26.10.2012 Views

LỜI KẾT

LỜI KẾT

LỜI KẾT

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

15<br />

nếu hôn ước được lập mà không trái với quyền lợi của người vợ, không trái với<br />

quyền lợi của người chồng thì vẫn được coi là không trái với quyền bình đẳng<br />

của vợ chồng và được công nhận là có hiệu lực. Vậy nên theo nguyên tắc, hôn<br />

ước vẫn có thể được coi là không bị xóa bỏ trong pháp luật xã hội chủ nghĩa từ<br />

năm 1945 tới năm 1959. Hoặc có thể nói rằng một chế định bất khả thi thì việc<br />

xóa bỏ hay không xóa bỏ cũng không ảnh hưởng gì, nhưng điều đó cũng có<br />

nghĩa là người ta không hề quan tâm đến sự tồn tại của hôn ước vốn có trong<br />

dân luật và nếu như vậy thì càng có nghĩa rằng sự tồn tại của hôn ước không hề<br />

mâu thuẫn với chế độ xã hội chủ nghĩa vì nếu nó mâu thuẫn về lí thuyết thì ngay<br />

lập tức người ta sẽ xóa bỏ nó.<br />

Từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật Việt Nam chỉ<br />

thừa nhận chế độ tài sản pháp định, qui định về hôn ước hoàn toàn không còn<br />

tồn tại trong pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 15 Luật hôn nhân và gia<br />

đình năm 1959 qui định “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử<br />

dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” vậy là trong một<br />

khoảng thời gian hơn 25 năm (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có<br />

hiệu lực), pháp luật Việt Nam không thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng. Đến<br />

khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ chồng ở Việt<br />

Nam là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản thì tài sản riêng của vợ chồng mới<br />

được thừa nhận. Luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong<br />

thời kì hôn nhân (việc chia tài sản này phải có bản án của tòa án). Theo Luật<br />

Hôn nhân và gia đình năm 1986, vợ chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ<br />

vấn đề gì về sở hữu tài sản trừ vấn đề nhập tài sản riêng có trước hoặc trong thời<br />

kì hôn nhân thành tài sản chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời<br />

kèm theo đó là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Hôn<br />

nhân và gia đình (sau đây gọi là Nghị định 70) đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản<br />

gây nhiều tranh cãi về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì<br />

hôn nhân. Theo những qui định này vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài<br />

sản chung trong thời kì hôn nhân, thậm chí việc thỏa thuận chia tài sản này trong<br />

nhiều trường hợp chỉ cần lập bằng văn bản không có sự công chứng, chứng thực.<br />

Vợ chồng còn có thể thỏa thuận về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản này, nếu<br />

không thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng dường như được đặt ở chế độ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!