26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

11<br />

đầy đủ các đặc điểm, tiêu chí cần có của một hôn ước. Về hình thức, hôn ước<br />

dưới thời này cũng buộc phải lập bằng văn bản và được xác nhận bởi công<br />

chứng viên hoặc lí trưởng; hôn ước phải lập trước khi kết hôn và không thể thay<br />

đổi trong suốt thời kì hôn nhân. Về nội dung, hôn ước không được trái với<br />

phong tục tập quán và quyền lợi của người chồng, trong giai đoạn này, quyền<br />

gia trưởng của người chồng được coi là một thứ trật tự công cần được bảo vệ.<br />

Dân luật Trung kì cũng qui định về hôn ước, nhưng cách sắp xếp cũng<br />

như nội dung đã chép theo bộ Dân luật Bắc kì, cả những nét chính và những<br />

nguyên tắc vẫn được giữ nguyên. Điều 102 và 103 của Dân luật Trung kì có nội<br />

dung hệt như Điều 104 và 105 Dân luật Bắc kì, có chăng là chỉ khác nhau về<br />

ngôn từ và sự khác nhau này không ảnh hưởng gì đến nội dung của qui định 27 .<br />

� Mặc dù là qui định của pháp luật Việt Nam, nhưng những qui định này<br />

đã chép gần như nguyên văn điều 1387 dân luật Pháp. Hôn ước và nguyên tắc tự<br />

do lập hôn ước không hề xuất phát từ nhu cầu của xã hội Việt Nam thời bấy giờ<br />

mà được du nhập vào Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Sự cấy<br />

ghép pháp luật không có tính toán này đã khiến cho các qui định về hôn ước trở<br />

nên thừa và vô tác dụng. Hầu như dân chúng đều chưa biết gì đến qui định pháp<br />

lí mới mẻ này 28 . Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến dẫu có quan tâm đến tài sản<br />

trong hôn nhân thì người ta cũng chỉ quan tâm đến sự môn đăng hộ đối của hai<br />

gia đình chứ không hề đề cập đến quyền lợi vật chất một cách quá rõ ràng và<br />

thiếu tinh thần giao hiếu như những gì qui định trong hôn ước.<br />

Mặt khác có lẽ cũng vì hôn ước không phù hợp với tình hình xã hội Việt<br />

Nam đương thời nên các nhà làm luật cũng chỉ qui định một cách “lấy lệ” khiến<br />

cho chúng ta dễ dàng thấy được tính không hoàn chỉnh, không chặt chẽ của qui<br />

định hôn ước khi xem xét toàn bộ các qui định về chế độ tài sản vợ chồng ở đây.<br />

Theo qui định thì khi sử dụng quyền tự do lập hôn ước, hai vợ chồng có thể tùy<br />

27 Điều 102: “Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời<br />

pháp luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người<br />

chồng, là người chủ trong gia thất”; Điều 103: “Phàm lời ước riêng của vợ chồng phải làm bằng giấy trước khi<br />

khai, trước việc giá thú, giấy ấy phải do lý trưởng nhận thực, hoặc làm trước mặt viên quản lý thơ khế. Sau khi<br />

đã khai trước giá thú rồi, thời lời ước riêng ấy không thể thay đổi điều gì nữa. Phàm hôn khoản của vợ chồng<br />

phải có những người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuận y. Muốn cho điều khoản trong hôn khoản của<br />

vợ chồng đối với người ngoài có giá trị và muốn cho hôn khoản ấy lâm thời có thể viện ra mà chống cãi với<br />

người ngoài, thời trong chứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bản sao hôn<br />

khoán ấy lại phải đính theo chứng thư giá thú mới được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú và lời ước riêng<br />

ấy, thời hương bộ sẽ cấp phát cho”.<br />

28 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 40

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!