26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />

--------***--------<br />

PHẠM THỊ LINH NHÂM<br />

TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ<br />

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />

PHẠM THỊ LINH NHÂM<br />

DS31B<br />

TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ<br />

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM<br />

Chuyên ngành: Luật hôn nhân và gia đình<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan<br />

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC<br />

Mục lục trang<br />

<strong>LỜI</strong> MỞ ĐẦU 1<br />

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA<br />

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH<br />

1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3<br />

1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3<br />

1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4<br />

1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8<br />

1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9<br />

1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10<br />

1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước<br />

ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975)<br />

1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta<br />

từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay<br />

1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16<br />

1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16<br />

1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19<br />

1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21<br />

1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22<br />

Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC<br />

TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br />

2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25<br />

2.1.1 Hôn ước trong tư pháp quốc tế 25<br />

2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27<br />

2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt<br />

Nam hiện đại<br />

2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28<br />

2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư<br />

kinh doanh riêng.<br />

2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33<br />

12<br />

14<br />

28<br />

31


2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34<br />

2.2.5 Dư luận xã hội 35<br />

2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35<br />

2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36<br />

2.3.1 Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án<br />

nước ngoài<br />

2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay<br />

đổi về căn cứ xác lập tài sản<br />

2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47<br />

2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà<br />

vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước<br />

2.4.2 Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng 50<br />

<strong>LỜI</strong> <strong>KẾT</strong> 55<br />

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

Phụ lục 1<br />

Phụ lục 2<br />

36<br />

39<br />

47


1<br />

<strong>LỜI</strong> MỞ ĐẦU<br />

Khi chưa bước vào hôn nhân, hai người nam nữ là những người có tài sản<br />

riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn<br />

nhân, điều đó đã khác. Tất cả các vấn đề về tài sản của họ được điều chỉnh bởi<br />

một qui chế pháp lí có tên là “chế độ tài sản vợ chồng”. Theo một logic đơn<br />

thuần: khi chưa bước vào hôn nhân, từng cá nhân được tự do định đoạt tài sản của<br />

mình thì trong hôn nhân hai cá nhân đó cũng được thỏa thuận định đoạt chế độ tài<br />

sản vợ chồng. Có lẽ vì thế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới cho phép những<br />

người sắp kết hôn tự thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng bằng một văn bản có<br />

tên là “hôn ước”. Việt Nam thì không như vậy: chế độ tài sản vợ chồng chỉ do<br />

pháp luật qui định.<br />

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ tài sản vợ chồng của<br />

Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể, từ chỗ không chấp nhận bất cứ thỏa<br />

thuận nào của vợ chồng về việc xác lập tài sản (như qui định trong Luật hôn nhân<br />

và gia đình năm 1959) đến chỗ cho phép vợ chồng được thỏa thuận về việc chia<br />

tài sản chung trong thời kì hôn nhân thậm chí thỏa thuận cả về hậu quả của việc<br />

chia tài sản này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định 70/2001/NĐ-<br />

CP). Sự thay đổi đó phải chăng đã khiến cho các qui định pháp luật tiến gần hơn<br />

tới chỗ chấp nhận hôn ước? Vì thế nghiên cứu về hôn ước là điều cần thiết để giải<br />

đáp câu hỏi này. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu<br />

tố nước ngoài ngày một nhiều, điều đó khiến chúng ta không thể thờ ơ trước vấn<br />

đề hôn ước bởi hôn ước được pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi<br />

nhận. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp<br />

dụng hôn ước ở Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp.<br />

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được<br />

nội hàm, đặc điểm của hôn ước và nêu ra xu hướng áp dụng hôn ước của xã hội<br />

Việt Nam hiện đại, người viết cũng mong muốn đề nghị một lộ trình phù hợp cho<br />

việc áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam.


2<br />

Ở nước ta, từ sau khi thống nhất (1975), hôn ước ít khi trở thành đối tượng<br />

chính của các công trình nghiên cứu khoa học. Dù khi đề cập đến chế độ tài sản<br />

vợ chồng hầu như các nghiên cứu khoa học đều có nói đến hôn ước; song theo<br />

người viết tìm hiểu thì hôn ước chỉ được coi là đối tượng nghiên cứu chính trong<br />

hai bài báo “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân<br />

và gia đình Việt Nam” của ThS Nguyễn Hồng Hải và “Chế độ tài sản theo thỏa<br />

thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của<br />

ThS Bùi Minh Hồng. Tuy nhiên với phạm vi của một bài báo khoa học, hai bài<br />

nghiên cứu này chưa thể đề cập một cách tổng quan và đầy đủ về hôn ước cũng<br />

như khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.<br />

mới sau đây:<br />

Vì vậy, khóa luận này, với đề tài đã chọn sẽ cố gắng đưa ra những điểm<br />

� nghiên cứu khái quát về hôn ước bao gồm lược sử, nội hàm và đặc điểm<br />

của hôn ước;<br />

� nghiên cứu và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử;<br />

� tìm hiểu về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và pháp<br />

luật khác nhau;<br />

� nghiên cứu về sự phù hợp của hôn ước với xu hướng phát triển của xã hội<br />

Việt Nam;<br />

� nghiên cứu một giải pháp phù hợp cho việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam.<br />

Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng kết hợp phương pháp<br />

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp<br />

phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập<br />

thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.<br />

Về bố cục, khóa luận kết cấu thành hai chương như sau:<br />

Chương 1: Khái quát chung về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản<br />

ước định.<br />

Chương 2: Khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.


3<br />

Chương 1<br />

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA<br />

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH<br />

1.1. HÔN ƯỚC VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN<br />

1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng<br />

1.1.1.1. Chế độ tài sản vợ chồng<br />

Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân mà các vấn đề về quyền sở<br />

hữu đối với tài sản của vợ chồng không thể chỉ điều chỉnh bằng các qui định<br />

chung về sở hữu tài sản thông thường. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù chế<br />

độ xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, điều kiện về phong<br />

tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau, tất cả các quốc gia đó dù đã qui<br />

định về quyền sở hữu tài sản thông thường nhưng ít hay nhiều cũng đều có qui<br />

định riêng về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng.<br />

“Tổng hợp các qui định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và<br />

nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân<br />

chia tài sản vợ chồng là chế độ tài sản của vợ chồng” 1 . Nói đến chế độ tài sản<br />

vợ chồng là nói đến vấn đề sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản<br />

của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân (từ khi kết hôn cho đến khi hôn<br />

nhân chấm dứt) và cũng do đó chế độ tài sản vợ chồng không bao gồm các vấn<br />

đề thừa kế tài sản giữa vợ và chồng, vấn đề cấp dưỡng của vợ chồng.<br />

1.1.1.2. Chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định<br />

Về hình thức pháp lí, chế độ tài sản vợ chồng có thể được xác định theo<br />

căn cứ pháp luật (chế độ tài sản pháp định) hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng<br />

(chế độ tài sản ước định).<br />

Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu về<br />

căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng<br />

đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ<br />

chồng. Chế độ tài sản pháp định được pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế<br />

giới dự liệu.<br />

1 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp,<br />

2008, tr 8.


4<br />

Khác với chế độ tài sản pháp định, chế độ tài sản ước định là chế độ tài<br />

sản mà trong đó căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa<br />

vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài<br />

sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận.<br />

1.1.1.3. Hôn ước<br />

Khi áp dụng chế độ tài sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận<br />

về chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó<br />

là hôn ước.<br />

Hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể<br />

thức nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ<br />

chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời<br />

kì hôn nhân.<br />

1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước<br />

Theo quan điểm thịnh hành của các luật gia Việt Nam, hôn ước ra đời do<br />

quan điểm của các nhà lập pháp phương Tây, theo họ hôn nhân thực chất chỉ là<br />

một loại hợp đồng dân sự chỉ khác ở sự trang trọng khi thiết lập và trong việc<br />

chấm dứt; bên cạnh đó, các nhà làm luật của phương Tây cũng đề cao quyền tự<br />

do cá nhân, quyền định đoạt tài sản của vợ chồng 2 . Tuy nhiên nếu tóm lược sự ra<br />

đời của hôn ước như vậy sẽ không phản ánh được hết nguyên nhân khách quan<br />

của sự tồn tại của hôn ước. Theo người viết, như các qui định khác, hôn ước có<br />

nguồn gốc lịch sử lâu đời, có quá trình phát triển.<br />

hồi môn”<br />

1.1.2.1. “Thỏa thuận hôn nhân” và “thỏa thuận về điều kiện của<br />

Có lẽ những hôn ước đầu tiên đã được xuất hiện từ thời La Mã cổ đại<br />

dưới hình thức thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit) 3 trong hôn nhân<br />

2 Dễ dàng tìm đọc quan điểm này tại các bài viết về chế độ tài sản vợ chồng. xin trích dẫn một vài tài liệu: Nguyễn<br />

Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật<br />

Hà Nội, 2002; TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,<br />

NXB Tư pháp, 2008; …<br />

3 Tiếng Latinh, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên<br />

ThS Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001


5<br />

không dưới quyền của người chồng (sine manu) 4 hoặc thỏa thuận về điều kiện<br />

của hồi môn (stipuliatio) 5 .<br />

� Thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)<br />

Dưới thời La Mã vợ chồng không có tài sản chung bởi quyền gia trưởng<br />

của người chồng gần như tuyệt đối, đặc biệt trong hôn nhân dưới quyền của<br />

người chồng (cum manu 6 ), tất cả tài sản của gia đình đều bị coi là tài sản của<br />

người chồng, thậm chí vợ con cũng được coi là tài sản của chồng, người chồng<br />

có thể kiện đối với vợ theo hình thức kiện vật quyền (actio in rem). Hôn nhân<br />

sine manu được đánh giá là một hình thức giải phóng người phụ nữ khỏi quyền<br />

lực (manus) của người chồng. Sine manu được thiết lập trên cơ sở của nuptias<br />

consensus facit 7 . Nuptias consentus facit thực chất chỉ là một thỏa thuận ghi<br />

nhận và phân định khối tài sản riêng của người vợ có trước thời kì hôn nhân với<br />

các tài sản khác (khối tài sản này được coi là tài sản của người chồng), theo đó<br />

người vợ hoàn toàn được tự chủ trong quan hệ tài sản, người chồng chỉ có thể<br />

thực hiện quản lí tài sản riêng của vợ trên cơ sở hợp đồng ủy quyền quản lí của<br />

người vợ 8 . Nuptias consentus facit chỉ tồn tại trong hôn nhân sine manu và sine<br />

manu được áp dụng khi con gái của một nhà giàu kết hôn với người nghèo.<br />

� Thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio)<br />

Vào cuối thời Cộng hòa, để ngăn ngừa việc cưới vợ nhằm lấy của hồi<br />

môn, sau đó li dị, luật La Mã đã qui định: trước khi kết hôn cho phép bố mẹ<br />

hoặc người chủ hộ (Pater familias) của cô dâu thỏa thuận điều kiện về của hồi<br />

môn nếu hai người li hôn hoặc người chồng chết trước thì của hồi môn được trả<br />

lại cho vợ 9 . Thỏa thuận đó được gọi là stipuliatio, thỏa thuận stipuliatio thường<br />

có nội dung sau:<br />

� của hồi môn sẽ thuộc về chồng hoặc nhà chồng nếu như vợ chết<br />

� hoặc của hồi môn sẽ được trả lại cho bố mẹ vợ nếu như vợ chết trước.<br />

4<br />

Hình thức hôn nhân này tồn tại trước thời hoàng đế Justinian, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học<br />

Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.<br />

5<br />

Thỏa thuận này tồn tại vào cuối thời kì cộng hòa, khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, thuật ngữ tiếng Việt được<br />

lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd<br />

6<br />

Thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.<br />

7<br />

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160<br />

8<br />

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160<br />

9<br />

Có sự thay đổi thiên về phía bảo vệ quyền lợi cho người phụ này có lẽ bởi khi nhà nước La Mã mở rộng lãnh thổ,<br />

người đàn ông thường phải xa nhà đi chiến đầu và có thể không quay trở về, người phụ nữ buộc phải học cách quản<br />

lí gia đình và quyết định những việc mà trước kia người quyết định luôn là người đàn ông, chính vì vậy giá trị gia<br />

đình đã thay đổi phần nào.


6<br />

� trong trường hợp người chồng chết thì của hồi môn buộc phải trả lại<br />

cho bố đẻ hoặc pater familias của vợ 10 .<br />

� Nuptias consentus facit hay stiputliatio thực chất cũng chưa mang tất<br />

cả những đặc điểm của hôn ước nhưng cũng mang những yếu tố sơ khai ban đầu<br />

của hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định.<br />

1.1.2.2. Hôn ước là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài<br />

Hôn ước ra đời từ quá trình đấu tranh và dung hòa của các truyền thống<br />

văn hóa, quyền lực nhà nước, quyền tự do của con người và tư tưởng tôn giáo (ở<br />

đây là ki tô giáo - tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay 11 ).<br />

Vào thời kì khởi thủy của Ki tô giáo, quan niệm về hôn nhân chịu ảnh<br />

hưởng của hai truyền thống: truyền thống Do Thái 12 và truyền thống Roma 13 .<br />

Theo truyền thống Do Thái, tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong hôn nhân,<br />

nó được thể hiện thông qua các nghi lễ, các lời chúc tốt lành. Người Do Thái cử<br />

hành hôn nhân thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là lễ đính hôn việc cử<br />

hành lễ đính hôn bao gồm cả việc đọc kinh chúc phúc; giai đoạn hai là hôn lễ,<br />

cử hành khoảng một năm sau lễ đính hôn với những nghi lễ long trọng. Trong<br />

khi đó truyền thống Roma lại coi trọng sự thỏa thuận, chính quyền Roma không<br />

can thiệp vào sự cử hành các nghi lễ, họ tôn trọng các phong tục của các dân tộc<br />

sống trên đế quốc La Mã 14 tuy nhiên các luật gia La Mã lại sớm ấn định các yếu<br />

tố pháp lí phòng khi xảy ra các trường hợp kiện tụng 15 . Vì thế, ai muốn cử hành<br />

hôn lễ theo nghi thức nào cũng được nhưng bắt buộc phải có sự thỏa thuận, nếu<br />

như chưa có sự thỏa thuận công khai thì luật pháp coi như hai người chưa phải<br />

là vợ chồng của nhau. Thời kì đầu này có lẽ ki tô giáo chịu ảnh hưởng của<br />

truyền thống Do Thái nhiều hơn 16 nên Ki tô giáo không đề cập đến vấn đề thỏa<br />

thuận trong hôn nhân, theo kinh Tân ước: người chồng không được đối xử với<br />

10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 162<br />

11 Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin 1996, tr. 1043<br />

12 Bởi đạo ki tô phát sinh từ trong lòng đạo Do Thái.<br />

13 Đạo Ki tô ra đời tại vùng đất của đế chế La Mã đến năm 61 thì đạo ki tô trở nên phổ biến ở La Mã<br />

14 Khi đó đế quốc La Mã đã rất rộng lớn bao trùm phần lớn châu Âu hiện nay và có nhiều dân tộc sinh sống và các<br />

nghi lễ là vô cùng đa dạng, việc không thể thống nhất nghi lễ kết hôn là điều tất yếu.<br />

15 Kiện tụng có thể xảy ra bởi dưới thời La Mã một thời gian dài người vợ được coi là tài sản của người chồng, tính<br />

chất giống như tài sản của người vợ cũng được biểu hiện ở nghi lễ kết hôn: Ví dụ: nghi lễ Coemptio (nghi lễ này<br />

giống như một hình thức mua vợ), nghi lễ Usus (nghi lễ này có nội dung là hôn nhân xác lập trên thời hiệu kết hôn,<br />

người nam và người nữ theo nguyên tắc consensus chung sống với nhau một năm, chỉ khi trọn 1 năm chung sống thì<br />

mới dược coi là kết hôn và manus của người chồng mới được thiết lập)<br />

16 Bởi có lẽ lúc đó ki tô giáo chưa phát triển mạnh, nó chỉ ở trong phạm vi hạn hẹp của vùng Jerusalem và cũng chưa<br />

được chính quyền dùng đến nhiều


7<br />

người vợ như là một món đồ sở hữu theo quan điểm Roma, vợ chồng phải chung<br />

thủy với nhau, việc li hôn bị cấm.<br />

Thế kỉ thứ II trở đi lãnh thổ của La mã không những không được mở rộng<br />

thêm nữa mà còn luôn bị đe dọa. Giữa thế kỉ thứ IV các bộ lạc người Giéc<br />

Manh 17 đã tràn vào xâm lược La Mã, đến thể kỉ thứ V trên sự tan rã của đế quốc<br />

La Mã người Giéc manh đã thiết lập được một số đế quốc phong kiến ở Tây<br />

Âu 18 . Ở giai đoạn này các cơ cấu xã hội bị đảo lộn, quyền lực chuyển dần về tay<br />

giáo hội. Lúc này các giám mục không những chỉ phải giảng giải về đạo đức<br />

trong hôn nhân, không phải chỉ lo khuyên bảo, răn dạy cho các cặp đôi mà nhiều<br />

lần phải đảm đương vai trò của pháp luật. Thêm vào đó để dung hòa xung đột<br />

với dân truyền thống của dân Giecmanh, sự thỏa thuận trong hôn nhân đã được<br />

khẳng định rõ ràng trong giáo luật. Và để sự thỏa thuận này được thực hiện<br />

nghiêm túc, giáo luật cho rằng sự thỏa thuận cần diễn ra theo thể thức pháp định<br />

thì mới có giá trị.<br />

Sang thế kỉ 13, quan điểm của tôn giáo lại cho rằng sự thỏa thuận là<br />

nguyên nhân tác thành của hôn nhân nhưng nhưng bản chất của sự tác thành nên<br />

hôn nhân lại không phải là một sự thỏa thuận. Đối tượng của sự thỏa thuận<br />

chính là sự kết hợp của vợ chồng mang theo những nghĩa vụ và quyền lợi căn<br />

bản của hôn nhân, vì thế thỏa thuận này đã bao hàm cả những vấn đề quyền lợi<br />

và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, thời kì mà chỉ có điểm bắt đầu<br />

chứ không có điểm kết thúc nếu như một người không qua đời. Có lẽ từ đây mới<br />

xuất hiện một loại khế ước về quyền lợi và nghĩa vụ giữa vợ chồng (bao gồm cả<br />

vấn đề tài sản của vợ chồng) được lập trước khi kết hôn. Loại khế ước này đã<br />

mang đầy đủ hơn các yếu tố của một hôn ước. Giá trị pháp lí của hôn ước đã<br />

được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự đầu tiên trên thế giới – Bộ luật dân sự<br />

Napoleon 1804.<br />

Một nguyên do nữa mà theo người viết cũng là lí do khiến cho hôn ước<br />

trở nên phổ biến đối với những người theo công giáo, đó là theo quan niệm của<br />

công giáo thì hôn nhân là một vợ một chồng và bất khả phân li nên giáo hội<br />

không cho phép việc li hôn. Dưới thời trung cổ do giáo hội nắm quyền nên<br />

17 Lúc đó người Giec Manh vẫn chưa có nhà nước, sau khi xâm lược La Mã họ đã có bước nhảy vọt chuyển từ xã hội<br />

thị tộc sang xã hội phong kiến, không qua giai đoạn xã hội chủ nô.<br />

18 Vương quốc Vi di gôt gồm Tây Ba Nha và miền tây nam Gô lơ, Vương quốc Buyếc gông ở miền nam Gô lơ,<br />

Vương quốc Frăng ở Bắc Gô lơ, vương quốc Xắc xông ở Anh, vương quốc Ôxtorogot ở Italya…


8<br />

pháp luật các nước cũng không cho phép vợ chồng li hôn. Tuy nhiên trong đời<br />

sống chung vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và nhiều trường<br />

hợp mâu thuẫn đó dẫn đến tình trạng vợ chồng không muốn chung sống hay<br />

không thể chung sống với nhau nữa. Lúc đó cần có một giải pháp để giải tỏa<br />

xung đột giữa vợ chồng và việc sống li thân cùng với sự biệt lập về tài sản là<br />

cần thiết. Vậy nên việc qui định trước về vấn đề tài sản của vợ chồng là cần<br />

thiết để đảm bảo tự do cho cá nhân.<br />

� Theo người viết, có nhìn nhận về sự ra đời của hôn ước như trên<br />

mới thấy được tính khách quan của sự tồn tại của hôn ước, của chế độ tài<br />

sản ước định.<br />

1.1.3. Đặc điểm của hôn ước<br />

� Về chủ thể: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có<br />

quan hệ hôn nhân hợp pháp (có làm các thủ tục cần thiết để đăng kí kết hôn với<br />

cơ quan có thẩm quyền). Do hôn ước có tính hoạch định cao nên các cặp vợ<br />

chồng thuộc trường hợp hôn nhân thực tế, chung sống như vợ chồng dù được<br />

công nhận là hợp pháp cũng không được coi là chủ thể của hôn ước. Hôn nhân<br />

thực tế hay việc công nhận tính hợp pháp của các quan hệ chung sống như vợ<br />

chồng không phải là lạc hậu và chỉ tồn tại ở một số quốc gia đang phát triển.<br />

Hôn nhân thực tế (cohabition) được ghi nhận và thậm chí việc công nhận hôn<br />

nhân thực tế còn là xu hướng của pháp luật các quốc gia phương Tây đặc biệt là<br />

các quốc gia theo thông luật (common law).<br />

� Về mục đích: Hôn ước tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong<br />

việc quản lí tài chính, hoạch định tương lai (thậm chí tương lai đó bao gồm cả<br />

việc li hôn). Mặc dù không hoàn toàn, nhưng hôn ước và cả chế độ tài sản ước<br />

định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích là góp phần<br />

vào sự vững bền của hạnh phúc gia đình.<br />

� Về hình thức: Hôn ước buộc phải được lập bằng văn bản có chữ kí<br />

của hai bên nam nữ sắp trở thành vợ chồng 19 . Pháp luật của nhiều nước thường<br />

qui định hôn ước phải được công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính<br />

19 Công ước Lahaye năm 1978 về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng chỉ yêu cầu hôn ước phải được<br />

lập bằng văn bản và có chữ kí của cả hai người, Đạo luật thống nhất về hôn ước của Hoa Kì (đã được chấp nhận ở đa<br />

số các bang của Hoa Kì) cũng qui định hôn ước chỉ cần được lập bằng văn bản và có chữ kí của hai bên và không<br />

cần thêm bất cứ một sự xác thực nào khác.


9<br />

hợp pháp (bằng các hình thức công chứng và đăng kí hôn ước cùng với thời<br />

điểm đăng kí kết hôn).<br />

� Về nội dung: Trong hôn ước, vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về<br />

phương thức hay qui định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình.<br />

Những thỏa thuận trong hôn ước không được trái với trật tự công cộng và đạo<br />

đức xã hội. Trong hôn ước vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản và<br />

không thể thỏa thuận hay làm khác đi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hay<br />

các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật qui định.<br />

� Về hiệu lực: Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn, để đảm bảo<br />

phát sinh hiệu lực, hôn ước phải được lập theo thể thức mà pháp luật nội địa<br />

(luật nơi vợ chồng cư trú và có quốc tịch) hoặc pháp luật nơi lập hôn ước qui<br />

định 20 . Hôn ước phát sinh hiệu lực kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng<br />

hợp pháp.<br />

� Về vấn đề sửa đổi, hủy bỏ: việc thay đổi hay chấm dứt hiệu lực của<br />

hôn ước phải theo một thể thức nhất định, việc thay đổi thường được tiến hành<br />

theo hình thức lập hôn ước. Trước đây hôn ước là bất di bất dịch tuy nhiên qui<br />

định này đã trở nên lỗi thời, hiện nay các quốc gia cho phép vợ chồng thay đổi<br />

hoặc hủy bỏ hôn ước nhưng thường đặt điều kiện về thời gian có hiệu lực của<br />

hôn ước trước hoặc điều kiện về hình thức, về sự phê chuẩn.<br />

1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC QUI ĐỊNH VỀ HÔN ƯỚC<br />

Không giống như các chế định pháp luật khác, hôn ước “nhập cư”, “tồn<br />

tại” và bị “trục xuất” khỏi pháp luật Việt Nam một cách lặng lẽ, không dựa vào<br />

cơ sở xã hội nào 21 .<br />

Mặc dù trong xã hội phong kiến Việt Nam, các qui định về hôn nhân gia<br />

đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật song tuyệt nhiên<br />

chế độ tài sản vợ chồng không được qui định như một chế định riêng rẽ và cụ<br />

thể 22 . Pháp luật thời kì phong kiến lại càng không hề biết đến một qui định mang<br />

20 Điều 12 Công ước Lahaye 1978, điều này cũng là nguyên tắc chung.<br />

21 Trên thực tế, hôn ước chưa từng được áp dụng ở Việt Nam và gần như tất cả các qui định trong pháp luật Việt<br />

Nam về hôn ước đều là sự sao chép. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần 1.2.<br />

22 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 50


10<br />

nội hàm như hôn ước đang nói tới ở đây 23 . Đến thời thực dân Pháp xâm lược,<br />

hôn ước mới cùng thiên chúa giáo lần đầu du nhập vào Việt Nam.<br />

1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc<br />

Trong thời kì Pháp thuộc, với chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia<br />

nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng<br />

để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình.<br />

� Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931 (Dân luật Bắc kì)<br />

� Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung kì)<br />

� Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật<br />

giản yếu Nam kì)<br />

Hôn ước được ghi nhận trong Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì, riêng<br />

tập Dân luật giản yếu Nam kì không có ghi nhận về hôn ước cũng như vấn đề tài<br />

sản vợ chồng 24 tuy nhiên án lệ ở Nam kì trong thời kì này lại “luôn luôn nhắc lại<br />

nguyên tắc tự do lập hôn ước mà các tòa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp<br />

dụng trong khi không có luật viết” 25 .<br />

Điều 104 Tiết thứ IV thiên thứ V quyển thứ nhất Dân luật Bắc kì qui định<br />

rằng: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợ chồng là khi<br />

nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng<br />

ấy không được trái với phong tục và trái với quyền lợi người chồng là người chủ<br />

trương trong đoàn thể”. Điều 105 lại qui định rằng: “Phàm tư ước về tài sản giá<br />

thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt “no-te” 26 , hoặc do Lý trưởng thị<br />

thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được<br />

thay đổi gì nữa. Hôn ước phải do các người có quyền ưng thuận trong việc giá<br />

thú ký nhận cho mới được. Phàm tư ước về tài sản giá thú, phải biện chú vào<br />

chứng thư giá thú thì mới có thể đem đối dụng với người ngoài được. Ai muốn<br />

xin trích lục chứng thư giá thú về khoản biên chú các tư ước ấy, thì sẽ do bộ lại<br />

cấp phát cho”. Có thể thấy hôn ước đã được thừa nhận trong Dân luật Bắc kì với<br />

23 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960 tr. 39<br />

có đoạn viết: “Trong cổ luật của ta như luật Hồng Đức, không hề thấy nói đến hôn ước hay hôn khế: vợ chồng lấy<br />

nhau, đương nhiên theo chế độ hôn sản do tục lệ hay pháp luật ấn định và hình như trong thời kì hôn thú họ có thể<br />

làm giấy tờ để thỏa thuận hay ấn định lại sự quản trị của một vài thứ của. Nhưng luật cũ không biết đến hôn ước<br />

theo nghĩa chuyên môn của luật pháp hiện đại. Điều 94 luật Gia Long có nói đến hôn thư mà hai bên vợ và chồng<br />

trao đổi trước khi cưới, nhưng hôn thư không có liên lạc gì tới hôn ước hiện nay”.<br />

24 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 4 có đoạn viết: “riêng về tài sản trong gia đình tập<br />

Giản yếu không nói gì đến hôn sản, di sản và tự sản”.<br />

25 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 39.<br />

26 Văn bản đã phiên tâm từ “notaire” trong tiếng Pháp có nghĩa là công chứng viên thành “no-te”.


11<br />

đầy đủ các đặc điểm, tiêu chí cần có của một hôn ước. Về hình thức, hôn ước<br />

dưới thời này cũng buộc phải lập bằng văn bản và được xác nhận bởi công<br />

chứng viên hoặc lí trưởng; hôn ước phải lập trước khi kết hôn và không thể thay<br />

đổi trong suốt thời kì hôn nhân. Về nội dung, hôn ước không được trái với<br />

phong tục tập quán và quyền lợi của người chồng, trong giai đoạn này, quyền<br />

gia trưởng của người chồng được coi là một thứ trật tự công cần được bảo vệ.<br />

Dân luật Trung kì cũng qui định về hôn ước, nhưng cách sắp xếp cũng<br />

như nội dung đã chép theo bộ Dân luật Bắc kì, cả những nét chính và những<br />

nguyên tắc vẫn được giữ nguyên. Điều 102 và 103 của Dân luật Trung kì có nội<br />

dung hệt như Điều 104 và 105 Dân luật Bắc kì, có chăng là chỉ khác nhau về<br />

ngôn từ và sự khác nhau này không ảnh hưởng gì đến nội dung của qui định 27 .<br />

� Mặc dù là qui định của pháp luật Việt Nam, nhưng những qui định này<br />

đã chép gần như nguyên văn điều 1387 dân luật Pháp. Hôn ước và nguyên tắc tự<br />

do lập hôn ước không hề xuất phát từ nhu cầu của xã hội Việt Nam thời bấy giờ<br />

mà được du nhập vào Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Sự cấy<br />

ghép pháp luật không có tính toán này đã khiến cho các qui định về hôn ước trở<br />

nên thừa và vô tác dụng. Hầu như dân chúng đều chưa biết gì đến qui định pháp<br />

lí mới mẻ này 28 . Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến dẫu có quan tâm đến tài sản<br />

trong hôn nhân thì người ta cũng chỉ quan tâm đến sự môn đăng hộ đối của hai<br />

gia đình chứ không hề đề cập đến quyền lợi vật chất một cách quá rõ ràng và<br />

thiếu tinh thần giao hiếu như những gì qui định trong hôn ước.<br />

Mặt khác có lẽ cũng vì hôn ước không phù hợp với tình hình xã hội Việt<br />

Nam đương thời nên các nhà làm luật cũng chỉ qui định một cách “lấy lệ” khiến<br />

cho chúng ta dễ dàng thấy được tính không hoàn chỉnh, không chặt chẽ của qui<br />

định hôn ước khi xem xét toàn bộ các qui định về chế độ tài sản vợ chồng ở đây.<br />

Theo qui định thì khi sử dụng quyền tự do lập hôn ước, hai vợ chồng có thể tùy<br />

27 Điều 102: “Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời<br />

pháp luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người<br />

chồng, là người chủ trong gia thất”; Điều 103: “Phàm lời ước riêng của vợ chồng phải làm bằng giấy trước khi<br />

khai, trước việc giá thú, giấy ấy phải do lý trưởng nhận thực, hoặc làm trước mặt viên quản lý thơ khế. Sau khi<br />

đã khai trước giá thú rồi, thời lời ước riêng ấy không thể thay đổi điều gì nữa. Phàm hôn khoản của vợ chồng<br />

phải có những người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuận y. Muốn cho điều khoản trong hôn khoản của<br />

vợ chồng đối với người ngoài có giá trị và muốn cho hôn khoản ấy lâm thời có thể viện ra mà chống cãi với<br />

người ngoài, thời trong chứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bản sao hôn<br />

khoán ấy lại phải đính theo chứng thư giá thú mới được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú và lời ước riêng<br />

ấy, thời hương bộ sẽ cấp phát cho”.<br />

28 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 40


12<br />

ý ấn định điều lệ mà sau này hai bên sẽ phải theo, song luật Việt Nam không nói<br />

rõ rằng: nếu không theo chế độ pháp định thì họ có thể chọn theo chế độ tài sản<br />

nào, mà tự bắt họ phải xây dựng toàn bộ qui định điều chỉnh tài sản của mình;<br />

thêm nữa là không hề có hướng dẫn thêm nào về hôn ước trong toàn bộ các qui<br />

định pháp luật thời đó. Trong khi bộ luật dân sự của Pháp thì có rất nhiều chế độ<br />

tài sản về nội dung cho vợ chồng lựa chọn nếu như vợ chồng lựa chọn chế độ tài<br />

sản ước định. Chỉ việc qui định bỏ lửng đó của pháp luật Việt Nam đã khiến cho<br />

hôn ước vốn đã chẳng phù hợp với xã hội Việt Nam lại càng trở thành một chế<br />

định bất khả thi trong hệ thống pháp luật.<br />

1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước<br />

ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975)<br />

Trong thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô<br />

Đình Diệm đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật<br />

Gia đình năm 1959 và Bộ luật Dân sự năm 1972.<br />

� Luật Gia đình năm 1959<br />

Mặc dù trong phiên họp thông qua Luật Gia đình năm 1959, các nghị viên<br />

cũng đề cao tính mẫu mực của dân luật Pháp, song Luật Gia đình 1959 khác biệt<br />

đáng kể so với Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung Kì. Lần đầu tiên trong lịch sử<br />

Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ qui định riêng về Gia đình 29 và kết cấu<br />

cũng không hoàn toàn giống với dân luật Pháp.<br />

Điều 45 Luật Gia Đình 1959 qui định: “Luật lệ chỉ qui định phu phụ tài<br />

sản khi nào vợ chồng không có lập hôn ước mà họ muốn làm ra sao cũng được<br />

miễn là không trái với phong hóa, trật tự công và quyền lợi của con”. Nguyên<br />

tắc luật chỉ can thiệp vào chế độ tài sản vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn<br />

ước đã được thể hiện ngay tại đây, đây cũng là một qui định tương đối tiến bộ<br />

bởi quyền gia trưởng của người chồng đã không còn là một trật tự công cần<br />

được bảo vệ 30 mà thay vào đó là quyền của con 31 .<br />

29 Thật ra cũng có những văn bản qui định riêng về gia đình nhưng nó không thông qua bởi Nghị viện và không có<br />

tầm vóc như Luật ví dụ Quy điều hộ tịch An Nam tại Bắc Kì cũng qui định riêng về vấn đề hộ tịch, liên quan tới gia<br />

đình, tuy nhiên đây chỉ là Nghị Định.<br />

30 Theo người viết, ngoài những tiến bộ do nguyên nhân khách quan thì việc không thừa nhận chế độ gia trưởng<br />

trong Luật Gia đình còn có nguyên nhân chủ quan khác nữa đó là dự án luật “Luật Gia đình” này do Trần Lệ Xuân<br />

– vợ Ngô Đình Nhu trình lên nghị viện (trong các biên bản thông qua sự án luật đã ghi rõ đây là dự án luật “Gia<br />

Đình” của bà dân biểu Ngô Đình Nhu).<br />

31 Luật dân sự Nhật Bản hiện nay cũng qui định là hôn ước không được trái với quyền lợi của người thừa kế hàng<br />

thứ nhất.


13<br />

Hôn ước trong Luật Gia Đình 1959 đã được qui định một cách tỉ mỉ hơn.<br />

Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, được công chứng và<br />

phải được công bố. Điều 46 Luật Gia Đình qui định: “hôn ước phải làm bằng<br />

chứng thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có thẩm quyền thị thực”,<br />

việc thị thực ở đây thực chất là công chứng 32 . Hôn ước phải được lập trước khi<br />

kết hôn và phải được ghi vào trong giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho<br />

hôn ước có giá trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán, thì<br />

hôn ước của họ phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ<br />

thương mại do phòng lục sự tòa này giữ 33 . Luật Gia đình còn qui định cả về sự<br />

vô hiệu của hôn ước, hôn ước sẽ vô hiệu nếu như không đảm bảo các điều kiện<br />

về nội dung và hình thức; hôn ước không công bố thì không vô hiệu, nó chỉ<br />

không có hiệu lực với người thứ ba mà thôi; khi hôn ước vô hiệu thì chế độ tài<br />

sản của vợ chồng sẽ là chế độ tài sản pháp định (cộng đồng toàn sản); sự vô hiệu<br />

của hôn ước không ảnh hưởng tới việc kết hôn, nhưng ngược lại nếu việc kết<br />

hôn bị vô hiệu thì đương nhiên hôn ước cũng vô hiệu, Luật cũng qui định là hôn<br />

ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Trong suốt thời kì hôn nhân, hôn ước<br />

không thể được sửa đổi. Khác với Dân luật Trung kì và Bắc kì, Luật Gia đình<br />

1959 qui định tương đối kĩ về vấn đề li thân, Luật Gia đình 1959 cấm li hôn (chỉ<br />

được li hôn khi được sự chấp thuận của tổng thống) và qui định tương đối tỉ mỉ<br />

về chế định li thân cho nên có thể coi rằng hôn ước là một giải pháp để cho<br />

những cặp đôi sống li thân có điều kiện để tiếp tục sống thoải mái.<br />

� Bộ luật dân sự năm 1972<br />

Ngày 20/12/1972 chính quyền Việt Nam cộng hòa có ban hành Bộ luật<br />

Dân sự năm 1972 trong đó phần phu phụ tài sản cũng dành các Điều từ 144 đến<br />

149 để qui định về hôn ước với những qui định tương đối chung chung và không<br />

được tỉ mỉ như Luật Gia đình năm 1959. Bộ luật này cũng chỉ được áp dụng<br />

32 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 42 viết “thể thức thị thực khác với sự nhận thực<br />

chữ kí. Khi nhận thực chữ kí, cơ quan hành chánh hay cơ quan tư pháp chỉ chứng nhận rằng về phương diện vật<br />

chất chữ kí trên giấy tờ quả thật là chữ kí của người kí, giấy tờ có chữ kí được nhận thực là một tư chứng thư. Trái<br />

lại, khi thị thực một chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích thân ghi chép lời giao<br />

ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đích rằng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí. Chứng<br />

thư thị thực là một công chứng thư”.<br />

33 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 43


14<br />

trong thời gian rất ngắn. Hôn ước được qui định trong Bộ luật Dân sự 1972 với<br />

những nét cơ bản sau:<br />

lập hôn ước.<br />

� Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không<br />

� Vợ chồng được tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn là không trái<br />

với trật tự công cộng và thuần phong mĩ tục.<br />

� Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và được công chứng<br />

� Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân<br />

� Hôn ước có thể sửa đổi trước khi kết hôn nhưng bản sửa đổi cũng<br />

phải được công chứng<br />

� Hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba nếu như không<br />

được ghi và giấy đăng kí kết hôn.<br />

1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta<br />

từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay<br />

Như đã phân tích, những qui định về hôn ước trong Dân luật Bắc kì và<br />

Dân luật Trung kì vốn không hề được người dân biết đến, bởi thế mà có lẽ sự<br />

biến mất của nó khi thay đổi chế độ cũng là điều không được những người thời<br />

đó để ý.<br />

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước ta đã ban hành hai sắc<br />

lệnh đầu tiên qui định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình: sắc lệnh<br />

159/SL ngày 17/11/1950 qui định về vấn đề li hôn, sắc lệnh 97/SL ngày<br />

22/5/1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh số 97-SL là<br />

văn bản duy nhất điều chỉnh về vấn đề tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân<br />

trước khi có luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nói về quan hệ giữa vợ và<br />

chồng sắc lệnh chỉ có qui định tại Điều 5 “Chồng vợ có địa vị bình đẳng trong<br />

gia đình” và Điều 6 “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”. Sắc<br />

lệnh này không hề đề cập đến việc công nhận hay không công nhận hôn ước.<br />

Tuy nhiên Điều 1 Sắc lệnh qui định “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ<br />

khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”, Điều 14 lại qui định<br />

“Tất cả những điều khoản trong dân pháp điển Bắc kì, dân pháp điển Trung kì,<br />

Pháp qui giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3/10/1883) thi hành ở Nam kì, và những<br />

luật lệ theo sau, trái với những điều khoản ở trên này đều bị bãi bỏ.” Vậy nên


15<br />

nếu hôn ước được lập mà không trái với quyền lợi của người vợ, không trái với<br />

quyền lợi của người chồng thì vẫn được coi là không trái với quyền bình đẳng<br />

của vợ chồng và được công nhận là có hiệu lực. Vậy nên theo nguyên tắc, hôn<br />

ước vẫn có thể được coi là không bị xóa bỏ trong pháp luật xã hội chủ nghĩa từ<br />

năm 1945 tới năm 1959. Hoặc có thể nói rằng một chế định bất khả thi thì việc<br />

xóa bỏ hay không xóa bỏ cũng không ảnh hưởng gì, nhưng điều đó cũng có<br />

nghĩa là người ta không hề quan tâm đến sự tồn tại của hôn ước vốn có trong<br />

dân luật và nếu như vậy thì càng có nghĩa rằng sự tồn tại của hôn ước không hề<br />

mâu thuẫn với chế độ xã hội chủ nghĩa vì nếu nó mâu thuẫn về lí thuyết thì ngay<br />

lập tức người ta sẽ xóa bỏ nó.<br />

Từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật Việt Nam chỉ<br />

thừa nhận chế độ tài sản pháp định, qui định về hôn ước hoàn toàn không còn<br />

tồn tại trong pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 15 Luật hôn nhân và gia<br />

đình năm 1959 qui định “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử<br />

dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” vậy là trong một<br />

khoảng thời gian hơn 25 năm (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có<br />

hiệu lực), pháp luật Việt Nam không thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng. Đến<br />

khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ chồng ở Việt<br />

Nam là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản thì tài sản riêng của vợ chồng mới<br />

được thừa nhận. Luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong<br />

thời kì hôn nhân (việc chia tài sản này phải có bản án của tòa án). Theo Luật<br />

Hôn nhân và gia đình năm 1986, vợ chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ<br />

vấn đề gì về sở hữu tài sản trừ vấn đề nhập tài sản riêng có trước hoặc trong thời<br />

kì hôn nhân thành tài sản chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời<br />

kèm theo đó là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Hôn<br />

nhân và gia đình (sau đây gọi là Nghị định 70) đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản<br />

gây nhiều tranh cãi về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì<br />

hôn nhân. Theo những qui định này vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài<br />

sản chung trong thời kì hôn nhân, thậm chí việc thỏa thuận chia tài sản này trong<br />

nhiều trường hợp chỉ cần lập bằng văn bản không có sự công chứng, chứng thực.<br />

Vợ chồng còn có thể thỏa thuận về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản này, nếu<br />

không thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng dường như được đặt ở chế độ


16<br />

biệt sản 34 . Qui định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo Luật Hôn<br />

nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn qui định về các thỏa thuận<br />

trong vấn đề tài sản vợ chồng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ<br />

tài sản pháp định thuần túy vẫn thường thấy.<br />

1.3. HÔN ƯỚC TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI<br />

1.3.1. Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp<br />

Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá<br />

trị pháp lí của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật 35 , đó là bộ luật dân sự<br />

Pháp năm 1804 hay còn gọi là bộ luật Napoleon 36 . Là một sản phẩm của quá<br />

trình pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật<br />

La mã và một số tập quán đương thời, bộ luật dân sự Pháp thường được xem là<br />

khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho<br />

đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định<br />

trong dân luật Pháp.<br />

Bộ luật dân sự Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn<br />

ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378:<br />

“pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ<br />

chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với<br />

thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây”. Vậy nên khi vợ chồng lập<br />

hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ<br />

chồng có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp<br />

luật cả về nội dung và thủ tục.<br />

� Về thủ tục:<br />

Việc lập ra, thay đổi, hủy bỏ hôn ước phải được tuân theo những thủ tục<br />

chặt chẽ để đảm bảo sự tự nguyện và việc thực hiện bản hôn ước đó.<br />

Lập hôn ước: Hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được<br />

lập ra trước khi kết hôn 37 . Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản trước<br />

mặt công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc<br />

34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 có<br />

đoạn viết: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực chất là đã chấp nhận “chế<br />

độ biệt sản” giữa vợ chồng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.<br />

35 Là một bộ phần của vương quốc phong kiến Frăng, hôn ước đã là một trong những điều được coi là hiển nhiên<br />

trong truyền thống của Pháp nên việc ghi nhận nó trong bộ luật dân sự đầu tiên cũng là đương nhiên.<br />

36 Hôn ước được ghi nhận tại thiên thứ 5 quyến thứ 3 bộ luật dân sự Pháp năm 1804, xem<br />

http://www.napoleonseries.org/research/government/code/book3/c_title05.html<br />

37 Xem Điều 1395 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp


17<br />

người được ủy quyền. Khi lập hôn ước công chứng viên cấp cho các bên giấy<br />

chứng nhận có ghi rõ họ tên, nơi cư trú của công chứng viên, tư cách và nơi ở<br />

của các bên kết hôn, ngày lập hôn ước, trong giấy chứng nhận cũng phải ghi rõ<br />

là phải nộp giấy này cho viên chức hộ tịch trước khi đăng kí kết hôn 38 . Để đảm<br />

bảo quyền lợi cho người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng, việc lập hôn ước<br />

có thể được ghi trong giấy đăng kí kết hôn hoặc ghi rõ trong các văn bản giao<br />

dịch với người thứ ba nếu không thì với người thứ ba vợ chồng được coi như là<br />

kết hôn theo chế độ pháp lí chung 39 .<br />

Việc sửa đổi hôn ước: Sửa đổi trước khi kết hôn: việc sửa đổi thỏa thuận<br />

về tài sản vợ chồng trước khi kết hôn phải do hai người nam nữ thỏa thuận, việc<br />

thỏa thuận này phải có mặt của các bên tham gia hợp đồng và người được ủy<br />

quyền. Bản hôn ước đã sửa đổi cũng phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức<br />

cũng như đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba như bản hôn ước đã lập ban<br />

đầu 40 . Sửa đổi sau khi kết hôn: sau khi kết hôn, hôn ước chỉ được sửa đổi sau 2<br />

năm áp dụng, việc thay đổi phải được công bố cho người các con đã thành niên<br />

và các chủ nợ, nếu những người được thông báo này phản đối thì việc sửa đổi<br />

hôn ước sẽ phải thông qua thể thức phê chuẩn của tòa án nơi vợ chồng cư trú 41 .<br />

38 Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp<br />

39 Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp<br />

40 Điều 1396 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp<br />

41 Điều 1397 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp (đã sửa đổi năm 2006): “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản, vì lợi ích<br />

của gia đình, vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản bằng chứng thư<br />

công chứng. Chứng thư thay đổi này phải bao gồm việc thanh toán chế độ tài sản bị thay đổi, nếu không sẽ bị vô<br />

hiệu, khi việc thanh toán đó là cần thiết; Các bên trong hôn ước bị sửa đổi và các con đã thành niên của mỗi bên vợ<br />

chồng được thông báo riêng về sự sửa đổi dự kiến. Mỗi người có thể phản đối sự thay đổi đó trong thời hạn ba<br />

tháng; Các chủ nợ được thông báo về sự thay đổi dự kiến bằng việc công bố trên tờ báo tiếp nhận những thông báo<br />

pháp lý trong huyện hoặc tỉnh nơi cư trú của vợ chồng. Họ có thể phản đối sự thay đổi trong thời hạn ba tháng kể từ<br />

khi công bố; Trong trường hợp có phản đối, chứng thư công chứng phải tuân theo thể thức phê chuẩn của tòa án nơi<br />

cư trú của vợ chồng. Yêu cầu và quyết định phê chuẩn được công bố theo những điều kiện và chế tài được dự liệu tại<br />

Bộ luật tố tụng dân sự; Nếu một bên vợ, chồng có con chưa thành niên, chứng thư thay đổi bắt buộc phải tuân theo<br />

thể thức phê chuẩn của tòa án nơi cư trú của vợ chồng; Sự thay đổi có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ra chứng<br />

thư hoặc ngày ra bản án và đối với người thứ ba thì sau ba tháng kể từ ngày sự thay đổi được ghi chú bên lề giấy<br />

chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, kể cả khi không có sự ghi chú, những thay đổi vẫn có hiệu lực đối với người thứ ba<br />

nếu trong những giao dịch với họ, vợ chồng đã tuyên bố về sự thay đổi chế độ tài sản của mình; Trong trường hợp<br />

vợ hoặc chồng đang trong quy chế được bảo trợ pháp lý theo những thể thức được quy định tại phần XI quyển I, sự<br />

sửa đổi hoặc thay đổi chế độ tài sản phải được sự cho phép trước của Thẩm phán về giám hộ hoặc của Hội đồng gia<br />

tộc nếu có; Phải ghi chú sự sửa đổi vào bản chính hôn ước bị sửa đổi; Các chủ nợ đã không phản đối, nếu thấy có sự<br />

gian lận đến quyền của mình, có thể chống lại sự thay đổi chế độ tài sảncủa vợ chồng theo những quy định của điều<br />

1167; Những thể thức áp dụng điều luật này được quy định trong sắc luật của Hội đồng nhà nước.” (Bản dịch từ văn<br />

bản tiếng Pháp của ThS. Bùi Minh Hồng, giảng viên khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội)


� Về nội dung:<br />

18<br />

Những chế độ tài sản vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản chung (có<br />

thể lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản hoặc chế độ cộng đồng động sản và tạo<br />

sản) và chế độ tài sản riêng (chế độ biệt sản, chế độ tài sản riêng tương đối). Có<br />

thể thấy, việc thỏa thuận lựa chọn trong hôn ước của pháp là lựa chọn chế độ tài<br />

sản, điều này sẽ làm mọi việc đỡ phức tạp và tiểu tiết hơn việc vợ chồng tự thỏa<br />

thuận đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng và sự chuyển hóa của các khối tài<br />

sản này như thế nào.<br />

Với chế độ tài sản chung: Chế độ cộng đồng toàn sản: nếu vợ chồng<br />

thỏa thuận chọn chế độ cộng đồng toàn sản: tất cả tài sản của vợ chồng sẽ có<br />

và hiện có (bao gồm cả tài sản của riêng vợ hoặc chồng trước thời kì hôn nhân)<br />

sẽ thuộc khối tài sản qui định tại Điều 1404 (đồ dùng, tư trang cá nhân…) Chế<br />

độ cộng đồng động sản và tạo sản: về cơ bản sẽ gần giống với chế độ tài sản<br />

pháp định nhưng cũng có một số điểm khác biệt, ví dụ như: vợ chồng có thể<br />

thỏa thuận về việc phân chia tài sản không đều nhau, về việc trích khấu tài sản<br />

có bồi thường 42 …<br />

Với chế độ tài sản riêng: Chế độ biệt sản: nếu lựa chọn chế độ tài sản<br />

này, vợ chồng không có tài sản cộng đồng, mỗi bên giữ quyền quản lí, hưởng<br />

dụng và định đoạt đối với khối tài sản thuộc về mình. Mỗi bên vợ, chồng chịu<br />

trách nhiệm về những khoản nợ riêng và có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu<br />

chung của gia đình. Việc thực hiện theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp<br />

luật. Trong quan hệ với người thứ ba vợ chồng có thể dùng mọi cách để chứng<br />

minh rằng mọi tài sản thuộc về mình 43 . Chế độ tài sản riêng tương đối: Đây<br />

được coi là một chế độ tài sản hỗn hợp: tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân<br />

và cộng đồng tài sản khi chấm dứt hôn nhân. Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng<br />

thực hiện chế độ tách riêng tài sản, mỗi bên giữ một phần tài sản riêng và quyền<br />

quản lí, hưởng dụng và định đoạt. Vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện những<br />

nghĩa vụ riêng bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi chấm dứt hôn nhân,<br />

42 Xem mục IV và mục V chương 2 thiên thứ V bộ luật dân sự cộng hòa Pháp<br />

43 Điều 1538 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp


19<br />

mỗi bên được hưởng một nửa những tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân<br />

mà hiện còn.<br />

Ngoài những qui định chung về thủ tục và nội dung của hôn ước, hôn ước<br />

dành cho các cặp vợ chồng có một trong hai người hoặc cả hai người là thương<br />

nhân lại có những yêu cầu đòi hỏi khác do đặc thù của việc sản xuất kinh doanh 44 .<br />

Hôn ước ở Pháp được qui định rất chặt chẽ về cả nội dung và thủ tục để<br />

đảm bảo cho lợi ích của vợ chồng của người thứ ba và trật tự của xã hội. Nếu<br />

nghiên cứu pháp luật về hôn ước mà không tìm hiểu về chế định hôn ước tại<br />

Pháp thì là điều vô cùng thiếu sót.<br />

1.3.2. Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì<br />

Có thể nói rằng không có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước<br />

lại trở nên phổ biến như ở Hoa Kì. Ở Hoa Kì, những người có mức sống cao<br />

hoặc những người thừa kế giàu có thường gặp rất nhiều phiền toái với<br />

vợ/chồng cũ của mình cũng như luật sư của cô/anh ta trong suốt thời kì giải<br />

quyết việc li hôn. Thêm vào đó, những luật sư làm về luật gia đình đặc biệt<br />

là giải quyết các vụ li hôn thường có thu nhập rất cao, tổng phí phải chi trả<br />

cho một vụ li hôn thường không dưới 150.000 đô la Mỹ. Ngoài hôn ước<br />

(prenuptial agreement), Hoa Kì còn cho phép các cặp vợ chồng lập một thỏa<br />

thuận tương tự như hôn ước trong thời kì hôn nhân (postnuptial agreement<br />

tạm dịch là hậu hôn ước). Trong suốt thế kỉ 18 thì thông luật (common law)<br />

không cho phép vợ chồng lập hôn ước bởi vì họ cho rằng khi hai người kết<br />

hôn thì họ đã hòa làm một và không thể có giao dịch khi chỉ có một chủ thể,<br />

một lí do nữa là một người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép<br />

tham gia kí kết các hợp đồng trừ khi đã li thân 45 . Đến khoảng giữa thế kỉ 19<br />

thì một số án lệ ở Hoa Kì đã cho phép sự tồn tại của hôn ước, đến tháng 7<br />

năm 1983 một đạo luật về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi<br />

44 Về vấn đề này, xem thêm tại Th.S Bùi Minh Hồng, Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản<br />

xuất, kinh doanh theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt<br />

động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008<br />

45 Ronald B. Standler (Copyright 2003), Prenuptial and Postnuptial contract Law in the USA, page 3<br />

www.rbs2.com/dcontract2.pdf


20<br />

tắt là UPAA 46 ) đã được ban hành dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được<br />

chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì 47 , một số bang còn lại có những qui<br />

định khác hay đặc biệt hơn so với UPAA. Theo UPAA hôn ước ở Mĩ có một<br />

số đặc trưng sau:<br />

Về nội dung: Các bên thỏa thuận trong hôn ước với các nội dung sau<br />

� Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đổi với tài sản của một bên hoặc cả<br />

hai, phát sinh tại thời điểm trước hôn nhân và sau hôn nhân.<br />

� Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê,<br />

tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các<br />

quyền quản lí, kiểm soát khác đối với tài sản<br />

� Định đoạt tài sản khi li thân, li hôn, khi qua đời, hoặc sự biến hay<br />

bất kỳ sự kiện nào khác;<br />

� Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng<br />

� Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội<br />

dung của thoả thuận này;<br />

một người<br />

� Quyền sở hữu và chuyển nhượng từ tiền bảo hiểm tính mạng của<br />

� Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh<br />

� Các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không<br />

được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật<br />

Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều<br />

hướng bất lợi bởi hôn ước.<br />

Về hình thức: hôn ước phải được lập bằng văn bản và được hai bên kí vào<br />

và không cần thêm một sự xem xét nào với hôn ước.<br />

Về hiệu lực: hôn ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Sau khi kết<br />

hôn, hôn ước có thể được các bên sửa đổi bằng cách lập thêm một văn bản khác<br />

và kí tên vào đó, sự sửa đổi này không cần thêm một sự xem xét nào cả.<br />

Tuy nhiên theo luật một số bang, hôn ước còn có thể tự động hết hiệu lực<br />

sau 7 năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời, hay hôn ước chỉ được<br />

sửa đổi sau 1,5 năm áp dụng.<br />

46 Xem văn bản tại đây: http://www.law.upenn.edu/bll/archives/ulc/fnact99/1980s/upaa83.htm<br />

47 Mahar, Heather, Why Are There So Few Prenuptial Agreements?. Harvard Law School John M. Olin Center for<br />

Law, Economics and Business Discussion Paper Series. Paper 436, http://lsr.nellco.org/harvard_olin/436, page 3


21<br />

Mặc dù hôn ước ở Hoa Kì được qui định tương đối thoáng, nhưng trong<br />

thực tế các bên lập hôn ước lại chi trả khá nhiều tiền cho luật sư để có một hôn<br />

ước hợp pháp và chặt chẽ về thủ tục nhất.<br />

1.3.3. Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản<br />

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Master Card đã xếp loại tỉ lệ tiến bộ<br />

của phụ nữ trong 13 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến của lực lượng lao<br />

động nữ xem họ đã được học qua bậc tiểu học hay chưa, có bao nhiêu người giữ<br />

các chức vụ quan trọng trong xã hội, và thu nhập trung bình của họ thế nào: với<br />

tỉ lệ 55,5%, phụ nữ Nhật Bản được coi là kém bình đẳng giới so với các nước<br />

khác, số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan<br />

trọng của nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3% 48 .<br />

Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình<br />

đẳng giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận<br />

khoảng 100 năm trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay<br />

Nhật Bản cũng chỉ cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc<br />

hôn nhân trước của họ chấm dứt 49 và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ<br />

chồng 50 , luật dân sự ở Nhật Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc<br />

cái cách Minh Trị 1868 51 . Hôn ước hay phần lớn những qui định trong bộ luật<br />

dân sự Nhật Bản thường do được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp, tuy nhiên<br />

đó là sự cấy ghép có chọn lọc chứ không phải là sự sao chép như trong dân luật<br />

Việt Nam thời kì Pháp thuộc, nó thể hiện ở những nét đặc trưng riêng trong qui<br />

định về hôn ước ở Nhật Bản.<br />

Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có<br />

riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng<br />

kí hôn ước 52 (Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách<br />

khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement<br />

Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí hôn<br />

ước và hình thức của hôn ước).<br />

48 Xem: Phụ nữ Nhật Bản tụt hậu về bình đẳng giới, www.tienphong.vn ngày 15/3/2005<br />

49 Điều 733 A Bộ luật dân sự Nhật Bản, Luật dân sự số 89 năm 1896 sửa đổi bằng luật số 78 năm 2006, tìm bản<br />

tiếng anh tại link sau: http://www.japaneselawtranslation.go.jp<br />

50 Điều 150 Bộ luật đân sự Nhật Bản,<br />

51 Trong cuộc cải cách này họ đã chủ trương từ bỏ những tập tục có hại để học hỏi những tiến bộ của phương Tây<br />

52 Tìm bản tiếng Nhật tại link sau: http://law.e-gov.go.jp (Luật này chưa được dịch chính thức sang tiếng Anh)


22<br />

Về nội dung, nội dung của của hôn ước được qui định trong bộ luật dân sự<br />

(Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn<br />

ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ<br />

được tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp<br />

đồng qui định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn. Luật cũng qui<br />

định: Nếu vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với<br />

chế độ tài sản pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế<br />

hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí<br />

trước khi đăng kí kết hôn 53 .<br />

Việc thay đổi và hủy bỏ hôn ước: Hôn ước không thể thay đổi trong thời<br />

kì hôn nhân trừ khi vợ hoặc chồng là người quản lí tài sản mà có hành vi phá tán<br />

tài sản và để thay đổi hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên tòa án 54 . Ở Nhật có<br />

một tòa án riêng biệt chuyên giải quyết các vấn đề về gia đình.<br />

1.3.4. Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan<br />

Trong các quốc gia Đông Nam Á, có thể nói Thái Lan là quốc gia dễ tiếp<br />

nhận và thích nghi với những yếu tố được du nhập nhất. Việc hình thành pháp<br />

luật ở Thái Lan chủ yếu cũng là do tiếp thu từ pháp luật nước ngoài. Ban đầu,<br />

pháp luật Thái thực thụ được hình thành từ văn hóa và tập quán cổ truyền, đó là<br />

thời kì mẫu hệ và pháp luật phản ánh, phát sinh từ chính xác những nhu cầu xã<br />

hội thời bấy giờ, đến thời người Thái di cư vào Đông Dương thì pháp luật Thái<br />

lại tiếp nhận nhiều nét văn hóa của Ấn Độ, các bộ luật Thái cổ tiếp thu nhiều<br />

ảnh hưởng của pháp luật Ấn Độ. Từ triều đại Rama V trở đi, pháp luật Thái tiếp<br />

thu ảnh hưởng của Pháp luật phương Tây: ban đầu là tiếp nhận pháp luật Anh<br />

vào giải quyết từng vụ việc, sau đó là xây dựng bộ luật hình sự và dân sự đầu<br />

tiên theo kiểu Pháp, sau đó bộ luật dân sự và thương mại được xây dựng theo<br />

pháp luật Pháp còn bộ luật hình sự được phỏng theo pháp luật của Đức 55 .<br />

Mặc dù Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo phật, nhưng với<br />

khả năng dễ tiếp nhận và thích nghi thì hôn ước tồn tại trong pháp luật Thái Lan<br />

cũng không phải là điều khó hiểu. Hôn ước được qui định trong phần tài sản vợ<br />

53 Điều 756 Bộ luật dân sự Nhật Bản.<br />

54 Điều 761 Bộ luật dân sự Nhật Bản<br />

55 Xem thêm về phân kì lịch sử pháp luật của Thái Lan: Nguyễn Quế Thương, Suy nghĩ về phân kì lịch sử Thái Lan<br />

và phân kì lịch sử pháp luật Thái Lan, website Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam,<br />

http://www.iseas.org.vn/module/news/viewcontent.asp?ID=18&langid=2


23<br />

chồng trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (các Điều từ 1465 đến<br />

1493). Điều 1465 của Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan qui định: “trong<br />

trường hợp vợ chồng trước khi kết hôn không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản<br />

của họ (hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi những qui<br />

định chung của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất cứ điều khoản nào<br />

trái với trật tự công hoặc đạo đức xã hội hoặc qui định rằng quan hệ tài sản của<br />

họ sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài”. Như vậy về nội dung, ngoài những<br />

đặc điểm chung như hôn ước ở nhiều nước, hôn ước ở Thái Lan còn có thêm<br />

điều kiện về luật áp dụng điều chỉnh, trong đó ở một số quốc gia đã cho phép vợ<br />

chồng được chọn luật áp dụng là luật nước ngoài.<br />

Về hình thức, hôn ước ở Thái Lan phải được đăng kí cùng với thời điểm<br />

đăng kí kết hôn, phải được làm bằng văn bản và có ít nhất 2 người làm chứng,<br />

phải được nộp cùng thờ điểm đăng kí kết hôn 56 .<br />

Sửa đổi hôn ước: Điều 1467 qui định sau khi kết hôn hôn ước không thể<br />

sửa đổi trừ khi được sự chấp thuận của tòa án có thẩm quyền, và khi có quyết<br />

định cuối cùng về việc sửa đổi hay hủy bỏ hôn ước, tòa án phải thông báo với<br />

nơi đăng kí kết hôn về vấn đề đó. Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi tòa án<br />

nhưng một số điều khoản của hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba có<br />

thiện chí.<br />

Theo khảo sát thì hôn ước của các cặp vợ chồng Thái Lan thường hay bị<br />

tuyên vô hiệu và không được chấp thuận bởi mười lí do phổ biến sau 57 :<br />

� Các bên không lập hôn ước thành văn bản<br />

� Tài sản của các bên liệt kê trong hôn ước không được coi là hợp pháp<br />

� Có sự lừa dối: bị chồng (vợ) hoặc gia đình hoặc luật sư của chồng<br />

(vợ) lừa dối để kí vào hôn ước.<br />

� Chưa đọc hôn ước: sở dĩ có lí do này là bởi vì có thể xảy ra trường<br />

hợp vợ hoặc chồng được đề nghị kí rất nhiều giấy tờ trong đó có cả hôn ước mà<br />

họ lại không đọc nó.<br />

56 Điều 1466 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, năm 1925 sửa đổi năm 2009<br />

http://www.samuiforsale.com/Civil_Code_text_English_I.html<br />

57 Xem tại: http://thaiprenuptialagreement.com/thai-prenuptial-pointer.php


24<br />

� Các bên chưa có đủ thời gian để suy nghĩ về hôn ước: nếu như các<br />

bên chỉ đọc qua loa về hôn ước và kí vào đó thì rất có khả năng hôn ước sẽ bị<br />

vô hiệu.<br />

� Hôn ước có một số điều khoản bị cấm.<br />

� Các thông tin trong hôn ước bị sai lệch ví dụ thu nhập của các bên, tài<br />

sản, năng lực….<br />

� Các thông tin trong hôn ước chưa được hoàn thành hết, như chưa kê<br />

đầy đủ tài sản trước khi kết hôn…<br />

� Các bên không được độc lập về ý chí: khi một bên hoặc cả hai bên<br />

không được độc lập về ý chí mà phải phụ thuộc vào bên kia hoặc gia đình hoặc<br />

luật sư…<br />

� Hôn ước không phù hợp với đạo đức xã hội thông thường: một hôn<br />

ước quá thiên vị cho một bên ví dụ trong đó qui định rằng khi li hôn một bên sẽ<br />

được tất cả tài sản hoặc một bên sẽ chịu thanh toán tất cả các khoản nợ hoặc<br />

trong đó qui định miễn nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên… rất có khả năng bị<br />

tuyên vô hiệu.


25<br />

Chương 2<br />

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br />

2.1. HÔN ƯỚC PHỔ BIẾN VÀ LÀ XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI<br />

2.1.1. Hôn ước trong tư pháp quốc tế<br />

Trước đây, quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ tài sản vợ<br />

chồng nói riêng ít khi xuất hiện yếu tố nước ngoài và chẳng mấy khi xảy ra xung<br />

đột pháp luật. Lí do chủ yếu là khi phụ nữ lấy chồng người nước ngoài thì họ<br />

đương nhiên mất quốc tịch cũ và mang quốc tịch của người chồng. Ngày nay,<br />

những qui định như thế đã bị coi là lỗi thời, quan hệ pháp luật về tài sản vợ chồng<br />

đã xuất hiện xung đột pháp luật.<br />

Theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế, khi có xung đột pháp luật cần lựa chọn<br />

các hệ thuộc pháp luật để áp dụng. Một số hệ thuộc cơ bản thường được áp dụng là<br />

hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư<br />

trú), hệ thuộc luật nơi có tài sản (thường được áp dụng để giải quyết vấn đề về sở<br />

hữu tài sản có yếu tố nước ngoài), hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa<br />

chọn, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (bao gồm luật nơi kí kết hợp đồng, luật<br />

nơi thực hiện nghĩa vụ, luật nơi thực hiện hành động), hệ thuộc luật tòa án…Tuy<br />

nhiên quan hệ tài sản vợ chồng thì lại được coi là quan hệ pháp luật nằm giữa biên<br />

giới của ba loại quan hệ: nhân thân, tài sản và hợp đồng, nó được coi là quan hệ<br />

phái sinh từ ba loại quan hệ kia 58 . Vì thế, việc lựa chọn hệ thuộc luật do các bên lựa<br />

chọn được coi là giải pháp hợp lí nhất. Thông thường, pháp luật nhiều quốc gia đều<br />

cho phép vợ chồng lựa chọn luật áp dụng với tài sản của mình. Khi vợ chồng không<br />

có sự lựa chọn nào về luật áp dụng với tài sản của họ thì phải áp dụng qui phạm<br />

xung đột để giải quyết quan hệ về tài sản vợ chồng. Các quốc gia theo thông luật<br />

(thuộc hệ thống common law) hầu như không có chế định quan hệ tài sản vợ<br />

chồng; do vậy, đối với quan hệ này, họ áp dụng luật điều chỉnh với quan hệ tài sản<br />

nói chung, tuy nhiên giải pháp này có nhược điểm là không bảo đảm sự điều chỉnh<br />

thống nhất đối với vợ và chồng khi hai vợ chồng có tài sản ở nhiều nước khác<br />

nhau. Các quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law) áp dụng hệ thuộc luật quốc<br />

tịch chung của vợ chồng để điều chỉnh, giải pháp này có ưu điểm là cho phép áp<br />

58 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 248


26<br />

dụng một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh cả hệ quả nhân thân và hệ<br />

quả tài sản, song lại có nhược điểm là gây khó khăn cho việc áp dụng khi hai vợ<br />

chồng không có cùng quốc tịch 59 . Do vậy khi vợ chồng ấn định được luật áp dụng<br />

với quan hệ tài sản của họ thì sẽ đảm bảo được sự thống nhất cả về thời gian và<br />

không gian đối với các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng.<br />

Cũng chính vì thế mà nguyên tắc trong tư pháp quốc tế thừa nhận rằng: xung đột<br />

pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết sẽ áp dụng theo các qui định<br />

trong hôn ước, khi không có hôn ước mới áp dụng theo hệ thuộc luật nhân thân (khi<br />

các bên có cùng quốc tịch thì áp dụng luật nước mà vợ chồng có quốc tịch chung,<br />

khi không có quốc tịch chung thì áp dụng luật nơi cư trú chung), khi không áp dụng<br />

được hệ thuộc luật nhân thân (vợ chồng không có nơi cư trú chung cũng như quốc<br />

tịch chung) thì áp dụng hệ thuộc luật tòa án (áp dụng luật của nước mà có tòa án có<br />

thẩm quyền giải quyết vấn đề về tài sản của họ). Như vậy có thể thấy nguyên tắc tư<br />

pháp quốc tế luôn ưu tiên áp dụng hôn ước.<br />

Trong các điều ước quốc tế về chế độ tài sản vợ chồng, không thể không kể<br />

đến công ước Lahay về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng năm<br />

1978 60 (sau đây gọi là công ước Lahay năm 1978), công ước này thể hiện sự ưu<br />

tiên số một cho hôn ước trong việc lựa chọn luật áp dụng. Điều 3 Công ước ghi<br />

nhận rằng: “Chế độ tài sản vợ chồng được qui định bởi luật của quốc gia mà vợ<br />

chồng đã lựa chọn trước khi kết hôn”, Điều 11 Công ước lại ghi rằng: “Việc lựa<br />

chọn luật áp dụng phải được xác định một cách rõ ràng hoặc qui định trong các<br />

điều khoản của hôn ước”, sự lựa chọn này phải thể hiện dưới hình thức văn bản có<br />

chữ kí của các bên và ngày tháng năm lập văn bản 61 , nếu sự lựa chọn này thể hiện<br />

bằng hôn ước thì về hình thức hôn ước phải tuân theo qui định của quốc gia có luật<br />

được chọn để áp dụng cho chế độ tài sản vợ chồng hoặc luật hiện hành của quốc<br />

gia nơi lập hôn ước 62 . Ngay cả khi có sự thay đổi luật áp dụng thì hình thức thể<br />

hiện sự lựa chọn luật áp dụng mới cũng ưu tiên những qui định trong hôn ước bởi<br />

hình thức lựa chọn được xác định theo hôn ước.<br />

59 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 249<br />

60 Số thành viên phê chuẩn công ước này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên theo nhận xét chung thì ngay cả khi<br />

“không được phê chuẩn nhưng các Công ước này vẫn có ảnh hưởng đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia<br />

thành viên lẫn các quốc gia chưa phải là thành viên”, xem Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư<br />

pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008.<br />

61 Điều 12 và Điều 13 Công ước Lahay 1978, http://hcch.e-vision.nl/index_en.php?act=conventions.text&cid=87<br />

62 Điều 12 Công ước Lahaye 1978


27<br />

2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia<br />

“Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa<br />

thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế<br />

độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn<br />

ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp<br />

vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm<br />

những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ<br />

nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam<br />

và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế<br />

độ tài sản pháp định đối với vợ chồng” 63 .<br />

Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể<br />

liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài<br />

Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các quốc<br />

gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ như Đài<br />

Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng sau khi<br />

được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước). Ở Châu<br />

Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp, Lucxembua, Hà<br />

Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí kết tuy nhiên<br />

chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được ghi nhận ở khá<br />

nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây Ba Nha, Bồ Đào<br />

Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu, hôn ước được qui<br />

định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về hôn ước ở Hoa Kì.<br />

Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn ước được ghi nhận<br />

khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia<br />

như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada, Venezuela, …Châu Đại<br />

Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã tồn tại ở đây, hôn ước được<br />

thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn ước chỉ được ghi nhận khi có<br />

Luật Gia đình năm 2000.<br />

63 Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp<br />

luật Việt Nam, bài viết được đăng trên http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/


28<br />

2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI<br />

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br />

2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình<br />

Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như<br />

luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung<br />

quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau.<br />

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan<br />

trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc<br />

qua đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ<br />

duy nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành<br />

thì việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam<br />

theo “chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường”<br />

với nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng<br />

hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ<br />

như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố<br />

kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ<br />

truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần<br />

có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông<br />

người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để<br />

thu hoạch nhanh chóng 64 . Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất,<br />

cả gia đình phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một<br />

mình một cá nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính<br />

vì không thể không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu<br />

tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia<br />

đình luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát<br />

triển nên nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những<br />

người lớn tuổi rất được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những<br />

quan niệm chuẩn mực trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ<br />

cũng được cả nể, kính trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ<br />

theo kiểu tôn ti, thứ bậc - người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc<br />

dưới. Người đứng đầu gia đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc<br />

64 Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online<br />

http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 23/2/2009.


29<br />

trong nhà và được con cháu nể trọng. Người lớn tuổi quyết định mọi việc do kinh<br />

nghiệm và người nhỏ tuổi phải tuân theo, vì thế mà tính dân chủ hay sự tự do cá<br />

nhân vốn là một khái niệm xa lạ trong gia đình Việt Nam xưa.<br />

Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, xã hội Việt Nam<br />

nông nghiệp truyền thống thay da đổi thịt qua quá trình công nghiệp hóa, hiện<br />

đại hóa; quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sản trong gia đình, về các<br />

mối quan hệ trong gia đình đã có nhiều biến đổi trong đó yếu tố cá nhân được<br />

đề cao nhiều hơn 65 .<br />

Ở thời điểm hiện tại, kiểu gia đình “tam, tứ đại đồng đường” hầu như đã trở<br />

nên rất hiếm hoi. Phổ biến ở các đô thị bây giờ là gia đình một hoặc hai thế hệ và<br />

hầu như xu hướng chung của các cặp vợ chồng là sinh rất ít con. Do đời sống hiện<br />

tại phát triển nhanh chóng, mọi người đều bị cuốn hút theo công việc để kiếm thêm<br />

thu nhập nên việc sinh ít con cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vừa có thời gian tập<br />

trung cho công việc, tìm nguồn thu nhập cao; mặt khác, lại có điều kiện kinh tế để<br />

chăm lo cho con cái tốt hơn. Trong một xã hội phát triển, đời sống của con người<br />

được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng<br />

sống cho con người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng có nhiều cơ hội<br />

để phát triển toàn diện bản thân.<br />

Vấn đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông -<br />

người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữ cũng<br />

đã bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định vị trí của mình trong sự đóng góp vào<br />

nguồn thu nhập của cả gia đình. Nếp sống tôn ti, gia trưởng theo kiểu “cha mẹ đặt<br />

đâu con ngồi đó” của gia đình truyền thống dần dần bị xóa bỏ. Thay vào đó là tinh<br />

thần dân chủ trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều cơ<br />

hội, điều kiện để tiếp xúc với những tiến bộ của thời đại, khoa học - kĩ thuật và<br />

công nghệ, tiếp nhận những trào lưu, xu hướng văn hóa mới của thế giới… Do đó,<br />

trong họ cũng bắt đầu hình thành nếp suy nghĩ độc lập, dân chủ hơn, tự do nói lên ý<br />

nghĩ, tình cảm của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm. Những bậc cha mẹ thời<br />

hiện đại cũng đã quen thuộc với điều đó, chấp nhận cho con cái một “khoảng trời<br />

riêng”… Theo Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình năm 2006 (công bố<br />

năm 2008) thì hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế<br />

65 Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí hoạt động khoa học<br />

tháng 6/2006


30<br />

thực hiện có xu hướng giảm, hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia đình<br />

có xu hướng tăng lên. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đã mang<br />

lại cho gia đình một luồng sinh khí mới: thu nhập, mức sống, mức hưởng thụ, trình<br />

độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần, sự cập nhật thông tin, sự bình đẳng và<br />

dân chủ của hai vợ chồng ngày càng được nâng cao. Cả gia đình nói chung và vợ<br />

chồng nói riêng không cùng làm kinh tế như trước nữa, họ theo đuổi những con<br />

đường riêng và có những hoạt động kinh tế khác nhau. Vì vậy mà họ có thu nhập<br />

riêng, có tài khoản riêng, bên cạnh sự tiêu dùng chung cho gia đình thì việc tiêu<br />

dùng riêng cho cá nhân cũng là lẽ rất bình thường, họ không cùng sản xuất và quản<br />

lí chung một “nguồn ngân sách” như gia đình truyền thống. Nhưng, bởi vì các yếu<br />

tố truyền thống trong gia đình Việt Nam vốn không thể ngày một ngày hai đã bị<br />

phủ định hoàn toàn, tư duy “duy tình” chứ không phải “duy lí” vẫn là đặc trưng của<br />

văn hóa Việt Nam nên vấn đề tiền bạc nhiều khi lại được coi là một mối đe dọa đến<br />

hạnh phúc gia đình 66 . Theo lời khuyên của các chuyên gia thì để tránh sự đổ vỡ<br />

“không gì quan trọng bằng việc bàn bạc và chia sẻ mục tiêu một cách thẳng thắn.<br />

Một số người cứ hay nhạy cảm khi đề cập đến tiền bạc, bởi họ cho rằng đó là vấn<br />

đề cá nhân rất riêng tư. Nhưng nên nhớ, một khi quyết định tiến tới hôn nhân nghĩa<br />

là đôi bên đồng ý kết hợp hai cuộc đời lại với nhau, dựa trên căn bản của sự thành<br />

thật và có niềm tin. Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên thảo luận về tình hình tài<br />

chính của cả hai. Nên đặt ra những câu hỏi khó để cùng nhau thương lượng và tìm<br />

cách giải quyết. Ví dụ như mức sống của chúng ra sẽ như thế nào? Trung bình một<br />

tháng nên đóng góp bao nhiêu tiền cho gia đình? Khi nào chúng ta sẽ có con? Ai sẽ<br />

là người chăm sóc con cái? Có kế hoạch cho chúng đi học nước ngoài hay<br />

không?...” 67 . Nhiều khi sự rõ ràng về tiền bạc có thể sẽ làm giảm đi sự lãng mạn<br />

của tình cảm vợ chồng song lại có thể khiến cho hôn nhân trở nên bền vững hơn,<br />

đảm bảo cho hạnh phúc gia đình, Szilagy Vilmos trong cuốn hôn nhân trong<br />

tương lai có viết rằng: “dù lạnh lùng đến thế nào tôi vẫn phải mạo muội khẳng<br />

định một điều thoạt đầu nghe có vẻ phi lí: Về lâu dài, một cuộc hôn nhân vì tình<br />

yêu khép kín chính ra lại chứa đựng những mối hiểm nguy lớn hơn cho sự phát<br />

triển nhân cách so với hôn nhân theo giao kèo vốn được thỏa thuận và kí kết bởi<br />

66 Xem: Tiền bạc: mối đe dọa hạnh phúc gia đình, www.netlife.com.vn ngày 9/8/2008<br />

67 Xem: Chi tiêu gia đình – mỗi nhà một kiểu, www.giadinh.net.vn ngày 31/3/2009


31<br />

hai phía mà không có ảo tưởng gì 68 ”. Vậy nên, nhu cầu được chủ động quản lí tiền<br />

bạc và tự do hoạch định về tài chính của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng mà<br />

theo qui định của pháp luật thì những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao<br />

động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ<br />

chồng trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung 69 , điều này dễ khiến cho các kế<br />

hoạch về tài chính của vợ chồng trở nên không có cơ sở pháp lí và dễ dàng bị vô<br />

hiệu. Pháp luật cũng đã có qui định về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng<br />

trong thời kì hôn nhân song qui định này lại thiếu tính chặt chẽ và chưa thể trở<br />

thành giải pháp tốt cho việc hoạch định tài chính của vợ chồng. Việc xây dựng<br />

những qui định phù hợp để tạo điều kiện cho vợ chồng tự do hoạch định vấn đề tài<br />

chính là điều cần thiết hiện nay.<br />

2.2.2. Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư<br />

kinh doanh riêng<br />

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và nó đang diễn ra ngày càng sâu rộng<br />

trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện dễ nhận thấy của nó là sự phát triển vượt bậc của<br />

nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự<br />

thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và<br />

nhiều tam giác phát triển khác cũng do toàn cầu hoá đem lại. Theo xu thế chung<br />

của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự<br />

kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO khiến cho kinh tế Việt<br />

Nam ngày càng có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Theo thống kê: đầu năm 2004, Việt<br />

Nam có 72.012 doanh nghiệp đang hoạt động, tính tới thời điểm ngày 31-12-2005<br />

số doanh nghiệp đang thực tế hoạt động trong cả nước là 113.352 70 vậy mà con số<br />

này chưa được bằng 2/3 tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành<br />

phố Hồ Chí Minh (175.297 doanh nghiệp) tính đến thời điểm ngày 18/4/2010 71 .<br />

Điều này cho thấy hoạt động đầu tư kinh doanh ngày một phát triển và mở rộng.<br />

Theo báo cáo sơ bộ về tình hình tài chính của thị trường chứng khoán năm 2009<br />

của ủy ban chứng khoán nhà nước tính đến tháng 10 năm 2009 số tài khoản đầu tư<br />

chứng khoán cá nhân là 763.578 tài khoản 72 . Như vậy có thể thấy không chỉ là hoạt<br />

68 Szilagy Vilmos, Hôn nhân trong tương lai (người dịch: Lê Thị Nguyệt), NXB Phụ nữ, tr. 215 - 216<br />

69 Xem Khoản 1, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình (luật số 22/2000/QH10)<br />

70 Theo website Bộ tài chính www.mof.gov.vn ngày 7/12/2006<br />

71 Theo website Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh www.dpi.hochiminhcity.gov.vn<br />

72 Theo chuyên trang thông tin chứng khoán, tài chính, đâu tư www.stocknews.vn ngày 31/12/2009


32<br />

động đầu tư có qui mô (hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) mà cả hoạt động<br />

đầu tư kinh doanh cá nhân cũng rất phổ biến. Hoạt động kinh tế phát triển thì “như<br />

một hệ quả đương nhiên, các mối quan hệ xã hội sẽ phức tạp hơn nhiều, trong đó<br />

có các mối quan hệ gia đình mà đặc biệt là quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng, khi vợ<br />

chồng là các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là chủ thể liên quan<br />

trong các hoạt động sản xuất kinh doanh” 73 .<br />

Như đã phân tích, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang<br />

tiêu dùng, vợ chồng có những hoạt động kinh tế khác nhau. Trong thực tế, hoạt<br />

động đầu tư kinh doanh thường chỉ thực hiện bởi một người vợ hoặc chồng, điều<br />

này dẫn đến logic là chỉ có một người vợ hoặc chồng nắm được và chịu trách<br />

nhiệm với hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng các hoạt động kinh tế này lại liên<br />

quan đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng nên cần thiết phải có một cơ chế để<br />

giải quyết vấn đề này. Hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay<br />

đã phần nào phân định được tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi bên<br />

vợ chồng và trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản. Tuy nhiên khi vợ chồng đã<br />

trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi<br />

phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó<br />

việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng<br />

trong trường hợp này trở nên khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết 74 . Bởi vậy<br />

nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến giải pháp chia tài sản chung trong thời kì hôn<br />

nhân 75 . Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại,<br />

trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự<br />

riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản<br />

chung”. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng được qui định tại Điều<br />

30 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 8 Nghị định 70 qui định chi tiết thi hành<br />

Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy nhiên qui định về chia tài sản chung trong thời kì<br />

hôn nhân còn chưa chặt chẽ, có nhiều điểm không rõ ràng đặc biệt là về hình thức<br />

73 TS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản<br />

của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng<br />

trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội,<br />

2008, tr. 57<br />

74 TS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản<br />

của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu đã dẫn, tr. 57<br />

75 Chỉ tính riêng số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước<br />

đang có chiều hướng gia tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm 2007 là 452 vụ<br />

(tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)


33<br />

của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu quả pháp lí của việc<br />

chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.<br />

Thực tế đó cho thấy, cần có một giải pháp pháp lí cho vấn đề tài sản của vợ<br />

chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />

2.2.3. Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn<br />

Báo cáo kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 (công bố năm 2008) số vụ<br />

li hôn ngày càng tăng: năm 2000 gần 52.000 vụ, năm 2001 có 54.000 vụ, đến năm<br />

2005 tăng lên 65.929 vụ. Tỉ lệ li hôn ngày một tăng có thể là do quan niệm về vấn<br />

đề li hôn không còn nặng nề như trước nữa.<br />

Trong hôn nhân người ta thường nói “của chồng công vợ”, tuy nhiên, khi<br />

đời sống vợ chồng không còn êm ấm, những tranh chấp tài sản trở thành đề tài<br />

nóng hổi trước tòa; lúc vợ chồng thuận hoà, người trong cuộc thường không nghĩ<br />

đến chuyện phân chia tài sản vì “của anh cũng như của em” và ngược lại, tuy nhiên,<br />

khi chia tay, tranh chấp quyền sở hữu tài sản là một vấn đề nóng bỏng. Việc phân<br />

định rạch ròi tài sản thuộc về ai là điều hết sức quan trọng đối với cuộc sống của<br />

hai người và cả con cái sau khi li hôn. Thế nhưng, việc phân định này không phải<br />

lúc nào cũng dễ dàng. Trên thực tế, đã có những trường hợp người phụ nữ hay đàn<br />

ông phải chạy theo những vụ kiện kéo dài vài năm, thậm chí nhiều hơn thế để đòi<br />

quyền lợi, phần tài sản chính đáng của mình. Có những vụ li hôn đầy cay đắng và<br />

nước mắt trong đó người vợ chỉ nhận được 1/20 khối tài sản đã chung tay tạo<br />

dựng 76 , có những vụ li hôn bạc tỉ đã khiến nhiều người tham dự phiên tòa phải kinh<br />

hãi vì mức độ kiệt nghĩa cạn tình 77 . Tất cả những hoàn cảnh bi đát đó cũng chỉ vì<br />

vấn đề chứng minh tài sản chung, tài sản riêng. Theo lời khuyên của các chuyên<br />

gia, để tránh những rắc rối về phân chia tài sản sau hôn nhân, tốt nhất cả hai vợ<br />

chồng nên ý thức được về việc sở hữu tài sản ngay từ đầu 78 . Trong thời đại ngày<br />

nay, đã xuất hiện nhiều gia đình có tài sản kếch xù và trong nhiều trường hợp khả<br />

năng tạo lập tài sản chỉ thuộc về một người. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận gì<br />

khác và theo đúng qui định của pháp luật thì khối tài sản tạo lập được sẽ phải chia<br />

đôi, trong nhiều trường hợp điều này trở nên thiếu công bằng và bất hợp lí. Việc tạo<br />

một cơ sở pháp lí để bảo đảm quyền sở hữu của vợ chồng thật sự là cần thiết và là<br />

76<br />

Xem: Quảng Bình: nỗi cay đắng từ vụ li hôn của một gia đình tỉ phú, www.doisongphapluat.com.vn ngày<br />

10/7/2008<br />

77<br />

Xem: kinh hãi những vụ li hôn kiệt nghĩa, cạn tình, báo điện tử dân trí www.dantri.com ngày 22/1/2010<br />

78<br />

Xem: Li hôn: rắc rối chuyện riêng chung, http://giadinh.net.vn ngày 15/3/2009


34<br />

nhu cầu của thời đại ngày nay; không chỉ đơn thuần là để tránh các tranh chấp về<br />

tài sản của vợ chồng khi li hôn mà, nó còn bảo vệ quyền lợi hợp lí cho người đã bỏ<br />

rất nhiều công sức tạo lập nên tài sản.<br />

2.2.4. Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến<br />

Trong xu thế hội nhập, kết hôn với người nước ngoài là quyền nhân thân của<br />

mỗi người trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, hạnh phúc và hiện đã<br />

không còn bị luật pháp cấm đoán. Theo các số liệu thống kê được đưa ra tại Hội<br />

thảo “Di cư và hôn nhân ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp” do Trung tâm nghiên<br />

cứu giới và phát triển (thuộc ĐH Khoa học XH & NV Hà Nội) phối hợp với Trung<br />

tâm Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương của ĐH Kinh tế & Luật pháp Osaka, Nhật<br />

Bản vừa tổ chức, từ 1995-2007 có khoảng 180.000 người Việt Nam kết hôn với<br />

người của 60 nước, trong đó phụ nữ chiếm tới 80% 79 . Do hôn ước tương đối phổ<br />

biến ở nước ngoài, vậy nên khả năng một người Việt Nam kết hôn với một người<br />

nước ngoài và hai người có lập hôn ước là rất cao. Phù hợp với xu hướng đó, pháp<br />

luật Việt Nam cần qui định về hôn ước.<br />

Thậm chí, hiện nay, trên lí thuyết, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hôn ước<br />

trong một số trường hợp. Theo người viết, pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn ước<br />

trong một số trường hợp sau đây. Thứ nhất, trong trường hợp hai công dân Việt<br />

Nam định cư ở nước ngoài, kết hôn với nhau 80 và lập hôn ước, theo nguyên tắc của<br />

tư pháp quốc tế thì luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn<br />

sẽ là luật của quốc gia nơi thực hiện nghi thức kết hôn; vì thế, mặc dù pháp luật<br />

Việt Nam không có qui định về hôn ước song khi đó hôn ước của hai công dân Việt<br />

Nam sẽ vẫn có hiệu lực. Thứ hai, Việt Nam mặc dù không có qui định cho phép lập<br />

hôn ước nhưng cũng không có qui định nào cấm lập hôn ước. Điều 18 Nghị định<br />

68/2002/NĐ-CP 81 về từ chối đăng kí kết hôn ở Việt Nam không có qui định nào về<br />

từ chối đăng kí kết hôn trong trường hợp vợ chồng có lập hôn ước; nếu hai bên nam<br />

nữ lập hôn ước ở Việt Nam thì chỉ gặp duy nhất một khó khăn để hôn ước có hiệu<br />

lực đối với pháp luật nước ngoài: đó là hôn ước không thể được công chứng chứng<br />

thực, tuy nhiên nếu công dân Việt Nam kết hôn với công dân Mĩ thì hôn ước này<br />

79 Xem: 180.000 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, www.giadinh.net.vn ngày 5/2/2010<br />

80 Việc kết hôn này theo nghi thức đăng kí với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, không phải là đăng kí với cơ<br />

quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự của Việt Nam.<br />

81 Nghị định qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về hôn nhân có yếu tố nước ngoài


35<br />

chỉ cần lập bằng văn bản, có chữ kí của hai người để khi li hôn ở tòa án của Mĩ,<br />

hôn ước này được coi là đã lập và phát sinh hiệu lực ở Việt Nam.<br />

2.2.5. Dư luận xã hội<br />

Nhiều quan điểm cho rằng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện<br />

nay, mức sống của người dân được cải thiện và nhận thức được nâng cao thì trong<br />

hôn nhân dần dần sẽ xuất hiện bên cạnh bản đăng kí kết hôn những bản hôn ước 82 .<br />

Việc thừa nhận quyền tự do xác lập hôn ước của các bên trước khi kết hôn cũng<br />

phù hợp với xu thế chung và suy nghĩ, lựa chọn của các bên đương sự. Theo kết<br />

quả của một khảo sát được công bố trong đề tài tài sản của vợ chồng trong hoạt<br />

động sản xuất kinh doanh: có 279 người, chiếm tỉ lệ 62% số người được hỏi trả<br />

lời pháp luật nên qui định các bên nam nữ trước khi kết hôn có quyền tự do lập hôn<br />

ước, với lí do: việc thừa nhận đó là cần thiết vì phù hợp với xu thế phát triển kinh tế<br />

của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập, đảm bảo quyền tự do, dân chủ và bình<br />

đẳng giữa vợ chồng, tạo cơ sỏ pháp lí cho việc xét xử…Bên cạnh đó cũng còn tồn<br />

tại suy nghĩ không nên quy định quyền lập hôn ước vì việc lập hôn ước có phần<br />

không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, dễ gây ra tâm lí mặc<br />

cảm, mất đoàn kết hoặc dẫn đến việc coi trọng tài sản mà ảnh hưởng đến tình<br />

cảm…(chiếm tỷ lệ 38%) 83 . Điều đó cho thấy việc ghi nhận quyền lập hôn ước<br />

trong pháp luật là yêu cầu và xu hướng khách quan. Dư luận có xu hướng đồng tình<br />

và đón nhận sự tồn tại của hôn ước.<br />

2.2.6. Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật<br />

Trong quá trình xây dựng pháp luật, ý kiến của dư luận nói chung và các nhà<br />

nghiên cứu luật nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói ý kiến của các nhà<br />

nghiên cứu luật đóng vai trò quyết định trong việc soạn thảo văn bản pháp luật;<br />

trong luật quốc tế, quan điểm của các luật gia còn được coi là một nguồn bổ trợ<br />

pháp luật.<br />

Cùng với sự thay đổi của xã hội quan điểm của các nhà nghiên cứu luật cũng<br />

dần có những cái nhìn cởi mở hơn với hôn ước. Nếu như trước đây quan điểm phổ<br />

biến là hôn ước quá đề cáo tính cá nhân, đề cao cái tôi và việc đề cao lợi ích cá<br />

82<br />

Xem: TS. Hoàng Bá Thịnh, Nhân vụ li hôn 1.000 tỉ, nghĩ về thị trường hôn nhân ở Việt Nam, www.chungta.com<br />

ngày 30/3/2007<br />

83<br />

TS. Nguyễn Phương Lan, Tổng thuật đề tài, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng<br />

trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội,<br />

2008, tr. 36


36<br />

nhân sẽ dẫn đến việc xa cách về tình cảm trong gia đình và các quan hệ trong gia<br />

đình sẽ bị phá vỡ bởi các yếu tố vật chất 84 thì hiện nay do ảnh hưởng của kinh tế thị<br />

trường không chỉ dư luận xã hội đã thay đổi mà quan điểm của các nhà lập pháp<br />

cũng thay đổi, theo họ: Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, suy cho đến cùng, là<br />

một quyền dân sự gắn liền với bản thân vợ chồng. Xuất phát từ sự do, tự nguyện về<br />

ý chí, trên cơ sở là một quyền dân sự của cá nhân, hai bên nam nữ trước khi kết<br />

hôn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về một chế độ tài sản mà theo họ là phù hợp,<br />

miễn là sự thỏa thuận đó không trái với thuần phong mĩ tục, với trật tự công cộng<br />

và quyền lợi của con cái. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không làm<br />

phá vỡ tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân. Khi thỏa thuận về các vấn đề<br />

liên quan đến tài sản trong thời kì hôn nhân, điều tất yếu là các bên phải thỏa<br />

thuận về việc thực hiện những nghĩa vụ chung trong đời sống gia đình, không được<br />

vi phạm các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng phát sinh từ quan hệ hôn nhân cũng<br />

như quyền cha mẹ đối với con cái 85 . Cũng có quan điểm cho rằng nên chăng, luật<br />

nên dự liệu một số trường hợp ngoại lệ vẫn có thể cho phép vợ chồng tự lựa chọn<br />

một chế độ tài sản phù hợp, theo nguyên tắc tự thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản<br />

đó không trái với đạo đức xã hội, bảo đảm được lợi ích của gia đình, của các con 86 .<br />

HÔN ƯỚC<br />

2.3. XU HƯỚNG TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI<br />

2.3.1. Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài<br />

Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là<br />

việc tòa án của một nước thừa nhận sự giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước<br />

ngoài được ghi nhận trong các bản án, quyết định của tòa án nước khác là hợp pháp<br />

và thừa nhận quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ nội dung bản án, quyết<br />

định của tòa án nước ngoài ở mức độ như bản án của tòa án trong nước 87 .<br />

Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của tòa án chỉ có hiệu lực trong phạm<br />

vi lãnh thổ quốc gia nơi tòa án đã đưa ra phán quyết. Điều này xuất phát từ nguyên<br />

tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do vậy để bản án, quyết định dân sự của tòa án<br />

84<br />

Nguyễn Hồng Hải, Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tạp<br />

chí luật học số 3 năm 1998, tr. 10-12<br />

85<br />

TS. Nguyễn Phương Lan, Tổng thuật kết quả nghiên cứu, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của<br />

vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật<br />

Hà Nội, 2008, tr 36<br />

86<br />

TS, Nguyễn Văn Cừ, Tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 - 254<br />

87<br />

Th.S Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, NXB ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 164


37<br />

nước ngoài được thi hành trên lãnh thổ một nước trước hết phải có sự công nhận và<br />

cho phép thi hành bản án, quyết định đó từ phía cơ quan có thẩm quyền của nước<br />

nơi được yêu cầu. Vấn đề công nhận và thi hành bản án quyết định của tòa án nước<br />

ngoài được qui định trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Chế định<br />

công nhận và thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài được hầu hết các<br />

nước thừa nhận là một nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế 88 . Hiện nay, do các<br />

quan hệ dân sự trong đời sống quốc tế ngày càng phát triển, yêu cầu công nhận và<br />

thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài càng trở nên cần thiết nhằm bảo<br />

đảm lợi ích chính đáng của các bên đương sự và để bảo đảm sự ổn định phát triển<br />

của giao lưu dân sự quốc tế.<br />

Việt Nam đã kí kết một số hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, trong<br />

đó qui định việc các nước kí kết cùng nhau công nhận và thi hành các bản án quyết<br />

định do tòa án mỗi nước kí kết tuyên. Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản<br />

pháp luật về thi hành bản án dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều 2 của Luật Thi hành<br />

án dân sự đã khẳng định những bản án quyết định được thi hành theo Luật này bao<br />

gồm: “Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài<br />

nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam” 89 .<br />

Đặc biệt vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước<br />

ngoài được qui định trong phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm<br />

2004. Theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004: bản án quyết định dân sự của<br />

tòa án nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu nó thuộc một trong các trường<br />

hợp sau:<br />

� Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đã qui định về việc công<br />

nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 90 . Cho đến nay,<br />

Việt Nam đã kí kết với 14 nước trong các hiệp định đều có qui định về việc công<br />

nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, ngoài ra còn<br />

tham gia một số điều ước quốc tế đa phương về công nhận và thi hành án dân sự.<br />

Tựu chung lại có 3 điều kiện chính: Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực<br />

pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó; Thứ hai, bản án, quyết<br />

88 Th.S Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, sđd, tr. 165<br />

89 Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự Việt Nam năm 2008<br />

90 Điểm a Khoản 1 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004


38<br />

định được cơ quan có thẩm quyền tuyên; Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến<br />

luật hình thức) phải được đảm bảo.<br />

� Pháp luật Việt Nam có qui định bản án quyết định đó được công nhận<br />

và thi hành tại Việt Nam 91 . Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài<br />

không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận<br />

thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam<br />

kí kết hoặc gia nhập 92 ; Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án,<br />

quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam<br />

khi có đơn yêu cầu không công nhận 93 .<br />

có đi có lại 94 .<br />

� Bản án quyết định của Tòa án nước ngoài được công nhận trên cơ sở<br />

Bản án quyết định của tòa án nước ngoài đã đảm bảo các nguyên tắc trên chỉ<br />

không được công nhận ở Việt Nam nếu nó là bản án quyết định thuộc thẩm quyền<br />

xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam 95 .<br />

Về nguyên tắc bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ được thi<br />

hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành 96 . Vì<br />

pháp luật của các quốc gia là khác nhau nên việc giải quyết các vụ việc cũng dân sự<br />

của các tòa án giữa các quốc gia là khác nhau. Để đảm bảo lợi ích của công dân của<br />

nước mình thông thường bản án quyết định của tòa án một nước tuyên muốn được<br />

thi hành ở nước khác thì phải được tòa án nước đó công nhận, Việt Nam không<br />

phải là ngoại lệ 97 .<br />

Như vậy xét một cách khách quan thì một bản án nước ngoài về việc chia tài<br />

sản chung của vợ chồng khi li hôn theo hôn ước và không có liên quan đến bất<br />

91 Điểm b Khoản 1 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004<br />

92 Khoản 5 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004<br />

93 Khoản 6 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004<br />

94 Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004<br />

95 Được qui định tại Điều 441 Bộ luật tố tụng dân sự bao gồm: Bản án quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của<br />

nước có tòa án ra bản án quyết định đó; Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng<br />

mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ; Vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết<br />

riêng biệt của tòa án Việt Nam; Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đang có hiệu lực của pháp luật<br />

của Tòa án Việt Nam, hoặc của tòa án nước ngoài được Việt Nam công nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của<br />

người ngoài thụ lí vụ việc, tòa án Việt Nam đã thụ lí và đang xem xét vụ việc đó; Việc công nhận bản án, quyết định<br />

của tòa án trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.<br />

96 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB CAND 2008, tr. 347<br />

97 TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Luật thi hành án dân sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB<br />

CAND, 2007, tr. 256


39<br />

động sản ở Việt Nam là hoàn toàn có thể. Trong trường hợp này, theo một cách<br />

gián tiếp Việt Nam thực sự đã thừa nhận hiệu lực của hôn ước.<br />

2.3.2. Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay đổi<br />

về căn cứ xác lập tài sản<br />

2.3.2.1. Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân<br />

Vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân lần đầu tiên được qui định<br />

trong pháp luật Việt Nam tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Điều 18 Luật<br />

Hôn nhân và gia đình năm 1986 qui định: Khi hôn nhân tồn tại nếu một bên có yêu<br />

cầu và có lí do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định<br />

tại Điều 42 của Luật này. Theo qui định này thì: tài sản chung của vợ chồng chỉ có<br />

thể được chia trong thời kì hôn nhân khi có lí do chính đáng và có yêu cầu của một<br />

bên hoặc cả hai bên; chỉ có một cách thức chia duy nhất là quyết định của tòa án<br />

đương nhiên việc đánh giá lí do chính đáng hoàn toàn phụ thuộc vào tòa án; nguyên<br />

tắc chia giống như chia tài sản trong một vụ li hôn 98 ; luật cũng không hề dự liệu<br />

hậu quả pháp lí về tài sản sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; các văn<br />

bản dưới luật cũng không hướng dẫn vấn đề này. Qui định chia tài sản chung trong<br />

thời kì hôn nhân cũng hoàn toàn không được áp dụng trong suốt thời gian Luật hôn<br />

nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực 99 . Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp<br />

tục qui định về vấn đề chia tài chung trong thời kì hôn nhân một cách hoàn thiện và<br />

toàn diện hơn sơ với luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trong đó có cả qui định<br />

cho phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.<br />

Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình qui định:<br />

1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,<br />

thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể<br />

thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu<br />

không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.<br />

2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ<br />

về tài sản không được pháp luật công nhận.<br />

98 Điều 42 có qui định về nguyên tắc chia tài sản khi li hôn.<br />

99 Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm trong cả<br />

nước) thì trong thời gian từ năm 1987 đến hết quí 3 năm 2004 chưa hề có vụ án chia tài sản chung trong thời kì hôn<br />

nhân nào được thụ lí – số liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.


40<br />

� Tài sản chia: Dễ dàng nhận thấy, tài sản được chia ở đây là tài sản<br />

chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,<br />

hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng<br />

trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng<br />

cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.<br />

� Điều kiện chia: Theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình thì vợ<br />

chồng chỉ có thể chia tài sản chung khi có lí do chính đáng như đầu tư kinh doanh<br />

riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng…tuy nhiên khi vợ chồng tự thỏa thuận chia<br />

tài sản chung thì không có cơ chế nào kiểm soát được lí do chia tài sản chung của<br />

vợ chồng có là chính đáng hay không, mà chỉ có qui định về sự vô hiệu của bản<br />

thỏa thuận chia khi nó được lập ra nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về<br />

tài sản.<br />

� Cách thức chia: Khác với cách thức chia tài sản chung trong trường<br />

hợp vợ chồng yêu cầu tòa án chia, vợ chồng hoàn toàn tự do thỏa thuận về cách<br />

thức chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thậm chí không hề có qui định nào<br />

không cho phép vợ chồng chia toàn bộ tài sản chung cho một người, hay chỉ chia<br />

một phần tài sản là tài sản riêng còn khối tài sản còn lại vẫn là tài sản chung. Việc<br />

cho phép vợ chồng được tự thỏa thuận về cách thức chia đã tạo kẽ hở cho việc lách<br />

luật để trốn thuế 100 hoặc dẫn đến việc vợ chồng chia toàn bộ tài sản khiến cho<br />

không bất cứ tài sản chung nào trong khi tiêu dùng cho gia đình lại là tiêu dùng<br />

chung.<br />

� Hình thức chia: Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì<br />

thỏa thuận của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Yêu cầu bắt buộc của văn<br />

bản là phải ghi rõ các nội dung: lí do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất<br />

động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được<br />

chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia (nếu có);<br />

thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập<br />

văn bản và phải có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản có thể có người làm chứng,<br />

100 Ví dụ: vợ (A) chồng (B) có tài sản chung là ngôi nhà, khi bán cho em trai của em rể của A thì vợ chồng sẽ phải<br />

nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng nếu thỏa thuận chia tài sản riêng cho vợ rồi vợ tặng cho em gái, em gái lại chia<br />

cho em rể, em rể lại tặng cho em trai của em rể thì sẽ không ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân.


41<br />

hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo qui định<br />

của pháp luật 101 . Vậy nên việc chia tài sản của vợ chồng hiện tại không hề bắt buộc<br />

phải có người làm chứng, hay phải công chứng chứng thực, tuy nhiên với một số<br />

trường hợp để đảm bảo cơ sở pháp lí chắc chắn cho việc thực hiện các thủ tục pháp<br />

lí tiếp theo có liên quan đến tài sản chia thì bản thỏa thuận chia tài sản chung phải<br />

có công chứng, chứng thực ví dụ chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, chia tài<br />

sản chung để tham gia giao dịch bảo đảm.<br />

� Thời điểm có hiệu lực: Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận<br />

chia tài sản chung của vợ chồng phải được ghi rõ trong văn bản đó. Điều 7 Nghị<br />

định số 70 qui định về hiệu lực của văn bản thỏa thuận như sau:<br />

“1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng<br />

không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính<br />

từ ngày, tháng, năm lập văn bản.<br />

2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng<br />

được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được<br />

tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày<br />

có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng<br />

thực.<br />

3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng<br />

phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ<br />

ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.”<br />

Dễ nhận thấy rằng thời điểm có hiệu lực được qui định là phải ghi trong văn<br />

bản nhưng nếu thiếu nó thì cũng không làm mất tính hợp pháp của văn bản (vì theo<br />

qui định của khoản 1, thời điểm có hiệu lực sẽ mặc định là thời điểm lập văn bản)<br />

và sự thỏa thuận của vợ chồng về thời điểm có hiệu lực trong trường hợp văn bản<br />

phải được công chứng chứng thực theo qui định của pháp luật sẽ không có giá trị<br />

101 Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001: 1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ,<br />

chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn<br />

bản và ghi rõ các nội dung sau đây: a) Lý do chia tài sản; b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản,<br />

các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; c) Phần tài<br />

sản còn lại không chia, nếu có; d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; đ) Các nội dung khác, nếu có.<br />

2. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký<br />

của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu<br />

của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.


42<br />

(vì theo khoản 3 thì thời điểm có hiệu lực luôn là thời điểm văn bản được công<br />

chứng chứng thực cho dù vợ chồng có thỏa thuận đó là thời điểm khác).<br />

� Hậu quả pháp lí: Hậu quả pháp lí về tài sản của việc chia tài sản<br />

chung trong thời kì hôn nhân chính là sự thay đổi của các khối tài sản. Theo qui<br />

định của điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hậu quả pháp lí của việc chia tài<br />

sản chung trong thời kì hôn nhân là “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được<br />

chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc<br />

sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng<br />

được mở rộng phạm vi đó là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sẽ thuộc sở<br />

hữu riêng của vợ chồng, phần tài sản chung chưa chia vẫn thuộc sở hữu chung của<br />

vợ chồng. Nghị định 70 hướng dẫn chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình đã qui định<br />

thêm về hậu quả chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như sau:<br />

“Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập<br />

hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ,<br />

chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác 102 ”.<br />

Tuy nhiên qui định trên thực tế đã làm thay đổi chế độ tài sản vợ chồng<br />

(ngay cả tên điều 9 của Nghị định cũng là “khôi phục chế độ tài sản chung của<br />

vợ chồng”). Theo qui định này thì chỉ có những tài sản được tặng cho, thừa kế<br />

chung, tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và những hoa lợi lợi tức phát<br />

sinh từ tài sản chung mới thuộc khối tài sản chung, còn những tài sản là thu<br />

nhập hợp pháp của vợ chồng như lương, tài sản mà một người tạo ra trong thời<br />

kì hôn nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng…do đó nếu như vợ chồng<br />

quyết định chia tất cả tài sản chung thì khối tài sản chung sẽ gần như không còn<br />

có thể tồn tại nếu không được thừa kế chung, tặng cho chung hay vợ chồng<br />

không khôi phục lại chế độ tài sản chung. Có ý kiến cho rằng qui định này thực<br />

chất là đã chấp nhận chế độ biệt sản của vợ chồng 103 , có ý kiến cho rằng qui<br />

định này là trái luật và phải bị vô hiệu hóa 104 .<br />

� Theo người viết, về căn bản, qui định về thỏa thuận chia tài sản chung của<br />

vợ chồng trong thời kì hôn nhân đã làm thay đổi một phần căn cứ xác lập tài sản<br />

của vợ chồng mà không kéo theo sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng<br />

102 Khoản 2 điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001.<br />

103 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253.<br />

104 TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư<br />

pháp 2006, tr. 123.


43<br />

một cách phù hợp. Theo qui định về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn<br />

nhân, chế độ biệt sản có thể được xác lập mà khi đó không hề có một qui định nào<br />

bảo vệ cho lợi ích chung của gia đình ngoại trừ qui định về trách nhiệm liên đới của<br />

vợ chồng với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng như cầu thiết yếu<br />

của gia đình 105 song các nhu cầu cần thiết không phải lúc nào cũng được xem là<br />

thiết yếu. Theo người viết, cần qui định thêm hệ quả về quyền và nghĩa vụ của vợ<br />

chồng khi căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng đã bị thay đổi.<br />

2.3.2.2. Thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung<br />

Qui định về nhập tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung đã tồn<br />

tại trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình<br />

năm 1986 qui định “đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được<br />

thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có<br />

quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng” và việc nhập<br />

tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo qui định của<br />

Nghị định số 45-HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động của công chứng<br />

nhà nước 106 .<br />

Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình: Vợ, chồng có quyền nhập hoặc<br />

không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung; Điều 27 Luật Hôn nhân và gia<br />

đình: tài sản chung của vợ chồng gồm cả những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là<br />

tài sản chung; như vậy, theo những qui định này vợ chồng có quyền thỏa thuận<br />

nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù vợ chồng có thể thỏa<br />

thuận miệng việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung và theo qui định của<br />

pháp luật hôn nhân và gia đình thì khối tài sản chung luôn có xu hướng hút khối tài<br />

sản riêng 107 nhưng để tránh những tranh chấp về tài sản sau này (bao gồm cả việc<br />

vợ chồng tranh chấp tài sản khi li hôn hay tranh chấp tài sản với người thứ ba khi<br />

vợ chồng lợi dụng qui định này để tẩu táng tài sản 108 ), Điều 13 Nghị định số 70 đã<br />

qui định:<br />

105 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp<br />

pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”<br />

106 Điều 27 Nghị định số 45- HĐBT có qui định: “Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có trước<br />

khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản đó được nhập vào<br />

khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn của người có tài sản đó”<br />

107 Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (tập 2), tr. 9<br />

108 Nếu không qui định bắt buộc phải lập bằng văn bản thì khi vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng<br />

vợ chồng có thể thông đồng để khẳng định rằng tài sản đó đã được nhập thành tài sản chung và đã chi dùng cho đời<br />

sống chung hoặc khi tài sản đó tồn tại thì chỉ một nửa giá trị tài sản đó phải thanh toán cho nghĩa vụ riêng.


44<br />

“1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá<br />

trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ<br />

chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được<br />

lập thành văn bản, có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công<br />

chứng hoặc chứng thực theo qui định của pháp luật.<br />

2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng<br />

nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo<br />

qui định tại Điều 11 của Nghị định này”.<br />

Thực tế, thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung của<br />

vợ chồng chỉ có tác dụng chuyển các tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung<br />

mà không hề phát sinh hậu quả về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng trong tương lai.<br />

2.3.2.3. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng<br />

Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được qui định<br />

trong Nghị định 70 tại Điều 9: Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng 109 và<br />

Điều 10: Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung 110 . Về cơ<br />

bản có thể thấy rằng Nghị định 70 qui định thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản<br />

chung của vợ chồng với hình thức và hiệu lực tương đương với thỏa thuận chia tài<br />

sản chung của vợ chồng. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng<br />

cũng làm thay đổi căn cứ xác lập tài sản vợ chồng.<br />

Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có những đặc trưng<br />

quan trọng về thời điểm và hậu quả pháp lí.<br />

� Chỉ có thể lập thỏa thuận khôi phục tài sản chung của vợ chồng sau<br />

đã chia tài sản chung của vợ chồng. Có thể nói rằng chỉ có việc chia tài sản chung<br />

của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mới làm thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng<br />

109 Điều 9: “1.Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì<br />

vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;b)<br />

Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;d) Thời điểm<br />

có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung;đ) Các nội dung khác, nếu có.2. Văn bản thoả thuận phải ghi rõ<br />

ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng<br />

hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”<br />

110 Điều 10: “1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định<br />

rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn<br />

bản. 2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực<br />

theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được<br />

công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản<br />

thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công<br />

chứng, chứng thực.3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng,<br />

chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được<br />

công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực.”


45<br />

nên việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được đặt ra sau khi đã<br />

chia tài sản chung của vợ chồng.<br />

� Nếu như với thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân: tại<br />

thời điểm lập thỏa thuận vợ chồng buộc phải có tài sản chung, với thỏa thuận nhập<br />

tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung: tại thời điểm lập thỏa thuận vợ hoặc<br />

chồng hoặc cả hai buộc phải có tài sản riêng, thì vợ chồng không cần có bất cứ một<br />

loại tài sản nào cũng vẫn được lập thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của<br />

vợ chồng. Sở dĩ như vậy là bởi điều quan trọng nhất của thỏa thuận này là đưa căn<br />

cứ xác lập tài sản của vợ chồng trở về nguyên vẹn như qui định của luật. Hậu quả<br />

pháp lí của thỏa thuận này là khôi phục lại căn cứ xác lập tài sản như pháp luật đã<br />

định (tài sản tạo ra thu nhập trong thời kì hôn nhân là tài sản chung, hoa lợi lợi tức<br />

phát sinh từ mọi loài tài sản là tài sản chung); trong khi hậu quả pháp lí của thỏa<br />

thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là làm thay đổi căn cứ xác lập tài<br />

sản (vợ chồng có thể thỏa thuận các tài sản tạo ra thu nhập được hay hoa lợi lợi tức<br />

phát sinh từ các loại tài sản (trừ tài sản chung không chia) sau khi chia là tài sản<br />

chung hay tài sản riêng) còn thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài<br />

sản chung thì chẳng làm phát sinh hậu quả pháp lí nào đối với các tài sản vợ chồng<br />

tạo ra thu nhập hay hoa lợi lợi tức với các loại tài sản sau khi nhập.<br />

� Nhận xét chung về những qui định cho phép vợ chồng được thỏa<br />

thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản<br />

Thứ nhất, các thỏa thuận này thực chất chỉ là thỏa thuận làm thay đổi về căn<br />

cứ xác lập tài sản vợ chồng (không bao gồm thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của<br />

vợ chồng với tài sản hay cách thức phân chia tài sản 111 ) đối với một số loại tài sản<br />

(không bao gồm tài sản được tặng cho, thừa kế).<br />

Thứ hai, pháp luật không hề hạn chế đối với việc lập các văn bản thỏa thuận<br />

kể trên: không hạn chế về số lần lập thỏa thuận, không hạn chế về số loại thỏa<br />

thuận được lập, chỉ cần thời gian lập thỏa thuận là trong thời kì hôn nhân (có thể là<br />

ngay sau khi kết hôn hay ngay trước khi li hôn) và điều kiện lập thỏa thuận chỉ là lí<br />

do chính đáng, không được lập để nhằm trốn tránh một số nghĩa vụ dân sự.<br />

Thứ ba, qua các văn bản thỏa thuận, vợ chồng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận<br />

một cách tùy ý về hậu quả pháp lí đối với các tài sản sẽ phát sinh trong tương lai<br />

111 Thỏa thuận về căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ và cách thức phân chia tài sản vợ chồng chính là thỏa thuận về<br />

toàn bộ chế độ tài sản vợ chồng.


46<br />

bao gồm hoa lợi lợi tức và thu nhập hợp pháp của vợ chồng (không bao gồm tài sản<br />

được tặng cho thừa kế có thể phát sinh trong tương lai).<br />

Thứ tư, qua các loại thỏa thuận đã nêu, một loại tài sản thuộc khối tài sản<br />

chung đều có thể chuyển thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại (như ở<br />

bảng dưới)<br />

Kí hiệu: N: Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung;<br />

CÁC TÀI SẢN CỦA VỢ<br />

CHỒNG PHÂN LOẠI THEO<br />

NGUỒN GỐC<br />

Tài sản riêng mà vợ chồng<br />

có trước khi lập thỏa thuận<br />

Tài sản chung mà vợ chồng<br />

có trước khi lập thỏa thuận<br />

Tài sản tạo ra, thu nhập hợp<br />

pháp của vợ chồng trong thời<br />

kì hôn nhân<br />

Hoa lợi lợi tức phát sinh từ<br />

các loại tài sản của vợ chồng<br />

Tài sản được thừa kế riêng,<br />

tặng cho riêng<br />

Tài sản được thừa kế chung,<br />

tặng cho chung<br />

C: Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân<br />

K: Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng<br />

KHÔNG CÓ<br />

THỎA THUẬN<br />

Thuộc khối tài<br />

sản<br />

DÙNG THỎA THUẬN<br />

Chuyển đổi sang<br />

khối tài sản khác<br />

Chuyển đổi về<br />

khối tài sản cũ<br />

Riêng N C<br />

Chung C K, N<br />

Chung C K, N<br />

Chung<br />

C<br />

Không thể thỏa thuận trước về loại tài sản này trong các<br />

văn bản thỏa thuận, nó mặc định là tài sản riêng<br />

Không thể thỏa thuận trước về loại tài sản này trong các<br />

văn bản thỏa thuận, nó mặc định là tài sản chung<br />

Cuối cùng, nếu xem xét một cách tổng thể có thể hoài nghi rằng: việc thỏa<br />

thuận trước nhằm mục đích làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng<br />

trong thời kì hôn nhân phải chăng đã được pháp luật Việt Nam gián tiếp thừa nhận?<br />

Theo người viết hoàn toàn có thể làm được điều này thông qua việc lập các bản<br />

thỏa thuận được cho phép. Có thể hình dung một cách đơn giản như sau: ngay sau<br />

khi kết hôn, vợ chồng thỏa thuận nhập tất cả tài sản hiện có vào khối tài sản chung,<br />

ngay sau khi việc nhập tài sản này có hiệu lực, vợ chồng lại thỏa thuận chia tài sản<br />

chung trong thời kì hôn nhân, với thỏa thuận này vợ chồng hoàn toàn có quyền<br />

phân định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, hậu quả pháp lí đối với việc<br />

K


47<br />

chia tài sản này. Điều này cũng có nghĩa là vợ chồng được hoàn toàn định đoạt với<br />

các tài sản sẽ phát sinh trong tương lai (không bao gồm tài sản sẽ được thừa kế,<br />

tặng cho).<br />

2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TẠI VIỆT NAM<br />

2.4.1. Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ<br />

chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước<br />

2.4.1.1. Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ<br />

chồng được thỏa thuận<br />

Phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế xã hội, pháp luật về tài sản của<br />

vợ chồng cần được hoàn thiện dần theo các nguyên tắc:<br />

- Phải đảm bảo cho các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường phát huy<br />

được tác động tích cực của nó.<br />

- Phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Quy định<br />

quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng không những chỉ tồn tại trong luật<br />

hôn nhân và gia đình mà còn cần được ghi nhận trong các luật chuyên ngành<br />

khác. Mặt khác, các văn bản dưới luật cần phù hợp với luật, không được<br />

mâu thuẫn và vượt qua luật.<br />

- Phải đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể và tính khả thi của các qui phạm pháp luật.<br />

- Phải phù hợp với quan niệm và dư luận xã hội.<br />

� Sự cần thiết phải sửa đổi và hoàn thiện qui định về chia tài sản<br />

chung của vợ chồng<br />

Như đã phân tích, nhu cầu có một qui định cho phép vợ chồng thỏa thuận về<br />

các vấn đề tài sản là cần thiết. Hiện nay tuy đã có qui định cho phép vợ chồng thỏa<br />

thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và nhập tài sản riêng thành tài sản<br />

chung, khôi phục chế độ tài sản chung nhưng những qui định này đã bộc lộ nhiều<br />

điểm hạn chế đặc biệt là thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.<br />

Về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung: thỏa thuận này không nhất<br />

thiết phải công chứng, chứng thực và không cần công bố. Việc công chứng chứng<br />

thực đảm bảo tính hiệu lực và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra cho các chủ thể.<br />

Song trong trường hợp này và với tình hình của xã hội Việt Nam thì khả năng xảy<br />

ra rủi ro đối với nhà nước và với các bên thứ ba lớn hơn nhiều so với rủi ro xảy ra<br />

với một bên vợ chồng, bởi rất có thể vợ chồng sẽ lập văn bản chia tài sản chung và


48<br />

ghi thời điểm lập là thời điểm trong quá khứ để chuyển hết các động sản không cần<br />

đăng kí cho một người để trốn tránh các nghĩa vụ riêng với người còn lại. Vậy nên<br />

qui định về hình thức của thỏa thuận này một cách chặt chẽ hơn là điều cần thiết.<br />

Về hậu quả pháp lí: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có làm chấm<br />

dứt chế độ tài sản của vợ chồng hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận.<br />

Bởi lẽ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không thể trả lời<br />

cho câu hỏi này, hơn nữa các qui định về hậu quả của chia tài sản chung trong thời<br />

kì hôn nhân trong Nghị định 70 lại bị cho rằng mâu thuẫn với Luật hôn nhân gia<br />

đình. Việc qui định rõ hơn hậu quả pháp lí của các thỏa thuận về tài sản của vợ<br />

chồng là điều cần thiết.<br />

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với những qui<br />

định chặt chẽ hơn là một giải pháp cần thiết và phù hợp với thời điểm hiện nay.<br />

� Thỏa thuận về căn cứ tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân<br />

Như đã đề cập ở trên thì thỏa thuận trước nhằm mục đích thay đổi về căn cứ<br />

xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đã được pháp luật Việt Nam<br />

gián tiếp thừa nhận. Về bản chất, việc gián tiếp hay trực tiếp thừa nhận này hoàn<br />

toàn không phải là thừa nhận chế độ tài sản ước định mà chỉ là thừa nhận một phần<br />

thỏa thuận của vợ chồng về căn cứ xác lập tài sản dựa trên cơ sở của chế độ tài sản<br />

pháp định. Là một nước đang phát triển và đang xây dựng kinh tế thị trường xã hội<br />

chủ nghĩa, Việt Nam mang có những đặc thù riêng biệt về điều kiện kinh tế và quan<br />

niệm xã hội. Các quan niệm xã hội mới và cũ, truyền thống và được du nhập đan<br />

xen nhau vô cùng phức tạp. Thực tế đó khiến cho việc xây dựng pháp luật đặc biệt<br />

là việc nghiên cứu, so sánh, cấy ghép pháp luật trở nên khó khăn, nhất là trong lĩnh<br />

vực hôn nhân và gia đình.<br />

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều điều kiện kinh tế, đặc điểm xã hội,<br />

quan niệm và truyền thống tương tự như Việt Nam, việc nghiên cứu so sánh pháp<br />

luật Trung Quốc là một trong những điều nên làm trong công tác xây dựng pháp<br />

luật. Quyền sở hữu của vợ chồng ở Trung Quốc được điều chỉnh theo phương thức<br />

qui ước của vợ chồng song song với những qui định của pháp luật:<br />

Theo qui định của điều 17 Luật Hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung<br />

Hoa (sửa đổi năm 2001): “Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài<br />

sản dưới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng


� Lương, tiền thưởng<br />

49<br />

� Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh<br />

� Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức<br />

� Tài sản có được nhờ thừa kế, hiến tặng nhưng ngoài quy định<br />

tại điều 18 chương 3 của luật này<br />

� Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung.<br />

Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bình đẳng về quyền xử lí”.<br />

Tuy nhiên Luật Hôn nhân (sửa đổi năm 2001) có qui định cho vợ chồng qui<br />

ước để những tài sản trên không còn là tài sản chung nữa. Theo điều 19:<br />

“Hai vợ chồng có thể qui ước những tài sản có được trong thời gian quan hệ hôn<br />

nhân còn duy trì và những tài sản trước hôn nhân thuộc về sở hữu cá nhân, sở hữu<br />

chung hoặc sở hữu cá nhân bộ phận, sở hữu chung bộ phận. Qui ước được ghi lại<br />

bằng văn bản. Nếu không có qui ước hoặc qui ước không rõ ràng, áp dụng thích<br />

hợp theo qui định của Điều 17 và 18 luật này. Qui ước về những tài sản có được<br />

trong thời gian quan hệ hôn nhân đang được duy trì và những tài sản trước hôn<br />

nhân, có sức ràng buộc đối với cả hai phía”.<br />

Theo qui định đó thì vợ chồng hoàn toàn có thể thương lượng với nhau về<br />

vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Việc qui ước này phải được lập<br />

thành văn bản, văn bản này có thể được công chứng. Nếu không có bản thỏa thuận<br />

này hoặc bản thỏa thuận này không rõ ràng thì mới áp dụng thích hợp theo điều 17<br />

và điều 18 (qui định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng).<br />

2.4.1.2. Lộ trình áp dụng hôn ước<br />

Hôn ước là một chế định hoàn toàn xa lạ với pháp luật Việt Nam xã hội chủ<br />

nghĩa, nó không đơn thuần chỉ là một văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản<br />

vợ chồng như thỏa thuận về tài sản vợ chồng và được lập trước khi kết hôn, nó là<br />

văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng (nó cho phép vợ chồng được thỏa<br />

thuận về cả quyền và nghĩa vụ về tài sản, cách thức phân chia tài sản), nó thuộc về<br />

chế độ tài sản ước định trong khi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng lại thuộc chế<br />

độ tài sản pháp định, biểu hiện rõ nét nhất của điều đó là nó cho phép vợ chồng<br />

được thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng. Từ chỗ chỉ chấp nhận chế độ tài sản<br />

pháp định đến chỗ thừa nhận cả chế độ tài sản ước định là cả một quá trình cần có


50<br />

bước quá độ. Chính vì thế người viết cho rằng để hôn ước được áp dụng tại Việt<br />

Nam cần một lộ trình phù hợp.<br />

Bước đầu nên thừa nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn<br />

nhân, thỏa thuận về tài sản vợ chồng nên được qui định chặt chẽ và được ghi nhận<br />

trong dự thảo luật hôn nhân và gia đình gần nhất.<br />

Sau một thời gian hợp lí áp dụng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng và dựa<br />

vào nhiều yếu tố mới trong sự thay đổi của điều kiện xã hội thì mới đưa qui định<br />

hôn ước vào pháp luật trong lần sửa đổi luật hôn nhân và gia đình tiếp theo.<br />

hôn nhân<br />

2.4.2. Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng<br />

2.4.2.1. Thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì<br />

� Phác thảo<br />

Điều kiện được thỏa thuận: Sau khi kết hôn và có lí do chính đáng. Lí do<br />

chính đáng sẽ do cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Theo người viết, hầu hết các<br />

trường hợp vợ chồng thỏa thuận về tài sản của mình trong thời kì hôn nhân đều<br />

xuất phát từ lí do chính đáng song cũng có thể có một số trường hợp được xem là lí<br />

do không chính đáng như: thỏa thuận tất cả các tài sản đều thuộc về một người để<br />

người kia phải phụ thuộc vì không tự tạo ra thu nhập.<br />

Các tài sản được thỏa thuận: Các tài sản được thỏa thuận chỉ bao gồm tài<br />

sản có sẵn trước khi thỏa thuận, tài sản do vợ chồng tạo ra, hoa lợi lợi tức phát<br />

sinh từ các loại tài sản trong thời kì hôn nhân và thu nhập trong thời kì hôn nhân.<br />

Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung không thể thỏa<br />

thuận trước vì như thế có thể sẽ không đảm bảo cho ý chí của người tặng cho,<br />

người để lại di sản.<br />

Hình thức thỏa thuận: Thỏa thuận phải lập bằng văn bản có chữ kí của cả<br />

hai vợ chồng và được xác thực bởi tòa án nơi vợ chồng cư trú. Người viết cũng đề<br />

nghị về việc nên có một tòa án chuyên biệt thụ lí và giải quyết các vấn đề về gia<br />

đình: như đăng kí kết hôn (việc kết hôn nên được thực hiện bởi tòa án ở khu vực cư<br />

trú chứ không phải là ủy ban nhân dân bởi việc li hôn và kết hôn được thực hiện<br />

bởi hai loại cơ quan khác nhau này sẽ khiến cho việc cung cấp thông tin trở nên<br />

khó khăn hơn), li hôn, công nhận và cho thi hành bản án li hôn của vợ chồng có yếu<br />

tố nước ngoài, hủy hôn, chia tài sản vợ chồng, … hơn nữa tòa án nên được tổ chức


51<br />

theo khu vực chứ không phải theo đơn vị hành chính, đã có nhiều quan điểm cho<br />

rằng nên áp dụng theo mô hình này.<br />

Hậu quả pháp lí: Hậu quả pháp lí do vợ chồng thỏa thuận tuy nhiên phải bao<br />

gồm cả vấn đề quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình trong trường hợp<br />

khối tài sản chung không còn. Hậu quả pháp lí của việc thỏa thuận này phải được<br />

tòa án giải quyết các vấn đề về gia đình tại khu vực cư trú của vợ chồng xác nhận.<br />

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba: thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cần<br />

được công bố công khai tại trụ sở của tòa án khu vực cư trú. Pháp luật chuyên<br />

ngành cần có qui định: trong các giao dịch về tài sản của cá nhân phải có điều<br />

khoản về thỏa thuận về tài sản vợ chồng, nếu có một có sự thay đổi về tình trạng tài<br />

sản vợ chồng của cá nhân thì phải sửa đổi hợp đồng. Trong trường hợp có tranh<br />

chấp hợp đồng liên quan đến tài sản vợ chồng mà không có điều khoản về tài sản<br />

vợ chồng hoặc điều khoản về tài sản vợ chồng qui định không rõ thì bên có lỗi sẽ<br />

phải chịu trách nhiệm. Theo người viết nên có qui định như vậy bởi mỗi cá nhân<br />

cần phải tự có trách nhiệm với những giao dịch do mình thực hiện, hơn nữa qui<br />

định này sẽ khiến cho ít nhất một bên buộc phải biết về tình trạng tài sản và không<br />

được coi là ngay tình khi có thiệt hại xảy ra do tình trạng tài sản vợ chồng, như vậy<br />

ít nhất sẽ có một bên có lỗi và buộc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra.<br />

Thay đổi, hủy bỏ thỏa thuận: để đảm bảo tính ổn định của chế độ tài sản vợ<br />

chồng, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chỉ có thể thay đổi, hủy bỏ sau một năm<br />

áp dụng, và việc thay đổi hủy bỏ này phải được tòa án giải quyết các vấn đề về gia<br />

đình tại khu vực cư trú của vợ chồng xác nhận và phải được công bố công khai tại<br />

trụ sở của tòa án đó.<br />

� Qui định pháp luật<br />

Lưu ý: Một số điều kiện tiên quyết:<br />

� Trong quá trình cải cách tư pháp, tòa án đã được phân theo khu vực<br />

xét xử chứ không phân theo đơn vị hành chính.<br />

� Đã hình thành tòa án chuyên giải quyết các vấn đề về gia đình, bao<br />

gồm kết hôn, li hôn, các tranh chấp tài sản….<br />

Điều x: Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng<br />

1. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng có thể thỏa thuận những tài sản sau đây<br />

là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng.


nhân<br />

52<br />

a) Các tài sản hiện có là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng<br />

b) Thu nhập hợp pháp của vợ chồng<br />

c) Tài sản vợ chồng sẽ tạo ra trong thời kì hôn nhân<br />

d) Hoa lợi lợi tức sẽ thu được từ các tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn<br />

e) Các thu nhập hợp pháp khác không phát sinh từ tài sản được tặng cho,<br />

thừa kế sau khi lập thỏa thuận.<br />

2. Thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ kí của cả hai vợ chồng và<br />

được xác thực tại tòa án giải quyết các vấn đề gia đình tại nơi cư trú.<br />

3. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được công bố tại trụ sở của tòa<br />

án giải quyết các vấn đề gia đình. Điều khoản về tình trạng tài sản của vợ chồng<br />

phải được ghi trong các hợp đồng do vợ, chồng kí kết.<br />

Điều x: Sửa đổi, hủy bỏ thỏa thuận về tài sản vợ chồng<br />

Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi, hủy bỏ thỏa thuận về tài sản<br />

của vợ chồng. Việc sửa đổi phải được lập thành văn bản và được tòa án giải quyết<br />

các vấn đề gia đình tại nơi cư trú xác thực. Việc sửa đổi, hủy bỏ phải được công bố<br />

tại trụ sở của tòa án tại nơi cư trú.<br />

2.4.2.2. Hôn ước<br />

� Phác thảo<br />

Điều kiện lập hôn ước: Trước khi kết hôn, hai người nam nữ có thể lập hôn<br />

ước qui định về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân.<br />

Các vấn đề có thể thỏa thuận: Trong hôn ước, hai vợ chồng có thể thỏa về<br />

căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của<br />

vợ chồng với tài sản vợ chồng nhưng không được trái với các quyền nhân thân đã<br />

được pháp luật qui định. Ngoài ra với các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài,<br />

vợ chồng có thể thỏa thuận chọn luật của quốc gia nơi vợ chồng có quốc tịch hoặc<br />

nơi cư trú sau khi kết hôn mà có kí kết điều ước quốc tế với Việt Nam qui định về<br />

chế độ tài sản vợ chồng để điều chỉnh. Các vấn đề mà vợ chồng không thỏa thuận<br />

sẽ được áp dụng theo pháp luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn để điều<br />

chỉnh vấn đề tài sản của mình, nếu không thỏa thuận về luật được áp dụng sẽ áp<br />

dụng luật của Việt Nam.


53<br />

Hình thức: Hôn ước phải được lập bằng văn bản và được công chứng trước<br />

khi kết hôn. Khi kết hôn, bản hôn ước đã được công chứng còn phải được xác thực<br />

tính hợp pháp của cơ quan đăng kí kết hôn. Hôn ước phải được công bố tại trụ sở<br />

của tòa án khu vực đăng kí kết hôn. Điều khoản về tình trạng tài sản vợ chồng phải<br />

được ghi trong các hợp đồng do vợ chồng kí kết, nếu phát sinh tranh chấp do điều<br />

khoản này thì bên có lỗi phải chịu trách nhiệm.<br />

Hiệu lực: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân.<br />

Sửa đổi, hủy bỏ: Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi hủy bỏ các<br />

nội dung của hôn ước. Việc sửa đổi, hủy bỏ này cũng phải được lập bằng văn bản,<br />

được công chứng và xác thực của tòa án nơi vợ chồng cư trú. Tòa án đã xác thực<br />

việc sửa đổi hủy bỏ hôn ước phải có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến<br />

tòa án nơi xác thực việc lập hôn ước về việc hôn nước đã được sửa đổi hủy bỏ.<br />

� Qui định pháp luật<br />

Điều x: Giải thích từ ngữ<br />

…<br />

x) Hôn ước: văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng do hai bên nam<br />

nữ lập trước khi kết hôn.<br />

…<br />

Điều x: Luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng<br />

1.Pháp luật Việt Nam chỉ qui định về chế độ tài sản của vợ chồng khi vợ<br />

chồng không lập hôn ước hoặc khi vợ chồng có hôn ước mà hôn ước không giải<br />

quyết hết được các vấn đề về tài sản. Hôn ước được lập không được trái với đạo<br />

đức xã hội và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.<br />

2. Trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, vợ chồng chỉ có thể lựa<br />

chọn luật áp dụng của quốc gia là nơi vợ chồng có quốc tịch hoặc nơi cư trú sau khi<br />

kết hôn mà có kí kết điều ước quốc tế với Việt Nam qui định về chế độ tài sản vợ<br />

chồng.<br />

…<br />

Điều x: Hôn ước<br />

1. Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, có chữ kí của cả<br />

hai người nam nữ sắp kết hôn, được công chứng trước khi kết hôn.


54<br />

2. Hôn ước phải được tòa án nơi đăng kí kết hôn xác thực. Nguyên tắc xác<br />

thực do Chính phủ qui định.<br />

3. Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân.<br />

4. Hôn ước phải được công bố công khai tại trụ sở tòa án nơi đăng kí kết<br />

hôn. Điều khoản về tình trạng tài sản của vợ chồng phải được ghi trong các hợp<br />

đồng do vợ, chồng kí kết.<br />

Điều x: Sửa đổi hủy bỏ hôn ước<br />

Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi, hủy bỏ hôn ước. Việc sửa<br />

đổi phải được lập thành văn bản và được tòa án giải quyết các vấn đề gia đình tại<br />

nơi cư trú xác thực. Việc sửa đổi, hủy bỏ phải được công bố tại trụ sở của tòa án tại<br />

nơi cư trú.


55<br />

<strong>LỜI</strong> <strong>KẾT</strong><br />

Có lẽ việc lập kế hoạch hay hơn nữa là việc hoạch định tương lai vẫn chưa<br />

trở thành thói quen của người Việt, hoặc người Việt vẫn duy tình mà cho rằng lễ<br />

nghĩa và đạo lí vẫn còn giúp giữ yên ổn được gia đình của họ trong khi hội nhập,<br />

toàn cầu hóa, kinh tế thị trường… đang tạo thành một vòng xoáy cuốn theo tất cả<br />

các yếu tố xã hội. Dùng góc nhìn của động lực học * , chúng ta sẽ nhận ra rằng nếu<br />

như gia đình vẫn đứng im và không thay đổi thì nó sẽ dễ bị vòng xoáy kia phá vỡ,<br />

nhưng nếu nó biết vận động một cách phù hợp thì sẽ giữ được sự ổn định tương<br />

đối. Hôn ước là một yếu tố giúp cho gia đình có được một phần của sự vận động<br />

như vậy.<br />

Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng vào thời điểm này đề cập tới hôn ước là<br />

chưa phù hợp, là còn quá sớm. Vào thời điểm soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1999<br />

cũng vậy, người ta đã gạt đi vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân để rồi 10<br />

năm sau, giới luật gia tốn bao giấy mực để giải quyết Vedan – pháp nhân đã “bức<br />

tử” dòng sông Thị Vải. Vậy nên người viết cho rằng nghiên cứu và xây dựng một<br />

giải pháp pháp lí cho hôn ước là điều cần thiết.<br />

Đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn nước vào Việt<br />

Nam” đã hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:<br />

� khái quát về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định<br />

� phân tích và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử;<br />

� khái quát được về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và<br />

pháp luật khác nhau;<br />

� nghiên cứu xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam để thấy được sự phù<br />

hợp của hôn ước<br />

� phân tích các qui định của pháp luật để đề nghị một giải pháp phù hợp cho<br />

việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam.<br />

* Động lực học được nói tới ở đây là một nguyên lí của vật lí cổ điển (vật lí Newton)


TIẾNG VIỆT<br />

56<br />

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

1. Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, 1996<br />

2. Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 (công bố ngày<br />

26/6/2008), www.un.org.vn<br />

3. TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Luật thi hành án dân sự Việt Nam –<br />

những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB CAND, 2007<br />

4. Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện<br />

đại, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 6/2006<br />

5. Bộ Dân luật Bắc kì 1931<br />

6. Bộ Dân luật Trung kì 1936<br />

7. Bộ Dân luật (Công báo VNCH số 11 đặc biệt ngày 28/2/1973), Sài Gòn 1973<br />

8. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11)<br />

9. Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005<br />

10. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Luật số 24/2004/QH11)<br />

11. Bộ Tư pháp (Vụ pháp luật Quốc tế), Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế<br />

(Tài liệu tham khảo xây dựng dự án luật tương trợ tư pháp), NXB Tư<br />

pháp, Hà Nội, 2006<br />

12. TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân<br />

và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008<br />

13. ThS Nguyễn Văn Cừ, ThS Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lí luận và thực<br />

tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà<br />

Nội, 2003<br />

14. Nguyễn Ngọc Đào, Luật La mã, NXB Đại học Tổng hợp, 1994<br />

15. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp<br />

phân tích luật viết, NXB Tư pháp 2006<br />

16. Th.S Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, NXB ĐHQG tp. Hồ Chí<br />

Minh, 2007<br />

17. Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và<br />

thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội, 2002


57<br />

18. Nguyễn Hồng Hải, Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp<br />

luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tạp chí luật học số 3 năm 1998<br />

19. Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư<br />

sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960<br />

20. Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ<br />

từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, bài viết được đăng trên<br />

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/<br />

21. Th.S Bùi Minh Hồng, Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động<br />

hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, Đề tài<br />

khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh<br />

doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường ĐH Luật Hà<br />

Nội, năm 2008<br />

22. Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp<br />

23. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình<br />

(tập 1), www.edu.net.vn<br />

24. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình<br />

(tập 2), www.edu.net.vn<br />

25. TS. Nguyễn Phương Lan, Tổng thuật kết quả nghiên cứu, Bài viết trong Đề<br />

tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất<br />

kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học<br />

Luật Hà Nội<br />

26. ThS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung,<br />

tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất<br />

kinh doanh, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ<br />

chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn<br />

Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008<br />

27. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (luật số 60/2005/QH11)<br />

28. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (luật số 2/SL ban hành ngày<br />

29/12/1959)<br />

29. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (luật số 21-LCT/HĐNN7)<br />

30. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (luật số 22/2000/QH10)<br />

31. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 28/2008/QH12)


58<br />

32. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình – quyển 1,<br />

tập 1, Sài Gòn, 1973<br />

33. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ<br />

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về<br />

quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài<br />

34. Nghị định của Chính phủ số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 Sửa đổi, bổ<br />

sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm<br />

2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn<br />

nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài<br />

35. Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 qui định chi<br />

tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình<br />

36. Nghị định của Hội đồng bộ trưởng số 45- HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ<br />

chức và hoạt động công chứng nhà nước<br />

37. Phạm Thị Linh Nhâm, Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ<br />

chồng trong thời kì hôn nhân, Đề tài tham dự cuộc thi sinh viên nghiên cứu<br />

khoa học năm 2008 (đọc bản PDF tại www.phamlinhnham.wordpress.com)<br />

38. Nội san Quốc hội khóa 1/58 Thảo luận và biểu quyết dự án Luật Gia đình,<br />

Sài Gòn, 1958<br />

39. Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế,<br />

webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008.<br />

40. Szilagy Vilmos, Hôn nhân trong tương lai (người dịch: Lê Thị Nguyệt),<br />

NXB Phụ nữ<br />

41. Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,<br />

tạp chí cộng sản online http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 23/2/2009.<br />

42. Nguyễn Quế Thương, Suy nghĩ về phân kì lịch sử Thái Lan và phân kì lịch<br />

sử pháp luật Thái Lan, website Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa<br />

học xã hội Việt Nam, http://www.iseas.org.vn/<br />

43. Câu lạc bộ Luật Gia Trẻ, Tài liệu thảo luận chuyên đề Hợp đồng hôn nhân<br />

– xu hướng của thời đại, Nội san Luật Gia Trẻ ngày 25/10/2009 (đọc bản<br />

PDF tại www.luatgiatre.wordpress.com)<br />

44. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật<br />

thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006


59<br />

45. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên ThS<br />

Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001<br />

46. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an<br />

nhân dân, Hà Nội, 2008<br />

47. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình (TS.<br />

Nguyễn Văn Cừ chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009<br />

48. www.doisongphapluat.com.vn (7/10/2008), Quảng Bình: nỗi cay đắng từ<br />

vụ li hôn của một gia đình tỉ phú<br />

49. www.chungta.com (30/3/2007), Nhân vụ li hôn 1.000 tỉ, nghĩ về thị trường<br />

hôn nhân ở Việt Nam<br />

50. www.dantri.com (21/1/2010), Kinh hãi những vụ li hôn kiệt nghĩa, cạn tình<br />

51. www.dpi.hochiminhcity.gov.vn (18/4/2010) Thống kê doanh nghiệp<br />

năm 2010<br />

52. www.giadinh.net.vn (15/3/2009), Li hôn: rắc rối chuyện riêng chung<br />

53. www.giadinh.net.vn (5/2/2010)180.000 người Việt Nam kết hôn với người<br />

nước ngoài<br />

54. www.mof.gov.vn (7/12/2006)<br />

55. www.netlife.com.vn (9/8/2009) Tiền bạc: mối đe dọa hạnh phúc gia đình<br />

56. www.tgphanoi.org (website của Tổng Giáo phận Hà Nội), các giáo lí về<br />

hôn nhân<br />

TIẾNG ANH<br />

57. Convention on the law applicable to matrimonial property regimes,<br />

http://hcch.e-vision.nl/index_en.php?act=conventions.text&cid=87 (Công<br />

ước Lahay về luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng, xem bản lược dịch<br />

sang Tiếng Việt của người viết tại www.phamlinhnham.wordpress.com)<br />

58. Japanese Civil Code (part IV and part V)<br />

http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?printID=&ft=2&re=02<br />

&dn=1&yo=&x=14&y=25&al[]=C&ky=&page=13&vm=02<br />

59. Mahar Heather, Why Are There So Few Prenuptial Agreements?, Harvard<br />

Law School John M. Olin Center for Law, Economics and Business<br />

Discussion Paper Series. Paper 436, http://lsr.nellco.org/harvard_olin/436


60. Marriage Law of the People's Republic of China<br />

60<br />

http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/13/content_1384064.htm<br />

61. Notarization Law of the People's Republic of China<br />

http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/13/content_1384121.htm<br />

62. Ronald B. Standler (Copyright 2003), Prenuptial and Postnuptial contract<br />

Law in the USA, www.rbs2.com/dcontract2.pdf<br />

63. Thailand Civil and Commercil Code<br />

http://www.samuiforsale.com/Civil_Code_text_English_I.html<br />

64. The Code Napoleon 1804<br />

http://www.napoleonseries.org/research/government/code<br />

65. Uniform premarital agreement Act<br />

http://www.law.upenn.edu/bll/archives/ulc/fnact99/1980s/upaa83.htm<br />

(Đạo luật về hôn ước của Hoa Kì, xem bản lược dịch sang Tiếng Việt của<br />

người viết tại www.phamlinhnham.wordpress.com)<br />

66. http://thaiprenuptialagreement.com/thai-prenuptial-pointer.php


Phụ lục 1<br />

Mẫu văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng<br />

trong thời kì hôn nhân *<br />

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />

----------------<br />

VĂN BẢN THỎA THUẬN VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP TÀI SẢN<br />

CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN<br />

Tại ……………………………………. …, chúng tôi gồm:<br />

Ông:............ …………………Sinh ngày:…………..<br />

Chứng minh nhân dân số:………………………………………….<br />

Do công an ……………………..cấp ngày……………..<br />

Bà:……………………...Sinh ngày:………………..<br />

Chứng minh nhân dân số:………………………………………….<br />

Do công an ……………………..cấp ngày……………..<br />

Chúng tôi là vợ chồng theo giấy đăng kí kết hôn số ……….do Tòa án khu<br />

vực……………………cấp ngày …………..<br />

Vì lí do………………………………………..<br />

Chúng tôi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chúng tôi như sau:<br />

Điều 1: Thỏa thuận về các tài sản riêng đang tồn tại hiện hữu.<br />

Tài sản của vợ: (phải mô tả rõ về tài sản)<br />

……………………………………………………………………………………<br />

Tài sản của chồng: (phải mô tả rõ về tài sản)<br />

……………………………………………………………………………………<br />

Chúng tôi thỏa thuận<br />

(ghi rõ từng tài sản liệt kê ở trên thuộc khối tài sản chung hay thuộc tài sản<br />

riêng của ai)<br />

* Người viết lập dựa vào các mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận<br />

khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ<br />

chồng, văn bản cam kết về tài sản được ban hành kèm theo quyết định số 123/2005/QĐ-UBND ngày<br />

15/7/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.<br />

- 1 -


……………………………………………………………………………………<br />

Điều 2: Thỏa thuận về các tài sản chung đang tồn tại hiện hữu.<br />

Tài sản chung của chúng tôi gồm có (phải mô tả rõ về tài sản, trường hợp tài<br />

sản có do được tặng cho chung, thừa kế chung phải khi gõ nguồn gốc là được<br />

tặng cho chung và thừa kế chung)<br />

Chúng tôi thỏa thuận<br />

……………………………………………………………………………………<br />

Điều 3: Thỏa thuận về các tài sản vợ chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ<br />

chồng sẽ phát sinh trong thời kì hôn nhân.<br />

ai)<br />

Chúng tôi thỏa thuận<br />

(ghi rõ phần thu nhập nào sẽ thuộc khối tài sản chung hay tài sản riêng của<br />

…………………………………………………………………………………………………<br />

…………………………………………………………………………………………………<br />

ai)<br />

Điều 4. Thỏa thuận riêng về hoa lợi lợi tức phát sinh<br />

Chúng tôi thỏa thuận<br />

(ghi rõ phần thu nhập nào sẽ thuộc khối tài sản chung hay tài sản riêng của<br />

…………………………………………………………………………………………………<br />

…………………………………………………………………………………………………<br />

Điều 5. Các thỏa thuận khác<br />

……………………………………………………………………………………<br />

Điều 6. Cam đoan của vợ chồng<br />

1. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chúng tôi được thực hiện theo<br />

đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;<br />

2. Tài sản mà chúng tôi đã thỏa thuận và tồn tại hiện hữu thuộc sở hữu hợp<br />

pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không<br />

bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu<br />

chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong thỏa thuận này là đúng sự thật;<br />

3. Việc thỏa thuận trên không nhằm trốn tránh bất kì nghĩa vụ tài sản nào<br />

của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định nó được lập ra<br />

là nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản;<br />

- 2 -


4. Những tài sản mà vợ chồng chúng tôi được tặng cho chung, thừa kế chung<br />

sau này (nếu có) sẽ thuộc khối tài sản chung. Những tài sản mà người vợ (chồng)<br />

được tặng cho riêng, thừa kế riêng sau này (nếu có) sẽ thuộc khôi tài sản riêng của<br />

người vợ (chồng);<br />

5. Trong trường hợp những tài sản của chung vợ chồng mà theo thỏa thuận<br />

này không xác định được là tài sản chung hay tài sản riêng thì là tài sản chung của<br />

vợ chồng;<br />

6. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;<br />

7. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;<br />

8. Các cam đoan khác ...<br />

Điều 7. Điều khoản cuối cùng<br />

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của<br />

mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc thỏa thuận này;<br />

2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận này được tính ngay từ thời điểm được tòa<br />

án xác thực ............................... Văn bản trên chỉ bị thay đổi khi có văn bản khác<br />

thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân khác<br />

thay thế, hoặc văn bản hủy văn bản thỏa thuận này do các bên kí tên, và được xác<br />

thực theo đúng những điều kiện luật định<br />

3. Chúng tôi đã tự đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản của văn bản<br />

thỏa thuận này và đã kí vào văn bản này trước sự chứng kiến của các nhân chứng.<br />

4. Văn bản thỏa thuận này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản<br />

chính gồm ....... tờ, ....... trang), cấp cho:<br />

+ ........................... bản chính;<br />

+ ........................... bản chính;<br />

Lập 01 bản chính để nộp cho Tòa án khu vực………………………..<br />

Người vợ Người chồng<br />

- 3 -


(từng nhân chứng phải viết tay)<br />

<strong>LỜI</strong> CHỨNG CỦA NHÂN CHỨNG<br />

Văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng được lập giữa<br />

ông …………………..và bà……….….Ông ……..………bà………………… đã<br />

tự nguyện thỏa thuận về tài sản của mình và cam đoan chịu trách nhiệm trước<br />

pháp luật về nội dung thỏa thuận;<br />

Ông ……………………...............…, bà ……………………….......… đã<br />

đọc lại Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã kí vào Văn bản<br />

trước sự có mặt của tôi<br />

Tại thời điểm lập bản thỏa thuận, ông…………….., bà……………….…<br />

đều không có những biểu hiện bất bình thường về năng lực nhận thức cũng như<br />

năng lực hành vi;<br />

XÁC THỰC CỦA TÒA ÁN<br />

- 4 -<br />

Kí tên<br />

Ngày…..tháng.….năm.…..(bằng chữ.…………………………)<br />

Tại tòa án khu vực………………………………………………..………...<br />

Tôi …………………………., chức vụ……………………………….<br />

Nhân danh………………………………………………<br />

Xác nhận:<br />

- Nội dung thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;<br />

- Ông ……………………...............…, bà ……………………….......… đã<br />

đọc lại bản thỏa thuận trước tòa;<br />

Người xác thực<br />

(Kí tên đóng dấu)


Phụ lục 2<br />

Mẫu hôn ước *<br />

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />

----------------<br />

HÔN ƯỚC<br />

Tại Phòng (Văn phòng) công chứng…………………. …, chúng tôi gồm:<br />

Anh:............ …………………Sinh ngày:…………..<br />

Chứng minh nhân dân số:………………………………………….<br />

Do công an ……………………..cấp ngày……………..<br />

Chị:……………………...Sinh ngày:………………..<br />

Chứng minh nhân dân số:………………………………………….<br />

Do công an ……………………..cấp ngày……………..<br />

Tại đây, chúng tôi hoàn toàn tự nguyện và đồng ý thỏa thuận về quyền lợi và<br />

nghĩa vụ của chúng tôi về tài sản trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân của<br />

chúng tôi.<br />

Trước khi lập bản hôn ước này chúng tôi đã thảo luận và suy nghĩ kĩ về<br />

những nội dung sẽ thỏa thuận sau đây<br />

Điều 1: Thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản trong thời kì hôn nhân.<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

Điều 2: Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong thời<br />

kì hôn nhân.<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

* Người viết lập dựa vào các mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận<br />

khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ<br />

chồng, văn bản cam kết về tài sản được ban hành kèm theo quyết định số 123/2005/QĐ-UBND ngày<br />

15/7/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và mẫu hôn ước được cung cấp trên website:<br />

http://www.expertlaw.com/<br />

- 1 -


hôn nhân.<br />

Điều 3: Thỏa thuận về việc chia tài sản chung và nhập tài sản trong thời kì<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

Điều 4. Các thỏa thuận khác<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

…………………………………………………………………………………….<br />

Điều 5. Cam đoan<br />

1. Việc thỏa thuận về tài sản của chúng tôi được thực hiện theo đúng ý chí<br />

của chúng tôi và không trái pháp luật;<br />

2. Trước khi lập bản thỏa thuận này chúng tôi đều đã được rõ về tình hình tài<br />

chính của nhau.<br />

3. Tài sản mà chúng tôi đã liệt kê tại đây (nếu có liệt kê tài sản riêng) và tồn<br />

tại hiện hữu thuộc sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền<br />

sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có<br />

thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong hôn<br />

ước này là đúng sự thật;<br />

4. Những tài sản mà chúng tôi được tặng cho, thừa kế trong thời kì hôn nhân<br />

nếu không có thỏa thuận sau khi chúng tôi biết về việc chúng tôi hoặc 1 người<br />

trong chúng tôi được tặng cho hoặc thừa kế thì tài sản đó sẽ thuộc sở hữu của 1<br />

người trong chúng tôi hoặc chúng tôi theo đúng ý chí của người tặng cho, người<br />

để lại di sản.<br />

7. Chúng tôi hoàn toàn tự nguyện lập hôn ước này;<br />

8. Các cam đoan khác ...<br />

Điều 7. Điều khoản cuối cùng<br />

1. Chúng tôi công nhận đã được luật sư tư vấn và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và<br />

lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc việc lập ra hôn<br />

ước này;<br />

hiệu lực;<br />

2. Hôn ước này sẽ có hiệu lực vào thời điểm việc kết hôn của chúng tôi có<br />

3. Chúng tôi đã tự đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản của hôn ước<br />

này và đã kí vào văn bản này trước sự chứng kiến của các nhân chứng.<br />

- 2 -


4. Văn bản thỏa thuận này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản<br />

chính gồm ....... tờ, ....... trang), cấp cho:<br />

……….<br />

+ ........................... bản chính;<br />

+ ........................... bản chính;<br />

Lập 01 bản chính để nộp cho Tòa án khu vực nơi đăng kí kết hôn<br />

Lưu tại phòng (văn phòng công chứng) 01 bản<br />

Vị hôn phu Vị hôn thê<br />

<strong>LỜI</strong> CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN<br />

Ngày…..tháng.….năm .…..(bằng chữ.……………………………………….....)<br />

Tại Phòng (Văn phòng) Công chứng………...<br />

Tôi …………………, Công chứng viên Phòng (Văn phòng) Công chứng<br />

Chứng nhận:<br />

- Anh ……..………chị………………… đã tự nguyện thỏa thuận các nội<br />

dung của hôn ước và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thỏa<br />

thuận;<br />

- Tại thời điểm công chứng, anh…………….., chị……………….… đều có<br />

năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;<br />

- Nội dung hôn ước phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;<br />

- Anh ……………………...............…, chị ……………………….......… đã<br />

đọc lại hôn ước này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã kí vào hôn ước trước sự có<br />

mặt của tôi;<br />

- Hôn ước này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản chính gồm .......<br />

tờ, ....... trang), cấp cho:<br />

+ ........................... bản chính;<br />

+ ........................... bản chính;<br />

+ Giữ 01 bản để nộp khi đăng kí kết hôn<br />

- 3 -


+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.<br />

- Số công chứng……. , quyển số ...................................<br />

XÁC THỰC CỦA TÒA ÁN<br />

- 4 -<br />

Công chứng viên<br />

(Kí tên đóng dấu)<br />

Ngày…..tháng.….năm.…..(bằng chữ.…………………………)<br />

Tại tòa án khu vực………………………………………………..………...<br />

Tôi …………………………., chức vụ……………………………….<br />

Nhân danh………………………………………………<br />

Xác nhận:<br />

- Hôn ước được lập và công chứng trước khi đăng kí kết hôn<br />

- Hôn ước đã được nộp kèm khi đăng kí kết hôn.<br />

- Nội dung hôn ước phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;<br />

- Anh ……………………...............…, chị ……………………….......… đã<br />

đọc lại hôn ước trước tòa khi đăng kí kết hôn;<br />

Người xác thực<br />

(Kí tên đóng dấu)

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!