02.07.2013 Views

Nghiên cứu văn hóa ấn độ - Bùi Văn Lương

Nghiên cứu văn hóa ấn độ - Bùi Văn Lương

Nghiên cứu văn hóa ấn độ - Bùi Văn Lương

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Lời mở đầu<br />

Chương 1. <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

MUÏC LUÏC<br />

1.1 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> ........................................................................................................................... 4<br />

1.1.1 Khái niệm <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>........................................................................................................... 4<br />

1.1.2 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> kinh doanh ........................................................................................................ 5<br />

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ ................................................................ 6<br />

1.2.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 6<br />

1.2.2 Địa hình .......................................................................................................................... 6<br />

1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 9<br />

1.3 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ............................................................................................................... 10<br />

1.3.1 Ngôn ngữ ...................................................................................................................... 10<br />

1.3.2 Tôn giáo ........................................................................................................................ 11<br />

1.3.3 Truyền thống - Phong tục .............................................................................................. 14<br />

1.4 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ theo 5 khuynh hướng <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của Geert - Hofstede ............................. 16<br />

1.4.1 Khoảng cách quyền lực ................................................................................................. 17<br />

1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng ............................................................................................ 18<br />

1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn ................................................................................. 18<br />

1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn ........................................ 19<br />

Chương 2. Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ<br />

2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ ................................................................................... 21<br />

2.1.1 Con người Ấn Độ ........................................................................................................... 21<br />

2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ ........................................................................................................ 24<br />

2.1.3 Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ ..................................................................... 26<br />

2.1.4 Sự khác biệt của doanh nhân Ấn Độ với thế giới ........................................................... 28<br />

2.2 Nền kinh tế Ấn Độ ......................................................................................................... 30<br />

2.2.1 Thời kỳ cổ đại đến khi bị Anh xâm chiếm làm thuộc địa ................................................ 31<br />

2.2.2 Thời kỳ thuộc địa .......................................................................................................... 32<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

2.2.3 Thời kỳ sau khi <strong>độ</strong>c lập .................................................................................................. 33<br />

2.2.4 Thời kỳ sau 1991 ........................................................................................................... 35<br />

2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ ............................................................................. 39<br />

2.3.1 Từ trong lịch sử ............................................................................................................. 39<br />

2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011) ..................................................................................... 43<br />

Chương 3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người<br />

Ấn Độ<br />

3.1 Trên góc <strong>độ</strong> vĩ mô .......................................................................................................... 48<br />

3.2 Trên góc <strong>độ</strong> vi mô .......................................................................................................... 50<br />

3.2.1 Hiểu về Ấn Độ ............................................................................................................... 51<br />

3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ ................................................................................ 53<br />

Kết luận<br />

Tài liệu tham khảo<br />

Phụ lục<br />

1 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

LÔØI MÔÛ ÑAÀU<br />

Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong<br />

những nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> phát triển rực rỡ nhất của <strong>văn</strong> minh nhân loại. Trong lịch sử, Ấn Độ<br />

đã phát triển nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên.<br />

Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và<br />

đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> nhân loại. Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật,<br />

tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật… mà nổi bật nhất là bao thế hệ con<br />

người tài hoa đang duy trì <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của họ và đóng góp ngày càng nhiều cho nhân loại.<br />

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km 2 , xếp<br />

hạng thứ 9 thế giới. Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung<br />

Quốc, Myanma, Bănglađét… và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương. Ấn Độ tuy không có<br />

đường biên giới trực tiếp giáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên<br />

bán đảo Trung Ấn. Về mặt dân số thì Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung<br />

Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc. Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số<br />

vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa.<br />

Người Ấn Độ nổi tiếng với các điệu múa, phụ nữ ăn mặc cầu kì và họ có nhiều điểm thú<br />

vị. Có một người khi lên một diễn đàn về du lịch nói rằng: sang Ấn Độ, anh ta trông thấy<br />

một phiến bia đá của đế quốc Anh ca ngượi người Anh đã anh hùng khi đánh tan quân<br />

mọi rợ Ấn Độ và thống trị đất nước Ấn suốt nhiều năm. Nếu như ở Việt Nam, ngay sau<br />

khi dành <strong>độ</strong>c lập, chúng ta đã đập những thứ như thế nát như cám. Mà thực có vậy.<br />

Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con gái Ấn Độ<br />

có nét quyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú…) mà hiện nay, Ấn Độ đang là<br />

nền kinh tế thứ 10 thế giới về quy mô. Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ là một cường quốc.<br />

Việt Nam cũng xác lập mối quan hệ với Ấn Độ từ lâu. Trước kia, cương vực của Việt<br />

Nam chủ yếu là ở miền Bắc và chịu ảnh hưởng nhiều của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Trung Quốc. Qua quá<br />

trình mở rộng lãnh thổ, người Việt Nam mở mang đất nước của mình đến những vùng đất<br />

2 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

phương Nam, những nơi chịu ảnh hưởng của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ, và từ đó <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

một phần nào đó được hấp thu nhiều. Ngoài ra có thể kể đến Việt Nam đón nhận <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

Ấn Độ qua tôn giáo (Phật giáo) và giao thương… Nhưng xét cho cùng có một điểm chính<br />

yếu mà các sử gia đánh giá, đó là Việt Nam và Ấn Độ giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> là do hợp tác,<br />

dung hòa nhau. Khác hẳn cách Việt Nam hấp thụ <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Trung Quốc, đa phần từ đối<br />

đầu, thù địch. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của Ấn Độ lên Việt Nam không nhiều như Trung<br />

Quốc. Do vậy ngày nay, Ấn Độ vẫn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Việc giao thương<br />

cũng như các công trình nghiên <strong>cứu</strong> ở Việt Nam về Ấn Độ cũng chưa thực sự nhiều. Điều<br />

này cần phải thay đổi. Tư tưởng của nhân loại thật vĩ đại và phong phú. Người Việt Nam<br />

nên biết nhiều hơn ngoài những cái cũ nát của tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Nếu như<br />

có thể tiếp nhận tư tưởng mới thì cũng là điều mà chúng ta đáng làm, sẽ có nhiều khác<br />

biệt thú vị và nhiều điều để chúng ta so sánh.<br />

Điều này ngày nay thực sự cần thay đồi. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng.<br />

Cả hai đều ở châu Á, giao lưu đã có từ rất lâu, cả hai trong thế kỉ XX đều bị thống trị bởi<br />

ngoại bang và giành <strong>độ</strong>c lập trong khoảng thời gian gần như nhau. Và quan trọng nhất là<br />

ngày nay cũng giống như trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước vẫn là hợp tác và bổ<br />

sung là chủ yếu. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và triển<br />

vọng lớn trong tương lai, toàn cầu <strong>hóa</strong> đang diễn ra mạnh mẽ, người Ấn Độ ngày nay nói<br />

tiếng Anh là chủ yếu, khoảng cách địa lý lại không quá xa. Đó là các yếu tố mà doanh<br />

nhân cả hai nước cần đặc biệt phải quan tâm.<br />

Việc Việt Nam chậm trễ trong quan hệ kinh tế với Ấn Độ là một sai lầm về tầm nhìn.<br />

Nhận thấy việc nghiên <strong>cứu</strong> về Ấn Độ có nhiều điều thú vị. Chúng ta biết quá ít về Ấn Độ<br />

mà đã dành quá nhiều sự “ưu ái” không đáng cho Trung Quốc. Thực sự đây có thể là một<br />

con đường mới dù rằng con đường này chúng ta nên đi từ lâu. Tức là Việt Nam ngày nay,<br />

nhất là các doanh nhân cần hiểu nhiều hơn về Ấn Độ và hợp tác với họ. Trong mọi quan<br />

hệ, nếu quan hệ kinh tế tốt đẹp thì có thể dẫn tới nhiều ích lợi khác. Giao thương ngay từ<br />

trong lịch sử đã được coi trọng và ngày nay vẫn vậy. Hiểu nhau và giao lưu với nhau sẽ<br />

dẫn tới nhiểu lợi ích cho cả hai.<br />

3 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

1.1 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

1.1.1 Khái niệm <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

Chương 1<br />

<strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

Có nhiều định nghĩa khác nhau về <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận<br />

và đánh giá khác nhau.<br />

Theo định nghĩa của UNESSCO: <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này<br />

khác với dân tộc kia. <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc<br />

trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong<br />

xã hội và nó chứa đựng, ngoài <strong>văn</strong> học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung<br />

sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.<br />

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Việt Nam - Bộ Giáo<br />

dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> – Thông tin, xuất bản năm<br />

1998, thì: “<strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch<br />

sử”.<br />

Có một định nghĩa được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "<strong>Văn</strong> hoá là tổng thể<br />

phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất<br />

kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã<br />

hội đạt được".<br />

Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa các nền <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> và quản lý đã định nghĩa <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> là “Một chương trình chung của trí tuệ phân biệt<br />

thành viên của nhóm người này với nhóm người khác… <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> theo nghĩa này bào gồm<br />

hệ thống các giá trị và các giá trị giữa tòa nhà <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>”.<br />

4 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Tóm lại, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> là sản phẩm của loài người, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> được tạo ra và phát triển trong quan<br />

hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội. Song, chính <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> lại<br />

tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội <strong>hóa</strong>. <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> được<br />

tái tạo và phát triển trong quá trình hành <strong>độ</strong>ng và tương tác xã hội của con người. <strong>Văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> là trình <strong>độ</strong> phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và<br />

hình thức tổ chức đời sống và hành <strong>độ</strong>ng của con người cũng như trong giá trị vật chất và<br />

tinh thần mà do con người tạo ra.<br />

1.1.2 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> kinh doanh<br />

Chúng ta đều biết <strong>văn</strong> hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị ảnh<br />

hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải của một cá<br />

nhân. Hành vi thể hiện ở các hành <strong>độ</strong>ng, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện nội tâm và<br />

tri thức của con người. Ở một mức <strong>độ</strong> nhất định, <strong>văn</strong> hoá có liên quan đến các quy chuẩn<br />

hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Ở mức<br />

<strong>độ</strong> sâu sắc hơn, <strong>văn</strong> hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người,<br />

<strong>ấn</strong> định cái gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu. Những giá trị này nhất quán với quy tắc<br />

nhóm, nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh<br />

quy tắc xử sự.<br />

Với cách tiếp cận về <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> như trên, có thể hiểu: <strong>Văn</strong> hoá kinh doanh một hệ thống các<br />

giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá<br />

trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng<br />

đồng hay khu vực nào đó.<br />

<strong>Văn</strong> hoá kinh doanh là những giá trị <strong>văn</strong> hoá gắn liền với hoạt <strong>độ</strong>ng kinh doanh. Các giá<br />

trị <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng<br />

rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư<br />

duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. <strong>Văn</strong> hoá kinh<br />

5 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những<br />

khuôn mẫu chung về quan điểm và <strong>độ</strong>ng cơ trong kinh doanh.<br />

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

1.2.1 Vị trí địa lý<br />

Nằm ở một khu vực tương đối biệt lập, phía bắc là dãy Himalaya sừng sững, phía nam là<br />

biển rộng mênh mông đã tạo nên cho đất nước Ấn Độ một vị trí đặc biệt, ngăn cách với<br />

thế giới xung quanh, cho nên Ấn Độ đã xây dựng được cho mình một nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> tương<br />

đối biệt lập, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Đồng thời, cũng do chính vì có địa hình núi<br />

cao, biển rộng bao quanh nên hầu như người Ấn Độ ít quan tâm đến thế giới bên ngoài<br />

lãnh thổ của mình, đồng thời ít có ý thức đối phó với giặc ngoại xâm từ bên ngoài tiến<br />

vào.<br />

Cảm giác “an tâm” với sự che chở của núi rừng Himalaya rộng lớn và đại dương mênh<br />

mông, người Ấn Độ hầu như không có khả năng chống trả đối với những thế lực ngoại<br />

xâm từ bên ngoài tiến vào, họ nhanh chóng thất thủ và quy hàng. Tuy nhiên, với cửa ngõ<br />

duy nhất là đèo Khyber nằm ở phía Tây Bắc, dường như mọi lực lượng ở bên ngoài tiến<br />

vào Ấn Độ đều gặp một tình huống chung là khó liên hệ lại với mẫu quốc, những thế lực<br />

ngoại xâm này trải qua thời gian hầu hết đều hòa mình vào cuộc sống của người bản địa<br />

và dần dần bị Ấn <strong>hóa</strong>, đồng thời những xu hướng <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mới cũng qua đó len lỏi vào<br />

nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ.<br />

1.2.2 Địa hình<br />

Địa hình Ấn Độ là một phức hợp gồm ba loại cơ bản: “dãy núi định mệnh” Himalaya,<br />

đồng bằng Ấn-Hằng với hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) và vùng cao<br />

nguyên Deccan.<br />

Himalaya – “dãy núi định mệnh”<br />

6 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Đây là dãy núi hùng vĩ nhất, nóc nhà của thế giới, trùng trùng điệp điệp suốt 2.600 km,<br />

trong đó có hơn 40 ngọn cao trên 7 km. Đây chính là dãy núi định mệnh của Ấn Độ, là<br />

Vạn Lý Trường Thành tự nhiên đã ban tặng cho đất nước này. Sừng sững án ngữ toàn bộ<br />

phía Bắc, Himalaya trở thành bức tường thành tự nhiên đồ sộ, vững chắc tuy không phải<br />

hoàn toàn bất khả xâm phạm vì vẫn có những đèo thấp như Khyber nhưng vai trò của<br />

Himalaya giữ cho Ấn Độ nhiều thế kỷ bình yên, xây dựng nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> riêng của mình là<br />

một điều chắc chắn. Biển rộng, núi cao là những chướng ngại tự nhiên đáng kể làm cho<br />

Ấn Độ trở thành một khu vực <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> tương đối riêng biệt, chừng nào đó tách rời với thế<br />

giới bên ngoài.<br />

Ngoài những ảnh hưởng trên, núi rừng Himalaya còn tác <strong>độ</strong>ng lớn lao tới tư duy của<br />

người dân Ấn Độ. Ngay từ khi họ bắt đầu tư duy và mơ mộng, nhiều ngọn núi cao trong<br />

trí tưởng tượng của họ đã trở thành nơi cư ngụ của thần linh, giống như Olympus với<br />

người Hy Lạp. Cũng chính trong những núi rừng Himalaya này, những trường học tu tập<br />

đã ra đời, nơi đây các thầy trò Upanishad thảo luận và tư duy về bí mật của nhân sinh, vũ<br />

trụ. Qua nhiều thế kỷ, Himalaya cũng là nơi ghi lại nhiều dấu chân của những con người<br />

từ bỏ cuộc sống trần tục để kiếm tìm và thực hiện khát vọng giải thoát (điều này được<br />

xem như mục tiêu cao nhất của đời người). Himalaya dường như mãi mãi vẫn giữ sự xa<br />

cách, thâm nghiêm, mãi mãi là một miền thần bí siêu thực và khêu gợi tâm linh với người<br />

Ấn Độ. Con người càng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, điều này khiến<br />

cho đời sống tâm linh Ấn Độ trở nên phức tạp, đa dạng vô cùng. Trong kinh thánh Hindu,<br />

Himalaya là nơi cư ngụ của thần Shiva và nàng Pavarti (con gái của Himalaya). Đứng<br />

trước dãy núi cao vời vợi đó, người Ấn tự nhiên cảm nhận sự cao cả vô cùng của tinh<br />

thần thuần khiết. Đối với người Ấn, Himalaya là ngôi đền tự nhiên, và những ngôi đền<br />

khác cũng đã xây theo hình ảnh của nó. Có thể khẳng định rằng những tư tưởng lớn của<br />

Ấn Độ đã nảy nở trong bối cảnh tĩnh mịch của núi rừng: “Điều kì diệu nhất chúng ta nhận<br />

thấy ở Ấn Độ là tại đây rừng núi chứ không phải thành thị là ngọn nguồn của tất cả nền<br />

<strong>văn</strong> minh của nó… chính núi rừng đã nuôi dưỡng hai thời đại lớn: thời Veda và thời Phật<br />

giáo… dòng nước <strong>văn</strong> minh chảy từ những rừng núi đó đã tưới nhuần khắp cõi Ấn Độ”.<br />

7 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Ấn tượng về Himalaya có thể nói là rất đậm nét trong tâm thức người Ấn Độ, không chỉ<br />

là nơi ẩn thân tu hành của các bậc hiền triết, những tán rừng rậm nhiệt đới này còn dạy<br />

cho người Ấn Độ bài học về cuộc sống, về mối tương quan chặt chẽ giữa vũ trụ và con<br />

người.<br />

Đồng bằng Ấn - Hằng<br />

Ấn Độ được thiên nhiên ưu đãi ban cho một hệ thống sông ngòi phong phú, có tới 7 dòng<br />

sông, có những dòng sông thuộc loại lớn nhất thế giới: Indus (sông Ấn), Ganga (sông<br />

Hằng). Từ lòng chảo của hai con sông này đã hình thành dồng bằng Ấn - Hằng vĩ đại,<br />

một trong những đồng bằng màu mỡ và rộng lớn nhất thế giới, hình thành cái nôi của một<br />

nền <strong>văn</strong> minh, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> cổ xưa và rực rỡ nhất châu Á. Phù sa màu mỡ cùng nguồn nước<br />

tưới tiêu phong phú của hai con sông đã hào phóng cưng chiều những cư dân nông<br />

nghiệp xứ này từ buổi đầu lịch sử và về sau vẫn rộng rãi chở che cho Ấn Độ trở thành<br />

quê hương của những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Trắng”.<br />

Chính bởi nhiều ưu ái mà những con sông đã ban tặng cho đất nước này mà người Ấn<br />

luôn có tình cảm đặc biệt với những dòng sông, với họ hầu hết các con sông đều là linh<br />

thiêng. Hình ảnh dòng sông chảy ra biển lớn gợi cho người Ấn ý niệm về sự hòa nhập của<br />

linh hồn cá thể hữu hạn vào với linh hồn vũ trụ vô hạn, sự hòa nhập của tiểu ngã với đại<br />

ngã. Hơn tất cả các dòng sông khác, sông Hằng gắn bó với lịch sử <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> và đời sống<br />

tinh thần của Ấn Độ. Người Ấn gọi sông Hằng là “sông mẹ” vì với họ, sông Hằng chính<br />

là một bà mẹ giàu tình cảm, nước sông Hằng theo niềm tin Ấn Độ có khả năng tự thanh<br />

lọc, vĩnh viễn trong trẻo thiêng liêng. Trong tiềm thức của người Ấn, sông Hằng vốn là<br />

con sông trên trời. Nó chảy tung bọt dưới chân thần Vishnu nên nó tên là Vishnupadi,<br />

chảy ngang qua núi Himavati, rồi tiếp tục chảy xuống thế giới âm phủ. Những người Ấn<br />

Độ tin rằng đến được với sông Hằng, uống nước sông Hằng, tắm trong làn nước sông<br />

Hằng hay được chết bên bờ sông Hằng thì được tẩy rửa mọi ô uế vật chất và tinh thần. Vì<br />

phẩm chất thanh lọc đặc biệt đó mà việc tắm sông Hằng trở thành một hành vi tôn giáo.<br />

Khi một người Ấn chết, họ mong được nhỏ vài giọt nước sông Hằng vào miệng trước khi<br />

8 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

hỏa táng và tro thiêu được thả xuống dòng sông mong tìm được sự giải thoát linh hồn như<br />

hòa vào với dòng sông mẹ. Với Ấn Độ, sông Hằng nói riêng, những linh giang nói chung<br />

đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, nhất là trong tâm linh mỗi con<br />

người. Hầu như mọi nghi lễ tôn giáo trên đất nước này đều ít nhiều gắn với những dòng<br />

sông, đặc biệt là sông Hằng.<br />

Cao nguyên Deccan<br />

Cao nguyên Đêcan (Deccan) chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ, nằm ở phía nam Ấn Độ, có <strong>độ</strong><br />

cao trung bình từ 300 - 900 m. Hai rìa phía đông và phía tây của Đêcan là núi Gat Đông<br />

và Gat Tây dốc đứng về phía đại dương. Phía đông bắc Đêcan và phía tây của dãy Gat<br />

Tây là rừng gió mùa; vùng núi cao, có rừng hỗn hợp ở chân núi, lên cao hơn là rừng lá<br />

kim rồi đến đồng cỏ núi cao. Theo nghiên <strong>cứu</strong>, đây chính là nơi mà 3 tôn giáo chính của<br />

Ấn Độ cùng tồn tại bên nhau, đó là Hindu giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.<br />

1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên<br />

Do địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng, Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu khác biệt. Trên nền<br />

chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc Ấn Độ với Himalaya có tính chất của khí<br />

hậu ôn đới, trong khi phía Nam tiến tới gần sát xích đạo lại là nhiệt đới điển hình. Phía<br />

Đông và phía Tây ít nhiều ảnh hưởng của khi hậu đại dương. Cách Himalaya băng tuyết<br />

chừng 100km là sa mạc Thar nóng bỏng. Trong khi đồng bằng Ấn – Hằng với lượng mưa<br />

2000mm/năm thì cao nguyên Decan lại rất ít mưa. Nhìn chung ở Ấn Độ có những cực<br />

đoan khí hậu: hạn – lụt (từ tháng 6 đến tháng 9 với 90% lượng mưa cả năm), nóng – lạnh<br />

(52 <strong>độ</strong>, -15 <strong>độ</strong>). Từ đó có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của khí hậu đối với tính cách và đời<br />

sống tâm linh của họ. Trường phái thiền tọa, Yoga có lẽ cũng ra đời trong hoàn cảnh khắc<br />

nghiệt ấy của thiên nhiên. Nếu như trong suốt cả mùa khô cái nắng cái nóng dai dẳng như<br />

thiêu đốt, thì những giọt mưa do gió mùa mang tới chính là phúc lành và niềm ân huệ lớn<br />

lao. Hơn tất cả những nơi có gió mùa khác, người Ấn khao khát và đón nhận những cơn<br />

mưa đầu mùa thật rộn rã. Vì sau một thời gian dài khô nóng, lúc này thực sự là mùa xuân,<br />

thời kì sống lại và sinh sôi của vạn vật cùng con người. Chính những đặc điểm về khí hậu<br />

9 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

trên cũng đã quy định những đặc trưng trong <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> tâm linh Ấn Độ. Những người tu sĩ<br />

lang thang ở Ấn chỉ đến mùa mưa mới dừng chân lại trên một mái nhà. Vào mùa mưa, do<br />

đi lại khó khăn và cũng một phần vì đây là thời điểm vạn vật sinh sôi, các tu sĩ bớt đi lại<br />

nhiều để tránh dẫm đạp lên những sinh linh bé nhỏ ấy (tư tưởng Ahimsa: bất tổn sinh).<br />

Mùa mưa cũng là thời kì hệ trọng trong tổ chức và sinh hoạt của các tôn giáo để trau dồi<br />

và truyền đạt giáo lý. Đây là thời kì Phật giáo gọi là “kết hạ”. Trong suốt thời kì này các<br />

thầy tu lo việc học tập, rèn luyện phẩm chất, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường<br />

tu hành của mỗi người. Vì vậy tuổi đạo của Phật giáo mới gọi là “hạ lạp”.<br />

Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên Ấn Độ đã ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần dân tộc, tính<br />

cách dân tộc. Trước một thiên nhiên vừa rộng rãi, khoáng đạt vừa khắc nghiệt con<br />

người đã chọn cách ứng xử hòa hợp hơn là chinh phục tự nhiên. Điều này cũng đã ảnh<br />

hưởng đến <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của người Ấn, đó là: không nơi đâu trên thế giới như đất nước này<br />

nhiều tôn giáo lại có thể chung sống hòa hòa hợp với nhau đến như vậy. Cả tôn giáo<br />

bản địa lẫn những tôn giáo ngoại lai cùng tồn tại vì mục tiêu cao đẹp: giải thoát con<br />

người, hướng tới sự tốt đẹp, hoàn thiện của con người. Nhìn chung sông núi, thiên<br />

nhiên còn in đậm ảnh hưởng của mình lên <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> tâm linh Ấn Độ, một dân tộc<br />

khuôn hình theo sông núi, một mảnh đất đầy rẫy thần linh và truyền thuyết.<br />

1.3 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

Ấn Độ có một di sản <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ<br />

gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thụ các<br />

phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân<br />

nhập cư. Nhiều hoạt <strong>độ</strong>ng <strong>văn</strong> hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ<br />

cho sự đan xen <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> qua hàng thế kỷ đó.<br />

1.3.1 Ngôn ngữ<br />

Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> vì nó là phương tiện được sử<br />

dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên cách nhận thức về<br />

10 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

thế giới và có tác <strong>độ</strong>ng lên việc định hình <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> con người. Ngôn ngữ là một tài sản vô<br />

giá. Và Ấn Độ phải tự hào rằng họ là quốc gia sử dụng nhiều loại ngôn ngữ nhất trên thế<br />

giới. Theo thống kê, hiện có khoảng 7.000 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới. Theo cuộc<br />

điều tra dân số năm 2001, 1,16 tỷ dân Ấn Độ sử dụng tới 6.500 ngôn ngữ khác nhau.<br />

Trong số đó, có khoảng 1.652 ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, đa số<br />

ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính là Ấn-Aryan (chiếm 74% dân số sử<br />

dụng) và Dravidian (chiếm 24%), 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến.<br />

Hai ngôn ngữ phổ biến nhất được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Chính phủ và trong<br />

giáo dục cao học là tiếng Hindi và tiếng Anh. Ngoài ra, 21 ngôn ngữ khác cũng được coi<br />

là ngôn ngữ chính thức như tiếng Phạn, tiếng Sindh, tiếng Kannada… Sự đa dạng trong<br />

ngôn ngữ này chắc chắn sẽ dẫn đến sự phong phú trong các phong tục, tập quán, hay nói<br />

đúng hơn, sự phong phú và <strong>độ</strong>c đáo của nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ. Và thật vậy, khách quan đã<br />

cho thấy, ở những nước có nhiều ngôn ngữ thì người ta cũng thấy rằng ở đó có nhiều nền<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> khác nhau.<br />

1.3.2 Tôn giáo<br />

Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái <strong>độ</strong>, thói quen làm việc<br />

và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và đối với xã hội khác. Ở Ấn Độ,<br />

tôn giáo và triết học cực kỳ phát triển, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên <strong>cứu</strong><br />

đã gọi Ấn Độ là “xứ sở của tôn giáo, xứ sở của tâm linh”. Ở Ấn Độ là sự hòa hợp, giao<br />

thoa giữa nhiều trường phái triết học khác nhau, qua thời gian tạo nên một sự đa dạng<br />

trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Ấn Độ. Một số tôn giáo chính ở Ấn Độ có thể kể<br />

đến như Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên Chúa giáo<br />

(2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), đạo Jaina (0,4%) và một số tôn giáo khác.<br />

Đạo Hindu - Ấn Độ giáo<br />

Đã nói đến tôn giáo ở Ấn Độ thì không thể không đề cập đến đạo Hindu – một thứ “tôn<br />

giáo mẹ” đã đi cùng dân tộc Ấn trong suốt chiều dài 3.500 năm lịch sử, đồng thời tạo nên<br />

những đặc trưng tính cách điển hình của con người nơi đây.<br />

11 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Đạo Hindu là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, đồng thời cũng là tôn giáo đặc biệt<br />

nhất. Tôn giáo này không có người sáng lập, không có giáo chủ, cũng không có một giáo<br />

hội chặt chẽ và những giáo điều cứng rắn. Trải qua những biến <strong>độ</strong>ng thăng trầm (từ thời<br />

Veda đến thời Bàlamôn rồi đến đạo Hindu như giai đoạn hiện nay) bản thân tôn giáo này<br />

đã thể hiện được những đặc tính điển hình trong tư duy của người Ấn Độ - không hề đoạn<br />

tuyệt với truyền thống mà luôn luôn tự biến đổi cho thích ứng nhu cầu thời đại để bảo tồn<br />

và phát triển.<br />

Giáo lý của đạo Hindu thời kỳ Bàlamôn giáo nằm trong tư tưởng Nhất nguyên luận – cho<br />

rằng linh hồn vũ trụ (Brahman) đồng nhất là một với linh hồn cá thể (Atman). Linh hồn<br />

vũ trụ hòa tan vào tất cả cũng giống như muối khi hòa tan vào nước, vĩnh viễn không thể<br />

tách ra được nữa. Giáo lý nhất nguyên luận và triết lý bất tổn sinh (Ahimsa) của đạo<br />

Hindu đã trở thành cơ sở nền tảng chi phối cách sống của người Ấn Độ, nền tảng cho sự<br />

mở rộng tình yêu với đồng loại, với chúng sinh trong một cuộc sống hòa bình.<br />

Triết lý bất tổn sinh Ahimsa từ thời Bàlamôn giáo của đạo Hindu đã được vận dụng trong<br />

các tôn giáo khác của Ấn Độ và trở thành một dấu <strong>ấn</strong> đặc trưng của lối sống của con<br />

người ở xứ sở này. Phật giáo phát triển Ahimsa thành nguyên lý cấm sát sinh, mở rộng<br />

tình yêu thương đối với toàn thể chúng sinh trong tư tưởng nhất thiết bình đẳng. Đạo Jain<br />

thì thực hành Ahimsa đến mức cực đoan (người theo đạo Jain có thói quen cầm chổi quét<br />

đường phố trước mỗi bước chân để tránh không làm tổn thương các sinh vật, luôn bịt<br />

khẩu trang để tránh hít thở và ngáp phải những sinh vật nhỏ, không làm nông nghiệp để<br />

tránh sát sinh những côn trùng trong lòng đất...) Triết lý Ahimsa phát triển qua nhiều tôn<br />

giáo đã tạo nên một đặc điểm chung trong tính cách con người là trân trọng sự sống của<br />

mọi đồng loại. Có thể nói tinh thần hòa hợp khoan dung qua tư tưởng Ahimsa đã trở<br />

thành truyền thống lớn của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn và gần như trở thành phong cách Ấn.<br />

Đạo Hồi<br />

Mặc dù phần lớn dân số theo đạo Hindu nhưng Ấn Độ lại là nước có số lượng tín đồ Hồi<br />

giáo đứng thứ 3 thế giới (con số ước tính hiện nay khoảng hơn 160 triệu người).<br />

12 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Đạo Hồi đã đến với Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 711, khi quân Hồi Giáo Ả Rập đánh<br />

chiếm tỉnh Sind, nay là Pakistan. Đến thế kỷ XI, toàn miền Bắc Ấn theo đạo Hồi, trong<br />

đó có tỉnh Ghaznawid, nay là nước Afganistan. Vào năm 1206, Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Ấn Độ<br />

đã biến nước này thành "Quốc Gia Hồi Giáo Ấn Độ" (Muslim State of India) đặt thủ đô<br />

tại La Hore.<br />

Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn<br />

thể lãnh thổ Ấn Độ và cai trị xứ này từ đó đến năm 1858 thì bị đế quốc Anh thay thế (303<br />

năm). Trong 3 thế kỷ dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ<br />

đạo Hindu theo Hồi Giáo. Và do đó, sự ảnh hưởng của Hồi giáo lên nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

là không hề nhỏ.<br />

Đạo Phật<br />

Cuối cùng, tuy hiện nay chỉ chiếm con số rất khiêm tốn 0,76% dân số, nhưng chúng ta<br />

không thể không nhắc tới Phật giáo – tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu và mang lại nhiều<br />

đổi thay sâu sắc đối với nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ.<br />

Là một trong những tôn giáo lớn ra đời đầu tiên ở Ấn Độ, rõ ràng, Phật giáo đã có ảnh<br />

hưởng tỏa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ. Các tháp, tu viện, đền và các thánh<br />

tượng của Phật giáo được xây dựng ở nhiều nơi phật tích trên lục địa Ấn Độ này. Trong<br />

nhiều thế kỷ, người dân Ấn đã kính trọng và tôn thờ các danh hiệu, hình tượng, lời dạy<br />

của chư Phật và Bồ Tát. Phật giáo đã sản sinh một khối lượng đồ sộ <strong>văn</strong> học Pali,<br />

Sanskrit và các ngôn ngữ bản xứ; các bài học, cao đẳng và tu viện Phật giáo với những<br />

thư viện và giáo lý phong phú vĩ đại đã hướng dẫn người dân Ấn trong nhiều thế kỷ qua;<br />

vô số trung tâm nghệ thuật và chiêm bái của Phật giáo khắp Ấn Độ đã trở thành một<br />

nguồn giáo dục và rèn luyện cho vô số người Ấn từ thời cổ đại. Tôn giáo, đạo đức, triết<br />

học và mật tông của Phật giáo đã phát triển như là một đỉnh cao đã tạo ra sự ảnh hưởng<br />

lâu dài đến nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> và <strong>văn</strong> minh của Ấn Độ. Ấn giáo của đạo Bàlamôn về Smritis,<br />

các thiên sử thi và chuyện cổ tích Ấn Độ đã thấm nhuần di sản phong phú của Phật giáo<br />

và chấp nhận Đức Phật như là vị thần Avatara thứ chín. Các bậc đạo sư Hindu nổi tiếng<br />

13 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

đã tự hào khi tuyên bố Đức Phật như bậc thánh vĩ đại của đạo Hindu, và như "người sáng<br />

lập đạo Hindu hiện đại". Chúng ta không thể chối bỏ sự thật rằng, Phật giáo tiếp tục tồn<br />

tại trong đạo Hindu, mà Hindu đã đồng <strong>hóa</strong> các giáo lý trung tâm của đạo đức và siêu<br />

hình học của Phật giáo và đó là lý do tại sao Phật giáo đã chuyển <strong>hóa</strong> đạo Bà la môn cổ<br />

thành đạo Hindu hoặc Tân Bàlamôn. Đức Phật được xem như vị thần Avatara là <strong>hóa</strong> thân<br />

của thần Vishnu. Các đ<strong>ấn</strong>g sáng tạo Hindu đã thêm vào các ý niệm hữu thần trong hệ<br />

thống vô thần của Yoga, Samkhya và Phật giáo. Điều này hình như đã thành công trong<br />

việc đem Yoga, Samkhya và Phật giáo vào trong đạo Hindu.<br />

Sau khi Ấn Độ đã được <strong>độ</strong>c lập, Chuyển pháp luân (Dharmacakra) của Phật giáo được<br />

xem là biểu tượng của quốc gia và được gắn trên quốc kỳ Ấn Độ, cũng như đầu cột hình<br />

sư tử nổi tiếng của vua A Dục đã trở thành con dấu của nước cộng hòa Ấn Độ. Những di<br />

sản của Phật giáo này đối với đời sống hàng ngày của chúng ta phải được duy trì vô hạn.<br />

Hãy để những biểu tượng của lý tưởng Hòa bình và Giác ngộ của Phật giáo là những ngôi<br />

sao sáng để dẫn đường tất cả tư tưởng và hành <strong>độ</strong>ng của chúng ta trong đời sống quốc gia<br />

và trật tự quốc tế trên thế giới này.<br />

Không chỉ là nơi đã sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như đạo Hindu, đạo<br />

Phật... Ấn Độ còn được biết đến như một xứ sở nổi tiếng với tinh hòa hợp tôn giáo từ<br />

những truyền thống lâu đời. Chính tại nơi đây, những tôn giáo lớn hầu như đối nghịch<br />

vẫn có thể chung sống hòa bình bên cạnh nhau.<br />

“Những nhân cách lớn trong lịch sử Ấn từ Asoka, Harsha Vardhana đến Akbar đều là<br />

những mẫu mực về tinh thần khoan dung tôn giáo. Một hệ quả của tinh thần khoan dung<br />

là những hàng rào ngăn cách các tôn giáo ở Ấn Độ không bao giờ trở nên không thể vượt<br />

qua. Tất cả chúng đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau...” (<strong>Lương</strong> Duy Thứ, 1998)<br />

1.3.3 Truyền thống - Phong tục<br />

Phong tục, tập quán chính là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày, là<br />

toàn bộ những hoạt <strong>độ</strong>ng sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử<br />

14 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu<br />

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng.<br />

Đến với Ấn Độ, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những phong tục, tập quán truyền<br />

thống, đồng thời cũng là điều hết sức lưu ý đối với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt<br />

Nam khi đến làm việc hoặc làm ăn với các đối tác người Ấn Độ. Có thể nêu ra một số<br />

truyền thống, phong tục của người Ấn như sau:<br />

Giới thiệu bản thân<br />

Thật ngạc nhiên, người Hindu truyền thống không có họ. Tên của những người Hồi giáo<br />

thường có nguồn gốc từ A-Rập. Thông thường, tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu<br />

bằng tên + "binti" ("daughter of") + tên của cha. Trước tên của người Sikh Ấn Độ<br />

thường thêm "Singh"đối với nam giới hay "Kaur" đối với nữ giới, và cần nhớ rằng không<br />

được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên đường một mình.<br />

Các ngày lễ chính<br />

Như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, ở Ấn Độ cũng có những ngày lễ trong năm:<br />

- 26/1 : Quốc khánh (Republic Day)<br />

- 2/2 : Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)<br />

- 22/2 : Năm mới của người Hồi giáo (Islamic New Year)<br />

- 9/4 : Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)<br />

- 15/8 : Ngày Độc lập<br />

- 14-16/11: Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of Ramadan)<br />

- 25/12 : Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)<br />

Ẩm thực<br />

Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa<br />

thì người Ấn Độ lại dùng tay. Điều này đã tạo nên một nét khác biệt trong cách chế biến<br />

các món ăn.<br />

15 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Người Ấn nổi tiếng với phong cách nấu nướng dùng rất nhiều gia vị. Đối với người Ấn,<br />

gia vị được xem là yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra món ăn ngon. Chúng có tác dụng<br />

làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như ngô, lúa mạch, đỗ.<br />

Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.<br />

Người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn trong khi người Hindu giáo lại không dùng thịt bò. Do<br />

đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản là loại thông dụng nhất.<br />

Cơm là món ăn chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên, khác với cách nấu của<br />

người Việt, người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu.<br />

Khi cơm gần chín, cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế… Bên cạnh món<br />

cơm chiên còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ. Người Ấn dùng món càri trong bữa ăn<br />

với nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, thịt băm càri, càri bắp cải khô… và thường được<br />

nấu ở dạng khô<br />

Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc cưới hỏi, lễ lạt quan trọng không thể<br />

thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng.<br />

Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất. Được chế biến từ<br />

hạnh nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu. Thường được dùng<br />

như một thức uống giải khát thường thấy trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân…<br />

1.4 <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ theo 5 khuynh hướng <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của Geert - Hofstede<br />

Để tìm hiểu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> doanh nghiệp Ấn Độ nói chung hoặc một doanh nghiệp nói riêng<br />

không thể không xem xét các nguồn tác <strong>độ</strong>ng vào <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> doanh nghiệp, trong đó phải kể<br />

đến nguồn từ <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> dân tộc, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> vùng và <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> cá nhân - đặc biệt là <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của<br />

người đứng đầu tổ chức. <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> doanh nghiệp trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> dân tộc. Do đó, khi muốn làm ăn với đối tác từ Ấn Độ, ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> dân tộc họ.<br />

16 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Xem xét ảnh hưởng của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> dân tộc người ta thường dựa vào một số tiêu chí để phân<br />

biệt mức <strong>độ</strong> ảnh hưởng của <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> dân tộc này với dân tộc khác. Theo nghiên <strong>cứu</strong> của<br />

Geert Hofstede, có các tiêu chí dưới đây.<br />

1.4.1 Khoảng cách quyền lực<br />

Tiêu chí này nhằm xem xét mức <strong>độ</strong> con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội.<br />

Một nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> có khoảng cách quyền lực cao xem sự bất bình đẳng là cần thiết, quyền<br />

lực chính là biểu tượng cho danh giá, quan niệm mỗi người có một vị trí riêng trong xã<br />

hội và người có quyền không nên che giấu quyền lực.<br />

Khoảng cách này được đo bằng chỉ số PDI (Power Distance Index) với thước đo tăng dần<br />

theo khoảng cách quyền lực từ 0 đến 100. Theo nghiên <strong>cứu</strong> của ITIM (tổ chức Tư v<strong>ấn</strong><br />

<strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> và Quản lý) đã cho kết quả sau:<br />

Country PDI Country PDI<br />

China 80 Malaysia 104<br />

Japan 54 United Kingdom 35<br />

Thailand 64 France 68<br />

Indonesia 78 India 77<br />

Vietnam 70 United States 40<br />

South Korea 60 Poland 68<br />

Phillipines 94<br />

(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)<br />

Qua đó ta thấy Ấn Độ được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số<br />

liệu định lượng là 77. Thật vậy, ở Ấn Độ, địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác,<br />

trình <strong>độ</strong> học v<strong>ấn</strong>, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có<br />

uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân. Điều này cũng thể hiện ở việc tuy chỉ<br />

có khoảng 30% dân số sống ở thành thị nhưng ở Ấn Độ lại xuất hiện những tỉ phú thuộc<br />

vào dạng giàu có nhất thế giới, trong khi phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn, đói<br />

17 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

nghèo và mù chữ vẫn là hiện tượng dễ bắt gặp ở nước này. Theo thống kê thì Ấn Độ là<br />

nước có GDP bình quân đầu người cao, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc<br />

gia có tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ đói nghèo cao hàng đầu thế giới.<br />

Cũng dễ dàng nhận ra rằng chỉ số PDI của Việt Nam so với Ấn Độ chênh lệch không<br />

nhiều, từ đó có thể kết luận <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> 2 nước sẽ có những điểm tương đồng.<br />

1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng<br />

Tiêu chí này đưa ra nhằm xem xét sự chịu đựng của con người trước những sự việc<br />

không chắc chắn. Chỉ số UAI (Uncertainty Avoidance) dùng để đo lường mức <strong>độ</strong> e ngại<br />

đối với sự việc của Ấn Độ là 40. Như vậy, người Ấn Độ có mức <strong>độ</strong> chấp nhận sự không<br />

rõ ràng ở mức tương đối cao. Điều này có thể do từ xa xưa cho tới ngày nay, rất nhiều tôn<br />

giáo, triết học đã và đang song song tồn tại bên cạnh nhau một cách hòa hợp, mặc dù có<br />

thể đó là những giáo phái đối lập. Người Ấn cũng có xu hướng chấp nhận sự việc, hòa<br />

hợp hơn là chinh phục, họ cảm thấy ít bị căng thẳng và sẵn sàng chấp nhận sự bất đồng.<br />

Đồng thời người Ấn Độ rất linh <strong>độ</strong>ng và sáng tạo, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc,<br />

khả năng Toán học, thiên <strong>văn</strong> học… Điều này cũng một phần không nhỏ chịu tác <strong>độ</strong>ng<br />

của Thực dân Anh trong thời gian họ cai trị nơi đây.<br />

1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn<br />

Nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mang tính cứng rắn là nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> có khuynh hướng đề cao những giá trị<br />

như tiền bạc, địa vị, danh tiếng, thử thách… Trái lại, nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mang tính mềm mỏng<br />

sẽ đề cao các giá trị như mối quan hệ, sự hợp tác, sự an toàn… Vậy <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ được<br />

đánh giá là nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> như thế nào..?<br />

Chỉ số MAS (Masculinity) được dùng để đo lường tính mềm mỏng hay cứng rắn của nền<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>. Với thước đo từ 0 đến 100, theo chiều tăng dần của tính cứng rắn, ITIM đã đưa<br />

ra các số liệu được tổng hợp lại như sau:<br />

18 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Country PDI Country PDI<br />

China 66 Russia 36<br />

Japan 95 United Kingdom 66<br />

Thailand 34 France 43<br />

Indonesia 48 India 56<br />

Vietnam 40 United States 62<br />

South Korea 39 Germany 66<br />

Phillipines 64<br />

(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)<br />

Chỉ số này của Ấn Độ được đánh giá ở mức trung bình cao, có nghĩa, dường như mang<br />

yếu tố của “nam quyền” hơn của “nữ quyền”. Đúng như vậy, ở Ấn Độ, đàn ông có vai trò<br />

thống trị. Đàn ông là trụ cột gia đình. Việc buôn bán và kiếm tiền chỉ có cánh đàn ông<br />

làm. Ra chợ hay đến bất kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm nào, rất ít thấy<br />

bóng dáng phụ nữ. Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông. Đàn ông cắm<br />

hoa, đàn ông bán vải, quần áo, thức ăn, rau cải, bán Chai – một loại nước uống, bán<br />

thịt… Từ những việc nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may<br />

vá, đàn ông đảm nhận hết. Đó cũng là công bằng vì <strong>văn</strong> hoá cưới hỏi ở Ấn Độ là phụ nữ<br />

đi cưới đàn ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu không<br />

muốn từ hôn. Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi vợ con. Phụ<br />

nữ chỉ mỗi một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Đây là sự khác biệt đối với <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> Việt Nam.<br />

1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn<br />

Ngoài các chỉ tiêu trên, Geert – Hofstede còn nêu ra 2 chỉ tiêu khác để phân biệt các nền<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>, đó là chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn.<br />

Theo xếp loại của ITIM, chỉ số đo lường khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân trong xã<br />

hội IDV (Individualism) và chỉ số đo lường tính dài hạn nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> LTO (Long-Term<br />

Orientation) của Ấn Độ lần lượt là 48 và 61. Với IDV ở mức 48, ta có thể thấy <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

19 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Ấn Độ ở mức trung lập giữa việc đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể trong xã<br />

hội. Và đây chính là xu hướng mà dần dần sau này các nước có thể sẽ hướng đến. Sự hài<br />

hòa giữa khi nào nên coi trọng ý kiến cá nhân, khi nào thì tập thể rất có thể sẽ là nét <strong>độ</strong>c<br />

đáo trong <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ, đồng thời có thể gây những trở ngại cho các doanh nghiệp,<br />

doanh nhân đến làm ăn tại quốc gia này.<br />

Cũng theo kết quả nghiên <strong>cứu</strong> này, chỉ sô LTO của Ấn Độ được đánh giá là 61 điểm, có<br />

nghĩa là <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ mang định hướng dài hạn. Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ<br />

hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã hình thành và xây dựng cho mình một nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> riêng<br />

biệt, do vị trí địa lý, địa hình… mà trở nên tách biệt với bên ngoài. Nhưng sau quá trình<br />

thương mại, giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> cùng sự xuất hiện xâm chiếm của ngoại bang đã khiến <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> Ấn Độ dần thay đổi, điều chỉnh dần phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Người Ấn<br />

xưa thường có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh phục, họ cho rằng không nhất thiết<br />

phải đấu tranh mà để cho mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, và điều đó giường như vẫn<br />

còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mang tính dài hạn còn thể hiện ở việc<br />

sẵn sàng phục vụ người khác. Chúng ta đều biết, người Ấn rất hiếu khách, nhất là đối với<br />

du khách nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà du lịch ở Ấn Độ rất phát triển và mang lại nguồn<br />

thu lớn cho quốc gia mỗi năm.<br />

Tóm lại, theo các tiêu chí của Geert – Hofstede, Ấn Độ được đánh giá là quốc gia có<br />

khoảng cách quyền lực cao, đồng thời có nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mang tính cứng rắn và dài hạn.<br />

20 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Chương 2<br />

Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ<br />

2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ<br />

2.1.1 Con người Ấn Độ<br />

Truyền thống đến… hiện đại<br />

Không nói thêm nhiều về các phần như <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>, tính cách, ngôn ngữ… của người Ấn Độ,<br />

vì các yếu tố đó đã được đề cập ở phần trên, mặc dù tất cả các yếu tố đó đều từ con người<br />

mà ra. Nhưng khái quát lại, nếu con người Ấn Độ không tài ba, thì sẽ không có những<br />

công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới, không có những tôn giáo được nhiều nước<br />

tôn thờ, không có được một nền kinh tế hùng mạnh để không bao lâu nữa theo dự đoán<br />

của giới chuyên gia, Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc trên thế giới. Những điều Ấn Độ làm<br />

được khiến Việt Nam phải khâm phục và cần nhìn nhận lại mình.<br />

Nếu như ngày nay, Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới thì Ấn Độ được gọi<br />

là <strong>văn</strong> phòng của thế giới. Theo suy nghĩ quen thuộc của người Việt Nam thì anh <strong>văn</strong><br />

phòng có khi được nể hơn vì dùng nhiều lao <strong>độ</strong>ng trí óc mà lại an nhàn.<br />

Có thể nhận xét chung về người Ấn Độ qua các đặc điểm sau:<br />

Người Ấn Độ rất hiếu khách<br />

Đặc biệt với du khách nước ngoài. Hàng năm Ấn Độ đón rất nhiều khách đến du lịch. Ấn<br />

Độ là nước có nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> lâu đời và giàu bản sắc nên trở thành điểm đến có một không<br />

hai. Điều này cũng dễ hiểu vì trên thế giới không có nước nào là giống nhau cả. Người<br />

21 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

dân Ấn Độ lại sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính thức nên điều này rất thuận lợi<br />

cho người Ấn Độ ngay cả trong công việc và giao lưu với thế giới. Nhưng bên cạnh đó<br />

tiếng Hindu cũng được hiến pháp thừa nhận và còn có hàng nghìn ngôn ngữ khác. Quả là<br />

người Ấn Độ rất đa dạng về tính cách và từ đó tạo nên sự đa dạng <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>.<br />

Người Ấn Độ rất sáng tạo<br />

Như đã nói ở trên, ở Ấn Độ có hàng ngàn ngôn ngữ. Số di tích lịch sử thì nhiều vô kể,<br />

trong đó có nghiều công trình nổi tiếng thế giới như Taj Mahal gắn liền với truyền thuyết<br />

tình yêu nổi tiếng của vua Môgôn Shāh Jahān và hoàng hậu Mumtaz Mahal, đền Ajanta<br />

và hang <strong>độ</strong>ng Ellora… Các điệu múa Ấn Độ như Bharatnatyam, Odissi, Kathakali,<br />

Kuchipudi, Mohiniattam làm say lòng người. Mỗi điệu múa này là một cách biểu đạt cảm<br />

xúc như yêu thương, ao ước, buồn đau… được thể hiện qua <strong>độ</strong>ng tác và chuyển <strong>độ</strong>ng của<br />

cơ thể, cánh tay, ngón tay, khuôn mặt, đôi mắt.<br />

Nói chung do có tính sáng tạo mạnh mẽ nên nền nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ từ xưa đã<br />

rất phát triển. Đến thời hiện đại, có nhiều nhà <strong>văn</strong> của Ấn Độ đã đoạt giải Nobel như<br />

Tagore. Còn trong lịch sử, nền <strong>văn</strong> học Ấn Độ ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống <strong>văn</strong><br />

chương Hindi. <strong>Văn</strong> học cổ Ấn Độ cũng có lịch sử lâu đời và được truyền miệng phổ biến<br />

trước khi hệ thống <strong>văn</strong> viết ra đời. Điều này cũng giống như lịch sử <strong>văn</strong> học của nhiều<br />

nước khác.<br />

Khả năng trí tuệ của người Ấn Độ<br />

Triết học Ấn Độ: Ðời sống, tôn giáo và nền triết học gồm nhiều triết hệ của tiểu lục địa<br />

Ấn Ðộ phô diễn một hỗn hợp phong phú và đầy kinh ngạc. Ðược phát triển từ hơn ba<br />

ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn<br />

Độ, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học <strong>độ</strong>c nhất; đúng<br />

hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như Ấn<br />

giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó<br />

một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm.<br />

22 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Có thế nói, các tư tưởng tôn giáo và nghệ thuật… phần nào đó bắt nguồn từ tư tưởng triết<br />

học và cũng có thể coi chúng như là hệ thống tư tưởng triết học. Ấn Độ có lịch sử giao<br />

thương, giao lưu từ rất lâu nên nhiều người quan niệm Ấn Độ mang nhiều đặc điểm của<br />

giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Đông - Tây. Tôn giáo Ấn Độ ra đời từ sớm. Đạo Bàlamôn xuất hiện từ<br />

lâu. Sau đó nhiều thế kỉ là Phật giáo. Dù các nhà tư tưởng Phương Tây không theo đạo<br />

Phật nhưng họ vẫn khẳng định Đức Phật là một nhân vật lịch sử đã sáng tạo ra phật giáo<br />

và mang nhiều tư tưởng tiến bộ. Phật giáo sau đó rất thịnh hành ở nhiều nước phương<br />

Đông trong đó có Việt Nam.<br />

Ngoài ra kinh Veda hay nhiều phong tục tập quán hiện nay ở Ấn Độ minh họa thêm cho<br />

quá trình phát triển lâu dài của tư tưởng Ấn Độ. Nói chung thì đây là một v<strong>ấn</strong> đề đa dạng<br />

và rất phức tạp.<br />

Về khoa học tự nhiên từ rất lâu, nền khoa học tự nhiên của người Ấn Độ đã phát triển. Về<br />

thiên <strong>văn</strong> và địa lí, người Ấn Độ đã biết làm lịch từ rất sớm. Thiên <strong>văn</strong> Ấn Độ bắt nguồn<br />

ngẫy nhiên từ môn chiêm tinh, họ duy tâm nên quan sát vũ trụ và các sao, từ đó sinh ra<br />

lịch. Các nhà thiên <strong>văn</strong> Ấn Độ cổ đại đã biết quả đát và mặt trăng đều hình cầu, biết được<br />

quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ tính được trực<br />

kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực,vị trí của các lưỡng cực.Họ biết được<br />

năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận<br />

hành của một số vì sao chính. Về sau, Aryabhata (thế kỷ V) có giảng về nhật thực, nguyệt<br />

thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Ông còn biết được Trái Đất tự quay quanh<br />

trục: “Thiên cầu đứng yên vì quả đất quay chung quanh trục của nó nên ta thấy các tinh<br />

tú mọc mỗi ngày mỗi đêm”. Điều đó cho thấy người Ấn Độ khá hiểu biết về thiên <strong>văn</strong> và<br />

ngày càng phát triển. Tác phẩm thiên <strong>văn</strong> cổ nhất của Ấn Độ được biết đến ngày nay là<br />

quyển Siddhantas (khoảng 425 TCN).<br />

Toán học của người Ấn Độ cũng phát triển từ sớm. Họ là người phát minh là hệ thống<br />

các con số gồm 10 chữ số, và quan trọng là họ phát minh ra số 0. Từ đó tất cả các giá trị<br />

23 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

đều được diễn tả qua hệ số này. Trước kia người ta tưởng thành tựu này là của người<br />

Arập nhưng không phải.<br />

Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính<br />

được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo nên các bài toán đố đại số rất hay…<br />

Về hình học, người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình vuông,<br />

hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác vuông…<br />

Ngoài ra họ còn có nhiều thành tựu khác về vật lí và y dược…<br />

Trong thế giới hiện đại ngày nay, người Ấn Độ được biết đến trong nhiều lĩnh vực họ<br />

phát triển mạnh như công nghệ thông tin, công nghiệp nặng, công nghệ quốc phòng… Ấn<br />

Độ hiện nay cũng là một trong những nhà xưởng của thế giới. Họ cũng đặc biệt phát triển<br />

mạnh công nghệ thông tin, nhất là lĩnh vực phần mềm. Trong các tập đoàn lớn hiện nay<br />

như IBM hay Microsoft có rất nhiều nhân lực là người Ấn Độ. Việt Nam cũng hợp tác<br />

với Ấn Độ không chỉ về kinh tế mà còn về khoa học công nghệ.<br />

Với nhịp <strong>độ</strong> dân số phát triển nhanh như hiện nay, không lâu nữa Ấn Độ sẽ là quốc gia<br />

đông dân nhất thế giới, và họ sẽ là đất nước cung cấp nguồn nhân lực cho thế giới, nhất là<br />

khi dân số thế giới đang tăng chậm và có xu hướng già đi, ngay cả ở Trung Quốc.<br />

2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ<br />

Thương mại của Ấn Độ phát triển từ khi nào?<br />

Có lẽ trong lịch sử của bất kì một quốc gia hay dân tộc nào, hoạt <strong>độ</strong>ng thương mại luôn<br />

xuất hiện sớm nhất. Theo ý nghĩa của 7 ngày trong tuần, ngày thứ Tư theo lịch sử phương<br />

Tây là ngày của sao Thủy, nguyên tố đặc trưng là thủy ngân và Sao Thủy được coi là vị<br />

thần của Thương mại. Thương mại ra đời rất lâu trước khi có tiền tệ, ngay từ xã hội sơ<br />

khai của loài người nguyên thủy.<br />

Ở Ấn Độ cũng vậy. Hàng trăm năm trước công nguyên, con đường tơ lụa đã hình thành<br />

nối liền Đông - Tây và đi qua Ấn Độ. Lịch sử của con đường này cũng từ Trung Quốc và<br />

24 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Ấn Độ mà ra. Đây cũng là con đường mà từ đó giao lưu của Ấn Độ với các vùng khác<br />

cũng phát triển mạnh. Sau này khi con đường tơ lụa trên bộ mất đi, con đường tơ lụa trên<br />

biển hình thành và cũng đi qua Ấn Độ như là một mắt xích quan trọng. Ấn Độ là nơi có<br />

nhiều thương cảng lớn trong giai đoạn này hơn bất kì quốc gia nào kể cả Trung Quốc.Ấn<br />

Độ trở thành nơi trung gian giao lưu giữa Đông và Tây.<br />

Ngày nay Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn. Thương mại của Ấn Độ vẫn tiếp tục phát<br />

triển. Ấn Độ là một trong những thành viên đầu tiên của GATT trước kia và WTO sau<br />

này. Với dân số đông, Ấn Độ là thị trường có sức thu hút lớn, nhất là vài năm nữa khi nền<br />

kinh tế có nhiều bước tiến đáng kể. Ấn Độ là một đối tác thương mại quan trọng của rất<br />

nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Nhiều bài báo hiện nay còn nói đến con đường tơ<br />

lụa trong thế giới hiện đại nối Ấn Độ và Trung Quốc. Liệu điều này có thể thành hiện<br />

thực. Chắc chắn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ nhất là giao lưu thương mại sẽ phát triển<br />

mạnh khi mà cả hai nước cùng quan tâm đến nhau và khu vực ASEAN trong đó Việt<br />

Nam là thành viên trở thành một trung tâm mới của thế giới, là điểm chú ý đặc biệt trong<br />

chính sách hướng Đông của Ấn Độ. ASEAN hiện nay cũng là mối quan tâm của các<br />

nước trên thế giới. Hiện nay ASEAN và Ấn Độ đã kí kết hiệp định thương mại tự do.<br />

Hiệp định kí ngày 14-8-2009 tại Băng Cốc, Thái Lan. Với hiệp định này, giao lưu không<br />

chỉ thương mại mà rồi từ đó, sẽ phát triển mạnh ở các lĩnh vực khác.<br />

Con đường tơ lụa trên bộ<br />

25 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Con đường tơ lụa trên biển<br />

2.1.3 Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ<br />

Có nhiều cách nhìn về tính cách của người Ấn, những nhà làm du lịch thì cho là người<br />

Ấn mến khách và cởi mở. Nhiều người không nghĩ thế, họ cho là người Ấn Độ hay tự ti<br />

và khó gần. Nhưng chắc chắn là có sự khác biệt so với người Việt Nam.<br />

Có rất nhiều điều thú vị được kể từ những người đã đến Ấn Độ. Nhiều người khi nói đến<br />

Ấn Độ họ nghĩ đến bẩn thỉu, nhếch nhác. Cũng có phần đúng.Ở những đô thị quá đông<br />

dân thì rác thải rất nhiều.Rất nhiều người Ấn Độ hiện nay còn sống ở mức nghèo khổ.<br />

Các thành phố luôn gắn với hình ảnh những khu ổ chuột. Nhưng cũng cùng đó là những<br />

con người giầu có sống hết sức xa hoa lộng lẫy. Ví dụ Antilla, căn nhà đắt nhất thế giới<br />

thuộc sở hữu của người giàu thứ 4 hành tinh, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani. Căn nhà<br />

này có giá 2 tỷ $. Có người nói thế này: “Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có<br />

26 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình là một cái nôi <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi<br />

đường cho hậu thế. Nền <strong>văn</strong> minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay<br />

thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một<br />

nhà quí tộc khánh kiệt.”<br />

Nói chung nhiều người có thể có cảm giác chưa mấy hay về Ấn Độ, nhưng đa phần họ<br />

khi đến Ấn Độ và trở về đều thấy khâm phục những gì mà người Ấn Độ đã làm. Những<br />

công trình kiến trúc vĩ đại đến những nếp sống của dân cư thường này đều có nhiều khác<br />

biệt so với Việt Nam và khác xa những thứ họ biết về châu Âu và Mỹ. Ấn Độ có thể nói<br />

là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Như vậy người Ấn Độ vẫn rất tin vào tôn giáo<br />

và phong tục trong xã hội hiện đại. Điều này có thể các doanh nhân Việt Nam cần lưu ý.<br />

Một số doanh nhân nhận xét: Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn<br />

Độ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa<br />

cách. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai<br />

hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Ấn Độ là một xứ sở của sự phân biệt<br />

giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ thì yên phận chịu<br />

đựng. Những người là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền,<br />

trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với người nước ngoài đến thì họ e dè và<br />

phức tạp.<br />

Những người đã tiếp xúc với nhiền nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> trên thế giới, đi qua châu Âu và Mỹ<br />

nhiều, làm việc nhiều với người Phương Đông nhưng đến Ấn Độ vẫn thấy “khác lạ”. Đây<br />

là những gì đang xảy ra.<br />

Rõ ràng tính cách hay <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> kinh doanh của Ấn Độ bị ảnh hưởng nhiều bởi cộng đồng<br />

mà họ sống. Điều này là hiển nhiên. Mở rộng quan hệ với các doanh nhân Ấn Độ là điều<br />

các doanh nhân Việt Nam nên làm, vượt qua các trở ngại để làm ăn với họ. Ấn Độ có thể<br />

có nhiều mặt chưa tốt. Chính phủ liên bang của họ có khi chưa được đánh giá cao nhưng<br />

27 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

phải nói rằng hệ thống doanh nghiệp tư nhân của họ rất mạnh. Con đường phát triển kinh<br />

tế của Ấn Độ giống như Nhật Bản và Đức. Họ rất chú trọng khoa học công nghệ. Họ<br />

không màu mè như Trung Quốc mà họ rất thực chất. Nếu so sánh với Trung Quốc thì<br />

doanh nghiệp Ấn ít phụ thuộc vào sự bảo trợ của nhà nước hơn các doanh nghiệp Trung<br />

Quốc, và vì thế họ sáng tạo hơn. Ấn Độ là nơi tiên phong sản xuất ra loại xe hơi giá 2.000<br />

đô la Mỹ, máy tính 35 đô la, các ca mổ tim chi phí cực thấp và một số phương pháp mới<br />

lạ trong việc quản trị nhằm tương tác nhiều hơn với khách hàng.<br />

Ấn Độ có rất nhiều tỉ phú. Hai mươi công ty của Ấn Độ bao gồm Bajaj Auto, Bharat<br />

Forge, Cipla, Ranbaxy, Tập đoàn Reliance, TCS, Tata Motors, Tata Steel, Wipro và<br />

Infosys đã được Tập đoàn Tư v<strong>ấn</strong> Boston (BCG) liệt vào Danh sách 100 Công ty khổng<br />

lồ mới thách thức toàn cầu của năm 2008. Đây là những thành tích rất đáng nể của một<br />

đất nước có một mô hình phát triển khác biệt và mới mẻ.<br />

2.1.4 Sự khác biệt của doanh nhân Ấn Độ với thế giới<br />

Kì lạ là Ấn Độ tuy là nước nghèo nhưng những doanh nhân của họ lại rất giàu. Nếu tính<br />

những người giầu nhất châu Á thì chắc đa phần là người Ấn Độ mặc dù Ấn Độ hiện nay<br />

chưa có nền kinh tế quy mô như Nhật và Trung Quốc. Các tập đoàn tư nhân của Ấn Độ<br />

cũng nổi tiếng với các sản phẩm như ôtô, máy tính, sắt thép giá rẻ. Nếu như các tập đoàn<br />

công nghệ tránh xa Trung Quốc vì thói ăn cắp bản quyền và nạn làm hàng giả, hàng nhái.<br />

Chính phủ Trung Quốc dường như cổ vũ cho việc này, chính phủ Trung Quốc cũng “bắt<br />

chước” đủ thứ như công nghệ quốc phòng, vũ trụ… thì giới công nghệ lại thích Ấn Độ,<br />

nhất là công nghiệp phần mềm. Mặc dù Ấn Độ hiện nay còn ngheo hơn cả Trung Quốc<br />

nhưng tại sao họ lại không chơi “xấu” như vậy.<br />

28 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Ngôi nhà đắt nhất thế giới của tỉ phú Ấn Độ<br />

Ngay cả trong chính sách phát triển kinh tế của mình, chúng ta cũng thấy Ấn Độ có<br />

những cách khác. Chẳng hạn nhiều năm trước thế giới không đánh giá cao mô hình kinh<br />

tế của Ấn Độ, họ nói nhiều đến Trung Quốc nhưng ngày nay, xu hướng có thể chưa<br />

ngược lại 100% nhưng cũng đã có nhiều thay đổi.<br />

“Chúng ta suy nghĩ theo cách của người Anh nhưng hành <strong>độ</strong>ng theo phương thức của<br />

người Ấn Độ” (giám đốc điều hành R. Gopalakrishnan của tập đoàn Tata Sons)<br />

Có rất nhiều người nước ngoài đến Ấn Độ, sau các cuộc trao đổi với các nhà quản lý Ấn<br />

Độ, họ đều nhận ra rằng các nhà quản lý này thật sự rất tài năng, có óc phân tích, rất<br />

thông minh và nhanh nhạy - và sau đó từ những trải nghiệm của mình, họ không thể chỉ<br />

ra tại sao người Ấn Độ không thể làm theo những gì được đưa ra trong các bản phân tích.<br />

Bốn khả năng kinh doanh khác biệt của người Ấn Độ<br />

Có sự gắn kết tổng thể với nhân viên<br />

Nguồn lực con người được xem như một dạng tài sản cần được phát triển, không phải là<br />

chi phí cần phải giảm; như là nguồn của các ý tưởng sáng tạo và các giải pháp thiết thực;<br />

và lãnh đạo doanh nghiệp ở tầm riêng của họ.<br />

Khả năng tùy biến và thích nghi<br />

29 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Trong một môi trường phức tạp và bất ổn với ít nguồn lực và nhiều tham nhũng, những<br />

nhà điều hành doanh nghiệp cần phải học cách dựa vào trí thông minh để vượt qua vô số<br />

các rào cản mà họ phải đối đầu. Đôi khi trong các cuộc đối thoại tiếng Anh, thuật ngữ<br />

tiếng Hindi jugaad được sử dụng để miêu tả tư duy này.<br />

Đưa ra những lời đề nghị sáng tạo và giá trị<br />

Dù kinh doanh trong nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> cổ xưa, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ đều<br />

có thể sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới và khái niệm dịch vụ để thỏa mãn nhu<br />

cầu ngày càng tăng của khách hàng với chi phí tiết kiệm tối đa.<br />

Mở rộng nhiệm vụ và mục tiêu<br />

Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của những bên có liên quan - công việc phải làm của tất<br />

cả các CEO - các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hơn mục tiêu xã hội của mình. Họ tự hào<br />

về thành công của công ty - và cũng tự hào trên các khía cạnh như sự thịnh vượng gia<br />

đình, tiến bộ tôn giáo, và phục hưng đất nước.<br />

Các lãnh đạo doanh nghiệp người Ấn Độ tập trung hơn vào mục đích xã hội và các nhiệm<br />

vụ lớn lao, và hiện thực <strong>hóa</strong> các mục tiêu này nhờ tập trung hơn vào việc vượt qua vô số<br />

các rào cản bằng các giải pháp sáng tạo và một lực lượng lao <strong>độ</strong>ng đã được chuẩn bị<br />

trước đầy nhiệt tình.<br />

2.2 Nền kinh tế Ấn Độ<br />

Với Ấn Độ, một quốc gia có tới 5.000 năm lịch sử, và nhất là khi người Việt Nam còn<br />

biết quá ít về Ấn Độ thì việc xem về lịch sử kinh tế của họ có lẽ là không thừa. Nếu nói<br />

đền một nền kinh tế của một quốc gia hiện nay thì người ta có lẽ chỉ chú ý đến hiện tại.<br />

Các nhà làm kinh doanh luôn là những người rất thực tế và họ ít khi để ý đến quá khứ vì<br />

những thứ đã qua ít còn ảnh hưởng gì đến thực tại. Nhưng có lẽ sẽ thú vị nếu chúng ta<br />

tìm hiểu một nền kinh tế trong lịch sử trước, và xem nó phát triển và hiện nay định hình<br />

như thế nào.<br />

30 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Sau đây sẽ mô tả nền kinh tế Ấn Độ từ lịch sử đến hiện đại theo một quá trình. Nhưng<br />

phần kinh tế Ấn Độ hiện nay, đương nhiên sẽ được mô tả kỹ nhất.<br />

Lịch sử kinh tế Ấn Độ có thể chia ra thành 3 kỷ nguyên, bắt đầu bằng thời kỳ tiền thuộc<br />

địa kéo dài đến thế kỷ XVII. Thời kỳ thuộc địa của Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ XVII, kết<br />

thúc bằng mốc Ấn Độ giành được <strong>độ</strong>c lập từ Anh quốc năm 1947. Thời kỳ thứ 3 kéo dài<br />

từ năm 1947 cho đến nay.<br />

2.2.1 Thời kỳ cổ đại đến khi bị Anh xâm chiếm làm thuộc địa<br />

Các công dân của nền <strong>văn</strong> minh lưu vực sông Ấn Độ, một khu vực định cư đô thị vượt<br />

trội và lâu dài đã phát triển thịnh vượng giữa năm 2800 trước Công nguyên và năm 1800<br />

Công nguyên, sống bằng nghề canh nông, thuần <strong>hóa</strong> <strong>độ</strong>ng vật, sử dụng cân và đơn vị đo<br />

lường thống nhất, chế tạo công cụ và vũ khí và trao đổi mậu dịch với các thành phố khác.<br />

Các dãy phố quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống cấp thoát nước đã cho thấy kiến thức của họ<br />

trong việc quy hoạch đô thị, bao gồm các hệ thống vệ sinh đô thị đầu tiên của thế giới và<br />

sự hiện diện của một hình thức chính quyền đô thị.<br />

(Đồng tiền xu bằng bạc trong thời kỳ trị vì của vua Gupta Kumara Gupta I (414–55 AD)<br />

Cuộc điều tra dân số năm 1872 cho thấy 99,3% dân số tạo thành nước Ấn Độ ngày nay<br />

đã sống trong các ngôi làng, những người có kinh tế phần lớn là cô lập và tự cung tự cấp<br />

với nghề nông là chủ yếu. Các chế <strong>độ</strong> đẳng cấp và gia đình tứ đại đồng đường đã đóng<br />

một vai trò ảnh hưởng trong việc định hình các hoạt <strong>độ</strong>ng kinh tế. Chế <strong>độ</strong> đẳng cấp thực<br />

hiện chức năng rất giống với phường hội Châu Âu, đảm bảo sự phân chia lao <strong>độ</strong>ng, cung<br />

cấp việc đào tạo hu<strong>ấn</strong> luyện những người học việc, cho phép những người người sản xuất<br />

đạt được một sự chuyên môn <strong>hóa</strong> hẹp.<br />

31 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Sự du nhập của người nước ngoài và sự suy yếu trong lễ nghi truyền thông làm tầng lớp<br />

Hindu mất đi đặc quyền xã hội, do đó, ngoại thương Ấn Độ phần lớn nằm trong tay người<br />

nước ngoài và người Hồi giáo. Các mặt hàng dệt như vải muxơlin, vải in hoa, khăn<br />

choàng, và các sản phẩm nông nghiệp như tiêu, quế, thuốc phiện và cây chàm đã được<br />

xuất khẩu sang Châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Phi để đổi lấy vàng và bạc.<br />

Một ước tính cho thấy thu nhập của Đế quốc Môgôn của Akbar Đại đế năm 1600 với<br />

mức 17,5 triệu bảng Anh, tương phản với tổng thu nhập của Anh năm 1800, với tổng số<br />

16 triệu bảng. Trước khi người Anh đến xâm lược, Ấn Độ là một nền kinh tế phần lớn là<br />

nông nghiệp truyền thống với một bộ phận chủ yếu sống phụ thuộc vào công nghệ<br />

nguyên thủy. Ngành nông nghiệp đã tồn tại cùng với một hệ thống thương mại, chế tạo<br />

và tín dụng phát triển một cách mạnh mẽ. Sau khi Môgôn sụp đổ và sự nổi lên của Đế<br />

quốc Maratha, nền kinh tế Ấn Độ đã rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị do các cuộc chiến<br />

tranh can thiệp và các cuộc xung <strong>độ</strong>t.<br />

2.2.2 Thời kỳ thuộc địa<br />

Sự cai trị thực dân đã mang đến một thay đổi lớn trong môi trường thuế má từ thuế thu<br />

nhập sang thuế tài sản đã dẫn đến một sự bần cùng <strong>hóa</strong> hàng loạt và cảnh cơ cực của đại<br />

đa số nông dân. Nó cũng tạo ra một hoàn cảnh chế <strong>độ</strong> mà trên giấy tờ là đảm bảo quyền<br />

sở hữu giữa những người thực dân, khuyến khích tự do thương mại và tạo ra một đơn vị<br />

tiền tệ thống nhất với tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống cân đong đo đếm tiêu chuẩn <strong>hóa</strong>,<br />

các thị trường vốn, cũng như hệ thống đường sắt và điện báo phát triển, một dịch vụ dân<br />

sự với mục tiêu <strong>độ</strong>c lập khỏi sự can thiệp chính trị và một hệ thống thông luật, hệ thống<br />

pháp lý adversarial. Sự thực dân <strong>hóa</strong> của Anh đối với Ấn Độ trùng hợp với các thay đổi<br />

lớn trong nền kinh tế thế giới – công cuộc công nghiệp <strong>hóa</strong> và một sự tăng trưởng đáng<br />

kể trong sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, cuối thời kỳ cai trị thực dân, Ấn Độ đã thừa<br />

hưởng một nền kinh tế thuộc loại một trong những nước nghèo nhất thế giới đang phát<br />

triển, với sự phát triển công nghiệp trì trệ, ngành nông nghiệp không thể nuôi nổi dân số<br />

đang tăng trưởng, có tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ thuộc loại thấp nhất thế giới.<br />

32 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Một ước tính của nhà sử học Angus Maddison thuộc Đại học Cambridge cho thấy rằng tỷ<br />

lệ thu nhập của Ấn Độ trong tổng thu nhập của thế giới giảm từ mức 22,6% năm 1700<br />

xuống còn 3,8% năm 1952. Trong khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong quá trình đấu tranh<br />

giành <strong>độ</strong>c lập và những nhà nhà lịch sử kinh tế dân tộc chủ nghĩa cánh tả đã đổ lỗi chế <strong>độ</strong><br />

thực dân cho tình trạng ảm đạm của nền kinh tế Ấn Độ do hậu quả của chế <strong>độ</strong> thực dân,<br />

một quan điểm kinh tế vĩ mô khái quát hơn về Ấn Độ trong thời kỳ này cho thấy có các<br />

lĩnh vực tăng trưởng và giảm sút, dẫn đến sự thay đổi mang lại bởi chế <strong>độ</strong> thực dân và bởi<br />

một thế giới đang đi về hướng công nghiệp <strong>hóa</strong> và hội nhập kinh tế.<br />

Tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng GDP bình quân đầu người theo giá cố định của Ấn Độ 1950 – 2005<br />

được tóm tắt qua biểu đồ dưới đây.<br />

10<br />

8<br />

6<br />

4<br />

2<br />

0<br />

-2<br />

-4<br />

-6<br />

4.94<br />

-0.09<br />

-0.5<br />

-0.33<br />

1951 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005<br />

2.2.3 Thời kỳ sau khi <strong>độ</strong>c lập<br />

-3.67<br />

Nguồn số liệu: Penn World Tables<br />

Chính sách kinh tế của Ấn Độ từ khi <strong>độ</strong>c lập chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm thời kỳ<br />

thực dân (bị các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi là có tính bóc lột) và chịu ảnh hưởng của<br />

7.31<br />

4.67<br />

3.28<br />

2.53<br />

6.23<br />

2.69<br />

7.6<br />

33 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

phương hướng các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa xã hội Fabia. Chính sách có thiên hướng<br />

theo chủ nghĩa bảo hộ, nh<strong>ấn</strong> mạnh thay thế nhập khẩu, công nghiệp <strong>hóa</strong>, sự can thiệp của<br />

nhà nước vào các thị trường lao <strong>độ</strong>ng và tài chính, khu vực công lớn, cơ chế điều tiết hoạt<br />

<strong>độ</strong>ng kinh doanh và kế hoạch <strong>hóa</strong> tập trung. Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn<br />

Độ, cùng với nhà thống kê Prasanta Chandra Mahalanobis, và tiếp theo là Indira Gandhi<br />

đã thiết kế và giám sát chính sách kinh tế. Họ hy vọng thu được kết quả thuận lợi từ chiến<br />

lược này vì nó kết hợp cả khu vực tư nhân lẫn công cộng và vì chiến lược này dựa trên sự<br />

can thiệp trực tiếp và gián tiếp của nhà nước hơn là hệ thống chỉ huy tập trung cực đoan<br />

theo kiểu Liên Xô.<br />

Do tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng bình quân từ năm 1947–1980 thấp so với tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng của<br />

các nước Nam Á khác, đặc biệt là "Các con hổ Đông Á", nên người ta đã dùng cụm từ "tỷ<br />

lệ tăng trưởng Hindu" để bêu giếu Ấn Độ. Sau năm 1980, có hai cuộc cải cách kinh tế tạo<br />

ra sự tăng tốc tăng trưởng kinh tế cho Ấn Độ. Các biện pháp ủng hộ kinh doanh năm<br />

1980, do Rajiv Gandhi khởi xướng, đã xóa bỏ các hạn chế mở rộng công suất từ thời kỳ<br />

trước, xóa bỏ kiểm soát giá và giảm các loại thuế doanh nghiệp. Chính sách tự do <strong>hóa</strong><br />

kinh tế năm 1991, được thủ tướng Ấn Độ lúc đó là P. V. Narasimha Rao và bộ trưởng tài<br />

chính của ông là Manmohan Singh khởi xướng phản ứng lại cuộc khủng hoảng cán cân<br />

thanh toán, đã thủ tiêu chế <strong>độ</strong> giấy phép Raj (cấp giấy phép nhập khẩu, công nghiệp và<br />

đầu tư) và đã chấm dứt nhiều sự <strong>độ</strong>c quyền của khu vực công, cho phép phê duyệt tự<br />

<strong>độ</strong>ng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Kể từ đó, phương hướng tự do <strong>hóa</strong><br />

chung vẫn được giữ, bất kể chính đảng nào cầm quyền, mặc dù không có đảng nào là<br />

không cố tiến hành các cuộc vận <strong>độ</strong>ng hành lang đầy quyền lực như các nghiệp đoàn và<br />

nông dân, hay các v<strong>ấn</strong> đề có khả năng tranh cãi như đổi mới các luật lao <strong>độ</strong>ng và giảm trợ<br />

cấp nông nghiệp.<br />

Nói chung, từ những năm 40 đến những năm 80, GDP Ấn Độ tăng trung bình 3,5%.<br />

34 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

2.2.4 Thời kỳ sau 1991<br />

Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế giới<br />

đang phát triển. Trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chỉ có một vài đợt<br />

giảm sút lớn. Sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ và an<br />

ninh lương thực. Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa và dựa nhiều hơn vào dịch<br />

vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin.<br />

Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đạt trung bình trên 6%/năm. Trong những năm gần đây,<br />

Ấn Độ luôn có tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 8%; riêng năm 2006 đạt<br />

khoảng 9%; dự trữ ngoại tệ đạt 180 tỷ USD. Năm 2008 là hơn 300 tỷ USD. Tổng GDP<br />

năm 2006 đạt 852 tỷ USD (theo World Bank), thu nhập bình quân đầu người năm 2006<br />

khoảng 780 USD. Tính theo PPP thì con số này còn cao hơn nhiều.<br />

Hiện nay, Ấn Độ là thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Theo các chuyên<br />

gia kinh tế thế giới, với quy mô dân số lớn và trẻ của Ấn Độ, cùng với nền kinh tế phát<br />

triển liên tục ở mức <strong>độ</strong> cao, đặc biệt những thành công của Ấn Độ hiện nay như khoa học<br />

công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trong tương lai không xa, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế<br />

chủ lực của thế giới, vượt qua cả Nhật và Đức. Khi đó quyền lực và tiếng nói của Ấn Độ<br />

sẽ trở nên rất có sức nặng, và vai trò của nhiều nước lớn hiện nay sẽ có nhiều biến đổi.<br />

Mumbai - Thành phố lớn nhất Ấn Độ<br />

35 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Mọi thành công đều chủ yếu từ yếu tố con người mà ra. Hãy cùng anh Phan Bảo Lâm so<br />

sánh tương đối thú vị về Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc để thấy những điều thú vị (đây<br />

là nhận xét phản hồi bài báo: “Cơ hội xuất khẩu vào Ấn Độ” trên vneconomy ngày<br />

24/12/2010) :<br />

“Cơ cấu kinh tế của Ấn <strong>độ</strong> cũng không khác mấy so với Trung Quốc nhưng đường hướng<br />

phát triển kinh tế của họ khác hẳn Trung Quốc.”<br />

“Cách của Trung Quốc là tập trung phát triển dọc theo ven biển, dựa vào các hải cảng<br />

để thuận tiện giao thương, lấy thặng dư kinh tế của khu vực này bù vào sự yếu kém của<br />

khu vực khác nên kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh về mặt tổng giá trị nhưng chia<br />

cho dân số thì vẫn thấp.”<br />

“Cách của Ấn <strong>độ</strong> là phát triển cân đối về mọi mặt để tạo nền tảng vững chắc trước khi đi<br />

vào giai đoạn tăng tốc. Kể từ cuộc "cách mạng xanh" cải tổ toàn bộ cơ cấu nông nghiệp<br />

do cố Thủ tướng Indira Ghandi chủ xướng tới khoảng 5 năm trước thì tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng<br />

của Ấn <strong>độ</strong> là khá chậm nhưng đồng đều về mọi mặt, đặc biệt là v<strong>ấn</strong> đề giá trị gia tăng và<br />

làm chủ công nghệ.”<br />

Trong 5 năm trở lại đây, tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng của Ấn <strong>độ</strong> tuy kém Trung Quốc về tỷ lệ %<br />

nhưng tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng GDP lại vượt hẳn Trung Quốc. Trung Quốc áp đảo thế giới về<br />

xuất khẩu còn Ấn <strong>độ</strong> lại chủ trương lấy tiêu thụ nội địa làm nền tảng trước khi vươn ra<br />

thế giới. Đường lối tăng trưởng GDP của Trung Quốc tương tự "4 con hổ châu Á" trước<br />

đây (gồm Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông và Đài loan), tức là dựa vào xuất khẩu trước<br />

để tạo vốn mà làm chủ công nghệ, nhưng những nước này có quy mô dân số rất nhỏ so<br />

với Trung Quốc nên họ "đi" nhanh hơn.<br />

Đường lối của Ấn <strong>độ</strong> là theo con đường của Nhật và Đức, chậm nhưng chắc, lấy nền<br />

tảng công nghệ làm sức mạnh (chứ không phải là lấy năng lực sản xuất làm sức mạnh<br />

như Trung Quốc). 7-8 năm trước các chuyên gia kinh tế thế giới còn bình luận khá bi<br />

quan về kinh tế Ấn <strong>độ</strong> khi so với Trung Quốc cho đến khi họ hạ thủy chiếc tàu ngầm chạy<br />

bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thì người ta mới vỡ lẽ ra, "à, thì ra thế".<br />

36 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Trung Quốc phát triển công nghiệp vũ trụ, Ấn <strong>độ</strong> phát triển công nghiệp hạt nhân. Trung<br />

Quốc "đói" năng lượng còn Ấn <strong>độ</strong> thì không. Thành tích của công nghiệp vũ trụ Trung<br />

Quốc là rất <strong>ấn</strong> tượng khi tự đưa được người vào không gian nhưng ứng dụng kinh tế của<br />

nó thì chưa có điều kiện kiểm chứng.<br />

Thành tích của công nghiệp hạt nhân Ấn <strong>độ</strong> cũng <strong>ấn</strong> tượng không kém khi cứ vài năm họ<br />

lại cho "nổ bom" để thử nghiệm (chứ không phải để đe dọa người ta vào những thời điểm<br />

nhạy cảm như Triều Tiên), ứng dụng của công nghiệp hạt nhân là muôn hình vạn trạng,<br />

từ năng lượng, nông nghiệp, y tế đến vật liệu nano (thay đổi cấu trúc nguyên tử của vật<br />

chất nhằm tạo ra những vật chất không có trong tự nhiên nhưng đáp ứng các đòi hỏi của<br />

khoa học như tạo ra loại pin có kích thước nhỏ nhưng khả năng tích điện cao, vật liệu<br />

siêu dẫn hay làm ra... vàng nhân tạo cũng từ công nghệ này tuy nhiên đây vẫn còn là<br />

công nghệ của tương lai).<br />

Buồn cười là giải Field do Ấn <strong>độ</strong> lập ra nhưng chưa có người Ấn nào đoạt giải trong khi<br />

Việt Nam lại có một người là GS. Ngô Bảo Châu. Trong những năm gần đây, tốc <strong>độ</strong> tăng<br />

GDP của Ấn <strong>độ</strong> khá <strong>ấn</strong> tượng, bỏ xa Trung Quốc khoảng vài nghìn đô tính theo đầu<br />

người nhưng lại rất âm thầm và lặng lẽ chứ không "đình đám" như Trung Quốc.<br />

Điều này làm nhiều chuyên gia kinh tế thế giới phải tự đặt câu hỏi, với quy mô dân số<br />

nhất nhì thế giới của hai nước này, ai đang đi đúng hướng?<br />

Giữa hai hướng đi ấy, liệu chủ trương "xuất khẩu kiếm ngoại tệ bằng mọi giá" mà bỏ qua<br />

v<strong>ấn</strong> đề làm chủ công nghệ của Việt Nam (tức là không theo hướng nào) là đúng?<br />

Khái quát chung lại: Kinh tế Ấn Độ<br />

Đơn vị tiền tệ: Rupee Ấn Độ 1 INR = 100 paise<br />

- Năm tài chính 1 tháng 4 - 31 tháng 3<br />

- Các tổ chức thương mại tham gia WTO, SAFTA (Thương mại Tự do Nam Á)<br />

- Các chỉ số thống kê:<br />

37 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

o GDP 4,042 tỷ USD (ước 2006) ( thứ 12 thế giới xét theo giá trị danh<br />

nghĩa, thứ 4 xét theo PPP<br />

o Tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng 9,0% (2005/2006)<br />

o GDP bình quân đầu người 820 USD (danh nghĩa), 3.700 USD (PPP)<br />

o GDP theo khu vực nông nghiệp (19,9%), công nghiệp (19,3%), dịch vụ<br />

(60,7%) (ước 2006)<br />

o Tỷ lệ lạm phát (CPI) 5,3% (2006)<br />

o Tỷ lệ phần trăm dân số dưới ngưỡng nghèo 25% (ước 2002)<br />

o Lực lượng lao <strong>độ</strong>ng 509,3 triệu người (ước 2006)<br />

o Lực lượng lao <strong>độ</strong>ng theo khu vực kinh tế nông nghiệp (60%), công nghiệp<br />

(12%), dịch vụ (28%)<br />

o Tỷ lệ thất nghiệp 7,8% (ước 2006)<br />

- Các ngành kinh tế chính: dệt, <strong>hóa</strong> chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải,<br />

xi măng, khai mỏ, <strong>hóa</strong> dầu, cơ khí, phần mềm<br />

- Kinh tế đối ngoại<br />

o Xuất khẩu: 112 tỷ USD (ước 2006)<br />

o Các mặt hàng xuất khẩu chính: hàng dệt, đá quý, đồ trang sức, máy móc,<br />

<strong>hóa</strong> chất, đồ da<br />

o Các đối tác chính: Mỹ 18%, Trung Quốc 8,9%, UAE 8,4%, Anh 4,7%,<br />

Hong Kong 4,2% (2005)<br />

o Nhập khẩu: 187,9 tỷ USD f.o.b (ước 2006)<br />

o Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu thô, máy móc, đá quý, phân bón,<br />

<strong>hóa</strong> chất<br />

o Các đối tác chính: Trung Quốc 7,2%, Mỹ 6,4%, Bỉ 5,1%, Singapore<br />

- Tài chính công<br />

4,7%, Áo 4,2%, Đức 4,2%, Anh 4,1% (2005)<br />

o Nợ công: 132,1 tỷ USD (ước 2006)<br />

o Thu ngân sách: 109,4 tỷ USD (ước 2006)<br />

38 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

o Chi ngân sách: 143,8 tỷ USD bao gồm chi đầu tư 15 tỷ USD (ước<br />

2006)<br />

o Viện trợ kinh tế: nhận 2,9 tỷ USD (năm tài chính 1998/1999)<br />

Với sự phát triển mạnh mẽ, người dân Ấn Độ trong tương lai sẽ xây dựng một đất nước<br />

vững mạnh như những gì họ đã làm trong lịch sử. Nhiều dự báo đầy triển vọng cho nền<br />

kinh tế Ấn Độ. Chẳng hạn, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) cho hay Ấn Độ có thể sẽ vượt Mỹ<br />

và Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2050. Đến năm 2050, GDP của<br />

Ấn Độ dự kiến đạt 85.970 tỷ USD. Báo cáo cũng cho rằng trước năm 2015, Ấn Độ sẽ<br />

thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Đằng sau số liệu GDP, báo<br />

cáo của Citigroup cũng nhận xét dân số và tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ là ưu thế đem lại tăng<br />

trưởng cho Ấn Độ.<br />

Người ta có thể dự đoán rất nhiều như thế theo tình hình hiện nay. Mấy năm trước chắc<br />

không nhiều người quan tâm nhiều đến Ấn Độ mà có lẽ chỉ chú ý chạy theo Trung Quốc.<br />

Tình hình có nhiều thay đổi thì lại có nhiều dự báo thay đổi theo. Đúng là một sự chạy<br />

theo thực tế nhưng chắc chắn một điều, hiện tại Ấn Độ vẫn là một nước lớn và có thị<br />

trường rất rộng. Nền kinh tế sẽ còn tăng trưởng cao nhiều năm nữa nên việc nhanh chóng<br />

củng cố quan hệ và nhất là quan hệ kinh doanh đối với Ấn Độ là việc Việt Nam nên làm<br />

ngay.<br />

2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ<br />

Việt Nam hiện nay là một quốc gia có diện tích trung bình, nằm ở trung tâm của khu vực,<br />

có cả những tuyến đường bộ, đường biển, đường không chiến lược. Nước Việt Nam hiện<br />

nay cũng là sự hợp nhất của nhiều quốc gia, nhiều nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> hợp thành. Quá trình này<br />

là một quá trình lịch sử lâu dài hàng trăm năm mở cõi của tiền nhân người Việt.<br />

2.3.1 Từ trong lịch sử<br />

Nếu chỉ xét với người Việt, giai đoạn lịch sử trước khi mở rộng đất nước từ các Vương<br />

quốc Phù Nam, Chân Lạp thì có lẽ ít có ảnh hưởng từ Ấn Độ. Nếu có thì chỉ là Phật giáo.<br />

39 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Phật Giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm, do nhà sư người Ấn<br />

Độ là Marajivaca (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước<br />

Công Nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam tại thời<br />

điểm trước sau công lịch xê dịch một, hai thế kỉ. Việt Nam có thể được coi là xứ sở tiếp<br />

nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc,<br />

nhưng Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các <strong>văn</strong> bản kinh sách bằng tiếng<br />

Hán được truyền vào từ Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam mọi mặt vẫn bị ảnh hưởng từ<br />

Trung Quốc rất nhiều, nhất là qua thời gian dài nô lệ, nên giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> với Ấn Độ<br />

của người Việt là ít.<br />

Nói chung lịch sử mở cõi của người Việt trải qua không dưới 700 năm là một quá trình<br />

lâu dài và phức tạp. Người Việt ít giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> với người Ấn Độ nhưng trong quá<br />

trình mở cõi, người Việt đã hợp nhất lãnh thổ của các vương quốc Chămpa, Chân Lạp để<br />

40 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

hợp thành nhà nước Việt Nam như hiện nay. Lãnh thổ của Chămpa và Chân Lạp tương<br />

ứng với phần từ miền Trung tới Đồng bằng sông Cửu Long trên dải đất hình chữ S.<br />

Chămpa và Chân Lạp lại là những quốc gia ảnh hưởng nhiều bởi <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ. Vương<br />

quốc Chân Lạp chẳng hạn, trước đó là Vương quốc Phù Nam. Ngay cả chữ viết của<br />

người Phù Nam cũng được coi là có nguồn gốc Ấn Độ. Mà không đâu xa, những di chỉ<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> mà ngày nay chúng ta tìm thấy như các tháp Chăm, các di tích <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Óc Eo…<br />

đều có thể thấy là mang nặng ảnh hưởng của Ấn Độ. Và vì thế, người Việt dần tiếp xúc<br />

ngày một nhiều hơn với các giá trị <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> như thế thì việc ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi<br />

<strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ là việc có thể.<br />

Các vương quốc Chiêm Thành (Chăm) và Phù Nam thế kỷ I đến VII<br />

Như vậy việc người Việt giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> và chịu ảnh hưởng của <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn là việc có<br />

thật trong lịch sử. Ngày nay, v<strong>ấn</strong> đề chủ quyền đã khác, cùng với sự kiên cường và không<br />

chịu khuất phục của người Việt thì ảnh hưởng của các đất nước khác lên đất nước chúng<br />

ta là có nhưng không nhiều. Ngay cả Trung quốc, Ấn Độ, thậm chí cả ảnh hưởng của<br />

Pháp, Mỹ cũng không còn. Nhưng lịch sử đã xảy ra như thế và đã có một thời kì chúng ta<br />

tiếp nhận một số giá trị <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> nước ngoài. Điều này không có gì là lạ nhất là khi chúng<br />

ta ở một vị trí địa lý như vậy.<br />

41 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Tháp Chăm Thánh địa Mỹ Sơn-di sản <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> thế giới (ChămPa)<br />

(Thánh địa Mỹ Sơn là trung tâm tế lễ, là nơi giao nối giữa con người và thần linh của<br />

vương quốc Chiêm Thành xưa, giống như vai trò lễ đài của quốc gia. Đây là công trình<br />

duy nhất ở Đông Nam Á mang ảnh hưởng cuả Ấn Độ về v<strong>ấn</strong> đề v<strong>ấn</strong> đề này. Vì vậy công<br />

trình này được UNESCO công nhận là di sản <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> thế giới từ rất sớm, biểu đạt quá<br />

trình giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> lâu dài.)<br />

Ngoài ra còn phải nói đến giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lịch sử.<br />

Con đường tơ lụa trên biển cũng đi qua Việt Nam và Hội An - ngày nay là một di sản thế<br />

giới là minh chứng. Hầu như các quốc gia Đông Nam Á khác ngoài Việt Nam thì đều<br />

chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ. Việt Nam giống như con đê ngăn lại dòng thác <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Tầu.<br />

Nhưng người Việt cũng thiệt hại nhiều.<br />

Tóm lại, miền Bắc Việt Nam trước kia chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc, còn các<br />

quốc gia cổ ở miền Nam và Nam Trung Bộ thì chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ. Sau này<br />

nước Việt Nam lại bị tác <strong>độ</strong>ng nhiều bởi <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> châu Âu như Nga, Pháp, Mỹ. Nhưng<br />

nước Việt Nam này nay là một quốc gia <strong>độ</strong>c lập. Trong bối cảnh đó Việt Nam vẫn chú<br />

trọng và ngày càng mạnh quan hệ với Ấn Độ.<br />

42 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011)<br />

Như đã từng nói, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước đây trong lịch sử cũng như hiện nay,<br />

mang tính bổ sung và hợp tác nhiều hơn. Quan hệ <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> hai nước mang tính dung hòa,<br />

khác hẳn cái cách Việt Nam giao lưu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> với Trung quốc. Thời kỳ xung quanh năm<br />

1945, hai nước Việt Nam và Ấn Độ, một nước thì vừa <strong>độ</strong>c lập tạm thời, một nước đang<br />

còn đấu tranh. Nhưng trước đó thì luôn ủng hộ nhau trong bối cảnh cả hai nước đều bị<br />

xâm chiếm như vậy. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành<br />

<strong>độ</strong>c lập trước đây, trong công cuộc tái thiết đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới và<br />

phát triển kinh tế sau này.<br />

Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng<br />

lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ.<br />

Quan hệ chính trị<br />

Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo tiền bối kiệt<br />

xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng,<br />

các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp.<br />

Thủ tướng Phạm <strong>Văn</strong> Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến<br />

thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời<br />

không một gợn mây”.<br />

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Ấn Độ năm 1984, Tổng Bí thư Nguyễn <strong>Văn</strong> Linh thăm năm<br />

1989, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1992, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm năm<br />

2003; Chủ tịch nước Trần Đức <strong>Lương</strong> thăm Ấn Độ năm 1999; Thủ tướng Phạm <strong>Văn</strong><br />

Đồng thăm Ấn Độ các năm 1955, 1978, 1980 và 1983, Thủ tướng Võ <strong>Văn</strong> Kiệt thăm năm<br />

1997; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm năm 1994. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ<br />

Nguyễn T<strong>ấn</strong> Dũng cũng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ.<br />

Tổng thống Ấn Độ R.Venkatraman thăm Việt Nam năm 1991, Phó Tổng thống<br />

K.R.Narayanan thăm năm 1993, Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam các năm 1985 và<br />

43 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

1988, Thủ tướng P.V. Narasimha Rao thăm năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee<br />

thăm năm 2001, và chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2007 của Chủ tịch Quốc hội<br />

S.Chatterjee. Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil thăm Việt Nam năm 2008. Và<br />

nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo hai nước ở các diễn đàn quốc tế khác như Liên<br />

hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam-Nam, ASEM, APEC, các cơ chế hợp<br />

tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mê-kông…<br />

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đón tiếp Tổng thống Pratibha Devisingh Patil (2008)<br />

Từ năm 2003, hai nước đã thành lập cơ chế đối thoại chính trị thường niên giữa Bộ Ngoại<br />

giao hai nước. Cơ chế này đã trở thành một kênh trao đổi thường xuyên và có hiệu quả<br />

giữa hai nước về các v<strong>ấn</strong> đề chính trị quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.<br />

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư<br />

Tháng 12/1982, Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, thương mại và Khoa học kỹ thuật<br />

đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt <strong>độ</strong>ng. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13<br />

kỳ họp luân phiên giữa New Delhi và Hà Nội. Uỷ ban Hỗn hợp là một trong những cơ<br />

chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh<br />

tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, <strong>văn</strong><br />

hoá, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, bưu chính viễn thông…<br />

Về thương mại: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Ấn Độ tăng lên rõ rệt, từ mức<br />

khởi điểm khoảng 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên trên 1 tỷ USD năm 2006. Kim<br />

44 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

ngạch thương mại giữa hai nước có tốc <strong>độ</strong> tăng trưởng khá cao, ở mức trung bình 20%<br />

mỗi năm.<br />

Những năm gần đây, Ấn Độ luôn là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt<br />

Nam. 11 tháng đầu năm 2010, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,3 tỷ<br />

USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 863 triệu USD tăng 39% so<br />

với cùng kỳ năm trước, những con số này là minh chứng rõ nét về tác <strong>độ</strong>ng tích cực của<br />

Hiệp định tự do Ấn Độ - ASEAN có hiệu lực từ 2010 đối với hai nước.<br />

Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ một số năm gần<br />

đây:<br />

(*) Số liệu năm 2010 là số liệu của 11 tháng đầu năm.<br />

Năm Xuất khẩu<br />

của Việt Nam<br />

2006 137,84<br />

2007<br />

2008<br />

2009<br />

2010 (*)<br />

Đơn vị tính: triệu USD<br />

Nhập khẩu Tổng kim Cán cân<br />

của Việt Nam ngạch XNK thương mại<br />

880,28 1.018,12 -742,44<br />

179,70 1.356,93 1.536,63 -1.177.23<br />

388,99<br />

2.094,40 2.483,39 -1.705,41<br />

420,00 1.635,00 2.055,00 -1.215,00<br />

992,00 1.762,00<br />

2.754,00 -770,00<br />

(Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải quan Việt Nam)<br />

Về đầu tư: Tính đến cuối năm 2006, Ấn Độ có 12 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn<br />

đầu tư đăng ký 46,4 triệu USD, đầu tư thực hiện hơn 580 triệu USD. Năm 2007 đã đánh<br />

dấu một bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Tháng 2/2007, Tập<br />

đoàn ESSAR đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án thép cán nóng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trị<br />

giá 527 triệu USD. Tháng 5/2007, Tập đoàn TATA của Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MOU)<br />

với Tổng công ty thép Việt Nam để nghiên <strong>cứu</strong> xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh,<br />

45 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

khai thác mỏ sắt Thạch Khê với công suất 4,5 triệu t<strong>ấn</strong> thép/năm. Hai dự án này đã đưa<br />

Ấn Độ vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, và Việt Nam<br />

trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN.<br />

Tính đến tháng 1-2011, Ấn Độ có 50 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với vốn đăng ký<br />

hơn 212 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt<br />

Nam. Tuy nhiên, theo ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí<br />

Minh, vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam, tính cả đầu tư qua nước thứ ba, lên đến gần<br />

500 triệu đô la Mỹ.<br />

Ngoài ra hiện nay xu hướng đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam vẫn tiếp tục. Các nghành<br />

như công nghệ thông tin, sắt thép, hàng gia dụng… có chi phí sản xuất ở Việt Nam rẻ<br />

hơn so với ở Ấn Độ.<br />

Ngoài ra, các nhà chính trị Ấn Độ cũng rất khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam, đồng<br />

thời Ấn Độ cũng cung cấp cho Việt Nam những khoản tín dụng rất quý báu.<br />

Hợp tác quân sự, khoa học công nghệ, giáo dục, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong><br />

Về khoa học công nghệ: Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong lĩnh vực<br />

khoa học công nghệ của Việt Nam. Ngoài việc thành lập Tiểu ban Hợp tác về khoa học<br />

công nghệ, hai nước cũng ký Nghị định thư đầu tiên về Công nghệ thông tin vào tháng<br />

8/1999. Ấn Độ đang giúp Việt Nam rất có hiệu quả trong một số dự án công nghệ thông<br />

tin, trong đó có dự án Hỗ trợ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở<br />

Việt Nam và dự án thành lập Trung tâm Nguồn nhân lực cao ở Hà Nội. Ngoài ra, hai<br />

nước cũng đang có quan hệ hợp tác tốt trong các lĩnh vực tiên tiến như sử dụng năng<br />

lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, công nghệ sinh học (lai tạo giống cây, giống con)...<br />

Về giáo dục và đào tạo: Từ đầu những năm 90, hàng năm, chính phủ Ấn Độ dành cho<br />

Việt Nam trên 100 suất học bổng (14 suất học sau Đại học theo Chương trình trao đổi<br />

<strong>văn</strong> hoá CEP và hơn 100 suất theo Chương trình kinh tế kỹ thuật ITEC ngắn hạn) để đào<br />

tạo đại học, sau đại học trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ<br />

46 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

sinh học, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng<br />

hạt nhân v.v... Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấp mới cho Việt Nam một số học bổng trong<br />

khuôn khổ hợp tác Sông Hằng - Sông Mêkông, Kế hoạch Colombo. Ấn Độ cũng giúp<br />

Việt Nam thành lập Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Việt-Ấn (VIEDC), Trung tâm<br />

đào tạo tiếng Anh tại Đà Nẵng. Ấn Độ đang và sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn cho sinh viên<br />

Việt Nam, với học phí hợp lý, lại được đào tạo bằng tiếng Anh.<br />

Trong lĩnh vực <strong>văn</strong> hoá, hàng năm hai bên đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và<br />

<strong>văn</strong> hoá. Hai bên đã ký kết Chương trình Trao đổi <strong>Văn</strong> hoá giai đoạn 2007-2009. Ấn Độ<br />

cũng giúp Việt Nam trùng tu các di sản như các tháp Chăm ở mền Trung…<br />

Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng cũng có những bước<br />

phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, hợp tác đào<br />

tạo... giúp bổ trợ cho quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy giữa hai nước.<br />

Hiện nay quan hệ quốc phòng hai nước rất phát triển. Các chuyến thăm của lãnh đạo<br />

quân <strong>độ</strong>i Ấn Độ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các đoàn quân sự, nhất là hải quân Ấn<br />

Độ thường xuyên ghé thăm Việt Nam.<br />

Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay có chính sách hướng Đông mạnh mẽ, cùng với khu vực<br />

ASEAN hiện nay đang ngày càng liên kết mạnh và trở thành khu vực năng <strong>độ</strong>ng, là trung<br />

tâm trong hợp tác nhiều khu vực. Triển vọng quan hệ hai nước ngày càng phát triển, tạo<br />

nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.<br />

47 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

3.1 Trên góc <strong>độ</strong> vĩ mô<br />

Chương 3<br />

Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam<br />

khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ<br />

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những<br />

mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> - tôn giáo - thương mại. Với sức hấp<br />

dẫn của một thị trường tiềm năng như Ấn Độ, việc tìm hiểu và tăng cường hợp tác, ngoại<br />

giao trên góc <strong>độ</strong> vĩ mô là điều hết sức cần thiết. Việt Nam và Ấn Độ vốn đã có mối quan<br />

hệ tốt đẹp từ xa xưa, do đó không lý do gì chúng ta lại không phát triển mối quan hệ cũng<br />

như việc tận dụng điều kiện thuận lợi đó để có thể tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho<br />

các doanh nghiệp, doanh nhân nước nhà.<br />

Trên cấp <strong>độ</strong> vĩ mô, nhóm xin kiến nghị một số giải pháp cho việc phát triển mối quan hệ<br />

bang giao giữa hai quốc gia như sau:<br />

Tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ ngoại giao<br />

Trong quá khứ, những chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã giúp hai nước không ngừng<br />

củng cố và phát triển một mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt. Thông qua các<br />

chuyến thăm đó, rất nhiều Hiệp định, dự án, hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh… đã được<br />

ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Ấn Độ, cũng<br />

như thu hút nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam. Hai bên cần thường xuyên trao<br />

đổi thông tin và kiến nghị với Chính phủ hai nước đưa ra những giải pháp có lợi cho<br />

doanh nghiệp mỗi bên. Đây là việc làm hết sức quan trọng, chúng ta cần phải duy trì và<br />

củng cố điều này, đồng thời có những chính sách điều chỉnh phù hợp trong nước để có<br />

thể khai thác tối đa lợi thế này.<br />

Đẩy mạnh các hoạt <strong>độ</strong>ng giao lưu, tìm hiểu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ<br />

48 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ vô cùng đặc sắc và có nhiều khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa tuy<br />

môi trường chính trị - kinh tế - pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất và có tác <strong>độ</strong>ng mạnh<br />

nhất đến môi trường thương mại và đầu tư quốc tế nhưng môi trường <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> đang ngày<br />

càng chứng minh tầm ảnh hưởng của nó. Nếu làm ăn kinh doanh tại Ấn Độ (hay bất kỳ<br />

nước nào khác) mà không hiểu được <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> dân tộc cũng như <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> kinh doanh nơi<br />

đây thì sẽ khó có thể đạt được hai chữ “thành công”. Ấn Độ được xác định là một thị<br />

trường hấp dẫn kể cả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, tất nhiên Việt Nam không<br />

nằm ngoài danh sách những quốc gia hướng tới khai thác thị trường này. Do đó, việc tìm<br />

hiểu <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ là điều hết sức cấp thiết mà Chính phủ phải là người chủ <strong>độ</strong>ng. Việc<br />

này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các chương trình “Trao đổi <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong>”, các<br />

ngày hội giao lưu ẩm thực, <strong>văn</strong> học nghệ thuật, thể dục thể thao…, các buổi tọa đàm giao<br />

lưu giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ với Việt Nam…<br />

Đầu tư hợp tác giáo dục<br />

Để có thể tìm hiểu tốt về <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>, cách hiệu quả nhất có lẽ là giáo dục. Giáo dục về <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> nên được đưa vào các chương trình giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng, thậm<br />

chí cấp trung học. Trên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã có một số chương trình hợp<br />

tác đào tạo nhưng chưa thực sự hiệu quả và chỉ mang tính ngắn hạn. Trong tương lai<br />

chúng ta cần khắc phục điều này. Đưa chương trình đào tạo <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> vào trường học, nhất<br />

là cho các sinh viên khối ngành kinh tế sẽ là việc làm mang hiệu quả thiết thực, nó trang<br />

bị cho sinh viên – những doanh nhân, những chủ doanh nghiệp tương lai của đất nước<br />

một kiến thức nhất định về <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong>, không chỉ của Ấn Độ mà bất cứ nước nào cũng thế.<br />

Một phương pháp nữa đó là mở các chương trình hợp tác quốc tế, đưa sinh viên Việt<br />

Nam sang học bên Ấn Độ, như thế sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với nền <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn,<br />

và có được những trải nghiệm thực tế, phục vụ rất hữu ích cho sau này khi quay về làm<br />

việc với các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ.<br />

49 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

3.2 Trên góc <strong>độ</strong> vi mô<br />

Khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, việc hiểu và giao tiếp với họ phù hợp theo <strong>văn</strong><br />

<strong>hóa</strong> của họ là điều cần thiết. Mỗi quốc gia có những đặc điểm <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> riêng, doanh nhân<br />

của họ cũng vậy.<br />

Ví dụ thế này: tiếng Anh ở Ấn Độ rất phổ biến. Nếu bạn ở miền Bắc, nói một vài câu<br />

bằng tiếng Hindi như chào hỏi, cảm ơn thì rất có giá trị, nhưng nếu bạn nói tiếng Hindi ở<br />

miền Nam thì không hay chút nào.<br />

Lưu ý cho người Việt Nam khi kinh doanh tại Ấn Độ<br />

Khi kinh doanh tại một quốc gia ngoài lãnh thổ chính quốc, các doanh nhân tất nhiên phải<br />

lưu ý đến rất nhiều yếu tố. Tạm thời lưu ý sau đến các yếu tố được biết đến nhiều, các<br />

yếu tố này chia ra hai nhóm là vĩ mô và vi mô. Các yếu tố thuộc vĩ mô mà doanh nhân<br />

Việt cần lưu ý khi kinh doanh ở Ấn Độ là: kinh tế, chính trị, pháp luật, dân số, tự nhiên,<br />

công nghệ… Còn các yếu tố thuộc môi trường vi mô mà ta phải chú ý như: nhà cung cấp,<br />

khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, người sắp gia nhập nghành…<br />

Theo nguyên tắc thì cần phải phân tích một cách đầy đủ như thế. Kết hợp các công cụ<br />

như ma trận SWOT, BCG, IE… Ngoài ra công ty có thể thuê bộ phận nghiên <strong>cứu</strong> thị<br />

trường, rồi dùng các công cụ thống kê như SPSS… Nói chung là phải làm sao tìm hiểu<br />

thật kĩ môi trường vĩ mô cũng như môi trường nghành. Phân tích càng chi tiết, thông tin<br />

càng nhiều thì chúng ta càng nắm chắc thành công. Đó là đối với nghành kinh doanh cụ<br />

thể. Còn bài nghiên <strong>cứu</strong> này xét đến tính chất tổng quát. Làm sao có thể áp dụng, có thể<br />

sử dụng tham khảo cho nhiều đối tượng nên vẫn sẽ trình bày các nội dung như trên.<br />

Nhưng mang tính chung nhất và tổng quát và có thể không hoàn toàn đi theo các nội<br />

dung rành mạnh như sách dùng trong giảng dạy, có thể liên hệ giữa các phần một cách<br />

uyển chuyển. Ngoài ra thì còn có nhiều nội dung có thể được trình bày ở các phần trên<br />

nên phần sau đây chỉ chú ý đến các nội dung mà các phần trên chưa trình bày.<br />

50 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

3.2.1 Hiểu về Ấn Độ<br />

Tìm hiểu thật kỹ chính sách: ngoại thương, đầu tư, thuế, lao <strong>độ</strong>ng…<br />

Ấn Độ là thể chế dân chủ lớn nhất đồng thời cũng là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế<br />

giới. Cơ quan hành pháp của Ấn Độ theo thể chế liên bang, có ranh giới rõ ràng giữa<br />

Chính quyền Trung ương và chính quyền các bang. Đặc điểm này có vẻ giống với Mỹ.<br />

Luật pháp của tiểu bang rất quan trọng. Mỗi tiểu bang như là một quốc gia nhỏ và khu<br />

vực này với khu vực khác có nhiều điểm khác nhau.<br />

Theo một nghiên <strong>cứu</strong> của Học viện McKinsey Global (MGI), thị trường tiêu dùng của Ấn<br />

Độ sẽ nhảy vọt từ vị trí hiện tại thứ 12 trên thế giới lên thứ 5 vào năm 2025, và tầng lớp<br />

trung lưu của Ấn Độ sẽ tăng lên gấp 10 lần, từ 50 triệu dân trong hiện tại lên 583 triệu<br />

trong năm 2025.<br />

Với hơn 70.000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng vững mạnh của Ấn Độ là một trong<br />

những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu. Tháng 6 năm 2007, tổng lượng tiền gửi<br />

tại các ngân hàng thương mại lên tới 445 tỉ đô la Mỹ (chiếm tới 50% GDP) và tổng mức<br />

tín dụng ngân hàng đạt 320 tỉ đô la Mỹ (chiếm 36% GDP). Tỉ lệ nợ tồn đọng của các<br />

ngân hàng Ấn Độ nằm ở dưới mức 3%, gần như thấp nhất trong số các quốc gia đang<br />

phát triển.<br />

Môi trường đầu tư ở Ấn Độ<br />

Đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất<br />

trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương<br />

trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt <strong>độ</strong>ng, trừ một số ít khu vực cần phải có<br />

sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự <strong>độ</strong>ng này, các nhà<br />

đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày số<br />

vốn đầu tư được chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát<br />

triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự<br />

án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô<br />

51 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

lớn. Chính phủ Ấn Độ đã chính thức phê duyệt 404 đặc khu kinh tế, trong số đó 187 đặc<br />

khu đã được thông báo. Các đặc khu này được hưởng một số mức miễn giảm thuế, trong<br />

đó miễn thuế doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định theo Luật về Đặc khu Kinh<br />

tế năm 2005 và các <strong>văn</strong> bản sửa đổi sau đó.<br />

Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường cao tốc,<br />

cảng biển, đường sắt, sân bay, năng lượng và viễn thông… Hiện nay Chính phủ đang tích<br />

cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để phát triển cơ sở hạ<br />

tầng. Dự thảo của Kế hoạch năm năm lần thứ 11 của Ấn Độ đặt mục tiêu khu vực đầu tư<br />

tư nhân sẽ chiếm tới 30% tổng lượng vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng trong vòng<br />

năm năm tới. Chính phủ cũng đang tích cực theo đuổi mô hình đối tác Nhà nước – Tư<br />

nhân (PPPs) để bù đắp những thiếu hụt về vốn cho cơ sở hạ tầng trong nước. Một vài<br />

sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy mô hình này ở những lĩnh vực như năng lượng,<br />

cảng biển, đường cao tốc, cảng hàng không, du lịch và hạ tầng đô thị. Trong năm 2002-<br />

2004 và 2006-2007, toàn khu vực dịch vụ của Ấn Độ đã đóng góp tới 68,6% vào tăng<br />

trưởng chung của GDP.<br />

Ấn Độ cũng đã tự do <strong>hóa</strong> và đơn giản <strong>hóa</strong> cách quản lý thị trường ngoại hối. Đồng rupee<br />

có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi thanh toán nào. Nó gần như có<br />

thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản vốn của người không thường trú. Đối với lợi<br />

nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ tức và tiền thu được phát sinh ngoài bán hàng<br />

của các dự án đầu tư có thể được kết chuyển đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên<br />

quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ<br />

cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên.<br />

Một số website để thu thập thông tin:<br />

o http://dipp.gov.in/<br />

o http://www.dipp.gov.in/publications/fdi_policy_2006.pdf<br />

o http://www.investmentcommission.in/destination_india.htm<br />

52 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Chính phủ các bang và vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của Ấn Độ cũng cố gắng thu hút<br />

các nhà đầu tư đến địa phương mình bằng cách miễn giảm thuế và các hình thức miễn<br />

giảm khác.<br />

Hệ thống luật pháp kinh doanh tại Ấn Độ<br />

Nói chung là phức tạp vì cũng như Mỹ, mỗi tiểu bang của Ấn Độ đền có một luật riêng,<br />

chính sách của các bang cạnh tranh nhau. Ấn Độ cũng là một nước đang phát triển nên<br />

tham nhũng cũng còn nhiều. Ngoài ra cần chú ý đến các công ước quốc tế mà Ấn Độ<br />

tham gia vì chúng cũng có vai trò điều chỉnh.<br />

Tài nguyên và khí hậu<br />

Tài nguyên của Ấn Độ cũng phong phú. Tài nguyên đất rất lớn, xét cả về diện tích và<br />

chất lượng.Đồng bằng Ấn-Hằng là một trong những vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu<br />

nhất thế giới. Khí hậu Ấn Độ cũng đa dạng: chênh lệch nhiệt <strong>độ</strong> tương đối cao và địa<br />

hình rất phức tạp gồm núi non, cao nguyên, sông ngòi…<br />

3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ<br />

Thiếu hiểu biết về nền <strong>văn</strong> hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng<br />

túng trong cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là<br />

một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và những mối quan hệ như vậy<br />

cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ được những mong đợi và ý định của<br />

khách hàng hay không.<br />

Có một người Việt khi sang Ấn Độ công tác kể rằng, anh ta chẳng hiểu tại sao khi mới<br />

làm việc cùng nhau trong công ty, vì chưa rõ nhiều điều, anh ta nhờ chị nhân viên đi<br />

photocopy tài liệu. Chị ta lắc mình, anh ta lấy làm lạ vì nghĩ là chị ta từ chối làm công<br />

việc nhưng lại thấy sau khi lắc chị ta cầm đống tài liệu và vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Một<br />

thời gian sau thì biết lắc với họ là sự đồng ý.<br />

Lưu ý cho doanh nhân Việt Nam<br />

53 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Nghi thức giao tiếp với đối tác Ấn Độ<br />

Chào hỏi, làm quen<br />

Thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ<br />

bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như kh<strong>ấn</strong> vái để chào hỏi.<br />

Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất<br />

đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không. Họ thường<br />

nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình<br />

bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay<br />

bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc<br />

chuyện làm ăn. Crickê bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người<br />

Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.<br />

Giao tiếp kinh doanh<br />

Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây<br />

Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình <strong>độ</strong> về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiêng<br />

Anh rất tốt.<br />

Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời<br />

tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc<br />

trang phục truyền thống.<br />

Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp,<br />

nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ <strong>độ</strong>ng mời<br />

bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền<br />

thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói<br />

“Namaste”.<br />

Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những v<strong>ấn</strong> đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc<br />

họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất<br />

54 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

bạn nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức danh của họ như "Professor X"<br />

(Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Ms. X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên<br />

riêng.<br />

Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp<br />

cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp. Ban phải dùng tay phải để trao danh<br />

thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”.<br />

Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng. Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ<br />

tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ<br />

chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết<br />

định.<br />

Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành <strong>độ</strong>ng đó được coi như biểu<br />

hiện sự tức giận của người Ấn Độ.<br />

Giao tiếp hàng ngày<br />

Trong <strong>văn</strong> hoá Ấn Độ, sẽ không phải phép lịch sự nếu hai người khác giới ôm hôn nhau ở<br />

nơi công cộng.<br />

Quà tặng: Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không<br />

được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại<br />

điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá,<br />

và màu vàng. Theo quan niệm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người<br />

tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi<br />

phòng.<br />

Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ<br />

điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo<br />

hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ<br />

chó là loài <strong>độ</strong>ng vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không<br />

uống rượu và ăn thịt bò, thịt lợn.<br />

55 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt<br />

thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà.<br />

Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được<br />

mở trước mặt người tặng quà.<br />

Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn<br />

không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng doanh<br />

nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo<br />

khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu<br />

kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù<br />

hợp nhất.<br />

Thời gian: Có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hơn 200 năm đô hộ của Thực dân Anh, người Ấn<br />

rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn có thể<br />

được điều chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc cũng khá phổ biến ở đây. Những<br />

cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ.<br />

o Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung<br />

Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong <strong>độ</strong> tuổi lao <strong>độ</strong>ng làm việc vì<br />

phụ nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái và gia<br />

đình. Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch<br />

vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong <strong>văn</strong> hoá Ấn Độ.<br />

o Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến<br />

thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ<br />

không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù<br />

việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã<br />

đến giờ nghỉ.<br />

Đàm phán: Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè<br />

hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa. Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như<br />

thể vở diễn trên sân khấu. Doanh nhân ta có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề<br />

56 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh. Rất<br />

hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và điều quan<br />

trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng. Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian.<br />

Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó<br />

không ổn.<br />

Đồ uống: Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky.<br />

Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có<br />

rượu.<br />

Mời: Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là<br />

biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không đươc từ chối những lời mời như<br />

vậy. Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế<br />

bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra<br />

về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự.<br />

Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là<br />

“Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao<br />

hàm ý “Không”. Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời<br />

hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “No”.<br />

Phê phán: Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán mà họ chỉ không bao<br />

giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách<br />

nào khác không. Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự - tương xứng<br />

gần bằng một cái bạt tai.<br />

Quần áo: Đối tác người Ấn Độ của bạn nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt<br />

cravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự. Chỉ có mùa hè là<br />

không vận comple. Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phòng làm việc của<br />

người Ấn Độ thường để nhiệt <strong>độ</strong> điều hòa rất thấp, khoảng 18 <strong>độ</strong> C để thể hiện đẳng cấp.<br />

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè.<br />

57 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Quan trọng nhất: Đối tác người Ấn Độ của bạn nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và<br />

không thắt cravat. Nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự - Hãy<br />

hiểu theo nghĩa ẩn của câu nói này.<br />

“Họ rất cầu kì, y như <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của họ vậy” - Tác giả bài tiểu luận này.<br />

Ấn Độ có rất nhiều công ty lọt top 500 thế giới nên các doanh nhân của ta rất có thể sẽ<br />

học hỏi được nhiều điều từ họ.<br />

KEÁT LUAÄN<br />

Thứ nhất: Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự phải thay đổi.<br />

Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân Việt Nam phải biết quan<br />

tâm đến thị trường hơn 1 tỷ dân của Ấn Độ. Việt Nam gần cả Trung quốc nữa. Tổng<br />

cộng, chúng ta gần 2 thị trường lớn nhất thế giới với gần 3 tỷ dân.<br />

Thứ hai: Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà chúng ta<br />

chưa biết thói quen, <strong>văn</strong> <strong>hóa</strong> của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật chú ý. Vì họ có<br />

rất nhiều điểm khác xa chúng ta.<br />

Thứ ba: Đối với chính phủ, phải chú trọng quan hệ vĩ mô với Ấn Độ để tạo lực cho bước<br />

tiến của doanh nhân cũng như nhân dân. Đây là mối quan hệ hai chiều, tương tác liên tục.<br />

Thứ tư: Dù là thị trường lớn, nhưng nền kinh tế hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng.<br />

Vì vậy có thể kinh doanh sẽ diễn ra không đơn giản.Phải hết sức cẩn trọng. <strong>Nghiên</strong> <strong>cứu</strong><br />

thị trường thật kĩ.Nếu cần phải đến các cơ quan chính quyền để hỗ trợ.<br />

Thứ năm: Ấn Độ là nước đang phát triển nên vẫn còn những tiêu cực như tham nhũng.<br />

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cẩn thận và chú ý.<br />

Kinh doanh là quá trình khám phá. Doanh nhân Việt Nam sẽ khám phá ra nhiều điều thú<br />

vị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước. Ngày nay, biết tận dụng cơ hội thị trường là<br />

yếu tố rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại.<br />

58 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

TAØI LIEÄU THAM KHAÛO<br />

Nguyễn T<strong>ấn</strong> Đắc, 2000, <strong>Văn</strong> <strong>hóa</strong> Ấn Độ, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.<br />

Cao Xuân Phổ - Trần Thị Lý (chủ biên), 1997, Ấn Độ xưa và nay, NXB. Khoa<br />

học Xã hội.<br />

Diane Morgan, 2006, Triết học và tôn giáo phương Đông, Lưu <strong>Văn</strong> Hy dịch,<br />

NXB. Tôn giáo.<br />

Hà Nam Khánh Giao, 2010, Giao tiếp Kinh doanh, NXB. Lao <strong>độ</strong>ng – Xã hội<br />

Các website:<br />

o www.vanhoahoc.edu.vn<br />

o www.duhocando.com<br />

o www.wikipedia.org<br />

o www.vneconomy.vn<br />

o www.value.vn<br />

o www.clearlycultural.com<br />

o www.vietnamnet.vn<br />

59 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

PHUÏ LUÏC<br />

Phụ lục: Danh sách Cơ quan Xúc tiến Đầu tư của Chính phủ các bang ở Ấn Độ<br />

Vì chính quyền Ấn Độ tổ chức theo bang, mỗi bang có luật pháp riêng tương tự như ở<br />

Mỹ, nên đây sẽ là thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp khi muốn liên hệ với các<br />

chính quyền bang để phục vụ việc kinh doanh tại đất nước này.<br />

Andaman & Nicobar (Vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của Ấn Độ)<br />

Công ty TNHH Xây dựng vùng Andaman & Nicobar (ANIIDCO)<br />

Đảo Andaman & Nicobar<br />

Port Blair - 744101<br />

Tel: + 91 3192 232666<br />

Fax: + 91 3192 235098<br />

Website: http://www.aniidco.nic.in<br />

Email: aniidco@vsnl.com<br />

Bang Andhra Pradesh<br />

Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Andhra Pradesh<br />

Parishrama Bhavan,<br />

5-9-58/B, Đường Fateh Maidan<br />

Hòm thư số 1049<br />

Hyderabad - 500 004<br />

DT: + 91 40 23235253-56<br />

Fax: + 91 40 23235516, 23236756<br />

Website: http://www.apidc.org<br />

Email: apidc@ap.gov.in<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Bang Arunachal Pradesh<br />

Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Tài chính Arunachal Pradesh<br />

Khu C<br />

Gần cây xăng<br />

Itanagar - 791 111<br />

DT: + 91 360 2212672, 2212673<br />

Fax: + 91 360 2212672<br />

Email: koyutony@yahoo.com<br />

Bang Assam<br />

Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Assam<br />

Đường RGB<br />

Guwahati - 781 024<br />

DT: + 91 361 22003999<br />

Fax: + 91 361 2202017<br />

Email: aidcltd@gw1.dot.net.in<br />

Bang Bihar<br />

Công ty TNHH Đầu tư và Tín dụng Nhà nước (BICICO)<br />

Tầng 4, Tòa nhà Indira Bhawan,<br />

Đường Ram Charitra Singh<br />

Hòm thư số 204 GPO<br />

Patna - 800 001<br />

DT: + 91 612 228552, 232277<br />

Fax: + 91 612 234298<br />

Website: http://www.bicico.com<br />

1 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Email: bicico@vsnl.net<br />

Bang Chandigarh (UT)<br />

Chandigarh Industrial and Tourism Development Corporation Ltd (CITCO)<br />

SCO 121-122<br />

Sector 17-B,<br />

Chandigarh<br />

DT: + 91 172 2704761, 2704356<br />

Fax: + 91 172-2705288<br />

Website: http://www.citco.nic.in<br />

Email: info@citcochandigarh.com<br />

Bang Chhattisgarh<br />

Chhattisgarh State Industrial Development Corporation Ltd<br />

B-4, M.R Colony<br />

Sailendra Nagar<br />

Raipur<br />

DT: + 91 771 2429024, 5055888<br />

Fax: + 91 771 2429025<br />

Website: http://www.csidcindia.com<br />

Email: csidc@csidcindia.com<br />

Bang Dadra & Nagar Haveli (UT)<br />

Omnibus Industrial Development Corporation of Daman & Diu and Dadra & Nagar<br />

Haveli Ltd<br />

Paryatan Bhavan,<br />

2 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Nani Daman - 396210<br />

DT: + 91 260 2250743, 2250421, 2250903<br />

Fax: + 91 260 2250328<br />

Website: http://www.oidc.nic.in<br />

Email: paryatan_ad1@sancharnet.in<br />

Bang Daman & Diu (UT)<br />

Omnibus Industrial Development Corporation of Daman & Diu and Dadra & Nagar<br />

Haveli Ltd<br />

Paryatan Bhavan,<br />

Nani Daman - 396210<br />

DT: + 91 260 2250743, 2250421, 2250903<br />

Fax: + 91 260 2250328<br />

Website: http://www.oidc.nic.in<br />

Email: paryatan_ad1@sancharnet.in<br />

Bang Delhi<br />

Delhi State Industrial Development Corporation (DSIDC)<br />

N Block Bombay Life Building<br />

Connaught Circus<br />

Delhi 110 001<br />

DT: + 91 11 23312013<br />

Fax: + 91 11 23315067<br />

Website: http://www.dsidc.org<br />

Email: dsidc@nda.vsnl.net.in<br />

3 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Bang Goa<br />

Goa Industrial Development Corporation (GIDC)<br />

Patto, Next to Passport Office<br />

Panaji, Goa 403 001<br />

DT: + 91 832 2437470 to 73<br />

Fax: + 91 832 2228012<br />

Website: http://www.goaidc.com<br />

Email: goaidc@sancharnet.in<br />

Bang Gujarat<br />

Gujarat Industrial Development Corporation (GIDC)<br />

Block # 4, 2nd Floor<br />

Udyog Bhavn, Sector 11<br />

Gandhinagar - 382 017<br />

DT: + 91 79 23225811, 23225805, 23225816<br />

Fax: + 91 79 23221191, 23225815<br />

Website: http://www.gidc.gov.in<br />

Email: info@gidc.gov.in<br />

Bang Haryana<br />

Haryana State Industrial Development Corporation (HSIDC)<br />

Plot No.13-14,<br />

Institutional Area, Sector 6<br />

Panchkula-134109<br />

4 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

DT: + 91 172 2590481-83<br />

Fax: + 91 172 2590474<br />

Website: http://hsidc.nic.in/hfi.htm<br />

Email: hsidc@chd.nic.in<br />

Bang Himachal Pradesh<br />

The Himachal Pradesh State Industrial Development Corporation (HPSIDC)<br />

New Himrus Building<br />

Circular Road<br />

Shimla-171001<br />

DT: + 91 177 2624751, 2624752, 2624754, 2625422<br />

Fax: + 91 177 2624278<br />

Website: http://hpsidc.nic.in<br />

Email: hpsidc@sancharnet.in<br />

Bang Jammu & Kashmir<br />

J & K State Industrial Development Corporation Ltd<br />

Drabu House<br />

Ram Bagh, Shere Kashmir Bhavan<br />

Vir Marg, Srinagar,J&K - 190001<br />

Jammu, J&K -180001<br />

DT: + 91 194 430036<br />

Fax: + 91 194 430036<br />

5 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Directorate of Industry<br />

Nepal House, 3rd Floor<br />

Doranda, Ranchi<br />

DT: + 91 651 2491844<br />

Fax: + 91 651 2491884<br />

Email: doijharkhand@doijharkhand.net<br />

Bang Jharkhand<br />

Bang Karnataka<br />

Karnataka State Investment and Industrial Development Corporation (KSIIDC)<br />

MSIL House No 36<br />

Cunningham Road<br />

Bangalore - 560 052<br />

DT: + 91 80 2258131<br />

Fax: + 91 80 2255740<br />

Website: http://www.ksiidc.com<br />

Email: ksiidc@bir.vsnl.net.in<br />

Bang Kerala<br />

Kerala Industrial Infrastructure Development Corporation (KINFRA)<br />

TC 31/2312 , KINFRA House<br />

Sasthamangalam<br />

Trivandrum - 695 010<br />

6 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

DT: + 91 471 2726585<br />

Fax: + 91 471 2724773<br />

Website: http://www.kinfra.com<br />

Email: kinfra@vsnl.com<br />

The Director,<br />

Department of Industries<br />

UT of Lakshadweep,<br />

Kavaratti - 682 555<br />

DT: + 91 4896 262325<br />

Fax: + 91 4896 263132<br />

Bang Lakshadweep (UT)<br />

Website: http://www.lakshadweep.nic.in/depts/industries/home.htm<br />

Email: lk-doi@hub.nic.in<br />

Bang Madhya Pradesh<br />

Madhya Pradesh State Industrial Development Corporation Ltd (MPSIDC)<br />

AVN Towers, 192 Zone-1<br />

M.P Nagar<br />

Bhopal - 462011<br />

DT: + 91 755 5270370/246/247<br />

Fax: + 91 755 5270280, 5203106<br />

Website: http://www.mpsidc.org<br />

Email: mpsidc@sancharnet.in<br />

7 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Bang Maharashtra<br />

Maharashtra Industrial Development Corporation Ltd (MIDC)<br />

Udyog Sarathi<br />

Mahakali Caves Road, Andheri (E),<br />

Mumbai - 400 093<br />

DT: + 91 22 26870052 / 54 / 73, 26870800<br />

Fax: + 91 22 26871587<br />

Website: http://www.midcindia.org<br />

Email: feedback@midcindia.org<br />

Bang Manipur<br />

Manipur Industrial Development Corporation Ltd<br />

Industrial Estate<br />

Takyelpat, P.B 46<br />

Imphal - 795001<br />

DT: + 91 385 2223624, 2221967<br />

Bang Meghalaya<br />

Meghalaya Industrial Development Corporation Ltd<br />

"Kismat", Upland Road<br />

Laitumkhrah<br />

Shillong - 793 001<br />

DT: + 91 364 224965, 224763, 226941, 226893<br />

Fax: + 91 91 364 224763<br />

8 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Website: http://www.meghalaya.nic.in/MIDC/midc.htm<br />

Email: midc@shillong.meg.nic.in<br />

Zoram Industrial Development Corporation<br />

M.G Road<br />

Upper Khatla<br />

Aizawal 796001<br />

DT: + 91 389 2323217, 2326240<br />

Email: zidco@sancharnet.in<br />

Bang Mizoram<br />

Bang Nagaland<br />

Nagaland Industrial Development Corporation (NIDC)<br />

IDC House<br />

P.B No 5<br />

Dimapur 797 112<br />

DT: + 91 3862 226473<br />

Fax: + 91 3862 226473<br />

Bang Orissa<br />

Orissa Industrial Infrastructure Development Corporation Ltd.<br />

IDCO Tower, Janpath<br />

Bhubaneswar - 751007<br />

DT: + 91 674 2540820, 2542784<br />

9 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Fax: + 91 2542956<br />

Website: www.idcoindia.com<br />

Email: cmd@idcoindia.com<br />

Bang Pondicherry (UT)<br />

Pondicherry Industrial Promotion Development and Investment Corporation Ltd<br />

Post Box. No. 190<br />

60, Romain Rolland Street<br />

Pondicherry - 605 001<br />

DT: + 91 413 2334606, 2335116, 2334361, 2336842<br />

Fax: + 91 413 336842<br />

Website: http://www.pipdic.com<br />

Email: md@pipdic.com<br />

Bang Punjab<br />

The Punjab State Industrial Development Corporation Ltd<br />

Udyog Bhawan<br />

18, Himalaya Marg<br />

Sector - 17<br />

Chandigarh<br />

DT:+ 91 172 2702881-84, 2702791<br />

Fax:+ 91 172 2704145<br />

Website: http://www.punjabgovt.nic.in/Industry/ind552.htm<br />

Email: psidc@sancharnet.net.in<br />

10 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Bang Rajasthan<br />

Rajasthan State Industrial Development Corporation Ltd<br />

Udyog Bhawan<br />

Tilak Marg<br />

Jaipur - 302005<br />

DT:+ 91 141 5113201, 2227751<br />

Fax:+ 91 141 5104804<br />

Website: http://www.riico.co.in<br />

Email: riico@riico.co.in<br />

Bang Sikkim<br />

Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Đầu tư Sikkim (SIDICO)<br />

Tashiling Secretariat<br />

Gangtok - 737103<br />

DT:+ 91 3592 202530<br />

Fax:+ 91 3592 202851<br />

Website: http://www.sikkiminfo.net/sidico/<br />

Bang Tamil Nadu<br />

Công ty TNHH phát triển công nghiệp bang Tamil Nadu (TIDCO)<br />

19-A, Rukmani Lakshmipathy Salai<br />

Egmore<br />

Thành phố Chennai - 600008<br />

DT:+ 91 44 28554421<br />

11 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Fax:+ 91 44 28553729<br />

Website: http://www.tidco.com<br />

Email: cmdtidco@vsnl.com<br />

Bang Tripura<br />

Công ty TNHH phát triển công nghiệp bang Tripura (TIDC)<br />

Khu phức hợp <strong>văn</strong> phòng Gorkha basti<br />

PO: Kunjaban<br />

Thành phố Agartala - 799006<br />

DT:+ 91 381 220342<br />

Website: http://www.tripura.nic.in/tidc/<br />

Bang Uttar Pradesh<br />

Công ty phát triển công nghiệp bang Uttar Pradesh<br />

UPSIDC Complex, A-1/4 Lakhanpur<br />

Thành phố Kanpur<br />

DT:+ 91 512 2582851, 2582852, 2582853<br />

Fax:+ 91-512-2580797<br />

Website: http://www.upsidc.com<br />

Email: feedback@upsidc.com<br />

Bang Uttaranchal<br />

Công ty phát triển công nghiệp bang Uttaranchal (SIDCUL)<br />

2, Đường New Cantt<br />

12 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế


Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]<br />

Thành phố Dehradun 248001<br />

DT:+ 91 135 2743292/97, 2743838<br />

Fax:+ 91 135 2743288<br />

Website: http://www.sidcul.com<br />

Email: sidcul@sidcul.com<br />

Bang Tây Bengal<br />

Công ty phát triển công nghiệp bang Tây Bengal (WBIDC)<br />

5, Council Street House<br />

Kolkata 700001<br />

DT:+ 91 33 22435343<br />

Fax:+ 91 33 22483747<br />

Website: http://www.wbidc.com<br />

Email: chairman@wbidc.com<br />

13 | P a g e<br />

Quả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!