26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

27<br />

2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia<br />

“Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa<br />

thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế<br />

độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn<br />

ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp<br />

vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm<br />

những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ<br />

nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam<br />

và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế<br />

độ tài sản pháp định đối với vợ chồng” 63 .<br />

Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể<br />

liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài<br />

Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các quốc<br />

gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ như Đài<br />

Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng sau khi<br />

được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước). Ở Châu<br />

Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp, Lucxembua, Hà<br />

Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí kết tuy nhiên<br />

chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được ghi nhận ở khá<br />

nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây Ba Nha, Bồ Đào<br />

Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu, hôn ước được qui<br />

định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về hôn ước ở Hoa Kì.<br />

Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn ước được ghi nhận<br />

khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia<br />

như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada, Venezuela, …Châu Đại<br />

Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã tồn tại ở đây, hôn ước được<br />

thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn ước chỉ được ghi nhận khi có<br />

Luật Gia đình năm 2000.<br />

63 Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp<br />

luật Việt Nam, bài viết được đăng trên http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!