19.05.2023 Views

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học bản in

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Chương 3

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

48

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sinh viên nắm được những quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng

tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện cụ thể Việt Nam.

2. Về kỹ năng: Sinh viên bước đầu biết vận dụng những tri thức có được vào

phân tích những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam hiện nay.

3. Về tư tưởng: sinh viên khẳng định niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn

tin và ủng hộ đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. NỘI DUNG

1. Chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội (tiếng Anh: Socialism) được hiểu theo bốn nghĩa:1) Là phong

trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công,

chống các giai cấp thống trị; 2) Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải

phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công; 3) Là một khoa học - Chủ

nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; 4) Là một

chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.

1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác Ph.Ăngghen khi nghiên

cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản đã xây dựng

nên học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội. Học thuyết vạch rõ những qui luật cơ bản

của vận động xã hội, chỉ ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. Học thuyết hình

thái kinh tế- xã hội của C. Mác không chỉ làm rõ những yếu tố cấu thành hình thái kinh

tế- xã hội mà còn xem xét xã hội trong quá trình biến đổi và phát triển không ngừng.

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng

được V.I.Lênin bổ sung, phát triển và hiện thực hoá trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ

nghĩa Mác- Lênin, tài sản vô giá của nhân loại.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra tính

tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!