11.04.2013 Views

2. TỔNG QUAN

2. TỔNG QUAN

2. TỔNG QUAN

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong> <strong>TỔNG</strong> <strong>QUAN</strong><br />

<strong>2.</strong>1. MÔ TẢ THỰC VẬT<br />

<strong>2.</strong>1.1. Giới thiệu về cây móc mèo núi [1-3]<br />

Hình 1: Hoa, quả và hạt của cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem., họ Vang (Caesalpiniaceae)<br />

còn có tên gọi khác như cây vuốt hùm, cây điệp mắt mèo, bonduc nut, cniquier,<br />

pois-quenique, yeux de chat, Caesalpinia bonduc.<br />

Cây nhỡ leo, có khi mọc rất dài, cành khoẻ mọc vươn dài, hình trụ, có nhiều<br />

gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, mọc so le, có lá kèm, cuống chung<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -2- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Cụm hoa mọc ở ngoài kẻ lá thành chùm dài 12-20 cm, có lông mềm, có gai;<br />

lá bắc hình dùi dài 1cm; đài có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng, 4 cánh hình trái xoan<br />

ngược, còn cánh kia gập lại ở giữa, nhị 10, nhụy ngắn có lông; bầu có cuống, có 2<br />

noãn.<br />

Quả gần hình cầu, hơi dẹt, dài 7- 8 cm, rộng 4 cm, lồi ở hai mặt, có nhiều gai<br />

nhọn; đựng 1-2 hạt, rất rắn, to 2 cm, màu xanh mắt mèo có đốm sậm.<br />

Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-3.<br />

Mùa hoa quả: mùa thu.<br />

[1,2]<br />

<strong>2.</strong>1.<strong>2.</strong> Phân bố<br />

Móc mèo núi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á,<br />

bao gồm Ấn Độ, Mianma, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam<br />

Trung Quốc và đảo Hải Nam.<br />

Ở Việt Nam cây móc mèo núi mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi, phân bố<br />

rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng. Khi mọc<br />

hoang ở bãi biển, các hạt bị sóng mài trở thành nhẵn bóng giống như viên ngọc màu<br />

trắng xám như sừng. Những tỉnh có nhiều móc mèo núi là Quảng Ninh, Lạng Sơn,<br />

Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà<br />

Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Kiên Giang và Côn Đảo.<br />

Móc mèo núi là cây mọc dựa, thân và cành vươn dài, đặc biệt ưa sáng, cây<br />

nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thành bụi lớn lấn át những cây khác ở ven rừng thứ<br />

sinh, ven đồi, bờ nương rẫy hay ở những lùm bụi quanh làng bản (vùng đồng bằng,<br />

trung du). Móc mèo núi mọc chồi và lá non tập trung nhiều trong mùa xuân hè; mùa<br />

thu có hoa quả; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, tỷ lệ đậu quả trên một cụm hoa<br />

thường chỉ đạt 5-20% . Quả già khó rụng, gặp thời tiết khô hanh, nứt dọc cho hạt<br />

phát tán ra xung quanh. Hạt nảy mầm vào vụ xuân - hè năm sau. Cây có khả năng<br />

tái sinh khoẻ sau khi bị chặt.<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -3- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Móc mèo núi là cây mọc nhanh, có nhiều gai nên thường được trồng làm bờ<br />

rào nương rẫy, hoặc làm ranh giới phân lô trên đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong> NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>1. Tính vị, công năng [1]<br />

Móc mèo núi có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, chỉ thống,<br />

thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong><strong>2.</strong> Tác dụng dược lý [1] :<br />

Dạng cao chiết từ lá móc mèo núi có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử<br />

cung chuột cống trắng có chửa. Tác dụng này có thể so sánh với tác dụng của<br />

acetylcholine.<br />

Cao chiết nước và cao chiết etanol 50% từ hạt móc mèo núi được thử<br />

nghiệm trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây tiểu đường bởi<br />

streptozotocin cho thấy có tác dụng hạ đường huyết, chống đường huyết tăng cao,<br />

hạ lipid máu. Trên chuột bình thường, cả 2 dạng cao trên với liều 100 mg/kg đều<br />

thể hiện tác dụng hạ đường huyết rõ rệt sau khi dùng thuốc 4 giờ.<br />

Dạng cao chiết nước có tác dụng hạ đường huyết kéo dài hơn so với dạng<br />

cao chiết cồn. Trên chuột cống gây tiểu đường, cả 2 dạng cao đều thể hiện tác dụng<br />

chống đường huyết tăng cao vào ngày thứ 5 sau khi dùng thuốc. Dạng cao chiết<br />

nước thí nghiệm trên chuột gây tiểu đường còn có tác dụng chống cholesterol và<br />

triglycerid tăng cao.<br />

Thành phần đắng của hạt móc mèo núi có tác dụng kháng khuẩn, thí nghiệm<br />

trên thỏ có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và diệt giun. Thành phần đắng với dạng chiết<br />

cồn từ hạt móc mèo núi thí nghiệm trên chó có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, đối với<br />

tim ếch cô lập lại có tác dụng ức chế sức co bóp.<br />

[1,2], [5]<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>3. Công dụng<br />

Bộ phận dùng: hạt, lá, rễ.<br />

• Hạt móc mèo núi được dùng làm thuốc chữa sốt và thuốc bổ với liều 0,5-1,0<br />

g/lần; ngày uống 2-3 lần. Ngoài ra, còn dùng chữa lỵ, ho và tẩy giun, thường dùng<br />

phối hợp với hồ tiêu với lượng bằng nhau.<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -4- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Ở Vân Nam (Trung Quốc), hạt móc mèo núi có tác dụng bổ thận, dùng trị<br />

thận hư và vi hàn. Tại Philipin, hạt được dùng để chữa bệnh dạ dày và làm thuốc tẩy<br />

nhẹ, dùng dưới dạng bột, ngoài ra còn có tác dụng chữa sốt.<br />

Người dân Madras còn dùng hạt móc mèo núi chế thành cao xoa, bôi ngoài,<br />

chữa tràn dịch tinh mạc (hydrocele) và viêm tinh hoàn. Dầu chiết từ hạt có khả năng<br />

điều trị co giật, bại liệt.<br />

• Ở Thái Lan, lá móc mèo núi là thuốc gây trung tiện, chữa bệnh đầy hơi, tiểu<br />

tiện khó khăn. Người dân Indonesia còn dùng lá để tẩy giun sán và trị ho.Ở Papua<br />

New Guinea, nước sắc lá có khả năng chữa viêm xoang, chống trầm cảm và chữa<br />

rối loạn tâm thần. Ở Ấn Độ, lá và vỏ cây được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt<br />

và hạ sốt.<br />

• Tại đảo La Reunion và Madagasca, rễ được dùng để hạ sốt, trị giun và chữa<br />

bệnh lậu.<br />

Viên Bonducin đã được bác sỹ Isnard, người Pháp, dùng chữa sốt rét với liều<br />

0,1-0,2 g/ngày.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>4. Những nghiên cứu mới về bài thuốc chữa bệnh bằng cây móc mèo núi<br />

[10-14]<br />

• Bệnh tiểu đường<br />

Caesalpinia bonducella Flem. là những cây bụi rộng mọc xung quanh vùng<br />

bờ biển Ấn Độ. Những người dân Ấn Độ đã thúc đẩy nghiên cứu chi tiết về họat<br />

tính giảm đường huyết của hạt cây này trên bệnh đái tháo đường cả type 1 và type 2<br />

ở chuột. Với liều 300 mg/kg, những ảnh hưởng hạ thấp đường máu đã được thấy<br />

trên mô hình type 2, đó là họat tính gây kích thích tiết ra insulin từ phần cô lập dịch<br />

nước và etanol của nhân hạt Caesalpinia bonducella.<br />

• Bệnh sốt và giảm đau<br />

Dịch trích từ eter dầu hỏa và etanol của hạt móc mèo núi được khẳng định là<br />

chứa flavonoid, terpenoid, đường tự do và glycoside. Chúng có tác dụng làm hạ sốt<br />

và giảm đau khi thí nghiêm trên chuột bạch trưởng thành lớn và nhỏ cùng giới tính<br />

với liều 30, 100 và 300 mg/kg (bằng đường miệng).<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -5- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

• Các loại bệnh khác<br />

Người của bộ lạc Kolli Hills, Tamil Nadu, Ấn Độ, sử dụng lá của<br />

Caesalpinia bonducella và vỏ của thân Bauhinia racemosa kết hợp với một vài thảo<br />

mộc khác để điều trị u, bướu, rối loạn gan, chứng sưng viêm và một vài bệnh khác.<br />

Chính họ đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu về những liều dùng phù hợp khi sử dụng<br />

2 loài trên để chữa các bệnh.<br />

Phần trích bằng metanol của lá Caesalpinia bonducella (MECB) và vỏ thân<br />

Bauhinia racemosa (MEBR) được thử nghiệm trên chuột bạch. MECB và MEBR<br />

được cho vào trong bụng của chuột bạch Thụy Sĩ 2 tuần 1 lần cho đến 13 tuần. Kết<br />

quả cho thấy những nhóm điều trị bằng MECB và MEBR với liều 100 và 200<br />

mg/kg không có những biến đổi đáng kể trong máu và sinh hóa. Khi sử dụng<br />

MECB và MEBR với liều 400 mg/kg sẽ làm tăng cao enzym huyết thanh và làm<br />

thay đổi các thông số về máu. Do đó khi dùng với liều 100 và 200 mg/kg sẽ không<br />

có ảnh hưởng độc hại đến chuột nhưng sẽ có hại nếu dùng với liều 400 mg/kg.<br />

[1,2], [6-9], [13-16], [29,30]<br />

<strong>2.</strong>3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br />

<strong>2.</strong>3.1. Thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi<br />

− Hạt móc mèo núi có dầu béo 23,920%; nhựa đắng 1,888%; đường 5,452%;<br />

muối vô cơ 4,521% chất đạm (albumin) hoà tan 3,412%; chất đạm không hoà tan<br />

18,200%; tinh bột 37,795%; 50% độ ẩm [1] .<br />

− Các acid béo: acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, lignoceric,<br />

octadeca-4-enoic và octadeca-2,4-dienoic [7] .<br />

− Các amino acid [18] : arginin, cystin, histidine, leucine, isoleucin, lysin,<br />

methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan, valin, aspartic [7] và citrullin [7] .<br />

− Các triterpen [9],[15] : α-amyrin, β-amyrin, lupeol, lupeol acetat, friedelin [20] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -6- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

HO<br />

-Amyrin<br />

AcO<br />

Lupeol acetat<br />

HO<br />

-Amyrin<br />

− Sterol: β-sitosterol [7] , stigmasterol [20]<br />

− Homoisoflavone: Bonducellin [7] .<br />

O<br />

Friedelin<br />

HO<br />

Lupeol<br />

− Nhựa là thành phần hoạt chất đắng dưới dạng bột vô định hình, trắng, đắng,<br />

tan trong các dung môi thông thường nhưng ít tan trong eter dầu hỏa. Có tác giả gọi<br />

nhựa này là bonducin và cho rằng đây là hoạt chất của hạt [2], [16] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -7- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

− Các furanoditerpen: α-, β-, δ-, ε-caesalpin [2] ; caesalpin F [7] , 14(17)-<br />

dehydrocaesalpin F [19] ; caesalpinin C, I, K, P [19] ; caesalmin B, D, E [19] ; bonducellpin<br />

E-G [19] ; 2-acetoxycaesaldekarin E [19] ; caesalpinolide C-E [20] ; 6-β-acetoxy-17-<br />

methylvoucapane-8(14),9(11)-diene [20] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -8- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong>3.<strong>2.</strong> Thành phần hóa học rễ cây móc mèo núi<br />

Rễ chứa các furanoditerpen là caesalpinin, α-caesalpin, caesalpin F,<br />

caesalpin G, caesalpin H [6] , bonducellpin A-D [20] , caesaldekarin C, caesaldekarin F,<br />

caesaldekarin G [8] , caesaldekarin A, caesaldekarin H, caesaldekarin C,<br />

caesaldekarin I, caesaldekarin J, caesaldekarin K, caesaldekarin L và caesalpinin<br />

B [25] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -9- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

OH OAc<br />

O<br />

Caesaldekarin A<br />

O<br />

OH<br />

H3CO2C Caesaldekarin C<br />

<strong>2.</strong>3.3. Thành phần hóa học lá cây móc mèo núi<br />

H<br />

H<br />

O<br />

OH<br />

HOOC<br />

Demetylcaesaldekarin C<br />

Lá chứa brazilin, bonducin và caesalpin F [13] .<br />

H<br />

H<br />

H<br />

O<br />

H<br />

OH<br />

H3CO2C Caesaldekarin F<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -10- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong>3.4. Thành phần hóa học quả móc mèo núi<br />

Quả chứa D-(+)-Pinitol, D-(+)-Ononitol [1]<br />

HO<br />

HO<br />

OH<br />

OH<br />

OH<br />

D- (+) - Pinitol<br />

OH<br />

HO OH<br />

HO OH<br />

OMe<br />

D-(+)-Ononitol<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -11- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!