09.01.2019 Views

Cau hoi DA Cau Thep

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

mở hàng, thầy ơi cho em hỏi tại sao khi tính toán mỏi của dầm thép thì 2 bánh sau<br />

của xe lại đặt cách nhau 9m ạ?<br />

Trả lời như sau :<br />

1. Khi tính toán mỏi của cầu thép, hoạt tải dùng là hoạt tải mỏi : chỉ có xe 3 trục với<br />

khoảng cách 2 trục sau là 9m, không có hoạt tải xe 2 trục, làn và người đi bộ. Con số 9m<br />

này được AASHTO nghiên cứu và đưa vào quy trình AASHTO98, biên dịch sang<br />

22TCN 272-05 cũng lấy 9m.<br />

2.Ngoài ra, khi kiểm tra mỏi thì ngoài hoạt tải cần phải chú ý các tải trọng khác trong tổ<br />

hợp :<br />

+ Kiểm toán mỏi bản biên dầm : 0.75(LL+IM)<br />

+ Kiểm toán mỏi bản bụng dầm (uốn và cắt) : DC1 + DC2 + DC3 + DW +<br />

2x0.75x(LL+IM)<br />

+ Kiểm toán mỏi neo chống cắt : 0.75(LL+IM)<br />

Thầy ơi cho em hỏi tại sao sườn tăng cường trung gian không có liên kết ngang phải<br />

khoét lổ ở bản cánh dưới vậy thầy???<br />

tantrung0b : Thưa thầy tại sao STC tại liên kết ngang phải dài xuống bản cánh<br />

dưới??<br />

Sườn tăng cường đứng có 2 loại :<br />

STC đứng gối thì được phép hàn vào cánh dưới dầm.<br />

STC đứng trung gian thì không được phép hàn vào cánh dưới dầm, cần để hở 4-6tw, tác<br />

dụng là để tránh ứng suất 3 trục, gây ra phá hoại mỏi và xé rách. Tuy nhiên, ở những vị<br />

trí có lắp hệ liên kết ngang thì sườn tăng cường đứng phải kéo sát xuống cánh dưới dầm,<br />

và được chèn khít vào khe hở một bản thép, và STC phải hàn vào bản thép lót này.<br />

STC đứng tại vị trí liên kết ngang, ngoài tác dụng giữ ổn định cho sườn dầm, còn có tác<br />

dụng là điểm tựa để bắt hệ liên kết ngang. Để đảm bảo độ cứng (độ chắc chắc) và ổn định<br />

cục bộ của STC, cần cố định STC (tuy nhiên, vẫn không được phép hàn vào cánh dưới)<br />

Đối với dầm biên, để tạo thẩm mỹ, STC đứng trung gian không bố trí mặt ngoài, STC<br />

đứng gối phải bố trí 2 bên tại gối cầu.<br />

Thầy ơi cho em hỏi: khi chọn các đặc trưng hình học của dầm chủ thì ta chọn theo<br />

kinh nghiệm phải không ạ? vì trong qui trình củng không nói rõ về vấn đề này ạ.<br />

Khi chọn kích thướt của dầm chính thì cần chú ý các điểm sau :<br />

Chiều cao dầm phải lớn hơn chiều cao tối thiểu trong quy trình (d>=0.033L và h>=0.04L<br />

) và khoảng từ 1/25 đến 1/20 chiều dài dầm.<br />

Bề dày các tấm thép cánh dầm từ 18-30mm, chiều rộng từ 200-400mm<br />

Bề dày sườn dầm tw khoảng 12-18mm (tùy thuộc chiều cao sườn dầm)<br />

Kích thướt dầm được chọn sơ bộ ban đầu, sau khi kiểm toán sẽ điều chỉnh lại. Các kiểm


toán phải thỏa mãn và không nên để dư quá 15%, nếu lớn hơn thì tùy thuộc từng kiểm<br />

toán mà giảm kích thướt tương ứng.<br />

Thầy cho e hỏi<br />

Trong bài kiểm tra tư cách tuần sau tụi e nộp thì bản vẽ mặt cắt ngang cầu có phải<br />

thể hiện các hệ liên kết ngang không a?<br />

Nếu có thì các kích thước đó lấy như thế nào ạ? ( cách mép trên và mép dưới bản<br />

cánh dầm chủ bao nhiêu là được ạ)?<br />

Bài tư cách chỉ cần thể hiện sơ bộ cấu tạo hệ liên kết ngang. Như vậy 1/2 mặt cắt ở<br />

đầu dầm, cần vẽ hệ dầm ngang (chiều cao dầm ngang tối thiểu bằng 1/2 h chiều cao<br />

dầm chính, nên chọn khoảng 2/3 h), còn 1/2 mặt cắt ở giữa dầm thì vẽ hệ khung<br />

ngang bằng thép góc, chỉ cần thể hiện dạng cấu tạo sơ bộ , không cần thể hiện chi<br />

tiết.<br />

Về khoảng cách của hệ liên kết đến mép trên, dưới của dầm : Chỉ cần đảm bảo<br />

khoảng cách tối thiểu theo điều kiện bắt bulong và thi công là được, nói chung, cần<br />

phải thiết kế chiều cao hệ liên kết ngang càng cao càng tốt (chịu lực và ổn định tốt<br />

hơn)<br />

Thưa thầy tại sao ta dùng 2 tấm thép làm bản cánh dưới mà ko dùng 1 tấm có tiết<br />

diện chịu lực tương đương?<br />

Cần phân biệt bản cánh dưới và bản phủ.<br />

Chỉ cần một bản cánh dưới, nhưng nếu theo điều kiện chịu lực mà phải bố trí bản cánh<br />

quá dày thì phải chia làm 2 tấm và hàn lại. Tấm thép quá dày thì đường hàn bụng dầm và<br />

cánh dầm không đảm bảo, đồng thời kích thướt (bề dày) bị hạn chế.<br />

Bản phủ chỉ cần có ở những vị trí chịu uốn lớn, vì thế cánh dưới được hàn thêm bản phủ<br />

ở đoạn giữa dầm, còn đoạn đầu dầm thì không hàn bản phủ (bản phủ bị cắt đi). Kích<br />

thướt bản phủ đã có quy định trong quy trình.<br />

thầy ơi cho em hỏi cái bộ phận thoát nước đục sát lan can ( trường hợp không có lề<br />

bộ hành) mình có thể đục vào trong lan can không thầy? em cám ơn thầy !<br />

Bộ phận thoát nước cần phải đưa vào trong gờ bê tông của lan can để tạo thẩm mỹ tốt<br />

hơn. Vì nếu để trên bề mặt cầu thì người đi qua sẽ thấy lổ thoát nước, đồng thời lưới chắn<br />

rác cũng nằm trên mặt đường xe chạy.<br />

Ví dụ, Cầu Mỹ Thuận, người ta tạo rãnh xéo theo hướng dòng chảy để nước chảy vào lổ<br />

thoát nước được đặt bên trong gờ bê tông đỡ lan can, rất thẩm mỹ đó em.<br />

thầy ơi cho em hỏi bề rộng cánh phủ thì mình nên chọn như thế nào vậy thầy? bề<br />

rộng cánh phủ có thể lớn hơn 400mm hả thầy?<br />

Nếu em bố trí bản phủ cũng là bản cánh dưới dầm (trên suốt chiều dài dầm) thì nên thiết<br />

kế lớn hơn bản cánh dưới mỗi bên 50mm, có thể hơn 400mm vẫn được.<br />

Còn nếu bố trí bản phủ là bản thép tăng cường (chỉ có tại giữa nhịp) thì nên chọn nhỏ hơn<br />

bản cánh dưới 50mm về mỗi bên.<br />

Em chào thầy.<br />

Thầy cho em hỏi. bề rộng sườn tăng cường chọn như thế nào ak???Nếu em lấy bằng


với bề rộng cách dưới được không????<br />

.<br />

Bề dày STC không nên chọn lớn quá, theo mình thì chỉ từ 10mm đến 14mm. Còn bề rộng<br />

thì phụ thuộc vào 3 điều kiện kiểm toán của STC. Xu hướng bố trí sườn nhỏ với khoảng<br />

cách ngắn (bố trí dày) vẫn tốt hơn là bố trí sườn lớn với khoảng cách thưa.<br />

đơn vị la m hay dm vậy thầy<br />

Đơn vị là mm (cỡ này cho giấy A4).<br />

Còn đối với bản in A1 thì quy định như sau :<br />

1.Text lớn (dùng để ghi các text lớn trong bản vẽ VD: MẶT CẮT 1-1) : Font word đậm,<br />

gạch chân, chiều cao 5mm, độ rộng chữ w=0.85)<br />

2.Text vừa (dùng để ghi các text vừa trong bản vẽ VD: Tỷ lệ 1/50) : Font word thường,<br />

chiều cao 3.5mm, độ rộng chữ w=0.85)<br />

3. Text Dim và ghi chú : Tất cả các chữ còn lại như kích thước, các ghi chú, chú thích,<br />

bảng số ... đều phải dùng font cad thường (*.shx), chiều cao chữ 2.5mm, in hoa (upcase),<br />

độ mở rộng chữ w=0.7.<br />

4. Dimension :<br />

Line : Extend 1mm<br />

Arrow : dùng loại mũi tên đóng closed filled, size 2mm<br />

Text : h=2.5mm, offset :1mm<br />

Các thông số còn lại tự chọn, miễn sao phải đẹp như mộng cầm.<br />

Tuy nhiên, mình đã up lên diễn đàn một bộ lisp của TediSouth (trong phần bài giảng điện<br />

tử), sử dụng như sau :<br />

Cách thức cài đặt, sử dụng autolisp có sẵn.<br />

+ Copy thư mục Uti_Acad vào thư mục cài autocad<br />

+ Vào Tools – Options – File – Support File Search Path : add đường dẫn thư mục<br />

Uti_Acad<br />

+ Copy Fonts cad<br />

+ Dùng lệnh ap để load lisp. (Uti_Acad)<br />

Các lisp tạo layer, Dim + Text theo tỷ lệ in trong layout.<br />

+ Tạo layer L1, L2 ….<br />

+ Lệnh TL: tạo Dimension style và text style tương ứng với tỷ lệ.<br />

+ Lệnh ghi Dim : V, H, Con<br />

+ Lệnh chỉnh sửa Dim và text : QD, BD, UP, TUP<br />

+ Lisp Chèn bảng từ Excell : INB<br />

+ Lisp vẽ mái dóc taluy : MTL, BAC1, BAC2<br />

Những đồng chí nào bản vẽ không được pro thì đừng đem lên bảo vệ nhé.<br />

Một số lệnh sau bị trùng lệnh, các bạn sửa lại lệnh bằng cách: trong acad chọn<br />

menu Tools -> Customize -> Edit Program Parameters (acad.pgp) rồi chỉnh lại các<br />

lệnh tắt của acad -> tắt acad và bật lại


các lệnh trùng:<br />

lệnh trim lúc này là "t" nên bạn phải sửa lại lệnh viết text "t" -> ví dụ "t1"<br />

"b" tạo block -> sửa lại ví dụ "bl"<br />

"h" tạo hatch -> sửa lại ví dụ "bh" hay "h1"...<br />

thầy ơi cho em hỏi dầm ngang mình có thể thiết kế bằng thép hình được không ạ?<br />

Dầm ngang làm bằng thép hình chứ, không nên làm thép tổ hợp hàn.<br />

Tiết diện dầm ngang nên là chữ I, đoạn kết nối với Sườn tăng cường thì cắt một bên cánh<br />

(trên và dưới) --> trở thành chữ C thì mới liên kết bulong với STC được. Đoạn giữa dầm<br />

ngang, tại vị trí đặt kích thay gối thì nên bố trí 2 STC đứng.<br />

Hệ liên kết ngang thì dùng các thép góc đều cạnh để tiết kiệm thép.<br />

Thưa thầy ơi cho em hỏi.<br />

Trong phần tính hệ số phân bố ngang , phạm vi áp dụng của phương pháp đòn bẩy<br />

là mặt cắt ngang chỉ có 2 dầm chủ!<br />

Vậy trong bài đồ án thì có được sử dụng phương pháp này không a?<br />

Phạm vi áp dụng của Phương pháp Đòn Bẩy là :<br />

1. Mặt cắt ngang chỉ có 2 dầm chủ.<br />

2. Độ cứng của kết cấu ngang yếu (có thể có nhiều dầm chủ) (Cầu cũ – hệ liên kết ngang<br />

bị gỉ, yếu)<br />

3. Mặt cắt tại gối, đầu dầm . (Trụ hoặc mố)<br />

4. Cầu dầm thép có bản mặt cầu lắp ghép<br />

5. Khi tính một làn cho dầm biên trong phương pháp dầm đơn.<br />

Như vậy, Khi tính hệ số phân bố ngang cho các tải trọng : DC3, DW, PL, LL(dầm biên, 1<br />

làn) tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn bẩy.<br />

Thưa thầy,<br />

Tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn Bẩy, bởi vì độ cứng của kết cấu ngang<br />

nhỏ hơn nhiều so với mũ trụ.<br />

Nhưng tại sao với DC3, DW, PL có liên quan gì tới độ cứng của kết cấu ngang mà<br />

tại sao lại phải dùng PP Đòn Bẩy vậy thầy.<br />

Em chưa hiểu rõ lắm, mong thầy giải thích giúp em, !<br />

Rất tiếc là bạn đọc câu cuối mà không hiểu ý mình viết.<br />

1. DC1 và DC2 thì không cần tính hệ số phân bố ngang, các tải trọng còn lại là DC3,<br />

DW, PL, LL thì đều phải tính hệ số phân bố ngang. Trong các phương pháp tính hệ số<br />

phân bố ngang, PP dầm đơn chỉ tính được cho HL93, còn các tải trọng khác thì dùng PP<br />

Lực (Đòn Bẩy, Nén lệch tâm, Gối tựa đàn hồi). Như vậy, DC3, DW, PL thì phải dùng<br />

Đòn Bẩy, Nén lệch tâm hoặc Gối tựa đàn hồi.<br />

2. Ở mặt cắt đầu dầm thì chỉ được dùng PP Đòn Bẩy.<br />

Nếu gộp 2 câu trên lại thì mình viết là :"Như vậy, Khi tính hệ số phân bố ngang cho các<br />

tải trọng : DC3, DW, PL, LL(dầm biên, 1 làn) tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn<br />

bẩy". Liệu có sai ngữ pháp hay chính tả gì hem ?


Thưa thầy, em có thắc mắc là:<br />

1) Trong mặt cắt ngang ta tạo độ dốc ngang bằng cách thay đổi cao độ đá kê gối như<br />

thế thì có ưu điểm gì mà hiện giờ lại được ưa chuộng hơn các pp khác vậy thầy? Tại<br />

em thấy nếu bố trí như thế thì các thanh giằng ngang tác dụng lực vào bản sườn<br />

tăng cường bị lệch tâm, vô tình gây moment cho dầm chủ?<br />

2) Ở mặt cắt ngang đầu dầm, bản liên kết ngang được chia thành 2 phần và được<br />

nối với nhau bằng đường hàn có tác dụng gì vậy thầy? trong cầu có được phép dùng<br />

mối nối bằng đường hàn không thầy, nó có chịu được tải trong động không thầy?<br />

!<br />

Trả lời em như sau :<br />

1. PP tạo dốc bằng mui luyện đã cũ, lớp mui luyện và lớp bê tông bảo hộ gây thêm tĩnh<br />

tải cho cầu, đồng thời thi công lâu hơn. Tạo dốc bằng thay đổi cao độ đá kê gối hoặc tạo<br />

dốc xà mũ là phương pháp phổ biến hiện nay vì có cấu tạo mặt cầu đơn giản, giảm tĩnh<br />

tải và thi công nhanh hơn. Độ lệch tâm đó quá nhỏ và không gây ra moment đáng kể<br />

2. Không hiểu em hỏi bản liên kết ngang là gì ? Mối nối dùng ở các liên kết thi công<br />

trong xưởng, nhà máy. Ở ngoài công trường thì điều kiện không đảm bảo cho các đường<br />

hàn chịu lực lớn. Liên kết hàn chịu lực tốt hơn bulong chứ<br />

Chiều dài trong phần tính toán chiều cao là chiều dài tính toán, tuy nhiên, chênh<br />

lệch giữa chiều dài toàn dầm và chiều dài tính toán quá nhỏ, đồng thời, trong bài<br />

toán chỉ là xác định các thông số chiều cao dầm để chọn chiều cao nên kết quả cũng<br />

không khác nhau mấy.<br />

Còn phần các kích thước cơ bản của tiết diện thì em lấy theo các căn cứ sau :<br />

1. Chiều dày các tấm thép bản cánh trên, cánh dưới, bản phủ : 18 -->30mm<br />

2. Bề rộng các tấm thép bản cánh trên, cánh dưới, bản phủ : 300 - 600mm<br />

3. Chiều dày sườn dầm : 14-20mm<br />

4. Bề dày bê tông mặt cầu : 180-200. Bê tông cấp C25-C40.<br />

Và cần phải kiểm tra sơ bộ các kiểm toán điều kiện cấu tạo, ổn định cục bộ ...<br />

Thầy ơi cho em hỏi khi tính toán giá trị nội lực cho các loại tải trọng thì chiều dài<br />

nhịp tính toán la chiều dài nhịp thầy cho hay là bằng chiều dài nhịp thầy cho trừ đi<br />

2 lần khoảng cách từ tim gối tơi mép dầm?<br />

Khi tính nội lực (vẽ đường ảnh hưởng), hệ số phân bố ngang, độ võng của dầm, thì phải<br />

dùng giá trị chiều dài dầm tính toán (là khoảng cách tim hai gối dầm, tính bằng chiều dài<br />

dầm trừ 2 lần khoảng cách từ tim gối tơi mép dầm)<br />

Khi bóc tách khối lượng hoặc xác định giá trị tải trọng thì dùng chiều dài dầm.<br />

thầy cho e hổi khi làm đồ án co bố trí dải an toan mỗi bên 0.5m k thay?<br />

Đề bài không cho dãi an toàn. Bề rộng xe chạy là đã kể luôn dãi an toàn trong đó.<br />

Bề rộng xe chạy là khoảng cách hai mép bó vỉa.


thầy cho em hỏi ! các bước cụ thể để Bộ lisp A4, text VNI,Bảng màu A4 vào để vẽ<br />

được<br />

Các bước cụ thể như sau : (mặc định cài đặt Autocad vào : C:\Programe<br />

Files\Autocad)<br />

1. Copy fonts cad vào C:\Programe Files\Autocad\fonts<br />

2. Copy Uti_Acad vào C:\Programe Files\Autocad<br />

3. Chạy autocad, gõ lệnh op, vào thẻ Files, vào tiếp Support Files search path, click Add<br />

để add đường dẫn C:\Programe Files\Autocad\Uti_Acad<br />

4. Dùng lệnh ap để load file lisp acad.lsp (khi gõ lệnh ap, chỉ đường dẫn tới thư mục<br />

C:\Programe Files\Autocad\Uti_Acad sẽ thấy file acad.lsp)<br />

5. Sau khi load lisp thành công, thì các lệnh : TL (tạo Text styles, Demension Styles theo<br />

tỷ lệ), lệnh về dim : H, V, QD, BD, UP(lệnh up là để chuyển các đối tượng kích thước từ<br />

một Demension style nào đó về đúng Demension style hiện hành) .v.v. (còn nhiều lệnh<br />

nữa)<br />

6. Để dùng được bảng màu, thì click vào thẻ layout muốn in, click phải chuột chọn Page<br />

setup Manager, chọn tiếp Modify, Trong phần Plot style tables thì chọn A4, ngoài ra, cần<br />

chọn máy in và khổ giấy in( A4 hoặc A1). Nếu không có file A4 ở đó nghĩa là chưa copy<br />

file A4.ctb vào thư mục Plot Styles, ta tiếp tục click vào nút Edit bên cạnh, sau đó click<br />

vào nút Save as thì autocad sẽ hiện cửa sổ để lưu file A4.ctb, Tiếp đó, ta vào cửa sổ khác<br />

để copy file A4.ctb rồi dán vào cửa sổ save as, rồi click vào cancel, rồi click tiếp cancel.<br />

sau đó vào lại Plot styles tables sẽ thấy file A4.ctb.<br />

6. Sau đó em dùng các lệnh của acad để vẽ đối tượng. Rồi em qua layout, dùng lệnh MV<br />

để tạo khung nhìn. Rồi dùng lệnh zoom để đưa về tỉ lệ chuẩn.<br />

Thưa Thầy!<br />

Khi em tính S= 2000, Lc= 800. Như vậy có phù hợp không Thầy, em sợ là Lc nhỏ<br />

không thỏa mãn.<br />

Còn khi tính ra số dầm chẳn thì bản vẽ 1/2 mặt căt ngang đầu dầm, 1/2 mặt cắt<br />

ngang giữa dầm ta bố trí liên kết giữa 2 mặt cắt như thế nào. Hay là mặt cắt như thế<br />

nào thì ta để như thế đó. Thầy cho em xin bảng vẽ mẫu dầm chẵn.<br />

!<br />

S=2000, Lc=800 cũng được. 1/2 mặt cắt ngang đầu dầm thì liên kết ngang là dầm ngang,<br />

1/2 mặt cắt ngang giữa dầm thì liên kết ngang là khung ngang. Khi số dầm là chẵn thì<br />

liên kết hai dầm ở giữa, bên này trục đối xứng thì vẽ dầm ngang, bên kia trục đối xứng vẽ<br />

khung khang.<br />

Mình xin giới thiệu rõ hơn về bộ lisp và plotstyle in màu A4 mà thầy đưa ra như<br />

sau:<br />

1. Cách dùng plot style in màu A4<br />

Để in màu được, trước hết các bạn phải đồng bộ hóa bản vẽ của các bạn. Tức là các bạn<br />

phải thống nhất trong bản vẽ của mình, thép dùng một màu riêng, bê tông dùng một màu<br />

riêng, các đường dim dùng một màu riêng, các text dùng màu riêng…cụ thể hơn những<br />

đối tượng giống nhau trong bản vẽ phải dùng chung một màu.<br />

Theo như mình biết, các quán in gần trường mình hay in kiểu layer, chọn tất các layer về


màu đen hết và in luôn bề dày các layer nét vẽ do các bạn đã set từ trước. Thường thì sinh<br />

viên vẽ không để ý đến chuyện bề dày của layer hoặc vẽ lộn xộn các layer khác nhau (vẽ<br />

thép lúc thì chọn layer này lúc chọn layer khác), cuối cùng dẫn đến bản vẽ rất xấu, thép<br />

dày bằng đường dim, text thì lúc đậm lúc nhạt.<br />

Sau khi xem bề dày của các màu trong plot style của thầy, chúng ta có thể chọn để thể<br />

hiện (bản vẽ thép) như sau:<br />

Bê tông: chọn màu trắng, dày 0.2mm<br />

Thép: chon màu đỏ hoặc xanh lá cây, dày 0.25mm<br />

Dim: màu vàng, dà 0.13<br />

Hatch, mặt cắt: chọn xanh da trời<br />

2. Cách dùng lisp<br />

Sau khi thực hiện các bước để load cái lisp mà thầy đã cho, mình đưa ra một số lệnh<br />

thông dụng từ lisp mà các bạn có thể tham khảo như sau:<br />

a. Làm việc với layer<br />

- tạo layer:<br />

Lisp viết ra rất đồng bộ với plot style mà mình đã giới thiệu ở trên.<br />

Khi vẽ các bạn dùng 9 layer thông dụng được đánh số từ 0 đến 9 ( layer 0 trùng layer 7)<br />

Tạo layer nào các bạn chỉ cần bấm: L+số layer<br />

Ví dụ tạo layer 1 thì bấm l1, tạo layer 2 bấm l2…làm như vậy cho đến l9 là các bạn đã có<br />

9 layer.<br />

Ở đây các layer đã quy định màu và nét rất rõ như sau:<br />

Layer 1:màu đỏ, nét liền<br />

Layer 2: màu vàng, nét liền<br />

Layer 3: nét xanh lá cây, nét liền…<br />

…<br />

(Còn tiếp…Mời các bạn đón đọc các bài sau về tỷ lệ, tạo block, tạo đường dim…);)<br />

em cũng đã tìm hiểu nhương có cái thì em biết<br />

1.dầm ngang và khung đầm yêu cầu chiều cao h càng lớn càng tốt nhương đối với<br />

dầm ngang thì h>=1/2d dầm khung thì h>=2\3d<br />

và khoảng cách đặt của nó từ đá kê gối tới nó có nằm trong khoảng giới hạn nào<br />

không hay mình tư cho ha thầy<br />

2.cua em là Btc=13m L=28m nên khi d=0.033L =924 H=(1/20 :1/25)L = (1400 : 1120)<br />

vậy em chọn d = 1100 h= 1100+100+200=1400<br />

n=7 s=1900 Lc =800 do d nho nen khó bố trí vi d nhỏ chiều rộng s lớn nên bố trí thì<br />

nó chay thoải thoải thôi thây ạ nên mặt cát ỏ giưa em không làm khung ngang xiên<br />

thay vào đó em lam 2 thanh thep ngang và sủ dung ốc vit gắn kết 2 thanh doc và 2<br />

thanh ngang được không thây 2 thanh doc cua em // nhau và khoang cach 2 thanh<br />

1000<br />

3.khoảng caach tư lề bồ hành tới chố đặt ống nước là có khoảng giới hạn nào không<br />

thầy.còn ống nươc mình có thể bố trí ơ trong lề bô hành đi xuong cũng đươc thầy


nhỉ<br />

1. Khung ngang càng cao càng tốt, như thế sẽ tạo độ cứng ngang tốt và liên kết các dầm<br />

chắc hơn. Tuy nhiên, vì khung bố trí vào sườn tăng cường nên cần phải đảm bảo đủ<br />

không gian để bố trí và thi công mối nối bu lông của sườn và các thanh liên kết ngang.<br />

Thông thường khung ngang có chiều cao >=2/3d.<br />

2. Dầm ngang thì bố trí ở đầu dầm, dùng để đặt kích thay gối. Chiều cao dầm ngang đủ<br />

lớn để chịu momen kích dầm, thường cũng lấy >=2/3d (hoặc 1/2h chiều cao dầm liên<br />

hợp). Khoảng cách từ mép dưới dầm ngang đến xà mũ cần đủ lớn để đặt được kích dầm<br />

và thi công đơn giản. Hiện nay, một số kích có thể kích được ở không gian nhỏ, nên<br />

khoảng cách từ mép xà mũ đến mép dưới dầm ngang cũng đủ lớn để kích được. Tuy<br />

nhiên, thiết kế dầm ngang lên cao một chút vẫn tốt hơn, theo mình thì nên đặt dầm ngang<br />

cánh đáy dầm khoảng từ 20-30cm.<br />

3. Khung ngang và dầm ngang thì nên đặt nằm ngang, có thể các liên kết hai bên sườn<br />

tăng cường không đúng tâm, nhưng lệch tâm nhỏ thì không ảnh hưởng gì.<br />

4. Nếu lỗ thoát nước đặt trên mặt cầu thì phải đặt sát mép bó vỉa để thoát hết nước mặt<br />

cầu. Nếu ống không đi thẳng xuống được thì phải dẫn ngang một đoạn rồi đi xiên. Đoạn<br />

dẫn ngang không nên bố trí trong phần bản mặt cầu vì có nhiều thép nên không có đủ<br />

không gian bố trí ống.<br />

Thầy nói kiểm tra dư 15% là k được.Là điều kiện phần nào dạ Thầy?<br />

Chiều cao dầm quá lớn. Chọn lại D=1125 (nếu giữ bản phủ) hoặc D=1150 nếu không<br />

thiết kế bản phủ.<br />

Kiểm tra dư 15% là nói đến các kiểm toán khả năng chịu lực ở TTGH Cường độ (Uốn và<br />

Cắt) và kiểm tra ứng suất chảy ở TTGH Sử Dụng.<br />

Thưa thầy cho em hỏi...khi mình tính toán nội lực ở mặt cắt ngang thì dầm trong<br />

tính toán theo phương pháp dầm đơn còn dầm ngoài tính theo phương pháp khác<br />

được không ak...liệu kết quả có sai lệch không ak... nhiều ak..^^<br />

Tính nội lực (momen, lực cắt) thì dùng đường ảnh hưởng nội lực tại từng mặt cắt, xếp tải<br />

trọng, tính đặc trưng đường ảnh hưởng (tung độ, diện tích), rồi lấy lực nhân với đặc trưng<br />

đường ảnh hưởng ta ra được nội lực (momen, lực cắt)<br />

Tính hệ số phân bố ngang, tùy theo dầm trong hay dầm ngoài, và từng tải trọng mà có các<br />

phương pháp Dầm đơn, PP Đòn bẩy, PP nén lệch tâm, PP gối tựa đàn hồi.<br />

Em xem lại câu hỏi và hỏi lại nhé.<br />

thầy ơi hồi sáng thầy nói chọn chiều dày của cánh của dầm không nên quá lớn quá ?<br />

mà em đọc thấy tf từ 18 đến 30 mm thì có thể chọn chiều dày bản phủ nhỏ hơn vẫn<br />

được không thầy? em cảm ơn thầy.<br />

Nếu chọn bản phủ trên suốt chiều dài dầm, thì bản phủ >= bản cánh dưới. Còn bản phủ<br />

chỉ là một đoạn giữa dầm thì Bản phủ


Em chào thầy ah. Thầy cho e hỏi cái phần bản phủ<br />

Khi nào thì mình chọn bản phủ suốt trên chiều dài toàn dầm, khi nào mình chọn<br />

bản phủ phần giữa dầm ah<br />

Hệ liên kiết ngang thì mình nên dùng thép góc đều cạnh hay không ah. Em cam ơn thầy<br />

Theo đúng tên gọi thì bản phủ chỉ cần bố trí ở đoạn giữa dầm, vì chổ này chịu momen<br />

lớn, cần phải tăng kích thước tiết diện.<br />

Còn các bạn sinh viên thì cứ kéo dài đến gối cầu, cho đỡ phải tính toán phức tạp.<br />

bc,tc<br />

tw<br />

bề rộng bản phủ<br />

chiều dày bản phủ<br />

mấy số liệu này có phải mình chọn theo môn kết cấu thép không Thầy?<br />

Môn Kết cấu thép học dầm thép cán, dầm định hình. Còn môn TK Cầu Thép thì dùng<br />

dầm tổ hợp hàn. Kích thước tự chon nhiều hơn.<br />

thầy cho em hỏi kích thước đá kê gối thì mình chọn như thế nào ạ? kích thước<br />

khung ngang chọn giống dầm ngang luôn hả thầy? em thấy trong bài vẽ mẫu trên<br />

diễn đàn chọn chiều cao khung ngang lớn 2/3d nên em phân vân quá!<br />

Trong nội dung đồ án môn học, không cần thiết kế gối. Chỉ cần chọn sơ bộ khoảng cách<br />

từ tim gối đến đầu dầm (0.2-0.4m). Tùy theo chiều dài dầm em ngắn hay dài mà chọn.<br />

Em xem file tư cách mới upload trên diễn đàn, trong đó thì dầm ngang có chiều cao từ<br />

(1/2-2/3)d, còn khung ngang thì thiết kế chiều cao tối đa có thể.<br />

Thầy ơi cho em hỏi : khi mình tạo độ dốc bằng cách thay đổi cao độ đá kê gối thì<br />

dẫn đến bản mặt cầu bị nghiêng 1 góc, vậy khi mình tính toán HSPBN và tính toán<br />

cốt thép trong bản mặt cầu như thế nào vậy thầy? Và bố trí như thế có còn phần<br />

nào cần lưu ý không thầy? !<br />

Độ nghiêng này không ảnh hưởng nhiều đến tính toán HSPBN và cốt thép BCM (vì đang<br />

chịu tải trọng thẳng đứng).<br />

Cứ tính bình thường, và khi bố trí thì vẽ xiên theo mép bê tông là ổn.<br />

zạ thầy cho em hỏi tí ạ? Như mình bố trí thanh thép để liên kết từ dầm chủ này tới<br />

dầm chủ kia thì khoảng cách theo quy trinh thiết kế cầu hả thầy? Em kko hiểu phần<br />

liên kết này thầy ak!! thầy<br />

Thưa thầy em có thắc mắc về chọn kích thước bf và bf'.<br />

Hôm bữa trước thầy hướng dẫn là nên chọn bf' < bf, hoặc có thể không dùng bản phủ.<br />

Nhưng sao em thấy thầy trả lời mấy bạn toàn là chọn bf' > bf?<br />

Em chưa hiểu rõ vấn đề này lắm.<br />

Mong thầy giúp đỡ dùm chúng em ạ!<br />

Em đọc các bài trước nhé em.<br />

Nếu bản phủ kéo dài từ đầu dầm đến cuối dầm thì bf'>bf<br />

Nếu bản phủ chỉ có một đoạn ngắn ở giữa dầm thì bf'


thầy ơi,cho e hỏi MCN dầm chính chiều rộng 1400mm là mình lấy chiều dài của "d"<br />

hay là "s" dzi thầy,<br />

Trong cầu dầm thép liên hợp thì bản mặt cầu bê tông cốt thép và dầm thép cùng làm việc<br />

với nhau nên ta phải xét đến phần bê tông bản mặt cầu đó.Và bề rộng bê tông bản mặt<br />

được xem là làm việc chung với dầm thép được gọi là bề rộng hiệu dụng (bề rộng có<br />

hiệu).Cách xác định thì bạn có thể đọc ở trong tiêu chuẩn TCN 272-05 mục 4.6.2.6 hay<br />

trang 114 sách Cầu Thép-GS.TS Lê Đình Tâm<br />

thầy ơi cho em hỏi: trong khi mình tính lan can thì lan can la câú kiện hai đầu ngàm<br />

nhưng khi tính toán mình có thề tính là một đầu gối cố định một đầu gối tự do không vì<br />

mô ment của nó sẽ lớn hơn là 2 đầu ngàm. còn tải tập trung có giá trị 890 N là đặt một<br />

lực theo hướng bất lợi nhất hay cả 2 phương đứng và ngang đều có thưa thầy? !<br />

Khi tính lan can, sơ đồ hai đầu ngàm. Để đơn giản trong tính toán, sẽ tính với sơ đồ dầm<br />

giản đơn, rồi dùng hệ số quy đổi moment tại gối là 0.7, tại giữa nhịp là 0.5<br />

Tải trọng tập trung là 890 được đặt theo hướng bất lợi nhất. Khi tính thanh Lan can thì<br />

đặt theo phương hợp lực, còn tính trụ lan can thì đặt nằm ngang.<br />

Thầy ơi cho em hỏi:<br />

Nếu đã quy định xe không lấn làn thì phải quy định làn xe (3.5m) nằm ở đâu trên bề<br />

rộng phần xe chạy (B), ví dụ:<br />

+ B = 6m => 2 làn xe (3m) nằm sát nhau (tiêu chuẩn cho phép mỗi làn 3m)<br />

+ B = 7m => 2 làn xe (3.5m) nằm sát nhau (vừa đủ)<br />

+ B = 8m thì mỗi làn xe (3.5m), còn lại 1m phải chia như thế nào vậy thầy?<br />

Quy trình có nói khi thiết kế cần phải đáp ứng sự phát triển của tải trọng và điều chỉnh<br />

sau này của cầu. Trên bề rộng xe chạy, các làn xe được xếp bất kỳ theo phương ngang<br />

trong giới hạn của bề rộng xe chạy. Vì thế trong trường hợp 8m thì xếp 2 làn trong cả<br />

phạm vi 8m, nghĩa là xê dịch làn xe trong phạm vi 8m, lúc đó vẫn đảm bảo xe cách mép<br />

làn 0.6m và không lấn làn.<br />

thây cho em hỏi về quan điểm xếp xe lấn làn và không lấn làn là như thế nào<br />

ak?trong khuôn khổ môn học thì mình dùng trường hợp nào ak?<br />

Trên bề rộng xe chạy được phân thành các làn xe, và không phạm vào nhau.<br />

1. Bề rộng làn xe được xác định như sau :<br />

+ Nếu bề rộng cầu


trọng xe cách mép làn là 0.6m, khoảng cách 2 trục là 1.8m, vì thế hai trục được xe dịch<br />

theo phương ngang trong phạm vi 3.5m (vẫn đảm bảo cách mép làn 0.6m) để gây hiệu<br />

ứng bất lợi nhất. Cần phân biệt là xe và làn là 2 tải trọng khác nhau và xếp độc lập nhau.<br />

4.Xếp lấn làn là : khi xếp tải trọng làn 3m trong bề rộng làn xe 3,5m; thì còn dư ra một<br />

khoảng =0m) và hai vệch bánh xe của 2 xe cách nhau >=1.2m. Nếu đặt thêm 2 làn nữa thì mỗi<br />

tải trọng làn xếp sau phải cách mỗi tải trọng làn đã xếp trước về mỗi bên là 0.5m, và<br />

tương tự hai xe cách nhau 1.7m. Ví dụ xếp 4 làn theo thứ tự 1,2,3,4. Trong đó làn 2,3 xếp<br />

dồn vào giữa, khoảng cách tải trọng làn là 0m, tải trọng xe là 1.2m. Làn 1 và 2 thì tải<br />

trọng làn cách nhau 0.5m và xe cách nhau 1.7m. Tương tự làn 3 và 4 thì tải trọng làn cách<br />

nhau 0.5m và xe cách nhau 1.7m<br />

thầy ơi bài mẫu của thầy không có thiết kế khả năng chống cắt và nhổ của bulong liên kết<br />

trụ lan can với lề bộ hành. em làm trước rồi có làm cả phần đó vậy bây giờ em vẫn giữ<br />

nguyên phần đó được không ạ ? em tính luôn cả cốt thép ở lề bộ hành rồi chứ không chọn<br />

như bài mẫu của thầy. vậy giờ em có cần sửa lại như bài mẫu của thầy không ạ ?<br />

Đồ án này mình không yêu cầu tính lan can, bản mặt cầu, lề bộ hành. Chỉ cần chọn cấu<br />

tạo và bố trí cốt thép. Bạn nào đã làm thì không cần phải xóa. Nhưng đừng làm sai.<br />

thầy cho em hỏi!chiều dài sườn tăng cường gối của em là 1346 .thì sườn tăng cường<br />

giữa bao nhiêu là hợp lí thầy?<br />

Sườn tăng cường gối và sườn tăng cường giữa có liên kết ngang: Hai cái này chọn chiều<br />

cao bằng nhau và phụ thuộc vào chiều cao của bản bụng.<br />

Sườn tăng cường giữa không có liên kết ngang: Bạn giảm chiều cao từ 4tw-6tw về phía<br />

bản cánh dưới .<br />

Ngoài ra lưu ý khi chọn Khoảng cách giữa các STC là : khoang đầu(gối) do


Thưa thầy: Bề rộng phần xe chạy của em là 13m, còn bề rộng toàn cầu là 15,5 m .<br />

Thưa thầy mình có thể chọn đường kính ống thoát nước tối đa là bao nhiêu ạ !<br />

nhiều ạ !!!!!!!<br />

Chắc thầy quá bận nên mình trả lời bạn câu hỏi này:<br />

Hiện nay ống thoát nước có hai vật liệu chủ yếu là ống thép và nhựa. Thường những sản<br />

phẩm này, người thiết kế sẽ chọn từ các sản phẩm có sẵn trên thị trường, tức là đường<br />

kính ống do nhà sản xuất đưa ra. Nếu bài làm của bạn chuyên nghiệp thì nên tra<br />

catalogue của các công ty sản xuất rồi chọn, đừng chọn đại một đường kính nào đó mà<br />

không có trên thị trường.<br />

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của nhựa Bình Minh, Đệ Nhất... Google<br />

catalogue sản phẩm của mấy công ty này là ra luôn các loại ống cho bạn chọn.<br />

Nếu thầy yêu cầu cao về phần thoát nước, bạn chọn luôn nối rút cho ống và đưa kèm các<br />

thông số của ống vào thuyết minh, đảm bảo thầy đọc bài của bạn sẽ ngất ngây con gà tây<br />

ngủ trên cây luôn.<br />

Chúc bạn vui và làm tốt đồ án<br />

thầy ơi cho em hỏi!<br />

2 bảng đặc trưng hình học trong đồ án mẫu thầy up lên, số thanh thép thầy lấy cho<br />

"dầm trong" là 22 thanh. Còn số thanh thép thầy lấy cho "dầm biên" là bao nhiêu<br />

vậy thầy?<br />

Em cam ơn!<br />

Do bề rộng có hiệu của bản bê tông bản mặt cầu của dầm biên và dầm giữa trong giai<br />

đoạn liên hợp là như nhau nên số thanh thép trong bản mặt cầu của dầm biên =số thanh<br />

thép của dầm trong=22thanh.<br />

Thưa thầy nếu Bi cua em khác Be thì minh kiem tra mình Be neu Be thỏa mãn thì<br />

Bi cung thỏa mãn hả thầy (chú ý anh chị mào biết thì chỉ bảo dùm em cung được )<br />

cho em cam ơm trước thầy và mọi người nha<br />

Nội lực của dầm biên và dầm trong là khác nhau nên lúc kiểm toán là mình kiểm toán<br />

cho cả dầm biên và dầm trong nên bạn phải tính đặc trưng hình học cho cả dầm biên và<br />

dầm trong.Khi nào nội lực 2 dầm là như nhau thì bạn chỉ cần chọn tiết diện nhỏ hơn để<br />

kiểm tra!<br />

gửi thầy và các anh chị trên diễn đàn<br />

em có thắc mắc là trong công thức của hình 1 em upload đó có một đoạn ở hình 2 em<br />

không hiểu hok biết thầy(các anh chị) có thể giải thích vì sao laj có 2 cụm đều là mũ 3<br />

đây là công thức của giai đoạn 1<br />

em cảm ơn!<br />

có gì thầy và các anh chị đừng la em nhé!<br />

trục trung hoà qua bản bụng,chia bản bụng làm 2 phần,công thức hình 1 là tính momen<br />

quán tính đối với trục trung hoà.Công thức xác định momen quán tính đối với trục trung<br />

tâm của 1 hình là a.b^3/12,,với a là cạnh song song với trục mình cần tính momen quán<br />

tính,còn b là cạnh vuông góc với trục mà mình mình cần tính momen quán tính.Và tại sao<br />

trong công thức trên không phải chia cho 12 mà chia cho 3 là vì trục mình cần tính


momen quán tính ở đây là trục trung hoà của toàn tiết diện dầm thép chứ không phải là<br />

của bản bụng nên bạn cần phải dùng công thức dời trục,,I=a.b^3/12+ (a.b).c^2 (c là<br />

khoảng cách từ trục mình cần tính momen quán tính đến trục quán tính chính của hình<br />

mà mình cần chuyển trục)..sau khi rút gọn đi thì còn lại là a.b^3/3<br />

Thưa Thầy: chiều dài dầm là 29m. em chia dầm thành 3 đoạn : 9m, 11m và 9m.<br />

khoảng cách mối nối tính từ đầu dầm là 9m. Như vậy có hợp lý không vậy Thầy ơi!?<br />

Khi chia các đoạn dầm để đặt mối nối cần chú ý các điểm sau :<br />

1. Nếu có bố trí độ vồng ngược thông qua mối nối thì số lượng các đoạn dầm phải lẻ (số<br />

mối nối chẳng) để tương thích với độ võng của dầm cầu. Các đoạn dầm đối xứng nhau thì<br />

chiều dài bằng nhau.<br />

2. Chiều dài các đoạn dầm từ 8-12m để phù hợp với khả năng thi công, vận chuyển, lắp<br />

ghép.<br />

3. Nếu thiết kế dầm lai, hoặc đoạn dầm giữa dùng thép cường độ cao hơn (để tiết kiệm<br />

thép, tăng khả năng chịu lực ở vị trí chịu momen lớn) thì chiều dài đoạn giữa cần phải<br />

xem xét, thường là ngắn hơn các đoạn hai bên do momen uốn chỉ lớn ở lân cận đoạn giữa<br />

dầm.<br />

4. Nếu không thiết kế dầm lai, hoặc chỉ dùng một loại thép cho toàn dầm, thì chiều dài<br />

các đoạn dầm phải gần bằng nhau để thuận tiện cho thi công.<br />

Đối với trường hợp của em, thì 9+11+9 là đẹp rồi đó em.<br />

em chào thầy<br />

bây giờ làm đồ án hoàn chỉnh thì em có thể thay đổi kích thước lan can so với bài tư cách<br />

ko thầy?<br />

em cảm ơn!<br />

Chỉ không được thay đổi mặt cắt ngang cầu : số dầm, S, Lc. Các thông số còn lại được<br />

thay đổi để đồ án được tốt hơn.<br />

Thầy ơi cho em hỏi: trong đồ án của em thỏa mãn điều kiện -300


Em chào thầy ah. Thầy cho em hỏi tí. Khi sườn tăng cường chỉ co STC đứng thì bề<br />

rộng mép thò ra của 2 STC đối xứng về mỗi bên dầm không nhỏ hơn(30-40mm) và<br />

ở STC đứng trung gian mình không được hàn vào cánh chịu kéo mà phải dùng tấm<br />

thép đệm dày(16-20mm) rộng (30-40mm) bản đệm ép chặt vào đầu STC và cánh<br />

dưới dầm rồi hàn bằng đường hàn góc vào đầu STC. Như vậy có đúng không ah<br />

1. Về chiều dài phần nhô ra mỗi bên của sườn tăng cường trung gian<br />

Trong 22TCN 272-05 đã viết rất rõ, bạn đọc lại trang 76 chương 6 của tiêu chuẩn.<br />

2. Chiều dài STC trung gian đã trả lời trước là cách mép của bản cánh chịu kéo 4tw-6tw<br />

(trong tiêu chuẩn cũng viết rất rõ ở trang 76 luôn), không dùng thêm một bản thép nào để<br />

nối STC và bản cánh dưới lại với nhau.<br />

Thầy ơi! khi mình chọn kích thước dầm, có tính chiều cao dầm theo công thức<br />

L/25=0.04L. Tại em kiểm toán<br />

thấy dư nên em muốn giảm chiều cao dầm lại. Xin thầy giải đáp dùm em. Em cám<br />

ơn thầy!<br />

Chiều cao dầm (1/25-1/20)L là theo kinh nghiệm thiết kế. Khi thiết kế, từ chiều cao dầm<br />

tối thiểu trong tiêu chuẩn, em thêm vào từ 50-150mm nữa là ổn. Nếu kiểm toán không đạt<br />

hoặc dư thì điều chỉnh tiếp.<br />

Thưa thầy, cho em hỏi là trong phần chọn vật liệu thì mình chọn thép và các thông số kỹ<br />

thuật theo tiêu chuẩn như thế nào vậy?<br />

Ví dụ trong bản thuyết minh 3 chương của thầy đã sửa thì em thấy là đều chọn thép tấm<br />

M270 cấp 250 cho cả dầm chủ, liên kết ngang, sườn tăng cường, lan can, trong khi một<br />

số tài liệu khác thì lại có cách chọn không giống như vậy.<br />

Mong thầy giải đáp giúp em !<br />

!<br />

Cách chọn thép :<br />

1.Thép tấm : dùng cho dầm thép, sườn tăng cường, bản nối dầm .v.v : chọn thép theo tên<br />

gọi của ASTM: có 4 loại M270 cấp 250 (345,345W,485)<br />

2.Thép hình : là thép ống, thép góc .v.v.. :dùng cho lan can, hệ liên kết ngang (khung<br />

ngang và dầm ngang), hệ liên kết dọc.. : Chọn theo catalogue của nhà sản xuất. Nếu<br />

không có catalogue thì chọn theo thép tấm cũng tạm được.<br />

3.Thép thanh : Nếu thép đai thì CI, thép gờ chịu lực thì CII.<br />

thầy ơi cho em hỏi trong bản vẽ bài tư cách thì dầm biên chỉ bố trí sườn tăng cường<br />

bên trong không bố trí bên ngoài, điều đó có ảnh hưởng gì đến khả năng chịu lực<br />

của dầm biên hay không và khi ta tính toán thì có khác gì so với dầm bố trí 2 stc<br />

không.. .<br />

Ở dầm biên, STC đứng trung gian chỉ bố trí một bên trong, còn STC đứng gối thì bố trí<br />

cả 2 bên nhé.<br />

Khi bố trí khác như vậy, thì kiểm toán phải kiểm toán cho cả dầm biên và dầm giữa. Tuy<br />

nhiên, nêu không đạt thì chỉ cần bố trí thêm STC đứng trung gian vào mặt trong của dầm<br />

biên, lúc đó khoảng cách các STC sẽ nhỏ lại (do), kiểm toán sẽ đạt.


Thầy ơi cho em ngoài lề 1 chút.<br />

Khi vẽ lan can gắn vào bản mặt cầu, với độ dốc đó thì gốc lan can đc lấy ở đâu ?<br />

phía bó vỉa hay lan can ?<br />

Vd như chiều cao bó vỉa là 300, thì với độ dốc 2%, nếu lấy bó vỉa làn gốc, thì chiều cao<br />

bó vỉa không đổi, nhưng phía lan can sẽ cao thêm 1 đoạn. Ngược lại bên lan can làm gốc<br />

thì bên bó vỉa sẽ thay đổi độ cao. Hay là lấy trung điểm ?<br />

Thiết kế cần đảm bảo chiều cao từ mép trên của lớp phủ mặt cầu đến mép của bó vỉa<br />

>=200 là<br />

thầy ơi cho em hỏi tý ha nếu em bố trí bulong thì mình cần dựa vào tieu chuẩn để bố<br />

trí nhưng trương hợp em bố trí 2 hang cốt thép rồi mình lấy đố xướng trong trương<br />

hợp từ tim 2 bulong lớn hơn khoảng cách của 2 tim bulong khac thi có được không<br />

thầy.ngược lại trong trường hợp khoảng cach lớn qua thì em co thể thêm vào giữa<br />

của 4 bulong xung quanh 1 bulong được ko thầy ơ đây em sử dung bulong d =18<br />

(cho tất các kết cấu chính) khoảng cach 2 tim bulong là 60mm(>=3d) khoảng cách<br />

từ mép bulong toi mép tấm thép 40mm(2d)bố trí theo khoảng cách tối thiểu thì có<br />

được ko thầy ơi<br />

Bố trí thỏa các điều kiện : Khoảng cách tối thiểu, khoảng cách tối đa (bu long tổ hợp),<br />

khoảng cách tối đa (bulong hàng ngoài cùng), khoảng cách tới mép tối thiểu, khoảng cách<br />

tới mép tối đa. Xem các ví dụ tính toán trong sách.<br />

có phải tải trọng lớp phủ đặt cách mép bó vỉa 300 mm khi có lề bồ hành và 600 mm<br />

khi k có lề bộ hành phải không thầy<br />

Bạn nhầm tai hại quá !<br />

Lớp phủ nó trải toàn bộ trên bề rộng mặt cầu nên bạn phải tính hết tải trọng lớp phủ trên<br />

bề rộng và đây là tải phân bố.<br />

Cái giá trị 300mm và 600mm là khi xếp xe theo phương ngang cầu.<br />

Giá trị xếp xe cách mép lan can 300mm là khi bạn tính toán bản hẫng.<br />

Thưa thầy: Khi mình kiểm tra điều kiện sử dụng phương pháp tính: B/Ltt


làm sao hả thầy? mong thầy cho ý kiến.<br />

Mỗi phương pháp có phạm vi áp dụng của nó, nếu đã tính theo phương pháp này rồi thì<br />

không còn tính theo phương pháp kia nữa.<br />

Thầy cho em hỏi trong phần kiểm toán ở TTGH CDD1 thì cái khống chế 15% la<br />

tính cho dầm biên hay cả dầm giữa nữa vậy thầy. có giới hạn về khả năng chịu cắt<br />

nữa không thây.<br />

!<br />

15% là tính cho kiểm toán tiết diện dầm ở TTHG Cường Độ (uốn và cắt) và ở TTGH Sử<br />

Dụng (Kiểm toán ứng suất chảy bản biên).<br />

Như vậy 15% tính cho các phương trình kiểm toán sau :<br />

1. Mr > Mu (hoặc Fr > fu)<br />

2. Vr > Vu (có thể dư tí xíu cũng được)<br />

3. ff < 0.95 Rh*Fy<br />

(cho cả dầm biên và dầm giữa)<br />

Dạ thầy cho em hỏi thêm tý nửa ạ: khi kiểm tra Vr>Vu, lêch khá lớn thì lam sao để<br />

giảm nó xuống ạ!<br />

và trong phân kiêm tra mõi em không hiểu chổ m.gs/1,2 là gì ạ. có phải chỉ xet cho 1<br />

làn phải không thầy<br />

Có 3 công thức xác định Vn, muốn giảm Vn chỉ còn cách giảm bề dày sườn dầm.<br />

m.gs/1.2 là hệ số phân bố ngang cho 1 làn xe, không xét hệ số làn xe (1 làn nên hệ số làn<br />

xe m=1.2. chia ngược cho m=1.2)<br />

Thưa thầy, trong phần xếp xe để tính HSPBN cho Dầm Trong sao trục xe vẫn<br />

không cách mép làn 600 (cho dù xếp như trong bài thì giá trị sẽ lớn hơn) và trong<br />

trường hợp tính dầm trong (dầm 3, xếp 1 làn) thì bánh xe bên trái nằm ra ngoài<br />

phạm vi của làn luôn.???<br />

Trục xe cách mép làn 600. Trong bề rộng cầu (8m) thì xếp 2 làn xe, mỗi làn bề rộng<br />

3.5m. Và vị trí làn xe được phép xê dịch theo phương ngang, chứ không cố định (thiết kế<br />

cần xem xét sự phát triển của tải trọng và sự thay đổi sau này).<br />

Dạ thưa thầy, thầy có thể giải thích rõ giúp em hơn được không, có phải: xe và<br />

làn(3m) là 1 cụm cố định(tức xe nằm chính giữa làn(3m) mỗi bánh xe đều cách mép<br />

làn(3m) là 600), và cụm này được phép di động trong phạm vi 3,5m của làn xe thiết<br />

kế không ah?<br />

hay xe và làn(3m) là 2 tải trọng di động riêng lẽ miễn là nằm trong phạm vi của làn(3,5m)<br />

?<br />

Trong bài thầy gửi, bánh xe không cách mép làn 600mm, thầy hướng dẫn giúp em với.<br />

Phải phân biệt mép làn và mép tải trọng làn. Mép làn đây là mép của làn xe thiết kế 3.5m.<br />

Vậy xe cách mép làn thiết kế 600, không liên quan tới tải trọng làn lúc đó có đặt hay<br />

không và đặt ở đâu. Mình đã nói là Phân biệt tải trọng làn và làn xe thiết kế. Hai tải trọng<br />

: Xe và Làn là hai tải trọng khác nhau và xếp độc lập.


Thưa thầy, cho em hỏi: chiều dài dầm của em là 36m, em chia làm 3 đoạn bằng<br />

nhau là 12m nhưng vị trí mối nối trùng vào vị trí có sườn tăng cường, vậy có được<br />

không thầy?<br />

Nếu em bố trí khoảng cách các hàng bulong đủ xa để bố trí mối hàn thì vẫn được. Nhưng<br />

theo quan điểm của mình, nếu tại đó dự định có bố trí STC thì nên bố trí hai cái hai bên<br />

bổ xung vào đó cũng được.<br />

Cái này mình xem cũng bó tay luôn. Hỏi ý kiến tác giả Nguyễn Hoàng Nam CD09B<br />

nhé em.<br />

Phần đó là momen quán tính của 2 hình tam giác nhỏ ngay chổ bản bê tông vút đối<br />

với trục trung hoà của tiết diện liên hợp ạ!<br />

Momen quán tính của 1 hình tam giác đối với trục qua cạnh đáy là bh^3/12.<br />

Còn đối với trục qua trọng tâm tam giác là bh^3/36.<br />

1.Dầm em có B=12m,Btc=13m,bố trí 3 làn xe, không có lề bộ hành,vậy khi xếp tải trọng<br />

làn lên đường ảnh hưởng để tính hệ số phân bố ngang em phải xếp số làn tối đa tác dụng<br />

lên đường ảnh hưởng( 2 tải trọng làn) hay em phải xếp 3 tải trọng làn lên đường ảnh<br />

hưởng vậy ạ<br />

2.Trong trường hợp trên thì phải lấy hệ số "m" là bao nhiêu???<br />

Số làn tối đa là 3 làn. Tùy vào đường ảnh hưởng mà em xếp sao cho kết quả hệ số phân<br />

bố ngang (tổng các tung độ, diện tích đường ảnh hưởng) lớn nhất. Nếu không nhận thấy<br />

chính xác thì xếp các trường hợp rồi so sánh. hệ số m tùy vào từng trường hợp xếp số làn<br />

mà lấy hệ số m tương ứng. So sánh kết quả mg, trường hợp nào lớn nhất thì lấy.<br />

Tuy nhiên, vẫn giữ kết quả của trường hợp 1 làn để tính mỏi (chỉ cho tải trọng xe)<br />

momen . lực cắt ở TTGH mỏi giai đoạn 1 dotĩnh tải là =0 phải k thầy .(vì hệ số điều<br />

chỉnh,hệ số tải trọng tỉnh tải các bộ phận liên kết ,hệ số tải trọng tĩnh tải tiện ích<br />

công cộng ở TTGH mỏi đều bằng 0 hết phải không thầy)<br />

Xem lại bài trước. TTGH Mỏi chỉ kiểm toán ở giai đoạn 2, có hoạt tải mỏi. Có 3 tổ hợp<br />

tải trọng và hệ số tải trọng tương ứng ở câu trả lời trước.<br />

Em chào thầy! thầy cho em hỏi ở dầm biên của em không thõa mãn phương pháp<br />

dầm đơn nên em tính theo pp đòn bẩy tính nội lực ở mặt cắt gối, nén lệch tâm cho<br />

các mặt cắt còn lại như vậy khi tính toán mỏi em co cần phải so sánh lấy giá trị lớn<br />

nhât giưa hệ số phân bố ngang của pp đòn bẩy với pp nén lệch tâm không ạ, hay chỉ<br />

lấy theo pp nén lệch tâm (đối với dầm biên)<br />

Trong trường hợp của em thì : Tính toán mỏi cho dầm biên :<br />

Vsr tại mặt cắt gối - mc có hệ khung ngang đầu tiên: dùng kết quả pp đòn bẩy<br />

Vsr tại các mặt cắt còn lại : dùng kết quả của pp nén lệch tâm.<br />

Momen mỏi : dùng kết quả của pp nén lệch tâm.<br />

Đối với dầm giữa thì dùng kết quả pp dầm đơn.<br />

thưa thầy cho em hỏi : chiều dài nhịp 37m ếu mối nối cách đầu dầm là 7650mm và<br />

14650m thì em kiểm tra mặt cắt 7650 và 14650 rồi thì có phải kiểm tra mặt cắt tại


liên kết ngang gần mặt cắt giữa dầm nữa không ạ vì mặt cắt này nằm gần mối nối<br />

rồi ạ!<br />

mặt cắt tại liên kết ngang cách đầu dầm là 15150mm !<br />

em cảm on thầy!<br />

Nếu em bố trí 4 mối nối thì phải kiểm tra cho 2 mặt cắt có mối nối.<br />

Còn mặt cắt tại liên kết ngang gần mặt cắt giữa nhịp : Mặt cắt này chỉ tính giá trị momen<br />

M1 để đưa vào công thức kiểm tra chiều dài không giằng Lb, chứ không kiểm toán mặt<br />

cắt này.<br />

Thưa thầy cho em hỏi:<br />

-Khi tổ hợp tải trọng, đối với HL93 thì dùng phương pháp dầm đơn nhưng mà dầm<br />

biên của em không tính được HSPBN theo phương pháp dầm đơn thì em phải dùng<br />

phương pháp đòn bẩy hay nén lệch tâm để tính cho HL93 ạ?<br />

-Các mặt cắt I-I, II-II, III-III, IV-IV thì dùng HSPBN của phương pháp nào tương<br />

ứng với các mặt cắt đó ạ???<br />

Nếu không dùng được PP dầm đơn thì :<br />

+Mặt cắt đầu dầm dùng pp đòn bẩy<br />

+Các mặt cắt còn lại dùng PP Nén lệch tâm hoặc gối tựa đàn hồi.<br />

thầy ơi cho em hỏi trong phần tổ hợp nội lực ở các TTGHCD1 thì Mu của dầm biên<br />

lớn hơn dầm giữ và Vu của dầm giữa lớn hơn dầm biên , hay là bấc kì trường hợp<br />

nào cũng có thể xảy ra.<br />

Cái này phụ thuộc vào mặt cắt ngang cầu của em, từ đó ra được kết quả tính hệ số phân<br />

bố ngang. Từ đó ra tiếp nội lực của dầm biên và dầm giữa. Như vậy, các trường hợp đều<br />

có thể xảy ra, tùy thuộc vào mặt cắt ngang cầu của em.<br />

thưa thâỳ em làm theo phương pháp đá kê gối mà đã giảm tw(12mm) và D(840mm)<br />

xuống tối thiểu rồi nhưng lực cắt vẫn còn thừa khoảng 75% giờ chỉ còn cách giảm số<br />

dầm lại thôi phải không thầy ? mong thầy cho em ý kiến ! em cảm ơn thầy!<br />

Trước hết em xem kỹ các kết quả tính nội lực đã chính xác chưa. Và các công thức thế số<br />

đã đúng chưa ?<br />

Trong trường hợp đã đúng rồi, thì chỉ có cách làm tăng Vu lên, giảm số dầm cũng là một<br />

cách hợp lý trong trường hợp của em.<br />

thầy cho em hỏi câu này hơi "ngu" 1 tí, khi mình tính DC3 để xác định vị trí DC3<br />

em thấy bài bài mẫu thầy gửi chỉ tính cho 1 bên, còn khi mình tính nội lực theo<br />

phương dọc cầu DC3 mình có nhân đôi(x2) lần lên ko ạ? Em chào và nhiều.<br />

Khi tính tải trọng thì hai bên giống nhau, tính 1 bên.<br />

Khi tính hệ số phân bố ngang thì xếp hai bên vào, lúc đó có nhân 2 hay không thì tùy vào<br />

đường ảnh hưởng, và kết quả nhân 2 đó đã được kể vào hệ số phân bố ngang rồi.


Thưa thầy, theo như thầy nó là xe cách mép làn 0.6m, vậy sao trong đồ án mẫu lại xếp xe<br />

tại mép làn<br />

Trích đồ án mẫu trang 20<br />

[Only registered and activated users can see links]<br />

Xếp 1 làn : Làn đặt bất kỳ nên xếp 1 làn vào giữa, ngay trên dầm số 3.<br />

Xếp 2 làn : Xếp cho xe và xếp cho tải trọng làn khác nhau, và khi đó vị trí của 2 làn xe<br />

thiết kế cũng khác nhau<br />

+ Xếp tải trọng làn : mép làn thiết kế trùng với mép tải trọng làn, và nằm đúng trên vị trí<br />

dầm số 3.<br />

+Xếp tải trọng xe : lúc này hai làn bị lệch qua bên phải (để cho vệch bánh xe nằm trên<br />

dầm số 3, có tung độ dah = 1). Vị trí mép làn cách dầm số 3 về bên phải 600mm (giữa hai<br />

trục xe của 2 xe, cách nhau 1200 (hình trên cùng))<br />

Thầy ơi càng làm các phat sinh nhiều vấn đề thầy ạ! thầy cho m hỏi tý ạ, trong phần thiết<br />

kế mối nối bản bụng cái lực cắt tác dụng vào dầm chính Vu có phải lấy tại mặt cắt mối<br />

nối không thầy.<br />

Vmax= max(0.75Vn,Vu)<br />

Vu : Lấy tại mặt cắt mối nối.<br />

Em chào Thầy! Dạ, Thầy cho em hỏi là em có 8 dầm theo phương pháp gối tựa đàn hồi<br />

thì em có 7 nhịp nhưng mà em tìm thì không thấy bảng tra cho 7 nhịp vậy em phải tra<br />

trường hợp 6 nhịp hả Thầy? Dạ .<br />

Theo mình nghĩ trong phương pháp gối tựa đàn hồi thì những dầm càng xa thì không cần<br />

xét đến vì ảnh hưởng lên các dầm này rất nhỏ có thể bỏ qua. Mong mấy bạn và thầy cho<br />

ý kiến thêm.<br />

Em chào Thầy! Dạ, Thầy cho em hỏi là em có 8 dầm theo phương pháp gối tựa đàn hồi<br />

thì em có 7 nhịp nhưng mà em tìm thì không thấy bảng tra cho 7 nhịp vậy em phải tra<br />

trường hợp 6 nhịp hả Thầy? Dạ .<br />

uh, khi số nhịp vượt quá trong bảng tra thì tra bảng với số nhịp lớn nhất trong bảng tra.<br />

Vấn đề này được giải thích là : do ảnh hưởng của tải trọng quá nhỏ nên xem bằng không.<br />

Dạ cho e hỏi!!!<br />

Trong phần kiểm toán mỏi của bản bụng do cắt, ta có Sc: momen tĩnh của phần trên và<br />

dưới trục trung hòa...Khi tính ứng suất do tỉnh tải ( giai đoạn 2) gây ra thì Sc=0.5*tw(D-<br />

Yo+tc+Y"o)+.....Vậy Y"o xác định như thế nào vậy ạ, e :)<br />

Y''o là khoảng cách của trục trung hoà giai đoạn liên hợp dài hạn so với trục trung hoà<br />

trong giai đoạn chưa liên hợp đó bạn,nó là c'' ở chương 2 trong Đồ án mẫu.<br />

Thưa thầy! thầy cho e hỏi e có 8 dầm làm theo phương pháp gối tựa đàn hồi nhưng<br />

hệ số α của e nhỏ hơn 0.005 thì lấy bằng 0.005 hả thầy?, e nhiều.<br />

Nếu hệ số alpha


thưa thầy em thấy khi kiểm toán lưc cắt rất khó thỏa khi dùng phương pháp đá kê một<br />

phần vì DW bé và dầm ngắn hoạt tải sẽ nhỏ ! khi em làm 8 dầm thì em kiểm toán dù<br />

giảm tw tối thiểu nhưng vẫn không thỏa (77%) em thử tăng DW theo phương pháp mui<br />

luyen thì thỏa và em thử giảm xuống 7 dầm thì khi giảm tw xuống tối thiểu =12mm thì có<br />

vẻ gần thỏa sát 50% thì có thể chấp nhận được! thầy có thể cho em thay đổi số dầm hay<br />

em phải làm theo phương pháp mui luyện ạ? mong thầy cho em ý kiến ! em cảm ơn thầy.<br />

Không phải vì kiểm toán cắt dư quá mà em lại làm thêm lớp mui luyện. Lớp mui luyện<br />

hiện nay ít được sử dụng do tăng tĩnh tải cho công trình. Trường hợp của em là do em<br />

chọn khoảng cách dầm gần nên các dầm chịu lực dư. Em điều chỉnh lại mặt cắt ngang cầu<br />

nhé. Thiết kế mặt cắt ngang cầu rất quan trọng, vì đó là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề<br />

sau.<br />

Công thức tính độ võng do tải trọng làn có nhân hệ số làn không thầy .em tra tiêu chuẩn<br />

thấy có nhân .đúng k thầy<br />

Công thức tính độ võng do tải trọng làn có nhân hệ số làn xe m.<br />

chào thầy và mọi người.<br />

cho em hỏi trong phần tính tĩnh tãi DC1 đối với STC thì phải tính cho toàn cầu hay<br />

chỉ tính cho một giầm thôi<br />

em học tệ lắm mong mọi người giúp với . thank mọi người<br />

STC thì tính cho một dầm thôi em, hai bên dầm có bố trí STC, em tính tổng trọng<br />

lượng rồi chia cho chiều dài dầm.<br />

khi tổ hợp tải trọng ở trạng thái chường độ để kiểm toán :khi đó các hệ số phân bố<br />

ngan(gdw,gxe,gl,gpl,) lấy theo phương pháp nào(hay theo số lớn phải ko )và hệ số<br />

phân bố ngang gdc lấy (DC2,hay DC3)<br />

Hệ số phân bố ngang phụ thuộc vào mặt cắt và tải trọng. sao mà em chậm hiểu thế. xem<br />

các câu trả lời trước mà làm theo.<br />

Em chào thầy ạ. Thầy cho e hỏi xíu. khi mình kiểm tra điều kiện cho dầm liên hợp<br />

ngắn hạn. LbLp=1.76rt*sqrt(E/Fyc) và<br />

Lb


Thưa Thầy cho em hỏi!<br />

Lúc chọn chiều cao dầm ngang em lấy > 0.5d .Nhưng giờ em thấy trong bài đồ án<br />

mẫu là >0.5h. do vậy chiều cao dầm ngang của em không đảm bảo! vậy em có phải<br />

chọn lại không Thầy! vì bài em đã làm tới phần kiểm tra ứng suất chảy bản biên rồi<br />

mà chọn lại dầm ngang thì tĩnh tải thay đổi=> tính toán từ đầu! Thầy cho em ý kiến<br />

ạ!<br />

Chiều cao dầm ngang không ảnh hưởng đến kết quả tính toán dầm chủ. Chiều cao dầm<br />

ngang chọn sơ bộ là khoảng 0.5h. Sau này kiểm toán dầm ngang, nếu dư nhiều có thể<br />

điều chỉnh giảm.<br />

Thầy ơi trong phần kiểm tra giằng bản cánh chịu né của tiêt diên không chắc cho<br />

tiết diện chưa liên hợp thì cái rt tính toán khác với quy trình thầy ạ, trong quy trình<br />

thì rt bao gồm bản cánh chịu nén và 1/3 chiều cao của bản bụng chịu nén nữa ạ mà<br />

trong file của thầy chỉ kể tới bản cánh chịu nén thôi ạ.<br />

Trường hợp tính rt gồm bản cánh và thêm 1/3 chiều cao bản bụng chịu nén (1/3 Dc) : là<br />

ứng với tiết diện dầm liên hợp.<br />

Còn tính rt chỉ có bản cánh là dầm không liên hợp.<br />

Trong dầm liên hợp chịu uốn dương, vì bản mặt cầu giữ dầm ổn định theo phương ngang<br />

rồi nên điều kiện này không cần kiểm tra. Chỉ xét trong trường hợp tiết diện liên hợp chịu<br />

uốn âm.<br />

vậy khi kiểm tra ở giai đoạn chưa liên hợp thì em lấy M1 chỉ do DC1 gây ra thôi<br />

phải không thầy?<br />

Khi kiểm toán dầm không liên hợp, xét tải trọng DC1 và DC2. Vì thể chỉ cộng momen<br />

Mdc2 và Mdc2 thôi nhé.<br />

trong quá trình làm mình ko có tính gì về HSPBN của DC1...vậy trong quá trình<br />

tính toán mình phải lấy = bao nhiêu vậy thầy? e cam ơn thầy...!<br />

Trọng lượng bản thân dầm nào sẽ tác dụng 100% vào dầm đó. vì thế hệ số phân bố ngang<br />

do tải trọng DC1 là g=1.<br />

dạ thầy ơi cho em hỏi . tác dụng của việc tạo độ vồng ngược cho dầm là để làm gì ạ<br />

Tạo vồng ngược có 2 trường hợp :<br />

1. Độ vồng ngược bằng độ võng do tĩnh tải<br />

2. Độ vồng ngược bằng độ võng do tĩnh tải + 1/2 độ võng do hoạt tải.<br />

Tác dụng để triệt tiêu độ võng do tải trọng.<br />

Thầy ơi, cho em hỏi vị trí tại mặt cắt mối nối (II), mặt cắt liên kết ngang gần mặt cắt<br />

giữa dầm (III-III) làm sao xác định được vậy ạ?<br />

Mặt cắt đó là tại vị trí đặt mối nối và vị trí có liên kết ngang gần mặt cắt giữa nhịp : Cần


tính nội lực tại mặt cắt này để tính toán kiểm toán.<br />

Còn vị trí đặt mối nối và bố trí hệ liên kết thì xem lại bài giảng và tài liệu.<br />

29-11-2012, 05:50<br />

Em thấy công thức tính độ võng<br />

delta=(5/384)*(Ltt^3/Es)*((DC1+DC2)/Inc+(DC3+DW)/Ist) chưa được đúng lắm.<br />

Bởi vì giai đoạn chưa liên hợp chỉ có DC1. Giai đoạn khi liên hợp thì có cả<br />

DC2+DC3+DW.<br />

em thấy trong phần hướng dãn thì có ghi công thức<br />

này:delta=(5/384)*(Ltt^4/Es)*(DC1/Inc+(DC2+DC3+DW)/Ilt). Thầy cho em ý kiến<br />

ah.<br />

Em mà giữ cái ý nghĩ này rồi áp dụng vào đồ án và thi, thì chuẩn bị tinh thần học lại nhé.<br />

Mà em tên gì thế ? Sỹ Bảo hả em ? Mình nhớ cái tên này rồi đó em. Mua nải chuối về<br />

cúng giải hạn đi em.<br />

Thưa thầy, trong phần kiểm tra khả năng chịu cắt, tuy dầm không có sườn tăng<br />

cường dọc nhưng chúng ta có bố trí các sườn tăng cường đứng với k/c đảm bảo<br />

không lớn hơn 3D như vậy theo mục [A6.10.7.1] trang 110 thì dầm được xem là<br />

được tăng cường, tức phải lấy mục A6.10.7.3 để kiểm toán.Vậy sao trong bài lại lấy<br />

trường hợp dầm không được tăng cường (mục A6.10.7.2) để kiểm toán vậy thầy? !<br />

Uh. Mình đã xem lại và đúng như em đã nói. Vậy thì phần lực cắt, nhờ đồng chí<br />

NGUYEN HOANG NAM sửa lại như sau :<br />

1.Kiểm toán khoang trong : Tại mặt cắt có STC đứng trung giab đầu tiên : Lấy luôn Vu<br />

tại gối vì chênh lệch không đáng kể.<br />

2.Kiểm toán khoang cuối : Tại mặt cắt gối.<br />

cho em hỏi trong liên kết ngang đầu dầm thì dầm ngang w760x196 dài 1885m ở đâu<br />

có vậy !!!! khi đó bài em ltt=33.4m,s=2050mm thì chiều dài dầm ngang w760x196<br />

bao nhiêu vậy mọi người<br />

Dựa vào mặt cắt ngang cầu, khoảng cách giữa các dầm, khoảng không gian trống giữa<br />

các dầm mà thiết kế hệ dầm ngang và khung ngang nhé em.<br />

Thưa thầy,đối với trục trung hòa P<strong>DA</strong> qua bản vút,khi tính Y âm thì P<strong>DA</strong> sẽ nằm<br />

giữa lớp cốt thép dưới và phần biên dưới bản mặt cầu,vậy mình cần thiết lập lại<br />

điều kiện để cho nó qua bản mặt cầu hay không vậy thầy?Mong thầy giải đáp giúp<br />

em!<br />

Trường hợp này phải thiết lập lại công thức. Hy vọng mọi người sẽ được chiêm ngưỡng<br />

công thức mới sáng tác của em.<br />

1) Trong CT phân phối lại momen theo phân tích đàn hồi (Bài giảng trang 105) thầy<br />

có tính Rb cho cả hai trường hợp là cánh chịu nén và cánh chịu kéo mà sao em<br />

không thấy trong bài mẫu tính như vậy ah?


Nếu bạn NGUYEN HOANG NAM có online thì trả lời giúp nhen,hjhj.Cảm ơn trc!<br />

----> Mình có xem trong quy trình thì công thức f tạm thời tính theo Lê Đình Tâm, cái này không<br />

Thưa thầy,tổng hợp ứng suất tại các thớ biên dầm thép ( giai đoạn I+ giai đoạn II)<br />

để xác định chiều cao chịu nén Dc của tiết diện liên hợp có thể lớn hơn Fy được<br />

không thầy, vì em thấy ứng suất tại các thớ biên dầm thép < Fy thì khó đạt điều<br />

kiện dư không quá 15%, mong thầy trả lời cho em<br />

Dc được tính ở TTGH Cường Độ 1, nên các ứng suất tính lớn hơn Dc là không sao cả.<br />

Chào thầy!<br />

thưa thầy cho em hỏi là khi hệ LKN gần mặt cắt giữa dầm(vì hệ LKN cách mc giữa<br />

dầm 500) có momen tỉnh tải bé hơn ở mặt cắt giữa dầm mà momen hoạt tải lại lớn<br />

hơn ở mặt cắt giữa dầm , khi tổ hợp nội lực lại thì Mu tại mặt cắt có hệ LKN lớn<br />

hơn mặt cắt monen ở mặt cắt giữa dầm thì mình chọn mặt cắt có Mu lớn hơn để<br />

kiểm toán hay ở mỗi giai đoạn mình chọn momen lớn để tính ạ vì GĐ1 mặt cắt giữa<br />

dầm lại lớn hơn ạ?em cảm ơn thầy!<br />

Tạm thời lấy mặt cắt giữa dầm để kiểm toán. Vấn đề này đang bàn luận ở Bộ môn.<br />

05-12-2012, 05:18<br />

1) Khi vẽ biểu đồ ứng suất cho các giai đoạn, trong bài mẫu ứng suất tại các thớ biên của<br />

dầm nhỏ hơn Fy (làm việc trong giai đoạn đàn hồi) nên ta có thể áp dụng các công thức<br />

tính ứng suất được, nhưng trong trường hợp của em để đạt được Mu < 15%Mr thì ứng<br />

suất tại các thớ biên > Fy ( bị chảy dẻo một phần ) vậy làm sao để tính ứng suất tại các<br />

điểm trên dầm và cách xác định chiều cao vùng nén của sườn dầm Dc, bởi vì khi đó TTH<br />

khác với TTH làm việc trong giai đoạn đàn hồi?<br />

----> Em gọi chiều cao chảy dẻo là x, rồi em cân bằng momen, em giải được x . Từ đó em<br />

vẽ được biểu đồ ứng suất có đoạn chạy dẻo nhé em.<br />

2) Tại sao ta tính bu lông thì ở TTGH sử dụng còn tính đường Hàn thì ở TTGH cường<br />

độ?<br />

----->Bulong cường độ cao thì tính ở TTGH SD : Liên kết có nguy cơ trượt, và khi bị<br />

trượt là không còn chịu lực được nữa. Còn đường hàn là liên kết không trượt, nên kiểm<br />

toán ở TTGH Cường độ để kiểm tra khả năng chịu lực của đường hàn : khi bị chảy dẻo<br />

hoặc phá hủy đường hàn thì không còn khả năng làm việc


!<br />

-------------------------------------------------------------<br />

05-12-2012, 05:19<br />

Thưa thầy cho em hỏi là ở kiểm toán trạng thái GH sử dụng thì ứng suất của bản<br />

cánh chịu uốn ở thớ dưới dầm thép f0.95Rh*Fyf<br />

thì phải làm sao nữa thầy.<br />

Tăng tiết diện, hoặc tăng cấp thép lên em.<br />

Thưa thầy, khi em tính momen cộng thêm M(AD) thì em thấy biên trên f(s,t) đạt<br />

ứng suất chảy Fy trước, tại vì với tiết diện dầm vô cùng tiết kiệm của mình thì chỉ<br />

cần tổng tĩnh tải ( không cần hoạt tải )thì đã gây ra ứng suất chảy tại các thớ biên<br />

rồi, đặc biệt là thớ trên, bởi vì trong số các tải trọng gây ra thì (DC1,DC2) là đóng<br />

góp ứng suất nhiều nhất, mà (DC1,DC2) thì do tiết diện nguyên (NC) chịu khi đó<br />

TTH nằm thấp phía dưới gây ứng suất thớ trên rất lớn, chỉ cần thêm một ít<br />

(DC3,DW) nữa thì đã chảy dẻo rồi. Vậy thì có đúng không thầy? Khi đó, trong tính<br />

toán có khác gì không vậy thầy?<br />

Tất nhiên là em phải kiểm tra thử, thớ nào chảy dẻo trước. Nếu em đã thử và biết thớ trên<br />

chảy dẻo trước thì em tính lại công thức cho thớ trên. Sửa lại phương trình tại thời điểm<br />

chảy dẻo.<br />

Còn không thì em tính hai giá trị My ứng với lần lượt 2 biên chảy dẻo, lấy giá trị My nhỏ<br />

hơn sẽ là My cần tính.<br />

Tại sao khi vẽ đường ảnh hưởng lực cắt, lực V_A tại gối cố định lại hướng xuống (<br />

khác với cách vẽ trong SBVL) dạ?<br />

[Only registered and activated users can see links]<br />

Chào con. Có 2 quan điểm về dấu của đườn ảnh hưởng lực cắt. Theo mình thì chọn quan<br />

điểm đường ảnh hưởng dương nằm bên dưới (cùng chiều với tải trọng). Con dùng cách<br />

nào cũng được, miễn là kết quả đúng.<br />

Thưa thầy trong phần kiểm tra lực cắt khoang trong giá trị K = 5+5/(d0/D)^2 thì giá<br />

trị d0 ( khoảng cách giữa các sườn tăng cường) được lấy giữa các sườn tăng cường<br />

nào ạ ?Trong đồ án mấu em thấy có lấy d0 =3000 tức là khoảng cách giữa các sườn<br />

tăng cường trung gian mà không phải 1500 hay 600<br />

d0 được lấy tại mặt cắt đang kiểm toán, là mặt cắt đầu dầm. Ví thế d0=600, 1500. Đồ án<br />

mẫu đang sửa lại chổ này. Đồng chí NGUYEN HOANG NAM chú ý.<br />

Được sự yêu cầu của thầy mình gửi lại bài viết mà thầy đã trả lời về hệ số PBN. Các<br />

bạn chú ý kỹ phần này, nghe thầy nói nếu sai sẽ được làm lại đồ án đấy!<br />

MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÂN BỐ NGANG:<br />

1) Phải dùng phương pháp đòn bẩy cho tất cả các loại tải trọng tại mặt cắt đầu dầm (mố-


trụ-gối) cho cả dầm trong lẫn dầm biên. (Vì tại vị trí đầu dầm chuyển vị theo phương<br />

đứng rất nhỏ).<br />

--> Hợp lý, vì pp đòn bẩy dùng để tính đầu dầm. Tuy nhiên, đối với hoạt tải HL93, thì<br />

dùng pp dầm đơn.<br />

2) Phải dùng phương pháp đòn bẩy cho tải trọng DC3, PL đối với dầm biên (thiên về an<br />

toàn, vì loại tải trọng này chủ yếu do dầm biên chịu), và dùng phương pháp nén lệch tâm<br />

hoặc gối tựa đàn hồi cho các tải trọng DC3, PL đối với các dầm trong (nếu thoả điều kiện<br />

áp dụng của 1 trong 2 phương pháp nén lệch tâm hoặc gối tựa đàn hồi ).<br />

---> Ý này không đúng. Đối với tải trọng DC3, PL : ở đầu dầm thì dùng đòn bẩy, giữa<br />

dầm thì dùng NLT hay GTDH. Cả dầm biên và dầm giữa đều phải như thế. Kết quả của<br />

PP Đòn Bẩy để tính đầu dầm (tính lực cắt) và kết quả của PP NLT hoặc GTĐH để tính<br />

cho các mặt cắt còn lại (hệ số khác nhau giữa mặt cắt đầu dầm và các mặt cắt giữa dầm).<br />

3) Dùng phương pháp dầm đơn để tính hệ số phân bố ngang cho hoạt tải HL93 cho cả<br />

dầm trong lẫn dầm biên (nếu thoả điều kiện áp dụng phương pháp dầm đơn, không áp<br />

dụng tại mắt cắt đầu dầm), nếu không thoả điều kiện áp dụng phương pháp dầm đơn thì<br />

dùng phương pháp nén lệch tâm, hoặc gối tựa đàn hồi (nhưng phải thoả điều kiện áp dụng<br />

của nén lệch tâm, hay gối tựa đàn hồi).<br />

----> PP dầm đơn đã phân biệt đầu dầm và giữa dầm thông qua sự khác nhau giữa hệ số<br />

cho momen và hệ số cho lực cắt. Như thế không còn phân biệt đầu dầm hay giữa dầm<br />

nữa (hệ số giống nhau cho tất cả các mặt cắt). Nếu không thỏa điều kiện áp dụng pp dầm<br />

đơn (thường là không thỏa trong trường hợp tính giá trị e (do giá trị de không nằm trong -<br />

3001700)) thì phải dùng các pp lực để tính(thường lúc này là tính nhiều làn cho dầm<br />

biên), và khi đã dùng pp lực thì đầu dầm tính theo đòn bẩy, giữa dầm tính theo NLT hoặc<br />

GTDH, vì thế, nếu tính hệ số cho lực cắt (để kiểm toán cắt tại đầu dầm) thì dùng pp đòn<br />

bẩy (đã tính cho 1 làn, giờ tính tiếp cho nhiều làn), và nếu tính hệ số cho momen (để<br />

kiểm tra uốn tại giữa dầm) thì dùng PP NLT hoặc GTĐH.<br />

4) Các loại tải trọng DC2, DW thì dùng phương pháp nén lệch tâm, hoặc gối tựa đàn hồi<br />

cho cả dầm biên lẫn dầm trong (nhưng phải thoả diều kiện áp dụng nén lệch tâm, hay gối<br />

tựa đàn hồi, không áp dụng tại vị trí đầu dầm).<br />

---> Ý này không đúng. Đối với tải trọng DC2, DW : thì tính theo các pp lực, nghĩa là ở<br />

đầu dầm thì dùng đòn bẩy, giữa dầm thì dùng NLT hay GTDH. Cả dầm biên và dầm giữa<br />

đều phải như thế. Kết quả của PP Đòn Bẩy để tính đầu dầm (tính lực cắt) và kết quả của<br />

PP NLT hoặc GTĐH để tính cho các mặt cắt còn lại (hệ số khác nhau giữa mặt cắt đầu<br />

dầm và các mặt cắt giữa dầm).<br />

Thầy ơi cái ứng suất bản biên thớ dưới không thỏa, em đã thử tăng tiết diện với cấp<br />

thép thì thỏa nhưng Mn lại không thỏa vì trước khi tăng thì đã 14% rồi bây giờ tăng<br />

lên thì sức kháng uốn tăng theo. Xin thầy cho ý kiến bài em với thầy ơi.<br />

Điều chỉnh lại trục trung hòa : bằng cách điều chỉnh bản cánh trên và bản cánh dưới để<br />

cân bằng ứng suất hai cánh.


Mình vẫn kiên trì trả lời các câu hỏi chớ, nhưng thấy cũng hơi bực mình tí xíu, nhưng bạn<br />

monita còn bực mình hơn nữa đấy :D<br />

Chào thầy!<br />

Thầy ơi hôm qua học thì thầy bảo là dầm ngắn thì không nên dùng bản táp ! dầm<br />

của em 27m(d=900mm) thì khi em bỏ cái bản táp đi thì momen kháng uốn biên dưới<br />

rất bé nên ứng suất rất lớn còn biên trên thì ngược lại nên em chỉnh tiết diện biên<br />

dưới khá lớn bf=600mm,tf=30mm( khi đó diện tích = với khi có bản táp mà bản táp<br />

chỉ bố trí nơi có momen duong lớn và monen âm nên dùng bản táp vẫn lợi thép hơn<br />

một phần) thì mới thỏa được 15%,còn nếu tăng chiều cao dầm thì lưc cắt không<br />

thỏa ạ, biên trên thì phải giảm thì khi đó ổn đĩnh tổng thể không thỏa ạ!em đọc<br />

trong sách của thầy LÊ ĐÌNH TÂM thì nói trong thực tế dầm nhỏ và thấp người ta<br />

khuyên nên dùng bản táp ạ( trang 115)!mong thầy cho em ý kiến để em có thể lựa<br />

chọn phương án thích hợp<br />

Hai vấn đề cần chú ý :<br />

1. Nếu dùng bản táp thì chỉ cần táp tại đoạn dầm ở giữa nhịp vì có momen lớn, như thế<br />

mới tiết kiệm thép và dùng dầm nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các em đều táp trên cả chiều dài<br />

dầm, như thế thì tốn thêm đường hàn.<br />

2. Nếu không dùng bản táp, thì biên dưới phải tăng diện tích lên chứ, hay là thiết kế tiết<br />

diện lại.<br />

uhm cua tau cũng giống cua mi, nên cái lực cắt dầm biên dư những 90,5% ma giờ<br />

không biết làm sao đây, hehe cua mi dư nhiều không phúc<br />

Của mình M dư 5%, V dư 65% ,f dư 3% ah Sáng ơi!^^<br />

Thầy đã cho phép thay đổi mặt cắt ngang, và cho phép chọn chiều cao dầm d < dmin theo<br />

công thức kinh nghiệm!<br />

Thầy cũng đã hướng dẫn trên lớp cách chọn tiết diện sao cho thỏa các điều kiện. Mình<br />

xin nhắc lại!<br />

CÁCH CHỌN TIẾT DIỆN:<br />

Nếu tiết diện chọn sơ bộ ban đầu không thỏa thì<br />

B1: Giảm chiều dày bản bụng dầm tw, đến khi không thỏa điều kiện tiết diện không<br />

chắc.(Nếu vẫn chưa thỏa -> B2)<br />

B2: Giảm chiều cao bản bụng dw (lúc này có thể tăng chiều dày bản bụng lại), để thỏa<br />

mãn điều kiện tiết diện không chắc, và làm giảm sức kháng cắt.(Nếu vẫn không thỏa -<br />

>B3)<br />

B3: tiếp tục thực hiện B1 + B2 cho đến khi thỏa mãn điều kiện sức kháng cắt của thầy!<br />

(Có thể giảm d < dmin trong công thức kinh nghiệm). -> Đảm bảo thỏa dk sức kháng cắt<br />

của thầy. Nhưng lúc này chiều cao dầm giảm -> Mn không thỏa -> B4.<br />

B4: Tăng tiết diện bản cánh dưới (tăng chiều dày hoặc rộng) -> sẽ không ảnh hưởng


nhiều đến Vn. -> OK.(Nếu không thỏa -> B5)<br />

B5: Giảm số lượng dầm và thực hiện lại các bước ở trên. -> OK<br />

Lưu ý: theo kinh nghiệm của mình việc thay đổi tiết diện như trên sẽ ảnh hưởng đến và<br />

không thỏa điều kiện cấu tạo ban đầu, và trục trung hòa sẽ thay đổi không phù hợp với<br />

ban đầu, có thể phải tốn công viết công thức lại nếu bản tính cùi bắp giống mình!<br />

Cách khác phục: tăng diện tích bản cánh trên lên, thì tất cả sẽ ổn!<br />

Chúc các bạn thành công!<br />

Thầy và mọi người ơi!!! Giá trị Mn trong 75%Mn khi tính tải trọng thiết kế mối nối<br />

là gì vậy? Mình thiết kế 4 mối nối thì có cần xác định 2 tải trọng thiết kế mối nối<br />

không??? và mọi người nhiều!!!<br />

Theo điều [A6.13.1] thì mình hiểu thế này, tải trọng thiết kế cho liên kết và mối nối được<br />

lấy như sau:<br />

Lấy giá trị lớn nhất trong 3 giá trị sau:<br />

+) Trung bình của: Hiệu ứng của tải trọng tính toán và Sức kháng của dầm<br />

+) 75% Sức kháng của dầm (do AASHTO nghiên cứu được)<br />

+) Hiệu ứng của tải trọng tính toán<br />

Đối với liên kết Hàn thì tải trọng tính toán được lấy ở TTGH cường độ<br />

Đối với mối nối Bulông thì tải trọng tính toán được lấy ở TTGH Sử Dụng, nếu bạn thiết<br />

kế 4 mối nối (2 cặp mối nối đối xứng nhau) thì thầy bảo phải tính toán và thiết kế cho 2<br />

mối nối khác nhau ( thầy bảo là trình bày 1 cái còn cái kia thì có thể lập bảng )<br />

thưa thầy cho em hỏi, dầm của em đến 40m => em chia làm 5x8m , có 4 mối nối =><br />

phải tính 2 mối nối=> có 2 loại bản nối bu lông, vậy làm sao em thể hiện đủ trên bản<br />

vẽ vậy thầy ? hay em chọn nội lực ở vị trí mối nối nối lớn nhất rồi bố trí như nhau.<br />

Phải vẽ hết trên bản vẽ.<br />

Nếu không có đủ không gian giấy vẽ thì em vẽ các hình giảm đều, nhưng chú ý là cần<br />

chia ra các khối hình với nhau :<br />

1. Các hình bố trí chung : 1 tỷ lệ<br />

2. Các hình cấu tạo : cùng 1 tỷ lệ<br />

3. Các hình bố trí cốt thép: cùng 1 tỷ lệ<br />

4. Các hình cấu tạo các chi tiết : cùng 1 tỷ lệ.<br />

Thầy cho em hỏi phần tính hệ số phân bố ngang ...Nếu không thỏa điều kiện dùng<br />

phương pháp dầm đơn thì HSPBN cho hoạt tải xe và làn của momen và lực cắt sẽ<br />

lấy của phương pháp nào ah ? Giả sử phương pháp đòn bẩy và nén lệch tâm đều


thỏa thì lấy của phương pháp nào ah hay lấy max của chúng ?<br />

Tính cho Hoạt tải HL93 (xe+Làn): nều không thỏa dầm đơn thì dùng PP Lực : Dùng PP<br />

Đòn bẩy để tính ở đầu dầm, dùng PP NLT hoặc GTĐH tính cho giữa dầm(cả momen và<br />

lực cắt đều giống nhau).<br />

Tính cho Hoạt tải người đi bộ : chỉ dùng PP Lực : Dùng PP Đòn bẩy để tính ở đầu dầm,<br />

dùng PP NLT hoặc GTĐH tính cho giữa dầm(cả momen và lực cắt đều giống nhau).<br />

Chỉ lấy max khi xét giữa 1 làn và nhiều làn cho cùng 1 tải trọng, cùng tại 1 mặt cắt.<br />

Thầy cho em hỏi 1 số vấn đề.<br />

1. Thép dùng làm cầu có loại nào có cường độ chảy dẻo của thép là 210 MPa hay không.<br />

Và cường độ chịu nén của Bê tông có được phép lấy lùi về 25 MPa hoặc 28 MPa đc<br />

không?<br />

2. Bản phủ phải rộng hơn bản cánh dưới dầm thép. Nhưng bắt buộc phải rộng hơn tối<br />

thiểu là 100mm phải không hay không có giới hạn? (Ví dụ bản cánh dưới của dầm là<br />

300mm thì bản phủ bắt buộc phải lấy tối thiểu là 400mm hay đc phép lấy 380mm?)<br />

3. Chiều dài 1 nhịp là 26.4m. Vậy chiều cao tối thiểu sơ bộ chọn là 871mm, em có thể<br />

xem đây là chiều cao kinh tế hay chiều cao theo kinh nghiệm được không. Và em có thể<br />

chọn chiều cao dầm là 850mm được không?<br />

4. HSPBN em tính với hệ số mềm a=0.0109, theo như sách "Thiết kế cầu thép" thì em có<br />

cần nội suy ra để tính không hay có thế lấy nó gần bằng 0.01<br />

1.Thép làm cầu được chọn theo 4 loại đã ghi trong ASTM. Nếu chọn khác đi thì về<br />

nguyên lý là không sao, nhưng không phải mình muốn mua thép cường độ bao nhiêu là<br />

có người luyện ra bán cho mình.<br />

2. Bản phủ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn : Các bạn xem kỹ về quy định thiết kế bản phủ<br />

nhé. Cái này kỳ này sẽ kiểm soát chặt chẽ để làm khó các bạn cho vui.<br />

3.Chọn chiều cao dầm phải lớn hơn chiều cao tối thiểu trong quy trình. Chọn tròn số thì<br />

tốt hơn.<br />

4.Hệ số mềm a=0.0109 thì em tra với a=0.01 cũng được, không cần nội suy vì sai số nhỏ.<br />

Chúc bạn may mắn.<br />

30-03-2013, 12:47 PM<br />

thưa thầy cho em hỏi.<br />

Với yêu cầu thiết kế bản tab như vậy thì có cần phải sửa lại bài thuyết minh không<br />

thưa thầy.<br />

Nếu thiết kế bản táp:<br />

1. Bổ xung thêm phần ĐTHH của tiết diện không táp.\<br />

2. Bổ xung thêm phần tính chiều dài bản táp.<br />

3. Không cần phải kiểm tra khả năng chịu lực tại mặt cắt không táp (vì đã kiểm tra thông<br />

qua bài toán xác định vị trí điểm cắt bản táp)<br />

Thưa thầy!!! cho em hỏi???<br />

1.Khi tính Mmỏi (bản bụng, bản biên) thì ta xếp xe ngay giữa nhịp với k/c 2 trục sau


của xe là 9m phải không thầy?<br />

2.Khi tính neo chống cắt ở TTGH Mỏi thì ta cứ xếp xe tại các vị trí có bố trí liên kết<br />

ngang tính từ đầu nhịp đến giữa nhịp phải không thầy??<br />

nhiều!!!<br />

1.Vị trí xếp xe tính mỏi tại giữa nhịp thì giống đồ án mẫu. Tuy nhiên, mình muốn nhắc lại<br />

các bạn là momen do xe mỏi không lớn nhất tại giữa nhịp, mà lớn nhất tại mặt cắt cách<br />

giữa nhịp khoảng 0.73m.<br />

2.TÍnh neo chống cắt thì tính theo từng đoạn từ 3-5m tùy vào chiều dài dầm. Không liên<br />

quan tới hệ liên kết ngang.<br />

01-04-2013, 09:06<br />

thưa thầy khi tính nội lực thì tính cho những mặt cắt I-I là 1.Ltt mặt cắt II-II là 1/8.Ltt<br />

mặt cắt III-III là 1/4.Ltt và mặt cắt IV-IV là 1/2.Ltt phải không thầy. vá khi tính mõi thì<br />

tính cho những mặt cắt nào? tại em thấy trong đồ án mẫu thì không giông như em nói<br />

Mặt cắt I-I : Tại gối : Tính Vu, Vsr<br />

Mặt cắt II-II: Tại Mối nối : Tính Ms, Vs, Mu, Vu<br />

Mặt cắt III-III: Tại hệ liên kết ngang gần giữa dầm : Tính Mu (là giá trị M1)<br />

Mặt cắt IV-IV: Tại giữa dầm : Tính Mu, Ms, Mmoi<br />

Ngoài ra, để tính neo chống cắt, cần tính Vsr tại các mặt cắt cách nhau khoảng 3m.<br />

thầy ơi cho em hỏi sai cơ bản ở bài nộp lần 1 của sinh viên có thể là sai ở phần nào<br />

không ạ ! là sai do tính toán hay chọn không hợp lý thưa thầy ! !<br />

Sai cơ bản là "làm sai so với nhiệm vụ thiết kế : Chiều dài, bề rộng xe chạy, bề rộng lề bộ<br />

hành, tải trọng thiết kế. Những đồng chí nào bị sai cơ bản thì tranh thủ kiểm soát các kết<br />

quả tính. Đừng để đến lần chấm bài lần 4 mà vẫn còn sai thì như thế nào, các đồng chí<br />

biết rồi đấy.<br />

Thầy ơi cho em hỏi trong công thức tính M mỏi có cần lấy mgs/1.2 không hả<br />

thầy.(bài cuả em là 1.HL-93).Thanhk thầy nhiều ạ<br />

Trong công thức tính M mỏi thì bạn phải lấy mgs/1.2 là hệ số phân bố ngang cho dầm mà<br />

không xét đến hệ số làn xe m.mgs là lấy giá trị của phương pháp dầm đơn cho 1 làn<br />

xe.Theo phương pháp dầm đơn thì người ta tính luôn hệ số làn xe m vào nên cần phải<br />

chia cho 1,2 để ra được g.<br />

Thưa thầy cho em hỏi: mình thiết kế dầm có bản phủ, vậy khi tính toán điểm cắt lý<br />

thuyết, Mdc1 mình có tính trọng lượng của bản phủ vào hay mình bỏ qua trọng<br />

lượng của nó vậy thầy? (Nghe nói chiều dài bản phủ tương đối ngắn 2-3 m).<br />

Chú ý : Tiết diện tại điểm cắt lý thuyết là tiết diện không có bản phủ nhưng chịu tải trọng<br />

giống như tiết diện có bản phủ và có ứng suất bằng với giới hạn ứng suất ở TTGH SD.<br />

Hay nói nôm na rằng : Phải thiết kế kéo dài bản phủ vượt qua vị trí mà tải trọng tác dụng<br />

lên tiết diện không phủ sẽ gây ra ứng suất giới hạn ở TTGH SD, như thế ở các mặt cắt<br />

không phủ còn lại, do hiệu ứng tải trọng đã nhỏ đi rồi nên sẽ không gây ra ứng suất vượt


khả năng chịu của vật liệu.<br />

Vì thế, DC1 mà em tính phải có bản phủ và tính tại mặt cắt không có phủ :D<br />

khi kiểm tra mỏi do cắt thì có tính hệ số k.trong đó có liên quan tới d0, d0 trong công<br />

thức theo tiêu chuẩn thì là khoảng cách giữa 2 gờ tăng cường(ko nói rõ là có gắng lkn hay<br />

ko,trong bài giảng của thầy thì có vẽ d0 là khoảng cách giữa 2 stc ngang gần nhất<br />

thôi,chứ cũng ko nói là có gắng hệ lkn).còn theo như đồ án mẫu thì lại lấy d0 là khoảng<br />

cách giữa 2 gờ tăng cường có gắng hệ lkn.vậy thầy cho e hỏi là lấy d0 như thế nào là<br />

chính xác ạh?và nếu có nhiều d0 khác nhau(d0 khoang cuối,d0 khoang kế cuối,d0 khoang<br />

giữa)thì mình sẽ chọn d0 nào?e cảm ơn.<br />

do là khoảng cách giữa hai STC. Ở những vị trí bất lợi, thường thì phải thiết kế bố trí<br />

STC gần nhau để tăng khả năng ổn định và chịu lực. Vì thế, khi kiểm toán tại khoan dầm<br />

nào thì cần lấy do tại khoan dầm đó mà kiểm toán, không phải do max, hay do min nào<br />

hết.<br />

Cho em hỏi vị trí trục trung hòa dẻo của dầm liên hợp.<br />

Khi trục trung hòa dẻo đi qua bản mặt cầu ta có cần phân ra làm 3 trường hợp để<br />

tìm vị trí trục trung hòa không ak.<br />

3 trường hợp như sau:<br />

1. trục trung hòa đi qua bản mặt cầu nhưng dưới bản thép dưới.<br />

2. trục trung hòa đi qua bản mặt cầu nhưng trên bản thép dưới và dưới bản thép trên.<br />

3. trục trung hòa đi qua bản mặt cầu nhưng trên bản thép trên.<br />

Hay để đơn giản trong tính toán ta bỏ bản thép trên và bản thép dưới ak.<br />

Mong được thầy giải đáp thắc mắc.<br />

Cảm ơn thầy.<br />

Em có thể bỏ qua cốt thép dọc trong bản mặt cầu.<br />

Nếu muốn tính chính xác thì cũng chỉ cần giả sử hai trường hợp là trường hợp số 1<br />

và số 2 thôi em.<br />

23-04-2013, 08:12<br />

Em chào thầy ! Thầy cho em hỏi khi thiết kế neo ở TTGH mỏi thì mình chỉ thiết kế cho<br />

một dầm đặc trưng hay thiết kế riêng cho dầm trong và dầm biên . Ví dụ dầm trong có<br />

hspbn để tính Vsr lớn hơn thì mình thiết kế neo cho dầm trong làm đặc trưng như đồ án<br />

mẫu hay phải thiết kế riêng cho dầm biên nữa ah . Em xin cám ơn ah !<br />

Kiểm tra mỏi thì kiểm tra cho dầm biên và dầm trong.<br />

Thiết kế mỏi (thiết kế neo chống cắt) thì phải theo nguyên tắc các dầm phải giống nhau<br />

(để không lẫn lộn), vì thế tính toán cho dầm bất lợi nhất rồi thiết kế cho dầm đó. Rồi áp<br />

kết quả đó cho các dầm còn lại.<br />

Như vậy là đồ án mẫu bị sai chổ đó rồi đó em. Phải lấy momen, lực cắt lớn hơn giữa<br />

Ms, Vs, 0.75Mn, 0.75Vn :D. Đồng chí Nguyen Hoang Nam sửa chưa hết nhé.<br />

Trong đồ án lấy giá trị đúng rồi Thầy ạ,<br />

Ms=4.558.524.105(N.mm) và Vs=391.957(N) thì nhỏ hơn


0.75*8.651.756.925=648.881.769.375(N.mm) và 0.75*2.479.500=<br />

185.962.500,00(N).Thì giá trị nội lực để tính toán mối nối là cặp giá trị Moment và lực<br />

cắt là :( 648.881.769.375 ; 185.962.500 ).<br />

Trong phần "Tải trọng tác dụng lên mối nối" Em thấy có sự lựa chọn là Max của Ms và<br />

Vs.<br />

Trong đó Max Ms = 0.75*8.651.756.925 = 648.881.769.375 và Max Vs =<br />

0.75*2.479.500= 185.962.500,00<br />

Nhưng trong đồ án mẫu thì Thầy lại lấy Ms=4.558.524.105 và Vs=391.957?<br />

Mong Thầy hướng dẫn giúp.<br />

Em cảm ơn!<br />

Bạn xem kĩ lại lí thuyết:nội lực tính toán cho mối nối là cặp nội lực(momen và lực<br />

cắt),,lấy giá trị max giữa:75%sức kháng của dầm và giá trị nội lực ở TTGHSD ở mặt cắt<br />

tính toán mối nối(xét cho cả moment và lực cắt).Trong đồ án thì cái "Ms =<br />

0.75*8.651.756.925" mà bạn ghi đó là 75%sức kháng uốn danh định của dầm chứ không<br />

phải momen ở TTGHSD Ms...mà giá trị Ms là 4.558.524.105.Khi đó thì giá trị nội lực<br />

tính toán cho mối nối là 75%sức kháng vì nó có giá trị lớn hơn Ms :)<br />

thầy ơi...trong KT TTGH SD ứng suất dư nhiều có bị cho là sai k thầy...hay vẫn<br />

đúng nhưng không tối ưu vậy thầy<br />

"Đúng","Sai" : kết quả sinh viên tính ra chênh lệch quá 5% so với file tính excel<br />

của mình.<br />

Tối ưu : Đạt, Không : Kết quả khả năng chịu uốn ở TTGH CD1, ứng suất ở TTGH<br />

SD vượt quá 10%, Khả năng chịu cắt vượt quá 80%.<br />

05-05-2013, 03:48 PM<br />

Các bạn chú ý : Đối với phần bản táp :<br />

1. Nếu không có thiết kế bản táp thì để trống ô Ltap, (nếu nhập vào số 0 cũng bị coi như<br />

là có thiết kế và số 0 cũng được chấm)<br />

2. Chiều dài bản táp lý thuyết tính dựa vào ứng suất ở TTGH SD.<br />

3. Không chấm phần tính chiều dài bản táp theo các bài tính khác bài tính ở TTGH SD.<br />

1.Chiều dài bản táp được thể hiện trên phương dọc của dầm. Mặt cắt ngang ở giữa<br />

dầm có táp, đầu dầm không táp.<br />

2. Theo quan điểm của mình, bản táp được thiết kế trong các trường hợp sau :<br />

- Nếu dùng dầm thép cán (dầm định hình) thì cần bản táp cánh dưới (có thể táp<br />

nhiều lớp) để tăng khả năng chịu uốn và tiết kiệm thép.<br />

- Nếu là dầm thép tổ hợp, chỉ dùng thêm bản táp khi kích thước dầm không táp<br />

không hợp lý (thể hiện ở bản thép dưới quá lớn). Bản táp được liên kết với biên<br />

dưới qua mối hàn, vì thế, chất lượng liên kết không tốt. Đồng thời, nếu bản thép<br />

dưới hoặc bản cánh có kích thước lớn thì mối hàn không đảm bảo liên kết được.


thưa Thầy, độ lệch tâm giữa tâm bản nối và TTH GD1 (138), mà trong file nhập số<br />

liệu của đồ án mẫu đúng không vậy thầy, TTH GD1 của dầm biên hay giữa nhỉ?<br />

Dầm biên và dầm giữa thì giá trị này giống nhau.<br />

Thầy!<br />

Quyết định cuối cùng, khả năng chịu uốn Momen 10%, hay 15% vậy ạ.<br />

Mong Thầy cho ý kiến!<br />

Kết luận cuối cùng :<br />

1. Khả năng chịu uốn ở TTGH CĐ1 : 15%.<br />

2. Khả năng chịu uốn ở TTGH SD : 10%.<br />

3. Khả năng chịu cắt ở TTGH CD1 : 80%.<br />

thưa thầy việc chọn giá trị do, khoang đầu và khoang tiếp theo có nhất thiết phải tuân thủ<br />

là d01.5D thì giá trị lực cắt mới<br />

thỏa Chọn lại các kích thước cơ bản ==> Tính<br />

toán các đặc trưng hình học, nội lực tại mặt cắt nguy hiểm của các cấu kiện .v.v.<br />

==> Kiểm toán ==>.v.v.<br />

Với điều kiện công nghệ thông tin hiện nay theo Thầy Các câu hỏi đại loại như: "Em<br />

chọn bề dày, bề rộng, khoảng cách của các bộ phận chi tiết.v.v. như thế này là được<br />

chưa..v.v." là không cần thiết! Năm nay là 2013 rồi, em không thể sử dụng máy tính cá<br />

nhân bấm từng phép tính, sau đó ngồi cắm cúi nhập từng con số vào file word được. Các<br />

em cần tính các hạng mục trên các sheet của excel và có sự kết nối giữa các sheet với<br />

nhau. Đến hạng mục kiểm toán nếu không đạt (quá thừa hoặc quá thiếu), em sẽ quay trở<br />

về sheet trước điều chỉnh lại kích thước hình học của các bộ phận, từ đây thông qua các<br />

đường link các hạng mục tính toán khác sẽ tự động thay đổi hàng loạt.<br />

Như vậy, việc đắn đo lựa chọn các kích thước hình hoạc ban đầu chỉ phù hợp với các sinh<br />

viên ở thời điểm 15 năm về trước, khi mà việc sở hữu chiếc máy vi tính là rất khó khăn.<br />

Còn đến thời điểm này em chỉ quan tâm đến các yếu tố:<br />

1./. Chủng loại thép mà em dùng có nằm trong danh mục các loại thép được phép dùng<br />

để thiết kế cầu nêu trong Tiêu chuẩn thiết kế hay không?<br />

2./. Bề dày các cấu kiện thép mà em đã chọn có nằm trong quy cách thép thương mại hay


không (nhà sản xuất có cung cấp loại thép có bề dày này hay không)?<br />

3./. Bề dày các cấu kiện thép mà em chọn có bé hơn bề dày tối thiểu mà Tiêu chuẩn thiết<br />

kế đã quy định hay không?<br />

4./. Cấp BT mà em chọn có phù hợp với một cấu kiện BTCT thường/ BTCT dự ứng lực<br />

hay không?<br />

5./. Chiều cao dầm chủ có thỏa mãn với yêu cầu về chiều cao tối thiểu mà Tiêu chuẩn<br />

thiết kế đã quy định hay không?<br />

6./. Vị trí bố trí mối nối dầm chủ của em có thỏa mãn các yêu cầu: vận chuyển, cẩu lắp/<br />

tạo độ vồng ngược/ không làm nát vụn thép cơ bản/ không nằm ở những mặt cắt có nội<br />

lực bất lợi..v.v. hay không?<br />

7./. Khoảng cách giữa các cột lan can, chiều cao các thanh tay vịn có phù hợp với quy<br />

định nêu trong Tiêu chuẩn thiết kế hay không?<br />

8./. Độ dốc ngang mặt cầu mà em đã chọn có thỏa mãn yêu cầu về độ dốc ngang mặt<br />

đường mà em đã học trong môn “Thiết kế đường” hay không?<br />

9./. Nếu chưa an tâm, em có thể đi thẳng đến mục kiểm toán dầm để thực hiện trước các<br />

kiểm tra cơ bản về đặc trưng hình học như kiểm tra độ mảnh các cấu kiện, kiểm tra tỷ lệ<br />

cấu tạo chung, kiểm tra yêu cầu bốc xếp.v.v..<br />

Nếu xét tất cả các chỉ tiêu trên mà em thấy sự lựa chọn của mình không vướng mắc gì, thì<br />

em cứ vững tâm bước vào các hạng mục tính tiếp theo, nếu kiểm toán không đạt thì quay<br />

về điều chỉnh lại kích thước ban đầu. Thế thôi!<br />

Ý kiến của Thầy, Cô và các Anh, Chị đi trước chỉ mang tính chất kinh nghiệm, tham<br />

khảo. Mà kinh nghiệm thì nó giống như chiếc gậy nó có thể giúp em đứng vững nhưng<br />

nó lại cản trở khi em muốn bay. Cứ tự tin lựa chọn theo cách hiểu của mình và hãy chuẩn<br />

bị kiến thức đủ sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” với giáo viên để bảo vệ sản phẩm thiết kế<br />

đầu tay của mình.<br />

PhanQuocBao<br />

Khi tính đến các kiểm toán mà không thỏa( kết quả lần3, kq lần 4, kiểm toán các bộ phận<br />

..)(em chưa làm tới), thì phải chọn lại tiết diện !? như vậy kích thước sơ bộ Bài tư cách<br />

không đúng.<br />

Mong nhận hồi âm của Thầy!<br />

!<br />

Em xem lại câu trả lời trên là sẽ hiểu thêm mục đích của bài kiểm tra tư cách. Ở hạng<br />

mục này mới chỉ là lựa chọn các kích thước ban đầu.v.v. nên chưa xét đến sự đúng sai,<br />

mà chỉ xét về sự phù hợp với các nguyên tắc kết cấu, phù hợp với các ràng buộc hình học<br />

nêu trong tiêu chuẩn thiết kế. Các em cứ yên tâm, không bị thiệt thòi gì hết!<br />

Thông thường nếu ai đó bắt em leo qua một bức tường cao, các em hành động một cách<br />

khó nhọc, nhưng đặt trường hợp các em lẻn vào vườn nhà người ta bẻ hoa bắt bướm gì<br />

đó..v.v. bị chủ nhà phát hiện rượt đuổi, các em sẽ phóng vèo vèo qua các bức tường một<br />

cách nhẹ nhàng chẳng chút khó khăn. Khả năng của các em rất lớn, nhưng thông thường


các em không vận dụng hết khả năng đó, các em thường để dự trữ khả năng đó trong<br />

người chờ đến khi học lại lần 2, lần 3, lần 4 .v.v. thì các em mới tung ra. Thầy thì không<br />

thích thế, Thầy thích mấy em tung hết khả năng ra ngay từ đầu. Trong bài TKMH này,<br />

Thầy nhập vai ông chủ nhà, còn bọn em chính là những kẻ bắt bướm hái hoa. Hãy đợi<br />

đấy!<br />

Bản chất một bài toán thiết kế là một vòng lặp của quá trình: Chọn sơ bộ các kích<br />

thước cơ bản ==> Tính toán các đặc trưng hình học, nội lực tại mặt cắt nguy hiểm<br />

của các cấu kiện .v.v. ==> Kiểm toán ==> Chọn lại các kích thước cơ bản ==> Tính<br />

toán các đặc trưng hình học, nội lực tại mặt cắt nguy hiểm của các cấu kiện .v.v.<br />

==> Kiểm toán ==>.v.v.<br />

Với điều kiện công nghệ thông tin hiện nay theo Thầy Các câu hỏi đại loại như: "Em<br />

chọn bề dày, bề rộng, khoảng cách của các bộ phận chi tiết.v.v. như thế này là được<br />

chưa..v.v." là không cần thiết! Năm nay là 2013 rồi, em không thể sử dụng máy tính cá<br />

nhân bấm từng phép tính, sau đó ngồi cắm cúi nhập từng con số vào file word được. Các<br />

em cần tính các hạng mục trên các sheet của excel và có sự kết nối giữa các sheet với<br />

nhau. Đến hạng mục kiểm toán nếu không đạt (quá thừa hoặc quá thiếu), em sẽ quay trở<br />

về sheet trước điều chỉnh lại kích thước hình học của các bộ phận, từ đây thông qua các<br />

đường link các hạng mục tính toán khác sẽ tự động thay đổi hàng loạt.<br />

Như vậy, việc đắn đo lựa chọn các kích thước hình hoạc ban đầu chỉ phù hợp với các sinh<br />

viên ở thời điểm 15 năm về trước, khi mà việc sở hữu chiếc máy vi tính là rất khó khăn.<br />

Còn đến thời điểm này em chỉ quan tâm đến các yếu tố:<br />

1./. Chủng loại thép mà em dùng có nằm trong danh mục các loại thép được phép dùng<br />

để thiết kế cầu nêu trong Tiêu chuẩn thiết kế hay không?<br />

2./. Bề dày các cấu kiện thép mà em đã chọn có nằm trong quy cách thép thương mại hay<br />

không (nhà sản xuất có cung cấp loại thép có bề dày này hay không)?<br />

3./. Bề dày các cấu kiện thép mà em chọn có bé hơn bề dày tối thiểu mà Tiêu chuẩn thiết<br />

kế đã quy định hay không?<br />

4./. Cấp BT mà em chọn có phù hợp với một cấu kiện BTCT thường/ BTCT dự ứng lực<br />

hay không?<br />

5./. Chiều cao dầm chủ có thỏa mãn với yêu cầu về chiều cao tối thiểu mà Tiêu chuẩn<br />

thiết kế đã quy định hay không?<br />

6./. Vị trí bố trí mối nối dầm chủ của em có thỏa mãn các yêu cầu: vận chuyển, cẩu lắp/<br />

tạo độ vồng ngược/ không làm nát vụn thép cơ bản/ không nằm ở những mặt cắt có nội<br />

lực bất lợi..v.v. hay không?<br />

7./. Khoảng cách giữa các cột lan can, chiều cao các thanh tay vịn có phù hợp với quy<br />

định nêu trong Tiêu chuẩn thiết kế hay không?<br />

8./. Độ dốc ngang mặt cầu mà em đã chọn có thỏa mãn yêu cầu về độ dốc ngang mặt<br />

đường mà em đã học trong môn “Thiết kế đường” hay không?<br />

9./. Nếu chưa an tâm, em có thể đi thẳng đến mục kiểm toán dầm để thực hiện trước các<br />

kiểm tra cơ bản về đặc trưng hình học như kiểm tra độ mảnh các cấu kiện, kiểm tra tỷ lệ


cấu tạo chung, kiểm tra yêu cầu bốc xếp.v.v..<br />

Nếu xét tất cả các chỉ tiêu trên mà em thấy sự lựa chọn của mình không vướng mắc gì, thì<br />

em cứ vững tâm bước vào các hạng mục tính tiếp theo, nếu kiểm toán không đạt thì quay<br />

về điều chỉnh lại kích thước ban đầu. Thế thôi!<br />

Ý kiến của Thầy, Cô và các Anh, Chị đi trước chỉ mang tính chất kinh nghiệm, tham<br />

khảo. Mà kinh nghiệm thì nó giống như chiếc gậy nó có thể giúp em đứng vững nhưng<br />

nó lại cản trở khi em muốn bay. Cứ tự tin lựa chọn theo cách hiểu của mình và hãy chuẩn<br />

bị kiến thức đủ sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” với giáo viên để bảo vệ sản phẩm thiết kế<br />

đầu tay của mình.<br />

nhiều. hihi.<br />

Em chào thầy.<br />

Thầy ơi cho em hỏi. Khi mình chọn số dầm chính là chẵn thì chúng ta tạo độ dốc<br />

ngang bằng phương pháp nâng dầm được không ạ.Và có phương pháp nào khác<br />

nữa không Thầy, vì phương pháp mui luyện nay ít dùng rồi. em xin hỏi thêm là<br />

chiều dài bản hẫng có quy định không thầy và nếu có thì là bao nhiêu là hợp lý ạ.<br />

.<br />

Tiện thể Thầy trả lời luôn cho câu hỏi “Nên chọn số dầm chẵn hay lẻ?”. Trong thực tế<br />

công việc bên ngoài, thỉnh thoảng Thầy vẫn gặp tranh luận về vấn đề này. Kết quả những<br />

cuộc tranh luận thường là cãi xong ai về nhà nấy tiếp tục phận sự của mình, vì kết quả là<br />

huề, không ai thắng cả vì cơ sở, chuẩn mực để đánh giá là không rõ ràng.<br />

Trong trường ĐH, các em thường “nể” Thầy-Cô nên nhiều khi quan điểm cá nhân của<br />

Thầy-Cô về một phương án đôi khi đối với các em gần như là mệnh lệnh, nhiều lúc<br />

không cần chứng minh. Thực tế, bên ngoài khi tranh luận với đối tác như Sở GTVT (khi<br />

thẩm định hồ sơ TK), với đơn vị TVTK khác (khi thẩm tra hồ sơ TK), muốn khẳng định<br />

em cần chứng minh hiệu quả của phương án bằng các con số cụ thể về giá thành, nội<br />

lực.v.v. chứ không phải nói suông, thông thường nếu cãi sòng phẳng thì 2 bên đều lúng<br />

túng như nhau.<br />

Ván khuôn bản mặt cầu không phải là 1 tấm nguyên rộng bằng ½ mặt cầu, mà là từng<br />

tấm nhỏ nối giữa 2 dầm chủ. Vì vậy, nếu số dầm là chẵn thì chỉ có đoạn bản nằm giữa 2<br />

dầm trong cùng là không có độ dốc ngang. Với khoảng cách giữa các dầm chủ ở Việt<br />

Nam mình chỉ từ 1.6m-:-2.3m, việc xử lý độ dốc ngang cho bề rộng này chỉ là chuyện rất<br />

nhỏ, trong bản vẽ các kỹ sư thiết kế thường vẽ trắc ngang mặt đường là 2 đường thẳng có<br />

độ dốc ngang i=1.5-:-2% nối gấp khúc tại tim đường, bên ngoài thì không ai làm như<br />

vậy, mặt cắt ngang đường luôn là 1 đường vuốt cong, vì vậy chiều cao cần phải bù phụ là<br />

rất nhỏ, em không cần xử lý khi đổ bê tông bản mặt cầu cũng được, khi thảm bê tông<br />

nhựa nóng, đơn vị thi công vuốt 1 tí là xong.<br />

Tạo độ dốc ngang mặt đường thường chỉ có mấy món đó thôi em: Điều chỉnh cao độ xà


mũ, điều chỉnh cao độ đá kê gối, điều chỉnh bề dày lớp mui luyện.<br />

Quan điểm của Thầy là: Những gì Tiêu chuẩn thiết kế đã ràng buộc cụ thể thì ta bắt buộc<br />

phải tuân theo, những gì Tiêu chuẩn thiết kế không đề cập đến thì người kỹ sư cứ thiết kế<br />

theo quan điểm của mình, không có sản phẩm nào được Thầy đánh giá là “ngon – bổ -<br />

rẻ” cả, được vế này thì sẽ khiếm khuyết ở vế kia, đã “ngon” và “bổ” thì không thể nào rẻ<br />

được, chọn dầm chẵn hay lẻ đều OK hết. Cứ kiểm toán thấy kết cấu thỏa mãn Quy trình,<br />

quy phạm là được!<br />

Bản phủ bố trí vào để tăng thêm khả năng chịu kéo của cánh dưới; Bên cạnh đó, việc bố<br />

trí bản phủ còn phục vụ tốt cho quan điểm thiết kế dầm thép trước đây, cụ thể: để khai<br />

thác hiệu quả hơn lượng vật liệu thép trong dầm, người ta thường bố trí 2-:-3 bản phủ,<br />

càng về gần đầu dầm do momen càng giảm đi nên người ta sẽ lần lượt cắt bớt các bản<br />

phủ đi.<br />

Trong thực tế, với chiều dài nhịp tính toán dưới 27m sử dụng dầm thép cán sẵn là đạt yêu<br />

cầu rồi, ta chưa cần phải sử dụng dầm ghép cũng như bản phủ. Tuy nhiên, đây là bài<br />

TKMH, mục tiêu là giúp sinh viên tập tễnh thực hành một hồ sơ thiết kế đầu tay, chứ<br />

không phải là giao cho sinh viên thiết kế một công trình có thực. Việc chọn dầm thép I<br />

định hình để thiết kế thì quá giản đơn vì các đặc trưng hình học của dầm đều được lập sẵn<br />

thành bảng, các em không rèn luyện thêm được các kỹ năng trong việc chọn lựa các tấm<br />

thép, cho nên các Thầy mới áp đặt các em kiểu tiết diện này.<br />

Khuyên em nên làm dầm ghép có sử dụng bản phủ, để có cơ hội thực hành trọn vẹn các<br />

hạng mục tính toán. Sau này, khi ra làm bên ngoài các em muốn làm kiểu dầm gì cũng<br />

được tùy các em (làm việc khó hơn thì mới rắc rối, chứ làm việc dễ hơn thì quá đơn giản<br />

mà phải ko?).<br />

Thưa Thầy, Thầy cho em hỏi mình lựa chọn dầm ngang đầu dầm và hệ liên kết<br />

ngang dựa theo điều kiện nào ạ?<br />

Khi tính toán lan can cầu, Vtayvin và Vlienket bằng diện tích hình vành khăn nhân với<br />

khoảng cách giữa các cột lan can đúng không ạ?<br />

Khi tính HSPBN thì pp Nén lệch tâm không thỏa cả 2 điều kiện: Hệ số mềm Alpha và<br />

B/Ltt thì mình sang pp Gối tựa đàn hồi. Nhưng số dầm của em là 8 dầm ( 7 nhịp ) thì<br />

không có bảng tra. Mình áp dụng pp đòn bẩy áp dụng cho tất cả được không thầy?<br />

thuyết minh mẫu Thiết kế cầu thép mà thầy gửi có chổ nhầm lẫn nhé! cụ thể là phần tính<br />

DC ở cuối trang số 6 DC =7641.194 N chứ không phải là DC =24178.62 N. công thức<br />

đúng nhưng kết quả tính bị sai!, em comment để Thầy sửa ạ!<br />

Thầy, Thầy cho em hỏi mình lựa chọn dầm ngang đầu dầm và hệ liên kết ngang dựa<br />

theo điều kiện nào ạ?<br />

Khi tính toán lan can cầu, Vtayvin và Vlienket bằng diện tích hình vành khăn nhân với


khoảng cách giữa các cột lan can đúng không ạ?<br />

Ý 1:<br />

Dầm ngang (hoặc hệ liên kết ngang) có các tác dụng chính:<br />

- Trong giai đoạn thi công nó có tác dụng liên kết các dầm chủ lại với nhau tạo thành một<br />

hệ không gian hoàn chỉnh, giằng giữ dầm chủ đảm bảo cho dầm không bị mất ổn định<br />

tổng thể.<br />

- Trong giai đoạn khai thác, nó có tác dụng tăng cường độ cứng ngang cho kết cấu nhịp,<br />

phân bố tải trọng đều hơn cho các dầm chủ (em lập 1 file tính hệ số phân bố ngang, sau<br />

đó em thay đổi các phương án bố trí hệ liên kết ngang, tham số Jn sẽ thay đổi theo, quan<br />

sát sự thay đổi giá trị hệ số phân bố ngang tính được, em sẽ hiểu rõ hơn); ngoài ra dầm<br />

ngang có tác dụng truyền các tải trong ngang từ dầm biên lên các dầm chính.<br />

- Riêng dầm ngang tại gối ngoài các tác dụng trên còn có thêm tác dụng làm nơi để đặt hệ<br />

kích nâng hạ kết cấu nhịp dùng để sữa chữa, thay gối cầu khi cần thiết.<br />

Nhờ các thầy và các anh chị cho em hỏi khi kiểm toán thì số dư phần trăm của các<br />

kiểm toán như thế nào thì hợp lý ạ. Mong các thầy chỉ rỏ cho em từng phần kiểm<br />

toán ạ.<br />

Quy trình 22TCN 272.05 không thấy quy định về vấn đề này, như vậy về nguyên tắc<br />

chúng ta chỉ cần thiết kế sao cho: “sức kháng của cấu kiện > hiệu ứng của tải trọng ngoài<br />

tác dụng lên cấu kiện” là được. Nhưng nếu cứ hiểu cứng nhắc như trên, lại gặp người kỹ<br />

sư thiếu trách nhiệm rất có khả năng dẫn đến sự thiết kế dư thừa vô tội vạ, lãng phí. Vậy<br />

thiết kế cho “sức kháng của cấu kiện” dư ra bao nhiêu là được? - đây là một câu hỏi rất<br />

có ý nghĩa đối với người kỹ sư thiết kế cũng như quản lý công trình.<br />

Thông thường kết cấu phần dưới (ví dụ hệ móng cọc chẳng hạn) khi nâng cấp cải<br />

tạo chúng ta thường gặp nhiều khó khăn hơn, nên trong thực tế khi thiết kế kết cấu<br />

phần dưới người ta thiết kế dư khoảng 25-:-35%, thiết kế kết cấu phần trên dư<br />

khoảng 5-:-15%.<br />

Tóm lại, trong TKMH Cầu thép này chúng ta thống nhất như sau: Không được thiết kế<br />

dư quá 15%. Đối với kết cấu dầm các em chỉ lưu ý chỉ tiêu momen (lực cắt dư bao nhiêu<br />

cũng được), đối với thanh chịu kéo-nén các em chỉ lưu ý chỉ tiêu lực dọc, đối với mối nối<br />

liên kết thì tùy theo cách tính em có thể dựa vào chỉ tiêu số hượng bu lông/ hoặc sức<br />

kháng của 1 bu lông.<br />

Sau này ra thực tế làm việc, các em cố gắng giảm % thiết kế dư này xuống chừng 5% là<br />

OK!<br />

Chào thầy, các anh chị và các bạn!<br />

Em có mọt thắc mắc trong việc tính hệ số In trong nén lệch tâm, Thầy có thể nói<br />

nguyên tắc cách tính hệ só này được không ạ, hoặc là phần này tài liệu nào viết kỹ?


Hiện có 3 “trường phái” tính món này như sau:<br />

1. Bỏ qua độ cứng của hệ liên kết ngang: Trích ra 1m bản mặt cầu để tính.<br />

2. Có xét đến độ cứng của hệ liên kết ngang, nhưng bỏ qua sự khác biệt độ cứng giữa các<br />

liên kết ngang giữa dầm và dầm ngang tại gối: Trích 1 đoạn bản mặt cầu (chiều dài<br />

L=khoảng cách giữa hai liên kết ngang) và 1 liên kết ngang, tính J cho tiết diện này, sau<br />

đó tính Jn=J/L.<br />

3. Có xét đến độ cứng của hệ liên kết ngang, và xét đến sự khác biệt độ cứng giữa các<br />

liên kết ngang giữa dầm và dầm ngang tại gối: Xét toàn bộ bản mặt cầu (chiều dài Ltoàn<br />

dầm) và tất cả các liên kết ngang + dầm ngang tại gối, tính J cho tiết diện này, sau đó tính<br />

Jn=J/Ltoàn dầm.<br />

“Trường phái” nào cũng có thể chấp nhận được cả, bởi ra các Công ty tư vấn thiết kế bên<br />

ngoài Thầy nhận thấy họ có sử dụng tất cả các cách trên. Trong TKMH Cầu thép này,<br />

Thầy yêu cầu các em tính theo “trường phái” thứ 2.<br />

Khi tính HSPBN thì pp Nén lệch tâm không thỏa cả 2 điều kiện: Hệ số mềm Alpha<br />

và B/Ltt thì mình sang pp Gối tựa đàn hồi. Nhưng số dầm của em là 8 dầm ( 7 nhịp )<br />

thì không có bảng tra. Mình áp dụng pp đòn bẩy áp dụng cho tất cả được không<br />

thầy?<br />

Em hiểu sai căn bản mất rồi. Về đọc kỹ lại bài giảng, sau đó nếu vẫn thấy chưa hiểu, thì<br />

em lên lớp hỏi .... .... Thầy Đệ.<br />

thuyết minh mẫu Thiết kế cầu thép mà thầy gửi có chổ nhầm lẫn nhé! cụ thể là phần<br />

tính DC ở cuối trang số 6 DC =7641.194 N chứ không phải là DC =24178.62 N. công<br />

thức đúng nhưng kết quả tính bị sai!, em comment để Thầy sửa ạ!<br />

Đã xác nhận thông tin. Cám ơn em!<br />

thưa thầy, thầy có thể giải đáp giùm em là khoảng cách a mình chọn như thế nào<br />

không thầy?<br />

e nhớ là phụ thuộc chiều dài dầm nhưng không rõ là bao nhiệu ạ<br />

Thầy nợ các em câu hỏi này. Trong thực tế hiện nay thì chả ai tính để lựa chọn con số này<br />

cả, các Công ty thường lấy a= 0.25, 0.30, 0.35m tùy theo chiều dài dầm. Đúng ra là có<br />

công thức tính a, công thức này không nằm trong tài liệu về Thiết kế Cầu mà nằm trong<br />

tài liệu Thiết kế Mố cầu, trong công thức đó người ta xác định khoảng cách từ tim đá kê<br />

gối đến mép tường đỉnh mố, nhưng Thầy không nhớ chính xác nó nằm ở tài liệu này, theo<br />

phán đoán của Thầy thì nó nằm trong cuốn sách của N.I.Polivanov, hiện tại Thầy bận quá<br />

không có thời gian để kiểm tra các em tự tìm hiểu giúp Thầy một tay nhé!


Thưa thầy, cho em hỏi là sườn tăng cường tại vị trí liên kết ngang có cần kiểm tra<br />

độ mảnh không?, em thấy trong bài mẫu không có kiểm tra.<br />

Mô hình tính cũng như sự làm việc thực tế của sườn tăng cường tại vị trí liên kết ngang<br />

có khác biệt với các sườn tăng cường thông thường em à. Tuy nhiên, khuyên em vẫn<br />

kiểm toán nó với vai trò của 1 sườn tăng cườing thông thường, bên cạnh đó cần kiểm tra<br />

nó với vai trò một bản<br />

Chúc các bạn thi thành công!!!!

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!