26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

12<br />

ý ấn định điều lệ mà sau này hai bên sẽ phải theo, song luật Việt Nam không nói<br />

rõ rằng: nếu không theo chế độ pháp định thì họ có thể chọn theo chế độ tài sản<br />

nào, mà tự bắt họ phải xây dựng toàn bộ qui định điều chỉnh tài sản của mình;<br />

thêm nữa là không hề có hướng dẫn thêm nào về hôn ước trong toàn bộ các qui<br />

định pháp luật thời đó. Trong khi bộ luật dân sự của Pháp thì có rất nhiều chế độ<br />

tài sản về nội dung cho vợ chồng lựa chọn nếu như vợ chồng lựa chọn chế độ tài<br />

sản ước định. Chỉ việc qui định bỏ lửng đó của pháp luật Việt Nam đã khiến cho<br />

hôn ước vốn đã chẳng phù hợp với xã hội Việt Nam lại càng trở thành một chế<br />

định bất khả thi trong hệ thống pháp luật.<br />

1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước<br />

ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975)<br />

Trong thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô<br />

Đình Diệm đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật<br />

Gia đình năm 1959 và Bộ luật Dân sự năm 1972.<br />

� Luật Gia đình năm 1959<br />

Mặc dù trong phiên họp thông qua Luật Gia đình năm 1959, các nghị viên<br />

cũng đề cao tính mẫu mực của dân luật Pháp, song Luật Gia đình 1959 khác biệt<br />

đáng kể so với Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung Kì. Lần đầu tiên trong lịch sử<br />

Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ qui định riêng về Gia đình 29 và kết cấu<br />

cũng không hoàn toàn giống với dân luật Pháp.<br />

Điều 45 Luật Gia Đình 1959 qui định: “Luật lệ chỉ qui định phu phụ tài<br />

sản khi nào vợ chồng không có lập hôn ước mà họ muốn làm ra sao cũng được<br />

miễn là không trái với phong hóa, trật tự công và quyền lợi của con”. Nguyên<br />

tắc luật chỉ can thiệp vào chế độ tài sản vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn<br />

ước đã được thể hiện ngay tại đây, đây cũng là một qui định tương đối tiến bộ<br />

bởi quyền gia trưởng của người chồng đã không còn là một trật tự công cần<br />

được bảo vệ 30 mà thay vào đó là quyền của con 31 .<br />

29 Thật ra cũng có những văn bản qui định riêng về gia đình nhưng nó không thông qua bởi Nghị viện và không có<br />

tầm vóc như Luật ví dụ Quy điều hộ tịch An Nam tại Bắc Kì cũng qui định riêng về vấn đề hộ tịch, liên quan tới gia<br />

đình, tuy nhiên đây chỉ là Nghị Định.<br />

30 Theo người viết, ngoài những tiến bộ do nguyên nhân khách quan thì việc không thừa nhận chế độ gia trưởng<br />

trong Luật Gia đình còn có nguyên nhân chủ quan khác nữa đó là dự án luật “Luật Gia đình” này do Trần Lệ Xuân<br />

– vợ Ngô Đình Nhu trình lên nghị viện (trong các biên bản thông qua sự án luật đã ghi rõ đây là dự án luật “Gia<br />

Đình” của bà dân biểu Ngô Đình Nhu).<br />

31 Luật dân sự Nhật Bản hiện nay cũng qui định là hôn ước không được trái với quyền lợi của người thừa kế hàng<br />

thứ nhất.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!