13.07.2015 Views

07 - Trung tâm Thông tin KH&CN

07 - Trung tâm Thông tin KH&CN

07 - Trung tâm Thông tin KH&CN

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

www.cesti.gov.vnSTINFOISSN 1859 - 2651THÔNG TINKHOA HOC&COÂNG NGHEÂTAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&<strong>CN</strong> TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&<strong>CN</strong> TP.HCM XUAÁT BAÛNEYE TRACKING:quyền lực của đôi mắtSố 7.2013Đóng gói thế hệ mớiNhờ tư vấnđể cải tiến công nghệMurphy:định luật bánh bơVi sinh vật hỗ trợnông nghiệp bền vững


www.cesti.gov.vnSTINFOTHÔNG TINKHOA HOC&COÂNG NGHEÂTAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&<strong>CN</strong> TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&<strong>CN</strong> TP.HCM XUAÁT BAÛNSố 7.2013EYE TRACKING:quyền lực của đôi mắtĐóng gói thế hệ mớiNhờ tư vấnđể cải tiến công nghệMurphy:định luật bánh bơBAN BIÊN TẬPQuyền Tổng biên tập:ThS. Nguyễn Thị Kim LoanCác thành viên:KS. Trần <strong>Trung</strong> HảiKS. Hoàng Mi<strong>CN</strong>. Nguyễn Thảo NhiênThS. Nguyễn Thanh Phong<strong>CN</strong>. Nguyễn Thị VânTRÌNH BÀYHoàng ThiISSN 1859 - 2651Vi sinh vật hỗ trợnông nghiệp bền vữngPhát hành vào tuần đầu hàng thángĐịa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCMĐT: (08) 3825 6321 - 3829 7040 Ext. 402Fax: (08) 3829 1957Email: s<strong>tin</strong>fo@cesti.gov.vnGiấy phép xuất bản:699/GP-BTTTT do Bộ <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong>và Truyền thông cấp ngày 08/5/2008mục lụcSỐ 7 - THÁNG 7.201302-03TIN TỨC & SỰ KIỆN Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 22: giải pháp thi công tuyếncống D3000 nhận giải đặc biệt Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật KH&<strong>CN</strong> (sửa đổi) Hội thảo "Định giá tài sản trí tuệ" Tổng kết và trao giải Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 22 năm 2013 Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông <strong>tin</strong> ở nông thôn Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Diễn đàn Giới trẻ với doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013 Ký kết hợp tác triển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: “Công nghệ bảo quản rau quả vàthịt gia súc, gia cầm tươi"04-09THẾ GIỚI DỮ LIỆU Xu hướng sử dụng các loại nước giải khát ở Việt Nam Nước giải khát được tiêu thụ nhiều ở đâu?10-27KHÔNG GIAN CÔNG NGHỆ Đóng gói thế hệ mới Top 5 sáng tạo bao bì sinh thái Chợ <strong>CN</strong>&TB TP. Hồ Chí Minh Hỏi - Đáp công nghệ: cách xử lý các phế phẩm từ thủy hải sản Giới thiệu kết quả nghiên cứu KH&<strong>CN</strong> tại TP.HCM Sáng chế phòng và chữa cháy Vi sinh vật hỗ trợ nông nghiệp bền vững28-36SUỐI NGUỒN TRI THỨC Eye tracking: quyền lực của đôi mắt Murphy: định luật bánh bơ Ảnh hưởng của độc tố vi khuẩn lam từ hồ Dầu Tiếng lên sự phát triểnrau cải mầm37-40DOANH TRƯỜNG KH&<strong>CN</strong> Một số vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh phần mềm Nhờ tư vấn để cải tiến công nghệ41-44MUÔN MÀU CUỘC SỐNG Đừng hỏi tại sao Số phận gian truân của sáng chế số 6.456.841STinfo SỐ 7 - 2013 1


Tin tức & sự kiệnHội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 22:giải pháp thi công tuyến cống D3000nhận giải đặc biệtLễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (STKT)TP.HCM lần thứ 22 (năm 2011-2012) diễn ra ngày13/6/2013. Hội thi đã tiếp nhận 214 đề tài/giải pháp dự thiở các lĩnh vực: công nghệ môi trường và công nghệ hóahọc; cơ khí tự động hóa, giao thông vận tải; giáo dục - đồdùng dạy học; điện - điện tử - công nghệ thông <strong>tin</strong>; côngnghệ sinh học; y học…Ban tổ chức đã trao 38 giải thưởng cho các đề/tài giải phápvới 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 6 giải nhì, 9 giải ba và 20 giảikhuyến khích.Giải đặc biệt thuộc về ThS. Lê Thanh Sơn và cộng sự ở Côngty TNHH MTV Cấp thoát nước đô thị TP.HCM với đề tài “Biệnpháp giải kẹt và thi công tuyến cống D3000 băng sông SàiGòn bằng công nghệ khoan kích ngầm”. Điểm mới của đềtài này là đã tìm được giải pháp thích hợp để hoàn thành thicông tuyến cống D3000 của dự án vệ sinh môi trường NhiêuLộc – Thị Nghè mà nhà thầu <strong>Trung</strong> Quốc bỏ dở. Giải phápcông nghệ này có khả năng sẽ được tiếp tục triển khai ứngdụng cho các công trình cống ngầm tương tự.Hai giải nhất là các đề tài “Nghiên cứu, tính toán thiết kế chếtạo máy cắt, vớt rong, cỏ dại, lục bình trên sông phục vụ thoátnước, chống ngập úng cho các đô thị và cấp nước phục vụsinh hoạt sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” củaKS. Bùi <strong>Trung</strong> Thành và cộng sự ở <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> Nghiên cứu vàPhát triển công nghệ Máy công nghiệp (Trường Đại học Côngnghiệp TP.HCM) và “Mô hình tiên lượng bệnh tiểu đường chongười Việt” của TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai và cộng sự (Bệnh việnNhân dân Gia Định TP.HCM, Đại học Y dược TP.HCM).Theo đánh giá của Ban tổ chức, 38/214 đề tài/giải phápđạt giải (17,75%) là tỷ lệ không cao nhưng phản ánh đúngthực tế chất lượng các giải pháp tham gia hội thi ngày VÂN NGUYỄNBộ áo phao đa năng cứu sinh cho ngư dân đi biển đạt giải batại hội thi. Ảnh: VNcàng được nâng cao. Nhìn chung, phong trào tham gia Hộithi STKT TP.HCM ngày càng phát triển, có những đóng gópthiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.Trong 5 năm qua (20<strong>07</strong> – 2012), hội thi đã tiếp nhận 1<strong>07</strong>8giải pháp kỹ thuật dự thi cấp thành phố, chuyển tiếp 337đề tài ra tham dự Hội thi STKT toàn quốc và Giải thưởngKhoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC). Kết quả đãcó 243 giải pháp được vinh danh cấp thành phố và 55 giảipháp được trao tặng giải thưởng cấp quốc gia.Hội thi STKT TP.HCM do Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuậtTP.HCM phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM,Liên đoàn Lao động TP.HCM và Thành đoàn TP.HCM tổ chứchai năm một lần. Tại lễ tổng kết và trao giải, Ban tổ chức cũngphát động Hội thi STKT TP.HCM lần thứ 23 (năm 2013-2014),hạn chót nhận hồ sơ là ngày 31/12/2014. Hạn chót nhận hồ sơdự thi STKT toàn quốc lần thứ 12 là ngày 30/9/2013. Điểm <strong>tin</strong> LAM VÂN thực hiệnNgày 5/6/2013, Vụ Pháp chế (Bộ KH&<strong>CN</strong>) phối hợp vớiViện Nghiên cứu hợp tác Khoa học Kỹ thuật châu Á -Thái Bình Dương và Chương trình Phát triển Liên hợpquốc tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp củacác nhà quản lý, các tổ chức KH&<strong>CN</strong>, các doanh nghiệpcho Dự thảo Luật KH&<strong>CN</strong> (sửa đổi) và Nghị định hướngdẫn thi hành. Dự thảo Luật KH&<strong>CN</strong> đã nhấn mạnh việcxây dựng mạng lưới tổ chức KH&<strong>CN</strong> phải thống nhất,đồng bộ và phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầu pháttriển KH&<strong>CN</strong>, phát triển KT-XH; gắn kết được các tổchức KH&<strong>CN</strong> với cơ sở đào tạo và tổ chức ứng dụng kếtquả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ... Dựthảo Luật nhận được sự đồng tình của phần lớn các ýkiến về quy định việc thành lập tổ chức KH&<strong>CN</strong> phải cóý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước; gắnkết các tổ chức KH&<strong>CN</strong> với các cơ sở đào tạo; thực hiệndân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thựchiện các nhiệm vụ KH&<strong>CN</strong>. 2STinfo SỐ 7 - 2013


Tin tức & sự kiệnNgày 10/6/2013, tại TP.HCM, Cục Sở hữu Trí tuệ phối hợp với Tổ chức Sởhữu trí tuệ Thế giới (WIPO) tổ chức hội thảo “Định giá tài sản trí tuệ(TSTT)”. Nội dung trao đổi các vấn đề liên quan đến định giá TSTT; định giátài sản vô hình tại các tổ chức nghiên cứu và triển khai; xác định giá trị củacông nghệ thông qua chiến lược sở hữu trí tuệ; định giá TSTT trong thànhlập các công ty khởi nghiệp; xác định giá trị công nghệ trong đàm phánchuyển giao TSTT; các phương pháp và cách tiếp cận định giá TSTT. Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệthông <strong>tin</strong> (<strong>CN</strong>TT) ở nông thôn” do Ban Quản lý Dự án hợp tác <strong>CN</strong>TTViệt Nam – Hàn Quốc phối hợp cùng Viện Xã hội <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Hàn Quốc vàHọc viện mạng NetPro - ITI tổ chức ngày 19/6/2013 tại TP.HCM. Hội thảođề cập đến các cách tăng cường ứng dụng <strong>CN</strong>TT tại nông thôn Việt Nam.Để đưa <strong>CN</strong>TT về nông thôn, cần thực hiện đồng bộ một loạt giải pháp: hiệnđại hóa hạ tầng <strong>CN</strong>TT, chính sách, cơ chế đặc thù cho nông thôn, tạo điềukiện cho nông dân tiếp cận dịch vụ <strong>CN</strong>TT nhanh hơn, rẻ hơn, đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực, tổ chức tập huấn phổ cập cho nông dân. Ngày 19/6/2013, Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM tổ chức Lễ kỷniệm 20 năm thành lập. Trong quá trình hoạt động, Viện đã thực hiệnnhiều đề tài, dự án trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triểnkhai thuộc ngành khoa học về trái đất, phạm vi hoạt động trải dài từ QuảngBình cho đến Cà Mau. Viện cũng góp phần tích cực vào công tác đào tạođại học, sau đại học cho các viện, trường khác ở các tỉnh phía Nam, cũngnhư thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo. Ngày 14/6/2013, Thành đoàn TP.HCM phốihợp cùng Sở <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> và Truyền thông, SởKhoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đàotạo, Đài Truyền hình, Hội Tin học TP.HCMtổ chức tổng kết và trao giải Hội thiTin học trẻ TP.HCM lần thứ 22 năm2013. Ban tổ chức đã trao 5 giải nhất, 6 giảinhì, 7 giải ba và 27 giải khuyến khích cho 2 nộidung thi là kiến thức và kỹ năng về <strong>tin</strong> học vàphần mềm sáng tạo về <strong>tin</strong> học. Tổng giá trịgiải thưởng là 78 triệu đồng. Hội thi đã thuhút 547 thí sinh đến từ 23 quận huyện thamgia. Đây là những thí sinh đã được tuyển chọntừ 5000 thí sinh của vòng thi cấp quận - huyệnvà 1200 thí sinh vòng thi trực tuyến. Trước đó,ngày 13/6/2013, Ban tổ chức đã trao 1 giảinhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 12 giải khuyếnkhích ở phần thi sản phẩm sáng tạo; 2 giải nhì,1 giải ba và 2 giải khuyến khích cho phần thi ýtưởng sáng tạo của Cuộc thi Sáng tạo dànhcho thanh thiếu nhi thành phố lần thứ 8năm 2013. Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanhthiếu nhi TP.HCM năm 2013 đã tiếp nhận 152mô hình, sản phẩm sáng tạo và hơn 2.000 ýtưởng từ các cá nhân trên địa bàn thành phốvà cả nước đăng ký tham gia. Ngày 19/6/2013 tại TP.HCM, tổ chứcquốc tế AIESEC tại Việt Nam đã giớithiệu sự kiện Diễn đàn Giới trẻvới doanh nghiệp tại ViệtNam năm 2013 (Vietnam Youth toBusiness Forum 2013). Sự kiện sẽ diễnra vào ngày 21/7/2013 tại Trường Đạihọc Tôn Đức Thắng TP.HCM. Diễn đàntạo cơ hội để 500 sinh viên xuất sắc vànăng động được tuyển chọn từ cáctrường đại học hàng đầu ở Việt Namvà hơn 60 đại diện các doanh nghiệpcùng thảo luận xoay quanh những vấnđề đang được quan <strong>tâm</strong> hiện nay như:giáo dục và việc làm, sự đổi mới trongcông nghệ kỹ thuật và khởi nghiệp điđôi với trách nhiệm xã hội. Họp báo giới thiệu sự kiện. Ảnh: LV.Ngày 26/6/2013, <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> Tiếtkiệm Năng lượng TP.HCM (ECCHCMC) và Sở Công thương VĩnhLong đã ký kết hợp tác triểnkhai hoạt động tiết kiệmnăng lượng (TKNL) trên địa bàntỉnh Vĩnh Long, trong đó nội dungchính là ECC HCMC sẽ hỗ trợ đàotạo nguồn nhân lực cho Sở Côngthương Vĩnh Long nhằm thúc đẩyhoạt động TKNL của tỉnh. Dự kiếnĐại diện ECC HCMC và đại diện Sở Côngthương Vĩnh Long ký kết hợp tác. Ảnh: LV.đầu tháng 9/2013, ECC HCMC sẽ hỗ trợ Sở Công thương Vĩnh Long tổ chức hộithảo “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chế biến thủy sản và lúagạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Hội thảo là hoạt động nằm trong chuỗisự kiện Diễn đàn Công nghệ xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013do Bộ KH&<strong>CN</strong> và Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì. Ngày 27/6, <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức buổi báocáo phân tích xu hướng công nghệ với chủ đề “Công nghệ bảo quản rauquả và thịt gia súc, gia cầm tươi”. Báo cáo tập trung vào các nội dung chínhnhư: các phương pháp bảo quản rau quả và thịt gia súc gia cầm tươi; giới thiệu mộtsố sáng chế quốc tế và các kết quả nghiên cứu bảo quản rau quả, thịt gia súc giacầm tươi tại Việt Nam; xu hướng ngành công nghiệp bao bì tại Việt Nam và thế giới;giới thiệu và tư vấn một số cấu trúc bao bì bảo quản rau quả và thịt gia súc gia cầmtươi, thiết kế bao bì và những đặc điểm cần chú ý để bảo quản thực phẩm, lựa chọnvà sử dụng đúng bao bì có lợi cho sức khỏe và môi trường. STinfo SỐ 7 - 20133


Thế giới dữ liệuXu hướng sử dụng các loạinước giải khát ở Việt NamCó nhiều loại nước giải khát từ nước uống đóng chai, nướcngọt có ga, cà phê hay trà pha sẵn, nước ép trái cây cácloại... (không kể các loại nước uống có cồn), với rất nhiều nhãnhàng khác nhau đang cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.Bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm. Đời sống được nâng cao đã giúp thị trường nước giải khátphát triển khá nhanh ở Việt Nam và mức tiêu thụ còn tiếp tụctăng vì khoảng cách còn khá xa so với nhiều nước trên thế giới.Dù có khá nhiều thương hiệu và chủng loại, nhưng thịtrường nước giải khát có ga chiếm phần lớn tỷ trọng trong VŨ TRUNGcác loại nước giải khát vàcơ bản vẫn là sân chơi của haicông ty lớn Coca Cola và PepsiCo.Tuy nhiên, một phần thị trường nước giải khát có ga sẽdần được thay thế bằng các loại thức uống không ga.Điều thú vị là các công ty Việt Nam vẫn chiếm được thịtrường không nhỏ cho riêng mình như sữa, nước ép tráicây của Vinamilk, trà pha sẵn của Tân Hiệp Phát, cà phêcủa <strong>Trung</strong> Nguyên, xá xị của Chương Dương,… Trà và càphê không chỉ là loại thức uống ưa thích mà còn là thóiquen của nhiều người, lượng bán ra tăng đều mỗi năm.Triệu lít3.0002.5002.0001.5001.000500Lượng nước ngọt các loại bán ra ở Việt NamLượng bán ra Doanh sốf: dự báoTỷ đồng140.000120.000100.00080.00060.00040.00020.000002010 2011 2012 2013f 2014f 2015f 2016f 2017fNguồn: BMI (Business Monitor International Ltd), VietNam Food & Drink Q1 2013Thị trường nước ngọt có ga ở Việt Nam2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017Sản xuất (Triệu lít) 871,<strong>07</strong> 931,37 975,51 1.053,65 1.139,2 1.230,24 1.325,59 1.422,36Tăng trưởng sảnxuất hàng năm (%)8,66 6,92 4,74 8,01 8,12 7,99 7,75 7,30Tiêu thụ (Triệu lít) 846,38 905,34 948,96 1.026,3 1.111,06 1.201,28 1.295,74 1.391,62Tiêu thụ tính trênđầu người (Lít/người)9,63 10,20 10,58 11,32 12,13 12,99 13,89 14,79Xuất khẩu (Triệu lít) 39,17 40,59 41,30 42,25 43,20 44,19 45,22 46,27Nguồn: BMI4STinfo SỐ 7 - 2013


Thế giới dữ liệuNgàn tấn350300Lượng cà phê và trà bán ra ở Việt NamCà phê Trà f: dự báo2502001501005002010 2011 2012 2013f 2014f 2015f 2016f 2017fNguồn: BMIXu hướng nổi lên trong vài năm gần đây là sử dụngcác loại nước ép trái cây và nước ép trái cây chứa sữađể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Trên kệ các siêuthị xuất hiện ngày càng nhiều các loại nước ép. Theokhảo sát của công ty nghiên cứu thị trường W&Stừ 402 mẫu có tổng thu nhập gia đình trên 7 triệuđồng/tháng, về nhu cầu và thói quen sử dụng cácloại nước ép trái cây đóng gói, kết quả có 62% ngườitiêu dùng lựa chọn nước ép trái cây, trong khi nướcgiải khát có ga chỉ có 60%. Đáng lưu ý là có hơn mộtnữa số người được khảo sát có thói quen uống nướcép trái cây mỗi ngày.Nước cam ép được nhiều người lựa chọn hơn các loại nướcép khác. Các loại nước ép trái cây nhãn hiệu Vfresh củaCông ty Vinamilk được ưa chuộng nhiều nhất, chiếm 69,3%,kế đến là nước ép trái cây của Công ty Tân Hiệp Phát. Nhàmáy Chương Dương, ngoài những sản phẩm truyền thốngđược biết đến nhiều như sá xị, soda, cam còn cho ra dòngsản phẩm nước giải khát nha đam, dứa, cà rốt… 86,0%Lý do người tiêu dùng chọn nước ép trái cây78,0%71,4%64,3%60,4%43,2% 39,3%23,2%15,5%11,6%7,1%Vì muốnbổ sungvitaminGiải khátMùi vịthơmngonĐẹp daĐể mangđiThay thếdinhdưỡngcủa tráicây thậtĐangđược bánrộng rãitrên thịtrườngDo thóiquenNgườixungquanh sửdụngnhiều nênmuốndùng thửChốngđóiLý dokhácDựa trên số người được khảo sát n = 336 ngườiNguồn: VinaresearchSTinfo SỐ 7 - 20135


Thế giới dữ liệuThói quen uống nước ép trái câyHơn 50% người được khảo sát có thói quen uống nước ép trái cây các loại mỗi ngày.25,9% 24,4%6,5%12,5%7,1%23,5%Trên 1 lần/ngày1 lần/ngày4-6 lần/tuần2-3 lần/tuần1 lần/tuầnÍt hơn 1 lần/tuầnNguồn: VinaresearchThói quen uống nước ép trái cây theo giới tínhHơn 50% nam và nữ thường xuyên uống nước ép trái cây ít nhất là 1 lần/ngày.NamNữn = 159 ngườin = 177 ngườiTrên 1 lần/ngàyTrên 125,2%lần/ngày26,6%1 lần/ngày1 lần/ngày 25,8%23,2%4-6 lần/tuần13,2%4-6 lần/tuần11,9%2-3 lần/tuần2-3 23,9% lần/tuần23,2%1 lần/tuần7,5%1 lần/tuần6,8%Ít hơn 1 lần/tuần4,4%Ít hơn 1 lần/tuần8,5%Dựa trên số người được khảo sát n = 336 ngườiNguồn: Vinaresearch6STinfo SỐ 7 - 2013


Thế giới dữ liệuNước cam ép VfreshNước táo ép VfreshNước ép trái cây Number 1 Juicie CamNước ép trái cây Number 1 Juicie Chanh dâyNước cam ép Tropicana TwisterNước cam ép TeppyNước necta đào VfreshNước chanh dây ép Tropicana TwisterNước ép trái cây Number 1 Juicie Mãng cầuNước cà chua ép VfreshNước cam ép Minute Maid SplashNước cam ép TriONước bưởi ép TriONước đào ép Tropicana TwisterNước cam đỏ 100% TipcoNước chanh ép Mr.DrinkNước táo ép Mr.DrinkNước cam ép 100% TipcoNước ổi đào ép Mr.DrinkNước nha đam nho ép 100% TipcoSản phẩm khácXu hướng chọn lựa các loại nước ép20,2%19,6%16,1%14,3%12,5%11,6%11,3%9,8%8,0%7,7%7,1%7,1%7,1%6,8%6,8%42,3%35,4%32,1%29,5%50,9%69,3%Nguồn: VinaresearchTần suất sử dụng nước ép trái cây theo lứa tuổi16 - 22 tuổi 23 - 29 tuổi 30 - 35 tuổiTrên 1 lần/ngàyTrên 127,8%lần/ngày26,9%Trên 1 lần/ngày19,7%1 lần/ngày25,2% 1 lần/ngày25,6%1 lần/ngày19,7%4-6 lần/tuần13,0%4-6 lần/tuần11,3%4-6 lần/tuần14,8%2-3 lần/tuần20,0% 2-3 lần/tuần21,3%2-3 lần/tuần36,1%1 lần/tuần6,1%1 lần/tuần8,1%1 lần/tuần6,6%Ít hơn 1 lần/tuần7,8%Ít hơn 1 lần/tuần6,9%Ít hơn 1 lần/tuần3,3%Dựa trên số người được khảo sát n = 336 ngườiNguồn: VinaresearchSTinfo SỐ 7 - 20137


Thế giới dữ liệuBởi sự tiện dụng: “khát là có ngay để uống”,các loại thức uống chế biến sẵn khôngnhững phát bùng phát ở các nước phát triển, nayđã lan nhanh đến cả những nước chưa phát triển.Mỹ là quốc gia có lượng bình quân tiêu thụ nướcgiải khát trên đầu người đứng hàng đầu trên thếgiới: 216 lít/người/năm, kế đến là Ireland và NaUy. Tính riêng việc tiêu thụ nước ép trái cây, xếphạng tiêu thụ hàng đầu là dân Canada: 52,5 lít/người/năm, kế đến là Mỹ và Đức.Ở từng khu vực, tiêu thụ các loại nước giải khátcó sự khác biệt tùy thuộc vào tập quán và mứcđộ phát triển. Dân châu Mỹ giải khát phần nhiềubằng các loại nước ngọt, khu vực <strong>Trung</strong> Đông,châu Phi và châu Âu sử dụng nhiều trà và cà phê.Các nước có lượng tiêu thụ nướcép trái cây nhiều trên thế giớiThứhạngQuốc giaLít/người/năm1 Canada 52,62 Mỹ 42,83 Đức 38,64 Áo 37,35 Thụy Điển 35,56 Úc 34,47 Phần Lan 338 Anh 29,39 Hà Lan 28,110 New Zealand 24,811 Pháp 23,512 Thụy Sĩ 22,813 Bỉ 22,514 Na Uy 21,415 Nhật 20,716 Đan Mạch 15,717 Ireland 15,118 Ý 13,6Nguồn: http://www.nationmaster.comNước giải khát đượctiêu thụ nhiều ở đâu?100%90%80%70%60%50%40%30%20%10% VŨ TRUNGCác nước có lượng tiêu thụ nước giải khát nhiều trênthế giớiThứhạngQuốc giaLít/người/nămThứhạngQuốc giaLít/người/năm1 Mỹ 216 9 New Zealand 84,22 Ireland 126 10 Thụy Điển 82,43 Na Uy 119,8 11 Thụy Sĩ 81,44 Canada 119,8 12 Đan Mạch 805 Bỉ 102,9 13 Áo 78,86 Úc 100,1 14 Đức 727 Anh 96,5 15 Phần Lan 528 Hà Lan 96,1 16 Ý 50,2Nguồn: http://www.nationmaster.comTỷ lệ sử dụng các loại nước giải khát theo khu vực, năm 20120%Châu Mỹ La<strong>tin</strong>hNam Mỹ Tây Âu Châu Á Thái <strong>Trung</strong> ĐôngBình Dương và châu PhiÚcĐông ÂuThức uống có cồn Trà và cà phê Sữa Nước ngọt các loạiNguồn: Euromonitor International, Michael Schaefer & Jonas Feliciano,Soft drink in 2013: The quest for growth in a multi-polar world.8STinfo SỐ 7 - 2013


Thế giới dữ liệuNăm 2012, các loại nước giải khát được tiêu thụ trên toàncầu là 638 tỷ lít, trong đó nhiều nhất là nước uống đóngchai: 242 tỷ lít, rồi đến nước ngọt có ga: 220 tỷ lít, nước éptrái cây: 71 tỷ lít.Các loại nước giải khát chính tiêu thụ trêntoàn cầu năm 2012Loại nước giải khát Số lượng (Tỷ lít)Nước uống đóng chai 242Nước uống có ga 220Nước ép trái cây 71Trà pha sẵn 35Nước uống tăng lực 17Cà phê pha sẵn 4,5Nguồn: Euromonitor International, Michael Schaefer& Jonas Feliciano, Soft drink in 2013: The quest forgrowth in a multi-polar world.Doanh số thị trường nước giải khát toàn cầu năm 2012 trên 800tỷ USD, trung vào một số nước. 10 thị trường dẫn đầu là Mỹ,Nhật, <strong>Trung</strong> Quốc, Brazil, Đức, Mexico, Anh, Ý, Tây Ban Nha vàPháp chiếm 2/3 doanh số toàn cầu tuy dân số chỉ ở mức 1/3. 10 thị trường lớn của nước giải khát, năm 2012Thị trườngDoanh số(Triệu USD)Thị trườngDoanh số(Triệu USD)Mỹ 176.053,8 Mexico 36.625Nhật 86.480,8 Anh 20.500,6<strong>Trung</strong> Quốc 66.602,6 Ý 19.377,4Brazil 42.722,1 Tây Ban Nha 19.377,4Đức 37.302,8 Pháp 19.290,2Nguồn: Euromonitor International, Michael Schaefer &Jonas Feliciano, Soft drink in 2013: The quest for growthin a multi-polar world.Tỷ USD900Phát triển thị trường nước ngọt trên toàn cầu80<strong>07</strong>00600500400300200100020<strong>07</strong> 2008 2009 2010 2011 2012Nguồn: Euromonitor International, Michael Schaefer & Jonas Feliciano, Soft drink in 2013: The quest for growthin a multi-polar world.STinfo SỐ 7 - 20139


Không gian công nghệĐóng gói thế hệ mới P. NGUYỄNCông nghệ đóng gói và thiết kế bao bì ngày càng thôngminh và có tính tương tác hơn, đem đến cho nhà sản xuấtvà người dùng các giải pháp độc đáo và trải nghiệm dài lâu.Thời mà bao bì đơn giản chỉ dùng để bảo quản vàcung cấp thông <strong>tin</strong> về sản phẩm đã xưa rồi. Ngườidùng giờ đây mong muốn sản phẩm và bao bì cótính tương tác và thông minh hơn. Kết hợp các yếutố “xanh” và các kỹ thuật đặc biệt, bao bì đang địnhnghĩa lại giá trị của mình.Những sáng tạo gần đây trong lĩnh vực đóng gói,bao bì kết hợp các yếu tố độc đáo khêu gợi trí tưởngtượng của người tiêu dùng, cả người lớn lẫn trẻ em,đem đến trải nghiệm tương tác, tăng khả năng tiêuthụ sản phẩm nhờ kéo dài thời hạn trưng bày, và còncó thể cập nhật thông <strong>tin</strong> hữu ích trong suốt vòngđời sản phẩm.Công nghệ “thực tế tăng cường”: khêu gợi trí tưởngtượng trẻ thơKhêu gợi trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn là tháchthức đối với các nhà thiết kế bao bì, và để duy trì sựmơ mộng của trẻ còn khó hơn.Với hộp nước ép tráicây mới, Appy DrinkLtd, liên doanh giữaNickelodeon và TetraPak (một tên tuổi lớntrong lĩnh vực đónggói bao bì), đã làmđược việc này. Hộpgiấy của Tetra Pak, mặttrước được trang tríbằng những hình ảnhcủa Dora the Explorer,SpongeBob SquarePantsvà Teenage MutantNinja Turtles, mặt saucó các thành phần sốhóa có thể “quét” bằngđiện thoại thông minhđể sưu tập “đồ nghề” nhưtrang phục, mặt nạ,….vui nhộn cho các nhân vật. “Đồnghề số” có thể lưu trữ và chỉnh sửa, người dùng cầntải về ứng dụng Appy Drink miễn phí từ Google Playhay Apple App Store. Hình ảnh sau đó có thể chia sẻtrên mạng xã hội.Chai chống sáng: bảo vệ sữa khỏi tia có hạiSữa là thứ không thể thiếu trong tủ lạnh của mỗi giađình, và thật khó chịu khi cần dùng đến thì thấy nóđã sớm hết hạn. Đây là vấn đề mà các nhà thiết kếở New Zealand cho rằng có thể giải quyết với chaichống sáng 100% đầu tiên trên thế giới.Công ty Fonterra Brands đã tạo ra chai chống sánggồm ba lớp trắng, đen và trắng được làm từ vật liệu táichế như chai nhựa hiện nay. Không cho ánh sáng lọtvào, nó giữ được sữa tươi lâu hơn.Theo Fonterra, các loại bao bìkhác, như hộp giấy và chaitrắng đục, để lọt từ 7-25%ánh sáng đi qua, làm sữa bịphân hủy và giảm hươngvị ngay sau khi đóng gói."Chai chống sáng 100% balớp là dự án đổi mới quantrọng nhất mà chúng tôitừng thực hiện". Giám đốcđiều hành của FonterraBrands, Peter McClure chobiết loại chai mới này sẽ làchìa khóa "thay đổi cuộcchơi" trong ngành côngnghiệp sữa.Tem đổi màu: loại rủi ro khỏi thực phẩm lưu trữBạn thường làm gì với gói giăm bông đã mở? Đặt nóvào tủ lạnh, vài ngày sau mở lại và tự hỏi liệu nó cònăn được hay không? Và thường người ta ném nó vàosọt rác chỉ vì quá hạn sử dụng.10STinfo SỐ 7 - 2013


Không gian công nghệTrong nỗ lực để giảm rác thải thực phẩm, đây là mộtvấn đề lớn của thế giới, Insignia Technologies đã pháttriển một loại tem thông minh có thể dán lên gói thựcphẩm khi đã được mở ra, nó sẽ dần dần thay đổi màusắc cho đến khi đạt đến một màu nhất định để báocho bạn biết thực phẩm không còn dùng được nữa.Công ty có trụ sở tại Anh này từ chối tiết lộ bí mậtcông nghệ, nhưng cho biết nhãn này được chế tạodùng loại mực thay đổi màu sắc và chất màu tươngtác với các loại khí như CO 2 hoặc tia cực tím, và cóbộ định giờ có thể thiết lập để thay đổi trong khoảngthời gian từ vài phút đến sáu tháng.Theo Insignia, những chất màu thông minh đã đượccấp bằng sáng chế này có thể dễ dàng sử dụng cho baobì thực phẩm làm bằng nhựa, tạo các tấm phim haytem thay đổi màu sắc, cho biết thực phẩm còn dùngđược hay không, giúp giảm thiểu lãng phí thực phẩm.Công nghệ đóng kín: thực phẩm tươi lâu hơnTiếp tục với chủ đề thực phẩm tươi, các nhà thiết kếbao bì RAP đã tạo ra hộp thực phẩm bìa cứng (cáctông) niêm kín đầu tiên trên thế giới.Nhắm đến mặt hàng "mang đi" thường thấy ở cáctiệm cà phê và cửa hàng thức ăn, công nghệ này xửlý không khí để làm giảm sự hiện diện của oxy dưdưới 1%, đảm bảo độ ẩm được niêm kín bên trong vàcách ly không khí bên ngoài, nhờ đó thực phẩm cóthể bảo quản lâu hơn (tăng thời hạn sử dụng) và độtươi được cải thiện."Chưa có kỹ thuật nào sánh được trong việc kéo dàithời gian sử dụng và cải thiện độ tươi thực phẩm -đây có lẽ là sáng tạo lớn nhất trong lĩnh vực bao bìthực phẩm những năm gần đây", theo Julian Money,giám đốc sáng lập RAP.Công ty có trụ sở tại London này còn giới thiệu côngnghệ AirRap được thiết kế cho thức ăn nóng, vàBagRap được thiết kế cho các loại bánh sandwich.thùng hàng hóa có kích cỡ khác nhau dùng thùngkích thước chuẩn. Để cố định món hàng và giữ nókhông bị xê dịch trong không gian thừa làm hưhỏng, các hãng đóng gói thường phải sử dụng mụnxốp hoặc bọc nhựa bơm đầy không khí.Giải pháp FastFix của Klingele dùng thùng gấp đơngiản đi cùng tấm chèn trống đặc biệt, tất cả làmbằng giấy thải tái chế, khi hàng được xếp vào thùng,tấm chèn này cố định an toàn, giữ yên hàng khôngbị xê dịch. Đây là một giải pháp đơn giản cho vấn đềphổ biến trong lĩnh vực đóng gói, giúp loại bỏ cácmụn xốp và bọc bong bóng lộn xộn và khó tái chế,giúp cho việc đóng gói nhanh hơn và “xanh” hơn.Tấm chèn cũng tách biệt hàng hóa đóng gói và giấytờ kèm theo, chẳng hạn như hóa đơn, tài liệu quảngcáo và phiếu giao hàng.Lấy "dấu vân tay" sản phẩmSản phẩm cao cấp thường là nạn nhân của những taylàm hàng giả khéo léo tìm cách kiếm tiền từ thươnghiệu tên tuổi. Cùng với việc làm giả sản phẩm, nhữngtay làm hàng giả còn trang bị kỹ năng làm nhái baobì có sức thuyết phục để dễ đánh lừa người dùng.Ingenia Technologies có trụ sở tại London đã tìmra giải pháp cho vấn đề này: công nghệ LSA (Laser,Surface Authentication) đã được cấp bằng sáng chếcủa công ty này có thể nhận dạng dấu hiệu riêngcủa bao bì, cho phép phân tích nhanh bề mặt củabao hàng bất kỳ để lấy mã số ngẫu nhiên duy nhất.Công nghệ này có thể được sử dụng với hầu hết cácvật liệu như giấy, các tông, nhựa, kim loại, gốm vàvải sợi.Đóng thùng FastFix: đơn giản, nhưng hiệu quảĐôi khi những thiết kế đơn giản nhất lại hữu ích vàhiệu quả nhất. Đó là trường hợp của FastFix, mộtgiải pháp đơn giản cho một vấn đề lâu nay khi đóngSTinfo SỐ 7 - 201311


Không gian công nghệLSA chuyển những khiếm khuyết nhỏ xíu ở bề mặtgiấy hay nhựa thành một con số còn độc đáo hơn cảdấu vân tay của con người, và có thể xác thực nhanhchóng bằng máy quét cầm tay giá rẻ. Hệ thống nàyđang được giới thiệu khắp nơi trên thế giới.Hệ thống của Ingenia cũng có thể được sử dụng chocác vật cần bảo mật cao như hộ chiếu và bao bì dượcphẩm (hộp thuốc).Công nghệ quang điện: bao bì 'nhảy nhót'Có những bối cảnh “làm khó” bao bì, chẳng hạn nhưtrong hộp đêm tối tăm và ồn ào, để kéo người takhỏi cuộc hàn huyên với bạn bè và để ý đến chairượu đặt ở sau quầy không phải là chuyện đơn giản.Đây chính là vấn đề với Ballan<strong>tin</strong>e’sFinest: làm sao để chai whisky thượnghạng này nổi bật lên giữa đống chailọ sau quầy? Và các nhà thiết kế tạiParker Williams thuộc tập đoànSun Branding Solutions đã tạora chai Ballan<strong>tin</strong>e "ban đêm": sửdụng công nghệ quang điện tạonên ánh sáng chuyển động ởmặt trước của chai cùng một loạthiệu ứng làm nổi bật chữ 'B' (chữđầu của Ballan<strong>tin</strong>e), đồng thời sửdụng hiệu ứng âm vang làm choánh sáng nhảy múa trên nhãn chaitheo nhịp nhạc. "Để lại ấn tượng',hiệu ứng rất hợp khẩu hiệu quảngcáo của nhãn rượu này.Thiết kế theo nhu cầu công chúng: tái xâydựng thương hiệu với sự trợ giúp của phươngtiện truyền thông xã hộiĐối với nhiều nhà sản xuất, sự bắt mắt của mẫuthiết kế bao bì cũng quan trọng ngang với côngnghệ đóng gói. Trong thời đại kỹ thuật số và truyềnthông xã hội hiện nay, người ta có thể dễ dàng thuthập ý kiến khách hàng mục tiêu một cách nhanhchóng và ít tốn kém. Đó là lý do tại sao nhà sảnxuất pho mát Anh Wyke Farms sử dụng phương tiệntruyền thông xã hội để mời người dùng bình chọnthiết kế mẫu bao bì mới cho pho mát của mình.Lần đầu tiên một công ty thực phẩm tại Anh đãmời 21.400 thành viên thân thiết trên Facebookbỏ phiếu bình chọn một trong ba mẫu thiết kế baobì của mình. Và công ty sản xuất pho mát và xử lýsữa độc lập lớn nhất của Anh đã sử dụng thiết kếnày cho tất cả bao bì và tài liệu tiếp thị của mình.Tháng 3 vừa qua, thiết kế mới này đã giành đượcgiải thưởng trong hạng mục tái lập thương hiệutốt nhất do công chúng bình chọn tại Anh. Top 9 xu hướng đóng gói bao bì1. Giảm vật liệu đóng gói - mỏng hơn, chắc hơn, nhẹ hơn và đơn giản hơn.2. Đóng gói gần nơi sản xuất.3. Bao bì thông minh – như sử dụng công nghệ RFID để giám sát hàng tồn.4. Tái chế tốt hơn - tái chế dễ dàng hơn nhờ bao bì mới có tỷ lệ vật liệu tái chế cao hơn.5. Bao bì sinh học tự hủy - như nhựa làm từ <strong>tin</strong>h bột.6. Tiết kiệm không gian - như hộp vuông.7. Bao bì thuận tiện cho khách hàng trả lại sản phẩm “nguyên trạng” (để bắt kịp sự pháttriển của đơn đặt hàng trực tuyến), ví dụ như quần áo thường được đặt nhiều kích cỡ đểthử rồi trả lại phần lớn.8. Những cách thức tiếp thị tốt hơn nhãn in - như thực hiện ngay trên vỏ chai.9. Ít sử dụng các loại mực dung môi.12STinfo SỐ 7 - 2013


Không gian công nghệBộ sưu tập các thiết kế độc đáo cho thấy tầm quan trọng của việc đóng gói, bao bì.Lacoste Eco/Techno PoloTop 5 sáng tạo bao bì sinh tháiÝ tưởng khai thác hai vật liệu rất khác nhau và côngnghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất cácphiên bản áo sơ mi sinh thái đặc biệt của Lacoste.Cách thân thiện với môi trường nhất để đóng gói“sinh thái” áo polo là không in gì cả lên bao bì màthay vào đó là dập nổi. Còn áo polo “công nghệ” thiđược đóng gói chân không trong bao in kéo lụa. Lon Coca không màuChai lột vỏ Smirnoff CaipiroskaNhiều công ty rượu đưa ý tưởng trái cây vào thiếtkế bao bì của mình, tuy nhiên ít công ty nào làmđược điều đó một cách ấn tượng như Smirnoff vớichai lột vỏ được thiết kế bởi J Walter Thompson.“Vỏ” chai này cung cấp cho người tiêu dùng chínhxác hương vị của sản phẩm và đưa ra ý tưởng baobì làm từ vật liệu tự nhiên thay vì được sản xuấthàng loạt. Đề xuất thân thiện môi trường cho hãng Coca-cola.Biểu tượng dập nổi thay thế in có thể thay thế hìnhin phun màu sắc sặc sỡ. Lon không màu có thể giúpgiảm thiểu ô nhiễm không khí và nước xảy ra trongquá trình sản xuất. Nó cũng làm giảm năng lượng vàcông sức tách màu sơn độc hại từ nhôm trong quátrình tái chế. Và lượng lớn năng lượng và sơn cầnthiết để sản xuất lon màu cũng được tiết kiệm. Túi trà OrigamiTuyển tập vườn thúVỏ hộp thức ăn cho trẻ em của Fisher Price là bộtuyển tập thú vật dễ thương. Được chế tác bởi nhàthiết kế người Mỹ Dave Pickett, vỏ làm bằng chấtliệu nhựa dẻo bao bọc lọ thủy <strong>tin</strong>h bên trong, vừaan toàn vừa vui mắt. Thiết kế của Nathalia Ponomareva (người Nga), baobì này kết hợp hai vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản:trà và origami (hình xếp). Tuy chỉ mới là ý tưởngnhưng rất có tiềm năng. STinfo SỐ 7 - 201313


Không gian công nghệCHÔÏ COÂNG NGHEÄ VAØ THIEÁT BÒTHAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINHChào bán, tìm mua công nghệ và thiết bị, xin liên hệ:<strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Khoa học và Công nghệ TP. HCMPhòng <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Công nghệ79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCMĐT: 08-3825 0602; Fax: 08-3829 1957; Email: techmart@cesti.gov.vnThiết bị đóng gói vật liệu dạng bột - hạt sử dụngchén định lượngHiện nay, thị trường có rất nhiều thiết bịđóng gói sử dụng những phương phápđịnh lượng khác nhau. Thiết bị được giớithiệu chuyên dùng để đóng gói nguyênliệu dạng bột, hạt và các loại nguyênliệu dạng bột ít bụi, đóng gói được cácdạng như bột mì, muối, bột cà phê, trà,ngũ cốc, hạt nêm, phân bón, mực indạng bột, bột thức ăn gia súc gia cầm,thảo dược, đường <strong>tin</strong>h luyện …Nguyên lý hoạt động:• Nguyên liệu được cho vào phễuchứa. Dưới tác dụng của trọng lực vàthành phễu chứa có góc nghiêng tựchảy, nguyên liệu sẽ điền vào mâmđặt ở phía dưới phễu.• Trên mâm có đặt những chén địnhlượng đã được tính toán sao cho lượngnguyên liệu khi điền đầy chén đúngbằng trọng lượng của mỗi đơn vị đónggói. Do kích cỡ của chén định lượngcó thể thay đổi nên ta có thể thay đổitrọng lượng mỗi đơn vị đóng gói.• Cùng thời điểm, cuộn bao bì sẽđược kéo dài và hàn liền phần thânvà đáy. Bao bì được đặt ngay bêndưới chén định lượng.• Sau khi chén định lượng chứa đầynguyên liệu, cơ cấu xoay thực hiệnnhiệm vụ mở đáy cốc để nguyên14liệu rơi xuống bao bì phía dưới.Tốc độ mở đáy cốc có thể lập trìnhnhằm tăng hoặc giảm năng suất sảnphẩm cho phù hợp với trọng lượngmỗi đơn vị đóng gói. (Khối lượngcần đóng gói càng lớn, số lượng sảnphẩm trong cùng thời gian sẽ giảm).• Sau khi nguyên liệu đã nằm trongbao bì, cơ cấu hàn sẽ hàn liền phầnmiệng bao và cắt rời bao bì bằngdao cắt.STinfo SỐ 7 - 2013• Thiết bị sẽ tự động tiếp tục lặp lạicác thao tác như trên.<strong>Thông</strong> số kỹ thuật:• Máy được thiết kế theo dạngđứng.• Toàn bộ thân máy phần tiếpxúc với sản phẩm được chế tạobằng inox không rỉ.• Phạm vi đóng gói: chén định


Không gian công nghệlượng được chế tạo có thể điềuchỉnh được 10%.• Năng suất: 10 - 35 sp/phút tùytheo trọng lượng, độ dài túi củamỗi đơn vị đóng gói.• Nguồn điện: 220V/50Hz.• Công suất: 2,5 kw/h.• Trọng lượng: 400kg• Kích thước: (D780 x R750 xC1800) mm• Bồn chứa: 500kg• Hệ thống điều khiển: PLC SiemenƯu điểm <strong>CN</strong>/TB:• Kết cấu máy vững chắc, nhỏ gọn.• Kết cấu truyền động đơn giản, dễbảo trì dễ thay thế.• Hệ thống điều khiển PLC, cáchành trình chuyển động đơn giảndễ hiệu chỉnh.• Năng suất ổn định.• Giao diện vận hành đơn giản.• Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.• Dễ dàng mua và thay thế phụ tùng.• Tiết kiệm năng lượng. Thiết bị đóng gói vật liệu dạng bột - hạt sử dụngcân điện tửNhững phương pháp định lượngđóng gói dạng bột – hạt phổ biếntrên thị trường như chén định lượng,trục vít… có ưu điểm là nguyên lýrất đơn giản, thiết kế máy nhỏ gọn,dễ bảo dưỡng, bảo trì… Tuy nhiên,những phương pháp trên khôngthích hợp với sản xuất quy mô lớndo năng suất còn tương đối thấp, saisố định lượng khá cao và việc thayđổi khối lượng mỗi đơn vị đóng góimất nhiều thời gian. Vì vậy, việc ápdụng công nghệ cao như cân điệntử để định lượng hoặc các cơ cấu xửlý nhiều hình dạng bao bì là điều tấtyếu trong sản xuất quy mô lớn.Với số lượng đầu cân có thể thay đổi:2-4-8-… đầu cân, năng suất đónggói sẽ được cải thiện với độ chínhxác cao nhất. Bên cạnh đó, chỉ cầnnhững thao tác lập trình đơn giản,công nhân có thể thay đổi bất kỳ giátrị khối lượng nào (nằm trong giớihạn cho phép) của mỗi sản phẩmđược tạo thành.<strong>Thông</strong> số kỹ thuật:• Toàn bộ phần tiếp xúc trên máyđóng gói với nguyên liệu được chếtạo bằng inox không rỉ.• Hệ thống chi tiết máy được chếtạo trên máy <strong>CN</strong>C có độ chính xáccao. Hệ thống linh kiện điện điềukhiển của Siemen.• Bộ điều khiển chính PLC Siemen,màn hình điều khiển, biến tầnSiemen điều khiển tốc độ đóng góinhập từ Đức.• Hệ thống cân điện tử có thể nhậptừ nhiều quốc gia tùy yêu cầu.• Kiểu đường ép gói: dọc, ngang, caro...• Kiểu gói ép: đường bụng, đườngbiên...• Hệ thống cam được tôi cao tần.• Năng suất máy đóng gói cân điệntử: thay đổi tùy theo trọng lượng, độdài túi của mỗi đơn vị đóng gói. (Vớiphạm vi đóng gói 500-1500g năngsuất sản phẩm 20-25 sp/phút).• Sai số đo lường: ± 2%.• Công suất điện: 2,8 kW/h.• Nguồn điện: 220v-50hz .• Áp suất khí nén: 5kg/cm 2 =5 bar.• Kích thước máy (D700 x R700 xC1900) mm• Kích thước bao bì: chiều rộng320mm, chiều dài tùy theo sản phẩm• Trọng lượng máy 700kgƯu điểm <strong>CN</strong>/TB:• Đầu cân điện tử tháo lắp dễ dàng.• Năng suất cao, sai số nhỏ.• Màn hình lựa chọn ngôn ngữthuận tiện cho sử dụng.• Máy sử dụng hệ điều khiển PLCnên chức năng của máy vận hành rấtổn định, có thể điều chỉnh các thôngsố mà không cần phải dừng máy.• Máy bao gồm 10 nấc để thay đổiSTinfo SỐ 7 - 2013thuận lợi cho các hình dạng sảnphẩm khác nhau.• Có động cơ riêng cho quá trìnhkéo bao bì nên vị trí của bao bì rấtchính xác.• Có hệ thống điều khiển nhiệt độnên sai số nhiệt độ thấp, chỉ vàokhoảng ±1 o C.• Điều khiển nhiệt độ khi sangngang hay di chuyển dọc, thích hợpcho rất nhiều loại vật liệu bao bì nhưmàng hỗn hợp, màng PE, ...• Có thể đóng gói với nhiều hìnhthức đa dạng như đệm bít kín, theokiểu đứng, đục lỗ…• Làm việc rất êm ái, ít tiếng ồn. 15


Không gian công nghệCông nghệ tráng men gangMột trong những biện pháp phổ biếnđể bảo vệ kim loại đen (thép & gang)chống lại sự ăn mòn của môi trườnglà tráng men thủy <strong>tin</strong>h. Việc trángmen ngoài khả năng bảo vệ còn giúptránh được chi phí cao để bảo dưỡngvà thay thế. Vì vậy các sản phẩm trángmen thủy <strong>tin</strong>h ngày càng được sử dụngrộng rãi trong gia đình: từ chảo rán đếnnhững dụng cụ bếp, từ đồ vệ sinh đếncác thiết bị điện tử và cả kết cấu trongxây dựng.Tráng men: là lớp bảo vệ dạng thủy<strong>tin</strong>h silicat. Đặc điểm của lớp bảo vệnày là bền hóa (chịu ăn mòn trongcác môi trường hóa chất như axit vàbazơ), bền dưới tác dụng của nhiệt độcao (đến 500 o C). Tuy nhiên vì là thủy<strong>tin</strong>h nên độ bền cơ học kém.Một số đặc điểm về lớp men trên bềmặt kim loại.• Men càng đục càng có khả năngche chắn tốt cho lớp kim loại.• Men sau khi nấu phải được làmlạnh đột ngột để vỡ vụn ra (quátrình brit hóa hay hạt hóa) rồi đemnghiền trộn với phụ gia (đất sét vàmột số hóa chất khác), đến một độmịn nhất định mới có thể tráng lênbề mặt kim loại.• Men tráng lên kim loại yêu cầunhiệt độ chảy thấp nên hàm lượngB 2 O 3 thường không dưới 13%.• Trong thủy <strong>tin</strong>h nói chung (trừ16thủy <strong>tin</strong>h màu phải nhuộm màubằng oxyt CôBan (CoO) không cầncó oxyt CôBan CoO, ngược lại trongmen lót để gắn men với kim loại đenbắt buộc phải có oxyt CôBan vớihàm lượng từ 0,5 ÷1,0%.Công nghệ tráng men thường cóhai loại: công nghệ tráng men bộttĩnh điện (powder enamel coa<strong>tin</strong>g)và công nghệ tráng men ướt (wetenamel coa<strong>tin</strong>g).1. Công nghệ tráng men bột tĩnh điện:a. Khâu cơ khí:• Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩmthô.b. Khâu tráng men:• Tẩy rỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩmbằng axít, phải tẩy dầu mỡ bámtrong quá trình đột dập.• Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhámcho bề mặt để men dễ bám dính• Phun men bột tĩnh điện vào sảnphẩm với số lượng vừa đủ theo tiêuchuẩn.• Nung men tại nhiệt độ và thờigian theo tiêu chuẩn.c. Ưu điểm của công nghệ tráng menbột tĩnh điện:• Bề mặt sản phẩm đẹp.• Chất lượng sản phẩm tốt đồngđều, ít bị ảnh hưởng của yếu tố conSTinfo SỐ 7 - 2013người hay thời tiết.• Có thể sản xuất được với côngsuất lớn, có thể lắp đặt hệ thống dâychuyền sản xuất tự động hoàn toàntheo quy trình đã cài đặt sẵn.d. Nhược điểm của công nghệ trángmen bột tĩnh điện:• Chi phí giá thành dây chuyền thiếtbị tráng men cao.• Chi phí cho men bột tĩnh điện caohơn men ướt.2. Công nghệ tráng men ướta. Khâu cơ khí:• Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩmthô.b. Khâu tráng men:• Tẩy rỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩmbằng axít, phải tẩy dầu mỡ bámtrong quá trình đột dập.• Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhámcho bề mặt để men dễ bám dính• Phun men hoặc đổ men vào sảnphẩm hoặc nhúng sản phẩm vào bểmen và nhấc ra sấy khô trước khi chovào lò nung• Nung men tại nhiệt độ và thờigian theo tiêu chuẩn.c. Ưu điểm của công nghệ tráng menướt:• Chi phí dây chuyền thiết bị thấphơn công nghệ tráng men bột tĩnhđiện.• Chi phí cho men ướt thấp hơn chiphí men bột tĩnh điện.d. Nhược điểm của công nghệ trángmen ướt :• Bề mặt hay bị chảy, lồi lõm, độ dầymen không đều.• Chất lượng sản phẩm không đồngđều, hay bị ảnh hưởng của yếu tốcon người hay thời tiết.• Không thể sản xuất được với côngsuất lớn vì có nhiều qui trình thủcông và phải đợi sấy cho men khômới có thể nung được.


Không gian công nghệHỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆHỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆNăm 2013, STINFO sẽ giới thiệu các Hỏi-Đáp công nghệ thật gần gũi với sản xuất và đời sống ởViệt Nam. Quý độc giả cần trao đổi hay giới thiệu các công nghệ do mình sáng tạo hoặc muốntìm hiểu các công nghệ khác, vui lòng liên hệ Ban biên tập STINFO, địa chỉ 79 Trương Định,Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM, DT: 08 38297040 (403), email: s<strong>tin</strong>fo@cesti.gov.vn.Hỏi: Trong quá trình chế biến thủysản phát sinh rất nhiều phế phẩm,xin cho biết cách xử lý để làm thànhcác sản phẩm có giá trị thay vì phânhủy để làm phân bón? (Nguyễn ThịHuệ - Phan Thiết)Đáp: Nghề nuôi trồng thủy sản đangphát triển mạnh ở Việt Nam, một khốilượng rất lớn phế phẩm thải ra từngành chế biến cá là thách thức lớnđối với môi trường. <strong>Thông</strong> thường, sửdụng các phế phẩm của cá hay cá tạpđể làm thức ăn cho động vật nuôi cónhững bất lợi do sản phẩm chưa đượcxử lý tốt nên thường chứa các amin,các ion hóa trị một, histamin và cácdẫn xuất của nó với hàm lượng cao, vìthế chỉ sau vài ngày sẽ gây ra mùi khóchịu. Mặt khác, nồng độ histamin caocó thể gây nhiễm độc, ảnh hưởng đếnsức khỏe của các động vật nuôi.Vấn đề này được giải quyết theo quytrình công nghệ của sáng chế số1-00<strong>07</strong>642 về sản phẩm protein biểnthủy phân, quy trình sản xuất và sửdụng sản phẩm này của tác giả TorpEddy, G. Torrissen Osvald do công tyNORCAPE Biotechnology AS là chủsở hữu. Mục đích của sáng chế là tạora sản phẩm protein thủy phân hoặcnước quánh <strong>tin</strong>h khiết có hàm lượngcác amin nguồn gốc sinh vật và cácion hóa trị một thấp nhất bằng cáchlọc, đồng thời giải quyết bài toán chiphí sản xuất sản phẩm một cách hiệuquả.Sản phẩm protein biển thủy phân cóthể tạo ra từ nguồn cá bất kỳ bao gồmthức ăn gia súc ủ xilô từ cá, các sảnphẩm phụ của cá và nước quánh từquá trình chế biến bột cá hoặc từ cácloài thủy sinh bất kỳ như cua, độngvật giáp xác,… hoặc sự kết hợp bất kỳcác nguồn này.BếpNước quánhdầu/chất lỏng/các chất rắnTách bằng cách ép thànhbánh bộtBột khôLàm bay hơiNướcQuy trình công nghiệp thông thườngCáSự khác biệt giữa quy trình sản xuất sản phẩm protein biển thủy phân theosáng chế và quy trình công nghiệp thông thườngQuy trình công nghệ tạo sản phẩmprotein biển thủy phân theo sáng chếgồm các bước sau:• Làm đồng nhất các nguyên liệuđầu vào;• Thủy phân có kiểm soát các proteinchứa trong các nguyên liệu. Việc bổLoại bỏ dầuLọc nanoChất thảitừ cáNước quánh sau khi thủy phânNướcMuối + các hợp chất NitơSiêu lọcThủyProtein cáQuy trình mới theo sáng chếphânCác peptonsung các enzym phân giải proteincó thể tiến hành ở độ pH thấp nhằmthúc đẩy quá trình thủy phân.• Siêu lọc (UF-ultrafiltration) để làmtrong.• Lọc nano (NF- nanofiltration) chấtthấm lọc của quá trình siêu lọc đểSTinfo SỐ 7 - 201317


Không gian công nghệloại bỏ các ion hóa trị một và cácamin nguồn gốc sinh vật.• Làm khô riêng rẽ chất thấm lọccủa quá trình lọc nano và chất côđặc của quá trình siêu lọc hoặc kếthợp bằng cách phun, làm khô trongchân không hoặc bất kỳ phươngpháp làm khô nào.Quy trình theo sáng chế tạo ra sảnphẩm có chất lượng cao trên cơ sở cácphương pháp lọc mới để loại bỏ đángkể các hợp chất không mong muốn.Việc sử dụng phương pháp lọc NF đốivới sản phẩm thủy phân protein đã làmgiảm đáng kể hàm lượng các nhómamin như cadaverin, putraxin, histaminvà các amin không mong muốn khác.Bột thô thu được bằng cách kết hợpphương pháp UF và NF sau khi loại bỏnước và chất tan cũng có nghĩa là việcsản xuất sản phẩm bột cá có thể thựchiện ở nhiệt độ thấp. Đồng thời, chấtthấm lọc của quá trình siêu lọc được côđặc bằng phương pháp NF tới mức từ 4đến 5 lần và loại bỏ tới 80% lượng nướcchứa thành phần tương tự của các chấttan không mong muốn. Điều này tiếtkiệm năng lượng đáng kể, tới 50% chiphí của phương pháp làm bay hơi.Trong ví dụ sau đây, nước quánh vàthức ăn gia súc ủ xilô từ cá được sửdụng để chế biến sản phẩm proteinbiển thủy phân.Nước quánh ở nhiệt độ 80°C chứa dầu,các protein, muối, các amin và nước.Bước thứ nhất là loại bỏ dầu bằng bấtkỳ kỹ thuật tách thích hợp nào. Saukhi tách dầu, sử dụng phương phápsiêu lọc để tách các protein, các aminvà muối của các protein thủy phân vàphần dầu còn lại.Bã lọc, phần còn lại sau siêu lọc làcác protein và dầu cô đặc chứa cácprotein dạng gela<strong>tin</strong>, có thể đượcchuyển lại vào bột sau đó.Chất thấm lọc là chất lỏng đi quamàng UF, đã loại bỏ được 90% cácion hóa trị một và amin không mongmuốn, là nguyên liệu cấp đến màngNF chứa muối, các amin và nước. Mộtsố amin trong chất thấm lọc này là cácamin mong muốn, ví dụ các peptit18và pepton. Các amin còn lại như cácamin có nguồn gốc sinh vật là cácamin không mong muốn. Hàm lượngcủa các amin có nguồn gốc sinh vật sẽgiảm đi vì các hợp chất có trọng lượngphân tử nhỏ này đi qua màng NF. Cácamin mong muốn có trọng lượngphân tử lớn hơn được giữ lại trong bãlọc của quá trình NF. Phương phápNF cho phép nước, các amin có trọnglượng phân tử rất nhỏ và các muối điqua. Sự loại bỏ muối còn có lợi trongviệc cải thiện chất lượng sản phẩm.Việc sử dụng phương pháp NF cònlàm đặc các pepton do phần lớn lượngnước bị mất đi khi các muối chẳng hạnbị loại bỏ dưới dạng chất thấm lọc.Nếu các pepton được tạo ra từ nướcquánh thì chúng có thể được bổ sungtrở lại vào bột.Nếu các pepton được tạo ra từ thức ăngia súc ủ xilô từ cá thì có thể được táchvà bán dưới dạng protein cá cô đặc(Fish Protein Concentrate: FPC). Trongtrường hợp này, bã lọc của quá trìnhUF có thể được sử dụng làm sản phẩmenzym hoặc được bổ sung vào bột.Điều quan trọng trong quy trình làlựa chọn các thông số tốt nhất (nhưxác định tốc độ dòng, sự giảm áp suấtthích hợp, chất liệu màng lọc trongquá trình lọc để đạt hiệu quả mongmuốn) nhằm tách các protein, dầu,pepton, các axit amin và muối,…Ưu điểm của công nghệ:99Cải thiện hương vị của sản phẩmthủy phân bằng cách điều chỉnhphản ứng enzym.99Tạo ra chế phẩm được cải thiện:nhiều protein dễ tiêu hóa hơn, có giátrị dinh dưỡng cao hơn, chất lượngtốt hơn, ít ion hóa trị một, ít hợp chấtamin có nguồn gốc sinh vật.99Sản phẩm protein thủy phântheo sáng chế có hàm lượng NPN(các hợp chất nitơ nhỏ không mongmuốn), các amin và ion hóa trị mộtgiảm đáng kể, giảm tác dụng độccủa các amin có nguồn gốc sinh vậtvà hàm lượng muối cao.99Tăng giá trị của bột cá bằng cáchcải thiện toàn bộ chất lượng khi cácSTinfo SỐ 7 - 2013thành phần được tái kết hợp màkhông chứa nước và các chất tankhông mong muốn.99Việc kết hợp các quá trình siêulọc và lọc nano đã tạo ra sản phẩmthủy phân protein cá <strong>tin</strong>h khiết hơnvà ngon hơn do giảm được hàmlượng của các ion hoá trị một, cácamin có nguồn gốc sinh vật và cácthành phần khác, hàm lượng nàygiảm đi ít nhất là 40% so với nồngđộ ban đầu. Ngoài ra, việc loại bỏcác hợp chất hòa tan hữu cơ dễ bayhơi còn giúp giảm mùi và cải thiệnđộ ngon của sản phẩm. Giảm các chiphí về năng lượng bằng cách cô đặccác peptit trong khi loại bỏ nước vàcác chất tan không mong muốn cótrong chất thấm lọc của quá trìnhlọc nano.99Sáng chế giải quyết thách thứcđặt ra trong quy trình sản xuất sảnphẩm protein thủy phân là việc khửlượng nước lớn. <strong>Thông</strong> thường, nướcnày được loại bỏ bằng quy trình làmbay hơi tốn nhiều năng lượng. Vấnđề được giải quyết bằng cách kếthợp phương pháp UF và NF, nhờđó loại bỏ hơn 70% lượng nước vàgiảm tiêu tốn năng lượng cho khâubay hơi.Protein cá thủy phân theo sáng chế cóthể được sử dụng rộng rãi làm thànhphần của nhiều sản phẩm khác nhau,như thức ăn cho động vật, người vàcác vi sinh vật. Ngoài ra, sản phẩm nàycó thể trộn với chất thấm lọc của quátrình siêu lọc (75% lactoza) từ các sảnphẩm sữa làm thành phần thức ăn cảithiện cho động vật để thay thế nướcsữa (nước sữa là sản phẩm phụ củaquá trình sản xuất pho mát và casein,được sử dụng trong nhiều thế kỷ làmsản phẩm thức ăn cho các động vật,cụ thể là bò sữa và lợn), sữa, các chấtthay thế protein khác như đậu tương,lúa mì và các dẫn xuất của chúng,trong các chế phẩm thức ăn. Proteinthủy phân được tạo ra theo sáng chếcòn có thể sử dụng trong ngành dượcphẩm làm môi trường sinh trưởng,hay sử dụng sản phẩm protein biểnthủy phân làm chất bổ sung cho môitrường nuôi cấy.


Không gian công nghệGiới thiệu kết quả nghiên cứuKH&<strong>CN</strong> tại TP.HCMĐề tài được thực hiện với mụctiêu nghiên cứu thành phầnvật liệu dệt – polyme đáp ứng yêucầu chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng đê;nghiên cứu xây dựng công nghệchế tạo vật liệu dệt – polyme bằngcác thiết bị có sẵn tại TP.HCM; đềxuất công nghệ và xây dựng thửnghiệm đê bằng ống nhồi cát tạiTP.HCM. BÍCH VÂNNghiên cứu công nghệ chế tạo tổ hợp vật liệu dệt –polyme để xây dựng đêChủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Thành Nhân, PGS.TS. Trịnh Công VấnCơ quan chủ trì: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường TP.HCMNăm hoàn thành: 2013Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCMTheo khảo sát của nhóm nghiêncứu, một số nguyên nhân chính làmnhiều đoạn đê và bờ bao trên địabàn TP.HCM bị vỡ do triều cường,mưa lũ... trong thời gian vừa qua làchiều cao đê không đủ, nước trànqua mặt đê gây xói mòn; chân đê bịxâm thực; vật liệu xây dựng đê khingập nước không đủ sức chịu tảidẫn đến vỡ đê.Nhóm nghiên cứu đã tính toán thiếtkế đê theo công nghệ nhồi cát. Giảipháp cơ bản của công nghệ xâydựng đê bằng ống nhồi cát là thaycác khối đá lõi gồm các hạt rời, thicông kiểu đổ tự do khó định hìnhbằng các ống địa kỹ thuật (ống nhồicát) được bơm đầy cát. Đất, cát bơmvào ống có thể sử dụng tại chỗ hoặcbùn đất nạo vét kênh mương. Ốngnhồi cát được chế tạo từ tổ hợp vậtliệu vải polyester GM15 tráng PVCbiến tính. Kết quả thử nghiệm chothấy, đây là loại vật liệu thích hợpvới điều kiện thời tiết, khí hậu, thổnhưỡng tại TP.HCM cũng như khuvực phía Nam, giúp đảm bảo độ bềncủa công trình.Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xâydựng thử nghiệm một đoạn đê dài100m tại bờ hữu sông Sài Gòn thuộcđịa phận phường Thạnh Lộc, quận12, TP.HCM. Số liệu quan trắc chothấy, sau 60 ngày đê khá ổn định vềchiều cao mặc dù nền đất ở đây rấtyếu. Về hiệu quả kinh tế, chi phí choxây dựng 1 mét đê thử nghiệm tạiThạnh Lộc là 2.520.000 đồng. Theotính toán, giá thành này sẽ giảm 20-30% khi triển khai đại trà và đây làgiá thành khá cạnh tranh so với cáccông nghệ hiện hành.Quy trình công nghệ chế tạo ốngnhồi cát thân thiện môi trường.Các tác giả đã kết hợp giữa côngnghệ xây dựng thủy lợi và côngnghệ vật liệu mới để tạo sản phẩmdễ thi công, giá thành thấp hơn sovới các phương pháp truyền thống,phù hợp với điều kiện khí hậu, thổnhưỡng khu vực phía Nam. Nhómtác giả cho biết, với các điều kiệnhiện có, hoàn toàn có thể chủ độngtriển khai công nghệ này vào thựctế ở quy mô lớn. Điều này rất có ýnghĩa trong bối cảnh biến đổi khíhậu và nước biển dâng cũng nhưđáp ứng nhu cầu bức bách hiệnnay của thành phố về xây dựng hệthống đê bao đảm bảo phát triểnkinh tế bền vững. Thiết kế và sản xuất thử nghiệm tay máy SCARA- 3 và 4 bậctự do phục vụ đào tạo về kỹ thuật điều khiển tự động hóaChủ nhiệm dự án: ThS. Phan Văn ĐứcCơ quan chủ trì: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ AUTEQNăm hoàn thành: 2013Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCMSTinfo SỐ 7 - 2013Hiện nay, các robot SCARA đượcứng dụng rộng rãi trong cácngành công nghiệp như lắp rápmáy móc, sản xuất nhựa, cơ khí,luyện kim... Tuy nhiên, các thiết bịthực hành về robot, tay máy ở cácphòng thí nghiệm tại các trườngđại học, cao đẳng còn rất ít, ngaycả với các trường đại học hàng đầu.Khó khăn lớn nhất vẫn là kinh phí. Vìvậy, sản phẩm tay máy SCARA 3 và 419


Không gian công nghệbậc tự do của dự án này được thiếtkế chế tạo dựa trên các yêu cầu cógiá thành thấp, trước mắt đáp ứngthực hành về kỹ thuật điều khiển –tự động hóa, sau đó phát triển môhình phục vụ đào tạo về robot.Nhóm tác giả đã thiết kế chế tạothành công 1 robot 3 bậc tự do và1 robot 4 bậc tự do (SCARA-TP3 vàSCARA-TP4) bao gồm các phần: đầucơ khí SCARA được thiết kế, chế tạohoàn toàn tại Việt Nam; thiết bị điềukhiển, phần mềm điều khiển dùngvi điều khiển PIC; thiết bị phụ trợ(băng tải chứng minh, sensor địnhvị, webcam, bàn lắp ráp thí nghiệm);chương trình máy tính và phần mềmphục vụ đào tạo dùng ngôn ngữ lậptrình C#. Robot 3 bậc tự do có thiếtkế cơ khí dạng 2 khớp xoay, 1 khớptịnh tiến; bán kính làm việc 400mm,trọng lượng chưa tới 20kg. Robotđược thiết kế màn hình giao diện với16 bài thực hành về điều khiển. Sảnphẩm đã được ứng dụng thử nghiệmở Trường Cao đẳng Công nghệ <strong>Thông</strong><strong>tin</strong> TP.HCM và Trường <strong>Trung</strong> cấp TâySài Gòn. Kết quả bước đầu cho thấy,sản phẩm dễ sử dụng, linh hoạt vàđáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, thựchành của giáo viên, sinh viên.Công ty AUTQ cho biết, với hồ sơthiết kế của dự án có thể cho phépchế tạo hàng loạt trong nước. Giáthành của mỗi robot là 30-40 triệuđồng, bằng 60% giá thiết bị ngoạinhập. Hiện AUTQ đã sản xuất được2 robot và đang tiếp nhận một sốđặt hàng từ các trường cao đẳng,trung cấp nghề. Dự kiến năm saucó thể sản xuất thêm mỗi loại từ10 đến 20 robot SCARA. Theo tínhtoán của AUTQ, với việc sản xuấtvà cung cấp 30 robot cho các cơ sởđào tạo trong nước trong 2 năm, cóthể tiết kiệm cho Nhà nước tới vàitỷ đồng. Đề tài được thực hiện nhằm thuthập dữ liệu có hệ thống vềmột số đặc trưng của cơ cấu (phântầng) xã hội, lối sống và phúc lợi củacư dân TP.HCM hiện nay, qua đó môtả và phân tích thực trạng cũng nhưmối liên quan của 3 lĩnh vực này; hìnhthành một hệ thống chỉ báo xã hộiliên quan đến cơ cấu phân tầng xãhội, phúc lợi và lối sống, phục vụ côngtác quản lý phát triển thành phố.Đề tài tiến hành cuộc điều tra địnhlượng xã hội với bộ số liệu bao gồmhồ sơ của 1.080 hộ gia đình đangsinh sống tại 30 xã phường thị trấnthuộc 24 quận huyện của TP.HCM,được thu thập trong tháng 3-4/2010.Kết quả phân tích cho thấy, TP.HCMlà một thành phố về cơ bản là nơisinh sống của người Việt nhưngcũng là một thành phố đa dân tộc.TP.HCM cũng là thành phố có tôngiáo tính cao và dân cư mang tínhmộ đạo. TP.HCM là một xã hội trunglưu với đặc trưng nổi bật là kinhdoanh tư nhân, dịch vụ, chuyên viênkỹ thuật. Người dân TP.HCM có điềukiện kinh tế và mức sống tương đốitốt. Trong 5-10 năm qua, các điềukiện sống được cải thiện đáng kể.Đặc biệt, TP.HCM có nhiều biểuhiện của sự gắn kết bước đầu vớinền kinh tế mới (máy tính, internet,truyền hình cáp). Mức độ hài lòngvới công việc và đời sống gia đìnhchiếm tỷ lệ tương đối cao trong cáchộ gia đình.20Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân Thành phốHồ Chí Minh hiện nayChủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Thế CườngCơ quan chủ trì: Viện Phát triển bền vững vùng Nam BộNăm hoàn thành: 2013Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCMCư dân TP.HCM có mức tiêu dùngvăn hóa khá cao, tích cực tham giasinh hoạt và đóng góp cho tổ dânphố, nhưng tham gia các hoạt độngtình nguyện phi chính thức còntương đối thấp. Đa số có đánh giálạc quan về triển vọng phát triểncủa đất nước và đời sống người dânnhưng cũng có một số lượng khôngnhỏ lo lắng về hàng loạt vấn đề xãhội, đạo đức đang đi xuống và có xuhướng ngày càng nổi cộm.Sự khác biệt theo địa bàn và đặcbiệt là giai tầng xuyên suốt mọikhía cạnh của đời sống. Sự khác biệtđáng kể thể hiện ở tài sản, thu nhập,học vấn, sự hài lòng với công việcvà cuộc sống, tiêu dùng, văn hóa...Trong khác biệt giai tầng, đáng chúý nhất là khác biệt về tài sản và thunhập. Mức bất bình đẳng thu nhậpở TP.HCM rất cao, sự khác biệt trongviệc hưởng thụ chiếc bánh thunhập xã hội là quá lớn (nhóm 20%giàu chiếm 60%, trong khi nhómSTinfo SỐ 7 - 201320% nghèo chỉ được hưởng 4,25%chiếc bánh thu nhập). TP.HCM trong10 năm qua có khoảng 30% hộ giađình có cuộc sống không biến độngđáng kể, 55% thay đổi theo chiềuhướng tích cực, 15% thay đổi theochiều hướng đi xuống.Nhóm tác giả đề suất TP.HCM cần cónhững nghiên cứu có tính hệ thốngvà chuyên nghiệp các đặc trưng củacơ cấu xã hội TP.HCM về học vấn, dântộc, tôn giáo, giới, tính trung lưu...;xây dựng các chỉ số liên quan đến cơcấu phân tầng xã hội, phúc lợi xã hội,văn hóa – lối sống, dư luận xã hội...;rà soát chính sách liên quan đến cácnhóm xã hội – nghề nghiệp và giaitầng; giám sát chặt chẽ và điều chỉnhmạnh mẽ những chênh lệch về tàisản và thu nhập giữa các nhóm xãhội và giai tầng; chú trọng hơn đếnviệc vận dụng đặc trưng tính hiệnđại và truyền thống trong văn hóa– lối sống của cư dân thành phố vàochính sách quản lý và phát triển.


Không gian công nghệSáng chế phòng và chữa cháy MINH NHẬTHệ thống chữa cháy trong đường hầmo C15Số bằng sáng chế: 1-0004898; cấp ngày: 02/01/2013 tạiViệt Nam; tác giả và chủ bằng: Demole, Frederic, Jean-Pierre; địa chỉ: 20 Yoidodong, Youngdungpogu, Seoul 150-721, Republic of Korea.35261134131416Sáng chế đề cập đến hệ thống chữa cháy trong đườnghầm có kết cấu gồm:361517• Ống dẫn (11): để dẫn chất lỏng chữa cháy• Máng (12) kéo dài song song với ống dẫn (11) để chứachất lỏng từ ống dẫn. Máng có nhiều vách ngăn, mỗingăn có cảm biến để xác định lượng chất lỏng có ở mứcquy định hay không.13161714 15 1927253312Hệ thống chữa cháytrong đường hầm• Ống nạp (26) hút chất lỏng từ máng (12).• Bàn trượt (27) đỡ bơm có vòi phun (25), dịch chuyểntheo gờ trên (19) của máng (12).• Camera ghi hình (33) lắp trên ống bơm.Các bộ phận trên có thể được điều khiển từ xa, quy trìnhlắp ghép đơn giản, thuận tiện cho việc chữa cháy trongcác công trình hầm, ngầm. Camera ghi hình giúp nhânviên cứu hỏa có thể theo dõi và điều khiển quá trình chữacháy từ xa. Xe chữa cháy rừng đa năng19Số bằng sáng chế: 1-0009940; cấpngày: 21/12/2011 tại Việt Nam; tácgiả: Dương Văn Tài; chủ bằng: TrườngĐại học Lâm nghiệp; địa chỉ: Thị trấnXuân Mai, Chương Mỹ, TP. Hà Nội.201817161514Sáng chế đề cập đến xe chữa cháyrừng đa năng, có thể chữa cháy bằngđất. Kết cấu xe gồm:• Xe cơ sở (6): có thể di chuyểntrong rừng ở cả những nơi không cóđường.2134 56 78 9 10 11 12Xe chữa cháy rừng đa năng13• Hệ thống chặt cây và cắt cây bụi (1) để dọn đường choxe chạy, lắp vào xe cơ sở (6) bằng gối đỡ (5).• Hệ thống làm sạch cỏ rác (12): lắp ở phía sau, liên kết vớikhung xe bằng khớp nối và nâng lên hạ xuống được nhờxy lanh thủy lực (9). Hệ thống (12) này giúp tạo ra băngcách ly có chiều rộng từ 2,5-20m; nhanh chóng khoanhvùng, cô lập đám cháy với vận tốc khoảng 15km/giờ.• Hệ thống chữa cháy gồm bộ phận cắt đất, hút đất vàphun đất vào đám cháy để dập tắt lửa.Ngoài ra, trên xe cũng có hệ thống súng phun nước. Ưu điểmcủa sáng chế là cho phép lấy đất cát ngay tại chỗ để dập tắtđám cháy, phù hợp những nơi khan hiếm nguồn nước. STinfo SỐ 7 - 201321


A AKhông gian công nghệCửa và khung cửa chống cháySố công bố đơn: 31094; ngàynộp đơn: 14/06/2012 tại ViệtNam; tác giả và người nộpđơn: Park Gap Hwan; địa chỉ:406-2001, Koaroo Apt., 1611-2, Jinyeong-ri, Jinyeong-eup,Gimhae-si, Gyeongsangnamdo621-8<strong>07</strong>, Republic of Korea.Cửa chống cháy có kết cấugồm: phần chứa nước, rãnh,vật liệu trương nở, cửa nạp, vànhiều lỗ cấp nước.• Phần chứa nước: giữ nướcbên trong.• Rãnh (12): được tạo ra dọctheo cạnh của cửa chống cháy.101723Cửa và khung cửachống cháy1512• Vật liệu trương nở (15): được chèn vào trong rãnh dọctheo cạnh của cửa chống cháy.• Cửa nạp (17): được bố trí tại phần dưới để cấp nướcvào phần chứa nước.• Các lỗ cấp nước (23): được bố trí dọc theo rãnh, giữaphần chứa nước và vật liệu trương nở. Nhờ các lỗ cấpnước, nước từ phần chứa nước có thể đến vật liệutrương nở.Khi hấp thu nước, vật liệu trương nở sẽ nở ra, bịt kín khehở giữa khung cửa và cửa chống cháy, ngăn không chokhói tràn vào phòng. Vòi phun đa năng của thiết bị chữa cháySố bằng sáng chế: 2-0000973; cấp ngày: 24/04/2012 tại ViệtNam; tác giả và chủ bằng: Huỳnh Hữu Phước; địa chỉ: 25C/6Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. HCMKết cấu vòi phun theo sáng chế gồm:4.1754B B1 2 68 2.1 6.111 12Vòi phun chữa cháy đa năng• Ống phun nước (1), ống phun khí CO 2 (2) và ống phunbột AB (6). Các ống phun khí (2) và phun bột AB (6) đặtvề hai phía bên trong lòng ống phun nước (1), đối xứngvới nhau qua trục của ống phun nước.• Chi tiết trung gian (4) cung cấp nước; ống dẫn khí CO 2(5) cung cấp khí và ống dẫn bột AB (7) cung cấp bột ABsao cho nước, khí CO 2 và bột AB được dẫn vào các ốngphun riêng biệt.Vòi phun có thể phun theo nhiều cách để khống chế loạiđám cháy khác nhau:• Phun độc lập: nước, hoặc khí CO 2 , hoặc bột chữa cháy AB.• Phun kết hợp: nước - khí CO 2 ; nước - foam (bọt xốpchữa cháy; tạo thành từ bột, nước và không khí); nước- bột AB; nước - khí CO 2 - bột AB; foam - khí CO 2 ; foam -bột AB; foam - khí CO 2 - bột AB. Thiết bị chữa cháy có động cơSố công bố đơn: 2<strong>07</strong>4; ngày nộp đơn: 20/04/2011 tại Việt Nam; tác giả:Chang Yuan Huan , Chang Ming Hua; đơn vị nộp đơn: Yue San EnterpriseCo., Ltd.; địa chỉ: No. 160-8, Shan Chiao Rd., Ta Tsuan Hsiang, ChanghuaHsien, Taiwan.Giải pháp hữu ích đề cập tới thiết bị chữa cháy có động cơ nằm trênbánh xe. Kết cấu thiết bị chữa cháy gồm: các bình chứa nước thứ nhất vàthứ hai, bình chứa bọt và súng phun. Nhờ máy bơm và cụm dẫn độngsử dụng động cơ có sẵn trên xe nên không cần có thêm động cơ khácđể lắp vào, giúp tiết kiệm chi phí. Thiết bị chữa cháycó động cơ5560595852 57545053 6156Súng và đạn chữa cháy4951Súng và đạn dùng để chữa cháySố công bố đơn: 25126; ngày nộp đơn: 14/08/2009 tại Việt Nam;tác giả và người nộp đơn: Vũ Văn Thắng; địa chỉ: 189/18/11 HoàngHoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. HCM.Sáng chế đề cập đến việc sử dụng súng bắn ra đạn dùng để chữa cháy.Đạn có chứa một ít thuốc nổ, các ngòi nổ, chất cháy và thuốc phóng. Khiđến mục tiêu, gặp nhiệt độ cao của đám cháy hoặc va chạm mạnh, đạnsẽ nổ tung và phát tán chất chữa cháy ra xung quanh để dập tắt lửa. 22STinfo SỐ 7 - 2013


AAKhông gian công nghệHệ thống vận chuyển chất dập lửaSố bằng sáng chế: 1-0004697; cấp ngày: 12/11/2008 tạiViệt Nam; tác giả và chủ bằng: Paul Edwards, GregoryRuebusch; địa chỉ: 7-3, Kudan Minami 4-chome,Chiyoda-ku, Tokyo, Japan.171814182719281628N 1262826Sáng chế đề cập đến phương pháp ngăn chặn và dậptắt lửa bằng cách tạo bình chứa nạp đầy chất dập lửa vàbắn bình vào đám cháy. Vỏ bình cũng được làm bằng vậtliệu rắn có khả năng dập lửa như nước đá, carbon dioxidelỏng… không gây nguy hiểm cho người.Kết cấu của thiết bị bắn chất dập lửa gồm:• Khoang đúc, khi được nạp đầyvật liệu làm vỏ sẽ tạo thành vỏ bìnhchứa theo hình dạng của khoang.• Ống dẫn thứ nhất để nạp chất xúctác làm rắn vỏ bình chứa.201321222315221215AHệ thống vận chuyển chất dập lửa2425• Ống dẫn thứ hai để nạp tác nhân dập lửa (dạng lỏng,sền sệt hoặc khí) vào trong bình chứa.• Pit tông nén thứ nhất nén tác nhân dập lửa vào bình chứa.Cách sử dụng: nạp đầy tác nhân dập lửa ở dạng chất sềnsệt, chất lỏng hoặc chất khí bên trong bình chứa. Khi vachạm hoặc khi tiếp xúc với điều kiện môi trường của đámcháy, vỏ bình sẽ bị phá vỡ, giải phóng chất dập lửa bêntrong.Phương pháp theo sáng chế áp dụng cho đám cháy lớnnhư cháy rừng, núi,… khó kiểm soát bằng các phương tiệnthông thường. Ưu điểm là có thể vận chuyển chất dập lửađến tận <strong>tâm</strong> đám cháy và bản thân vỏ bình cũng có khảnăng ngăn chặn lửa. Đầu phun tự động của bình chữa cháySố bằng sáng chế: 2-000<strong>07</strong>36; cấp ngày: 14/10/2008tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Đỗ Thành Tích; địachỉ: 369/131 đường Lê Thiệt, phường Phú Thọ Hòa,quận Tân Phú, TP.HCM.Giải pháp hữu ích đề cập đến đầu phun tự động củabình chữa cháy cầm tay. Kết cấu gồm:• Đoạn ống hình trụ: bằng kim loại có khoét rỗngbên trong.• Một đầu ống có đường kính nhỏ hơn, có ren ngoài đểbắt trực tiếp vào bình chữa cháy cầm tay thông thường.• Đầu còn lại có đường kính lớn hơn và có ren trongđể bắt vào một đoạn ống có khoan lỗ hình phễu saocho phần cuống phễu nằm ở phía ngoài.• Lỗ hình phễu: được trám bằng một loại keo nhiệtrắn, nóng chảy ở nhiệt độ từ 60 độ C – 75 độ C. Cóthể điều chỉnh loại keo để thay đổi nhiệt độ theo yêucầu sử dụng.Khi có cháy, nhiệt độ nhanh chóng tăng lên, đếnkhoảng 60 – 75 độ C (hoặc nhiệt độ theo yêu cầu sửdụng), keo trám trong lỗ hình phễu sẽ mềm ra. Áp suấtcó sẵn của bình chữa cháy giúp đẩy keo ra ngoài vàchất chữa cháy được phun theo. STinfo SỐ 7 - 2013Vòi phun kép tiếp xúc được với lửaSố bằng sáng chế: 1-0006383; cấp ngày: 05/06/20<strong>07</strong> tại ViệtNam; tác giả và chủ bằng: Huỳnh Hữu Phước; địa chỉ: 25C/6Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM.Sáng chế đề cập đến vòi phun kép của thiết bị chữa cháy,có kết cấu cải tiến với một phần tiếp xúc được với lửa. Vòiphun theo sáng chế có khả năng phun nước và phun khíCO 2 cùng lúc.Kết cấu gồm:• Ống phun nước (1)• Ống phun khí CO 2 (2) được đặt bên trong ống phun nước.• Ống dẫn nước (4) và ống dẫn khí CO 2 (5).• Chi tiết trung gian (3) giúp tách riêng nước và khí CO 2 đểđưa vào ống dẫn (4) và (5) thành hai đường riêng biệt. 4.145BB33.11 2vòi phun kép tiếp xúc được với lửa1.21.12.123


Không gian công nghệVi sinh vật hỗ trợ nông nghiệpbền vững Hoàng miÔ nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nhức nhối tại thànhthị mà ngay cả vùng thôn quê với cánh đồng lúa bạt ngàn cũngđối mặt với điều này. Có thể nói, các loại phân bón vô cơ, thuốcbảo vệ thực vật đã góp phần không nhỏ cho hiện trạng đáng buồn này. Hiện nay, thế giới và Việt Namđang hướng tới ngành nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững bằng cách sử dụng phân bón vi sinh (PBVS).PBVS có dễ làm hay không?Vi sinh vật (VSV) có vai trò rất quantrọng trong đời sống cũng như trongnông nghiệp. PBVS là chế phẩm, cóchứa một hoặc nhiều chủng VSV vậtsống, có ích cho cây trồng đã đượctuyển chọn, sử dụng bón vào đấthoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạtđộng của VSV trong đất vùng rễ cây.Nhờ đó, PBVS giúp tăng cường cungcấp các chất dinh dưỡng từ đất chocây trồng, cung cấp chất điều hòasinh trưởng, các loại men, vitamin cólợi cho các quá trình chuyển hóa vậtchất, cung cấp kháng sinh giúp chocây trồng có khả năng chống chịucác loại sâu bệnh hại, góp phần nângcao năng suất, phẩm chất nông sảnvà tăng độ màu mỡ của đất.Cách chế tạo PBVS đơn giản, chỉ cầnphối trộn VSV có lợi vào bột hữu cơnhư bột than bùn để bón vào đất hoặctrộn với hạt giống để gieo. Quy trìnhsản xuất PBVS bao gồm các bước:• Chuẩn bị chủng VSV: VSV đượcnhân giống nhiều lần và được nuôicấy bằng cách lắc các bình nhỏ(tốc độ 200 rpm) trong 5 - 7 ngàyhoặc nuôi trong bồn lớn khuấy liêntục. Khi đã đạt được số lượng VSVmong muốn, nên sử dụng ngay nếukhông số lượng VSV sẽ giảm dần.• Chuẩn bị chất mang: than bùn,cát, phân chuồng và đất có thểđược sử dụng như chất mang. Cácchất mang nên có hàm lượng chấthữu cơ cao, không có hóa chất độchại, có khả năng giữ nước hơn 50%,dễ dàng phân hủy trong đất.24GiốnggốcNhângiốnglần 1Pha ra bình lớnPha ra bình nhỏCây đậu tương có PBVS cố định đạm và đối chứnglần 2Lắc trong vòng 5-7 ngàySTinfo SỐ 7 - 2013Sử dụng trên đấtvà cây trồngLên men trong bồn lớnkhi cần một lượng lớn vi sinh vậtKiểm trachất lượngLưu trữ ở 4 o CQuy trình cơ bản sản xuất phân vi sinhKiểm tra chất lượngLàm ổn định ở nhiệt độ25 o C trong 2-3 ngàyTrộn VSV vớichất mangBao gói trong túi


Không gian công nghệ• Phối trộn chất mang và VSV: VSVđược trộn đều bằng tay (đeo găngtay vô trùng) hoặc bằng máy trộn.Sản phẩm được cho vào trong túinilon, niêm phong kín. Các túi nàycần làm ổn định trong 2 -3 ngày ởnhiệt độ phòng để theo dõi trướckhi lưu trữ ở 4 o C.Tuy nhiên, cái khó của PBVS là lựachọn VSV để tạo ra hiệu quả chocây trồng.Đa dạng các loại VSV dùngtrong PBVSHiện nay, trên thị trường có 9 loạiPBVS chủ yếu, phân loại theo loạiVSV và tính năng của loại phân bón.• PBVS cố định đạm (N): vi sinh cốđịnh đạm như nhà máy sản xuấtnitơ, giúp ích cho rễ thêm đạmcho cây. Khi kết hợp với phân bón,chúng giúp cây phát triển nhanhhơn, lá xanh tốt hơn…Hiện nay cónhiều loại phân bón chứa các chủngvi sinh khác nhau dành cho cácloại cây khác nhau. Dành cho câyhọ đậu, thường dùng VSV cố địnhnitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium,Bradyrhizobium, Frankia. Tại ViệtNam, chủng Bradyrhizobiumjaponicum được dùng phổ biến.Dành cho cây lúa, sử dụng VSV cốđịnh nitơ hội sinh như Spirillum,Azospirillum. Dành cho các loạicây trồng khác, sử dụng VSV cốđịnh nitơ tự do như Azotobacter,Clostridium..• PBVS phân giải lân: chứa VSVcó khả năng tiết ra các hợp chấtcó khả năng hòa tan các hợp chấtphostpho vô cơ khó tan trongđất (lân khó tiêu) thành dạng hòatan (lân dễ tiêu) mà cây trồng,VSV có thể sử dụng được. Cácchủng vi sinh được dùng baogồm: Bacillus megaterium, B.circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B.sircalmous, Pseudomonas striata;Nấm: Penicillium sp, Aspergillusawamori.• PBVS phân giải silicat: có chứaVSV tiết ra các hợp chất có khảnăng hòa tan các khoáng vậtchứa silicat trong đất, đá ... đểgiải phóng ion kali, silic vào môitrường. Các chủng vi sinh đượcdùng bao gồm Bacillus megateriumvar. phosphaticum, Bacillussubtilis, Bacillus circulans, Bacillusmucilaginous, Pseudomonas striata.• PBVS tăng cường hấp thu phốtpho, kali, sắt, mangan cho thựcvật: có chứa VSV (chủ yếu là nhómnấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....)trong quá trình sinh trưởng, pháttriển, thông qua hệ sợi cũngnhư những thể dự trữ, có khảnăng tăng cường hấp thu các ionkhoáng của cây. Các chủng vi sinhđược dùng bao gồm Arbuscularmycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoidmycorrhizae, Rhizoctonia solani,Bacillus sp, Pseudomonas putida, P.fluorescens Chao và P. fluorescensTabriz. Loại PBVS này chưa đượcthương mại nhiều, vẫn còn đangtrong giai đoạn nghiên cứu.• PBVS ức chế VSV gây bệnh: chứaVSV tiết ra các hợp chất kháng sinhhoặc phức chất siderophore cótác dụng kìm hãm, ức chế nhómCác vi sinh vật cố định đạmVSV gây bệnh khác. Các chủng visinh được dùng bao gồm Bacillussp., Enterobacter agglomerans,Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.• PBVS tăng cường hấp thu phốtpho, kali, sắt, mangan cho thựcvật: chứa VSV (chủ yếu là nhómnấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....),trong quá trình sinh trưởng, pháttriển, thông qua hệ sợi cũngnhư những thể dự trữ, có khảnăng tăng cường hấp thu các ionkhoáng của cây. Các chủng vi sinhđược dùng bao gồm Arbuscularmycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoidmycorrhizae, Rhizoctonia solani,Bacillus sp, Pseudomonas putida, P.fluorescens Chao và P. fluorescensTabriz.• PBVS sinh chất giữ ẩm polysacarit:có chứa VSV tiết ra các polysacaritcó tác dụng tăng cường liên kếtcác hạt khoáng, sét, limon trongđất. Loại này có ích trong thờiđiểm khô hạn. Các chủng vi sinhđược dùng bao gồm Lipomyces sp.Loại này chưa có sản phẩm thươngmại tại Việt Nam.STinfo SỐ 7 - 201325


Không gian công nghệ• PBVS phân giải hợp chất hữucơ (phân giải xenlulo): có chứaVSV tiết ra các enzym có khảnăng phân giải các hợp chất hữucơ như: xenlulo, hemixenlulo,lighin, ki<strong>tin</strong>.... Các chủng vi sinhđược dùng bao gồm Pseudomonas,Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,Penicillium, Aspergillus.• PBVS sinh chất kích thích sinhtrưởng thực vật: có chứa VSVtiết ra các hocmoon sinh trưởngthực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin,Giberrillin ... vào môi trường. Cácchủng vi sinh được dùng baogồm Azotobacter chroococcum,Azotobacter vinelandii, Azotobacter25020015010050263642 40503854bejerinckii, Pseudomonas fluorescens,Gibberella fujikuroi.Thời gian gần đây, cùng với nhữngtiến bộ của khoa học và công nghệ,các nhà khoa học đã sử dụng côngnghệ gen để tạo ra các chủng vi sinhcó nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranhcao với các loài VSV trong đất. Cácchủng biến đổi gen có thể kể đếnnhư Pseudomonas putida strain CBI,Pseudomonas putida strain TVA8,Alcaligenes xylosoxidans subspeciesdenitrificans strain AL6.1…Do sự quan trọng của các giốngVSV nên đã có bảo tàng giống VSVsử dụng cho nông nghiệp để tàngSố lượng các SC về PBVS từ năm 1971 – 2012.7498147201169134trữ các loại vi sinh hữu ích này. Trênthế giới có thể kể đến như: bộ thuthập VSV nông nghiệp <strong>Trung</strong> Quốc(ACCC), bộ thu thập Rhizobiumtại Úc, Colombia (CIAT), Malayxia(UPMR), Thái Lan (CISM), Anh (WPBS),bộ thu thập Cyanobacteria tại Baxin(BCCUSP), bộ thu thập VSV nôngnghiệp Hàn Quốc (KACC), bộ thuthập VSV môi trường tại Hàn Quốc(KEMC), bộ thu thập VSV nôngnghiệp tại Nga (RCAM), nguồn genVSV tại Mỹ (NRRL), v.v... Ở Việt Nam,cũng có các bảo tàng giống VSV nhưbộ Sưu tập VSV công nghiệp - ViệnCông nghiệp thực phẩm Hà Nội,lưu giữ 1.100 chủng VSV, Bảo tànggiống chuẩn VSV (VTCC) lưu giữ8.000 chủng VSV, Quĩ gen VSV trồngtrọt (đất, phân bón) thuộc Viện Thổnhưỡng Nông hóa lưu giữ gần 700chủng VSV.Phong phú sáng chế về PBVSTừ năm 1931 đến 2012 có khoảng1.300 sáng chế (SC) đăng ký vềnghiên cứu và sản xuất PBVS (nguồnWipsglobal). SC đầu tiên đăng kývào năm 1931 ở Mỹ, số US2004706,nội dung đề cập tới quy trình sảnxuất phân bón từ cellulose nhờhoạt động của vi khuẩn.0200020012002200320042005200620<strong>07</strong>20082009201020112012Nguồn: WipsglobalTrước năm 1976, lượng SC về PBVScòn ít, dưới 20 SC/năm. Giai đoạn1976-1999 chỉ có 208 SC, nhưng giaiđoạn 2000-2012 có đến 1109 SC.CanadaĐài LoanMexicoÚcNgaUkraineNhậtMỹHàn Quốc<strong>Trung</strong> Quốc2610 quốc gia có số lượng SC về PBVS cao nhất566910112324948560 200 400 600 800 1000Nguồn: WipsglobalSTinfo SỐ 7 - 2013Mỹ là quốc gia đầu tiên có SC vềPBVS, nhưng vị trí độc tôn trong lĩnhvực này hiện nay là <strong>Trung</strong> Quốc, dùmãi đến năm 1986 <strong>Trung</strong> Quốc mớicó SC đầu tiên về PBVS. Lượng SCđăng ký tại <strong>Trung</strong> Quốc chiếm 70%trên tổng lượng SC về nghiên cứuvà sản xuất PBVS trên thế giới.Hiện nay, có 3 hướng nghiên cứuvề PBVS được quan <strong>tâm</strong> nhiều gồm(theo bảng phân loại sáng chế quốctế IPC): nghiên cứu sản xuất phânbón hữu cơ vi sinh, nghiên cứu sảnxuất PBVS có sự kết hợp với các chếphẩm sinh học khác, như: thuốc trừsâu sinh học, chất điều hòa sinhtrưởng,… nghiên cứu các chế phẩm


Không gian công nghệVSV đưa vào phân bón.PBVS chưa được sử dụngnhiềuTrong những năm gần đây, nhiềunước trên thế giới đã sản xuất các loạiPBVS, tiêu thụ chủ yếu ở thị trườngtrong nước, một số bán ra thị trườngthế giới. Doanh thu toàn cầu của PBVSdự kiến sẽ đạt 10.298,5 triệu USD vàonăm 2017. Số lượng PBVS còn ít sovới phân hóa học trên thị trường.Thị trường PBVS toàn cầu chủ yếu làchâu Âu và châu Mỹ La<strong>tin</strong>h. Thị trườngArgen<strong>tin</strong>a, chiếm đến 80% doanh thuPBVS. Châu Á-Thái Bình Dương đượcđánh giá là khu vực phát triển nhanhnhất về mặt doanh thu. Tốc độ tiêuthụ PBVS tăng trưởng đặc biệt caoở các nền kinh tế mới nổi như <strong>Trung</strong>Quốc, Ấn Độ. Tỷ lệ sản xuất PBVS cũngtăng do các chính sách ưu đãi củachính phủ ở các nước. Các tên tuổihàng đầu trong lĩnh vực này có thểkể đến như: CBF China BiofertilizersAG (Đức), Mapleton Agribiotec PTYLtd. (Úc), Nutramax Laboratories Inc.(Mỹ), Novozyme (Đan Mạch), GrowingPower Hairy Hill L.P. (Canada) andRizobacter Argen<strong>tin</strong>a S.A. (Argen<strong>tin</strong>a).Có một thực tế là dù PBVS rất tốtnhưng cũng có các hạn chế như chỉcó khả năng tăng năng suất của vụmùa lên 20 – 30% chứ không thể tăngnăng suất một cách “thần kỳ” giốngnhư các loại phân vô cơ. Do đó trongbuổi báo cáo phân tích xu hướngcông nghệ chuyên đề: “Phân bón visinh và các chủng vi sinh hữu ích sửdụng trong sản xuất nông nghiệp”,TS. Nguyễn Thu Hà – Trưởng bộ mônVi sinh vật <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam,Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cho biết,hiện nay tại Việt Nam chỉ có hướngdẫn thay thế PBVS cho phân chuồngchứ chưa có hướng thay thế phân vôcơ bằng PBVS.Nhu cầu về PBVS rất lớn. Đây là hướngtương lai của nông nghiệp nhằmgiảm bớt các tác hại của việc sử dụngkhông cân đối các loại phân hóa học,làm ô nhiễm môi trường và chi phíTìm hiểu về phân vi sinh trong buổi báo cáo phân tích xu hướng công nghệchuyên đề: “Phân bón vi sinh và các chủng vi sinh hữu ích sử dụng trong sản xuấtnông nghiệp”, tại <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> KH&<strong>CN</strong> TP.HCM.TS. Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám Đốc <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> Nghiên cứu Đất - Phân bón vàMôi trường phía Nam,Viện Thổ nhưỡng Nông hóa trong buổi báo cáo phân tíchxu hướng công nghệ chuyên đề: “Phân bón vi sinh và các chủng vi sinh hữu ích sửdụng trong sản xuất nông nghiệp”.Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu của chương trình “Báo cáophân tích xu hướng công nghệ” tháng 6/2013 tại <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong>Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) với chuyên đề “Phân bón vi sinhvà các chủng vi sinh hữu ích sử dụng trong sản xuất nông nghiệp”Chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” được tổ chứcthường xuyên tại CESTI với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầutrong từng lĩnh vực và tài liệu phân tích được chuẩn bị chu đáo bởi cácchuyên gia và chuyên viên khai thác thông <strong>tin</strong>, đặc biệt là khai thácthông <strong>tin</strong> sáng chế tại CESTI. Bạn đọc quan <strong>tâm</strong> tham dự chương trình“Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” liên hệ đăng ký tại phòng Cungcấp <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong>, điện thoại: (08) 3824 3826STinfo SỐ 7 - 201327


Suối nguồn tri thứcEye tracking:quyền lực của đôi mắt nHẬT ANHGiáo sư Stephen Hawking - biểu tượng của trí tuệ và khoahọc - đang dần mất đi khả năng sử dụng máy tính. Vốn đãbất động trên xe lăn bởi căn bệnh ALS, tình trạng thoáihóa cơ khiến ông không thể cử động cơ mặt để điều khiểnmáy tính nữa. Nhưng sự đột phá đúng thời điểm của mộtcông nghệ không mới đã vén mở giải pháp hoàn hảo chobộ não bác học này. Công nghệ “Eye tracking” (ET) hay còngọi là “theo dõi hành vi mắt người dùng” đang phát triểntừ phạm vi sinh trắc học sang lĩnh vực điều khiển thiết bịbằng cử chỉ (Xem bài “điều khiển bằng cử chỉ” - STINFOSố 8/2012). Đôi mắt nay trở thành “cánh tay thứ ba” đắclực của con người. Giờ đây chỉ cần chuyển động đôi mắt,Stephen Hawking có thể nắm quyền kiểm soát hàng trămthiết bị số đủ loại được tích hợp công nghệ ET.Tựa như một giấc mơ đẹp, với những người không maychịu cảnh mất khả năng vận động như Giáo sư Hawing,công nghệ ET đã tiếp thêm sức mạnh cho họ tự mìnhphiêu lưu khám phá mạch sống không ngừng tuôn chảy.Đôi mắt là cửa sổ bộ nãoÝ tưởng về ET ra đời năm 1967, khi Alfred L. Yarbus nhà<strong>tâm</strong> lý học người Nga công bố một nghiên cứu thú vị: mắtphản ánh quá trình suy nghĩ của con người. <strong>Thông</strong> thường,người quan sát sẽ tập trung sự chú ý vào những yếu tố cóvẻ đặc biệt, khác thường, mới lạ hoặc khó hiểu… vì thế suynghĩ của đối tượng cụ thể có thể tìm ra chỉ nhờ phân tíchchuyển động của mắt.Kính sát tròng gắn cảm biến hình ảnhĐôi mắt sẽ thay thế những chuyển động cơ thể, trở thành cánh taycho những người khuyết tật…, công nghệ tương tác giữa người vàmáy tiếp tục chinh phục những đỉnh cao!Kính đeo mắt gắn máy quayBệnh nhân không thể cử động có thể sử dụng thiết bị sốnhờ công nghệ ET.Công nghệ Eye-tracking sử dụng máy tính, máy quay, cảmbiến hình ảnh và các phần mềm thông minh để ghi nhận, đolường, phân tích chuyển động của đôi mắt một người. Mụctiêu ban đầu là phân tích cách mắt chuyển động, xác định điềumà họ tìm kiếm, đồng thời lý giải <strong>tâm</strong> lý và hành vi của họ.Từ chỗ chỉ phố biến trong <strong>tâm</strong> lý và y học, nay kết hợp vớinhững tiến bộ công nghệ thông <strong>tin</strong>, ET đang tạo bước độtphá trong lĩnh vực tương tác giữa con người và máy tính (HCI- Human Computer Interaction). Không chỉ hé mở <strong>tâm</strong> lý hànhvi con người, công nghệ ET cảm ứng còn cho phép chuyển cửđộng mắt thành tín hiệu để điều khiển các thiết bị số.Để đọc tín hiệu từ mắt, có 3 kỹ thuậtET chủ yếu:1. Sử dụng thiết bị đo lường“đính kèm” mắt: chẳng hạn mộtkính đeo hoặc kính sát tròngđược gắn cảm biến và máy quay.Phương pháp này vô cùng nhạycảm với chuyển động của mắtnên rất được các nhà nghiên cứuưa chuộng, nhưng nhược điểm làphải tiếp xúc trực tiếp với mắt nêngây khó chịu cho người dùng.28STinfo SỐ 7 - 2013


Suối nguồn tri thức2. Sử dụng phương pháp quanghọc dựa trên sự phản xạ giác mạc.Kết hợp với bộ phận phát ánh sáng(thường là hồng ngoại), camera vàcảm biến quang học ghi lại thay đổicủa mắt thông qua hình ảnh phảnchiếu từ giác mạc. Một số thiết bịcòn phân tích cả những thay đổi rấtnhỏ của mạch máu trên võng mạc.Phương pháp này được sử dụngrộng rãi vì không phải tiếp xúc trựctiếp với mắt.3. Sử dụng điện cực gắn trên da ởxung quanh mắt. Bản thân đôi mắtlà nguồn điện tạo ra nhờ sự chuyểnhóa trong võng mạc, với cực dươngtại giác mạc và cực âm tại võng mạc.Tín hiệu điện đo được từ thay đổicủa mắt gọi là điện nhãn đồ (EOG- Electrooculogram). EOG rất hữudụng trong nghiên cứu chuyển độngmắt vì nguồn điện từ mắt ổn địnhcả trong bóng tối nên thường dùngtrong nghiên cứu giấc ngủ và đolường chứng giật nhãn cầu. Nhượcđiểm chính của phương pháp là xácđịnh hướng nhìn kém chính xác hơnso với sử dụng camera.Trong 3 phương pháp, phương phápquang học thông dụng nhất, thườnggặp trong các ứng dụng tương tácngười-thiết bị. Hai phương pháp cònlại chủ yếu dùng trong y học, nghiêncứu, tiếp thị.Ghi nhận chuyển động mắt nhờ phảnxạ ánh sáng trên giác mạc.Quyền lực của đôi mắtET ra đời khoảng 3 thập kỷ nhưngrào cản chi phí và thiết bị cồng kềnhkhiến công nghệ khó phổ biến. Thờigian đầu, người sử dụng ET phải đánhđổi giữa chi phí và chất lượng. Nhữnghệ thống chính xác nhất trị giá lênđến hàng chục ngàn USD và đòi hỏichuyên môn cao của nhân viên vậnhành. Nhờ tiến bộ trong công nghệmáy tính và máy quay, vô khối thiết bịET với giá cả không quá đắt, đa ứngdụng và dễ điều khiển ồ ạt ra đời.Từ đó, ET trở thành công nghệ sinhtrắc học phổ biến trong nghiên cứuy học, <strong>tâm</strong> lý học và ngôn ngữ nhậnthức. Năm 1980, các nhà khoa họcbắt đầu dùng ET để nghiên cứu sựtương tác giữa con người - máy tínhvà trả lời các câu hỏi liên quan đến<strong>tâm</strong> lý người dùng. ET vốn chỉ phổbiến trong nghiên cứu bắt đầu đượcsử dụng rộng rãi trong nhiều ngànhcông nghiệp. Phạm vi ứng dụng dầnmở rộng sang lĩnh vực nghiên cứutiếp thị, phát triển sản phẩm, thiết kếweb... Các tập đoàn lớn nhờ đó màCamera ghi nhận hình ảnh phản xạphát ra từ hai đèn hồng ngoại gắnhai bên màn hình.tìm ra phương cách nâng cao mức độthỏa mãn của khách hàng.Nghiên cứu tiếp thị: thấuhiểu khách hàng từ ánh mắtCó lẽ nghiên cứu tiếp thị là một trongnhững ngành nhiệt tình nhất vớicông nghệ ET. Nếu bạn đang bán mộtsản phẩm, làm thế nào lý giải vì saodoanh số bán hàng thấp. Vì mọi ngườikhông quan <strong>tâm</strong> đến sản phẩm đó, vìmẫu mã không “bắt mắt”, quảng cáosai, hay vị trí trưng bày trên quầy hoặctrên website không hiệu quả?Ở cấp độ đơn giản, ET cung cấp nhữngthông <strong>tin</strong> cơ bản và rõ ràng nhất vềhành vi người dùng: liệu họ có nhìnthấy điều họ quan <strong>tâm</strong>? Các nhà sảnxuất đã dựa vào ET để tìm ra động lựcmua hàng, hòng lọt vào “mắt xanh”của người tiêu dùng.Chẳng hạn, trong biệt ngữ của Pháp,“zombie” (thây ma) chỉ những biểutượng, hình ảnh hoặc cụm từ trên baobì mà người mua vốn không thíchnhưng không hề nhận ra. Một số côngĐiện cực gắn trên da đo tín hiệu EOGKính đeo ET cho biết khách hàng quan <strong>tâm</strong>đến thông <strong>tin</strong> gì trên bao bì sản phẩmSTinfo SỐ 7 - 201329


Suối nguồn tri thứcKính đeo ET cho biết khách hàng quan <strong>tâm</strong> đến thông <strong>tin</strong> gì trên bao bì sản phẩmty tư vấn tiếp thị sử dụng mắt kính cótích hợp ET để ghi lại chuyển độngmắt của khách hàng. Họ lập bản đồhình ảnh trên bao bì, xác định chínhxác vị trí nào mắt người mua dừnglại lâu hơn và thể hiện sự thích thú,vị trí nào họ chỉ lướt qua hoặc khônghề nhìn đến. Từ đó bộ phận tiếp thịthiết kế lại bao bì sao cho “bắt mắt” đểnâng cao doanh số bán hàng.“Mắt thần” cho an toàn giaothôngCông nghệ ET cũng được dùng đểcảnh báo các tài xế sắp ngủ gật. Hệthống giám sát mệt mỏi dùng ET trịgiá 10.000 USD đang được hai tậpđoàn khai khoáng hàng đầu thế giới- BHP Billiton và Newmont Mining thửnghiệm trên các xe tải khai thác mỏ.Hệ thống này phân tích tần số, thờigian và tốc độ nháy mắt của ngườilái xe để phát hiện nếu họ sắp rơi vàotình trạng "ngủ gật". Chỗ ngồi sẽ rungmạnh và còi báo động chói tai phát rađánh thức tài xế khi cần. Theo quảngcáo của nhà sản xuất, công nghệ ETcó thể giảm đến 90% phần trăm sự cốgây ra bởi sự mệt mỏi của tài xế.Cảm ứng mắt giải phóngđôi tayKhi công nghệ điều khiển máy tínhvà thiết bị bằng cử chỉ lên ngôi thìET cũng bắt đầu “lấn sân” sang lĩnhvực tự động hóa. Tính linh hoạt củathiết bị và các phần mềm hiện đạiđã truyền cảm hứng cho một thế hệsản phẩm vô cùng phong phú dùngcông nghệ ET.Thị trường sắp tới dự đoán sẽ trànngập những ứng dụng tương tácbằng mắt như: kính 3D theo dõimắt người, thiết bị nghe nhìn cuộntrang bằng mắt, điện thoại cảm ứngmắt, thiết bị laser theo dõi mắt bệnhnhân... của các nhà sản xuất thiết bịsố lớn như Samsung, Fujitsu, Umoove,SensoMotoric Instruments, Haier.Không nghi ngờ gì nữa, ET sẽ trởthành tính năng cực hấp dẫn khôngchỉ trên giao diện máy tính mà cảcác ứng dụng sử dụng hệ điều hànhAndroid và Iphone.Riêng với y học, ET đã vượt xa phạm vinghiên cứu để trở thành cánh tay đắclực giúp các bác sĩ điều khiển dụngcụ y tế khi đang phẫu thuật. Hàngtriệu người bại não, mất khả năng vậnđộng, chấn thương cột sống hoặc têliệt thần kinh cơ như Giáo sư Hawkingcũng có cơ hội cải thiện cuộc sốngnhờ sử dụng các thiết bị tích hợp ET.Vẫn không ngơi đà tiến tới, nhữngtiến bộ công nghệ hiện đại như ETngày càng cải tiến và tự động hóacác chức năng cơ bản của con người.Mảnh đất tự động hóa thênh thanghứa hẹn khai phá nhiều ứng dụngmới, hấp dẫn và đầy giá trị!. Xe tải khai thác mỏ có hệ thống ET giám sát mệt mỏiSamsung Galaxy S IV có thể cuộn trang bằng mắt30STinfo SỐ 7 - 2013


Suối nguồn tri thứcMurphy: định luật bánh bơ ẢNH NHẬTĐịnh luật Murphy khẳng định: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼxảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!Nếu người Việt có thành ngữ: “họavô đơn chí” thì người Mỹ cũng có“Định luật Murphy” (Murphy’s Law)vô cùng thông dụng.Khi chuyên gia tên lửa EdwardA. Murphy thất bại trong một thínghiệm tưởng chừng không thểsai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hyhữu, ông đã phải thốt lên: nếu mộtđiều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra!(Anything that can go wrong, will gowrong). Thế là định luật Murphy rađời và sau vài tháng trở nên cực kỳnổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.Định luật Murphy còn được gọi là“định luật bánh bơ”, bởi Edward A.Murphy đã dùng hiện tượng “bánhmì phết bơ” để chứng minh ra nóvào năm 1949. Hãy tưởng tượng,nếu bạn đánh rơi miếng bánhsandwich thơm ngon có trét bơ lênmột mặt. Chắc chắn trong đa số lần,miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặtcó bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.Định luật bánh bơ: nếu cóthể, sai sót sẽ luôn xảy raNhiều người đã bật cười khi lần đầubiết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưngđó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vuinhộn chứng minh định luật Murphy.Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần bạnthấy như mình cứ bị vận xui bất ngờ“chộp” lấy. Những tình huống này đềuđã được kiểm chứng có tuân theo địnhluật Murphy. Chẳng hạn:• Hết 6 ngày trong tuần bạn đềumang theo ô mặc dù trời tạnh ráo.Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trờiđang xanh trong bỗng đổ mưa to,còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộđồ đẹp nhất và… quên mang dù!• Bạn xếp hàng tính tiền trongsiêu thị, thấy hàng bên cạnh tínhnhanh hơn liền bỏ sang hàng đó.Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tínhtiền của hàng này bỗng bị hỏng vàbạn tiếp tục… chờ.• Nếu có một ống nghiệm rơi ra từgiá đỡ thì nó thường chứa mẫu vậtquan trọng nhất.• Bạn thường quên chìa khóacửa vào ngày mà mọi người kháckhông có ở đó.• Máy chiếu thường hỏng vàongày diễn ra buổi thuyết trình.Nguyên tắc Murphy cảnh báo, nếukhông muốn tình huống xấu xảy ra,hãy hạn chế sai sót hết mức có thể(chẳng hạn, luôn mang theo dù).Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu córất nhiều cơ hội trở thành hiện thực.Không ít nhà khoa học phủ nhận địnhluật Murphy và khẳng định đó chỉ làkết quả của việc chọn lọc ký ức: tathường nhớ lâu hơn những gì khôngtốt nên cảm thấy chúng thường xảyra hơn, thế thôi! Để chứng minhĐịnh luật Murphy khẳngđịnh: “Nếu có hai hoặc nhiềucách để làm một điều gì đó,và một trong những cách nàycó thể dẫn đến thảm họa,thì mọi người thường chọncách đó”. – (If there are twoor more ways to do something,and one of those ways canresult in a catastrophe, thensomeone will do it).Có thể hiểu là: việc xấu có cơmay cao hơn!Hay nói cách khác: nếu mộtviệc có khả năng sai sót, nó sẽxảy ra và luôn vào thời điểmbất ngờ nhất.STinfo SỐ 7 - 201331


Suối nguồn tri thứcMurphy sai, họ đã nỗ lực tính toán,thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trongtất cả các lĩnh vực nhưng đều thấtbại. Thật ngạc nhiên, kết quả chothấy tình huống xấu luôn có xác suấtxảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp“bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm baonhiêu lần thì hết 90% số lần mặt cóbơ sẽ úp xuống.Mặt khác, nhiều người còn nhầmtưởng Murphy là định luật mangnghĩa tiêu cực. Thực ra, luật Murphy lànguyên tắc cực kỳ giá trị và hữu ích:• Một mặt, giúp dự đoán tất cả tìnhhuống xấu có khả năng xảy ra. Khoahọc đã chứng minh, cảm giác mấtkiểm soát là nhân tố quyết định tạora căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước,ta chuẩn bị <strong>tâm</strong> lý đối mặt với tìnhhuống xấu nhất có thể.• Mặt khác, giúp đề ra biện phápđể khắc phục, giảm bớt hoặc ứngphó với tình huống xấu đã tiên liệu.Như trong trường hợp Murphy, thínghiệm của ông thất bại vì lắpngược một cảm biến. Như vậy, khảnăng lắp theo hai chiều của cảmbiến (If there are two or more waysto do something…) đã khiến tìnhhuống xấu hơn xảy ra. Bằng cáchthiết kế lại để cảm biến chỉ cài đượctheo một chiều, Murphy không baogiờ mắc phải sai lầm cũ nữa.Luật của Murphy: khôngchỉ là thành ngữSau khi công bố, rất nhiều ngườivẫn xem Murphy là định luật “ngốcnghếch”, thường được dùng nhưthành ngữ “ nói cho vui” chỉ thờiđiểm gặp xui xẻo.Đến khi bước ngoặt xảy ra năm1995, bài viết “Tumbling toast,Murphy's Law and the fundamentalconstants” của Robert Mathewsđăng trên tập san Eurpean Journalof Physics đã khẳng định: luậtMurphy có thật. Bằng những kháiniệm và định luật cơ học nhưmoment ngẫu lực, lực hấp dẫn, giatốc trọng trường, lực rơi tự do...;nghiên cứu của Robert cho thấy,luật Murphy là quy luật không thểtránh khỏi của vũ trụ.Định luật Murphy cuối cùng đãđược viết ra trong phương trình:Trong đó, P M là xác suất xảy ra tìnhhuống xấu. K M là hằng số Murphy.F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉtính phức tạp của vấn đề, I là tầmquan trọng của kết quả. Các thôngsố C, U, I và F có thang điểm từ 1-10.Điền đầy đủ thông số vào phươngtrình và bạn sẽ có xác suất của tìnhhuống xấu nhất có thể xảy ra chovấn đề cụ thể.Kết quả này mang đến cho RobertMathews giải Ig Nobel Vật Lý năm 1996.Trên cơ sở công thức Murphy, năm2003, giải Ig Nobel Cơ khí một lầnnữa vinh danh Edward A. Murphycùng hai nhà khoa học quá cố khác- John Paul Stapp và George Nichols- những đồng sự giúp ông chứngminh Luật Murphy. Mãi 54 năm saukhi công bố, định luật Murphy mớiđược công nhận.Hãy đón đầu những bấtngờ khó chịuTừ ngày công bố, kể cả những thờiđiểm chưa tìm ra công thức Murphy,Luật Murphy vẫn rất phổ biến trongngành công nghiệp hàng không vũtrụ, một môi trường vốn khắc nghiệtvà không khoan nhượng với sai lầm.NASA cũng <strong>tin</strong> dùng luật Murphynhư kim chỉ nam để tránh nhữngthiếu sót “tưởng chừng không thểmắc phải”. Ai có thể <strong>tin</strong> được chỉ mộtmẩu dây điện sờn lại khiến tên lửaLockMart Titan 4 nổ tung năm 1998,và sự nhầm lẫn khó <strong>tin</strong> giữa đơn vị đomét với đơn vị đo của Anh khi thiếtkế đã làm tàu thăm dò Mars ClimateMột số nguyên tắc Murphy cho cuộc sống:• Nếu đặt quá 2 câu hỏi trong một bức thư,thường sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi ítquan trọng hơn.• Nếu bạn gian dối, sớm muộn mọi ngườicũng tìm ra.• Nếu tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người,chắc chắn sẽ có người mất lòng.• Tìm ra giải pháp cho một vấn đề luôn làmnảy sinh những vấn đề mới.• Thực hiện được 80% mục tiêu sẽ phát sinh20% vấn đề khác.• Nếu một số sai sót có thể xảy ra, thì sai sótnào gây hậu quả nghiêm trọng nhất chắc chắnsẽ xuất hiện.• Làm bất cứ việc gì cũng mất nhiều thời gianhơn bạn nghĩ.• Trong mọi phép toán, những con số có vẻhiển nhiên đúng lại chính là nguyên nhân gâysai lệch.• Nếu có hai cách giải quyết, một tốt một xấu,thì hãy cẩn thận bởi rất có thể bạn sẽ đi theocách xấu.32STinfo SỐ 7 - 2013


Suối nguồn tri thứcOrbite của NASA đâm sầm xuống Hỏanăm 1999. Oái oăm thay, rất nhiều sailầm tương tự xảy ra trước đó nhưngkhông được chú ý vì hậu quả khôngđáng kể. Nếu sớm áp dụng lý thuyếtMurphy, hẳn NASA phải thiết kế saocho tiết giảm tối đa trường hợp có thểsai sót, đặc biệt với tình huống có xácxuất Murphy cao.Đến nay, luật Murphy không chỉ phổbiến trong các ngành công nghiệp kỹthuật đòi hỏi độ an toàn cao mà cònbiến thể thành nhiều nguyên tắc chocác lĩnh vực khác như: luật Murphytrong khoa học, luật Murphy trongtình yêu, luật Murphy trong kinh tế….Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩntrọng một cách vui vẻ. Mỗi ngườiđều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩnthận hết mức có thể. Quan <strong>tâm</strong> đếnsai sót trong quá khứ để bớt đi nhiềulầm lẫn trong tương lai. Và nếu mộtđiều xấu có khả năng xảy ra, nó hiểnnhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chămchăm <strong>tin</strong> tưởng vào lộ trình đầu tiênđã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiệncông việc, cần liên tục đánh giá hiệntại, hoạch định cẩn thận cho tương laivà linh hoạt ứng biến với môi trườngluôn thay đổi.Như Murphy - sau khi công bốĐịnh luật – từng nói: “Tôi khôngcó ý bôi đen cuộc đời mà chỉmuốn các bạn đề phòng thườngxuyên. Một khi đã đề phòng cẩnthận ta sẽ tránh được nhiều tìnhhuống không vui. Thế thôi!”. Edward A. MurphyNhư nhau cảMột nhà khoa học chế tạo ra robot pháthiện nói dối. Ngày chế tạo thành công,ông đem ra thử con trai. Cậu con trai vừa đi học vềông ta đem robot ra hỏi: Sao con đi học về trễ vậy?Cậu con trai: Con qua nhà bạn mượn sách về học.- Robot phát hiện nói dối, đánh cho cậu con trai một cái.Ông bố cười: Đó con thấy chưa, nói dối là phải chịuphạt. Lúc bằng tuổi con bố không dám nói dối ôngnội nửa lời.- Ngay lập tức, robot đạp ông ta một cái bay vô tường.Người vợ thấy cậu con trai bị đánh đòn đau bèn nói: Saoanh làm thế với con, dù sao nó cũng là con anh!- Robot quay sang đánh bà vợ túi bụi.Tiết kiệmCả nhà lên chiếc xe mới mua đi một vòng, bất chợtxe chết máy. Đẩy bộ gần một tiếng đồng hồ mới đếnchỗ sửa xe. Ông chồng chợt lẩm bẩm:- Bây giờ anh mới hiểu thằng cha chủ tiệm bán xe nóicâu đó có ý gì...- Hắn nói gì chứ? - Vợ vừa lau mồ hôi vừa hỏi.- Hắn nói dùng xe này tiết kiệm xăng lắm!Không để lại tang chứngBốn cô gái dự cuộc thi tuyển thư ký, đề bài nhưsau:"Một vị khách, sau khi làm việc với giám đốc,lúc ra về đã để quên trên bàn một phong bìtiền. Người thư ký cần phải xử lý như thế nào?".Các bài thi làm xong, giám đốc lần lượt đọc cácphương án. Bài thứ nhất viết: "Tôi sẽ tìm ngườikhách đó và trả lại họ" .- Người ta có quên đâu mà trả lại, bài này hỏng.Tiếp đến bài thứ hai: "Nộp vào quỹ công đoàn".- Ô hay, thế là được của miền xuôi, đem nuôimiền ngược à! Hỏng. Bài thứ ba, khá hơn mộtchút: "Tôi sẽ đưa cho giám đốc, làm tiền tiêuriêng".- Hừ, Nói toạc ra thế ư? Lộ liễu quá! Bài thứ tư,tờ giấy trắng <strong>tin</strong>h. Giám đốc ngạc nhiên hỏi chủcủa tờ giấy này:- Sao, cô không trả lời được à? Cô gái nhanh nhảuđứng dậy, đến ghé sát vào tai ông giám đốc:- Thưa sếp, em hành động như bài thứ ba ạ,nhưng sẽ không lưu lại bất kỳ giấy tờ nào liênquan đến số tiền đó.- Cô này khá! Duyệt!(Sưu tầm)STinfo SỐ 7 - 201333


Suối nguồn tri thứcẢnh hưởng của độc tốvi khuẩn lam từ hồ Dầu Tiếnglên sự phát triển rau cải mầm ĐÀO THANH SƠN 1 , LÊ THÁI HẰNG 1 , PHẠM THANH LƯU 21 Viện môi trường và tài nguyên - đại học quốc gia tp.hcm;2 đại học tsukuda, nhật bảnTrong những thập niên gần đây,nhiều nghiên cứu trên thế giớiđã cho thấy rằng độc tố của vi khuẩnlam (VKL), mà đại diện tiêu biểu nhấtlà microcys<strong>tin</strong>s, có nhiều ảnh hưởngxấu lên các nhóm loài sinh vật, từ rongtảo, thực vật, động vật phù du, tôm,cá, nhuyễn thể, giáp xác, chim, thú vàcon người. So với nhiều nhóm độngvật, thực vật có khả năng chịu đựngtốt hơn đối với độc tố VKL. Mặc dù vậy,đối với hàm lượng độc tố cao và thờigian phơi nhiễm đủ dài, thực vật vẫnchịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọngở nhiều góc độ khác nhau ở góc độnhư phân tử (ADN), sinh hóa (enzyme),sinh lý (quang hợp) hay hình thái (hìnhdạng, màu sắc bên ngoài). Một số côngbố khoa học quốc tế đã cho thấy, nẩymầm và phát triển của thực vật bị kìmhãm khi tưới bằng nước có chứa độc tốVKL. Độc tố microcys<strong>tin</strong>s làm giảm hàmlượng chlorophyll và carotenoid trongbèo tấm, ức chế sự phát triển của bèotấm, cây cải dầu, bắp cải xanh và câylúa. Bên cạnh đó, độc tố microcys<strong>tin</strong> kìmhãm hoạt tính của protein phosphatase,enzyme có nhiều chức năng quan trọngtrong tế bào, cơ thể liên quan đến cácquá trình nhân đôi DNA, sinh tổnghợp protein và điều hòa các quá trìnhkhác trong tế bào sinh vật. Độc tố VKLdạng <strong>tin</strong>h khiết và dịch chiết ở nồng độthấp có tác động xấu lên hàm lượngtocopherol, chất có thiết yếu cho việcduy trì sự bền vững của màng tế bào,trong cây linh lăng.Hiện nay, nhiều loại rau mầm đang đượcsử dụng khá phổ biến ở các thành phốlớn ở nước ta như là một trong nhữngnguồn rau mầm an toàn và có giá trịdinh dưỡng cao. Trong số những loạirau mầm thì cải bông xanh là một trongnhững loại rau mầm được ưa chuộngtrong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó,các loại rau cải còn là nguồn vật liệu, đốitượng đang được sử dụng tương đốinhiều trong các nghiên cứu sinh họctrong điều kiện phòng thí nghiệm, baogồm cả nghiên cứu về độc học.Cho đến nay vẫn chưa có những nghiêncứu và công bố khoa học về ảnh hưởngcủa độc tố VKL có nguồn gốc từ ViệtNam lên sự phát triển của thực vật. Vìvậy, trong nghiên cứu này, chúng tôitiến hành tìm hiểu sự phát triển củacải bông xanh, một loài rau mầm đượcsử dụng khá phổ biến hiện nay ở TP.HCM, dưới tác động của độc tố VKLmicrocys<strong>tin</strong>s, thu từ mẫu nước mặt và từmẫu VKL tạo váng (vào tháng 7/2011 và9/2012) ở hồ Dầu Tiếng (hình 1), trongđiều kiện phòng thí nghiệm.Kết quả phân tích bằng thiết bị cao ápsắc khí lỏng (HPLC, tiến hành tại PTN, ĐHTsukuba, Nhật) đã cho thấy nước mặt ởhồ Dầu Tiếng thu vào tháng 7/2011 và9/2012 có nồng độ độc tố microcys<strong>tin</strong>slần lượt là 20 và 1000 µg/lít. Mẫu VKL tạováng (chủ yếu Microcystis aeruginosa,thu vào 7/2011) có nguồn gốc từ hồDầu Tiếng có chứa độc tố microcys<strong>tin</strong>với hàm lượng là 250 µg microcys<strong>tin</strong>/gtrọng lượng khô sinh khối VKL. Hàmlượng độc tố trong mẫu nước hồ vượthàng chục đến ngàn lần quy định vềnước uống của tổ chức sức khỏe thếgiới (1 µg/lít, WHO), tiềm ẩn nguy cơngộ độc trong nguồn nước uống chongười dân địa phương và khu vực hạ dusông Sài Gòn.Hình 1: Bùng phát vi khuẩn lam có độc ở hồ Dầu Tiếng Anabaena flos-aquae.Ảnh chụp hiện trường (tháng 9/2012, hình trái) và ảnh chụp kính hiển vi (hình phải).Để đánh giá độc tính sinh thái độctố microcys<strong>tin</strong>s từ hồ Dầu Tiếng,nước hồ (như đề cập phía trên) vàdịch chiết VKL từ mẫu tạo váng đượcdùng để phơi nhiễm với hạt của raucải bông xanh trong thời gian 7 ngày.Trong thiết kế thí nghiệm, 5 lô thínghiệm (1 đối chứng + 4 phơi nhiễm)được thực hiện song song với nhau(hình 2). Trong mỗi lô, 40 hạt rau cải34STinfo SỐ 7 - 2013


Suối nguồn tri thứcbông xanh được tưới bằng nước cất(lô đối chứng) hay bằng nước hồ DầuTiếng chứa độc tố với nồng độ 20hoặc 200 µg /lít microcys<strong>tin</strong>s, hoặcbằng dịch chiết từ mẫu tạo váng VKLchứa độc tố ở nồng độ 20 hoặc 200µg /lít microcys<strong>tin</strong>s (4 lô phơi nhiễm).Các đặc điểm sinh học của cải (bôngxanh) mầm được theo dõi định kỳvào ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 7 của thínghiệm bao gồm (1) trọng lượng tươicủa cây mầm, (2) chiều dài rễ mầm và(3) chiều dài thân mầm.Hình 2: Sơ đồ thí nghiệm phơi nhiễm hạt cải bông xanh với độc tố VKl microcys<strong>tin</strong>sKết quả thí nghiệm cho thấy, trọng lượngtươi của cây mầm trong các lô phơi nhiễmthấp hơn so với trong lô đối chứng kéodài trong suốt quá trình theo dõi (hình 3).Nồng độ độc tố càng cao thì ảnh hưởnglên trọng lượng cây mầm càng mạnh, thểhiện rõ ở kết quả sau 1 tuần phơi nhiễm.Rất có thể độc tố microcys<strong>tin</strong>s đã trực tiếphoặc gián tiếp ảnh hưởng lên quá trìnhhấp thu nước của hạt cải bông xanh, dẫnđến sự tăng trọng chậm của cây mầmtrong các lô phơi nhiễm.Trọng lượng cây mầm (mg)Hình 3: Trọng lượng tươi của cây mầm trong quá trình phơinhiễm. DT = nước hồ Dầu Tiếng; Scum = dịch chiết VKL từmẫu tạo váng; 20 và 200: nồng độ microcys<strong>tin</strong>s (µg/lít) trongthí nghiệm (*: p < 0.05; **: p < 0.01; ***: p < 0.001, ANOVA kếthợp với Tukey test).Chiều dài rễ mầm (mm)Hình 4: Chiều dài rễ của cây mầm trong quá trình phơinhiễm. DT = nước hồ Dầu Tiếng; Scum = dịch chiết VKL từmẫu tạo váng; 20 và 200: nồng độ microcys<strong>tin</strong>s (µg/lít) trongthí nghiệm (**: p < 0.01; ***: p < 0.001, ANOVA kết hợp vớiTukey test).STinfo SỐ 7 - 201335


Suối nguồn tri thứcSự phát triển của rễ mầm trong các lôthí nghiệm khác nhau rất nhiều. Sau2 và 4 ngày phơi nhiễm, rễ cây mầmtrong 4 lô phơi nhiễm phát triển chậmhẳn so với lô đối chứng cho thấy sựức chế phát triển rễ mầm do độc tốmicrocys<strong>tin</strong>s gây ra. Sau 1 tuần phơinhiễm, dịch chiết VKL chứa độc tốmicrocys<strong>tin</strong>s vẫn tiếp tục kìm hãm sựphát triển rễ mầm (hình 4). Tuy nhiênrễ mầm của cải bông xanh trong 2 lôthí nghiệm được tưới bằng nước hồđã phát triển nhanh sau 1 tuần vàchiều dài rễ mầm trong 2 lô này, vềmặt thống kê, đã không còn khác biệtvới lô đối chứng. Như vậy, dịch chiếttừ mẫu tạo váng VKL có độc tính caohơn so với nước mặt hồ Dầu Tiếng đốivới sự phát triển của rễ mầm.Sau cùng, kết quả phơi nhiễm cho thấy,chiều dài thân của cây mầm trong các lôphơi nhiễm thấp hơn so với trong lô đốichứng kéo dài trong suốt quá trình theodõi (hình 5, hình 6). Tương tự với kết quảtrọng lượng cây mầm, nồng độ độc tốcàng cao thì ảnh hưởng lên chiều dàicây mầm càng mạnh, thể hiện rõ ở kếtquả sau 1 tuần phơi nhiễm.Tóm lại, hàm lượng độc tố microcys<strong>tin</strong>skhá cao trong nước mặt và trong VKLở hồ Dầu Tiếng, nguồn cấp nước sinhhoạt cho hàng triệu người dân ở TâyNinh và Sài Gòn, có ảnh hưởng rất lớnlên sự phát triển của cải bông xanh ởgiai đoạn nẩy mầm. Tác hại của độctố microcys<strong>tin</strong>s từ VKL có nguồn gốcở Việt Nam lên thực vật lần đầu tiênđược ghi nhận trong nghiên cứu này.Cùng với những công bố trước đây(vd. độc tính sinh thái của độc tố VKLtừ hồ Dầu Tiếng lên cá sọc ngựa), kếtquả nghiên cứu này một lần nữa chothấy sự nguy hiểm của loại độc tố tựnhiên, microcys<strong>tin</strong>s, thường xuyênhiện diện trong nguồn cấp nước sinhhoạt ở miền Nam nước ta. Do đó, nêncó chương trình quan trắc VKL, độctố microcys<strong>tin</strong>s và cảnh báo an toàntừ các nguồn cấp nước sinh hoạt chongười dân địa phương. Hình 5: Chiều dài thân của cây mầm trong quá trình phơinhiễm. DT = nước hồ Dầu Tiếng; Scum = dịch chiết VKLtừ mẫu tạo váng; 20 và 200: nồng độ microcys<strong>tin</strong>s (µg/lít)trong thí nghiệm (*: p < 0.05; **: p < 0.01; ***: p < 0.001,ANOVA kết hợp với Tukey test).Hình 6: Sự phát triển của cây mầm sau 4 ngày thí nghiệm. DT = nước hồ Dầu Tiếng; Scum = dịch chiết VKL từ mẫu tạo váng;20 và 200: nồng độ microcys<strong>tin</strong>s (µg/lít) trong thí nghiệm.36STinfo SỐ 7 - 2013


Doanh trường KH&<strong>CN</strong>Một số vấn đề pháp lý liên quanđến kinh doanh phần mềm NGUYÊN HOÀNG (Tổng hợp)Các khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đềsản xuất và gia công các phần mềm là chủ đềnóng, làm bận <strong>tâm</strong> nhiều doanh nghiệp.Ngành “sản xuất phần mềm”∗∗Hỏi: Công ty 100% vốn nước ngoài có ngành nghề kinhdoanh là "phát triển và thực hiện phần mềm máy tính". Côngviệc chúng tôi là viết phần mềm theo yêu cầu khách hàng.Chẳng hạn như khách hàng muốn quản lý giá thành chi phísản xuất phim dựa trên những chi phí như: chi phí nhân viên;chi phí thuê máy chiếu; chi phí thuê máy quay phim; chi phílàm hậu kỳ…Dựa trên những miêu tả của khách hàng, Côngty viết phần mềm quản lý giá thành nêu trên. Hoặc kháchhàng yêu cầu viết thêm ứng dụng để sử dụng cho các công cụvà hệ thống thông <strong>tin</strong> di động như Iphone; Ipad . Xin cho hỏi:−−Với công việc như trên thì có được xem là ngành "sản xuấtphần mềm" hay không?−−Thuật ngữ " sản xuất phần mềm" có quy định tại văn bảnpháp luật nào không?• yTrả lời:Căn cứ vào Điều 3 Nghị định số 71/20<strong>07</strong>/NĐ-CP ngày 3/5/20<strong>07</strong>Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của LuậtCông nghệ thông <strong>tin</strong> về công nghiệp công nghệ thông <strong>tin</strong>:−−Điểm 7 "Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sảnphẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêngcủa khách hàng hoặc người sử dụng",−−Điểm 9 "Gia công phần mềm là hoạt động trong đóbên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sảnphẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số côngđoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theoyêu cầu của bên thuê gia công"Như vậy, với công việc của công ty nêu trên được hiểu làsản xuất phẩn mềm.Công ty phần mềm có được hoạt động tronglĩnh vực điện thoại không?∗∗Công ty có 100% vốn nước ngoài, hiện đang hoạt độngtrong lĩnh vực số hóa dữ liệu và gia công phần mềm. Theođịnh hướng kinh doanh cũng như tiềm năng thị trường ngoàinước, chúng tôi có dự kiến sẽ mở rộng hoạt động sang lĩnhvực "<strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> liên hệ khách hàng (Contact centre hoặc Callcentre). Vậy chúng tôi xin hỏi:−−Là doanh nghiệp nước ngoài, chúng tôi có được cấp phépcho lĩnh vực nêu trên không? Nếu có, cần những yêu cầu gìvà xin cấp phép ở đâu?−−Ngành "Hoạt động dịch vụ liên quan đến cuộc gọi" (MS:82200 - mã ngành KTQC) hoặc "Telephone answeringservices" (MS 87903 - CPC) có phù hợp với lĩnh vực nêu trênkhông? Hay thuộc mã ngành khác, đề nghị cho biết cụ thể?• y1) Đối với hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực “<strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong>liên hệ khách hàng”, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thì dịch vụnày không nằm trong quy định và lộ trình thực hiện camkết gia nhập WTO của Việt Nam. Do đó, Việt Nam khôngcó nghĩa vụ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịchvụ nước ngoài thực hiện dịch vụ này. Vì vậy, việc cấp Giấychứng nhận đầu tư cho các hoạt động này sẽ được các cơquan chức năng xem xét cho từng trường hợp cụ thể.2) Về việc mã ngành nào là phù hợp: Biểu cam kết dịch vụcủa Việt Nam khi gia nhập WTO quy định Dịch vụ trả lời điệnthoại thuộc CPC 87903 như sau: “Dịch vụ trả lời điện thoại, baogồm dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (trừ dịch vụ nhắn <strong>tin</strong>) và“Dịch vụ đánh thức bằng điện thoại”. Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/04/20<strong>07</strong> của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc banhành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Namquy định về ngành nghề kinh doanh “Hoạt động dịch vụ liênquan đến các cuộc gọi – 822 – 8220 - 82200” gồm:−−Các cuộc gọi về nước, trả lời các cuộc gọi từ khách hàngbằng việc sử dụng hệ thống điều hành nhân lực, phânbổ cuộc gọi tự động, tích hợp cuộc gọi, hệ thống trả lờitương tác hoặc những phương thức đơn giản để nhậncác hợp đồng, cung cấp sản phẩm thông <strong>tin</strong>, đáp ứng yêucầu của khách hàng cho việc trợ giúp và bổ sung phảnánh của khách hàng.−−Các cuộc gọi ra nước ngoài sử dụng phương thức đơngiản để bán hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho kháchhàng tiềm năng, đảm nhận việc nghiên cứu thị trường hoặcthăm dò dư luận và các hoạt động đơn giản cho khách hàng.Lưu ý rằng việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam và mã CPCchỉ nhằm mục đích phục vụ cho công tác thống kê số liệucủa cơ quan quản lý nhà nước.Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp đề nghị liên hệ trựctiếp tại Phòng Đăng ký Đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tưTP.HCM (tầng trệt, dãy nhà B) địa chỉ: số 32, đường Lê ThánhTôn, quận 1, TP.HCM hoặc số điện thoại: (08) 3822.74.95 đểđược hướng dẫn cụ thể.STinfo SỐ 7 - 201337


Doanh trường KH&<strong>CN</strong>Nhập khẩu phần mềm∗∗Công ty dự kiến sẽ nhập khẩu phần mềm từ nước ngoài vớigiá 1.400 USD (bao gồm trị giá phần mềm là 1.375 USD và phívận chuyển là 25 USD). Xin hỏi sẽ phải đóng những loại thuếgì và bao nhiêu?• yĐể xác định thuế nhập khẩu, thuế VAT phải căn cứ thựctế hàng hóa nhập khẩu đối chiếu với mã số hàng hóa quyđịnh cụ thể tại thông tư 193/2012/TT-BTC và thông tư131/2009/TT-BTC để xác định mức thuế suất phải nộp.Công ty gia công phần mềm có phải báo cáothông kê cơ sở không?∗∗Doanh nghiệp chúng tôi chuyên kinh doanh các sản phẩmđiện tử, ngoài ra còn có chức năng gia công phần mềm. Bộ phậnsản xuất, gia công phần mềm có khoảng 4 đến 5 người. Chúngtôi được biết Bộ <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Truyền thông có ban hành <strong>Thông</strong> tư24/2009/TT-BTTTT về chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụngđối với các đơn vị hoạt động thông <strong>tin</strong> và truyền thông. Chúngtôi muốn hỏi doanh nghiệp chúng tôi có thuộc đối tượng phảibáo cáo theo <strong>Thông</strong> tư 24/2009/TT-BTTTT hay không?• yDoanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tửvà gia công phần mềm thuộc ngành công nghệ thông <strong>tin</strong>nên thuộc đối tượng phải báo cáo theo mẫu biểu <strong>07</strong>/DS,<strong>Thông</strong> tư 24/2009/TT-BTTTT về chế độ báo cáo thống kêcơ sở áp dụng đối với các đơn vị hoạt động thông <strong>tin</strong> vàtruyền thông.Sử dụng phần mềm nhắn <strong>tin</strong> vào nhiều sốđiện thoại di động∗∗Để nâng cao ý thức của công nhân ngành may mặc trongcông tác bảo hộ lao động, chúng tôi dự định thực hiện mộtchương trình phần mềm thử nghiệm nhắn <strong>tin</strong> quảng bá vàonhiều điện thoại di động của công nhân ở các nhà máy maymặc tham gia dự án. Nội dung <strong>tin</strong> nhắn là các hướng dẫnvề an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe,phòng chống HIV/AID v.v… Có cần giấy phép để thực hiệnhay không, và nếu cần thì cơ quan nào sẽ cấp phép?• yHiện nay, các quy định pháp luật về viễn thông không cóquy định cụ thể về dịch vụ nhắn <strong>tin</strong> quảng bá mà chỉ có cácquy định về nhắn <strong>tin</strong> quảng cáo. Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác quyđịnh “<strong>tin</strong> nhắn quảng cáo là <strong>tin</strong> nhắn nhằm giới thiệu đếnngười tiêu dùng về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinhdoanh, hoạt động xã hội, hàng hóa, dịch vụ bao gồm cảdịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đíchsinh lời” (khoản 11, điều 3). Như vậy, chương trình nhắn <strong>tin</strong>quảng bá đến công nhân của đơn vị nhằm cung cấp thông<strong>tin</strong> về các nội dung mang tính xã hội, hình thức này tươngtự việc gửi <strong>tin</strong> nhắn quảng cáo nhằm giới thiệu đến ngườitiêu dùng về các hoạt động xã hội và là dịch vụ không cómục đích sinh lời. Trường hợp tự gửi <strong>tin</strong> nhắn như trìnhbày của đơn vị thì chỉ được phép gửi <strong>tin</strong> nhắn quảng cáosau khi người nhận đồng ý về: loại thông <strong>tin</strong>, sản phẩm,dịch vụ quảng cáo; số lượng thư điện tử quảng cáo, <strong>tin</strong>nhắn quảng cáo tối đa có thể gửi trong một khoảng thờigian nhất định và thời gian có thể gửi quảng cáo (quy địnhtại mục III.1 <strong>Thông</strong> tư 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008hướng dẫn Nghị định 90). Ngoài việc tự gửi <strong>tin</strong> nhắn, đơnvị có thể sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ quảng cáo <strong>tin</strong> nhắn đã được <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> Ứng cứukhẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cấp mã số quản lývà công bố trên trang thông <strong>tin</strong> điện tử http://www.vncert.gov.vn hoặc đăng ký trực tiếp với VNCERT để được cấp mãsố quản lý cung cấp dịch vụ nhắn <strong>tin</strong> quảng cáo cho riêngmình.Tính thuế cho phần mềm nhập chung vớithiết bị∗∗Công ty chúng tôi có nhập khẩu hệ thống thiết bị để báncho khách hàng, trong đó có phần mềm được tích hợp sẵntrong máy (tính giá riêng). Như vậy, khi kê khai trên tờ khaihàng hóa nhập khẩu chúng tôi phải áp VAT cho phần mềmnày theo thiết bị là 10%, hay áp mức VAT không chịu thuế choriêng phần mềm?• yTheo quy định tại điểm 3.2 Điều 13 <strong>Thông</strong> tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính: “Trị giá tính thuếlà trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán chohàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm… Phầnmềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóanhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.” Theođó, trị giá phần mềm được tích hợp sẵn trong hệ thốngthiết bị để bán cho khách hàng không phải là phương tiệntrung gian sẽ được tính vào trị giá thiết bị nhập và đượcáp mức thuế nhập khẩu, VAT theo hệ thống thiết bị nhậpnói trên.Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanhnghiệp mua bán phần mềm∗∗Doanh nghiệp có chức năng mua bán phần mềm có thuộcđối tượng không chịu thuế TNDN hay không?• yCăn cứ <strong>Thông</strong> tư 130/2008/TT-BTC: "1. Người nộp thuếthu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sauđây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: 1.1. Doanh nghiệpđược thành lập và hoạt động theo quy định của Luậtdoanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tíndụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luậtdầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khácdưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệmhữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanhnghiệp nhà nước; Văn phòng luật sư, Văn phòng côngchứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xínghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung..."Trường hợp Công ty mua bán phần mềm thuộc đối tượngphải kê khai nộp thuế TNDN theo quy định. 38STinfo SỐ 7 - 2013


Doanh trường KH&<strong>CN</strong>Nhờ tư vấn để cải tiến công nghệ thanh minhKhủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện đang thử thách “sức khỏe” của các doanh nghiệp (DN),đã có khá nhiều DN đóng cửa và không ít DN đang vật vã để tồn tại. Một trong những cách đểDN qua cơn khủng hoảng là thay đổi công nghệ.Trong vòng hai năm qua, năng lựccạnh tranh của Việt Nam đã tụt 16 bậctrên bảng xếp hạng thế giới, với chỉsố sẵn sàng công nghệ đứng thứ 98.Năng lực công nghệ hạn chế khiếncác DN khó cạnh tranh về giá cả cũngnhư chất lượng. Như trong xuất khẩugạo, năm 2012, Việt Nam tự hào lànước đứng đầu thế giới về lượng xuấtkhẩu gạo, cao hơn Thái Lan tới 1 triệutấn, nhưng doanh thu lại thua nướcbạn tới 1 tỷ USD. Hiện nay, lợi thế cạnhtranh giữa các DN sẽ không dựa nhiềuvào lao động giá rẻ mà thông qua đổimới công nghệ, năng lực quản lý.Có không ít DN Việt Nam nhận thức rõđiều này, một số đã đi đầu trong hoạtđộng đổi mới sáng tạo và thu đượcnhững thành tựu nhất định. Có thểkể đến như Công ty BKAV, Tosy, FPT,Viettel… Tuy nhiên, các DN này chủyếu là những DN sản xuất quy mô lớnvới thương hiệu từ lâu đã được biếtđến rộng rãi. Còn với các DN vừa vànhỏ, liệu có cửa nào để cải tiến nănglực công nghệ?Nhờ vào tư vấn để tiến hànhcải tiến công nghệTheo ông Brian O’Reilly, Giám đốcđiều hành, Công ty Tư vấn Quản lýSEA thì với các DN nhỏ, giải pháp thuêcác nhà tư vấn chuyên nghiệp là mộttrong những lựa chọn tiết kiệm trongthời điểm suy thoái hiện nay. ÔngNguyễn Tuấn Quỳnh, Phó chủ tịchHĐQT Công ty Văn hóa Phương Namcho biết khi cần xây dựng hệ thốngquản trị công nghệ thông <strong>tin</strong>, Côngty Phương Nam đã thuê một nhân sựcó hiểu biết sâu về công nghệ thông<strong>tin</strong> để xây dựng một hệ thống hoànchỉnh và chuyển giao việc bảo trì vàquản trị hệ thống này cho nhân sựhiện có trong công ty. Nhờ đó, đã tiếtkiệm được một khoản tiền khá lớn sovới việc thuê một nhân sự cao cấp làmviệc lâu dài trong lĩnh vực này.Một thành công khác của việc tư vấncải tiến công nghệ là tư vấn cải tiếnhiệu suất làm việc ở một chuyền lớnVốnƯu tiên củaMÔ HÌNHTĂNG TRƯỞNGHIỆN TẠITăng đầu vàoLao độngTĂNGTRƯỞNGKINHTẾTài nguyênTăng hiệu quảTiến bộ công nghệ(Technological Progress)MỤC TIÊUTRUNG GIANƯu tiên củaMÔ HÌNHTĂNG TRƯỞNGMỤC TIÊUTÁI CƠ CẤUNỀN KINH TẾHiệu quả kỹ thuật(Techmical Efficiency)Đầu tư côngDNNNHiệu quả phân bổ(Allocative Efficiency)Ngân hàngChuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn mới của Việt NamSTinfo SỐ 7 - 201339


Doanh trường KH&<strong>CN</strong>Cơ cấu lật sàn thùng, một trong nhữngthiết bị được cải tiến để làm tăng hàmlượng công nghệ tại nhà máy.của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải.Do chuyền hàn thùng tải lửng khôngvận hành được tốt, công suất thấp,hiệu suất chuyền chỉ đạt 50%. Đây làdây chuyền quan trọng của quá trìnhsản xuất xe tải, nên Ban giám đốc, Bankhoa học kỹ thuật và công nghệ củacông ty cùng các giảng viên tại KhoaKỹ thuật Giao thông TP.HCM đã tiếnhành đánh giá thử nghiệm công nghệcủa chuyền này.Qua quá trình đánh giá, xác địnhnguyên nhân là do trình độ con ngườicòn hạn chế và máy móc sử dụngtrong chuyền còn ở mức độ côngnghệ thấp chưa đáp ứng để tạo racác sản phẩm có chất lượng cao. Kếtluận của quá trình đánh giá là cầntiến hành đào tạo và kiểm tra trình độtay nghề công nhân hàn, thay thế cácmáy hàn cũ, có công suất nhỏ khôngđảm bảo yêu cầu và lượng tiêu thụđiện năng lớn. Sau khi tiến hành thaythế, cải tiến một số máy hàn theo yêucầu cũng như nâng cao tay nghề củacông nhân, thực tế cho thấy công suấtvà hiệu suất làm việc của nhà máy đãđược nâng cao đáng kể, lên đến 80%.Tư vấn “hẹp” có nhiều triểnvọng phát triển hơn tư vấn“rộng”Thực tế tại Việt Nam còn hiếm cáctrường hợp công ty nhờ tư vấn, đặcbiệt là về mặt công nghệ. Giám đốcCông ty Tư vấn Council WorldwideNguyễn Đăng Duy Nhất cho biết làmtư vấn ở Việt Nam rất khó bởi vì nhiềuDN còn chưa thực sự <strong>tin</strong> tưởng vào cácnhà tư vấn. Chẳng hạn như khi đề xuấtthay đổi một cái gì đó thì ban giám đốcthường từ chối. Trong quá trình thực40hiện, còn nhiều công ty can thiệp vàocông việc của nhà tư vấn. Ông Nguyễn<strong>Trung</strong> Thẳng, Chủ tịch Hội đồng quảntrị Tập đoàn Masso, cho rằng để tưvấn cho DN Việt Nam, thay vì vấn đềtư vấn chỉ cần 1 giờ đồng hồ thì côngty tư vấn phải tốn đến 10 giờ, tuy vậyhiệu quả không cao. Theo ông Thẳng,nhiều DN muốn công ty tư vấn phảigiải quyết những vấn để của DN, trongkhi thực tế, công ty tư vấn chỉ là đơn vịhỗ trợ về cách thức, còn lãnh đạo DNvẫn phải thực thi. Điều này khiến chonhiều khi cả hai phía không tìm đượctiếng nói chung, dẫn đến hợp đồngtư vấn đổ vỡ. Bên cạnh đó, việc quảngbá cho tư vấn công nghệ còn yếu. Hầuhết các công ty tìm đến nhà tư vấn dựatrên sự quen biết từ trước. Việc tìmđến nhà tư vấn qua các kênh thông<strong>tin</strong> khác rất ít. Cầu nối giữa DN với lựclượng khoa học và công nghệ còn khámong manh. Trong số 400 viện nghiêncứu của Nhà nước, hiện có rất ít việntạo ra được những sản phẩm đáp ứngnhu cầu thực tiễn.Tuy nhiên, theo TS. Bùi Nguyên Hùng,giảng viên Trường Đại học Bách khoathì các DN vẫn có nhu cầu sử dụng tưvấn nhưng thường nhờ đến lĩnh vực tưvấn rất hẹp như 5S hay Kaizen chứ hiếmcó DN nào nhờ tư vấn về quản trị. Theokhảo sát tại một trường đại học với hơn300 giảng viên thì số giảng viên có thunhập từ nghiên cứu khoa học, tư vấncao hơn thu nhập từ việc giảng dạytruyền thống khoảng 10%. Con số nàyhiện đang tăng dần theo từng năm.Theo kinh nghiệm nhiều nhà tư vấnthì nhu cầu tư vấn công nghệ nhiềuTS. Bùi Nguyên Hùng, giảng viênTrường Đại học Bách khoa trình bàycác kinh nghiệm trong quá trình tư vấncông nghệSTinfo SỐ 7 - 2013khi chỉ là những chi tiết nhỏ như làmthế nào để nâng chất lượng sản phẩm,giảm tỉ lệ hàng hao hụt, làm thế nàođể khu sản xuất gọn gàng hơn… Ví dụnhư công ty sản xuất bao bì carton ởĐồng Nai, năm 2012, công ty đạt mộtmức tăng trưởng ngoạn mục là doanhthu tăng 22%, lợi nhuận tăng 8% sovới năm 2011. Có được thành côngnày, công ty cho biết chính là nhờ vàotư vấn. Họ không nhờ tới sự hỗ trợ lớnlao mà chủ yếu đi vào những phần nhỏnhư nhờ tư vấn về 5S, Kainzen, bảo trìnăng suất tổng thể (TPM), kỹ thuậtbảo trì, chất lượng sản phẩm, tiết kiệmnăng lượng, …Một lãnh đạo công tycho biết: “Chúng tôi đã và tiếp tục sửdụng các dịch vụ tư vấn bởi vì nhu cầunày ngày càng tăng do đòi hỏi củakhách hàng công ty ngày càng khắtkhe. Ngoài ra, đối với DN, chi phí củatư vấn không đáng kể đối với công ty.Quan trọng là hiệu quả của tư vấn”.Theo ông Dieter Reineke, chuyên giatư vấn quản trị, Giám đốc chương trìnhEMBA-MCI phân tích rằng DN ViệtNam nên nhìn nhận một cách đúngđắn hơn khi phải thuê các nhà tư vấn.Phải đánh giá lại mức lãi khi thuê tưvấn, làm sao khi bỏ ra một đồng chiphí, DN phải có lợi gấp ba lần. Và hậutư vấn, làm sao để DN vẫn hoạt độnghiệu quả theo như chương trình tưvấn, không phải khi nhà tư vấn đi, mọithứ lại trở về như cũ. Do đó, để có thểlựa chọn nhà tư vấn công nghệ tốt thì:• Nên chọn một hoặc cả hai hìnhthức tư vấn: thường xuyên (dài hạn)và theo vụ việc, dự án (ngắn hạn) tùytheo nhu cầu.• Trả tiền cho tư vấn có thể chọnmột trong hai hình thức: theo ngày/giờ tư vấn hoặc theo % số tiền màdự án tư vấn tiết kiệm được nhằmtránh rủi ro cho DN khi gặp nhà tưvấn không có nghề.• Chọn tư vấn nên dựa trên kinhnghiệm và bằng cấp của nhà tư vấn.Trong đó, kinh nghiệm quan trọng hơn.• Đối với những dự án có giá trị lớn(liên quan tới nhiều ngành) nên kývới các trung <strong>tâm</strong>, các trường đạihọc, các viện, sở có uy tín cao.


Muôn màu cuộc sốngĐừng hỏi tại sao P. UYÊN (theo Foreign Affairs)Dữ liệu lớn sẽ giúp trả lời "cái gì" chứ không phải "tại sao", vàthường chỉ cần vậy là đủ.Bạn có biết, mỗi ngày chúng ta tạora 2,5 nghìn tỉ tỉ tỉ (mười tám số0) byte dữ liệu. Dữ liệu đang bùngnổ với tốc độ chóng mặt, chỉ hainăm gần đây đã tạo ra đến 90%lượng dữ liệu trên toàn thế giới.(Ước tính, nếu ghi tất cả dữ liệuhiện có trên thế giới lên đĩa CD rồixếp chồng các đĩa lên nhau, chúngta sẽ có năm cột CD cao đến mặtTrăng). Dữ liệu này từ đâu? Mọinơi, ví dụ như từ những chiếc cảmbiến để thu thập thông <strong>tin</strong> thờitiết, những thông <strong>tin</strong> được đưa lêncác trang web mạng xã hội, nhữngbức ảnh và video kỹ thuật số, tínhiệu GPS của điện thoại di động,giao dịch mua bán...Tên gọi “dữ liệu lớn” dễ làm chongười ta chỉ nghĩ đến kích cỡ hayquy mô. Nhưng không chỉ vậy, dữliệu lớn còn có đặc tính quan trọngkhác đó là khả năng chuyển hóa thếgiới muôn màu vốn chưa từng địnhlượng được trước đây thành dữ liệu,như mối quan hệ bạn bè trên mạngxã hội Facebook chẳng hạn.Khi mẫu là tất cảGần như suốt chiều dài lịch sử,chúng ta chỉ làm việc với lượngdữ liệu tương đối nhỏ vì thiếu cáccông cụ thu thập, quản lý, lưu trữvà phân tích thông <strong>tin</strong>. <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong>được chắt lọc để dễ kiểm tra. Đâychính là <strong>tin</strong>h thần của thống kêhiện đại, xuất hiện từ cuối thế kỷXIX và trở thành công cụ để lý giảinhững vấn đề phức tạp ngay cảkhi chỉ có ít dữ liệu.Việc thu thập thông <strong>tin</strong> trước đâyđược thực hiện bằng cách lấymẫu. Khi việc thu thập dữ liệu tốnkém, việc xử lý khó khăn và mấtnhiều thời gian, mẫu là vị cứu<strong>tin</strong>h. Việc lấy mẫu dựa trên quanđiểm cho rằng trong biên độ saisố nhất định có thể từ một nhómnhỏ (mẫu) suy ra điều gì đó củacả tập hợp lớn, miễn là mẫu đượcchọn ngẫu nhiên. Ví dụ, ngườita thăm dò ngẫu nhiên vài trămngười trước cuộc bầu cử để dựđoán kết quả trên cả nước.Cách này cho kết quả tốt với cácvấn đề đơn giản, nhưng khôngthể áp dụng khi cần phân tích sâuhơn, ví dụ như ứng cử viên nào cónhiều khả năng được phụ nữ độcthân dưới 30 tuổi bỏ phiếu bầu?Khi đó mẫu gần như vô dụng vì cóthể chỉ có vài người thỏa tiêu chí,quá ít để rút ra kết luận có tínhđại diện. Vấn đề được hóa giảinếu số mẫu mở rộng bao trùm tấtcả (thăm dò tất cả mọi người).Ví dụ này đặt ra một vấn đề kháccủa việc sử dụng một vài dữ liệuthay vì tất cả. Trước đây, khi thuSTinfo SỐ 7 - 2013thập chỉ một ít dữ liệu, người tathường phải quyết định ngay từđầu thu thập cái gì và dùng như thếnào. Giờ đây, khi thu thập tất cả dữliệu, chúng ta không cần phải biếttrước. Tất nhiên, không phải lúcnào cũng có thể thu thập được mọidữ liệu, nhưng so ra việc này khả thihơn việc “suy diễn” từ mẫu.Tuy nhiên ở đây có sự đánh đổi.Khi tăng quy mô, chúng ta có thểsẽ phải hy sinh sự <strong>tin</strong>h gọn của dữliệu và chấp nhận một chút “lộnxộn”. Quan điểm này đi ngược lạicách người ta làm việc với dữ liệuhàng chục năm qua. Tuy nhiên,về mặt nào đó, nỗi ám ảnh về sựchính xác là cảm xúc giả tạo domôi trường thông <strong>tin</strong> hạn chế.Khi không có nhiều dữ liệu, cácnhà nghiên cứu phải cố đảm bảonhững con số mà họ nhọc côngthu thập được chính xác nhấtcó thể. Giờ đây với vô số dữ liệuchúng ta có thể chấp nhận mộtchút sai số (miễn là toàn bộ dữliệu không sai lệch), bù lại có đượckhả năng phân tích thấu đáo.Ví dụ trong dịch thuật. Cóvẻ như máy tính hiểnnhiên sẽ dịch tốt vì cókhả năng lưu trữ nhiềuthông <strong>tin</strong> và tìm kiếmnhanh chóng. Nhưngnếu chỉ tra từ điển rồithay chữ, bản dịch sẽrất tệ. Ngôn ngữ rấtphức tạp. Google cócách tiếp cận khác, khaithác nhiều dữ liệu hơn từInternet “lộn xộn”: thu thậpbản dịch từ nhiều trang webvới mọi ngôn ngữ, kể cả các bản41


Muôn màu cuộc sống‘scan’ từ dự án quét sách khổng lồcủa hãng. Lượng tài liệu mà Googlephân tích lên đến hàng tỉ. Kết quả làbản dịch của Google khá tốt, có thểdịch đến 65 ngôn ngữ.Tương quan thay nhân quảHai thay đổi trong cách tiếp cận dữliệu – tất cả thay vì một vài (mẫu),rộng thay vì <strong>tin</strong>h – dẫn đến sựthay đổi thứ ba: tương quan thayvì nhân quả. Thay vì cố gắng đểtìm hiểu căn nguyên của sự việc,chúng ta có thể chỉ cần tìm hiểu sựtương quan giữa các hiện tượng vàdùng nó để giải quyết vấn đề.Vào tháng 2/2009, Google đãgây chấn động trong giới y tếkhi công bố một nghiên cứu trêntạp chí Nature cho thấy khả năngtheo dõi sự bùng phát dịch cúmchỉ bằng cách sử dụng dữ liệu tìmkiếm. Mỗi ngày Google xử lý hơnmột tỉ tìm kiếm chỉ riêng ở Mỹ vàtất cả đều được lưu lại. Google đãlấy 50 triệu cụm từ được tìm nhiềunhất từ năm 2003 đến 2008 và sosánh với dữ liệu dịch cúm của<strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> kiểm soát và phòngngừa bệnh dịch của Mỹ (CDC) đểxác định sự tương quan giữa cáccụm từ tìm kiếm ở địa phươngnào đó với dữ liệu của CDC về việcbùng phát dịch cúm ở địa phươngđó. Thực ra CDC có theo dõi lượngbệnh nhân đến khám ở các bệnhviện và phòng khám trên cả nước,nhưng báo cáo của CDC có độ trễmột hoặc hai tuần - thời gian quádài trong trường hợp xảy ra đạidịch. Trong khi đó hệ thống báocáo của Google làm việc gần nhưtức thời (theo thời gian thực).Kết quả của Google chỉ đơn giản làsự tương quan. Nó không cho biếtlý do tại sao người ta thực hiệntìm kiếm thông <strong>tin</strong> về bệnh cúm.Có thể vì cảm thấy bị bệnh, nghetiếng hắt hơi ở nhà bên, hoặc dolo lắng sau khi nghe <strong>tin</strong> dịch? Hệthống của Google không biết điềunày, nhưng nó cung cấp thông <strong>tin</strong>đủ để chính phủ biết điều gì đangdiễn ra và cần phải làm gì. Đâylà một ví dụ tốt về việc tìm ra sựtương quan có thể đem lại lợi íchto lớn, ngay cả khi nguyên nhâncòn mơ hồ.Tất nhiên, biết được nguyên nhânđằng sau sự việc là mong muốnchính đáng. Vấn đề là nguyênnhân thường rất khó tìm ra, vànhiều lúc khi chúng ta nghĩ rằngmình đã xác định được thì thườngđó chỉ là “ảo ảnh”.Vẫn có chỗ cho chúng taDữ liệu lớn được cho là sẽ định hìnhlại cách chúng ta sống, làm việc vàsuy nghĩ. Thế giới quan lâu nay củachúng ta được xây dựng trên nềntảng mối quan hệ nhân quả đang bịthách thức bởi sự vượt trội của mốiquan hệ tương quan. Nhưng dữ liệulớn là tài nguyên và công cụ, dùngđể thông báo chứ không phải giảithích, đưa tới sự hiểu biết nhưngcũng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn,tùy thuộc vào việc chúng ta vậndụng nó như thế nào.Với dữ liệu lớn, chúng ta có thể tiếnhành các phép thử nhanh hơn vàkhám phá theo nhiều hướng hơn.Nhưng nhiều khi dữ liệu khôngthể chỉ ra những thứ chưa có. NếuHenry Ford dùng dữ liệu lớn để tìmhiểu điều khách hàng muốn, câutrả lời có thể sẽ là "một con ngựanhanh hơn" (câu nói nổi tiếng củaông) chứ không phải ô tô. Trongthế giới của dữ liệu lớn, vẫn có chỗdành cho sáng tạo, trực giác, mạohiểm và tham vọng, những đặctính thuộc về bản năng con người.Chính những yếu tố này tạo nênsự khác biệt, đột phá để thoát khỏinhững khuôn thức cũ kỹ và nhữnglời giải máy móc. Xu hướng bùng phát dịch cúm ở MỹNăm trướcCực caoCao<strong>Trung</strong> bìnhThấpTháng 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 642STinfo SỐ 7 - 2013


Muôn màu cuộc sốngSố phận gian truân củasáng chế số 6.456.841 ngUYễn lê (theo IEEE Spectrum)Lần theo con đường pháp lý ngoằn ngoèo của sáng chế để quansát cuộc chiến trên thương trường.Ý tưởng thông báo cho người dùngđiện thoại di động <strong>tin</strong> nhắn gửi đếnbằng cách hiển thị một biểu tượngtrên màn hình là của kỹ sư TakeshiTomimori làm việc tại MitsubishiElectric trụ sở ở Tokyo (Nhật). Tronghồ sơ sáng chế đăng ký năm 1999,ông đã mô tả các chi tiết cái màcác luật sư của Mitsubishi gọi là"công cụ truyền thông di động báocho người dùng biết sự hiện diệnthông <strong>tin</strong> đang chờ một cách hiệuquả". Ba năm ba tháng sau đó, Cơquan Sáng chế và Nhãn hiệu HoaKỳ (USPTO), trao cho Tomimori vàhãng Mitsubishi bằng sáng chế số6.456.841 về công cụ truyền thôngdi động nêu trên, dưới đây gọi ngắngọn là Icon (biểu tượng).Icon đã có một cuộc sống rất bìnhlặng trong 9 năm, cũng dễ hiểu vìđiện thoại di động (ĐTDĐ) thời đóchưa phổ biến như hiện nay.Đến năm 2011 các công ty liên quantrong các ngành công nghiệp côngnghệ di động đột nhiên quan <strong>tâm</strong>đến sáng chế này.Năm đó, cuộc chiến bằng sáng chếđiện thoại thông minh (smartphone)đã trở nên nóng hầm hập, Apple đãkiện Samsung Electronics vi phạmsáng chế và nhãn hiệu liên quan đếnsmartphone, rồi Samsung kiện ngượclại. Apple và Motorola Mobility xảy racuộc chiến pháp lý tương tự; sau khiGoogle mua lại Motorola Mobility vớigiá 12,5 tỷ USD, cuộc chiến trở thànhtrận đấu giữa Apple và Google. Vàkhi Google nhăm nhe mua lại hơn6.000 sáng chế viễn thông di độngcủa Nortel Networks, một liên minhgồm Apple, EMC, Ericsson, Microsoft,Research In Motion (RIM) và Sonybuộc phải chi ra 4,5 tỷ USD để giữcho tài sản trí tuệ này không rơi vàotay Google.Trong bối cảnh đầy kiện tụng, ngày4/3/2011 Apple đã lặng lẽ mua lạiIcon và 11 bằng sáng chế khác củaMitsubishi. Chỉ năm tháng sau, Applechuyển cả chục bằng sáng chế đó choCliffIsland, một công ty vỏ bọc củaDigitude Innovations. Trụ sở chínhđặt tại Alexandria, bang Virginia(Mỹ), Digitude tự giới thiệu là công tySTinfo SỐ 7 - 201343


Muôn màu cuộc sốngchuyên mua lại và cấp phép sử dụngsáng chế. Tuy nhiên, một số chuyêngia sở hữu trí tuệ gọi công ty này là"ma cô sáng chế", cụm từ này có vẻhợp với hoạt động của nó. Digitudeđược thành lập vào đầu năm 2010 chủyếu từ khoản đầu tư 50 triệu đô la củaAltitude Capital Partners, một côngty sở hữu trí tuệ tư nhân trụ sở đặttại thành phố New York (Mỹ). Tháng11/2011, Icon và một sáng chế kháccủa Mitsubishi (số hiệu 6.208.879)chính thức được chuyển từ CliffIslandsang Digitude.Cuối cùng, vào tháng 12/2011, mụctiêu mua sáng chế của Digitude lộdiện: công ty này đã nộp đơn kiện9 công ty tại Tòa án quận Delawarevề việc xâm phạm bốn sáng chế:liên quan đến ĐTDĐ (gồm Icon và6.208.879) từ Mitsubishi và hai sángchế khác từ Adaptec không có liênquan rõ ràng đến ĐTDĐ (số 5.929.655và 5.926.636).Các sản phẩm mà Digitude tuyênbố đã xâm phạm sở hữu trí tuệ gồmKindle Fire của Amazon, EVO Design4G của HTC, Revolution VS910và Optimus V của LG Electronics;Droid Razr và Droid 3 của MotorolaMobility, Nokia Lumia 710; Breakoutcủa Pantech Wireless; BlackBerryBold 9930 và Curve 8530 củaResearch in Motion; Galaxy SII Epic4G Touch và Focus của Samsung;và Xperia Play, Xperia Play 3G vàX8 Black 3G của Sony Ericsson. Mộtdanh sách khá dài nhưng đáng chú ýlà vắng mặt Apple.Đồng thời Digitude còn nộp đơnkhiếu nại vi phạm bốn sáng chế trênđến Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC)thuộc Bộ Thương mại Mỹ. Các chuyêngia về sáng chế nói ITC đang ngàycàng bị lợi dụng theo kiểu này: bênnộp hồ sơ kiện vi phạm cố gắng làmrùm beng bằng cách đồng thời nộpđơn khiếu nại. "Khẩu súng hai nòng"này gây áp lực để các công ty bị kiệnđàm phán chứ không phải để đấu đátrên hai mặt trận - tòa án và ITC.Các công ty có tên trong đơn khiếu nạicủa Digitude cũng chính là các côngty trong vụ kiện: Amazon, HTC, LG,44Motorola Mobility, Nokia, Research inMotion, Samsung và Sony Ericsson.Trong danh sách không có Pantech vàApple (Digitude sau đó sửa đơn khiếunại bổ sung thêm Pantech). Trongđơn khiếu nại gửi ITC, Digitude yêucầu lệnh cấm nhập khẩu các thiết bịvi phạm vào Mỹ. ITC thường ra quyếtđịnh nhanh hơn tòa án.Tranh chấp về sở hữu trí tuệ thườngkéo dài nhiều năm, nhưng trườnghợp này lại được giải quyết mộtcách nhanh chóng. Digitude rút đơnkiện vào tháng 5/2012 và đơn khiếunại ITC tháng sau. Nguyên do, họ đãbán được 4 bằng sáng chế trên cùngvới hơn 500 bằng sáng chế khác chocông ty RPX với giá 45,8 triệu USD.RPX chuyên thu thập sáng chế đểphòng thủ, nghĩa là mua các bằngsáng chế để khỏi rơi vào tay của cáctổ chức "ma cô sáng chế" và bảo vệkhách hàng của mình, bao gồm HTC,LG, Pantech, Samsung, Sony và cáccông ty điện tử tên tuổi khác. RPXkhông tiết lộ tên tất cả khách hàngcủa mình.Theo hồ sơ RPX nộp Ủy ban chứngkhoán và Hối đoái Mỹ vào tháng8/2012, công ty này và 11 của kháchhàng đã đạt được thỏa thuận vàotháng 3 năm đó với Digitude. Trongmột tuyên bố bằng văn bản, RPX ghi:"Thỏa thuận này đem lại tiết kiệmngay lập tức cho mạng lưới kháchhàng của chúng tôi bằng cách loạibỏ một danh mục đầu tư bằng sángchế quan trọng và hạn chế hoạt độngtrong tương lai của thực thể khôngSTinfo SỐ 7 - 2013sử dụng (NBE). NPE (non-practicingentity) là thuật ngữ trong ngành dùngđể chỉ các tổ chức "ma cô sáng chế".Nói cách khác, RPX đã tước vũ khí củađối thủ và bây giờ tha hồ sử dụngđạn dược. Đó là một cuộc mua bántốt đẹp, đáng giá. Phương pháp củaRPX tỏ ra hiệu quả. Nhiều công tythành viên của RPX mỗi năm dànhcả tỷ USD hoặc nhiều hơn cho R&D(nghiên cứu và phát triển sản phẩm)và cả trăm triệu USD hoặc hơn chochi phí pháp lý và kiện tụng. Với phí5 triệu USD tham gia RPX, các thànhviên có được vị thế tốt hơn để giảmthiểu những rủi ro từ NPE, và điều tốthơn hết đó là có thể chia sẻ chi phícho cuộc chiến này.Và thế là giờ đây Icon - bằng sáng chếsố 6.456.841 - cư trú tại RPX, nhưngđến lúc nào đó có thể nó lại "lênđường". Nhiều khả năng thương vụtrên yêu cầu RPX phải giữ bằng sángchế một thời gian nhất định, sau đó11 công ty có tên trong thỏa thuận cóthể có quyền mua bất cứ bằng sángchế nào mà họ muốn. Rất có thể cácbằng sáng chế sẽ kết thúc trong taycủa một thành viên RPX.Dù sao đây cũng là câu chuyện "cóhậu". Rất ít bằng sáng chế trải quahành trình gian nan nhưng thú vị nhưvậy. Sáng chế được sinh ra, đơn đượcnộp, bằng được trao, và không ai trừnhà sáng chế biết. Rồi 20 năm saubằng sáng chế "chết" lặng lẽ. Có đến97 phần trăm bằng sáng chế khôngđược đoái hoài, và cuộc đời của hầuhết các bằng sáng chế là vô vị.


Bạn đang cần thông <strong>tin</strong>?Hãy đến vớiTRUNG TÂM THÔNG TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCMĐăng ký sử dụng dịch vụ “Bạn đọc trực tuyến” của <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> bạn sẽ bước vào thế giớicủa thông <strong>tin</strong> khoa học và công nghệ. Nơi tích lũy một lượng thông <strong>tin</strong> khổng lồ về tấtcả các lĩnh vực khoa học và công nghệ được cập nhật, tích hợp từ các nguồn trong nướcvà quốc tế. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn.Một số nguồn thông <strong>tin</strong> khoa học và công nghệ quan trọng:Trong nước:Báo cáo kết quả nghiên cứu Quốc gia: Hơn 6.000 đề tài nghiên cứu được triểnkhai ở cấp quốc gia.Báo cáo kết quả nghiên cứu TP.HCM: trên 1.700 đề tài nghiên cứu đã được triểnkhai ở TP.HCMBài trích từ tạp chí: Tập hợp những bài nghiên cứu từ các tạp chí chuyên ngànhtrong nước.Phim khoa học & công nghệ: Bộ sưu tập phim về khoa học và công nghệ.Tiêu chuẩn Việt Nam: Hơn 7.000 tiêu chuẩn liên tục được cập nhật.Quốc tế: CSDL toàn văn sáng chế Wipsglobal: Truy cập hơn 100 triệu hồ sơ sáng chế củathế giới và công cụ hỗ trợ phân tích xu hướng công nghệ. CSDL toàn văn ProQuest: Bộ CSDL toàn văn lớn nhất, cho phép truy cập tới hơn11.250 tạp chí, 479 báo và các tài liệu khác. CSDL toàn văn SpringerLink: Tổng hợp thông <strong>tin</strong> từ hơn 2.743 tạp chí, 170 dữliệu tham khảo, 45.000 sách điện tử,... được cập nhật hằng ngày. Tiêu chuẩn quốc tế: Tiêu chuẩn của tổ chức Hiệp hội Tiêu chuẩn Thế giới (ISO)và các quốc gia khác.<strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> chi tiết về cách thức đăng ký, chi phí, ... vui lòng liên hệ:Thư viện <strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> KH&<strong>CN</strong> TP.HCM79 Trương Định (lầu 6), P. Bến Thành, Q.1, TP.HCMĐT: (08) 3823 2197; Fax: (08) 3829 1957Email: thuvien@cesti.gov.vn; Website: www.cesti.gov.vnDòch vuï "Baïn ñoïc tröïc tuyeán" - nguoàn löïc thoâng <strong>tin</strong> phong phuù, chính xaùc, caäpnhaät, saün saøng hoã trôï khi caàn.


<strong>Trung</strong> <strong>tâm</strong> <strong>Thông</strong> <strong>tin</strong> Khoa học và Công nghệ TP.HCM - 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM;

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!