26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

5<br />

không dưới quyền của người chồng (sine manu) 4 hoặc thỏa thuận về điều kiện<br />

của hồi môn (stipuliatio) 5 .<br />

� Thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)<br />

Dưới thời La Mã vợ chồng không có tài sản chung bởi quyền gia trưởng<br />

của người chồng gần như tuyệt đối, đặc biệt trong hôn nhân dưới quyền của<br />

người chồng (cum manu 6 ), tất cả tài sản của gia đình đều bị coi là tài sản của<br />

người chồng, thậm chí vợ con cũng được coi là tài sản của chồng, người chồng<br />

có thể kiện đối với vợ theo hình thức kiện vật quyền (actio in rem). Hôn nhân<br />

sine manu được đánh giá là một hình thức giải phóng người phụ nữ khỏi quyền<br />

lực (manus) của người chồng. Sine manu được thiết lập trên cơ sở của nuptias<br />

consensus facit 7 . Nuptias consentus facit thực chất chỉ là một thỏa thuận ghi<br />

nhận và phân định khối tài sản riêng của người vợ có trước thời kì hôn nhân với<br />

các tài sản khác (khối tài sản này được coi là tài sản của người chồng), theo đó<br />

người vợ hoàn toàn được tự chủ trong quan hệ tài sản, người chồng chỉ có thể<br />

thực hiện quản lí tài sản riêng của vợ trên cơ sở hợp đồng ủy quyền quản lí của<br />

người vợ 8 . Nuptias consentus facit chỉ tồn tại trong hôn nhân sine manu và sine<br />

manu được áp dụng khi con gái của một nhà giàu kết hôn với người nghèo.<br />

� Thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio)<br />

Vào cuối thời Cộng hòa, để ngăn ngừa việc cưới vợ nhằm lấy của hồi<br />

môn, sau đó li dị, luật La Mã đã qui định: trước khi kết hôn cho phép bố mẹ<br />

hoặc người chủ hộ (Pater familias) của cô dâu thỏa thuận điều kiện về của hồi<br />

môn nếu hai người li hôn hoặc người chồng chết trước thì của hồi môn được trả<br />

lại cho vợ 9 . Thỏa thuận đó được gọi là stipuliatio, thỏa thuận stipuliatio thường<br />

có nội dung sau:<br />

� của hồi môn sẽ thuộc về chồng hoặc nhà chồng nếu như vợ chết<br />

� hoặc của hồi môn sẽ được trả lại cho bố mẹ vợ nếu như vợ chết trước.<br />

4<br />

Hình thức hôn nhân này tồn tại trước thời hoàng đế Justinian, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học<br />

Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.<br />

5<br />

Thỏa thuận này tồn tại vào cuối thời kì cộng hòa, khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, thuật ngữ tiếng Việt được<br />

lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd<br />

6<br />

Thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.<br />

7<br />

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160<br />

8<br />

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160<br />

9<br />

Có sự thay đổi thiên về phía bảo vệ quyền lợi cho người phụ này có lẽ bởi khi nhà nước La Mã mở rộng lãnh thổ,<br />

người đàn ông thường phải xa nhà đi chiến đầu và có thể không quay trở về, người phụ nữ buộc phải học cách quản<br />

lí gia đình và quyết định những việc mà trước kia người quyết định luôn là người đàn ông, chính vì vậy giá trị gia<br />

đình đã thay đổi phần nào.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!