17.06.2017 Views

khai niem ve su trao doi chat va trao doi nang luong

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

133<br />

So sánh về năng lượng sinh học và năng lượng kỹ thuật ta thấy có những<br />

đặc điểm sau: thứ nhất, cơ thể không sử dụng nhiệt năng thành công có ích<br />

được; thứ hai, sự giải phóng năng lượng trong cơ thể là dần dần, từng bậc; thứ<br />

ba, sự giải phóng năng lượng đi kèm theo sự phosphoryl hóa nghĩa là năng<br />

lượng giải phóng được cố định lại ở liên kết este với phosphoric acid trong<br />

phân tử ATP vốn được gọi là liên kết cao năng. Từ dạng năng lượng trung gian<br />

này (ATP) mà có thể dự trữ và sử dụng năng lượng vào các hoạt động sống; thứ<br />

tư, có thể không sử dụng được năng lượng tự do của tất cả các loại phản ứng phát<br />

nhiệt mà nguồn năng lượng duy nhất cơ thể sử dụng là của các quá trình oxy hóa.<br />

8.2.1. Sự biến đổi năng lượng tự do<br />

Sự thay đổi về đại lượng của năng lượng tự do là một chỉ tiêu quan trọng<br />

nhất của hiệu ứng năng lượng tức là hệ số của tác dụng hữu hiệu của phản ứng.<br />

Có thể định nghĩa năng lượng tự do là lượng năng lượng mà ở một nhiệt độ<br />

nhất định nào đó có thể biến thành công.<br />

Tế bào có thể tạo ra và duy trì được cấu trúc trật tự và phức tạp của mình<br />

nhờ chúng liên tục tiếp nhận năng lượng tự do từ môi trường ở dạng quang<br />

năng hoặc hóa năng và biến hóa nó thành các dạng năng lượng sinh học để<br />

phục vụ cho các quá trình hoạt động sống. Sự biến hóa, tích lũy và sử dụng<br />

năng lượng sinh học xảy ra song song với sự chuyển hóa vật chất và tuân thủ<br />

các nguyên tắc của nhiệt động học.<br />

Những biến đổi năng lượng tự do của hệ thống phản ứng được ký hiệu<br />

bằng G có giá trị là Kcal/mol. Đại lượng của G là hiệu số giữa lượng năng<br />

lượng tự do của trạng thái cuối (sau phản ứng) G 2 và năng lượng tự do của<br />

trạng thái đầu (trước phản ứng) G 1 . Nếu G0<br />

(có giá trị dương), phản ứng thu nhiệt, muốn thực hiện phản ứng cần phải cung<br />

cấp năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt chỉ có thể được thực hiện cùng với các<br />

phản ứng tỏa nhiệt, nghĩa là việc tăng năng lượng tự do chỉ có thể có được do<br />

các phản ứng liên hợp khác tiến hành với việc giảm năng lượng tự do. Các quá<br />

trình cơ bản gắn liền với hoạt động sống của cơ thể, nhiều kiểu làm việc của tế<br />

bào, các phản ứng tổng hợp đều là những phản ứng thu nhiệt luôn luôn liên hợp<br />

với các phản ứng tỏa nhiệt.<br />

G được tính theo công thức:

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!