ong bầu,

ong vò vẽ lượn lờ

trên già bầu, giàn bí

cũng khiến lòng mợ

vui như mở hội...

Không tốn kém cho

việc ăn uống nên

đồng tiền thâu vô

phần lớn dùng để

mua thêm ruộng,

thêm vườn. Căn nhà

nền đúc đồ sộ của

ông Cả được chưng

bày hực hỡ. Bàn ghế,

tủ thờ, hoành phi, trường kỷ... được

đám thợ mộc thiện nghệ từ ngoài

Trung đi ghe bầu vô đóng tại chỗ. Gian

giữa thờ sắc Thần. Phía trước buông

rèm từ trên trần nhà xuồng tới nền gạch

bông xem thiệt uy nghi và không kém

phần huyền bí đối với lũ cháu nội, cháu

ngoại của ông bà Cả! Mỗi năm tới mùa

cúng đình, hương chức hội tề cùng dân

làng tựu lại nhà ông Cả làm lễ rước Sắc

Thần ra đình. Cúng bái liên tiếp trong

ba ngày. Tối đến có hát bội tưng bừng

náo nhiệt. Những đêm hát tuồng có đào

đẹp như Lưu Kim Ðính Giải Giá Thọ

Châu, Mộc Quế Anh Dưng Cây Đầu

Tống, Lữ Bố Hí Ðiêu Thuyền thì thiên

hạ coi chật rạp. Ngược lại nếu diễn

tuồng Chung Vô Diệm thì khán giả rất

thưa thớt!

Năm nào mợ Tư

Tâm cũng bị chia

phần chỉ huy ban ẩm

thực. Từ người có

chức lớn nhứt cho

tới kẻ cùng đinh

trong làng đều được

ăn uống no say nên

mọi người ai nấy đều

hể hả...

Ông Cả Phương

muốn cậu Tư sau

này ra tranh cử Hội

Ðồng nên bắt cậu

lãnh chức Xã

trưởng, là nấc thang

bắt đầu cho sự

nghiệp chánh trị về

sau. Năm đó cậu mới

vừa ba mươi. Ðẹp trai, ăn nói có duyên

lại có chức nên cậu được phái nữ hâm

mộ hết mình, báo hại mợ Tư đánh ghen

mệt nghỉ!

Mấy ngày trước khi mùa gặt bắt đầu,

cô hai Trâm là chị bà con của cậu Tư

Tâm tới gặp mợ Tư, xin cho người em

bà con bên chồng vô giúp việc. Cô hai

nỉ non:

- Tội nghiệp cổ lắm mợ ơi. Mới hăm

hai tuổi đã góa chồng. Không nghề

ngỗng lại bị bà má với đám em chồng

ăn hiếp. Cổ chịu hết nổi nên ôm quần

áo trốn lên nhà tui ở đậu. Tui thấy mợ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 23


bụng mang dạ chửa nặng nề, lại sắp tới

mùa lúa, chắc cần người phụ, nên mới

đánh liều tới hỏi mợ cho cổ làm, kiếm

miếng cơm qua ngày. Tùy mợ muốn

cho nhiêu cũng được, cổ không dám

đòi hỏi gì nhiều.

Sẵn tánh hay thương người, thấy cảnh

góa bụa lại bị ức hiếp, mợ Tư đâm

thương cảm nên đồng ý mướn liền. Cô

Hà thuộc loại mình dây, người cao

dong dỏng. Tuy mặc cái áo bà ba vải

bông, quần ú đen, nhưng không dấu

được làn da trắng hồng. Mái tóc đen

nhánh bới gọn sau ót. Cặp mắt lá răm

có đuôi, tuy hay nhìn xuống, nhưng

cũng không dấu được nét long lanh.

Lúc chào mợ Tư cô chỉ hé đôi môi,

nhưng mợ cũng thoáng thấy đôi hàm

răng trắng ngà đều đặn. Nếu một mình

cô ta tới xin giúp việc chắc mợ Tư

không dám mướn. Nhưng là em chồng

cô hai Trâm, vướng trong tình trạng

trái ngang, phải tạm đi làm nuôi thân

thì lại khác. Mợ Tư an ủi cô Hà vài câu

rồi kêu con Ni dẫn cổ xuống nhà dưới,

nơi dành cho người làm, dọn một căn

buồng nhỏ kế buồng con Ni cho cổ.

Hành trang của cô người làm mới chỉ

gọn gàng một bọc đồ nho nhỏ... Mới có

mấy ngày mà cô Hà đã được lòng hết

mọi người trong nhà. Chịu khó thức

khuya dậy sớm, làm lụng chăm chỉ, lại

nói năng ngọt ngào. Khó tánh như bà

Cả mà cũng không bắt bẻ vào đâu

được. Chỉ có hôm đầu, vừa mới thấy

mặt cô Hà, Bà Cả châu mày ngạc

nhiên, kêu mợ Tư lên nhà trên nói:

- Vợ thằng Tư thấy sao, chớ má dòm

tướng con nhỏ này đi ở mà sao mướt

rượt hà!

Mợ Tư cười hiền:

- Cổ là em bà con với anh hai chồng

chị Trâm đó má. Hoàn cảnh ngặt nghèo

mới đi ở tạm kiếm cơm. Thôi mình

cũng ráng giúp cổ ít bữa xem sao...

Bà Cả nói xuôi:

- Ừ, nhà mình đương neo người, bây

tính sao đó tính.

Con Ni chịu lắm, vì từ ngày có Hà, nó

có thì giờ rảnh để tò tí với thằng Ban

nhiều hơn. Con Ni năm nay mười bảy.

Thằng Ban mười chín. Gia đình Ban ba

đời đều làm cho ông Cả. Ông nội, rồi

tía nó đều là tá điền làm ruộng, riêng

nó được giao cho giữ bầy bò và làm

công việc lặt vặt trong nhà từ năm mới

lên mười bốn. Phần con Ni quê ở Hồng

Ngự. Lúc mợ Tư sanh đứa con thứ hai,

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 24


bà Phủ Bá, má ruột mợ trên Ðốc Vàng

Thượng, mướn nó lúc đó mới mười ba

tuổi, dắt xuống coi em. Nhà nó đông

con lại nghèo thê nghèo thảm. Có bữa

ăn cơm chỉ có rau cải trời, rau tập tàng

luộc chấm nước tương. Lúc mới tới

giúp việc, con Ni ốm lòi cả xương sườn

xương sống. Rồi nhờ ăn uống đầy đủ

chất bổ, từ từ nó trổ mả coi cũng đẹp

gái. Với thân hình tròn lẳn, chắc nịch,

mái tóc dài xức dầu dừa mướt rượt, kẹp

gọn trong chiếc kẹp ba lá. Nước da nó

ngăm ngăm nhưng hồng như trái bồ

quân. Cái mặt tròn lấm tấm mụn trứng

cá, mà hễ hở tay là nó len lén móc túi

áo, lấy cái kiếng tròn nhỏ xíu ra, đưa

ngang mặt ngắm nghía, mân mê mấy

cái mụn. Có lần ngứa tay nặn lầm cái

mụn bọc, mặt sưng vù hết cả tuần.

Miệng nó tươi lại cười toe toét suốt

ngày, nên đám trai làng đã nhiều đứa

thả lời ong bướm. Rốt cuộc nó kết

thằng Ban. Thằng này ngoài tướng tá

vạm vỡ, lại ở chung nhà, có nhiều cơ

hội gặp gỡ, chuyện trò với con Ni nên

chiếm thượng phong. Khi nhà có

khách nó còn dám dấu mấy món ngon,

lén đem cho thằng Ban ăn. Có lần bị

chú Tám Tiểu bắt gặp. Chú Tám là

người phụ trách lau chùi bàn ghế nhà

trên và khi ông bà Cả đi công chuyện

thì phụ chèo ghe hầu. Chú hơn bốn

mươi, góa vợ đã năm sáu năm nay.

Chú vừa cười vừa điểm mặt con Ni:

- Chết bây nghen. Dám dấu đồ ăn cho

thằng Ban. Mà cái thằng mạnh như

trâu cần gì ăn đồ bổ? Ốm yếu như chú

đây mới cần tới mấy món nầy. Ðưa chú

ăn dùm cho.

Con Ni nguýt:

- Chú mà yếu! Chú kêu yếu sao đêm

nào cũng ''chầu" nhà cô năm Liễu tới

khuya lơ khuya lắc mới về?

Chú Tám trợn mắt:

- Sao bây biết tao ở đằng cô năm tới

khuya?

Con Ni cười đắc thắng:

- Thôi chú đừng chối. Mới sáng hôm

qua tui lên nhà trên thay dĩa trái cây

trên bàn thờ. Thấy chú ngồi dưới gạch,

tay cầm miếng giẻ lau mấy cái chưn tủ.

Tay chú kéo qua kéo lại mà mắt nhắm

hít, cái đầu gục lên gục xuống. Hổng

thức khuya sao chú ngủ gục?

Chú tám cười xòa:

- Thôi tao sợ cái miệng bây luôn!

Mợ Tư Tâm la con Ni chằn chằn vì mợ

sợ nó lỡ dại ôm bầu. Bởi có lần mợ bắt

gặp hai đứa đang hun nhau sau vườn

chuối. Nhưng trong thâm tâm mợ cũng

muốn tác hợp cho hai đứa nó sau này.

Trong thời gian gặt lúa, người nào

cũng bận rộn từ hừng đông tới tối mịt.

Làm không hở tay nên sau bữa cơm là

lăn ra ngủ, không còn biết trời đất gì

ráo. Mợ Tư vác cái bụng bầu tròn vo đi

tới đi lui cả ngày, tới tối có khi hai bàn

chưn sưng vù, mệt đứt hơi. Leo lên

giường là mợ đánh một giấc no nê tới

gà gáy canh một. Cậu Tư lấy cớ không

muốn phá giấc ngủ của mợ nên tạm

thời di tản lên ngủ nhà trên, cạnh

phòng ông Cả. Phòng cậu mợ ở nhà

ngang, nhà dưới cho người làm và nhà

bếp. Sáng nào mợ cũng thức sớm nhứt

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 25


rồi lệt bệt xuống nhà dưới, kêu con Ni

dậy nhúm lửa nấu bữa sáng cho cả nhà

và đám thợ gặt ăn dằn bụng.

Cậu Tư ngoài việc làng cũng lăng xăng

ra đồng đôn đốc mọi người. Tối tối sau

bữa cơm cậu cũng tham gia ăn chè với

đám thợ gặt. Tài kể chuyện tiếu lâm

của cậu được tán thưởng nhiệt liệt.

Riêng lũ con trai mới lớn, còn khờ

khạo về mục trai gái, được cậu ban cho

những lời khuyên rất hữu ích. Kinh

nghiệm tình trường của cậu chất cả bồ!

... Mùa gặt qua. Giạ lúa cuối cùng cũng

đã được cho vô bồ. Ðám thợ gặt sau

khi lãnh tiền công hậu hỉ, ai về xứ nấy,

trả lại sự yên tĩnh cho gia đình ông bà

Cả. Nghỉ ngơi vài ngày rồi mọi người

sẽ bắt tay vào mục làm bánh mứt và

quết bánh phồng, lo cho cái Tết sắp

đến... Ông bà Cả có tới ba cô con dâu,

mà cô nào cũng khéo léo. Tết là dịp

cho các cô tranh tài. Thường thường

năm nào Mợ Tư Tâm cũng ăn đứt mấy

chị em dâu về mục này. Mứt bí sên

đường xong trong vắt như miếng bạch

ngọc. Mứt khoai lang thì màu hồng

cam đẹp như san hô. Rồi có cả mứt me,

mứt mãng cầu... thôi thì khách khứa tới

chúc tết ông bà Cả đều khen nức nở.

Bữa nay trăng tròn vành vạnh, đổ

xuống vạn vật một thứ ánh sáng trong

như thủy tinh, êm mát như nhung lụa.

Cơm tối xong, cậu tư Tâm nói với mợ

rằng cậu phải lại nhà ông Hương sư

Mậu họp, chắc về trễ Chuyện cậu Tư

đi chơi sau bữa cơm tối là thường, nên

mợ cũng không cần thắc mắc. Mợ chỉ

nhắc cậu như thường lệ:

- Mình nhớ đừng nhậu nhẹt quá chén,

rủi về dọc đường té bờ té bụi không ai

hay rồi mang họa.

Cậu Tư trấn an vợ:

- Anh biết rồi. Mình cứ yên tâm ngủ

ngon. Ðừng lo, anh họp chút xíu về

liền.

Ðang ngủ say, mợ Tư chợt giựt mình

tỉnh dậy vì hình như có ai đang khều.

Ðịnh hồn nhìn kỹ té ra con Ni. Mợ định

mở miệng hỏi thì nó ra hiệu biểu đừng

lên tiếng, rồi kề tai nói thì thào:

- Cô Sáu, con nhỏ kêu theo thứ của mợ

Tâm lúc còn con gái, theo con xuống

nhà dưới liền. Dượng Sáu đang ở trong

buồng chị Hà.

Nghe tới đây mợ Tư bật dậy như bị

điện giựt. Miệng há hốc nói không nên

lời. Con Ni thì thào tiếp:

- Hồi nãy con thức dậy đi tiểu. Ngang

buồng chị Hà nghe có tiếng nói chuyện

nho nhỏ. Con tưởng anh Ban nên áp tai

vô vách lắng nghe. Té ra tiếng của

dượng Sáu. Con lật đật lên kêu cô. Cô

nhớ đừng để cho dượng biết là con cho

cô hay, không thì chết con đó.

Mợ Tư nói thôi mầy về buồng trước đi

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 26


rồi tao xuống. Nhưng trước khi xuống,

mợ cầm cái đèn trứng vịt đi kiếm cây

chổi lông gà. Mợ nhè nhẹ mở cửa

buồng rồi bất thần vén mùng lên. Chu

mẹt ơi, dưới ánh trăng sáng lồng lộng

từ cửa sổ hắt vô, bộ ngực trần của cô

Hà trắng nhễ nhại. Lại còn gối đầu trên

cánh tay cậu Tư, mái tóc huyền xổ tung

coi mười phần gợi cảm. Máu ghen tràn

ứ cổ, mợ Tư tay vừa quất túi bụi,

miệng rít lên:

- Ðồ gian phu dâm phụ. Dám dở trò

khốn nạn trong nhà này. Cho mấy

người giỏi hú hí nè...

Cậu Tư vừa đỡ đòn cho tình nhân, vừa

nhảy xuống giường, a lại ôm mợ Tư

cứng ngắt:

- Thôi mà mình... Thôi mà mình...

Rồi quay qua phía cô Hà đang ngồi

chết trân trong góc giường, tay kéo hai

vạt áo cố che bộ ngực trần đang phập

phồng vì quá sợ hãi! Cậu la lên:

- Trời ơi chạy lẹ đi. Còn ngồi đó làm

chi nữa!

Cô ta như chợt tỉnh, phóng xuống

giường, chạy một mạch ra cửa sau rồi

biến dạng trong đêm tối. Bây giờ con

Ni mới lò dò bước vô, làm như vừa

thức giấc. Lúc đó cậu Tư mới dám

buông mợ ra. Mợ bật lên khóc nức nở.

Kể lể bù lu bù loa, mắng cậu lòng lang

dạ sói, mặt người lòng thú

vv...và...vv...

Cậu không ngớt vuốt ve năn nỉ. Nhưng

cậu càng nói mợ càng sôi máu la lớn

thêm. Trên nhà ông bà Cả nghe ồn ào

cũng lật đật xuống coi có chuyện gì.

Chừng nghe mợ Tư kể đầu đuôi, ông

Cả nổi tam bành, kêu cậu Tư theo ông

lên nhà trên "làm việc"! Bà Cả ở lại

khuyên nhủ mợ Tư. Khuyên một hồi

mà thấy con dâu cứ "ngoan cố" khóc

lóc mãi, bà đâm bực mình, phán cho

một câu xanh dờn:

- Ối bây khóc chi cho mệt. Ðàn ông dù

năm thê bảy thiếp cũng có hao mòn gì

đâu mà sợ? Nó chơi chán rồi cũng mò

dìa với vợ cái con cột, lo cái gì chớ?

Mà cũng tại bây, hồi đầu tao đã nói con

đó hổng giống dân đi ở đợ mà bây hổng

chịu tin. Ni đâu, dẫn cô mầy lên phòng

nghỉ.

Mợ Tư đang khóc nỉ non chợt nín

ngang vì quá đổi ngạc nhiên! Mợ có sợ

hao mòn cái gì đâu chớ? Bằng cớ là

những lần mèo chuột trước, mợ chỉ to

nhỏ với cậu trong phòng ngủ của hai

vợ chồng mà thôi. Nhưng lần này cậu

quá quắt, dám dắt nhân tình về tận nhà

gạt mợ. Vậy cậu còn coi mợ ra cái thể

thống gì nữa?! Tội lỗi đã sờ sờ ra đó

mà bà già còn binh! Mợ ấm ức không

nói không rằng, đi một nước lên nhà

ngang, vô buồng đóng chặt cửa... khóc

tiếp. Gần sáng mệt quá mới thiếp đi....

Sáng hôm sau mợ sai con Ni tom góp

mớ quần áo của con "dâm phụ", mà hồi

hôm ăn mấy chổi lông gà, sợ quá bỏ

của chạy lấy người, đưa cho mợ. Cầm

bọc quần áo, mợ Tư hầm hầm đi tới

nhà cô hai Trâm. Bà này đoán biết thế

nào giông tố cũng tới, nên đã sẵn sàng

trong tư thế... ứng chiến. Mợ Tư liệng

bọc đồ cái bịch xuống chiếc chõng tre,

rồi đưa cặp mắt toé lửa nhìn cô hai:

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 27


- Sao chị dám dẫn con quỉ cái đó tới gạt

tui? Tui làm mích lòng chị chuyện gì

mà chị nỡ nhẫn tâm hại tui như vậy, chị

nói đi!

Cô hai Trâm chấp tay năn nỉ, giọng đầy

nước mắt:

- Tại cậu Tư dẫn cổ tới nhờ tui nói vậy,

chớ có ăn gan trời tui cũng hổng dám

tự ý gạt mợ đâu. Bị mang ơn cậu mấy

lần giúp tiền đóng giấy thuế thân cho

ông nhà tui nên thiệt khó lòng từ chối

đó mợ. Mợ mở lượng hải hà tha lỗi cho

tui lần này, tui thề không bao giờ dám

tái phạm...

Cô hai nói tới đây bèn đưa chéo khăn

rằn đỏ bình thường dùng để lau cổ

trầu, lên chặm chặm cặp mắt đỏ hoe.

Mợ Tư đã mềm lòng, nhưng còn cố gằn

giọng:

- Bây giờ chị dấu con quỉ cái đó ở đâu?

Cô hai Trâm lật đật nói:

- Chèn ơi, tối hôm qua khuya lơ khuya

lắc nó tới đây đập cửa. Tui thấy điệu

bộ hớt hơ hớt hãi của nó là biết chuyện

đã đổ bể. Sáng nay gà mới gáy canh

một là tui đã kêu ông nhà tui lấy xuồng

chở nó xuống chợ Cao Lãnh rồi. Ứ hự,

thiệt khi không lãnh nợ giữa đường!

Biết nói thêm cũng vô ích, mợ Tư ra

về, lòng nặng trĩu ưu phiền. Mợ không

hiểu sao ông Tơ, bà Nguyệt cắc cớ gì

mà xe duyên cho mợ với một ông

chồng quá đỗi bay bướm như vậy? Mà

ngặt nỗi với cái miệng dẻo quẹo như

kẹo mạch nha, ngọt như đường phèn

cộng với cái tài nịnh hót thần sầu của

cậu, mợ không thể nào giận lâu được!

Tuy lần nào phạm lỗi cậu cũng thề

nặng: "Anh mà tái phạm cho Bà Chúa

Xứ vật anh hộc máu, chết không nhắm

mắt, không toàn thây..." Mợ đâu có

muốn cậu chết...yểu, bỏ mợ bơ vơ một

mình, nên lật đật bịt miệng cậu lại, rồi

nói giọng yếu xìu:

- Thôi mình đã biết lỗi em tha. Từ đây

nhớ đừng làm em giận nữa đó.

Dĩ nhiên là cậu đưa cả hai tay lên trời

thề một cách rất chân thành, rất tha

thiết. Nhưng một thời gian sau, cậu lại

quên mầt lời thề độc (có gì lạ? một nhà

tư tưởng lớn, sau nhiều năm "nghiên

kíu" đã đi đến kết luận: loài người là

một giống rất mau quên!). Cậu vẫn

thường tuyên bố với bạn bè rằng tui là

một phật tử thuần thành mà. Ðức Phật

dạy chúng ta phải thương người như

thể thương thân. Ai thương mình mình

không thương lại ắt... mang tội!

Mợ Tư thở dài não nuột. Trong thâm

tâm mợ biết cái màn bi hài kịch trên sẽ

lại tái diễn và sẽ còn tái diễn dài dài.

Cũng bởi, một là mợ thương quá là

thương cái tên chồng mất nết đó, hai

nữa cái chuyện con gái lộn nài bẻ ống,

bỏ chồng về nhà cha mẹ ruột coi...

hổng có đặng! Cho tá túc vài ngày rồi

cha mẹ mợ cũng sẽ xỏ mũi cô con gái

"dẫn độ" về trả lại bên chồng, kèm theo

một núi quà cáp. Chưa kể cái màn háy

nguýt của bà mẹ chồng cũng... nhức

nhối như bị kim đâm! Ðối với bà Cả,

đàn ông năm thê bảy thiếp là thường.

Hồi xưa bà đã từng phải chấp nhận vài

đứa con ngoại hôn của ông Cả. Rồi có

chết ai đâu?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 28


Hy vọng một ngày nào đó, cậu mõi gối

chồn chân, chán cái mục trăng hoa,

quay về với mợ vĩnh viễn. Ôi thân gái

mười hai bến nước. Mợ lỡ rơi vào bến

đục thì đành chấp nhận thương đau!

Má ruột mợ đã từng khuyên:

-Ðàn ông năm bảy lá gan. Lá ở cùng

vợ lá toan cùng người... Thôi con ráng

ngọt ngào

với nó. Làm

dữ quá nó

chán, bỏ đi

luôn thì mất

cả chì lẫn

chài!

Suy nghĩ

lan man về

tới nhà hồi

nào không

hay.Y như

mợ dự đoán,

vừa bước vô

buồng là

cậu Tư đã a thần phù ôm mợ vô lòng,

miệng mở máy:

- Mình ơi cho anh xin lỗi. Tía la anh

một trận kinh thiên động địa rồi. Anh

hối hận lắm. Anh thề với mình nếu tái

phạm...

Mới nghe tới cái điệp khúc này, mợ Tư

vội vàng bịt miệng cậu:

- Thôi làm ơn tắt dùm cái dĩa hát rè này

đi. Tui thuộc lòng hết bài bản của mấy

người rồi! Nhiêu đó đồ đi đồ lại hoài

bộ hổng chán hả?

Cậu Tư cười mơn:

- Vậy mình tha lỗi cho anh nghe mình.

Anh hứa từ nay...

Mợ Tư thở dài đánh sượt, tỏ dấu chán

nản tới cùng cực:

- Làm ơn đừng thề cũng đừng hứa. Tui

không muốn bán lúa giống đâu!

Mợ cố vùng ra khỏi lòng cậu. Nhưng

phần cái

bụng lớn

cồng kềnh,

khó xoay

trở, phần

đôi tay rắn

chắc của

cậu cứ nhứt

định ôm mợ

khít rịt, mợ

không tài

nào thoát ra

được. Rồi

những lời rủ

rỉ rù rì bên

tai, cùng với những nụ hôn, những

mơn trớn đầy kinh nghiệm của cậu

khiến mợ Tư dần dần cảm thấy từ tâm

hồn tới thể xác mềm dần... mềm dần và

cuối cùng, một lần nữa mợ lại thua một

cách thảm hại trước ông chồng có tới

năm bảy lá gan này! Mợ khép hờ đôi

mi, thở ra: Cũng tại kiếp trước mình tu

quá lố!

Tiểu Thu

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Tiểu Thu 29


X

uôi tay một giấc ngủ dài

Tan đi dĩ vãng, hình hài, thân tâm

Giã từ một cõi phù luân

Thương yêu, hờn giận cũng ngần ấy thôi

Dòng đời nước chảy mây trôi

Thoáng sinh, thoáng diệt kiếp người vừa qua

Hôm nay về gốc cội già

Gửi bầy con cháu một nhà thân thương:

Rằng ta về cõi Tây Phương

Dưới chân đức Phật nẻo đường chân như

Niết Bàn là cõi hư vô

Thân tâm tĩnh lặng bên bờ Hằng giang

Nguyễn Hải Bình

KLM Flight 671 Bruxelles-Montréal

14 tháng 9, 2013

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Hải Bình 30


Texte de Ghyslaine Delisle

Vieillir en beauté, c’est vieillir avec espoir

Être content de soi en se couchant le soir

Et lorsque viendra le point de non-recevoir

Se dire qu’au fond, ce n’est qu’un au revoir!

Tuổi hạc ta vào trong hy vọng,

An lạc thân tâm giấc ngủ về.

Đến một hôm nào khi giã biệt,

Nhủ lòng chỉ tạm một từ ly.

Nguyễn Hải Bình

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Hải Bình 31


Tưởng làRong Rêu

Mai Bình Phương

Ba là công chức thuộc Ty Bưu Điện Sa

Đéc. Công việc của ba là phát thư. Ba

làm nghề này đã gần 20 năm. Tuy là

một công chức "tép riu", lương ít

nhưng nhờ má tiện tặn khéo léo đắp đổi

qua ngày nên gia đình tạm ổn. Má sanh

cho ba 2 đứa con gái. Tôi là đứa đầu

lòng được ba đặt tên Mai, và em sanh

sau tôi 2 năm tên Cúc. Gia đình đang

bình yên hạnh phúc, thì một buổi sáng

nọ trên đường ba đạp xe đạp đi làm,

gần đến Ty Bưu Điện thì bị ngã. Khi

chúng tôi được tin tìm đến nhà thương

thì ba đã chết vì đứt mạch máu não.

Hung tin bất ngờ khiến má như người

mất hồn, còn chúng tôi chỉ biết khóc và

khóc. Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của

những nhân viên Ty Bưu Điện, và của

bà con hàng xóm nên ba cũng được

một nấm mồ yên. Tuy đau buồn nhưng

má vẫn phải lo cho cuộc sống gia đình

không còn ba. Má bước những bước

theo mưa theo nắng với quang gánh

trên vai đi bán rong cơm tấm. Hai chị

em tôi thì ngoài những giờ đến trường

lo phụ má những việc lặt vặt… Ngày

tháng cứ thế trôi trên đôi vai gầy của

má và nỗi buồn vẫn đong đầy đôi mắt,

nhất là những ngày mưa vắng khách.

Ngày ba mất được 3 năm cũng là ngày

má thúc giục chúng tôi ra mộ cúng ba

lần cuối vì má đã quyết định đưa chúng

tôi đi tìm sống ở Sài Gòn.

Má mướn một căn nhà nhỏ ọp ẹp trong

con hẻm đường Nguyễn Thiện Thuật

thuộc khu Bàn Cờ. Nhà ngay góc ngã

tư hẻm, nhìn qua bên kia đường

Nguyễn Thiện Thuật là chợ Bàn Cờ.

Vài ngày sau đó má lại quang gánh bán

cơm tấm nhưng không còn cảnh một

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 32


nắng hai sương mà bán ngay trước hẻm

nhà. Không biết có phải nhờ sự phù hộ

của ba, hay là nhờ bí quyết làm bì và

chả do bà ngoại truyền lại, mà gánh

cơm tấm của má vẫn lai rai khách ngay

từ ngày đầu. Phần tôi phải nghỉ học để

lo việc bếp núc trong nhà và thỉnh

thoảng giúp má ngồi bán mỗi khi má

cần đi chợ mua hàng cho ngày mai.

Cúc vẫn tiếp tục học năm đệ ngũ tại

trường tư thục Nguyễn Khuyến. Nhờ

khách một ngày một đông, nên má đã

mua một cái bàn và 4 ghế bằng nylon

để khách không phải ngồi chồm hổm

như trước kia. Một ngày nọ vào giờ

vắng khách thì bất chợt người khách

trẻ đến. Anh ý tứ ngồi vào ghế và mở

lời khen:

- Món bì và chả bác làm quá ngon

khiến cháu ghiền. Má ngạc nhiên vì tuy

là khách quen nhưng chưa bao giờ

nghe cậu khách này "mở mồm mở

miệng".

- Cám ơn cậu! Cho tui tò mò chút

nhen là không biết nhà cậu có ở gần

Bàn Cờ không mà tui thấy cậu đến

đây ăn thường xuyên lắm?

- Dạ thưa bác nhà má cháu ở ngay

trong chợ bên kia đường. Má cháu có

tiệm bán vải.

- À thì ra thỉnh thoảng cậu vẫn mua

thêm một phần cho má cậu phải hôn?

- Dạ!

- Chắc cậu còn đi học?

- Dạ cháu chuẩn bị thi tú tài cuối năm

nay!

- Bác đi chợ và có biết tiệm vải của

má cháu, mà cháu tên gì?

- Dạ cháu tên Phúc. Từ đó Phúc trở nên

dạn nói chuyện với má hơn, cho đến

một ngày cũng vào giờ vắng khách thì

Phúc đến. Sau vài câu xã giao thường

lệ thì Phúc ấp úng:

- Dạ thưa bác, cháu xin bác cho phép

cháu được làm quen với con gái bác.

Má ngước mắt nhìn Phúc ngạc nhiên:

- Ủa mà cậu đã gặp con gái tui lần nào

chưa mà muốn làm quen?

- Dạ thưa chưa, nhưng cháu có thoáng

thấy một vài lần.

- Tui cám ơn cậu đã mở lời xin phép,

nhưng chuyện này còn tùy để tui hỏi

xem nó có chịu không nhen! Nhưng tại

sao cậu lại muốn quen con gái tui?

Thấy Phúc ấp úng như khó trả lời.

- Thôi được. Để tui gọi nó hỏi xem

sao. Vừa nói má vừa quay đầu vào

nhà gọi:

- Mai à, ra coi hàng cho má ra chợ chút

xíu con! Má đứng lên, nói vài câu bâng

quơ rồi lẳng lặng đi vào nhà quơ vội

chiếc nón lá treo trên vách đội lên đầu

và đi về phía chợ.

Tôi đang kiểm những món còn lại

trong gánh thì nghe một giọng nói rất

nhẹ:

- Chào cô Mai.

Tôi ngạc nhiên tự nghĩ mình có quen ai

đâu mà sao người này biết tên mình?

Tim tôi bắt đầu đập mạnh như muốn

thoát ra khỏi lồng ngực. Từ từ tôi

ngẩng đầu lên nhìn người kêu tên, và

anh là người khách duy nhất nên tôi có

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 33


nhiều bối rối.

- Dạ chào anh...

Rồi tôi ấp a ấp úng:

- Mà.. sao anh biết tên tôi?

- Mong Mai tha lỗi cho sự tò mò của

tôi vì tôi vừa nghe bác gọi.

Tôi quen Phúc từ phút-ban-đầu đó và

tình yêu như thấm dần trong tim lúc

nào không biết. Phúc đem đến cho tôi

nhiều tin tưởng và nồng nàn nhưng đôi

khi tôi tự hỏi "tình này có như bóng

mây"? vì có một đêm Phúc bất chợt

đến. Sau vài câu chào hỏi, Phúc ngập

ngừng thưa với má tôi:

- Dạ... trong bữa cơm chiều nay má con

có nói về chuyện tương lai của con. Má

con nói là má con biết chuyện tình yêu

của con với Mai, và cũng rất đồng ý

nhưng để có hạnh phúc sau này, thì

điều cần bây giờ là con phải có một

tương lai thật sáng sủa. Má đã nghĩ đến

điều này là sau kỳ thi tú tài xong, dù

đậu hay rớt thì má vẫn thu xếp cho con

đi du học. Má cũng đã lớn tuổi nên sau

này thu xếp cho con xong thì má nghĩ

đến việc sang tiệm vải rồi an phận tuổi

già! Phận làm con lại là đứa con duy

nhất của má nên tuy buồn nhưng con

không dám cãi lời vì sợ má buồn. Con

đường đột gặp bác và Mai là xin bác

tin tưởng con và cho phép Mai chờ.

Má gật gật đầu ra điều hiểu chuyện:

- Ừa, má con nói vậy cũng đúng. Thôi

thì cứ để tùy duyên hoặc theo ý trời.

Đêm đó tôi suy nghĩ lung tung không

ngủ được thì bỗng nghe má nói như

cho chính mình nghe "Bà đó về mặt

buôn bán thì rất khéo léo, bặt thiệp

nhưng trong nhà thì chắc là khó.

Thương con nhưng cũng sợ nếu sơ hở

làm phật ý thì con sẽ bỏ đi hoang…"

Tôi quay mình vào vách thở dài trong

nước mắt.

Cuối năm đó Phúc đậu tú tài và ngày

Phúc ra phi trường đi du học, tôi đã âm

thầm khóc hết nước mắt vì không tiễn

được người yêu.

Thời gian trôi nhanh như mây bay.

Năm 1972 thì Cúc đã là nữ điều dưỡng

và không lâu sau thì lấy chồng. Chồng

Cúc là lính thuộc tiểu đoàn 81/Dù.

Chắc em gái tôi giống má nên lần lượt

cũng cho ra đời 2 cô bé gái rất xinh. Bé

đầu tên Nhất Nữ và bé kế tên Nhị Nữ.

Phần má vì tuổi già sức yếu nay đau

mai ốm, nên giao gánh hàng cơm tấm

cho tôi và vui với 2 đứa cháu ngoại

được ngày nào hay ngày nấy. Tôi thì

an phận chờ Phúc và lo quán xuyến

buôn bán mong cho từng ngày qua

mau.

Tôi không biết phải nói thế nào khi

nghiêt ngã lại bất ngờ đến. Cúc, em gái

duy nhất của tôi, đã từ giã đời này chỉ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 34


một thời gian ngắn sau khi vào nhà

thương. Bác sĩ điều trị cho biết là Cúc

bị ung thư gan giai đoạn cuối. Má

nghẹn ngào ôm hai cháu vào lòng cố

nén tiếng khóc nhưng tiếng khóc yếu

ớt vẫn từng lúc vơi đầy. Ruột gan tôi

tan nát nhìn hai đứa cháu trong vòng

tay của ngoại. Thế là hết. Hết thật rồi.

Em đã đi xa nhưng không biết có gì

nuối tiếc? Được hung tin thì hôm sau

chồng Cúc về. Nhìn xác vợ nằm buông

xuôi, Quang nắm chặt hai tay cố nén

xúc động đến bồng Nhất Nữ và Nhị Nữ

cho hai bé nhìn mẹ lần cuối.

Quang bật khóc thành tiếng trước khi

giã từ trở về đơn vị. Quang an ủi và

khuyên má nguôi ngoa đau buồn. Bồng

hai con trên tay, Quang nghẹn ngào:

- Chị hai, em biết nói gì khi nhìn hai

cháu bơ vơ mất mẹ. Em chỉ biết nhờ

chị thương mà chăm sóc Nhất Nữ và

Nhị Nữ như con ruột của chị. Chị cố

gắng giúp em. Phần em thì nay đây mai

đó không biết có còn dịp về thăm gia

đình. Nghiệp lính là thế chị hai ạ.

Năm 1974 thì chiến tranh thật sự lan

rộng. Sài Gòn giao động mạnh, kẻ

chạy ngược người chạy xuôi mà không

biết phải làm gì? Buôn bán tự nhiên ế

ẩm. Gánh hàng cơm tấm cũng vắng

khách nhưng tôi vẫn nấn ná chờ. Chờ

Phúc hay chờ gì chính tôi cũng không

biết! Chuyện lo chưa tới thì chuyện

buồn lại tìm. Một đêm má ngủ và má

đã vĩnh viễn giấc ngủ ngàn thu vì động

mạch chuyển máu về tim bị nghẽn. Tôi

không còn nước mắt để khóc. Gia đình

giờ chỉ còn lại tôi, Nhất Nữ và Nhị Nữ.

Hai vai tôi bắt đầu nặng trĩu vì vừa lo

chăm sóc hai đứa nhỏ lại còn phải lo

cho gánh cơm tấm ế, nhưng cuối cùng

kham không nổi tôi đành chia tay gánh

hàng cơm tấm.

Ngày 30/4/1975. Ngày quê hương

nghiệt ngã. Ngày vận nước nổi trôi.

Sàigòn như ngừng thở. Tôi tay bồng

tay bế xuôi theo dòng người về phía

bến Bạch Đằng tìm đường lánh nạn.

******

Vancouver đang vào thu, thời tiết bắt

đầu se lạnh. Choàng thêm chiếc áo len

vào người, và qua khung cửa sổ nhìn

những chiếc lá đổi màu, Mai bất giác

thở dài: thoáng chốc đã hơn 20 năm

rồi!

“Bây giờ là mùa thu. Chiều vắng khói

sương mù. Hàng cây khô sầu úa. Hiu

hắt đứng trong mưa. Mưa như lệ tình

xưa. Lệ thấm mấy cho vừa. Lệ thương

hoa phượng rũ. Anh có nghe mùa thu?”

(Tùng Giang &Nam Lộc). Thời khắc

như cô đọng khiến Mai da diết nhớ

Phúc.

- Dạ con mời má ra ăn sáng. Tiếng mời

của Nhị Nữ khiến Mai như thấy thèn

thẹn với chính mình. Mai thẫn thờ

bước ra khỏi phòng ngủ. Nhất Nữ đang

ngồi chờ bỗng vội đứng dậy chạy lại

ôm choàng và dìu Mai ngồi vào ghế.

Mai trách yêu hai con: “ Sao hai con

không ăn trước để còn chuẩn bị đi làm

chứ!”. Nhất Nữ và Nhị Nữ cùng cười.

- Không biết má đang nhớ ai mà quên

hôm nay là chủ nhật.

Mai mặt đỏ bừng cười theo. Chuông

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 35


điện thoại reo. Nhất Nữ nhắc ống nghe

và từ đầu dây bên kia:

- Xin lỗi tôi muốn gặp cô Nhất Nữ hay

Nhị Nữ.

- Dạ tôi là Nhất Nữ, xin lỗi ông là ai.

- Tôi vừa được một người bạn cho biết

là đọc trong mục "tìm người nhà" của

một tờ báo muốn tìm ông Hoàng Trọng

Phúc trước ở trong chợ Bàn Cờ có tiệm

bán vải, nên tôi gọi vì đọc chi tiết thì

tôi nghĩ rất có thể là đúng tôi. Điều tôi

ngạc nhiên là trước kia tôi không quen

ai với cái tên đẹp như thế này.

Nhất Nữ biết là đã tìm đúng người

muốn tìm nên dí dỏm:

- Thế ông có quen người nào tên Mai

bán cơm tấm trong hẻm Nguyễn Thiện

Thuật không?

Phúc vừa mừng vừa ngạc nhiên:

- Có…có … Nhưng xin lỗi cô là gì của

bà Mai?

Nhất Nữ thân mật đổi cách xưng hô:

- Dạ thưa bác, chuyện dài dòng lắm.

Cháu là con của má Mai. Má Mai đến

bây giờ vẫn…

Nhất Nữ bỏ lửng câu nói rồi ngập

ngừng tiếp:

- Cháu nghĩ là cháu đã tìm đúng người

nhưng cháu mạn phép hỏi là bác đã…

có gia đình chưa?

- Tôi đã nói với Mai là chờ tôi sau khi

du học về, và tôi đã về nhưng Mai

không còn ở chỗ cũ. Má tôi cũng đã

mất và vì quá buồn không còn ai thân

thiết nên tôi vượt biên. Hiện tôi đang

sinh sống ở Montreal. Theo mã số

vùng thì tôi biết cô ở British

Columbia? Còn việc vợ con thì tôi vẫn

chưa nghĩ đến.

- Vậy cháu mời bác hãy đến thăm

Vancouver… Vancouver xứ lạnh tình

nồng đó bác!

Phúc hồi hộp theo dòng người ra cửa,

mắt dáo dác tìm. Khách chờ đón khá

đông. Mai chẳng biết gì vì Nhất Nữ và

Nhị Nữ chỉ nói là đưa má ra phi trường

đón một người khách quen, nhưng linh

tính như cho Mai biết, và Mai thẹn

thùng không nghĩ thêm nữa. Nhìn tấm

bảng đón với tên họ đầy đủ "Hoàng

Trọng Phúc" giơ lên cao từ tay một cô

gái, Phúc vội vàng chạy đến:

- Tôi là… Phúc đây! Nhất Nữ mừng rỡ

vội chạy đến chỗ Mai ngồi và đưa Mai

đến trước mặt Phúc:

- Má… má có nhớ bác này không? Mai

còn đang định thần thì Phúc đã ôm

chầm Mai:

- Mai, anh là Phúc.

Phúc không nói thêm được gì vì nghe

nghèn nghẹn trong cổ. Mai nhìn Phúc

nức nở khóc khiến Nhất Nữ và Nhị Nữ

cũng đầy nước mắt. Trên đường về nhà

trong xe như lắng đọng. Mai ngã đầu

vào vai Phúc thì thầm "Tưởng là rong

rêu".

Phúc âu yếm nhìn Mai ví von như "lục

bình trôi". Nhất Nữ và Nhị Nữ cùng

cười phá vỡ sự lắng đọng:

- Lục bình mà gặp rong rêu chắc là khó

gỡ phải không bác? Mai âu yếm nhìn

hai con như nói lời cảm ơn.

- Không bác cháu gì hết. Từ nay phải

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 36


gọi là ba nhen!

- Dạ! Tiếng dạ từ hai cô con gái như

một nguyện ước sẽ mang lại cho hai

người thân yêu nhất đời này mãi mãi từ

nay tay trong tay rong chơi giữa trời

quên lãng.

Trăng đêm toả sáng căn phòng lúc vơi

lúc đầy. Mai gỡ tay Phúc ra định dậy

kéo tấm màn cửa sổ cho tối lại thì Phúc

ôm chặt Mai:

- Chỉ là sáng trăng, và anh muốn trăng

đêm nay làm chứng cho tình yêu của

chúng mình…

- Em sợ ánh trăng sáng làm anh khó

ngủ.

- Trăng không làm anh khó ngủ mà chỉ

sợ em không… dỗ anh thôi! Mai chưa

kịp nói thì Phúc đã hôn trên đôi môi

nồng nàn chờ đợi của Mai. Tình yêu

như mênh mông tan loãng theo hơi thở

dồn dập mỗi khi "Bóng gương lồng

bóng đồ mi chập chùng"…

Mai bình Phương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 37


Gió mùa lao xao đong đưa bóng lá

Ngờ ngợ bước anh từng bước thật gần

Niềm riêng em gửi vào tim sỏi đá

Dấu nỗi buồn bóng lá không hóa thân

Mộng mị không vơi trong từng hơi thở

Bóng lá lung linh vẫn ngập trong hồn

Một người đang quên để một người nhớ

Lặng lẽ nơi này nghe đắng môi hôn

Em vẫn chờ anh con tim cứu rỗi

Đến ngàn sau nỗi nhớ chẳng hư hao

Rồi trách móc mình chia tay quá vội

Trên con dốc tình em khóc ngọt ngào

Như người mộng du đi tìm bóng lá

Em và bóng lá mất dấu hẹn hò

Khép kín con tim chờ ngày hóa đá

Nghiêng nghiêng bóng ngả đường về bơ vơ...

Mai Bình Phương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Mai Bình Phương 38


Xin em

khi nói tiếng xứ người

đừng quên lời xứ mẹ

nhìn giàu sang quê họ

nhớ cảnh khó quê cha.

Xin em

khi sống ở đất hiền

đừng quên người biển khổ

trên thuyền yên bến đỗ

hãy nhớ kẻ phong ba.

Xin em

nơi thời đông tiết giá

đừng quên chúng ta có mặt trời

rực rỡ trên quê hương

trong giòng máu..

Xin em

bước trên đường Tự Do

dưới màu cờ Dân Chủ

em hãy cầm biểu ngữ

và hét thật to

thay cho người bị câm tiếng.

Xin em

hãy nhớ và hãy nhớ

những bàn tay siết chặt hôm nay

là bởi những gì hôm qua đã mất

và cho những gì sẽ thấy lại ở ngày mai.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 39


Văn Đàn Lá Phong hân hạnh giới thiệu tác phẩm The Prophet của tác giả Khalil

Gibran được nhà văn Trang Châu chuyển ngữ dưới tựa đề Nhà Tiên Tri (Kỳ thứ 3)

M

ột người thợ dệt thưa:

-Xin ngài nói về Y PHỤC.

Nhà tiên tri đáp:

Quần áo các ngươi mặc phần lớn chỉ

che dấu vẻ đẹp của các ngươi mà

không che dấu những gì thiếu thẩm mỹ

nơi các ngươi.

Khi các ngươi tìm nơi quần áo chốn ẩn

náu những gì thân mật riêng tư của các

ngươi các ngươi coi chừng chỉ tìm thấy

sự trói buộc.

Chớ gì các ngươi để nắng gió gặp gỡ

da thịt các ngươi nhiều hơn là gặp gỡ

quần áo các ngươi. Vì hơi thở của đời

sống nằm trong ánh nắng và bàn tay

của đời sống nằm trong gió.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 40


Trong các ngươi có kẻ nói: Chính ngọn

bắc phong đã dệt nên quần áo chúng tôi

đang mặc.

Ta thì ta nói với các ngươi: vâng, chính

là do ngọn bắc phong. Nhưng tạo nên

sự xấu hổ là nghề của nó và những sợi

chỉ nó dùng để dệt chỉ là những đường

gân mềm yếu.

Và khi công việc hoàn tất nó cười hả

hê trong rừng.

Các ngươi đừng quên rằng kín đáo chỉ

là cái khiên để chống đỡ con mắt của

kẻ có tâm hồn vẩn đục.

Và khi không còn gì là vẩn đục nữa thì

kín đáo còn là gì nếu không là một trở

ngại hay là một vết nhơ của tư tưởng?

Các ngươi đừng quên rằng mặt đất hân

hoan lắng nghe đôi bàn chân trần của

các ngươi và gió trời sẽ nô đùa trên tóc

các ngươi.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 41


M

ột người bán hàng thưa:

- Xin ngài nói về MUA BÁN.

Nhà tiên tri đáp:

- Đất cho các ngươi trái để ăn và các

ngươi sẽ không bao giờ thiếu thốn nếu

các ngươi biết hái cho đầy tay.

Bằng cách trao đổi cho nhau của bố thí

của thiên nhiên, các ngươi sẽ được no

đủ và trù phú.

Nhưng nếu trao đổi không được thực

hiện trong nhân ái và công bằng, nó sẽ

đưa kẻ nầy đến tham lam, kẻ kia đến

đói khát.

Giữa chợ búa, những kẻ sống về nghề

biển, nghề đồng áng, nghề trồng nho,

các ngươi sẽ gặp những người thợ dệt,

thợ gốm.

Các ngươi hãy khấn nguyện thần đất

đến chứng giám và ban phước cho

những chiếc cân và những bảng so giá.

Chỉ đau khổ cho những kẻ không có

bàn tay cần cù đang dự phần vào những

chuyển nhượng của các ngươi, những

kẻ chỉ đem nước bọt để trao đổi với

công việc của các ngươi.Với những

hạng người ấy các ngươi hãy nói:

- Hãy đến đồng ruộng làm việc với

chúng tôi hoặc ra khơi cùng các anh em

chúng tôi đang làm nghề biển và tung

lưới cùng họ.

Vì đất và biển lúc nào cũng rộng lượng

với tất cả mọi người.

Và nếu có những người hát dạo, những

đoàn vũ, những người thổi sáo đến

chợ, các ngươi cũng hãy mua những gì

họ mời.

Vì họ cũng là những người biết hái trái

và hái hương thơm. Những gì họ mang

đến tuy đầy thơ mộng nhưng đó là của

ăn và của mặc cho tâm hồn các ngươi.

Trước khi rời chợ, các ngươi hãy xem

có ai ra về với hai bàn tay không.

Vì thần đất sẽ không an lòng khi thấy

trong các ngươi có kẻ nhu cầu không

được thỏa mãn.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 42


B

ây giờ một ông tòa của thị trấn

tiến đến và thưa:

- Xin ngài nói về TỘI ÁC và HÌNH

PHẠT.

Nhà tiên tri đáp:

- Khi trí óc các ngươi trôi theo gió và

vì bất cẩn các ngươi gây thiệt hại cho

kẻ khác và tất nhiên cho chính mình.

Và vì phạm pháp các ngươi phải ra hầu

tòa và phải chờ chực trong bực bội.

Cái tôi thiêng liêng của các ngươi,như

đại dương, lúc nào cũng vô nhiễm.

Như không

khí nó chỉ

nâng những

gì có cánh

bay.

Cái tôi thiêng

liêng của các

ngươi như

mặt trời.

Nó không hề

biết ngõ

ngách của

loài bọ hung

hay hang lỗ của loài rắn độc.

Nhưng không phải chỉ có cái tôi thiêng

liêng trong bản thể các ngươi.

Nơi các ngươi có nhiều thứ rất con

người và cũng có nhiều thứ không con

người.

Mà chỉ là một vật thể tí hon không hình

dáng đang mê ngủ đi trong sương mù

tìm kiếm cơn thức giấc của chính

mình.

Ta sẽ nói về phần người nơi các ngươi.

Vì chính phần người nơi các ngươi,

chứ không phải cái tôi thiêng liêng hay

vật thể tí hon đi trong sương mù, mới

biết tội ác và hình phạt.

Ta thường nghe các ngươi nói về kẻ

làm một điều xấu như hắn không còn

là đồng loại với các ngươi mà là một

kẻ xa lạ, một thành phần bất xứng

trong cộng đồng các ngươi.

Nhưng ta thì ta nói với các ngươi:

Người thánh thiện và người ngay thẳng

không thể vươn lên cao hơn những gì

cao nhất nơi

các ngươi.

Thì kẻ xấu xa

và kẻ yếu

đuối cũng

không thể rơi

xuống thấp

hơn những gì

thấp nhất nơi

các ngươi.

Cũng như

cánh lá chỉ có

thể úa vàng

với sự đồng ý âm thầm của toàn thân

cây.

Bởi thế kẻ gian phi không thể làm điều

phi pháp nếu không có sự đồng tình

của tất cả các ngươi.

Như một đoàn kiệu các ngươi cùng

tiến về cái tôi thiêng liêng của các

ngươi.

Các ngươi vừa là con đường vừa là kẻ

bộ hành đi trên con đường ấy.

Trong các ngươi khi có kẻ ngã, kẻ ấy

ngã cho những người đi sau, báo trước

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 43


cho họ biết có viên đá chắn đường.

Và kẻ ấy cũng ngã cho người đi trước,

dù nhờ nhanh chân tránh được viên đá,

nhưng lại không đẩy nó sang một bên.

Và còn những điều sau đây đè nặng lên

lòng các ngươi:

Người bị sát hại không phải không có

trách nhiệm trong cái chết của mình.

Người bị mất cắp không phải không

đáng trách khi bị để mất cắp.

Người ngay thẳng không phải vô can

trước hành động của kẻ dữ.

Người liêm

khiết không

phải không bị

mất mát trước

hành vi của kẻ

bất lương.

Vâng, kẻ thủ

phạm nhiều

khi là nạn

nhân của

chính nạn

nhân.

Và lắm khi kẻ

bị kết án phải gánh nặng thay cho

người vô tội và người toàn hảo.

Các ngươi không thể tách rời người

ngay với kẻ không ngay, người lành

với kẻ dữ,

Vì cả hai cùng đứng dưới ánh mặt trời.

Cả hai như hai loại chỉ đen trắng được

đan lẫn cùng nhau.

Và khi sợi chỉ đen bị hư bứt người thợ

dệt phải kiểm soát toàn tấm vải và coi

xét lại nghề của mình.

Trong các ngươi kẻ nào kết án người

vợ ngoại tình,

Kẻ ấy hãy cùng lúc cân đo tâm dạ

người chồng.

Kẻ nào muốn đánh đòn tên bức hiếp

hãy nhìn lòng người bị hiếp bức.

Nếu ai trong các ngươi nhân danh liêm

chính để trừng phạt, để bổ nhát rìu vào

thân cây dữ, hãy đừng quên nhìn xem

cội rễ.

Vì sự thật người ấy sẽ tìm thấy cội rễ

của sự lành lẫn sự dữ, của kẻ đơm hoa

lẫn kẻ khô cằn

đều chằn chịt

lẫn vào nhau

trong lòng đất

thâm u.

Các quan tòa,

các ngươi

muốn tỏ ra

công bằng.

Bản cáo trạng

nào các ngươi

đọc để buộc

tội kẻ ngay

thẳng ngoài mặt nhưng trộm cắp trong

lòng?

Hình phạt nào các ngươi phán để trị kẻ

mà thể xác là sát nhân trong khi chính

hồn trí y đang bị thảm sát?

Bằng cách nào các ngươi truy nã kẻ có

những hành động ác ý và áp bức, trong

khi chính y cũng bị tổn thương và bị

chà đạp?

Bằng cách nào các ngươi trừng phạt kẻ

mà lòng ăn năn to lớn hơn cả lỗi lầm y

phạm?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 44


Lòng ăn năn há chẳng phải là thứ công

lý tiêu biểu cho điều luật mà các người

muốn dùng tới sao?

Nhưng các ngươi không thể đặt sự ăn

năn lên đầu kẻ vô can lẩn rút đi khỏi

lòng kẻ phạm tội.

Tự nó, nó sẽ kêu lớn lên trong đêm tối

cho mọi người thức giấc và tự vấn lòng

mình.

Và các ngươi, những kẻ muốn tìm hiểu

công lý, làm sao các ngươi hiểu được

nếu các ngươi không nhìn mọi vật

trong ánh sáng chan hòa?

Có như thế các ngươi mới hiểu rằng

người ngay thẳng lẫn kẻ sa cơ chi là

một người đứng trước hoàng hôn giữa

đêm của cái tôi nhỏ bé và ngày của cái

tôi thiêng liêng.

Có như thế các ngươi mới hiểu rằng

viên đá lát mặt ngoài ngôi đền cũng

không quí gì hơn viên đá nằm sâu dưới

móng ngôi đền.

( Còn tiếp )

Trang Châu chuyển ngữ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu 45


Xuân về mang nỗi nhớ mong

Tình xuân chiếc bóng, nỗi lòng cô đơn

Quê hương cách mấy năm tròn

Sầu trong lặng lẽ, đêm còn lệ rơi

Tha phương nhớ cảnh, nhớ người

Nhớ câu thân phận một đời ly hương

Xuân sang xin chúc tình thương

Cầu xin đất nước bốn phương nhân hòa

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thảo Linh Phạm Xuân Hiền 46


Thuở ấy tình tôi tựa tiết xuân

Lòng nghe rạo rực với bâng khuâng

Xuân mang thổn thức hồn rung động

Đẹp mãi tình xưa dẫu một lần.

Có biết tìm đâu tình lỗi hẹn

Tình người viễn xứ biết về đâu

Xuân nay lại đến hồn tan tác

Biết tỏ cùng ai nỗi dạ sầu

Thảo Linh Phạm Xuân Hiền

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thảo Linh Phạm Xuân Hiền 47


T

hùy, Miên có một cuộc tình thơ

mộng, đằm thắm. Hai người yêu

nhau thắm thiết. Chàng nàng, thường

có những niềm ước ao xây dựng một tổ

ấm hạnh phúc, một tương lai đầy ân

tình như mong muốn. Tình yêu hai

người dàn trải ra một khung trời đầy

hoa mộng. Mỗi ngày đến là một trái

ngọt thơm ngon. Mỗi ngày đến là một

đóa hoa ngạt ngào hương sắc. Mỗi

ngày đến như những nụ non xanh của

mùa xuân đầy nhựa sống căn phồng.

Vậy mà,... vậy mà trong tâm tư nàng

mãi chìm đắm trong dằn vặt một nỗi lo

âu phiền muộn người mẹ già đang yếu

đau. Lòng áy náy ray rứt bồn chồn,

không lúc nào yên, vì sợ phải mang tội

bất hiếu và miệng đời dèm pha chê

trách. Trong đầu nàng, một dấu hỏi to

lớn cứ lởn vởn, lởn vởn... Nếu, mình đi

lấy chồng rồi ai nuôi nấng, chăm sóc

cho mẹ đây? Câu hỏi dường như không

lay chuyển, như cây đâm rễ sâu trong

đất, vững vàng. Làm nàng hoang

mang, như vầng mây đen trên đầu đang

vần vũ. Một không gian đen tối, co rúm

vây quanh như ngõ lạnh khép dần,

khép dần… không lối thoát. Cảm giác

nàng bơ vơ như giữa biển đêm đen

ngòm mù mịt.

Lại thêm một nghịch cảnh thật éo le,

Miên là con trai một trong một gia đình

khá giả, cha mẹ chàng, muốn có dâu

môn đăng hộ đối. Gia giáo nghiêm

khắc, nên Miên cũng không dám vượt

lễ giáo gia đình mà mang tội bất hiếu

với song thân. Làm cho cây tình yêu

trổ đầy những trái sầu riêng cho nhau.

Làm cho cuộc tình như dòng sông vắng

bóng chiếc đò ngang, lạnh lùng, hiu

quạnh.

Thùy hiểu được thân phận mà nuốt

chửng những giọt sầu riêng. Ôm tình

buồn trong mộng mị. Nên đã nhiều

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 48


đêm dằn vặt suy tư, rồi nàng can đảm

đi đến quyết định thôi sẽ không đi lấy

chồng. Thôi cam phận yên thân, bên

mẹ. Lo phụng dưỡng chăm sóc sức

khỏe và sẽ làm cho mẹ được an lòng.

Làm phận người con hiếu thảo. Ngày

ngày nàng luôn phấn đấu tìm những

niềm vui để cố quên đi mối tình bất

hạnh, để có được hạnh phúc bên mẹ

hiền.

Những nỗi niềm buồn riêng, tuy được

giấu kín trong tận đáy lòng. Những yên

vui như mặt

hồ nước

trong,

nhưng

không mãi

được phẳng

lặng. Đôi

khi có ngọn

gió vô tình

cuốn nhẹ

cũng làm

mặt hồ gợn

sóng lao

xao, gợi

nhớ, gợi nhớ

mang mang xa vắng. Làm cõi lòng

nàng như chiếc thuyền bé nhỏ trong

cơn bão quay cuồng. Có đôi khi đang

sinh hoạt nàng thốt những lời nói lầm

thầm, bâng quơ, những tiếng cười khô

vang nhạt nhẽo. Có đôi khi, có những

tiếng nấc khua động giữa canh khuya

làm mẹ nàng cũng ngớ ngẩn bâng

khuâng. Phải chăng, đó là những âm ẩn

ức thoát lên tự tiềm thức bị nén xuống

sâu trong đáy tâm thức, vì tình thương

dành cho mẹ. Muốn cho mẹ có hạnh

phúc, muốn có được sự an tâm trong

tuổi già của mẹ không sống trong cô

quạnh. Thật như vậy, nàng sống gượng

gạo che phủ bên ngoài lớp hạnh phúc

quá mong manh, và niềm vui giả tạo.

Nàng có mặt ở đây bên mẹ, nhưng tâm

hồn, trong cõi mộng mông lung.

Mẹ nàng rất yêu thương con, cũng

không muốn con sống sầu riêng, trong

lặng lẽ. Tuổi thanh xuân tươi đẹp rồi sẽ

khô héo theo tháng ngày qua. Đáng lẽ

ra, bây giờ

con mình

sống trong

một mái ấm

gia đình tràn

đầy niềm

vui và hạnh

phúc. Bà

biết rõ lắm

chứ. Nhưng

lòng bà, sự

ích kỷ nó

bao che hết

những lý trí

trong sáng

thiên bẩm của một người mẹ biết yêu

thương, lo cho tương lai con mình, có

được hạnh phúc. Bà luôn chê trách

người này kẻ nọ khi đến xin dạm hỏi

con bà. Rồi, bà dỗ dành… từ từ... thế

nào con cũng có tấm chồng tốt, như ý

con à. Lo gì, con còn trẻ, còn xinh mà.

Nhưng, vào những lúc thật an tịnh,

lắng đọng, bà cũng có những niềm ân

hận trỗi dậy trong lòng, mà không tiện

nói ra được. Nên, đôi khi bà cũng có

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 49


những thái độ quạu quọ, khó chịu. Bà

cũng lầm bầm, nói năng không đầu

không đuôi như tự trách mình, hay

trách đời. Trách móc bâng quơ, để

khỏa lấp những niềm ẩn ức lao xao

trong lòng. Có khi giận, có khi hờn, có

khi gắt gỏng, vô cớ, vu vơ… như

những con sóng nối đuôi nhau bủa vào

bờ quanh năm, vang đều một âm rên rỉ.

Những niềm ẩn ức trong lòng bà cũng

không nhỏ. Có rất nhiều đêm bà không

ngủ được, bà lắng nghe những dòng lệ

của mình thì thầm trách móc suốt canh

khuya. Bà cũng sống trong sự giả vờ

hạnh phúc, niềm vui hững hờ. Bà sống

trong sự hao mòn một đời thanh xuân

tươi đẹp của con. Bà sống, sống một

đời trên những niềm đau dày vò, cắn

rứt và những hạnh phúc giả vờ bởi lòng

ích kỷ của mình.

Có bình minh dịu mát nào, tươi hồng

mãi ở đằng đông trong một ngày mới

vươn lên không?

Đêm, rồi cũng phải đến. Níu giữ có

được đâu!

Bốn mùa vẫn đổi thay. Trăng tròn rồi

cũng khuyết. Nước trôi mãi vẫn thấy

chưa dừng kìa. Sống một đời người rồi

cũng phải già, rồi cũng chỉ có một lối

đi về với cát bụi, mà thôi.

Thời gian trôi như mây trời không

định. Thùy, giờ thì đang ôm ấp một mớ

tuổi xuân đã qua, tàn tạ của mùa thu

chín lịm, như những chiếc lá vàng lặng

lẽ, mong manh, trước gió đông, chờ

chực để gió cuốn bay đi… bay đi thôi.

Trong đôi mắt nàng, giờ này là một

vùng mờ trắng mênh mông, một cánh

chim bay nặng trĩu trong bầu trời quá

thênh thang, thênh thang vô tận.

Chiều xuống, ướt đẫm sương mù,

không gian mờ ảo, một cảnh tượng u

trầm yên ắng, xa xa có tiếng nhạc như

réo gọi, vọng lại u hoài lắng sâu làm

thêm se thắt cõi lòng nàng thêm trống

vắng mênh mang, mênh mang…

Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô?

Những đêm khuya khi tình về réo gọi

Những chiều thu mưa bay từng hạt nhỏ

Giọt mưa sầu rơi rụng vào tim em

Rót nhớ nhung đong đầy từng đêm

dài…(*)

Nàng nghe tim mình đang chết lịm, bơ

vơ, như chiếc thuyền giữa biển rộng

mù khơi.

Nguyễn Tài

(*) Trả lại thoáng mây bay. Nhạc và lời

- Hoàng Thanh Tâm.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 50


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nguyễn Tài 51


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 52


Xuân về muốn gởi chữ yêu Thương

Cõi tạm bể dâu lắm bất thường

Còn được bên nhau là hạnh phúc

Thịnh, suy chung bước một con đường

Chân thành xin gởi một tâm Hòa

Hỷ xả, từ bi sẽ vượt qua

Khác biệt, thị phi, cùng phiền não

Ân tình thêm đậm với thứ tha

Xuân về trân quý một bầu Tâm

Rộng mở tâm từ với tháng năm

Ma Phật, Phật ma, tâm dị biệt

Ý tâm quán chiếu tránh sai lầm

Chúc mừng vạn hữu được bình An

Cõi tạm vô thường lắm khổ nan

Chớ kiếm thong dong ngoài cảnh giới

Hạnh phúc do tâm được an nhàn

Xuân về xin chúc được yên vui

Phú quý, vinh hoa, nước chảy xuôi

Tri túc, tri nhàn, vui hướng thiện

Trọn đời thanh thản mỉm môi cười

Xuân sang trọn gởi tấm lòng Thành

Thành thật, thành tâm, trọng nghĩa ân

Trân quý tha nhân cùng vạn loại

Chân thành đón nhận rước tân xuân

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 53


Lặng nhìn bóng tối dần tăng

Dư đồ vỡ nát, khó khăn chất chồng

Cửu Long nay đã cạn dòng

Ải biên giặc chiếm, ruộng đồng xác xơ

Nhìn quanh lòng thấy bơ vơ

Vô tâm, vô cảm, hững hờ bủa vây

Biệt khu tiếp tục dựng xây

Non sông gấm vóc về tay giặc Tàu!

Ai người yêu nước không đau

Tổ tiên bồi đắp nay đâu cõi bờ?

Mắt mờ, trí mỏi, xác xơ

Lực không đáp ứng mong chờ của tâm!

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 54


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Văn Ngọc 55


Nắm đất

Lê Quốc

Nắm đất,

Nắm đất quê hương.

Phải là nắm đất lấy từ quê hương của

mình. Trong đó, còn có màu đất, mùi

đất, linh hồn của đất. Cái mùi không có

ở bất cứ xứ Tây, xứ Mỹ nào. Mà nắm

đất cũng không phải lấy từ San José

hay Orlando, Paris, Bruxelles hay

Moscou, Berlin. Nắm đất phải lấy từ

Sàigòn, Huế, Hà Nội hay từ bờ đê sông

Thái Bình hoặc từ Phù sa sông Cửu

Long.

Nắm đất mà một ông Tướng bị phản

đối đòi truất phế ông trong một cuộc

biều tình dữ dội của hàng chục ngàn

sinh viên và dân chúng trước dinh Thủ

Tướng tại Đại lộ Thống Nhứt Sàigòn,

là nắm đất lịch sử của ông Tướng biết

mình không chống lại được cuộc biểu

tình và áp lực các tướng lãnh đứng

đàng sau, nên cúi mình xuống hốt một

nắm đất bỏ vào một chiếc khăn mang

theo trên đường lưu vong xứ người.

Ngày đó, mấy mươi năm rồi mà người

viết còn nhớ như in trong trí: một cuộc

biểu tình lớn lao, lực lượng chính là

sinh viên, học sinh và quần chúng.

Biểu tình la ó, trương biểu ngữ phản

đối ông Tướng, sinh viên Nguyễn

trọng Nho thuộc THSVSG ( người

hiện nay là chánh án tại một quận hạt

Mỹ), đã hùng hồn ứng khẩu lên án

Hiến Chương Vũng Tàu và lên án truất

phế Tướng Quốc Trưởng Việt Nam,

được đoàn biều tình hoan hô nhiệt liệt.

Ông Tướng nầy, trước áp lực của quần

chúng và các tướng lãnh đành phải

chấp nhận lưu vong với nắm đất quê

hương và những lời tuyên bố: “Tôi ra

đi có mang theo một NẮM ĐẤT quê

hương, một ngày nào đó nhất định trở

về”.

Bốn mươi tám (48) năm sau, ông ôm

nắm đất quê hương mà đi vào lòng đất

Hoa Kỳ. Mối hận bị truất phế cũng như

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 56


niềm hy vọng trở về, cùng với nắm đất

mang theo, đều theo ông, chôn vùi nơi

đất lạ. Đó là cảnh thăng trầm hưng phế

của triều đại, lẽ thịnh suy của một đời

người và cảnh lên voi xuống chó chốn

quan trường. Tất cả đều bị dòng

Trường Giang cuồn cuộn cuốn trôi về

Đông. Tất cả đều trở về KHÔNG. Thi

hào Dương Thận đời Minh cảm nhận

sâu sắc sự tang thương biến đổi nầy

trong bài từ Lâm giang Tiên, hát theo

điệu Tây giang Nguyệt, Mao Tôn

Cương đưa vào để mở đầu truyện Tam

Quốc:

“Cổn cổn Trường Giang, Đông thệ

thủy

Lãng hoa đào tận anh hùng

Thị phi thành bại chuyển đầu không”

Phan kế Bính dịch:

“Trường Giang cuồn cuộn chảy về

Đông

Bạc đầu ngọn sóng dập anh hùng

Thị phi thành bại theo dòng nước

Sừng sững cơ đồ bỗng tay không”

Ông Đại Tướng Quốc Trưởng ơi! Dưới

suối vàng, những dòng nầy theo hương

khói bay đến tai ông, chắc ông cũng

ngậm cười nơi chín suối! Đời là thế!

Thói đời cũng thế! Chỉ là một bức

tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

Nắm đất thiêng liêng mà ông mang

theo đã hòa lẫn máu xương của bao

chiến sĩ Việt Nam anh hùng bảo vệ quê

hương, của 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận

tại chiến trường đất Việt vì lý tưởng Tự

Do Dân Chủ. Nắm đất nầy đã hòa tan

vào lòng đất Hoa Kỳ. Hồn thiêng của

chiến sĩ Việt Nam hoà quyện với anh

linh của các chiến sĩ Hoa Kỳ, phảng

phất đâu đây trên ngọn cờ của VNCH

và cờ của đất nước Hoa Kỳ. Ông

Tướng ơi! Thân xác ông đã thành cát

bụi nhưng hồn thiêng ông hãy nương

theo màu cờ của nước VNCH. Xin giữ

gìn lòng mình cho ngay thẳng, uy tín

của mình như một chính nhân quân tử,

một quân nhân chỉ biết tôn thờ “Tổ

Quốc và Danh dự” và bây giờ xin ông

hãy yên nghỉ! Linh hồn ông có linh

thiêng, hãy phò trì cho con cháu vùng

lên lấy lại quê hương đang bị Tàu dùng

quyền lực mềm, từng giờ từng phút

xâm chiếm đất nước ta.

Một bà Mẹ Việt Nam nghèo nàn, đầu

trần chân đất, không tiền không bạc, bà

chỉ tặng cho con một món quà, theo bà,

còn quý giá hơn cả vàng bạc. Để bày

tỏ tấm lòng thiết tha với phần đất

thiêng liêng của quê hương, bà ra phần

mộ của ông bà lầm thầm khấn vái rồi

xén một chút đất, cẩn thận gói vào

trong một chiếc khăn trao cho thằng

con, để tiễn đưa nó lên đường bỏ nước

ra đi:

Mẹ gói vào trong một chiếc khăn

Nắm đất quê hương dặn hãy cầm

Mai kia bờ bến nào xa lạ

Còn có bên mình hương núi sông.

Tuy không mơ ước cao xa hay hy vọng

con mình giàu có, thành đạt, bà mẹ quê

mùa chỉ trao cho con mình một “nắm

đất quê hương” để mai nầy ở một

phương trời nào đó - dù giàu hay

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 57


nghèo, thành công hay thất bại - đều

phải nhớ đến nắm đất mà mẹ đã âu yếm

trao cho con với lời nhắn nhủ: Con ơi!

nắm đất thiêng

liêng nầy chính là

đất lấy từ mồ mả

của Ông Bà, nơi tổ

tiên, dòng họ con

chôn ở đó và cũng

là đất của khắp

nước Việt Nam mà

tiền nhân đã đổ

máu để bảo vệ

trước giặc ngoại

xâm, hàng trăm

tướng lãnh đã hy

sinh dưới cờ, hàng

triệu chiến sĩ vô

danh chết âm

thầm, “không bảng vàng bia đá đề tên”,

và “mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên”,

“không ai đến khấn nguyền dâng lễ

vật”. Nhưng “máu của họ đã len vào

mạch đất, thịt cùng xương trộn lẫn với

non sông” và “ anh hồn chung với tấm

tinh trung. Đã hoà hợp làm linh hồn

giống Việt”.

Nắm đất thiêng liêng nầy đã thắm đẫm

máu xương của bao liệt nữ anh thư, anh

hùng hào kiệt, đã hy sinh để bảo vệ Tổ

Quốc, là hồn thiêng sông núi, là quê

hương của con. Con hãy nhớ khi bôn

ba xứ người, con vẫn còn một đất nước

có mồ mả tổ tiên, mồ mả tiền nhân bao

đời đổ máu để gìn giữ và nơi mà mẹ

của con gửi nắm xương tàn, khi nhắm

mắt. Đó là chuyện của một bà mẹ quê

mùa, nghèo nàn xơ xác, không bạc

không tiền, tiễn con ra đi bằng một

NẮM ĐẤT, để mong thằng con dù ở

phương trời nào cũng nhớ về quê cha,

đất tổ. Cao quý

thay tấm lòng của

một bà mẹ quê

Việt Nam!

Rồi đến Nam, một

thanh niên đang

làm lụng ngoài

đồng bị một toán

người vượt biên

bắt đi theo vì sợ lộ

bí mật, bây giờ

lang thang xứ

người. Không nắm

đất mang theo.

Không tuyên bố

trở về. Cũng không được mẹ trao nắm

đất dặn dò đưa tiễn. Những buổi buổi

chiều về nghe tiếng gió chạy lao xao

trên mấy ngọn phong già, Nam bỗng

nhớ quay quắt đến vùng đất quê hương

mình đang ở trước kia. Nam thèm nghe

cái mùi nằng nặng, hăng hắc, ẩm ướt

khó tả. Cái mùi ngai ngái của bùn non,

cỏ mục, gốc rạ ngập nước lâu ngày,

pha lẫn phân trâu bò tại cánh đồng trầm

thủy gần nhà, theo gió chiều phảng

phất vào khứu giác của Nam năm nào.

Mười mấy năm rồi mà nó vẫn còn đó,

trong mũi Nam. Cái mùi mà khi hít

vào, là nhớ đến cánh đồng ngập nước

mênh mông trong buổi chiều tà, khi

mặt trời tắt nắng, tiếng “nhắc nhen,

nhắc nhen” của đám nhái bầu trổi lên,

đệm thêm âm thanh “uyềnh oang” của

loài ễnh ương như tiếng đại hồ cầm

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 58


trong khúc nhạc giao hưởng của

Mozart, khúc nhạc gợi buồn nhớ bâng

khuâng! Tâm hồn Nam còn lan man

nhớ đến làng xóm quê nhà, nhớ đến

phần đất hương hoả, đến mộ phần của

ông bà cha mẹ.

Qua mấy tấm hình do thằng cháu gửi

qua, nhìn mộ cha mẹ điêu tàn, khói

hương vắng vẻ, phần đất hương hoả bị

người ta lấn chiếm, chỉ còn lơ thơ mấy

nắm mồ siêu vẹo, cỏ mọc hoang tàn,

gió đưa hiu hắt, Nam nghe lòng mình

quặn lên một niềm đau đớn, xót xa!

Ôi! sao mà nhớ, nhớ nhè nhẹ, không

ray rứt như mẹ nhớ con, không ngây

ngất như con thằn lằn nghiện khói

thuốc phiện, không say mê như người

nghệ sĩ nhớ ánh đèn sân khấu mà nhớ

một cái gì bảng lảng, bâng khuâng,

buồn buồn, nhưng rất thiêng liêng in

sâu trong tâm khảm không bao giờ

quên được.

Một cuộc đổi đời đau thấu tận xương!

Nam nhớ nhà, nhớ màu đất, mùi đất,

linh hồn của đất quê hương ngàn năm

của ông cha ta để lại.

Người tù cải tạo càng nhớ quê hương

hơn, khi bị giam cầm trong ngục thất:

Qua song sắt, người tù nhìn quê hương

như chết lặng, “mây chìm, gió ngủ,

sông sâu bặt tiếng gọi đò”. Tổ quốc

“văn hiến, thuần phong mỹ tục, phút

chốc bàn tay ai đó vập vùi”. Dù quê

hương đang đổi mới nhưng người tù

vẫn mong một ngày thấy lại quê hương

hào hùng của bốn ngàn năm trước:

“Quê hương ơi!

Đường quan lầy nước mắt

Điệu sáo hết du dương

Mây chìm

Gió ngủ

Sông sâu bặt tiếng gọi đò

Chim ơi! Hãy giùm ta

Gọi cành xanh ngóc dậy

Để một lần

Quê hương thấy lại quê hương”.

Phùng Cung - Trăng ngục

Ba nhân vật, ba giai cấp, ba địa vị, với

hai nắm đất, một mùi đất và một người

tù cải tạo nhìn quê hương nhìn qua

song sắt, dù xa cách nghìn trùng, vẫn

một lòng thương nhớ đất quê hương.

Lịch sử là một chuỗi thăng trầm hưng

phế, triều đại nầy đến triều đại kia đi,

triều đại kia đi thì triều đại khác nữa

đến thế. Triều đại biến thiên, thay đổi.

Nhưng dân tộc vẫn trường tồn. Đất

nước là một thực thể vĩnh viễn. Mặt hồ

sóng gợn lăn tăn hay ba đào giông

tố,nhưng khối nước chìm sâu dưới đáy

vẫn bất động. Bốn ngàn năm khối nước

dưới đáy hồ còn đó. Và như một văn

hào thế hệ trước nói: Nếu “Truyện

Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn,

nước ra còn”. Hiện nay, dù sự đổi đời

hung bạo, càn quét tất cả, đốt bỏ tất cả,

nhưng truyện Kiều, một áng văn bất hủ

vẫn còn sờ sờ ra đó. Câu nói trên là một

niềm tin sắt đá muôn đời sẽ không bao

giờ phai tàn trong lòng người dân Việt.

Dù bị giam cầm trong tù ngục như

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 59


Phùng Cung hay một ông Tướng lưu

vong với một nắm đất, một bà mẹ âu

yếm tặng con cũng một nắm đất để

thằng con, dù ở phương trời nào cũng

nhớ về quê cha đất tổ. Một thanh niên

lưu lạc xứ người vào những buồi chiều,

nghe gió chạy lao xao trên ngọn phong

già mà tưởng chừng như gió chướng

đang xập xoè trên ngọn cây bằng lăng

sau nhà, bỗng nhớ nhà thắt thẻo ruột

gan. Tất cả đều hướng vọng về quê

hương của ông cha ngàn năm để lại.

Là người Việt lưu lạc xứ người, sống

đời tha hương lữ thứ, ai cũng có những

phút giây chạnh lòng nhớ đến quê nhà,

mồ mả ông bà cha mẹ, và trên hết là

quê hương, quê hương của của bà

Trưng, bà Triệu, của Lê Lợi, Quang

Trung. Sách Quốc văn giáo khoa thư

dạy ta từ thưở nhỏ: “Chốn quê hương

là đẹp hơn cả”. Bốn mươi lăm năm trời

tha hương lữ thứ, nhớ quê nhà thắt thẻo

ruột gan! Biết ngày nào ta trở lại quê

xưa?

Lê Quốc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Lê Quốc 60


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 61


Khóc thầm trong bóng tối

Tìm tình yêu loanh quanh

Tìm trên phiến đá mỏi

Những sợi tình mong manh

Vác cây thánh giá nhỏ

Đi tìm vùng tương tư

Trên con đường bụi đỏ

Em trở giấc mộng du

Buồn theo từng đêm tối

Góp nhặt những đau thương

Bươc chân nào bước vội

Vào cõi em vô thường

Nhớ anh anh có nhớ

Gió đêm buồn ngậm ngùi

Nghe từng khoang tim vỡ

Em lần hạt Mân Côi...

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 62


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Yên Vũ 63


T

Giấc mơ bình dị của một cô gái Việt Nam…

(Viết theo tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến thăm Đài Bắc)

ôi nằm bên chồng, nghe tiếng

ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi,

cô độc vô cùng. Chợt thấy thương má,

thương mình. Má đã bao nhiêu năm

nằm một mình, hẳn má thấy lạnh lẽo,

cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng

còn tôi, hơi thở của chồng xoắn xít

quanh đây mà sao sương đêm vẫn

hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh

cho đời sống chật vật của gia đình tôi.

Điều này trên lý thuyết cũng không

khó lắm. Nhưng trong trái tim ngoan

cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn

vẫn còn rõ nét hơn nỗi rạo rực yêu

thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt

Nam về quê hương chồng Đài Bắc này

để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô

vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay từ

thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn

tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù lòng mẹ

có thật bao la cũng không giữ được lũ

con gái chúng tôi ở lại vùng đất quê

hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng

má luôn đăm chiêu thở dài, hòa bình đã

về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu

điều hơn lúc nào hết. Ánh mắt má ngày

càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày

thống nhất là ngày hận thù được thăng

hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô

giáo một trường tiểu học. Đất nước

thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần

gạo cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa.

Má như một kẻ thua trận, gồng gánh

đưa lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài

Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã từ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 64


cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo

tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba cũng

về sau những tháng ngày lao tù học

làm người của xã hội chủ nghĩa. Rồi tôi

ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự

do trên những con tàu chơi vơi. Ba đi

tìm tương lai cho cả gia đình, nhưng ba

đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên

nghỉ trong lòng đại dương. Đã không

còn phiền

não, không

còn trầm tư

trong đôi

mắt ôn nhu

ngày nào.

Chỉ thương

cho Ba, ra đi

trước khi

được về

thăm quê

nội ở bên

kia bờ Bến

Hải. (Tôi đã

được nghe chuyện kể về một giòng

sông nhỏ nhưng đã có một thời là lằn

ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía

Bắc và vùng đất tự do phương Nam).

Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để

lại nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ

cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm từ

ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua

nỗi chết của tâm hồn, gắng gượng sống

cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm, sợ lũ con thất

học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi

học. Tựa như trong thời buổi gạo châu,

củi quế, má bất lực không tìm được

thức ăn đưa vào miệng mồm nên để bù

lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu

chị em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi

vẫn thầm trách má làm những việc tào

lao. Chút vốn liếng sách vở đã không

đem được sự no ấm cho gia đình chúng

tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc

khoải, nỗi hoài nghi trong một xứ sở đã

thống nhất thanh bình. Nỗi bâng

khuâng ngày càng lan tỏa, và cái nghèo

túng như

những mạng

lưới chằng

chịt, dù đã

vùng vẫy

chúng tôi

vẫn không

tài nào thoát

khỏi sự bủa

vây của túng

quẫn, nhọc

nhằn. Chị

em tôi bó

gối nhìn

nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì

những cơn bệnh trầm kha không

phương tiện chữa trị. Để rồi một ngày,

tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những

giấc mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội

nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng

đi tìm tương lai trong những nơi chốn

lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là người,

đơn thuần là những món hàng, quên

hết kiêu hãnh ngượng ngùng, tôi đứng

trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc,

danh từ má gọi yêu thương ngày nhỏ.

Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh

giới người và vật đã thật mờ nhạt, tôi

gặp chồng tôi.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 65


Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy

lúc còn bé. Tai nạn này đã để lại những

vết tích không xoá được trên gương

mặt nhăn nhúm của anh làm cho anh

có vẻ dữ dằn, hung tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình

người, đôi mắt thật đôn hậu tương

phản với nét cau có gây nên bởi những

vết sẹo phỏng năm xưa. Cũng may là

ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người,

anh đã không sờ soạng, nắn bóp tôi cho

tôi quên đi cái

mặc cảm mình

là món hàng

biết khóc, biết

nói, biết đau,

biết tủi.

Mãi sau này tôi

mới biết tại sao

chồng tôi đã

chọn ngay tôi

giữa bao nhiêu

cô gái khác. Tôi

đã biết tại sao

anh đã chọn tôi mà không cần vạch

mắt, căng miệng tôi ra khám xét như

những người đàn ông khác. Tôi không

đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang

nhác giống cô láng giềng mà anh thầm

yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh

tâm sự, ngay khi chạm mặt tôi lần đầu

anh đã giật mình tưởng được tao ngộ

cùng cố nhân. Tất nhiên cố nhân đã

thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất

nhiên, người con gái ngày xưa đã

chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh

niên tật nguyền, dị dạng. Và bây giờ

chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã

bao nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng

đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó

đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc

men cho má và một mái gia đình với

một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù

không đồng ngôn ngữ, không đồng quá

khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng

những ánh mắt lãnh đạm, đôi khi rõ nét

miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc

hôn nhân lệch lạc, má vẫn nói nghĩa vợ

chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn,

mong rằng tôi

và chồng tôi

vẫn sóng bước

đồng hành để

trong đời sống

của tôi không

phải chỉ có

những mất mát.

Tôi nhớ ơn

chồng nhưng

chưa yêu anh

được. Cho đến

bây giờ mỗi lần

ân ái, tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để

che giấu nỗi e dè, ngại ngùng khi

khuôn mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc

ngang của anh thật cận kề. Có lẽ vì

chưa yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông

với người trong mộng của chồng. Hay

khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ

cực, quá tuyệt vọng thì điều chúng ta

băn khoăn nhất không phải là những

yêu ghét giận hờn. Vả lại, ở xứ sở này,

trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu

ngơ như cỏ cây, và phẳng lì như phiến

đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để

những suy tư chao động cho lòng thêm

chất ngất những niềm đau.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 66


Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng

có những khuyết điểm của nó. Cái

nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn

kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái.

Những cánh đóm lập loè trên cánh

đồng chết không có đủ sức để thắp

sáng những giấc mơ đầu đời. Và những

ngọn gió èo uột đã không chở nổi

những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm

hạn cơm gạo đói no. Hình như vì thế

tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có

lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng

gặp những đồng hương. Những cô gái

thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng

người. Tim tôi luôn nao nao nỗi xúc

cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra

những vết tím bầm trên mí mắt vành

môi của một hai chị bạn mà là nét đặc

thù của nhân dáng Việt Nam trên thành

phố Đài Bắc này; những chiếc bóng

xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt

thảng thốt, hoang mang và buồn vô

tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh

vật, tôi khó mà lẫn lộn được những

hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các

chị nhìn tôi ước ao thèm muốn: chị

may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi

tui không hơn một món hàng hết qua

tay người này lại đến tay người khác.

Riết rồi không còn biết ai mới thật là

chồng… Hay là: kiếp trước tui ở ác,

nên bây giờ phải chịu nghiệp quả. Mà

thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị

đánh đập, không bị chuyền tay từ

người đàn ông này qua người đàn ông

khác. Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải,

hồn tôi vẫn cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia

xẻ niềm tủi nhục của những chị bạn.

Có nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi

đồng nghĩa với những đường cùng ngõ

hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng

tôi đều ôm ấp một niềm đau, chúng tôi

đã không bao giờ có tuổi thanh xuân.

Hạnh phúc là một từ trừu tượng, tương

lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy.

Có ai hiểu những khuấy động trong

tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của

lũ con gái chúng tôi mà xót xa tội

nghiệp? Chúng tôi thường đọc thấy

những nét rẻ khinh trong mắt người

bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi

mình đã làm gì nên tội ngoài cái tội

dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ

mong sao những người cùng tiếng nói

đừng khinh miệt những cánh chim

phiêu bạt đáng thương của lũ chúng

tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim

bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng

cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”,

“về đâu”; tim tôi rưng rưng khóc. Ở

quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu

trong nắng chiều chập choạng nhưng

không thê lương như ở quê chồng. Về

đâu, biết đâu mà về. Chúng tôi đã nhận

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 67


nơi này làm quê hương nhưng tại nơi

này biết bao nhiêu thân phận đàn bà

Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà

tuy không xa tít mịt mờ nhưng như đã

khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi

nhỏ, bên thân cầu, nhìn đám lục bình

lênh đênh giữa giòng sông, lòng cứ

thầm hỏi những cánh hoa tim tím này

sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng

nhớ lại những cánh lục bình ngày xưa,

tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã

như đám lục bình nổi trôi. Ôi những

mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô

tình, biết sẽ ra sao ngày mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê

hương mình. Một quê hương đã không

biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người

con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong

đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao

tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức nở, khóc

cho mình, cho những giấc mơ sớm bị

tàn lụi. Lỗi về ai, trách nhiệm về ai?

Trên đất nước với ngọn cờ máu, không

ai có can đảm nhận. Và từng đàn thiếu

nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra

đi như nước tràn thác lũ. Có bao nhiêu

thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa

hững hờ, và có bao nhiêu người được

sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng, dẫu lắm oan

khiên, quê hương ta đó, làm sao quên

được.

Đến một ngày, tôi không có tháng,

người uể oải, chếnh choáng với những

cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình,

mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái cảm

giác ngất ngây trước những diệu kỳ

của đời sống. Lần đầu tiên trong đời,

lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có

sự kết tạo, có nỗi chờ mong và một tình

cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật

dạt dào, mãnh liệt. Đêm đã thôi âm u

trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn

phiền. Tiếng khóc chào đời của con

chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ

hạnh phúc đã vội vã vươn cao. Ôi cái

sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi

sinh nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa

của tôi. Ngọn lửa đã được khơi dậy từ

những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao

nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn

màu về một ngày mai khi đứa con bé

nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây

vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi dưỡng

những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng

trôi đi trong háo hức lẫn băn khoăn tư

lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp

ủ bao lời tâm sự của má. Quê hương

Việt Nam ngàn trùng xa mà những

điệu hò ru con đã rất nồng nàn quanh

đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng

giòng sữa mẹ, bằng trái tim tha thiết

tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu

thương quê ngoại như má luôn trân

trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba,

con về quê ngoại tìm người bạn đời.

Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim.

Đừng xử dụng đôi tay mà gây vỡ vụn

những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít,

đáng thương. Tội lắm cho người con

gái. Con có biết sau những nụ cười gần

như vô cảm là những tiếng nỉ non, thút

thít đến não nề, ai oán. Con có hay sau

những thân thể toàn vẹn là những tâm

hồn tơi tả với những đắn đo, sợ hãi, tủi

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 68


hờn bởi quá nhiều giông bão chung

quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má

để dành được tiền, ta về quê thăm

ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao

quê ngoại nghèo quá, sao quê ngoại

tiêu điều, buồn bã quá. Sao những

người quê ngoại mang đôi mắt xa xăm,

u hoài, như mắt của má. Má cũng như

con đã không bao giờ biết đến một thời

trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là

mùa nụ cười nở trên môi mọi người.

Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo

quê hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã

gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của

làng quê năm cũ, những năm quê ta

chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ

nghe được giọng hò trong thanh trên

những cánh đồng thênh thang trĩu nặng

bông lúa vàng của những ngày đất

nước thật sự thanh bình. Ngày ấy có

những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc

mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu bay

bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh

mang trải trên những cánh đồng bát

ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa

như những cánh đồng ngập lúa. Ôi

những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ

ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của

ngày xưa cũ như một chuyện cổ tích.

Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về

một ngày mai quê ta hết nghèo đói cho

những người đàn bà Việt Nam không

phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu

xứ lạ với những ê chề như những người

trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng

của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh

của niềm hy vọng tưởng đã lụn tắt sau

bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm

người Việt Nam thật sự, những người

sanh ra từ bên này biển Thái Bình với

tâm tư chất chứa hồn Quốc Toản, Bắc,

Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua

bao hệ lụy thử thách, xa quê hương,

hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình

chín chắn trưởng thành, lòng yêu mến

quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn

bao giờ hết má thấy mình thật gắn bó

với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi

quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng tôi?

Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để

những người con Việt Nam có thể trở

về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ

sẽ thật sự được trổi mầm, cho trái tim

Việt Nam được xanh một màu hy

vọng, cho con người Việt Nam được

kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh.

Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ thôi không

còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc

loài. Ngày ấy chúng tôi thôi hết kiếp

luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện

thực!

Cấn Thị Bích Ngọc

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Bích Ngọc 69


Sao Hôm lấp lánh trời đêm

Mong cho ánh sáng tỏa miền viễn phương

Cho anh lạc lối dặm trường

Mơ về mái ấm chùn lòng dừng chân

Đêm khuya gió mãi chẳng ngừng

Trăng như thấu tỏ nỗi lòng nhớ nhung

Yêu em xa cách nghìn trùng

Anh như vầng nguyệt một vùng nhớ thương

Mong em an giấc mộng thường

Mưa ngâu rả rích xin buồn cuốn trôi

Một mai nghiệp cũ nhẹ vơi

Đôi ta cùng dạo khắp trời bắc nam

Bên cầu Ô thước tháng năm

Sông sâu biển rộng há ngăn cách tình

Núi cao cũng chẳng chênh vênh

Khi lòng chung thủy khối tình sắt son

Ngày nào hơi thở này còn

Nguyện yêu em mãi dặn lòng chẳng quên

Tên nàng ấp ủ trong tim

Giọt sương trên lá lung linh sao trời

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 70


Nhớ em nỗi nhớ chẳng vơi

Tình ca anh viết trăng ơi nhắn giùm

Dù cho nước chảy đá mòn

Tình anh mãi mãi thắm nồng tháng năm

Trăng tròn hay khuyết bao lần

Song lòng anh mãi yêu nàng lắm thôi

Đông tây cách trở mây trời

Song ngôi sao vẫn sáng ngời tim anh

Yêu em đôi mắt trữ tình

Nhìn anh âu yếm dịu hiền làm sao

Yêu em môi mọng ngọt ngào

Cho anh mơ ước dạt dào nụ hôn

Yêu em lãng mạn tâm hồn

Cho tình đẹp mãi như còn trinh nguyên

Yêu nàng cả lúc huyên thuyên

Vì lâu mới được cùng anh chuyện trò

Đêm nay anh nhớ nàng thơ

Nhìn sao lấp lánh tưởng như thấy nàng

Đi vào giấc điệp mơ màng

Thấy mình hội ngộ nồng nàn ái ân.

Nghiệp Huân Dương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 71


Covid-19

Từ dạo lan tràn COVID-19

Ai ở nhà nấy tịnh khẩu tu hành

Vắng xe ô nhiễm môi trường sạch lên

Lại thêm hy hữu nhân duyên thính Pháp

Nhìn trước nhìn sau đâu cũng thấy Phật

Thế Tôn Ngài ngự cùng khắp tâm con

Trong bầu trời xanh hay bông trắng hồng

Niệm trước niệm sau trùng trùng duyên khởi

Long Thụ Bồ Tát Ngài đâu có nói

Chẳng lập một pháp, ai hỏi Ngài khai

Chúng sanh thường chấp tự tính sâu dày

Trung Luận Bát bất hiển bày Chân đế

Tri ân Sư Phụ giảng không ngừng nghỉ

Cho con mở con mắt huệ vén màn

Từ bao lũy kiếp vọng tưởng chướng ngăn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 72


Nay nhờ Tánh Không mà tâm bớt chấp

Con mừng khấp khởi được nghe Chính Pháp

Cũng do bao kiếp tích đức cúng dường

Phụng sự Tam Bảo phước điền tư lương

Phát Bồ đề tâm nhân duyên hội đủ

Tri ân đảnh lễ Bồ tát Long Thụ

Văn Thù Sư Lợi cổ Phật Phổ môn

Thị hiện thuyết pháp sát na không ngừng

Cho người hữu duyên bừng tỉnh kiếp mộng

Sắc bất dị không biển lặng trong sóng

Thăng trầm lên xuống đi đứng nằm ngồi

Đói ăn khát uống mệt thì ngủ thôi

Thân động tâm chẳng đôi co phải trái

Không bất dị sắc bình minh thức dậy

Nhìn ra cửa sổ thấy nắng ban mai

Vươn vai chồm dậy bắt đầu một ngày

Yêu đời yêu người nụ cười trao tặng

Sắc tức thị không trong đêm có nắng

Trăng tròn Trung Thu vắng bóng Hằng Nga

Chú Cuội cây đa nhớ ai nhớ nhà

Tuy gần mà xa quê nhà muôn thuở

Không tức thị sắc trăm hoa đua nở

Tỉnh mộng mở cửa hít thở khí trời

Đậu cà bầu bí chuẩn bị trồng thôi

Rồi đây trổ quả xanh tươi phổ cúng.

Nam Mô Long Thụ Bồ Tát

Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật

Nghiệp Huân Dương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 73


Nhớ thuở âý đêń gặp em môĩ ngaỳ

Nơi quań ăn mơí mở trên khu phố

Tiǹh đôǹg hương hay dańg em thơ ngây?

Mắt em tỏ anh luńg tuńg măć cở

Bố mẹ em tińh vôǹ vã dễ thương

Anh vuṇg về dạ vâng rôì lẳng lăṇg

Môĩ chiêù tôí ghé ngang quań dưǹg chân

Nhiǹ thực đơn chỉ mong thâý bońg dańg

Rôì muà hè cuñg vôị vã sơḿ taǹ

Em tưụ trươǹg tương lai traǹ hưá heṇ

Anh tiêṕ tục mơ môṇg cuǹg ańh trăng

Kỷ niêṃ đẹp trả về chân trơì tiḿ

Như cơn gió đưa em đêń môṭ ngaỳ

Và thu đêń mây đưa em xa maĩ

Môṭ ngaỳ đông quań đońg cưả từ đây

Lá thơ viết, gơỉ ai? Xuân kheṕ laị

Thâḿ thoát mà mâý thu đã trôi qua

Maí toć anh giờ đây pha maù tuyết

Em ở đâu? Xuân xanh tiǹh măṇ mà?

Quyển lưu bút cańh phươṇg đỏ coǹ gheṕ?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 74


Con đươǹg xưa, vết chân trên cỏ hôǹg

Maí trươǹg cũ haǹg me heṇ đôi lưá

Tiêńg thâỳ cô baṇ lũ ve nỉ non

Cây phươṇg vỹ coǹ khoe săć môṭ thuở

Tiêńg chim sẻ ngoaì cưả sổ liú lo

Mở mắt ra năńg chan hoà daò daṭ

Thưć dâỵ đi keỏ năńg tắt, chẳng chờ

Chaò muà hạ vui đuà trong tiêńg hát

Giâć môṇg đẹp tươi mát và hôǹ nhiên

Như đoá hoa em caì trên maí toć

Hoa xanh xanh đôi mắt em diụ hiêǹ

Anh goị em ngươì tiǹh cuả ngaỳ trươć

Nghiệp Huân Dương

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Nghiệp Huân Dương 75


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 76


T

hư viện sắp đóng cửa, Uyên Phương

sắp xếp vội vàng những chồng tập

ronéo nặng trĩu vào túi xách tay rồi đứng

lên ra khỏi cửa thư viện. Để giải tỏa sự

mệt mỏi cơ thể lẫn tâm trí, Phương hít thở

một làn hơi thật dài, vươn vai, duỗi chân

làm vài động tác cơ thể cho máu lưu

thông sau nhiều giờ ngồi học bị tê buốt cả

chân. Nàng vuốt lại mái tóc, bới cao lên

cài lại chiếc nơ nhung đen, rất thích hợp

với khuôn mặt đầy đặn và khí hậu mùa hè

quá nóng nực, oi bức của Sài thành. Thủ

đô miền Nam thời xa xưa yên bình ấy

được nổi danh là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Bao nhiêu du khách ngoại quốc ghé thăm

Sài thành tân tiến, ca ngợi sự tiếp xúc cởi

mở của người dân rất lịch lãm, chất phác

và thân thiện.

Buồn lẻ loi vì thiếu tiếng cười nói của

Hoa, người bạn học thân, Phương ngồi

trên băng đá để nghỉ mệt, chờ một lúc sẽ

gọi xe taxi đến thăm nàng. Dưới vành nón

rộng che nắng, màu áo xanh thẫm mượt

mà, Phương đưa mắt nhìn lên bầu trời

xanh lơ, những tảng mây trắng pha lẫn vài

cụm mây hồng phơn phớt bềnh bồng.

Tâm hồn nàng cũng thả lỏng, lơ lửng trôi

theo làn mây trời nhẹ lướt đến nơi ngàn

phương vô định… Nhìn qua một góc sân

trường rộng mát, che bởi tàng cây phượng

vĩ thân to đầy, những cành lá xanh mướt,

nặng trĩu những cánh hoa nở màu fushia

đỏ thắm đang khoe sắc dưới nắng chiều

vương gió nhẹ, tô điểm thêm sự thơ

mộng êm đềm của ngôi trường đại học

Dược khoa thân yêu ngày xa xưa ấy. Với

mùa thi sắp đến, sau kết quả của cuộc thi

năm cuối, là lúc chia tay các bạn cùng

khóa trong niềm vui lẫn lộn với nỗi buồn

tê tái.

Rảo mắt nhìn ra cửa trường, tình cờ Uyên

Phương thấy một chiếc xe auto màu xanh

đậm tiến chậm hướng về phía nàng đang

ngồi. Dân từ xa đi tới, trên tay cầm hai

phong bì màu đỏ báo hỷ. Nàng chợt thấy

tâm trạng hơi ngỡ ngàng khi Dân tiến lại

vui vẻ hỏi:

- Phương có khỏe không? Mang nhiều

sách nặng quá, gần thi mãn khóa rồi.

Phương đứng đó nha, Dân lái xe tới, xin

phép đưa Phương về, có ngại không?

Phương để Dân giúp đem giỏ xách tay

nặng lên xe rồi chàng mở cửa xe lịch thiệp

mời nàng vào ngồi ghế trước. Dân tự

nhiên nhìn Phương, chuyện trò vui vẻ:

- Lâu lắm không gặp Phương và anh Sáu

để hàn huyên tâm sự, hỏi thăm chừng nào

anh Sáu mới chịu giới thiệu người đẹp và

ăn mừng đây? Luôn tiện Dân xin gởi hai

thiệp hồng báo hỷ.

Uyên Phương biết là Dân sắp báo tin vui,

mời nàng đi dự buổi lễ thành hôn trong

mùa hè năm nay. Dân đã đi làm ở viện

bào chế, cũng dự định mở dược phòng sau

khi cưới vợ. Cô ấy là bạn học cùng lớp

với Dân, có nét lai tây phương, vừa đẹp

lại cởi mở yêu đời, hồn nhiên hơn

Phương. Nàng có sự so sánh hơi mặc cảm

nên đâm ra dè dặt kín đáo. Uyên Phương

âm thầm thở nhẹ rồi cười nói và tiếp

chuyện tự nhiên trước mặt Dân. Trên

đường về, Dân nhắc lại những kỷ niệm

của thời gian trung học đã qua. Dân là

người bạn trong nhóm bạn thân của anh

Sáu, hay lai vãng đến nhà chơi lúc bãi

trường, thỉnh thoảng đi ăn chung cùng

nhóm, chuyện trò vui vẻ thân tình. Sau

nầy Phương hay tránh mặt Dân, sau lần

anh ấy hỏi nàng đã có người yêu chưa?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 77


Hai người lúc đó chỉ mới chia sẻ tâm tình

để hiểu nhau hơn. Có lẽ không duyên

phận, nên anh Dân nói xem Phương như

em gái hay bạn như ngày nào. Phương

cũng thành thật đáp:

- Chúc anh Dân nhiều hạnh phúc, vui

mạnh, luôn như ý trong đời sống hôn

nhân mai sau nầy .

Anh Sáu và Dân chuyện trò vì lâu ngày

mới gặp nhau, thừa lúc ấy Phương ra

ngoài tản bộ thư giãn, chậm bước trên

đường một mình. Trời đã nhá nhem tối,

tâm hồn nàng càng xa vắng hơn; bóng

hình nàng in xuống mờ nhạt trên vỉa hè

qua mỗi bước chân đi. Hai bên đường,

ánh đèn đêm đã thắp sáng, xe cộ về đêm

thanh vắng nên chạy nhanh hơn. Những

trai thanh nữ tú, với những tà áo dài khoe

sắc tung bay trong gió, họ cười nói yêu

đời, dập dìu cùng nhau đi vào tiệm ăn hay

vũ trường. Trước rạp chiếu bóng Đại

Nam nhiều người đứng sắp hàng mua vé

vào xem phim “Vacanses romaines”.

Phương rất thích xem lại nhiều lần bộ

phim quá hay này với tình yêu ngắn ngủi,

chia tay quá cảm động. Nàng nghĩ thầm

đến lời thơ ”thư thì mỏng như suốt đời

mộng ảo, tình thì buồn như tất cả chia ly”.

Khi Phương trở về nhà, Dân vẫn còn

chuyện trò với anh Sáu. Hình như anh có

ý đợi Phương để chào từ giã rồi mới ra

về.Trông nét mặt Dân có vẻ hơi buồn

buồn.

Uyên Phương hồi tưởng lại khi được

nhận vào làm tập sự năm đầu, Dân đã đưa

nàng tới giới thiệu với ông Maurice

Nguyễn là dược sỹ chủ nhân, vừa ở Pháp

về đã mua lại dược phòng trên đường

Quang Trung Chợ Lớn, thành phố của

người Việt gốc Hoa. Thầy nhận dạy cho

sinh viên tập sự ghi tên học ở đây. Năm

đó may mà có sự quen biết của Dân, nên

Phương mới có chỗ thực tập, vì chỉ còn

một tuần nữa là trường Dược khóa sổ

bảng tên đã ghi nhận của các thầy dược

sỹ. Uyên Phương đang học PCB để vào Y

khoa, nhưng vì quá sợ hãi khi nghĩ đến

mổ xẻ xác chết, vừa sợ ma, vừa sợ hít thở

mùi formol ướp xác, nên cuối cùng nàng

đổi hướng rẽ vào đại học Dược khoa .

Năm đó có hai sinh viên tập sự tại đây,

Phương và chị Ngọc là cháu của bạn thầy.

Đó cũng là ý trời đã định, hợp với số tử vi

của nàng. Trong lúc tập sự, Phương đi xe

đạp đến dược phòng, mỗi ngày học 8 giờ,

Phương rất nhanh nhẹn và thích làm

préparations magistrales, như pha

pommades mercurielles rất công phu, pha

sirop ho, làm sérums glucosés và cũng

giúp thầy tiếp bệnh nhân, vui vẻ chỉ cách

dùng thuốc uống. Thầy du học ở Pháp về,

rất vui tánh pha trò, hay nói tiếng Pháp

khi giảng bài, ông gọi Phương là “Miss

Tango” chỉ vì đi nhanh khi đi lấy thuốc,

chị Ngọc là “Miss Slow” vì đi chậm chạp,

yểu điệu thục nữ. Thầy rất tận tình chỉ

dạy. Thầy còn trẻ chỉ khoảng 30 tuổi, còn

độc thân. Chị Ngọc được thầy đưa về tận

nhà cậu, vì cậu là bạn của thầy cùng du

học bên Pháp.

Những lúc học ở thư viện trường Dược,

Dân ngồi kế bên chỉ dẫn cách trình bài,

viết lại những gì ở dược phòng đã học, để

trình lên cho thầy Maurice Nguyễn chấm

điểm, Dân nhìn Phương tán thưởng:

- Quyển thực tập của Phương trình bài rất

khéo và đẹp mắt, viết hay lắm!

Dân rất chi tiết tỉ mỉ trong thời gian trước

đây, lúc nào cũng khuyến khích khen

nàng rất tiến bộ trong việc học, là một

người bạn nhiệt tình giúp đỡ Phương, chỉ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 78


dẫn những điểm quan trọng cần học đã

được ra đề thi của những năm trước.

Phương rất biết ơn, mến phục và kính

trọng Dân. Nàng suy nghĩ đời sinh viên

còn nhiều thay đổi, thời gian còn dài quá,

hơn nữa với tánh tình nhạy cảm, Phương

e ngại khi nhìn thấy Dân có nhiều bạn gái

cùng khóa thân tình vui vẻ, nên Phương

trầm lặng tôn trong sự lựa chọn của Dân.

Nàng rất tự ái và cũng không muốn vướng

vào chuyện phiền muộn vì “đường vào

tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu”.

Bước qua năm thứ hai, Phương chú ý đến

việc học là chính, vì tương lai và nghĩ sẽ

làm vui lòng Ba mỗi khi thi đậu cuối năm.

Phương yên tâm lo học, chia sẻ bài vở với

cô bạn thân cùng khóa. Kim Hoa là người

bạn học vui vẻ, có óc khôi hài duyên

dáng, rất siêng học. Ba Hoa xem Phương

như con trong gia đình. Ông sau khi đi

làm về, thường hay ghé chợ Cũ mua quà,

như bánh mì thịt xá xíu, thịt vịt quay,

mang về cho cả nhà ăn vào bữa cơm

chiều. Hai đứa ngồi ăn khi đói, để lấy sức

học bài lâu dài, chăm chỉ hơn. Nhà Uyên

Phương gần nhà Hoa, để tránh cô đơn, lo

ra nên Hoa hay lại nhà Phương mỗi lúc

cận ngày thi để cùng ôn lại bài đã học.

Năm năm miệt mài qua bao nhiêu cố gắng

để nuốt những môn hóa học hữu cơ, hóa

học về thực vật, những tên họ cây thuốc

miền Nam Việt Nam, những công thức

dài chằng chịt khó nhớ với tên gốc và tên

thương mại của các dược phẩm Tây

phương, cách sử dụng, tác dụng phụ và

chống tác dụng giữa thuốc và thức ăn. Để

tránh buồn chán phải nhai đi nhai lại

những môn đó, nên Hoa thích lại nhà

Phương cô bạn thân học chung.

Những chiều sau giờ cơm hai nàng lên

sân thượng. Dưới trời cao gió lộng thoáng

mát, hai người vừa nghỉ ngơi vừa ngắm

hoa. Những chậu hoa giấy với muôn sắc

màu rực thắm, những dàn treo, những giỏ

phong lan quí hiếm kiêu kỳ, các chậu hoa

mai vàng anh, hoa cúc trắng đại đóa lung

linh dưới nắng chiều nhẹ vương. Hai đứa

cùng nhau vừa đi qua đi lại, miệng lải

nhải đọc lớn tiếng nhiều lần lập lại những

bài học như những con két học nói thuộc

lòng, mới nhét được tất cả vào trí nhớ.

Phương nhớ lại có một hôm, hai anh

chàng trẻ người Tàu lai đang chơi đánh

cờ bên sân thượng lầu gần bên, ngừng lại

nhìn qua bên này chọc phá:

- Hai nàng tiên đẹp đang luyện chưởng

sao lớn tiếng quá vậy, làm chia trí hai

người dưới trần gian đang luyện cờ không

tập trung được!

Hoa liền trả đũa:

- Các anh không hiểu các môn học tiếng

Pháp thì nghe như vịt nghe sấm, cứ việc

tiếp tục chơi cờ, để ý đến hai nàng tiên

giáng trần làm chi.

Uyên Phương nhớ lại sau khi đậu tú tài

hai chương trình Pháp, nàng đi lại nhà

ông Trần hữu Ích, thầy xem tử vi nổi danh

thời đó, ở đường Nguyễn Công trứ gần

nhà Phương. Đi bộ chỉ 15 phút, vào sâu

trong ngõ hẻm, có hai dãy nhà nhỏ xinh

xắn trồng vài chậu hoa cúc vàng, hoa vạn

thọ rực rỡ trước sân. Nàng hiếu kỳ muốn

biết tương lai cuộc đời mình sẽ ra sao?

Vào lúc trưa nắng chói chan, Uyên

Phương mặc bộ quần áo lụa nội hóa màu

kem, đi tới nhà ông thầy tử vi. Khi vào

nhà cửa để ngỏ, thấy ông ấy phốp pháp

ngồi trên một ghế bành lớn, tay phe phẩy

chiếc quạt lông to như để xua đuổi cái

nóng ẩm ướt của căn phòng nhỏ hẹp. Ông

ngồi trước chiếc bàn cây đầy các chồng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 79


sách nghiên cứu về khoa học tử vi viết

bầng chữ Tàu; sau lưng ông còn một kệ

đầy sách cũ sắp gọn gàng. Ông chào hỏi

rồi cười bảo:

- Cô nầy đến hỏi dò thăm thi cử hay tình

duyên ra sao phải không? Chắc nôn nóng

nên không thông báo trước. May mà tôi

không có hẹn trước hôm nay, nên có thể

ngồi tiếp chuyện cùng cô.

Ông ấy nhìn nàng với ánh mắt rất sắc,

xem qua tướng mạo; vài phút sau mới hỏi

tuổi, tháng ngày giờ sanh chính xác trên

giấy khai sanh mà nàng cầm trên tay, để

ông chuyển qua ngày tháng âm lịch dễ

dàng. Chữ ông viết như phóng họa trên tờ

giấy lụa trắng đặc biệt, với 12 ô vuông

đầy tên các vì sao viết mực đỏ, có những

lằn gạch chiếu qua chiếu lại. Ông lập lá

số tử vi rất nhanh.

Ông bắt đầu nói to với giọng miền Bắc

Hải Phòng có chút lơ lớ lai Tàu, nghe

cũng vui tai. Phương rất hiếu kỳ muốn tìm

hiểu khoa tử vi, nên rất chăm chú theo dõi

sự giải đáp lá số theo vị trí các vì sao tọa

tại 12 cung. Ông ra vẻ huyền bí nhìn vào

nét mặt của Phương và nói:

- Cô sanh vào giờ mão ngày 26 tháng 12

âm lịch, vào mùa xuân gần ngày Tết, cục

thổ mạng kim, về tướng số rất thuận

chiều. Cô có chùm sao Thiên cơ, Thiên

lương, Bát tọa tại mệnh nên số nầy hợp

với ngành nghề lương thiện giáo chức,

cung chiếu mệnh là chùm sao Quốc ấn,

Thái Tuế, Tướng quân những sao nầy

phải ở thế tốt nghiệp đại học, nhưng làm

thương mại nên tiền vào tiền ra lớn, có

nhiều nhân viên, Tam Thai, Hoa Cái hiện

giờ thì gầy nhưng cô sẽ bệ vệ hơn về sau,

lấy chồng khác miền hoặc người ngoại

quốc tốt nghiệp đại học, văn xương văn

khúc hóa khoa bác sỹ ở cung tử túc, 4 con

sẽ ở hải ngoại, thành danh tốt nghiệp vẻ

vang, sao thái tuế ở cung thiên di chiếu

mệnh nên cô phải đứng ra gánh vác mọi

việc trong gia đình, nên lập gia thất muộn

thì tốt hơn, cung điền trạch có hai sao cô

thần quả tú nên giữ tài sản như mua nhà

cửa hay đất đai, tiền giấy không đậu được

lâu và có thể bị mất lớn trong khoảng thời

gian 35-45 tuối vì đến hạn bị chiếu bởi

hai sao địa không địa kiếp.

Sau khi trao tiền lấy lá số tử vi, ông cầm

lấy cám ơn và vui vẻ bảo:

- Nhà cô ở gần nhà tôi, khi nào có hỷ sự

thì tới mời tôi chia vui cùng cô nhé!

Uyên Phương ra về lòng vui vui, nhưng

không tin lời giải đáp của lá số tử vi, vì

nàng không thể nào du học ra nước ngoài.

Ba nàng có bao giờ đồng ý cho con gái đi

học xa đâu! Hiện giờ được định cư ở

Canada, nhìn lại sự việc qua dòng thời

gian, mấy chục năm trôi qua, thì thấy

khoa bói tử vi có vài phần đúng với sự

thật.

Vào tháng bảy sau kỳ thi cuối cùng, bảng

tên kết quả mãn khóa được niêm yết trên

tường phía sau gần cửa ra vào trường đại

học Dược khoa. Vào lúc 9 giờ buổi sáng,

Phương cùng nhóm bạn học thân hẹn gặp

nhau, Uyên Phương và Kim Hoa nhìn từ

trên xuống dưới bảng tên kết quả, thấy tên

mình thì sung sướng nhảy lên ôm nhau

vui mừng. Sau đó dò lại bảng kết quả

không thấy tên Hà và Hương, Phương và

Hoa muốn chạy đi tìm hai bạn để an ủi,

nhưng chắc hai người vì quá buồn, thất

vọng, đã tách riêng không từ giã lặng lẽ

ra về.

Hai cô nàng hí hửng vui vẻ, tâm hồn thơi

thới, thong thả đi ra cửa trường đại học,

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 80


nhẹ bước bên nhau, cũng không biết đi

đâu, sẽ làm gì sau đó. Sau cùng hai đứa đi

vào sở thú cạnh bên hông trường Dược

trên đường Cường Để. Đầu óc thanh thản

không còn vướng bận thi cử, từ lâu bị

giam hãm trong thư viện, khi được thoát

ra như chim sổ lồng, hai nàng chỉ nghĩ

đến thư giãn tinh thần, chỉ thích ngắm

nhìn cảnh vật sống động tươi vui thanh

mát. Khi đi ngang qua cây cầu vòng trên

hồ nước nhỏ dưới tàng phượng vĩ, thấy

một chú bé trai độ mười tuổi bán dạo với

thùng cà rem cây nặng trĩu hai vai, đang

ngồi nghỉ mệt. Thấy hai nàng, nó cất tiếng

rao. Tiếng rao cao vút của nó khiến hai

nàng thèm ăn vặt bèn ngoắc tay kêu nó.

Thằng bé liền chạy lại, lấy cà rem cây ra

mời và không quên ngợi khen:

- Hai chị xinh đẹp quá, mua giúp mở hàng

cho em, cà rem chocolat ngon lắm, sáng

tới bây giờ em chưa bán được đồng nào

hết!

Lòng thương hại, nhìn tình cảnh nghèo

khổ tuổi thơ, không được sanh ra trong

gia đình khá giả để được cắp sách đến

trường học như bao nhiêu trẻ em khác,

Phương liền mua giúp hai cây kem bọc

chocolat, trả tiền gấp đôi và cho thêm tiền

lẻ còn lại, để giúp đỡ cho chú bé tội

nghiệp nầy. Chú bé nở nụ cười mừng rỡ,

cám ơn hai chị rối rít:

-Hai chị có thường đi sở thú chơi không?

Lần sau gặp em sẽ bán cà rem ngon hơn.

Phương thấy thương tâm và hỏi:

- Cha mẹ và anh em của bé ở đâu?

Nghe hai chị thương tình an ủi, thằng bé

tủi thân nên khóc, hai hàng nước mắt rơi

xuống lả tả trên khuôn mặt ngây thơ khốn

khổ. Nó cố quẹt đi những giọt lệ với hai

bàn tay gầy ốm xanh xao, nhưng sau đó

chú bé cúi đầu chào hai chị, vội vàng chạy

đi bán hàng rong như mọi ngày. Phương

và Hoa nhìn theo nó không kèm nổi xót

xa, liên tưởng suy nghĩ đến” thuyết

thưởng phạt do đời sống ở khiếp trước

tạo nghiệp, số mệnh con người do

Thượng Đế đã an bài”!

Hai nàng tìm chỗ ngồi trên một chiếc ghế

cây để ăn kem, núp bóng dưới hàng liễu

rũ nên thơ bên hồ nước nhỏ, nhìn đàn vịt

bơi lội lướt qua lại rất đẹp mắt. Trên thảm

cỏ cạnh những ô vuông trồng nhiều luống

hoa tươi sắc màu rực rỡ, mùi hương

thoang thoảng lan rộng trong khí trời.

Những chú chim non nhảy nhót qua lại

tìm thức ăn, tập bay lên xuống chuyền qua

lại nhiều cành, tiếng kêu chim chíp gọi

chim mẹ, tiếng hót lảnh lót của chú chim

màu lông đỏ bên kia hồ, vang dội trong

không gian yên tĩnh, tiếng ve sầu rỉ rả đâu

đây làm cho tâm hồn con người trở nên

mơ mộng hữu tình, hòa điệu với thiên

nhiên dưới ánh nắng ấm mặt trời buổi

ban mai. Thời gian ngắn rất trân quí nầy,

nhàn hạ nhất, không có chi phải suy nghĩ

vướng bận, những chuyện đau đầu rồi

việc gì sắp đến, cũng có sự sắp xếp của

Thượng đế. Uyên Phương đề nghị với

Kim Hoa ngồi chung cyclo đạp dạo mát

quanh phố rồi đến các cửa hàng bán tơ lụa

đẹp ở đường Tự Do chọn hàng may áo

dài mới, để dự tiệc chung vui của ban tổ

chức mãn khóa.

Buồi dạ tiệc hôm đó bán hết vé, rất đông

giới sinh viên các trường đến dự. Có

nhiều anh bạn xin dự tiệc mà không có

chỗ ngồi. Phần ẩm thực gồm có: nước giải

khát, trái cây bánh ngọt, và thức ăn nhẹ

cầm tay như chả giò, hoành thánh chiên,

bánh mì chiên tôm thịt v..v.. do các cô

tình nguyện làm bán để có tiền dư giúp đỡ

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 81


cho những trẻ mồ côi ở cô nhi viện. Nhiều

dược sỹ đẹp thành công trong khóa học

lên trình diễn thời trang, múa những vũ

khúc quê hương. Hoa và Phương ở trong

ban tiếp tân. Một cô bạn học rất giỏi được

chấm á hậu kỳ thi hoa hậu trong năm, mặc

áo soirée trắng có vương miện kim cương

sáng lấp lánh trong đêm, đẹp như thiên

thần làm các anh sinh viên y khoa nhìn

theo dáng nàng chiêm ngưỡng, si tình

không chớp mắt. Một anh sinh viên y

khoa sắp ra trường được các soeurs làm

thiện nguyện đãi ăn, chỉ vì muốn chiêm

ngưỡng người đẹp mà đến trễ bị các

soeurs trách móc. Cô dược sỹ Kim Hoàng

(em của diển viên điện ảnh Lê Quỳnh )

hát ca khúc tuyệt vời “ đường nào lên

thiên thai” của nhạc sỹ Văn Cao cất lên

với giọng truyền cảm. Có nhiều anh vui

nhộn đáp lại "đường vào Y khoa" rồi vỗ

tay tán thưởng vang dội cả hội trường

làm cho cô ấy thẹn thùng đỏ mặt quên tiếp

tục lời của bài hát.

Những kỷ niệm khó quên của thời vàng

son tuổi trẻ thành công là niềm kiêu hãnh

theo suốt cuộc đời mai sau. Trước khi

chia tay bắt đầu vào cuộc sống mới, với

đầy trách nhiệm của người dược sỹ,

không biết ngày nào còn có cơ hội gặp lại

nhau? Ngày hôm sau Uyên Phương đề

nghị Hoa cùng nhau đãi ăn an ủi Hà,

Hương, cùng mời Lan Dung đi ăn khao

cho ấm lòng những cô bạn thân.

Hoa nói chúng mình phải đi ăn ngon, no

cho bõ thèm lâu nay. Ăn bữa trưa Phương

thích thưởng thức cháo cá ở đường Hàm

Nghi chợ cũ quá tuyệt vời nhờ có ông tàu

bụng phệ lâu nay vẫn đứng nấu đúng

hương vị. Hoa vui quá, tham ăn và muốn

kéo dài thời gian tâm sự chuyện trò bên

nhau nên cả đám tiếp tục đi bộ đến đường

Nguyễn Huệ ăn buổi chiều ở tiệm Mì Hảo

Huê rồi uống nước mía Viễn đông. Sau

đó trải qua một ngày ăn uống như ý, lại

lưu luyến nhau trong lúc còn độc thân

chưa bị ràng buộc bởi chuyện hôn nhân,

không muốn chia tay liền nên rủ nhau vào

rạp cinéma Lê Lợi xem phim La

récréation của Francoise Sagan. Những

kỷ niệm của thời xa xưa thân ái, đầy chân

tình, mãi mãi ghi khắc trong tâm hồn

Uyên Phương.

Trong thời gian kể tiếp, Kim Hoa và Lan

Dung hai đứa bạn thân của Phương tốt số

đang vào giai đoạn tâm tình ướt át vui vẻ

với bạn trai. Phương không muốn làm

phiền họ, một mình hơi buồn, nàng đạp

xe đạp lang thang dạo phố rồi đến nhà

sách Khai Trí tìm sách đọc, mua những

bản nhạc Pháp chọn lựa của tuổi trẻ thời

thượng. Tình cờ một hôm, nàng gặp lại

thầy Maurice trong tiệm sách. Dáng dấp

ông quen thuộc không thay đổi. Ông quá

mừng vui vẻ băng qua những hàng kệ

sách tiến lại gần Phương hỏi han:

- Chào cô sinh viên của tôi, bây giờ cô là

dược sỹ đồng nghiệp rồi, thì đừng gọi là

thầy mà là anh nhé! Cô có gia đình chưa?

Sao không mời ăn khao để trả ơn tôi dạy

cô học? Hôm nay cô rảnh không? Tôi

mừng cô tốt nghiệp dược sỹ trước, sau đó

cô nợ tôi một bữa ăn trả ơn ngày khác

được không?

Phương hơi lúng túng nhưng cố làm vẻ

thản nhiên đáp:

- Chị Ngọc cũng ra dược sỹ rồi, phải cùng

khao thầy đúng không?

Thầy có vẻ buồn, vì chị Ngọc đã có ý

trung nhân rồi, còn Phương thì tâm tình

còn lờ mờ, chưa muốn cùng thầy đi đôi,

vì chênh lệch tuổi tác, nên nói tiếp:

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 82


- Thật sự là chiều nay ba mẹ muốn

Phương đi lại thăm chú đang nằm ở bệnh

viện Grall, xin phép thầy cho Phương hẹn

lại hôm khác vậy.

- Cô nhớ giữ lời hứa, đừng quên nhé! Tôi

chờ cô.

Phương chào thầy đi trước, vì sợ trễ giờ

thăm chú. Trên đường về nhà, Phương

cũng hơi xao xuyến, vì thầy cũng chính

chắn ở tuổi 34, đẹp trai nhưng hơi khó

tánh, nàng không muốn suy nghĩ gì nữa

hết, que sera sera.

Hai tuần sau Bộ Y tế gọi các sinh viên đã

tốt nghiệp trình diện đề nhận bằng cho

phép hành nghề. Nhưng khóa tháng

7/1966 đầu tiên, đặc biệt có những phái

đoàn y tế các nước tự do trên thế giới cùng

tham dự lần đầu, nên Bộ yêu cầu những

Trung Tâm Y tế Toàn Khoa các tỉnh miền

Nam Việt Nam phải có sự hiện diện của

nữ dược sỹ. Nam dược sỹ thi hành nhiệm

vụ trong quân đội. Bộ Y Tế mở ra cuộc

bắt thăm tất cả phải tham dự hôm đó, nếu

trúng thăm ghi “Có và tên của Tỉnh” thì

phải chấp nhận thi hành nhiệm vụ trong

hai năm, giúp người dân trong thời chiến.

Uyên Phương bắt trúng thăm ghi có và

tên tỉnh Pleiku, nàng vội hỏi anh nhân

viên Bộ Y Tế tỉnh đó là ở đâu, mới biết ra

là một tỉnh của vùng hai chiến thuật, miền

gió bụi mưa bùn đất đỏ, vùng Cao nguyên

rừng núi hoang vu lạnh rét, thành phố của

lính. Nàng khóc như mưa, nước mắt ướt

đẩm khăn tay, mờ cả mắt, nghẹn ngào

nói:

- Xin nhờ bác sỹ Bộ Trưởng Y Tế Trần

Văn Lữ Y lưu ý, nếu có nam dược sỹ miễn

dịch, xin cho trám chỗ lên thay thế tôi.

Ngài Bộ Trưởng cười vui nhộn và pha trò

trong sự đau khổ của Phương:

- Tôi tóm được cậu dược sỹ n không ra

trận được sẽ đẩy lên thay cô vậy! Nếu có

thì tôi thông báo cho cô sau. Tôi bảo bác

sỹ giám đốc Trung Tâm Y Tế Pleiku lo

cho cô nơi ăn chốn ở đầy đủ, không để cô

làm việc nhiều với các bác sỹ Mỹ

Miffapp, cô đừng lo sợ quá, sanh bệnh rồi

bỏ nhiệm sở không được đâu.

Trước khi đi Pleiku, Phương tới từ giã

thầy và mời thầy một bữa ăn chiều tại

tiệm ăn Thanh Thế. Vẻ mặt đượm buồn,

mắt ứa lệ, giọng nàng run run phàn nàn:

-Một tháng sau, Phương phải đi làm ở

tỉnh Pleiku, làng Thượng xa lắm, nên

không có dịp trò chuyện thường xuyên

cùng thầy, tiếc quá! Thầy nhớ giữ gìn sức

khỏe, chúc thầy tìm được người bạn đời

trẻ đep như ý. Thôi thì Phương sẽ phải tập

hát bài “Buồn ơi chào mi của Francoise

Sagan”. Thầy nhìn Phương với vẻ buồn,

rồi thầy an ủi Phương, giọng đầy lưu

luyến:

- Thời gian hai năm cũng sẽ qua mau, còn

tùy thuộc vào tình ý và duyên số mỗi

người.

Ngày nhậm chức đã tới. Uyên Phương

đến phi trường Cù Hanh sau chuyến bay

không có nhiều hành khách. Nhà sàn sân

bay là một gian nhà mái tôle, nền đất đỏ

ẩm ướt trơn trợt. Uyên Phương cảm thấy

quá chán nản! Xe y tế bệnh viện đến đón

nữ dược sỹ đầu tiên lên Pleiku. Gặp bác

sỹ giám đốc ông nở nụ cười vui vẻ ý nhị,

có phần thương hại khi thấy cô bé dược

sỹ rùng mình vì khí hậu lạnh buốt xương,

nét mặt tái nhạt, co mình trong chiếc áo

choàng ngoài quá mỏng manh.

Trên đường đất vào tỉnh, dọc hai bên

đường, hoa hướng dương vàng chói sáng

rực giữa bụi mù đất đỏ tung tóe. Khi đến

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 83


bệnh viện ở trung tâm thành phố, đường

được tráng nhựa nên sạch sẽ hơn, hai bên

đường có hàng thông xanh già cao ngất.

Sân bệnh viện rộng lớn. Nhân viên y tế

thành phần là người miền Trung giọng

nói là lạ hơi nặng khó hiểu nghe vui tai

nhưng làm Phương thấy ngượng ngùng

xa cách. May mà có tổ chức của tỉnh nhờ

các học sinh giăng biểu ngữ gần đó “Chúc

mừng nữ dược sỹ đầu tiên đến bệnh viện

toàn khoa Pleiku phục vụ cho đồng bào

Việt và Thượng. Xin thành thật cám ơn

sự có mặt nữ dược sỹ đến giúp nơi nầy”.

Ngày hôm sau, Tỉnh Trưởng người

Thượng dự buỗi lễ họp mặt nhân viên y

tế. Phương được ông phát bằng ban khen

là người nữ dược sỹ can đảm lo cho người

đồng bào Việt và Thượng, không sợ nguy

hiểm ở vùng chiến tranh súng đạn thường

xuyên! Ông phát biểu “ở đây đồng bào

ăn cực khổ, tôi cũng ăn cực khổ” nhưng

giọng nói lên cao thành cứt khô. Phương

lần đầu nghe giọng người Thượng mà

không nhịn được cười, trong lúc anh bác

sỹ giám đốc cũng cười nhưng kín đáo

nghiêm trang. Phương không chịu được

khí hậu lạnh buốt xương, ăn uống không

hợp với khẩu vị, nhớ Saigon da diết, nên

anh giám đốc cũng chiều nàng, cho đi về

phép thường xuyên lâu hơn. Sau khi bị

các nhân viên khác phân bì, cuối cùng

Phương suy nghĩ lại, cảm thông vị trí khó

xử của bác sỹ giám đốc và theo thời gian

nàng tập chịu khó thích nghi với hoàn

cảnh đời sống làm việc ở tỉnh Pleiku.

Phương làm việc chung với phụ tá người

Mỹ da đen lực lưỡng trong kho thuốc

dưới sự kiểm soát của nàng. Ông ấy hay

vào phòng làm việc khi Phương một mình

để bàn chuyện phải làm thường nhật.

Nàng cảm thấy rất sợ, nên nhờ bác sỹ

giám đốc có mặt phiên dịch vì giọng nói

tiếng Mỹ của ông ấy vừa nhanh vừa nuốt

chữ khó hiểu, luôn tiện bảo vệ nàng. Bác

sỹ Mỹ trưởng khu nội thương người cao

lớn, khoảng 1m90, một hôm trong giờ

nghỉ, trong phỏng ăn sáng của bệnh viện

gặp Phương ông rất lịch sự chào hỏi, vừa

cười nói trước sự hiện diện của bác sỹ

giám đốc phiên dịch lại:

- Cô dược sỹ bé nhỏ có khỏe không? Mọi

việc đều tốt? Chắc cô không quen làm

việc sáng sớm như người Mỹ chúng tôi,

nên cô được phép đi làm lúc 8 giờ. Công

việc là kiểm soát phòng thuốc trụ sinh cho

thật tốt, ký các hóa đơn mua thuốc và các

loại hàng quan trọng cho bệnh viện. Tiếp

đến ông ấy báo tin vui, chắc để nâng tinh

thần Phương:

- Cô sắp được về dự khóa học mã số,

luôn tiện gặp lại bạn bè cũ chắc sẽ vui.Tôi

tin sau đó cô sẽ làm việc rất dễ dàng với

mã số của thuốc và từng thứ cần dùng cho

bệnh viện cũng nhanh gọn hơn.

Ngày hôm sau Phương phải cấp tốc về

Sàigòn trên chuyến máy bay quân sự. Bay

đến giữa vùng rừng núi thì máy bay gặp

trục trặc, chỉ còn một động cơ quay. Tất

cả những quân nhân Mỹ và Phương đều

hoảng sợ vì hai cánh nghiêng qua nghiêng

lai, gió mạnh làm chao đảo máy bay. Mọi

người ói mửa. Một anh nha sĩ Mỹ, tình cờ

cùng về phép, lịch sự tới ngồi gần, cầm

một bao nhựa đưa cho Phương ói vào,

tránh bị dơ áo dài. Ông ấy hỏi:

- Are you OK. Cô thấy ra sao, có khỏe

không?

Cuối cùng nhờ ơn trên phù hộ, nhờ viên

phi công có kinh nghiệm điều khiển,

chiếc phi cơ đáp xuống được, dù hơi khó

khăn nhưng rồi cũng an toàn. Mọi người

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 84


thở phào nhẹ nhõm, hoàn hồn vui vẻ tiến

lại cảm ơn rối rít người phi công tài giỏi.

Khi xuống phi trường, anh chàng nha sĩ

Mỹ muốn nhờ Phương giới thiệu thành

phố Saigon trong những ngày nghỉ phép.

Phương đỏ mặt vì sợ đi cùng người nha

sỹ Mỹ, nhưng cười lịch sự từ chối bằng

tiếng Mỹ và không quên cám ơn sự giúp

đỡ vừa qua. Rồi Phương chạy nhanh ra

sân vì thấy có xe bộ y tế đón vào họp

ngay. Ông thầy Mỹ vui vẻ chào các dược

sỹ đi học, ông cố gắng nói tiếng Việt lơ lớ

nghe rất vui tai. Ông chỉ dẫn rỏ ràng và dễ

nhớ khóa học mã số nầy.

Trong tuần có 2 ngày

Phương phải đi làm việc

cùng ban y tế diệt trừ sốt

rét của tỉnh Pleiku. Bác sỹ

giám đốc và bác sỹ Mỹ

đại diện đi vào những

buông làng Thượng có

dân số đông. Con nít, phụ

nữ, người già hay bệnh tật

được khám trước. Dược

sỹ phát thuốc và chỉ dẫn

cách vệ sinh khi ăn uống,

khi uống thuốc phải uống

với nước giếng đun sôi,

phải ngủ trong mùng, vẽ

những viên thuốc hình tròn màu xanh

uống nhiều lần trên hộp thuốc,

chloroquinine màu đỏ chỉ uống mỗi tuần

một viên để ngừa bệnh sốt rét. Lúc đầu

dược sỹ phải có mặt để kiểm soát bắt họ

uống thuốc đúng giờ; khi bệnh phải gặp

bác sỹ khám cho toa, dược sỹ chỉ dẫn cách

uống thuốc bằng tiếng Pháp. Trong đoàn

có chàng thông dịch trẻ tuổi lai, cha là

người Pháp và mẹ là người Thượng, nhân

viên của tòa Tỉnh được biệt phái để phiên

dịch tiếng Pháp ra tiếng Thượng,

Anh chàng nầy thường tới gần tiếp

chuyện và hay chọc ghẹo Phương:

- Người đẹp phải học tiếng Thượng. Cô

nên ra tranh cử dân biểu ở tỉnh Pleiku, tôi

sẽ ủng hộ cô hết mình. Cô làm phước giúp

người dân xứ Thượng, họ mến cô vì quá

tốt lo cho họ, họ tôn cô là “Nữ Hoàng

Pleiku”; trẻ con cũng mến cô, chúng rất

sung sướng, mừng rỡ khi nhận được quà

bánh kẹo lúc cô tới buông làng. Phương

cũng vui vẻ mãn nguyện, nàng thấy tuy

xa nhà hơi buồn, nhưng ít nhất cũng được

làm gì đó để giúp đời. Những người Việt

và Thượng lâm vào hoàn cảnh bị bệnh ở

nơi xa xôi hẻo lánh, không ai đi tới để

giúp đỡ. Khi bác sỹ giám đốc khám bệnh,

phải nhờ dịch ra tiếng Thượng cho họ

hiểu, trình bày tiếng Mỹ với bác sỹ Mỹ để

họ hiểu rỏ tường tận. Sau khi ở buông

làng ra về, nhân viên y tế được nhận

những phần ăn của câu lạc bộ Mỹ rất hậu

hĩnh, hai ba người mới ăn hết một phần

của một quân nhân Mỹ. Những ngày đi

làm việc với ban diệt trừ sốt rét Phương

phải vào làng Thượng rất sớm, vì người

Thượng phải ra đồng làm nông, khó tập

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 85


họp họ lại đông đủ, thêm vào đó họ cũng

sợ uống thuốc lắm!

- Anh đã trình diện Nữ Hoàng Pleiku

chưa?

Lời nói dễ thương đó được lập lại trong

giới quân y. Một buỗi chiều hai anh bác

sỹ quân y lái xe jeep tới nhà Phương sau

giờ làm viêc. Một trong hai anh là bác sỹ

mới lên trình diện tại Quân Y Viện. Anh

bác sỹ khóa trước cười nói đùa:

- Anh đã

trình diện Nữ

Hoàng

Pleiku chưa?

Anh ấy ngạc

nhiên hỏi:

- Ở đâu?

Không khí

trở nên vui

nhộn, mọi

người được

dịp chọc

Phương, sau

đó được chia

phần những quả quít tươi ngon, do một nữ

tiếp viên hàng không Việt Nam gởi cho

một anh bác sỹ hào hoa phong nhã, rất dễ

mến. Anh nầy chia quà biếu cho tất cả

những anh quân y và Phương cũng được

dự phần trong đó.

Người Thượng hay uống rượu cần bằng

ống tre dài cắm vào một bình bằng đất sét

to đầy những vỏ trấu và sâu rượu nổi lềnh

bềnh trên mặt bình. Anh trưởng làng

Thượng đại diện đón tiếp ban y tế, trịnh

trọng mời ăn thịt trâu, uống rượu cần hút

chung cùng một ống tre. Phương trông

thấy đã muốn nhợn cổ họng rồi, các bác

sỹ Mỹ cũng từ chối khéo, bảo phải khám

bệnh nhiều người nên không đủ thời gian.

Thường trong các buổi khám bệnh, các

bệnh nhân nữ và trẻ con được khám

trước. Có một cô gái trẻ tuổi, bộ ngực để

trần no tròn, nhìn người bác sỹ Mỹ, duyên

dáng hỏi bằng tiếng Pháp và bác sỹ giám

đốc nheo mắt cười dịch lại:

-Ông đẹp trai lắm và rất thương người,

ông có muốn lấy vợ người Thượng như

tôi không?

Bác sỹ Mỹ

nhìn cô và

chỉ mỉm

cười.

Trong

những

buông làng,

thường có

những đám

ma chay

được kéo dài

3 ngày, dân

làng Thượng

giết trâu bò,

nhảy múa

rập rình hát hò, ăn uống xung quanh xác

chết rồi hỏa táng sau đó. Các cô gái chưa

chồng thì để ngực trần cho các cậu trai

trong làng chưa vợ ngắm, nhưng chỉ

người đàn bà Thượng mới được quyền

lựa chọn cưới chồng. Con cái được sanh

ra lấy họ mẹ, sính lễ hồi môn là nhiều trâu

bò tùy theo người đàn ông có đẹp và khỏe

mạnh không? Nếu chẳng may mà người

chồng chết trước thì người em trai trong

nhà được chọn thay thế nếu chưa có vợ,

mà không được phép từ chối chê bai. Đàn

bà chủ hộ gia đình phải làm nông, cày cấy

ruộng đất, đàn ông trong nhà làm những

việc nấu nướng, đốn củi, đi săn thú.

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 86


Pleiku có nhiều vườn trà xung quanh biển

hồ. Chủ nhân ngày xưa là người Pháp sau

đó bán lại cho một người Việt gốc Hoa,

nhân viên hành chánh người Việt nói giỏi

tiếng Pháp. Vườn trà Cateka cách xa tỉnh

Pleiku 20 km, có máy phát điện và máy

bơm nước từ biển hồ. Chủ vườn có phi cơ

riêng nhỏ 2 chỗ ngồi được cất cánh ngay

trên sân bay riêng. Lúc còn chủ nhân là

người Pháp, người vợ là môt phụ nữ

Thượng trẻ đẹp nói rành tiếng Pháp, nấu

ăn làm bánh theo công thức Pháp rất ngon

Chúng tôi thường được mời ăn uống tiệc

tùng lịch sự. Để đáp lại, những lao công

vườn trà bị thương hay bệnh tật được dân

y viện Pleiku phụ trách săn sóc. Muỗi

anophène rất nhiều ở đây. Đa số người

Thượng không mặc áo, mùa lạnh thì che

áo tơi bằng rơm kết lại, chỉ che khố ở phía

dưới thôi, nên dễ bị muỗi đốt gây bệnh sốt

rét. Sau nầy chính phủ miền Nam Việt

Nam Cộng Hòa giúp đỡ phát quần áo cho

họ và họ được chăm sóc sức khỏe.

Có một hôm các anh bác sỹ Mỹ được bác

sỹ quân y Việt đề nghị đi vào làng gần

vườn trà, nơi trồng nhiều nhãn và trái cây

để mua. Vừa ngừng xe jeep, thì có một

người đàn bà đi tới vừa khóc và ra dấu:

- Nên về sớm đi vì mấy nẫu ( Việt cộng)

vừa ở đây tối hôm qua lấy gạo và thức ăn

của chúng tôi, nguy hiểm lắm!

Như vậy là người Mỹ đã chứng kiến là

Việt cộng đã ở trà trộn với dân, lấy vũ lực

hăm dọa đàn áp cướp của người dân miền

Nam từ bao nhiêu năm tháng. Các bác sỹ

Mỹ làm việc ở trung tâm y tế rất thương

người, giúp đỡ người Việt ở miền Trung

nghèo khổ. Họ thực hiện nhiều ca giải

phẫu miển phí; bệnh về xương và tim họ

thực hiện chung với bác sỹ Việt; họ giải

phẫu sứt môi đem lại sự tự tin cho các em

bé bị tật nguyền. Khi phải đứng sanh cho

đàn bà Thượng, lúc nào họ cũng dùng

thuốc an thần cho sản phụ uống trước khi

cởi khố ra lau chùi bằng alcool sát trùng,

rồi em bé mới được đỡ ra.

Club Phượng Hoàng của tỉnh được xây là

là trên đồi dốc thấp rất đẹp thơ mộng.

Chung quanh câu lạc bộ có trồng nhiều

thông và những loại hoa nở quanh năm

theo mùa khác nhau. Khí hậu ở đây hơi

giống Đà Lạt nhưng mùa đông gió lạnh

buốt xương , ẩm ướt, hơi se lạnh vào lúc

gần Tết âm lịch. Hai bên đường có những

cây mai hoa vàng anh rực sáng, hàng cây

hoa đào hồng phơn phớt trổ hoa dưới ánh

nắng ban mai êm dịu, nhiều loại hoa lan,

hoa cúc, sắc màu rực rỡ được vun trồng,

tỏa hương thơm thoang thoảng khi đi trên

đường dốc gần đó. Câu Lạc Bộ Phượng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 87


Hoàng là nơi hội họp tổ chức những tiệc

tùng lễ lớn, ăn uống, khiêu vũ. Thành

phần là những gia đình quân nhân cao

cấp. Dinh thự của Trung Tướng Vĩnh

Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II , cũng ở trên

con đường đó. Các gia đình bác sỹ được

chiếu cố mời trịnh trọng. Sau khi lập gia

đình vợ chồng Phương chỉ thích ăn xong

rồi ra về. Có một hôm Việt cộng bắn hỏa

tiễn, một trái rơi vào quán Phượng Hoàng

vào lúc gần sáng, cũng may không gây

thiệt hại nhân mạng. Sau giờ giới nghiêm

cho người dân ở tỉnh, cảnh sát đi tuần ráo

riết, ai đi đường không có lý do khẩn cấp

thì bị mời vào ty cảnh sát kiểm soát tra

xét. Tỉnh thành rất ngắn, muốn gặp để làm

quen xã giao, thì sáng cứ ăn điểm tâm ở

một tiệm phở hay tiệm mì đùi vịt nổi tiếng

ở đường Phan

bội Châu với

khách tấp nập

ra vào, là gặp

nhiều người

quen ở đấy.

Thời gian qua

nhanh, Uyên

Phương cũng

làm quen với

cuộc sống xa

nhà. Nàng là

người trẻ tuổi

nhất trong

nhóm Y Nha

Dược làm việc

tại đây. Cuối tuần mời nhau đi ăn bún bò,

đặc biệt ở quán ăn có tên là bún bò nhà

Xác vì tiệm nằm gần nhà xác của bệnh

viện. Ngay trong bệnh viện, nhìn ra phía

sau là nhà xác. Phòng của Phương nhìn

qua cửa sổ cũng thấy cửa nhà xác. Thỉnh

thoảng người y công lo quét dọn quên

đóng cửa, gió thổi lắc qua lắc lại, nhìn

tưởng tượng như có người chết sống lại

đi ra. Quán bánh bèo bì cũng gần đó. Lúc

đầu Phương phải năn nỉ một cô nữ hộ sinh

ở cùng phòng luôn luôn phải đóng kín cửa

sổ. Phương hay lái xe màu vàng của ban

y tế diệt trừ sốt rét mà chưa rành de vào

chỗ đậu khó quá, vì lòng đường đi quá

nhỏ nên hay đậu giữa lòng đường. Cảnh

sát quen không phạt mà còn lái vào lề

giùm, Phương có những lúc rảnh, đi dạo

phố ngang qua nhiều cửa hàng, được

người chủ ra đón chào thân tình, mời mua

hàng, rất tin cẩn không phải trả tiến liền,

khi nào có dịp đi ngang qua trả tiền sau.

Đời sống tinh nhỏ gần nhau, xã giao quen

biết thân tình rất nhanh!

Cảnh đẹp biển hồ rất thiên nhiên, mặt

nước trong xanh,

vắng lặng; núi

đồi xa xa huy

hoàng kết thành

một bức tranh

trác tuyệt. Đến

cuối tuần thì rộn

rịp người dân ở

đây gặp nhau đi

dạo mát hay hội

họp gia đình, ăn

uống trong

những nhà sàn

cây che mưa

nắng, kiến trúc

miền thượng du,

giữa trời xanh mây trắng, không khí trong

lành. Các anh lính trẻ xa nhà, hay ra bờ

biển hồ, kiếm chỗ hẻo lánh, nhìn trộm các

cô gái Thượng tắm suối cười khúc khích.

Sau hai năm mãn nhiệm kỳ, Uyên Phương

mở dược phòng đầu tiên lấy bảng hiệu

“Ngọc Diệp” trên đường Phan Bội Châu,

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 88


đường chính của phố tại tỉnh Pleiku, vào

tháng 7 năm 1968. Xéo qua trước cửa

dược phòng, một cây phượng vĩ gốc rất to

đã hiện hữu kiêu kỳ từ mấy chục năm.

Cành cây tàn rộng lớn đầy hoa nở đỏ

thắm, màu lá xanh mướt rậm rạp quanh

năm choàng ngang qua bên kia đường, tỏa

bóng râm và làm cho con đường trở nên

thơ mộng, thanh mát. Các anh bác sỹ

quân y sau giờ làm việc, đi ra phố mua

thức ăn bánh trái, thường tập họp bên kia

đường, nhìn qua dược phòng của Phương.

Có hôm họ vào thật đông chào hỏi cười

nói vui vẻ. Qua nhiều lần gặp và tìm hiểu

với một anh bác sỹ quân y hiền lành, vui

tánh, Phương và anh ấy thấy tâm đầu ý

hợp, nên sau nhiều tháng cả hai ra mắt hai

bên gia đình và được cha mẹ cả đôi bên

vui vẻ chấp thuận. Thiệp hồng thành hôn

được Phương gởi về Bộ Y Tế tháng 11

năm 1968.

Sau đám cưới, chồng Phương mở phòng

mạch ở tầng dưới, gia đình ở tầng trên của

một căn nhà thuê lại của một ông sỹ quan

gốc người tỉnh Pleiku. Con đường nầy rất

ngắn và nhỏ, nhưng những cửa hàng lớn

và sang trọng đều mở tại đây. Mỗi ngày

bài hát “còn chút gì để nhớ, để thương,

em Pleiku má đỏ môi hồng ,may mà có em

đời còn dễ thương” được phát thanh vang

khắp cả khu phố. Bài thơ do một người

lính quân đoàn 2 viết ra để lại, được nhạc

sĩ Phạm Duy phổ nhạc theo nhịp điệu

nhạc miền thượng du. Khách du lịch khi

đến Pleiku rất thích đi trên con đường

ngắn thơ mộng nầy để mua sắm đồ thủ

công của người Thượng dệt với nhiều

màu sắc chói sáng vui mắt mà rẻ tiền. Khi

đói bụng, được vào tiệm nổi tiếng ngon

nhất để thưởng thức tô mì đùi vịt đặc biệt

ở đây.

Phương là dược sỹ chủ nhân trẻ, các cô

phụ tá bán hàng cũng trẻ đẹp. Dược

phòng rất được nhiều bệnh nhân tín

nhiệm nên đông khách. Phương chỉ dẫn

rành mạch tận tình, giới thiệu giúp cho

người bệnh vào bệnh viện gấp khi cấp

cứu. Uyên Phương sống hạnh phúc cùng

gia đình, chồng nàng là bác sỹ giải phẫu

giúp cho Trung Tâm Y Tế Pleiku và Bệnh

Xá Quân đoàn II. Đến cuối năm 1973

chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc sôi

động mạnh, Phương phải từ giã Pleiku về

sống với anh chị ở Saigon. Nàng ra đi đầy

thương nhớ và lo âu cho chồng nàng, phải

còn ở lại nơi này để tiếp tục phục vụ cho

bệnh nhân.

Khi bộ đội miền Bắc cầm súng tiến quân

vào tỉnh thành miền Nam, thì hàng lớp

người dân bỏ nhà cửa chạy toán loạn ra

đường đầy sợ hãi, dọc đường xô đẩy nhau

mất lạc người thân, chết chóc, đói khát

không biết đi về đâu? Bom và súng đạn

tiếp tục nổ vang dội khắp vùng Cao

nguyên Trung phần và các tỉnh thành

miền Nam Việt Nam. Người quân nhân

Việt Nam Cộng Hòa phải giải tán hàng

ngũ trong nỗi uất ức nghẹn ngào, chua xót

tang thương.

Chồng Phương cũng thập tử nhất sanh,

khó khăn vượt qua bao nhiêu đoạn đường

đầy sóng gió, mới về được đoàn tụ với

gia đình trước ngày 28/4/1975. Miền Bắc

xâm chiếm toàn lãnh thổ quê hương đất

nước gieo chế độ cộng sản toàn trị vào

ngày 30/4/1975!

Thy Phượng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Thy Phượng 89


(Viết cho Hạnh & Tuyết)

Sáng nay có một linh hồn héo

Một trái tim khô cạn máu đào

Một gánh vô thường đành bỏ lại

Một lần chân bước sẽ về đâu?

Sáng nay có kẻ vừa đi mất

Có hẹn gì đâu với nắng mưa

Người đi, đi mãi vào thiên cổ

Bỏ lại bao người thương mến xưa

Sáng nay người đã ra đi mãi

Vỉnh viễn rời xa cát bụi này

Người đã nói gì câu vĩnh biệt

Nghìn trùng đành đoạn áo mơ phai

Sáng nay có kẻ vừa đi mất

Bỏ lại người thương quá sững sờ

Người đi hoa cỏ buồn ly biệt

Một bóng trăng sầu đứng ngẩn ngơ.

Sương Mai

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 90


Sáng nay thức dậy sương mù xuống

Một lớp mong manh tráng ánh mù

Ảo ảo, mờ mờ như cõi mộng

Lòng tôi mờ ảo giữa màn thu

Cây đứng bên đường vàng lá đổ

Mùa thu đến chậm ở nơi này

Trời thu man mác sầu xa vắng

Chim chóc buồn hiu nỗi riêng tây

Sương làm tôi nhớ ngày xưa ấy

Những sáng đầy sương ngập lối đi

Hốt nhẹ làn sương, sương biến mất

Như người đi biệt chẳng quay về

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 91


Ai cũng một lần riêng ích kỷ

Một lần bội bạc sống cho mình

Mà đời ngắn ngủi làm sao đợi?

Sám hối làm sao cuộc tử sinh?

Nhìn sương tôi biết đời mờ ảo

Rồi ánh sương kia sẽ phải tan

Thì thôi xin lỗi mùa thu cũ

Xin lỗi, lòng tôi rất bạt ngàn!

Sương Mai

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 92


Có không anh khi vắng em anh thiếu

Một chút gì bé nhỏ rất dễ thương

Như nồi cơm vừa chín tới bình thường

Như tách trà tỏa mùi thơm rất nhẹ

Có không anh khi vắng em anh sẽ

Nhớ em nhiều lòng quạnh quẽ đìu hiu

Sáng trưa chiều anh nhớ biết bao nhiêu

Như em vậy cả hai cùng thương nhớ

Có không anh khi vắng em anh sợ

Sợ cái buồn sẽ chiếm hữu long lanh

Cái bâng khuâng anh dọn dẹp không

thành

Nên nó cứ theo anh hoài theo mãi …

Có không anh khi vắng em anh ngại

Bước ra đường vì em không có cùng đi

Trong lẻ loi anh chán lắm đây nì

Những ngày lễ sao vô duyên đến vậy?

Có không anh khi vắng em anh thấy

Những niềm vui sao đi biệt phương nào

Anh hỏi mình không biết tại làm sao

Lòng trống rỗng, đất trời sao buồn thế?

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Sương Mai 93


Nhớ rằng tĩnh lặng giữ bí mật

Nên tiếng êm dịu nhất: lặng yên

Là ngôn ngữ của tâm linh

Có người nghe trong lặng im nguyện cầu

Có kẻ hát như hầu không tiếng

Khi mãi mê công chuyện thường ngày

Kẻ khác tìm bí mật nầy

Trong trầm mặc về nhiệm mầu trần gian

Khi chế ngự hoàn toàn kinh nghiệm

Tiếng ồn thế giới chuyển lặng im

Xao lãng, lỗi lầm, nhận chìm

Tất cả cuộc sống bỗng nhiên thâm trầm

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 94


Đi vào cõi trầm ngâm suy tưởng

Trong đó ta chiêm ngưỡng hóa công

Chiêm nghiệm trong tận đáy lòng

Mọi sự đều được phước ơn từ trời

Tranh đấu, khổ, âu lo đều biến

Mà chỉ còn kinh nghiệm trường tồn

Bay theo chim, hít hoa thơm

Tìm sự tốt đẹp, khôn ngoan vì rằng

Khôn ngoan đi theo chân tốt đẹp

Mà tốt đẹp có hết mọi nơi

Ta không tìm, nó đón mời

Hành sự như thế, để rồi đổi thay

Mọi sự đều vào ngay trầm mặc

Hóa của dâng chân thật linh hồn

Hồn dâng cho đấng chí tôn

Khi rửa chén, nước trong bồn ấm sao

Thích thú xoa đôi tay làm việc.

Soạn thức ăn, nấu bếp biết ơn

Ưu ái vũ trụ sẵn lòng

Đem cho lương thực ước mong mỗi ngày

Cho người thân đủ đầy no ấm

Tình yêu được gửi gắm kèm theo

Khi thở, thở sâu, chậm, đều

Hơi thở êm dịu, ngọt ngào đời dâng

Đầy thương yêu, lực năng, sinh thái

Ta đang thở ưu ái hóa công.

Mọi sinh hoạt đều được lồng

Trong suy tưởng, với tấm lòng nghiêm minh

Chứ không phải vô tình, chễnh mảng

Hiệp làm một với đấng chí tôn

Trú ẩn được an bình luôn

Tim tôi người trú, tôi trong tim người

Chúng ta nay không rời, là một

Như ngày qua, mai mốt keo sơn

Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 95


Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh

Càng quan tâm hạnh phúc người khác

Chúng ta càng an lạc, sướng vui

Nuôi dưỡng giao tiếp với người

Thân thiết ấm áp thì đời của ta

Thấy hạnh phúc, an hòa, thoải mái.

Đó là đích cao cả, uyên nguyên

Đem lại thành công nhãn tiền

Hạnh phúc đâu phải tự nhiên trong đời

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 96


Mà đến từ nguyên do hành động

Thấu hiểu người và sống từ tâm

Mang lại hạnh phúc bình an

Ai cũng tha thiết truy tầm cho ra

Nếu tình yêu trong ta đã mất

Thấy mọi người chỉ rặt là thù

Thì dù kiến thức tới đâu

Tiện nghi vật chất mức nào, cũng

không

Có hạnh phúc, chỉ còn đau khổ.

Bản chất con người có tâm linh

Vật chất chỉ là ngoại hình

Thiếu tâm linh thì an bình mất đi

Bạn mới đến thế thay bạn cũ

Như tháng ngày tuần tự vụt qua

Làm sao ý nghĩa chan hòa

Trong tình bạn, nghĩa thiết tha tháng

ngày

Khi bất đồng với ai thân thiết

Đem chuyện cũ chì chiết thì đừng

Chỉ nói hiện tại hòa đồng

Bầu không khí đượm yêu thương trong

nhà

Là nền tảng đời ta xây dựng

Sống tử tế, phẩm hạnh rất cần

Về già hồi tưởng dần dần

Thưởng thức lần nữa công trình ngày

xưa

Tránh tranh chấp tuy là nho nhỏ

Làm tổn thương gắn bó thâm tình

Theo luật 3 T đinh ninh

Tôn trọng người khác, Tự tin thành

tâm

Chịu Trách nhiệm việc làm, không

chối

Tin khổ đau do ngu muội sinh ra

Gây đau khổ cho người ta

Để tạo hạnh phúc, chỉ là hoài công

Hạnh phúc thật sự trong an lạc

Tạo ra bởi tâm thức vị tha

Thương yêu, từ tâm, hài hòa

Xóa bỏ ích kỷ, lánh xa ngu đần

Không tham lam, mở lòng rộng rãi

Khánh Giao

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Khánh Giao - Phùng Văn Hạnh 97


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 98


T

ôi giật mình choàng tỉnh khi chiếc

máy bay nhồi lên nhồi xuống để từ từ

hạ cánh, sau một chuyến bay dài từ phi

trường Paris. Mẹ tôi ngồi bên nhìn qua

khung cửa hẹp của phi cơ, hỏi:

- Sắp xuống Hà Nội rồi hả con?

Tiếng Mẹ hỏi nghe như đang tìm về một

cái gì xa xôi lắm! Tôi không trả lời, ghé

nhìn chung với Mẹ ra ngoài khung cửa,

có thấy gì đâu ngoài những áng mây bàng

bạc trong nền trời còn tối đen của buổi

bình minh chỉ mới phơn phớt vài ánh

hồng le lói ở chân trời. Nhưng với Mẹ thì

là cả một trời kỷ niệm xa xưa mà Mẹ đang

chờ gặp lại sau hơn nửa thế kỷ xa quê, Hà

Nội của những mùa thu cũ “với áo mơ

phai dệt lá vàng”, những cô em gái “ngập

ngừng trong chiếc áo nhung” “thướt tha

bên hồ liễu thưa”.

Còn với tôi, Hà Nội! Cái âm thanh êm

đềm, gần gũi nhưng cũng thật xa lạ. Chỉ

là một địa danh trên tờ giấy khai sanh của

tôi, mà tôi chưa bao giờ được đặt chân trở

lại. Kỷ niệm duy nhất của Hà Nội đã theo

tôi vào đến Sàigòn là chiếc áo manteau

bằng dạ màu xám nhạt, có cổ bẻ ra hình

lá sen, và bên dưới áo từ cái eo trở xuống

hơi xòe ra như áo đầm, mà Bố tôi mua từ

Pháp về lúc tôi mới oe oe, “mua sẵn để

sau này đến tuổi đi học con sẽ mặc, gió

mùa thu Hà Nội se lạnh lắm”. Chưa được

mặc thì đến lúc di cư, nên Mẹ tôi đã mang

theo chiếc áo đem vào Nam. Chiếc áo

khoác ấy đã là cả một trời kỷ niệm ấu thơ

của tôi sau này mỗi lần theo Bố Mẹ lên

Đà Lạt, lon ton chạy trên những con

đường sớm thoảng mùi thông ngan ngát

hương thơm, hai má đỏ hồng, đút tay

trong hai túi áo ấm đến nóng cả người

trong khi Mẹ thì luôn miệng than lạnh. Ở

Sàigòn nóng, ít khi mặc đến chiếc áo

manteau ấy nên Mẹ thường để hai cục

băng phiến trong hai túi áo để dán khỏi

ăn. Mỗi lần mặc đến áo, tôi luôn luôn tìm

thấy một món quà trong túi. Tôi cho là có

bà Tiên nào đó đã ban cho tôi. Cho nên

chiếc áo ấy đã là cả một thế giới huyền

thoại, thần tiên đối với tôi suốt thời thơ

ấu. Đến lúc tôi lớn hơn, áo chật Mẹ vẫn

không vất đi, giữ lại cho các em tôi mặc.

Mẹ nói: “áo mang từ Hà Nội vào”. Làm

như với Mẹ, Hà Nội là một cái gì thân

thương vô cùng, không thể nào xóa nhòa

trong tâm khảm.

Sau này tôi mới khám phá ra “bà Tiên” đã

để những món quà nho nhỏ ấy vào túi áo

của tôi là chị Loan, người chị họ đã được

bà ngoại tôi giao cho Mẹ để đi theo vào

Nam. Nhớ làm sao đôi má hây hây hồng

trên làn da trắng nõn mịn màng của chị

mỗi lần tôi khoe chị những viên kẹo xinh

xinh hay chiếc ô tô chỉ bé bằng nửa bàn

tay tìm được trong túi áo. Mà bàn tay của

tôi, cô bé con chưa được vào mẫu giáo

dạo ấy thì có to được là bao? Thế sao mà

niềm vui thì lại vô bờ bến. Chị biết tỏng

ra rồi nhưng lần nào cũng chỉ cười và bảo

“em cứ học ngoan thì bà Tiên sẽ lại cho

quà!”. Giờ, Mẹ tôi sắp được đặt chân

xuống quê hương của Mẹ và của chị,

nhưng ngày về đã không còn chị như lúc

ngày đi. Tự nhiên, tôi thấy có một cái gì

cay cay trong mắt, quặn quặn trong lòng,

khi nghe Mẹ nói nho nhỏ:

- Giá còn con Loan...

Tiếng cô tiếp viên vang lên trong loa

phóng thanh:

- Phi cơ đang sửa soạn đáp xuống phi

trường Nội Bài, Hà Nội. Bây giờ là 5 giờ

10 phút sáng, ngày....

Trái với các cô tiếp viên hàng không ở

Sàigòn trong áo dài màu xanh da trời, mà

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 99


ngày còn nhỏ chúng tôi gọi là màu xanh

Air Việt Nam, thì các cô tiếp viên hàng

không ở Hà Nội lại mặc áo dài màu đỏ gụ,

cổ và tay viền vải kim tuyến vàng, trông

đẹp và lịch sự nhưng tôi thấy hơi “già” so

với cái màu xanh mát rượi của các cô tiếp

viên trong Sàigòn. Các cô đi qua đi lại để

kiểm soát, nhắc nhở hành khách cài giây

an toàn trong khi phi cơ sửa soạn đáp

xuống.

Cả phi cơ nhao nhao lên, người thì lo cài

lại giây an toàn, người thì chúi mũi nhìn

qua cửa sổ, bên ngoài đã loáng thoáng vài

ánh nắng yếu ớt xuyên qua những từng

mây. Tôi nôn nao, ngồi thẳng, vươn vai

cho đỡ mỏi.

Sau hơn ba mươi năm, nơi đầu tiên tôi đặt

chân trở lại trên mảnh đất quê hương là

phi trường Nội Bài, cách trung tâm thủ đô

Hà Nội chừng 30 cây số. Cảm giác đầu

tiên của tôi là phi trường này cũng không

tệ so với những phi trường tại hải ngoại

mà tôi đã được đặt chân đến. Dù sao nơi

đây cũng là một sân bay quốc tế, là cửa

ngõ giao thông quan trọng của miền Bắc

Việt Nam, lớn vào hàng thứ ba trên toàn

quốc, cho nên họ cũng ráng giữ bộ mặt

khang trang. Nhưng sự khác biệt đầu tiên

tôi cảm nhận được ngay so với các phi

trường tại hải ngoại là khi bước vào

phòng vệ sinh! Những gì không đẹp thì

không nên đề cập đến ở đây. Tôi đưa Mẹ

vào, nhanh chóng làm công việc vệ sinh

cần thiết buổi sáng, chải tóc tai gọn ghẽ,

thay chiếc áo pull thẳng thắn, rồi mau

mau trở ra nơi tiếp nhận hành lý. Mẹ tôi

không ngớt nhìn quanh quất như thể đang

muốn tìm lại hình ảnh hồ Gươm, đền

Quan Thánh trong khung cảnh xa lạ này:

- Xuống đến Hà Nội rồi hả con?

Tôi cười trả lời Mẹ:

- Chưa đâu mẹ, còn cách 30 cây số cơ mà.

Tí nữa có xe đến đón, mình sẽ được đi qua

Hà Nội, rồi về thẳng Sơn Tây.

Nửa giờ sau, chúng tôi mới ra được khỏi

khu hành lý và giấy tờ lỉnh kỉnh. Hai vợ

chồng cô em chồng và hai đứa con của cô

đang đứng ngóng cổ bên ngoài phòng đợi,

chăm chăm nhìn vào, trên tay người nào

cũng cầm một bó hoa tươi to tướng, bó

của tôi thì toàn hoa hồng thật thắm, chắc

là đã được mách qua thư rằng tôi thích

trồng hoa hồng ở vườn nhà. Tôi lạ, chẳng

quen ai, nhưng cũng cười xã giao:

- Các cô chú ra đón là vui rồi, mua hoa gì

mà nhiều thế, tốn kém chết.

Tôi tưởng tượng ở Canada, mỗi bó hoa

này thì phải núi của! Nếu cứ tính một

chục hoa hồng đã 29.95$ rồi, mà đây thì

không biết đến bao nhiêu chục đóa!

Nhưng cô em chồng cười dễ dãi:

- Hoa ở đây bán rẻ lắm chị ạ, có đắt như

bên í đâu.

Mà đúng thật, trên con đường bụi mù từ

phi trường tiến về phía Hà Nội vào lúc

trời vừa hừng sáng, xe cộ đã chen chúc

nhau, tiếng còi xe, tiếng cười nói của

những người ra khỏi nhà đi làm sớm để

tránh giờ kẹt xe, tôi nhìn thấy không biết

bao nhiêu là các bà chở hoa ra chợ bán,

sau xe là cả một “vườn hoa”, che cả chiếc

lưng cong cong trên chiếc xe đạp mong

manh. Hoa được chất vào những chiếc

thúng to (mà tôi cũng có nhìn thấy cái

thúng đâu), cột chắc vào yên sau, một

chiếc trên yên, hai chiếc tòn ten thòng

xuống hai bên, đằng trước ghi-đông cũng

một chiếc giỏ nan với vô số hoa tươi hé

cười chào đón ánh nắng ban mai. Tôi

tưởng tượng chỉ cần lạc tay lái, hay xe vấp

vào hòn đá hay cục đất thì chắc chiếc xe

sẽ nghiêng lệch và té chết thẳng cẳng vì

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 100


xe sau dồn xe trước! Nhưng cô em chồng

tôi cười giải thích:

- Không đâu. Trông thế nhưng người ở

đây họ quen rồi. Đạp xe giỏi lắm. Chúng

em ngày xưa thì cũng thế, có khi chiếc xe

đạp cỏn con mà phải đèo đến 3 đứa con đi

học, rồi cũng

quen thôi, có

chết ai đâu, chứ

dạo ấy lấy đâu

ra ô tô mà đi

như thế này.

Rồi cô chỉ tay ra

ngoài:

- Như cái bà kia

kìa, đấy, cũng

đèo cả con trên

xe, có sao đâu.

Tôi theo hướng

tay cô chỉ, nhìn

thằng bé chừng tám chín tuổi, ngồi sau xe

đạp của mẹ nó, hai mẹ con ngồi đâu lưng

lại với nhau, thằng bé ngồi quay mặt ra

phía sau, hai chân nó thòng xuống gần sát

đất, chiếc túi xách đi học đeo ngược phía

trước ngực, hai tay thì thòng sang hai bên

nắm chặt hai quai của chiếc thùng nhôm

chất đầy hoa chen chúc vươn cao hơn cả

đầu nó. Tức là hai tay của nó không cần

vịn vào đâu cả. Thấy chúng tôi nhìn, nó

còn cười toe toét. Tôi lắc đầu:

- Ở Canada mà chở con kiểu này thì chắc

chắn mẹ nó đã bị cảnh sát “úm” từ khuya

rồi.

Hai bên đường, hàng hàng lớp lớp nhân

công trong những chiếc áo len hoặc áo dạ

ấm, phu la kéo cao che cả hai bên tai, chen

chúc nhau trên những chiếc xe gắn máy,

giờ này cũng không chạy nhanh hơn xe

đạp là bao! Tôi thắc mắc:

- Sao ở đây thiên hạ đi làm sớm thế? Hãy

còn bảnh mắt...

Cô em chồng giải thích:

- Đa số là những người làm cho các công

xưởng ngoại quốc chị ạ. Nhìn cách ăn

mặc của họ thì biết. Họ không thể đến trễ

giờ làm, bị đuổi

ngay, nên phải

đi thật sớm để

tránh giờ kẹt xe.

Đến nơi, nếu

xưởng chưa mở

cửa thì họ ngồi

đợi ở các hàng

quán bên

đường, uống cà

phê chờ đến giờ

vào làm. Ở đây

kẹt xe triền

miên.

Mà không kẹt xe sao được. Xa lộ đang

được mở rộng khắp nơi, hai bên đếm

không biết là bao nhiêu chiếc xe cần trục

suốt dọc đường đi. Những chiếc xe hủ lô

lăn qua lăn lại, ủi ủi cán cán, bụi bay lên

mù trời đất, cho nên phần đường còn lại

dành cho xe chạy chỉ còn bé tí. Trái với ở

nước ngoài, làm đường sửa đường thì chỉ

làm từng đoạn, chặn lại chỗ đó thôi, xong

rồi thì lại sang đoạn khác, đây thì làm một

dọc luôn, hình như họ vận dụng hết cả xe

hủ lô xe cần trục về để triển lãm hết ở suốt

dọc đường này.

Tôi băn khoăn:

- Làm thế này thì bao giờ mới xong? Cứ

kẹt cứng thế này à?

- Úi giời! Cứ quanh năm như thế chị ạ.

Hết chỗ này thì lại đến đoạn khác.

Rồi cô đổi đề tài:

- Chắc chị thì không biết rồi, chứ anh thì

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 101


hẳn còn nhớ, quãng đường này ngày xưa

nhà cửa ruộng đồng thưa thớt, nay anh

nhìn kìa, nhà máy mọc lên tua tủa.

Nhìn những bảng hiệu nhà máy với những

cái tên ngoại quốc quen thuộc, chẳng ai

nghĩ rằng mình đang ở Việt Nam! Những

ống khói nhả khói mịt mù hòa với bụi

đường vươn

lên bầu trời

xam xám của

buổi sớm mai.

Người đi

đường ai nấy

cũng đeo khẩu

trang, chẳng

nhìn thấy mặt,

cứ y như ở xứ

Pakistan! Các

em tôi nó gọi

là “trùm

khủng bố”.

Người xưa nói: cười người hôm trước

hôm sau người cười, có sai đâu. Cười

người ta cho lắm vào, bây giờ cả thế giới

thành “trùm khủng bố”, lại còn chế ra đủ

kiểu đủ màu.

Đường có dài đâu mà chiếc xe thì cứ

nhích từng thước một, tiếng còi xe inh ỏi,

mạnh ai nấy bóp còi, điếc cả tai. Vào đến

gần Hà Nội thì trời đã ưng ửng sáng. Phố

phường tấp nập bừng lên sức sống. Tôi

yên lặng đưa mắt qua kính xe, nhìn xuống

dòng sông bên dưới nước lờ lờ chảy. Tôi

không còn sức hỏi chuyện nữa, đầu nhức

inh lên vì tiếng còi xe suốt dọc đường.

Đứa cháu chồng vừa lái xe vừa quay đầu

lại phía sau bảo:

- Lẽ ra, cháu muốn đưa Bà và hai bác vào

Hà Nội xơi phở sớm rồi mới về Sơn.

Nhưng giờ này mà vào thì không tài nào

trở ra được nữa bác ạ, giờ đi làm mà lị.

Mà ở trên Sơn thì các cô chú cùng các bác

đã về đủ từ chiều qua rồi để chờ đón ngày

trọng đại. Cho nên, chúng ta về thẳng

thôi.

Cái ngày trọng đại mà thằng cháu nói đến

là cái ngày hôm nay, là ngày mà sau hơn

30 năm, cả nhà đang chờ xem cái con khỉ

miền Nam

“Bắc kỳ mất

gốc” là tôi,

xem mặt

ngang mũi dọc

nó trông như

thế nào?

Mẹ tôi nghe

xong có chiều

thất vọng,

nhưng tôi tán

thành ngay:

- Phải, ta về

trước cất hành

lý, rồi mấy hôm nữa đàng nào cũng đi Hà

Nội cơ mà, không vội. Ra đến Hà Nội,

con sẽ đưa Mẹ đến ngay đằng nhà bác

Kim.

Nói cho ngay, tôi cũng chẳng có chút hoài

niệm nào về Hà Nội nên có đến trước hay

đến sau mấy ngày thì cũng không khác

biệt gì. Mẹ thì khác, nhưng Mẹ cũng gật

đầu. Đường đi từ Hà Nội đến Sơn Tây tuy

xe cộ đỡ chen chúc hơn, nhưng thỉnh

thoảng lại phải chen lấn với... bò. Xứ tự

do, trâu bò cũng thong thả qua đường

chen với xe cộ một cách vô tư. Chẳng ai

phạt! Hai bên đường cũng đang xây cất,

cũng lại cảnh xe cần trục với hủ lô. Tôi

chán quá dựa lưng vào thành ghế ngủ bù

lại giấc ngủ chập chờn đêm qua trên phi

cơ, trong lúc mọi người kể lể huyên

thuyên chuyện từ đời min nớp xăng cà cộ.

Đến lúc xe ngừng lại trước nhà, tiếng

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 102


người nhà huyên náo túa ra mừng đón, lại

hoa nữa. Tay tôi đầy hoa là hoa, và cái

màn chụp hình trước cửa nhà cũng kéo

dài đến nửa giờ, mà tôi thì chỉ mong vô

nhà cho rồi. Hai bên đường, hàng xóm túa

ra tò mò nhìn, chỉ trỏ.

Gia chủ, vợ chồng chú Lộc, tíu tít sai con

đỡ mấy va li nặng chĩu lên lầu. Căn nhà

ba tầng khang trang, với sân thượng ở trên

cùng dùng làm chỗ phơi quần áo và trồng

hoa lan. Nghe nói nhà vừa được đập ra

xây lại toàn diện hồi năm ngoái, nên còn

thơm mùi mới, kiến trúc không khác gì

nhà ở nước ngoài, với căn bếp thật rộng,

tủ bếp bằng gỗ gụ nâu đen trên nền tường

xám nhạt. Các phòng thiết kế đầy đủ

robinet, nhưng phải cái tội là chỉ mới sau

một năm, robinet nào cũng rỉ nước tong

tỏng cả ngày. Nhà cũng có vòi nước nóng,

nước lạnh để tắm,

nhưng cũng phải mỗi

cái tội là trước khi tắm

thì mới vặn nước nóng

nên phải ngồi chờ

chừng nửa giờ nước

mới đủ nóng để tắm.

Một cái ngộ nữa là

phòng tắm không có

bồn tắm, chỉ tắm bằng

vòi sen, nhưng lại

không có cửa kính quây

lại gì cả, cứ tắm xong

thì tất cả cái sàn nhà tắm

và chung quanh đều ướt

mem. Thật là lạ. Cái gì

họ cũng bắt chước nước

ngoài được, mà chỉ có

chuyện này thì không.

Phòng tắm trên lầu thì

có bồn tắm, nhưng dùng làm chỗ để chậu

đựng quần áo, chổi quét nhà…

Ở đây không ai xài máy sấy quần áo,

nhưng máy giặt thì có. Nhưng trước khi

cho quần áo vào máy giặt thì tôi thấy cô

cháu dâu ngồi vò xà phòng rát cả tay, xả

nước, xong mới cho vào máy, tôi lấy làm

lạ thì cả nhà giải thích rằng đó là cái “máy

sấy”, cho quần áo vào nó vắt khô queo,

đem lên sân thượng phơi một buổi là khô

ngay. Lạ thật, tôi nhìn mãi, đọc cả chữ

trên máy thì rõ ràng là cái máy giặt, nhưng

cả nhà thì cứ gọi nó là cái máy sấy khô,

tôi cũng không cãi làm gì.

Nói chuyện mới biết là căn nhà cũ của

ông bà nội các cháu xưa kia xẻ năm xẻ

bảy ra bán để ăn dần, kể cả chiếc quạt máy

cũ, tài sản cuối cùng còn lại cũng phải bán

đi để có tiền cho các cô chú ăn học. Mấy

năm nay, cậu con trai đầu của vợ chồng

chú Lộc được vào Nam nắm giữ vài

chương trình xây cầu

cống, rồi từ đấy phất lên

đem tiền về mua lại các

phần nhà trước kia đã

bán và xây lại toàn diện

căn nhà với bê tông, cốt

sắt suốt 3 tầng. Sân

đàng sau lát gạch suốt ra

đến chuồng gà ráp ranh

với nhà hàng xóm, chỉ

trừ chỗ dưới các gốc cây

thì không lát gạch mà

trải sỏi trắng thành một

vòng tròn chung quanh

gốc cây. Giữa sân là

một cây hoa ngọc lan,

chú Lộc khoe là cậu con

trai lấy cả chiếc xe vận

tải dài thoòng của công

trình xây cất, thuê thợ

bứng cái cây cổ thụ này lên xe rồi chở từ

Nam ra Bắc trồng sau nhà. Đúng là dân

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 103


chơi! Chưa kể còn thêm chiếc xe Camry

tặng cho bố mẹ để nằm chình ình ngay

trong phòng khách, vì nhà ngay ngoài mặt

đường, lấy đâu ra đất xây garage. Nhưng

mấy hôm nhà có khách, chiếc xe được

tạm thời di tản sang một sân trống cách

nhà không xa, để lấy phòng tiếp khách.

Tôi nghe chuyện, miệng cười nhưng nghĩ

bụng “chỉ một chức kỹ sư cầu cống nhỏ

nhoi, mà sau mấy năm đã như thế này thì

cấp lớn hơn còn đến thế nào?”. Thế mà

làng xóm, công an chẳng ai thắc mắc gì

cả, coi như đấy là chuyện đương nhiên.

Anh nào vào Nam thì khi trở ra cũng được

như thế! Vợ chồng chú Lộc hãnh diện

lắm:

- Trong thời bao cấp, gạo mục trộn khoai,

trước khi thổi thành cơm thì phải ngâm

gạo vào nước cho mọt nổi lên rồi vớt đi,

thì chúng em chưa bao giờ nghĩ có được

như ngày hôm nay.

Các cô em chồng lăng xăng bày biện bếp

núc. Cô Hòa và cô Thuận khoe:

- Chúng em mất cả mấy hôm gói bánh

chưng từ trước để thết Bà và anh chị.

Trên bàn mấy con gà luộc còn cả đầu lẫn

mỏ bên cạnh chồng bánh chưng vuông

vức. Tôi nhìn mà ngao ngán. Tội nghiệp,

dường như người miền Bắc, đãi khách thì

không thể thiếu con gà và giò chả, là

những thứ mà tôi nhìn đã thấy ngán rồi.

Cô Thuận bưng mấy con gà ra sân sau, để

chiếc thớt ngay trên nền gạch rồi ngồi

xuống chiếc ghế con thấp, chặt thịt gà bầy

lên đĩa trông vàng ươm đẹp mắt, rắc thêm

mấy lát lá chanh thái mỏng dính.

Một điểm đặc biệt là trong gia đình tôi ít

tuổi nhất nhưng vai vế lại cao nhất nên

các cô các chú vẫn cứ gọi tôi là “chị”, và

xưng em, cho thấy vấn đề lễ giáo trong

gia đình vẫn còn được coi trọng lắm, làm

tôi thật là ngại. Nhìn cô Cúc, cô em chồng

lớn tuổi nhất, lưng đã còng xuống sau bao

năm ngồi bên chiếc máy may cũ rích,

đang lui cui bày bàn ăn, tôi dành lấy, bảo:

- Chị Cúc để em làm.

thì cô nạt ngay:

- Xưng hô như thế không được, dù chị bao

nhiêu tuổi thì chị vẫn là chị của em và của

hết cả nhà. Chị không được làm, để em.

Cô đẩy tôi ra, tự tay dành lấy, lom khom

đặt đũa bát lên bàn, tôi thật thương, vì

trước đó tôi đã được nhồi sọ từ ở nhà rằng

cô Cúc là con gái lớn nhất nên thiệt thòi

hơn cả, không được học hành nhiều vì

phải đi làm lụng may vá từ lúc còn ít tuổi

để phụ đắp vào chi phí của gia đình cho

cả đám em đi học, sau này lũ em đều tốt

nghiệp ở Liên Sô, Tiệp Khắc cả, trong khi

cô vẫn chỉ cặm cụi ngồi thêu may qua

ngày. Cho nên kỳ này, ngoài quà cáp cho

cô Cúc đồng đều như tất cả các người

khác, tôi kín đáo dành cho cô chiếc vòng

mà trong gia đình tôi chẳng ai chịu đeo

cả, chiếc vòng có lẽ nặng về trị giá nhưng

lại nhẹ về nghệ thuật vì nó quê một cục!

Tôi cũng chẳng biết nó xuất hiện trong gia

đình tôi từ dịp nào? Những miếng cẩm

thạch lâu năm từ lúc còn màu xanh bí bây

giờ lên nước trở thành xanh lè thật bóng,

có đính hột xoàn nhỏ chung quanh, sáng

lấp lánh dưới ánh đèn, tất cả được gắn trên

chiếc khung vòng bằng vàng 24 ca ra nên

trông cứ vàng khè! Thế nhưng khi nhận,

cô cảm động rơi lệ, nói cả đời cô chưa bao

giờ nghĩ đến một gia tài như thế. Tôi

mừng quá, ít nhất có người hài lòng.

Trong suốt mấy ngày tôi ở đấy, cô luôn

đeo chiếc vòng trên tay, vừa vặn và hợp

với tuổi tác của cô, tôi thấy đẹp trên cổ tay

gầy nhưng trắng của cô. Nhưng sao khi

đeo trên tay của tôi thì tôi thấy tôi như

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 104


người tiền sử!

Trong lúc mọi người ăn uống nhộn nhịp,

tôi lẻn ra sân, tẩn mẩn đi ngắm những cây

bonsai tỉa khéo thật đẹp, các cháu nói là

từ đời ông nội để lại. Khi còn sống, năm

nào ông cũng được thành phố trao tặng

giải nghệ nhân. Nắng chan hòa trên mảnh

vườn thoang thoảng mùi hoa bưởi trắng

muốt, thèm quá, tôi nhón gót bứt một quả,

vào nhà tìm con dao gọt và ăn trừ cơm.

Bưởi ngọt và khô chứ không thật nhiều

nước như bưởi của Tây. Trong mấy hôm

tôi ở đấy, cây bưởi nào cũng bị tôi vặt trụi

những quả vừa chín tới. Lúc đầu mọi

người tưởng tôi làm khách không ăn cơm,

nhưng sau biết thế rồi chẳng ai thắc mắc

nữa. Vườn sau có mấy cây cà pháo cao

gần một thước, sai quả và hoa màu tim

tím dịu mắt. Tôi vặt một rổ con con vào

nhờ một cô em chồng muối sổi để chấm

mắm tôm, ăn với cơm trắng vừa thổi chín,

ngon tuyệt. Ai cũng lấy làm lạ. Gà vịt

không ăn, lại ăn cà pháo chấm mắm tôm!

Mùa này cây gấc cũng đơm hoa và đã lưa

thưa vài quả tròn nho nhỏ chỉ nhỉnh hơn

nắm tay một tí. Lần đầu nhìn thấy quả

gấc. Tôi định hái vào nhờ các cô thổi xôi,

nhưng đứa cháu nói quả còn non, chưa có

màu vàng cam của gấc.

Nói thiệt, nói chuyện ăn uống với tôi thì

chán lắm, vì tôi lười ăn mà. Nhưng tôi chỉ

mong đến hôm lên Hà Nội để đến tận nơi

ăn bánh tôm bờ hồ. Cũng chẳng phải tôi

thích gì món này, nhưng lần nào ở nhà mà

tôi đổ bánh tôm thì cũng bị nghe trì triết:

- Bánh tôm thì phải như bánh của ông X

hay bà Z gì đó ở bờ hồ ngoài Hà Nội thì

mới là đúng điệu!

Mà cái lúc mà cái người trì triết tôi ngồi

ăn bánh tôm ngoài bờ hồ Hà Nội thì tôi đã

có mặt trên cõi đời này đâu, để mà biết cái

ông X hay bà Z đó là ai, cái bờ hồ Hà Nội

nó như thế nào? Sau bao lần nước mắt

giọt ngắn giọt dài vì uất ức cãi cọ, cuối

cùng có chị bạn dạy tôi có 4 chữ thôi,

nhưng tôi áp dụng và thấy thật là hiệu quả,

đó là: “chỉ có thế thôi”. Point final!

Giờ đây, tôi đã được đặt chân lên đất ngàn

năm văn hiến, tôi chỉ ao ước được nhìn

tận mắt, ăn tận nơi, xem cái gọi là “đúng

điệu” ấy nó ngon đến cỡ nào để mà bắt

chước. Tôi có một cái tài là thứ gì chỉ ăn

một lần là tôi bắt chước nấu được ngay,

lại còn ngon hơn bản chính. Tôi cũng đi

ra tận bờ hồ, nhìn trai thanh gái lịch, và cả

nhà gọi mỗi người một đĩa bánh tôm, rồi

háo hức chờ đợi dưới tàng cây liễu rũ lơ

thơ trên mặt hồ gợn sóng. Một lúc sau,

người bán hàng đưa cho mỗi người chúng

tôi một đĩa bánh trên đó có 3... cục bột

chiên, trên mỗi cục bột là một con tôm

chiên nhỏ xíu, còn nguyên vỏ và cái đầu.

Tôi chưng hửng, thắc mắc hỏi người bán

hàng:

- Ông ơi! Tôi gọi bánh tôm Hà Nội đấy.

Ông ta trả lời nhát gừng:

- Thì chả bánh tôm Hà Nội thì là gì nữa?

Tôi lắc đầu:

- Bánh tôm thì phải có khoai lang thái sợi

thật nhuyễn, thật mỏng chiên lẫn với bột

và tôm chứ? Sao lại chỉ có bột thôi thế

này?

Ông ta bật cười:

- Cái bà này chắc ở đâu đến hẳn? Trong

thời bao cấp, dân chúng ăn khoai đã sợ

lắm rồi, bây giờ cho họ ăn khoai nữa thì

tôi dẹp tiệm!

Chưa kể đến cái màn nước mắm nữa.

Chấm vào chỉ có vị chua và mặn, cứng

ngắc, không thể nào so sánh với nước

chấm miền Nam, ngọt và dịu hơn nhiều,

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 105


với màu đỏ thắm của ớt tươi giã nát trộn

vào, thêm vài tép chanh hãy còn bọng

nước nổi lềnh bềnh trên mặt. Ở nhà, tôi

vẫn hay cãi nhau với Mẹ, là nước mắm

pha kiểu miền Bắc ăn bao giờ cũng

“cứng” hơn kiểu miền Nam. Mẹ dĩ nhiên

là không đồng ý, vì bất cứ thứ gì mà

không phải là cái món Bắc kỳ… cục của

Mẹ thì Mẹ gọi là “của khỉ” hết. Thế cho

nên, cuộc đời Mẹ đã bị thiệt thòi nhiều,

cái gì lạ cũng nhất định

không chịu thử, có dí vào

bát thì cũng dãy nảy lên

“úi giời, Mẹ không ăn cái

của khỉ ấy”.

Sau cái bữa bánh tôm

hôm ấy, tôi đắc thắng tìm

cách trả thù cho bõ ghét,

về đến Canada, tôi cũng

lấy bột ra chiên... 3 cục

bột, nhưng hào phóng để

tới 3 con tôm còn vỏ trên

mỗi cục. Nước mắm thì

tôi cho chút dấm, chút

nước mắm hòa với chút

nước, dĩ nhiên là tôi đã lén để riêng cái

chén nước mắm của tôi ra. Khi dọn ra bàn,

tôi nói:

- Bánh tôm thì phải như bánh ở bờ hồ

ngoài Hà Nội thì mới là đúng điệu!

Thì ra, cái “bệnh kỷ niệm” hay cái “bệnh

hoài niệm quá khứ” nó làm cho con người

dễ phê phán sai lệch lắm. Cứ tiếc nhớ cái

thời một xu không dính túi, chắc cả bao

nhiêu tháng mới được xơi đĩa bánh tôm

bên bờ hồ, thì làm gì mà chả thấy ngon

tuyệt vời? Thưở còn đi học, khi được một

ly đậu đỏ bánh lọt tôi cũng thấy mê tơi,

mấy chục năm sau về ăn lại thì thấy chán

ơi là chán, còn thua xa ly đậu đỏ bánh lọt

tôi làm bên này cho các con ăn.

Cũng như khi tôi đọc sách tả đất ngàn

năm văn vật thì thấy sao nó thơ mộng thế,

đẹp đẽ thế. Về đến nơi thì cũng thấy sách

vở chưa hẳn là chân lý. Tháp Rùa vẫn

nằm đó trơ gan cùng tuế nguyệt, có lẽ xưa

kia cũng nên thơ lắm, bây giờ thì nhìn từ

bờ bên này sang thì bờ bên kia thấy toàn

là nhà cửa, cao ốc chen lẫn nhau, cái cao

cái thấp, trông cái tháp lọt tỏm vào giữa

những kiến trúc mới chen lẫn cũ đàng sau.

Xưa kia “thướt tha bên hồ liễu thưa” thơ

mộng dường nào, bây giờ cũng vẫn còn

cây liễu đong đưa trong gió nhưng tôi

không nhìn thấy được màu xanh mơn

mởn của màu liễu xanh, mà chỉ thấy cành

và lá cùng một màu nâu, màu của bụi.

Nhưng tôi lại thích nhìn hồ Gươm vào

buổi tối. Mùa này gần Tết, hồ Gươm

giăng mắc ánh đèn, buổi tối ra đường

người đi chen chân không lọt. Khách sạn

chúng tôi ở không xa mặt hồ là bao, mà

phải nhích từng bước mất gần 45 phút

mới ra đến bờ hồ, dừng lại ăn một ly kem,

nhìn ông đi qua bà đi lại. Ban đêm, không

nhìn thấy màu nâu bẩn của lá, tôi thấy cây

liễu ven bờ đẹp hơn nhiều dưới ánh đèn

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 106


mờ ảo.

Tôi thắc mắc hỏi một người địa phương

thì được giải thích rằng từ sau ngày thống

nhất, thành phố được tu bổ và xây cất

triền miên, cho nên đi đâu cũng toàn bụi.

Dù trời có mưa thì một trận mưa cũng

không ăn thua gì, phải sau mấy trận mưa

mới gột sạch được bụi bậm bám trên cây

và mới thấy được màu xanh của lá, dù chỉ

là màu xanh nhàn nhạt vì lá bị bụi che,

không hấp thụ được trọn vẹn ánh nắng

mặt trời. Nhưng người ở đấy thì họ quen

nhìn như thế rồi, chưa ai thắc mắc là tại

sao lá không có màu xanh. Thành phố

thưa thớt cây cối, vì cửa hàng xây

san sát mặt đường, chắc là họ phải

chặt bớt cây. Chỉ cần bên lề

đường có một chút khoảng trống

thôi, thì cũng đã đủ chỗ cho một

gánh hàng nho nhỏ với vài chiếc

ghế thấp chung quanh. Cho nên

cây cối đã trở thành một thứ xa xí

phẩm. Chặt được cây nào thì lại

được thêm một chỗ. Ngay cả cái

công trình kiến trúc được người

ngoài ấy tôn thờ là “cái năng của

Bác” mà chung quanh cũng cứ

trống trơn, chẳng thấy cây cối gì ngoài

mấy cái cây cảnh trồng trong chậu, kiến

trúc thì vuông chằn chặn thành một khối

hình chữ nhật, trông thật là trơ trẽn làm

sao, một quan niệm mỹ thuật mà tôi

không tài nào hiểu được.

Tôi được xe xích lô chở đi

ngang qua đấy. Bác phu xe

hỏi:

- Nếu cô vào thăm “năng”,

thì tôi ở ngoài này đợi. Bao

nâu cũng được.

Tôi lắc đầu, bảo bác phu xe

cứ đi thẳng đi. Lúc còn

sống, Bác cũng đâu có đẹp

trai gì, tôi còn chả thiết

nhìn, vào nhìn cái xác chết

làm gì. Tôi mà vào thì chưa

chắc gì đã ra được vì cái tật

hay phát biểu “ninh tinh”

của tôi, chắc thế nào cũng bị công an

“úm” thôi, bác sẽ mất toi tiền công chở tôi

từ sáng đến giờ.

Hà Nội có những ngôi chùa cổ thật đẹp,

nơi đâu cũng đang được trùng tu, ngộ một

cái là các ngôi tượng được sơn lại đỏ chót,

trông thiếu tự nhiên. Các chỗ thiếp vàng

thì dùng màu vàng thật chói, lộng lẫy một

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 107


cách giả tạo. Cầu Thê Húc cũng được tân

trang, sơn màu đỏ chói, nước sơn bóng

lưỡng dưới ánh mặt trời, nhìn từ xa cũng

đã thấy bóng!

Tôi cũng đi qua ba mươi sáu phố phường,

nơi đâu cũng đập phá và xây cất. Cứ đi

một con phố thì đến bao nhiêu căn nhà

đang đập đập, phá phá, bên cạnh đó thì

căn khác đang được trét tường, xây cửa.

Rác thì cứ đổ ngập ra hè phố, không để

trong thùng, một điều thật dễ làm nhưng

lại không thực hiện được ở đây, vì anh

nào thò cái thùng rác ra thì sáng hôm sau

đã biến mất. Nơi đâu cũng đang kiến thiết

và xây dựng. Mạnh ai nấy làm, cứ hễ nhà

nào có tiền thì đập chỗ này làm lại chỗ

kia, không có một phương án nào cho

đồng nhất. Hà Nội như một bức tranh

chấm phá đủ kiểu, những cao ốc kiến trúc

hiện đại cũng thật nhiều, bên cạnh thì

cũng không ít những căn nhà dột nát chắc

từ cả thế kỷ nay không được tu bổ.

Một người bác của tôi ở Hà Nội phân tích:

- Hà Nội phải kiến thiết cho bắt kịp miền

Nam, mà lại phải bắt đầu từ con số không,

vì đã bị tàn phá nhiều trong chiến tranh,

cho nên muốn bắt kịp đà tiến triển của

miền Nam, chính phủ phải kiến thiết miền

Bắc theo đà nhanh gấp mấy lần trong

Nam. Đấy là lý do của những thay đổi

theo tốc độ hỏa tiễn của Hà Nội. Những

người ở hải ngoại họ về năm này, vài năm

sau về lại thì chính họ đã thấy đổi khác

rồi. Chính vì thế mà đâu đâu đi đến cũng

thấy đào bới, xây cất, bụi cứ mịt mù bay

bám lên những cành, những lá cây hiếm

hoi còn sót lại.

Tôi ước mơ một ngày mưa xứ Bắc, mưa

thật to cho đến mát cả tâm hồn, cho tôi

được nhìn tận mắt màu lá quê hương,

xanh tươi và hy vọng. Nhưng cho đến

ngày tôi bước chân trở lên phi cơ để vào

Huế, màu lá quê tôi vẫn chỉ là một màu

nâu thăm thẳm, buồn thảm như thân phận

quê hương.

Hải Phong

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 108


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Hải Phong 109


______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu - Đặng Vũ Vương (Anh ngữ) 110


N

gày ra đi cha ẵm trên tay

Con mới khôn ba tháng một

ngày

Con không biết nhà tan, nước mất

Không biết mình sao lạc phương

Tây.

Tên con, cha phải đặt thêm tên

Cho người dễ gọi, người nghe quen

Nhưng con nhớ: người, người ta

trọng

Là người không chối bỏ tổ tiên.

Con lớn lên quê người ấm no

Đất yên vui tươi thắm bốn mùa

Con đâu biết quê mình gấm vóc

Chỉ nghèo hèn từ độ can qua.

Con hãy là gương sáng cần cù

Hãy là khiêm nhượng, hãy là nhu

Nhưng con phải giữ niềm kiêu hãnh

Làm người thua thiệt có suy tư.

Con sống đời bình đẳng, tự do

Tâm trí con không ngại, không ngờ

Con đâu biết tự do, bình đẳng

Ở xứ mình như nắng chiều mưa.

Nơi chốn ganh đua để sống còn

Trường đời con hãy nhớ luôn luôn:

Thù con chưa chắc thù của bạn

Bạn bạn con chưa hẳn bạn con.

Con có quyền mong, có quyền chờ

Có quyền rất thực, có quyền thơ

Con đâu biết những gì con hưởng

Là những gì đất nước đang mơ.

Nếu con thấy đêm đen mịt mùng

Con đừng ngồi đó để mong trăng

Đừng ngồi đó chờ ai nhóm lửa

Tự đốt, con ơi, ngọn nến hồng.

Trang Châu

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu - Đặng Vũ Vương (Anh ngữ) 111


O

n the departing day I carried

you in my arms

You were a suckling of 3 months

plus one day

Unaware of shattered home and lost

country

And of why we ended up settling in

the West.

You grow up in warm comfort in a

foreign country

In a peaceful land with four

gleaming seasons

Do you know that our magnificent

ancestral country

Became poor and weak only since

that catastrophe.

You are living a life of liberty and

equality

Your mind totally free of fears and

doubts

Do you know that in our ancestral

country

These entities are like the sun in a

rainy dusk

You have the right to hope, the

right to expect

The right of full truth, the right of

lyric poesy

Do you know these rights that you

take for granted

Are the stuff that your old country

is dreaming of

To your name I had to add a new

surname

To make it less foreign and easier

to call you

Remember the persons that people

do respect

are the ones who don't disavow

their ancestries

Make yourself into a paragon of

diligence

Remaining modest and staying

humble

But you must maintain the pride of

being a person

who in losses and defeats keeps

himself thinking

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu - Đặng Vũ Vương (Anh ngữ) 112


The places where daily you struggle for survival

are schools of life where always you ought to remember

Your enemies are not necessarily your friends 's enemies

And the friends of your friends are not exactly yours

If you notice the night plunged in total darkness

Don't sit there wishing for the moon in the sky

Don't sit there waiting for someone to start a fire

My child, with your own hands do light up a candle

Translated by Đặng Vũ Vương

from Trang Châu’s poem

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Trang Châu - Đặng Vũ Vương (Anh ngữ) 113


Mọi chi tiết xin liên lạc

Trang Châu

lvtrangchau@yahoo.ca

Thực hiện & Trang trí

Dziïn Höìng Designs

dzienhongdesigns@hotmail.com

______________________________________________________________________

Văn Đàn Lá Phong Liên lạc 114

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!