12.12.2012 Views

nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế mangostin ...

nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế mangostin ...

nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế mangostin ...

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />

---------------------<br />

MAI THỊ HIÊN<br />

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TÁCH CHIẾT<br />

VÀ TINH CHẾ MANGOSTIN TRONG VỎ QUẢ MĂNG CỤT<br />

GARCINIA MANGOSTANA L. LÀM THUỐC HỖ TRỢ<br />

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ<br />

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />

Hà Nội - 2011<br />

1


1 Mở đầu<br />

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />

Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên như vinblastine từ lá cây dừa cạn<br />

(Catharanthus roseus), taxol của cây thông đỏ (Taxus brevifolia), colchicine từ<br />

cây tỏi độc (Colchicum autunale), scutebalcaletone từ cây bán chi liên<br />

(Scutellaria barbata), một số hoạt chất từ lá cây chè xanh (Camellia sinensis),<br />

đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, măng cụt<br />

Garcinia mangostana L. là cây ăn quả được trồng khá nhiều ở miền Nam, Việt<br />

Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ quả măng cụt còn có thể được dùng để<br />

điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc khai thác <strong>và</strong> ứng dụng các<br />

hoạt chất sinh học từ vỏ cây măng cụt ở nước ta vẫn chưa được quan tâm nhiều.<br />

Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Nghiên <strong>cứu</strong> <strong>quy</strong> <strong>trình</strong> <strong>công</strong> <strong>nghệ</strong> <strong>tách</strong> <strong>chiết</strong> <strong>và</strong><br />

<strong>tinh</strong> <strong>chế</strong> <strong>mangostin</strong> trong vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L. làm thuốc<br />

hỗ trợ điều trị ung thư” được thực hiện với mục tiêu: <strong>tách</strong> <strong>chiết</strong> <strong>và</strong> <strong>tinh</strong> <strong>chế</strong> α-<br />

<strong>mangostin</strong> từ vỏ quả măng cụt <strong>và</strong> <strong>nghiên</strong> <strong>cứu</strong> một số hoạt tính sinh học của α-<br />

<strong>mangostin</strong>.<br />

2 Tổng quan<br />

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L. thuộc họ Bứa<br />

(Clusiaceae), là loại cây ăn quả được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc<br />

biệt phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Sri Lanka. Ở Việt Nam măng<br />

cụt chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích lên<br />

tới 4900 ha, cho sản lượng khoảng 4500 tấn. Theo dự án phát triển sản xuất <strong>và</strong><br />

xuất khẩu rau, hoa quả tươi của Việt Nam, dự kiến phát triển diện tích trồng<br />

măng cụt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 11300 ha, cho sản<br />

lượng 24000 tấn. Trong đó tập trung trồng chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh<br />

Long, Trà Vinh <strong>và</strong> Bình Dương. Măng cụt đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt<br />

2


khe, khí hậu nóng <strong>và</strong> ẩm. Do đó, cây măng cụt chỉ phân bố ở các vùng có khí<br />

hậu ấm áp, không tiến xa ra vùng khí hậu lạnh phía bắc mà chỉ dừng lại ở Huế.<br />

Măng cụt là loài thực vật giàu các dẫn xuất xanthone nhất được phát hiện cho<br />

đến nay. Trong số hơn 200 dẫn xuất xanthone được tìm thấy ở thực vật thì có<br />

đến 60 dẫn xuất ở măng cụt, chủ yếu tập trung ở phần vỏ quả. Trong số các dẫn<br />

xuất xanthone có trong vỏ quả măng cụt thì α-<strong>mangostin</strong> có hàm lượng cao<br />

nhất, chiếm khoảng 0,02-0,2% trọng lượng khô. Tiếp đến là γ-<strong>mangostin</strong> <strong>và</strong> β-<br />

<strong>mangostin</strong>, chiếm khoảng 0,016-0,07%. Hàm lượng của các chất gacinone, đặc<br />

biệt là garcinone E chiếm khoảng 0,01-0,035%, đây là một chất có hoạt tính ức<br />

<strong>chế</strong> mạnh sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư, cho nên đang được nhiều<br />

nhà khoa học quan tâm. Hiện nay, các dẫn xuất xanthone từ măng cụt, đã <strong>và</strong><br />

đang được các nhà khoa học quan tâm nhờ các hoạt tính sinh học quan trọng<br />

như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống oxi hóa, đặc biệt là<br />

hoạt tính chống ung thư, nhằm mục đích tìm ra hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên<br />

làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.<br />

3 Nguyên liệu <strong>và</strong> phương pháp<br />

Chủng P. aeruginosa JN 592444.1 được cung cấp bởi Phòng Vi sinh vật đất,<br />

Viện Công <strong>nghệ</strong> sinh học, Viện Khoa học <strong>và</strong> Công <strong>nghệ</strong> Việt Nam.<br />

Chủng S. aureus được cung cấp bởi Phòng Vi sinh vật, Khoa Sinh học, Trường<br />

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />

Chủng nấm C. albicans ATCC 10231 được mua từ bảo tàng giống chuẩn Mỹ,<br />

10801 University Boulevard Manassas, VA 20110, USA.<br />

Chủng P. aeruginosa JN 592444.1 được cung cấp bởi Phòng Vi sinh vật đất,<br />

Viện Công <strong>nghệ</strong> sinh học, Viện Khoa học <strong>và</strong> Công <strong>nghệ</strong> Việt Nam.<br />

Chủng S. aureus được cung cấp bởi Phòng Vi sinh vật, Khoa Sinh học, Trường<br />

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />

3


Chủng nấm C. albicans ATCC 10231 được mua từ bảo tàng giống chuẩn Mỹ,<br />

10801 University Boulevard Manassas, VA 20110, USA.<br />

Chuột nhắt trắng, giống đực, thuần chủng, dòng Swiss, trưởng thành, khỏe<br />

mạnh, trọng lượng 22 ± 2 g (n = 72) được cung cấp từ Ban chăn nuôi Học viện<br />

Quân Y.<br />

Chuột nhắt trắng, giống đực, thuần chủng, dòng Swiss, trưởng thành, khỏe<br />

mạnh, trọng lượng 22 ± 2 g (n = 72) được cung cấp từ Ban chăn nuôi Học viện<br />

Quân Y.<br />

Vỏ quả măng cụt được thu thập từ các khu vực ở Hà Nội. Nguyên liệu được sấy<br />

khô trong tủ ấm ở 60°C, nghiền thành bột mịn. Bảo quản ở điều kiện khô ráo,<br />

thoáng mát.<br />

Các phương pháp sử dụng: Phương pháp <strong>tách</strong> <strong>chiết</strong> <strong>mangostin</strong> từ vỏ quả măng<br />

cụt; Phương pháp sắc kí, phương pháp xác định hàm lượng protein bằng<br />

Bradford; Phương pháp xác định hàm lượng MDA; Phương pháp xác định hoạt<br />

độ peroxidase.<br />

4 Kết quả<br />

Dung môi an toàn, hiệu quả kinh tế phù hợp cho quá <strong>trình</strong> <strong>tách</strong> <strong>chiết</strong> <strong>mangostin</strong><br />

từ vỏ quả măng cụt là ethanol, tỷ lệ dung môi : nguyên liệu là 3:1, ở 60°C, trong<br />

4 giờ. Sản phẩm thu được có độ sạch là 98,5%, chiếm 0,13% khối lượng nguyên<br />

liệu ban đầu.<br />

Chế phẩm <strong>tinh</strong> sạch có khả năng kháng lại một số vi khuẩn <strong>và</strong> nấm gây bệnh ở<br />

người như S. aureus, P. aeruginosa, C. albicans. Diệt được 100% vi khuẩn S.<br />

aureus ở nồng độ 15 µg/ml; ức <strong>chế</strong> được 70% sự phát triển của P. aeruginosa ở<br />

nồng độ 1000 µg/ml, được 50% sự phát triển của nấm C. albicans ở nồng<br />

độ 1500 µg/ml.<br />

Hoạt chất α-<strong>mangostin</strong> có khả năng chống oxi hóa, bảo vệ gan khỏi sự tấn <strong>công</strong><br />

của chất độc có tính oxi hóa mạnh là CCl4. Thể hiện bằng tác dụng làm tăng<br />

4


hoạt độ peroxidase <strong>và</strong> làm giảm hàm lượng MDA ở gan chuột ở các nhóm<br />

<strong>nghiên</strong> <strong>cứu</strong>, đặc biệt ở hai nhóm <strong>nghiên</strong> <strong>cứu</strong>: nhóm chuột uống α-<strong>mangostin</strong> liều<br />

0,1 mg/10 g thể trọng, hoạt độ peroxidase trong gan tăng 45% so với nhóm đối<br />

chứng, 57% so với nhóm nhiễm độc CCl4; <strong>và</strong> nhóm chuột uống α-<strong>mangostin</strong><br />

liều 0,2 mg/10 g thể trọng, hàm lượng MDA trong gan chuột giảm 6% so với<br />

nhóm đối chứng, giảm 60% so với nhóm nhiễm độc CCl4.<br />

5 Kiến nghị<br />

1. Thử nghiệm hoạt tính chống ung thư của α-<strong>mangostin</strong> trên một số dòng tế<br />

bào ung thư từ chuột.<br />

2. Sản xuất α-<strong>mangostin</strong> trên qui mô pilot để làm thuốc hỗ trợ phòng chống <strong>và</strong><br />

điều trị ung thư <strong>và</strong> chống oxi hóa.<br />

5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!