19.05.2023 Views

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bản in

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

dân tộc lại. Đó là Cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới

và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân” 1 .

Giải quyết vấn đề dân tộc theo Cương lĩnh của V.I.Lênin, trong chủ nghĩa xã

hội, cộng đồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết và hợp tác trên cơ sở cơ sở chính

trị - pháp lý, đặc biệt là cơ sở kinh tế- xã hội và văn hóa sẽ từng bước xây dựng củng

cố và phát triển. Đây là sự khác biệt căn bản về việc giải quyết vấn đề dân tộc theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan,

hẹp hòi hoặc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. V.I.Lênin khẳng định: “… chỉ có chế độ

xô - viết là chế độ có thể thật sự đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bằng

cách thực hiện trước hết sự đoàn kết tất cả những người vô sản, rồi đến toàn thể

quần chúng lao động, trong việc đấu tranh chống giai cấp tư sản” 2 .

Chủ nghĩa xã hội, với bản chất tốt đẹp do con người, vì con người luôn là bảo

đảm cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và hợp tác hữu nghị; đồng thời có quan hệ

với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Tất nhiên, để xây dựng cộng đồng bình

đẳng, đoàn kết và có quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân tất cả các nước trên thế

giới, điều kiện chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, theo V.I.Lênin cần thiết phải có

sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản và toàn thể quần chúng cần lao thuộc

tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến

tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần

chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến

thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được” 3 . Trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa” văn kiện về giải quyết vấn đề dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và

cách mạng vô sản, V. I. Lê-nin chỉ rõ: “Trọng tâm trong toàn bộ chính sách của Quốc

tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là cần phải đưa giai cấp vô sản và

quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc đấu tranh

cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản. Bởi vì, chỉ có sự gắn bó như thế mới bảo

đảm cho thắng lợi đối với chủ nghĩa tư bản, không có thắng lợi đó thì không thể tiêu

diệt được ách áp bức dân tộc và sự bất bình đẳng” 4 . Đó cũng là cơ sở để Người đưa ra

khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghị

với nhân dân tất cả các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng

và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 1976, tập. 25, tr.375.

2

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tập. 41, tr.202.

3

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tập. 41 tr.206.

4

Viện Mác - Lênin, V. I. Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb. Sách chính trị, Mát-xcơ-va, 1970, Tiếng

Nga, tr199.

56

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!