26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

25<br />

Chương 2<br />

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br />

2.1. HÔN ƯỚC PHỔ BIẾN VÀ LÀ XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI<br />

2.1.1. Hôn ước trong tư pháp quốc tế<br />

Trước đây, quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ tài sản vợ<br />

chồng nói riêng ít khi xuất hiện yếu tố nước ngoài và chẳng mấy khi xảy ra xung<br />

đột pháp luật. Lí do chủ yếu là khi phụ nữ lấy chồng người nước ngoài thì họ<br />

đương nhiên mất quốc tịch cũ và mang quốc tịch của người chồng. Ngày nay,<br />

những qui định như thế đã bị coi là lỗi thời, quan hệ pháp luật về tài sản vợ chồng<br />

đã xuất hiện xung đột pháp luật.<br />

Theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế, khi có xung đột pháp luật cần lựa chọn<br />

các hệ thuộc pháp luật để áp dụng. Một số hệ thuộc cơ bản thường được áp dụng là<br />

hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư<br />

trú), hệ thuộc luật nơi có tài sản (thường được áp dụng để giải quyết vấn đề về sở<br />

hữu tài sản có yếu tố nước ngoài), hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa<br />

chọn, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (bao gồm luật nơi kí kết hợp đồng, luật<br />

nơi thực hiện nghĩa vụ, luật nơi thực hiện hành động), hệ thuộc luật tòa án…Tuy<br />

nhiên quan hệ tài sản vợ chồng thì lại được coi là quan hệ pháp luật nằm giữa biên<br />

giới của ba loại quan hệ: nhân thân, tài sản và hợp đồng, nó được coi là quan hệ<br />

phái sinh từ ba loại quan hệ kia 58 . Vì thế, việc lựa chọn hệ thuộc luật do các bên lựa<br />

chọn được coi là giải pháp hợp lí nhất. Thông thường, pháp luật nhiều quốc gia đều<br />

cho phép vợ chồng lựa chọn luật áp dụng với tài sản của mình. Khi vợ chồng không<br />

có sự lựa chọn nào về luật áp dụng với tài sản của họ thì phải áp dụng qui phạm<br />

xung đột để giải quyết quan hệ về tài sản vợ chồng. Các quốc gia theo thông luật<br />

(thuộc hệ thống common law) hầu như không có chế định quan hệ tài sản vợ<br />

chồng; do vậy, đối với quan hệ này, họ áp dụng luật điều chỉnh với quan hệ tài sản<br />

nói chung, tuy nhiên giải pháp này có nhược điểm là không bảo đảm sự điều chỉnh<br />

thống nhất đối với vợ và chồng khi hai vợ chồng có tài sản ở nhiều nước khác<br />

nhau. Các quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law) áp dụng hệ thuộc luật quốc<br />

tịch chung của vợ chồng để điều chỉnh, giải pháp này có ưu điểm là cho phép áp<br />

58 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 248

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!