19.05.2023 Views

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bản in

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ: lịch sử

xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,

phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã

hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác

biệt về chất, trong đó không có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành

người tự do…,. Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. C. Mác khẳng

định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải

biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ

quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền

chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 1 . V.I.Lênin trong điều kiện nước Nga

xô- viết cũng khẳng định: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ

nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định” 2 . Khẳng định

tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập chủ nghĩa xa hội khoa học

cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: 1) Quá

độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua

chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng

sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra; 2) Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát

triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây,

Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý

luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát

triển khác nhau.

Xuất phát từ quan điểm cho rằng: chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng

thái cần sáng tạo ra , không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết

quả của phong trào hiện thực, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng:

Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng có thể rút ngắn

được quá trình phát triển: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng, các dân

tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội

chủ nghĩa và tránh được phần lớn những đau khổ và phần lớn các cuộc đấu tranh mà

chúng ta bắt buộc phải trải qua ở Tây Âu” 3 . C.Mác, khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ

rõ: “Nước Nga… có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư bản chủ nghĩa -

1

C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1983, tập 19, tr. 47.

2

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1977, tập 39, tr. 309-310.

3

Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr. 55.

57

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!