19.05.2023 Views

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bản in

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên. Sự thay thế này được thực

hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng

nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp

những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự

phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Khi phân tích hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, C.Mác và

Ph.Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp

lên cao qua hai giai đoạn, giai đoạn thấp và giai đoạn cao, giai đoạn cộng sản chủ

nghĩa; giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa cộng sản. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875) C.Mác đã cho

rằng: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải

biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ

quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền

chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 1 . Khẳng định quan điểm của C. Mác,

V.I. Lênin cho rằng: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư

bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định” 2 .

Về xã hội của thời kỳ quá độ, C. Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xã

hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều

dấu vết của xã hội cũ để lại: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã

hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội

cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi

phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó

đã lọt lòng ra” 3 .

Sau này, từ thực tiễn nước Nga, V. I Lênin cho rằng, đối với những nước chưa

có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội” 4 .

Vậy là, về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ

nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ

nghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản

lên chủ nghĩa xã hội- những cơn đau đẻ kéo dài 5 ; thứ hai, đối với những nước đã trải

qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một

thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia,

1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, tập 19, tr.47.

2

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1977, tập. 39, tr. 309-310.

3

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, tập 19, tr.33 .

4

V.I Lênin , Sdd, 1977, t 38, tr 464.

5

Xem : V. I.Lênin, Sdd, 1976, tập 33, tr223.

49

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!