24.10.2012 Views

CHƢƠNG III: L'ORÉAL TẠI VƢƠNG QUỐC ANH

CHƢƠNG III: L'ORÉAL TẠI VƢƠNG QUỐC ANH

CHƢƠNG III: L'ORÉAL TẠI VƢƠNG QUỐC ANH

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

MỤC LỤC<br />

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2<br />

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> I : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN L’ORÉAL ................................... 4<br />

I/ Tập đoàn L’Oreal .......................................................................................... 5<br />

II/ Giá trị thương hiệu........................................................................................ 6<br />

<strong>III</strong>/ Chiến lược kinh doanh quốc tế của L’Oréal .................................................. 7<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> II: L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> TRUNG <strong>QUỐC</strong> ................................................... 9<br />

I/ Chiến lược xâm nhập thị trường Trung Quốc của L’Oréal ............................ 10<br />

II/ Chiến lược marketing quốc tế của L’Oréal................................................... 11<br />

1/ Chiến lược sản phẩm ............................................................................... 12<br />

2/ Chiến lược giá ......................................................................................... 14<br />

3/ Chiến lược phân phối .............................................................................. 15<br />

4/ Chiến lược chiêu thị ................................................................................ 16<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> <strong>III</strong>: L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> <strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong> <strong>ANH</strong> ..................................... 20<br />

I/ Chiến lược xâm nhập thị trường Vương quốc Anh của L’Oréal .................... 20<br />

II/ Chiến lược marketing quốc tế của L’Oréal tại Vương quốc Anh .................. 21<br />

1/ Chiến lược sản phẩm ............................................................................... 21<br />

2/ Chiến lược giá ......................................................................................... 25<br />

3/ Chiến lược phân phối .............................................................................. 26<br />

4/ Chiến lược chiêu thị ............................................................................... 29<br />

a/ Quảng cáo ........................................................................................... 29<br />

b/ Quan hệ công chúng ............................................................................ 32<br />

Trang 2


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> IV: THÀNH CÔNG CỦA L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> THỊ TRƢỜNG TRUNG<br />

<strong>QUỐC</strong> VÀ <strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong> <strong>ANH</strong> ...................................................................... 34<br />

I/ Thành công tại Trung Quốc .......................................................................... 34<br />

II/ Thành công tại Vương Quốc Anh ................................................................ 35<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> IV: SO SÁNH THỊ TRƢỜNG TRUNG <strong>QUỐC</strong> VÀ <strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong><br />

<strong>ANH</strong> ................................................................................................................... 36<br />

I/ Chiến lược xâm nhập .................................................................................... 36<br />

II/ Chiến lược marketing quốc tế ...................................................................... 37<br />

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 42<br />

D<strong>ANH</strong> MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 43<br />

Trang 3


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

LỜI MỞ ĐẦU<br />

Thị trường mỹ phẩm thế giới đã và đang là một thị trường mang lại doanh thu<br />

cao cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mức sống của người dân ở<br />

những nước phát triển lẫn những nước có nền kinh tế mới nổi đang được nâng cao, họ<br />

quan tâm nhiều hơn đến sắc đẹp lẫn hình ảnh bên ngoài và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn<br />

để được thỏa mãn những điều đó. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành này luôn ở<br />

mức hai con số mỗi năm, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cuộc đua chiếm<br />

lấy “phần nhiều của chiếc bánh” giữa các công ty xuyên quốc gia trở nên khốc liệt<br />

hơn. Để khách hàng ở các nước nhận biết được sự có mặt của công ty và chọn sản<br />

phẩm của công ty thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, mỗi công ty cần phải có<br />

một chiến lược marketing quốc tế hiệu quả. Chiến lược đó cần phải dung hòa được lợi<br />

ích mong đợi của công ty với nhu cầu, văn hóa và truyền thống ở quốc gia mà mình<br />

nhắm tới. Một trong những công ty thực hiện rất tốt sự dung hòa này chính là L’Oréal.<br />

Công ty mỹ phẩm đến từ Pháp này đã có những chiến lược marketing khác nhau và<br />

cực kì hiệu quả cho mỗi quốc gia khác nhau, nhờ thế doanh thu của công ty luôn tăng<br />

trưởng cao ở những thị trường mà nó đi qua.<br />

Do đó, đề tài “Phân tích chiến lược marketing quốc tế của tập đoàn L’Oréal”<br />

được thực hiện với mục đích làm rõ hơn nữa chiến lược marketing của L’Oréal trên<br />

hai thị trường lớn của hai châu lục là thị trường Trung Quốc và Vương quốc Anh. Qua<br />

đó, phân tích sự giống và khác nhau của chiến lược marketing được thực hiện ở hai thị<br />

trường này dưới góc độ một nhà kinh doanh quốc tế, đồng thời rút ra những bài học<br />

kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau này.<br />

Nhóm tiểu luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hư ớng dẫn của Cô trong<br />

quá trình thực hiện bài nghiên cứu này . Song, do kiến thứ c và ngu ồn số liệu còn hạn<br />

chế nên khó tránh khỏi những sai sót, nhóm mong nhâ ̣n được sự nhâ ̣n xét và góp ý của<br />

Cô.<br />

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 1 năm 2010<br />

Nhóm thực hiện<br />

Trang 4


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> I : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN L’ORÉAL<br />

I. Tập đoàn L’Oreal:<br />

Năm 1907, Eugène Schueller_ một nhà hóa học người Pháp trẻ tuổi đã phát<br />

triển thuốc nhuộm tóc tổng hợp đầu tiên và lấy tên thương hiệu là Auréole. Ông đã<br />

tiếp tục cải tiến công thức các loại thuốc nhuộm, sản xuất ra sản phẩm của riêng mình<br />

và bán cho các thẩm mỹ viện ở Paris. Năm 1909, Schueller đăng ký thành lập công ty<br />

Société Française de Teintures Inoffensives pour Cheveux và sau đó đổi tên thành<br />

L’Oréal. Sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, hiện nay L’Oreal đang giữ vị trí số<br />

1 trên thị trường mỹ phẩm thế giới. Tập đoàn này đã hiện diện ở 130 nước và có hơn<br />

65000 nhân viên đang hăng say làm việc trên toàn cầu. Doanh thu năm 2008 là 17,5 tỷ<br />

€. Tập đoàn này cũng đang sở hữu 23 thương hiệu toàn cầu, mỗi thương hiệu có<br />

doanh số bán hàng năm đạt hơn 50 triệu €. Cứ mỗi 1 giây là có 135 sản phẩm của<br />

L’Oréal được bán ra. Mỗi năm L’Oréal đăng ký gần 500 bản quyền và dành ra hơn<br />

3% doanh thu của tập đoàn để đầu tư vào R&D.<br />

L’Oréal tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công thức cũng như sản<br />

phẩm mới, điều này làm cho thương hiệu của L’Oréal gắn liền với việc cung cấp<br />

những sản phẩm sáng tạo, thiết thực và chất lượng cao. Có thể nói, nghiên cứu sáng<br />

tạo chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất, giúp tập đoàn này dẫn đầu trong thị trường mỹ<br />

phẩm thế giới. Phương châm hoạt động của L’Oréal là sự trung thực và rõ ràng, thể<br />

hiện trên những mẫu quảng cáo đến người tiêu dùng là đã được kiểm chứng và đúng<br />

với chất lượng của sản phẩm.<br />

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguốn nhân lực đối với sự phát triển bền<br />

vững của tập đoàn, L’Oréal cam kết mang đến một môi trường làm việc thoải mái,<br />

thân thiện, an toàn cho nhân viên, giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống đời<br />

thường. Trong môi trường này, nhân viên của L’Oréal tự do thể hiện, phát huy hết<br />

tiềm năng cũng như sáng tạo của mình để cùng thực hiện những mục tiêu chung của<br />

công ty.<br />

Trang 5


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Bên cạnh đó, L’Oréal luôn quan tâm đến môi trường mà họ đang hoạt động, họ<br />

sẽ không vì lợi ích của công ty mà gây ra những tác nhân có hại đến môi trường. Hãng<br />

không đồng tình với việc khai thác lao động trẻ em cũng như sử dụng lao động cưỡng<br />

bức, đồng thời luôn tôn trọng quyền con người cũng như văn hóa của từng quốc gia sở<br />

tại.<br />

II/ Giá trị thương hiệu<br />

Năm 2009, tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal đứng thứ 44 trong số 100 thương hiệu<br />

toàn cầu, có giá trị là 7748 triệu $, tăng 3% so với năm 2008. Riêng trong lĩnh vực mỹ<br />

phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể, L’Oréal là thương hiệu nổi tiếng nhất. Có<br />

được những thành công như ngày hôm nay, L’Oréal đã không ngừng nỗ lực cải thiện<br />

và trau chuốt cho thương hiệu của mình. Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc<br />

nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và phấn đấu thỏa mãn những nhu cầu ấy,<br />

cũng như các hoạt động hướng tới cộng đồng, chung tay giải quyết những vấn đề<br />

chung đã giúp L’Oréal xây dựng được một hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng<br />

thế giới. Bên cạnh đó, ta cũng phải kể đến chiến lược thương hiệu rất thành công của<br />

tập đoàn này. L’Oréal không ngần ngại thêm tính cách riêng cho các thương hiệu của<br />

mình, chẳng hạn như Maybelline New York, L’Oréal Paris,…Họ cho rằng việc làm<br />

này không hề hạn chế khả năng phát triển quốc tế của thương hiệu. Ví dụ như khi<br />

L’Oréal mua lại Yue Sai và MiniNurse ở Trung Quốc, tập đoàn này dự tính sẽ phát<br />

triển hai thương hiệu này không chỉ cho người Trung Quốc và một số nước trong khu<br />

vực, mà còn là cho người Hoa trên toàn cầu. Nhưng dù cho L’Oréal có bán sự hào hoa<br />

của người Ý, bảnh bao của người Mỹ hay nét thanh lịch kiểu Pháp thì tập đoàn này<br />

vẫn luôn hướng tới một thị trường đại chúng, bất kể sự cách biệt về văn hóa hay giới<br />

hạn về thu nhập. Hãng không ngừng nghỉ đa dạng hóa những sản phẩm của mình, sao<br />

cho chúng đến được với nhiều người thuộc những tầng lớp khác nhau, có thu nhập, lối<br />

sống và văn hóa khác nhau. Có thể nói, chiến lược thương hiệu này đã đem đến những<br />

thành công không nhỏ cho thương hiệu L’Oréal trên toàn cầu.<br />

Trang 6


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>III</strong>/ Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế của L’Oréal<br />

L’Oréal đã định vị mình là một công ty mỹ phẩm cao cấp, chất lượng cao, đáp<br />

ứng được đòi hỏi tinh vi của người tiêu dùng. Để làm được điều này, L’Oréal đã liên<br />

tục nghiên cứu để đưa ra những mẫu sản phẩm mới, công thức làm đẹp mới. Ngoài ra,<br />

L’Oréal cũng đã phải bỏ ra một khoảng kinh phí khổng lồ cho các chiến dịch<br />

marketing khi tung ra một dòng sản phẩm mới hay khi xâm nhập một thị trường mới.<br />

Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, L’Oréal phải đối mặt với nhiều<br />

công ty mỹ phẩm khác đến từ các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn<br />

Quốc. Các đối thủ chính của L’Oréal như P&G, Unilever, Kimberly Clark, Colgate-<br />

Palmolive cũng đang ra sức cải tổ quá trình sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính<br />

cạnh tranh toàn cầu. Điều đó cũng khiến cho L’Oréal phải đối mặt với áp lực chi phí<br />

rất lớn. Làm sao để hạ thấp chi phí nghiên cứu, sản xuất mà sản phẩm vẫn cạnh tranh<br />

được với các đối thủ cạnh tranh luôn là câu hỏi mà L’Oréal phải trả lời để tồn tại và<br />

phát triển.<br />

Thêm vào đó, ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những ngành phải<br />

chịu áp lực từ phía người tiêu dùng rất lớn. Sản phẩm được sản xuất không những đáp<br />

ứng được những mong muốn của người tiêu dùng mà còn phải phù hợp với cấu trúc<br />

cơ thể của họ. Ngoài ra, sản phẩm còn phải vượt qua những rào cản văn hóa, áp lực<br />

chính phủ của một quốc gia để chiến thắng được tâm trí người tiêu dùng của quốc gia<br />

đó. Sản phẩm thay thế hiện tại xuất hiện rất nhiều, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản<br />

phẩm của công ty. Để dung hòa được hai áp lực đó, hoạt động tốt và tăng sức cạnh<br />

tranh trên thị trường quốc tế, L’Oréal đã áp dụng chiến lƣợc xuyên quốc gia cho<br />

chiến lược kinh doanh quốc tế của mình. Theo đó, L’Oréal đã nghiên cứu đặc điểm<br />

của người châu Âu, châu Á và châu Phi và tung ra những sản phẩm phù hợp chung<br />

cho những người thuộc cùng châu lục. Đồng thời tìm những quốc gia có chi phí nhân<br />

công rẻ ở từng châu lục, để đặt nhà máy, sau đó xuất những sản phẩm sản xuất được<br />

sang các nước lân cận trong khu vực. Như nhà máy sản xuất ở Indonesia và Trung<br />

Quốc đã cung cấp sản phẩm cho các thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình<br />

Dương như Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhờ đó, L’Oréal đã vượt qua<br />

Trang 7


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

rào cản của từng vùng và hạ chi phí sản xuất, sử dụng ưu thế kinh tế vùng, vươn lên<br />

trở thành công ty mỹ phẩm đứng đầu thế giới.<br />

Để thực hiện thành công chiến lược xuyên quốc gia, tập đoàn L’Oréal đã phối<br />

hợp thực hiện rất thành công các chiến lược chức năng, mà nổi bật trong số đó là<br />

chiến lược marketing quốc tế của mình. Hãng đã phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc<br />

chuẩn hóa và thích nghi chiến lược marketing mix, từ đó, giải quyết được áp lực giảm<br />

chi phí sản xuất nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu địa phương và tăng năng lực cạnh<br />

tranh của mình. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích chiến lược marketing mix mà<br />

tập đoàn L’Oréal đã thực hiện ở hai thị trường: Trung Quốc và Vương quốc Anh để<br />

thấy rõ điều này.<br />

Trang 8


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> II: L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> TRUNG <strong>QUỐC</strong><br />

I/ Chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng Trung Quốc của L’Oréal<br />

Thị trường mỹ phẩm Trung Quốc là một thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các<br />

công ty trong và ngoài nước. Dân số đông, sức mua của người tiêu dùng ngày càng<br />

tăng đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của ngành mỹ phẩm Trung Quốc luôn ở mức hai<br />

con số mỗi năm. Nhìn thấy được điều này từ nhiều thập kỷ trước, công ty L’Oréal đã<br />

từng bước tiến hành khai thác thị trường này một cách khôn ngoan và khéo léo.<br />

Có mặt tại Hồng Kông vào năm 1966, khi Hồng Kông vẫn còn là thuộc địa của<br />

Anh thông qua Scental Ltd, L’Oréal đã đưa vào thị trường này hai nhãn hiệu nổi tiếng<br />

là Lancôme và Guy Larches, và những sản phẩm của hai nhãn hiệu này được bán ở<br />

những nơi dành cho khách thượng lưu và người nước ngoài. Năm 1979, công ty đã<br />

mở rộng hoạt động bằng cách mua lại công ty Scental Ltd và đưa vào thêm các sản<br />

phẩm chăm sóc tóc, thiết lập một kênh tiêu dùng rộng lớn khắp Hồng Kông. Sự thành<br />

công của L’Oréal tại Hồng Kông đã tạo bước đệm quan trọng để L’Oréal tiến vào xâm<br />

nhập thị trường Trung Quốc. Danh tiếng của L’Oréal đã được truyền vào Trung Quốc<br />

đại lục qua các hoạt động giao thương của người đại lục và người Hồng Kông. Năm<br />

1993, sau một thời gian thăm dò thị trường Trung Quốc đại lục, L’Oréal đã đưa những<br />

sản phẩm đầu tiên vào các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông.<br />

Không dừng lại ở đó, năm 1997, khi chính phủ Trung Quốc đại lục nới lỏng<br />

luật đầu tư nước ngoài, L’Oréal đã nhanh chóng thành lập công ty con tại đây với tên<br />

gọi L’Oréal Trung Quốc và tiếp tục công cuộc chinh phục thị trường này bằng việc<br />

mở rộng thêm các dòng sản phẩm. L’Oréal đã mua lại công ty Xiaohushi với nhãn<br />

hiệu MiniNurse vào năm 2003 và nhãn hiệu Yue – Sai của một công ty Mỹ đang hoạt<br />

động tại Trung Quốc, sau đó L’Oréal đã tiến hành thay đổi bao bì sản phẩm rồi tung ra<br />

thị trường các sản phẩm của hai nhãn hiệu này và gặt hái được rất nhiều thành công.<br />

Năm 2005, thừa thắng xông lên, L’Oréal đã mở trung tâm nghiên cứu tại Pudong –<br />

Thượng Hải, với chi phí lên tới 7.29 triệu USD, trung tâm này sẽ thực hiện các cuộc<br />

nghiên cứu thử nghiệm nhằm đưa ra những công thức mới cho các dòng sản phẩm chủ<br />

yếu phục vụ thị trường Trung Quốc và khu vực lân cận. Sự ra đời trung tâm nghiên<br />

Trang 9


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

cứu Pudong đã khiến cho doanh thu của L’Oréal Trung Quốc tăng đến 25% mỗi năm<br />

và L’Oréal đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường mỹ phẩm Trung Quốc.<br />

Ban đầu, công ty đã chọn giải pháp sử dụng trung gian là công ty Scental Ltd<br />

để đưa các sản phẩm của mình bước đầu thâm nhập thị trường Hồng Kông. Thông qua<br />

Scental, L’Oréal đã thử nghiệm đưa vào thị trường này hai dòng sản phẩm cao cấp với<br />

mục đích là thâm dò thị trường và giúp người tiêu dùng làm quen với công ty. Khi sản<br />

phẩm của công ty được thị trường chấp nhận và hình ảnh của công ty được người tiêu<br />

dùng nhớ tới, công ty đã tiến hành mua lại nhà phân phối Scental để giảm chi phí<br />

trung gian và tung vào thị trường Hồng Kông các dòng sản phẩm mới. Công ty đã<br />

từng bước đưa hình ảnh của mình đến với người Hoa đại lục thông qua người Hoa<br />

Hồng Kông, và khi Trung Quốc đại lục mở cửa thị trường, kêu gọi đầu tư, công ty đã<br />

nhanh chóng thành lập công ty con lấy tên là L’Oréal Trung Quốc, đưa các dòng sản<br />

phẩm phổ thông vào thị trường này như Maybelline, L’Oréal Paris. Nguyên nhân giúp<br />

L’Oréal thành công khi xâm nhập một thị trường đó chính là việc mua lại một nhãn<br />

hiệu đã có tên tuổi trên thị trường rồi thay đổi bao bì, chiến lược marketing của sản<br />

phẩm đó trước khi tung vào thị trường trở lại. Việc làm này cũng được lập lại tại<br />

Trung Quốc. Thị trường mỹ phẩm Trung Quốc đã biết đến nhãn hiệu Yue-sai và Mini<br />

Nurse, đây là hai nhãn hiệu rất có tiềm năng để khai thác vì vậy L’Oréal đã tiến hành<br />

mua lại hai nhãn hiệu này. Việc này giúp cho L’Oréal dễ dàng mở rộng dòng sản<br />

phẩm cho phân khúc thấp hơn, đồng thời công ty tốn ít chi phí và thời gian hơn để<br />

giúp khách hàng làm quen với hai nhãn hiệu này. Thay đổi bao bì và tăng cường chiến<br />

dịch marketing, L’Oréal đã thành công trong việc tung hai nhãn hiệu này vào thị<br />

trường đại chúng. Sau đó, hai nhãn hiệu này đã chiếm 36% trong tổng doanh thu của<br />

L’Oréal ngay trong năm 2004_ chỉ vài tháng sau khi tập đoàn này mua lại MiniNurse<br />

(theo Báo cáo tài chính của L’Oréal 2004).<br />

Trang 10


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Nhãn hiệu Yue Sai và MiniNurse của L’Oréal<br />

Việc mở thêm viện nghiên cứu ở Pudong cũng thể hiện được tham vọng lớn<br />

của L’Oréal trong chiến lược tấn công thị trường châu Á. Nghiên cứu sự tương đồng<br />

của người dân Trung Quốc và người dân ở các quốc gia châu Á khác, L’Oréal muốn<br />

biến trung tâm Pudong thành nơi chuyên nghiên cứu và cải tiến sản phẩm cho phù hợp<br />

với cấu tạo da và tóc cho người Trung Quốc nói riêng và người châu Á trên toàn thế<br />

giới nói chung. Đồng thời, L’Oréal muốn tận dụng kiến thức về thuốc Đông Y, kiến<br />

thức về thảo dược của Trung Quốc để áp dụng vào các sản phẩm của mình, hướng đến<br />

việc tạo ra những dòng sản phẩm mới với nguyên liệu là thảo dược và chiết suất từ<br />

thiên nhiên, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng châu Á. Chiến lược này đã phát huy tính<br />

hiệu quả của nó, tính đến nửa đầu năm 2009, mức độ tăng trưởng của L’Oréal tại thị<br />

trường châu Á là khoảng 22,5% (theo báo cáo kết quả kinh doanh của L’Oréal), đây là<br />

một tin tốt cho L’Oréal khi thế giới vẫn còn ngập trong cuộc khủng hoảng tài chính.<br />

II/ Chiến lƣợc marketing quốc tế của L’Oréal<br />

1/ Chiến lược sản phẩm<br />

Phụ nữ Trung Quốc từ xưa đến nay đã có quan niệm rằng: “Chỉ cần da trắng thì<br />

mọi khuyết điểm đều được che đậy”, họ “đánh đồng làn da trắng với sắc đẹp”. Đối với<br />

họ, một làn da rám nắng phản ánh địa vị xã hội thấp kém. Chính vì vậy, họ đi tìm mọi<br />

phương pháp, từ thảo dược dùng bên ngoài đến thuốc uống bên trong để làm cho da<br />

họ trắng ra. Nắm bắt được nhu cầu đó, L’Oréal đã đưa vào thị trường Trung Quốc các<br />

sản phẩm làm trắng: sữa dưỡng da, kem lót, sữa rửa mặt…thuộc các dòng khác nhau<br />

Trang 11


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

nhằm thỏa mãn nhu cầu làm trắng của phụ nữ Trung Quốc thuộc các phân khúc khác<br />

nhau.<br />

Các sản phẩm làm trắng da của L’Oréal tại Trung Quốc<br />

Cùng với da, tóc cũng là một trong những yếu tố được phụ nữ Trung Quốc<br />

quan tâm hàng đầu. L’Oréal đã đưa vào đây những dòng sản phẩm chăm sóc tóc và<br />

những dòng sản phẩm nhuộm nhằm giải tỏa “cơn khát” có được mái tóc đen nhánh<br />

mượt mà hay một mái tóc óng ánh màu sắc tự nhiên. L’Oréal hướng sự phục vụ đến<br />

những thiếu nữ 16 – 18 tuổi lẫn những phụ nữ từ độ tuổi 25-55, ở mọi phân khúc.<br />

Những sản phẩm chăm sóc tóc của L’Oréal tại Trung Quốc có thế kể đến như L’Oréal<br />

Paris, Garnier hay L’Oréal Professional. Một thành công của L’Oréal tại thị trường<br />

này mà ta không thể không nhắc tới, đó là dòng sản phẩm dành cho trang điểm mà<br />

Maybelline là nhãn hiệu đứng đầu Trung Quốc cho dòng sản phẩm này. Ngay sau khi<br />

mua lại từ một công ty Mỹ, L’Oréal đã tiến hành đổi mới bao bì rồi tung vào thị<br />

trường Trung Quốc nhãn hiệu này và một hiệu quả không ngờ đó là doanh số bán ra<br />

của Maybelline liên tục tăng và tính đến thời điểm này Maybelline là nhãn hiệu của<br />

dòng sản phẩm trang điểm được phụ nữ Trung Quốc yêu thích nhất. Ngoài ra L’Oréal<br />

Trang 12


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

cũng đã tung ra rất nhiều dòng sản phẩm khác vào thị trường này, tính đến năm 2009<br />

L’Oréal đã có 14/23 nhãn hiệu được đưa vào thị trường Trung Quốc.<br />

Những thành công mà công ty L’Oréal gặt được ở thị trường mỹ phẩm Trung<br />

Quốc chính là do chiến lược thích nghi hóa sản phẩm mà công ty áp dụng tại thị<br />

trường này. Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo da của phụ nữ Trung Quốc, L’Oréal đã nhận<br />

thấy rằng “làn da của phụ nữ Trung Quốc có sự phản ứng với ánh nắng mặt trời khác<br />

với làn da của phụ nữ châu Âu, và nó cũng cần một sự bảo vệ rất lớn chống lại các tia<br />

sáng có hại trong ánh nắng. Ngoài ra, làn da của phụ nữ Trung Quốc lâu bị lão hóa<br />

hơn da của phụ nữ châu Âu tới 10 năm” (1) . Còn nghiên cứu về tóc, L’Oréal nhận ra<br />

rằng cấu tạo tóc của phụ nữ Trung Quốc dày hơn tóc của phụ nữ châu Âu, họ thường<br />

phải trộn nhiều dầu gội lại với nhau khi gội đầu. Chính vì vậy, hàng ngày tại trung<br />

tâm nghiên cứu Pudong có hàng trăm thí nghiệm về tóc và da của người Trung Quốc,<br />

hàng trăm cuộc phỏng vấn, thử nghiệm sản phẩm mới với mục tiêu là tạo ra “sản<br />

phẩm đặc biệt dành cho phụ nữ Trung Quốc”. Ngoài ra, công ty cũng đã tiến hành<br />

khai thác nguồn kiến thức quý báu về Đông y cũng như về thảo dược của người Trung<br />

Quốc để đưa vào sản phẩm của mình. Và công ty đã tung ra những sản phẩm chăm<br />

sóc da và tóc được thiết kế riêng cho phụ nữ Trung Quốc, đáp ứng được “ yêu cầu hài<br />

hòa giữa sinh lý, văn hóa và truyền thống” như Didier Saint-Léger, giám đốc trung<br />

tâm nghiên cứu Pudong, đã nói. Yue-sai là ví dụ điển hình cho chiến lược thích nghi<br />

hóa sản phẩm của L’Oréal. Mua lại nhãn hiệu địa phương này vào năm 2003, mục<br />

đích của L’Oréal là dùng sản phẩm đã quen thuộc với thị trường rồi thiết kế lại bao bì<br />

cho phù hợp với thị hiếu, tâm lí của người Trung Quốc để đánh vào tính tự tôn của<br />

người Trung Quốc, lôi kéo người tiêu dùng đến với công ty. Công ty vẫn giữ nguyên<br />

tiếng Trung Quốc trên đó, đồng thời thêm vào đó những yếu tố làm tăng thêm tính<br />

quốc tế, tính chuyên nghiệp nhằm đưa nhãn hiệu này lên tầm cao mới, kích thích<br />

người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm chăm sóc da phù hợp với người<br />

Trung Quốc nhưng mang đẳng cấp quốc tế. Thêm một ví dụ nữa về chiến lược thích<br />

ứng sản phẩm của L’Oréal tại Trung Quốc đó là sản phẩm son môi và kết cấu của kem<br />

dưỡng. Trung Quốc là một quốc gia trải rộng trên nhiều vĩ độ, khí hậu của Trung<br />

(1) Didier Saint Léger, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pudong, Trung Quốc<br />

Trang 13


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Quốc rất khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, chính vì vậy, L’Oréal đã tung ra<br />

những sản phẩm kem dưỡng có kết cấu khác nhau cho từng vùng miền, họ còn nghiên<br />

cứu sở thích màu son môi để đưa ra những màu son môi thích hợp cho từng vùng<br />

miền.<br />

2/ Chiến lược giá<br />

Thị trường mỹ phẩm Trung Quốc là một thị trường mới nổi, với tốc độ tăng<br />

trưởng cao, thị trường mỹ phẩm Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 8 của thế giới và vị<br />

trí thứ 2 của châu Á. Người Trung Quốc đại lục bây giờ có học thức hơn, trình độ cao<br />

hơn ngày xưa, họ quan tâm nhiều hơn đến thời trang và hình ảnh cá nhân nhiều hơn.<br />

Họ không chỉ tập trung vào điều kiện sống cơ bản nữa mà họ còn để ý đến chất lượng<br />

cuộc sống. Thu nhập cao, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền cho hình ảnh cá nhân. Vì vậy,<br />

ngành mỹ phẩm Trung Quốc là một ngành hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa<br />

cho các công ty mỹ phẩm. Với định vị là một công ty mỹ phẩm cao cấp, L’Oréal đã<br />

đưa vào thị trường Trung Quốc những sản phẩm cao cấp, phục vụ cho tầng lớp thượng<br />

lưu. L’Oréal đã định giá cho dòng sản phẩm cao cấp của mình tại Trung Quốc giống<br />

như tại các nước châu Âu hay Mỹ. Sau khi đã thành công ở phân khúc trên, L’Oréal<br />

đã tung vào thị trường những sản phẩm bình dân, có giá thấp hơn dòng cao cấp rất<br />

nhiều nhưng lại cao hơn giá của các sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ. Điều này<br />

muốn nói lên rằng, L’Oréal dù ở phân khúc nào cũng luôn chứng minh mình là một<br />

công ty mỹ phẩm cao cấp, với chất lượng vượt trội. Một yếu tố giải thích cho việc<br />

định giá không phân biệt của L’Oréal xuất phát từ thương hiệu của công ty. Với tiếng<br />

vang lớn trên thị trường quốc tế, sản phẩm của L’Oréal đã được người tiêu dùng<br />

Trung Quốc đón chào nồng nhiệt dù ở mức giá nào. Đối với các phụ nữ Trung Quốc,<br />

sử dụng sản phẩm của L’Oréal giúp cho họ cảm thấy tự tin hơn, sành điệu hơn và sang<br />

trọng hơn. Chính vì L’Oréal không bị sức ép quá lớn của thị trường Trung Quốc, tâm<br />

lí chuộng hàng hiệu của người tiêu dùng Trung Quốc cao nên việc định giá cao như<br />

vậy càng củng cố thêm danh tiếng của thương hiệu mình tại thị trường này.<br />

Trang 14


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

3/ Chiến lược phân phối<br />

Sản phẩm của L’Oréal được phân phối và bày bán trong các cửa hiệu khác<br />

nhau, tùy theo dòng sản phẩm. Theo quan điểm của người tiêu dùng Trung Quốc:<br />

mua hàng ở cửa hiệu lớn là không còn lo lắng về hàng nhái, hàng giả, sản phẩm luôn<br />

đúng giá và chất lương phục vụ tốt. Các cửa hiệu của Trung Quốc được chia ra làm 3<br />

phân khúc: bình dân, trung lưu và thượng lưu. Dòng sản phẩm phổ thông của L’Oréal<br />

như Garnier, L’Oréal Paris, Maybelline được bày bán trong những cửa hàng dành cho<br />

giới trung lưu, dòng sang trọng như Lancôme thì được đưa vào hệ thống cửa hiệu<br />

dành cho giới thượng lưu.<br />

Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc tóc và da thuộc hàng giá tương đối rẻ, phục<br />

vụ cho tầng lớp trung lưu đến bình dân như MiniNurse, Yue-sai thì được đưa vào các<br />

hệ thống siêu thị, các cửa hàng mỹ phẩm nhỏ. Một hệ thống phân phối khác mà<br />

L’Oréal tiến hành khai thác đó chính là hệ thống các nhà thuốc. Đây là nơi thích hợp<br />

để các sản phẩm cao cấp, các sản phẩm có tính chất như thuốc, các sản phẩm đa công<br />

dụng, sản phẩm đặc trị (trị mụn, trị nám, trị nhăn) của L’Oréal như Biotherm, Vichy<br />

được bày bán. L’Oréal cũng đã liên kết với các bệnh viện cũng như tích cực tác động<br />

đến giới dược sĩ, bác sĩ, chỉ ra những công dụng đặc biệt của các dòng sản phẩm này<br />

đến bác sĩ, dược sĩ, mở các viện thẩm mỹ, các boutique chăm sóc sắc đẹp để đưa đến<br />

tay người tiêu dùng các sản phẩm đặc trị này một cách thuận tiện nhất và tốt nhất.<br />

Thêm vào đó, một kênh phân phối cũng không kém phần quan trọng của L’Oréal đó<br />

chính là salon tạo mẫu tóc chuyên nghiệp. Ngoài việc mở các salon , L’Oréal cũng đã<br />

tiến hành cho phép các salon chuyên nghiệp của Trung Quốc tiến hành khai thác dòng<br />

sản phẩm L’Oréal Professional. L’Oréal đã cung cấp cho những nơi này những sản<br />

phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm tóc cao cấp, và các salon này đã đưa dòng L’Oréal<br />

Professional trở thành dòng sản phẩm chăm sóc tóc số một Trung Quốc.<br />

Một điều cũng đáng nói ở chiến lược phân phối của L’Oréal tại thị trường<br />

Trung Quốc, đó chính là việc L’Oréal sử dụng những đại gia bán lẻ ở Trung Quốc<br />

trong việc phân phối hàng cho mình. Với hơn 100 hệ thống tại các thành phố lớn của<br />

Trung Quốc, Parkson đã được L’Oréal “chọn mặt gởi vàng”. Danh tiếng của Parkson<br />

cùng với hệ thống phân phối tốt, Parkson đã thành công trong việc quảng bá, đưa sản<br />

Trang 15


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

phẩm của L’Oréal đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Một số nhà phân<br />

phối khác cũng cần kể đến như Carrefour, Tesco.<br />

Trung Quốc hiện nay là một trong những nước có trình độ công nghệ thông tin<br />

rất phát triển, cuộc sống trở nên hối hả, gấp gáp hơn, người dân sử dụng internet rất<br />

đông. Chính vì vậy, L’Oréal đã tận dụng cơ hội này để liên kết eBay và một số cửa<br />

hiệu online khác làm trung gian phân phối sản phẩm cho mình. Chiến lược phân phối<br />

tiên tiến này góp phần tăng doanh thu rất lớn cho L’Oréal.<br />

Với chiến lược phân phối như vậy, L’Oréal đã phủ hết thị trường mỹ phẩm<br />

Trung Quốc bằng sản phẩm của mình. L’Oréal chẳng mấy khó khăn trong việc phục<br />

vụ người tiêu dùng ở các phân khúc thị trường khác nhau, đồng thời còn dễ dàng tạo<br />

ra nhận thức đến những khách hàng tiềm năng khác.<br />

4/ Chiến lược chiêu thị<br />

Một trong những yếu tố đưa L’Oréal tiến đến thành công ở Trung Quốc như<br />

hiện nay chính là chiến lược chiêu thị của công ty. Vì hệ thống phân phối của L’Oréal<br />

ở Trung Quốc thực sự dài và tốn nhiều chi phí để quản lí, hệ thống truyền thông của<br />

Trung Quốc phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, thu nhập và chất lượng cuộc sống<br />

ngày càng cao, đồng thời sự nở rộ của các trung tâm thẩm mỹ trong những năm gần<br />

đây nên L’Oréal đã thực hiện kết hợp chiến lược đẩy và chiến lược kéo trong chiến<br />

lược xúc tiến của mình. Chiến lược đẩy được L’Oréal thực hiện thông qua salon và<br />

các trung tâm thẫm mỹ, các bệnh viện. Người Trung Quốc ngày nay tìm đến công<br />

nghệ thẩm mỹ rất nhiều hòng tạo cho mình một dấu ấn riêng hoặc đi theo một xu<br />

hướng mới của thị trường, của điện ảnh, của thần tượng, vì vậy số lượng khách hàng<br />

tìm đến các trung tâm thẩm mỹ, các salon tạo mẫu tóc chuyên nghiệp hay các bệnh<br />

viện ngày càng đông. Và đây là những nơi rất lí tưởng để cho L’Oréal quảng bá và<br />

đưa các dòng sản phẩm chuyên dụng như Vichy, Biotherm, L’Oréal Professional đến<br />

khách hàng của mình.<br />

Vì thị trường mỹ phẩm Trung Quốc tăng trưởng liên tục, là một mỏ vàng để<br />

các công ty mỹ phẩm quốc tế khai thác chính vì thế nguồn cung về mỹ phẩm trên thị<br />

trường này là vô cùng lớn. Các đối thủ lớn của L’Oréal như P&G, Unilever,<br />

Trang 16


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Shisheido… cũng đã có mặt ở đây từ lâu, việc xâm nhập thị trường sau các đối thủ<br />

khiến cho L’Oréal phải cố gắng rất nhiều để chiếm được thị phần của “chiếc bánh” .<br />

Thực hiện chiến lược kéo một thời gian dài đã giúp cho L’Oréal chiếm được một phần<br />

lớn của “chiếc bánh” ấy. L’Oréal đã liên tục thực hiện các chiến dịch quảng bá sản<br />

phẩm, “nhồi bom” vào tâm trí người tiêu dùng với một nguồn kinh phí lớn. Vừa chuẩn<br />

hóa quảng cáo, L’Oréal cũng không quên sử dụng hình ảnh địa phương cho các chiến<br />

dịch quảng cáo của mình. Một ví dụ điển hình cho việc chuẩn hóa quảng cáo, đó là<br />

quảng cáo dòng sản phẩm Biotherm dành cho nam giới. Giới trẻ Trung Quốc hiện nay<br />

bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, họ xem thần tượng của<br />

mình là cái chuẩn để mình hướng theo. Nắm bắt được điều đó, L’Oréal đã sử dụng<br />

hình ảnh của các minh tinh màn bạc xứ Hàn để quảng cáo cho dòng sản phẩm của<br />

Biotherm. Những ngôi sao Hàn Quốc này có ngoại hình, phong cách và tính cách mà<br />

nam giới Trung Quốc ngưỡng mộ, còn nữ giới thì muốn bạn trai mình cũng giống như<br />

thế. Và một kết quả hơn mong đợi đã xảy ra, doanh số bán của Biotherm for men tăng<br />

rõ rệt, điều mà các sản phẩm dành cho nam giới khác khó làm được.<br />

Quảng cáo L’Oréal Paris men expert của Kim Rae Won<br />

Trang 17


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Quảng cáo Biotherm pour Homme của Kim Thành Vũ<br />

Còn đối với quảng cáo tóc dành cho nữ, trong thời gian đầu khi mới xâm nhập<br />

thị trường, các khách hàng Trung Quốc còn xa lạ với những quảng cáo về sản phẩm<br />

chăm sóc tóc, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Một giải pháp được đặt ra đó chính là<br />

việc sử dụng một nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc để thuyết phục khách hàng, và<br />

Củng Lợi đã được chọn. Củng Lợi có một mái tóc chuẩn theo quan điểm của người<br />

phương Đông, là một ngôi sao nổi tiếng, cao quý, thanh lịch đại diện cho sắc đẹp<br />

Trung Quốc, cô đã được L’Oréal mời làm phát ngôn viên và là người mẫu quảng cáo<br />

cho sản phẩm tóc của mình. Doanh số bán ra của sản phẩm chăm sóc tóc tăng lên<br />

đáng kể, đồng thời L’Oréal chiếm luôn vị trí số một cho dòng sản phẩm chăm sóc tóc<br />

của mình ở thị trường Trung Quốc.<br />

Củng Lợi với quảng cáo L’Oreal Paris<br />

Trang 18


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Một trong những công cụ của chiến lược chiêu thị mà L’Oréal sử dụng ở Trung<br />

Quốc chính là hoạt động PR. L’Oréal là một trong những công ty được yêu thích ở<br />

Trung Quốc do các lợi ích xã hội mà công ty mang lại cho nước này. Hằng năm,<br />

L’Oréal đã tổ chức những sự kiện như Giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ For<br />

Women In Science (liên kết cùng với UNESCO), Thợ cắt tóc thế giới chung tay chống<br />

AIDS, ngoài ra L’Oréal cũng đã mở những hoạt động làm vừa lòng chính phủ Trung<br />

Quốc cũng như đáp ứng nhu cầu của dân địa phương, xoay quanh các hoạt động ưu<br />

tiên liên quan đến giáo dục giới trẻ, bảo vệ môi trường. L’Oréal là một trong một số ít<br />

công ty nước ngoài có mối quan hệ chính thống với chính phủ Trung Quốc và hợp tác<br />

với Đoàn thanh niên công sản Trung Quốc (LJCC) và Tổ chức vì sự phát triển của<br />

giới trẻ Trung Quốc. Từ 9 năm trước, L’Oréal đã trích một phần doanh thu bán hàng<br />

của mình để tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo và sinh viên khuyết tật của Trung<br />

Quốc, giúp họ hoàn thiện việc học, ước mơ của mình. Ngoài ra công ty còn giúp<br />

những sinh viên ra trường chưa có việc làm có tiền để mở doanh nghiệp hoạch thực<br />

hiện những dự án vì lợi ích cộng đồng. Giải thưởng The Mother River Protection<br />

Awards được tài trợ bởi L’Oréal được tổ chức cứ 2 năm/ lần nhằm trao giải cho những<br />

cá nhân có dự án bảo vệ môi trường hiệu quả, giáo dục thanh niên bảo vệ môi trường<br />

và nhất là bảo vệ làn da. L’Oréal còn khuyến khích nhân viên của mình tham gia các<br />

hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, đến những vùng sâu vùng xa nhằm giúp đỡ<br />

người nghèo khổ. Tổ chức cho học sinh tiểu học đi tham quan nhà máy mẹ của<br />

L’Oréal ở Suzhou, nơi thực hiện tốt việc xử lý và cải thiện nguồn nước và hơn 50<br />

ngàn học sinh được khuyến khích tham gia cuộc thi “Bảo vệ nguồn nước sạch” .<br />

Ngoài ra, L’Oréal còn mở cuộc thi tài năng nhằm đào tạo những cây kéo trẻ của Trung<br />

Quốc. Những việc làm đó đã góp phần nâng cao thương hiệu, tên tuổi của công ty trên<br />

thị trường mỹ phẩm Trung Quốc.<br />

� Tóm lại, chiến lược Marketing mà L’Oréal thực hiện ở thị trường Trung<br />

Quốc là một chiến lược vô cùng hiệu quả. Mặc dù xâm nhập Trung Quốc sau các<br />

đối thủ của mình nhưng chiến lược marketing của L’Oréal đã đưa công ty này lên<br />

vị trí thứ 2 trong số các công ty mỹ phẩm khai thác thị trường Trung Quốc. Đây là<br />

một bài học tốt để cho các nhà làm marketing cũng như các công ty nghiên cứu và<br />

học tập.<br />

Trang 19


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> <strong>III</strong>: L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> <strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong> <strong>ANH</strong><br />

I/ Chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng Vƣơng quốc Anh của L’Oréal<br />

Sau gần 30 năm ra đời tại Pháp, năm 1932 L’Oréal quyết định lấn sân sang thị<br />

trường “hàng xóm” của mình là Vương quốc Anh bằng việc mua lại công ty Golden<br />

Ltd. Ban đầu, thông qua công ty này L’Oréal thực hiện chiến lược tiếp cận thị trường<br />

từ việc bán các sản phẩm của mình cho các salon chăm sóc tóc. Năm 1960, sau hơn 2<br />

thập kỷ có mặt trên thị trường mỹ phẩm Vương quốc Anh, L’Oréal thực hiện chiến<br />

lược bành trướng của mình bằng việc xây dựng nhà máy tại Leighton Buzzard nước<br />

Anh. Không dừng lại ở đó, năm 1973, L’Oréal mở thêm một nhà máy sản xuất tại<br />

Llantrisant, phía nam xứ Wales để đáp nhu cầu sản xuất không ngừng tăng cao của<br />

mình, và hiện nay ngoài việc cung ứng sản phẩm cho thị trường Vương quốc Anh,<br />

L’Oréal UK đã xuất khẩu sản phẩm tới 2/3 thị trường nước ngoài trên toàn thế giới,<br />

đồng thời còn là trung tâm cung ứng sản phẩm chính yếu cho toàn Châu Âu. Đến năm<br />

1998, L’Oréal chính thức thành lập công ty con là L’Oréal UK. Sau đó L’Oréal tiếp<br />

tục chinh phục thị trường bằng việc mua lại công ty mỹ phẩm của Anh là The Body<br />

Shop vào năm 2006 với chi phí hơn 650 triệu bảng- Công ty này với hệ thống cửa<br />

hàng rộng khắp trên thị trường vương quốc Anh nói riêng và thế giới nói chung đã<br />

giúp L’Oréal đã vượt mặt các đối thủ như Unilever, P&G, Beiersdorf… giành vị trí<br />

đứng đầu tại thị trường mỹ phẩm Vương quốc Anh hiện nay. Với sự nỗ lực và những<br />

bước tiếp cận thị trường đầy khôn ngoan, sau gần 75 năm, L’Oréal đã thành công<br />

trong công cuộc chinh phục thị trường vương quốc Anh vốn nhiều cơ hội nhưng cũng<br />

không ít thách thức.<br />

Giải thích cho sự thành công này chủ yếu là do L’Oréal đã có được những<br />

chiến lược thâm nhập đúng đắn và áp dụng chúng một cách hiệu quả. Khi xuất hiện tại<br />

Vương quốc Anh, L’Oréal là công ty đến sau, đồng thời tiềm lực của công ty cũng<br />

chưa đủ mạnh để cạnh tranh với những tập đoàn lớn như Unilever hay P&G… đang<br />

chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ. L’Oréal đã lựa chọn việc mua lại công ty phân phối<br />

Golden Ltd., một mặt thiết lập ban đầu kênh phân phối sản phẩm cho các salon chăm<br />

sóc tóc, tiếp cận dần dần với người tiêu dùng tại đây, mặt khác là để thăm dò thị hiếu<br />

Trang 20


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

tiêu dùng trên thị trường mới này, từ đó cung cấp thông tin về những nhu cầu, đặc<br />

điểm, sở thích… của người tiêu dùng cho các trung tâm nghiên cứu sản phẩm của<br />

L’Oréal tại Pháp. Chiến lược xâm nhập này giúp L’Oréal vừa tiết kiệm được chi phí,<br />

vừa không gặp nhiều rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, đồng thời có<br />

thể rút kinh nghiệm từ những đối thủ đi trước để đạt thành công. Hơn nữa, việc mua<br />

lại The Body Shop- công ty mỹ phẩm hàng đầu tại Anh- là một chiến lược khôn<br />

ngoan, vì với hệ thống cửa hàng rộng lớn cộng với danh tiếng của công ty này tại<br />

Vương quốc Anh đã giúp L’Oréal tăng thêm thị phần của mình, trở thành người đứng<br />

đầu trên thị trường mỹ phẩm vương quốc Anh nói riêng và thị trường thế giới nói<br />

chung.<br />

II/ Chiến lƣợc marketing quốc tế của L’Oréal tại Vƣơng quốc Anh<br />

1/ Chiến lược sản phẩm<br />

Vương quốc Anh xếp thứ 7 trong số 10 thị trường mỹ phẩm lớn nhất thế giới;<br />

đồng thời xếp thứ 3 tại Châu Âu (sau Pháp và Đức). Cuộc khủng hoảng tài chính toàn<br />

cầu khiến cho chi phí cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn nhưng cũng không đe dọa được<br />

mức chi tiêu của người tiêu dùng Anh vào các loại mỹ phẩm và dụng cụ trong nhà<br />

tắm. Trong khi tốc độ tăng trưởng ngành mỹ phẩm của các nước Châu Âu khác sụt<br />

giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, Vương quốc Anh vẫn giữ được mức tăng trưởng là 3%<br />

(2008). Năm 2008, theo báo cáo của Verdict Research, chi tiêu dành cho việc chăm<br />

sóc sức khỏe và làm đẹp của người tiêu dùng Vương quốc Anh tăng 4.7%, đạt mức<br />

15.6 tỷ bảng. Có thể nói, đây là một thị trường có tiềm năng lớn mà hiện tại công ty<br />

còn chưa khai thác hết nhưng đồng thời cũng là nơi mà sự cạnh tranh diễn ra hết sức<br />

khốc liệt. L’Oréal hiện đang dẫn đầu, nhưng Unilever với lợi thế sân nhà cũng đang<br />

bám đuổi sát sao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như giữ vững vị trí dẫn đầu<br />

của mình, L’Oréal đã sử dụng chiến lược sản phẩm theo hướng vừa thích nghi vừa<br />

chuẩn hóa. Sự phối hợp này giúp cho L’Oréal nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị<br />

trường Châu Âu, và đồng thời cũng giảm bớt chi phí sản xuất.<br />

L’Oréal đặt các trung tâm nghiên cứu ở các thành phố lớn của Pháp như Tours,<br />

Lyon, Nice, Monaco,… Các trung tâm này nghiên cứu đặc điểm riêng biệt, đồng thời<br />

Trang 21


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

nghiên cứu nhu cầu và thói quen của người Châu Âu để chế tạo các loại sản phẩm<br />

phù hợp. Các sản phẩm này được sản xuất theo hướng thích nghi với những đặc điểm<br />

và nhu cầu riêng có của thị trường này so với các thị trường khác như Châu Á, Mỹ,<br />

Mỹ Latin,…Trong khi người Châu Á mong muốn sở hữu một làn da trắng, thì người<br />

Anh lại thích làn da rám nắng khỏe mạnh. Da của phụ nữ Châu Á thường dễ bị ảnh<br />

hưởng bởi ánh nắng mặt trời hơn da của phụ nữ Châu Âu. Chính vì hai lý do này nên<br />

ở thị trường Vương quốc Anh, các dòng sản phẩm làm trắng da không phát triển mạnh<br />

và hàm lượng chất chống nắng SPF trong các loại sản phẩm trang điểm đều thấp hơn<br />

ở Châu Á. Hơn nữa, phụ nữ Anh chuộng các loại sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. Đối<br />

với họ, việc bỏ ra một khoảng thời gian trang điểm theo từng bước cụ thể là tốn thời<br />

gian, trong khi đối với phụ nữ Á Châu thì các công đoạn này là hoàn toàn bình<br />

thường. Do đó, tại thị trường này, L’Oréal đã sản xuất các loại sản phẩm kết hợp<br />

nhiều công dụng, ví dụ như các loại kem trang điểm vừa là kem nền, vừa che khuyết<br />

điểm. Các sản phẩm này giúp phụ nữ Anh tiết kiệm thời gian trang điểm, vì thế chúng<br />

nhận được sự ủng hộ từ đông đảo khách hàng Anh. Đồng thời, trong những năm gần<br />

đây, L’Oréal nhận thấy một xu hướng nổi trội của dòng sản phẩm ngăn ngừa lão hóa<br />

da, nhất là các sản phẩm làm mờ nếp nhăn tại thị trường Vương quốc Anh cũng như<br />

thị trường các nước Châu Âu khác. Dòng sản phẩm này được dự báo sẽ phát triển<br />

mạnh mẽ, do hiện nay, dân số ở các quốc gia này ngày càng già đi, nhất là các quốc<br />

gia phát triển thuộc khu vực Bắc Âu. Hơn nữa, một đặc điểm của làn da Châu Âu là<br />

rất dễ bị lão hóa. Để đáp ứng nhu cầu này, tập đoàn L’Oréal đã cho ra mắt các dòng<br />

sản phẩm chăm sóc da và cơ thể, ngăn ngừa tiến trình lão hóa như Derma Genesis,<br />

Age Perfect, Age Re-Perfect Foundation,… Sự phát triển của xu hướng này sẽ dẫn<br />

đến những thay đổi trong nền công nghiệp mỹ phẩm. Tập đoàn này giới thiệu các<br />

dòng sản phẩm che mờ các nếp nhăn, làm căng môi và mí mắt ví dụ như các sản phẩm<br />

trang điểm nền có tông màu tiệp với màu da tự nhiên. L’Oréal Paris dẫn đầu trong lĩnh<br />

vực này với dòng sản phẩm True Match, trong khi Maybelline cũng đưa ra sản phẩm<br />

kem nền Dream Matte Mousse. Ngoài ra, L’Oréal cũng đưa ra các loại son và son<br />

bóng theo công thức có chứa collagen, làm cho môi trông căng mọng hơn và đầy sức<br />

sống. Cuối năm 2009 đầu năm 2010, L’Oréal UK nhận thấy sự gia tăng mạnh nhu cầu<br />

về các loại son môi có màu tối ở thị trường này. Do đó, vào tháng 10-2009, hãng tung<br />

Trang 22


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

ra sản phẩm Rouge d’Armani, sản phẩm này nhanh chóng có mặt trong top các nhãn<br />

hiệu bán chạy nhất. Màu son Fatal Red thuộc dòng son Color Sensational của<br />

Maybelline New York là màu bán chạy nhất, chiếm 12% doanh số bán mặc dù nó chỉ<br />

mới có mặt ở thị trường vào tháng 8-2009. (2)<br />

.<br />

Các sản phẩm thành công ở Vương quốc Anh<br />

Nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm mascara và mascara dùng cho mi giả tăng<br />

cao, vào năm 2010, Maybelline New York sẽ ra mắt thị trường sản phẩm mascara<br />

Falsies như sản phẩm mở rộng cho dòng sản phẩm Volum’ Express hiện đang giữ vị<br />

trí số 1 trong số những sản phẩm bán chạy nhất thị trường Vương quốc Anh. Ngoài ra,<br />

tại đây, người ta cũng nhận thấy một xu hướng mới, đó là các sản phẩm chăm sóc da,<br />

tóc và trang điểm có thành phần thiên nhiên. Bên cạnh đó, các sản phẩm dành cho<br />

nam giới cũng sẽ có những bước phát triển mới.<br />

(2) L’Oréal UK sales data 2009<br />

Trang 23


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Vì các quốc gia Châu Âu có những nét tương đồng về đặc điểm da, tóc, nhu<br />

cầu, thị hiếu, quan điểm thẩm mỹ,…nên L’Oréal đã nghiên cứu các sản phẩm đáp ứng<br />

những nhu cầu chung này. Tuy sản phẩm được chuẩn hóa về chất lượng, nhưng công<br />

ty cũng thực hiện chiến lược sản phẩm thích nghi đối với từng nước riêng biệt. Điều<br />

này có nghĩa là, với cùng một sản phẩm đó, nhưng khi tham gia vào các thị trường<br />

khác nhau, công ty sẽ đổi tên và sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp. Minh chứng cụ thể<br />

cho điều này chính là sản phẩm dầu gội Elvive. Ở Vương quốc Anh, sản phẩm này<br />

được gọi là Elvive; ở Đức thì có tên gọi là El’vital còn ở Pháp thì là Elsève. Các<br />

hướng dẫn sử dụng và thông tin sản phẩm in trên bao bì cũng được viết bằng ngôn<br />

ngữ bản địa để tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng địa phương. Dưới đây là hình<br />

ảnh cụ thể của sản phẩm này.<br />

Elvive ở Anh Elvital ở Đức<br />

Elsève ở Pháp<br />

Chu kỳ sống của các loại mỹ phẩm thường không cao. Tại thị trường Vương<br />

quốc Anh, xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng thường thay đổi nhanh chóng.<br />

Biết rõ điều này, L’Oréal luôn chú trọng việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.<br />

Trang 24


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Có thể nói, đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của hãng, giúp<br />

cho hãng này giữ vững vị trí số 1 của mình trên thị trường mỹ phẩm thế giới và thị<br />

trường mỹ phẩm Vương quốc Anh. Mỗi năm, L’Oréal nghiên cứu và phát triển<br />

khoảng 5000 công thức. Hãng xây dựng 18 trung tâm nghiên cứu và 13 trung tâm<br />

đánh giá phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Hàng năm, tập đoàn này sẽ trích 3% doanh<br />

thu cho việc nghiên cứu phát triển, 1/3 trong số đó là dành cho các nghiên cứu cấp<br />

cao.<br />

2/ Chiến lược giá<br />

L’Oréal nói chung và L’Oréal UK nói riêng đã đưa ra những chiến lược giá<br />

phù hợp với cấu trúc và quy mô các nhóm sản phẩm của mình. Mức giá của các sản<br />

phẩm được chuẩn hóa ở tất cả các thị trường.<br />

Với mục tiêu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi loại thu nhập,<br />

L’Oréal UK đã có một chiến lược giá tương đối “mềm” dành cho nhóm sản phẩm<br />

chuyên dụng và nhóm sản phẩm thông thường. Điều này giúp công ty giảm thiểu một<br />

số rủi ro nhất định.<br />

Hơn nữa, theo nghiên cứu của công ty, phụ nữ Anh vẫn còn nhạy cảm đối với<br />

yếu tố giá của sản phẩm. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, khi mà<br />

giá cả đã trở thành một trong nhưng điều kiện trong quyết định mua hàng, điều này đã<br />

phát động một cuộc giảm giá nhẹ trên thị trường mỹ phẩm giữa các ông lớn như:<br />

L’Oréal, Procter&Gamble và Esteé Lauder…<br />

Đối với nhóm sản phẩm chuyên dụng dùng trong các salon làm đẹp và các viện<br />

tạo mẫu tóc chuyên nghiệp (bao gồm các nhãn hiệu: L’Oréal Professionel, Matrix,<br />

Miziani, Redken, Kérastase), giá thành tương đối cao hơn nhóm các sản phẩm thông<br />

thường, dao động vào khoảng £6 - £18.<br />

Nhóm các sản phẩm thông thường có giá thành đa dạng, tùy theo loại sản phẩm<br />

và là nhóm có giá thấp nhất trong các nhóm sản phẩm của L’Oréal (nằm trong khoảng<br />

£3 - £14), bao gồm các nhãn hiệu: L’Oréal Paris, Garnier, Maybeline NY, …Đây cũng<br />

Trang 25


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của tập đoàn L’Oréal<br />

(51,1% năm 2009).<br />

Tuy nhiên, việc cung cấp các dòng sản phẩm sang trọng với giá thấp có thể làm<br />

giảm giá trị thương hiệu. Vì thế, đối với nhóm sản phẩm sang trọng như Lacôme, Ralp<br />

Lauren, Giorgio Armani, Victor & Rolf, Biotherm…, công ty vẫn định giá cao cho các<br />

sản phẩm này (gấp khoảng 5 lần so với sản phẩm thông thường).<br />

3/ Chiến lược phân phối<br />

Thường khó để có được một hệ thống phân phối và sử dụng cùng một phương<br />

pháp trong mọi quốc gia, vì có nhiều sự khác biệt cần phải được xem xét như thói<br />

quen mua sắm, hệ thống phân phối ở các nước sở tại… Nhưng các kênh trong hệ<br />

thống phân phối thường được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn riêng đặt ra bởi<br />

công ty, bởi lẽ qua các kênh phân phối này cũng phản ánh phần nào đến khách hàng<br />

về hình ảnh của công ty. Vì lí do đó, L’Oréal áp dụng chiến lược phân phối sản phẩm<br />

thích nghi vừa chuẩn hóa với từng quốc gia mà nó xâm nhập.<br />

Vương quốc Anh là một nước phát triển cao, đồng thời cũng là nước hàng đầu<br />

về mỹ phẩm trên thế giới, nên hệ thống phân phối các mặt hàng mỹ phẩm tại đây khá<br />

hoàn thiện. L’Oréal xây dựng hai trung tâm phân phối sản phẩm cho riêng mình tại<br />

đây, từ đó có những chiến lược phân phối thích hợp và hiệu quả nhất trên thị trường<br />

này. Hai trung tâm này gồm một tại Nottingham chuyên phân phối các dòng sản phẩm<br />

cao cấp như Lancôme, Diésel, Biotherme,.. , và một tại Manchester là trung tâm<br />

Trafford Park chuyên phân phối các dòng sản phẩm thông thường như Garnier,<br />

L’Oréal Paris và Maybelline.<br />

Sau khi sản xuất và nhập kho tại các trung tâm của mình, các sản phẩm của<br />

L’Oréal được phân phối đến tay người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau. Ở Vương<br />

quốc Anh, hệ thống phân phối của L’Oréal bao phủ gần như rộng khắp thị trường. Có<br />

5 kênh phân phối chính ở đây, gồm:<br />

� Kênh phân phối trực tiếp đến các salon chăm sóc tóc nhờ vào mạng lưới các<br />

đại diện bán hàng. Kênh phân phối này giúp L’Oréal tiếp cận với những<br />

Trang 26


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

khách hàng có nhu cẩu sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc tóc chuyên<br />

dụng như L’Oréal Paris professionnel, Kératase, Redken,…<br />

� Kênh phân phối ra thị trường đại chúng thông qua các trung gian như cửa<br />

hàng bán lẻ như siêu thị, các Boots (hệ thống cửa hàng dược- mỹ phẩm),<br />

các cửa hàng bách hóa…. Người tiêu dùng có thể tìm thấy ở đây các dòng<br />

sản phẩm thông thường của L’Oréal như Garnier, Maybelline NY,..<br />

Trang 27


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

� Kênh phân phối trực tiếp những dòng sản phẩm cao cấp như Lancôme,<br />

Diesel, Armani,…thông qua các cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm của<br />

L’Oréal ( các cosmetics boutiques hay các outlets)<br />

� Kênh phân phối trực tiếp cho các cửa hàng dược phẩm. Tại đây, người tiêu<br />

dùng có những vấn đề về da sẽ được những chuyên viên giải đáp và tư vấn<br />

sử dụng những sản phẩm phù hợp với loại da của mình. Kênh này chuyên<br />

phân phối các dòng sản phẩm đặc trị như: Vichy, Skinceuticals,…<br />

� Kênh phân phối thông qua hệ thống các cửa hàng của The body Shop. Năm<br />

2006, sau khi mua lại công ty này, L’Oréal thừa hưởng lại hệ thống phân<br />

Trang 28


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

phối rộng khắp vương quốc Anh, với hơn 1000 cửa hiệu chuyên bán dòng<br />

sản phẩm The body shop.<br />

Ngoài các kênh phân phối ở trên, nắm bắt được xu thế của người tiêu dùng có<br />

thói quen sử dụng Internet để tiết kiệm thời gian mua sắm ngày càng nhiều, L’Oréal<br />

đã xây dựng kênh phân phối sản phẩm thông qua các trang bán hàng Online, điển hình<br />

như liên kết với trang bán hàng trực tuyến eBay. Đây cũng là một kênh phân phối<br />

quan trọng đem lại doanh thu khá cao cho L’Oréal.<br />

Như vậy, có thể nói L’Oréal UK đã thiết lập được một mạng lưới phân phối<br />

khá hoàn thiện, hiện diện trên tất cả các kênh phân phối trên thị trường mỹ phẩm, nhờ<br />

đó khả năng cạnh tranh của L’Oréal ngày càng nâng cao trên thị trường mỹ phẩm<br />

khốc liệt này.<br />

4/ Chiến lược chiêu thị<br />

a/ Quảng cáo<br />

Quảng cáo của tập đoàn L’Oréal nói chung và L’Oréal UK nói riêng luôn được<br />

thực hiện dựa trên các đặc tính và công dụng thật sự của sản phẩm. Nguyên tắc này là<br />

vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và gìn giữ sự trung thành của khách hàng đối<br />

với công ty. Trước khi tung ra một mẫu quảng cáo hay một chiến dịch chiêu thị, các<br />

nhà quản trị và nhân viên marketing luôn luôn phải:<br />

Trang 29


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

� Đảm bảo rằng các yếu tố sản phẩm nằm trong chiến lược quảng cáo phải đúng<br />

với sự thật đã được kiểm chứng và dữ liệu khoa học cụ thể.<br />

� Đem đến một cái nhìn công bằng và tin cậy cũng như một màn giới thiệu trực<br />

quan về sản phẩm và tác động của chúng.<br />

� Nỗ lực để chắc chắn rằng mục đích và công dụng của sản phẩm được thông<br />

hiểu dễ dàng bởi người tiêu dùng.<br />

� Nhạy cảm với những phản ứng của các nhóm tôn giáo, dân tộc, các tổ chức văn<br />

hóa và xã hội có khả năng xảy ra.<br />

� Chắc chắn không hợp tác với các kênh quảng cáo nào mà chiến lược của họ lôi<br />

cuốn khán giả bằng cách lợi dụng các hành vi bạo lực hoặc khuyến khích thái<br />

độ thù địch đối với người khác.<br />

� Quan tâm sâu sát để đảm bảo tính liên tục theo tính thần của L’Oréal nếu<br />

chương trình quảng cáo hướng đến thế hệ trẻ.<br />

Ngoài ra, L’Oréal cũng rất chú ý đến tính sáng tạo, độc đáo và mới lạ trong các<br />

mẫu quảng cáo của mình. Dưới đây là một minh họa cụ thể cho tính sang tạo của<br />

L’Oréal UK trong việc quảng bá sản phẩm.<br />

Các mẫu quảng cáo của mascara Hypnôse<br />

(thuộc dòng sản phẩm Lancôme) được vẽ trên<br />

những chiếc taxi thuộc thành phố London. Chiến<br />

dịch quảng cáo gây sốc này đã lăng xê thành công<br />

công thức mới đầy tính sáng tạo của sản phẩm<br />

mascara Hypnôse và không lâu sau đó đưa sản<br />

phẩm này đạt mức tăng trưởng 27% tại Vương<br />

quốc Anh. Màn trình diễn đầy ấn tượng này đã<br />

đóng góp một phần rất lớn vào thành công của<br />

Lancôme trên toàn bộ thị trường này.<br />

Mẫu quảng cáo mascara<br />

Hypnôse tại đường phố London<br />

Để tăng sức hút cho các mẫu quảng cáo, các hình ảnh về sản phẩm của mình,<br />

L’Oréal sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền khổng lồ mời các ngôi sao như là Beyoncé,<br />

Penelope Cruz,… tham gia quảng cáo cho sản phẩm của mình. Sự xuất hiện của các<br />

ngôi sao sẽ giúp làm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục của mẫu quảng cáo. Tuy nhiên,<br />

Trang 30


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

việc lựa chọn phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mức độ phù hợp giữa hình tượng<br />

của người được chọn và sản phẩm, cũng như cân nhắc xem nét đẹp đó có được ưa<br />

chuộng và mong muốn tại vùng mà chiến dịch quảng cáo tung ra hay không. Đây<br />

chính là sự thích nghi trong quảng cáo của tập đoàn L’Oréal. Đặc biệt, tại Anh, ngôi<br />

sao Cheryl Cole và Kate Winslet_hai biểu tượng sắc đẹp của người Anh cũng đã tham<br />

gia vào các chương trình quảng cáo của tập đoàn này.<br />

Quảng cáo dầu gội đầu Elvive và thuốc nhuộm tóc Féria của Cheryl Cole<br />

Kate Winslet trong quảng cáo nước hoa Trésor và dòng sản phẩm Lancôme Paris<br />

Trang 31


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Ngoài các phương tiện quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên tivi và trên<br />

các báo, tạp chí, tập đoàn L’Oréal luôn mong muốn đa dạng hóa khả năng tiếp cận thị<br />

trường. Là một công ty con của tập đoàn này, L’Oréal UK cũng luôn nỗ lực đa dạng<br />

hóa các kênh quảng cáo của mình. Trình độ khoa học kỹ thuật và học vấn của người<br />

tiêu dùng Anh khá cao, nên việc sử dụng Internet để tiếp cận thị trường là một phương<br />

pháp mới, khả thi và giúp giảm bớt chi phí. Cũng như các công ty con thuộc các quốc<br />

gia khác trên thế giới, L’Oréal UK cũng lập trang web riêng của mình. Trang này giúp<br />

cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm và dịch vụ của công ty. Đây là chiến lược<br />

chiêu thị được thực hiện theo hướng vừa thích nghi vừa chuẩn hóa, bởi lẽ trang web<br />

này được thiết kế theo giao diện chuẩn của tập đoàn L’Oréal nhưng vẫn phù hợp với<br />

người tiêu dùng Anh. Bên cạnh đó, nhận thấy phụ nữ Anh sử dụng Internet ngày càng<br />

nhiều, nhất là email, L’Oréal UK đã xây dựng câu lạc bộ L’Oréal Beauty Club. Đây là<br />

một chương trình nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng sự trung thành của khách<br />

hàng đối với công ty. Hàng tháng, L’Oréal sẽ gửi thư cung cấp cho các thành viên câu<br />

lạc bộ các thông tin về sản phẩm, các mẹo chăm sóc sắc đẹp và thời trang cũng như là<br />

các quà tặng, khuyến mãi độc quyền.<br />

b/ Quan hệ công chúng<br />

Tập đoàn L’Oréal ngoài việc đầu tư mạnh vào các chiến dịch quảng cáo rầm rộ<br />

cho các sản phẩm của mình còn rất chú trọng xây dựng mối quan hệ với công đồng và<br />

người tiêu dùng tại địa phương. Hàng năm, L’Oréal tổ chức hai cuộc thi lớn dành cho<br />

sinh viên toàn cầu. Thứ nhất là Brainstorm- một cuộc thi marketing toàn cầu, tạo cơ<br />

hội cho sinh viên trải nghiệm công việc quản lý thương hiệu quốc tế. Thứ hai là cuộc<br />

thi The e-Strat Challenge, một cuộc thi tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thử sức ở<br />

vị trí một giám đốc công ty mỹ phẩm quốc tế. Hai cuộc thi mang quy mô toàn cầu này<br />

đòi hỏi sự phối hợp tổ chức chặt chẽ của các công ty con của L’Oréal ở các nước.<br />

Ngoài ra, L’Oréal UK cũng thường xuyên tuyển dụng sinh viên vào các chương trình<br />

thực tập dài hạn, thực tập mùa hè. Công ty cũng tuyển mỗi năm 30 cử nhân tài năng<br />

nhất vừa tốt nghiệp vào Chương trình phát triển cử nhân. Các cử nhân này sẽ được<br />

đào tạo để trong tương lai có thể trở thành quản trị viên cấp cao, đóng góp vào sự phát<br />

triển của công ty. Các chương trình này ngoài việc giúp đào tạo và xây dựng một<br />

Trang 32


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty còn giúp công ty xây dựng hình ảnh của<br />

mình trong cộng đồng.<br />

Cũng như các công ty con của L’Oréal ở các quốc gia khác, L’Oréal UK hàng năm<br />

cũng tổ chức giải thưởng For Women In Science để tôn vinh các nhà khoa học nữ.<br />

Mỗi năm sẽ có 4 nhà khoa học nữ với đề tài nghiên cứu xuất sắc được vinh dự nhận<br />

giải thưởng này cùng với 15.000 € tiền thưởng.<br />

Lễ trao giải For Women In Science, London 2009<br />

Bên cạnh đó, hãng này cũng tổ chức thường xuyên các tuần lễ thời trang, các<br />

cuộc họp báo và ra mắt sản phẩm.<br />

Tại Vương quốc Anh, người tiêu dùng cũng rất quan tâm tới các khía cạnh xã<br />

hội của sản phẩm mà nổi bật trong số đó là vấn đề bảo vệ môi trường. Gần đây,<br />

L’Oréal đã cắt giảm trọng lượng các chai dầu gội Elvive, giúp tiết kiệm 57 tấn nhựa<br />

dùng cho sản xuất chai đựng dầu gội đầu và dầu xả. Điều này giúp L’Oréal xây dựng<br />

hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng Anh và làm vững mạnh thêm thương<br />

hiệu của mình.<br />

�Tạo ra một L’Oréal UK dẫn đầu thị trường mỹ phẩm tại Vương quốc Anh<br />

như hiện nay, có thể nói đó là kết quả của sự phối hợp linh hoạt của 4 yếu tố trong<br />

marketing, trong đó, việc phối hợp thực hiện chiến lược theo hướng chuẩn hóa hay<br />

thích nghi đã được L’Oréal thực hiện rất hiệu quả. Qua sự thành công này, các<br />

nhà làm marketing có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích để có thể chinh phục<br />

được những thị trường thế giới đầy thách thức.<br />

Trang 33


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> IV: THÀNH CÔNG CỦA L’ORÉAL <strong>TẠI</strong> THỊ<br />

TRƢỜNG TRUNG <strong>QUỐC</strong> VÀ <strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong> <strong>ANH</strong><br />

Việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược chuẩn hóa và thích nghi trong<br />

marketing mix của tập đoàn L’Oréal, cũng như sự phối hợp giữa chiến lược marketing<br />

và các chiến lược kinh doanh, cấu trúc, tổ chức… tại hai thị trường này đã mang đến<br />

cho L’Oréal những thành công nhất định. Không những thế, chúng còn giúp tập đoàn<br />

này không ngừng phát triển và giữ vững ngôi vị số một của mình trên thị trường mỹ<br />

phẩm toàn cầu.<br />

I/ Thành công tại Trung Quốc<br />

Xuất hiện trên thị trường Trung quốc trước năm 1997 với bước đệm tại Hồng<br />

Kông, L’Oréal ngày càng củng cố vị trí và thương hiệu của mình. Cho đến nay, công<br />

ty đã trở thành tập đoàn mỹ phẩm lớn thứ hai tại thị trường này. Và Trung Quốc cũng<br />

được đánh giá là một trong 7 thị trường lớn của L’Oréal và là thị trường quan trọng<br />

nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.<br />

Năm 2008, L’Oréal đã thu được hơn 6,9 tỷ Nhân dân tệ trong hoạt động sản<br />

xuất kinh doanh của mình (tăng gần 30% so với năm trước). Cũng trong năm này, thị<br />

phần của công ty đã lên đến 10,5% thị phần mỹ phẩm Trung Quốc, tăng 9,3% so với<br />

năm 2007 (trong đó, các sản phẩm son môi của Maybeline NY chiếm ¼ thị phần<br />

Trung Quốc). Đặc biệt, công ty hiện đang giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản phẩm<br />

chăm sóc da dành cho nam giới với thương hiệu L’Oréal Men Expert, vượt qua các<br />

nhãn hiệu cao cấp khác. Đây cũng là nhãn hiệu số một tại thị trường Đài Loan.<br />

Theo Paolo Gasparrini – giám đốc của L’Oréal Trung Quốc, tốc độ tăng<br />

trưởng của doanh số bán hàng tại thị trường này của L’Oréal là cao nhất so với các thị<br />

trường khác trên thế giới.<br />

Hiện nay, L’Oréal Trung Quốc đã có hơn 10.000 nhân viên chính thức và<br />

không chính thức; xây dựng được 3 nhà máy tại Thượng Hải, Tô Châu và Nghi<br />

Xương ; phát triển một trung tâm nghiên cứu R&D, một trung tâm quản lý và phát<br />

Trang 34


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

triển; đồng thời triển khai nhiều văn phòng đại diện tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Vũ<br />

Hán , Thẩm Dương và Thành Đô.<br />

II/ Thành công tại Vƣơng Quốc Anh<br />

L’Oréal là một trong số những công ty đã tạo dựng được cho mình một vị trí<br />

vững vàng trên thị trường mỹ phẩm tại Vương Quốc Anh, đặc biệt là thị trường chăm<br />

sóc da (đi đầu trong lĩnh vực này với 16% thị phần). Ngoài ra, họ cũng là người dẫn<br />

đầu về sản phẩm nhuộm tóc trên toàn cầu và tại Vương quốc Anh với 32% thị phần.<br />

Cùng với khả năng PR tốt, L’Oréal phủ sóng dầy đặc trên các kênh thông tin như Sky<br />

News, GMTV, Good Morning cũng như trên các tờ báo địa phương, giúp nó trở thành<br />

một trong những nhãn hàng được săn lùng tại thị trường này.<br />

L’Oréal nằm trong top 20 những công ty được nể trọng nhất với những sản<br />

phẩm chuyên nghiệp như L’Oréal Professionnel, Kerastase, Redken và Matrix lẫn các<br />

thương hiệu nước hoa như Armani, Cacharel và Ralph Lauren. Chỉ riêng trong năm<br />

2006, thị phần trong lĩnh vực mỹ phẩm nói chung của công ty đã tăng từ 23% lên đến<br />

32%; biến L’Oréal UK trở thành chi nhánh lớn thứ 4 Châu Âu và thứ 5 thế giới.<br />

Hiện nay L’Oréal UK có hơn 2300 nhân viên làm việc tại: trung tâm sản xuất<br />

và phân phối tại Liantrisant, South Wales, trung tâm phân phối tại Manchester và các<br />

trụ sở tại Hammersmith, London.<br />

Bên cạnh đó, L’Oréal UK cũng đã giành một số giải thưởng quan trọng như:<br />

Sản phẩm của năm “Product of the year” với sản phẩm dầu gội Elvive Nutri-gloss,<br />

kem dưỡng da chống lão hóa Garnier Ultralift Pro-X, … Ngoài ra, L’Oréal UK còn<br />

giành được chiến thắng cho cuộc thi Global Corporate Achievement Award 2002 for<br />

Europe<br />

Trang 35


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

<strong>CHƢƠNG</strong> IV: SO SÁNH THỊ TRƢỜNG TRUNG <strong>QUỐC</strong> VÀ<br />

<strong>VƢƠNG</strong> <strong>QUỐC</strong> <strong>ANH</strong><br />

I/ Chiến lƣợc xâm nhập<br />

Đối với một công ty đa quốc gia thì việc mở rộng và tăng thị phần của mình<br />

trên thị trường thế giới là điều tất yếu khách quan. Nhưng việc bành trướng này phụ<br />

thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chiến lược xâm nhập đóng vai trò hết sức quan trọng,<br />

vì nó là những bước đi đầu tiên quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc<br />

chinh phục một thị trường mới đầy thách thức.<br />

L’Oréal xâm nhập vào thị trường Vương quốc Anh trước Trung Quốc gần 80<br />

năm, thế nhưng ở cả hai thị trường, chiến lược xâm nhập của L’Oréal có thể được xem<br />

là tương đối giống nhau,và được đánh giá là thành công. L’Oréal thực hiện chiến lược<br />

xâm nhập của mình bằng việc mua lại một công ty phân phối , ở Trung Quốc L’Oréal<br />

đã mua lại công ty phân phối là Scental Ltd, còn ở vương quốc Anh là công ty Golden<br />

Ltd, từ đó có những chiến lược hoạt động riêng phù hợp với từng thị trường như việc<br />

mua lại hai nhãn hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng ở Trung Quốc, rồi việc xây dựng trung<br />

tâm nghiên cứu chuyên về đặc điểm của phụ nữ châu Á…, trong khi ở Vương quốc<br />

Anh thì L’Oréal xây dựng nhà máy sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 2/3<br />

thị trường thế giới, sau đó là mua lại công ty The Body Shop...<br />

Có nhiều cách để xâm nhập ở một thị trường mới, nhưng với chiến lược mua<br />

lại một công ty tại quốc gia sở tại, từ đó thiết lập kênh phân phối ban đầu cho mình có<br />

thể xem là mang lại nhiều hiệu quả, vì một mặt nó giúp L’Oréal giảm thiểu rủi ro về<br />

chi phi xâm nhập ban đầu, mặt khác có thể tiếp cận được thị trường cũng như thăm dò<br />

được thị hiếu người tiêu dùng ở đây. Có thể nói chiến lược thâm nhập của L’Oréal là<br />

một trong những yếu tố đầu tiên đưa L’Oréal đến được thành công như hiện nay.<br />

Trang 36


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

II/ Chiến lƣợc marketing quốc tế<br />

Chiến<br />

lƣợc<br />

sản<br />

phẩm<br />

Trung Quốc Vƣơng quốc Anh<br />

Đối với người Trung Quốc, làn da<br />

đẹp thì phải trắng � L’Oréal phát<br />

triển các sản phẩm làm trắng da.<br />

Ngoài ra, người tiêu dùng ở đây<br />

cũng rất quan tâm đến tóc, họ ưa<br />

chuộng các sản phẩm chăm sóc<br />

tóc và sản phẩm nhuộm mang lại<br />

mái tóc mượt mà, màu sắc óng<br />

ánh tự nhiên. Các sản phẩm chăm<br />

sóc da và trang điểm đều có SPF<br />

chống nắng cao do da người TQ<br />

thường dễ bị tác động bởi ánh<br />

nắng mặt trời.<br />

Ưa chuộng các loại sản phẩm có<br />

chiết xuất từ thiên nhiên.<br />

Thích nghi ngay cả trong từng<br />

vùng miền ở Trung Quốc: do nước<br />

này có diện tích rộng và trải dài ờ<br />

nhiều vĩ độ nên có những nhu cầu<br />

và đặc điểm khác nhau.<br />

Người tiêu dùng thích một làn da<br />

rám nắng khỏe mạnh nên các sản<br />

phẩm mà L’Oréal tung ra ở thị<br />

trường này có hàm lượng SPF<br />

thấp, các dòng sản phẩm làm trắng<br />

da ít phát triển. Làn da dễ bị lão<br />

hóa�các dòng sản phẩm lão hóa<br />

như Derma Genesis, Age Perfect,<br />

Age Re-Perfect Foundation…được<br />

ủng hộ mạnh mẽ. Sự phát triển của<br />

các dòng sản phẩm ngăn ngừa lão<br />

hóa da kéo theo sự phát triển của<br />

các sản phẩm trang điểm, mà nổi<br />

bật trong số đó là các sản phẩm<br />

kem nền, phấn nền và các loại son<br />

có chứa collagen.<br />

Các dòng sản phẩm cho nam và<br />

chiết xuất từ thiên nhiên phát triển<br />

mạnh<br />

Trang 37


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Chiến<br />

lƣợc<br />

giá<br />

Trung tâm nghiên cứu ở TQ phục<br />

vụ cho việc nghiên cứu nhu cầu<br />

cũng như các đặc điểm riêng biệt<br />

của người Châu Á. Do đó, các sản<br />

phẩm ở Trung Quốc được chuẩn<br />

hóa nếu xét trên phạm vi khu vực.<br />

� Chiến lược vừa chuẩn hóa, vừa thích nghi.<br />

Trung tâm sản xuất ở Pháp nghiên<br />

cứu nhu cầu và cấu trúc cơ thể của<br />

người Châu Âu. Sản phẩm của<br />

L’Oréal tại Châu Âu vừa được<br />

chuẩn hóa vừa thích nghi vì đặc<br />

điểm và nhu cầu của người tiêu<br />

dùng trong khu vực này tương đối<br />

giống nhau. Tuy nhiên, khi đến với<br />

từng nước, sản phẩm sẽ có những<br />

thay đổi nhất định về tên, bao bì,<br />

ngôn ngữ sử dụng, cách thức đóng<br />

gói,…cho phù hợp<br />

Tùy vào dòng sản phẩm mà công ty có những chiến lược giá phù hợp<br />

nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Nhìn chung, ở thị trường<br />

Trung Quốc, Vương quốc Anh nói riêng và thị trường thế giới nói<br />

chung, L’Oréal thực hiện chiến lược giá của mình theo hướng chuẩn<br />

hóa, nghĩa là giá bán các sản phẩm của L’Oréal trên thế giới là như<br />

nhau.<br />

� Chiến lược chuẩn hóa<br />

Trang 38


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Chiến<br />

lƣợc<br />

phân<br />

phối<br />

Đều là những nước có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng hiện đại, nên<br />

nhìn chung, hệ thống phân phối của L’Oréal ở hai thị trường này tương<br />

đối giống nhau ở các kênh:<br />

� kênh phân phối dòng sản chuyên dụng cho các salon chăm sóc tóc;<br />

� kênh phân phối tại các cửa hàng dược phẩm dành các dòng mỹ<br />

phẩm đặc trị dành cho da;<br />

� kênh phân phối thông qua các trung gian bán lẻ như các siêu thị,<br />

các trung tâm thương mại,… dành cho các sản phẩm thông thường;<br />

� kênh phân phối các dòng sản cao cấp ở các cửa hàng chuyên bán và<br />

giới thiệu mỹ phẩm.<br />

� kênh phân phối thông qua các trang bán hàng trực tuyến.<br />

� Hệ thống phân phối của L’oréal bao phủ rộng khắp thị trường,<br />

người tiêu dùng mọi tầng lớp khác nhau đều có thể tìm thấy những loại<br />

mỹ phẩm phù hợp với đặc điểm riêng của mình. Tuy các kênh phân phối<br />

giống nhau, nhưng ở mỗi nơi L’oréal lại có những chiến lược riêng, thích<br />

nghi với thị trường ở đó, ví dụ như việc tạo lập mối quan hệ với những<br />

trung gian bán lẻ được người tiêu dùng tín nhiệm, các cửa hiệu dược phẩm<br />

hay các salon chăm sóc tóc uy tín,… Đồng thời, những ở điểm phân phối<br />

này được thiết kế theo những tiêu chuẩn của L’Oréal đặt ra. Từ đó có thể<br />

thấy hệ thống phân phối của L’Oréal hiệu quả như vậy là do sự kết hợp<br />

của cả hai chiến lược trên.<br />

�Chiến lược phân phối vừa chuẩn hóa vừa thích nghi.<br />

Trang 39


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Chiến<br />

lƣợc<br />

chiêu<br />

thị<br />

Đều sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như sách báo, tạp chí và<br />

truyền hình.<br />

Tuân theo các chuẩn mực chung của tập đoàn về thông điệp, cách thức<br />

quảng cáo.<br />

Sẵn sàng chi nhiều tiền để mời các ngôi sao tham gia quảng bá sản phẩm.<br />

Tuy nhiên, việc lực chọn ngôi sao nào cho vùng nào, sản phẩm nào thì<br />

phải dựa trên thái độ của người tiêu dùng địa phương về vẻ đẹp đó.<br />

Tổ chức các event, họp báo ra mắt sản phẩm.<br />

Thiết lập tốt mối quan hệ với cộng đồng bằng việc trao các giải thưởng<br />

cho các nhà khoa học nữ, tạo sân chơi lớn cho sinh viên quốc tế, góp phần<br />

đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.<br />

Lập trang web về công ty tại TQ và Vương quốc Anh, giao diện giống<br />

nhau, nhưng khác ngôn ngữ.<br />

Người TQ thích vẻ đẹp của các diễn<br />

viên nam xứ Hàn � mời Kim Rae<br />

Won quảng cáo sản phẩm L’Oréal<br />

Men Expert và Kim Thành Vũ<br />

quảng cáo Biotherm Homme.<br />

Đối với các sản phẩm chăm sóc tóc<br />

dành cho phụ nữ thuộc thương hiệu<br />

L’Oréal Paris, ngôi sao được chọn<br />

là Củng Lợi bởi người Trung Quốc<br />

cho rằng Củng Lợi có một mái tóc<br />

chuẩn theo tiêu chuẩn phương<br />

Đông.<br />

Người Anh thích các kiểu quảng<br />

cáo mới lạ, độc đáo� L’Oréal<br />

quảng cáo mascara Hypnôse thuộc<br />

thương hiệu Lancôme bằng cách vẽ<br />

các mẫu quảng cáo lên các xe taxi<br />

hoạt động ở London. Chiến dịch<br />

này thành công vang dội, giúp cho<br />

Hypnôse vươn lên với tốc độ tăng<br />

trưởng là 27% tại Anh.<br />

Mời hai biểu tượng về sắc đẹp của<br />

nước Anh là Cheryl Cole và Kate<br />

Winslet tham gia quảng cáo của<br />

Trang 40


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Ngoài ra, L’Oréal cũng tổ chức và<br />

tham gia vào các hoạt động nhận<br />

được nhiều sự quan tâm của cộng<br />

đồng TQ như là trao học bổng cho<br />

sinh viên nghèo, sinh viên khuyết<br />

tật và các hoạt động bảo vệ môi<br />

trường<br />

mình.<br />

�Chiến lược vừa chuẩn hóa vừa thích nghi<br />

Phụ nữ tại thị trường này sử dụng<br />

Internet nhiều, nhất là email�<br />

L’Oréal UK thành lập L’Oréal<br />

Beauty Club như một cách để tiếp<br />

cận khách hàng, quảng bá sản phẩm<br />

đồng thời xây dựng lòng trung<br />

thành của khách hàng đối với sản<br />

phẩm của mình.<br />

Trang 41


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

KẾT LUẬN<br />

Marketing là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành<br />

công hay thất bại của một công ty, và càng quan trọng hơn nữa khi công ty ấy hoạt<br />

động trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, các công ty phải thiết kế nên những chiến<br />

lược marketing hiệu quả và phù hợp cho từng thị trường mà nó hoạt động để thu hút<br />

khách hàng và đạt mục tiêu như mong muốn.<br />

Chiến lược marketing của L’Oréal được giới chuyên môn đánh giá khá cao, nó<br />

không những giúp công ty thu được lợi ích như mong muốn mà còn thỏa mãn được<br />

yêu cầu về văn hóa và truyền thống của quốc gia mà nó hoạt động; dung hòa được áp<br />

lực giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh và việc đáp ứng nhu cầu địa phương.<br />

Nhờ đó, L’Oréal đã giữ vững được vị trí số một trong số những công ty mỹ phẩm<br />

xuyên quốc gia và nằm trong top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Chiến lược<br />

marketing của L’Oréal xứng đáng là bài học marketing hữu ích cho các doanh nghiệp<br />

khác và cho cả sinh viên chuyên ngành kinh tế.<br />

Trang 42


Chiến lược marketing toàn cầu GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu<br />

Trang web:<br />

www.loreal.com.uk<br />

www.connexions.ccifc.info<br />

www.ghichep.butchicun.info<br />

www.vneconomy.vn<br />

www.sgtt.com.vn<br />

www.tienphong.vn<br />

D<strong>ANH</strong> MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

www.futurrouge.wordpress.com<br />

www.chine-information.com<br />

Tài liệu :<br />

1. Julie Desne (2007). L’Oreal dans la peau des Chinoises. Connexion No 37<br />

2. Li & Fung Research Centre (21/6/2005). Overview of the Cosmetics market in<br />

China.<br />

3. Thierry Prevot. The cosmetics market and L’Oreal’s positions: Global update and<br />

European focus – L’Oreal group<br />

4. The UK beauty industry 2010 trends_ reported by L’Oreal<br />

5. La dynamique international, moteur de la croissance _ reporte par L’Oreal<br />

6. Lauranne Fina, Tytti Luc và Emilie Venezia (2006). The Role of Cultural<br />

Differences in the Product and Promotion Strategy: A L’Oreal Paris case study<br />

7. Pelletier Audrey & Reze Alexandra( 2008-2009). Strategie et Management des<br />

entreprises : L’Oreal<br />

8.Charles W.L.Hill. International business- Competing in the global marketplace,<br />

Seventh Edition.<br />

Trang 43

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!