31.12.2020 Views

Sáng kiến Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông

https://app.box.com/s/8wqm825q663f5ci9itsyj2qx4qzy1tbx

https://app.box.com/s/8wqm825q663f5ci9itsyj2qx4qzy1tbx

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M

H Ó A H Ọ C

vectorstock.com/22606229

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK

PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Sáng kiến Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng

tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông

qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp tỉnh.

Nhóm chúng tôi gồm:

TT Họ và tên

Ngày tháng

năm sinh

1 Nguyễn Anh Hưng 28/12/1981

2 Trần Thị Dự 30/11/1986

3 Mai Châu Bình 17/9/1990

4 Nguyễn Thị Thanh Hòa 10/12/1987

5 Đinh Thị Hồng Nhung 28/10/1992

Nơi công

Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc

Chức vụ

tác

chuyên môn tạo ra sáng kiến

THPT Gia

Viễn B

THPT Gia

Viễn B

THPT Gia

Viễn B

THPT Gia

Viễn B

THPT Gia

Viễn B

Tổ trưởng

chuyên môn

Đại học 22%

Giáo viên Đại học 20%

Giáo viên Thạc sỹ 22%

Giáo viên Đại học 17%

Giáo viên Thạc sỹ 19%

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong

đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông.

Lĩnh vực áp dụng: Vận dụng kiến thức hóa học phổ thông để phòng tránh tai nạn do hóa chất

gây ra trong cuộc sống hàng ngày.

II. Nội dung sáng kiến

1. Giải pháp cũ thường làm

- Về nội dung:

Trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, giáo viên thường dạy lần

lượt qua các mục: Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và

điều chế. Giáo viên ít nói hoặc nói ngắn gọn, không có dẫn chứng về những tính chất đó có

thể gây ra nguy hiểm gì cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất khi sử dụng hoặc

không may bị nhiễm phải. Dẫn đến người học không có khả năng phòng tránh những tai nạn

do hóa chất gây ra và thực tế cuộc sống đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do con

người thiếu hiểu biết về hóa chất.


Ví dụ như vụ ngạt khí CO ở Hải Hà, Quảng Ninh ngày 8 tháng 9 năm 2014 làm 10

người chết, vụ ngạt khí than ở Nông Cống Thanh Hóa ngày 1 tháng 1 năm 2015 làm 9 người

tử vong.

- Về hình thức:

Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu theo cách diễn giảng, thuyết trình

làm cho bài giảng buồn tẻ, nặng nề. Học sinh không có hứng thú tiếp thu kiến thức, không

chủ động tích cực tham gia vào bài giảng và không có kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào đời

sống để phòng tránh những tai nạn thương tích do hóa chất gây ra.

* Ưu điểm:

+ Cho phép trình bày những nội dung lí thuyết khó, phức tạp, hàn lâm, chứa đựng thông

tin học sinh không tự tìm hiểu được.

+ Phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại, vấn

đáp. Do đó, giáo viên có nhiều thời gian để giảng những kiến thức hàn lâm một cách hệ

thống.

+ Cho phép trình bày mô hình mẫu của tư duy logic, của cách trình bày và lí giải vấn đề

một cách khoa học.

* Nhược điểm:

+ Không thu hút được tất cả các đối tượng học sinh tham gia và hoạt động học, đặc biệt

là học sinh thuộc các lớp khoa học xã hội. Do đó tiết học với các em sẽ trở nên nặng nề căng

thẳng, không có hứng thú tiếp thu kiến thức và không cảm thấy có sự liên quan giữa kiến

thức đang học với thực tế cuộc sống. Từ đó, làm cho học sinh cảm thấy chán nản, thậm chí là

sợ môn Hóa học.

+ Những kiến thức về trạng thái tự nhiên, ứng dụng các chất thì giáo viên ít hoặc không

cung cấp đầy đủ thông tin, dẫn chứng cụ thể dẫn đến người học không hiểu rõ ảnh hưởng của

các chất hóa học thường gặp trong đời sống với con người và các loài sinh vật như thế nào.

+ Tiết học không đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục đó là hình thành những

năng lực và phẩm chất cho người học.

2. Giải pháp mới cải tiến

- Bản chất của giải pháp mới.

Thay đổi phương pháp tiếp cận kiến thức của người học và phương pháp dạy học của

người dạy bằng cách tạo ra các sân chơi nhỏ trong phạm vi lớp học.

* Người học:


Chuyển từ quá trình học tập thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng

qua đó lĩnh hội kiến thức một cách chủ động tích cực.

Nội dung kiến thức không chỉ sử dụng trong các bài kiểm tra, các kì thi mà quan trọng

hơn là học sinh còn có thêm hiểu biết những kiến thức thực tiễn để vận dụng vào giải quyết

các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, phòng tránh được những tai nạn thương tâm cho mình,

cho người thân và trở thành người có trách nhiệm với chính bản thân mình và với cộng đồng.

* Người dạy :

Vừa đóng vai trò là người thầy dạy kiến thức theo cách truyền thống vừa là đạo diễn

đồng thời cũng là MC dẫn dắt chương trình. Làm trọng tài trong các tình huống tranh luận về

kiến thức và dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức đó.

Người dạy trở nên gần gũi và là người bạn đồng hành trên con đường lĩnh hội kiến thức

của học sinh.

- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

Xuất phát từ thực tế:

- Do áp lực học tập và thi cử, nhiều học sinh bị căng thẳng, stress thậm chí là trầm cảm.

Nên giáo viên cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá để học

sinh hào hứng, vui vẻ, chủ động trong học tập qua đó lĩnh hội kiến thức quan trọng, cần thiết

một cách nhẹ nhàng.

- Do nhiều người chưa đủ kiến thức, kĩ năng phòng tránh những tai nạn thương tích do

hóa chất gây ra nên ngày càng nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến hóa chất xảy ra gây

hậu quả nghiêm trọng.

Để giải quyết hai vấn đề trên chúng tôi đã thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra

đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và phát triển các năng lực cốt lõi

của học sinh làm cho học sinh ngày càng yêu thích, hứng thú với môn học. Học không chỉ lấy

kiến thức thi cử mà còn vận dụng kiến thức đó để phòng tránh những tai nạn, những hiểm họa

trong đời sống do hóa chất gây ra. Bằng các giải pháp cụ thể:

+ Một là về hình thức tổ chức:

Giáo viên tổ chức các trò chơi vui nhộn đang được yêu thích trên truyền hình như: Đuổi

hình bắt chữ, rung chuông vàng, trò chơi ô chữ, hỏi xoáy đáp xoay… biến quá trình học tập

thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng. Trong quá trình tổ chức trò chơi,

giáo viên hài hước, nhẹ nhàng dẫn dắt học sinh học tập lĩnh hội kiến thức để đối với mỗi học

sinh có thế tự ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với những người xung quanh và


với toàn thể cộng đồng khi mà các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, hiểm họa do hóa chất gây

ra ngày càng trở nên báo động.

+ Hai là về cách tiếp cận nội dung:

Nội dung kiến thức đa dạng phong phú không bó buộc trong sách giáo khoa nhưng

không vì thế mà trở nên nặng nề hơn.

Tích hợp được nhiều kiến thức của môn học khác đặc biệt là môn xã hội làm cho kiến

thức hóa học thêm mềm mại và tạo sự bất ngờ vui vẻ cho học sinh

Giáo viên dẫn chứng những vụ tai nạn do sử dụng hóa chất không đúng trong đời sống

gây ra và hậu quả thảm khốc của nó thông qua hình ảnh hoặc xem video khiến học sinh sợ

hãi, lay động lòng trắc ẩn từ đó sẽ có động lực tìm hiểu kiến thức có liên quan để giải thích và

đưa ra những giải pháp phòng chống tai nạn cho mình và người thân.

Ngoài ra nội dung kiến thức đưa ra còn được dẫn dắt từ những gì gần gũi nhất với học

sinh như từ các trang mạng xã hội hay những bài hát yêu thích, những bài bão, bài thơ quen

thuộc…

+ Ba là về quy mô tổ chức lớp học: Có thể thay đổi không gian lớp học từ không gian

khép kín sang không gian mở ở đó học sinh không bị gò bó mà được tự do thỏa mái trong học

tập.

+ Bốn là kiểm tra đánh giá: Qua hoạt động vui chơi lĩnh hội kiến thức, giáo viên có thể

đánh giá năng lực của học sinh và cho điểm phù hợp chứ không nhất thiết chỉ dùng cách kiểm

tra đánh giá truyền thống.

Nhóm chúng tôi đã xây dựng được 12 vấn đề hóa học hiện nay liên quan đến những vụ

tai nạn thương tâm hay xảy ra trong đời sống với những cách thể hiện sinh động khác nhau

nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động khơi dậy niềm say mê, yêu thích

môn hóa với mỗi học sinh.

Vấn đề 1: Phòng tránh tai nạn bị điện giật do dung dịch chất điện li gây ra

Vấn đề 2: phòng tránh tai nạn do ngạt khí cacbonmono oxit

Vấn đề 3: phòng tránh tan nạn gây ra do thủy ngân trong nhiệt kế

Vấn đề 4. Ô nhiễm nguồn nước

Vấn đề 5. Ngộ độc rượu, cách phòng tránh

Vấn đề 6: Mối nguy hiểm từ việc sử dụng bóng cười ở giới trẻ

Vấn đề 7: Phòng tránh ngộ độc formol

Vấn đề 8: Phòng tránh cháy nổ khí amoniac


Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi

Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric

Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas

Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá

- Ở mỗi vấn đề trên chúng tôi đã xây dựng

1. Hình thức tiếp cận kiến thức:

Thiết kế loại trò chơi gì được áp dụng để chuyển tải nội dung về những vụ tai nạn do

hóa chất gây ra trong đời sống

2. Phạm vi sử dung: Với vấn đề được đưa ra chúng ta có thể dùng trong những tiết học

nào, phần nào trong mỗi bài lên lớp hàng ngày.

3. Nội dung.

Nội dung câu hỏi từ đó dẫn dắt vào những vụ tai nạn kinh hoàng do hóa chất gây ra gây

ra làm học sinh sợ hãi từ đó tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn đó và những sơ cứu ban đầu.

III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

1. Hiệu quả kinh tế:

Nếu không có kỹ năng phòng tránh tai nạn do sử dụng các hóa chất trong cuộc sống

hàng ngày thì hậu quả xảy ra là vô cùng thảm khốc. Nạn nhân mất rất nhiều tiền để điều trị

bệnh hoặc nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Học sinh có khả năng phòng tránh những tai nạn, những mối hiểm họa xảy ra trong

đời sống góp phần bảo vệ sức khỏe đặc biệt là tính mạng cho mình và người thân.

Học sinh có động lực học tập và tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực nên sẽ

nhớ kĩ và hiểu sâu hơn thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần lí thuyết trong các

câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp theo mẫu đề thi THPT QG hiện nay. Do vậy khả năng đỗ vào

các trường đại học cao đẳng của năm thi đầu tiên sẽ cao hơn, tiết kiệm được thời gian và chi

phí so với những học sinh phải thi nhiều lần.

Sáng kiến của chúng tôi là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình

giảng dạy môn hóa THPT, tiết kiệm thời gian để tra cứu các nguồn thông tin trên internet,

báo đài…

2. Hiệu quả xã hội:

Những kiến thức phòng chống tai nạn khi sử dụng hóa chất hàng ngày sẽ hạn chế

những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, giúp xã hội bớt đi những mảnh đời bất hạnh, bớt đi

những đứa trẻ mô côi, những người mẹ già không nơi nương tựa.


Tạo cho học sinh mục đích học tập đúng đắn: Học để bảo vệ mình cũng như bảo vệ

người thân tránh những tai nạn trong cuộc sống do hóa chất gây ra.

Tạo không khí vui vẻ, giảm stress. Giúp học sinh thêm yêu mái trường, yêu thầy cô,

bạn bè và lưu giữ cho các em những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.

Giải pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó người học vào một khuôn khổ nhất định, mà

tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học

theo cảm hứng từ đó có thể bộc lộ bản thân mình hơn, sẽ giúp các em tự tin hơn.

Giải pháp này còn giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn, tổng quát hơn và nhớ lâu hơn

và giúp các em phát triển đầy đủ các năng lực mà một xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa

yêu cầu.

Chúng tôi đã làm một chuyên đề ngoại khóa “Rung chuông vàng” để HS hai lớp 11A1,

11A2 cùng chơi sau đó đưa ra những kiến thức về phòng chống tai nạn ngạt khí CO, phòng

tránh cháy nổ khí gas, vấn đề tác hại của chì, an toàn khi sử dụng đạm urê…

Chúng tôi thu được một số kết quả tích cực như sau: Kết quả thăm dò về thái độ, tình

cảm của HS

Nội dung

1.Cảm nhận của em sau giờ

học như thế nào?

2. Mức độ hợp tác tham gia các

hoạt động học tập của mỗi cá

nhân

3. Mức độ hài hước, truyền đạt

kiến thức của MC dẫn chương

trình

4. Theo em hình thức dạy học

theo hình thức vận dụng kiến

thức hóa học giải quyết các vấn

đề trong đời sống có tăng sự

yêu thích môn hóa không?

Tỉ lệ

Rất thích Thích Bình thường Không thích

(60/80) (10/80) (9/80) (1/80)

75,00% 12,50% 11,25% 1,25%

Rất tích

Không tích

Tích cực Bình thường

cực

cực

(45/80) (17/80) (13/80) (5/80)

56,25% 21,25% 16,25% 6,25%

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

(59/80) (15/80) (6/80) (0/80)

73,75% 18,75% 7,50% 0,00%

Không

(70/80)

(10/80)

87,50%

12,50%


5. Em có muốn tiếp tục học tập

môn hóa học theo hình thức

dạy học này không?

6. Sau khi học xong bài, em có

nắm được các kĩ năng phòng

tránh một số tai nạn thường

xảy ra trong đời sống không?

7. Chúng ta nên tuyên truyền

rộng rãi đến mọi người về các

vấn đề nguy hiểm trong đời

sống để mọi người đều biết

cách phòng tránh

(78/80)

97,50%

(79/80)

98,75%

(80/80)

100%

Không

(10/80)

2,50%

Không

(1/80)

1,25%

Không

(0/80)

0,00%

IV. Điều kiện và khả năng áp dụng.

1. Điều kiện áp dụng.

- Về phía giáo viên:

Tất cả các giáo viên dạy hóa học trong các trường phổ thông đều có thể sử dụng sáng

kiến của chúng tôi trong giảng dạy. Và hàng năm có thê nghiên cứu thê bổ sung cập nhật

thêm các nội dung thực tiễn.

- Về phía học sinh:

Cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về hóa học thông dụng trong đời sống. Tích cực

tham gia vào bài học.

- Về phía nhà trường:

Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như lớp học phải có máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn…

nếu các tiết học ngoại khóa cần có hội trường lớn.

2. Phạm vi áp dụng.

Sáng kiến của chúng tôi có thể được sử dụng trong quá trình dạy học môn hóa học

chương trình THPT.

- Bài dạy áp dụng: Thường là bài luyện tập hoặc các tiết học ngoại khóa.

- Có thể áp dụng các trò chơi trong các phần khởi động của các tiết học.


* Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TT

Họ và tên

Ngày

tháng năm Nơi công tác Chức danh

sinh

Trình độ

chuyên

môn

Nội dung công việc hỗ

trợ

1 Nguyễn Anh Hưng 28/12/1981

THPT Gia

Viễn B

Tổ trưởng

chuyên

môn

Đại học

Dạy bài luyện tập lớp 12

theo hình thức Rung

chuông vàng

2

Trần Thị Dự 30/11/1986

THPT Gia

Viễn B

Giáo viên

Đại học

Tham gia dẫn chương

trình

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN Gia viễn , ngày 12 tháng 05 năm 2018

VỊ CƠ SỞ

Người nộp đơn

..………. Nguyễn Anh Hưng

..………. Mai Châu Bình

………... Trần Thị Dự

………… Đinh Thị Hồng Nhung

..………. Nguyễn Thị Thanh Hòa


MỤC LỤC

PHẦN I. XÂY DỰNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VỤ TAI NẠN XẢY

RA TRONG ĐỜI SỐNG ........................................................................................................... 1

Vấn đề 1: Chất điện ly ........................................................................................................... 1

Vấn đề 2: Phòng tránh tai nạn do ngạt khí cacbonmonooxit................................................. 4

Vấn đề 3: Phòng tránh tai nạn gây ra do thủy ngân trong nhiệt kế ....................................... 8

Vấn đề 4: Ô nhiễm nguồn nước ........................................................................................... 10

Vấn đề 5. Ngộ độc rượu ...................................................................................................... 17

Vấn đề 6: Mối nguy hiểm từ việc sử dụng bóng cười ở giới trẻ. ........................................ 22

Vấn đề 7: Phòng tránh ngộ độc Formol............................................................................... 24

Vấn đề 8: Cháy nổ khí amoniac .......................................................................................... 29

Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi ...................................... 33

Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric ............................................. 35

Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas ............................................................................. 39

Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá ....................................................................... 44

PHẦN II. NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 2017- 2018 ......................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 77


PHẦN I: XÂY DỰNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NHỮNG TAI NẠN

XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG

VẤN ĐỀ 1: CHẤT ĐIỆN LY

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi đuổi hình bắt chữ.

2. Phạm vi sử dung: Sử dụng vấn đề này trong bài luyện tập, các chuyên đề ngoại khóa,

phần khởi động, tìm tòi mở rộng trong bài "Sự điện li" - Hóa học 11.

3. Nội dung.

i

Giáo viên đưa ra câu hỏi: Hình ảnh trên liên quan đến loại chất nào trong chương

trình hóa học phổ thông?

Giáo viên có thể hỏi thêm khái niệm chất điện li, phân loại chất điện li sau khi học

sinh đã bắt được chữ: chất điện li

Lưu ý: Nước cất không dẫn điện nhưng nước tự nhiên thì dẫn điện tốt do nước tự

nhiên hòa tan các chất điện li. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng khi dùng điện trong môi

trường chứa chất điện li. Thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do mọi

người không chú ý nước hòa tan chất điện li có thể dẫn được điện.

Giáo viên cảnh báo:

1. Báo (NLĐO 9/11/2017 - Hay tin cháu gái bị điện giật chết trong lúc tắm do

bình nóng lạnh rò điện, bà nội đã sốc, ngất lịm và tử vong ngay sau đó).

Ngày 29-11, thông tin từ Công an thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc thương tâm khi cả cháu gái và bà nội cùng tử

vong.

Trước đó, vào khoảng 19 giờ ngày 28-11, cháu C.X.M. (13 tuổi, trú tại thị trấn

Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) mở nước nóng lạnh để tắm. Một lúc sau, không thấy con gái ra

1


khỏi phòng tắm, mẹ cháu M đã mở cửa phòng tắm vào kiểm tra thì phát hiện cháu M đã

tử vong trong tư thế nằm trên nền nhà tắm.

Nhận được thông tin cháu M tử vong, bà nội của cháu đau đớn, ngất lịm vì sốc.

Phát hiện sự việc, người thân nhanh chóng đưa bà đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử

vong trên đường đến bệnh viện.

Lực lượng chức năng sau đó đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên

nhân dẫn đến việc cháu M tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bình nóng

lạnh bị rò điện khiến cháu M bị điện giật lúc tắm.

2. Bị điện giật chết do sử dụng điện thoại khi tắm: Thanh Niên 12/07/17 Gia đình

muốn báo chí đưa tin về vụ việc đau lòng để cảnh báo về nguy cơ điện giật khi dùng

điện thoại đang sạc.

Vụ tai nạn xảy ra hôm 8.7 khi Madison Coe (14 tuổi) được phát hiện đã tử vong

trong bồn tắm tại nhà ở Lovingston (bang New Mexico, Mỹ). Cảnh sát cho rằng nạn

nhân đã bị điện giật sau khi họ tìm thấy điện thoại trong bồn tắm vẫn đang cắm sạc vào

ổ cắm nối dài.

3. Một người đàn ông ở Hưng Yên bị điện giật suýt chết trong lúc đang lội ao bắt

cá. Nguyên nhân do dây viễn thông bị đứt, vô tình dẫn điện từ đường dây điện xuống

nước.

4. Cách đây khoảng 10 năm tại xã Gia Xuân- huyện Gia Viễn - Ninh Bình, một

người thanh niên đã dùng điện lưới để kích cá và đã bị điện giật dẫn đến tử vong để lại

người vợ và hai đứa con thơ.

Giáo viên nhắc nhở:

- Khi sử dụng nguồn điện làm việc với dung dịch chất điện li như máy bơm nước,

bình nóng lạnh cần cẩn thận, an toàn. Tốt nhất nên tắt nguồn điện bình nóng lạnh khi

tắm, kiểm tra kỹ dây điện khi bơm nước và tuyệt đối không dùng điện lưới để kích cá.

- Nếu không may bị điện giật ta cần sơ cứu nạn nhân như sau:

1. Khi phát hiện người bị điện giật

- Trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu

dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để

đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện (H1). (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên

mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một

tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).

2


Dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy,

tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân

và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ

nạn nhân.

2. Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở:

Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được

hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

+ Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi

ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay

kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2

hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp

xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần.

Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần (H2).

Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.

3


+ Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai

bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4

- 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực,

sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút

khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép

tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).

3. Với nạn nhân còn tỉnh:

Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn

thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu

không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an

ủi để nạn nhân yên tâm.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

VẤN ĐỀ 2: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO NGẠT KHÍ CACBON MONOOXIT

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng, ai

là triệu phú…

2. Phạm vi áp dụng: Trong chuyên đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập, trong

phần khởi động của bài "Hợp chất của cacbon" - Hóa học 11.

3. Nội dung :

Giáo viên dẫn dắt thông tin: Tháng 9/2014, 5 người khách đã ở lại quán karaoke

Queen club cùng với 7 nhân viên ở đây tổ chức bữa tiệc và hát qua đêm, chia tay một

người bạn chuẩn bị nhập ngũ. Đêm hôm đó tai huyện Hải Hà –Quảng Ninh mưa rất to,

mất điện nên nhóm này đã dùng máy phát điện chạy trong quán và đóng kín cửa. Đến

chiều ngày 8/9, chủ quán karaoke mở cửa phát hiện 12 người nằm bất tỉnh tại phòng hát,

trong đó có 6 người đã tử vong tại chỗ, 4 người tử vong sau khi đi cấp cứu.

(?) Nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trên là

4


A. Ngộ độc rượu B. Sốc ma túy

C. Ép nhau uống thuốc độc D. Ngạt khí CO.

GV: Theo kết luận của viện khoa học hình sự bộ công an, nguyên nhân gây ra vụ

tai nạn thảm khốc trên là do nạn nhân bị ngạt khí CO (đáp án D)

GV lưu ý: Khí CO là khí vô cùng nguy hiểm và gây ra rất nhiều những vụ tai nạn

thương tâm nhưng con người lại rất thiếu kiến thức phòng tránh nó dẫn đến những hậu

quả nặng nề. Ví dụ như vụ tại nạn xảy ra ở Nông Cống –Thanh Hóa làm chết 9 người

trong đó có một phụ nữ mang thai.

17h ngày 1/1/2016 , một người làm công cho gia đình ông Thong bị ngất trong lò vôi.

Tám người đang đứng ở ngoài lò vôi chạy vào trong lò cứu giúp đồng nghiệp, nhưng

sau đó số người này cũng bị ngất xỉu.

Cả 9 người đều được đưa đi cấp cứu nhưng đã có 8 người bị tử vong, 1 người hiện đang

được cấp cứu tại bệnh viện. (và đã chết sau đó ít ngày)

Đằng sau mỗi vụ tai nạn là

Cảnh đời bất hạnh, sống kiếp thực vật vô chi, vô giác

là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Cảnh đời bất hạnh, sống kiếm thực vật vô chi, vô giác là gánh nặng

cho gia đình và xã hội

5


Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất

đi những người thân yêu nhất

Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất đi những người thân yêu nhất

Là nỗi đau như đứt từng khúc ruột của người ở lại

Nỗi đau cắt ruột xé lòng của người ở lại.

những

đứa trẻ

mồ côi

bơ vơ

không

nơi

nương

tựa

Những đứa trẻ mô côi bơ vơ không nơi nương tựa

* Phần đàm thoại này có thể dành cho khán giả trong các cuộc thi

GV : Tại sao các vụ ngạt khí CO, con người khó tránh, khó chạy thoát?

HS: Các vụ ngạt khí CO con người khó tránh là do tính chất vật lí của CO:

6


- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị nên khó phát hiện.

- Khí CO độc nên gây tử vong.

GV bổ sung:

- Khí CO khi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của oxi trong Hemoglobin (Hb) (1 phân tử

CO có thể đẩy 300 phân tử oxi ra khỏi Hb) dẫn đến người hít phải khí CO nhanh chóng

bị ngạt và ngất rất nhanh.

- Khí CO sinh ra khi con người đốt nhiên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu, than, gas..

Vậy nên chúng ta cần tuyên truyền cho mình và người thân.

* Giáo viên nhắc nhở:

- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ CÓ SINH RA KHÍ CO

1. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, đóng kín cửa.

2. Không chạy máy phát điện ở nơi có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe,

phòng kín cửa.

3. Không dùng các loại than để sưởi trong phòng kín.

4. Không dùng lò nướng, bếp ga để sưởi.

- CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ NGẠT KHÍ

Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới

bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút

cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.

Nếu có nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao, đặt nội khí quản trợ

thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh... Nếu không có nhân viên y tế, cần khẩn trương cấp

cứu theo trình tự:

Tìm cành cây để xua không khí làm loãng khí độc, nếu không có gió, khí độc sẽ

tràn vào dần đạt đến nồng độ cao tự khắc sẽ gây ngạt, thậm chí chỉ trong tích tắc.

Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc

càng nhanh càng tốt, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu.

7


Gọi thêm người hỗ trợ để sơ cứu cho nạn nhân đồng thời gọi cấp cứu 115.

Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó

phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp.

VẤN ĐỀ 3: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GÂY RA DO THỦY NGÂN TRONG

NHIỆT KẾ

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng, ai

là triệu phú…

2. Phạm vi áp dụng: Trong chuyên đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập, trong

bài "Tính chất chung của kim loại" - Hóa học 12.

3. Nội dung: Trong bài “Tình tôi” của Nguyễn Bính có đoạn

Tình tôi là……

Dù nghiền chẳng nát dù lăn vẫn tròn

Tình tôi là đóa hoa dơn

Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn

Em hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu ba chấm (…..)

A. giọt thủy ngân B. miếng thủy ngân

C. hạt kim cương D. khối thủy ngân

GV thuyết trình: "Giọt thủy ngân" trông như quả bóng nhỏ xíu rất đẹp, thủy

ngân đôi lúc được ví giống tình yêu. Nếu ta cố gắng nắm chặt lại thì nó sẽ trôi đi, nhưng

nếu ta biết cách mở bàn tay và giữ nó thì nó sẽ ở lại mãi mãi. Tuy nhiên, về mặt hóa học

thủy ngân là chất vô cùng độc hại.

- Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, "thủy ngân" tên hóa học là Hg, tồn tại ở ba dạng:

nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đặc biệt, dạng nào cũng có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng

tới sức khỏe con người.

Ngày 20/5 khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi Lê

Cảnh Huy (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, cơ thể có lúc ớn lạnh,

mệt mỏi, ăn ít.

Chị Nguyễn Thị Hà - mẹ cháu Huy cho biết: “Một ngày trước khi nhập viện cháu

bị sốt tôi có dùng cặp nhiệt độ hạ sốt nhưng không ngờ cháu nghịch và cắn vỡ chiếc cặp

nhiệt độ và nuốt phải thuỷ ngân. Lúc đó, thấy cháu không sao nên tôi chủ quan không

cho đi khám, ngày 21/5, cháu có biểu hiện sốt, mệt mỏi tôi liền đưa cháu đến bệnh viện

ngay”.

8


Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp

nhận 10-15 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc. Trong đó chủ yếu là các trường hợp ngộ

độc thức ăn, ngộ độc thuốc, ngộ độc vì tiếp xúc với hoá chất và nguy hiểm nhất là ngộ

độc thuỷ ngân. Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc do bất cẩn của người lớn, nguy hiểm nhất

vẫn là những vụ ngộ độc thuốc và thuỷ ngân.

Lý do dẫn tới trẻ bị ngộ độc thuỷ ngân rất nhiều, trong đó chủ yếu do trẻ nghịch

cặp nhiệt độ và làm vỡ. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ có thói quen rất nguy hiểm là sử

dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Nếu nhiệt độ bình sữa trên ngưỡng 40 0 C sẽ làm

nhiệt kế giãn nở rồi vỡ, khiến thủy ngân hòa lẫn trong sữa của trẻ.

Chị Bùi Thị Lan, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc vừa cho con đi khám và được chẩn đoán

là ngộ độc thuỷ ngân, cho hay: “Hôm đó người giúp việc nhà tôi dùng nhiệt kế để đo

nhiệt độ bình sữa. Có lẽ bình quá nóng nên nhiệt kế vỡ, thuỷ ngân từ nhiệt kế rơi ra, nó

bảo trông như quả bóng nhỏ xíu nên tò mò nghịch và cho cả cháu nhỏ nghịch. 2-3 hôm

sau thấy cháu sốt cao không rõ nguyên nhân tôi mới đưa đi khám".

GV chốt vấn đề: Thủy ngân nguyên tố gây độc cho người rất nhanh sau khi hít

vào, nó gây tổn thương đường hô hấp, phổi, gan, hệ thần kinh trung ương. Các triệu

chứng ngộ độc thủy ngân nguyên tố bao gồm nôn, khó thở, ho, sưng và chảy máu chân

răng.

Tùy thuộc vào lượng thủy ngân hít vào, phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn và

gây tử vong. Một lượng nhỏ thủy ngân nguyên tố cũng dễ dàng ngấm qua hàng rào

mạch máu não và qua nhau thai, gây ảnh hưởng lâu dài đến não bộ và thai nhi.

GV khuyến cáo:

- Thận trọng khi tiếp xúc với thủy ngân và nhiệt kế thủy ngân

- Nếu không may thủy ngân vỡ thì chúng ta nên xử lí như sau:

9


Khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, bạn cần dọn kỹ, nhanh, và

đúng cách. Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực

thủy ngân chảy ra.

Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong

không khí. Và tuyệt đối không được để gió lùa. Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn

chiếu sáng từ phía bên kia lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn.

Bạn chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay.

Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như

xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Khi làm phải rất nhẹ nhàng vừa hót vừa

đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có

thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Thủy ngân được thu gom

bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín.

Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng

bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm

trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt

độ 70 - 80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả

bằng nước lạnh.

Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa vào không

khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm.

Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng, mở cửa thoáng

trong vòng vài giờ liền. Sau đó, bạn cần uống thật nhiều nước vì có thể đào thải chất

độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi.

Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng

trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết

hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Tuy nhiên nếu bị thủy ngân bắn vào người, sau đó thấy nhức đầu, buồn nôn, đau

họng và sốt thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

VẤN ĐỀ 4. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi ô chữ

2. Phạm vi áp dụng: Chuyên đề ngoại khóa, trong bài "Hóa học với vấn đề kinh

tế, xã hội và môi trường" - Hóa học 12

10


3. Nội dung: Câu hỏi trò chơi ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và một từ khoá

Hàng ngang số 1: Tên một nguyên tố có trong thành phần của kem đánh răng góp

phần tăng cường tạo khoáng cho men răng và giảm sâu răng? Đáp án: Flo

Hàng ngang số 2: Khí chiếm 1/5 thể tích không khí và có khả năng duy trì sự sống

và sự cháy. Đó là khí nào? Đáp án: Oxi

Hàng ngang số 3: Tên của nguyên tố hoá học nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí? Đáp

án: Hiđro

Hàng ngang số 4: Tên một loại khí tích tụ nhiều dưới lòng đại dương, bùn lầy

dưới đáy đầm ao? Đáp án: Metan

Hàng ngang số 5: Chất này có khả năng oxi hoá I - trong dung dịch ở môi trường

trung tính thành I 2 ? Đáp án: Ozon

Hàng ngang số 6: Tên một loại khí có mùi trứng thối? Đáp án: Hiđrosunfua

Hàng ngang số 7: Một hiện tượng tự nhiên gây nên sự phá huỷ các công trình xây

dựng; kiến trúc bằng đá, làm chua đất, mất cân bằng hệ sinh thái trong thuỷ vực ao, hồ,

đầm, phá? Đáp án: Mưa axit

Từ khoá: FORMOSA. Gợi ý: Một sự cố gây ra cá chết hàng loạt tại vùng biển

Vũng Áng – Hà Tĩnh

F L O

O X I

H I Đ R O

M E T A N

O Z O N

H I Đ R O S U N F U A

M Ư A A X I T

1. Giảng giải về vấn đề ô nhiễm nguồn nước

Trong các vụ ô nhiễm môi trường nổi cộm thì sự cố ô nhiễm môi trường biển

miền Trung do nước thải công nghiệp của Công Ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp

Formosa Hà Tĩnh gây ra được xếp đứng đầu. Sự cố này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế,

xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là

hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt ngư dân.

11


Cá chế hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng – Hà Tĩnh

Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn

tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử

nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có

chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường.

Thứ hai, đó là vụ gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hóa) xảy ra từ

tháng 3 và 4-2016 do nhà máy mía đường Hòa Bình (Hòa Bình) ở thượng nguồn sông

Bưởi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi, làm cá

sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Cá sông Bưởi chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng (Báo vnexpress

ngày 18/5/2016)

Thứ ba, vụ gây ô nhiễm bước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang) được xác

định do nước thải trong quá trình tuyển luyện khoáng sản có chứa bùn thải và nhiều chất

độc của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Á Cường chưa được xử lý, xả trực tiếp ra

sông.

12


Xả thải trực tiếp ra sông Cẩm Đàn (Báo tainguyenmoitruong ngày 10/7/2016)

1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và

các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất

hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.

Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ

đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm

nguồn nước

Ô nhiễm tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm

hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng

bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu

vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có

thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh,

mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây

đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ

nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận

các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm

nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng,

nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất

lượng nước toàn cầu.

Ô nhiễm nhân tạo

Từ nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,

khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh

của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị

phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ),

13


chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải

lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn

chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Từ nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô

thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc

vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến

thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp

thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sunfua,... Người ta thường

sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ

gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác

định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác

nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng

để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất

rắn lơ lửng).

1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Các ion hòa tan: Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc

biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl - ,

SO 2-, 4 PO 3- 4 , Na + , K + . Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có

các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...

Các chất dinh dưỡng (N, P): Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối

với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển.

Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự

nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion

này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong

nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu

tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ

sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy

giảm mạnh chất lượng nước, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng

được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng

là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.

14


Sulfat (SO 2- 4 ): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn,

thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra

sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có

thể gây hại cho cây trồng.

Clorua (Cl - ): Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết

hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua

cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công

trình bằng bê tông, gây ra vị mặn của nước ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh

hoạt.

Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong chất và nước thải

công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các

động vật khác.

+ Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,

hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm

độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh.

+ Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc

chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa

vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân

trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối

vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim

loại nặng rất độc đối với con người.

+ Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự

nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).

Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO 3- 3 ), asenat (AsO 3- 4 ) hoặc asen

hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa

sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các

động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc

tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.

Các chất hữu cơ:

+ Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Cacbonhidrat, protein, chất béo…

thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế

biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thải sinh hoạt,

15


có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ

bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân

huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.

+ Các chất hữu cơ bền vững: Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất

bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng

tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả

năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ

thể con người. Các chất polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs:

polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic

aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền

vững. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng

ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…). Các hợp chất này

thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ

trong môi trường.

+ Các vi sinh vật gây bệnh: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác

hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây

bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có

vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống

một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này

là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán. Ngoài ra còn có một số tác nhân như các

chất có màu, các chất gây mùi vị….

1.3. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước với con người

Nhiễm kim loại nặng: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh

vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên

với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh

hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên

những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm enzim mạnh.

Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH 3 và SH trong methionin và xystein.

Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (Pb), thủy ngân (Hg), asen (As)…

Các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu

DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề

mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư

16


Vi khuẩn có trong nước thải bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người,

động vật có thể gây ra bệnh tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt.

2. Một số giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách tuyên truyền đến

mỗi cá nhân giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế

bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử

dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô

nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như

nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường

ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồn nước bể bơi, nước mưa vào

những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại

cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,

chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy

kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng,

đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín)

rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung

hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi

thải ra cộng đồng.

VẤN ĐỀ 5. NGỘ ĐỘC RƯỢU

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi ô chữ

2. Phạm vi sử dụng câu hỏi: Có thể sử dụng trong phần khởi động kết nối hoặc

phần mở rộng, hoặc trong các chuyên đề ngoại khóa.

3. Nội dung: Gồm 6 ô hàng ngang và 1 từ khóa.

Hàng ngang số 1: Tên thường gọi của C 2 H 5 OH? Đáp án: ANCOL ETYLIC.

Hàng ngang số 2: Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng

phân tử khối hoặc đồng phân este là do giữa các phân tử ancol có liên kết …? Đáp án:

HIĐRO.

17


Hàng ngang số 3: Phản ứng giữa anol và axit cacboxylic được gọi là phản ứng

… ? Đáp án: ESTE HÓA.

Hàng ngang số 4: Tên thường gọi của C 3 H 5 (OH) 3 ? Đáp án: GLIXEROL.

Hàng ngang số 5: Khi đung nóng ancol etylic với H 2 SO 4 đặc, ở 170 o C thì ancol

etylic bị? Đáp án: TÁCH NƯỚC.

Hàng ngang số 6: Công thức hóa học của đồng (II) oxit? Đáp án: CuO.

Từ khóa: NGỘ ĐỘC RƯỢU. Gợi ý: Hiện tượng khi uống rượu kém chất lượng?

A N C O L E T Y L I C

H I Đ R O

E S T E H Ó A

G L I X E R O L

Từ khóa:

T

Á C H N Ư Ớ C

C U O

N G Ộ Đ Ộ C R Ư Ợ U

2. Giảng giải về vấn đề ngộ độc rượu:

Chiều 6/4/2018, Chi cục an toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Nam đã có kết quả

giám sát, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại xã Cà Dy (huyện Nam Giang, Quảng Nam),

khiến 4 người tử vong.

Bệnh nhân Gieo bị di chứng mù mắt và nói khó do ngộ độc rượu.(báo vietnamnet

ngày 6/4/2018)

Kết quả ban đầu, dựa vào dịch tễ học và các kết quả theo dõi, chẩn đoán của Khoa

cấp cứu Trung tâm y tế huyện Nam Giang, nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm tại

xã Cà Dy do rượu chứa Methanol.

18


Cơ chế gây ngộ độc rượu

Methanol là loại rượu đơn giản nhất, chất lỏng không màu, dễ cháy. Methanol tinh

khiết có mùi thoang thoảng ngọt ở nhiệt độ môi trường xung quanh; methanol thô có thể

có mùi hăng, khó chịu. Nó còn được gọi là rượu gỗ, có công thức hóa học là CH 3 OH.

Methanol tồn tại ở dạng chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên,

than, chất thải sinh học và CO 2 .

Tại sao methanol dễ gây ngộ độc?

Rượu uống (rượu ethanol/ethylic) được cơ thể con người chuyển hóa thành axit

citric và được xử lý thông qua gan của chúng ta. Về lý thì không ai dùng methanol

nguyên chất làm rượu, tuy nhiên vì nhiều lý do (nhất là lợi nhuận) nên methanol được

dùng để điều chế rượu dưới nhiều hình thức. Methanol rất độc đối với con người, bởi cơ

thể chúng ta sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde và tiếp đến là oxy hóa thành

axit formic rồi tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận mô mềm

khác như thận và gan.

Theo bác sỹ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chỉ

cần 10ml methanol trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn. Một người lớn có thể

ngộ độc phải cấp cứu khi uống 1ml dung dịch 100% là methanol. Ngoài ra, có thể bị

mù, ngộ độc dẫn tới tử vong nếu uống và đưa chỉ 30 ml dung dịch nồng độ 40%

methanol vào cơ thể!

Các phương pháp điều chế rượu dễ gây hàm lượng methanol cao

Theo báo Sức khoẻ & Đời sống, các phương pháp điều chế rượu dưới đây dù là vô

tình hay cố ý cũng dễ tạo ra rượu có hàm lượng methanol cao:

- Dùng nguyên liệu có lẫn bã dạng gỗ (cenlulose): Thường rượu được chưng cất từ

gạo (tẻ, nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía) nên một số cơ sở cất rượu thủ công

dùng loại mật mía không sạch bã khiến trong quá trình lên men chưng cất, bã phân hủy

cho ra methanol. Lúc này, bã mía dù ép kỹ đến mấy vẫn còn đường và nếu lên men

chưng cất thì vẫn có rượu. Nhưng nếu tận dụng bã này hay dùng mật mía bị cặn (chứa

bã vụn) để điều chế rượu thì hàm lượng methanol trong rượu sẽ rất cao.

- Chế từ loại cồn ethylic kém chất lượng: Một lượng lớn rượu bán trên thị trường

được điều chế theo cách dùng cồn (thực phẩm/y tế) pha với nước. Tính trung bình, một

lít cồn có thể dùng để chế ra 3 lít rượu và mỗi lít rượu mà không phải tốn kém gì như

nấu rượu theo cách chưng cất. Điều đáng sợ là nhiều người dùng loại cồn chất lượng

19


kém (giá rẻ hơn, vốn có hàm lượng methanol aldehyt, aceton cao vượt tiêu chuẩn – dễ

ngửi thấy mùi khó chịu), nên khi pha ra rượu sẽ có nhiều methanol, aldehyt, aceton.

- Vô tình dùng cồn methanol mà không biết: Người làm rượu thường cho loại cồn

khô (chứa methanol) vào khi chưng cất, khi pha rượu (từ cồn) hay chế rượu thuốc theo

cách này để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn, mà không biết làm thế là đưa chất

độc methanol vào rượu.

- Do không biết loại bỏ phần rượu chứa methanol lúc đầu: Khi chưng cất rượu thì

giai đoạn đầu tiên sẽ có tạp chất methanol, aldehyd, aceton… vì các chất này bốc hơi ở

nhiệt độ thấp nên bốc ra ngay ra ở giai đoạn cất đầu. Những chất này có mùi khó chịu

khác hẳn mùi của rượu ethylic. Lẽ ra phải bỏ đi, nhưng người làm rượu tiếc, giữ lại và

nó cũng thường lẫn vào lớp rượu chưng nguyên chất ban đầu (rượu cốt) với nồng độ

khoảng 5%.

Người bệnh ngộ độc rượu được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BVCC

Triệu chứng ngộ độc

Các biểu hiện tương tự như khi uống quá nhiều rượu nên người bị ngộ độc sẽ thấy

buồn ngủ, lú lẫn, mất điều hòa vận động, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kèm

với các biểu hiện rối loạn thị giác cho đến mù mắt.

Trường hợp nhiễm độc nặng sẽ có dấu hiệu thở nhanh, hôn mê, suy thở, tụt huyết

áp nặng, ngưng tim và có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc xảy ra rất nhanh, sau khi uống

khoảng 6 - 8 giờ thì buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt kéo dài khoảng 8 giờ sau thì tử

vong. Từ khi uống cho đến khi chết chưa đầy 24 giờ.

Điều này, khác với sự say rượu thông thường: lúc đầu nói nhiều, lộn xộn, mất

thăng bằng do trung tâm ức chế bị ức chế; sau đó chuyển sang trạng thái mệt mỏi, ngủ li

20


bì do toàn bộ thần kinh trung ương bị ức chế. Say rượu thông thường ít khi tử vong, trừ

trường hợp ra lạnh, hay vốn có bệnh tim mạch.

Ngộ độc xảy ra ngay khi uống chưa quá nhiều, chưa quá say, có người sau khi

uống còn tỉnh táo về đến nhà mới thấy mệt vào viện thì... chết.

Cách xử lý khi ngộ độc methanol và các phòng tránh

Khi gặp biểu hiện nhiễm độc methanol bạn cần đưa nạn nhân cùng với những chất

mà họ đã sử dụng (nghi tác nhân gây ngộ độc) tới cơ quan chống độc của các bệnh viện

để được cấp cứu kịp thời.

Nên tránh uống các loại rượu trôi nổi chưa được kiểm định chất lượng và chưa qua

kiểm tra của cơ sở y tế, của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lên men từ cơm nếp/gạo hoặc pha từ cồn hay chế từ mật mía thì rượu sẽ có mùi

thơm nhẹ của rượu nếp, khác với việc chế rượu từ cồn hay hóa chất công nghiệp. Tuy

nhiên, người ta thường ngụy trang khéo léo bằng cách hòa dung dịch thuốc tím loãng

vào cồn kém chất lượng, lọc qua gạc, cồn sẽ mất mùi hôi, nên các cách nếm, ngửi thông

thường không thể phân biệt đâu là rượu nấu từ gạo chính thống, đâu là các loại rượu trá

hình.

Nhìn chung, các rượu chứa nhiều methanol đang bán trên thị trường (còn gọi là

rượu methanol) chủ yếu được sản xuất bằng cồn và hóa chất công nghiệp, giá rất rẻ

nhưng dễ gây ngộ độc. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc

Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ rằng, "Không thể phân biệt đâu là rượu

ethanol và đâu là rượu methanol nếu chỉ dựa vào cảm quan thông thường. Tuy nhiên,

người dân cần cảnh giác với những loại rượu không nhãn mác, giá rẻ, thậm chí chỉ vài

nghìn đồng/lít vì đó đích thị là methanol".

21


Ngoài ra, một nguồn chủ yếu nhiễm độc methanol là nhà chưng cất rượu tại nhà có

chứa methanol. Một số loại rượu có chứa khoảng 90% ethanol và 5% methanol, có thể

làm xuất hiện những dấu hiệu điển hình của ngộ độc methanol nặng, nên những người

hay uống rượu và nghiện rượu cần hạn chế để tránh tác hại lâu dài.

Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là hạn chế uống rượu bia để tránh gây hại cho sức

khỏe.

* Giáo viên bổ sung thêm cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu

- Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh

nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nằm

nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

- Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi

người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để

bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy,

nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường

huyết.

- Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng

độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi.

Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước

chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giúp giải độc rượu dạng nhẹ.

- Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật

cứng vào miệng.

- Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi

nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật... Hoặc nếu bệnh

nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song

thị, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái... thì vẫn giữ bệnh nhân

ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe

cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

VẤN ĐỀ 6: MỐI NGUY HIỂM TỪ VIỆC SỬ DỤNG BÓNG CƯỜI Ở GIỚI TRẺ.

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi ô chữ

2. Phạm vi áp dụng: Phần hợp chất của Nitơ chương 2 –SGK hóa học 11, trong bài

"Hóa học với vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường" - SGK hóa học 12

3. Nội dung: Gồm 5 ô hàng ngang và 1 từ khóa.

Hàng ngang số 1: Tên thường gọi của NH 3 ? Đáp án: AMONIAC.

Hàng ngang số 2: Tính chất hóa học chủ yếu của khí nitơ? Đáp án: OXI HÓA.

Hàng ngang số 3: Số electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử nitơ ? Đáp án: BA.

22


Hàng ngang số 4: Trong bảng HTTH nguyên tố nitơ thuộc chu kỳ? Đáp án: HAI.

Hàng ngang số 5: Nitơ là thành phần … chính của thực vật? Đáp án: DINH DƯỠNG.

Từ khóa: BÓNG CƯỜI. Gợi ý: Đây là một thú chơi mới của giới trẻ?

A M O N I A C

O X I H Ó A

B A

H A I

D I N H D Ư Ỡ N G

Từ khóa:

B Ó N G C Ư Ờ I

2. Giảng giải về bóng cười và mối nguy hại của việc sử dụng bóng cười trong giới trẻ

hiện nay.

Theo báo VNEpress ngày 6/4/2018: Hít bóng cười hơn một năm, có ngày dùng

20 quả, chàng trai 26 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì bị rối loạn cảm giác, giảm vận động.

Bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ngày 1/4 với các

biểu hiện rối loạn cảm giác và giảm vận động. Anh cũng có cảm giác tê bì bàn chân lan

lên cổ chân và bàn tay hai bên, đi lại không vững. Bên cạnh đó còn có biểu hiện tổn

thương tủy sống cổ khá nhiều, mất chất liệu tủy sống.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc khí N 2 O. Anh cho biết chơi bóng cười đã

hơn một năm nay. Thời gian đầu dùng ít, chỉ 1-2 quả một lần và có cảm giác “phê”. Dần

dần số lượng dùng ngày một tăng, có thể lên tới 20 quả một lần chơi và thường xuyên

dùng.

Thanh niên hít bóng cười chứa khí N 2 O. Ảnh: Báo người lao động

23


"Bóng cười" hay Funky ball là quả bong bóng được bơm khí N 2 O, loại khí gây

hưng phấn thần kinh, tạo cảm giác muốn cười khi hít vào nên còn được gọi là khí cười.

Ở nhiệt độ bình thường, N 2 O là chất không màu, không mùi, có vị ngọt nhẹ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, đây là

trường hợp rất điển hình của ngộ độc khí ôxít nitơ N 2 O do lạm dụng bóng cười, dẫn tới

tổn thương thần kinh.

Sau khi hít khí N 2 O, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. Khi

vào cơ thể, nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch. “Chỉ riêng cười

quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu ôxy, nếu trên cơ địa có bệnh đường

hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp. Nguy cơ tử vong do biến chứng về

tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng là tác hại của loại khí này”, bác sĩ Nguyên lý giải.

Khí cười là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng

liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin. Đây là một chất mà gần

đây giới trẻ có xu hướng dùng nhiều. Nhiều bạn trẻ dùng thử vì tạo cảm giác phê, lâng

lâng và cho rằng không nguy hiểm như thuốc lắc hay ma túy đá.

Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận nhiều trường hợp đến điều trị trong tình

trạng tương tự. Ở Việt Nam "bóng cười" không nằm trong danh mục quản lý đặc biệt,

không phải chất ma túy. Tuy nhiên, lạm dụng bóng cười gây ra những hệ lụy khôn

lường cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch. Nó gây tổn thương thần kinh,

gây liệt, rối loạn cảm giác, đồng thời có thể làm thiếu máu, ức chế tủy xương và một

loạt tác động khác lên cơ thể, thậm chí khả năng sinh sản cũng bị giảm.

3. Cách phòng tránh; giáo dục ý thức cho học sinh sinh viên thấy tác hại của

việc hít khí N 2 O trong bóng cười

Như vậy, việc sử dụng bóng cười gây ảo giác và niềm vui giả rất gây hại cho sức

khỏe thậm chí gây rối loạn thần kinh.

VẤN ĐỀ 7: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC FORMOl

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi ô chữ, ô số may mắn.

2. Phạm vi áp dụng: Trong chuyên đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập của bài

"Luyện tập Anđehit" – Hóa học lớp 11.

3. Nội dung: Trò chơi ô chữ

1. Một loại khí sinh hàn khi thoát ra ngoài không khí có khả năng phá hủy tầng ozon có

khí hiệu chung là ...

24


2. Hợp chất có nhóm -OH, có tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong suốt,

tác dụng với dung dịch brom cho kết tủa trắng có tên là hợp chất ...

3. Khí thiên nhiên có thàng phần chính là khí ...

4. Anđehit tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 được gọi là phản ứng ...

5. Tên thay thế của C 2 H 5 OH là ...

6. Axetilen có tên thay thế là ...

7. Tên gọi thông thường của CH 3 -CO-CH 3 là ...

Đáp án: 1. CFC

5. ETANOL

2. PHENOL 6. ETIN

3. METAN 7. AXETON

4. TRÁNG BẠC Từ khóa: FOMALIN.

4. Tài liệu mở rộng.

Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức là HCHO. Ở dưới dạng lỏng,

formol có mùi rất khó ngửi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu

methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến

độc tính của methanol hay ancol methylic. Con người khi bị tiếp nhiễm formol qua da,

mắt cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng

mạnh như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong.

Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng

bệnh ngoài da phát sinh như bệnh ghẻ ngứa (eczema). Như đã biết, công dụng chính

thức của formol ngoài việc được sử dụng trong các phản ứng điều chế hóa chất cơ bản

trong kỹ nghệ, formol còn được dùng để bảo quản các xác chết để khỏi hư thối. Theo

Chương Trình độc tố Quốc gia của Bộ Y tế Hồng Kông thì hóa chất này được xếp vào

loại hóa chất có nguy cơ gây ra bệnh ung thư khi bị tiếp nhiễm dài hạn.

25


Còn trong thực phẩm, formol đã được tẩm lên bánh phở để chống thiu và vấn nạn

này đã làm náo động thị trường buôn bán phở ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại, những

nơi có người Việt định cư ở những năm vừa qua.

Theo báo pháp luật Việt Nam. Sáng 18/1/2017, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an

TP Phủ Lý tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh phở do ông Vũ Mạnh Hùng (SN

1952), trú tại số 10, tổ 2, phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý (Hà Nam) làm chủ thì

phát hiện trong các mẫu bánh phở có chứa formol (Chất cấm dùng trong sản xuất, chế

biến thực phẩm).

Cơ quan Công an kiểm tra tại cơ sở sản xuất bánh phở nhà ông Vũ Mạnh

Hùng. (Ảnh: Công an Hà Nam)

Tại hiện trường, cơ quan chức năng tạm giữ gần 500kg bánh phở, 6 thùng và can

dung dịch đựng hoá chất sử dụng sản xuất bánh phở và một số tang vật có liên quan.

Tang vật vụ án. (Ảnh: Công an Hà Nam)

26


Ông Vũ Mạnh Hùng khai nhận đã sử dụng formol để bảo quản bánh phở được

lâu hơn. Trung bình mỗi ngày cơ sở hoạt động từ 2h-8h sáng, sản xuất khoảng 600kg

bánh phở. Số bánh phở trên được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận.

Giáo viên khuyến cáo:

- Tác hại của formaldehyde

Nồng độ khác nhau của formaldehyde có thể gây ra mức độ triệu chứng ngộ độc

formaldehyde khác nhau khi nồng độ của nó đạt đến 0.06-0.07mg/m 3 , mỗi mét khối

không khí gây hen suyễn cho trẻ em, nồng độ 0.1mg/m 3 có mùi hôi và khó chịu; đạt 0,5

mg/m 3 có thể gây kích ứng mắt; đạt 0.6mg/m 3 , có thể gây khó chịu cổ họng hoặc đau rát

cổ họng. Ở nồng độ cao, có thể gây ra nôn mửa, ho, tức ngực, khó thở hoặc phù phổi;

đạt 30mg/m 3 , nó sẽ ngay lập tức gây ra cái chết.

Biểu hiện cụ thể của triệu chứng ngộ độc formaldehyde: nếu chỉ ngộ độc nhẹ thì

mắt bị kích ứng, xung huyết kết mạc, khó thở, thở nặng nề, ngứa cổ họng, giọng nói

thều thào.

Chụp X-ray có thể thấy rõ phổi bị tăng kết cấu, gây ra các triệu chứng giống như

viêm phế quản cấp thuốc; họng phù nề.

Nếu ngộ độc nặng, người bệnh ho liên tục, ho có đờm, ho, đau thắt ngực, khó thở

và ẩm ướt và khô âm Poluo. Chụp X-quang màng phổi có các điểm chấp vào những

đốm nhỏ hoặc bóng tối loang lổ, là mô hình của viêm phổi phế quản trong y học; phù nề

họng. Khi phân tích khí máu thì thấy ôxy trong máu bị giảm.

- Phòng ngừa ngộ độc formaldehyde.

Formaldehyde có nhiều trong các loại sơn, vecni gỗ vì thế khi mới sơn sửa lại

nhà hoặc xây nhà mới không nên chuyển đến sồng ngay mà hãy để một thời gian để các

khí ô nhiễm như formaldehyde, benzene, ammonia, radon, TVOC, và các khí độc hại

khác bay hết đi rồi mới dọn vào ở. Ngoài ra nên thiết lập hệ thống thông gió, các cửa sổ,

cửa ra vào để pha loãng không khí bị nhiễm độc. Kích hoạt phương pháp hấp thụ cacbon

than củi để loại bỏ các khí độc hại, hiện đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi

nhất cho tất cả mọi người.

Nếu chỉ ô nhiễm ở mức độ thấp có thể dùng các cách khử ô nhiễm đơn giản ví dụ

như sử dụng máy lọc không khí hay đơn giản là sử dụng cây xanh trong nhà cầu (lô hội,

hoa đồng tiền) có thể hấp thu tốt formaldehyde.

27


Hạn chế sử dụng các hóa chất để ép, duỗi, nhuộm tóc, sơn móng tay... vì chất

độc formaldehyde có thể thấm vào người thông qua da và móng tay.

Hạn chế ăn các loại hoa quả Trung Quốc, vì đây là đối tượng gây nhiễm độc

formaldehyde hàng đầu ở con người. Không sử dụng đồ bảo quản, đồ hộp hay các sản

phẩm chế biến từ thịt hay gạo (bún, phở…).

- Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm:

Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo,

tránh làm xây xát họng trẻ.

+ Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h

thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Có thể gây nôn bằng

cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh

muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ

cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một

bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có

thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn,

phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau

sạch miệng trẻ. Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h,

lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

+ Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng

những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5

phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối

để tránh hình thành CO 2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu

người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả

chua….

28


+ Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng

trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để

được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

VẤN ĐỀ 8: CHÁY NỔ KHÍ AMONIAC

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng,

ai là triệu phú…

2. Phạm vi áp dụng:

+ Phân tích trong phần ứng dụng khí NH 3 bài "Amoniac và muối amoni"- bài 5 hóa 11

+ Dạy phần kĩ năng phòng chống hóa chất độc trong những tiết bám sát, trong chuyên

đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập

3. Nội dung câu hỏi:

Bài báo số ra ngày 10/10/2017 trên báo VNExpress đưa tin khoảng 9h ngày

10/10/2017 tại khu vực công ty TNHH Vĩnh Lộc ,xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh, người ta nghe tiếng nổ lớn khiến bốn người nhập viện.

Nhiều vật nuôi bị chết

Cây khô cháy

Lực lượng chức năng đưa học sinh đến nơi an toàn

29


(?) Chất gây ra vụ nổ trên là:

A. Khí Gas B. Xăng dàu

C. Khí Amoniac D. Khí Hiđro

Đáp án: Khí amoniac

Theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân từ vụ nổ trên được cho là dò khí

amoniac của công ty TNHH Vĩnh Lộc. Từ bài báo trên cho thấy khí amoniac có tác hại

rất nguy hiểm đến sức khỏe con người và động thực vật.

GV : Phân tích

Theo bài báo trên, các phóng viên tìm hiểu một số người xung quanh, sống gần

hiện trường, anh Thành (25 tuổi) cho biết: "Tôi thấy hàng chục người gần Công ty Vĩnh

Lộc bịt miệng bỏ chạy tán loạn, mùi hoá chất hôi thối nồng nặc xộc thẳng vô mũi. Lúc

này tôi mới biết rò rỉ khí từ trạm sang chiết chứ không phải nổ khí gas. Nhiều người

không thở được, ngồi gục xuống đường, nước mắt nước mũi ròng ròng". Lượng khí từ

trạm sang chiết lan rộng ra quanh vùng, giống như làn khói mỏng. "Ngay sau đó có đôi

nam nữ công nhân từ bên trong công ty chạy ra kêu cứu, nói 'không thở được, nóng quá'.

Tôi lấy vòi nước xịt thẳng vào người họ. Máu từ miệng họ chảy ra ngoài theo nước",

anh Thành cho biết thêm.

Tài xế xe bồn chở khí và một người đi đường cũng ngã gục. Cùng với hai công

nhân, họ được sơ cứu rồi chở đến bệnh viện ngay sau đó. Nhiều động vật nhỏ như gà,

lợn, chó ngửi phải khí amoniac cũng giẫy giụa, lăn ra chết. Nhà sát trạm sang chiết của

công ty Vĩnh Lộc.

Gia đình anh Nguyễn Tấn Tài chịu thiệt hại nặng nhất. Lúc xảy ra vụ rò rỉ khí vợ

chồng anh đi công việc, khi về nhà anh phát hoảng vì 4 chú chó, 5 con heo và đàn gà

chục con lăn ra chết trong vườn. "Cả căn nhà đều có mùi hôi nồng nặc, cay cay ập vào

mũi. Nhìn mấy con chó chết thảm, vợ tôi ôm chúng khóc hết nước mắt. Ngoài đám vật

nuôi, cây cối trong vườn cũng héo úa, rũ rượi", anh Tài kể.

Như vậy:

- Tác hại amoniac: Khi xâm nhập vào người, NH 3 sẽ tác dụng với nước trong cơ

thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào.

Amoniac (NH 3 ) tồn tại trong tự nhiên và nhiều sản phẩm làm sạch, dây chuyền sản xuất

nhà máy. NH 3 nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Hầu hết

nạn nhân ngộ độc amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp

30


qua da. Trong môi trường ẩm ướt, amoniac có thể chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn

không khí, có thể lan ra trên mặt đất và những vùng thấp. Amoniac có tính ăn mòn. Tiếp

xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và

đường hô hấp, điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp

hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt. Nếu tiếp xúc

với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng, những vết bỏng có

thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi hoặc tử vong. Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc

có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.

- Biểu hiện khi ngộ độc amoniac: Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực,

khó thở, thở nhanh, thở khò khè; Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt,

đau họng nặng, đau miệng, môi sức; Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc; Thần kinh: Lẫn

lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ; Da: Môi xanh

lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu; Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiêm

trọng, nôn.

- Cách xử lý khi bị nhiễm độc amoniac: Nhanh chóng di chuyển khỏi nơi

nhiễm amoniac. Nếu vụ việc xảy ra trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài

hãy vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa.

Rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều

nước. Nếu mang kính sát trong thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước

khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.

Nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac. Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh

cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng

để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Để các túi này ở nơi an toàn,

tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

31


Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH 3 cần nhanh chóng cho nạn nhân súc

miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Không gây nôn và không cho nạn nhân uống

các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn

chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để

cứu chữa.

Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh

nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Những nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng

họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

32


VẤN ĐỀ 9: ĐỀ PHÒNG CHÁY NỔ CHẤT KHÍ CÓ TRONG BÓNG BAY ĐỒ

CHƠI

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng, ai là

triệu phú…

2. Phạm vi áp dụng:

- Phạm vi áp dụng bài học:

+ Bài 33/ Hóa học 8 – Điều chế Hidro- phản ứng thế

+ Chuyên đề về phòng chống cháy nổ các khí trong các tiết bám sát môn hóa lớp 11

3. Nội dung câu hỏi:

GV: Tên của loại bóng bay này ?

HS: bóng bay galaxy

GV cảnh báo. Trên trang baomoi.com ngày 27/02/2018 đưa tin về vụ việc xảy ra

khi một số sinh viên học đại học trên địa bàn Hà Nội đã mua bóng bay galaxy về bán tại

cổng trường tiểu học Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) với giá 80.000-100.000 đồng/quả.

Do gặp phải tàn lửa thuốc lá, số bóng trên bất ngờ phát nổ khiến ba sinh viên đang cầm

bóng bay bị bỏng nặng

33


Hình ảnh sinh viên nhập viện do bỏng bóng bay galaxy

Cho biết loại khí trong bóng bay galaxy là khí nhẹ, không màu, dễ cháy khi bén

lửa và có tỉ khối so với không khí là 0,07. Hãy cho biết loại khí đang được nhắc đến

trong bài báo trên là khí gì? Đáp án: khí H 2

GV Phân tích:

- Tác hại: Bóng bay thường được bơm khí hydro là những chất khí rất nhạy với

cháy nổ. Khi bóng bay ở gần nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa…) sẽ tạo ra sự co giãn,

tăng áp suất khí trong quả bóng gây hiện tượng cháy nổ. Bóng bay càng to (được bơm

lượng khí nhiều) thì nguy cơ gây cháy nổ càng lớn. Bóng bay nổ có thể gây thương tích

cho những người đứng gần. Đặc biệt là những vùng hở trên cơ thể như mặt, tay là những

vùng nguy hiểm dễ bị bỏng nhất. Đây cũng là những điểm gây mất thẩm mỹ và có khả

năng để lại di chứng lâu dài cho bệnh nhân.

- Cảnh báo: Bác sĩ Thống, Trưởng Khoa Bỏng bệnh viện XanhPon khuyến cáo,

khi bị bỏng người thân hoặc những người xung quanh cần nhanh chóng loại bỏ những

chất gây bỏng trên da nạn nhân. Sau đó, lập tức tìm cách phân vùng bỏng theo mức độ,

34


ngâm vùng bỏng vào nước mát ngay. Tuyệt đối không được bôi kem đánh răng hay bôi

nước mắm lên vết bỏng sẽ dễ làm nhiễm trùng. Sau khi sơ cứu, mọi người cần dùng gạc

y tế, quấn lỏng quanh vùng bỏng của nạn nhân để bảo vệ cho da không bị nhiễm trùng

và nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Mặt khác, trẻ nhỏ là đối tượng hay bị bỏng do bóng bay nhiều nhất vì thế các gia

đình không nên mua những quả bóng quá lớn để trang trí nhà vào dịp lễ, Tết. Để tránh

nguy hại, khi bơm bóng mọi người không được bơm quá căng. Bên cạnh đó, khi trẻ chơi

đùa với bóng bay, người lớn cũng cần để ý, tránh để bóng gần nguồn nhiệt. Hơn nữa,

cũng không nên để bóng bay ngoài trời nắng vì nhiệt độ cao sẽ khiến cho bóng bay nổ

hay lưu trữ trong phòng kín bởi nếu không may chạm vào nguồn nhiệt như đèn điện

cũng có thể phát nổ để lại hậu quả đáng tiếc.

VẤN ĐỀ 10: ỨNG DỤNG VÀ CẢNH BÁO KHI SỬ DỤNG AXIT SUNFURIC

1. Hình thức tiếp cận kiến thức: trò trơi giống đuổi hình bắt chữ

2. Phạm vi áp dụng bài học: Bài axit sufuaric sgk lớp 10, câu hỏi trong các trò chơi, các

tiết luyện tập.

3. Nội dung câu hỏi:

3. Ứng dụng của chất gì?

35


3. Ứng dụng của chất gì?

3. Ứng dụng của chất gì?

3. Ứng dụng của chất gì?

36


3. Ứng dụng

3. Ứng dụng

Đáp án: H 2 SO 4

GV phân tích: H 2 SO 4 là máu của các ngành công nghiệp sản xuất, để đo mức độ

phát triển của ngành công nghiệp sản xuất của một nước người ta có thể dựa vào lượng

37


H 2 SO 4 tiêu thụ. Tuy nhiên, dung dịch H 2 SO 4 nhất là dung dịch H 2 SO 4 đặc gây bỏng

nặng cho da và vết thương đó sẽ không lành, đau đớn cả đời.

Vì vậy nên ta rất cẩn thận khi dùng và pha chế dung dịch H 2 SO 4 . Và tạt axit vào

mặt người khác là hành động nhẫn tâm và độc ác

CẨN THẬN !

Gây

bỏng

Tại

Sao ?

H 2 O

H 2 SO 4

đặc

16

38


Cách pha loãng axit sunfuric đặc

Rót từ từ axit H 2 SO 4 đặc vào nước và

khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh,

tuyệt đối không làm ngược lại.

17

*Cách sơ cứu khi bị axit dính vào cơ thể

- Axit dính vào mắt

Để sơ cứu bỏng axit, việc đầu tiên quan là loại bỏ nguồn nguyên nhân gây bỏng,

sau đó tuỳ theo vị trí bị bỏng để sơ cứu.

Trong trường hợp axit dính vào mắt, người bệnh cần giữ được bình tĩnh tránh

trường hợp thấy đau rát đưa tay lên dụi mắt. Việc này rất nguy hiểm khiến axit

loang ra và làm tổn thương các vùng giác mạc ngây nguy hiểm hơn cho mắt.

Điều đầu tiên là cần rửa sạch mắt với nước. Hãy cúi đầu dưới vòi nước và

nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị bỏng axit trong khi cho nước chảy nhẹ

nhàng. Để nước sạch chảy từ vòi nước trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen

phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất, hoặc hướng vòi

phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

- Axit dính vào da

39


Cũng như đối với việc axit dính vào mắt, việc đầu tiên cũng là rửa sạch axit

trên da. Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên.

Xé bỏ ngay những quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất trên người. Chú ý

không cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da, gây đau đớn cho nạn nhân.

Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không.

Sơ cứu bỏng axit khiến nạn nhân rất đau đớn, do vậy mà ngay người thực hiện sơ

cứu cũng cần đặc biệt cẩn thận. Sau khi rửa sạch, dùng băng gạc khô, vô trùng hoặc

quần áo sạch che phủ lên vết bỏng. Đồng thời gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến

cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.

- Chú ý việc cần tránh khi sơ cứu

Khi sơ cứu, không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng. Vì như

thế đau đớn, làm lột phần da thịt theo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Một

sai lầm nhiều người mắc phải là dùng đá chườm lên vết thương. Điều này không những

làm làm tổn thương da mà còn gây khả năng bị bỏng kép.

Ngoài ra, tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước. Vết thương do axit

gây ra rất dễ bị nhiễm trùng, do đó việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới vòi

nước, không ngâm trực tiếp trong nước.

VẤN ĐỀ 11: PHÒNG TRÁNH CHÁY NỔ KHÍ GAS

1.Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong trò chơi rung chuông vàng, ai là triệu

phú…

2.Phạm vi áp dụng bài học: Bài 25 – Ankan/Chương trình hóa lớp 11 phần ứng dụng

của ankan, Các trò chơi, các tiết luyện tập

3. Nội dung câu hỏi:

40


Khí gas mà gia đình chúng ta

đang sử dụng hàng ngày có

thành phần chính là hỗn hợp

của các chất nào?

A. CH 4 và C 2 H 6

B. C 2 H 6 và C 3 H 8

C. C 3 H 8 và C 4 H 10

D. C 4 H 10 và C 5 H 12

17

End 10

13 14 15 11 123456789

C. C 3 H 8 và C 4 H 10

GV cảnh báo: Vì những phút bất cẩn, những bình gas quen thuộc trong nhiều gia

đình vô tình trở thành những "quả bom" gây ra những vụ nổ kinh hoàng khiến nhiều

người tử vong, không ít người tàn tật vì bỏng nặng... Vụ nổ khí gas kinh hoàng hồi

tháng 11/ 2011 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho đến nay vẫn là nỗi ám

ảnh của nhiều người. Tin tức về vụ tai nạn, thời điểm sáng 3/11/2011, một vụ nổ khí gas

đã xảy ra tại ngôi nhà 3 tầng, 1 tum ở tổ 51 phường Bách Khoa của gia đình anh Trần

Nhật Minh (41 tuổi). Vụ nổ khiến 2 cháu nhỏ con anh Minh tử vong tại hiện trường vụ

nổ, vợ chồng anh Minh phải đi cấp cứu trong bệnh viện vì bỏng nặng.

Những đưa trẻ vô tội chịu đau đớn và đe dọa đến tính mạng

41


Trưa ngày 20.9.2013, vụ rò rỉ bình gas gây cháy ở xã Tân Khai - Hớn Quản, tỉnh

Bình Phước khiến ba mẹ con chị Hoàng Thị Mai Lan đang trong tình trạng nguy kịch.

Một người gần nhà chị Lan cho biết, nguyên nhân gây cháy là do rò rỉ khí gas, chứ

không phải do nổ bình gas. Vụ cháy có thể xảy ra khi chị Lan chuẩn bị nấu cơm trưa cho

con.

Nổ bình gas trên tàu cá, 15 người tử vong

Mới đây, ngày 16/9/2015, tàu cá BV 97799 TS cùng 18 ngư dân đang trên hành

trình về đất liền, cách Vũng Tàu khoảng 74 hải lý thì bất ngờ bị nổ bình gas dẫn đến

chìm.

Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam kết hợp cùng tàu cảnh sát biển

và tàu cá ngư dân nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân, nhưng chỉ 3 ngư dân được cứu sống,

còn 15 người được thông báo mất tích và đã được xác định là đã tử vong sau đó không

lâu.

GV nhắc nhở: Các vụ nổ khí gas thường xảy ra khi

- Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas

nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc

do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn...

Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên,

tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình

gas và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas.

Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với

ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết

chặt các mối nối để đảm bảo an toàn.

42


- Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt

bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng

có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò

rỉ ra ngoài...

Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn

trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí.

- Vô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp.

Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không

để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp

lửa đang cháy.

Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun nấu.

Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc nước

trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt cháy.

Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1-1.5m, ở chỗ thoáng để dễ ngửi

được mùi khi có rò rỉ.

- Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra, trừ

trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn

sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp

cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia

lửa sai khớp... cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương

hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục

trặc nếu có.

An toàn cần biết khi đun bằng bếp gas:

- Khi ngửi thấy mùi gas, trước tiên cần khóa van bình gas lại, sau đó nhanh chóng

mở cửa, nhất là các cửa phía trên để tạo đối lưu cho khí gas thoát đi và hạ nhiệt độ

phòng. Dùng các phương pháp thủ công để quạt bớt mùi gas (như quạt nan, bìa giấy),

nếu quạt máy đang mở thì vẫn cứ để nguyên.

- Tuyệt đối không được bật, tắt các thiết bị điện như bóng điện, quạt máy, không

nghe điện thoại, đi giày cao gót có đế kim loại, nổ xe máy, đánh bật lửa, diêm.... bởi

chúng sẽ sinh ra tia lửa điện gây nổ.

43


- Trong trường hợp không xử lý được mùi gas, không khóa được van gas hoặc có

đám cháy thì phải nhanh chóng chạy khỏi hiện trường và gọi cho nhà cung cấp gas hoặc

114.

- Mọi gia đình có thể áp dụng cách kiểm tra gas bị rò rỉ bằng xà phòng và nên

tiến hành thường xuyên: Lấy bọt xà phòng giặt hay rửa bát, phủ kín toàn bộ thân van

gas, dây gas. Sau đó quan sát xem có hiện tượng sủi bọt bong bóng hay không, nếu có

tức là van gas hoặc dây gas đã bị rò rỉ. Nên thử cả trường hợp đóng và mở van gas.

VẤN ĐỀ 12: PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

1. Hình thức đặt câu hỏi: Trò chơi đuổi hình bắt chữ,

2. Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng cho các chuyên đề ngoại khóa hoặc phần khởi

động hoặc phần luyện tập của các bài học như bài 9: amin; bài hóa học với đời sống và

xã hội trong chương trình lớp 12.

3. Câu hỏi: Trò chơi đuổi hình bắt chữ nâng cao: có một hình ảnh được giấu dưới

4 hình ảnh. Mở được 4 hình ảnh bức tranh được giấu sẽ hiện ra.

Hình ảnh số 1: Một loại chất gây nghiện có trong cây thuốc lá? Đáp án:

NICOTIN.

Hình ảnh số 2: Một khí độc có trong khói thuốc lá? Đáp án: CO.

44


Hình ảnh số 3: Một loại bệnh? Đáp án: UNG THƯ PHỔI.

EM.

Hình ảnh số 4: Một hành động cần thiết cho tương lai? Đáp án: BẢO VỆ TRẺ

Hình ảnh được dấu: Một chiến dịch tuyên truyền, bảo vệ sức khỏe diễn ra vào

ngày 31/5 hàng năm? Đáp án: NGÀY KHÔNG KHÓI THUỐC.

4. Giáo viên giảng về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá

đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

45


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do hạn chế hiểu

biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá.

Thông tin tuyên truyền ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe

của Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia.

Nguyên nhân gây bệnh

Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng

60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng

tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước

và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong

khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá

nhiều không chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

Các tác hại của thuốc lá

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi

ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh

tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy,

người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính

lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch,

vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch

máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng,

thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy…

Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến

vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối

với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

46


Lời khuyên dành cho người hút thuốc lá

Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến

thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.

Nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh

hưởng của khói thuốc lá nơi công cộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005/NĐ-

CP, ngày 6/4/2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt

cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim,

phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay,

bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác

có quy định cấm.

- Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi. Thiết thực thực hiện nếp sống

văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác

thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút

thuốc lá, không hút nơi có trẻ em và người già, nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi

công cộng.

Lợi ích đối với sức khỏe khi bỏ thuốc lá: Cơ thể sẽ không còn tích lũy chất độc,

loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50

sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm

50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Những điều đáng nhớ

Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con

em, chúng ta hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ và đừng: hút thuốc lá trong nhà, phòng

làm việc; nơi công cộng; trước mặt trẻ em; Hãy giảm hút thuốc lá; Hãy cai nghiện thuốc

lá; Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút; Hãy để môi trường xung

quanh không khói thuốc lá.

Những biện pháp hạn chế tác hại của thuốc lá:

- Tăng thuế thuốc lá để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần làm

giảm tỉ lệ hút thuốc cho đối tượng thanh thiếu niên.

- In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và chữ trên bao thuốc.

- Thực hiện môi trường không khói thuốc như bệnh viện, trường học,…

- Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.

47


PHẦN II. NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 2017- 2018

“DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI RUNG CHUÔNG

VÀNG TRƯỜNG THPT GIA VIỄN B”

A. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ lý hoá trong năm học 2017-

2018 và được sự đồng ý của của Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường THPT Gia Viễn B, tổ

lý hóa thực hiện chuyên đề cấp trường với nội dung:

“DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC MÔ PHỎNG TRÒ CHƠI TRÊN

TRUYỀN HÌNH”

I. Mục đích

Thay đổi phương pháp tiếp cận kiến thức của người học và phương pháp dạy học

của người dạy bằng cách tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh hướng tới ngày thành lập

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Nâng cao hoạt động tập thể giúp học sinh phát triển tối đa các kỹ năng như: giao

tiếp, hợp tác, phát hiện giải quyết vấn đề. Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động sáng

tạo của học sinh và xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ lớp học và giữa các lớp

học trong toàn trường.

Vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách sinh

động thiết thực nhằm phát triển các năng lực của học sinh. Từ đó, mỗi học sinh có ý

thức tuyên truyền, phòng tránh được một số tai nạn thương tích do các hoá chất độc hại

trong cuộc sống đời thường gây ra.

Truyền cảm hứng tới người học thông qua việc giới thiệu một số kỹ năng vận

dụng trong thực tiễn môn học hoá học.

Bồi đắp thêm tình yêu môn hóa học cho học sinh, giúp các em thêm cảm hứng

trong học tập và nghiên cứu môn học hóa học.

II. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: 14h ngày 17/3/2018.

-Địa điểm: Nhà đa năng trường THPT gia Viễn B.

III. Thành phần tham dự:

- Ban giám hiệu trường THPT Gia Viễn B.

- Đại diện đoàn thanh niên trường THPT Gia Viễn B.

- Các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường THPT Gia Viễn B.

48


- Các giáo sinh thực tập trường Đại Học Hoa Lư.

- Học sinh hai lớp 11A1,11A2 trường THPT Gia Viễn B.

IV. Nội dung chuyên đề

1. Trò chơi “Rung chuông vàng”

a. Luật chơi

Có hai đội chơi, mỗi đội tương ứng với một lớp. Ban tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi

theo các mức độ, các em học sinh sẽ có thời gian tương ứng ở mỗi câu 15 đến 20 giây để

suy nghĩ và trả lời câu hỏi bằng bảng phụ cá nhân của mình và câu trả lời sẽ được ghi ở

cả hai mặt bảng. Khi hết thời gian, các em phải đồng thời đưa ra câu trả lời bằng cách

giơ bảng cho các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh xem.

Học sinh nào trả lời sai, học sinh đó sẽ phải rời khỏi sàn thi đấu, trở về vị trí của

đội mình.

Học sinh nào đi đến câu hỏi cuối cùng của Ban tổ chức thì học sinh đó sẽ dành

chiến thắng và nhận được một phần quà của lớp học.

Lớp học sẽ được sử dụng phao cứu trợ với hình thức là trò chơi của các thầy cô

giáo phụ trách

Đối với những học sinh bị loại sẽ được tham gia trò chơi dành cho khán giả. Học

sinh nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà dành cho khán giả.

b. Yêu cầu sư phạm

Câu hỏi phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gần gũi với học sinh, hình ảnh và thí

nghiệm minh hoạ phải sinh động hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với người xem.

Giáo viên vừa là người dẫn chương trình vừa đàm thoại với học sinh và chốt lại

những kiến thức quan trọng giúp học sinh không bị lãng quên.

Giáo viên phải tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, thu hút học sinh vào cuộc chơi một

cách tích cực.

Giáo viên cứu trợ học sinh bằng trò chơi dẫn bóng qua các hàng ghế nhựa trên sân

khấu.

2. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Giáo viên đưa ra những hình ảnh minh hoạ và yêu cầu học sinh phải tìm những

chất, những khái niệm hóa học cho phù hợp. Từ đó, giáo viên đàm thoại với học sinh và

chốt lại mảng kiến thức liên quan.

V. Thảo luận rút kinh nghiệm

49


Ban Giám hiệu, tổ Lý Hóa, các thầy cô giáo trong hội đồng giáo dục nhà trường ở

lại nhà đa năng nhận xét rút kinh nghiệm cho chuyên đề. Ý kiến phát biểu chỉ đạo và

đóng góp tổng kết chuyên đề của Hiệu trưởng sẽ quyết định chuyên đề có được phát

triển nâng lên thành chuyên đề cấp tỉnh hay không.

VI. Công tác chuẩn bị

1. Soạn câu hỏi theo nội dung chuyên đề: Các thầy cô trong nhóm Hoá

2. Biên soạn lại câu hỏi, xây dựng kịch bản: thầy Nguyễn Anh Hưng, thầy Kiều

Quốc Phương, cô Trần Thị Dự.

3. Thiết kế powerpoint: thầy Kiều Quốc Phương

4. Chuẩn bị và làm thí nghiệm: Cô Đinh Thị Hồng Nhung, Cô Trần Thị Huyền

5. Chuẩn bị sân khấu loa đài: thầy Kiề Quốc Phương, Cô Đinh Thị Hồng Nhung và

các thầy cô giáo sinh thực tập trường ĐH Hoa Lư.

6. Văn nghệ: Lớp 11A1,11A2 mỗi lớp 1 tiết mục thầy Kiều Quốc Phương phụ

trách.

7. Chuẩn bị bảng con, giẻ lau, phấn, ghế nhựa, băng rôn: Lớp 11A1,11A2, cô Bùi

Thị Oanh, Cô Nguyễn Thanh Hòa.

8. Chuẩn bị đánh số thứ tự cho HS, sắp xếp các em ngồi đúng thứ tự, chuẩn bị giấy

tờ ghi chép lượt HS bị loại: thầy Trần Văn Hùng, cô Mai Châu Bình cùng các thầy cô

giáo sinh thực tập.

9. Giám sát học sinh thi đấu đúng luật, xem đáp án của học sinh: Cô Nguyễn

Thanh Hòa 11A1, Cô Bùi Thị Oanh 11A2, cô Trần Thị Huyền, cô Nguyễn Thị Hoa, cô

Nguyễn Thị Thanh.

10. Quản lý, ghi chép những thí sinh bị loại (theo số thứ tự đã ghi) theo từng lượt

bị loại. Chuẩn bị giấy nhỏ và bút để bốc thăm khi cần cứu trợ (thí sinh bị loại sau ưu tiên

cứu trợ trước, những thi sinh cùng loại một lượt thì mới cần bắt thăm khi số thí sinh cứu

trợ ít hơn số thí sinh bị loại): Cô Mai Châu Bình 11A1, thầy Trần Văn Hùng 11A2, giáo

sinh thực tập

11. Chuẩn bị quà, phần thưởng cho học sinh: Cô Trần Thị Dự

12. Lập đội cứu trợ: cô Bùi Thị Oanh phân công giáo sinh thực tập

13. Dẫn chương trình và dạy học: thầy Nguyễn Anh Hưng, Cô Trần Thị Dự

14. Đón tiếp đại biểu: Cô Phạm Thị Kim Thoa, Thầy Phạm Hồng Hưng

50


CÔNG VIỆC LỚP 11A1, 11A2 CHUẨN BỊ THAM GIA TRÒ CHƠI “RUNG

CHUÔNG VÀNG”

1. Nắm vững luật chơi.

Có hai đội chơi, mỗi đội tương ứng với một lớp. Ban tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi

theo các mức độ, các em học sinh sẽ có thời gian tương ứng ở mỗi câu 15 đến 20 giây để

suy nghĩ và trả lời câu hỏi bằng bảng phụ cá nhân của mình và câu trả lời sẽ được ghi ở

cả hai mặt bảng. Khi hết thời gian, các em phải đồng thời đưa ra câu trả lời bằng cách

giơ bảng cho các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh xem.

Học sinh nào trả lời sai, học sinh đó sẽ phải rời khỏi sàn thi đấu, trở về vị trí của

đội mình.

Học sinh nào đi đến câu hỏi cuối cùng của Ban tổ chức thì học sinh đó sẽ dành

chiến thắng và nhận được một phần quà của lớp học.

Lớp học sẽ được sử dụng phao cứu trợ với hình thức là trò chơi của các thầy cô

giáo phụ trách

Đối với những học sinh bị loại sẽ được tham gia trò chơi dành cho khán giả. Học

sinh nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà dành cho khán giả.

2. Chuẩn bị mỗi em 1 bảng con, 1giẻ lau, phấn, 1 ghế nhựa, 1 băng rôn.

3. Ôn tập nội dung kiến thức lớp 11 đặc biệt là kiến thức liên hệ thực tế.

4. Học sinh tham gia chuyên đề đến đúng giờ (13h30 ngày 17/3/2018 tại nhà

đa năng), ăn mặc đúng quy định và đồng bộ.

Người lập kế hoạch: Nguyễn Anh Hưng

51


B. TIẾN TRÌNH CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA HỌC

1. Giới thiệu đại biểu khách mời; giới thiệu chuyên đề.

- Đại biểu khách mời gồm:

(1) Thầy giáo Nguyễn Trọng Khánh - Bí thư chi bộ; Hiệu trưởng nhà trường.

(2) Thầy giáo Đặng Minh Hiến - Hiệu phó nhà trường.

(3) Thầy giáo Phạm Hồng Hưng - chủ tịch công đoàn; giáo viên môn Vật Lý.

Cùng toàn thể thầy cô giáo tổ lý hóa; thầy cô giáo sinh thực tập.

Nhân vật chính: 40 em học sinh lớp 11A1; 40 em học sinh lớp 11A2.

2. Chương trình giao lưu văn nghệ giữa 2 đội chơi và thầy Kiều Quốc Phương.

3. Trò chơi “ RUNG CHUÔNG VÀNG”:

Các thí sinh sẽ trải qua 20 câu hỏi từ dễ đến khó chia thành 2 chặng, thí sinh rung

được chuông là thí sinh trả lời được câu hỏi số 20.

Luật chơi như sau:

- Sau khi nhe câu hỏi, mỗi thí sinh dự thi có 15 giây suy nghĩ và 5 giây để đưa ra

đáp án.

- Hết 15 giây suy nghĩ các thí sinh đồng loạt nâng đáp án cho hội đồng trọng tài,

nếu sai thì nhanh chóng tự giác rời sàn đấu.

- Nếu bị hội đồng trọng tài phát hiện thì thí sinh vĩnh viễn rời sàn đấu.

Khán giả tuyệt đối giữ trật tự trong thời gian suy nghĩ và không được nhắc câu trả

lời.

CHẶNG 1: GỒM 10 CÂU HỎI. KẾT THÚC CHẶNG 1 HOẶC KHI CHƯA

ĐẾN CÂU HỎI SỐ 10 MÀ TRÊN SÂN THI ĐẤU CÒN RẤT ÍT HỌC SINH, THÌ

CÁC THẦY CÔ TRONG ĐỘI CỨU TRỢ SẼ THAM GIA VÀO TRÒ CHƠI VẬN

ĐỘNG ĐỂ CỨU CÁC BẠN HỌC SINH QUAY TRỞ LẠI SÀN THI ĐẤU.

Câu hỏi số 1:

52


GV: Giới thiệu về tổ Lý Hóa trường THPT Gia Viễn B; về truyền thống; thành tích

của các thành viên trong đội tuyển hóa các năm.

Mục đích: Nhằm khơi dậy sự đam mê, động lực cho các em học sinh lớp 11 phấn

đấu đạt thành tích cao.

Câu hỏi số 2:

Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm: Cô Đinh Thị Hồng Nhung lên làm thí nghiệm

thực tế và đưa ra câu hỏi liên quan.

Đổ dung dịch natrihiđroxit vào dung dịch muối đồng II sunfat. Hỏi kết tủa thu

được là gì?

Đáp án: Đồng II hiđroxit.

Mục đích: Hóa học là môn học thực nghiệm các em HS được quan sát các thao tác

thí nghiệm; nhận xét về hiện tượng màu sắc các chất.

Câu hỏi số 3:

Đáp án: Nguyên tố cacbon.

GV: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của nhau ; hóa học thật đa dạng

cùng là nguyên tố C mà có những thứ cao quý như kim cương; tầm thường như than củi.

Mục đích : tạo ra sự hứng thú tò mò cho học sinh về các dạng thù hình của các

nguyên tố hóa học. Thấy môn hóa học thật thú vị chứ không nhàm chán.

Câu hỏi số 4:

53


Đáp án: Hiệu ứng nhà kính.

GV: Hỏi 1 HS: em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? Khí nào gây nên hiệu ứng

nhà kính.

Chốt kiến thức:

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức

xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt

đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO 2 hấp thu làm cho

không khí nóng lên. CO 2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái

đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp

khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 o C, nhưng nhiệt độ

trung bình thực tế là 15 o C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên

38 o C.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng: Trước hết là làm cho sinh thái

biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng

cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng

khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công

trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp.

Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao

hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở,

mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven

biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn

ngập nhiều thành phố và bến cảng.

Việc cần làm để giảm thiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính: Các nước cần cắt

giảm hàm lượng khí thải chứa CO 2 như hạn chế các nguồn tạo ra khí CO 2 : Như đốt

nhiên liệu hóa thạch; quá trình hoạt động các nhà máy; hoạt động giao thông; hoạt động

sinh hoạt của các hộ gia đình như đốt than tổ ong; đốt rơm rạ sau các vụ mùa. Trồng

nhiều cây xanh để bảo vệ trái đất. Mỗi HS cần có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên

truyền ý thức bảo vệ môi trường.

Mục đích: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp; bảo vệ trái đất

trước nguy cơ biến đổi khí hậu.

Câu hỏi số 5:

54


Đáp án: 10 -2,6 M

GV: đặt ra câu hỏi: Công thức tính pH?

Mục đích: pH là 1 khái niệm quan trọng trong hóa học. Cho hs thấy các đại lượng

công thức tính toán hóa học cũng rất gần gũi trong đời sống.

Câu hỏi số 6:

Đáp án: A.

GV: Bệnh đau dạ dày là 1 bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới

do hiện tượng dư axit. Dung dịch NaHCO 3 có tác dụng trung hóa lượng axit dư trong dạ

dày. NaHCO 3 còn được gọi là thuốc muối dạ dày.

Để phòng tránh bệnh đau dạ dày chúng ta lưu ý không uống nhiều rượu bia, ăn

nhiều đồ lên men như dưa chua… ăn uống khoa học hài hòa.

Lưu ý khi uống NaHCO 3 : Uống trước ăn 1 tiếng; tuy nhiên không uống với thời

gian kéo dài do làm thay đổi pH của dịch dạ dày.

Mục đích: HS được tìm hiểu kiến thức về 1 loại bệnh phổ biến; cách phòng tránh

và cách sử dụng thuốc đúng cách. Và hiểu mỗi dung dịch trong tự nhiên có giá trị pH

xác định, nếu thay đổi pH này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe; môi trường sông của các loại

vi sinh vật nên dân gian có câu “ ao chua cá chết”. Từ đó tạo hứng thú HS tìm hiểu pH

của các môi trường nhất định, thấy hóa học thật gần gũi với đời sống.

55


Câu hỏi số 7:

Đáp án: BaSO 4

GV: Việc sử dụng đồ khô trong mỗi gia đình là rất phổ biến như các loại nấm;

mọc nhĩ; hoa quả sấy khô; thuốc bắc…; chúng ta cần hiểu biết về cách bảo quản đồ khô

để biết cách dùng sao cho hạn chế tác hại của hóa chất bảo quản.

Mục đích: HS biết cách sử dụng đồ khô để hạn chế hóa chất bảo quản: Rửa sạch

dưới vòi nước; ngâm 15-30 phút sau đó lại rửa sạch lại dưới vòi nước. Qua đó HS thấy

hiểu biết về hóa học giúp tránh các hóa chất độc hại đi vào cơ thể theo con đường thực

phẩm.

Câu hỏi số 8:

Đáp án: Vôi tôi (Ca(OH) 2 ).

GV: Hỏi HS tại sao Ca(OH) 2 có thể làm giảm đau do nọc kiến đốt?

Mục đích: HS biết cách giải quyết một số các tai nạn đáng tiếc thông thường như

bị côn trùng đốt; kiến; ong đốt bằng các loại hóa chất gần gũi trong đời sống.

56


Câu hỏi số 9:

Đáp án: B.

GV: Chốt kiến thức về chì trong đời sống:

Chì là một kim loại mang rất nhiều tính chất ưu việt, vì vậy, nó đã từng được sử

dụng rất phổ biến trong đời sống của con người. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây,

chúng ta đã nhận ra mặt trái của kim loại này, nó gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khỏe,

đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, từ lâu chì đã bị cấm sử dụng trong nhiều sản phẩm từ

nhiên liệu, sơn cho đến đồ gia dụng và mỹ phẩm.

Tuy nhiên, sự thật là ở nhiều quốc gia, chì vẫn có mặt xung quanh đời sống con

người, từ các thiết bị điện tử, đồ chơi, cho đến son môi hay nước uống. Vậy nếu chẳng

may bị nhiễm chì, điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể?

Tác hại của chì ở cấp độ phân tử:

Như vậy, nhìn vào cấp độ phân tử, bạn có thể thấy chì độc, phần lớn đến từ việc

nó chiếm chỗ của các kim loại vi lượng khác, gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng

sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Vậy, kết quả cuối cùng biểu hiện ra bên ngoài

của việc nhiễm chì là gì?

Tất cả mọi người sẽ đều chịu ảnh hưởng của việc nhiễm chì, nhưng trẻ em là đối

tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Trẻ em sẽ hấp thụ khoảng 40-50% lượng chì theo đường

tiêu hóa vào cơ thể. Trong khi đó, người lớn chỉ hấp thụ khoảng 3-10%.

Bên cạnh đó, khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu, mô mềm và xương. Nó

sẽ tồn tại trong máu qua một vài tuần, một vài tháng ở các mô mềm và hàng năm ở

xương. Chì trong xương, răng, tóc và móng tay được ràng buộc chặt chẽ và ít gây hại.

Đối với người lớn, 94% lượng chì hấp thụ được lắng đọng trong xương và răng.

Tuy nhiên, đối với trẻ em chỉ khoảng 70%.

57


Các nguyên nhân đã chỉ ra tại sao trẻ em nhiễm chì có nguy cơ hại đến sức khỏe

cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

Đối với trẻ em, nhiễm một nồng độ chì thấp cũng có thể để lại di chứng

trong suốt phần đời còn lại

Trẻ em nhiễm chì có thể phải hứng chịu các thiệt hại ở hệ thống thần kinh trung

ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học.

Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động…

Hậu quả được dự đoán theo mức độ chì trong máu. Trẻ thông thường có nồng độ

chì dưới 0.05 mg/L máu. Mức độ chì từ 0.1 đến 0.25 mg/L đã có thể liên quan đến suy

giảm chức năng thần kinh. Mức độ trên 0.25 mg/L sẽ gây ra đau đầu, khó chịu và các

vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn.

Điều trị được chỉ định bắt đầu ở mức 0.45 mg/L. Mức độ 0.5-0.7 mg/L được tính

là nhiễm độc vừa phải. Trên 0.7 mg/L được tính là nhiễm độc nặng và có thể gây co

giật, tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai, chì tích tụ trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong

xương. Nó có thể vượt qua hàng rào nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé. Hậu quả xảy ra

là thai nhi giảm tăng trưởng và bà mẹ có nguy cơ sinh non.

Ở người trưởng thành, tiếp xúc với chì cũng được ghi nhận tác dụng lên hệ tim

mạch như tăng huyết áp. Nó cũng gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến

sinh sản. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị nhiễm chì có thể không để lại di

chứng ở người trưởng thành. Ngược lại, đối với trẻ em, nhiễm chì ở nồng độ thấp cũng

có thể để lại di chứng về suy giảm nhận thức trong suốt phần đời còn lại.

Như vậy, bạn đã có thể biết rằng tác hại của chì đến từ việc nó không đóng bất cứ

vai trò sinh lý nào đối với cơ thể. Chì thay thế vị trí của các nguyên tố kim loại vi lượng

58


trong cơ thể làm đình trệ nhiều phản ứng sinh hóa, từ đó gây ra rất nhiều tác hại, đặc

biệt là ở trẻ nhỏ.

Bởi vậy, chúng ta cần rất cảnh giác với các nguồn có thể phơi nhiễm chì cho cơ thể, từ

sơn, mỹ phẩm, đồ điện tử cho đến nước uống.

Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm chì, bnên kiểm tra tình hình sức khỏe, xét

nghiệm máu để xác định nồng độ chỉ ở trong máu nhằm có biện pháp xử trí kịp thời, phù

hợp.

Mục đích: HS hiểu được chì rất độc và có nguy cơ nhiễm chì từ nhiều nguồn

trong đời sống như các thiết bị điện tử, son môi, nước uống… Nên đối với HS việc sử

dụng mỹ phẩm son phấn là không cần thiết và có nguy cơ nhiễm chì cao ảnh hưởng tới

sức khỏe, các em cần giữ vẻ đẹp trong sáng của tuổi học trò.

Câu hỏi số 10: Để tạo không khí vui vẻ và sự bất ngờ cho HS giáo viên có thể

phân tích . Đây là đoạn thơ rất hay nói về tâm trạng của người con gái khi yêu, đó là nỗi

nhớ thương da diết, sự chờ đợi người yêu đến khắc khoải đến mỏi mòn.

Câu hỏi đưa ra cho các em…

Nguyên tố hóa học nào được nhắc đến trong 4 câu thơ trên.

Đáp án. A

Mục đích: Hóa học không khô khan mà rất mềm mại đáng yêu; giúp HS có hứng

thú học hóa hơn. Một trong những cách nhớ nguyên tố hóa học.

Hết 10 câu hỏi của chặng 1 các thầy cô trong đội cứu trợ của 2 đội tham gia

trò chơi vận động: dẫn bóng qua ghế để cứu các em trở lại sàn đấu.

59


CHẶNG 2: GỒM 10 CÂU HỎI.

Câu hỏi số 11: Tại ngôi mộ của những người mới mất, xuất hiện những đốm lửa

nhỏ bập bùng quanh di ảnh, hiện tượng này gọi là hiện tượng ma trơi

Đáp án: C.

Mục đích: Một hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống; HS hiểu để thấy hiện

tượng ma trơi không phải là hiện tượng mê tín dị đoan mà là 1 phản ứng hóa học đã học

trong chương trình lớp 11. Từ đó hiểu để không sa đà vào mê tín dị đoan.

Câu hỏi số 12:

60


Đáp án: A

GV: Hỏi HS về các loại phân ?

Câu hỏi số 13:

Đáp án B.

GV mở rộng: Dân Việt ăn cá ure, Nhai rau dàu nhớt, uống chà phân lân.

Tại sao người ta lại dùng ure để bảo quản cá?

Con người ăn phải cá chứa ure sẽ có tác hại gì?

Vậy bón đạm ure cho rau củ thi sau thời gian bao lâu mới được sử dụng được rau

củ đó?

HS: Đạm ure hòa tan trong nước sẽ thu nhiệt của môi trường, làm môi trường lạnh

và ức chế sự phát triển của vi khuẩn thối rữa.

Đạm ure có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí là ung thư nếu sử dụng

thường xuyên .

Bón đạm ure cho rau, củ sau khoảng 12 ngày mới nên sử dụng

Mục đích: HS hiểu về 1 số loại phân bón quen thuộc trong đời sống . Và cách

dùng phân bón cho hiệu quả

Câu hỏi số 14: GV nêu 1 vụ tai nạn đã xảy ra.

61


Giáo viên dẫn dắt thông tin: Tháng 9/2014, 5 người khách đã ở lại quán karaoke

Queen club cùng với 7 nhân viên ở đây tổ chức bữa tiệc và hát qua đêm, chia tay một

người bạn chuẩn bị nhập ngũ. Đêm hôm đó tai huyện Hải Hà –Quảng Ninh mưa rất to,

mất điện nên nhóm này đã dùng máy phát điện chạy trong quán và đóng kín cửa. Đến

chiều ngày 8/9, chủ quán karaoke mở cửa phát hiện 12 người nằm bất tỉnh tại phòng hát,

trong đó có 6 người đã tử vong tại chỗ, 4 người tử vong sau khi đi cấp cứu.

End 10

13 14 15 11 123456789

14

Nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trên là

A.Ngộ độc rượu

B. Sốc ma túy

C. Ép nhau uống thuốc độc

D. Ngạt khí CO.

D.Ngạt khí CO.

GV: Theo kết luận của viện khoa học hình sự bộ công an, nguyên nhân gây ra vụ

tai nạn thảm khốc trên là do nạn nhân bị ngạt khí CO (đáp án D)

GV lưu ý: Khí CO là khí vô cùng nguy hiểm và gây ra rất nhiều những vụ tai nạn

thương tâm nhưng con người lại rất thiếu kiến thức phòng tránh nó dẫn đến những hậu

quả nặng nề. Ví dụ như vụ tại nạn xảy ra ở Nông Cống –Thanh Hóa làm chết 9 người

trong đó có một phụ nữ mang thai.

17h ngày 1/1/2016 , một người làm công cho gia đình ông Thong bị ngất trong lò vôi.

Tám người đang đứng ở ngoài lò vôi chạy vào trong lò cứu giúp đồng nghiệp, nhưng

sau đó số người này cũng bị ngất xỉu.

Cả 9 người đều được đưa đi cấp cứu nhưng đã có 8 người bị tử vong, 1 người hiện đang

được cấp cứu tại bệnh viện. (và đã chết sau đó ít ngày)

Đằng sau mỗi vụ tai nạn là

62


Cảnh đời bất hạnh, sống kiếp thực vật vô chi, vô giác

là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Cảnh đời bất hạnh, sống kiếm thực vật vô chi, vô giác là gánh nặng

cho gia đình và xã hội

Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất

đi những người thân yêu nhất

Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất đi những người thân yêu nhất

Là nỗi đau như đứt từng khúc ruột của người ở lại

Nỗi đau cắt ruột xé lòng của người ở lại.

63


những

đứa trẻ

mồ côi

bơ vơ

không

nơi

nương

tựa

Những đứa trẻ mô côi bơ vơ không nơi nương tựa

* Phần đàm thoại này có thể dành cho khán giả trong các cuộc thi

GV : Tại sao các vụ ngạt khí CO, con người khó tránh, khó chạy thoát?

HS: Các vụ ngạt khí CO con người khó tránh là do tính chất vật lí của CO:

- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị nên khó phát hiện.

- Khí CO độc nên gây tử vong.

GV bổ sung:

- Khí CO khi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của oxi trong hemocrobin (Hb) (1 phân tử

CO có thể đẩy 300 phân tử oxi ra khỏi Hb) dẫn đến người hít phải khí CO nhanh chóng

bị ngạt và ngất rất nhanh.

- Khí CO sinh ra khi con người đốt nhiên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu, than, gas..

Vậy nên chúng ta cần tuyên truyền cho mình và người thân.

* Giáo viên nhắc nhở:

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ CÓ SINH RA KHÍ CO

1. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, đóng kín cửa.

2. Không chạy máy phát điện ở nơi có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe,

phòng kín cửa.

3. Không dùng các loại than để sưởi trong phòng kín.

4. Không dùng lò nướng, bếp ga để sưởi.

- CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ NGẠT KHÍ

64


Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới

bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút

cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.

Nếu có nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao, đặt nội khí quản trợ thở,

dùng thuốc ức chế cạnh tranh... Nếu không có nhân viên y tế, cần khẩn trương cấp cứu

theo trình tự:

Tìm cành cây để xua không khí làm loãng khí độc, nếu không có gió, khí độc sẽ

tràn vào dần đạt đến nồng độ cao tự khắc sẽ gây ngạt, thậm chí chỉ trong tích tắc.

Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc

càng nhanh càng tốt, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu.

Gọi thêm người hỗ trợ để sơ cứu cho nạn nhân đồng thời gọi cấp cứu 115.

Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó

phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp.

Mục đích: Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của HS về tác hại của khí CO qua đó biết

cách phòng tránh, sơ cứu ban đầu các tai nạn thương tâm do thiếu hiểu biết về hóa học.

Câu hỏi số 15:

Đáp án: Đồng phân.

65


GV: Hỏi HS Đồng phân là gì?

Như vậy các em thấy cùng là 1 công thức hóa học nhưng có thể ứng với nhiều chất

có tính chất khác nhau.

Mục đích: Nhằm giúp HS thấy sự đa dạng của hóa học tạo nên sự đa dạng trong

cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Câu hỏi số 16:

GV: Khí biogas sử dụng rất rộng rãi trong đời sống nhằm tận dụng nguồn

nguyên liệu phế thải chăn nuôi, sinh hoạt mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia

đình nông dân. Tuy nhiên việc sử dụng bioga cần hết sức cẩn thận đã có nhiều vụ tai

nạn thương tâm do sử dụng bioga không đúng quy chuẩn:

Theo báo điện tử Dân Việt Thứ Bảy, ngày 13/05/2017 06:20 AM (GMT+7) đã thông

tin, vào khoảng 21h tối 10.5, tại thôn Đồng Bào, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc (Hải

Dương) xảy ra vụ tai nạn thương tâm dưới hố biogas khiến 3 anh em ruột Tăng Văn

Đượm (SN 1983), Tăng Văn Đươm (SN 1985) và Tăng Văn Đới (SN 1989) tử vong tại

chỗ.

Hiện trường 3 anh em ruột tử vọng sau khi ngộ độc khí độc do hầm Biogas gây nên.

66


Gia đình các nạn nhân bị ngạt khí biogas.

Ông Nguyễn Hữu Thủy, Giảng viên chuyên ngành môi trường – Đại học Kiến

trúc Hà Nội cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên một phần là do thợ xây hầm

chứa biogas chưa được đào tạo qua trường lớp hoặc khóa tập huấn chuyên sâu về kiến

thức xây dựng. Nếu phối trộn vữa xi măng không đúng tỷ lệ, sử dụng vật liệu xây dựng

không đảm bảo chất lượng hoặc làm sai quy trình kỹ thuật, trong quá trình sử dụng, chất

liệu xi măng và gạch tiếp xúc lâu ngày với chất thải chăn nuôi có thể bị axit ăn mòn.

Thậm chí ở những nơi có nền đất yếu, phần nền rất dễ bị lún làm hầm rạn nứt, dẫn đến

rò rỉ gas.

Không nên tự ý xử lý khi gặp sự cố

Ngày 12.5, đại diện Phòng Cảnh sát Kỹ thuật Hình sự (Công an tỉnh Hải Dương)

cho biết, qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nguyên nhân khiến 3 nạn

nhân tử vong khi sửa chữa hầm biogas ở xã Gia Xuyên (Gia Lộc) là do ngạt khí độc, chủ

yếu là khí metan.

Các chuyên gia y tế nhận định, thủ phạm gây ngộ độc khí gas là ôxít cácbon

(CO). Đặc tính của CO là không màu, không mùi, là sản phẩm của sự phân hủy các chất

hữu cơ như phân, rác mục. Ở các hầm khí biogas, khí biogas được sinh ra khi xác động

vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện hiếm khí. Khí biogas gồm khoảng 60%

mêtan (CH 4 ), 40% carbonic (CO 2 ) và dưới 1% H 2 S. Mêtan không màu, không mùi,

làm cho khí biogas có thể cháy được, còn H 2 S thường chiếm tỷ lệ ít nhưng làm khí

gas có mùi khó chịu.

Theo ông Nguyễn Phú Thụy - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải

Dương, khi hầm khí có hiện tượng đóng váng (màng sinh học dày lên) khiến khí lên ít,

cần báo cho cơ quan chuyên môn xử lý. Nếu gia đình tự xử lý thì phải mở nắp hầm ủ khí

67


một thời gian dài để khí mêtan bay hết, sau đó dùng gậy chọc phá màng sinh học, bơm

nước vào để đẩy lớp váng ra. Sau khi chọc thủng lớp váng, phải chờ vài tiếng mới được

mở nắp hầm. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí trong bất cứ trường hợp nào nếu

không có sự kiểm tra và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Mục đích: Nhằm giúp HS hiểu về 1 loại khí mà gia đình sử dụng hàng ngày;

và khi sử dụng hệ thống bioga gia đình cẩn tuân thủ tiêu chuẩn kĩ thuật; không tự ý xây

dựng hầm bioga khi chưa hiểu rõ kĩ thuật.

Câu hỏi số 17:

GV cảnh báo: Vì những phút bất cẩn, những bình gas quen thuộc trong nhiều gia

đình vô tình trở thành những "quả bom" gây ra những vụ nổ kinh hoàng khiến nhiều

người tử vong, không ít người tàn tật vì bỏng nặng... Vụ nổ khí gas kinh hoàng hồi

tháng 11/ 2011 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho đến nay vẫn là nỗi ám

ảnh của nhiều người. Tin tức về vụ tai nạn, thời điểm sáng 3/11/2011, một vụ nổ khí gas

đã xảy ra tại ngôi nhà 3 tầng, 1 tum ở tổ 51 phường Bách Khoa của gia đình anh Trần

Nhật Minh (41 tuổi). Vụ nổ khiến 2 cháu nhỏ con anh Minh tử vong tại hiện trường vụ

nổ, vợ chồng anh Minh phải đi cấp cứu trong bệnh viện vì bỏng nặng.

68


Những đưa trẻ vô tội chịu đau đớn và đe dọa đến tính mạng

Trưa nay, 20.9.2013, vụ rò rỉ bình gas gây cháy ở xã Tân Khai, huyện Hớn Quản,

tỉnh Bình Phước khiến ba mẹ con chị Hoàng Thị Mai Lan đang trong tình trạng nguy

kịch. Một người gần nhà chị Lan cho biết, nguyên nhân gây cháy là do rò rỉ khí gas, chứ

không phải do nổ bình gas.Vụ cháy có thể xảy ra khi chị Lan chuẩn bị nấu cơm trưa cho

các con.

Nổ bình gas trên tàu cá, 15 người tử vong

Mới đây, ngày 16/9/2015, tàu cá BV 97799 TS cùng 18 ngư dân đang trên hành

trình về đất liền, cách Vũng Tàu khoảng 74 hải lý thì bất ngờ bị nổ bình gas dẫn đến

chìm.

Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam kết hợp cùng tàu cảnh sát biển

và tàu cá ngư dân nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân, nhưng chỉ 3 ngư dân được cứu sống,

còn 15 người được thông báo mất tích và đã được xác định là đã tử vong sau đó không

lâu.

GV nhắc nhở: Các vụ nổ khí gas thường xảy ra khi

- Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas

nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc

do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn... Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn

69


chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên, tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo

khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình gas

và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas.

Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với

ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết

chặt các mối nối để đảm bảo an toàn.

- Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt

bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng

có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò

rỉ ra ngoài...

Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn

trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí.

- Vô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp.

Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không

để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp

lửa đang cháy. Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun

nấu. Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc

nước trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt

cháy. Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1-1.5m, ở chỗ thoáng để dễ

ngửi được mùi khi có rò rỉ.

- Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra, trừ

trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn

sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp

cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia

lửa sai khớp... cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, người dân

nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường

xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục trặc nếu có.

An toàn cần biết khi đun bằng bếp gas:

- Khi ngửi thấy mùi gas, trước tiên cần khóa van bình gas lại, sau đó nhanh chóng

mở cửa, nhất là các cửa phía trên để tạo đối lưu cho khí gas thoát đi và hạ nhiệt độ

70


phòng. Dùng các phương pháp thủ công để quạt bớt mùi gas (như quạt nan, bìa giấy),

nếu quạt máy đang mở thì vẫn cứ để nguyên.

- Tuyệt đối không được bật, tắt các thiết bị điện như bóng điện, quạt máy, không

nghe điện thoại, đi giày cao gót có đế kim loại, nổ xe máy, đánh bật lửa, diêm.... bởi

chúng sẽ sinh ra tia lửa điện gây nổ.

-Trong trường hợp không xử lý được mùi gas, không khóa được van gas hoặc có

đám cháy thì phải nhanh chóng chạy khỏi hiện trường và gọi cho nhà cung cấp gas hoặc

114.

- Mọi gia đình có thể áp dụng cách kiểm tra gas bị rò rỉ bằng xà phòng và nên

tiến hành thường xuyên: Lấy bọt xà phòng giặt hay rửa bát, phủ kín toàn bộ thân van

gas, dây gas. Sau đó quan sát xem có hiện tượng sủi bọt bong bóng hay không, nếu có

tức là van gas hoặc dây gas đã bị rò rỉ. Nên thử cả trường hợp đóng và mở van gas.

Câu hỏi số 18:

Đáp án: A

Mục đích: HS biết được loại nến hay sử dụng có công thức hóa học như thế

nào.

Câu hỏi số 19:

71


Đáp án: A.

GV: Đặt câu hỏi? Phản ứng nào xảy ra khi cồn( ancol etylic ) tiếp xúc với CrO 3 .

Mục đích: HS hiểu 1 phần nhiệm vụ của cảnh sát giao thông; qua đó giáo dục ý

thức tham gia giao thông không nên uống rượu bia vượt ngưỡng cho phép.

Câu hỏi số 20:

Đáp án: D

Mục đích: HS hiểu về một vị thuốc trong y học cổ truyền. Và lưu ý khi sử dụng

chu sa.

Kết quả chương trình. HS Nguyễn Văn Trường lớp 11A1 đã trả lời hết câu hỏi số

17, và không vượt qua được câu số 18 không rung được chuông vàng. Tuy nhiên qua

cuộc chơi các em đã được trải nghiệm thực tế 1 trò chơi truyền hình rất gay cấn và ấn

tượng. Hơn thế nữa các câu hỏi rất gần gũi với đời sống; giúp các em hiểu biết thêm về

hóa học với đời sông. Chủ động đưa các kiến thức đã học giải quyết được nhiều vấn đề

quan trọng như phóng tránh các tai nạn thương tích; hiểu biết về các loại thuốc chữa 1

số bệnh quen thuộc; hiểu biết về các vấn đề dung dịch trong tự nhiên.

Kết thúc chương trình: Thầy Nguyễn Trọng Khánh - Bí thư chi bộ lên phát biểu

và tặng quà cho HS chiến thắng.

72


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYÊN ĐỀ RUNG CHUÔNG VÀNG

73


74


KẾT QUẢ THĂM DÒ VỀ Ý KIẾN HỌC SINH QUA CHUYÊN ĐỀ.

Tiêu chí đánh giá

1. Các câu hỏi kèm tư liệu học tập do

giáo viên cung cấp làm tăng vốn kiến

thức cơ bản của HS

2. Nội dung kiến thức nằm trong chương

trình lớp 11 đã được học và ôn tập

3. Câu hỏi đưa ra rõ ràng, hình ảnh sinh

động, các mức câu hỏi theo thứ tự từ dễ

đến khó và theo đúng chủ đề

4. Thiết kế các nhiệm vụ rõ ràng, tiến

trình hợp lí, có logic để học sinh hoạt

động theo trật tự.

5. Học sinh được trải trải nghiệm qua

nhiều cách thức tiếp cận câu hỏi: thí

nghiệm, quan sát, tính toán

6. Các câu hỏi cung cấp nhiều kiến thức

thực tế, gần gũi với đời sống hàng ngày

7. Học theo hình thức này giúp cho HS

nhớ bài lâu hơn.

8. Sau khi học xong bài, học sinh nắm

được một số kĩ năng phòng chống tai

nạn thường xảy ra trong đời sống

Tỉ lệ %( theo mức độ đồng ý)

1 2 3 4

(45/80) (17/80) (13/80) (5/80)

56,25% 21,25% 16,25% 6,25 %

(60/80) (14/80) (6/80) (0/80)

75,00% 17,50% 7,50 % 0,00 %

(51/80) (17/80) (11/80) (1/80)

63,75% 21,25% 13,75% 1,25 %

(47/80) (18/80) (9/80) (7/80)

58,75% 22,50 % 11,25 % 8,75%

(52/80) (16/80) (11/80) (1/80)

65,00% 20,00% 13,75% 1,25 %

(47/80) (19/80) (8/80) (7/80)

58,75% 23,75 % 10,00 % 8,75 %

(46/80) (14/80) (11/80) (9/80)

57,50% 17,50% 13,75 % 11,25 %

(57/80) (19/80) (2/80) (2/80)

71,25% 23,75 % 2,50 % 2,50 %

KẾT QUẢ THĂM DÒ THÁI ĐỘ TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH.

Nội Dung

Tỉ lệ

1.Cảm nhận của em sau giờ Rất thích Thích Bình thường Không thích

75


học như thế nào? (60/80)

(10/80)

(9/80)

(1/80)

75,00%

12,50%

11,25%

1,25%

2. Mức độ hợp tác tham gia các

hoạt động học tập của mỗi cá

nhân

Rất tích

cực

(45/80)

56,25%

Tích cực

(17/80)

21,25%

Bình thường

(13/80)

16,25%

Không tích

cực

(5/80)

6,25%

3. Mức độ hài hước, truyền đạt

kiến thức của MC dẫn chương

trình

4. Theo em hình thức dạy học

theo hình thức vận dụng kiến

thức hóa học giải quyết các vấn

đề trong đời sống có tăng sự

yêu thích môn hóa không?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

(59/80)

73,75%

(15/80)

18,75%

(6/80)

7,50%

(70/80)

87,50%

(0/80)

0,00%

Không

(10/80)

12,50%

5. Em có muốn tiếp tục học tập

môn hóa học theo hình thức

dạy học này không?

6. Sau khi học xong bài, em có

nắm được các kĩ năng phòng

tránh một số tai nạn thường

xảy ra trong đời sống không?

7. Chúng ta nên tuyên truyền

rộng rãi đến mọi người về các

vấn đề nguy hiểm trong đời

sống để mọi người đều biết

cách phòng tránh

(78/80)

97,50%

(79/80)

98,75%

(80/80)

100%

Không

(10/80)

2,50%

Không

(1/80)

1,25%

Không

(0/80)

0,00%

76


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 – NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Sách bài tập Hóa 10, 11, 12 – NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Báo Giáo dục và thời đại, Tuổi trẻ, Người lao động, VietNam net, Thanh Niên, Pháp

luật Việt Nam, VNEXPRESS, Báo mới…

4. Giáo trình Hóa môi trường.

5. Giáo trình Điện hóa học – PGS.TS Lê Tụ Hải – Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

6. Thế giới hóa học kỳ thú – NXB Lao động.

7. Chương trình vui sống mỗi ngày trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam.

8. Chương trình kỹ năng thoát hiểm xử lí khi bị ngạt khí CO trên VTV2 đài truyền hình

Việt Nam.

9. Một số chương trình trí tuệ trên truyền hình Việt Nam: Rung chuông vàng, Đường lên

đỉnh Olympia, Đuổi hình bắt chữ, Ai là triệu phú, ….

77

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!