26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

13<br />

Hôn ước trong Luật Gia Đình 1959 đã được qui định một cách tỉ mỉ hơn.<br />

Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, được công chứng và<br />

phải được công bố. Điều 46 Luật Gia Đình qui định: “hôn ước phải làm bằng<br />

chứng thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có thẩm quyền thị thực”,<br />

việc thị thực ở đây thực chất là công chứng 32 . Hôn ước phải được lập trước khi<br />

kết hôn và phải được ghi vào trong giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho<br />

hôn ước có giá trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán, thì<br />

hôn ước của họ phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ<br />

thương mại do phòng lục sự tòa này giữ 33 . Luật Gia đình còn qui định cả về sự<br />

vô hiệu của hôn ước, hôn ước sẽ vô hiệu nếu như không đảm bảo các điều kiện<br />

về nội dung và hình thức; hôn ước không công bố thì không vô hiệu, nó chỉ<br />

không có hiệu lực với người thứ ba mà thôi; khi hôn ước vô hiệu thì chế độ tài<br />

sản của vợ chồng sẽ là chế độ tài sản pháp định (cộng đồng toàn sản); sự vô hiệu<br />

của hôn ước không ảnh hưởng tới việc kết hôn, nhưng ngược lại nếu việc kết<br />

hôn bị vô hiệu thì đương nhiên hôn ước cũng vô hiệu, Luật cũng qui định là hôn<br />

ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Trong suốt thời kì hôn nhân, hôn ước<br />

không thể được sửa đổi. Khác với Dân luật Trung kì và Bắc kì, Luật Gia đình<br />

1959 qui định tương đối kĩ về vấn đề li thân, Luật Gia đình 1959 cấm li hôn (chỉ<br />

được li hôn khi được sự chấp thuận của tổng thống) và qui định tương đối tỉ mỉ<br />

về chế định li thân cho nên có thể coi rằng hôn ước là một giải pháp để cho<br />

những cặp đôi sống li thân có điều kiện để tiếp tục sống thoải mái.<br />

� Bộ luật dân sự năm 1972<br />

Ngày 20/12/1972 chính quyền Việt Nam cộng hòa có ban hành Bộ luật<br />

Dân sự năm 1972 trong đó phần phu phụ tài sản cũng dành các Điều từ 144 đến<br />

149 để qui định về hôn ước với những qui định tương đối chung chung và không<br />

được tỉ mỉ như Luật Gia đình năm 1959. Bộ luật này cũng chỉ được áp dụng<br />

32 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 42 viết “thể thức thị thực khác với sự nhận thực<br />

chữ kí. Khi nhận thực chữ kí, cơ quan hành chánh hay cơ quan tư pháp chỉ chứng nhận rằng về phương diện vật<br />

chất chữ kí trên giấy tờ quả thật là chữ kí của người kí, giấy tờ có chữ kí được nhận thực là một tư chứng thư. Trái<br />

lại, khi thị thực một chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích thân ghi chép lời giao<br />

ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đích rằng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí. Chứng<br />

thư thị thực là một công chứng thư”.<br />

33 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 43

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!