19.05.2023 Views

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bản in

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước,

hoặc kích động đòi ly khai dân tộc.

Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc

và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu

nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các

tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế

quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung chủ

yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành

một chỉnh thể.

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các

Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành

độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.2. Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam

Đặc điểm dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc người Kinh có 73.594.341 người

chiếm 85,7% dân số cả nước; 53 dân tộc thiểu số có 12.252.656 người, chiếm 14,3%

dân số. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc cũng không đồng đều, có dân tộc với số dân lớn

hơn 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khơ me, Mông...), nhưng có dân tộc với số dân

chỉ vài ba trăm (Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu). Thực tế cho thấy nếu một dân tộc

mà số dân chỉ có hàng trăm sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức cuộc sống, bảo

tồn tiếng nói và văn hoá dân tộc, duy trì và phát triển giống nòi. Do vậy, việc phát triển

số dân hợp lý cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với những dân tộc thiểu số rất ít

người đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam có những chính sách quan tâm đặc biệt.

Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Tính

chất chuyển cư như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen

kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng. Vì vậy,

không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.

Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu

biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn

hóa thống nhất trong đa dạng. Mặt khác, do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong

109

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!