26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

16<br />

biệt sản 34 . Qui định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo Luật Hôn<br />

nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn qui định về các thỏa thuận<br />

trong vấn đề tài sản vợ chồng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ<br />

tài sản pháp định thuần túy vẫn thường thấy.<br />

1.3. HÔN ƯỚC TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI<br />

1.3.1. Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp<br />

Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá<br />

trị pháp lí của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật 35 , đó là bộ luật dân sự<br />

Pháp năm 1804 hay còn gọi là bộ luật Napoleon 36 . Là một sản phẩm của quá<br />

trình pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật<br />

La mã và một số tập quán đương thời, bộ luật dân sự Pháp thường được xem là<br />

khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho<br />

đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định<br />

trong dân luật Pháp.<br />

Bộ luật dân sự Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn<br />

ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378:<br />

“pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ<br />

chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với<br />

thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây”. Vậy nên khi vợ chồng lập<br />

hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ<br />

chồng có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp<br />

luật cả về nội dung và thủ tục.<br />

� Về thủ tục:<br />

Việc lập ra, thay đổi, hủy bỏ hôn ước phải được tuân theo những thủ tục<br />

chặt chẽ để đảm bảo sự tự nguyện và việc thực hiện bản hôn ước đó.<br />

Lập hôn ước: Hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được<br />

lập ra trước khi kết hôn 37 . Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản trước<br />

mặt công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc<br />

34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 có<br />

đoạn viết: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực chất là đã chấp nhận “chế<br />

độ biệt sản” giữa vợ chồng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.<br />

35 Là một bộ phần của vương quốc phong kiến Frăng, hôn ước đã là một trong những điều được coi là hiển nhiên<br />

trong truyền thống của Pháp nên việc ghi nhận nó trong bộ luật dân sự đầu tiên cũng là đương nhiên.<br />

36 Hôn ước được ghi nhận tại thiên thứ 5 quyến thứ 3 bộ luật dân sự Pháp năm 1804, xem<br />

http://www.napoleonseries.org/research/government/code/book3/c_title05.html<br />

37 Xem Điều 1395 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!