26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

28<br />

2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI<br />

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br />

2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình<br />

Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như<br />

luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung<br />

quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau.<br />

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan<br />

trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc<br />

qua đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ<br />

duy nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành<br />

thì việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam<br />

theo “chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường”<br />

với nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng<br />

hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ<br />

như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố<br />

kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ<br />

truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần<br />

có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông<br />

người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để<br />

thu hoạch nhanh chóng 64 . Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất,<br />

cả gia đình phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một<br />

mình một cá nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính<br />

vì không thể không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu<br />

tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia<br />

đình luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát<br />

triển nên nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những<br />

người lớn tuổi rất được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những<br />

quan niệm chuẩn mực trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ<br />

cũng được cả nể, kính trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ<br />

theo kiểu tôn ti, thứ bậc - người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc<br />

dưới. Người đứng đầu gia đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc<br />

64 Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online<br />

http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 23/2/2009.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!