13.06.2020 Views

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 TÊN CHỦ ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC (2019-2020) GV THẠCH TRẦN - ĐÔN CHÂU

https://app.box.com/s/ljnz3kspij6f4x8pis3hx1t5m6ksvfi8

https://app.box.com/s/ljnz3kspij6f4x8pis3hx1t5m6ksvfi8

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

G I Á O Á N H Ó A H Ọ C S O Ạ N

T H E O C H Ủ Đ Ề

vectorstock.com/28062424

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN

PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 TÊN CHỦ ĐỀ TỐC

ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

(2019-2020) GV THẠCH TRẦN - ĐÔN CHÂU

WORD VERSION | 2020 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


Tên chủ đề: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Số tiết………………………………………………………………………

Ngày soạn:………………………………………………………………………

Tiết theo phân phối chương trình:………………………………………………

Tuần dạy: ………………………………………………………………………..

I. Nội dung chủ đề

Chủ đề Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Nội dung 1: Tốc độ phản ứng

Nội dung 2: Cân bằng hóa học

Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp, kĩ

thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu

phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp

thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động sáng tạo.

II. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được:

-Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể

-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp

xúc, chất xúc tác.

-Khái niệm phản ứng thuận và phản ứng nghịch và nêu ví dụ

-Khái niệm cân bằng hóa học và nêu thí dụ

-Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hóa học và nêu thí dụ

-Nội dung nguyên lí Lơ-sa-tơ-li-ê và cụ thể hóa trong mỗi trường hợp cụ thể.

2. Kĩ năng

-Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng và rút ra được nhận

xét.

-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ

của một số phản ứng trong thực tế dời sống, sản xuất theo hướng có lợi

-Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học

-Dự đoán được chiều dịch chuyển cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể

-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoas học để đề xuất cách tăng hiệu

suất phản ứng trong trường hợp cụ thể

3. Thái độ

- Yêu thích bộ môn

-Tính trật tự , suy luận logic

-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

-Làm việc chăm chỉ, khách quan

-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về thế giới vi mô

4. Định hướng năng lực hình thành

-Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực thực hành hóa học.

1


- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề

Các mức độ kiến thức

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Tốc độ phản

ứng

-Định

nghĩa tốc độ

phản ứng và nêu

thí dụ cụ thể

-Các yếu

tố ảnh hưởng

đến tốc độ

phản ứng: nồng

độ, áp suất,

nhiệt độ, diện

tích tiếp xúc,

chất xúc tác.

-Hiểu được

Các yếu tố ảnh

hưởng đến tốc

độ phản ứng:

nồng độ, áp

suất, nhiệt độ,

diện tích tiếp

xúc, chất xúc

tác.

-Vận dụng

được các yếu tố

ảnh hưởng đến

cân bằng hóa

học, đề xuất

cách tăng hiệu

suất phản ứng

trong trường

hợp cụ thể

-Giải được bài

tập có liên

quan

Cân bằng hóa

học

-Khái niệm

phản ứng thuận

và phản ứng

nghịch và nêu

ví dụ

-Khái

niệm cân bằng

hóa học và nêu

thí dụ

-Khái

niệm về sự

chuyển dịch

cân bằng hóa

học và nêu thí

dụ

-Sự chuyển dịch

cân bằng hóa

học và các yếu

tố ảnh hưởng

đến cân bằng

hóa học

-Nội dung

nguyên lí Lơsa-tơ-li-ê

và cụ

thể hóa trong

mỗi trường hợp

cụ thể.

-Dự đoán sự

chuyển dịch

cân bằng trước

khi tác động

vào hệ đang ở

trạng thái cân

bằng.

-Đề xuất

điều kiện để

thực hiện phản

ứng theo

hướng có lợi

-Giải được bài

tập: Tính hằng

số cân bằng K c

ở nhiệt độ nhất

định của phản

ứng thuận

nghịch biết

nồng độ các

chất ở trạng thái

cân bằng và

ngược lại.

-Bài tập khác có

nội dung liên

quan

IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập theo bảng mô tả

1. Mức độ biết

Câu 1.Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi

cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại

dùng thanh củi lớn?

Hướng dẫn:

Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không

khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả

2


năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi

cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.

Câu 2.Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất

xúc tác cho quá trình này.

B. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín

(cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa

tinh bột thành rượu.

Đáp án B

C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.

D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.

Câu 3. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

Đáp án A

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi hơi nước.

D. Thổi không khí khô.

Câu 4.Trong một phản ứng thuận nghịch, ở trạng thái cân bằng thì:

Đáp án D

A. Các phản ứng thuận và nghịch đều dừng lại

B. Nồng độ các chất trong hệ có giá trị cao nhất

C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch gần bằng nhau

D. Nồng độ các chất trong hệ không thay đổi, được gọi là nồng độ cân bằng.

Câu 5. . Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp

sau

a. Dùng khong khí nén , nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang)

b. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống

3


c. Nghiền nguyên liệu u trước khi đưa v ào lò nung để sản xuất t clanhke ( trong sản s xuất xi

măng)

2. Mức độ hiểu

Câu 1. Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao:3Fe + 4H 2 O → Fe 2 O 4 + 4H 2 ↑

Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi.

a) Tăng nồng độ của H 2

b) Giảm nồng độ của H 2 O

Hướng dẫn:

Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nồng độ H 2

Cân bằng cũng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H 2 O

Câu 2.Xét các hệ cân băng sau:

C (r) + H 2 O (k) CO (k) + H (k) ); ∆H= 131kJ (1)

CO (k) + H 2(k) CO 2(k) + H 2(k) ; ∆H= - 42kJ (2)

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau:

Tăng nhiệt độ.

Thêm lượng hơi nước vào.

Lấy bớt H 2 ra.

Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

Dùng chất xúc tác.

Câu 3.Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi hơi nước.

D. Thổi không khí khô.

Đáp án D

4


Câu 4.Cho cân bằng hóa học:

H 2 (k) +I 2 (k) ⇋ 2HI (k); ∆H > 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. Tăng nhiệt độ của hệ

B. Giảm nống độ HI

Đáp án D

C. Tăng nồng độ H 2

D. Giảm áp suất chung của hệ.

Câu 5.Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:

(màu nâu đỏ) (không màu)

2NO 2 (k) ⇋ N 2 O 4 (k)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

Đáp án B

A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt

B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt

D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt

3.Mức độ vận dụng

Câu 1. ho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

Đáp án:

a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.

c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.

d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.

e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí

5


Ta có: v = k.[A].[B]

a, Khi [A] tăng 2 lần thì : v a = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : v b = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: v c = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.

d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng

không thay đổi.

e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi

phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần

Câu 2. Cho phản ứng hóa học: H 2 (k) + I 2 (k) ⇋ 2HI(k)

Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là v = k [H 2 ] [I 2 ]. Tốc độ của phản ứng hoa học

trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần?

Đáp án

v = k[3H 2 ][3I 2 ] = 9.K.[H 2 ].[I 2 ]. Như vậy tốc độ phản ứng tăng 9 lần.

Câu 3. Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O 2 (k) → 2NO 2 (k)

Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO] 2 [O 2 ]. Hỏi ở nhiệt độ

không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?

Đáp án

Đặt x là số lần tăng của áp suất. Theo bài ra ta có v 2 /v 1 = 64 = x 3 → x = 4.

Câu 4.Xét cân bằng:

N 2 O 4 (k) ⇋ 2NO 2 (k) ở 25 o C.

Khi chuyển dich sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N 2 O 4 tăng lên 9 lần

thì nồng độ của NO 2 .

A. Tăng 9 lần B. Tăng 3 lần C. Tăng 4,5 lần D. Giảm 3 lần.

Đáp án B

6


Câu 5. Xét cân bằng sau trong một bình kín:

CaCO 3(rắn)

CaO(rắn) + CO 2(khí) ∆H=178kJ

Ở 820 o c hằng số cân bằng K C = 4,28.10 -3 .

a) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b) Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những

điều kiện sau

đây thì hằng số cân bằng K C biến

đổi như thê nào? Giải thích.

+) Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

+) Thêm khi CO 2 vào.

+) Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

+) Lấy bớt một lượng CaCO 3 ra.

4. Mức độ vận dụng cao.

Câu 1.Cho phản ứng Br 2 + HCOOH → 2HBr + CO 2

Nồng độ ban đầu của Br 2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br 2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc

độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br 2 là 4.104 mol (l.s). Tính giá trị ị của a.

Đáp án:

Câu 2.Cho chất xúc tác MnO 2 vào 100 ml dung dịch H 2 O 2 , sau 60 giây thu được 3,36 ml khí

O 2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2 O 2 ) trong 60 giây trên là

A. 2,5.10 -4 mol/(l.s)

B. 5,0.10 -4 mol/(l.s)

C. 1,0.10 -3 mol/(l.s)

D. 5,0.10 -4 mol/(l.s)

Đáp án D

Câu 3.Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol. Sau 20 giây phản ứng, nồng

độ của chất đó là 0,020 mol. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng này trong thời gian đã

cho.

7


Câu 4. Cho cân bằng hóa học sau:

2SO 2 (k) + O 2 (k) ⇋ 2SO 3 (k); ∆H <0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ,

(4) dùng thêm chất xúc tác V 2 O 5 , (5) giảm nồng độ SO 3 , (6) giảm áp suất chung của hệ phản

ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A.(1), (2), (4), (5) B.(2), (3), (5) C.(2), (3), (4), (6) D. (1), (2),

Đáp án B

Câu 5. Cho cân bằng hóa học:

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

Đáp án D

H 2 (k) + I 2 (k) ⇋ 2HI (k); ∆H < 0.

A. Tăng nhiệt độ của hệ B. Giảm nồng độ HI

C. Tăng nồng độ H 2 D. Giảm áp suất chung của hệ

V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập, Giấy A0, thẻ màu, bút lông, keo dán

-Thiết kế sẳn các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học

-Các đoạn phim thí nghiệm, phóng sự có liên quan

-Giáo án

2. Chuẩn bị của học sinh

-Chuẩn bị bài cũ.

-Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến bài học mới

VI. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:

KClO 3 → O 2 → O 3 → O 2 → ZnO → ZnSO 4

FeS → H 2 S → S → SO 2 → CaSO 3 → CaSO 4

3. Thiết kế tiến trình dạy học

3.1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu:

- Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham gia

khám phá kiến thức mới

8


b. Phương thức tổ chức

-Phương pháp:Quan sát

-Cách thức hoạt động:GV cho HS xem đoạn video phóng sự Sau đó đặt câu hỏi dẫn

vào bài mới

https://www.youtube.com/watch?v=nvlnf3jn_oo

Dự kiến sản phẩm: Trong hoạt động này không chốt kiến thức mà chỉ dựa vào sản phẩm

để giới thiệu vào chủ đề mới

3.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Nội dung 1: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Hoạt động 1: Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

Mục tiêu:

Học sinh biết:

-Khái niệm tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.

Kỹ năng:

-Quan sát hình ảnh, thí nghiệm...rút ra được nhận xét về tốc độ phản ứng

Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng

Cách thức hoạt động:

Bước 1. Giới thiệu vấn đề cần thảo luận

GV tiến hành 2 thí nghiệm : Đổ 25ml dung dịch H 2 SO 4 đồng thời vào 25ml dung dịch

BaCl 2 (TN1) và 25ml dung dịch Na 2 S 2 O 3 (TN2).Và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng thí

nghiệm

TN1: Xuất hiện ngay kết tủatrắng.BaCl 2 +H 2 SO 4 →BaSO 4 +2HCl

TN2: Một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện.

⇒Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2).

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trong thực tế cuộc sống minh hoạ cho loại phản ứng xảy ra

nhanh, chậm.

⇒Các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh, chậm khác nhau

Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.

⇒ Khái niệm về tốc độ phản ứng.

Giáo viên giới thiệu cách làm việc theo nhóm. Căn cứ vào đặc điểm của bài học và của

lớp chia làm 4 nhóm nhỏ, phân công vị trí làm việc cho các nhóm.

I. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

1. Thí nghiệm:

a) Thí nghiệm:Đổ 25ml dung dịch H 2 SO 4 đồng thời vào 25ml dung dịch BaCl 2 (TN1) và 25ml

dung dịch Na 2 S 2 O 3 (TN2).

b) Nhận xét:

TN1: Xuất hiện ngay kết tủatrắng. BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓+ 2HCl (1)

9


TN2: Một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện.

Na 2 S 2 O 3 +H 2 SO 4 →S↓+SO 2 +Na 2 SO 4 +H 2 O (2)

⇒ (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2).

c) Kết luận: Các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh, chậm khác nhau. Để đánh giá mức

độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hoá học người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng.

Hoạt động 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

-Mục tiêu:

-Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện

tích tiếp xúc và chất xúc tác

-Kỹ năng

-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tóc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ

của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi

-Phương thức:

Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân, đàm thoại

Cách thức hoạt động:

Bước 1:GV sử dụng kỉ thuật dạy học mảnh ghép để hướng dẫn học sinh

Vòng 1: Thảo luận nhóm chuyên sâu

-Nhóm 1:Nghiên cứu yếu tố nồng độ

+ Nguyên liệu: Vỏ trứng (CaCO 3 ), Giấm (CH 3 COOH ), nước

+ Bước 1: Cho vào 2 cốc dung dịch giấm đến ¼ cốc.

Cốc (1) tiếp tục thêm dung giấm đến ¾ cốc

Cốc (2) thêm nước vào để dung dịch đến ¾ cốc

+ Bước 2: Cho vào 2 cốc cùng một lượng vỏ trứng được nghiền nhỏ

+ Bước 3: Quan sát hiện tương, nhận xét

-Nhóm 2: Nghiên cứu yếu tố áp suất

+ Xét phản ứng sau được thực hiện ở nhiệt độ 302 0 C.

2HI(k) → H 2 (k) + I 2 (k)

Khi áp suất của HI là 1atm, tốc độ phản ứng đo được là 1,22.10 -8 (mol/l.s)

Khi áp suất của HI là 2atm, tốc độ phản ứng đo được là4,88.10 -8 (mol/l.s)

?. Hãy nhận xét về sự thay đổi áp suất đối với phản ứng trên thì tốcđộ phản ứng thay đổi như thế

nào?

-Nhóm 3: Yếu tố nhiệt độ

+ Nguyên liệu: Vỏ trứng (CaCO 3 ), Giấm (CH 3 COOH ), nước nóng, nước lạnh

+ Bước 1: Cho vào 2 cốc chịu nhiệt dd axit đến ½ cốc . thêm tiếp vào cốc (1)nước

nóng đến ¾ cốc. Thêm vào cốc (2) một lượng tương tự, nước lạnh

+ Bước 2: Cho vào 2 cốc cùng một lượng vỏ trứng được nghiền nhỏ

+ Bước 3: Quan sát hiện tương, nhận xét

-Nhóm 4:Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

+ Nguyên liệu: Vỏ trứng (CaCO 3 ), Giấm (CH 3 COOH )

+ Bước 1: Dùng 2 cốc đựng dung dịch giấm với lượng bằng nhau

+ Bước 2:Cho đồng thời vào 2 cốc các mảnh vỏ trứng

+ Cốc1: Cho các vỏ được nghiền nhỏ

+Cốc 2: Các vỏ có kích thước lớn

+ Bước 3: Quan sát hiện tượng, nhận xét

-Nhóm 5:Ảnh hưởng của chất xúc tác

10


+ Nguyên liệu: H 2 O 2

+ Bước 1: Cho vào 2 cốc dd H 2 O 2

+ Bước 2: Cho vào cốc (1)một lượng nhỏ MnO 2

+ Bước 3: Quan sát hiện tương, nhận xét

- Vòng 2: Thảo luận nhóm mảnh ghép

-Nhiệm vụ mới: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ

-GV viên căn cứ vào đặc thù riêng của từng lớp mà quyết định các nhóm có cùng 1

nhiệm vụ hoặc có sự phân chia nhiệm vụ giữa các nhóm.

Cũng trong bước này, Gv đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn

cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng

Bước 3. GV dự kiến sản phẩm

Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.

Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở nhóm mình, Thư ký của nhóm

ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận

HS hoạt động nhóm so sánh kết quả tự làm với nhau và thống nhất đáp án để trả lời các

câu hỏi trong phiếu học tập và ghi vắn tắt vào bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV gọi đại diện 1

nhóm lên treo bảng và trình bày. Các nhóm còn lại quan sát và bổ sung, GV ghi nhận lại các ý

kiến lên bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV cùng HS nghiên cứu kĩ SGK và kiểm tra đối chiếu với

các kết quả, sau cùng chốt lại nội dung bài học.

GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh

kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.

Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh

GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm

các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng

tăng

2. Ảnh hưởng của áp suất: Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc

độ phản ứng tăng

3.Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc: Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất

phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng

còn l ại sau khi phản ứng kết thúc

Hoạt động 3: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng

Mục tiêu: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc

độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống sản xuất theo hướng có lợi

Kỹ năng

-Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

--Biết quý trọng tài nguyên, khoáng sản của đất nước

- Phương thức:

11


Phương pháp: Cá nhân, đàm thoại

Cách thức hoạt động:GV cung cấp cho học sinh một số thông tin về ý nghĩa thực tiễn của tốc

độ phản ứng ( dùng máy chiếu )

Bước 2. Học c sinh xem video và lắng nghe giáo viên giới thiệu.

Bước 3. Các nhóm đặt câu hỏi i trao đổi với GV làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu rỏ

Bước 4. Dự kiến sản phẩm

HS giải thích được một sốố hiện tượng như

-Tại sao khi nhóm bếp p than ban đầu người ta phải quạt

-Tại sao viveen than tổ ong phải có nhiều lỗ như vậy

Bước 5. Giáo viên kết luận vấn n đề

Giáo viên làm trọng tài phân xử những ý kiến ngược chiều ( nếu có), nhấn mạnh kiến

thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm các vấn đề lí thú nảy n sinh

trong quá trình thảo luận

NỘI I DUNG 2: CÂN BẰNG B HÓA HỌC

Hoạt động 4:Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học h

Mục tiêu:

Học sinh biết:

Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ

Định nghĩa về cân bằng hóa học và đại lượng đặc trưng là hằng số cân bằng

Kỹ năng

- Kỹ năng ng quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân

bằng hóa học.

Phương thức hoạt động

Phương pháp: Thảo luận nhóm, , đàm thoại, diễn giảng. quan sát

Cách thức hoạt động:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu vấn n đề cần thảo luận và yêu cầu u các nhóm hoàn thành phiếu học

tập

PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Hãy lấy 3 ví dụ về phản ứng 1 chiều và 3 ví dụ về phản ứng thuận nghịch

2. Tìm điểm khác nhau và giống nhau giữa phản ứng 1 chiều và phản ứng thuận nghịch

3. Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa hoc là cân bằng động

12


Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ và làm việc theo nhóm, trình bày trên giấy A0

Bước 3: Dự kiến sản phẩm

-HS nêu khái niệm và lấy ví dụ minh họa

-Biểu diễn được một phản ứng thuận nghịch bằng phương trình hóa học

Bước 4: HS làm việc theo nhóm. Hết thời gian thảo luận, Gv gọi 1 bạn bất kì trong nhóm trình

bày kết quả. Các nhóm còn lại sẽ bổ sung ý kiến hoặc sẽ trình bày kết quả khác với nhóm đầu

tiên.

Bước 5: GV nhận xét, thẩm định lại kết quả chính xác của phiếu học tập mà các nhóm đã trao

đổi với nhau.

1. Phản ứng một chiều:

2

⎯⎯⎯→ MnO

0

Xét phản ứng: 2KClO 3

t 2KCl + 3O2

Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải. Phản ứng như thế được gọi là phản

ứng một chiều và được biểu diễn bằng mũi tên chỉ chiều phản ứng

2. Phản ứng thuận nghịch:

Xét phản ứng: Cl 2 + H 2 O ←⎯⎯→

⎯ HCl + HClO

Trong cùng điều kiện phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. Phản ứng như thế

được gọi là phản ứng thuận nghịch và được biểu diễn bằng mũi tên ngược chiều nhau

3. Cân bằng hoá học:

Xét phản ứng thuận nghịch sau:H 2 (k) + I 2 (k) ←⎯⎯→

⎯ 2HI(k)

Cho H 2 và I 2 vào trong bình kín ở nhiệt độ cao và không đổi. Lúc đầu tốc độ phản ứng

thuận (v t ) lớn vì nồng độ H 2 và I 2 lớn, trong khi đó tốc độ phản ứng nghịch (v n ) bằng

không vì nồng độ HI bằng không. Trong quá trình diễn ra phản ứng nồng độ H 2 và I 2 giảm

dần nên v t giảm dần, còn v n tăng dần do nồng độ HI tăng dần.Đến một lúc nào đó v t = v n

nghĩa là nống độ các chất trong phản ứng thuận nghịch được giữ nguyên nếu nhiệt độ

không thay đổi. Trạng thái này của phản ứng thuận nghịch được gọi là cân bằng hoá học.

Trong cùng một đơn vị thời gian, nồng độ các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản

ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch.

⇒Cân bằng hoá học là một cân bằng động.

*Kết luận: Cân bằng hoá học là trạng thái của phản ứngthuận nghịch khi tốc độ phản

ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Hoạt động 5:Sự chuyển dịch cân bằng hóa học

Mục tiêu hoạt động

Kiến thức:

Học sinh biết được:

-Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng

hóa học.

-Nội dung nguyên lý Lơ-sa-tơ-li-ê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể

Kỹ năng

-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất

phản ứng trong trường hợp cụ thể

13


Phương thức tổ chức

Phương pháp: Diễn giảng

Cách thức hoạt động:

Bước 1: GV giới thiệu vấn đề cần n ( dùng máy chiếu)

Bước 2:HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.( lắng nghe , quan sát )

Bước 3: Dự kiến sản phẩm.

GV phân tích hiện tượng thí nghiệm, HS rút ra định nghĩa về sự chuyển n dịch d cân bằng

hóa học

Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.

GV điều khiển n các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh

kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.

Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh

GV nhấn mạnh kiến thức c trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm

các vấn đề lý thú nảy y sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen

thưởng những nhóm làm việc c nghiêm túc, và chất lượng.

II. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học

1. Thí nghiệm:

2. Định nghĩa:

Sự chuyển dịch cân bằng hoá học là sự chuyển từ trạng thái cân bằng này sang

trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng. b

Hoạt động 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Mục tiêu hoạt động

Học sinh biết: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

-Nội dung nguyên lý Lơ-sa-tơ-li-ê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể

Kỹ năng

-Vận dụng được các yếu u tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất t cách tăng hiệu suất

phản ứng trong trường hợp cụ thể

Phương thức

Phương pháp:Thảo luận nhóm, , dạy d học theo góc

Cách thức hoạt động

Bước 1: - GV chiếu u lên màn hình sơ đồ di chuyển giữa các góc và hướng dẫn n HS cách làm việc

tại các góc còn lại.

Ghi chú đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả theo thứ tự: : góc “phân tích 1”, góc

“phân tích 2”, góc “trải nghiệm”, góc “quan sát”.

Nhiệm vụ cụ thể và phương pháp thực hiện tại từng góc:

14


PHIẾU HỌC TẬP 1 (góc phân tích 1) Thời gian thực hiện: 5 phút

1. Ảnh hưởng của nồng độ:

Nghiên cứu cân bằng sau trong bình kín, ở nhiệt độ cao không đổi.

C(r) + CO 2 (k)

2CO (k)

a.Thêm lượng khí CO 2 vào hệ thì [CO 2 ] ……..……… làm cho giá trị v t …………, nhưng

trạng thái cân bằng v t = v n nên CO 2 thêm vào sẽ …………… và lượng CO phải

…………hay cân bằng chuyển dịch theo chiều ……………

Ngược lại, khi lấy bớt lượng khí CO 2 ra khỏi hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo

chiều ……………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

b. Tượng tự với khí CO:

• Khi thêm khí CO vào hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo

chiều………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

• Khi lấy bớt lượng khí CO ra khỏi hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo

chiều ……………….

c. Thêm lượng C(rắn) vào hệ: Cân bằng……………………………

Nhận xét: Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng, thì cân bằng chuyển

dịch theo chiều

………………………………………………………….……………………………………………

……………………………………….…………….…………….…

Lưu ý: Nếu trong hệ cân bằng có chất rắn (ở dạng nguyên chất)

…………………………………………………………………… . . . . . . . . . . . .

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

• Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng……………., nghĩa

là chiều làm…………..tác dụng của việc tăng nhiệt độ.

• Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng……………., nghĩa

là chiều làm…………..tác dụng của việc giảm nhiệt độ.

PHIẾU HỌC TẬP 2: GÓC PHÂN TÍCHThời gian thực hiện: 5 phút

3. Ảnh hưởng của áp suất:

Nghiên cứu cân bằng sau trong xi lanh kín có pit-tông ở nhiệt độ thường và

không đổi: N 2 O 4 (k) 2NO 2 (k)

(không màu) (màu nâu đỏ)

Nhiệm vụ: Đọc Quan sát hình 7.6 trang 159 SGK và kết hợp đọc SGK mục 2 trang

159 để trả lời câu hỏi sau

- Khi đẩy piton vào thì áp suất chung của hệ tăng lên hay giảm đi?

…………………………………………………………………………………

- Số mol khí NO 2 sẽ tăng lên hay giảm đi?

…………………………………………………………………………………

- Số mol khí N 2 O 4 tăng lên hay giảm đi?

…………………………………………………………………………………

- Khi tăng áp suất của hệ thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận hay chiều nghịch?

…………………………………………………………………………………

- Khi giảm áp suất của hệ thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận hay chiều nghịch?

…………………………………………………………………………………

Kết luận: Khi tăng hoặc giảm áp suất chung chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân

bằng cũng chuyển dịch theo chiều

................................................................................................... ................. .......

...........................................................................................................................

Lưu ý: Khi hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng

15


nhauhoặc không có chất khí thì ..........................................................................

4. Vai trò chất xúc tác

Kết luận:

PHIẾU HỌC TẬP 3: GÓC TRẢI NGHIỆM

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng

N 2 O 4 (k) 2NO 2 (k) ∆H > 0 (chiều thuận thu nhiệt) (không

màu) (màu nâu đỏ)

1. Cách tiến hành

- Một ống để đối chứng.

- Ngâm một ống vào cốc nước đá khoảng 40s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng.

- Sau một ống khoảng 30s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng.

2. Hiện tượng

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

3. Kết luận

- Khi ........... nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều làm ........................... lượng NO 2

(chiều ....................) hay chiều của phản ứng ..................... nhiệt.

PHIẾU HỌC TẬP 4; GÓC QUAN SÁT

Xem mô phỏng thí nghiệm

(không màu)

(màu nâu đỏ)

:

N 2 O 4 (k)

2NO 2 (k)

TH1 đẩy pit tông vào ( tăng áp suất) TH2 kéo pit tông ra ( giảm áp suất )

A. Quan sát hiện tượng thí nghiệm nhận xét

1. Khi nén áp suất màu hỗn hợp khí như thế nào ? ……………………………………….

2. Khi giảm áp suất màu hỗn hợp khí như thế nào ?.........................................

B. Cở sở lí thuyết

1. Viết 1 phương trình vật lí (hoặc hóa học) về mối quan hệ giữa số mol và áp suất ?

………………………………………………………………………………………………

2. Từ phương trình trên cho biết mối tương quan giữa (tỉ lệ thuận, hay nghịch) giữa hai

đại lượng số mol và áp suất………………………………………………………………………

3. Từ phương trình phản ứng N 2 O 4 (k) ⇄ 2NO 2 (k)

Phản ứng thuận: số mol ………………………… áp suất ………………………….

Phản ứng nghịch: số mol………………………… áp suất ………………………….

C. Nhận xét hiện tường

Khi: Tăng áp suất số mol ……..

Thì: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch tạo N 2 O 4 số mol giảm giảm áp suất

Khi: Giảm áp suất số mol……

Thì: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo NO 2 số mol tăng tăng áp suất

16


Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao

- Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của các phiếu học tập, thống nhất ý kiến và trình

bày lên giấy A 0

Bước 3: GV dự kiến sản phẩm

Quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm HS, gợi ý và hỗ trợ (nếu cần)

-Thu lại kết quả nghiên cứu của nhóm và dán lên bảng.

- Yêu cầu đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả theo thứ tự: góc “phân tích 1”, góc

“phân tích 2”, góc “trải nghiệm”, góc “quan sát”.

- Lắng nghe, ghi chép lại những tồn tại của HS. Yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, bổ sung

(nếu cần).

- Sửa chữa, bổ sung sau khi mỗi nhóm kết thúc báo cáo.

Bước 4: HS trao đổi, thảo luận , chia sẽ thông tin và thống nhất kết quả. GV gọi đại diện 2 nhóm

lên báo cáo kết quả. Những HS khác lắng nghe, so sánh với câu trả lời của tổ mình và đưa ra ý

kiến nhận xét, bổ sung.

Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS

IV.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Ảnh hưởng của nồng độ:

a ,Xét hệ cân bằng :

C (r) + CO 2(k) 2CO (k)

-Khi tăng C M,CO 2 thì CBDC theo chiều giảm C M (v t >v n )

-Khi giảm C M , CO thì CBDC theo chiều tăngC M (v t < v n )

b ,Kết luận:

- Khi tăng C M thì CBDC theo chiều xuống C M

- Khi giảm C M thì CBDC theo chiều lên C M

2. Ảnh hưởng của áp suất:

Kết luận: Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân bằng cũng

chuyển dịch theo chiều làmgiảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Xét lại hệ cân bằng:

N 2 O 4 (k) 2NO 2 (k) –Q. ∆H=58KJ>0

(không màu) (màu nâu đỏ)

Khi hỗn hợp khí trên ở trạng thái cân bằng, nếu đun nóng hỗn hợp khí bằng cách ngâm

bình đựng hỗn hợp vào nước sôi, màu nâu đỏ của hỗn khí đậm lên, nghĩa là cân bằng

chuyển dịch theo chiều thuận, chiều của phản ứng thu nhiệt.

Ngược lại, nếu làm lạnh bằng cách ngâm bình đựng hỗn hợp vào nước đá, màu của hỗn

hợp khí nhạt đi, nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, chiều của phản ứng toả

nhiệt.

Kết luận: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là

chiều làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ và khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch

theo chiều phản ứng toả nhiệt, chiều làm giảm tác dụng của việc làm giảm nhiệt độ.

*Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ- Sa-Tơ-Li-ê:

Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài, như

biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác

động bên ngoài đó.

17


4. Vai trò của chất xúc tác:

Chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến

đổi hằng số cân bằng, nên không làm cân bằng chuyển dịch. Vì vậy khi phản ứng thuận

nghịch chưa ở trạng thái cân bằng thì chất xúc tác chỉ có tác dụng làm cho cân bằng nhanh

chóng được thiết lập.

-Đánh giá: Thông qua HĐ kết quả của các nhóm. Gv giúp học sinh tìm ra chỗ sai cần điều

chỉnh và chuẩn hóa kiến thức

3.3 Hoạt động luyện tập

Mục tiêu

Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải

quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được

ở mức độ nào.

Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và giải

quyết vấn đề thông qua môn học

Phương thức tổ chức

Phương pháp: Thảo luận nhóm

Cách thức hoạt động:Hoạt động nhóm

Bước 1.GV yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập sau:

1. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín

2SO 2(k) + O 2(k) 2SO 3(k) ∆H <0

Yếu tố nào sau đâu không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi

a. Biến đổi nhiệt độ

b. Biến đổi áp suất

c. Sự có mặt xúc tác

d. Biến đổi dung tích của bình phản ứng

2. Cho phản ứng sau: 4CuO (r) 2Cu 2 O(r) + O 2 (k) ∆H >0

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu 2 O?

1. Thế nào là tốc độ phản ứng hoá học?

2. Tốc độ phản ứng hoá học phụ thuộc vào các yếu nào?

3. Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng.

18


4.Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến

tốc độ phản ứng

5. Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của đa số phản ứng xảy ra chậm ở điều

kiện thường

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ

Cũng trong bước này, GV đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn

cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng

Bước 3. GV dự kiến sản phẩm

Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.

GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh

kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.

Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh

GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm

các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Trao giải thưởng cho nhóm có nhiều đáp án

đúng

3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

Mục tiêu

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp

HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với

thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV

nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá,

giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

Phương thức tổ chức

Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ

GV giao bài tập về nhà cho các nhóm

Câu 1. Tìm một số ví dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc

sống và trong phòng thí nghiệm

Câu 2. Từ thế kỉ XIX, người ta đã nhận ra rằng trong thành phần khí lò cao ( lò luyện gang) vẫn

còn khí cacbon monooxit (CO).Người ta đã tìm đủ mọi cách để phản ứng hóa học xảy ra hoàn

toàn. Chẳng hạn tăng chiều cao của lò, tăng nhiệt độ luyện gang....Tuy nhiên khí lò cao vẫn còn

CO. Hãy cho biết nguyên nhân

Câu 3.Clo tác dụng với nước một phần nhỏ theo PTHH sau :

19


Hai sản phẩm tạo ra đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch. Ngoài ra, một phần lớn

khí clo tan trong nước tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt gọi là nước clo. Nước clo, đựng

trong bình kín, dần dần bị mất màu theo thời gian, không bảo quản được lâu. Vận dụng những

hiểu biết về chuyển dịch cân bằng hoá học, hãy giải thích hiện tượng trên

Câu 4.. Sản xuất vôi trong công nghiệp và thủ công nghiệp đều dựa trên phản ứng hoá học :

Hãy phân tích các đặc điểm của phản ứng hoá học nung vôi.

Từ những đặc điểm đó, hãy cho biết những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng

cao hiệu suất của quá trình nung vôi.

Câu 5. Trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng thêm 0,6 °C. Nguyên

nhân chính của hiện tượng này là do sự tăng nồng độ khí cacbon đioxit (CO 2 ) trong khí quyển,

gây ra hiệu ứng nhà kính. Tương tự hiệu ứng giữ ấm cho thực vật trong các nhà kính trồng rau

mùa đông ở vùng ôn đới.

Mặc dù lượng khí CO2 do công nghiệp thải ra hàng năm rất lớn, tăng nhanh, nhưng tại

sao nồng độ của chất khí này trong khí quyển tăng chậm ?

Dự kiến sản phẩm

Câu 2. Phản ứng hoá học khử sắt oxit bằng cacbon monoxit là không hoàn toàn.

Fe 3 O 4 + 2C ⥩ 3Fe + 2CO 2

Các việc như tăng nhiệt độ hay tăng chiều cao chỉ làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận

mà không làm phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Ngoài ra, phản ứng tạo thành khí CO:

C + O 2 → CO 2

C + CO 2 → 2CO

Câu 3.Nước clo dần dần bị mất màu theo thời gian, không bảo quản được lâu là do quá trình

phân huỷ HClO :

20


Phản ứng (2) làm cho nồng độ HClO giảm, cân bằng hoá học của phản ứng (1) chuyển dịch theo

chiều thuận, clo sẽ phản ứng với nước cho đến hết, do đó nước clo không bền.

Câu 4. a) Các đặc điểm của phản ứng hoá học nung vôi :

- Phản ứng thuận nghịch.

- Phản ứng thuận thu nhiệt.

- Phản ứng thuận có sản phẩm tạo thành là chất khí.

b) Những biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu suất nung vôi:

- Chọn nhiệt độ thích hợp.

- Tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn (CaCO3CaCO3) bằng cách đập nhỏ đá vôi đến kích

thước thích hợp.

- Thổi không khí nén (trong công nghiệp) hay chọn hướng gió thích hợp để tăng nồng độ

khí oxi cung cấp cho phản ứng đốt cháy than, đồng thời làm giảm nồng độ khí cacbon đioxit.

Câu 5.Trong lòng biển và đại dương tồn tại cân bằng hoá học :

Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, khi nồng độ cacbon đioxit tăng thì cân bằng hoá

học chuyển theo chiều thuận, do đó làm giảm nồng độ của cacbon đioxit.

Sự quang hợp của cây xanh trên lục địa và của tảo ở biển và các đại dương :

Dù cho có những quá trình tự điều tiết, khống chế sự tăng cacbon đioxit, nhưng con

người đang thải lượng cacbon đioxit ngày càng nhiều hơn, vượt quá khả năng tự điều chỉnh của

thiên nhiên.

-Đánh giá: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của

buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS

Đôn Châu, ngày……thang…..năm

Duyệt của tổ trưởng

21


22

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!